Luận văn ThS: Quản lý chi ngân sách Nhà nước tại huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương

406 2

Miễn phí

Tải về máy để xem đầy đủ hơn, bản xem trước là bản PDF

Tags: #luận văn#tiểu luận#báo cáo

Mô tả chi tiết

1. Mở đầu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Quản lý chi NSNN được đặt ra trong bối cảnh nguồn lực tài chính của quốc gia có giới hạn nhất định nhưng phải làm thế nào để thỏa mãn tốt các nhu cầu cần thiết để đạt được các mục tiêu quản lý kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước. Do vậy để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý chi NSNN thúc đẩy phát triển KT-XH trên địa bàn, thì việc tập trung nghiên cứu công tác quản lý chi ngân sách trên địa bàn huyện cả trên hai phương diện lý luận và thực tiễn là rất cần thiết. Xuất phát từ thực tế đó, tôi chọn đề tài: “Quản lý chi ngân sách Nhà nước tại huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương” làm đề tài luận văn thạc sĩ. Qua đó đưa ra các giải pháp mang tính chất định hướng góp phần hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện, đảm bảo s dụng hiệu lực, hiệu quả quỹ NSNN.

1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Các công trình nghiên cứu trên đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau trong quản lý chi NSNN nói chung và NSNN cấp huyện nói riêng với các phương pháp tiếp cận khác nhau, đưa ra thực trạng và các giải pháp khác nhau, nhưng các công trình nghiên cứu đã công bố đều có điểm chung là đã phân tích, đánh giá tình hình quản lý chi NSNN nói chung, và quản lý chi NSNN nói riêng theo Luật định từ việc xây dựng, ban hành các văn bản đến hoạt động lập, phân bổ dự toán và chấp hành NSNN của các đơn vị thụ hưởng NSNN

1.3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu: luận văn hướng tới mục tiêu là đề xuất được các giải pháp phù hợp để hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN của huyện Tứ Kỳ nhằm nâng cao hiệu quả của NSNN cấp huyện trong giai đoạn hiện nay.

Các nhiệm vụ nghiên cứu gồm:

  • Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý chi NSNN.
  • Phân tích và làm rõ những kết quả đạt được và những hạn chế trong công tác quản lý chi NSNN của huyện Tứ Kỳ trong những năm qua, đồng thời tìm ra nguyên nhân của những hạn chế này.
  • Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN của huyện Tứ Kỳ.

1.4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: các vấn đề lý luận và thực tiễn của công tác quản lý chi NSNN của huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. 

Phạm vi thời gian: dữ liệu phân tích thực trạng công tác quản lý chi NSNN được phân tích cho giai đoạn 2011 – 2015. Các giải pháp đề xuất thực hiện cho giai đoạn từ 2016 đến 2020 và định hướng cho các năm tiếp theo.

Phạm vi không gian: nghiên cứu cho huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương

1.5 Phương pháp nghiên cứu đề tài

Phương pháp thu thập dữ liệu

Phương pháp phân tích dữ liệu

2. Nội dung

2.1  Một số lý luận cơ bản về quản lý chi NSNN cấp huyện

  • Những vấn đề cơ bản về chi ngân sách nhà nước cấp huyện
  • Quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện
  • Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện

2.2 Thực trạng công tác quản lý chi NSNN tại huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương

  • Khái quát về đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi ngân sách Nhà nước của huyện Tứ Kỳ
  • Thực trạng công tác quản lý và chi ngân sách Nhà nước huyện Tứ Kỳ giai đoạn 2011 - 2015
  • Đánh giá chung về quản lý chi Ngân sách nhà nước của huyện Tứ Kỳ

2.3 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN tại huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương

  • Mục tiêu và quan điểm về quản lý chi ngân sách Nhà nước của huyện Tứ Kỳ giai đoạn 2016 – 2020 định hướng đến năm 2025
  • Một số giải pháp đối với quản lý chi ngân sách Nhà nước của huyện Tứ Kỳ
  • Một số kiến nghị

3. Kết luận

Dựa trên phương hướng quản lý chi NSNN của huyện Tứ Kỳ, luận văn đã đề xuất được các nhóm giải pháp để tiếp tục hoàn thiện và nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý chi NSNN của huyện Tứ Kỳ: nhóm giải pháp về hoàn thiện công tác lập, chấp hành, kiểm soát chi, quyết toán chi NSNN, nhóm giải pháp nâng cao chất lượng ban hành các văn bản pháp quy về quản lý chi NSNN; nhóm giải pháp về nâng cao trình độ cán bộ quản lý NSNN, nâng cao ý thức và trình độ của đối tượng s dụng ngân sách, nhóm giải pháp về tăng cư ng thanh tra, kiểm tra, khen thưởng và x lý vi phạm trong quản lý NSNN, nhóm giải pháp về hoàn thiện cách thức phân cấp và điều hành NSNN, một số giải pháp khác và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN tại địa phương trong th i gian tới.

4. Tài liệu tham khảo

Bộ tài chính (2003), Thông tư số 59/2003/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN;

Bộ Tài Chính (2010), Thông tư số 188/2010/TT-BTC Quy định tiêu thức phân cấp nguồn thu và phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương;

Bộ Tài Chính (2011), Tài liệu đào tạo bồi dưỡng công chức tài chính – kế toán xã vùng trung du, miền núi và dân tộc;

Chính phủ (2003), Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2013 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN;

Nguyễn Thị Chắt (2004) “Tăng cường công tác giám sát tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp được giao quyền tự chủ tài chính”, Thanh tra Tài chính.

Phan Thu Cúc (2002) “Đổi mới cơ chế quản lý tài chính đơn vị hành chính sự nghiệp hưởng thụ nguồn ngân sách Nhà nước”, NXB Tài chính, Hà Nội. 

