Luận văn ThS: Phân tích hiệu quả sản xuất xoài cát Hòa Lộc tại xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang

493 4

Miễn phí

Tải về máy để xem đầy đủ hơn, bản xem trước là bản PDF

Tags: #luận văn#luận án#tiểu luận#đồ án#Đồ án tốt nghiệp

Mô tả chi tiết

1. Mở đầu

1.1 Lý do chọn đề tài

Hiệu quả kinh tế mà xoài cát Hòa Lộc mang lại là rất lớn bên cạnh đó nó còn tạo công ăn việc làm mang lại thu nhập cho người dân, ổn định đời sống xã hội, muốn hiểu rõ hơn về cây xoài cát Hòa Lộc cũng như tình hình sản xuất của người dân và những lợi ích mà nó mang lại cho người dân cụ thể như thế nào? Nên tôi thực hiện đề tài: “Phân tích hiệu quả sản xuất xoài cát Hòa Lộc tại xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang”. Qua đây tôi có thể hiểu rõ hơn những vấn đề nêu trên, đồng thời từ những nghiên cứu của mình tôi hi vọng giúp cho huyện nhà có những chủ trương sát thực, phù hợp với thực tế sản xuất và đáp ứng được mong mỏi của người nông dân trồng xoài; giúp nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của hộ dân sản xuất xoài cát Hòa Lộc.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Phân tích thực trạng và hiệu quả sản xuất xoài cát Hòa Lộc tại xã Hòa Hưng huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của cây xoài cát Hòa Lộc

1.3  Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

 Đối tượng nghiên cứu là hiệu quả sản xuất của cây xoài cát Hòa Lộc trên địa bàn xã Hòa Hưng.

Đối tượng khảo sát là quá trình sản xuất xoài cát Hòa Lộc của các hộ nông dân trên địa bàn xã Hòa Hưng.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài: 

  • Phạm vi về nội dung: Hoạt động sản xuất kinh doanh xoài cát của các hộ gia đình trên địa bàn xã Hòa Hưng. 
  • Phạm vi về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình sản xuất xoài cát Hòa Lộc tại xã Hòa Hưng. 
  • Phạm vi về thời gian: Thông tin thu thập trong đề tài để làm luận văn từ 2004- 2012.

2. Nội dung 

2.1 Cơ sở lý luận và thực tiển của vấn đề nghiên cứu

  • Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu: Lý thuyết về nông hộ, khái niệm về hiệu quả, lý thuyết về hiệu quả sản xuất, khái niệm các chỉ tiêu kinh tế và một số chỉ tiêu tài chính
  • Cơ sở thực tiển của vấn đề nghiên cứu: Tình hình nghiên cứu, giải quyết vấn đề nghiên cứu trên thế giới, tình hình nghiên cứu, giải quyết vấn đề nghiên cứu tại Việt Nam.

2.2 Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

  • Đặc điểm cơ bản của địa bàn nghiên cứu: Giới thiệu chung về địa bàn nghiên cứu, các đặc điểm tự nhiên, đặc điểm kinh tế xã hội, khái quát tình hình và kết quả hoạt động của nông hộ.
  • Phương pháp nghiên cứu: Chọn điểm nghiên cứu, khảo sát, thu thập số liệu, tài liệu, xử lý số liệu, hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu đề tài.

2.3 Kết quả nghiên cứu

  • Phân tích thực trạng của vấn đề nghiên cứu
  • Các giải pháp đề xuất về vấn đè nghiên cứu

3. Kết luận và kiến nghị

3.1 Kết luận 

Về hiệu quả sản xuất, khi phân tích hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối nguồn lực và hiệu quả sử dụng chi phí. 

Việc tiêu thụ nông sản, nông dân thường bán cho người thu gom và các vựa lớn trong vùng chủ yếu dựa trên cơ sở quen biết và thanh toán ngay khi việc mua bán hoàn tất. 

 

Về khâu phân phối xoài, xoài được phân phối qua nhiều hình thức, nhiều trung gian như người thu gom, thương lái đường dài, vựa lớn trong vùng, người bán lẻ… 

3.2 Kiến nghị

Đối với người dân:

  • Về nông hộ sản xuất xoài, nên thường xuyên cập nhật thông tin từ báo đài, tham gia các buổi tập huấn, hội thảo về cây ăn trái nói chung và cây xoài nói riêng. 
  • Hộ nông dân nên chú trọng cách sử dụng các nguồn lực đầu vào của quá trình sản xuất cho hợp lý
  • Bên cạnh việc cập nhật những thông tin mới về kỹ thuật thì người dân cũng nên nắm bắt thông tin thị trường về giá cả để tránh bị thương lái ép giá.  
  • Khi dự định mở rộng diện tích sản xuất thì nông dân nên chọn mua tại các cơ sở sản xuất có uy tín

Đối với đối tượng thu mua: Đối với các đối tượng thu mua đặc biệt là thương lái cần tìm đến các lớp tập huấn do phòng nông nghiệp mở hay tìm hiểu thêm thông tin từ sách, báo, tạp chí, đài truyền thanh, truyền hình… để nâng cao kiến thức bảo quản sau thu hoạch nhằm giảm hư hao, hạn chế việc giảm chất lượng và màu sắc xoài trong quá trình thu hoạch và vận chuyển

Đối với cơ quan ban ngành huyện - xã, Hợp tác xã: Vai trò của các ban ngành huyện – xã, Hợp tác xã rất quan trọng trong việc giúp người dân ứng dụng và triển khai các biện pháp canh tác tiến bộ vào trong sản xuất. 

4. Tài liệu tham khảo

4.1 Tiếng Việt

MBA. Nguyễn Văn Dung (1997), Từ điển kinh tế học, Nhà xuất bản Lao Động.

Nguyễn Thanh Nguyệt (1997), Giáo trình quản trị tài chính, Tập bài giảng cho sinh viên Đại học Cần Thơ. 

 

Nông nghiệp Việt Nam (2010), Nguồn gốc và đặc tính cây xoài cát Hòa Lộc.

 

Trần Ngọc Quyên (1997), Kinh tế nông hộ, Tập bài giảng cho sinh viên Đại học Cần Thơ 

4.2 Tiếng Anh 

Coelli T.J (1996), A Guide to DEAP Version 2.1: A Data Envelopment Analysis (Computer) Program, Center for Eficiency and Productivity Analysis, University of New England, Australia

G.E Battese and Coelli T.J (1995), A model for technical inefficiency efects, Economics Volume, tr. 325-332.

