NCKH: Nghiên cứu thực nghiệm về các công cụ chính sách tiền tệ ở Việt Nam

449 2

Miễn phí

Tải về máy để xem đầy đủ hơn, bản xem trước là bản PDF

Tags: #NCKH#đồ án#luận án#luận văn#tiểu luận

Mô tả chi tiết

1. Mở đầu

1.1 Lý do chọn đề tài

Chính sách tiền tệ có vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế từng quốc gia. Vì vậy, việc nghiên cứu quy tắc chính sách tiền tệ là một lĩnh vực nghiên cứu thiết thực trong kinh tế học. Công cụ của chính sách tiền tệ là hệ thống các biện pháp mà Ngân hàng Nhà nước có thể sử dụng để điều chỉnh, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới mức cung cầu tiền tệ, nhằm đạt được mục tiêu cao nhất của chính sách tiền tệ đã đã đề ra. Việc sử dụng công cụ chính sách tiền tệ chỉ phát huy được hiệu quả khi nó tạo ra được cơ chế truyền dẫn tác động dây chuyền từ công cụ chính sách tiền tệ tác động đến mục tiêu hoạt động, mục tiêu trung gian, mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ. Bài nghiên cứu tiến hành kiểm tra thực nghiệm về phản ứng của hai kênh dẫn truyền chính sách tiền tệ chủ yếu ở Việt Nam là: cung tiền và lãi suất tới các điều kiện kinh tế vĩ mô và mức độ hiệu quả của những biến chính sách này tới mục tiêu: tăng trưởng kinh tế và và kiểm soát lạm phát – mục tiêu hàng đầu của chính sách tiền tệ Việt Nam giai đoạn hiện nay

1.2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Chính sách tiền tệ có vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế từng quốc gia. Vì vậy, việc đánh giá chính sách tiền tệ là một lĩnh vực nghiên cứu thiết thực trong kinh tế học. Có rất nhiều bài nghiên cứu về vấn đề này nhưng phần lớn các nghiên cứu trước đây đều được thực hiện cho các nền kinh tế phát triển. Điển hình như nghiên cứu của Sargent và Wallace (1975) cho rằng chính sách tiền tệ có thể không hiệu quả với những kỳ vọng hợp lý

1.3 Mục tiêu nghiên cứu

Bài nghiên cứu của chúng tôi tập trung giải quyết hai câu hỏi cho chính sách tiền tệ của Việt Nam :

Cung tiền và lãi suất cơ bản phản ứng như thế nào với các biến kinh tế vĩ mô như: sản lượng, tỷ lệ lạm phát và tỷ giá hối đoái thực hiệu lực?
Đánh giá hiệu quả của chính sách tiền tệ: chính sách tiền tệ ảnh hưởng đến kết quả sản lượng và tỷ lệ lạm phát tương lai như thế nào?

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp định lượng kết hợp với định tính để xem xét phản ứng cũng như hiệu quả của chính sách tiền tệ. Về phương pháp định lượng chúng tôi sử dụng phương pháp động lượng tổng quát GMM để xem xét phản ứng của chính sách tiền tệ và mô hình tự hồi quy vector VAR để đánh giá hiệu quả của chính sách tiền tệ lên nền kinh tế thực

2. Nội dung

2.1 Thống kê mô tả biến (tổng hợp) và kiểm tra độ tương quan và mức ý nghĩa các biến

Để phân tích tính hiệu quả của chính sách tiền tệ, chúng tôi phân tích xem liệu các biến kinh tế vĩ mô sẽ phản ứng như thế nào trước sự thay đổi trong các biến chính sách.Theo những bài nghiên cứu gần đây Sims (1992), Bernanke and Blinder (1992), Cristiano cùng các đồng sự (1999), mô hình hồi quy vector VAR là công cụ thích hợp được sử dụng để phân tích mối quan hệ giữa lãi suất cơ bản, tỷ lệ tăng trưởng của cung tiền thực, tỷ lệ lạm phát và lỗ hổng sản lượng. Chúng tôi biểu thị xt là một vector với các thành phần yt, t , et, rt, and m

2.2 Phản ứng của chính sách tiền tệ

  • Mô hình và xử lý số liệu
  • Phân tích kết quả mô hình

2.3 Hiệu quả của chính sách tiền tệ

  • Xử lý tính dừng của số liệu
  • Hàm phản ứng đẩy
  • Phân rã phương sai
  • Kiểm định nhân quả Granger
  • 3. Kết luận

    Trong bài nghiên cứu này chúng tôi giải quyết các vấn đề liên quan đến sự phản ứng và tính hiệu quả của chính sách tiền tệ ở Việt Nam trong những năm gần đây. Những thay đổi lớn trong cả biến kinh tế vĩ mô và biến chính sách tiền tệ cho ta cơ hội để thực hiện nghiên cứu. Bằng việc sử dụng mô hình GMM để xem xét phản ứng của chính sách tiền tệ, bằng chứng thực nghiệm mà chúng tôi đưa ra cho thấy hai biến chính sách tiền tệ: tốc độ tăng trưởng cung tiền thực, và lãi suất cơ bản phản ứng với lỗ hổng sản lượng và tỷ lệ lạm phát. Nhìn chung, chúng tôi thấy rằng cung tiền là công cụ hiệu quả hơn được sử dụng ở Việt Nam khi phản ứng lại cả tỷ lệ lạm phát và lỗ hổng sản lượng một cách chủ động. Trong khi lãi suất cơ bản thì phản ánh lại tỷ lệ lạm phát một cách bị động. Bên cạnh đó chúng tôi sử dụng hàm phản ứng đẩy và phân rã phương sai cùng với kiểm định Granger trong mô hình VAR xem xét tính hiệu quả của chính sách tiền tệ, kết quả cho thấy cung tiền thực tác động mạnh mẽ lên các biến chính sách về lạm phát và sản lượng hơn là lãi suất cơ bản

Tài liệu liên quan

Bình luận