Luận văn ThS: Quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội

405 4

Miễn phí

Tải về máy để xem đầy đủ hơn, bản xem trước là bản PDF

Tags: #luận văn#luận án#đồ án#khóa luận#tiểu luận

Mô tả chi tiết

1. Mở đầu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, vận dụng các kiến thức đã được tiếp thu trong quá trình học tập tại trường Đại học Thương Mại, và với quá trình làm việc thực tế tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội em chọn đề tài nghiên cứu “Quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội” cho luận văn tốt nghiệp

1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan

Bài luận văn “Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn Việt Nam” – năm 2012 – tác giả Bùi Thị Bích Vân, luận văn “Quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Bắc Á” – năm 2013 – Phan Thị Kim Hoàng và luận văn “Quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam” – năm 2014 – tác giả Tạ Thị Thu Hương, các bài luận văn nghiên cứu đã đánh giá được công tác quản trị rủi ro lãi suất tại một số ngân hàng trong hệ thống ngân hàng ở nước ta. Các ngân hàng ở nước ta hiện nay không chỉ các ngân hàng lớn mà cả các ngân hàng nhỏ cũng đã nhận thức được vai trò của Quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Các công trình đã đánh giá được từ công tác quản trị rủi ro lãi suất sẽ có các cơ sở cân đối vốn, lên kế hoạch tài chính và dự báo biến động của lãi suất từ đó đưa ra được các chính sách lãi suất linh hoạt từng thời kỳ. 

1.3 Mục tiêu của đề tài 

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm mục đích đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội.

1.4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu đề tài

Đối tượng nghiên cứu: Quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng thương mại.

Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động nghiên cứu được thực hiện trên phạm vi thực trạng quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Quân Đội trong ba năm 2013; 2014; 2015 và đề xuất các giải pháp hoàn thiện hoạt động rủi ro lãi suất đến năm 2020.

1.5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu sử dụng chủ yếu các phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích số liệu. Trong quá trình nghiên cứu có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn, từ đó đánh giá bản chất của hiện tượng, quá trình hoạt động kinh doanh tại ngân hàng trong phạm vi đề tài nghiên cứu. 

2. Nội dung

2.1 Lý luận cơ bản về quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại

  • Tổng quan về lãi suất
  • Rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại
  • Quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại

2.2 Thực trạng quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Quân Đội

  • Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Quân Đội
  • Tình hình hoạt động của Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân Đội
  • Thực trạng quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Quân Đội
  • Đánh giá chung về quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Quân Đội

2.3 Giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội

  • Định hướng hoạt động của Ngân hàng TMCP Quân Đội và yêu cầu trong công tác quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng
  • Giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội
  • Một số kiến nghị

3. Kết luận

Đề tài “Quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Quân Đội” đã giải quyết được một số vấn đề sau:

  • Hệ thống hóa và làm cơ sở lý luận về lãi suất và rủi ro lãi suất tại các NHTM, các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất cùng kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới
  • Đánh giá được thực trạnh quản trị rủi ro lãi suất, công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Quân Đội, Từ đó chỉ những mặt hạn chế và nguyên nhân
  • Một số giải pháp phòng ngừa, hạn chế quản trị rủi ro lãi suất tại MB, đồng thời đưa ra một số kiến nghị đối với Nhà nước, NHNN.

4. Tài liệu tham khảo

GS.TS Lê Văn Tư, Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, 2005.

GS.TS Nguyễn Văn Tiến, Giáo trình quản trị ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, 2013.

Học viện ngân hàng (2012), giáo trình lý thuyết tiền tệ và ngân hàng, nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.

Timothy W.Koch (Bank Management 1995 - University of South Carolina).

Thomas P.Fitch (Dictionary of Banking Term 1997 - Barron's Educational Series Inc)

Peter S.Rose, Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, 2001.