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP TRẦN KIM CƯƠNG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT XOÀI CÁT HÒA LỘC TẠI Xà HÒA HƯNG, HUYỆN CÁI BÈ, TỈNH TIỀN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Đồng Nai, 2012BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP TRẦN KIM CƯƠNG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT XOÀI CÁT HÒA LỘC TẠI Xà HÒA HƯNG, HUYỆN CÁI BÈ, TỈNH TIỀN GIANG CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Mà SỐ: 60.31.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. QUAN MINH NHỰT Đồng Nai, 2012i ~ LỜI CAM ĐOAN .……ooo…….. Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Người cam đoan TRẦN KIM CƯƠNGii ~ LỜI CẢM ƠN    Đầu tiên em xin chân thành cảm ơn Thầy Quan Minh Nhựt đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Kế đến em xin cảm ơn chú Huỳnh Văn Sang (Phó chủ nhiệm Hợp tác xã Hòa Lộc), các cán bộ xã Hòa Hưng và các hộ nông dân trồng xoài cát Hòa Lộc của xã đã hỗ trợ em trong quá trình thu thập số liệu để thực hiện đề tài. Em xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô trường Đại Học Lâm Nghiệp đã tận tình chỉ dạy suốt thời gian em theo học tập ở trường. Chân thành cảm ơn gia đình đã giúp đỡ em về mặt tinh thần để em có thể an tâm vững bước thực hiện đề tài này. Do thời gian thực hiện đề tài có hạn nên bài báo cáo của em không thể tránh khỏi những sai xót. Em rất mong được sự thông cảm, đóng góp ý kiến của quí Thầy, Cô để đề tài của em hoàn thiện hơn. Cuối cùng em chân thành cảm ơn quý Thầy Cô trong hội đồng bảo vệ luận văn đã cho em những ý kiến đóng góp vô cùng quý báo giúp em hoàn thành đề tài Thạc sĩ của mình. Xin chân thành cảm ơn!iii MỤC LỤC trang MỞ ĐẦU ……………………………………………………………....01 1- Lý do chọn đề tài..........................................................................................01 2-Mục tiêu nghiên cứu.....................................................................................02 3- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..............................................................03 4- Nội dung nghiên cứu...................................................................................04 NỘI DUNG ………………...................………………………………..05 Chương 1- CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................................................................................05 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...................................05 1.1.1. Lý thuyết về nông hộ..........................................................................05 1.1.2 Khái niệm về hiệu quả........................................................................06 1.1.3 Lý thuyết về hiệu quả sản xuất..........................................................07 1.1.4 Khái niệm các chỉ tiêu kinh tế và một số chỉ tiêu tài chính............08 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỂN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU............................09 1.2.1 Tình hình nghiên cứu, giải quyết vấn đề nghiên cứu trên thế giới.......................................................................................................09 1.2.2 Tình hình nghiên cứu, giải quyết vấn đề nghiên cứu tại Việt Nam...................................................................................................................10 Chương 2- ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................................13 2.1-ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU.........................13 2.1.1 Giới thiệu chung về địa bàn nghiên cứu..........................................13iv 2.1.2 Các đặc điểm tự nhiên......................................................................14 2.1.3 Các đặc điểm kinh tế xã hội……………………………………….14 2.1.4 Khái quát tình hình và kết quả hoạt động của nông hộ…………18 2.2-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……………………………………...19 2.2.1-Phương pháp chọn điểm nghiên cứu, khảo sát…………………..19 2.2.2- Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu…………………………...19 2.2.3- Phương pháp xử lý số liệu………………………………………...20 2.2.4- Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu đề tài……………...31 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU………………………………..32 3.1- PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU………32 3.1.1- Tổng quan về cây xoài cát Hòa Lộc………………………………32 3.1.2- Tình hình sản xuất xoài cát Hòa Lộc tại địa bàn………………..34 3.1.3- Thông tin về hộ trồng xoài cát Hòa Lộc………………………….35 3.1.4- Phân tích hiệu quả kinh tế của hộ trồng xoài cát Hòa Lộc……..44 3.1.5- Phân tích hiệu quả sản xuất và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của hộ dân trồng xoài cát Hòa Lộc………………………….52 3.1.6 Phân tích khái quát tình hình tiêu thụ…………………………..59 3.2. CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT VỀ VẤN ĐÈ NGHIÊN CỨU…………62 3.2.1- Một số tồn tại và nguyên nhân trong việc sản xuất xoài cát Hòa Lộc của nông hộ……………………………………………………………..62 3.2.2- Đề xuất một số giải pháp đối với hộ sản xuất xoài cát Hòa Lộc…………………………………………………………………………...64v KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ……………………...…………………69 1. Kết luận……………………………………………………………………69 2. Kiến nghị……………………………………………….………………….70vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CP…………………………………..Chi phí HTX………………………………..Hợp tác xã LN………………………………….Lợi nhuận TN………………………………….Thu nhập UBND……………………………...Ủy ban nhân dânvii DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang 2.1 Kỳ vọng về dấu của các biến độc lập trong mô hình Tobit 30 3.1 Tỷ lệ phân bón cho cây theo từng đợt 34 3.2 Số lượng mẫu tại địa bàn khảo sát 42 3.3 Thông tin chung về nông hộ sản xuất 43 3.4 Trình độ văn hóa của người dân 43 3.5 Kinh nghiệm sản xuất của nông hộ 44 3.6 Số năm kinh nghiệm sản xuất của nông hộ 45 3.7 Hình thức trồng xoài cát Hòa Lộc của hộ 46 3.8 Nơi mua và tỷ lệ hao hụt cây giống 47 3.9 Nguyên nhân hao hụt cây giống khi trồng 48 3.10 Nguyên nhân chọn giống xoài cát Hòa Lộc 48 3.11 Nguồn thu nhập bổ sung của nông hộ 49 3.12 Tham gia và lợi ích có được từ Hợp tác xã 49 3.13 Dự định về sản xuất xoài của nông hộ 50 3.14 Tổng hợp chi phí, thu nhập, lợi nhuận của hộ trồng xoài cát Hòa Lộc trong năm 2010 51 3.15 Tỷ trọng các khoản mục chi phí năm 2010 54 3.16 Các chỉ tiêu tài chính để đánh giá hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng xoài cát Hòa Lộc năm 2010 58 3.17 Các biến sử dụng trong mô hình CRS-DEA và VRS-DEA 60 3.18 Kết quả chạy mô hình CRS-DEA và VRS-DEA 61 3.19 Hiệu quả theo qu y mô sản xuất (SE) của các hộ dân trồng xoài cát Hòa Lộc năm 2010 62viii 3.20 Kết quả ước lượng mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả sản xuất 63 3.21 Phân bổ nguồn lực đầu vào sản xuất theo khảo sát thực tế và theo kết quả đề xuất từ mô hình DEA 71ix DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Số hiệu Tên hình vẽ, biểu đồ, sơ đồ Trang Hình 2.1 Hiệu quả phân phối và kỹ thuật 21 Hình 2.2 Hiệu quả theo quy mô 24 Biểu đồ 3.1 Cơ cấu mẫu thu thập 42 Biểu đồ 3.2 Trình độ văn hóa của nông hộ 43 Biểu đồ 3.3 Kinh nghiệm sản xuất của nông hộ 44 Biểu đồ 3.4 Số năm kinh nghiệm sản xuất của nông hộ 45 Biểu đồ 3.5 Nơi mua và tỷ lệ hao hụt cây con tương ứng 47 Biểu đồ 3.6 Những lợi ích người dân có được từ Hợp tác xã 50 Biểu đồ 3.7 Tỷ trọng các khoản mục chi phí năm 2010 54 Sơ đồ 3.1 Kênh tiêu thụ xoài cát Hòa Lộc 651 ĐẶT VẤN ĐỀ 1- Lý do chọn đề tài Trong thời điểm hiện nay muốn công nghiệp được vững mạnh thì nông nghiệp không thể không phát triển vì nông nghiệp là tiền đề, là cơ sở cho công nghiệp. Chính vì thế, bên cạnh phát triển công nghiệp, Nhà nước ta có chính sách khuyến khích nông nghiệp. Đặc biệt khi nước ta đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới – WTO, bên cạnh những cơ hội cũng không ít thách thức. Nông nghiệp bao gồm trồng trọt và chăn nuôi. Thời gian gần đây, lĩnh vực chăn nuôi gặp không ít khó khăn với dịch cúm gà, heo tai xanh, thuỷ sản thì tôm, cá basa bị kiện bán phá giá… Tuy nhiên, lĩnh vực trồng trọt nước ta lại gặt hái khá nhiều thành công với việc xuất khẩu các loại trái cây đặc biệt là xoài – đây là loại trái cây truyền thống của nước ta sau một thời gian trôi nổi trên thị trường thế giới thì nay đã tạo được thương hiệu xoài cát Hòa Lộc, hiện nay xoài cát Hòa Lộc đang được sản xuất và ngày càng nhân rộng ra cả nước… do hợp tác xã Hòa Lộc phối hợp với Viện Nghiên cứu Cây ăn quả Miền Nam áp dụng qui trình tiêu chuẩn VietGAP (Vietnamese Good Agricultural Practices - thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau quả tươi của Việt Nam) để những quả xòai cát là sản phẩm an tòan, có thể tru y nguyên nguồn gốc, xuất xứ… đảm bảo cho xoài cát Hòa Lộc vươn xa trên thị trường thế giới. Đồng thời, nhiều loại trái cây chất lượng cao, phẩm chất tốt đã được xuất ra nước ngoài như: vú sữa Lò Rèn, thanh long, bưởi Năm Roi Hoàng Gia... Bên cạnh những mặt hàng trên, theo khảo sát của những chuyên gia Mỹ, sau trái thanh long được nhập khẩu vào thị trường Mỹ, thì trái nhãn và xoài cát Hòa Lộc rất có tiềm năng. Nắm bắt được cơ hội này, nước ta đang quy hoạch phát triển hai loại trái cây ngon này. Cụ thể, tỉnh Tiền Giang, một trong những tỉnh nổi tiếng với nhiều loại trái cây ngon như chôm chôm, quýt Cái Bè, sầu riêng Ngũ Hiệp, khóm Tân Phước, Vú sữa Lò Rèn, lúa sạch Mỹ Thành đã có nhiều chính sách đầu tư phát triển lĩnh2 vực này. Mỗi một loại trái ngon gắn liền với một địa danh của tỉnh như vú sữa lò rèn Vĩnh Kim, Quýt Cái Bè, xoài cát Hoà Lộc…. Nước ta là nước nhiệt đới gió mùa, khí hậu nóng ẩm, rất thuận lợi để phát triển các loại cây ăn trái. Với đất phù sa màu mỡ được bồi đắp từ những nhánh của sông Cửu Long và hệ thống sông ngòi chằng chịt, Tiền Giang có khả năng phát triển lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là trồng trọt. Với điều kiện thuận lợi ở nước ta, không chỉ riêng Tiền Giang trồng được cây xoài cát Hòa Lộc, cây này cũng sum xuê, trĩu quả ở những vùng đất khác như Đồng Tháp, Bình Dương, Bến Tre… Tuy nhiên, dường như thiên nhiên đặc biệt ưu ái nơi đây; cũng đồng thời trồng một giống xoài cát Hòa Lộc nhưng xoài trồng ở đây chất lượng hơn những nơi khác. Sau khi khảo sát thực tế địa bàn huyện Cái Bè thì trong các địa bàn hành chính của huyện chỉ có xã Hòa Hưng là có diện tích trồng xoài cát nhiều, chất lượng ngon. Từ đó, tạo “giấy thông hành” mang loại trái cây ngon, bổ dưỡng này đến tay người tiêu dùng khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật.... Hiệu quả kinh tế mà xoài cát Hòa Lộc mang lại là rất lớn bên cạnh đó nó còn tạo công ăn việc làm mang lại thu nhập cho người dân, ổn định đời sống xã hội, muốn hiểu rõ hơn về cây xoài cát Hòa Lộc cũng như tình hình sản xuất của người dân và những lợi ích mà nó mang lại cho người dân cụ thể như thế nào? Nên tôi thực hiện đề tài: “Phân tích hiệu quả sản xuất xoài cát Hòa Lộc tại xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang”. Qua đây tôi có thể hiểu rõ hơn những vấn đề nêu trên, đồng thời từ những nghiên cứu của mình tôi hi vọng giúp cho huyện nhà có những chủ trương sát thực, phù hợp với thực tế sản xuất và đáp ứng được mong mỏi của người nông dân trồng xoài; giúp nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của hộ dân sản xuất xoài cát Hòa Lộc. 2-Mục tiêu nghiên cứu -Mục tiêu tổng quát Phân tích thực trạng và hiệu quả sản xuất xoài cát Hòa Lộc tại xã Hòa Hưng huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của cây xoài cát Hòa Lộc.3 -Mục tiêu cụ thể Mục tiêu 1: Làm rỏ cơ sở lý luận về hiệu quả sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp. Mục tiêu 2: Đánh giá hiệu quả và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất xoài cát Hòa Lộc. Mục tiêu 3: Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất cây xoài cát Hòa Lộc. 3- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài + Đối tượng nghiên cứu là hiệu quả sản xuất của cây xoài cát Hòa Lộc trên địa bàn xã Hòa Hưng. + Đối tượng khảo sát là quá trình sản xuất xoài cát Hòa Lộc của các hộ nông dân trên địa bàn xã Hòa Hưng. - Phạm vi nghiên cứu của đề tài : +Phạm vi về nội dung Hoạt động sản xuất kinh doanh xoài cát của các hộ gia đình trên địa bàn xã Hòa Hưng. Tuy nhiên, do thời gian thực tập không nhiều và kiến thức tích luỹ được chỉ dừng lại ở mức lý luận từ ghế nhà trường, mà kiến thức thực tế thì vô cùng vô tận nên khi nghiên cứu sản xuất kinh doanh cho các hộ gia đình trồng xoài tôi chỉ thực hiện cho khâu sản xuất. +Phạm vi về không gian Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình sản xuất xoài cát Hòa Lộc tại xã Hòa Hưng. Vì sau khi khảo sát thực tế địa bàn huyện Cái Bè thì trong các địa bàn hành chính của huyện chỉ có mỗi xã Hòa Hưng là có diện tích trồng xoài cát nhiều, chất lượng ngon. Đồng thời theo kế hoạch của huyện sẽ tập trung trồng xoài cát Hòa Lộc chuyên canh tại Xã này và định hướng bà con nơi đây tham gia hợp tác xã nông nghiệp, nhằm tìm đầu ra ổn định cho cây xoài cát nơi đây.4 +Phạm vi về thời gian Thông tin thu thập trong đề tài để làm luận văn từ 2004- 2012. Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 10/11/2011 đến ngày 15/04/2012 4- Nội dung nghiên cứu Đầu tiên, sử dụng phương pháp phân tích lợi ích chi phí – CBA (Cost Benefit Analysis) khi phân tích hiệu quả kinh tế hay phân tích mối tương quan giữa doanh thu, chi phí và lợi nhuận để làm rỏ thực trạng của việc trồng xoài cát Hòa Lộc.[6] Sau đó, để phân tích hiệu quả sản xuất bao gồm: hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối nguồn lực, hiệu quả sử dụng chi phí, hiệu quả theo quy mô sản xuất của các hộ nông dân trồng xoài cát Hòa Lộc của xã ta dùng hai mô hình CRS-DEA và VRS-DEA, trong đó: Khi phân tích hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối nguồn lực, hiệu quả sử dụng chi phí dùng mô hình CRS-DEA[4] Khi phân tích hiệu quả theo quy mô dùng mô hình VRS-DEA[6] Sau đó dùng chương trình DEAP phiên bản 2.1 để ước lượng các hiệu quả trên. [10] Để đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất dùng hàm Tobic vì hiệu quả sản xuất chịu ảnh hưởng bởi hàng loạt các yếu tố về mặt thể chế, chính sách và kinh tế xã hội như tình trạng hôn nhân , giới tính, tuổi tác, trình độ học vấn, kinh nghiêm sản xuất, chất lượng của hệ thống thủy lợi, khả năng tiếp cận tín dụng, dịch vụ, hệ thống giao thông ….5 NỘI DUNG Chương 1- CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Lý thuyết về nông hộ 1.1.1.1. Khái niệm nông hộ Nông hộ là những hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp… hoặc kết hợp làm nhiều nghề, sử dụng lao động, tiền vốn của gia đình là chủ yếu để sản xuất kinh doanh. Nông hộ tiến hành sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp để phục vụ cuộc sống và được gọi là kinh tế hộ gia đình.[8] 1.1.1.2. Đặc trưng của nông hộ Đặc trưng bao trùm của kinh tế nông hộ là các thành viên trong nông hộ làm việc một cách tự chủ, tự nguyện vì lợi ích kinh tế của bản thân và gia đình mình, đây là nền kinh tế sản xuất nhỏ, mang tính tự túc, tự cấp, hoặc sản xuất hàng hóa với năng suất lao động còn thấp, nhưng kinh tế nông hộ đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp ở nước ta. a) Hình thức quản lý Phần lớn các hộ do mỗi gia đình trực tiếp quản lý. Người chủ hộ đồng thời là chủ gia đình cùng tham gia lao động, cùng sản xuất kinh doanh với các thành viên trong gia đình. Ở đây mỗi nông hộ là một chủ thể kinh tế. Ngoài ra, các nông hộ có thể kết hợp với kinh tế hợp tác xã để tiến hành sản xuất kinh doanh. Nông hộ thực hiện các khâu sản xuất, còn hợp tác xã thực hiện các khâu dịch vụ đầu ra, đầu vào. Nông hộ và hợp tác xã là 2 chủ thể kinh tế.[8] b) Ruộng đất - Về sỡ hữu ruộng đất: ruộng đất thuộc sở hữu của Nhà nước và các hộ được giao sử dụng đất ổn định, lâu dài. Và các nông hộ phải nộp thuế cho Nhà nước.6 - Về quy mô ruộng đất: ở nước ta bình quân/nông hộ khoảng 0,59ha. Ở một số vùng có nhiều ruộng đất như ở miền Nam, một số vùng kinh tế mới qu y mô ruộng đất bình quân/ hộ khoảng 1– 3ha. Nhìn chung ruộng đất ở các nông hộ bị phân tán thành nhiều mảnh. Nhà nước hạn mức đất nông nghiệp cho mỗi hộ gia đình, đối với cây hàng năm không quá 3ha, đối với cây lâu năm không quá 10ha.[8] c) Cơ cấu sản xuất Tùy theo điều kiện tự nhiên, kinh tế của từng vùng và từng hộ nông dân mà các nông hộ có cơ cấu sản xuất khác nhau. Cơ cấu sản xuất của nông hộ mang tính chất đặc trưng, đa dạng; có hộ mang tính chất độc canh, nặng về cây lương thực chủ yếu là cây lúa; có hộ ngoài cây lương thực còn trồng một số loại rau màu, cây ăn trái, cây công nghiệp; có hộ vừa trồng trọt vừa chăn nuôi vừa có ngành nghề…[8] d) Vốn và tài sản - Về vốn: Các nông hộ thường có một số vốn tự có để phát triển sản xuất và đảm bảo đời sống. Tùy theo điều kiện và qu y mô mà số vốn của các hộ khác nhau. Nhưng nhìn chung, các nông hộ thường thiếu vốn để sản xuất hoặc mở rộng sản xuất với mức độ khác nhau. [8] - Về tài sản: Nhìn chung các hộ đã trang bị được những nông cụ thông thường. e) Lao động Lao động sản xuất của hộ chủ yếu là do các thành viên trong gia đình làm. Một số hộ giàu có nhiều đất đai, nhiều ngành nghề thì có thuê mướn thêm lao động ngoài.[8] 1.1.2 Khái niệm về hiệu quả Theo các nhà ngôn ngữ học, khái niệm hiệu quả được hiểu là: kết quả như yêu cầu của việc làm mang lại. Nhưng theo từ điển Lepetit Lasousse định nghĩa "Hiệu quả là kết quả đạt được trong việc thực hiện một nhiệm vụ nhất định. Trong khi đó các nhà quản lý hành chính lại cho rằng: Hiệu quả là mục tiêu chủ yếu của khoa học hành chính, là sự so sánh giữa các chi phí đầu tư với các giá7 trị của đầu ra, sự tăng tối đa lợi nhuận và tối thiểu chi phí, là mối tương quan giữa sử dụng nguồn lực và tỷ lệ đầu ra - đầu vào. 1.1.3 Lý thuyết về hiệu quả sản xuất Trong kinh tế học tân cổ điển, hiệu quả ngụ ý sử dụng tối ưu kinh tế, tập hợp các nguồn lực để đạt được mức phúc lợi vật chất cao nhất cho người tiêu dùng của xã hội nói chung theo một tập hợp giá nguồn nhân lực và giá trị thị trường đầu ra nhất định.[1] Trên đây là khái niệm về hiệu quả, thế hiệu quả sản xuất là gì? Nhà sản xuất thường phải đối mặt với các giới hạn trong việc sử dụng nguồn lực sản xuất. Do đó, họ cần phải xem xét và lựa chọn thứ tự ưu tiên các hoạt động cần thực hiện dựa vào các nguồn lực đó sao cho đạt kết quả cao nhất. Để đạt được hiệu quả thì nhà sản xuất phải biết cách sử dụng 3 yếu tố: (1) Không sử dụng nguồn lực lãng phí; (2) Sản xuất với chi phí thấp nhất; (3) Sản xuất để đáp ứng nhu cầu của con người. Trong bất kỳ quá trình sản xuất nào khi tính đến hiệu quả sản xuất thì người sản xuất đề cập đến 4 nội dung: (1) Hiệu quả kinh tế. (2) Hiệu quả kỹ thuật. (3) Hiệu quả phân phối. (4) Hiệu quả theo quy mô sản xuất 1.1.3.1 Hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế được dùng như một tiêu chuẩn để xem xét các tài nguyên được thị trường phân phối như thế nào. Tiêu chí hiệu quả kinh tế thực ra là giá trị, có nghĩa là khi sự thay đổi làm tăng giá trị thì sự thay đổi đó có hiệu quả và ngược lại.8 Hiệu quả kinh tế trong nông nghiệp gắn liền với những đặc điểm của sản xuất nông nghiệp. Trước hết là ruộng đất, đây là tư liệu sản xuất không thể thiếu, nó vừa là sản phẩm tự nhiên vừa là sản phẩm lao động. Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là các cơ thể sống, chúng sinh trưởng, phát triển và diệt vong theo các quy luật sinh vật nhất định và chúng chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện ngoại cảnh (đất đai, thời tiết…). Con người chỉ tác động tạo ra các điều kiện thuận lợi để chúng phát triển tốt hơn theo các qu y luật sinh vật, chứ không thể thay đổi chúng theo ý muốn chủ quan được. 1.1.3.2 Hiệu quả kỹ thuật Hiệu quả kỹ thuật là cùng một lượng đầu vào như nhau đòi hỏi nhà sản xuất phải ứng dụng kỹ thuật như thế nào để đạt sản lượng đầu ra cao nhất. 1.1.3.3 Hiệu quả phân phối Hiệu quả phân phối có nghĩa là để đạt lợi nhuận cao nhất nhà sản xuất phải có quyết định chọn lựa mức đầu vào bao nhiêu với giá đầu vào, đầu ra cho sẳn. 1.1.3.4 Hiệu quả theo quy mô sản xuất Hiệu quả theo qu y mô sản xuất đó là một sự tăng lên trong số lượng sản phẩm sẽ làm giảm chi phí bình quân trên mỗi sản phẩm sản xuất ra. 1.1.4 Khái niệm các chỉ tiêu kinh tế và một số chỉ tiêu tài chính 1.1.4.1. Chi phí Chi phí sản xuất xoài cát Hòa Lộc là tất cả những chi phí mà nông hộ đã bỏ ra để sản xuất. Cụ thể, có những loại chi phí: chi phí cây giống, phân, thuốc, thuê nhân công, điện tưới tiêu, máy tưới tiêu và các khoản chi phí khác.[2] 1.1.4.2. Thu nhập (doanh thu) Thu nhập là toàn bộ số tiền sẽ thu được do tiêu thụ sản phẩm, tức là tổng số tiền mà các hộ trông xoài cát Hòa Lộc nhận được khi bán trái.[2] Hay thu nhập là tổng các khoản thu của nông hộ từ hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Thu nhập = Năng suất x Đơn giá9 1.1.4.3. Lợi nhuận Lợi nhuận là chỉ tiêu phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất xoài cát Hòa Lộc. Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận bao gồm nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan. Lợi nhuận chưa tính lao động nhà = Tổng doanh thu - Tổng chi phí (chưa có lao động nhà). Lợi nhuận đã tính lao động nhà = Tổng doanh thu - Tổng chi phí (tính lao động nhà).[2] 1.1.4.4 Các chỉ tiêu tài chính Bên cạnh những chỉ tiêu trên, để đánh giá hiệu quả kinh tế của hộ sản xuất, trong đề tài sử dụng một số chỉ tiêu sau: Tỷ số giữa thu nhập và chi phí cho biết 1 đồng chi phí nông hộ đầu tư thì thu được bao nhiêu đồng thu nhập. Tỷ số giữa lợi nhuận đã tính lao động nhà và thu nhập, cho biết một đồng thu nhập có bao nhiêu đồng lợi nhuận hay phản ánh mức lợi nhuận so với thu nhập.