Luận văn ThS: Phân tích tình hình sử dụng vốn tại công ty TNHH Công nghệ ITIM

738 5

Miễn phí

Tải về máy để xem đầy đủ hơn, bản xem trước là bản PDF

Tags: #luận văn#luận án#đồ án#tiểu luận

Mô tả chi tiết

1. Mở đầu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Vốn là một phạm trù kinh tế trong nền kinh tế thị trƣờng, là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội của mọi quốc gia và là nhân tố không thể thiếu trong bất kỳ hoạt động của một doanh nghiệp hay tổ chức nào trong nền kinh tế. Việt Nam đang trong tiến trình phát triển kinh tế mạnh mẽ và để tiến trình này diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả cao hơn, việc sử dụng vốn sao cho đạt hiệu quả tối ưu là điều rất cần thiết. Vốn sẽ tạo ra khả năng huy động, sử dụng và khai thác tiềm năng của mọi nguồn lực trong doanh nghiệp, từ đó thúc đẩy tăng trưởng, doanh thu và lợi nhuận của Công ty, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia

1.2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Hệ thống hóa một số vấn đề về lý luận cơ bản về vốn, cơ cấu vốn và tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp kinh doanh

Phân tích và đánh giá thực trạng sử dụng vốn tại Công ty TNHH Công nghệ ITIM giai đoạn 2011-2014 thông qua phương pháp thu thập và xử lý các dữ liệu liên quan đến nguồn vốn, cơ cấu vốn, tình hình sử dụng vốn và hiệu quả mang lại

Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Công nghệ ITIM thông qua những đánh giá về những kết quả đã đạt được, những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế này

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Vốn, cơ cấu vốn và tình hình sử dụng vốn của Công ty TNHH công nghệ ITIM

Không gian: Công ty TNHH công nghệ ITIM

Thời gian: Số liệu hiệu quả sử dụng vốn trong giai đoạn 2011 – 2014.

Nội dung: Phân tích tình hình sử dụng vốn tại Công ty TNHH Công nghệ ITIM giai đoạn 2011 – 2014

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn thạc sĩ sẽ sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, bao gồm phƣơng pháp thống kê , so sánh, tổng hợp, phân tích, tham khảo ý kiến chuyên gia, các phƣơng pháp thu thập và xử lý dữ liệu thông qua bảng hỏi, bảng nghiên cứu chuyên sâu

2. Nội dung

2.1 Tổng quan về tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận của đề tài

Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài

Cơ sở lý luận về phân tích tình hình sử dụng vốn trong doanh nghiệp

2.2 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập thông tin và số liệu

Phương pháp xử lý số liệu

Phương pháp điều tra, khảo sát

2.3 Kết quả thu thập, phân tích dữ liệu và thảo luận, đánh giá tình hình sử dụng vốn tại Công ty TNHH công nghệ ITIM

Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH Công nghệ ITIM

Thực trạng tình hình sử dụng vốn tại Công ty TNHH công nghệ ITIM

Đánh giá chung về tình hình sử dụng vốn tại Công ty TNHH công nghệ ITIM giai đoạn 2011-2014

2.4 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH công nghệ ITIM trƣớc năm 2020

Định hướng phát triển và quan điểm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Công nghệ Itim đến năm 2020

Giải pháp nâng cao hiệu quả tình hình sử dụng vốn tại Công ty TNHH Công nghệ ITIM

3. Kết luận

Trên nền tảng nhận thức vai trò, tác động và tầm quan trọng của việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn trong doanh nghiệp kinh doanh, đồng thời nhìn nhận vào thực tế nguồn vốn, cơ cấu vốn và hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Công nghệ ITIM, tác giả đã xây dựng nội dung đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ “Phân tích tình hình sử dụng vốn tại Công ty TNHH công nghệ ITIM”.

4. Tài liệu tham khảo

Công ty TNHH KPMG Việt Nam, 2011-2014. Báo cáo kiểm toán độc lập năm 2011-2014 của Công ty TNHH Công nghệ ITIM. Hà Nội

