Chuyên đề khảo sát và đánh giá thực trạng đạo đức, lối sống sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một hiện nay

597 0

Miễn phí

Tải về máy để xem đầy đủ hơn, bản xem trước là bản PDF

Tags: #luận văn#luận án#đồ án#báo cáo thực tập

Mô tả chi tiết

Download "Chuyên đề khảo sát và đánh giá thực trạng đạo đức, lối sống sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một hiện nay"

Phương pháp nghiên cứu, cách tiếp cận Để hiểu rõ thực trạng đạo đức, lối sống sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu các tài liệu viết về thực trạng đạo đức, lối sống của sinh viên Việt Nam hiện nay. Đồng thời, chúng tôi đã tiến hành điều tra xã hội học, thu thập ý kiến (qua phiếu khảo sát) 300 sinh viên khối đại học và cao đẳng đại diện cho các khoa. Thống kê, phân tích, xử lý số liệu điều tra, trên cơ sở số liệu thu thập được để phục vụ cho viết chuyên đề. Từ đó đánh giá được một cách khách quan thực trạng đạo đức, lối sống của sinh viên hiện nay và đề ra những giải pháp rèn luyện đạo đức, lối sống của sinh viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Nội dung

CHUYÊN ĐỀKHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT HIỆN NAY1. Đặt vấn đềThanh niên nói chung, sinh viên nói riêng là một lực lượng to lớn, chiếm tỷ lệđông đảo trong dân cư, là chủ thể xây dựng xã hội, lớp người sáng tạo ra tương lai,lực lượng có vai trò quan trọng thúc đẩy lịch sử phát triển. V.I Lênin đã chỉ ra rằng:“Ai nắm được thanh niên, người đó làm chủ thế giới và theo một nghĩa nào đó nhiệmvụ xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa đó chính là thanh niên” . Quan tâm, chămsóc, bồi dưỡng, giáo dục, rèn luyện và đánh giá đúng vai trò của thanh niên chính làviệc làm cần thiết đáp ứng nho cầu đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng sự nghiệp côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, khi đất nước đang chuyển mình đi lên vớinhững thành tựu bước đầu của công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởixướng và lãnh đạo, nhiệm vụ nặng nề đó lại được giao phó cho thế hệ thanh niên.Chủ tịch Hồ Chí Minh, lúc sinh thời rất quan tâm đến giáo dục và đào tạo con người,Người đặc biệt nhấn mạnh vai trò của đạo đức, coi đạo đức là cái gốc của người cán bộ,là sức mạnh của mỗi con người, nhờ có sức mạnh ấy người cán bộ mới vượt qua mọikhó khăn, thách thức để rèn luyện và trưởng thành. Đặc biệt Người luôn coi trọng đếnlực lượng thanh niên: “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà, nước nhàthịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần là do các thanh niên” .Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản ViệtNam (khoá VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bảnsắc dân tộc , đã nêu rõ nhiệm vụ xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn cáchmạng mới với những đức tính: Có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độclập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có ý chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạchậu, đoàn kết với nhân dân thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, độc lập dântộc, dân chủ và tiến bộ xã hội; Có ý thức tập thể, đoàn kết, phấn đấu vì lợi ích chung; Cólối sống lành mạnh, nếp sống vǎn minh, cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng kỷcương phép nước, quy ước của cộng đồng; Có ý thức bảo vệ và cải thiện môi trường1sinh thái; Lao động chǎm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kỹ thuật, sáng tạo, nǎngsuất cao vì lợi ích của bản thân, gia đình, tập thể và xã hội; Thường xuyên học tập, nângcao hiểu biết, trình độ chuyên môn, trình độ thẩm mỹ và thể lực. Sự phát triển của nền kinh tế tri thức, tạo điều kiện cho sinh viên có thể tiếp cậnđược nền tri thức mới của nhân loại, nâng cao trình độ hiểu biết, trình độ chuyênmôn nghiệp vụ của bản thân. Tuy nhiên, mặt trái của nó là tác động nhằm làm chothế hệ sinh viên hiện nay xa rời lý tưởng cách mạng, xa rời sự lãnh đạo của Đảng,gieo rắc tâm lý hoài nghi, mơ hồ về chính trị, tư tưởng bất mãn với chế độ, bên cạnhđó còn truyền bá lối sống đồi trụy, thực dụng để làm tha hoá một bộ phận trong giớitrẻ, làm băng hoại những giá trị văn hoá, đạo đức truyền thống, thay đổi lối sống vànếp sống của một bộ phận không nhỏ sinh viên. Do vậy, việc rèn luyện đạo đức, lốisống cho sinh viên nói chng và sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một nói riêng làvấn đề có tính cấp thiết của công cuộc cách mạng hiện nay nhằm phát huy tiềm năngto lớn của sinh viên đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụcho sự nghiêp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh nhà.Với những lý do nêu trên, chúng tôi tiến hành viết chuyên đề: “Khảo sát và đánhgiá Thực trạng đạo đức, lối sống sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một hiện nay”, vớimục đích làm rõ thực trạng đạo đức, lối sống của sinh viên trên cơ sở đó đề ra các giảipháp để rèn luyện đạo đức, lối sống cho sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một theo tưtưởng Hồ Chí Minh.2. Phương pháp nghiên cứu, cách tiếp cậnĐể hiểu rõ thực trạng đạo đức, lối sống sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một,chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu các tài liệu viết về thực trạng đạo đức, lối sống củasinh viên Việt Nam hiện nay. Đồng thời, chúng tôi đã tiến hành điều tra xã hội học, thuthập ý kiến (qua phiếu khảo sát) 300 sinh viên khối đại học và cao đẳng đại diện cho cáckhoa.Thống kê, phân tích, xử lý số liệu điều tra, trên cơ sở số liệu thu thập được để phụcvụ cho viết chuyên đề. Từ đó đánh giá được một cách khách quan thực trạng đạo đức,lối sống của sinh viên hiện nay và đề ra những giải pháp rèn luyện đạo đức, lối sống củasinh viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh. 3. Nội dung nghiên cứu và kết quả đạt được 3.1. Tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội Bình Dương và trường Đại học2Thủ Dầu Một 3.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội Bình Dương Bình Dương là tỉnh thuộc vùng Đông Nam b ộ , phía Bắc giáp Bình Phước , phíaNam và Tây Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh , phía Tây giáp Tây Ninh , phía Đônggiáp Đồng Nai . Bình D ươ ng nằm trong vùng kinh tế trọng đ iểm phía Nam, đ ư ợc xem làcửa ngõ vào Thành phố Hồ Chí Minh, thông th ươ ng giữa trung tâm công nghiệp đô thịlớn với các tỉnh miền Đông Nam bộ và Nam Tây Nguyên; là trung tâm của các đầu mốigiao thông huyết mạch, có khả năng tiếp nhận các c ơ sở công nghiệp từ đô thị chuyểnra, đồng thời là vành đai cung cấp thực phẩm cho các vùng đô thị. Với vị trí địa lý tựnhiên, Bình D ươ ng có tiềm năng đa dạng và có điều kiện thuận lợi để xây dựng và pháttriển kinh tế - xã hội của tỉnh. Diện tích tự nhiên 2.694.43km 2 (chiếm khoảng 0,83% diện tích cả nước, khoảng12% diện tích miền Đông Nam Bộ). Dân số 1.748.001 người, mật độ dân số 649người/km 2 ( theo Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương, tháng 6 năm 2013 ). Gồm 7 đơnvị hành chính trực thuộc , trong đó thành phố Thủ Dầu Một là trung tâm kinh tế - chínhtrị - văn hóa của tỉnh.Bình Dương là cửa ngõ giao thương với TP. Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế -văn hóa của cả nước, có các trục lộ giao thông huyết mạch của quốc gia chạy qua nhưquốc lộ 13, quốc lộ 14, đường Hồ Chí Minh, đường Xuyên Á,… cách sân bay quốc tếTân Sơn Nhất và các cảng biển chỉ từ 10 - 15 Km… thuận lợi cho phát triển kinh tế -xã hội toàn diện.Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn ở mức cao, GDP tăngbình quân khoảng 14,5%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực, công nghiệp, dịchvụ tăng trưởng nhanh và chiếm tỷ trọng cao, năm 2010, tỷ lệ công nghiệp - xây dựng63%, dịch vụ 32,6% và nông lâm nghiệp 4,4%. Hiện nay, Bình Dương có 29 khu công nghiệp và 08 cụm công nghiệp tập trung,có tổng diện tích hơn 8.700ha (trong đó, 08 cụm công nghiệp có 600ha) với hơn 1.200doanh nghiệp trong và ngoài nước đang hoạt động có tổng vốn đăng ký hơn 13 tỷ đôlaMỹ. Với những ưu thế về điều kiện tự nhiên, tiềm năng kinh tế - xã hội, những chínhsách đối với giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực, tạo điều kiện cho công tác giáo dụcđào tạo ở Bình Dương nói chung, trường Đại học Thủ Dầu Một nói riêng sẽ tiếp tục phát3triển bền vững và có những ảnh hưởng nhất định đối với sự phát triển kinh tế - xã hộicủa tỉnh.3.1.2. Tình hình Trường Đại học Thủ Dầu MộtTrường Đại học Thủ Dầu Một được thành lập theo Quyết định số 900/QĐ-TTg,ngày 24 tháng 6 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở nâng cấp Trường Caođẳng Sư phạm Bình Dương. Trường Đại học Thủ Dầu Một nằm trong hệ thống đại học vàcao đẳng Việt Nam, là một trường công lập thuộc quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cơquan chủ quản hành chính là Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương.Kế thừa 6 ngành đào tạo cao đẳng từ Trường Cao đẳng sư phạm Bình Dương, nămhọc đầu tiên sau khi thành lập (2009), quy mô đào tạo của trường chỉ có hơn 2.000 sinhviên. Năm 2010, trường đã mở thêm 6 ngành đại học, quy mô đào tạo tăng lên hơn 5.000sinh viên. Trong hai năm (2011 - 2012) trường mở thêm 7 ngành đại học, quy mô đào tạotăng lên 8.000 sinh viên. Đến năm 2013, Trường được Bộ Giáo dục và Đào tạo chấpthuận mở thêm 6 ngành đại học với quy mô đào tạo 12.000 sinh viên. Năm học 2013 -2014, Trường Đại học Thủ Dầu Một đào tạo 29 ngành với quy mô hơn 15.000 sinh viên(trong đó 60% hệ đại học, 40% hệ cao đẳng). Trường Đại học Thủ Dầu Một có sứ mạng: Xây dựng và phát triển cơ sở đào tạo đạihọc, sau đại học đa ngành, đa lĩnh vực, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡngnhân tài phục vụ quá trình phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Bình Dương, các tỉnh miền ĐôngNam Bộ và khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam; Phát triển nghiên cứu khoa học côngnghệ, ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực, góp phần giảiquyết các vấn đề lí luận và thực tiễn về kinh tế xã hội của tỉnh Bình Dương, các tỉnh miềnĐông Nam Bộ và khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam; Tham gia tư vấn hoạch địnhchiến lược, chính sách và các giải pháp phát triển bền vững kinh tế xã hội, giáo dục đàotạo, khoa học công nghệ tỉnh Bình Dương; Đóng vai trò nòng cốt trong hệ thống giáo dụcđại học tỉnh Bình Dương và miền Đông Nam Bộ; hỗ trợ chuyên môn cho các trường đạihọc, cao đẳng, các cơ sở giáo dục trong tỉnh; trở thành trung tâm giao lưu quốc tế về giáodục, văn hóa, khoa học kĩ thuật của Bình Dương và các tỉnh miền Đông Nam bộ.Về mục tiêu: Trường Đại học Thủ Dầu Một phát triển theo định hướng ứng dụng -thực hành, đến năm 2020 trở thành cơ sở đào tạo ngang tầm các đại học lớn trong nước,tiến tới tiếp cận chuẩn mực giáo dục đại học khu vực và thế giới; trở thành trung tâm4nghiên cứu khoa học, tư vấn chính sách, cung ứng dịch vụ về kinh tế, giáo dục, văn hóa,xã hội, kĩ thuật công nghệ của Bình Dương và các tỉnh miền Đông Nam b ộ.Đội ngũ cán bộ, giảng viên lớn mạnh và đảm bảo công tác giảng dạy, nghiên cứukhoa học và quản lý theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Khi mới thành lập, Trườngchỉ có 175 cán bộ, giảng viên. Đến tháng 10 năm 2013, Trường Đại học Thủ Dầu Một đãcó 680 cán bộ giảng viên; trong đó có 1 giáo sư, 4 phó giáo sư tiến sĩ, 50 tiến sĩ, 400 thạcsĩ; 40 cán bộ, giảng viên đang làm nghiên cứu sinh cả trong và ngoài nước, 64 học viêncao học. Hiện nay, Trường Đại học Thủ Dầu Một vẫn tiếp tục thực hiện chính sách thuhút nguồn nhân lực có trình độ cao, đồng thời chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, tậphuấn chuyên môn, nghiệp vụ, không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhất làđội ngũ cán bộ giảng dạy của trường nhằm đáp ứng tốt yêu cầu đổi mới giáo dục đại họccủa đất nước.Trường hiện có 10 phòng, ban, 18 khoa đào tạo đa ngành, 7 trung tâm . Cơ sở vậtchất hiện tại của Trường đảm bảo được yêu cầu giảng dạy học tập với 95 phòng học,giảng đường được trang bị máy chiếu, 8 phòng máy vi tính, 3 phòng thí nghiệm thực hànhngành kiến trúc, xây dựng, 3 phòng thí nghiệm thực hành các ngành sinh học, hóa học,khoa học môi trường; 4 phòng thực hành bộ môn nhạc, múa; 1 hội trường đa năng...Trung tâm thông tin Thư viện được đầu tư 100.000 bản giáo trình, sách tham khảo, 120nhan đề báo, tạp chí, phần mềm tra cứu trực tuyến đến các thư viện trong và ngoài nước.Nhà trường đang xây dựng cơ sở mới trong khu quy hoạch Thới Hòa, huyện Bến Cát -Bình Dương với quy mô 57,6ha, dự kiến vốn đầu tư 2.500 tỷ đồng. Trong tương lai khôngxa, khi cơ sở mới được xây dựng, Trường sẽ có thêm nhiều tòa nhà hiện đại làm nhà điềuhành, khu giảng đường, khu quản lý học tập, các trung tâm, khu phục vụ sinh hoạt, khusản xuất và triển khai ứng dụng, trường phổ thông năng khiếu… Ngày 29 tháng 1 năm 2013, UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành Quyết định số248/2013/QĐ-UBND phê duyệt Chiến lược phát triển Trường Đại học Thủ Dầu Mộtđến năm 2020 . Theo đó, Trường Đại học Thủ Dầu Một có sứ mệnh đ ào tạo nguồn nhânlực chất lượng cao phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế , xã hội của tỉnh Bình Dương,vùng Đông Nam b ộ, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước; thực hiện nghiên cứukhoa học, ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ, cung ứng sản phẩm và dịch vụcho thị trường. 5Chiến lược phát triển đến năm 2020 hoạch định mục tiêu của Trường Đại học ThủDầu Một sẽ phát triển theo định hướng ứng dụng , thực hành, trở thành cơ sở đào tạongang tầm các đại học lớn trong nước, tiến tới tiếp cận chuẩn mực giáo dục đại học khuvực và thế giới; trở thành trung tâm nghiên cứu khoa học, tư vấn chính sách, cung ứngdịch vụ về kinh tế, giáo dục, văn hóa, xã hội, kĩ thuật công nghệ của Bình Dương và cáctỉnh miền Đông Nam b ộ.Với những đặc điểm và tình hình đó, việc rèn luyện đạo đức, lối sống cho sinh viêncủa Trường hiện nay là hết sức cần thiết, nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng caođáp ứng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Bình Dương nói riêng, cả nướcnói chung. 