Luận văn ThS: Phát triển công nghiệp hỗ trợ của Nhật Bản và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

404 1

Miễn phí

Tải về máy để xem đầy đủ hơn, bản xem trước là bản PDF

Tags: #đồ án#luận văn thạc sĩ#luận án#tiểu luận

Mô tả chi tiết

1. Mở đầu

1.1  Tính cấp thiết của đề tài

Công nghiệp hỗ trợ có vai trò quan trọng trong việc giảm giá thành sản xuất từ đó nâng cao giá trị sản phẩm, lợi nhuận của doanh nghiệp, làm tăng sức cạnh tranh của nền công nghiệp trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế ngày một gay gắt. Lời phát biểu của đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam năm 2008 trong cuộc họp được tổ chức giữa các nhà đầu tư và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã khiến không ít người phải giật mình về thực trạng yếu kém của công nghiệp hỗ trợ - một trong những ngành công nghiệp xương sống và rất quan trọng đối với nền kinh tế các nước nhưng lại không giành được sự quan tâm đầy đủ và thích đáng ở Việt Nam.

1.2 Tình hình nghiên cứu

Hiện nay công nghiệp hỗ trợ là một chủ đề nóng, được nhắc đến và bàn thảo rất nhiều trong thời gian gần đây, có rất nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến kinh nghiệm phát triển công nghiệp hỗ trợ các nước trên thế giới và nghiên cứu sự phát triển công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam.

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: công nghiệp hỗ trợ của Nhật Bản, công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam và một số giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam

Phạm vi nghiên cứu: Luận văn chỉ nghiên cứu ba ngành công nghiệp hỗ trợ chính: công nghiệp hỗ trợ ô tô, công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử, công nghiệp hỗ trợ dệt may từ cuối những năm 1990 đến nay

2. Nội dung

2.1 Tổng quan về công nghiệp hỗ trợ 

  • Khái niệm về Công nghiệp hỗ trợ
  • Vai trò và các nhân tố ảnh hƣởng tới công nghiệp hỗ trợ

2.2 Thực trạng ngành công nghiệp hỗ trợ của Nhật Bản 

  • Tổng quan về công nghiệp hỗ trợ của Nhật Bản
  • Công nghiệp hỗ trợ của Nhật Bản trong một số nghành công nghiệp chính
  • Đánh giá về công nghiệp hỗ trợ của Nhật Bản

2.3 Phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam từ kinh nghiệm của Nhật Bản

  • Từ góc độ chính phủ
  • Từ góc độ các ngành công nghiệp
  • Từ phía các doanh nghiệp

3. Kết luận

Từ những kinh nghiệm trong phát triển công nghiệp hỗ trợ của Nhật Bản, luận văn đƣa ra một số giải pháp nhằm tăng cƣờng hiệu quả hoạt động công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam gồm ba nhóm giải pháp lớn từ góc độ chính phủ, góc độ ngành và góc độ doanh nghiệp. Với những giải pháp và chính sách đồng bộ, trong những năm tới nền công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam sẽ có thể phát triển góp phần làm gia tăng giá trị hàng hóa công nghiệp Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu.

4. Tài liệu tham khảo

A "China Price" For Toyota - http://www.businessweek.com/magazine/content/05_08/b3921062.htm

ADBI Working Paper Series – SME in Japan: Surviving the long – term recession

 

Bài phát biểu của Osamu Tsukahara – JASME trong hội nghị Quốc tế lần thứ 4 về Regional Finance in Recent Period and the way forward ngày 18.01.2008

Bài trình bày của Naohiko Yokoshima về Support program for SME IP activity in Japan trong diễn đàn của WIPO về Sở hữu trí tuệ và các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày 13.09.2007

Báo cáo điều tra xây dựng và tăng cường ngành công nghiệp phụ trợ tại Việt nam - KYOSHIRO ICHIKAWA (Tư vấn Đầu tư Cao cấp,Cục Xúc tiến Ngoại thương Nhật Bản tại Hà nội)

