Luận văn ThS: Ảnh hưởng của các khu công nghiệp tập trung đến việc làm của nông dân tỉnh Bắc Ninh

443 2

Miễn phí

Tải về máy để xem đầy đủ hơn, bản xem trước là bản PDF

Tags: #tiểu luận#đồ án#luận văn#luận án#luận án tiến sĩ

Mô tả chi tiết

1. Mở đầu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 

Nghiên cứu đề tài “Ảnh hưởng của các khu công nghiệp tập trung đến việc làm của nông dân tỉnh Bắc Ninh" đề tìm ra các giải pháp giải quyết việc làm cho nông dân tỉnh Bắc Ninh là vấn đề cấp thiết, có ý nghĩa khoa học cả về lý luận và thực tiễn.

1.2 Mục tiêu của đề tài 

Làm rõ ảnh hưởng của các KCN tập trung tại Bắc Ninh đến việc làm của nông dân từ đó đề xuất giải pháp để nông dân tiếp cận được việc làm tại các KCN và cung cấp đầu vào cho các Doanh nghiệp KCN Bắc Ninh. Cụ thể là:

  • Hệ thống hoá được cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề hình thành các KCN Bắc Ninh và ảnh hưởng của các KCN Bắc Ninh tới việc làm của nông dân tỉnh Bắc Ninh.
  • Đánh giá được thực trạng quá trình phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
  • Đánh giá được những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của các khu công nghiệp (quá trình công nghiệp hoá) tới việc làm của người nông dân.
  • Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm giúp nông dân tiếp cận được việc làm trong quá trình công nghiệp hóa ở tỉnh Bắc Ninh.

1.3 Những đóng góp của đề tài 

Luận giải làm rõ mối quan hệ giữa KCN với việc làm của nông dân về phương diện lý luận và thực tiễn, từ đó khẳng định: Quá trình phát triển các KCN phải luôn luôn gắn liền với các vấn đề phát triển nông thôn, trong đó có việc làm của nông dân.

Luận văn chỉ ra ảnh hưởng của các KCN đến việc làm của nông dân tỉnh Bắc Ninh trên cả hai mặt tích cực và tiêu cực.

 

Đề xuất các giải pháp giải quyết việc làm cho người nông dân ở các vùng nông thôn, góp phần giải quyết hài hoà hai mục tiêu: nâng cao đời sống của người dân địa phương và thực hiện thành công chủ trương CNH - HĐH của tỉnh Bắc Ninh.

2. Nội dung

2.1 Tổng quan tài liệu

  • Cơ sở lý luận
  • Vấn đề về việc làm
  • Ảnh hưởng của Khu công nghiệp đến việc làm của nông dân
  • Cơ sở thực tiễn của đề tài
  • Bài học kinh nghiệm rút ra cho Bắc Ninh

2.2 Đối tượng, phạm vi, nội dung và phương pháp nghiên cứu

  • Câu hỏi nghiên cứu
  • Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
  • Nội dung nghiên cứu
  • Phương pháp thu thập thông tin
  • Các chỉ tiêu nghiên cứu

2.3 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

  • Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
  • Ảnh hưởng của các KCN tập trung đến việc làm của nông dân
  • Đánh giá chung ảnh hưởng của các KCN tập trung đến việc làm của nông dân tỉnh Bắc Ninh
  • Một số giải pháp nhằm tạo điều kiện cho nông dân tỉnh Bắc Ninh tiếp cận cơ hội việc làm trong quá trình phát triển các KCN

3. Kết luận

Mặc dù đã đạt được một số kết quả nhất định, song vấn đề giải quyết việc làm cho lao động NN vẫn còn một số bất cập: chất lượng nguồn lao động thấp chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp, một lượng không nhỏ lực lượng lao động thiếu việc làm, việc làm không phù hợp, chính sách giải quyết việc làm còn nhiều điểm chưa hợp lý, tình trạng ô nhiễm môi trường ngày một gia tăng...

4. Tài liệu tham khảo

4.1 Tiếng Việt

Ban Quản lý các KCN tỉnh Bắc Ninh, Báo cáo các năm 2012-2016.

Bộ Lao động - Thương binh và xã hội (2014), Thông tư số 23/2014/TTBLĐTBXH ngày 29/8/2014 của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 03/2014/NĐ-CP.

 

Chính phủ (2008), Nghị định 29/2008/NĐ-CP ngày của Chính phủ, ngày 14.3.2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế;

Chính phủ (2013), Nghị định 164/2013/NĐ -CP ngày 12/11/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 29/2008/NĐ -CP 

4.2 Tài liệu Internet

http://khucongnghiep.com.vn/xuctien/tabid/67/articleType/ArticleView/ar ticleId/358/Default.aspx, cập nhật ngày 25/11/2010

http://khucongnghiep.com.vn/nghiencuu/tabid/69/articleType/ArticleVie w/articleId/868/Default.aspx, cập nhật ngày 20/4/2014 

http://www.nhandan.com.vn/kinhte/item/29000502-phat-trien-khu-congnghiep-cach-lam-cua-binh-duong.html, cập nhật ngày 13/3/2016