3.2. Thực trạng đại đức, lối sống của sinh viên Trường Đại học Thủ Dầu Mộthiện nay3.2.1. Đạo đức, lối sống- Đạo đức Ở phương Tây, danh từ đạo đức bắt nguồn từ tiếng Latinh là mos, moris, nghĩa làphong tục, tập quán. Đạo đức còn có gốc từ tiếng Hy Lạp là ethicos, cũng có nghĩa làthói quen, tập quán. Như vậy, theo phần gốc của khái niệm khi nói đến đạo đức là nóiđến những thói quen, tập quán sinh hoạt và ứng xử của con người trong cộng đồng,trong xã hội.Ở phương Đông, theo các học thuyết về đạo đức của người Trung Quốc cổ đại,đạo có nghĩa là con đường, đường đi, là đường sống của con người trong xã hội. Đứcdùng để nói đến nhân đức, đức tính và nhìn chung đức là biểu hiện của đạo, là đạonghĩa, là nguyên tắc luân lý. Theo đó, đạo đức chính là những yêu cầu, những nguyêntắc do cuộc sống đặt ra mà con người phải tuân theo.Theo các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin, đạo đức xét đến cùng là sự phảnánh của các quan hệ xã hội. Giá trị đạo đức được xác định ở chỗ nó phục vụ ch o tiến bộxã hội vì hạnh phúc của con người. “Đạo đức giúp cho xã hội loài người tiến lên trình độcao hơn, thoát khỏi ách bóc lột lao động”. Bàn về đạo đức cộng sản chủ nghĩa, Lênin chorằng: “Đó là những gì góp phần phá hủy xã hội cũ của bọn bóc lột và góp phần đoàn kết tấtcả những người lao động chung quanh giai cấp vô sản đang sáng tạo ra xã hội mới củanhững người cộng sản” . Đây là một quan niệm mang tính cách mạng và khoa học về đạođức mà quan niệm của các tôn giáo và các nền đạo đức khác không thể đạt tới.6Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức cách mạng là trung với nước, hiếu với dân, suốtđời phấn đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nàocũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng; là cần,kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; luôn yêu thương, quý trọng con người, sống có tình,có nghĩa và tinh thần quốc tế trong sáng…Theo Hồ Chí Minh, tiêu chí để đánh giá chính xác đạo đức con người là ở hànhđộng, ở việc làm, ở cách đối nhân xử thế. Đạo đức phải được xem xét trong ba mối quanhệ cơ bản: với mình, với người và với công việc. Trong ba mối quan hệ đó, hoạt độngcủa con người hình thành nên những hành vi, chuẩn mực đạo đức. Đó là việc mình cónghiêm khắc với chính bản thân hay không? Thái độ của mình đối với ông bà, bố mẹ,anh chị, em, đối với đồng chí, đồng đội, cấp trên, cấp dưới, đối với quần chúng nhândân, đối với Đảng, với Nhà nước, đối với kẻ thù như thế nào? Mình có hết lòng, toàntâm, toàn ý đối với công việc hay không? Điều đó xác định đạo đức của mỗi con người. Vấn đề đạo đức được Hồ Chí Minh đặt ra và xem xét một cách toàn diện trong tấtcả mọi lĩnh vực hoạt động của con người, từ việc tư đến việc công, từ lao động sản xuấtở hậu phương đến chiến đấu ngoài mặt trận, từ học tập, công tác đến sinh hoạt hàngngày. Hồ Chí Minh cũng bàn đến đạo đức ở mọi phạm vi từ gia đình tới ngoài xã hội, từgiai cấp đến dân tộc, từ quốc gia đến quốc tế. Việc Hồ Chí Minh xem xét vấn đề đạođức một cách toàn diện là một cách nhìn mang tính khách quan, phù hợp với hoạt độngphong phú đa dạng của đời sống xã hội và mỗi con người.Hồ Chí Minh đã nêu những nội dung, những chuẩn mực chung có ý nghĩa cơ bảnvà có tính phổ cập đối với mọi người, mọi tầng lớp, đồng thời Người cũng chỉ rõ nhữngchuẩn mực cụ thể đối với từng tầng lớp như: công nhân, nông dân, thanh niên, phụ nữ,thiếu niên, nhi đồng, bộ đội, công an… Song đối tượng Người chú ý nhiều nhất là đạođức của người cách mạng, người cán bộ, đảng viên. Đạo đức mới, đạo đức cách mạng do Chủ tịch Hồ Chí Minh đề xướng và cùng vớiĐảng ta dày công xây dựng, bồi đắp khác với đạo đức cũ về chất, ngược lại nó hoàntoàn thống nhất với đạo đức của chủ nghĩa Mác-Lênin. Đó là kết hợp truyền thống đạođức tốt đẹp của dân tộc với đạo đức mang bản chất giai cấp công nhân và tinh hoa đạođức của nhân loại. Hồ Chí Minh đã làm cuộc cách mạng trong lĩnh vực đạo đức. Ngườinói: “Đạo đức cũ như người đầu ngược xuống đất chân chổng lên trời. Đạo đức mới nhưngười hai chân đứng vững được dưới đất, đầu ngửng lên trời” [14, tr.320-321]. Đạo đức7cũ - đạo đức thực dân, phong kiến, là thứ đạo đức ích kỷ, nó kìm hãm trói buộc conngười, tàn phá con người. Còn đạo đức mới là vì nước, vì dân; là “dĩ công vi thượng”.Đây là đạo đức vĩ đại. Bởi lẽ, đạo đức đó “không vì danh vọng của cá nhân, mà vì lợiích chung của Đảng, của dân tộc, của loài người” [13, tr.252]. Hồ Chí Minh cho rằng lấy đạo đức làm gốc, không có nghĩa là tuyệt đối hóa mặtđức, xem nhẹ mặt tài. Đức là gốc, nhưng đức và tài, “hồng” và “chuyên” phải kết hợp,phẩm chất và năng lực phải đi đôi, không thể có mặt này, thiếu mặt kia. Nói chuyện tạiĐại hội sinh viên Việt Nam lần thứ II, Người cho rằng: “Thanh niên phải có đức, có tài.Có tài mà không có đức ví như một anh làm kinh tế tài chính rất giỏi nhưng lại đi đếnthụt két thì chẳng những không làm được gì ích lợi cho xã hội, mà còn có hại cho xã hộinữa. Nếu có đức mà không có tài ví như ông Bụt không làm hại gì, nhưng cũng khônglợi gì cho loài người” [16, tr.172]. Người thực sự có đức thì bao giờ cũng cố gắng họctập, nâng cao trình độ, nâng cao năng lực, tài năng để hoàn thành mọi nhiệm vụ đượcgiao.Như vậy, đạo đức trong quan niệm của Hồ Chí Minh được hiểu là toàn bộ nhữngchuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh hành vi của con người trong quan hệ với người khácvà với cộng đồng. Dựa vào những chuẩn mực đó, người ta đánh giá hành vi của mỗingười theo các quan niệm về thiện và ác, về cái không được làm và về nghĩa vụ phảilàm.- Lối sống: Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, lối sống là toàn bộ những hình thức hoạt độngsống của con người trong một xã hội nhất định được xem xét thống nhất với các điềukiện kinh tế - xã hội nhất định.Giải thích phạm trù lối sống, học thuyết Mác đi từ phương thức hoạt động sản xuấtcủa con người. Trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức”, C. Mác và Ph. Ăngghen cho rằng:“Không nên nghiên cứu phương thức sản xuất ấy đơn thuần theo khía cạnh nó là sự táisản xuất ra sự tồn tại thể xác của các cá nhân. Mà hơn thế, nó là một phương thức hoạtđộng nhất định của những cá nhân ấy, một hình thức nhất định của hoạt động sống của họ,một phương thức sinh sống nhất định của họ” [2, tr.30]. Mác còn cho rằng để tồn tại trước hết con người phải giải quyết được những nhucầu thiết yếu trước mắt như: ăn, mặc, ở, đi lại rồi mới có thể nghĩ đến chuyện làm vănthơ, làm triết học… Nghĩa là phải lao động kiếm sống. Lao động vốn là nhu c ầ u sống8hàng đầu của con người. Mặt khác, lao động còn là nền tảng để phát triển toàn diện cánhân con người.Trong lao động sản xuất, con người thiết lập các mối quan hệ với tự nhiên và vớixã hội. Chính trong quá trình đó con người biểu hiện bản thân mình, biểu hiện đời sốngcủa mình. Như vậy, phương thức sản xuất không chỉ là một hình thức hoạt động sinhsống nhất định của con người mà còn là mặt cơ bản của lối sống, là điều kiện kinh tế -xã hội của lối sống. Tuy nhiên, không thể