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG --------------- NGUYỄN THU THỦY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ CỦA NHẬT BẢN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM THU HƯƠNG Hà N ội, 20101 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH VẼ LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ .............................. 6 1.1 Khái niệm về Công nghiệp hỗ trợ ................................................................ 6 1.1.1. Khái niệm ............................................................................................... 6 1.1.2. Đặc điểm của ngành Công nghiệp hỗ trợ .............................................. 9 1.1.3 Các hình thức công nghiệp hỗ trợ hiện nay và các cấp hỗ trợ ............... 12 1.1.4 Các phương thức sản xuất trong công nghiệp hỗ trợ ............................. 13 1.2. Vai trò và các nhân tố ảnh hƣởng tới công nghiệp hỗ trợ ....................... 15 1.2.1. Vai trò của công nghiệp hỗ trợ ............................................................. 15 1.2.2. Những nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của công nghiệp hỗ trợ ..... 18 CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ CỦA NHẬT BẢN .......................................................................................................... 23 2.1. Tổng quan về công nghiệp hỗ trợ của Nhật Bản: .................................... 23 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công nghiệp hỗ trợ của Nhật Bản: ............................................................................................................... 23 2.1.2 Đặc điểm chính của ngành công nghiệp hỗ trợ của Nhật Bản ................ 28 2.2. Công nghiệp hỗ trợ của Nhật Bản trong một số nghành công nghiệp chính ..... 40 2.2.1 Công nghiệp hỗ trợ ô tô ......................................................................... 41 2.2.2 Công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử: ........................................................ 49 2.2.3 Công nghiệp hỗ trợ dệt may...................................................................... 55 2.3. Đánh giá về công nghiệp hỗ trợ của Nhật Bản......................................... 60 2.3.1. Ưu điểm ................................................................................................ 60 2.3.2. Nhược điểm .......................................................................................... 612 CHƢƠNG III: PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VIỆT NAM TỪ KINH NGHIỆM CỦA NHẬT BẢN.................................................................... 63 3.1 Từ góc độ chính phủ .................................................................................. 66 3.1.1 Tạo chính sách pháp luật ổn định khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ .................................................................................................................. 66 3.1.2 Đẩy nhanh quá trình sắp xếp, tổ chức lại các doanh nghiệp nhà nước, khuyến khích phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ .................................... 68 3.1.3 Nâng cao tầm quan trọng của doanh nghiệp FDI trong việc phát triển CNHT ............................................................................................................. 70 3.1.4 Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu công nghiệp hỗ trợ, tăng cường sự kết nối giữa doanh nghiệp và nhà cung cấp ......................................................... 71 3.1.5 Phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ công nghiệp hỗ trợ ............................. 72 3.1.6 Phát triển nguồn nhân lực ..................................................................... 73 3.1.7 Tăng cường hợp tác, liên kết quốc tế trong phát triển CNHT ................. 75 3.2 Từ góc độ các ngành công nghiệp .............................................................. 