Luận văn ThS: Phân tích tài chính công ty cổ phần Viglacera Hạ Long

682 10

Miễn phí

Tải về máy để xem đầy đủ hơn, bản xem trước là bản PDF

Tags: #luận văn#luận án#đồ án#tiểu luận

Mô tả chi tiết

1. Mở đầu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp cần chủ động về hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động tài chính nói riêng. Điều này đặt ra cho các doanh nghiệp những yêu cầu và đòi hỏi đáp ứng kịp thời với những thay đổi của nền kinh tế và tận dụng những cơ hội để phát triển doanh nghiệp. Bởi vậy chủ doanh nghiệp phải có những đối sách thích hợp, nhằm tạo ra nguồn tài chính đáp ứng cho yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Phân tích tình hình tài chính có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc cung cấp thông tin cho các đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính doanh nghiệp. Tình hình tài chính của doanh nghiệp thể hiện tình trạng hay thực trạng tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm và là kết quả của một quá trình

1.2 Tình hình nghiên cứu

Phân tích tài chính doanh nghiệp đã được nhiều tác giả đề cập đến trong các nghiên cứu của mình với những nội dung chuyên sâu nhất định. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu trong thời gian qua

1.3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phân tích tài chính tại các doanh nghiệp và xây dựng khung phân tích áp dụng vào phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp

Nhằm làm rõ thực trạng tài chính của doanh nghiệp từ đó chỉ ra những điểm mạnh cũng như hạn chế của công ty

Giúp cho những doanh nghiệp nắm rõ những biến động tình hình tài chính trong tương lai của mình mà có biện pháp đối phó thích hợp

Đề xuất một số giải pháp thực tế và các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý tài chính doanh nghiệp

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung làm rõ thực trạng hoạt động tài chính và đề xuất những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Viglacera Hạ Long

Phạm vi về không gian: Đề tài được nghiên cứu tại Công ty cổ phần Viglacera Hạ Long

Phạm vi về thời gian: Phân tích BCTC của Công ty cổ phần Viglacera Hạ Long được tập trung nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2012 - 2014

1.5 Phương pháp luận

Nhằm tiếp cận, nghiên cứu và giải quyết vấn đề, luận văn đã sử dụng các phương pháp thu thập, thống kê, phân tích dữ liệu, sau đó tiến hành phương pháp so sánh, tổng hợp, đánh giá, dự báo

Các số liệu trong luận văn dựa trên các BCTC hàng năm của Công ty cổ phần Viglacera Hạ Long; Các bài viết được đăng trên các tạp chí, các báo, sách; luận án; các báo cáo hàng năm của Bộ tài chính; các trang Wed

2. Nội dung

2.1 Cơ sở lý luận và tổng quan về phân tích báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp

Phân tích tài chính tại các doanh nghiệp

Các tiêu chí đánh giá tình hình tài chính

Các nhân tố ảnh hưởng đến phân tích tài chính doanh nghiệp

2.2 Phương pháp nghiên cứu

Tài liệu sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp

Các phương pháp sử dụng trong phân tích tình hình tài chính

2.3 Thực trạng tài chính Công ty cổ phần Viglacera Hạ Long

Tổng quan về Công ty Cổ phần Viglacera Hạ Long

Phân tích thực trạng tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Viglacera Hạ Long

Đánh giá chung về tình hình tài chính Công ty cổ phần Viglacera Hạ Long

2.4 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính của Công ty cổ phần Viglacera Hạ Long

Định hướng của công ty trong thời gian tới

Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính của Công ty Cổ phần Viglacera Hạ Long

Một số kiến nghị

3. Kết luận

Hoạt động tài chính là một trong những hoạt động cơ bản, gắn liền với tất cả các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trên cơ sở lý luận kết hợp với thực trạng tài chính tại Công ty cổ phần Viglacera Hạ Long đã trình bày ở trên, có thể khẳng định rằng: Trong nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, hội nhập quốc tế ngày càng mạnh mẽ đòi hỏi mỗi doanh nghiệp nói chung và Công ty cổ phần Viglacera Hạ Long nói riêng muốn tồn tại và phát triển đều phải nâng cao sức cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh của mình. Phân tích tài chính đóng vai trò và tầm quan trọng trong quản lý tài chính cũng như quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là công cụ quản lý đắc lực đối với các nhà quản lý doanh nghiệp

4. Tài liệu tham khảo

Nguyễn Tất Bình, 2009. Phân tích hoạt động DN. Hà Nội: Nxb Thống kê

Công ty cổ phần Viglacera Đông Anh, 2015. Báo cáo tài chính năm 2014

Công ty CP Viglacera Hạ Long, 2014. Các báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh, BCTC

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- BÙI THỊ THANH XUÂN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VIGLACERA HẠ LONG LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Hà Nội - 2015ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- BÙI THỊ THANH XUÂN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VIGLACERA HẠ LONG Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60 34 02 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN ĐỨC THÀNH XÁC NHẬN CỦA XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CÁN BỘ HƯỚNG DẪN CHẤM LUẬN VĂN TS. NGUYỄN ĐỨC THÀNH PGS.TS. TRẦN THỊ THANH TÚ Hà Nội – Năm 2015LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan, các cấp lãnh đạo và các cá nhân. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn và kính trọng tới các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, khoa sau đại học – Trường Đại học Kinh Tế, Đại học Quốc Gia Hà Nội, các thầy, cô giáo đã giảng dậy trang bị cho tôi những kiến thức quý báu và phương pháp nghiên cứu để tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo T.S Nguyễn Đức Thành – người đã luôn tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp cùng các bạn học viên cao học ngành tài chính ngân hàng K21 đã động viên, chia sẻ, giúp đỡ tôi nhiệt tình để tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tác giả luận văn Bùi Thị Thanh XuânLỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học trong luận văn chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào. TÁC GIẢ LUẬN VĂNMỤC LỤC Danh mục từ viết tắt ........................................................................................ i Danh mục bảng .............................................................................................. ii Danh mục biểu đồ ......................................................................................... iv MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP ..................................................... 6 1.1 Phân tích tài chính tại các doanh nghiệp ............................................. 6 1.1.1 Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp ..................................... 6 1.1.2 Mục tiêu, ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp ................... 6 1.1.3 Vai trò của phân tích tài chính doanh nghiệp .................................... 7 1.2 Các tiêu chí đánh giá tình hình tài chính ............................................. 9 1.2.1 Đánh giá khái quát tình hình tài chính Công ty ................................. 9 1.2.2 Phân tích các nhóm hệ số ................................................................. 11 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phân tích tài chính doanh nghiệp ........... 20 1.3.1 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp ............................................... 20 1.3.2 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp ............................................... 21 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 23 2.1 Tài liệu sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp ................... 23 2.1.1 Vai trò của các báo cáo tài chính ..................................................... 23 2.1.2 Hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp ....................................... 24 2.2 Các phương pháp sử dụng trong phân tích tình hình tài chính .......... 27 2.2.1 Phương pháp nghiên cứu định tính .................................................. 27 2.2.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng: ............................................. 28 CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VIGLACERA HẠ LONG ................................................................. 30 3.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Viglacera Hạ Long ......................... 303.1.1. Giới thiệu chung về Công ty ............................................................ 30 3.1.2. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Viglacera Hạ Long .................................................................................... 30 3.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty cổ phần Viglacera Hạ Long .. 31 3.1.5. Các lĩnh vực kinh doanh chính của Công ty cổ phần Viglacera Hạ Long ........................................................................................................... 34 3.2. Phân tích thực trạng tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Viglacera Hạ Long ................................................................................................. 35 3.2.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính ............................................ 35 3.2.2 Phân tích các nhóm hệ số ................................................................. 57 3.3 Đánh giá chung về tình hình tài chính Công ty cổ phần Viglacera Hạ Long ....................................................................................................... 75 3.3.1 Những thuận lợi của Công ty ........................................................... 75 3.3.2 Những khó khăn và hạn chế của công ty .......................................... 78 CHƯƠNG 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VIGLACE HẠ LONG ....................... 79 4.1 Định hướng của công ty trong thời gian tới ...................................... 79 4.1.1 Định hướng chung ............................................................................ 79 4.1.2 Mục tiêu phát triển của Công ty trong thời gian tới ........................ 81 4.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính của Công ty Cổ phần Viglacera Hạ Long ......................................................................... 82 4.2.1 Quản lý vật tư tồn kho dự trữ ở mức cần thiết, khai thác nguồn cung cấp nguyên vật liệu hợp lý nhằm giảm lượng nguyên vật liệu tồn kho ..... 82 4.2.2 Tăng cường biện pháp giảm chi phí giá vốn hàng bán .................... 83 4.2.3 Quản lý chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp để đạt hiệu quả cao nhất ...................................................................................... 84 4.2.4 Nâng cao khả năng sinh lợi của tài sản ........................................... 854.2.5 Thường xuyên theo dõi, phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng vốn . 86 4.2.6 Tăng cường công tác quản lý lao động ............................................ 86 4.2.7 Xây dựng hệ thống quản trị thông tin hiệu quả ................................ 87 4.2.8 Xây dựng phát triển thương hiệu, nâng cao uy tín của công ty ....... 88 4.2.9 Hoàn thiện công tác kế hoạch hóa và phân tích tài chính ............... 89 4.3 Một số kiến nghị ............................................................................... 91 4.3.1. Về phía Nhà nước và Tổng công ty Viglacera Hạ Long ................. 91 4.3.2. Về phía doanh nghiệp ...................................................................... 93 KẾT LUẬN .................................................................................................. 95 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 96i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 BEP Tỷ suất sức sinh lời căn bản 3 DN Doanh nghiệp 4 EPS Thu nhập của một cổ phiếu 5 EBIT Lợi nhuận trước thuế và lãi vay 6 HTK Hàng tồn kho 7 LNST Lợi nhuận sau thuế 8 ROA Tỉ suất sinh lời của tài sản 9 ROE Tỉ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu 10 ROS Tỉ suất lợi nhuận doanh thu 11 TS Tài sản 12 TNDN Thu nhập doanh nghiệp 13 TSCĐ Tài sản cố định 14 TSNH Tài sản ngắn hạn 15 TSDH Tài sản dài hạn 16 TSLĐ Tài sản lưu độngii DANH MỤC BẢNG STT Bảng Nội dung Trang 1 Bảng 3.1 Tình hình biến động tài sản nguồn vốn của Viglacera Hạ Long năm 2012 - 2014 36 2 Bảng 3.2 Cơ cấu tài sản của Viglacera Hạ Long, Viglacera Từ Sơn, Viglacera Đông Anh và nhóm ngành đến thời điểm 31/12/2014 44 3 Bảng 3.3 Cơ cấu nguồn vốn của Viglacera Hạ Long, Viglacera Từ Sơn, Viglacera Đông Anh và nhóm ngành đến thời điểm 31/12/2014 48 4 Bảng 3.4 Kết quả kinh doanh năm 2012 - 2014 của Viglacera Hạ Long 50 5 Bảng 3.5 Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh của của Viglacera Hạ Long, Viglacera Từ Sơn, Viglacera Đông Anh và nhóm ngành đến thời điểm 31/12/2014 54 6 Bảng 3.6 Chỉ tiêu về khả năng thanh toán giai đoạn năm 2012- 2014 của Viglacera Hạ Long 57 7 Bảng 3.7 Chỉ tiêu về khả năng thanh toán của Viglacera Hạ long, Viglacera Từ Sơn, Viglacera Đông Anh và nhóm ngành năm 2014 59 8 Bảng 3.8 Chỉ tiêu về cơ cấu tài chính giai đoạn năm 2012- 2014 của Viglacera Hạ Long 61 9 Bảng 3.9 Chỉ tiêu về cơ cấu tài chính giai đoạn năm2014 của Viglacera Hạ Long, Viglacera Từ Sơn, Viglacera Đông Anh và nhóm ngành 64 10 Bảng 3.10 Chỉ tiêu về khả năng hoạt động giai đoạn năm 2012- 2014 của Viglacera Hạ Long 65iii 11 Bảng 3.11 Chỉ tiêu về khả năng sinh lợi giai đoạn 2012 - 2014 của Viglacera Hạ Long 68 12 Bảng 3.12 Chỉ tiêu về khả năng sinh lợi năm 2014 của Viglacera Hạ Long Viglacera Từ Sơn, Viglacera Đông Anh và nhóm ngành 71 13 Bảng 3.13 Phân tích các hệ số thị trường giai đoạn 2012 – 2014 của Viglacera Hạ Long 73 14 Bảng 4.1 Các chi tiêu kế hoạch chủ yếu năm 2015 82iv DANH MỤC BIỂU ĐỒ STT Biểu đồ Nội dung Trang 1 Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty Cổ phần Viglacera Hạ Long 32 2 Hình 3.2 Cơ cấu tài sản giai đoạn năm 2012 – 2014 của Viglacera Hạ Long 40 3 Hình 3.3 Cơ cấu tài sản ngắn hạn của Công ty 41 4 Hình 3.4 Cơ cấu tài sản của Viglacera Hạ Long, Viglacera Từ Sơn, Viglacera Đông Anh, nhóm ngành tính đến thời điểm 31/12/2014 45 5 Hình 3.5 Cơ cấu nguồn vốn của Công ty 47 6 Hình 3.6 Cơ cấu nguồn vốn của Viglacera Hạ Long, Viglacera Từ Sơn, Viglacera Đông Anh, nhóm ngành tính đến thời điểm 31/12/2014 49 7 Hình3.7 Chỉ tiêu về khả năng thanh toán của Viglacera Hạ Long, Viglacera Từ Sơn, Viglacera Đông Anh và nhóm ngành năm 2014 60 8 Hình 3.8 Chỉ tiêu về khả năng sinh lợi giai đoạn 2012 – 2014 của Viglacera Hạ Long 69 9 Hình 3.9 Chỉ tiêu về khả năng sinh lợi giai đoạn 2012 – 2014 của Viglacera Hạ Long, Viglacera Từ Sơn, Viglacera Đông Anh, nhóm ngành 72 10 Hình 3.10 Chỉ số P/E và chỉ số M/B giai đoạn năm 2012 – 2014 của Viglacera Hạ Long 741 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp cần chủ động về hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động tài chính nói riêng. Điều này đặt ra cho các doanh nghiệp những yêu cầu và đòi hỏi đáp ứng kịp thời với những thay đổi của nền kinh tế và tận dụng những cơ hội để phát triển doanh nghiệp. Bởi vậy chủ doanh nghiệp phải có những đối sách thích hợp, nhằm tạo ra nguồn tài chính đáp ứng cho yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Phân tích tình hình tài chính có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc cung cấp thông tin cho các đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính doanh nghiệp. Tình hình tài chính của doanh nghiệp thể hiện tình trạng hay thực trạng tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm và là kết quả của một quá trình. Căn cứ vào đó, các đối tượng sử dụng thông tin có thể biết được trạng thái tài chính cụ thể cũng như xu thế phát triển của doanh nghiệp cả về an ninh tài chính, mức độ độc lập tài chính, chính sách huy động vốn và sử dụng vốn, tình hình và khả năng thanh toán. Đồng thời, thông qua việc xem xét tình hình tài chính hiện tại cũng có thể dự báo được những chỉ tiêu tài chính chủ yếu trong tương lai, dự báo được những thuận lợi hay khó khăn mà doanh nghiệp có thể gặp phải. Từ đó, phát huy mặt tích cực, khắc phục mặt hạn chế trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp, tìm ra những nguyên nhân cơ bản đã ảnh hưởng đến các mặt này và đề xuất được các biện pháp cần thiết để cải tiến hoạt động tài chính tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Công ty cổ phần Viglacera Hạ Long là công ty đại chúng đã niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, vì vậy yêu cầu cung cấp thông tin và phân tích tài chính nhằm đưa ra một cái nhìn khái quát, toàn diện về tình hình tài chính của Công ty là một yêu cầu cấp thiết. Do đó, để giúp các nhà đầu tư nắm bắt được xu hướng hoạt động, khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong tương lai, dưới đây, tác giả lựa chọn đề tài "Phân tích tài chính Công ty cổ phần Viglacera Hạ Long" cho Luận văn của mình. Bên cạnh việc đưa ra những phân tích, nhận xét về các chỉ số tài2 chính trong hoạt động kinh doanh, tác giả cũng đề xuất một số những giải pháp để có thể cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp. Luận văn trình bày những cơ sở lý luận về phân tích tình hình tài chính DN và từ đó vận dụng phân tích thực trạng tình hình tài chính của Công ty cổ phần Viglacera Hạ Long. Trên cơ sở đó, tôi đã đặt ra một số câu hỏi nghiên cứu, cụ thể như sau: 1. Lý luận chung về phân tích tài chính trong doanh nghiệp được vận dụng như thế nào? 2. Thực trạng tình hình tài chính của Công ty cổ phần Viglacera Hạ Long như thế nào? 3. Đánh giá về những điểm mạnh cũng như hạn chế của Công ty cổ phần Viglacera Hạ Long trên những khía cạnh nào và ra sao? 4. Cần có những giải pháp đề xuất gì để nâng cao năng lực tài chính của Công ty cổ phần Viglacera Hạ Long? Từ đó, luận văn sẽ đưa ra các biện pháp để nâng cao năng lực tài chính của Công ty cổ phần Viglacera Hạ Long. 2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Phân tích tài chính doanh nghiệp đã được nhiều tác giả đề cập đến trong các nghiên cứu của mình với những nội dung chuyên sâu nhất định. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu trong thời gian qua: - Bạch Thu Hiền (2011), “Phân tích tài chính Công ty cổ phần Kinh Đô” đã xây dựng cơ sở lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp, ứng dụng phân tích thực trạng tình hình tài chính của Công ty cổ phần Kinh Đô và đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính phục vụ nhu cầu quản lý tài chính, sản xuất kinh doanh của Công ty. Tuy nhiên, nội dung tác giả chỉ phân tích qua việc sử dụng số liệu tài chính trong 2 năm là 2009 và 2010. Điều này dẫn3 tới tác giả có những đánh giá không bao quát, đầy đủ được tình hình tài chính của Công ty cổ phần Kinh Đô. - Trần Thị Hồng Thúy (2010), “Phân tích báo cáo tài chính tại Tổng công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Nghệ An” được thực hiện trên bộ số liệu của ba năm tài chính liên tiếp từ 2007 đến 2009. Tác giả đã phân tích các chỉ tiêu, số liệu tài chính trên bảng Cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh một cách đầy đủ, đa dạng. Tuy nhiên, việc phân tích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ chưa được chú trọng thực hiện trong khi đây là một kênh thông tin hết sức quan trọng cung cấp cho nhà đầu tư bức tranh toàn cảnh về hoạt động của doanh nghiệp. - Đinh Ngân Hà (2011), "Phân tích báo cáo tài chính của Công ty cổ phần Sữa Việt Nam" được thực hiện trên bộ số liệu của ba năm tài chính liên tiếp từ 2008 đến 2011. Tác giả đã phân tích bằng phương pháp so sánh và chỉ tiêu tài chính được thực hiện trên bảng Cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Tuy nhiên, việc phân tích chỉ tập trung vào số liệu của năm 2010 và chưa thực sự phân tích một cách rõ ràng các chỉ tiêu tài chính của Công ty. - Phùng Thị Hồng Nhung (2011), “Phân tích tài chính tại Công ty Cổ phần TRAPHACO” được thực hiện trên cơ sở lấy số liệu trong ba năm từ 2008 đến năm 2010 với nội dung phân tích các chỉ tiêu rất phong phú và đề cập đến phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ bằng việc phân tích các chỉ tiêu tỷ trọng của dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, tỷ trọng dòng tiền từ hoạt động đầu tư, tỷ trọng dòng tiền từ hoạt động tài chính trên tổng lượng tiền lưu chuyển trong năm,… Hầu hết các luận văn thường bỏ qua các chỉ tiêu trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ thì báo cáo này đã sử dụng các yếu tố trên báo cáo để phân tích và nhận xét khách quan về tình hình tài chính của DN. Đây là ưu điểm rất lớn của công trình này. - Nhiều tác giả cũng đề cập đến phân tích tài chính nhưng ở một khía cạnh khác, đó là hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính (BCTC) như: Trần Thị Thu Thủy - "Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính tại Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng4 sản Việt Nam", Cung Tố Loan (2004) - ”Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính với việc phân tích tình hình tài chính tại Công ty Điện lực I", Nguyễn Thị Phương Thảo - "Hoàn thiện phân tích tài chính tại Công ty Gang thép Thái Nguyên". Những nghiên cứu này tập trung vào việc hoàn thiện các BCTC nhằm cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác và toàn diện hơn cho phân tích tài chính. Các nghiên cứu trên đều đã đề cập đến những vấn đề chung về thực trạng phân tích tài chính công ty hiện nay, và đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện phân tích tài chính. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào phân tích tài chính của Công ty cổ phần Viglacera Hạ Long. Vì vậy, việc nghiên cứu và đánh giá phân tích tài chính của Công ty cổ phần Viglacera Hạ Long sẽ đưa ra được những ưu điểm và hạn chế trong hoạt động tài chính của công ty và là những thông tin cần thiết cho các đối tượng bên trong và ngoài công ty . 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phân tích tài chính tại các doanh nghiệp và xây dựng khung phân tích áp dụng vào phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp - Nhằm làm rõ thực trạng tài chính của doanh nghiệp từ đó chỉ ra những điểm mạnh cũng như hạn chế của công ty. - Giúp cho những doanh nghiệp nắm rõ những biến động tình hình tài chính trong tương lai của mình mà có biện pháp đối phó thích hợp - Đề xuất một số giải pháp thực tế và các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý tài chính doanh nghiệp. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu : Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung làm rõ thực trạng hoạt động tài chính và đề xuất những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Viglacera Hạ Long 4.2. Phạm vi nghiên cứu:5 - Phạm vi về không gian: Đề tài được nghiên cứu tại Công ty cổ phần Viglacera Hạ Long - Phạm vi về thời gian: Phân tích BCTC của Công ty cổ phần Viglacera Hạ Long được tập trung nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2012 - 2014. 5. Phương pháp nghiên cứu - Nhằm tiếp cận, nghiên cứu và giải quyết vấn đề, luận văn đã sử dụng các phương pháp thu thập, thống kê, phân tích dữ liệu, sau đó tiến hành phương pháp so sánh, tổng hợp, đánh giá, dự báo. - Các số liệu trong luận văn dựa trên các BCTC hàng năm của Công ty cổ phần Viglacera Hạ Long; Các bài viết được đăng trên các tạp chí, các báo, sách; luận án; các báo cáo hàng năm của Bộ tài chính; các trang Wed. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 4 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan về phân tích báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu Chương 3: Thực trạng tình hình tài chính Công ty cổ phần Viglacera Hạ Long. Chương 4: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính của Công ty cổ phần Viglacera Hạ Long.6 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 1.1 Phân tích tài chính tại các doanh nghiệp 1.1.1 Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp "Phân tích tài chính là một tập hợp các khái niệm, phương pháp, công cụ theo một hệ thống nhất định, cho phép thu thập và xử lý các thông tin kế toán cũng như các thông tin khác trong quản lý doanh nghiệp nhằm đưa ra những đánh giá chính xác, đúng đắn về tình hình tài chính, khả năng và tiềm lực của DN, giúp nhà quản lý kiểm soát tình hình kinh doanh của DN, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, cũng như dự đoán trước những rủi ro có thể xảy ra trong tương lai để đưa ra các quyết định xử lý phù hợp tùy theo mục tiêu theo đuổi." Mối quan tâm hàng đầu của các nhà phân tích là đánh giá rủi ro phá sản tác động tới doanh nghiệp mà biểu hiện của nó là khả năng thanh toán, đánh giá khả năng cân đối vốn, năng lực hoạt động cũng như khả năng sinh lãi của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, các nhà phân tích tài chính tiếp tục nghiên cứu và đưa ra những dự đoán về kết quả hoạt động nói chung và mức doanh lợi nói riêng của doanh nghiệp trong tương lai. Nói cách khác, phân tích tài chính là cơ sở dự đoán tài chính - một trong các hướng dự đoán doanh nghiệp. Phân tích tài chính có thể ứng dụng theo nhiều hướng khác nhau: với mục đích tác nghiệp (chuẩn bị các quyết định nội bộ), với mục đích nghiên cứu, thông tin hoặc theo vị trí của nhà phân tích trong doanh nghiệp hoặc ngoài doanh nghiệp. 1.1.2 Mục tiêu, ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp Việc phân tích hoạt động tài chính nhằm xác định sức mạnh tài chính, biết được mức độ độc lập về mặt tài chính cũng như những khó khăn về tài chính mà doanh nghiệp đang phải đương đầu, nhất là lĩnh vực thanh toán. Qua đó, các nhà quản lý có thể đề ra các quyết định cần thiết về đầu tư, hợp tác, liên doanh, liên kết, cho vay…7 Phân tích hoạt động tài chính được thực hiện dựa trên những dữ liệu tài chính trong quá khứ và hiện tại của doanh nghiệp để tính toán và xác định các chỉ tiêu phản ánh về an ninh tài chính của doanh nghiệp. Từ đó giúp cho những nhà quản lý nhìn nhận đúng đắn về vị trí hiện tại và an ninh tài chính của doanh nghiệp nhằm đưa ra các quyết định tài chính hữu hiệu. Vì vậy, yêu cầu đặt ra khi phân tích hoạt động tài chính là phải chính xác và toàn diện. Phân tích hoạt động tài chính của doanh nghiệp nhằm mục đích đưa ra những nhận định sơ bộ, ban đầu về tài chính của doanh nghiệp. Qua đó, người sử dụng thông tin nắm được mức độ độc lập về mặt giá trị tài chính, về an ninh tài chính cũng như khó khăn mà doanh nghiệp phải đương đầu. 1.1.3 Vai trò của phân tích tài chính doanh nghiệp Phân tích tài chính nhằm cung cấp thông tin một cách chính xác, trung thực và kịp thời để những người sử dụng thông tin này có thể đánh giá sức mạnh tài chính, khả năng hoạt động cũng như dự đoán về tương lai phát triển của doanh nghiệp. Phân tích tài chính của doanh nghiệp là mối quan tâm của nhiều nhóm người có lợi ích khác nhau (hay người sử dụng thông tin) và có thể chia ra thành hai nhóm chính: * Những người sử dụng thông tin bên trong doanh nghiệp, bao gồm: Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, các nhà đầu tư, các cổ đông, người lao động… Tuy nhiên trong nhóm những người này thì mức độ quan tâm hay mục đích phân tích tài chính của họ cũng không giống nhau. Thứ nhất, mục tiêu của Hội đồng quản trị hay những cổ đông sáng lập là đảm bảo và phát triển vốn trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Sức mạnh này được quán triệt đến Ban giám đốc, hay những người quản lý, điều hành doanh nghiệp. Bởi vậy, họ sẽ quan tâm đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cũng như khả năng sinh lời, khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp. Thứ hai, với Ban giám đốc, việc phân tích tài chính đem lại thông tin chính xác, đầy đủ và kịp thời về thực trạng tài chính của DN, qua đó giúp họ đưa ra những quyết định trong ngắn hạn và cả chiến lược kinh doanh trong dài hạn cho phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp nhằm thỏa mãn yêu cầu của Hội đồng quản trị.8 Thứ ba, đối với các nhà đầu tư: các cổ đông hay các đối tác tham gia góp vốn liên doanh…phân tích tài chính giúp xác định được giá trị của DN, khả năng sinh lời, phân chia lợi nhuận cũng như hạn chế các rủi ro không mong muốn trong quá trình đầu tư. Thứ tư, đó là những người lao động hay cán bộ công nhân viên trong DN, những người có quyền lợi gắn trực tiếp với DN. Phân tích tài chính giúp họ hiểu được họ đang làm việc trong một môi trường DN như thế nào và tương lai của họ ra sao. Điều này giúp họ củng cố niềm tin và tạo sự gắn kết lâu dài hơn với doanh nghiệp. * Những người sử dụng thông tin bên ngoài doanh nghiệp, bao gồm: các nhà cung cấp, các trung gian tài chính, ngân hàng, các cơ quan chức năng của Nhà nước như: cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ quan kiểm toán… Thứ nhất đối với các nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào, được coi là một trong những đối tác quan trọng nhất của DN, phân tích tài chính để biết được tình hình tài chính của DN nhằm đưa ra những quyết định liên quan đến phương thức bán hàng và thủ tục thanh toán cho phù hợp. Thứ hai, liên quan đến các trung gian tài chính cũng như ngân hàng, tổ chức tín dụng… phân tích tài chính giúp các đơn vị này đưa ra những