đồng nhất phương thức sản xuất với lối sống,vì trong xã hội có giai cấp không thể có một lối sống cho tất cả mọi người và phạm vicủa lối sống rộng hơn phạm vi của phương thức sản xuất. Ngoài hoạt động sản xuất, conngười còn có nhiều hoạt động phong phú khác như: hoạt động chính trị, hoạt động tưtưởng và văn hóa, hoạt động bồi dưỡng sức khỏe và rèn luyện phẩm chất cá nhân. Phạmvi của lối sống có thể tương ứng với phạm vi của hình thái kinh tế - xã hội. Tuy nhiên,hai khái niệm trên đây cũng không hoàn toàn đồng nhất với nhau. Hình thái kinh tế - xãhội gắn liền với hoạt động sản xuất vật chất của con người. Đó là một tồn tại kháchquan, độc lập với ý thức của con người. Ngược lại, lối sống phản ánh hoạt động của chủthể bao gồm nhận thức, tình cảm, thái độ, động cơ trong mọi hoạt động của bản thân conngười.Bổ sung quan điểm của Mác, Hồ Chí Minh xem lối sống còn là hình thức biểuhiện của văn hóa - văn hóa đời sống. Người quan niệm văn hóa là bộ mặt tinh thần củaxã hội và bộ mặt đó được thể hiện ra ngay trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người, rấtdễ hiểu, dễ thấy. Điều này đã được Hồ Chí Minh chỉ ra khi nói về nội dung của đời sốngmới, cũng như cách thức xây dựng đời sống mới trong một nước Việt Nam độc lập.Theo Hồ Chí Minh, lối sống bộc lộ thông qua các hoạt động của con người trongcách ăn, cách mặc, cách ở, cách đi lại, cách làm việc. Lối sống vừa có các giá trị của vănminh nhân loại vừa có các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Bên cạnh các giá trịvĩnh cửu, lối sống cũng chứa đựng các giá trị phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể củatừng thời kỳ nhất định; có các khía cạnh tiến bộ và cả những khía cạnh tiêu cực. Có thểnói, lối sống bộc lộ nhân cách của con người trong một điều kiện hoàn cảnh cụ thể, nhấtđịnh. Con người phản ánh qua lối sống phần nào diện mạo văn hóa thời đại thông quanăng lực trí tuệ, quan hệ ứng xử và khả năng đồng hóa thẩm mỹ hiện thực của mìnhtrong nhiều phương diện khác nhau.9Với Hồ Chí Minh, lối sống bao gồm lối sống riêng của từng cá nhân và lối sốngchung của từng nhóm người, rộng hơn là toàn xã hội. Theo Hồ Chí Minh, đạo đức, lối sống, nếp sống là ba nội dung hợp thành văn hóađời sống, trong đó đạo đức đóng vai trò chủ yếu nhất. Vì vậy, xây dựng đời sống mớichính là quá trình tuyên truyền và thực hành đạo đức mới, lối sống mới, nếp sống mới.Lối sống mới mà Hồ Chí Minh quan tâm xây dựng cho mọi người là lối sống có lýtưởng, có đạo đức, văn minh, tiên tiến, kết hợp hài hòa truyền thống tốt đẹp của dân tộcvà tinh hoa văn hóa nhân loại. Hồ Chí Minh cho rằng để Việt Nam trở nên một nướcmới, một nước văn minh, tiến bộ thì mọi người phải xây dựng một phong cách sốngkhiêm tốn, giản dị, chừng mực, điều độ, ngăn nắp, vệ sinh, yêu lao động, biết quý trọngthời gian, ít lòng ham muốn về vật chất, về chức quyền danh lợi. Trong quan hệ vớinhân dân, bạn bè, đồng chí, anh em phải cởi mở, chân tình, ân cần, tế nhị; giàu tình yêuthương quý mến con người, trân trọng con người; đối với mình thì nghiêm khắc, chặtchẽ; đối với người thì khoan dung, độ lượng. Đã có sinh hoạt lành mạnh, tiến bộ, ứng xửhài hòa, đúng mực thì còn phải xây dựng tác phong quần chúng, tập thể dân chủ, khoahọc trong cách làm việc. Tuy mang những nội dung khác nhau nhưng ba loại tác phongtrên có quan hệ mật thiết với nhau, góp phần nâng cao hiệu quả công việc, giúp mọingười hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.Đạo đức và lối sống có quan hệ mật thiết với nhau, trong đó đạo đức đóng vai tròchủ yếu. Đạo đức gắn liền với lối sống và là nội dung của lối sống. Còn lối sống là thểhiện cụ thể quan niệm đạo đức trong những hình thức hoạt động của con người trong xãhội. Một lối sống được xem là cao đẹp trước hết phải là lối sống có đạo đức, luôn đề caotrách nhiệm, bổn phận, nghĩa vụ của cá nhân đối với cộng đồng và toàn xã hội. Ngượclại, lối sống chỉ biết hưởng thụ cho bản thân là lối sống ích kỷ, thấp hèn cần phải lên án,đấu tranh vì trái với đạo đức của dân tộc. Người dạy: “Trong lúc nhân dân ta còn thiếuthốn mà một người nào đó muốn riêng hưởng ăn ngon mặc đẹp, như vậy là không cóđạo đức” [15, tr.392]. 3.2.2.Thực trạng đạo đức, lối sống của thanh niên, sinh viên hiện nay nói chungViệt Nam là một quốc gia có cơ cấu dân số trẻ, dân số thanh niên, với độ tuổi từ16 đến 30 tuổi. Về tư tưởng, thái độ chính trị của thanh niên trong giai đoạn hiện naycó thể thấy những chuyển biến tích cực. Đa số thanh niên tin tưởng vào sự lãnh đạocủa Đảng, vào thành công của công cuộc đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng và10lãnh đạo. Thanh niên gương mẫu tham gia thực hiện các chủ trương, đường lối củaĐảng, các chủ trương chính sách và pháp luật của Nhà nước. Bên cạnh đó, với tinhthần xung phong tình nguyện của mình, thanh niên tích cực tham gia vào các phongtrào mang tính xã hội như đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn…Với ý chí tự lậptự cường, không cam chịu đói nghèo, lạc hậu, thanh niên hiện nay đang nỗ lực vươnlên học tập, phát triển kinh tế, tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật của thế giớinhằm làm giàu cho bản thân, gia đình và cho xã hội. Hoạt động của tổ chức Đoànngày càng được mở rộng với rất nhiều phong trào, thu hút được đông đảo đoàn viênthanh niên tham gia và đạt chất lượng tốt. Số lượng thanh niên được kết nạp vàoĐoàn và đoàn viên được vinh dự đứng trong hàng ngũ của Đảng ngày càng tăng.Thanh niên hiện nay quan tâm nhiều tới các vấn đề như việc làm, nghề nghiệp, họctập, tình hình phát triển kinh tế xã hội. Trong xu hướng biến đổi của xã hội hiện nay,thanh niên nhìn chung vẫn giữ được những điểm tích cực trong lối sống của mình, tựý thức về năng lực cá nhân, mong muốn thể hiện và khẳng định mình nhưng vẫnquan tâm, chăm lo tới lợi ích chung. Đa số thanh niên cho rằng ý nghĩa của cuộcsống được khẳng định qua lao động, đồng thời thanh niên đang càng quan tâm nhiềuhơn đến những giá trị tinh thần của lao động. Điều này tạo nên một sự cân bằng trongnhìn nhận và đánh giá về lao động giữa nội dung giá trị tinh thần và giá trị vật chấtcủa lao động hơn trước kia. Chính những nhận thức đúng đắn về giá trị lao động đãcó ảnh hưởng đến sự lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên hiện nay.Có thể nói rằng, thanh niên ngày nay có trình độ học vấn cao hơn trước, thôngminh, nhanh nhạy, có năng lực tiếp cận và sáng tạo công nghệ mới, tích cực đi trướcđón đầu ở những ngành khoa học, công nghệ mũi nhọn. Đa số thanh niên tự giác họctập, chủ động học thêm nhiều ngành, nghề, nhất là ngoại ngữ, tin học, các kiến thứckhoa học kỹ thuật. Bên cạnh đó, thanh niên ngày nay tiếp tục phát huy truyền thốngyêu nước nồng nàn của dân tộc: có lòng tự tôn dân tộc, chí tiến thủ và khát vọngvươn lên lập thân, lập nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm trên cũng diễn ramột thực tế là quan niệm về cuộc sống của một bộ phận thanh niên còn lệch lạc, cólối sống thực dụng, không có lý tưởng, coi trọng giá trị vật chất hơn giá trị văn hoátinh thần. Một bộ phận