[2] 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỂN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.2.1 Tình hình nghiên cứu, giải quyết vấn đề nghiên cứu trên thế giới Tổ chức Hợp Tác Kỹ Thuật Đức (GTZ) và Công ty Metro Cash & Carry Viet Nam bắt đầu dự án Hỗ trợ phát triển chuổi giá trị cho rau quả Việt Nam từ năm 2005 cùng với Bộ Thương Mại Việt Nam. Loại quả được chọn để nghiên cứu là xoài của Việt Nam mà chủ yếu là xoài cát Hòa Lộc. Dự án nghiên cứu thu thập LN/TN = Lợi nhuận Thu nhập TN/CP = Thu nhập Chi phí10 những thông tin cơ sở và nghiên cứu về chuỗi giá trị của rau quả Việt Nam, mà cụ thể là xoài cát Hòa Lộc. Xoài cát Hòa Lộc là đặc sản nổi tiếng của tỉnh Tiền Giang, được trồng trên vùng đất này hơn 80 năm trước. Xoài cát Hòa Lộc được người tiêu dùng ưa chuộng do màu sắc hấp dẫn, hương vị thơm ngon, giá trị dinh dưỡng cao. Hợp tác xã xoài cát Hòa Lộc (Tiền Giang) là một trong những mô hình thí điểm áp dụng thực hành sản xuất tốt theo quy trình VietGAP của dự án “Xây dựng và kiểm soát chất lượng nông sản thực phẩm” (FAPQDC) do Cơ quan Hợp tác và phát triển quốc tế Canada (CIDA) tài trợ. Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản được Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn giao làm đơn vị chủ quản, khi tham gia vào mô hình thí điểm của Dự án, việc sản xuất xoài của Hợp tác xã đã có nhiều khởi sắc. Dự án giúp bà con nhà vườn áp dụng quy trình thực hành sản xuất tốt theo các tài liệu kỹ thuật. Mô hình sản xuất theo một chu trình khép kín, được kiểm soát chặt chẽ các ngu y cơ ảnh hưởng đến chất lượng, an toàn thực phẩm cho nông sản. Qua đó các hộ dân nhận thức tốt hơn về môi trường, sức khỏe; đồng thời giảm được chi phí đầu vào, đầu ra ổn định, giá cao hơn. Theo định kỳ, cán bộ Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn lấy mẫu kiểm tra một số chỉ tiêu về an toàn thực phẩm. Đồng thời xem xét việc tuân thủ ghi chép của hộ dân trong quá trình sản xuất. Dự án còn hỗ trợ thêm các thiết bị công nghệ sau thu hoạch là thiết bị về rửa trái, thiết bị phơi trái. Ngoài ra dự án còn giúp Hợp tác xã xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm, giới thiệu cho những khách hàng trong và ngoài nước. Cụ thể năm vừa qua Hợp tác xã đã tiêu thụ được 70 tấn hàng xoài cát Hòa Lộc sang Nhật Bản. 1.2.2 Tình hình nghiên cứu, giải quyết vấn đề nghiên cứu tại Việt Nam Cây xoài cát Hòa Lộc là một loại cây trồng đã xuất hiện từ lâu đời và khá phổ biến tại vùng đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là Tiền Giang. Đây được xem là loại cây có rất tiềm năng phát triển tại nhiều vùng ở khu vực ĐBSCL vì phù hợp với điều kiện tự nhiên, chất lượng trái ngon và hình dáng lạ mắt, thêm vào đó thị trường11 tiêu thụ rộng và phù hợp khẩu vị người tiêu dùng. Có nhiều nhà khoa học đã tìm hiểu về loại cây này như: Trần Văn Hâu (năm 1997), “xử lý ra hoa trái vụ trên xoài cát Hòa Lộc”. Đề tài nghiên cứu về đặc điểm của cây xoài cát Hòa Lộc, các giai đoạn phát triển, nhu cầu dinh dưỡng của cây và cách xử lý xoài các Hòa Lộc ra hoa trái vụ. Bằng cách sử dụng các phương pháp phân tích thống kê và mô tả, sau khi đã điều tra thực nghiệm tại địa bàn xã Hòa Hưng, Cái Bè, Tiền Giang. Tiến Sĩ Trần Văn Hâu - giảng viên thuộc khoa nông nghiệp trường Đại học Cần Thơ đã đúc kết được một số kinh nghiệm về kỹ thuật trồng và cách thức xử lý xoài cát Hòa Lộc ra hoa trái vụ của bà con nông dân, kết hợp với hiểu biết của mình để đưa ra một kỹ thuật sản xuất khoa học, giúp xoài cát Hòa Lộc ra hoa trái vụ. Đỗ Minh Hiền, Nguyễn Thanh Hùng, Huỳnh Văn Vũ – Viện nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam (Tháng 02 năm 2006), “Phân tích ngành hàng xoài tại tỉnh Tiền Giang và Đồng Tháp”, đề tài nghiên cứu xác định thành phần tham gia trong chuỗi giá trị xoài mà trọng tâm là xoài cát Hòa Lộc, lập sơ đồ các kênh tiêu thụ xoài ở hai tỉnh nói trên, phân tích vai trò của các thành phần tham gia trong chuỗi giá trị, qua việc phân tích này những khó khăn và tồn tại khác nhau trong chuỗi giá trị cũng được xác định, từ đó có thể đưa ra những giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại để phát triển chuỗi giá trị cho xoài ở hai tỉnh Tiền Giang và Đồng Tháp. Trần Đình Lý (năm 2011), “Đánh giá quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu xoài cát Hòa Lộc, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang thực trạng và giải pháp”. Tác giả đã thu thập dữ liệu thứ cấp tại Hợp tác xã xoài cát Hòa Lộc, Viện cây ăn quả miền Nam, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Tiền Giang, Nông trường sông Hậu, trang wed của tổ chức Lương nông thế giới (FAO),…Phỏng vấn các chuyên gia tại Viện cây ăn quả miền Nam, sở Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, sở Khoa học Công nghệ Tiền Giang. Thu thập dữ liệu sơ cấp qua điều tra mẫu nông hộ tại bốn xã: Hòa Hưng, An Hữu, An Thái Trung, Mỹ Lương. Qua thời gian nghiên cứu cho thấy, xoài cát Hòa Lộc là một trong những loại trái cây được lựa chọn trong chương trình phát triển kinh tế vườn của tỉnh Tiền Giang.12 Xây dựng thương hiệu cho xoài cát Hòa Lộc là một bước quan trọng của chương trình. Thương hiệu xoài cát Hòa Lộc được đưa vào sử dụng trên các sản phẩm dưới quyền kinh doanh chính của Hợp tác xã xoài cát Hòa Lộc. Qua phân tích ma trận SWOT cho thấy những điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ, đe dọa của thương hiệu như: chất lượng sản phẩm ngon nhưng không ổn định, chất lượng chưa thật sự tạo ra uy tín cho thương hiệu; vùng sản xuất tập trung nhưng không đồng bộ, tình trạng trồng xen canh vẫn còn đang rất phổ biến. Điều này làm cho nguồn cung sản phẩm không đồng nhất. Từ đó, đặt ra yêu cầu cấp thiết là xây dựng vùng nguyên liệu chuyên canh xoài cát Hòa Lộc, tao nguồn sản phẩm ổn định; hoạt động quản bá khuyếch trương thương hiệu chưa được đầu tư đúng mức. Các kênh phân phối của Hợp tác xã còn đơn giản, chỉ dừng lại ở mức độ bán buôn; thị trường có nhiều thương hiệu khác cạnh tranh nhưng chất lượng sản phẩm và tên tuổi xoài cát Hòa Lộc vẫn có chỗ đứng trên thị trường chưa bảo hòa như hiện nay; công nghệ sau thu hoạch và đảm bảo qui trình sản xuất trái an toàn vẫn còn hạn chế so với đối thủ cạnh tranh. Để giải qu yết các vấn đề trên, đề tài đã đưa ra có những giải pháp như xây dựng mô hình sản xuất chu yên canh; chiến lược phát triển Hợp tác xã xoài cát Hòa Lộc; chiến lược Marketing tổng hợp. Từ cơ sở những nghiên cứu của các tác giả trước, tôi tiến hành tiến hành nghiên cứu đề tài “Phân tích hiệu quả sản xuất xoài cát Hòa Lộc tại Xã Hòa Hưng, Huyện Cái Bè, Tỉnh Tiền Giang”. Trong đề tài của mình tôi tập trung nghiên cứu tình hình sản xuất xoài cát Hòa Lộc tại Xã Hòa Hưng và hiệu quả sản xuất và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của nông dân trồng xoài.13 Chương 2 ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1-ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 2.1.1 Giới thiệu chung về địa bàn nghiên cứu Tiền Giang nằm trong tọa độ 105°50’–106°45’ Đông và 10°35’-10°12’ Bắc. Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Long An và thành phố Hồ Chí Minh, phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp, phía Nam giáp tỉnh Bến Tre và Vĩnh Long, phía Đông giáp Biển Đông. Đây là đầu mối quan trọng nối các tỉnh miền Tây với trung tâm công nghiệp lớn TPHCM, thuận lợi để phát triển công nghiệp. Không chỉ thế, với điều kiện tự nhiên đất đai màu mỡ, hệ thống kênh rạch chằng chịt rất thuận lợi phát triển ngành nông nghiệp. - Tổng diện tích : 2.366,63 km2; Dân số : 1.681.558; Dân tộc : Kinh, Hoa, Khmer; Tiền Giang nằm trải dọc trên bờ bắc sông Tiền với chiều dài trên 120km, được chia thành: thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công và 8 huyện: Chợ Gạo, Gò Công Đông, Gò Công Tây, Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Tân Phước, Tân Phú Đông. Nằm trên các trục đường giao thông chiến lược như Quốc lộ 1A, đường tỉnh 864; 865; 868 và sông Tiền. - Cái Bè là một huyện nằm phía tây tỉnh Tiền Giang, huyện lỵ là thị trấn Cái Bè bao gồm 24 xã và 1 thị trấn. Kinh tế chủ đạo là kinh tế vườn với nhiều vườn trái cây lớn đa dạng về các loại trái cây trong đó nổi bật là Bưởi Long Cổ Cò, xoài cát Hoà Lộc, ... Huyện có trung tâm trái cây quốc gia đặt tại xà Hoà Khánh của Tổng công ty Thương mại Sài Gòn đầu tư xây dựng, bên cạnh một số chợ trái cây lớn như An Hữu, Cái Bè, Mỹ Đức Tây, ... Huyện Cái Bè được biết đến với chợ nổi Cái Bè đặc trưng cho văn hoá sông nước Miền Tây. Cái Bè là bờ phía Bắc của cây cầu Mỹ Thuận, là cửa ngõ đi thành phố Vĩnh Long và toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long. Huyện gồm 1 thị trấn và 24 xã là: Thị trấn Cái Bè, Xã Hòa Hưng, Xã Hậu Mỹ Bắc A, Xã Hậu Mỹ Bắc B, Xã Hậu Mỹ Trinh, Xã Hậu Mỹ Phú, Xã Mỹ Trung, Xã Mỹ Tân, Xã Mỹ Lợi A, Xã Mỹ Lợi B, Xã Thiện Trung, Xã Mỹ Hội, Xã An Cư, Xã Hậu14 Thành, Xã Hòa Khánh, Xã Thiện Trí, Xã Mỹ Đức Đông, Xã Mỹ Đức Tây, Xã Đông Hòa Hiệp, Xã An Thái Đông, Xã Tân Hưng, Xã Mỹ Lương, Xã Tân Thanh, Xã An Thái Trung, Xã An Hữu.[9] 2.1.2 Các đặc điểm tự nhiên 2.1.2.1 Vị trí địa lý Cái Bè là huyện nông nghiệp, nằm về phía tây, cách trung tâm thành phố Mỹ Tho 50 km, cách thành phố Hồ Chí Minh 113 km. Phía bắc giáp tỉnh Long An, phía nam giáp tỉnh Vĩnh Long, phía tây giáp tỉnh Đồng Tháp và phía đông giáp huyện Cai Lậy. Địa hình tương đối bằng phẳng với diện tích tự nhiên là 420, 9km2, chiếm 17,23% diện tích toàn tỉnh. Huyện Cái Bè có vị trí địa lý vô cùng thuận lợi cho cả hai tuyến giao thông thủy và bộ. Cái Bè vừa nằm cạnh bên bờ sông tiền vừa có quốc lộ 1A chạy qua chia Cái Bè ra làm hai nữa, một nữa là diện tích trồng lúa, một nữa là diện tích trồng cây ăn trái chuyên canh với nhiều loại trái cây đặc sản có thương hiệu như: xoài cát Hòa Lộc, bưởi long Cổ Cò, …[9] 2.1.2.2 Thời tiết khí hậu khí hậu nhiệt đới gió mùa nên nhiệt độ bình quân cao và nóng quanh năm. Nhiệt độ bình quân trong năm là 27 - 27,9 0C. Có 2 mùa: Mùa khô từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau; mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11. Gió : có 2 hướng chính là Đông Bắc (mùa khô) và Tây Nam (mùa mưa).[9] 2.1.3 Các đặc điểm kinh tế xã hội 2.1.3.1 Các đặc điểm về kinh tế - Nông - lâm - ngư nghiệp + Hình thành những vùng chuyên canh lớn, đặc biệt là chu yên canh cây ăn quả, vùng lúa cao sản và vùng nuôi trồng thủy sản gắn với công nghiệp chế biến, thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước...15 + Tập trung phát triển vùng lúa chất lượng cao, phân vùng sản xuất, nâng cao chất lượng giống, nâng cao năng suất, giá trị, chất lượng phục vụ xuất khẩu và xây dựng thành vùng chuyên canh kết hợp đa dạng các mô hình: lúa - cá, lúa - tôm, lúa - màu...; cây ăn quả sẽ tập trung phát triển những cây có giá trị kinh tế cao, chất lượng đủ sức cạnh tranh trên thị trường; rà soát các vùng đất có tiềm năng phát triển cây ăn trái để chuyển dịch cơ cấu cây trồng cho phù hợp. Phát triển chăn nuôi huyện có lợi thế như gia cầm, cá sấu, ba ba... + Kết hợp trồng lúa với nuôi cá và tôm càng xanh, đẩy nhanh phát triển nuôi cá bè,... và hình thành những vùng nuôi chuyên canh kết hợp với phát triển mạng lưới thu mua, chế biến, gắn với sản xuất tiêu thụ, phát triển sản xuất đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái nhằm phát triển ổn định, bền vững. Nhanh chóng nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả và giá trị kinh tế. + Phát triển nông ngư nghiệp theo hướng phục vụ nhu cầu thị trường, hiệu quả, bền vững, bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái, tạo cảnh quan kết hợp với nhu cầu phát triển du lịch sinh thái. + Phát triển nông nghiệp - nông thôn theo hướng toàn diện cả về trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản; công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nông thôn. Tạo thêm một số thương hiệu cho các sản phẩm khác ngoài xoài cát Hòa Lộc, cam mật Cái Bè và bưởi long Cổ Cò. Từng bước công nghiệp hóa-hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, chuyển tăng trưởng từ số lượng sang tăng về giá trị, chất lượng và hiệu quả sử dụng đất trên một đơn vị diện tích. + Chú trọng phát triển kinh tế trạng trại và kinh tế hợp tác. Khuyến khích phát triển kinh tế hộ gia đình gắn liền với mạng lưới hợp tác xã dịch vụ, nhằm đa dạng phát triển ngành nghề và tạo cơ hội giải qu yết công ăn việc làm cho lao động khu vực nông nghiệp nông thôn của hu yện. + Tiếp tục củng cố và phát triển tổ chức liên kết giữa khu vực ngu yên liệu với cơ sở sơ - chế biến, giữa sản xuất và tiêu thụ. Đồng thời, tăng cường phát triển các hạ tầng phục vụ cho nông ngư nghiệp - nông thôn.[9] - Công nghiệp - Xây dựng + Công nghiệp16 Phát triển mạnh các ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm từ nông nghiệp - thuỷ sản, chế biến thức ăn chăn nuôi, may mặc; các ngành nghề thủ công truyền thống nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, giải quyết lao động tại địa phương và phục vụ xuất khẩu; ngành cơ khí, cơ khí chế tạo và sửa chữa nhằm phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp, nuôi thuỷ sản, xây dựng và vận tải. Phục vụ tốt công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, trước hết là hỗ trợ các khâu trước và sau thu hoạch. Đặc biệt là khâu chế biến và bảo quản hàng nông sản nhằm nâng cao giá trị của sản phẩm hàng hóa trong nông nghiệp. Phát triển các cụm công nghiệp để tái bố trí các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, tạo quỹ đất phát triển công nghiệp theo hướng tập trung. + Xây dựng Tập trung vào công tác chỉnh trang, sửa chữa và xây dựng mới các công trình công cộng và dân dụng mà chủ yếu là các cụm tuyến dân cư nông thôn, khu tái định cư, các khu dân cư mới và nhà ở trong dân, các nhà xưởng trong các cụm công nghiệp, các cơ sở công nghiệp thương mại dịch vụ của địa phương. Ngoài ra, chú trọng đầu tư xây dựng đối với các đô thị mới nâng cấp, mở rộng. Khuyến khích và tạo mọi điều kiện cho dân cư xây dựng và phát triển nhà ở theo qu y hoạch sắp xếp lại dân cư từng khu vực, từng vùng, hạn chế tối đa việc xây dựng phát triển nhà ở rải rác ngoài đồng ruộng. - Dịch vụ + Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ với các trình độ khác nhau như tài chính, ngân hàng, công nghệ thông tin, tư vấn, chu yển giao công nghệ, du lịch, khách sạn, siêu thị, chợ đầu mối…Phát triển mạnh dịch vụ ở nông thôn, dịch vụ gia đình,…Tăng nhanh cả về qui mô và chất lượng dịch vụ với sự tham gia của các thành phần kinh tế. + Phát triển các trung tâm về y tế, đào tạo chất lượng cao; nghiên cứu khoa học đặc biệt công tác giống cây trồng, vật nuôi và công nghệ mới... phục vụ cho huyện và khu vực lân cận. - Phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật17 + Đường bộ, hoàn chỉnh và cải thiện điều kiện mặt đường các trục đường tỉnh, đường huyện và các tuyến giao thông trong các thị trấn, thị tứ trọng điểm; phối hợp đẩy nhanh tiến độ triển khai các công trình quan trọng của Quốc gia qua địa bàn như Quốc lộ 1A, đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ, tuyến đường sắt thành phố Hồ Chí Minh - đồng bằng sông Cửu Long… Năm 2010, có 100% đường tỉnh được trãi nhựa, các cầu trên tuyến có qui mô phù hợp với tải trọng đường, nâng cấp mở rộng một số tu yến đường huyện thành đường tỉnh; 15-20% đường huyện được láng nhựa, 100% các tuyến đường nội thành, nội thị được trãi nhựa; 40-50% các tuyến đường xã, giao thông nông thôn được đầu tư lát đal bê tông hoặc nhựa.[9] 2.1.3.2 Các đặc điểm về xã hội - Phân bố dân cư: Dân số theo thống kê năm 2004 có 287.481 người, trong đó: 139.171 nam, 147.766 nữ. Mật độ 683 người/km2. Phân bố địa bàn định cư: Khu vực thị trấn, thị tứ 16.087 người; nông thôn 217.394 người. Mật độ dân số cao nhất là thị trấn Cái Bè: 3.696 người / km2 và thấp nhất là xã Mỹ Tân (xã mới thành lập năm 1990): 252 người / km2. - Văn hoá thông tin Văn hoá thông tin đã tổ chức tốt các loại hình văn hoá, nghệ thuật, thông tin, tu yên truyền với nội dung và hình thức phong phú, đa dạng, thu hút đông đảo công chúng tham gia, phục vụ tốt các nhiệm vụ chính trị địa phương, các ngày lễ, kỷ niệm và những sự kiện quan trọng của đất nước. - Giáo dục – Đào tạo Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học và sửa chữa, nâng cấp các phòng học bị hư hỏng, xuống cấp phục vụ việc dạy và học. Nhìn chung, ngành giáo dục đã thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. - Y tế18 Tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng khám, điều trị bệnh ở các tuyến; triển khai thực hiện tốt các chương trình mục tiêu y tế quốc gia; thường xuyên tuyên truyền các biện pháp vệ sinh phòng bệnh và theo dõi, ngăn chặn, phòng trị kịp thời, có hiệu quả các dịch bệnh nhất là bệnh sốt xuất hu yết.[9] 2.1.4 Khái quát tình hình và kết quả hoạt động của nông hộ: Tại Tiền Giang, xoài cát Hoà Lộc được trồng nhiều ở huyện Cái Bè với khoảng hơn một ngàn ha, sản lượng hàng năm khoảng 15.000 tấn, tập trung ở 13 xã gồm Hòa Hưng, An Hữu, An Thái Trung, Tân Hưng, Tân Thanh, Mỹ Lương, An Thái Đông, Mỹ Đức Tây, Mỹ Đức Đông, Thiện Trí, Hòa Khánh, Hậu Thành và Đông Hoà Hiệp. Ngoài ra, nó còn được trồng rải rác ở các huyện khác. Nguồn gốc của xoài cát Hòa Lộc được trồng tại xã Hòa Lộc, quận Giáo Đức, tỉnh Định Tường nay là ấp Hòa, xã Hòa Hưng, hu yện Cái Bè tỉnh Tiền Giang, nên được mang tên là xoài cát Hòa Lộc. Đây là vùng đất phù sa ven sông nên giàu chất dinh dưỡng, rất thích hợp cho xoài cát Hòa Lộc sinh trưởng và phát triển. Tạo điều kiện cho nông dân phát triển sản xuất, năm 2004 tỉnh Tiền Giang tiến hành triển khai dự án "Xây dựng mô hình hợp tác xã tiêu thụ sản phẩm cây xoài cát Hòa Lộc" tại xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang với tổng vốn đầu tư hơn 194 triệu đồng. Trong đó, Hội Làm vườn Việt Nam đầu tư 110 triệu đồng, số còn lại do nhân dân địa phương đóng góp. Dự án được thực hiện trên 10 ha xoài cát Hòa Lộc do HTX xoài cát Hòa Lộc quản lý. HTX có trách nhiệm hướng dẫn xã viên ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong thâm canh, thu hoạch, bảo quản xoài cát Hòa Lộc theo hướng sử dụng phân hữu cơ, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có chọn lọc để hàng hóa đạt chất lượng cao, đẩy mạnh tiếp thị nhằm mở rộng đầu ra xoài cát Hòa Lộc. Những năm gần đây do nhu cầu thị trường tăng cao xoài Cát Hòa Lộc được tiêu thụ mạnh tại Thành Phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Bắc. Xoài Cát Hòa Lộc có vụ giá cao lên từ 25.000 đến 42.000 đồng/kg (loại I), loại II từ 16.000 đến 20.000 đồng/kg. Nhờ thổ nhưỡng phù hợp mà xoài cát Hòa Lộc nơi đây vừa thơm ngon,19 ngọt lịm, không nơi nào sánh bằng và mỗi năm đem lợi nhuận cho bà con nhà vườn hàng trăm tỷ đồng từ cây xoài.[9] 2.2-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1-Phương pháp chọn điểm nghiên cứu, khảo sát Tại Tiền Giang, xoài cát Hoà Lộc được trồng nhiều ở huyện Cái Bè với khoảng hơn một ngàn ha, sản lượng hàng năm khoảng 15.000 tấn, tập trung ở 13 xã gồm Hòa Hưng, An Hữu, An Thái Trung, Tân Hưng, Tân Thanh, Mỹ Lương, An Thái Đông, Mỹ Đức Tây, Mỹ Đức Đông, Thiện Trí, Hòa Khánh, Hậu Thành và Đông Hoà Hiệp. Ngoài ra, nó còn được trồng rải rác ở các huyện khác. Tuy nhiên, nguồn gốc của xoài cát Hòa Lộc được trồng tại xã Hòa Lộc, quận Giáo Đức, tỉnh Định Tường nay là ấp Hòa, xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang. Đây là vùng đất phù sa ven sông nên giàu chất dinh dưỡng, rất thích hợp cho xoài cát Hòa Lộc sinh trưởng và phát triển. Chính vì thế tôi đã chọn xã Hòa Hưng, Huyện Cái Bè, Tỉnh Tiền Giang để tiến hành nghiên cứu. Trong đó: + Tổng thể: tất cả những hộ gia đình trồng xoài cát Hòa Lộc tại xã. + Đơn vị lấy mẫu: hộ sản xuất đã thu hoạch xoài cát Hòa Lộc năm 2010. + Phạm vi lấy mẫu: Những hộ nông dân thường trú tại địa bàn xã. + Số mẫu điều tra: 67 mẫu. 2.2.2- Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp Thu thập số liệu từ sách, báo, đài phát thanh, tạp chí, internet, các báo cáo của UBND huyện, xã và các bài nghiên cứu có liên quan, bên cạnh việc tham khảo ý kiến của các chuyên gia có kinh nghiệm trong việc sản xuất xoài cát Hòa Lộc.20 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp Số liệu sơ cấp có thể thu thập bằng 4 cách: quan sát, nhóm tập trung, điều tra và thực nghiệm. Trong đề tài nghiên cứu của mình tôi sử dụng phương pháp điều tra. Để thu thập số liệu sơ cấp tôi tiến hành thiết kế bảng câu hỏi và phỏng vấn trực tiếp người nông dân sản xuất tại nhà. Sau khi kết thúc bài phỏng vấn tại nhà thứ nhất tôi sẻ hỏi người dân về những hộ trồng xoài cát Hòa Lộc xung quanh, để dễ dàng trong việc lấy mẫu và tiết kiệm thời gian và vật chất. Trong quá trình thiết kế bảng câu hỏi, tôi chia làm 2 loại câu hỏi: câu hỏi có sẵn câu trả lời và câu hỏi để ngõ. Những câu hỏi có trả lời sẵn là những câu hỏi có kèm theo những phương án trả lời có thể có và người được hỏi chỉ cần lựa chọn một trong những câu hỏi có trả lời sẵn. Câu hỏi để ngỏ là những câu hỏi để cho người được hỏi trả lời bằng những lời lẽ của mình. Để tạo thuận lợi cho đáp viên và tăng độ chính xác cho thông tin tôi kết hợp cả 2 dạng câu hỏi này với nhau. Phương pháp tiếp xúc: Phỏng vấn trực tiếp. 2.2.3- Phương pháp xử lý số liệu Mục tiêu 1: Sử dụng các tài liệu có liên quan về cơ sở lý luận của hiệu quả sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp Mục tiêu 2: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả và phương pháp tần số: sử dụng trong nghiên cứu nhằm phân tích thực trạng của việc trồng xoài cát Hòa Lộc trong năm 2010 ở địa phương. Đồng thời, sử dụng phương pháp phân tích lợi ích chi phí – CBA (Cost Benefit Analysis) để phân tích hiệu quả kinh tế hay phân tích mối tương quan giữa doanh thu, chi phí và lợi nhuận của việc trồng xoài cát Hòa Lộc. Doanh21 thu, chi phí và lợi nhuận được tính toán dựa trên các chi phí sản xuất và thu nhập của hộ trồng xoài trong từng mô hình của năm sản xuất 2010. Điều này được thực hiện dựa vào các công thức sau: [6] ijijjniXPTC311 (1) jjjPQTR31 (2) NB = TR – TC (3) Trong đó: i = đầu vào sản xuất thứ i; j = hộ sản xuất thứ j trong năm sản xuất; TC = tổng chi phí của mô hình sản xuất; TR = tổng doanh thu của mô hình sản xuất; NB = thu nhập ròng của mô hình sản xuất; Pij = giá biến đầu vào thứ i của hộ j trong mô hình; Xij = lượng biến đầu vào thứ i của hộ j trong mô hình; Pj = giá sản phẩm của hộ j trong mô hình; Qj = lượng sản phẩm của hộ j trong mô hình. Để phân tích hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối nguồn lực, hiệu quả sử dụng chi phí, hiệu quả theo qu y mô sản xuất sử dụng mô hình DEA. Trong đó: Hiệu quả kỹ thuật (Technical Effciency – TE): chỉ ra khả năng của một nông hộ đạt được sản lượng tối đa từ một tập hợp các nhập lượng được sử dụng trong quá trình sản xuất (0)1TE Hiệu quả phân phối (Allocation Effciency – AE): chỉ ra khả năng của nông hộ trong việc sử dụng các yếu tố nhập lượng với các tỷ lệ tối ưu trong điều kiện giá cả và kỹ thuật hiện hành ()10AE22 Hiệu quả kinh tế / sử dụng chi phí (Economic/Cost Effciency – EE): là chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp từ hai chỉ tiêu hiệu quả trên ()10AE. Nó được tính toán theo phương trình sau:[4] AETEEE* Hình 2.1: Hiệu quả phân phối và kỹ thuật Biểu đồ trên được giải thích như sau: Giả sử có một hộ sản xuất nào đó sử dụng hai yếu tố nhập lượng x1 và x2 để tạo ra một lượng y với giả thiết thu nhập không đổi theo quy mô. SS’ là đường đẳng lượng được sử dụng để đo lường hiệu quả kỹ thuật. Nếu nông hộ này sử dụng hai nhập lượng trên tại điểm P để tạo ra y, lúc đó tính không hiệu quả về kỹ thuật của hộ sản xuất được đo lường bởi khoảng cách QP. Khoảng cách QP này có ý nghĩa là lượng mà thông qua đó tất cả các nhập lượng có thể giảm đi một tỷ lệ nào đó mà không làm giảm lượng sản phẩm được tạo ra. Tỷ lệ này được đo lường bằng tỷ số QP/OP và có ý nghĩa là tỷ lệ các nhập lượng nào đó cần được giảm (x1 hoặc x2) trong qúa trình sản xuất, nhưng sản lượng y tạo ra không đổi, sản lượng đó sẽ đạt hiệu quả về mặt kỹ thuật (TE) của một nông hộ được đo lường bởi tỷ số sau: TEi = OQ/OP (4) X2/y X1/y o A A’ Q S P Q’ S’ R23 Hệ số này bằng 1 – (OQ/OP). Khi TE có giá trị bằng 1, có nghĩa là hộ đặt hiệu quả kỹ thuật hoàn toàn. Trên đồ thị hộ sản xuất sẽ sản xuất tại điểm Q là điểm nằm trên đường đồng lượng. Tỷ số giá cả của hai nhập lượng được thể hiện bằng đường đồng phí AA’. Đường đồng phí này được sử dụng để tính toán hiệu quả phân phối (AE). AE của hộ sản xuất tại điểm P xác định bởi tỷ số OR/OQ. Khoảng cách RQ được xem là khoảng chi phí được giảm đi khi hộ sản xuất đạt hiệu quả cả về mặt kỹ thuật và phân phối. AEi = OR/OQ (5) Lúc đó. EEi như sau: EEi = TEi * AEi = (OQ/OP)*(OR/OQ) = OR/OP (6) RQ là phần chi phí được giảm đi. Mô hình DEA được sử dụng để tính toán hiệu quả kỹ thuật (TE) là: Min (7) , Điều kiện ràng buộc -yi + Y0 xi - X0 0 Trong đó,  là đại lượng vô hướng,  là véc tơ n x 1 hằng số. Giá trị của  đạt được là hệ số hiệu quả kỹ thuật của hộ sản xuất thứ I với (. Nếu bằng 1 chỉ ra điểm nằm trên đường biên sản xuất do đó hộ đang xem xét đạt hiệu quả hoàn toàn về mặt kỹ thuật. Giả sử giá cả của các yếu tố nhập lượng được đưa ra, lúc đó hiệu quả sử dụng chi phí (EE) đơn giản được tính toán thông qua mô hình DEA dưới đây. Min EE (8) ,EE Điều kiện ràng buộc -yi + Y0 EEci - C0 024 Trong đó, ci là đại lượng vô hướng thể hiện chi phí và C là ma trận 1 x n của những chi phí được quan sát của hộ sản xuất thứ i. Trong sản xuất, sự đo lường về hiệu quả phân phối nguồn lực theo hướng tối thiểu hóa chi phí sản xuất có thể được sử dụng để xác định số lượng nguồn lực tối ưu (các yếu tố đầu vào) theo đó hộ sản xuất có thể tối thiểu hóa chi phí sản xuất nhưng vẫn không làm giảm sút sản lượng đầu ra. Mô hình ước lượng: Theo Tim Coelli (2005), TE, AE và EE hay CE có thể được đo lường bằng cách sử dụng mô hình phân tích màng bao dữ liệu định hướng dữ liệu đầu vào theo biên cố định do quy mô. Liên quan đến tình huống nhiều biến đầu vào – nhiều biến đầu ra như trong tình huống phân tích của chúng ta. Giả định một tình huống có N đơn vị tạo quyết định, mỗi DMU sản xuất S sản phẩm bằng cách sử dụng M biến đầu vào khác nhau, theo tình huống này để ước lượng TE, AE và EE của từng DMU, một tập hợp phương trình tu yến tính phải được xác lập và giải quyết cho từng DMU, vấn đề này có thể thực hiện nhờ mô hình CRS Input-Oriented DEA có dạng như sau: Min ,xi * wi xi* (9) Subject to: ikyyjxxiNikpkiiNijijii,0,0,0*11 Trong đó: Wi = vec tơ đơn giá các yếu tố sản xuất của DMU thứ i Xi* = vec tơ số lượng các yếu tố đầu vào theo hướng tối thiểu hóa chi phí sản xuất của DMU thứ i. i = 1 to N (số lượng DMU), k = 1 to S (số sản phẩm),25 j = 1 to M (số biến đầu vào), yki = lượng sản phẩm k được sản xuất bởi DMU thứ i, xji = lượng đầu vào j được sử dụng bởi DMU thứ i, i = các biến đối ngẫu. Các đo lường về hệ số hiệu quả được tính toán theo trường hợp hiệu quả thay đổi theo quy mô (VRS) nên hiệu quả phân phối (AE) được tính như sau: AE = EE/TE (10) Cơ sở của mô hình VRS –DEA Hình 2.2: Hiệu quả theo quy mô Theo hình 2 thì các hệ số ký thuật dưới hai giả thiết CRS và hệ số hiệu quả theo quy mô được xác định theo công thức sau đây: TECRS = APC/AP (11) TEVRS = APV/AP (12) Từ (11) và (12) => SE = APC/APv (13) Tất cả các hệ số này cùng nằm trong khoảng từ 0 đến 1. Mối quan hệ giữa 3 hệ số này được thể hiện bằng phương trình. y Biên sản xuất CRS Biên sản xuất VRS O R PV P PC x26 `TECRS = TEVRS x SE (14) Việc đo lường SE có thể thực hiện cho từng hộ sản xuất bằng cách so sánh TE đạt được từ CRS-DEA với TE đạt được từ biên biến động theo quy mô VRS-DEA (Variable returns to scale-DEA). Nếu có sự khác biệt về TE giữa CRS-DEA và VRS-DEA đối với từng hộ sản xuất cụ thể, chúng ta có thể kết luận rằng có sự không hiệu quả về quy mô (Scale Inefficiency = 1 – Scale Efficiency).[3] Trong những thập kỷ gần đây, có rất nhiều nghiên cứu đã tách hiệu quả kỹ thuật sản xuất (Technical Efficiency-TE) đạt được từ biên sản xuất cố định theo quy mô (Constant returns to scale, CRS) ra làm hai phần: phần thứ nhất là sự không hiệu quả kỹ thuật thuần tuý (“pure” Technical Inefficiency) , và thứ hai là sự không hiệu quả do quy mô (Scale Inefficiency). Vì thế, sự đo lường về hiệu quả do quy mô (Scale Efficiency- SE) có thể được sử dụng để xác định số lượng theo đó năng suất có thể được nâng cao bằng cách thay đổi quy mô sản xuất theo một quy mô sản xuất tối ưu được xác định. Để đo lường SE theo phương pháp DEA, chúng ta phải ước lượng một biên sản xuất bổ sung: Biên sản xuất cố định theo quy mô (CRS-DEA). Sau đó, việc đo lường SE có thể thực hiện cho từng hộ sản xuất bằng cách so sánh TE đạt được từ CRS-DEA với TE đạt được từ biên biến động theo quy mô (Variable returns to scale-DEA (VRS-DEA). Nếu có sự khác biệt về TE giữa CRS-DEA và VRS-DEA đối với từng hộ sản xuất cụ thể, chúng ta có thể kết luận rằng có sự không hiệu quả về quy mô (Scale Inefficiency = 1 – Scale Efficiency). Cũng theo Tim Coelli (2005), SE có thể được đo lường bằng cách sử dụng mô hình phân tích màng bao dữ liệu định hướng dữ liệu đầu vào theo biên biến động do quy mô (the Variable Returns to Scale Input-Oriented DEA Model, VRS-DEA Model). Liên quan đến tình huống nhiều biến đầu vào-nhiều biến đầu ra (the multi-input multi-output case) như trong tình huống phân tích của chúng ta. Giả định một tình huống có N đơn vị tạo qu yết định (decision making unit-DMU), mỗi DMU sản xuất S sản phẩm bằng cách sử dụng M biến đầu vào khác nhau. Theo tình huống27 này, để ước lượng SE của từng DMU, một tập hợp chương tình tuyến tính phải được xác lập và giải quyết cho từng DMU. Vấn đề này có thể thực hiện nhờ mô hình VRS-DEA có dạng như sau: Min  Subject to: iNkyyjxxiiNikpkiiNijpjii,01'1,0,011 (15) Trong đó:  = giá trị hiệu quả, i = 1 to N (số lượng DMU), k = 1 to S (số sản phẩm), j = 1 to M (số biến đầu vào), yki = lượng sản phẩm k được sản xuất bởi DMU thứ i, xji = lượng đầu vào j được sử dụng bởi DMU thứ i, N1’ = Nx1 vectơ 1, i = các biến đối ngẫu.[6] Việc ước lượng SE theo mô hình (15) có thể được thực hiện bởi nhiều chương trình máy tính khác nhau. Tuy nhiên, để thuận tiện chúng ta sử dụng chương trình DEAP phiên bản 2.1 khi ước lượng hiệu quả sản xuất.[10] Các biến xuất lượng được sử dụng để ước lượng các hệ số hiệu quả kinh tế và kỹ thuật là tổng sản lượng của xoài cát Hòa Lộc được sản xuất ra. Nhưng trong sản xuât xoài cát Hòa Lộc ta cần sử dụng nhiều loại nhập lượng khác nhau trong cùng diện tích canh tác, các biến nhập lượng được sử dụng trong mô hình là: Biến xuất lượng: y1: Sản lượng xoài cát Hòa Lộc (kg/hộ) Biến nhập lượng các yếu tố đầu vào X1: Diện tích gieo trồng tính theo m2 X2: Chi phí cây giống tính theo đơn vị ngàn đồng28 X3; Chi phí phân bón tính theo đơn vị ngàn đồng X4: Chi phí thuốc BVTV tính theo đơn vị ngàn đồng X5: Số lao động thuê mướn tính theo đơn vị ngày công X6: Số lao động gia đình tham gia tính theo đơn vị ngày công X7: Chi phí điện sử dụng tính theo đơn vị ngàn đồng Khi chúng ta đã ước lượng được hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối nguồn lực, hiệu quả sử dụng chi phí của các hộ nông dân trồng xoài cát Hòa Lộc thì điều quan trọng tiếp theo là làm sao và bằng phương pháp nào để có thể đo lường sự ảnh hưởng của các yếu tố sản xuất đến hiệu quả hoạt động. Đồng thời chúng ta biết rằng giá trị của hiệu quả hoạt động sản xuất luôn nằm trong khoảng giá trị từ 0 đến 1. Vì thế, hàm tobit sẽ ước lượng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến hiệu quả hoạt động sản xuất của nông hộ. - Đối với những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất: Các nghiên cứu của Kalirajan và Shand (1998), Coelli và Battese (1996) chỉ ra rằng hiệu quả sản xuất chịu ảnh hưởng bởi hàng loạt các yếu tố về mặt thể chế, chính sách và kinh tế xã hội như tình trạng hôn nhân , giới tính, tuổi tác, trình độ học vấn, kinh nghiêm sản xuất, chất lượng của hệ thống thủy lợi, khả năng tiếp cận tín dụng, dịch vụ, hệ thống giao thông …. Những nhân tố này trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến chất lượng quản lý sản xuất của hộ do đó khả năng ảnh hưởng đến mức độ hiệu quả trong sản xuất.[5] - Mối quan hệ giữa hiệu quả của các hộ sản xuất và các biến số vừa nêu trên có thể được khảo sát bằng hai cách là tính toán các hệ số tương quan hoặc thực hiện phân tích phi tham số đơn giản, ở bài nghiên cứu này ta thực hiện phân tích phi tham số đơn giản qua hai bước là đo lường hiệu quả sản xuất và sử dụng mô hình hồi qu y với biến số phụ thuộc là các hệ số hiệu quả, còn biến số độc lập bao gồm những đặc điểm nhân chủng học và kinh tế xã hội của hộ điều tra.[5] Sau khi các ước lượng về hiệu quả kinh tế, phân phối và kỹ thuật được xác định thông qua mô hình DEA sẽ được hồi quy để đánh giá những nhân tố ảnh hưởng29 thông qua mô hình Censored Tobit trên các biến độc lập. Mô hình hồi quy Tobit này có dạng như sau: E* = jjjz+ v (16) Ei = nếu E*1 Ei = E* nếu E*<1 Trong đó, Ei là hệ số hiệu quả, v có phân phối ngẫu nhiên v ~ N(0,2) và j là các tham số hồi qu y, jz là các biến số độc lập có tác động đến hiệu quả sản xuất. Còn biến phụ thuộc của mô hình Tobit là các hệ số hiệu quả kinh tế, kỹ thuật và phân phối. Mô hình Tobit có dạng như sau: E = E* = 0+ iiiivzzz992211(17) Ei = nếu E*1 Ei = E* nếu E*<1 Trong đó, I là hộ sản xuất thứ I, zj là biến ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, jlà tham số hồi qu y được ước lượng, vi là sai số, Ei là hệ số hiệu quả sản xuất của hộ thứ I, E* là biến ngầm với E[E*/xi] = xj.[5] Các biến được sử dụng trong phân tích bao gồm: (đây là các biến độc lập) Z1: Tuổi của người lao động chính trực tiếp tham gia sản xuất Z2: Trình độ học vấn của chủ hộ Z3: số lao động tham gia sản xuất xoài Z4: Số năm sản xuất của nông hộ Z5: Số năm kinh nghiệm sản xuất của hộ sản xuất Z6: Tiếp cận với các tổ chức tín dụng tại địa phương để vay vốn sản xuất, đây là biến giả có giá trị bằng 1 (số 1) nếu các hộ được tiếp cận, và bằng không (số 0) nếu các hộ không tiếp cận được. Z7: Số lần các hộ được tập huấn kỹ thuật trong năm Z8: Tham gia Hợp tác xã của nông hộ, đây là biến giả có giá trị bằng 1 (số 1) nếu hộ có tham gia Hợp tác xã, và bằng 0 (số 0) nếu hộ không tham gia Hợp tác xã.30 Z9: Tham gia chương trình Vietgap của nông hộ, đây là biến giả có giá trị bằng 1 (số 1) nếu hộ có tham gia chương trình Vietgap, và bằng 0 (số 0) nếu hộ không tham gia chương trình Vietgap. Để ước lượng cần sử dụng các ký hiệu của 9 biến trong mô hình tobit: độ tuổi (TUOI), trình độ học vấn (HV), số lao động tham gia sản xuất (LD), số năm sản xuất (Nam SX), kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ (KN), vay vốn sản xuất (Vay), số lần được tập huấn kỹ thuật (T.HUAN), Hợp tác xã (HTX), chương trình Vietgap (VGAP). HQSX = 1(TUOI) + 2(HV) + 3(LD) + 4(Nam SX) + 5(KN) + 6(Vay) + 7(T.HUAN) + 8(HTX) + 9(VGAP) Trong đó: HQSX: hiệu quả sản xuất bao gồm hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối nguồn lực và hiệu quả sử dụng chi phí của nông hộ. Giá trị của hiệu quả sản xuất được đo lường bằng phần trăm (%) hoặc giá trị tu yệt đối từ 0 đến 1, doanh nghiệp đạt hiệu quả cao nhất khi có giá trị hiệu quả bằng 1. TUOI: Tuổi của người lao động chính trực tiếp tham gia sản xuất HV: Trình độ học vấn của chủ hộ LD: số lao động tham gia sản xuất xoài Nam SX: Số năm sản xuất xoài của nông hộ KN: Số năm kinh nghiệm sản xuất xoài của hộ Vay: Tiếp cận với các tổ chức tín dụng tại địa phương để vay vốn sản xuất, đây là biến giả có giá trị bằng 1 (số 1) nếu các hộ được tiếp cận, và bằng không (số 0) nếu các hộ không tiếp cận được. T.HUAN: Số lần các hộ được tập huấn kỹ thuật trong năm HTX: Tham gia Hợp tác xã của nông hộ, đây là biến giả có giá trị bằng 1 (số 1) nếu hộ có tham gia Hợp tác xã, và bằng 0 (số 0) nếu hộ không tham gia Hợp tác xã. VGAP: Tham gia chương trình Vietgap của nông hộ, đây là biến giả có giá trị bằng 1 (số 1) nếu hộ có tham gia chương trình Vietgap, và bằng 0 (số 0) nếu hộ không tham gia chương trình Vietgap.31 Bảng 2.1 KỲ VỌNG VỀ DẤU CỦA CÁC BIẾN ĐỘC LẬP TRONG MÔ HÌNH TOBIT Biến Diển giải Dấu kỳ vọng TUOI Tuổi lao động trực tiếp tham gia sản xuất +/- HV Trình độ học vấn của chủ hộ + LD Số lao động tham gia sản xuất xoài +/- Nam SX Số năm sản xuất xoài của nông hộ + KN Số năm kinh nghiệm sản xuất xoài của hộ + Vay Mức độ tiếp cận các tổ chức tín dụng + T.HUAN Số lần được tập huấn kỹ thuật trong năm + HTX Hộ có tham gia Hợp tác xã + VGAP Hộ có tham gia chương trình Vietgap + Sử dụng phần mềm thống kê Limdep version 8.0 để ước lượng kết quả của hàm Tobit.[11] Mục tiêu 3: Sử dụng kết quả phân tích ở mục tiêu 2 làm cơ sở đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất cây xoài cát Hòa Lộc. 2.2.4- Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu đề tài - Chỉ tiêu về tài chính: + Thu nhập/tổng chi phí + Lợi nhuận/thu nhập - Chỉ tiêu về hiệu quả: + Hiệu quả kỹ thuật (TE) + Hiệu quả phân phối nguồn lực (AE) + Hiệu quả sử dụng chi phí (CE) + Hiệu quả theo quy mô sản xuất (SE)32 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1- PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3.1.1- Tổng quan về cây xoài cát Hòa Lộc 3.1.1.1 Nguồn gốc - Giống địa phương, tại Hòa Hưng - Cái Bè - Tiền Giang. - Được Chọn lọc cá thể từ quần thể tại Viện cây ăn quả Miền Nam. 3.1.1.2 Đặc tính chủ yếu - Thời gian sinh trưởng: cho trái sau 3 năm trồng. - Thu hoạch trái sau 3,5 - 4 tháng kể từ khi ra hoa. - Cây cho trái tập trung vào tháng 4 - 7 dương lịch. - Tán cây tròn, lá dài hình lưỡi mác, đuôi lá rất nhọn và dài, mép lá gợn sóng - Trái to, trọng lượng trung bình 450 - 600g/trái, trái thuôn dài, có rốn trái và có nhiều chấm nhỏ đen tròn khi gi, vỏ vàng tươi khi chín, đầu trái nhọn - Vị ngọt, thơm ngon, hạt dẹp, không xơ, thịt mịn chắc, tỷ lệ thịt ăn được khoảng 80 -84%. - Khoảng cách trồng: hàng cách hàng 5 - 6 m, cây cách cây 4m ( cây mắt ghép) - Cây 10 năm có thể cho thu hoạch trung bình 100 kg/cây/năm. - Thích hợp nhất vùng đất phù sa, đất thịt pha cát, sét nhẹ, đất nhiều hữu cơ[7] 3.1.1.3 Đặc điểm sinh thái - Khí hậu: Xoài cát Hòa Lộc có thể chịu được trong khoảng nhiệt độ từ 4 - 46 độ C, nhưng nhiệt độ thích hợp để cây sinh trưởng và phát triển tốt là vào khoảng 24 - 27độ C. Mặc dù có khả năng chịu hạn, nhưng để cho sản lượng cao,33 xoài cần phải được cung cấp nước đầy đủ. Điều này thể hiện rất rõ trong mối tương quan thuận giữa sản lượng xoài và lượng mưa hàng năm.[12] - Đất đai: Xoài có thể trồng được trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng tốt nhất là loại đất cát hay đất thịt pha cát, thoát nước tốt và mực nước ngầm không sâu quá 2,5 m. Nếu trồng trên đất nhẹ, kém màu mỡ, xoài thường cho nhiều hoa và đậu nhiều trái. Ngược lại, nếu trồng trên đất màu mỡ, đủ nước chỉ giúp cây phát triển tốt nhưng cho trái ít hơn. Xoài thích hợp ở loại đất có pH từ 5,5 – 7, nếu pH từ 5 trở xuống thì cây sẽ phát triển kém. (cần phải bón thêm vôi từ 1-2 tấn/ha).[12] - Thiết kế vườn: Tuỳ thuộc vào mục đích canh tác mà ta có những biện pháp lên liếp phù hợp. Đối với những vùng đất nhiễm phèn nặng nên thiết kế liếp đơn (trồng một hàng giữa, mặt liếp 3,5-4m, khi đào liếp phải chuyển lớp đất mặt lên mặt liếp mới) để tiện cho việc rửa phèn. Liếp đôi trồng 2 hàng theo hình nanh sấu có mặt liếp 6-8m. Liếp thấp cần phải đắp mô, mô trồng được vun từ lớp mặt liếp trộn 30 kg phân hữu cơ (phân chuồng trấu mục rơm mục, tro trấu) lên cao 0,3 – 0,4m, đường kính chân mô 1,0 - 1,2 m, đường kính mặt mô 0,8 m. Liếp cao phải đào hố với kích thước hố 0,6m x 0,6m x sâu 0,4m. Trộn 30 kg phân hữu cơ hoai mục với đất đã được đào lên, trộn xong lấp hỗn hợp này trở lại hố, đắp thêm đất tạo mô thấp khoảng 0,1 – 0,15m so với mặt liếp là vừa. Trường hợp trồng xoài trên đất nhiễm phèn thì trộn thêm 2-3 kg vôi nông nghiệp cho mỗi mô, hố trồng.[13] - Trồng cây chắn gió: Cây chắn gió được trồng thành rào chắn xung quanh vườn, dùng cây chắn gió như Bạch đàn nhằm ngăn chặn sự di chuyển của sâu bệnh hại theo gió xâm nhập vào vườn; tạo tiểu khí hậu thích hợp trong vườn, hạn chế thiệt hại do gió bão gây ra.[13] - Cây giống: Giống xoài được trồng phổ biến bằng cây tháp, phương pháp được áp dụng rộng rãi ở ĐBSCL để nhân giống cây con, cũng có thể dùng tháp mắt và tháp cành để cải tạo các vườn xoài có phẩm chất trái kém hoặc để tạo giống mới. Với phương pháp này xoài có thể cho trái sau 3-4 năm. Nên mua giống ở các cơ sở đã được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, sử dụng cây giống có chất lượng tốt, để trồng xoài trước tiên ta phải chọn cây giống khoẻ mạnh,34 thân thẳng có 2-3 tầng lá xanh tốt, không có dấu hiệu của bệnh gây hại. Cổ rễ thẳng, gốc ghép phải thích nghi với điều kiện sinh thái của địa phương, vị trí ghép cách cổ rễ 20 cm, mắt ghép và gốc ghép tiếp hợp tốt không bị bong tróc.[14] - Thời vụ trồng: Chủ yếu tuỳ theo chế độ mưa mỗi vùng, thích hợp nhất là vào đầu mùa mưa, lúc này thời tiết thuận lợi giúp cho cây con mau bén rễ, sớm phục hồi và phát triển nhanh. Thường được trồng vào đầu mùa mưa từ tháng 5 – 7 (dl). Tu y nhiên, ở những nơi chủ động được nguồn nước thì vừa có thể trồng được quanh năm. Tuỳ thuộc vào đặc tính của từng giống sao cho đến giai đoạn cây cho trái (10 năm tuổi) không giáp tán với nhau. Trồng thâm canh mật độ dày phải cắt khống chế tán hàng năm cho nhỏ gọn lại. Đối với giống xoài ghép, tán nhỏ nên trồng dày, khoảng cách trồng 6m x 6m, trồng thâm canh 5m x 5m. Đối với giống xoài trồng hạt, tán lớn nên trồng thưa khoảng cách 7m x 7m, trồng thâm canh 6m x 6m.[9] 3.1.2- Tình hình sản xuất xoài cát Hòa Lộc tại địa bàn Theo thông tin từ ông Huỳnh Văn Sang, Phó chủ nhiệm Hợp tác xã Hòa Lộc, cán bộ Hợp tác xã kết hợp với các giảng viên của trường đại học cần thơ đã mở những buổi tập huấn cho người dân về cách canh tác, kỹ thuật xử lý xoài cát Hòa Lộc khi ra hoa xuống nhị và phổ biến các thông tin về thị trường cho nông dân để tránh trường hợp “trúng mùa, rớt giá”. Và có không ít hộ đã áp dụng thành công đạt năng suất cao trong sản xuất. Bên cạnh kỹ thuật canh tác của người nông dân thì điều kiện thổ nhưỡng cũng không kém phần quan trọng. Ấp Hòa, xã Hòa hưng thuộc nhóm đất phù sa, với hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt thuận lợi cho việc tưới tiêu rất thích hợp trồng cây xoài cát Hòa Lộc. Chính vì thế, Huyện đang có chủ trương phát triển vùng nguyên liệu, khuyến khích người dân tham gia Hợp tác xã tại nơi đây nhằm tạo ra nguồn cung và tìm đầu ra ổn định cho mặt hàng này. Bên cạnh đó, một việc không kém quan trọng không chỉ riêng cây xoài cát Hòa Lộc mà bất cứ loại trái ngon nào muốn tiến xa đến tay người tiêu dùng trong và ngoài nước, đó là thương hiệu. Huyện hướng người dân sản xuất xoài cát Hòa Lộc sạch theo tiêu chuẩn Vietgap. Đây là một loại giấy thông hành để xoài cát Hòa Lộc có thể vươn ra xa.35 3.1.3- Thông tin về hộ trồng xoài cát Hòa Lộc 3.1.3.1. Số lượng mẫu thu thập Mẫu số liệu dùng cho việc xử lý và phân tích được thu thập từ việc phỏng vấn trực tiếp hộ dân trồng xoài cát Hòa Lộc tại xã Hòa Hưng, hu yện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Trên địa bàn xã diện tích xoài cát Hòa Lộc được trồng rải rác khắp các ấp như ấp Bình, ấp Hòa … nhưng diện tích lớn và tập trung nhất là tại ấp Hòa. Chính vì thế nên việc lấy mẫu được thực hiện trên địa bàn xã, số liệu thu thập được mang tính đại diện cao. Số lượng mẫu tại mỗi ấp như sau: Bảng 3.2: SỐ LƯỢNG MẪU TẠI ĐỊA BÀN KHẢO SÁT STT Địa bàn khảo sát Nông hộ (hộ) Tỷ trọng (%) 1 Ấp Hòa 50 75 2 Ấp Bình 10 15 3 Ấp Khu Phố 3 4 4 Ấp Thống 2 3 5 Ấp Nhất 2 3 Tổng 67 100 (Nguồn: số liệu điều tra, 2010) Cơ cấu mẫu thu thập75%15%4%3%3%Ấp HòaẤp BìnhẤp Khu PhốẤp ThốngẤp Nhất Biểu đồ 3.1: Cơ cấu mẫu thu thập Từ bảng số liệu trên ta thấy, trên địa bàn xã, ấp Hòa là địa bàn có số lượng hộ trồng nhiều nhất với 50 hộ (chiếm 75%), đứng thứ 2 là ấp Bình 10 hộ (chiếm 15%),36 ấp Khu Phố 3 hộ (chiếm 4%), thấp nhất là 2 ấp Thống và nhất cùng 2 hộ cùng mức 3%. Theo ý kiến của người dân tại các ấp này thì đất nơi đây chứa nhiều cát, không thích hợp trồng xoài cát Hòa Lộc và xoài cát Hòa Lộc dễ bị cháy lá, nên người dân chủ yếu trồng mặt hàng nhãn suồng cơm vàng. 3.1.3.2. Thông tin chung về nông hộ Bảng 3.3: THÔNG TIN CHUNG VỀ NÔNG HỘ SẢN XUẤT STT Chỉ tiêu ĐVT Bình quân 1 Độ tuổi bình quân Tuổi 46,09 2 Thời gian làm vườn Năm 11,70 3 Tỷ lệ chủ hộ sản xuất là nữ % 00,00 4 Tỷ lệ chủ hộ sản xuất là nam % 100,00 5 Thành viên gia đình Người 5,00 6 Thành viên tham gia chăm sóc vườn Người 3,00 7 Diện tích đất trồng xoài cát Hòa Lộc m2/hộ 5.279,10 (Nguồn: số liệu điều tra, 2010) Theo số liệu điều tra, người dân địa bàn xã trồng xoài cát Hòa Lộc có độ tuổi trung bình là 46, trong đó chủ hộ sản xuất là nam chiếm tối đa (100%); thời gian trung bình của các hộ trồng loại cây này khá lâu 11,7 năm. Mỗi gia đình bình quân 5 thành viên thì có 3 thành viên tham gia làm vườn, số còn lại đang đi học hay đã đi làm. Bình quân mỗi hộ sở hữu 5.279,10 m2 đất trồng xoài cát Hòa Lộc. 3.1.3.3. Trình độ văn hoá Bảng 3.4: TRÌNH ĐỘ VĂN HÓA CỦA NGƯỜI DÂN Trình độ học vấn Nông hộ Tỷ trọng (%) Tiểu học 20 30 Trung học cơ sở 31 46 Trung học phổ thông 16 24 Tổng 67 100 (Nguồn: số liệu điều tra, 2010)37 Tiểu học30%Trung học c ơ s ở46%Trung học phổ thông24%Tiểu họcTrung học cơ sởTrung học phổ thông Biểu đồ 3.2: Trình độ văn hoá của nông hộ Trình độ văn hoá của người dân tại địa bàn nghiên cứu tương đối cao không có mù chử, tỷ trọng lớn nhất là bậc trung học cơ sở chiếm 46%, kế đến là bậc tiểu học chiếm 30%, trung học phổ thông chiếm 24%, tuy nhiên không có trình độ trên trung học phổ thông chiếm. Trình độ học vấn của người dân ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển sản xuất, khả năng tiếp cận với khoa học kỹ thuật và tiếp thu những thông tin mới cũng như việc áp dụng kỹ thuật tiến tiến vào sản xuất. 3.1.3.4. Kinh nghiệm sản xuất: Bảng 3.5: KINH NGHIỆM SẢN XUẤT CỦA NÔNG HỘ Các quyết định Nông hộ Tỷ trọng (%) Tích lũy qua nhiều năm sản xuất 50 75 Học từ người xung quanh 57 85 Học từ các cán bộ kỹ thuật, nhà khoa học 43 64 Học từ báo đài 39 58 (Nguồn: số liệu điều tra, 2010) 758564580102030405060708090Tích lũy qua nhiềunăm sản x uấtHọc từ ngườix ung quanhHọc từ các c án bộkỹ thuật, nhà k hoahọcHọc từ báo đài Biểu đồ 3.3: Kinh nghiệm sản xuất của nông hộ38 Nhìn chung, kinh nghiệm sản xuất của người dân nơi đây có được chủ yếu là do học hỏi từ mọi người xung quanh chiếm 85%, kết hợp với kinh nghiệm tích lũy được qua nhiều năm sản xuất chiếm 75%, bên cạnh đó việc học hỏi kinh nghiệm từ những lần tập huấn của cán bộ kỹ thuật, nhà khoa học mà chủ yếu là các giảng viên của trường Đại học Cần Thơ cũng tương đối lớn chiếm 64%, còn lại từ báo đài chiếm 58%. 