Rèn luyện kỹ năng học tập cho sinh viên trong đào tạo theo tín chỉ

317 1

Miễn phí

Tải về máy để xem đầy đủ hơn, bản xem trước là bản PDF

Tags: #luận án tiến sĩ#đồ án#báo cáo thực tập

Mô tả chi tiết

Download "Rèn luyện kỹ năng học tập cho sinh viên trong đào tạo theo tín chỉ"

Những đóng góp của luận án

- Luận án đã xác định đƣợc những đặc điểm cơ bản KNHT của SV trong đào tạo theo tín chỉ, cũng nhƣ chỉ ra đƣợc các giai đoạn phát triển KNHT và các mức độ tƣơng ứng KNHT của SV trong đào tạo theo tín chỉ;

- Phân tích làm rõ đặc trƣng các hoạt động học tập cơ bản của SV trong đào tạo theo tín chỉ, từ đó xác lập đƣợc các KNHT cơ bản, cần thiết rèn luyện trong môi trƣờng đào tạo theo tín chỉ. - Luận án đã phát hiện đƣợc thực trạng KNHT của SV trong đào tạo theo tín chỉ vùng ĐBSCL đang ở mức trung bình yếu, hầu hết KNHT đƣợc hình thành chƣa đầy đủ, một số ít KNHT đƣợc hình thành tƣơng đối đầy đủ nhƣng tính thuần thục, hiệu quả và linh hoạt chƣa cao, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu trong đào tạo theo tín chỉ.

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM NGUYỄN TUẤN KHANH RÈN LUYỆN KỸ NĂNG HỌC TẬP CHO SINH VIÊN TRONG ĐÀO TẠO THEO TÍN CHỈ LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI, 2017BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM NGUYỄN TUẤN KHANH RÈN LUYỆN KỸ NĂNG HỌC TẬP CHO SINH VIÊN TRONG ĐÀO TẠO THEO TÍN CHỈ Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử giáo dục Mã số: 62.14.01.02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. VŨ TRỌNG RỸ HÀ NỘI, 2017i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu của luận án là khách quan, trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Hà Nội, ngày 16 tháng 06 năm 2017 Tác giả luận án Nguyễn Tuấn Khanhii LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS. Vũ Trọng Rỹ đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành công trình nghiên cứu này. Tôi xin cảm ơn Trung tâm Đào tạo, Lãnh đạo Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận án này. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Lãnh đạo Nhà trƣờng, lãnh đạo phòng đào tạo, thầy cô và SV các trƣờng Đại học Cần Thơ, Đại học Cửu Long, Đại học SPKT Vĩnh Long, Phân hiệu Đại học Nha Trang tại Kiên Giang (nay là trƣờng Đại học Kiên Giang) đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình khảo sát, phỏng vấn về thực trạng KNHT và việc rèn luyện KNHT tại nhà trƣờng. Tôi cũng xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp, gia đình đã động viên, khuyến khích và giúp đỡ về mọi mặt để tôi có thể hoàn thành công việc nghiên cứu của mình. Trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 16 tháng 06 năm 2017 Tác giả luận án Nguyễn Tuấn Khanhiii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii MỤC LỤC ............................................................................................................... iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................... viii DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................. ix DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ........................................................................................ xi MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................... 2 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................. 2 3.1 Khách thể nghiên cứu ........................................................................................... 2 3.2 Đối tƣợng nghiên cứu ........................................................................................... 2 4. Giả thuyết khoa học ..................................................................................................... 2 5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................................. 3 6. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................... 3 6.1. Phạm vi về nội dung ............................................................................................. 3 6.2. Phạm vi về khách thể khảo sát ............................................................................. 3 7. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................................. 3 7.1. Phƣơng pháp tiếp cận ........................................................................................... 3 7.1.1. Tiếp cận hoạt động ............................................................................................ 3 7.1.2. Tiếp cận hệ thống - cấu trúc .............................................................................. 4 7.1.3. Tiếp cận thực tiễn .............................................................................................. 4 7.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................................... 4 7.2.1. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lý luận ............................................................ 4 7.2.2. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn ......................................................... 4 8. Những đóng góp của luận án ....................................................................................... 6 9. Những luận điểm cần bảo vệ ....................................................................................... 7 10. Cấu trúc của luận án .................................................................................................. 7 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC RÈN LUYỆN KỸ NĂNG HỌC TẬP CHO SINH VIÊN TRONG ĐÀO TẠO THEO TÍN CHỈ .............................................. 8 1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề ................................................................................... 8 1.1.1 Các nghiên cứu ở ngoài nƣớc ........................................................................... 8 1.1.2 Các nghiên cứu trong nƣớc ............................................................................ 12iv 1.2 Hoạt động học tập và kỹ năng học tập của sinh viên trong đào tạo theo tín chỉ .............. 17 1.2.1. Đào tạo theo tín chỉ ........................................................................................ 17 1.2.1.1 Khái niệm đào tạo theo tín chỉ ............................................................... 17 - Tín chỉ ............................................................................................................ 17 - Đào tạo theo tín chỉ ........................................................................................ 18 1.2.1.2 Đặc điểm đào tạo theo tín chỉ ................................................................ 18 1.2.1.3 Những ƣu điểm của phƣơng thức đào tạo theo tín chỉ .......................... 19 1.2.1.4 Những thách thức của phƣơng thức đào tạo theo tín chỉ ....................... 20 1.2.2 Hoạt động học tập của sinh viên trong đào tạo theo tín chỉ ........................... 21 1.2.2.1 Hoạt động lập kế hoạch học tập ............................................................. 22 1.2.2.2 Hoạt động tìm kiếm và khai thác tài liệu học tập .................................. 23 1.2.2.3 Hoạt động lắng nghe, ghi chép bài giảng trên lớp ................................. 23 1.2.2.4 Hoạt động học tập theo nhóm ................................................................ 23 1.2.2.5 Hoạt động thuyết trình một vấn đề trƣớc lớp ........................................ 24 1.2.2.6 Hoạt động kiểm tra và tự kiểm tra thƣờng xuyên kết quả học tập ........ 24 1.2.3 Kỹ năng học tập của sinh viên trong đào tạo theo tín chỉ .............................. 25 1.2.3.1 Khái niệm kỹ năng học tập .................................................................... 25 1.2.3.2 Các kỹ năng học tập cơ bản của sinh viên trong đào tạo theo tín chỉ .... 28 1.2.3.3 Đặc điểm kỹ năng học tập của sinh viên trong đào tạo theo tín chỉ ...... 36 1.2.3.4 Các giai đoạn hình thành kỹ năng học tập của SV trong đào tạo theo tín chỉ37 1.3 Rèn luyện kỹ năng học tập cho sinh viên trong đào tạo theo tín chỉ ...................... 40 1.3.1 Khái niệm ....................................................................................................... 40 1.3.2 Mục tiêu rèn luyện KNHT cho SV trong đào tạo theo tín chỉ ....................... 40 1.3.3 Nội dung rèn luyện KNHT cho SV trong đào tạo theo tín chỉ ....................... 42 1.3.3.1 Rèn luyện kỹ năng lập kế hoạch học tập .................................................. 42 1.3.3.2 Rèn luyện kỹ năng tìm kiếm tài liệu học tập ............................................ 43 1.3.3.3 Rèn luyện kỹ năng đọc sách .................................................................... 44 1.3.3.4 Rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm .......................................................... 44 1.3.3.5 Rèn luyện kỹ năng thuyết trình................................................................ 45 1.3.4 Các yếu tố ảnh hƣởng đến rèn luyện kỹ năng học tập cho sinh viên trong đào tạo theo tín chỉ ............................................................................................................... 46v 1.3.4.1 Nhóm yếu tố chủ quan ảnh hƣởng đến rèn luyện KNHT cho SV trong đào tạo theo tín chỉ......................................................................................................... 46 1.3.4.2 Nhóm yếu tố khách quan ảnh hƣởng đến việc rèn luyện kỹ năng học tập cho sinh viên trong đào tạo theo tín chỉ ......................................................................... 47 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 .............................................................................................. 50 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG HỌC TẬP CHO SINH VIÊN TRONG ĐÀO TẠO THEO TÍN CHỈ Ở MỘT SỐ TRƢỜNG ĐẠI HỌC VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG.............................................................................. 51 2.1 Khái quát về điều tra khảo sát ................................................................................. 51 2.1.1 Mục đích khảo sát .......................................................................................... 51 2.1.2 Nội dung khảo sát ........................................................................................... 51 2.1.3 Đối tƣợng, địa bàn khảo sát............................................................................ 51 2.1.4 Phƣơng pháp và công cụ khảo sát .................................................................. 52 2.1.4.1 Khảo sát bằng phiếu hỏi ........................................................................ 52 2.1.4.2 Phỏng vấn trực tiếp ................................................................................ 53 2.1.5 Thời gian khảo sát .......................................................................................... 53 2.1.6 Xử lý kết quả khảo sát .................................................................................... 53 2.2 Kết quả khảo sát ...................................................................................................... 55 2.2.1 Về nhận thức KNHT và rèn luyện KNHT cho SV trong đào tạo theo tín chỉ55 2.2.1.1 Nhận thức về KNHT của SV trong đào tạo theo tín chỉ ........................ 55 2.2.1.2 Nhận thức về rèn luyện KNHT cho SV trong đào tạo theo tín chỉ ........ 58 2.2.2 Về kỹ năng học tập của sinh viên trong đào tạo theo tín chỉ ......................... 61 2.2.2.1 Sinh viên tự đánh giá mức độ kỹ năng học tập trong đào tạo theo tín chỉ61 2.2.2.2 Đánh giá của cán bộ, giảng viên về mức độ kỹ năng học tập của sinh viên ............................................................................................................... 63 2.2.3 Về rèn luyện KNHT cho sinh viên trong đào tạo theo tín chỉ ....................... 66 2.2.3.1 Đánh giá của SV về việc tổ chức rèn luyện KNHT cho SV trong đào tạo theo tín chỉ ............................................................................................................... 66 2.2.3.2 Đánh giá của GV, CBQL về việc tổ chức rèn luyện KNHT cho SV trong đào tạo theo tín chỉ ............................................................................................... 68 2.2.4 Về những yếu tố ảnh hƣởng đến rèn luyện KNHT cho SV trong đào tạo theo tín chỉ ........................................................................................................................ 70 2.2.4.1 Các yếu tố chủ quan ảnh hƣởng đến rèn luyện KNHT của SV trong đào tạo theo tín chỉ ............................................................................................................... 70vi 2.2.4.2 Các yếu tố khách quan ảnh hƣởng đến rèn luyện kỹ năng học tập của sinh viên trong đào tạo theo tín chỉ ............................................................................... 72 2.3 Nhận định chung ..................................................................................................... 79 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 .............................................................................................. 80 CHƢƠNG 3 BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG HỌC TẬP CHO SINH VIÊN TRONG ĐÀO TẠO THEO TÍN CHỈ ........................................................................... 82 3.1 Nguyên tắc đề xuất các biện pháp rèn luyện KNHT cho SV trong đào tạo theo tín chỉ .......................................................................................................................... 82 3.1.1 Nguyên tắc kết hợp dạy học với tự học của sinh viên ................................... 82 3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính tƣơng tác nhiều chiều trong quá trình dạy học ..... 82 3.1.3 Nguyên tắc đa dạng hóa con đƣờng rèn luyện kỹ năng học tập .................... 83 3.1.4 Nguyên tắc dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực ............................. 83 3.2 Các biện pháp rèn luyện KNHT cho SV trong đào tạo theo tín chỉ ....................... 84 3.2.1 Rèn luyện KNHT cho SV qua dạy học chuyên đề “Rèn luyện KNHT cho sinh viên trong đào tạo theo tín chỉ” .............................................................................. 84 3.2.1.1 Biên soạn chuyên đề “Rèn luyện KNHT cho sinh viên trong đào tạo theo tín chỉ” ............................................................................................................... 84 3.2.1.2 Tổ chức dạy học chuyên đề “Rèn luyện kỹ năng học tập cho sinh viên trong đào tạo theo tín chỉ” ............................................................................................. 85 3.2.2 Rèn luyện KNHT cho sinh viên trong đào tạo theo tín chỉ qua dạy học bộ môn ........................................................................................................................ 91 3.2.3 Rèn luyện KNHT qua hoạt động cố vấn học tập ......................................... 103 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ............................................................................................ 108 CHƢƠNG 4 THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM .............................................................. 110 4.1 KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ................................. 110 4.1.1 Mục đích thực nghiệm .................................................................................. 110 4.1.2 Đối tƣợng thực nghiệm và thời gian tiến hành thực nghiệm ....................... 110 4.1.3 Nội dung thực nghiệm .................................................................................. 110 4.1.4 Tiến trình thực nghiệm sƣ phạm .................................................................. 110 4.1.5 Tiêu chí và thang đánh giá ........................................................................... 116 4.1.5.1 Mục tiêu đánh giá ................................................................................ 116 4.1.5.2 Nội dung đánh giá ................................................................................ 116 4.1.5.3 Tiêu chí đánh giá.................................................................................. 116 4.1.5.4 Thang đo trong quá trình đánh giá ....................................................... 127 4.2 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM .......................................................... 127vii 4.2.1 Phân tích kết quả thực nghiệm đợt 1 ............................................................ 127 4.2.1.1 Phân tích về mặt định lƣợng ................................................................ 127 4.1.1.1. Phân tích về mặt định tính ................................................................... 133 4.2.2 Phân tích kết quả thực nghiệm đợt 2 ............................................................ 136 4.2.2.1 Phân tích về mặt định lƣợng ................................................................ 136 4.2.2.2 Phân tích về mặt định tính ................................................................... 142 KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 ............................................................................................ 144 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 145 DANH MỤC BÀI BÁO ĐÃ CÔNG BỐ .................................................................... 148 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 149viii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CBQL Cán bộ quản lý CSVC Cơ sở vật chất CVHT Cố vấn học tập ĐBSCL Đồng Bằng Sông Cửu Long ĐH Đại học GV Giảng viên HD Hƣớng dẫn HĐHT Hoạt động học tập HTTC Hệ thống tín chỉ KNHT Kỹ năng học tập PPDH Phƣơng pháp dạy học SV Sinh viên TN Thực nghiệm TLHT Tài liệu học tậpix DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Nhận thức của SV về KNHT của SV trong đào tạo theo tín chỉ55 Bảng 2.2: Nhận thức của GV, CVHT và CBQL về KNHT của SV trong đào tạo theo tín chỉ ............................................................................................................................. 57 Bảng 2.3: Nhận thức của SV về rèn luyện KNHT cho SV theo trƣờng ........................ 58 Bảng 2.4: Nhận thức của GV, CVHT và CBQL về rèn luyện KNHT cho SV trong đào tạo theo tín chỉ ............................................................................................................... 60 Bảng 2.5: Mức độ kỹ năng học tập của sinh viên xét theo từng trƣờng........................ 61 Bảng 2.7: Đánh giá của cán bộ, GV về mức độ KNHT của SV xét theo từng trƣờng . 64 Bảng 2.8: Ý kiến của SV về việc tổ chức bồi dƣỡng, rèn luyện KNHT cho SV (xét chung) ............................................................................................................................ 66 Bảng 2.9: Ý kiến của SV về việc tổ chức bồi dƣỡng, rèn luyện KNHT cho SV xét theo từng trƣờng (số ý kiến cho là có thực hiện hình thức rèn luyện) .................................. 67 Bảng 2.10: Đánh giá của GV và CBQL về hình thức tổ chức rèn luyện KNHT cho SV xét theo trƣờng (số ý kiến cho là có thực hiện hình thức rèn luyện) ............................. 68 Bảng 2.11: Mức độ các yếu tố chủ quan ảnh hƣởng đến rèn luyện KNHT cho SV trong đào tạo theo tín chỉ......................................................................................................... 70 Bảng 2.12: Mức độ các yếu tố khách quan ảnh hƣởng đến rèn luyện KNHT cho SV trong đào tạo theo tín chỉ ............................................................................................... 73 Bảng 2.13: Mức độ ảnh hƣởng yếu tố giảng viên đến rèn luyện KNHT cho SV trong đào tạo theo tín chỉ......................................................................................................... 74 Bảng 2.14: Mức độ ảnh hƣởng yếu tố cố vấn học tập đến rèn luyện KNHT cho SV trong đào tạo theo tín chỉ ............................................................................................... 