Tiểu luận: Đầu tư quốc tế gián tiếp, thực trạng và giải pháp

439 1

Miễn phí

Tải về máy để xem đầy đủ hơn, bản xem trước là bản PDF

Tags: #tiểu luận#đồ án#luận án#luận án tốt nghiệp

Mô tả chi tiết

1. Mở đầu

1.1 Tính cấp thiết và ý nghĩa của đề tài

Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam chính thức đi vào hoạt động từ năm 2000. Trong 08 năm hoạt động vừa qua, TTCK đã chứng tỏ chức năng huy động vốn trung dài hạn đối với nền kinh tế, huy động tiền nhàn rỗi trong dân cư trong nước và nguồn vốn gián tiếp (FPI) lớn từ nước ngoài. 

Trước thực tế trên, việc tìm hiểu về nguồn vốn đầu tư gián tiếp tại Việt Nam, những pháp luật điều chỉnh, thực trạng để đề ra những giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn đầu tư gián tiếp là cần thiết trong điều kiện kinh tế hiện nay

1.2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu về quy chế tổ chức và tình hình hoạt động của các công ty chứng khoán, quỹ đầu tư chứng khoán, nhà đầu tư nước ngoài ở Việt Nam trong thời gian qua, qua đó, đề tài sẽ đề xuất một số giải pháp về khung pháp lý, về mặt chính sách… nhằm nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn FPI ở Việt Nam trong giai đoạn tới.

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy chế về đầu tư gián tiếp tại Việt Nam, những vấn đề về tình hình hoạt động của các công ty chứng khoán có vốn đầu tư nước ngoài, quỹ đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài để từ đó đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn FPI ở Việt Nam

Phạm vi nghiên cứu:

  • Về không gian, đề tài nghiên cứu trên địa bàn cả nước.
  • Về thời gian, giới hạn nghiên cứu của đề tài là hoạt động của các tổ chức và cá nhân nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán ở Việt Nam

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết các mục đích mà đề tài hướng đến, nhóm đã sử dụng chủ yếu phương pháp nghiên cứu định lượng và phương pháp nghiên cứu định tính.

1.5 Tính mới và đóng góp của đề tài

Đề tài có ý nghĩa khi được nghiên cứu trong giai đoạn TTCK Việt Nam sụt giảm nghiêm trọng trong một thời gian dài (nhất là từ sau 03/2007 ), luồng vốn FPI có nguy cơ đảo chiều, trong khi thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai của Việt Nam đang ở mức cao.

Đề tài đóng góp một số luận điểm mới về mặt lý thuyết và thực tiễn như sau:

  • Đã tổng hợp một cách tương đối hệ thống và đầy đủ hệ thống các quy định luật pháp, hoạt động của các tổ chức và cá nhân nước ngoài đầu tư ở Việt Nam từ năm 2000 đến nay.
  • Đã đề xuất được những giải pháp nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn FPI ở Việt Nam.

2. Nội dung

2.1 Cơ sở lý luận về đầu tư gián tiếp nước ngoài

  • Tổng quan về đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI)
  • Quy chế đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam

2.2 Thực trạng thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian qua.

  • Thực trạng hoạt động của các công ty chứng khoán
  • Thực trạng hoạt động của các quỹ đầu tư nước ngoài
  • Thực trạng hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài

2.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài

  • Phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam
  • Khuyến khích các nhà đầu tư quốc tế tham gia vào thị trường chứng khoán Việt Nam
  • Kiểm soát nhằm hạn chế sự đảo ngược dòng vốn

3. Kết luận

Để thu hút dòng vốn FPI đạt kết quả tốt, đề tài đã đưa ra các biện pháp khuyến khích các nhà đầu tư quốc tế tham gia vào TTCK, kiểm soát sự đảo ngược dòng vốn, khắc phục những hạn chế để TTCK Việt Nam phát triển vững mạnh tạo môi trường đầu tư hiệu quả nâng cao tính chuyên nghiệp của các nhà đầu tư thông qua vai trò của các nhà ĐTNN.

4. Tài liệu tham khảo

Luật Đầu Tư 2005

Luật Chứng Khoán 2006

Pháp lệnh số 28/2005/PL-UBTVQH11 về ngoại hối do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành

Quyết định số 238/2005/QĐ-TTg về tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành

 

Quyết định số 145/1999/QĐ-TTg về việc ban hành Quy chế bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Tài liệu liên quan

Bình luận