75 3.2.1 Phối hợp tốt với chính phủ để thiết lập và hoạch định chính sách công nghiệp hợp lý .................................................................................................. 76 3.2.2 Góp phần tạo lập cơ sở dữ liệu về công nghiệp hỗ trợ tại địa phương ... 76 3.2.3 Đầu tư cho công nghiệp hỗ trợ tại địa phương ...................................... 76 3.2.4 Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại ..................................... 77 3.3 Từ phía các doanh nghiệp .......................................................................... 78 3.3.1 Tăng cường đầu tư vào đổi mới sản phẩm và công nghệ sản xuất, quy chuẩn hóa qui trình sản xuất đảm bảo chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế ...... 78 3.3.2 Cần có cơ chế quản lý sản xuất đồng bộ trong quản lý sản xuất ............ 79 3.3.3 Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại ..................................... 79 3.3.4 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực .................................................... 80 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 83 PHỤ LỤC3 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT  CNHT: Công nghiệp hỗ trợ  AFTA – ASEAN Free Trade Area - Khu vực tự do thƣơng mại Đông Nam Á  FDI- Foreign Direct Investment - Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài  JAMA – Japan Automobile Manufacturer Association – Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản  MNC – Multi-national corporation - Công ty đa quốc gia  MITI – Ministry of Industry and International Trade - Bộ Công nghiệp và Thƣơng mại quốc tế Nhật Bản  SME: Small and Medium Enterprise – Doanh nghiệp vừa và nhỏ  VDF – Vietnam Development Forum - Diễn đàn phát triển Việt Nam  WTO – World Trade Organization - Tổ chức thƣơng mại thế giới4 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, phát triển công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam là một đề tài đang có tính thời sự vì tầm quan trọng của nó đối với việc phát triển các ngành công nghiệp. Công nghiệp hỗ trợ có vai trò quan trọng trong việc giảm giá thành sản xuất từ đó nâng cao giá trị sản phẩm, lợi nhuận của doanh nghiệp, làm tăng sức cạnh tranh của nền công nghiệp trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế ngày một gay gắt.“ Tôi rất ngạc nhiên khi được biết Việt Nam chỉ cung cấp được thùng các tông và tôi đã bị sốc khi nghe nói rằng các doanh nghiệp sản xuất rượu của Nhật Bản còn phải nhập khẩu đến cả chai rượu”. Lời phát biểu của đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam năm 2008 trong cuộc họp đƣợc tổ chức giữa các nhà đầu tƣ và Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã khiến không ít ngƣời phải giật mình về thực trạng yếu kém của công nghiệp hỗ trợ - một trong những ngành công nghiệp xƣơng sống và rất quan trọng đối với nền kinh tế các nƣớc nhƣng lại không giành đƣợc sự quan tâm đầy đủ và thích đáng ở Việt Nam. 2. Tình hình nghiên cứu Chính từ thực tế đó, hiện nay công nghiệp hỗ trợ là một chủ đề nóng, đƣợc nhắc đến và bàn thảo rất nhiều trong thời gian gần đây, có rất nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến kinh nghiệm phát triển công nghiệp hỗ trợ các nƣớc trên thế giới và nghiên cứu sự phát triển công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam . Năm 2007, Diễn đàn Phát triển Việt Nam (VDF) trong dự án Hợp tác nghiên cứu Neu – Grips đã xuất bản một cuốn sách có tựa đề “Xây dựng công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam” chỉ rõ những tồn tại cần khắc phục trong công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam, cũng trên tinh thần đó tháng 10.2009 trƣờng Đại học Ngoại thƣơng Hà Nội đã kết hợp với Trung tâm hợp tác phát triển nguồn nhân lực Nhật Bản (VJCC) tổ chức một cuộc hội thảo mang tên “ Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Kinh nghiệm của Nhật Bản và một số nƣớc Châu Á” đƣa ra các ví dụ thành công trong mô hình phát