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI ------------------------- VŨ THỊ THU GIANG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI HUYỆN TỨ KỲ, TỈNH HẢI DƢƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HÀ NỘI, NĂM 2017BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI ------------------------- VŨ THỊ THU GIANG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI HUYỆN TỨ KỲ, TỈNH HẢI DƢƠNG CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG MÃ SỐ : 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ THU HIỀN HÀ NỘI, NĂM 2017i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Nội dung, số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả nghiên cứu khoa học của luận văn này. Hà Nội, ngày ..... tháng ..... năm 2016 Tác giả luận văn Vũ Thị Thu Giangii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i MỤC LỤC .................................................................................................................. ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... v DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU, PHỤC LỤC ................................................. vi MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ............................................. 2 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu. ......................................................................... 6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 6 5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 7 6. Kết cấu luận văn ..................................................................................................... 8 CHƢƠNG 1 MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CẤP HUYỆN ...................................................................................... 9 1.1. Những vấn đề cơ bản về chi ngân sách nhà nước cấp huyện ............................... 9 1.1.1. Hệ thống ngân sách nhà nước ................................................................... 9 1.1.2. Khái niệm và vai trò của chi ngân sách nhà nước cấp huyện .................. 16 1.1.3. Phân loại chi ngân sách nhà nước cấp huyện .......................................... 17 1.2. Quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện ....................................................... 19 1.2.1. Các nguyên tắc của quản lý chi ngân sách Nhà nước cấp huyện ............ 19 1.2.2. Các căn cứ pháp lý ..................................................................................... 23 1.2.3. Nội dung quản lý chi ngân sách Nhà nước cấp huyện ............................. 25 1.3. Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện ......................................................................................................................... 36 1.3.1. Điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương ............................................... 36 1.3.2. Chính sách và thể chế chung của Nhà nước ............................................ 36 1.3.3. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý chi ngân sách Nhà nước ................... 37 1.3.4. Các yếu tố khác ......................................................................................... 38iii CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI HUYỆN TỨ KỲ TỈNH HẢI DƢƠNG .................................................................. 40 2.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi ngân sách Nhà nước của huyện Tứ Kỳ .................. 40 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội ............................................. 40 2.1.2. Các căn cứ pháp lý quản lý chi ngân sách Nhà nước huyện Tứ Kỳ ......... 43 2.1.3. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý ngân sách Nhà nước huyện Tứ Kỳ .... 46 2.2. Thực trạng công tác quản lý và chi ngân sách Nhà nước huyện Tứ Kỳ giai đoạn 2011 - 2015 ............................................................................................................... 49 2.2.1. Thực trạng công tác quản lý chi ngân sách Nhà nước huyện .................. 49 2.2.2. Thực trạng chi ngân sách Nhà nước của huyện Tứ Kỳ giai đoạn 2011 – 2015 ....................................................................................................................... 62 2.3. Đánh giá chung về quản lý chi Ngân sách nhà nước của huyện Tứ Kỳ ............ 77 2.3.1. Những kết quả đạt được ........................................................................... 77 2.3.2. Hạn chế ..................................................................................................... 80 2.3.3. Nguyên nhân hạn chế ............................................................................... 81 CHƢƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CỦA HUYỆN TỨ KỲ .......................................................... 84 3.1. Mục tiêu và quan điểm về quản lý chi ngân sách Nhà nước của huyện Tứ Kỳ giai đoạn 2016 – 2020 định hướng đến năm 2025 .................................................... 84 3.1.1 Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện Tứ Kỳ ............................... 84 3.1.2. Định hướng về quản lý chi ngân sách của nước ta .................................. 91 3.1.3. Quan điểm mục tiêu hoàn thiện quản lý chi ngân sách Nhà nước của huyện Tứ Kỳ giai đoạn từ 2016 – 2020 và các năm tiếp theo ................................... 92 3.2. Một số giải pháp đối với quản lý chi ngân sách Nhà nước của huyện Tứ Kỳ ... 93 3.2.1. Nhóm giải pháp về hoàn thiện quy trình lập, chấp hành, kiểm soát chi và quyết toán ngân sách Nhà nước ................................................................................ 93 3.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng ban hành các văn bản pháp quy về quản lý chi ngân sách Nhà nước ............................................................................... 98iv 3.2.3. Nhóm giải pháp nâng cao trình độ cán bộ quản lý ngân sách Nhà nước .... 98 3.2.4. Nhóm giải pháp về tăng cường thanh tra, kiểm tra, khen thưởng và xử lý vi phạm trong quản lý ngân sách Nhà nước ........................................................... 100 3.2.5. Nhóm giải pháp về hoàn thiện cách thức phân cấp quản lý và điều hành ngân sách Nhà nước ................................................................................................ 101 3.2.6. Một số giải pháp khác ............................................................................ 102 3.3. Một số kiến nghị ............................................................................................... 103 3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước .......................................................................... 103 3.3.2. Kiến nghị với các đơn vị liên quan ......................................................... 103 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 105 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤCv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ANQP An ninh quốc phòng CLP Chống lãng phí HĐND Hội đồng nhân dân KBNN Kho bạc Nhà nước KT-XH Kinh tế xã hội NS Ngân sách NSNN Ngân sách Nhà nước NSĐP Ngân sách địa phương NSTƯ Ngân sách trung ương NSLĐ Năng suất lao động PCTN Phòng chống tham nhũng TC-KH Tài chính kế hoạch THTK Thực hành tiết kiệm TSCĐ Tài sản cố định UBND Ủy ban nhân dân XDCB Xây dựng cơ bảnvi DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU, PHỤC LỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Cấu trúc hệ thống ngân sách Nhà nước ở Việt Nam ............................... 12 Sơ đồ 2.1. Sơ đồ bộ máy phòng TCKH huyện Tứ Kỳ .............................................. 47 Sơ đồ 2.2. Sơ đồ bộ máy KBNN huyện Tứ Kỳ ........................................................ 48 Sơ đồ 2.3. Quy trình lập dự toán chi NSNN của huyện Tứ Kỳ ................................ 52 BẢNG Bảng 2.1. Chi tiết các đơn vị dự toán s dụng ngân sách huyện .............................. 51 Bảng 2.2. Dự toán chi ngân sách huyện giai đoạn 2011-2015 .................................. 54 Bảng 2.3. Tổng hợp kết quả cân đối thu – chi ngân sách huyện ............................... 63 Bảng 2.4. Quyết toán chi thư ng xuyên NSNN của huyện Tứ Kỳ giai đoạn 2011 -2015 ........................................................................................................................... 64 Bảng 2.5. Quyết toán chi sự nghiệp kiến thiết kinh tế của huyện Tứ Kỳ giai đoạn 2011 – 2015 ............................................................................................................... 65 Bảng 2.6. Quyết toán chi sự nghiệp VHTT, TDTT của huyện Tứ Kỳ giai đoạn 2011 – 2015 .............................................................................................................. 66 Bảng 2.7. Quyết toán chi sự nghiệp truyền thanh, truyền hình của huyện Tứ Kỳ giai đoạn 2011 – 2015 ...................................................................................................... 67 Bảng 2.8. Quyết toán chi sự nghiệp đảm bảo xã hội của huyện Tứ Kỳ giai đoạn 2011 – 2015 ............................................................................................................... 67 Bảng 2.9. Quyết toán chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo của huyện Tứ Kỳ giai đoạn 2011 – 2015 ............................................................................................................... 68 Bảng 2.10. Quyết toán chi quản lý hành chính của huyện Tứ Kỳ giai đoạn 2011 – 2015 ........................................................................................................................... 69 Bảng 2.11. Quyết toán chi an ninh, quốc phòng của huyện Tứ Kỳ giai đoạn 2011 – 2015 ........................................................................................................................... 70vii Bảng 2.12. Tổng hợp ý kiến đánh giá về nội dung chấp hành dự toán chi NSNN của huyện Tứ Kỳ (s dụng mức điểm từ 1 đến 5, trong đó 1 là hoàn toàn không đồng ý và 5 là hoàn toàn đồng ý) .......................................................................................... 75 Bảng 2.13.. Tổng hợp ý kiến đánh giá về hoạt động quyết toán chi NSNN cấp huyện (s dụng mức điểm từ 1 đến 5, trong đó 1 là hoàn toàn không đồng ý và 5 là hoàn toàn đồng ý) ............................................................................................................... 75 BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Tổng hợp ý kiến đánh giá về tính hợp lý trong phân cấp quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện Tứ Kỳ .............................................................................. 72 Biểu đồ 2.2. Tổng hợp ý kiến đánh giá về cơ sở khoa học của lập dự toán chi NSNN cấp huyện................................................................................................................... 73 Biểu đồ 2.3. Tổng hợp ý kiến đánh giá về sự phù hợp trong cơ cấu lập dự toán chi NSNN của huyện Tứ Kỳ theo các khoản mục chi .................................................... 74 Biểu đồ 2.4. Tổng hợp ý kiến đánh giá về hoạt động giám sát, thanh tra chi NSNN của huyện Tứ Kỳ (s dụng mức điểm từ 1 đến 5, trong đó 1 là hoàn toàn không đồng ý và 5 là hoàn toàn đồng ý) .............................................................................. 77 Biểu đồ 2.5. Tổng hợp ý kiến đánh giá mức độ thực tế đạt được hiện nay của các biện pháp sau đây mà huyện đã s dụng để quản lý chi NSNN (s dụng mức điểm từ 1 đến 5, trong đó 1 là rất quan trọng và 5 là không quan trọng)........................... 82 Biểu đồ 3.1. Tổng hợp ý kiến đánh giá về thứ tự ưu tiên về các nội dung cần hoàn thiện trong quản lý chi NSNN cấp h uyện tại huyện Tứ Kỳ những năm tới ............ 941 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngân sách Nhà nước (NSNN) nói chung có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo các nguồn lực tài chính để phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng an ninh và các hoạt động của bộ máy Nhà nước trên phạm vi cả nước. Cùng với quá trình quản lý thu NSNN thì việc quản lý chi NSNN cũng có vị trí rất quan trọng trong quản lý điều hành NSNN góp phần ổn định phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của đất nước, nhất là trong điều kiện đất nước hội nhập kinh tế thế giới. Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay, khi nguồn thu ngân sách còn hạn chế thì việc quản lý các khoản chi NSNN là rất cần thiết. Quản lý chi NSNN nhằm đảm bảo tính hiệu quả của các khoản chi từ nguồn vốn NSNN và cân đối với nguồn thu của NSNN. Quản lý chi NSNN huyện hiệu quả là bước quan trọng mà Nhà nước cần thực hiện khẳng định tính minh bạch, trình độ quản lý của các cán bộ công chức cấp cơ sở, tránh thất thoát các nguồn vốn đầu tư, chi sai nguyên tắc, đỡ đi phần nào gánh nặng về tài chính, xây dựng ngân sách lành mạnh củng cố kỷ luật tài chính, s dụng tiết kiệm hiệu quả tiền của Nhà nước, giải quyết thỏa đáng mối quan hệ về quyền lợi và trách nhiệm giữa các cấp, cơ quan chính quyền ổn định nền kinh tế. NSNN huyện là một bộ phận cấu thành NSNN và là công cụ để chính quyền cấp huyện thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong quá trình quản lý KT-XH, an ninh – quốc phòng (AN-QP). Công tác quản lý chi nếu thực hiện không tốt sẽ dẫn đến hệ lụy như suy thoái về đạo đức cán bộ, công chức quản lý, thất thoát tiền của Nhà nước, đ i sống xã hội gặp nhiều khó khăn, thâm hụt ngân sách, xảy ra lãng phí, tiêu cực... Quản lý chặt chẽ nguồn NSNN sẽ góp phần nâng cao hiệu quả s dụng NSNN Sự phân cấp quản lý Nhà nước phù hợp với sự phân cấp của bộ máy chính quyền từ trung ương đến các cấp chính quyền địa phương đã đạt được những thành tựu trong hoạt động quản lý quỹ NSNN. Quản lý quỹ NSNN đi từ khâu cơ sở tạo tiền đề cho việc duy trì và hoạt động của các cấp chính quyền ngân sách từ trung ương đến địa phương, tạo điều kiện phát huy lợi thế nhiều mặt trên mọi lĩnh vực của từng vùng, từng địa phương trong cả nước. Huyện Tứ Kỳ là một huyện khó khăn, đ i sống nhân dân huyện chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, phát triển du lịch,2 dịch vụ còn nhỏ lẻ, nguồn chi hoạt động thư ng xuyên, chi đầu tư xây dựng cơ bản và các khoản chi khác còn thấp. Do đó, việc quản lý, s dụng tiết kiệm, hiệu quả các khoản chi NSNN, đảm bảo đáp ứng kịp th i nhu cầu chi thư ng xuyên, tăng cư ng nhiệm vụ chi đầu tư phát triển và các khoản chi đột xuất khác, giảm thiểu các hạn chế trong quản lý chi NSNN là yêu cầu và đòi hỏi tất yếu đối với các cơ quan quản lý và s dụng ngân sách nói chung, huyện Tứ Kỳ nói riêng. Hoạt động quản lý vốn NSNN trên địa bàn huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần phát huy những thế mạnh của địa phương, tạo đà cho sản xuất phát triển, giải quyết công ăn việc làm, đảm bảo công bằng an sinh xã hội và giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn trên địa bàn. Cân đối thu, chi ngân sách ngày càng vững chắc và ổn định, mọi khoản chi ngân sách đều được kiểm tra, kiểm soát và dần đi vào nề nếp. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì việc quản lý các khoản chi NSNN huyện còn bộc lộ nhiều mặt yếu kém và hạn chế như: việc chấp hành và quyết toán ngân sách huyện còn chậm, chưa đổi mới, đôi khi còn chưa đúng quy định, tình trạng chi NSNN có hiện tượng gây thất thoát chưa bao quát hết các nguồn chi, chưa có quan điểm rõ ràng về các khoản chi sai quy định của Nhà nước hoặc chưa được quan tâm đúng mức về quản lý chi NSNN. Quản lý chi NSNN được đặt ra trong bối cảnh nguồn lực tài chính của quốc gia có giới hạn nhất định nhưng phải làm thế nào để thỏa mãn tốt các nhu cầu cần thiết để đạt được các mục tiêu quản lý kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước. Do vậy để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý chi NSNN thúc đẩy phát triển KT-XH trên địa bàn, thì việc tập trung nghiên cứu công tác quản lý chi ngân sách trên địa bàn huyện cả trên hai phương diện lý luận và thực tiễn là rất cần thiết. Xuất phát từ thực tế đó, tôi chọn đề tài: “Quản lý chi ngân sách Nhà nước tại huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương” làm đề tài luận văn thạc sĩ. Qua đó đưa ra các giải pháp mang tính chất định hướng góp phần hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện, đảm bảo s dụng hiệu lực, hiệu quả quỹ NSNN. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Hiện nay, ở nước ta có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề quản lý chi NSNN. Mỗi công trình nghiên cứu đều có mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và phương pháp tiếp cận riêng về quản lý chi NSNN. Có thể nêu một số công trình nghiên cứu được công bố như sau:3 TS. Nguyễn Thị Minh (2008) “Đổi mới quản lý chi NSNN trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam”. Luận án tiến sĩ đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận về NSNN, quản lý chi NSNN trong nền kinh tế thị trư ng; mối quan hệ phân cấp quản lý giữa các cấp ngân sách, cơ chế quản lý chi ngân sách, sự cần thiết phải đổi mới quản lý chi ngân sách. Luận án cũng trình bày thực trạng quản lý chi ngân sách ở nước ta về phương thức quản lý chi theo yếu tố đầu vào; theo chương trình mục tiêu, dự án, theo kết quả đầu ra và chu trình ngân sách trong khuôn khổ chi tiêu trung hạn. Từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện quản lý chi NSNN đạt mục tiêu mong muốn: đó là s dụng các nguồn lực tài chính công hiệu quả, minh bạch, công bằng không những phù hợp mà quan trọng hơn nữa là mở đư ng và thúc đẩy kinh tế thị trư ng phát triển đúng hướng. TS. Tô Thiện Hiền (2012) “Nâng cao hiệu quả quản lý NSNN tỉnh An Giang giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến 2020”. Luận án Tiến sĩ kinh tế, Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh. Luận án đưa ra cơ sở lý luận về NSNN, quản lý quy trình NSNN thông qua các khâu lập dự toán, chấp hành dự toán ngân sách và quyết toán NSNN. Bên cạnh đó luận án đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến việc quản lý chi NSNN, kinh nghiệm quản lý NSNN của một số nước và một số tỉnh ở đồng bằng sông C u Long. Luận án nêu lên thực trạng quản lý NSNN tại địa phương và đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách góp phần quản lý, điều hành NSNN được hiệu quả, đẩy mạnh phát triển KT-XH. Lê Toàn Thắng (2013) “Phân cấp quản lý NSNN ở Việt Nam hiện nay”, Luận án dựa trên lý thuyết về quản lý hành chính công và quản lý NSNN và những luận lý luận phân cấp quản lý ngân sách. Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm phân cấp quản lý ngân sách của một số quốc gia trên thế giới, phân tích tình hình phân cấp NSNN ở Việt Nam ở giai đoạn từ khi có luật NSNN năm 2002, để đánh giá về thực trạng phân cấp quản lý NSNN ở Việt Nam hiện nay, đưa ra các đề xuất, giải pháp mang tính khoa học, thực tiễn góp phần vào tiến trình cải cách phân cấp NSNN, cải cách tài chính công và cải cách nền hành chính Nhà nước của Việt Nam trong th i kì hội nhập. Trần Văn Vạn (2014) “Quản lý chi thường xuyên NSNN tại huyện kinh Môn, tỉnh Hải Dương”. Luận văn thạc sĩ đã chỉ ra thực trạng chi thư ng xuyên NSNN chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi NSNN tại huyện Kinh Môn. Luận văn phân tích4 kết quả đạt được trong hoạt động quản lý chi NSNN, đảm bảo chi hiệu quả cho các nhiệm vụ KT-XH, ANQP trên địa bàn huyện. Bên cạnh đó, quản lý trên địa bàn huyện vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục trong việc xây dựng định mức chi, phân bổ dự toán, thẩm định báo cáo quyết toán, chấp hành dự toán chi thư ng xuyên. Trên cơ sở tổng hợp lý luận và phân tích thực trạng, luận văn đã đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý chi thư ng xuyên NSNN huyện Kinh Môn. Phạm Thị Đào (2014) “Hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN tại tỉnh Quảng Bình” Tác giả đã làm rõ cơ sở lý luận về chi NSNN và quản lý chi NSNN; phân tích và đánh giá thực trạng quản lý chi thư ng xuyên và quản lý chi đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh Quảng Bình vẫn còn những hạn chế trong việc phân cấp quản lý ngân sách, trong công tác quản lý chi NSNN. Quản lý chi NSNN với việc thúc đẩy phát triển kinh tế trên địa bàn huyện cần hoản thiện về các cơ chế chính sách liên quan đến quản lý chi ngân sách đảm bảo sự phát triển ổn định, lành mạnh cả về kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn tỉnh. Đỗ Thị Kim Dung (2014) “Tăng cường quản lý NSNN cấp huyện trên địa bàn huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc”. Bằng các phương pháp duy vật lịch s , phương pháp phân tích tổng hợp, thống kê, so sánh luận văn đã làm rõ hơn những vấn đề về NSNN, các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý NSNN huyện, xem xét khái quát về thực trạng công tác quản lý chi NSNN cấp huyện trên địa bàn huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc. Trong phần phân tích thực trạng, luận văn đã đánh giá thực trạng quản lý NSNN trên từng phương diện quản lý là lập kế hoạch và phân bổ kế hoạch NSNN, khâu chấp hành dự toán NSNN, quyết toán NSNN, và cuối cùng là công tác thanh tra, kiểm tra NSNN. Từ thực trạng phân tích, luận văn đưa ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế làm cơ sở cho các đề xuất giải pháp góp phần hoàn thiện, nâng cao hiệu quản quản lý ngân sách trên địa bàn trong th i gian tới. PGS.TS Trần Thị Lan Hương (2015) “Kinh nghiệm quản lý ngân sách của một số nước”, bài đăng trên Tạp chí Tài chính số 11 kỳ 1-2015. Bài viết đưa ra các phương thức quản lý NSNN tiên tiến: như quản lý chi tiêu NSNN theo kết quả đầu ra, quản lý ngân sách theo kế hoạch chi tiêu trung hạn. Phương thức quản lý chi tiêu NSNN theo kết quả đầu ra đòi hỏi những thay đổi trong khuôn khổ pháp luật, thể5 chế, cách thức xây dựng và điều hành kế hoạch ngân sách. Phương thức quản lý chi tiêu trung hạn hướng đến 6 mục tiêu cụ thể là tăng cư ng kỷ luật tài chính, tích hợp thứ tự ưu tiên chính sách khác nhau vào ngân sách năm, giúp phân bổ nguồn lực giữa các ngành khác nhau, thúc đẩy hiệu quả cho quá trình hoạt động, nhấn mạnh đến trách nhiệm giải trình đối với các khoản chi tiêu công. Bài viết đưa ra phương hướng cho hoạt động quản lý chi tại Việt Nam là tăng cư ng khoán chi và trao quyền tự chủ, chịu trách nhiệm về biên chế, kinh phí và sản phẩm cho từng đơn vị s dụng ngân sách hướng đến áp dụng thí điểm phương thức quản lý ngân sách dựa trên kết quả đầu ra ở một số bộ, ngành khi đủ điều kiện. Võ Thành Hưng, Đinh Xuân Hà (2013), “Định hướng áp dụng kế hoạch tài chính và kế hoạch chi tiêu trung hạn ở Việt Nam”, Tạp chí Tài chính số 5 – 2013; Bài viết nêu những kết quả tích cực đạt được trong việc thực hiện thí điểm xây dựng kế hoạch tài chính và kế hoạch chi tiêu trung hạn có có tác động sâu rộng đối với công tác quản lý tài chính - NSNN, nâng cao chất lượng công tác dự báo các chỉ tiêu kinh tế xã hội, tài khóa trong trung hạn, nâng cao hiệu quả phân bổ, quản lý và s dụng ngân sách, nâng cao tính minh bạch trong quản lý tài chính. Song song với những thành tựu đạt được là những bất cập, tồn tại đòi hỏi phải được khắc phục khi áp dụng trong tương lai là cơ sở pháp lý làm căn cứ hỗ trợ cho việc thực hiện kế hoạch tài chính và kế hoạch chi tiêu trung hạn còn thiếu và hạn chế, việc x lý thiếu hụt giữa nhu cầu chi tiêu và trần chi tiêu dựa vào sự hỗ trợ của NSNN. Bài viết nêu định hướng đổi mới hoạt động lập và phân bổ dự toán NSNN như: hoàn thiện khung pháp lý để xây dựng kế hoạch tài chính và kế hoạch chi tiêu trung hạn, tăng quyền hạn và trách nhiệm trong công tác quản lý ngân sách ở các cấp, các đơn vị s dụng ngân sách, hoàn thiện khung pháp lý cho việc thực hiện kế hoạch tài chính và kế hoạch chi tiêu. Việc nghiên cứu và hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN là vấn đề có tính cấp thiết, nhằm nâng cao hiệu quả s dụng NSNN. Mặc dù các công trình nghiên cứu trên đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau trong quản lý chi NSNN nói chung và NSNN cấp huyện nói riêng với các phương pháp tiếp cận khác nhau, đưa ra thực trạng và các giải pháp khác nhau, nhưng các công trình nghiên cứu đã công bố đều có điểm chung là đã phân tích, đánh giá tình hình quản lý chi NSNN nói chung, và6 quản lý chi NSNN nói riêng theo Luật định từ việc xây dựng, ban hành các văn bản đến hoạt động lập, phân bổ dự toán và chấp hành NSNN của các đơn vị thụ hưởng NSNN... từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện cho từng nội dung được đề cập. Trên phương diện kế thừa những công trình nghiên cứu trên về hệ thống lý thuyết, nhìn nhận những thành tựu và hạn chế tại các địa phương đề xuất những giải pháp mang tính định hướng áp dụng phù hợp vào điều kiện, đặc điểm và thực trạng trong công tác quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu. Mục tiêu nghiên cứu: luận văn hướng tới mục tiêu là đề xuất được các giải pháp phù hợp để hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN của huyện Tứ Kỳ nhằm nâng cao hiệu quả của NSNN cấp huyện trong giai đoạn hiện nay. Các nhiệm vụ nghiên cứu gồm:  Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý chi NSNN.  Phân tích và làm rõ những kết quả đạt được và những hạn chế trong công tác quản lý chi NSNN của huyện Tứ Kỳ trong những năm qua, đồng th i tìm ra nguyên nhân của những hạn chế này.  Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN của huyện Tứ Kỳ. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: các vấn đề lý luận và thực tiễn của công tác quản lý chi NSNN của huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. - Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu các hoạt động liện quan đến quản lý chi ngân sách của một huyện bao gồm: lập dự toán chi NSNN, chấp hành dự toán chi NSNN và quyết toán chi NSNN cấp huyện, đồng th i xem xét đến các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi NSNN cấp huyện. + Phạm vi th i gian: dữ liệu phân tích thực trạng công tác quản lý chi NSNN được phân tích cho giai đoạn 2011 – 2015. Các giải pháp đề xuất thực hiện cho giai đoạn từ 2016 đến 2020 và định hướng cho các năm tiếp theo. + Phạm vi không gian: nghiên cứu cho huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương.7 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu Dữ liệu thứ cấp: Các số liệu về cơ cấu kinh tế ngành, tình hình phát triển kinh tế, số thu NSNN được lấy chủ yếu từ báo cáo kinh tế xã hội 6 tháng và hàng năm của UBND huyện Tứ Kỳ. Ngoài ra dữ liệu thứ cấp còn được thu thập dưới dạng các số liệu thống kê từ các báo cáo quyết toán ngân sách trình HĐND tỉnh Hải Dương và UBND huyện Tứ Kỳ các năm 2011-2015, đây là nguồn số liệu chủ yếu để phân tích tình hình quản lý ngân sách nói chung và chi NSNN nói riêng trên địa bàn. Báo cáo quyết toán ngân sách cho biết tổng thu, tổng chi hàng năm của huyện, trong đó cơ cấu các nguồn thu và cơ cấu chi thư ng xuyên và chi đầu tư xây dựng cơ bản, số liệu của báo cáo có so sánh giữa dự toán và thực thanh quyết toán, các số liệu so sánh năm trước, không so sánh theo th i kỳ. Vì vậy, cần tổng hợp, so sánh báo cáo các năm để thấy được chuỗi phát triển. Ngoài ra dữ liệu còn được thu thập bằng cách khảo sát thông qua bảng câu hỏi. Dữ liệu sơ cấp: Ngoài những thông tin thứ cấp có thể thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, luận văn còn dựa vào việc thu thập các thông tin sơ cấp, coi đây là nguồn thông tin quan trọng và đáng tin cậy cho việc tiến hành nghiên cứu. Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra khảo sát, phỏng vấn cán bộ có liên quan đến quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện. Nội dung phiếu phỏng vấn làm rõ hai vấn đề: (1) Đánh giá về tính hợp lý trong phân cấp ngân sách, quản lý chi NSNN cấp huyện, đánh giá về cơ sở khoa học của lập dự toán chi NSNN cấp huyện, đánh giá về sự phù hợp trong cơ cấu lập dự toán chi NSNN cấp huyện, đánh giá về nội dung chấp hành dự toán, hoạt động quyết toán chi NSNN, hoạt động giám sát, thanh tra chi NSNN cấp huyện (2) Đánh giá về mức độ thực tế đạt được hiện nay của các biện pháp mà huyện đã s dụng để quản lý chi NSNN cấp huyện như: mức độ đầy đủ, đồng bộ, tính khả thi và kịp th i của các văn bản pháp quy về quản lý chi NSNN cấp huyện. Công tác tổ chức bộ máy về các quy định quản lý chi NSNN cấp huyện, năng lực đội ngũ cán bộ quản lý; Cơ sở vật chất và các yếu tố khác như cải cách thủ tục hành chính, vai trò của các tổ chức chính trị xã hội trong thanh tra, kiểm tra, x lý, đổi mới công tác thi đua khen thưởng, thực hiện các quy định về công khai tài chính, công tác tuyên truyền, trách nhiệm trong quản lý chi NSNN, gắn với thực hành tiết kiệm, công tác phòng chống tham nhũng.8 Luận văn tiến hành khảo sát, lựa chọn đối tượng theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện những vẫn đảm bảo tính đại diện của mẫu nghiên cứu. Trong đó, tổng số phiếu điều tra là 30 phiếu, 5 phiếu cho cán bộ quản lý tài chính cấp tỉnh, 10 phiếu cán bộ quản lý tài chính cấp huyện và 15 phiếu cho cán bộ quản lý tài chính cấp xã trong huyện. 5.2. Phương pháp phân tích dữ liệu Các dữ liệu sau khi thu thập được tiến hành hệ thống hóa theo danh mục, chọn lọc, xắp xếp theo thứ tự ưu tiên liên quan đến đề tài. Các công cụ và kỹ thuật tính toán được x lý trên chương trình Excel. - Phương pháp thống kê: Luận văn s dụng phương pháp này để thu thập, giải thích về công tác quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện. - Phương pháp so sánh: so sánh dự toán được cấp có thẩm quyền giao với số đã thanh toán, chi trả để tiến hành so sánh tỷ lệ phần trăm thanh toán so với dự toán giao. Đánh giá kết quả cũng như tiến độ thực hiện quản lý chi NSNN trong năm ngân sách. Mức độ hoàn thành kế hoạch đạt bao nhiêu phần trăm, hoàn thành hay chưa hoàn thành kế hoạch năm. Đồng th i, luận văn còn s dụng phương pháp qui nạp, phân tích tổng hợp, so sánh dựa trên lý thuyết quản lý Nhà nước về kinh tế, kinh tế học vĩ mô, vi mô, kinh tế ngành như: Lý thuyết tài chính – tiền tệ, ngân hàng, thuế, kho bạc, thống kê kinh tế... 6. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cầu gổm 3 chương: Chương 1: Một số lý luận cơ bản về quản lý chi NSNN cấp huyện Chương 2: Thực trạng công tác quản lý chi NSNN tại huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN tại huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương9 CHƢƠNG 1 MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CẤP HUYỆN 1.1. Những vấn đề cơ bản về chi ngân sách nhà nƣớc cấp huyện 1.1.1. Hệ thống ngân sách nhà nước 1.1.1.1. Khái niệm và vai trò của NSNN a) Khái niệm Có nhiều khái niệm về NSNN, tuy nhiên trong nghiên cứu này tác giả s dụng khái niệm được thể hiện trong Luật NSNN của Việt Nam năm 2015. Theo đó,“Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước” [Luật NSNN số 83/2015/QH13, tr3 ]. Xét theo góc độ quản lý thì NSNN là kế hoạch tài chính cơ bản của Nhà nước hay bảng cân đối thu - chi chủ yếu của Nhà nước trong một khoảng th i gian nhất định (thư ng là một năm và được gọi là năm ngân sách). Tại hầu hết các nước trong đó có Việt Nam, năm ngân sách trùng với năm dương lịch, bắt đầu từ 01/01 kết thúc vào 31/12. Về bản chất của NSNN, đằng sau những con số thu, chi đó là các quan hệ kinh tế giữa nhà nước với các chủ thể khác phát sinh trong quá trình tạo lập, phân phối và s dụng quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của Nhà nước. Đối tượng phân phối để tạo lập nguồn thu cho NSNN là giá trị của cải xã hội. Mục đích phân phối, s dụng nguồn vốn NSNN là đáp ứng cho các nhu cầu gắn liền với việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước trong từng th i gian cụ thể. [5] Vì vậy, nghiệp vụ chủ yếu của NSNN là thu - chi nhưng không đơn thuần là việc tăng giảm số lượng tiền tệ mà còn phản ánh quan hệ kinh tế - tài chính giữa Nhà nước với các tác nhân khác nhau của nền kinh tế trong quá trình phân bổ các nguồn lực và phân phối thu nhập mới được tạo ra. Các quan hệ kinh tế thuộc phạm trù ngân sách bao gồm: (1) quan hệ giữa Nhà nước với các tổ chức kinh tế (doanh nghiệp); (2) quan hệ giữa nhà nước với các cơ quan chức năng của Nhà nước (các cơ quan quản lý hành chính sự nghiệp hay các lĩnh vực không sản xuất vật chất); (3) quan hệ giữa ngân sách với các tầng lớp dân10 cư; (4) quan hệ giữa Nhà nước với các định chế tài chính quốc tế với các Chính phủ và các tổ chức phi Chính phủ. Những quan hệ nói trên thể hiện rõ nội dung KT-XH của NSNN, nhìn trên góc độ NSNN là phạm trù kinh tế vừa là công cụ kinh tế trọng yếu của Nhà nước. b) Vai trò của NSNN NSNN có vai trò quan trọng trong hoạt động KT-XH, ANQP và đối ngoại của đất nước. Tuy nhiên vai trò của NSNN bao gi cũng gắn với vai trò của Nhà nước trong từng th i kỳ. Có thể xem xét vai trò của NSNN trên các lĩnh vực sau đây: Thứ nhất, NSNN đảm bảo nguồn tài chính đáp ứng cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước trong từng th i gian cụ thể theo quy định của pháp luật. Với quyền lực của mình Nhà nước s dụng các công cụ, biện pháp bắt buộc các thành viên trong xã hội cung cấp cho mình nguồn lực tài chính cần thiết. Theo đó, Nhà nước có thể huy động nguồn tài chính thông qua các chính sách thuế và phí, đây là những khoản thu có tính chất bắt buộc và không hoàn trả được quyết định bởi quyền lực của Nhà nước thông qua hệ thống pháp lý. Ngoài ra, Nhà nước còn có thể huy động các nguồn tài chính khác dưới hình thức nợ công như: phát hành công trái, vay nợ nước ngoài và tín dụng quốc tế. Các nguồn lực tài chính này sẽ đảm bảo các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước (chi đầu tư phát triển, chi thư ng xuyên và chi cho dự trữ quốc gia…), bảo đảm việc thực hiện các chức năng KT-XH của Nhà nước. Thứ hai, NSNN là công cụ tài chính quan trọng được Nhà nước s dụng để điều tiết vĩ mô nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội. Các công cụ được s dụng để điều tiết vĩ mô gồm: chi tiêu chính phủ, thuế, phí, lãi suất tín dụng, tỷ lệ lãi suất chiết khấu,…Thông qua các chính sách thuế, sẽ đảm bảo thực hiện vai trò định hướng đầu tư, kích thích hoặc hạn chế sản xuất kinh doanh, hỗ trợ huy động các nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển. Chẳng hạn như bằng việc thiết lập hệ thống thuế với nhiều sắc thuế khác nhau theo mức động viên và chính sách ưu tiên miễn, giảm thuế thích hợp đã tác động tới việc lựa chọn các phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ của các nhà đầu tư. Chi NSNN cũng sẽ tác động tới cung – cầu hàng hóa, dịch vụ trên thị trư ng một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.11 NSNN cũng là công cụ được Nhà nước s dụng để kiềm chế lạm phát, ổn định giá cả thị trư ng và tạo việc làm cho ngư i lao động. Ngoài ra, về mặt xã hội, các khoản chi NSNN cho giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao, trợ cấp… sẽ góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống dân cư; các chính sách thuế sẽ góp phần điều tiết tiêu dùng hợp lý, đảm bảo công bằng trong phân phối thu nhập vì vậy tạo ra sự ổn định KT-XH. Thứ ba, NSNN giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống tài chính của nền kinh tế quốc dân, là công cụ kiểm tra, giám sát các hoạt động KT-XH. NSNN là quỹ tiền tệ lớn nhất và thuộc quyền chi phối của Nhà nước, NSNN đã trở thành công cụ giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống tài chính của nền kinh tế quốc dân. Vai trò này của NSNN được thừa nhận trong hoạt động thực tiễn qua thông qua thu – chi NSNN. Là một phạm trù tài chính, NSNN cũng có chức năng giám đốc tài chính. NSNN có mối quan hệ mật thiết với các khâu tài chính khác trong hệ thống tài chính quốc gia. Nó thể hiện ở chỗ các khâu tài chính đều phải làm nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước; mặt khác lại nhận được sự tài trợ, hỗ trợ của NSNN dưới những hình thức khác nhau trực tiếp hoặc gián tiếp. Kiểm tra của NSNN gắn chặt với quyền lực Nhà nước, nhất là quyền lực của hệ thống hành chính Nhà nước. Nó là một loại kiểm tra đơn phương theo hệ thống thứ bậc cơ quan quyền lực và cơ quan hành chính Nhà nước các cấp về nghĩa vụ phải thực hiện đối với NSNN cũng như việc s dụng vốn, kinh phí, tài sản Nhà nước. 1.1.1.2. Hệ thống NSNN ở Việt Nam Theo Luật NSNN năm 2015, hệ thống NSNN gồm ngân sách trung ương (NSTƯ) và ngân sách địa phương (NSĐP). Trong đó, NSĐP bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có HĐND dân và UBND và được chia thành: ngân sách cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là ngân sách cấp tỉnh); ngân sách cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là ngân sách cấp huyện); và ngân sách cấp xã, phư ng, thị trấn (gọi chung là ngân sách cấp xã).12 Cơ cấu tổ chức của hệ thống NSNN nước ta có thể mô tả theo sơ đồ sau: Sơ đồ 1.1. Cấu trúc hệ thống ngân sách Nhà nước ở Việt Nam Quan hệ giữa NSNN các cấp được thực hiện theo các nguyên tắc [6]: (1) NSTƯ và ngân sách mỗi cấp chính quyền địa phương được phân định nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể; (2) Thực hiện việc bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới để bảo đảm công bằng, phát triển cân đối giữa các vùng, các địa phương. Số bổ sung này là khoản thu của ngân sách cấp dưới; (3) Trư ng hợp cơ quan quản lý Nhà nước cấp trên ủy quyền cho cơ quan quản lý Nhà nước cấp dưới thực hiện nhiệm vụ chi thuộc chức năng của mình thì phải chuyển kinh phí từ ngân sách cấp trên cho cấp dưới để thực hiện nhiệm vụ đó; và (4) Ngoài việc bổ sung nguồn thu và ủy quyền thực hiện nhiệm vụ chi vừa nêu trên, không được dùng ngân sách cấp này để chi cho nhiệm vụ của cấp khác. 1.1.1.3. Phân cấp quản lý NSNN a) Khái niệm Phân cấp quản lý ngân sách là việc xác định phạm vi, trách nhiệm và quyền hạn của chính quyền các cấp, các đơn vị dự toán ngân sách trong việc quản lý NSNN phù hợp với phân cấp quản lý KT-XH [3]. NSNN NSĐP NSTƯ NS cấp tỉnh NS cấp huyện NS của các Sở, ban ngành thuộc tỉnh NS cấp huyện NS cấp xã NS các phòng, ban cấp huyện NS các đơn vị thuộc xã NS các Bộ, cơ quan TƯ13 Thực chất của phân cấp quản lý ngân sách là quá trình Nhà nước phân giao nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm nhất định cho chính quyền địa phương và phân giao nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm nhất định của chính quyền cấp tỉnh cho chính quyền cấp huyện, xã về quản lý NSNN. b) Các nguyên tắc của phân cấp NSNN Nhằm giải quyết các mối quan hệ giữa ngân sách các cấp, trong phân cấp ngân sách cần quán triệt các nguyên tắc sau: [7]. Thứ nhất, phân cấp ngân sách phải được tiến hành đồng th i với việc phân cấp kinh tế và tổ chức bộ máy hành chính. Quán triệt nguyên tắc này tạo cơ sở cho việc giải quyết mối quan hệ vật chất giữa các cấp chính quyền qua việc xác định rõ nguồn thu, nhiệm vụ chi của các cấp. Thực chất của nguyên tắc này là giải quyết mối quan hệ giữa nhiệm vụ và quyền lợi, quyền lợi phải tương xứng với nhiệm vụ được giao. Mặt khác, nguyên tắc này còn đảm bảo tính độc lập tương đối trong phân cấp quản lý NSNN ở nước ta. Thứ hai, phải đảm bảo vai trò chủ đạo của NSTƯ và tính độc lập chủ động của NSĐP. Cơ sở của nguyên tắc này xuất phát từ vị trí quan trọng của Nhà nước trung ương trong quản lý kinh tế, xã hội của cả nước mà hiến pháp đã quy định và từ tính chất xã hội hóa của nguồn tài chính quốc gia. Vai trò chủ đạo của NSTƯ thể hiện ở chỗ: + Đảm bảo việc cấp phát kinh phí để thực hiện chức năng của Nhà nước (an ninh, quốc phòng, ngoại giao, đầu tư phát triển) + Trung tâm điều hòa hoạt động ngân sách của các địa phương. Vị trí độc lập của NSĐP được thể hiện trên 2 khía cạnh: + Các cấp chính quyền có quyền lập, chấp hành và quyết toán ngân sách cấp mình trên cơ sở chính sách, chế độ đã ban hành. + Các cấp chính quyền phải chủ động sáng tạo trong việc động viên khai thác các khía cạnh của địa phương để tăng thu, bảo đảm chi, thực hiện cân đối ngân sách cấp mình. Thứ ba, phân định rõ nhiệm vụ, chi giữa các cấp và ổn định tỷ lệ (%) phân chia các khoản thu, số bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới được14 cố định từ 3 đến 5 năm. Hằng năm chỉ xem xét điều chỉnh bổ sung một phần khi có trượt giá và một phần theo tốc độ tăng trưởng kinh tế. Chế độ phân cấp xác định rõ các khoản thu, khoản chi cho từng NSĐP, tránh tình trạng lạm thu giữa NSTƯ và NSĐP. Thứ tư, đảm bảo nguyên tắc công bằng trong phân cấp ngân sách. Phân cấp ngân sách phải căn cứ vào yêu cầu cân đối chung của cả nước, cố gắng hạn chế thấp nhất sự chênh lệch về văn hóa, kinh tế, xã hội giữa các vùng lãnh thổ đảm bảo công bằng, phát triển bền vững. NSNN được phân cấp quản lý giữa Chính phủ và các cấp chính quyền địa phương là tất yếu khách quan khi tổ chức NSNN gồm nhiều cấp. Điều đó không chỉ bắt nguồn từ cơ chế kinh tế mà còn từ cơ chế phân cấp quản lý về hành chính. Mỗi cấp chính quyền đều có nhiệm vụ cần đảm bảo bằng những nguồn tài chính nhất định mà các nhiệm vụ đó mỗi cấp đề xuất và bố trí chi tiêu hiệu quả, phát huy tính tự chủ, sáng tạo của địa phương cấp mình trong quá trình phát triển KT-XH trên địa bàn. c) Nội dung của phân cấp quản lý NSNN [10]  Quan hệ giữa các cấp chính quyền về chính sách, chế độ. Về cơ bản, Nhà nước trung ương vẫn giữ vai trò quyết định các loại thu như thuế, phí, lệ phí, vay nợ và các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu thực hiện thống nhất trong cả nước. Ngoài các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, đối với một số nhiệm vụ chi có tính chất đặc thù ở địa phương, HĐND cấp tỉnh được quyết định chế độ chi ngân sách, phù hợp với đặc điểm thực tế ở địa phương. Riêng những chế độ chi có tính chất tiền lương, tiền công, phụ cấp, trước khi quyết định phải có ý kiến của các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực. UBND cấp tỉnh báo cáo Bộ Tài chính việc ban hành các chế độ chi ngân sách ở địa phương để tổng hợp và giám sát việc thực hiện; HĐND cấp tỉnh quyết định một số chế độ thu phí gắn với quản lý đất đai, tài nguyên thiên nhiên, gắn với chức năng quản lý hành chính nhà nước của chính quyền địa phương và các khoản đóng góp của nhân dân theo quy định của pháp luật. Việc huy động vốn để đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng thuộc phạm vi ngân sách cấp tỉnh được quy định theo những điều kiện nghiêm ngặt nhằm tránh tình trạng s dụng vốn phi hiệu quả, chồng chất nợ nần lên chính quyền trung ương. Ví dụ: công trình phải có trong kế hoạch đầu tư 5 năm thuộc nguồn vốn ngân sách15 cấp tỉnh bảo đảm đã được HĐND cấp tỉnh phê duyệt; dự kiến nguồn bảo đảm trả nợ của ngân sách cấp tỉnh; mức dư nợ từ nguồn vốn huy động không vượt quá 30% vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong nước hàng năm của ngân sách cấp tỉnh.  Quan hệ giữa các cấp về nguồn thu, nhiệm vụ chi. Luật NSNN số 01/2002/QH11 đã quy định cụ thể nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa NSTƯ và NSĐP, bao gồm các khoản thu mà từng cấp được hưởng 100%; các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) và các nhiệm vụ chi của từng cấp trên cơ sở quán triệt các nguyên tắc phân cấp đã nêu trên. Về nguyên tắc, NSTƯ các khoản thu tập trung quan trọng không gắn trực tiếp với công tác quản lý của địa phương như: thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thu từ dầu thô… hoặc không đủ căn cứ chính xác để phân chia như: thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị hạch toán toàn ngành. NSTƯ chi cho các hoạt động có tính chất bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ chiến lược, quan trọng của quốc gia như: chi đầu tư cơ sở hạ tầng KT-XH; chi quốc phòng, an ninh, chi giáo dục, y tế, chi bảo đảm xã hội do Trung ương quản lý... và hỗ trợ các địa phương chưa cân đối được thu, chi ngân sách. NSĐP được phân cấp nguồn thu để đảm bảo chủ động thực hiện những nhiệm vụ được giao, gắn trực tiếp với công tác quản lý tại địa phương như: thuế nhà, đất, thuế môn bài, thuế chuyển quyền s dụng đất, thuế thu nhập đối với ngư i có thu nhập cao... Chi NSĐP chủ yếu gắn liền với nhiệm vụ quản lý KT-XH, quốc phòng, an ninh do địa phương trực tiếp quản lý. Việc đẩy mạnh phân cấp quản lý ngân sách trong điều kiện tự nhiên, xã hội và trình độ quản lý ở các vùng, miền khác nhau là động lực quan trọng để khơi dậy các khả năng của địa phương, x lý kịp th i các nhiệm vụ của Nhà nước trên phạm vi từng địa phương. Ngân sách cấp trên thực hiện nhiệm vụ bổ sung ngân sách cho ngân sách cấp dưới dưới hai hình thức: Bổ sung cân đối và Bổ sung có mục tiêu. Đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu nguồn lực tài chính cho chính quyền cơ sở là vấn đề quan trọng, góp phần thực hiện chức năng, nhiệm vụ của chính quyền cơ sở. Vì vậy, Luật NSNN quy định các nguồn thu về nhà đất phải phân cấp không dưới 70% cho NSNN cấp huyện, đối với lệ phí trước bạ thì phải phân cấp không dưới 50% cho ngân sách các thị xã, thành phố thuộc tỉnh.16  Quan hệ giữa các cấp về quản lý chu trình NSNN Mặc dù, ngân sách Việt Nam vẫn nằm trong tình trạng ngân sách lồng ghép giữa các cấp chính quyền trong chu trình ngân sách nhưng quyền hạn, trách nhiệm HĐND các cấp trong việc quyết định dự toán ngân sách, phân bổ ngân sách và phê chuẩn quyết toán ngân sách đã được tăng lên đáng kể. Ngoài các quyền có tính chất truyền thống như: quyết định dự toán NSĐP; phân bổ NSĐP; phân bổ dự toán chi ngân sách cho sở, ban, ngành theo từng lĩnh vực cụ thể, quyết định số bổ sung từ ngân sách cấp mình cho từng ngân sách cấp dưới; trực tiếp phê chuẩn quyết toán NSĐP. HĐND cấp tỉnh còn có nhiệm vụ: - Quyết định việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho từng cấp ngân sách ở địa phương. - Quyết định tỷ lệ % phân chia giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương đối với phần NSĐP được hưởng từ các khoản thu phân chia giữa NSTƯ với NSĐP và các khoản thu có phân chia giữa các cấp ngân sách ở địa phương. 1.1.2. Khái niệm và vai trò của chi ngân sách nhà nước cấp huyện 1.1.2.1. Khái niệm Một cách khái quát có thể hiểu chi NSNN là những khoản chi tiêu do Chính phủ hay các pháp nhân hành chính thực hiện để đạt được những mục tiêu công ích, chẳng hạn như: bảo vệ an ninh và trật tự, cứu trợ bảo hiểm, trợ giúp kinh tế, chống thất nghiệp,…[9]. Về mặt bản chất, chi NSNN là hệ thống những quan hệ phân phối lại các khoản thu nhập phát sinh trong quá trình s dụng có kế hoạch quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước nhằm thực hiện tăng trưởng kinh tế, phát triển văn hóa - xã hội, duy trì hoạt động của bộ máy quản lý Nhà nước và bảo đảm ANQP. Theo đó, chi NSNN cấp huyện là quá trình phân phối lại các nguồn tài chính đã được tập trung vào ngân sách huyện và đưa chúng đến mục đích s dụng. Chi ngân sách huyện không chỉ dừng lại trên các định hướng mà phải phân bổ cho từng mục tiêu, từng hoạt động và từng công việc cụ thể thuộc chức năng của Nhà nước cấp huyện. [11] 1.1.2.2. Vai trò của chi NSNN cấp huyện Như đã được đề cập ở trên, NSNN nói chung có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo các nguồn lực tài chính để phát triển KT-XH, ANQP và các hoạt động của17 bộ máy Nhà nước trên phạm vi cả nước. Ngân sách huyện là công cụ của chính quyền cấp huyện. Vì vậy, ngân sách huyện cũng có vai trò quan trọng về nhiều mặt nhưng chỉ phát huy trong phạm vi địa bàn của huyện. Chi NSNN cấp huyện là điều kiện quan trọng để đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn huyện. Thông qua chi NSNN cấp huyện, chính quyền huyện thực hiện các chức năng quản lý Nhà nước được giao, bao gồm cả việc duy trì trật tự ổn định xã hội, phát triển các sự nghiệp kinh tế, văn hóa – xã hội theo phân cấp trên địa bàn. Thông qua chi ngân sách, chính quyền có thể kiểm tra, kiểm soát, điều chỉnh các hoạt động sản xuất, kinh doanh, tăng cư ng hiệu quả các hoạt động quản lý pháp luật, giữ vững an ninh, trật tự trên địa bàn. Chi NSNN cấp huyện cho bộ máy quản lý Nhà nước ở huyện là cơ sở để tăng cư ng hiệu quả các hoạt động của chính quyền cấp huyện trong quản lý pháp luật, giữ vững quốc phòng an ninh, trật tự trên địa bàn. 1.1.3. Phân loại chi ngân sách nhà nước cấp huyện Phân loại chi NSNN cấp huyện nhằm phục vụ quản lý ngân sách huyện đúng chế độ, tiết kiệm, hiệu quả.  Phân loại theo tính chất của khoản chi ngân sách Căn cứ theo tính chất của chi ngân sách, nghĩa là khoản chi đó có tính chất tích lũy hay tiêu dùng trong quá trình chi tiêu ngân sách mà phân chia chi ngân sách thành chi đầu tư phát triển và chi thư ng xuyên. - Chi đầu tư phát triển: là các khoản chi ngân sách tạo ra cơ sở vật chất về hạ tầng KT-XH như: cầu, đư ng, trư ng học, trạm y tế, chợ, hệ thống cấp nước sinh hoạt, công trình thuỷ lợi…Đó là khoản chi cần thiết để hình thành giá trị TSCĐ mới, góp phần tăng NSLĐ và tạo ra tích lũy cho nền kinh tế. - Chi thư ng xuyên: là các khoản chi ngân sách phục vụ hoạt động của bộ máy chính quyền cấp huyện và thực hiện chức năng quản lý Nhà nước của bộ máy đó, không trực tiếp tạo ra cơ sở vật chất, như: chi lương cho công chức, hội họp, đảm bảo xã hội, các khoản chi cho đảm bảo ANQP, các sự nghiệp văn hoá giáo dục; chi s a chữa thư ng xuyên các tài sản phục vụ hoạt động của bộ máy chính quyền cấp huyện…18  Phân loại chi NSNN cấp huyện theo theo lĩnh vực Chi NSNN cấp huyện được phân loại theo các lĩnh vực: giáo dục, quản lý hành chính, an ninh, quốc phòng, đảm bảo xã hội, sự nghiệp kinh tế… Trong đó, mỗi lĩnh vực chi phục vụ cho một ngành kinh tế (như lĩnh vực giáo dục, quản lý hành chính…) hoặc phục vụ cho một nhóm ngành kinh tế như: lĩnh vực sự nghiệp kinh tế; phục vụ các ngành kinh tế trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất như: giao thông, thuỷ lợi, nông lâm, ngư nghiệp, môi trư ng… Việc phân loại trên phục vụ cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định ngân sách đảm bảo hoạt động của Nhà nước theo các chức năng của Nhà nước; phục vụ hoạt động giám sát, đánh giá của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về kết quả, hiệu quả chi ngân sách. Hàng năm, trong NSNN cấp huyện có phân chia nội dung chi theo lĩnh vực. Tuy nhiên, số lượng các lĩnh vực nhiều hay ít phụ thuộc việc phân cấp quản lý ngân sách của HĐND cấp tỉnh.  Phân loại theo trách nhiệm trong quản lý chi tiêu ngân sách Chi NSNN cấp huyện được phân chia cho các tổ chức thuộc hệ thống chính trị của chính quyền cấp huyện, nhằm xác định trách nhiệm của tổ chức đó trong việc quản lý, s dụng kinh phí ngân sách; từ đó đảm bảo ngân sách được s dụng tiết kiệm, hiệu quả, đúng mục đích, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức. Số lượng các tổ chức được HĐND xã phân bổ ngân sách do từng địa phương quyết định tuỳ theo yêu cầu và trình độ quản lý của mỗi địa phương.  Phân loại theo nội dung kinh tế Phân loại theo nội dung kinh tế là phân chia chi ngân sách theo tính chất, bản chất kinh tế của khoản chi ngân sách như: chi xây dựng công trình, chi mua sắm thiết bị cho công trình, chi mua sắm tài sản cố định; chi lương, phụ cấp, chi cho hoạt động chuyên môn nghiệp vụ… Các khoản chi trên được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật, đó là các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách mà các cấp phải tuân thủ. Việc phân loại như trên nhằm phục vụ cho việc xây dựng dự toán ngân sách từ cơ sở và kiểm soát chi, đảm bảo s dụng tiết kiệm, hiệu quả, đúng mục đích kinh phí ngân sách được bố trí trong dự toán.19  Phân loại theo chương trình, dự án cấp quốc gia, địa phương Phân loại theo chương trình, dự án cấp quốc gia, địa phương là phân loại dựa trên cơ sở nhiệm vụ chi ngân sách bố trí cho các chương trình mục tiêu cấp quốc gia hay cấp địa phương. Cách phân loại này nhằm phục vụ quản lý, đánh giá hiệu quả, kết quả chi ngân sách cho các chương trình mục tiêu quốc gia, địa phương đã ban hành. Các khoản chi từ ngân sách (gồm chi đầu tư phát triển và chi thư ng xuyên) của các chương trình mục tiêu quốc gia (ví dụ Chương trình 135) hoặc của địa phương, thì phải quản lý (xây dựng dự toán, chấp hành, kế toán quyết toán) theo từng chương trình, mục tiêu. Các khoản chi ngân sách không thuộc chương trình mục tiêu, thì không quản lý theo chương trình mục tiêu. Nguyên tắc quản lý theo chương trình mục tiêu phải được tôn trọng trong tất cả các khâu của chu trình quản lý NSNN (từ khâu lập dự toán, phân bổ, giao dự toán; chấp hành dự toán; kế toán và quyết toán ngân sách). - Chi bổ sung cho ngân sách cấp huyện: Hằng năm khi thảo luận kế hoạch, dự toán ngân sách, sau khi tất toán các nguồn cho cấp tỉnh hưởng theo tỷ lệ điều tiết, còn lại huyện phải chi bổ sung ngân sách cấp trên cho huyện thì mới đảm bảo chi. Tùy theo điều kiện của từng huyện mà phân bổ khoản chi này. Đối với các huyện khó khăn về nguồn thu thì mức bổ sung này phải đảm bảo tối thiểu là đủ để chi lương và các khoản trong chế độ, thì mới hoàn thành được nhiệm vụ trong năm cơ sở. - Chi chương trình mục tiêu, dự án, nhiệm vụ cấp trên giao cho địa phương: Đây là các chương trình mà Trung ương cần phải đầu tư hàng năm để giúp địa phương vượt qua khó khăn, việc đầu tư này rất cần thiết như chương trình kiên cố hóa trư ng lớp học, chương trình xây dựng xã đặc biệt khó khăn, chương trình xây dựng nông thôn mới... 1.2. Quản lý chi ngân sách nhà nƣớc cấp huyện 1.2.1. Các nguyên tắc của quản lý chi ngân sách Nhà nước cấp huyện 1.2.1.1. Khái niệm về quản lý chi NSNN cấp huyện Quản lý chi NSNN là quản lý quá trình phân phối lại quỹ tiền tệ tập trung một cách có hiệu quả nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước trên cơ sở s dụng hệ20 thống chính sách, pháp luật [16]. Ngân sách cấp huyện là một bộ phận hữu cơ của NSĐP, do chính quyền cấp huyện tổ chức thực hiện quản lý thu, chi trên phạm vi địa bàn cấp huyện, theo quy định phân cấp của tỉnh nhằm khai thác tốt nguồn thu để đảm bảo nhiệm vụ của ngân sách cấp mình. Quản lý chi ngân sách cấp huyện là quá trình quản lý hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình tạo lập, phân bổ và s dụng quỹ tiền tệ của chính quyền Nhà nước cấp huyện; quản lý các khoản chi của huyện đã được dự toán bởi UBND huyện giao và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của cấp trên giao và HĐND huyện đề ra [12]. 1.2.1.2. Đặc điểm Thứ nhất, quản lý chi NSNN cấp huyện vừa đảm bảo hoàn thành các mục tiêu kinh tế, vừa đảm nhiệm các mục tiêu chính trị, xã hội trên địa bàn của huyện. Về mặt kinh tế, quản lý chi NSNN cấp huyện phải đảm bảo chi đúng, theo dự toán, chi hiệu quả, tiết kiệm, không lãng phí, đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế mà địa phương đã đặt ra. Về mặt chính trị, xã hội, quản lý chi NSNN cấp huyện phải tuân thủ đúng các thủ tục, quy trình đã được quy định để xã hội có thể giám sát hành vi của các cơ quan và công chức Nhà nước. Quản lý chi NSNN cũng tập trung đến các mục tiêu ổn định chính trị, xã hội như chi hỗ trợ các đối tượng khó khăn, xóa đói, giảm nghèo... Thứ hai, quản lý chi NSNN cấp huyện là hoạt động mang tính pháp lý. Tất cả các hoạt động quản lý chi NSNN cấp huyện như: lập dự toán chi, chấp hành dự toán chi, quyết toán chi đều phải được thực hiện tuân thủ đúng các quy định của pháp luật. Quản lý chi NSNN cấp huyện phải tuân thủ đúng các quy định về nhiệm vụ chi của NSĐP đã được quy định tại Điều 24, Luật NSNN năm 2002. Trách nhiệm của các cơ quan và cá nhân trong việc quản lý chi NSNN được quy định cụ thể trong Luật NSNN năm 2002, tại Điều 52. Thứ ba, quản lý chi NSNN cấp huyện là hoạt động vừa mang tính độc lập, vừa mang tính phụ thuộc. Theo Luật NSNN năm 2002, NSNN cấp huyện là một cấp ngân sách hoàn chỉnh do đó việc quản lý chi NSNN cũng mang tính độc lập tương đối, đảm bảo21 hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của huyện. Tuy nhiên bên cạnh tính độc lập tương đối đó, quản lý chi NSNN cấp huyện cũng là hoạt động mang tính phụ thuộc. Quy mô và các khoản chi ngân sách trên địa bàn huyện phụ thuộc vào việc phân cấp nhiệm vụ chi của tỉnh đối với huyện, thành thị (do UBND tỉnh quyết định). Các chính sách chế độ về định mức chi cũng do UBND quyết định theo thẩm quyền. Trong chi ngân sách thư ng xuyên xảy ra tình trạng mâu thuẫn giữa nhiệm vụ chi được giao và nguồn để trang trải nhiệm vụ chi. Trong quá trình quản lý chi NSNN cấp huyện không được phép thay đổi tùy tiện quy mô và định mức chi đã được quy định. Thứ tư, quản lý chi NSNN cấp huyện là hoạt động mang tính tổng hợp. Quản lý chi NSNN bao gồm nhiều công việc: lập, chấp hành và quyết toán chi NSNN. Muốn đạt được hiệu quả thì đòi hỏi phải có sự phối hợp giữa các cơ quan có liên quan như: UBND, HĐND huyện, Phòng TCKH, KBNN (KBNN) huyện... Mặt khác, các khoản chi NSNN cũng rất đa dạng và bao trùm nhiều lĩnh vực khác nhau như: chi thư ng xuyên, chi đầu tư phát triển... Để quản lý tốt đòi hỏi các cán bộ quản lý phải có kiến thức, am hiểu về các lĩnh vực đó. Như vậy, cán bộ quản lý chi NSNN phải có kiến thức tổng hợp và có sự phối hợp cao trong công tác. 1.2.2.3. Nguyên tắc cơ bản về quản lý chi NSNN cấp huyện Chi NSNN cấp huyện có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển KT-XH, ổn định chính trị, an ninh quốc phòng tại địa bàn huyện, và có ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển KT-XH của tỉnh. Vì vậy việc quản lý chi NSNN phải được tổ chức theo những nguyên tắc sau đây: - Nguyên tắc thống nhất trong quản lý NSNN: Theo nguyên tắc này thì mọi khoản thu, chi của một cấp chính quyền phải được đưa vào một bản kế hoạch ngân sách thống nhất. Thống nhất quản lý chính là việc tuân thủ một khuôn khổ chung từ việc hành chính, s dụng, thanh tra, kiểm tra, thanh quyết toán, x lý các vẫn đề vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện. Thực hiện nguyên tắc này sẽ đảm bảo tính bình đẳng, hiệu quả, hạn chế những rủi ro, nhất là những rủi ro có tính chất chủ quan khi quyết định các khoản chi tiêu. - Nguyên tắc cân đối ngân sách: Cân đối NSNN ngoài sự cân bằng về thu, chi còn là sự hợp lý trong cơ cấu giữa các khoản thu và chi, giữa các lĩnh vực trong nền22 kinh tế, giữa trung ương và địa phương. Chi NSNN huyện dựa trên cơ sở nguồn thu thực tế từ nền kinh tế. Nó đòi hỏi mức độ chi và cơ cấu các khoản chi dựa vào khả năng tăng trưởng GDP của huyện. Nếu vi phạm nguyên tắc này sẽ dẫn đến tình trạng bội chi ngân sách, gây mất ổn định cho sự phát triển KT-XH, chính trị trên địa bàn huyện. Ngân sách cấp huyện do chính quyền cấp huyện tổ chức thực hiện quản lý thu, chi theo quy định phân cấp của tỉnh nhằm khai thác tốt nguồn thu để đảm bảo nhiệm vụ chi ngân sách cấp mình. Ngân sách huyện là toàn bộ các khoản thu – chi được quy định đưa vào dự toán trong một năm do HĐND huyện quyết định và giao cho UBND huyện tổ chức chấp hành nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của chính quyền cấp huyện. Quan niệm trên có thể giúp chúng ta hình dung được ngân sách huyện và cơ quan quyết định cũng như cơ quan chấp hành ngân sách huyện. Thực tiễn chỉ ra rằng khi các khoản thu, chi ngân sách huyện diễn ra tất yếu sẽ nảy sinh sự vận động của nguồn tài chính từ chủ thể (ngư i) nộp đến ngân sách huyện, từ ngân sách huyện đến những mục đích s dụng nào đó. Toàn bộ quá trình thu tác động đến lợi ích, nghĩa vụ của ngư i nộp và toàn bộ các khoản chi sẽ mang lại lợi ích cho dân cư, hộ gia đình. - Nguyên tắc công khai hóa NSNN: NSNN là một bản kế hoạch tài chính phản ánh hoạt động của Nhà nước bằng các số liệu. Thực hiện công khai hóa trong quản lý sẽ tạo điều kiện cho cộng đồng có thể giám sát, kiểm soát các quyết định thu, chi tài chính, hạn chế những thất thoát đảm bảo tính hiệu quả. - Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả. Các khoản chi cần được chi đúng, chi đủ trên nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả. Đây cũng là nguyên tắc chủ đạo của mọi hoạt động kinh tế, tài chính. Nó được đặt ra như một tính tất yếu của hoạt động ngân sách. Tính tất yếu đó được bắt nguồn thực tế nhu cầu chi ngân sách của Nhà nước ngày càng tăng, có tình trạng lãng phí, kém hiệu quả, trong khi các nguồn thu chưa được khai thác triệt để. Do vậy, nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả càng cần được quan tâm. - Nguyên tắc đầy đủ, trọn vẹn (nguyên tắc toàn diện): NSNN phải đảm bảo tính toàn diện. Điều này có nghĩa là các hoạt động liên quan đến thu chi NSNN đều được phản ánh vào trong tài liệu về ngân sách.23 - Nguyên tắc chi trả qua KBNN. KBNN là cơ quan được Nhà nước giao nhiệm vụ quản lý quỹ NSNN, có nhiệm vụ kiểm soát mọi khoản chi NSNN và có quyền từ chối mọi khoản chi sai định mức, sai chế độ do Nhà nước quy định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Các khoản chi ngân sách được thanh toán trực tiếp đến các đối tượng thụ hưởng. Để thực hiện tốt nguyên tắc này yêu cầu các đơn vị dự toán phải mở tài khoản tại KBNN để thực hiện các giao dịch của mình, chịu sự kiểm tra của KBNN trong quá trình s dụng kinh phí do NSNN cấp phát. 1.2.2. Các căn cứ pháp lý Việc tổ chức quản lý NSNN cấp huyện phải căn cứ vào nhiều văn bản quy phạm pháp luật của trung ương và địa phương có liên quan đến quản lý tài chính NSNN cấp huyện. Vì vậy, đòi hỏi cán bộ xã phải thư ng xuyên cập nhật, khai thác, nắm vững nội dung để thi hành. Những văn bản pháp luật quan trọng có liên quan nhiều đến quản lý chi NSNN cấp huyện bao gồm:  Hiến pháp, Luật và pháp lệnh: Đây là các văn bản quy phạm pháp luật cơ bản, quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ của chính quyền cấp huyện, các nguyên tắc cơ bản quản lý NSNN cấp huyện, các nội dung, yêu cầu chi chủ yếu phát sinh trên địa bàn cấp huyện. Có thể kể ra một số văn bản Luật, Pháp lệnh có liên quan như: 107 Luật tổ chức HĐND và UBND các cấp, các luật thuế, Luật NSNN; Luật về dân quân tự vệ; Luật về cán bộ, công chức; Luật về phòng chống tham nhũng; Luật về tiết kiệm chống lãng phí; Pháp lệnh về phí, lệ phí…  Các Nghị định của Chính phủ, Quyết định của TTCP: Đây là các văn bản do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành cụ thể hóa các nguyên tắc, nội dung phân cấp quản lý ngân sách, quy trình nghiệp vụ ngân sách, các định mức phân bổ ngân sách, một số chế độ áp dụng chung cả nước có liên quan đến cấp huyện, như: Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003; Nghị định số 73/2003/NĐ-CP ngày 23/6/2003 ban hành quy chế xem xét, quyết định dự toán và phân bổ NSĐP, phê chuẩn quyết toán NSĐP; Nghị định số 79/2003/NĐ-CP ngày 07/7/2003 về ban hành quy chế dân chủ ở cơ sở; Quyết định số 59/2010/QĐ-TTg ngày 30/9/2010 ban hành định mức phân bổ dự toán chi thư ng xuyên NSNN; Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 về chức danh, số lượng, một số chế24 độ, chính sách đối với cán bộ, công chức huyện và những ngư i hoạt động không chuyên trách ở cấp huyện,…  Các Thông tư: Đây chủ yếu là các văn bản do các Bộ quản lý tổng hợp (Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch - Đầu tư) và các bộ quản lý ngành (Bộ Giáo dục - Đào tạo, Bộ Tài nguyên và Môi trư ng,…) ban hành như: Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính (gọi tắt là Thông tư số 59); Thông tư số 60/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính (gọi tắt là Thông tư số 60); Thông tư số 75/2008/TT-BTC ngày 28/8/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý vốn đầu tư thuộc nguồn vốn NSNN cấp huyện; Thông tư số 128/2008/TT-BTC ngày 24/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thu và quản lý các khoản thu NSNN qua KBNN; Thông tư số 03/2005/TT-BTC ngày 06/01/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy chế công khai tài chính đối với các cấp NSNN và chế độ báo cáo tình hình thực hiện công khai tài chính; và các văn bản quy phạm pháp luật khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến thu, chi NSNN cấp huyện. 1.2.2.2. Các đơn vị tham gia quản lý chi NSNN cấp huyện Theo Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật NSNN, bộ máy quản lý NSNN cấp huyện bao gồm: HĐND huyện, UBND huyện, Phòng TCKH, KBNN huyện. HĐND huyện thực hiện quyết định dự toán, quyết định phân bổ dự toán ngân sách cấp huyện, phê chuẩn quyết toán ngân sách cấp huyện, quyết định các chủ trương, biện pháp để thực hiện ngân sách huyện, quyết định điều chỉnh bố sung ngân sách cấp huyện trong các trư ng hợp cần thiết, giám sát việc thực hiện ngân sách đã được HĐND quyết định. UBND huyện: tổ chức quản lý thống nhất ngân sách huyện và các hoạt động tài chính khác của huyện, gồm: lập dự toán ngân sách cấp huyện, phương án phân bổ ngân sách cấp huyện, quản lý thu, chi ngân sách huyện, và quyết toán ngân sách huyện. Phòng TCKH: là cơ quan tham mưu giúp UBND huyện trong việc tổng hợp dự toán ngân sách huyện và phương án phân bổ dự toán ngân sách huyện, quản lý thu, chi ngân sách huyện và quyết toán ngân sách huyện. KBNN huyện: là cơ quan kiểm soát chi NSNN theo quy định Luật NSNN.25 1.2.3. Nội dung quản lý chi ngân sách Nhà nước cấp huyện 1.2.3.1. Quản lý lập dự toán chi NSNN a) Căn cứ lập dự toán chi Đối với quá trình ngân sách của mỗi quốc gia, xây dựng dự toán NSNN là khâu đầu tiên tạo tiền đề, cơ sở cho các khâu tiếp theo của quá trình NSNN. Đây là giai đoạn xây dựng và quyết định dự toán thu, chi ngân sách của Nhà nước trong th i hạn một năm. Pháp luật hiện hành đã quy định một số căn cứ làm cơ sở xây dựng dự toán ngân sách khoa học, phù hợp với thực tiễn, đảm bảo cho việc tổ chức thực hiện NSNN và quyết toán NSNN hiệu quả hơn. Theo quy định tại điều 30 Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 06/06/2013 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN, việc lập dự toán ngân sách chủ yếu dựa trên các căn cứ chủ yếu sau: Thứ nhất, căn cứ vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh. Mỗi vùng trên đất nước ta có điều kiện tự nhiên cũng như điều kiện về kinh tế - xã hội không giống nhau như về vị trí địa lý, dân số theo vùng lãnh thổ, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên, trình độ phát triển... Do đó, để có thể lập được dự toán ngân sách phù hợp với điều kiện từng vùng cụ thể, các cơ quan có thẩm quyền phải thông báo đối với từng bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, từng địa phương và đơn vị những điều kiện cụ thể, chi tiết của vùng mình. Từ đó, đưa ra được các chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể của năm kế hoạch và những chỉ tiêu phản ánh quy mô nhiệm vụ, đặc điểm hoạt động, điều kiện KT-XH và tự nhiên của từng vùng để xây dựng dự toán ngân sách. Thứ hai, căn cứ vào chính sách, chế độ thu ngân sách; định mức phân bổ ngân sách, chế độ, tiêu chuẩn định mức chi ngân sách do cấp có thẩm quyền quy định. Đó là những quy phạm pháp luật định ra những chuẩn mực pháp lý để cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành phù hợp với nhiệm vụ, quyền hạn của mình. + Đối với chi đầu tư phát triển, việc lập dự toán phải căn cứ vào quy hoạch, chương trình, dự án đầu tư đã có quyết định của cấp có thẩm quyền, ưu tiên bố trí đủ vốn phù hợp với tiến độ triển khai thực hiện các chương trình, dự án. Những dự án này phải có đủ các điều kiện bố trí vốn theo quy định tại Quy chế quản lý vốn26 đầu tư và xây dựng và phù hợp với khả năng ngân sách hàng năm, kế hoạch tài chính năm năm. + Đối với chi thư ng xuyên, việc lập dự toán phải căn cứ vào nguồn thu từ thuế, phí, lệ phí và tuân theo các chế độ, tiêu chuẩn, định mức do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định, trong đó: Đối với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương: căn cứ định mức phân bổ chi NSTƯ do Thủ tướng Chính phủ quyết định, ban hành định mức phân bổ chi ngân sách cho các đơn vị trực thuộc, bảo đảm đúng về tổng mức và chi tiết theo từng lĩnh vực. Đối với các địa phương: HĐND cấp tỉnh căn cứ định mức phân bổ chi NSĐP do Thủ tướng Chính phủ quyết định, ban hành định mức phân bổ chi ngân sách cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc tỉnh và cấp dưới Đối với các đơn vị s dụng ngân sách, việc lập dự toán căn cứ vào các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan có thẩm quyền ban hành Đối với các cơ quan hành chính thực hiện chế độ khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính và các đơn vị sự nghiệp có thu, việc lập dự toán thực hiện theo quy định riêng của Chính phủ + Đối với chi trả nợ, phải căn cứ vào các nghĩa vụ trả nợ của năm dự toán, từ đó bảo đảm bố trí chi trả đủ các khoản nợ đến hạn bao gồm cả nợ gốc và trả lãi theo đúng nghĩa vụ trả nợ. + Đối với vay bù đắp thiếu hụt ngân sách nhà nước, việc lập dự toán phải căn cứ vào cân đối ngân sách, khả năng từng nguồn vay, khả năng trả nợ và mức bội chi ngân sách theo quy định của cấp có thẩm quyền Thứ ba, việc xây dựng dự toán ngân sách còn căn cứ vào những quy định về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước (đối với dự toán năm đầu th i kỳ ổn định ngân sách); tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu và mức bổ sung cân đối của ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới đã được quy định (đối với dự toán năm tiếp theo của th i kỳ ổn định). Thứ tư, căn cứ vào chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách năm sau; thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính về việc lập dự toán ngân sách; thông tư hướng dẫn của Bộ Kế27 hoạch và Đầu tư về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch vốn đầu tư phát triển thuộc ngân sách nhà nước và văn bản hướng dẫn của UBND cấp tỉnh về lập dự toán ngân sách ở các cấp địa phương. Thứ năm, căn cứ vào số kiểm tra về dự toán thu, chi ngân sách nhà nước do Bộ Tài chính thông báo và số kiểm tra về dự toán chi đầu tư phát triển do Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; UBND cấp trên thông báo số kiểm tra cho các đơn vị trực thuộc và UBND cấp dưới. Thứ sáu, căn cứ vào tình hình thực hiện ngân sách các năm trước. b) Quy trình lập dự toán chi UBND cấp tỉnh hướng dẫn cụ thể việc lập dự toán ngân sách các cấp ở địa phương phù hợp với yêu cầu, nội dung và th i gian lập dự toán ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Căn cứ vào nghị quyết của HĐND cấp tỉnh, Sở Tài Chính trình UBND tỉnh quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc tỉnh; nhiệm vụ thu, chi, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa NSTƯ và NSĐP (phần NSĐP hưởng) và giữa các cấp Chính quyền địa phương, mức bổ sung từ ngân sách cấp tỉnh cho từng huyện, dự toán chi từ nguồn kinh phí uỷ quyền của NSTƯ, dự toán chi từ nguồn kinh phí uỷ quyền của ngân sách cấp tỉnh (nếu có) cho từng huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Sau khi nhận được quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách của UBND cấp trên; UBND trình HĐND dân cùng cấp quyết định dự toán thu, chi NSĐP và phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp mình chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày HĐND cấp trên trực tiếp quyết định dự toán và phân bổ ngân sách. Sau khi nhận được dự toán thu, chi ngân sách được cấp có thẩm quyền giao; các đơn vị dự toán phải tổ chức phân bổ và giao dự toán thu, chi ngân sách cho từng đơn vị trực thuộc, kể cả dự toán chi từ nguồn kinh phí uỷ quyền (nếu có) trước ngày 31 tháng 12 năm trước. Chậm nhất 5 ngày sau khi HĐND quyết định dự toán ngân sách hoặc dự toán ngân sách điều chỉnh, UBND có trách nhiệm báo cáo UBND và cơ quan tài chính28 cấp trên (UBND cấp huyện báo cáo Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư dự toán ngân sách huyện); Sở Tài chính kiểm tra nghị quyết về dự toán ngân sách của HĐND cấp huyện, trong trư ng hợp cần thiết báo cáo UBND cấp tỉnh yêu cầu HĐND cấp dưới điều chỉnh lại dự toán ngân sách. c) Phương pháp lập dự toán chi Phương pháp được áp dụng trong quản lý chi NSNN cấp huyện là phương pháp lập từ cơ sở, tổng hợp từ dưới lên. Nội dung chính của phương pháp này là: các nội dung thu, chi của NSNN sẽ được tiến hành lập từ những đơn vị cơ sở thấp nhất, sau đó chúng được tổng hợp lên theo các cấp, các ngành và cuối cùng tổng hợp thành thu, chi của NSNN. c1) Đối với chi thư ng xuyên Trên cơ sở dự toán NSNN do các đơn vị dự toán cấp huyện, cấp xã trình, Phòng TCKH huyện xem xét và tổng hợp dự toán chi NSNN cấp huyện, trong đó có dự toán chi thư ng xuyên, trình UBND huyện xem xét. UBND huyện trình Ban Thư ng vụ Huyện ủy thông qua và trình sở Tài chính tổng hợp trên phạm vi toàn tỉnh. UBND tỉnh xem xét trình Ban Thư ng vụ Tỉnh ủy thông qua, trình HĐND tỉnh quyết định dự toán NSNN cấp tỉnh. Sau khi HĐND tỉnh quyết định dự toán, UBND tỉnh phân bổ dự toán ngân sách cấp huyện. Trên cơ sở dự toán NSNN cấp huyện được UBND tỉnh phân bổ, UBND huyện chỉ đạo phòng TCKH hướng dẫn các đơn vị dự toán cấp huyện, cấp xã hoàn chỉnh dự toán, tổng hợp trình UBND huyện xem xét cho ý kiến chính thức. UBND huyện trình Huyện ủy thông qua để trình HĐND huyện quyết định. Căn cứ Luật tổ chức HĐND– UBND ngày 6/11/2003, Luật NSNN ngày 16/12/2002, trên cơ sở xem xét báo cáo của UBND huyện về dự toán chi NSĐP, phương án phân bổ NSNN cấp huyện, báo cáo thẩm tra của Ban KTXH- HĐND huyện và ý kiến của đại biểu HĐND huyện, HĐND huyện phê chuẩn dự toán chi NSNN cấp huyện, trong đó có dự toán chi thư ng xuyên ngân sách huyện. c2) Đối với chi đầu tư phát triển Các ban quản lý dự án trên địa bàn huyện, UBND các xã, thị trấn lập t trình về việc hỗ trợ nguồn vốn đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách huyện g i về UBND huyện.29 Phòng TCKH là đầu mối tiếp nhận các t trình trên và thực hiện tổng hợp. Căn cứ vào các mục tiêu, định hướng phát triển KTXH của năm kế hoạch, khả năng ngân sách huyện dành cho chi đầu tư XDCB, tiến độ thực hiện dự án, tỉ lệ cơ cấu ngân sách huyện trong Quyết định cho phép lập dự án đầu tư, Phòng TCKH tham mưu UBND huyện phân bổ vốn đầu tư cho các dự án đủ điều kiện trình HĐND huyện phê chuẩn. Căn cứ Nghị quyết của HĐND huyện, UBND huyện quyết định giao kế hoạch vốn đầu tư cho từng dự án thuộc phạm vi quản lý theo quy định Luật NSNN và các quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư XDCB. Sau khi phân bổ vốn đầu tư, UBND huyện g i kế hoạch vốn đầu tư đến Sở Kế hoạch và Đầu tư, sở Tài chính để báo cáo, tiến hành giao kế hoạch vốn cho các chủ đầu tư để thực hiện, đồng th i g i phòng TCKH, KBNN để theo dõi, điều hành, kiểm soát và thanh toán vốn đầu tư. - Lập kế hoạch vốn đầu tư XDCB hàng năm. Căn cứ vào tiến độ và mục tiêu thực hiện các dự án, căn cứ số liệu thu, chi ngân sách năm trước Phòng TCKH phối hợp các cơ quan chức năng tham mưu, trình UBND huyện, xin ý kiến thư ng trực HĐND huyện trước khi g i sở Kế hoạch và đầu tư, Sở tài chính dự toán thu, chi ngân sách năm sau, phương án phân bổ vốn đầu tư XDCB cho từng dự án do huyện quản lý. - Phân bổ vốn đầu tư: Các ban quản lý dự án trên địa bàn huyện, UBND các xã, thị trấn lập t trình về việc hỗ trợ nguồn vốn đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách huyện gủi về UBND huyện. Phòng TCKH có nhiệm vụ tiếp nhận các t trình trên, thực hiện tổng hợp. Căn cứ vào các mục tiêu, định hướng phát triển KT-XH của năm kế hoạch, khả năng ngân sách huyện cho chi đầu tư XDCB, tiến độ thực hiện dự án, tỷ lệ cơ cấu ngân sách huyện, Phòng TCKH tham mưu UBND huyện phân bổ vốn đầu tư cho các dự án đủ điều kiện trình HĐND huyện phê chuẩn. Căn cứ Nghị quyết của HĐND huyện, UBND huyện quyết định gia kế hoạch vốn đầu tư cho từng dự án thuộc phạm vi quản ký theo quy định Luật NSNN và các quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư XDCB. Trên cơ sở kế hoạch vốn đầu tư XDCB đã được phân bổ, đã được các cơ quan tài chính thẩm tra, chấp thuận, Phòng Tài chính – kế hoạch huyện có trách nhiệm30 thông báo kế hoạch vốn cho các dự án, đồng th i g i cho các ngành quản lý dự án để theo dõi, phối hợp quản lý. Để thuận tiện cho công tác kiểm tra, thông báo kế hoạch thanh toán vốn đầu tư cho từng dự án, chủ đầu tư phải g i cho các cơ quan tài chính các cấp, trong đó có Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện các tài liệu, hồ sơ của dự án. Định kỳ, UBND huyện rà soát tiến độ thực hiện và mục tiêu đầu tư của các dự án trong năm để điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư. Phòng TCKH huyện rà soát để thông báo danh mục và kế hoạch vốn đầu tư điều chỉnh cho từng dự án. - Điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư: Trong quá trình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư, phòng TCKH phối hợp với KBNN huyện hướng dẫn các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án và giải ngân kịp th i kế hoạch vốn đầu tư, đồng th i tiến hành rà soát, tham mưu UBND huyện trình HĐND huyện điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư đối với những dự án không có khả năng thực hiện sang những dự án có khả năng thực hiện. 1.2.3.2. Quản lý chấp hành dự toán chi NSNN a) Chấp hành các khoản chi thường xuyên Sau khi được HĐND huyện thông qua dự toán và phân bổ dự toán chi, UBND huyện ban hành quyết định giao dự toán và phân bổ sự toán cho các đơn vị cấp huyện, cấp huyện. Căn cứ quyết định của UBND huyện, phòng TCKH thực hiện thông báo dự toán cho các đơn vị dự toán đồng th i hướng dẫn triển khai thực hiện dự toán, các đơn vị dự toán lập dự toán chi tiết hàng quí, năm theo mục lục ngân sách g i phòng TCKH và KBNN làm căn cứ quản lý và kiểm soát chi. Trong quá trình tổ chức chấp hành dự toán chi thư ng xuyên cần lưu ý phải dựa trên một số căn cứ sau: + Dựa vào mức chi của từng chỉ tiêu đã được duyệt trong dự toán. Đây là căn cứ mang tính quyết định nhất. + Dựa vào khả năng nguồn kinh phí có thể dành cho nhu cầu chi thư ng xuyên trong mỗi kỳ báo cáo. + Dựa vào chính sách, chế độ chi NSNN hiện hành.31 Để đạt được mục tiêu cơ bản của khâu chấp hành dự toán chi thư ng xuyên là đảm bảo phân phối, cấp phát và s dụng nguồn vốn một cách hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả cần tập trung vào các yêu cầu cơ bản sau: + Đảm bảo phân phối nguồn vốn một cách hợp lý, tập trung có trọng điểm trên cơ sở dự toán chi đã xác định. + Đảm bảo việc cấp phát vốn, kinh phí một cách kịp th i, chặt chẽ, tránh mọi sơ hở gây lãng phí, tham ô, làm thất thoát nguồn vốn của NSNN. + Phải đề cao nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả khi s dụng nguồn vốn NSNN. Trong quá trình chấp hành dự toán chi thư ng xuyên cần phải tránh hai khuynh hướng: quá cứng nhắc hoặc quá tùy tiện dẫn đến làm giảm hoặc mất đi tính hiệu quả của các khoản chi thư ng xuyên. Cần phải thiết lập được một cơ chế đồng bộ nhằm phát huy được quyền dân chủ ở cơ sở trong quản lý tài chính, kiểm soát tốt nhất sự lạm quyền hay quá tải của thủ trưởng đơn vị s dụng ngân sách trong s dụng kinh phí đối với những đơn vị được giao quyền tự chủ về tài chính. b) Chấp hành các khoản chi đầu tư phát triển Căn cứ vào dự toán ngân sách năm được giao, giá trị khối lượng công việc đã thực hiện và điều kiện chi ngân sách, chủ đầu tư lập hồ sơ đề nghị thanh toán kèm theo các tài liệu cần thiết theo quy định của pháp luật g i cơ quan cấp phát. Cơ quan được giao nhiệm vụ cấp phát vốn kiểm tra hồ sơ đề nghị thanh toán của chủ đầu tư và thực hiện thanh toán khi có đủ các điều kiện theo quy định. KBNN có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu, xác nhận số vồn đầu tư đã cấp phát đối với dự án trong phạm vi quản lý; nhận xét, đánh giá kiến nghị với đơn vị thẩm tra, phê duyệt và quyết toán vốn đầu tư về việc chấp hành trình tự XDCB, chấp hành định mức đơn giá và chấp hành chính sách, chế độ theo quy định của Nhà nước trong quá trình đầu tư dự án. Trong quá trình chấp hành ngân sách, khi phát sinh các công việc đột xuất (như:khắc phục hậu quả thiên tai, dịch học và các nhiệm vụ chi cấp thiết chưa được bố trí hoặc bố trí chưa đủ trong dự toán được giao mà sau khi sắp xếp lại các khoản chi, đơn vị vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thì lập t trình báo cáo phòng TCKH tổng hợp trình UBND huyện để x lý.32 c) Xử lý ngân sách cuối năm Theo quy định tại Điều 66 Nghị định 60/2003/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN, việc khóa sổ kế toán ngân sách cuối năm phải bảo đảm các yêu cầu sau đây: Các khoản thu thuộc ngân sách các năm trước, nhưng nếu nộp trong năm sau thì phải hạch toán và quyết toán vào thu ngân sách năm sau. Các khoản chi ngân sách thuộc dự toán năm trước, nhưng nếu chưa thực hiện hoặc chưa thực hiện hết không được chuyển sang năm sau chi tiếp; trừ trư ng hợp được Bộ trưởng Bộ Tài chính (đối với NSTƯ), Chủ tịch UBND (đối với NSĐP) quyết định cho chi tiếp thì hạch toán và quyết toán như sau: - Nếu thực hiện trong th i gian chỉnh lý quyết toán, thì dùng tồn quỹ ngân sách năm trước để x lý và hạch toán, quyết toán vào chi ngân sách năm trước; - Nếu được quyết định thực hiện trong năm sau thì cơ quan tài chính làm thủ tục chi chuyển nguồn sang năm sau để chi tiếp. Các đơn vị thực hiện hạch toán và quyết toán vào ngân sách năm sau; ngân sách các cấp thực hiện quyết toán số chi chuyển nguồn năm trước sang năm sau vào chi ngân sách năm trước. Các khoản đã tạm ứng kinh phí trong dự án để chi đến hết ngày 31 tháng 12 chưa đủ thủ tục thanh toán, được tiếp tục thanh toán trong th i gian chỉnh lý quyết toán và quyết toán vào ngân sách năm trước. Việc x lý tạm ứng vốn đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Trư ng hợp hết th i gian chỉnh lý quyết toán vẫn chưa đủ thủ tục thanh toán thì phải báo cáo cơ quan quản lý nhà nước cấp trên để đề nghị cơ quan tài chính cùng cấp cho phép chuyển tạm ứng năm trước sang tạm ứng năm sau; nếu không được sự đồng ý của cơ quan tài chính thì KBNN thực hiện thu hồi số tạm ứng bằng cách trừ vào các mục chi tương ứng thuộc dự toán ngân sách năm sau của đơn vị. Nếu dự toán năm sau không bố trí các mục chi đó hoặc có bố trí nhưng ít hơn số phải thu hồi tạm ứng, KBNN thông báo cho cơ quan tài chính cùng cấp x lý. Số dư tài khoản tiền g i các khoản ngân sách cấp của đơn vị dự toán mở tại KBNN đến cuối ngày 31 tháng 12 phải nộp trả ngân sách nhà nước, trừ các trư ng hợp được chuyển năm sau chi tiếp theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Các cơ quan hành chính thực hiện chế độ khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính, các đơn vị sự nghiệp có thu, các cơ quan thuộc Đảng Cộng sản Việt33 Nam được chuyển kinh phí ngân sách bảo đảm hoạt động thư ng xuyên chưa s dụng hết, số dư tài khoản tiền g i và tiền mặt sang năm sau theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính. 1.2.3.3. Quản lý quyết toán và báo cáo quyết toán chi NSNN a) Quyết toán chi thường xuyên Mục đích của quyết toán chi thư ng xuyên là nhằm kiểm tra, rà soát, chỉnh lý lại các số liệu đã được phản ánh sau một kỳ chấp hành dự toán để phân tích, đánh giá kết quả chấp hành dự toán, rút ra những kinh nghiệm và bài học cho kỳ chấp hành dự toán sau. Khi quyết toán chi thư ng xuyên cần các yêu cầu: + Phải lập đầy đủ và g i kịp th i các loại báo cáo tài chính cho các cơ quan có thẩm quyền xét duyệt theo đúng chế độ đã quy định. + Phải đảm bảo tính trung thực, chính xác đối với các số liệu trong báo cáo; nội dung báo cáo tài chính phải theo đúng các nội dung trong dự toán và theo mục lục NSNN đã quy định. + Báo cáo quyết toán năm phải có xác nhận của KBNN đồng cấp trước khi trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê chuẩn. + Thủ trưởng các đơn vị dự toán cấp trên có trách nhiệm kiểm tra và duyệt quyết toán chi thư ng xuyên của các đơn vị trực thuộc. b) Quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản Đây là nội dung cuối cùng trong một chu trình ngân sách, là nhiệm vụ của nhiều cơ quan, từ đơn vị s dụng ngân sách đến đơn vị kiểm soát và quản lý chi ngân sách, nhằm mục đích đánh giá kết quả của quá trình đầu tư, rút kinh nghiệm nhằm tăng cư ng hiệu quả của công tác quản lý. Quyết toán vốn đầu tư XDCB bao gồm hai nội dung: quyết toán vốn đầu tư khi kết thúc năm kế hoạch hoặc quyết toán khi công trình, hạng mục công trình, dự án đầu tư hoàn thành để xác định số vốn đầu tư cấp phát thanh toán trong năm hoặc vốn đầu tư cấp phát cho công trình, hạng mục công trình, dự án từ khi khởi công đến khi hoàn thành. + Quyết toán vốn đầu tư năm: Kết thúc năm ngân sách, chủ đầu tư phải báo cáo quyết toán nguồn vốn s dụng, quyết toán nguồn vốn ngân sách, tình hình s34 dụng vốn và giá trị khối lượng hoàn thành đã được quyết toán trong năm, g i cơ quan cấp phát vốn, cơ quan cấp trên của chủ đầu tư và cơ quan tài chính. KBNN có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu, xác nhận số vốn đã cấp phát trong năm và lũy kế từ khi khởi công đến hết niên độ ngân sách cho từng dự án. + Quyết toán vốn đầu tư hoàn thành: Khi hạng mục công trình, tiểu dự án, dự án thành phần và dự án đầu tư hoàn thành, chủ đầu tư có trách nhiệm lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư g i cơ quan thẩm tra, phê duyệt quyết toán và KBNN cùng cơ quan cấp trên của chủ đầu tư (nếu có). Trong báo cáo quyết toán phải xác định chính xác, đầy đủ số vốn đầu tư thực hiện hàng năm và tổng số vốn đã đầu tư thực hiện dự án; phân định rõ nguồn vốn đầu tư, chi phí đầu tư được phép không tính vào giá trị tài sản hình thành qua đầu tư dự án; giá trị tài sản cố định, tài sản lưu động hình thành qua đầu tư... Vốn đầu tư quyết toán được giới hạn trong tổng mức đầu tư được phê duyệt và là toàn bộ chi phí hợp pháp đã được thực hiện trong quá trình đầu tư để đưa dự án vào khai thác s dụng. Phòng TCKH huyện có trách nhiệm thẩm định quyết toán thu, chi ngân sách xã; lập quyết toán thu, chi ngân sách cấp huyện; tổng hợp, lập báo cáo thu NSNN trên địa bàn huyện và quyết toán thu, chi ngân sách huyện bao gồm quyết toán thu, chi ngân sách cấp huyện và quyết toán thu, chi ngân sách huyện trình UBND huyện xem xét g i Sở Tài chính, đồng th i trình HĐND huyện phê chuẩn. Trư ng hợp báo cáo quyết toán năm của huyện do HĐND huyện phê chuẩn có thay đổi so với báo cáo quyết toán năm do UBND huyện đó g i Sở Tài chính thì UBND huyện báo cáo bổ sung, g i Sở Tài chính. Sau khi HĐND huyện phê chuẩn, trong phạm vi 5 ngày, Phòng TCKH huyện g i báo cáo quyết toán đến các cơ quan sau: + 01 bản g i HĐND huyện; + 01 bản g i UBND huyện; + 01 bản g i Sở Tài chính; + 01 bản lưu tại Phòng TCKH huyện. Đồng th i, g i KBNN huyện nghị quyết phê chuẩn quyết toán của HĐND cấp huyện. Sở Tài chính có trách nhiệm thẩm định quyết toán thu NSNN phát sinh trên địa bàn huyện, quyết toán thu, chi ngân sách huyện.35 Nguyên tắc lập báo cáo quyết toán chi NSNN: - Số liệu báo cáo quyết toán phải chính xác, trung thực, đầy đủ. Nội dung báo cáo quyết toán ngân sách phải theo đúng các nội dung ghi trong dự toán được giao (hoặc được cơ quan có thẩm quyền cho phép) và chi tiết theo mục lục NSNN. Thủ trưởng đơn vị s dụng ngân sách phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ; chịu trách nhiệm về những khoản thu, chi, hạch toán, quyết toán ngân sách sai chế độ. - Báo cáo quyết toán năm, g i các cấp có thẩm quyền để thẩm định, phê duyệt phải có xác nhận của KBNN cùng cấp về tổng số và chi tiết. - Sau khi kết thúc công tác khóa sổ kế toán cuối ngày 31 tháng 12, số liệu trên sổ sách kế toán của đơn vị phải bảo đảm cân đối và khớp đúng với chứng từ thu, chi ngân sách của đơn vị và số liệu của cơ quan tài chính, KBNN về tổng số và chi tiết; trên cơ sở đó đơn vị dự toán tiến hành lập báo cáo quyết toán năm. - Sau khi nhận được báo cáo quyết toán của đơn vị dự toán cấp dưới, thủ trưởng đơn vị dự toán cấp trên có trách nhiệm xét duyệt quyết toán và thông báo kết quả xét duyệt quyết toán cho đơn vị dự toán cấp dưới. 1.2.3.4. Quản lý kiểm tra, giám sát chi NSNN Công tác kiểm tra, thanh tra trong quản lý NSNN là yếu tố không thể thiếu trong suốt chu trình ngân sách; trong đó thể hiện rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của các cấp chính quyền trên từng lĩnh vực công tác. Việc kiểm tra thực hiện ngân sách huyện của các ngành, các cấp phải được thực hiện thư ng xuyên và thư ng được tiến hành dưới hình thức kiểm tra nội bộ và kiểm tra hành chính. Mục tiêu kiểm tra và giám sát là xem xét việc chấp hành luật pháp, chính sách của các chủ thể thực hiện nghĩa vụ đối với việc hình thành và s dụng các nguồn thu; tính cân đối và hợp lý trong việc phân bổ các nguồn lực tài chính; xem xét mức độ đạt được về hiệu quả KT-XH của các khoản thu và chi ngân sách huyện; hiệu quả quản lý và s dụng tài sản công. Nội dung kiểm tra tập trung vào các vấn đề như: phân bổ dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách; công tác quản lý ngân sách; việc chấp hành luật pháp, chính sách trong lĩnh vực tài chính; thu nhập và phân tích dữ liệu, thông tin tài chính để rút ra những nhận xét, đánh giá.36 Thông qua kết quả kiểm tra, các chủ thể được kiểm tra có thể đề xuất các kiến nghị về mặt luật pháp, chính sách và các biện pháp cụ thể nhằm điều chỉnh quá trình phân phối, phân bổ và cũng như nâng cao hiệu quả s dụng các nguồn lực tài chính, hoàn thiện việc hình thành và s dụng các nguồn thu ngân sách. 1.3. Các yếu tố cơ bản ảnh hƣởng đến quản lý chi ngân sách nhà nƣớc cấp huyện 1.3.1. Điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương Quản lý chi NSNN xét cho cùng là việc s dụng NSNN làm công cụ quản lý hệ thống KT-XH. Như vậy, quản lý phải luôn phù hợp với hệ thống KT-XH đó. Quản lý không thể tách r i hạ tầng KT-XH, các yếu tố chính trị, đặc thù văn hóa. Quản lý chi NSNN cấp huyện cũng phải phù hợp với thực trạng KT-XH của huyện. Khi điều kiện KT-XH phát triển kéo mức thu nhập của ngư i dân tăng lên, Nhà nước sẽ thực hiện tốt những vấn đề về thu ngân sách, tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động nguồn ngân sách và s dụng nó hiệu quả. Điều kiện KT-XH phát triển sẽ đòi hỏi các chính sách, chế độ, định mức kinh tế - tài chính, mức chi tiêu ngân sách cũng phải thay đổi phù hợp với sự phát triển kinh tế và mức thu nhập, mức sống dân cư, nhưng áp lực chi ngân sách giảm. Khi trình độ phát triển KT-XH và mức thu nhập bình quân trên địa bàn thấp cũng như ý thức s dụng các khoản chi chưa được đúng đắn, vẫn còn có tư tưởng bao cấp, ỷ lại Nhà nước sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý chi NSNN. 1.3.2. Chính sách và thể chế chung của Nhà nước Chính sách và thể chế về quản lý chi NSNN được thể hiện dưới hình thức những văn bản của Nhà nước, có tính quy phạm pháp luật, quy định phạm vi, đối tượng thu, chi của các cấp chính quyền; quy định việc phân công, phân cấp nhiệm vụ chi, quản lý chi của các cấp chính quyền, chi phối và tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động trong quy trình quản lý chi NSNN từ khâu lập dự toán, chấp hành dự toán đến khâu quyết toán chi NSNN. Chính sách và thể chế về quản lý chi bao gồm: - Các quy định về phạm vi, đối tương, về phân cấp nhiệm vụ chi, quản lý chi của các cấp chính quyền - Các quy định về trình tự, nội dung lập, chấp hành, quyết toán chi NSNN.37 - Các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan Nhà nước trong quá trình quản lý chi NSNN. - Các quy định về nguyên tắc, chế độ, định mức chi NSNN. Chính sách và các thể chế về quản lý chi quy định những nguyên tắc, chế độ, định mức chi tiêu. Định mức chi tiêu của địa phương cũng là một trong những căn cứ quan trọng để xây dựng dự toán, phân bổ dự toán và kiểm soát chi thư ng xuyên NSNN. Đây cũng là một trong những chỉ tiêu để đánh giá chất lượng quản lý và điều hành NSNN của các cấp chính quyền địa phương. Việc ban hành các định mức chi một cách khoa học, cụ thể, kịp th i sẽ góp phần không nhỏ trong việc quản lý chi tiêu NSNN được chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn. Những văn bản của Nhà nước có tính quy phạm pháp luật chi phối mọi quá trình hoạt động của các cơ quan Nhà nước trong quá trình quản lý thu, chi ngân sách. Nhân tố về thể chế tài chính có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả quản lý chi ngân sách trên một địa bàn nhất định. Việc ban hành những thể chế tài chính đúng đắn phù hợp tạo điều kiện cho công tác quản lý chi đạt được hiệu quả. Chính sách và thể chế kinh tế của Nhà nước ngày càng được hoàn thiện và đồng bộ, từng bước nâng cao hiệu quả quản lý s dụng ngân sách, thực hành tiết kiệm chống lãng phí, công khai minh bạch, góp phần phục vụ các mục tiêu tăng trưởng và phát triển KT-XH. Chính sách và thể chế kinh tế của Nhà nước có đúng đắn, hợp lý, phù hợp với thực tiễn mới tạo điều kiện cho hoạt động quản lý chi NSNN đạt được hiệu quả. 1.3.3. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý chi ngân sách Nhà nước Trong cơ cấu tổ chức bộ máy phải quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ phận, mối quan hệ giữa các bộ phận trong bộ máy; tránh sự chồng chéo, không rõ ràng, gây khó khăn cho công tác quản lý, dễ dẫn đến tình trạng thiếu trách nhiệm, lạm dụng quyền hành trong công việc. Trình độ bộ máy quản lý NSNN cũng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của công tác quản lý chi NSNN. Đây là nhân tố quan trọng, quyết định sự thành công, chất lượng của công tác quản lý ngân sách. Nếu trình độ cán bộ thấp, cán bộ không nắm vững quy trình quản lý và các cơ chế, chính sách cũng như nội dung của các khoản chi NSNN sẽ dẫn đến tình trạng chi sai quy định và là nguồn gốc phát sinh các hiện tượng tiêu cực: tham ô, lãng phí, biển thủ công quỹ...38 1.3.4. Các yếu tố khác Ngoài các yếu tố nêu trên công tác quản lý chi NSNN còn phụ thuộc vào đặc điểm của đối tượng s dụng ngân sách, ý thức, trình độ của đối tượng s dụng ngân sách, hệ thống thông tin, phương tiện quản lý NSNN huyện, công tác thanh tra, kiểm tra công tác quản lý chi NSNN. NSNN có được s dụng đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào ý thức, trình độ của đối tượng thụ hưởng ngân sách. Nếu đối tượng thụ hưởng ngân sách có ý thức chấp hành và hiểu biết pháp luật tốt, có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực hoạt động của mình sẽ giúp các khoản chi NSNN được s dụng một cách hiệu quả. Ngược lại nếu các đối tượng này không tuân thủ pháp luật, không tuân thủ các quy định trong quá trình quản lý chi NSNN đã được quy định sẽ dễ làm phát sinh các hiện tượng tiêu cực như chi sai mục đích, chi không hiệu quả, tham ô, lãng phí. Cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật tại các đơn vị s dụng ngân sách cũng là yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi ngân sách Nhà nước. Cơ sở vật chất đầy đủ, hạ tầng đầy đủ, phát triển thì sẽ giảm gánh nặng chi tiêu cho đầu tư phát triển, giảm chi đầu tư xây dựng cơ bản và ngược lại, cơ sở vật chất còn lạc hậu thì nhu cầu cho đầu tư phát triển lớn hơn. Huyện Tứ Kỳ vẫn còn là huyện còn khó khăn, đ i sống nhân dân chủ yếu là nông nghiệp, trình độ dân chí chưa cao, do đó việc quản lý chi cho sự nghiệp giáo dục đào tạo được ưu tiên hàng đầu, sau đó là các nhiệm vụ chi sự nghiệp linh tế, văn hóa, ANQP… Hệ thống thông tin, phương tiện quản lý NSNN huyện cũng là yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý NSNN cấp huyện. Để thực hiện chức năng quản lý NSNN theo nhiệm vụ được giao, cần phải phát triển hệ thống công nghệ thông tin và nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý ngân sách. Hiện nay, Nhà nước đang đẩy mạnh hiện đại hóa nền hành chính, nhất là hiện đại hóa nền tài chính công, hoạt động của mạng thông tin điện t , ứng dụng công nghệ thông tin – truyền thông, các văn bản, tài liệu được thực hiện dưới dạng điện t ; trong đó có việc triển khai thực hiện hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc – tabmis (Treasury And Budget Management Information System) đã góp phần nâng cao hiệu quả quản lý chi NSNN.39 Công tác thanh tra, kiểm tra, x lý là một trong các chức năng chủ yếu trong quản lý chi NSNN, vì vậy cần phải tăng cư ng vai trò lãnh đạo của Đảng, giám sát của HĐND, của các cơ quan thanh tra, kiểm toán trong công tác thanh tra, kiểm tra, x lý đối với công tác quản lý NSNN.40 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI HUYỆN TỨ KỲ TỈNH HẢI DƢƠNG 2.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội và các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý chi ngân sách Nhà nƣớc của huyện Tứ Kỳ 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội 2.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên Huyện Tứ Kỳ là một trong 12 đơn vị hành chính của tỉnh Hải Dương, nằm ở phía Đông Nam tỉnh Hải Dương. Tứ Kỳ nằm hoàn toàn ở giữa vùng hạ lưu của hệ thống sông Thái Bình, phía tây bắc giáp huyện Thanh Hà tỉnh Hải Dương và huyện Tiên Lãng tỉnh Hải Phòng (ranh giới là sông Thái Bình); phía tây bắc giáp huyện thành phố Hải Dương; phía tây giáp với huyện Gia Lộc; phía tây nam giáp huyện Ninh Giang đều thuộc tỉnh Hải Dương, phía đông nam giáp huyện Vĩnh Bảo (ranh giới là sông Luộc). Huyện Tứ Kỳ có 27 đơn vị hành chính gồm 01 Thị trấn và 26 xã với tổng diện tích tự nhiên là: 16.813 ha, dân số 162.500 ngư i. Huyện Tứ Kỳ nằm dọc theo trục đư ng 191 (nay được nâng cấp thành đư ng 391) nối quốc lộ 5 với quốc lộ đi Hải Phòng, Thái Bình, cách Hà Nội 60 km về phía tây bắc; bao bọc xung quanh huyện là 02 tuyến sông Thái Bình và sông Luộc. Điều kiện vị trí nằm giữa tam giác động lực phát triển kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, tạo điều kiện cho Tứ Kỳ có tiềm năng, lợi thế nổi bật về thu hút đầu tư, phát triển nhiều ngành công nghiệp, dịch vụ khác nhau bao gồm công nghiệp cơ khí, công nghiệp may mặc, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, dịch vụ vận chuyển. Có lợi thế để tiếp nhận phát triển công nghệ công nghiệp cao, công nghiệp hỗ trợ, dịch vụ đào tạo, khoa học – công nghệ. Nằm ở khu vực trung độ của các hành lang kinh tế Hà Nội – Hải Phòng, quốc lộ 37 được lưu thông sẽ giúp Tứ Kỳ có cơ hội về hợp tác, liên kết không gian phát triển kinh tế hình thành trục công nghiệp, đô thị kết nối thành phố Hải Phòng – thành phố Hải Dương – thành phố Hà Nội. Về đư ng sông, Tứ Kỳ là huyện nằm trong hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình nên Tứ Kỳ có nhiều con sông chảy qua, thuận tiện cho việc tưới tiêu, phát triển kinh tế và giao thông đư ng bộ. Bên cạnh những con sông lớn, Tứ Kỳ còn có41 nhiều sông ngòi, mương lạch nhỏ thuận tiện cho việc canh tác và cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân. Tuy nhiên, vào mùa mưa, lượng mưa lớn và phân bố không đồng đều giữa các tháng trong năm gây ra hiện tượng ngập úng, các nguy cơ sạt lở được đặt ra với chính quyền và nhân dân trong huyện. Đất nông nghiệp tương đối bằng phẳng phì nhiêu màu mỡ, được hình thành do phù sa sông Hồng và sông Thái Binh bồi đắp, địa hình tương đối bằng phẳng, chủ yếu là đất pha cát, đất thịt nhẹ, thích hợp với việc cấy lúa, trồng màu và nuôi thủy sản. Khí hậu thích hợp với nhiều loại cây trồng. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, khu sản xuất công nghệ cao, mô hình sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, các vùng chuyên canh tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có chất lượng cao. Các đặc điểm tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện Tứ Kỳ. Với các điều kiện về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, khí hậu là lợi thế để phát triển nông nghiệp, cần nguồn ngân sách tập trung ưu tiên triển khai các cơ chế chính sách, phát triển các dự án nông nghiệp, phát triển nông thôn, nguồn ngân sách cho công tác thủy lợi, đắp đê, kiên cố hóa kênh mương, kênh tưới tiêu nội đồng. 2.1.2.1. Điều kiện kinh tế - xã hội Giai đoạn 2001 – 2015, xác định rõ những khó khăn, bất lợi cũng như tiềm năng, thế mạnh của địa phương, thực hiện đư ng lối đổi mới của Đảng, những chủ trương chính sách của Nhà nước về phát triển KT-XH, được sự đầu tư quan tâm của tỉnh, cùng với sự cố gắng nỗ lực của huyện, phát triển KT-XH của huyện Tứ Kỳ đã được kết quả khả quan. Do thực hiện đư ng lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong phát triển kinh tế, trên địa bàn huyện Tứ Kỳ đã có nhiều chủ trương thu hút các dự án đầu tư trên địa bàn huyện. Vì vậy cơ cấu kinh tế huyện đã có sự chuyển dịch mạnh theo hướng tăng nhanh tỷ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng, thương mại – dịch cụ, giảm tỷ trọng nông lâm thủy sản. Tuy vậy trong cơ cấu kinh tế của huyện Tứ Kỳ thì khu vực nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất do Tứ Kỳ là một huyện nông nghiệp. Các cụm công nghiệp ở huyện Tứ Kỳ đã đi vào hoạt động đưa cơ cấu kinh tế chuyển dần sang khu vực kinh tế công nghiệp. Trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Tứ Kỳ thì ngành trồng trọt vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản chiếm tỷ lệ thấp. Cấp ủy,42 chính quyền từ huyện đến cơ sở đã tập trung chủ đạo đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật, các loại con giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất, chỉ đạo thâm canh tăng vụ, có các chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho nông dân phát triển nông nghiệp. Trong cơ cấu ngành công nghiệp, các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng lớn, trong đó tập trung chủ yếu với số lượng lớn là các cơ sở chế biến thực phẩm và đồ uống, sản xuất giấy và các sản phẩm bằng giấy, sản xuất trang phục, sản xuất gư ng tủ bàn ghế. Các cụm công nghiệp trên địa bàn huyện thu hút các dự án đầu tư sản xuất và nhiều lao động làm việc, tuy nhiên các cụm công nghiệp chưa được quy hoạch tập trung gây khó khăn cho việc liên doanh, gây nên tình trạng lãng phí về đất đai. Hệ thống cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện đã được cải thiện, trong 5 năm toàn huyện đã cải tạo, nâng cấp trên 361,6 km đư ng giao thông, trong đó có 44,421 km đư ng xã, 58,536 km đư ng thôn, 124,034 km đư ng xóm, 100,221 km đư ng ra đồng, 34,408 km đư ng nội đồng; xây dựng trụ sở UBND xã, nhà văn hóa, nhà máy nước sạch, xây mới cải tạo các hạng mục công trình trư ng học, trạm y tế. Các công trình hạ tầng khác như: phát thanh truyền hình, bưu chính viễn thông, internet, các thiết chế văn hóa thể thao cũng đang được đầu tư xây dựng. Dân số huyện Tứ Kỳ có đến 31/12/2015 là 162.500 ngư i. Trong đó dân số thành thị là 6.068 ngư i chiếm 3,73%; Số ngư i trong độ tuổi lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2015 là 78.115 ngư i (chiếm 48% dân số). Lao động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm 52,2%; lao động trong lĩnh vực công nghiệp – xây dựng chiếm 33%; lao động trong lĩnh vực dịch vụ chiếm 14,8%. Huyện Tứ Kỳ có nguồn lao động dồi dào, trẻ, cần cù, sáng tạo là nguồn lực quan trọng để tiếp nhận những thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến, đồng th i cũng là nguồn lực tạo ra đột phá và quyết định đến quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa phát triển KT-XH của huyện. Tuy nhiên, lao động chủ yếu là lao động phổ thông, phần lớn lao động làm việc trong các lĩnh vực nông lâm thủy sản chưa qua đào tạo nên thu nhập chưa cao. Có thể nói huyện Tứ Kỳ trong những năm qua đã đạt được những thành tựu vượt trội về kinh tế và xã hội, đ i sống của ngư i dân được cải thiện một cách đáng43 kể. Nhưng so với mặt bằng chung của tỉnh và của cả nước thì kinh tế của huyện Tứ Kỳ vẫn còn rất thấp kém. Tổng thu NSNN trên địa bàn huyện còn thấp, hàng năm nhà nước phải hỗ trợ một nguồn ngân sách lớn để đáp ứng nhu cầu chi tiêu trên địa bàn huyện. Chi ngân sách cho đầu tư phát triển vẫn thấp hơn chi ngân sách thư ng xuyên. Tuy cơ cấu kinh tế trong những năm qua đã có những chuyển biến theo hướng tích cực. Nhưng tỷ trọng ngành nông nghiệp vẫn quá lớn đại bộ phận dân cư sinh sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng hầu như vẫn chưa có gì, dịch vụ mới chỉ dừng lại ở việc buôn bán lương thực, thực phẩm, các mặt hàng thiết yếu và các quán ăn. Mức thu nhập bình quân đầu ngư i khá thấp so với mặt bằng trung của tỉnh, tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn rất cao. Cơ sở vật chất tuy đã được đầu tư một nguồn lực rất lớn để xây dựng và cải thiện. Một số cơ sở hạ tầng đạt chuẩn quốc gia tuy nhiên thực tế thì chỉ là những tiêu chuẩn mang tích chất tạm ứng, nhiều khi còn mang tính chất thành tích và chưa thể đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của ngư i dân. 2.1.2. Các căn cứ pháp lý quản lý chi ngân sách Nhà nước huyện Tứ Kỳ Môi trư ng pháp lý là yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới quản lý chi NSNN ở địa phương. Định mức chi tiêu của địa phương là một trong những căn cứ quan trọng để xây dựng dự toán, phân bổ dự toán và kiểm soát chi thư ng xuyên NSNN, cũng là một trong những chỉ tiêu để đánh giá chất lượng quản lý và điều hành NSNN của các cấp chính quyền địa phương. Trong giai đoạn ổn định ngân sách 2011 – 2015, HĐND cấp tỉnh căn cứ vào định mức phân bổ NSNN do TTCP ban hành, khả năng tài chính – ngân sách và đặc điểm tình hình ở địa phương, quyết định định mức phân bổ ngân sách làm căn cứ xây dựng dự toán và phân bổ ngân sách ở địa phương. Ngoài những văn bản pháp luật quan trọng có liên quan nhiều đến quản lý chi NSNN cấp huyện như Luật NSNN, Luật về phòng chống tham nhũng; Luật về tiết kiệm chống lãng phí; Luật về cán bộ, công chức; Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính; Thông tư số 60/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý vốn đầu tư thuộc nguồn vốn NSNN cấp huyện, việc phân bổ ngân sách, xây dựng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách huyện giai đoạn 2011 – 2015 trên địa44 bàn huyện được thực hiện theo Nghị quyết của HĐND tỉnh Hải Dương số 151/2010/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2010 về hệ thống định mức phân bổ dự toán chi thư ng xuyên ngân sách địa phương th i kỳ ổn định ngân sách 2011 – 2015, và Quyết định số 33/QĐ-UBND của UBND tỉnh Hải Dương ban hành hệ thống định mức phân bổ dự toán chi ngân sách thư ng xuyên giai đoạn 2011 – 2015. Đối với việc phân bổ dự toán chi sự nghiệp kinh tế: tập trung ưu tiên triển khai các cơ chế chính sách phát triển, các chương trình dự án trọng điểm của huyện như đề án mở rộng khai thác thủy đặc sản rươi, cáy tại khu vực ngoài bãi thuộc địa bàn xã An Thanh, Tứ Xuyên, Quang Trung, Nguyên Giáp với điện tích 144,5ha, công tác thủy lợi cũng được thực hiện tốt, khối lượng đắp đê và làm thủy lợi Đông Xuân hàng năm đều được thực hiện tốt, tiếp tục bê tông hóa đư ng nội đồng, kiên cố hóa kênh mương theo Quyết định số 2141/QĐ-UBND ngày 24/9/2013 của UBND tỉnh Hải Dương V/v phê duyệt Đề án kiên cố hóa kênh tưới trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2013 – 2020, hỗ trợ nông dân mua máy nông nghiệp, cơ giới hóa khâu làm đất, khâu tưới tiêu, khâu tuốt lúa, công tác khuyến nông, bảo vệ thực vật theo Quyết định số 573/QĐ-UBND về việc Phê duyệt Chương trình "Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ phát triển sản xuất nông sản hàng hóa góp phần xây dựng nông thôn mới tỉnh Hải Dương giai đoạn 2012 – 2015 ngày 19/3/2012 UBND tỉnh Hải Dương. Đối với việc phân bổ dự toán chi lĩnh vực Văn hóa - xã hội: ưu tiên triển khai thực hiện các chương trình đề án giải quyết giáo viên dôi dư, giáo viên không đáp ứng yêu cầu dạy học, kiên cố hóa trư ng, lớp học, trư ng đạt chuẩn quốc gia, xã đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế, xã có thiết chế văn hóa thông tin đạt chuẩn quốc gia, các mô hình điển hình tiên tiến; ưu tiên triển khai thực hiện các chương trình đề án xóa đói giảm nghèo, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, phòng chống và cai nghiệm ma túy, mại dâm, đề án xã phù hợp với trẻ em… Đối với việc phân bổ dự toán chi đảm bảo ANQP: ưu tiên triển khai thực hiện các chương trình đề án xây dựng khu vực phòng thủ huyện, các đợt diễn tập chiến đấu trị an, đề án xây dựng lực lượng công an, lực lượng dân quân tự vệ cấp xã vững mạnh…45 Việc phân bổ kinh phí cho các đơn vị Hành chính sự nghiệp chủ yếu được tiến hành theo Nghị định 130/2005/NĐ-CP và Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính Phủ về giao khoán biên chế, kinh phí. Đối với phân bổ dự toán thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình có mục tiêu của Chính phủ, trên cơ sở dự toán được tỉnh giao, UBND huyện đã giao dự toán theo tinh thần lồng ghép kinh phí để triển khai thực hiện cho hiệu quả, như: Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo Quyết định 800/QĐ-TTg; Ngày 07/5/2015, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1105/QĐ-UBND “V/v hỗ trợ kinh phí dồn điền đổi th a, gắn với chỉnh trang đồng ruộng trên địa bàn tỉnh năm 2015; Quyết định 2724/QĐ-UBND của UBND tỉnh Hải Dương ngày 29/9/2011 Quyết định V/v phê duyệt đề án “Xây dựng và phát triển giao thông nông thôn giai đoạn 2011-2015 trên địa bàn tỉnh Hải Dương” chính sách hỗ trợ điện cho hộ nghèo theo thông tư số 190/2014/TT-BTC quy định thực hiện chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo và chính sách xã hội. Ngày 24/10/2014, UBND tỉnh đã ban Quyết định số 2639/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới cấp nước sạch tỉnh Hải Dương đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 trong đó quy hoạch hệ thống cấp nước theo các vùng. Đối với vùng - Khu vực huyện Tứ Kỳ được chia làm 02 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 (từ năm 2014 đến năm 2020): Quy hoạch xây dựng mở rộng trạm cấp nước hiện có của xã Hưng Đạo, Nguyên Giáp thành các trạm cấp nước chính, xây dựng mới xí nghiệp cấp nước thị trấn Tứ Kỳ đặt tại xã Tây Kỳ lấy nước sông Thái Bình, công suất 10.000 m3/ngđ cấp cho thị trấn Tứ Kỳ và khu vực xung quanh, trạm cấp nước cũ chuyển thành trạm tăng áp; Quyết định số 1450/QĐ-UBND của UBND tỉnh Hải Dương ngày 16/06/2014 về việc tạm cấp kinh phí hỗ trợ sản xuất lúa vụ Chiêm xuân năm 2013-2014 bị thiệt hại do ảnh hưởng của rét đậm, rét hại; Quyết định số 1234/QĐ-UBND của UBND tỉnh Hải Dương ngày 22/5/2015 về việc tạm cấp kinh phí các huyện, thành phố, thị xã để hỗ trợ khôi phục sản xuất do thiên tai, dịch bệnh vụ Mùa 2014; Chính sách về thủy lợi phí hiện đang được thực hiện theo Nghị định số 67/2012/NĐ-CP ngày 10/9/2012; Thông tư 41/2013/TT-BTC và Chính sách cấp bù miễn thu thuỷ lợi phí thực hiện theo Nghị định 143/2003/NĐ-CP, Nghị định 115/2008/NĐ-CP, Nghị định 67/2012/NĐ-CP ngày 10/9/2012 của Chính phủ; công46 văn văn số 689/UBND-VP ngày 26/4/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương về việc thực hiện chính sách miễn thu thủy lợi phí trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 25/2013/QĐ-UBND ngày 21/11/2013 của UBND tỉnh Hải Dương về việc qui định mức thu thủy lợi phí trên địa bàn tỉnh Hải Dương. 2.1.3. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý ngân sách Nhà nước huyện Tứ Kỳ Hệ thống tổ chức bộ máy trong công tác quản lý chi NSNN huyện Tứ Kỳ bao gồm UBND huyện, phòng TCKH, KBNN huyện. Phòng TCKH là cơ quan trực thuộc UBND huyện quản lý chính về ngân sách cấp huyện; KBNN huyện là cơ quan chịu sự chỉ đạo song trùng giữa UBND huyện và KBNN tỉnh, có nhiệm vụ quản lý ngân sách trên địa bàn huyện. UBND huyện do HĐND huyện bầu, là cơ quan chấp hành của HĐND huyện, cơ quan hành chính Nhà nước ở huyện, đặt dưới sự chỉ đạo và quản lý trực tiếp của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. UBND huyện trực tiếp chỉ đạo và quản lý cấp xã, các hợp tác xã, các đơn vị xí nghiệp, sự nghiệp và các cơ quan Nhà nước được giao cho cấp huyện quản lý, chịu trách nhiệm trước HĐND cùng cấp và cơ quan Nhà nước cấp trên và Nghị quyết của HĐND cùng cấp nhằm đảm bảo thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển KT-XH, củng cố quốc phòng, an ninh và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn. UBND huyện vừa làm chức năng quản lý hành chính Nhà nước, vừa làm chức năng quản lý kinh tế trong huyện, là cấp quản lý kế hoạch toàn diện và có ngân sách, góp phần đảm bảo sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính Nhà nước từ trung ương đến cơ sở. Phòng TCKH là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, có chức năng tham mưu, giúp ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về kế hoạch và đầu tư, đăng ký kinh doanh, tổng hợp, thống nhất quản lý về kinh tế hợp tác xã, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân của phòng TCKH do Bộ kế hoạch và đầu tư và Bộ nội vụ hướng dẫn. Hiện tại phòng TCKH huyện Tứ Kỳ có cán bộ, nhân viên bao gồm: 01 trưởng phòng phụ trách chung; 02 phó phòng phụ trách ngân sách, 01 phó phòng phụ trách kế hoạch – đầu tư. Tất cả các cán bộ, nhân viên đều có trình độ đại học và trên đại học. Sơ đồ bộ máy phòng TCKH huyện Tứ Kỳ như sau:47 Sơ đồ 2.1. Sơ đồ bộ máy phòng TCKH huyện Tứ Kỳ Phòng TCKH chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND cấp huyện, đồng th i chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ thuộc lĩnh vực tài chính của Sở Tài chính. Phòng TCKH huyện có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ của mình trong công tác tài chính NSNN và công tác kế hoạch – đầu tư. KBNN huyện Tứ Kỳ là tổ chức trực thuộc KBNN tỉnh Hải Dương, có chức năng thực hiện nhiệm vụ KBNN trên địa bàn theo quy định của pháp luật. KBNN huyện Tứ Kỳ có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu riêng và được mở tài khoản tại ngân hàng thương mại trên địa bàn để thực hiện giao dịch, thanh toán theo quy định của pháp luật. KBNN huyện Tứ Kỳ có nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm theo quy định của pháp luật, cụ thể như: - Tập trung các khoản thu NSNN trên địa bàn, hạch toán các khoản thu cho các cấp ngân sách. - Tổ chức thực hiện kiểm soát thanh toán, chi trả các khoản chi NSNN trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Có quyền từ chối thanh toán, chi trả các khoản chi không đúng, không đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Trưởng phòng Phó phòng phụ trách kế hoạch – đầu tư Phó phòng phụ trách ngân sách huyện Phó phòng phụ trách ngân sách xã Chuyên viên Chuyên viên Chuyên viên Chuyên viên48 - Quản lý quỹ ngân sách huyện và các quỹ tài chính khác được giao, quản lý các khoản tạm thu, tịch thu, ký g i, thế chấp… theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn kho, quỹ tại Kho bạc huyện. - Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản và thực hiện thanh toán bằng tiền mặt, bằng chuyển khoản đối với các cơ quan, đơn vị, cá nhân có quan hệ giao dịch với KBNN huyện. - Tổ chức thực hiện công tác kế toán nhà nước: hạch toán kế toán về thu, chi NSNN và các quỹ tài chính do Kho bạc huyện quản lý theo quy định của pháp luật; Xác nhận số liệu thu, chi NSNN qua KBNN huyện. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc KBNN tỉnh giao. KBNN huyện Tứ Kỳ được tổ chức thành các tổ nghiệp vụ: tổ Tổng hợp - Hành chính và tổ Kế toán Nhà nước. Sơ đồ bộ máy KBNN huyện Tứ Kỳ như sau: Sơ đồ 2.2. Sơ đồ bộ máy KBNN huyện Tứ Kỳ Hiện tại các cán bộ nhân viên đều được trang bị cơ sở vật chất cho quá trình công tác, hệ thống công nghệ thông tin, máy móc thiết bị được trang bị đầy đủ. Đặc biệt các cán bộ nhân viên đều đảm bảo áp dụng tốt công nghệ thông tin, việc s dụng thành thạo các ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là phần mềm hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc “Tabmis” giúp việc quản lý ngân sách tiến Giám đốc KBNN Phó Giám đốc KBNN Tổ Tổng hợp – Hành chính Tổ Kế toán Nhà nước Kế toán trưởng Kế toán thu NSNN Kế toán công trái, trái phiếu, liên kho bạc Kế toán chi NSNN Thủ quỹ KBNN49 tới những chuẩn mực từ đó tăng cư ng tính minh bạch, kỹ năng tích hợp, đảm bảo đồng bộ dữ liệu thu chi ngân sách giữa cơ quan thuế - kho bạc – tài chính, quản lý dự toán giữa các cấp minh bạch và rõ ràng, việc ghi và lập báo cáo tài chính được thực hiện một cách chính xác và kịp th i, phân định rõ hơn chức năng, nhiệm vụ, vai trò của các cơ quan trong chấp hành ngân sách. 2.2. Thực trạng công tác quản lý và chi ngân sách Nhà nƣớc huyện Tứ Kỳ giai đoạn 2011 - 2015 2.2.1. Thực trạng công tác quản lý chi ngân sách Nhà nước huyện 2.2.1.1 Thực trạng quản lý lập dự toán chi ngân sách Nhà nước cấp huyện * Lập dự toán chi thường xuyên Nhiệm vụ chi thư ng xuyên của NSNN cấp huyện được quy định tại Điều 38, Luật NSNN năm 2015, bao gồm chi thư ng xuyên về: Sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề; Sự nghiệp khoa học và công nghệ; Quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phần giao địa phương quản lý; Sự nghiệp y tế, dân số và gia đình; Sự nghiệp văn hóa thông tin; Sự nghiệp phát thanh, truyền hình; Sự nghiệp thể dục thể thao; Sự nghiệp bảo vệ môi trư ng; Các hoạt động kinh tế; Hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội; hỗ trợ hoạt động cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp theo quy định của pháp luật; Chi bảo đảm xã hội, bao gồm cả chi thực hiện các chính sách xã hội theo quy định của pháp luật; Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật. Chi thư ng xuyên mang tính chất ổn định; có hiệu lực tác động trong khoảng th i gian ngắn và mang tính chất tiêu dùng xã hội gắn chặt với cơ cấu tổ chức của bộ máy Nhà nước trong việc cung ứng các hàng hóa công cộng. Trong giai đoạn 2011 - 2015 quy trình lập dự toán chi thư ng xuyên đã đảm bảo theo quy định của Luật NSNN, các văn bản hướng dẫn của ngành tài chính và quy định của UBND tỉnh Hải Dương, cụ thể như sau: - Căn cứ lập dự toán: + Các chỉ tiêu phát triển KT-XH hàng năm của huyện Tứ Kỳ, đặc biệt là các chỉ tiêu liên quan trực tiếp đến việc cấp phát kinh phí thư ng xuyên của NSNN kỳ kế hoạch.50 Các chỉ tiêu phát triển KT-XH của huyện giai đoạn 2011 – 2015: Giá trị sản xuất nông nghiệp- thủy sản tăng trên 2,5%/năm. Giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng tăng trên 20%/năm. Giá trị sản xuất một số ngành dịch vụ tăng trên 13%/năm. Giá trị sản phẩm thu hoạch trên 01 đất trồng trọt và nuôi thủy sản đến năm 2016 đạt trên 115 triệu đồng. Diện tích nuôi thủy sản 1.650 ha trở lên. 100% đư ng thôn, xóm được bê tông hoá, đư ng trục chính nội đồng được cứng hóa. Phấn đấu có 25% số xã được công nhận đạt tiêu chí Quốc gia về xã nông thôn mới. Giữ vững chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở, phấn đấu cơ bản phổ cập trung học phổ thông; có trên 98% học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học trung học; có ít nhất 60% trư ng mầm non, 100% trư ng tiểu học, 30% trư ng THCS, 02 trư ng THPT đạt chuẩn Quốc gia; trên 95% số phòng học các cấp được kiên cố cao tầng. Tập trung đầu tư xây dựng một số công trình trọng điểm phục vụ phát triển kinh tế, xã hội như: Đư ng 191N (Văn Tố đi Phượng Kỳ, Hà Kỳ); đư ng Tây Nguyên kéo dài, mở rộng Thị trấn Tứ Kỳ đáp ứng nhu cầu đô thị hoá; xây dựng Trung tâm Văn hóa thể thao huyện. + Chủ trương của Nhà nước về duy trì và phát triển bộ máy quản lý Nhà nước, các hoạt động sự nghiệp, hoạt động ANQP và các hoạt động xã hội khác. Mục tiêu phát triển KT-XH giai đoạn 2011 -2015 là tiếp tục khai thác và s dụng có hiệu quả các nguồn lực để phát triển kinh tế toàn diện, nhanh, bền vững; thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển văn hóa, xã hội, giữ vững an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, thực hiện tốt các nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương sớm thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Nâng cao đ i sống vật chất và tinh thần của nhân dân; tăng cư ng hiệu lực quản lý nhà nước. + Khả năng nguồn kinh phí có thể đáp ứng cho nhu cầu chi thư ng xuyên kỳ kế hoạch. Khả năng này phải dựa vào cơ cấu thu NSNN kỳ báo cáo và mức tăng trưởng của các nguồn thu kỳ kế hoạch trên địa bàn huyện. + Các chính sách, chế độ chi thư ng xuyên hiện hành và dự đoán những điều chỉnh hoặc thay đổi có thể xảy ra trong kỳ kế hoạch. + Kết quả phân tích, đánh giá tình hình quản lý và s dụng kinh phí thư ng xuyên kỳ báo cáo. - Phân bổ dự toán chi thư ng xuyên:51 Việc phân bổ dự toán chi thư ng xuyên giai đoạn 2011 – 2015 được thực hiện theo Nghị quyết của HĐND tỉnh Hải Dương số 151/010/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2010 Về hệ thống định mức phân bổ dự toán chi thư ng xuyên ngân sách địa phương th i kỳ ổn định ngân sách 2011 – 2015, và Quyết định số 33/QĐ-UBND của UBND tỉnh Hải Dương ban hành hệ thống định mức phân bổ dự toán chi ngân sách thư ng xuyên giai đoạn 2011 – 2015. - Quy trình lập dự toán: Về việc lập dự toán ngân sách: Hàng năm, trong tháng 7 và tháng 8, căn cứ vào Luật NSNN, Luật tổ chức HĐND- UBND, Chỉ thị của Thủ tướng và Chỉ thị của UBND tỉnh về việc lập dự toán NSNN năm sau (năm kế hoạch), UBND huyện đã tổ chức họp, quán triệt, chỉ đạo các đơn vị dự toán cấp huyện, cấp xã (chi tiết các đơn vị này được trình bày trong Bảng 2.1….) triển khai thực hiện nghiêm túc việc lập dự toán, kết quả lập dự toán được phòng TCKH tổng hợp trình Ban Thư ng vụ Huyện uỷ và báo cáo Sở Kế hoạch - Đầu tư (nội dung chi Đầu tư XDCB) và Sở Tài chính (nội dung chi thư ng xuyên, chi bổ sung cân đối ngân sách cấp xã, các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình có mục tiêu) để các Sở tổng hợp chung cả tỉnh, trình UBND tỉnh, Ban Thư ng vụ Tỉnh ủy và HĐND tỉnh xem xét quyết định. Về việc phân bổ dự toán ngân sách: Trên cơ sở Nghị quyết của HĐND tỉnh, Quyết định giao dự toán của UBND tỉnh và hướng dẫn của Sở Tài chính, Sở Kế hoạch - Đầu tư, UBND huyện đã tiến hành phân bổ dự toán ngân sách, trình Ban Thư ng vụ Huyện uỷ và trình HĐND huyện xem xét thông qua trong tháng 12. Quy trình lập dự toán được mô tả theo Sơ đồ 2.1 Bảng 2.1. Chi tiết các đơn vị dự toán sử dụng ngân sách huyện Các đơn vị s dụng ngân sách huyện Khối trư ng mầm non Khối trư ng tiểu học Khối trư ng THCS Các phòng ban Các đoàn, hội 29 đơn vị 28 đơn vị 28 đơn vị 12 phòng, ban 7 đoàn, hội52 Sơ đồ 2.3. Quy trình lập dự toán chi NSNN của huyện Tứ Kỳ Đơn vị s dụng ngân sách Phòng TCKH HĐND-UBND Sở Tài chính Sở Kế hoạch Đầu tư HĐND – UBND tỉnh Lập dự toán Tổng hợp - Báo cáo Xét duyệt Tổng hợp Xét duyệt Đơn vị s dụng ngân sách Phân bổ dự toán Quyết định giao dự toán 2.2.1.2 Lập dự toán chi đầu tư XDCB - Phân bổ kế hoạch vốn đầu tư: Trong giai đoạn 2011 - 2015 thực hiện theo Nghị quyết 11/CP và Chỉ thị 1792/TTg, kế hoạch vốn đầu tư năm kế hoạch được phân bổ theo nguyên tắc: + Bố trí vốn đầu tư theo thứ tự ưu tiên như sau: trả nợ các dự án hoàn thành, giải phóng mặt bằng tái định cư, khắc phục thiên tai, đối ứng các dự án có nguồn vốn ODA, các công trình dự án trọng điểm đang triển khai, phân bổ cho các dự án mới bức xúc phải triển khai xây dựng. + Không bố trí vốn manh mún, dàn trải. + Không bố trí cho những công trình dự án đã kéo dài, không có hiệu quả. + Hồ sơ dự án phải đảm bảo tiến độ, đúng quy trình (dự án phải được phê duyệt trước ngày 30/10 năm nay). Trên cơ sở nhu cầu xin hỗ trợ tổng hợp của các đơn vị, các chủ đầu tư, UBND huyện đã phân bổ kế hoạch vốn đầu tư năm kế hoạch, trình Ban Thư ng vụ Huyện ủy và HĐND huyện xem xét quyết định. Căn cứ Nghị quyết của HĐND huyện, UBND huyện đã ban hành Quyết định giao kế hoạch vốn đầu tư cho từng dự án theo đúng quy định đảm bảo phù hợp với Kế hoạch phát triển KT-XH và dự toán NSNN năm sau. Sau khi phân bổ vốn đầu53 tư, UBND huyện đã g i kế hoạch vốn đầu tư về Sở Kế hoạch và Đầu tư, sở Tài chính để báo cáo và giao kế hoạch vốn năm sau cho các chủ đầu tư để thực hiện; đồng th i giao phòng TCKH, KBNN huyện theo dõi, kiểm soát và thanh toán vốn đầu tư. Dự toán chi NSNN huyện Tứ Kỳ giai đoạn 2011 – 2015 được thể hiện qua bảng số liệu sau:54 Bảng 2.2. Dự toán chi ngân sách huyện giai đoạn 2011-2015 Đơn vị: triệu đồng TT Nội dung Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 DT tỉ trọng DT tỉ trọng DT tỉ trọng DT tỉ trọng DT tỉ trọng Tổng chi NS huyện 144.827 100% 182.125 100% 226.929 99% 249.601 99% 285.796 98% A Chi đầu tƣ XDCB 8.450 5,83% 7.799 4,28% 7.199 3,14% 7.199 2,84% 8.699 2,98% 1 Chi đầu tư XDCB vốn tập trung 3.450 2,38% 4.199 2,31% 4.199 1,83% 4.199 1,66% 4.199 1,44% 2 Chi đầu tư XDCB nguồn tiền đất 5.000 3,45% 3.600 1,98% 3.000 1,31% 3.000 1,19% 4.500 1,54% B Chi thƣờng xuyên 136.377 94,05% 174.326 95,72% 219.730 95,91% 242.402 95,78% 277.097 94,89% I SN kiến thiết kinh tế 4.036 2,78% 4.439 2,44% 5.467 2,39% 5.888 2,33% 6.324 2,17% 1 SN giao thống 1.755 1,21% 2.115 1,16% 2.799 1,22% 2.994 1,18% 3.014 1,03% 2 SN nông nghiệp 468 0,32% 684 0,38% 695 0,30% 770 0,30% 755 0,26% 3 Vệ sinh môi trư ng 487 0,34% 438 0,24% 751 0,33% 1.035 0,41% 1.149 0,39% 4 SN KT thị chính MSSC 856 0,59% 732 0,40% 752 0,33% 619 0,24% 936 0,32% 5 SN Chống lụt bão 470 0,32% 470 0,26% 470 0,21% 470 0,19% 470 0,16% II Sự nghiệp văn xã 116.167 80,11% 149.876 82,29% 189.140 82,56% 208.450 82,36% 240.974 82,52% 1 SN VHTDTT 1.155 0,80% 1.230 0,68% 1.434 0,63% 1.324 0,52% 1.402 0,48% 2 SN truyền thanh 991 0,68% 947 0,52% 1.101 0,48% 1.213 0,48% 1.259 0,43% 3 Chi đảm bảo XH 12.612 8,70% 11.982 6,58% 20.285 8,85% 20.446 8,08% 20.446 7,00% 4 Chi SN y tế 1140 0,79% 770 0,42% 10.745 4,69% 1.217 0,48% 1036 0,35% 5 Chi SN đào tạo 1.655 1,14% 1.410 0,77% 1.527 0,67% 1.983 0,78% 2.012 0,69% 6 SN giáo dục 98.614 68,01% 133.537 73,32% 154.048 67,24% 182.267 72,02% 214.819 73,56% III Chi quản lý hành chính 12.094 8,34% 14.720 8,08% 18.406 8,03% 20.413 8,07% 21.171 7,25% 1 HĐND 505 0,35% 515 0,28% 672 0,29% 783 0,31% 843 0,29% 2 Quản lý Nhà nước 6.663 4,60% 7.731 4,24% 9.684 4,23% 10.981 4,34% 11.432 3,91% 3 Huyện ủy 4.247 2,93% 6.042 3,32% 7.678 3,35% 7.885 3,12% 8.260 2,83% 4. Đoàn thể 679 0,47% 432 0,24% 372 0,16% 764 0,30% 636 0,22% V Chi khác ngân sách 1.436 0,99% 2.058 1,13% 2.589 1,13% 2.953 1,17% 3.372 1,15% 1 Chi cho an ninh 190 0,13% 219 0,12% 250 0,11% 252 0,10% 504 0,17% 2 Quốc phòng 1.131 0,78% 1.589 0,87% 2.035 0,89% 2.246 0,89% 2.410 0,83% 3 Chi khác 115 0,08% 250 0,14% 304 0,13% 455 0,18% 458 0,16% VII Dự phòng 2.644 1,82% 3.233 1,78% 4.128 1,80% 4.698 1,86% 5.256 1,80% (Nguồn: Báo cáo dự toán NSNN huyện Tứ Kỳ – Phòng TCKH huyện Tứ Kỳ - Hải Dương)55 Qua kết quả dự toán giao hàng năm giai đoạn 2011-2015 cho thấy biến động giao dự toán hàng năm không nhiều trong đó cơ cấu cho chi đầu tư khoảng 6% so với tổng chi, thấp nhất là năm 2014 chi đầu tư chiếm 2,84% so với tổng chi và cao nhất năm 2011 chiếm 5,83% so với tổng chi; còn chi thư ng xuyên chiếm tỉ trọng chủ yếu trong tổng chi ngân sách huyện khoảng 95%; trong đó năm cao nhất 2013 chi thư ng xuyên chiếm 95,91% so với tổng chi và thấp nhất vào năm 2011 chiếm 94,05%. Qua số liệu này có thể thấy, qua kênh ngân sách phần chi chủ yếu là chi thư ng xuyên, nhu cầu chi thư ng xuyên không ngừng tăng, số chi thư ng xuyên đều tăng lên qua các năm, chi đầu tư qua kênh ngân sách tương đối thấp. Đây là điều tương đối phù hợp vì chi đầu tư phát triển cần nguồn vốn lớn được thực hiện qua kênh đầu tư. Chiếm tỉ trọng lớn nhất trong chi thư ng xuyên là chi sự nghiệp chi cho sự nghiệp giáo dục do tiếp tục thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Chi sự nghiệp giáo dục không ngừng tăng lên qua các năm. Năm 2011 là 98.614 triệu đồng, đến năm 2015 là 214.819 triệu đồng, tăng 2,2 lần, chiếm tỷ trọng lớn đạt cao nhất năm 2015 là 73,56% và thấp nhất vào năm 2013 là 67,24% so với tổng chi. Trong đó, tập trung vào các khoản chi cải cách tiền lương và mức tăng chi hoạt động sự nghiệp giáo dục. Bên cạnh đó các sự nghiệp chiếm tỷ trọng lớn so với tổng chi như quản lý Nhà nước, đảm bảo xã hội, y tế cũng khá cao cho thấy chính sách của Nhà nước tập trung rất lớn vào các mảng giáo dục đào tạo, an sinh xã hội. Đối với các sự nghiệp khoa học công nghệ, thể dục thể thao, phát thanh truyền hình, môi trư ng, an ninh quốc phòng kinh phí chiếm tỷ trọng thấp, điều này cho thấy kinh phí chỉ để duy trì bộ máy hoạt động, không đủ nguồn để tạo môi trư ng phát triển, nghiên cứu. Sự nghiệp kinh tế tăng đều qua các năm, thấp nhất là năm 2011 dự toán chi là 4.036 triệu đồng, năm 2015 là 6.324 triệu đồng. Trong giai đoạn 2011 – 2015, công tác chỉ đạo, quản lý Nhà nước được coi trọng, trong đó phải kể đến công tác thủy lợi thực hiện bê tông hóa đư ng nội đồng, kiên cố hóa kênh mương, đồn điền đổi th a gắn với chỉnh trang đồng ruộng, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.56 Dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản tương đối đồng đều trong năm. Trong 5 năm toàn huyện đã cải tạo, nâng cấp trên 361,6 km đư ng giao thông (đư ng xã, đư ng thôn, đư ng xóm, đư ng ra đồng, đư ng nội đồng), xây dựng 16 trụ sở ủy ban nhân dân xã, 18 nhà văn hóa xã (toàn huyện hiện có 130 nhà văn hóa); 02 nhà máy nước sạch; xây mới, nâng cấp cải tạo 55 công trình, hạng mục trư ng học; nâng cấp cải tạo 04 trạm y tế, hoàn thành một số công trình lớn như: Đài kỷ niệm nơi thành lập chính quyền cách mạng huyện (tại Thị trấn Tứ Kỳ), đư ng 191D (chợ Yên đi Đò Bầu) và đang triển khai thi công đư ng 191N được UBND tỉnh Hải Dương phê duyệt dự án theo Quyết định số 2485/QĐ-UBND ngày 01/9/2011, cải tạo, nâng cấp đư ng 191N, đoạn từ Km0+00-Km9+00. 2.2.1.2. Thực trạng quản lý chấp hành dự toán chi ngân sách * Tình hình giao và thông báo dự toán chi năm sau Việc giao và thông dự toán chi thư ng xuyên: Hàng năm trên cơ sở Nghị quyết của HĐND huyện, hướng dẫn của Sở Tài chính, UBND huyện đã ban hành Quyết định giao dự toán và Quyết định ban hành quy chế quản lý điều hành ngân sách năm kế hoạch ngay trong tháng 12 hàng năm, Phòng TCKH thông báo dự toán và hướng dẫn thực hiện dự toán để các đơn vị triển khai thực hiện trong tháng 01 năm kế hoạch. Việc giao và thông báo kế hoạch vốn đầu tư XDCB: Hàng năm trên cơ sở Nghị quyết của HĐND huyện, UBND huyện đã ban hành Quyết định giao kế hoạch vốn đầu tư và Quyết định ban hành quy chế quản lý vốn đầu tư năm kế hoạch ngay trong tháng 12 năm nay. Phòng TCKH đã phối hợp với KBNN huyện để thông báo kế hoạch vốn đầu tư cụ thể cho các chủ đầu tư và hướng dẫn triển khai thực hiện ngay trong tháng 01 năm kế hoạch. *Tình hình thực hiện các nhiệm vụ chi Tổng chi ngân sách huyện năm 2011 là 279.212 triệu đồng, bằng 127,17% dự toán, năm 2012 là 323.890 triệu đồng, bằng 113,27% dự toán, năm 2013 là 410.715 triệu đồng, bằng 108,46% dự toán, năm 2014 là 446.372 triệu đồng, bằng 107,54% dự toán, năm 2015 là 521.050 triệu đồng, bằng 110% dự toán. Chi ngân sách huyện các năm 2011 - 2015 đều vượt dự toán, ngoài việc lập dự toán chưa thật chính xác, thì chủ yếu do Nhà nước ban hành bổ sung các chính sách, chế độ mới và phát sinh các nhiệm vụ đột xuất được giao trong các năm.57 - Về chi thường xuyên: Trên cơ sở dự toán được giao, khả năng tiến độ thu ngân sách, UBND huyện đã chủ động rà soát, sắp xếp điều hành các nguồn kinh phí, ưu tiên kinh phí thực hiện các cơ chế chính sách phát triển sản xuất, triển khai các mô hình, đề án phát triển kinh tế, giải ngân kinh phí đảm bảo an sinh xã hội. Chỉ đạo các đơn vị chấp hành đúng tiêu chuẩn, định mức, chế độ theo quy định của Nhà nước, chủ động s dụng ngân sách trong phạm vi dự toán được giao, hạn chế tối đa việc bổ sung ngoài dự toán. Chỉ đạo rà soát, cắt giảm hoặc lùi th i gian thực hiện các khoản chi chưa thực sự cấp bách, nhất là các khoản chi mua sắm trang thiết bị, văn phòng phẩm, hội nghị, hội thảo, đi công tác, tham quan học tập kinh nghiệm...; Thực hiện lồng ghép các nội dung, công việc một cách hợp lý để thực hiện, nhằm triệt để tiết kiệm, chống lãng phí. Việc thực hiện cơ chế tự chủ về biên chế, kinh phí theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP, Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ đã được UBND huyện chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc, bước đầu đạt kết quả tốt, đã thúc đẩy việc rà soát, sắp xếp, bố trí s dụng công chức, viên chức phù hợp với năng lực chuyên môn và vị trí công tác, đã tạo điều kiện cho các đơn vị chủ động phấn đấu tăng thu, s dụng tiết kiệm các nguồn tài chính. Việc giao khoán kinh phí đã được triển khai tại các cơ quan: Huyện ủy, UBND huyện, Bệnh viện đa khoa, Đài Phát thanh- truyền hình, Trung tâm Giáo dục thư ng xuyên, các Trư ng Trung học phổ thông (4 trư ng), và hiện nay đang triển khai đề án rà soát giáo viên dôi dư, giao quyền tự chủ về kinh phí tại tất cả các đơn vị trư ng học Mầm non, Tiểu học và Trung học cơ sở trên địa bàn huyện 29 trư ng Mầm non, 28 Trư ng Tiểu học, 28 Trư ng Trung học cơ sở). Việc mua sắm tài sản công được triển khai thực hiện nghiêm túc trình tự thủ tục, nguyên tắc, định mức, đối tượng theo Nghị định 85/2009, Thông tư 68/2012/TT-BTC, Quyết định 170/2006/QĐ-TTg, Nghị quyết 11/CP. Các gói thầu có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên được triển khai theo quy trình xây dựng kế hoạch đấu thầu, việc tổ chức lựa chọn nhà thầu đã được thực hiện theo hình thức đấu thầu hoặc chào hàng cạnh tranh trên cơ sở kết quả thẩm định và phê duyệt giá. Tài sản sau khi mua sắm được bàn giao đơn vị, cá nhân quản lý s dụng, thực hiện tốt quy trình s dụng, bảo dưỡng, vì vậy đã phát huy tốt hiệu quả, các đơn vị đã mở sổ theo dõi tài sản, công khai theo quy định.58 - Về chi ĐT XDCB: để giúp các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ giải ngân, UBND huyện đã tập trung chỉ đạo các chủ đầu tư tháo gỡ các vướng mắc khó khăn, nhất là trong công tác bồi thư ng giải phóng mặt bằng, đồng th i rà soát từng dự án đầu tư, theo từng nguồn vốn, thu hồi hoặc điều chuyển vốn đối với các dự án chưa cấp bách, dự án chậm tiến độ, hoặc chưa đủ hồ sơ thủ tục theo tinh thần Chỉ thị 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011. Không phê duyệt các dự án đầu tư khi chưa xác định rõ nguồn vốn đầu tư tránh nợ đọng theo tinh thần Chỉ thị 14/CT-TTg ngày 28/6/2013, nhằm triệt để tiết kiệm, chống lãng phí trong đầu tư XDCB. Thực hiện nghiêm Luật Thực hành tiết kiệm chống lãng phí, hạn chế các khoản chi chưa thực sự cần thiết và tập trung chi cho các công trình xây dựng cần thiết cấp bách của huyện như: Công trình đư ng 191D (chợ Yên- Đò bầu), thanh toán nợ công trình Thư viện trung tâm huyện, Đền Liệt sỹ huyện và một số hạng mục còn lại của trư ng THCS Phan Bội Châu. Đồng th i thực hiện lồng ghép các nguồn vốn để đẩy nhanh tiến độ các công trình, nhất là xây dựng nông thôn mới. Hàng tháng, phòng TCKH đều lập báo cáo đánh giá việc chấp hành dự toán chi ngân sách g i UBND huyện để có những chỉ đạo hiệu quả hơn trong việc điều hành quản lý chi ngân sách. 2.2.1.3. Quản lý quyết toán chi ngân sách Nhà nước cấp huyện Các đơn vị s dụng ngân sách, KBNN, cơ quan tài chính phải tổ chức công tác kế toán, quyết toán chi NSNN theo quy định của pháp luật về kế toán. Đối với quyết toán chi thư ng xuyên: Hàng quý, các đơn vị s dụng ngân sách lập báo cáo quyết toán theo quy định, g i Phòng TC-KH huyện. Kết thúc năm ngân sách, các đơn vị lập báo cáo quyết toán g i Phòng TCKH huyện thẩm tra theo quy định, sau đó ra báo cáo thẩm tra quyết toán. Phòng TCKH huyện căn cứ số liệu thẩm tra, tổng hợp và lập báo cáo quyết toán ngân sách theo quy định. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, cũng như quyết toán vốn đầu tư XDCB, hoạt động quyết toán chi thư ng xuyên tuy đã được các đơn vị quan tâm thực hiện nhưng còn chưa đáp ứng được yêu cầu về cả mặt tiến độ th i gian cũng như chất lượng của các báo cáo quyết toán; công tác kiểm tra, xét duyệt quyết toán còn chưa cụ thể, chi tiết và đôi khi mang tính hình thức.59 Đối với quyết toán chi đầu tư XDCB: - Quyết toán vốn đầu tư năm: Kết thúc năm ngân sách, chủ đầu tư phải báo cáo quyết toán nguồn vốn s dụng, quyết toán nguồn vốn ngân sách, tình hình s dụng vốn và giá trị khối lượng hoàn thành đã được quyết toán trong năm, g i KBNN huyện, Phòng TC KH huyện. KBNN huyện có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu xác nhận số vốn đã cấp phát trong năm và luỹ kế từ khi khởi công đến hết niên độ ngân sách cho từng dự án; đồng th i tổng hợp báo cáo số vốn cấp phát và thực hiện thanh toán cho từng dự án g i Phòng TCKH huyện. - Quyết toán vốn đầu tư hoàn thành: Khi hạng mục công trình, tiểu dự án, dự án thành phần và dự án đầu tư hoàn thành, chủ đầu tư phải lập báo cáo quyết toán. Đối với dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND huyện: g i báo cáo quyết toán tới Phòng TC-KH huyện để thẩm định (trong trư ng hợp Phòng TC-KH huyện không bố trí thẩm tra được có thể thuê đơn vị có chức năng để tiến hành: trung tâm tư vấn dịch vụ tài chính công của Sở Tài chính). Căn cứ kết quả thẩm định, Phòng TC-KH trình UBND huyện phê duyệt. Đối với dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND tỉnh: g i báo cáo quyết toán lên Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt. KBNN huyện có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu, xác nhận số vốn đầu tư đã cấp phát đối với dự án trong phạm vị quản lý; nhận xét, đánh giá, kiến nghị với đơn vị thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư về việc chấp hành trình tự XDCB, chấp hành định mức đơn giá và chấp hành các chính sách chế độ theo quy định của nhà nước trong quá trình đầu tư dự án. Với hệ thống Tabmis được thực hiện trên toàn quốc, giúp cho việc phân bổ, quản lý nguồn kinh phí cũng như quyết toán ngân sách được thuận tiện, công khai minh bạch. Với quá trình phân bổ từng sự nghiệp đi theo từng mã nhiệm vụ chi, mã chương trình cụ thể, kết thúc năm tài chính có tổng hợp chi tiết từng sự nghiệp. Trong quá trình huyện quyết toán chi tiết với từng đơn vị dự toán cấp huyện và cấp xã sẽ thực hiện đối chiếu chi tiết từng đơn vị với biểu tổng hợp được in ra từ Tabmis. Tuy nhiên, thực tế trong quá trình thực hiện của các đơn vị vẫn còn một số sai sót như việc thu từ huy động đóng góp một số đơn vị hạch toán vào mục thu khác, hoặc một số hạch toán chưa đúng giữa mục thu phạt với tịch thu... vì thế sau khi các đơn vị được quyết toán tại huyện, cán bộ phòng TCKH đã chỉ ra những sai60 sót trong quá trình thanh quyết toán và yêu cầu điều chỉnh với KBNN theo đúng chương, loại, khoản, mục, tiểu mục trong mục lục ngân sách. Sau quá trình quyết toán với các đơn vị cơ sở, Phòng TCKH thực hiện tổng hợp quyết toán. Khi phát hiện những sai sót từ số liệu tổng hợp chi tiết các đơn vị, với số tổng hợp từ hệ thống Tabmis sẽ điều chỉnh cho phù hợp trên nguyên tắc được cấp có thẩm quyền quyết định. Sau khi tổng hợp thanh quyết toán trên địa bàn huyện, ký biên bản báo cáo quyết toán g i Sở Tài chính để Sở thẩm định và phê duyệt quyết toán ngân sách năm. Nhìn bảng tổng hợp quyết toán chi ngân sách huyện giai đoạn 2011 – 2015 (phụ lục 2) có thể thấy số chi ngân sách đều tăng qua các năm. Năm 2011 số quyết toán chi là 279.364 triệu đồng tăng lên 331.712 vào năm 2012 (tăng ương ứng 118,74%), năm 2013 số quyết toán chi là 407.110 triệu đồng (tăng 145,72% so với năm 2011), năm 2014 số quyết toán chi là là 440.530 triệu đồng (tăng tương ứng là 157,69 so với năm 2011) , và cao nhất năm 2015 tăng lên 521.050 triệu đồng (tăng tương ứng 186,67%). Qua kết quả quyết toán giai đoạn 2011 – 2015 cho thấy, các nội dung quyết toán chi đều vượt so với dự toán đầu năm. Cụ thể tổng chi vượt thấp nhất vào năm 2011 là 1930% và cao nhất vào năm 2014 là 176%; chi thư ng xuyên vượt thấp nhất vào năm 2015 là 106% và cao nhất vào năm 2011 là 136%,chi đầu tư xây dựng cơ bản vượt thấp nhất vào năm 2012 là 101% và cao nhất vào năm 2011 là 131%. Việc thực hiện chi chủ yếu là chi thư ng xuyên giao động từ 57%-67% , chi đầu tư chiếm tỷ trọng thấp so với tổng chi ngân sách huyện, chỉ khoảng từ 2% đến 4%. Chi ngân sách huyện chủ yếu là chi thư ng xuyên như chi cho giáo dục đào tạo, chi an ninh quốc phòng, chi thanh toán cho cá nhân, chi hoạt động chuyên môn và chi mua sắm một số trang thiết bị phục vụ nhu cầu cơ bản của cán bộ, công chức. Trong giai đoạn này, chi thư ng xuyên vượt dự toán năm 2011 là 136%, năm 2012 là 125%, năm 2013 là 123%, năm 2014 là 115% và 2015 là 106% trong tổng chi ngân sách huyện. 