76 Bảng 2.15: Mức độ ảnh hƣởng yếu tố quản lý quá trình đào tạo đến rèn luyện KNHT cho SV trong đào tạo theo tín chỉ .................................................................................. 77 Bảng 2.16: Mức độ ảnh hƣởng yếu tố cơ sở vật chất đến rèn luyện KNHT cho SV trong đào tạo theo tín chỉ ............................................................................................... 78 Bảng 4.1: Đối tƣợng thực nghiệm đợt 1 ...................................................................... 110 Bảng 4.2: Đối tƣợng thực nghiệm đợt 2 ..................................................................... 110 Bảng 4.3: Bảng mức độ các các KNHT của lớp TN1 và lớp ĐC1 trƣớc tác động thực nghiệm sƣ phạm ........................................................................................................... 128 Bảng 4.4: Bảng mức độ các các KNHT của lớp TN1 và lớp ĐC1 sau tác động thực nghiệm sƣ phạm ........................................................................................................... 130 Bảng 4.5: Bảng tham số thống kê kết quả kiểm tra các lớp TN và ĐC sau TNSP đợt 1. ....... 133x Bảng 4.6: Bảng mức độ các các KNHT của lớp TN2 và lớp ĐC2 trƣớc tác động thực nghiệm sƣ phạm ........................................................................................................... 137 Bảng 4.7: Bảng mức độ các các KNHT của lớp TN2 và lớp ĐC2 sau tác động thực nghiệm sƣ phạm ........................................................................................................... 139 Bảng 4.8: Bảng tham số thống kê kết quả kiểm tra các lớp TN2 và ĐC2 sau TNSP đợt 2.142 Tổng số có: 23 bảngxi DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Sơ đồ 3.1: Quy trình tổ chức dạy học chuyên đề .............................................................. 86 Biểu đồ 4.1: Kết quả xếp loại KNHT của SV lớp TN1 và ĐC1 trƣớc TNSP đợt 1 .... 129 Biểu đồ 4.2: Sự thay đổi KNHT của SV lớp TN1 trƣớc và sau tác động sƣ phạm. ... 132 Biểu đồ 4.3: Sự thay đổi KNHT của SV lớp ĐC1 trƣớc và sau tác động sƣ phạm .... 132 Biểu đồ 4.4: Kết quả xếp loại KNHT của SV lớp TN2 và ĐC2 trƣớc TNSP đợt 2 ... 138 Biểu đồ 4.5: Sự thay đổi KNHT của SV lớp TN2 trƣớc và sau tác động sƣ phạm. ... 140 Biểu đồ 4.6: Sự thay đổi KNHT của SV lớp ĐC2 trƣớc và sau tác động sƣ phạm .... 1411 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thực hiện Chỉ thị của Thủ tƣớng Chính phủ và Chƣơng trình hành động triển khai thực hiện Nghị quyết 05-NQ/BCSĐ ngày 06/01/2010 của Ban Cán sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo về đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010-2012, các trƣờng đại học (ĐH) xây dựng kế hoạch đổi mới quản lý, nâng cao chất lƣợng đào tạo. Một trong những giải pháp trọng tâm mà các trƣờng thực hiện là chuyển đổi phƣơng thức đào tạo từ niên chế sang đào tạo theo tín chỉ. Việc chuyển đổi này đòi hỏi nhà trƣờng phải tiến hành bồi dƣỡng nhận thức về phƣơng thức đào tạo theo tín chỉ cho CBQL và GV, xây dựng lại chƣơng trình đào tạo, chuẩn bị cơ sở vật chất, bồi dƣỡng cho GV về phƣơng pháp giảng dạy mới…. Mặt khác, phƣơng thức đào tạo theo tín chỉ đòi hỏi ngƣời học phải tích cực, chủ động trong quá trình học tập, đây chính là lựa chọn tốt nhằm đạt mục tiêu của giáo dục đại học mà Luật Giáo dục đã quy định rõ là “giúp sinh viên nắm vững kiến thức chuyên môn và có kỹ năng thực hành thành thạo, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành đƣợc đào tạo”. Quá trình chuyển đổi phƣơng thức đào tạo từ niên chế sang đào tạo theo tín chỉ ở mỗi trƣờng đại học có cách tiến hành khác nhau, dẫn đến kết quả đạt đƣợc cũng khác nhau. Ở ĐBSCL, Trƣờng Đại học Cần Thơ là trƣờng đầu tiên tổ chức đào tạo theo tín chỉ và đến nay quá trình đào tạo theo tín chỉ tƣơng đối hoàn chỉnh, còn các trƣờng đại học khác chủ yếu tập trung vào việc thay đổi chƣơng trình đào tạo, đổi mới phƣơng thức đánh giá phù hợp với đào tào tạo theo tín chỉ. Việc nghiên cứu và tổ chức các hoạt động học tập trong các trƣờng đại học còn nhiều hạn chế, cơ sở vật chất chƣa đáp ứng đƣợc việc triển khai các hoạt động học tập ngoài giờ lên lớp. Phƣơng thức đào tạo theo tín chỉ đòi hỏi một giờ lên lớp sinh viên (SV) phải tự giác, tích cực, chủ động tổ chức các hoạt động tự học của mình là hai giờ, bao gồm các hoạt động học tập nhƣ: tìm kiếm tài liệu học tập; đọc sách; làm bài tập, thảo chỉ nên SV cần có những kỹ năng học tập (KNHT) tƣơng ứng. Tuy nhiên, KNHT của SV trong đào tạo theo tín chỉ hiện nay còn hạn chế, đa phần các em chƣa biết xây dựng kế hoạch học tập phù hợp, hiệu quả; việc tìm kiếm,2 khai thác tài liệu trong thƣ viện hoặc trên các trang mạng chƣa đáp ứng yêu cầu của GV; việc tham gia làm việc nhóm trong học tập, trình bày một vấn đề trên lớp còn hạn chế, chƣa hiệu quả nhƣ mong đợi của GV. Vấn đề đặt ra là: làm thế nào để SV có đƣợc KNHT phù hợp với phƣơng thức đào tạo theo tín chỉ? Đây là câu hỏi đã đƣợc đề cập đến trong một số công trình nghiên cứu. Tuy nhiên, việc xác định đặc điểm KNHT của SV trong đào tạo theo tín chỉ, xác định các hoạt động học tập, KNHT phù hợp với phƣơng thức đào tạo theo tín chỉ và làm rõ các yếu tố ảnh hƣởng đến rèn luyện KNHT cho SV, từ đó đề xuất các biện pháp rèn luyện KNHT cho SV phù hợp với phƣơng thức đào tạo theo tín chỉ thì chƣa có nghiên cứu nào giải quyết một cách thấu đáo. Nhận thức sâu sắc vấn đề này, nghiên cứu sinh lựa chọn vấn đề: “Rèn luyện kỹ năng học tập cho sinh viên trong đào tạo theo tín chỉ” làm đề tài nghiên cứu của luận án là cần thiết. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về kỹ năng học tập và rèn luyện KNHT của SV trong đào tạo theo tín chỉ, đề xuất quy trình, phƣơng pháp và kỹ thuật rèn luyện KNHT cho SV trong đào tạo theo tín chỉ, góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo của các trƣờng đại học vùng ĐBSCL. 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3.1 Khách thể nghiên cứu Hoạt động học tập của SV trong đào tạo theo tín chỉ 3.2 Đối tƣợng nghiên cứu Quá trình rèn luyện KNHT cho SV trong đào tạo theo tín chỉ ở các trƣờng ĐH vùng ĐBSCL. 4. Giả thuyết khoa học Trong quá trình học tập, nếu SV đƣợc tổ chức rèn luyện KNHT thông qua dạy học chuyên đề về KNHT và hƣớng dẫn rèn luyện KNHT của đội ngũ cố vấn học tập và GV dạy bộ môn, thì sẽ hình thành và phát triển ở SV những KNHT cơ bản thích ứng với phƣơng thức đào tạo theo tín chỉ.3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu (1) Xây dựng cơ sở lý luận về KNHT và rèn luyện KNHT cho SV trong đào tạo theo tín chỉ; (2) Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng về KNHT và rèn luyện KNHT của SV trong đào tạo theo tín chỉ; (3) Phân tích thực nghiệm và đề xuất các biện pháp rèn luyện KNHT cho SV trong đào tạo theo tín chỉ. 6. Phạm vi nghiên cứu 6.1. Phạm vi về nội dung Có nhiều con đƣờng và cách thức khác nhau để hình thành và phát triển KNHT cho SV nhƣng luận án chỉ giới hạn nghiên cứu ba con đƣờng hình thành và phát triển KNHT cho SV trong đào tạo theo tín chỉ; một là, rèn luyện KNHT cho SV thông qua dạy chuyên đề về rèn luyện KNHT; hai là, rèn luyện KNHT cho SV thông qua dạy học bộ môn; ba là, rèn luyện KNHT cho SV thông qua hoạt động CVHT. 6.2. Phạm vi về khách thể khảo sát Phạm vi nghiên cứu là các trƣờng đại học vùng ĐBSCL, các trƣờng đại học khảo sát gồm: Trƣờng ĐH Cần Thơ; trƣờng ĐH Cửu Long; Trƣờng Đại học Kiên Giang và trƣờng ĐH Sƣ phạm Kỹ thuật Vĩnh Long. - Số lƣợng: 250 giảng viên (GV), cán bộ quản lý (CBQL) và 500 SV năm thứ nhất và năm thứ hai của các trƣờng nêu trên. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Phƣơng pháp tiếp cận 7.1.1. Tiếp cận hoạt động Việc nghiên cứu KNHT và rèn luyện KNHT cho SV trong đào tạo theo tín chỉ đƣợc thực hiện theo nguyên tắc nguyên tắc hoạt động và thông qua hoạt động. Trong quá trình nghiên cứu luôn quan sát, đánh giá KNHT của SV thông qua các hoạt động học tập của họ trong môi trƣờng đào tạo theo tín chỉ ở trƣờng ĐH.4 7.1.2. Tiếp cận hệ thống - cấu trúc Quá trình dạy và học ở trƣờng đại học là một hệ thống toàn vẹn bao gồm các thành tố có quan hệ mật thiết với nhau. Các thành tố của quá trình dạy học không tồn tại độc lập mà tác động qua lại và phụ thuộc lẫn nhau. Sự vận động, phát triển của thành tố này là cơ sở cho sự vận động và phát triển của các thành tố khác và ngƣợc lại. Tiếp cận hệ thống cấu trúc cho phép nhận diện và tiếp cận các vấn đề giáo dục một cách toàn diện, dự tính đầy đủ vị trí, vai trò, chức năng, các mối quan hệ và các tác động qua lại giữa các thành phần. Rèn luyện KNHT cho SV cũng mang tính chất ổn định tƣơng đối, chúng luôn vận động và phát triển theo yêu cầu của mô hình đào tạo, đƣợc cụ thể hóa trong từng giai đoạn đào tạo, vì vậy khi nghiên cứu cần theo hƣớng tiếp cận này. 7.1.3. Tiếp cận thực tiễn Quan điểm thực tiễn chỉ đạo quá trình nghiên cứu của luận án là xuất phát từ yêu cầu của giáo dục đào tạo, luôn bám sát theo nội dung, chƣơng trình đào tạo hiện hành cũng nhƣ các chủ trƣơng đổi mới của ngành giáo dục nhằm đảm bảo tính kế thừa và phát triển. Trong quá trình triển khai vấn đề nghiên cứu tác giả luôn đối chiếu với cơ sở lý luận và thực tiễn của giáo dục ở Việt Nam nói chung và các trƣờng đại học nói riêng. Việc xây dựng cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của luận án không chỉ giúp làm vững chắc cơ sở khoa học của đề tài mà còn giúp định hƣớng giải quyết những vấn đề cụ thể trong rèn luyện KNHT cho SV trong đào tạo theo tín chỉ. 7.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.2.1. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lý luận Sử dụng các phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa những tài liệu có liên quan nhằm phân tích sâu sắc hơn bản chất của vấn đề nghiên cứu, sắp xếp thành một hệ thống để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài. 7.2.2. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.2.1. Phương pháp khảo sát bằng phiếu hỏi - Mục đích: Sử dụng phƣơng pháp này nhằm khảo sát thực trạng về KNHT và việc rèn luyện KNHT của SV trong các trƣờng đại học.5 - Nội dung: Tiến hành xây dựng phiếu hỏi với hệ thống các câu hỏi nhiều lựa chọn để tìm hiểu thực trạng KNHT và việc rèn luyện KNHT của SV trong các trƣờng đại học đào tạo theo tín chỉ. - Cách tiến hành điều tra: + Xây dựng phiếu hỏi (phụ lục 1) + Phát phiếu hỏi cho CBQL, GV và SV năm nhất, năm hai + Thu phiếu, xử lý và phân tích số liệu khảo sát. 7.2.2.3. Phương pháp phỏng vấn - Mục đích: Phƣơng pháp này hỗ trợ phƣơng pháp khảo sát bằng phiếu hỏi, đồng thời cung cấp một số thông tin cụ thể nhằm tăng độ tin cậy và sức thuyết phục của phƣơng pháp khảo sát. - Nội dung: Xây dựng phiếu phỏng vấn (phụ lục 2), phỏng vấn trực triếp với GV và CBQL về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc rèn luyện KNHT của SV. Về phía SV: Tiến hành phỏng vấn SV xoay quanh vấn đề phát triển KNHT của bản thân. Từ đó thu thập ý kiến của GV, CBQL và SV nhằm đánh giá đúng KNHT của SV. 7.2.2.2. Phương pháp quan sát - Mục đích: Tiến hành quan sát các hoạt động giảng dạy và CVHT của GV và hoạt động học tập của SV trong quá trình đào tạo tại trƣờng đại học, từ đó tìm hiểu, đánh giá mức độ KNHT của SV. - Cách tiến hành: Xây dựng bộ phiếu quan sát (phụ lục 3) dành cho cán bộ thƣ viện, GV và cố vấn học tập, tiến hành quan sát các hoạt động học tập trên lớp và ngoài giờ lên lớp của SV theo các tiêu chí đƣợc mô tả cụ thể cho từng KNHT để đánh giá mức độ đầy đủ, thuần thục, hiệu quả và sáng tạo trƣớc và sau tác động sƣ phạm. 7.2.2.4. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động Trong quá trình rèn luyện KNHT cho SV, mỗi KNHT sau khi thực hiện xong đều có sản phẩm tƣơng ứng. Vì vậy, thông qua phân tích, đánh giá các sản phẩm của SV nhƣ: kế hoạch học tập; tốc độ đọc và hiệu quả việc đọc; số tài liệu truy cập trên các trang mạng hay tìm kiếm ở thƣ viện; kết quả sau thời gian làm việc nhóm; kết6 quả chuẩn bị bài thuyết trình ... từ đó tìm ra đƣợc những điểm mạnh, điểm yếu về KNHT của SV để có biện pháp phát huy ƣu điểm và khắc phục nhƣợc điểm. 7.2.2.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Trong luận án, phƣơng pháp thực nghiệm đƣợc sử dụng để kiểm chứng các lý thuyết đƣợc nghiên cứu đó là thực nghiệm các biện pháp rèn luyện KNHT của SV trong đào tạo theo tín chỉ. Mục đích, nội dung, tiến trình và kết quả thực nghiệm đã trình bày đầy đủ ở chƣơng 4 của luận án. 7.2.3. Phƣơng pháp hỗ trợ Số liệu sau khảo sát đƣợc nhập liệu vào phần mềm SPSS để phân tích và đánh giá phần thực trạng KNHT và rèn luyện KNHT cho SV trong đào tạo theo tín chỉ. Trong phần thực nghiệm có sử dụng phƣơng pháp thống kê toán học để phân tích về định lƣợng và định tính của kết quả thực nghiệm sƣ phạm. 8. Những đóng góp của luận án - Luận án đã xác định đƣợc những đặc điểm cơ bản KNHT của SV trong đào tạo theo tín chỉ, cũng nhƣ chỉ ra đƣợc các giai đoạn phát triển KNHT và các mức độ tƣơng ứng KNHT của SV trong đào tạo theo tín chỉ; - Phân tích làm rõ đặc trƣng các hoạt động học tập cơ bản của SV trong đào tạo theo tín chỉ, từ đó xác lập đƣợc các KNHT cơ bản, cần thiết rèn luyện trong môi trƣờng đào tạo theo tín chỉ. - Luận án đã phát hiện đƣợc thực trạng KNHT của SV trong đào tạo theo tín chỉ vùng ĐBSCL đang ở mức trung bình yếu, hầu hết KNHT đƣợc hình thành chƣa đầy đủ, một số ít KNHT đƣợc hình thành tƣơng đối đầy đủ nhƣng tính thuần thục, hiệu quả và linh hoạt chƣa cao, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu trong đào tạo theo tín chỉ. - Luận án cũng chỉ ra đƣợc các yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hƣớng đến rèn luyện KNHT cho SV trong đào tạo theo tín chỉ; trong nhóm yếu tố ảnh hƣởng chủ quan thì yếu tố hiểu biết bản chất, đặc điểm đào tạo theo tín chỉ và KNHT của SV có mức ảnh hƣởng lớn nhất; trong nhóm yếu tố khách quan thì yếu tố cơ sở vật chất có mức ảnh hƣởng lớn nhất đến rèn luyện KNHT cho SV trong đào tạo theo tín chỉ.7 - Từ cơ sở lý luận và thực tiễn, luận án đã đề xuất đƣợc các biện pháp rèn luyện KNHT cho SV trong đào tạo theo tín chỉ qua ba con đƣờng đó là: (1) thông qua dạy học chuyên đề “Rèn luyện KNHT cho SV trong đào tạo theo tín chỉ”; (2) thông qua dạy học bộ môn; (3) thông qua hoạt động cố vấn học tập. 9. Những luận điểm cần bảo vệ - KNHT của SV đƣợc hình thành ở bậc học dƣới nhƣng các kỹ năng này đa phần chƣa đáp ứng đƣợc trong học tập ở bậc đại học, đặc biệt là trong đào tạo theo tín chỉ. Trong đào tạo theo tín chỉ đòi hỏi SV có những KNHT phù hợp nhƣ: Kỹ năng lập kế hoạch học tập; Kỹ năng tìm kiếm tài liệu học tập; Kỹ năng đọc sách; Kỹ năng làm việc nhóm và Kỹ năng thuyết trình. Vì vậy, việc rèn luyện KNHT cho SV trong đào tạo theo tín chỉ là rất cần thiết, nếu thực hiện tốt sẽ góp phần hình thành năng lực tự học và học tập suốt đời cho ngƣời học nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo và đáp ứng nhu cầu xã hội. - Để nâng cao mức độ KNHT của SV trong đào tạo theo tín chỉ phải cần tiến hành đồng bộ ba biện pháp: thứ nhất, rèn luyện KNHT cho SV thông qua dạy học chuyên đề “Rèn luyện KNHT cho SV trong đào tạo theo tín chỉ”; thứ hai, rèn luyện KNHT cho SV qua dạy học bộ môn; thứ ba, rèn luyện KNHT cho SV qua hoạt động cố vấn học tập. 10. Cấu trúc của luận án Luận án gồm 3 phần: Mở đầu Nội dung, có 4 chƣơng Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của việc rèn luyện kỹ năng học tập cho SV trong đào tạo theo tín chỉ Chƣơng 2: Thực trạng rèn luyện kỹ năng học tập của sinh viên trong đào tạo theo tín chỉ của một số trƣờng đại học vùng Đồng bằng sông Cửu Long Chƣơng 3: Biện pháp rèn luyện kỹ năng học tập cho sinh viên trong đào tạo theo tín chỉ Chƣơng 4: Thực nghiệm sƣ phạm Kết luận và Kiến nghị8 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC RÈN LUYỆN KỸ NĂNG HỌC TẬP CHO SINH VIÊN TRONG ĐÀO TẠO THEO TÍN CHỈ 1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề Nghiên cứu về KNHT và rèn luyện KNHT nói chung và trong đào tạo theo tín chỉ nói riêng cho SV là vấn đề đƣợc nhiều nhà khoa học tâm lý và giáo dục học trong và ngoài nƣớc thực hiện. 1.1.1 Các nghiên cứu ở ngoài nƣớc 1.1.1.1. Các nghiên cứu về kỹ năng học tập và rèn luyện kỹ năng học tập Các nhà khoa học tâm lý và lý luận dạy học đã nghiên cứu nhiều về KNHT và rèn luyện KNHT. Trong các nghiên cứu về KNHT đƣợc các nhà khoa học xem xét trên cơ sở hai tiền, một là quan niệm về cấu trúc hoạt động học tập, hai là quan niệm về cấu trúc quá trình học. Theo quan niệm về cấu trúc hoạt động học tập, chẳng hạn những nghiên cứu của nhóm V.V. Đavƣdov, D.B. Elkomin, A.K. Markova, các nhà khoa học đã nghiên cứu những kỹ năng, kỹ xảo học tập bên trong, tức là những kỹ năng, thủ thuật, thao tác trí tuệ, hoạt động tƣ duy trong học tập nhƣ phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hoá, trừu tƣợng hóa, mô hình hóa, hình thức hóa…. Theo quan niệm về cấu trúc quá trình học, chẳng hạn nhƣ nghiên cứu tiêu biểu trong lý luận dạy học của Iu.K. Balanxki, M.N. Xcatkin, A.V. Iuedt, G.G. Granik, các nhà khoa học xem xét những kỹ năng, kỹ xảo học tập bên ngoài, tức là cách thức tiến hành các công việc học tập nhƣ đọc sách, tra cứu tài liệu, kế hoạch hóa, lập biểu đồ tính toán, thí nghiệm, tổ chức công việc…[43]. Trong quá trình nghiên cứu hoạt động học A.N. Lêonchiép đã chỉ ra các KNHT, kỹ năng tự học, nhất là kỹ năng đọc sách. Theo ông, đọc sách là kỹ năng cơ bản, quyết định đến kết quả hoạt động học của ngƣời học [36]; cũng nhƣ A.N. Lêônchiép, A.V. Pêtrôpxki đã nghiên cứu những mức độ của hoạt động học nhƣ: mức độ nhận thức, mức độ trí tuệ… Từ những mức độ này cho thấy hoạt động học đòi hỏi phải có tính tự giác, độc lập cao trong hành động đó là khả năng tự học, tự nghiên cứu. Các công trình của ông đã khẳng định trong quá trình dạy học, giáo viên phải tổ chức bồi dƣỡng, rèn luyện các kỹ năng học cho học sinh, giao bài tập9 nhận thức cho học sinh để nâng cao tính độc lập, sáng tạo của họ [44]. Kenvin Barry và Len King khi nghiên cứu kỹ năng thực hành của giáo viên đã chỉ ra mối quan hệ tạo ra KNHT ở học sinh, họ sắp xếp hệ thống kỹ năng dạy học thành ba nhóm tƣơng ứng với ba giai đoạn của quá trình dạy học là: nhóm kỹ năng xây dựng chƣơng trình giảng dạy, nhóm kỹ năng giảng dạy và nhóm kỹ năng đánh giá. Các nhóm kỹ năng này của giáo viên khi tƣơng tác với học sinh sẽ giúp học sinh phát triển các nhóm kỹ năng học tƣơng tự [76]. Rèn luyện KNHT cho SV cũng đƣợc nhiều nhà khoa học đề cập nhƣ: Denise Chaimer và Richard Fuller nhấn mạnh rằng, chính giáo viên là ngƣời chịu trách nhiệm về chiến lƣợc học tập của SV và có nhiệm vụ vạch ra chiến lƣợc dạy KNHT cho học sinh, SV phù hợp với nội dung môn học của mình [70]. Tác giả Ronald Gross, với quyển sách “Peak Learning”, đã đề cập hệ thống các phƣơng pháp học tập đỉnh cao, là tập hợp cách thức giúp học sinh, SV sử dụng để đạt những KNHT sâu, rộng và phù hợp với từng cá nhân trong môi trƣờng học tập. Đây là một quyển sách giúp học sinh, SV tự định hƣớng phát triển KNHT cho bản thân, dựa trên khám phá mới về cách thức hoạt động của não bộ và các phƣơng pháp học tập nhƣ: xây dựng sự tự tin trong học tập; cách thức tìm kiếm tài liệu; cải thiện kỹ năng học, đọc và nhớ; thiết kế môi trƣờng học tập tối ƣu; thiết lập những dự án học tập riêng cho cá nhân ngƣời học …[81] Một số công trình nghiên cứu cụ thể việc hình thành và rèn luyện KNHT cho SV nhƣ: Tony Buzan, Colin Rose, R. Sternberg .... Theo Tony Buzan việc rèn luyện KNHT cho SV bao gồm kỹ năng đọc nhanh, kỹ năng ghi nhớ và hệ thống hóa tri thức mà nổi bật nhất là việc ứng dụng bản đồ tƣ duy hỗ trợ kỹ năng ghi nhớ. Theo ông, các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả học tập của SV bao gồm: Sự miễn cƣỡng của ngƣời học, các trở ngại tinh thần, các KNHT lạc hậu [5], [6]. Tác giả Colin Rose bàn khá sâu và cụ thể về việc rèn luyện KNHT siêu tốc trong thế kỷ 21 bao gồm: Kỹ năng ghi nhớ, các bƣớc làm chủ kiến thức, cách kích hoạt trí nhớ, tƣ duy phân tích, tƣ duy sáng tạo trong học tập [8] Còn R.J. Sternberg xây dựng chƣơng trình rèn luyện kỹ năng trí tuệ cho học sinh thông qua hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh, ông phân tích sâu sắc kỹ năng tƣ duy để có đƣợc10 cách thức dạy và cách học phù hợp, có hiệu quả nhƣ: việc lựa chọn chƣơng trình, thời gian tối thiểu cho việc huấn luyện, cách truyền đạt. Ông cũng cho rằng mục đích cao nhất của việc dạy tƣ duy là để ngƣời học có đƣợc các KNHT tốt nhất [84]. 