NCKH: Độ nhạy cảm dòng tiền của việc nắm giữ tiền mặt: Bằng chứng tại các công ty Việt Nam

456 1

Miễn phí

Tải về máy để xem đầy đủ hơn, bản xem trước là bản PDF

Tags: #NCKH#tiểu luận#đồ án#luận án#luận án tiến sĩ

Mô tả chi tiết

1. Mở đầu

Nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới đã nghiên cứu và đưa ra nhiều lời giải thích khác nhau về lý do nắm giữ tiền mặt của công ty. Công ty có thể đáp ứng nhu cầu thanh khoản bằng nhiều cách khác nhau như: huy động vốn ngắn hạn, cắt giảm cổ tức hoặc bán các tài sản có tính thanh khoản của công ty. Nhưng tất cả các hoạt động này đều tốn chi phí giao dịch và thời gian thực hiện. Như vậy việc nắm giữ tiền mặt là thiết yếu nhất. Theo động cơ phòng ngừa, các công ty nắm giữ tiền mặt có thể đáp ứng được nhu cầu thanh khoản để tránh các cú sốc về dòng tiền. Về bản chất, việc nắm giữ tiền mặt sẽ giúp công ty tránh khỏi chi phí tài trợ bên ngoài cao khi công ty bị thiếu hụt nguồn vốn tạm thời. Bên cạnh đó, công ty cũng phải chịu chi phí cơ hội liên quan tới việc nắm giữ tiền mặt

2. Nội dung

2.1 Những bằng chứng thực nghiệm trên thế giới về độ nhạy cảm dòng tiền của tiền mặt

Các nghiên cứu trước đây

Nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới đã nghiên cứu và đưa ra nhiều lời giải thích khác nhau về lý do nắm giữ tiền mặt của công ty. Theo động cơ phòng ngừa, các công ty nắm giữ tiền mặt có thể đáp ứng được nhu cầu thanh khoản để tránh các cú sốc về dòng tiền. Công ty có thể đáp ứng nhu cầu thanh khoản bằng nhiều cách khác nhau như: huy động vốn ngắn hạn, cắt giảm cổ tức hoặc bán các tài sản có tính thanh khoản của công ty. Nhưng tất cả các hoạt động này đều tốn chi phí giao dịch và thời gian thực hiện. Như vậy việc nắm giữ tiền mặt là thiết yếu nhất

Tóm tắt các nghiên cứu trước đây

Bản tóm tắt các nghiên cứu liên quan tới độ nhạy cảm dòng tiền của việc nắm giữ tiền mặt trên thế giới gần đây

2.2 Phương pháp nghiên cứu

Để kiểm tra độ nhạy cảm dòng tiền công ty của việc nắm giữ tiền mặt, nhóm đã thực hiện ba mô hình nghiên cứu như trong bài nghiên cứu của Dichu Bao, Kam C.Chan, Weining Zhang năm 2012.
Theo nghiên cứu của Almeida cùng cộng sự năm 2004, nhóm tác giả đã sử dụng mô hình hồi quy OLS để ước lượng độ nhạy cảm dòng tiền công ty của việc nắm giữ tiền mặt. Bằng phương pháp này nhóm tác giả đã đưa ra độ nhạy cảm dòng tiền dương của việc nắm giữ tiền mặt

2.3 Tác động của độ nhạy cảm dòng tiền của tiền mặt tới hoạt động của các công ty ở Việt Nam

Mô hình (1) có đầy đủ các biến chính theo bài nghiên cứu gốc của Dichu Bao, Kam C.Chan và Weining Zhang, cùng các biến giả và các biến kết hợp. Theo bài nghiên cứu của Dichu Bao và cộng sự, nhóm tác giả sử dụng hồi quy GMM4 của Erickson và Whited (2000) để ước lượng mô hình (1). Các bài nghiên cứu trước đƣa ra kết quả khác nhau giữa hai phương pháp hồi quy GMM4 và OLS, nên nhóm đồng thời tiến hành hồi quy OLS và hồi quy GMM4 cho mô hình (1) để xem xét sự khác biệt

Theo các bài nghiên cứu trước, nhóm cũng tiến hành phân loại công ty thành những công ty bị ràng buộc và không bị ràng buộc về tài chính. Nhóm phân loại dựa trên chính sách chi trả cổ tức tiền mặt và xếp hạng quy mô tổng tài sản, nhưng không thấy sự khác biệt rõ ràng giữa hai cách phân loại này. Theo chính sách chi trả cổ tức tiền mặt thì có 126 quan sát theo năm công ty bị ràng buộc tài chính, theo tổng tài sản có 125 quan sát theo năm công ty bị ràng buộc tài chính

 

3. Kết luận

Không giống như kết quả trong nghiên cứu của Dichu Bao, Kam C.Chan, Weining Zhang năm 2012 về độ nhạy cảm dòng tiền bất cân xứng của việc nắm giữ tiền mặt, nhóm cho thấy kết quả nghiên cứu của mình trên mẫu các công ty phi tài chính ở Việt Nam giai đoạn 2008 tới 2012 ủng hộ bài nghiên cứu của Almeida và cộng sự hơn. Tức là, độ nhạy cảm dòng tiền của việc nắm giữ tiền mặt của các công ty ở Việt Nam là dương. Nghiên cứu thực nghiệm đã cho thấy, những công ty bị ràng buộc tài chính bị ảnh hưởng mạnh của độ nhạy cảm dòng tiền của việc nắm giữ tiền mặt, đối với công ty không bị ràng buộc thì không ảnh hưởng nhiều

4. Tài liệu tham khảo

Michael C.Jensen, May 1986, Agency Costs of Free Cash Flow, Corporate Finance, and Takeovers. American Economic Review, Vol. 76, No. 2, pp. 323-329. Ogundipe L. C, Ogundipe S. E, Ajao S. K, 2012, Cash Holding and Firm
Characteristics: Evidence From Nigerian Emerging Market, Journal of Business, Economics and Finance, 2146-7943. Tilburg University, October 2011, Cash Holdings in European Firms, Supervisor: V. Ioannidou

Tài liệu liên quan

Bình luận