Nội dung

(i) BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI ----------------------- NGUYỄN THỊ MINH HẰNG QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Hà Nội – Năm 2016(ii) BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI ----------------------- NGUYỄN THỊ MINH HẰNG QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI CHUYÊN NGÀNH: : TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG MÃ SỐ : 60340201 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Mùi Hà Nội – Năm 2016(iii) LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Nguyễn Thị Mùi. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả khác đều có trích dẫn nguồn gốc. Tôi xin chịu trách nhiệm về tính xác thực của luận văn.(iv) LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài, dù đã cố gắng hết sức nhưng do những hạn chế về trình độ và thời gian thực hiện, nên luận văn vẫn còn nhiều thiếu sót, cần được phát triển và trao đổi thêm. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, chỉ bảo của PGS.TS Nguyễn Thị Mùi đã tận tình hướng dẫn để em có thể hoàn thành luận văn này. Em cũng rất mong sự góp ý từ phía thầy cô, các anh chị và các bạn về đề tài này để bài làm thêm phần hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!(v) MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU………………………………………………………………………. 1 CHƯƠNG 1………………………………………………………………….……… 4 LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI……………………………………………………………….…….. 4 1.1. TỔNG QUAN VỀ LÃI SUẤT………………………………………….……. 4 1.1.1. Khái niệm về lãi suất…………………………………………………….…… 4 1.1.2. Phân loại lãi suất…………………………………………………………..….. 4 1.1.3. Vai trò của lãi suất đối với nền kinh tế…………….……………………….… 6 1.2. RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI…..……….……… 7 1.2.1. Khái niệm rủi ro lãi suất……………………………………………….……... 7 1.2.2. Phân loại rủi ro lãi suất……………………………………………….………. 13 1.3. QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI….….. 15 1.3.1. Khái niệm Quản trị rủi ro lãi suất tại NHTM……………………….………... 15 1.3.2. Sự cần thiết phải quản trị rủi ro lãi suất…………………………………….… 15 1.3.3. Nội dung Quản trị rủi ro lãi suất tại NHTM……………………………….…. 16 1.3.4. Kinh nghiệm quản trị rủi ro lãi suất của một số Ngân hàng thương mại tại Việt Nam và bài học rút ra cho Ngân hàng TMCP Quân đội ………………………. 29 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1…………………………………………………………... 34 CHƯƠNG 2…………………………………………………………………………. 35 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI…………………………………………... 35 2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI…………….. 35 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển……………………………………………... 35(vi) 2.1.2. Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quân Đội những năm gần đây 38 2.2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI………………………………………………………………………………..................... 39 2.2.1. Diễn biến lãi suất thị trường hiện nay……………………………………….... 39 2.2.2. Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân Đội trước những tác động của lãi suất thị trường………………………………………………. 43 2.3. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI…………………………………………………….…………….. 47 2.3.1. Thực trạng tổ chức quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Quân Đội… 47 2.3.2. Dự báo và phân tích biến động lãi suất tại Ngân hàng TMCP Quân Đội……. 53 2.3.3. Đo lường rủi ro lãi suất và tình hình tuân thủ các hạn mức rủi ro lãi suất của Ngân hàng TMCP Quân Đội………………………………………………………..... 55 2.3.4. Sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Quân Đội……………………………………………………………………………………. 60 2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI……………………………………. 62 2.4.1. Kết quả đạt được……………………………………………………………… 62 2.4.2. Hạn chế và Nguyên nhân……………………………………………………... 63 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2…………………………………………………………... 67 CHƯƠNG 3…………………………………………………………………………. 68 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI………………………………….. 68 3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI VÀ YÊU CẦU TRONG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG………………………………………………………………………………... 68 3.1.1. Định hướng hoạt động của Ngân hàng TMCP Quân Đội….………………... 66 3.1.2. Yêu cầu đặt ra đối với quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Quân Đội 70(vii) 3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI……………………………………. 75 3.2.1. Tạo dựng khẩu vị và văn hóa quản trị rủi ro lãi suất trong ngân hàng, nâng cao trình độ nhận thức của nhà quản trị, cán bộ ngân hàng và khách hàng…………. 75 3.2.2. Hoàn thiện chính sách quản trị rủi ro lãi suất………………………………… 73 3.2.3. Nâng cao chất lượng thông tin và các báo cáo rủi ro lãi suất………………… 78 3.2.4. Đa dạng hóa các nghiệp vụ kinh doanh của Ngân hàng và đào tạo nguồn nhân lực………………………………………………………………………………. 79 3.2.5. Hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng…………………………………………... 81 3.2.6. Tư vấn cho khách hàng về kỹ thuật phòng ngừa rủi ro lãi suất, tuyên truyền, phổ biến rộng rãi về những ưu việt của các công cụ phái sinh………………………. 82 3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ………………………………………………………... 85 3.3.1. Đối với Nhà nước…………………………………………………………….. 85 3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước………………………………………………… 87 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3…………………………………………………………... 92 KẾT LUẬN………………………………………………………………………….. 93 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………... 94(viii) DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ALCO Ủy ban quản lý tài sản Có – tài sản Nợ CSTT Chính sách tiền tệ HĐQT Hội đồng quản trị MB Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NHTW Ngân hàng trung ương TCKT Tổ chức kinh tế TCTD Tổ chức tín dụng TMCP Thương mại cổ phần TSC Tài sản có TSN Tài sản nợ QTRR Quản trị rủi ro QTRRLS Quản trị rủi ro lãi suất RRLS Rủi ro lãi suất(ix) DANH MỤC CÁC BẢNG Tên bảng Mục Nội dung Bảng 1.1 1.3.3.1 Mối quan hệ giữa GAP, sự thay đổi lãi suất và sự thay đổi thu nhập lãi ròng Bảng 1.2 1.3.4.2 Quản trị khe hở nhạy cảm lãi suất năng động- Phản ứng của nhà quản lý trước các dự báo về lãi suất Bảng 1.3 1.3.4.2 Quản trị khe hở kỳ hạn năng động - Phản ứng của nhà quản lý trước các dự báo về lãi suất Bảng 2.1 2.2.2 Một số chỉ tiêu cơ bản nội bật hoạt động kinh doanh của MB năm 2013, 2014, 2015 Bảng 2.2 2.3.3.2 Giá trị Tài sản và Nợ nhạy cảm lãi suất Bảng 2.3 2.3.3.2 Mức thay đổi lãi suất trung bình của Nợ Bảng 2.4 2.3.3.2 Mức thay đổi lãi suất trung bình của Tài sản và khe hở nhạy cảm lãi suất (GAP) Bảng 2.4 2.3.3.2 Bảng biểu diễn mức độ rủi ro lãi suất qua các thời kỳ Bảng 2.5 2.3.3.2 Bảng biểu diễn mức độ rủi ro lãi suất qua các thời kỳ(x) DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Tên Hình/ biểu đồ/Sơ đồ Mục Nội dung Hình 1.1 1.2.1.2 Cân bằng cung cầu quỹ cho vay trên thị trường Hình 1.2 1.2.1.3 Kỳ hạn tài sản có lớn hơn kỳ hạn tài sản nợ Hình 1.3 1.2.1.3 Kỳ hạn tài sản nợ lớn hơn kỳ hạn tài sản có Biểu đồ 2.1 2.2.1.1 Lãi suất huy động một số ngân hàng Thương mại năm 2015 Biểu đồ 2.2 2.3.2 Lãi suất huy động bình quân của MB qua các năm 2013, 2014, 2015 Sơ đồ 2.1 2.3.1.2 Mô hình quản trị rủi ro lãi suất theo 3 cấp độ tại Ngân hàng TMCP Quân Đội Sơ đồ 3.1 3.1.2 Quy trình quản trị rủi ro lãi suất tại NHTM(1) LỜI MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Tình hình biến động của lãi suất từ trước đến nay vẫn luôn là một đề tài được nhiều người quan tâm, không chỉ có những người làm trong lĩnh vực ngân hàng mà cả người dân. Do mọi hoạt động trong nền kinh tế đều sẽ bị ảnh hưởng bởi lãi suất. Sự biến động của lãi suất sẽ ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của khách hàng. Người dân sẽ so sánh lợi ích trong việc đầu tư vào lĩnh vực mà đảm bảo an toàn đem lại khả năng sinh lời tốt, việc thu hồi vốn dễ dàng cho họ. Lãi suất tác động đến nhu cầu đầu tư và tình hình phát triển của đất nước. Khi lãi suất huy động giảm, khách hàng sẽ hạn chế gửi tiết kiệm và tìm kiếm một kênh đầu tư khác có thể đem lại lợi nhuận cao hơn cho họ. Tuy nhiên khi lãi suất huy động giảm có thể dẫn đến lãi suất cho vay giảm, điều đó sẽ khiến khách hàng đang có nhu cầu đầu tư hay mua sắm tiêu dùng để vay ngân hàng. Trong tình huống này, một bài toán đặt ra cho Ngân hàng là nguồn vốn huy động giảm và nhu cầu cho vay tăng, như vậy sẽ dẫn đến rủi ro trong hoạt động tín dụng khi nguồn vốn huy động bị ảnh hưởng. Biến động lãi suất và các yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất sẽ tác động đến chính sách tín dụng của Ngân hàng nói chung và Ngân hàng TMCP Quân đội nói riêng. Lãi suất là ưu tiên hàng đầu của khách hàng khi xem xét đầu tư hay sử dụng sản phẩm của Ngân hàng. Bên cạnh những sản phẩm đa dạng, hấp dẫn, dịch vụ chuyên nghiệp và chính sách chăm sóc sau bán hiệu quả thì lãi suất là một trong những yếu tố cạnh tranh hàng đầu của các nhà băng. Thực tế hoạt động của các ngân hàng thương mại là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng nên có độ nhạy cảm rất cao và dễ tổn thương trước các biến động, đồng thời luôn chứa đựng những rủi ro tiềm ẩn trong quá trình kinh doanh. Trong đó rủi ro lãi suất là một trong các loại hình tiềm ẩn nhiều rủi ro. Ngoài ra, sự thay đổi lãi suất ảnh hưởng đến giá trị thị trường của tài sản và nợ, làm thay đổi giá trị vốn chủ sở hữu của ngân hàng. Vì vậy, lãi suất thay đổi tác động đến toàn bộ Bảng cân đối kế toán và báo cáo thu nhâp của ngân hàng. Mặc dù lãi suất là yếu tố quan trọng bậc nhất đối với hoạt động ngân hàng nhưng các ngân hàng không thể kiểm soát mức độ và xu hướng biến động của lãi suất thị trường. Các ngân hàng chỉ có thể phản ứng và điều chỉnh hoạt động của mình theo sự biến động lãi suất để đạt được mục tiêu mong muốn một cách hiệu quả. Ngân hàng TMCP Quân Đội là một trong những Ngân hàng TMCP lớn, phát triển mạnh mẽ và có uy tín trên thị trường trong suốt hơn 20 năm hoạt động. Trong những năm trở lại đây, Ngân hàng TMCP Quân Đội đã có sự quan tâm đến hoạt động quản trị rủi ro lãi suất(2) như thành lập các phòng quản trị rủi ro hệ thống, quản trị rủi ro tín dụng và các phòng phát triển sản phẩm để nghiên cứu lãi suất tác động đến hệ thống, đến hoạt động tín dụng và sản phẩm của ngân hàng. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, trong quá trình đất nước ta hội nhập với nền kinh tế của khu vực và thế giới, các ngân hàng thương mại Việt Nam cần phải coi việc quản trị lãi suất là vấn đề sống còn. Ngân hàng TMCP Quân Đội là một trong những Ngân hàng thương mại cổ phần trong 20 năm qua luôn có sự tăng trưởng ổn định và bền vững. Ngân hàng TMCP Quân Đội vẫn đứng vững trước các biến động của thị trường những năm gần đây và cuộc tái cấu trúc Ngân hàng của Nhà nước. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, vận dụng các kiến thức đã được tiếp thu trong quá trình học tập tại trường Đại học Thương Mại, và với quá trình làm việc thực tế tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội em chọn đề tài nghiên cứu “Quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội” cho luận văn tốt nghiệp. 2. TỔNG QUAN MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN Bài luận văn “Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn Việt Nam” – năm 2012 – tác giả Bùi Thị Bích Vân, luận văn “Quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Bắc Á” – năm 2013 – Phan Thị Kim Hoàng và luận văn “Quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam” – năm 2014 – tác giả Tạ Thị Thu Hương, các bài luận văn nghiên cứu đã đánh giá được công tác quản trị rủi ro lãi suất tại một số ngân hàng trong hệ thống ngân hàng ở nước ta. Các ngân hàng ở nước ta hiện nay không chỉ các ngân hàng lớn mà cả các ngân hàng nhỏ cũng đã nhận thức được vai trò của Quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Các công trình đã đánh giá được từ công tác quản trị rủi ro lãi suất sẽ có các cơ sở cân đối vốn, lên kế hoạch tài chính và dự báo biến động của lãi suất từ đó đưa ra được các chính sách lãi suất linh hoạt từng thời kỳ. Thêm vào đó, biện pháp cấn đối vốn sẽ cho ra được các quyết định về thời gian cho vay và huy động phù hợp đảm bảo an toàn vốn tại Ngân hàng. Các báo cáo đánh giá rủi ro lãi suất được thực hiện định kỳ hoặc đột xuất đã đóng góp vai trò đáng kể trong công tác quản trị, kịp thời đưa ra những định hướng, phân tích rủi ro đối với một số lĩnh vực hoạt động kinh doanh phục vụ cho sự chỉ đạo điều hành của Hội đồng Quản trị Ngân hàng. Tuy nhiên, quản trị rủi ro lãi suất tại các Ngân hàng chỉ dừng lại ở việc hạn chế rủi ro phục vụ công việc điều hành hàng ngày, chưa định hướng chiến lược công việc cả năm và chưa đưa ra các văn bản chính sách cụ thể. Bên cạnh đó, việc duy trì khe hở lãi suất cộng với những biến động lãi suất trên thị trường có xu hướng chung đều tăng lên, nên khe hở nhạy(3) cảm lãi suất gây ra những tổn thất nhất định cho Ngân hàng. Hệ thống công nghệ thông tin quản lý chưa hỗ trợ được việc lập báo cáo phục vụ quản lý rủi ro lãi suất. Hầu hết các Ngân hàng đều chưa có các công cụ nhằm phân tích độ nhạy của lãi suất để xác định ảnh hưởng của việc thay đổi lãi suất đối với kết quả hoạt động kinh doanh khi thị trường thay đổi. 3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm mục đích đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội. 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu: Quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng thương mại. - Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động nghiên cứu được thực hiện trên phạm vi thực trạng quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Quân Đội trong ba năm 2013; 2014; 2015 và đề xuất các giải pháp hoàn thiện hoạt động rủi ro lãi suất đến năm 2020. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Luận văn nghiên cứu sử dụng chủ yếu các phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích số liệu. Trong quá trình nghiên cứu có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn, từ đó đánh giá bản chất của hiện tượng, quá trình hoạt động kinh doanh tại ngân hàng trong phạm vi đề tài nghiên cứu. Nghiên cứu cũng được thực hiện dựa trên cơ sở sử dụng kết hợp các nhóm phương pháp về thu thập thông tin và xử lý thông tin. Trong đó nhóm phương pháp thu thập thông tin bao gồm các phương pháp quan sát đối tượng và phương pháp nghiên cứu tài liệu. Quan sát hoạt động hoạt động kinh doanh của ngân hàng, việc phòng ngừa rủi ro lãi suất, quản trị rủi ro lãi suất của toàn hệ thống. Cùng với đó là việc thu thập, phân tích các nguồn tài liệu có được như: tạp chí, các báo cáo hoạt động, báo cáo tài chính của Ngân hàng. Những thông tin thu thập được được xử lý bằng cách sử dụng các bảng số liệu, biểu đồ, đồ thị giúp dễ dàng so sánh, đối chiếu với nhau để đưa ra các phân tích, đánh giá và đề ra các kiến nghị và giải pháp. 6. KẾT CẤU ĐỀ TÀI Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận cơ bản về quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Quân Đội Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội(4) CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. TỔNG QUAN VỀ LÃI SUẤT 1.1.1. Khái niệm về lãi suất Có rất nhiều khái niệm khác nhau về lãi suất: - Khi sử dụng bất kì một khoản tín dụng nào thì người đi vay cũng phải trả thêm PÝWSK«QJLiWUÏ QJRjL SK«QYÕQJÕFYD\ EDQ ÿ«XYuWLÅQ WËFyJLi WUÏYÅ P»WWKáLJLDQÿ×QJWKáLQKµPEÿ³SFKLSKtFkKÝLFKRQJmáLYD\7ù lệ % của phần tăng thêm này so với vốn JÕFYD\EDQÿ«XÿmçFJÑLOjOmLVX©W - Theo C.Mác, lãi suất là một phần giá trị thặng dư mà người đi vay tạo ra và được WU§FKRQJmáLFKRYD\WïTXiWUuQKFKXFKX\ÇQYÕQWtQGéQJWKHRF{QJWKíF7-T’ và được xác ÿÏQKEµQJWùOËJLóDWÙQJOçLWíFWKXÿmçFWïYÕQFKRYD\WURQJWKáLJLDQPÝWQPVRYßLYÕQcho vay - Nói cách khác: lãi suất là giá cả của quyền sử dụng vốn vay, tính bằng tỷ lệ phần WUP WUrQ VÕ WLÅQ ÿmçF YD\ Pj QJmáL ÿL YD\ SK§L WU§ FKR QJmáL Vã KóX ÿÇ ÿÙL O©\ TX\ÅQ VñGéQJWLÅQYD\WURQJPÝWWKáLJLDQQK©WÿÏQK 1.1.2. Phân loại lãi suất 1.1.2.1 . Phân theo loại hình tín dụng - Lãi suất tín dụng thương mại được áp dụng khi các doanh nghiệp cho nhau vay GmßLKuQKWKíFPXDEiQFKÏXKjQJKyD - Lãi suất tín dụng ngân hàng áp dụng trong mối quan hệ tín dụng giữa ngân hàng YßL GRDQK QJKLËS KÝ JLDÿuQK WÙ FKíF NLQK WÃ Fi QKkQ /mL VX©W Qj\ EDR J×P OmL VX©W WLÅQJñLOmLVX©WWLÅQYD\OmLVX©WFKLÃWNK©X - Lãi suất chỉ đạo là lãi suất NHNN áp dụng đối với thị trường tiền tệ gồm: lãi suất WiL F©S YÕQ OmL VX©W Fk E§Q OmL VX©W WiL FKLÃW NK©X 1+7W các nước thường hình thành một F»S OmL VX©W WiL F©S YÕQ W¥R PÝW NKXQJ OmL VX©W FKÍ ÿ¥R QKµP NLÇP VRiW Yj ÿLÅX WLÃW Võ ELÃQÿÝQJOmLVX©WWUrQWKÏWUmáQJÿ»FELËWOjFiFPíFOmLVX©WQJ³QK¥Q - Lãi suất liên ngân hàng là lãi suất mà các ngân hàng áp dụng cho nhau vay trên WKÏWUmáQJWLÅQWË 1.1.2.2. Phân loại theo giá trị thực của lãi suất - Lãi suất danh nghĩa là lãi suất được tính theo giá trị danh nghĩa của tiền tệ vào thời ÿLÇPQJKLrQFíX OjOmLVX©WFKmDOR¥LWUïÿLWù lệ lạm phát).(5) - Lãi suất thực tế là lãi suất được điều chỉnh lại cho đúng theo những thay đổi về O¥PSKiW OmLVX©WÿmÿmçFOR¥LWUïÿLWù lệ lạm phát). Quan hệ giữa lãi suất thực, lãi suất danh nghĩa, lạm phát được biểu diễn như sau: ir = i – п 1.1.2.3. Phân loại theo bản chất của hợp đồng tài chính - Lãi suất cố định: được giữ cố định trong suốt thời hạn vay. Ưu điểm của lãi suất Qj\OjFiFErQELÃWWUmßFVÕWLÅQOmLÿmçFWU§YjSK§LWU§QKmQJO¥LFyK¥QFKÃOjEÏUjQJEXÝFYjR PÝW PíF OmL VX©W QK©W ÿÏQK WURQJ PÝW WKáL JLDQ QjR ÿy G FKR FiF OmL VX©W NKiF Fy WKD\ÿÙLQKmWKÃQjRmçFiSGéQJWURQJWUmáQJKçSOmLVX©WWKÏWUmáQJWmkQJÿÕLÙQÿÏQK - Lãi suất thả nổi: là lãi suất có thể thay đổi theo lãi suất tham chiếu hoặc theo chỉ số O¥P SKiW ÈS GéQJ WURQJ FiF WUmáQJ KçS OmL VX©W ELÃQ ÿÝQJ QKLÅX NKy Gõ ÿRiQ FKtQK [iFÿmçFFKLÅXKmßQJFÊQJQKmPíFÿÝELÃQÿÝQJOmLVX©W 1.1.2.4. Phân loại theo cách đo lường lãi suất - Lãi suất đơn: là lãi suất tính một lần trên số vốn gốc cho suốt kì hạn vay. Loại lãi VX©W Qj\ iS GéQJ FKR FiF NKR§Q WtQ GéQJ QJ³Q K¥Q WU§ Qç PÝW O«Q NKL ÿiR K¥Q &{QJ WKíFWLQKOmLVX©WÿkQ I = Co × i × n - Lãi suất kép: là mức lãi suất có tính đến giá trị đầu tư lại của lợi tức thu được trong thời hạn sử dụng tiền vay. Áp dung cho các khoản đầu tư có nhiều kì hạn thanh toán trong đó lãi của kì trước được nhập vào vào vốn gốc để tính lãi cho kì sau. Ta có: C = Co× ( l + i)n - Lãi suất hoàn vốn: Là lãi suất làm cân bằng giá trị hiên tại của số tiền nhập nhận ÿmçFWURQJWmkQJODLWïPÝWNKR§Qÿ«XWmYßLJLiWUÏK{PQD\FëDNKR§Qÿ«XWmÿy i: lãi suất danh nghĩa. Ir : lãi suất thực tế. п : tỉ lệ lạm phát. I : số tiền lãi i : Lãi suất Co : vốn gốc n : số thời kì gửi vốn C : Số tiền thu được theo lãi gộp sau n kì . Co : số vốn gốc ban đầu i : lãi suất đơn. n : số kì gửi vốn(6) - Lãi suất hoàn vốn được xây dựng trên cơ sở khái niệm giá trị hiên tại (giá trị quy YÅKLËQW¥LFëDFiFNKR§QWKXQK±SQK±QÿmçFWURQJWmkQJODL × (1+ i)- n 1.1.3. Vai trò của lãi suất đối với nền kinh tế 1.1.3.1. Lãi suất là công cụ điều tiết nền kinh tế vĩ mô Lãi suất biến động sẽ tác động đến đầu tư, tiêu dùng, tiết kiệm nên nó sẽ tác động gián tiếp tới các mục tiêu của nền kinh tế vĩ mô. Khi lãi suất tăng cao, người tiêu dùng có xu hướng tiết kiệm hơn, hạn chế đầu tư, hạn chế tiêu dùng nên tổng cầu giảm, sản lượng giảm, giá cả giảm, thất nghiệp tăng, nội tệ có xu hướng tăng giá so với ngoại tệ. 1.1.3.2. Lãi suất là công cụ phân phối và kích thích sử dụng vốn hiêu quả Đối với các dự án có mức độ rủi ro như nhau, dự án nào có lãi suất cao hơn thường thu hút vốn nhanh hơn, nhiều hơn. Dự án nào có nhiều rủi ro hơn thì phải trả lãi cao hơn mới có khả năng thu hút được vốn. Như vậy bằng cách đưa ra các mức lãi suất khác nhau có thể phân luồng vốn theo mục đích mong muốn. Một nguyên tắc trong tín dụng là vay thì phải trả cả gốc và lãi khi đến hạn. Việc buộc phải trả lãi vay đã kích thích người sử dụng vốn một cách có hiệu quả. Họ phải thúc đẩy sản suất kinh doanh tạo thu nhập, không chỉ để bù đắp chi phí, mà còn phải có lợi nhuận làm cơ sở cho việc trả lãi. 1.1.3.3. Lãi suất là công cụ kích thích lợi ích vật chất. Lãi suất trở thành nhân tố cơ bản điều tiết tiêu dùng và tiết kiệm. Khi lãi suất cao sẽ khuyến khích người ta hi sinh tiêu dùng hiện tại, tiết kiệm nhiều hơn để có khoản tín dụng cao hơn trong tương lai và ngược lại. 1.1.3.4. Lãi suất là công cụ đo lường tình trạng sức khỏe của nền kinh tế Trong giai đoạn phát triển của nền kinh tế, lãi suất có xu hướng tăng do nhu cầu tín dụng tăng. Trong đó, tốc độ tăng cầu tín dụng lớn hơn tốc độ tăng cung tín dụng. Ngược lại, trong giai đoạn suy thoái, lãi suất nền kinh tế có xu hướng giảm. Các xu hướng biến động của lãi suất được phản ánh trên đường cong lãi suất. Do đó nhìn vào đường cong lãi suất có thể thấy được xu hướng biến động của lãi suất và tình trạng sức khỏe của nền kinh tế. 1.1.3.5. Lãi suất là công cụ thực hiện CSTT quốc gia. PV : Giá trị hiện tại FV : Các khoản thu nhập trong tương lai i : Lãi suất hoàn vốn n : Số kỳ hạn thanh toán niFVPV1(7) Khả năng điều tiết kinh tế vĩ mô của lãi suất đã làm cho nó trở thành công cụ quan trọng để thực hiện CSTT quốc gia. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường cũng như thị trường tài chính chưa phát triển, lãi suất được sử dụng làm công cụ trực tiếp tác động tới mục tiêu trung gian, qua đó tới mục tiêu cuối cùng của CSTT. Trong điều kiện thị trường phát triển, NHNN sử dụng lãi suất là công cụ gián tiếp của CSTT như: lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất trên thị trường mở để tác động gián tiếp tới lãi suất thị trường. Lãi suất thị trường thay đổi sẽ tác động đến các biến số kinh tế vĩ mô nhằm đạt được các mục tiêu cuối cùng của CSTT. 1.2. RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.2.1. Khái niệm rủi ro lãi suất 1.2.1.1. Khái niệm rủi ro lãi suất Có nhiều cách hiểu rủi ro khác nhau, có nhiều định nghĩa về rủi ro của các nhà kinh tế và các nhà kinh doanh nhưng cách phổ biến nhất là xem rủi ro nhưng các khoản thiệt hại về tài chính và mô tả sự biến động tỷ suất sinh lời của một tài sản nào đó. Theo Timothy W.Koch (Bank Management 1995 - University of South Carolina): “Rủi ro lãi suất là sự thay đổi tiềm tàng về thu nhập lãi ròng và giá trị thị trường của vốn ngân hàng xuất phát từ sự thay đổi của mức lãi suất”. Theo Thomas P.Fitch (Dictionary of Banking Term 1997 - Barron's Educational Series Inc) thì “Rủi ro lãi suất là rủi ro khi thay đổi lãi suất thị trường sẽ dẫn đến tài sản sinh lời giảm giá trị”. Theo Ủy Ban Basel về giám sát Ngân hàng, 2004: “Rủi ro lãi suất là rủi ro điều kiện tài chính của ngân hàng chịu những biến động bất lợi về lãi suất. Chấp nhận rủi ro này là một phần trong hoạt động ngân hàng và có thể là một nguồn sinh lợi cũng như tạo ra giá trị cho cổ đông.” (theo Ủy Ban Basel về Giám Sát Ngân Hàng, 2004). Trên cơ sở xem xét các quan điểm về rủi ro lãi suất như trên có thể thấy rằng rủi ro lãi suất là loại rủi ro xuất hiện khi có sự thay đổi của lãi suất thị trường hoặc những yếu tố có liên quan đến lãi suất dẫn đến nguy cơ biến động thu nhập và giá trị ròng của ngân hàng. 1.2.1.2. Nguyên nhân của rủi ro lãi suất a) Sự không phù hợp về kỳ hạn, tính thanh khoản và quy mô của tài sản so với kỳ hạn, tính thanh khoản và quy mô của nợ. (i) Sự không cân xứng về kỳ hạn của tài sản và nợ Sự không cân xứng về kỳ hạn là tình trạng tài sản có của ngân hàng có kỳ hạn dài hơn hoặc ngắn hơn kỳ hạn tài sản nợ. Nguyên nhân:(8) + Sự đa dạng nhu cầu của khách hàng gửi tiền và vay tiền. Người gửi tiền luôn muốn gửi với kỳ hạn ngắn để phòng ngừa các trường hợp chi tiêu ngoài dự tính hay khi lãi suất đang có xu hướng tăng, ngược lại, người vay tiền cần một thời gian dài để sử dụng vốn vay đầu tư vào sản xuất và sinh lời. + Ngân hàng thường không quy định khách hàng bắt buộc phải tôn trọng thời hạn trong hợp đồng để làm vừa lòng các khách hàng của mình, tạo điều kiện cho khách hàng vay vốn có thể trả nợ ngân hàng bất cứ khi nào có tiền và các khách hàng gửi tiền có thể rút trước hạn nếu có việc đột xuất. + Các ngân hàng thường có khuynh hướng duy trì kỳ hạn của Tài sản có lớn hơn Tài sản nợ vì mục tiêu lợi nhuận. Chúng ta biết rằng các ngân hàng huy động ngắn hạn với lãi suất và cho vay dài hạn với lãi suất cao sẽ thu được lợi nhuận cao. (ii). Sự biến động của lãi suất thị trường Lãi suất hay giá cả của các khoản tín dụng được xác định tại mức cân bằng giữa lượng cung và cầu quỹ cho vay (thể hiện trong hình 1.1) Hình 1.1. Cân bằng cung cầu quỹ cho vay trên thị trường b) Ngân hàng áp dụng các loại lãi suất khác nhau trong huy động vốn và cho vay - Trường hợp 1: Ngân hàng huy động vốn với lãi suất cố định để cho vay, đầu tư với lãi suất biến đổi. Khi lãi suất giảm, rủi ro lãi suất sẽ xuất hiện vì chi phí lãi không đổi, trong khi thu nhập lãi giảm, dẫn đến lợi nhuận ngân hàng giảm. (Williamson 2008, 14). - Trường hợp 2: Ngân hàng huy động vốn với lãi suất biến đổi, để cho vay với lãi suất cố định. Khi lãi suất tăng, rủi ro lãi suất xuất hiện vì chi phí lãi tăng theo lãi suất thị trường, trong khi thu nhập lãi không đổi dẫn đến lợi nhuận ngân hàng giảm. (Williamson 2008, 14). c) Không phù hợp về khối lượng giữa nguồn vốn huy động và sử dụng nguồn vốn đó Lãi suất Quy mô vốn cho vay Đường cầu quỹ cho vay Đường cung quỹ cho vay(9) Ngân hàng huy động vốn đầu vào mà không cân đối được đầu ra, làm cho việc sử dụng nguồn vốn chưa hiệu quả. Nếu lúc này lãi suất thị trường biến động gây ảnh hưởng theo chiều hướng xấu, hiệu quả kinh doanh của ngân hàng giảm mạnh. (Williamson 2008, 14). d) Sự thay đổi của lãi suất thị trường ngược chiều với dự kiến của ngân hàng Lãi suất tồn tại trên thị trường trong một thời kỳ nào đó, được hình thành trên những nguyên tắc nhất định buộc những đối tượng có tham gia vào quan hệ tín dụng phải tuân theo. Mặt khác, lãi suất luôn biến động theo thị trường, nên trong nhiều trường hợp ngân hàng không thể dự báo chính xác mức độ thay đổi của lãi suất thị trường. Chính những sự thay đổi ngoài dự kiến của lãi suất đã gây nên rủi ro lãi suất cho ngân hàng. Việc dự báo sự biến động lãi suất có ảnh hưởng đến chiến lược của ngân hàng, cụ thể như sau: - Nếu ngân hàng duy trì giá trị Tài sản nhạy cảm với lãi suất lớn hơn giá trị Nợ nhạy cảm với lãi suất (khe hở lãi suất dương). Khi lãi suất trên thị trường tăng, thu nhập từ lãi của ngân hàng sẽ tăng nhanh hơn chi lãi, chênh lệch lãi suất tăng, lợi nhuận ngân hàng sẽ tăng. Ngược lại khi lãi suất thị trường giảm, thu từ lãi sẽ giảm nhanh hơn chi lãi, chênh lệch lãi suất sẽ giảm, làm giảm thu nhập của ngân hàng. (Williamson 2008, 14). - Nếu ngân hàng duy trì giá trị Nợ nhạy cảm với lãi suất lớn hơn giá trị Tài sản nhạy cảm với lãi suất (khe hở lãi suất âm). Giả sử ngân hàng dự kiến trong tương lai mức lãi suất sẽ giảm thì khi đó chênh lệch lãi suất của ngân hàng sẽ tăng, vì thu từ lãi sẽ giảm chậm hơn chi lãi. Tuy nhiên thực tế thì rủi ro lãi suất lại tăng lên, làm cho thu nhập từ lãi của ngân hàng tăng chậm hơn chi từ lãi, dẫn đến rủi ro lãi suất xảy ra đối với ngân hàng (Williamson 2008, 14). Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro lãi suất tại NHTM (i) Trình độ công nghệ, năng lực cán bộ chuyên môn Bước đầu tiên trong quá trình kiểm soát RRLS là tập hợp dữ liệu để mô tả tình hình tài chính hiện tại của ngân hàng. Mỗi hệ thống đo lường, dù là báo cáo GAP hay một mô hình mô phỏng giá trị kinh tế cũng đòi hỏi thông tin trên Bảng tổng kết tài sản. Ngân hàng nên có hệ thống quản lý thông tin đầy đủ (MIS) để cho phép truy xuất thông tin chính xác, kịp thời. Để mô tả RRLS gắn liền với tình hình kinh doanh của ngân hàng, ngân hàng cần có WK{QJWLQFKRPÛi loại công cụ tài chính hay danh mục đầu tư về: - Số dư hiện tại và các khế ước lãi suất có liên quan đến danh mục đầu tư. - Các điều khoản khế ước hay dự tính của công cụ hay danh mục đầu tư liên quan đến các khoản tiền gốc, ngày điều chỉnh lãi suất và ngày đáo hạn.(10) - Đối với các điều khoản lãi suất có thể điều chỉnh, danh mục lãi suất được sử dụng để định giá lại, cũng như các công cụ có khế ước trần hay sàn. Đi kèm với trình độ công nghệ, nănglực nhận thức về RRLS cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến quá trình quản lý RRLS. Ngân hàng cần có các khóa đào tạo chuyên sâu cho các cán bộ quản trị rủi ro để nâng cao trình độ nghiệp vụ. Trình độ cán bộ về QTRRLS cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới QTRRLS của Ngân hàng. (ii) Môi trường pháp lý và sự phát triển của thị trường tài chính Sự phát triển của một thị trường tài chính ảnh hưởng đến việc QTRRLS ở chỗ khi thị trường tài chính phát triển sẽ ra đời các công cụ mới để che chắn RRLS. Hơn nữa khi thị trường tài FKtQK SKiW WULÇQ OmL VX©t sẽ biến động nhiều hơn và do đó nhu cầu của việc QTRRLS cũng QJj\FjQJÿDG¥QJKkQ.KL1+7W quan tâm nhiều đến các loại rủi ro trong hệ thống ngân KjQJYLËc quản lý giám sát rủi ro cũng như môi trường pháp lý cũng tác động rất nhiều đến QTRRLS tại các NHTM. (iii) Hệ thống thông tin dự báo về tình hình thị trường, lãi suất :Như ở phần trên đã trình Ej\ Fy KË thống thông tin và dự báo chính xác sự biến động của lãi suất, các NHTM sẽ rất chủ động trong việc QTRRLS. (iv) Dự báo tình hình kinh tế, chính trị trong nước và quốc tế: Tình trạng thực thi của nền kinh tế: Tình trạng thực thi của nền kinh tế sẽ ảnh hưởng đến lãi suất của một quốc gia. Các chỉ số phản ánh sự thực thi các mục tiêu kinh tế bao gồm: - Các chỉ số thương mại (Trade Figure). - Mức độ thất nghiệp (Employment Levels). - Tổng sản phẩm quốc nội (Gross National Product). - Mức độ đầu tư (Investment Levels). - Mức độ sản xuất (Productivity Levels). Khi nền kinh tế của một quốc gia đang được vận hành tốt hoặc nếu các thành viên tham gia thị trường cảm thấy rằng nền kinh tế sẽ vận hành tốt trong khoảng thời gian tới, môi trường đầu tư tốt sẽ xuất hiện, nền kinh tế sẽ cần nhiều vốn hơn để phát triển. Khi nhu cầu về vốn tăng, lãi suất sẽ có xu hướng tăng lên. Trong trường hợp ngược lại, khi thực trạng kinh tế yếu kém và các thành viên thị trường cho rằng sự phục hồi nền kinh tế khó có khả năng xảy ra, cầu về vốn để đầu tư sẽ không lớn. Khi đó, lãi suất sẽ có xu hướng giữ nguyên hoặc thậm chí giảm để thu hút cầu. Các chỉ số về thương mại là một chỉ số quan trọng phản ánh hiện trạng của nền kinh tế. Chỉ số này được đại diện bởi con số cán cân thương mại (Trade Balance).