thanh niên bản lĩnh chính trị còn non kém, dao động về lậptrường, tư tưởng, thờ ơ chính trị, dễ bị kích động, lôi kéo tham gia các hoạt động tráivới pháp luật. Sự phân hoá giàu nghèo, một số biểu hiện xuống cấp về đạo đức xã11hội đã tác động mạnh tới một bộ phận thanh niên hiện nay dẫn tới lối sống thựcdụng, chạy theo đồng tiền, coi thường các giá trị truyền thống của dân tộc. 3.2.2. Thực trạng đạo đức, lối sống của sinh viên Đại học Thủ Dầu Một hiệnnayTrường Đại học là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh Bình Dương vàmột số tỉnh lân cận, vì vậy đã đặt ra cho nhà trường một sứ mạng đào tạo vô cùng to lớn,trong đó đặc biệt chú trọng đến nguồn nhân lực phải “vừa hồng”, “vừa chuyên”. Tìm hiểuvề những mặt tích cực và hạn chế về đạo đức, lối sống của sinh viên Đại học Thủ DầuMột là rất quan trọng, để từ đó có thể đưa ra được những giải pháp đúng đắn nhằm rènluyện đạo đức, lối sống cho sinh viên của trường hiện nay. 3.2.2.1. Mặt tích cực về đạo đức, lối sống của sinh viên Đại học Thủ Dầu Mộthiện nay- Sống có mục đích, lý tưởng tốt đẹp, có lòng yêu nước và tự hào dân tộcSinh viên Trường Đại học Thủ Dầu Một hiện nay đa số đều sống có mục đích, cólý tưởng và hoài bão lớn. Trong những năm qua, nhà trường đã đẩy mạnh công tác giáodục lý tưởng cách mạng, bồi dưỡng lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội cho sinh viênqua các đợt sinh hoạt chính trị, các hoạt động nhân kỷ niệm những ngày lễ lớn của dântộc, tổ chức “Tuần sinh hoạt công dân học sinh, sinh viên” ngay đầu khóa học. Vì vậy,đã giúp cho sinh viên có nắm vững tư tưởng chính trị ngay từ năm học đầu tiên, trên cơsở đó để có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng. Đa số sinh viên đều tin tưởng vàosự lãnh đạo của Đảng và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đó cũng là cơsở niềm tin cho sinh tin tưởng phấn đấu cho tương lai của bản thân cũng như có ý thứcquan tâm đến các vấn đề chính trị - xã hội của đất nước . Điều này chứng tỏ sinh viên Đạihọc Thủ Dầu Một có nhận thức rõ và đúng đắn về những giá trị xã hội chân chính, thể hiệnnhận thức chính trị vững vàng, tin tưởng vào sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa vì mụctiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh dưới sự lãnh đạo của Đảng. Bảng 3.2.1.1.1: Thái độ tin t ưởng vào sự l ãnh đạo của Đảng, con đường đi lên CNXH ởViệt Nam:Hạng mục Số lượng % % Tích lũyRất tin tưởng 138 46.0 46.2Tin tưởng 137 45.7 92.0Không tin tưởng 6 2.0 94.0Không biết 18 6.0 100.012Không trả lời 1 0.3 Tổng 300 100.0 Theo số liệu phân tích cho thấy, đa số sinh viên đều tin tưởng vào sự lãnh đạo củaĐảng và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đó cũng là cơ sở niềm tin chosinh tin tưởng phấn đấu cho tương lai của bản thân cũng như có ý thức quan tâm đến cácvấn đề chính trị - xã hội của đất nước.Kết quả điều tra cho thấy, có 46,3% sinh viên cho rằng tổ chức Đoàn là rất cầnthiết và 49% cho rằng là cần thiết để đoàn viên hoạt động và trưởng thành, điều đó chothấy vai trò của tổ chức Đoàn trường học là hết sức quan trọng đối với sinh viên trongmấy năm học tập tại trường. Sự lựa chọn đó cho thấy sinh viên không thờ ơ với cuộcsống và luôn mang hoài bão, khát khao được cống hiến cho xã hội, cho đất nước. Đâycũng chính là động cơ phấn đấu gia nhập vào tổ chức Đoàn, Đảng của sinh viên . Điềunày phù hợp với chủ trương của Đảng, nhiệm vụ của ngành giáo dục đề ra.Đa số đều mong muốn phấn đấu để trở thành đảng viên Đảng Cộng sản ViệtNam. Có rất nhiều sinh viên có chí hướng trong học tập và rèn luyện, tham gia học cáclớp nhận thức về Đảng. Đảng bộ nhà trường cũng rất quan tâm đến công tác phát triển13đảng trong sinh viên hiện nay, kết quả là số sinh viên được đứng vào hàng ngũ của Đảngngày càng tăng.Bảng 3.2.1.1.2. Sự quan tâm phấn đấu để trở thành đảng viên Đảng Cộng sản ViệtNamHạng mục Số lượng % % Tích lũyRất quan tâm 119 39.7 39.7Quan tâm 131 43.7 83.3Không quan tâm 25 8.3 91.7Không có ý kiến 25 8.3 100.0Tổng 300 100.0 Về việc học tập các môn Lý luận chính trị, có 11,7% sinh viên trả lời rất quantrọng; 72% sinh viên trả lời là rất quan trọng; số trả lời không quan trọng là 14,7%. Nhưvậy, đa số sinh viên cho rằng việc học tập các môn Lý luận chính trị là quan trọng vàcần thiết. Tuy nhiên, trong quá trình điều tra còn một số sinh viên cho là không quantrọng và việc học của các bạn đối với các môn khoa học này cũng chỉ mang tính chất đốiphó, học chỉ để qua mà thôi. Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, phải đẩy mạnh họctập các môn Lý luận chính trị, nhằm trang bị cho sinh viên thế giới quan và phươngpháp luận khoa học, giáo dục niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và con đường đi lênchủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là việc làm cần thiết.Lòng yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc là một trong những truyền thống văn hóavà đạo đức quý báu của dân tộc ta. Yêu nước ngày nay là yêu chủ nghĩa xã hội, kiên địnhmục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, ra sức cống hiến nhằm xây dựng Việt Namtrở thành một nước “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Lòng yêunước và tự hào dân tộc của sinh viên còn biểu hiện ở sự quan tâm đến tình hình chínhtrị, kinh tế, xã hội của đất nước, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Chính lòngyêu nước và tinh thần tự hào dân tộc làm cho đại bộ phận sinh viên lo âu, trăn trở trướcthực trạng đất nước hiện nay. Điều này chứng tỏ sinh viên không chỉ biết nghĩ đến tươnglai của bản thân mà còn rất quan tâm đến các vấn đề chính trị - xã hội, vận mệnh của dântộc. Đa số sinh viên ý thức được trách nhiệm, bổn phận của mình, tích cực tình nguyệntham gia hoạt động vì cộng đồng. Từ nhận thức của mình về các vấn đề xã hội, nhữngkhó khăn của đất nước trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, hăng hái tham gia cáchoạt động xã hội do các tổ chức Đoàn, Hội sinh viên phát động.14Nhìn chung, sinh viên đã biết hướng tới một lối sống tích cực, lành mạnh. Đó là lốisống có mục đích, có lý tưởng tốt đẹp phù hợp với xu thế chung của toàn xã hội. Mụcđích và lý tưởng sống tích cực sẽ là đôi cánh nâng đỡ cho sinh viên trên con đường phấnđấu, rèn luyện để trở thành những công dân hữu ích cho xã hội.