1.1.1.2. Các nghiên cứu về KNHT và rèn luyện kỹ năng học tập theo tín chỉ Học chế tín chỉ đƣợc hình thành và mở đầu tại Viện Đại học Harvard, Hoa kỳ, năm 1872. Mục đích của nó là tổ chức quá trình đào tạo giúp cho ngƣời học có thể lựa chọn cách học phù hợp nhất với khả năng học tập và tài chính của mình, giúp cho cơ sở đào tạo dễ dàng thích ứng trƣớc nhu cầu biến động, đa dạng của đời sống xã hội. Với mục đích nhƣ vậy, đào tạo theo tín chỉ đƣợc phát triển nhanh chóng ở Mỹ và lan rộng sang châu Âu. Việc thay đổi quá trình tổ chức đào tạo đòi hỏi các nhà khoa học nghiên cứu các hoạt động dạy và học phù hợp với quá trình đó. Trong đào tạo theo tín chỉ, đòi hỏi SV phải chủ động lập kế hoạch học tập theo năng lực và điều kiện của bản thân trên cơ sở kế hoạch đào tạo của nhà trƣờng; đòi hỏi SV tích cực, chủ động trong các hoạt động học tập ngay cả trên lớp và ngoài giờ lên lớp …. Nhằm giúp cho SV nhìn nhận sâu sắc quá trình học tập ĐH trong đào tạo theo tín chỉ, tác giả Alan Pritchard, đã biên soạn quyển sách “Studying and Learning at University” giới thiệu môi trƣờng và điều kiện học tập ĐH, đồng thời đề cập một số vấn đề nhƣ: kỹ năng đọc sách hiệu quả là một yếu tố quan trọng của quá trình nghiên cứu tại trƣờng ĐH, ông đƣa ra chiến lƣợc cải thiện việc đọc, ghi chép nội dung chính đọc đƣợc; kỹ năng ghi chép bài giảng của GV và ghi tóm tắt nội dung của bài học; kỹ năng tìm kiếm tài liệu trên thƣ viện; kỹ năng tự đánh giá của SV [65]. Việc phát triển KNHT cho SV trong đào tạo theo tín chỉ ở Châu Âu là một trong những hoạt động quan trọng, nhƣng thông thƣờng các trƣờng đại học tổ chức các hoạt động nhằm rèn luyện kỹ năng mềm cho SV, trong đó có KNHT. Có các hình thức tổ chức phong phú nhƣ triển khai huấn luyện bằng chƣơng trình giảng dạy theo từng kỹ năng mềm cho SV; tổ chức hội thảo cho SV tham dự; tổ chức các hoạt động ngoài trời theo chủ đề gắn với mục đích rèn luyện kỹ năng; thông qua các dự11 án nội bộ, cũng nhƣ các dự án hợp tác; tổ chức thi tài năng trong nhà trƣờng …. Các hoạt động này đƣợc tổ chức bởi các GV và nó đƣợc tổ chức thƣờng xuyên để tạo điều kiện cho ngƣời học tự rèn luyện để hình thành và phát triển những kỹ năng phù hợp với môi trƣờng đào tạo theo tín chỉ [68], [69]. Trong tác phẩm “Studying at University, How to Adapt Successfully to College Life”, tác giả Bernard G.W đã giới thiệu cho SV đặc điểm của môi trƣờng học tập đại học theo tín chỉ, những lợi ích từ việc học đại học. Đồng thời, tác giả đƣa ra các phƣơng thức tiếp cận với cách học phù hợp với môi trƣờng học tập đại học theo tín chỉ và những KNHT cần thiết để rèn luyện ngay từ đầu vào trƣờng đại học nhƣ: kỹ năng thảo luận nhóm trên lớp học, kỹ nghiên cứu khoa học, kỹ năng viết tiểu luận, kỹ năng ôn thi và kỹ thuật làm bài thi …[67]. Tác giả Tom Burns & Sandra Sinfield với quyển “Teaching, Learning & Study skill” đã đề cặp đến các KNHT và sự phát triển dạy và học. Tác giả đề cập đến các KNHT: Kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng đọc và nghiên cứu, kỹ năng ghi chép, kỹ năng viết, kỹ năng ôn tập và làm bài kiểm tra, kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng phản biện; trong mỗi KNHT tác giả giới thiệu đặc điểm, các lợi ích của KNHT đối với việc học và hƣớng dẫn cho SV tự rèn luyện theo các bƣớc hƣớng dẫn [85]. Theo Hager. P, cho rằng KNHT bao gồm: kỹ năng tƣ duy, giải quyết vấn đề; kỹ năng giao tiếp; kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năng tìm hiểu, tiếp cận và quản lý thông tin …. Ông cũng cho rằng việc hình thành và phát triển những KNHT trong đào tạo theo tín chỉ phụ thuộc vào sự tự giác, tích cực, chủ động của SV. Trong nghiên cứu này tác giả cũng cho thấy, hiệu quả của kỹ năng học nhóm cao hơn nhiều so với học riêng lẽ [74]. Về rèn luyện KNHT cho SV trong môi trƣờng đào tạo theo tín chỉ ở ĐH, trong tài liệu nghiên cứu của mình tác giả Marganet Nuzum cho rằng lớp học là phòng thí nghiệm cho việc hƣớng dẫn các KNHT. Dƣới sự hƣớng dẫn của GV thì SV sẽ xác định đƣợc nhiệm vụ học tập và thực hiện các hoạt động học một cách tích cực chủ động theo quy trình SPLOME. Quy trình đƣợc tác giả đề cặp nhƣ sau: (1) Set goals: Học sinh xác định mục tiêu, nhiệm vụ và kết quả cuối cùng của quá trình học12 tập; (2) Plan: Học sinh lập và tổ chức thực hiện kế hoạch và đạt đƣợc mục tiêu học tập; (3) Link: Học sinh tạo mối liên kết, thông tin liên kết với các môn học hoặc kiến thức cơ sở; (3) Organize: Học sinh hệ thống hóa quá trình hoạt động; (4) Monitor: Học sinh quản lý quá trình, với sự giúp đỡ của giáo viên, bằng cách nhắc lại các mục tiêu và kế hoạch, xác định mức nhận thức; (5) Evaluate: Học sinh đánh giá hoạt động liên quan tới mục tiêu ban đầu. Dựa vào quy trình này tác giả hƣớng dẫn cho học sinh rèn luyện kỹ năng đọc sách, kỹ năng ghi chép, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng tự đánh giá quá trình học tập …[78]. Cũng nghiên cứu sự hình thành KNHT trong đào tạo theo tín chỉ, S.E. Dreyfus cho rằng KNHT có 5 mức độ: (1) Sơ khai (Novice), (2) Nhập môn (Advanced Beginner), (3) Có năng lực (Competent), (4) Thành thạo (Proficient), (5) Chuyên gia (Expert). Theo đó, mức thấp nhất thƣờng thấy ở ngƣời bắt đầu; mức cuối cùng thấy ở những chuyên gia. Mô hình này chỉ ra rằng, để đạt đƣợc mức độ “Chuyên gia”, cần phải tích cực luyện tập, tích lũy kinh nghiệm và không ngừng tiếp nhận và sáng tạo tri thức mới [72]. Tóm lại, qua lƣợc khảo các công trình nghiên cứu KNHT và rèn luyện KNHT ở nƣớc ngoài cho thấy, các tác giả có nhiều góc nhìn và phân tích khác nhau nhƣng điểm chung là tất cả đều xác định việc rèn luyện KNHT cho SV là quan trọng, có tác giả khẳng định việc rèn luyện KNHT cần thực hiện ngay khi SV vào trƣờng đại học; các công trình nghiên cứu cũng đã khẳng định GV có nhiệm vụ và vai trò quan trọng trong rèn luyện KNHT cho SV. Vấn đề rèn luyện KNHT cho SV trong đào tạo theo tín chỉ đã đƣợc một số công trình nghiên cứu và chỉ ra quy trình rèn luyện KNHT và mức độ KNHT của SV trong đào tạo theo tín chỉ. Tuy nhiên, chƣa có nhiều công trình đi sâu vào nghiên cứu các con đƣờng hình thành KNHT cho SV trong đào tạo theo tín chỉ, cũng nhƣ đề xuất các biện pháp cụ thể để rèn luyện KNHT cho SV trong đào tạo theo tín chỉ thông qua các con đƣờng đó. 1.1.2 Các nghiên cứu trong nƣớc 1.1.2.1. Các nghiên cứu về kỹ năng học tập và rèn luyện kỹ năng học tập Về KNHT đã đƣợc nhiều nhà khoa học nghiên cứu nhƣ: Tác giả Đặng Thành Hƣng nghiên cứu về Cơ sở lý luận và khung chuẩn của hệ thống KNHT hiện đại,13 tác giả cho rằng tƣơng ứng với mỗi nhiệm vụ học tập là một nhóm KNHT tƣơng ứng. Trong mỗi nhóm kỹ năng, tác giả đã xác định một số kỹ năng tổ hợp, trong nhóm kỹ năng tổ hợp bao gồm nhiều kỹ năng bộ phận, tác giả chỉ ra có 54 KNHT thành phần quan trọng cần rèn luyện cho học sinh trong môi trƣờng học tập hiện đại [29]. Các tác giả Vũ Trọng Rỹ, Ngô Thu Dung, Lê Thanh Oai, Nguyễn Văn Hoan, Nguyễn Thị Chim Lang đã nghiên cứu về phƣơng pháp hình thành và rèn luyện KNHT cho học sinh ở bậc tiểu học và trung học cơ sở nhƣ: Kỹ năng làm việc với sách giáo khoa, kỹ năng học theo nhóm, kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, truyền thông. Các tác giả đã làm rõ thêm quan niệm về KNHT và con đƣờng hình thành và rèn luyện KNHT cho học sinh tiểu học …[50], [14], [43], [26], [35]. Nguyễn Phụ Thông Thái, nghiên cứu việc hình thành KNHT cơ bản cho học sinh Lớp một qua một số môn học, trong nghiên cứu tác giả đã đề xuất quan niệm về KNHT cơ bản cho học sinh Lớp một và mô tả quy trình hình thành chúng trong quá trình học sinh Lớp một học tập các môn: Toán, Tiếng Việt, đó là kỹ năng mã hóa, kỹ năng giải mã. Những kỹ năng này là công cụ đắc lực giúp học sinh lĩnh hội chƣơng trình các môn ở Lớp một và cả về sau này khi học lên những lớp trên [52]. Về rèn luyện KNHT cho SV cũng có nhiều tác giả nghiên cứu nhƣ: Lê Hải Nam nghiên cứu “Kỹ năng học của SV đại học đào tạo theo hình thức từ xa”, tác giả đƣa ra các nhóm kỹ năng cần thiết nhƣ nhóm kỹ năng lập kế hoạch học tập, nhóm kỹ năng tổ chức việc học, nhóm kỹ năng tổ chức kiểm tra, đánh giá từ đó đề xuất biện pháp rèn luyện KNHT này phù hợp với phƣơng thức đào tạo từ xa [41]. Trần Văn Hiếu nghiên cứu “Xây dựng quy trình làm việc độc lập với sách và tài liệu học tập cho SV”, tác giả đề xuất quy trình làm việc độc lập với sách gồm 5 giai đoạn và 12 khâu theo quy trình tuyến tính [24]. Phạm Thị Thu Hoa, nghiên cứu “Kỹ năng nghiên cứu khoa học của SV khoa học xã hội nhân văn”, đây là KNHT chuyên biệt; trong nghiên cứu tác giả đã đề xuất đƣợc một quy trình rèn luyện kỹ năng nghiên cứu khoa học cho SV bằng việc học tập phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu cũng nhƣ rèn luyện thông qua hệ thống bài tập môn học [25]. Một số nhà giáo dục đã viết tài liệu hƣớng dẫn cho học sinh, sinh vên phƣơng pháp học, cũng nhƣ rèn luyện KNHT nhƣ: Nguyễn Thành Long và các14 cộng sự đã hƣớng dẫn cho SV cách thức quản lý thời gian và lập kế hoạch học tập, phƣơng pháp tập trung, phƣơng pháp ghi nhớ, phƣơng pháp ghi chú, phƣơng pháp học từ sách giáo khoa, học từ bài giảng, xử lý các bài kiểm tra viết... [39]. Tác giả Phạm Trung Thanh với công trình “Phƣơng pháp học tập nghiên cứu của SV CĐ, ĐH” đã đề cập đến phong cách và phƣơng pháp học tập- nghiên cứu của SV, ông cũng đề cập đến phƣơng pháp học tập- nghiên cứu trên lớp, phƣơng pháp học tập - nghiên cứu ở nhà, việc tổ chức học tập- nghiên cứu tập thể, phƣơng pháp đọc tài liệu tham khảo, học tập- nghiên cứu qua các kỳ kiểm tra và thi [54]. Tác giả Mạnh Tuấn với tác phẩm “Những KNHT hoàn hảo dành cho SV” đã cung cấp cho SV một hệ thống các nguyên tắc và KNHT cần thiết. Nội dung quyển sách gồm 3 phần: (1) Giới thiệu hệ thống kỹ năng sống cho SV, phần này có 5 chƣơng với mục đích giúp SV tự đánh giá bản thân, hƣớng đến những giá trị tốt đẹp để tạo lập mục đích học tập, kích thích sự hứng thú và động cơ trong học tập; (2) giáo trình cơ bản với 20 nguyên tắc hành động để SV thành công, phần này tác giả trình bày 20 nguyên tắc, giúp SV xây dựng thái độ học tập đúng đắn, nắm bắt đƣợc một số KNHT quan trọng để tự rèn luyện nhằm chủ động, tích cực trong lĩnh hội tri thức; (3) giáo trình nâng cao, phần này tác giả trình bày thêm các kỹ năng cần thiết cho SV nhƣ: kỹ năng sử dụng giáo trình, kỹ năng quản lý nội dung, kỹ năng chuẩn bị thi cử, kỹ năng tự đánh giá, rút kinh nghiệm nhằm giúp SV từng bƣớc rèn luyện đƣợc KNHT phù hợp với môi trƣờng học tập của bản thân [60]. 1.1.2.2. Các nghiên cứu về kỹ năng học tập và rèn luyện kỹ năng học tập trong đào tạo theo tín chỉ Ở Việt Nam, phƣơng thức đào tạo theo tín chỉ mới đƣợc các trƣờng đại học triển khai rộng rãi trong những năm gần đây nhƣng đã có một số công trình nghiên cứu về vấn đề này, trong đó có công trình nghiên cứu về KNHT và rèn luyện KNHT cho SV trong đào tạo theo tín chỉ. Lâm Quang Thiệp đã viết nhiều tài liệu, báo cáo về đào tạo theo tín chỉ. Trong báo cáo khoa học “Về phƣơng pháp dạy, học và đánh giá kết quả học tập trong học chế tín chỉ” tác giả đã làm rõ lý luận và phƣơng pháp dạy, học và đánh giá kết quả trong đào tạo theo tín chỉ. Bản chất của tín chỉ là cá thể hóa việc học tập15 trong một nền giáo dục đại học cho số đông. Các triết lý nền tảng cho đào tạo theo tín chỉ là “giáo dục hƣớng về ngƣời học” và “giáo dục đại học đại chúng” [62] Nguyễn Mai Hƣơng [31] cho rằng, đổi mới phƣơng pháp giáo dục thật sự có hiệu quả khi có sự đổi mới tƣơng ứng về phƣơng pháp học tập của SV. Do đó, để đổi mới phƣơng pháp giáo dục có hiệu quả và đƣợc sự hƣởng ứng đông đảo của SV thì bản thân SV phải đƣợc trang bị kiến thức về phƣơng pháp học tập tích cực, chủ động, có năng lực tự học, tự nghiên cứu và năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề. Tác giả, đƣa ra 8 tiêu chí nhận diện đối với việc học chủ động của ngƣời học: (1) Học kết hợp với quan sát, phân tích vấn đề; (2) Học thông qua thu thập và xử lý thông tin, có khả năng “tái tạo” chúng; (3) Học mà biết cách tổng hợp vấn đề trong “biển cả” thông tin; (4) Biết khái quát hóa từ những vấn đề cụ thể; (5) Có khả năng diễn đạt đƣợc ý của mình cho ngƣời khác hiểu một cách sáng tỏ; (6) Biết vận dụng vào những tình huống tƣơng tự hoặc “thao tác” đƣợc với những kiến thức đã đƣợc học; (7) Học nhƣng biết nhận xét, phê phán, đánh giá kiến thức… Trong các giải pháp, tác giả đã đề xuất nhà trƣờng tổ chức bồi dƣỡng cho SV phƣơng pháp học tập và chú ý đến quá trình tự học của SV. Trong bài viết “Một số vấn đề về KNHT của SV theo hệ thống tín chỉ”, tác giả Lƣu Thị Trí, đã xác định một số KNHT cơ bản theo học tập tín chỉ là: Kỹ năng nghe giảng; kỹ năng ghi chép; kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năng tự học ở nhà; kỹ năng đọc sách; kỹ năng ghi nhớ tốt; kỹ năng chuẩn bị và làm bài kiểm tra [56]. Theo tác giả Nguyễn Thị Thanh, KNHT hợp tác là một trong những KNHT quan trọng phù hợp với phƣơng thức đào tạo ở bậc ĐH, vì trong môi trƣờng học ở ĐH lớp học mang đậm tính hợp tác, ngƣời học phải tham gia vào các hoạt động đóng vai, thuyết trình, thảo luận, seminar để giải quyết vấn đề GV yêu cầu. Vì vậy, tác giả đã nghiên cứu phƣơng pháp tiếp cận trực tiếp phát triển kỹ năng- kỹ thuật thành lập nhóm và dạy học hợp tác; các kỹ thuật dạy học hƣớng vào phát triển kỹ năng hợp tác, các bƣớc thực hiện cụ thể của kỹ thuật dạy học để phát triển kỹ năng hợp tác. Đây là một hƣớng tiếp cận vấn đề phát triển KNHT cho SV thông qua đổi mới phƣơng pháp dạy học. Phƣơng pháp này có thể nghiên cứu áp dụng cho nhiều môn16 học khác nhau, đây là vấn đề các GV ở bậc ĐH cần nghiên cứu để áp dụng cho giảng dạy bộ môn, góp phần hình thành và phát triển KNHT hợp tác cho SV [53]. Trong đào tạo theo tín chỉ, đối với SV tự học là vấn đề quan trọng, SV phải tự học ngay trên lớp và tổ chức tự học ngoài giờ lên lớp theo yêu cầu của GV. Vì vậy, Nguyễn Hoàng Anh, nghiên cứu về “Bồi dƣỡng năng lực tự học vật lý cho SV ĐH Đồng Tháp trong đào tạo theo tín chỉ”, tác giả làm rõ quan niệm về tự học, quy trình tự học, các nhân tố ảnh hƣởng đến quá trình tự học, từ đó đề xuất một số biện pháp bồi dƣỡng năng lực tự học vật lý cho SV ĐH Đồng Tháp trong đào tạo theo tín chỉ. Tác giả đã nghiên cứu và vận dụng quy trình dạy-tự học vào bài giảng của môn vật lý, qua đó giúp SV hình thành và phát triển đƣợc năng lực tự học [2]. Nguyễn Thị Kim Liên nghiên cứu “Rèn luyện KNHT môn giáo dục học cho SV ĐH sƣ phạm trong đào tạo hệ thống tín chỉ”, tác giả đã góp phần hệ thống hóa các vấn đề lý thuyết về KNHT và rèn luyện KNHT trong điều kiện đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Qua đánh giá thực trạng việc rèn luyện KNHT môn giáo dục học của SV ĐH sƣ phạm, phân tích nguyên nhân của thực trạng đó, tác giả đã đề xuất đƣợc bốn nhóm biện pháp rèn luyện KNHT môn giáo dục học cho SV các trƣờng ĐH sƣ phạm trong đào tạo hệ thống tín chỉ, bao gồm: (1) Nhóm biện pháp rèn luyện kỹ năng thu thập thông tin; (2) Nhóm biện pháp rèn luyện kỹ năng xử lý thông tin; (3) Nhóm biện pháp rèn luyện kỹ năng vận dụng thông tin; (4) Nhóm biện pháp rèn luyện kỹ năng tự quản lý hoạt động học tập [38]. Tóm lại, KNHT và rèn luyện KNHT cho học sinh, SV đã đƣợc nhiều nhà khoa học giáo dục, thầy cô giáo quan tâm, nghiên cứu và có một số đề xuất nhằm hình thành và phát triển KNHT cho học sinh, SV phù hợp với đổi mới phƣơng pháp giáo dục của từng bậc học. Trong nghiên cứu các tác giả đã chỉ ra đƣợc một số KNHT trong đào tạo theo tín chỉ, có công trình nghiên cứu đề xuất biện pháp rèn luyện KNHT cho SV thông qua giảng dạy một môn học cụ thể. Tuy nhiên, việc nghiên cứu đề xuất quy trình, cách thức và kỹ thuật triển khai thông qua giảng dạy chuyên đề “Rèn luyện KNHT cho SV trong đào tạo theo tín chỉ”; Rèn luyện KNHT cho SV trong đào tạo theo tín chỉ thông qua giảng dạy của GV bộ môn và hoạt động CVHT chƣa có công trình nào nghiên cứu sâu sắc về vấn đề này.17 1.2 Hoạt động học tập và kỹ năng học tập của sinh viên trong đào tạo theo tín chỉ 1.2.1. Đào tạo theo tín chỉ 1.2.1.1 Khái niệm đào tạo theo tín chỉ - Tín chỉ Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về tín chỉ, trong các tài liệu nghiên cứu có hơn 60 định nghĩa về tín chỉ. Một trong các định nghĩa phổ biến về tín chỉ ở Việt Nam là của học giả ngƣời Mỹ James Quann (thuộc Đại học Quốc gia Washington). Theo quan điểm của James Quann thì tín chỉ học tập (Credit) là một đại lƣợng đo toàn bộ thời gian bắt buộc của một ngƣời học bình thƣờng để học một môn học cụ thể, bao gồm: 1. thời gian lên lớp; 2. thời gian ở trong phòng thí nghiệm, thực tập hoặc các phần việc khác đã đƣợc quy định ở thời khoá biểu; 3. thời gian dành cho đọc sách, nghiên cứu, giải quyết vấn đề, viết hoặc chuẩn bị bài; đối với các môn học lý thuyết 1 tín chỉ là một giờ học trên lớp (với 2 giờ chuẩn bị ở nhà) trong 1 tuần và kéo dài trong 1 học kỳ 15 tuần; đối với các môn học ở studio hay phòng thí nghiệm- ít nhất là 2 giờ trong 1 tuần (với 1 giờ chuẩn bị ở nhà); đối với việc tự học, tự nghiên cứu- ít nhất là 3 giờ làm việc trong 1 tuần [64]. Cary J. Trexler: Hệ thống tín chỉ là: “Một cách miêu tả có tính chất hệ thống một chƣơng trình giáo dục bằng cách gắn đơn vị tín chỉ vào các thành tố bộ phận của chƣơng trình” [7] Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quyết định số 43/2007/QĐ-BGD&ĐT, xác định: “Tín chỉ đƣợc sử dụng để tính khối lƣợng học tập của SV. Một tín chỉ đƣợc quy định bằng 15 tiết học lý thuyết, 30- 45 tiết thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận , 45- 90 giờ thực tập tại cơ sở, 45- 60 giờ làm tiểu luận, bài tập lớn hoặc đồ án, khóa luận tốt nghiệp”. Đối với những phần lý thuyết hoặc thực hành, thí nghiệm, để tiếp thu đƣợc một tín chỉ SV phải dành ít nhất 30 giờ chuẩn bị cá nhân. Từ những định nghĩa trên, có thể hiểu tín chỉ: là một đại lượng dùng để đo khối lượng kiến thức, kỹ năng xác định của SV tích lũy được trong một khoảng thời gian nhất định, thông qua các hình thức: học tập trên lớp, học tập trong phòng thí nghiệm, thực hành, thực tập, hoạt động tự học của sinh viên.18 - Đào tạo theo tín chỉ Đào tạo theo tín chỉ đƣợc hiểu là phƣơng thức đào tạo, trong đó sử dụng tín chỉ là đơn vị đo kiến thức, đồng thời là đơn vị để đánh giá kết quả học tập của SV. Sau khi tích lũy đƣợc khối lƣợng tín chỉ tối thiểu theo quy định, SV đƣợc xem là hoàn thành chƣơng trình đào tạo và đƣợc cấp bằng tốt nghiệp phù hợp với trình độ chƣơng trình đào tạo quy định. Phƣơng thức đào tạo theo tín chỉ là phƣơng thức đào tạo linh hoạt, mềm dẻo, trong đó SV đƣợc chủ động lập kế hoạch và đăng ký học tập, tích lũy từng phần kiến thức theo tiến độ phù hợp với năng lực và điều kiện bản thân và nhà trƣờng nhằm hoàn tất chƣơng trình đào tạo. 1.2.1.2 Đặc điểm đào tạo theo tín chỉ Qua nghiên cứu các tài liệu liên quan về đào tạo theo tín chỉ và thực tiễn hoạt động đào tạo theo tín chỉ của các trƣờng đại học, có thể xác định các đặc điểm của phƣơng thức đào tạo theo tín chỉ nhƣ sau: (1) Có chƣơng trình đào tạo mềm dẻo, kiến thức đƣợc tích hợp theo nội dung thành các đơn vị học phần, có học phần bắt buộc và học phần tự chọn theo định hƣớng nghề nghiệp chuyên ngành và sự thích ứng về năng lực, sở thích của ngƣời học. (2) Chƣơng trình đào tạo ổn định và đƣợc công khai từ đầu khóa học. (3) Quy định khối lƣợng tín chỉ tích lũy của