quyết định liên quan đến hạn mức tín dụng, thời hạn trả nợ và cả mức lãi suất cho vay cho phù hợp trong từng giai đoạn kinh doanh của doanh nghiệp. Thứ ba, phân tích tài chính đối với cơ quan thuế sẽ hỗ trợ việc tính toán số thuế mà doanh nghiệp phải nộp có phản ánh chính xác lợi nhuận mà DN đạt được từ hoạt động sản xuất kinh doanh hay không. Trên thực tế, các DN luôn tìm cách để nộp ít thuế nhất, trong khi đó các cơ quan thuế thì ngược lại, luôn muốn thu được nhiều thuế nhất. Bởi vậy, việc phân tích tài chính sẽ giúp họ hiểu được chính xác doanh nghiệp đang làm gì, bằng cách nào và kết quả thực sự ra sao. Từ đó giúp họ có căn cứ đầy đủ và chính xác để thu thuế theo đúng luật. Qua phân tích ta thấy nhu cầu sử dụng và khai thác thông tin của từng đối tượng sử dụng thông tin đối với thực trạng "bức tranh tài chính" ở doanh nghiệp rất đa dạng. Mỗi đối tượng tùy theo mục đích riêng của mình sẽ có chỉ tiêu phù hợp để9 phân tích tài chính. Tuy vậy, sự hiểu biết về kế toán tài chính của từng đối tượng này lại không đồng đều và thường nảy sinh mâu thuẫn lợi ích do nhận thức khác biệt này. Tóm lại, dù có sự khác biệt nhất định nhưng phân tích tài chính sẽ giúp người sử dụng thông tin có thể đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp, từ đó đưa ra những quyết định tối ưu phù hợp với lợi ích của mình. 1.2 Các tiêu chí đánh giá tình hình tài chính 1.2.1 Đánh giá khái quát tình hình tài chính Công ty  Tình hình tài chính chung (qua bảng cân đối kế toán) * Tình hình về tài sản Phân tích khái quát tình hình tài chính chung qua bảng cân đối kế toán cho ta biết về sự thay đổi các khoản mục về tài sản và nguồn vốn của DN qua các kỳ kinh doanh. Cụ thể hơn là phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn: xem xét đánh giá sự thay đổi của các tài khoản trên Bảng cân đối kế toán. Để tiến hành phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn, trước hết ta trình bày bảng cân đối kế toán dưới dạng bảng cân đối báo cáo (từ tài sản đến nguồn vốn), sau đó so sánh số liệu các kỳ trong từng chỉ tiêu của Bảng cân đối kế toán để xác định tình hình tăng giảm các chỉ tiêu đó trong DN theo nguyên tắc: - Nếu tăng phần tài sản và giảm phần nguồn vốn thì được xếp vào cột sử dụng vốn - Nếu giảm phần tài sản và tăng phần nguồn vốn thì được xếp vào cột nguồn vốn - Nguồn vốn và sử dụng vốn phải cân đối với nhau Cuối cùng, tiến hành sắp xếp các chỉ tiêu về nguồn vốn và sử dụng vốn theo những trình tự nhất định tùy theo mục tiêu phân tích và phản ảnh vào bảng biểu. Nội dung này cho ta biết trong một kỳ kinh doanh: tài sản và nguồn vốn tăng giảm bao nhiêu? Những chỉ tiêu nào là chủ yếu ảnh hưởng tới sự tăng giảm nguồn vốn và sử dụng vốn của DN? Từ đó có giải pháp khai thác các nguồn vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp. * Tình hình về nguồn vốn Để tiến hành sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần có tài sản bao gồm: Tài sản cố định và đầu tư dài hạn, Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn. Để hình thành hai loại tài sản này phải có các nguồn tài trợ tương ứng, bao gồm:10 - Nguồn vốn ngắn hạn là nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng trong khoảng thời gian dưới 1 năm cho hoạt động sản xuất kinh doanh, bao gồm: các khoản nợ ngắn hạn, nợ phải trả nhà cung cấp và nợ phải trả ngắn hạn khác. - Nguồn vốn dài hạn là nguồn vốn doanh nghiệp sử dụng lâu dài cho hoạt động kinh doanh, bao gồm: Nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn vốn vay nợ trung, dài hạn… Nguồn dài hạn trước hết được đầu tư để hình thành Tài sản cố định, phần dư của nguồn vốn dài hạn và nguồn ngắn hạn được đầu tư hình thành nên Tài sản lưu động. Để đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, các nhà phân tích còn quan tâm đến chỉ tiêu vốn lưu động ròng hay vốn lưu động thường xuyên của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cũng là một yếu tố quan trọng và cần thiết cho việc đánh giá điều kiện cân bằng tài chính của một doanh nghiệp. Nó được xác định là phần chênh lệch giữa tổng tài sản lưu động và tổng nợ ngắn hạn. Vốn lưu động ròng = Tài sản lưu động - Nợ ngắn hạn Khả năng đáp ứng nghĩa vụ thanh toán, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và khả năng nắm bắt thời cơ thuận lợi của doanh nghiệp phụ thuộc phần lớn vào vốn lưu động nói chung và vốn lưu động ròng nói riêng. Do vậy, sự phát triển còn được thể hiện ở sự tăng trưởng vốn lưu động ròng. Mức độ an toàn của tài sản ngắn hạn phụ thuộc vào mức độ của vốn lưu động thường xuyên. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh, ta chỉ cần phải tính toán và so sánh giữa các nguồn vốn với tài sản. - Khi Nguồn vốn dài hạn < Tài sản cố định hoặc tài sản lưu động < Nguồn vốn ngắn hạn (Có nghĩa là nguồn vốn thường xuyên < 0) Nguồn vốn dài hạn không đủ đầu tư cho tài sản cố định, doanh nghiệp phải đầu tư vào tài sản cố định một phần Nguồn vốn ngắn hạn. Khi đó, Tài sản lưu động không đáp ứng đủ nhu cầu thanh toán nợ ngắn hạn, cán cân thanh toán của doanh nghiệp mất cân bằng, doanh nghiệp phải dùng một phần tài sản cố định để thanh toán nợ ngắn hạn đến hạn trả. Trong trường hợp như vậy, giải pháp của doanh nghiệp là tăng cường huy động vốn ngắn hạn hợp pháp hoặc giảm quy mô đầu tư dài hạn hay thực hiện đồng thời cả hai giải pháp đó.11 - Khi Nguồn vốn dài hạn > Tài sản cố định hoặc tài sản lưu động > Nguồn vốn ngắn hạn (tức là khi vốn lưu động thường xuyên > 0) Nguồn vốn dài hạn dư thừa sau khi đầu tư vào Tài sản cố định được đầu tư vào tài sản lưu động. Đồng thời tài sản lưu động > Nguồn vốn ngắn hạn, do vậy khả năng thanh toán của doanh nghiệp tốt. - Khi vốn lưu động thường xuyên = 0 Có nghĩa là nguồn vốn dài hạn tài trợ đủ cho Tài sản cố định và tài sản lưu động đủ để doanh nghiệp trả các khoản nợ ngắn hạn. Tình hình tài chính như vậy là lành mạnh. Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên là lượng vốn ngắn hạn doanh nghiệp cần để tài trợ cho một phần tài sản lưu động, đó là hàng tồn kho và các khoản phải thu.  Kết quả kinh doanh (qua Báo cáo kết quả kinh doanh) Báo cáo kết quả kinh doanh là báo cáo tình hình doanh thu, chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp qua một thời kỳ nào đó. Do đó, đặc điểm chung của báo cáo kết quả kinh doanh là cung cấp dữ liệu thời kỳ về tình hình doanh thu, chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp. Từ nội dung báo cáo kết quả kinh doanh có thể rút ra nhận xét chung nhất về tình hình doanh thu của doanh nghiệp trong kỳ (trong đó đáng quan tâm nhất là doanh thu ròng), tình hình chi phí của doanh nghiệp (bao gồm: giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp …), tình hình thu nhập của DN trong kỳ (bao gồm: thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh, từ hoạt động tài chính và thu nhập bất thường…) 1.2.2 Phân tích các nhóm hệ số Phân tích tỷ số tài chính là kỹ thuật phân tích căn bản và quan trọng nhất của phân tích BCTC. Phân tích các tỷ số tài chính liên quan đến việc xác định và sử dụng các tỷ số tài chính để đo lường và đánh giá tình hình và hoạt động tài chính của DN.  Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán Tình hình tài chính doanh nghiệp được thể hiện khá rõ nét qua các chỉ tiêu về khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp phản12 ánh mối quan hệ giữa các khoản có khả năng thanh toán trong kỳ với các khoản phải thanh toán trong kỳ. Nhóm chỉ tiêu này bao gồm:  Khả năng thanh toán tổng quát = Tổng tài sản Tổng nợ phải trả Hệ số này có ý nghĩa: Với tổng lượng tài sản hiện có thì DN có đáp ứng được chi trả các khoản nợ hay không? Chỉ tiêu này thường > 1  Hệ số thanh toán ngắn hạn = Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn Tổng nợ phải trả Hệ số thanh toán ngắn hạn (hay còn gọi là hệ số thanh toán hiện thời) được xác định dựa vào thông tin từ bảng cân đối tài sản bằng cách lấy giá trị tài sản lưu động chia cho giá trị nợ ngắn hạn phải trả. Giá trị tài sản lưu động bao gồm tiền, chứng khoán ngắn hạn, khoản phải thu và hàng tồn kho. Giá trị nợ ngắn hạn bao gồm khoản phải trả người bán và các khoản chi phí phải trả ngắn hạn khác. Khi xác định tỷ số thanh toán ngắn hạn chúng ta tính cả hàng tồn kho trong giá trị tài sản lưu động đảm bảo cho nợ ngắn hạn. Tuy nhiên trên thực tế hàng tồn kho kém thanh khoản hơn vì phải mất thời gian và chi phí tiêu thụ mới có thể chuyển thành tiền. Để tránh nhược điểm này, tỷ số thanh khoản nên được sử dụng.  Hệ số thanh toán nhanh = Tài sản lưu động - Hàng tồn kho Nợ ngắn hạn Hệ số thanh toán nhanh được xác định cũng dựa vào thông tin từ bảng cân đối tài sản nhưng không kể giá trị hàng tồn kho vào trong giá trị tài sản lưu động khi tính toán. Hệ số này cho biết công ty có đủ khả năng sử dụng tài sản thanh khoản nhanh để chi trả các khoản nợ ngắn hạn mà không cần thanh lý hàng tồn kho. Nếu hệ số thanh toán nhanh ≥ 1 thì tình hình thanh toán tương đối khả quan, còn nếu < 1 thì DN có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán.  Hệ số thanh toán bằng tiền = Tiền mặt và các khoản tương đương tiền Nợ ngắn hạn13 Chỉ số này đặc biệt quan trọng đối với các bạn hàng mà hoạt động khan hiếm tiền mặt (quay vòng vốn nhanh), các DN này cần phải được thanh toán nhanh chóng để hoạt động được bình thường.  Hệ số thanh toán lãi vay = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) Chi phí trả lãi EBIT trong công thức trên nên lấy chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của báo cáo kết quả kinh doanh mà không kể các khoản mục lợi nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận bất thường. Mục đích là để xem khả năng sử dụng lợi nhuận từ hoạt động sản xuất của DN để trả lãi vay như thế nào? Lãi vay phải trả là một khoản chi phí cố định, nguồn để trả lãi vay là lãi thuần trước thuế. So sánh giữa nguồn để trả lãi vay với lãi vay phải trả sẽ cho chúng ta biết DN đã sẵn sàng trả tiền lãi vay ở mức độ nào. Hệ số này dùng để đo lường mức độ lợi nhuận có được do sử dụng vốn để đảm bảo trả lãi cho chủ nợ. Nói cách khác, hệ số thanh toán lãi vay cho chúng ta biết được số vốn đi vay đã sử dụng tốt tới mức độ nào và đem lại một khoản lợi nhuận là bao nhiêu, có đủ bù đắp lãi vay phải trả hay không. Sử dụng nợ nói chung tạo ra được lợi nhuận cho công ty, nhưng cổ đông chỉ có lợi khi nào lợi nhuận tạo ra lớn hơn lãi phải trả cho việc sử dụng nợ. Nếu không công ty sẽ không có khả năng trả lãi và gánh nặng lãi gây thiệt hại cho cổ đông. Hệ số này đo lường khả năng trả lãi của công ty. Khả năng trả lãi của công ty cao hay thấp nói chung phụ thuộc vào khả năng sinh lợi và mức độ sử dụng nợ của công ty. Nếu khả năng sinh lợi của công ty chỉ có giới hạn trong khi công ty sử dụng quá nhiều nợ thì hệ số khả năng trả lãi sẽ giảm.  Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài chính (hay Đòn bảy tài chính) Đòn bảy tài chính là mức độ sử dụng nợ để tài trợ cho hoạt động của công ty. Nó có tính hai mặt, một mặt nó giúp gia tăng lợi nhuận cho cổ đông, mặt khác nó gia tăng thêm rủi ro. Do đó, quản lý nợ cũng quan trọng như quản lý tài sản. Các tỷ số nợ bao gồm:  Hệ số nợ = Tổng nợ phải trả Tổng tài sản14 Tỷ số nợ trên tổng tài sản (thường được gọi là hệ số nợ) đo lường mức độ sử dụng nợ của công ty so với tổng tài sản. Tổng nợ bao gồm: nợ ngắn hạn và nợ dài hạn phải trả. Về mặt lý thuyết, chỉ số này nằm trong khoảng 0 < và < 1. Bởi lẽ nó bị tự điều chỉnh từ hai phía: chủ nợ và con nợ. Chủ nợ thường thích công ty có hệ số nợ thấp vì như thế công ty có khả năng trả nợ cao hơn. Ngược lại, cổ đông thích muốn có hệ số nợ cao vì sử dụng đòn bẩy tài chính nói chung làm gia tăng khả năng sinh nợ cho họ. Tuy nhiên, muốn biết hệ số này cao hay thấp cần phải so sánh với hệ số nợ của bình quân ngành.  Hệ số tự tài trợ = Vốn chủ sở hữu = 1 - Hệ số nợ Tổng tài sản Hệ số này ngược với hệ số nợ. Nó cho biết mức độ sử dụng vốn chủ sở hữu của công ty. Nó được xác định bằng cách lấy tổng vốn chủ sở hữu chia cho tổng tài sản hiện hành của công ty (hay bằng 1 trừ đi hệ số nợ, vì tổng của nợ phải trả và vốn chủ sở hữu đúng bằng tổng tài sản). Hệ số này thường được các chủ nợ quan tâm khi cho các DN vay tiền. Vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự quan tâm và đầu tư của chính chủ DN đến công ty của họ.  Hệ số đầu tư vào TSCĐ = TSCĐ và đầu tư dài hạn Tổng tài sản Để đánh giá trình độ sử dụng vốn của doanh nghiệp, các nhà phân tích còn nghiên cứu về bố trí cơ cấu vốn. Tỷ số này sẽ trả lời câu hỏi "Trong một đồng vốn mà DN hiện đang sử dụng có bao nhiêu đầu tư vào TSLĐ, bao nhiêu đầu tư vào TSCĐ". Tùy theo loại hình sản xuất mà tỷ số này ở mức độ cao thấp khác nhau. Bố trí cơ cấu vốn bị lệch sẽ làm mất cân đối giữa TSLĐ và TSCĐ, dẫn tới tình trạng thừa hoặc thiếu một loại tài sản nào đó.  Hệ số đầu tư vào TSLĐ = TSLĐ và đầu tư ngắn hạn Tổng tài sản = 1 - Hệ số đầu tư vào TSCĐ15 Về mặt lý thuyết, tỷ lệ hai hệ số này bằng 50% là hợp lý. Tuy nhiên còn phụ thuộc vào đặc điểm sản xuất của từng doanh nghiệp.  Nhóm chỉ tiêu về khả năng hoạt động Nhóm tỷ số này đo lường hiệu quả quản lý tài sản của công ty, chúng được thiết kế để trả lời câu hỏi: Các tài sản được báo cáo trên bảng cân đối tài sản có hợp lý không, hay quá cao hoặc quá thấp so với doanh thu? Nếu công ty đầu tư vào tài sản quá nhiều dẫn đến dư thừa tài sản và nguồn vốn hoạt động sẽ làm cho dòng tiền tự do và giá cổ phiếu giảm. Ngược lại, nếu công ty đầu tư quá ít vào tài sản khiến cho không đủ tài sản phục vụ cho hoạt động sẽ làm tổn hại đến khả năng sinh lợi và do đó cũng giảm dòng tiền tự do và giá cổ phiếu. Do vậy, công ty nên đầu tư tài sản ở mức độ hợp lý. Thế nhưng, như thế nào là hợp lý? Muốn biết điều này chúng ta sẽ phân tích các tỷ số sau:  Vòng quay hàng tồn kho = Doanh thu thuần (vòng) Hàng tồn kho bình quân Số vòng quay hàng tồn kho được xác định bằng cách lấy doanh thu chia cho bình quân giá trị hàng tồn kho. Bình quân giá trị hàng tồn kho bằng giá trị hàng tồn kho đầu kỳ cộng giá trị hàng tồn kho cuối kỳ chia đôi. Sở dĩ phải sử dụng số liệu bình quân vì doanh thu là chỉ tiêu thu thập từ báo cáo kết quả kinh doanh, phản ánh số liệu thời kỳ trong khi giá trị hàng tồn kho thu thập từ số liệu bảng cân đối kế toán, phản ánh số liệu mang tính thời điểm. Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho cho biết bình quân hàng tồn kho quay được bao nhiêu vòng trong kỳ để tạo ra doanh thu. Tỷ số này để đánh giá hiệu quả quản lý hàng tồn kho của công ty, nó có thể đo lường bằng chỉ tiêu số vòng quay của hàng tồn kho trong một năm hoặc số ngày tồn kho.  Số ngày tồn kho = 360 (ngày) Số vòng quay hàng tồn kho Đây là chỉ số phản ánh trình độ quản lý dự trữ của doanh nghiệp, thể hiện mối quan hệ giữa hàng hóa đã bán và vật tư hàng hóa của doanh nghiệp. Doanh nghiệp16 kinh doanh thường có vòng quay tồn kho nhỏ hơn rất nhiều so với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Hệ số này thấp có thể phản ánh doanh nghiệp bị ứ đọng vật tư hàng hóa hoặc sản phẩm tiêu thụ chậm. Và ngược lại, chỉ tiêu này càng lớn thì tình hình kinh doanh của doanh nghiệp càng tốt vì doanh nghiệp đầu tư vào hàng tồn kho ít nhưng doanh thu vẫn cao.  Vòng quay khoản phải thu = Doanh thu thuần Khoản phải thu bình quân Vòng quay càng lớn thì thu hồi các khoản phải thu càng tốt. Bên cạnh đó, chỉ tiêu này còn phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của DN.  Kỳ thu tiền bình quân = 360 Vòng quay các khoản phải thu Trong quá trình hoạt động, việc phát sinh các khoản phải thu, phải trả là điều tất yếu. Khi các khoản phải thu càng lớn, chứng tỏ vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng càng nhiều (ứ đọng trong khâu thanh toán). Nhanh chóng giải phóng vốn ứ đọng trong khâu thanh toán là một bộ phận quan trọng của công tác tài chính. Vì vậy, các nhà phân tích tài chính rất quan tâm tới thời gian thu hồi các khoản phải thu và chỉ tiêu kỳ thu tiền trung bình được sử dụng để đánh giá khả năng thu hồi vốn trong thanh toán trên cơ sở các khoản phải thu và doanh thu tiêu thụ bình quân ngày. Các khoản phải thu bao gồm: Phải thu của khách hàng, trả trước cho người bán, phải thu nội bộ, các khoản tạm ứng, chi phí trả trước… Doanh thu bao gồm: doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, thu nhập từ hoạt động tài chính và thu nhập bất thường ở báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, phần báo cáo lỗ lãi. Các khoản phải thu lớn hay nhỏ phụ thuộc vào chính sách tín dụng của doanh nghiệp và các khoản phải trả trước kỳ thu tiền trung bình cho biết trung bình số phải thu trong kỳ bằng doanh thu của bao nhiêu ngày. Nếu giá trị của chỉ tiêu này càng17 cao thì doanh nghiệp đã bị chiếm dụng vốn, gây ứ đọng vốn trong khâu thanh toán, khả năng thu hồi vốn trong thanh toán chậm. Do đó, doanh nghiệp phải có biện pháp để thu hồi nợ. Tuy nhiên trong tình hình cạnh tranh gay gắt thì có thể đây là chính sách của DN nhằm phục vụ cho những mục tiêu chiến lược như chính sách mở rộng, thâm nhập thị trường.  Vòng quay tài sản lưu động = Doanh thu thuần Tài sản lưu động bình quân Tỷ số này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản cố định như máy móc, thiết bị và nhà xưởng. Cũng như vòng quay tài sản lưu động, tỷ số này được xác định riêng biệt nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động của riêng tài sản cố định. Tỷ số này được xác định bằng cách lấy doanh thu chia cho bình quân giá trị tài sản cố định. Nó phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản cố định của DN tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu.  Vòng quay tổng tài sản = Doanh thu thuần Tổng tài sản bình quân Tỷ số này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản nói chung mà không có phân biệt đó là tài sản lưu động hay cố định. Tỷ số cho biết mỗi đồng tài sản của DN tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Cần lưu ý rằng nhóm các tỷ số quản lý tài sản được thiết kế trên cơ sở so sánh giá trị tài sản, sử dụng số liệu thời điểm từ bảng cân đối tài sản với doanh thu, sử dụng số liệu thời kỳ từ báo cáo kết quả kinh doanh nên sẽ hợp lý hơn nếu chúng ta sử dụng số bình quân các giá trị đó thay cho các giá trị thời điểm trong công thức tính. Tuy nhiên, điều này có thể không trở thành vấn đề nếu như biến động của các chỉ tiêu trong công thức giữa đầu kỳ và cuối kỳ là không đáng kể.  Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời [14, tr 55] Lợi nhuận là mục đích cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận càng cao, doanh nghiệp càng tự khẳng định vị trí và sự tồn tại của mình trong18 nền kinh tế thị trường. Nhưng nếu chỉ thông qua số lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được trong thời kỳ cao hay thấp để đánh giá chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh là tốt hay xấu thì có thể đưa tới những kết luận sai lầm. Bởi lẽ số lợi nhuận này không tương xứng với lượng chi phí đã bỏ ra, với khối lượng tài sản mà doanh nghiệp đã sử dụng. Để khắc phục nhược điểm này, các nhà phân tích thường bổ xung thêm những chỉ tiêu tương ứng bằng cách đặt lợi nhuận trong mối quan hệ với doanh thu đạt được trong kỳ với tổng số vốn mà doanh nghiệp đã huy động vào sản xuất kinh doanh. Phân tích mức độ sinh lời của hoạt động sản xuất kinh doanh được thực hiện thông qua việc tính toán và phân tích các chỉ tiêu sau:  Tỷ suất lợi nhuận doanh thu (ROS) = Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần Doanh thu thuần chính là doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh, bao gồm doanh thu thuần bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu thuần hoạt động tài chính. Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1 đồng doanh thu thuần tạo được trong kỳ thì công ty thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Vì vậy, chỉ tiêu này càng cao cho thấy chi phí được sử dụng càng tốt, điều này giúp nhà quản trị đưa ra các mục tiêu để mở rộng thị trường, tăng doanh thu, xem xét các yếu tố chi phí ở bộ phận để tiết kiệm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.  Tỷ suất sinh lợi của tài sản (ROA) = Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản bình quân Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản được thiết kế để đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của công ty. Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích, doanh nghiệp bỏ ra 1 đồng tài sản đầu tư thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Chỉ tiêu này càng cao, cho thấy doanh nghiệp sử dụng tài sản tốt, tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.19  Tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE) = Lợi nhuận sau thuế Tổng vốn chủ sở hữu bình quân Đứng trên góc độ cổ đông, tỷ số này là quan trọng nhất, nó được thiết kế để đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn cổ phần phổ thông. Tỷ số ROE được xác định bằng cách chia lợi nhuận ròng dành cho cổ đông cho bình quân giá trị vốn cổ phần phổ thông. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ DN sử dụng có hiệu quả vốn chủ sở hữu, do đó hấp dẫn các nhà đầu tư, qua đó cũng cho thấy trong kỳ 1 đồng vốn chủ sở hữu thì DN thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế, đây là nhân tố giúp nhà quản trị tăng vốn chủ sở hữu phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Giống như ROA, ROE trước hết phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ, quy mô và mức độ rủi ro của doanh nghiệp. Do đó, để đánh giá chính xác cần phải so sánh với bình quân ngành hoặc so sánh với doanh nghiệp tương tự trong cùng một ngành.  Tỷ số sức sinh lời căn bản (BEP) = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay Bình quân tổng tài sản Tỷ số này được thiết kế nhằm đánh giá khả năng sinh lợi căn bản của DN, chưa kể đến ảnh hưởng của thuế và đòn bảy tài chính. Nó được xác định bằng cách lấy lợi nhuận trước thuế và lãi vay chia cho bình quân tổng tài sản của DN.  Nhóm các hệ số giá trị thị trường [14, tr65]  Thu nhập trên mỗi cổ phần thường (EPS) = Lợi nhuận sau thuế Số cổ phần thường đang lưu hành Thu nhập mỗi cổ phần quyết định giá trị của cổ phần đó, vì nó đo lường sức thu nhập chứa đựng trong mỗi cổ phần.  Hệ số P/E = Giá thị trường của cổ phiếu Lợi nhuận trên cổ phiếu20 Hệ số này dùng để đánh giá sự kỳ vọng của thị trường vào khả năng sinh lợi của công ty. Nó cho thấy nhà đầu tư sẵn sàng trả bao nhiêu để có được một đồng lợi nhuận cho công ty. P/E được xác định bằng cách chia giá trị thị trường của cổ phiếu cho lợi nhuận trên cổ phần (EPS). Do vậy, để xác định P/E nhất thiết công ty phải có được giao dịch trên thị trường niêm yết hoặc OTC.  Tỷ số M/B = Giá thị trường của cổ phiếu Giá trị sổ sách của cổ phiếu Tỷ số M/B được xây dựng trên cơ sở so sánh giá trị thị trường với giá trị sổ sách của cổ phiếu. Qua đó, phản ánh sự đánh giá của thị trường vào triển vọng tương lai của công ty. Tỷ số này càng cao cho thấy thị trường đánh giá triển vọng công ty tốt và ngược lại. 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phân tích tài chính doanh nghiệp Phân tích tài chính doanh nghiệp là một hoạt động rất có ý nghĩa đối với sự phát triển của DN. Tuy nhiên, việc phân tích tài chính này chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, trong đó có cả nhân tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. 