5. Phụ lục

Phiếu khảo sát doanh nghiệp

Phiếu khảo sát tình trạng việc làm lao động

Phiếu khảo sát kinh tế-xã hội

Nội dung

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ BẠCH YẾN ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TẬP TRUNG ĐẾN VIỆC LÀM CỦA NÔNG DÂN TỈNH BẮC NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Thái Nguyên - 2017ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ BẠCH YẾN ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TẬP TRUNG ĐẾN VIỆC LÀM CỦA NÔNG DÂN TỈNH BẮC NINH Chuyên ngành: Kinh tế Nông nghiệp Mã số: 62 62 01 15 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: TS. Hà Quang Trung Thái Nguyên - 2017i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là luận văn do chính tôi thực hiện, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được dùng để bảo vệ một học vị nào. Mọi nguồn số liệu và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, tháng 11 năm 2017 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Bạch Yếnii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan, các cấp lãnh đạo và cá nhân. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban đào tạo Sau Đại học, Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Phòng Quản lý Đào tạo Sau Đại học, các Thầy Cô giáo khoa Kinh tế nông nghiệp và Phát triển nông thôn thuộc trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới TS. Hà Quang Trung đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh, Sở Lao động Thương binh và Xã hội Bắc Ninh, Sở NN&PTNT Bắc Ninh, Liên đoàn lao động tỉnh Bắc Ninh, Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh, Liên minh Hợp tác xã, Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh, UBND và các hộ nông dân các xã Long Châu, Phương Liễu, Tương Giang và cán bộ, công nhân tại các doanh nghiệp tôi đã tiến hành trực tiếp khảo sát số liệu. Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Ban quản lý, lãnh đạo các Phòng, đơn vị thuộc Ban quản lý và tập thể cán bộ, công chức, viên chức Ban quản lý các KCN Bắc Ninh - nơi tôi đang công tác đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn! Thái Nguyên, tháng 11 năm 2017 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Bạch Yếniii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................. vi MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn ................................................................ 2 2.1 Mục tiêu chung ............................................................................................ 2 2.2 Mục tiêu cụ thể ............................................................................................ 2 3. Những đóng góp của đề tài ........................................................................... 3 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 4 1.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 4 1.1.1. Khái niệm công nghiệp hoá .................................................................... 4 1.1.2. Khái niệm khu công nghiệp ................................................................... 4 1.1.3. Khái niệm Doanh nghiệp ........................................................................ 6 1.1.4. Khái niệm nông dân, công nhân .............................................................. 6 1.1.5. Khu công nghiệp và vấn đề việc làm của nông dân ............................... 8 1.2. Vấn đề về việc làm ................................................................................... 12 1.2.1. Một số khái niệm cơ bản ....................................................................... 12 1.2.2. Tạo việc làm .......................................................................................... 15 1.2.3. Một số mô hình lý thuyết tạo việc làm ................................................. 25 1.3. Ảnh hưởng của Khu công nghiệp đến việc làm của nông dân ................ 27 1.3.1. Những ảnh hưởng tích cực .................................................................... 27 1.3.2. Những ảnh hưởng tiêu cực .................................................................... 27 1.4. Cơ sở thực tiễn của đề tài ......................................................................... 27iv 1.4.1. Kinh nghiệm trên thế giới về KCN giải quyết việc làm cho người lao động ........................................................................................................... 27 1.4.2. Kinh nghiệm KCN giải quyết việc làm cho người lao động ở một số tỉnh tại Việt Nam ........................................................................................ 29 1.5.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Bắc Ninh ............................................. 33 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................... 35 2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 35 2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 35 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................... 35 2.2.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 35 2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 35 2.4. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................... 36 2.4.1. Thu thập thông tin thứ cấp .................................................................... 36 2.4.2. Thu thập thông tin sơ cấp ...................................................................... 36 2.4.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ................................................ 40 2.5. Các chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................ 41 2.5.1. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá việc làm ...................................................... 41 2.5.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá những ảnh hưởng của các khu công nghiệp việc làm của nông dân ......................................................................... 41 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 42 3.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ....................................... 42 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 42 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 44 3.2. Ảnh hưởng của các KCN tập trung đến việc làm của nông dân .............. 47 3.2.1. Thực trạng lao động dịch chuyển từ nông nghiệp sang làm việc trong các doanh nghiệp KCN Bắc Ninh.......................................................... 47v 3.2.2. Một số ảnh hưởng khác của các KCN Bắc Ninh tới việc làm của nông dân .......................................................................................................... 61 3.2.3. Các KCN Bắc Ninh ảnh hưởng đến việc một số lĩnh vực khác............ 65 3.3. Đánh giá chung ảnh hưởng của các KCN tập trung đến việc làm của nông dân tỉnh Bắc ............................................................................................ 67 3.3.1. Ảnh hưởng tích cực ............................................................................... 67 3.3.2. Ảnh hưởng tiêu cực ............................................................................... 69 3.3.3. Nguyên nhân ......................................................................................... 69 3.4. Một số giải pháp nhằm tạo điều kiện cho nông dân tỉnh Bắc Ninh tiếp cận cơ hội việc làm trong quá trình phát triển các KCN ......................... 70 3.4.1. Giải pháp về cơ chế, chính sách của tỉnh Bắc Ninh .............................. 70 3.4.2. Đối với Ban quản lý các KCN Bắc Ninh .............................................. 79 KẾT LUẬN .................................................................................................... 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 84 PHẦN PHỤ LỤC ........................................................................................... 87vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Dạng viết tắt Dạng đầy đủ 1. BHTN Bảo hiểm thất nghiệp 2. BHXH Bảo hiểm xã hội 3. BHYT Bảo hiểm y tế 4. BQL Ban quản lý 5. CHXHCH Cộng hòa xã hội chủ nghĩa 6. CN Công nghiệp 7. CNH Công nghiệp hóa 8. CNH - HĐH Công nghiệp hóa - hiện đại hóa 9. CN-XD-DV Công nghiệp-xây dựng-dịch vụ 10. CNXH Chủ nghĩa xã hội 11. DN Doanh nghiệp 12. ĐTH Đô thị hóa 13. DV Dịch vụ 14. ĐVT Đơn vị tính 15. FDI Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 16. HĐLĐ Hợp đồng lao động 17. HTX Hợp tác xã 18. KCN Khu công nghiệp 19. KCX Khu chế xuất 20. KT - XH Kinh tế - xã hội 21. NLĐ Người lao động 22. NN Nông nghiệp 23. NN - CN - DV Công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ 24. NN-LN-TS Nông nghiệp-lâm nghiệp-thủy sản 25. TM Thương mại 26. TNHH Trách nhiệm hữu hạn 27. UBND Ủy ban nhân dânvii DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Diện tích sử dụng đất tỉnh Bắc Ninh năm 1997, 2016 ...................... 43 Bảng 3.2: Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2012 - 2016 .......... 45 Bảng 3.3: Dân số và lao động qua các năm 2012 - 2016 .................................... 46 Bảng 3.4: Tình hình thu hồi đất phục vụ cho các KCN Bắc Ninh và tạo việc làm cho người lao động năm 2016 ............................................... 48 Bảng 3.5: So sánh số lao động trên diện tích đất quy hoạch, sử dụng cho phát triển các KCN Bắc Ninh đang hoạt động .................................... 49 Bảng 3.6: Ảnh hưởng đến cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động từ năm 2012 - 2016 .... 51 Bảng 3.7: Thống kê số lao động trong các khu công nghiệp Bắc Ninh ........... 52 Bảng 3.8: Chất lượng lao động qua các năm 2012-2016 .................................... 52 Bảng 3.9. Tình hình thực hiện ký kết HĐLĐ ........................................................ 53 Bảng 3.10: Tình hình tham gia bảo hiểm XH, BHYT, BHTN .......................... 54 Bảng 3.11: Thu nhập của NLĐ qua các năm từ 2012 - 2016 ............................. 54 Bảng 3.12: Thống kê số lượng dự án theo doanh nghiệp và theo ngành nghề ......... 55 Bảng 3.13: Thống kê số lao động làm việc trong KCN khảo sát ...................... 55 Bảng 3.14: Hình thức tuyển dụng lao động của 100 DN được khảo sát .......... 56 Bảng 3.15: Việc làm của người lao động theo loại hình doanh nghiệp ............ 57 Bảng 3.16: Tình hình DN đào tạo cho NLĐ .......................................................... 58 Bảng 3.17: Tính ổn định công việc của NLĐ ........................................................ 59 Bảng 3.18. Khảo sát trình độ chuyên môn của 300 lao động được khảo sát ........ 60 Bảng 3.19. Kết quả khảo sát ý thức chấp hành tổ chức kỷ luật lao động ....... 61 Bảng 3.20: Đánh giá ảnh hưởng của khu công nghiệp Bắc Ninh đến việc làm của nông dân ...................................................................................... 661 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, phát triển các khu công nghiệp là hình thức tổ chức không gian kinh tế chủ yếu để phát triển ngành công nghiệp, phát huy ưu thế của năng lực hội tụ và hiệu quả kinh tế theo quy mô. Mô hình tổ chức, quản lý khu công nghiệp trong những năm qua đã có nhiều biến đổi theo hướng nâng cao năng lực kết nối giữa quá trình công nghiệp hoá với đô thị hoá. Nước ta đang bước vào giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước theo đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng ta, sự hình thành các khu công nghiệp mới và mở rộng các khu công nghiệp hiện có là một xu hướng tất yếu. Với vị thế là các khu vực tập trung sản xuất công nghiệp quy mô lớn, các khu công nghiệp đem lại tăng trưởng kinh tế cao, thu ngân sách địa phương, giải quyết công ăn việc làm, tạo chuyển biến về cơ cấu kinh tế theo hướng tiến nhanh tới hiện đại. Sự có mặt của các thương hiệu toàn cầu, các tập đoàn lớn tại các khu công nghiệp góp phần quan trọng vào xây dựng hình ảnh, thương hiệu địa phương. Đồng thời, sự phát triển của các khu công nghiệp ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế của người dân, nền kinh tế chuyển dịch theo hướng nông nghiệp sang công nghiệp dịch vụ. Bắc Ninh được coi là một trong những tỉnh thành công về phát triển các khu công nghiệp và đô thị hóa. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành nhiều Nghị quyết về thúc đẩy phát triển các khu công nghiệp, như Nghị quyết 04/NQ - TU ngày 28/5/2008; Nghị quyết 01 - NQ/TU ngày 24/9/2010. Cùng với chủ trương đúng đắn Tỉnh đã đạt mục tiêu công nghiệp hóa – hiện đại hóa vào năm 2015 và đặt ra mục tiêu xây dựng tỉnh Bắc Ninh thành thành phố trực thuộc trung ương vào những năm 20 của thế kỷ 21 theo hướng văn minh2 hiện đại. Mục tiêu và những kết qủa đó đã đem lại cho Bắc Ninh những bước tiến vượt trội về kinh tế, xã hội, nhưng cũng đang phải giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình phát triển đó là vấn đề lao động, ô nhiễm môi trường, an ninh trật tự ... Trong đó, đặc biệt quan tâm là vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nông thôn khi người dân bị mất đất sản xuất, không có việc làm và thu nhập. Khu công nghiệp, khu đô thị phát triển nhưng không phải toàn bộ lao động nông thôn đều có thể chuyển đổi sang lao động công nghiệp hoặc dịch vụ được do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Ảnh hưởng của các khu công nghiệp tập trung đến việc làm của nông dân tỉnh Bắc Ninh" đề tìm ra các giải pháp giải quyết việc làm cho nông dân tỉnh Bắc Ninh là vấn đề cấp thiết, có ý nghĩa khoa học cả về lý luận và thực tiễn. 2. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn 2.1 Mục tiêu chung Làm rõ ảnh hưởng của các KCN tập trung tại Bắc Ninh đến việc làm của nông dân từ đó đề xuất giải pháp để nông dân tiếp cận được việc làm tại các KCN và cung cấp đầu vào cho các Doanh nghiệp KCN Bắc Ninh. 2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá được cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề hình thành các KCN Bắc Ninh và ảnh hưởng của các KCN Bắc Ninh tới việc làm của nông dân tỉnh Bắc Ninh. - Đánh giá được thực trạng quá trình phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. - Đánh giá được những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của các khu công nghiệp (quá trình công nghiệp hoá) tới việc làm của người nông dân. - Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm giúp nông dân tiếp cận được việc làm trong quá trình công nghiệp hóa ở tỉnh Bắc Ninh.3 3. Những đóng góp của đề tài - Luận giải làm rõ mối quan hệ giữa KCN với việc làm của nông dân về phương diện lý luận và thực tiễn, từ đó khẳng định: Quá trình phát triển các KCN phải luôn luôn gắn liền với các vấn đề phát triển nông thôn, trong đó có việc làm của nông dân. - Luận văn chỉ ra ảnh hưởng của các KCN đến việc làm của nông dân tỉnh Bắc Ninh trên cả hai mặt tích cực và tiêu cực. - Đề xuất các giải pháp giải quyết việc làm cho người nông dân ở các vùng nông thôn, góp phần giải quyết hài hoà hai mục tiêu: nâng cao đời sống của người dân địa phương và thực hiện thành công chủ trương CNH - HĐH của tỉnh Bắc Ninh. - Kết quả của quá trình nghiên cứu đề tài tạo ra cơ sở khoa học với tính thực tiễn cao giúp các nhà quản lý, hoạch định chính sách của tỉnh có cách nhìn thấu đáo về vấn đề quy hoạch phát triển KT - XH; quy hoạch phát triển các KCN, khu đô thị, chính sách việc làm, chính sách đào tạo nghề...4 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Khái niệm công nghiệp hoá Có thể thấy CNH là con đường tất yếu để phát triển kinh tế của các nước, nhưng cần hiểu như thế nào về CNH. Ngay từ năm 1963 Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên hợp quốc (UNIDO) đã đưa ra khái niệm quy ước về công nghiệp hoá: “CNH là một quá trình phát triển kinh tế, trong đó một bộ phận nguồn lực ngày càng tăng của đất nước được huy động để phát triển một cơ cấu kinh tế đa ngành với công nghệ hiện đại. Đặc điểm của cơ cấu kinh tế này là có một bộ phận chế biến luôn thay đổi để sản xuất ra tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng có khả năng bảo đảm tốc độ tăng trưởng cao cho toàn bộ nền kinh tế và sự tiến bộ về xã hội” [4]. Từ khái niệm trên đây, có thể đưa ra khái niệm chung nhất về CNH như sau: Công nghiệp hoá là quá trình tác động của công nghiệp với công nghệ ngày càng hiện đại vào hoạt động kinh tế và đời sống xã hội, làm biến đổi toàn diện nền kinh tế, đưa nền kinh tế từ nông nghiệp lạc hậu tới nền công nghiệp hiện đại [4]. Theo văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 10, công nghiệp hóa là quá trình chuyển đổi cơ bản toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý kinh tế, quản lý xã hội từ dựa vào lao động thủ công là chính sang dựa vào lao động kết hợp cùng với phương tiện, phương pháp công nghệ, kỹ thuật, tiên tiến hiện đại để tạo ra năng suất lao động cao. 1.1.2. Khái niệm khu công nghiệp KCN đã hình thành và phát triển ở các nước tư bản phát triển vào những năm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một định nghĩa được thừa nhận chung về KCN. Các tổ chức quốc tế, các quốc gia trên thế giới đưa ra nhiều quan niệm khác nhau về KCN.5 Theo Hiệp hội khu chế xuất thế giới (Wepza) đã định nghĩa khu chế xuất (KCX) (một dạng đặc biệt của KCN) là “Khu tự do do chính phủ xây dựng để xúc tiến các mục tiêu chính sách được áp dụng thí điểm, đột phá. Các chính sách này khác với chính sách áp dụng cho khu nội địa và phần lớn các chính sách áp dụng cho khu là cởi mở hơn” (Wepza, 1997). Như vậy, “khu tự do” có nghĩa là khu vực được vây kín bằng hàng rào, với các “chốt” ra vào được kiểm soát và tại địa phận đó một số ưu đãi về kinh tế được áp dụng. Khái niệm này về cơ bản gần với khái niệm “khu vực miễn thuế”. Ở nước ta, KCN được đề cập đến từ khi miền Bắc xây dựng khu Gang thép Thái Nguyên, khi chính quyền Việt Nam cộng hoà xây dựng KCN Biên Hoà. Nhưng chỉ đến khi có Luật Đầu tư nước ngoài (1986), khái niệm về KCN mới được chính thức nêu ra tại Khoản 14&15, Điều 2. Theo văn bản này, “KCN là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng CN”. Theo Nghị định số 29/2008/NĐ - CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ, tại Điều 2 thì: “Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định”. Mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau về KCN, nhưng khái quát lại, có thể hiểu KCN theo 2 cách: Thứ nhất, KCN là một lãnh thổ xác định được xây dựng cơ sở hạ tầng và pháp lý phù hợp với sản xuất CN. Trong KCN có thể xây dựng thêm các DN dịch vụ, nhất là dịch vụ sản xuất CN, dịch vụ sinh hoạt, vui chơi giải trí phục vụ người lao động, khu thương mại, văn phòng, nhà ở cho công nhân... Về thực chất, đây là khu hành chính kinh tế đặc biệt như KCN Batam (Indonesia), công viên CN ở Đài Loan, Thái Lan và một số nước Tây Âu, khu kinh tế mở Chu Lai, Dung Quất ở Việt Nam.6 Thứ hai, KCN là lãnh thổ có giới hạn nhất định, tập trung các DN CN, DN dịch vụ sản xuất CN, không có dân cư sinh sống. Mô hình này được xây dựng ở một số nước như Malaisia, Indonesia, Thái Lan, Đài Loan, Trung Quốc, Việt Nam. Dù theo hình thức nào, KCN đều là một lãnh thổ có ranh giới địa lý xác định, có những điều kiện tương xứng với phát triển CN về tự nhiên, cơ sở hạ tầng, quản lý nhà nước, tập trung các DN sản xuất CN, các DN dịch vụ có liên quan đến hoạt động CN. 1.1.3. Khái niệm Doanh nghiệp Theo Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 Quốc hội ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2014, tại Điều 4: - Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh. - Doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo pháp luật Việt Nam và có trụ sở chính tại Việt Nam 1.1.4. Khái niệm nông dân, công nhân 1.1.4.1. Khái niệm nông dân Theo Bách khoa toàn thư: Nông dân là những người lao động cư trú ở nông thôn, tham gia sản xuất nông nghiệp. Nông dân sống chủ yếu bằng ruộng vườn, sau đó đến các ngành nghề mà tư liệu sản xuất chính là đất đai. Tùy từng quốc gia, từng thời kì lịch sử, người nông dân có quyền sở hữu khác nhau về ruộng đất. Họ hình thành nên giai cấp nông dân, có vị trí, vai trò nhất định trong xã hội. Hộ nông dân là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của khoa học nông nghiệp và phát triển nông thôn, vì tất cả các hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp ở nông thôn chủ yếu được thực hiện qua sự hoạt động của hộ nông dân. Hộ nông dân là những hộ chủ yếu hoạt động nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm cả nghề rừng, nghề cá, và hoạt động phi nông nghiệp ở nông7 thôn. Trong các hoạt động phi nông nghiệp khó phân biệt các hoạt động có liên quan với nông nghiệp và không có liên quan với nông nghiệp. Khái niệm hộ nông dân gần đây được định nghĩa như sau: "Hộ nông dân là các nông hộ thu hoạch các phương tiện sống từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình trong sản xuất nông trại, nằm trong một hệ thống kinh tế rộng hơn, nhưng về cơ bản được đặc trưng bằng việc tham gia một phần trong thị trường hoạt động với một trình độ hoàn chỉnh không cao" (Frank Ellis). * Giai cấp nông dân: Nông dân là giai cấp gắn với sản xuất nông nghiệp - hình thái sản xuất đầu tiên của mọi xã hội; là giai cấp chiếm số lượng đông đảo trong những xã hội mà sản xuất nông nghiệp còn chiếm ưu thế, trong đó có Việt Nam. Theo C.Mác, nông dân vừa là người sở hữu, tư hữu nhỏ, vừa là người lao động bị áp bức trong các xã hội có áp bức giai cấp. Do địa vị trong phương thức sản xuất quy định nên giai cấp nông dân không phải là giai cấp đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến, không có hệ tư tưởng. Mặt khác, do phương thức sản xuất quy định nên giai cấp nông dân có nhiều đặc điểm tâm lý, tính cách riêng so với các giai tầng khác trong xã hội. Họ là những người có tâm lý, cách sống bảo thủ, cục bộ, phân tán, biệt lập; có sự dao động ngả nghiêng trong chính trị. 1.1.4.2. Khái niệm công nhân Theo Bách khoa toàn thư: Công nhân là người lao động phổ thông, theo nghĩa rộng là người kiếm sống bằng cách làm việc thể xác (lao động chân tay), bằng cách của mình - cung cấp lao động để lãnh tiền công (tiền lương) của chủ nhân (người sử dụng lao động), để nỗ lực tạo ra sản phẩm cho người chủ và thường được thuê với hợp đồng làm việc (giao kèo) để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể được đóng gói vào một công việc hay chức năng. Công nhân, lúc đầu là người lao động trong các ngành nghề xây dựng, truyền thống trước đây coi là không có tay nghề lao động chân tay, như trái ngược với lao động có tay nghề cao để làm rõ sự khác biệt trong8 phân công lao động. Người công nhân có các dụng cụ hỗ trợ lao động như dụng cụ cầm tay, dụng cụ điện, công cụ không khí, và thiết bị nặng hoặc nhỏ, và hành động giúp các ngành nghề khác, ví dụ, các nhà khai thác mỏ hoặc thợ xây xi măng. 1.1.5. Khu công nghiệp và vấn đề việc làm của nông dân 1.1.5.1. Sự cần thiết phải thu hồi đất để phát triển công nghiệp Khi nghiên cứu quy luật phổ biến về tích luỹ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt nghiên cứu về bí mật của tích luỹ nguyên thuỷ, về sự tước đoạt nông dân, đạo quân trù bị công nghiệp ngày càng sản sinh nhiều hơn… Các Mác đã chỉ ra tính tất yếu phải thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai trong quá trình CNH và hoàn thành các đô thị khai sinh ra chủ nghĩa tư bản. Ở Việt Nam chúng ta, trong vài chục năm lại đây (kể từ cuối thế kỷ 20), việc thu hồi và chuyển mục đích sử dụng đất đai diễn ra với quy mô ngày càng rộng. Trong văn bản và sách báo thường sử dụng cụm từ để mô tả quá trình này là cụm từ “Giải phóng mặt bằng” cụm từ này mô tả quá trình tạo mặt bằng để xây dựng các công trình kinh tế xã hội… Cụm từ trên chưa thể hiện đúng thực chất của việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Nếu tiếp cận từ nội dung công việc thì chuyển đổi mục đích sử dụng đất bao gồm các công việc sau: Thu hồi đất để giao cho các doanh nghiệp, thực hiện các dự án đã được duyệt, bồi thường cho các đối tượng có đất bị thu hồi, giải toả các công trình trên đất thu hồi, di chuyển các hộ dân và tái định cư cho họ, tạo việc làm, thu nhập và ổn định cuộc sống cho các hộ dân có đất phải thu hồi. Nếu tiếp cận từ tiêu chí mục đích, thì quá trình thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai nhằm tạo điều kiện cần thiết cho sự phát triển kinh tế xã hội. Ở thời điểm khai sinh của chủ nghĩa tư bản, quá trình thu hồi và chuyển mục đích sử dụng đất đã tạo ra những vùng đồng cỏ để chăn cừu rộng lớn, cơ sở để phát triển ngành công nghiệp dệt…9 Việc thu hồi và chuyển mục đích sử dụng đất đai là nhằm phát triển các KCN, hay nói cách khác việc phát triển công nghiệp đòi hỏi phải thu hồi và chuyển mục đích sử dụng một số lượng lớn đất nông nghiệp. Thật vậy, xây dựng các nhà máy công nghiệp cần phải có mặt bằng với diện tích yêu cầu theo công nghệ sản xuất, tương tự như vậy để xây dựng các khu đô thị cũng phải có mặt bằng để xây dựng các khu nhà ở, khu công trình công cộng, công viên cây xanh… Muốn kinh tế phát triển phải xây dựng các khu công nghiệp, mà muốn xây dựng các khu công nghiệp thì phải thu hồi đất mà chủ yếu là đất nông nghiệp. Việc thu hồi và chuyển mục đích sử dụng đất sẽ kéo theo việc người nông dân mất đất sản xuất (mất tư liệu sản xuất nông nghiệp). Quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá điều tất yếu xảy ra là người nông dân sẽ bị thu hồi đất nông nghiệp, tư liệu chính để sản xuất ra của cải vật chất bảo đảm cuộc sống hàng ngày của họ. Khi tư liệu sản xuất nông nghiệp không còn buộc họ phải chuyển đổi nghề mới (phi nông nghiệp) cho bản thân và các thành viên trong gia đình. Trong quá trình công nghiệp hóa nhiều lao động chuyển dịch từ xu hướng sản xuất nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ hay xu hướng chuyển dịch từ nông dân sang làm công nhân tại các KCN và dịch vụ phục vụ cho