ngƣời học cho từng chƣơng trình đào tạo theo ngành học (văn bằng), sự tích lũy kiến thức của ngƣời học theo từng học phần. Xếp năm học cho ngƣời học theo số lƣợng tín chỉ đã tích lũy. (4) Sinh viên đăng ký học phần vào đầu mỗi học kỳ: dựa vào khung chƣơng trình đào tạo và các học phần đã tích lũy, SV đăng ký học phần để học cho từng học kỳ phù hợp với nhịp độ học tập và sở thích của bản thân. (5) Học vụ là học kỳ, mỗi năm học có thể gồm 2 học kỳ chính (15 tuần học và 3 tuần thi) và có thể có một học kỳ hè (5 tuần học và 1 tuần thi), hay gồm 3 học kỳ (12 tuần học và 3 tuần thi) hoặc chia làm 4 học kỳ (10 tuần học và 2 tuần thi). (6) Lớp SV theo lớp học phần dẫn đến việc quản lý SV có thay đổi, xu hƣớng ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào quản lý quá trình đào tạo và quản lý SV.19 (7) Có thể tuyển sinh theo học kỳ chứ không nhất thiết phải tuyển theo năm học, tùy theo đặc điểm và tính tự chủ của từng trƣờng. (8) Phƣơng pháp giảng dạy chủ đạo là phát huy tích cực ngƣời học, lấy ngƣời học làm trung tâm của quá trình đào tạo. Mỗi 1 giờ lên lớp có sự hƣớng dẫn của GV thì SV phải tự tổ chức hoạt động học tập là 2 giờ. (9) Có hệ thống cố vấn học tập để tƣ vấn, hƣớng dẫn, bồi dƣỡng cho SV tự thiết kế chƣơng trình học tập của bản thân. (10) Đánh giá thƣờng xuyên theo thang điểm 4 bậc (A, B, C, D hay 4, 3, 2, 1). (11) Không thi tốt nghiệp, không tổ chức bảo vệ khóa luận tốt nghiệp đối với các chƣơng trình đại học. (12) Thu học phí theo tỷ lệ khối lƣợng các học phần SV đăng ký. 1.2.1.3 Những ưu điểm của phương thức đào tạo theo tín chỉ Đào tạo theo tín chỉ là một phƣơng thức đào tạo tỏ ra có nhiều ƣu thế so với phƣơng thức đào tạo truyền thống, những ƣu điểm cơ bản của phƣơng thức đào tạo theo tín chỉ có thể kể đến là: - Hiệu quả đào tạo cao Đào tạo theo tín chỉ, SV có năng lực học tập tốt sẽ rút ngắn đƣợc thời gian học tập, tạo ra hiệu quả đào tạo cao. Mặt khác, đào tạo theo tín chỉ SV có thể học văn bằng 2 ngay trong thời gian học văn bằng 1, giúp SV có thể chuyển đổi ngành và khả năng tìm đƣợc việc làm cao hơn. - Tính mềm dẻo và khả năng thích ứng cao Đào tạo theo tín chỉ SV có thể chủ động lựa chọn những học phần tự chọn phù hợp với sở thích cá nhân và định hƣớng chuyên ngành phù hợp một cách linh hoạt, mềm dẻo, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xác định những nội dung phù hợp, thích ứng với nhu cầu xã hội. - Quản lý đào tạo đạt hiệu quả cao và giảm giá thành đào tạo Với đào tạo theo tín chỉ, kết quả học tập của SV đƣợc tính theo từng học phần chứ không phải theo năm học, do đó việc chƣa đạt một học phần nào đó không cản trở quá trình học tiếp tục, chính vì vậy giá thành đào tạo theo tín chỉ thấp hơn so với đào tạo theo niên chế.20 Nếu triển khai đào tạo theo tín chỉ ở các trƣờng đại học lớn có thể tổ chức những môn học chung cho SV các khoa, tránh dạy trùng lặp một môn học ở nhiều nơi, ngoài ra SV có thể lựa chọn học một môn học cùng đƣợc dạy ở các khoa khác nhau, tạo nên sự hiệu quả trong quản lý đào tạo. 1.2.1.4 Những thách thức của phương thức đào tạo theo tín chỉ Bên cạnh những ƣu điểm thì đào tạo theo tín chỉ cũng có một số thách thức sau: - Đối với người dạy. GV trong đào tạo theo tín chỉ cần có những kỹ năng dạy học phù hợp với đào tạo theo tín chỉ; cần hƣớng dẫn cho SV phƣơng pháp học tập bộ môn; giới thiệu tài liệu cho SV tham khảo và học tập cả trong và ngoài nƣớc … Tuy nhiên, hiện nay nhiều GV chƣa đáp ứng đƣợc những yêu cầu này, để đáp ứng đƣợc yêu cầu của phƣơng thức đào tạo theo tín chỉ thì trƣớc tiên GV phải nâng cao năng lực tiếng Anh, đây là một trong những thách thức đòi hỏi GV phải vƣợt qua, tiến đến tự học, tự nghiên cứu để tạo ra những năng lực dạy học phù hợp với yêu cầu của phƣơng thức đào tạo theo tín chỉ. - Đối với cố vấn học tập Thuật ngữ CVHT xuất hiện khi có phƣơng thức đào tạo theo tín chỉ và có vị trí, vai trò rất quan trọng trong phƣơng thức đào tạo này. Nhiệm vụ trọng tâm của CVHT là hỗ trợ học tập, phát triển năng lực học tập và khai thác những tiềm năng khác của SV. Nhƣng trong thực tiễn hiện nay ở các trƣờng đại học thì CVHT không khác nhiều với giáo viên chủ nhiệm trƣớc đây, nhiệm vụ CVHT còn nặng về các thủ tục quản lý SV, theo dõi đánh giá rèn luyện chứ chƣa thấy đƣợc những nhiệm vụ trọng tâm đã nêu. Để thực hiện đƣợc những nhiệm vụ trọng tâm, đáp ứng đƣợc yêu cầu của phƣơng thức đào tạo theo tín chỉ đòi CVHT phải là ngƣời hiểu sâu, biết rộng về tâm lý học, kỹ năng học, kỹ năng nghiên cứu, kỹ năng đàm phán, lắng nghe và giải quyết vấn đề ...; có thời gian, tâm quyết để gắn kết và theo dõi, hỗ trợ tốt cho SV thực hiện các hoạt động học tập ngoài giờ lên lớp. Chính đây là thách thức với đội ngũ CVHT nếu thực hiện đầy đủ và phát huy tốt vai trò, nhiệm vụ của mình trong đào tạo theo tín chỉ.21 - Đối với công tác tổ chức, quản lý, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học Cần có hệ thống quản lý (QL) cả quá trình đào tạo phù hợp với phƣơng thức đào tạo theo tín chỉ từ việc tổ chức đăng ký học phần, sắp xếp thời khóa biểu, quản lý hoạt động dạy và học, tổ chức kiểm tra, đánh giá …. Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng cho các hoạt động và học đào tạo theo tín chỉ (gồm: hoạt động trên lớp, phòng thí nghiệm, thực hành và cả quá trình tự học của SV). Tuy nhiên, công tác tổ chức, QL và CSVC hiện nay ở các trƣờng đại học chƣa đáp ứng tốt những yêu cầu này. Để phƣơng thức đào tạo theo tín chỉ đƣợc diễn ra đúng với bản chất của nó thì các thiết bị dạy học phải hiện đại; có phòng thí nghiệm, thực hành phục vụ tốt cho học tập, tự SV học tập trên lớp và thực hiện các hoạt động ngoài giờ lên lớp; cần có hệ thống công nghệ thông tin từ phần mềm đến phần cứng phục vụ tốt quản lý đào tạo, có hệ thống wifi mạnh cho GV và SV thực hiện tốt nhiệm vụ dạy và học trên lớp và ngoài giờ lên lớp … đây chính là một thách thức không nhỏ đối với các trƣờng. 1.2.2 Hoạt động học tập của sinh viên trong đào tạo theo tín chỉ Theo Từ điển Giáo dục học thì học tập đƣợc giải nghĩa là: “quá trình tiếp thu kiến thức và rèn luyện kỹ năng dƣới sự dạy bảo, hƣớng dẫn của nhà giáo. Học tập luôn luôn đi đôi và gắn liền với hoạt động giảng dạy của nhà giáo và hợp thành hoạt động dạy- học trong lĩnh vực sƣ phạm” [17; tr 195] Tác giả Nguyễn Thạc đã định nghĩa “Hoạt động học tập ở ĐH là một hoạt động tâm lý đƣợc tổ chức một cách độc đáo của SV nhằm mục đích có ý thức là chuẩn bị trở thành ngƣời chuyên gia phát triển toàn diện, sáng tạo và có trình độ nghiệp vụ cao” [50]. Nhƣ vậy, hoạt động học tập ở ĐH là một hoạt động có mục đích của SV nhằm lĩnh hội một hệ thống tri thức khoa học nói chung, kiến thức chuyên ngành nói riêng, đồng thời hình thành một hệ thống kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp nhất định và những phẩm chất nghề nghiệp cơ bản trong tƣơng lai. Hoạt động học tập có các đặc điểm cơ bản thể hiện bản chất của nó nhƣ sau: (1) Đối tƣợng của hoạt động học tập là những tri thức, KN, kĩ xảo tƣơng ứng với nó; (2) Hoạt động học tập là hoạt động hƣớng vào làm thay đổi và phát triển tâm lí của chính chủ thể học tập; (3)22 Hoạt động học tập là hoạt động đƣợc điều khiển bởi mục đích có ý thức nhằm tiếp thu những tri thức, KN, kỹ xảo; (4) Hoạt động học tập không chỉ hƣớng vào việc tiếp thu những tri thức, KN, kĩ xảo mới mà còn tiếp thu cả những tri thức của chính bản thân hoạt động; (5) Hoạt động học tập là hoạt động đƣợc thúc đẩy bởi động cơ học tập, mục đích học tập; (6) Hoạt động học tập là hoạt động đƣợc thực hiện bằng nhiều phƣơng pháp học tập khác nhau. Hoạt động học tập của SV trong đào tạo theo tín chỉ là hoạt động học tập của SV nói chung nhƣng nó còn thỏa mãn các đặc điểm, tính chất của phƣơng thức đào tạo theo tín chỉ. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về hoạt động học tập của SV nói chung và các đặc trƣng cơ bản của phƣớng thức đào tạo theo tín chỉ, xét thấy để thực hiện đƣợc quá trình học tập nhất thiết SV phải thực hiện các hoạt động học tập cơ bản, cần thiết nhất nhƣ sau: 1.2.2.1 Hoạt động lập kế hoạch học tập Phƣơng thức đào tạo theo tín chỉ với bản chất là cá thể hóa việc học tập của ngƣời học, ngƣời học chủ động lĩnh hội tri thức thông qua hoạt động học tập trên lớp và các hoạt động ngoài giờ lên lớp, chủ động đăng ký học phần bắt buộc và lựa chọn cho từng học kỳ theo nhịp độ học tập phù hợp với cá nhân. Vì vậy, hoạt động lập kế hoạch học tập bao gồm: việc xác định mục tiêu học tập, xác định công việc thực hiện nhằm hoàn thành mục tiêu học tập tƣơng ứng, thời gian, địa điểm và hình thức thực hiện công việc là nhóm hay cá nhân … là hoạt động học tập tiên quyết của SV trong đào tạo theo tín chỉ. Kế hoạch học tập có nhiều loại: Kế hoạch học tập cho khóa học, kế hoạch học tập năm học, kế hoạch học tập cho học kỳ, kế hoạch theo tuần, kế hoạch học tập học phần hay kế hoạch thảo luận nhóm, kế hoạch tổ chức tự học của nhóm, của cá nhân ….Việc lập kế hoạch học tập giúp SV chủ động sắp xếp thời gian học và các hoạt động sinh hoạt thiết yếu khác một cách phù hợp. Việc lập kế hoạch học tập là một hoạt động chủ đạo trong việc quản lý thời gian của SV, giúp SV lựa chọn và phân phối quỹ thời gian của cá nhân một cách khoa học, phù hợp. Bên cạnh hoạt động lập kế hoạch học tập SV thƣờng xuyên kiểm soát việc thực hiện và điều chỉnh kế hoạch một cách phù hợp và khoa học theo quỹ thời gian của bản thân.23 1.2.2.2 Hoạt động tìm kiếm và khai thác tài liệu học tập Hoạt động học tập của SV trong đào tạo theo tín chỉ mang tính độc lập cao, trong quá trình học tập gắn với mỗi giờ lên lớp GV luôn giao nhiệm vụ tƣơng ứng với hoạt động học tập gấp 2 lần thời gian lên lớp. Các nhiệm vụ đƣợc giao bao gồm: tìm kiếm tài liệu, đọc và ghi nhớ nội dung cần thiết phục vụ cho giờ lên lớp; tổ chức các hoạt động theo nhóm hoặc cá nhân để tiếp tục thảo luận, trao đổi làm rõ thêm vấn đề đƣợc hƣớng dẫn trên lớp; tổ chức làm các bài tập, khóa luận … Để thực hiện đƣợc các nhiệm vụ này đòi hỏi SV phải tìm kiếm tài liệu trong thƣ viện hay tìm kiếm trên các trang mạng. Sau khi tìm kiếm đƣợc tài liệu phù hợp với yêu cầu của GV hoặc vấn đề mà SV muốn nghiên cứu thì việc khai thác tài liệu một các hiệu quả là rất cần thiết. Vì vậy, hoạt động đọc sách là một trong những hoạt động chính giúp cho SV ghi chép nội dung cần tìm một cách nhanh chóng và hiệu quả. 1.2.2.3 Hoạt động lắng nghe, ghi chép bài giảng trên lớp Một trong những hoạt động thƣờng xuyên của SV là lắng nghe GV giảng bài và ghi chép lại những nội dung chính, trọng tâm của bài giảng. Thông thƣờng, trong đào tạo theo tín chỉ GV lên lớp chủ yếu là hƣớng dẫn và truyền đạt những nội dung trọng tâm; hƣớng dẫn cho SV làm việc nhóm để thảo luận, làm rõ những vấn đề liên quan; sau khi SV trình bày kết quả của nhóm đã thảo luận, GV nhận xét đánh giá và tóm lại những ý chính mà SV cần nắm, lúc này SV cần phải lắng nghe và ghi chép lại nội dung của nhóm báo cáo, đặc biệt ghi chép đầy đủ nội dung GV đã tóm tắt. 1.2.2.4 Hoạt động học tập theo nhóm Phƣơng pháp dạy học chủ đạo trong đào tạo theo tín chỉ là phát huy tính tích cực của ngƣời học, ngƣời học là trung tâm của quá trình đào tạo. Chính vì đặc điểm này nên trong triển khai các hoạt động dạy học trên lớp, GV thƣờng sử dụng phƣơng pháp làm việc theo nhóm. Vì vậy, khi tham gia hoạt động học tập trong đào tạo theo tín chỉ SV cần biết chia sẻ kiến thức, hợp tác với ngƣời khác và cùng ngƣời khác tiếp thu, hoàn thiện tri thức, kỹ năng, kỹ xảo cần thiết. Hoạt động học tập theo nhóm cũng chính là phƣơng pháp dạy học theo hƣớng tiếp cận năng lực thực hiện, trong học tập cho SV thực hiện hoạt động học tập theo nhóm từng bƣớc giúp các em hình thành kỹ năng và năng lực làm việc nhóm phù hợp với yêu cầu của doanh24 nghiệp. Làm việc theo nhóm có nhiều ƣu điểm, trong đó có thể thấy rõ nhất là khi làm việc theo nhóm thì có thể giải quyết một vấn đề lớn và phức tạp tốt hơn khi làm việc độc lập; nhóm làm việc sẽ phát huy tối đa những thế mạnh chuyên môn của từng thành viên trong nhóm; bên cạnh hiệu quả công việc thì làm việc nhóm còn giúp cho SV rèn luyện đƣợc tính hợp tác, chia sẻ, lắng nghe, phản biện ý kiến của ngƣời khác, rèn luyện cho SV năng lực diễn đạt, trình bày quan điểm của cá nhân trƣớc nhóm… 1.2.2.5 Hoạt động thuyết trình một vấn đề trước lớp Phƣơng thức đào tạo theo tín chỉ tạo điều kiện tốt nhất nhằm giúp SV phát huy tính chủ động, sáng tạo và phát triển năng lực cá nhân. Gắn với hoạt động nhóm là hoạt động thuyết trình, trình bày vấn đề mà nhóm đã thảo luận trƣớc lớp. Thông thƣờng trƣớc khi làm việc nhóm, GV yêu cầu nhóm phân công nhóm trƣởng, thƣ ký và dự kiến ngƣời thay mặt nhóm để trình bày vấn đề nhóm thảo luận. Các vị trí phân công trong nhóm thƣờng xuyên đƣợc thay đổi nhằm rèn luyện năng lực quản lý nhóm, năng lực hợp tác và năng lực thuyết trình của SV trong nhóm. Hoạt động thuyết trình hay trình bày một vấn đề trƣớc lớp là hoạt động thƣờng xuyên của SV trong đào tạo theo tín chỉ, đây cũng là hoạt động góp phần tạo nên kỹ năng và từng bƣớc hình thành năng lực thuyết trình trƣớc đám đông của SV sau khi tốt nghiệp. Kỹ năng này là một trong những kỹ năng hàng đầu mà các doanh nghiệp yêu cầu từ ngƣời tham gia tuyển dụng, do đó nếu chuẩn bị tốt sẽ giúp tăng tỉ lệ đƣợc nhận việc làm cùa SV sau khi tốt nghiệp. 1.2.2.6 Hoạt động kiểm tra và tự kiểm tra thường xuyên kết quả học tập Một trong những đặc điểm quan trọng của đào tạo theo tín chỉ là SV chủ động học tập theo nhịp độ cá nhân, SV có thể chủ động học nhanh, chậm khi tích lũy đủ tín chỉ theo quy định là đƣợc xét tốt nghiệp. Học theo tín chỉ SV phải lập kế hoạch học tập cho cá nhân chứ không nhất thiết học theo kế hoạch của trƣờng nhƣ khi đào tạo theo niên chế vì vậy hoạt động kiểm tra và tự kiểm tra thƣờng xuyên kết quả học tập thông qua kế hoạch học tập là rất cần thiết và đây cũng là hoạt động thƣờng xuyên của SV. Để thực hiện đƣợc hoạt động này SV phải nắm đƣợc quy chế đào tạo25 của trƣờng, phƣơng thức đánh giá kết quả học tập, thƣờng xuyên trao đổi và nhờ sự hƣớng dẫn, tƣ vấn của cố vấn học tập; trong hoạt động này SV phải biết đƣợc tình trạng tích lũy tín chỉ của bản thân so với quy định từ đó điều chỉnh kế hoạch học tập phù hợp nhằm khắc phục những hạn chế và phấn đấu hoàn thành mục tiêu chung đã đặt ra. 1.2.3 Kỹ năng học tập của sinh viên trong đào tạo theo tín chỉ 1.2.3.1 Khái niệm kỹ năng học tập - Khái niệm kỹ năng Về kỹ năng thì có nhiều quan niệm khác nhau, theo cách tiếp cận khác nhau. Theo các nghiên cứu của Tâm lý học thì kỹ năng có hai quan niệm: Quan niệm thứ nhất, xem xét KN nghiêng về mặt kỹ thuật thao tác của hành động, hoạt động. Đại diện cho quan niệm này là V.A Cruchetxki, A.G. Covaliov, A.V. Petrovxki, Trần Trọng Thủy…. Theo tác giả V.A. Cruchetxki [12] cho rằng: “KN là sự thực hiện hành động hay một hoạt động nào đó nhờ sử dụng những thủ thuật hay những phƣơng thức đúng đắn”, theo ông, KN chỉ là phƣơng thức thực hiện hành động đã chọn con đƣờng nắm vững; A.G. Covaliôv [7] thì quan niệm: “KN là phƣơng thức thực hiện hành động phù hợp với mục đích và điều kiện hành động”; Trần Trọng Thủy [55] quan niệm: KN là mặt kỹ thuật của hành động, con ngƣời nắm đƣợc cách thức hành động, có kỹ năng hành động, có nghĩa là có kỹ năng. Quan niệm thứ hai xem xét KN không đơn thuần là mặt kỹ thuật của hành động mà KN còn là một biểu hiện năng lực của con người, gắn kỹ năng với năng lực. Đại diện cho quan niệm này là X.I. Kixegof, K.K. Platônov, N.Đ. Lêvitov, Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Ánh Tuyết, Phạm Tất Dong, Nguyễn Văn Khôi…Theo tác giả X.I. Kixegof [32] coi kỹ năng là khả năng thực hiện có hiệu quả hệ thống hành động phù hợp với mục đích và điều kiện thực hiện hệ thống hành động này; theo quan điểm của K.K. Platônov [46]: “Kỹ năng là năng lực của con ngƣời thực hiện một hoạt động hay các hành động bất kỳ nào đó trên cơ sở của kinh nghiệm cũ”; N.Đ. Lêvitov [37] cho rằng “Kỹ năng là thực hiện hành động có kết26 quả với việc lựa chọn và sử dụng những phƣơng tiện hợp lý trong những điều kiện nhất định. Ngƣời có kỹ năng không chỉ nắm vững lý thuyết về hành động mà phải biết vận dụng thực tế”; B.Ph. Lômôv [40] cho rằng “Kỹ năng không chỉ bao gồm những hành động vận động mà cả những hành động trí tuệ, độc lập kế hoạch quá trình làm việc và tìm thấy trong mỗi trƣờng hợp cụ thể các phƣơng pháp hành động hợp lý”; Vũ Dũng [15] định nghĩa KN là “năng lực vận dụng có kết quả tri thức về phƣơng thức hành động đã đƣợc chủ thể lĩnh hội để thực hiện những nhiệm vụ tƣơng ứng” . Vì vậy, khi xem xét KN không chỉ xem xét riêng về mặt kỹ thuật của hành động mà còn là biểu hiện năng lực trí tuệ, năng lực hành động kết quả. Theo các nghiên cứu trong lý luận dạy học, KN thƣờng đƣợc quan niệm là khả năng của con ngƣời thực hiện có hiệu quả của hành động tƣơng ứng với mục đích và điều kiện trong đó hành động xảy ra. Theo quan niệm của tác giả Đặng Thành Hƣng [29] “tƣơng tự nhƣ tri thức, KN là hình thức biểu hiện của khả năng hay năng lực”. Khả năng là thuộc tính cá nhân cho thấy điều mà ngƣời đó có thể làm đƣợc. KN là hành vi hay hành động đƣợc cá nhân thực hiện thành công xét theo những yêu cầu, quy tắc, tiêu chuẩn nhất định. Đó có thể là những yêu cầu, quy tắc, tiêu chuẩn về trình tự thực hiện, về kết quả thực hiện, về tốc độ hay nhịp độ thực hiện và tính đúng đắn của hành động. Nhƣ vậy theo Đặng Thành Hƣng, KN chính là hành động, chứ không phải khả năng thực hiện hành động và ông cho rằng, KN phản ánh năng lực làm việc, tri thức phản ánh năng lực suy nghĩ và thái độ phản ánh năng lực cảm nhận. Các quan niệm KN nêu trên không mâu thuẫn nhau mà tùy theo cấp độ KN sẽ cho thấy quan niệm phù hợp, những KN ở mức độ cơ bản (KN bậc 1) thể hiện rất rõ mặt kỹ thuật của hành động, KN là sự thực hiện một trật tự đúng và thậm chí là tối ƣu các thao tác của hành động. Điều đó có nghĩa là xét KN tƣơng ứng với khái niệm hành động trong cấu trúc hoạt động. Một ngƣời đƣợc coi là có KN khi họ thực hiện các thao tác của hành động theo một trật tự đúng và đạt mục đích cụ thể tƣơng ứng với hành động đó. Tuy nhiên, khi xét KN tƣơng ứng với hoạt động ta sẽ thấy mặt năng lực của KN, thực chất đây là KN bậc 2, dạng KN phức hợp. Bản thân kỹ27 năng loại này chứa đựng trong nó nhiều KN khác, đặc biệt là những thao tác trí tuệ, làm cho việc xác định ranh gới giữa các KN này trở nên khó khăn. Chẳng hạn nhƣ kỹ năng dạy học, kỹ năng giao tiếp …. Có thể hiểu, KN là một dạng hành động được thực hiện đạt kết quả theo mục đích hay tiêu chí đã định bằng việc vận dụng những tri thức, kỹ xảo đã có vào điều kiện cụ thể. Vậy, KN là một dạng hành động thực tiễn mang lại kết quả cụ thể theo tiêu chí có thể đánh giá đƣợc; để thực hiện hành động có kết quả, chủ thể phải vận dụng tri thức tƣơng ứng, đồng thời dựa trên những kỹ xảo đƣợc hình thành trƣớc đó, trở thành những thao tác của hành động; hành động luôn gắn với điều kiện xác định, bởi vì điều kiện xác định loại thao tác và trật tự hành động của chúng trong hành động. Khi điều kiện thay đổi với một mức độ nhất định thì loại thao tác và trật tự của chúng cũng thay đổi. KN không phải là bẩm sinh mà là sản phẩm hoạt động của con ngƣời; KN bao giờ cũng gắn với một hành động cụ thể và đƣợc thể hiện qua kết quả đạt đƣợc của hành động đó; tính đúng đắn, sự thành thạo, linh hoạt, mềm dẻo của các thao tác là tiêu chuẩn quan trọng để nhận dạng, đánh giá về sự phát triển của KN. - Khái niệm kỹ năng học tập Hiện nay có nhiều công trình nghiên cứu và đƣa ra nhiều cách diễn đạt về KNHT khác nhau của các tác giả, cũng nhƣ nội hàm của khái niệm theo nghĩa hẹp và rộng khác nhau, nhƣng có thể thấy sự thống nhất hiểu KNHT tập thuộc phạm trù năng lực (hiểu kỹ năng theo nghĩa rộng), mà không phải là phạm trù thuộc kỹ thuật của hành động, hành vi (hiểu theo nghĩa hẹp). Kỹ năng theo nghĩa rộng là năng lực bao hàm cả tri thức, thái độ và hành vi, hành động trong lĩnh vực đó. KNHT cũng đƣợc