Luận văn ThS: Cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc

480 3

Miễn phí

Tải về máy để xem đầy đủ hơn, bản xem trước là bản PDF

Tags: #luận văn#tiểu luận#báo cáo#khóa luận#đồ án

Mô tả chi tiết

1. Mở đầu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, việc phát triển bền vững quốc gia vô cùng cần thiết và có ý nghĩa về mọi mặt. Phát triển bền vững là sự phát triển không chỉ trong hiện tại mà còn đảm bảo duy trì phát triển trong tương lai. Muốn phát triển bền vững thì việc phát triển kinh tế phải đi đôi với giải quyết được các vấn đề xã hội. Vì vậy, Chính phủ Việt Nam rất quan tâm đến đối tượng người nghèo và các đối tượng chính sách khác trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội

1.2 Tình hình nghiên cứu

Đề tài: “Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam chi nhánh An Giang” của Lê Thị Hồng Loan (2012). Tác giả dùng kỹ thuật so sánh, sử dụng các chỉ số và hệ số để đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Từ đó tìm ra điểm mạnh, phát hiện và khắc phục những tồn tại yếu kém trong hoạt động cho vay của Ngân hàng. Đề tài phân tích cụ thể các chỉ tiêu nhưng phân tích chưa sâu

1.3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích thực tiễn cho vay đối với hộ nghèo tại NHCSXH Tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian qua để tìm ra những mặt đạt được và những mặt hạn chế của hoạt động cho vay đối với hộ nghèo tại Ngân hàng, Luận văn đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo, giúp những người nghèo và các đối tượng chính sách có thể tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn, tạo điều kiện cho họ thoát khỏi cảnh nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động cho vay đối với hộ nghèo.

Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu về không gian: Nghiên cứu cho vay hộ nghèo tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Vĩnh Phúc . Phạm vi nghiên cứu về thời gian:Nghiên cứu từ năm 2012 đến 2016

1.5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập số liệu

Phương pháp thống kê miêu tả

Phương pháp thống kê so sánh

2. Nội dung

2.1 Cơ sở khoa học về cho vay hộ nghèo

Tổng quan về cho vay hộ nghèo

Cho vay Hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội

Kinh nghiệm quốc tế và trong nước về cho vay Hộ nghèo và bài học kinh nghiệm cho NHCSXH Việt Nam

2.2 Thực trạng cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Vĩnh Phúc

Tình hình kinh tế -xã hội và thực trạng đói nghèo tại tỉnh Vĩnh Phúc

Giới thiệu về ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Vĩnh Phúc

Đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng cho vay Hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Vĩnh Phúc

2.3 Giải pháp hoàn thiện cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Vĩnh Phúc

Mục tiêu chương trình XĐGN ở tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016- 2020

Mục tiêu hoạt động của NHCSXH tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016 – 2020

Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh Vĩnh Phúc

Một số kiến nghị

3. Kết luận

NHCSXH là tổ chức tín dụng của Nhà nước, hoạt động vì mục tiêu XĐGN, phát triển kinh tế xã hội, không vì mục tiêu lợi nhuận. Muốn XĐGN nhanh và bền vững thì một vấn đề quan trọng là nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo của NHCSXH. Năm năm hoạt động, NHCSXH tỉnh Vĩnh Phúc đã luôn bám sát chủ trương, định hướng của Tỉnh uỷ và UBND tỉnh về phát triển kinh tế- xã hội, thực hiện chương trình, mục tiêu XĐGN. Vốn NHCSXH đã đầu tư tới trên 350.000 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách vay, với 9 chương trình tín dụng ưu đãi

4. Tài liệu tham khảo

Nguyễn Thị Kim Anh, (1999), Quản trị doanh nghiệp, Đại học Nha Trang

Chính phủ (2002), Quyết định số 180/2002/QĐ-TTg ngày 19/12/2002 về việc ban hành Quy chế quản lý tài chính đối với Ngân hàng Chính sách xã hội

Chính phủ (2002), Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác

Tài liệu liên quan

Bình luận