(11) Cán cân thương mại có thể là thâm hụt hoặc thặng dư (Deficit or Surplus). Khi cán cân WKmkQJ P¥i thặng dư tăng lên, có nghĩa là tại đất nước đó xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu, dòng tiền vào nhiều hơn từ xuất khẩu so với lượng tiền phải trả ra do nhập khẩu. Điều này làm tăng cung tiền dẫn đến lãi suất giảm. Ngược lại, khi cán cân thương mại thâm hụt sẽ làm WQJOmLVX©t. Lạm phát: Khi lạm phát tăng lên sẽ dẫn đến lãi suất tăng lên. Lạm phát là một quá trình trong ÿy PíFJLiFKXQJWURQJQÅn kinh tế tăng lên, dẫn đến hậu quả là sức mua của đồng tiền với một lượng danh nghĩa nhất định giảm xuống.Các nhà đầu tư yêu cầu một lãi suất cao hơn để đền bù đối với hậu quả của lạm phát mong đợi đối với thu nhập của họ. Như vậy về mặt lý thuyết khi tỷ lệ lạm phát tăng lên, lãi suất trên thị trường sẽ tăng lên. Khi cung tiền tăng lên, FiF ÿLÅu kiện khác không thay đổi, sẽ làm tăng tỷ lệ lạm phát, do vậy sẽ làm tăng mức lãi suất. Nhiều nhà kinh tế đã khuyến nghị rằng cuộc chiến chống lạm phát nhất định sẽ thất bại nếu chúng ta muốn hạ thấp lãi suất. Sự thay đổi của tỷ giá trên thị trường ngoại hối: Đồng nội tệ tăng hay giảm giá trên thị trường ngoại hối cũng có tác động đến mức lãi suất trên thị trường nội địa. Ảnh hưởng của tỷ giá giao ngay đến lãi suất: Trong khi có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá giao ngay thì tỷ giá giao ngay bản thân nó cũng có thể ảnh hưởng đến lãi suất của đồng tiền liên quan. Lãi suất có thể tăng bởi NHTW để thu hút vốn vào nền kinh tế bù đắp cho lượng tiền tệ đã được dùng để làm cho đồng tiền tệ mạnh lên. Tương tự như vậy, một trong những sự lựa chọn khác của NHTW, khi họ phải đối mặt với tình trạng tỷ giá thấp không mong đợi là việc can thiệp vào thị trường nội tệ, có nghĩa là NHTW tăng lãi suất để tăng cầu đồng nội tệ từ đó tăng tỷ giá đồng nội tệ. Thị trường kỳ hạn: Khi có một lượng rất lớn mua và bán trên thị trường kỳ hạn, kết quả có thể xảy ra là lượng vốn có thể đi vào/ đi ra khỏi thị trường tiền gửi. Điều này có ảnh hưởng tới cung và cầu tiền và do đó ảnh hưởng tới lãi suất. Thị trường tiền tệ và thị trường ngoại hối có một mối liên hệ rất chặt chẽ với nhau. Khi tỷ giá thay đổi có thể làm ảnh hưởng tới sự thay đổi của lãi suất trên thị trường nội địa, trong khi sự khác biệt về lãi suất giữa các đồng tiền là yếu tố quan trọng để xác định tỷ giá. NHTW có thể kìm hãm sự giảm mạnh của tỷ giá bằng cách nâng lãi suất, ngược lại NHTW có thể giảm lãi suất đối với sự biến động tăng của tỷ giá. Xu hướng của lãi suất trên thị trường nội địa và quốc tế:(12) Lãi suất của một thị trường bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi về lãi suất trên các thị trường tiền tệ khác. Thông qua các lãi suất chiết khấu, lãi suất cơ bản NHTW có thể ảnh hưởng vào mức lãi suất chung của nền kinh tế. Các NHTM muốn thành công phải thường xuyên nhận thức được sự thay đổi (và kế hoạch thay đổi) của những lãi suất cơ bản này. Liên quan tới xu hướng thay đổi lãi suất trên thị trường quốc tế, các quốc gia khác không thể không quan tâm tới xu hướng biến động của lãi suất của các đồng tiền trên thế giới bởi đồng vốn sẽ có xu hướng đến nơi nào có lãi suất cao hơn. Sự khác biệt về lãi suất có thể gây ra sự di chuyển dòng vốn ngắn hạn xuyên qua biên giới các quốc gia khi các nhà đầu tư tìm kiếm mức lãi suất cao hơn. Điều này có thể ảnh hưởng tới tính thanh khoản của thị trường tiền tệ nội địa và do vậy sẽ ảnh hưởng tới lãi suất. Tuy nhiên có hai điểm cần lưu ý như sau: - Dòng vốn ngắn hạn di chuyển sẽ chỉ xuất hiện khi không có sự kiểm soát về mặt tỷ giá và chỉ xảy ra khi các nhà đầu tư cho rằng không có sự thay đổi lớn về tỷ giá diễn ra, mà việc này có thể vô hiệu hóa lợi nhuận của việc đầu tư ra nước ngoài. - Sự tự do hóa ngày càng tăng của thị trường quốc tế và sự gia tăng phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế thế giới khiến lãi suất có xu hướng ngang bằng nhau đối với thị trường có mối tương đồng với nhau, đặc biệt là các nền kinh tế có độ lớn giống nhau và các chỉ số kinh tế gần giống nhau. Khi lãi suất trên thị trường quốc tế tăng lên nhưng lãi suất trên thị trường nội địa không tăng, tính thanh khoản trên thị trường tiền tệ nội địa có khả năng giảm xuống do các nguồn vốn bị rút bớt khỏi thị trường nội địa bởi những nhà đầu tư sẽ tìm kiếm lãi suất có thể cao hơn ở nước ngoài. Sự phát triển chính trị và niềm tin vào thị trường: Nếu một quốc gia có chế độ chính trị ổn định, lãi suất có xu hướng thấp vì yếu tố an toàn dòng tiền sẽ chảy vào những quốc gia này, do vậy làm tăng cung tiền và làm giảm mức lãi suất. Ở các quốc gia có chế độ chính trị càng ổn định, lãi suất càng có xu hướng giảm. Các nhà đầu tư gửi tiền ở các quốc gia đó có rủi ro rất ít. Thông thường các món đầu tư WKmáQJ DQ WRjQ KkQ W¥L FiF QmßF Fy FKÃ độ chính trị ổn định hơn là tại các nước có chế độ chính trị thay đổi thường xuyên và khó đoán trước. Ngược lại, các nhà đầu tư quyết định đầu tư ở các quốc gia không ổn định sẽ yêu cầu một phụ phí rủi ro tăng thêm (và do đó là một lãi suất cao hơn) để bù lại những rủi ro họ có thể gặp do tính không ổn định của quốc gia đó. Thụy Sỹ là một ví dụ rất điển hình, bởi vì WtQKÙQÿÏnh cố hữu của đất nước này cùng với luật giữ bí mật của các ngân hàng, một dòng tiền rất lớn đã chảy vào Thụy Sỹ. Điều này đã ảnh hưởng đến cung và cầu của tiền khiến cho lãi suất ở đây thấp hơn so với bất kỳ chỗ nào trên thế giới.(13) Niềm tin của các thành viên thị trường vào các chính sách về tài chính, cấu trúc và sự lành mạnh của Chính phủ cũng là một yếu tố tác động đến lãi suất. Khi các thành viên có niềm tin vào một thị trường nào đó, dòng vốn sẽ có xu hướng chảy vào thị trường này làm WQJFXQJWLÅn dẫn đến giảm lãi suất. Ngược lại, khi không có niềm tin vào thị trường, dòng vốn sẽ có xu hướng rời khỏi nền kinh tế, do vậy làm giảm đi cung tiền tệ và lãi suất sẽ có xu KmßQJWQJOrQ 1.2.2. Phân loại rủi ro lãi suất Xét trên phương diện những thiệt hại mà biến động lãi suất gây ra cho các ngân hàng thì rủi ro lãi suất bao gồm hai loại rủi ro cơ bản: rủi ro về thu nhập và rủi ro giảm giá trị tài sản. - Rủi ro về thu nhập: là khả năng suy giảm thu nhập lãi ròng của ngân hàng khi lãi suất thị trường biến động. Bao gồm: + Rủi ro định giá lại (rủi ro tái tài trợ tài sản nợ hoặc tái đầu tư tài sản có) Tài sản có: Thu nhập lãi ròng = Thu nhập lãi – chi phí lãi  Rủi ro tái tài trợ tài sản nợ khi ngân hàng duy trì kỳ hạn tài sản có lớn hơn kỳ hạn tài sản nợ Hình 1.2. Kỳ hạn tài sản có lớn hơn kỳ hạn tài sản nợ Giả sử ngân hàng huy động vốn với lãi suất 8%/năm, kỳ hạn 1 năm để đầu tư cho một dự án kỳ hạn 2 năm với lãi suất 9%/năm. Lợi nhuận của ngân hàng trong năm thứ nhất sẽ là 1% (= 9% - 8%). Nếu lãi suất thị trường không đổi từ năm thứ nhất sang năm thứ hai thì ngân hàng sẽ duy trì được lợi nhuận ở mức 1%. Tuy nhiên nếu lãi suất thị trường năm thứ hai tăng lên, giả sử ngân hàng chỉ có thể huy động với lãi suất là 11% thì lợi nhuận của ngân hàng là -2% (= 9% - 11%). Như vậy, có thể thấy ngân hàng chịu rủi ro lãi suất khi ngân hàng duy trì kỳ hạn tài sản có lớn hơn kỳ hạn tài sản nợ trong khi lãi suất thị trường tăng. Tài sản có 2 năm Tài sản nợ 1 năm(14)  Rủi ro tái đầu tư tài sản có khi ngân hàng duy trì kỳ hạn của tài sản nợ lớn hơn kỳ hạn của tài sản có Hình 1.3. Kỳ hạn tài sản nợ lớn hơn kỳ hạn tài sản có Giả sử ngân hàng huy động vốn với lãi suất 8%/năm, kỳ hạn 2 năm để đầu tư dự án kỳ hạn 1 năm có lãi suất 9%/năm. Lợi nhuận của ngân hàng trong năm thứ nhất sẽ là 1%. Nếu sang năm thứ hai ngân hàng chỉ có thể cho vay với lãi suất 7%/năm thì lợi nhuận của ngân hàng là -1% (= 7% - 8%). Như vậy trong trường hợp ngân hàng duy trì kỳ hạn của tài sản nợ lớn hơn tài sản có ngân hàng sẽ chịu rủi ro khi lãi suất thị trường giảm. + Rủi ro cơ bản: là rủi ro phát sinh khi sự định giá lại không hoàn hảo hoặc giống nhau giữa những khoản mục khác nhau, nghĩa là xuất hiện sự khác nhau về mức độ thay đổi lãi suất thu được từ tài sản có và lãi suất phải trả cho tài sản nợ mặc dù những khoản mục này có cùng thời hạn định giá lại. + Rủi ro lựa chọn: là rủi ro phát sinh khi khách hàng không tôn trọng cam kết về kỳ hạn ban đầu. Ví dụ: Khi lãi suất thị trường tăng lên, khách hàng có xu hướng rút trước hạn các khoản tiền gửi có kỳ hạn để gửi vào các khoản tiền gửi mới với lãi suất cao hơn hay khi lãi suất thị trường giảm xuống, khách hàng có xu hướng trả nợ trước hạn các khoản vay dài hạn để vay lại khoản vay mới với lãi suất thấp hơn. - Rủi ro giảm giá trị tài sản: là khả năng giá trị tài sản ròng của ngân hàng bị suy giảm khi lãi suất thị trường biến động. Bao gồm: + Rủi ro kỳ hạn: là rủi ro giảm giá trị ròng của ngân hàng khi tồn tại sự không cân xứng về kỳ hạn của tài sản có và tài sản nợ. Giả sử ngân hàng huy động 100 tỷ đồng với kỳ hạn 3 năm để cho vay với kỳ hạn 1 năm. Nếu lãi suất thị trường tăng từ 9%/năm đến 10%/năm thì giá trị tài sản có (A) và tài sản nợ (L) của ngân hàng sẽ biến động: ΔA = - = - 2,087 (tỷ đồng) Tài sản có 1 năm Tài sản nợ 2 năm 3%)101(100 3%)91(100(15) ΔL = - = - 0,83 (tỷ đồng) => ΔE = -2,087 – (- 0,83) = - 1,253 (tỷ đồng) Như vậy, khi lãi suất thị trường tăng cả tài sản có và tài sản nợ đều giảm, tuy nhiên giá trị các tài sản có kỳ hạn khác nhau thì mức giảm khác nhau. Cụ thể tài sản có có kỳ hạn dài thì giá trị giảm nhiều hơn tài sản nợ dẫn đến giá trị ròng của ngân hàng giảm. + Rủi ro đường cong lãi suất: là rủi ro của ngân hàng trước những thay đổi về độ dốc và hình dạng của đường cong lãi suất. Rủi ro này phát sinh khi những thay đổi không dự đoán trước của đường cong lãi suất có tác động làm giảm giá trị tài sản của ngân hàng do lãi suất của những thời hạn khác nhau thay đổi theo những mức độ khác nhau. 1.3. QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.3.1. Khái niệm quản trị rủi ro lãi suất Quản trị rủi ro lãi suất chính là việc các ngân hàng thiết lập hệ thống quy trình nhằm nhận biết, định lượng, giám sát, kiểm soát những tổn thất đang và sẽ gây ra đối với thu nhập của ngân hàng do biến động của lãi suất để từ đó có thể đề ra những chiến lược, chính sách hoặc sử dụng những công cụ nhằm phòng ngừa, hạn chế tới mức tối đa những ảnh hưởng xấu của biến động lãi suất tới thu nhập của ngân hàng một cách đầy đủ, toàn diện và liên tục. Một mục tiêu quan trọng trong quản trị rủi ro lãi suất là hạn chế tới mức tối đa các ảnh hưởng xấu của biến động lãi suất tới thu nhập của ngân hàng. Dù lãi suất thay đổi như thế nào, ngân hàng luôn mong muốn đạt được mức thu nhập dự kiến ở mức tương đối ổn định. Để đạt được mục tiêu này, các ngân hàng cần phải tập trung vào những bộ phận nhạy cảm nhất với lãi suất trong danh mục tài sản có và tài sản nợ. Thông thường, đó là các tài sản sinh lời như các khoản cho vay và đầu tư (thuộc về bên tài sản có) hay các khoản tiền huy động, khoản vay trên thị trường tiền tệ (thuộc về bên tài sản nợ). 1.3.2. Sự cần thiết quản trị rủi ro lãi suất Hệ thống ngân hàng thường được coi là huyết mạch của nền kinh tế từng quốc gia và toàn thế giới. Hệ thống ngân hàng vừa nắm cán cân, vừa quyết định sự thành bại của một nền kinh tế. Bởi vì quan trọng như thế nên hệ thống ngân hàng phải vững mạnh thì nền kinh tế mới phát triển được. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh của ngân hàng chứa đựng rất nhiều rủi ro: rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản… Trong đó, rủi ro lãi suất là rủi ro rất nguy hiểm. Rủi ro lãi suất gây ra biến động giá trị tài sản và biến động thu nhập lãi ròng của ngân hàng dẫn đến sự mất an toàn cho toàn hệ thống ngân hàng. Quản trị rủi ro lãi suất giúp ổn định thu nhập, hạn chế rủi ro, đảm bảo giá trị vốn ngân hàng. Như trên đã đề cập, rủi ro lãi suất gây ra sự biến động của thu nhập lãi ròng và giá trị 1%)101(100 1%)91(100(16) tài sản của ngân hàng. Sự biến động mang tính chất khó dự đoán trên bảng cân đối kế toán ngân hàng sẽ gây khó khăn cho các nhà quản trị trong việc hoạch định chính sách, mục tiêu kinh doanh của ngân hàng trong từng thời kỳ, làm giảm hiệu quả kinh doanh. Quản trị rủi ro lãi suất hiệu quả sẽ giảm thiểu những tác động tiêu cực của biến động lãi suất tới bảng cân đối của ngân hàng thương mại. Quản trị rủi ro lãi suất giúp tăng cường tính an toàn, ổn định trong kinh doanh. Trong hoạt động kinh doanh, tính an toàn, ổn định, phát triển bền vững luôn là mục tiêu hàng đầu. Quản trị rủi ro lãi suất hiệu quả giúp hạn chế những thay đổi bất thường trong hoạt động kinh doanh, đem lại sự ổn định cho ngân hàng. Quản trị rủi ro lãi suất giúp phát huy lợi thế cạnh tranh. Do đó, yêu cầu cấp thiết đặt ra là các ngân hàng thương mại phải thực hiện quản trị rui ro lãi suất nhằm hạn chế tới mức thấp nhất những tổn thất của ngân hàng do sự biến động lãi suất gây ra, hoặc lợi dụng sự thay đổi lãi suất để đem lại thu nhập cho ngân hàng. Các ngân hàng thương mại hiện nay thực hiện quản lý ngân hàng dưới sự hướng dẫn của ủy ban quản lý tài sản và nợ (ủy ban ALCO). Ủy ban này không chỉ lựa chọn chiến lược đối phó với rủi ro lãi suất mà còn tham gia hoạch định các kế hoạch, dự trù chiến lược cho ngân hàng, giải quyết vấn đề thanh khoản cũng như các vấn đề quản lý khác. Ủy ban ALCO họp theo định kỳ sẽ đưa ra chiến lược ngắn hạn và dài hạn cho hoạt động của ngân hàng. Hỗ trợ cho Ủy ban này có các phòng ban làm nhiệm vụ quản lý và cân đối vốn, quản lý rủi ro. 1.3.3. Nội dung quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng thương mại 1.3.3.1. Nhận biết rủi ro lãi suất và dự báo rủi ro lãi suất Dựa vào bảng cân đối kế toán của ngân hàng ở các thời kỳ kết hợp với dự báo về lãi suất thị trường để nhận biết rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại. Sự biến động của lãi suất thị trường có thể được dự báo căn cứ vào đường cong lãi suất đã được công bố. Thực chất, đường cong lãi suất chính là tập hơp các mức lãi suất chiết khấu (YTM) của các công cụ nợ có thời hạn khác nhau, được xác định căn cứ theo giá thị trường của các công cụ nợ đó tại mỗi thời điểm. 1.3.3.2. Lượng hóa rủi ro lãi suất a. Mô hình định giá lại: Đo lường mức độ biến động của thu nhập lãi ròng của ngân hàng trước sự thay đổi của lãi suất thị trường. (i) Nội dung mô hình Phân tích các luồng tiền dựa trên nguyên tắc giá trị kế toán nhằm xác định chênh lệch giữa tiền lãi thu được từ tài sản có và lãi phải thanh toán cho vốn huy động sau một khoảng(17) thời gian nhất định. - Cách thức: Phân loại tài sản có và tài sản nợ của ngân hàng thành hai nhóm: nhóm nhạy cảm với lãi suất và nhóm không nhạy cảm với lãi suất dựa trên tiêu chí mức độ biến động của thu nhập (chi phí) lãi khi lãi suất thị trường thay đổi. Tài sản nhạy cảm lãi suất (RSA) là những tài sản có thể định giá lại khi lãi suất thị trường thay đổi: các khoản cho vay và chứng khoán sắp đáo hạn, chuẩn bị gia hạn hoặc đến kỳ điều chỉnh lãi, các khoản cho vay với lãi suất thả nổi… Nợ nhạy cảm lãi suất (RSL) là những nguồn vốn được định giá lại khi lãi suất thị trường thay đổi: những khoản tiền gửi sắp đến hạn phải trả, đến kỳ điều chỉnh lãi, những khoản tiền gửi với lãi suất thả nổi… - Công thức: Sự thay đổi thu nhập ròng từ lãi suất (Δ net interest income) ΔNII = GAP x Δi (1.1) Với: Khe hở nhạy cảm với lãi suất GAP = RSA - RSL Trong đó: ΔNII: Mức độ thay đổi thu nhập lãi ròng từ lãi suất GAP: khe hở nhạy cảm với lãi suất Δi: Mức độ thay đổi lãi suất RSA: Tài sản nhạy cảm lãi suất RSL: Nợ nhạy cảm lãi suất Trong mỗi giai đoạn (ngày, tuần, tháng …) khi giá trị tài sản nhạy cảm lãi suất lớn hơn giá trị nợ nhạy cảm lãi suất tạo nên chênh lệch lãi suất dương, ngược lại khi giá trị tài sản nhạy cảm lãi suất nhỏ hơn giá trị nợ nhạy cảm lãi suất tạo nên khe hở lãi suất âm. Theo mô hình trên có thể thấy, khi tài sản và nợ của ngân hàng có sự chênh lệch, ngân hàng sẽ gặp rủi ro lãi suất nếu lãi suất thị trường biến động. Ảnh hưởng của sự thay đổi lãi suất tới thu nhập lãi ròng của ngân hàng được tóm tắt như sau: (1.2)(18) Bảng 1.1. Mối quan hệ giữa GAP, sự thay đổi lãi suất và sự thay đổi thu nhập lãi ròng Như vậy có thể thấy không phải trong trường hợp nào sự biến động của lãi suất thị trường cũng gây thiệt hại cho ngân hàng. Cụ thể, trong trường hợp ngân hàng duy trì GAP >0 khi lãi suất thị trường tăng và GAP<0 khi lãi suất thị trường giảm, ngân hàng sẽ được lợi vì thu nhập lãi ròng của ngân hàng tăng. Rủi ro lãi suất đến từ hai trường hợp lãi suất thị trường giảm kết hợp khe hở lãi suất GAP >0 và lãi suất thị trường tăng kết hợp GAP< 0. (ii). Đánh giá mô hình - Ưu điểm Thứ nhất, mô hình định giá lại cung cấp thông tin về cơ cấu tài sản và nợ sẽ được định giá lại. Thứ hai, thông qua việc tính toán các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán, ngân hàng dễ dàng xác định thay đổi thu nhập lãi ròng khi lãi suất thị trường biến động. Thứ ba, mô hình định giá lại khá đơn giản và trực quan. - Nhược điểm Thứ nhất, vấn đề về tiêu chí đánh giá. Chúng ta biết rằng trên bảng cân đối kế toán của ngân hàng có những khoản mục nhạy cảm với lãi suất và những khoản mục không nhạy cảm với lãi suất, tuy nhiên không phải tất cả các khoản mục được cho là nhạy cảm với lãi suất lại biến động với cùng giá trị khi lãi suất thị trường biến động => mức độ nhạy cảm của khoản mục tài sản và nợ là khác nhau. Thứ hai, hiệu ứng giá của thị trường. Sự thay đổi của lãi suất thị trường không chỉ ảnh hưởng đến thu nhập mà còn tác động đến giá trị tài sản của ngân hàng. Mô hình định giá lại chỉ dựa trên giá trị ghi sổ của tài sản, không tính đến giá trị thị trường của chúng.Do đó, mô GAP Δi ΔNII >0 > 0 > 0 > 0 < 0 < 0 < 0 > 0 < 0 < 0 < 0 > 0 = 0 = 0(19) hình này chỉ phản ánh một phần rủi ro lãi suất đối với ngân hàng. Thứ ba, vấn đề kỳ định giá tích lũy. Giả sử tài sản và nợ trong cùng một nhóm kỳ hạn đến hạn có thể có giá trị bằng nhau nhưng tài sản được định giá lại tại thời điểm đầu của kỳ định giá lại trong khi nợ được định giá lại tại thời điểm cuối của kỳ định giá lại. Rõ ràng trong trường hợp này kỳ hạn đến hạn của tài sản và nợ là không cân xứng. Tuy nhiên theo mô hình định giá lại thì coi như không có vần đề gì với thu nhập lãi ròng. Nếu như kỳ định giá lại càng mau thì hạn chế của kỳ định giá tích lũy càng giảm. Thứ tư, vấn đề tài sản đến hạn. Một trong các giả định của mô hình định giá lại là toàn bộ các khoản cho vay sẽ được hoàn trả khi đến hạn. Trên thực tế, ngân hàng thường quy định các khoản cho vay được hoàn trả theo định kỳ và khách hàng có thể trả nợ trước hạn. Do đó, mô hình này không thể phản ánh chính xác những tác động của lãi suất đến thu nhập lãi ròng của ngân hàng. Với những hạn chế trên đây, có thể nói mô hình định giá lại chỉ đánh giá được một cách cơ bản nhất sự thay đổi thu nhập lãi ròng của ngân hàng thương mại khi lãi suất thị trường thay đổi. b. Mô hình thời lượng (i). Nội dung mô hình Mô hình thời lượng là phương pháp đo lường sự nhạy cảm của giá (giá trị của vốn) của khoản đầu tư có thu nhập cố định tới sự thay đổi của lãi suất thị trường. Thời lượng của một tài sản là thước đo kỳ hạn thực tế của một tài sản sinh lời, được xác định trên cơ sở các giá trị hiện tại của nó. Thời lượng tài sản có thực chất là thời gian trung bình cần thiết để thu hồi khoản vốn đã đầu tư. Thời lượng tài sản nợ xác định thời gian trung bình cần thiết để hoàn trả khoản vốn đã huy động. - Công thức D = Trong đó: D: Thời lượng của tài sản PVt: Giá trị hiện tại của luồng tiền nhận được tại thời điểm cuối kỳ t N: Tổng số luồng tiền phát sinh từ tài sản Xét sự ảnh hưởng của lãi suất tới giá trị tài sản, ta có công thức: (1.3) NtNtPVttPVt11.(20) = - P = - PD* Trong đó: : Sự thay đổi giá trị tài sản do ảnh hưởng của sự thay đổi trong lãi suất P: Giá của tài sản Y: Lãi suất đến hạn D*: Thời lượng được điều chỉnh Theo công thức này, khi lãi suất thay đổi, giá trị của tài sản biến động ngược chiều. Nói cách khác, với một sự thay đổi lãi suất nhất định, tài sản có thời lượng càng dài thì sự thay đổi giá trị càng lớn. Về ý nghĩa kinh tế, thời lượng là phép đo trực tiếp độ nhạy cảm của giá trị tài sản đối với lãi suất hay nói cách khác, nếu D* của tài sản là X, khi lãi suất tăng 1% thì giá trị hiện tại của tài sản giảm đi X%. Đo lường thiệt hại của ngân hàng khi lãi suất thay đổi trên cơ sở tính toán thời lượng hai vế của bảng cân đối tài sản: DA = Trong đó: DAi: thời lượng của tài sản có thứ i XAi: tỷ trọng của tài sản có thứ i DL = Trong đó: DLi: thời lượng của tài sản có thứ i X Li: tỷ trọng của tài sản có thứ i Áp dụng các công thức (1.3), (1.4), (1.5), (1.6) ta có công thức đo lường thiệt hại của ngân hàng trước sự biến động của lãi suất như sau: Trong đó: k = là tỷ lệ vốn huy động trên tổng tài sản có của ngân hàng, gọi là tỷ lệ đòn bẩy k Các tình huống xảy ra: (DA – kDL) > 0 và i tăng => E giảm ΔE = (1.4) (1.5) (1.6) (1.7) (DA – kDL) x -A. Δi/(1+i) dYdP yD1 dYdP DAiXAi. DLiXLi. AL(21) (DA – kDL) < 0 và i giảm => E giảm (ii). Đánh giá mô hình Thứ nhất, hạn chế về tính lồi của mô hình. Mô hình thời lượng là phép đo chính xác sự thay đổi thị giá của các chứng khoán có thu nhập cố định khi lãi suất thị trường thay đổi ở mức nhỏ. Tuy nhiên khi lãi suất thị trường thay đổi ở mức lớn thì mô hình thời lượng cho kết quả kém chính xác bởi vì mô hình giả định rằng mối quan hệ giữa lãi suất và giá tài sản là tuyến tính (dạng đường thẳng) nhưng thực chất mối quan hệ này là phi tuyến (dạng đường cong). Vì vậy, nếu lãi suất thị trường thay đổi ở mức lớn thì mô hình trở nên kém tin cậy. Thứ hai, vấn đề tuyến lãi suất nằm ngang. Một trong các giả định của mô hình là tuyến lãi suất hay cấu trúc kỳ hạn của lãi suất nằm ngang, điều này có nghĩa là mỗi khi lãi suất thay đổi thì tuyến lãi suất tịnh tiến song song. Tuy nhiên, trong thực tế, tuyến lãi suất có rất nhiều hình dạng khác nhau, trong đó chỉ có tuyến lãi suất có dạng gần như năm ngang chứ không nằm ngang hoàn toàn. Do vậy, khi sử dụng mô hình thời lượng sẽ tiềm ẩn một sai số đáng kể trong việc đo độ nhạy cảm của giá trị tài sản đối với sự thay đổi của lãi suất. Thứ ba, vấn đề trì hoãn thanh toán. Mô hình thời lượng giả định rằng các khách hàng của ngân hàng thanh toán lãi và gốc theo đúng kỳ hạn đã được quy định trong hợp đồng. Tuy nhiên, trên thực tế khách hàng có thể vì nhiều lý do mà chậm thanh toán, trong nhiều trường hợp ngân hàng cũng phải cơ cấu lại khoản nợ hoặc gia hạn nợ cho khách hàng. Và do đó, luồng tiền của ngân hàng sẽ thay đổi và đây chính là lý do khiến ngân hàng phải tính toán và điều chỉnh lại thời lượng tài sản có và tài sản nợ để đảm bảo chính xác trong việc đo lường rùi ro lãi suất. 1.3.3.3. Chiến lược quản trị rủi ro lãi suất a. Chiến lược quản trị mang tính bảo vệ Nhằm mục tiêu bảo vệ thu nhập và giá trị ròng của ngân hàng trước biến động cả lãi suất. Nếu ngân hàng áp dụng chiến lược quản trị mang tính bảo vệ, ngân hàng sẽ giảm thiểu tối đa sự bất ổn trong thu nhập lãi và giá trị tài sản của ngân hàng do biến động lãi suất thị trường gây ra. Trong chiến lược quản trị khe hở nhạy cảm lãi suất mang tính bảo vệ, ngân hàng thiết lập khe hở nhạy cảm lãi suất gần bằng 0 tới mức tối đa có thể để giảm thiểu sự bất ổn định trong thu nhập lãi của ngân hàng, điều này có nghĩa là giá trị tài sản nhạy cảm lãi suất được duy trì tương đương với giá trị nợ nhạy cảm lãi suất. Trong chiến lược quản trị khe hở kỳ hạn mang tính bảo vệ, ngân hàng thương mại duy trì khe hở kỳ hạn gần bằng 0, giá trị ròng của ngân hàng được bảo vệ trước rủi ro lãi suất. Sự thay đổi trong giá trị thị trường của tài sản và nguồn vốn bù đắp lẫn nhau, làm cho giá trị(22) ròng của ngân hàng không thay đổi. b. Chiến lược quản trị năng động Với chiến lược này ngân hàng mong muốn tăng thu nhập khi dự báo được chính xác xu hướng biến động của lãi suất thị trường. Trong chiến lược quản lý khe hở nhạy cảm lãi suất năng động, nếu ban quản lý ngân hàng sự báo chính xác xu hướng biến động của lãi suất trong tương lai sẽ thiết lập khe hở nhạy cảm lãi suất dương hoặc âm nhằm thu được thu nhập. Bảng 1.2 Quản trị khe hở nhạy cảm lãi suất năng động- Phản ứng của nhà quản lý trước các dự báo về lãi suất Dự báo thay đổi lãi suất của ngân hàng Giá trị khe hở nhạy cảm lãi suất íối ưu Phản ứng của nhà quản lý Lãi suất thị trường tăng Khe hở nhạy cảm lãi suất dương - Tăng tài sản nhạy cảm lãi suất - Giảm nợ nhạy cảm lãi suất Lãi suất thị trường giảm Khe hở nhạy cảm lãi suất âm - Giảm tài sản nhạy cảm lãi suất - Tăng nợ nhạy cảm lãi suất - Nếu ban quản lý ngân hàng tin chắc rằng lãi suất sẽ giảm trong thời gian tới, họ sẽ ÿLÅX FKÍQK WQJ JLi WUÏ Qç QK¥\ F§P OmL VX©W YmçW TXD JLi WUÏ WjL V§Q QK¥\ F§P OmL VX©W /mLVX©WWKÏWUmáQJJL§PQKmGõÿRiQFKLSKtWU§OmLJL§PQKLÅXKkQWKXWïOmLQJkQKjQJFyWKXQK±S - Nếu dự báo lãi suất tăng, các ngân hàng thương mại sẽ cố gắng duy trì giá trị tài sản QK¥\F§PO¥LVX©WOßQKkQJLiWUÏQçQK¥\F§POmLVX©W.KLOmLVX©WWKÏWUmáQJWQJWKXQK±SWïWjLV§QVÁOßQKkQFKLSKtWU§OmLQJkQKjQJFyWKXQK±S Trong chiến lược quản trị khe hở kỳ hạn năng động, các nhà quản lý ngân hàng sẵn VjQJW±QGéQJFkKÝLÿÇQkQJFDRWKXQK±SFëDFiFFÙÿ{QJ(23) Bảng 1.3. Quản trị khe hở kỳ hạn năng động - Phản ứng của nhà quản lý trước các dự EiRYIOmLVX-W Dự báo thay đổi lãi suất của ngân hàng Giá trị khe hở âỳ hạn Phản ứng của nhà quản lý Lãi suất thị trường tăng Khe hở kỳ hạn âm - Giảm thời lượng của tài sản - Tăng thời lượng của nợ Lãi suất thị trường giảm Khe hở kỳ hạn dương - Tăng thời lượng của tài sản - Giảm thời lượng của nợ - Nếu dự đoán lãi suất thị trường tăng trong thời gian tới, nhà quản lý thiết lập khe hở NäK¥QkPJL§PWKáLOmçQJFëDWjLV§QYjWQJWKáLOmçQJFëDQç1ÃXGõÿRiQÿ~QJJLiWUÏUzQJFëDQJkQKjQJWQJ - Nếu dự đoán lãi suất giảm, nhà quản lý thiết lập khe hở kỳ hạn dương bằng cách JL§PWKáLOmçQJWjLV§QWQJWKáLOmçQJ FëD Qç*LiWUÏUzQJFëDQJkQKjQJWQJOrQQÃXGõÿRiQOmLVX©WOjFKtQK[iF 1.3.3.4. Các biện pháp phòng ngừa rủi ro lãi suất a. Biện pháp nội bảng Như đã phân tích ở trên, nguyên nhân gây ra rủi ro lãi suất là lãi suất thị trường biến ÿÝQJ NÃW KçS YßL Võ NK{QJ FkQ [íQJ YÅ Nä K¥Q JLóD WjL V§Q Yj Qç GR ÿy WUmßF KÃW QJkQKjQJF«QSK§LGõÿRiQÿmçFFKtQK[iFVõWKD\ÿÙLFëDOmLVX©WWKÏWUmáQJWUrQFkVãÿyPßLÿLÅXFKÍQKFkF©XE§QJFkQÿÕLFKRSK KçS &iFQKjTX§QWUÏSK§LVñGéQJFiF P{KuQK YÅOê WKX\ÃW KR»F WKõF QJKLËP YÅ GLÉQ ELÃQ FëD OmL VX©W ÿÇ ÿmD UD QKóQJ Gõ EiR FKtQK [iF0XÕQ OjP ÿmçF ÿLÅX Qj\ ÿzL KÓL QKj TX§Q WUÏ SK§L Fy NLQK QJKLËP WKHR ViW FKtQK ViFK FëD1KjQmßFWùJLiKÕLÿRiLWuQKKuQKNLQKWÃWURQJQmßFYjWUrQWKÃJLßLQJKLrQFíXFiFQKkQWÕ§QKKmãQJÿÃQOmLVX©W« Ngoài ra, biện pháp quan trọng để phòng ngừa rủi ro lãi suất chính là duy trì sự cân [íQJJLóDWjLV§QYjQç9ÅP»WOêWKX\ÃWVõFkQ[íQJNäK¥QWjLV§QFyYjWjLV§QQçOjKRjQ toàn có thể đạt được nếu như ngân hàng tuân thủ nguyên tắc huy động vốn với kỳ hạn bao OkXWKuFÊQJFKRYD\YßLFQJNäK¥Q©\7UmáQJKçSQJkQKjQJKX\ÿÝQJYÕQYßLNäK¥QQPWKuSK§LFKRYD\YßLNäK¥QQPKD\NKLNKiFKKjQJFyQKXF«XYD\QPQJkQKjQJQJD\O±SWíFWuPQJX×QKX\ÿÝQJNäK¥QQPÿÇWjLWUçFKRNKR§QYD\Qj\7X\QKLrQWUrQWKõF WÃ ÿLÅX Qj\ NKy [§\ UD EãL Yu WKõF KLËQ ÿLÅX Qj\ Jk\ NKy NKQ Yj WÕQ NpP FKL SKt FKRQJkQ KjQJ EãL OÁ QKX F«X FëD QJmáL JñL WLÅQ Yj QJmáL YD\ WLÅQ Oj NK{QJ FkQ [íQJ 'R ÿy(24) ngân hàng thường theo hướng hạn chế sự không cân xứng kỳ hạn bằng cách thường xuyên ÿLÅX FKÍQK Fk F©X Nä K¥Q FëD E§QJ FkQ ÿÕL WjL V§Q &K·QJ K¥Q NKL QJkQ KjQJ Fy NKH Kã NäK¥Q GmkQJ 'A – kDL) > 0, ngân hàng có thể tăng kỳ hạn của nợ bằng cách phát hành các F{QJFéQçFyNäK¥QGjLKR»FJL§PEßWNäK¥QFiFWjLV§QFyEµQJFiFKK¥QFKÃFKRYD\GjLK¥QYjÿ«XWmYjRFiFFKíQJNKRiQQJ³QK¥QFKRYD\QJ³QK¥QiSGéQJFKtQKViFKOmLVX©WWK§QÙLWURQJFiFKçSÿ×QJWtQGéQJ Lãi suất thả nổi là lãi suất không cố định trong suốt thời hạn vay mà có thể thay đổi WKHROmLVX©WWKDPFKLÃXKR»FO¥PSKiW0íFÿLÅXFKÍQKYjNäÿLÅXFKÍQKOmLVX©WVÁWKHRWKÓDWKX±QJLóDNKiFKKjQJYjQJkQKjQJ NK{QJWUiLSKiSOX±W YjÿmçFTX\ÿÏQKWUrQKçSÿ×QJYD\YÕQ9ßLFKtQKViFKOmLVX©WWK§QÙLFiFNKR§QYD\VÁÿmçFÿLÅXFKÍQKOmLVX©WWKHRÿÏQKNä-6 tháng một lần theo lãi suất thị trường tại thời điểm điều chỉnh. NHTM sử dụng chính ViFKOmLVX©WWK§QÙLWURQJWUmáQJKçSWKXQK±SOmLUzQJ1,,GRVõNÃWKçSJLóDNKHKãOmLVX©W *$3 QJK­D Oj 56$56/  Yj OmL VX©W WKÏ WUmáQJ ELÃQ ÿÝQJ WKHR FKLÅX KmßQJ WQJ(Δi>0). Đối với chiến lược quản trị rủi ro lãi suất mang tính bảo vệ, NHTM cần cân bằng giữa giá trị của RSA và RSL và áp dụng chính sách lãi suất thả nổi trong hợp đồng tín dụng là biện pháp đơn giản thường được sử dụng. Một giải pháp mới đó là ngân hàng có thể sử dụng công nghệ chứng khoán hóa để ÿLÅXFKÍQKFkF©XNäK¥QFëDE§QJFkQÿÕLWjLV§Q&KíQJNKRiQKyDOjYLËFQJkQKjQJQKyPFiFWjLV§QFy sinh lời rồi chuyển ra ngoại bảng thông qua trung gian là người được ủy thác – một tổ chức được đảm bảo không bị phá sản và hoạt động chuyên nghiệp về phát hành chứng NKRiQ%mßFWLÃSWKHRQJkQKjQJWKLÃWO±SPÝWFDPNÃWYßLF{QJW\ë\WKiFQKµPSKzQJQJïa rủi ro tín dụng do chính ngân hàng đã cho vay. Nguồn bảo đảm tín dụng có thể lấy từ các QJX×QWKXWUõFWLÃSFëDQJkQKjQJKR»FEµQJWKmE§ROmQKFëDPÝWQJkQKjQJNKiFÿLÅXQj\ÿ§PE§RFK³FFK³QUµQJQKóQJQJmáLÿ«XWmFKíQJNKRiQVÁÿmçFWKDQKWRiQÿ«\ đủ gốc và OmLNKLÿÃQK¥Q1JkQKjQJY¯QSK§LTX§QOêNKR§QWtQGéQJQj\YjQK±QÿmçFPÝWNKR§QSKtJÑLOjSKtGÏFKYéWtQGéQJÏQKNäQJmáLWKÃFK©SWKDQKWRiQJÕF YjOmLWtQGéQJFKRQJkQKjQJ VDX NKL ÿÇ O¥L NKR§Q SKt GÏFK Yé WtQ GéQJ QJkQ KjQJ VÁ FKX\ÇQ FiF NKR§Q WKDQK WRiQQj\ FKR QJmáL ÿ«X Wm FKíQJ NKRiQ WK{QJ TXD F{QJ W\ WtQ WKiF &y WKÇ WK©\ UµQJ QJKLËS YéFKíQJ NKRiQ KyD OjP U~W QJ³Q Nä K¥Q WjL V§Q FëD QJkQ KjQJ OjP JL§P EßW QK¥\ F§P FëDQJkQKjQJWUmßFVõWKD\ÿÙLFëDOmLVX©W'RY±\FKíQJNKRiQKyDOjF{QJFéKóXKLËXJL~SQJkQKjQJSKzQJQJïDUëLUROmLVX©W b. Biện pháp ngoại bảng (i). Hợp đồng kỳ hạn - Khái niệm(25) Hợp đồng kỳ hạn là một thỏa thuận mua hoặc bán một tài sản tại một hời điểm nhất định trong tương lai với một mức giá nhất định đã thỏa thuận từ hôm nay. => Hợp đồng kỳ hạn là loại hợp đồng giao sau, đối lập với hợp đồng giao ngay. - Các bên tham gia hợp đồng kỳ hạn Người mua (long position): là bên đồng ý mua tài sản nhất định vào một thời điểm nhất định trong tương lai với giá đã thỏa thuận hôm nay. Người bán (short position): là bên đồng ý bán tài sản nhất định vào một thời điểm nhất định trong tương lai với giá đã thỏa thuận hôm nay. - Đặc điểm của hợp đồng kỳ hạn Một là, là hợp đồng thỏa thuận song phương giữa hai bên: loại hàng hóa, khối lượng, giá cả, thời gian... Hai là, là hợp đồng chưa được chuẩn hóa nên chỉ được giao dịch trên thị trường phi chính thức (OTC) Ba là, bất kỳ chủ thể nào cũng có thể tham gia vào thị trường. Bốn là, hợp đồng kỳ hạn được các bên tham gia nắm giữ cho đến hết thời gian đáo hạn. Năm là, kết quả của các giao dịch hợp đồng kỳ hạn được xác định vào thời điểm đáo hạn hợp đồng. - Các loại hợp đồng kỳ hạn  Hợp đồng kỳ hạn trái phiếu: là môt hỏa thuận mua hoặc bán một khối lượng trái phiếu vào một thời điểm cụ thể trong tương lai với một mức giá ấn định Giả sử ngân hàng dự báo lãi suất thị trường tăng và rủi ro lãi suất có thể xảy ra, ngân KjQJ WKõc hiện bán kỳ hạn trái phiếu. Khi hợp đồng kỳ hạn đến hạn và lãi suất thị trường tăng đúng như dự báo, ngân hàng bán trái phiếu cho người mua theo giá đã thỏa thuận từ trước trong hợp đồng. Vì lãi suất thị trường tăng nên giá trái phiếu giảm, chênh lệch giữa giá EiQWUiLSKLÃXÿmWKÓa thuận và giá bán trái phiếu tại thời điểm hiện tại là thu nhập của ngân KjQJ7KX nhập này có thể bù đắp thiệt hại nội bảng do lãi suất tăng. Ngược lại, khi lãi suất thị trường giảm, ngân hàng thực hiện mua kỳ hạn trái phiếu để phòng ngừa rủi ro lãi suất.  Hợp đồng kỳ hạn tiền gửi (FFD): là sự thỏa thuận giữa hai bên tại thời điểm hiện tại (t0), theo đó bên mua cam kết nhận và bên bán cam kết gửi một số tiền nhất định và bằng một loại tiền nhất định trong khoảng thời gian từ t1 đến t2 nằm trong tương lai với một lãi(26) suất ấn định. Giả sử ngân hàng dự đoán lãi suất sẽ tăng trong thời gian tới, ngân hàng thực hiện mua hợp đồng kỳ hạn tiền gửi. Khi hợp đồng kỳ hạn đến hạn và lãi suất thị trường tăng như dự báo ngân hàng được lợi vì huy động được vốn với lãi suất thấp hơn lãi suất thị trường. Tuy nhiên tiền gốc thường được bù trừ và không có sự giao nhận khoản tiền này trên thực tế, giá trị khoản tiền gốc chỉ có ý nghĩa khi tính toán các khoản lãi.  