3.1.3.5. Số năm kinh nghiệm sản xuất của nông hộ: Bảng 3.6: SỐ NĂM KINH NGHIỆM SẢN XUẤT CỦA NÔNG HỘ (Nguồn: số liệu điều tra, 2010) 45%37%15%3%Kinh nghiệm từ 5-10 nămKinh nghiệm từ 11-15 nămKinh nghiệm từ 16-20 nămKinh nghiệm từ 20-30 năm Biểu đồ 3.4: Số năm kinh nghiệm sản xuất của nông hộ Như đã giới thiệu khái quát ở trên, cây xoài cát Hòa Lộc đã xuất hiện và phát triển ở Cái Bè một thời gian dài, có một số hộ trồng trên 20 năm tu y nhiên số lượng này không nhiều chiếm khoảng 3%. Theo nhiều tài liệu nghiên cứu, tuổi vườn của xoài cát Hòa Lộc rất dài vì là loại cổ thụ nên tuổi cây có thể lên đến cả trăm năm nếu không bị sâu bệnh, vì vậy hộ sản xuất phải thường xuyên quan sát, thăm nôm vườn Kinh nghiệm sản xuất (năm) Nông hộ (hộ) Tỷ trọng (%) 5-10 30 45 11-15 25 37 16-20 10 15 20 – 30 2 3 Tổng 50 10039 để kịp thời phát hiện những cây có dấu hiệu nhiễm sâu bệnh để điều trị kịp thời. Theo số liệu điều tra, các chủ vườn xoài đều có kinh nghiệm, 2 hộ đã có kinh nghiệm rất lâu đời từ 20 đến 30 năm do được gia đình tru yền lại chiếm 3% số mẫu điều tra, số hộ có kinh nghiệm từ 5 đến 10 năm đạt cao nhất 45% đây là chủ các vườn mới thành lập nên kinh nghiệm có được có được nhờ tập huấn hay học hỏi từ các chủ vườn khác và báo đài. Kế đến mức kinh nghiệm từ 11 – 15 năm chiếm 37%, còn lại, 15% là các chủ vườn có kinh nghiệm từ 16 đến 20 năm. 3.1.3.6 Hình thức trồng Bảng 3.7: HÌNH THỨC TRỒNG XOÀI CÁT HÒA LỘC CỦA HỘ Hình thức Giống Nông hộ (hộ) Tỷ trọng (%) 34 48 Xoài cát Hòa Lộc - nhãn 17 25 Xoài cát Hòa Lộc – bưởi 1 1 Xoài cát Hòa Lộc – mận 12 18 Trồng xen với cây khác Xoài cát Hòa Lộc – chôm chôm 3 4 Trồng một loại xoài cát Hòa Lộc 29 43 6 9 Xoài cát Hòa Lộc – xoài Đài Loan 2 3 Trồng nhiều loại xoài trong một vườn Xoài cát Hòa Lộc – xoài Cát Chu 4 6 Tổng 67 100 (Nguồn: số liệu điều tra, 2010) Về hình thức trồng, phần lớn người dân nơi đây theo hình thức trồng xen các loại cây ăn trái khác với xoài trên diện tích đất canh tác (chiếm 48%), có hiện tượng này do người dân muốn tránh nghịch lý “trúng mùa mất giá” trong nông nghiệp. Theo người dân nơi đây, khi trồng nhiều giống cùng một lúc tuy sản lượng có giảm sút chút ít so với những vườn chuyên canh một giống nhưng bù lại, khi loại này mất giá còn loại khác cao hơn, như vậy thu nhập của người dân ổn định hơn. Với cùng suy nghĩ như trên nhưng một số hộ lại thấy trồng xoài khác giống sẽ cho thu nhập cao hơn nên họ trồng xen khoảng 9%.40 3.1.3.7 Thông tin về giống xoài cát Hòa Lộc Bảng 3.8: NƠI MUA VÀ TỶ LỆ HAO HỤT CÂY GIỐNG Chỉ tiêu Nơi mua Hao hụt cây con tương ứng tại mỗi nơi mua khi trồng Tần số Tỷ trọng Tần số Tỷ trọng Tự nhân giống 54 81 15 28 Cơ sở sản xuất uy tín 3 5 1 33 Mua từ người quen 5 7 4 80 Mua từ chủ vườn khác 5 7 4 80 (Nguồn: số liệu điều tra, 2010) 3.1.3.8 Nơi mua và tỷ lệ hao hụt 8128533780780020406080100120Tự nhân giốngCơ sở sản xuấtuy tínMua từ ngườiquenMua từ chủ vườnkhác Biểu đồ 3.5: Nơi mua và tỷ lệ hao hụt cây con tương ứng Người dân tại xã chủ yếu tự nhân giống chiếm 81% tuy vậy tỷ lệ hao hụt chỉ chiếm 28%. Mua cây giống từ người quen và từ chủ vườn khác rất ít nhưng khi trồng thì không tránh khỏi tình trạng cây con bị chết do nhiều nguyên nhân. Tỷ lệ hao hụt khi mua từ người quen và từ chủ vườn khác khá cao cả hai đều chiếm 80%. Một phần nhỏ mua từ cơ sở sản xuất có uy tính chiếm 5% và tỷ lệ hao hụt là 33%. Qua việc phân tích về tình hình chọn nơi mua cây giống và tỷ lệ hao hụt tại mỗi nơi, ta thấy rằng, việc người dân tự nhân giống là hiệu quả nhất. Bên cạnh đó việc mua cây con từ người quen và từ chủ vườn khác thì chất lượng cây giống không ổn định, cây con bị chết trong quá trình trồng, dẫn đến thiệt hại cho nông hộ. %41 3.1.3.9 Nguyên nhân hao hụt Bảng 3.9: NGUYÊN NHÂN HAO HỤT CÂY GIỐNG KHI TRỒNG Chỉ tiêu Tần số Tỷ trọng (%) Sâu, bệnh 21 88 Giống yếu 11 46 Điều kiện tư nhiên không thuận lợi 7 29 (Nguồn: số liệu điều tra, 2010) Qua việc thu thập thông tin từ nông hộ, trong tổng số 24 hộ (chiếm 36%) hộ có cây con bị chết trong quá trình trồng thì nguyên nhân chủ yếu là do sâu bệnh (chiếm 88%), bên cạnh đó cây con bị chết do giống yếu cũng khá nhiều (chiếm 46%), phần trăm còn lại do điều kiện tự nhiên không thuận lợi để cây giống phát triển như thời tiết quá nóng hay vùng đất trồng quá ẩm ướt khiến rễ cây bị thối, dẫn đến tình trạng chết cây con. 3.1.3.10 Nguyên nhân chọn giống Bảng 3.10: NGUYÊN NHÂN CHỌN GIỐNG XOÀI CÁT HÒA LỘC Chỉ tiêu Tần số Tỷ trọng (%) Chi phí thấp 22 33 Đầu ra ổn định 45 67 Chất lượng tốt, ngon 65 97 Giá cao 13 19 Ít sâu bệnh 6 9 (Nguồn: số liệu điều tra, 2010) Đa số người dân nơi đây trồng xoài cát Hòa Lộc vì cho rằng cây xoài cát Hòa Lộc phù hợp với thổ nhưỡng nơi đây, do đó tạo nên cây xoài chất lượng ngon chiếm 97%. Bên cạnh đó, Hợp tác xã Hòa Lộc được thành lập và thu mua xoài hàng năm đã tạo được niềm tin của người dân nơi đây vì có được đầu ra ổn định chiếm 67%. Một số khác thì nghĩ việc trồng xoài cát Hòa Lộc tốn ít chi phí và công chăm sóc (chiếm 33%). Còn lại cho rằng giá xoài cao và ít sâu bệnh chiếm 19% và 9%.42 3.1.3.11 . Cơ cấu thu nhập của nông hộ Hầu hết nông hộ dành phần lớn thời gian của họ vào hoạt động canh tác các loại cây trồng. Cho nên thu nhập của họ cũng xuất phát từ hoạt động chính này. Bên cạnh, họ cũng dành thời gian và các nguồn nhân lực khác như đất đai, vốn, lao động…để tham gia vào các hoạt động sản xuất khác như chăn nuôi, làm thuê, kinh doanh buôn bán… Thực tế khảo sát, ngoài nguồn thu nhập chính từ xoài, người dân còn thu từ những hoạt động khác. Bảng 3.11: NGUỒN THU NHẬP BỔ SUNG CỦA NÔNG HỘ Khoản mục Tần số Tỷ trọng (%) Buôn bán 15 22 Trồng cây khác 42 63 Chăn nuôi 58 87 Làm thuê 10 15 Nghề khác 5 8 (Nguồn: số liệu điều tra, 2010) Từ bảng số liệu thu thập ở bảng trên, một hình thức khá phổ biến để tăng thu nhập tại nơi đây là chăn nuôi như heo, gà, vịt … chiếm 87%. Ngoài ra trồng các loại cây khác như mận, nhãn, chôm chôm … cũng khá phổ biến chiếm 63%, kế đến là buôn bán, chủ yếu là buôn bán nhỏ chiếm 22% hay đi làm thuê cho các chủ vườn khác đang vào vụ hay cần nhân công (chiếm 15%); còn lại, nhà vườn có thể làm thêm những nghề khác như bóc cơm nhãn sấy, may gia công… 3.1.3.12 Tham gia hợp tác xã Bảng 3.12: THAM GIA VÀ LỢI ÍCH CÓ ĐƯỢC TỪ HỢP TÁC Xà Khoản mục Tần số Tỷ trọng (%) Tham gia HTX 37 55 Tiêu thụ nhanh 20 54 Bán giá cao 22 60 Không bị ép giá 30 81 Đầu ra ổn định 35 95 Lợi ích có được từ việc tham gia Hợp tác xã Hướng dẫn kỹ thuật 28 76 (Nguồn: số liệu điều tra, 2010)43 54608195760102030405060708090100Tiêu thụ nhanhBán giá caoKhông bị épgiáĐầu ra ổn địnhHướ ng dẫn kỹthuật Biểu đồ 3.6: Những lợi ích người dân có được từ Hợp tác xã Theo thông tin điều tra được thì người dân tham gia Hợp tác xã Hòa Lộc chủ yếu muốn sản phẩm mình làm ra có được đầu ra ổn định chiếm 95% và không bị ép giá chiếm 81% do việc tiêu thụ xoài phải thông qua khá nhiều khâu trung gian trước khi đến với người tiêu dùng, chính vì vậy không tránh khỏi trường hợp nông dân sẽ bị thương lái ép giá, và khi tham gia Hợp tác xã người dân hi vọng tình trạng trên sẽ không còn tiếp diễn, đồng thời được cán bộ khuyến nông hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc nhằm nâng cao chất lượng và sản lượng xoài chiếm 76%. Bên cạnh đó, việc tham gia Hợp tác xã, với lượng hàng tập trung, sản lượng ổn định, người dân mong muốn sẽ bán được giá cao hơn và nhanh hơn (lần lượt chiếm 60% và 54%%), tránh trường hợp cây chín đỏ trái, không thấy người mua. 3.1.3.13 Dự định về sản xuất xoài của nông hộ Bảng 3.13: DỰ ĐỊNH VỀ SẢN XUẤT XOÀI CỦA NÔNG HỘ Khoản mục Số hộ chọn Tỷ trọng (%) Mở rộng qu y mô sản xuất 20 30 Tiếp tục duy trì quy mô sản xuất cũ 45 66 Thu hẹp và kết hợp thay đồi loại cây trồng khác 1 2 Thay đổi hoàn toàn loại cây trồng khác 1 2 Nguồn: số liệu điều tra, 201044 Từ những dữ liệu thu thập trên địa bàn xã, số hộ dân không có dự định mở rộng diện tích đất canh tác xoài chiếm tỷ lệ khá cao 66% vì đa số các hộ sản xuất trong một khoảng thời gian nhất định không đủ khả năng tài chính để mở rộng diện tích đất canh tác. Đồng thời tuổi cây càng lớn tán sẽ rộng thêm nên việc trồng xen xoài con là không thực hiện được, và nông dân tự canh tác trên diện tích đất nhà, không có đất thuê mướn, hiện tại cuộc sống khá ổn định nên cũng không muốn thay đổi trong sản xuất. Bên cạnh đó, số hộ có ý định mở rộng quy mô sản xuất chiếm 30% vì đa số các hộ này ngoài việc trồng xoài cát Hòa Lộc có trồng xen các loại cây khác hay ở diện tích đất khác, nông hộ thấy được việc trồng xoài cát Hòa Lộc mang lại hiệu quả cao và có ý định mở rộng quy mô sản xuất. Tu y nhiên, cũng có hộ có ý định thu hẹp và cây trồng khác với đồng tỷ lệ 2%, vì hiện nay giống xoài Đài Loan đang xâm nhập vào thị trường Việt Nam có năng suất cao, ít sâu bệnh đang được người dân quan tâm. 3.1.4- Phân tích hiệu quả kinh tế của hộ trồng xoài cát Hòa Lộc 3.1.4.1. Phân tích các chỉ số để đánh giá hiệu quả kinh tế của hộ trồng xoài cát Hòa Lộc Bảng 3.14: TỔNG HỢP CHI PHÍ, THU NHẬP, LỢI NHUẬN CỦA HỘ TRỒNG XOÀI CÁT HÒA LỘC TRONG NĂM 2010 ĐVT: 1.000 Đồng Khoản mục Bình quân Chi phí giống 56.450 Chi phí thuê mướn lao động 13.800 Chi phí thuốc 306.351 Chi phí phân bón 424.260 Chi phí tiền điện 46.65045 Chi phí lãi vay ngân hàng 7.500 Chi phí tiền đất 1.061.100 Chi phí lao động gia đình 1.753.080 Tổng chi phí chưa có lao động gia đình 1.916.111 Tổng chi phí chưa có lao động gia đình của 1 hộ 28.598,67 Tổng chi phí có lao động gia đình 3.669.191 Tổng chi phí có lao động gia đình của 1 hộ 54.764,05 Giá bán (đồng/kg) 26.706 Tổng năng suất (kg) 229.282 Năng suất bình quân của 1 hộ (kg) 3.422 Tổng thu nhập 6.123.242 Bình quân thu nhập của 1 hộ 91.391,67 Lợi nhuận chưa có lao động gia đình 4.207.131 Lợi nhuận bình quân của một hộ chưa có lao động gia đình 62.793 Lợi nhuận có lao động gia đình 2.454.051 Lợi nhuận bình quân của một hộ có lao động gia đình 36.627,63 (Nguồn: số liệu điều tra, 2010) Từ bảng kết quả tổng hợp trên cho thấy bình quân mỗi năm hộ trồng xoài cát Hòa Lộc phải chi 28.598.670 đồng/năm cho các khoản chi phí trồng xoài cát Hòa Lộc. Khoản chi phí bỏ ra tương đối lớn, và tăng so với vụ trước do giá cả các yếu tố đầu vào như phân bón, thuốc nông dược, chi phí thuê lao động… trong thời gian qua tăng. Tuy nhiên, khi đầu tư cho các yếu tố đầu vào để sản xuất xoài cát Hòa Lộc thì sẽ làm cho năng suất xoài tăng lên, bình quân mỗi năm hộ thu được 3.422 kg46 xoài cát Hòa Lộc trong năm 2010. Và theo kết quả điều tra được bình quân vụ mùa 2010, nông hộ bán xoài cát Hòa Lộc với giá 26.706 đồng/kg (giá bán bình quân từ loại 1, loại 2 và trái dạt). Đây là một giá khá cao. Theo những thông tin khảo sát các hộ sản xuất thì vụ sản xuất năm 2010 giá xoài cát Hòa Lộc tương đối ổn định với giá loại 1 khoảng 35.000 đồng/ kg. Chính vì thế, thu nhập của nông hộ có tăng so với các năm trước, trung bình mỗi hộ thu được 91.391.670 đồng/năm. Đây là một mức thu nhập khá cao trong lĩnh vực trồng cây ăn trái, tuy nhiên với những hộ có diện tích trồng nhỏ thì phải nhờ những khoản thu khác như buôn bán, trồng cây khác, làm thuê… để đảm bảo các khoản chi cần thiết trong tình hình giá cả thị trường tăng như thời gian qua, đồng thời đầu tư cho vụ tới. Với mức thu nhập như trên, sau khi trừ đi các khoản chi phí đầu vào, bình quân mỗi hộ thu được 62.793.000 đồng/năm. Tuy nhiên, trong lĩnh vực nông nghiệp, khi phân tích về lợi nhuận nông hộ thì một chi phí không thể không liệt kê, đó chính là chi phí lao động gia đình. Việc chăm sóc cây xoài cát Hòa Lộc chủ yếu dựa vào lao động gia đình, lao động thuê mướn không nhiều, chủ yếu nông hộ thuê thêm lao động để cắt tỉa cành sau khi thu hoạch, bồi bùn, thu hoạch trái. Các việc còn lại như bón phân, xịt thuốc, tưới nước…nông hộ thường tự làm. Cá biệt, với những hộ có diện tích đất canh tác không nhiều (5.000– 7.000m2), họ thường không thuê thêm lao động phụ giúp mà chỉ sử dụng lao động gia đình. Khi tổng hợp thêm chi phí lao động gia đình, bình quân mỗi năm hộ trồng bỏ ra 54.764.050 đồng/hộ/năm. Khi đó, lợi nhuận của nông hộ giảm xuống còn 36.627.630 đồng/hộ/năm. Qua đây, ta thấy rằng các khoản mục chi phí có tác động rất nhiều đến lợi nhuận của nông hộ. Để tìm hiểu sâu hơn về chi phí sản xuất, ta phân tích về tỷ trọng các loại chi phí trong tổng chi phí để biết được các yếu tố chi phí chiếm tỷ trọng ra sao trong tổng chi phí. Kết quả khảo sát được tổng hợp qua bảng sau:47 Bảng 3.15: TỶ TRỌNG CÁC KHOẢN MỤC CHI PHÍ NĂM 2010 ĐVT: 1.000 Đồng Khoản mục Nhỏ nhất Lớn nhất Bình quân Tỷ trọng(%) Chi phí giống 350 2.500 2.150 2,67 Chi phí thuê mướn lao động 360 1.440 1.080 1,34 Chi phí thuốc 1.384 16.400 15.016 18,64 Chi phí phân bón 1.740 18.350 16.610 20,61 Chi phí tiền điện 180 2.100 1.920 2,38 Chi phí lãi vay ngân hàng 200 800 600 0,75 Chi phí tiền đất 12.000 30.000 18.000 22,34 Chi phí lao động gia đình 14.400 39.600 25.200 31,27 Tổng 30.614 111.190 80.576 100,00 (Nguồn: số liệu điều tra, 2010) 3%1%19%21%2%1%22%31%Chi phí giống Chi phí thuê mướn lao độngChi phí thuốcChi phí phân bónChi phí tiền điệnChi phí lãi vay ngân hàngChi phí tiền đấtChi phí lao động gia đình Biểu đồ 3.7: Tỷ trọng các khoản mục chi phí năm 201048 Theo kết quả tổng hợp được từ bảng trên, ta thấy, trong các khoản chi phí thì chi phí lao động gia đình chiếm tỷ trọng lớn nhất 31,27%. Bình quân mỗi hộ bỏ ra 120 – 330 ngày để chăm sóc cây xoài cát Hòa Lộc, với mức giá lao động bình quân tại địa bàn nghiên cứu là 120.000 đồng/người/ngày. Sau khi tổng hợp trên 67 mẫu phân tích thì chi phí lao động trung bình mỗi hộ là 25.200.000 đồng/năm, tuỳ theo qui mô và số lượng thành viên tham gia chăm sóc xoài mà chi phí này dao động trong khoảng 14.400.000 – 39.600.000 đồng/hộ/năm. Qua đây ta thấy được trong việc trồng xoài cát Hòa Lộc thì sự chăm sóc của lao động gia đình khá quan trọng. Sở dĩ, nhà vườn bỏ ra nhiều công lao động vì một số nguyên nhân như: - Diện tích đất trồng xoài tương đối nhỏ, không cần thuê thêm lao động. - Lao động gia đình nhiều và các nông hộ có nhiều thời gian nhàn rỗi. - Lao động tại địa phương khan hiếm, khó thuê mướn. - Giá lao động tăng cao, người dân muốn giảm bớt chi phí. - Lao động thuê mướn làm việc chưa đáp ứng được yêu cầu của nông hộ… Kế đến là chi phí tiền đất chiếm 22,34%, trên thực tế đây là loại chi phí ẩn vì đất của nông hộ là đất nhà không phải thuê mướn nên không phát sinh. Bên cạnh đó, nông dân sản xuất nói chung luôn muốn tối đa hoá lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất. Hộ trồng xoài cát Hòa Lộc cũng vậy, họ muốn năng suất xoài cao, bán được giá. Một trong những giải pháp giúp tăng năng suất xoài mà người dân áp dụng chính là sử dụng các yếu tố phân bón nhằm bổ sung chất dinh dưỡng cho cây bên cạnh nguồn dinh dưỡng hấp phụ từ rễ, giúp cây phát triển tối đa, ra hoa đậu quả nhiều hơn. Chi phí này chiếm 20,61% trong tổng chi phí. Chi phí này bao gồm cả phân hữu cơ và phân vô cơ, trong đó phân vô cơ giữ vai trò chủ yếu. Hầu hết các hộ nông dân đều sử dụng phân NPK 30 – 30 – 0, URE, DAP. Theo thông tin điều tra từ nông hộ, các loại phân này được trộn đều với nhau sau đó rãi cho xoài. Chi phí phân bón trong 3 năm đầu không cao, chi phí sẽ cao dần theo tuổi lớn của cây và độ màu mỡ của đất canh tác. Cây xoài cát Hòa Lộc càng lớn, lượng phân bón cho cây càng nhiều, vì sau nhiều năm trồng, lượng dinh dưỡng trong đất49 đã giảm đi, thêm vào đó cây xoài lớn cần nhiều dưỡng chất nuôi nhánh nên việc bổ sung chất dinh dưỡng thông qua phân bón rất quan trọng. Tuy nhiên, trong thời gian qua, giá cả phân tăng cao có loại phân tăng gấp 2 lần như phân DAP… ảnh hưởng quyết định bón và số lượng phân bón của người dân. Vì nguồn vốn sản xuất hạn hẹp nên một số hộ dân chuyển sang dùng các loại phân vô cơ khác hay dùng phân hữu cơ với giá rẽ hơn để thay thế. Điều này, có ảnh hưởng năng suất của cây xoài cát Hòa Lộc, đồng thời ảnh hưởng đến tỷ trọng phân bón trong tổng chi phí. Đi liền với chi phí phân bón là chi phí nông dược, đây là một chi phí không thể thiếu trong việc sản xuất xoài cát Hòa Lộc (chiếm 18,64%). Cây xoài cát Hòa Lộc thường bị các loại sâu bệnh tấn công nên cần phun thuốc để phòng và trị. Bên cạnh đó, việc phun thuốc còn để dưỡng trái, tránh rụn trái non, hay để giúp màu trái đẹp hơn, hạn chế sự chín của trái… Bình quân hộ trồng xoài cát Hòa Lộc chi 15.016.000 đồng/hộ/năm cho việc mua thuốc nông dược. Tuỳ vào, tình hình thực tế mỗi vườn mà nông hộ đầu tư cho chi phí này. Nhìn chung, trên địa bàn khảo sát mỗi hộ chi cho việc mua thuốc dao động trong khoảng 1.384.000-16.400.000 đồng/hộ/năm. Đặc điểm chung của các sản phẩm nông nghiệp và cũng là của cây xoài cát Hòa Lộc chính là tính thời vụ. Trong 1 vụ bên cạnh chi phí lao động nhà bỏ ra, nông hộ cần thuê mướn thêm lao động cho các việc như bồi bùn, cắt tỉa, thu hoạch. Trong đó, tính thời vụ thể hiện rõ nhất trong các công đoạn cắt tỉa và thu hoạch. Việc cắt tỉa cần phải đồng loạt trong một thời gian nhất định (thường dao đồng trong 5 – 7 ngày) nhằm đảm bảo cho cây xoài ra hoa, đậu trái đồng loạt. Để thu hoạch xoài, bình quân mỗi hộ tập trung thu hoạch trong thời gian dao động trong khoảng 15 – 30 ngày, mỗi ngày hái 4 – 5 giờ (vì thương lái phải chu yển xoài đi các nơi khác nên phải nhà vườn phải giao xoài sớm). Vì xoài chín đồng loạt, nên phải thu hoạch trong thời gian ngắn nhưng số lượng nhiều. Để giải quyết vấn đề này, nông hộ phải thuê thêm lao động. Chi phí này chiếm 1,34% trong tổng chi phí, bình quân mỗi hộ phải chi 1.080.000 đồng/hộ/năm để thuê thêm lao động. Tuỳ theo, qui mô sản xuất, thành viên gia đình tham gia chăm sóc xoài, độ chín rộ của xoài, giá cả… mà chi phí thuê mướn lao động nhiều hay ít, dao động trong khoảng 360.000-1.440.00050 đồng/hộ/năm. Với lại, có một thực tế hiện nay, việc thuê mướn lao động không phải dễ. Có thể nêu lên một số ngu yên nhân như: sản xuất xoài mang tính thời vụ, nên chỉ cần lao động trong thời gian ngắn (khoảng 3 – 5 tháng) thời gian còn lại lao động thuê không tìm được việc ở địa phương, buộc họ phải đến nơi khác tìm việc. Chủ yếu lao động trẻ rủ nhau tìm việc tại các đô thị, khu công nghiệp.... Thêm vào đó, với điều kiện vật chất nơi thị thành rất ít lao động đã ra đi mà chịu quay về. Đây cũng là một vấn đề đáng lo ngại, cần tìm biện pháp khắc phục, tránh trường hợp xoài chín đỏ cây mà không tìm được nhân công hái, như cây lúa ở An Giang chín vàng đồng không tìm được người gặt. Đối với cây xoài yếu tố nước rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng và độ chín của xoài. Cho nên cần cung cấp đủ nước cho cây. Tu y có vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi với hệ thống kênh rạch nhiều thuận lợi cho tưới tiêu nhưng vào mùa khô (tháng 3 – 5) lượng nước trong hệ thống mương líp và lượng nước ngầm giảm, lúc này phải bổ sung nước cho xoài. Chi phí này chiếm 2,38% trong tổng chi phí. Bình quân mỗi hộ chi 1.920.000 đồng/hộ/năm để trả tiền điện cho việc tưới tiêu vì những hộ ở đây chủ yếu tưới nước hay phun xịt thuốc đều sử dụng motour để tưới. Ngoài những chi phí trên, phần trăm tỷ trọng còn lại do các chi phí giống và lãi vay ngân hàng ảnh hưởng. Cụ thể chi phí giống chiếm 2,67% và chi phí lãi vay ngân hàng chiếm 0,75%. Bình quân mỗi hộ chi 2.150.000 đồng cho chi phí giống sản xuất và 600.000 đồng chi phí lãi vay ngân hàng trong năm 2010. Qua việc phân tích tỷ trọng các chi phí ảnh hưởng đến việc sản xuất xoài ta thấy được tầm quan trọng và mức độ ảnh hưởng đến tổng chi phí của từng chi phí. Việc phân tích các chỉ số về chi phí, thu nhập, lợi nhuận như trên chính là những tiền đề cho việc phân tích hiệu quả kinh tế của hộ trồng xoài cát Hòa Lộc thông qua các tỷ số tài chính ở phần sau.51 3.1.4.2 Phân tích hiệu quả kinh tế của nông hộ thông qua các tỷ số tài chính Để phân tích hiệu quả kinh tế của nông hộ sản xuất xoài cát Hòa Lộc, ta tiến hành phân tích kết quả hoạt động kinh doanh và một số chỉ tiêu tài chính của nông hộ sản xuất. Bảng 3.16: CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH ĐỂ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA NÔNG HỘ TRỒNG XOÀI CÁT HÒA LỘC NĂM 2010 Khoản mục ĐVT Giá trị trung bình Tổng chi phí (đã tính lao động gia đình) Đồng 3.669.191 Thu nhập Đồng 6.123.242 Lợi nhuận Đồng 2.454.051 Thu nhập/tổng chi phí Lần 1,67 Lợi nhuận/tổng chi phí % 66,88 (Nguồn: số liệu điều tra, 2010) Thu nhập/tổng chi phí Tỷ số này cho biết với 1 đồng chi phí đầu tư sản xuất xoài cát Hòa Lộc, nhà vườn sẽ thu được 1,67 đồng thu nhập. Điều này cho thấy thu thập của người dân trồng xoài cát Hòa Lộc trong năm 2010 tương đối cao, và việc sử dung các yếu tố đầu vào của nông hộ khá hợp lý, giúp nâng cao năng suất xoài, đồng thời tăng thu nhập cho nông hộ và phần thu nhập này bù đắp được lượng chi phí họ đã bỏ ra. Lợi nhuận/tổng chi phí Tỷ suất lợi nhuận thể hiện, nông hộ giữ lại được 66,88% trong tổng giá trị mà nông hộ sản xuất ra. Vì nông hộ sử dụng chi phí hợp lý, mang lại thu nhập, bù đắp được chi phí bỏ ra nên phần lợi nhuận nông hộ giữ lại được tương đối nhiều. Qua phân tích trên ta thấy rằng, trong thời điểm năm 2010, hộ trồng xoài cát Hòa Lộc tại xã Hòa Hưng thu được lợi nhuận khá cao, với tổng lợi nhuận thu được 2.454.051.000 đồng/năm. Đây là tổng số tiền thực thu sau khi đã trừ đi chi phí lao động nhà. Đạt được mức lợi nhuận như vậy vì hiện nay xoài cát Hòa Lộc đang được mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước bạn như Trung Quốc, Nhật…và trong52 tương lai là Mỹ. Với thị trường mở rộng và đầy hứa hẹn như thế thì xoài cát Hòa Lộc không những là trái cây khoái khẩu của dân sành ăn nội địa, mà ngày càng vươn xa ra thế giới. Bắt được nhịp phát triển chung đó, Hợp tác xã Hòa Lộc ra sức tìm mua loại trái cây ngon này để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và các thương lái cũng tranh nhau mua vì vào cuối vụ xoài rất khan hiếm trên thị trường, chính vì thế đã đẩy giá xoài lên cao đột biến. Đây là một thông tin rất đáng phấn khởi, nó giúp cây xoài vực dậy, vì thời gian trước đây dường như cây xoài bị quên lãng, khi bà con nơi đây đổ sô trồng cây có múi, trồng mận…. Tóm lại, tuy cây xoài có tiềm năng phát triển nhưng để phát hu y được tiềm năng này người dân cần phải thu thập thông tin về những tiến bộ khoa học kỹ thuật, học hỏi từ cán bộ khuyến nông, từ những lần tập huấn kỹ thuật của Hợp tác xã Hòa Lộc và các giảng viên của trường Đại học Cần Thơ về những kỹ thuật canh tác mới như kỹ thuật bón phân đúng, kỹ thuật xử lý nghịch mùa… để sử dụng các yếu tố đầu vào hợp lý hơn nhằm nâng cao năng suất, từ đó tiến đến nâng cao lợi nhuận. 