- Hăng say học tập và nghiên cứu khoa học:Sinh viên Đại học Thủ Dầu Một hiện nay hầu hết có thái độ tích cực, chủ độngtrong học tập và tham gia nghiên cứu khoa học. Việc thực hiện nội quy trong học tậpđược đông đảo sinh viên thực hiện tốt. Phương pháp tự học, tự nghiên cứu được các sinhviên đánh giá cao và tích cực vận dụng. Cách học thụ động như trước đây (thầy đọc tròchép, học sinh thụ động tiếp nhận những kiến thức mà giáo viên truyền đạt) đã đượcthay thế bằng phương pháp học tập mới (thầy và trò cùng tham gia vào quá trình dạy vàhọc, trong đó học sinh là người chủ động, tích cực tiếp nhận tri thức). Say mê chăm chỉhọc tập, có tới 55% sinh viên cho rằng là rất quan trọng, 38% cho là quan trọng. Khôngngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, có 51% sinh viên cho là biểu hiện tốt,điều đó cho thấy đa số sinh viên có ý thức trong học tập để có được kết quả học tập tốthơn. Điều đó cho thấy đa số sinh viên đều ý thức được nhiệm vụ học tập của mình,nhằm trang bị những kiến thức cần thiết cho công việc sau này. Theo kết quả điều tra biểu hiện về đạo đức của sinh viên cụ thể: Yêu ngành họccủa mình đã lựa chọn, có 44% sinh viên cho rằng là có biểu hiện tốt, 44,3% biểu hiệnbình thường. Không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, có 51% sinh viêncho là biểu hiện tốt, điều đó cho thấy đa số sinh viên có ý thức trong học tập để có đượckết quả học tập tốt hơn. Có tinh thần tự học hỏi, tự v ượt khó với 46.7% sinh viên chorằng biểu hiện tốt.Phong trào nghiên cứu khoa học luôn được nhà trường chú trọng, nên đã cónhiều chuyển biến tích cực, số lượng sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học, số lượngđề tài và chất lượng đề tài ngày càng tăng. Cụ thể, từ năm 2012 đến nay đã có 171 đề tàinghiên cứu khoa học được duyệt, với 491 sinh viên tham gia.Chất lượng nghiên cứu khoa học của sinh viên từng bước được nâng cao. Nhiều đềtài được xét trao giải sinh viên nghiên cứu khoa học xuất sắc được trao giải thưởng. Cóthể thấy phần lớn sinh viên của trường đã ý thức rõ trách nhiệm được nhiệm vụ học tậpvà nghiên cứu khoa học nhằm trang bị những kiến thức khoa học và thực tiễn cần thiếtcho công việc sau này.15Bên cạnh tinh thần hăng say học tập, nghiên cứu khoa học của phần đông các bạnsinh viên vẫn còn một bộ phận không nhỏ sinh viên chưa ý thức được nhiệm vụ học tậpcủa mình. Phần lớn sinh viên chỉ học tập vào tháng diễn ra kì thi học thi, những thángcòn lại trước và sau kì thi đó thì không chịu học, thậm chí còn không màng đến sách vở.Có không ít sinh viên ngay đến cả tài liệu học tập phục vụ cho môn học cũng không có,vở ghi bài trên lớp cũng chỉ như một quyển vở nháp. Đến kì thi thì vội vàng đi làmphao, quay cóp, gian dối trong thi cử, sau kì thi ít ngày là quên sạch kiến thức, hoặc cónhớ cũng chỉ loáng thoáng. - Sinh viên có đạo đức, lối sống tốtĐạo đức là một trong những phẩm chất quan trọng trong đời sống tinh thần củamỗi người nói chung và sinh viên nói riêng. Các giá trị đạo đức được đa số sinh viênhiện nay quan tâm vẫn là những giá trị đạo đức truyền thống cốt lõi của con người ViệtNam. Bên cạnh đó, những giá trị đạo đức mới được hình thành do yêu cầu của sự nghiệpcông nghiệp hoá, hiện đại hoá cũng được coi trọng. Những giá trị đạo đức truyền thốngnhư: tôn sư trọng đạo, kính trên nhường dưới, sống nhân nghĩa thuỷ chung, trọng lẽphải, yêu lao động vẫn được hầu hết sinh viên chấp nhận và đề cao. Tôn trọng pháp luật, tuân thủ các quy định và quy chế của tr ường , có tới 52.3% ýkiến cho rằng biểu hiện tốt, sinh viên có ý thức tuân thủ pháp luật trong đó có luật giaothông đường bộ, quy định, quy chế của ngành. Kính trọng và lễ phép, phù hợp vớitruyền thống văn hóa của dân tộc, với 49% ý kiến cho rằng biểu hiện tốt. Cụ thể là tháiđộ lễ phép, kính trọng đối với ông bà, cha mẹ; kinh trọng, lễ phép với người lớn. Tôntrọng, lễ phép khi giao tiếp với thầy cô, với 56% ý kiến cho rằng có biểu hiện tốt, điềunày là rất phù hợp với truyền thống dân tộc, cũng như văn hóa trường học. Có tinh thầnkhoan dung, độ lượng, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn. Nội dung này chỉ có39,7% sinh viên cho là biểu hiện tốt, 52% sinh viên biểu hiện bình thường.Bảng 3.2.1.1.4: Kết quả xếp loại rèn luyện của sinh viên từ năm 2009 đến2013Năm học TSSV Xuấtsắc Tốt Khá TBK TB Yếu Kém Ghichú2009-2010 1.679 04 160 770 173 173 69 022010-2011 2.342 166 552 1.222 288 112 02 02011-2012 4.541 283 1.012 2.291 784 142 18 112012-2013 7.075 360 1.856 3.693 961 106 30 69Tổng cộng 15.637 813 3.580 7.976 2.206 533 119 8216Kết quả bảng trên cho thấy, kết quả rèn luyện của sinh viên đặt loại khá trở lênngày càng tăng. Với kết quả trên, phần nào có thể nói sinh viên của Trường đã thực hiệntốt Quy chế công tác sinh viên của trường Đại học Thủ Dầu Một.Trong những năm qua, nhà trường đã phối hợp với Đoàn trường, Hội sinh viên tổchức các hoạt động, các diễn đàn về lối sống, nếp sống văn minh; các cuộc thi tìm hiểuvề pháp luật; phối hợp phòng chống các tệ nạn xã hội; tổ chức các hoạt động biểu dươngnhững gương sáng trong sinh viên, tạo môi trường rèn luyện tốt và định hướng lối sốngcho sinh viên. Với lợi thế có điều kiện học tập, nghiên cứu để tích luỹ tri thức, tiếp thutinh hoa văn hoá dân tộc và nhân loại, sinh viên Đại học Thủ Dầu Một hiện nay đangđóng vai trò tích cực vào việc xây dựng một nền văn hoá mới, tiên tiến, đậm đà bản sắcdân tộc. Văn hoá có nhiều biểu hiện khác nhau nhưng điều đầu tiên để nhận biết là cáchứng xử của con người với nhau. Hiện nay, sinh viên đang có xu hướng hình thành lối sống năng động, nhạy cảmvà tích cực thích nghi với sự phát triển của xã hội. Sinh viên có nhu cầu cao về sinh hoạtvăn hoá, tinh thần, tham gia các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao, du lịch, có nhucầu giao lưu và chia sẻ. Qua số liệu điều tra cho thấy, đa số sinh viên lối sống lànhmạnh, giản dị, tinh tế trong ứng xử, 42,3% ý kiến cho rằng biểu hiện tốt, 43% cho rằngbiểu hiện bình thường. Sống chan hòa với mọi ng ười, không phân biệt đối xử với ngườitàn tật, người không may lầm lỗi .Trong điều kiện hiện nay, đất nước mở cửa, hội nhập giao lưu và hợp tác quốc tếtrên tất cả các lĩnh vực, trong đó có văn hoá. Bên cạnh những yếu tố văn hoá tích cựccòn có vô vàn yếu tố tiếu cực, “văn hoá đen”, độc hại làm cho không ít sinh viên choángngợp, đôi lúc trở nên hoang mang, không biết phân biệt đâu là tốt - xấu, do khả năngthẩm thấu còn hạn chế. Tuy vậy, theo số liệu điều tra cho thấy, đa số sinh viên đã nóikhông với các loại văn hóa phẩm độc hại, các loại hình văn hóa có tính chất kích động,điều này phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc và ý thức trách nhiệm của sinhviên. 17Tác phong ăn mặc , đa số đều cho rằng tác phong ăn mặc hiện nay có ảnh hưởngnhiều đến đạo đức lối sống của sinh viên như: ăn mặc hở hang khi lên lớp, học đòi theophong cách ăn mặc của phương Tây không phù hợp với thuần phong mỹ tục của dântộc, cũng như phù hợp với đối tượng. Chính lý do đó, một số khoa đã quy định đồngphục cho sinh viên khi lên lớp, Trường cũng có định hướng tiến tới bắt buộc sinh viênkhi lên lớp phải mặc đồng phục. Vì vậy, nhiều sinh viên cũng có ý thức hơn trong vấn đềăng mặc khi lên lớp cũng như khi đi giao tiếp bên ngoài xã hội.Bảng 3.2.1.1.5 : Ảnh hưởng của loại hình văn hóa, phong cách ăn mặc có ảnh hưởngđến đạo đức, lối sống sinh viên:Hạng mục Số lượng % % Tích lũyẢnh hưởng nhiều 229 76.3 76.3Ít ảnh hưởng 54 18.0 94.3Không hề ảnh hưởng 17 5.7 100.0Tổng 300 100.0 Các hoạt động tình nguyện và cộng đồng phát triển mạnh mẽ, thể hiện thái độchính trị tích cực trong sinh viên. Trong những năm qua, phong trào sinh viên tìnhnguyện đã thu hút được rất nhiều sinh viên tham gia với nhiều hình thức và nội dungphong phú như: tình nguyện tại chỗ, chiến dịch sinh viên tình nguyện hè, chương trìnhtiếp sức