David Begg, 2007. Kinh tế học. Hà Nội: Nhà xuất bản thống kê

Dương Hữu Hạnh, 2012. Tài chánh công ty. Hà Nội: Nhà xuất bản Phương Đông

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- NGUYỄN THỊ CÚC PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ ITIM LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Hà Nội - 2015ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- NGUYỄN THỊ CÚC PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ ITIM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60 34 02 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN PHÚ GIANG XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CHẤM LUẬN VĂN Hà Nội - 2015LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ ITIM” là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu khoa học độc lập. Tôi xin cam đoan các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, đƣợc trích dẫn và có tính kế thừa, phát triển từ các tài liệu, tạp chí, các công trình nghiên cứu đã đƣợc công bố, các trang web, … Tôi xin cam đoan các giải pháp nêu trong luận văn đƣợc rút ra từ cơ sở lý luận và quá trình nghiên cứu thực tiễn.LỜI CẢM ƠN Đề tài “PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ ITIM” là nội dung tôi chọn để nghiên cứu và làm luận văn tốt nghiệp sau hai năm theo học chƣơng trình cao học chuyên ngành Tài chính ngân hàng tại trƣờng Đại học Kinh tế Đại học quốc gia Hà Nội. Để hoàn thành quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này, lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Phú Giang. Cô đã trực tiếp chỉ bảo và hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để tôi hoàn thiện luận văn này. Ngoài ra tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô trong Khoa Tài chính ngân hàng đã đóng góp những ý kiến quý báu cho luận văn. Nhân dịp này, tôi cũng xin cảm ơn lãnh đạo và các anh chị đang công tác tại Công ty TNHH Công nghệ ITIM đã tạo điều kiện và thời gian cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn những ngƣời thân, bạn bè đã luôn bên tôi, động viên tôi hoàn thành khóa học và bài luận văn này.MỤC LỤC Danh mục chữ viết tắt ................................................................................................. i Danh mục bảng biểu ................................................................................................... ii Danh mục hình .......................................................................................................... iii PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI .................................................................................................. 4 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài............................................................. 4 1.1.1. Các công trình trong nước ........................................................................ 4 1.1.2. Các công trình ngoài nước ....................................................................... 6 1.1.3. Bình luận ................................................................................................... 7 1.2. Cơ sở lý luận về phân tích tình hình sử dụng vốn trong doanh nghiệp ........... 8 1.2.1. Vốn và cơ cấu vốn ..................................................................................... 8 1.2.2. Tổng quan về phân tích tình hình sử dụng vốn trong doanh nghiệp ...... 17 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 26 2.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin và số liệu ..................................................... 26 2.1.1. Phương pháp thu thập thông tin và số liệu sơ cấp ................................. 26 2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin và số liệu thứ cấp ................................ 26 2.2. Phƣơng pháp xử lý số liệu .............................................................................. 27 2.2.1. Phương pháp xử lý dữ liệu sơ cấp ......................................................... 27 2.2.2. Phương pháp xử lý dữ liệu thứ cấp ......................................................... 27 2.3. Phƣơng pháp điều tra, khảo sát ...................................................................... 28 2.3.1. Phương pháp điều tra, khảo sát phỏng vấn trắc nghiệm ........................ 28 2.3.2. Phương pháp điều tra, khảo sát phỏng vấn sâu ..................................... 28 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ THU THẬP, PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ THẢO LUẬN, ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ ITIM ................................................................................................. 30 3.1. Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH Công nghệ ITIM ............................. 303.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ............................................................. 30 3.1.2. Cơ cấu tổ chức ........................................................................................ 31 3.1.3. Sứ mệnh của Công ty............................................................................... 35 3.1.4. Lĩnh vực hoạt động .................................................................................. 36 3.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH công nghệ ITIM giai đoạn 2011-2014 ................................................................................................ 36 3.2. Thực trạng tình hình sử dụng vốn tại Công ty TNHH công nghệ ITIM ........ 39 3.2.1. Tình hình nguồn vốn và cơ cấu vốn tại tại Công ty TNHH công nghệ ITIM giai đoạn 2011-2014 ................................................................................ 39 Tình hình nguồn vốn của Công ty được tổng hợp trong bảng 3.2 sau: ............ 39 3.2.2. Phân tích tình hình sử dụng vốn cố định tại tại Công ty TNHH công nghệ ITIM giai đoạn 2011-2014 ....................................................................... 41 3.2.3. Phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH công nghệ ITIM giai đoạn 2011-2014 ................................................................................ 43 3.2.4. Phân tích tình hình sử dụng toàn bộ vốn tại Công ty TNHH công nghệ ITIM giai đoạn 2011-2014 ................................................................................ 48 3.3. Đánh giá chung về tình hình sử dụng vốn tại Công ty TNHH công nghệ ITIM giai đoạn 2011-2014 .................................................................................... 50 3.3.1. Những kết quả đạt được .......................................................................... 50 3.3.2. Những hạn chế còn tồn tại ...................................................................... 51 3.3.3. Nguyên nhân hạn chế .............................................................................. 51 CHƢƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ ITIM ĐẾN NĂM 2020 ..................... 52 4.1. Định hƣớng phát triển và quan điểm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Công nghệ Itim đến năm 2020 .............................................................. 52 4.1.1. Quan điểm, mục tiêu phát triển ............................................................... 52 4.1.2. Kế hoạch phát triển ................................................................................. 52 4.1.3. Quan điểm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Công nghệ ITIM .......................................................................................................... 534.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả tình hình sử dụng vốn tại Công ty TNHH Công nghệ ITIM ............................................................................................................. 54 4.2.1. Giải pháp về nhân sự .............................................................................. 56 4.2.2. Giải pháp về sản phẩm và thị trường tiêu thụ ........................................ 57 4.2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Công ty TNHH công nghệ ITIM ................................................................................................. 58 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................................... 66 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 69 PHỤ LỤCi DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT STT Ký hiệì Nguyên nghĩa 1 CP XDCB DD Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 2 DN Doanh nghiệp 3 KPT Khoản phải thu 4 HSTT Hệ số thanh toán 5 MTV Một thành viên 6 NĐ – CP Nghị định – Chính phủ 7 NH Ngắn hạn 8 LB Liên Bang 9 SXKD Sản xuất kinh doanh 10 TSCĐ Tài sản cố định 11 TSLĐ Tài sản lƣu động 12 USD Đô la Mỹ 13 VPĐ Vốn pháp định 14 VLĐ Vốn lƣu động 15 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 16 TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh 17 TQ Tổng quátii DANH MỤC BẢNG BIỂU STT Bảng Nội dung Trang 1 Bảng 3.1=hết quả=hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH công nghệ=ITIM giai đoạn 2011-2014=37=O=Bảng 3.2=Tình hình nguồn vốn íại íại Công ty TNHH công nghệ=ITIM giai đoạn 2011-2014=40=P=Bảng 3.3=Tình hình vốn cố=định= íại Công ty TNHH Công nghệ=Itim giai đoạn 2011=–=2014=42=Q=Bảng 3.4=Tình hình vốn lƣu động= íại Công ty TNHH Công nghệ=Itim giai đoạn 2011=–=2014=45=R=Bảng 3.5=pự=biến động vốn bằng táền qua các năm tại Công ty TNHH Công nghệ=Itim giai đoạn 2011-2014=46= Biểu đồ 1 Biểu đồ=3.N=Biểu đồ=biểu hiện đánh giá của khách thể=nghiên cứu về=hiệu quả=sử=dụng= vốn cố=định= íại Công ty TNHH Công nghệ=ITIM=41=O=Biểu đồ=3.O=Biểu đồ=biểu hiện đánh giá của khách thể=nghiên cứu về=hiệu quả=sử=dụng vốn lƣu động tại Công ty TNHH Công nghệ=ITIM=43=P=Biểu đồ=3.P=Biểu đồ=biểu hiện đánh giá của khách thể=nghiên cứu về=hiệu quả=sử=dụng toàn bộ=vốn íại Công ty TNHH Công nghệ=ITIM=49=iii DANH MỤC HÌNH STT Hình Nội dung Trang 1 Hình 1.1=Phân loại ngìồn vốn trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh=11=O=Hình 3.1=Cơ cấu íổ=chức íại Công ty TNHH Công nghệ=ITIM=PO=P=Hình 4.1=Một số=giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả=tình hình sử=dụng= vốn íại Công ty TNHH Công nghệ=ITIM (đến năm 2020)=RQ=Q=Hình 4.2=Quy trình triển khai= giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả=tình hình sử=dụng= vốn íại Công ty TNHH Công nghệ=ITIM (đến năm 2020)=RR=R=Hình 4.3=Các nhóm giải pháp về=xây dựng= âế=hoạch= huy động và sử=dụng vốn hiệu quả=íại Công ty TNHH Công nghệ=ITIM=SM=1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Vốn là một phạm trù kinh tế trong nền kinh tế thị trƣờng, là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội của mọi quốc gia và là nhân tố không thể thiếu trong bất kỳ hoạt động của một doanh nghiệp hay tổ chức nào trong nền kinh tế. Việt Nam đang trong tiến trình phát triển kinh tế mạnh mẽ và để tiến trình này diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả cao hơn, việc sử dụng vốn sao cho đạt hiệu quả tối ƣu là điều rất cần thiết. Vốn sẽ tạo ra khả năng huy động, sử dụng và khai thác tiềm năng của mọi nguồn lực trong doanh nghiệp, từ đó thúc đẩy tăng trƣởng, doanh thu và lợi nhuận của Công ty, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ, đƣợc thành lập từ năm 2008, với những hoạt động bƣớc đầu tại LB Nga với ngƣời sáng lập là những sinh viên Việt Nam ƣu tú của trƣờng đại học danh tiếng nhất LB Nga - Moscow State University. Hơn 6 năm hoạt động trên thị trƣờng, Công ty nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc sử dụng vốn một cách hiệu quả trong việc thúc đẩy tăng trƣởng của doanh nghiệp trên thị trƣờng. Tuy nhiên, thời gian qua, điều này vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế về mặt nhân lực cũng nhƣ cách thức, phƣơng thức sử dụng vốn tại Công ty. Để kết quả hoạt động tốt hơn và giúp Công ty có vị thế cao hơn trên thị trƣờng, việc thiết lập hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Itim là điều rất quan trọng. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc sử dụng vốn trong doanh nghiệp kinh doanh cũng nhƣ nhìn vào thực tế khách quan hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Công nghệ Itim, tác giả đã lựa chọn đề tài “PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ ITIM” làm báo cáo luận văn thạc sĩ. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu chung Dựa vào những phân tích, đánh giá tình hình sử dụng vốn tại Công ty TNHH Công nghệ ITIM giai đoạn 2011-2014 để nhìn nhận ƣu, nhƣợc điểm trong quá trình2 sử dụng vốn tại Công ty. Qua đó, căn cứ trên những quan điểm, định hƣớng và mục tiêu cụ thể để đƣa ra các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty. - Mục tiêu cụ thể + Hệ thống hóa một số vấn đề về lý luận cơ bản về vốn, cơ cấu vốn và tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp kinh doanh. + Phân tích và đánh giá thực trạng sử dụng vốn tại Công ty TNHH Công nghệ ITIM giai đoạn 2011-2014 thông qua phƣơng pháp thu thập và xử lý các dữ liệu liên quan đến nguồn vốn, cơ cấu vốn, tình hình sử dụng vốn và hiệu quả mang lại . + Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Công nghệ ITIM thông qua những đánh giá về những kết quả đã đạt đƣợc, những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế này. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu : Vốn, cơ cấu vốn và tình hình sử dụng vốn của Công ty TNHH công nghệ ITIM. - Phạm vi nghiên cứu + Không gian: Công ty TNHH công nghệ ITIM + Thời gian: Số liệu hiệu quả sử dụng vốn trong giai đoạn 2011 – 2014. + Nội dung: Phân tích tình hình sử dụng vốn tại Công ty TNHH Công nghệ ITIM giai đoạn 2011 – 2014. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn thạc sĩ sẽ sử dụng tổng hợp nhiều phƣơng pháp nghiên cứu khác nhau, bao gồm phƣơng pháp thống kê , so sánh, tổng hợp, phân tích, tham khảo ý kiến chuyên gia, các phƣơng pháp thu thập và xử lý dữ liệu thông qua bảng hỏi, bảng nghiên cứu chuyên sâu… Nhìn chung, đề tài sử dụng phƣơng pháp chính là phân tích và đánh giá thông qua các số liệu thu thập đƣợc. Ngoài ra phƣơng pháp phỏng vấn trắc nghiệm thông qua bảng hỏi và phỏng vấn sâu trực tiếp với khách thể nghiên cứu sẽ hỗ trợ3 phƣơng pháp chính. Nội dung này sẽ đƣợc phân tích cụ thể trong chƣơng 2 của luận văn. 5. Kết cấu luận văn Ngoài Phần mở đầu, kết luận, danh mục viết tắt, danh mục bảng biểu, hình vẽ, danh mục tài liệu tham khảo và mục lục, luận văn đƣợc kết cấu gồm 5 chƣơng nhƣ sau:  Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận của đề tài.  Chương 2: Phƣơng pháp nghiên cứu  Chương 3: Kết quả thu thập, phân tích dữ liệu và thảo luận, đánh giá tình hình sử dụng vốn tại Công ty TNHH công nghệ ITIM.  Chương 4: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH công nghệ ITIM trƣớc năm 2020  Chương 5: Kết luận và khuyến nghị4 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài Ở phần trên, tác giả đã đi vào tìm hiểu về tính cấp thiết của đề tài tuy nhiên mới chỉ nói một cách tổng quan. Để hiểu sâu hơn về tính cấp thiết của đề tài cũng nhƣ tổng quan lại tình hình nghiên cứu về đề tài “Phân tích tình hình sử dụng vốn trong doanh nghiệp”, trƣớc tiên, đề tài sẽ đi vào tìm hiểu về tình hình nghiên cứu có liên quan đến vốn và hiệu quả sử dụng vốn tại các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và tình hình các công trình nghiên cứu ở nƣớc ngoài nói riêng. Đề tài “PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ ITIM” tập trung nghiên cứu một vấn để cụ thể cho doanh nghiệp, đó là giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Liên quan đến vấn đề này, có nhiều sách chuyên khảo phục vụ mục đích giảng dạy, các luận án tiến sĩ và luận văn thạc sĩ tầm vĩ mô và vi mô tại Việt Nam và ở nƣớc ngoài. Đề tài xin liệt kê một số công trình tiêu biểu sau: 1.1.1. Các công trình trong nước Các công trình nghiên cứu trong nƣớc về đề tài vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chủ yếu là các sách giáo trình, sách chuyên khảo và các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ. Về sách, dƣới đây là một số cuốn sách tham khảo, liên quan đến đề tài vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn có các sách với chủ đề rộng lớn hơn nhƣ phân tích báo cáo tài chính, quản trị tài chính với các nội dung chi tiết bên trong nói về vốn và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, cụ thể: - Tác giả Nguyễn Tấn Bình với ấn phẩm mới xuất bản năm 2013 “ Quản trị tài chính” từ Nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM. Với cuốn sách dày 505 trang, tác giả đã đem đến những phân tích chi tiết nhất về các quyết định đầu tƣ, quyết định huy động vốn, phân tích và dự báo tài chính và trong đó có các kiến thức về quản trị đồng vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.5 - Tác giả thạc sĩ Võ Thị Bích Quỳnh với cuốn “Lý thuyết quản trị tài chính” xuất bản năm 2008 với nhà xuất bản Thống kê, có khoảng 520 trang đã đem đến những kiến thức từ cơ bản đến nâng cao về lý thuyết quản trị tài chính trong doanh nghiệp. - Tác Giả Dƣơng Hữu Hạnh với ấn phẩm “Tài chánh công ty” vừa mới xuất bản năm 2012 với số trang lên đến 752, đƣợc NXB Phƣơng Đông ấn hành đã đem đến các khái niệm và kiến thức liên quan đến tài chính công ty, trong đó có các vấn đề liên quan đến vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp. Về luận án tiến sĩ và luận văn thạc sĩ, có thể kể một số công trình tiêu biểu nhƣ sau: - Năm 2009: Tác giả Đàm Hồng Phƣơng với đề tài luận án tiến sĩ kinh tế “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các NHTM trên địa bàn Hà Nội trong tiến trình hội nhập quốc tế”. Đề tài đã đi vào tìm hiểu vấn đề về cơ sở lý luận liên quan đến vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại hệ thống các ngân hàng thƣơng mại, đồng thời từ đó phân tích tình hình thực trạng sử dụng vốn tại các NHTM và đƣa ra nhóm những giải pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại địa bàn Hà Nội trong tiến trình hội nhập quốc tế. Khoảng trống nghiên cứu trong đề tài này là đề tài tập trung nghiên cứu hiệu quả sử dụng vốn chỉ trong phạm vi các NHTM và giới hạn tại địa bàn Hà Nội, và thời điểm nghiên cứu cũng đã cách đây sáu năm nên kết quả nghiên cứu đôi phần hạn chế khi áp dụng trong tình hình thực tiễn hiện nay. - Năm 2010: Tác giả Nguyễn Quốc Tuấn với sự hƣớng dẫn của PGS.TS Đỗ Hữu Tùng của Trƣờng đại học Mỏ – Địa chất, Khoa Kinh tế Công nghiệp, tên đề tài luận án tiến sĩ là “Nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của các doanh nghiệp khai thác than tại Tỉnh Quảng Ninh, áp dụng cho công ty TNHH 1 thành viên than Thống Nhất - TKV” . Thông qua kết quả nghiên cứu tổng quan về vốn kinh doanh. Luận án chỉ ra khoảng trống khoa học cả về lý luận cũng nhƣ trong thực tiễn về vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của các doanh nghiệp khai thác than, cần đƣợc tiếp tục nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện. Bên cạnh đó, Thông qua kết quả nghiên cứu tổng quan về vốn kinh doanh. Luận án chỉ ra khoảng trống khoa học cả về lý luận cũng nhƣ trong thực tiễn về vốn6 kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của các doanh nghiệp khai thác than, cần đƣợc tiếp tục nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện. Từ nội dung thực trạng, luận án đã chỉ ra các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của các doanh nghiệp khai thác than này trong cơ chế hiện nay. Trên cơ sở nhận diện các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của các doanh nghiệp khai thác than tại Quảng Ninh, kết hợp với kinh nghiệm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của các doanh nghiệp khai thác than Trung Quốc. Luận án đề xuất 3 giải pháp và nhóm giải pháp áp dụng cho các doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VKD của các doanh nghiệp khai thác than tại Quảng Ninh giai đoạn 2011 -2015. Khoảng trống trong nghiên cứu này nằm ở khía cạnh đề tài chỉ đề cập đến vấn đề về vốn kinh doanh nói chung tại một DN cụ thể, chƣa đề cập đến các vấn đề về các loại hình vốn khác trong DN. - Năm 2012: Tác giả Vƣơng Văn Ƣớc với Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Trần Đức Vui, đề tài luận văn thạc sỹ kinh tế ngành Quản trị kinh doanh “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần Sông Đà 9” năm 2012. Đề tài đã làm rõ những vấn đề lý luận chung về vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty trong kinh tế thị trƣờng. Đánh giá thực trạng về tình hình sử dụng vốn tại Công ty cổ phần Sông Đà 9, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả tại Công ty cổ phần Sông Đà 9.Với việc nghiên cứu đề tài này luận văn có một số đóng góp nhƣ: Góp phần làm rõ hơn về lý luận chung về vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty trong nền kinh tế thị trƣờng, đánh giá thực trạng về tình hình sử dụng vốn tại Công ty cổ phần Sông Đà 9 và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả tại Công ty cổ phần Sông Đà 9. Đề tài tập trung đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty CP Sông Đà 9, chƣa tập trung khai thác sâu các vấn đề về phân tích tình hình sử dụng vốn, chỉ phân tích một cách khái quát nhằm mục tiêu đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. 