hiểu là hành động thực hiện mà ngƣời học có thể thực hiện trên cơ sở những tri thức thu nhận đƣợc và những hành động này giúp ngƣời học thu nhận những tri thức mới nhanh chóng và hiệu quả hơn. KNHT có các đặc điểm đặc trƣng sau: - KNHT là tổ hợp các cách thức của hành động học tập đƣợc ngƣời học nắm vững, biểu hiện ở mặt kỹ thuật của hành động và mặt năng lực học tập của mỗi cá28 nhân. KNHT là yếu tố có tính mục đích, luôn hƣớng tới mục đích hành động học tập và có ý nghĩa quyết định đến kết quả học tập. - KNHT là một hệ thống mở, nhiều tầng bậc, nó đƣợc tạo bởi các KN thành phần. Trong những điều kiện, hoàn cảnh học tập khác nhau có KNHT khác nhau, có những KNHT thành phần mất đi và KNHT mới đƣợc hình thành và phát triển. - KNHT có thể hình thành đƣợc dƣới sự tổ chức và hƣớng dẫn, giảng dạy của giáo viên và rèn luyện của cá nhân ngƣời học. Có nhiều hình thức và mức độ rèn luyện KNHT khác nhau trong điều kiện và môi trƣờng học tập khác nhau. Việc nắm đƣợc dấu hiệu và quá trình hình thành KN cũng nhƣ KNHT có ý nghĩa quan trọng đối với việc xây dựng các biện pháp rèn luyện KNHT nói chung và KNHT thành phần. Từ những cơ sở phân tích trên, có thể hiểu KNHT là tập hợp những cách thức của tư duy và hành động học tập, được người học nắm vững, biểu hiện ở mặt kỹ thuật của hoạt động học tập; KNHT được hình thành từ những kỹ năng thành phần và nó luôn hướng đến mục đích của hành động học tập và có ý nghĩa quyết định đến kết quả học tập. 1.2.3.2 Các kỹ năng học tập cơ bản của sinh viên trong đào tạo theo tín chỉ Việc đào tạo theo học chế tín chỉ cũng đòi hỏi SV phải thay đổi phƣơng pháp học, trong đó đề cao việc tự học, tự nghiên cứu của SV. SV phải biết lập kế hoạch chi tiết để thực hiện tất cả các nhiệm vụ đối với từng bài giảng mà GV giao. Trong giờ giảng trên lớp, SV phải có kỹ năng làm việc nhóm để chủ động lĩnh hội tri thức, kỹ năng thuyết trình một vấn đề thảo luận trƣớc lớp. Ngoài giờ giảng, SV phải biết cách tìm tài liệu học tập, biết cách đọc, nghiên cứu những tài liệu liên quan đến vấn đề đƣợc đặt ra trong bài giảng và chuẩn bị nội dung trình bày tại các buổi thảo luận, chuẩn bị các nội dung làm việc theo nhóm, các vấn đề cần hỏi để trao đổi với GV. KNHT của SV trong đào tạo theo tín chỉ có nhiều kỹ năng thành phần, tuy nhiên trong luận án chỉ tập trung vào một số KNHT cơ bản, cần thiết là: kỹ năng lập kế hoạch học tập; kỹ năng lắng nghe và ghi chép bài giảng trên lớp; kỹ năng tìm kiếm tài liệu học tập; kỹ năng đọc sách; kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năng29 thuyết trình hay trình bày một vấn đề trƣớc lớp; kỹ năng kiểm tra và tự kiểm tra kết quả học tập thƣờng xuyên. - Kỹ năng lập kế hoạch học tập: Đây là kỹ năng cơ bản rất cần thiết cho SV ngay khi học tập theo hình thức niên chế. Tuy nhiên trong đào tạo theo tín chỉ đòi hỏi SV phải chủ động trong việc lựa chọn học phần, số lƣợng tín chỉ cần tích lũy trong từng năm học, học kỳ trên cơ sở khung chƣơng trình đƣợc nhà trƣờng quy định. Mặt khác, trong đào tạo theo tín chỉ SV chủ động hơn trong lĩnh hội tri thức, thời gian học tập ngoài giờ lên lớp có yêu cầu là gấp 2 lần thời gian lên lớp, do vậy việc lập kế hoạch học tập để quản lý, phân bổ thời gian cho các hoạt động cá nhân là rất cần thiết. Trong kỹ năng này đòi hỏi SV thể hiện ở khả năng xây dựng đƣợc kế hoạch học tập, đặc biệt là kế hoạch tự học ngoài giờ lên lớp. Kế hoạch phải đảm bảo thời gian tự học cho từng môn tƣơng ứng khối lƣợng bài tập GV giao; đảm bảo xen kẽ, luân phiên một cách hợp lý các dạng tự học, các môn học có tính chất khác nhau; đảm bảo xen kẽ, luân phiên hợp lý giữa thời gian học tập trên lớp, tự học và nghỉ ngơi. Kỹ năng lập kế hoạch học tập là điều kiện cơ bản, tiên quyết giúp SV thành công trong quá trình tích lũy tín chỉ theo quy định, kỹ năng này thể hiện ở các kỹ năng thành phần cụ thể nhƣ sau: + Kỹ năng xác định mục tiêu, lựa chọn nội dung ưu tiên và các điều kiện thực hiện kế hoạch phù hợp với năng lực bản thân Việc xác định mục tiêu và lựa chọn nội dung ƣu tiên cho việc học đòi hỏi ngƣời học phải có kỹ năng và cách xác định khoa học phù hợp với năng lực và điều kiện học tập của bản thân, mục tiêu thông thƣờng có mục tiêu dài hạn, mục tiêu ngắn hạn; các mục tiêu đặt ra phải đảm bảo tính vừa sức, khả thi; tránh tình trạng đặt ra mục tiêu quá cao, khi không đạt đƣợc dẫn đến mệt mỏi, chán nản, mất tự tin. + Kỹ năng lựa chọn và xác định số tín chỉ tích lũy Gắn với việc xác định mục tiêu thì việc lựa chọn tín chỉ và xác định số lƣợng tín chỉ để tích lũy cho từng học kỳ, năm học cũng đòi hỏi SV phải có kỹ năng. SV phải biết số lƣợng tín chỉ cần tích lũy toàn khóa, số học phần tiên quyết, bắt buộc phải đƣợc tích lũy; biết đƣợc hệ thống các học phần tự chọn từ đó có chiến lƣợc và30 hoạch định hƣớng đi để lựa chọn các học phần tiên quyết, bắt buộc và tự chọn cho từng giai đoạn thích hợp với năng lực và sở thích của bản thân. + Kỹ năng tổ chức thực hiện kế hoạch học tập Từ kế hoạch học tập dài hạn SV lập kế hoạch ngắn hạn, kế hoạch này phải đƣợc chi tiết từ mục tiêu học tập, nội dung hoạt động học tập cụ thể cho từng mốc thời gian và địa điểm làm việc, hình thức làm việc theo nhóm hay làm việc cá nhân. Từ kế hoạch chi tiết, SV biết cách tổ chức thực hiện các hoạt động đặt ra trong kế hoạch một cách khoa học. + Kỹ năng điều chỉnh kế hoạch học tập Trong quá trình thực kế hoạch học tập, bao giờ cũng có những việc phát sinh cần phải điều chỉnh. Vì vậy, trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch học tập SV phải tự quản lý thời gian của bản thân, phải tuân thủ thời gian thực hiện theo kế hoạch đặt ra. Trong kế hoạch học tập không chỉ thể hiện các hoạt động học tập mà SV cần phải xác định cả các hoạt động văn hóa, văn nghệ, vui chơi, nghỉ ngơi, sinh hoạt cá nhân một cách hợp lý; SV cũng thƣờng xuyên tự kiểm tra, đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu của kế hoạch, biết phối hợp với bạn bè và xin ý kiến CVHT để điều chỉnh kế hoạch học tập phù hợp theo điều kiện thực tế cho phép. - Kỹ năng tìm kiếm tài liệu học tập: Trong đào tạo theo tín chỉ, để thực hiện tốt nhiệm vụ tự học, chủ động lĩnh hội tri thức theo yêu cầu của GV giao thì SV cần phải tìm kiếm, thu thập tài liệu học tập; SV phải biết chọn lọc, phân loại tài liệu để phù hợp nội dung những học phần đang học, phù hợp với chủ đề của GV giao. Để nội dung nghiên cứu phong phú, SV phải biết khai thác từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau, biết lập danh mục tài liệu và chia sẻ nguồn tài liệu thu thập đƣợc trong quá trình học tập. Kỹ năng tìm kiếm tài liệu học tập thể hiện ở khả năng tra cứu tài liệu trên internet, tra cứu tài liệu tại thƣ viện một cách hiệu quả; khả năng lựa chọn tài liệu phù hợp với nội dung yêu cầu nghiên cứu của GV. Kỹ năng này bao gồm các kỹ năng thành phần nhƣ: + Kỹ năng tìm kiếm tài liệu trên internet: Với sự phát triển công nghệ thông tin nhƣ hiện nay, việc lĩnh hội tri thức không dừng lại các hoạt động dạy học trên31 lớp mà thông qua giáo trình, tài liệu học tập tham khảo, SV có thể lĩnh hội tri thức mới với nguồn tài nguyên mở, dồi dào trên các trang mạng. Tuy nhiên, cách thức tìm kiếm tài liệu và lựa chọn tài liệu học tập phù hợp với học phần, phù hợp với vấn đề GV đặt ra cho nhóm, cho cá nhân thì đòi hỏi SV phải có kỹ năng tìm kiếm, lựa chọn, khai thác tài liệu hiệu quả. + Kỹ năng tìm kiếm tài liệu ở thư viện: Một trong những điều kiện quan trọng của nhà trƣờng đáp ứng yêu cầu của đào tạo theo tín chỉ là thƣ viện, đây là môi trƣờng tự học, tự lĩnh hội tri thức của SV một cách tốt nhất. Điều này cũng đặt ra, SV phải có kỹ năng tra cứu thƣ mục tài liệu trong thƣ viện, biết cách mƣợn, trả tài liệu ở thƣ viện trung tâm và các thƣ viện liên kết qua phần mềm thƣ viện điện tử… - Kỹ năng nghe giảng và ghi chép trên lớp: Trong đào tạo theo tín chỉ đòi hỏi SV biết ghi chép tóm tắt khi nghe giảng để thu thập đƣợc lƣợng thông tin nhanh và đầy đủ. Trong ghi chép phải biết sơ đồ hóa, hệ thống hóa kiến thức để dễ ghi nhớ và dễ sáng tạo trong quá trình học tập. Chính vì vậy kỹ năng nghe giảng và ghi chép trên lớp là một trong những kỹ năng cần đƣợc củng cố và hình thành phù hợp với phƣơng thức đào tạo theo tín chỉ. Kỹ năng này thể hiện mức độ tiếp thu thông tin của SV, bởi một phần không nhỏ thời gian học trên lớp, SV phải lắng nghe và ghi chép. Kỹ năng này bao gồm các kỹ năng thành phần sau: + Kỹ năng quan sát thông tin: Khi thầy cô truyền đạt trên bảng SV phải tập trung chú ý và quan sát thông tin từ lời nói, hành động của thầy cô. Kỹ năng này thể hiện việc hƣớng toàn các giác quan để chú ý những nội dung chính, các bảng tóm tắt, các sơ đồ và các tài liệu trực quan khác mà GV đã giới thiệu. + Kỹ năng lắng nghe thông tin: Việc lắng nghe thầy cô giảng bài là việc làm thƣờng xuyên của SV trên lớp, trong việc lắng nghe cần phải biết loại bỏ các yếu tố gây nhiễu từ môi trƣờng xung quanh. Thông thƣờng những điểm nhấn mạnh qua ngữ điệu, qua việc nhắc lại nhiều lần là biểu hiện điểm quan trọng cần ghi nhớ. + Kỹ năng sử dụng kỹ thuật tốc ký: Đây là kỹ năng sử dụng các từ khóa, ký tự, dấu hiệu để ghi nhanh những nội dung thông tin hữu ích một cách nhanh chóng.32 - Kỹ năng đọc sách: Đọc sách là một trong những kỹ năng quan trọng của quá trình tự học, tự nghiên cứu. Trong đào tạo theo tín chỉ đây là một trong những đặc điểm cơ bản đòi hỏi ngƣời học phải có. Đọc sách, đọc giáo trình phải gắn liền với quá trình tƣ duy, lựa chọn và ghi chép những nội dung quan trọng; việc ghi chép bằng việc ghi chép nguyên văn một đoạn nội dung cụ thể hoặc diễn đạt lại ý mà tài liệu đã nêu cho phù hợp với vấn đề bản thân nghiên cứu một cách sáng tạo dùng để làm cơ sở cho việc thảo luận nhóm, viết bài luận … theo yêu cầu của GV. Quá trình đọc sách đòi hỏi SV biết cách ghi tóm lƣợc nội dung, biết trích dẫn tài liệu tham khảo đúng theo quy định; trong quá trình đọc SV phải biết xác định mục tiêu đọc và hình thức đọc phù hợp với từng loại tài liệu nhằm khai thác hiệu quả nhất tài liệu hiện có. Kỹ năng đọc sách thể hiện ở khả năng SV có thể đọc nhanh, ghi nhớ tài liệu theo cách đọc khoa học, hiệu quả. SV phải có khả năng lựa chọn phƣơng pháp đọc phù hợp cho mỗi tài liệu tham khảo nhƣ: đọc bình thƣờng, đọc lƣớt, đọc quét, đọc nhanh hiểu kỹ…Kỹ năng này bao gồm các kỹ năng thành phần sau: + Kỹ năng xác định mục đích, phương pháp đọc phù hợp với từng loại tài liệu: Kỹ năng này thể hiện sự vận dụng tri thức và kinh nghiệm của SV trong thực hiện việc nhanh chóng xác định mục đích và phƣơng pháp đọc phù hợp từng tài liệu học tập, tài liệu tham khảo và các loại tài liệu khác. + Kỹ năng đọc lướt, đọc quét, đọc nhanh hiểu kỹ …: Đọc lƣớt là cách đọc vừa đủ nhanh để tìm thông tin cụ thể nào đó trong toàn bộ tài liệu tham khảo một cách hiệu quả nhất; đọc quét là cách đọc để lấy nội dung khái quát hoặc xem trƣớc những nội dung chính của tài liệu; đọc nhanh hiểu kỹ là cách đọc toàn bộ tài liệu với tốc độ nhanh, hiểu kỹ và ghi chú tóm tắt nội dung trích dẫn cần thiết phục vụ cho học tập. Đây là các kỹ năng thành phần quyết định mức độ thuần thục, linh hoạt và hiệu quả của kỹ năng đọc sách. + Kỹ năng xử lý thông tin sau khi đọc: Kỹ năng thực hiện việc ghi chép những thông tin quan trọng vào sổ tay hoặc quyển nhật ký đọc của SV là kỹ năng quan trọng. SV ghi lại theo cách hành văn của mình sao cho dễ hiểu, dễ nhớ và dễ33 sử dụng phù hợp với mục đích của việc đọc. SV cần ghi đầy đủ thông tin tài liệu đọc để trích dẫn tài liệu tham khảo khi thực hiện các hoạt động học tập, nghiên cứu. + Kỹ năng bố trí không gian đọc: Đây là kỹ năng thể hiện việc SV chọn vị trí đọc, bố trí ánh sáng, không gian phù hợp khi đọc … - Kỹ năng làm việc nhóm: Từ khi chuyển đổi phƣơng thức đào tạo từ niên chế sang đào tạo theo tín chỉ, việc học của SV trên lớp diễn ra khá linh hoạt, với các nhóm SV có cùng nhu cầu đăng ký học cùng một lớp tín chỉ. GV chú trọng hơn trong lựa chọn phƣơng pháp giảng dạy nhằm phát huy tính tích cực của ngƣời học, một trong những phƣơng pháp mà GV thƣờng dùng là thảo luận nhóm. Vì vậy, kỹ năng làm việc nhóm không thể thiếu đƣợc, nó sẽ giúp SV cùng nhau giải quyết tốt hơn nhiệm vụ học tập mà GV giao; làm phong phú thêm nội dung học tập; SV phát huy đƣợc tính độc lập, sáng tạo, tích cực trong lĩnh hội tri thức; giúp SV rèn luyện đƣợc kỹ năng hợp tác. Kỹ năng làm việc nhóm thể hiện ở SV có khả năng tổ chức hoạt động nhóm hiệu quả theo yêu cầu nội dung thảo luận của GV. SV biết cách tổ chức nhóm khoa học nhƣ: biết cách sắp sếp chỗ ngồi cho các thành viên trong nhóm để thảo luận; biết phân công trách nhiệm các thành viên; biết phát huy cá nhân trong hoạt động … Kỹ năng này bao gồm các kỹ năng thành phần sau: + Kỹ năng xác lập hoạt động nhóm: Kỹ năng này thể hiện sự vận dụng tri thức và kinh nghiệm của các thành viên trong nhóm để phối hợp, phân công các nhiệm vụ học tập đƣợc giao cho nhóm, cụ thể là: Phân công nhóm trƣởng, thƣ ký và nhiệm vụ các thành viên một cách rõ ràng; mỗi cá nhân phải tích cực thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao, biết liên kết, lắng nghe, chia sẻ, hợp tác. + Kỹ năng giao tiếp trong hoạt động nhóm: Trong quá trình làm việc nhóm, các thành viên nhóm bình đẳng chia sẻ ý kiến và bảo vệ ý kiến cá nhân bằng những quan điểm, lập luận có cơ sở khoa học và phải lắng nghe ý kiến phản biện một cách ôn hòa, nhã nhặn, bình tĩnh, chia sẻ. Các thành viên tạo nên không khí làm việc sôi nổi nhƣng ôn hòa trong giao tiếp, thể hiện sự tích cực, nỗ lực của cá nhân vào giải quyết vấn đề chung, trong làm việc nhóm luôn hƣớng đến mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao, trong giao tiếp thể hiện sự nhẹ nhàng, ôn hòa nhƣng thẳng34 thắn, tôn trọng và giải quyết, thảo luận dứt điểm các vấn đề cần thống nhất của nhóm. Các thành viên trong nhóm phải biết tự chủ cảm xúc và hành vi của bản thân trong quá trình tranh luận, sau khi nhóm đi đến thống nhất vấn đề thảo luận thì các thành viên ghi nhận đó là kết quả làm việc chung của nhóm. + Kỹ năng tổ chức và điều khiển nhóm: Trong quá trình thảo luận nhóm vai trò của nhóm trƣởng rất quan trọng từ việc phân công các thành viên, lựa chọn phƣơng pháp thảo luận; nhóm trƣởng biết giải quyết các ý kiến bất đồng trong nhóm, biết phát hiện mâu thuẫn để sớm giải quyết mâu thuẫn trong nhóm; nhóm trƣởng biết tổng kết, kết luận những vấn đề còn tranh luận khác nhau để đi đến thống nhất của nhóm, nhóm trƣởng phải mạnh dạn đƣa ra những ý kiến của mình trên cơ sở ý kiến thảo luận dân chủ của nhóm. - Kỹ năng thuyết trình: Gắn với kỹ năng làm việc nhóm là kỹ năng thuyết trình hay trình bày một vấn đề trƣớc lớp, đây là một kỹ năng quan trọng trong đào tạo theo tín chỉ, nó giúp SV biết cách sử dụng ngôn ngữ diễn đạt một vấn đề trƣớc đám đông logic, mạch lạc; giúp SV trình bày đƣợc những ý tƣởng sáng tạo của nhóm và rèn luyện đƣợc kỹ năng truyền đạt thông tin một cách nhanh chóng và trọn vẹn một vấn đề, hiểu một vấn đề sâu sắc, hệ thống. Kỹ năng thuyết trình thể hiện ở khả năng trình bày một vấn đề trƣớc tập thể lớp đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của GV giao. Biết chọn lọc các nội dung sau thảo luận của nhóm để trình bày trƣớc lớp… Kỹ năng này bao gồm các kỹ năng thành phần sau: + Kỹ năng lập đề cương vấn đề cần thuyết trình hay trình bày trước lớp: trƣớc khi thuyết trình hay trình bày vấn đề trƣớc lớp SV cần xác định mục tiêu, xem xét đối tƣợng, lập dàn ý bài thuyết trình; biết cách sắp xếp nội dung theo thứ tự, thông thƣờng bài thuyết trình có cấu trúc 3 phần: mở đầu, nội dung và kết luận, chuẩn bị phần mở đầu rất quan trọng để thu hút ngƣời nghe và phần kết luận nên có “một lời kêu gọi hành động”. + Kỹ năng chuẩn bị dụng cụ, phương tiện cho bài thuyết trình: bên cạnh chuẩn bị ngôn ngữ nói, diễn đạt SV cần chuẩn bị dụng cụ, phƣơng tiện hỗ trợ nhƣ35 máy chiếu, máy tính, sử dụng âm thanh; nội dung trình chiếu đƣợc chuẩn bị trên các phần mền trình chiếu chuyên dụng, có hình ảnh minh họa phù hợp nhằm nhắn mạnh hay liên tƣởng vấn đề cần trình bày. + Kỹ năng tổ chức thực hiện thuyết trình: yêu cầu trƣớc tiên là SV phải diễn đạt đúng ngôn ngữ phổ thông, phát âm chính xác không ngọng, nói lắp, tiếng lóng hoặc tiếng địa phƣơng. Ngôn ngữ diễn dạt của SV nên giản dị, trong sáng, văn minh. Khi trình bày nội dung biết dựa trên những ý chính để triển khai vấn đề một cách lƣu loát, rõ ràng và trôi chảy, sự lƣu loát trong diễn đạt thể hiện sự làm chủ nội dung của ngƣời thuyết trình và dễ tạo sự tập trung và chú ý lắng nghe của ngƣời dự. Trong thuyết trình SV cần biết sử dụng hợp lý ngữ điệu (cao độ, trƣờng độ …), âm độ, nhịp độ khi trình bày vấn đề, trình bày nội dung diễn cảm. Trong thuyết trình hay trình bày vấn đề thảo luận nhóm SV cần nhìn thẳng vào ngƣời nghe, tƣ thế, tác phong thoải mái, tự tin, di chuyển một cách linh hoạt trong lớp học; khi thuyết trình nét mặt và ánh mắt tự nhiên, thân thiện thể hiện sự tự tin.. - Kỹ năng kiểm tra và tự kiểm tra kết quả học tập thường xuyên: KNHT này thể hiện việc SV nhận biết đƣợc tri thức của bản thân lĩnh hội đƣợc qua các hoạt động học tập đã đáp ứng đƣợc mục tiêu của bài học, môn học đặt ra hay chƣa, từ đó SV có thể thấy đƣợc điểm mạnh, yếu của bản thân để thực hiện các hoạt động học tập phù hợp. Kỹ năng này có các kỹ năng thành phần sau: + Kỹ năng so sánh, đối chiếu: Đây là kỹ năng xác định đƣợc các tiêu chí cần đạt đƣợc để so sánh, đối chiếu với mức độ thực trạng từ đó có đánh giá sự chênh lệch để có hƣớng điều chỉnh phù hợp. + Kỹ năng tự đánh giá: Đây là kỹ năng SV biết cách tự đánh giá tri thức của bản thân, điểm mạnh, yếu của bản thân để có chiến lƣợc học tập phù hợp. + Kỹ năng điều chỉnh: Sau kiểm tra, đánh giá là quá trình điều chỉnh, vì vậy SV phải có kỹ năng điều chỉnh để lập lại kế hoạch, chiến lƣợc học tập phù hợp cho từng hoàn cảnh, từng giai đoạn cụ thể. Tóm lại, KNHT của SV trong đào tạo theo tín chỉ rất nhiều nhƣng những KNHT cơ bản và cần thiết nhất là: Kỹ năng lập kế hoạch học tập; kỹ năng tìm kiếm và khai thác tài liệu học tập; kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng thuyết trình hay36 trình bày vấn đề trƣớc lớp. Bốn kỹ năng này có mối quan hệ qua lại chặt chẽ với nhau, nó tác động và hỗ trợ lẫn nhau; từ bốn kỹ năng cơ bản này SV từng bƣớc hình thành năng lực tự học, sáng tạo trong học tập và bốn kỹ năng này giúp SV hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ học tập trong môi trƣờng đào tạo theo tín chỉ. 1.2.3.3 Đặc điểm kỹ năng học tập của sinh viên trong đào tạo theo tín chỉ Xuất phát từ đặc điểm của phƣơng thức đào tạo theo tín chỉ và đặc điểm KNHT nói chung; đồng thời trên cơ sở nghiên cứu, luận án đề cập đến một số đặc điểm cơ bản của KNHT của SV trong đào tạo theo tín chỉ nhƣ sau: - KNHT của SV trong đào tạo theo tín chỉ là tổ hợp các hành động hƣớng đến mục đích tích lũy tín chỉ một cách chủ động, tích cực, tự giác của mỗi cá nhân thông qua các hoạt động học tập trên lớp và cả ngoài giờ lên lớp; - KNHT của SV trong đào tạo theo tín chỉ là một hệ thống KNHT mở, đƣợc tạo bởi các kỹ năng thành phần nhiều tầng bậc và có mức độ đầy đủ, thuần thục, hiệu quả, linh hoạt khác nhau, biểu hiện cụ thể nhƣ sau: + Tính đầy đủ: Mỗi KNHT theo tín chỉ bao gồm một số kỹ năng thành phần, trong từng kỹ năng thành phần có những hành động, hoạt động học tập tƣơng ứng đòi hỏi SV phải thể hiện đầy đủ, nếu bỏ sót thì mức độ hoàn thành KNHT đó còn mức độ hạn chế nhất định. Tiêu chí này thể hiện sự đầy đủ hay thiếu sót khi thực hiện nội dung cần thiết của hoạt động học tập trong từng KNHT, giúp đánh giá định lƣợng mức độ KNHT của mỗi SV. + Tính thuần thục: Mỗi KNHT đƣợc hình thành và phát triển theo từng giai đoạn; mỗi SV có thể có KNHT ở những mức độ khác nhau do quá trình hình thành và phát triển ở các bậc học trƣớc đó và quá trình rèn luyện và phát triển trong quá trình học tập theo đào tạo theo tín chỉ. Tiêu chí này thể hiện sự thành thạo, trôi chảy không lúng