3.1.5- Phân tích hiệu quả sản xuất và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của hộ dân trồng xoài cát Hòa Lộc 3.1.5.1- Phân tích hiệu quả sản xuất của hộ dân trồng xoài cát Hòa Lộc: Để đo lường hiệu quả kỹ thuật (TE), hiệu quả phân phối nguồn lực (AE), hiệu quả sử dụng chi phí (CE) và hiệu quả theo quy mô sản xuất (SE) của các hộ nông dân trồng xoài cát Hòa Lộc chúng ta sử dụng dữ liệu của số mẫu điều tra từ các hộ dân này trên bảng phỏng vấn nông hộ, khi phỏng vấn chỉ chọn những nông hộ có diện tích đất trồng xoài cát Hòa Lộc từ 4.000 m2 đến 10.000 m2 và tuổi vườn được phân tầng trong khoảng từ 10 năm đến 15 năm, sau khi thu thập các số liệu cần thiết, tiến hành tập hợp và tính toán trước khi đưa vào chương trình DEAP để chạy số liệu. Các biến về sản lượng đầu vào, đầu ra và giá các yếu tố đầu vào sản xuất sử dụng trong mô hình phân tích màng bao dữ liệu định hướng dữ liệu đầu vào theo biên cố định do quy mô và mô hình phân tích màng bao dữ liệu định hướng dữ liệu đầu vào theo biên biến động do quy mô để tính toán hiệu quả kỹ thuật , hiệu quả53 phân phối nguồn lực , hiệu quả sử dụng chi phí và hiệu quả theo quy mô trong sản xuất của các hộ nông dân trồng xoài cát Hòa thông qua chương trình DEAP phiên bản 2.1 được trình bày trong bảng sau: Bảng 3.17: CÁC BIẾN SỬ DỤNG TRONG MÔ HÌNH CRS-DEAvà VRS-DEA Chỉ tiêu Biến Giá trị trung bình Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Độ lệch Sản lượng Sản lượng bình quân (kg) y 3.422 1.170 8.000 6830 Đầu vào sản xuất Diện tích (m2) X1 5.279 4.000 10.000 6.000 Cây giống (cây) X2 84 35 250 215 Phân bón (kg) X3 947 250 2.375 2.125 Thuốc bảo vệ thực vật (lít) X4 40 11 152 141 Lao độngthuê mướn(ngày) X5 2 0 12 12 Lao động gia đình (ngày) X6 218 120 330 210 Điện sử dụng (kw) X7 1.055 273 3.182 2.909 Giá đầu vào sản xuất Diện tích W1 3.000 3.000 3.000 0 Cây giống W2 10.000 10.000 10.000 0 Phân bón W3 6.904 4.967 11.469 6.502 Thuốc bảo vệ thực vật W4 111.917 53.625 160.895 107.270 Lao động thuê mướn W5 28.657 120.000 120.000 0 Lao động gia đình W6 120 120.000 120.000 0 Điện sử dụng W7 660 660 660 0 Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010 Từ bảng số liệu trên sau khi đưa vào phần mềm DEAP phiên bản 2.1 để chạy hàm, ta được bảng kết quả sau: Bảng: Hiệu quả kỹ thuật (TE), hiệu quả phân phối nguồn lực (AE), hiệu quả sử dụng chi phí (CE) của các hộ dân trồng xoài cát Hòa Lộc năm 201054 Bảng 3.18: KẾT QUẢ CHẠY MÔ HÌNH CRS-DEA và VRS-DEA Chỉ tiêu Kết quả nghiên cứu Tổng số hộ điều tra 67 Hiệu quả kỹ thật (TE) Trung bình 0,812 Độ rộng 0,494-1,000 Độ lệch chuẩn 0,159 Hiệu quả phân phối nguồn lực (AE) Trung bình 0,731 Độ rộng 0,478-1,000 Độ lệch chuẩn 0,122 Hiệu quả sử dụng chi phí (CE) Trung bình 0,598 Độ rộng 0,323-1,000 Độ lệch chuẩn 0,177 - Hiệu quả kỹ thuật (TE): Hiệu quả kỹ thuật của các hộ nông dân trồng xoài cát Hòa Lộc khá lớn. Cụ thể hiệu quả kỹ thuật trung bình của các hộ dân trồng xoài cát Hòa Lộc là 0,812 tức là tỷ lệ hộ đạt hiệu quả kỹ thuật chiếm 81,2% còn 18,8% chưa đạt hiệu quả về kỹ thuật sản xuất với độ lệch chuẩn là 0,159 và độ rộng tương ứng 0,494-1,000. Đối với các hộ nông dân trồng xoài cát hòa lộc đạt được hiệu quả về kỹ thuật cao như vậy là nhờ các lần tập huấn kỹ thuật của các cán bộ Hợp tác xã Hòa Lộc kết hợp với các giảng viên của trường Đại học Cần Thơ. - Hiệu quả phân phối nguồn lực (AE): Qua kết quả ở bảng trên ta thấy rằng hiệu quả phân phối nguồn lực (AE) của các hộ trồng xoài cát Hòa Lộc tương đối cao, cụ thể mức trung bình của hiệu quả phân phối nguồn lực là 0,731 tức là tỷ lệ hộ đạt hiệu quả phân phối nguồn lực chiếm 73,1% còn 26,9% chưa đạt hiệu quả về phân phối nguồn lực sản xuất điều này cho thấy rằng các hộ trồng xoài cát Hòa Lộc sử dụng có hiệu quả yếu tố đầu vào của sản55 xuất mà chủ yếu là bố trí hợp lý về nguồn lực lao động. Tuy nhiên, khi xét về độ rộng ta thấy rằng độ rộng giữa các hộ khá lớn, chứng tỏ rằng không phải bất cứ hộ sản xuất xoài cát Hòa Lộc nào cũng sử dụng nguồn lực hiệu quả và mức biến động cũng khá lớn thể hiện qua độ lệch chuẩn là 0,122. - Hiệu quả sử dụng chi phí (CE): Khác với hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối nguồn lực, hiệu quả sử dụng chi phí tương đối thấp với mức trung bình giữa các hộ là 0,598 hay tỷ lệ hộ đạt hiệu quả sử dụng chi phí chỉ chiếm 59,8% còn lại 40,2% chưa đạt hiệu quả sử dụng chi phí tỷ lệ chưa đạt này tương đối cao và độ rộng cũng tương đối lớn 0,323-1,000 với mức biến động là 0,177, ngu yên nhân chủ yếu là do giá cả các loại phân thuốc ngày một tăng cao nhưng các hộ trồng xoài không thể cắt giảm các khoản chi phí này được vì sẽ ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Từ kết quả trên, chúng ta thấy rằng nếu một hộ sản xuất có hiệu quả sử dụng chi phí ở mức trung bình trong mẫu quan sát có thể đạt được mức hiệu quả như hộ có mức hiệu quả cao nhất thì hộ trung bình đó sẽ tiết kiệm được một lượng chi phí là 0,402 (1-[0,598/1,000]). Tương tự, chúng ta dể dàng ước lượng được một hộ có mức hiệu quả sử dụng chi phí thấp nhất trong mẫu quan sát sẽ tiết kiệm được một lượng chi phí là 0,677 (1-[0,323/1,000]). - Hiệu quả theo quy mô sản xuất (SE): Bảng 3.19: HIỆU QUẢ THEO QUY MÔ SẢN XUẤT (SE) CỦA CÁC HỘ DÂN TRỒNG XOÀI CÁT HÒA LỘC NĂM 2010 Kết quả nghiên cứu Số nông hộ 67 Số nông hộ cần tăng quy mô 48 71,64% Số nông hộ cần giảm qu y mô 5 7,46% Số nông hộ có quy mô tối ưu 14 20,90% Giá trị trung bình 0,859 Độ rộng 0,523-1,000 Độ lệch chuẩn 0,14856 Qua kết quả ở bảng trên, chúng ta có thể thấy rằng giá trị trung bình của hiệu quả theo quy mô đối với các hộ trồng xoài cát Hòa Lộc là tương đối lớn đạt 0,859 . Cũng từ kết quả ở bảng trên, chúng ta thấy rằng hoạt động sản xuất của 48 nông hộ là đang ở trong khu vực cần tăng quy mô sản xuất với tỷ lệ 71,64% và 14 nông hộ đang ở trong khu vực tối ưu về quy mô hay nói khác hơn là không thay đổi hiệu quả theo quy mô với tỷ lệ 20,90%, số hộ cần giảm quy mô tương đối nhỏ 5 hộ chiếm 7,46%. Điều này cho thấy rằng hầu hết quy mô sản xuất của các nông hộ là tương đối nhỏ, vì thế nông hộ có thể cải thiện năng suất nhờ vào việc thay đổi qu y mô sản xuất hợp lý. 3.1.5.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của các hộ dân trồng xoài cát Hòa Lộc: Khi phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất xoài cát Hòa Lộc thì các biến phụ thuộc là hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối nguồn lực, hiệu quả sử dụng chi phí số liệu các biến này được lấy từ kết quả chạy trên phần mềm DEAP phiên bản 2.1, cụ thể ở phụ lục 2: Kết quả xử lý của mô hình DEA, còn số liệu các biến độc lập như tuổi, trình độ học vấn, lao động, năm sản xuất, kinh nghiệm, vay vốn, tập huấn, tham gia Hợp tác xã, tham gia chương trình Vietgap được phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi từ các hộ trồng xoài cát Hòa Lộc. Kết quả ước lượng của hàm Tobit: Do các nông hộ đều thường xuyên tiếp cận thông tin thị trường và thông tin về kỹ thuật nên hai biến (TTTT) và (TTKT) hầu như không ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của nông hộ. Vì vậy, hai biến này được loại ra khi chạy hàm Limdep. Bảng 3.20: KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT Hiệu quả kỹ thuật Hiệu quả phân phối nguồn lực Hiệu quả sử dụng chi phí Tham số Coef. P(|Z|) Coef. P(|Z|) Coef. P(|Z|) TUOI 1 0,284 0,144 0,238 0,230 0,211 0,905 HV 2 0,172 0,002 0,223 0,000 0,149 0,00357 LD 3 0,188 0,400 0,596 0,793 -0,987 0,629 Nam SX 4 0,106 0,222 0,235 0,008 0,935 0,240 KN 5 0,222 0,646 -0,949 0,847 0,125 0,776 Vay 6 0,677 0,829 0,432 0,176 0,441 0,124 T.HUAN 7 0,993 0,000 0,558 0,001 0,103 0,000 HTX 8 -0,170 0,656 -0,100 0,010 -0,689 0,048 VGAP 9 -0,132 0,708 0,370 0,303 0,968 0,003 Sigma 0,105 0,000 0,106 0,000 0,955 0,000 Log-Likelihood function 56,262 55,083 62,321 Tuổi (TUOI), biến được sử dụng trong mô hình để đo lường mức độ tác động của độ tuổi chủ hộ đến hiệu quả sản xuất xoài cát Hòa Lộc. Thông thường, chủ hộ càng lớn tuổi càng nhiều kinh nghiệm trong sản xuất. Thế nhưng, chủ hộ càng trẻ tuổi thì mức độ tiếp cận thông tin về kỹ thuật và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất càng linh hoạt. Chúng ta kỳ vọng hiệu quả sản xuất sẽ khả quan nếu chủ hộ không quá già. Tu y nhiên, Kết quả ước lượng cho thấy rằng biến tuổi không đủ ý nghĩa về mặt thống kê để giải thích cho sự biến động của hiệu quả sản xuất. Học vấn (HV), thể hiện khả năng tiếp nhận và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và ra quyết định của chủ hộ. Thông thường với trình độ học vấn càng cao các quyết định và phán đoán của chủ hộ sẽ mang đến cơ hội thành công nhiều hơn. Vì thế chúng ta kỳ vọng hệ số ảnh hưởng sẽ mang dấu dương. Kết quả tính toán cho thấy rằng, trình độ học vấn càng cao chủ hộ sẽ đạt được nhiều thành công trong việc sử dụng chi phí và phân bổ hợp lý nguồn lực, đồng thời việc áp dụng các kỹ thuật vào sản xuất sẽ hiệu quả hơn. Số lao động tham gia sản xuất (LD), biến đo lường ảnh hưởng của lao động đến hiệu quả sản xuất. Chúng ta thấy rằng với diện tích sản xuất cố định nếu lao động tham gia sản xuất càng lớn thì hiệu quả càng giảm. Tuy nhiên, kết quả nghiên58 cứu cho thấy số lao động không đủ ý nghĩa về mặt thống kê để giải thích cho sự biến động của hiệu quả sản xuất. Số năm sản xuất (Nam SX), biến đo lường mối quan hệ giữa số năm tham gia sản xuất của nông hộ và hiệu quả hoạt động sản xuất. Chúng ta kỳ vọng rằng số năm tham gia sản xuất của nông hộ càng lớn thì hiệu quả càng cao. Kết quả tính toán cho ta thấy số năm tham gia sản xuất càng lớn thì việc phân phối nguồn lực trong sản xuất càng hiệu quả. Kinh nghiệm sản xuất (KN), biến dùng để ước lượng năng lực của chủ hộ thông qua số năm kinh nghiệm. Tuy nhiên, kết quả cho thấy hiệu quả sản xuất dường như không bị tác động bởi số năm kinh nghiệm của chủ hộ. Tín dụng (Vay), biến giả trong mô hình được sử dụng để ước lượng mức độ tác động của khả năng tiếp cận vốn vay đối với hiệu quả sản xuất của chủ hộ. Nguồn vốn vay sẽ hỗ trợ nông dân trong đầu tư canh tác. Do đó, hệ số ảnh hưởng của biến tín dụng được kỳ vọng mang dấu dương. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy số vốn vay không đủ ý nghĩa về mặt thống kê để giải thích cho sự biến động của hiệu quả sản xuất vì đa số các hộ dân khó tiếp cận được nguồn vốn cho vay. Tập huấn (T.HUAN), biến dùng để ước lượng mức độ ảnh hưởng của hoạt động đào tạo, tập huấn đối với hiệu quả hoạt động sản xuất của chủ hộ. Kết quả trong bảng cho thấy hoạt động đào tạo tập huấn mang lại hiệu quả rất cao trong việc sử dụng chi phí và đạt tối ưu về kỹ thuật cũng như phân phối nguồn lực. Hợp tác xã (HTX), đây là biến giả dùng trong mô hình để ước lượng ảnh hưởng của việc các hộ dân có tham gia Hợp tác xã đến hiệu quả sản xuất. Thực tế, kết quả từ bảng ta thấy việc tham gia Hợp tác xã đã giúp các hộ dân phân phối nguồn lực và sử dụng chi phí có hiệu quả hơn. Vietgap (VGAP), đây là biến giả sử dụng trong mô hình để ước lượng ảnh hưởng của việc có tham gia chương trình Vietgap tới hiệu quả sản xuất. Tuy nhiên, do chương trình này mới thành lập vì vậy các hộ dân chưa khai thác hết các lợi ích59 Nông dân Người tiêu dùng Thương lái Tự bán lẻ Xuất khẩu Người bán sỉ Người bán lẻ Hợp tác xã của chương trình và cũng nhờ vào những lần tập huấn, những hướng dẫn cách sử dụng phân thuốc nên đa số các hộ dân đều đạt hiệu quả về mặt chi phí. 3.1.6 Phân tích khái quát tình hình tiêu thụ : Đường đ i của trái xoài cát Hòa Lộc. Nguồn: Thông tin thu thập, 2010 Sơ đồ 3.1: Kênh tiêu thụ xoài cát Hòa Lộc Sơ đồ kênh tiêu thụ xoài cát Hòa Lộc gồm có 3 kênh: Kênh tiêu thụ thứ nhất là nông dân sẽ bán cho thương lái, sau đó, thương lái sẽ bán cho những người bán sỉ, người bán sỉ sẽ bán cho người bán lẻ, người tiêu dùng hoặc xuất khẩu, và người bán lẻ bán trực tiếp cho người tiêu dùng. Kênh tiêu thụ này kết thúc tại đây. Kênh tiêu thụ thứ hai, kênh này đơn giản hơn nhiều, có nghĩa là khi thu hoạch, người dân mang xoài bán trực tiếp cho người tiêu dùng tại các chợ trái cây tại địa phương hay tại nhà. Tuy nhiên, số lượng này không nhiều. Kênh tiêu thụ thứ 3, người nông dân bán xoài cho Hợp tác xã, sau đó Hợp tác xã sẽ mang xoài đi xuất khẩu. Tu y nhiên, số lượng xoài bán cho Hợp tác xã sẽ tù y60 thuộc vào số lượng trên hợp đồng mà Hợp tác xã đã ký với đối tác nước ngoài. Do vậy, người nông dân vừa bán cho Hợp tác xã vừa bán qua các kênh tiêu thụ khác. Ngoài ba kênh phân phối chính như trên, có một số nông dân tại địa bàn nghiên cứu tự mình bán cho người bán sỉ nhưng tỷ lệ này rất ít, không đủ tính đại diện cho tổng thể nghiên cứu. Những hộ này thường là những hộ có diện tích sản xuất lớn, có sản lượng thu hoạch nhiều trong mỗi đợt thu hoạch. Để hiểu rõ hơn về các tác nhân tham gia vào kênh tiêu thụ xoài ta tiến hành tìm hiểu về các thành viên tham gia vào kênh phân phối như sau: + Thương lái Hệ thống tiêu thụ xoài chủ yếu thông qua thương lái. Thương lái là những người mua đi bán lại, là cầu nối giữa nông dân trồng xoài và các trung gian khác trong hệ thống marketing. Thương lái xoài gồm thương lái nhỏ (người thu gom nhỏ lẻ), thương lái sỉ đường dài. Thương lái nhỏ là thường là người địa phương, họ có hiểu biết về người trồng xoài về chất lượng, giống, thời điểm cho sản phẩm của các vườn xoài khác nhau trong vùng. Thường họ có vốn thấp (khoảng 5 – 7 triệu đồng) và có phương tiện vận tải thuỷ vừa (5 – 8 tấn) để vận chuyển trái cây. Họ thu gom xoài trực tiếp tại vườn và chuyển đến các thương lái lớn buôn đường dài, hay các vựa lớn trong vùng, người bán lẻ, sau đó xoài sẽ được chuyển đến người tiêu dùng. Thương lái sỉ (các vựa lớn trong vùng) là thường là những người cư ngụ gần nơi tiêu thụ hoặc thuận tiện giao thông (các trục đường bộ hoặc đường thuỷ). Họ thu gom xoài từ thương lái nhỏ hay trực tiếp từ nhà vườn sau đó chu yển đến các người bán sỉ, từ đây một phần xoài sẽ được chu yển đến các điểm bán lẻ khác rồi đến tay người tiêu dùng hay một phần chuyển đến người tiêu dùng từ nhà buôn sỉ, các nhà buôn sỉ này sẽ chu yển xoài đến những điểm bán lẻ khác hoặc bán trực tiếp cho người tiêu dùng hay xuất khẩu sang nước các khác. Hiện tại xoài đã được xuất khẩu sang Trung Quốc, Nhật. Thời gian gần đây, một số chuyên gia của Mỹ đã đến Việt Nam tìm hiểu về cây61 xoài; mở ra cơ hội đưa loại trái cây ngon, giàu chất dinh dưỡng này đến tay người tiêu dùng Mỹ. + Hợp tác xã: Hợp tác xã Hòa Lộc tại địa phương giúp bao tiêu sản phẩm, tìm đầu ra cho trái xoài chủ yếu là xuất khẩu sang Trung Quốc, Nhật và đang mở rộng sang thị trường Mỹ. Thời gian đầu hoạt động Hợp tác xã Hòa Lộc có thu mua và bán thẳng cho người tiêu dùng thông qua các cửa hàng bán lẽ, tuy nhiên sau thời gian hoạt động các cửa hàng này phải đóng cửa vì chi phí thuê mặt bằng khá cao và doanh thu bán hàng tương đối thấp. Khi Hợp tác xã Hòa Lộc được thành lập thì người dân an tâm hơn với đầu ra của trái xoài cát Hòa Lộc vì tránh khỏi tình trạng nông dân bị ép giá khi vào vụ của các thương lái. + Người bán sỉ Người bán sỉ thu gom xoài từ thương lái đường dài và các vựa lớn trong vùng để có số lượng lớn sau đó đưa đi tiêu thụ bằng cách bán cho người bán lẻ hay người tiêu dùng hay mang xoài đi xuất sang các nước bạn. + Người bán lẻ Gồm có người bán lẻ ngoài tỉnh và ở chợ trong tỉnh. Những người bán lẻ ở chợ địa phương thường mua xoài trực tiếp từ nhà vườn hay từ những người thu gom nhỏ lẻ; người bán lẻ ngoài tỉnh thường mua xoài từ những người buôn sỉ sau đó về bán lại cho người tiêu dùng tại các sạp/ quầy/ cửa hàng trái cây hay những xe trái cây. + Nông dân Và cuối cùng một tác nhân không thể thiếu trong kênh phân phối, đó chính là người nông dân. Đa số các hộ nông dân trồng xoài một cách manh mún, tự do và phân tán theo qui mô hộ gia đình. Để bán xoài nông dân thường tham khảo giá cả thị trường trước khi quyết định chọn nơi bán và giá bán. Nhà vườn có thể tham khảo giá cả từ những chủ vườn trồng xung quanh, hỏi giá cả từ Hợp tác xã và một vài thương lái sau đó chọn nơi mua với giá hợp lý nhất với tình hình năng suất và chất lượng trái vườn nhà.62 3.2. CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3.2.1- Một số tồn tại và nguyên nhân trong việc sản xuất xoài cát Hòa Lộc của nông hộ 3.2.1.1. Kỹ thuật sản xuất xoài cát Hòa Lộc Do các hộ dân trồng xoài cát Hòa Lộc chưa thực hiện tốt các kỹ thuật chăm sóc xoài cát Hòa Lộc do các Thầy ở trường Đại học Cần Thơ tổ chức. Bên cạnh đó, thời gian qua tình hình sâu, bệnh hại cây xoài như sâu đục thân cành, bệnh thán thư… ngày càng bùng phát nhưng các hộ dân thường bón phân, xịt các loại thuốc dưỡng, trị bệnh chưa đúng cách làm ảnh hưởng khá nhiều đến năng suất và chất lượng trái xoài. Nông dân có thói quen trồng xen canh xoài cát Hòa Lộc với các loại cây ăn trái khác hoặc trồng nhiều loại xoài cát Hòa Lộc trên cùng một diện tích đất. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng xoài. Hiện nay trên địa bàn xã có không ít hộ dân đã áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật và sản xuất, điều khiển cho cây xoài ra hoa rãi vụ, nhằm tránh mùa trái cây chín rộ vào trung tuần tháng 3 đến tháng 4. Có hộ xử lý cho xoài thu hoạch sớm hơn thời gian này khoảng thời gian trước tết âm lịch hàng năm và thu được lợi nhuận cao, không ít nhà vườn đã học theo và áp dụng thực tiễn vào diện tích vườn nhà, nhưng hiệu quả mang lại từ việc xử lý này chưa được cao. Nguyên nhân chính là do người dân chưa hiểu rõ về kỹ thuật chăm sóc và xử lý, đa phần chỉ “học lóm” vườn xung quanh. Và phần lớn việc sản xuất chủ yếu dựa trên kinh nghiệm tích luỹ được nên nông hộ cũng ít chịu thay đổi theo những kỹ thuật mới. Đây là một vấn đề khó khăn khi tương lai, xã hoàn chỉnh chương trình Vietgap và mời các hộ này tham gia sản xuất theo qui trình này . 