1.1.2. Các công trình ngoài nước Các công trình nghiên cứu ngoài nƣớc cũng khá đa dạng và phong phú với các sách tham khảo về đề tài quản trị tài chính, tài chính doanh nghiệp và các luận7 án, luận văn tiến sĩ, thạc sĩ liên quan đến đề tài vốn, cơ cấu vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Dƣới đây là một số công trình nghiên cứu cụ thể: - Cuốn “ Sử Dụng Đồng Vốn – The Cashflow Quadrant” của tác giả Robert T.Kiyosaki - Sharon L.Lechter bao gồm 13 phần với những phân tích cụ thể về kiến thức vốn, vốn kinh doanh, cách sử dụng đồng vốn hiệu quả và các ví dụ minh họa kèm theo. Theo đó, tác giả Robert T.Kiyosaki và Sharon L.Lechter đã tổng hợp và hệ thống hóa lại các vấn đề liên quan đến việc sử dụng vốn trong các doanh nghiệp nói chung, cụ thể là các khái niệm cơ bản, phân loại, phƣơng thức sử dụng đồng vốn sao cho hiệu quả. Trong đó, tác giả cũng nhấn mạnh, muốn sử dụng đồng vốn hiệu quả thì việc phân tích các chỉ số liên quan đến vốn kinh doanh trong doanh nghiệp là rất cần thiết và quan trọng. - Cuốn “Phân tích báo cáo tài chính - Analysis of financial statements “ của Martin Fridson - Fernando Alvarez, đƣợc nhiều dịch giả dịch sang tiếng Việt và đƣợc NXB Kinh Tế TPHCM phát hành mới đây vào năm 2013. Với độ dày lên đến 936 trang, đây là cuốn sách bao hàm hết tất cả các kiến thức liên quan đến tài chính và phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp, trong đó có nguyên một phần nói về vốn, vốn kinh doanh và quản trị vốn kinh doanh sao cho hiệu quả. - Cuốn “Tài chính căn bản - Basic Finance” của hai tác giả Pamela Peterson Drake và Frank Fabozzi, đƣợc nhiều dịch giả dịch sang tiếng Việt và đƣợc NXB Kinh tế HCM phát hành năm 2012 với độ dày 720 trang, tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến tài chính cơ bản trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và nội dung cuốn sách cũng đã tập trung khai thác mảng đề tài vốn và hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các công trình nghiên cứu về luận án , luận văn ở nƣớc ngoài về đề tài này cũng rất đa dạng và số lƣợng tăng đều qua các năm. 1.1.3. Bình luận Ở trong nƣớc và nƣớc ngoài hiện nay, có rất nhiều sách chuyên khảo, các luận án tiến sĩ và các luận văn thạc sĩ liên quan đến đề tài vốn và sử dụng vốn hiệu quả trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Các cuốn sách cũng nhƣ các đề tài đã8 đi vào hệ thống hóa lại khối kiến thức chung đa dạng về vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp, đồng thời nhìn nhận thực tế khách quan tại một số doanh nghiệp để đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác sử dụng đồng vốn hiệu quả tại các doanh nghiệp này. Tuy nhiên, với giới hạn phạm vi của đề tài “PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ ITIM”, hiện nay chƣa có công trình nghiên cứu luận văn thạc sĩ nào nói về chủ đề vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Công nghệ ITIM. Nhìn nhận vào thực tế khách quan sử dụng vốn chƣa đạt hiệu quả cao của doanh nghiệp, đặc biệt là đối với nguồn vốn cố định và nguồn vốn lƣu động, đồng thời mong muốn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty, tác giả đã lựa chọn đề tài “PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ ITIM” làm đề tài báo cáo luận văn tốt nghiệp. Nhƣ vậy, có thể thấy tính cấp thiết của đề tài từ tình hình nghiên cứu đề tài ở trong và ngoài nƣớc và thực tiễn tại Công ty TNHH Công nghệ ITIM. 1.2. Cơ sở lý luận về phân tích tình hình sử dụng vốn trong doanh nghiệp 1.2.1. Vốn và cơ cấu vốn 1.2.1.1. Vốn * Khái niệm - Vốn Vốn là khái niệm không còn xa lạ gì đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nói chung. Có nhiều sách chuyên khảo, giáo trình cũng nhƣ nhiều bài báo chuyên đề nói về chủ đề này. Dƣới đây là một số khái niệm cơ bản về vốn nói chung và vốn kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nói riêng. Trong kinh tế học cổ điển, David Ricardo đã nêu khái niệm về “Vốn” hay còn gọi là “ Tƣ bản”, nội dung cụ thể nhƣ sau: “Trong kinh tế học cổ điển, tư bản/vốn là một trong bốn yếu tố sản xuất. Ba yếu tố còn lại là đất đai, lao động và doanh nghiệp. Những hàng hóa có đặc điểm sau được coi là tư bản: Có thể sử dụng để tạo ra hàng hóa khác, có để tạo ra được,9 đối lập với đất đai là nguồn lực tồn tại tự nhiên với các đặc điểm như vị trí địa lí, khoáng sản dưới lòng đất” Sau này, trong kinh tế học tân cổ điển, các nhà nghiên cứu đã cho thêm mục hàng hóa trong kho vào tƣ bản. Giá trị tƣ bản lƣu kho có thể đƣợc xác định tại những thời điểm cụ thể, ví dụ ngày cuối năm 31 tháng 12. Mặt khác, đầu tƣ, vì lẽ sản phẩm tạo ra làm tăng giá trị của lƣu kho đƣợc mô tả nhƣ một dòng, luồng vốn thực hiện theo thời gian. Theo quan điểm của Mác thì: “ Vốn (tư bản) không phải là vật, là tư liệu sản xuất, không phải là phạm trù vĩnh viễn. Tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư bằng cách bóc lột lao động làm thuê”. Theo David Begg, Stenley Ficher, Rudiger Darubused thì: “ Vốn hiện vật là giá trị của hàng hoá đã sản xuất được sử dụng để tạo ra hàng hoá và dịch vụ khác. Ngoài ra còn có vốn tài chính. Bản thân vốn là một hàng hoá nhưng được tiếp tục sử dụng vào sản xuất kinh doanh tiếp theo”. Khái niệm trên đây đã đem lại những cách hiểu khác nhau về vốn hiện vật và vốn tài chính cũng nhƣ cách hiểu thế nào là nguồn vốn đƣợc sử dụng trong sản xuất kinh doanh tiếp theo. Một số nhà kinh tế học khác lại cho rằng: “ Vốn có nghĩa là phần lượng sản phẩm tạm thời phải hi sinh cho tiêu dùng hiện tại của nhà đầu tư, để đẩy mạnh sản xuất tiêu dùng trong tương lai”. Với khái niệm trên, các nhà kinh tế học đã phản ánh động cơ về đầu tƣ nhiều hơn là nguồn vốn và biểu hiện của nguồn vốn. Tuy nhiên, để đảm bảo nhu cầu nâng cao hiệu quả sử dụng và phân tích vốn thì khái niệm trên vẫn chƣa đầy đủ. Theo nghĩa rộng, ta có thể hiểu: “Vốn bao gồm toàn bộ các yếu tố kinh tế được bố trí để sản xuất hàng hoá, dịch vụ như tài sản hữu hình, tài sản vô hình, các kiến thức kinh tế, kỹ thuật của doanh nghiệp được tích luỹ, sự khéo léo về trình độ quản lý và tác nghiệp của các cán bộ điều hành, cùng đội ngũ cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp, uy tín của doanh nghiệp”.10 Theo nghĩa hẹp, vốn đƣợc hiểu theo khái niệm: “Vốn là tiềm lực tài chính của mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp, mỗi quốc gia”. Nhƣ vậy, có thể hiểu “Vốn” là khái niệm đƣợc sử dụng để chỉ lƣợng giá trị đƣợc sử dụng trong nền kinh tế để tạo ra của cải vật chất, nó bao gồm cả vốn hiện vật và vốn tài chính. - Vốn kinh doanh Đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, nguồn vốn đƣợc sử dụng trong quá trình tạo ra sản phẩm, dịch vụ của các doanh nghiệp đƣợc gọi là vốn kinh doanh. Để phân tích nội dung khái niệm về vốn kinh doanh trong doanh nghiệp, những điểm mấu chốt cần lƣu ý bao gồm: Thứ nhất, về nguồn gốc sâu xa, vốn kinh doanh là một bộ phận của thu nhập quốc dân đƣợc tái đầu tƣ, để phân biệt với vốn đất đai, vốn nhân lực. Thứ hai, vốn kinh doanh bao gồm tài sản vật chất và tài sản tài chính. Tài sản vật chất là tài sản cố định và tài sản dự trữ, còn tài sản tài chính bao gồm tiền mặt gửi ngân hàng, các tín phiếu, các chứng khoán. Thứ ba, mục đích sử dụng vốn đó là tìm kiếm các lợi ích kinh tế, lợi ích xã hội mà vốn đem lại, vấn đề này sẽ định hƣớng cho quá trình quản lý kinh tế nói chung, quản lý vốn doanh nghiệp nói riêng. Nhƣ vậy, có thể hiểu nguồn vốn trong doanh nghiệp kinh doanh hay vốn kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản hữu hình và tài sản vô hình đƣợc đầu tƣ vào kinh doanh nhằm mục đích sinh lời. Khái niệm này đƣợc hiểu theo hai mặt, một là mục đích của nguồn vốn là sinh lời, hai là nó biểu hiện bằng tiền của cả tài sản hữu hình và vô hình trong doanh nghiệp kinh doanh. * Phân loại nguồn vốn trong doanh nghiệp kinh doanh Trong doanh nghiệp kinh doanh, việc phân loại nguồn vốn rất quan trọng, nó sẽ giúp cho doanh nghiệp định hình đƣợc các loại hình vốn từ đó có kế hoạch sử dụng cụ thể đối với từng loại, nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho hoạt động của doanh nghiệp.11 Về phân loại nguồn vốn trong doanh nghiệp kinh doanh, có các căn cứ và cơ sở sau để phân tích: Hình 1.1. Phân loại nguồn vốn trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ( Nguồn: Đinh Thế Hiển, (2007), “Quản Trị Tài Chính Công Ty – Lý thuyết & Ứng Dụng”, Nxb Thống Kê) Dựa vào biểu đồ trên, có thể thấy có ba giác độ phân loại đối với nguồn vốn trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Nội dung cụ thể nhƣ sau: - Theo giác độ pháp luật Theo giác độ pháp luật, vốn đƣợc phân thành vốn pháp định và vốn điều lệ. Về vốn pháp định, đây là mức vốn tối thiểu phải có để có thể thành lập một doanh nghiệp. Vốn pháp định do Cơ quan có thẩm quyền ấn định, mà nó đƣợc xem là có thể thực hiện đƣợc dự án khi thành lập doanh nghiệp. Vốn pháp định sẽ khác nhau tùy theo lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh. Tại Việt Nam, vốn pháp định chỉ quy định cho một số ngành nghề có liên quan đến tài chính nhƣ Chứng khoán, Bảo hiểm, kinh doanh vàng, kinh doanh tiền tệ và kinh doanh bất động sản. Nội dung cụ thể một số quy định về vốn pháp định nhƣ sau: Đối với ngành chứng khoán, các doanh nghiệp hoạt động môi giới chứng khoán phải có số vốn khoảng 25 tỷ đồng, tự doanh 100 tỷ đồng, quản lý danh mục đầu tƣ 3 tỷ đồng, bảo lãnh phát hành 165 tỷ đồng, tƣ vấn đầu tƣ chứng khoán 10 tỷ đồng, môi giới lao động, việc làm 50 triệu đồng. Tất cả những điều này đƣợc quy định cụ thể tại Nghị định số 48/NĐ-CP của Chính phủ. Đối với các doanh nghiệp Nguồn vốn DN SXKD Theo giác độ pháp luật Theo giác độ hình thành vốn Theo giác độ chu chuyển vốn Vốn pháp định Vốn điều lệ Vốn đầu tƣ ban đầu Vốn bổ sung Vốn đi vay Vốn liên doanh Vốn cố định Vốn lƣu động12 kinh doanh vàng, trang sức, mỹ nghệ hoạt động tại HCM, HN vốn pháp định tối thiểu là 5 tỷ đồng Việt Nam và đối với các tỉnh và thành phố khác tối thiểu là 1 tỷ đồng Việt Nam. Điều này đƣợc quy định cụ thể tại Nghị định số 174/NĐ-CP của Chính phủ. Với các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, vốn pháp định quy định là 300 tỷ đồng, bảo hiểm nhân thọ là 600 tỷ đồng, môi giới là 6 tỷ đồng. Đối với kinh doanh tiền tệ, theo quy định của Luật Ngân hàng và Luật các Tổ chức tín dụng, vốn pháp định là 5.000 tỷ. Với lĩnh vực bất động sản, vốn pháp định là 6 tỷ đồng. Nhìn chung, có thể hiểu vốn pháp định là số vốn tối thiểu ban đầu khi doanh nghiệp đc pháp luật công nhận, việc quy định VPĐ nhằm đảm bảo khả năng thực tiễn và mục đích kinh doanh chân chính của doanh nghiệp cũng nhƣ bảo hộ quyền lợi của những tổ chức và cá nhân có mối quan hệ với doanh nghiệp. Về vốn điều lệ, khác với vốn pháp định, đây là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và đƣợc ghi vào Điều lệ công ty. Vốn pháp định và vốn điều lệ đều có những ý nghĩa khác nhau đối với hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, trong đố vốn điều lệ có vai trò nhƣ một sự cam kết mức trách nhiệm bằng vật chất của các thành viên với khách hàng, đối tác, cũng nhƣ đối với doanh nghiệp. Vốn điều lệ cũng chính là vốn đầu tƣ cho hoạt động của doanh nghiệp, là cơ sở để phân chia lợi nhuận cũng nhƣ rủi ro trong kinh doanh đối với các thành viên góp vốn. - Theo giác độ hình thành vốn Về vốn đầu tư ban đầu, đây là số vốn phải có khi thành lập doanh nghiệp, tức là số vốn cần thiết để đăng kí kinh doanh. Tùy theo loại hình công ty mà hình thức vốn đầu tƣ ban đầu sẽ khác nhau, ví dụ công ty TNHH, Công ty cổ phần thì vốn đóng góp từ các cổ đông, các công ty nhà nƣớc thì vốn của nhà nƣớc giao… Về vốn bổ sung, đây là số vốn tăng thêm do trích từ lợi nhuận, do ngân sách nhà nƣớc cấp, sự đóng góp của các thành viên, do bán trái phiếu… bổ sung để tăng thêm vốn kinh doanh. Về vốn liên doanh, đây là vốn do sự đóng góp của các bên khi tiến hành cam kết liên doanh, liên kết với nhau trong hoạt động thƣơng mại, dịch vụ.13 Về vốn đi vay, trong hoạt động kinh doanh, ngoài số vốn chủ sở hữu, vốn liên doanh để có đủ vốn kinh doanh doanh nghiệp phải đi vay của ngân hàng trong và ngoài nƣớc. Doanh nghiệp có thể vay ngân hàng, các tổ chức tín dụng, các cá nhân, đơn vị kinh tế để tạo lập hoặc tăng thêm nguồn vốn. - Theo giác độ chu chuyển vốn Theo giác độ chu chuyển vốn, vốn đƣợc phân thành vốn cố định và vốn lƣu động. Về tính chất và đặc trƣng, đây là hai loại hình vốn khác nhau của doanh nghiệp, tuy nhiên về đặc điểm chung, đây đều là nguồn vốn của công ty, góp phần giúp công ty thực hiện mục đích sinh lời của mình. Về vốn cố định, đây là vốn cố định, biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp, trong đó tài sản cố định bao gồm toàn bộ những tƣ liệu lao động có hình thái vật chất cụ thể có đủ tiêu chuẩn giá trị và thời gian sử dụng qui định. Theo định nghĩa từ trang Quantri.vn: “Vốn cố định của doanh nghiệp là 1 bộ phận của vốn đầu tư ứng trước về TSCĐ mà đặc điểm của nó là luân chuyển dần dần từng phần trong nhiều chu kỳ sản xuất và hoàn thành 1 vòng tuần hoàn khi TSCĐ hết thời gian sử dụng”. Vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất sản phẩm. Vốn cố định là hình thái biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định cùng tham gia vào các chu kỳ tƣơng ứng. Nhƣ vậy, có thể hiểu tổng quan Vốn cố định đƣợc định nghĩa là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản cố định nhằm đem lại lợi ích cho doanh nghiệp hay đƣợc hiểu là vốn mà doanh nghiệp đã đầu tƣ mua sắm, xây dựng để hình thành nên tài sản cố định. Đó là số vốn đầu tƣ ứng trƣớc vì số vốn này nếu đƣợc sử dụng có hiệu quả sẽ không mất đi, doanh nghiệp sẽ thu hồi lại đƣợc sau khi tiêu thụ các sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ của mình. Quy mô của vốn cố định nhiều hay ít sẽ quyết định đến quy mô của TSCĐ, ảnh hƣởng rất lớn đến trình độ trang bị kỹ thuật và công nghệ, năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Về vốn lưu động, khác với vốn cố định thì vốn lƣu động lại là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản lƣu động của doanh nghiệp, trong đó Tài sản lƣu động của14 doanh nghiệp thƣờng gồm 2 bộ phận: Tài sản lƣu động trong sản xuất và tài sản lƣu động trong lƣu thông. Bộ phận quan trọng của vốn lƣu động là dự trữ hàng hoá, vốn bằng tiền nhƣ tiền gửi ngân hàng, tiền mặt tồn quỹ các khoản phải thu ở khách hàng... Vốn lƣu động của doanh nghiệp là một bộ phận của vốn sản xuất kinh doanh ứng trƣớc về tài sản lƣu động, là biểu hiện bằng tiền của tài sản lƣu động. Có thể thấy, vốn lƣu động đƣợc phân bố trên khắp các giai đoạn luân chuyển vì vậy doanh nghiệp phải có đủ vốn lƣu động đầu tƣ vào các hình thái khác nhau. Nhƣ vậy, nhìn chung, vốn cố định là vốn đầu tƣ tối thiểu cố định ban đầu cho một dự án kinh doanh hay một kế hoạch kinh doanh cụ thể nào đó, trong khi vốn lƣu động là nguồn vốn bổ sung theo dự án cũng nhƣ kế hoạch kinh doanh mà số lƣợng thay đổi có thể nhiều hay ít tùy thuộc theo tình hình tài chính cũng nhƣ tình hình kinh doanh có thay đổi. Việc phân loại vốn nhƣ trên trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh rất quan trọng, nó giúp doanh nghiệp biết đƣợc tình hình các nguồn vốn và tình hình sử dụng chúng để có những chính sách điều chỉnh thích hợp nhất. * Vai trò của nguồn vốn đối với sự phát triển của các doanh nghiệp kinh doanh Nội dung vai trò của nguồn vốn đối với sự phát triển của các doanh nghiệp bao gồm: Thứ nhất, vốn nói chung và nguồn vốn kinh doanh đối với các doanh nghiệp nói riêng có vai trò quyết định trong việc thành lập, hoạt động, phát triển của từng loại hình doanh nghiệp theo luật định. Nguồn vốn trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh là điều kiện tiên quyết, quan trọng nhất cho sự ra đời, tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. Tuỳ theo nguồn của vốn kinh doanh, cũng nhƣ phƣơng thức huy động vốn mà doanh nghiệp có tên là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tƣ nhân, doanh nghiệp nhà nƣớc, doanh nghiệp liên doanh... Thứ hai, đây chính là một trong số những tiêu thức để phân loại qui mô của doanh nghiệp, xếp loại doanh nghiệp vào loại lớn, nhỏ hay trung bình và là một trong những tiềm năng quan trọng để doanh nghiệp sử dụng hiệu quả các nguồn lực hiện có và tƣơng lai về sức lao động, nguồn cung ứng hàng hoá, mở rộng và phát15 triển thị trƣờng, mở rộng lƣu thông hàng hoá. Bởi vậy các doanh nhân thƣờng ví “buôn tài không bằng dài vốn”. Thứ ba, vốn kinh doanh nói riêng và nguồn vốn của công ty nói chung là cơ sở, là tiền đề để doanh nghiệp tính toán hoạch định các chiến lƣợc và kế hoạch kinh doanh. Nó cũng là chất keo để chắp nối, kết dính các quá trình và quan hệ kinh tế và nó cũng là dầu nhờn bôi trơn cho cỗ máy kinh tế vận động có hiệu quả. Cuối cùng, vốn kinh doanh là yếu tố giá trị, chỉ phát huy tác dụng khi bảo tồn đƣợc và tăng lên đƣợc sau mỗi chu kỳ kinh doanh. Nếu vốn không đƣợc bảo toàn và tăng lên sau mỗi chu kỳ kinh doanh thì vốn đã bị thiệt hại, đó là hiện tƣợng mất vốn. Sự thiệt hại lớn sẽ dẫn đến doanh nghiệp mất khả năng thanh toán sẽ làm cho doanh nghiệp bị phá sản, tức là vốn kinh doanh đã bị sử dụng một cách lãng phí, không hiệu quả. Bên cạnh đó, ta cũng có thể phân tích vai trò của nguồn vốn trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh theo hƣớng giác độ pháp lý và kinh tế, cụ thể: Về mặt pháp lý, mỗi doanh nghiệp khi muốn thành lập điều kiện đầu tiên là phải có một lƣợng vốn nhất định và vốn kinh doanh có thể đƣợc xem là một trong những cơ sở quan trọng để đảm bảo sự tồn tại tƣ cách pháp nhân của một doanh nghiệp trƣớc pháp luật. Về mặt kinh tế, các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp muốn diễn ra thƣờng xuyên và hiệu quả cần sự hỗ trợ đắc lực từ nguồn vốn. Đây chính là biểu hiện năng lực và xác lập vị thế của doanh nghiệp trên thƣơng trƣờng. Đó là cơ sở để doanh nghiệp tiếp tục đầu tƣ mở rộng phạm vi sản xuất, thị trƣờng tiêu thụ ngày càng lớn, nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thƣơng trƣờng. 