2.2.1.4. Kiểm tra, giám sát chi ngân sách Nhà nước Song song với quá trình điều hành ngân sách huyện, việc thanh tra, kiểm tra quá trình thực hiện tại các đơn vị dự toán là cần thiết. Hàng năm, phòng TC-KH huyện đã tổ chức các đợt kiểm tra theo từng nội dung như kiểm tra phan bổ dự toán,61 kiểm tra các chương trình liên quan đế chính sách an sinh xã hội và các kiểm tra theo kế hoạch của cấp trên. Qua công tác thanh tra, kiểm tra đối với cá đơn vị trực thuộc đã kịp th i phát hiện những sai sót, yếu kém trong tổ chức thực hiện, điều hành cũng như áp dụng các chính sách tại địa phương. Cụ thể: - Đối với công tác kiểm tra phân bổ dự toán sau khi đã được HĐND phê chuẩn dự toán năm, yêu cầu đặt ra đối với các đơn vị là toàn bộ dự toán do ngân sách huyện đã phân bổ từ đầu năm cho các đơn vị phải được phân bổ hết, không để lại những nội dung chưa được phân bổ. Tuy nhiên, thực tế một số đơn vị thực hiện chưa kịp th i về th i gian, điều này đã được cán bộ phòng TCKH chỉ ra kịp th i và yêu cầu trong th i gian sớm nhất phải hoàn thành việc phân bổ nguồn kinh phí theo các nội dung kinh tế, sự nghiệp theo quy định. Đối với công tác kiểm tra các chính sách, chế độ; cán bộ phòng TCKH phối hợp với cán bộ phòng Lao động TBXH kiểm tra một số đơn vị về nội dung như chi trợ cấp thư ng xuyên đối tượng bảo trợ xã hội; chi mua thẻ bảo hiểm y tế; chi sự nghiệp giáo dục đào tạo... - Đối với chi sự nghiệp giáo dục, một số đơn vị đã tổng hợp hồ sơ của đối tượng được hỗ trợ học phí với nhóm đối tượng học sinh còn chậm hoặc chi trả chi phí học tập cho học sinh chưa kịp th i, nhiều trư ng hợp ký nhận thay chưa đúng quy định. - Đối với chính sách phát triển giao thông nông thôn: địa phương đã thực hiện thẩm định dự toán do tư vấn lập, song có một số nội dung thẩm định không chính xác như: đơn giá bê tông nên đư ng đã bao gồm cả chi phí làm khe co, khe giản song dự toán thẩm định lại tính thêm mục khe co, khe giãn. Công trình không phải vận chuyển đất thừa đổ đi nhưng dự toán thẩm định vẫn tính dẫn đến giá trị công trình chưa chính xác, chủ đầu tư ký nghiệm thu khối lượng và thanh toán với các nhà thầu nhưng không - Đối với chi trả trợ cấp thư ng xuyên đối tượng bảo trợ xã hội, việc xét duyệt hồ sơ một số đơn vị chưa kịp th i dẫn đến hiện tượng có những trư ng hợp đã mất nhưng hồ sơ vẫn chưa được giải quyết, hoặc có những trư ng hợp đối tượng đã được hưởng vào tháng 4 nhưng đến tháng 9 mới nhận hồ sơ xét duyệt. Trư ng hợp62 này tuy chỉ xảy ra ít đối với một số xã xa thị trấn, song đã làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của những đối tượng cần được bảo trợ của xã hội... Đối với các sai phạm trên, cán bộ phòng TC-KH huyện đã kịp th i chỉ ra và hướng dẫn chi tiết các đơn vị thực hiện tốt hơn. Qua công tác kiểm tra, các sai phạm xảy ra ngày càng giảm, ngày càng nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý ở cấp cơ sở. 2.2.2. Thực trạng chi ngân sách Nhà nước của huyện Tứ Kỳ giai đoạn 2011 – 2015 2.2.2.1. Tổng hợp kết quả cân đối thu – chi ngân sách Nhà nước huyện Tứ Kỳ Trong những năm gần đây, huyện Tứ Kỳ có tốc độ phát triển tương đối nhanh, sản xuất kinh doanh trên địa bàn không ngừng phát triển, cơ cấu kinh tế có nhiều chuyển biến rõ nét theo hướng dịch vụ du lịch, thương mại, kết quả đó có tác động đến thu NSNN trên địa bàn huyện. Thu ngân sách đã đạt nhiều kết quả to lớn, nguồn thu ngày càng tăng lên, cơ cấu nguồn thu ngày càng ổn định vững chắc hơn. Thu ngân sách huyện đã đáp ứng được những nhiệm vụ chi thiết yếu cho bộ máy quản lý NSNN, chi sự nghiệp kinh tế, văn xã, ANQP và bổ sung cân đối ngân sách xã, bên cạnh đó nguồn thu còn dành phần thích đáng cho nhu cầu chi đầu tư phát triển, chỉnh trang đô thị làm thay đổi cơ bản sự phát triển của huyện.63 Bảng 2.3. Tổng hợp kết quả cân đối thu – chi ngân sách huyện ĐVT: triệu đồng STT Nội dung Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 I Tổng thu ngân sách huyện 43.127 43.593 56.217 57.261 87.117 a) Thu cân đối ngân sách 25.343 25.505 35.348 34.994 54.223 - Các khoản thu NSĐP hưởng 100% 7.547 7.481 5.974 1.038 1.994 - Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % 17.796 18.024 29.374 33.956 52.229 b) Thu chuyển nguồn năm trước chuyển sang 7.718 7.918 9.116 10.692 24.100 c) Thu quản lý qua ngân sách 10.066 10.170 11.753 11.575 8.794 II Tổng chi ngân sách huyện 279.364 331.712 407.110 440.530 521.478 a) Chi cân đối ngân sách 203.859 235.751 286.748 307.486 339.031 - Chi Đầu tư- XDCB 11.083 7.863 6.466 8.477 9.697 - Chi thư ng xuyên 184.875 218.722 269.591 274.909 294.840 - Chi chuyển nguồn sang năm sau 7.901 9.166 10.691 24.100 34.494 b) Chi quản lý qua ngân sách 7.954 10.170 11.753 11.575 8.794 c) chi bổ sung ngân sách cấp dưới 67.551 85.791 108.609 121.469 173.653 III Chênh lệch cân đối thu - chi 236.237 288.119 350.893 383.269 434.361 Chi cân đối ngân sách 178.516 210.246 251.400 272.492 284.80864 Số liệu ở bảng trên cho thấy: Tổng chi ngân sách huyện không phù hợp với số thu, số chi các năm giai đoạn 2011 – 2015 luôn lớn hơn số thu. Số chi chênh lệch thu các năm lần lượt là 236.237 triệu đồng, 288.119 triệu đồng, 350.893 triệu đồng, 383.269 triệu đồng, 434.361 triệu đồng. Tổng thu ngân sách chưa đáp ứng nhu cầu chi thư ng xuyên và chi đầu tư xây dựng cơ bản. Chi tiết quyết toán các mục chi như sau: Bảng 2.4. Quyết toán chi thường xuyên NSNN của huyện Tứ Kỳ giai đoạn 2011 -2015 ĐVT: triệu đồng Năm Tổng chi Chi thư ng xuyên Dự toán Quyết toán Quyết toán so với dự toán Chênh lệch tuyệt đối Chênh lệch tương đối Tỷ trọng chi TX/tổng chi) Năm 2011 279.364 136.377 184.875 48.498 36% 66,18% Năm 2012 331.712 174.326 218.722 44.396 25% 65,94% Năm 2013 407.110 219.730 269.591 49.861 23% 66,22% Năm 2014 440.530 242.402 274.909 32.507 13% 62,40% Năm 2015 521.478 277.097 294.840 17.743 6% 56,54% (Nguồn: Báo cáo quyết toán ngân sách huyện từ 2011-2015) Qua bảng số liệu ta thấy, so với tổng chi ngân sách huyện chi thư ng xuyên chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi ngân sách (cao nhất chiếm 66,22% trong năm 2013, thấp nhất vào năm 2015 là 56,54% và các năm 2011, 2012, 2014 lần lượt là 66,18%; 65,94%; 62,40% tổng chi ngân sách). Vượt chi so với dự toán nguyên nhân trong năm có phát sinh những chương trình, mục tiêu so với dự toán đầu năm nên huyện tăng nguồn thực hiện từ nguồn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên để thực hiện, đảm bảo các nội dung chi được thực hiện đúng và đủ, kịp th i trong phân bổ và s dụng ngân sách. Cụ thể với từng lĩnh vực chi như sau:65 Chi sự nghiệp kinh tế: Bảng 2.5. Quyết toán chi sự nghiệp kiến thiết kinh tế của huyện Tứ Kỳ giai đoạn 2011 – 2015 ĐVT: triệu đồng Năm Chi sự nghiệp kiến thiết kinh tế Dự toán Quyết toán Quyết toán so với dự toán Chênh lệch tuyệt đối Chênh lệch tương đối Năm 2011 4.036 7.911 3.875 96% Năm 2012 4.439 3.473 (966) 0% Năm 2013 5.467 7.331 1.864 34% Năm 2014 5.888 6.761 873 15% Năm 2015 6.324 5.604 (720) 0% (Nguồn: Báo cáo quyết toán ngân sách huyện từ 2011-2015) Chi sự nghiệp kiến thiết kinh tế tập trung vào các nội dung: duy tu, bảo dưỡng các công trình giao thông do huyện quản lý, phát triển sự nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và thủy lợi, bảo vệ môi trư ng, phát triển các mô hình xây dựng nông thông mới, các cơ chế chính sách phát triển, đảm bảo vệ sinh môi trư ng, cải thiện đ i sống nhân dân. Qua 5 năm thực hiện, chi sự nghiệp kiến thiết kinh tế vượt dự toán lần lượt vào các năm 2011, 2013, 2014 là 96%, 34%, 15%, các năm 2012 và 2015 việc thực hiện dự toán không đạt kế hoạch giao. Năm 2011 là năm đầu tiên triển khai thực hiện bê tông hóa đư ng giao thông nông thôn nên chi sự nghiệp kinh tế tăng đột biến. Các nội dung tăng chi khác cũng làm cho thực hiện vượt so với dự toán như phát triển mô hình trang trại chăn nuôi tập trung, bổ sung kinh phí cấp bù miễn thủy lợi phí thực hiện theo Nghị định 143/2003/NĐ-CP, Nghị định 115/2008/NĐ-CP, Nghị định 67/2012/NĐ-CP của Chính Phủ, kinh phí phát triển chăn nuôi gia súc gia cầm, kinh phí hỗ trợ mua máy gặt đập liên hợp, hỗ trợ công tác khuyến nông, bảo vệ thực vật, thực hiện kế hoạch dồn điền đổi th a gắn với chỉnh trang đồng ruộng, do bổ sung kinh phí hỗ trợ nâng cấp, cải tạo đư ng giao thông nông thôn, kinh phí hỗ trợ ảnh hưởng thiên tai, lũ quyets mất mùa, hỗ trợ lúa chết rét vụ chiêm xuân. Một số chính sách đó đem lại hiệu quả cao như hỗ trợ mua máy gặt đập liên hợp giúp bà con nông dân trong quá trình sản xuất nông nghiệp được thuận tiện, giảm th i gian đáng kể khi canh tác.66 Chi sự nghiệp văn hóa thông tin, thể dục thể thao: Bảng 2.6. Quyết toán chi sự nghiệp VHTT, TDTT của huyện Tứ Kỳ giai đoạn 2011 – 2015 ĐVT: triệu đồng Năm Chi sự nghiệp văn hóa thông tin thể dục thể thao Dự toán Quyết toán Quyết toán so với dự toán Chênh lệch tuyệt đối Chênh lệch tương đối Năm 2011 1.155 1.096 -59 -5% Năm 2012 1.230 1.518 288 23% Năm 2013 1.434 1.593 159 11% Năm 2014 1.324 1.770 446 34% Năm 2015 1.402 1.414 12 1% (Nguồn: Báo cáo quyết toán ngân sách huyện từ 2011-2015) Chi sự nghiệp phát thanh truyền hình qua 4 năm thực hiện từ năm 2012 đến năm 2015 đều vượt so với dự toán giao đầu năm lần lượt 288 triệu đồng, 159 triệu đồng, 446 triệu đồng và 12 triệu đồng, tương ứng với các mức tăng là 23%, 11%, 34% và 1%. Nội dung tăng chi chủ yếu bổ sung kinh phí thực hiện cải cách tiền lương, kinh phí s a chữa nhà và máy phát sóng, kinh phí nâng cấp phần mềm, kinh phí công tác tập huấn tuyên truyền, tiền công hợp đồng chuyên môn và một số nội dung chi khác. Kinh phí chi sự nghiệp thể dục thể thao tăng chủ yếu là nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương, ngoài ra còn một số nội dung tăng chi khác như kinh phí tham gia thi đấu thể dục thể thao cấp tỉnh, kinh phí hỗ trợ đi học, kinh phí hội nghị tổng kết thể dục thể thao.67 Chi sự nghiệp truyền thanh, truyền hình: Bảng 2.7. Quyết toán chi sự nghiệp truyền thanh, truyền hình của huyện Tứ Kỳ giai đoạn 2011 – 2015 ĐVT: triệu đồng Năm Chi sự nghiệp truyền thanh, truyền hình Dự toán Quyết toán Quyết toán so với dự toán Chênh lệch tuyệt đối Chênh lệch tương đối Năm 2011 991 897 -94 -9% Năm 2012 947 920 -27 -3% Năm 2013 1.101 1.286 185 17% Năm 2014 1.213 1.823 610 150 % Năm 2015 1.259 1.197 -62 -5% (Nguồn: Báo cáo quyết toán ngân sách huyện từ 2011-2015) Chi sự nghiệp truyền thanh truyền hình qua 5 năm thực hiện từ năm 2011 đến năm 2015 số thực hiện vượt dự toán vào năm 2013 và 2014 lần lượt là 185 triệu đồng và 610 triệu đồng, tương ứng là 17% và 50% so với dự toán. Nội dung tăng chi chủ yếu bổ sung kinh phí thực hiện cải cách tiền lương, kinh phí s a chữa nhà và máy phát sóng, kinh phí nâng cấp phần mềm, kinh phí công tác tập huấn tuyên truyền, mua sắm hệ thống đài truyền thanh không dây, tiền công hợp đồng chuyên môn và một số nội dung chi khác. Chi sự nghiệp đảm bảo xã hội: Bảng 2.8. Quyết toán chi sự nghiệp đảm bảo xã hội của huyện Tứ Kỳ giai đoạn 2011 – 2015 ĐVT: triệu đồng Năm Chi sự nghiệp đảm bảo xã hội Dự toán Quyết toán Quyết toán so với dự toán Chênh lệch tuyệt đối Chênh lệch tương đối Năm 2011 12.612 22.620 10.008 79% Năm 2012 11.982 16.005 4.023 34% Năm 2013 20.285 26.943 6.658 33% Năm 2014 20.446 26.743 6.297 31% Năm 2015 20.446 20.723 277 1% (Nguồn: Báo cáo quyết toán ngân sách huyện từ 2011-2015)68 Chi sự nghiệp đảm bảo xã hội là một trong những nội dung chi chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi ngân sách huyện. Qua các năm từ 2011 đến 2015 đểu vượt so với dự toán giao đầu năm lần lượt là 10.008 triệu đồng, 4.023 triệu đồng, 6.658 triệu đồng, 6.297 triệu đồng, 277 triệu đồng tương ứng với mức tăng 79%, 34% và 33% và 1%. Đối với kinh phí thực hiện tăng so với dự toán giao đầu năm nội dung tăng bao gồm bổ sung kinh phí hỗ trợ hộ nghèo vùng đặc biệt khó khăn theo Quyết định 102/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, hỗ trợ tiền điện hộ nghèo, kinh phí hỗ trợ ngư i có công về nhà ở, kinh phí điều tra rà soát hộ nghèo, kinh phí hỗ trợ mai táng phí tăng thêm, hỗ trợ kinh phí phòng chống tệ nạn mại dâm, bảo vệ và chăm sóc trẻ em, hỗ trợ các đối tượng mua thẻ bảo hiểm y tế, hỗ trợ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trong sự nghiệp đảm bảo xã hội. Chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo: Bảng 2.9. Quyết toán chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo của huyện Tứ Kỳ giai đoạn 2011 – 2015 ĐVT: triệu đồng Năm Chi sự nghiệp giáo dục đào tạo Dự toán Quyết toán Quyết toán so với dự toán Chênh lệch tuyệt đối Chênh lệch tương đối Năm 2011 100.269 127.390 27.121 27% Năm 2012 134.947 160.938 25.991 19% Năm 2013 155.575 193.213 37.638 24% Năm 2014 184.250 203.491 19.241 10% Năm 2015 216.831 228.378 11.547 5% (Nguồn: Báo cáo quyết toán ngân sách huyện từ 2011-2015) Kinh phí chi cho sự nghiệp giáo dục chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi ngân sách huyện. Số thực hiện đều vượt so với dự toán giao đầu năm lần lượt trong các năm 2011, 2012, 2013, 2014, 2015 là 27.121 triệu đồng, 25.991 triệu đồng, 37.638 triệu đồng, 19.241 triệu đồng, 11.547 triệu đồng tương ứng với mức tăng 27%, 19%, 24%, 10% và 5%. Nội dung tăng do phục vụ chủ trương của Đảng và Nhà nước như bổ sung kinh phí do tăng biên chế, đổi mới chính sách tiền lương (tăng mức lương cơ bản từ 830.000 lên 1.050.000 đồng/tháng theo Nghị định 31/2012,69 tăng phụ cấp công vụ từ 10% lên 25% theo Nghị định 34/2012, tăng phụ cấp thâm niên nhà giáo theo nghị định 54/2011, tăng phụ cấp ưu đãi ngành y tế theo nghị định 56/2011, tăng mức lương tối thiểu từ 1.050.000 lên 1.150.000 theo Nghị định 66/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 06 năm 2013, quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, tiền lương tăng thêm 8% theo Nghị định 17/2015/NĐ-CP quy định tiền lương tăng thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức và ngư i hưởng lương trong lực lượng vũ trang có hệ số lương từ 2,34 trở xuống), kinh phí hỗ trợ giáo viên mầm non ngoài biên chế, cấp bù học phí và hỗ trợ chi phí học tập, đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức, hỗ trợ trẻ em ăn trưa, chính sách giáo dục đối với ngư i khuyết tật, tăng chi cho giáo dục đào tạo, chi khoa học công nghệ và một số chính sách giáo dục khác. Chi quản lý hành chính: Bảng 2.10. Quyết toán chi quản lý hành chính của huyện Tứ Kỳ giai đoạn 2011 – 2015 ĐVT: triệu đồng Năm Chi quản lý hành chính Dự toán Quyết toán Quyết toán so với dự toán Chênh lệch tuyệt đối Chênh lệch tương đối Năm 2011 12.094 18.964 6.870 57% Năm 2012 14.720 22.164 7.444 51% Năm 2013 18.406 27.260 8.854 48% Năm 2014 20.413 28.344 7.931 39% Năm 2015 21.171 31.779 10.608 50% (Nguồn: Báo cáo quyết toán ngân sách huyện từ 2011-2015) Nội dung chi quản lý hành chính Nhà nước bao gồm chi cho hoạt động của HĐND, chi quản lý Nhà nước, chi hoạt động Đảng tổ chức chính trị và chi hỗ trợ hội, đoàn thể. Trong 5 năm từ 2011 đến năm 2015, số thực hiện đều vượt so với dự toán đầu năm lần lượt là 6.870 triệu đồng, 7.444 triệu đồng, 8.854 triệu đồng, 7.931 triệu đồng, 10.608 triệu đồng tương ứng với mức tăng 57%, 51%, 48%, 39% và70 50% so với dự toán đầu năm. Nội dung tăng bao gồm các công việc đột xuất của huyện, bổ sung kinh phí cho huyện đoàn, hội phụ nữ, hội nông dân để đón nhận huân huy chương và kinh phí cải cách tiền lương. Chi an ninh, quốc phòng: Bảng 2.11. Quyết toán chi an ninh, quốc phòng của huyện Tứ Kỳ giai đoạn 2011 – 2015 ĐVT: triệu đồng Năm Chi an ninh, quốc phòng Dự toán Quyết toán Quyết toán so với dự toán Chênh lệch tuyệt đối Chênh lệch tương đối Năm 2011 1.321 3.248 1.927 146% Năm 2012 1.808 2.457 649 36% Năm 2013 2.285 3.581 1.296 57% Năm 2014 2.498 3.978 1.480 59% Năm 2015 2.914 3.735 821 28% (Nguồn: Báo cáo quyết toán ngân sách huyện từ 2011-2015) Dự toán chi cho an ninh, quốc phòng các năm 2011, 2012, 2013, 2014, 2015 lần lượt là 1.321 triệu đồng; 1.808 triệu đồng; 3.581 triệu đồng; 3.978 triệu đồng; và 3.735 triệu đồng, quyết toán tương ứng lần lượt là 3.248 triệu đồng; 2.457 triệu đồng; 3.581 triệu đồng; 3.978 triệu đồng và 3.735 triệu đồng tăng so với dự toán đầu năm lần lượt là 146%; 36%; 57%, 59% và 28%. Nội dung tăng chi chủ yếu là do bổ sung các nội dung chi như chi hỗ trợ kinh phí diễn tập chiến đấu, tập huấn khu vực phòng thủ hỗ trợ đề án xây dựng khu vực phòng thủ và các nội dung chi quốc phòng khác. Nội dung tăng chi an ninh chủ yếu là do bổ sung các nội dung chi như chi đảm bảo an ninh trật tự, kinh phí ban an toàn giao thông, kinh phí phòng chống tội phạm và các chi phí khác tăng cao mà dự toán không kịp đáp ứng. Chi đầu tư phát triển chiếm tỉ trọng thấp. Số liệu quyết toán chi đầu tư XDCB thuộc huyện quản lý từ nguồn ngân sách chủ yếu để chi cho các công trình giao thông nông thôn, phúc lợi xã hội có nguồn vốn thấp. Đối với các công trình s dụng nguồn vốn lớn phải từ nguồn đầu tư thuộc sở kế hoạch – đầu tư hoặc nguồn vốn trái phiếu chính phủ. Số quyết toán chi đầu tư XDCB thuộc huyện quản lý cao nhất vào71 năm 2011 là 11.083 triệu đồng, số quyết toán chi đầu tư XDCB thấp nhất năm 2013 là 6.466 trong giai đoạn 2011 – 2015, chi đầu tư XDCB vượt dự toán cao nhất vào năm 2011 là 131%, thấp nhất vào năm 2012 là 101%. Vượt chi do với dự toán nguyên nhân trong năm có phát sinh những công trình so với dự toán đầu năm nên huyện tăng nguồn thực hiện, từ nguồn có bổ sung từ ngân sách cấp trên và từ nguồn thu tiền s dụng đất trên địa bàn huyện. Nguồn kinh phí để thực hiện chi đầu tư XDCB được lấy chủ yếu từ nguồn thu tiền s dụng đất và nguồn bổ sung từ ngân sách cấp trên. Ngoài ra, còn được huy động từ các nguồn cân đối ngân sách địa phương, nguồn từ các xã thừa cân đối, nguồn từ vốn sự nghiệp, tăng thu ngân sách, nguồn chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình 135, chương trình xây dựng nông thôn mới. Công tác đầu tư XDCB tập trung xây dựng và giải ngân cho các công trình trọng điểm, trả nợ các công trình chuyển tiếp, hạn chế được tình trạng dàn trải, nợ XDCB. Số liệu chi dự toán và quyết toán chi đầu tư XDCB qua các năm, số vượt dự toán ở mức thấp cho thấy công tác đầu tư XDCB đảm bảo thực hiện đúng theo luật đầu tư công, tập trung giải ngân cho các công trình nợ đọng, kiên quyết không phê duyệt chủ trương đầu tư các công trình không đảm bảo được nguồn vốn và không thật sự cấp bách, sự chủ động và dự báo trước các khoản chi trong quản lý điều hành ngân sách. 2.2.2.2. Tổng hợp ý kiến đánh giá về thực trạng quản lý chi NSNN huyện Tứ Kỳ Công tác quản lý chi NSNN cấp huyện tại huyện Tứ Kỳ, giai đoạn 2011 - 2015 đã có nhiều chuyển biến tích cực, việc tổ chức hướng dẫn, tập huấn, kiểm tra, thanh tra trên các quy trình lập dự toán, phân bổ dự toán, thực hiện dự toán, quyết toán ngân sách được thực hiện thư ng xuyên, nên cơ bản các đơn vị quản lý tài chính và các đơn vị s dụng ngân sách chủ động triển khai nhiệm vụ chi ngân sách, chấp hành nghiêm túc định mức chế độ tài chính, thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, công khai dân chủ. Các sai phạm trong quản lý ngân sách từng bước được hạn chế, các trư ng hợp sai phạm được x lý nghiêm. Công tác quản lý điều hành chi ngân sách, s dụng ngân sách đã phục vụ tốt cho việc triển khai thực hiện các mục tiêu phát triển KT-XH trên địa bàn huyện. Để đánh giá kết quả thực hiện quản lý chi NSNN cấp huyện tại huyện Tứ Kỳ, tác giả đã phỏng vấn 30 cán bộ quản lý các cấp có liên quan về tính hợp lý trong72 phân cấp quản lý chi NSNN cấp huyện, các cơ sở khoa học của công tác lập dự toán chi, sự phù hợp trong cơ cấu lập dự toán, tổng hợp các ý kiến đánh giá về hoạt động chấp hành, quyết toán cũng như thanh tra, giám sát trong công tác quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện Tứ Kỳ.  Đánh giá tính hợp lý trong phân cấp quản lý chi NSNN cấp huyện Để đánh giá của các cán bộ quản lý các cấp về tính hợp lý trong phân cấp quản lý chi NSNN cấp huyện, các cán bộ quản lý được đề nghị cho điểm từ 1 đến 5 (1 điểm – quan điểm ít đồng ý nhất về tính hợp lý và 5 điểm – quan điểm rất đồng ý về tính hợp lý). Tác giả tổng hợp số điểm của 30 ý kiến đánh giá và tính số điểm trung bình của mỗi yếu tố. Kết quả được thể hiện ở biểu đồ sau: Biểu đồ 2.1. Tổng hợp ý kiến đánh giá về tính hợp lý trong phân cấp quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện Tứ Kỳ Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ số liệu điều tra (2016) Kết quả điều tra cho thấy, các nội dung đánh giá về tính hợp lý trong phân cấp quản lý chi NSNN cấp huyện, với điểm trung bình là 4,44 và 4,31 quan điểm rất đồng ý về việc đảm bảo tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm và phát huy tính chủ động sáng tạo trong quản lý chi NSNN. Cơ chế phân cấp đã khuyến khích địa phương phấn đấu tăng thu ngân sách để có nguồn chi và tăng cư ng tính minh bạch, trách nhiệm giải trình trong thực hiện ngân sách được đánh giá là khá hợp lý với mức điểm trung bình là 3,44 và 3,42. Nội dung đánh giá về tính hợp lý trong phân cấp 4,444,313,423,442,8900,511,522,533,544,55Đảm bảo tính tựchủ, tựchịu trách nhiệmPhát huy tính chủ động, sáng tạo trong quản lý chi NSNNCơ chế phân cấp đã khuyến khích địa phương phấn đấu tăng thu ngân sách để có nguồn chi.Tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong thực hiện ngân sáchGóp phần cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý và điều hành NSNNĐiểm trung bình73 NSNN góp phần cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý và điều hành NSNN mới được đánh giá ở mức trung bình với số điểm là 2,89.  Đánh giá về cơ sở khoa học của lập dự toán chi NSNN cấp huyện Khi được hỏi ý kiến đánh giá về cơ sở khoa học của việc lập dự toán chi NSNN cấp huyện, các cán bộ quản lý các cấp cho rằng công tác lập dự toán chi còn nặng về hình thức, chủ yếu là dựa vào sự phân bổ ngân sách từ cấp trên và hệ thống định mức tiêu chuẩn chi tiêu còn lạc hậu chưa đồng bộ được đánh giá ở mức rất đồng ý với số điểm trung bình là 4,32-4,78. Dự toán được lập dựa trên ý chí chủ quan của ngư i quản lý và dựa trên cơ sở đánh giá nhu cầu chi thực tế của địa phương được đánh giá ở mức đồng ý với số điểm trung bình là 3,89-3,41. Ý kiến đánh giá cho nội dung dự toán chi được xây dựng dựa trên cơ sở các ý kiến góp ý của các đơn vị liên quan và dự toán chi bị chi phối bởi các mối quan hệ được đánh giá ở mức trung bình với số điểm là 2,89-3,11. Các ý kiến tổng hợp được thể hiện ở biểu đồ sau: Biểu đồ 2.2. Tổng hợp ý kiến đánh giá về cơ sở khoa học của lập dự toán chi NSNN cấp huyện Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ số liệu điều tra (2016) 4.783.412.893.113.894.320123456Dự toán chi còn nặng nề về hình thức, chủ yếu là dựa vào sự phân bổ ngân sách từ cấp tỉnhDự toán chi dựa trên cơ sở đánh giá nhu cầu chi thực tế ở địa phươngDự toán chi được xây dựng dựa trên cơ sở các ý kiến góp ý của các đơn vị liên quanDự toán chi bị chi phối bởi các mối quan hệDự toán được lập nhiều khi còn dựa vào ý chí chủ quan của người quản lýHệ thống định mức tiêu chuẩn chi tiêu lạc hậu, thiếu, chưa đồng bộĐiểm trung bình74  Đánh giá về sự phù hợp trong cơ cấu lập dự toán chi NSNN cấp huyện theoc các khoản mục chi Tổng hợp ý kiến đánh giá về sự phù hợp trong cơ cấu lập dự toán chi NSNN cấp huyện theo các khoản mục chi cho kết quả: rất đồng ý về sự phù hợp trong cơ cấu lập dự toán chi NSNN cấp huyện theo khoản mục chi thư ng xuyên và chi đầu tư phát triển, với số điểm trung bình là 4,22-4,25, quan điểm đồng ý với nội dung đánh giá sự phù hợp trong cơ cấu lập dự toán chi NSNN cấp huyện theo khoản mục chi chương trình mục tiêu được đánh giá là đồng ý với mức điểm là 3,89. Chi bổ sung ngân sách cấp dưới và chi chuyển nguồn từ ngân sách năm trước sang ngân sách năm sau được đánh giá ở mức độ trung bình với số điểm là 2,78-2,89. Chi tiết được thể hiện ở biểu đồ sau: Biểu đồ 2.3. Tổng hợp ý kiến đánh giá về sự phù hợp trong cơ cấu lập dự toán chi NSNN của huyện Tứ Kỳ theo các khoản mục chi Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ số liệu điều tra (2016)  Đánh giá về nội dung chấp hành dự toán chi NSNN của huyện Tứ Kỳ Kết quả khảo sát đánh giá về nội dung chấp hành dự toán chi NSNN cấp huyện cho thấy, ý kiến đánh giá cao sự đồng ý về sự điều chỉnh linh hoạt theo tình hình thực tế trong quá trình chấp hành dự toán chi NSNN, với số điểm là 4,89. Ý kiến đồng ý với nội dung đánh giá vẫn còn tình trạng lãng phí trong việc chi NSNN 4,254,222,782,893,8900,511,522,533,544,5Chi thường xuyênChi đầu tư phát triểnChi bổ sung cho ngân sách cấp dướiChi chuyển nguồn từ ngân sách năm trước sang ngân sách năm sauChi chương trình mục tiêuĐiểm trung bình75 với số điểm đánh giá là 3,46. Ý kiến đánh giá trung bình với nội dung tuân thủ đúng dự toán chi, có sự phối hợp giữa các đơn vị trong chấp hành dự toán chi và quy trình thủ tục giải ngân theo kế hoạch đơn giản với số điểm là 2,72-2,61-2,89. Cụ thể xem ở bảng 2.12. Bảng 2.12. Tổng hợp ý kiến đánh giá về nội dung chấp hành dự toán chi NSNN của huyện Tứ Kỳ (sử dụng mức điểm từ 1 đến 5, trong đó 1 là hoàn toàn không đồng ý và 5 là hoàn toàn đồng ý) Nội dung đánh giá Tổng số phiếu trả l i Điểm trung bình 1. Tuân thủ theo đúng dự toán chi 30 2,72 2. Có sự điều chỉnh linh hoạt theo tình hình thực tế 30 4,89 3. Có sự phối hợp giữa các đơn vị trong chấp hành dự toán chi 30 2,61 4. Quy trình và thủ tục giải ngân theo kế hoạch đơn giản 30 2,89 5. Vẫn còn tình trạng lãng phí trong việc chi NSNN 30 3,46 (Nguồn: kết quả điều tra khảo sát)  Đánh giá về hoạt động quyết toán chi NSNN của huyện Tứ Kỳ Theo ý kiến của các cán bộ quản lý được hỏi về các nội dung đánh giá hoạt động quyết toán chi NSNN cấp huyện cho kết quả: ý kiến đồng ý về nội dung đánh giá công tác quyết toán theo số thực thu hoặc số cấp phát chứ chưa được lập trên cơ sở số liệu thẩm định quyết toán tại đơn vị và nội dung việc xem xét, thẩm định còn mang tính hình thức, với số điểm là 3,98 và 3,43. Kết quả khảo sát ý kiến chưa có tiêu chí cụ thể đánh giá mối quan hệ giữa quyết toán chi và hiệu quả KT-XH được đánh giá trung bình với mức điểm 2,78 theo bảng 2.13 sau. Bảng 2.13.. Tổng hợp ý kiến đánh giá về hoạt động quyết toán chi NSNN cấp huyện (sử dụng mức điểm từ 1 đến 5, trong đó 1 là hoàn toàn không đồng ý và 5 là hoàn toàn đồng ý) Nội dung đánh giá Tổng số phiếu trả l i Điểm trung bình 1. Quyết toán theo số thực thu hoặc số cấp phát chứ chưa được lập trên cơ sở số liệu thẩm định quyết toán tại đơn vị SDNS 30 3,98 2. Việc xem xét, thẩm định còn mang tính hình thức 30 3,43 3. Chưa có tiêu chí cụ thể đánh giá mối quan hệ giữa quyết toán chi và hiệu quả KT-XH Có sự phối hợp giữa các đơn vị trong chấp hành dự toán chi 30 2,7876  Đánh giá về hoạt động giám sát, thanh tra chi Ngân sách nhà nước Khi được hỏi ý kiến đánh giá về hoạt động giám sát, thanh tra chi NSNN của huyện Tứ Kỳ, cán bộ quản lý các cấp đưa ra ý kiến với nội dung hoạt động giám sát, thanh tra chi NSNN chưa được thực hiện thư ng xuyên và đầy đủ với 53,02%. Nhà quản lý ngân sách các cấp cho rằng công tác thanh tra, kiểm tra tài chính ngân sách đã được tiến hành nhưng chưa thư ng xuyên và đầy đủ, mới chủ yếu được thực hiện ở một số đơn vị, hiệu quả đạt được chưa cao, x lý chưa kiên quyết đối với những trư ng hợp có sai phạm. Trong 03 tiêu chí đánh giá về hoạt động giám sát, thanh tra chi NSNN của huyện Tứ Kỳ, có chỉ tiêu đáp ứng kịp theo yêu cầu trong công tác quản lý hiện được cán bộ quản lý các cấp đánh giá với quan điểm không đồng ý 36,58%, quan điểm đồng ý với 31,75%. Cán bộ quản lý các cấp cho rằng hoạt động giám sát, thanh tra được UBND huyện quan tâm chỉ đạo thực hiện. Hàng năm, UBND huyện đều chỉ đạo cho Thanh tra huyện xây dựng Chương trình, kế hoạch thanh tra cụ thể. Các cuộc thanh tra theo kế hoạch được thực hiện có trọng tâm, trọng điểm đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của địa phương và chỉ đạo của Huyện ủy góp phần ổn định trong quản lý nhà nước tại địa phương; việc thanh tra thực hiện đúng quy trình, thủ tục của Luật Thanh tra. Các kết luận thanh tra sau khi có hiệu lực pháp luật đều được UBND huyện chỉ đạo các đơn vị, tổ chức và cá nhân tổ chức thực hiện nghiêm túc; việc thực hiện có hiệu quả, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác thanh tra. Tuy nhiên, do công việc nhiều nhưng lực lượng thanh tra ít chưa đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ hiện nay. Công tác thanh tra, kiểm tra, x lý vi phạm được đánh giá ở mức trung bình. Khi được phỏng vấn cán bộ quản lý các cấp cho rằng việc thực hiện các kết luận, kiến nghị x lý sau thanh tra chưa được thực hiện thật sự nghiệm túc và triệt để, chưa đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật do nhiều nguyên nhân như quy định của pháp luật về Thanh tra còn bất cập, thiếu quy định về các biện pháp cưỡng chế trong x lý sau thanh tra, chế tài x lý trong việc không chấp hành thực hiện kết luận thanh tra, nhất là chưa có các văn bản hướng dẫn về trình tự thủ tục, pháp luật hiện hành chưa xác định rõ một cơ quan chuyên trách có trách nhiệm thực hiện, thi hành kết luận thanh tra, ý thức chấp hành pháp luật của một số tổ chức, cá nhân bị77 x lý còn hạn chế. Cụ thể ở biểu đồ 2.4 sau: Biểu đồ 2.4. Tổng hợp ý kiến đánh giá về hoạt động giám sát, thanh tra chi NSNN của huyện Tứ Kỳ (sử dụng mức điểm từ 1 đến 5, trong đó 1 là hoàn toàn không đồng ý và 5 là hoàn toàn đồng ý) Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ số liệu điều tra (2016) 2.3. Đánh giá chung về quản lý chi Ngân sách nhà nƣớc của huyện Tứ Kỳ 2.3.1. Những kết quả đạt được 2.3.1.1. Trong công tác quản lý chi thường xuyên NSNN Công tác quản lý chi thư ng xuyên trên địa bàn huyện đã có nhiều chuyển biến tích cực, phát huy hiệu quả, phục vụ trực tiếp phát triển kinh tế và đ i sống nhân dân. Các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất và ngành nghề nông thôn thuộc Chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới đã được quan tâm chỉ đạo và thực hiện; các xã đã lựa chọn được mô hình phát triển sản xuất tương đối phối hợp với điều kiện của địa phương và triển khai tại các thôn, bản; Đối với chính sách phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Địa phương đã phát triển các làng nghề truyền thống, với những sản phẩm riêng có, đặc thù của mình; đã xây dựng được các cụm công nghiệp vừa và nhỏ gắn với làng nghề và phát triển nghề mới trên cơ sở lợi thế về nguyên liệu sẵn có của địa phương;78 Thông qua chính sách kiên cố hóa kênh mương nội đồng; chính sách kinh tế khác; địa phương đã huy động được nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân để tập trung nâng cấp hệ thống kênh mương, giao thông nội đồng, các công trình điện, nước, thủy lợi; phát triển hệ thống chợ, trung tâm thương mại; trư ng học, trạm xá; xây dựng các mô hình trang trại chăn nuôi gia súc với quy mô lớn, tập trung; góp phần nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi; tạo môi trư ng thuận lợi đầu tư và cải thiện hệ thống dịch vụ phục vụ đ i sống của nhân dân ngày một tốt hơn. Huyện ủy, UBND huyện đã chỉ đạo việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội trên địa bàn đạt được kết quả khá vững chắc; công tác giảm nghèo, tạo việc làm, giáo dục và đào tạo, y tế, trợ giúp ngư i có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, ngư i nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, đã tạo điều kiện cho các vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn ổn định và phát triển; lao động được đào tạo nghề, được hỗ trợ xuất khẩu, được vay vốn, tạo việc làm… nhiều hộ đã thoát nghèo, góp phần ổn định và công bằng xã hội. 2.3.1.2. Trong công tác quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản Công tác quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản đã phân bổ nguồn kinh phí theo đúng danh mục các công trình UBND tỉnh đã giao hàng năm. Thực hiện theo dõi chặt chẽ các nguồn kinh phí; phân bổ, thông báo vốn kịp th i cho các chủ đầu tư; tích cực đôn đốc các chủ đầu tư nộp hồ sơ thẩm định và phê duyệt quyết toán; các công trình hoàn thành tạo nên hệ thống hạ tầng hoàn chỉnh, đã phát huy hiệu quả, phục vụ trực tiếp phát triển kinh tế và đ i sống của nhân dân. Việc thực hiện các biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý đầu tư xây dựng được các cơ quan, đơn vị, UBND các xã triển khai khá đồng bộ. Trong đó, các biện pháp thực hiện trong khâu thẩm tra dự toán, tổ chức đấu thầu, quyết toán công trình vẫn là các biện pháp chủ đạo, nhất là việc tăng cư ng thẩm tra, thẩm định quyết toán dự án không chỉ đem lại kết quả về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong đầu tư xây dựng mà còn góp phần nâng cao kỷ luật tài chính trong quản lý, s dụng vốn nhà nước. Quá trình thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư đều tuân thủ các quy định hiện hành về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Công tác đấu thầu luôn được các chủ đầu tư, các ban quản lý dự án chú trọng và tuân thủ từ khâu lập kế hoạch đến khâu chọn nhà thầu và phê duyệt kết quả đấu79 thầu. Công tác thẩm tra, phê duyệt quyết toán được thực hiện đúng quy định đảm bảo đúng theo quy định của Bộ Tài Chính tại Quyết định số 56/2008/QĐ-BTC ngày 17/7/2008; Thông tư số 19/2011/TT-BTC ngày 14/02/2011; Thông tư số 28/2012/TT-BTC; hạn chế tối đa tình trạng thất thoát, lãng phí và nâng cao hiệu quả s dụng vốn đầu tư XDCB. Tập trung ưu tiên vốn cho thanh toán công nợ XDCB, các công trình hoàn thành và có quyết toán được phê duyệt của cấp có thẩm quyền, các công trình chuyển tiếp của năm trước sang. Cân đối nguồn vốn để KBNN thực hiện thanh toán cho các công trình. Đối với chương trình xây dựng nông thôn mới, nâng cấp cải tạo đư ng giao thông nông thôn, xây dựng đã tập trung chỉ đạo đến từng xã, thôn. Nguyên nhân của vượt chi ngân sách là do trong năm khi thực hiện phát sinh thêm các chương trình mục tiêu mới, mặt khác bố trí trong dự toán ngân sách đầu năm phải cân đối trong nguồn kinh phí bổ sung của trung ương, có những chương trình chỉ bố trí được một phần, số còn thiếu khi có nguồn cấp trên bổ sung mới thực hiện chi trả. Việc thực hiện chuyển nguồn qua các năm tương đối cao, cao nhất vào năm 2015 là 34.494 triệu đồng và thấp nhất vào năm 2011 là 7.901 triệu đồng. Có nhiều nguyên nhân khiến việc chuyển nguồn ngân sách còn cao, có nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Đối với nguyên nhân khách quan đó là việc bổ sung ngân sách từ cấp trên quá ồ ạt vào th i điểm cuối năm ngân sách gây khó khăn trong việc phân bổ nguồn vốn; trong quá trình thực hiện chưa kịp th i do thiếu hồ sơ hoặc do thiếu th i gian buộc phải chuyển nguồn. Đối với nguyên nhân chủ quan; việc để xảy ra chuyển nguồn quá nhiều thể hiện năng lực điều hành, quản lý của lãnh đạo cũng như cán bộ chuyên môn chưa cao, chưa kịp th i tham mưu để phân bổ kịp th i. Đối với nguyên nhân khách quan vì thực tế có những chương trình đến th i điểm 31/12 mới nhận được nguồn kinh phí nên không thể kịp th i phân bổ, vì vậy phải thực hiện chuyển nguồn sang năm sau để thực hiện. Đối với các khoản phải hoàn trả ngân sách cấp trên, do trong quá trình thực hiện phát hiện một số nội dung chi trả thực tế cho đối tượng không thỏa mãn hoặc do chương trình được bổ sung về nhưng hết th i gian thực hiện, nên80 nguồn kinh phí này được hoàn trả về ngân sách cấp trên; không để tình trạng lấy nguồn này để chi cho nội dung khác, trái với quy định của luật định. Do đó, việc theo dõi nguồn theo từng chương trình, mục tiêu, dự án rất cụ thể, rõ ràng; không để xảy ra sai phạm trong quá trình thực hiện. 2.3.2. Hạn chế Nhìn chung, định mức phân bổ ngân sách giai đoạn 2011 - 2015 của