hoạt động của các DN KCN. 1.1.5.2. Khu công nghiệp và việc làm Khu công nghiệp có vai trò thúc đẩy sự phát triển KT - XH của cả nước và là một thành quả tất yếu của quá trình thực hiện CNH - HĐH. Sự phát triển khu công nghiệp kích thích tăng trưởng và phát triển của các vùng lãnh thổ xung quanh và toàn bộ nền kinh tế thông qua quá trình phân bố lại các cơ sở kinh tế, lan truyền tiến bộ công nghệ, văn hóa, xã hội... Với sự phát triển của các KCN, khu kinh tế, khu CNC nhiều nước đã từng bước hình thành được những vùng, lãnh thổ phát triển không chỉ đảm nhận chức năng là động lực thúc đẩy sự phát triển toàn bộ nền KT - XH đất nước mà còn đảm nhận chức10 năng hợp tác và hội nhập quốc tế, vừa đảm nhận vai trò tiếp nhận thông tin, các thành tựu về phát triển khoa học, công nghệ, kinh tế, văn hóa của thế giới rồi lan rộng ra các vùng xung quanh. Vai trò và tác động tích cực của việc phát triển đô thị có ảnh hưởng rất lớn đến việc làm của người dân. Cụ thể: - Khu công nghiệp có vai trò to lớn trong việc tạo việc làm, thu nhập, tích lũy của nền kinh tế và nguồn thu cho ngân sách quốc gia. Các KCN trở thành những vùng động lực có tốc độ tăng trưởng cao và có đóng góp quan trọng vào việc tăng quy mô của nền kinh tế, tăng giá trị công nghiệp, dịch vụ và xuất khẩu của cả nước cũng như giải quyết các vấn đề xã hội. - Với quy mô sản xuất, diện tích, dân số lớn và không ngừng gia tăng, sự tập trung lớn các năng lực sản xuất: lao động, vốn, trang thiết bị..., các KCN đã hấp thu một lượng lao động lớn để phục vụ sản xuất và cung cấp một khối lượng đáng kể các sản phẩm công nghiệp và dịch vụ với chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu của nhiều vùng trong nước và nguồn hàng cho xuất khẩu. - Với ưu thế về nhân lực chất lượng cao, được đào tạo, có khả năng tiếp cận và vận hành nhanh chóng máy móc, thiết bị công nghệ tiên tiến thường tập trung về các KCN nên ở các KCN tỷ lệ lao động có việc làm thường chiếm tỷ lệ lớn với mức thu nhập cao và ổn định. 1.1.5.3 Vai trò của KCN đến phát triển kinh tế - xã hội nông thôn Trong thời kỳ CNH, HĐH việc xây dựng các khu, cụm công nghiệp tập trung là cần thiết và được Nhà nước khuyến khích [11]. Qua hơn 30 năm hình thành và phát triển KCN ở Việt Nam, nhiều KCN đã và đang đóng vai trò quan trọng và tạo ra một khí thế phát triển mới cho nền kinh tế cả nước. Tại các vùng hay địa phương có các KCN hoạt động mạnh thì mức độ tăng trưởng kinh tế ở đó cao hơn những nơi KCN chưa phát triển. Việc phát triển các KCN trong thời gian qua không những thúc đẩy các ngành dịch vụ phát triển, thúc đẩy CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn, mà còn đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, góp phần đáng kể vào việc hiện đại hóa hệ11 thống kết cấu hạ tầng trong và ngoài KCN. Điều này được thể hiện qua một số khía cạnh sau: - Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng các KCN có tác dụng kích thích sự phát triển kinh tế địa phương, góp phần rút ngắn sự chênh lệch phát triển giữa nông thôn và thành thị, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Điều này có thể dễ dàng nhận nhất ở những vùng có KCN phát triển mạnh như Biên Hòa, Nhơn Trạch (Đồng Nai), Thuận An (Bình Dương), Tiên Sơn (Bắc Ninh)… cùng với quá trình phát triển KCN, các điều kiện về kỹ thuật hạ tầng trong khu vực đã được cải thiện đáng kể, nhu cầu về các dịch vụ gia tăng, góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh cho các cơ sở dịch vụ trong vùng. - Cùng với các chính sách ưu đãi về tài chính và công tác quản lý thuận lợi của Nhà nước, có thể nói việc thu hút nguồn vốn để đầu tư xây dựng hoàn thiện và đồng bộ các kết cấu hạ tầng trong KCN có vai trò quyết định trong việc thu hút đầu tư. Việc các doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế (doanh nghiệp quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp ngoài quốc doanh) tham gia đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KCN không những tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong KCN hoạt động hiệu quả, mà còn tạo sự đa dạng hóa thành phần doanh nghiệp tham gia xúc tiến đầu tư góp phần tạo sự hấp dẫn trong việc thu hút doanh nghiệp công nghiệp vào KCN. - Việc đầu tư hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật trong KCN không những thu hút các dự án đầu tư mới mà còn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng quy mô để tăng năng lực sản xuất và cạnh tranh, hoặc di chuyển ra khỏi các khu đông dân cư, tạo điều kiện để các địa phương giải quyết các vấn đề ô nhiễm, bảo vệ môi trường đô thị, tái tạo và hình thành quỹ đất mới phục vụ các mục đích khác của cộng đồng trong khu vực như KCN Tân Tạo (thành phố Hồ Chí Minh), Việt Hương (Bình Dương) ...12 - Quá trình xây dựng kết cấu hạ tầng trong và ngoài hàng rào KCN còn đảm bảo sự liên thông giữa các vùng, định hướng cho quy hoạch phát triển các khu dân cư mới, các khu đô thị vệ tinh, hình thành các ngành công nghiệp phụ trợ, dịch vụ... các công trình hạ tầng xã hội phục vụ đời sống người lao động và cư dân trong khu vực như: nhà ở, trường học, bệnh viện, khu giải trí... - Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đón bắt và thu hút đầu tư các ngành như điện, giao thông vận tải, hệ thống thông tin liên lạc, cảng biển, các hoạt động dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, xúc tiến đầu tư, phát triển thị trường địa ốc… đáp ứng nhu cầu hoạt động và phát triển của các KCN. - Quá trình phát triển các KCN, KCX ở Việt Nam trong những năm qua đã thể hiện sự đúng đắn trong đường lối phát triển kinh tế của Đảng. Các KCN, KCX đã có những đóng góp không nhỏ trong việc tăng kim ngạch xuất khẩu, nâng cao trình độ và hiện đại hóa công nghệ, tăng cường khả năng tổ chức quản lý sản xuất và quản lý nhà nước, từ đó làm giảm chi phí sản xuất, tăng cường năng lực cạnh tranh của sản phẩm trong quá trình hội nhập. Các KCN, KCX cũng thể hiện vai trò không thể thiếu trong việc xây dựng và hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng trong và ngoài KCN, KCX nhằm thích ứng với nền công nghiệp tiên tiến, hiện đại, nó cũng đặt ra cho các cơ quan quản lý nhà nước những mục tiêu khắc phục các yếu kém, hạn chế, nâng cao hơn nữa hiệu quả và vai trò của KCN, KCX trong các giai đoạn tới, góp phần tích cực hơn nữa vào sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. 1.2. Vấn đề về việc làm 1.2.1. Một số khái niệm cơ bản 1.2.1.1. Việc làm Để hiểu rõ khái niệm và bản chất của việc làm ta phải liên hệ đến phạm trù lao động vì giữa chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau.13 Việc làm là khái niệm rất phức tạp, nó gắn với hoạt động thực tiễn của con người, vì vậy để hiểu rõ được khái niệm việc làm thì chúng ta phải làm rõ khái niệm người có việc làm. Tại Hội nghị lần thứ 13 năm 1983 tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đưa ra khái niệm: “Người có việc làm là người làm một việc gì đó, có được trả công, lợi nhuận hoặc được thanh toán bằng hiện vật hoặc những người tham gia vào các hoạt động mang tính chất tự tạo việc làm vì lợi ích hay vì thu nhập gia đình, không được nhận tiền công hay hiện vật”. Trong Bộ luật Lao động nước CHXHCN Việt Nam năm 2012 tại Điều 3 Khoản 1 quy định: “Người lao động là người đủ từ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động”; Điều 9 Khoản 2 ghi rõ: “Nhà nước, người sử dụng lao động và xã hội có trách nhiệm tham gia giải quyết việc làm, bảo đảm cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm” [16]. Như vậy, việc làm là phạm trù để chỉ trạng thái phù hợp giữa sức lao động và những điều kiện cần thiết (vốn, tư liệu sản xuất, công nghệ…) để sử dụng sức lao động đó. Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đưa ra khái niệm: “Việc làm là những hoạt động lao động được trả công bằng tiền và bằng hiện vật”. Theo điều 9, chương II Bộ Luật Lao Động nước CHXHCN Việt Nam năm 2012 có ghi rõ: “Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm”. Theo khái niệm trên một hoạt động được coi là việc làm cần thoả mãn hai điều kiện: Một là, hoạt động đó phải có ích và tạo ra thu nhập cho người lao động và cho các thành viên trong gia đình. Điều này chỉ rõ tính hữu ích và nhấn mạnh tiêu thức tạo ra thu nhập của việc làm. Hai là, hoạt động đó không bị pháp luật ngăn cấm. Điều này chỉ rõ tính pháp lý của việc làm. Các hoạt động lao động được xác định là việc làm bao gồm:14 - Làm các công việc được trả công dưới dạng bằng tiền hoặc hiện vật. - Những công việc tự làm để thu lợi nhuận cho bản thân hoặc thu nhập cho gia đình mình, nhưng không được trả công (bằng tiền hoặc hiện vật) cho công việc đó. Đó có thể là các công việc trong các nhà máy, công sở, các công việc nội trợ, chăm sóc con cái, đều được coi là việc làm. Căn cứ vào thời gian thực hiện công việc, Tổ chức Lao động Quốc tế phân chia "việc làm" thành các loại: - Việc làm đầy đủ: Việc làm đầy đủ là việc làm cho phép người lao động có điều kiện sử dụng hết thời gian lao động theo quy định. Trong thống kê lao động - việc làm ở Việt Nam thì người đủ việc làm gồm những người có số giờ làm việc trong tuần lễ tính đến thời điểm hiện nay nhỏ hơn hoặc bằng 48 giờ đối với lao động bình thường hoặc bằng giờ quy định đối với những người làm các công việc nặng nhọc, độc hại theo quy định hiện hành. Số giờ quy định ở trên có thể được thay đổi theo từng năm hoặc từng thời kỳ. - Việc làm hợp lý và việc làm hiệu quả: Việc làm hợp lý là sự phù hợp về số lượng và chất lượng của các yếu tố con người và vật chất của sản xuất, là bước phát triển cao hơn của việc làm đầy đủ. Việc làm hợp lý có năng suất lao động và hiệu quả KT - XH cao. Việc làm hợp lý còn là việc làm phù hợp với khả năng và nguyện vọng của người lao động. Việc làm hiệu quả là việc làm đem lại mức thu nhập cao cho người lao động. Việc làm không hiệu quả là việc làm đem lại thu nhập thấp không đủ cho các chi tiêu cơ bản trong đời sống của người lao động hoặc thấp hơn so với mức thu nhập tối thiểu trong xã hội. Như vậy, việc làm là tất cả những công việc mà người lao động thực hiện để đem về thu nhập cho bản thân và gia đình mà không vi phạm pháp luật.15 1.2.2. Tạo việc làm 1.2.2.1. Bản chất của tạo việc làm Tạo việc làm là quá trình tạo ra số lượng, chất lượng tư liệu sản xuất, số lượng và chất lượng sức lao động và các điều kiện kinh tế xã hội khác để kết hợp với tư liệu sản xuất và sức lao động. Tạo việc làm chính là tạo ra các cơ hội để người lao động có việc làm và tăng thu nhập, phù hợp với lợi ích của bản thân, gia đình, cộng đồng và xã hội. Theo Thông tư số 23/2014/TT-BLĐTBXH ngày 29/8/2014, tại Điều 3 Khoản 1 ‘Số lao động có việc làm tăng thêm là số người chênh lệch tăng hoặc giảm giữa số người lao động có việc làm ở kỳ báo cáo và số người lao động có việc làm ở kỳ báo cáo trước” [2]. Như vậy, quá trình tạo việc làm là: - Quá trình tạo ra số lượng và chất lượng tư liệu sản xuất: quá trình tạo ra tư liệu sản xuất phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, vốn đầu tư, tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng trong sản xuất, khả năng quản lý, sử dụng đối với những tư liệu sản xuất đó. - Quá trình tạo ra số lượng và chất lượng sức lao động: Số lượng sức lao động phụ thuộc vào quy mô dân số, tốc độ tăng dân số, các quy định về độ tuổi lao động và sự di chuyển của lao động. Chất lượng sức lao động phụ thuộc vào sự phát triển của giáo dục - đào tạo, y tế, thể dục thể thao và chăm sóc sức khỏe cộng đồng. - Quá trình tạo ra những điều kiện KT - XH khác như các chính sách của nhà nước, các giải pháp đào tạo nghề, giải pháp khuyến khích đầu tư, mở rộng thị trường... Tạo việc làm là quá trình tạo ra số lượng, chất lượng tư liệu sản xuất, số lượng và chất lượng sức lao động và các điều kiện kinh tế xã hội khác để kết hợp với tư liệu sản xuất và sức lao động. Tạo việc làm chính là tạo ra các cơ hội để người lao động có việc làm và tăng thu nhập, phù hợp với lợi ích của bản thân, gia đình, cộng đồng và xã hội.16 Như vậy, quá trình tạo việc làm là: - Quá trình tạo ra số lượng và chất lượng tư liệu sản xuất: quá trình tạo ra tư liệu sản xuất phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, vốn đầu tư, tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng trong sản xuất, khả năng quản lý, sử dụng đối với những tư liệu sản xuất đó. - Quá trình tạo ra số lượng và chất lượng sức lao động: Số lượng sức lao động phụ thuộc vào quy mô dân số, tốc độ tăng dân số, các quy định về độ tuổi lao động và sự di chuyển của lao động. Chất lượng sức lao động phụ thuộc vào sự phát triển của giáo dục - đào tạo, y tế, thể dục thể thao và chăm sóc sức khỏe cộng đồng. - Quá trình tạo ra những điều kiện KT - XH khác như các chính sách của nhà nước, các giải pháp đào tạo nghề, giải pháp khuyến khích đầu tư, mở rộng thị trường... Xét trên khía cạnh tạo việc làm từ phía doanh nghiệp, có thể mô hình hóa mô hình tạo việc làm theo phương trình sau: Y = f(C,V,X...) Trong đó: Y: Số lượng việc làm được tạo ra C: Vốn đầu tư V: Sức lao động X: Thị trường tiêu thụ sản phẩm... Trong đó hai yếu tố quan trọng nhất để tạo việc làm chính là vốn đầu tư và sức lao động. Hai yếu tố này hợp thành năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Có thể biểu diễn mối quan hệ đó trên đồ thị sau:17 Đồ thị 1.1. Mô hình tạo việc làm dựa trên lao động và vốn Đường N là năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Trên N là tập hợp mọi sự kết hợp giữa C và V (mối quan hệ giữa C và V phụ thuộc vào tình trạng công nghệ). Đường N1 thể hiện năng lực sản xuất mở rộng của doanh nghiệp. Đường OA thể hiện trình độ công nghệ nhất định (với điều kiện C/V không đổi). Khi năng lực sản xuất của doanh nghiệp được mở rộng, khả năng tạo việc làm phụ thuộc vào trình độ công nghệ và vốn đầu tư như sau: Trường hợp 1: Trong điều kiện công nghệ không thay đổi, mở rộng năng lực sản xuất theo tỷ lệ C/V như cũ. Khi đó: = Như vậy trong trường hợp này, năng lực sản xuất được mở rộng thêm từ A đến B vì vốn đầu tư tăng từ CA đến CB và số việc làm tăng từ VA đến VB. Trường hợp 2: Trong điều kiện mở rộng quy mô, trình độ công nghệ cao hơn trước, mở rộng năng lực sản xuất theo tỷ lệ C/V cao hơn. Khi đó : < N1 N I A B K V (Lao động) C (Vốn) CI CB CA CK VI VA VB VK O VaCa VbCb VaCa ViCi18 Trong đồ thị đường AI biểu hiện trình độ công nghệ cao hơn, tiến bộ hơn, và tại I có CI >CB nhưng số việc làm giảm đi từ VB về VI (việc làm giảm lượng tương đối VIVB). Trường hợp 3: Trong điều kiện mở rộng quy mô, nhưng trình độ công nghệ thấp hơn trước, mở rộng năng lực sản xuất theo tỷ lệ C/V thấp hơn. Khi đó: > . Trong đồ thị đường AK biểu hiện trình độ công nghệ thấp hơn, tại K có Ck<CB nhưng số việc làm tăng đi từ VB lên Vk (việc làm tăng một lượng tương đối VBVK). Tuy nhiên, sự tồn tại các yếu tố V và C dưới dạng khả năng. Do đó để chuyển hóa khả năng đó vào thực tế đòi hỏi có những điều kiện nhất định. Để tạo ra việc làm cho người lao động cần có sự phối hợp giữa 3 bên (cơ chế 3 bên): đòi hỏi sự tham gia tích cực của người lao động, nhà nước và bên sử dụng lao động sao cho cơ hội việc làm và mong muốn được làm việc của người lao động gặp nhau trên thị trường đúng lúc, đúng chỗ. - Về phía người lao động: muốn tìm được việc làm phù hợp, có thu nhập cao, đương nhiên phải có kế hoạch thực hiện và đầu tư cho phát triển sức lao động của mình, có nghĩa là phải tự mình hoặc dựa vào các nguồn tài trợ (từ gia đình, từ các tổ chức xã hội) để tham gia, phát triển, nắm vững một nghề nghiệp nhất định. - Về phía người sử dụng lao động: cần có thông tin về thị trường đầu vào và đầu ra để không chỉ tạo ra chỗ việc làm mà còn duy trì và phát triển chỗ làm việc cho người lao động. Do đó, người sử dụng lao động cần có vốn để mua hoặc thuê nhà xưởng; công nghệ, máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu, mua sức lao động để sản xuất ra sản phẩm. Hơn nữa, để mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất thì các chủ sử dụng lao động còn cần có kinh nghiệm quản lý, điều hành, có những chính sách marketing hợp lý, biết vận dụng linh hoạt chính sách của nhà nước trong lĩnh vực lao động, việc làm. VaCa VkCk19 Đồng thời đề ra các quy định phù hợp, quản lý lao động một cách khoa học và nghệ thuật nhằm đạt được mục tiêu về kinh tế cũng như hiệu quả về xã hội, nâng cao sự thoả mãn của người lao động và khơi dậy động lực lao động ở mỗi người. - Về phía Nhà nước: tạo ra hành lang pháp lý, ban hành các văn bản luật, chính sách liên quan trực tiếp đến người lao động và người sử dụng lao động, tạo môi trường pháp lý kết hợp sức lao động với tư liệu sản xuất là một bộ phận cấu thành trong cơ chế tạo việc làm cho nông dân. Như vậy, tạo việc làm theo nghĩa rộng chính là tổng thể những biện pháp, chính sách KT - XH của Nhà nước, cộng đồng và bản thân người lao động tác động lên mọi mặt của đời sống xã hội tạo điều kiện thuận lợi để đảm bảo cho người có khả năng lao động có việc làm. Còn tạo việc làm theo nghĩa hẹp là các biện pháp chủ yếu hướng vào đối tượng thất nghiệp, thiếu việc làm nhằm tạo ra chỗ làm cho người lao động, duy trì tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp. 1.2.2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm + Điều kiện tự nhiên Điều kiện tự nhiên của một quốc gia, một vùng, một thành phố, một địa phương đã có sẵn, ngoài ý muốn chủ quan của con người là một trong những nguồn lực quan trọng tác động đến khả năng tạo việc làm cho người lao động. Đó có thể là đất đai màu mỡ hay không màu mỡ, phù hợp với loại cây trồng nào; hay điều kiện khí hậu, thuỷ văn thuận lợi hay bất lợi cho phát triển các loại cây trồng, vật nuôi; các nguồn tài nguyên khoáng sản nhiều hay ít, địa hình bằng phẳng hay không bằng phẳng, thuận lợi phát triển ngành sản xuất nào, tạo ra bao nhiêu chỗ làm việc mới.. Trên thế giới có nhiều quốc gia rất giàu tài nguyên thiên nhiên, đất đai rộng lớn thuận lợi cho phát triển các ngành sản xuất và thu hút lao động. Còn đối với những quốc gia không được thiên nhiên ưu đãi: đất đai chật hẹp, nghèo tài nguyên... thì bản thân họ phải vượt lên trên cơ sở tạo vốn, tạo công nghệ kỹ thuật hiện đại, máy móc tiên20 tiến, phương pháp quản lý tiên tiến... để tạo ra được nhiều việc làm mới và việc làm có chất lượng cao. + Dân số Dân số vừa là yếu tố của sản xuất, vừa là yếu tố của tiêu dùng. Xét trên phương diện là yếu tố của tiêu dùng, các kết quả dân số: quy mô, cơ cấu, phân bố, chất lượng dân số quy định quy mô, cơ cấu, chất lượng, sự phân bố các ngành nghề, các lĩnh vực sản xuất của xã hội. Sản xuất cho ai; sản xuất cái gì, khi nào, ở đâu, chất lượng sản phẩm hàng hoá ra sao... là do số lượng, cơ cấu, chất lượng dân số quy định. Cụ thể: - Quy mô dân số tăng, nhu cầu về lượng hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng lên. Để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng tăng lên đó đòi hỏi phải mở rộng sản xuất, đa dạng hoá các ngành nghề hoạt động. Điều đó dẫn đến nhiều ngành nghề mới ra đời, dẫn đến số chỗ làm việc mới cũng được tạo ra nhiều hơn, cơ cấu việc làm cũng biến đổi theo. - Cơ cấu dân số quyết định cơ cấu tiêu dùng. Mỗi độ tuổi, giới tính, ngành nghề, tôn giáo, dân tộc... đều có tâm lý, sở thích tiêu dùng khác nhau, nhu cầu tiêu dùng về số lượng, chủng loại, chất lượng hàng hoá, dịch vụ cũng khác nhau. Để thoả mãn đầy đủ nhu cầu tiêu dùng cho các đối tượng đó tất yếu phải mở rộng, phát triển sản xuất, thay đổi cơ cấu sản xuất, đa dạng chủng loại hàng hoá, nâng cao chất lượng sản phẩm; thay đổi cơ cấu ngành nghề. Nghĩa là số lượng việc làm được tạo ra nhiều hơn, phát triển đa dạng hơn. - Mức sinh tăng hay giảm cũng ảnh hưởng đến tạo việc làm. Mức sinh cao, số trẻ em mới được sinh ra nhiều, nhu cầu tiêu dùng, đặc biệt là của trẻ em tăng lên. Các khoản chi phí cho giáo dục, y tế, chăm sóc sức khoẻ và nhiều lĩnh vực hoạt động khác đều tăng, các dịch vụ khác ăn theo cũng phát triển hơn, cơ cấu việc làm thay đổi.. Nghĩa là cùng với mức sinh tăng lên, nhiều việc làm mới được tạo ra, quy mô, cơ cấu việc làm đa dạng hơn. Mức sinh giảm nghĩa là số người già đông hơn, vì nhiều lý do mà họ phải gia nhập21 trở lại thị trường lao động, áp lực về việc làm tăng lên, tạo việc làm cho người già trở nên nan giải. - Mức chết: sự biến đổi của mức chết cũng tác động đến vấn đề tạo việc làm. Mức chết tăng lên, nhất là mức chết của dân cư trong độ tuổi lao động cao dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực, nhiều chỗ việc làm không có người đảm nhận. Hơn nữa khi mức chết tăng cao, số người chết trung bình hàng năm nhiều lên, các dịch vụ phục vụ và nhiều hoạt động khác đi kèm cũng thay đổi, cơ cấu việc làm cũng biến đổi theo. Mức chết giảm xuống, nhất là mức chết của dân số trong độ tuổi lao động giảm, cung lao động tăng lên tương đối, nhu cầu và áp lực việc làm tăng theo. Mức chết giảm xuống, dân số có xu hướng già hoá, số người già đông hơn, tuổi thọ trung bình trong dân cư tăng lên... việc làm cho người già, các dịch vụ chăm sóc người già cũng tăng theo. - Di dân làm cho quy mô, cơ cấu, chất lượng và phân bố dân số ở vùng đi và vùng đến thay đổi. Di dân thường xảy ra đối với những người đang trong độ tuổi lao động sẽ dẫn đến cung lao động ở vùng đến tăng lên, ở vùng đi giảm xuống. Đây là xu hướng tất yếu trong nền kinh tế mở và hội nhập. Sự di chuyển dân số xảy ra khi cung và cầu về sức lao động có sự chênh lệch và thường di chuyển từ: xã này sang xã khác, huyện này sang huyện khác, tỉnh này sang tỉnh khác và quốc gia này sang quốc gia khác. Từ đó, cơ cấu dân số cũng thay đổi: ở vùng đến cơ cấu dân số thường trẻ hơn, ở vùng đi cơ cấu dân số già đi, dẫn đến nhu cầu tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ đáp ứng cho từng đối tượng sẽ thay đổi. Vùng đến nhu cầu tiêu dùng tăng lên đòi hỏi phải cần mở rộng sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm để đáp ứng nhu cầu. Chính vì vậy, đã thúc đẩy nhiều ngành nghề mới ra đời, tạo ra ra nhiều chỗ làm mới cho người lao động. + Cung lao động Cung cầu lao động có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Quy mô, cơ cấu, phân bố và chất lượng lao động quy định quy mô, phân bố, cơ cấu và22 chất lượng việc làm. Ở đâu và khi nào lao động được cung ứng lớn thì nơi đó, khi đó việc làm được tạo ra nhiều hơn và ngược lại. Cung lao động là nam hay nữ, già hay trẻ, trình độ cao hay thấp... đều tác động đến cơ cấu việc làm. Bởi vì, mỗi độ tuổi, giới tính khác nhau đều có những ưu thế riêng trong lĩnh vực hoạt động, trong sản xuất kinh doanh. Nếu khai thác và sử dụng hiệu quả thế mạnh từ khía cạnh tuổi và giới tính của người lao động sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Khi cơ cấu lao động thay đổi, cơ cấu các ngành nghề trong nền kinh tế quốc dân nói chung, nhiều lĩnh vực khác nói riêng tất yếu phải có sự điều chỉnh cho phù hợp. Điều đó dẫn đến đặc điểm hoạt động nghề nghiệp, tính chất của việc làm sẽ thay đổi. Chất lượng lao động được đánh giá trên các mặt về sức khoẻ, trình độ, phẩm chất. Vấn đề được nói đến nhiều khi đề cập đến chất lượng lao động là trình độ của người lao động. Kinh tế ngày càng phát triển, khoa học kỹ thuật ngày một tiên tiến, đòi hỏi người lao động phải có trình độ nhất định để đáp ứng yêu cầu công việc. Người lao động có trình độ càng cao thì cơ hội tìm được việc làm càng dễ dàng và thu nhập đạt được càng cao. Hầu hết những người thất nghiệp chủ yếu là những người có trình độ thấp, không đáp ứng được yêu cầu của những công việc đòi hỏi trình độ chuyên môn kỹ thuật cao. Do đó, người lao động muốn kiếm được việc làm và nhất là việc làm có thu nhập cao phù hợp cần phải có các thông tin thị trường lao động, biết các cơ hội việc làm và đặc biệt là đầu tư vào vốn con người cả về thể lực và trí lực. Mỗi người lao động cần tuỳ thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của mình, tranh thủ các nguồn tài trợ để tham gia các khóa học giáo dục, đào tạo, phát triển sức lao động nhằm nâng cao kiến thức, nhận thức, kinh nghiệm. Đó cũng chính là điều kiện cần thiết để duy trì việc làm, tạo cơ hội việc làm có thu nhập, nâng cao vị thế bản thân mỗi người lao động trên thị trường lao động.23 + Cầu lao động Cầu lao động phán ánh số việc làm được tạo ra ở một thời điểm, là nhu cầu về lao động để phục vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế. Cầu lao động phụ thuộc vào: năng lực sản xuất, chiến lược kinh doanh, khả năng tiêu thụ sản phẩm hàng hóa cũng như cơ chế chính sách hỗ trợ của nhà nước giành cho doanh nghiệp. Để kích thích và tạo cầu lao động cho thị trường lao động ở mỗi vùng, miền địa phương khác nhau cần có những tác động là khác nhau, tuy nhiên cần hướng tới: - Khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống: Đây là một thị trường sức lao động tạo ra một lượng cầu lớn và ổn định. Tuy nhiên với mỗi làng nghề khác nhau cần có những chiến lược khác nhau để tiêu thụ, mở rộng thị trường cũng như thu hút lao động, giải quyết việc làm. - Phát triển các KCN và hình thành các doanh nghiệp vừa và nhỏ, bởi lẽ việc phát triển và mở rộng sản xuất của các KCN, doanh nghiệp sẽ tạo ra một lượng cầu rất lớn về lao động việc làm trong lĩnh vực công nghiệp. Tuy nhiên, vấn đề ở chỗ các doanh nghiệp này phải đảm bảo khả năng hoạt động, phát triển bền vững và đạt được hiệu quả KT - XH của doanh nghiệp, người dân và xã hội. - Ngoài ra, chính bản thân người lao động cũng có thể tạo ra việc làm cho chính mình thông qua việc tư duy, nắm bắt thị trường và tiến hành sản xuất kinh doanh trên cơ sở các điều kiện, khả năng có sẵn ở các lĩnh vực NN - công nghiệp và dịch vụ. + Cơ chế, chính sách KT - XH của nhà nước Cơ chế chính sách của chính phủ, quốc gia, của chính quyền địa phương, các quy định của chủ doanh nghiệp là nhóm nhân tố quan trọng tạo việc làm cho người lao động. Trong mỗi thời kỳ khác nhau, chính phủ sẽ đề ra những chính sách cụ thể, tạo hành lang pháp lý cho phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, mở rộng hoặc thu hẹp việc làm của ngành này hay ngành khác, tạo môi trường để người sử dụng lao động và người lao động gặp nhau.24 Đảng ta đã xác định phương hướng cơ bản là: “Nhà nước cùng toàn dân ra sức đầu tư phát triển, thực hiện tốt kế hoạch và các chương trình KT - XH. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế, mọi công dân mọi nhà đầu tư mở mang ngành nghề, tạo việc làm cho người lao động. Mọi công dân đều được tự do hành nghề, thuê mướn lao động theo pháp luật. Phát triển dịch vụ việc làm, tiếp tục phân bố lại dân cư và lao động trên địa bàn cả nước, tăng dân cư trên các địa bàn có tính chiến lược về kinh tế, an ninh, quốc phòng. Mở rộng kinh tế đối ngoại, đẩy mạnh xuất khẩu lao động” [10]. Chính sách việc làm có thể phân chia thành: - Nhóm chính sách chung: Chính sách về vốn - tín dụng, chính sách đất đai, chính sách thuế... - Nhóm chính sách khuyến khích phát triển: Thường được cụ thể hóa cho từng vùng, miền hay lĩnh vực khác nhau phụ thuộc vào tình hình, đặc điểm và định hướng phát triển cụ thể ở mỗi thời điểm khác nhau hướng tới thu hút lao động (chính sách phát triển và khôi phục các làng nghề, chính sách dạy nghề ngắn hạn cho nông dân, chính sách đền bù giải phóng mặt bằng...). Chính sách về lao động việc làm là hệ thống thiết chế pháp luật của Nhà nước, là công cụ của nhà nước trong việc quản lý lao động, việc làm và có tác động đến toàn bộ lực lượng lao động trong xã hội. Vì vậy, việc xây dựng chính sách phải dựa trên nguyên tắc cơ bản là mọi người được tiếp cận với việc làm một cách công bằng. Bởi lẽ, chính sách việc làm thuộc hệ thống chính sách xã hội, song biện pháp tạo việc làm lại mang nội dung kinh tế, đồng thời liên quan đến vấn đề thuộc về tổ chức quản lý sản xuất, sản xuất kinh doanh...Chính vì vậy, một sự điều chỉnh nhỏ trong chính sách việc làm đều có ảnh hưởng lớn đến mọi mặt trong đời sống kinh tế xã hội (người lao động, doanh nghiệp, nhà nước). + Trình độ phát triển kinh tế Tình hình phát triển kinh tế vĩ mô của mỗi quốc gia đều có ảnh hưởng đến khả năng tạo việc làm cho chính quốc gia đó. Trên thực tế, ở các quốc gia25 phát triển việc tạo việc làm cho lao động nông thôn có nhiều thuận lợi, do tỷ lệ dân số sống phụ thuộc vào NN thấp hoặc với trình độ dân trí cao họ cũng có lợi thế hơn khi tiếp cận với thị trường lao động mở (trong và ngoài nước) so với nhóm các quốc gia đang và chậm phát triển. 1.2.3. Một số mô hình lý thuyết tạo việc làm 1.2.3.1. Mô hình lựa chọn công nghệ phù hợp, khuyến khích giá, tạo việc làm Quan điểm cơ bản của mô hình khuyến khích giá cho rằng để sản xuất ra một mức sản lượng mong muốn, các nhà sản xuất đứng trước hai lựa chọn lớn: một là có nhiều mức giá khác nhau để mua vốn, lao động, nguyên vật liệu...phải lựa chọn mức giá sao cho chi phí sản xuất là thấp nhất. Hai là để tối ưu hoá lợi nhuận, các nhà sản xuất phải lựa chọn công nghệ phù hợp (công nghệ sử dụng nhiều vốn hay công nghệ sử dụng nhiều lao động). Nếu giá vốn cao hơn giá lao động thì nhà sản xuất sẽ lựa chọn công nghệ sử dụng nhiều lao động. Ngược lại, nếu giá lao động tương đối cao thì nhà sản xuất sẽ lựa chọn công nghệ sử dụng nhiều vốn. Trong bối cảnh các nước đang phát triển thường có nguồn lao động dồi dào, nhưng lại ít vốn thì các hãng chủ yếu sản xuất thiên về sử dụng nhiều lao động. Do đó, các chính sách nhằm điều chỉnh giá cả thông qua việc hạ thấp giá tương đối của lao động sẽ góp phần không chỉ tạo thêm nhiều việc làm mà còn sử dụng tốt hơn các nguồn vốn khan hiếm nhờ áp dụng công nghệ phù hợp. 1.2.3.2. Tạo việc làm bằng di chuyển lao động giữa hai khu vực nông nghiệp và công nghiệp của Lewis Lewis đưa ra lý thuyết này trong việc giải thích về sự di chuyển lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp ở một nước vừa mới công nghiệp hoá. Đây là mô hình phổ biến nhất trong tất cả các mô hình tạo việc làm có liên hệ cụ thể với các nước đang phát triển. Tác giả cho rằng: “ một nền kinh tế kém phát triển bao gồm hai khu vực: một là khu vực nông nghiệp tự cung, tự cấp truyền thống, lao động dư thừa có năng suất bằng không hoặc rất thấp; hai là khu vực công nghiệp thành thị hiện đại có năng suất cao mà lao26 động khu vực nông nghiệp dần chuyển sang. Tăng sản lượng trong khu vực hiện đại dẫn đến lao động di cư từ nông thôn ra thành thị và gia tăng công ăn việc làm tại thành thị. Mô hình này dựa trên ba giả định: - Một là, tốc độ di chuyển lao động và tăng công ăn việc làm tỷ lệ thuận với tốc độ tích luỹ vốn. Tốc độ tích luỹ vốn càng nhanh thì tốc độ tăng trưởng tại khu vực hiện đại và tăng việc làm ở thành thị càng cao. - Hai là, ở khu vực nông thôn thừa lao động, trong khi có sự toàn dụng lao động ở thành thị. - Ba là, mức lương thực tế ở thành thị sẽ không đổi cho đến khi nguồn cung cấp lao động dư thừa ở khu vực nông thôn trở nên cạn kiệt. 1.2.3.3. Mô hình thu nhập dự kiến về sự di cư nông thôn - thành thị (Harris- Todaro) Lý thuyết của Todaro ra đời vào thập kỷ 60 - 70 của thế kỷ XX, nghiên cứu việc làm bằng sự di chuyển lao động trên cơ sở thực hiện điều tiết thu nhập, tiền lương giữa các khu vực kinh tế khác nhau (nông thôn có mức thu nhập thấp, thành thị có mức thu nhập cao hơn). [11] Quá trình đô thị hoá diễn ra đồng thời với quá trình công nghiệp hoá. Do đó, di dân từ nông thôn ra thành thị là xu hướng tất yếu khách quan của các nước trong quá trình phát triển. Những người di cư so sánh mức thu nhập dự kiến có được trong một khoảng thời gian nhất định ở thành thị với mức thu nhập trung bình đang có ở nông thôn. Quyết định di cư sẽ được thực hiện nếu thu nhập dự kiến cao hơn thu nhập thực tế. Thu nhập dự kiến thu được của người lao động di chuyển tuỳ thuộc vào khả năng có thể kiếm việc làm ở thành thị, mức lương ở thành thị, độ tuổi di cư. Todaro đề xuất chính phủ giảm mức lương ở thành thị, xoá bỏ những méo mó về giá cả của các nhân tố sản xuất, tăng cường việc làm ở nông thôn, áp dụng công nghệ và chính sách phù hợp.27 1.3. Ảnh hưởng của Khu công nghiệp đến việc làm của nông dân 1.3.1. Những ảnh hưởng tích cực + Quá trình hình thành và phát triển KCN tạo nhiều cơ hội việc làm mới cho nông dân. + Khu công nghiệp làm tăng cơ hội thay đổi cơ cấu việc làm của người nông dân. + Khu công nghiệp làm tăng cơ hội tự tạo việc làm và tìm kiếm việc làm theo hướng phù hợp với năng lực, khả năng của người nông dân + KCN làm tăng thất nghiệp ở một vài bộ phận nhưng đồng thời cũng mở ra cơ hội việc làm cho một số lĩnh vực khác cho người nông dân. 1.3.2. Những ảnh hưởng tiêu cực - Sự quá tải về dân số - Mất cân đối về cơ hội việc làm và việc làm giữa các vùng. - Tăng sự chênh lệch về các cơ hội giáo dục đào tạo, phát triển nguồn nhân lực giữa các vùng. - Làm giảm quỹ đất nông nghiệp dẫn đến tình trạng những nông dân phải chuyển đổi mục đích sử dụng đất rơi vào tình trạng thiếu việc làm. 1.4. Cơ sở thực tiễn của đề tài 1.4.1. Kinh nghiệm trên thế giới về KCN giải quyết việc làm cho người lao động 1.4.1.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc [24] Theo quy luật phát triển của xã hội, công nghiệp hoá và đô thị hoá là sự lựa chọn tất yếu của các quốc gia. Trung Quốc, nước đông dân nhất thế giới, và cũng là nước có nền nông nghiệp phát triển mạnh. Trong những năm gần đây, tiến trình đô thị hoá ở Trung Quốc diễn ra rất nhanh, nhưng cũng đồng thời lấy đi nhiều diện tích đất nông nghiệp. Thống kê cho thấy, khi tỷ lệ đô thị hoá nâng lên 1,5% thì nhu cầu sử dụng đất tăng lên 1%. Từ năm 2000 đến năm 2005, diện tích đất canh tác của Trung Quốc bị thu hồi đã lên đến 7,328 triệu ha. Do ruộng đất bị thu hồi thì hàng năm có hàng triệu nông dân Trung Quốc mất đất, thất nghiệp; trung bình mỗi năm tăng thêm từ 2,5 đến 3 triệu người. Theo tính toán cứ 2 mẫu đất bị thu hồi thì có 3 người nông dân thất thiệp. Vì vậy, sau khi bị thu hồi đất, vấn đề giải quyết việc làm cho người nông dân trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. - Tích cực phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp sẽ tạo điều kiện cho người nông dân có việc làm là chính sách lâu dài mà Trung Quốc đang tập trung giải quyết. Các địa phương ở Trung Quốc đã có nhiều cách làm khác nhau để giải quyết vấn đề này như: - Thành lập quỹ đào tạo, bồi dưỡng nghề cho những nông dân bị thu hồi đất; khuyến khích các đơn vị ưu tiên sắp xếp công ăn việc làm cho người nông dân bị thu hồi đất; khuyến khích nông dân lập nghiệp, tạo điều kiện cho các hộ nông dân bị thu hồi đất vào thành phố mở doanh nghiệp và được hưởng các chính sách ưu đãi như các đối tượng thất nghiệp ở thành phố. - Áp dụng chính sách hỗ trợ bảo hiểm xã hội cho người nông dân bị thu hồi đất. Tất cả các đơn vị tuyển dụng người nông dân bị thu hồi đất vào làm việc phải ký hợp đồng lao động cho những người này từ 3 năm trở lên, mức lương hàng tháng không thấp hơn 120% mức lương tối thiểu của địa phương. 1.4.1.2. Kinh nghiệm của Malaysia [25] Malaysia có nền kinh tế phát triển khá cao ở khu vực Đông Nam Á, lao động được thu hút mạnh vào các ngành phi nông nghiệp. Malaysia là nước thiếu lao động và phải nhập lao động từ bên ngoài. Tuy nhiên, thời kỳ đầu CNH - HĐH, Malaysia cũng rơi vào tình trạng dư thừa lao động ở nông thôn giống như các quốc gia khác trong khu vực và Malaysia đã giải quyết vấn đề này rất thành công. Malaysia đã thực hiện quyết liệt chuyển dịch cơ cấu lao động trong nền kinh tế quốc dân: giảm mạnh lao động trong lĩnh vực nông - lâm - nghiệp và tăng trong lĩnh vực công nghiệp - dịch vụ.29 Để đạt được kết quả như vậy, Malaysia đã thực hiện một số biện pháp cụ thể như sau: Thứ nhất, ngay thời kỳ đầu công nghiệp hóa, Malaysia đã đặc biệt chú trọng phát triển NN, phát triển các loại cây công nghiệp phù hợp với điều kiện về đất đai, khí hậu của mỗi vùng. Cùng với phát triển NN, Malaysia cũng chú trọng phát triển công nghiệp chế biến nông sản, điều đó rất có hiệu quả trong việc tìm đầu ra cho sản xuất NN và giải quyết việc làm cho nông dân. Thứ hai, đẩy mạnh khai hoang phát triển sản xuất NN, giải quyết lao động dư thừa trong nông thôn. Đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho nông thôn cũng như đầu tư vào các cơ sở phúc lợi xã hội khác. Thứ ba, thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào phát triển công nghiệp đặc biệt là công nghiệp chế biến nông sản, điều đó góp phần nâng cao giá trị gia tăng cho các ngành hàng nông sản và chuyển dịch nhanh lao động từ NN sang công nghiệp và dịch vụ. Thứ tư, thực hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa các cơ quan nghiên cứu khoa học, các cơ sở đào tạo, các tổ chức công nghiệp chế biến với các hộ nông dân nhằm đẩy nhanh tiến bộ khoa học vào sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, kết hợp xây dựng cơ sở hạ tầng với công nghiệp chế biến, xây dựng nông thôn phát triển toàn diện. 1.4.2. Kinh nghiệm KCN giải quyết việc làm cho người lao động ở một số tỉnh tại Việt Nam 1.4.2.1. Kinh nghiệm của Hà Nội Trong thời gian qua, thành phố Hà Nội đã có nhiều chính sách nhằm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa. Một số kinh nghiệm mà thành phố Hà Nội đã thực hiện: - Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia vào giải quyết việc làm theo hướng: mở rộng sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân, phát triển các cụm công nghiệp tập trung và khuyến khích phát triển mạnh kinh tế hộ gia đình.30 - Phát triển thị trường sức lao động nông thôn ngoại thành và đẩy mạnh xuất khẩu lao động để giải quyết việc làm. Để đẩy mạnh xuất khẩu lao động, giải quyết việc làm, thành phố đã thực hiện các biện pháp sau: Hỗ trợ kinh phí cho doanh nghiệp khi tuyển chọn lao động đi xuất khẩu lao động sang các thị trường khác nhau với mức hỗ trợ khác nhau từ 700.000 đến 1.500.000 đồng/người. Thông qua đó khuyến khích các doanh nghiệp khai thác các thị trường có ngành nghề phù hợp và thu nhập cao cho người lao động từ đó tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động [18]. Xây dựng các chính sách hỗ trợ cho lao động ngoại thành trong thủ tục vay vốn đi xuất khẩu lao động với mức vay 80 % số tiền chi phí đối với từng thị trường (UBND xã nơi người lao động cư trú phải đứng ra bảo lãnh). Có các chính sách khuyến khích đối với xã, phường giới thiệu được nhiều lao động đi xuất khẩu: từ 50 đến 70 lao động được thưởng 10 triệu đồng, từ 70 đến 150 lao động được thưởng 15 triệu đồng, từ 150 lao động trở lên được thưởng 20 triệu đồng [18]. 1.4.2.2. Kinh nghiệm của Bình Dương [26] Vận dụng hiệu quả chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, tỉnh Bình Dương đã huy động được nhiều nguồn lực tham gia đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp. Kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với bảo đảm an sinh xã hội, tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân, hơn 20 năm qua, các khu công nghiệp đã trở thành một đòn bảy giúp Bình Dương không ngừng phát triển… Một là, thu hút đầu tư hiệu quả: Khu công nghiệp đầu tiên của Bình Dương là Sóng Thần 1 được hình thành từ năm 1995 với diện tích 180 ha. Hơn 20 năm, đến nay, Bình Dương đã có 28 KCN với tổng diện tích quy hoạch gần 9.500 ha, trong đó có 26 KCN đi vào hoạt động với tổng diện tích 8.871 ha. Theo Trưởng ban Quản lý các KCN Bình Dương Trần Văn Liễu, hiện các KCN của tỉnh đã thu hút 2.025 dự án đầu tư của các doanh nghiệp31 (DN); trong đó có 464 dự án của DN trong nước với tổng vốn đầu tư 40 nghìn tỷ đồng và 1.561 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng vốn gần 15,8 tỷ USD, chiếm 65,3% trên tổng nguồn vốn gần 24,2 tỷ USD đầu tư vào tỉnh. Nhiều KCN tại Bình Dương đã trở thành điểm đến hấp dẫn của nguồn vốn FDI. Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Bình Dương Nguyễn Thanh Trúc cho biết, các KCN Việt Nam - Xin-ga-po (VSIP) tại tỉnh thu hút 435 dự án với vốn đầu tư hơn 6,1 tỷ USD; KCN Mỹ Phước thu hút hơn 400 dự án với tổng vốn đầu tư gần 3,5 tỷ USD; KCN Xin-ga-po Ascendas Protrade thu hút gần 30 dự án với vốn đầu tư gần 1,2 tỷ USD; các KCN Sóng Thần, Đồng An, Việt Hương đều được lấp đầy diện tích. Hầu hết các DN lớn đầu tư tại Bình Dương chọn lựa vào các KCN tập trung. Hai là, tạo sự đồng thuận, cùng có lợi: Trong phát triển KCN, gian nan nhất là công tác đền bù, giải phóng mặt bằng. Kinh nghiệm từ thực tiễn của Bình Dương là tạo sự đồng thuận, bảo đảm hài hòa về lợi ích. Để làm KCN, công tác quy hoạch được Bình Dương tính toán kỹ trên phương diện hiệu quả kinh tế, kết hợp hài hòa với các yếu tố xã hội, bảo đảm được đời sống vật chất, tinh thần của người dân vùng bị giải tỏa phải tốt hơn so với trước khi làm KCN. Khảo sát tại một số KCN ở Bình Dương, chúng tôi nhận thấy, đời sống người dân được cải thiện, hầu hết bà con ở vùng giải tỏa đều có cuộc sống mới ổn định, khấm khá; nhiều khu đô thị mới được hình thành. Ở nhiều nơi, người nông dân dù “ly nông” nhưng không phải “ly hương” nhờ các KCN đã mở ra nhiều hướng làm ăn, như buôn bán, xây phòng trọ cho thuê và kinh doanh nhiều dịch vụ khác. Thông qua việc xây dựng các khu tái định cư hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng trước; chuyển đổi ngành nghề cho nhân dân địa phương bằng hình thức hỗ trợ trực tiếp, đào tạo nghề cụ thể cho con em người dân vùng giải tỏa. Nhờ việc làm mà KCN tạo ra, giúp người dân chuyển đổi ngành nghề, phát triển lĩnh vực dịch vụ như cho thuê nhà trọ, buôn bán. Cùng với đó, đẩy mạnh công tác32 tuyên truyền, vận động nhân dân thấy được lợi ích từ chủ trương phát triển các KCN nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội (KTXH) phát triển, đem lại đời sống tốt đẹp hơn cho nhân dân. Ba là, tiếp tục là đòn bẩy phát triển kinh tế - xã hội: Chính sự ra đời của các KCN đã đưa công nghiệp của tỉnh Bình Dương bứt phá, tạo tiền đề cho thương mại, dịch vụ và đô thị phát triển theo. Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương Nguyễn Thanh Trúc cho rằng, các KCN thật sự là nơi thu hút nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực; góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, tạo nguồn thu cho NSNN, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế; đồng thời là kênh quan trọng để tiếp thu công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến của nhiều nước trên thế giới. Thông qua KCN, nhiều công nghệ sản xuất mới được nhập vào tỉnh như sản xuất thiết bị, máy móc, phụ tùng ô-tô, điện thoại, linh kiện điện tử, dược phẩm… Nhờ đó, hàng nghìn sản phẩm mới với chất lượng đạt tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế đã ra đời, được xuất khẩu đi nhiều nước. Các KCN còn tạo việc làm trực tiếp cho hơn 379 nghìn lao động cùng đông đảo lao động gián tiếp. Hằng năm, nhiều DN trong các KCN ở Bình Dương đạt doanh thu cao và nộp NSNN lớn. Tính riêng trong năm 2015, các DN trong KCN tại Bình Dương có doanh thu hơn 17 tỷ USD, nộp NSNN hơn 275 triệu USD… Cùng với đó, Bình Dương tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kịp thời tháo gỡ khó khăn, củng cố niềm tin cho DN, nhà đầu tư hoạt động trong các KCN. Đẩy mạnh chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Quan tâm chăm sóc đời sống vật chất, tinh thần, điều kiện sống và sinh hoạt của người lao động nhằm phục vụ sự phát triển bền vững và lâu dài của các KCN. Với kinh nghiệm hơn 20 năm phát triển, đồng thời phát huy phương châm “hạ tầng đi trước và đón đầu” của tỉnh, hy vọng các KCN của Bình Dương sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, góp phần quan trọng đưa Bình Dương trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trước năm 2020.33 1.5.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Bắc Ninh Bắc Ninh là một trong những tỉnh đất chật người đông và trong những năm gần đây, Bắc Ninh là một trong những địa phương có tốc độ công nghiệp hóa diễn ra nhanh, đi liền với các quyết định thu hồi đất để xây dựng các KCN, các trung tâm thương mại... là một lượng lớn lao động nông nghiệp bị thiếu hoặc mất việc làm do mất đất. Vì vậy, giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp bị mất đất luôn là những thách thức cho các cấp, các ngành của tỉnh Bắc Ninh. Các giải pháp của Bắc Ninh đã áp dụng: - Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động ở những nơi chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Công tác đào tạo nghề đã được tỉnh đặc biệt quan tâm: kinh phí đầu tư cho dạy nghề ngày càng tăng, số lao động được đào tạo tăng cả về số lượng và chất lượng. Với tay nghề và kiến thức đã được trang bị đã giúp cho lao động tự tạo được việc làm hoặc đáp ứng yêu cầu tuyển dụng của chủ doanh nghiệp. - Quy định các doanh nghiệp, các chủ dự án sử dụng đất thu hồi phải sử dụng lao động địa phương. Với mục tiêu đảm bảo việc làm, ổn định cuộc sống của người lao động ở các nơi thực hiện dự án thu hồi đất, tỉnh đã yêu cầu các chủ doanh nghiệp phải tuyển dụng lao động địa phương trước, sắp xếp việc làm phù hợp với tay nghề, tuổi tác của người lao động. Tuy nhiên, về phía người lao động trước khi được tuyển dụng cũng đã được các ban ngành có liên quan tư vấn học nghề, gặp gỡ nhà tuyển dụng và được tư vấn những vấn đề liên quan. Cho nên số lao động tại địa phương được tuyển dụng vào làm việc lại các nhà máy, xí nghiệp, KCN trên địa bàn tỉnh ngày càng tăng. - Tiếp tục phát triển làng nghề truyền thống: Bắc Ninh có ưu thế là các làng nghề truyền thống đã gây dựng được uy tín trên thị trường, với hơn 100 làng nghề trải khắp các huyện: đồ gỗ Đồng Kỵ, Hưng Mạc (Từ Sơn), đúc đồng Đại Bái (Gia Bình), giấy gió (Phong Khê)... đã thu hút hàng ngàn lao động. Đối với các cơ sở nghề truyền thống, tỉnh đã có những hỗ trợ: ưu đãi về34 vốn vay, mặt bằng, thị trường tiêu thụ sản phẩm, tạo điều kiện để các cơ sở phát triển ra các thị trường trong và ngoài nước. - Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa, tỉnh đã thực hiện cơ chế liên kết 4 nhà: nhà nước - nhà khoa học - nhà doanh nghiệp - nhà nông một cách hài hòa, chặt chẽ, phối hợp với các ban ngành mở các lớp tập huấn dạy nghề theo hướng công nghệ cao, tạo ra vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa lớn và xây dựng vành đai cung cấp sản phẩm an toàn cho thành phố Bắc Ninh và thành phố Hà Nội. Bài học kinh nghiệp rút ra tại Bắc Ninh: Thứ nhất, tỉnh Bắc Ninh, chính quyền, cơ quan các cấp tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư nước ngoài, nhanh chóng, kịp thời phổ biến các chủ trương, chính sách, hướng dẫn, kiểm tra thanh tra việc thực hiện những quy định của pháp luật lao động của các DN. Thứ hai, đứng trên giác độ lao động và việc làm thì sự phát triển của các KCN đã tác động tích cực trên hai phương diện: một là, thu hút nhân lực, giải quyết việc làm; hai là, rèn luyện tác phong làm việc mới và nâng cao tính kỷ luật trong lao động. Phân cấp, ủy quyền thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về lao động trong khu công nghiệp. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan được ủy quyền và cơ quan ủy quyền, tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện những quy định của pháp luật lao động của các doanh nghiệp. Thứ ba, phát huy khả năng của mọi thành phần, mọi tổ chức, đoàn thể, nhất là Đoàn thanh niên cộng sản, Hội nông dân, Hội phụ nữ, Công đoàn... giúp đỡ, hỗ trợ NLĐ vừa tìm việc làm, vừa nâng cao tay nghề, hiểu rõ trách nhiệm, quyền lợi của NLĐ, cập nhật thông tin, chính sách, luật lao động.35 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu Một là, các KCN Bắc Ninh đã ảnh hưởng tới việc làm của nông dân tỉnh Bắc Ninh hiện nay như thế nào? Hai là, các yếu nào tác động tích cực, hạn chế của KCN Bắc Ninh đến việc làm của nông dân tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2016? Ba là, cần phải thực hiện những giải pháp nào để nông dân tỉnh Bắc Ninh tiếp cận được việc làm trong quá trình công nghiệp hóa diễn ra từ nay đến 2020? 2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu Các yếu tố ảnh hưởng của các KCN Bắc Ninh đến việc làm nông dân trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh từ đó đưa ra những kiến nghị, giải pháp phù hợp. 2.2.2. Phạm vi nghiên cứu 2.2.2.1. Địa điểm nghiên cứu Các KCN tập trung tại Bắc Ninh: Bắc Ninh hiện có tổng số 16 KCN tập trung được Thủ tướng Chinh phủ phê duyệt điều chỉnh, bổ sung theo văn bản số 1511/TTg-KTN ngày 20/8/2014 và Văn bản số 2007/TTg-KTN ngày 06/11/2015, với tổng diện tích 6.397,68 ha. Các KCN này được đặt tại các huyện, thị, thành phố trừ huyện Lương Tài. 2.2.2.2. Thời gian nghiên cứu Số liệu thứ cấp thu thập trong giai đoạn 2012 - 2016. Số liệu sơ cấp thu thập cuối năm 2016, đầu năm 2017. 2.3. Nội dung nghiên cứu - Đánh giá những thành tựu trong các KCN Bắc Ninh ảnh hưởng đến việc làm của hộ nông dân trong những năm qua.36 - Chỉ ra một số nguyên nhân tồn tại và các yếu tố ảnh hưởng đến việc làm của nông dân trong thời gian qua trên địa bàn. - Đề xuất một số giải để giúp nông dân vùng chịu ảnh hưởng ổn định và nâng cao được đời sống sau khi chịu sự ảnh hưởng của các khu công nghiệp. 