1.2.1.2. Cơ cấu vốn * Khái niệm “ Cơ cấu vốn” Cơ cấu vốn là một trong các chủ đề quan trọng trong lý thuyết tài chính doanh nghiệp. Lý thuyết hiện đại về cơ cấu vốn lần đầu tiên đƣợc đƣa ra bởi Modigliani và Miller (1958). Kể từ đó, có vài lý thuyết đã đƣợc phát triển để giải thích sự khác biệt trong lựa chọn cơ cấu vốn của các công ty.16 Theo Định lý Modigliani-Miller (Modigliani-Miller Theorem) đề xuất bởi Franco Modigliani và Merton Miller, cơ cấu vốn đƣợc hiểu nhƣ sau: “Cơ cấu vốn là tỷ trọng tương đối của vốn chủ sở hữu và nợ vay trong tổng nguồn vốn” * Nội dung cơ cấu vốn trong doanh nghiệp kinh doanh Đặc trƣng cơ bản của cơ cấu vốn doanh nghiệp là nó đƣợc tạo thành bởi vốn dài hạn, ổn định, thƣờng xuyên trong doanh nghiệp. Đây là số vốn chủ yếu đƣợc dùng để tài trợ cho các quyết định đầu tƣ dài hạn của doanh nghiệp. Việc lựa chọn một cơ cấu vốn hợp lý có ảnh hƣởng quan trọng đến hiệu quả sản suất kinh doanh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp luôn luôn hƣớng đến một cơ cấu vốn tối ƣu trong mọi chu kỳ kinh doanh của mình. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến cơ cấu vốn và có những phân tích cụ thể đối với thực tiễn khách quan tại Công ty. Nội dung cơ cấu vốn trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nằm ở vấn đề lựa chọn cơ cấu vốn hợp lý và hiệu quả để hiểu quả sản xuất kinh doanh là tốt nhất. * Vai trò của cơ cấu vốn hiệu quả đối với sự phát triển của doanh nghiệp kinh doanh Nội dung vai trò của cơ cấu vốn hiệu quả đối với sự phát triển của doanh nghiệp kinh doanh bao gồm những nội dung sau: Thứ nhất, việc phân tích cơ cấu vốn tại các doanh nghiệp kinh doanh sẽ giúp cho doanh nghiệp tìm ra cách thức tìm kiếm nguồn tài chính thông qua các phƣơng án kết hợp giữa bán cổ phần, quyền chọn mua cổ phần, phát hành trái phiếu và đi vay. Cấu trúc vốn tối ƣu là phƣơng án, theo đó, doanh nghiệp có chi phí vốn nhỏ nhất và có giá cổ phiếu cao nhất, và đây là điều mà các doanh nghiệp luôn hƣớng đến. Thứ hai, cơ cấu vốn tối ƣu trong doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp xác định đƣợc nhu cầu tối đa lợi ích thu đƣợc từ các cá nhân, tổ chức liên quan tới doanh nghiệp và hoạt động của doanh nghiệp, đánh giá đƣợc năng lực kinh doanh của doanh nghiệp trong môi trƣờng cạnh tranh gay gắt nhƣ hiện nay.17 Thứ ba, Cơ cấu vốn tối ƣu liên quan tới việc đánh đổi giữa chi phí và lợi ích của doanh nghiệp, chính vì vậy việc phân tích cơ cấu vốn cũng nhƣ các phƣơng thức để có cơ cấu vốn tối ƣu là điều rất quan trọng đối với các doanh nghiệp. Những phân tích trên đây giúp ta hình dung đƣợc vai trò quan trọng không thể thiếu của cơ cấu vốn tối ƣu đối với sự phát triển của các doanh nghiệp kinh doanh nói chung. 1.2.2. Tổng quan về phân tích tình hình sử dụng vốn trong doanh nghiệp 1.2.2.1. Khái niệm phân tích tình hình sử dụng vốn Nhƣ đã phân tích ở trên, nguồn vốn có vai trò không thể thiếu trong bất kể doanh nghiệp nào, chính vì vậy việc phân tích tình hình sử dụng vốn là điều hết sức cần thiết và quan trọng. Nội dung sự cần thiết phải phân tích tình hình sử dụng vốn trong doanh nghiệp bao hàm những điểm mấu chốt sau: - Phân tích tình hình sử dụng vốn giúp đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động một cách hiệu quả, giúp doanh nghiệp quản lý tốt các nguồn vốn để thực hiện tốt mục tiêu sinh lời và các mục tiêu khác của doanh nghiệp trên cơ sở phân tích để nắm rõ tình hình vốn doanh nghiệp đƣợc sử dụng nhƣ thế nào. - Phân tích tình hình sử dụng vốn giúp doanh nghiệp tăng năng lực cạnh tranh, có vị thế cao hơn trên thị trƣờng trên cơ sở hiểu rõ các nguồn đi và vào của nguồn vốn trong DN. Đặc biệt, trong tình hình hiện nay, khi mà các doanh nghiệp nƣớc ngoài với nguồn lực về cơ sở vật chất và con ngƣời rất mạnh mẽ, việc tăng năng lực cạnh tranh trở nên rất quan trọng để các doanh nghiệp trong nƣớc không bị mất thị phần trên chính “sân nhà”. Trong điều kiện kinh doanh nhƣ trên, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp là điều hết sức cần thiết và cần đƣợc thực hiện một cách nhanh chóng, hiệu quả nhất, và điều đầu tiên cần phải đƣợc thực hiện là tiến hành phân tích để đƣa ra các đánh giá về tình hình sử dụng vốn trong DN. Về khái niệm phân tích tình hình sử dụng vốn trong doanh nghiệp, đây là một phạm trù kinh tế phản ánh quá trình phân tích về trình độ khai thác, sử dụng và quản lý nguồn vốn của doanh nghiệp để sinh lời tối đa. Hai khái niệm hiệu quả sử18 dụng vốn và phân tích tình hình sử dụng vốn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Phân tích tình hình sử dụng vốn sẽ giúp đánh giá đƣợc hiệu quả sử dụng vốn và xem xét hiệu quả sử dụng vốn sẽ nhìn nhận đƣợc tình hình sử dụng vốn trong doanh nghiệp ra sao. Hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp đƣợc đánh giá thông qua quá trình phân tích tình hình sử dụng vốn để thấy rằng vòng vốn đạt đƣợc trong một năm kinh doanh, hay gọi là tốc độ quay vòng vốn. Tốc độ quay càng nhanh, doanh nghiệp đƣợc xem là sử dụng vốn càng hiệu quả. Để phân tích đƣợc tốc độ quay vòng vốn tại doanh nghiệp một cách chính xác, các doanh nghiệp cần phải tìm hiểu và nghiên cứu kỹ về các yếu tố liên quan tới năng lực quản lý điều hành của bộ máy quản lý doanh nghiệp nhƣ tốc độ sản xuất, tiêu thụ hàng hóa, chất lƣợng sản phẩm, thanh toán tiền, hàng... Bên cạnh đó, còn có các chính sách kinh tế của nhà nƣớc nhƣ một yếu tố khách quan tác động đến tốc độ quay vòng vốn. Hiệu quả sử dụng vốn đƣợc lƣợng hoá thông qua các chỉ tiêu về khả năng hoạt động, khả năng sinh lời, tốc độ luân chuyển vốn,... Nó phản ánh quan hệ giữa đầu ra và đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh thông qua thƣớc đo tiền tệ hay cụ thể là mối tƣơng quan giữa kết quả thu đƣợc với chi phí bỏ ra. Kết quả thu đƣợc càng cao so với chi phí bỏ ra thì hiệu quả sử dụng vốn càng lớn. Nhƣ vậy, có thể hiểu hiệu quả sử dụng vốn là những kết quả đạt đƣợc của doanh nghiệp trong vấn đề quản lý và nâng cao hiệu quả nguồn vốn trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, và phải thông qua quá trình phân tích tình hình sử dụng vốn trong doanh nghiệp thì mới có thể thấy đƣợc hiệu quả sử dụng vốn của các DN ra sao. 1.2.2.2. Nội dung phân tích tình hình sử dụng vốn a. Phân tích cơ cấu vốn Cơ cấu vốn có tác động đến hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Vì vậy, phân tích tình hình sử dụng vốn đòi hỏi bắt buộc phải phân tích đƣợc cơ cấu vốn trong doanh nghiệp.19 Việc bố trí cơ cấu vốn càng hợp lý bao nhiêu thì hiệu quả sử dụng vốn càng đƣợc nâng cao. Ngƣợc lại, nếu doanh nghiệp bố trí cơ cấu vốn không phù hợp sẽ làm mất cân đối giữa tài sản lƣu động và tài sản cố định dẫn đến tình trạng thừa hoặc thiếu một loại tài sản nào đó sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Nhƣ vậy, cơ cấu vốn hợp lý hay không có ảnh hƣởng lớn đến hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp, chính vì vậy các doanh nghiệp cần đặt mục tiêu tối ƣu hóa cơ cấu vốn trong doanh nghiệp của mình, bằng cách phân tích cơ cấu vốn để nắm rõ tình hình cơ cấu vốn trong tình hình sử dụng vốn của DN. Quá trình phân tích cơ cấu vốn của doanh nghiệp phải nắm rõ đƣợc các chỉ tiêu nhƣ: Cơ cấu nợ phải trả trong cơ cấu vốn = Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn *100% Tỷ trọng nợ ngắn hạn trong tổng nguồn vốn = Nợ ngắn hạn/Tổng nguồn vốn *100% Tỷ trọng nợ dài hạn trong tổng nguồn vốn = Vay và nợ dài hạn/Tổng nguồn vốn *100% Tỷ trọng nợ ngắn hạn trong tổng nợ phải trả = Nợ ngắn hạn/Nợ phải trả *100% Tỷ trọng nợ dài hạn trong tổng nợ phải trả = Vay và nợ dài hạn/Nợ phải trả *100% Cơ cấu vốn chủ sở hữu trong cơ cấu vốn = Vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn *100% Tính toán và xử lý các chỉ tiêu trên đây sẽ giúp DN xác định đƣợc trong cơ cấu vốn, nợ và vốn chủ sỡ hữu chiếm tỷ trọng nhƣ thế nào, phần nào nhiều hơn và ít hơn trong cơ cấu vốn, từ đó có thể đánh giá đƣợc, cơ cấu vốn nhƣ vậy đã hợp lý và phù hợp với tình hình thực tiễn của DN hay chƣa? Xác định cơ cấu tối ƣu giữa nguồn vốn chủ sở hữu và vay nợ dài hạn trong tổng nguồn vốn, các DN thƣờng dùng phƣơng pháp tính chỉ số chi phí vốn bình quân WACC (Weighted Average Cost of Capital). Cơ cấu vốn chủ sở hữu và vay nợ dài hạn hợp lý là cơ cấu có chỉ số WACC nhỏ nhất (có so sánh với mức trung bình trong ngành). Xác định Chi phí vốn trung bình WACC theo công thức sau : WACC = (E/V)*Re + (D/V)*Rd *(1-Tc)20 Trong đó: E: Giá trị thị trƣờng của tổng vốn cổ phần. V: Tổng vốn dài hạn của doanh nghiệp. Re: Chi phí nợ vay sau thuế: Re = Rf + β*(Rm – Rf) với Rf là tỷ lệ sinh lời phi rủi ro. Thƣờng lấy bằng lãi suất trái phiếu chính phủ thời hạn 5 năm, β là hệ số Beta đo lƣờng mức độ rủi ro của doanh nghiệp, Rm – Rf là phần bù rủi ro, bằng mức chênh lệch giữa market return với lãi suất trái phiếu chính phủ thời hạn 5 năm. D: Giá trị thị trƣờng của tổng nợ của doanh nghiệp. Rd: Chi phí nợ vay cơ bản (Lãi suất ngân hàng, lãi suất danh nghĩa trái phiếu). Rd*: Chi phí nợ vay sau thuế: Rd* = (Rd + CRT)*(1 – T) với Rd là Chi phí nợ vay cơ bản (Lãi suất ngân hàng, lãi suất danh nghĩa trái phiếu), CRT đƣợc xác định thông qua tỷ lệ interest coverage ratio, dựa vào bảng xếp hạng trái phiếu, và T là tỷ lệ thuế TNDN. Tc = thuế thu nhập doanh nghiệp. Ngoài ra, WACC có thể tính bằng chi phí sử dụng trung bình của hai nguồn vốn vay thƣơng mại và vốn góp cổ đông: WACC = re * E/(E+D) + rD(1-TC)* D/(E+D) Trong đó: re: tỷ suất thu nhập mong muốn của cổ đông. rD: lãi suất mong muốn của chủ nợ. E: giá thị trƣờng cổ phần của công ty. D: giá thị trƣờng nợ của công ty. TC: thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp. re = [Div0(1+g)/P0] + g Trong đó: P0 là giá cổ phiếu của doanh nghiệp tại thời điểm gốc Div0 là cổ tức của cổ phiếu doanh nghiệp tại thời điểm gốc g: tỷ lệ tăng trƣởng dự kiến của cổ tức. b. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn Ở phần trên, đề tài đã tiến hành tìm hiểu nội dung phân loại nguồn vốn trong doanh nghiệp, tác giả đã làm rõ nội dung phân loại nguồn vốn trong doanh nghiệp theo giác độ chu chuyển vốn với hai loại hình vốn cố định và vốn lƣu động. Dựa21 theo cách phân loại này, đề tài sẽ xây dựng nội dung các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp theo hai hƣớng là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định, chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lƣu động và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, đề tài cũng sẽ đề cập đến chỉ tiêu phản ánh tỷ suất lợi nhuận và một số chỉ tiêu khác đƣợc sử dụng để phân tích nguồn vốn trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. - Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định biểu hiện ở mỗi đơn vị vốn bỏ ra nhận đƣợc lƣợng kết quả lớn hơn hoặc với lƣợng kết quả nhƣ thế nhƣng cần lƣợng vốn ít hơn. Hiệu quả sử dụng vốn cố định là bộ phận của hiệu quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp đƣợc biểu hiện thông qua mối quan hệ của lƣợng sản phẩm thu đƣợc trên một đồng vốn đã bỏ ra. Phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định, giúp cho doanh nghiệp đánh giá thực trạng quản trị vốn cố định trong hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó có biện pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định bao gồm: Hiệu suất sử dụng vốn cố định, hàm lƣợng vốn cố định, hiệu suất sử dụng tài sản cố định, hiệu quả sử dụng vốn cố định và thời gian thu hồi vốn cố định. Về hiệu suất sử dụng vốn cố định, đây là chỉ tiêu phản ánh 1 đồng vốn cố định đƣợc đầu tƣ, tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng doanh thu hoặc doanh thu thuần trong kỳ. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu suất sử dụng vốn cố định càng cao. Về hàm lượng vốn cố định, đây là chỉ tiêu phản ánh để có đƣợc 1 đồng doanh thu cần đầu tƣ bao nhiêu đồng vốn cố định. Chỉ tiêu này càng nhỏ chứng tỏ hiệu suất sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp càng cao. Để tính toán hàm lƣợng vốn cố định, ta dùng công thức sau: Hàm lượng vốn cố định = Giá trị vốn cố định/Giá trị sản lượng Về hiệu suất sử dụng tài sản cố định, đây là chỉ tiêu phản ánh để có đƣợc 1 đồng doanh thu cần đầu tƣ bao nhiêu đồng nguyên giá tài sản cố định. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu suất sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp càng cao .22 Về hiệu quả sử dụng vốn cố định, đây là chỉ tiêu cho biết mỗi đơn vị vốn cố định đầu tƣ và sản xuất kinh doanh đem lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận ròng (lợi nhuận sau thuế). Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp càng cao. Về thời gian thu hồi vốn cố định, đây là chỉ tiêu đƣợc xác định bởi lƣợng vốn cố định trung bình với lƣợng thu nhập thuần tuý trung bình hàng năm, tính theo công thức dƣới đây với lƣu ý thời hạn thu hồi vốn cố định cần đƣợc rút ngắn bằng cách nâng cao. Trong đó: Tth: Thời gian thu hồi vốn cố định Vcd: Lƣợng vốn cố định trung bình m: Lƣợng thu nhập thuần túy trung bình hàng năm - Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động Phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lƣu động sẽ giúp cho doanh nghiệp đánh giá thực trạng quản trị vốn lƣu động trong hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó có biện pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lƣu động trong doanh nghiệp. Các chỉ tiêu dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lƣu động bao gồm: Số vòng quay của vốn lƣu động, Thời gian của 1 vòng quay vốn lƣu động, Hiệu quả sử dụng vốn lƣu động, Mức độ đảm nhận của vốn lƣu động. Nội dung cụ thể nhƣ sau: Về số vòng quay của vốn lưu động, đây là chỉ tiêu phản ánh vốn lƣu động luân chuyển đƣợc bao nhiêu lần trong kỳ hay 1 đồng vốn lƣu động thì tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ. Về cách tính, công thức tính vòng quay vốn lƣu động nhƣ sau: Vòng quay vốn lưu động = Doanh thu/giá trị bình quân của vốn lưu động Số vòng quay tài sản lƣu động là một trong những tỷ số tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp qua việc sử dụng tài sản lƣu động. Tỷ số này23 đƣợc tính bằng cách lấy doanh thu trong một kỳ nhất định chia cho giá trị bình quân của vốn lƣu động trong cùng kỳ. Giá trị bình quân vốn lƣu động bằng trung bình cộng của giá trị đầu kỳ và giá trị cuối kỳ. Chỉ tiêu này còn đƣợc gọi là sức sản xuất của vốn lƣu động, đó là chỉ số đƣợc tính bằng tỷ lệ giữa tổng doanh thu tiêu thụ trong một kì chia cho vốn lƣu động bình quân trong kì của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ luân chuyển của vốn lƣu động nhanh hay chậm, trong một chu kì kinh doanh vốn lƣu động quay đƣợc bao nhiêu vòng. Công thức cụ thể nhƣ sau: Sức sản xuất của vốn lưu động = Tổng doanh thu tiêu thụ/Vốn lưu động bình quân Số vòng quay hay sức sản xuất vốn lƣu động càng lớn thì càng tốt, chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn lƣu động hiệu quả. Số vòng quay hoặc sức sản xuất vốn lƣu động càng nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn lƣu động chƣa hiệu quả. Về thời gian của 1 vòng quay vốn lưu động hay thời gian của một vòng chu chuyển, công thức tính nhƣ sau: Thời gian một vòng chu chuyển = Thời gian của kì phân tích/ Số vòng quay của vốn lưu động trong kì Chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết cho một vòng quay của vốn lƣu động trong kì phân tích. Thời gian luân chuyển của vốn lƣu động càng ngắn thì chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn lƣu động rất linh hoạt, tiết kiệm và tốc độ luân chuyển của nó sẽ càng lớn. Về hiệu quả sử dụng vốn lưu động, đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của vốn lƣu động. Nó cho biết mỗi đơn vị vốn lƣu động sử dụng trong kì sẽ cho bao nhiêu đơn vị lợi nhuận sau thuế. Hiệu quả sử dụng vốn lƣu động hay còn gọi là mức sinh lời của vốn lƣu động đƣợc tính theo công thức sau: Mức sinh lời của vốn lưu động = Lợi nhuận trước thuế/Vốn lưu động bình quân trong kì Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu suất sử dụng vốn càng cao. Về mức độ đảm nhận của vốn lưu động, ta có công thức sau:24 Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động = Vốn lưu động bình quân/ Tổng doanh thu tiêu thụ Hệ số đảm nhiệm vốn lƣu động phản ánh để đƣợc một đồng doanh thu tiêu thụ thì cần phải bỏ ra bao nhiêu đồng vốn lƣu động. Hệ số này càng cao thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lƣu động càng cao, số vốn lƣu động tiết kiệm đƣợc càng lớn. - Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn của doanh nghiệp Các doanh nghiệp sử dụng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn của doanh nghiệp để nhìn nhận tình hình sử dụng vốn và từ đó có những báo cáo về thực trạng, đƣa ra những giải pháp cụ thể trong quá trình phát triển doanh nghiệp. Các chỉ tiêu đƣợc sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn của doanh nghiệp bao gồm: Về chỉ tiêu hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn của doanh nghiệp, đây là chỉ tiêu đo lƣờng việc sử dụng toàn bộ vốn trong doanh nghiệp. Nó phản ánh một đồng vốn doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Công thức xác định nhƣ sau: Hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn của doanh nghiệp = Doanh thu thuần/Nguồn vốn bình quân của doanh nghiệp Hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn của doanh nghiệp càng cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng càng hiệu quả nguồn vốn của mình và ngƣợc lại. Về chỉ tiêu vòng quay toàn bộ vốn, đây là chỉ tiêu phản ánh vốn của doanh nghiệp trong một kỳ quay đƣợc bao nhiêu vòng.Qua chỉ tiêu này ta có thể đánh giá đƣợc khả năng sử dụng tài sản của doanh nghiệp hoặc doanh thu thuần đƣợc sinh ra từ tài sản mà doanh nghiệp đã đầu tƣ. Công thức xác định: Vòng quay vốn càng lớn thì chứng tỏ doanh nghiệp càng sử dụng hiệu quả nguồn vốn của mình và ngƣợc lại. - Chỉ tiêu phản ánh tỷ suất lợi nhuận25 Các chỉ tiêu phản ánh tỷ suất lợi nhuận cũng đƣợc sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn trong doanh nghiệp, cụ thể: Về tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh, đây là chỉ tiêu đo lƣờng mức sinh lời của đồng vốn. Cũng nhƣ chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, ngƣời ta thƣờng tính riêng rẽ mối quan hệ trƣớc thuế và lợi nhuận sau thuế với vốn kinh doanh. Trong hai chỉ tiêu thì chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận sau thuế vốn kinh doanh đƣợc các nhà quản trị tài chính sử dụng nhiều hơn, bởi lẽ nó phản ánh số lợi nhuận còn lại. Công thức tính nhƣ sau: Bên cạnh đó, các chuyên gia tài chính khi phân tích hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp còn sử dụng các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận nhƣ tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu hay còn gọi là doanh lợi vốn chủ sở hữu, đây là chỉ tiêu đánh giá đƣợc mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp là tạo ra lợi nhuận ròng. Công thức tính nhƣ sau: - Một số chỉ tiêu khác Bên cạnh các chỉ tiêu chính trên đây đƣợc các doanh nghiệp sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn trong kinh doanh, các doanh nghiệp còn sử dụng các chỉ tiêu khác liên quan đến hiệu quả sử dụng các thành phần của vốn cố định, vốn lƣu động, toàn bộ vốn ví dụ nhƣ hiệu suất sử dụng, vòng quay tài sản ngắn hạn, dài hạn, tài sản hữu hình, tài sản vô hình hay hiệu suất sử dụng, vòng quay vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán hay vốn trong các khâu sản xuất, kinh doanh khác nhau…26 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin và số liệu Phƣơng pháp thu thập thông tin và số liệu đƣợc chia thành hai mảng: Số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp 2.1.1. Phương pháp thu thập thông tin và số liệu sơ cấp Dữ liệu sơ cấp là các dữ liệu không có sẵn trong các công trình nghiên cứu trƣớc đó mà phải đƣợc thu thập trong quá trình tác giả nghiên cứu, thực hiện đề tài. Các dữ liệu sơ cấp thƣờng có mức chính xác cao hơn vì phù hợp với thời điểm nghiên cứu của đề tài, tuy nhiên, dữ liệu sơ cấp lại hạn chế về mức độ tin cậy, do những hạn chế xuất phát từ phƣơng pháp nghiên cứu áp dụng để thu thập các dữ liệu này. Về các dữ liệu và thông tin sơ cấp, đề tài sẽ sử dụng phƣơng pháp điều tra, phỏng vấn là chủ yếu, phƣơng pháp này sẽ đƣợc phân tích cụ thể trong phần 2.3 của chƣơng này. 2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin và số liệu thứ cấp Dữ liệu thứ cấp là các dữ liệu có sẵn trong các công trình nghiên cứu trƣớc đó. Đây là các dữ liệu đã đƣợc nghiên cứu và tổng hợp trong giai đoạn trƣớc. Đây là các dữ liệu có sẵn mà tác giả có thể khai thác từ các luận án, luận văn, các báo cáo khoa học, các công trình nghiên cứu, các bài viết trên tạp chí, internet…. Tuy nhiên, vì là các dữ liệu đã đƣợc nghiên cứu trƣớc đó nên các dữ liệu này sẽ có hạn chế về mức độ chính xác, do nhiều dữ liệu không phù hợp với thời điểm hiện tại nữa. Về các nguồn thông tin thứ cấp liên quan đến hoạt động nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Công nghệ ITIM, các dữ liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ các nguồn sau: - Các báo cáo tổng kết kết quả kinh doanh, báo cáo cân đối kế toán, báo cáo lƣu chuyển tiền tệ của Công ty TNHH Công nghệ ITIM. - Các báo cáo thống kê về các doanh nghiệp hoạt động cùng lĩnh vực trên các tạp chí tài chính27 - Các báo cáo của Công ty TNHH Công nghệ ITIM về tình hình sử dụng vốn cố định, vốn lƣu động, các nguồn vốn trong doanh nghiệp giai đoạn 2011-2014. - Các luận văn đã đƣợc nghiên cứu trƣớc đó, sách giáo trình, sách chuyên khảo, các báo cáo khoa học liên quan đến đề tài… Phƣơng pháp thu thập thông tin và số liệu thứ cấp chủ yếu thông qua danh mục tài liệu tham khảo với sự đa dạng về các luận văn cùng đề tài, các giáo trình liên quan đến đề tài nhƣ đã đƣợc đề cập ở phần các công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc trong mục tình hình nghiên cứu ở phần trên. Ngoài ra, các trang website cũng đƣợc sử dụng nhƣ kênh để thu thập thông tin thứ cấp sử dụng cho luận văn. Đặc biệt, các tạp chí tài chính là kênh thông tin hữu ích giúp tác giả có đƣợc nguồn thông tin dữ liệu thứ cấp hiệu quả. 2.2. Phƣơng pháp xử lý số liệu 2.2.1. Phương pháp xử lý dữ liệu sơ cấp Nhƣ đã nói ở trên, các dữ liệu sơ cấp sẽ đƣợc thu thập bằng phƣơng pháp điều tra, khảo sát và phỏng vấn sâu đối với các đáp viên trực tiếp làm việc tại các bộ phận tài chính kế toán, kế hoạch và Ban lãnh đạo của Công ty TNHH Công nghệ ITIM. Sau khi kết quả điều tra theo bảng hỏi và phỏng vấn trực tiếp đƣợc thống kê, tập hợp và phân bổ, tác giả sẽ sử dụng các phƣơng pháp xử lý dữ liệu sơ cấp để phân tích và đƣa ra kết quả sử dụng trong chƣơng thực trạng công tác. Phƣơng pháp xử lý đƣợc sử dụng là các phƣơng pháp truyền thống nhƣ phân tích, so sánh, tính điểm bình quân để xử lý nhằm bổ sung và kết hợp với kết quả xử lý dữ liệu thứ cấp để đƣa ra các nhận xét, đánh giá về những thành công và hạn chế trong tình hình sử dụng vốn tại Công ty TNHH Công nghệ ITIM thời gian qua. 2.2.2. Phương pháp xử lý dữ liệu thứ cấp Các phƣơng pháp phân tích, so sánh, tổng hợp để làm sáng tỏ cơ sở lý luận của đề tài là các phƣơng pháp đƣợc sử dụng trong quá trình xử lý các dữ liệu thứ cấp đã thu thập đƣợc. Từ các các số liệu liên quan đến vốn cố định, vốn lƣu động và tình hình sử dụng nguồn vốn tại doanh nghiệp, tác giả sẽ tiến hành tổng hợp, phân tích và xem28 xét trong mối quan hệ nhân quả với tình hình chung tại Công ty TNHH Công nghệ ITIM. Các kết quả phân tích đƣợc thể hiện trong các bảng biểu, hình vẽ biểu diễn tƣơng ứng. Tác giả sử dụng phần mềm Excel để hỗ trợ trong quá trình xử lý các dữ liệu này. 2.3. Phƣơng pháp điều tra, khảo sát Phƣơng pháp điều tra, khảo sát bao gồm phƣơng pháp điều tra, khảo sát phỏng vấn trắc nghiệm bằng bảng hỏi dành cho Ban lãnh đạo và các cán bộ làm việc tại phòng tài chính kế toán và phòng kế hoạch công ty TNHH ITIM. Nội dung cụ thể nhƣ sau: 2.3.1. Phương pháp điều tra, khảo sát phỏng vấn trắc nghiệm Tác giả xây dựng bảng hỏi hay phiếu điều tra nghiên cứu dƣới dạng câu hỏi và tiến hành điều tra nghiên cứu các đối tƣợng khác nhau. Bảng hỏi sẽ đƣợc thiết kế dành cho một số cán bộ lãnh đạo cũng nhƣ các cán bộ làm trong bộ phận kế hoạch, phòng tài chính kế toán của Công ty TNHH Công nghệ ITIM. Bảng hỏi sẽ đƣợc thiết kế thành hai phần: - Phần câu hỏi bao gồm 8 câu hỏi, tập trung vào các vấn đề liên quan đến tình hình sử dụng vốn cố định, vốn lƣu động, các yếu tố tác động, thực trạng cũng nhƣ đề xuất một số giải pháp trong câu hỏi mở số 8 của bảng hỏi. - Phần thông tin cá nhân các khách thể nghiên cứu để dựa vào đó có cơ sở khách quan để đánh giá sự chính xác của các số liệu mang lại. Các phiếu điều tra đã đƣợc phát đi cho 60 nhân viên tại Công ty TNHH Công nghệ ITIM trong vòng hai tháng (Tháng 10 và Tháng 11 Năm 2014) và sẽ đƣợc tổng hợp lại bằng phƣơng pháp tính toán, so sánh, tổng hợp để đƣa ra những nhận định về tình hình sử dụng vốn tại Công ty ITIM trong giai đoạn 2011-2014. 2.3.2. Phương pháp điều tra, khảo sát phỏng vấn sâu Đề tài “PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ ITIM” cũng sẽ sử dụng phƣơng pháp điều tra, khảo sát phỏng vấn sâu, tiến hành cùng lúc với phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi.29 Nội dung phỏng vấn tập trung vào các vấn đề thực trạng công tác sử dụng vốn cố định, vốn lƣu động cũng nhƣ tổng quan tình hình sử dụng vốn tại Công ty TNHH Công nghệ ITIM. Công cụ phần mềm đƣợc kết hợp với phƣơng pháp phân tích để phản ánh thực trạng về công tác nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Công nghệ ITIM trong thời gian qua. Cách thức tổng hợp xử lý thông tin đƣợc luận văn sử dụng là các tài liệu sau khi điều tra, thu thập đƣợc tiến hành chọn lọc, hệ thống hóa để tính toán các chỉ tiêu phù hợp cho đề tài. Nhƣ vậy, sau khi các thông tin và số liệu có đƣợc từ phƣơng pháp phỏng vấn sâu, việc tiến hành phƣơng pháp tổng hợp sẽ sử dụng các công cụ phần mềm kết hợp với các phƣơng pháp hỗ trợ nhƣ so sánh, phân tích và tổng hợp để đem lại kết luận cuối cùng cho luận văn này ở phần đánh giá thực trạng.30 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ THU THẬP, PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ THẢO LUẬN, ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ ITIM 3.1. Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH Công nghệ ITIM 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Giới thiệu chung về Công ty TNHH Công nghệ ITIM, dƣới đây là một số thông tin cơ bản: Tên công ty: Công ty TNHH Công nghệ ITIM. Trụ sở: Tầng 12, Tòa nhà HITTC, Số 185 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội. Điện thoại: (04) 3512 3776. Giấy tờ pháp lý: Giấy phép ICP số 1080/GP-TTĐT do Sở Thông tin & Truyền thông Thành phố Hà Nội cấp ngày 25/10/2011. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH Công nghệ ITIM là một quá trình không dài nhƣng đã ghi nhận những cố gắng của Ban lãnh đạo cũng nhƣ toàn bộ đội ngũ nhân viên của Công ty. Các mốc lịch sử quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của ITIM bao gồm: Năm 2008 Công ty TNHH chính thức đƣợc thành lập từ năm 2008, với những hoạt động bƣớc đầu tại Liên bang Nga. Những ngƣời sáng lập nên Itim là những sinh viên Việt Nam ƣu tú của trƣờng đại học danh tiếng nhất LB Nga: Moscow State University (hay còn gọi là trƣờng ĐH tổng hợp Matxcova). Những sinh viên đó là Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Đức Ngọc và Lê Văn Thanh. Xuất phát từ khát khao về một công cụ tìm kiếm tiện dụng dành riêng cho ngƣời Việt với công nghệ tìm kiếm( search) hiện đại vƣợt trội, Itim đã thu hút đƣợc nguồn tài trợ mạnh mẽ về cả vốn, kỹ thuật và nhân lực từ những quỹ đầu tƣ với tiềm lực hàng đầu của Nga và Đông Âu. Giai đoạn 2009 - 201031 Công ty Itim chuyển trụ sở làm việc về Hà Nội, Việt Nam và trong vòng 3 năm hoạt động, công ty đã có những biến chuyển to lớn về cả về lƣợng và chất. Trụ sở công ty đƣợc đặt tại tòa nhà Công nghệ cao HITTC Giảng Võ, tạo nên một thuận lợi lớn về địa thế cho sự phát triển của công ty. Bên cạnh đó, công ty vẫn luôn tiếp tục nhận đƣợc sự trợ giúp về những kỹ thuật tìm kiếm tiên tiến nhất từ những nhà đầu tƣ và các chuyên gia hàng đầu từ LB Nga. Từ khi mới thành lập năm 2008, Itim nhận đƣợc đầu tƣ từ quỹ Digital Sky Technologies (DST) của LB Nga, đây là quỹ đầu tƣ có quy mô lớn, đã từng đầu tƣ cho Facebook, Groupon và rất nhiều công ty danh tiếng khác. Giai đoạn 2010 – 2014 Itim tiếp thu hút vốn đầu tƣ từ các nhà đầu tƣ lớn trên thế giới. Hiện tại, một số nhà đầu tƣ từ quỹ DST đã đứng ra trực tiếp đầu tƣ cho Itim về cả vốn và kỹ thuật. Họ không chỉ là những nhà đầu tƣ có tiềm lực mạnh về vốn, mà còn đồng thời là những chuyên gia đến từ những quỹ đầu tƣ, những công ty lớn nhất của LB Nga về công nghệ thông tin. Nhiều ngƣời trong số họ đã trở thành những huyền thoại của ngành công nghệ ở Nga và các nƣớc Đông Âu. Tháng 4 năm 2013, công cụ tìm kiếm Cốc Cốc đƣợc chính thức công bố. Chỉ hai tháng sau khi ra mắt, Cốc Cốc thu hút gần 02 triệu lƣợt truy cập. Dự án do ba lập trình viên Việt Nam tốt nghiệp đại học Moscow, Liên bang Nga sáng lập. Cốc Cốc đƣợc hỗ trợ bởi Yandex (công cụ tìm kiếm chiếm 60% thị phần tại Nga), Mail.ru Group (Công ty Internet đứng thứ 7 thế giới), Digital Sky Technologies (quỹ đã đầu tƣ cho Facebook 200 triệu USD). Tính đến nay Công ty đã đầu tƣ khoảng 15 triệu Đô La Mỹ vào các dự án. Tới năm 2017, dự kiến tổng chi phí sẽ lên tới 100 triệu Đô La Mỹ. 3.1.2. Cơ cấu tổ chức Về cơ cấu tổ chức tại Công ty TNHH Công nghệ ITIM, ta có hình 3.1 sau:32 Hình 3.1. Cơ cấu tổ chức tại Công ty TNHH Công nghệ ITIM ( Nguồn: Phòng tổ chức hành chính Công ty TNHH Công nghệ ITIM) Dựa vào hình 3.1 trên có thể thấy cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Công nghệ ITIM bao gồm những bộ phận sau: * Hội đồng thành viên Hội đồng thành viên là cơ quan có quyền cao nhất trong cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Công nghệ ITIM. Nhiệm vụ của Hội đồng thành viên bao gồm: (1) Quyết định cơ cấu tổ chức, quản lý của Công ty TNHH Công nghệ Itim, (2) Xây dựng, bổ sung, sửa đổi Điều lệ hoạt động của Công ty TNHH Công nghệ Itim, (3) Quyết định chiến lƣợc phát triển và kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty TNHH Công nghệ Itim, (4) Quyết định tăng hoặc giảm vốn điều lệ, quyết định thời điểm và phƣơng thức huy động thêm vốn; phƣơng thức đầu tƣ và dự án đầu tƣ, (5) Quyết định giải pháp phát triển thị trƣờng, tiếp thị và chuyển giao công nghệ, (6) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký và chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng Hội đồng=thành viên=Phòng íổ=chức hành chính=Phòng tài chính âế=toán=Phòng=Marketing=Phòng kinh=doanh=Ban Giám Đốc=Phòng cơ sở=hạ=íầng=Phòng âỹ=thìậí=Phòng quản lý dự=án=33 giám đốc, Kế toán trƣởng và ngƣời quản lý khác quy định tại Điều lệ công ty, (7) Quyết định mức lƣơng, thƣởng và lợi ích khác đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Kế toán trƣởng và ngƣời quản lý khác quy định tại Điều lệ công ty, và (8) Thông qua báo cáo tài chính hàng năm, phƣơng án sử dụng và phân chia lợi nhuận hoặc phƣơng án xử lý lỗ của công ty. * Ban giám đốc Ban Giám đốc của Công ty hiện nay gồm có 02 thành viên, trong đó có 01 Giám đốc và 01 Phó Giám đốc. Giám đốc là ngƣời có quyền lực cao nhất, là ngƣời đại diện hợp pháp về tƣ cách pháp nhân của Công ty, chịu trách nhiệm về mọi mặt trƣớc Công ty, có trách nhiệm quản lý trực tiếp Phó Giám đốc. Phó Giám đốc là ngƣời giúp việc đắc lực cho Giám đốc, Phó giám đốc chịu trách nhiệm trƣớc Giám đốc, trƣớc Nhà nƣớc về công việc đƣợc phân công, Phó Giám đốc có nhiệm vụ thay mặt Giám đốc ủy quyền để giải quyết và điều hành công việc của Công ty, Phó giám đốc có nhiệm vụ thƣờng xuyên bàn bạc với giám đốc về công tác tổ chức, hành chính, sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho Giám đốc nắm bắt tình hình và điều chỉnh, kế hoạch của Công ty, triển khai các công việc đã thống nhất xuống các phòng ban, đồng thời nắm bắt thuận lợi và khó khăn trong công tác thực hiện để có ý kiến phản hồi lại với Giám đốc, rút Giám đốc rút ra kinh nghiệm và đề phƣơng hƣớng mới. * Phòng tổ chức hành chính Nghiên cứu, soạn thảo các nội quy, quy chế về tổ chức lao động trong nội bộ Công ty, giải quyết các thắc mắc tổng hợp về công tác hành chính trong công ty. Các chức năng của phòng tổ chức hành chính bao gồm: - Phụ trách công tác hành chính của Công ty. - Phụ trách công việc tuyển dụng , quản lý nhân sự trong toàn công ty . - Tham mƣu cho lãnh đạo công ty trong lĩnh vực nhân sự. * Phòng tài chính kế toán Các nhiệm vụ chính của Phòng tài chính kế toán bao gồm:34 - Phụ trách công tác hạch toán kế toán của công ty - Có trách nhiệm làm việc với cơ quan thuế - Tham mƣu cho tổng giám đốc trong lĩnh vực tài chính cũng nhƣ thể hiện trên sổ sách chứng từ của công ty nhằm sử dụng đồng vốn đúng mục đích và có hiệu quả . - Ghi chép, phản ánh trung thực về sự biến động hàng hoá, tài chính cũng nhƣ lãi lỗ của công ty để tạo điều kiện cho tổng giám đốc đƣa ra các quyết định kịp thời và đúng đắn . * Phòng marketing Bộ phận Marketing chịu trách nhiệm về hình ảnh của công ty đối với thế giới bên ngoài. Đây là phòng phụ trách kết nối các sản phẩm của Itim với các khách hàng và thị trƣờng rộng lớn bên ngoài. Các vị trí trong phòng marketing của Itim bao gồm: Marketing Guru, chuyên gia mạng xã hội, copywriter, nhân viên quảng cáo trực tuyến, quản lý marketing cho quảng cáo Cốc Cốc (qc.coccoc.com). * Phòng kinh doanh Phòng kinh doanh Công ty đảm nhiệm những chức năng chính sau: Lập các kế hoạch Kinh doanh và triển khai thực hiện, thiết lập, giao dich trực tiếp với hệ thống Khách hàng, hệ thống nhà phân phối, thực hiện hoạt động bán hàng tới các Khách hàng nhằm mang lại Doanh thu cho công ty. Bên cạnh đó, phòng kinh doanh sẽ phối hợp với các bộ phận liên quan nhƣ Kế toán, Sản xuất, Phân phối,...nhằm mang đến các dịch vụ đầy đủ nhất cho Khách hàng. * Phòng cơ sở hạ tầng Sự thành công của một công ty công nghệ với nhiều sản phẩm công nghệ cao nhƣ Cốc Cốc phụ thuộc rất lớn vào công suất và tính bền vững của cơ sở hạ tầng, mạng lƣới, và máy chủ. Chính vì vậy, Công ty có riêng bộ phận phụ trách về mảng này, đảm bảo tốt về cơ sở hạ tầng để Công ty có thể hoạt động hiệu quả nhất. * Phòng kỹ thuật Phòng kỹ thuật của Công ty phụ trách các công tác liên quan tới lập trình và phát triển các sản phẩm của Itim. Bộ phận kỹ thuật đƣợc chia thành các ban nhỏ hơn, bao gồm:35 - Bộ phận Web Search chịu trách nhiệm về sản phẩm cốt lõi của công ty: công cụ tìm kiếm. Những công việc cần làm bao gồm: thuật toán, ranking, crawler, index và frontend. Đây là bộ phận lớn nhất của công ty với những kỹ sƣ hàng đầu đƣợc tuyển dụng từ nhiều nơi trên thế giới. - Vietnam Labs phụ trách những ý tƣởng để phát triển thị trƣờng Việt Nam đƣợc nghiên cứu và biến thành hiện thực. Hiện nay, bộ phận này đang phát triển một hệ thống quảng cáo tin tức, bản đồ, cùng một số dự án khác chƣa thể tiết lộ. * Phòng quản lý dự án Nhƣ đã đề cập ở phần trên, Công ty Itim đƣợc thành lập và phát triển bởi sự hỗ trợ từ rất nhiều tổ chức trên thế giới với nguồn vốn đầu tƣ cho nhiều dự án khác nhau. Chính vì vậy, Công ty có riêng phòng quản lý dự án nhằm quản lý hiệu quả nguồn vốn đầu tƣ cũng nhƣ quản lý tốt quá trình triển khai thực hiện dự án tại Việt Nam. Đội ngũ nhân viên tại ITIM là đội ngũ nhân viên chất lƣợng cao với: - 30 ngƣời có kinh nghiệm làm việc cho các dự án internet lớn trên thế giới. - 48 ngƣời đƣợc đào tạo tại các trƣờng đại học tốt nhất Nga, Anh, Singapore. - 12 ngƣời từng đoạt Huy chƣơng trong các kỳ thi Olympic quốc tế về Toán và Tin học. Sức mạnh của Itim chính là nguồn nhân lực. Bằng cách tạo ra một môi trƣờng làm việc chuyên nghiệp, thân thiện và hiệu quả, kết hợp với những chính sách khuyến khích, tạo điều kiện phát triển cho nhân viên, Itim đã xây dựng đƣợc một đội ngũ nhân sự có trình độ cao (70% trên Đại học, phần lớn đã tốt nghiệp từ các trƣờng ĐH nƣớc ngoài, 30% Đại học, trong đó có 30% đã từng đạt các giải quốc gia, quốc tế lớn), đầy nhiệt huyết và bề dày kinh nghiệm làm việc cho các công ty công nghệ lớn nhƣ Mail.ru, Yandex. 3.1.3. Sứ mệnh của Công ty Cốc Cốc là một công ty công nghệ với mục tiêu rất đơn giản và rõ ràng: “Chúng tôi muốn xây dựng một công cụ tìm kiếm có thể hiểu và xử lý tiếng Việt tốt hơn bất cứ một công cụ tìm kiếm nào khác”.36 Sứ mệnh mà Công ty TNHH Công nghệ ITIM xác định bao gồm ba nội dung chính: - Cung cấp công cụ tìm kiếm với công nghệ xử lý tiếng Việt vƣợt trội và khả năng thấu hiểu cao nhu cầu của ngƣời dùng Việt Nam. - Mang lại giá trị tối đa cho ngƣời sử dụng. - Xây dựng văn hóa doanh nghiệp độc đáo, bền vững. 3.1.4. Lĩnh vực hoạt động Công ty TNHH Công Nghệ ITIM (Itim Technologies Ltd) là công ty 100% vốn nƣớc ngoài đƣợc đầu tƣ bởi quỹ đầu tƣ DST-Global với mục tiêu xây dựng công cụ tìm kiếm có chất lƣợng vƣợt trội trong tìm kiếm bằng tiếng Việt và tìm kiếm theo vùng miền, bằng công nghệ hiện đại và khả năng thấu hiểu tiếng Việt cao. Công ty TNHH Công nghệ ITIM là công ty công nghệ thông tin hoạt động trên lĩnh vực cung cấp dịch vụ tìm kiếm thông tin tiếng Việt trực tuyến. Đây là lĩnh vực hoạt động chính của Công ty TNHH Công nghệ ITIM. 3.