mùa thi. Với nhiều nội dung bổ ích như: tuyên truyền chủ trương, chính sách18của Đảng và nhà nước; thăm hỏi, giúp đỡ các gia đình có công với cách mạng, mẹ ViệtNam anh hùng; tổ chức tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật; thành lập cácđội thanh niên tình nguyện bảo vệ môi trường; tham gia hiến máu nhân đạo; tuyêntruyền phòng chống tội phạm, phòng chống các tệ nạn xã hội; tổ chức diễn văn nghệ,chiến dịch “Mùa hè tình nguyện”, “ngày chủ nhật xanh”… Phong trào thể hiện tính tíchcực xã hội, thái độ chính trị đúng đắn của sinh viên. - Nguyên nhân của những mặt tích cực : + Được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, Lãnh đạo nhà trường, Đoàn trường vàcác phòng, ban, khoa thể hiện qua việc tổ chức các hoạt động tuyên truyền giáo dục đạođức, lối sống với các hình thức phong phú như: tuần chính trị công dân học sinh sinhviên đầu năm học, chiếu phim tư liệu, hội diễn, hội thi văn nghệ, thi đấu thể dục thể thao… trong sinh viên, tạo ra các sân chơi lành mạnh, bổ ích, mang tính giáo dục cao giúpsinh viên có được môi trường vừa chơi, vừa học, vừa rèn luyện, hòa nhập và tham giacác công việc có ích cho xã hội lẫn bản thân.+ Trường Đại học Thủ Dầu Một là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượngcao phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của địa phương cũng như cáctỉnh lân cận. Để đáp ứng được yêu cầu đó, sinh viên phải không ngừng nỗ lực học tập, rasức rèn luyện, để có kiến thức chuyên môn, hoàn thiện bản thân.+ Đa số sinh viên đã ý thức được vai trò tự giáo dục, rèn luyện của bản thân nhằmtrau dồi đạo dức, lối sống cho chính bản thân mình.3.2.2.2. Sự hạn chế về đạo đức, lối sống của sinh viên Đại học Thủ Dầu Một hiệnnay.- Còn một bộ phận sinh viên chưa có ý chí phấn đấu, còn mơ hồ về lý tưởng cáchmạng.Theo kết quả điều tra cho thấy, vẫn còn một bộ phận sinh viên sống khép mình, xarời tập thể, ngại tham gia các hoạt động xã hội, đoàn thể, thờ ơ với các diễn biến chínhtrị, xã hội của đất nước, lý tưởng cách mạng mờ nhạt. Trong quan hệ với bạn bè vànhững người xung quanh thường theo xu hướng bàng quan, không quan tâm, không hòanhập với tập thể, trốn tránh trách nhiệm chung, chỉ tham gia những hoạt động gì có lợicho bản thân mình. Theo kết quả điều tra còn ý kiến sinh viên cho rằng tổ chức đoànkhông cần thiết (2%), không có cũng được (2,7%), có thể do tổ chức Đoàn chưa thực sựhấp dẫn và phong phú đối với sinh viên.19Còn một bộ phận sinh viên hầu như không quan tâm đến việc sinh hoạt chính trị,học tập các môn lý luận chính trị, qua số liệu điều tra cho thấy có 14.7% sinh viên chorằng không cần thiết . Họ lơ là với các Nghị quyết, chủ trương của Đảng và chính sách,pháp luật của Nhà nước, thờ ơ với công cuộc đổi mới của đất nước, mơ hồ về lý tưởngcách mạng. Sự mơ hồ về lý tưởng cách mạng còn thể hiện ở tỷ lệ 8.3 % sinh viên khôngquan tâm phấn đấu vào Đảng. Một bộ phận sinh viên còn hời hợt đối với những vấn đềkinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của đất nước cũng như thế giới, có tư tưởng hoangmang dao động trước các luận điểm xuyên tạc của kẻ thù, không xác định đúng lý tưởngcần phấn đấu. - Một bộ phận sinh viên có thái độ lơ là trong học tập, vi phạm kỷ luật học tập,thiếu tôn trọng thầy cô.Một số sinh viên có những biểu hiện lệch lạc trong việc lựa chọn ngành nghề theohọc , vẫn còn 11,7% cho rằng chưa tốt, biểu hiện đó bỏ học dở chừng, hoặc thi chuyểnsang ngành học ở trường khác, hoặc có thái độ bất cần với việc học. Thay vì phải xuấtphát từ năng lực của bản thân và niềm say mê với công việc thì họ lại bị chi phối bởinhững nguyên do hoặc động cơ khác, nhiều khi không phù hợp, cụ thể theo điều tra15.0% còn chây lười trong việc học, thường xuyên ngủ trong giờ học, bỏ giờ, bỏ tiết…Trong học tập, có không ít sinh viên ngay đến cả tài liệu học tập phục vụ cho mônhọc cũng không có, vở ghi bài trên lớp cũng chỉ như một quyển vở nháp. Đi học vớinhiều không: không nghe giảng, không tập vở giáo trình, không ghi chép bài.. ., hiệntượng đi muộn về sớm không có lý do trở nên khá phổ biến, nghỉ học không lý dochiếm, nói chuyện, làm việc riêng trong giờ học, ăn quà trong lớp học. Phần lớn sinhviên chỉ học tập vào tháng diễn ra kì thi học thi, những tháng còn lại trước và sau kì thiđó thì không chịu học, thậm chí còn không màng đến sách vở. Còn có tình trạng quaycóp, sử dụng tài liệu, điện thoại trong khi thi. Vẫn còn một số sinh viên thiếu tôn trọng thầy cô của mình, có thái độ đe dọa khibị thầy cô cấm thi hoặc cho điểm thấp. Số liệu điều tra cho thấy có 7.0 % sinh viên chorằng có sự biểu hiện chưa tốt. Một bộ phận một bộ phận sinh viên cho rằng quan hệ thầy-trò chẳng qua chỉ là quá trình truyền đạt và tiếp nhận kiến thức. - Có lối sống thực dụng, buông thả, xa rời đạo đức truyền thống dân tộc, vi phạmpháp luật sa vào các tệ nạn xã hội.20Trong sinh viên hiện nay đang có xu hướng lựa chọn lối sống tự do cá nhân,thích tìm đến cái mới lạ và hưởng thụ. Có một bộ phận sinh viên tự nhận có vi phạm nộiquy trong nhà trường, một bộ phận không thích sống có kỷ luật, ủng hộ lối sống có quanhệ tình dục trước hôn nhân, trong tình yêu có xu hướng thực dụng… Có biểu hiện đó làdo có những sai lầm, lệch lạc trong nhận thức và tư tưởng của một số sinh viên. Tìnhtrạng sinh viên ăn chơi đua đòi chạy theo lối sống thực dụng, coi trọng giá trị vật chất,xem nhẹ giá trị tinh thần, bị đồng tiền tha hóa ngày càng rõ. Một bộ phận sinh viên thiếu ý thức trong việc chấp hành pháp luật, đặc biệt là luậtlệ giao thông, tình trạng không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, tống ba, tốngbốn vẫn còn khá phổ biến, số liệu điều tra cho thấy vẫn còn khoảng 13.0% biểu hiệnchưa tốt về tuân thủ pháp luật . Không ít sinh viên có xu hướng xa rời những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹpcủa dân tộc. Họ tiếp nhận những sản phẩm văn hóa không lành mạnh được du nhập vàobên ngoài, nhất là sách báo, phim ảnh khiêu dâm, đồi trụy. Trong phương án lựa chọn“ Nói không với các loại văn hóa phẩm độc hại, các loại hình văn hóa có tính chất kíchđộng”. Với nội dung này sinh viên biểu hiện chưa thật tốt, vì sự bùng nổ của mạng lướiinternet hiện nay, còn nhiều sinh viên truy cập vào các trang wed đen, các trang wed cótính chất phản động, kích động và một số trang mạng không lành mạnh khác. 21Các chuẩn mực chung thủy, tình yêu trong sáng được các thế hệ cha anh trước đâyđề cao coi trọng, thì hiện nay lại bị một bộ phận sinh viên hạ thấp xem nhẹ. Tình trạngsống thử trước hôn nhân trong sinh viên có xu hướng ngày càng phổ biến. Hiện tượngsinh viên thuê nhà trọ sống chung với người yêu như vợ chồng cũng không hiếm. Tínhthực dụng đề cao vật chất tiền bạc, thế lực của một bộ phận sinh viên là cần phải đượclưu tâm. Nhiều sinh viên có xu hướng xa rời các loại hình nghệ thuật truyền thống hoặcloại hình có giá trị giáo dục lịch sử, truyền thống. - Nguyên nhân của những hạn chế: + Những tàn dư của đạo đức, lối sống cũ như: chủ nghĩa cá nhân, tính ích kỷ, thựcdụng, những tác động tiêu cực từ mặt trái của kinh tế thị trường, của toàn cầu hóa tớixây dựng đạo đức, lối sống mới. Lối sống thực dụng ích kỷ, vụ lợi, chạy theo đồng tiềncùng với tệ tham nhũng, buôn lậu, bạo lực, tội phạm và những hiện tượng băng hoại vềđạo đức ngày càng phổ biến đã làm đảo lộn các thang giá trị xã hội; các yếu tố phản giátrị, đạo đức đang phát triển, lấn át các mặt tích cực, biểu hiện rõ nét nhất trong lối sốngvà sinh hoạt của thế hệ trẻ, trong đó có tầng lớp sinh viên. + Các điều kiện vật chất phục vụ cho nhu cầu ăn, ở, học tập, vui chơi giải trí chosinh viên còn thiếu, đặc biệt là ký túc xá sinh viên để nhà trường có thể quản lý được nềnếp ăn, ở và học tập của sinh viên. Các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thaochưa đủ sức hấp dẫn để thu hút sinh viên tham gia. + Công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên còn nhiều hạn chế, bất cập;công tác quản lý sinh viên ngoại trú chưa được quan tâm đúng mức, chưa chặt chẽ.