1.3.1 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp Những nhân tố thuộc về nguồn lực của doanh nghiệp có ảnh hưởng đến công tác phân tích tài chính doanh nghiệp, cụ thể như sau: * Nhận thức của ban lãnh đạo doanh nghiệp về công tác phân tích tài chính Nhận thức của ban lãnh đạo doanh nghiệp về công tác phân tích tài chính của doanh nghiệp, vì ban lãnh đạo là người đề ra các quy chế, chủ trương, chính sách đối với việc phân tích tài chính doanh nghiệp. Hơn nữa, cũng chính ban lãnh đạo là người sử dụng các kết quả, số liệu đã được phân tích. Do vậy, nếu ban lãnh đạo nhận thức được tầm quan trọng thực sự của công tác phân tích tài chính thì khi ấy số liệu được phân tích ra mới có thể có độ chính xác cao và ban lãnh đạo nắm bắt được thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp.21 * Trình độ chuyên môn của cán bộ phân tích Trình độ chuyên môn của cán bộ phân tích cũng ảnh hưởng không kém đến độ chính xác của kết quả phân tích. Một đội ngũ có trình độ chuyên môn vững chắc, có đạo đức nghề nghiệp, tâm huyết với công việc sẽ cho kết quả phân tích chính xác, kịp thời và đầy đủ, giúp cho ban lãnh đạo công ty đưa ra được những chính sách phát triển ở hiện tại và trong tương lai. Do vậy, phát triển công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ phân tích là một việc hết sức quan trọng. Bên cạnh đó, công ty phải có những chế độ ưu đãi, khuyến khích, thưởng cho những sáng kiến, tinh thần lao động tạo động lực thúc đẩy tinh thần hăng say gắn bó với nghề, với công ty của cán bộ. * Quy trình thu thập, tổng hợp, phân tích tài chính Việc thu thập, tổng hợp, phân tích các số liệu về tình hình tài chính của công ty phải được xây dựng một cách cẩn thận, thông minh, sáng tạo theo một quy trình. Kết quả phân tích có độ chính xác cao hay thấp cũng phụ thuộc rất nhiều vào các quy trình này, nếu độ phân tích của cán bộ giỏi nhưng việc thu thập thông tin không đầy đủ cũng có thể dẫn đến kết quả phân tích bị sai lệch. 1.3.2 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp * Các yếu tố kinh tế Các yếu tố kinh tế bao gồm các yếu tố như tốc độ tăng trưởng và sự ổn định của nền kinh tế, sức mua, sự ổn định của giá cả, tiền tệ, lạm phát, tỷ giá hối đoái…Tất cả các yếu tố này đều ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Những biến động của các yếu tố kinh tế có thể tạo ra cơ hội và cả những thách thức với công ty. Để đảm bảo thành công của hoạt động công ty trước biến động về kinh tế, công ty phải theo dõi, phân tích, dự báo biến động của từng yếu tố để đưa ra các giải pháp, các chính sách tương ứng trong từng thời điểm cụ thể nhằm tận dụng, khai thác những cơ hội; né tránh, giảm thiểu nguy cơ. Khi phân tích, dự báo sự biến động của các yếu tố kinh tế, để đưa ra kết luận đúng, các DN cần dựa22 vào một số căn cứ quan trọng: các số liệu tổng hợp của kì trước, các diễn biến thực tế của kỳ nghiên cứu, các dự báo của nhà kinh tế… * Các yếu tố về văn bản, chính sách pháp luật của nhà nước Chế độ chính sách của nhà nước có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình tài chính của công ty. Chính vì vậy, công ty luôn phải cập nhật các thông tin, chính sách, văn bản pháp luật mới để áp dụng đúng, đầy đủ, phải hoạt động trong hành lang pháp lý mà nhà nước đề ra. Trong xu thế toàn cầu hiện nay, mối liên hệ giữa pháp luật và kinh doanh không chỉ diễn ra trên bình diện quốc gia mà còn thể hiện trong các quan hệ quốc tế. Để đưa ra được những quyết định hợp lý trong quản trị tài chính của công ty, cần phải phân tích, dự báo sự thay đổi của môi trường trong từng giai đoạn phát triển cụ thể.23 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp luận của đề tài được thực hiện trên quan điểm toàn diện, biện chứng và logic. Bên cạnh đó, quan điểm biện chứng được đưa ra còn được tiến hành phân tích trong mối quan hệ tác động qua lại, linh hoạt tùy thuộc vào đối tượng phân tích nhằm cung cấp thông tin toàn diện và sâu rộng nhất. 2.1 Tài liệu sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp 2.1.1 Vai trò của các báo cáo tài chính Báo cáo tài chính là sự phản ánh trung thực nhất về tình hình hoạt động tài chính cũng như thực trạng vốn hiện thời của doanh nghiệp. BCTC đóng vai trò rất quan trọng cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Nhưng BCTC như thế nào cho vừa hiệu quả lại giảm thiểu chi phí lại là điều mà không phải doanh nghiệp nào cũng nắm được. Doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động hàng năm phải làm nghĩa vụ nộp BCTC dựa trên hệ thống sổ sách kế toán, hóa đơn chứng từ trong năm. BCTC của các doanh nghiệp đều phải theo một mẫu chung thống nhất, bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính dù một số hạng mục có thể khác nhau tùy theo đặc điểm kinh doanh của mỗi công ty. Các BCTC doanh nghiệp luôn giống nhau về cơ bản nên rất dễ cho việc so sánh việc kinh doanh của công ty này với công ty khác. Ngoài ra, BCTC là chứng từ cần thiết trong kinh doanh. Các nhà đầu tư trong doanh nghiệp sẽ quyết định chiến lược đầu tư phát triển DN, các cổ đông sử dụng chúng để theo dõi tình hình vốn đầu tư của mình được quản lý như thế nào. Còn các chuyên gia quản lý tài chính doanh nghiệp sẽ phân tích các số liệu thu chi để nắm bắt được thực trạng hoạt động của doanh nghiệp. Từ đó sẽ đưa ra các quyết định chính xác về các lĩnh vực cần thiết để mang lại thành công cho doanh nghiệp. Đối với nhà đầu tư bên ngoài: Đọc hiểu một BCTC công ty có nghĩa là nắm rõ được tình hình nội bộ công ty: nền tảng doanh nghiệp tốt hay không, doanh nghiệp có đang phát triển hay không, hệ thống tài chính doanh nghiệp hoạt động như thế nào. Người cho vay vốn và cung ứng vật liệu xem BCTC với mục đích xác định khả năng thanh toán của24 công ty mà họ giao dịch. Các nhà đầu tư ngoài doanh nghiệp lại quan tâm đến BCTC ở khía cạnh khác để xác định cơ hội đầu tư như là thực hiện dự án kinh doanh sản xuất hay đầu tư cổ phiếu của công ty. 2.1.2 Hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp Thông tin từ bên trong DN: chủ yếu là các thông tin trên BCTC. Hệ thống BCTC trong doanh nghiệp bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh BCTC. * Bảng cân đối kế toán: “Bảng cân đối kế toán là một BCTC có ý nghĩa rất quan trọng trong phân tích tài chính doanh nghiệp. Nó mô tả tình trạng tài chính của một DN tại một thời điểm nhất định. Các chỉ tiêu của bảng cân đối kế toán được phản ánh dưới hình thái giá trị và theo nguyên tắc cân đối là tổng tài sản bằng tổng nguồn vốn.” [8, tr28] Phân tích bảng cân đối kế toán sẽ giúp đánh giá khái quát tình hình tài chính DN ở những thời điểm sau: - Phần tài sản: phản ánh giá trị tài sản hiện có tới thời điểm lập báo cáo Xét về mặt kinh tế, các chỉ tiêu thuộc phần tài sản phản ánh dưới hình thái giá trị quy mô, kết cấu các loại tài sản như tài sản bằng tiền, tài sản tồn kho, các khoản phải thu, tài sản cố định… mà doanh nghiệp hiện có. Xét về mặt pháp lý, số liệu ở phần tài sản phản ánh số tài sản đang thuộc quyền quản lý, sử dụng của doanh nghiệp. - Phần nguồn vốn: phản ánh nguồn hình thành các loại tài sản của DN hiện có Xét về mặt kinh tế, các chỉ tiêu ở phần nguồn vốn phản ánh quy mô, kết cấu và đặc điểm sở hữu các nguồn vốn đã được doanh nghiệp huy động vào sản xuất kinh doanh. Xét về mặt pháp lý, đây là các chỉ tiêu thể hiện trách nhiệm pháp lý về mặt vật chất của DN đối với các đối tượng cấp vốn cho doanh nghiệp (cổ đông, ngân hàng, nhà cung cấp…)25 * Báo cáo kết quả kinh doanh: Báo cáo kết quả kinh doanh là một BCTC tổng hợp phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh theo từng loại hoạt động của doanh nghiệp tại một thời kỳ nhất định. Số liệu trên báo cáo này cung cấp những thông tin tổng hợp về phương thức kinh doanh, về việc sử dụng các tiềm năng vốn, lao động, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý của doanh nghiệp, và chỉ ra rằng các hoạt động kinh doanh đó đem lại lợi nhuận hay gây ra tình trạng lỗ vốn.” [8, tr30] Đây là một BCTC được những nhà lập kế hoạch rất quan tâm, vì nó cung cấp các số liệu về hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp đã thực hiện trong kỳ. Nó còn được coi như một bản hướng dẫn để dự báo xem doanh nghiệp sẽ hoạt động ra sao trong tương lai. Nội dung của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có thể thay đổi theo từng thời kỳ tùy theo yêu cầu quản lý, nhưng phản ánh được các nội dung cơ bản như doanh thu, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý DN, lợi nhuận và được xác định qua đẳng thức: Lợi nhuận hoạt động kinh doanh = doanh thu thuần – giá vốn hàng bán – chi phí bán hàng – chi phí quản lý DN. * Báo cáo lưu chuyển tiền tệ “Đối với một doanh nghiệp, nếu Bảng cân đối kế toán cho biết những nguồn lực của cải (tài sản) và nguồn gốc của những tài sản đó được hình thành từ đâu vào cuối kỳ báo cáo; và báo cáo kết quả kinh doanh cho biết thu nhập và chi phí phát sinh để tính kết quả lãi (lỗ) trong một kỳ kinh doanh, thì báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập để trả lời các vấn đề liên quan đến luồng tiền vào – ra trong doanh nghiệp, tình hình thu chi ngắn hạn của doanh nghiệp.” [7, tr33] Thực chất báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một báo cáo cung cấp thông tin về những sự kiện và nghiệp vụ phát sinh có ảnh hưởng đến luồng tiền của một DN, cụ thể là những thông tin như sau: - Doanh nghiệp đã thu được tiền từ đâu và chi tiêu như thế nào? - Quá trình đi vay và trả nợ của doanh nghiệp26 - Quá trình thanh toán cổ tức và các quá trình phân phối khác cho chủ sở hữu và cho các đối tượng khác - Các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng thanh toán của doanh nghiệp * Thuyết minh BCTC: “ Thuyết minh BCTC là một bộ phận hợp thành hệ thống BCTC kế toán của doanh nghiệp. Được lập để giải thích một số vấn đề về hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà các BCTC kế toán khác không thể trình bày rõ ràng và chi tiết được” [8, tr35] Thuyết minh BCTC trình bày khái quát đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp, nội dung một số chế độ kế toán được doanh nghiệp lựa chọn để áp dụng tình hình và lý do biến động của một số đối tượng tài sản và nguồn vốn quan trọng, phân tích một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu và các kiến nghị của doanh nghiệp. Đồng thời, thuyết minh BCTC cũng có thể trình bày thông tin riêng tùy theo yêu cầu quản lý của Nhà nước và doanh nghiệp, tùy thuộc vào tính chất đặc thù của từng loại hình doanh nghiệp, quy mô, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh tổ chức bộ máy và phân cấp quản lý của doanh nghiệp. Thuyết minh BCTC được lập căn cứ vào số liệu trong sổ kế toán và các BCTC. Các báo cáo trên là nguồn thông tin quan trọng quyết định đến chất lượng phân tích tài chính. Bởi thông tin kế toán được tổng hợp khá đầy đủ trong hệ thống BCTC, phản ánh khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp. Sau khi thu thập thông tin bao gồm thông tin từ bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, doanh nghiệp phải xử lý các thông tin đó. Xử lý thông tin là quá trình chọn lọc, kiểm tra, loại bỏ những thông tin sai, sắp xếp các thông tin đã được lựa chọn để phục vụ cho các bước tiếp theo. Đối với các thông tin bên ngoài, do nguồn cung cấp thông tin phong phú, đa dạng, nhà phân tích cần đặc biệt lưu ý trong việc chọn lọc các thông tin liên quan có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, từ thông tin chung, thông tin ngành tới thông tin pháp lý…nhằm tránh các thông tin không chính thống.27 Đối với các thông tin bên trong doanh nghiệp mà nguồn thông tin quan trọng nhất là thông tin kế toán. Tuy nhiên, các thông tin kế toán này lại phụ thuộc vào phương pháp kế toán bao gồm việc lựa chọn, áp dụng các hình thức kế toán và thực hiện đúng các nguyên tắc, cơ sở, quy ước, quy tắc và các thông lệ cụ thể tại doanh nghiệp theo chuẩn mực Việt Nam và quốc tế. Do vậy, trước khi sử dụng các thông tin này, nhà phân tích cần điều chỉnh dữ liệu nhằm đảm bảo tính nhất quán thông tin và loại trừ các nhân tố ảnh hưởng trọng yếu làm sai lệch thông tin BCTC. Tuy nhiên, mỗi đối tượng sử dụng thông tin có mục đích riêng của mình, nên trong xử lý thông tin có những cách xử lý khác nhau, nhằm tạo điều kiện có được những thông tin mà mình mong muốn. 2.2 Các phương pháp sử dụng trong phân tích tình hình tài chính Phương pháp phân tích tài chính gồm một hệ thống các công cụ và biện pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, các mối quan hệ bên trong và bên ngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi tài chính, các chỉ tiêu tài chính tổng hợp và chi tiết nhằm đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp. Về lý thuyết có nhiều phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp, nhưng thực tế người ta thường sử dụng các phương pháp sau: 2.2.1 Phương pháp nghiên cứu định tính - Nguồn thu thập dữ liệu: + Dữ liệu thứ cấp: được thu thập từ báo cáo của Ban đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, Tổng cục thống kê, các báo cáo của một số Bộ ngành, tập đoàn kinh tế nhà nước, địa phương… + Dữ liệu sơ cấp: từ quá trình tìm hiểu tại doanh nghiệp và báo cáo tài chính đã được kiểm toán của của một số doanh nghiệp được niêm yết trên sàn chứng khoán. - Cách thức thu thập dữ liệu: Thông qua thâm nhập trực tiếp để quan sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, gặp gỡ, trao đổi và thảo luận với người lao động, cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp, qua đó phát hiện những vấn đề nảy sinh và phác thảo những nét cơ bản về thực trạng hoạt động của doanh nghiệp sau. Một số dữ liệu thứ cấp được công bố rộng rãi nên kết hợp phương pháp nghiên cứu tại bàn28 để tìm kiếm từ các website và chắt lọc thông tin từ các văn bản như báo cáo tổng kết chuyên ngành. - Xử lý dữ liệu: các công cụ phân tích, so sánh, tổng hợp, thống kê … được sử dụng để làm nổi bật bức tranh tổng thể về thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, đồng thời làm rõ nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế yếu kém về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. 2.2.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng: - Nguồn thu thập dữ liệu: luận văn sử dụng số liệu trên báo cáo tài chính đã được kiểm toán 3 năm liên tiếp từ năm 2012 đến 2014 doanh nghiệp và được công bố trên website của công ty. - Cách thu thập dữ liệu: báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết là dữ liệu thứ cấp và thường được công bố rộng rãi trên các website của doanh nghiệp hoặc hoặc trên website của các công ty chứng - Xử lý dữ liệu: Dữ liệu báo cáo tài chính của doanh nghiệp được lưu trữ dưới dạng file Excel theo từng năm từ 2012 đến 2014, sau đó chuyển sang định dạng của phần mềm SPSS để tính toán các biến số đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh như ROA, ROE và các biến số khác có liên quan như tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, nợ ngắn hạn, nợ dài hạn,các khả năng thanh toán vòng quay hàng tồn kho … Ngoài ra, luận văn còn áp dụng một số kỹ thuật phân tích như thống kê. - Trình bày dữ liệu: + Phương pháp phân tích Các kết quả phân tích được trình bày thông qua các bảng tính, trong đó có so sánh năm trước và năm nay, các đồ thị nhằm thấy rõ mức độ thay đổi giữa các chỉ số, cũng như thấy được sự thay đổi các chỉ số đó qua các năm. + Phương pháp so sánh Sử dụng phương pháp so sánh để phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần Viglacera Hạ Long năm 2012, năm 2013 và năm 2014 theo các chỉ tiêu cần phân tích như: tỷ trọng tài sản, tỷ trọng nguồn vốn, hệ số khả năng thanh toán,…để29 xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích. Để tiến hành được tôi xác định số gốc là năm 2012 để so sánh với các số của năm 2013 và 2014. + Phương pháp Dupont Trong phân tích tài chính, người ta thường vận dụng phương pháp Dupont để phân tích liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính. Chính nhờ sự phân tích mối liên kết giữa các chỉ tiêu mà người ta có thể phát hiện ra những nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích theo một trật tự logic chặt chẽ. Dưới góc độ nhà đầu tư cổ phiếu, một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất là hệ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). Do vốn chủ sở hữu là một phần của tổng nguồn vốn hình thành nên tài sản, nên ROE sẽ phụ thuộc vào hệ số lợi nhuận trên tổng tài sản. Mối quan hệ này được thể hiện bằng mô hình Dupont [8 , tr 55] như sau: ROA = Lãi gộp x Vòng quay tổng tài sản = LNST = LNST x Doanh thu Bình quân tổng TS Doanh thu Bình quân tổng TS ROE = Lãi gộp x Vòng quay tổng tài sản x Hệ số sử dụng vốn cổ phần = LNST x Doanh thu x Bình quân tổng TS Doanh thu Bình quân tổng TS Bình quân vốn CSH Trên cơ sở nhận biết ba nhân tố trên, DN có thể áp dụng một số biện pháp làm tăng ROE như sau: - Tác động tới cơ cấu tài chính của DN thông qua điều chỉnh tỷ lệ nợ vay và tỷ lệ vốn chủ sở hữu cho phù hợp với năng lực hoạt động. - Tăng hiệu suất sử dụng tài sản, nâng cao số vòng quay của tài sản thông qua việc vừa tăng quy mô về doanh thu thuần, vừa sử dụng tiết kiệm và hợp lý về cơ cấu của tổng tài sản. - Tăng doanh thu, giảm chi phí, nâng cao chất lượng của sản phẩm từ đó tăng lợi nhuận của DN. Phân tích BCTC bằng mô hình Dupont có ý nghĩa lớn đối với quản trị DN. Thể hiện ở chỗ có thể đánh giá đầy đủ và khách quan các nhân tố tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, từ đó tiến hành công tác cải tiến tổ chức quản lý DN.30 CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VIGLACERA HẠ LONG 3.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Viglacera Hạ Long 3.1.1. Giới thiệu chung về Công ty - Tên đơn vị: CÔNG TY CỔ PHẦN VIGLACERA HẠ LONG - Tên tiếng Anh: Viglacera Hạ Long Joinstock company - Tên viết tắt: Viglacera Ha Long Co. (VHL) - Trụ sở chính: Phường Hà Khẩu, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh - Điện thoại: 033 3 840560 - Fax: 033 3 846577 - Website: viglacerahalong.vn - Email: [email protected] 3.1.2. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Viglacera Hạ Long Công ty Cổ phần Viglacera Hạ Long, được thành lập theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 5700101147 sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Quảng Ninh cấp lần đầu ngày 01/03/2006, với vốn điều lệ ban đầu là 15 tỷ đồng. Qua nhiều lần bổ sung ngành nghề, thay đổi vốn điều lệ, đến nay vốn của công ty đã tăng lên 90 tỷ đồng. Công ty Cổ phần Viglacera Hạ Long được chuyển đổi hoạt động theo hình thức cổ phần từ Công ty Gốm xây dựng Hạ Long theo quyết định số 141/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng. Công ty hoạt động dưới hình thức Công ty Cổ phần từ ngày 01/03/2006. Sau 09 năm xây dựng và phát triển, Công ty Cổ phần Viglacera Hạ Long đã từng bước khắc phục khó khăn, luôn duy trì được phong trào và khí thế thi đua trong lao động sản xuất liên tục, Công ty không ngừng có những nỗ lực để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường thời mở cửa và hội nhập như đổi mới cách nghĩ, cách làm, kiên trì tìm kiếm và ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến vào quy trình sản xuất. Được kế thừa toàn bộ cơ sở vật chất, nhân lực và hệ thống khách hàng của Công ty Gốm xây dựng Hạ Long đồng thời bằng định hướng phát triển đúng đắn, đầu tư công nghệ hiện đại, xây dựng hệ thống quản lý hiệu quả31 Công ty Cổ phần Viglacera Hạ Long nhanh chóng đạt được những bước tiến mới tạo cơ sở cho sự phát triển vững chắc lâu dài. Đặc biệt ngày 12 tháng 02 năm 2009 cổ phiếu của Công ty được chính thức được giao dịch tại trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội với mã chứng khoán là VHL. Hàng năm Công ty luôn hoàn thành xuất sắc nghị quyết của đại hội đồng cổ đông về doanh thu và lợi nhuận và đóng góp nhiều lợi ích cho xã hội. Cùng với đó công ty đã đoạt được rất nhiều cúp, giải thưởng, bằng khen cũng như huân huy chương do nhà nước trao tặng. 3.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty cổ phần Viglacera Hạ Long Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty Cổ phần Viglacera Hạ Long (Nguồn: Trích từ trang wedsite http://viglacerahalong.vn/)32 Trong đó: * Đại hội đồng cổ đông: Cổ đông là chủ sở hữu của DN. Đại hội đồng cổ đông có quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của DN. Đại hội đồng cổ đông họp thường niên mỗi năm một lần và họp trong thời hạn bốn tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Đại hội đồng cổ đông thường niên quyết định những vấn đề theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty, đặc biệt thông qua các BCTC hàng năm và ngân sách tài chính cho năm tài chính tiếp theo. * Hội đồng quản trị: Thay mặt Đại hội cổ đông quyết định các vấn đề của DN. Hội đồng quản trị có trách nhiệm giám sát Giám đốc điều hành và những người quản lý khác. Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng quản trị do luật pháp và điều lệ công ty, các quy chế nội bộ của công ty và nghị quyết Đại hội đồng cổ đông quy định. * Ban kiểm soát: Thay mặt Đại hội đồng cổ đông giám sát mọi hoạt động của hội đồng quản trị. * Ban tổng giám đốc: Điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, chịu trách nhiệm chỉ huy toàn bộ bộ máy quản lý, uỷ quyền cho các phó tổng giám đốc và chỉ đạo các bộ phận nghiệp vụ như: Phòng tài chính kế toán, phòng tổ chức lao động, phòng kế hoạch đầu tư… * Các phó tổng giám đốc - Phó tổng giám đốc 1: Phụ trách tổ chức điều hành và giám sát mọi hoat động sản xuất kinh doanh của nhà máy gạch Cotto Giếng Đáy. - Phó tổng giám đốc 2: Phụ trách tổ chức điều hành và giám sát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy gạch Hoành Bồ. - Phó tổng giám đốc 3: Phụ trách tổ chức điều hành và giám sát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy gạch. - Phó tổng giám đốc xí nghiệp kinh doanh + Giúp tổng giám đốc điều hành kế hoạch sản xuất kinh doanh của các đơn vị trong công ty theo kế hoạch dài hạn và ngắn hạn. + Trực tiếp điều hành kế hoạch sản xuất kinh doanh của các đơn vị theo kế hoạch đã được tổng giám đốc phê duyệt.33 + Phụ trách hoạt động hợp tác quốc tế của công ty. + Trực tiếp phụ trách phòng tổ chức lao động. - Phó tổng giám đốc xí nghiệp đời sống + Phụ trách các đoàn thể đoàn thanh niên của công ty. + Chịu trách nhiệm về công tác chăm lo đời sống của cán bộ công nhân viên trong công ty. + Phụ trách giải quyết các chế độ đãi ngộ cho cán bộ, công nhân viên * Hệ thống các phòng ban nghiệp vụ - Phòng tài chính kế toán: + Tham mưu cho tổng giám đốc thực hiện luật kế toán và các quy định của nhà nước về hạch toán kế toán, quản lý tài chính của công ty. + Hướng dẫn kiểm tra các đơn vị trong công ty về thực hiện thống kê, báo cáo, hạch toán kế toán theo quy định của công ty và nhà nước. + Thực hiện mọi ghi chép, phản ánh hạch toán, mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động của công ty. Đồng thời, thông qua tổng giám đốc điều hành, giám sát mọi hoạt động về kinh tế nhằm đảm bảo thường xuyên, đầy đủ toàn bộ tài sản của công ty, chịu trách nhiệm về kinh tế tài chính và phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. - Phòng tổ chức lao động + Tham mưu cho tổng giám đốc công ty về công tác quy hoạch cán bộ, tuyển dụng và bố trí nhân sự đáp ứng yêu cầu sản xuất và kinh doanh của công ty. + Tham mưu cho tổng giám đốc về việc xây dựng quy chế trả lương định mức lao động, ký hợp đồng lao động các loại theo đề nghị của các đơn vị trong công ty. + Tổ chức thực hiện công tác hành chính trong công ty theo yêu cầu của ban giám đốc và nhu cầu hoạt động của công ty. - Phòng khoa học kỹ thuật + Tham mưu cho tổng giám đốc công ty về công tác quản lý, điều hành thuộc lĩnh vực máy móc kỹ thuật trong công ty.34 + Quản lý các thiết bị, lập kế hoạch sửa chữa máy móc và hệ thống điện, cung cấp năng lượng cho toàn công ty, theo dõi tiến độ sản xuất để đảm bảo điều kiện sản xuất và bảo quản sản phẩm tốt. Cùng với hệ thống các phòng ban trên là hệ thống các phân xưởng, các tổ đội tại 3 nhà máy sản xuất gạch của công ty như: phân xưởng gia công, tạo hình, phân xưởng sấy nung… Các bộ phận thuộc xí nghiệp kinh doanh như: bộ phận tiếp thị sản phẩm, bộ phận bán hàng, bộ phận bốc xếp…. Các bộ phận đời sống thuộc xí nghiệp như: các nhà ăn, bộ phận trang trại, ban quản lý cơ sở hạ tầng… 3.1.4 Cơ cấu cổ đông của Công ty STT Tên cổ đông Cổ phiếu nắm giữ Tỷ lệ 1 Tổng Công ty Viglacera - CTCP 8.040.980 50,26% 2 Công ty TNHH Quản lý quỹ SS 2.207.644 13,80% 3 Đinh Hải Quang 734.826 4,59% 4 Nguyễn Bá Uẩn 153.216 0,96% 5 Phạm Minh Tuấn 53.183 0,33% 6 Nguyễn Hữu Gấm 48.369 0,30% 7 Trần Hồng Quang 40.625 0,25% 8 Trần Xuân Hiệp 3,092 0,20% 3.1.5. Các lĩnh vực kinh doanh chính của Công ty cổ phần Viglacera Hạ Long Công ty sở hữu thương hiệu Viglacera là thương hiệu mạnh trong sản xuất gạch và gốm xây dựng ở Việt Nam. Công ty có uy tín trong lĩnh vực sản xuất và cung ứng các sản phẩm gạch nung, sản phẩm của Công ty có mặt trên 200 địa điểm bán hàng tập trung chủ yếu ở Hải Phòng và Quảng Ninh. Sản phẩm chính của Công ty là các loại gạch xây và được phân theo dây chuyền công nghệ sản xuất (hệ Tuynel và hệ lò đứng) bao gồm: gạch rỗng hai lỗ, bốn lỗ, sáu lỗ, gạch đặc và gạch men tách... Mục tiêu của Công ty trong giai đoạn tới là tiếp tục duy trì và đẩy mạnh hoạt động sản xuất các sản phẩm truyền thống, triển khai có hiệu quả các ngành nghề sản xuất kinh doanh mới đặc biệt là sản xuẩt các loại gạch mỏng có giá trị kinh tế cao.35 Nâng cao thương hiệu, sức cạnh tranh và mở rộng thị trường tiêu thụ đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của thị trường. 3.2. Phân tích thực trạng tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Viglacera Hạ Long 3.2.