Luận văn ThS: Quản lý tài sản công tại hệ thống Tòa án nhân dân ở Việt Nam

356 1

Miễn phí

Tải về máy để xem đầy đủ hơn, bản xem trước là bản PDF

Tags: #luận văn#luận án#đồ án#Đồ án tốt nghiệp

Mô tả chi tiết

1. Mở đầu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 

Những hạn chế, bất cập đó một mặt làm giảm hiệu quả sử dụng của tài sản công, mặt khác chưa đáp ứng yêu cầu tăng cường công tác quản lý, sử dụng tài sản công tại Hệ thống Tòa án nhân dân theo Hiến pháp sửa đổi (2013). Đến nay cũng đã có một số công trình nghiên cứu về công tác quản lý tài sản nhà nước nhưng do hiện nay đã có nhiều thay đổi trong quản lý tài sản nhà nước nên các công trình đó còn có nhiều bất cập. Mặt khác cũng chưa có công trình nào nghiên cứu về quản lý tài sản nhà nước tại Hệ thống Tòa án nhân dân. Vì vậy tác giả đã lựa chọn đề tài “Quản lý tài sản công tại hệ thống Tòa án nhân dân ở Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.

1.2 Tình hình nghiên cứu liên quan

Trong lĩnh vực nghiên cứu về quản lý tài sản công tại hệ thống Tòa án nhân dân ở Việt Nam, theo tìm hiểu của tác giả hầu như chưa có đề tài nghiên cứu nào. Trong quá trình thực hiện tác giả đã kế thừa, học tập những ưu việt của các công trình nghiên cứu trước đó để hoàn thành luận văn của mình. Luận văn này sẽ tiếp tục hoàn thiện các khoảng trống cần nghiên cứu về công tác quản lý tài sản công nói chung và quản lý tài sản công tại hệ thống tòa án nhân dân ở Việt Nam nói riêng để giải quyết các vấn đề tồn đọng trong các nghiên cứu hiện nay.

1.3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu làm rõ thực trạng quản lý tài sản công tại hệ thống Tòa án nhân dân ở Việt Nam giai đoạn 2013-2017, chỉ ra các kết quả, còn hạn chế, phân tích nguyên nhân, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý tài sản công tại hệ thống Tòa án nhân dân ở Việt Nam trong thời gian tới.

Nhiệm vụ nghiên cứu:

Hệ thống hóa lý luận về quản lý tài sản công trong các cơ quan nhà nước ở Việt Nam.

Phân tích thực trạng quản lý tài sản công tại hệ thống Tòa án nhân dân ở Việt Nam giai đoạn 2013-2017; nêu các kết quả đạt được, những hạn chế và bất cập trong quản lý tài sản công và các nguyên nhân của hạn chế.

Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài sản công tại hệ thống Tòa án nhân dân ở Việt Nam giai đoạn tới.

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 

Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý tài sản công, cụ thể là thực trạng công tác quản lý tài sản công, những điểm tích cực và hạn chế về công tác này tại hệ thống Tòa án nhân dân ở Việt Nam.

Về nội dung nghiên cứu: Tình hình quản lý tài sản công ở hệ thống Tòa án nhân dân trong đó đi sâu phân tích thực trạng quản lý tài sản nhà nước là trụ sở làm việc, phương tiện vận tải, tài sản chuyên dùng và tài sản khác.

Về thời gian: Giai đoạn 2013-2017.

Về địa bàn nghiên cứu: Hệ thống Tòa án nhân dân ở Việt Nam.

1.5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu tổng quan các tài liệu

Phương pháp thống kê so sánh

1.6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

Hệ thống hóa, hoàn thiện và bổ sung các vấn đề lý luận về quản lý tài sản công, xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý tài sản công trong các cơ quan nhà nước.

Khảo sát các bài học kinh nghiệm về quản lý tài sản công ở một số quốc gia để có thể vận dụng vào quản lý tài sản công ở các cơ quan nhà nước ở Việt Nam.

Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý, sử dụng tài sản công tại hệ thống Tòa án nhân dân ở Việt Nam trong giai đoạn 2013-2017.

2. Nội dung

2.1 Một số vấn đề cơ bản về quản lý tài sản công trong các cơ quan nhà nước

Tài sản nhà nước trong các cơ quan nhà nước

Quản lý TSC trong cơ quan Nhà nước

Đánh giá kết quả quản lý tài sản công trong các cơ quan nhà nước

Kinh nghiệm quản lý tài sản công ở các quốc gia trên thế giới

2.2 Thực trạng công tác quản lý tài sản công tại hệ thống Tòa án nhân dân

Tổng quan về hệ thống toà án nhân dân

Thực trạng quản lý tài sản nhà nước tại ngành Toà án nhân dân

Đánh giá thực trạng quản lý TSC tại hệ thống TAND

2.3 Giải pháp tăng cường công tác quản lý tài sản công tại hệ thống Tòa án nhân dân ở Việt Nam

Phương hướng tăng cường công tác quản lý tài sản công tại hệ thống Tòa án nhân dân ở Việt Nam

Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý TSC tại hệ thống TAND ở Việt Nam

Kiến nghị

3. Kết luận

Hệ thống hoá một số lý luận cơ bản về TSC và quản lý TSC trong các cơ quan nhà nước; xây dựng khái niệm quản lý TSC; xác định vai trò, đặc điểm nguyên tắc, nội dung quản lý TSC trong các cơ quan nhà nước; tìm hiểu kinh nghiệm quản lý TSC tại một số quốc gia có thể vận dụng cho Việt Nam. Từ khảo sát thực trạng, luận án rút ra kết quả và nguyên nhân những tồn tại, bất cập trong quản lý TSC tại ngành TAND trong giai đoạn 2013-2017. Trên cơ sở phương hướng, mục tiêu đổi mới công tác tư pháp ở Việt Nam giai đoạn 2015-2020 và công tác quản lý TSC trong các CQNN, luận án đã đề xuất giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý TSC tại ngành TAND ở Việt Nam trong thời gian tới.

4. Tài liệu tham khảo

Bộ Tài chính (2009), Thông tư số 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 hướng dẫn chế độ Quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.

Bộ Tài chính (2009), Thông tư số 245/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 Quy định thực hiện một số nội dung của Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 3/6/2009 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý, sử dụng TSC.

Tài liệu liên quan

Bình luận