+ Do đặc thù về lứa tuổi, tâm lý, sinh lý, năng lực … đang trong bước trưởngthành và hoàn thiện, nên từ nhận thức tới hành động của sinh viên còn rất nhiều yếu tốbồng bột, nông nổi. Vì thế, trước tác động đa chiều bởi nhiều yếu tố khác nhau của cuộcsống gồm cả tốt lẫn xấu, không phải sinh viên nào cũng đủ bản lĩnh, khả năng phân tíchthấu đáo để xử lý, định hướng cho đúng. Do sự thiếu tu dưỡng, rèn luyện về đạo đức, lốisống của bản thân sinh viên. Tóm lại, thanh niên nói chung và sinh viên nói riêng luôn là rường cột của nướcnhà, là tương lai của dân tộc. Đối với bất cứ quốc gia nào, sinh viên, thế hệ trẻ cũng giữmột vai trò quan trọng. Trước thực trạng trên, đã đặt ra rất nhiều vấn đề đòi hỏi phải cósự quan tâm của Lãnh đạo, Ban giám hiệu trường và các phòng, ban, khoa, phải chú22trọng hơn nữa trong công tác đào tạo, công tác rèn luyện đạo đức, lối sống cho sinhviên, nhằm phát huy những mặt tích cực và kịp thời uốn nắn những mặt hạn chế.3.3. Nội dung rèn luyện đạo đức, lối sống cho sinh viên Trường ở6ại học Thủ DầuMột hiện nay3.3.1. Rèn luyện cho sinh viên tinh thần tự hào dân tộc, niềm tin vững chắc vào sựnghiệp cách mạng do Đảng lãnh ồổạo.Rèn luyện đạo đức cho sinh viên, theo Hồ Chí Minh cần phải giáo dục tinhthần tự hào dân tộc, giáo dục niềm tin. Cuộc sống luôn đặt ra cho mỗi người,nhất là lớp trẻ nhiều câu hỏi phải giải đáp. Một trong những câu hỏi lớn nhất,trọng yếu nhất là mục đích cuộc sống, nǎắi một cách dễ hiểu hơn là sống để làmgì? Về điểm này, Hồ Chí Minh ân cần khuyên nhủ thanh niên: “Chúng ta khôngmột phút nào được quên lý tưởng cao cả của mình là phấn đấu cho tổ quốc tahoàn toàn độc lập, cho chủ nghĩa xã hội hoàn toàn thắng lợi trên đất nước ta”Tinh thần tự hào dân tộc đã giúp dân tộc lập nên bao chiến công hiển hách trướcnhững kẻ thù xâm lược hung bạo. Đối với mỗi con người Việt Nam, lòng yêu nước làmột giá trị thiêng liêng, cao quý song cũng rất tự nhiên, gần gũi. Đǎắ là tình yêu, sự gắnbǎắ với quê hương, xứ sở; là tấm lòng trung nghĩa luôn hướng tới lợi ích quốc gia dântộc; là khát vọng mang lại cuộc sống thanh bình, ấm no cho nhân dân. Tinh thần yêunước, tự hào dân tộc còn là phẩm chất đạo đức hàng đầu trong quan hệ của mỗi côngdân Việt Nam đối với Tổ quốc. Điều này đồng nghĩa với việc không cǎắ người Việt Namnào cǎắ đạo đức mà lại không yêu nước và yêu dân tộc Việt Nam. Trong công cuộc đổi mới đất nước, đẩy mạnh công nghiệp hǎắa, hiện đại hǎắa, yêunước cǎắ thêm nội dung mới. Trước hết, yêu nước là kiên định mục tiêu độc lập dân tộcvà chủ nghĩa xã hội; tuyệt đối trung thành với lợi ích của Tổ quốc, của dân tộc cũng làcủa Đảng; là tăng cường đoàn kết, chống chia rẽ nội bộ, kiên quyết đập tan các âm mưuvà hành vi phá hoại, cản trở công cuộc đổi mới của đất nước. Yêu nước gắn liền với tìnhyêu gia đình, làng xǎắm, quê hương của mình, sẵn sàng đem hết tài năng và sức lực đểphụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Yêu nước còn thể hiện ở ý chí tự lực, tự cường,quyết không cam chịu đǎắi nghèo, lạc hậu; là hăng hái thi đua trong lao động, học tậpgǎắp phần thực hiện thắng lợi công nghiệp hǎắa, hiện đại hǎắa đất nước. Trong điều kiện hiện nay, sự nghiệp công nghiệp hǎắa, hiện đại hǎắa đất nước cǎắthành công hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đǎắ, điều quan trọng nhất là23phải phát huy tinh thần yêu nước của mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam. Để làm đượcđiều đó thì bản thân người sinh viên phải có sự phán đoán chính xác, biết phân biệt tốt -xấu, thật - giả. Bên cạnh đó, mỗi người sinh viên phải làm hết sức mình để quảng báhình ảnh Việt Nam với bạn bè thế giới, giúp cho nhân loại thấy được những nét đẹp vàtinh hoa của văn hoá Việt Nam. Và vấn đề quan trọng đặt ra là phải xây dựng một thế hệthanh niên - sinh viên giàu lòng yêu nước, biết đặt lợi ích của mình trong lợi ích thốngnhất của quốc gia, dân tộc. Làm được điều đó thì sẽ góp phần không nhỏ vào việc đưaViệt Nam hội nhập với thế giới và khu vực.Vì vậy, giáo dục lòng yêu nước và tinh thầntự hào dân tộc cho sinh viên - đội ngũ trí thức tương lai của đất nước có một ý nghĩa vôcùng quan trọng. Thông qua giáo dục làm cho sinh viên nhận thức một cách đầy đủ giátrị thiêng liêng, cao quý của độc lập, tự do. “Nếu như các thế hệ trước đây đã rửa đượcnỗi nhục mất nước, nỗi nhục nô lệ cho dân tộc, thì nhiệm vụ của thế hệ trẻ Việt Namngày nay, trong đó có SV phải tiếp nối sự nghiệp của lớp người đi trước, đẩy mạnh côngcuộc đổi mới, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước để rửa nỗi nhục nghèokhổ, mở ra chương sử mới cho non sông Việt Nam vinh quang sánh vai cùng các dântộc khác trên thế giới”[20, tr.2]. Rèn luyện, bồi dưỡng lòng yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc cho sinh viênchính là quá trình khơi dậy lòng nhiệt tình cách mạng, nhằm giúp họ thấy rõ tráchnhiệm, nghĩa vụ của bản thân đối với Tổ quốc và dân tộc mà nỗ lực học tập, ra sức tudưỡng rèn luyện để góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, mang lại ấm no, hạnh phúccho nhân dân.Đứng trước mặt trái của cơ chế thị trường, để khắc phục tình trạng “suy thoái đạođức ,mờ nhạt lý tưởng” trong một bộ phận sinh, thì việc giáo dục lý tưởng, bồi dưỡngniềm tin, xây dựng ước mơ, hoài bão cho tuổi trẻ nói chung, sinh viên nói riêng là côngtác vừa cấp bách, vừa lâu dài. Quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đất nước cần phảiphát huy nhân tố con người, đặc biệt là người có tài, đức. Sinh viên là lớp người trẻ tuổi,có nhiều ước mơ, hoài bão, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Do tuổi đời cònít, vốn sống chưa nhiều, kinh nghiệm chính trị - xã hội có phần hạn chế nên sinh viênđôi khi tỏ ra thiếu chín chắn trong suy nghĩ và hành động. Vì vậy, giáo dục để địnhhướng lý tưởng, niềm tin cho sinh viên vào sự lãnh đạo của Đảng và con đường đi lênchủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là điều thật cần thiết. Trước hết, bản thân người sinh viênphải giỏi về kiến thức chuyên môn của mình. Đây chính là hành trang, chìa khoá mở cửa24

- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Bình luận