túng hay vụng về khi thực hiện các hành động hay hoạt động học tập trong đào tạo theo tín chỉ. Đồng thời nó còn thể hiện việc SV tiến hành nhuần nhuyễn từng thao tác và sự kết hợp hợp lý các nội dung của kỹ năng về số lƣợng và trình tự thực hiện, tiêu chí này giúp đánh giá định tính các KNHT của SV. + Tính hiệu quả: Khi tổ chức triển khai hoạt động mỗi KNHT trong đào tạo theo tín chỉ đều có sản phẩm cụ thể, mỗi sản phẩm thể hiện rõ tính hiệu quả của37 hành động hay hoạt động học tập của SV thể hiện qua các mặt nhƣ thời gian thực hiện, mức độ chuẩn xác nội dung của sản phẩm, hình thức của sản phẩm theo yêu cầu… Tiêu chí này thể hiện tính hiệu quả khi thực hiện KNHT thông qua các bài tập, các thông số đo về thời gian, năng suất hoạt động học tập, tiêu chí này giúp đánh giá về mặt định lƣợng của KNHT. + Tính linh hoạt: Đặc trƣng của phƣơng thức đào tạo theo tín chỉ là tính mềm dẻo, linh hoạt đáp ứng các kế hoạch học tập đa dạng theo năng lực, sở thích và nhịp độ của ngƣời học. Vì vậy, đặc điểm KNHT trong đào tạo theo tín chỉ cũng đảm bảo tính linh hoạt thích ứng các điều kiện tổ chức hoạt động học tập một cách khoa học, sáng tạo. Tiêu chí này thể hiện khả năng vận dụng có thay đổi mang tính sáng tạo của SV với những phƣơng thức hành động mới, vận dụng linh hoạt các nội dung của kỹ năng để đạt đƣợc mục đích và điều kiện của hoạt động học tập theo tín chỉ, tiêu chí này giúp đánh giá về mặt định tính của kỹ năng. - KNHT của SV trong đào tạo theo tín chỉ có mối quan hệ biện chứng, tƣơng tác, hỗ trợ lẫn nhau nhằm thúc đẩy, hình thành và phát triển năng lực tự học, sáng tạo và tƣ duy độc lập cho ngƣời học thích ứng với môi trƣờng đào tạo theo tín chỉ; - KNHT của SV trong đào tạo theo tín chỉ đƣợc rèn luyện để hình thành và phát triển thông qua hoạt động dạy và học trong môi trƣờng đào tạo theo tín chỉ. 1.2.3.4 Các giai đoạn hình thành kỹ năng học tập của SV trong đào tạo theo tín chỉ Trong nghiên cứu các giai đoạn hình thành kỹ năng, có nhiều cách phân chia khác nhau: Một số tác giả cho rằng có 5 giai đoạn hình thành kỹ năng, một số khác cho là 3 giai đoạn hay là 4 giai đoạn tùy theo mỗi góc độ quan sát và nghiên cứu thích hợp. Thông thƣờng, tƣơng ứng với mỗi giai đoạn hình thành, các tác giả chỉ ra các mức độ tƣơng ứng. Theo K.K.Platônov [46], để hình thành đƣợc một KN phải trải qua 5 giai đoạn và đó cũng là 5 mức độ tƣơng ứng: - Giai đoạn 1: Hình thành kỹ năng sơ đẳng Giai đoạn này, con ngƣời ý thức đƣợc mục đích hành động và tìm kiếm cách thức thực hiện hành động dựa trên vốn hiểu biết và kỹ xảo sinh hoạt đời thƣờng, hành động đƣợc thực hiện bằng thử và sai.38 - Giai đoạn 2: Hình thành các kỹ năng thành phần nhưng không đầy đủ Giai đoạn này, con ngƣời có hiểu biết về phƣơng thức hành động, sử dụng các kỹ xảo đã có, nhƣng chƣa phải là kỹ xảo chuyên biệt dành cho hoạt động một cách đầy đủ. - Giai đoạn 3: Hình thành những kỹ năng mang tính chất riêng lẻ Giai đoạn này, hình thành các kỹ năng cần thiết cho các hoạt động khác nhau. Ví dụ trong KNHT nói chung thì chỉ hình thành từng bƣớc các kỹ năng thành phần riêng lẻ. - Giai đoạn 4: Hình thành kỹ năng phát triển cao Giai đoạn này, con ngƣời biết sử dụng vốn hiểu biết và kỹ xảo đã có, kết hợp những tri thức mới để họ lựa chọn cách thức để đạt mục đích, hƣớng đến các hành động phát triển kỹ năng cao hơn. - Giai đoạn 5: Hình thành kỹ năng thuần thục Giai đoạn này, con ngƣời biết sử dụng một cách sáng tạo các kỹ năng khác nhau và thao tác thuần thức, các kỹ năng từng bƣớc đƣợc hình thành và phát triển hoàn thiện. Tƣơng ứng với 5 giai đoạn hình thành kỹ năng, K.K.Platônov đƣa ra 5 mức độ tƣơng ứng là: Nhận thức, tái hiện, quan sát, bắt chước và hành động độc lập. Các mức độ phát triển kỹ năng từ thấp đến cao, từ chƣa hoàn thiện đến hoàn thiện. Theo X.I.Kixegov: Quá trình hình thành kỹ năng, kỹ xảo gồm 5 giai đoạn tƣơng ứng với nó là 5 mức độ: Nhận thức, tái hiện, quan sát, bắt chước và hành động độc lập [32]. Một số nhà tâm lý học nhƣ V.A. Cruchetxki, Phạm Minh Hạc, N.Đ.Lêvitôv, A.V.Petrôvxki, Trần Quốc Thành cho rằng: quá trình hình thành kỹ năng hành động bao gồm 3 bƣớc [theo 35]: - Bƣớc 1: Nhận thức đầy đủ về mục đích, cách thức và điều kiện hành động - Bƣớc 2: Quan sát mẫu và làm thử theo mẫu - Bƣớc 3: Luyện tập để tiến hành các hành động theo đúng yêu cầu và điều kiện hành động nhằm đạt đƣợc mục đích đề ra.39 Theo quan điểm này thì kỹ năng có các mức độ là, (1) có tri thức về kỹ năng, (2) có kỹ năng ở mức độ chƣa thuần thục, (3) có kỹ năng ở mức độ thuần thục và (4) có kỹ năng ở mức độ cao, linh hoạt, sáng tạo. Trên cơ sở kế thừa các quan điểm trên, dựa vào đặc điểm KNHT của SV trong đào tạo theo tín chỉ, luận án cho rằng KNHT đƣợc hình thành qua 3 giai đoạn sau: - Giai đoạn 1: KNHT được hình thành riêng lẻ nhưng chưa đầy đủ Giai đoạn này SV dựa trên tri thức, kinh nghiệm có sẵn để thực hiện các hoạt động học tập một cách riêng lẻ, thiếu hệ thống và chƣa sắp xếp theo một thứ tự hợp lý, chƣa đạt đƣợc hiệu quả nhƣ mong muốn. - Giai đoạn 2: KNHT được hình thành tương đối đầy đủ nhưng tính thuần thục, hiệu quả, linh hoạt chưa cao Giai đoạn này SV biết sử dụng tri thức, kinh nghiệm, kỹ xảo đã có để thực hiện hoạt động học tập theo một trật tự nhất định nhƣng chƣa thuần thục, thiếu hiệu quả và tính linh hoạt chƣa cao. - Giai đoạn 3: KNHT được hình thành đầy đủ, thuần thục, linh hoạt và đạt hiệu quả. Giai đoạn này SV sử dụng đƣợc những tri thức, kỹ xảo để thực hiện các hoạt động học tập theo một quy trình linh hoạt, sáng tạo và đạt hiệu quả cao. Tƣơng ứng với các giai đoạn hình thành nêu trên, luận án cũng xác định các mức độ của KNHT gồm: - Mức độ 1: KNHT chƣa đƣợc hình thành đầy đủ, chƣa thuần thục; tính linh hoạt, hiệu quả còn thấp. - Mức độ 2: KNHT đƣợc hình thành tƣơng đối đầy đủ, tƣơng đối thuần thục; tính linh hoạt và hiệu quả trung bình. - Mức độ 3: KNHT đƣợc hình thành đầy đủ, thuần thục; tính linh hoạt và hiệu quả cao. Tóm lại, để phân chia các giai đoạn và mức độ kỹ năng, các tác giả dựa vào những tiêu chí khác nhau và phụ thuộc vào góc độ tiếp cận nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên, các tác giả đều thống nhất là kỹ năng đƣợc hình thành từ thấp đến cao, từ chƣa hoàn thiện đến hoàn thiện, kỹ năng muốn đạt đến mức độ thuần thục, hiệu40 quả và sáng tạo phải thông qua quá trình luyện tập. Vì vậy, KNHT của SV trong đào tạo theo tín chỉ đƣợc hình thành và phát triển ở mức độ 3 thì nhất thiết phải tổ chức luyện tập thông qua các hình thức rèn luyện nhất định. 1.3 Rèn luyện kỹ năng học tập cho sinh viên trong đào tạo theo tín chỉ 1.3.1 Khái niệm Theo Từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê [46] rèn luyện là “luyện tập nhiều lần trong thực tế để đạt tới những phẩm chất hay trình độ vững vàng, thông thạo” . Rèn luyện KN là sự luyện tập KN đó nhiều lần trong môi trƣờng luyện tập ổn định tạo nên sự thay đổi từng bƣớc để hình thành và phát triển KN đó từ thấp đến cao, từ chƣa hoàn thiện đến hoàn thiện. Khi bàn về rèn luyện KN trong thực tập sƣ phạm của SV, tác giả Abdoublina O.A đã coi bản chất của sự rèn luyện KN là hƣớng đến việc hình thành KN là trƣớc nhất, sau đó là củng cố KN hoặc là nâng cao, phát triển KN đạt đến một mức độ mới hơn về “chất” [1] Cùng với quan điểm của O.A.Abdoublina, tác giả F.N.Gonobolin cho rằng: Rèn luyện KN là sự thực hiện một số thao tác trong một dạng hoạt động đƣợc lặp đi, lặp lại nhiều lần với mục đích nắm vững chúng dựa trên nhận thức và đƣợc hỗ trợ bởi sự kiểm soát và điều chỉnh của ý thức [21]. Ngoài ra, khi bàn về mối quan hệ của việc rèn luyện KN trong quá trình đào tạo, các tác giả cho rằng: việc phát triển KN phải thông qua các hoạt động dạy và học bằng việc thực hiện các thao tác, động tác đó nhiều lần. Vì vậy việc rèn luyện KNHT cần phải có thời gian để KN đạt tới sự hoàn thiện mong muốn, quá trình này gọi là quá trình rèn luyện KN. Kế thừa những quan niệm nêu trên, luận án sử dụng khái niệm rèn luyện KNHT là: Quá trình tổ chức, triển khai việc hướng dẫn và luyện tập các hành động để thực hiện nhiệm vụ học tập theo một quy trình luyện tập hợp lý, chặt chẽ và được thực hiện nhiều lần nhằm hình thành và phát triển KNHT đó từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện, góp phần nâng cao thành tích học tập của người học và là nền tảng tạo nên năng lực tự học và học tập suốt đời. 1.3.2 Mục tiêu rèn luyện KNHT cho SV trong đào tạo theo tín chỉ Định hƣớng phát triển KNHT cho SV trong đào tạo theo tín chỉ đƣợc xem là một trong những mục tiêu dạy học quan trọng vì phƣơng thức đào tạo theo tín chỉ là41 lấy ngƣời học làm trung tâm của quá trình đào tạo, nó đòi hỏi ngƣời học phải chủ động, tích cực trong lĩnh hội tri thức, ngƣời học phải có năng lực tự học, năng lực tổ chức các hoạt động học của bản thân một cách khoa học. Tuy nhiên, trong thời gian qua các trƣờng đại học chuyển từ phƣơng thức đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo tín chỉ đòi hỏi phải đổi mới phƣơng pháp dạy và học phù hợp với đặc điểm của phƣơng thức đào tạo mới này. Đổi mới phƣơng pháp dạy trong thời gian qua đƣợc các trƣờng chú trọng khá nhiều từ khâu tập huấn, bồi dƣỡng đội ngũ GV cũng nhƣ đầu tƣ các trang thiết bị phục vụ cho việc áp dụng các phƣơng pháp dạy học mới nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của ngƣời học; các trƣờng chú trọng hơn trong xây dựng thƣ viện, trang bị tài liệu giảng dạy, học tập cho GV và SV. Mặt khác, một số trƣờng đại học đã đầu tƣ một số khu vực tự học, tự nghiên cứu cho SV nhằm đáp ứng yêu cầu của phƣơng thức đào tạo theo tín chỉ. Tuy nhiên, việc tập huấn, bồi dƣỡng phƣơng pháp, KNHT cho SV thì chƣa đƣợc nhiều trƣờng chú trọng. Trong khi đó, kỹ năng học của SV trong đào tạo theo tín chỉ là chìa khóa quan trọng giúp các em mở đƣợc kho tàng tri thức của nhân loại một cách tích cực, chủ động theo từng ngành, lĩnh vực các em đƣợc đào tạo. Mặt khác, khi có KNHT thì các em mới thích ứng tốt với môi trƣờng đào tạo theo tín chỉ, một môi trƣờng học tập đòi hỏi các em phải tự giác, tích cực và có kế hoạch học tập một cách hợp lý, khoa học phù hợp với bản thân của chính mình. Hệ thống đào tạo theo tín chỉ tuy có nhiều ƣu điểm nhƣng cũng có những thách thức. Thách thức rõ nhất là mục tiêu rèn luyện cho SV những KNHT phù hợp với phƣơng thức đào tạo theo tín chỉ, những mục tiêu rèn luyện cần đạt đƣợc là: - Nâng cao cho SV những kỹ năng về quản lý học tập, đặc biệt quản lý thời gian học tập; biết lập kế hoạch để tích lũy tín chỉ cho toàn khóa học, cho từng năm học và từng học kỳ; biết xây dựng kế hoạch tự học và quản lý thời gian một cách khoa học theo tuần, theo tháng. - Hình thành và nâng cao nhóm kỹ năng tìm kiếm và khai thác tài liệu học tập, đây là những kỹ năng giúp SV chủ động lĩnh hội tri thức, từng bƣớc hình thành năng lực tự học và sáng tạo đáp ứng tốt yêu cầu của phƣơng thức đào tạo theo tín chỉ.42 - Phƣơng pháp giảng dạy chủ đạo của phƣơng thức đào tạo theo tín chỉ là phát huy tính tích cực, tự học của SV. Vì vậy, cần rèn luyện kỹ năng để SV tăng cƣờng tính chủ động hợp tác, chia sẻ trong học tập; SV phải có kỹ năng lắng nghe và ghi chép tốt bài giảng trên lớp; có kỹ năng làm việc nhóm trong học tập trên lớp và ngoài giờ lên lớp; có kỹ năng trình bày một vấn đề trƣớc lớp, trƣớc đám đông. 1.3.3 Nội dung rèn luyện KNHT cho SV trong đào tạo theo tín chỉ Rèn luyện KNHT là một quá trình luyện tập các hành động để thực hiện nhiệm vụ học tập theo một quy trình luyện tập hợp lý, chặc chẽ và đƣợc thực hiện nhiều lần. Việc luyện tập này phải dựa trên tri thức và kinh nghiệm đã có, kết hợp với nội dung luyện tập mới, đƣợc thầy cô hƣớng dẫn thông qua giảng dạy một chuyên đề về KNHT riêng biệt; hay lồng ghép vào dạy học môn học của GV; hoặc thông qua hoạt động của cố vấn học tập và thông qua các hoạt động xã hội của ngƣời học, những nội dung rèn luyện cho SV cơ bản là: 1.3.3.1 Rèn luyện kỹ năng lập kế hoạch học tập Kỹ năng lập kế hoạch học tập là một trong những kỹ năng rất cần thiết để giúp SV thực hiện tốt nhiệm vụ học tập và tích lũy tín chỉ trong môi trƣờng đào tạo theo tín chỉ. Nội dung rèn luyện chủ yếu là: + Xác định mục tiêu: Đây là bƣớc quan trọng nhằm giúp SV hiểu và đặt ra đƣợc mục tiêu học tập cho bản thân theo học kỳ, năm học, khóa học. Mục tiêu phải bao gồm: Mục tiêu chính, mục tiêu hỗ trợ và mục tiêu nên có. + Lập kế hoạch: Bƣớc quan trọng đầu tiên trong lập kế hoạch là xác định nội dung công việc: để xác định nội dung công việc, SV cần dựa vào mục tiêu đã đề ra để xác định những nội dung hoạt động nào sẽ giúp họ đạt đƣợc mục tiêu đó. Cần căn cứ vào đặc điểm tâm lý nhƣ nhu cầu, nguyện vọng, khả năng, điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để đảm bảo tính vừa sức, không quá khó đối với bản thân để họ có thể đạt đƣợc. Để xác định đƣợc nội dung SV phải liệt kê công việc cần thực hiện theo mức độ ƣu tiên theo các nhóm công việc. Hoạt động này yêu cầu SV lựa chọn nội dung43 công việc phù hợp với khả năng của bản thân, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của từng cá nhân. Bƣớc tiếp theo của kế hoạch là xây dựng tiến trình thực hiện: Trên cơ sở nội dung công việc và các hình thức đã lựa chọn, để xây dựng tiến trình thực hiện, SV cần tập trung thực hiện tốt những công việc sau: (1) Sắp xếp các nội dung, hình thức tổ chức thực hiện công việc theo một trình tự hợp lý: Một ngày có bao nhiêu việc cần phải làm, làm vào lúc nào đƣợc thực hiện ra sao, do vậy SV cần phải biết sắp xếp những hoạt động một cách logic và khoa học, không có sự chồng chéo các công việc lên nhau. (2) Phân chia thời gian thích hợp cho mỗi công việc cụ thể: Việc phân phối thời gian dành cho mỗi hoạt động cũng có ảnh hƣởng rất lớn đến toàn bộ tiến trình hoạt động. Phân phối thời gian hợp lý để đảm bảo các hoạt động luôn đƣợc thực hiện theo đúng kế hoạch. Vì vậy việc lƣợng hóa thời gian cụ thể cho mỗi hoạt động là hết sức cần thiết. (3) Thể hiện toàn bộ kế hoạch dƣới dạng văn bản: Kế hoạch phải chỉ rõ tên công việc, thời gian thực hiện, địa điểm thực hiện. 1.3.3.2 Rèn luyện kỹ năng tìm kiếm tài liệu học tập Việc tìm kiếm tài liệu phục vụ cho học tập là yêu cầu bắt buộc đối với SV đang học tập trong các trƣờng ĐH, đặc biệt trong môi trƣờng đào tạo theo tín chỉ. Để tìm kiếm đƣợc tài liệu phù hợp với nhiệm vụ học tập một cách nhanh chóng, chính xác theo yêu cầu của GV thì SV nhất thiết phải có kỹ năng tìm kiếm tài liệu học tập. Kỹ năng này bao gồm 2 phần là: tìm kiếm tài liệu qua thƣ viện và tìm kiếm tài liệu qua các trang mạng, các hoạt động cần rèn luyện cho SV để hình thành kỹ năng này bao gồm các hoạt động sau: - Tra cứu, tìm kiếm danh mục tài liệu ở thƣ viện: Trong phần này hƣớng dẫn SV tra cứu, tìm kiếm danh mục tài liệu ở thƣ viện truyền thống và thƣ viện điện tử; hƣớng dẫn cho SV cách sử dụng các phần mềm cơ bản để tra cứu danh mục tài liệu tại thƣ viện; - Mƣợn và trả sách tại thƣ viện: SV tìm hiểu và luyện tập kỹ năng đăng ký mƣợn sách, mƣợn sách và hoàn trả sách theo cách sắp xếp cơ bản của một thƣ viện;44 - Hoạt động tìm kiếm và mƣợn sách ở các thƣ viện liên kết: SV tìm hiểu sự mở rộng của thƣ viện, cách thức mƣợn và trả tài liệu đối với các thƣ viện liên kết; - Tìm kiếm tài liệu bằng các công cụ tìm kiếm trên các trang mạng: SV tìm hiểu các công cụ tìm kiếm, thao tác, luyện tập việc tìm kiếm tài liệu trên internet bằng một số công cụ hiện tại của Việt Nam và ở nƣớc ngoài. 1.3.3.3 Rèn luyện kỹ năng đọc sách Đọc sách là một nhiệm vụ quan trọng của SV, khi có kỹ năng đọc sách kết hợp với kỹ năng nghiên cứu khoa học thì kiến thức của mỗi ngƣời không ngừng mở rộng, điều này rất phù hợp với đặc điểm của đào tạo theo tín chỉ là tạo môi trƣờng cho SV chủ động tích lũy tri thức và tạo ra những năng lực thực hiện phù hợp nhu cầu xã hội. Nội dung rèn luyện cho SV tập trung vào các hoạt động sau: - Xác định mục tiêu của đọc sách: Mục tiêu đọc sách rất đa dạng và phong phú, tuy nhiên đối với SV chúng ta có thể gợi ý một số mục tiêu sau: Tìm kiếm tƣ liệu phục vụ cho bài tập, thảo luận, khóa luận …; Tìm hiểu những khái niệm, định nghĩa liên quan đến học tập, nghiên cứu; Mở rộng, rèn luyện tƣ duy, nhận thức và thái độ về một vấn đề của xã hội; Giải trí, thƣ giãn … - Lựa chọn sách: Lựa chọn sách từ nhiều nguồn khác nhau phục vụ cho mục tiêu đọc hiệu quả; Lựa chọn theo chủ đề, lựa chọn theo tác giả … - Thực hiện quy trình đọc sách theo 5 bƣớc: Khảo sát, đặt câu hỏi, đọc, ghi nhớ và đánh giá. Đây là 5 bƣớc của phƣơng pháp SQ3R áp dụng phƣơng pháp này có thể tăng tốc độ đọc và hỗ trợ quá trình hình thành trí nhớ của SV; - Luyện tập đọc nhanh: SV sẽ thực hiện một bài đọc và tự đánh giá mức độ đọc của bản thân; tiếp tục SV đƣợc luyện tập bài đọc nhanh. 1.3.3.4 Rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm Làm việc nhóm là một hoạt động học thƣờng xuyên xuất hiện khi GV áp dụng phƣơng pháp phát huy tính tích cực ngƣời học; làm việc nhóm cũng là một hoạt động thƣờng xuyên diễn ra trong môi trƣờng lao động sản xuất trong các cơ quan, doanh nghiệp. Để rèn luyện đƣợc kỹ năng này cho SV, nội dung rèn luyện đảm bảo một số hoạt động nhƣ sau:45 - SV tự đánh giá mức độ tích cực khi tham gia làm việc nhóm: Căn cứ vào tiêu chí, SV tự đánh giá mức độ tích cực khi tham gia làm việc nhóm của bản thân; - Lập kế hoạch làm việc nhóm: SV tiến hành hoạt động lập kế hoạch nhóm theo 4 bƣớc; Bƣớc 1: Xác định mục tiêu, nhiệm vụ các công việc cần thực hiện và yêu cầu đạt đƣợc của mỗi công việc; Bƣớc 2: Xác định quỹ thời gian mà nhóm có, dựa trên quy định của GV; Bƣớc 3: Phân phối thời gian cho mỗi công việc và sắp xếp thứ tự thực hiện; Bƣớc 4: Kiểm tra lại mức độ hợp lý, tính khả thi của kế hoạch. - Thực hiện hoạt động nhóm: Tổ chức lớp thành nhóm, giao nhiệm vụ, hƣớng dẫn cho SV thực hiện nhiệm vụ của các vị trí trong nhóm nhƣ: Trƣởng nhóm, thƣ ký, thành viên nhóm theo quy trình rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm. 1.3.3.5 Rèn luyện kỹ năng thuyết trình Gắn với làm việc nhóm cần phải có kỹ năng thuyết trình nhằm trình bày kết quả mà nhóm đã thảo luận trƣớc lớp. Tuy nhiên, đây cũng là một vấn đề khó đối với nhiều SV, do vậy để rèn luyện đƣợc kỹ năng này cần tập trung vào các hoạt động nhƣ sau: - SV tự đánh giá khả năng thuyết trình: Căn cứ vào một số tiêu chí đã xây dựng, SV tiến hành tự đánh giá khả năng thuyết trình của bản thân; - SV tìm hiểu quy trình thực hiện bài thuyết trình từ việc chuẩn bị bài thuyết trình; luyện tập trƣớc khi thuyết trình; tiến hành thuyết trình. Trong mỗi nội dung SV thực hiện các bƣớc công việc cụ thể sau: + Chuẩn bị bài thuyết trình: Bƣớc này SV phải thực hiện hoạt động xác định mục tiêu thuyết trình; tìm hiểu khán giả; Viết đề cƣơng bài thuyết trình; chuẩn bị dụng cụ hỗ trợ; + Luyện tập bài thuyết trình: SV tiến hành các hoạt động nhƣ: Chọn từ khóa của bài thuyết trình; luyện tập câu chuyển ý; diễn tập bài thuyết trình; + Tiến hành thuyết trình: SV tìm hiểu thứ tự trình bày bài thuyết trình; cử chỉ của thân thể, giao tiếp bằng mắt, âm điệu, âm lƣợng … trong khi thuyết trình. Các nội dung rèn luyện nêu trên là những kỹ năng thành phần cơ bản trong KNHT cho SV. Khi sử dụng nội dung này, GV và SV cần vận dụng linh hoạt sao46 cho phù hợp với điều kiện thực tế nhƣ trình độ và khả năng của SV. GV hƣớng dẫn SV rèn luyện kỹ năng này cần thiết phải hiểu đƣợc hoạt động học tập của SV. Việc thực hiện nội dung này cần có sự hƣớng dẫn của GV trên lớp nhƣng sự nỗ lực học tập, tự rèn luyện của bản thân SV là rất quan trọng. Kỹ năng không thể hình thành và phát triển nếu không có luyện tập. Nhằm củng cố và phát triển KNHT cho SV thì trong suốt quá trình học tập tại trƣờng cần phải có sự tham gia rèn luyện các KNHT này từ GV bộ môn, đội ngũ cố vấn học tập và các hoạt động khác của nhà trƣờng. 