Hợp đồng kỳ hạn lãi suất (FRA): Là một hợp đồng trong đó thỏa thuận rằng một lãi suất nhất định sẽ áp dụng cho một khoản vốn trong một khoản thời gian nhất định trong tương lai Đây là thỏa thuận giữa hai bên tại thời điểm t0 trong đó bên mua cam kết nhận và bên EiQFDPNÃt gửi một số tiền hư cấu nhất định bằng một loại tiền nhất định theo một lãi suất nhất định tại một thời gian trong tương lai. Nguyên tắc phòng ngừa rủi ro lãi suất của hợp đồng kỳ hạn lãi suất cũng giống như hợp đồng kỳ hạn. Tuy vậy việc sử dụng hợp đồng kỳ hạn để phòng ngừa rủi ro lãi suất có những hạn chế: Một là, tính thanh khoản thấp. Ngân hàng gặp khó khăn trong việc tìm được đối tác giao dịch có nhu cầu trao đổi một lượng tương đương một loại hàng hóa có cùng tính chất vào cùng một thời gian giao nhận tài sản trong tương lai. Thêm vào đó, đối với loại hợp đồng này ngân hàng phải chờ đến khi đáo hạn mới được thanh toán chênh lệch. Hai là, hợp đồng kỳ hạn có rủi ro cao do không có tổ chức giám sát đảm bảo việc thực hiện hợp đồng. (ii). Hợp đồng tương lai - Khái niệm Hợp đồng tương lai là một thỏa thuận giữa hai bên để mua hoặc bán một tài sản tại một thời điểm nhất định trong tương lai với một mức giá nhất định. - Các bên tham gia hợp đồng tương lai Bên mua – bên có trạng thái trường: đồng ý mua tài sản vào một ngày nhất định với mức giá đã xác định trước. Bên bán – bên có trạng thái đoản: đồng ý bán tài sản vào một ngày nhất định với mức giá đã xác định trước. - Đặc điểm hợp đồng tương lai(27) Một là, hợp đồng tương lai được giao dịch trên thị trường chính thức do đã được tiêu chuẩn hóa. Hai là, giá trị hợp đồng tương lai được điều chỉnh hàng ngày theo giá thị trường để phản ánh những thay đổi của lực lượng cung cầu trên thị trường. Do đó, hàng ngày người mua và người bán phải quyết toán với nhau những thay đổi giá trị của hợp đồng. Ba là, hợp đồng tương lai thường tất toán trước khi đáo hạn. - Phòng ngừa rủi ro lãi suất bằng hợp đồng tương lai Nguyên tắc sử dụng hợp đồng tương lai để phòng ngừa rủi ro: ngân hàng sử dụng hợp đồng tương lai để tìm kiếm lợi nhuận nhằm bù đắp thiệt hại do rủi ro lãi suất gây ra. Gọi PF: Giá một hợp đồng NF: Số lượng các hợp đồng F: Giá trị hợp đồng tương lai Có: F = PF x NF Để lãi thu được từ hợp đồng tương lai có thể bù lỗ nội bảng thì ngân hàng phải bán một số lượng hợp đồng tương lai sao cho ΔE = ΔF Suy ra số hợp đồng tương lai cần mua là: NF =  Ngân hàng thực hiện bán hợp đồng tương lai trái phiếu để phòng ngừa rủi ro khi lãi suất tăng và thực hiện mua hợp đồng tương lai trái phiếu để phòng ngừa rủi ro khi lãi suất giảm.  Ngân hàng mua hợp đồng tương lai tiền gửi, lãi suất để phòng ngừa rủi ro khi lãi suất tăng và bán hợp đồng tương lai tiền gửi, lãi suất để phòng ngừa rủi ro lãi suất giảm. (iii). Hợp đồng quyền chọn - Khái niệm: Quyền chọn là một công cụ phái sinh cho phép người nắm giữ nó có TX\ÅQPXDKR»FEiQPÝWNKÕLOmçQJQK©WÿÏQKKjQJKyDYßLPÝWPíFJLi[iFÿÏQKYjRPÝWWKáLÿLÇP[iF định trước. Người mua quyền chọn được quyền lựa chọn khi mức giá trên thị trường có lợi cho mình và phải trả khoản phí cho quyền lựa chọn đó . - Phân loại quyền chọn Căn cứ vào tính chất đối với quyền mua hay quyền bán: (1.8) PFDFAkDLDA**)((28) + Quyền chọn mua (call option): cho phép người nắm giữ quyền mua một tài sản với một giá cụ thể trước hoặc đúng ngày đáo hạn. + Quyền chọn bán (put option): cho phép người nắm giữ quyền bán một tài sản với một giá cụ thể trước hoặc đúng ngày đáo hạn. Căn cứ vào tính chất thời gian: + Quyền chọn kiểu châu Âu: người nắm giữ quyền chọn chỉ có thể thực hiện được quyền của mình vào ngày đáo hạn của hợp đồng. + Quyền chọn kiểu Mỹ: người nắm giữ quyền có thể thực hiện quyền tại bất cứ thời điểm nào trước ngày đáo hạn hợp đồng. Có 4 chiến lược cơ bản trong giao dịch quyền chọn: mua quyền chọn mua, bán quyền chọn mua, mua quyền chọn bán, bán quyền chọn bán. Quyền chọn trái phiếu: Các ngân hàng chủ yếu sử dụng các hợp đồng quyền chọn chứng khoán có thu nhập cố định để phòng ngừa rủi ro lãi suất. Loại hợp đồng này cho phép QJkQKjQJ  EiQFKíQJNKRiQFKRQKjÿ«XWmNKiFW¥i một mức giá cố định trước vào ngày ÿiR K¥n hợp đồng; (2) mua chứng khoán từ nhà đầu tư khác tại mức giá cố định vào ngày ÿiR K¥n hợp đồng. Với mục đích phòng ngừa rủi ro các ngân hàng thường sử dụng chiến lược mua quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán vì với loại quyền chọn mua người mua quyền chọn có lỗ giới hạn là phí quyền chọn và không giới hạn về số lãi. Quyền chọn lãi suất - Giao dịch CAP Giao dịch CAP được sử dụng để phòng ngừa rủi ro lãi suất tăng, khi giá trị tài sản có nhạy cảm lãi suất nhỏ hơn giá trị tài sản nợ nhạy cảm lãi suất, hay khi thời hạn tài sản có lớn hơn thời hạn tài sản nợ ((DA – kDL)>0). Ngân hàng mua CAP phải trả một khoản phí gọi là SKtPXD&$3 Khi lãi suất thị trường tăng trên mức lãi suất giao dịch theo quyền chọn người bán quyền chọn sẽ thanh toán cho người mua quyền chọn khoản chênh lệch lãi suất. - Giao dịch FLOOR Ngược lại với giao dịch CAP, giao dịch FLOOR được sử dụng để phòng ngừa rủi ro lãi suất giảm, khi giá trị tài sản có nhạy cảm lãi suất lớn hơn giá trị tài sản nợ nhạy cảm lãi suất hay khi thời hạn tài sản có nhỏ hơn thời hạn tài sản nợ ((DA – kDL)< 0). Nếu lãi suất thị trường xuống dưới mức lãi suất giao dịch theo quyền chọn người bán quyền chọn sẽ thanh toán cho người mua quyền chọn khoản chênh lệch lãi suất.(29) - Giao dịch COLLAR: Xuất hiện khi ngân hàng thực hiện đồng thời cả 2 giao dịch &$3Yj )/2251JkQKjQJWKõF KLËQQJKLËSYé PXD&$3YjEiQ )/225 NKLGõÿRiQOmLVX©WWQJYjGRY±\OmLVX©WNK{QJWKÇQKÓKkQOmLVX©WWÕLWKLÇXFëDKçSÿ×QJ)/225 Mục đích của việc kết hợp 2 giao dịch CAP và FLOOR là ngân hàng ổn định được mức lãi suất phải trả đồng thời thu được phí từ hợp đồng FLOOR để tài trợ cho chi phí hợp đồng CAP. (iv). Hợp đồng hoán đổi (Swap) Một hợp đồng Swap là một thỏa thuận để trao đổi một chuỗi các dòng tiền tại một thời điểm nhất định trong tương lai theo một nguyên tắc nhất định nào đó. Giao dịch hoán ÿÙLÿmçc tạo ra để chủ thể kiểm soát tốt hơn các dòng lưu chuyển tiền tệ của mình. Có hai loại hợp đồng hoán đổi: hợp đồng hoán đổi lãi suất và hợp đồng hoán đổi tiền tệ. Hợp đồng hoán đổi lãi suất là loại hợp đồng mà một bên đồng ý trả một luồng tiền bằng mức lãi suất cố định được định trước trên một mức vốn danh nghĩa trong một số năm. Để đổi lại, bên đối tác sẽ thanh trả mức lãi suất thả nổi trên cùng mức vốn danh nghĩa cho cùng thời kỳ. Tại ngày giao dịch người mua thanh toán lãi suất cố định cho người bán và người bán WKDQK WRiQ OmL VX©t thả nổi cho người mua. Người thanh toán lãi suất cố định (người mua) nhìn chung là ngân hàng có lợi thế trong việc thanh toán lãi suất cố định cho vốn huy động, trong khi đó, người thanh toán lãi suất thả nổi là ngân hàng có lợi thế trong việc thanh toán OmLVX©t thả nổi. Thông qua hợp đồng hoán đổi lãi suất, ngân hàng mua Swap nhằm mục đích chuyển việc thanh toán lãi suất huy động từ hình thức thả nổi sang cố định để phù hợp với tính chất cố định của nguồn thu từ tài sản có. Ngân hàng bán Swap nhằm mục đích chuyển việc thanh toán lãi suất huy động từ hình thức cố định sang thả nổi để phù hợp với tính chất thả nổi của nguồn thu từ tài sản có. Việc xác định lãi suất trong các hợp đồng Swap phải đảm bảo các bên tham gia hợp đồng đều bình đẳng với nhau tức là việc trao đổi giữa lãi suất thả nổi và lãi suất cố định là ngang giá nghĩa là giá trị hiện tại của các luồng lãi suất cố định và FiFOX×QJOmLVX©t thả nổi bằng nhau. 1.3.4. Kinh nghiệm quản trị rủi ro lãi suất của một số Ngân hàng thương mại tại Việt Nam và bài học rút ra cho Ngân hàng TMCP Quân đội 1.3.4.1. Kinh nghiệm quản trị rủi ro lãi suất của một số Ngân hàng thương mại tại Việt Nam a) Kinh nghiệm quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) Vietinbank đã thành lập Ủy ban quản lý tài sản và nợ (ALCO) trực thuộc Hội đồng(30) quản trị, nhóm họp định kỳ nhằm đánh giá các rủi ro có thể xảy ra và đưa ra các khuyến nghị kịp thời, phù hợp. Nhiệm vụ chính của Ủy ban ALCO bao gồm quản lý rủi ro thị trường, rủi ro tín dụng và rủi ro hoạt động ảnh hướng tới cân đối giữa tài sản và nợ trên bảng cân đối của ngân hàng. Ủy ban ALCO sẽ thực hiện các dự án hiện đại hóa nhằm mục đích nghiên cứu và triển khai các hệ thống quản lý tài sản nợ, tài sản có (ALM); định giá điều chuyển vốn nội bộ (FTP); chương trình lập kế hoạch và dự toán ngân sách, quản lý hiệu quả đối với các đơn vị kinh doanh (module quản lý tài chính ngân hàng - kế toán quản trị) áp dụng trong toàn hệ thống. Ủy ban cũng xây dựng chính sách quản lý rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản; cơ chế định giá điều chuyển vốn nội bộ…, tham mưu cho Ban lãnh đạo về điều hành lãi suất huy động, lãi suất cho vay; cơ chế lãi suất mua bán vốn nội bộ… Tháng 3/2006 phòng kế hoạch và hỗ trợ ALCO được thành lập với nhiệm vụ hỗ trợ ủy ban ALCO trong việc quản lý Tài sản-nợ, trong đó bao gồm cả việc quản trị rủi ro lãi suất trên toàn hệ thống. Do tính chất phức tạp và đặc điểm của từng loại rủi ro mà mỗi loại rủi ro cần được bộ phận chuyên trách quản lý. Trong đó, bộ phận quản lý rủi ro thị trường thực hiện quản lý rủi ro lãi suất. Về chính sách quản trị rủi ro lãi suất, Vietinbank thực hiện quản lý rủi ro lãi suất ở cả 2 cấp độ giao dịch và danh mục, trong đó tập trung nhiều hơn vào quản lý rủi ro lãi suất cấp độ giao dịch. - Quản lý rủi ro lãi suất ở cấp độ danh mục + Ngân hàng đang triển khai hoàn thiện hệ thống quy chế, quy định, quy trình quản lý rủi ro lãi suất trên sổ Ngân hàng theo thông lệ quốc tế và quy định của Basel II; thực hiện quản lý rủi ro lãi suất theo nguyên tắc: “3 vòng kiểm soát” bao gồm (i) các đơn vị kinh doanh tạo vòng 1 đóng vai trò là đơn vị trực tiếp chịu trách nhiệm toàn diện từ khâu nhận diên, đánh giá, kiểm soát và giảm thiểu rủi ro; (ii) Vòng 2 là các đơn vị Quản lý rủi ro với trách nhiệm thiết lập các chính sách, nguyên tắc, hạn mức kiểm soát và giám sát độc lập việc quản lý rủi ro; (iii) Vòng 3 là đơn vị Kiểm toán nội bộ với trách nhiệm đảm bảo tính hợp lý và hiệu quả của việc quản lý rủi ro tại vòng 1 và vòng 2. + Ngân hàng đã hoàn thành việc xây dựng hệ thống phần mềm Quản lý Tài sản Nợ - Có (ALM) chạy đến cấp độ giao dịch theo thông lệ quốc tế, cung cấp tự động các báo cáo chênh lệch kỳ hạn định giá lại theo kỳ hạn danh nghĩa và theo hành vi ứng xử, các báo cáo phân tích kịch bản tăng/giảm lãi suất… nhằm hỗ trợ công tác quản lý rủi ro lãi suất của Ngân hàng. + Ngân hàng thực hiện điều chỉnh thời hạn định giá lại của khoản vay tương ứng với(31) kỳ hạn của nguồn vốn. Kiểm soát chênh lệch kỳ hạn định giá lại trong phạm vi cho phép. - Quản lý rủi ro lãi suất ở cấp độ giao dịch: + Tất cả các hợp đồng tín dụng đều phải có các điều khoản phòng ngừa rủi ro lãi suất để đảm bảo ngân hàng luôn chủ động trước những biến động bất thường của thị trường, lãi suất cho vay phải được xây dựng dựa trên cơ sở phản ánh đúng chi phí huy động vốn thực tế của ngân hàng. + Điều hành thông qua công cụ mua bán vốn nội bộ FTP. Từ ngày 02 tháng 04 năm 2011, Vietinbank triển khai hệ thống định giá điều chuyển vốn nôị bộ FTP khớp kỳ hạn theo thông lệ quốc tế, mua bán vốn chi tiết đến từng giao dịch. Tùy theo định hướng hoạt động của Ngân hàng và diễn biến thị trường, Trụ sở chính có thể thay đổi giá mua bán vốn đối với từng đối tượng khách hàng/sản phẩm…nhằm đưa ra tín hiệu về tài chính để đơn vị kinh doanh xác định lãi suất cho vay/huy động đối với từng giao dịch. Về mô hình định lượng rủi ro lãi suất, hiện tại Vietinbank đang sử dụng mô hình định giá lại để đương lường rủi ro lãi suất trong hệ thống bởi vì mô hình định giá lại có thể thực hiện tương đối đơn giản, không đòi hỏi kỹ thuật phức tạp. Vietinbank đang sử dụng các biện pháp nội bảng và biện pháp ngoại bảng để phòng ngừa rủi ro lãi suất. Ngoài ra, Vietinbank cũng đã thực hiện cân đối, phù hợp về thời gian giữa cho vay và huy động vốn: chủ động tìm các dự án phù hợp về thời gian cho vay và huy động vốn; thực hiện đa dạng hóa các kỳ hạn gửi tiền như: không kỳ hạn, 1 tháng, 2 tháng…và các kỳ hạn cho vay tương ứng. Bên cạnh đó là công cụ điều hành lãi suất của Vietinbank: Trong hoạt động cho vay, do đặc điểm nguồn vốn huy động chủ yếu là kỳ hạn từ 12 tháng trở xuống, để tránh rủi ro lãi suất, tất cả các hợp đồng cho vay trung và dài hạn được Vietinbank quy định lãi suất thả nổi, điều chỉnh định kỳ 1- 3 tháng/ lần; Tất cả các hợp đồng tín dụng đều phải có các điều khoản phòng ngừa rủi ro lãi suất để đảm bảo Ngân hàng luôn chủ động trước những biến động bất thường của thị trường, lãi suất cho vay phải được xây dựng trên cơ sở phản ánh đúng chi phí huy động vốn thực tế của ngân hàng; Điều hành lãi suất thông qua công cụ giá mua bán vốn nội bộ FTP. Biện pháp ngoại bảng: Vietinbank sử dụng chủ yếu các công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro lãi suất. b) Kinh nghiệm quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) Ngân hàng đã và đang xây dựng một hệ thống quản lý rủi ro theo các chuẩn mực quốc tế nhằm giảm thiểu rủi ro xuống mức thấp nhất. Các phòng ban bao gồm: Uỷ ban Quản lý rủi ro là bộ phận do HĐQT Ngân hàng ra quyết định thành lập để tham mưu cho HĐQT trong(32) việc phê duyệt các chính sách và định hướng QLRR phù hợp trong từng thời kỳ, bao gồm cả việc xác định các tỷ lệ, giới hạn/hạn chế và mức độ chấp nhận rủi ro của Ngân hàng, định kỳ báo cáo đánh giá tình hình rủi ro trong các mặt hoạt động của ngân hàng và đề xuất các biện pháp cải thiện kịp thời. UBQLRR chỉ có nhiệm vụ tham mưu cho HĐQT, không được quyền ra các quyết định liên quan đến QLRR. Bên cạnh đó có Uỷ ban Quản lý Tài sản Nợ Có (ALCO) là bộ phận do Tổng Giám đốc ra quyết định thành lập. Chủ tịch ALCO là Tổng Giám đốc. Các thành viên của ALCO là các cán bộ chủ chốt đang thực hiện nhiệm vụ QLRR trong ngân hàng. ALCO có nhiệm vụ giám sát và quản lý tổng thể các hạng mục tài sản có và tài sản nợ trong bảng cân đối kế toán hợp nhất và riêng biệt của Ngân hàng nhằm tối đa hoá lợi nhuận và tối thiểu hoá các tổn thất phát sinh do những biến động bất lợi từ thị trường; Quản lý rủi ro thanh khoản; Điều hành lãi suất và tỷ giá phù hợp. Trong phạm vi phân cấp, ALCO được quyền ra các quyết định liên quan đến QLRR. Dưới nữa là các phòng ban QLRR tại Hội sở chính: Tuỳ tình hình thực tế trong từng thời kỳ, HĐQT sẽ ra quyết định thành lập một số phòng ban tại Hội sở chính với các nhiệm vụ QLRR tín dụng, QLRR thị trường và QLRR hoạt động. Tất cả các phòng ban này thuộc Khối QLRR và chịu sự điều hành trực tiếp của một Phó Tổng Giám đốc ngân hàng. Các phòng ban có nhiệm vụ QLRR tại Hội sở chính chịu trách nhiệm tham mưu cho Tổng Giám đốc trong việc điều hành các hoạt động liên quan đến QLRR, bao gồm việc soạn thảo các văn bản hướng dẫn, Quy trình nghiệp vụ và các chính sách chỉ đạo cụ thể phù hợp với tình huống thị trường, giám sát và đánh giá hoạt động QLRR nói chung trong toàn ngân hàng và nói riêng đối với từng Chi nhánh, đơn vị cơ sở trực thuộc, đề xuất các biện pháp thực thi nhằm cải thiện tình hình…Trong phạm vi được Tổng Giám đốc phân cấp, Phó Tổng Giám đốc phụ trách Khối QLRR và các Trưởng phòng ban tại Hội sở chính được quyền ra các quyết định có liên quan. Ngân hàng đã xây dựng được khung quản lý rủi ro lãi suất. Mục đích quản lý rủi ro lãi suất là đảm bảo biên độ lãi suất thích hợp có thể bù đắp chi phí vốn của tất cả các bộ phận hoạt động, đồng thời đảm bảo khoảng giao động này nằm trong hạn mức cho phép và phù hợp với chiến lược của ngân hàng. Khung quản lý rủi ro lãi suất dựa trên 5 nguyên tắc cơ bản: Chiến lược đối với rủi ro lãi suất, Xác định rủi ro lãi suất trong các hoạt động Vietcombank, Khả năng đo lường biên độ lãi suất cho các khoảng thời gian đáo hạn khác nhau, Hệ thống hạn mức hoạt động rõ ràng và bắt buộc, Hệ thống thông tin cần thiết để báo cáo rủi ro lãi suất kịp thời và chuẩn xác. Ngân hàng đã triển khai các biện pháp phòng ngừa RRLS linh hoạt và hiệu quả, bao gồm các biện pháp nội bảng: quy định lãi suất thả nổi trong các hợp đồng cho vay trung, dài hạn. Biện pháp này có thể hạn chế được RRLS trong trường hợp thị trường biến động phức(33) tạp như năm 2008. Ngân hàng cũng liên tục theo dõi tình hình TSC, TSN hàng ngày để đề ra kế hoạch cân đối nguồn vốn. Ngoài ra, ngân hàng cũng đã sử dụng một số công cụ tài chính phái sinh, như hoán đổi lãi suất, quyền chọn, lãi suất kỳ hạn. Tất cả các phòng ban trong Ngân hàng thực hiện những hoạt động có ảnh hưởng tới thu nhập lãi thuần cần nhận thức đầy đủ về chiến lược RRLS. 1.3.4.2. Bài học rút ra cho Ngân hàng TMCP Quân đội Qua nghiên cứu các kinh nghiệm quản trị rủi ro lãi suất tại các ngân hàng TMCP tại Việt Nam, có thể rút ra quản trị rủi ro lãi suất đối với Ngân hàng TMCP Quân đội như sau: - Về chính sách quản trị rủi ro lãi suất: Ngân hàng phải có chính sách quản trị rủi ro OmL VX©W U} UjQJ EDR J×P PéF WLrX TX§Q WUÏ rủi ro lãi suất nhằm hạn chế các tổn thất về thu QK±SWïOmLFKRQJkQKjQJGX\WUuJLiWUÏWKÏWUmáQJFëDYÕQFKëVãKóXW±QGéQJFiFFkKÝLELÃQ ÿÝQJ OmL VX©W WUrQ WKÏ WUmáQJ FQJ YßL Fk F©X %7.76 W¥R UD OçL QKX±Q FKR QJkQ KjQJ Ngân hàng cũng phải có quy chế tổ chức hoạt động trong lĩnh vực QTRRLS quy định rõ UjQJ FKíF QQJ QKLËP Yé FëD WïQJ EÝ SK±Q WURQJ QJkQ KjQJ Wï +47 ÿÃQ FiF SKzQJ EDQFKX\rQP{QFÊQJQKmTX\ÿÏQKFiFK¥QPíFFéWKÇ+¥QPíF9D5K¥QPíF'XUDWLRQ*DSK¥QPíF5HSULFLQJ*DS&KtQKViFKFëD4755/6FzQÿmçFWKÇKLËQW¥LFiFTX\ÿÏQKYÅYÕQFKë Vã KóX Wù OË YÕQ FKë Vã KóX ÿÕL YßL WRjQ EÝ 76& FëD QJkQ KjQJ WKHR %DVHOII để đảm E§RFyÿëYÕQWURQJWUmáQJKçSWÙQWK©W[§\UD - Về Quy trình QTRRLS: Ngân hàng cũng phải có quy trình QTRRLS, quy định về chính sách trình tự quản trị RRLS, với mục đích đảm bảo rõ các chức năng của bộ phận kinh doanh, quản lý rủi ro và quản trị tác nghiệp trong quản lý RRLS theo hiệp ước Basel 2 nhằm kiểm soát và giảm thiểu RRLS trong quá trình hoạt động kinh doanh, xác định và phân định rõ ràng công việc, trách nhiệm của các cá nhân, Ban khối trong quá trình quản lý RRLS. Mục đích khác nữa của trình tự quản lý RRLS nhằm thống nhất các bước thực hiện quản lý RRLS, xây dựng hệ thống phương pháp đo lường, quản lý RRLS hướng theo thông lệ quốc tế, giới hạn mức tổn thất dự kiến giá trị tài sản ngân hàng trước các biến động lãi suất thị trường thông qua đo lường và quản lý giá trị chịu RRLS. - Về việc sử dụng các công cụ phái sinh để che chắn RRLS: Ngân hàng cũng có thể sử dụng các công cụ phái sinh lãi suất (kỳ hạn lãi suất, hoán đổi lãi suất và quyền chọn lãi suất) và có thể cả công cụ phái sinh tiền tệ để che chắn phòng ngừa rủi ro lãi suất, thậm chí có thể dùng cho việc đầu cơ kiếm lợi nhuận. - Dự đoán phân tích biến động của lãi suất: Các nhận định này sẽ làm cơ sở để Ban lãnh đạo ngân hàng đưa ra các quyết định có liên quan đến RRLS.(34) KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Trong hoạt động kinh doanh, ngân hàng thương mại gặp nhiều loại rủi ro, một trong các rủi ro đặc thù của ngân hàng thương mại là rủi ro lãi suất. Rủi ro lãi suất xảy ra khi có sự không cân xứng về kỳ hạn giữa tài sản và nợ. Rủi ro lãi suất làm biến động thu nhập và giá trị ròng của ngân hàng khi lãi suất thị trường thay đổi. Ngân hàng thương mại không thể tự xác định mức lãi suất hoặc dự đoán chắc chắn về xu hướng vận động của lãi suất mà chỉ có thể tự điều chỉnh hoạt động của mình theo sự biến động của lãi suất để đạt được mục tiêu mong muốn. Do đó, các ngân hàng thương mại không thể lơ là trong việc quản trị rủi ro lãi suất. Quản trị rủi ro lãi suất ở ngân hàng thương mại cần được tổ chức thành quy trình cụ thể từ khâu tổ chức quản lý rủi ro lãi suất; nhận biết rủi ro lãi suất; đo lường rủi ro lãi suất và phòng ngừa rủi ro lãi suất. Để quản lý rủi ro lãi suất hiệu quả, ở mỗi ngân hàng thương mại cần thành lập bộ phận chuyên trách quản trị rủi ro lãi suất của toàn hệ thống. Các ngân hàng thương mại có thể sử dụng mô hình định giá lại và mô hình thời lượng để đo lường rủi ro lãi suất. Và các nhà quản trị dựa trên kết quả đo lường được để đưa ra biện pháp phòng ngừa rủi ro lãi suất hiệu quả nhất. Tùy vào hoàn cảnh và chiến lược quản trị mà ngân hàng thương mại lựa chọn các biện pháp phòng ngừa rủi ro lãi suất để đạt hiệu quả cao nhất: điều chỉnh cơ cấu tài sản - nợ hay các biện pháp ngoại bảng như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng hoán đổi lãi suất…(35) CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI 2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 2.1.1.1 . Quá trình hình thành và phát triển - Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) được thành lập với mục tiêu ban đầu là hỗ trợ cho các doanh nghiệp Quân đội làm kinh tế. Số vốn ngày đầu thành lập chưa đến 20 tỷ đồng – rất thấp so với quy mô các ngân hàng khác tại thời điểm lúc đó. Với ý tưởng xây dựng một định chế tài chính doanh nghiệp và phát triển doanh nghiệp quân đội, sau 18 tháng tích cực chuẩn bị, ngày 04/11/1994: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI chính thức đi vào hoạt động. Trụ sở tại số 28, Điện Biên phủ, Hà Nội. - Giai đoạn từ năm 1995 đến năm 2002, từ vị thế một ngân hàng nhỏ, MB đã đặt nền tảng phát triển bền vững và ổn định, trở thành ngân hàng duy nhất có lợi nhuận trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997. Trong giai đoạn này, MB cũng đánh dấu sự trưởng thành, mở rộng quy mô phát triển bằng việc trở thành thành viên của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng (1997); Mua lại khách sạn Asean với khuôn viên gần 10.000m2 (1999); Thành lập phòng nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ (1999), đến năm 2000, nhận quyết định thành lập công ty chứng khoán Thăng Long – Tiền thân của MBS ngày nay và thành lập công ty quản lý nợ & khai thác tài sản (nay là công ty MB AMC) vào năm 2002. Khép lại giai đoạn này, sự phát triển của MB đã vượt ra khỏi nhiệm vụ ban đầu để trở thành tổ chức tài chính có thể đáp ứng nhu cầu của hầu hết các phân khúc khác hàng tại Việt Nam. - Giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2010, MB bắt đầu kế hoạch cải tổ để phát triển toàn diện, mở rộng thị trường và thúc đẩy phát triển nhanh, mạnh và bền vững trong giai đoạn 2003 - 2008, với tầm nhìn đến năm 2015. Mở rộng lĩnh vực hoạt động theo lộ trình phát triển chuỗi sản phẩm – dịch vụ tài chính toàn diện, hỗ trợ tốt nhất cho khách hàng bằng việc thành lập công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Hà Nội (HFM), nay là công ty cổ phần quản lý quỹ đầu tư MB (MB capital) (2006). Đặc biệt, trên đà phát triển mạnh mẽ, MB tăng vốn điều lệ thành công lên các mức 3.400 tỷ đồng (2008) và 5.300 tỷ đồng (2009). Khép lại giai đoạn 2003 – 2010, MB ghi dấu sự phát triển ra ngoài phạm vi biên giới quốc gia bằng việc thành lập chi nhánh đầu tiên tại Lào, chính thức khai trương vào ngày 30/12/2010. - Giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015: Trên cơ sở những thành công và kinh nghiệm đã tích lũy trong hơn 15 năm trước, MB bắt đầu vào giai đoạn thực hiện chiến lược phát triển 2011 – 2015 với tầm nhìn đến năm 2020 nhằm kiện toàn lại mọi mặt hoạt động, mục tiêu(36) đưa MB vào vị trí TOP3 ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu tại Việt nam. Dấu ấn rõ rệt nhất của MB trong giai đoạn này là việc bứt phá lên giữ vị trí đầu bảng trong 04 năm liên tục 2012, 2013, 2014 và 2015 về lợi nhuận kinh doanh, hiệu quả hoạt động so với các ngân hàng thương mại cổ phần không do nhà nước nắm cổ phần chi phối; được đánh giá là ngân hàng lớn thứ năm tại Việt Nam hiện nay. Trong năm 2015, những sự kiện tiêu biểu nhất của MB không thể không nhắc đến 03 sự kiện nổi bật là MB được đón danh hiệu Anh hùng lao động; Sáp nhập Công ty Tài chính Sông Đà (SDFC) và tăng vốn điều lệ lên 16.000 tỷ đồng. - Từ một Ngân hàng thành lập với mục tiêu ban đầu là hỗ trợ cho các doanh nghiệp Quân đội là kinh tế và có hơn 25 nhân viên sau 21 năm hoạt động MB đã tăng vốn điều lệ lên 16.000 tỷ đồng, hơn 6.800 nhân viên và trở thành một trong những ngân hàng có mạng lưới rộng khắp với hơn 230 điểm giao dịch trong và ngoài nước. Mục tiêu của Ngân hàng là xây dựng một ngân hàng thuận tiện với hai trụ cột là Quản trị rủi ro hàng đầu và văn hóa cung cấp dịch vụ, thực thi nhanh hướng tới khách hàng. Trong đó, quản trị rủi ro lãi suất cũng là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của Ngân hàng. - Định hướng của MB trong những năm tới là MB đang hướng tới hoạt động theo mô hình MBgroup với công ty mẹ chính là Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội và các công ty con thuộc các lĩnh vực chứng khoán, quản lý quỹ, bảo hiểm… Theo đó, các công ty con tận dụng tối đa lợi thế tập đoàn, hoạt động hiệu quả trong lĩnh vực kinh doanh của mình. Năm 2015, MBgroup cung cấp các giải pháp tài chính, đầu tư, bảo hiểm trọn gói cho khách hàng trên cơ sở tích hợp tối đa sản phẩm dịch vụ của các đơn vị thành viên trong tập đoàn; đồng thời, mỗi lĩnh vực hoạt động chính của các công ty con trong MBgroup sẽ là các vệ tinh cung cấp các sản phẩm hỗ trợ cùng với các dịch vụ của ngân hàng thương mại. Thành lập và vận hành ổn định hai công ty mới là MB Life và Công ty Tài chính tiêu dùng. Trên cơ sở đó, định hướng năm 2016 là: Tăng cường đầu tư nguồn lực, tăng năng lực cạnh tranh toàn diện của Ngân hàng và phát triển bền vững, áp dụng các thông lệ quản trị và quản trị rủi ro tốt nhất để thúc đẩy kinh doanh. 2.1.1.2 . Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Quân Đội Ngân hàng TMCP Quân Đội đang từng bước triển khai áp dụng mô hình tổ chức cũng như các mô thức quản trị doanh nghiệp theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế tốt nhất hiện nay. - Tổ chức các mảng kinh doanh theo đối tượng khách hàng thống nhất trong toàn hệ thống MB và theo loại hình kinh doanh đặc thù của ngân hàng trên thị trường tài chính, gồm(37) các “Khối”: Khối (kinh doanh) Ngân hàng bán buôn; Khối (kinh doanh) Ngân hàng bán lẻ; và Khối nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ. - Thiết lập và tổ chức các mảng hỗ trợ, bao gồm các Khối: Quản lý Rủi ro; Khối Thẩm định; Khối Kiểm tra kiểm soát nội bộ; Khối Tài chính-Kế toán; Khối Vận hành; Khối mạng lưới và Phân phối; Khối Công nghệ Thông tin. - Điểm đặc biệt của Ngân hàng Quốc đội khác với các Ngân hàng khác hiện nay là có Phòng Chính trị. Công tác huấn luyện quần chúng, hoàn thành nhiệm vụ Chính trị, xây dựng bản lĩnh chính trị và sự đoàn kết vượt qua khó khăn luôn là nhiệm vụ trọng tâm. - Tại MB mỗi Khối sẽ có các Phó Tổng Giám đốc phụ trách chung và được chuyên quản bởi các Giám đốc Khối. - Tiếp tục từng bước ứng dụng các mô thức quản trị hiện đại theo chuẩn mực quốc tế. Mô hình tổ chức bộ máy quản trị điều hành của MB:(38) 2.1.2. Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quân Đội những năm gần đây Mục tiêu xuyên suốt của MB là giữ vị trí vững chắc trong nhóm 5 ngân hàng thương thương mại Việt nam giai đoạn 2011 - 2015, với tầm nhìn là trở thành một ngân hàng thuận tiện, trên cơ sở mô hình hoạt động là một tập đoàn tài chính đa năng, đủ sức cạnh tranh trong khu vực và dần vươn ra thị trường quốc tế. Năm 2014, MB tiếp tục chứng minh chiến lược phát triển đúng đắn khi tiếp tục nằm trong nhóm dẫn đầu thị trường tài chính – ngân hàng năm thứ ba liên tiếp. Các chỉ tiêu lợi nhuận, hiệu quả kinh doanh đều hoàn thành ở mức Đại hội đồng cổ đông Khối Khách hàng Lớn Khối Khách hàng Cá nhân Khối Công nghệ Thông tin Khối Vận hành Văn phòng Hội đồng Quản trị Ban kiểm soát Hội đồng Quản trị Các Ủy ban cao cấp - Ủy ban nhân sự - Ủy ban QTRR - Ủy ban ALCO - Ủy ban tín dụng Tổng Giám đốc Khối Kiểm tra kiểm soát nội bộ Khối mạng lưới và Phân phối Khối nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ Khối Doanh Nghệp vừa và nhỏ Chi nhánh Cơ quan kiểm toán nội bộ Ban Đầu tư Khối Tài chính kế toán Khối Quản trị Rủi ro Khối Thẩm Định Phòng Chính trị Phòng Đầu tư kinh doanh Văn phòng triển khai Chiến lược Văn phòng CEO Khối Tổ chức Nhân sự Ban Xây dựng cơ bản(39) cao, nợ xấu được quản lý thấp hơn kế hoạch: Lợi nhuận trước thuế là hơn 3.100 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng tín dụng đạt ở mức cao là 14,6 % trong khi huy động tăng 23,2%. Tỷ lệ nợ xấu là 2,73%, nằm trong giới hạn cho phép theo nghị quyết đại hội cổ đông là dưới 3,5%. quỹ dự phòng rủi ro tín dụng đạt 80% so với nợ xấu nội bảng, tuân thủ tốt các quy định của ngân hàng nhà nước. Tổng tài sản và vốn chủ sở hữu không ngừng tăng so với các năm trước: Tổng tài sản của MB năm 2014 là 200.489 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2013. Vốn chủ sở hữu là 16.561tỷ đồng, tương ứng mức tăng 9%. Kết thúc năm 2015, MB đã hoàn thành mục tiêu “Tái cơ cấu và phát triển bền vững”. Hoàn thành mục tiêu chiến lược giai đoạn 2011 – 2015 trên hai nền tảng, ba trụ cột. Duy trì năng lực bền vững trong TOP 3 của Ngân hàn thương mại cổ phần. Hoàn thành chỉ tiêu 2015, tăng trưởng tín dụng khoảng 8-10%, kiểm soát nợ xấu dưới 2,5%. Lợi nhuận trước thuế đạt ~ 3.150 tỷ tăng 4,9% so với cùng kỳ và đạt 100% kế hoạch năm 2015. Lợi nhuận theo miền cũng có sự dịch chuyển tốt, khu vực phía Nam tăng trưởng lợi nhuận 60% và lợi nhuận miền Trung tăng gấp 7 lần so với năm 2014, phát triển mạng lưới đạt 230 điểm giao dịch. Thu hồi đạt 2.602 tỷ nợ xấu. Nhìn chung tình hình hoạt độngkinh doanh của MB trong các năm vừa qua có sự tăng trưởng ổn định và bền vững. 2.2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI 2.2.1. Diễn biến lãi suất thị trường hiện nay Trong thời gian gần đây, mặt bằng lãi suất huy động và lãi suất tiền vay của các Ngân hàng thương mại đang có xu hướng giảm. Tuy nhiên, tăng trưởng tín dụng vẫn đạt mức tăng không như kỳ vọng của thị trường tài chính Ngân hàng, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến vấn đề này, nhưng yếu tố cốt lõi khi đi vào phân tích sâu bên trong thì có thể thấy yếu tố lãi suất đóng vai trò là nguyên nhân cốt yếu dẫn đến tín dụng tăng trưởng chưa như kỳ vọng. 2.2.1.1. Diễn biến lãi suất của thị trường trong những năm gần đây * Lãi suất huy động(40) Biểu đồ 2.1: Lãi suất huy động một số ngân hàng Thương mại năm 2015 Sau khi Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tỷ giá, một số ngân hàng đã có dấu hiệu tăng nhẹ lãi suất huy động. Trong khi đó, lãi suất trung, dài hạn hầu như chưa bị tác động từ diễn biến trên của tỷ giá nên vẫn được duy trì ở mặt bằng như giai đoạn trước. Do vậy diễn biến tăng nhẹ của lãi suất huy động ở kỳ hạn ngắn của các ngân hàng không phải yếu tố đáng lo ngại đối với thời điểm hiện tại. Về vấn đề này, lưu ý rằng lãi suất huy động bình quân ổn định trong tháng 8 ở mức 5,79%, không thay đổi so với tháng liền trước. Lãi suất huy động bình quân tính từ đầu năm đến nay đã giảm 0,25%. Một số ngân hàng nhỏ đã giảm lãi suất huy động trung dài hạn trong khi một số NHTM cổ phần lớn lại tăng. Ví dụ, PVCombank giảm lãi suất huy động 0,1% đối với kì hạn 6-12 tháng; trong khi Maritime Bank giảm 0,2% lãi suất huy động dài hạn. Mặt khác, cả MB và Sacombank đều tăng lãi suất huy động 0,1- 0,3%, hầu như cho tất cả các kì hạn và cũng thấy rằng SCB tăng lãi suất huy động dài hạn thêm 0,1%; trong khi VIB tăng lãi suất ngắn hạn thêm 0,2-0,4%. Kết quả khảo sát lãi suất huy động và lãi suất liên ngân hàng của công ty cũng cho thấy lãi suất huy động USD cũng không thay đổi. Theo đó, lãi suất huy động USD bình quân ổn định ở mức 0,75% mặc dù một số ngân hàng có điều chỉnh một chút. DongABank đã giảm lãi suất huy động USD từ 0,01-0,02% cho tất cả các kì hạn xuống còn 0,73-0,74%. * Lãi suất tiền vay Từ năm 2013 đến thời điểm hiện tại, lãi suất cho vay của các Ngân hàng thương mại đã có những sự điều chỉnh giảm tương đối mạnh, từ đỉnh điểm lãi suất rơi vào khoảng 20 –(41) 22%/năm của thời kỳ này đã giảm xuống ở mức 8% đối với mức vay ngắn hạn và khoảng 11 -12% đối với các món vay trung dài hạn. Tuy nhiên, nếu so sánh mức giảm lãi tiền vay thì có thể thấy mức lãi suất vay giảm không tương xứng với mức giảm lãi suất huy động. Chẳng hạn, lãi suất huy động vốn kỳ hạn dưới 6 tháng ở các ngân hàng lớn dao động quanh mức 4-4,5%/năm, hoặc 4,5-5,3%/năm ở ngân hàng nhỏ. Song, lãi suất cho vay cũng khoảng 10-13%/năm. Trừ trường hợp ngân hàng ưu đãi cho doanh nghiệp thì có thể giảm thêm 0,5-1% lãi suất. Đối với từng sản phẩm cho vay, Ngân hàng thương mại có mức áp dụng lãi suất khác nhau với những điều kiện giải ngân khác nhau, ở lĩnh vực cho vay đầu tư bất động sản, mua nhà để ở, hiện các Ngân hàng thương mại đang áp dụng hình thức liên kết với chủ đầu tư của dự án để hỗ trợ lãi suất tiền vay đối với khách hàng mua nhà. Mức lãi suất rẻ nhất thị trường hiện tại là 5,99%/năm duy trì cố định trong 12 tháng đầu tiên, sau đó lãi suất sẽ tính theo lãi suất huy động vốn trên 12 tháng cộng với biên độ 4-4,5%/năm, tương ứng lên tới 10-11%/năm. Còn nhìn chung, các ngân hàng vẫn siết chặt cho vay mua nhà dự án, quy định mức lãi vay khá cao để hạn chế rủi ro nợ xấu của khách hàng. Xét về hiệu quả cho vay, khi tín dụng tăng trưởng cao, các nhiều ngân hàng vẫn chậm cắt giảm lãi vay, mà duy trì chênh lệch lãi suất cao, khoảng 4-6%/năm so với lãi huy động để tối đa lợi nhuận, giúp trích dự phòng xử lý nợ xấu. Một số chuyên gia cho rằng, hiện nay Ngân hàng nhà nước chưa muốn ép lãi suất giảm ngay vì tạo điều kiện cho ngân hàng thương mại có thêm nguồn xử lý nợ xấu, bổ sung vốn, bù đắp chi phí… Việc giảm lãi suất tiền đồng có thể ảnh hưởng tới tỷ giá USD/VND khi mà tỷ giá thực tế đã vượt xa tỷ giá danh nghĩa hiện tại. Tỷ giá vẫn đang có xu hướng tăng do một số đồng tiền của các quốc gia có khuynh hướng phá giá dù Ngân hàng nhà nước đã phải 2 lần điều chỉnh tăng tỷ giá tới 2% từ đầu năm 2015 đến nay. Trong nửa cuối năm 2015 tín dụng thường có xu hướng tăng cao hơn để phục vụ sản xuất, kinh doanh và theo đó, lãi suất sẽ “nhích” lên do thanh khoản căng thẳng hơn. “Các ngân hàng phải cạnh tranh giành khách hàng, cạnh tranh lãi suất rẻ. Ngân hàng xét duyệt mức lãi vay cho từng khách hàng trên cơ sở đánh giá năng lực tài chính, uy tín, rủi ro… nhưng rõ ràng, họ sẽ chọn chỗ nào cho vay rẻ hơn. 2.2.1.2. Tác động của biến động lãi suất đến thị trường tài chính Việt Nam Mặc dù tín dụng tăng trưởng cao trong các năm gần đây, tuy nhiên mức tăng vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng của thị trường. Đi vào tìm hiểu, có thể thấy vốn tín dụng vẫn đang dư(42) thừa ở các Ngân hàng thương mại nên phải tìm kênh để cho vay, hiện tại các kênh tín dụng của Ngân hàng thương mại vẫn tập trung chủ yếu ở các mảng miếng truyền thống như bất động sản, cho vay sản xuất kinh doanh… Hiện tại các Ngân hàng thương mại đều đưa ra các gói tín dụng với lãi suất tương đối ưu đãi như cho vay cá nhân chuyển nhượng bất động sản hoặc cho vay doanh nghiệp bổ sung vốn kinh doanh trong hầu hết các lĩnh vực từ nông nghiệp nông thôn cho đến xuất nhập khẩu, với hầu hết các mốc lãi suất đều suất phát ở mức 6% cho đến 8%/năm áp dụng cho tất cả các sản phẩn vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn tại các Ngân hàng thương mại. Bên cạnh đó, các Ngân hàng thương mại còn chú trọng giảm lãi suất đến một số lĩnh vực ưu tiên dòng vốn đầu tư của Chính phủ trong một số ngành nghề được nhà nước khuyến khích đầu tư. Đồng thời chú trọng liên kết với các đối tác nước ngoài trong việc đầu tư vốn tín dụng vào các dự án mang tính chất bảo vệ môi trường, cải thiện đời sống người dân. Các doanh nghiệp nằm trong các lĩnh vực này được hưởng rất nhiều ưu đãi vì có cơ hội tiếp cận được với nguồn hỗ trợ tài chính giá rẻ thông qua các dự án đầu tư trong các lĩnh vực này. Số liệu của Ngân hàng nhà nước cho thấy, 6 tháng đầu năm 2015, mặt bằng lãi suất giảm khoảng 0,5%/năm. Lãi suất cho vay vẫn duy trì khá ổn định: cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên phổ biến ở mức 7-8%/năm; cho vay lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác khoảng 9-10,5%/năm đối với ngắn hạn và 11-12,5%/năm đối với trung và dài hạn. Với các doanh nghiệp có chỉ số xếp hạng tín nhiệm cao, báo cáo tài chính minh bạch... thì lãi suất cho vay có thể chỉ từ 6-7%/năm. Thế nhưng các Ngân hàng đang phải chia sẻ nguồn vốn huy động bởi chứng khoán, bất động sản khởi sắc; trong khi với cầu tín dụng tăng đã khiến một số Ngân hàng thương mại phải tăng nhẹ lãi suất huy động. Và đây là một trong những yếu tố khiến Ngân hàng khó giảm tiếp lãi suất cho vay. Hiện thực hoá chủ trương, đạt được mục tiêu đề ra là thách thức đối với mỗi Ngân hàng. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, với quyết tâm cao cùng sự điều hành linh hoạt của Ngân hàng nhà nước thì việc hạ lãi suất cho vay như mục tiêu đề ra không phải là không làm được. Thời gian gần đây, lãi suất huy động ở một số Ngân hàng thương mại có dấu hiệu tăng nhẹ trở lại. Nhìn chung, các Ngân hàng thương mại phần lớn tăng lãi suất huy động từ 0,1- 0,5%/năm ở các kỳ hạn. Chưa nói đến tác động tới nền kinh tế, thực tế này khiến cho đối tượng khách hàng doanh nghiệp, vốn có nhu cầu vay sản xuất, kinh doanh có không ít lo lắng.(43) Thực tế cho thấy, hạ lãi suất vay bao giờ cũng tác động tốt tới doanh nghiệp. Nhưng mấy tháng qua, lãi suất huy động ngày càng tăng, thì lãi suất vay khó lòng giảm được. Lãi vay ảnh hưởng lớn nhất đến giá thành, tác động tới đầu ra của sản phẩm. Nhìn chung, từ các số liệu Ngân hàng nhà nước mới điều tiết, cộng thêm chỉ số GDP, xuất nhập khẩu… nếu lãi suất cho vay hạ nhanh thì lãi suất huy động có thể gặp không ít khó khăn. Bởi thế mà mới cần linh hoạt, cứ phải lúc nới lúc thắt. Không ít doanh nghiệp vẫn phàn nàn nếu Ngân hàng không hạ lãi suất thì doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn vay. Tuy nhiên trong thời điểm hiện tại, mặc dù lãi suất trong ngắn hạn có xu hướng không tăng nhưng việc tiếp cận được với nguồn vốn giá rẻ hay không còn phải do quy trình cho vay đối với mỗi Ngân hàng thương mại cũng như năng lực tài chính của chính bản thân doanh nghiệp. Tăng, hay giảm lãi suất, còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố, cả chủ quan lẫn khách quan. Và Ngân hàng nhà nước luôn hiểu được vai trò, trách nhiệm, cũng là gánh nặng của mình trong việc điều tiết các Ngân hàng thương mại trong vấn đề này. Mặt bằng lãi suất không phải muốn giảm là giảm ngay được. Chính bởi vậy, mỗi doanh nghiệp bất kể quy mô lớn, nhỏ ra sao thì đều phải tự nỗ lực, phát huy tốt nguồn vốn giúp doanh nghiệp ổn định, mới không bị bó buộc và quá bị phụ thuộc vào việc tăng hay giảm lãi suất vay. Nhiều doanh nghiệp thừa nhận, không chỉ yêu cầu các Ngân hàng thương mại giảm lãi suất, Ngân hàng nhà nước cũng đã có nhiều chính sách linh hoạt hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay. Như việc Ngân hàng nhà nước khuyến khích các Ngân hàng thương mại cho doanh nghiệp vay tín chấp hoặc cho vay theo chuỗi liên kết; doanh nghiệp vay ứng dụng công nghệ cao (đặc biệt với các lĩnh vực ưu tiên của Nhà nước như: nông nghiệp, thuỷ sản…). Một vấn đề lớn cũng cần đề cập tới: để có cơ sở hạ thêm lãi suất cho vay, thì nợ xấu phải giảm. Vấn đề này đang được toàn ngành Ngân hàng tập trung thực hiện quyết liệt. Nợ xấu liên quan trực tiếp tới doanh nghiệp, tác động trực diện vào bức tranh phát triển của nền kinh tế. Vì vậy, tới đây khi nợ xấu được đưa về dưới 3%, nhiều Ngân hàng thương mại có điều kiện để giảm lãi suất cho vay. Nhưng các chuyên gia cho rằng, một môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh, tích cực, dòng tiền ổn định, thì việc hạ lãi suất cho vay bớt gánh nặng đi nhiều phần. 2.2.2. Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân Đội trước những tác động của lãi suất thị trường(44) Căn cứ vào các mục tiêu nhiệm vụ chính trị và định hướng phát triển kinh tế của Chính Phủ, NHNN, MB đã thực hiện nhiệm vụ kinh doanh theo đúng phương châm và các mục tiêu lớn xác định trong năm, tổ chức hoạt động kinh doanh chủ động hiệu quả sát với diễn biến thị trường và tuân thủ các quy định của Pháp luật, hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu tài chính năm 2015 cụ thể như sau: Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu cơ bản nội bật hoạt động kinh doanh của MB năm 2013, 2014, 2015 Đơn vị: tỷ đồng STT Chỉ tiêu KQ 2013 KQ 2014 KH 2015 KQ 2015 SS 2013 (%) SS 2014 (%) SSKH (%) 1 Tổng tài sản 179.403 198.411 214.000 219.303 111 111 102 2 Vốn điều lệ 9.278 11.594 16.000 16.000 125 138 100 3 Huy động vốn 150.383 167.941 181.000 181.751 112 108 100 4 Dự nợ 98.027 100.571 115.500 120.308 103 120 104 5 Tỷ lệ nợ xấu 2.82 2.73 2.00 1.62 3.0 3.7 2.3 6 Lợi nhuận trước thuế 2.986 3.003 3.150 3.151 101 105 100 Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2013, 2014, 2015 của MB 2.2.2.1 Công tác huy động vốn: Huy động vốn từ dân cư và TCKT đạt 219.303 tỷ, tăng 102% so với năm 2014. Chính sách huy động vốn linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trường, bám sát chính sách định hướng lãi suất của NHNN, nhu cầu khách hàng. Sản phẩm huy động đa dạng, phù hợp địa bàn vùng miền, phân khúc khách hàng như: Sản phẩm tiết kiệm nhân an, tiết kiệm quân nhân, tiết kiệm thực gửi Campuchia, tiết kiệm 12 tháng linh hoạt, tiết kiệm Mobile… Do tình hình thị trường tài chính biến động nên cơ cấu huy động vốn của MB giữa các năm cũng có sự thay đổi, tuy nhiên không đáng kể. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng huy động vốn, luôn duy trì ở mức 39,05% đến 54,67%.(45) Năm 2013: để đối phó với tình hình kinh tế có nhiều diễn biến phức tạp, NHNN đã áp dụng chính sách tiền tệ linh hoạt, kiểm soát tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán. Mặt bằng lãi suất chung tăng duy trì ở mức thấp làm cho hoạt động huy động vốn của các ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Mặc dù vậy, tổng huy động vốn của MB năm 2013 vẫn tăng trưởng ở mức khá. Huy động vốn trực tiếp từ nền kinh tế tăng 10,5%, trong đó tốc độ tăng trưởng tiền gửi từ dân cư đạt 15,44%. Với chính sách lãi suất linh hoạt, sự đa dạng về các sản phẩm huy động vốn, công tác huy động vốn của MB đã đảm bảo đủ nguồn vốn, sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu thanh toán của khách hàng và đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dự trữ bắt buộc tại NHNN. Trong giai đoạn căng thẳng về thanh khoản 6 tháng đầu năm 2013, MB không chỉ duy trì được trạng thái thanh khoản ổn định nhất trên thị trường mà còn giữ vai trò chủ lực hỗ trợ vốn kịp thời cho các ngân hàng khác, nhờ đó đảm bảo ổn định hệ thống ngân hàng Việt Nam, đồng thời gia tăng lợi nhuận kinh doanh vốn cho chính MB. Năm 2014: trước diễn biến phức tạp của thị trường vốn và sự cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM, ngay từ đầu năm Ban Lãnh đạo MB đã quán triệt trong toàn hệ thống coi công tác huy động là một trong những những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu và xuyên suốt trong năm. Kết quả cụ thể như sau: Tổng huy động vốn từ hai thị trường (I và II) của MB năm 2014 tăng 14,86%. Huy động từ nền kinh tế (thị trường I) tăng 7,64% so với cuối năm 2013. Huy động VND từ khách hàng tăng 22,46% so với năm trước. Trong bối cảnh bị cạnh tranh gay gắt, huy động vốn tiền gửi của dân cư vẫn có mức tăng trưởng khá tốt (+34,45%) là nhờ vào các chương trình huy động vốn trải đều trong năm, và sự cố gắng, nỗ lực của hầu hết các chi nhánh trong hệ thống. Trong giai đoạn căng thẳng về thanh khoản năm 2014, MB vẫn duy trì được trạng thái thanh khoản ổn định, đồng thời còn hỗ trợ vốn tích cực và kịp thời cho các ngân hàng khác, giúp bình ổn hệ thống ngân hàng và đảm bảo gia tăng lợi nhuận kinh doanh vốn cho MB. Năm 2015: Kinh tế thế giới mặc dù đang phục hồi sau khủng hoảng và có những chuyển biến tích cực, song chưa thực sự ổn định. Dự báo trước tình hình sẽ xảy ra cạnh tranh gay gắt giữa các TCTD trong hoạt động huy động vốn, MB đã xác định mục tiêu tăng cường huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của năm. Các chi nhánh của MB đã chủ động trong việc xâm nhập thị trường, tiếp cận và chăm sóc khách hàng chu đáo. Kết quả là, nguồn vốn của MB tăng trưởng rất tốt. Huy động từ nền kinh tế đạt hơn 180.000 tỷ đồng, tăng 108% so với cuối năm 2014 - đây là mức cao nhất trong vòng 5 năm. Huy động vốn VND liên tục tăng trưởng cao và đều đặn. Đặc biệt trong năm 2015, huy động vốn từ dân cư đạt kết quả khá khả quan với số dư đạt 100.000 tỷ đồng.(46) 2.2.2.2 Hoạt động tín dụng Năm 2013: Dư nợ tín dụng đạt 98,027 tỷ đồng. Về chất lượng tín dụng khủng hoảng kinh tế đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của các doanh nghiệp, khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thực hiện các cam kết trả nợ với ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng tăng lên là một thực tế khó tránh khỏi. Tại thời điểm cuối năm 2013, tỷ lệ nợ xấu/ Tổng dư nợ của MB là 2,82%. Năm 2014: Dư nợ tín dụng là 100.571 tỷ đồng. Tổng dư nợ tăng 103%, tuy nhiên, nếu loại trừ yếu tố tỷ giá thì tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng của MB trong năm 2013 còn 123,6%. Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng của MB đảm bảo được sự cân bằng giữa an toàn và hiệu quả trong hoạt động tín dụng. Về chất lượng tín dụng, MB đã theo đuổi chính sách tăng trưởng tín dụng bền vững, coi trọng việc nâng cao chất lượng tín dụng với các biện pháp: cơ cấu lại danh mục đầu tư, củng cố quan hệ khách hàng, áp dụng kỹ thuật hiện đại vào quản trị danh mục đầu tư, kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, quản trị rủi ro... Xây dựng chính sách tín dụng sát với chủ trương chính sách củ chín phủ, NHNN và diễn biến thị trường. Điều chỉnh lãi suất linh hoạt giúp tăng trưởng dư nợ hợp lý. Phát triển nhiều sản phẩm, gói giải pháp tín dụng thiết thực tại từng địa bàn, đáp ứng nhu cầu khách hàng như: gói tín dụng ưu đãi cho doanh nghiệp vừa và nhỏ theo chương trình liên kết ngân hàng – Doanh nghiệp của NHNN. Thu hộ tiền điện Miền trung, gói dầu khí dành cho các khác hàng kinh doanh xăng dầu, sả phẩm hedging cà phê dành cho khách hàng Mercafe... Kết quả là chất lượng tín dụng của MB trong năm 2014 được cải thiện đáng kể. MB luôn chú trọng kiểm soát chất lượng tín dụng, nợ xấu được kiểm soát chặt chẽ, tỷ lệ nợ xấu 2,73%. Tích cực thu hồi nợ xấu, nợ quá hạn, lãi treo; hoàn thiện cơ chế, chính sách liên quan đến xử lý nợ. Năm 2015: Tổng dư nợ tín dụng là 115.500 tỷ đồng, dư nợ có sự bứt phá mạnh mẽ vì vậy MB đã kiểm soát được tốc độ tăng trưởng dự nợ theo đúng hướng nhằm đảm bảo thực hiện đúng quy định về “tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn”. Về chất lượng tín dụng MB thường xuyên chú trọng quản lý chất lượng tín dụng, thông qua việc thực hiện phân loại nợ theo Thông tư 02, chất lượng tín dụng của MB được cải thiện. Tỷ lệ nợ xấu ở mức 1,62% thấp hơn so với mục tiêu kế hoạch do HĐQT đề ra là 2%. Tỷ lệ nợ xấu 2015 thấp hơn 2014 chủ yếu là do thay đổi phương pháp phân loại nợ, thể hiện quan điểm thận trọng và quản trị rủi ro hàng đầu của MB. MB luôn chú trọng nâng cao nhận thức về quản trị rủi ro, từng bước xây dựng văn hóa quản trị rủi ro trong toàn ngân hàng, chuyển biến tích cực theo hướng “Nhận diện, đo lường, đánh giá, giám sát và quản lý rủi ro” cho các cấp quản lý ngân hàng. Quản trị rủi ro chuyển đổi từ phương thức chốt chặn sang phương thức quản trị rủi ro chủ động, xác lập chính sách,(47) cơ chế thích ứng với sự biến động của thị trường. Bên cạnh đó MB cũng thực hiện phân bổ chi phí, áp dụng cơ chế mua bán vốn FTP theo thông lệ quốc tế, IT hóa quy trình. 2.3. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI 2.3.1. Thực trạng tổ chức quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Quân Đội 2.3.1.1 Chính sách Quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Quân Đội Những năm trước đây, MB thực hiện cơ chế lãi điều hoà dựa trên lãi suất bình quân vốn huy động thực tế tại chi nhánh cộng một tỷ lệ % khuyến khích cố định. Cơ chế này nhằm tính đến tính chất địa bàn của lãi suất huy động, nhưng lại chưa tạo động lực đủ mạnh để giảm thấp lãi suất huy động đầu vào vì chi nhánh gửi vốn luôn được hưởng tỷ lệ khuyến khích như nhau với bất kỳ lãi suất huy động nào. Giá bán vốn được tính toán đảm bảo bù đắp các khoản chi phí tại Hội sở chính như chi trả lãi tiền vay ngoài hệ thống và chi trả lãi cho các chi nhánh gửi vốn. Từ nhược điểm trên, MB đã chuyển sang cơ chế lãi điều hoà một giá nhằm khuyến khích các chi nhánh huy động nguồn vốn giá rẻ, nhằm giảm thấp chi phí đầu vào toàn hệ thống, tăng hiệu quả kinh doanh. Theo đó, MB xác định một giá mua duy nhất cho các giao dịch huy động vốn và một giá bán duy nhất cho các giao dịch sử dụng vốn, không quan tâm đến kỳ hạn. Các chi nhánh chỉ chuyển/nhận vốn phần chênh lệch giữa tài sản và nợ. MB nhận/chuyển vốn đối với phần vốn dư thừa/thiếu hụt của chi nhánh - Lãi suất điều chuyển vốn nội bộ cũng chỉ áp dụng cho phần chênh lệch này. Cơ chế này phát huy tốt trong điều kiện thị trường vốn dồi dào. Tuy nhiên, việc áp dụng cơ chế một giá không tính đến yếu tố kỳ hạn đã làm mất cân bằng về kỳ hạn giữa danh mục cho vay và huy động của từng đơn vị. Từ đó tạo ra rủi ro thanh khoản lớn cho toàn hệ thống. Mặt khác, cơ chế một giá chưa giúp Hội sở chính có công cụ để điều tiết rủi ro lãi suất của hệ thống do không có khả năng tính giá mua/bán khác nhau cho các giao dịch có lãi suất cố định và lãi suất thả nổi. Đây là một thực trạng phát sinh nhiều khó khăn trong điều hành vốn kinh doanh của MB. Trên cơ sở đó, tính toán, đánh giá chính xác thu nhập và chi phí của từng đơn vị kinh doanh của ngân hàng (chi nhánh, phòng giao dịch, phòng khách hàng), từng mảng nghiệp vụ, từng khách hàng,... Với thực tế nêu trên, MB nghiên cứu và đưa vào thực hiện cơ chế quản lý vốn tập trung về trụ sở chính, theo đó, các chi nhánh trở thành các đơn vị kinh doanh, thực hiện mua và bán vốn với trụ sở chính thông qua phòng đầu mối là Treasury. Trụ sở chính sẽ “mua” toàn bộ nợ của chi nhánh và “bán” vốn để chi nhánh sử dụng cho tài sản theo cơ chế tính theo số dư, áp giá riêng cho từng loại tài sản và nợ. Từ đó, thu nhập và chi phí của từng(48) chi được xác định thông qua chênh lệch mua bán vốn với trụ sở chính, tập trung rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất về trụ sở chính. Hệ thống định giá điều chuyển vốn nội bộ (FTP- fund transfer pricing) là công cụ để MB thực hiện quản lý vốn tập trung. Từ năm 2010, MB đã phát triển các chính sách, quy định quản trị rủi ro thị trường để hình thành một nền tảng quy định thống nhất cho các hoạt động quản lý rủi ro lãi suất với mục tiêu quản trị rủi ro lãi suất nhằm hạn chế các tổn thất về thu nhập từ lãi cho ngân hàng, duy trì giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu và nhanh chóng tiếp cận các cơ hội khi có biến động lãi suất trên thị trường. Năm 2011, Chính sách của quản trị rủi ro lãi còn được thể hiện tại các quy định về vốn chủ sở hữu, tỷ lệ vốn chủ đối với toàn bộ TSC theo Basel 2 để đảm bảo có đủ vốn trong trường hợp tổn thất xảy ra. MB áp dụng cơ chế FTP theo thông lệ quốc tế nhằm một mặt tạo động lực thúc đẩy các chi nhánh tăng trưởng hoạt động kinh doanh một cách an toàn, hiệu quả. FTP bán/mua vốn của trụ sở chính do Tổng giám đốc công bố trong từng thời kỳ, bằng lãi suất cộng (+) thanh khoản (tương ứng với kỳ hạn và tần suất điều chỉnh lãi suất). Tất cả các tài sản và nợ của chi nhánh đều được “mua” và “bán” căn cứ vào kỳ hạn, loại tiền với các lăi suất điều chuyển (giá FTP) tại ngày phát sinh giao dịch. Đối với các giao dịch lãi suất cố định, từ ngày phát sinh giao dịch cho đến ngày định giá lại của tài sản hay nợ, chi nhánh luôn được đảm bảo một mức chênh lệch lãi suất giữa lãi suất áp dụng cho khách hàng và lãi suất chuyển vốn nội bộ (giá FTP). Chi nhánh chỉ quyết định lãi suất cho vay/nhận gửi sao cho có chênh lệch so với lãi suất điều chuyển vốn nội bộ và không bị ảnh hưởng nhiều bởi rủi ro lãi suất. Trong cơ chế mới, rủi ro lãi suất sẽ được quản lý tập trung tại trụ sở chính. FTP có mối liên hệ mật thiết với phương pháp và thực tiễn quản lý Tài sản/nợ của một ngân hàng thương mại. Việc hiểu rõ các bộ phận khác nhau trong bảng cân đối kế toán liên hệ qua lại như thế nào là rất cần thiết đối với quản trị ngân hàng thương mại. Một hệ thống FTP được xây dựng tốt sẽ giúp ngân hàng xác định được, định giá được và quản lý rủi ro lãi suất, đưa ra những động lực phù hợp cho các đơn vị kinh doanh, đồng thời nhận diện được tác động của chuyển giao rủi ro lãi suất trong bộ phận cân đối nguồn vốn. Bằng việc chuyển giao rủi ro lãi suất sang bộ phận cấp vốn trong ngân hàng, hệ thống FTP giúp trưởng các bộ phận kinh doanh tập trung vào các quyết định kinh doanh cơ bản (bao gồm cả các quyết định về rủi ro tín dụng), chuyển giao việc quản lý đầu cơ lãi suất cho các nhà quản lý rủi ro lãi suất chuyên nghiệp. Tách bạch rủi ro lãi suất và rủi ro tín dụng là một trong những mục tiêu chủ yếu của quy trình FTP. 2.3.1.2. Thực trạng tổ chức quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội(49) MB tiếp tục định hướng phát triển thành một tập đoàn tài chính đa năng, thực hiện mục tiêu là một trong những NHTM tiên tiến trong khu vực. Tuy nhiên, trong điều kiện môi trường kinh doanh ngày càng trở nên rủi ro, việc quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro lãi suất nói riêng là vô cùng quan trọng. Chính vì vậy, MB đã và đang xây dựng một hệ thống quản trị rủi ro lãi suất theo các chuẩn mực quốc tế nhằm giảm thiểu rủi ro xuống mức thấp nhất, có thể chấp nhận được. Bộ máy quản trị rủi ro lãi suất của MB bao gồm:  Hội đồng Quản trị có quyền hạn và nhiệm vụ cao nhất trong việc điều hành tất cả FiF KR¥W ÿÝQJ FëD 1JkQ KjQJ OLrQ TXDQ ÿÃQTX§Q WUÏ UëL UR OmL VX©W Ç WKõF KLËQ FKíF QQJYjQKLËPYéFëDPuQK+47FKÏXWUiFKQKLËPEDQKjQKFiFFKtQKViFKYjFKLÃQOmçFTX§QOêUëLURSKKçSWURQJWïQJWKáLNä[iFO±SFiFJLßLK¥QNLQKGRDQKDQWRjQ.  Uỷ ban Quản trị rủi ro là bộ phận do HĐQT Ngân hàng ra quyết định thành lập và FKÏXWUiFKQKLËPJL~SYLËFFKR+47WURQJYLËFTX§QOêPÑLOR¥LUëLURSKiWVLQKWURQJKR¥WÿÝQJNLQKGRDQKFëD1JkQKjQJ8ùEDQ4X§QWUÏ rủi ro lãi suất tham mưu cho HĐQT trong YLËFSKrGX\ËWFiFFKtQKViFKYjÿÏQKKmßQJ4X§QWUÏ rủi ro lãi suất phù hợp trong từng thời Nä EDR J×P F§ YLËF [iF ÿÏQK FiF Wù OË JLßL K¥QK¥Q FKÃ Yj PíF ÿÝ chấp nhận rủi ro của 1JkQKjQJÿÏQKNäEiRFiRÿiQKJLiWuQKKuQKUëLURWURQJFiFP»WKR¥WÿÝQJFëDQJkQKjQJYjÿÅ[X©WFiFELËQSKiSF§LWKLËQNÏSWKáL8ùEDQ4X§QWUÏ rủi ro chỉ có nhiệm vụ tham mưu FKR+47NK{QJÿmçFTX\ÅQUDFiFTX\ÃWÿÏQKOLrQTXDQÿÃQ4X§QWUÏ rủi ro lãi suất.  Uỷ ban Quản lý Tài sản Nợ Có (ALCO): ALCO là bộ phận do Tổng Giám đốc ra TX\ÃW ÿÏQK WKjQK O±S &Kë WÏFK $/&2 Oj 7ÙQJ *LiP ÿÕF &iF WKjQK YLrQ FëD $/&2 Oj FiFFiQEÝFKëFKÕWÿDQJWKõFKLËQQKLËPYé4X§QWUÏ rủi ro lãi suất trong ngân hàng. ALCO có QKLËPYéJLiPViWYjTX§QOêWÙQJWKÇFiFK¥QJPéFWjLV§QFyYjWjLV§QQçWURQJE§QJFkQÿÕLNÃWRiQKçSQK©WYjULrQJELËWFëD1JkQKjQJQKµPWÕLÿDKRiOçLQKX±QYjWÕLWKLÇXKRiFiFWÙQWK©WSKiWVLQK GRQKóQJELÃQÿÝQJE©W lợi từ thị trường; Quản lý rủi ro thanh khoản; LÅX KjQK OmL VX©W Yj Wù JLi SK KçS 7URQJ SK¥P YL SKkQ F©S $/&2 ÿmçF TX\ÅQ UD FiFTX\ÃWÿÏQKOLrQTXDQÿÃQ4X§QWUÏ rủi ro lãi suất.  Các phòng ban Quản trị rủi ro lãi suất tại Hội sở chính: Tùy tình hình thực tế trong từng thời kỳ, HĐQT sẽ ra quyết định thành lập một số phòng ban tại Hội sở chính với các QKLËPYé4X§QWUÏUëLUR tín dụng, Quản trị rủi ro thị trường và Quản trị rủi ro hoạt động. Tất F§FiFSKzQJEDQQj\WKXÝF.KÕL4X§QWUÏUëLUR và chịu sự điều hành trực tiếp của một Phó 7ÙQJ*LiPÿÕFQJkQKjQJ Các phòng ban có nhiệm vụ Quản trị rủi ro tại Hội sở chính chịu WUiFKQKLËPWKDPPmXFKR7ÙQJ*LiPÿÕFWURQJYLËFÿLÅXKjQKFiFKR¥WÿÝQJOLrQTXDQÿÃQTX§Q WUÏ UëL UR EDR J×P YLËF VR¥QWK§R FiF YQ E§Q KmßQJ G¯Qquy trình nghiệp vụ và các FKtQKViFKFKÍÿ¥RFéWKÇSKKçSYßLWuQKKXÕQJWKÏWUmáQJJLiPViWYjÿiQKJLiKR¥WÿÝQJ(50) quản trị rủi ro nói chung trong toàn ngân hàng và nói riêng đối với từng Chi nhánh, đơn vị cơ VãWUõFWKXÝFÿÅ[X©WFiFELËQSKiSWKõFWKLQKµPF§LWKLËQWuQKKuQK«7URQJSK¥PYLÿmçF7ÙQJ*LiPÿÕFSKkQF©S3Ky7ÙQJ*LiPÿÕFSKéWUiFK.KÕL4X§QWUÏUëLUR và các Trưởng SKzQJEDQW¥L+ÝLVãFKtQKÿmçFTX\ÅQUDFiFTX\ÃWÿÏQKFyOLrQTXDQ Như vậy, ngân hàng mới chỉ có bộ máy quản trị các loại rủi ro nói chung mà chưa có một bộ phận chuyên trách việc quản trị rủi ro lãi suất. Ủy ban quản lý tài sản và nợ (ủy ban ALCO) trực thuộc Hội đồng quản trị, nhóm họp định kỳ nhằm đánh giá các rủi ro có thể xảy ra và đưa ra các khuyến nghị kịp thời, phù hợp. Nhiệm vụ chính của Ủy ban ALCO bao gồm quản lý rủi ro thị trường, rủi ro tín dụng và rủi ro hoạt động ảnh hướng tới cân đối giữa tài sản và nợ trên bảng cân đối của ngân hàng. Nhận ra tầm quan trọng của việc quản lý rủi ro nói chung và quản lý tài sản- nợ nói riêng, MB đã giao cho Phòng Treasury thuộc Khối Treasury, Phòng ALM kết hợp với Phòng Quản trị rủi ro thị trường, Phòng Quản trị rủi ro tín dụng hỗ trợ ALCO với nhiệm vụ quản lý rủi ro thị trường và rủi ro tín dụng, rủi ro tác nghiệp. Cụ thể : • Các dự án hiện đại hóa: Nghiên cứu và triển khai các hệ thống quản lý tài sản nợ, tài sản có (ALM); định giá điều chuyển vốn nội bộ (FTP); chương trình lập kế hoạch và dự toán ngân sách, quản lý hiệu quả đối với các đơn vị kinh doanh (module quản lý tài chính ngân hàng - kế toán quản trị) áp dụng trong toàn hệ thống MB. • Xây dựng cơ chế quy chế: Xây dựng chính sách quản lý rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản; cơ chế định giá điều chuyển vốn nội bộ (bao gồm xây dựng cơ chế quy chế, phân tích dữ liệu, xây dựng các mô hình và kiểm thử tính hiệu quả của các mô hình...); cơ chế lập dự toán ngân sách và giao kế hoạch kinh doanh... • Điều hành lãi suất: Tham mưu cho Ban lãnh đạo về điều hành lãi suất huy động, lãi suất cho vay; cơ chế lãi suất mua bán vốn nội bộ trong hệ thống MB. • Các công việc khác: Tính toán và phân tích các hệ số an toàn; thực hiện các công việc hỗ trợ hoạt động của Ủy ban ALCO và các công việc khác theo yêu cầu. MB đã quan tâm đến quản trị rủi ro lãi suất từ khá lâu, tuy nhiên, việc tổ chức bộ phận thực hiện quản trị rủi ro thì phải đến năm 2014 mới được thực hiện mạnh mẽ. Điều này cho thấy MB đã quan tâm đến quản trị rủi ro, từng bước cân bằng lợi nhuận mục tiêu và rủi ro, thực hiện khống chế, kiểm soát, quản trị nội bộ, quản trị rủi ro mọi hoạt động tốt và hiệu quả, đảm bảo rủi ro ở mức thấp nhất là cấu phần quan trọng cho một mô hình hoạt động kinh doanh thành công, theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Việc quản lý các loại rủi ro thị trường, rủi ro tín dụng và rủi ro tác nghiệp đều được(51) thực hiện tại các Phòng Quản trị rủi ro thuộc Khối Quản trị rủi ro. Do tính chất phức tạp và đặc điểm của từng loại rủi ro mà mỗi loại rủi ro cần được bộ phận chuyên trách quản lý. Trong đó, Phòng quản trị rủi ro thị trường kết hợp với Phòng quản trị rủi ro tín dụng và Phòng Treasury để thực hiện quản trị rủi ro lãi suất: - Quản lý rủi ro thanh khoản và lãi suất trên sổ banking: Quản lý rủi ro thị trường đối YßL GDQK PéF JKL QK±Q WU¥QJ WKiL FiF F{QJ Fé NKR§Q PéF WjL V§Q Yj Qç FëD 1JkQ KjQJ YßLPéFÿÏFKJLóÿÃQQJj\ÿiRK¥QYjWKXÿmçFWKXQK±SUzQJWïOmL - Quản lý rủi ro thị trường trên sổ E-Trading: quản lý các rủi ro do biến động về giá OLrQ TXDQ ÿÃQ FiF V§Q SK­P WjL FKtQK ÿmçF JLDR GÏFK YßL PéF ÿtFK (-Trading trên các thị WUmáQJQJR¥LKÕLWKÏWUmáQJYÕQWKÏWUmáQJWLÅQWËWKÏWUmáQJKjQJKyD« Về chính sách quản trị rủi ro lãi suất, MB thực hiện quản lý rủi ro lãi suất ở cả 2 cấp ÿÝ JLDR GÏFK Yj GDQK PéF WURQJ ÿy W±S WUXQJ QKLÅX KkQ YjR TX§Q WUÏ UëL UR OmL VX©W F©S ÿÝJLDRGÏFK - Quản trị rủi ro lãi suất ở cấp độ danh mục. + Ngân hàng đang triển khai hoàn thiện hệ thống quy chế, quy định, quy trình quản lý UëL UROmL VX©W WUrQ VÙ 1JkQ KjQJ WKHR WK{QJ OË TXÕF WÃ Yj TX\ ÿÏQK FëD %DVHO ,, WKõF KLËQTX§Q WUÏ UëL UR OmL VX©W WKHR QJX\rQ W³F ³ YzQJ NLÇP VRiW´ EDR J×P L  FiF ÿkQ YÏ NLQKGRDQK W¥R YzQJ  ÿyQJ YDL WUz Oj ÿkQ YÏ WUõF WLÃS FKÏX WUiFK QKLËP WRjQ GLËQ Wï NKkX QK±QGLËQ ÿiQK JLi NLÇP VRiW Yj JL§P WKLÇX UëL UR LL  9zQJ  Oj FiF ÿkQ YÏ 4X§Q WUÏ UëL UR YßLWUiFKQKLËPWKLÃWO±SFiFFKtQKViFKQJX\rQW³FK¥QPíFNLÇPVRiWYjJLiPViWÿÝFO±SYLËFTX§QWUÏUëLUR LLL 9zQJOjÿkQYÏ.LÇPWRiQQÝLEÝYßLWUiFKQKLËPÿ§PE§RWtQKKçSOêYjKLËXTX§FëDYLËFTX§QOêUëLURW¥LYzQJYjYzQJ(52) Sơ đồ 2.1: Mô hình quản trị rủi ro lãi suất theo 3 cấp độ tại Ngân hàng TMCP Quân Đội (Nguồn: Ngân hàng TMCP Quân Đội) + Trong năm 2012, Ngân hàng đã hoàn thành việc xây dựng hệ thống phần mềm 4X§Q Oê 7jL V§Q 1ç - Có (ALM) chạy đến cấp độ giao dịch theo thông lệ quốc tế, cung cấp Wõ ÿÝQJ FiF EiR FiR FKrQK OËFKNä K¥Q ÿÏQK JLi O¥L WKHR Nä K¥Q GDQK QJK­D Yj WKHR KjQK YLíQJ[ñFiFEiRFiRSKkQWtFKNÏFKE§QWQJJL§POmLVX©W«QKµPKÛWUçF{QJWiFTX§QOêUëLUROmLVX©WFëD1JkQKjQJ+ËWKÕQJ$/0FKtQKWKíFWULÇQNKDLWURQJQP + Ngân hàng thực hiện điều chỉnh thời hạn định giá lại của khoản vay tương ứng với NäK¥QFëDQJX×QYÕQ.LÇPVRiWFKrQKOËFKNäK¥QÿÏQKJLiO¥LWURQJSK¥PYLFKRSKpS - Quản trị rủi ro lãi suất ở cấp độ giao dịch + Tất cả các hợp đồng tín dụng đều phải có các điều khoản phòng ngừa rủi ro lãi suất để đảm bảo ngân hàng luôn chủ động trước những biến động bất thường của thị trường, lãi KiÇP WUD KjQJQJj\ sñ déQJFiFF{QJ cé tõ ÿiQKJLi - Xác định, đưa ra giải pháp khắc phục và quản lý rủi ro. - Tuân thủ với các tiêu chuẩn và chính sách. - Đảm bảo việc thực hiện yêu cầu về tuân thủ. - Kiểm tra chất lượng thực hiện việc kiểm soát. - Thiết lập các tiêu chí,tiêu chuẩn và chính sách. - Đảm bảo việc thực thi các chính sách cũng như chất lượng của các tiêu chuẩn đề ra. Thanh tra, kiểm tra toàn bộ quá trình quản trị rủi ro Thanh tra, kiểm tra mang tính độc lập. Các bộ phận chức năng KiÇm soiW YjWõ ÿiQKJLi T©t c§ FiFQKkQYLrQ Quản lý theo chức năng và Giám sát tuân thủ ;k\GõQJYjNLÇm VRiWFiFWLrXchu­nT©t c§ FiFQKkQYLrQ &iFEÝ SKkQFKX\rQWUiFKTX§n trÏ WXkQWKë YjSKiSFKÃ Bộ phận kiểm toán nội bộ KiÇm tra/ thanh tra &iFFiQEÝ kiÇPWRiQQÝi bÝ(53) suất cho vay phải được xây dựng dựa trên cơ sở phản ánh đúng chi phí huy động vốn thực tế của ngân hàng. + Điều hành thông qua công cụ mua bán vốn nội bộ FTP. MB triển khai hệ thống định giá điều chuyển vốn nôị bộ FTP khớp kỳ hạn theo thông lệ quốc tế, mua bán vốn chi tiết đến từng giao dịch. Tùy theo định hướng hoạt động của Ngân hàng và diễn biến thị trường, trụ sở chính có thể thay đổi giá mua bán vốn đối với từng đối tượng khách hàng/sản phẩm…nhằm đưa ra tín hiệu về tài chính để đơn vị kinh doanh xác định lãi suất cho vay/huy động đối với từng giao dịch. Với kinh nghiệm và khả năng nhạy bén trong quản trị điều hành, MB đã điều hành thận trọng, linh hoạt cơ chế lãi suất tiền gửi, tiền vay đảm bảo an toàn, hiệu quả trong hoạt động kinh doanh. Số liệu báo cáo rủi ro lãi suất cho thấy tài sản nhạy cảm với lãi suất của Ngân hàng chủ yếu tập trung ở các kỳ hạn từ 06 tháng trở xuống, phù hợp với cơ cấu nguồn vốn huy động tập trung lớn của Ngân hàng, bao gồm các khoản có thời hạn định lại lãi suất gần. 2.3.2. Dự báo và phân tích biến động lãi suất tại Ngân hàng TMCP Quân Đội Việc dự báo và phân tích biến động lãi suất tại MB đều do Phòng Treasury thực hiện. Tuy nhiên, chưa có một công đoạn chính thức nào là dự báo lãi suất, công việc dự báo lãi suất và phân tích biến động lãi suất được thực hiện tại MB chỉ là các bước trong quá trình hoạch định chính sách lãi suất của Ngân hàng. Trên cơ sở xác định được xu hướng biến động lãi suất trong thời gian tới, các cán bộ điều hành lãi suất tại MB sử dụng các biện pháp nghiệp vụ để xác định mức lãi suất kinh doanh áp dụng trên toàn hệ thống bao gồm: lãi suất huy động, lãi suất cho vay và lãi suất điều chuyển vốn nội bộ FTP. Các cán bộ điều hành lãi suất dựa trên các cơ sở sau đây để tính toán lãi suất: - Lãi suất trần và lãi suất sàn của Ngân hàng nhà nước (NHNN). Tại mỗi thời kỳ phát WULÇQFëDQÅQNLQKWÃW\WKXÝFYjRWuQKKuQKNLQKWÃWURQJQmßFYjPéFWLrXFëDFKtQKViFKWLÅQ WË Pj 1+11 ÿmD UD PíF OmL VX©W WU«Q KR»FYj OmL VX©W VjQ PDQJ WtQK ÿÏQK KmßQJ WKÏWUmáQJ /mL VX©W NLQK GRDQK FëD FiF 1JkQ KjQJ WKmkQJ P¥L NK{QJ ÿmçF SKpR FDR KkQ OmLVX©WWU«QYjNK{QJÿmçFWK©SKkQOmLVX©WVjQPj1JkQKjQJQKjQmßFÿmDUD - Cơ cấu nguồn vốn/dư nợ định hướng. Trong mỗi thời kỳ, trên cơ sở xác định kỳ hạn KX\ ÿÝQJ Yj FKR YD\ PRQJ PXÕQ 0% WKõF KLËQ ÿÏQK JLi NKiF QKDX YßL FiF Nä K¥Q NKiFQKDX7KáLNäQPOmLVX©WWKÏWUmáQJFy[XKmßQJWQJG«QÿÇK¥QFKÃUëLUR0%mXWLrQKX\ ÿÝQJ FiF Nä K¥Q GjL 'R ÿy WUrQ ELÇX OmL VX©W KX\ ÿÝQJ QLrP \ÃW Fy WKáL ÿLÇP OmL(54) suất huy động 24 tháng hay 36 tháng cao hơn cả lãi suất huy động 9 tháng và 12 tháng. Bảng 2.2: Lãi suất huy động bình quân của MB qua các năm 2013, 2014, 2015 Bên cạnh đó, các cán bộ điều hành lãi suất còn phải tính đến các loại rủi ro: rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng… khi ấn định lãi suất kinh doanh. Rõ ràng nguồn vốn huy động với kỳ hạn ngắn (1 tháng hoặc 2 tháng…) có tính thanh khoản và tính ổn định thấp hơn nguồn vốn có kỳ hạn dài, các TCTD đều mong muốn huy động nguồn vốn dài hạn nên thường ấn định lãi suất huy động kỳ hạn dài cao hơn kỳ hạn ngắn. Tuy nhiên, trong thời kỳ lãi suất biến động mạnh và khó lường trước, MB đã ưu tiên huy động vốn ở các kỳ hạn ngắn sẽ giúp TCTD dễ đối phó hơn với nguy cơ giảm giá trị tài sản và giảm thu nhập. - Sự cạnh tranh của các ngân hàng khác. Hiện nay, có khoảng gần 40 ngân hàng WKmkQJP¥LJ«QQJkQKjQJYÕQQmßFQJRjLYjFKLQKiQKQJkQKjQJQmßFQJRjLW¥L Việt Nam và hơn 5 ngân hàng liên doanh tại Việt Nam. Chưa kể đến các TCTD khác, với PÝWVÕOmçQJOßQFiFÿÕLWKëF¥QKWUDQKQKmY±\0%F«QÿmDUDFiFFKLÃQOmçFNLQKGRDQKU} UjQJ Yj OLQK KR¥W PßL ÿHP O¥L KLËX TX§ FDR &iF FiQ EÝ ÿLÅX KjQK OmL VX©W ÿm Yj đang WKmáQJ[X\rQWKHRG}LWKDPNK§ROmLVX©WQLrP\ÃWFëDFiF1JkQKjQJNKiFÿÇOmLVX©WNLQKGRDQK Pj0%ÿmD UD YïDÿ§P E§RWtQKF¥QKWUDQK QKmQJ Y¯Qÿ§P E§RFkF©X QJX×QGmQçÿÏQKKmßQJ Khi dự báo lãi suất thay đổi như NHNN hạ trần, hoặc lãi suất thị trường thay đổi làm NK§QQJKX\ÿÝQJWURQJWmkQJODLNKyKkQYj§QKKmãQJÿÃQFkF©XQJX×QWjLV§QKR»FOmLVX©W WmkQJ O¥L WKD\ ÿÙL WKÇ KLËQ WURQJ OmL VX©W FiF ÿÕL WKë ÿDQJ ÿyQ WUmßF FiF FiQ EÝ ÿLÅXKjQKOmLVX©WWLÃQKjQK[k\GõQJFKtQKViFKJLiÿÕLYßLFiFV§QSK­PWLÅQJñLWLÅQYD\PDQJWtQKF¥QKWUDQK Chính sách lãi suất của MB cụ thể như sau: 0.0%1.0%2.0%3.0%4.0%5.0%6.0%7.0%8.0%9.0%9 tháng (%/năm)12 tháng (%/năm)24 tháng (%/năm)36 tháng (%/năm)201320142015(55) Đối với hoạt động cho vay trên thị trường liên ngân hàng (ngắn hạn), lãi suất đầu tư được xác định tùy thuộc vào diễn biến thị trường và chi phí vốn của Ngân hàng. Các khoản cho vay trên thị trường liên ngân hàng thường có kỳ hạn ngắn (dưới 3 tháng). Căn cứ vào dự báo về diễn biến lãi suất trên thị trường và khả năng cân đối vốn, Ngân hàng sẽ đưa ra quyết định đầu tư phù hợp. Trong trường hợp dự báo lãi suất có xu hướng giảm, Ngân hàng sẽ tăng cường các khoản đầu tư dài hạn để tăng khả năng sinh lời. Ngược lại, nếu dự báo lãi suất có xu hướng tăng, Ngân hàng sẽ tăng cường đầu tư ngắn hạn. Đối với hoạt động huy động vốn, lãi suất được xác định theo nguyên tắc thị trường, kết hợp với định hướng kinh doanh của Ban lãnh đạo, cân đối vốn của Ngân hàng và quy định của Ngân hàng Nhà nước. Nguồn vốn huy động của Ngân hàng chủ yếu có thời hạn định lại lãi suất ngắn. Đối với hoạt động cho vay, Ngân hàng quy định mức lãi suất cho vay trên nguyên tắc đảm bảo bù đắp chi phí vốn, các chi phí quản lý, trên cơ sở xem xét các yếu tố rủi ro, giá trị tài sản bảo đảm, lãi suất trên thị trường, đảm bảo khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng. Tổng Giám đốc quy định mức sàn lãi suất cho vay trong từng thời kỳ; các đơn vị kinh doanh được chủ động xác định lãi suất cho vay đối với khách hàng trong từng kỳ đảm bảo không thấp hơn sàn lãi suất trên cơ sở phân tích, đánh giá rủi ro tín dụng và phải đảm bảo hoàn thành kế hoạch lợi nhuận được giao. Trên cơ sở đó, các Phòng ban thuộc Khối kinh doanh đưa ra các sản phẩm trên cơ sở lãi suất nằm trong mức quy định của Ngân hàng với giá vốn FTP theo từng ngày để các chi nhánh có thể cân đối áp dụng các chính sách lãi suất với khách hàng. 2.3.3. Đo lường rủi ro lãi suất và tình hình tuân thủ các hạn mức rủi ro lãi suất của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội 2.3.3.1. Lựa chọn mô hình đo lường rủi ro lãi suất Trong ba mô hình đo lường rủi ro lãi suất là mô hình kì hạn, mô hình định giá lại, mô hình thời lượng, MB sử dụng mô hình định giá lại để đo lường rủi ro lãi suất trong hệ thống bởi vì mô hình định giá lại có thể thực hiện tương đối đơn giản, không đòi hỏi kỹ thuật phức tạp. Rủi ro lãi suất dẫn đến tổn thất là một yếu tố khó tránh khỏi trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Kể từ khi Ngân hàng nhà nước thay đổi cơ chế điều hành lãi suất theo hướng tự do hóa lãi suất và quá trình hội nhập càng sâu hơn vào nền kinh tế thế giới của Việt Nam, sự biến động lãi suất đã trở nên thường xuyên hơn gây cho các ngân hàng nhiều khó khăn trong kinh doanh do lãi suất là giá cả trong kinh doanh tiền tệ. MB lựa chọn mô hình này là do mô hình định giá lại có thể thực hiện tương đối đơn giản mà không cần sử dụng những kỹ(56) thuật phức tạp và hệ thống kế toán của Việt Nam theo nguyên tắc ghi sổ, nên việc áp dụng mô hình thời lượng và mô hình kỳ hạn nhằm xác định mức độ giảm giá trị của tài sản ngân hàng hiện nay còn gặp nhiều khó khăn. 2.3.3.2. Sử dụng mô hình định giá lại để đánh giá thực trạng rủi ro lãi suất * Phân loại tài sản có và tài sản nợ nhạy cảm lãi suất Cơ sở phân loại: Dựa vào mức độ biến động của thu nhập từ lãi suất (đối với tài sản có) và chi phí trả lãi (đối với tài sản nợ) khi lãi suất thay đổi. Thời hạn định lại lãi suất thực tế là thời hạn còn lại tính từ thời điểm lập báo cáo tài chính hợp nhất cho tới kỳ định lại lãi suất gần nhất của các khoản mục tài sản và nguồn vốn. Các giả định và điều kiện sau được áp dụng trong phân tích thời hạn định lại lãi suất thực tế của các tài sản và công cụ nợ của Ngân hàng: - Tiền mặt, vàng bạc đá quý; góp vốn đầu tư dài hạn và các tài sản có khác (bao gồm WjL V§Q FÕ ÿÏQK E©W ÿÝQJ V§Q ÿ«X Wm Yj WjL V§Q Fy NKiF  ÿmçF [ÃS OR¥L OjNKR§Q PéF NK{QJFKÏXOmL - Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được xếp loại là tiền gửi thanh toán, do ÿyNäK¥QÿÏQKO¥LOmLVX©WWKõFWÃÿmçF[ÃSOR¥LÿÃQPÝWWKiQJ - Thời hạn định lãi suất thực tế của chứng khoán đầu tư và chứng khoán kinh doanh ÿmçFWtQKGõDWUrQWKáLJLDQÿiRK¥QWKõFWÃW¥LWKáLÿLÇPO±SEiRFiRWjLFKtQKKçSQK©WFëDWïQJOR¥LFKíQJNKRiQ - Thời hạn định lãi suất thực tế của các khoản tiền gửi và cho vay các TCTD; các NKR§QFKRYD\NKiFKKjQJFiFNKR§QQç&KtQKSKëYj1JkQKjQJ1KjQmßF9LËW1DPFiFNKR§Q WLÅQ JñL Yj YD\ FiF 7&7' Yj NKR§Q PéF WLÅQ JñL FëD NKiFK KjQJ ÿmçF [iF ÿÏQK QKmsau: + Các khoản mục có lãi suất cố định trong suốt thời gian của hợp đồng: Thời hạn định JLi O¥L OmL VX©W WKõF WÃ GõD WUrQ WKáL JLDQ ÿiR K¥Q WKõF WÃ tính từ thời điểm lập báo cáo tài FKtQKKçSQK©W + Các khoản mục có lãi suất thả nổi: Thời hạn định lại lãi suất thực tế dựa trên định NäÿÏQKO¥LOmLVX©WJ«QQK©WWtQKWïWKáLÿLÇPO±SEiRFiRWjLFKtQKKçSQK©W - Thời hạn định lại lãi suất thực tế của khoản mục phát hành giấy tờ có giá dựa trên WKáLJLDQÿiRK¥QWKõFWÃFëDWïQJOR¥LJL©\WáFyJLi - Thời hạn định lại lãi suất thực tế của khoản mục nguồn vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, FKRYD\7&7'FKÏXUëLURGõDWUrQWKáLJLDQ ÿiRK¥QWKõFWÃFëDJLDRGÏFKGRFiFJLDRGÏFKQj\FyOmLVX©WFÕÿÏQK(57) Khi áp dụng mô hình này, để giải quyết sự khác biệt giữa lý thuyết và thực tiễn, giả định được đặt ra là: khách hàng của ngân hàng (kể cả khách hàng gửi tiền và vay tiền) đều tôn trọng cam kết về kỳ hạn. Điều này có nghĩa là khách hàng gửi tiền không rút trước kỳ hạn và khách hàng vay tiền không trả trước hạn. Kỳ hạn định giá lại được lựa chọn là 1 năm. Bảng 2.2: Giá trị tài sản và nợ nhạy cảm lãi suất (đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu KQ 2013 KQ 2014 KQ 2015 RSA 311.862 429.821 362.836 - Tiền gửi tại NHNN= =6.749 = =15K523 =18K627 =-=Tiền gửi và cho vay các TCTD khác= 51K952 = 77K928 =85K721 =-=Chứng khoán kinh doanh= =230 = 557 =358 =-=Cho vay KH= 219.207 = 274.241 =164.545 =-=Chứng khoán đầu tư= 33,532== 61K336 =93K134 =-=Các công cụ tài chính phái sinh và các tài sản tài chính khác= 192 = 236 =451 =- Tài sản có khác - - - RSL 273.701 346.959 672.155 - Các khoản nợ CP và NHNN =20K678 =10K125 =38K475 =-=Tiền gửi và vay từ NHNN và các TCTD khác=45K721 =91K442 =164.596 =- Tiền gửi của KH=15M383 =180.460 =342.873 =-=Vốn tài trợ, uỷ thác đầu tư, cho vay mà các TCTD chịu rủi ro=28K636 =33K821 =60K878 =-=Phát hành GTCG=28K283 =31K111 =65K334 =-=Các khoản nợ khác=- ==- ==- ==GAP 38.161 82.862 309.320(58) (Nguồn:Báo cáo thường niên của MB các năm 2013,2014,2015) * Công thức tính Để xác định thiệt hại của ngân hàng khi lãi suất thị trường biến động chúng ta áp dụng mô hình định giá lại. ∆NII = (RSA – RSL) x ∆i ∆i là mức thay đổi lãi suất trung bình đối với tài sản và nợ. Tuy nhiên trên thực tế điều này là không phù hợp vì lãi suất huy động vốn và lãi suất cho vay là khác nhau nên tỷ lệ thay đổi lãi suất trung bình của Tài sản khác với tỷ lệ thay đổi lãi suât trung bình của nợ. Do vậy khi sử dụng mô hình định giá lại để lượng hóa rủi ro lãi suất của ngân hàng ta sử dụng công thức ∆NII = RSA . ∆RA – RSL . ∆RL Trong đó: RSA, RSL là giá trị tài sản, Nợ nhạy cảm lãi suất ∆NII: mức thay đổi thu nhập ròng từ lãi khi lãi suất thay đổi ∆RA: Tỷ lệ thay đổi lãi suất trung bình đối với Tài sản nhạy cảm lãi suất ∆RL: Tỷ lệ thay đổi lãi suất trung bình đối với Nợ nhạy cảm lãi suất ∆RA, ∆RL được xác định theo công thức: ∆RA = RAck – RAđk = ()ck – ()đk ∆RL = RLck – RLđk = ()ck – ()đk Trong đó: RAck, RAđk:lãi suất trung bình của Tài sản nhạy cảm ở các thời điểm cuối kỳ, đầu kỳ RLck, RLđk: lãi suất trung bình của Nợ nhạy cảm ở các thời điểm cuối kỳ, đầu kỳ DAi: tỷ trọng Tài sản nhạy cảm lãi suất loại i trên tổng tài sản có nhạy cảm lãi suất DLj: tỷ trọng Nợ nhạy cảm lãi suất loại i trên tổng tài sản có nhạy cảm lãi suất * Xác định mức lãi suất trung bình thay đổi qua các năm Từ biểu lãi suất huy động của MB qua các năm 2013,2014,2015 ta có bảng sau: (2.1) (2.2) (2.3) (2.4) RAiDAi. RAiDAi. RLjDLj. RLjDLj.(59) Bảng 2.3: Mức thay đổi lãi suất trung bình của Nợ Lãi suất (%/năm) RLđk (%/năm) RLck (%/năm) ΔRL (%/năm) Năm 2013 9.5 8.0 -1.5 Năm 2014 7.5 7.0 -0.5 Năm 2015 7.0 7.2 0.2 (Nguồn: biểu lãi suất huy động của MB) Với RLđk, RLck là lãi suất trung bình của nợ nhạy cảm lãi suất ở đầu và cuối kỳ. Bảng 2.4: Mức thay đổi lãi suất trung bình của Tài sản và khe hở nhạy cảm lãi suất (GAP) Lãi suất (%/năm) RAđk (%/năm) RAck (%/năm) ΔRA (%/năm) ΔRA- ΔRL (%/năm) Năm 2013 12.6 11.5 -1.1 0.4 Năm 2014 11.5 11.3 -0.2 0.3 Năm 2015 11.2 11.5 0.3 0.1 (Nguồn: biểu lãi suất huy động của MB) Với RAđk, RAck là lãi suất trung bình của Tài sản nhạy cảm lãi suất ở đầu kỳ và cuối kỳ. * Đánh giá thực trạng rủi ro lãi suất của MB các năm 2013, 2014, 2015 Từ công thức 2.2 ta có mức độ thay đổi thu nhập lãi ròng của chi nhánh phải gánh chịu khi lãi suất thay đổi là: ∆NII = RSA . ∆RA – RSL . ∆RL Với: ∆NII : Mức độ thay đổi thu nhập ròng từ lãi của nhóm Tài sản, Nợ nhạy cảm với lãi suất RSA: Giá trị của Tài sản nhạy cảm lãi suất RSL : Giá trị của Nợ nhạy cảm lãi suất ∆RA , ∆RL: Tỷ lệ thay đổi lãi suất trung bình đối với Tài sản, Nợ nhạy cảm với lãi suất. Thay số từ bảng giá trị Tài sản, Nợ nhạy cảm với lãi suất qua các thời kỳ (bảng 2.6) và bảng mức độ thay đổi lãi suất trung bình của Tài sản, Nợ nhạy cảm lãi suất (bảng 2.8 và 2.9) vào công thức (2.5) ta có bảng sau: (2.5)(60) Bảng 2.5: Bảng biểu diễn mức độ rủi ro lãi suất qua các thời kỳ Năm=RSA (tỷ đồng) ∆RA (%) RSL (triệu đồng) ∆RL (%) ∆NII (triệuđồng) 2013 311.862 -1.1 273.701 -0.5 66.003 2014 429.821 -0.2 346.959 -0.5 87.515 2015 362.836 0.3 672.155 0.2 25.580 Nhận xét Kết quả tính toán ở bảng trên cho thấy trong hai năm 2015 MB thiết lập khe hở nhạy cảm lãi suất dương, riêng năm 2013, 2014 GAP đươc thiết lập với giá trị âm. Với việc dự báo chính xác xu hướng biến động của lãi suất thị trường, ba năm 2013, 2014, 2015 MB đều thu được thu nhập. Cụ thể, năm 2013 khe hở lãi suất là GAP= 38.161 > 0, lãi suất thị trường trong năm đó diễn biến theo chiều hướng giảm dần, tuy nhiên tỷ lệ giảm của lãi suất bên tài sản có lớn hơn tỷ lệ tăng của lãi suất bên tài sản nợ nên mức độ thay đổi lãi suất năm 2013 là dương (∆i>0). GAP>0 và ∆i>0 dẫn tới ∆NII>0, ngân hàng thu được thu nhập. Năm 2014, lãi suất thị trường tiếp tục đà giảm của năm 2013 tuy nhiên với tỷ lệ thấp hơn, vẫn có sự chênh lệch giữa tỷ lệ tăng của lãi suất bên TSC và tỷ lệ tăng của lãi suất bên TSN làm cho mức độ thay đổi lãi suất năm 2014 nhỏ hơn 0. Kết hợp với việc duy trì khe hở nhạy cảm lãi suất dương, năm 2014, MB thu được thu nhập là 82.826 tỷ đồng. Đặc biệt, năm 2015, diễn biến lãi suất thị trường có sự thay đổi lớn, lãi suất bắt đầu có chiều hướng tăng dần. Từ bảng tính toán có thể thấy lãi suất thị trường giảm nhưng giảm mạnh hơn đối với bên nợ và giảm ít hơn đối với tài sản. Do đó, năm 2015, lãi suất tăng lãi suất của tài sản nợ thấp hơn nên mức độ thay đổi lãi suất của tài sản và nợ có giá trị dương (∆i>0). Thêm vào đó GAP của năm 2015 có giá trị âm (cụ thể là -309.320<0) nên MB vẫn thu được thu nhập ngay khi lãi suất thị trường tăng. Như vậy, có thể thấy, với việc dự báo xu hướng diễn biến lãi suất thị trường khá hiệu quả, ngân hàng đã điều chỉnh cơ cấu tài sản-nợ phù hợp và đem lại cho ngân hàng thu nhập. 2.3.4. Sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro lãi suất tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội 2.3.4.1 Quy định chính sách lãi suất Đối với hoạt động đầu tư, ngân hàng căn cứ vào dự báo diễn biến lãi suất của thị trường để đưa ra quyết định đầu tư cho phù hợp. Trường hợp dự báo lãi suất có xu hướng(61) giảm, Ngân hàng sẽ tăng cường các khoản đầu tư dài hạn nhằm tăng khả năng sinh lời. Trường hợp nếu dự báo lãi suất có xu hướng tăng, Ngân hàng sẽ tăng đầu tư ngắn hạn nhằm giảm thiểu rủi ro. Đối với hoạt động cho vay, NHTMCP Quân Đội quy định mức lãi suất cho vay trên nguyên tắc bảo đảm bù đắp đủ chi phí vốn, các chi phí quản lý trên cơ sở xem xét các yếu tố rủi ro, giá trị tài sản đảm bảo, lãi suất trên thị trường, đảm bảo khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Hội sở chính quy định mức sàn lãi suất cho vay từng thời kỳ, các đơn vị kinh doanh được chủ động xác định lãi suất cho vay đối với khách hàng trong từng thời kỳ đảm bảo không thấp hơn sàn lãi suất trên cơ sở phân tích, đánh giá rủi ro tín dụng và phải đảm bảo hoàn thành kế hoạch lợi nhuận được giao. Bên cạnh đó do cơ cấu nguồn vốn chủ yếu tập trung nguồn vốn có thời hạn định lại lãi suất ngắn, vì vậy ngân hàng TX\ÿÏnh tất cả các khoản cho vay đều áp dụng mức lãi suất thả nổi, điều chỉnh định kỳ 1-3 tháng/lần. Đối với hoạt động huy động vốn, lãi suất huy động được xác định theo nguyên tắc thị trường, kết hợp với định hướng kinh doanh của Ban lãnh đạo, cân đối vốn của ngân hàng và TX\ÿÏnh của NHNN Việt Nam. 2.3.4.2. Quy định quản lý rủi ro lãi suất Áp dụng hợp đồng tín dụng với lãi suất thả nổi cho tất cả các khoản cho vay, định kỳ điều chỉnh 1-3 tháng/lần. Tất cả các hợp đồng tín dụng đều phải có các điều khoản phòng ngừa rủi ro lãi suất để đảm bảo ngân hàng chủ động trước những diễn biến bất thường của thị trường, lãi suất cho vay được xây dựng trên cơ sở chi phí vốn lưu động thực tế của ngân KjQJ Sử dụng cơ chế mua bán vốn nội bộ FTP như là một công cụ để điều chỉnh cơ cấu Tài sản - Nợ của toàn hệ thống. Hội sở chính đưa ra giá mua bán vốn nhằm phát tín hiệu về tài FKtQKÿÇ các đơn vị kinh doanh xác định lãi suất cho vay hay lãi suất huy động đến từng giao dịch. Thông qua cơ chế mua bán vốn nội bộ FTP, Hội sở chính cân đối kỳ hạn Tài sản và Nợ của ngân hàng bằng cách khuyến khích tăng, giảm lãi suất mua bán vốn từng kỳ hạn theo chủ đích với chi nhánh. Cũng thông qua cơ chế FTP, Hội sở chính cân đối khối lượng giữa nguồn vốn huy động và sử dụng nguồn vốn đó cho toàn hệ thống. 2.3.4.3. Áp dụng biện pháp cho vay thương mại (cho vay ngắn hạn) Ngân hàng khuyến khích tăng trưởng tín dụng ngắn hạn, nhằm kịp thời điều chỉnh lãi suất theo xu hướng thị trường, hạn chế những tổn thất khi lãi suất thị trường thay đổi, giảm thiểu tổn thất từ rủi ro lãi suất. Qua bảng số liệu 2.6 chúng ta thấy dư nợ tín dụng của ngân(62) hàng trong giai đoạn 2008-2013 đều tăng qua các năm, kèm theo đó là tỷ lệ dư nợ tín dụng ngắn hạn của ngân hàng cũng tăng đều qua các năm, ngoại trừ năm 2009 là bị giảm thôi. 2.3.4.4. Vận dụng các công cụ tài chính phái sinh trong phòng ngừa rủi ro lãi suất Tại Ngân hàng TMCP Quân Đội, việc sử dụng công cụ tài chính phái sinh để phòng ngừa rủi ro lãi suất vẫn chưa được thực hiện. Chỉ mới sử dụng công cụ tài chính phái sinh trong giao dịch kỳ hạn tiền tệ và giao dịch hoán đổi tiền tệ. 2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI 2.4.1. Kết quả đạt được Thứ nhất về mặt nhận thức: MB đã nhận thức rõ về nguy cơ rủi ro lãi suất. Điều này là rất quan trọng, vì nó tạo cơ sở để ngân hàng có định hướng đúng đắn trong công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất. Thứ hai về mặt tổ chức: ngân hàng đã và đang xây dựng một hệ thống quản lý rủi ro theo các chuẩn mực quốc tế nhằm giảm thiểu rủi ro xuống mức thấp nhất. Ủy ban quản lý tài sản có – nợ (ALCO) được thành lập có nhiệm vụ giám sát và quản lý tổng thể các hạng mục tài sản có và tài sản nợ trong bảng cân đối kế toán hợp nhất và riêng biệt của Ngân hàng, nhằm tối đa hoá lợi nhuận và tối thiểu hoá các tổn thất phát sinh do những biến động bất lợi từ thị trường. Thứ ba, về nhận biết rủi ro: MB đã thực hiện dự báo biến động lãi suất, trên cơ sở đó đưa ra chính sách lãi suất linh hoạt trong từng thời kỳ; phòng quản lý rủi ro thị trường trên cơ sở số liệu về cơ cấu tài sản- nợ nhạy cảm lãi suất kết hợp với dự báo lãi suất của phòng cân đối vốn và kế hoạch tài chính để đánh giá, nhân biết rủi ro lãi suất đối với ngân hàng. Thứ tư, về đo lường rủi ro lãi suất: các phòng ban đã thực hiện phân tích kỹ thuật cao về độ nhạy cảm về lãi suất của danh mục Tài sản-Nợ của ngân hàng như phân tích độ nhạy NII, NEV, các khe hở kỳ hạn, khe hở lãi suất; tính toán và báo cáo các giới hạn an toàn về rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng; hỗ trợ nhận biết xu hướng và dự báo lãi suất trình ủy ban ALCO. Các báo cáo đánh giá rủi ro lãi suất được thực hiện định kỳ hoặc đột xuất đã đóng góp vai trò đáng kể trong công tác quản trị, kịp thời đưa ra những đánh giá, phân tích rủi ro đối với một số lĩnh vực hoạt động kinh doanh phục vụ cho sự chỉ đạo điều hành của Ủy ban ALCO. Thứ năm, về công cụ: MB đã thực hiện phòng ngừa rủi ro lãi suất nội bảng kết hợp với các biện pháp ngoại bảng khi cần thiết. MB đã thực hiện quản lý vốn tập trung theo hệ thống định giá điểu chuyển vốn FTP, với cơ chế mới này, MB đã đưa việc quản lý rủi ro lãi(63) suất về hội sở chính. Như thế, các chi nhánh không bị ảnh hưởng nhiều bởi rủi ro lãi suất, thêm vào đó, hội sở chính với đội ngũ cán bộ chất lượng cao chắc chắn sẽ quản lý rủi ro lãi suất tốt hơn ở các chi nhánh riêng lẻ. Hệ thống cũng giúp giảm bớt khối lượng công việc thủ công và rủi ro tác nghiệp tại chi nhánh. Ngoài ra, trên cơ sở dự đoán xu hướng biến động của lãi suất thị trường, MB đã tiến hành điều chỉnh cơ cấu tài sản-nợ nhạy cảm lãi suất phù hợp nhằm hạn chế rủi ro lãi suất. Thêm vào đó, biện pháp cân đối, phù hợp về thời gian giữa cho vay và huy động cũng đang được MB áp dụng. Về hạn mức rủi ro, MB duy trì tỷ lệ an toàn vốn theo nguyên tắc Basel II và quy định của ngân hàng nhà nước. Biện pháp ngoại bảng, MB đã sử dụng các hợp đồng kỳ hạn, hoán đổi và tương lai lãi suất nhằm tài trợ cho những tổn thất nội bảng do rủi ro lãi suất gây ra. 2.4.2. Hạn chế và Nguyên nhân 2.4.2.1 Hạn chế Thứ nhất, về mặt tổ chức: MB chủ yếu tập trung cho quản trị tín dụng và thanh khoản, chưa chú ý đến quản trị lãi suất, và thế chính sách lãi suất của ngân hàng cũng chỉ nhằm vào mục tiêu là làm thế nào để mở rộng được nguồn vốn và mở rộng cho vay. Các ngân hàng sử dụng lãi suất như một công cụ cạnh tranh với các ngân hàng khác để tăng thị phần mà chưa quan tâm đến chính sách lãi suất như vậy đã ảnh hưởng đến TSN và TSC như thế nào. Do vậy, MB mới chỉ có Ủy ban ALCO thực hiện nhiệm vụ quản lý và giám sát hoạt động quản trị rủi ro lãi suất và có sự kết hợp giữa các phòng ban trong ngân hàng để thực hiện công tác này, tuy nhiên chưa có một bộ phận chuyên trách thực hiện công tác chính trong việc quản trị rủi ro lãi suất trong Ngân hàng. Thứ hai, về mặt chính sách: MB chưa được quan tâm và thực hiện đầy đủ, thiếu quan tâm thể hiện ở chỗ các bước quản trị rủi ro lãi suất như: dự báo xu hướng lãi suất, đo lường rủi ro, giám sát và điều tiết rủi ro. Hơn nữa, sự thiếu quan tâm thể hiện ở chỗ ngân hàng chưa xây dựng chính sách quản trị rủi ro lãi suất, chưa có quy định, quy trình cụ thể những nội dung cần thực hiện trong quá trình quản lý rủi ro… Thứ ba, việc đo lường rủi ro lãi suất bằng mô hình định giá lại có nhiều hạn chế, đó là do hạn chế của chính mô hình này: các vấn đề về tiêu chí đánh giá, hiệu ứng giá của thị trường, vấn đề kỳ định giá tích lũy và vấn đề tài sản đến hạn. Với những nhược điểm này, mô hình định giá lại chỉ đánh giá được cơ bản nhất sự thay đổi thu nhập lãi ròng của ngân hàng khi lãi suất thị trường thay đổi. Vì vậy, việc sử dụng mô hình đánh giá lại chưa đo lường được toàn bộ rủi ro của ngân hàng khi lãi suất thị trường biến động. Về thông tin báo cáo: Thông tin đầu vào cho hoạt động quản trị rủi ro lãi suất còn phân tán, chưa đảm bảo tính(64) khách quan, đầy đủ và kịp thời. Thứ tư, về mặt công cụ, Hệ thống định giá điều chuyển vốn FTP mới chỉ thực hiện mua bán vốn khớp giao dịch đối với mảng huy động vốn và cho vay, các khoản mục khác trên bảng cân đối kế toán như đầu tư, kinh doanh ngoại tệ, tài trợ thương mại ….vẫn thực hiện mua bán vốn theo cơ chế cũ: mua bán khớp kỳ hạn theo số dư (cơ chế một giá). Cơ chế này chưa giúp trụ sở chính có công cụ để điều tiết rủi ro lãi suất của hệ thống do không có khả năng tính giá mua/bán khác nhau cho các giao dịch có lãi suất cố định và lãi suất thả nổi. Về hệ thống công nghệ thông tin quản lý chưa hỗ trợ được việc lập báo cáo phục vụ quản lý rủi ro lãi suất. Hầu hết các Ngân hàng đều chưa có các công cụ nhằm phân tích độ nhạy của lãi suất để xác định ảnh hưởng của việc thay đổi lãi suất đối với kết quả hoạt động kinh doanh khi thị trường thay đổi. Thứ năm, ngân hàng chưa thực hiện một cách toàn diện những biện pháp cần thiết để phòng ngừa rủi ro lãi suất. Cụ thể, về các biện pháp nội bảng, chủ yếu ngân hàng mới chỉ dừng ở việc áp dụng chính sách lãi suất thả nổi cho vay trung – dài hạn mà chưa có những biện pháp tích cực để duy trì sự cân xứng về kỳ hạn của TSC và TSN. Về các biện pháp ngoại bảng, cho đến nay, các nghiệp vụ phái sinh hiện đại như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn chưa được sử dụng phổ biến để phòng chống rủi ro lãi suất. Thứ sáu, việc áp dụng chính sách lãi suất thả nổi đối với cho vay trung và dài hạn cũng chưa giải quyết một cách triệt để vấn đề hạn chế rủi ro lãi suất. Các khoản vay có lãi suất thả nổi giúp cho ngân hàng quản lý độ nhạy cảm với biến động lãi suất của họ, nhưng chỉ dưới dạng chuyển rủi ro lãi suất này cho những người đi vay. Khi người đi vay gặp rủi ro lãi suất sẽ ảnh hưởng đến khả năng chi trả lãi và gốc cho ngân hàng. Như vậy, với biện pháp này chưa giải quyết một cách triệt để vấn đề hạn chế RRLS của ngân hàng. 2.4.2.1 Nguyên nhân * Nguyên nhân khách quan: Chính sách điều hành lãi suất của NHNN cộng với chương trình hổ trợ lãi suất vay vốn đối với các doanh nghiệp nhằm chống suy giảm kinh tế nên lãi suất huy động vốn của các ngân hàng đã dần dần ổn định và không quá 150% lãisuất cơ bản. Chưa ban hành các giải pháp chính sách để hoàn thiện phương pháp kiểm soát và kiểm toán nội bộ trong các ngân hàng và tiến tới chuẩn mực quốc tế, văn bản hướng dẫn thực hiện các chuẩn mực của Ủy ban Basel trên cơ sở lựa chọn chuẩn mực thích hợp. Chưa xây dựng văn bản hướng dẫn cụ thể trên cơ sở quy định trong phương pháp chuẩn của hiệp ước Basel II. Bổ sung định(65) hướng thực hiện hiệp ước Basel trong chính sách phát triển hệ thống ngân hàng 2010 – 2020, trong đó nêu cụ thể và chi tiết về lộ trình áp dụng, các điều kiện áp dụng. Cho đến nay, trong các văn bản pháp luật về hoạt động ngân hàng chưa có văn bản nào quy định về việc quản lý, đo lường rủi ro lãi suất tại các NHTM, kể cả trong Quy chế giám sát của Thanh tra NHNN cũng chưa có quy định nội dung giám sát này. Một khi cơ quan quản lý chưa có yêu cầu cụ thể thì các NHTM chưa thể nhận thức đầy đủ về sự cần thiết cũng như cách thức thực hiện việc quản lý rủi ro lãi suất và đây cũng chính là một điểm hạn chế cho việc lượng hóa rủi ro lãi suất tại các NHTM. Mặt khác, các văn bản pháp lý về nghiệp vụ phát sinh cũng chưa được hoàn thiện. Hiện tại, NHNN mới chỉ ban hành các văn bản quy định về nghiệp vụ phái sinh ngoại tệ như giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi, đối với nghiệp vụ phái sinh lãi suất mới chỉ có giao dịch hoán đổi lãi suất, chưa có văn bản pháp lý nào được ban hành để hướng dẫn các NHTM thực hiện các nghiệp vụ phát sinh về lãi suất khác như kỳ hạn tiền gửi (FFD), kỳ hạn lãi suất (FRA), các nghiệp vụ quyền chọn như CAP, FLOORS, COLLAR,... Đối với các giao dịch phát sinh về chứng khoán như giao dịch kỳ hạn, quyền chọn trái phiếu, cổ phiếu cũng chưa có cơ sở pháp lý để thực hiện tại Việt Nam. Hiện nay, sự phát triển của thị trường tài chính Việt Nam còn rất hạn chế và lạc hậu khá xa so với các nước trong khu vực. Các công cụ thị trường còn kém phát huy tác dụng, các công cụ tài chính còn nghèo nàn về chủng loại. Các loại lãi suất của NHNN như: lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, lãi suất nghiệp vụ thị trường mở,… thiếu linh hoạt và chưa có tác động rõ nét. Các NHTM và tổ chức tín dụng cạnh tranh với nhau chủ yếu bằng cách tăng lãi suất huy động vốn một cách một chiều, tạo nguy cơ tiềm ẩn rủi ro lãi suất cho chính các NHTM. Nhận thức của nhiều doanh nghiệp Việt Nam về các giao dịch phái sinh và vấn đề phòng chống rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá còn hạn chế. Các doanh nghiệp không sẵn sàng tham gia phòng ngừa rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá bằng các hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi, hợp đồng quyền chọn dẫn đến các khó khăn cho các NHTM Việt Nam phát triển các nghiệp vụ phái sinh. * Nguyên nhân chủ quan: Thứ nhất: Chưa có những cán bộ am hiểu toàn diện về quản trị rủi ro lãi suất. Hiện nay, vấn đề rủi ro lãi suất còn khá mới mẻ với cán bộ nhân viên tại ngân hàng. Vì vây, việc nhận biết, đánh giá rủi ro của các cán bộ nhân viên ngân hàng còn nhiều hạn chế. Trên thực tế, để có biến pháp phòng chống rủi ro lãi suất thì các ngân hàng phải tính toán được rủi ro lãi suất tác động như thế nào đến thu nhập ròng cũng như giá trị tài sản của ngân hàng. Điều này đòi hỏi các cán bộ ngân hàng phải thực sự am hiểu về quản lý TSN – TSC, đồng(66) thời có những kiến thức nhất định về tài chính để nắm vững những kỹ thuật đo lường rủi ro lãi suất bằng việc sử dụng các mô hình. Đây là vấn đề tương đối mới đối với phần lớn cán bộ nhân viên ngân hàng. MB chưa xây dựng được văn hóa quản trị rủi ro trên toàn hệ thống. Việc quảng bá văn hóa quản trị rủi ro chưa được phổ biến tới toàn thể nhân viên ngân hàng. Bên cạnh đó, kiến thức của cán bộ nhân viên ngân hàng về các nghiệp vụ phái sinh cũng như việc áp dụng các công cụ đó để hạn chế rủi ro lãi suất còn chưa toàn diện. Đây chính là một trong những nguyên nhân gây trở ngại trong việc triển khai các nghiệp vụ phái sinh phòng ngừa rủi ro lãi suất tại ngân hàng. Thứ hai: Hệ thống kế toán, thống kê tại ngân hàng chưa cung cấp đầy đủ những số liệu cần thiết cho việc tính toán, lượng hóa rủi ro lãi suất. Để tính toán đo lường rủi ro lãi suất cần phải có các số liệu thống kê về các tài sản trong ngân hàng một cách chính xác, nhưng hiện nay ngân hàng chưa thống kê đầy đủ được các số liệu này. Chẳng hạn, hiện nay ngân hàng chưa có các số liệu thống kê về thời gian còn lại của các khoản vay, các tài sản đầu tư cũng như thời hạn còn lại của các nguồn vốn huy động và vốn vay. Đối với các khoản mục tài sản được thanh toán theo nhiều kỳ hạn, ví dụ: cho vay tiêu dùng trả góp, cho vay trung và dài hạn… ngân hàng cũng chưa có số liệu tổng hợp về giá trị của các luồng thanh toán ứng với từng kỳ hạn. Chính hạn chế này sẽ gây trở ngại rất lớn cho ngân hàng trong việc lượng hóa và quản lý rủi ro lãi suất một cách hữu hiệu. Thứ ba: Hệ thống thông tin, trình độ công nghệ của ngân hàng chưa đủ để đáp ứng yêu cầu quản trị rủi ro lãi suất trong kinh doanh ngân hàng. Việc dự báo sự biến động của lãi suất là một bước rất quan trọng trong quy trình quản trị rủi ro lãi suất. Muốn dự báo đúng thì cần phải có những thông tin cập nhật và chính xác về thị trường. Tuy nhiên, khả năng nhận biết và dự báo xu hướng biến động lãi suất của ngân hàng vẫn còn nhiều hạn chế. Hệ thống FTP chưa thực hiện mua bán vốn khớp giao dịch cho toàn bộ bảng cân đối, mới chỉ đang được thực hiện với mảng huy động vốn và cho vay vốn. Điều này làm giảm hiệu quả của chính sách rủi ro lãi suất của Ngân hàng. Thứ tư: Hoạt động kiểm toán nội bộ của ngân hàng còn nhiều hạn chế. Điều này gây khó khăn cho việc đo lường và phòng ngừa rủi ro lãi suất. Bộ phận kiểm toán được coi là cánh tay đắc lực của ban Giám đốc trong việc kiểm soát các quy trình nghiệp vụ trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Từ đó phát hiện ra các sai phạm, giúp hoạt động điều hành của ban giám đốc được thông suốt, an toàn và đúng pháp luật. Đối với MB hiện nay, hoạt động kiểm toán mới chỉ thực hiện kiểm toán tuân thủ, việc kiểm toán mức độ tin cậy của hệ thống thông tin chưa được phản ánh một cách rõ ràng, việc tư vấn nâng cao hiệu quả hoạt động cũng chưa được phát huy trong quá trình hoạt động.(67) KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Những biến động thường xuyên của lãi suất thị trường và sự không cân xứng về kỳ hạn của TSC và TSN của các NHTM chính là nguyên nhân cơ bản phát sinh rủi ro lãi suất của các ngân hàng. Với thị phần rộng lớn, sự phát triển bền vững của MB có sức ảnh hưởng to lớn tới toàn hệ thống ngân hàng, toàn nền kinh tế. MB đã có sự quan tâm đến quản trị rủi ro lãi suất, thực hiện cải tiến, đổi mới về mặt tổ chức, công nghệ, thống kê… Hiện nay, Ủy ban ALCO chịu trách nhiệm quản trị rủi ro lãi suất của toàn hệ thống. Đáng chú ý là chính sách lãi suất, chính sách quản lý rủi ro lãi suất đã được xây dựng và ban hành thành văn bản cụ thể. Mô hình định giá lại được MB lựa chọn để đo lường rủi ro lãi suất trong toàn hệ thống. Việc đo lường được thực hiện theo định kỳ tuần/tháng/quý là cơ sở để các nhà quản trị đưa ra giải pháp phòng ngừa rủi ro lãi suất kịp thời. Hiện nay, MB sử dụng chủ yếu các biện pháp phòng ngừa rủi ro lãi suất là các biện pháp nội bảng nhằm hạn chế sự không cân xứng về kỳ hạn giữa tài sản và nợ, các biện pháp ngoại bảng được sử dụng ít do thị trường công cụ phái sinh ở Việt Nam chưa phát triển. Do còn nhiều hạn chế về mặt tổ chức, trình độ cán bộ, chính sách, công nghệ, thông tin… nên quản trị rủi ro lãi suất ở MB còn nhiều hạn chế cần khắc phục, hoàn thiện.