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính Khi xem xét đánh giá hoạt động của một công ty thì không thể không quan tâm đến tình hình tài chính. Vì khả năng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có tốt hay không cũng phụ thuộc không nhỏ vào khả năng tài chính của công ty đó. Ngược lại, kết quả kinh doanh tốt, lợi nhuận cao sẽ là cơ sở để tình hình tài chính được củng cố và phát triển. Để tìm hiểu về đặc điểm tài chính của Công ty cổ phần Viglacera Hạ Long, ta sẽ phân tích cấu trúc tài chính của Công ty, cụ thể như sau:36 Bảng 3.1: Tình hình biến động tài sản nguồn vốn của Viglacera Hạ Long năm 2012 - 2014 Chỉ tiêu 31/12/2014 31/12/2013 31/12/2012 Tăng (giảm) 2014 với 2013 Tăng (giảm) 2014 với 2012 Triệu đồng % Triệu đồng % Triệu đồng % +/- % +/- % A TÀI SẢN NGẮN HẠN 383.345 43,14 253.755 31,61 269.095 31,21 129.59 33,81 114.25 45,02 I Tiền và các khoản tương đương tiền 117.211 13,19 5.571 0,69 2.294 0,27 111.64 95,25 114.92 2.062,77 1 Tiền mặt 99.821 11,23 5.571 0,69 2.294 0,27 94.25 94,42 97.527 1.750,62 2 Các khoản tương đương tiền 17.39 1,96 0,00 0,00 17.39 100,00 17.39 - II Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 12 1,35 12 1,49 6 0,70 0 - 6 50,00 1 Đầu tư ngắn hạn 12 1,35 12 1,49 6 0,70 0 - 6 50,00 III Các khoản phải thu ngắn hạn 28.1 3,16 24.234 3,02 40.22 4,66 3.866 13,76 -12.12 (50,01) 1 Phải thu khách hàng 4.589 0,52 4.109 0,51 4.467 0,52 480 10,46 122 2,97 2 Trả trước cho người bán 24.889 2,80 14.217 1,77 8.498 0,99 10.672 42,88 16.391 115,29 3 Các khoản phải thu khác 8601 0,97 12.417 1,55 32.196 3,73 -3.816 (44,37) -23.6 (190,02) 4 Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi -9.979 -1,12 -6.509 -0,81 -4.941 -0,57 -3.47 34,77 -5.038 77,40 IV Hàng tồn kho 220.696 24,83 205.735 25,63 216.842 25,15 14.961 6,78 3.854 1,87 1 Hàng tồn kho 231.963 26,10 218.171 27,18 217.549 25,23 13.792 5,95 14.414 6,6137 2 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho -11267 -1,27 -12.436 -1,55 -707 -0,08 1.169 (10,38) -10.56 84,91 V Tài sản ngắn hạn khác 5.338 0,60 6.215 0,77 3.739 0,43 -877 (16,43) 1.599 25,73 1 Chi phí trả trước ngắn hạn 322 0,04 563 0,07 486 0,06 -241 (74,84) -164 (29,13) 2 Thuế GTGT được khấu trừ 735 0,08 311 0,04 0,00 424 57,69 735 236,33 3 Thuế và các khoản phải thu nhà nước 685 0,08 3.065 0,38 0,00 -2.38 (347,45) 685 22,35 4 Tài sản ngắn hạn khác 3596 0,40 2.276 0,28 3.253 0,38 1.32 36,71 343 15,07 B TÀI SẢN DÀI HẠN 505.347 56,86 548.934 68,39 593.103 68,79 -43.59 (8,63) -87.76 (15,99) I Các khoản phải thu dài hạn 1.64 0,18 1.622 0,20 0,00 18 1,10 1.64 101,11 1 Phải thu dài hạn khác 20 2,25 20 2,49 0,00 0 - 20 100,00 2 Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi -18.36 -2,07 -18.378 -2,29 0,00 18 (0,10) -18.36 99,90 II Tài sản cố định 480.655 54,09 531.197 66,18 513.002 59,50 -50.54 (10,52) -32.35 (6,09) 1 Tài sản cố định hữu hình 339.746 38,23 386.255 48,12 457.597 53,07 -46.51 (13,69) -117.9 (30,51) Nguyên giá 1.033.894 116,34 1.000.616 124,66 993.641 115,25 33.278 3,22 40.253 4,02 Nguyên giá hao mòn lũy kế -694.15 -78,11 -614.36 -76,54 -536.04 -62,17 -79.79 11,49 -158.1 25,73 2 Tài sản cố định thuê tài chính 3.13 0,35 10.401 1,30 13.842 1,61 -7.271 (232,30) -10.71 (102,99) Nguyên giá 9.395 1,06 24.443 3,05 24.443 2,83 -15.05 (160,17) -15.05 (61,56) Nguyên giá hao mòn lũy kế -6.265 -0,70 -14.042 -1,75 -10.601 -1,23 7.777 (124,13) 4.336 (30,88) 3 Tài sản cố định vô hình 72 0,01 83 0,01 4.687 0,54 -11 (15,28) -4.615 (5.560,24) Nguyên giá 203 0,02 203 0,03 10.65 1,24 0 - -10.45 (5.146,31) Giá trị hao mòn lũy kế -131 -0,01 -120 -0,01 -5.963 -0,69 -11 8,40 5.832 (4.860,00)38 4 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 137.707 15,50 134.458 16,75 36.876 4,28 3.249 2,36 100.83 74,99 IV Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 2.062 0,23 2.062 0,26 68.32 7,92 0 - -66.26 (3.213,29) 1 Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 0,00 0,00 66.258 7,68 0 - -66.26 - 2 Đầu tư dài hạn khác 2.062 0,23 2.062 0,26 2.062 0,24 0 - 0 - V Tài sản dài hạn khác 20.99 2,36 14.03 1,75 11.781 1,37 6.96 33,16 9.209 65,64 1 Chi phí trả trước dài hạn 18.066 2,03 11.796 1,47 11.781 1,37 6.27 34,71 6.285 53,28 2 Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 248 0,03 0,00 0,00 248 100,00 248 - 3 Tài sản dài hạn khác 2.676 0,30 2.234 0,28 0,00 442 16,52 2.676 119,79 VI Lợi thế thương mại 0,00 23 0,00 0,00 -23 - 0 - TỔNG CỘNG TÀI SẢN 888.692 100,00 802.689 100,00 862.198 100,00 86.003 9,68 26.494 3,30 A NỢ PHẢI TRẢ 481.481 54,18 502.72 62,63 632.196 73,32 -21.24 (4,41) -150.7 (29,98) I Nợ ngắn hạn 361.722 40,70 380.252 47,37 479.567 55,62 -18.53 (5,12) -117.8 (30,99) 1 Vay và nợ ngắn hạn 86.912 9,78 175.178 21,82 314.625 36,49 -88.27 (101,56) -227.7 (129,99) 2 Phải trả người bán 84.391 9,50 72.179 8,99 59.61 6,91 12.212 14,47 24.781 34,33 3 Người mua trả tiền trước 23.717 2,67 30.799 3,84 20146 2,34 -7.082 (29,86) 3.571 11,59 4 Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 28.302 3,18 21.062 2,62 38.867 4,51 7.24 25,58 -10.57 (50,16) 5 Phải trả người lao động 48.571 5,47 32.769 4,08 20.358 2,36 15.802 32,53 28.213 86,10 6 Chi phí phải trả 76.254 8,58 31.642 3,94 15.085 1,75 44.612 58,50 61.169 193,3239 7 Các khoản phải trả, phải nộp khác 13.415 1,51 16.623 2,07 10876 1,26 -3.208 (23,91) 2.539 15,27 8 Quỹ khen thưởng phúc lợi 160 0,02 0,00 0,00 160 100,00 160 - II Nợ dài hạn 119.759 13,48 122.468 15,26 152.629 17,70 -2.709 (2,26) -32.87 (26,84) 1 Phải trả dài hạn khác 262 0,03 5.199 0,65 5.349 0,62 -4.937 (1.884,35) -5.087 (97,85) 2 Vay và nợ dài hạn 92.922 10,46 99.936 12,45 128.765 14,93 -7.014 (7,55) -35.84 (35,87) 3 Doanh thu chưa thực hiện 16.575 1,87 17.333 2,16 18.515 2,15 -758 (4,57) -1.94 (11,19) 4 Quỹ phát triển khoa học công nghệ 10 1,13 0,00 0,00 10 100,00 10 - B VỐN CHỦ SỞ HỮU 407.212 45,82 271.3 33,80 230.002 26,68 135.91 33,38 177.21 65,32 I Vốn chủ sở hữu 407.067 45,81 271.3 33,80 230.002 26,68 135.77 33,35 177.07 65,27 1 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 160 18,00 90 11,21 90 10,44 70 43,75 70 77,78 2 Thặng dư vốn cổ phần 48.589 5,47 48.681 6,06 48.681 5,65 -92 (0,19) -92 (0,19) 3 Quỹ đầu tư phát triển 69.781 7,85 64.693 8,06 64.693 7,50 5.088 7,29 5.088 7,86 5 Quỹ dự phòng tài chính 14.588 1,64 14.588 1,82 14.386 1,67 0 - 202 1,38 6 Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 11.812 1,33 11.812 1,47 11.812 1,37 0 - 0 - 7 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 102.297 11,51 41.526 5,17 430 0,05 60.771 59,41 101.87 245,31 C Lợi ích của cổ đông thiểu số 145 0,02 28.669 3,57 0,00 -28.52 (19.671,72) 145 0,51 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 888.693 100,00 802.689 100,00 862.198 100,00 86.004 9,68 26.495 3,30 (Nguồn: Tính toán của tác giả, theo BCTC năm 2012, 2013, 2014 - Viglacera Hạ Long)40 Qua bảng 3.1 ta thấy, tổng giá trị tài sản và nguồn vốn cuối năm 2014 tăng hơn 2 năm 2013, 2012. Cụ thể, năm 2014 tăng 86.003 triệu đồng tương ứng với mức tăng 9,68% so với cuối năm 2013, so với năm 2012 thì năm 2014 tổng giá trị tài sản và nguồn vốn tăng 26.494 triệu đồng tương ứng với mức tăng 3,3%. Như vậy, công ty đang có xu hướng mở rộng về quy mô. Trong đó, tài sản ngắn hạn năm 2014 so với năm 2013 tăng 129.590 triệu đồng tương ứng với 33,81%, tài sản dài hạn giảm 43.587 triệu đồng tương ứng với 8,63%; con số này so với năm 2012 lần lượt là 114.250 triệu đồng (tăng 45,02%) và 87.756 triệu đồng (giảm 15,99%). Các khoản nợ dài hạn năm 2014 giảm 2.709 triệu đồng tương ứng với 2,26% so với năm 2013, giảm mạnh hơn 32.870 triệu đồng (giảm 26,84%) so với năm 2012. Đây là tỷ lệ giảm vay nợ cao, đồng thời vốn chủ sở hữu tăng mạnh: năm 2014 tăng hơn 135.912 triệu đồng (tăng 33,35%) so với năm 2013, tăng hơn 177.065 triệu đồng (tăng 65,27%); chứng tỏ hoạt động của công ty đang có xu hướng thu hẹp, giảm quy mô tài sản dài hạn. Để có cái nhìn cụ thể hơn nữa cấu trúc tài chính của công ty, ta sẽ đi vào phân tích về cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn của công ty.  Tình hình về tài sản của công ty Hình 3.2: Cơ cấu tài sản giai đoạn năm 2012 – 2014 của Viglacera Hạ Long (Nguồn: Tính toán của tác giả, theo BCTC năm 2012, 2013, 2014 - Viglacera Hạ Long)41 Tổng tài sản của Công ty cuối năm 2014 so với năm 2013 tăng tuyệt đối 86.003 triệu đồng, trong đó tài sản ngắn hạn tăng 129.590 triệu đồng (tăng 33,81%), tài sản dài hạn giảm 43.587 triệu đồng (giảm 8,63%). Có thể thấy tỷ trọng tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản từ năm 2012 – 2014. Nhưng giá trị tài sản năm 2013 giảm giá trị cả tài sản ngắn hạn và dài hạn. Có thể thấy năm 2013, nền kinh tế suy thoái nghiêm trọng, ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế. Công ty cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên đến năm 2014, công ty đã vực dậy, có bước chuyển mình mạnh mẽ và đang mở rộng quy mô sản xuất. Tài sản ngắn hạn: Hiện tại chiếm tỷ trọng thấp hơn tài sản dài hạn trong tổng tài sản của công ty (43,14% tổng tài sản) bao gồm các khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền, đầu tư ngắn hạn, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho, tài sản ngắn hạn khác. Hình 3.3: Cơ cấu tài sản ngắn hạn của Công ty (Nguồn: Tính toán của tác giả, theo BCTC năm 2012, 2013, 2014 - Viglacera Hạ Long) - Tiền và các khoản tương đương tiền: Năm 2012, khoản mục này có giá trị 2.294 triệu đồng chiếm tỷ lệ 0,85% trong tổng tài sản ngắn hạn, đến năm 2013 tăng lên 5.571 triệu đồng, chiếm 2,2% tổng tài sản ngắn hạn, sang năm 2014 khoản mục này đã tăng mạnh lên 117.211 triệu đồng, tương ứng 30,58% tài sản ngắn hạn. Điều42 này có thể lý giải là tại thời điểm cuối năm 2012, 2013 khoản mục này chỉ bao gồm phần tiền mặt, chưa có các khoản tiền gửi ngân hàng khác. Cuối năm 2014, tiền gửi ngân hàng bao gồm số dư tài khoản phong tỏa số 0520000000396 tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Hạ Long với số tiền 70.098.091.222 VND là tiền thu từ đợt phát hành cổ phiếu ra công chúng cho cổ đông hiện hữu. Tại ngày 08/01/2015, tài khoản này đã được Công ty thực hiện giải ngân để tiến hành cho các hoạt động phục vụ sản xuất kinh doanh và mục đích của việc phát hành lần này. - Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: cuối năm 2012, khoản mục này là 6 tỷ đồng, nhưng đến năm 2013 đã tăng lên 12 tỷ đồng và được duy trì đến cuối năm 2014. Khoản tiền này là khoản tiền cho Công ty cổ phần Viglacera Đông Triều vay theo hợp đồng số 370/NĐ-VHL với thời hạn không xác định, lãi suất ban đầu là 12%, thay đổi theo lãi suất cho vay ngắn hạn của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Hạ Long. Điều này cho thấy ngoài việc tập trung nguồn lực phát triển các hoạt động chính trong ngành nguyên vật liệu và vật liệu xây dựng hiện tại của mình, Viglacera Hạ Long cũng có các kế hoạch mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả kinh doanh trong tương lai. - Các khoản phải thu ngắn hạn có xu hướng giảm trong tổng tài sản ngắn hạn. Khoản này bao gồm các khoản phải thu của khách hàng, trả trước cho người bán và các khoản phải thu khác giảm từ 14,95% năm 2012, 9,55% năm 2013 và xuống còn 7,33% năm 2014 trong tổng tài sản ngắn hạn của công ty. Như vậy cho thấy, công ty đã có những chính sách chiến lược khá hiệu quả trong việc bán hàng và thu hồi công nợ. - Qua hình 3.3 trên có thể thấy, khoản mục hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản ngắn hạn và tăng từ năm 2012 đến 2014 về giá trị tuyệt đối nhưng lại giảm về giá trị tương đối. Năm 2012, hàng tồn kho chiếm 80,58% trong tổng tài sản, năm 2013 là 81,08% đến năm 2014 giảm xuống còn 57,57%. Giá trị hàng tồn kho luân chuyển trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là nguyên vật liệu (than, đất) và gạch ngói các loại (thành phẩm, bán thành43 phẩm). Như vậy, việc thay đổi mẫu mã và chất lượng sản phẩm đã chiếm được niềm tin của người tiêu dùng. Đồng thời chính sách bán hàng của công ty khá hiệu quả. Tài sản dài hạn: Từ năm 2012 – 2014 tỷ trọng tài sản dài hạn trong trong tổng tài sản của công ty có xu hướng giảm dần. Đặc biệt năm 2014, tài sản dài hạn giảm rất nhanh, cụ thể giảm 43.587 triệu đồng (giảm 8,63%) so với năm 2013 và giảm 87.756 triệu đồng (giảm 15,99%) so với năm 2011. Điều này được phản ánh qua một số khoản mục như sau: - Các khoản phải thu dài hạn: đây là khoản mục chuyển từ phải thu ngắn hạn năm 2012 sang phải thu dài hạn năm 2013 và 2014. Đây là số tiền Công ty Cổ phần Viglacera Hạ Long đã chuyển cho Công ty cổ phần Viglacera Đông Triều để thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh số 01/2012/HĐHTKD ngày 15/05/2012. Hai bên cùng nhau hợp tác sản xuất kinh doanh Nhà máy Đông Triều 1 tại địa điểm xã Hồng Phong – huyện Đông Triều – tỉnh Quảng Ninh với mục đích sản xuất kinh doanh gạch ngói đất sét nung phục vụ chung cho nhu cầu thị trường. Tổng số vốn góp của các bên là 196.835 tỷ đồng, trong đó: Công ty Cổ phần Viglacera Đông Triều góp 176.835 tỷ đồng tương đương 89,8% tổng số vốn góp của các bên bằng tiền, tài sản, máy móc, quyền sử dụng đất; Công ty Cổ phần Viglacera Hạ Long góp 20 tỷ đồng tương đương 10,2% tổng số vốn góp của các bên bằng tiền. Công ty Cổ phần Viglacera Hạ Long chỉ nhận phân chia lợi nhuận khi liên doanh có lãi, theo đó Công ty không ghi nhận lợi nhuận từ hoạt động này nếu hoạt động liên doanh bị lỗ. Công ty thực hiện trích lập dự phòng cho số tiền đã góp dựa trên số lỗ lũy kế của hợp tác kinh doanh này và tỷ lệ phân chia lợi nhuận theo quy định. - Sự sụt giảm giá trị của tài sản dài hạn chủ yếu do các tài sản cố định của công ty đã hết thời gian khấu hao nhưng vẫn còn được tiếp tục sử dụng. Tính đến cuối năm 2014, nguyên giá TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng là 376.750 triệu đồng. Có thể nói công ty đang hạn chế đầu tư thiết bị máy móc và thu hẹp quy mô sản xuất.44 * So sánh cơ cấu tài sản với các công ty cùng ngành Bảng 3.2: Cơ cấu tài sản của Viglacera Hạ Long, Viglacera Từ Sơn, Viglacera Đông Anh và nhóm ngành đến thời điểm 31/12/2014 Chỉ tiêu Viglacera Hạ Long Viglacera Từ Sơn Viglacera Đông Anh Ngành Triệu đồng % Triệu đồng % Triệu đồng % Triệu đồng % A TÀI SẢN NGẮN HẠN 383.345 43,14 41.898 62,70 16.204 38,71 85.061.140 44,51 I Tiền và các khoản tương đương tiền 117.211 13,19 5.325 7,97 1.504 3,59 24.508.794 12,82 II Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 12.000 1,35 0 0,00 0 0,00 2.400.000 1,26 III Các khoản phải thu ngắn hạn 28.100 3,16 12.058 18,04 1.910 4,56 8.035.209 4,20 IV Hàng tồn kho 220.696 24,83 24.172 36,17 12.496 29,85 48.980.834 25,63 V Tài sản ngắn hạn khác 5.338 0,60 343 0,51 294 0,70 1.136.303 0,59 B TÀI SẢN DÀI HẠN 505.347 56,86 24.927 37,30 25.653 61,29 106.062.260 55,49 I Các khoản phải thu dài hạn 1.640 0,18 0 0,00 0 0,00 328.000 0,17 II Tài sản cố định 480.655 54,09 22.432 33,57 24.504 58,54 100.624.114 52,65 IV Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 2.062 0,23 1.113 1,67 0 0,00 635.333 0,33 V Tài sản dài hạn khác 20.990 2,36 1.382 2,07 1.149 2,75 4.474.814 2,34 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 888.692 100,00 66.825 100,00 41.857 100,00 191.123.400 100,00 (Nguồn: Tính toán của tác giả, theo BCTC năm 2014 - Viglacera Hạ Long, Viglacera Từ Sơn, Viglacera Đông Anh, nhóm ngành)45 Hình 3.4: Cơ cấu tài sản của Viglacera Hạ Long, Viglacera Từ Sơn, Viglacera Đông Anh, nhóm ngành tính đến thời điểm 31/12/2014 (Nguồn: Tính toán của tác giả, theo BCTC năm 2014 - Viglacera Hạ Long, Viglacera Từ Sơn, Viglacera Đông Anh, nhóm ngành) Qua bảng tổng hợp và biểu đồ cho thấy: Tỷ trọng tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản của Viglacera Hạ Long thấp hơn tỷ trọng tài sản dài hạn trên tổng tài sản, lý do cho việc thấp hơn này là do Viglacera Hạ Long đã tập trung đầu tư vào tài sản cố định và lĩnh vực đầu tư tài chính dài hạn. Tỷ trọng này gần như tương đương với Viglacera Đông Anh, mặc dù về mặt giá trị thì Viglacera Hạ Long lớn hơn gần 20 lần giá trị tài sản của Viglacera Đông Anh. Còn Viglacera Từ Sơn có tỷ trọng tài sản ngắn hạn cao hơn tài sản dài hạn trên tổng tài sản, lý do của việc cao hơn này là vì Viglacera Từ Sơn bị khách hàng chiếm dụng vốn khá lớn, khoản phải thu của khách hàng lên tới 12.058 triệu đồng tương đương 18,04% và hàng tồn kho chiếm tới 36,17% tổng tài sản. - Tỷ trọng tiền và tương đương tiền của Viglacera Hạ Long so với tổng tài sản cao hơn hẳn so với Viglacera Đông Anh và Viglacera Từ Sơn, nhưng đều thấp hơn so với ngành. Lý giải về điều này là do Viglacera Hạ Long có một khoản tiền tương46 đối lớn là 70.098.091.222 VND là tiền thu từ đợt phát hành cổ phiếu ra công chúng cho cổ đông hiện hữu. Số tiền này sẽ được công ty chi trả cổ tức cho các cổ đông khác trong năm 2015. - Về các khoản phải thu ngắn hạn, nhìn một cách tổng quát Viglacera Hạ Long so với Viglacera Đông Anh và Viglacera Từ Sơn thì khoản phải thu ngắn hạn của Viglacera Hạ Long là chấp nhận được. Lý do khoản phải thu của Viglacera Từ Sơn có tỷ trọng khá cao (18,04%) là do nguyên nhân khách quan. Khoản tiền mà Viglacera Từ Sơn ứng trước cho Công ty cổ phần Đầu tư và xây dựng Nhân Trí Việt để thực hiện hợp đồng “Thanh toán giá trị đầu tư Dự án Nhà máy sản xuất gạch Tuynel” từ ngày 15/10/2012 với mục tiêu đầu tư dự án nhà máy sản xuất gạch Tuynel tại Cụm công nghiệp Điềm Thụy – Phú Bình – Thái Nguyên với tổng giá trị hợp đồng là 23,5 tỷ đồng. Theo đó, Viglacera Từ Sơn mua lại mặt bằng đã san lấp và một số tài sản trên đất thuộc quyền sở hữu của Công ty Nhân Trí Việt theo giấy bàn giao ngày 24/10/2012. Tuy nhiên đến ngày 31/12/2014, các thủ tục pháp lý liên quan đến việc chuyển giao quyền sử dụng đất vẫn chưa hoàn thành, do vậy hai bên vẫn chưa tiến hành thanh lý hợp đồng. - Về tài sản cố định, Viglacera Hạ Long và Viglacera Từ Sơn đầu tư khá nhiều (>50%), giải thích cho lý do này là Viglacera Hạ Long và Viglacera Từ Sơn tập trung khá nhiều vào dây truyền sản xuất, máy móc thiết bị…Đây cũng là một cách đầu tư thông minh khi hiện nay thị trường có rất nhiều đối thủ cạnh tranh với nhiều mẫu mã đa dạng, chất lượng cao. Tuy nhiên theo nhận xét chung thì đầu tư quá lớn vào TSCĐ thì rủi ro kinh doanh sẽ cao.47  Tình hình về nguồn vốn của công ty Hình 3.5: Cơ cấu nguồn vốn của Công ty (Nguồn: Tính toán của tác giả, theo BCTC năm 2012, 2013, 2014 - Viglacera Hạ Long) Tổng nguồn vốn năm 2013 giảm so với năm 2012, tuy nhiên đến năm 2014 đã tăng trở lại. Có thể thấy năm 2013 là một năm kinh tế khó khăn không chỉ riêng Viglacera Hạ Long mà còn ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế. Tuy nhiên, công ty đã tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu lên từ 230.002 triệu đồng năm 2012, lên 271.300 triệu đồng năm 2013 và lên tới 407.212 triệu đồng năm 2014. Theo đó năm 2014 Viglacera Hạ Long đã phát hành thêm 7.000 cố phiếu phổ thông với mệnh giá lưu hành là 10.000 VND/Cổ phiếu với mục đích phát hành là huy động vốn tài trợ cho việc đầu tư Nhà máy sản xuất gạch Clinker tại Kim Sơn, Đông Triều, Quảng Ninh và giữ nguyên hình thức doanh nghiệp là Công ty cổ phần gạch Clinker Viglacera, Viglacera Hạ Long giữ cổ phần chi phối 99,9% vốn điều lệ. Các nhà đầu tư tham gia góp vốn bằng cổ phiếu vẫn giữ nguyên tỷ lệ góp vốn, chỉ tăng về phần giá trị vốn góp của mình. Cụ thể tính đến ngày 31/12/2014 Tổng Công ty Viglacera góp vốn 80.763.200.000 VND tương ứng với tỷ lệ vốn góp là 50,48%; Công ty TNHH Quản lý quỹ SSI góp 22.076.440.000 VND tương ứng 13,8%; các cổ đông khác48 năm giữ 35,72% tương ứng với giá trị là 57.160.360.000 VND. Đồng thời bằng những chính sách hiệu quả đã giảm nợ ngắn hạn từ 479.567 triệu đồng năm 2012 xuống còn 380.252 triệu đồng năm 2013 và xuống 361.722 triệu đồng năm 2014, nợ dài hạn có xu hướng giảm. Qua đây có thể thấy công ty đang có hướng phát triển tích cực và hiệu quả. * So sánh cơ cấu nguồn vốn với các công ty cùng nghành Bảng 3.3: Cơ cấu nguồn vốn của Viglacera Hạ Long, Viglacera Từ Sơn, Viglacera Đông Anh và nhóm ngành đến thời điểm 31/12/2014 Chỉ tiêu Viglacera Hạ Long Viglacera Từ Sơn Viglacera Đông Anh Ngành Triệu đồng % Triệu đồng % Triệu đồng % Triệu đồng % A NỢ PHẢI TRẢ 481.481 54,18 21.423 32,06 24.720 59,06 100.587.212 52,63 I Nợ ngắn hạn 361.722 40,70 21.423 32,06 24.597 58,76 76.635.412 40,10 II Nợ dài hạn 119.759 13,48 0 0,00 123 0,29 23.951.800 12,53 B VỐN CHỦ SỞ HỮU 407.212 45,82 45.403 67,94 17.137 40,94 90.536.589 47,37 I Vốn chủ sở hữu 407.067 45,81 45.403 67,94 17.137 40,94 90.507.589 47,36 C Lợi ích của cổ đông thiểu số 145 0,02 0 0,00 0 0,00 29.000 0,02 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 888.693 100,00 66.826 100,00 41.857 100,00 191.123.800 100,00 (Nguồn: Tính toán của tác giả, theo BCTC năm 2014 - Viglacera Hạ Long, Viglacera Từ Sơn, Viglacera Đông Anh, nhóm ngành)49 Hình 3.6: Cơ cấu nguồn vốn của Viglacera Hạ Long, Viglacera Từ Sơn, Viglacera Đông Anh, nhóm ngành tính đến thời điểm 31/12/2014 (Nguồn: Tính toán của tác giả, theo BCTC năm 2014 - Viglacera Hạ Long, Viglacera Từ Sơn, Viglacera Đông Anh, nhóm ngành) Theo bảng số liệu và biểu đồ cơ cấu nguồn vốn của 3 công ty và nhóm ngành có thể thấy rằng tỷ lệ nợ phải trả trên tổng nguồn vốn của Viglacera Từ Sơn và nhóm ngành có chính sách an toàn, chủ yếu sử dụng vốn chủ sở hữu cho hoạt động sản xuất kinh doanh nên có tỷ lệ nợ phải trả trên tổng nguồn vốn khá thấp (nhỏ hơn 40%). Còn Viglacera Hạ Long và Viglacera Đông Anh có tỷ lệ nợ phải trả trên tổng nguồn vốn đều cao (tương ứng với tỷ lệ 54,18% và 59,06%). Hai công ty này đều sử dụng đòn bảy tài chính là vay vốn của các ngân hàng cổ phần và các tổ chức tín dụng khác. Điều này có thể làm gia tăng rủi ro về hoạt động tài chính của công ty.  Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Nhìn vào bảng phân tích, cho thấy doanh thu và lợi nhuận liên tục tăng qua các năm nhưng tổng chi phí lại giảm. Lợi nhuận sau thuế năm 2012 chỉ là 318 triệu đồng, nhưng đến năm 2014 đã tăng gần gấp 262 lần đạt mức 83.457 triệu đồng. Lý giải về điều này ta sẽ đi phân tích cụ thể hơn.50 Bảng 3.4: Kết quả kinh doanh năm 2012 - 2014 của Viglacera Hạ Long Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2013 so với năm 2012 Năm 2014 so với năm 2013 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.228.211 1.261.575 1.441.087 Các khoản giảm trừ doanh thu 892 Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.227.319 100,00 1.261.575 100,00 1.441.087 100,00 34.256 102,79 179.512 114,23 Giá vốn hàng bán 1.015.646 82,75 995.926 78,94 1.145.180 79,47 (19.720) 98,06 149.254 114,99 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 211.673 17,25 265.648 21,06 295.906 20,53 53.975 125,50 30.258 111,39 Doanh thu hoạt động tài chính 1.093 0,09 2.334 0,19 1.944 0,13 1.241 213,54 (390) 83,29 Chi phí tài chính 89.874 7,32 64.884 5,14 25.096 1,74 (24.990) 72,19 (39.788) 38,68 - Trong đó: Chi phí lãi vay 89.717 7,31 46.451 3,68 25.036 1,74 (43.266) 51,78 (21.415) 53,90 Chi phí bán hàng 89.027 7,25 105.571 8,37 108.018 7,50 16.544 118,58 2.447 102,3251 Chi phí quản lý doanh nghiệp 33.525 2,73 33.110 2,62 60.434 4,19 (415) 98,76 27.324 182,52 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 340 0,03 64.417 5,11 104.302 7,24 64.077 18.946,18 39.885 161,92 Thu nhập khác 8.844 0,72 7.862 0,62 2.977 0,21 (982) 88,90 (4.885) 37,87 Chi phí khác 8.260 0,67 1.914 0,15 252 0,02 (6.346) 23,17 (1.662) 13,17 Lợi nhuận khác 583 0,05 5.948 0,47 2.725 0,19 5.365 1.020,24 (3.223) 45,81 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 923 0,08 70.365 5,58 107.027 7,43 69.442 7.623,51 36.662 152,10 Chi phí thuế TNDN hiện hành 605.207 49,31 19.907 1,58 23.818 1,65 (585.300) 3,29 3.911 119,65 Chi phí thuế TNDN hoãn lại - 0,00 (248) -0,02 - (248) Lợi nhuận sau thuế TNDN 318 0,03 50.459 4,00 83.457 5,79 50.141 15.867,61 32.998 165,40 Lợi nhuận sau thuế của cổ đông thiểu số - (68) -0,01 0,00 (68) 68 0,00 Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ 318 0,03 50.527 4,01 83.457 5,79 50.209 15.888,99 32.930 165,17 Lãi cơ bản trên cổ phiếu 35 0,00 5.614 0,44 9.273 0,64 5.579 16.040,00 3.659 165,18 (Nguồn: Tính toán của tác giả, trích Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2012, 2013, 2014 - Viglacera Hạ Long)52 * Về doanh thu của công ty Qua bảng phân tích số liệu cho thấy doanh thu thuần của công ty trong 3 năm liên tục tăng. Cụ thể năm 2012 doanh thu thuần là 1.227.319 triệu đồng, sang năm 2013 doanh thu thuần là 1.261.575 triệu đồng tăng 2,79%. Sang năm 2014, doanh thu thuần là 1.441.087 triệu đồng tăng 14,23% tương mức là 179.152 triệu đồng. Doanh thu thuần của công ty chủ yếu từ hoạt động sản xuất và cung cấp các sản phẩm chính của Công ty là các loại gạch xây và được phân theo dây chuyền công nghệ sản xuất (hệ Tuynel và hệ lò đứng) bao gồm: gạch rỗng hai lỗ, bốn lỗ, sáu lỗ, gạch đặc và gạch men tách...Có thể nói công ty có chỗ đứng nhất định trong phân khúc vật liệu xây dựng. Tình hình tiêu thụ trong nước và xuất khẩu tăng đều qua 3 năm. Điều đó chứng tỏ công ty đã không ngừng đàm phán, tìm kiếm mở rộng các mối quan hệ nhằm tăng doanh thu, đồng thời thể hiện chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp ngày càng nâng cao, tạo dựng uy tín trên thị trường. Tuy nhiên mức tăng doanh thu thuần không cao và doanh thu hoạt động xuất khẩu chiếm tỷ trọng không đáng kể. Công ty Viglacera Hạ Long nên có những chính sách marketting cùng với các chương trình quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm tìm kiếm các thị trường mới và cải tiến chất lượng sản phẩm để có thể tiếp cận với các thị trường khó tính hơn để có thể nâng cao giá trị doanh thu thuần. * Về chi phí của công ty - Giá vốn hàng bán của công ty cao, đều chiếm giữ 80% doanh thu, tuy nhiên tốc độ tăng giá vốn cũng giảm dần từ 82,75% năm 2012, xuống còn 79,47% năm 2014. Điều này cho thấy công ty đã có những chính sách tiết kiệm hợp lý, đã áp dụng những công nghệ hiện đại vào sản xuất, không ngừng cải thiện để nâng cao doanh thu. - Bên cạnh đó, tổng chi phí kinh doanh của công ty tăng nhẹ. Năm 2012, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp là 122.552 triệu đồng, chiếm 9,99%53 so với doanh thu thuần; sang năm 2013 tăng lên 138.681 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 10,99% so với doanh thu thuần và đến năm 2014 thì tổng chi phí chiếm tới 168.453 triệu đồng chiếm 11,69% doanh thu thuần. Mặc dù tổng chi phí kinh doanh qua 3 năm có tăng nhưng qua số liệu phân tích cho thấy mức tăng của tổng chi phí kinh doanh chậm hơn so với mức tăng của doanh thu. Đây là dấu hiệu tốt cho thấy công ty đã có những cải tiến vượt bậc trong việc lập kế hoạch đưa ra các phương án bán hàng tối ưu là hợp lý, tiết kiệm đáng kể được các khoản chi phí nhưng vẫn tăng được doanh thu. * Về lợi nhuận của công ty Qua số liệu phân tích trên cho thấy, lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty tăng đều qua các năm. Cụ thể năm 2013 tăng 53. 