UBND huyện đã từng bước đảm bảo công bằng, công khai, minh bạch, phù hợp với khả năng cân đối của địa phương, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH, đảm bảo an ninh quốc phòng. Tuy nhiên, công tác xây dựng định mức chi cũng còn bộc lộ một số hạn chế như: - Trong công tác lập dự toán: Công tác lập dự toán chi ở một số đơn vị chưa thực sự quan tâm đúng mức, chưa đánh giá được hết các yếu tố tác động đến quá trình thu, chi ngân sách huyện, giá trị thực hiện lớn hơn nhiều so với dự toán làm cho tình trạng bổ sung dự toán ngân sách cho các đơn vị còn xảy ra nhiều. Vì vậy phải bổ sung dự toán gây bị động, gây khó khăn trong việc quản lý và điều hành ngân sách hàng năm. Phương án phân bổ ngân sách cấp huyện hoàn toàn phụ thuộc vào phân cấp ngân sách, tỷ lệ điều tiết (%) giữa NSTW và NSĐP, các định mức phân bổ ngân sách của cấp trên nên thư ng cứng nhắc, bị động, gây khó khăn trong việc cân đối NSĐP, dễ dẫn đến tình trạng nếu có nguồn thu nhiều thì sẽ chi nhiều, ngược lại nếu khả năng thu ít thì sẽ khó có nguồn chi. - Trong chấp hành dự toán chi NSNN cấp huyện: Việc thực hiện nguyên tắc chi theo dự toán ở một số đơn vị còn nhiều khó khăn, xuất phát từ nguyên nhân phương án phân bổ dự toán chưa hợp lý, chưa phù hợp với nhu cầu thực tiễn nên trong quá trình thực hiện còn xuất hiện tình trạng mục lục ngân sách thừa, mục lục thiếu phải điều chỉnh, bổ sung. Vẫn còn tình trạng lãng phí trong chi thư ng xuyên: thể hiện ở lĩnh vực chi tiêu hành chính vượt mức quy định (mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc không đúng tiêu chuẩn, chế độ, chi điện, nước, xăng xe, điện thoại, tổ chức ngày kỷ niệm, lễ hội chưa hợp lý, lãng phí). Cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác tổ chức thực hiện chưa đồng bộ, máy móc thiết bị chưa đáp ứng yêu81 cầu, kho lưu trữ hồ sơ chưa đảm bảo. Công tác thanh tra, kiểm tra tài chính ngân sách đã được tiến hành nhưng chưa thư ng xuyên và đầy đủ, mới chủ yếu được thực hiện ở một số đơn vị, hiệu quả đạt được chưa cao, x lý chưa kiên quyết đối với những trư ng hợp có sai phạm. Trình tự, thủ tục hồ sơ XDCB từ khâu báo cáo đầu tư, qui hoạch, thiết kế kỹ thuật – dự toán đến khâu tổ chức thi công chưa được đồng bộ dẫn đến thanh toán XDCB còn chậm. - Trong quyết toán chi NSNN cấp huyện: Theo quy định quyết toán chi NSNN phải đúng thực tế, đúng thực chi được chấp nhận theo quy định, nhưng vẫn còn một số tình trạng quyết toán theo số chuẩn chi hoặc số cấp phát. Cơ quan tài chính chưa kiên quyết xuất toán các khoản chi sai chế độ, tiêu chuẩn định mức chi tiêu. Việc thuyết minh chi tiết, phân tích nguyên nhân tăng, giảm các khoản chi ngân sách so với dự toán đầu năm cũng chưa được đầy đủ. Mối quan hệ giữa quyết toán chi ngân sách và hiệu quả KT-XH chưa có tiêu chí để đánh giá, vì vậy khi đánh giá nhiều nội dung còn định tính, chung chung. Quyết toán chi đầu tư chưa phân định rõ ràng nguồn vốn đầu tư, vốn đầu tư chuyển thành tài sản cố định, tài sản lưu động, nên chưa xác định rõ trách nhiệm của chủ đầu tư, của cấp trên chủ đầu tư trong quá trình quản lý, s dụng, kể cả trách nhiệm đối với công nợ nếu có. 2.3.3. Nguyên nhân hạn chế Để đánh giá nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế trong quản lý chi NSNN cấp huyện tại huyện Tứ Kỳ đề tài đã khảo sát ý kiến các nhà quản lý có liên quan. Kết quả đánh giá cho thấy, ảnh hưởng của các văn bản pháp quy về quản lý chi NSNN cấp huyện có tầm ảnh hưởng rất quan trọng, điểm trung bình về mức độ quan trọng là 4,27. Việc Đảm bảo cơ sở vật chất và các biện pháp khác (như Cải cách hành chính; trách nhiệm quản lý chi NSNN gắn với thực hành tiết kiệm chống lãng phí, phòng chống tham nhũng, lãng phí; lãnh đạo, kiểm tra, xử lý; công khai tài chính; thi đua khen thưởng) có tầm ảnh hưởng khá quan trọng với điểm đánh giá trung bình từ 3,65 đến 3,68. Tuy nhiên đến nay hai biện pháp là năng lực đội ngũ cán bộ quản lý và việc ban hành các văn bản pháp quy về quản lý chi NSNN cấp huyện mới đạt ở cận dưới của mức khá 3,56 và 3,46. Cụ thể được thể hiện tại biểu đồ 2.5 sau:82 Biểu đồ 2.5. Tổng hợp ý kiến đánh giá mức độ thực tế đạt được hiện nay của các biện pháp sau đây mà huyện đã sử dụng để quản lý chi NSNN (sử dụng mức điểm từ 1 đến 5, trong đó 1 là rất quan trọng và 5 là không quan trọng) Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ số liệu điều tra (2016) - Nguyên nhân hạn chế có liên quan đến những quy định còn thiếu đồng bộ, không phù hợp từ các văn bản pháp quy của Nhà nước về chi và quản lý chi NSNN: Hiện nay Nhà nước chưa quy định định mức phân bổ ngân sách chi đầu tư XDCB cho cấp huyện, nên vẫn có tình trạng xin- cho vốn đầu tư, và cũng vì vậy việc lập nhiều dự án đầu tư để đi xin vốn đầu tư từ cấp trên đã gây tình trạng lãng phí th i gian, kinh phí, cũng như chất lượng, hiệu quả dự án đầu tư khi được triển khai. Việc phân bổ dự toán chi ngân sách phải phụ thuộc vào trợ cấp ngân sách từ cấp trên dẫn đến còn bị động trong quản lý điều hành chi ngân sách. Các quy trình, thủ tục lập và thẩm định dự án đầu tư XDCB còn rư m ra, nhiều thủ tục không cần thiết, gây khó khăn cho quá trình thực hiện, ảnh hưởng đến tiến độ của dự án. - Nguyên nhân liên quan đến những yếu kém trong công tác tổ chức quản lý chi NSNN cấp huyện: Bộ máy nhân lực quản lý chi NSNN cấp huyện còn thiếu về số lượng. Cán bộ quản lý ngân sách chưa nhận thức đầy đủ, chưa nắm vững các quy định của pháp luật vể quản lý và s dụng NSNN, đặc biệt là việc s dụng các khoản chi thư ng xuyên. Cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra đôi khi chưa thực sự sâu83 sát với công việc, dẫn đến chưa thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra và x lý những sai phạm trong s dụng ngân sách của các đơn vị. Sự phối kết hợp giữa cơ quan KBNN và phòng TCKH huyện đôi lúc còn chưa chặt chẽ. - Nguyên nhân liên quan đến sự yếu kém về năng lực đội ngũ cán bộ quản lý NSNN: Do yếu kém về năng lực, trình độ và sự nể nang nên việc phân bổ nguồn vốn đầu tư XDCB còn có tình trạng dàn trải, manh mún, không trọng tâm, trọng điểm, phân bổ dự toán chi thư ng xuyên không bao quát hết nhiệm vụ chi, vì vậy còn phải phát sinh, điều chỉnh dự toán. - Nguyên nhân liên quan nguồn kinh phí và cơ sở vật chất: Nguồn thu NSNN cấp huyện, nhất là nguồn thu cân đối vốn đầu tư XDCB còn hạn chế, vì vậy việc khó khăn trong bố trí kế hoạch chi đầu tư XDCB, việc phân bổ kế hoạch vốn đầu tư còn phân tán, dàn trải làm giảm hiệu quả đầu tư các dự án. Về cơ sở vật chất Giai đoạn 2011 - 2015 Nhà nước hạn chế đầu tư mua sắm trang thiết bị, hạn chế xây dựng trụ sở làm việc, tập trung nguồn vốn ưu tiên cho đầu tư các công trình, dự án trọng điểm. Bên cạnh đó do ngân sách huyện còn hạn chế nên việc nâng cấp trụ sở, s a chữa trang thiết bị làm việc cũng rất khó khăn, thiếu thốn, trong khi yêu cầu về ứng dụng công nghệ thông tin ngày càng cao. - Các nguyên nhân khác: Sự yếu kém do nền hành chính với những thủ tục hành chính phiền hà, phức tạp, bên cạnh đó tác phong, lề lối làm việc của nhiều cán bộ, công chức còn bảo thủ, lạc hậu, chậm được đổi mới. Việc truyền truyền, nhân rộng các mô hình điển hình tiên tiến, các cá nhân có thành tích xuất sắc chưa kịp th i, tiêu chí đánh giá, bình xét thi đua khen thưởng chưa hợp lý, nên hiệu quả chưa cao. Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán có lúc, có khi chưa kịp th i, việc x lý sau thanh tra, kiểm tra thiếu kiên quyết, kéo dài, vì vậy tính răn đe còn hạn chế.84 CHƢƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CỦA HUYỆN TỨ KỲ 3.1. Mục tiêu và quan điểm về quản lý chi ngân sách Nhà nƣớc của huyện Tứ Kỳ giai đoạn 2016 – 2020 định hƣớng đến năm 2025 3.1.1 Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện Tứ Kỳ Thực hiện theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIV nhiệm kỳ 2015-2020, trong đó: - Mục tiêu tổng quát: Tiếp tục khai thác và s dụng có hiệu quả các nguồn lực để phát triển kinh tế toàn diện, nhanh, bền vững; thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển văn hóa, xã hội, giữ vững an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, thực hiện tốt các nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương sớm thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Nâng cao đ i sống vật chất và tinh thần của nhân dân; tăng cư ng hiệu lực quản lý nhà nước. - Các mục tiêu cụ thể: 1. Tổng sản phẩm trên địa bàn tăng bình quân trên 8%/năm. 2. Giá trị sản xuất nông nghiệp- thủy sản tăng 2,0%/năm. 3. Giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng tăng 18%/năm. 4. Giá trị sản xuất một số ngành dịch vụ tăng 13,6%/năm. 5. Cơ cấu nông nghiệp: Trồng trọt 48%; chăn nuôi, thủy sản 37%; dịch vụ nông nghiệp 15%. 6. Giá trị sản phẩm thu hoạch trên 01 đất trồng trọt và nuôi thủy sản đến năm 2021 đạt 160 triệu đồng. 7. Thu nhập bình quân đầu ngư i đạt trên 40 triệu đồng. 8. Thu NSNN trên địa bàn tăng 15%/năm. 9. Có trên 40% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, các xã còn lại đạt 75% số tiêu chí trở lên. 10. Có trên 95% đư ng thôn, xóm được bê tông hoá theo chuẩn mới, đư ng trục chính nội đồng được cứng hóa. 11. Có trên 50% trư ng mầm non, 100% trư ng tiểu học, 40% trư ng THCS, 50% trư ng THPT đạt chuẩn Quốc gia.85 12. 100% số xã, thị trấn đạt 10 chuẩn Quốc gia về y tế giai đoạn 2011-2020; phấn đấu có 09 bác sỹ, dược sỹ/một vạn dân; tỷ lệ trẻ em dưới 05 tuổi suy dinh dưỡng dưới 7,5%. Tỷ suất tăng dân số tự nhiên hằng năm duy trì từ 10-12%. 13. 100% hộ dân dùng nước hợp vệ sinh, 98% số hộ dân có hố xí hợp vệ sinh. 14. Có trên 90% làng, khu dân cư được công nhận làng, khu dân cư văn hóa.; 85% cơ quan đạt danh hiệu văn hoá và 90% gia đình văn hóa. 15. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2%, tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 85% dân số. 16. Mỗi năm tạo việc làm mới cho trên 3.000 lao động; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 65%; cơ cấu lao động nông nghiệp 30%; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 50%, dịch vụ 20%. 17. Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương. - Một số nhiệm vụ chủ yếu: 1. Về phát triển kinh tế: - Nông nghiệp: Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá gắn với giải quyết tốt vấn đề nông dân, nông thôn. Tiếp tục quy hoạch, xây dựng vùng sản xuất tập trung (sản xuất lúa, rau màu, nuôi thuỷ sản, vùng chăn nuôi gia súc, gia cầm) theo hướng sản xuất hàng hóa; đưa các giống cây con có giá trị kinh tế cao vào sản xuất, trong đó từng bước xây dựng thương hiệu đặc sản rươi, cáy Tứ Kỳ. Tích cực chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, khắc phục có hiệu quả tình trạng bỏ ruộng. Tăng cư ng các biện pháp bảo vệ sản xuất, kiên cố hóa kênh mương; giao thông thủy lợi nội đồng, bảo vệ đê điều, chủ động phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp và mở rộng hình thức hợp tác ở nông thôn trong các lĩnh vực chăn nuôi thuỷ sản, nước sạch, vệ sinh môi trư ng,... Thực hiện tốt các chính sách đối với nông dân - nông nghiệp, nhất là khuyến nông; tích cực giúp đỡ, hỗ trợ, hướng dẫn nông dân xây dựng các mô hình sản xuất theo hướng chuyên canh, có quy mô lớn; thúc đẩy ứng dụng chuyển giao khoa học kỹ thuật và phát triển cơ giới hóa phục vụ sản xuất; gắn sản xuất nông nghiệp với bảo vệ môi trư ng và sức khỏe con ngư i; mở rộng, tạo sự liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.86 Tập trung chỉ đạo chương trình xây dựng nông thôn mới gắn với quy hoạch tổng thể KT-XH theo hướng văn minh, giàu đẹp, kết cấu hạ tầng KT-XH đồng bộ, giữ vững và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của các địa phương. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện hoàn thành công tác đồn điền đổi th a gắn với chỉnh trang đồng ruộng trên địa bàn huyện. - Công nghiệp, xây dựng: Phát huy hiệu quả các cơ sở sản xuất hiện có trên địa bàn, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất công nghiệp vào huyện. Tăng cư ng thu hút đầu tư, trong đó ưu tiên thu hút cách doanh nghiệp có s dụng công nghệ cao, công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm và công nghiệp s dụng nhiều lao động, các cơ sở chế biến, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ nông nghiệp cho nông dân. Mở rộng các hình thức hợp tác, liên doanh trong tiêu thụ sản phẩm, kết hợp với mở mang và phát triển tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề gắn với mở rộng và đa dạng hóa các hình thức dạy nghề, tạo việc làm, nâng cao đ i sống nhân dân. Phát triển công nghiệp đi đôi với bảo vệ tài nguyên và môi trư ng. Cải tạo và nâng cấp các tuyến đư ng giao thông nông thôn, làm tốt công tác giải phóng mặt bằng phục vụ các dự án đầu tư trên địa bàn huyện, tiếp tục thực hiện đề án xây dựng thị trấn Tứ Kỳ đáp ứng yêu cầu của th i kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng các thị trấn theo quy hoạch. Chú trọng việc quản lý đầu tư xây dựng, khai thác các nguồn lực cho đầu tư phát triển, đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển KT-XH, trong đó chú ý phát triển giao thông, thuỷ lợi, trụ sở làm việc các xã, thị trấn, tăng cư ng cơ sở vật chất cho nông nghiệp, nông thôn, văn hoá, giáo dục, y tế, thể dục thể thao. - Dịch vụ, thu chi ngân sách: Tập trung phát triển đa dạng, đẩy nhanh tốc độ phát triển các hoạt động dịch vụ gắn với đầu tư hạ tầng để đáp ứng yêu cầu của sản xuất và đ i sống nhân dân trong th i kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Khuyến khích phát triển các loại hình dịch vụ có đóng góp lớn cho ngân sách. Phát triển mạnh các loại hình dịch vụ ở nông thôn, nhất là thị trấn, thị tứ, trọng tâm là xây dựng các điểm dịch vụ tập trung. Nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải, xây dựng các bến xe, xây dựng mới và nâng cấp các chợ nông thôn, hình thành các trung tâm thương mại. Quản lý và khai thác tốt các nguồn thu, quản lý chi ngân sách có hiệu quả, chống thất thoát, lãng phí. Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển dịch vụ tài chính, ngân hàng.87 - Tài nguyên và môi trư ng: Thực hiện quy hoạch s dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch s dụng đất giai đoạn 2015- 2020 đạt kết quả cao và phục vụ tốt cho phát triển KT-XH. Thực hiện nghiêm Luật đất đai, quản lý chặt chẽ, s dụng có hiệu quả đất nông nghiệp, bãi bồi ven sông, ổn định diện tích lúa. Thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trư ng, bảo vệ và khai thác có hiệu quả diện tích mặt nước, các nguồn nước; tích cực triển khai xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch cho sinh hoạt và sản xuất. Tăng cư ng công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trư ng, nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của toàn xã hội về bảo vệ môi trư ng, khuyến khích việc áp dụng các tiến bộ khoa học, các giải pháp công nghệ sản xuất hiện đại vào sản xuất và đ i sống, đồng th i kịp th i x lý nghiêm các hành vi gây ô nhiễm môi trư ng, tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả đề án thu gom rác thải, đồng th i có kế hoạch triển khai x lý rác thải và nước thải ở nông thôn. 2. Lĩnh vực văn hóa xã hội: - Giáo dục và Đào tạo: Nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở; triển khai thực hiện có hiệu quả đề án phổ cập giáo dục trung học. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các bậc học, ngành học. Tiếp tục thực hiện đổi mới phương pháp dạy và học, khắc phục cơ bản lối truyền thụ một chiều, phát huy tinh thần dạy học tích cực sáng tạo, giảm th i gian giảng dạy lý thuyết tăng th i gian tự học, tự tìm hiểu và thực hành trong quá trình học tập. Tập trung các nguồn lực để xây dựng và nâng cao chất lượng trư ng chuẩn quốc gia ở các cấp học. Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, nhất là trong việc huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học cho các nhà trư ng theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá. Sớm định hướng quy hoạch việc sát nhập một số trư ng THCS nhỏ. - Văn hóa, thông tin, thể dục thể thao: Nâng cao chất lượng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đ i sống văn hoá”; đẩy mạnh phong trào xây dựng làng, xã, cơ quan, đơn vị, gia đình văn hóa; thực hiện lành mạnh hoá việc cưới, việc tang, lễ hội, bài trừ mê tín dị đoan, làm giảm tai, tệ nạn xã hội, xây dựng môi trư ng văn hoá lành mạnh, phong phú, đa dạng; giữ gìn và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống.88 Tăng cư ng cơ sở vật chất, đặc biệt là đất đai cho hoạt động văn hoá, thể thao ở cơ sở; đầu tư kinh phí cho các hoạt động bảo tồn, trùng tu, tôn tạo các điểm di tích lịch s văn hoá, di tích cách mạng; tập trung xây dựng Trung tâm văn hoá thể thao của huyện đáp ứng yêu cầu mới về văn hoá, thể thao khu vực trung tâm và của cả huyện; đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động văn hoá, thể thao. Thực hiện tốt việc quản lý nhà nước về hoạt động văn hoá, thư ng xuyên thanh, kiểm tra nhằm bài trừ các sản phẩm văn hóa độc hại, các hoạt động mê tín dị đoan. Tăng cư ng đào tạo, huấn luyện các vận động viên chuyên và không chuyên phục vụ các giải thi đấu; thư ng xuyên tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao ở thôn, khu dân cư góp phần nâng cao chất lượng đ i sống tinh thần cho ngư i dân. Tăng cư ng đầu tư cơ sở vật chất cho hệ thống đài truyền thanh từ huyện đến cơ sở; đa dạng và nâng cao chất lượng các hoạt động tuyên truyền, kịp th i chuyển tải các thông tin về chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội đến các tầng lớp nhân dân. - Y tế, dân số: Tiếp tục củng cố, phát triển y tế dự phòng. Làm tốt công tác phòng, chống và nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh ban đầu cho nhân dân. Tranh thủ nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất ngành y tế; xây dựng và nâng cao chất lượng xã đạt 10 chuẩn quốc gia về y tế ở 27/27 xã, thị trấn. Quan tâm giáo dục y đức cho đội ngũ y, bác sỹ. Đa dạng hoá các loại hình dịch vụ y tế gắn với tăng cư ng công tác quản lý nhà nước về y tế và hành nghề y dược tư nhân. Tăng cư ng tuyên truyền nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về vệ sinh môi trư ng, vệ sinh an toàn thực phẩm, nước sạch nông thôn; giáo dục, phòng ngừa các loại bệnh dịch. Tăng cư ng sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình. Quan tâm chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em, nhất là trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, mồ côi, không nơi nương tựa. - Lao động, thương binh và xã hội: Tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong đó tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ xã, lao động nông thôn và nâng cao chất lượng giáo dục ở các cấp học, đào tạo nghề nhằm tạo sự chuyển biến, đổi mới về lực lượng sản xuất đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế. Củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm kỹ thuật tổng hợp, dạy nghề, các trung tâm học tập cộng đồng trong việc tăng cư ng thông tin, khuyến khích các hình thức dạy nghề, học nghề, truyền nghề; đa dạng hoá các hình thức dạy nghề cho lao động ở nông thôn.89 Thực hiện có hiệu quả chương trình cho vay vốn quốc gia tạo việc làm; đẩy mạnh xuất khẩu lao động, tạo ra nguồn thu ngoại tệ đáng kể trong nhân dân. Thực hiện cho vay vốn, dạy nghề, khuyến khích phát triển sản xuất... để các hộ nghèo tự lực vươn lên thoát nghèo nhằm đạt mục tiêu giảm nghèo. Chú trọng quan tâm, trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội nhằm đảm bảo an sinh xã hội. Làm tốt công tác đền ơn đáp nghĩa, quan tâm chăm lo đến đ i sống vật chất và tinh thần của các gia đình chính sách, đảm bảo cho các gia đình chính sách có mức sống trung bình trở lên và hộ giàu, hộ khá ngày càng tăng. - Công tác Nội vụ: Nâng cao chất lượng thực thi công vụ, tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ công chức. Thực hiện nghiêm quy trình giải quyết các công việc theo quy định của pháp luật. Tăng cư ng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, đáp ứng yêu cầu công việc. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước. Tăng cư ng các nguồn lực về cơ sở vật chất, con ngư i để tiếp tục thực hiện có hiệu quả đề án cải cách thủ tục hành chính, coi đây là khâu đột phá trong cải cách hành chính. Thực hiện nghiêm Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở và cơ quan hành chính sự nghiệp. Mở rộng các hình thức giám sát của cộng đồng dân cư, các đoàn thể đối với hoạt động của cơ quan và cán bộ, công chức nhà nước. Bố trí cán bộ đủ về cơ cấu ngành nghề chuyên môn. Thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa HĐND, UBND và Uỷ ban MTTQ. Tổ chức thành công cuộc Bầu c Đại biểu Quốc hội khóa 14 và Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2020; đồng th i kiện toàn bộ máy chính quyền từ huyện đến cơ sở vững mạnh. Tiếp tục đổi mới công tác thi đua khen thưởng; phát động các phong trào thi đua sâu, rộng trên mọi lĩnh vực của đ i sống xã hội, trong mọi tầng lớp nhân dân; phát hiện và nhân rộng các điển hình tiên tiến; khen thưởng kịp th i cho các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu, xuất sắc. Theo dõi và nắm chắc hoạt động của các tôn giáo.90 Quốc phòng – an ninh, Thanh tra-Tư pháp: - Quốc phòng: Xây dựng, củng cố khu vực phòng thủ huyện có chiều sâu, ngày càng vững chắc. Quán triệt và thực hiện có hiệu quả các nghị quyết của Đảng về nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và chiến lược bảo vệ Tổ quốc gắn với nhiệm vụ xây dựng lực lượng vũ trang trong tình hình mới. Chăm lo củng cố, xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng – an ninh. Thực hiện tốt công tác giáo dục kiến thức quốc phòng - an ninh cho các đối tượng. Xây dựng lực lượng bộ đội địa phương chính quy tinh nhuệ, từng bước hiện đại có chất lượng tổng hợp và sức chiến đấu cao; đồng th i quan tâm xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên đủ số lượng, đảm bảo chất lượng; tổ chức động viên, huấn luyện sẵn sàng chiến đấu; thực hiện tốt chính sách, chế độ đối với lực lượng dân quân tự vệ và dự bị động viên theo quy định. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tuyển quân hàng năm. Thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội. - An ninh, trật tự: Nắm chắc tình hình, x lý kịp th i các tình huống về an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội xảy ra trên địa bàn, đảm bảo an ninh nông thôn. Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, trọng tâm là thực hiện tốt đề án xây dựng làng, xã, cơ quan, doanh nghiệp an toàn và củng cố lực lượng bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở. Chủ động ngăn ngừa và đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm, các tai, tệ nạn xã hội nhất là tệ nạn ma tuý, c bạc, tai nạn giao thông. Chăm lo xây dựng lực lượng công an trong sạch, vững mạnh, đủ sức hoàn thành nhiệm vụ trong tình hình mới. Tiếp tục thực hiện chương trình cải cách tư pháp, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động điều tra. - Thanh tra, tư pháp: Làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kiến thức pháp luật cho nhân dân. Thực hiện tốt công tác thanh tra theo kế hoạch và tăng cư ng thanh tra đột xuất tập trung vào một số lĩnh vực nhạy cảm như đất đai, tài chính, ngân sách, chế độ chính sách xã hội; thực hiện tiếp công dân đúng quy định; giải quyết kịp th i đơn thư khiếu, tố của công dân không để xảy ra các vụ việc khiếu kiện kéo dài, đông ngư i.91 3.1.2. Định hướng về quản lý chi ngân sách của nước ta Trước thực tiễn về tình hình quản lý chi NSNN ta trong th i gian qua, cũng những yêu cầu đổi mới về phát triển KT-XH trong th i kì hội nhập. Nhà nước ta đã đưa ra những phương hướng để thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, điều hành ngân sách phục vụ công cuộc đổi mới và hướng đến mục tiêu đưa nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển vào trước năm 2010, tạo đà phát triển để đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Để thực hiện được mục tiêu này thì một trong những nhiệm vụ quan trọng là Việt Nam cần phải xây dựng được một nền tài chính quốc gia đủ mạnh để điều tiết vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, giải quyết các vấn đề xã hội. Về chính sách tài khóa, tập trung cải cách cơ chế xây dựng dự toán NSNN, trong đó chú trọng đến kế hoạch ngân sách trung và ngắn hạn mang tính khả thi gắn với việc quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra, nhằm phục vụ tốt cho việc thực hiện các chiến lược phát triển KT-XH. Đồng th i tiến hành rà soát tổng thể các cơ chế, chính sách hiện hành để bảo đảm tuân thủ các nguyên tắc và yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế, bao gồm cơ chế chính sách tài chính liên quan đến trợ cấp từ NSNN. Nâng cao vai trò định hướng phân bổ và s dụng nguồn lực tài chính của Nhà nước trong đầu tư phát triển KT-XH, trong đó vốn đầu tư của NSNN tập trung chủ yếu cho xây dựng, nâng cấp kết cấu hạ tầng KT-XH, và bảo đảm cho các công trình trọng điểm quốc gia về các mục tiêu, nhiệm vụ ưu tiên của chiến lược như đầu tư phát triển con ngư i nhằm tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, điều chỉnh cơ cấu đầu tư để đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế phân cấp, vừa đảm bảo tập trung thống nhất, vai trò chủ đạo và điều phối của ngân sách trung ương, vừa phân cấp mạnh đi đôi với tăng cư ng trách nhiệm và tính chủ động trong quản lý ngân sách của các bộ, ngành, địa phương và đơn vị s dụng ngân sách. Đồng th i hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, củng cố và kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý ngân sách, xây dựng đội ngũ cán bộ tài chính đủ về số lượng, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao. Hiện đại hóa quản lý tài chính ngân sách, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành tài chính công theo tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế.92 3.1.3. Quan điểm mục tiêu hoàn thiện quản lý chi ngân sách Nhà nước của huyện Tứ Kỳ giai đoạn từ 2016 – 2020 và các năm tiếp theo Quan điểm hoàn thiện quản lý chi NSNN của huyện Tứ Kỳ th i gian tới là khắc phục những nhược điểm hiện nay và từng bước hướng tới việc quản lý NSNN theo hướng tiết kiệm, hiệu quả, hợp lý nâng cao tính công khai, minh bạch, hiện đại. Quản lý chi NSNN theo hướng phân định rõ nguồn thu và nhiệm vụ chi của NSNN cấp huyện để tăng cư ng tính chủ động của cấp NSĐP, xác định rõ nhiệm vụ trọng yếu, như nâng cao tỷ trọng chi đầu tư phát triển trong tổng chi NSNN, cụ thể tập trung cho đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông, trư ng học, trạm xá, đư ng điện. Đổi mới và nâng cao hiệu quả điều hành ngân sách trên địa bàn; tích cực khai thác mọi nguồn thu cho ngân sách, ngoài nguồn thu từ đấu giá quyền s dụng đất, huyện cần tranh thủ tối đa nguồn vốn chương trình mục tiêu từ NSTƯ, nguồn vốn XDCB tập trung từ ngân sách tỉnh và bố trí sắp xếp một phần từ nguồn thu thư ng xuyên để chi đầu tư XDCB, khai thác nguồn thu từ các khu vực kinh tế, đảm bảo sự bình đẳng giữa các đối tượng, triệt để tiết kiệm trong chi thư ng xuyên, ưu tiên chi đầu tư phát triển. Tiếp tục bố trí tăng chi đầu tư XDCB để tăng nguồn vốn đầu tư xây dựng CSHT phục vụ cho các mục tiêu phấn đấu về hạ tầng, đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch, dịch vụ. Đảm bảo chi ngân sách phục vụ cho việc hoàn thành các mục tiêu KT-XH do đại hội Đảng bộ đề ra. Tiếp tục bố trí chi thư ng xuyên ở mức hợp lý; đảm bảo đáp ứng được yêu cầu mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Trong đó tiếp tục ưu tiên chi sự nghiệp giáo dục – đào tạo theo chỉ đạo chung của Chính phủ; tập trung bố trí nguồn kinh phí phục vụ phát triển kinh tế, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng trưởng kinh tế theo hướng công nghiệp – dịch vụ. Tập trung quy hoạch xây dựng hạ tầng công nghiệp - đô thị để thu hút đầu tư, ưu tiên công nghệ cao, công nghệ sạch và công nghiệp nhẹ; củng cố phát triển các làng nghề, làng có nghề gắn với các sản phẩm có thương hiệu. Phát triển dịch vụ trên cơ sở hoàn chỉnh mạng lưới chợ nông thôn, các trung tâm thương mại thị trấn và dịch vụ dọc các trục đư ng chính, gắn dịch vụ du lịch với bảo tồn phát huy các di tích văn hóa – lịch s . Phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật mới và cơ93 giới hóa sản xuất, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, có năng suất chất lượng cao. Đẩy mạnh xã hội hóa trên các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, làm tốt công tác giữ gìn vệ sinh môi trư ng, chi đảm bảo an sinh xã hội, dạy nghề, giải quyết việc làm. Chấp hành tốt Luật NSNN; tiết kiệm trong chi tiêu, thực hiện tốt pháp lệnh về thực hành tiết kiệm chống lãng phí, nâng cao trách nhiệm của ngư i đứng đầu cơ quan đơn vị. Tăng cư ng kiểm tra kiểm soát, đưa dần các khoản chi ngân sách trên địa bàn đi vào nề nếp theo đúng chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; từng bước nâng số xã tự cân đối được ngân sách. Rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực. Thực hiện công khai, minh bạch trình tự, hồ sơ, thủ tục, th i hạn giải quyết, các khoản phí, lệ phí. Kiện toàn tổ chức bộ máy, bố trí, sắp xếp lại cán bộ, công chức cho phù hợp, quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cán bộ, tránh chồng chéo nhau về chức năng, nhiệm vụ. Tăng cư ng tính chủ động của các đơn vị thụ hưởng ngân sách, thực hiện nghiêm túc việc khoán chi hành chính, thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với các đơn vị s dụng ngân sách theo hướng tiết kiệm, hiệu quả. 3.2. Một số giải pháp đối với quản lý chi ngân sách Nhà nƣớc của huyện Tứ Kỳ 3.2.1. Nhóm giải pháp về hoàn thiện quy trình lập, chấp hành, kiểm soát chi và quyết toán ngân sách Nhà nước Qua bảng hỏi khảo sát ý kiến các cán bộ quản lý về thứ tự ưu tiên các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý chi NSNN cấp huyện tại huyện Tứ Kỳ, các ý kiến trả l i được tổng hợp tại biểu đồ 3.1.94 Biểu đồ 3.1. Tổng hợp ý kiến đánh giá về thứ tự ưu tiên về các nội dung cần hoàn thiện trong quản lý chi NSNN cấp huyện tại huyện Tứ Kỳ những năm tới Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ số liệu điều tra (2016) Kết quả khảo sát cho thấy, thứ tự ưu tiên cho công tác lập dự toán chi NSNN có thứ tự ưu tiên khá quan trọng, điểm trung bình về thứ tự ưu tiên là 3,18. Cán bộ quản lý NSNN các cấp cho rằng, quy trình lập dự toán là khâu mở đầu quan trọng nhằm xác định các mục tiêu, nhiệm vụ động lực cho ngân sách và phân phối các nguồn lực đó. Đó là việc lập kế hoạch của Nhà nước về quy mô nguồn lực cần phải huy động trong xã hội để s dụng cho các nhu cầu chi tiêu nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình nên đây là khâu cần được ưu tiên hoàn thiện trước hết. Sau đó là ưu tiên cho công tác chấp hành dự toán chi NSNN, công tác kiểm soát chi NSNN cấp huyện có điểm trung bình là 2,67 và 2,13. Các cán bộ quản lý các cấp cho rằng, việc chấp hành dự toán và công tác kiểm soát chi NSNN là việc đảm bảo đầy đủ, kịp th i nguồn kinh phí của ngân sách cho hoạt động của bộ máy Nhà nước và các chương trình KT-XH đã được hoạch định trong năm kế hoạch theo hệ thống các định mức, tiêu chuẩn của Nhà nước. Thực chất của việc chấp hành và kiểm soát chi NSNN là tổ chức việc cấp phát kinh phí sao cho tiết kiệm hiệu quả, nên đây là hai quy trình có thứ tự ưu tiên thứ hai. Công tác quyết toán NSNN có thứ tự tự ưu tiên thấp nhất trong 4 nội dung được khảo sát.95 3.1.2.1. Hoàn thiện việc lập dự toán chi NSNN cấp huyện, tại huyện Tứ Kỳ - Đối với công tác lập dự toán và phân bổ ngân sách chi thư ng xuyên ngân sách huyện; cần dựa trên cơ sở quán triệt đư ng lối, chính sách phát triển KT-XH của tỉnh Hải Dương nói chung và huyện Tứ Kỳ nói riêng, cần thể hiện rõ mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, thông qua thực hiện chính sách động viên hợp lý nhằm khuyến khích, khơi thông các nguồn lực trên địa bàn cho đầu tư phát triển, cần đánh giá hết được các yếu tố tác động đến quá trình thu, chi ngân sách huyện, tránh tình trạng bổ sung, điều chỉnh dự toán ngân sách. - Đối với công tác lập kế hoạch vốn đầu tư: phải thực hiện tốt Luật đầu tư công, ưu tiên nguồn vốn để đầu tư các công trình trọng điểm, hạn chế đầu tư manh mún, dàn trải gây lãng phí nguồn vốn đầu tư. Đồng th i cũng phải quan tâm cơ cấu đầu tư, nhằm phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng các ngành, lĩnh vực nhất là những lĩnh vực còn yếu kém. - Công tác lập dự toán NSNN cần từng bước tạo dựng cơ chế gắn kết kinh phí với kết quả đầu ra, lập dự toán ngân sách trung hạn. Hiện tại việc lập dự toán trung hạn của huyện Tứ Kỳ chỉ áp dụng cho đầu tư trung hạn (5 năm). Khuôn khổ chi tiêu trung hạn (MTEF): Là phương thức soạn lập NSNN trong trung hạn (cho khoảng th i gian 5 năm). Trong đó, nó giới hạn nguồn lực tổng thể từ trên xuống và kết hợp với các dự toán kinh phí từ dưới lên hợp thành chính sách chi tiêu được phân bổ phù hợp với các ưu tiên chiến lược. Quy trình khuôn khổ chi tiêu trung hạn, bao gồm 3 phần chính: - Soạn lập các kế hoạch chiến lược và xây dựng chính sách tài chính trung hạn dựa vào khuôn khổ kinh tế vĩ mô. - Phân bổ nguồn lực phù hợp với các ưu tiên chiến lược. - Lập kế hoạch chi tiêu ngân sách. Quản lý ngân sách theo đầu ra: là phương thức soạn lập ngân sách dựa vào cơ sở tiếp cận những thông tin đầu ra để phân bổ và đánh giá s dụng nguồn lực tài chính nhằm đạt được những mục tiêu chiến lược của Chính phủ. Quản lý theo đầu ra: - Ấn định mục tiêu và tiêu chuẩn cho mỗi chương trình.96 - Nhà quản lý linh hoạt áp dụng quy trình để đạt mục tiêu. - Đánh giá kết quả thực tế (đầu ra). - Quyết định nguồn lực dựa trên kết quả đầu ra. Huyện Tứ Kỳ là huyện còn nhiều khó khăn, chưa phát triển, kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, nguồn thu còn eo hẹp, thu không đủ chi, việc quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra cho thấy những thách thức và đỏi hỏi cần có th i gian và nguồn lực mới có thể thực hiện được. Đẩy mạnh xã hội hoá một số khoản chi như chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo; chi sự nghiệp văn hoá thông tin, hoạt động bảo trợ xã hội… Huy động các khoản đóng góp trong nhà trư ng để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ học tập. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Quỹ vì ngư i nghèo”...để hỗ trợ các gia đình chính sách, các đối tượng khó khăn trên địa bàn, đặc biệt là phong trào vận động các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm hỗ trợ kinh phí xóa nhà tạm, nhà dột nát. 3.1.2.2. Hoàn thiện việc chấp hành dự toán chi NSNN cấp huyện, tại huyện Tứ Kỳ - Về chi thư ng xuyên: Tăng cư ng tính chủ động trong việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm vể tài chính của các đơn vị thụ hưởng ngân sách. Thực hiện nghiêm túc việc khoán chi hành chính hướng dẫn các đơn vị chấp hành tốt định mức, chế độ chi ngân sách, tiết kiệm chi hội họp, hạn chế chi mua sắm, trang thiết bị, khi chưa thực sự cần thiết nhằm tránh lãng phí ngân sách, cũng như phát sinh dự toán. - Về chi đầu tư XDCB: Tăng cư ng hướng dẫn các chủ đầu tư tuân thủ quy trình hồ sơ thủ tục đầu tư XDCB, định mức, chế độ và đơn giá, tránh điều chỉnh định mức, chế độ làm mất th i gian triển khai dự án, đồng th i làm tốt công tác thẩm định thiết kế dự toán, thẩm định đấu thầu... nhằm tiết kiệm chi phí đầu tư, nâng cao hiệu quả trong dự án. 3.1.2.3. Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN cấp huyện, tại huyện Tứ Kỳ - Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN nhằm phù hợp với xu hướng cải cách hành chính trong quản lý chi NSNN của KBNN huyện, quá trình nhập và kiểm soát chi cần nhanh gọn và linh hoạt. - Công khai hoá thủ tục hành chính kiểm soát chi NSNN, xác định rõ về hồ sơ, thủ tục cần có và th i hạn giải quyết. Quy trình, thủ tục kiểm soát đảm bảo tính97 khoa học, đơn giản, rõ ràng công khai minh bạch, niêm yết công khai tại nơi giao dịch để thuận lợi cho các đơn vị thụ hưởng ngân sách, các đơn vị liên quan có khả năng đối chiếu, kiểm tra, giám sát. Mọi khoản chi NSNN đều phải được chi trực tiếp từ KBNN và do KBNN kiểm tra, kiểm soát trước khi thanh toán, chi trả. - Kiểm soát chặt chẽ các khoản chi NSNN, tổ chức tốt việc thực hiện theo dự toán chi ngân sách đã được HĐND huyện phê duyệt hàng năm. 3.1.2.4. Hoàn thiện công tác quyết toán chi NSNN cấp huyện, tại huyện Tứ Kỳ - Quyết toán phải theo đúng số thực chi được chấp nhận theo quy định, số liệu quyết toán cần phải thực hiện trên cơ sở định mức chi tiêu theo Luật định, đúng cơ chế quản lý ngân sách. Riêng đối với quyết toán chi đầu tư phải đảm bảo chính xác đầy đủ tổng mức vốn đầu tư đã thực hiện, phân định rõ ràng nguồn vốn đầu tư, vốn đầu tư chuyển thành tài sản cố định, tài sản lưu động hoặc chi phí không thành tài sản của dự án. Qua quyết toán xác định số lượng, năng lực sản xuất, giá trị tài sản cố định mới tăng do đầu tư mang lại để có kế hoạch huy động, x lý kịp th i và phát huy hiệu quả của dự án đầu tư đã hoàn thành. Trên cơ sở đó xác định trách nhiệm của chủ đầu tư, cấp trên chủ đầu tư, cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư trong quá trình quản lý, s dụng. - Quyết toán chi NSNN phải báo cáo được tính hiệu lực, hiệu quả của các khoản chi ngân sách. Liệu các khoản chi ngân sách có đạt được mục tiêu đề ra hay không, có đảm bảo hiệu quả trong việc quản lý, s dụng ngân sách hay không. Đây là vấn đề đặt ra mà khi quyết toán chi NSNN phải thực hiện. Thông qua việc đánh giá tính hiệu lực, hiệu quả có thể biết được việc phân bổ chi ngân sách có hợp lý hay không, có đảm bảo nguồn lực cho việc thực thi chính sách một cách tốt nhất hay không. Trong công tác quyết toán NSNN phải có thuyết minh chi tiết, phân tích nguyên nhân tăng, giảm các khoản chi ngân sách so với dự toán đầu năm đã được phân bổ, đi sâu phân tích tình hình tăng trưởng kinh tế, giá cả, hiệu quả sản xuất kinh doanh, chính sách, chế độ... làm cơ sở cho việc hoạch định kế hoạch phát triển KTXH và xây dựng dự toán những năm tiếp theo.98 3.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng ban hành các văn bản pháp quy về quản lý chi ngân sách Nhà nước - Cần ban hành kịp th i Quy chế quản lý điều hành ngân sách huyện, cần cụ thể hóa làm rõ các quy định của cấp trên, nhất là quy trình phân bổ, giao dự toán, điều hành dự toán và quyết toán thu, chi ngân sách phải đúng luật NSNN. - Khi ban hành các cơ chế chính sách phát triển KT-XH từ nguồn vốn ngân sách huyện, phải căn cứ khả năng ngân sách để cơ chế chính sách có tính khả thi, trở thành đòn bẩy khuyến khích, xã hội hóa, phát huy được các nguồn lực để thúc đẩy phát triển KT-XH trên địa bàn huyện, ưu tiên các lĩnh vực theo định hướng phát triển KT-XH. Khi ban hành cơ chế chính sách cần ưu tiên đối ứng, lồng nghép với các cơ chế chính sách của tỉnh, để vừa tranh thủ được kinh phí từ cấp trên phục vụ cho đầu tư- sản xuất, phát triển KT-XH trên địa bàn huyện đúng với định hướng của tỉnh và thông qua cơ chế chính sách nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân thi đua lao động, đầu tư- sản xuất, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH huyện nhà. - Để nâng cao hiệu quả s dụng ngân sách, trong quá trình quản lý điều hành chi ngân sách cần ban hành kịp th i các Chỉ thị về tăng cư ng quản lý ngân sách, yêu cầu các đơn vị thực hiện tốt các nội dung quan trọng, như đẩy mạnh thực hiện giao khoán kinh phí, thực hiện cải cách thủ tục hành chính, áp dụng các tiêu chuẩn ISO 9001-2008, công khai minh bạch, tăng cư ng kỷ cương, kỷ luật tài chính, PCTN, THTK, CLP... 3.2.3. Nhóm giải pháp nâng cao trình độ cán bộ quản lý ngân sách Nhà nước - Nâng cao năng lực và hiệu quả của bộ máy hành chính quản lý NSNN trên địa bàn huyện, hoàn thiện bộ máy quản lý chi NSNN phải phù hợp với cơ cấu tổ chức bộ mày hành chính, phân cấp quản lý kinh tế, tài chính giữa các cấp chính quyền trên địa bàn huyện. Trong đó cần làm tốt công tác quy hoạch, bồi dưỡng cán bộ, nhất là cán bộ quản lý NSNN cấp huyện. Nâng cao tính chủ động, thẩm quyền và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất đạo đức, trình độ, sức khỏe, thực hiện chuẩn hóa cán bộ, công chức. Đổi mới quy trình tuyển dụng công chức làm công tác quản lý tài chính cấp huyện, cấp xã, tổ chức tuyển chọn đội ngũ cán bộ quản lý chi NSNN một cách rộng rãi, công khai nhằm lựa chọn những ngư i thực sự có tài, ưu tiên xét tuyển thu hút sinh viên tốt nghiệp từ loại giỏi trở lên.99 Đối với phòng TCKH huyện: Kiện toàn đủ số lượng cán bộ công chức, bố trí phân công cán bộ lãnh đạo phụ trách và cán bộ chuyên môn quản lý ngân sách đối với từng lĩnh vực (công tác kế hoạch; quản lý chi đầu tư; quản lý chi thư ng xuyên của các đơn vị dự toán trực thuộc; quản lý giá, quản lý thị trư ng; quản lý tài sản công; quản lý ngân sách xã, thị trấn...) Đối với xã, thị trấn: Tiếp tục tuyển chọn cán bộ kế toán ngân sách đảm bảo đủ số lượng quy định. Đối với KBNN huyện: hoàn thiện chính sách và quy trình quản lý cán bộ theo hướng: nâng cao tính chuyên nghiệp trình độ quản lý tiên tiến của đội ngũ cán bộ tác nghiệp, trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu phát triển. Sắp xếp, hợp lý hóa nguồn nhân lực phù hợp với chức năng, nhiệm vụ. Thực hiện quản lý cán bộ theo khối lượng và chất lượng công việc được giao, thực hiện đãi ngộ theo vị trí công tác và mức độ hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao. Tiếp tục chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, chuyên môn hóa và tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ KBNN, công chức KBNN cần nắm vững tình hình KT-XH của địa phương và các chính sách chế độ của Nhà nước, công chức KBNN phải hiểu được nội dung, tính chất của từng khoản chi, từng bước nắm vững được định mức kinh tế - kỹ thuật của ngành nghề, các quy định về đấu thầu... để cấp phát thanh toán được chặt chẽ, không để thất thoát tiền, tài sản của Nhà nước. - Thư ng xuyên tập huấn nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ, công chức tài chính, nâng cao trình độ nguồn nhân lực quản lý NSNN thông qua công tác đào tạo, đào tạo cả về chuyên môn nghiệp vụ cũng như các kiến thức ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, các kiến thức bổ trợ, đào tạo lại theo chức danh, đào tạo theo vị trí việc làm, đội ngũ cán bộ quản lý NSNN phải đủ về số lượng, chất lượng, cơ cấu hợp lý, có tính chuyên nghiệp đáp ứng tốt yêu cầu ngày càng hoàn thiện công tác quản lý NSNN. - Đặc biệt quan tâm bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý chi đầu tư XDCB: các cán bộ tư vấn, thẩm định, xét duyệt thiết kế, chỉ đạo thi công, giám sát thi công và thanh quyết toán công trình; rà soát lại các vị trí làm việc để bổ sung thêm số lượng cán bộ tham gia quản lý chi đầu tư XDCB. - Tăng cư ng quan tâm, bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ cán bộ công chức thanh tra huyện làm công tác thanh tra, kiểm tra, nắm vững quy trình quản lý, đặc100 biệt là bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ về đầu tư XBCB luôn cập nhật các quy định mới trong công tác quản lý chi NSNN, nắm vững các chế tài x phạt khi phát hiện sai phạm. - Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan trong tổ chức bộ máy quản lý chi NSNN: xây dựng quy chế quản lý điều hành ngân sách cấp huyện để xác định rõ chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của các đơn vị trong quản lý ngân sách huyện: Phòng TCKH, Chi cục Thuế, KBNN; UBND các xã, thị trấn, các đơn vị thụ hưởng ngân sách. Bên cạnh đó, cũng cần tăng cư ng sự phối kết hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong tổ chức bộ máy quản lý chi NSNN. Thư ng xuyên tăng cư ng công tác phối hợp triển khai các chế độ, chính sách mới của Chính phủ, Bộ Tài chính và các cơ quan có thẩm quyền ban hành để tổ chức triển khai thực hiện tại địa phương, tăng cư ng trao đổi, cung cấp thông tin, tuyên truyền về các hoạt động của từng cơ quan. Thực hiện sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan trong ngành tài chính để đảm bảo tập trung kịp th i, đầy đủ và hạch toán chính xác các chứng từ thu NSNN; Cùng nhau xây dựng và thực hiện tốt phương án tập trung các khoản thu NSNN, điều hành chi NSNN. Trong công tác quản lý NSNN thì nhân tố có ý nghĩa quyết định và đặc biệt quan trọng là cán bộ quản lý; Cán bộ phải có lập trư ng tư tưởng chính trị vững vàng, tận tụy phục vụ nhân dân, thực hiện đúng đư ng lối chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước; Cần cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư, không tham ô, hối lộ, có ý thức tổ chức kỷ luật, dân chủ, đoàn kết, luôn được nhân dân tín nhiệm; Có trình độ, năng lực chuyên môn tốt, hiểu biết rộng, có sức khỏe để làm việc. 3.2.4. Nhóm giải pháp về tăng cường thanh tra, kiểm tra, khen thưởng và xử lý vi phạm trong quản lý ngân sách Nhà nước - Xây dựng quy trình kiểm tra, thanh tra một cách có hiệu quả để bảo đảm kỷ cương tài chính và sự lành mạnh hóa trong hoạt động của các khâu trong hệ thống NSNN. - Tăng cư ng lãnh đạo, giám sát, thanh tra, kiểm tra, x lý, nhất là vai trò lãnh đạo của Đảng, giám sát của HĐND, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, cộng đồng dân cư trong việc xây dựng kế hoạch phát triển KT-XH nhằm tăng cư ng trật tự, kỷ cương tài chính, phòng chống tham nhũng, tham ô, lãng phí, tạo sự101 đồng thuận trong nhân dân, ổn định chính trị cơ sở, từ đó làm nền tảng cho sự phát triển KT-XH ở địa phương. Chỉ đạo chấp hành nghiêm chỉnh Luật NSNN ở tất cả các cấp ngân sách và các đơn vị dự toán, trong tất cả các khâu từ xây dựng dự toán, phân bổ, điều hành, quản lý, kiểm soát, quyết toán NSNN. - Công tác kiểm tra, thanh tra và x lý vi phạm trong quá trình chấp hành ngân sách, s dụng ngân sách cần được thực hiện thư ng xuyên và cụ thể hơn nữa để kịp th i ngăn chăn và phát hiện các sai phạm. Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các chế độ chi, quản lý chi ngân sách và quản lý tài sản công. Hàng năm Thanh tra huyện phối hợp với phòng tài Chính – KH huyện lên kế hoạch thanh tra, kiểm tra các đơn vị, các xã có s dụng ngân sách trình UBND huyện phê duyệt; qua thanh tra, kiểm tra, kiến nghị với cơ sở khắc phục những sai phạm trong quản lý ngân sách. Nếu cá nhân đơn vị nào vị phạm pháp luật thì kiến nghị cấp có thẩm quyền x lý theo quy định của Pháp Luật. - Đổi mới công tác thi đua khen thưởng và x lý các sai phạm trong quản lý tài chính; Hoàn thiện quy chế thi đua khen thưởng, nhằm động viên khích lệ kịp th i các tổ chức, cá nhân, các gương điển hình trong quản lý, s dụng NSNN. Đồng th i x lý nghiêm các trư ng hợp vi phạm chính sách, chế độ tài chính, không để dây dưa kéo dài làm ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính trên địa bàn. 3.2.5. Nhóm giải pháp về hoàn thiện cách thức phân cấp quản lý và điều hành ngân sách Nhà nước - Tăng cư ng phân cấp quản lý chi NSNN, cơ cấu lại NSNN theo hướng phân định rõ nguồn thu và nhiệm vụ chi của NSNN cấp huyện để phát huy tính tích cực, sáng tạo của cấp chính quyền cấp huyện, cấp xã và các phòng, ngành chức năng, góp phần cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý và điều hành ngân sách. Tránh tình trạng chồng chéo, chồng lấn trong thực hiện quy trình quản lý chi ngân sách. - Cần ban hành hành hướng dẫn cụ thể về nguyên tắc, cách thức phân định nguồn thu và nhiệm vụ chi cho cấp dưới nhằm đảm bảo có sự thống nhất trong phân bổ nguồn thu, nhiệm vụ chi tại địa phương để hạn chế tình trạng tùy tiện phân chia như hiện nay, từ đó nâng cao khả năng tự cân đối cho ngân sách huyện, tránh tình trạng co kéo, làm giảm sút hiệu quả chi tiêu công.102 3.2.6. Một số giải pháp khác - Cải cách thủ tục hành chính theo hướng rõ ràng, thuận tiện, hiệu quả. Chuẩn hóa, giảm bớt thủ tục hành chính trong quản lý chi ngân sách theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 nhằm xây dựng quy trình hoạt động quản lý một cách khoa học, tạo điều kiện thuận lợi cho ngư i lãnh đạo kiểm soát, đánh giá được quy trình hoạt động nội bộ cơ quan. - Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý tài chính ngân sách, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ, công chức làm công tác tài chính, triển khai tốt hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc, triển khai ứng dụng tốt các phần mềm hỗ trợ công tác tài chính như phần mềm quản lý ngân sách xã, phần mềm kế toán cho các đơn vị hành chính sự nghiệp… - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao trách nhiệm, ý thức, trình độ của đối tượng s dụng ngân sách, đảm bảo các đơn vị s dụng ngân sách tuân thủ đúng quy trình, thực hiện chi tiêu công đúng định mức, tiêu chuẩn, sát với nhiệm vụ chi, đảm bảo chính xác ngay từ bước lập dự toán. Rà soát sắp xếp lại, cắt giảm hoặc lùi th i gian thực hiện các nhiệm vụ chi chưa thực sự cấp thiết, tiết giảm tối đa chi phí điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm, xăng dầu, chi phí lễ hội, khánh tiết, hội nghị, hội thảo, đi công tác… - Thực hiện nghiêm túc các quy định về công khai tài chính; Tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa việc phổ biến rộng rãi các thông tin về ngân sách, đặc biệt là chi ngân sách. Niêm yết công khai dự toán và quyết toán thu, chi ngân sách ở các cấp ngân sách và các đơn vị s dụng ngân sách. Nội dung công khai cần cụ thể, chi tiết, rõ ràng dưới nhiều hình thức như: văn bản, niêm yết công khai, qua cổng thông tin điện t … - Tăng cư ng sự lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện trong quản lý, giám sát chi NSNN. Huyện ủy định hướng mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT-XH để làm cơ sở cho các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và các đơn vị triển khai thực hiện; đồng th i phải thư ng xuyên lãnh đạo, chỉ đạo kiểm tra việc thực hiện ở các tổ chức cơ sở đảng. HĐND các cấp nâng cao hiệu quả công tác giám sát trong quản lý chi NSNN, từ khâu lập, phân bổ dự toán, tổ chức thực hiện đến quyết toán ngân sách. Bố trí tăng cư ng các cuộc giám sát chuyên đề về tài chính, ngân sách, đặc biệt là giám sát việc tổ chức thực hiện tại cơ sở. UBND huyện103 tăng cư ng kiểm tra, đôn đốc các phòng, ban đơn vị trong quản lý, s dụng ngân sách nhà nước và trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý ngân sách của đơn vị mình. Các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tăng cư ng tuyên truyền, quán triệt thực hiện Luật NSNN thông qua việc lồng ghép với các nội dung khi triển khai các nghị quyết hay trong các buổi sinh hoạt chi bộ. Đặc biệt, cần nêu cao tinh thần, ý thức chấp hành Luật NSNN cũng như ý thức tiết kiệm trong s dụng nguồn vốn NSNN của các đảng viên, các đoàn viên, hội viên làm gương cho các đối tượng khác cùng thực hiện. 3.3. Một số kiến nghị 3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước - Văn bản pháp quy của Nhà nước cần phải hướng đến việc hoàn thiện, đổi mới cơ chế quản lý, trong đó cần phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan trong việc quản lý NSNN, thiết lập hệ thống tiêu chuẩn, định mức bao quát hết nhiệm vụ chi phù hợp với thực tiễn. Các văn bản quy phạm pháp luật cần có những quy định cụ thể, chi tiết, rõ ràng góp phần thực hiện nguyên tắc hiệu quả trong đầu tư phát triển và tiết kiệm trong chi thư ng xuyên. - Cần phải thay đổi phương thức quản lý ngân sách theo khoản mục chuyển sang phương thức quản lý chi tiêu trung hạn gắn với kết quả đầu ra. Theo phương thức này quy trình lập ngân sách cần phải dựa trên việc thống nhất các sản phẩm đầu ra, lập kế hoạch số lượng sản phẩm đầu tra trong giai đoạn trung hạn (3 năm), xác định chi phí thực hiện, đưa ra các lựa chọn ưu tiên và tiến hành thực hiện. Để thực hiện phương thức này hoạt động quản lý ngân sách cần có khuôn khổ pháp lý đầy đủ, hạ tầng công nghệ, thông tin, đội ngũ cán quản lý với tư duy và trình độ đủ để tiếp cận với phương thức mới. 3.3.2. Kiến nghị với các đơn vị liên quan - Cần chủ động nghiên cứu, xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách về chi và quản lý chi NSNN gắn với tình hình thực tế đặc thù trên địa bàn huyện, nâng cao chất lượng phân bổ NSNN theo nguyên tắc công bằng, hợp lý, công khai, minh bạch, hiện nay chưa có định mức phân bổ vốn đầu tư XDCB cho cấp huyện, nhằm khắc phục hiện trạng xin - cho hoặc đầu tư dàn trải, lãng phí, kém hiệu quả.104 - Tăng cư ng hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra, nghiêm khắc x lý nghiêm khi phát hiện vi phạm - Tăng cư ng công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý tài chính ngân sách, đặc biệt là quan tâm đến đội ngũ cán bộ công chức quản lý chi đầu tư XDCB. Bên cạnh đó có những hình thức khen thưởng, động viên kịp th i tạo động lực cho các cán bộ tập trung vào công tác chuyên môn. - Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính trong lĩnh vực quản lý chi NSNN, hỗ trợ ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý ngân sách, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý NSNN.105 KẾT LUẬN Trong công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế xã hội, quản lý kinh tế tài chính nói chung, quản lý chi NSNN nói riêng là một công cụ vô cùng quan trọng của các cấp chính quyền Nhà nước trong việc điều hành, quản lý kinh tế; là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế theo cơ chế thị trư ng, có sự quản lý của Nhà nước. Ngân sách huyện là một bộ phận cấu thành của NSNN. Thực hiện quản lý ngân sách huyện theo Luật NSNN là một nhiệm vụ mà ở đó các hoạt động tài chính được diễn ra công khai và chặt chẽ. Vì vậy, cần có sự nhận thức đúng mức, đòi hỏi một cách làm hợp lý đối với các đơn vị và các cấp ủy Đảng, Chính quyền các cấp, ngành tài chính. NSNN nói chung và ngân sách huyện Tứ Kỳ nói riêng là một trong những công cụ của chính sách tài chính nhà nước và địa phương để quản lý kinh tế vĩ mô nhằm đáp ứng những mục tiêu ổn định KT-XH theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy tăng cư ng quản lý NSNN có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, đáp ứng tốt nhu cầu chi tiêu của bộ máy Nhà nước khi thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng. Trên cơ sở xây dựng khung lý thuyết chung về vấn đề quản lý chi NSNN cấp huyện, luận văn triển khai nghiên cứu những vấn đề thực trạng trong công tác chi NSNN ở huyện Tứ Kỳ trong giai đoạn 2011 – 2015, luận văn phản ánh tương đối đầy đủ về công tác quản lý chi NSNN của huyện Tứ Kỳ; trong đó phân tích đánh giá rõ thực trạng: những mặt đã đạt được, những điểm còn hạn chế, yếu kém và nguyên nhân. Với nỗ lực của UBND huyện, các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện, công tác quản lý chi NSNN đã từng bước được hoàn thiện. Bên cạnh những thành tựu đạt được vấn đề quản lý chi NSNN, tại huyện Tứ Kỳ vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần phải khắc phục sớm như: tình trạng chi sai mục đích, chế độ, không đúng định mức được giao, hay việc phải điều chỉnh, bổ sung dự toán gây khó khăn cho việc lập và kiểm soát chi NSNN. Đối với việc cân đối nguồn quyết toán, còn xảy ra tình trạng nguồn thu không đáp ứng đủ nhu cầu chi, nên ngân sách huyện ứng trước từ nguồn ngân sách năm sau, s dụng nguồn ngân sách tỉnh hỗ trợ, hoặc một số nhiệm vụ chi thực hiện không kịp th i nên phải chuyển nguồn sang năm sau106 để thực hiện tiếp. Việc thiếu các công cụ cần thiết để đánh giá hiệu quả quản lý nhà nước như đánh giá hiệu quả quyết toán chi, kiểm soát chi cũng là một nguyên nhân gây khó khăn trong việc phân định trách nhiệm các bên trong quá trình quản lý, s dụng nguồn NSNN. Để xảy ra những hạn chế trên là do bốn nguyên nhân chính: (1) thiếu cơ sở pháp luật hoàn chỉnh và động bộ của Nhà nước về chi và quản lý chi NSNN; (2) sự yếu kém trong tổ chức quản lý chi NSNN; (3) nguồn nhân lực quản lý chi NSNN của huyện còn thiếu và yếu về nhiều mặt, chưa đáp ứng yêu cầu của việc quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện; (4) do hạn chế khách quan về nguồn kinh phí được cấp cho huyện chưa đảm bảo những mục tiêu chi, đặc biệt là so với nhu cầu ngày càng gia tăng đối với các mục tiêu chi trên địa bàn. Dựa trên phương hướng quản lý chi NSNN của huyện Tứ Kỳ, luận văn đã đề xuất được các nhóm giải pháp để tiếp tục hoàn thiện và nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý chi NSNN của huyện Tứ Kỳ: nhóm giải pháp về hoàn thiện công tác lập, chấp hành, kiểm soát chi, quyết toán chi NSNN, nhóm giải pháp nâng cao chất lượng ban hành các văn bản pháp quy về quản lý chi NSNN; nhóm giải pháp về nâng cao trình độ cán bộ quản lý NSNN, nâng cao ý thức và trình độ của đối tượng s dụng ngân sách, nhóm giải pháp về tăng cư ng thanh tra, kiểm tra, khen thưởng và x lý vi phạm trong quản lý NSNN, nhóm giải pháp về hoàn thiện cách thức phân cấp và điều hành NSNN, một số giải pháp khác và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN tại địa phương trong th i gian tới.TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ tài chính (2003), Thông tư số 59/2003/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN; 2. Bộ Tài Chính (2010), Thông tư số 188/2010/TT-BTC Quy định tiêu thức phân cấp nguồn thu và phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương; 3. Bộ Tài Chính (2011), Tài liệu đào tạo bồi dưỡng công chức tài chính – kế toán xã vùng trung du, miền núi và dân tộc; 4. Chính phủ (2003), Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2013 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN; 5. Nguyễn Thị Chắt (2004) “Tăng cường công tác giám sát tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp được giao quyền tự chủ tài chính”, Thanh tra Tài chính. 6. Phan Thu Cúc (2002) “Đổi mới cơ chế quản lý tài chính đơn vị hành chính sự nghiệp hưởng thụ nguồn ngân sách Nhà nước”, NXB Tài chính, Hà Nội. 7. Vũ Cương – Nguyễn Thị Minh Tâm (2002) “Khuôn khổ chi tiêu trung hạn – một hướng cải cách trong quy trình lập ngân sách, Tài chính tr 11-14 8. Vũ Xuân Dũng (2012), Giáo trình nhập môn tài chính tiền tệ, Nxb Thống kê, Hà Nội; 9. Trần Văn Giao (2002) “Kinh tế và tài chính công”, NXB Thống kê, Hà Nội. 10. THS. Nguyễn Hồng Hà (2013) “Đổi mới phương thức cấp phát ngân sách gắn với kết quả đầu ra”. http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu--trao-doi/trao-doi-binh-luan/doi-moi-phuong-thuc-cap-phat-ngan-sach-gan-voi-ket-qua-dau-ra-35049.html. Truy cập ngày 15/09/2016. 11. Phạm Thanh Hải (2013) “Hoàn thiện quản lý NSNN cấp huyện, tại huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An”, Luận văn thạc sĩ, Trư ng đại học Kinh tế Quốc dân.12. HĐND tỉnh Hải Dương, (2010), “Nghị quyết số 151/2010/NQ-HĐND ngày về hệ thống định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương thời kỳ ổn định ngân sách 2011 – 2015”. 13. TS. Tô Thiện Hiền (2012) “Nâng cao hiệu quả quản lý NSNN tỉnh An Giang giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến 2020”. 14. Nguyễn Ngọc Hùng (2006), Quản lý NSNN, Nxb Thống kê, Hà Nội; 15. Võ Thành Hưng, Đinh Xuân Hà (2013), “Định hướng áp dụng kế hoạch tài chính và kế hoạch chi tiêu trung hạn ở Việt Nam”, Tạp chí Tài chính số 5 – 2013. 16. PGS.TS Trần Thị Lan Hương (2015) “Kinh nghiệm quản lý ngân sách của một số nước”, bài đăng trên Tạp chí Tài chính số 11 kỳ 1-2015. 17. Lê Chi Mai (2006) “Phân cấp ngân sách cho chính quyền địa phương – Thực trạng và giải pháp”, Nxb Tài chính, Hà Nội; 18. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2002), Luật NSNN năm 2002, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; 19. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2015), Luật NSNN năm 2015, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; 20. TS. Vũ Như Thăng, THS. Lê Thị Mai Liên (2013), “Bàn về phân cấp ngân sách ở Việt Nam”, Http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu--trao-doi/trao-doi-binh-luan/ban-ve-phan-cap-ngan-sach-o-viet-nam-25937.html 21. UBND huyện Tứ Kỳ (2016), Báo cáo kết quản thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2015 và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 – 2021; 22. UBND tỉnh Hải Dương, “Quyết định số 33/QĐ-UBND về hệ thống định mức phân bổ dự toán chi ngân sách thường xuyên giai đoạn 2011 – 2015”. 23. UBND huyện Tứ Kỳ, “Báo cáo Kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2004-2011 và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2016”.24. UBND huyện Tứ Kỳ, “Báo cáo Kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2016 và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2017-2021”. 25. Đồng Thị Hồng Vân (2010), “Giáo trình quản lý ngân sách Nhà nước”, NXB Lao động. 26. Luận văn “Hoàn thiện quản lý thu, chi ngân sách Nhà nước của thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.PHỤ LỤC Phụ lục 1. Phiếu điều tra đánh giá thực trạng hoạt động quản lý chi ngân sách Nhà nƣớc trên địa bàn huyện Tứ Kỳ Nhằm tìm hiểu thông tin về thực trạng công tác quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện Tứ Kỳ làm cơ sở đưa ra giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện trong thời gian tới. Chúng tôi xin được phỏng vấn ông (bà) một số nội dung sau đây. Mỗi ý kiến của ông (bà) đều là sự đóng góp rất quan trọng cho sự thành công của nghiên cứu. Chúng tôi cam đoan rằng tài liệu này chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu. Phần 1. Thông tin về ngƣời trả lời: 1. Họ và tên ngư i trả l i: 2. Nam (nữ) 3. Tuổi: 4. Đơn vị công tác: 5. Chức vụ hiện nay: Để trả l i câu hỏi, xin ông (bà) đánh dấu (X) vào một/một số lựa chọn thích hợp hoặc điền thông tin vào những chỗ trống Phần 2: Ý kiến của cá nhân về tình hình quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện Tứ Kỳ Câu 1: Xin Ông/Bà hãy đánh giá về tính hợp lý trong phân cấp quản lý chi NSNN cấp huyện (sử dụng mức điểm từ 1 đến 5, trong đó 1 là hoàn toàn không đồng ý và 5 là hoàn toàn đồng ý) Nội dung đánh giá Mức độ đánh giá 1 2 3 4 5 1. Đảm bảo tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm      2. Phát huy tính chủ động, sáng tạo trong quản lý chi NSNN      3.Cơ chế phân cấp đã khuyến khích địa phương phấn đấu tăng thu ngân sách để có nguồn chi.      4. Tăng cư ng tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong thực hiện ngân sách      5. Góp phần cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý và điều hành NSNN     Câu 2: Xin Ông/Bà hãy đánh giá về cơ sở khoa học của lập dự toán chi NSNN cấp huyện (sử dụng mức điểm từ 1 đến 5, trong đó 1 là hoàn toàn không đồng ý và 5 là hoàn toàn đồng ý) Nội dung đánh giá Mức độ đánh giá 1 2 3 4 5 1. Dự toán chi còn nặng nề về hình thức, chủ yếu là dựa vào sự phân bổ ngân sách từ cấp tỉnh      2. Dự toán chi dựa trên cơ sở đánh giá nhu cầu chi thực tế ở địa phương      3. Dự toán chi được xây dựng dựa trên cơ sở các ý kiến góp ý của các đơn vị liên quan      4. Dự toán chi bị chi phối bởi các mối quan hệ      5. Dự toán được lập nhiều khi còn dựa vào ý chí chủ quan của ngư i quản lý      6. Hệ thống định mức tiêu chuẩn chi tiêu lạc hậu, thiếu, chưa đồng bộ      Câu 3: Xin Ông/Bà hãy đánh giá về sự phù hợp trong cơ cấu lập dự toán chi NSNN cấp huyện theo các khoản mục chi(sử dụng mức điểm từ 1 đến 5, trong đó 1 là hoàn toàn không đồng ý và 5 là hoàn toàn đồng ý) Nội dung đánh giá Mức độ đánh giá 1 2 3 4 5 1. Chi thư ng xuyên      2. Chi đầu tư phát triển      3.Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới      4. Chi chuyển nguồn từ ngân sách năm trước sang ngân sách năm sau      5. Chi chương trình mục tiêu     Câu 4: Xin Ông/Bà hãy đánh giá về nội dung chấp hành dự toán chi NSNN cấp huyện (sử dụng mức điểm từ 1 đến 5, trong đó 1 là hoàn toàn không đồng ý và 5 là hoàn toàn đồng ý) Nội dung đánh giá Mức độ đánh giá 1 2 3 4 5 1. Tuân thủ theo đúng dự toán chi      2. Có sự điều chỉnh linh hoạt theo tình hình thực tế      3. Có sự phối hợp giữa các đơn vị trong chấp hành dự toán chi      4. Quy trình và thủ tục giải ngân theo kế hoạch đơn giản      5. Vẫn còn tình trạng lãng phí trong việc chi NSNN      Câu 5: Xin Ông/Bà hãy đánh giá về hoạt động quyết toán chi NSNN cấp huyện (sử dụng mức điểm từ 1 đến 5, trong đó 1 là hoàn toàn không đồng ý và 5 là hoàn toàn đồng ý) Nội dung đánh giá Mức độ đánh giá 1 2 3 4 5 1. Quyết toán theo số thực thu hoặc số cấp phát chứ chưa được lập trên cơ sở số liệu thẩm định quyết toán tại đơn vị SDNS      2. Việc xem xét, thẩm định còn mang tính hình thức      3. Chưa có tiêu chí cụ thể đánh giá mối quan hệ giữa quyết toán chi và hiệu quả KT-XH           Câu 6: Xin Ông/Bà hãy đánh giá về hoạt động giám sát, thanh tra chi NSNN cấp huyện (sử dụng mức điểm từ 1 đến 5, trong đó 1 là hoàn toàn không đồng ý và 5 là hoàn toàn đồng ý) Nội dung đánh giá Mức độ đánh giá 1 2 3 4 5 1. Được thực hiện thư ng xuyên và đầy đủ      2. Đáp ứng kịp theo yêu cầu trong công tác quản lý hiện nay      3. Công tác thanh tra, kiểm tra, x lý vi phạm được thực hiện nghiêm minh     Câu 7: Xin Ông/Bà hãy đánh giá mức độ thực tế đạt đƣợc hiện nay của các biện pháp sau đây mà huyện đã sử dụng để quản lý chi NSNN(sử dụng mức điểm từ 1 đến 5, trong đó 1 là rất quan trọng và 5 là không quan trọng) Nội dung đánh giá Mức độ đánh giá 1 2 3 4 5 1. Về văn bản pháp quy quản lý chi NSNN cấp huyện      2. Công tác tổ chức bộ máy quản lý chi NSNN cấp huyện      3. Năng lực đội ngũ cán bộ quản lý chi NSNN      4. Đảm bảo cơ sở vật chất      5. Biện pháp khác (Cải cách hành chính; Trách nhiệm quản lý chi NSNN gắn với thực hành tiết kiệm, Phòng chống tham nhũng, lãng phí; Lãnh đạo kiểm tra x lý; Công khai tài chính; Thi đua khen thưởng).      Câu 8: Xin Ông/Bà hãy đánh giá về thứ tự ƣu tiên của các nhóm giải pháp sau đây để hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN huyện Tứ Kỳ trong những năm tới.(sử dụng mức điểm từ 1 đến 5, trong đó 1 là ưu tiên nhất và 5 là không ưu tiên) Nội dung đánh giá Mức độ đánh giá 1 2 3 4 5 1. Quy trình lập, chấp hành, kiểm soát chi và quyết toán NSNN      2. Nâng cao trình độ của cán bộ quản lý NSNN      3. Tăng cư ng thanh tra, kiểm tra, khen thưởng và x lý vi phạm trong quản lý NSNN      4. Hoàn thiện về cách thức phân cấp quản lý và điều hành NSNN      5. Biện pháp khác (Trình độ của các đối tượng s dụng ngân sách, hệ thống thông tin, phương tiện quản lý ngân sách)     Câu 9: Xin Ông/Bà hãy đánh giá thứ tự ƣu tiên về các nội dung cần hoàn thiện trong quản lý chi NSNN cấp huyện tại huyện Tứ Kỳ những năm tới. Nội dung đánh giá Mức độ đánh giá 1 2 3 4 5 1. Công tác lập dự toán chi NSNN cấp huyện      2. Công tác chấp hành dự toán chi NSNN cấp huyện      3. Công tác kiểm soát chi NSNN cấp huyện      4. Công tác quyết toán chi NSNN cấp huyện NSNN     Phụ lục 2. Tổng hợp quyết toán chi ngân sách huyện Tứ Kỳ giai đoạn 2011 - 2015 ĐVT: triệu đồng TT Nội dung Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 DT QT Đạt so với DT DT QT Đạt so với DT DT QT Đạt so với DT DT QT Đạt so với DT DT QT Đạt so với DT Tổng chi NS huyện 144.827 279.364 193% 182.125 331.712 182% 226.929 407.110 179% 249.601 440.530 176% 285.796 521.478 182% A Chi đầu tƣ XDCB 8.450 11.083 131% 7.799 7.863 101% 7.199 6.466 90% 7.199 8.477 118% 8.699 9.697 111% 1 Chi đầu tư XDCB vốn tập trung 3.450 4.121 119% 4.199 4.217 100% 4.199 3.275 78% 4.199 4.102 98% 4.199 5.746 137% 2 Chi đầu tư XDCB nguồn tiền đất 5.000 6.962 139% 3.600 3.646 101% 3.000 3.191 106% 3.000 4.375 146% 4.500 3.951 88% B Chi thƣờng xuyên 136.377 184.875 136% 174.326 218.722 125% 219.730 269.591 123% 242.402 274.909 113% 277.097 294.840 106% I SN kiến thiết kinh tế 4.036 7.911 196% 4.439 3.473 78% 5.467 7.331 134% 5.888 6.761 115% 6.324 5.604 89% 1 SN giao thống 1.755 2.977 170% 2.115 2.215 105% 2.799 3.217 115% 2.994 3.127 104% 3.014 2.911 97% 2 SN nông,lâm, thủy lợi 468 2.519 538% 684 594 87% 695 2.276 327% 770 1723 224% 755 872 115% 3 Vệ sinh môi trư ng 487 866 178% 438 415 95% 751 849 113% 1.035 996 96% 1.149 972 85% 4 SN KT thị chính MSSC 856 1025 120% 732 249 34% 752 989 132% 619 915 148% 936 849 91% 5 Văn phòng cấp QSDĐ 0 0 0 0 0 0 5 SN Chống lụt bão 470 524 111% 470 0% 470 0% 470 0% 470 0% II Sự nghiệp văn xã 116.167 154.478 133% 149.876 189.984 127% 189.140 230.634 122% 208.450 235.100 113% 240.974 252.739 105% 1 SN VHTDTT 1.155 1.096 95% 1.230 1.518 123% 1.434 1.593 111% 1.324 1.770 134% 1.402 1.414 101%2 SN truyền thanh, tuyền hình, thông tấn 991 897 91% 947 920 97% 1.101 1.286 117% 1.213 1.823 150% 1.259 1.197 95% 3 Chi đảm bảo XH 12.612 22.620 179% 11.982 16.005 134% 20.285 26.943 133% 20.446 26.743 131% 20.446 20.723 101% 4 Chi SN y tế 1140 2.475 217% 770 603 78% 10.745 7.599 71% 1.217 1.273 105% 1036 1027 99% 5 Chi SN đào tạo 1.655 2.078 126% 1.410 1.905 135% 1.527 1.388 91% 1.983 2.994 151% 2.012 2.412 120% 6 SN giáo dục 98.614 125.312 127% 133.537 169.033 127% 154.048 191.825 125% 182.267 200.497 110% 214.819 225.966 105% III Chi quản lý hành chính 12.094 18.964 157% 14.720 22.164 151% 18.406 27.260 148% 20.413 28.344 139% 21.171 31.779 150% 1 HĐND 505 437 87% 515 432 84% 672 728 108% 783 942 120% 843 913 108% 2 Quản lý Nhà nước 6.663 10.680 160% 7.731 13.321 172% 9.684 15.998 165% 10.981 15.998 146% 11.432 17.957 157% 3 Hoạt động Đảng, tổ chức chính trị 4.247 7.269 171% 6.042 8.014 133% 7.678 10.083 131% 7.885 10.838 137% 8.260 12.373 150% 4. Hoạt động hội, Đoàn thể 679 578 85% 432 397 92% 372 451 121% 764 566 74% 636 536 84% V Chi khác ngân sách 1.436 3.522 245% 2.058 3.101 151% 2.589 4.366 169% 2.953 4.704 159% 3.372 4.718 140% 1 Chi cho an ninh 190 495 261% 219 748 342% 250 644 258% 252 819 325% 504 1296 257% 2 Quốc phòng 1.131 2.753 243% 1.589 1.709 108% 2.035 2.937 144% 2.246 3.159 141% 2.410 2.439 101% 3 Chi khác 115 274 238% 250 644 258% 304 785 258% 455 726 160% 458 983 215% VII Dự phòng 2.644 3.233 4.128 4.698 5.256 C Chi quản lý qua ngân sách 7.954 10.170 11.753 11.575 8.794 D Chi bổ sung ngân sách cấp dƣới 67.551 85.791 108.609 121.469 173.653 E Chi chuyển nguồn 7.901 9.166 10.691 24.100 34.494 (Nguồn: Báo cáo quyết toán ngân sách huyện từ 2011-2015)

- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Bình luận