(68) CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI 3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI VÀ YÊU CẦU TRONG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG 3.1.1. Định hướng hoạt động của Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân Đội Phương hướng và mục tiêu hoạt động của MB trong các năm tiếp theo là tiếp tục chấp hành, triển khai nghiêm túc các chỉ thị, nghị quyết của Ban chấp hành Trung Ương, Quân Ủy Trung Ương. Lãnh đạo đảm bảo hoạt động kinh doanh đúng pháp luật, đúng với các quy định của ngành. Tăng cường nguồn lực để phát triển các mặt hoạt động với các phương hướng: “Tăng trưởng nhanh, hiệu quả và bền vững”. Theo đó, MB trước hết cần phải nghiêm túc thực thi các chính sách của Chính phủ và NHNN cùng với quyết tâm cao thực hiện các chỉ tiêu tăng trưởng đã đề ra. Hướng đến mục tiêu ở Top 3 các NHTMCP tốt nhất Việt Nam. Hoạt động với mục tiêu củng cố nguồn lực, nâng cao năng lực cạnh tranh, giữ vững ổn định chính trị tư tưởng, đơn vị hoạt động an toàn, hiệu quả, tuân thủ pháp luật. Phấn đấu không có đơn vị nào của MB phải thực hiện tái cơ cấu. Xây dựng chiến lược MB giai đoạn 2016 – 2020 cùng với Mckinsey và tiến hành các bước triển khai. Hoàn thiện quản lý bộ máy quản lý tập đoàn và triển khai sâu hơn các giá trị của 2 nền tảng 3 trụ cột đồng thời thích ứng với tình hình thực tế, đặc biệt trong công tác mở rộng cơ sở khách hàng, gia tăng thị phần. Chiến lược nhằm thực thi định vị là một Ngân hàng thuận tiện, thân thiện với khách hàng, cộng đồng... Phấn đấu hoàn thành vượt các chỉ tiêu của năm 2016, tăng trưởng tổng tài sản 10%, tăng trưởng tín dụng từ 18% - 20%, dịch chuyển cơ cấu thu nhập từ phi tín dụng/dịch vụ chiếm 18% - 20% tổng thu nhập, kiểm soát nợ xấu chặt chẽ dưới 2%. Lợi nhuận trước thuế đạt 3.550 tỷ đồng. Hoàn thiện các sản phẩm dịch vụ hiện có và tạo thêm các sản phẩm dịch vụ mới cạnh tranh, hiệu quả. Áp dụng thành công các thông lệ tốt để thúc đẩy hoạt động kinh doanh, quản trị rủi ro, tăng năng lực thẩm định, vận hành, đẩy mạnh cải cách hành chính. Ứng dụng mạnh mẽ các công cụ quản lý và các ứng dụng CNTT hiện đại vào công tác kiểm tra, giám sát. Cùng với mục tiêu cải tiến chất lượng sản phẩm, dịch vụ theo hướng mang lại tiện ích cho khách hàng, lấy khách hàng làm trọng tâm, MB sẽ tiếp tục đẩy mạnh phát triển sản phẩm theo chuỗi, tăng cường hoạt động bán chéo giữa các sản phẩm MB, giữa MB với các công ty thành viên và giữa các công ty thành viên với nhau. Điều này cũng nằm trong chiến lược phát triển thành mô hình tập đoàn đang được MB triển khai mạnh mẽ. Mục tiêu đặt ra là, mỗi(69) một thành viên trong hệ thống MB sẽ dẫn đầu trong lĩnh vực hoạt động của mình, và trở thành một mắt xích quan trọng, mạnh mẽ, giúp nâng cao vị thế của MB. Đồng thời, trong năm 2016, MB tiếp tục đẩy mạnh hợp tác với Viettel - đối tác chiến lược của MB, quyết tâm đưa MB là ngân hàng dẫn đầu về CNTT trong hệ thống các NHTMCP. Bên cạnh đó, thực hiện mở rộng mạng lưới điểm giao dịch theo định hướng gắn kết nhiều mặt, nâng cao hiệu quả hợp tác với Viettel, các đơn vị quân đội và khách hàng truyền thống; cải thiện hơn nữa chất lượng các sàn giao dịch. MB sẽ tiếp tục tăng cường năng lực quản trị điều hành, tiếp tục hoàn thiện cơ cấu tổ chức toàn hệ thống trong đó tập trung kiện toàn các cơ quan tham mưu giúp việc cho Hội đồng Quản trị, tiếp tục củng cố hệ thống quản trị rủi ro, rà soát các quy trình, quy định hiện hành, hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp, phát triển nguồn nhân lực giỏi và gắn bó trên cơ sở kỷ luật - đoàn kết và ý thức trách nhiệm. - Rủi ro tín dụng: Ngân hàng xây dựng chính sách và ban hành các quy định liên quan công tác quản lý rủi ro tín dụng, xây dựng các quy trình tín dụng, thực hiện rà soát rủi ro tín dụng, phân cấp thẩm quyền trong hoạt động tín dụng. - Rủi ro tiền tệ: Ngân hàng thiết lập hạn mức trạng thái cho từng loại tiền tệ dựa trên hệ thống đánh giá rủi ro nội bộ của Ngân hàng và các quy định của NHNN. Trạng thái đồng tiền được quản lý hàng ngày và chiến lược phòng ngừa rủi ro được Ngân hàng sử dụng để đảm bảo trạng thái đồng tiền được duy trì trong hạn mức đã thiết lập. - Rủi ro về ngoại hối: MB quản lý tập trung trạng thái ngoại hối của toàn hệ thống về Hội sở chính. Các chi nhánh đều được đặt hạn mức giao dịch trong ngày và không có trạng thái ngoại hối vào cuối ngày. Tại Hội sở chính, các trạng thái ngoại hối phát sinh của toàn hệ thống đều được cân bằng kịp thời. - Rủi ro về thanh khoản Công tác quản trị rủi ro thanh khoản của MB tuân thủ các QJX\rQW³c sau: + Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của NHNN về tỷ lệ an toàn vốn và thanh khoản trong hoạt động ngân hàng; + Luôn theo dõi, phân tích tài sản và công nợ theo kỳ đáo hạn thực tế; + Tuân thủ các hạn mức thanh khoản theo quy định của Ủy ban ALCO; + Kiểm soát chặt chẽ trên cơ sở nắm bắt và dự đoán lưu lượng tiền gửi, rút cho vay, FiF ÿÝQJ WKiL FëD NKiFK KjQJ WKHR WïQJ QJj\ Wïng tuần, từng tháng. Từ đó xây dựng kế hoạch sử dụng vốn, đưa ra đề xuất kịp thời nhằm ứng phó với từng diễn biến thanh khoản song vẫn đảm bảo hiện quả đầu tư tài chính. - Đối với công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất, MB chủ động áp dụng chính(70) sách lãi suất linh hoạt, thu hẹp chênh lệch kỳ hạn bình quân giữa TSC và TSN, sử dụng có chọn lọc các sản phẩm phái sinh. Hoạt động của Ủy ban Quản lý Tài sản nợ - Tài sản có (ALCO) trong mối quan hệ tương tác với các phòng ban chức năng khác trong mô hình quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế cũng giúp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro lãi suất của Ngân KjQJ 1JKLrQ FíX [k\ Gõng bổ sung, sửu đổi, trình ban hành chính sách quản trị rủi ro lãi suất nhằm tạo hành lang pháp trị và nâng cao năng lực quản trị rủi ro lãi suất tại MB, từng bước gắn công tác quản trị rủi ro lãi suất với quy trình tác nghiệp của tất các hoạt động kinh doanh có phát sinh rủi ro lãi suất. Phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng hệ thống quản trị và kiểm soát các giới hạn, hạn mức rủi ro lãi suất. 3.1.2. Yêu cầu đặt ra đối với quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội Ở nước ta hiện nay, quản trị rủi ro lãi suất là một hoạt động tương đối mới mẻ và phức tạp, đòi hỏi mỗi Ngân hàng phải có một chiến lược quản trị mang tính đồng bộ và dài hạn. Xây dựng một mô hình quản trị rủi ro lãi suất có hiệu quả và phù hợp với điều kiện nền kinh tế Việt Nam. Sự sụp đổ của các ngân hàng thương mại lớn trên thế giới đã đưa ra yêu cầu phải xây dựng một mô hình quản trị rủi ro lãi suất hiệu quả. Hầu hết các ngân hàng thương mại trên thế giới hướng tới quản trị ngân hàng theo hiệp ước Quốc tế về vốn Basel II nhằm phòng ngừa rủi ro lãi suất hiệu quả. Tuy nhiên, với mỗi nền kinh tế khác nhau lại có những đặc điểm khác nhau. Do đó, mô hình quản trị rủi ro lãi suất được đưa ra không chỉ tuân theo Basel II mà còn cần phải phù hợp với điều kiện kinh tế trong nước, điều kiện của MB thì mới đem lại hiệu quả cao. Thông thường quy trình quản trị rủi ro lãi suất của một ngân hàng bao gồm bốn bước cơ bản là tổ chức quản trị rủi ro lãi suất; dự báo lãi suất và nhận biết rủi ro; lượng hóa rủi ro lãi suất; phòng ngừa rủi ro lãi suất.(71) Sơ đồ 3.1 Quy trình quản trị rủi ro lãi suất tại NHTM Chính vì vậy, để tăng cường hoạt động quản trị rủi ro lãi suất, MB cần có các biện pháp nhằm thẳng vào từng bước để tránh tình trạng chồng chéo theo kiểu hỗn hợp như hiện nay. Phòng Quản trị rủi ro thị trường đang chịu trách nhiệm quản trị khá nhiều hoạt động bao gồm quản trị rủi ro lãi suất, quản trị rủi ro ngoại hối. Mỗi hoạt động gắn liền với một quy trình và các nghiệp vụ khác nhau đòi hỏi sự tách biệt rõ ràng. Do đó, MB cần thành lập bộ phận chuyên trách quản trị rủi ro lãi suất với nhiệm vụ làm đầu mối phối hợp với các đơn vị liên quan thường xuyên đo lường, giám sát và kịp thời báo cáo Lãnh đạo Ban Quản trị rủi ro thị trường và tác nghiệp diễn biến lãi suất thị trường, khe hở tài sản nhạy cảm lãi suất và mức thay đổi thu nhập từ lãi ròng để hoạt động phòng ngừa mang tính cụ thể, khoa học và hiệu quả. * Lựa chọn phương pháp đo lường khe hở lãi suất phù hợp, kết hợp với làm tốt công tác dự báo lãi suất để nhận biết rủi ro lãi suất Những phương pháp đo lường khe hở nhạy cảm lãi suất được các Ngân hàng sử dụng ngày nay thay đổi rất nhiều về cả mức độ phức tạp cũng như về hình thức. Tuy nhiên, tất cả mọi phương pháp đều đòi hỏi nhà quản trị Ngân hàng phải đưa ra một số quyết định quan trọng trên tất cả các phương diện sau: - Nhà quản trị cần phải lựa chọn “thời kỳ mục tiêu” cho việc quản trị chỉ tiêu thu nhập lãi cận biên (NIM) (ví dụ: 6 tháng, 1 năm,…) để làm cơ sở cho việc xác định những giá trị Quy trình quản trị=RRLS=Xây dựng=cháến lược phòng ngừa Phòng ngừa RR nội bảng=Phòng ngừa RR ngoại bảng= Đường=cong lãi suấí=Các phần ãềm dự=báo=Mô hình định giá lạá=Mô hình thời lượng= Nhận biết RRLS=aự=báo lãi suấí=Đo lường=RRLS=(72) kỳ vọng và độ dài của những giai đoạn thành phần, cấu thành “thời kỳ mục tiêu”. - Nhà quản trị cần phải lựa chọn giá trị tỷ lệ thu nhập lãi cận biên- nghĩa là duy trì tỷ lệ thu nhập lãi cận biên hiện tại hoặc làm tăng chỉ tiêu mày. - Nếu nhà quản trị mong muốn nâng cao NIM, họ phải dự báo chính xác lãi suất hoặc tìm cách phân bổ lại danh mục tài sản sinh lời và nọ nhằm làm tăng thu nhập lãi cho Ngân KjQJ - Nhà quản trị phải xác định giá trị tài sản nhạy cảm lãi suất và giá trị nguồn vốn nhạy cảm lãi suất mà NH nắm giữ. Sử dụng phần mềm dựa trên mô hình định giá lại, hiện tại MB đo lường khe hở tài sản nhạy cảm lãi suất theo các dải kỳ hạn thực tế (chứ không phải kỳ hạn danh nghĩa), bao gồm: không kỳ hạn, dưới 1 tháng, từ 1 đến dưới 2 tháng, từ 2 đến dưới 3 tháng, từ 3 đến dưới 4 tháng, từ 4 đến dưới 5 tháng, từ 5 đến dưới 6 tháng, từ 6 đến dưới 7 tháng, từ 7 đến dưới 8 tháng, từ 8 đến dưới 9 tháng, từ 9 đến dưới 10 tháng, từ 10 đến dưới 11 tháng, từ 11 đến dưới 12 tháng, từ 12 đến dưới 18 tháng, từ 18 đến dưới 24 tháng, từ 24 đến dưới 36 tháng, từ 36 đến dưới 48 tháng, từ 48 đến dưới 60 tháng, từ 60 tháng trở lên, không nhạy cảm lãi suất. Trên cơ sở giá trị khe hở tài sản nhạy cảm lãi suất, đồng thời căn cứ vào những dự báo lãi suất trong thời gian tới để MB có thể nhận ra rủi ro lãi suất mà mình đang phải đối mặt thuộc diến biến nào. Cụ thể như: - Nếu Ngân hàng đang duy trì khe hở nhạy cảm lãi suất dương: + Khi lãi suất trên thị trường tăng, chênh lệch lãi suất tăng; + Khi lãi suất trên thị trường giảm, chênh lệch lãi suất giảm. - Nếu Ngân hàng đang duy trì khe hở nhạy cảm lãi suất âm: + Khi lãi suất trên thị trường tăng, chênh lệch lãi suất giảm; + Khi lãi suất trên thị trường giảm, chênh lệch lãi suất tăng. Tuy nhiên để hoạt động dự báo mang tính khoa học và giảm bớt tính cảm tính đòi hỏi NH phải có những điều kiện sau: - Ứng dụng công nghệ hiện đại vào hoạt động kinh doanh nhằm tạo được mạng lưới thông tin nhanh nhạy, sâu rộng, đảm bảo độ tin cậy. - Đối với cán bộ quản trị vốn của Ngân hàng cần phải hiểu được những nhân tố tác ÿÝQJÿÃn sự vận động của lãi suất, quan tâm đến sự thay đổi của lãi suất tổng quát cũng như sự thay đổi lãi suất đối với các kỳ hạn khác nhau. Những sự thay đổi này chịu sự chi phối chung của các nhân tố kinh tế. Ngoài ra, nó còn chịu sự chi phối của hai nhân tố khác là uy(73) tín tín dụng của khách hàng vay và khả năng thanh toán của các công cụ tài chính. Những dự đoán của thị trường về lãi suất hôm nay sẽ xác nhận xu hướng lãi suất trong tương lai. - Thường xuyên nắm bắt, phân tích động thái điều hành chính sách tiền tệ của NHNN về lãi suất cơ bản, lãi suất chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn. Đồng thời tham khảo lãi suất hiện hành của hệ thống Ngân hàng, dựa vào những chỉ tiêu kinh tế vĩ mô như lạm phát, thu chi QJkQViFK1KjQmßc, tốc độ tăng trưởng để đưa ra dự báo cho mình. * Bổ sung các chỉ tiêu lượng hóa rủi ro lãi suất Vấn đề cơ bản nhất trong hoạt động quản trị rủi ro lãi suất là phải lượng hóa được mức độ ảnh hưởng của sự biến động lãi suất đối với trạng thái khe hở tài sản nhạy cảm lãi suất, giúp cho ngân hàng nhận thức được những tổn thất mà rủi ro lãi suất gây ra. Hiện nay, có hai chỉ tiêu mà MB cần phải quan tâm đến và tiến hành tính toán, đó là: - Xác định mức thay đổi thu nhập từ lãi ròng trong k tháng, theo công thức: Trong đó:  ∆NIIk: mức thay đổi của thu nhập lãi ròng trong k tháng tới (k= 0, 1, 2,…, n WKiQJ   ∆i: mức thay đổi lãi suất, được giả định là lãi suất các dải kỳ hạn tăng hoặc giảm với một mức như nhau.  Tk: thời điểm tài sản có hoặc tài sản nợ được áp dụng mức lãi suất mới (tính WKHRWKiQJ   GAPk: khe hở nhạy cảm của dải kỳ hạn thứ k: GAPk = Ak - Lk  Ak: giá trị tài sản có nhạy cảm lãi suất, được áp dụng lãi suất mới sau Tk tháng.  Lk: giá trị tài sản nợ nhạy cảm lãi suất, được áp dụng lãi suất mới sau Tk tháng. - Xác định mức thay đổi giá trị hiện tại ròng, theo công thức: ∆NPV = NPVi – NPV0 Trong đó:  ∆NPV: mức thay đổi giá trị hiện tại ròng của NH khi lãi suất thay đổi theo kịch bản i. nkkkkkTTiGAPNII0112/)(%(74)  NPV0: giá trị hiện tại ròng của NH khi lãi suất không đổi.  NPVi: giá trị hiện tại ròng của NH khi lãi suất thay đổi theo kịch bản i. Với Trong đó:  NPV: giá trị hiện tại ròng của NH.  :giá trị hiện tại của tổng tài sản Có tương ứng với kỳ hạn k.  : giá trị hiện tại của tổng tài sản Nợ (không tính vốn chủ sở hữu) tương ứng với kỳ hạn k. Giá trị hiện tại của tổng tài sản Có và tổng tài sản Nợ kỳ hạn k tháng được tính theo công thức sau: PVAk = Ak/(1 + rk)k/12 PVLk = Lk/(1 + rk)k/12 Trong đó:  Ak: tổng tài sản Có kỳ hạn thứ k.  Lk: tổng tài sản Nợ kỳ hạn thứ k.  rk: lãi suất chiết khấu kỳ hạn k (%/năm), do Ban Quản trị rủi ro thị trường xác ÿÏQKFQFí vào lãi suất thị trường và giá FTP. Trên cơ sở kết quả đo lường khe hở tài sản nhạy cảm lãi suất, mức thay đổi thu nhập từ lãi ròng, mức thay đổi giá trị hiện tại ròng khi lãi suất thị trường thay đổi ∆i%, cán bộ quản trị rủi ro lãi suất lập báo cáo đề xuất trình Ban Lãnh đạo, đồng thời đề xuất giới hạn khe hở tài sản nhạy cảm lãi suất, hạn mức thay đổi thu nhập từ lãi ròng, hạn mức thay đổi giá trị hiện tại ròng. * Nâng cấp, chỉnh sửa chương trình FTP: Nghiên cứu bổ sung tính năng tự điều chỉnh giá mua vốn cho các sản phẩm tiền gửi có lãi suất thả nổi. Thiết kế giá mua vốn riêng theo đối tượng khách hàng cá nhân, tổ chức, định chế tài chính. nknkkkPVLPVANPV00 nkkPVA0 nkkPVL0(75) Giá mua vốn FTP áp dụng đối với các đối tượng cho vay lãi suất thả nổi. Trên cơ sở đánh giá thực tế danh mục tài sản Nợ - tài sản Có của ngân hàng, kế hoạch kinh doanh của ngân hàng trong từng thời kỳ, diễn biến lãi suất trên thị trường, cán bộ giám sát FTP đề xuất mức giá mua, bán FTP cho từng kỳ hạn. Nâng cấp, chỉnh sửa chương trình quản trị rủi ro thanh khoản để mở rộng quản trị khe hở kỳ hạn đáo hạn của các dải kỳ hạn >6 tháng. * Mở rộng số lượng các giao dịch phái sinh lãi suất Sau thời gian triển khai trong toàn hệ thống MB kể từ đầu năm 2007 đến nay, các sản phẩm phái sinh lãi suất đã bắt đầu đi vào chiều sâu và được khách hàng của ngân hàng đón nhận như một công cụ hữu hiệu trong việc giup doanh nghiệp phòng ngừa rủi ro tỷ giá và rủi ro lãi suất. Tuy nhiên, do tính chất mới mẻ của nghiệp vụ này nên số lượng các khách hàng tham gia còn hạn chế. Vì vậy để mở rộng số lượng các giao dịch phái sinh lãi suất ngân hàng cần chú trọng đẩy mạnh. 3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI 3.2.1. Tạo dựng khẩu vị và văn hóa quản trị rủi ro lãi suất trong ngân hàng, nâng cao trình độ nhận thức của nhà quản trị, cán bộ ngân hàng và khách hàng Ngân hàng là lĩnh vực kinh doanh rất nhạy cảm, chịu tác động bởi nhiều yếu tố: kinh tế, chính trị, xã hội, tâm lý, truyền thống văn hóa.... Mỗi nhân tố đều có thể tác động rất nhanh chóng đến hoạt động kinh doanh của một ngân hàng. Trong đó, đội ngũ nhân lực đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Vì vậy, vấn đề con người cần phải được chú trọng. MB cần chuẩn hóa đội ngũ cán bộ cho từng bộ phận, từng vị trí công tác, có chính sách tuyển dụng đúng đắn nhằm thu hút nhân tài, bố trí lao động phù hợp với yêu cầu công việc và trình độ của người làm việc, xây dựng kế hoạch đào tạo cán bộ ngay từ khi tuyển dụng, chú trọng về cả chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp. Cần tạo điều kiện cho cán bộ nhân viên tham gia học tập và nâng cao trình độ chuyên môn, khuyến khích bằng cách hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ kinh phí khóa học, thực hiện khen thưởng, đề bạt đối với những nhân viên có ứng dụng tốt vào thực tế từ khóa học. Đối với những cán bộ được tuyển dụng cho công tác quản trị rủi ro lãi suất, bước đầu tiên để đạt được hiệu quả cao nên lựa chọn những nhân viên giỏi ngoại ngữ, trình độ chuyên môn tốt, đặc biệt là kỹ thuật đo lường rủi ro lãi suất, kỹ thuật định giá và giao dịch các công cụ tài chính phái sinh trong phòng ngừa rủi ro. Cần bố trí kế hoạch cụ thể cho việc đào tạo và đào tạo lại, đào tạo ngắn hạn và dài hạn, cử cán bộ đi đào tạo nước ngoài để học hỏi kinh nghiệm,(76) thuê chuyên gia nước ngoài đào tạo tại chỗ,... nhằm tạo ra đội ngũ cán bộ ngân hàng có chuyên môn, năng lực quản lý cao. Bên cạnh đó, quảng bá văn hóa quản trị rủi ro cho toàn thể cán bộ nhân viên ngân hàng vì rủi ro đến từ mọi phía, mọi quy trình, con người. Vì vậy, văn hóa quản trị rủi ro phải được đồng nhât. Cần đưa ra những định hướng để toàn bộ hệ thống nội bộ ngân hàng nhận thức được rõ tầm quan trọng của việc quản trị rủi ro đặc biệt cần tập trung vào rủi ro lãi suất đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng. Có như vậy, công tác quản trị quan trị rủi ro lãi suất mới có thể thực hiện được một cách nhanh chóng, dễ dàng và có hiệu quả hơn. 3.2.2. Hoàn thiện chính sách quản lý rủi ro lãi suất Thiết lập đầy đủ các hạn mức rủi ro lãi suất: hạn mức GAP/Tổng tài sản cho kỳ định giá tích lũy 1 năm và GAP cho từng khung kỳ hạn. Chính sách quản trị rủi ro lãi suất ở MB mới chỉ dừng lại ở việc đưa ra chính sách quản lý theo cấp độ và tính toán các giá trị tài sản và nợ nhạy cảm lãi suất theo khung kỳ hạn. Việc tính toán và xác định các hạn mức rủi ro lãi suất cụ thể để điều hành chưa được quy định thành văn bản. Giá trị GAP/tổng tài sản cho kỳ định giá tích lũy 1 năm là bao nhiêu thì phù hợp chưa được đề cập đến. Ngoài ra, MB chưa thực sự quan tâm đến quản trị rủi ro lãi suất theo các khung kỳ hạn ngắn (<1 năm). Hầu hết các chính sách và biện pháp quản trị rủi ro được xây dựng trên kỳ định giá 1 năm, việc bỏ ngỏ các khung kỳ hạn ngắn dẫn tới Ngân hàng gặp rủi ro lãi suất ở các kỳ hạn ngắn. Do đó, việc thiết lập giá trị GAP cho từng khung kỳ hạn là rất cần thiết. Quy định rõ việc sử dụng chính sách lãi suất thả nổi trong các hợp đồng tín dụng để phòng ngừa rủi ro lãi suất. Việc sử dụng chính sách lãi suất thả nổi là cần thiết để ngân hàng SKzQJQJïa rủi ro lãi suất. Tuy nhiên, việc chi phí trả lãi liên tục biến động theo lãi suất thị trường gây khó khăn cho khách hàng trong việc tính toán và cân đối nguồi tài chính nên NK{QJ SK§i bao giờ cũng được sự đồng thuận của khách hàng. Do đó, nhằm đảm bảo tính SKiS Oê FëD FiF TX\ÃW ÿÏQK WQJ JL§P OmL VX©t của ngân hàng, đồng thời san sẻ rủi ro giữa ngân hàng và khách hàng, việc sử dụng chính sách thả nổi phải được thỏa thuận rõ ràng giữa ngân hàng và khách hàng và phải được đưa vào hợp đồng tín dụng. Quy định việc phân tích độ nhạy với lãi suất và kiểm định đối với tình huống xấu. Hiện nay, ngân hàng chưa thực hiện phân tích độ nhạy về lãi suất. Vẫn biết lãi suất tăng sẽ làm tăng cung tín dụng, tuy nhiên, độ nhạy của việc tăng lãi suất đến đâu trong việc tăng FXQJ WtQ Géng lại chưa được tính toán. Ngoài ra, việc đặt ra các kịch bản tăng, giảm của lãi suất để kiểm định cũng chưa được thực hiện. Và khi các kịch bản xảy ra ngân hàng sẽ bị động trong việc đưa ra chính sách đối phó.(77) Khắc phục những hạn chế của mô hình định giá lại: Hiện nay, phương pháp định giá lại để đo lường mức độ rủi ro lãi suất ảnh hưởng đến thu nhập ròng đang được sử dụng tại nhiều NHTM do phù hợp với trình độ của các NHTM Việt Nam. Tuy nhiên, mô hình định giá lại vẫn có những hạn chế nhất định dẫn đến những sai số trong kết quả đo lường, ngân hàng có thể nghiên cứu tiến hành áp dụng đồng thời với mô hình thời lượng để đo lường rủi ro lãi suất. Vì những khó khăn trong việc thu thập thông tin dữ liệu, ngân hàng có thể sử dụng một số biện pháp để khắc phục nhằm đảm bảo tính chính xác của việc đo lường rủi ro lãi suất:  Ngân hàng cần có các biện pháp cụ thể để hạn chế việc khách hàng không tôn trọng kỳ hạn đã cam kết. Với khách hàng gửi tiền, ngân hàng đưa ra các chương trình tiền gửi lãi suất hấp dẫn, kèm theo quà tặng ngay hoặc dự thưởng cuối chương trình. Với các sản phẩm này, khách hàng cam kết với ngân hàng không được rút trước hạn trong thời gian tham gia chương trình. Với các khoản tiền gửi tham gia chương trình như thế, ngân hàng có được nguồn vốn khá ổn định và giá trị GAP tính toán được cũng đáng tin cậy hơn. Với các khách KjQJ YD\ WLÅQ QJkQ KjQJ QrQ iS GéQJ FKtQK ViFK WKX SKt WU§ nợ trước hạn. Với chính sách Qj\PÝt mặt giúp MB hạn chế việc khách hàng trả nợ trước thời hạn cam kết, mặt khác phí thu được bù đắp chi phí mà ngân hàng phải trả cho việc huy động vốn trong thời gian sắp xếp để cho khách hàng khác vay. Ngoài ra, đối với các khoản vay dài hạn, MB cũng cần áp dụng chính sách yêu cầu trả gốc từng phần theo định kỳ đến khi đáo hạn. Chính sách này giúp ngân hàng điều hòa vốn, một mặt sử dụng số tiền thu hồi được để cho vay với lãi suất hiện hành, mặt khác, một khoản vay được chia thành nhiều kỳ hạn định giá lại tùy theo thời gian đến hạn giúp ngân hàng hạn chế rủi ro lãi suất. Quan trọng hơn cả là MB cần phải phân tích thị trường để có những ước tính về việc khách hàng rút tiền trước hạn hay trả nợ trước hạn để có biện pháp kịp thời.  Đối với vấn đề biến động khác nhau của các loại lãi suất, có thể sử dụng mô hình hồi quy để xác định mức độ nhạy cảm của từng loại lãi suất thị trường với luồng thu nhập từ lãi và chi phí lãi của ngân hàng. Qua quan sát sự thay đổi thực tế của thu nhập lãi, chi phí trả lãi để đánh giá sự biến động của lãi suất tác động như thế nào đến thu nhập lãi ròng của ngân KjQJ  Sử dụng phương pháp khảo sát mối quan hệ thực tế giữa giá trị tiền gửi không kỳ hạn với sự biến động lãi suất thị trường nhằm đánh giá tính ổn định của loại tiền gửi này khi OmLVX©t thị trường biến động. Chúng ta có thể sử dụng mô hình hồi quy : Mức thay đổi tiền gửi không kỳ hạn(%) = a0 a1Mức lãi thị trường a2 Mức thay đổi tiền gửi không kỳ hạn(-1) + Sai số + +(78) Kết quả của mô hình trên có ý nghĩa rằng khi lãi suất thị trường biến động 1% sẽ làm tiền gửi không kỳ hạn thay đổi a1%. 3.2.3. Nâng cao chất lượng thông tin và các báo cáo rủi ro lãi suất Trước một môi trường kinh doanh ngày càng biến động mạnh, MB sẽ phải đối mặt với nhiều loại hình rủi ro, và mức độ rủi ro cũng ngày càng gia tăng. Chính vì vậy, thông tin đóng vai trò vô cùng quan trọng, nó giúp ngân hàng phân tích đúng thực trạng, cũng như biến động của thị trường, từ đó ngân hàng có thể dự đoán được sự tác động của môi trường kinh doanh đến thu nhập của ngân hàng. Hệ thống thu thập và xử lý thông tin hiệu quả, nhanh nhạy sẽ giúp ngân hàng có được những thông tin chinh xác, trung thực, có độ tin cậy cao, là cơ sở đúng đắn cho công tác dự báo và hoạch định các kế hoạch kinh doanh, phòng ngừa rủi ro lãi suất của ngân hàng. Bên cạnh việc thiết lập và xây dựng các nguồn thông tin hiệu quả, ngân hàng cần phải hết sức quan tâm đến việc đảm bảo và nâng cao chất lượng hoạt động phân tích, xử lý thông tin dung cho hoạt động kinh doanh và phòng ngừa rủi ro của ngân hàng. Trên cơ sở các nguồn thông tin bên ngoài về thị trường sử dụng cho việc dự báo và lượng hóa rủi ro lãi suất, bộ phận chịu trách nhiệm đo lường rủi ro lãi suất phải thiết lập các báo cáo để cung cấp thông tin cho lãnh đạo ngân hàng. Các báo cáo rủi ro lãi suất phải được lập thường xuyên định kỳ, và trong báo cáo phải có sự đối chiếu so sánh mức rủi ro thực tế với những giới hạn rủi ro quy định trong chính sách quản lý rủi ro. MB là một hệ thống lớn bao gồm nhiều chi nhánh trực thuộc, trong đó mỗi chi nhánh có đặc điểm chức năng nhiệm vụ riêng, các chi nhánh rất khó để xây dựng chính sách quản trị rủi ro lãi suất cho riêng mình vì sự hạn chế về nguồn lực tài chính và công nghệ cũng như việc để đảm bảo việc quản trị tập trung và thống nhất cho toàn hệ thống. Tùy thuộc vào quy mô vốn cũng như tính chất hoạt động kinh doanh của từng chi nhánh riêng biệt, MB nên quy định rủi ro lãi suất cho toàn hệ thống và phải đảm bảo rằng các vi phạm về giới hạn rủi ro trong từng chi nhánh cũng như toàn hệ thông phải được xử lí kịp thời. Để quản trị rủi ro của toàn hệ thống đồi hỏi phải có một hiểu biết sâu sắc tất cả các hoạt động của ngân hàng cũng như như các chính sách tài chính của ngân hàng. Trước hết, ngân hàng nên cân nhắc tất cả những rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, rủi ro tỉ giá… Sau đó với chiến lược kinh doanh hiện thời, ngân hàng tiến hành xếp hạng rủi ro theo mức độ tác động và khả năng xảy ra. Sau khi rủi ro hệ thống đã được đánh giá đã được phân loại, ngân hàng cần có quyết định với những trường hợp cụ thể với những chiến lược(79) kiểm soát nhằm hạn chế hoặc phòng tránh rủi ro này. Để làm được điều này, đòi hỏi tất cả cán bộ trong ngân hàng đều phải có kiến thức, kĩ năng và thông tin cần thiết. Đồng thời phải ủy quyền, phân cấp và vận hành và quản lý hệ thống rủi ro, Chính vì vậy, thông tin cũng cần thông suốt giữa các bộ phận, các hệ thống quản trị rủi ro. - Tổ chức và cơ cấu lại bộ phận quản trị rủi ro trong ngân hàng. Trung tâm phòng ngừa và xử lý rủi ro của ngân hàng hoạt động với tư cách độc lập chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc. - Nâng cao công tác kiểm soát nội bộ theo hướng rủi ro. Để hạn chế rủi ro hoạt động giám sát và kiểm tra nội bộ là điều không thể thiếu. Chỉ trên cơ sở tăng cường kiểm tra thì việc quản trị rủi ro tại ngân hàng mới thu được những hiệu quả như mong đợi. Chính vì vậy đòi hỏi hoạt động kiểm soát của ngân hàng phải định hướng vào rủi ro để có thể phát hiện ngăn ngừa sớm rủi ro. 3.2.4. Đa dạng hóa các nghiệp vụ kinh doanh của Ngân hàng và đào tạo nguồn nhân lực Nhằm tăng tỷ trọng nguồn thu nhập, từ các hoạt động không chịu sự tác động của lãi suất. Đối với các Ngân hàng thương mại Việt Nam, thu nhập từ các sản phẩm, dịch vụ được định giá bằng lãi suất hiện chiếm tỷ trọng bình quân 80%/tổng thu nhập của Ngân hàng. Vì vậy, với diễn biễn lãi suất thị trường phức tạp và khó lường trong những năm vừa qua đã có tác động xấu tới thu nhập và hoạt động của các ngân hàng. Nhận thấy điều này, các ngân hàng thương mại Việt Nam đang thực hiện chuyển đổi cơ cấu thu nhập tiến dần về mức 40% thu nhập đến từ hoạt động dịch vụ; 60% thu nhập đến từ hoạt động tín dụng để giảm bớt tác động của rủi ro lãi suất và rủi ro tín dụng đối với ngân hàng. Do vậy, đa dạng hóa, hiện đại hóa các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng không gắn với lãi suất cung cấp vừa là xu hướng nâng cao vị thế cạnh tranh của ngân hàng, vừa giảm thiểu rủi ro đối với thu nhập của ngân hàng do tác động từ lãi suất và phân tán rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Bên cạnh việc tiếp tục hoàn thiện các sản phẩm, dịch vụ truyền thống, ngân hàng cần chú trọng phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại. Trong bất cứ tình huống nào, con người vẫn luôn là nhân tố quan trọng và tiên quyết đối với các hoạt động kinh tế xã hội. Đứng trước sự phát triển như vũ bão của khoa học, công nghệ và sự cạnh tranh gay gắt của các tổ chức tài chính ngân hàng, phi ngân hàng khác, thì vấn đề có ý nghĩa quyết định chính là đội ngũ nhân lực của ngân hàng. Ngân hàng còn cần phải có chiến lược lâu dài trong việc đầu tư vào con người Thứ nhất, chất lượng nhân viên phải được kiểm soát ngay từ đầu vào với một chính sách tuyển dụng nghiêm túc. Đối với những cán bộ được tuyển dụng cho công tác phòng(80) ngừa rủi ro lãi suất của ngân hàng, cần phải lựa chọn những nhân viên giỏi, có trình độ chuyên môn tốt, am hiểu những kiến thức về kinh tế, tài chính, pháp lý, đặc biệt là kỹ thuật đo lường rủi ro lãi suất, kỹ thuật định giá và giao dịch các công cụ tài chính phái sinh trong phòng ngừa rủi ro. Ngân hàng nên có chính sách cụ thể trong việc thu hút, trọng dụng người tài (đãi ngộ cán bộ theo năng lực, trình độ, hiệu quả công việc…), tạo điều kiện các sáng kiến của nhân viên được phát huy hiệu quả. Thứ hai, cán bộ sau khi được tuyển dụng sẽ được bố trí theo nguyên tắc đúng người đúng vị trí để hoàn thành công việc với hiệu quả cao nhất. Thứ ba, bên cạnh việc đảm bảo chất lượng của công tác tuyển dụng, bố trí nhân sự phù hợp, cũng nên không ngừng rà soát, tạo điều kiện để cán bộ nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như các các kỹ năng thông qua các chương trình, kế hoạch đào tạo trong và ngoài nước. Để cán bộ nhân viên thực sự quan tâm đến việc học tập và nâng cao trình độ chuyên môn, các ngân hàng cần có cơ chế khuyến khích bằng cách hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ kinh phí, thực hiện chế độ khen thưởng, đề bạt đối với những nhân viên học tập đạt kết quả tốt và có khả năng vận dụng tốt trong thực tế công tác. Đối với các mảng hoạt động nghiệp vụ chuyên sâu, mang tính hệ thống như tín dụng, thanh toán XNK, thẻ, kho quỹ, ngoại ngữ … phải thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn trên toàn hệ thống đảm bảo tính nhất quán, chuẩn hoá trong hoạt động nghiệp vụ. Qua các khoá đào tạo này giúp cho ngân hàng có được một đội ngũ cán bộ có kiến thức nghiệp vụ chuyên sâu, kỹ năng làm việc chuyên nghiệp, thông thạo ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của môi trường kinh doanh hiện đại, có tính hội nhập và cạnh tranh. Thứ tư, ngân hàng lựa chọn các nhân sự phù hợp để làm nguồn lực xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ tích hợp trong quy trình quản trị rủi ro lãi suất. Hệ thống kiểm soát nội bộ sẽ giúp ngân hàng quản trị đánh giá khách quan, chính xác hơn các báo cáo, thông tin, nhận định của các bộ phận chức năng đồng thời đưa ra kịp thời các biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Thứ năm, ngân hàng cần sớm hoàn thiện các điều kiện cần thiết để đề nghị NHNN cho phép triển khai thực hiện các nghiệp vụ phái sinh. Hiện nay, ngân hàng đã thực hiện một số nghiệp vụ phái sinh như hoán đổi lãi suất, quyền chọn. Để có thể sớm triển khai thêm một số nghiệp vụ phái sinh khác, ngân hàng cần nhanh chóng hoàn thiện các điều kiện, từ đó có thêm những biện pháp phòng ngừa rủi ro hữu hiệu trong bối cảnh lãi suất thị trường còn nhiều biến động như hiện nay. Trước hết, ngân hàng cần chú trọng đầu tư và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Muốn sử dụng thông thạo các nghiệp vụ phái sinh cần có những nhân viên am hiểu về nó. Với các nghiệp vụ kỳ hạn tiền gửi, kỳ hạn lãi suất, quyền chọn lãi suất(81) và trái phiếu,…là những nghiệp vụ mới, ngân hàng cần có sự chuẩn bị chu đáo các điều kiện về công nghệ, con người, đối tác, tiềm năng tài chính để có thể thực hiện trong tương lai gần nhất, giúp ngân hàng có sự lựa chọn đa dạng hơn về các công cụ phòng ngừa rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. 3.2.5. Hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng Theo nghiên cứu của các ngân hàng nước ngoài thì công nghệ thông tin có thể làm giảm 80% chi phí hoạt động của ngân hàng. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng, để làm ra lợi nhuận và giảm thiểu chi phí hoạt động xuống mức thấp nhất, các NHTM cần phải thường xuyên cập nhật, đổi mới công nghệ. Ngoài ra, công nghệ hiện đại giúp rút ngắn quá trình thực hiện giao dịch nhằm phục vụ khách hàng tốt nhất. Công nghệ hiện đại cũng giúp thu thập các thông tin được nhanh chóng, làm cơ sở cho nhà quản trị đưa ra các quyết định, chính sách quản trị kịp thời, hiệu quả. Trong lĩnh vực ngân hàng, công nghệ thông tin đang ngày càng được ứng dụng rộng rãi. Các hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại được nối mạng với nhau, có thể cung cấp dịch vụ 24/24h, đồng thời nâng cao hiệu quả phục vụ khách hàng và quản lý vốn cho ngân hàng. Nhận thức được tầm quan trọng của công nghệ thông tin, MB là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế vào quản lý và kinh doanh. MB coi hạ tầng công nghệ thông tin là lợi thế cạnh tranh cốt lõi của mình so với các ngân hàng khác tại Việt Nam. Với tầm quan trọng của các hoạt động thanh toán quốc tế cũng như cơ sở dữ liệu khách hàng lớn và phức tạp, MB đã chủ động phát triển nền tảng CNTT hiện đại có khả năng hỗ trợ tối đa các hoạt động ngân hàng. Hệ thống core banking được MB triển khai dần từ 1999 đến năm 2001 thì đưa vào toàn bộ hệ thống. Sau này, core banking chính là hệ thống lõi để MB triển khai các dịch vụ khác như internet banking, mobile banking, SMS Banking,.. Tuy nhiên, hệ thống công nghệ thông tin của ngân hàng vẫn chưa hỗ trợ được việc lập báo cáo phục vụ quản lý rủi ro lãi suất. Việc cung cấp thông tin phục vụ cho việc dự báo, kiểm soát rủi ro còn gặp nhiều khó khăn. Khi cần dự báo dựa vào số liệu quá khứ, việc trích lọc số liệu mất rất nhiều thời gian, nhiều số liệu không thể tách ra theo từng kỳ hạn. Bên cạnh đó, ngân hàng chưa có công cụ phân tích độ nhạy của lãi suất để xác định ảnh hưởng của việc thay đổi lãi suất đối với kết quả hoạt động kinh doanh khi thị trường thay đổi. Nếu được sự hỗ trợ từ các công nghệ, kỹ thuật tiến tiến, công tác thu thập và xử lý thông tin của ngân hàng sẽ nhanh chóng và chính xác hơn rất nhiều. Chính vì vậy, có thể(82) nhận thấy, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng là mục tiêu hết sức cấp thiết đối với với hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay. 3.2.6. Tư vấn cho khách hàng về kỹ thuật phòng ngừa rủi ro lãi suất, tuyên truyền, phổ biến rộng rãi về những ưu việt của các công cụ phái sinh Đối tác thực hiện các nghiệp vụ phái sinh phòng ngừa rủi ro không chỉ có các ngân hàng mà còn có các khách hàng. Vì vậy, ngân hàng cần có đội ngũ tư vấn cho khách hàng về kỹ thuật phòng ngừa rủi ro lãi suất, tuyên truyền, phổ biến rộng rãi về những ưu việt của các công cụ phái sinh. Qua đó, giúp các khách hàng các nhân và doanh nghiệp có nhân thức đúng hơn và tham gia tích cực hơn nhằm phòng ngừa rủi ro tốt hơn thông qua các hợp đồng phái sinh về lãi suất như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi và hợp đồng quyền chọn. Trên cơ sở đó, tạo điều kiện để các NHTM thực hiện nhiều hơn các nghiệp vụ này và đến lượt mình có thể sử dụng những nghiệp vụ đó để phòng ngừa rủi ro lãi suất cho ngân hàng.  Phòng ngừa rủi ro nội bảng: kiểm soát chênh lệch của bảng cân đối Sử dụng lãi suất thả nổi : Đây là một trong những biện pháp dễ áp dụng nhất đối với các tổ chức tín dụng để hạn chế rủi ro lãi suất. Việc áp dụng chính sách lãi suất này sẽ làm giảm mức độ chênh lệch GAP giữa các TSC và TSN nhạy cảm lãi suất, do vậy làm giảm rủi ro lãi suất cho ngân hàng. Lúc này lãi suất cho vay được điều chỉnh theo lãi suất thị trường, rủi ro của ngân hàng đã được chuyển sang cho người vay. Tăng các khoản huy động dài hạn bằng các sản phẩm hấp dẫn, các hình thức khuyến mại, từ đó thu hút được lượng tiền gửi dài hạn để cân đối lại kỳ hạn của nguồn vốn và tài sản. Đối với các khoản cho vay trung và dài hạn, ngân hàng nên sử dụng nguồn vốn huy động trung dài hạn tương ứng. Ngoài ra, phải xem xét phương thức hoàn trả hợp lý, tránh để ngân hàng bị chiếm dụng vốn quá lâu. Khi số dư tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi ngắn hạn tại ngân hàng tăng lên, làm cho kỳ hạn trung bình của TSN bị rút ngắn lại, ngân hàng cần chủ động rút ngắn kỳ hạn trung bình của TSC bằng cách : giảm đầu tư,bán bớt các giấy tờ có giá dài hạn, cho vay trả gốc, lãi định kỳ đối với vay dài hạn, tích cực cho vay đầu tư ngắn hạn, hoặc có thể sử dụng các biện pháp kéo dài kỳ hạn của TSN bằng cách : tăng những khoản nợ dài hạn qua việc phát hành các công cụ nợ trên 12 tháng,…Tuy nhiên, việc duy trì sự cân xứng về kỳ hạn giữa TSC và TSN là hết sức khó khăn  Phòng ngừa rủi ro ngoại bảng: sử dụng các công cụ phái sinh.(83) Trên thế giới, các giao dịch phái sinh được sử dụng như công cụ đắc lực giúp các TCTD phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất. Ngày nay, việc phát triển kinh doanh ngân hàng, gia tăng lợi nhuận phải đi kèm với mục tiêu quản lý rủi ro hiệu quả nên các giao dịch phái sinh ngày càng được sử dụng phổ biến để phòng ngừa RRLS. Trong đó swap lãi suất là công cụ được ưa thích hơn cả vì ưu điểm của nó về bảo mật thông tin và không chịu nhiều sự quản lý như các hợp đồng khác. Tuy nhiên ở Việt Nam, rất ít các ngân hàng TMCP sử dụng công cụ phái sinh để bảo vệ lợi nhuận khỏi rủi ro lãi suất. Các nghiệp vụ phái sinh còn mang tính thí điểm và đơn lẻ mặc dù chúng được sử dụng từ đầu năm 2000, một số TCTD được NHNN cho phép thực hiện các công cụ phái sinh như: VCB, VIB, ACB, TCB, MB nhưng doanh số về hoạt động này vẫn không đáng kể so với doanh số các hoạt động truyền thống. Việc thực hiện các hợp đồng phái sinh của khách hàng Việt Nam chủ yếu thực hiện qua môi giới nước ngoài và tham gia các thị trường ở nước ngoài. Để phát triển công cụ phái sinh nói chung và sử dụng công cụ phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro lãi suất tại MB : Trước hết, các cấp lãnh đạo ngân hàng cần nhận thức được sự cần thiết của việc sử dụng các công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro lãi suất. Hiện nay, các nghiệp vụ phái sinh còn hết sức mới mẻ ngay cả với cán bộ lãnh đạo và nhân viên ngân hàng. Nghiệp vụ này tương đối khó về mặt kỹ thuật nhưng thực sự có ý nghĩa rất lớn đối với các ngân hàng trong quá trình quản lý rủi ro trong kinh doanh ngân hàng. Để có thể hình thành và phát triển các nghiệp vụ phái sinh, trước hết đòi hỏi các cấp lãnh đạo ngân hàng cần có nhận thức và quan điểm đúng đắn về việc triển khai các nghiệp vụ này trong thực tế. Ngân hàng cần hiểu được tính năng cũng như tính ưu việt của các sản phẩm phái sinh trong việc phòng ngừa rủi ro đối với ngân hàng cũng như đối với các khách hàng của mình. Một khi các ngân hàng đã nhận thức được sự cần thiết của việc triển khai nghiệp vụ này đối với việc phòng ngừa rủi ro của chính ngân hàng cũng như các khách hàng của ngân hàng, nhận thức được triển vọng của nó thì việc triển khai không phải là vấn đề quá khó khăn. Thứ hai, đối với việc triển khai các nghiệp vụ phái sinh về lãi suất. Khi triển khai các nghiệp vụ này trong thực tế cần phải hiểu rõ tính năng cũng như những ưu nhược điểm của công cụ phái sinh trong phòng ngừa rủi ro. Sau đó tuyển dụng các cán bộ có năng lực, có trình độ nghiệp vụ, đào tạo và tái đào tạo đối với cán bộ nhân viên trong hệ thống về các công cụ phái sinh, cách sử dụng các công cụ này sao cho hiệu quả. Đặc biệt đôi với nghiệp vụ kì hạn về tiền gửi, kì hạn lãi suất, quyền lựa chọn lãi suất, trái(84) phiếu,….là những nghiệp vụ mới, ngân hàng cần có sự chuẩn bị chu đáo những điều kiện cần thiết về công nghệ, về con người về đối tác, về tiềm năng tài chính…Ngoài ra, cần phát triển hệ thống thông tin quản lý, trang bị các công nghệ hiện đại phục vụ cho việc triển khai nghiệp vụ này. Có hai hình thức tổ chức mà ngân hàng có thể sử dụng là thiết lập phòng kinh doanh nghiệp vụ phái sinh riêng hoặc xếp các cán bộ phái sinh vào các phòng ban khác nhau. Do ở Việt Nam hiện nay, nghiệp vụ phái sinh chưa phát triển mạnh nên cách thức tổ chức thứ hai phù hợp hơn. Theo cách này, các nhân viên phái sinh theo từng loại phái sinh sẽ trực thuộc các phòng vốn, phòng kinh doanh ngoại hối, phòng kinh doanh vàng… Cách thức tổ chức dọc như này có ưu điểm là luồng thông tin trong một thị trường sẽ được cải thiện, trao đổi giữa các giao dịch viên chuyên nghiệp. Từ đó NHTM giảm được chi phí giao dịch. Tuy nhiên tổ chức như này cần chú ý các vấn đề về quản lý. Khó khăn của biện pháp tổ chức này là phải chấp nhận nhiều người không chuyên sâu về công cụ phái sinh chịu trách nhiệm đối với các hoạt động phái sinh. Nếu có người lãnh đạo có kinh nghiệm và được đào tạo bài bản, kinh doanh công cụ phái sinh theo cách thức tổ chức này thường ít rủi ro hơn, quản lý rủi ro hiệu quả, sinh lời cao. Khi nghiệp vụ phái sinh đạt được một độ phát triển nhất định có thể cơ cấu theo chiều ngang. Với cách tổ chức này, khách hàng nhận được sản phẩm với dịch vụ xuyên suốt. Ngân hàng cũng dễ cơ cấu các sản phẩm bao gồm được nhiều loại sản phẩm. Thứ ba tư vấn cho khách hàng về kĩ thuật phòng ngừa rủi ro lãi suất, tuyên truyền phổ biến rộng rãi về những ưu việt của các công cụ phái sinh. Đối tác thực hiện nghiệp vụ phái sinh của MB không chỉ có các khách hàng là ngân hàng mà còn có các khách hàng là doanh nghiệp. Tuy nhiên hiện nay, đa số các doanh nghiệp Việt Nam chưa có thói quen sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro cho mình. Một trong những nguyên nhân của thực trạng này chính là do các doanh nghiệp chưa biết đến những công cụ phòng ngừa rủi ro hiệu quả này. Sản phẩm phái sinh cũng như các sản phẩm khác, muốn được giao dịch trên thị trường cần phải được người tiêu dùng nhận thức được tính hữu dụng và giá trị sử dụng của nó. Vì vậy, vấn đề đặt ra cho ngân hàng là làm thế nào tạo nhận thức về thị trường tài chính phái sinh cho doanh nghiệp, làm sao để doanh nghiệp có được những kiến thức nhất định về công cụ phái sinh, từ đó chủ động sử dụng chúng để phòng ngừa rủi ro nói chung, và rủi ro lãi suất nói riêng cho mình. Hiện nay, ngân hàng đã từng bước xây dựng quy trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm phái sinh, nhưng vẫn còn rất hạn chế. Chúng ta có thể coi sản phẩm tài chính phái sinh như các sản phẩm khác, vận dụng nghiệp vụ marketing để đưa các sản phẩm đến với người tiêu dùng dễ dàng hơn. Trên thực tế, nhiều NHTM trên thế giới đã giới thiệu về các sản phẩm(85) phái sinh trên các trang web của ngân hàng nhằm nâng cao khả năng tiếp cận của khách hàng đối với các sản phẩm này. Trong điều kiện của Việt Nam, do những hạn chế nhất định về công nghệ các ngân hàng có thể sử dụng các hình thức khác như xây dựng cẩm nang, tờ rơi, tổ chức hội thảo, hội nghị khách hàng… nhằm giới thiệu về những sản phẩm mới này. Bên cạnh đó, trung tâm đào tạo của các ngân hàng cũng có thể mở những lớp tập huấn ngắn ngày cho các khách hàng để họ hiểu được những kiến thức cơ bản nhất về kỹ thuật, công dụng… của các nghiệp vụ phái sinh. Xây dựng nhận thức là một quá trình dài, đòi hỏi sự kết hợp nhiều phương pháp tuyên truyền, hội thảo, giáo dục – đào tạo cho đến tiếp thị, quảng bá về sản phẩm. Để làm được điều này cần có sự hưởng ứng và giúp sức của các chuyên gia có am hiểu cả về lĩnh vực marketing và thị trường tài chính. Khi khách hàng đã hiểu được vai trò cũng như những kỹ thuật liên quan đến nghiệp vụ này, họ sẽ tham gia tích cực hơn vào các hợp đồng phái sinh, tạo điều kiện để ngân hàng thực hiện nhiều hơn các nghiệp vụ này, sau đó đến lượt mình, ngân hàng có thể sử dụng các nghiệp vụ đó để phòng chống rủi ro lãi suất cho bản thân. 3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 3.3.1. Đối với Nhà nước 3.3.1.1. Tiếp tục duy trì môi trường kinh tế, chính trị - xã hội ổn định Nguyên nhân gây ra rủi ro lãi suất là sự không cân xứng về kỳ hạn kết hợp với sự biến động của lãi suất thị trường. Khi nền kinh tế biến động làm cho lãi suất thị trường thay đổi dẫn tới NHTM gặp rủi ro lãi suất. Như vậy, rõ ràng, kinh tế vĩ mô ổn định làm lãi suất thị trường ổn định thì NHTM không gặp phải rủi ro lãi suất. Bài học của các nước trên thế giới cho thấy, khi chính trị bất ổn, thị trường chứng khoán, thị trường nhà đất sụt giảm dẫn tới nguy cơ phá sản của nhiều doanh nghiệp, lạm phát tăng cao và khủng hoảng tài chính là tất yếu. Việt Nam đang nổi lên ở châu Á như một thị trường ổn định, thu hút ngày càng nhiều FiF QKj ÿ«X Wm QmßF QJRjL 0{L WUmáQJ NLQK WÃ Y­ P{ ÙQ ÿÏQK JL~S FiF GRDQK QJKLËS FyQKóQJmßFWtQKYjGõEiRFKtQK[iFGRDQKWKXOçLQKX±QYjKR¥FKÿÏQKÿmçFFKLÃQOmçFNLQKGRDQKKLËXTX§ Đối với Việt Nam, một trong những thế mạnh nổi bật của nước ta là môi trường chính trị, an ninh quốc phòng ổn định để thu hút đầu tư, phát triển kinh tế. Tình hình chính trị xã hội tại Việt Nam được các chuyên gia đánh giá là ổn định bậc nhất châu Á, do đó các nhà đầu tư nước ngoài luôn tin tưởng chọn Việt Nam là điểm đến của vốn FDI, ODA và vốn đầu tư gián tiếp vào thị trường chứng khoán. Nếu nhìn sang một số quốc gia trong khu vực,(86) ta thấy rằng, trừ Singapore, hầu hết các nước khu vực đều trải qua các cuộc đảo chính hay khủng hoảng chính trị. Trong khi đó, nền chính trị của Việt Nam luôn ổn định, đây là một đảm bảo cho sự gắn kết để thực hiện chính sách kinh tế nhất quán. Thành công của sự nghiệp đổi mới của Việt Nam cũng là dựa trên sự ổn định chính trị này. Nhà nước cần tiếp tục duy trì và phát huy hơn nữa thế mạnh này nhằm giữ vững niềm tin của công chúng vào nhà đầu tư, tạo lập một môi trường thuận lợi trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là trong ngân hàng thương mại vốn là những chủ thể rất nhạy cảm trước bất ổn. 3.3.1.2. Xây dựng đồng bộ khuôn khổ pháp lý, áp dụng đầy đủ hơn các thiết chế chuẩn mực quốc tế về an toàn trong kinh doanh tiền tệ ngân hàng. Hiện nay, văn bản pháp lý cao nhất điều chỉnh các hoạt động của các ngân hàng, tổ chức tín dụng là Luật ngân hàng Nhà nước và Luật các Tổ chức Tín dụng. Hai bộ luật này đã góp phần có hiểu quả, tạo môi trường pháp lý cho các tổ chức tín dụng thực hiện hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, hiện tại các văn bản pháp lý này vẫn chưa theo kịp các chuẩn mực quốc tế về an toàn trong kinh doanh tiền tệ ngân hàng. Điều này phần nào đã đặt ngân hàng vào rủi ro tiềm ẩn mà ngân hàng khó mà có thể dự đoán được. Chính vì vậy, việc xây dựng một khuôn khổ pháp lý đầy đủ, đồng bộ và minh bạch là việc rất quan trọng giúp ngân hàng có một môi trường kinh doanh ổn định hơn trong trong việc bảo vệ hành lang pháp lý. 3.3.1.3. Hoàn thiện và phát triển thị trường tài chính tiền tệ Để các ngân hàng hoạt động một cách linh hoạt, đặc biệt trong việc sử dụng các công cụ tài chính phái sinh để phòng ngừa rủi ro lãi suất, thì thị trường tài chính tiền tệ ở Việt Nam cần phải dần hoàn thiện và phát triển hơn nữa, nhất là thị trường chứng khoán. Điều này giúp các ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ phái sinh phòng ngừa rủi ro lãi suất một cách nhanh chóng và kịp thời hơn, từ đó điều tiết vốn và cơ cấu lại nguồn vốn và tài sản của mình. Đồng thời thị trường tài chính tiền tệ phát triển thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển những thị trường mới có tổ chức như thị trường giao dịch tương lai, quyền chọn… giúp ngân hàng hoàn thiện và phát triển các nghiệp vụ phái sinh, đa dạng hóa danh mục kinh doanh của mình. Từ đó có thể sử dụng nhiều và thuần thục hơn nữa những biện pháp phòng ngừa rủi ro nói chung và rủi ro lãi suất nói riêng. Để các NHTM hoạt động hiệu quả và có thể sử dụng các biện pháp ngoại bảng để phòng ngừa rủi ro lãi suất thì thị trường tài chính, đặc biệt là thị trường các công cụ phái sinh cần phải phát triển và hoàn thiện hơn nữa. Nhà nước cần nghiên cứu và đưa ra các văn bản pháp lý nhằm hướng dẫn một cách cụ thể về các công cụ tài chính phái sinh, điều kiện thực(87) hiện, chủ thể được tham gia thị trường cần phải thỏa mãn yêu cầu như thế nào và loại hàng hóa thực hiện mua bán trên thị trường, phương pháp hạch toán kế toán đối với các công cụ này... 3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước 3.3.2.1. Hoàn thiện văn bản pháp lý về quản lý rủi ro tại các TCTD Để nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro lãi suất tại các NHTM, vấn đề cấp thiết hàng ÿ«XOj1+11F«QKRjQWKLËn hệ thống luật pháp để điều chỉnh, hướng dẫn về các nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro lãi suất. Năm 2011, NHNN đưa ra dự thảo thông tư quản lý rủi ro cho thấy cơ quan quản lý QKjQmßFÿmTXDQWkP YjFyQKóQJQJKLrQFíu nhằm đưa ra văn bản pháp lý về quản trị rủi ro nói chung, trong đó bao gồm cả quản trị rủi ro lãi suất. Tuy nhiên, từ đó đến nay, thông tư quản lý rủi ro vẫn chưa được chính thức ban hành. Một khi có quan quản lý chưa có yêu cầu cụ thể thì các NHTM chưa thể nhận thức đầy đủ về sự cần thiết cũng như cách thức thực hiện việc quản lý rủi ro lãi suất và đây cũng chính là một điểm hạn chế cho việc lượng hóa rủi ro lãi suất tại các NHTM. Do đó, yêu cầu cấp thiết hiện nay là Ngân hàng nhà nước cần phải nghiên cứu và đưa ra các quy định về đo lường rủi ro để hướng dẫn và giám sát các QJkQKjQJWKmkQJP¥LWXkQWKHRQKµPÿ§m bảo an toàn cho toàn hệ thống. NHNN cần tiếp tục thực hiện các công cụ gián tiếp để điều hành CSTT, đưa ra những tín hiệu, định hướng chính sách để các NHTM nắm bắt được xu hướng của thị trường.có những chính sách kịp thời, chính xác để ổn đinh lãi suất. Các NHTM ít sử dụng các biện pháp ngoại bảng để tài trợ cho các tổn thất nội bảng do rủi ro lãi suất gây ra, một phần là do tính chất phức tạp của các công cụ này, mặt khác, là do NHNN chưa ban hành các quy định cụ thể để hướng dẫn các ngân hàng thương mại thực hiện. Hiện nay, mới chỉ có quy định về hợp đồng hoán đổi lãi suất. Theo đó, các trường hợp thực hiện hoán đổi lãi suất đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ giữa ngân hàng với doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng đó, giữa ngân hàng với doanh nghiệp vay vốn tại các tổ chức tín dụng khác, vay vốn nước ngoài, giữa các ngân hàng với nhau và giữa ngân hàng với tổ chức tín dụng ở nước ngoài. Để thực hiện hoán đổi lãi suất, các ngân hàng sẽ phải có đủ các điều kiện: có vốn tự có từ 200 tỷ đồng hoặc giá trị tương đương trở lên; đã có quy trình thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất trong đó gồm cả biện pháp phòng ngừa rủi ro; có tổng lãi ròng các giao dịch hoán đổi lãi suất là số dương, trường hợp tổng lãi ròng là âm thì tối đa bằng 5% vốn tự có của ngân hàng đó; đối với trường hợp thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất bằng ngoại tệ thì phải được NHNN cho phép hoạt động ngoại hối. Nếu là các doanh nghiệp sẽ phải có đủ 2 điều kiện là có giao dịch vay vốn, thuê mua tài chính hoặc thực hiện các biện(88) pháp bảo đảm do 2 bên thoả thuận để thực hiện nghĩa vụ thanh toán số lãi ròng phải trả cho ngân hàng. Thời hạn của hợp đồng hoán đổi lãi suất phải phù hợp với thời hạn của khoản vay gốc nhưng tối đa là 5 ngày kể từ ngày hợp đồng đó có hiệu lực. Số nợ gốc của các hợp đồng hoán đổi lãi suất đối với một doanh nghiệp không vượt quá 30% vốn tự có của ngân hàng. 3.3.2.2. Phân tích, dự báo và cung cấp thông tin dự báo NHNN là cơ quan quản lý nhà nước đối với các NHTM. Để cả hệ thống ngân hàng nói riêng và toàn nền kinh tế nói chung phát triển ổn đinh, NHNN ngoài việc thanh tra, giám sát, còn cần phải thực hiện phân tích tình hình kinh tế trong và ngoài nước, xu hướng biến động của toàn nền kinh tế và đưa ra các dự báo đáng tin cậy làm cơ sở cho các NHTM đưa ra các chiến lược kinh doanh. Tuy nhiên, chức năng này của NHNN vẫn chưa được thực hiện, các NHTM đều phải tự tìm hiểu, phân tích và dự báo theo những thông tin mà các NHTM có được. Và bởi vì không phải NHTM nào cũng có thể có đầy đủ thông tin và thông tin là đáng tin cậy để đưa ra dự báo chính xác dẫn đến sự thua lỗ, sát nhập của nhiều NHTM trong thời gian qua. 3.3.2.3. Xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp luật về nghiệp vụ phái sinh Một trong những trở ngại cho thị trường phái sinh phát triển chính là những quy định pháp luật còn thiếu và không phù hợp. Dựa trên cơ sở nghiên cứu luật về thị trường tài chính phái sinh của các nước trên thế giới, kết hợp với kinh nghiệm quản lý trong quá trình hình thành và phát triển các giao dịch phái sinh trong thời gian qua, NHNN cần từng bước xây dựng khung pháp lý, tiến đến hình thành luật và quy chế giao dịch chính thức. Hệ thống pháp luật cần phải quy định cụ thể về các công cụ phái sinh trong các văn bản pháp luật chính thức chứ không dừng lại ở mức độ các văn bản hướng dẫn cấp Bộ, ngành. Các văn bản pháp luật chính thức có độ phổ cập cao sẽ giúp thị trường công cụ phái sinh được vận hành quy củ, thông suốt và công cụ phái sinh trở nên phổ biến. Tiến tới, NHNN nên định hướng xây dựng một văn bản luật riêng điều chỉnh các quan hệ, hoạt động phức tạp liên quan đến công cụ phái sinh. Trong tình hình hiện nay, khi mà Việt Nam đã bước đầu hội nhập quốc tế, các giao dịch với nước ngoài tăng nhanh về số lượng và giá trị, việc nhanh chóng có luật điều chỉnh các công cụ phái sinh để giúp vấn đề phòng ngừa rủi ro và kinh doanh thu lợi từ hoạt động phái sinh là vấn đề phải được đặt ra cấp thiết. Luật về công cụ phái sinh cần có các quy định chi tiết về : - Tiêu chuẩn về mặt tư cách pháp lý, xếp hạng tín dụng, lượng vốn tối thiểu, giấy tờ cần thiết… cho phép các cá nhân, pháp nhân được phép tham gia thị trường phái sinh tương íng với các mục đích phòng vệ, đầu cơ và ăn chênh lệch.(89) - Các sản phẩm phái sinh được phép lưu hành trên thị trường phái sinh, tiêu chuẩn về giá trị, thời hạn của các công cụ này. - Các nội dung cơ bản của hợp đồng phái sinh, yêu cầu với các nội dung này. - Quy trình giao dịch các loại công cụ phái sinh, quyền và nghĩa vụ các bên trong quan hệ giao dịch, mua bán, môi giới,… các loại công cụ phái sinh. - Hoạt động của sàn giao dịch tương lai, sàn giao dịch quyền chọn để hướng tới xây dựng sàn giao dịch tập trung cho hai loại công cụ này, đảm bảo luật có khả năng đón đầu xu thế mới. Với pháp luật về các định chế tài chính, các văn bản pháp luật nên phổ biến rộng hơn về công cụ phái sinh như là một phần của hoạt động quản trị rủi ro tại ngân hàng. Có như vậy sẽ thuận lợi hơn trong việc tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh phái sinh tại ngân hàng. Ngoài ra, các văn bản quy phạm pháp luật cũng cần tạo điều kiện để các định chế tài chính được tham gia kinh doanh kiếm lời từ các công cụ phái sinh. Đối với các giao dịch quyền chọn, hoán đổi, tương lai… cần sớm có văn bản quy định chính thức về tiêu chuẩn để các ngân hàng thương mại được tiến hành kinh doanh các công cụ này chứ không dừng lại ở mức độ thí điểm. 3.3.2.4. Hoàn thiện chế độ kế toán và thuế đối với công cụ phái sinh Hiện nay, các vấn đề về hạch toán công cụ phái sinh nói chung ở nước ta còn khá mới mẻ. Khung pháp lý chế độ kế toán Việt Nam liên quan đến công cụ tài chính phái sinh hiện nay như sau : Hiện tại theo quy định các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ ghi nhận lần đầu theo giá trị giao dịch, tiếp theo thường xuyên được đánh giá lại, ghi nhận trên sổ sách kế toán theo hoặc gần đúng theo giá trị hợp lý thị trường; đồng thời kết quả (lãi/ lỗ) của TCTD được xác định hợp lý, hạn chế bớt tình trạng lãi giả, lỗ thật hoặc lãi thật, lỗ giả. Đối với một vài TCTD đang thực hiện thí điểm mua/ bán các loại công cụ tài chính phái sinh khác (ngoài phái sinh ngoại tệ), TCTD phải tự vận dụng thông lệ Quốc tế cho việc ghi chép kế toán và xác định kết quả hoạt động kinh doanh. Đối với các doanh nghiệp, NHNN chưa có văn bản nào quy định việc hạch toán đối với các giao dịch phái sinh. Quy trình xử lý kế toán tại doanh nghiệp như sau: khi doanh nghiệp mua tài sản là công cụ tài chính phái sinh, doanh nghiệp sẽ ghi nhận theo giá gốc; quá trình nắm giữ, nếu giảm giá có thể trích lập dự phòng rủi ro; khi bán/ tất toán công cụ tài chính phái sinh, chênh lệch giữa giá bán và giá trị đang ghi sổ kế toán, doanh nghiệp sẽ được ghi thu khác/ ghi chi khác. Việc xử lý kế toán như vậy về công cụ tài chính nói chung, về(90) công cụ tài chính phái sinh nói riêng không phù hợp với thông lệ kế toán Quốc tế. Tất yếu của vấn đề, kết quả kinh doanh của năm sẽ không xác định được hợp lý do chưa quán triệt được các nguyên tắc kế toán như "dồn tích", "thận trọng", "phù hợp" ... Những chỉ tiêu tài chính về công cụ tài chính cần phải trình bày trên báo cáo tài chính doanh nghiệp để cung cấp thông tin cho đối tác, cho người đầu tư, cho cơ quan quản lý... cũng chưa có. Như vậy, một trong những vấn đề cấp bách để phát triển thị trường công cụ phái sinh có hiệu quả là hoàn thiện chế độ kế toán Việt Nam, hướng theo thông lệ, Chuẩn mực Quốc tế: - Các nội dung trọng yếu, nền tảng và nguyên tắc cơ bản cần được quán triệt. Ví dụ, đối với công cụ tài chính cần phân theo 4 loại tương tự như nội dung Chuẩn mực kế toán Quốc tế để xử lý kế toán theo các nguyên tắc kế toán khác nhau phù hợp tương ứng với mỗi loại; để công bố thông tin phù hợp. Cần phải sửa đổi những quy định không phù hợp của Luật Kế toán, của Chế độ kế toán doanh nghiệp đồng thời xây dựng bổ sung các Chuẩn mực kế toán Việt Nam về công cụ tài chính phù hợp với thực tiễn Việt Nam và Chuẩn mực kế toán Quốc tế. - Loại bỏ những nội dung không trọng yếu, không phải là nền tảng. - Đối với những nội dung không phù hợp với mức độ phát triển thấp của thị trường Việt Nam, cần có quan điểm thận trọng hơn. Ví dụ, đối với những thị trường còn non yếu, nhiều yếu tố phi kinh tế tác động đến giá cả thị trường, chế độ tài chính-kế toán không nên FKR SKpS ÿiQK JLi O¥L JLi WUÏ tài sản khi giá trị thị trường lớn hơn giá trị ghi sổ để ghi nhận vào kết quả kinh doanh. - Doanh nghiệp tuân thủ theo Hệ thống Chuẩn mực kế toán trong nước, đồng thời sẽ có bản đối chiếu, bổ sung những điều chỉnh cần thiết để lập thêm báo cáo tài chính theo Hệ thống Chuẩn mực kế toán Quốc tế. Đối với thuế cho hoạt động hoán đổi lãi suất không được quy định rõ ràng nên khó xác định vì lãi suất thả nổi chạy liên tục theo từng ngày. Đối với hợp đồng tương lai, lãi thì bị đánh thuế, còn lỗ không được khấu trừ vào phần thu nhập tính thuế, trong khi lợi nhuận thực tế mà doanh nghiệp có được chính là chênh lệch giữa mức giá theo hợp đồng tương lai và giá thành sản xuất. Điều này gây bất lợi cho doanh nghiệp tham gia giao dịch. Ở các nước khác, sản phẩm phái sinh không phải đóng thuế vì đó là công cụ phòng chống rủi ro cho doanh nghiệp, không phải là một kênh kinh doanh của ngân hàng. Do đó, NHNN nên điều chỉnh, xác định rõ ràng nghiệp vụ giao dịch phái sinh là một nghiệp vụ kinh doanh tài chính nhằm mục đích phòng ngừa rủi ro của các doanh nghiệp(91) không thuộc các tổ chức tài chính tín dụng. Trên cơ sở này, cần xác định phí giao dịch hay khoản lỗ của hợp đồng là một khoản chi phí hợp lý, được tính vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế. Điều này sẽ góp phần khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng công cụ phái sinh nhiều hơn. 3.3.2.5. Tăng cường công tác thanh tra giám sát Chuyển sang thanh tra trên cơ sở rủi ro. Hiện nay NHNN chủ yếu thực hiện thanh tra tuân thủ: thanh tra việc huy động vốn, cho vay theo đúng chính sách hiện hành mà chưa thực hiện thanh tra kiểm tra trên cơ sở rủi ro. Khi mà cơ quan nhà nước chưa quan tâm và có biện pháp thanh kiểm tra thì tất yếu các NHTM không chú trọng vào việc quản lý rủi ro bởi vì hầu hết các NHMT ở Việt Nam hiện nay đều đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu. Vấn đề về quản trị rủi ro lãi suất và các vấn đề khác đều xếp sau lợi nhuận. Tăng cường năng lực của cán bộ thanh tra. Hầu hết các cán bộ thanh tra NHNN hiện nay chỉ được đào tạo để giám sát, kiểm tra việc tuân thủ các thông tư, nghị định của chính phủ, của NHNN và quy trình nghiệp vụ của NHTM. Các quy định về rủi ro của NHTM,chính sách quản trị rủi ro còn khá xa lạ với các cán bộ thanh tra NHNN hiện nay. Do đó, để NHTM thực hiện quản trị rủi ro lãi suất hiệu quả, vấn đề NHNN cần đặc biệt quan tâm đó là đào tạo, nâng cao trình độ của cán bộ thanh tra để việc kiểm tra, giám sát đạt hiệu quả cao. Đầu tư phát triển công nghệ. Trong thời đại ngày nay, yêu cầu hiện đại hóa công nghệ ngân hàng không chỉ là đòi hỏi cấp thiết đối với các NHTM mà còn đối với NHNN. Đổi mới công nghệ giúp đẩy nhanh công tác phân tích, dự báo và soạn thảo, công bố các chính sách, công nghệ hiện đại cũng giúp cho việc theo dõi, giám sát tình hình hoạt động của các NHTM được thực hiện nhanh chóng, thuận tiện và đạt hiệu quả cao hơn.(92) KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 Từ việc nghiên cứu thực trạng rủi ro lãi suất, và đưa ra những ưu, nhược điểm trong công tác phòng ngừa, hạn chế rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Quân Đội với mục tiêu phát triển bền vững, đảm bảo an toàn cho toàn hệ thống, MB cần thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm phòng ngừa rủi ro lãi suất hiệu quả. Các giải pháp về tổ chức, quản lý rủi ro lãi suất bao gồm nâng cao trình độ, hiểu biết của nhà quản trị, cán bộ và khách hàng về rủi ro lãi suất và các biện pháp phòng ngừa rủi ro lãi suất; nâng cao chất lượng của hệ thống thống kê; đổi mới công nghệ ngân hàng. Về vấn đề dự báo lãi suất, ngân hàng cần nghiên cứu cụ thể về các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất nhằm đưa ra các dự báo chính xác về lãi suất thị trường và xu hướng biến động của nó để có giải pháp kịp thời. Về đo lường rủi ro lãi suất tại ngân hàng, mô hình đã lựa chọn chỉ đo lường được một phần của rủi ro lãi suất, đó là thu nhập. Thêm vào đó, mô hình định giá lại còn rất nhiều hạn chế cần khắc phục để kết quả đo lường rủi ro lãi suất là căn cứ đáng tin cậy để nhà quản trị đưa ra giải pháp phòng ngừa rủi ro lãi suất hiệu quả. Đối với các cơ quan quản lý, cần nghiên cứu và đưa ra các văn bản hướng dẫn các ngân hàng thương mại thực hiện tổ chức quản lý rủi ro lãi suất và các quy định về công cụ tài chính phái sinh để đa dạng hóa các biện pháp mà ngân hàng có thể sử dụng để phòng ngừa rủi ro lãi suất.(93) KẾT LUẬN Rủi ro lãi suất và quản trị rủi ro lãi suất là vấn đề quan trọng của ngân hàng, nó quyết định đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Khi lãi suất thay đổi thì tác động đến toàn bộ bảng cân đối kế toán và báo cáo thu nhập của ngân hàng. Lãi suất là một đại lượng biến động liên tục, nằm ngoài sự kiểm soát của ngân hàng. Ngân hàng không thể tự xác định mức lãi suất mà lãi suất này do thị trường quy định. Ngân hàng chỉ có thể điều chỉnh sự hoạt động của mình theo sự biến động của lãi suất thị trường . Do đó, công tác quản trị rủi ro lãi suất ở ngân hàng là hết sức khó khăn và phức tạp. Hiện nay, khi Việt Nam đã là thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO và mới đây Việt Nam vừa ký hiệp định TPP thì thị trường rộng mở, có nhiều ngân hàng nước ngoài đã vào Việt Nam kinh doanh. Lãi suất thị trường liên tục biến động. Điều này đòi hỏi sự phối hợp giữa các ngân hàng thương mại và sự điều chỉnh của ngân hàng nhà nước nhằm han chế những rủi ro lãi suất đem lại cho các ngân hàng. Đề tài “Quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Quân Đội” đã giải quyết được một số vấn đề sau: Thứ nhất, hệ thống hóa và làm cơ sở lý luận về lãi suất và rủi ro lãi suất tại các NHTM, các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất cùng kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới. Thứ hai, đánh giá được thực trạnh quản trị rủi ro lãi suất, công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Quân Đội, Từ đó chỉ những mặt hạn chế và nguyên nhân Thứ ba, tác giả đã đưa ra ý kiến trên quan điểm cá nhân về một số giải pháp phòng ngừa, hạn chế quản trị rủi ro lãi suất tại MB, đồng thời đưa ra một số kiến nghị đối với Nhà nước, NHNN.(94) DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. GS.TS Lê Văn Tư, Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, 2005. 2. GS.TS Nguyễn Văn Tiến, Giáo trình quản trị ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, 2013. 3. Học viện ngân hàng (2012), giáo trình lý thuyết tiền tệ và ngân hàng, nhà xuất bản thống kê, Hà Nội. 4. Timothy W.Koch (Bank Management 1995 - University of South Carolina). 5. Thomas P.Fitch (Dictionary of Banking Term 1997 - Barron's Educational Series Inc) 6. Peter S.Rose, Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, 2001. 7. Báo cáo tài chính và báo cáo thường niên của NHTMCP Công thương Việt Nam năm 2014. 8. Báo cáo tài chính và báo cáo thường niên của NHTMCP Ngoại thương Việt Nam năm 2014. 9. Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Quân Đội các năm 2013, 2014, 2015. 10. Báo cáo tài chính của Ngân hàng TMCP Quân Đội các năm 2013, 2014, 2015. 11. Học viện ngân hàng (2012), giáo trình lý thuyết tiền tệ và ngân hàng, nhà xuất bản thống kê, Hà Nội. 12. Quy chế tổ chức hoạt động của Ủy ban Quản trị rủi ro tại Ngân hàng TMCP Quân Đội. 13. Quy chế tổ chức hoạt động của Ủy ban ALCO tại Ngân hàng TMCP Quân Đội. 14. Quyết định về việc Ban hành chính sách điều chỉnh vốn nội bộ (FTP) của Ngân hàng TMCP Quân Đội. 15. Các trang web: - www.mbbank.com.vn - www.sbv.gov.vn - www.laisuat.vn - www.cafef.vn

- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Bình luận