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH công nghệ ITIM giai đoạn 2011-2014 Về kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Công nghệ Itim, ta có bảng tổng hợp dƣới đây:37 Bảng 3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH công nghệ ITIM giai đoạn 2011-2014 ĐV: Triệu Đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2012/2011 2013/2012 2014/2013 +/- % +/- % +/- % Tài sản ngắn hạn 3,994 14,493 26,764 38,064 10,499 262.87 12,271 84.67 11,300 42.22 Tài sản dài hạn 17,374 69,908 126,975 186,089 52,534 302.37 57,067 81.63 59,114 46.56 Tổng tài sản 21,368 84,401 153,739 224,153 63,033 294.99 69,338 82.15 70,414 45.80 Nợ phải trả 26,126 105,685 254,806 304,199 79,559 304.52 112,944 106.87 49,393 19.38 Vốn chủ sở hữu (4,759) (21,284) (64,890) (80,046) -16,526 -347.33 -43,606 -204.88 (15,156) 23.36 Tổng nguồn vốn 21,368 84,401 153,739 224,153 63,033 294.99 69,338 82.15 70,414 45.80 Doanh thu từ hoạt động tài chính 82 56 64 72 -26 -31.71 8 14.29 8 12.50 Chi phí tài chính 7 64 96 106 57 814.29 32 50 10 10.42 Chi phí quản lý doanh nghiệp 8,650 25,595 34,907 50,604 16,945 196 9,312 36.38 15,697 44.97 Lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh (8,575) (25,603) (36,508) (46,023) -17,028 198.58 -10,905 42.59 (9,515) 26.06 Lỗ thuần sau thuế (8,578) (25,712) (36,907) (46,086) -17,134 199.74 -11,195 43.54 (9,179) 24.87 ( Nguồn: Công ty TNHH Công nghệ Itim)38 Dựa vào bảng trên, ta có thể thấy đƣợc tình hình hoạt động của Công ty TNHH Công nghệ Itim giai đoạn 2011 – 2014, cụ thể nhƣ sau: - Tài sản ngắn hạn năm 2011 của Công ty là 3,994 triệu đồng, tăng lên 10,499 triệu đồng, tƣơng đƣơng 262.87% và đạt mức 14,493 triệu đồng năm 2012. Sang năm 2013, mức này là 26,764 triệu đồng, tăng 84.67% so với năm 2012. Năm 2014, tài sản ngắn hạn đạt 38,064 triệu đồng, tăng 42.22% so với năm 2013. Nhƣ vậy, tài sản ngắn hạn của Công ty trong giai đoạn 2011 – 2014 tăng đều. Điều này là do mặc dù các khoản phải thu ngắn hạn giảm xuống nhƣng tiền, các khoản tƣơng đƣơng tiền và các tài sản ngắn hạn khác lại tăng lên. - Tài sản dài hạn năm 2011 của Công ty là 17,374 triệu đồng, tăng lên 69,908 triệu đồng năm 2012, tăng tƣơng đƣơng 302.37% so với năm trƣớc đó. Sang năm 2013, tốc độ tăng so với năm 2012 là 81.63%, đạt mức 126,975 triệu đồng năm 2013. Năm 2014, tài sản dài hạn đạt 186,089 triệu đồng, tăng 46.56% so với năm 2013. Nhƣ vậy, tài sản dài hạn của Công ty cũng có xu hƣớng tăng đều trong giai đoạn 2011 – 2014. Điều này là do tất cả các khoản mục từ tài sản cố định vô hình, hữu hình tới các tài sản dài hạn khác đều có xu hƣớng tăng lên trong ba năm này. - Nợ phải trả có xu hƣớng tăng lên và vốn chủ sở hữu giảm xuống. Hai khoản mục này sẽ đƣợc phân tích cụ thể trong phần tình hình nguồn vốn của Công ty. - Tổng tài sản/nguồn vốn của Công ty năm 2011 là 21,368 triệu đồng, tăng lên 294.99% và đạt mức 84,401 triệu đồng năm 2012. Con số năm 2013 của nguồn vốn Công ty là 153,739 triệu đồng, tăng tƣơng đƣơng 82.15% so với năm 2012. Năm 2014, tổng tài sản/nguồn vốn của Công ty đạt 224,153 triệu đồng, tăng 45.80% so với năm 2013. Nhƣ vậy, tổng tài sản/nguồn vốn Công ty có xu hƣớng tăng đều trong giai đoạn 2011 – 2014. Điều này cho thấy rằng Công ty TNHH Công nghệ Itim đang trong giai đoạn đầu tƣ cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho Công ty và đang trong giai đoạn đầ đầu tƣ và phát triển mạnh mẽ. - Doanh thu từ hoạt động tài chính năm 2011 là 82 triệu đồng, giảm xuống còn 56 triệu đồng năm 2012 và năm 2013 có tăng lên 14.29% nhƣng vẫn chƣa đạt39 mức năm 2012, nằm ở mức 64 triệu đồng. Sang năm 2014, doanh thu từ hoạt động tài chính của Công ty đạt 72 triệu đồng, tăng 12.50% so với năm 2013. - Chi phí tài chính ba giai đoạn tăng tƣơng đƣơng 814.29%, 50% và 10.42%. Chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng tƣơng đƣơng 196%, 36.38% và 44.97% trong giai đoạn 2011 – 2012, 2012 – 2013 và 2013 – 2014. - Công ty không có lợi nhuận trong giai đoạn 2011 – 2014, mức lỗ của Công ty là (8,578) triệu đồng năm 2011, năm 2013 là (36,907) triệu đồng và năm 2014 là (46,086) triệu đồng. Do đang trong giai đoạn đầu tƣ phát triển các dự án nên thời kỳ đầu Công ty chƣa có lãi trong hoạt động kinh doanh. Nhìn chung, doanh thu từ hoạt động của Công ty trong giai đoạn này không cao do đây là giai đoạn Công ty đang tập trung phát triển các sản phẩm lập trình, tìm kiếm, chƣa có doanh thu từ hoạt động quảng cáo, mặt khác chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp liên tục tăng nên dẫn đến Công ty lỗ trong hoạt động kinh doanh. 3.2. Thực trạng tình hình sử dụng vốn tại Công ty TNHH công nghệ ITIM 3.2.1. Tình hình nguồn vốn và cơ cấu vốn tại tại Công ty TNHH công nghệ ITIM giai đoạn 2011-2014 Tình hình nguồn vốn của Công ty đƣợc tổng hợp trong bảng 3.2 sau:40 Bảng 3.2. Tình hình nguồn vốn tại tại Công ty TNHH công nghệ ITIM giai đoạn 2011-2014 ĐV: Triệu Đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2012/2011 2013/2012 2014/2013 +/- % +/- % +/- % Nợ phải trả 26,126 105,685 254,806 304,199 79,559 304.52 112,944 106.87 49,393 19.38 Nợ ngắn hạn 18,108 105,685 254,806 304,199 87,577 483.64 112,944 106.87 49,393 19.38 Vay và nợ dài hạn 8,019 - - - - - - - - - Vốn chủ sở hữu (4,759) (21,284) (64,890) (80,046) (16,526) (347.33) (43,606) (204.88) (15,156) 23.36 Tổng nguồn vốn 21,368 84,401 153,739 224,153 63,033 294.99 69,338 82.15 70,414 45.80 ( Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty TNHH Công nghệ Itim) Thông qua bảng trên, ta có thể phân tích đƣợc tình hình nguồn vốn của Công ty trong giai đoạn 2011 – 2014, cụ thể nhƣ sau: - Nợ phải trả của Công ty năm 2011 là 26,126 triệu đồng đã tăng lên 105,685 triệu đồng năm 2012, tƣơng đƣơng mức chênh lệch là 79,559 triệu đồng so với năm trƣớc đó. Năm 2013, mức nợ phải trả của Công ty là 254,806 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 106.87% so với năm 2012. Sang năm 2014, nợ phải trả của Công ty là 304,199 triệu đồng, tăng lên 49,393 triệu đồng, tƣơng đƣơng 19.38 % so với năm 2013. Nhƣ vậy, nợ phải trả của Công ty cũng có xu hƣớng tăng lên, điều này là do khoản mục nợ ngắn hạn tăng lên, còn khoản mục vay nợ dài hạn thì giảm xuống trong giai đoạn này. - Vốn chủ sở hữu năm 2011 của Công ty là (4,759) triệu đồng, năm 2012 là (21,284) triệu đồng, năm 2014 là (80,046) triệu đồng. Trong thời gian này vốn chủ sở hữu mang dấu âm do công ty không có doanh thu mà lại đầu tƣ quá nhiều tiền để mua trang thiết bị , chi phí vẫn phát sinh nên đã âm vào vốn chủ sở hữu.41 Về cơ cấu vốn, nợ phải trả của Công ty TNHH Công nghệ Itim chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nguồn vốn của Công ty 3.2.2. Phân tích tình hình sử dụng vốn cố định tại tại Công ty TNHH công nghệ ITIM giai đoạn 2011-2014 * Đánh giá của khách thể nghiên cứu Để đánh giá về thực trạng hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Công ty TNHH Công nghệ Itim giai đoạn 2011 – 2014, tác giả đã tiến hành xây dựng nội dung câu hỏi số 2 trong bảng hỏi để khảo sát ý kiến của cán bộ lãnh đạo Công ty và cán bộ phòng tài chính kế toán của Công ty, cụ thể: Câu hỏi số 2: Đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Công ty TNHH Công nghệ ITIM, xin ông/bà cho biết ý kiến? ất không hiệu quả ệu quả ờng ệu quả ất hiệu quả Kết quả thu đƣợc sau khi khảo sát 20 các khách thể nghiên cứu nhƣ sau: Biểu đồ 3.1. Biểu đồ biểu hiện đánh giá của khách thể nghiên cứu về hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Công ty TNHH Công nghệ ITIM ( Nguồn: Tổng hợp từ 60 phiếu điều tra, khảo sát) Thông qua biểu đồ trên đây có thể thấy hầu nhƣ cán bộ công nhân viên và lãnh đạo đều nhận thấy hiện nay hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Công ty là chƣa Phần trăm đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định Công ty TNHH Công nghệ ItimRất không hiệu quả, 20%Không hiệu quả, 70%Bình thường, 10%Hiệu quả, 0%Rất hiệu quả, 0%Rất không hiệu quảKhông hiệu quảBình thườngHiệu quảRất hiệu quả42 hiệu quả, 70% đánh giá là không hiệu quả, 10% đánh giá là bình thƣờng và 20% còn lại đánh giá là rất không hiệu quả. Khi tiến hành phỏng vấn sâu các khách thể nghiên cứu thì kết quả cho thấy hiện nay Công ty vẫn đang trong giai đoạn đầu tƣ phát triển các dự án, vẫn chƣa có doanh thu từ các hoạt động quảng cáo và các hoạt động khác của doanh nghiệp và hiện nay Công ty vẫn đang trong tình trạng lỗ, chƣa có doanh thu nên hiệu quả sử dụng vốn cố định hầu nhƣ là rất thấp. * Phân tích thực trạng tình hình sử dụng vốn cố định Nhƣ đã đề cập ở phần cơ sở lý luận, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định biểu hiện ở mỗi đơn vị vốn bỏ ra nhận đƣợc lƣợng kết quả lớn hơn hoặc với lƣợng kết quả nhƣ thế nhƣng cần lƣợng vốn ít hơn. Nhƣ vậy, hiệu quả sử dụng vốn cố định cho thấy một đồng vốn cố định bỏ ra sẽ thu đƣợc bao nhiêu doanh thu, nhƣng hiện nay doanh thu của Công ty là không nên hiệu quả sử dụng vốn cố định là hoàn toàn không có. Phân tích cụ thể thực trạng vốn cố định tại Công ty, ta thấy rằng: Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp. Tài sản cố định của Công ty trong giai đoạn 2011 – 2014 nhƣ sau: Bảng 3.3. Tình hình vốn cố định tại Công ty TNHH Công nghệ Itim giai đoạn 2011 – 2014 ĐV : Triệu Đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2012/2011 2013/2012 2014/2013 +/- % +/- % +/- % TSCĐ vô hình - 70,042 107,903 136,068 70,042 - 37,861 54.05 28,165 26.10 TSCĐ hữu hình 7,986 19,108 36,907 48,064 11,122 139.27 17,799 93.15 11,157 30.23 CP XDCB DD 9,082 49,163 65,895 96,065 40,081 441.32 16,732 34.03 30,170 45.78 Tổng TSCĐ 17,068 68,271 102,802 144,129 51,203 299.99 34,531 50.58 41,327 40.20 ( Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty TNHH Công nghệ Itim)43 Thông qua bảng trên ta có thể thấy rằng tài sản cố định vô hình, hữu hình, chi phí xây dựng cơ bản dở dang nói riêng và tổng tài sản cố định nói chung tăng đều và nhanh trong giai đoạn 2011 – 2014. Điều này cho thấy Công ty rất chú trọng đầu tƣ thêm trang thiết bị để phục vụ cho hoạt động của Công ty. Mặt khác, doanh thu của Công ty trong ba năm nhƣ đã phân tích ở phần trên liên tục giảm. Ngay cả doanh thu từ hoạt động tài chính năm 2011 là 82 triệu đồng, giảm xuống còn 56 triệu đồng năm 2012 và năm 2013 có tăng lên 14.29% nhƣng vẫn chƣa đạt mức năm 2012, nằm ở mức 64 triệu đồng. Năm 2014, doanh thu tài chính của Công y ty đạt 72 triệu đồng, tăng 12.50% so với năm 2013 và vẫn chƣa đạt mức năm 2011 đạt đƣợc. Lợi nhuận giai đoạn này hoàn toàn không có, báo cáo tài chính cho thấy Công ty đang lỗ trong giai đoạn này. Vì thế, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định trong doanh nghiệp nhƣ đã phân tích ở cơ sở lý luận sẽ mang dấu âm. Tóm lại, hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Công ty TNHH Công nghệ Itim chƣa tốt và cần đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Công ty. Vấn đề này sẽ đƣợc đề cập trong chƣơng 3 của báo cáo luận văn này. 3.2.3. Phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH công nghệ ITIM giai đoạn 2011-2014 * Đánh giá của khách thể nghiên cứu Biểu đồ 3.2. Biểu đồ biểu hiện đánh giá của khách thể nghiên cứu về hiệu quả sử dụng vốn lƣu động tại Công ty TNHH Công nghệ ITIM ( Nguồn: Tổng hợp từ 60 phiếu điều tra, khảo sát) Phần trăm đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động Công ty TNHH Công nghệ Itim Rất không hiệu quả 20% Không hiệu quả 60% 60% Bình thường 20% Hiệu quả 0% Rất hiệu quả 0% Rất không hiệu quả Không hiệu quả Bình thường Hiệu quả Rất hiệu quả44 Để đánh giá về thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lƣu động tại Công ty TNHH Công nghệ Itim giai đoạn 2011 – 2014, tác giả đã tiến hành xây dựng nội dung câu hỏi số 3 trong bảng hỏi để khảo sát ý kiến của cán bộ lãnh đạo Công ty và cán bộ phòng tài chính kế toán của Công ty, cụ thể: Câu hỏi số 3: Đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn lƣu động tại Công ty TNHH Công nghệ ITIM , xin cho biết ý kiến nhận xét của ông/bà? ất không hiệu quả ệu quả ờng ệu quả ất hiệu quả Kết quả thu đƣợc sau khi khảo sát 60 các khách thể nghiên cứu nhƣ biểu đồ 3.2 trên đây. Nhƣ vậy, có thể thấy hầu nhƣ cán bộ công nhân viên và lãnh đạo đều nhận thấy hiện nay hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Công ty là chƣa hiệu quả, 60% đánh giá là không hiệu quả, 20% đánh giá là bình thƣờng và 20% còn lại đánh giá là rất không hiệu quả. Khi tiến hành phỏng vấn sâu các khách thể nghiên cứu thì kết quả cho thấy hiện nay Công ty vẫn đang trong tình trạng lỗ, chƣa có doanh thu nên hiệu quả sử dụng vốn cố định hầu nhƣ là rất thấp. * Phân tích tình hình vốn lưu động tại Công ty Vốn lƣu động bao gồm các mục nhƣ: tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền, hàng hóa thành phẩm tồn kho, các khoản phải thu, các khoản đầu tƣ… Tuy nhiên, do đặc trƣng hoạt động và lĩnh vực kinh doanh giai đoạn này nên hiện nay, Công ty không có khoản mục hàng tồn kho. Thông qua bảng 3.4 dƣới đây, có thể đánh giá đƣợc tài sản lƣu động của Công ty tăng đều trong giai đoạn 2011 – 2014 với các khoản mục tiền, khoản tƣơng đƣơng tiền và tài sản lƣu động khác đều tăng, khoản phải thu ngắn hạn giảm giai đoạn 2011 – 2012 nhƣng sang năm 2013 tăng trở lại và năm 2014 tăng 54.02% so với năm 2013. Tài sản lƣu động tăng lên, tuy nhiên lợi nhuận qua ba năm thì lại bằng không và con số chỉ ra có lỗ, chính vì vậy, khi tính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng45 vốn lƣu động, kết quả sẽ mang dấu âm. Chính vì vậy, hiệu quả sử dụng vốn lƣu động tại Công ty giai đoạn 2011 – 2014 đƣợc coi là không tốt và cần đề ra giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lƣu động của Công ty trong giai đoạn tới. Phân tích tình hình vốn lƣu động cụ thể tại Công ty TNHH Công nghệ Itim ta thấy: Bảng 3.4. Tình hình vốn lƣu động tại Công ty TNHH Công nghệ Itim giai đoạn 2011 – 2014 ĐV: Triệu Đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2012/2011 2013/2012 2014/2013 +/- % +/- % +/- % Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền 1,567 8,718 42,086 68,062 7,151 456.35 33,368 382.75 25,976 61.72 KPT ngắn hạn 312 229 324 346 -83 -26.6 95 41.48 22 6.79 TSLĐ khác 2,421 7,183 8,527 10,046 4,762 196.7 1,344 18.71 1,519 17.81 Tổng TSLĐ 4,300 16,130 50,937 78,454 11,830 275.12 34,807 215.79 27,517 54.02 ( Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty TNHH Công nghệ Itim) * Chính sách quản lý vốn bằng tiền Trong hoạt động kinh doanh, vốn tiền mặt là hết sức quan trọng và cần thiết, nó giúp đáp ứng kịp thời nhu cầu chi tiêu của doanh nghiệp nhƣ mua sắm hàng hóa, vật tƣ, thiết bị và thanh toán các khoản chi cần thiết khác của công ty. Ngoài ra, còn xuất phát từ nhu cầu dự phòng để đối phó với những nhu cầu bất thƣờng mà không có sự chuản bị trƣớc của công ty, thậm chí đó có thể là những cơ hội đầu cơ mang lại lợi nhuận bất thƣờng cho công ty…46 Đối với một công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin nhƣ công ty Itim thì lƣợng vốn bằng tiền là vô cùng cần thiết với số lƣợng lớn, đặc biệt là trong giai đoạn đầu tƣ phát triển các dự án mới nhƣ trong giai đoạn hiện nay. Dƣới đây là bảng tổng hợp biến động vốn bằng tiền qua các năm tại Công ty Itim giai đoạn 2011-2014: Bảng 3.5. Sự biến động vốn bằng tiền qua các năm tại Công ty TNHH Công nghệ Itim giai đoạn 2011-2014 ( Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty TNHH Công nghệ Itim) ĐV: Triệu Đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2012/2011 2013/2012 2014/2013 +/- % +/- % +/- % Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền 1,567 8,718 42,086 68,062 7,151 456.35 33,368 382.75 25,976 61.72 VLĐ 4,300 16,130 50,937 78,454 11,830 275.12 34,807 215.79 27,517 54.02 Tỷ trọng trong VLĐ 36.44% 54% 82.6% 86.75% Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy rõ xu hƣớng sử dụng vốn bằng tiền của doanh nghiệp, cụ thể: - Năm 2011 tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền là 1,567 triệu đồng, sang năm 2012 là 8,718 triệu đồng, tăng 7,151 triệu đồng so với năm 2011 tƣơng ứng với tỷ lệ tăng lên tới 456.35%, một con số rất cao cho thấy tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền tăng rất cao. - Năm 2013 vốn bằng tiền là 42,086 triệu đồng, tăng 33,368 triệu đồng so với năm 2012, tƣơng ứng với mức tăng 382.75%.47 - Năm 2014 vốn bằng tiền là 68,062 triệu đồng, tăng 25,976 triệu đồng so với năm 2013, tƣơng ứng với mức tăng 61.72%. Nhƣ vậy, từ 2011- 2014 công ty đã tăng một lƣợng lớn tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền. Về tỷ trọng vốn bằng tiền trong tổng VLĐ thì năm 2011, tỷ lệ là 36.44%, năm 2012 là 54%, năm 2013 là 82.6% và năm 2014 là 86.75%. Nhƣ vậy, lƣợng vốn bằng tiền chiếm tỷ lệ khá cao (năm 2013: quá cao) so với lƣợng vốn lƣu động cần thiết của doanh nghiệp, điều này khiến doanh nghiệp thừa khả năng đáp ứng đƣợc nhu cầu vốn lƣu động của mình một cách nhanh và hệu quả nhất. Tuy nhiên, việc dự trữ một lƣợng tiền mặt quá lớn trong doanh nghiệp sẽ gây ra những bất lợi về mặt an toàn cũng nhƣ để mất nhiều cơ hội đầu tƣ mang lại hiệu quả cao khác. Do đó, việc duy trì lƣợng tiền mặt vừa đủ trong doanh nghiệp là điều cần đƣợc đặc biệt quan tâm để doanh nghiệp luôn luôn chủ động và linh hoạt trong việc sử dụng vốn tiền mặt. Để đánh giá về chính sách quản lý vốn bằng tiền, ta có thể đánh giá qua khả năng thanh toán của Công ty bằng các hệ số thanh toán dƣới đây: Ta có thể đánh giá khả năng thanh toán qua một số chỉ tiêu sau: - Hệ số thanh toán tổng quát Hệ số thanh toán tổng quát = Tổng tài sản/( Nợ ngắn hạn + nợ dài hạn) HSTT TQ 2011 = 21,368 /(18,108 + 8,019) = 0.82< 1 HSTT TQ 2012 = 84,401/(105,685 + 0) = 0.799< 1 HSTT TQ 2013 = 153,739/(254,806 + 0) = 0.6< 1 HSTT TQ 2014 = 224,153/(304,199 + 0) = 0.74 < 1 Nhƣ vậy, hệ số thanh toán tổng quát của công ty cả 4 năm đều nhỏ hơn 1, chứng tỏ doanh nghiệp vẫn chƣa đủ tài sản để thanh toán các khoản nợ của công ty hay nói cách khác nhiều khoản huy động ở bên ngoài của công ty chƣa có tài sản đảm bảo. Hệ số này có sự thay đổi tƣơng đối nhỏ trong 4 năm là do sự gia tăng nguồn vốn vay bên ngoài đều đƣợc đầu tƣ cho tài sản của Công ty trong giai đoạn đầu phát triển.48 - Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn HSTT nợ NH 2011 = 3,994/18,108 = 0.22< 1 HSTT nợ NH 2012 = 14,493/105,685 = 0.14< 1 HSTT nợ NH 2013 = 26,764/254,806 = 0.11< 1 HSTT nợ NH 2014 = 38,064/304,199 = 0.13 < 1 Nhƣ vậy, hệ số thanh toán nợ ngắn hạn của công ty đều nhỏ hơn 1 hay nói cách khác tài sản lƣu động chƣa đƣợc tài trợ hết bằng các khoản nợ ngắn hạn và một phần vốn chủ sở hữu nên công ty có khả năng thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn kém. - Hệ số thanh toán nhanh Hệ số thanh toán nhanh = (Tài sản ngắn hạn – hàng tồn kho)/ Nợ ngắn hạn Do đặc trƣng hoạt động của Công ty TNHH Công nghệ Itim nên khoản mục hàng tồn kho hiện tại không có trong bảng cân đối kế toán của Công ty nên hệ số thanh toán nhanh của Công ty tƣơng đƣơng với hệ số thanh toán nợ ngắn hạn nhƣ đã tính ở trên. Nhƣ vậy, trong cả 4 năm thì hệ số thanh toán nhanh đều bé hơn 1, điều đó chứng tỏ vốn tiền mặt khó có thể đảm bảo thanh toán đƣợc các khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn thanh toán . Nhƣ vậy, nhìn chung khả năng thanh toán của Công ty đều nhỏ hơn 1, điều này cho thấy một lần nữa hiệu quả sử dụng vốn lƣu động của Công ty trong giai đoạn 2011 – 2014 rất kém. 3.2.4. Phân tích tình hình sử dụng toàn bộ vốn tại Công ty TNHH công nghệ ITIM giai đoạn 2011-2014 * Đánh giá của khách thể nghiên cứu Để đánh giá về thực trạng hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn tại Công ty TNHH Công nghệ Itim giai đoạn 2011 – 2014, tác giả đã tiến hành xây dựng nội dung câu hỏi số 4 trong bảng hỏi để khảo sát ý kiến của cán bộ lãnh đạo Công ty và cán bộ phòng tài chính kế toán của Công ty, cụ thể:49 Câu hỏi số 4: Xin ông/bà cho biết ý kiến đánh giá về hiệu quả sử dụng toàn bộ nguồn vốn của Công ty TNHH Công nghệ ITIM giai đoạn 2011-2014?. ất không hiệu quả ệu quả ờng ệu quả ất hiệu quả Kết quả thu đƣợc sau khi khảo sát 60 các khách thể nghiên cứu nhƣ sau: Biểu đồ 3.3. Biểu đồ biểu hiện đánh giá của khách thể nghiên cứu về hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn tại Công ty TNHH Công nghệ ITIM ( Nguồn: Tổng hợp từ 60 phiếu điều tra, khảo sát) Nhƣ vậy, có thể thấy hầu nhƣ cán bộ công nhân viên và lãnh đạo đều nhận thấy hiện nay hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn tại Công ty là chƣa hiệu quả, 70% đánh giá là không hiệu quả, 10% đánh giá là bình thƣờng và 20% còn lại đánh giá là rất không hiệu quả. Khi tiến hành phỏng vấn sâu các khách thể nghiên cứu thì kết quả cho thấy hiện nay Công ty vẫn đang trong tình trạng lỗ, chƣa có doanh thu nên hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn hầu nhƣ là rất thấp. Kết quả này đƣợc đúc kết bằng những phân tích về hiệu quả sử dụng vốn lƣu động, vốn cố định nhƣ ở trên và phân tích tình hình sử dụng toàn bộ vốn ở phần dƣới đây tại Công ty. * Phân tích tình hình sử dụng toàn bộ vốn Sau khi thu thập các dữ liệu về điều tra, phỏng vấn các khách thể nghiên cứu về hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn tại Công ty TNHH Công nghệ ITIM, đề tài thực hiện phân tích tình hình sử dụng vốn để thấy đƣợc mối quan hệ giữa kết quả thu thập từ điều tra và kết quả điều tra. Phần trăm đánh giá hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn Công ty TNHH Công nghệ Itim Rất không hiệu quả 20% Không hiệu quả 70% Bình thường 10% Rất hiệu quả 0% Rất không hiệu quả Không hiệu quả Bình thường Hiệu quả Rất hiệu quả Hiệu quả 0%50 Theo đó, từ phần cơ sở lý luận, ta đã xác định các chỉ tiêu dùng để phân tích tình hình sử dụng toàn bộ vốn trong doanh nghiệp: Hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn của doanh nghiệp = Doanh thu thuần/Nguồn vốn bình quân của doanh nghiệp Hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn của doanh nghiệp càng cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng càng hiệu quả nguồn vốn của mình và ngƣợc lại. Tuy nhiên, hiện nay do công ty chƣa có doanh thu nên không thể tính toán đƣợc chỉ tiêu này. Qua toàn bộ những số liệu về công ty đã đƣợc phân tích và đánh giá có thể thấy trong khoảng thời gian 2011-2014 công ty vẫn chƣa có lợi nhuận. Vậy tại sao công ty vẫn tồn tại? Điều này đƣợc lý giải bởi công ty có chiến lƣợc đầu tƣ dài hạn, trong những năm đầu dành cho đầu tƣ trang thiết bị và quảng cáo để mọi ngƣời biết đến, tin tƣởng và sử dụng sản phẩm, sẽ thu lợi nhuận ở những năm tiếp theo. Hơn nữa nguồn vốn của công ty là từ các quỹ đầu tƣ nƣớc ngoài nhƣ Yandex (công cụ tìm kiếm chiếm 60% thị phần tại Nga), Mail.ru Group (Công ty Internet đứng thứ 7 thế giới), Digital Sky Technologies (quỹ đã đầu tƣ cho Facebook 200 triệu USD). Tính đến nay Công ty đã đầu tƣ khoảng 15 triệu Đô La Mỹ vào các dự án. Tới năm 2017, dự kiến tổng chi phí sẽ lên tới 100 triệu Đô La Mỹ. Đó đều là những nhà đầu tƣ có tiềm lực mạnh về vốn. 3.3. Đánh giá chung về tình hình sử dụng vốn tại Công ty TNHH công nghệ ITIM giai đoạn 2011-2014 3.3.1. Những kết quả đạt được - Ban lãnh đạo Công ty luôn quan tâm và chú trọng đặc biệt đến khâu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp và bƣớc đầu đã có những định hƣớng cho công tác này tại Công ty. - Giá trị vốn lƣu động, vốn cố định đều dƣơng và tăng khả quan qua các năm, chứng tỏ nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu không chỉ tài trợ đủ cho tài sản dài hạn mà còn tài trợ một phần cho tài sản ngắn hạn, công ty đƣợc xem là cân bằng tài chính trong dài hạn, áp lực hoàn trả nợ thấp, chứng tỏ công ty bƣớc đầu đạt đƣợc cân bằng tài chính trong ngắn hạn.51 - Công ty đã có nhiều nỗ lực và chính sách nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty. - Quy mô vốn kinh doanh của công ty mở rộng qua các năm, kéo theo quy mô vốn lƣu động và vốn cố định đều tăng lên trong những năm vừa qua. 3.3.2. Những hạn chế còn tồn tại Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, ta cũng cần xem xét tới những tồn tại mà công ty còn vƣớng phải trong công tác sử dụng vốn của Công ty, khiến cho hiệu quả sử dụng vốn chƣa đƣợc hiệu quả trong giai đoạn vừa qua. Cụ thể: - Hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty giảm thể hiện ở chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế âm, và công ty không đảm bảo khả năng thanh toán thông qua các hệ số thanh toán tổng quát và hệ số thanh toán nợ ngắn hạn đều nhỏ hơn 1. - Hình thức huy động vốn chƣa đa dạng và phong phú, chủ yếu là từ các tổ chức đầu tƣ truyền thống của Công ty. - Hiệu quả sử dụng vốn cố định và vốn lƣu động đều không tốt trong doanh nghiệp. 3.3.3. Nguyên nhân hạn chế - Trong những năm đầu công ty vẫn đang trong quá trình đầu tƣ trang thiết bị nên chƣa có lợi nhuận từ hoạt động quảng cáo mà chi phí vẫn phát sinh . - Nền kinh tế khó khăn, việc vay ngân hàng cũng không phải dễ dàng nhất là đối với những doanh nghiệp mới. - Công tác quản lý vốn bằng tiền, quản lý vốn cố định và vốn lƣu động, trong đó có các chính sách quản lý chƣa đƣợc chú trọng trong việc lên kế hoạch thực hiện, triển khai và kiểm soát quá trình thực hiện.52 CHƢƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ ITIM ĐẾN NĂM 2020 4.1. Định hƣớng phát triển và quan điểm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Công nghệ Itim đến năm 2020 Định hƣớng phát triển chung của Công ty TNHH Công nghệ Itim bao gồm những nội dung cụ thể sau: 4.1.1. Quan điểm, mục tiêu phát triển - Tiếp tục củng cố, nâng cao năng lực hoạt động của công ty thông qua nâng cao năng lực tài chính, công nghệ và phát huy tối đa nguồn lực con ngƣời trong doanh nghiệp. - Không ngừng thay đổi tƣ duy quản trị theo hƣớng áp dụng các chuẩn mực tiên tiến, hiện đại trên thế giới trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trên thế giới. - Tập trung phát huy các lợi thế, khắc phục các tồn tại/hạn chế, tận dụng tối đa các cơ hội trên thị trƣờng, nhằm hoàn thành thắng lợi các mục tiêu kinh doanh năm 2014, tạo tiền đề cho việc thực hiện chiến lƣợc kinh doanh của Công ty TNHH Công nghệ Itim đến năm 2020, xây dựng Công ty trở thành một doanh nghiệp có vị thế trên thị trƣờng công nghệ thông tin Việt Nam. 4.1.2. Kế hoạch phát triển Để thực hiện đƣợc mục tiêu và định hƣớng chung của Công ty, Ban lãnh đạo Công ty xác định những giải pháp quan trọng sau: - Tập trung tận dụng tối đa ƣu thế về mạng lƣới, nghiên cứu và đƣa ra các sản phẩm dịch vụ, các dự án mới để tiếp tục thúc đẩy tăng trƣởng quy mô tài sản và thị phần hoạt động. - Đối với hoạt động kinh doanh: Tập trung xây dựng hệ thống các nhân viên kinh doanh lớn mạnh, đem đến nhiều hợp đồng quảng cáo cho Công ty, giúp Công ty đạt đƣợc mục tiêu đã đề ra. - Đối với tình hình sử dụng vốn: Ban lãnh đạo Công ty TNHH Công nghệ ITIM xác định công tác phát triển nguồn vốn là nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu, là53 yếu tố quyết định đến quy mô tài sản của Công ty. Vì vậy, Công ty tiếp tục triển khai tích cực công tác huy động vốn và tiếp tục đẩy mạnh công tác quản trị, sử dụng nguồn vốn hiệu quả. - Đẩy mạnh công tác truyền thông, quảng bá: Hoạt động truyền thông, Marketing trong năm 2014 sẽ đƣợc thực hiện theo hƣớng chuyên nghiệp hơn nữa, góp phần quảng bá thƣơng hiệu Công ty TNHH Công nghệ ITIM nói chung và phần mềm Cốc Cốc nói riêng ngày càng sâu rộng, thân thuộc và gắn với giá trị cuộc sống của khách hàng. 4.1.3. Quan điểm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Công nghệ ITIM - Ban lãnh đạo Công ty cần có sự quan tâm đúng mức đến công tác nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại doanh nghiệp, thiết lập các báo cáo theo từng giai đoạn để theo dõi quá trình áp dụng các giải pháp, từ đó có những điều chỉnh kịp thời. - Dựa vào định hƣớng, mục tiêu và các kế hoạch phát triển để thiết lập cụ thể các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty. - Phát huy những kết quả đạt đƣợc trong thời gian qua ở công tác nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói chung và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lƣu động và vốn cố định nói riêng tại Itim. - Chú trọng hơn nữa đến khâu quản trị nhân lực, nâng cao chất lƣợng đội ngũ nhân viên và đặt điều này làm giải pháp hàng đầu để thực hiện tốt công tác nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Công nghệ ITIM trong giai đoạn tới.54 4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả tình hình sử dụng vốn tại Công ty TNHH Công nghệ ITIM Tác giả tổng hợp các giải pháp trong hình 4.1 dƣới đây: Hình 4.1. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tình hình sử dụng vốn tại Công ty TNHH Công nghệ ITIM (đến năm 2020) Nguồn: Tác giả đề xuất Giải pháp nâng cao hiệu quả tình hình sử dụng vốn Công ty TNHH Công nghệ ITIM Giải pháp về nhân sự Giải pháp về sản phẩm và thị trƣờng tiêu thụ Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lƣu động Tiến hành nâng cấp và đổi mới các TSCĐ Tiến hành quản lý chặt TSCĐ Xây dựng kế hoạch huy động và sử dụng vốn hiệu quả Tăng cƣờng công tác quản lý các khoản phải thu, hạn chế tối đa lƣợng vốn bị chiếm dụng Xây dựng chính sách quản lý vốn bằng tiền hiệu quả Thƣờng xuyên đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lƣu động Giảm thiểu chi phí quản lý của doanh nghiệp một cách tốt nhất55 Để các giải pháp này đƣợc thực hiện hiệu quả trong thực tế, tác giả đề xuất quy trình triển khai giải pháp nhƣ sau: Hình 4.2. Quy trình triển khai giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tình hình sử dụng vốn tại Công ty TNHH Công nghệ ITIM (đến năm 2020) Nguồn: Tác giả đề xuất Quy trình triển khai giải pháp nâng cao hiệu quả tình hình sử dụng vốn Công ty TNHH Công nghệ ITIM Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện giải pháp Tổ chức triển khai thực hiện các giải pháp Kiểm tra, đánh giá quá trình triển khai thực hiện các giải pháp Tổ chức triển khai thực hiện các nhóm giải pháp trong hình 4.1 (đính kèm luận văn) Kiểm tra, giám sát thƣờng xuyên quá trình triển khai, thực hiện giải pháp Đánh giá kết quả thực hiện các giải pháp bằng văn bản cụ thể và đƣa ra định hƣớng sau khi thực hiện giải pháp Xác định mục tiêu, định hƣớng khi thực hiện mỗi giải pháp Xác định cá nhân, các bộ phận thực hiện các giải pháp Xác định kế hoạch chi phí thực hiện các giải pháp56 Nhƣ vậy, căn cứ vào những phân tích tình hình sử dụng vốn tại Công ty TNHH Công nghệ ITIM trong giai đoạn 2011 – 2014, tác giả đề xuất hệ thống một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tình hình sử dụng vốn tại Công ty TNHH Công nghệ ITIM (đến năm 2020). Cụ thể, đó là các giải pháp đƣợc tổng hợp trong hình 4.1 trên đây kèm quy trình triển khai giải pháp trong hình 4.2 của luận văn. Nội dung cụ thể của các giải pháp nhƣ sau: 4.2.1. Giải pháp về nhân sự Giải pháp thứ nhất nhằm nâng cao hiệu quả tình hình sử dụng vốn tại Công ty TNHH Công nghệ ITIM là các giải pháp về nhân sự, nhân sự nói chung tại Công ty và nhân sự quản lý nói riêng. Hiện nay, chất lƣợng nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Công nghệ ITIM đã là khá cao, tuy nhiên không vì vậy mà ta có thể lơ là khâu thiết lập các giải pháp về nhân lực cho Công ty. Đây là yếu tố giúp cho các hoạt động của Công ty diễn ra hiệu quả hơn, trong đó có các hoạt động nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong Công ty. Trong giai đoạn hiện nay, thị trƣờng hàng hóa dịch vụ nói chung và thị trƣờng công nghệ thông tin nói riêng có tính cạnh tranh hết sức khốc liệt. Do đó, để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung, nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn nói riêng, cần kiện toàn bộ máy quản lý và nâng cao hơn nữa chất lƣợng của đội ngũ lao động. Công ty nên tiếp tục kiện toàn và xây dựng bộ máy quản lý điều hành thông qua các hình thức sau: - Xây dựng kế hoạch rà soát lại chất lƣợng đội ngũ nhân sự làm việc tại Công ty, nhìn nhận thực trạng nguồn nhân lực và quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp để có chiến lƣợc phát triển nhân lực của doanh nghiệp trong tƣơng lai. - Xây dựng kế hoạch đào tạo và phát triển nhân lực tại Công ty, chú trọng đến các chƣơng trình đào tạo về kỹ năng và nghiệp vụ cho nhân viên để nâng cao chất lƣợng nhân lực tại Công ty. - Tổ chức triển khai các hoạt động trong kế hoạch nâng cao chất lƣợng nhân sự tại Công ty: + Thành lập bộ phận kiểm toán nội bộ, bộ phận pháp chế kiểm tra tính hợp pháp trong ký kết hợp đồng để tăng cƣờng công tác kiểm tra, kiểm soát chi phí đầu vào nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.57 + Trao quyền tự chủ trong kinh doanh cho các bộ phận kinh doanh và phát triển sản phẩm dịch vụ dƣới sự điều tiết của công ty bằng các quy chế quản lý phù hợp. + Cải tiến phƣơng thức quản lý tại cơ quan công ty và các đội theo hƣớng gọn nhẹ và chuyên sâu nhằm tăng năng suất và hiệu quả kinh doanh và để nâng cao hơn nữa chất lƣợng đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên. + Nâng cao hiệu quả làm việc, năng suất lao động của cán bộ công nhân viên bằng cách dùng đòn bẩy kinh tế để kích thích họ; đặc biệt cần quan tâm tới công tác trả lƣơng, thƣởng, khuyến khích lợi ích vật chất đối với ngƣời lao động. + Tổ chức nhiều chƣơng trình đào tạo và phát triển nhân lực, tập trung vào các kỹ năng quản lý, quản trị và các kỹ năng mềm để đem lại nguồn nhân lực chất lƣợng cao cho doanh nghiệp. 4.2.2. Giải pháp về sản phẩm và thị trường tiêu thụ Để khắc phục hạn chế thứ nhất là hiệu quả hoạt động của công ty giảm, giải pháp đƣợc đƣa ra là các giải pháp về sản phẩm và thị trƣờng tiêu thụ, vì thực hiện tốt khâu sản phẩm và thị trƣờng sẽ giúp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tăng doanh thu, lợi nhuận, đƣa các giá trị âm trong lợi nhuận những năm qua lên giá trị dƣơng, để các chỉ tiêu tính toán về hiệu quả sử dụng vốn sẽ mang giá trị dƣơng và điều này cho thấy, tình hình sử dụng vốn tại doanh nghiệp đƣợc nâng cao. Theo đó, tổ chức tốt việc tiêu thụ nhằm đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lƣu động nói riêng và vốn kinh doanh của Công ty nói chung. Các giải pháp cụ thể bao gồm: - Xây dựng và mở rộng hệ thống dịch vụ ở những thị trƣờng đang có nhu cầu. Thông qua hệ thống tổ chức công tác nghiên cứu, tìm hiểu thị hiếu của khách hàng. Đây chính là cầu nối giữa công ty với khách hàng. Qua đó, công ty có thể thu nhập thêm những thông tin cần thiết và đƣa ra các giải pháp thích hợp nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng, củng cố niềm tin của khách hàng với công ty. - Thực hiện phƣơng châm khách hàng là thƣợng đế, áp dụng chính sách ƣu tiên cho khách hàng với những quyền lợi mà khách hàng có đƣợc khi sử dụng các58 phần mềm của Công ty. Ví dụ nhƣ phần mềm Cốc Cốc, xây dựng các chính sách khách hàng dựa theo tình hình số lƣợt download, những tiện ích mà khách hàng có đƣợc khi sử dụng trình duyệt và những nét đặc trƣng của trình duyệt so với các sản phẩm cùng loại khác trên thị trƣờng, tập trung vào đặc điểm về tìm kiếm ngôn ngữ tiếng Việt đặc trƣng của sản phẩm để thu hút khách hàng. - Tăng cƣờng quan hệ hợp tác, mở rộng thị trƣờng tiêu thụ, đẩy mạnh công tác tiếp thị, nghiên cứu thị trƣờng, nắm bắt thị hiếu của khách hàng. - Công ty nên tổ chức hoạt động marketing một cách hiệu quả hơn trong thời gian tới. Đây là cơ sở cho công ty tăng số lƣợng sản phẩm tiêu thụ và thu đƣợc lợi nhuận cao hơn cũng nhƣ tăng khả năng cạnh tranh của công ty trong cơ chế kinh tế thị trƣờng khốc liệt hiện nay. 4.2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Công ty TNHH công nghệ ITIM Giải pháp thứ ba nhằm nâng cao hiệu quả tình hình sử dụng vốn tại Công ty TNHH Công nghệ ITIM là các giải pháp về nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định, giải pháp này đã giải quyết đƣợc hạn chế của công ty là hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty không tốt do công tác quản lý vốn bằng tiền chƣa hiệu quả. Các nhóm giải pháp cụ thể bao gồm: (1) Tiến hành nâng cấp và đổi mới các TSCĐ, và (2) Tiến hành quản lý chặt TSCĐ. 4.2.3.1. Tiến hành nâng cấp và đổi mới các TSCĐ Mặc dù các tài sản cố định đều là những tài sản mới đƣợc Công ty đầu tƣ trong thời gian vừa qua, tuy nhiên cũng không thể tránh khỏi sự hƣ hỏng trong quá trình sử dụng, chính vì vậy công ty cần tiến hành các giải pháp nhằm nâng cấp và đổi mới các TSCĐ của Công ty một cách kịp thời và hiệu quả nhất. Các giải pháp cụ thể: - Lên kế hoạch kiểm tra, theo dõi các tài sản cố định của Công ty. - Khi có vấn đề phát sinh, cần tiến hành xây dựng kế hoạch nâng cấp và đổi mới các TSCĐ một cách kịp thời.59 - Bộ phận tài chính kết hợp với bộ phận hành chính của Công ty để thực hiện hỗ trợ chi phí thực hiện kế hoạch nâng cấp và đổi mới TSCĐ của Công ty nhƣ đã đƣợc duyệt từ phía Ban lãnh đạo. 4.2.3.2. Tiến hành quản lý chặt TSCĐ Công ty cũng cần quản lý các TSCĐ một cách chặt chẽ , nắm rõ tình hình biến động trong TSCĐ của Công ty bằng các báo cáo tình hình TSCĐ qua các giai đoạn, từ đó có những định hƣớng giải pháp cụ thể theo từng thời kỳ. 4.2.