1.3.4 Các yếu tố ảnh hƣởng đến rèn luyện kỹ năng học tập cho sinh viên trong đào tạo theo tín chỉ Quá trình rèn luyện KNHT cho SV trong đào tạo theo tín chỉ sẽ chịu ảnh hƣởng của nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, trong phạm vi của luận án chỉ đề cập đến nhóm yếu tố chủ quan của quá trình rèn luyện là yếu tố nội tại của SV nhƣ: hiểu biết của SV về đào tạo theo tín chỉ và KNHT; thái độ tự giác trong học tập của SV; tính chủ động, tích cực trong học tập, rèn luyện; động cơ học tập của SV. Nhóm yếu tố khách quan của quá trình rèn luyện là các yếu tố tác động đến SV nhằm giúp họ phát triển KNHT đáp ứng yêu cầu trong đào tạo theo tín chỉ là: yếu tố từ phía GV; yếu tố từ cố vấn học tập; yếu tố quản lý quá trình đào tạo và yếu tố cơ sở vật chất của trƣờng đại học. 1.3.4.1 Nhóm yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến rèn luyện KNHT cho SV trong đào tạo theo tín chỉ Yếu tố chủ quan ảnh hƣớng đến quá trình rèn luyện KNHT cho SV trong đào tạo theo tín chỉ có thể phân tích, làm rõ nhƣ sau: - Hiểu biết của SV về đào tạo theo tín chỉ và kỹ năng học tập Bản chất của phƣơng thức tạo theo tín chỉ là lấy ngƣời học làm trung tâm, luôn tạo sự chủ động, linh hoạt cho SV cao hơn so với đào tạo niên chế. Đặc trƣng cơ bản của phƣơng thức đào tạo theo tín chỉ là tính mềm dẽo, giúp cho SV học tập theo nhịp độ phù hợp với năng lực cá nhân. Vì vậy, ngay từ khi vào trƣờng đại học, Nhà trƣờng cần phải giới thiệu cho các SV năm rõ bản chất, đặc trƣng của phƣơng thức đào tạo theo tín chỉ, nắm rõ quy chế đào tạo theo tín chỉ…. Từ đó, SV hiểu47 đƣợc các yêu cầu đối với bản thân trong học tập nhƣ: chủ động lập kế hoạch học tập; tích cực, chủ động trong lĩnh hội tri thức; chủ động trong sắp xếp thời gian; chủ động trong hợp tác, học nhóm.... Mặt khác, để tiến hành rèn luyện KNHT cho SV trong đào tạo theo tín chỉ đạt hiệu quả thì SV cần phải biết khái niệm, đặc điểm, các giai đoạn phát triển KNHT, các KNHT cần thiết trong đào tạo theo tín chỉ. Đồng thời SV biết đƣợc khái niệm, đặc điểm, quy trình để thực hiện rèn luyện KNHT cụ thể thích ứng cho từng giai đoạn phát triển, để SV nỗ lực rèn luyện đạt hiệu quả cao nhất. - Thái độ tự giác, tích cực, chủ động học tập, rèn luyện của sinh viên Một trong những đặc điểm của phƣơng thức đào tạo theo tín chỉ là SV phải thật sự tự giác trong học tập, lĩnh hội tri thức. Tự ý thức về mục đích, biện pháp học tập, hiểu sâu sắc chính mình là chủ thể của hoạt động học tập từ đó ý thức đƣợc tầm quan trọng của tự học để có chiến lƣợc cụ thể cho bản thân trong từng bài học, từng học phần và từng học kỳ nhƣ: Chủ động lập kế hoạch học tập tích lũy tín chỉ; tự giác rèn luyện các KNHT cần thiết; tự giác làm bài tập, tìm kiếm tài liệu học tập, thông tin môn học để tích lũy tín chỉ; chủ động tìm kiếm phƣơng pháp học tập hiệu quả cho bản thân và chủ động tìm cách vƣợt khó trong học tập theo đào tạo theo tín chỉ. - Thực trạng mức độ KNHT của sinh viên khi bắt đầu quá trình rèn luyện Muốn phát triển kiến thức và KNHT ở mức độ cao hơn, nhất thiết phải dựa trên nền tảng đã có sẵn. Tuy nhiên, ở bậc phổ thông, mỗi SV do khả năng và môi trƣờng giáo dục khác nhau nên việc hình thành và phát triển KNHT chắc chắn có nhiều mức độ khác nhau. Việc giảng dạy ở bậc phổ thông trong những năm gần đây có thay đổi, nhƣng vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu, đa phần giáo viên sử dụng phƣơng pháp thuyết trình, đọc cho trò ghi… nên KNHT cơ bản nhƣ: lập kế hoạch học tập, kỹ năng thảo luận nhóm, kỹ năng tìm kiếm tài liệu hay cả kỹ năng đọc sách… chƣa đƣợc hình thành đầy đủ, còn nhiều hạn chế. 1.3.4.2 Nhóm yếu tố khách quan ảnh hưởng đến việc rèn luyện kỹ năng học tập cho sinh viên trong đào tạo theo tín chỉ Yếu tố khách quan ảnh hƣớng đến quá trình rèn luyện KNHT cho SV trong đào tạo theo tín chỉ có thể phân tích, làm rõ nhƣ sau:48 - Hoạt động giảng dạy của giảng viên Trong đào tạo theo tín chỉ hoạt động dạy và học luôn hƣớng đến lấy ngƣời học làm trung tâm, tuy nhiên vai trò của ngƣời GV không kém phần quan trọng; GV không chỉ là ngƣời trang bị kiến thức cho ngƣời học mà là ngƣời hƣớng dẫn, tƣ vấn cho SV phƣơng pháp học, hƣớng đến hình thành năng lực và phẩn chất của ngƣời học. Chính vì vậy thông qua nội dung, phƣơng pháp và nhiệm vụ của GV sẽ tác động hình thành cho SV những KNHT phù hợp trong môi trƣờng đào tạo theo tín chỉ, cụ thể nhƣ sau: + Để triển khai nội dung bài giảng, GV sẽ định hƣớng cho SV nghiên cứu các vấn đề liên quan, giao nhiệm vụ cho SV chuẩn bị nội dung trƣớc khi lên lớp qua các hoạt động nhƣ: tìm kiếm tài liệu học tập ở thƣ viện, trên internet nhằm chuẩn bị cho bài học tiếp theo. Thông qua các hoạt động học thực hiện nhiệm vụ GV giao SV đã thực hiện các hoạt động học tập liên quan đến những KNHT cần hình thành và phát triển. + Sử dụng phƣơng pháp giảng dạy tích cực, GV chú trọng đến các phƣơng pháp đàm thoại, hoạt động nhóm hoặc giao nhiệm vụ cho từng nhóm chuẩn bị một vấn đề trƣớc để trình bài trƣớc lớp ... Từ các hoạt động này giúp SV tiếp cận phƣơng pháp học tập tích cực và hình thành KNHT ở SV - Hoạt động của cố vấn học tập Trong môi trƣờng đào tạo theo tín chỉ, đội ngũ cố vấn học tập là ngƣời tƣ vấn, hỗ trợ cho SV trong các hoạt động học tập, sinh hoạt và giao tiếp với cộng đồng. Hoạt động của cố vấn học tập “là một dạng hoạt động giáo dục tác động trực tiếp và tổng thể lên việc học tập nhằm hỗ trợ SV điều chỉnh và cải thiện hành vi, thái độ, nhận thức, năng lực và nhu cầu học tập đáp ứng yêu cầu của chƣơng trình đào tạo hoặc yêu cầu học tập của chính SV để giúp họ thành công trong học tập thông qua quan hệ và tƣơng tác giữa nhà cố vấn và SV” [24]. Vì vậy, ngay từ khi SV vào trƣờng đại học sẽ đƣợc cán bộ cố vấn học tập giới thiệu, tƣ vấn cách thức đăng ký học phần, lập kế hoạch học tập cá nhân; giới thiệu các thủ tục, mối quan hệ khi làm việc với các phòng chuyên môn … Chính vì vậy, đội ngũ CVHT là ngƣời49 hƣớng dẫn, rèn luyện cho SV các kỹ năng học tập về quản lý thời gian, kỹ năng tìm kiếm tài liệu, kỹ năng đọc sách … rất hiệu quả. Hoạt động CVHT có vai trò đặc biệt quan trọng, không thể thiếu trong đào tạo theo học chế tín chỉ thông qua hoạt động tƣ vấn, trợ giúp, theo dõi và định hƣớng cho SV trong việc xây dựng kế hoạch học tập. Trong mối quan hệ nhà trƣờng - CVHT- SV thì mỗi CVHT là một nhân tố then chốt, là cầu nối và là một chuyên gia tƣ vấn, định hƣớng và đồng hành cùng SV trong suốt quá trình học tập và rèn luyện. - Tổ chức quá trình quản lý đào tạo Quá trình quản lý đào tạo là việc quản lý, theo dõi, đánh giá kết quả hoạt động dạy học và rèn luyện của SV từ lúc họ mới vào trƣờng đến sau khi đã ra trƣờng. Vì vậy, trách nhiệm của quản lý quá trình đào tạo là giúp SV hiểu biết về quy chế đào tạo, chƣơng trình học tập toàn khóa, sơ đồ các học phần bắt buộc, tự chọn (nêu rõ học phần tiên quyết, không tiên quyết). Vì vậy, thông thƣờng hằng năm các trƣờng đại học tổ chức đào tạo theo tín chỉ đều xuất bản một cuốn sổ tay SV, có đầy đủ các thông tin cho cả quá trình đào tạo của nhà trƣờng cho từng khóa. - Cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu đào tạo theo tín chỉ Thực hiện phƣơng thức đào tạo theo tín chỉ, đòi hỏi các trƣờng đại học phải tăng cƣờng các điều kiện hỗ trợ cho SV tự học, tự nghiên cứu một cách có hiệu quả, đảm bảo sách, giáo trình, tài liệu tham khảo, cũng nhƣ các phƣơng tiện học tập đa dạng phong phú để hỗ trợ SV trong quá trình học tập, tự tổ chức học tập một cách hiệu quả. Mặt khác, các trƣờng đại học cần phải trang bị các phƣơng tiện, đồ dùng dạy học hiện đại đáp ứng việc triển khai phƣơng pháp giảng dạy phát huy tích cực ngƣời học; hệ thống phòng học, phòng thí nghiệm đảm bảo đáp ứng chƣơng trình đào tạo của từng ngành học. Tóm lại, việc rèn luyện KNHT cho SV chịu nhiều ảnh hƣởng của các yếu tố chủ quan và khách quan. Trong đó yếu tố chủ quan từ phía SV có vai trò quyết định, ảnh hƣởng trực tiếp đến quá trình rèn luyện; yếu tố khách quan là điều kiện quan trọng việc hình thành và tạo môi trƣờng phát triển KNHT theo từng giai đoạn.50 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 1. Qua tổng quan tài liệu cho thấy, các công trình nghiên cứu đã khẳng định tầm quan trọng của việc rèn luyện KNHT cho SV, nhất là trong đào tạo theo tín chỉ. Tuy nhiên, các công trình chƣa nêu rõ đặc điểm KNHT của SV trong đào tạo theo tín chỉ; chƣa xác định đầy đủ các HĐHT đặc trƣng của SV, cũng nhƣ các yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình rèn luyện KNHT cho SV trong đào tạo theo tín chỉ. Vì vậy, luận án đã giải quyết các vấn đề đó nhằm bổ sung, làm rõ cơ sở lý luận để đề xuất các biện pháp rèn luyện KNHT cho SV trong đào tạo theo tín chỉ đạt hiệu quả cao. 2. KNHT của SV trong đào tạo theo tín chỉ là tổ hợp các hành động hƣớng đến mục đích tích lũy tín chỉ một cách chủ động, tích cực, tự giác của mỗi cá nhân thông qua các hoạt động học tập trên lớp và cả ngoài giờ lên lớp. Vì vậy, để thực hiện tốt các hoạt động học tập trong đào tạo theo tín chỉ thì cần thiết phải rèn luyện các KNHT thích ứng gồm: Kỹ năng lập kế hoạch học tập; kỹ năng tìm kiếm tài liệu kỹ năng lắng nghe, ghi chép bài giảng; kỹ năng đọc sách; kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năng thuyết trình và kỹ năng kiểm tra và kiểm tra . 3. KNHT của SV trong đào tạo theo tín chỉ là một hệ thống KNHT mở, đƣợc tạo bởi các kỹ năng thành phần nhiều tầng bậc và có mức độ đầy đủ, thuần thục, hiệu quả, linh hoạt khác nhau tƣơng ứng với các giai đoạn phát triển của nó. Đề phát triển KNHT cho SV trong đào tạo theo tín chỉ nhất thiết phải tổ chức rèn luyện KNHT thông qua các HĐHT trên lớp và HĐHT ngoài giờ lên lớp của SV. 4. KNHT của SV trong đào tạo theo tín chỉ chịu ảnh hƣởng bởi các yếu tố chủ quan là: hiểu biết của SV về đào tạo theo tín chỉ và KNHT; thái độ tự giác trong học tập của SV; tính tự giác, chủ động, tích cực trong học tập, rèn luyện; động cơ học tập của SV. Các yếu tố khách quan ảnh hƣởng đến quá trình rèn luyện KNHT cho SV trong đào tạo theo tín chỉ là: yếu tố từ phía GV; yếu tố từ cố vấn học tập; yếu tố quản lý quá trình đào tạo và yếu tố cơ sở vật chất của trƣờng đại học. Vì vậy, để các biện pháp rèn luyện KNHT cho SV trong đào tạo theo tín chỉ đạt hiệu quả cao thì các yếu tố trên phải đƣợc các trƣờng đại học quan tâm trong quá trình tổ chức thực hiện rèn luyện.51 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG HỌC TẬP CHO SINH VIÊN TRONG ĐÀO TẠO THEO TÍN CHỈ Ở MỘT SỐ TRƢỜNG ĐẠI HỌC VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 2.1 Khái quát về điều tra khảo sát 2.1.1 Mục đích khảo sát - Tìm hiểu nhận thức của SV và GV, CBQL về KNHT, rèn luyện KNHT cho SV trong đào tạo theo tín chỉ. - Đánh giá đƣợc thực trạng mức độ KNHT của SV trong đào tạo theo tín chỉ và việc tổ chức rèn luyện KNHT cho SV trong đào tạo theo tín chỉ của các trƣờng đại học vùng ĐBSCL. - Xác định đƣợc thực trạng mức độ các yếu tố ảnh hƣởng đến rèn luyện KNHT cho SV trong đào tạo theo tín chỉ. 2.1.2 Nội dung khảo sát Luận án tiến hành khảo sát thực trạng rèn luyện KNHT cho SV ở các trƣờng ĐH khu vực ĐBSCL với những nội dung cơ bản sau: - Nhận thức của GV, CBQL và SV về KNHT và rèn luyện KNHT cho SV trong đào tạo theo tín chỉ; - Thực trạng KNHT của SV trong đào tạo theo tín chỉ; - Thực trạng tổ chức việc rèn luyện KNHT cho SV trong đào tạo theo tín chỉ; - Thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng việc rèn luyện KNHT của SV trong đào tạo theo tín chỉ. 2.1.3 Đối tƣợng, địa bàn khảo sát Hiện nay khu vực ĐBSCL có 14 trƣờng đại học, trong đó có 4 trƣờng tƣ thục với quy mô khoảng 50.000 SV trình độ đại học, đội ngũ CBQL và GV gần 7.000 ngƣời. Các trƣờng công lập có trƣờng Đại học Cần Thơ là quy mô lớn nhất và là trƣờng trọng điểm của khu vực, các trƣờng còn lại quy mô từ 3.000 SV- 7.000 SV trình độ đại học. Để chọn mẫu khảo sát chúng tôi lựa chọn 4 trƣờng đại học, chiếm 28%; trong đó có 01 trƣờng tƣ thục đại diện nhóm trƣờng này. Tổng số SV đƣợc52 gửi phiếu hỏi 500 SV chiếm 1,0%, số GV và CBQL gửi phiếu hỏi là 250 ngƣời, chiếm 3,5%. Số lƣợng phiếu phát ra ở các trƣờng nhƣ sau: STT TÊN TRƢỜNG SỐ SINH VIÊN SỐ GV VÀ CBQL 1 Đại học SPKT Vĩnh Long=12M=50=O=Đại học Cần Thơ=16M=10M=P=Đại học Cửu Long =12M=50=Q=Đại học Kiên Giang=10M=50=Tổng 500 250 Ngoài số lƣợng khảo sát bằng phiếu hỏi còn tiến hành phỏng vấn trực tiếp mỗi trƣờng 10 SV, 3 GV, 2 CVHT và 2 CBQL ở Phòng đào tạo. 2.1.4 Phƣơng pháp và công cụ khảo sát 2.1.4.1 Khảo sát bằng phiếu hỏi Đây là phƣơng pháp phỏng vấn gián tiếp bằng cách gửi phiếu hỏi cho SV, GV, CVHT và CBQL. Các phiếu hỏi đƣợc thiết kế nhƣ sau: - Phiếu hỏi dành cho SV: Phiếu này có 5 câu hỏi với 29 tiêu chí (phụ lục 1.1): + Câu hỏi 1: Tìm hiểu nhận thức của SV về KNHT cho SV trong đào tạo theo tín chỉ; + Câu hỏi 2: Tìm hiểu nhận thức của SV về rèn luyện KNHT cho SV trong đào tạo theo tín chỉ; + Câu hỏi 3: Tìm hiểu thực trạng KNHT của SV trong đào tạo theo tín chỉ; + Câu hỏi 4: Tìm hiểu thực trạng rèn luyện KNHT của SV trong đào tạo theo tín chỉ; + Câu hỏi 5: Những yếu tố ảnh hƣởng đến rèn luyện KNHT của SV trong đào tạo theo tín chỉ (Phần này chỉ hỏi những yếu tố liên quan đến SV). - Phiếu hỏi dành cho GV, CVHT và CBQL: Phiếu hỏi này có 5 câu hỏi với 38 tiêu chí (phụ lục 1.2) + Câu hỏi 1: Tìm hiểu nhận thức của SV về KNHT cho SV trong đào tạo theo tín chỉ;53 + Câu hỏi 2: Tìm hiểu nhận thức của SV về rèn luyện KNHT cho SV trong đào tạo theo tín chỉ; + Câu hỏi 3: Tìm hiểu thực trạng KNHT của SV trong đào tạo theo tín chỉ; + Câu hỏi 4: Tìm hiểu thực trạng rèn luyện KNHT của SV trong đào tạo theo tín chỉ; + Câu hỏi 5: Những yếu tố ảnh hƣởng đến rèn luyện KNHT của SV trong đào tạo theo tín chỉ (Phần này chỉ hỏi những yếu tố liên quan đến GV, CVHT, QLĐT, CSVC). 2.1.4.2 Phỏng vấn trực tiếp Phỏng vấn trực tiếp SV, GV, CVHT và CBQL với các câu hỏi chuẩn bị trƣớc (phụ lục 2) nhằm xác định thêm nhận thức của nhóm khách thể này về KNHT và rèn luyện KNHT; các biểu hiện về KNHT của SV, việc tổ chức rèn luyện KNHT của trƣờng đại học và thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến rèn luyện KNHT cho SV trong đào tạo theo tín chỉ. 2.1.5 Thời gian khảo sát Việc khảo sát thực trạng KNHT và rèn luyện KNHT cho SV trong đào tạo theo tín chỉ của các trƣờng ĐH khu vực ĐBSCL đƣợc thực hiện vào học kỳ II năm học 2013- 2014. 2.1.6 Xử lý kết quả khảo sát - Đối với bộ công cụ khảo sát bằng phiếu hỏi thì việc xử lý đƣợc tiến hành trên phần mềm SPSS 13.0 trên Window. Quy trình xử lý nhƣ sau: Bƣớc 1: Kiểm tra, hiệu chỉnh các câu trả lời của phiếu hỏi Bƣớc 2: Mã hoá các câu trả lời Bƣớc 3: Nhập dữ liệu đã đƣợc mã hoá trên máy tính Bƣớc 4: Xác định lỗi trong cơ sở dữ liệu và làm sạch dữ liệu Bƣớc 5: Tạo bảng cho dữ liệu và phân tích. Để đánh giá thực trạng KNHT của SV trong đào tạo theo tín chỉ, luận án sử dụng phiếu hỏi có 3 mức độ đánh giá về KNHT nhƣ sau: - Mức độ 1: KNHT chƣa đƣợc hình thành đầy đủ, chƣa thuần thục; tính linh hoạt, hiệu quả còn thấp.54 - Mức độ 2: KNHT đƣợc hình thành tƣơng đổi đầy đủ, tƣơng đối thuần thục; tính linh hoạt và hiệu quả trung bình. - Mức độ 3: KNHT đƣợc hình thành đầy đủ, thuần thục; tính linh hoạt và hiệu quả cao. Số phiếu thu đƣợc phân bổ ở các trƣờng đại học nhƣ sau: STT TÊN TRƢỜNG SỐ SINH VIÊN SỐ GV VÀ CBQL 1 Đại học SPKT Vĩnh Long=98=47=O=Đại học Cần Thơ=15Q=63=P=Đại học Cửu Long =10P=45=Q=Đại học Kiên Giang=92=34==Tổng 447 189 Các câu hỏi đóng ở phiếu hỏi, dữ liệu thu đƣợc sẽ chuyển mã thành số, cụ thể mức cao nhất là 3 điểm, mức trung bình là 2 điểm, mức thấp nhất là 1 điểm. Sử dụng thang đo Likert, để tính độ chênh lệch các mức của thang đo, bằng cách: lấy điểm cao nhất của thang đo là 3 điểm trừ đi điểm thấp nhất của thang đo là 1 điểm và chia cho 3 mức. Điểm chênh lệch của mỗi mức là: (3-1)/3 = 0,66. Từ đó các mức độ của thang đo đƣợc tính nhƣ sau: Mức 1: Từ 1 điểm đến 1,66 điểm Mức 2: Từ 1,67 điểm 2,33 điểm Mức 3: Từ 2,34 điểm đến 3 điểm Sau khi mã hoá, các số liệu đƣợc tính toán trên phần mềm SPSS 13.0 theo các tham số: Trung bình cộng; sai số trung bình mẫu đƣợc sử dụng để tìm sự khác biệt giữa các nhóm SV ở các trƣờng ĐH, giữa SV năm thứ nhất và năm thứ hai. - Đối với các phiếu phỏng vấn đƣợc tập hợp các ý kiến theo nhóm khách thể là SV, khách thể là GV, CVHT và CBQL. Những kết quả có cùng nhận định, luận án sẽ sử dụng để đƣa ra những nhận định chung, một số ý kiến tiêu biểu đƣợc luận án sử dụng để minh hoạ làm rõ thực trạng KNHT của SV trong đào tạo theo tín chỉ.55 2.2 Kết quả khảo sát 2.2.1 Về nhận thức KNHT và rèn luyện KNHT cho SV trong đào tạo theo tín chỉ 2.2.1.1 Nhận thức về KNHT của SV trong đào tạo theo tín chỉ - Nhận thức của SV về KNHT trong đào tạo theo tín chỉ Nhận thức của SV về KNHT là yếu tố đầu tiên có tác động lớn đến việc hình thành và phát triển KNHT cho SV trong đào tạo theo tín chỉ. Bởi vì, xuất phát từ nhu cầu của bản thân đƣợc rèn luyện KNHT nào thì các em sẽ tự giác, tích cực, chủ động hơn trong việc rèn luyện KNHT đó. Kết quả thu đƣợc qua khảo sát nhƣ sau: Bảng 2.1: Nhận thức của SV về KNHT của SV trong đào tạo theo tín chỉ TT Hình thức rèn luyện KNHT Theo trƣờng Tổng ĐHSPKT V nh Long ĐH Cần Thơ ĐH Cửu Long ĐH Kiên Giang 1 Kỹ năng lập kế hoạch học tập 2,71 2,88 2,75 2,82 2,79 2 Kỹ năng lắng nghe và ghi chép bài giảng 2,23 2,30 2,14 2,37 2,25 3 Kỹ năng tìm kiếm tài liệu 2,67 2,74 2,62 2,67 2,67 4 Kỹ năng đọc sách 2,34 2,45 2,48 2,52 2,45 5 Kỹ năng làm việc nhóm 2,77 2,82 2,72 2,78 2,77 6 Kỹ năng thuyết trình 2,76 2,78 2,68 2,84 2,76 7 Kỹ năng kiểm tra, tự kiểm tra kết quả học tập 2,13 2,24 2,30 2,38 2,26 Tổng 2,51 2,60 2,53 2,55 2,56 Kết quả thu đƣợc ở bảng 2.1 cho thấy, SV nhận thức khá tốt về sự cần thiết của các KNHT trong đào tạo theo tín chỉ. Tuy các trƣờng mức độ nhận thức có khác nhau nhƣng không nhiều. Trƣờng Đại học Cần Thơ, SV cho sự cần có các KNHT này là cao nhất (ĐTB=2,60), trong đó kỹ năng lập kế hoạch học tập các em đánh ở mức cao nhất (ĐTB=2,88). Tuy trƣờng đại học SPKT Vĩnh Long nhận thức về sự56 cần thiết của KNHT là thấp nhất (ĐTB=2,51) nhƣng hầu hết SV nhận thức là rất cần thiết. Trung bình chung của các trƣờng thì kỹ năng lập kế hoạch cũng đƣợc đánh giá sự cần thiết là cao nhất, các SV nhận thức đúng đắn khi cho rằng trong đào tạo theo tín chỉ thì đòi hỏi SV phải biết cách lập kế hoạch học tập cho bản thân, điều này cũng cho thấy, hiện nay KNHT này của các em còn hạn chế. Kỹ năng làm việc nhóm (ĐTB=2,77), Kỹ năng thuyết trình (ĐTB=2,76), Kỹ năng tìm kiếm tài liệu học tập (ĐTB=2,67) và Kỹ năng đọc sách (ĐTB=2,45) đƣợc SV đánh giá là rất cần thiết trong môi trƣờng đào tạo theo tín chỉ. Từ kết quả cho thấy, SV đã nhận thức đƣợc sự cần thiết của các KNHT, vì trong thực tế khi học tập trên lớp và các hoạt động ngoài giờ lên lớp các SV rất cần những KNHT này để hoàn thành nhiệm vụ học tập theo hƣớng tích cực lĩnh hội tri thức, phù hợp yêu cầu của phƣơng thức đào tạo theo tín chỉ. Trong các KNHT đƣợc hỏi thì có 5 KNHT SV nhận thức là rất cần thiết, có 2 KNHT ở mức cần thiết là: Kỹ năng lắng nghe và ghi chép bài giảng (ĐTB=2,25) và Kỹ năng kiểm tra, tự kiểm tra kết quả học tập (ĐTB=2,26). Điều này có thể nhận định là trong quá trình học tập ở bậc dƣới các em đã đƣợc hình thành và phát triển KNHT này nhiều, KNHT này cơ bản đáp ứng đƣợc khi SV lên học bậc đại học. - Nhận thức của GV, CVHT và CBQL về KNHT trong đào tạo theo tín chỉ Nhận thức của GV, CVHT và CBQL về KNHT là một trong những yếu tố quan trọng tác động lớn đến việc hình thành và phát triển KNHT cho SV trong đào tạo theo tín chỉ. Khi có nhận thức đúng thì trong quá trình thực hiện nhiệm vụ các đối tƣợng này sẽ tích cực, chủ động hơn trong việc rèn luyện KNHT cho SV trong tào tạo theo tín chỉ. Kết quả thu đƣợc qua khảo sát nhƣ sau:57 Bảng 2.2: Nhận thức của GV, CVHT và CBQL về KNHT của SV trong đào tạo theo tín chỉ TT Hình thức rèn luyện KNHT Theo trƣờng Tổng ĐHSPKT V nh Long ĐH Cần Thơ ĐH Cửu Long ĐH Kiên Giang 1 Kỹ năng lập kế hoạch học tập 2,78 2,80 2,76 2,83 2,79 2 Kỹ năng lắng nghe và ghi chép bài giảng 2,25 2,32 2,34 2,35 2,31 3 Kỹ năng tìm kiến