2.4. Phương pháp thu thập thông tin 2.4.1. Thu thập thông tin thứ cấp Nguồn gốc của các tài liệu này đã được chú thích rõ trong phần “Tài liệu tham khảo”. Nguồn tài liệu này bao gồm: - Các sách, báo, tạp chí, các văn kiện Nghị quyết, các chương trình nghiên cứu đã được xuất bản, các kết quả nghiên cứu đã công bố của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học trong và ngoài nước, các tài liệu trên internet... - Tài liệu, số liệu đã được công bố về tình hình kinh tế, xã hội nông thôn, kinh tế của các ngành sản xuất, đời sống của các nông hộ nông nghiệp nằm trong khu vực có các khu công nghiệp… các số liệu này thu thập từ Cục Thống kê tỉnh, Ban quản lý các KCN Bắc Ninh, Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Ninh, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Liên minh Hợp tác xã và các phòng, ban có liên quan. Trên cơ sở đó tiến hành tổng hợp các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác nghiên cứu. 2.4.2. Thu thập thông tin sơ cấp Số liệu sơ cấp là những số liệu phục vụ cho nội dung nghiên cứu của đề tài. Những số liệu này được thu thập từ việc thu thập thông tin các hộ tại các xã có mất đất phục vụ cho các KCN. Các số liệu này được sử dụng để phân tích về tình hình thu hồi đất của các hộ nông dân trong xã, tình hình chuyển đổi việc làm của các hộ do ảnh hưởng của các khu công nghiệp. Phương pháp khảo sát được tiến hành như sau: * Phương pháp chọn điểm nghiên cứu Việc chọn địa điểm nghiên cứu có ảnh hưởng quyết định đến kết quả của việc nghiên cứu. Để chọn địa điểm nghiên cứu đại diện cho vùng nghiên37 cứu tôi căn cứ vào bản đồ đất đai, quy hoạch tổng thể các khu công nghiệp Bắc Ninh. Đối với bản đồ tôi sử dụng bản đồ quy hoạch đất đai của tỉnh Bắc Ninh, Bản đồ quy hoạch các KCN Bắc Ninh giai đoạn 2012 - 2016 tầm nhìn đến năm 2020. Các KCN tập trung tại Bắc Ninh hay các KCN Bắc Ninh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt 16 KCN, hết năm 2016 có 9 KCN đi vào hoạt động đó là các KCN: Tiên Sơn, Đại Đồng - Hoàn Sơn, VSIP, Yên Phong 1, Quế Võ 1, Quế Võ 2, Thuận Thành II, Thuận Thành 3, Hanaka. * Phương pháp chọn mẫu khảo sát, nghiên cứu - Tiến hành thu thập của một số người dân tại một số xã có KCN đóng trên địa bàn KCN Quế Võ, Tiên Sơn, Yên Phong đây là 3 KCN lớn của tỉnh có diện tích, số lượng DN và người lao động nhiều nhất. + KCN Quế Võ thu hồi đất của 4 xã: xã Phương Liễu, Phượng Mao thuộc huyện Quế Võ; xã Vân Dương, Nam Sơn thuộc thành phố Bắc Ninh. Tiến hành thu thập thông tin của một số người dân tại xã là Phương Liễu, huyện Quế Võ. + KCN Tiên Sơn thu hồi đất của 06 xã, phường: xã Nội Duệ, Hoàn Sơn, Đại Đồng thuộc huyện Tiên Du; xã Tương Giang, phường Tân Hồng, phường Đồng Nguyên thuộc thị xã Từ Sơn. Tiến hành thu thông tin của người dân tại xã Tương Giang, thị xã Từ Sơn. + KCN Yên Phong thu hồi đất của 03 xã: Long Châu, Yên Trung, Đông Phong thuộc KCN Yên Phong.Thu thập thông tin của người dân tại xã Long Châu, huyện Yên Phong. - Chọn nông hộ khảo sát: Là bước quan trọng có liên quan trực tiếp tới độ chính xác của các kết quả nghiên cứu. Do vậy, chọn đối tượng để khảo sát phải mang tính đại diện cao các nội dung nghiên cứu. Nông hộ khảo sát của 3 xã Long Châu, Phương Liễu, Tương Giang.38 - Tiêu chí chọn hộ khảo sát: Luận văn sử dụng số liệu sơ cấp được thu thập từ mẫu khảo sát nông hộ ở 3 xã trên. Số liệu được thu thập theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống để đảm bảo ý nghĩa thống kê số lớn của mẫu khảo sát (n >=30). Cỡ mẫu khảo sát: Theo Trần Chí Thiện (2013)[51] số hộ khảo sát được tính toán dựa trên công thức Slovin để xác định số hộ: Trong đó: n: Số mẫu cần khảo sát N: Số đơn vị tổng thể e. Sai số cho phép Giả thuyết sai số cho phép < 10 %, trong nghiên cứu này, lựa chọn sai số là 0,7 %, ta có: TT Tên xã khảo sát Tổng số thôn trong xã Số thôn khảo sát Tổng số hộ 1 Long Châu 4 2 1.150 2 Phương Liễu 4 2 1.700 3 Tương Giang 6 2 1.157 Cộng 14 6 4.007 (Nguồn: UBND các xã Long Châu, Phương Liễu, Tương Giang, tháng 3/2017) Với tổng số là 4.007 hộ, mức ý nghĩa cho phép là 7%, tôi tiến hành khảo sát số hộ, đảm bảo độ sai số: n = n = 195 (hộ). Vậy, lựa chọn số hộ khảo 195 hộ, làm tròn khảo sát 200 hộ. - Phương pháp khảo sát hộ: phỏng vấn trực tiếp hộ bằng mẫu phiếu khảo sát được lập sẵn. 1 + 4.007*0,072 4.007 2Nn1 N * e39 - Nội dung phiếu khảo sát bao gồm: + Những thông tin về tình hình cơ bản của hộ như: Họ tên, tuổi, dân tộc, giới tính, trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn, khoa học kỹ thuật, số khẩu, số lao động, diện tích đất đai, vốn sản xuất, tình hình đất bị thu hồi cho KCN... + Những thông tin về việc làm, giải quyết việc làm của hộ sau khi có tác động của khu công nghiệp. + Những thông tin về ý kiến, nguyện vọng, nhu cầu, thuận lợi, khó khăn của chủ hộ. Sự giúp đỡ của chính quyền địa phương trong việc giải quyết việc làm và tạo việc làm cho người lao động địa phương. + Ảnh hưởng của các KCN đến việc làm của người dân, ý kiến của người dân về tác động tích cực, tiêu cực của KCN. - Tiến hành thu thập khảo sát thông tin một số doanh nghiệp tại KCN Tiên Sơn, KCN Quế Võ và KCN Yên Phong. Thực hiện phỏng vấn ngẫu nhiên 100 doanh nghiệp ở các loại hình khác nhau (tập trung vào 2 đối tượng: quản đốc phân xưởng và nhân viên phòng nhân sự, hành chính với tỷ lệ 50 %/ 50 %). - Phỏng vấn người lao động: Thực hiện phỏng vấn ngẫu nhiên 300 lao động trong độ tuổi lao động, tập trung vào nhóm tuổi 18 - 35 (lựa chọn mẫu theo phương pháp thống kê số lớn đảm bảo cỡ mẫu > 30). Người lao động tại 3 xã Long Châu, Phương Liễu, Tương Giang và người lao động có hộ khẩu thường trú tại Bắc Ninh làm việc tại các DN KCN Bắc Ninh (3 KCN: Quế Võ, Tiên Sơn, Yên Phong). * Phương pháp điều tra (khảo sát) - Phương pháp phỏng vấn cấu trúc: Để thu thập số liệu cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu, tôi đã khảo sát các hộ sản xuất nông nghiệp bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp thành viên hiểu biết về nông nghiệp của gia đình, ngoài ra có sự đóng góp ý kiến của các thành viên khác trong gia đình. Điều này đảm bảo lượng thông tin có40 tính đại diện và chính xác. Câu hỏi được soạn thảo bao gồm các câu hỏi đóng và câu hỏi mở. Nội dung các câu hỏi phục vụ cho đề tài nghiên cứu theo các nhóm thông tin sau: + Nhóm thông tin về đặc điểm chung của hộ và chủ lực. + Nhóm thông tin về tình hình sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp của hộ. + Nhóm thông tin về tình hình thu nhập và việc làm của hộ. + Các câu hỏi mở về những khó khăn, thuận lợi trong sản xuất nông nghiệp khi hình thành các khu công nghiệp ở địa phương, mong muốn của người nông dân về vấn đề việc làm, đào tạo nghề… - Phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc: Để lấy thông tin theo chiều rộng, tránh cho người bị phỏng vấn cảm thấy bị nhàm chán, bị ép buộc phải trả lời câu hỏi có sẵn, tôi đã dùng các câu hỏi không có trong phiếu khảo sát để hỏi đối tượng, những câu hỏi phát sinh trong quá trình phỏng vấn. Phương pháp này nhằm mục đích lấy thông tin rộng hơn, gợi mở hơn nhiều vấn đề mới quan trọng và thú vị… Mục đích của khảo sát: Nắm bắt một cách tương đối chi tiết về tình hình đời sống kinh tế - xã hội của hộ trước và sau khi có khu công nghiệp, tình hình việc làm của người lao động khi có KCN đi vào hoạt động và những tác động của khu công nghiệp tới việc làm của người dân. - Phương pháp quan sát trực tiếp: Đây là phương pháp rất sinh động và thực tế vì qua phương pháp này tất cả các giác quan của người phỏng vấn đều được sử dụng: mắt nhìn, tai nghe... qua đó các thông tin được ghi lại trong trí nhớ, qua ghi chép, chụp lại một cách cụ thể, thực tế, phong phú và khách quan. 2.4.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu a/ Phương pháp xử lý số liệu Số liệu khảo sát được cập nhập vào bảng tính của phần mềm Excel để tính toán các chỉ tiêu, chỉ số phù hợp với nội dung nghiên cứu của đề tài.41 b/ Phương pháp so sánh Sử dụng các chỉ tiêu thống kê như số tương đối, chỉ số, dãy số thời gian để so sánh, đánh giá vai trò của công nghiệp hóa trong phát triển kinh tế hộ c/ Phương pháp thống kê mô tả Sử dụng các chỉ tiêu thống kê như tần suất, số bình quân, số mode, số trung vị, độ lệch chuẩn, số lớn nhất, số nhỏ nhất để phân tích có tính mô tả. 2.5. Các chỉ tiêu nghiên cứu 2.5.1. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá việc làm - Tỷ lệ lao động có việc làm không thường xuyên . - Số lượng lao động Bắc Ninh dịch chuyển từ nông dân sang làm công nhân, nhân viên, quản lý ... tại các KCN Bắc Ninh. - Thu nhập bình quân lao động/tháng. - Tỷ lệ nông dân tìm được việc làm mới. 2.5.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá những ảnh hưởng của các khu công nghiệp việc làm của nông dân - Số việc làm mới được tạo ra do phát triển các KCN Bắc Ninh - Cơ cấu việc làm thay đổi do phát triển các KCN Bắc Ninh - Chất lượng việc làm tăng lên do phát triển các KCN Bắc Ninh - Năng suất lao động tăng lên do phát triển các KCN Bắc Ninh - Thu nhập của người lao động được tăng lên khi làm việc tại các KCN Bắc Ninh.42 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội 3.1.1. Điều kiện tự nhiên 3.1.1.1. Đặc điểm chung các KCN tập trung tại Bắc Ninh Bắc Ninh là tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, cửa ngõ Đông Bắc của thủ đô Hà Nội. Bắc Ninh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh. Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang. Phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên. Phía đông giáp tỉnh Hải Dương. Phía Tây giáp thủ đô Hà Nội. Bắc Ninh có hệ thống giao thông khá thuận lợi nhiều tuyến quốc lộ chạy qua đó là: đường Quốc lộ 1A, Quốc lộ 18, Quốc lộ 38; đường sắt Hà Nội- Lạng Sơn và các tuyến giao thông đường thuỷ như: sông Đuống, sông Cầu, sông Thái Bình nên rất thuận lợi cho vận chuyển hàng hoá và khách hàng giao lưu với các tỉnh trong cả nước. Với địa hình tương đối bằng phẳng có độ dốc chủ yếu từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang đông, song mức chênh lệch địa hình không lớn. Bắc Ninh có tổng diện tích tự nhiên 822,7km2 bao gồm 8 đơn vị hành chính gồm 6 huyện, 1 thị xã, 1 thành phố loại 2 là trung tâm chính trị kinh tế văn hoá, khoa học kỹ thuật của tỉnh. Với vị trí địa lý hết sức thuận lợi nêu trên, Bắc Ninh có rất nhiều lợi thế để đẩy mạnh phát triển kinh tế- xã hội đặc biệt là phát triển công nghiệp đô thị và dịch vụ. Về công nghiệp: rất thuận lợi cho các nhà đầu tư về điện tử, công nghiệp phụ trợ..., vận tải đường bộ, đường sắt, đường không, đường thuỷ ra các cảng. Thu hút nguồn lao động kỹ thuật cao của Bắc Ninh và các tỉnh lân cận cả Thủ đô Hà Nội. Đất đai bằng phẳng, địa chất rất tốt chi phí đầu tư hạ tầng thấp. Về đô thị và dịch vụ: dễ dàng thu hút các nhà đầu tư tham gia xây dựng các khu đô thị, làm dịch vụ nhà ở cho các khu công nghiệp trong tỉnh, thủ đô43 Hà Nội nhà vườn, biệt thự cho các hộ giàu từ thủ đô Hà Nội. Ngoài ra còn thu hút các dịch vụ khác như ngân hàng, viễn thông, vận tải... Bắc Ninh là một tỉnh có diện tích nhỏ nhất so với cả nước; Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) đạt 109.106,2 tỷ đồng (theo giá so sánh năm 2010), tốc độ tăng trưởng so với năm 2015 đạt 9%, trong đó: khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản (5.098,2 tỷ đồng) không tăng; Khu vực công nghiệp-xây dựng công nghiệp và xây dựng (83.217 tỷ đồng) tăng 9%, trong đó tỷ trọng công nghiệp: 79.785,2 tỷ đồng. Bảng 3.1: Diện tích sử dụng đất tỉnh Bắc Ninh năm 1997, 2016 TT Chỉ tiêu Năm 1997 (ha) Năm 2010 (ha) Năm 2016 (ha) So sánh năm 2016 với 1997 (ha) Tổng diện tích tự nhiên 82.271,1 82.271,1 82.271,1 0 1 Đất NN 96.669 48.716 47.616 -49.053 1.1 Đất sản xuất NN 51.554 42.942 41.791 -9.763 1.2 Đất nuôi trông thủy sản 2.942 5.008 5.079 2.137 1.3 Đất nông nghiệp khác 1.173 766 748 -425 2 Đất phi NN 22.853 32.975 34.441 11.588 2.1 Đất ở 4.560 9.941 10.184 5.624 - Khu vực thành thị 58 1.794 1.980 1.922 - Khu vực nông thôn 4.472 8.147 8.224 3.752 2.2 Đất chuyên dùng 12.580 17.293 18.919 6.339 - Đất chuyên dùng nhà nước, đất an ninh quốc phòng 455 414 1.178 723 - Đất sản xuất phi NN 2.086 3.943 5.294 3.208 Trong đó: khu, cụm CN 0 3.345 5.115 5.115 - Đất công cộng 10.019 12.936 11.447 1.428 2.3 Đất sông mặt nước 4.430 4.784 4.242 -188 2.4 Đất phi NN khác 1.302 1.007 1.097 -205 3 Đất chưa sử dụng 3.750 580 215 -3.535 (Nguồn Cục thống kê tỉnh Bắc Ninh: báo cáo 20 năm tái lập tỉnh) Qua bảng 3.1 ta thấy, sau 20 năm tái lập tỉnh đã có những chuyển biến tích cực trong cơ cấu sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, cụ thể:44 + Đất NN: Giảm từ 96.669 ha xuống 47.616 ha tức giảm 49.053 ha trong đó: đất sản xuất NN giảm 9.763 ha và đất nuôi trồng thủy sản tăng 2.137 ha. + Đất phi NN: Tăng từ 22.853 ha lên 34.441 ha tức tăng 11.588 ha. Trong đó khu, cụm, công nghiệp tăng lên mạnh từ 0 ha tăng lên 5.115 ha. + Đất chưa sử dụng: Giảm mạnh từ 3.750 ha xuống còn 215 ha tức giảm 3.535 ha. 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội + Tăng trưởng kinh tế Trong những năm qua kinh tế Bắc Ninh liên tục tăng trưởng với tốc độ cao, GRDP giai đoạn 2011- 2016 tăng bình quân 18,1% (giá cố định năm 2010). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. [23] Tính chung cả thời kỳ 2011 - 2016 tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 17,1 %/năm. Tốc độ tăng trưởng bình quân của các khu vực kinh tế cụ thể như sau: - Khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản thời kỳ 2011 - 2016 đạt 1,5 %/năm. - Khu vực công nghiệp - xây dựng thời kỳ 2011 - 2016 đạt 21,7 %/năm trong đó năm 2013 đạt cao nhất 61,6 %/năm. - Khu vực dịch vụ thời kỳ 2011 - 2016 đạt 8,8 %/năm, trong đó năm 2012 đạt cao nhất 14,6 %/năm. - GDP bình quân đầu người của tỉnh (theo giá thực tế) giai đoạn 2011-2016 đạt 118,1%; Năm 2011 đạt 2900 USD/người/năm, năm 2013 đạt 4.930 USD/người/năm, năm 2015 đạt 5.192 USD/người/năm. + Tổng sản phẩm trên địa bàn và dịch chuyển cơ cấu kinh tế Với cơ cấu kinh tế như những năm qua cho thấy nền kinh tế Bắc Ninh đã có sự phát triển cân đối hài hòa, giá trị GDP trong các lĩnh vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng trưởng mạnh qua các năm, ngược lại giá trị GDP trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thuỷ sản có xu hướng giảm mạnh.45 Trong cơ cấu kinh tế, bước đầu đã thể hiện sự cân đối giữa khu vực sản xuất (công nghiệp - xây dựng; nông - lâm - nghiệp) và khu vực dịch vụ theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng kinh tế trong lĩnh vực công nghiệp - dịch vụ và giảm trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản. Qua bảng 3.2 ta thấy, cơ cấu kinh tế của tỉnh trong thời kỳ 2012 - 2016 đã chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng phát triển công nghiệp, dịch vụ. Năm 2012 cơ cấu kinh tế khu vực công nghiệp - xây dựng trên địa bàn tỉnh chiếm 68,5 % lên 74,3 % năm 2016. Cơ cấu kinh tế khu vực nông - lâm - thủy sản đã có xu hướng giảm từ 8,1 % năm 2012 xuống còn 5 % năm 2016. Khu vực dịch vụ xu hướng chuyển dịch khá bếp bênh, chưa ổn định theo quy luật tăng trưởng: năm 2012 chiếm tỷ trọng 23,4 %, năm 2014 giảm xuống chiếm 19,4 % và năm 2016 tăng lên chiếm là 20,7%. Bảng 3.2: Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2012 - 2016 TT Chỉ tiêu ĐVT 2012 2014 2016 1 Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) Tổng số Tỷ đồng 77.358,8 107.679,8 125.460,8 1.1 Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản Tỷ đồng 6.197,7 6.203,9 6.301,5 1.2 Công nghiệp - xây dựng Tỷ đồng 53.146,4 80.121,9 93.252,1 Trong đó: Công nghiệp Tỷ đồng 49.520,3 75.084,7 88.913,4 1.3 Dịch vụ Tỷ đồng 18.040,7 21.354,0 25.907,2 2 Cơ cấu kinh tế Tổng số (%) 100,0 100,0 100,0 2.1 Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (%) 8,1 5,8 5,0 2.2 Công nghiệp - xây dựng (%) 68,5 74,4 74,3 2.3 Dịch vụ (%) 23,4 19,4 20,7 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh 2012, 2014, 2016; tính giá hiện hành)46 + Dân số và lao động Qua bảng 3.3 ta thấy, dân số trung bình không ngừng tăng lên từ 1.085.786 người năm 2012 lên 1.178.130 người năm 2016, tức tăng 92.344 người. Lao động việc làm tăng từ 615.627 người năm 2012 lên 651.244 người năm 2016 tức tăng 35.617 người. Bảng 3.3: Dân số và lao động qua các năm 2012 - 2016 TT Chỉ tiêu ĐVT 2012 2014 2016 1 Dân số trung bình người 1.085.786 1.132.231 1.178.130 2 Lao động theo khu vực kinh tế người 615.627 :645.776 651.244 2.1 Nông, lâm nghiệp và thủy sản người 216.276 156.278 138.560 2.2 Công nghiệp và xây dựng người 259.529 301.478 315.486 2.3 Dịch vụ người 139.822 188.020 197.198 3 Giải quyết việc làm mới người 24.700 26.000 27.000 4 Tỷ lệ thất nghiệp thành thị % 2,27 2,01 1,85 5 Tỷ lệ lao động qua đào tạo % 51 58 62,5 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh 2015, 2016, [23]) Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản có xu hướng giảm mạnh từ 216.276 người năm 2012 xuống còn 138.560 người năm 2016 tức giảm 77.716 người. Khu vực Công nghiệp và xây dựng có xu hướng tăng nhanh 259.529 người năm 2012 lên 315.486 người năm 2016 tức tăng 55.957 người. Khu vực Dịch vụ có xu hướng tăng từ 139.822 người năm 2012 lên 197.198 người năm 2016 tăng 57.376 người. Hàng năm từ 2012 đến 2017 giải quyết việc làm cho khoảng từ 24.000 đến 27.000 lao động mới. Với tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng giảm từ 2,27% năm 2012 xuống còn 1,85% năm 2016. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo tăng phù hợp với xu hướng phát triển của ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, tăng từ 51% năm 2012 lên 62,5% năm 2016.47 Nhìn chung, các chỉ tiêu trên cho thấy Bắc Ninh đã đáp ứng được nhu cầu phát triển KT-XH của tỉnh và hội nhập kinh tế quốc tế. Người lao động Bắc Ninh có truyền thống cần cù, chịu khó và có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp (trồng lúa nước, các cây màu lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp nhẹ, chăn nuôi...) nên việc đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm tăng năng suất, chất lượng nông sản phẩm trong điều kiện diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp đã gián tiếp tạo việc làm cho nông dân trong lĩnh vực nông nghiệp chuyển sang lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Từ năm 1998 đến nay, khi các KCN hình thành và phát triển đã tạo cho người dân Bắc Ninh làm quen dần với nếp sống công nghiệp, đây là những nhân tố mới, thúc đẩy kinh tế của tỉnh phát triển. Với nguồn lao động của tỉnh trẻ, khoẻ, có văn hoá và trình độ chuyên môn đang từng bước được nâng lên đã đáp ứng nhu cầu, đòi hỏi của nền sản xuất công nghiệp, yêu cầu của xã hội. Trong những năm tới, khi các KCN hoạt động hết theo quy hoạch, nhu cầu đào tạo công nhân sẽ còn tiếp tục tăng lên và vấn đề việc làm cho nông dân, công nhân cũng dần được giải quyết ổn thoả. 3.2. Ảnh hưởng của các KCN tập trung đến việc làm của nông dân 3.2.1. Thực trạng lao động dịch chuyển từ nông nghiệp sang làm việc trong các doanh nghiệp KCN Bắc Ninh 3.2.1.1. Tình hình thu hồi đất và tạo việc làm cho người lao động Bắc Ninh và các tỉnh khác Qua bảng 3.4 ta thấy, các KCN Bắc Ninh có 9 KCN đang hoạt động quy hoạch sử dụng 2.872,9 ha đất, trong đó diện tích đất quy hoạch cho thuê 2.017,6 ha. Tổng diện tích đã thu hồi 2.381,2 ha, trong đó đất công nghiệp 1.711,5 ha. Diện tích đất đã giao cho phát triển các KCN 2.055,6 ha, trong đó đất đã cho thuê 1.415,9 ha.48 Bảng 3.4: Tình hình thu hồi đất phục vụ cho các KCN Bắc Ninh và tạo việc làm cho người lao động năm 2016 TT Tên KCN Diện tích (ha) Tình hình sử dụng đất (ha) Tổng số lao động (người) Lao động Bắc Ninh (người) Lao động tỉnh khác (người) Quy hoạch XD KCN Tổng số Diện tích đất công nghiệp cho thuê Diện tích đất thu hồi Diện tích đất đã giao Tổng số Đất công nghiệp Tổng số Đã cho thuê 1 Tiên Sơn 402,8 304,6 384,6 303,2 376,0 302,4 32.220 11.229 20.991 2 Đại Đồng - Hoàn Sơn 272,1 194,2 265,2 194,1 217,3 168,9 10.797 2.987 7.810 3 Yên Phong I 344,8 244,1 314,1 237 314,7 231 82.002 14.784 67.218 4 VSIP 500 343,8 531 365 485 223,1 16.775 4.055 12.720 5 Quế Võ I 636,9 434,5 509,2 347,3 400,5 345 84.212 32.292 51.920 6 Quế Võ II 269,5 188,2 120,8 84,4 120,9 39,5 1.019 757 262 7 Thuận Thành 3 140 105,3 139,9 105,4 90 82,1 3.494 3.006 488 8 Hanaka 54,2 32,9 49,6 30,2 46,6 8,7 380 127 253 9 Thuận Thành II 252,6 170,0 66,8 44,9 4,6 15,2 442 406 36 Cộng 2872.9 2017,6 2381,2 1711,5 2055,6 1415,9 231.341 69.643 161.698 (Nguồn: Ban quản lý các KCN Bắc Ninh)49 Với diện tích đất đã thuê trên sử dụng 231.341 lao động, trong đó lao động địa phương 69.643 lao động chiếm 30,1%, còn lại là lao động ngoại tỉnh. Bảng 3.5: So sánh số lao động trên diện tích đất quy hoạch, sử dụng cho phát triển các KCN Bắc Ninh đang hoạt động TT Chỉ tiêu Diện tích (ha) Tình hình sử dụng đất (ha) Quy hoạch xây dựng KCN Tổng số Diện tích đất công nghiệp cho thuê Diện tích đất thu hồi Diện tích đất đã giao Tổng số Đất công nghiệp Tổng số Đã cho thuê 1 Tổng số lao động các KCN Bắc Ninh/diện tích đất quy hoạch, sử dụng cho công nghiệp 81 115 97 135 113 163 2 Số lao động Bắc Ninh làm việc tại các KCN Bắc Ninh/diện tích đất quy hoạch, sử dụng cho công nghiệp 24 35 29 41 34 49 3 Số lao động ngoại tỉnh làm việc tại các KCN Bắc Ninh/diện tích quy hoạch, sử dụng cho công nghiệp 56 80 68 94 79 114 (Nguồn: Số liệu tự tính toán) Qua bảng 3.5 ta thấy, 1 ha đất quy hoạch, sử dụng cho công nghiệp sử dụng 81 lao động, 1 ha đất quy hoạch cho công nghiệp cho thuê sử dụng 115 lao động. 1 ha đất đã giao sử dụng 113 lao động, 1 ha đất công nghiệp cho thuê sử dụng 163 lao động hay nói cách khác có 163 lao động có việc làm tại các KCN. 1 ha đất quy hoạch, sử dụng cho công nghiệp sử dụng 24 lao động người Bắc Ninh, 1 ha đất quy hoạch cho công nghiệp cho thuê sử dụng 35 lao50 động người Bắc Ninh. 1 ha đất đã giao sử dụng 34 lao động người Bắc Ninh, 1 ha đất công nghiệp cho thuê sử dụng 49 lao động người Bắc Ninh hay nói cách khác có 49 lao động người Bắc Ninh có việc làm tại các KCN. Mặt khác, giá trị trên 1 ha đất công nghiệp tính theo thu nhập của người lao động 6 triệu đồng x 163 = 978 triệu đồng (tính thu nhập bình quân một người lao động 6 triệu đồng/tháng) lớn hơn giá trị sản phẩm trên 1 ha đất canh tác cho nông, lâm nghiệp thủy sản (theo giá hiện hành) là 123,4 triệu đồng [Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2015-2020]. Do vậy, lao động dần dịch chuyển từ lĩnh vực nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ. 3.2.1.2. Việc làm của lao động dịch chuyển từ nông nghiệp sang công nghiệp tại các KCN Bắc Ninh Tại Bắc Ninh, lĩnh vực đầu tư chủ yếu của doanh nghiệp điện, điện tử, công nghiệp phụ trợ, dệt may, chế biến nông sản, công nghiệp nhẹ ... trong đó sản xuất điện, điện tử là chủ yếu. Bởi thế, nhu cầu lao động của các doanh nghiệp này rất lớn, thu hút hàng ngàn lao động trong tỉnh và ngoại tỉnh và người lao động nước ngoài của các quốc gia và vùng lãnh thổ. Diện tích thu hồi đất là rất lớn ảnh hưởng đến việc làm của hàng ngàn lao động trong tỉnh, người lao động mất đất sản xuất cho nông nghiệp dần dịch chuyển sang các lĩnh vực khác như công nghiệp, dịch vụ. Ảnh hưởng của các KCN Bắc Ninh đến việc làm trong sự dịch chuyển này được thể hiện bới các khía cạnh sau: + Các KCN Bắc Ninh góp phần làm tăng thay đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động Qua bảng 3.6 ta thấy, đã có sự dịch chuyển đáng kể trong cơ cấu lao động việc làm, một sự dịch chuyển lớn từ lĩnh vực NN - LN - TS sang lĩnh vực CN - XD - DV, từ 35,1 % tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2012 giảm xuống còn 21,3 % năm 2016, từ 42,2 % lao động trong lĩnh vực CN - XD - DV năm 2012 đã tăng lên 48,4% năm 2016.51 Bảng 3.6: Ảnh hưởng đến cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động từ năm 2012 - 2016 (Đơn vị tính: %) Khu vực kinh tế 2012 2014 2016 KT LĐ KT LĐ KT LĐ Nông - Lâm nghiệp - Thủy sản 8,1 35,1 5,8 24,2 5,0 21,3 Công nghiệp - Xây dựng 68,5 42,2 74,4 46,7 74,3 48,4 Thương mại - Dịch vụ 23,4 22,7 19,4 29,1 20,7 30,3 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh 2015, 2016) Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch lớn từ lĩnh vực NN - LN - TS sang lĩnh vực CN - XD - DV, từ 8,1 % năm 2012 cơ cấu kinh tế NN - LN - TS giảm xuống còn 5 % năm 2016, từ 68,5 % cơ cấu kinh tế CN - XD - DV năm 2012 đã tăng lên 74,3% năm 2016 Tỷ lệ này phản ánh sự chuyển dịch rất tích cực trong lực lượng lao động mà đặt biệt là các công cụ để cụ thể hoá chính sách CNH - HĐH đã được thực hiện một cách có hiệu quả. + Các khu công nghiệp Bắc Ninh tạo việc làm cho người lao động Qua bảng 3.7 ta thấy, số DN đi vào hoạt động tại các KCN Bắc Ninh liên tục tăng, giai đoạn 2012- 2016 tăng 339 DN. Cùng với đó lao động tăng nhanh qua các năm để đáp ứng với lượng DN đi vào hoạt động, giai đoạn 2012-2016 tăng 114.818 người, trong đó lao động địa phương chiếm khoảng 32% giai đoạn 2012-2016 tăng 24.810 người cho thấy sức hút lớn của các KCN Bắc Ninh đến việc làm của người lao động trong tỉnh, lao động chuyển dịch mạnh từ lao động nông nghiệp (nông dân) sang lao động công nghiệp (công nhân, nhân viên, quản lý) tại các DN KCN. Mặt khác, còn giải quyết lượng lao động lớn cho các tỉnh khác 90.008 người. Lượng giải quyết việc làm ở đây chủ yếu là lao động nữ chiếm khoảng 70% tổng số lao động.52 Bảng 3.7: Thống kê số lao động trong các khu công nghiệp Bắc Ninh Năm Số DN đi vào hoạt động Tổng số lao động (người) Lao động Bắc Ninh Lao động ngoại tỉnh Lao động tăng các năm (người) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 2012 293 116.523 44.833 38,5 71.460 61,5 - 2013 358 146.868 48.666 33 98.202 67,0 29.470 2014 448 172.461 58.453 33,9 114.008 66,1 27.721 2015 632 204.873 64.599 31,5 140.274 68,5 32.412 2016 745 231.341 69.643 30,1 161.698 69,9 26.468 (Nguồn: Ban quản lý các KCN Bắc Ninh từ năm 2012-2016) + Người lao động làm việc tại các KCN được đào đạo về kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ, tác phong làm việc ... nên chất lượng lao động được nâng lên. Bảng 3.8: Chất lượng lao động qua các năm 2012-2016 Năm Tổng số lao động (người) Lao động phổ thông Lao động kỹ thuật Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 2012 116.523 88.257 74,5 28.266 25,5 2013 146.868 115.201 78,4 31.667 21,6 2014 172.461 135.544 77,0 38.917 23,0 2015 204.873 160.543 78,0 44.330 22,0 2016 231.341 180.920 78,0 50.421 22,0 (Nguồn: Ban quản lý các KCN Bắc Ninh từ năm 2012-2016) Qua bảng 3.8 ta thấy, về trình độ của NLĐ chủ yếu là LĐPT chiếm từ 74 đến 78 %, lao động chuyên môn kỹ thuật chiếm từ 22 đến 26%. Hầu hết LĐPT khi vào làm việc tại DN đều phải qua quá trình đào tạo (DN tự đào tạo), tỷ lệ lao động đã qua đào tạo của các Khu công nghiệp là 100% do khi53 tuyển dụng một bộ phận lao động đã được đào tạo và bộ phận lao động tốt nghiệp phổ thông sẽ được doanh nghiệp đào tạo tay nghề trong thời gian từ 1 đến dưới 3 tháng sau khi tuyển dụng. Để đáp ứng nhu cầu về chất lượng lao động cho các Khu công nghiệp, các trường, trung tâm đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh đã có sự phát triển đáng kể. Ngoài ra, các Trung tâm là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ban đã và đang ngày càng nâng cao chất lượng hoạt động, cung cấp đa dạng các dịch vụ cho người lao động và doanh nghiệp như: tư vấn, giới thiệu việc làm, tuyển dụng lao động... + Lao động chuyển đổi từ nông dân sang làm công nhân, nhân viên, quản lý làm việc tại các DN được thực hiện các chế độ như ký HĐLĐ, tham gia BHXH, BHYT, BHTN. Bảng 3.9. Tình hình thực hiện ký kết HĐLĐ Năm Tổng số lao động (người) Hợp đồng lao động Không xác định thời hạn (người) Tỷ lệ (%) 1-3 năm (người) Tỷ lệ (%) LĐ thời vụ dưới 12 tháng (người) Tỷ lệ (%) Chưa ký HĐLĐ (đang thử việc, đào tạo) (người) 2012 116.523 16.589 14,9 81.603 73,2 13.347 11,9 4.984 2013 146.868 23.312 16,5 113.416 80,4 4.276 3,1 5.864 2014 172.461 34.822 20,9 128.013 77,0 3.401 2,1 6.225 2015 204.873 44.001 22,2 149.592 75,9 4.557 1,9 6.723 2016 231.341 47.647 20,9 174.836 76,5 4.723 2,0 4.135 (Nguồn: Ban quản lý các KCN Bắc Ninh năm 2012-2016) Qua bảng 3.9 ta thấy, DN thực hiện tốt việc ký HĐLĐ với NLĐ với tỷ lệ từ 95,7% năm 2012 lên 98,2% năm 2016. Đa số NLĐ được ký kết HĐLĐ xác định thời hạn từ 1 đến 3 năm chiếm tỷ lệ từ 73,1% năm 2012 lên 76,9% năm 2016, tiếp theo NLĐ ký HĐLĐ không xác định thời hạn với tỷ lệ từ 14,9% năm 2012 tăng lên 20,9% năm 