3.2.1.2. Phân phối nguồn lực sản xuất Việc sử dụng quá nhiều các yếu tố đầu vào như phân thuốc hay đầu tư công sức quá mức cho vườn xoài đã làm cho hiệu quả phân phối nguồn lực sản xuất chưa đạt tối ưu. Hiện nay các nông hộ thường nghĩ rằng bón nhiều phân hay xịt nhiều63 loại thuốc dưỡng hoa và trái sẽ đạt năng suất cao. Tuy nhiên, điều này sẽ làm lãng phí nguồn lực đầu vào và giảm hiệu quả về phân phối nguồn lực sản xuất. 3.2.1.3. Sử dụng chi phí trong sản xuất Trong thời gian vừa qua, giá phân bón và thuốc nông dược tăng cao. Điều này gây không ít khó khăn cho người dân trong quá trình sản xuất. Bên cạnh đó, trong năm vừa chịu ảnh hưởng chung của tình hình su y thoái kinh tế thế giới, tỷ lệ lạm phát gia tăng làm cho giá cả tăng cao. Các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất xoài cũng không tránh khỏi tình cảnh chung đó. Chính vì thế, chi phí cho các yếu tố phân thuốc được người dân tính toán kỹ lưỡng hơn nhằm tiết kiệm chi phí. Đây cũng là một tồn tại trong sản xuất xoài cát Hòa Lộc. 3.2.1.4. Về quy mô sản xuất Hiện nay quy mô sản xuất của các hộ tương đối lớn tu y nhiên số lượng cây xoài cát hòa lộc trồng thì tương đối thấp bởi vì đa số các hộ dân thường trồng xen với nhiều loại cây trồng hay nhiều loại xoài với nhau nên chưa tận dụng hết diện tích đất cho xoài cát Hòa Lộc. 3.2.1.5. Khâu tiêu thụ - vùng nguyên liệu Mặc dù Hợp tác xã Hòa Lộc có thu mua nhưng số lượng không lớn và có nhiều qu y định về trọng lượng, màu sắc, dư lượng thuốc, …. Phần không bán được cho Hợp tác xã sẽ bán sang qua thương lái, qua nhiều khâu trung gian, giá bán không được cao, đôi khi còn bị ép giá. Thêm vào đó, việc thương lượng giữa thương lái và nông dân chủ yếu qua thoả thuận miệng, nông dân dễ bị thiệt thòi. Để đến trái xoài đến được tận tay người tiêu dùng thì phải qua 1 -2 khâu trung gian, việc này gây giảm lợi nhuận của nông hộ và người tiêu dùng phải chịu thêm chi phí để thưởng thức loại trái cây này, mặt khác do qua nhiều khâu vận chuyển làm cho chất lượng xoài giảm đi. Bên cạnh đó diện tích trồng còn manh mún nhỏ lẻ, khó tập trung; người dân có thói quen sản xuất theo kinh nghiệm và ít khi theo dõi cụ thể chi phí sản xuất trong mùa; tâm lý người dân ngại chia sẽ kinh nghiệm sản xuất.64 3.2.1.6. Vốn Hiện nay, phần đông người dân trồng xoài thiếu vốn sản xuất phải đi vay từ ngân hàng, người thân, bạn bè nhưng đa số là vay tại các hiệu phân với hình thức mua phân gối đầu hay trả vào cuối mùa. Mặt khác, nông dân muốn mở rộng diện tích trồng xoài hay cần vốn để chi cho những khoản chi phí trong quá trình sản xuất như phân, thuốc thì vấn đề vốn cũng là một vấn đề tương đối khó. Đặc biệt vơi tình trạng giá phân thuốc tăng cao trong thời gian gần đây. Chính vì thế, các cơ quan chính quyền cần quan tâm giúp đỡ người dân trong vấn đề này hơn. 3.2.2- Đề xuất một số giải pháp đối với hộ sản xuất xoài cát Hòa Lộc Từ một số thực trạng như trên, tôi xin đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất đối với nông hộ. 3.2.2.1. Các đề xuất từ kết quả phân tích - Đối với kỹ thuật chăm sóc xoài cát Hòa Lộc Nên ứng dụng triệt để kỹ thuật chăm sóc xoài cát Hòa Lộc do các Thầy ở trường Đại học Cần Thơ tập huấn. Cần cân nhắc, chọn đúng thời điểm và số lần bón cho hợp lý để đạt hiệu quả cao nhất. Ngoài kinh nghiệm sản xuất thì việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất cũng không kém phần quan trọng, nó ảnh hưởng đến chất lượng và sản lượng xoài thu hoạch. Bởi mỗi kỹ thuật trong cách thức bón phân, tưới nước, các loại phân thuốc sử dụng mỗi giai đoạn, không giống nhau. Tuỳ tình hình thực tế mỗi vườn mà nhà vườn áp dụng kỹ thuật chăm sóc khác nhau. Nhưng để đạt được hiệu quả và sử dụng phân thuốc một cách hợp lý, tránh gây hại cho môi trường thì các cán bộ khuyến nông phải tuyên tru yền, hướng dẫn cho người dân biết cách sử dụng và tác dụng của các loại phân thuốc dùng trên cây xoài. Cụ thể, về kỹ thuật sản xuất, dựa vào việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, đưa ra một số giải pháp như sau:65 - Các cán bộ Hợp tác xã kết hợp với các nhà khoa học nên thường xuyên mở những lớp tập huấn để tuyên truyền phổ biến cho người dân khi có những thông tin hay, kỹ thuật mới về cây xoài. Đồng thời hướng dẫn người dân cách thức phòng trừ sâu, bệnh hại trên cây xoài có hiệu quả. Để làm được điều này thì cán bộ các cấp phải không ngừng trao dồi, bổ sung, cập nhật kiến thức mới, cán bộ có nắm vững thì mới phổ biến được cho người dân. - Bên cạnh đó, theo kết quả ước lượng thông qua mô hình Tobit thì trình độ học vấn người dân nơi đây ảnh hưởng đến hiệu quả về mặt kỹ thuật. Chính vì thế sẽ có nhiều hạn chế trong việc cập nhật thông tin mới thông qua các kênh thông tin nên cần nâng cao trình độ nhận thức của người dân để người dân dể tiếp thu các thông tin về kỹ thuật phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. - Đối với việc phân phối nguồn lực đầu vào và sử dụng chi phí: Sau đây là mức phân bổ nguồn lực đầu vào sản xuất được đề xuất từ mô hình DEA giúp cho các hộ nông dân có thể phân bổ các yếu tố đầu vào hợp lý hơn. Bảng 3.21: PHÂN BỔ NGUỒN LỰC ĐẦU VÀO SẢN XUẤT THEO KHẢO SÁT THỰC TẾ VÀ THEO KẾT QUẢ ĐỀ XUẤT TỪ MÔ HÌNH DEA Yếu tố đầu vào sản xuất Biến Thực tế khảo sát Đề xuất từ mô hình Diện tích đất X1 5,279 3,714 Số lượng cây giống X2 84 59 Số lượng phân X3 947 341 Số lượng thuốc X4 40 25 Số lao động thuê X5 2 6 Số KW điện sử dụng X6 1,055 1,630 Số lao động gia đình X7 218 129 Ta thấy, việc sử dụng các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất cần phải được xem xét lại. Cụ thể, việc đầu tư cho phân hữu cơ và thuốc bảo vệ thực vật có66 ảnh hưởng làm giảm thu nhập ròng của nông hộ. Bên cạnh đó, số lượng cây xoài hiện nay có được phân bổ hợp lý với diện tích đất mà nông hộ đang sở hữu hay không. Chính vì thế, nông dân cần phải xem xét lại cách sử dụng nguồn lực sản xuất đầu vào cho hợp lý, đặc biệt trong điều kiện giá cả phân thuốc tăng cao như trong vụ thu hoạch 2010. Một điểm đáng chú ý đó là sự chênh lệch khá lớn của diện tích đất và số kw điện sử dụng giữa thực tế khảo sát và đề xuất từ mô hình là do sự bất cân đối giữa diện tích đất trồng và số lượng cây xoài trên đất, có hộ trồng quá dày hay quá thưa, quá thưa là do trồng xen với các loại cây khác trên cùng diện tích đất trồng xoài, đối với lượng điện sử dụng cho trồng xoài và sinh hoạt trong gia đình không được tách biệt rỏ ràng dẫn đến sự chênh lệch tăng trong đề xuất là 575 kw diện. Như vậy, nông hộ muốn quản lý tốt các yếu tố đầu vào trên thì trình độ học vấn là yếu tố quyết định giúp cho nông hộ có khả năng phân phối tốt các nguồn lực đầu vào. Đồng thời, nhà vườn nên tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật do cán bộ Hợp tác xã, cán bộ khuyến nông và các giảng viên của Trường Đại học Cần Thơ tổ chức để biết thêm về kỹ thuật sản xuất mới, cố gắng tham gia vào Hợp tác xã Hòa Lộc để cùng chia sẽ và học hỏi kinh nghiệm sản xuất với các cán bộ kỹ thuật và tham gia vào chương trình Vietgap để thực hiện đúng các quy trình về kỹ thuật chăm sóc phòng ngừa sâu bệnh. - Đối với quy mô sản xuất xoài cát Hòa Lộc Người dân nên tập trung trồng chu yên canh một loại xoài cát Hòa Lộc nhằm đảm bảo năng suất, chất lượng xoài không bị lai giữa các giống. Bên cạnh đó, hộ dân nên có sự phân bố hợp lý khoảng cách giữa các gốc xoài, cũng như số lượng cây xoài trên diện tích đất để tán cây có thể hấp thu đầy đủ ánh sáng và các chất dinh dưỡng có trong đất tốt nhất. 3.2.2.2 Các đề xuất ngoài kết quả phân tích - Đối với vùng nguyên liệu và Khâu tiêu thụ67 Bên cạnh việc tiếp cận với khoa học kỹ thuật mới người dân cũng cần phải nắm bắt những thông tin về giá cả thị trường nhanh chóng tránh tình trạng bị thương lái ép giá. Tuyên truyền, phổ biến cho người dân hiểu biết về cách thức mua bán và các hợp đồng mua bán. Giảm bớt các khâu tiêu thụ trung gian bằng cách Hợp tác xã chu yên canh cây xoài cát Hòa Lộc phải giúp người dân bao tiêu sản phẩm, tìm đầu ra cho trái xoài cát Hòa Lộc với số lượng bán nhiều hơn, giúp người dân tránh tình trạng chỉ bán được một phần cho Hợp tác xã phần còn lại bán cho thương lái và bị thương lái ép giá. Hiện tại, trái xoài cát Hòa Lộc đang được xuất khẩu đi ra nước ngoài như Trung Quốc, Nhật… Tuy nhiên, để vào được thị trường khó tính như Mỹ, Nhật thì trái xoài phải có một “giấy thông hành” đó là giấy chứng nhận VietGAP. Hiện nay Hợp tác xã Hòa Lộc đang hướng nơi đây sản xuất xoài cát Hòa Lộc theo qui trình VietGAP. Từ đó, hình thành vùng chuyên canh cây xoài cát Hòa Lộc, đồng thời xây dựng thương hiệu, tìm đầu ra ổn định cho trái xoài cát Hòa Lộc. Do đó, việc tham gia vào Hợp tác xã và chương trình Vietgap là cần thiết đối với nông hộ. Đồng thời, cần thành lập các chợ đầu mối trái cây nhằm khắc phục tình trạng ép giá đầu ra và tình trạng rớt giá vào chính vụ đối với hàng nông sản. Bên cạnh đó, xây dựng kênh phân phối và tiêu thụ nông sản chặt chẽ, nhằm hướng tới mục tiêu giảm bớt kênh trung gian trong kênh phân phối xoài. Nhằm giảm bớt chi phí vận chu yển, tăng lợi nhuận cho nông hộ, đồng thời tiết kiệm cho người tiêu dùng. Liên kết với các công ty xuất - nhập khẩu, các xí nghiệp chế biến, các trạm thu mua trong việc bao tiêu sản phẩm đầu ra. Cần thành lập các trại cây con giống chất lượng tại địa phương để nhà vườn thuận tiện hơn trong khâu chọn giống sản xuất cũng như trong việc đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.68 Bên cạnh đó, cần có sự liện kết giữa các nhà: nhà nước – nhà nông – nhà khoa học – doanh nghiệp. Nhằm tạo điều kiện cho cây xoài phát triển và nâng cao mức sống của người dân trồng xoài. - Đối với vốn sản xuất: Về nguồn vốn, địa phương nên thành lập các quỹ tín dụng dành cho việc trồng xoài, cán bộ vận động tu yên truyền cho người dân hiểu lợi ích của các tổ quỹ tín dụng này là nhằm giúp đỡ nhau trong sản xuất, hộ khá giúp hộ chưa khá… - Đối với các cơ chế chính sách của nhà nước: Để tạo điều kiện cho nông dân sản xuất nhà nước cũng cần có nhiều chính sách khu yến nông và miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp. Bên cạnh đó, các ngân hàng nông nghiệp cho vay với lãi suất ưu đãi để cải tạo vườn, sử dụng cho mục đích sản xuất nông nghiệp. Đồng thời Hợp tác xã nên liên kết với các công ty, viện nghiên cứu trong việc tìm các nguồn tài trợ đầu vào để phát triển sản xuất.69 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Về thực trạng sản xuất của người dân tại địa bàn nghiên cứu, ta thấy rằng người dân nơi đây có tru yền thống trồng xoài cát Hòa Lộc từ rất lâu đời. Có một số vườn trồng trước năm 1975. Tuy được trồng lâu nhưng diện tích trồng còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa tập trung. Thêm vào đó, một số hộ trồng xen canh nhiều cây khác vào vườn làm ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng xoài sản xuất Để sản xuất ra được trái xoài thì người dân phải tốn khá nhiều chi phí như chi phí giống, chi phí phân, thuốc, … đặc biệt, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí là lao động gia đình chiếm 31,27% trong tổng chi phí sản xuất. Bình quân mỗi hộ chi 54.764.045 đồng/năm cho các chi phí đầu vào để sản xuất xoài. Các yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng xoài thu hoạch và lợi nhuận của người dân trong vụ sản xuất. Về hiệu quả sản xuất, khi phân tích hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối nguồn lực và hiệu quả sử dụng chi phí. Cụ thể, các yếu tố làm giảm lợi nhuận như: chi phí giống, chi phí tiền phân, thuốc, chi phí thuê lao động, chi phí lao động gia đình, chi phí tiền điện. Từ đó nông hộ nên điều chỉnh việc sử dụng các yếu tố đầu vào cho hợp lý nhằm tiết kiệm chi phí và tăng lợi nhuận. Việc tiêu thụ nông sản, nông dân thường bán cho người thu gom và các vựa lớn trong vùng chủ yếu dựa trên cơ sở quen biết và thanh toán ngay khi việc mua bán hoàn tất. Ta thấy hình thức thanh toán có sự chuyển biến khá rõ từ phương thức trả sau, chuyển dần sang trả ngay, và khi xoài khan hiếm thì hình thức trả trước cũng được nhiều nhà vườn và thương lái chọn. Do ảnh hưởng của mùa vụ các loại trái cây, nên xoài thường bị rớt giá vào chính vụ (tháng 3-4 âm lịch). Điều này gây không ít khó khăn cho nông hộ, có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của người dân. Bình quân người dân lãi 36.627.627 đồng/hộ. Chính vì thế cần có những biện pháp cải thiện tình trạng trên, nâng cao thu nhập cho người dân. Để làm được điều đó cần có sự quan tâm và phối hợp thực hiện70 của các cơ quan ban ngành có liên quan. Cần nâng cao nhận thức của nông hộ về các kỹ thuật canh tác, khuyến khích động viên hộ tham gia các lớp tập huấn kỹ thuận sản xuất. Về khâu phân phối xoài, xoài được phân phối qua nhiều hình thức, nhiều trung gian như người thu gom, thương lái đường dài, vựa lớn trong vùng, người bán lẻ… Chính vì qua khá nhiều khâu trung gian nên chất lượng và hình thức xoài giảm đi khi đến tay người tiêu dùng. Đây là một vấn đề cần quan tâm khắc phục. 2. Kiến nghị Sau khi tiến hành khảo sát thực tế trên địa bàn nghiên cứu, tôi có một số kiến nghị như sau: a. Đối với người dân - Về nông hộ sản xuất xoài, nên thường xuyên cập nhật thông tin từ báo đài, tham gia các buổi tập huấn, hội thảo về cây ăn trái nói chung và cây xoài nói riêng. Từ đó, có những thay đổi về kỹ thuật, áp dụng những biện pháp canh tác mới nhằm tăng năng suất cây trồng, tiến đến tăng lợi nhuận. - Hộ nông dân nên chú trọng cách sử dụng các nguồn lực đầu vào của quá trình sản xuất cho hợp lý, nhằm tiết kiệm chi phí và tăng thu nhập cho gia đình. - Bên cạnh việc cập nhật những thông tin mới về kỹ thuật thì người dân cũng nên nắm bắt thông tin thị trường về giá cả để tránh bị thương lái ép giá. - Khi dự định mở rộng diện tích sản xuất thì nông dân nên chọn mua tại các cơ sở sản xuất có uy tín, nhằm mua được cây con đảm bảo chất lượng và được hướng dẫn kỹ thuật trồng theo khoa học. b. Đối với đối tượng thu mua Đối với các đối tượng thu mua đặc biệt là thương lái cần tìm đến các lớp tập huấn do phòng nông nghiệp mở hay tìm hiểu thêm thông tin từ sách, báo, tạp chí, đài tru yền thanh, tru yền hình… để nâng cao kiến thức bảo quản sau thu hoạch nhằm71 giảm hư hao, hạn chế việc giảm chất lượng và màu sắc xoài trong quá trình thu hoạch và vận chuyển. Bên cạnh đó, cả nông dân và đối tượng thu mua phải xem trọng các nhận xét cũng như nhu cầu của người tiêu dùng về chất lượng xoài và các giống xoài hợp khẩu vị khách hàng nhằm có hướng phát triển phù hợp. c. Đối với cơ quan ban ngành huyện – xã, Hợp tác xã: Vai trò của các ban ngành huyện – xã, Hợp tác xã rất quan trọng trong việc giúp người dân ứng dụng và triển khai các biện pháp canh tác tiến bộ vào trong sản xuất. Chính vì thế, để thể hiện vai trò quan trọng của mình các cơ quan trên nên quan tâm đến một số vấn đề như: Kỹ thuật sản xuất - Các cơ quan ban ngành, Hợp tác xã Hòa Lộc cần hợp tác hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình thực hiện, trao đổi cung cấp thông tin cần thiết phục vụ sản xuất. - Cán bộ khuyến nông, cán bộ kỹ thuật, các nhà khoa học phải thường xuyên theo dõi, đánh giá kết quả việc áp dụng kỹ thuật sản xuất mới của người dân, đồng thời tìm ra những thuận lợi và khó khăn cũng như rút ra những bài học kinh nghiệm khi triển khai thí điểm các kỹ thuật mới vào trong thực tế. - Tăng cường công tác khu yến nông, tập huấn kỹ thuật sản xuất cho người dân, tạo điều kiện thuận lợi để người dân ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Đồng thời hướng dẫn người dân cách phòng trừ sâu bệnh. - Có chính sách đào tạo kỹ sư nông nghiệp về phục vụ địa phương. - Phối hợp với các viện nghiên cứu, các trung tâm khu yến nông thành lập các trại cây – con giống tại địa phương tạo điều kiện thuận tiện cho nhà vườn trong sản xuất. Vốn - Tăng cường đầu tư kinh phí, hoặc tìm nguồn tài trợ để xây dựng và đưa vào thực nghiệm những biện pháp canh tác mới theo qui trình VietGAP: đầu tư kinh phí cho việc xây dựng các điểm mẫu, tìm nguồn tài trợ phân thuốc cho sản xuất xoài72 sạch… Có chính sách đầu tư, hỗ trợ vốn sản xuất cho những hộ có hoàn cảnh khó khăn, thiếu điều kiện sản xuất. Thị trường tiêu thụ - Tăng cường và phát huy tính chặt chẽ trong khối liên kết 4 nhà: Nhà nước, nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp (các doanh nghiệp thu mua chế biến nông sản) tạo thành một qui trình khép kín, đảm bảo an toàn từ khâu sản xuất đến khâu vận chu yển đến tay người tiêu dùng. - Cung cấp những thông tin thị trường, nhất là thông tin về tình hình sản xuất và tiêu thụ nông sản cho người dân. - Thành lập chợ đầu mối tiêu thụ nông sản tại địa phương, hạn chế tình trạng thương lái ép giá khi vào mùa. Phát triển thị trường nội địa, mặt khác chú trọng đến thị trường xuất khẩu.TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. MBA. Nguyễn Văn Dung (1997), Từ điển kinh tế học, Nhà xuất bản Lao Động. 2. Nguyễn Thanh Ngu yệt (1997), Giáo trình quản trị tài chính, Tập bài giảng cho sinh viên Đại học Cần Thơ. 3. Quan Minh Nhựt (2008), “Phân tích hiệu quả phân phối nguồn lực (Allocative Efficiency) và hiệu quả chi phí (Cost Eficiency) của mô hình canh tác trong và ngoài đê bao tại Huyện Chợ Mới và Tri Tôn – An Giang năm 2005”, Tạp chí Nghiên cứu khoa học – Đại học Cần Thơ (số 9) 4. Quan Minh Nhựt (2009), “Phân tích hiệu quả kỹ thuật (Technical Efficiency), hiệu quả phân phối nguồn lực (Allocative Efficiency), hiệu quả chi phí (Cost Eficiency) của doanh nghiệp chế biến thủy sản và xay xát lúa gạo ở Đồng Bằng sông Cửu Long năm 2007”, Tạp chí Nghiên cứu khoa học – Đại học Cần Thơ (số 12) 5. Quan Minh Nhựt (2009), “Các nhân tố tác động đến hiệu quả sản xuất của các doanh nghiệp chế biến thủy sản khu vực Đồng bằng sông Cửu Long” , Tạp chí Nghiên cứu khoa học – Đại học Cần Thơ (số 13) 6. Quan Minh Nhựt (2007), “Phân tích lợi nhuận (Profitability) và hiệu quả theo quy mô sản xuất (Scale Efficiency) của mô hình độc canh ba vụ lúa và luân canh hai lúa một màu tại Chợ Mới – An Giang năm 2005” , Tạp chí Nghiên cứu khoa học – Đại học Cần Thơ (số 7) 7. Nông nghiệp Việt Nam (2010), Nguồn gốc và đặc tính cây xoài cát Hòa Lộc. 8. Trần Ngọc Qu yên (1997), Kinh tế nông hộ, Tập bài giảng cho sinh viên Đại học Cần Thơ 9. Sở nông nghiệp Tiền Giang (2010), Khái quát chung về kinh tế xã hội và phân tích kỹ thuật trồng xoài theo hướng an toàn của tỉnh Tiền Giang. Tiếng Anh 10. Coelli T.J (1996), A Guide to DEAP Version 2.1: A Data Envelopment Analysis (Computer) Program, Center for Eficiency and Productivity Analysis, University of New England, Australia. 11. G.E Battese and Coelli T.J (1995), A model for technical inefficiency efects, Economics Volume, tr. 325-332.Tài liệu từ Internet 12. http://www.giongnongnghiep.com 13. http://www.rauhoaquavietnam.vn 14. http://www.wikipedia.org1 PHẦN PHỤ LỤC Hộ số: ……. BẢNG PHỎNG VẤN HỘ DÂN CÓ TRỒNG XOÀI CÁT HÒA LỘC Yêu cầu: Phỏng vấn trực tiếp 30 phút/hộ Địa điểm: Các hộ nông dân có trồng xoài cát Hòa Lộc ở xã Hòa Hưng, Huyện Cái Bè, Tỉnh Tiền Giang. Thời gian: Ngày ……. Tháng ………. Năm ……….. Người phỏng vấn: TRẦN KIM CƯƠNG I. THÔNG TIN CHUNG: Họ và tên đáp viên: ………………………………………………………………… Địa chỉ: …………………………………………………………………………….. Quan hệ với chủ hộ:……………………………………………..………………… Tuổi: …………………………… Số lao động tham gia sản xuất xoài: ………… Nam/Nữ: ……………………….. Trong đó, lao động nữ: ……………………… Dân tộc: ………………………… Số năm tham gia sản xuất xoài của hộ: ……… Trình độ học vấn: ………………. Số năm kinh nghiệm của chủ hộ: …………… Tổng số nhân khẩu: …………….. Diện tích trồng xoài hiện tại: ………………… TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP Đề tài: Phân tích hiệu quả sản xuất xoài cát Hòa Lộc tại xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang PHỤ LỤC 1: BẢNG PHỎNG VẤN2 II. THÔNG TIN CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO, ĐẦU RA TRONG NĂM 2010: STT Chỉ tiêu Số lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú 01 Cây con 02 Phân bón a. Phân vô cơ - - - b. Phân hữu cơ - - 03 Thuốc bảo vệ thực vật - - - - - 04 Nhiên liệu 05 Điện 06 Doanh thu a. Loại 1 b. Loại 2 c. Khác Tổng cộng3 III. THÔNG TIN LAO ĐỘNG: Lao động Số lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú Lao động nhà (người) Lao động thuê (người) + Làm đất + Bón phân, xịt thuốc + Bơm nước + Tỉa cành, tạo tán + Thu hoạch + Khác Cộng IV. PHẦN CÂU HỎI: CÂU HỎI CHI PHÍ: 01. Trong năm 2010, số ngày lao động trong tháng cho sản xuất xoài là bao nhiêu? Tháng LĐ1 LĐ2 LĐ3 LĐ4 Tháng LĐ1 LĐ2 LĐ3 LĐ4 Tháng 01 Tháng 07 Tháng 02 Tháng 08 Tháng 03 Tháng 09 Tháng 04 Tháng 10 Tháng 05 Tháng 11 Tháng 06 Tháng 12 Cộng Cộng 02. Anh/chị có vay vốn để sản xuất hay không? Có Không 03. Chi phí lãi vay phải trả trong năm 2010 là bao nhiêu? ……………………………………………………………………………............ 04. Anh/chị có thuê đất trồng xoài không? Có Không4 05. (Nếu có) Chi phí thuê trong năm 2010 là bao nhiêu? …………………………………………………………………………………… CÂU HỎI THỊ TRƯỜNG: 01. Mức độ tiếp cận thông tin thị trường của anh/chị như thế nào? Thường xuyên Không thường xu yên 02. Tiếp cận bằng cách nào? …………………………………………………………………………………… 03. Anh/chị có được tiếp cận với các thông tin về kỹ thuật hay không? Có Không 04. Tiếp cận bằng cách nào? ……………………………………………………………………………….… 05. Trong năm 2010, anh/chị có được tập huấn về kỹ thuật không? Có Không 06. (Nếu có) được bao nhiêu lần? …………………………………………………………………………………… 07. Phương thức bán như thế nào? Qua thương lái Bán thẳng chủ vựa Bán cho hợp tác xã Khác: ……………………………… CÁC CÂU HỎI KHÁC: 01. Kinh nghiệm sản xuất của anh/chị được tích lũy từ đâu ? Qua nhiều năm sản xuất Học từ người xung quanh Học từ cán bộ khu yến nông, nhà khoa học Học từ báo đài 02. Anh/chị có tham gia vào các hợp tác xã nào không? Có Không 03. (Nếu có) tên hợp tác xã là gì ? ………………………………………………………………………………........... 04. Nguyên nhân mà anh/chị tham gia Hợp tác xã là gì? Tiêu thụ nhanh Bán giá cao Không bị ép giá Đầu ra ổn định5 Được hướng dẫn kỹ thuật 05. Anh/chị có tham gia vào chương trình VietGap không? Có Không 06. Tại sao anh/chị lại chọn giống xoài cát Hòa Lộc để trồng? Chi phí thấp Giá cao Đầu ra ổn định Ít sâu bệnh Chất lượng tốt, ngon 07. Anh/chị cho biết nguồn gốc của xoài giống ở đâu? Mua từ cơ sở sản xuất u y tín Mua từ người quen Mua từ chủ vườn khác Tự nhân giống Ý kiến khác:…………………………………………………………… 08. Có hao hụt cây giống hay không? …………………………………………………………………………………… 09. Nguyên nhân hao hụt là gì? Do sâu, bệnh Do giống yếu Do điều kiện tự nhiên không thuận lợi Ý kiến khác:……………………………………………………………… 10. Hình thức trồng vườn của anh/chị như thế nào? Trồng một loại xoài cát Hòa Lộc Trồng nhiều loại xoài trong một vườn Trồng xen với các loại cây khác 11. Các loại cây nào được trồng xen với xoài cát Hòa Lộc? …………………………………………………………………………………… 12. Anh/chị trồng với tỷ lệ như thế nào? …………………………………………………………………………………… 13. Theo kinh nghiệm của anh/chị, cách trồng như thế nào đạt năng suất cao? ……………………………………………………………………………………6 14. Từ khi trồng xoài cát Hòa Lộc đến nay anh/chị có nhận thấy kinh tế gia đình có thay đổi như thế nào? Giàu có Khá hơn Không thay đổi Xấu hơn 15. Kế hoạch trồng xoài cát Hòa Lộc cho thời gian tới của anh/chị là gì?  Tiếp tục duy trì quy mô sản xuất cũ  Mở rộng qu y mô sản xuất  Thu hẹp và kết hợp thay đổi loại cây trồng khác  Thay đổi hoàn toàn loại cây trồng khác 16. Ngoài nguồn thu nhập từ xoài cát Hòa Lộc anh/chị có nguồn thu nhập bổ sung nào khác hay không?  Buôn bán  Trồng cây khác  Chăn nuôi  Làm thuê  Nghề khác:……………………………………………………… 17. Anh/chị cho biết những khó khăn mà anh/chị cho là chủ yếu ảnh hưởng đến việc sản xuất xoài cát Hòa Lộc hiện nay? ………………………………………………………………………………........... 18. Đi kèm với những khó khăn như vậy thì anh/chị gặp những thuận lợi gì trong việc sản xuất xoài cát Hòa Lộc? ………………………………………………………………………………........... 19. Anh/chị có yêu cầu hay ngu yện vọng gì liên quan đến công việc sản xuất xoài cần đề nghị hay không?  chính sách đầu vào ……………………………………………………………  chính sách đầu ra ……………………………………………………………..  Chính sách kỹ thuật …………………………………………………………..  Chính sách hệ thống giao thông ………………………………………………  chính sách tín dụng …………………………………………………………...  ý kiến khác …………………………………………………………………… Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác giúp đỡ của anh/chị. Người được phỏng vấn Người phỏng vấn1 Bảng số: ……. BẢNG PHỎNG VẤN CÁN BỘ KỸ THUẬT Yêu cầu: Phỏng vấn trực tiếp 30 phút/người Địa điểm: Xã Hòa Hưng, Huyện Cái Bè, Tỉnh Tiền Giang Thời gian: Ngày ……. Tháng ………. Năm ……….. Người phỏng vấn: TRẦN KIM CƯƠNG THÔNG TIN CHUNG: Họ và tên cán bộ: …………………………………………Số điện thoại:…………... Địa chỉ: ……………………………………………………………………………… Đơn vị công tác:……………………………………………………………………… Chức vụ:…………………………. Dân tộc: …………………………………….. Tuổi: …………………………….. Trình độ học vấn: …………………................ Nam/Nữ: ………………………… Số năm công tác: …………………………… ĐẶC ĐIỂM CÂY XOÀI CÁT HÒA LỘC: STT Đặc điểm Ghi chú 1 Chiều cao tối đa của cây (mét) 2 Khoảng cách trồng tốt nhất (mét) 3 Năng suất trung bình 1 cây/năm 4 Khối lượng trung bình 1 trái (Kg) 5 Độ dài trung bình 1 trái (cm) 6 Tuổi thọ của cây (năm) TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP Đề tài: Phân tích hiệu quả sản xuất xoài cát Hòa Lộc tại xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang2 LỊCH THỜI VỤ: Thời gian T01 T02 T03 T04 T05 T06 T07 T08 T09 T10 T11 T12 Vụ sản xuất CÁC BƯỚC XỬ LÝ RA HOA: Ra hoa chính vụ Ra hoa mùa nghịch THEO DÕI SÂU BỆNH QUA CÁC GIAI ĐOẠN CỦA CÂY: Giai đoạn Các loại sâu bệnh Cách phòng trừ PHẦN CÂU HỎI: 1. Hiện nay giống được nhân phổ biến theo cách nào? …………………………………………………………………………… 2. Nguồn gốc của cây xoài cát Hòa Lộc ở đâu? ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………3 3. Anh/chị cho biết trong năm 2010 tiền thuê cho 1000 m2 đất vườn thời hạn 1 năm có giá bao nhiêu? ……………………………………………………………………………… 4. Anh/chị có thường xuyên cung cấp các thông tin về thị trường cho các hộ trồng xoài không? Thường xuyên Không thường xuyên 5. Cung cấp bằng cách nào? ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 6. Trong năm 2010, Anh/chị có tập huấn kỹ thuật cho các hộ trồng xoài hay không? Có Không 7. (Nếu có) được bao nhiêu lần trong năm? …………………………………………………………………………… 8. Xoài cát Hòa Lộc dùng tiêu thụ trong nước hay có xuất khẩu đi đâu không? Trong nước Xuất khẩu Cả hai ý kiến 9. Nếu xuất khẩu, thường xuất đi những nước nào? ………………………………………………………………………………. 10. Trong năm 2010 xuất khẩu được bao nhiêu tấn xoài? ………………………………………………………………………………. 11. Khi xuất khẩu thường gặp những khó khăn gì? …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………4 12. Anh/chị cho biết khi vào vụ các cơ sở thu mua cho nông hộ theo phương thức nào? Có các quy định nào ràng buộc về số lượng và chất lượng xoài hay không? ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 13. Anh/chị cho biết những khó khăn mà anh/chị cho là chủ yếu ảnh hưởng đến việc sản xuất xoài cát Hòa Lộc hiện nay? ………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 14. Bên cạnh những khó khăn như vậy thì có được những thuận lợi gì? ………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 15. Anh/chị có những thuận lợi, khó khăn gì công công tác và có đề xuất gì hay không? ………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác giúp đỡ của anh/chị. Người được phỏng vấn Người phỏng vấnPHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ XỬ LÝ CỦA MÔ HÌNH DEAResults from DEAP Version 2.1EFFICIENCY SUMMARY:firmteaecefirmteaece10,5590,7160,4340,8390,8480,71220,6140,5490,3373510,6340,6343111360,7180,8890,638410,8970,897370,8630,8080,69850,8850,6960,616380,9780,6890,67560,9510,870,828390,7970,5330,42570,5760,8720,502400,9430,9040,85280,7210,7470,5394110,7430,74390,9840,8150,802420,9620,550,529100,7440,9040,672430,9590,7710,7391110,6530,653440,9890,60,5941210,8450,845450,7730,6550,506130,8510,6830,5814610,8840,884140,9880,7170,708470,9110,6570,598150,5210,8080,421480,7820,7520,588160,9050,7750,701490,6950,7290,5071710,7420,742500,8960,6430,576180,9190,7670,705510,8080,9260,748190,8510,4780,407520,7440,6370,4742010,9580,958530,8090,7740,6262110,9950,995540,5860,5760,3382210,7490,749550,4940,7480,369230,8320,610,508560,8820,710,626240,6710,6260,42570,5230,6360,3322510,7740,774580,6390,5060,323260,7420,5770,428590,5940,7080,421270,6520,7640,498600,6340,6730,426280,6970,6050,422610,6210,6980,4332910,6040,604620,680,7590,516300,60,7930,476630,6640,7980,53310,780,5150,401640,6640,7280,4833210,9570,957650,6390,7030,449330,6920,6290,435660,9220,7040,649670,6320,6980,442mean0,8120,7310,598Note:te = technicalefficiencyae = allocativeefficiency = ce/tece = cost efficiencyResults from DEAP Version 2.1EFFICIENCY SUMMARY:firmcrstevrstescalefirmcrstevrstescale10,55910,559irs340,8390,8480,99irs20,61410,614irs35111-3111-360,7180,8350,86irs4111-370,8630,9080,951drs50,8850,9240,957irs380,9780,9890,989irs60,9510,9880,962irs390,79710,797irs70,5760,5790,995irs400,9430,9710,971drs80,72110,721irs41111-90,98410,984drs420,9620,9780,984irs100,7440,7530,987irs430,9590,9630,997irs11111-440,98910,989irs12111-450,77310,773irs130,8510,9340,911irs46111-140,98810,988irs470,91110,911irs150,5210,80,651irs480,7820,8020,975irs160,9050,9190,985irs490,6950,8020,867irs17111-500,8960,9560,937irs180,9190,9380,98drs510,80810,808irs190,8510,9960,854irs520,74410,744irs20111-530,80910,809irs21111-540,58610,586irs22111-550,4940,8240,599irs230,83210,832irs560,8820,9490,93irs240,67110,671irs570,52310,523irs25111-580,63910,639irs260,74210,742irs590,59410,594irs270,6520,80,815irs600,63410,634irs280,69710,697irs610,62110,621irs29111-620,680,8110,838irs300,60,6830,878irs630,66410,664irs310,7810,78irs640,6640,80,83irs32111-650,6390,80,799irs330,69210,692irs660,9220,9470,974drs670,6320,8620,734irsmean0,8120,9460,859Note:crste =technical efficiency from CRS DEAvrste =technical efficiency from VRS DEAscale =scaleefficiency = crste/vrsteNotealso thatallsubsequent tables refer to VRS resultsPHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ XỬ LÝ CỦA HÀM TOBITDependent variable AE Log likelihood function 55.08338 |Variable | Coefficient | Standard Error | b/St.Er. | P[|Z|>z] | Mean of X| TUOI .2376178592E-02 .19803461E-02 1.200 .2302 46.089552 HV .2232477166E-01 .56665785E-02 3.940 .0001 7.3731343 LD .5963446794E-02 .22764310E-01 .262 .7933 2.6417910 NAMSX .2351958586E-01 .88630269E-02 2.654 .0080 11.701493 KN -.9492388437E-03 .49113616E-02 -.193 .8467 12.955224 VAY .4324197682E-01 .31927982E-01 1.354 .1756 .34328358 THUAN .5582513789E-01 .16145823E-01 3.458 .0005 3.6268657 HTX -.1002425578 .38887946E-01 -2.578 .0099 .55223881 VGAP .3697745920E-01 .35861165E-01 1.031 .3025 .29850746 Disturbance standard deviation Sigma .1063437533 .91867011E-02 11.576 .0000 (Note: E+nn or E-nn means multiply by 10 to + or -nn power.)Dependent variable CE Log likelihood function 62.32075 |Variable | Coefficient | Standard Error | b/St.Er. | P[|Z|>z] | Mean of X| TUOI .2112316716E-03 .17775769E-02 .119 .9054 46.089552 HV .1492931282E-01 .50863731E-02 2.935 .0033 7.3731343 LD -.9867949955E-02 .20433455E-01 -.483 .6291 2.6417910 NAMSX .9352678139E-02 .79555347E-02 1.176 .2397 11.701493 KN .1252497055E-02 .44084835E-02 .284 .7763 12.955224 VAY .4414386669E-01 .28658851E-01 1.540 .1235 .34328358 THUAN .1030089903 .14492640E-01 7.108 .0000 3.6268657 HTX -.6892771069E-01 .34906179E-01 -1.975 .0483 .55223881 VGAP .9678701510E-01 .32189312E-01 3.007 .0026 .29850746 Disturbance standard deviation Sigma .9545513398E-01 .82460676E-02 11.576 .0000 (Note: E+nn or E-nn means multiply by 10 to + or -nn power.) Dependent variable TE Log likelihood function 56.26168 |Variable | Coefficient | Standard Error | b/St.Er. | P[|Z|>z] | Mean of X| TUOI .2842927774E-02 .19458231E-02 1.461 .1440 46.089552 HV .1716149079E-01 .55677941E-02 3.082 .0021 7.3731343 LD .1881920485E-01 .22367465E-01 .841 .4001 2.6417910 NAMSX .1063966086E-01 .87085195E-02 1.222 .2218 11.701493 KN .2220275930E-02 .48257428E-02 .460 .6455 12.955224 VAY .6766998101E-02 .31371387E-01 .216 .8292 .34328358 THUAN .9929821893E-01 .15864356E-01 6.259 .0000 3.6268657 HTX -.1704039516E-01 .38210020E-01 -.446 .6556 .55223881 VGAP -.1320205185E-01 .35236004E-01 -.375 .7079 .29850746 Disturbance standard deviation Sigma .1044898839 .90265512E-02 11.576 .0000 (Note: E+nn or E-nn means multiply by 10 to + or -nn power.)1 - Phương pháp trồng cây con: Trước tiên ta phải chuẩn bị hố với kích thước 0,6 x 0,6x 0,4m; trộn 30 kg phân hữu cơ hoai mục với đất đã được đào lên, trộn xong lấp hỗn hợp này trở lại hố và đắp thêm đất tạo mô thấp khoảng 0,1-0,15m so với mặt liếp là vừa. Sau đó đào hốc hình tròn có đường kính 20cm, sâu 30cm ngay giữa mô, bón lót thêm 200g phân NPK, đặt cây giống vào hốc (cây giống phải được tháo bỏ phần vỏ bầu bằng nylon) lấp đất lại, ém đất xung quanh vừa phải, cắm cọc giữ cho cây khỏi ngã hoặc gió lay làm đứt rễ. Sau khi trồng nên che phủ xung quanh gốc cây bằng các vật liệu hữu cơ sẵn có như rơm khô, cỏ khô không hạt, rễ cây lục bình...để giữ ẩm và hạn chế xói mòn đất khi tưới. Sau khi trồng 3 ngày tưới Urêa 30gr/gốc giúp cây bén rễ hồi xanh tốt. Sau khi trồng 1 tháng kiểm tra để trồng dặm lại những cây bị chết. - Tưới nước: Trong thời kỳ cây còn nhỏ việc tưới nước có thể tiến hành quanh năm nhằm cung cấp đủ nước cho các đợt lộc non hình thành và phát triển. Đặc biệt trong thời gian đầu sau khi trồng mới, việc tưới nước cần phải duy trì từ 3-4 ngày/lần. Càng về sau số lần tưới càng ít đi nhưng phải duy trì được độ ẩm thường xuyên cho diện tích đất xung quanh gốc. Để hạn chế bớt cỏ dại và ngăn cản quá trình bốc hơi nước ta nên dùng rơm rát mục, cỏ khô tủ lại xung quanh gốc, tủ phần tán cây có bán kính 0,8 – 1m, và để trống phần diện tích cách gốc 20 cm để hạn chế côn trùng, sâu bọ làm tổ, phá hại gốc cây. - Làm cỏ: Trước mỗi đợt bón phân cần làm sạch cỏ dại. Nếu sử dụng thuốc cỏ nên chọn thuốc phá huỷ diệp lục, để lại bộ rễ nhằm hạn chế xói mòn đất. - Tỉa cành, tạo tán: Tạo tán cây theo hình chóp nón, cành phân bố đều theo hướng trục thân chính. Khi cây con phát triển trên 1m tiến hành cắt đọt chừa lại 80 cm. Tránh cắt tại vị trí vòng chồi (vòng chồi là đoạn từ đỉnh sinh trưởng đến đoạn cành 3-4 cm). Nếu cắt ngay vị trí này thì cây sẽ mọc ra trên 7 nhánh con là thừa do đó phải cắt ngay dưới vòng chồi, cây sẽ cho 3-4 nhánh PHỤ LỤC 4: KỸ THUẬT CHĂM SÓC VÀ THU HOẠCH XOÀI CÁT HÒA LỘC2 con chọn lọc tỉa chừa lại là vừa. Tỉa bỏ những cành mọc ra từ cây gốc ghép, cành mọc bên dưới, cành trong cành mọc xiên. Giai đoạn cây còn nhỏ có thể tỉa sau mỗi đợt cây phát triển cành nhánh mới tạo cho cây phân nhánh cân đối - Bón phân: Lượng phân bón tuỳ theo tuổi cây, đất đai, tình trạng sinh trưởng của cây, năng suất cây của vụ trước, từng giai đoạn phát triển trái cần phân để phát triển. Thông thường có thể bón phân như sau: Cây tơ: Sử dụng phân hữu cơ khi mới trồng khoảng 2-3 kg/cây hoặc hữu cơ vi sinh từ 0,5-1 kg/cây và bón trước khi đặt cây 2-3 ngày. Cần bón phân hoá học khoảng 300-500gr NPK(16-16-8) hoặc (20-20-15) và 300gr Urê cho mỗi cây/1 năm. Lượng phân của 1 năm nên được chia đều thành 5-6 lần, bón và cung cấp cho cây dưới dạng dung dịch (pha với nước) tưới quanh gốc. Cây trưởng thành: Sử dụng phân hữu cơ từ 10-20 kg/cây/năm hoặc hữu cơ vi sinh từ 5-10 kg/cây/năm (bón 1 lần, đợt 1). Kết hợp bón khoảng 2-5 kg NPK (16-16-8) hoặc (20-20-15) và 2-3 kg Urê chia đều làm 4 lần bón cho cây theo các đợt sau: Bảng 3.1: TỶ LỆ PHÂN BÓN CHO CÂY THEO TỪNG ĐỢT Thứ tự Điều kiện Hữu cơ Natri Photpho Kali Đợt 1 Sau khi tỉa cành tạo tán để kích thích cây ra đọt 50% 60% 40% 40% Đợt 2 Trước khi ra hoa, kích thích hình thành mầm hoa, thúc hoa 25% 0% 60% 30% Đợt 3 Giai đoạn khi trái non đường kính 1cm, là giai đoạn phát triển chậm 25% 20% 0% 15% Đợt 4 Giai đoạn trái phát triển (khoảng 35-65 ngày sau đậu trái giai đoạn phát triển trái nhanh) 0% 20% 15% 15% (Nguồn: kỹ thuật trồng xoài theo hướng an toàn, 2010) Việc bón thêm vôi từ 500-1000 kg/ha rất cần thiết để giảm độ chua của đất. Bón vôi vào cuối mùa nắng, rải vôi đều trên mặt đất sau đó xới nhẹ.3 Cần bổ sung thêm Canxi: giảm rụng trái, nứt trái, giảm sâu bệnh… phun giai đoạn từ khi đậu trái đến khi trái được 60 ngày. Nên lưu ý rằng Canxi không chuyển vị trong cây và không di chu yển trong đất, do đó khi cần bổ sung cho trái thì phải phun trực tiếp lên trái chứ không phun lên lá, lên cây và bón vào đất thì không giải qu yết được nhu cầu vôi của trái. Bo làm tăng đậu trái, nên phun hai lần vào giai đoạn trước khi hoa nở và hoa nở được 3-4 ngày. Ngoài ra hằng năm nên vét bùn mương bồi gốc xoài dày 1-2 cm. - Thuốc bảo vệ thực vật: Cần theo dõi phòng trừ sâu, bệnh trong các giai đoạn: Khi cây ra đọt non phòng trừ sâu bệnh, đặc biệt là bệnh thán thư, sâu ăn lá. Khi xoài “lú cựa gà”. Giai đoạn này có thể có rầy bông xoài, sâu ăn bông và bệnh thán thư. Cần cung cấp thêm nguyên tố Bo để gia tăng sức sống hạt phấn. Khi phát hoa đạt kích thước tối đa và có một vài hoa trong cùng vừa nở, có thể xuất hiện nhiều dịch hại cùng một lúc như rầy bông xoài, bọ trĩ, sâu đo ăn bông, sâu nhiếu ăn bông, sâu đục lòn bông và bệnh thán thư. Khi hoa đang nở rộ, giai đoạn này cây rất cần thời tiết nóng ấm, khô ráo và cần nhiều côn trùng thụ phấn như ong mật, ruồi nhà bướm… Do vậy ngưng sử dụng thuốc trừ sâu, nhằm bảo vệ côn trùng có ích. Gió cũng được xem là tác nhân quan trọng giúp phấn xoài có thể tung đi xa và thụ phấn chéo. Bệnh thán thư là bệnh quan trọng ảnh hưởng lớn đến sự thành bại của mùa vụ. Khi xoài đã đậu trái non bằng đầu đũa ăn (hạt đậu) đến đầu ngón tay út (hạt sen) đồng thời cũng là giai đoạn rụng trái non nếu gặp điều kiện thời tiết bất lợi (cây bị Stress). Giai đoạn này bọ trĩ là đối tượng gây hại quan trọng số 1, kế đến là rầy bông xoài và bệnh thán thư. Sau khi đậu trái khoảng 40-45 ngày, tiến hành xử lý bệnh thán thư, sâu đục trái, rệp sáp để bao trái. Đối với cây không bao trái giai đoạn khoảng 55-60 ngày tuổi ngừa bệnh xì mũ. - Sâu, bệnh hại chính: Sâu hại chính: Sâu cấu xanh:4 + Ấu trùng sinh sống ở dưới đất đục phá rễ và gốc cây. Thành trùng cắn gặm lá, đôi khi ăn trụi lá non, gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cây. + Phòng trị: Có thể rung cây để thành trùng rớt xuống xong tiêu diệt hay dùng các loại thuốc trừ sâu thông dụng phun đều trên lá ở thời kỳ xoài ra lá non. Rầy bông xoài: + Khi xoài trổ bông thì rầy tập trung chích hút trên bông, chồi non. Rầy đẻ trứng trên cành non, bông gây vết thương làm cho các phần trên bị khô, héo và có thể rụng. Rầy chích hút làm cây bị suy yếu. Rầy còn tiết ra chất đường thu hút nấm đen tới đóng quanh nơi rầy bám hoặc các tầng lá phía dưới làm cản trở quang hợp của cây lâu ngày sẽ phát sinh thêm nhiều bệnh. + Phòng trị: Nên ngừa sớm khi xoài có nụ nếu quan sát thấy có nhiều rầy trú trong lá, sử dụng các loại thuốc đặc trị rầy như Cyper Anpha 10 EC, Confidor, Admire,…Dùng bẩy đèn thu hút thành trùng. Sau khi thu hoạch trái nên tỉa bớt cành cây để giảm nơi trú ẩn của rầy làm ảnh hưởng đến chất lượng của trái. Sâu đục trái: + Đây là đối tượng gây hại nghiêm trọng trên xoài. Chúng đẻ trứng dưới lớp vỏ ở phần đít trái xoài, trứng nở ra sâu non có khoan hồng đậm, đục thẳng vào hột để ăn hột xoài. Tỉ lệ gây hại có khi đến 30-35%. + Phòng trị: áp dụng phun thuốc khi trái mới tượng, trước khi sâu vào bên trong trái, lặp lại đến khi trái lớn như các loại thuốc Cyper Anpha 10 EC, Decis 2.5 EC…. Gom và tiêu huỷ các trái bị hư. Bệnh hại chính: Bệnh thán thư (do nấm Colletotrichum gloeosporioides): + Bệnh thường tấn công trên các cành non, lá non. Trên lá vết bệnh ban đầu là những đốm nhỏ màu nâu. Vết bệnh về sau khô, rách và rụng khỏi lá để lại những lỗ trống trên lá. Đối với các lá non mới ra nếu bệnh nặng có thể làm lá bị cháy. + Phòng trị: Trồng thưa để hạ độ ẩm trong vườn. Vệ sinh vườn, cắt bỏ các lá bệnh cũ đem thiêu huỷ để giảm nguồn bệnh trong vườn. Điều chỉnh giai đoạn ra lá non tập trung để dễ dàng phun thuốc hoá học phòng ngừa giai đoạn cây ra5 lá non đến hết giai đoạn lá lụa. Nên phun ngừa các loại thuốc trừ nấm khi cây ra lá non cho đến khi lá trưởng thành ít nhất là 2 lần như các loại thuốc: Antracol 50 WP, Mancozeb 80 WP, Copper B 75 WP,…. Bệnh cháy lá ( do nấm Phoma sp và Macrophoma sp.) + Trên lá già vết bệnh là những đốm nhỏ màu vàng đến nâu nhạt. Khi các vết bệnh liên kết lại tạo thành vết bất dạng, màu vết bệnh chuyển từ nâu sang nâu vàng. Rìa vết bệnh có màu đen và tâm có màu xám đục, làm cho lá rụng và trơ cành. + Phòng trị: Cắt bỏ và tiêu huỷ cành bệnh để giảm nguồn gây bệnh. Phun Copper zinc, Copper B 75WP, Benomyl 50WP… khi thật cần thiết. Đối với cây giống cần để thưa cho giảm ẩm độ trong vườn, tạo thông thoáng. Bệnh đốm lá (do nấm Botryodipdia theobrome): + Trên lá vết bệnh có hình bầu dục to, màu nâu nhạt, tâm xám trắng có thể bị rách đi. Trên trái vùng nhiễm bệnh có màu đen, thịt trái bên trong trở nên mềm và ứ nước. + Phòng trị: Nguồn bệnh như cành chết, vỏ cây, cuống trái nên được loại trừ. Trái nên được thu hoạch trước khi chín với cuống trái còn dính ít nhất là 0,5cm. - Xử lý ra hoa: + Những điều cần lưu ý trước khi xử lý: Cần tạo cho cây có bộ khung tán hoàn chỉnh, thông thoáng, đủ ánh sáng. Cây phải khoẻ mạnh không bị sâu, bệnh. Bón phân cân đối, nhất là lân (P2O5) để tạo điều kiện thuận lợi cho cây ra hoa. Cần xử lý cho cây ra đọt đồng loạt sau khi thu hoạch xoài. Cây xoài tơ có thể ra từ 2-3 cơi đọt, cây già chỉ cần ra 1 cơi đọt có thể ra hoa (cây già nếu khó ra đọt ta có thể xử lý bằng thioure, Urê). + Cách thực hiện: Sau khi thu hoạch 1-1,5 tháng tiến hành các bước sau đây: Xử lý xoài ra hoa mùa nghịch: Bước 1: Tỉa cành + Bón phân, tỉa cành khuất, cành bị sâu bệnh. Bón phân: NPK, Trung vi lượng, hữu cơ (NPK: tỉ lệ 3:1:1). Hữu cơ: 3-5 kg hữu cơ vi sinh (Humix, Sông6 Gianh … hoặc 20-50kg phân chuồng hoai mục)/cây. Vôi: Dolomit: 2kg/cây. Phân vô cơ: 1,5kg urea + 1,5kg (20-20-15)/cây. Bón thêm: 50-100g Borax/cây (Tuy nhiên: liều lượng bón phân phụ thuộc năng suất vụ trước). Bước 2: Kích thích chồi non ra đồng loạt. Phun: Dola 02 X: 50g /10 lít nước hoặc KNO3 150g /10 lít nước, 7-14 ngày sau toàn bộ các chồi nhú đọt non 3-5 cm. Chú ý phòng trừ sâu, bệnh bảo vệ đọt non (bệnh thán thư, bọ cắt lá, rầy…) Giai đoạn này thích hợp nhất để tưới Paclo giúp cây phân hóa mầm hoa. Bước 3: Xử lý Paclo. Dùng bàn chải sắt đánh sạch gốc cách mặt đất khoảng 30cm. Dùng len đào 1 rãnh nhỏ sâu 10cm, ngang 5cm xung quanh gốc cây (sát gốc). Tưới Paclo theo liều lượng 1-2gr hoạt chất/1m đường kính tán. Tưới dung dịch thuốc từ trên thân cây khoảng 50cm cho thuốc chảy dài và đọng vào rãnh. Cần tưới đẫm nước trong 3 ngày đầu và giữ ẩm cho cây 3 tuần để cây dễ hấp thu thuốc. Bước 4: Phun phân MKP (0-52-34) liều 40gr /10 lít nước, phun đều 2 mặt lá cách nhau khoảng 10 ngày/lần, phun 3 lần. Sau 2-3 tháng phun Dola 02X: 50g/10 lít, sau 5-7 ngày phun tiếp đợt 2 bằng nửa liều đợt 1 để thúc cây ra hoa đồng loạt (lưu ý nên kích thích ra hoa khi thời tiết khô ráo, rút nước trong mương vườn ra). - Xử lý xoài ra hoa chính vụ: Sau thu hoạch, tiến hành tỉa cành tạo tán, bón phân cân đối, tưới nước, kích thích cho cây ra chồi đồng loạt. Sau đó phun phân MKP (0-52-34) liều 40gr /10 lít nước, cách nhau khoảng 10 ngày/lần, phun 3 lần để cây hấp thu nhiều lân và đối kháng đạm. Quan sát thấy tự nhiên có một số cây trong vườn ra một ít hoa (tháng 11-12, khi có tiết lạnh) ta tiến hành phun Dola 02 X: 50g / 10 lít, sau 5-7 ngày phun tiếp đợt 2 bằng nửa liều đợt 1 để thúc cây ra hoa đồng loạt, nên lưu ý cần cân đối nguồn lực và chia vườn ra làm 2-3 lần phun xịt để sau dễ đối phó với thời tiết bất lợi. - Bao trái: Được ứng dụng phổ biến trên xoài, nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, không khuyết tật, ngăn chặn sự tấn công của côn trùng, bệnh hại như: sâu đục trái, rệp sáp, ruồi đục trái (đối tượng kiểm dịch của các nước nhập khẩu xoài), bệnh thán thư, đốm da ếch, bệnh nứt trái xì mủ do vi khuẩn7 Xanthomonas mangiferae… gây hại. Tu y nhiên, trên thực tế việc áp dụng bao trái chưa được thực hiện phổ biến nên hiệu quả vẫn còn hạn chế do tán cây cao, giá bao cao…. Thời điểm bao trái xoài khoảng 40 – 45 ngày sau khi đậu trái, giai đoạn trái đã hết rụng sinh lý lần thứ ba, đang ở thời kỳ tăng trưởng tích cực. Bao trái sẽ hạn chế được số lần phun thuốc hóa học từ 5 – 7 lần/vụ, giúp vỏ trái bóng đẹp hơn, bán được giá cao hơn, góp phần hạ giá thành sản phẩm, gia tăng lợi nhuận cho nhà vườn. Hiện nay có các loại bao đã sử dụng như: giấy dầu, Mai Xuân, Đài Loan và bao Úc. Riêng bao trái do Đài Loan và Úc sản xuất đạt hiệu quả cao. - Thu hoạch: Thu hoạch phải đúng độ chín khi trái có tỉ trọng bằng 1,02 (thả vào nước trái chìm), nhằm đảm bảo chất lượng trái và bảo quản trái sau thu hoạch được lâu hơn. Đối với xoài cát Hoà Lộc thu hoạch vào 85-90 ngày sau khi đậu trái. Độ chín xoài cát Chu thu hoạch vào tuần thứ 11 sau khi đậu trái. Ở giai đoạn này trái có màu sắc đẹp và các chỉ tiêu sinh hoá đạt giá trị tối ưu. Nên thu hoạch lúc trời mát, không thu quả sau cơn mưa hoặc có sương mù nhiều vì quả dễ bị ẩm thối khi tồn trữ. Khi thu hoạch nên để cuống dài từ 5-10 cm để tránh cho trái không bị chảy nhựa làm tăng giá trị thương phẩm. - Bảo quản: Ở nhiệt độ thường chỉ có thể giữ trái được khoảng 5-7 ngày. Để bảo quản lâu dài hoặc vận chu yển đến thị trường xa nên giữ trái trong điều kiện nhiệt độ là 120C và tạo ẩm độ trong kho hoặc trong xe khoảng 90%. Lưu ý duy trì điều kiện nhiệt độ và ẩm độ một cách ổn định, tránh tình trạng thay đổi nhiệt độ hay ẩm độ đột ngột, hạn chế mở cửa kho hoặc cửa xe nhiều lần trong ngày, chỉ nên mở cửa để kiểm tra. Trong quá trình bảo quản cũng nên thông gió thường xuyên, nên dùng quạt cưỡng bức, tránh tình trạng không khí trong kho không lưu chuyển được sẽ xảy ra tình trạng nhiệt độ không đều trong kho. Ngoài ra nếu bảo quản ở nhiệt độ 10-130C trong bao PE có 10 lỗ kim thì thời gian tồn trữ có thể lên đến 22 ngày. Trái thu hoạch phải còn nguyên cuống (dài khoảng 5cm), quay ngược đầu lại để cho nhựa khô trước khi bao giấy cho vào thùng, tránh chất đống trong quá trình bảo quản. Có thể xử lý bằng nước nóng 550C trong vòng 5 phút với Benomyl nồng độ 1g/lít nước để phòng bệnh trên trái.8 Thông thường để xuất khẩu người ta đóng thùng chứa 35-40 kg xoài. - Quy trình xử lý và bảo quản xoài sau thu hoạch: Xoài (chăm sóc tốt trước thu hoạch) Thu hoạch (85-90 ngày sau đậu trái). Rửa sạch (bằng nước) Xử lý phòng ngừa thối trái (Bennomyl, ngâm nước nóng…) Đóng gói (thùng carton) Bảo quản hoặc vận chuyển (120C, 85-90% RH) Làm chín .

- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Bình luận