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lƣu động tại Công ty TNHH công nghệ ITIM Giải pháp thứ tƣ nhằm nâng cao hiệu quả tình hình sử dụng vốn tại Công ty TNHH Công nghệ ITIM là các giải pháp về nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lƣu động. Các nhóm giải pháp cụ thể bao gồm: (1) Xây dựng chính sách quản lý vốn bằng tiền hiệu quả, (2) Thƣờng xuyên đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lƣu động, (3) Để hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thực sự có hiệu quả, (4) Giảm thiểu chi phí quản lý của doanh nghiệp một cách tốt nhất. 4.2.4.1. Xây dựng kế hoạch huy động và sử dụng vốn hiệu quả Nhằm khắc phục hạn chế hình thức huy động vốn chƣa phong phú, cần xây dựng kế hoạch huy động và sử dụng vốn hiệu quả. Trƣớc tiên, Công ty cần có những giải pháp xác định chính xác nhu cầu vốn của Công ty, sau đó mới lên kế hoạch cụ thể để huy động vốn hiệu quả. Các nhóm giải pháp nhằm xây dựng kế hoạch huy động và sử dụng vốn hiệu quả bao gồm:60 Hình 4.3. Các nhóm giải pháp về xây dựng kế hoạch huy động và sử dụng vốn hiệu quả tại Công ty TNHH Công nghệ ITIM Nguồn: Tác giả đề xuất Theo đó, các nhóm giải pháp về xây dựng kế hoạch huy động và sử dụng vốn hiệu quả tại Công ty TNHH Công nghệ ITIM bao gồm: (1) Xác định chính xác nhu cầu vốn cần thiết, (2) Xây dựng kế hoạch huy động vốn hiệu quả, (3) Chủ động khai thác và sử dụng nguồn vốn kinh doanh nói chung và vốn lƣu động, vốn cố định nói riêng một cách hợp lý và linh hoạt. Cụ thể: * Xác định chính xác nhu cầu vốn cần thiết Công ty cần phải phân tích chính xác các chỉ tiêu tài chính của kỳ trƣớc, những biến động chủ yếu trong các khoản mục vốn, mức chênh lệch giữa kế hoạch và thực hiện về nhu cầu vốn ở các kỳ trƣớc. * Xây dựng kế hoạch huy động vốn hiệu quả Dựa trên nhu cầu vốn đã xác định, xây dựng kế hoạch huy động vốn: xác định khả năng tài chính hiện tại của công ty, số vốn còn thiếu, so sánh chi phí huy Nhóm giải pháp về [k\Gõng kà ho¥ch KX\ÿÝQJYjVñ déng vÕn hiËu qu§ t¥L&{QJW\71++&{QJQJKË ITIM ;iFÿÏQKFKtQK[iFnhu c«u vÕn c«n thiÃt ;k\Gõng kà ho¥ch KX\ÿÝng vÕn hiËu qu§ Chë ÿÝQJNKDLWKiFYjVñ déng ngu×n vÕQNLQKGRDQKQyLFKXQJYjYÕQOmXÿÝng, vÕn cÕ ÿÏnh QyLULrQJPÝWFiFKhçSOêYjOLQKKR¥t61 động vốn từ các nguồn tài trợ để lựa chọn kênh huy động vốn phù hợp, kịp thời, tránh tình trạng thừa vốn, gây lãng phí hoặc thiếu vốn làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của công ty, đồng thời hạn chế rủi ro có thể xảy ra. Căn cứ vào kế hoạch vốn kinh doanh đảm bảo cho phù hợp với tình hình thực tế thông qua việc phân tích, tính toán các chỉ tiêu kinh tế, tài chính của kỳ trƣớc cùng với những dự đoán về tình hình hoạt động kinh doanh, khả năng tăng trƣởng trong năm tới và những dự kiến về sự biến động của thị trƣờng, Công ty sẽ lập kế hoạch huy động vốn trong giai đoạn tới. * Chủ động khai thác và sử dụng nguồn vốn kinh doanh nói chung và vốn lưu động, vốn cố định nói riêng một cách hợp lý và linh hoạt Trong điều kiện doanh nghiệp hoạt động đƣợc chủ yếu bằng các nguồn vốn huy động từ bên ngoài thì để giảm thiểu chi phí sƣ dụng vốn, công ty nên linh hoạt tìm các nguồn tài trợ với lãi suất phù hợp. Một số nguồn công ty có thể xem xét huy động nhƣ: - Vốn chiếm dụng: Thực chất đây là các khoản phải trả ngƣời bán, ngƣời mua trả tiền trƣớc, các khoản phải trả khác. Đây không thể đƣợc coi là nguồn vốn huy động chính nhƣng khi sử dụng khoản vốn này công ty không phải trả chi phí sử dụng, nhƣng không vì thế mà công ty lạm dụng nó vì đây là nguồn vốn mà doanh nghiệp chỉ có thể chiếm dụng tạm thời. - Nguồn vốn liên doanh, liên kết: Đây là hình thức hợp tác mà qua đó các doanh nghiệp không những tăng đƣợc vốn cho hoạt động kinh doanh mà còn học tập đƣợc kinh nghiệm quản lý, tiếp thu đƣợc tiến bộ khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ. - Vay ngân hàng: Trong những năm gần đây, đứng trƣớc nhu cầu đòi hỏi về vốn thì đây là một nguồn cung cấp vốn quan trọng. Nguồn vốn tín dụng ngân hàng thực chất là vốn bổ sung chứ không phải nguồn vốn thƣờng xuyên tham gia và hình thành nên vốn lƣu động của công ty. Mặt khác, công ty cũng nên huy động nguồn vốn trung và dài hạn vì việc sử dụng vốn vay cả ngắn, trung và dài hạn phù hợp sẽ góp phần làm giảm khó khăn tạm thời về vốn, giảm một phần chi phí và tăng lợi62 nhuận. Tuy nhiên, để huy động đƣợc các nguồn vốn từ ngân hàng thì công ty cũng cần phải xây dựng các phƣơng án kinh doanh, các dự án đầu tƣ khả thi trình lên ngân hàng, đồng thời phải luôn luôn làm ăn có lãi, thanh toán các khoản nợ gốc và lãi đúng hạn, xây dựng lòng tin ở các ngân hàng. Các giải pháp cụ thể: - Xây dựng chiến lƣợc huy động vốn phù hợp với thực trạng thị trƣờng và môi trƣờng kinh doanh của từng thời kỳ. - Tạo niềm tin cho các nơi cung ứng vốn bằng cách nâng cao uy tín của công ty: ổn định và hợp lý hóa các chỉ tiêu tài chính, thanh toán các khoản nợ đúng hạn... - Chứng minh đƣợc mục đích sử dụng vốn bằng cách đƣa ra kết quả kinh doanh và hiệu quả vòng quay vốn trong năm qua và triển vọng năm tới. Đối với công tác sử dụng vốn: Khi thực hiện công ty phải căn cứ vào kế hoạch huy động và sử dụng vốn kinh doanh đã lập làm cơ sở để điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế tại công ty. Nếu phát sinh nhu cầu bất thƣờng, công ty cần có kế hoạch chủ động cung ứng kịp thời đảm bảo cho hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục, tránh tình trạng phải ngừng sản xuất do thiếu vốn kinh doanh. - Nếu thừa vốn, công ty phải có biện pháp xử lý kịp thời nhằm đảm bảo phát huy thế mạnh, khả năng sinh lời của vốn. Để có kế hoạch huy động và sử dụng vốn sát với thực tế, nhất thiết phải dựa vào thực trạng sử dụng vốn trong kỳ và đánh giá điều kiện cũng nhƣ xu hƣớng thay đổi cung cầu trên thị trƣờng. 4.2.4.2. Tăng cường công tác quản lý các khoản phải thu, hạn chế tối đa lượng vốn bị chiếm dụng - Công ty cần phân loại khách hàng, tìm hiểu kỹ về khả năng thanh toán của họ. Hợp đồng luôn phải quy định chặt chẽ về thời gian, phƣơng thức thanh toán và hình thức phạt khi vi phạm hợp đồng. - Mở sổ theo dõi chi tiết các khoản nợ, tiến hành sắp xếp các khoản phải thu theo tuổi. Nhƣ vậy, công ty sẽ biết đƣợc một cách dễ dàng khoản nào sắp đến hạn63 để có thể có các biện pháp hối thúc khách hàng trả tiền. Định kỳ công ty cần tổng kết công tác tiêu thụ, kiểm tra các khách hàng đang nợ về số lƣợng và thời gian thanh toán, tránh tình trạng để các khoản thu rơi vào tình trạng nợ khó đòi. - Công ty nên áp dụng biện pháp tài chính thúc đẩy tiêu thu sản phẩm và hạn chế vốn bị chiếm dụng nhƣ chiết khấu thanh toán và phạt vi phạm quá thời hạn thanh toán. - Nếu khách hàng thanh toán chậm thì công ty cần xem xét cụ thể để đƣa ra các chính sách phù hợp nhƣ thời gian hạn nợ, giảm nợ nhằm giữ gìn mối quan hệ sẵn có và chỉ nhờ cơ quan chức năng can thiệp nếu áp dụng các biện pháp trên không mạng lại kết quả. - Khi mua hàng hoặc thanh toán trƣớc, thanh toán đủ phải yêu cầu ngƣời lập các hợp đồng bảo hiểm tài sản mua nhằm tránh thất thoát, hỏng hóc hàng hóa dựa trên nguyên tắc “giao đủ, trả đủ” hay các chế tài áp dụng trong ký kết hợp đồng. 4.2.4.3. Xây dựng chính sách quản lý vốn bằng tiền hiệu quả Việc tổ chức quản lý và sử dụng vốn bằng tiền có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của công ty nói chung và hiệu quả sử dụng vốn nói riêng. Công ty cần có những giải pháp và chính sách quản lý vốn bằng tiền hiệu quả để số lƣợng tiền mặt không quá cao cũng không quá thấp, đảm bảo đủ khả năng thanh toán trong Công ty và không đánh mất các cơ hội phát triển trên thị trƣờng. 4.2.4.4. Thường xuyên đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động Để hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thực sự có hiệu quả thì doanh nghiệp phải biết đƣợc đồng vốn mình bỏ ra sẽ đem về bao nhiêu đồng lợi nhuận. Việc thƣờng xuyên đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của công ty sẽ giúp công ty có cái nhìn đích thực và nắm bắt chính xác tình hình tài chính của mình, từ đó đƣa ra các giải pháp kịp thời và có hiệu quả để phát huy các mặt tích cực, hạn chế các mặt tiêu cực trong việc sử dụng của Công ty. 4.2.4.5. Giảm thiểu chi phí quản lý của doanh nghiệp một cách tốt nhất Giải pháp cuối cùng trong các nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong Công ty TNHH Công nghệ ITIM là nhóm giải pháp giảm thiểu chi phí64 quản lý của doanh nghiệp một cách tốt nhất. Điều này sẽ giúp tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, tránh tình trạng lỗ nhƣ hiện nay Công ty đang gặp phải, từ đó, giúp cải thiện các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn cố định, vốn lƣu động, và toàn bộ vốn trong doanh nghiệp. Công ty cần lên kế hoạch theo dõi sát sao các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp (Khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất hiện nay). Dựa theo đó, Công ty sẽ có những báo cáo theo dõi để có những giải pháp tƣơng ứng hiệu quả. Một số giải pháp giảm thiểu chi phí trong doanh nghiệp có thể áp dụng tại Công ty TNHH Công nghệ ITIM đƣợc đề xuất bao gồm: - Gắn kết các chƣơng trình cắt giảm chi phí với hoạt động quản lý chi phí trong Công ty. Trƣớc tiên, Công ty cần thiết lập một kế hoạch quản lý chi phí hiệu quả và phải gắn hoạt động quản lý chi phí trở thành một bộ phận không tách rời với chiến lƣợc tăng trƣởng kinh doanh then chốt. - Công ty nên chỉnh sửa các mục tiêu cắt giảm chi phí cho phù hợp với thực tế chi phí hiện tại và các chiến lƣợc kinh doanh cụ thể theo từng giai đoạn hoạt động của doanh nghiệp, đặt ra những mục tiêu tăng trƣởng lợi nhuận hấp dẫn để động viên các nhà quản lý cắt giảm những chi phí khác nhau và cũng cần xác định rõ bao nhiêu phần trăm trong số lợi nhuận thu đƣợc từ việc cắt giảm chi phí và bao nhiêu phần trăm có đƣợc từ những nỗ lực cải thiện, phát triển kinh doanh khác. - Xây dựng những điều kiện thích hợp cho việc cắt giảm chi phí hiện tại. Thực hiện tiên quyết công tác thay đổi các quy trình quản lý, tổ chức hiệu quả. - Công ty phải tính toán cụ thể và chi tiết về các chi phí đầu vào của từng công đoạn trong “chuỗi giá trị” và tính toán cả hiệu quả giá trị gia tăng mang đến đầu ra. - Cắt giảm chi phí theo những phƣơng thức hợp lý nhất mà không làm mất đi các năng lực thiết yếu hay giảm thiểu tính cạnh tranh của Công ty trên thị trƣờng. - Cắt giảm chi phí là hƣớng đến mục tiêu tăng trƣởng lợi nhuận, chuyển phần tiết kiệm đƣợc sang những khu vực tăng trƣởng, sinh lời của hoạt động kinh doanh, từ đó cải thiện tình hình hoạt động của Công ty.65 - Công ty TNHH Công nghệ ITIM nên kết hợp đồng thời hai cách quản lý chi phí, bao gồm (1) cắt giảm mọi chi phí vừa không cần thiết vừa không tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm dịch vụ; và (2) tăng khối lƣợng sản phẩm, dịch vụ làm ra để giảm giá thành trên từng đơn vị sản phẩm dịch vụ. - Xác định rõ ràng và nhất quán đâu là chi phí không cần thiết và không tạo ra giá trị gia tăng. Điều này là bƣớc đầu tiên giúp giảm thiểu chi phí quản lý hiệu quả trong Công ty. - Cắt giảm chi phí nhƣng vẫn đảm bảo đƣợc sự tăng trƣởng cùng với sự phối hợp, thống nhất từ lãnh đạo đến toàn bộ nhân viên trong doanh nghiệp. - Sử dụng các mục tiêu tăng trƣởng lợi nhuận và doanh số bán hàng để khích lệ sự cần thiết và gắn kết với hoạt động quản lý chi phí theo định hƣớng tăng trƣởng bền vững. Ban quản trị Công ty TNHH Công nghệ ITM cần công bố những mục tiêu cơ bản và mang tính thách thức cao nhất để toàn thể doanh nghiệp hiểu rõ nhu cầu cần áp dụng một phƣơng thức cắt giảm chi phí mới. - Với giải pháp thứ tƣ không chỉ khắc phục đƣợc hạn chế thứ hai của công ty là do hình thức huy động vốn chƣa hiệu quả mà còn giúp doanh nghiệp giải quyết đƣợc nhƣợc điểm hiệu quả sử dụng vốn lƣu động không tốt.66 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Kết luận Trên nền tảng nhận thức vai trò, tác động và tầm quan trọng của việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn trong doanh nghiệp kinh doanh, đồng thời nhìn nhận vào thực tế nguồn vốn, cơ cấu vốn và hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Công nghệ ITIM, tác giả đã xây dựng nội dung đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ “Phân tích tình hình sử dụng vốn tại Công ty TNHH công nghệ ITIM”. Với chƣơng 1, luận văn đã đi vào tìm hiểu các vấn đề về cơ sở lý luận liên quan đến vốn, cơ cấu vốn, sử dụng vốn trong doanh nghiệp kinh doanh. Đồng thời, nội dung chƣơng 1 cũng tập trung nghiên cứu tổng quan về tình hình nghiên cứu đề tài tình hình sử dụng vốn trong doanh nghiệp ở trong nƣớc và nƣớc ngoài. Đây sẽ là nền tảng để tác giả xây dựng nội dung các chƣơng tiếp theo. Nội dung chƣơng 2 đã tập trung tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích các phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng trong đề tài. Đây là nội dung rất quan trọng của luận văn, vì những phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc áp dụng phải có tính thực tiễn và hiệu quả thì kết quả thu đƣợc mới mang lại tính tối ƣu trong việc hoàn thiện nội dung luận văn. Với nền tảng cơ sở lý luận và các phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc áp dụng, thực trạng sử dụng vốn tại Công ty TNHH Công nghệ ITIM đã đƣợc làm rõ trong nội dung chƣơng 3. Ở chƣơng này, đề tài đã đi vào phân tích về nguồn vốn, cơ cấu vốn, tình hình sử dụng vốn và hiệu quả của hoạt động trên tại Công ty Itim. Cuối cùng, đề tài đã xây dựng những đề xuất về giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Công nghệ ITIM thông qua những đánh giá về thực trạng tại chƣơng 3 của đề tài. Do giới hạn về thời gian, trình độ cũng nhƣ những tài liệu, thông tin thu thập đƣợc nên luận văn sẽ còn nhiều hạn chế về nội dung và hình thức trình bày. Rất mong nhận đƣợc sự góp ý từ quý thầy cô để luận văn này đƣợc hoàn thiện hơn.67 Khuyến nghị Để cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty TNHH Công nghệ ITIM thực sự đạt đƣợc hiệu quả, tác giả xin khuyến nghị một số ý kiến với các cấp có liên quan, bởi nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn tại Itim thì nỗ lực riêng của mỗi một công ty vẫn còn chƣa thực sự đầy đủ, mà ngoài ra còn cần thêm sự giúp đỡ của các cơ quan ban ngành khác có liên quan. Cụ thể, các khuyến nghị nhƣ sau: Đối với các ngân hàng Các ngân hàng cần đƣợc tăng cƣờng hoàn thiện theo hƣớng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, luôn coi doanh nghiệp là khách hàng, là đối tƣợng quan tâm của ngân hàng. Hệ thống ngân hàng nên lƣu ý một số điểm sau: + Hiện đại hóa công nghệ, tăng cƣờng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt nhằm gia tăng tốc độ thanh toán, tăng cƣờng sự kiểm soát của pháp luật đối với các hoạt động. + Tăng cƣờng năng lực của cán bộ ngân hàng trong việc xem xét và đƣa ra các quyết định một cách khoa học, dựa trên đặc thù của ngân hàng. + Tạo lập mối quan hệ dài hạn với khách hàng nhằm xây dựng mạng lƣới khách hàng ổn định đồng thời đảm bảo hơn mức độ an toàn trong hạn mức tín dụng. + Đối với những khách hàng thƣờng xuyên và hoạt động có hiệu quả, ngân hàng cần có những chính sách ƣu đãi về lãi suất, về thời hạn và những điều kiện thủ tục khi cấp tín dụng tạo niềm tin cho khách hàng về sự đảm bảo của ngân hàng từ đó phát triển quan hệ gắn bó và lâu dài hơn. Đối với Nhà nước Quản lý, điều tiết kinh tế vĩ mô đƣợc coi là vai trò lớn nhất của Nhà nƣớc. Hiệu quả hoạt động của các đơn vị trong nền kinh tế bị ảnh hƣởng lớn từ các chính sách của Nhà nƣớc. Vì vậy, tác giả khuyến nghị một số nội dung sau đối với Nhà nƣớc nhằm giúp các doanh nghiệp, trong đó có Công ty TNHH Công nghệ ITIM thực hiện hiệu quả hơn các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng vốn nói riêng.68 + Có chính sách ƣu đãi về thuế nhiều hơn nữa, không chỉ ở tỷ lệ nộp thuế mà cả ở thời gian ƣu đãi thuế. + Xem xét bổ sung vốn cho các doanh nghiệp nhà nƣớc, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhà nƣớc chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Trên đây là một số giải pháp cơ bản và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty. Để các giải pháp đƣợc áp dụng hiệu quả trong thực tiễn đòi hỏi không chỉ cố gắng, nỗ lực của bản thân doanh nghiệp mà của tất cả các cấp, các ngành để đẩy mạnh hơn nữa hiệu của hoạt động của công ty nói chung và hiệu quả sử dụng vốn nói riêng.69 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Công ty TNHH KPMG Việt Nam, 2011-2014. Báo cáo kiểm toán độc lập năm 2011-2014 của Công ty TNHH Công nghệ ITIM. Hà Nội 2. David Begg, 2007. Kinh tế học. Hà Nội: Nhà xuất bản thống kê. 3. Dƣơng Hữu Hạnh, 2012. Tài chánh công ty. Hà Nội: Nhà xuất bản Phƣơng Đông. 4. Đinh Thế Hiển, 2007. Quản Trị Tài Chính Công Ty – Lý thuyết & Ứng Dụng. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống Kê. 5. Đàm Văn Huệ, 2006. Hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân. 6. Nguyễn Đình Kiệm và Bạch Đức Hiển, 2007. Tài chính Doanh nghiệp. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài Chính. 7. Nguyễn Minh Kiều, 2011. Tài chính doanh nghiệp căn bản, lý thuyết, bài tập và bài giải. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động – Xã hội. 8. Xuân Mai, 2014. Càng khó khăn, càng phải sử dụng vốn hiệu quả. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao Động – Xã Hội. 9. Pamela Peterson Drake và Frank Fabozzi, 2012. Tài chính căn bản. TPHCM: Nhà xuất bản Kinh Tế. 10. Paul A.Samuelson và Wiliam D.Nordhalls, 2007. Kinh tế học. Hà Nội: Nhà xuất bản tài chính. 11. Phòng tài chính kế toán, 2011-2014. Báo cáo tài chính năm 2011-2014 Công ty TNHH Công nghệ ITIM. Hà Nội. 12. Đàm Hồng Phƣơng, 2009. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các NHTM trên địa bàn Hà Nội trong tiến trình hội nhập quốc tế. Luận án Tiến sĩ kinh tế. Đại học kinh tế. 13. Quốc hội nƣớc CHXHCN Việt Nam, 2005.Luật Doanh nghiệp. Hà Nội. 14. Nguyễn Văn Sơn, 1994. Những giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp công nghiệp nhà nước tại TPHCM hiện nay. Luận án Tiến sĩ khoa học kinh tế.70 15. Nguyễn Quốc Tuấn, 2010.Nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của các doanh nghiệp khai thác than tại Tỉnh Quảng Ninh, áp dụng cho công ty TNHH 1 thành viên than Thống Nhất - TKV. Luận án Tiến sĩ. Trƣờng đại học Mỏ – Địa chất, Khoa Kinh tế Công nghiệp. 16. Nguyễn Thị Ngọc Trang và Nguyễn Thị Liên Hoa, 2007..Phân Tích Tài Chính. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao Động – Xã Hội. 17. Vƣơng Văn Ƣớc, 2012.Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần Sông Đà 9. Luận văn thạc sĩ. Đại học kinh tế quốc dân.PHỤ LỤC Mẫu bảng hỏi PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN CÁN BỘ LÃNH ĐẠO VÀ CÁN BỘ PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ ITIM Chúng tôi tiến hành thực hiện phiếu này này với mục đích khảo sát ý kiến của các cán bộ lãnh đạo và cán bộ phòng kế hoạch, phòng tài chính kế toán tại Công ty TNHH Công nghệ ITIM nhằm thu thập ý kiến góp ý của ông/bà với mục đích hoàn thiện công tác nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại đây. Rất mong các ông/bà dành thời gian trả lời các câu hỏi dƣới đây: PHẦN I: CÂU HỎI ĐIỀU TRA 1. Xin cho biết mức độ hài lòng chung của ông/bà đối với công tác nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn tại Công ty TNHH Công nghệ ITIM? ất không hài lòng ờng ất hài lòng 2. Đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Công ty TNHH Công nghệ ITIM, xin ông/bà cho biết ý kiến? ất không hiệu quả ệu quả ờng ệu quả ất hiệu quả 3. Đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn lƣu động tại Công ty TNHH Công nghệ ITIM , xin cho biết ý kiến nhận xét của ông/bà ất không hiệu quả ệu quả ờng ệu quả ất hiệu quả 4. Xin ông/bà cho biết ý kiến đánh giá về hiệu quả sử dụng toàn bộ nguồn vốn của Công ty TNHH Công nghệ ITIM giai đoạn 2011-2014?. ất không hiệu quả ệu quả ờng ệu quả ất hiệu quả5. Ông/bà vui lòng cho biết ý kiến đánh giá về việc phân tích những tác động của các nhân tố ảnh hƣởng lên hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp trong công tác nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Công nghệ ITIM giai đoạn 2011-2014?. ất không hiệu quả ệu quả ờng ệu quả ất hiệu quả 6. Đánh giá về việc áp dụng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Công nghệ ITIM, xin ông/bà cho biết ý kiến? ất không hiệu quả ệu quả ờng ệu quả ất hiệu quả 7. Xin Ông/bà cho biết ý kiến đánh giá chung về tình hình nguồn vốn và cơ cấu vốn tại Công ty TNHH Công nghệ ITIM? ất không hiệu quả ệu quả ờng ệu quả ất hiệu quả 8. Ông/bà vui lòng đóng góp một số ý kiến nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Công nghệ ITIM? ………………………………………………………………… ……………………………………………………………………… PHẦN II: THÔNG TIN CÁ NHÂN Thông tin về ngƣời tham gia khảo sát đƣợc giữ bí mật, dữ liệu kết quả bảng hỏi chỉ đƣợc sử dụng vào mục đích nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Công nghệ ITIM, ngoài ra không sử dụng trong bất kỳ công trình nào và cam kết bảo mật thông tin cho các đáp viên. Họ và tên: ………………………………………………………… Vị trí/ chức vụ: ……………………………………………………. Bộ phận công tác: ………………………………………………… Thời gian công tác: ………………………………………………... ------------------------------------ Xin trân trọng cảm ơn!.

- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Bình luận