2016.54 Bảng 3.10: Tình hình tham gia bảo hiểm XH, BHYT, BHTN Năm Tổng số lao động (người) Tham gia bảo hiểm XH, BHYT, BHTN Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 2012 116.523 95.790 82,2 2013 146.868 130.713 89,0 2014 172.461 159.430 92,2 2015 204.873 186.545 91,1 2016 231.341 212.406 92,0 (Nguồn: Ban quản lý các KCN Bắc Ninh báo cáo các năm 2012-2016) Qua bảng 3.10 ta thấy, tình hình thực hiện đóng BHXH, BHYT, BHTN 82,2% năm 2012 lên 92% vào năm 2016. Khi được tham gia bảo hiểm NLĐ được hưởng các chế độ của Luật Bảo hiểm như ốm đau, thai sản, tai nạn, tử tuất ... và các chế độ khác theo quy định. + Ảnh hưởng tới thu nhập của NLĐ khi làm việc tại DN KCN Bắc Ninh Bảng 3.11: Thu nhập của NLĐ qua các năm từ 2012 - 2016 Năm Tổng số lao động (người) Thu nhập (1.000 đồng/người/tháng Cao nhất Thấp nhất Trung bình 2012 116.523 16.065 2.663 3.812 2013 146.868 20.827 3.000 4.517 2014 172.461 22.861 3.670 5.000 2015 204.873 25.245 4.219 6.000 2016 231.341 30.077 4.500 6.500 (Nguồn: Phòng Quản lý Lao động -Ban quản lý các KCN Bắc Ninh) Qua bảng 3.11 ta thấy, thu nhập của NLĐ tăng qua các năm trung bình 3.812.000 đồng năm 2012 lên 6.500.000 đồng năm 2016. Thu nhập cao nhất 16.065.000 đồng năm 2012 lên 30.077.000 đồng năm 2016. Thu nhập thấp nhất 2.663.000 đồng năm 2012 lên 4.500.000 đồng năm 2016. Thu nhập trên phần nào đã cải thiện đời sống cho người dân.55 3.2.1.3. Ảnh hưởng của các KCN Bắc Ninh đến việc làm của lao động được khảo sát Kết quả khảo sát doanh nghiệp, tình trạng việc làm của lao động tại 3 KCN Quế Võ, Tiên Sơn, Yên Phong (3 KCN lớn của tỉnh, có lượng DN và NLĐ nhiều nhất). Bảng 3.12: Thống kê số lượng dự án theo doanh nghiệp và theo ngành nghề Đơn vị tính: Dự án KCN DN khảo sát Ngành nghề Số lượng Trong đó: FDI Điện tử Thương mại dịch vụ Công nghiệp chế biến Khác Quế Võ 40 38 24 3 13 Tiên Sơn 33 27 15 4 4 10 Yên Phong 27 24 20 2 5 Tổng 100 89 59 9 4 28 (Nguồn: Kết quả khảo sát, tính toán 100 DN tại 3 KCN Quế Võ, Tiên Sơn, Yên Phong) Qua bảng 3.12 ta thấy, kết quả cho thấy 100 DN khảo sát thì chủ yếu là DN FDI (89/100 DN), ngành nghề chủ yếu là điện, điện tử và các ngành khác (công nghiệp phụ trợ cho ngành điện, điện tử). Bảng 3.13: Thống kê số lao động làm việc trong KCN khảo sát KCN Số lượng LĐ năm đầu tiên hoạt động (người) Số lượng LĐ năm 2016 (người) LĐ Bắc Ninh Số lượng LĐ (người) Cơ cấu (%) Tổng số LĐ 23.472 140.018 33.989 24,27 Quế Võ 11.358 43.653 16.256 37,24 Tiên Sơn 3.737 12.597 4.625 36,72 Yên Phong 8.377 83.768 13.108 15,65 (Nguồn: Kết quả khảo sát, tính toán 100 DN tại 3 KCN Quế Võ, Tiên Sơn, Yên Phong) Qua bảng 3.13 ta thấy, số lượng lao động của 100 DN năm đầu tiên hoạt động 23.472 người mà đến thời điểm khảo sát 140.018 người giải quyết việc làm cho 116.546 người. Trong đó, số lượng người lao động Bắc Ninh có56 việc làm đến thời điểm khảo sát là 33.989 người chiếm 24,27% trong tổng số lao động làm việc tại 100 DN. + Thu nhập bình quân của NLĐ tại 100 DN và 300 NLĐ khảo sát Kết quả khảo sát, tính toán cho thấy thu nhập bình quân của NLĐ tăng qua các năm từ 4 triệu đồng/người/tháng năm 2012 tăng lên 4,5 triệu đồng năm 2013; 4,7 triệu đồng năm 2014; 5,7 triệu đồng năm 2015 và 6,5 triệu đồng/người/tháng năm 2016 phù hợp với mức thu nhập của các DN KCN tại bảng 3.11: thu nhập của NLĐ khi làm việc tại DN KCN Bắc Ninh. + Độ tuổi tuyển dụng lao động tại 100 DN KCN được khảo sát Kết quả khảo sát, tính toán cho thấy các DN không tuyển dụng LĐ dưới 18 tuổi, độ tuổi tuyển dụng đã được nâng lên chủ yếu tuyển lao động từ 18-35 tuổi (77/100 DN=77%), độ tuổi tuyển dụng được kéo dài từ 18-45 tuổi (16/100 DN=16%) và có tuyển lao động cao tuổi (đã nghỉ hưu) 01 DN=1%. Cho thấy lao động từ độ tuổi 35-45 đã dễ tiếp cận hơn với việc làm tại DN KCN. + Hình thức tuyển dụng lao động của 100 DN được khảo sát Bảng 3.14: Hình thức tuyển dụng lao động của 100 DN được khảo sát Nội dung Số lượng DN trả lời khảo sát 1 Hình thức tuyển dụng lao động Thi tuyển, phỏng vấn tại trụ sở DN 100 Thi tuyển phỏng vấn tại địa phương trong tỉnh 6 Thi tuyển, phỏng vấn tại tỉnh khác 15 Ký kết HĐ DV tuyển dụng với các trung tâm giới thiệu việc làm, các địa phương có trả phí 19 Ký kết HĐ thuê lao động của các đơn vị, Công ty có chức năng cung cấp lao động 11 2 Khó khăn của DN trong công tác tuyển dụng lao động Không đáp ứng được về chuyên môn 36 Điều kiện ăn ở, lao động vất vả, khó khăn 4 Giới tính cần tuyển 40 Độ tuổi cần tuyển 10 Khoảng cách địa lý 13 (Nguồn: Kết quả khảo sát, tính toán 100 DN tại 3 KCN Quế Võ, Tiên Sơn, Yên Phong)57 Qua bảng 3.14 ta thấy, về tuyển dụng lao động của các DN 100% DN tự tuyển dụng thông qua hình thức phỏng vấn trực tiếp tại DN và một số hình thức khác như thi tuyển phỏng vấn tại địa phương trong tỉnh (6/100 DN), thi tuyển, phỏng vấn tại tỉnh khác (15/100 DN), Ký kết hợp đồng DV tuyển dụng với các trung tâm giới thiệu việc làm, các địa phương có trả phí (19/100 DN), ký kết hợp đồng thuê lao động của các đơn vị, Công ty có chức năng cung cấp lao động (11/100 DN). Trong công tác tuyển dụng thì khó khăn chủ yếu đó là: Không đáp ứng được về chuyên môn, giới tính cần tuyển (các DN chủ yếu tuyển lao động nữ), khoảng cách địa lý, trong đó: giới tính cần tuyển là khó khăn lớn nhất (DN chủ yếu tuyển lao động nữ). + Việc làm của NLĐ theo loại hình DN Bảng 3.15: Việc làm của người lao động theo loại hình doanh nghiệp Nội dung Số lượng (lao động) Tỷ lệ (%) 1. Loại hình doanh nghiệp - DN Nhà nước 1 0,3 - DN Tư nhân 8 2,7 - DN có vốn đầu tư nước ngoài 255 85,0 Loại hình khác 36 12,0 2. Việc làm 1 tháng về trước - Đang có việc 291 97 - Chưa có việc 9 3 3. Lý do chưa đi làm - Chưa có nhu cầu 3 1 - Đang học tiếp 5 1,6 - Đã xin việc nhưng chưa được 1 0,3 (Nguồn: Kết quả khảo sát, tính toán tại phiếu khảo sát 300 NLĐ Bắc Ninh) Qua bảng 3.15 ta thấy, NLĐ làm việc chủ yếu ở loại hình DN FDI 255/300 NLĐ được khảo sát chiếm 85%. NLĐ có việc chiếm tỷ lệ cao 97%,58 chưa có việc chiếm tỷ lệ 3% trong đó NLĐ đã xin việc nhưng chưa có việc làm chiếm 0,3% còn lại là chưa có nhu cầu và đang học tiếp. Như vậy, khả năng tiếp cận với việc làm của NLĐ rất cao, NLĐ có thể dễ dàng tìm được công việc của mình. + NLĐ vào làm việc tại DN được DN đào tạo, hướng dẫn về nghiệp vụ Bảng 3.16: Tình hình DN đào tạo cho NLĐ Nội dung Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 1. Số lượng người trả lời có, không đào tạo Có đào tạo 254 84,7 Không đào tạo 46 15,3 2. Nội dung đào tạo Nâng cao kiến thức chuyên môn 48 16 Nâng cao kỹ năng về tin học 8 2,7 Nâng cao kỹ năng mềm 22 7,3 DN tự đào tạo cho người LĐ 179 59,7 Nâng cao kỹ năng nghiệp vụ 25 8,3 Phát triển kỹ năng ngoại ngữ 18 6 Cộng 300 100 (Nguồn: Kết quả khảo sát, tính toán tại phiếu khảo sát 300 NLĐ Bắc Ninh) Qua bảng 3.16 ta thấy, NLĐ vào làm việc được tham gia các khóa đào tạo 254/300 NLĐ chiếm 84,7%. Hình thức đào tạo chủ yếu DN tự đào tạo cho NLĐ 179/300 NLĐ chiếm 59,%. Ngoài ra, còn có các hình thức khác như nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ, ngoại ngữ ...59 + Tính ổn định công việc của NLĐ làm việc tại các DN KCN Bắc Ninh Bảng 3.17: Tính ổn định công việc của NLĐ Nội dung Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 1. Công việc phù hợp với năng lực - Không phù hợp 10 3,3 - Phù hợp 271 90,4 - Rất phù hợp 19 6,3 2. Số lần chuyển công việc - Chưa chuyển 95 31,7 - 1 lần 125 41,7 - 2 lần 52 17,3 - Từ 3 lần trở lên 28 9,3 3. Ý định xin chuyển việc khác - Có 79 26,3 - Không 221 73,7 Cộng 300 100 (Nguồn: Kết quả khảo sát, tính toán tại phiếu khảo sát 300 NLĐ Bắc Ninh) Qua bảng 3.17 ta thấy, NLĐ vào làm việc tại DN công việc của NLĐ phù hợp với năng lực của NLĐ chiếm 90,4%, rất phù hợp 6,3%, không phù hợp chiếm 3,3%. Chứng tỏ rằng NLĐ hài lòng về công việc của mình. Số lần chuyển đổi công việc: chưa chuyển đổi chiếm 31,7%, chuyển đổi 01 lần chiếm 41,7%, chuyển đổi từ 3 lần trở lên chiếm 9,3%. Chứng tỏ rằng NLĐ hài lòng về công việc của mình, yên tâm làm việc không có ý định xin chuyển công việc khác chiếm 73,7%, có ý định xin chuyển công việc 26,3%. + Trình độ chuyên môn của NLĐ được khảo sát: Quá trình công nghiệp hóa một mặt làm gia tăng việc làm cũng như cơ hội việc làm trong các ngành sản xuất công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, thu60 hút lao động nông thôn đến các KCN, khu đô thị làm việc. Song đi đôi với việc chuyển biến tích cực đó, một vấn đề KT - XH đã nảy sinh là vấn đề giải quyết việc làm cho một nhóm đối tượng nông dân sau khi đã bị thu hồi đất, từ bỏ sản xuất NN. Cụ thể: - Vấn đề giải quyết việc làm cho một bộ phận người lao động có độ tuổi trên 40: Họ đã quá tuổi để được tuyển dụng vào các nhà máy, KCN, không có điều kiện hoặc rất hạn chế để đi học nâng cao trình độ, thêm nghề mới và cũng rất khó khăn khi tham gia vào thị trường cung ứng các loại hình dịch vụ. - Một lực lượng lao động không có trình độ, không được đào tạo cơ bản và chủ yếu là lao động phổ thông sẽ rất khó tiếp cận với việc làm tại các nhà máy, xí nghiệp, KCN trong tương tai (cho dù hiện tại rất thuận lợi) khi mà khoa học công nghệ phát triển, các doanh nghiệp đầu tư vào Bắc Ninh không chỉ dựa vào lợi thế lao động giá rẻ mà họ còn tính đến đầu tư khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng. Bảng 3.18. Khảo sát trình độ chuyên môn của 300 lao động được khảo sát Nội dung Số lượng Tỷ lệ (%) Đại học trở lên 113 37,7 Cao đẳng, cao đẳng nghề 38 12,6 TC nghề, TC chuyên nghiệp 44 14,7 Sơ cấp nghề 11 3,7 Chưa qua đào tạo 94 31,3 Tổng 300 100 (Nguồn: Kết quả khảo sát, tính toán tại phiếu khảo sát 300 NLĐ Bắc Ninh) Qua bảng 3.18 ta thấy, tại thời điểm khảo sát, số lượng lao động chưa qua đào tạo chiếm 31,3%, lao động có trình độ từ sơ cấp nghề đến trên đại học chiếm 68,7%. Kết quả này cho thấy: Một lực lượng lao động đã được đào tạo có trình độ trở về làm việc tại Bắc Ninh (đây chính là lực hút của các KCN, thu hút lao động của Bắc Ninh được đào tạo trở về địa phương làm việc.61 + Ý thức chấp hành tổ chức kỷ luật lao động Bảng 3.19. Kết quả khảo sát ý thức chấp hành tổ chức kỷ luật lao động Nội dung Ý thức chấp hành tổ chức kỷ luật của người lao động (DN) Tỷ lệ (%) Rất hài lòng 8 8 Hài lòng 74 74 Không hài lòng 18 18 Rất không hài lòng 0 0 Cộng 100 100 (Nguồn: Kết quả khảo sát, tính toán 100 DN tại 3 KCN Quế Võ, Tiên Sơn, Yên Phong) Qua bảng 3.19 ta thấy, với con số 74 % DN hài lòng và 8% DN rất hài lòng về ý thức chấp hành tổ chức kỷ luật của người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp, cho thấy nguồn nhân lực đáp ứng được đòi hỏi của doanh nghiệp, mặc dù vẫn còn 18% DN không hài lòng về ý thức chấp hành tổ chức kỷ luật của người lao động, đây cũng là một nhân tố để lao động chuyển việc từ DN này sang DN khác, lĩnh vực này sang lĩnh vực khác. 3.2.2. Một số ảnh hưởng khác của các KCN Bắc Ninh tới việc làm của nông dân 3.2.2.1. Việc làm của nông dân trong tỉnh và các tỉnh khác tăng lên nhờ vào việc cung cấp lương thực thực phẩm cho NLĐ làm việc tại các DN KCN Hiện Bắc Ninh có 16 KCN tập trung đang thu hút 231.341 (chiếm 13% dân số toàn tỉnh), nhu cầu tiêu thụ lương thực thực phẩm lớn. Ước tính mỗi năm các KCN sử dụng khoảng 8.836 tấn lương thực, 5.050 tấn thịt các loại, 9 triệu quả trứng gia cầm, hơn 8.400 tấn rau xanh và 1.850 tấn thủy sản. Nếu tính bình quân mỗi người ăn 01 bữa trong khu công nghiệp thì số lượng tiêu thụ lương thực, thực phẩm ước tính như sau: + Lượng lương thực (gạo) là khoảng 6.873 tấn/ năm (chiếm khoảng 2,37 % khả năng sản xuất của tỉnh)62 + Lượng thịt gia súc, gia cầm các loại khoảng 4.124 tấn/ năm (chiếm khoảng 4,55 % tổng lượng thịt sản xuất được của tỉnh) + Với thủy sản tiêu thụ khoảng 1.512 tấn/ năm ( Chiếm khoảng 4,32% tổng lượng thủy sản nuôi trồng của tỉnh) + Trứng gia cầm (chủ yếu là trứng gà) khoảng 7.331.651 quả (Chiếm khoảng 3,77 % tổng lượng trứng sản xuất được của tỉnh) + Lượng tiêu thụ Rau tươi các loại khoảng 6.873 tấn (Chiếm khoảng 3,12% tổng lượng rau của tỉnh). Nếu lượng rau tiêu thụ trong khu công nghiệp là rau được sản xuất theo hướng an toàn thì chiếm 73,95% lượng rau tươi sản xuất của tỉnh). Ngoài ra các doanh nghiệp chế biến thực phẩm như Orion Vina, Vinasoy, Vinamilk, Oshi… cũng tiêu thụ lượng lớn đậu tương, khoai tây, trứng... để làm nguyên liệu đầu vào cho sản xuất. Theo thống kê Công ty TNHH thực phẩm ORION VINA tại khu công nghiệp Yên Phong nhu cầu tiêu thụ khoai tây trong năm 2014, 2015 trung bình khoảng 4.000 đến 4.500 tấn/ năm và 75% nhập từ các tỉnh ngoài. Trong khi đó diện tích trồng khoai tây của tỉnh là 2.040,2 ha, sản lượng là 26.343 tấn, đủ khả năng cung cấp. Dự kiến giai đoạn 2015 đến 2020 trung bình mỗi năm công ty ORION tiêu thụ khoảng 7.000 tấn, dự kiến diện tích trồng khoai tây là 3.000 ha/năm với sản lượng khoảng 40.500 tấn, đủ khả năng đáp ứng nhu cầu của Công ty. Về tình hình cung cấp lương thực, thực phẩm cho các KCN Trong các KCN của tỉnh có 14 đơn vị tham gia cung cấp suất ăn cho các DN trong KCN (có 3 Công ty có trụ sở tại Bắc Ninh, 11 Công ty trụ sở tại Hà nội và các tỉnh lân cận). Các đơn vị trên cung cấp khoảng trên 230.000 đến 270.000 xuất ăn/ ngày cho các khu công nghiệp của tỉnh (chiếm khoảng 75 % nhu cầu), trong đó một số đơn vị có khả năng cung cấp số lượng xuất ăn lớn (hàng nghìn xuất63 ăn/ngày) như Công ty TNHH FOSECA Việt nam có trụ sở tại Bắc Ninh (Cung cấp khoảng 70.000 xuất/ngày), Công ty Ba sao - Hà Nội (cung cấp khoảng 25.000 xuất/ngày). Công ty Ban Mai, Công ty Phúc Thắng, Công ty Hoàng Nhật Minh, Công ty Nhật Lâm ... mỗi đơn vị cũng có khả năng cung cấp hàng nghìn xuất/ngày. Một số doanh nghiệp tự tổ chức bếp ăn tập thể cho công nhân, trong đó những đơn vị có số lượng công nhân khá lớn như: Bujeon Việt Nam Electronic (5.000 xuất/ngày), Công ty TNHH Seiyo Việt Nam (1080 xuất/ngày), Công ty TNHH Intops Việt Nam (2000 xuất/ngày), Công ty TNHH DK UIL Việt Nam (2.100 xuất/ngày), Nhà máy Sữa Tiên Sơn (600 xuất/ngày)...Nguồn nguyên liệu lương thực, thực phẩm chủ yếu nhập ở ngoài tỉnh, khoảng trên 70%. Hiện nay nguồn lương thực, thực phẩm cung cấp cho các KCN đều được thu mua của những đơn vị trên địa bàn Hà Nội, Hưng Yên, Vĩnh phúc và một số siêu thị. Tỉnh Bắc Ninh hiện nay đã có một số cơ sở tham gia cung ứng (đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo ATTP) song quy mô còn ở dạng nhỏ lẻ, hộ gia đình, không có cơ sở, tổ chức quy mô lớn với các điều kiện về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, khả năng tài chính tốt, tư cách pháp nhân đáp ứng được yêu cầu của đơn vị có nhu cầu lớn, mà chủ yếu tham gia cung cấp cho các bếp ăn của các đơn vị có số lượng xuất ăn nhỏ. Do đó, tỉnh Bắc Ninh đã có Đề án “Cung ứng lương thực, thực phẩm, nguyên liệu nông sản cho các khu công nghiệp giai đoạn 2015-2020” nhằm xác định và triển khai đồng bộ các giải pháp đảm bảo từ sản xuất, cung ứng dịch vụ lương thực, thực phẩm và nguyên liệu đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp trong tỉnh, đưa sản phẩm nông nghiệp của người nông dân Bắc Ninh vào phục vụ tại khu công nghiệp, làm giàu cho người nông dân trong tỉnh, ổn định thị trường cung cấp lương thực, thực phẩm, nguyên liệu cho các khu công nghiệp.64 3.2.2.2. Mặt khác, trong quá trình chế biến và ăn uống phát sinh đồ thừa như cơm, canh, thức ăn, vỏ hoa quả… của NLĐ ăn ca tại DN nhu cầu này chuyển nguồn thức ăn để phục vụ cho công tác chăn nuôi. Tại trang web: http://baobacninh.com.vn, ngày 14/7/2017, Liên minh HTX tỉnh tổ chức ký kết thỏa thuận giữa các đơn vị chức năng, Công ty TNHH Samsung Display Việt Nam (SDV) và các HTX về việc tiếp nhận thức ăn thừa để phục vụ chăn nuôi. Hiện nay, SDV có 2 căng-tin thực hiện cung cấp các bữa ăn cho nhân viên. Trong quá trình chế biến và ăn uống phát sinh đồ thừa như cơm, canh, thức ăn, vỏ hoa quả… hơn 6 tấn mỗi ngày. SDV có nhu cầu chuyển nguồn thức ăn này để phục vụ cho công tác chăn nuôi. Sau khảo sát SDV đồng ý trao thức ăn thừa để chăn nuôi cho HTX cổ phẩn sản xuất và thương mại nông nghiệp Tấn Phát (Đông Tiến, Yên Phong) và HTX thủy sản và dịch vụ tổng hợp An Thịnh (Phù Lãng, Quế Võ). Theo đó, quy trình tiếp nhận, vận chuyển và xử lý thức ăn thừa được thực hiện chặt chẽ với sự cam kết của các bên. Liên minh HTX tỉnh phối hợp với Công an tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường thường xuyên giám sát việc vận chuyển, bảo quản, sử dụng thức ăn thừa nhằm bảo đảm không để xảy ra ô nhiễm môi trường và phát sinh dịch bệnh. Theo đánh giá, chương trình hỗ trợ này có nhiều ý nghĩa về môi trường, kinh tế và xã hội, nhất là giúp người chăn nuôi tiết kiệm được chi phí thức ăn trong điều kiện giá thành sản phẩm chăn nuôi giảm. Trước đó, Liên minh HTX tỉnh cũng đứng ra kết nối giữa Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam (SEV) và HTX Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Đông Bình (Gia Bình) về thức ăn thừa để chăn nuôi. 3.2.2.3. Những việc làm mới được hình thành sau khi các KCN đi vào hoạt động tăng thu nhập cho nông dân trong tỉnh như cho thuê nhà trọ, kinh doanh, buôn bán, phục vụ cho NLĐ ... nói chung phát triển các loại hình dịch vụ theo nhu cầu của NLĐ làm việc tại các DN KCN. Tại các KCN Bắc Ninh chủ yếu là lao động ngoại tỉnh số lượng ngày một tăng từ 71.690 người chiếm 61,5% năm 2012 lên 161.698 người chiếm65 69,9% năm 2016, trong đó, có 3.500 người là lao động nước ngoài. Nhu cầu của NLĐ ngày môt tăng đã hình thành nhiều việc làm mới cho nông dân: - Các cửa hàng tạp hóa, nhà hàng, quán xá và các dịch vụ phục vụ nhu cầu của công nhân được mọc lên và phát triển mạnh mẽ. - Dịch vụ kinh doanh nhà trọ ngày càng phát triển và mở rộng trên địa bàn góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân - Các doanh nghiệp trực tiếp tuyển dụng các lao động trên địa bàn giúp cho người dân có việc làm sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp. 3.2.3. Các KCN Bắc Ninh ảnh hưởng đến việc một số lĩnh vực khác 3.2.3.1. Ảnh hưởng đến môi trường Ảnh hưởng tiêu cực nhất mà KCN gây ra đối với môi trường là gây ô nhiễm môi trường nước, đất, không khí. Trong quá trình khảo sát quan sát thấy những mảnh ruộng rộng lớn gần KCN, các doanh nghiệp gần như là bỏ hoang do bị ô nhiễm đất đai, theo ý kiến của một số người dân có diện tích đất nằm cạnh các doanh nghiệp có nói “Ruộng đất bị ô nhiễm không thể cấy được lúa vì có cấy đi nữa thì vẫn không thể thu hoạch được” từ đó ta có thể thấy mức độ gây ô nhiễm đất ở một số khu vực là rất nghiêm trọng. Hệ thống thoát nước sinh hoạt và nước sản xuất chưa được xử lý, còn tồn đọng tại khu dân cư là rất nhiều gây nên hậu quả xấu cho cuộc sống cũng như ảnh hưởng tới các tài nguyên để phục vụ đời sống nhân dân. 3.2.3.2. Ảnh hưởng đến các vấn đề xã hội Ảnh hưởng đến vấn đề an ninh xã hội trên địa bàn vẫn còn những tệ nạn xã hội như trộm cắp, ma túy, lô đề, cờ bạc… vẫn còn đang tồn tại với 115/200 hộ khảo sát trả lời các tệ nạn trên còn tồn tại. 3.2.3.3. Ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng Qua số liệu khảo sát 200/200 số hộ đều khẳng định cơ sở hạ tầng được nâng cao và cải tạo, các hệ thống đường điện được lắp nối giữa các tuyến đường để phục vụ cho việc đi lại cũng như giảm đi phần nào những tệ nạn xã66 hội, các nhà trọ mọc lên và phát triển mạnh mẽ trên địa bàn với nguồn vốn chủ yếu là vay ngân hàng tập chung vào xây dựng các quán ăn, cửa hàng tạp hóa cũng được xây dựng lên để đáp ứng nhu cầu của công nhân. Bên cạnh những tác động tích cực tới cơ sở hạ tầng thì KCN cũng có những tác động tiêu cực như là điện, đường giao thông, trạm y tế quá tải so với lượng dân trên địa bàn và đặc biệt là khu vực chợ là quá đông. 3.2.3.4. Ý kiến của các hộ khảo sát về tác động của KCN đến việc làm của người nông dân Bảng 3.20: Đánh giá ảnh hưởng của khu công nghiệp Bắc Ninh đến việc làm của nông dân Chỉ tiêu Số hộ 1. Tác động của KCN đến việc làm người dân - Tích cực 155 - Tiêu cực 76 - Không ý kiến gì 2 Cộng 233 2. Mở rộng KCN - Mở rộng 159 - Không mở rộng 32 - Không ý kiến 9 Cộng 200 (Nguồn số liệu khảo sát, tính toán 200 hộ nông dân tại 3 xã Phương Liễu, Long Châu, Tương Giang) Qua bảng 3.20 ta thấy, theo ý kiến của 200 hộ khảo sát thì tỷ lệ ý kiến cho rằng các KCN ảnh hưởng tích cực đến việc làm của người dân là 155/200 hộ, số hộ cho rằng KCN có ảnh hưởng tiêu cực đến việc làm của nông dân chỉ chiếm 76/200 hộ. Nhiều hộ trả lời KCN có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến việc làm của người dân nên tổng cộng số phiếu trả lời là 233 ý kiến vượt quá số lượng 200 phiếu.Với ý kiến mở rộng thêm KCN số hộ dân đồng ý67 chiếm 159/200 hộ. Từ đó cho ta thấy sự phát triển của công nghiêp trên địa bàn có một tác động tích cực đến cuộc sống của người dân. 3.2.3.5. Ý kiến về KCN ảnh hưởng đến việc làm và thu nhập của người nông dân Bảng 3.21: Ý kiến nhận định của người dân về ảnh hưởng của khu công nghiệp Bắc Ninh đến việc làm và thu nhập của người dân Chỉ tiêu Tăng Cơ cấu (%) Giảm Cơ cấu (%) Việc làm 198 99 2 1 Thu nhập 192 96 4 2 Cơ sở hạ tầng 199 99,5 1 0,5 (Nguồn số liệu khảo sát, tính toán 200 hộ nông dân tại 3 xã Phương Liễu, Long Châu, Tương Giang) Qua bảng 3.21 ta thấy, KCN có tác động mạnh tới việc tạo việc làm mới và tăng thu nhập cho các hộ dân trên địa bàn với tỷ lệ cao 96-99% ý kiến cho rằng việc làm và thu nhập đều tăng lên bởi vì tại KCN các doanh nghiệp hoạt động và phát triển họ đều phải cần lao động do đó một phần lao động trong sản xuất nông nghiệp có thể đi làm công nhân để nâng cao thu nhập đồng thời thoát khỏi cảnh thất nghiệp lúc nông nhàn. Những việc làm mới được hình thành do KCN qua số liệu khảo sát như là các quán xá, cửa hàng tạp hóa các dịch vui chơi giải trí, hệ thống kinh doanh nhà trọ ngày càng phát triển trên địa bàn góp phần vào nâng cao cơ sở hạ tầng trong tỉnh. 3.3. Đánh giá chung ảnh hưởng của các KCN tập trung đến việc làm của nông dân tỉnh Bắc 3.3.1. Ảnh hưởng tích cực Một là, việc xây dựng các KCN góp phần làm tăng giá trị sản xuất nông nghiệp trên một đơn vị canh tác. Các KCN phát triển mạnh làm diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp dần. Do đó, người nông dân hướng tới việc sử dụng đất có hiệu quả hơn bằng cách chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ lúa sang các loại cây khác có giá trị kinh tế cao hơn, hình thành các vùng chuyên canh phù hợp.68 Hai là, việc hình thành và phát triển các KCN đã tạo tiền đề cho cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tạo ra sự đa dạng trong việc làm của nông dân đặc biệt là việc làm trong lĩnh vực dịch vụ: một trong những lĩnh vực tạo ra hàm lượng giá trị kinh tế lớn cho bản thân, gia đình và xã hội nói chung. Ba là, số lượng các DN hoạt động đầu tư trên địa bàn ngày càng tăng đã giải quyết được một lượng việc làm cho người lao động dịch chuyển từ nông nghiệp sang làm việc tại các DN KCN thu nhập của người lao động được tăng lên, NLĐ làm việc tại DN được hưởng các quyền lợi về ký HĐLĐ, tham gia BHXH, BHYT, BHTN và các phúc lợi xã hội khác. Việc tiếp cận, chuyển đổi việc làm tương đối thuận lợi, dễ dàng do đã có những cam kết phải ưu tiên tuyển dụng lao động địa phương cũng như các chính sách của Tỉnh, Nhà nước nhằm hỗ trợ nông dân, đặc biệt là lao động bị mất đất NN cho công nghiệp. Bốn là, bản thân người lao động luôn muốn tìm việc làm mới có hàm lượng giá trị cao, ổn định và bền vững hơn, ở lĩnh vực nông nghiệp nông thôn lâu nay đã tiềm ẩn nhiều rủi ro. Chính sự nỗ lực của người nông dân trong sự ảnh hưởng của các KCN đã giúp sự họ thích nghi nhanh chóng hơn để trở thành lao động công nghiệp, với mức thu nhập cao hơn và môi trường làm việc công nghiệp hơn. Năm là, mở rộng quy mô, chất lượng hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn. Việc phát triển các KCN làm tăng khả năng nhận thức, tiếp thu của người nông dân, trình độ dân trí của người nông dân ngày càng được nâng cao họ được tiếp xúc với thông tin đại chúng, khoa học kỹ thuật hiện đại. Do đó, người nông dân ngày càng thể hiện tính năng động, chủ động, sáng tạo dễ tiếp cận với việc làm hơn trong quá trình công nghiệp hóa. Sáu là, chính sách dạy nghề cho lao động nông thôn bước đầu được đánh giá là kịp thời, phổ rộng với nguồn kinh phí lớn được thực hiện. Với cách thực hiện đa dạng phong phú, với "phương châm cầm tay chỉ việc" trong69 các ngành nghề đào tạo đã mở ra cơ hội việc làm trên tất cả các lĩnh vực NN - CN - DV. 3.3.2. Ảnh hưởng tiêu cực Một là, quỹ đất nông nghiệp bị thu hẹp dần làm quy mô sản xuất nhỏ lại. Quá trình công nghiệp hóa diễn ra, các KCN, các khu đô thị, các công trình giao thông, các công trình phúc lợi công cộng ... liên tiếp được xây dựng trên địa bàn. Do đó, quy mô sản xuất nông nghiệp giảm, lao động nông nghiệp giảm. Hai là, vùng cạnh các KCN bị ảnh hưởng đến môi trường không khí, nước, rác thải, tiếng ồn, khói bụi, ... làm tác động đến môi trường đất, kìm hãm sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi, năng suất cây trồng vật nuôi giảm ảnh hưởng đến việc làm của nông dân. Ba là, phần lớn lao động nông nghiệp chuyển sang làm lao động công nghiệp, dịch vụ. Sự giảm bớt lao động nông nghiệp sẽ gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt vào chính vụ, nhiều nông dân đã phải thuê lao động cấy, gặt ... từ các địa phương khác với chi phí cao. Nhưng xem xét trên tổng thể nền kinh tế thì đây là một hiện tượng tích cực, nó thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Bốn là, lao động nông nghiệp chuyển sang lao động công nghiệp còn mang nặng tính nông nghiệp chưa chuyên môn hóa, tính kỷ luật lao động chưa cao. 3.3.3. Nguyên nhân Số đông lao động trên địa bàn thiếu kỹ năng, chưa chuyên nghiệp từ khâu phỏng vấn, giao tiếp đến tiếp cận công việc. Một bộ phận khác chưa qua đào tạo, hoặc đã qua đào tạo nhưng chất lượng không cập với thực tế ở doanh nghiệp... Do vậy, để đảm bảo vận hành được dây truyền sản xuất tại các DN thì buộc các đơn vị đó phải đào tạo lại. Chính điều này đã làm giảm sức cạnh tranh trên thị trường sức lao động ngay tại địa phương.70 Sự phát triển của các KCN chưa thực sự tạo ra nhiều việc làm cho lao động nông thôn như kỳ vọng ban đầu, một số KCN hoạt động không hiệu quả, tình hình quy hoạch treo vẫn tồn tại đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc làm của nông dân địa phương. Ngoài ra, tính bảo thủ, tư duy lạc hậu của nông dân trong sản xuất NN cũ vẫn luôn duy trì ở người lao động trong khi quá trình sản xuất công nghiệp, kinh doanh trong nền kinh tế thị trường luôn đòi hỏi sự nghiêm túc, kỷ luật cao cũng như nhanh nhạy, sáng tạo trong công việc. 3.4. Một số giải pháp nhằm tạo điều kiện cho nông dân tỉnh Bắc Ninh tiếp cận cơ hội việc làm trong quá trình phát triển các KCN 3.4.1. Giải pháp về cơ chế, chính sách của tỉnh Bắc Ninh 3.4.1.1. Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp và hạ tầng nông thôn giai đoạn 2016-2020 Ngày 21/12/2016 Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 46/2016/QĐ-UBND về việc ban hành quy định hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp hạ tầng nông thôn giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, một số nội dung cụ thể như sau: a/ Hỗ trợ sản xuất trồng trọt - Hỗ trợ sản xuất giống: Hỗ trợ 50% giá giống đối với giống lúa siêu nguyên chủng để sản xuất giống lúa nguyên chủng hoặc đối với giống rau, màu để sản xuất giống rau màu các loại. - Hỗ trợ xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung: + Hỗ trợ 5 triệu đồng/ha đất canh tác/năm cho các tổ chức, cá nhân sản xuất cây trồng hàng hóa tập trung có giá trị kinh tế cao; + Hỗ trợ 20 triệu đồng/ha đất canh tác/năm trong 3 năm đầu cho tổ chức, cá nhân sản xuất từ 3ha chuyên canh rau trở lên được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc tương đương;71 + Hỗ trợ 50% giá giống cho các vùng sản xuất lúa năng suất cao, chất lượng cao tập trung có quy mô từ 5 ha trở lên và giống cây ăn quả chất lượng cao có quy mô từ 0,5 ha trở lên; + Hỗ trợ công chỉ đạo, nghiệm thu chi trả hỗ trợ sản xuất lúa, rau màu cho Ban quản lý HTX dịch vụ nông nghiệp với mức bằng 50 nghìn đồng/ha/vụ. b/ Hỗ trợ phát triển chăn nuôi - Hỗ trợ đầu tư phát triển chăn nuôi trang trại tập trung: Tổ chức, cá nhân có dự án đầu tư cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm với quy mô nuôi thường xuyên từ 500 con lợn nái hoặc từ 1.000 con lợn thịt hoặc từ 500 con trâu, bò (thịt, sữa, sinh sản) hoặc từ 10.000 con gà, vịt, ngan trở lên, nằm trong vùng quy hoạch được phê duyệt và đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn phòng chống dịch bệnh, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường theo các quy định của pháp luật được hỗ trợ như sau: + Hỗ trợ 3 tỷ đồng/dự án, riêng đối với chăn nuôi bò sữa cao sản mức hỗ trợ là 5 tỷ đồng/dự án để xây dựng cơ sở hạ tầng về xử lý chất thải, giao thông, điện, nước, nhà xưởng, đồng cỏ và mua thiết bị; + Trường hợp dự án chưa có đường giao thông, hệ thống điện, cấp thoát nước đến hàng rào dự án thì ngoài mức hỗ trợ theo quy định tại ý thứ nhất của điểm này, được hỗ trợ 70% chi phí và không quá 5 tỷ đồng để đầu tư xây dựng các hạng mục trên; + Ngoài hỗ trợ theo hai ý nêu trên của điểm này, nếu dự án nhập giống gốc cao sản vật nuôi (danh mục giống gốc cao sản vật nuôi do Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định) được hỗ trợ chi phí nhập giống gốc, mức hỗ trợ theo quy định tại mục 14, Phụ lục I ban hành kèm theo thông tư số 05/2014/TT-BKHĐT ngày 30/9/2014 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. - Hỗ trợ đầu tư cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung: Tổ chức, cá nhân có dự án đầu tư cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung công nghiệp có công suất giết mổ một ngày đêm đạt tối thiểu 400 con72 gia súc hoặc 4.000 con gia cầm hoặc 200 gia súc và 2.000 con gia cầm, nằm trong vùng quy hoạch được phê duyệt và đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường theo các quy định của pháp luật được hỗ trợ như sau: + Hỗ trợ 2 tỷ đồng/dự án để xây dựng cơ sở hạ tầng về điện, nước, nhà xưởng, xử lý chất thải và mua thiết bị; + Trường hợp dự án chưa có đường giao thông, hệ thống điện, cấp thoát nước đến hàng rào dự án thì ngoài mức hỗ trợ theo quy định của điểm a khoản này, còn được hỗ trợ 70% chi phí và không quá 5 tỷ đồng để đầu tư xây dựng các hạng mục trên; + Đối với các cơ sở giết mổ tập trung xây dựng điểm. Ngoài mức hỗ trợ theo hai ý nêu trên của điểm này còn được ngân sách hỗ trợ 100% kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng theo đơn giá do nhà nước quy định; + Tổ chức, cá nhân hành nghề giết mổ gia súc, gia cầm trong các cơ sở giết mổ tập trung, được hỗ trợ 100% kinh phí thuê mặt bằng và lệ phí kiểm dịch trong năm đầu và 50% cho 1 năm tiếp theo; - Hỗ trợ phòng bệnh gia súc, gia cầm: Hỗ trợ 100% kinh phí mua vắc xin, vật tư, công tiêm phòng 2 lần/năm các bệnh: bệnh lở mồm long móng cho lợn nái, lợn đực giống, trâu, bò, dê; bệnh tai xanh cho lợn nái, lợn đực giống; bệnh dịch tả cho đàn lợn; bệnh dại cho đàn chó, mèo; bệnh cúm gia cầm cho đàn gà, vịt, ngan, chim cút. - Hỗ trợ chăn nuôi an toàn thực phẩm: Hỗ trợ lần đầu 100% kinh phí chứng nhận cho các cơ sở chăn nuôi trang trại tập trung được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc tương đương nằm trong vùng quy hoạch của địa phương (bao gồm kinh phí tư vấn, thẩm tra, đánh giá, lấy mẫu phân tích, tập huấn, cấp chứng nhận...), nhưng không quá 80 triệu đồng/trang trại.73 - Hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ: + Hỗ trợ mua gà, vịt giống bố mẹ: Hộ chăn nuôi gà, vịt giống bố mẹ gắn với ấp nở cung cấp con giống, có nhu cầu mua giống, được hỗ trợ một lần 50% giá trị gà, vịt giống bố mẹ hậu bị (trên 8 tuần tuổi). Mức hỗ trợ bình quân không quá 50 nghìn đồng/con; mỗi hộ được hỗ trợ mua không quá 200 con gà hoặc 200 con vịt giống bố mẹ hậu bị. + Hỗ trợ xử lý chất thải chăn nuôi và nước thải chăn nuôi: Hỗ trợ một lần 50% giá trị công trình khí sinh học (bể Biogas) hoặc đệm lót sinh học, nhưng không quá 5 triệu đồng/hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm. - Hỗ trợ nuôi giữ đàn gà Hồ giống gốc: Hỗ trợ hàng năm cho cơ sở nuôi giữ gà Hồ giống gốc với mức 500 nghìn đồng/con/năm để sản xuất giống gà bố mẹ cung cấp cho người chăn nuôi. Số lượng gà Hồ giống gốc nuôi giữ hàng năm không quá 1000 con. c/ Hỗ trợ phát triển thủy sản Hỗ trợ lần đầu 100% kinh phí chứng nhận cho các cơ sở nuôi trồng thủy sản tập trung được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc tương đương nằm trong vùng quy hoạch của địa phương (bao gồm kinh phí tư vấn, thẩm tra, đánh giá, lấy mẫu phân tích, tập huấn, cấp chứng nhận...), nhưng không quá 80 triệu đồng/cơ sở. d/ Hỗ trợ máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp, chế biến, bảo quản nông sản thực phẩm Hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay trong 3 năm đầu cho các tổ chức, cá nhân mua máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất, chế biến, bảo quản sản phẩm nông nghiệp, nếu cam kết phục vụ trên địa bàn tỉnh ít nhất 3 năm (giao UBND xã theo dõi giám sát các máy được hỗ trợ); Hỗ trợ 80% kinh phí mua thiết bị lạnh và giá để hàng chuyên dùng cho siêu thị bán nông sản thực phẩm điểm (siêu thị cụ thể do UBND tỉnh quyết định) với mức hỗ trợ không quá 500 triệu đồng/siêu thị/huyện.74 e/ Hỗ trợ tuyên truyền, tập huấn và ứng dụng khoa học công nghệ Hỗ trợ kinh phí tuyên truyền, tập huấn: Hỗ trợ 100% kinh phí tuyên truyền, tập huấn kỹ thuật, kiến thức quản lý, nghiệp vụ chuyên môn, phổ biến văn bản pháp luật cho tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh nông sản thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp. Hỗ trợ sản xuất ứng dụng công nghệ cao: Hỗ trợ 50% vật tư, thiết bị của dự án nhưng không quá 5 tỷ đồng/ dự án cho tổ chức, cá nhân có dự án ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản. Hỗ trợ xây dựng mô hình: Hỗ trợ 70% kinh phí mua giống, vật tư, thiết bị, nguyên, nhiên, vật liệu để xây dựng mô hình sản xuất, trình diễn tiến bộ khoa học kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản và lâm nghiệp. f/ Chính sách ưu đãi khuyến khích sản xuất, tiêu thụ nông sản, thực phẩm - Ưu đãi khuyến khích tiêu thụ nông sản: Các tổ chức, cá nhân có hợp đồng tiêu thụ nông sản, thực phẩm cho các tổ hợp tác, HTX nông nghiệp, các hộ nông dân theo phương thức ứng trước vốn nếu thực hiện đúng hợp đồng và đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong quá trình kinh doanh tiêu thụ sản phẩm được hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay ngân hàng cho toàn bộ số tiền vay ứng trước theo hợp đồng (lãi suất vốn vay được tính bằng mức lãi suất chung do Ngân hàng nhà nước công bố tại thời điểm vay vốn). - Khuyến khích tích tụ ruộng đất: + Các tổ chức, cá nhân thuê ruộng để thực hiện sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung có quy mô từ 3ha trở lên (đối với vùng chăn nuôi, trồng hoa, cây cảnh, cây ăn quả, cây dược liệu và sản xuất rau), 10 ha trở lên (đối với vùng sản xuất lúa) được hỗ trợ 5 triệu đồng/ha/năm trong 5 năm đầu. + Khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân tích tụ ruộng đất để đầu tư phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở chế biến và tiêu thụ nông, lâm sản, thủy sản tập trung thông qua các hình thức: chuyển nhượng, thuê đất, thuê75 mặt nước, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo hướng lâu dài từ 20 năm trở lên nhưng không quá 50 năm. - Hỗ trợ xây dựng thương hiệu sản phẩm: UBND các huyện, thị xã, thành phố, hợp tác xã, tổ hợp tác, xây dựng thương hiệu sản phẩm trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản được hỗ trợ 100% kinh phí xây dựng thương hiệu. g/ Hỗ trợ đầu tư xây dựng kênh mương Dự án đầu tư kiên cố hóa kênh mương có nguồn nước từ trạm bơm cục bộ đến khu sản xuất được hỗ trợ kinh phí mua vật liệu nhưng không quá 500 triệu đồng/km (dự án phải được cấp thẩm quyền lựa chọn phê duyệt)... Quyết định trên của Ủy ban nhân dân tỉnh hỗ trợ tích cực cho nông dân trong sản xuất nông nghiệp. 3.4.1.2. Tiếp tục phát triển Đề án dịch vụ cung ứng lương thực, thực phẩm, nguyên liệu cho các KCN Ngày 28/8/2013, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh ban hành Quyết định số 987/QĐ-UBND về việc thành lập Ban chỉ đạo phát triển các hoạt động dịch vụ trong KCN tập trung tỉnh Bắc Ninh, trong đó có Đề án dịch vụ cung ứng lương thực, thực phẩm, nguyên liệu cho các KCN. Để có thêm nhiều sản phẩm nông sản đảm bảo an toàn thực phẩm cung cấp cho thị trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh xây dựng đề án phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020, ngày 27/5/2015 đã được UBND tỉnh phê duyệt. Chỉ đạo các phòng chuyên môn, các đơn vị trực thuộc tăng cường tổ chức, kiểm tra đánh giá chứng nhận điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất rau an toàn; vùng nuôi trồng thủy sản tập trung; cơ sở giết mổ, chế biến bảo quản kinh doanh nông lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh. Tổng số từ 2014 đến nay đã tiến hành thẩm định cho 03 cơ sở vùng sản xuất rau an toàn và trên 50 cơ sở sản xuất, sơ chế, chế biến kinh doanh sản phẩm nông lâm,76 thủy sản phục vụ cho việc tiêu thụ trong các KCN và các bếp ăn tập thể, các trường học ... Đối với lĩnh vực chăn nuôi gia súc, gia cầm: Hoàn thiện xây dựng đề án phát triển chăn nuôi tập trung vùng đất bãi thuộc các huyện nam sông Đuống đã được UBND tỉnh phê duyệt. Đồng thời, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã phối hợp với Tập đoàn Dabaco thực hiện triển khai thành công mô hình quản lý chuỗi thực phẩm an toàn ngành hàng thịt gà đảm bảo phục vụ đầy đủ cho nhu cầu tiêu thụ tại các KCN của tỉnh. Đối với nuôi trông thủy sản: Hiện toàn tỉnh có 167 vùng nuôi cá tập trung, đồng thời tiếp tục duy trì và phát triển các vùng nuôi cá thâm canh tập trung với quy mô từ 10 ha trở lên. Toàn tỉnh có 5.372 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản và 843 lồng nuôi cá trên sông, tổng sản lượng thủy sản ước đạt 20.150 tấn. Đối với sản xuất rau màu, khoai tây: Triển khai xây dựng và quy hoạch một số vùng trồng lúa, rau màu, khoai tây tập trung: 13 vùng sản xuất lúa hàng hóa, 35 vùng sản xuất khoai tây với diện tích trên 2.082 ha tập trung ở Quế Võ, Yên Phong, Thuận Thành; 36 vùng sản xuất rau tập trung với diện tích trên 3.000 ha, trong đó trên 500 ha được sản xuất theo hướng an toàn, 5 cơ sở sản xuất rau tập trung đã được cấp giấy chứng nhận theo tiêu chuẩn VietGap. 3.4.1.3. Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Bắc Ninh Ngày 12/10/2011, UBND tỉnh Bắc Ninh đã ban hành Quyết định số 126/2011/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011-2015 định hướng đến năm 2020. Ngày 18/10/2016, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh đã có báo cáo số 649/KH-VHXH sơ kết 5 năm thực hiện quy hoạch phát triển nhân lực giai đoạn 2011-2015, định hướng 2020 của tỉnh. Sau 5 năm thực hiện quy hoạch phát triển nhân lực đã có những ưu điểm, nhược điểm và hạn chế.77 UBND tỉnh Bắc Ninh đã có Quyết định số 409/2017/QĐ-UBND ngày 14/4/2017 giao cho Sở Kế hoạch và Đầu tư Bắc Ninh chủ trì phối hợp các sở, ngành xây dựng Đề án “Điều chỉnh Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Bắc Ninh năm 2020, định hướng đến năm 2030”, dự kiến Đề án sẽ báo cáo UBND tỉnh tại cuộc họp thường kỳ tháng 9/2017. 3.4.1.4. Quy định chế độ hỗ trợ đào tạo và sử dụng lao động đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh Ngày 26/6/2014, UBND tỉnh Bắc Ninh đã có Quyết định số 286/2014/QĐ-UBND về việc Quy định chế độ hỗ trợ đào tạo và sử dụng lao động đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Quy định chi tiết chế độ hỗ trợ đối với các doanh nghiệp nằm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh khi đào tạo và sử dụng lao động có hộ khẩu thường trú tại Bắc Ninh. - Hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo và sử dụng lao động. Hỗ trợ kinh phí đào tạo đối với các doanh nghiệp khi đào tạo, đào tạo lại, đào tạo nâng cao và sử dụng lao động có thời hạn làm việc liên tục tại doanh nghiệp từ đủ một năm trở lên. Mức hỗ trợ kinh phí tối đa như sau: + Đối với đào tạo nghề: Áp dụng mức hỗ trợ theo quy định tại Quyết định số 88/2011/QĐ-UBND ngày 29/7/2011 của UBND tỉnh về việc quy định mức phí đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 03 tháng cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. + Đối với đào tạo khác áp dụng quy định về thu học phí đối với hoạt động đào tạo theo phương thức không chính quy tại các cơ sở đào tạo công lập, mức hỗ trợ cụ thể là 500.000 đồng/người/tháng. Thời gian đào tạo tối đa không quá 06 tháng. - Hỗ trợ doanh nghiệp khi sử dụng lao động có thời hạn làm việc liên tục tại doanh nghiệp từ đủ một năm trở lên.78 Đối tượng: + Lao động có trình độ cao đẳng nghề, cao đẳng chuyên nghiệp, đại học và trên đại học. + Là con liệt sỹ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học do ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý. + Lao động thuộc hộ nghèo trong danh sách đã được UBND tỉnh phê duyệt; Quân nhân bị tai nạn lao động nếu còn đủ sức khỏe; Lao động thuộc hộ Nhà nước thu hồi đất trên 30% diện tích đất canh tác không quá 05 năm kể từ lần thu hồi đất gần nhất đến thời điểm được tuyển dụng; Quân nhân, công an hoàn thành nghĩa vụ không quá 05 năm kể từ khi có Quyết định xuất ngũ đến thời điểm được tuyển dụng. Mức hỗ trợ: 3.000.000 (ba triệu) đồng/lao động. - Điều kiện hỗ trợ: Các doanh nghiệp trên địa bàn thực hiện đóng BHYT, BHXH 100% cho lao động và thực hiện đầy đủ chính sách thuế của Nhà nước. 3.4.1.5. Quy định mức chi phí đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 03 tháng cho lao động nông thôn Ngày 29/7/2011, UBND tỉnh Bắc Ninh đã có Quyết định số 88/2011/QĐ-UBND về việc Quy định mức chi phí đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 03 tháng cho lao động nông thôn. Mức chi phí đào tạo cho từng nghề đào tạo được áp dụng cho các cơ sở dạy nghề đối với các đối tượng: Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, có trình độ học vấn và sức khoẻ phù hợp với nghề cần học. Trong đó ưu tiên các đối tượng là người thuộc diện hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập hộ nghèo, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác.79 Chính sách hỗ trợ người học và các nội dung chi phí đào tạo cho từng nghề thực hiện theo quy định tại Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 và hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 30/7/2010. Quy mô của một lớp học không quá 35 học viên/lớp. Quy định mức chi phí đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 03 tháng cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh: từ 500.000 đồng đến 650.000 đồng/tháng tùy theo từng nghề đào tạo. 3.4.2. Đối với Ban quản lý các KCN Bắc Ninh Lao động làm việc tại các KCN Bắc Ninh, Ban quản lý các KCN Bắc Ninh thực hiện các giải pháp sau để người lao động yên tâm làm việc tại doanh nghiệp: - Tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện các chính sách, văn bản, pháp luật UBND tỉnh, BQL KCN thường xuyên có các văn bản hướng dẫn, đôn đốc các DN, nhà đầu tư, thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý lao động. Đồng thời cử cán bộ thường xuyên bám sát từng DN nắm tình hình về lao động. - Tăng cường phối hợp quản lý giữa các cơ quan quản lý BQL KCN chủ trì làm việc với các ngành liên quan về tăng cường quản lý NLĐ, đặc biệt là LĐ nước ngoài; phối hợp với Liên đoàn lao động tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy thực hiện việc tuyên truyền đến từng nhóm lao động nhằm ổn định tình hình và đẩy mạnh phong trào thi đua lao động sản xuất, gắn quản lý lao động với việc quản lý an ninh, trật tự. Việc quản lý lao động còn được thực hiện gắn với quản lý tạm trú, lưu trú của người lao động, đối với lao động nước ngoài đăng ký lưu trú, tạm trú chấp hành các quy định của pháp luật Việt Nam về đăng ký khai báo tạm trú, tạm vắng cho người nước ngoài và đảm bảo an ninh trật tự tại các cơ sở có người nước ngoài lưu trú, tạm trú.80 Công tác tuyên truyền được thực hiện đi đôi với công tác kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm việc sử dụng lao động của các DN. - Tập trung công tác đào tạo, hỗ trợ tuyển dụng lao động BQL KCN phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch dạy nghề, giới thiệu việc làm cho lao động tới các DN sau quá trình đào tạo, mở sàn giao dịch việc làm… để đáp ứng cung - cầu lao động cho các DN tại KCN. Phối hợp với các Trung tâm dịch vụ việc làm mở các lớp đào tạo nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, đào tạo kỹ năng mềm cho lao động có nhu cầu làm việc tại KCN, đảm bảo nguồn nhân lực đủ về số lượng và chất lượng. Đầu tư nâng cao chất lượng các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh nói chung, huyện Yên Phong nói riêng, tiếp tục đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư thành lập và xây dựng các trường cao đẳng, đại học, dạy nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Hoàn thiện chính sách thu hút lao động là người địa phương về làm việc tại các DN KCN Yên Phong khi tốt nghiệp các trường cao đẳng, đại học. - Xây dựng môi trường làm việc tốt cho người lao động Hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc các quy định về tiêu chuẩn môi trường làm việc tạo môi trường làm việc có sự hạn chế tối đa các yếu tố ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động. Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện quy định này của doanh nghiệp. Đồng thời, đôn đốc thành lập tổ chức Công đoàn, xây dựng thoả ước lao động, xây dựng mối quan hệ hài hoà giữa người sử dụng lao động và người lao động, tạo môi trường làm việc thân thiện cho người lao động. Môi trường làm việc tốt là cơ sở để người lao động yên tâm làm việc, giảm sự biến động lao động do sự chuyển dịch lao động giữa các doanh nghiệp trong các Khu công nghiệp. Cùng với việc xây dựng nhà ở cho người lao động, cần có giải pháp tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi xã hội phục vụ người lao động.81 - Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra Công tác kiểm tra, thanh tra cần có sự phối, kết hợp giữa các cơ quan, ngành chức năng có liên quan tránh chồng chéo gây phiền hà và ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Cùng với công tác kiểm tra, thanh tra tổ chức hướng dẫn doanh nghiệp về chính sách pháp luật, hoàn thiện các thủ tục theo quy định của pháp luật trong việc thực hiện các chính sách về lao động của doanh nghiệp. Thông qua kiểm tra, thanh tra tổng hợp đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về lao động; có nhân điển hình tiên tiến qua khen thưởng, có xử phạt làm biện pháp dăn đe. Người lao động là cốt lõi, là trọng tâm của hoạt động sản xuất, là nhân tố tạo nên giá trị gia tăng cho quá trình phát triển của doanh nghiệp, của các Khu công nghiệp. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về lao động là hết sức quan trọng, thiết yếu trong quá trình phát triển nhanh, bền vững các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh thời gian tới. Quá trình thực hiện cần có sự kết hợp đồng bộ các giải pháp, giải pháp này là cơ sở, tiền đề để thực hiện có hiệu quả các giải pháp khác, tạo nên hiệu quả cao trong công tác quản lý nhà nước về lao động đối với các Khu công nghiệp.82 KẾT LUẬN Bắc Ninh được coi là “mũi nhọn” trong phát triển công nghiệp với mục tiêu tỉnh Bắc Ninh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào những năm 20 của thế kỷ 21 theo hướng văn minh, hiện đại. Do đó, vấn đề việc làm có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi người dân nói chung và cả xã hội. Chính vì vậy, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa không chỉ là công việc trước mắt mà còn là vấn đề mang tính lâu dài, chiến lược. Qua nghiên cứu luận văn: “Ảnh hưởng của các KCN tập trung đến việc làm của nông dân tỉnh Bắc Ninh” tôi rút ra một số kết luận sau: Quá trình phát triển các KCN đã góp phần mang lại một diện mạo mới cho tỉnh Bắc Ninh. Phát triển các KCN là bước đi tất yếu trong quá trình phát triển KT - XH của tỉnh Bắc Ninh, quá trình đó đã góp phần mang lại sự dịch chuyển tích cực trong cơ cấu kinh tế NN - CN - DV từ 8,1 % - 68,5 % - 23,4 % năm 2012 sang 5 % -74,3 % - 20,7 % năm 2016. Cơ cấu việc làm khu vực NN - CN - DV từ 35,1%-42,2%-22,7% năm 2012 sang 21,3%-48,4%-30,3% năm 2016. Lao động người Bắc Ninh dịch chuyển mạnh từ lao động nông nghiệp sang làm lao động công nghiệp tại các DN KCN (công nhân, nhân viên, quản lý ...) từ 44.883 người năm 2012 lên 69.643 người năm 2016 tăng 24.760 người. Việc làm của nông dân trong tỉnh tăng lên nhờ vào việc cung cấp lương thực thực phẩm cho NLĐ làm việc tại các DN KCN. Mặt khác, trong quá trình chế biến và ăn uống phát sinh đồ thừa như cơm, canh, thức ăn, vỏ hoa quả… của NLĐ ăn ca tại DN nhu cầu này chuyển nguồn thức ăn để phục vụ cho công tác chăn nuôi. Việc làm mới được hình thành sau khi các KCN đi vào hoạt động tăng thu nhập cho nông dân trong tỉnh như cho thuê nhà trọ, kinh doanh, buôn bán, phục vụ cho NLĐ ... nói chung phát triển các loại hình dịch vụ theo nhu cầu của NLĐ làm việc tại các DN KCN.83 Tuy nhiên, cũng chính quá trình phát triển các KCN đã làm giảm tuyệt đối việc làm của lao động làm nông nghiệp tăng lao động làm công nghiệp, tệ nạn xã hội có xu hướng gia tăng, gây nguy cơ và tiềm ẩn nguy cơ thất nghiệp cho lao động NN và tăng sức ép về tìm kiếm việc làm đối với họ. Bên cạnh những tác động tích cực từ quá trình phát triển các KCN mang lại: thu nhập tăng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu việc làm theo hướng tích cực, số lao động được đào tạo, đào tạo nghề tăng đáng kể thì đi liền với đó là tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm vẫn còn, đặc biệt là lao động ở những vùng NN bị chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Trước tình trạng đó, Bắc Ninh đã sử dụng rất nhiều biện pháp để giải quyết việc làm: khuyến khích phát triển, khôi phục các làng nghề truyền thống, khuyến khích áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất NN, thực hiện chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn, hỗ trợ người lao động bị thu hồi đất cho sản xuất công nghiệp, chương trình khuyến công cho các làng nghề... đã góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp và thúc đẩy chuyển dịch theo hướng CNH - HĐH. Mặc dù đã đạt được một số kết quả nhất định, song vấn đề giải quyết việc làm cho lao động NN vẫn còn một số bất cập: chất lượng nguồn lao động thấp chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp, một lượng không nhỏ lực lượng lao động thiếu việc làm, việc làm không phù hợp, chính sách giải quyết việc làm còn nhiều điểm chưa hợp lý, tình trạng ô nhiễm môi trường ngày một gia tăng... Để vấn đề giải quyết việc làm cho nông dân trong thời gian tới, Bắc Ninh cần thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp sau: - Nhóm giải pháp về cầu lao động… - Nhóm giải pháp về chất lượng cung lao động… - Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách hỗ trợ của nhà nước.84 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt 1. Ban Quản lý các KCN tỉnh Bắc Ninh, Báo cáo các năm 2012-2016. 2. Bộ Lao động - Thương binh và xã hội (2014), Thông tư số 23/2014/TT-BLĐTBXH ngày 29/8/2014 của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 03/2014/NĐ-CP. 3. Chính phủ (2008), Nghị định 29/2008/NĐ-CP ngày của Chính phủ, ngày 14.3.2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế; 4. Chính phủ (2013), Nghị định 164/2013/NĐ -CP ngày 12/11/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 29/2008/NĐ -CP 5. Chính phủ (2014), Nghị định số 03/2014/NĐ-CP ngày 16/01/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về việc làm. 6. Cục thống kê tỉnh Bắc Ninh, Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh các năm 2012 đến 2016. 