tài liệu 2,69 2,76 2,64 2,72 2,70 4 Kỹ năng đọc sách 2,36 2,50 2,52 2,57 2,49 5 Kỹ năng làm việc nhóm 2,78 2,80 2,70 2,76 2,76 6 Kỹ năng thuyết trình 2,82 2,85 2,68 2,80 2,78 7 Kỹ năng kiểm tra, kiểm tra kết quả học tập 2,20 2,26 2,32 2,36 2,28 Tổng 2,55 2,61 2,56 2,63 2,59 Kết quả thu đƣợc ở bảng 2.2 cho thấy, GV, CVHT và CBQL nhận thức về sự cần thiết các KNHT của SV trong đào tạo theo tín chỉ có sự tƣơng đồng với nhận thức của SV. Về thứ tự các KNHT có thay đổi nhƣng không nhiều, các thầy/cô cho rằng Kỹ năng lập kế hoạch học tập là cần thiết nhất (ĐTB=2,79); kế đến là Kỹ năng thuyết trình (ĐTB=2,78); Kỹ năng làm việc nhóm (ĐTB=2,76); Kỹ năng tìm kiếm tài liệu (ĐTB=2,70); Kỹ năng đọc sách (ĐTB=2,49). Còn 2 KNHT thầy cô cũng cho là sự cần thiết ở mức trung bình là: Kỹ năng kiểm tra, tự kiểm tra kết quả học tập (ĐTB=2,28) và Kỹ năng lắng nghe và ghi chép bài giảng (ĐTB=2,31). Qua kết quả nhận thức của SV và GV, CVHT, CBQL cho thấy có 5 KNHT rất cần rèn luyện cho SV trong đào tạo theo tín chỉ đó là: Kỹ năng lập kế hoạch học tập; Kỹ năng tìm kiếm tài liệu; Kỹ năng đọc sách; Kỹ năng làm việc nhóm và Kỹ năng thuyết trình.58 2.2.1.2 Nhận thức về rèn luyện KNHT cho SV trong đào tạo theo tín chỉ - Nhận thức của SV về rèn luyện KNHT trong đào tạo theo tín chỉ Nhìn vào bảng 2.3 cho thấy: trong tất cả các hình thức tổ chức rèn luyện KNHT đƣợc hỏi, thì SV nhận thức việc Tổ chức giảng dạy chuyên đề “KNHT” cho SV là cần thiết nhất (ĐTB=2,69). Bảng 2.3: Nhận thức của SV về rèn luyện KNHT cho SV theo trƣờng TT Hình thức rèn luyện KNHT Theo trƣờng Tổng ĐHSPKT V nh Long ĐH Cần Thơ ĐH Cửu Long ĐH Kiên Giang 1 Hƣớng dẫn SV cách đăng ký học phần 2,57 2,71 2,6 2,69 2,64 2 Giáo viên bộ môn bồi dƣỡng phƣơng pháp học 2,73 2,56 2,65 2,68 2,66 3 Tổ chức giảng dạy chuyên đề “KNHT” 2,66 2,7 2,72 2,67 2,69 4 Cố vấn học tập hƣớng dẫn, bồi dƣỡng KNHT cho SV 2,66 2,65 2,55 2,64 2,63 Tổng 2,66 2,66 2,63 2,67 2,66 Việc tổ chức giảng dạy chuyên đề “Kỹ năng học tập” là một nội dung rất quan trọng bởi vì, với chuyên đề này SV sẽ đƣợc học và rèn luyện các KNHT đáp ứng yêu cầu của phƣơng thức đào tạo theo tín chỉ. Xếp ở vị trí thứ hai là Giáo viên bộ môn bồi dưỡng phương pháp học (ĐTB=2,66), với nội dung này đòi hỏi bất kì một GV nào trong quá trình lên lớp cần hƣớng dẫn cho SV cách học, cách ghi chép bài, cách tìm kiếm tài liệu phù hợp với môn học. Ở vị trí thứ 3 đó là Hướng dẫn SV cách đăng ký học phần (ĐTB=2,64), việc SV lựa chọn học phần và số tín chỉ phù hợp theo nhịp độ học tập, phù hợp năng lực học tập cá nhân để lập kế hoạch học tập là một hoạt động rất quan trọng, nó có ý nghĩa quyết định đến sự thành công trong học tập của bản thân SV. Nhiều SV không biết mình cần phải đăng ký môn học nào và đăng ký nhƣ thế nào, bên cạnh đó việc đăng ký các học phần đòi hỏi phải có kế hoạch và phải đánh giá đúng năng lực của bản thân. Bởi vì có em đăng ký học phần cho một học kỳ quá nhiều nên không đủ thời gian để học tập, dẫn đến việc các em cảm thấy mệt mỏi, học59 tập không hiệu quả. Do vậy, việc hƣớng dẫn các em đăng ký học phần phù hợp cho từng kỳ và phù hợp với khả năng của các em là điều rất quan trọng. Ở vị trí cuối cùng nhất là CVHT hướng dẫn, bồi dưỡng KNHT cho SV (ĐTB=2,63), tuy thấp nhất nhƣng mức độ cần thiết cũng khá cao, thể hiện mong muốn của SV từ CVHT là ngoài việc hƣớng dẫn cho SV quy chế đào tạo theo tín chỉ, chƣơng trình đào tạo, cách lựa chọn đăng ký học phần... thì cần phải hƣớng dẫn cho SV những KNHT cơ bản nhƣ việc lập kế hoạch học tập để tích lũy tín chỉ, kế hoạch tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp, kỹ năng tìm kiếm, khai thác tài liệu học tập ... Qua bảng 2.3 cho thấy, ở các trƣờng khác nhau đánh giá mức độ cần thiết của các hình thức rèn luyện KNHT cho SV trong đào tạo theo tín chỉ có khác nhau nhƣng sự chênh lệch không nhiều. Cụ thể: ĐH Kiên Giang đánh giá mức độ cần thiết của việc phải tổ chức rèn luyện KNHT cho SV là cao nhất (ĐTB=2,67), tiếp đó là trƣờng ĐH Cần Thơ và trƣờng ĐH SPKT Vĩnh Long (ĐTB=2,66), cuối cùng là ĐH Cửu Long. Bên cạnh đó, các hình thức khác nhau cũng đƣợc từng trƣờng đánh giá ở mức độ cần là khác nhau. Cụ thể: ĐH SPKT Vĩnh Long đánh giá hình thức Giáo viên bộ môn bồi dưỡng phương pháp học ớ mức cao nhất. Còn các ĐH Cần Thơ, ĐH Cửu Long đánh giá hình thứ Tổ chức giảng dạy chuyên đề “KNHT” là cần thiết nhất. Còn đối với trƣờng ĐH Kiên Giang thì lại cho rằng hình thức cần nhất đó là Hướng dẫn SV cách đăng ký học phần ngay từ đầu khóa học. - Nhận thức của GV, CVHT và CBQL về rèn luyện KNHT cho SV trong đào tạo theo tín chỉ Qua bảng 2.4 cho thấy, các thầy cô cho rằng, các hình thức rèn KNHT đối với SV ở mức độ cần thiết (ĐTB=2,45). Trong đó thầy cô ở trƣờng ĐH Cần Thơ đánh giá cần thiết ở thứ bậc cao nhất so với các trƣờng khác (ĐTB=2,58) và đƣợc đánh giá thứ bậc thấp nhất ở trƣờng ĐH SPKT Vĩnh Long (ĐTB=2,37). Đặc biệt ở trƣờng ĐH Cần Thơ, các GV đánh giá rất cao hình thức Biên soạn tài liệu và giảng dạy chuyên “KNHT”, giúp SV hình thành và phát triển KNHT phù hợp đào tạo theo tín chỉ cho SV, họ cho rằng đó là việc làm rất cần thiết. Qua phỏng vấn một GV Trƣờng ĐH Cần Thơ, đƣợc biết: “Việc biên soạn và giảng dạy chuyên đề rèn luyện60 KNHT cho SV trong đào tạo theo tín chỉ là hết sức cần thiết, bởi vì nếu có chuyên đề này thì SV mới đƣợc học tập, rèn luyện KNHT đạt kết quả, từ đó các em vận dụng vào trong quá trình học tập của bản thân ở ĐH, nhiều khi trong các môn học chúng tôi chỉ có thể hƣớng dẫn cho các em một vài kỹ năng thông qua hoạt động học tập chứ không thể đi sâu vào từng KNHT đƣợc” Bảng 2.4: Nhận thức của GV, CVHT và CBQL về rèn luyện KNHT cho SV trong đào tạo theo tín chỉ STT Hình thức rèn luyện KNHT Theo trƣờng Tổng ĐSPKT V nh Long Đại học Cần Thơ Đại học Cửu Long Đại học Kiên Giang 1 Hƣớng dẫn SV cách đăng ký học phần, cách học theo tín chỉ trong đợt sinh hoạt đầu khóa học 2,06 2,31 2,19 2,20 2,24 2 Giáo viên bộ môn bồi dƣỡng phƣơng pháp học cho SV trong quá trình giảng dạy 2,41 2,69 2,51 2,50 2,53 3 Biên soạn tài liệu và giảng dạy chuyên “KNHT”, giúp SV phát triển KNHT phù hợp đào tạo theo tín chỉ 2,75 2,90 2,52 2,58 2,64 4 CVHT hƣớng dẫn, bồi dƣỡng KNHT cho SV 2,25 2,40 2,39 2,38 2,38 Tổng 2,37 2,58 2,40 2,41 2,45 Thầy cô các trƣờng lựa chọn rất cao hình thức biên soạn tài liệu và tiến hành giảng dạy chuyên đề “KNHT” cho SV nhằm giúp các em hình thành và phát triển KNHT phù hợp với phƣơng thức đào tạo theo tín chỉ (ĐTB=2,64), tuy nhiên bên cạnh hình thức này GV cũng quan tâm cả các hình thức đƣợc đề cập, đây là điều cần suy nghĩ vì chắc chắn không thể chỉ một hình thức rèn luyện đơn lẽ có thể hình thành và phát triển KNHT cho SV. Giảng viên bộ môn có một vị trí quan trọng và thông qua GV bộ môn giúp cho SV phát triển KNHT rất hiệu quả (ĐTB=2,53).61 2.2.2 Về kỹ năng học tập của sinh viên trong đào tạo theo tín chỉ 2.2.2.1 Sinh viên tự đánh giá mức độ kỹ năng học tập trong đào tạo theo tín chỉ Mức độ KNHT của SV ở từng trƣờng có khác nhau nhƣng sự chênh lệch giữa các trƣờng không lớn, cụ thể nhƣ sau: Bảng 2.5: Mức độ kỹ năng học tập của sinh viên xét theo từng trƣờng STT KN học tập Mức độ theo giá trị trung bình () Tổng ĐHSPKT V nh Long ĐH Cần thơ ĐH Cửu Long Đại học Kiên Giang 1 Kỹ năng lập kế hoạch học tập 1,54 1,77 1,79 1,62 1,68 2 Kỹ năng lắng nghe, ghi chép bài giảng 2,00 2,60 2,55 2,47 2,40 3 Kỹ năng tìm kiếm tài liệu 1,80 2,09 2,09 1,87 1,96 4 Kỹ năng đọc sách 2,09 2,40 2,22 2,27 2,24 5 Kỹ năng làm việc nhóm 1,90 2,04 1,98 2,20 2,03 6 Kỹ năng thuyết trình 1,41 1,76 1,68 1,65 1,63 7 Kỹ năng kiểm tra, tự kiểm tra kết quả học tập 1,90 2,48 2,56 2,40 2,33 Chung 1,80 2,16 2,12 2,06 2,03 Qua bảng 2.5 cho thấy, SV tự đánh giá KNHT hiện tại ở mức trung bình; đa phần các KNHT cần thiết trong môi trƣờng đào tạo theo tín chỉ chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu trong đổi mới phƣơng pháp giảng dạy theo hƣớng tiếp cận năng lực và chƣa tƣơng xứng với bản chất của đào tạo theo tín chỉ. Trƣờng ĐH Cần Thơ, SV tự đánh giá KNHT cao nhất (ĐTB=2,16); kế là trƣờng ĐH Cửu Long (ĐTB=2,12), trƣờng ĐH SPKT Vĩnh Long đạt trung bình thấp nhất (ĐTB=1,80). Xét theo từng KNHT thì kỹ năng lắng nghe, ghi chép bài giảng là cao nhất (ĐTB=2,40), kế đến là kỹ năng kiểm tra, tự kiểm tra kết quả học tập (ĐTB=2,33), kỹ năng đọc sách SV đƣợc xếp vị trí thứ 3 (ĐTB=2,24), đây là các KNHT đạt mức trung bình khá, điều này cho thấy ở các bậc học cấp dƣới việc chú trọng rèn luyện X62 cá kỹ năng này cho ngƣời học đƣợc quan tâm hơn. Kỹ năng thuyết trình đạt ở mức thấp nhất (ĐTB=1,63), điều này một lần nữa khẳng định các KNHT cần hình thành và phát triển ở bậc ĐH. Đặc biệt trong môi trƣờng đào tạo theo tín chỉ, các trƣờng ĐH chú trọng rèn luyện KNHT cho SV để đáp ứng tốt hơn nhiệm vụ học tập. Ngay cả kỹ năng lập kế hoạch học tập là rất cần thiết trong môi trƣờng đào tạo theo tín chỉ nhƣng SV đạt mức trung bình yếu (ĐTB=1,68); tƣơng tự các kỹ năng khác nhƣ Kỹ năng làm việc luận nhóm, Kỹ năng tìm kiếm tài liệu học tập, SV tự đánh giá các kỹ năng này chƣa đƣợc hình thành đầy đủ, việc thực hiện những kỹ năng này còn hạn chế, hiệu quả chƣa cao. Qua phỏng vấn một số SV cho thấy, việc xác định khối lƣợng tín chỉ trong từng học kỳ, năm học để tiến hành đăng ký thì đa phần các em nhận thức đƣợc; các em cũng chủ động theo dõi lịch của phòng đào tạo để biết thời gian đăng lý học phần, biết xác định học phần tiên quyết để đăng ký học trƣớc. Tuy nhiên, việc dựa vào nhịp độ và quỹ thời gian của bản thân, việc xác định các nhiệm vụ ƣu tiên để lập kế hoạch học tập thì đa phần cho là còn hạn chế. SV Nguyễn Lợi E, ngành kế toán, khóa 40 của trƣờng Đại học Cần Thơ cho biết “Bản thân em mới vào trƣờng Đại học Cần Thơ năm thứ nhất nên mong muốn ra trƣờng sớm nên đăng ký đến 20 tín chỉ trong học kỳ này, khi tiến hành học tập em không thể có đủ thời gian để thực hiện hết các nhiệm vụ do thầy cô giao, em thấy áp lực và khó hoàn thành đƣợc hết các học phần mình đã đăng ký”. Mặt khác, các em chƣa có đủ tri thức và kinh nghiệm lập kế hoạch học tập, việc hạn chế là các em chƣa biết cách xác định mục tiêu, chƣa biết cách sắp xếp lịch trình và các yêu cầu học tập, đặc biệt là các em chƣa đánh giá đƣợc điểm mạnh và điểm yếu của bản thân để xây dựng kế hoạch học tập phù hợp với nhịp độ cá nhân. Khi phỏng vấn SV năm thứ 2 của trƣờng Đại học Cửu Long em chia sẻ “Do năm thứ nhất em chƣa có kinh nghiệm nên khi thấy trƣờng chỉ khống chế số tín chỉ tối thiểu phải đăng ký là 14 tín chỉ còn không giới hạn số tín chỉ tối đa nên em đã đăng ký đến 22 tín chỉ, vì khối lƣợng học tập quá tải nên em không thể hoàn thành tốt ở học kỳ I năm thứ nhất. Sang năm nay thì em chỉ đăng ký 16 tín chỉ ở học kỳ I và em63 đã phân bổ thời gian cho việc học hợp lý hơn nên kết quả học tập đƣợc cải thiện hơn nhiều”. Qua kết quả phỏng vấn trên cho thấy, CVHT chƣa thực hiện tốt nhiệm vụ hƣớng dẫn, tƣ vấn cho SV lập kế hoạch học tập phù hợp phƣơng thức đào tạo theo tín chỉ. Trong đào tạo theo tín chỉ thì SV đƣợc phép học theo tiến độ không giống nhau, vì vậy việc lập kế hoạch học tập ngay từ khi vào trƣờng (kế hoạch toàn khóa), kế đầu mỗi năm học (kế hoạch năm học), kế hoạch đầu mỗi học kỳ (kế hoạch học kỳ) là rất cần thiết. Nhƣng thực tế khi vào trƣờng đại học, SV còn bỡ ngỡ nên rất cần sự tƣ vấn hƣớng dẫn của CVHT, chuyên viên đào tạo và SV khóa trƣớc, tuy nhiên thực tế thì các em chƣa biết và chƣa thực hiện đầy đủ điều này. Khi phỏng vấn một SV năm thứ I của Phân hiệu Nha Trang tại Kiên Giang (nay là trƣờng Đại học Kiên Giang) thì em cho biết “Việc đăng ký học phần trong học kỳ thì em nghe theo bạn, em thấy bạn học những học phần nào thì em đăng ký học phần đó để học chung cho tiện”. Qua phỏng vấn SV năm thứ hai của trƣờng Đại học Cửu Long, em cho biết: “Khi em học, thầy cô giáo cho chúng em thảo luận nhiều, do vậy chúng em học đƣợc nhiều KN trong khi làm việc nhóm nhƣ là biết lắng nghe các bạn nói, biết tóm tắt những ý chính khi các bạn phát biểu”; “Năm thứ nhất còn lúng túng trong việc tiến hành thảo luận nhóm, vì ở phổ thông các em ít đƣợc làm việc theo nhóm”…. Mặt khác, khi hỏi về mức độ thƣờng xuyên đƣợc GV cho thảo luận nhóm trên lớp và thực hiện ngoài giờ lên lớp thì đa phần SV cho rằng tùy theo GV, có GV thì yêu cầu rất cụ thể việc chuẩn bị những nội dung cho buổi thảo luận trên lớp tuần sau cũng nhƣ giao nội dung tự học ngoài giờ lên lớp rõ ràng và có hƣớng dẫn cách thức thực hiện theo nhóm. Tuy nhiên, số lƣợng này còn ít, phần lớn GV chỉ thực hiện giảng dạy nội dung trên lớp hoặc yêu cầu SV tự học các phần trong giáo trình. 2.2.2.2 Đánh giá của cán bộ, giảng viên về mức độ kỹ năng học tập của sinh viên Theo đánh giá của GV và CBQL ở các trƣờng ĐH cho thấy SV có KNHT chỉ ở mức độ 1 và 2, không có GV nào cho rằng SV có KNHT ở mức độ 3 cả. Cụ thể nhƣ bảng sau:64 Bảng 2.6: Đánh giá của cán bộ, GV về mức độ KNHT của SV xét theo từng trƣờng STT Kỹ năng học tập Theo trƣờng Tổng ĐH SPKT V nh Long ĐH Cần Thơ ĐH Cửu Long ĐH Kiên Giang 1 Kỹ năng lập kế hoạch học tập 1,63 1,71 1,47 1,88 1,52 2 Kỹ năng lắng nghe, ghi chép bài giảng 1,50 2,12 1,97 2,20 1,94 3 Kỹ năng tìm kiếm tài liệu 1,66 1,57 1,84 2,13 1,71 4 Kỹ năng làm việc nhóm 1,35 1,93 1,60 1,63 1,71 5 Kỹ năng đọc sách 1,49 2,02 1,90 2,13 1,86 6 Kỹ năng thuyết trình 1,23 1,60 1,39 1,63 1,44 7 Kỹ năng kiểm tra, tự kiểm tra kết quả học tập 1,62 2,30 2,17 2,23 2,08 Tổng 1,50 1,89 1,76 1,97 1,78 Qua bảng 2.7 cho thấy, GV ở các trƣờng khác nhau đánh giá mức độ KNHT là khác nhau. Trong đó GV Phân hiệu ĐH Nha Trang tại Kiên Giang (nay ĐH Kiên Giang) đánh giá KN của SV trƣờng mình ở mức độ cao nhất (ĐTB=1,97), ở vị trí thứ 2 là đánh giá của GV trƣờng Đại học Cần Thơ (ĐTB=1,89), tiếp sau đó là đánh giá của GV trƣờng ĐH Cửu Long (ĐTB=1,76) và đánh giá KNHT của SV ở mức độ thấp nhất là GV trƣờng ĐH SPKT Vĩnh Long (ĐTB=1,50). Qua phỏng vấn, trao đổi với CBQL, hầu hết nhận định là việc đánh giá KNHT của SV ở các trƣờng có sự tƣơng quan với chất lƣợng tuyển sinh. Phân hiệu Đại học Nha trang tại Kiên Giang (nay là trƣờng Đại học Kiên Giang), do quy mô nhỏ, hàng năm chỉ tuyển 300 SV nên điểm chuẩn tƣơng đối cao; Trƣờng Đại học Cần Thơ thì GV, CBQL đánh giá theo nhìn nhận mặt bằng chung; Trƣờng đại học SPKT Vĩnh Long trƣớc đây là trƣờng CĐ SPKT Vĩnh Long nên điểm chuẩn vào trƣờng thấp.65 Giảng viên và CBQL khi đánh giá KNHT của SV trong đào tạo theo tín chỉ thì cho rằng kỹ năng thuyết trình và kỹ năng lập kế hoạch học tập của SV là thấp nhất (ĐTB=1,44 và ĐTB=1,55), với KN lập kế hoạch học tập thì đòi hỏi SV phải tự mình biết sắp xếp kế hoạch học tập và sinh hoạt hàng ngày theo một thời khóa biểu nhất định. Qua phỏng vấn một GV trƣờng ĐH Cửu Long, cho biết: “SV nào cũng biết là cần phải sắp xếp thời gian, nhƣng không phải em nào cũng làm đƣợc. Thƣờng thì nƣớc đến chân thì mới nhảy, có nghĩa là sự chuẩn bị cho việc học, kiểm tra hoặc thi thì gần đến ngày thi các em mới tập trung vào việc học, do vậy tập trung rất nhiều bài cùng một lúc nên các em thƣờng làm theo kiểu đối phó” còn kỹ năng thuyết trình theo nhƣ các GV, KN này đòi hỏi các em có khả năng diễn đạt, tự tin khi đứng trƣớc đám đông, và đặc biệt là khi trình bày cần phải trình bày theo ý hiểu của mình, nhƣng rất ít em làm đƣợc nhƣ vậy. Đa phần SV chỉ có thể đọc lại những nội dung mà cả nhóm đã làm đƣợc, vì vậy, muốn có KN này đòi hỏi các em phải có sự rèn luyện nhiều và đặc biệt kiến thức chuyên môn cũng phải vững vàng thì mới tự tin, trình bày có tính thuyết phục trƣớc ngƣời khác. Qua phỏng vấn, trao đổi với GV trƣờng Đại học Cần Thơ cho biết: “Công nghệ thông tin phát triển, SV có thể tìm kiếm thông tin ở trên mạng nhanh hơn và dễ dàng hơn, tuy nhiên mức độ phân tích và lựa chọn thông tin của các em chƣa tốt, các em chỉ biết lấy thông tin mà chƣa biết chắt lọc những thông tin tốt nhất và phù hợp nhất cho bài học”. Mặt khác, khi trao đổi với CBQL đào tạo và CBQL thanh tra pháp chế của một số trƣờng Đại học đƣợc khảo sát thì có chung một nhận định là việc đổi mới phƣơng pháp dạy học theo hƣớng phát huy tính tích cực ngƣời học đa phần đƣợc GV quan tâm; tuy nhiên, mức độ thƣờng xuyên sử dụng phƣơng pháp nhƣ: phƣơng pháp thảo luận nhóm, phƣơng pháp giải quyết vấn đề, phƣơng pháp dạy học theo dự án… vẫn còn độ lệch khá lớn giữa các GV khi tiến hành giảng dạy các học phần khác nhau.66 2.2.3 Về rèn luyện KNHT cho sinh viên trong đào tạo theo tín chỉ 2.2.3.1 Đánh giá của SV về việc tổ chức rèn luyện KNHT cho SV trong đào tạo theo tín chỉ Để đánh giá thực trạng tổ chức rèn luyện KNHT cho SV trong đào tạo theo tín chỉ ở các trƣờng đại học vùng ĐBSCL, luận án cũng dùng phiếu hỏi SV, với câu hỏi: “Nhà trƣờng đã tổ chức hình thức nào dƣới đây để bồi dƣỡng, rèn luyện KNHT cho bạn?” Kết quả đƣợc 447 SV trả lời, thể hiện ở bảng sau: Bảng 2.7: Ý kiến của SV về việc tổ chức bồi dƣỡng, rèn luyện KNHT cho SV (xét chung) Stt Các hình thức rèn luyện KNHT Kết quả Có Không SL % SL % 1 Hƣớng dẫn SV cách đăng ký học phần, cách học theo tín chỉ trong đợt sinh hoạt đầu khóa học 349 78,1 98 21,9 2 Giáo viên bộ môn bồi dƣỡng phƣơng pháp học cho SV trong quá trình giảng dạy 312 70,9 135 29,1 3 Giảng dạy chuyên đề “KNHT” cho SV 240 58,9 207 41,1 4 Cố vấn học tập hƣớng dẫn, bồi dƣỡng KNHT cho SV 160 36,9 287 63,1 Nhìn vào bảng trên ta thấy, SV cho rằng các trƣờng đại học có sử dụng các hình thức rèn luyện KNHT cho SV trong đào tạo theo tín chỉ nhƣng ở các mức độ khác nhau. Cụ thể với việc Hướng dẫn SV cách đăng ký học phần, cách học theo tín chỉ trong đợt sinh hoạt đầu khóa học chiếm tỉ lệ cao nhất (78,1%), đây là hoạt động thƣờng niên của tất cả các trƣờng và đƣợc thực hiện khi SV mới nhập học. GV các trƣờng có phổ biến cho SV cách học theo tín chỉ, cách đăng ký học phần. Tuy nhiên đây chỉ là buổi phổ biến cho toàn bộ SV khóa mới nên hoạt động này không mang lại hiệu quả cao. Kế đến là GV bộ môn bồi dưỡng phương pháp học cho SV trong quá trình giảng dạy (70,9%). Tiếp đó là Giảng dạy chuyên đề “KNHT” cho SV (58,9%), mặc dù chiếm tỉ lệ không nhỏ nhƣng qua phỏng vấn, trao đổi với SV thì đƣợc biết, việc giảng dạy chuyên đề này là đƣợc lồng ghép vào trong các hoạt động67 ngoại khóa mà không có những buổi giảng dạy riêng. Còn đối với hoạt động CVHT hướng dẫn, bồi dưỡng KNHT cho SV thì thấp hơn cả (36,9%). Bảng 2.8: Ý kiến của SV về việc tổ chức bồi dƣỡng, rèn luyện KNHT cho SV xét theo từng trƣờng (số ý kiến cho là có thực hiện hình thức rèn luyện) Stt Các hình thức Theo trƣờng Tổng ĐHSPKT V nh Long ĐH Cần Thơ ĐH Cửu Long Đại học Kiên Giang SL % SL % SL % SL % SL % 1 Hƣớng dẫn SV cách đăng ký học phần, cách học theo tín chỉ trong đợt sinh hoạt đầu khóa học 85 86,7 137 88,9 57 55,3 70 76,1 349 78,1 2 Giáo viên bộ môn bồi dƣỡng phƣơng pháp học cho SV trong quá trình giảng dạy 68 69,4 112 72,7 69 66,9 63 68,4 312 70,9 3 Giảng dạy chuyên đề “KNHT” cho SV 60 61,9 98 63,6 47 45,6 35 38,0 240 58,9 4 Hƣớng dẫn, bồi dƣỡng KNHT qua Cố vấn học tập 29 29,6 83 53,9 28 27,1 20 21,7 160 36,9 Xét riêng từng trƣờng cho thấy, việc hƣớng dẫn SV cách đăng ký học phần, cách học theo tín chỉ trong đợt sinh hoạt đầu khóa học thì ở trƣờng ĐH Cần Thơ (88,9%) và ĐH SPKT Vĩnh Long (86,7%) SV cho là có thực hiện chiếm tỉ lệ cao. Còn đối với ĐH Cửu Long chỉ có 55,5% SV cho là nhà trƣờng có thực hiện việc này. Với hình thức GV bộ môn bồi dƣỡng phƣơng pháp học cho SV trong quá trình giảng dạy thì ở trƣờng ĐH Cần Thơ đƣợc SV cho là có thực hiện chiếm tỷ lệ cao (72,7%). Còn đối với các trƣờng ĐH còn lại số SV cho là có thực hiện chỉ chiếm tỉ lệ trên trung bình không đáng kể (66,9%- 69,4%). Khi phỏng vấn SV, chúng tôi đƣợc biết, không phải tất cả GV nào lên lớp cũng phổ biến những cách học, phƣơng pháp học tập của các môn học đó cho SV, điều này cũng cho thấy, GV chỉ giới thiệu qua về chƣơng trình, nội dung môn học, cách thức giảng dạy cho SV khi mới bắt

- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Bình luận