975 triệu đồng tương ứng 25,5% so với năm 2012; năm 2014 tăng 30.258 triệu đồng hay 11,39% so với năm 2013. Các khoản lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh và tổng lợi nhuận kế toán đều tăng nhanh. Nếu như năm 2012, lợi nhuận sau thuế là 318 triệu đồng thì đến năm 2013 lợi nhuận đã tăng vượt bậc là 50.459 triệu đồng (gấp 159 lần năm 2012); năm 2014 lợi nhuận đạt 83.457 triệu đồng (tăng gần gấp đôi năm 2013). Điều này cho thấy công ty có một chính sách bán hàng linh hoạt, quan tâm, chăm sóc khách hàng và với hệ thống đại lý tiêu chuẩn phủ rộng. Đồng thời với những quyết sách, giải pháp đúng đắn đã giúp công ty tiết giảm đáng kể (từ chi phí nguyên nhiên vật liệu, chi phí quản lý, chi phí tài chính…), hạ giá thành sản phẩm đã khiến cho lợi nhuận của công ty tăng vọt và đạt được sự ổn định. * So sánh kết quả hoạt động kinh doanh với nhóm ngành và các công ty trong ngành54 Bảng 3.5: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh của của Viglacera Hạ Long, Viglacera Từ Sơn, Viglacera Đông Anh và nhóm ngành đến thời điểm 31/12/2014 Chỉ tiêu Viglacera Hạ Long Viglacera Từ Sơn Viglacera Đông Anh Ngành Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.441.087 53.293 41.592 307.194.400 Các khoản giảm trừ doanh thu 0,68 Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.441.087 100,00 53.293 100,00 41.592 100,00 307.194.400 100,00 Giá vốn hàng bán 1.145.180 79,47 43.274 81,20 35.947 86,43 244.880.200 79,72 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 295.906 20,53 10.019 18,80 5.644 13,57 62.313.800 20,28 Doanh thu hoạt động tài chính 1.944 0,13 336 0,63 67 0,16 469.400 0,15 Chi phí tài chính 25.096 1,74 1.420 2,66 626 1,51 5.428.400 1,77 - Trong đó: Chi phí lãi vay 25.036 1,74 1.182 2,22 626 1,51 5.368.800 1,75 Chi phí bán hàng 108.018 7,50 1.427 2,68 1.370 3,29 22.163.000 7,21 Chi phí quản lý doanh nghiệp 60.434 4,19 6.788 12,74 2.907 6,99 14.025.800 4,57 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 104.302 7,24 719 1,35 809 1,95 21.166.000 6,89 Thu nhập khác 2.977 0,21 875 1,64 25 0,06 775.400 0,2555 Chi phí khác 252 0,02 862 1,62 178 0,43 258.400 0,08 Lợi nhuận khác 2.725 0,19 13 0,02 (153) -0,37 517.000 0,17 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 107.027 7,43 732 1,37 656 1,58 21.683.000 7,06 Chi phí thuế TNDN hiện hành 23.818 1,65 0,00 - 0,00 4.763.600 1,55 Chi phí thuế TNDN hoãn lại (248) -0,02 0,00 - 0,00 (49.600) -0,02 Lợi nhuận sau thuế TNDN 83.457 5,79 732 1,37 656 1,58 16.969.000 5,52 Lợi nhuận sau thuế của cổ đông thiểu số 0,00 0,00 0,00 - 0,00 Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ 83.457 5,79 0,00 0,00 16.691.400 5,43 Lãi cơ bản trên cổ phiếu 0,009273 0,00 0,000366 0,00 0,000653 0,00 0,00125 0,00 (Nguồn: Trích Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2012, 2013, 2014 - Viglacera Hạ Long Viglacera Từ Sơn, Viglacera Đông Anh, nhóm ngành)56 Nhìn vào bảng số liệu cho thấy doanh thu thuần của Viglacera Hạ Long gấp 27 lần doanh thu thuần của Viglacera Từ Sơn và gấp 34,65 lần Viglacera Đông Anh. Lợi nhuận sau thuế của Viglacera Hạ Long cũng cao hơn nhiều lần so với Viglacera Từ Sơn và Viglacera Đông Anh. Có thể nói rằng các sản phẩm của Viglacera Hạ Long vẫn tiếp tục thống trị thị trường và tăng trưởng nhanh hơn tốc độ trung bình thị trường. Với nhiều sản phẩm mẫu mã đa dạng, chất lượng bảo đảm Viglacera Hạ Long luôn có doanh thu vượt trội hơn so với các công ty khác. Tổng doanh thu của Viglacera Hạ Long liên tục tăng qua các năm mặc dù có những tác động tiêu cực về lạm phát, suy thoái kinh tế nhưng sản lượng tiêu thụ của Viglacera Hạ Long vẫn tăng trưởng và chiếm lĩnh thị trường. Xét về tỷ trọng giá vốn hàng bán chiếm trong tổng doanh thu thuần thì Viglacera Đông Anh là công ty có tỷ trọng cao nhất chiếm tới 86,43%, sau đó đến Viglacera Từ Sơn chiếm 81,20%, Viglacera Hạ Long chiếm 79,47%, điều này chứng tỏ Viglacera Đông Anh chưa có những giải pháp làm giảm giá vốn hàng bán. Thị trường của Viglacera Đông Anh chưa được mở rộng, vẫn hạn chế trong quy mô nhỏ với số lượng ít. Trong tương lai, Viglacera Đông Anh nên có những chính sách khuyến mãi, kích cầu tiêu dùng, từ đó sẽ tăng lợi nhuận thúc đẩy hoạt động kinh doanh phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên khi so sánh với ngành thì giá vốn của ba công ty đều cao và sấp xỉ bằng nhóm ngành. Do vậy, các công ty cần xem xét lại các yếu tố chi phí đầu vào sao cho phù hợp, tiết kiệm tối đa mà không ảnh hưởng đến sản phẩm đầu ra. Xét về tổng chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh, nhìn vào bảng số liệu cho thấy tỷ trọng chi phí kinh doanh của Viglacera Đông Anh thấp hơn hai công ty còn lại và thấp hơn trung bình ngành. Điều này chứng tỏ Viglacera Đông Anh đã có những biện pháp tiết kiệm triệt để các khoản chi phí kinh doanh; tuy nhiên điều này cũng khiến cho việc đầu tư vào chi phí quảng bá thương hiệu, giới thiệu các sản phẩm của Viglacera Đông Anh đến người tiêu dùng bị hạn chế, Viglacera Đông Anh nên có những chiến lược phát triển mới, lâu dài để có thể nâng cao lợi nhuận của công ty.57 3.2.2 Phân tích các nhóm hệ số  Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán Bảng 3.6: Chỉ tiêu về khả năng thanh toán giai đoạn năm 2012 - 2014 của Viglacera Hạ Long STT Chỉ tiêu Công thức Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 1 Hệ số thanh toán tổng quát Tổng tài sản 862.197.960.432 1,36 802.689.209.899 1,60 888.692.746.950 1,85 Tổng nợ phải trả 632.196.208.094 502.720.934.711 481.480.279.210 2 Hệ số thanh toán ngắn hạn Tài sản ngắn hạn 269.094.794.452 0,56 253.754.978.210 0,67 383.345.479.476 1,06 Nợ ngắn hạn 479.567.621.755 380.252.495.666 361.721.634.116 3 Hệ số thanh toán nhanh TSNH - HTK 52.253.220.614 0,11 48.020.484.442 0,13 162.649.261.786 0,45 Nợ ngắn hạn 479.567.621.755 380.252.495.666 361.721.634.116 4 Tỷ lệ Nợ phải trả/ Vốn chủ sở hữu Nợ phải trả 632.196.208.094 2,75 502.720.934.711 1,85 481.480.279.210 1,18 Vốn chủ sở hữu 230.001.752.338 271.299.296.724 407.067.467.740 (Nguồn: Tính toán của tác giả, theo BCTC năm 2012, 2013, 2014 - Viglacera Hạ Long)58 Tình hình tài chính của Công ty được thể hiện khá rõ nét qua các chỉ tiêu về khả năng thanh toán của công ty, cụ thể là: - Khả năng thanh toán tổng quát của Công ty có mức tăng trưởng đều lớn (lớn hơn 1) được đánh giá là rất an toàn. Đây là một trong những tiêu chí rất quan trọng được sử dụng để đánh giá rủi ro tài chính của một công ty và cũng là khả năng của công ty khi đi vay có thể hoàn trả cả gốc lẫn lãi của một khoản nợ. Tuy nhiên công ty nên duy trì khả năng thanh toán ở mức vừa phải, an toàn để đủ đảm bảo thanh toán tốt, tránh để bị ứ đọng vốn hoặc giảm hiệu quả sử dụng vốn. - Hệ số thanh toán ngắn hạn của Công ty năm 2014 đã được cải thiện đáng kể (lớn hơn 1). Điều này chứng tỏ giá trị tài sản ngắn hạn hiện hành của công ty lớn hơn giá trị nợ ngắn hạn hay nói cách khác là tài sản lưu động của công ty đủ đảm bảo cho việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, đây là biểu hiện khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty trong tình trạng tốt. - Tỷ số khả năng thanh toán nhanh qua các năm của công ty phản ánh việc công ty có thể thanh toán được các khoản nợ bằng tài sản ngắn hạn có thể chuyển thành tiền một cách nhanh chóng nhất. Chỉ số này tương tự như thanh toán hiện thời, nếu chỉ số này cao thể hiện khả năng thanh toán nhanh của công ty tốt nhưng nếu quá cao sẽ là một biểu hiện không tốt khi đánh giá về khả năng sinh lời.Qua 3 năm chỉ số này đều nhỏ hơn 1, điều đó chứng tỏ công ty đã có các chính sách cải thiện giảm hàng tồn kho, giảm các khoản phải thu. Tỷ số này không ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của công ty nhưng nó sẽ là chỉ tiêu mà các nhà đầu tư đưa ra để đánh giá khi cho vay ngắn hạn và đầu tư vào công ty. - Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu của công ty qua 3 năm đều lớn hơn 1. Điều này chứng tỏ công ty phụ thuộc nhiều vào huy động vốn bằng vay nợ và công ty sẽ chịu rủi ro cao trong tài chính. Qua hệ số này có thể giúp nhà đầu tư có một cái nhìn khái quát về sức mạnh tài chính, cấu trúc tài chính của công ty và làm thế nào công ty có thể chi trả cho các hoạt động của mình. Tóm lại, hệ số thanh toán dùng để đánh giá khả năng thanh toán, chi trả nợ của công ty trong thời gian ngắn hạn của công ty. Qua phân tích các hệ số cho thấy tuy còn một vài nhân tố cần điều chỉnh nhưng khả năng thanh toán chung của công ty được đánh giá là tốt và an toàn.59 * So sánh nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán với nhóm ngành và các công ty trong ngành Bảng 3.7: Chỉ tiêu về khả năng thanh toán của Viglacera Hạ Long, Viglacera Từ Sơn, Viglacera Đông Anh và nhóm ngành năm 2014 STT Chỉ tiêu Công thức Viglacera Hạ Long Viglacera Từ Sơn Viglacera Đông Anh Ngành 1 Hệ số thanh toán tổng quát Tổng tài sản 888.692.746.950 1,85 66.825.450.695 3,12 41.857.051.367 1,69 191.123.400.000.000 1,90 Tổng nợ phải trả 481.480.279.210 21.422.825.901 24.720.192.758 100.587.212.000.000 2 Hệ số thanh toán ngắn hạn Tài sản ngắn hạn 383.345.479.476 1,06 41.898.523.479 1,96 16.203.296.374 0,66 85.061.140.000.000 1,11 Nợ ngắn hạn 361.721.634.116 21.422.825.901 24.597.117.758 76.635.412.000.000 3 Hệ số thanh toán nhanh TSNH – HTK 162.649.261.786 0,45 16.911.080.727 0,79 3.707.705.386 0,15 36.080.306.000.000 0,47 Nợ ngắn hạn 361.721.634.116 21.422.825.901 24.597.117.758 76.635.412.000.000 4 Hệ số thanh toán lãi vay Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) 320.942.275.591 12,82 11.200.671.552 9,48 6.270.714.380 10,01 67.682.600.000.000 12,61 Chi phí lãi vay 25.035.811.045 1.181.649.083 626.345.629 5.368.800.000.000 5 Tỷ lệ Nợ phải trả/ Vốn chủ sở hữu Nợ phải trả 481.480.279.210 1,18 21.422.825.901 0,47 24.720.192.758 1,44 100.587.212.000.000 1,11 Vốn chủ sở hữu 407.067.467.740 45.402.624.794 17.136.858.609 90.507.589.000.000 (Nguồn: Tính toán của tác giả, theo BCTC năm 2014 - Viglacera Hạ Long, Viglacera Từ Sơn, Viglacera Đông Anh, nhóm ngành)60 Khi so sánh nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán với nhóm ngành và các công ty trong ngành, ta có bảng số liệu sau: Hình 3.7: Chỉ tiêu về khả năng thanh toán của Viglacera Hạ Long, Viglacera Từ Sơn, Viglacera Đông Anh và nhóm ngành năm 2014 (Nguồn: Tính toán của tác giả, theo BCTC năm 2014 - Viglacera Hạ Long, Viglacera Từ Sơn, Viglacera Đông Anh, nhóm ngành) - Nhìn vào hệ số thanh toán tổng quát cho thấy Viglacera Từ Sơn là công ty có khả năng chi trả cao nhất ( hệ số này đạt 3,12), tuy nhiên hệ số này cao quá sẽ là một biểu hiện không tốt khi đánh giá về khả năng sinh lời. Các hệ số của Viglacera Hạ Long và Viglacera Đông Anh xấp xỉ hệ số của ngành. - Về hệ số thanh toán ngắn hạn và hệ số thanh toán nhanh, nhìn vào bảng phân tích trên cho thấy Viglacera Từ Sơn là công ty có khả năng thanh toán nợ ngắn hạn khá tốt, điều này chứng tỏ ban lãnh đạo công ty đã rất chú trọng đến vấn đề này. - Về hệ số thanh toán lãi vay, các công ty đều có khả năng cao trong việc thanh toán lãi vay nhưng Viglacera Hạ Long là công ty có khả năng cao hơn cả. dz  Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài chính61 Bảng 3.8: Chỉ tiêu về cơ cấu tài chính giai đoạn năm 2012 - 2014 của Viglacera Hạ Long STT Chỉ tiêu Công thức Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 1 Hệ số nợ Tổng nợ phải trả 632.196.208.094 0,73 502.720.934.711 0,63 481.480.279.210 0,54 Tổng nguồn vốn 862.197.960.432 802.689.209.899 888.692.746.950 2 Hệ số tự tài trợ Vốn chủ sở hữu 230.001.752.338 0,27 271.299.296.724 0,34 407.067.467.740 0,46 Tổng tài sản 862.197.960.432 802.689.209.899 888.692.746.950 3 Hệ số đầu tư vào TSCĐ TSCĐ và đầu tư dài hạn 581.322.318.419 0,67 533.258.563.998 0,66 482.717.389.018 0,54 Tổng tài sản 862.197.960.432 802.689.209.899 888.692.746.950 4 Hệ số đầu tư vào TSLĐ TSLĐ và đầu tư ngắn hạn 280.875.642.013 0,33 269.430.645.901 0,34 405.975.357.932 0,46 Tổng tài sản 862.197.960.432 802.689.209.899 888.692.746.950 5 Cơ cấu tài sản Tài sản lưu động 280.875.642.013 0,55 269.430.645.901 0,51 405.975.357.932 0,80 Tài sản cố định 513.002.984.377 531.196.563.998 505.347.267.474 (Nguồn: Tính toán của tác giả, theo BCTC năm 2012, 2013, 2014 - Viglacera Hạ Long)62 Qua bảng phân tích số liệu trên cho thấy: * Về hệ số nợ và hệ số tự tài trợ vốn: Đòn bảy tài chính là mức độ sử dụng nợ để tài trợ cho hoạt động của công ty. Nó có tính hai mặt, một mặt nó giúp gia tăng lợi nhuận cho cổ đông, mặt khác nó gia tăng thêm rủi ro cho công ty. Do đó, quản lý nợ cũng quan trọng như quản lý tài sản. Qua bảng tính toán trên cho thấy hệ số nợ và hệ số tự tài trợ của công ty qua 3 năm đều rất tốt. Cụ thể năm 2012 thì trong một đồng vốn kinh doanh thì có 0,7332 đồng được hình thành từ nợ phải trả và 26,68 đồng được hình thành từ vốn chủ sở hữu. Năm 2013, một đồng vốn kinh doanh có 0,6263 đồng được hình thành từ nợ phải trả và 0,338 đồng được hình thành từ vốn chủ sở hữu. Đến năm 2014 thì một đồng vốn kinh doanh có 0,5418 đồng được hình thành từ nợ phải trả và 0,4581 đồng được hình thành từ vốn chủ sở hữu. Hệ số này giảm đi là do đến năm 2014 tài sản của công ty tăng lên 12,98% và các khoản nợ phải trả giảm đi 34,39% so với năm 2012, chứng tỏ công ty có khả năng tự chủ tài chính, vay ít và khả năng trả nợ cao, không bị ràng buộc hoặc sức ép của các khoản nợ vay và điều này cũng có nghĩa công ty hiện đang tận dụng rất tốt các khoản nợ làm đòn bảy tài chính, thúc đẩy gia tăng khả năng sinh lợi cho cổ đông. *Về hệ số đầu tư vào tài sản lưu động, hệ số đầu tư vào tài sản cố định và cơ cấu tài sản: Qua phân tích số liệu về bố trí cơ cấu vốn có thể đánh giá trình độ sử dụng vốn của doanh nghiệp, tỷ số này sẽ trả lời câu hỏi “trong một đồng vốn mà doanh nghiệp hiện đang sử dụng có bao nhiêu đầu tư vào tài sản lưu động, bao nhiêu đầu tư vào tài sản cố định?”. Cơ cấu tài sản (tỷ lệ giữa tài sản lưu động và tài sản cố định) qua 3 năm của Viglacera Hạ Long giao động từ 0,55 đến 0,80. Cụ thể là tính đến hết năm 2012, tài sản lưu động gấp 0,55 lần tài sản cố định của công ty. Năm 2013 thì tỷ lệ này có giảm đôi chút là trong một đồng vốn kinh doanh thì công ty dành 0,51 đồng hình thành tài sản lưu động và 0,49 đồng hình thành tài sản cố định. Năm 2014, việc tập trung đầu tư vẫn dành cho tài sản lưu động tức là có 0,8 đồng hình thành tài sản lưu động thì có 0,2 đồng hình thành tài sản cố định. Tỷ lệ này là do năm 2014, công ty có một số tài sản cố định vừa hết khấu hao nhưng chưa thanh lý và vẫn đang tiếp tục sử dụng.63 Tóm lại, công ty bố trí cơ cấu vốn và tài sản càng hợp lý bao nhiêu thì hiệu quả sử dụng càng tối đa hóa bấy nhiêu. Nếu cơ cấu tài sản và nguồn vốn không hợp lý sẽ làm mất cân đối giữa TSLĐ và TSCĐ, hiệu quả sử dụng vốn thấp, dẫn tới tình trạng thừa hoặc thiếu một loại tài sản nào đó khiến công ty không đạt hiệu quả hoạt động tối ưu.64 * So sánh nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài chính với nhóm ngành và các công ty trong ngành Bảng 3.9: Chỉ tiêu về cơ cấu tài chính năm 2014 của Viglacera Hạ Long, Viglacera Từ Sơn, Viglacera Đông Anh và nhóm ngành STT Chỉ tiêu Công thức Viglacera Hạ Long Viglacera Từ Sơn Viglacera Đông Anh Ngành 1 Hệ số nợ Tổng nợ phải trả 481.480.279.210 54,18 21.422.825.901 32,06 24.720.192.758 59,06 100.587.212.000.000 52,63 Tổng nguồn vốn 888.692.746.950 66.825.450.695 41.857.051.367 191.123.400.000.000 2 Hệ số tự tài trợ Vốn chủ sở hữu 407.067.467.740 45,81 45.402.624.794 67,94 17.136.858.609 40,94 90.507.589.000.000 47,36 Tổng tài sản 888.692.746.950 66.825.450.695 41.857.051.367 191.123.400.000.000 3 Hệ số đầu tư vào TSCĐ TSCĐ và đầu tư dài hạn 482.717.389.018 0,54 23.128.250.132 0,35 24.504.362.582 0,59 101.277.447.000.000 0,53 Tổng tài sản 888.692.746.950 66.825.450.695 41.857.051.367 191.123.400.000.000 4 Hệ số đầu tư vào TSLĐ TSLĐ và đầu tư ngắn hạn 405.975.357.932 0,46 43.697.200.563 0,65 17.352.688.785 0,41 89.845.953.000.000 0,47 Tổng tài sản 888.692.746.950 66.825.450.695 41.857.051.367 191.123.400.000.000 5 Cơ cấu tài sản Tài sản lưu động 405.975.357.932 0,80 43.697.200.563 1,95 17.352.688.785 0,71 89.845.953.000.000 0,89 Tài sản cố định 505.347.267.474 22.431.954.406 24.504.362.582 100.624.114.000.000 (Nguồn: Tính toán của tác giả, theo BCTC năm 2014 - Viglacera Hạ Long, Viglacera Từ Sơn, Viglacera Đông Anh, nhóm ngành)65  Nhóm chỉ tiêu về khả năng hoạt động Bảng 3.10: Chỉ tiêu về khả năng hoạt động giai đoạn năm 2012 - 2014 của Viglacera Hạ Long STT Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 1 Số vòng quay hàng tồn kho 5,66 5,97 6,76 2 Số ngày của một vòng quay hàng tồn kho 63,60 60,29 53,26 3 Vòng quay khoản phải thu 30,52 52,06 51,28 4 Kỳ thu tiền bình quân 11,80 6,92 7,02 5 Vòng quay tài sản lưu động 4,37 4,68 3,55 6 Số ngày của một vòng quay TSLĐ 82 77 101 7 Vòng quay tài sản cố định 2,39 2,37 3,00 8 Số ngày một vòng quay TSCĐ 150,48 151,58 120,07 9 Vòng quay tổng tài sản 1,42 1,57 1,62 10 Số ngày một vòng quay tổng tài sản 252,90 229,05 222,01 (Nguồn: Tính toán của tác giả, theo BCTC năm 2012, 2013, 2014 - Viglacera Hạ Long) Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy: * Về vòng quay hàng tồn kho: Đánh giá về chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho là một trong những yếu tố rất quan trọng của một công ty. Hàng tồn kho của công ty chủ yếu bao gồm 02 mục chính: nguyên liệu và thành phẩm tồn kho, và chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Các sản phẩm của Viglacera Hạ Long cũng mang tính mùa vụ cao. Do thời điểm kết thúc năm dương lịch là thời điểm cuối mùa xây dựng do đó việc tiêu thụ thành phẩm cũng bị chững lại vì vậy thành phẩm tồn kho chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng tài sản công ty. Qua bảng 3.9, ta thấy vòng quay hàng tồn kho qua các năm 2012, 2013, 2014 lần lượt tăng là: 5,66 vòng tương ứng số ngày tồn kho là 63,6 ngày; 5,97 vòng tương ứng số ngày tồn kho là 60,29 ngày; 6,76 vòng tương ứng số ngày tồn kho là66 53,26 ngày. Số ngày của một vòng quay hàng tồn kho lần lượt giảm điều này cho thấy Viglacera Hạ Long đã chú trọng đến phương hướng và chiến lược sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm của công ty. Tuy nhiên công ty cũng cần phải có kế hoạch và điều chỉnh giá trị hàng tồn kho khi mùa vụ bước vào giai đoạn tiêu thụ chậm để tránh rủi ro khi hàng tồn kho để lâu dẫn đến giảm giá trị hàng hóa. * Về vòng quay khoản phải thu: Song song với sự khả quan về hệ số vòng quay hàng tồn kho thì hệ số vòng quay khoản phải thu cũng có xu hướng ngày càng tốt lên. Năm 2012 vòng quay khoản phải thu là 30,52 vòng có nghĩa là kỳ thu tiền bình quân của Viglacera Hạ Long là 11,8 ngày; sang đến năm 2013 số vòng quay khoản phải thu tăng lên 52,06 vòng; năm 2014 số vòng quay có giảm đi đôi chút là 51,28 vòng. Điều có nghĩa là năm 2013 và 2014, chỉ mất xấp xỉ 7 ngày thì công ty thu được khoản phải thu. Điều đó cho thấy mức độ bị khách hàng chiếm dụng vốn của công ty đã giảm xuống và điều này cũng có tác động tích cực đến hoạt động của công ty nói chung và đến lợi nhuận trong những năm tiếp theo của công ty nói riêng. * Về vòng quay tài sản lưu động và vòng quay tài sản cố định Hệ số vòng quay tài sản lưu động của Viglacera Hạ Long ở mức thấp và có xu hướng giảm. Trung bình trong năm 2014 cứ mỗi đồng đầu tư vào tài sản lưu động doanh nghiệp tạo ra được 3,55 đồng doanh thu. Bên cạnh đó, tỷ số vòng quay tài sản cố định của công ty qua 3 năm lại có xu hướng tăng. Vòng quay tài sản cố định của công ty năm 2014 cho biết mỗi đồng đầu tư vào tài sản cố định của doanh nghiệp tạo ra được 3 đồng doanh thu. Như vậy vòng quay tài sản cố định đã tăng 0,62 vòng so với năm trước. Điều đó phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty khá tốt. Công ty đã cải tiến, khai thác tối đa công suất của tài sản cố định. Nếu như so sánh giữa tỷ số vòng quay tài sản cố định và tài sản lưu động, tức là so sánh hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn của công ty theo công thức trên thì chúng ta dễ dàng nhận ra rằng: hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của công ty tốt hơn so với tài sản cố định. Đó không phải là do tài sản cố định của công ty hoạt động không hiệu quả mà là do tốc độ tăng doanh thu lớn hơn nhiều tốc67 độ tăng tài sản có định của công ty. * Về vòng quay tổng tài sản: Qua 3 năm, vòng quay tổng tài sản của Viglacera Hạ Long liên tục tăng. Cụ thể năm 2012 là 1,42 vòng; sang năm 2013 là 1,57 vòng tăng 0,15 vòng; đến năm 2014 vòng quay này là 1,62 vòng và tiếp tục tăng 0,05 vòng so với năm 2013. Nhìn chung nhóm tỷ số phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản đều có xu hướng tăng lên qua các năm, tình hình sử dụng tài sản của công ty đang hiệu quả. Tuy nhiên công ty cần chú trọng đến tỷ trọng và cơ cấu tài sản để tiếp tục nâng cao hiệu quả sử dụng từng loại tài sản nói riêng và tổng tài sản nói chung nhằm mang đạt lợi nhuận cao nhất trong những năm hoạt động tiếp theo.  Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lợi Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy: Tỷ suất sinh lợi (ROA) của Viglacera Hạ Long liên tục tăng, cụ thể năm 2012 là 0,037% sang năm 2013 tăng lên 6,286% và tiếp tục tăng mạnh lên 9,391% vào năm 2014. Điều này có nghĩa là trong năm 2014, khi doanh nghiệp bỏ ra 100 đồng vốn đầu tư vào tài sản thì thu được 9,391 đồng lợi nhuận sau thuế. Công ty làm ăn có lãi và số lãi này khá cao (phần lãi bẳng 9,391% bình quân tổng tài sản) Chỉ tiêu tỷ suất sinh lợi nhuận của vốn chủ sở hữu (ROE) đo lường khả năng sinh lợi trên một đồng vốn cổ phần phổ thông. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng hiệu quả sử dụng hiệu quả vốn chủ sở hữu, do đó hấp dẫn các nhà đầu tư. Theo số liệu phân tích ở trên thì tỷ suất sinh lợi nhuận của vốn chủ sở hữu của Viglacera Hạ Long tăng nhanh qua các năm, từ 0,138 năm 2012 lên 18,599% năm 2013 và tiếp tục tăng mạnh lên 20,502% năm 2014. Điều này cho thấy Viglacera Hạ Long đã sử dụng rất hiệu quả nguồn vốn chủ sở hữu của mình. Trong năm 2014 cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thì công ty thu được 20,502 đồng lợi nhuận sau thuế.68 Bảng 3.11: Chỉ tiêu về khả năng sinh lợi giai đoạn 2012 - 2014 của Viglacera Hạ Long Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 1. Tổng tài sản 862.197.960.432 802.689.209.899 888.692.746.950 2, Vốn chủ sở hữu 230.001.752.338 271.299.296.724 407.067.467.740 3, Doanh thu thuần 1.227.318.866.512 1.261.574.724.874 1.441.086.036.799 4. Lợi nhuận trước thuế 922.889.560 70.365.241.380 107.027.032.865 5. Chi phí lãi vay 89.717.065.171 46.451.151.520 25.035.811.045 6. Lợi nhuận sau thuế 317.682.550 50.458.593.450 83.456.728.807 7. lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) 211.672.857.702 265.648.246.769 295.906.464.546 8, Tỷ suất sinh lợi của tài sản (ROA) Lợi nhuận sau thuế 0,037 6,286 9,391 Tổng tài sản bình quân 9, Tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE) Lợi nhuận sau thuế 0,138 18,599 20,502 Vốn chủ sở hữu bình quân 10, Tỷ suất lợi nhuận doanh thu (ROS) Lợi nhuận sau thuế 0,026 4,000 5,791 Doanh thu thuần 11, Tỷ số sức sinh lời căn bản (BEP) EBIT 24,550 33,095 33,297 Tổng tài sản bình quân (Nguồn: Tính toán của tác giả, theo BCTC năm 2012, 2013, 2014 - Viglacera Hạ Long)69 Tỷ suất lợi nhuận doanh thu của Viglacera Hạ Long qua 3 năm cũng tăng nhanh, cụ thể là năm 2012 ROS là 0,026%, sang năm 2013 tăng lên 4% và đến năm 2014 tăng lên 5,791%. Điều này đồng nghĩa với việc trong kỳ cứ 100 đồng doanh thu thuần được tạo ra trong kỳ thì công ty thu được 5,791 đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này khá cao và có xu hướng tăng. Tỷ suất sức sinh lời căn bản (BEP): tỷ số này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp kinh doanh càng có lãi. Tỷ số mang giá trị âm là doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ. Theo số liệu phân tích ở trên thì tỷ suất sinh lời căn bản của Viglacera Hạ Long qua 3 năm cũng tăng nhanh. Nhìn chung, năm 2014 hoạt động kinh doanh của công ty khá hiệu quả. Khi so sánh các chỉ tiêu về khả năng sinh lợi của công ty ta có bảng số liệu sau: Hình 3.8: Chỉ tiêu về khả năng sinh lợi giai đoạn 2012 – 2014 của Viglacera Hạ Long (Nguồn: Tính toán của tác giả, theo BCTC năm 2012, 2013, 2014 - Viglacera Hạ Long)70 Nhìn vào biểu đồ có thể thấy các tỷ số trên đều tăng mạnh vào năm 2014. Điều này phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tổng hợp của Viglacera Hạ Long khá tốt. Có thể thấy sự đầu tư của công ty trong thời gian này đã mang đến những hiệu quả tích cực. Công ty đã có những điều chỉnh đúng hướng và hợp lý với cơ cấu tăng trưởng và sử dụng tài sản, nguồn vốn. Từ đó nâng cao khả năng sinh lời của doanh nghiệp. * So sánh các chỉ tiêu về khả năng sinh lợi với các công ty trong ngành và nhóm ngành:71 Bảng 3.12: Chỉ tiêu về khả năng sinh lợi năm 2014 của Viglacera Hạ Long Viglacera Từ Sơn, Viglacera Đông Anh và nhóm ngành Chỉ tiêu Viglacera Hạ Long Viglacera Từ Sơn Viglacera Đông Anh Ngành 1. Tổng tài sản 888.692.746.950 66.825.450.695 41.857.051.367 191.123.400.000.000 2, Vốn chủ sở hữu 407.067.467.740 45.402.624.794 17.136.858.609 90.507.589.000.000 3, Doanh thu thuần 1.441.086.036.799 53.293.244.884 41.591.732.635 307.194.400.000.000 4. Lợi nhuận trước thuế 107.027.032.865 732.151.849 655.761.984 21.683.000.000.000 5. Chi phí lãi vay 25.035.811.045 1.181.649.083 626.345.629 5.368.800.000.000 6. Lợi nhuận sau thuế 83.456.728.807 732.151.849 655.761.984 16.969.000.000.000 7. lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) 295.906.464.546 10.019.022.469 5.644.368.751 62.313.800.000.000 8, Tỷ suất sinh lợi của tài sản (ROA) Lợi nhuận sau thuế 9,391 1,096 1,567 8,879 Tổng tài sản bình quân 9, Tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE) Lợi nhuận sau thuế 20,502 1,613 3,827 18,749 Vốn chủ sở hữu bình quân 10, Tỷ suất lợi nhuận doanh thu (ROS) Lợi nhuận sau thuế 5,791 1,374 1,577 5,524 Doanh thu thuần 11, Tỷ số sức sinh lời căn bản (BEP) EBIT 33,297 14,993 13,485 32,604 Tổng tài sản bình quân (Nguồn: Tính toán của tác giả, theo BCTC năm 2014 - Viglacera Hạ Long, Viglacera Từ Sơn, Viglacera Đông Anh, nhóm ngành)72 Qua bảng phân tích số liệu cho thấy các chỉ số của Viglacera Hạ Long cao hơn các công ty còn lại và cao hơn trung bình ngành. Xét trên mặt bằng chung, Viglacera Từ Sơn và Viglacera Đông Anh nên cân đối lại doanh thu chi phí, xem xét lại hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, tìm phương án kinh doanh tối ưu, xây dựng các chiến lược sử dụng tài sản và vốn hiệu quả hơn nữa, tận dụng mọi nguồn lực vốn có để nâng cao kết quả kinh doanh trong năm tới. Ta có thể thấy rõ hơn về các chỉ số của các công ty và của ngành trong hình sau. Hình 3.9: Chỉ tiêu về khả năng sinh lợi giai đoạn 2012 – 2014 của Viglacera Hạ Long, Viglacera Từ Sơn, Viglacera Đông Anh, nhóm ngành (Nguồn: Tính toán của tác giả, theo BCTC năm 2014 - Viglacera Hạ Long, Viglacera Từ Sơn, Viglacera Đông Anh, nhóm ngành)73  Nhóm các hệ số thị trường Bảng 3.13: Phân tích các hệ số thị trường giai đoạn 2012 – 2014 của Viglacera Hạ Long STT Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 1 Vốn chủ sở hữu 230.001.752.338 271.299.296.724 407.067.467.740 2 Lợi nhuận sau thuế 317.682.550 50.458.593.450 83.456.728.807 3 Số lượng cổ phiếu đang lưu hành 9.000.000 9.000.000 9.000.000 4 Giá trị thị trường của cổ phiếu 5,70 15,70 28,60 5 EPS 19,70 3170,30 5216,10 6 Mệnh giá (=1/3) 25.556 30.144 45.230 7 Tỷ số P/E (=4/5) 162,90 2,80 3,10 8 Tỷ số M/B (=4/6) 0,02 0,05 0,06 (Nguồn: Tính toán của tác giả, theo BCTC năm 2012, 2013, 2014 - Viglacera Hạ Long) Nhìn vào bảng phân tích các hệ số thị trường ta thấy: - Tỷ số P/E của Viglacera Hạ Long giảm mạnh vào năm 2013 và phục hồi nhẹ năm 2014. Nếu như năm 2012, chỉ số này đạt 162,9 thì đến năm 2013, chỉ số này còn 2,8 (giảm 58 lần). Năm 2014, chỉ số này tăng nhẹ lên 3,1 lần. Những kết quả này cho đã cho thấy mức độ sẵn sàng của nhà đầu tư để thu được 1 đồng lợi nhuận từ cổ phiếu giảm mạnh. Cùng với tình hình ảm đạm chung của thị trường chứng khoán và công ty Viglacera Hạ Long cũng không ngoại lệ. - Tỷ số M/B liên tục tăng, mặc dù mức độ tăng không đáng kể nhưng cũng cho thấy những tín hiệu sáng trong thị trường chứng khoán của Viglacera Hạ Long. Giá thị trường của cổ phiếu tăng mạnh từ 5,7đ năm 2012 lên 15,7 năm 2013 và tăng gấp đôi lên 28,6đ vào năm 2014 đồng thời mệnh giá cũng tăng lên 45.230đ năm 2014.74 Hình 3.10: Chỉ số P/E và chỉ số M/B giai đoạn năm 2012 – 2014 của Viglacera Hạ Long (Nguồn: Tính toán của tác giả, theo BCTC năm 2012, 2013, 2014 Viglacera Hạ Long) Qua hai chỉ số thị trường của cổ phiếu cho ta thấy: chỉ số P/E thể hiện nhà đầu tư dự kiến tốc độ tăng cổ tức trong tương lai; cổ phiếu có rủi ro nên người đầu tư thỏa mãn với tỷ suất vốn hóa của thị trường thấp; dự đoán công ty có tốc độ tăng trưởng trung bình và sẽ trả cổ tức thấp. Chỉ số M/B có xu hướng tăng nhẹ thể hiện mức độ kỳ vọng của các nhà đầu tư vào khả năng tạo tiền trong tương lai của công ty tăng nhẹ. Ban lãnh đạo công ty cần tìm ra các giải pháp nhằm củng cổ niềm tin, gia tăng kỳ vọng vào năng lực và hiệu quả hoạt động của công ty.75 3.3 Đánh giá chung về tình hình tài chính Công ty cổ phần Viglacera Hạ Long 3.3.1 Những thuận lợi của Công ty Công ty Cổ phần Viglacera Hạ Long được thành lập từ ngày 01/03/2006, với vốn điều lệ ban đầu là 15 tỷ đồng. Qua nhiều lần bổ sung ngành nghề, thay đổi vốn điều lệ, đến nay sau 09 năm xây dựng và phát triển vốn của công ty đã tăng lên 90 tỷ đồng. Công ty sở hữu thương hiệu Viglacera là thương hiệu mạnh trong sản xuất gạch và gốm xây dựng ở Việt Nam. Công ty có uy tín trong lĩnh vực sản xuất và cung ứng các sản phẩm gạch nung, sản phẩm của Công ty có mặt trên 200 địa điểm bán hàng tập trung chủ yếu ở Hải Phòng và Quảng Ninh. Sản phẩm chính của Công ty là các loại gạch xây và được phân theo dây chuyền công nghệ sản xuất (hệ Tuynel và hệ lò đứng) bao gồm: gạch rỗng hai lỗ, bốn lỗ, sáu lỗ, gạch đặc và gạch men tách... Với sự đầu tư tài chính vào công ty con và công ty liên kết, Viglacera Hạ Long sẽ mở rộng quy mô của mình, trở thành tập đoàn đa ngành. Đặt trong bối cảnh kinh tế đang trong giai đoạn hậu lạm phát, chính sách tài chính và chính sách tài khóa thắt chặt thị trường, ban lãnh đạo công ty đã có những chính sách hợp lý. Lợi nhuận công ty không ngừng tăng cao, quy mô công ty đang từng bước được mở rộng, tại các nhà máy công ty vẫn tiếp tục xây dựng thêm nhà xưởng, trang bị thêm máy móc hiện đại. Nền tảng và những thay đổi đã định hình nên Viglacera Hạ Long hôm nay và tạo dựng nền móng cho sự tăng trưởng, phát triển mạnh trong tương lai. Bằng chứng là dù môi trường kinh doanh khó khăn nhưng những thách thức trong năm 2014 không làm chậm đà phát triển của Viglacera Hạ Long khi công ty vẫn tăng trưởng tốt cả về lợi nhuận lẫn thị phần. * Về tài sản và nguồn vốn: Trong các năm qua công ty liên tục mở rộng sản xuất. Do đó tổng tài sản và nguồn vốn của công ty năm 2014 tăng lên mức 888.692.746.950 đồng, tăng 9,68%76 so với năm 2013 và 3,3% so với năm 2012. Để có được kết quả này vốn của công ty được tài trợ bởi nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Trong đó phải kể đến sự đóng góp do công ty hoạt động hiệu quả. Qua đó các quỹ của công ty được bổ sung. Đồng thời với việc phát hành thêm 7000 cổ phiếu cũng khiến cho vốn chủ sở hữu tăng mạnh so với các năm trước. Bên cạnh đó để huy động được vốn lớn đáp ứng cho nhu cầu mở rộng sản xuất công ty đã có uy tín rất lớn với các ngân hàng và đã được các ngân hàng giải ngân số vay lớn trong điều kiện chính sách tiền tệ thắt chặt của đất nước. * Cơ cấu hàng tồn kho: Cơ cấu hàng tồn kho của công ty khá tốt. Thể hiện tốc độ luân chuyển hàng tồn kho của công ty không quá cao, số ngày một vòng quay của công ty trung bình khoảng 2 tháng trong khi ngành nghề của công ty là vật liệu xây dựng phụ thuộc theo mùa. * Về doanh thu của công ty Doanh thu thuần của công ty trong 3 năm liên tục tăng. Cụ thể năm 2012 doanh thu thuần là 1.227.319 triệu đồng, sang năm 2013 doanh thu thuần là 1.261.575 triệu đồng tăng 2,79%. Sang năm 2014, doanh thu thuần là 1.441.087 triệu đồng tăng 14,23% tương mức là 179.152 triệu đồng. Doanh thu thuần của công ty chủ yếu từ hoạt động sản xuất và cung cấp các sản phẩm chính của Công ty là các loại gạch xây và được phân theo dây chuyền công nghệ sản xuất (hệ Tuynel và hệ lò đứng) bao gồm: gạch rỗng hai lỗ, bốn lỗ, sáu lỗ, gạch đặc và gạch men tách...Có thể nói công ty có chỗ đứng nhất định trong phân khúc vật liệu xây dựng. Tình hình tiêu thụ trong nước và xuất khẩu tăng đều qua 3 năm. Điều đó chứng tỏ công ty đã không ngừng đàm phán, tìm kiếm mở rộng các mối quan hệ nhằm tăng doanh thu, đồng thời thể hiện chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp ngày càng nâng cao, tạo dựng uy tín trên thị trường.77 * Về lợi nhuận của công ty Qua số liệu phân tích trên cho thấy, lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty tăng đều qua các năm. Cụ thể năm 2013 tăng 53. 975 triệu đồng tương ứng 25,5% so với năm 2012; năm 2014 tăng 30.258 triệu đồng hay 11,39% so với năm 2013. Các khoản lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh và tổng lợi nhuận kế toán đều tăng nhanh. Nếu như năm 2012, lợi nhuận sau thuế là 318 triệu đồng thì đến năm 2013 lợi nhuận đã tăng vượt bậc là 50.459 triệu đồng (gấp 159 lần năm 2012); năm 2014 lợi nhuận đạt 83.457 triệu đồng (tăng gần gấp đôi năm 2013). Điều này cho thấy công ty có một chính sách bán hàng linh hoạt, quan tâm, chăm sóc khách hàng và với hệ thống đại lý tiêu chuẩn phủ rộng. Đồng thời với những quyết sách, giải pháp đúng đắn đã giúp công ty tiết giảm đáng kể (từ chi phí nguyên nhiên vật liệu, chi phí quản lý, chi phí tài chính…), hạ giá thành sản phẩm đã khiến cho lợi nhuận của công ty tăng vọt và đạt được sự ổn định. * Về tổng chi phí kinh doanh: Tổng chi phí kinh doanh của công ty tăng nhẹ. Năm 2012, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp là 122.552 triệu đồng, chiếm 9,99% so với doanh thu thuần; sang năm 2013 tăng lên 138.681 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 10,99% so với doanh thu thuần và đến năm 2014 thì tổng chi phí chiếm tới 168.453 triệu đồng chiếm 11,69% doanh thu thuần. Mặc dù tổng chi phí kinh doanh qua 3 năm có tăng nhưng qua số liệu phân tích cho thấy mức tăng của tổng chi phí kinh doanh chậm hơn so với mức tăng của doanh thu. Đây là dấu hiệu tốt cho thấy công ty đã có những cải tiến vượt bậc trong việc lập kế hoạch đưa ra các phương án bán hàng tối ưu là hợp lý, tiết kiệm đáng kể được các khoản chi phí nhưng vẫn tăng được doanh thu.78 3.3.2 Những khó khăn và hạn chế của công ty * Về các khoản nợ phải trả Tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn của công ty thấp và liên tục giảm. Cụ thể năm 2012 chiếm 73,32% giảm còn 62,63% năm 2013 và giảm nhanh xuống 54,18% năm 2014. Từ đó có thể khẳng định mức độ độc lập và khả năng đảm bảo tài chính của doanh nghiệp cao. Tuy nhiên, có vẻ như công ty đã quá thận trọng trong tài chính. Công ty cần phải xem xét lại vấn đề này vì việc sử dụng vốn vay sẽ mang lại cho công ty nhiều lợi thế ví dụ như được lợi về thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp hay chi phí sử dụng vốn thấp hơn so với sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu. * Chi phí giá vốn hàng bán Chí phí giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu thuần, cụ thể năm 2012 chiếm 82,75%; năm 2013 chiếm 78,94%; năm 2014 chiếm 79,47%. Mặc dù tỷ trọng giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần có xu hướng giảm dần nhưng đứng trên mặt bằng chung của ngành thì tỷ trọng này vẫn cao hơn ngành. Do vậy, Viglacera Hạ Long cần chủ động hơn nữa về các chính sách chi phí đầu vào để tăng lợi nhuận, đạt hiệu quả cao trong thời gian tới, nghiên cứu các giải pháp thay thế nhiên liệu hiện nay là dầu FO và DO để giảm chi phí nguyên liệu, nâng cao năng lực sản xuất các lò tuynel. Công ty cũng cần tìm kiếm các giải pháp cải tiến về công nghệ, cơ giới háo và tự động hóa để giảm lao động thủ công nhằm giảm giá vốn hàng bán tăng lợi nhuận của công ty.79 CHƯƠNG 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VIGLACE HẠ LONG 4.1 Định hướng của công ty trong thời gian tới 4.1.1 Định hướng chung Nhìn chung theo các quan điểm, nếu muốn đạt được hiệu quả kinh doanh thì doanh nghiệp không chỉ có những biện pháp sử dụng nguồn lực bên trong hiệu quả mà còn phải thường xuyên phân tích sự biến động của môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. Qua đó sẽ phát hiện và tìm kiếm các cơ hội trong kinh doanh, phát triển ở hiện tại và tương lai. Tôi xin nêu ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như sau: Thứ nhất là nâng cao trình độ quản trị doanh nghiệp. Thông qua việc thực hiện tốt bốn chức năng cơ bản: hoạch định, tổ chức, điều khiển và kiểm tra; doanh nghiệp sẽ xác định được mục tiêu, xây dựng chiến lược, tổ chức các nguồn lực, xây dựng bộ máy quản lý. Ngoài ra quản trị còn nghiên cứu các yếu tố môi trường, theo dõi dự báo những biến động, thay đổi có thể có nhằm hạn chế những tổn thất, thiệt hại cho quá trình sản xuất kinh doanh. Để thực hiện biện pháp này, doanh nghiệp cần phải nhận thức, hiểu rõ vai trò, tầm quan trọng của quản trị với doanh nghiệp. Nói chung trước tình hình kinh doanh hiện nay, một nhà quản trị giỏi và có tầm nhìn sẽ giúp doanh nghiệp đứng vững và phát triển ngay cả trong những giai đoạn khó khăn. Vì vậy trước tiên cần phải tạo điều kiện cho các nhà quản lý tham gia vào các khóa đào tạo, bồ dưỡng về quản trị. Học hỏi kinh nghiệm quả lý của các doanh nghiệp, tập đoàn làm ăn hiệu quả. Việc có được trình độ quản lý cao là cơ sở để nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn nhân lực trong doanh nghiệp như vốn, nhân sự, công nghệ... tránh được tổn thất, lãng phí cho doanh nghiệp. Hai là xác định mục tiêu và chiến lược cảu doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có định hướng rõ ràng sẽ là cơ sở để doanh nghiệp đưa ra các chiến lược và mục tiêu phát triển phù hợp. Bên cạnh đó, việc đưa ra chiến lược và mục tiêu cho từng giai đoạn, thời kỳ sẽ giúp doanh nghiệp đảm bảo cho việc hoàn thành kế hoạch đã80 đề ra cũng như tránh được những rủi ro, thất bại có thể có nếu như doanh nghiệp không xem xét đến tình hình thực trạng hiện tại của mình và bối cảnh kinh tế. Ba là yếu tốc nhân lực trong doanh nghiệp. Để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh không thể không quan tâm đến yếu tố con người, đây là thách thức lớn nhất đối với quản lý. Làm sao có được một đội ngũ lao động lành nghề, luôn học hỏi, có nỗ lực, có nhiệt tình cao trong công việc. Đó là điều kiện đảm bảo cho sự thành công của doanh nghiệp. Muốn vậy phải nhận thức được vai trò quan trọng của yếu tố con người, phải thường xuyên tạo điều kiện cho người lao động nâng cao trình độ, đưa ra những ý kiến đóng góp, khuyến khích tinh thần sáng tạo và tích cực trong công việc bằng cả vật chất lẫn tinh thần làm cho người lao động cảm thấy an tâm và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Thứ tư là nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn trong doanh nghiệp. Việc đảm bảo đầy đủ, kịp thời và sử dụng có hiệu quả vốn sẽ là nhân tố quan trọng trong các hoạt động kinh doanh. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải có kế hoạch sử dụng hiệu quả và có những biện pháp phòng tránh những rủi ro, xác định cơ cấu vốn hợp lý, chặt chẽ thích ứng với quy mô doanh nghiệp, tránh lạm dụng vốn vay quá mức, đặc biệt là vốn ngắn hạn. Thứ năm là trình độ kỹ thuật và công nghệ. Các doanh nghiệp muốn khẳng định vị trí trên thị trường, đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh, giảm thiểu chi phí, chất lượng sản phẩm tốt đòi hỏi doanh nghiệp phải quan tâm đến việc áp dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ mới trong sản xuất kinh doanh, phải không ngừng cải tiến và đầu tư công nghệ. Thứ sáu là quan tâm đến yếu tố môi trường. Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển đều có sự liên hệ với môi trường và chịu sự tác động của môi trường. Ngày nay môi trường không chỉ được hiểu là môi trường trong phạm vi một quốc gia mà nó hình thành trên phạm vi toàn cầu, mang tính quốc tế. Doanh nghiệp phải chịu sự tác động của các yếu tố kinh tế, doanh nghiệp trong nước kết hợp với các yếu tố quốc tế, tạo nên một sự cạnh tranh gay gắt. Do đó, muốn hoạt động hiệu quả, doanh nghiệp cần phải nhạy bén nắm bắt thông tin,81 dự đoán những thay đổi cả trong nước và quốc tế, để đưa ra những biện pháp, chính sách phù hợp, làm giảm tác động, tổn thất mà doanh nghiệp sẽ phải gánh chịu, hoặc tận dụng những thay đổi đó thành cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp của mình. 4.1.2 Mục tiêu phát triển của Công ty trong thời gian tới Kinh tế thế giới suy thoái ảnh hưởng nhiều đến châu Á và Việt Nam cũng không tránh khỏi điều đó. Hệ quả cho thấy là có rất nhiều doanh nghiệp đóng cửa, phá sản hoặc hoạt động cầm chừng. Trước tình hình khó khăn này, tại hội đồng cổ đông của công ty đã thông qua các mục tiêu cũng như chiến lược phát triển của công ty như sau - Các mục tiêu chủ yếu của Công ty là huy động và sử dụng vốn có hiệu quả trong việc phát triển sản xuất kinh doanh theo các chức năng kinh doanh của công ty nhằm mục tiêu thu lợi nhuận tối đa, tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động, tăng lợi tức cho các cổ đông, đóng góp cho Ngân sách Nhà nước và phát triển công ty ngày càng lớn mạnh. - Tiếp tục triển khai làm rõ dự án sản xuất 100% tại nhà máy gạch Hoành Bồ với giải pháp công nghệ Châu Âu, tối đa hóa thiết bị sản xuất trong nước, phấn đấu thủ tục và triển khai đầu tư trong thời gian gần nhất. - Tập trung triển khai các bước tiếp theo của dự án nhà máy gạch Clinker để ra sản phẩm trong năm 2015. - Chiến lược phát triển trung và dài hạn: + Đầu tư công nghệ và trang thiết bị hiện đại, đẩy mạnh công tác nghiên cứu sản phẩm mới có chất lượng phù hợp với đa dạng người tiêu dùng trên cơ sở phát triển nguyên liệu của vùng Đông Bắc. Cải tiến nâng cấp bao bì nhãn mác phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng trong và ngoài nước. + Mở rộng mạng lưới tiêu thụ phủ khắp trong và ngoài nước, tập trung đầu tư vào các vùng thị trường còn thiếu, yếu. Nâng cao thị phần trong nước và tăng cường công tác xuất khẩu. Từng bước áp dụng phương thức phân phối hiện đại kết hợp hệ thống phân phối truyền thống hiện đại. Tập trung vào công tác chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu quyết liệt hơn.82 +Xây dựng công ty phát triển, tăng trưởng ổn định, là thương hiệu hàng đầu Đông nam Á về sản xuất sản phẩm đất sét nung đến năm 2020. Năm 2015, dự báo sẽ có nhiều diễn biến bất thường ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. Trên cơ sở những kết quả đã đạt được năm 2014, công ty dự kiến các chỉ tiêu kế hoạch cho năm 2015 như sau: Bảng 4.1: Các chi tiêu kế hoạch chủ yếu năm 2015 STT Chỉ tiêu ĐVT Thực hiện năm 2014 Kế hoạch 2015 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Triệu đồng 1.441.087 1.558.000 2 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế Triệu đồng 107.027 126.100 3 Lao động bình quân Người 3.351 3.576 4 Thu nhập BQ/người/tháng 1000đ/n/t 6.750 6.893 5 Kim nghạch xuất khẩu 1000 USD 4.737 5.300 6 Nộp ngân sách Triệu đồng 79.283 98.678 (Nguồn: Tác giả tự tính toán từ số liệu báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Viglacera Hạ Long năm 2012 đến 2014) 4.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính của Công ty Cổ phần Viglacera Hạ Long 4.2.1 Quản lý vật tư tồn kho dự trữ ở mức cần thiết, khai thác nguồn cung cấp nguyên vật liệu hợp lý nhằm giảm lượng nguyên vật liệu tồn kho Doanh nghiệp cần xây dựng mức dự trữ đối với các loại vật tư, hàng hoá, thường xuyên phân tích để đánh giá mức dự trữ phù hợp với hoạt động của công ty. Việc dự trữ quá lớn sẽ gây tốn kém chi phí, ứ đọng vốn còn dự trữ quá ít có thể làm gián đoạn hoạt động của doanh nghiệp kéo theo nhiều hậu quả khác. Duy trì mức tồn kho đúng mức giúp doanh nghiệp không bị gián đoạn trong việc thi công các công trình đồng thời sử dụng tiết kiệm vốn lưu động. Với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty đó là có rất nhiều loại sản phẩm khác nhau, nên lượng hàng tồn83 kho rất lớn nếu không có một kế hoạch hàng tồn kho cho phù hợp, việc xây dựng định mức tồn kho cho mọi loại sản phâm mà công ty đang sản xuất là không thể và cần đòi hỏi một lượng vốn rất lớn mà chưa chắc đã thực sự cần thiết. Do vậy, công ty cần có sự tổng hợp, đánh giá nhu cầu thị hiếu của thị trường về cơ cấu, loại sản phẩm, đặc biệt là những mã mầu có khả năng tiêu thụ nhất tại từng thời điểm để từ đó xây dựng danh mục hàng tồn kho đối với từng loại sơn, mã mầu theo nhu cầu thị trường làm căn cứ để xây dựng định mức hàng tồn kho cho phù hợp với nhu cầu tiêu thụ sản phẩm và đảm bảo tiết kiệm vốn, tránh hiện tượng để tồn kho quá nhiều gây lãng phí vốn, nhưng danh mục hàng tồn kho không hợp lý làm giảm khả năng phục vụ nhu cầu của khách hàng. Điều này làm ảnh hưởng tơi khả năng tiêu thụ gầy láng phí chí phí sử dụng vốn. Đối với nguyên vật liệu tồn kho công ty cũng cần xây dựng định mức tồn kho cụ thể dựa trên các căn cứ như: Thứ nhất là dự báo nhu cầu thị trường về tiêu thụ sản phẩm, thứ hai hàng tồn kho hiện có, thứ ba thời gian đặt hàng đến nguyên liệu về đến công ty, để từ đó bộ phận kế hoạch lên kế hoạch xây dựng định mức nguyên liệu tồn kho tối thiểu phù hợp, đáp ứng nhu cầu sản xuất của nhà máy, tuy nhiên trong công tác lập kế hoạch cũng cần lưu ý việc mua nguyên vật liệu tránh dồn vào cùng một thời điểm trong tháng để tránh tồn kho quá mức cần thiết ở đầu tháng, quý…mà nên sắp xếp lịch mua nguyên liệu dàn đều trong kỳ không gây kho khăn cho bộ phận tài chính. 4.2.2 Tăng cường biện pháp giảm chi phí giá vốn hàng bán Chi phí gái vốn bán hàng chiểm tỷ trọng lớn trong doanh thu thuần, chiếm gần 80% doanh thu thuần, điều này làm cho lợi nhuận của Viglacera Hạ Long bị giảm xuống. Để giảm giá vốn hàng bán mà không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, Viglacera Hạ Long nên phân loại chi phí theo nội dung kinh tế, hoặc theo công dụng kinh tế và địa điểm phát sinh, theo mối quan hệ giữa chi phí với quy mô sản xuất... để biết được chi phí đó dùng ở đâu, dùng cho sản phẩm nào, cụ thể như: - Với chi phí nguyên vật liệu: Thông thường với sản phẩm vật liệu xây dựng, các chi phí về nguyên liệu, nhiên liệu chiếm từ 55% - 60%, do vậy để tiết kiệm được khoản chi phí này Viglacera Hạ Long nên có những chính sách tìm nhà cung84 cấp trực tiếp vật tư, nguyên nhiên liệu đầu vào có chất lượng tốt, giá cả ổn định; đầu tư máy móc trang thiết bị hiện đại tránh tiêu hao nhiên liệu không cần thiết và phải kiểm soát theo định mức được giao. Các sản phẩm công ty mang tính mùa vụ nhưng được dùng trong thời gian dài, hạn sử dụng lớn nên công ty nên tập trung sản xuất vào thời điểm giá nguyên vật liệu đầu vào thấp để hạ giá thành sản phẩm. - Với chi phí nhân công trực tiếp: Do đặc trưng của sản phẩm mang tính mùa vụ nên công ty thường xuyên rà soát lại các vị trí, nắm bắt được lượng lao động cho phù hợp và kịp thời. Nên tuyển dụng và đào tạo lượng lao động có tay nghề cao, gắn bó lâu dài với công ty tránh sử dụng biện pháp thuê lao động mùa vụ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. - Với chi phí sản xuất chung: Tiết kiệm, giảm bớt các chi phí không cần thiết, tuyên truyền nâng cao ý thức tiết kiệm tới từng bộ phận, cá nhân người lao động kết hợp với các hình thức khen thưởng, kỷ luật hợp lý. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện hệ thống quản lý chất lượng ISO, kịp thời điều chỉnh quy trình cho phù hợp với điều kiện hiện tại để hạn chế những chi phí phát sinh. - Bên cạnh đó, định kỳ hàng quý thực hiện phân tích chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm nhằm phát hiện những khâu yếu kém trong quản lý, những yếu tố làm tăng chi phí, giá thành sản phẩm để có những biện pháp khắc phục kịp thời. 4.2.3 Quản lý chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp để đạt hiệu quả cao nhất Với mục đích hoạt động hiệu quả hơn sau những đợt kinh doanh suy thoái trên thị trường gần đây, Công ty cần có những cách thức khác nhau để đẩy mạnh doanh số bán hàng và tăng lợi nhuận. Hoạt động quản lý chi phí cần phải trở thành một bộ phận không tách tời của những chiến lược tăng trưởng kinh doanh then chốt của Công ty: Trước hết, Công ty phải lập định mức chi phí, cụ thể là định mức cho các khoản chi phí theo những tiêu chuẩn gắn với từng chiến lược kinh doanh cụ thể. Công ty cũng phải nghiên cứu các dữ liệu trước đây, đưa ra một sự so sánh chuẩn85 cũng như căn cứ vào diễn biến giá cả trên thị trường và chiến lược phát triển của công ty. Bước kế tiếp là thu thập thông tin về chi phí thực tế. Công việc này không chỉ là trách nhiệm của phòng kế toán, mà còn phải được sự tham gia của các phòng, ban khác để Công ty chủ động hơn trong việc xử lý thông tin chi phí. Các chi phí phải được phân bổ thành từng loại cụ thể. Ngoài ra, Công ty phải phân tích biến động giá cả trên thị trường theo định kỳ, dựa trên những thông tin chi phí thực tế và so sánh với định mức đã thiết lập để dễ dàng xác định sự khác biệt giữa chi phí thực tế với định mức, đồng thời khoanh vùng những nơi phát sinh chi phí biến động. Sau khi điều tra và biết được nguyên nhân biến động chi phí, Công ty sẽ xác định các chi phí và kiểm soát được của từng bộ phận nhân viên. Công ty phải thường xuyên đánh giá, phân tích các báo cáo chi phí cũng như có cách ứng xử thích hợp với nhân viên trong việc kiểm soát chi phí, đưa ra các chế độ thưởng phạt hợp lý. 4.2.4 Nâng cao khả năng sinh lợi của tài sản Cơ cấu tài sản của Công ty có tỷ trọng tài sản dài hạn chiếm phần lớn và đang trên đà tăng. Trong đó chủ yếu là tài sản cố định và một phần nhỏ là đầu tư tài chính dài hạn vào công ty liên doanh, liên kết. Có thể thấy Viglacera Hạ Long đang từng bước phát triển theo đúng mục tiêu chiến lược đề ra. Tuy nhiên bên cạnh những lợi ích đã đạt được thì hiện nay do tình hình hậu khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Việt Nam cũng không tránh khỏi những hệ lụy của nó. Viglacera Hạ Long cần có những chiến lược, đối sách cụ thể để đầu tư đúng trọng điểm, tránh lượng vốn đầu tư bỏ ra bị lãng phí, không tận dụng hết gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của công ty. Ngoài ra, để nâng cao khả năng sinh lời của tài sản, công ty áp dụng các biện pháp làm tăng số vòng quay của tổng tài sản. Muốn nâng cao số vòng quay của tổng tài sản, công ty phải tăng doanh thu và điều chỉnh cơ cấu tài sản theo hướng tăng cường đầu tư TSCĐ, áp dụng phương pháp khấu hao hợp lý đối với TSCĐ đồng thời quản lý tốt để giảm các khoản phải thu, hàng tồn kho.86 4.2.5 Thường xuyên theo dõi, phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng vốn Công ty cần có bảng theo dõi lập kế hoạch cho chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động, vốn cố định, vốn kinh doanh cần đạt được; định kỳ đánh giá các chỉ tiêu này (có thể là hàng tháng hoặc hàng quý); so sánh với kế hoạch; phân tích, đánh giá tình hình, tìm hiểu nguyên nhân. Nếu kết quả đạt được như có kế hoạch hoặc vượt kế hoạch thì cần khen thưởng kip thời, khuyến khích người lao động. Trong trường hợp ngược lại thì kịp thời có các biện pháp chấn chỉnh hoạt động, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn, tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn. Để thực hiện được những biện pháp này, bộ phận tài chính phải phát huy vai trò chủ đạo trong công tác lập kế hoạch, dự báo, tham mưu cho Ban giám đốc, thường xuyên cập nhật, thống kê, phân tích số liệu theo từng kỳ để tổng hợp, so sánh giữa các kỳ và làm cơ sở cho công tác lập kế hoạch. Đối với vốn lưu động: Để góp phần đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động thì cần lưu ý đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn ở mọi khâu của quá trình sản xuất kinh doanh, phát triển thị trường, tăng doanh thu trong kỳ. Đối với vốn cố định: Các quyết định đầu tư dài hạn có ý nghĩa sống còn với hoạt động của doanh nghiệp. Việc bảo toàn và phát triển vốn cố định đảm bảo cho sự tồn tại và khả năng cạnh tranh trên thương trường của công ty. Vì thế công ty cần hết sức lưu ý nếu có những biến động bất thường hoặc các chỉ tiêu đánh giá bị giảm sút. Một trong những biện pháp bảo toàn và phát triển vốn cố định là sử dụng có hiệu quả vốn cố định. Do đó, Công ty cần quan tâm đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn cố định, tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định thông qua các hoạt động đầu tư có trọng điểm, đem lại hiệu quả kinh tế cao. 4.2.6 Tăng cường công tác quản lý lao động Nguồn nhân lực là một trong ba yếu tố không thể thiếu của quá trình sản xuất kinh doanh. Trong điều kiện thị trường lao động rộng mở và đầy cạnh tranh như hiện nay, việc tuyển dụng nhân lực có chất lượng cao không phải quá khó nhưng việc giữ người lao động gắn bó lâu dài với công ty thì lại là một thách thức không nhỏ.87 Trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, công ty cần xác định số lượng lao động cần thiết, trên cơ sở đó có kế hoạch tuyển dụng phù hợp, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh được tiền hành ổn định liên tục. Công ty cần có chính sách lương, thưởng hợp lý, công bằng dựa trên cống hiến của người lao động cho công ty. Tổ chức bình bầu danh hiệu thi đua, trên cơ sở đó xét thưởng, phúc lợi, các chương trình đào tạo trong và ngoài nước. Các cá nhân hoàn thành xuất sắc công việc phải có chế độ khen thưởng xứng đáng. Đối với nhân viên có sáng kiến trong công tác quản lý và kỹ thuật phải có chế độ đãi ngộ phù hợp. Đặc biệt, đối với đội ngũ cán bộ quản lý, phụ trách chuyên môn, công ty cần thường xuyên thực hiện đào tạo bồi dưỡng, có thể thông qua một số phương thức sau: - Hàng năm có kế hoạch ký hợp đồng với các trường đại học, các trung tâm đào tạo uy tín, các cơ quan quản lý Nhà nước để thường xuyên thực hiện các khoá đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn, trình độ quản lý, cập nhật những văn bản, chính sách mới của nhà nước, những kiến thức khoa học công nghệ hiện đại. - Xây dựng chính sách đãi ngộ, đào tạo hợp lý giúp cán bộ phát huy năng lực chuyên môn, khả năng sáng tạo, yên tâm gắn bó lâu dài với công ty. - Đổi mới công nghệ quản lý, xây dựng quy chế đánh giá nhận xét cán bộ và chính sách đãi ngộ nhằm kích thích sản xuất, nâng cao năng suất lao động và khuyến khích nhân tài. - Xây dựng chiến lược thu hút chất xám con người thông qua các chương trình bảo trợ học tập, đào tạo giáo dục, các chính sách đãi ngộ đặc biệt… 4.2.7 Xây dựng hệ thống quản trị thông tin hiệu quả Trong mô hình quản lý hiện đại hệ thống thông tin đóng vai trò quan trọng, giúp đưa ra những phân tích, nhận định đánh giá kịp thời, hợp lý. Đây là cơ sở để cung cấp thông tin cho Ban lãnh đạo ra quyết định kinh doanh kịp thời. Để có thể đáp ứng nhu cầu thông tin một các toàn diện phục vụ cho quản trị doanh nghiệp, Công ty nên triển khai hệ thống quản trị doanh nghiệp thích hợp – ERP đồng bộ ở cả bản thân doanh nghiệp và các công ty con. ERP là bộ giải pháp công nghệ thông88 tin có khả năng thích hợp toàn bộ ứng dụng quản lý sản xuất kinh doanh vào một hệ thống duy nhất, có thể tự động hoá các quy trình sản xuất. Mọi hoạt động của doanh nghiệp từ quản trị nguồn nhân lực, quản lý sản xuất và cung ứng vật tư, quản lý tài chính nội bộ đến việc bán hàng, tiếp thị sản phẩm, trao đổi với các đối tác đều được thực hiện trên một hệ thống duy nhất. Hệ thống thông tin quản lý nội bộ này sẽ giúp công ty quản lý tập trung toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh, giảm bớt những sự cố có thể xẩy ra đình trệ hoạt động, tình trạng thừa, thiếu hàng dự trữ, tăng cường giám sát chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như hạn chế những rủi ro có thể xảy ra trong hệ thống. Xét riêng trên lĩnh vực tài chính, hệ thống này giúp doanh nghiệp quản lý toàn bộ tình hình tài chính của các công ty con một cách hiệu quả kịp thời. Để triển khai được ERP, đòi hỏi Công ty Cổ phần Viglacera Hạ Long phải có cùng một hệ thống mẫu báo cáo, chỉ tiêu đánh giá. Điều này giúp tiết kiệm được thời gian và chi phí trong việc tổng hợp đánh giá báo cáo, nhanh chóng nhận định được tình hình để đưa ra các quyết định kịp thời. Hệ thống này xác định quyền hạn và trách nhiệm của từng người tham gia hệ thống. Trên cơ sở đó, các thông tin trên hệ thống sẽ được phân quyền truy cập, báo cáo theo từng cấp quản lý, đảm bảo yêu cầu chỉ đạo thống nhất và bảo mật thông tin. 4.2.8 Xây dựng phát triển thương hiệu, nâng cao uy tín của công ty Thương hiệu là một thứ tài sản vô hình nhưng lại chứa đựng một sức mạnh hữu hình khi nó quyết định sự lựa chọn của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ của công ty, sự quan tâm và hợp tác của đối tác với kế hoạch chiến lược sản xuất kinh doanh của công ty, đồng thời nó có thể hỗ trợ công ty hoàn thành nhiều mục tiêu khác nhau. Do đó, việc phát triển thương hiệu cũng là một cách thức quan trọng để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, qua đó mà nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Hiện nay, thương hiệu Viglacera Hạ Long, đã được nhiều đối tác trong và ngoài nước biết đến tạo điều kiện, tuy nhiên để có thể phát triển hơn nữa hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty cần xây dựng một chiến lược tổng thể dài hạn trong việc quảng bá thương hiệu.89 Quảng bá thương hiệu không chỉ đơn thuần là quảng cáo dù quảng cáo là một bộ phận không thể thiếu được trong quá trình phát triển thương hiệu. Quảng cáo phải đi liền với sự cải tiến không ngừng về chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ. Công ty cũng cần giáo dục phát triển nhận thức đúng đắn và đầy đủ trong toàn bộ công ty, xây dựng thương hiệu trên cơ sở nghiên cứu thị trường, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, quản lý thương hiệu để đảm bảo uy tín và hình ảnh của thương hiệu không ngừng được nâng cao. 4.2.9 Hoàn thiện công tác kế hoạch hóa và phân tích tài chính  Nâng cao vai trò và hiệu quả của hoạt động phân tích tài chính Thứ nhất, phải có một đội ngũ cán bộ phân tích tài chính riêng biệt và đạt các yêu cầu như trình độ chuyên môn cao, được đào tạo cơ bản về kỹ năng phân tích, có hiểu biết sâu rộng về lĩch vực sản xuất kinh doanh của đơn vị, của ngành và các chính sách, luật pháp liên quan, trung thực có trách nhiệm với công việc mình phụ trách. Để có được đội ngũ cán bộ phân tích như vậy công ty phải thường xuyên đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho họ bằng cách tham gia các khóa học ngắn hạn, các buổi hội thảo về phân tích tài chính, đồng thời tổ chức hội thảo phân tích định kỳ để rút kinh nghiệm và tìm giải pháp cho hoạt động phân tích ngày càng hiệu quả. Thứ hai, thiết lập quy chế riêng cho công tác phân tích tài chính tại công ty. Quy chế này cần: - Quy định cụ thể về hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính, giải thích rõ nội dung, ý nghĩa và phương pháp tính chỉ tiêu đó. - Phân công cụ thể bộ phận chịu trách nhiệm phân tích - Quy định cụ thể và thống nhất các loại biểu mẫu báo cáo phân tích, thời hạn, lĩnh vực, phạm vi và nơi nhận báo cáo phân tích. - Quy định thời gian tổ chức hội nghị báo cáo phân tích trong toàn công ty. - Quy định về tính bảo mật của một số chỉ tiêu phân tích (nếu có). - Quy định về hệ thống thông tin phục vụ cho phân tích, sự hợp tác của các phòng ban đối với công tác phân tích. - Các quy định khác có liên quan đến phân tích.90 Thứ ba, tổ chức công tác phân tích - Thành lập ban phân tích gồm các chuyên gia về phân tích; ban này sẽ trực thuộc hội đồng quản trị. - Người phụ trách chính là kế toán trưởng, người nắm rõ nhất về quy chế quản lý tài chính và diễn biến tài chính của công ty. - Giám sát hoạt động của ban phân tích là kiểm toán nội bộ để đảm bảo các thông tin cung cấp luôn đảm bảo độ tin cậy. - Phân tích tài chính tại công ty nên thực hiện 2 lần/năm nhằm đảm bảo các thông tin tài chính luôn cập nhật. - Tổng hợp và viết báo cáo phân tích là trưởng ban phân tích. - Định kỳ tổ chức hội thảo phân tích bao gồm Hội đồng quản trị, ban phân tích, các đơn vị phòng ban trong công ty để rút kinh nghiệm, đóng góp ý kiến nhằm đưa ra quyết định quản lý tài chính trong kỳ tiếp sau. Thứ tư, phương tiện phân tích cần trang bị máy móc hiện đại cùng các phần mền chuyên dụng để hỗ trợ cho quá trình phân tích đảm bảo chính xác kịp thời.  Thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa tài chính Kế hoạch tài chính được biểu hiện qua các báo cáo tài chính dự báo: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Kế hoạch tài chính thể hiện những dự báo về doanh thu và chi phí, đồng thời nó cũng phản ánh những luồng tiền vào ra của doanh nghiệp. Đặt biệt những chi phí và những khoản chi thường được phân loại theo mục đích khác nhau theo bộ phận hoặc theo loại hình kinh doanh. Bên cạnh đó có những thuyết minh về nguyên nhân phát sinh chi phí cũng như nguyên nhân phát sinh luồng tiền để đạt được các mục tiêu tương ứng. Các thuyết minh được thực hiện đối với các lĩnh vực như: nghiên cứu và triển khai, thiết kế và tiếp thị sản phẩm mới, chiến lược định giá… Những thuyết minh trên phải được lập trên cơ sở kết quả của các cuộc thảo luận và đàm phán giữa các nhà sản xuất tác nghiệp, nhân viên văn phòng và các nhà quản lý cấp cao.Thông qua văn bản đó, các đối tượng liên quan đến thực hiện kế hoạch sẽ hiểu được những công việc phải hoàn thành.91 Để công tác kế hoạch hóa hiệu quả cần làm tốt ba yêu cầu sau: + Thứ nhất công tác dự báo Trước hết là khả năng dự báo phải chính xác và nhất quán.Việc đưa ra các dự báo chính xác hoàn toàn là không thể, tuy nhiên càng dự báo chính xác càng tốt. Việc dự báo không thể được đơn giản hóa xuống thành một bài tập dự báo đơn thuần, ước lượng trung thực và xu hướng phù hợp với các dữ liệu quá khứ chỉ có một giá trị nhất định. Công tác dự báo phải được dựa vào các nguồn dữ liệu, các phương pháp dự báo khác nhau từ đó để chỉ ra khuynh hướng phù hợp và lựa chọn. + Thứ hai xác định kế hoạch tài chính tối ưu Từ các số liệu dự báo, cùng với mục tiêu mong muốn đặt ra, xây dựng các kế hoạch tài chính, lựa chọn một kế hoạch tốt nhất để sử dụng. + Xem xét việc thực hiện kế hoạch tài chính Việc thực hiện kế hoạch phải được xem xét cùng với những diễn biến của thực tế. Nếu thấy xuất hiện những sai lệch giữa thực tế với kế hoạch thì phải có biện pháp để điều chỉnh đảm bảo bám sát kế hoạch, ngược lại nếu kế hoạch đặt ra không phù hợp với thực tế thì cần thiết phải điều chỉnh kế hoạch. Một trong những vấn đề không kém phần quan trọng đó là việc lựa chọn và sử dụng mô hình kế hoạch hóa tài chính. Hầu hết các mô hình kế hoạch hóa tài chính là các mô hình mô phỏng được thiết kế để dự tính các hiệu ứng của các chiến lược tài chính phương án theo các giả thiết tương ứng về tương lai. Các mô hình có nhiều loại từ mức độ rất đơn giản đến mức độ rất phức tạp, nhiệm vụ là phải lựa chọn các mô hình phù hợp để việc lập kế hoạch được hiệu quả. 4.3 Một số kiến nghị 4.3.1. Về phía Nhà nước và Tổng công ty Viglacera Hạ Long - Về thị trường chứng khoán: Thị trường chứng khoán là một kênh huy động vốn quan trọng của doanh nghiệp. Tuy nhiên trong thời gian gần đây thị trường chứng khoán Việt Nam suy thoái. Giá của các cổ phiếu giảm xuống mức thấp chưa từng có. Vì vậy nhà nước cần có giải pháp vực dậy thị trường chứng khoán để thị trường chứng khoán trở thành kênh dẫn vốn dài hạn quan trong.92 - Về chính sách tài chính: Trước hết là phải ổn định về các chính sách tài chính. Các chính sách tài chính là nền tảng để các doanh nghiệp vận dụng xây dựng chính sách quản lý tài chính của doanh nghiệp mình. Sự ổn định của các chính sách tài chính sẽ giúp cho các doanh nghiệp chủ động hơn trong việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, tạo hiệu quả trong công tác sử dụng vốn. - Về tiếp cận vốn vay: Hiện nay nền kinh tế Việt Nam đang vận hành theo cơ chế theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà Nước. Với vai trò là một trong những công cụ quản lý kinh tế quan trọng việc nhà nước, chính sách tiền tệ được thắt chặt đang phát huy được tác dụng như kinh tế vĩ mô dần ổn định, mặt bằng lãi suất có chiều hướng giảm xuống nhanh chóng. Tuy nhiên việc tiếp cận nguồn vốn vay của ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn.Chính vì vậy nhà nước cần có những giải pháp giúp các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả như công ty tiếp cận được với nguồn vốn vay. - Về việc ổn đinh giá cả một số mặt hàng quan trọng: Việc tăng giá một số mặt hàng là đầu vào của toàn bộ nền kinh tế như xăng dầu, điện và than ảnh hưởng đến hầu hết các doanh nghiệp trong đó có công ty. Các mặt hàng trên là đầu vào chủ yếu của công ty cho nên việc tăng giá trong năm qua cũng ảnh hướng lớn đến kết qủa kinh doanh của công ty. Vì vậy với các mặt hàng này nhà nước cần giữ ổn định giá bán và có lộ trình tăng giá hợp lý giúp doanh nghiệp thực hiện kế hoạch trong sản xuất kinh doanh của mình chủ động hơn. - Về chính sách tài chính: Trước hết là phải ổn định về các chính sách tài chính. Các chính sách tài chính là nền tảng để các doanh nghiệp vận dụng xây dựng chính sách quản lý tài chính của doanh nghiệp mình. Sự ổn định của các chính sách tài chính sẽ giúp cho các doanh nghiệp chủ động hơn trong việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, tạo hiệu quả trong công tác sử dụng vốn. - Về việc tái cơ cấu nguồn vốn: Trước thực trạng nguồn vốn còn chưa hợp lý đã ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh trong năm qua. Tổng công ty Viglacera với tư cách là cổ đông lớn có quyền biểu quyết chi phối lớn cần định hướng và tạo điều kiện để công ty cơ cấu lại nguồn vốn của mình bằng các phương án như phát93 hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ , hoặc bảo lãnh cho công ty vay được vốn trung và dài của ngân hàng… - Cần có các chính sách hỗ trợ các thành viên cùng phát triển, tham mưu giúp nhà nước ban hành các quy định chống hàng lậu, hàng nhái, tổ chức hội thảo, hội chợ chuyên ngành để các doanh nghiệp có điều kiện quảng bá thương hiệu, học hỏi nâng cao năng lực sản xuất, thực hiện chiến lược phát triển chung của ngành. - Phân tích BCTC doanh nghiệp có vai trò vị trí quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, nếu các chỉ số phân tích đúng, đủ sẽ giúp cho các doanh nghiệp nhận biết được rõ ràng hơn tình trạng kinh doanh của mình. Tuy nhiên hiện nay công tác phân tích tài chính tại các doanh nghiệp còn quá sơ sài, giản đơn. Bên cạnh đó, việc phân tích tình hình tài chính của các doanh nghiệp hay phân tích theo ngành đều cần tự phát chủ quan của một số công ty chứng khoán. Chính vì vậy, Nhà nước cần có kế hoạch thành lập bộ phận chuyên ngành đảm trách đảm nhiệm nhiệm vụ này, giúp cho các doanh nghiệp có cơ sở biết thực trạng tài chính của DN mình và các công ty trong ngành, từ đó đưa ra các chiến lược phát triển, thúc đẩy ngành sản xuất vật liệu xây dựng trong nước phát triển, cạnh tranh với hàng ngoại nhập, không những đứng vững trên thị trường trong nước mà còn mở rộng ra khu vực và các nước trên thế giới. - Trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế hiện nay, Nhà nước cùng các cơ quan ban ngành có liên quan cần tìm ra những giải pháp phù hợp để hỗ trợ các doanh nghiệp đứng vững trên thị trường, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh. Cần có các quy định, chế tài nghiêm ngặt hơn trong xử lý hàng lậu, hàng nhái, hàng gỉa các thương hiệu trong nước và các hình thức cạnh tranh không lành mạnh, trốn thuế. 4.3.2. Về phía doanh nghiệp - Tổ chức hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất kinh doanh, từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng sản xuất. Điều này không những giúp doanh nghiệp chuẩn hoá hoạt động mà còn là giúp cho tổ chức vốn của công ty phù hợp và hiệu quả hơn.94 - Tiến hành tổ chức lại phòng tài chính kế toán nhằm phần tách ra được bộ phận tài chính và bộ phận kế toán riêng biệt. Qua đó xây dựng chức năng và nhiệm vụ cụ thể của phòng tài chính đồng thời tiến hành đào tạo và bồi dưỡng đội nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho bộ phận tài chính của công ty95 KẾT LUẬN Hoạt động tài chính là một trong những hoạt động cơ bản, gắn liền với tất cả các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trên cơ sở lý luận kết hợp với thực trạng tài chính tại Công ty cổ phần Viglacera Hạ Long đã trình bày ở trên, có thể khẳng định rằng: Trong nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, hội nhập quốc tế ngày càng mạnh mẽ đòi hỏi mỗi doanh nghiệp nói chung và Công ty cổ phần Viglacera Hạ Long nói riêng muốn tồn tại và phát triển đều phải nâng cao sức cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh của mình. Phân tích tài chính đóng vai trò và tầm quan trọng trong quản lý tài chính cũng như quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là công cụ quản lý đắc lực đối với các nhà quản lý doanh nghiệp. Vì vậy các doanh nghiệp phải thường xuyên phân tích tài chính và không ngừng hoàn thiện phân tích tài chính để kết quả phân tích tài chính thực sự trở thành công cụ quản lý giúp nhà quản lý có được những thông tin đáng tin cậy trong việc lựa chọn và đưa ra các quyết định kinh doanh hiệu quả nhất. Mục tiêu của luận văn là phân tích tài chính trong 3 năm gần đây nhất của Công ty cổ phần Viglacera Hạ Long. Bằng việc phân tích đánh giá những kết quả đạt được, những tồn tại và những nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tài chính công ty từ đó tìm ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, cải thiện tình hình tài chính công ty. Căn cứ vào những nội dung trên, trong thời gian tới, luận văn đã đưa đến những giải pháp giúp cải thiện tình hình tài chính của công ty phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển của công ty. Tuy nhiên, với nỗ lực cố gắng nghiên cứu nhưng trình độ có hạn và thời gian không nhiều nên luận văn không thể tránh khỏi các thiếu sót nhất định. Em mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô để luận văn tốt nghiệp này được hoàn thiện hơn./. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 01 tháng 06 năm 201596 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Tất Bình, 2009. Phân tích hoạt động DN. Hà Nội: Nxb Thống kê 2. Công ty cổ phần Viglacera Đông Anh, 2015. Báo cáo tài chính năm 2014 3. Công ty CP Viglacera Hạ Long, 2014. Các báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh, BCTC 4. Công ty cổ phần Viglacera Từ Sơn, 2015. Báo cáo tài chính năm 2014 5. Đặng Kim Cương và Nguyễn Công Bình, 2008. Giáo trình thống kê DN - Lý thuyết bài tập và bài giải. Hà Nội: Nxb Giao thông vận tải 6. Đinh Ngân Hà, 2011. Phân tích BCTC của Công ty cổ phần Sữa Việt Nam. Luận văn Th.S Tài chính – Ngân hàng. 7. Bạch Thu Hiền, 2011. Phân tích tài chính Công ty cổ phần Kinh Đô. Luận văn Th.S Tài chính – Ngân hàng. 8. Nguyễn Minh Kiều, 2009. Tài chính DN căn bản. Thành phố Hồ Chí Minh: Nxb Thống kê. 9. Võ Văn Nhị, 2007. BCTC và báo cáo quản trị - Áp dụng cho DN Việt Nam. Hà Nội: NXB Giao thông vận tải. 10. Phùng Thị Hồng Nhung, 2011. Phân tích tài chính tại Công ty cổ phần Traphaco. Luận văn Th.S Tài chính – Ngân hàng. 11. Nguyễn Năng Phúc, 2011. Phân tích BCTC. Hà Nội : Nxb Đại học kinh tế quốc dân 12. Nguyễn Ngọc Quang, 2012. Phân tích BCTC. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính 13. Trần Thị Hồng Thúy, 2010. Phân tích BCTC tại Tổng công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Nghệ An. Luận văn Th.S Tài chính – Ngân hàng.

- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Bình luận