7. Dương Đình Thuân (năm 2011), Phát triển dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn hiện nay, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh. 8. Đinh Hoàng Dũng (2008), Phát triển các khu công nghiệp Bắc Ninh theo hướng phát triển bền vững, Học viện Chính trị - hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. 9. Hoàng Thị Thu Hải (2008), Giải pháp hỗ trợ nâng cao chất lượng nhân lực trong các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh 10. Ngô Văn Kim (2016), Ảnh hưởng của khu công nghiệp Quế Võ đến việc làm của nông dân tại xã Phương Liễu, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. 11. Ngô Cẩm Linh (năm 2014), Ảnh hưởng của đô thị hóa đến việc làm của nông dân tỉnh Vĩnh Phúc.85 12. Nguyễn Đức Long (năm 2016), Một số giải pháp phát triển bền vững các KCN tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2016-2020. 13. Bùi Hoàng Mai (2007), Đổi mới quản lý nhà nước đối với các KCN ở Bắc Ninh, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh. 14. Nguyễn Tiến Nhường (2010), Chính sách an sinh xã hội với người nông dân sau khi thu hồi đất để phát triển các khu công nghiệp (nghiên cứu tại Bắc Ninh). 15. Lê Thị Phương (2014), Ảnh hưởng của các KCN đến đời sống hộ nông dân ở huyện Phổ Yên - tỉnh Thái Nguyên. 16. Khổng Văn Thắng (2014 ), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Bắc Ninh trong qúa trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. 17. Quốc Hội (2012), Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13 ngày 8 tháng 6 năm 2012 18. Quốc hội (2014), Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 19. Vũ Đức Quyết (2006), Phát triển các KCN trong quá trình CNH, HĐH trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội. 20. Vũ Đức Quyết (năm 2008), Các giải pháp đào tạo nghề tạo việc làm mới cho dân cư các vùng nhà nước thu hồi chuyển đổi đất nông nghiệp để phát triển các KCN tập trung mở rộng đất đô thị. 21. Tỉnh ủy Bắc Ninh (2015), Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XIX nhiệm kỳ 2015-2020. 22. UBND tỉnh Bắc Ninh (2013), Quyết định số 60/QĐ-UBND ngày 8/2/2013 Về việc phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. 23. UBND tỉnh Bắc Ninh (2016), Báo cáo 20 năm tái lập tỉnh Bắc Ninh (1997-2016).86 II. Tài liệu Internet 24. http://khucongnghiep.com.vn/xuctien/tabid/67/articleType/ArticleView/articleId/358/Default.aspx, cập nhật ngày 25/11/2010 25. http://khucongnghiep.com.vn/nghiencuu/tabid/69/articleType/ArticleView/articleId/868/Default.aspx, cập nhật ngày 20/4/2014 26. http://www.nhandan.com.vn/kinhte/item/29000502-phat-trien-khu-cong-nghiep-cach-lam-cua-binh-duong.html, cập nhật ngày 13/3/201687 PHẦN PHỤ LỤC PHIẾU KHẢO SÁT DOANH NGHIỆP I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP 1. Tên doanh nghiệp: .................................................................................................... 2. Địa chỉ trụ sở: .......................................................................................................... 3. Thông tin liên hệ của người điền phiếu: Họ tên: …………….................. Nam/ nữ: ………… Năm sinh: ................. ........... .... Dân tộc: ……………………….. Quốc tịch: ............................................................... Chức vụ:. ....................................................................................................................... Địa chỉ: (hộ khẩu thường trú): .................................................................... .......... ...... Trình độ đào tạo: Đại học trở lên Cao đẳng Trung cấp Lao động phổ thông Trình độ chuyên môn: Kinh tế xã hội Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Kỹ thuật Công nghiệp các ngành khác 4. Năm thành lập doanh nghiệp: .................................................................................. 5. Năm doanh nghiệp đi vào hoạt động:. ...................................................................... 6. Số lượng lao động năm đầu tiên hoạt động: Tổng số lao động năm đầu tiên hoạt động: ....................... người 7. Số lượng lao động hiện nay: Tổng số lao động: .........................người, Trong đó: Trong đó: + Lao động người Bắc Ninh:............... người + Lao động nữ: ............................ người 8. Vốn điều lệ Doanh nghiệp trong nước: .......................................... VNĐ Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: .......................................USD 9. Loại hình doanh nghiệp Doanh nghiệp nhà nước (Công ty TNHH nhà nước, Công ty cổ phần, Công ty TNHH có vốn nhà nước > 50%)88 Doanh nghiệp ngoài nhà nước (Doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh, Công ty TNHH có vốn nhà nước < 50%, Công ty cổ phần không có vốn nhà nước, Công ty cổ phần nhà nước <50%) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI): 10. Ngành sản xuất kinh doanh chính:(có thể chọn nhiều mục) Cơ khí, xây dựng Công nghiệp nhẹ, chế biến và hàng tiêu dùng Nông lâm thuỷ sản Thủ công mỹ nghệ Điện, điện tử và viễn thông Thương mại, dịch vụ Khác (nêu cụ thể) …...............................…………………………………………… 11. Lý do lựa chọn địa điểm phát triển doanh nghiệp tại các KCN Bắc Ninh Chi phí thấp Vị trí địa lý thuận lợi Thị trường lao động dồi dào Tiếp cận đất đai thuận lợi Ưu đãi của Tỉnh hấp dẫn Lý do khác 12. Mức thu nhập trung bình của lao động (không tính lao động nước ngoài) qua các năm: 2012: ........................triệu đồng 2013: ........................triệu đồng 2014: ........................triệu đồng 2015: ........................triệu đồng 2016: ........................triệu đồng II. CHÍNH QUYỀN CÁC CẤP 13. Doanh nghiệp có gặp khó khăn khi đi xin các loại giấy phép: Rất khó khăn Khó khăn Có chút ít khó khăn Không gặp khó khăn nào cả 14. Đại diện chính quyền các cấp (UBNN, Sở, Ngành...) có thường xuyên gặp doanh nghiệp để thảo luận về những thay đổi về chính sách, chế độ : Không bao giờ Hiếm khi Thỉnh thoảng Thường xuyên Luôn luôn 15. Hãy đánh giá mức độ tiếp cận các thông tin, tài liệu của tỉnh của doanh nghiệp: Rất dễ Tương đối dễ Có thể Có thể nhưng khó Không thể89 16. Đánh giá chung về chính quyền địa phương các cấp sau :............. năm hoạt động (thang điểm 1 - 10 ; trong đó 10 : rất hài lòng, 1: rất không hài lòng): ........điểm. 17. Xây dựng hạ tầng cơ sở, hạ tầng xã hội tại các Khu công nghiệp Đường, điện, nước Nhà trẻ, trường học Trạm y tế, đồn công an Khu vui chơi giải trí Các dịch vụ ngân hàng, bưu điện Chợ Dịch vụ ăn uống Nhà ở cho công nhân Hạ tầng khác III. ĐÀO TẠO, TUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG 18. Doanh nghiệp tuyển dụng lao động Nam Nữ Lao động chưa thành niên (từ 15-dưới 18 tuổi) Từ 18 - 25 tuổi Từ 18- 30 tuổi Từ 18 - 35 tuổi Từ 18- 45 tuổi Lao động cao tuổi (từ 56 tuổi trở lên đối với nữ, từ 61 tuổi trở lên đối với nam) 19. Hình thức tuyển dụng lao động của doanh nghiệp Thi tuyển, phỏng vấn tại trụ sở doanh nghiệp Thi tuyển, phỏng vấn tại địa phương trong tỉnh Thi tuyển, phỏng vấn tại tỉnh khác Ký kết hợp đồng dịch vụ tuyển dụng với các trung tâm giới thiệu việc làm, các địa phương có trả phí Ký kết hợp đồng thuê lao động của các đơn vị, Công ty có chức năng cung cấp lao động Tất cả các ý kiến trên Ý kiến khác...................................... 20. Khó khăn của Doanh nghiệp trong công tác tuyển dụng lao động Không đáp ứng được về chuyên môn Mức lương thấp Điều kiện ăn, ở lao động vất vả, khó khăn Độ tuổi cần tuyển Giới tính cần tuyển Khoảng cách địa lý Ý kiến khác...............................................90 21. Hình thức các cơ quan, đơn vị hỗ trợ doanh nghiệp tuyển dụng lao động Thông báo trên phương tiện thông tin do đơn vị quản lý (loa phát thanh) Hỗ trợ doanh nghiệp phát tờ rơi thông tin cụ thể về nhu cầu tuyển dụng Hỗ trợ doanh nghiệp tổ chức các buổi tiếp xúc với người lao động của địa phương Đăng trên Website của các đơn vị hỗ trợ doanh nghiệp (Ban quản lý các KCN Bắc Ninh, các trung tâm có chức năng hỗ trợ tuyển dụng) Tất cả các hình thức trên Ý kiến khác................. 22. Đánh giá chất lượng hỗ trợ tuyển dụng và môi giới lao động do các cơ quan của tỉnh thực hiện: Rất hài lòng Hài lòng Không hài lòng Rất không hài lòng 23. Hãy đánh giá chất lượng giáo dục, đào tạo trên địa bàn tỉnh thực hiện Rất hài lòng Hài lòng Không hài lòng Rất không hài lòng 24. Hãy đánh giá chất lượng đào tạo nghề cho người lao động do các cơ quan của tỉnh thực hiện Rất hài lòng Hài lòng Không hài lòng Rất không hài lòng 25. Đánh giá về ý thức chấp hành tổ chức kỷ luật của người lao động: Rất hài lòng Hài lòng Không hài lòng Rất không hài lòng 26. Công tác dự báo cung cầu lao động so với thực tế Thiếu lao động Đủ lao động Thừa lao động 27. Nguồn cung lao động chủ yếu từ Địa phương Các tỉnh khác (Những thông tin do quý vị cung cấp chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Mọi thông tin sẽ được bảo đảm giữ bí mật. Trân trọng cám ơn!) Bắc Ninh, ngày ..... tháng ...... năm 2017 Người khảo sát Đại diện doanh nghiệp được khảo sát91 PHIẾU KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG VIỆC LÀM LAO ĐỘNG (Áp dụng khảo sát từ 15 tuổi trở lên) I. THÔNG TIN CÁ NHÂN 1. Họ tên người được phỏng vấn: ................................................................................ 2. Năm sinh:........................................... 3. Giới tính:... ................................................ 4. Địa chỉ (hộ khẩu thường trú) ................................................................................... II. THÔNG TIN VỀ TÌNH TRẠNG VIỆC LÀM 5. Tính trong thời gian một tháng kể từ thời điểm trả lời phiếu này về trước, tình hình việc làm của anh/chị như thế nào? Đang có việc làm (nếu chọn phương án này thì bỏ qua câu số 6, 7) Chưa có việc làm (nếu chọn phương án này chỉ trả lời câu số 6, 7) 6. Lý do anh/chị chưa đi làm? Chưa có nhu cầu (nếu chọn phương án này thì bỏ qua câu 7) Đang học tiếp (nếu chọn phương án này thì bỏ qua câu 7) Đã đi xin việc làm nhưng chưa được (Trả lời tiếp câu 7) 7. Những lý do anh/chị chưa xin được việc làm? Thiếu kiến thức chuyên môn nghiệp vụ Thiếu các mối liên hệ với nhà tuyển dụng Thiếu kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ Trình độ Ngoại ngữ chưa đáp ứng yêu cầu Thiếu kinh nghiệm làm việc Trình độ Tin học chưa đáp ứng yêu cầu Thiếu thông tin tuyển dụng Lý do khác (ghi rõ):.................................... 8. Trình độ chuyên môn thời điểm vào làm việc: Chưa qua đào tạo Cao đẳng nghề Sơ cấp nghề Cao đẳng TC nghề, TCCN Đại học trở lên 9. Anh/chị tìm được việc làm thông qua những con đường nào? Nhà trường giới thiệu Hội chợ việc làm Bạn bè, người quen giới thiệu Thông qua quảng cáo Người trong gia đình giới thiệu Tự tạo việc làm Trung tâm giới thiệu việc làm giới thiệu Khác(ghi rõ): ...................92 10. Tên cơ quan, doanh nghiệp anh/chị đang làm việc: ...................................................................................................................................... 11. Địa chỉ cơ quan: ………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………….. 12. Cơ quan anh/chị thuộc loại hình tổ chức nào? Doanh nghiệp nhà nước (Công ty TNHH nhà nước, Công ty cổ phần, Công ty TNHH có vốn nhà nước > 50%) Doanh nghiệp ngoài nhà nước (Doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh, Công ty TNHH có vốn nhà nước < 50%, Công ty cổ phần không có vốn nhà nước, Công ty cổ phần nhà nước <50%) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI): Tổ chức phi chính phủ Loại hình khác (ghi rõ): ...................................................................................... 13. Chức vụ hiện tại của anh/chị: Quản lý Nhân viên Công nhân 14. Thời gian anh/chị làm việc trong một tuần là: Ít hơn 40 giờ 48 giờ 48 giờ trở lên 15. Mức thu nhập bình quân/tháng tính theo VNĐ: Số tiền: ................................................. triệu đồng. 16. Công việc anh/chị đang đảm nhận có phù hợp với năng lực bản thân không? (nếu chọn phương án không phù hợp thì trả lời câu 17, nếu chọn phương án phù hợp và rất phù hợp thì bỏ qua câu số 17) Không phù hợp Phù hợp Rất phù hợp 17. Nếu không phù hợp tại sao anh/chị lại chấp nhận làm công việc này? Không tìm được việc đúng khả năng Làm tạm thời trong lúc tìm được việc phù hợp Thích công việc này Khác (ghi rõ): ........................................... Mức lương hấp dẫn93 18. Từ khi vào làm việc cơ quan, doanh nghiệp đã yêu cầu anh/chị đi học các khóa học nào dưới đây? Có Không Nâng cao kiến thức chuyên môn Nâng cao kỹ năng nghiệp vụ Nâng cao kỹ năng về Tin học Phát triển kỹ năng ngoại ngữ Nâng cao các kỹ năng mềm (lập kế hoạch, quản lý, giao tiếp...) Doanh nghiệp tự đào tạo cho người lao động Khác:.................................................................................................. 19. Anh/chị đã chuyển đổi công việc mấy lần? Chưa chuyển đổi (nếu chọn phương án này thì bỏ qua câu 20, trả lời tiếp từ câu 21) 1 lần 2 lần Từ 3 lần trở lên 20. Những lý do anh/chị chuyển đổi công việc khác: Công việc không phù hợp ngành được đào tạo Áp lực công việc quá lớn Thu nhập hàng tháng thấp Môi trường làm việc không phù hợp Năng lực không đáp ứng được yêu cầu của công việc Lý do gia đình Không được phát huy năng lực trong công việc Khác (ghi rõ): ................................... Không có cơ hội thăng tiến trong công việc 21. Anh/chị có ý định xin chuyển công việc khác không? Có Không (nếu chọn phương án không thì bỏ qua câu 22, trả lời tiếp câu 23) 22. Nếu có, những lý do anh/chị sẽ chuyển đổi công việc khác: Công việc không phù hợp ngành được đào tạo Thu nhập thấp Năng lực không đáp ứng được yêu cầu Không được phát huy năng lực Không nhìn thấy cơ hội thăng tiến Áp lực công việc quá lớn Môi trường làm việc không phù hợp Địa điểm làm việc không phù hợp Khác (ghi rõ):.................................................................................... 23. Theo anh/chị nguyên nhân dẫn đến người lao động khó xin được việc (xếp theo tứ tự ưu tiên từ 1 đến 4): Mức thu nhập thấp Hồ sơ xin việc nhiều Tính kỷ luật của người lao động không cao Năng lực chuyên môn hạn chế94 24. Anh/chị có nhận xét gì về ảnh hưởng của các khu công nghiệp Bắc Ninh đến việc làm, thu nhập cho người dân Việc làm tăng Việc làm giảm Thu nhập tăng Thu nhập giảm (Những thông tin do quý vị cung cấp chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Mọi thông tin sẽ được bảo đảm giữ bí mật. Trân trọng cám ơn!) Bắc Ninh, ngày ..... tháng ...... năm 2017 Người khảo sát Người được khảo sát95 PHIẾU KHẢO SÁT KINH TẾ - XÃ HỘI 1. Họ tên người được phỏng vấn: ................................................................................. 2. Năm sinh ........................., giới tính :......................,dân tộc : ................................, trình độ học vấn : ......................................................................................................... 3. Địa chỉ: ..................................................................................................................... 4. Ngành sản xuất chính của hộ: (Đánh X vào ô thích hợp) Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ Khác NN - CN NN - DV CN - DV 5. Số nhân khẩu của hộ: (Những người thực tế thường trú tại hộ): .................... khẩu ...................................................................................................................................... . 6. Tình trạng đất đai: (Tính ở thời điểm 2016) - Tổng diện tích đất:. ............................................................................................ (m2). Trong đó: Đất nông nghiệp: . ................................................................................ (m2). - Ðất thổ cư: ......................................................................................................... (m2). 7. Tình trạng đất ở hiện nay: Do ông cha để lại Mua lại Được cấp do tái định cư Khác 8. Tổng diện tích nhà ở: ............................................................................................... 9. Tình trạng nhà ở hiện nay: Xây cấp 4 Xây 2 tầng trở lên Biệt thự Khác 10. Số nhân khẩu trong độ tuổi lao động: ……………….. ......................................... (Nam từ 15 đến 60 tuổi, nữ từ 15 đến 55 tuổi) Số người có việc làm: ......................... Số người chưa có việc làm: ................... 11. Gia đình ông (bà) có bị thu hồi đất nông nghiệp phục vụ cho phát triển công nghiệp không? Có Không 12. Diện tích đất bị thu hồi cho mục đích phát triển công nghiệp Đất nông nghiệp: .................................................................................................. (m2). Đất ở: .................................................................................................................... (m2). 13. Số tiền đền bù của gia đình ông (bà) là: Tổng số tiền đền bù: .............................................triệu đồng96 14. Tiền đền bù đã sử dụng vào: Xây nhà Mua phương tiện giao thông Phục vụ sản xuất nông nghiệp Mua thiết bị, đồ dùng gia đình Kinh doanh thương mại Trả nợ Mục đích khác 15. Ông (bà) và gia đình sau khi đất bị thu hồi đến nay có được chính quyền địa phương hỗ trợ đào tạo nghề chuyển đổi nghề nghiệp? Có Không 16. Ngành nghề được hỗ trợ đào tạo cho ông (bà) và gia đình là gì? Nhóm nghề về công nghiệp Nhóm nghề về nông, lâm nghiệp, thủy sản Nghề khác: .......................................... 17. Hiện nay thu nhập chính của gia đình ông (bà) từ các khoản Thu nhập từ nông, lâm nghiệp, thủy sản Thu nhập từ dịch vụ (cho thuê nhà trọ, kinh doanh buôn bán ...) Thu nhập từ công nghiệp (làm tại các doanh nghiệp KCN, Chủ doanh nghiệp, HTX ...) Thu nhập khác: ............................................................................... Tổng thu nhập của gia đình: .............................. triệu đồng. 18. Tình hình cấp nước Nguồn nước cấp: Nước giếng Nước máy Lượng nước: Đủ Thiếu Chất lượng nước: Sạch Nhiễm phèn Có vị lạ Đục 19. Tình hình điện Ổn định Không ổn định Không có điện 20. Tình hình giáo dục Đủ trường học Thiếu trường học Trường học xa Trường học gần 21. Tình hình y tế Tiện nghi Thiếu tiện nghi Bất tiện97 22. Tình hình ngập úng vào mùa mưa Thường xuyên ngập úng, ngập úng tại nhiều nơi Thỉnh thoảng ngập úng Thoát nước tốt, không bị ngập úng 23. Đánh giá chung về tác động các khu công nghiệp đến người dân Tác động tích cực Tác động tiêu cực Không tác động đáng kể 24. Cá nhân ông/bà có đồng tình với phương án mở rộng diện tích Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh? Có Không Không ý kiến 25. Ông/bà có nhận xét gì về ảnh hưởng của các khu công nghiệp tập trung đến việc làm, thu nhập, hạ tầng kỹ thuật cho người dân Việc làm tăng Việc làm giảm Thu nhập tăng Thu nhập giảm Hạ tầng kỹ thuật (điện, đường, trường, trạm ....) kém hơn Hạ tầng kỹ thuật (điện, đường, trường, trạm ....) tốt hơn 26. Gia đình ông (bà) có phòng trọ cho người lao động thuê, số lượng phòng, đơn giá, số người trên phòng, diện tích? Số phòng cho thuê: ............................................................................................. Diện tích phòng cho thuê: .................................................................................. Số người một phòng: ............................................................................................. Đơn giá phòng: ............................................................................................. 27. Những việc làm mới được hình thành từ khi khu công nghiệp được xây dựng trên địa bàn? ....................................................................................................................................... 28. Ý kiến khác: ............................................................................................................ ....................................................................................................................................... (Những thông tin do quý vị cung cấp chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Mọi thông tin sẽ được bảo đảm giữ bí mật. Trân trọng cám ơn!) Bắc Ninh, ngày ..... tháng ...... năm 2017 Người khảo sát Người được khảo sát98 PHỤ LỤC Câu chuyện: Samsung giúp nông dân Việt Nam kiếm nhiều tiền hơn cả nhân viên ngân hàng Vài năm trước, cô Nguyễn Thị Dung chỉ là một nông dân sống bằng việc chăn gà và trồng lúa tại một trong những khu vực nghèo nhất Việt Nam. Tuy nhiên, hiện giờ, cô đang hi vọng có thể kiếm được thu nhập cao hơn cả nhân viên ngân hàng hoặc nhân viên môi giới chứng khoán. Tại sao lại có sự khác biệt này? Câu trả lời chính là Samsung. Cô Nguyễn Thi Dung tại quầy tạp hóa của mình. Nhà máy ở Bắc Ninh làm ra những sản phẩm mới nhất của Samsung, bao gồm cả chiếc Galaxy Note 7 đình đám thời gian qua. Điều này đã biến vùng quê buồn tẻ của cô Dung trở thành trung tâm xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam, sau thành phố Hồ Chí Minh. ' Cuộc sống của chúng tôi đã thay đổi đáng kể từ khi Samsung đến ' , người phụ nữ 57 tuổi từng là nông dân này cho biết. Hiện cô đang kinh doanh phòng trọ cho thuê và bán hàng tạp hoá cho công nhân làm việc tại dây chuyền lắp ráp của Samsung. Cô dự tính sẽ kiếm được số tiền 68.000 USD (khoảng 1,5 tỉ VND) trong năm nay và nói thêm rằng: ' Tôi đang muốn mua xe hơi để các con có thể chở tôi đi chơi ' .Samsung Electronics và các công ty con của hãng đã xây dựng lên một khu công nghiệp với các nhà máy sử dụng tới 45.000 lao động trẻ cùng hàng trăm nhà cung ứng có vốn đầu tư từ nước ngoài ở xung quanh, một mô hình thu nhỏ của các chaebol - mô hình kinh tế thống trị tại Hàn Quốc. Việc đầu tư của Samsung được coi là vận may không chỉ với người dân mà còn cả các doanh nghiệp tại Bắc Ninh. Văn phòng thống kê của tỉnh cho biết đã có tới 2000 khách sạn và nhà hàng mới được khai trương từ năm 2011 đến năm 2015. Điều này cũng giúp thu nhập bình quân trên đầu người của Bắc Ninh tăng lên tới 3 lần trong khoảng thời gian này. ' Sự đầu tư của Samsung đã tạo nên bước đột phá để thúc đẩy phát triển kinh tế không chỉ cho Bắc Ninh mà còn của cả nước ' , ông Nguyễn99 Phương Bắc, người đứng đầu Viện nghiên cứu kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh cho biết, ' Việc này đã thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa của Việt Nam nhanh hơn ' .Các công ty Hàn Quốc như Samsung được coi là đại diện tiêu biểu đầu tiên trong kế hoạch lôi kéo các nhà đầu tư từ Trung Quốc sang Việt Nam. Do lương nhân công và chi phí sản xuất tăng cao, Trung Quốc hiện đang mất dần sức hấp dẫn với các nhà sản xuất dệt may, điện tử và đồ tiêu dùng nước ngoài so với các thời kì trước như 1980-1990. Cảnh này không còn lạ gì ở khu vực có nhà máy Samsung.Samsung đã xây dựng nhà máy đầu tiên tại Trung Quốc vào năm 1992 và giờ đây hãng đang chuyển hướng sang đặt cược vào Việt Nam. Những chiếc xe ô tô lớn màu trắng với logo màu xanh của Samsung được dùng để chở công nhân hiện đang chạy liên tục trên các con đường nhựa dẫn tới nhà máy với những đàn trâu bò được chăn thả xung quanh. Trong khi đó, những chiếc xe tải chở điện thoại Galaxy thành phẩm lại đang chạy băng băng trên đường cao tốc Bắc Ninh-Nội Bài, tuyến đường được mở cùng lúc với nhà máy Samsung để nối với sân bay quốc tế Nội Bài, nơi Samsung đã yêu cầu có một nhà ga để vận chuyển hàng hóa cho riêng mình.Hơn một nửa trong tổng số 856 công ty nước ngoài đã đầu tư 11,9 tỉ USD vào tỉnh Bắc Ninh trong tháng 6 là có liên quan đến Samsung. Đầu tư nước ngoài hiện đang chiếm 60% kinh tế của tỉnh, ông Nguyễn Đức Cao, phó trưởng ban quản lí các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh cho biết.Số tiền 15 tỉ USD đầu tư của Samsung biến hãng trở thành nhà xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với tổng giá trị các mặt hàng xuất khẩu lên tới 33 tỉ USD. Những năm trước khi Samsung đến, tổng giá trị của việc xuất khẩu điện thoại di động và sản phẩm viễn thông khác của Việt Nam chỉ có 593 triệu USD. Doanh số xuất khẩu điện thoại và linh kiện của Việt Nam đã tăng cao. Ngoài nhà máy tại Bắc Ninh, Samsung cũng đang mở hai nhà máy khác tại Thái Nguyên và thành phố Hồ Chí Minh. Hiện công ty đang sử dụng tổng100 cộng khoảng 130.000 nhân viên trên toàn quốc. 'Chúng tôi sẽ tiếp tục tăng cường kinh doanh tại Việt Nam và kế hoạch mở rộng các nhà máy sẽ phụ thuộc vào khách hàng cũng như xu hướng của thị trường' , Samsung nói trong một email.Kế hoạch phát triển dài hạn của Việt Nam là phải trở thành một 'thiên đường đầu tư' , Scott Rozelle, một nhà nghiên cứu kinh tế tại đại học Stanford cho biết, 'Nhờ vậy, tất cả người dân sẽ có việc làm' .Việc chuyển từ trồng lúa sang làm các công việc liên quan đến dây chuyền sản xuất hiện đại cho nông dân thu nhập cao hơn, cũng như được hưởng các lợi ích như lương hưu, nghỉ ốm và thu nhập ổn định, giáo sư kinh tế Brian McCaig cho biết. Công nhân còn có thể tiết kiệm và gửi được một phần thu nhập của họ về cho gia đình. 'Samsung đã cung cấp điều kiện làm việc rất tốt, Lê Thị Hoa, một công nhân 22 tuổi làm việc tại dây chuyền lắp ráp của Samsung SDI cho biết khi cô đang mua sắm tại một cửa hàng rau quả ở gần nhà máy, “Chúng tôi có rất nhiều phúc lợi tốt ở đây, bao gồm bảo hiểm y tế cũng như các chuyến nghỉ mát với công ty . Nguồn: (6-10-2016, 15:53 http://thanhnien.vn/kinh-doanh/bloomberg-samsung-giup-nong-dan-viet-kiem-nhieu-tien-hon-nha-moi-gioi-chung-khoan-752526.html)

- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Bình luận