triển công nghiệp hỗ trợ tại Nhật Bản và các nƣớc láng giềng Châu Á, từ đó chỉ ra những định hƣớng và giải pháp để phát triển công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam.5 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Nhằm làm rõ hơn tầm quan trọng và vai trò của công nghiệp hỗ trợ với nền kinh tế Việt Nam, tôi đã chọn đề tài “ Phát triển công nghiệp hỗ trợ của Nhật Bản và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ của mình. Đối tƣợng nghiên cứu: công nghiệp hỗ trợ của Nhật Bản, công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam và một số giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam Phạm vi nghiên cứu: Luận văn chỉ nghiên cứu ba ngành công nghiệp hỗ trợ chính: công nghiệp hỗ trợ ô tô, công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử, công nghiệp hỗ trợ dệt may từ cuối những năm 1990 đến nay 4. Kết cấu của luận văn Luận văn này ngoài các phần nhƣ mục lục, lời mở đầu, tài liệu tham khảo và phụ lục gồm có ba phần chính với nội dung nhƣ sau Chƣơng I : Tổng quan về công nghiệp hỗ trợ Chƣơng II : Thực trạng ngành công nghiệp hỗ trợ của Nhật Bản Chƣơng III : Phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam từ kinh nghiệm của Nhật Bản6 CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ 1.1 Khái niệm về Công nghiệp hỗ trợ 1.1.1. Khái niệm Thuật ngữ CNHT xuất hiện từ khi xã hội có sự phân công lao động ở trình độ cao, khi mà các công đoạn sản xuất đƣợc chuyên môn hóa, mỗi bộ phận chi tiết đƣợc thực hiện trong các doanh nghiệp khác nhau và cung cấp cho một doanh nghiệp gia công lắp ráp để tạo ra sản phẩm cuối cùng. Và mặc dù thuật ngữ này đã đƣợc sử dụng rộng rãi ở nhiều nƣớc, nhƣng nó vẫn không đƣợc rõ ràng và đồng nhất về mặt định nghĩa. Trên thực tế, khái niệm CNHT đƣợc hiểu và tiếp cận tùy thuộc vào tình hình kinh tế xã hội của một quốc gia và các mục tiêu chiến lƣợc công nghiệp của quốc gia đó, và các quốc gia khác nhau có cách định nghĩa không giống nhau. Trong các văn bản cấp quốc gia hiện tại, có ba cách thể hiện chính thức định nghĩa về công nghiệp hỗ trợ nhƣ sau: Theo cách tiếp cận tổng quát, Bộ Kinh tế, Thƣơng mại và Công nghiệp Nhật Bản (Ministry of Economy, Trade and Industry - METI) chính thức định nghĩa về CNHT trong chƣơng trình hành động phát triển CNHT Châu Á vào năm 1993 nhƣ sau: “CNHT là các ngành công nghiệp cung cấp các yếu tố cần thiết nhƣ nguyên vật liệu thô, linh kiện và vốn, vvv... cho các ngành công nghiệp lắp ráp (bao gồm ô tô, điện và điện tử)”[20]. Cũng đồng quan điểm nhƣ vậy, Phòng Năng lƣợng Hoa Kỳ trong ấn phẩm năm 2004 với tên gọi “Các ngành công nghiệp phụ trợ: Công nghiệp của tương lai”, đã định nghĩa công nghiệp hỗ trợ là những ngành sử dụng nguyên vật liệu và các quy trình cần thiết để định hình và chế tạo ra sản phẩm trƣớc khi chúng đƣợc lƣu thông đến ngành công nghiệp sử dụng cuối cùng (end-use indutries). Tuy khái niệm của Phòng Năng lƣợng Hoa Kỳ đƣa ra rất tổng quát nhƣng cơ quan này, trong phạm vi chức năng của mình, tập trung chủ yếu vào mục tiêu tiết kiệm năng lƣợng. Do đó, công nghiệp hỗ trợ theo quan điểm của cơ quan này là những ngành tiêu tốn nhiều năng lƣợng nhƣ than, luyện kim, thiết bị nhiệt, hàn, đúc… Tuy nhiên, theo cách tiếp cận cụ thể, văn phòng phát triển CNHT Thái Lan (Bureau of Supporting Industries Development - BSID) đƣa ra định nghĩa về CNHT7 nhƣ sau: “CNHT là các ngành công nghiệp cung cấp linh kiện, phụ kiện, máy móc, dịch vụ đóng gói và dịch vụ kiểm tra cho các ngành công nghiệp cơ bản (theo đó các ngành cơ khí, máy móc, linh kiện cho ô tô, điện & điện tử là những ngành CNHT quan trọng)”. [20] Còn theo cách liệt kê, Hội đồng Đầu tƣ Thái Lan phân loại các ngành công nghiệp sản xuất thành phẩm thành 3 bậc: lắp ráp, sản xuất linh kiện và phụ kiện, và các ngành CNHT. Năm sản phẩm chính của ngành CNHT là gia công khuôn mẫu, gia công áp lực, đúc, cán và các gia công nhiệt. Các định nghĩa trên chủ yếu nhìn công nghiệp hỗ trợ theo góc độ ngành, nếu tiếp cận theo chuỗi giá trị, từ góc độ doanh nghiệp, CNHT có thể hiểu gồm ba dạng doanh nghiệp: - Các nhà cung ứng linh kiện, thiết bị, máy móc ở nƣớc ngoài (import). - Các nhà cung ứng linh kiện, thiết bị, máy móc nƣớc ngoài ở thị trƣờng trong nƣớc (foreign suppliers). - Các nhà cung ứng linh kiện, thiết bị, máy móc ở nội địa (dosmetic suppliers). Ở Việt Nam, thuật ngữ “công nghiệp hỗ trợ” là một thuật ngữ khá mới mẻ. Một giai đoạn dài cho đến trƣớc đổi mới, nền kinh tế nƣớc ta vừa còn mang đậm dấu ấn của nền kinh tế tự cung tự cấp, vừa bị ảnh hƣởng của nhận thức mang tính giáo điều về tính độc lập tự chủ, cái gì cũng tự làm lấy, từ đầu đến cuối, thậm chí ở riêng từng xí nghiệp, nên ở Việt Nam chƣa thực sự hình thành CNHT. Tiếp đến là giai đoạn đón nhận một cách thiếu chọn lọc đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI), dẫn đến sự xuất hiện của hàng loạt cơ sở gia công, lắp ráp với nguyên phụ liệu và linh kiện, phụ tùng hầu hết là nhập khẩu. Mãi đến năm 2003, thuật ngữ “công nghiệp hỗ trợ” đƣợc nhắc đến lần đầu tại Việt Nam trong Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản. Đây là một văn kiện quan trọng đã đƣợc thủ tƣớng Phan Văn Khải và thủ tƣớng Koizumi thống nhất quyết định đƣa vào thực hiện. Bản kế hoạch hành động triển khai sáng kiến chung bao gồm 44 hạng mục lớn, trong đó hạng mục đầu tiên là nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam. Năm 2006, Diễn đàn phát triển Việt Nam đã đƣa ra định nghĩa về CNHT nhƣ sau: “CNHT là một nhóm các hoạt động công nghiệp cung cấp các đầu vào trung8 gian (gồm linh kiện, phụ tùng, và công cụ để chế tạo ra phụ tùng, linh kiện này) cho các ngành công nghiệp lắp ráp và chế biến”[10]. Tuy vậy, cho tới nay, vẫn chƣa có một khái niệm cụ thể nào trong các văn bản pháp quy cho ngành CNHT ở Việt Nam và ngành này đƣợc hiểu nhƣ một ngành công nghiệp phụ giúp cho việc lắp ráp các sản phẩm cuối cùng, thông qua việc cung cấp các bộ phận, chi tiết hoặc các sản phẩm hàng hóa trung gian khác. Nhƣ vậy, dù có những cách định nghĩa khác nhau nhƣng nói chung khái niệm “công nghiệp hỗ trợ” là dùng để chỉ ngành công nghiệp chuyên sản xuất ra các sản phẩm phụ trợ cho việc sản xuất của các ngành công nghiệp chính, và các doanh nghiệp chuyên sản xuất các linh phụ kiện này đƣợc hiểu là doanh nghiệp CNHT. Trong khuôn khổ của luận văn này, ta hiểu CNHT theo định nghĩa do Diễn đàn phát triển Việt Nam đƣa ra năm 2006 từ đó xem CNHT là hoạt động công nghiệp cung cấp các đầu vào trung gian cho các ngành công nghiệp lắp ráp và chế biến. Hình 1.1: Ngành công nghiệp hỗ trợ, gồm linh kiện và chế biến Nguồn: Báo cáo điều tra xây dựng và tăng cường ngành công nghiệp phụ trợ tại Việt nam - KYOSHIRO ICHIKAWA (Tư vấn Đầu tư Cao cấp,Cục Xúc tiến Ngoại thương Nhật Bản tại Hà nội) Hình 1.1 là một ví dụ thể hiện khái niệm và kết cấu cơ bản của ngành công nghiệp hỗ trợ. Ngành CNHT cần đƣợc coi là một cơ sở công nghiệp hoạt động với NHÀ LẮP RÁP NGÀNH CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ LINH PHỤ KIỆN ĐIỆN ỐC VÍT LÒ XO NHỰA CAO SU DẬP MÁY MÓC CÁN THÉP XỬ LÝ NH IỆT ĐÚC CÁN ÉP VẬT LIỆU ÉP NGUYÊN LIỆU THÔ9 nhiều chức năng để phục vụ một số lƣợng lớn các ngành lắp ráp, chứ không nên coi nó đơn giản chỉ là ngành thu thập ngẫu nhiên những linh kiện sản xuất không liên quan. Bên cạnh đó, ngành CNHT không chỉ sản xuất linh kiện mà quan trọng hơn CNHT còn thực hiện quá trình hỗ trợ việc sản xuất các bộ phận nhựa và kim loại trong một số ngành nhƣ ngành sản xuất mô tô, ô tô, sản xuất điện tử, đóng tàu… (xem hình 1.2) Hình 1.2: Ngành CNHT trên cơ sở có thể cung cấp đầu vào chung cho các ngành lắp ráp Nguồn: Báo cáo điều tra xây dựng và tăng cường ngành công nghiệp phụ trợ tại Việt nam - KYOSHIRO ICHIKAWA (Tư vấn Đầu tư Cao cấp,Cục Xúc tiến Ngoại thương Nhật Bản tại Hà nội) Trong nhiều văn bản, ngƣời ta có thể sử dụng thuật ngữ công nghiệp phụ trợ thay thế cho CNHT, tuy nhiên trên thực tế, công nghiệp hỗ trợ hay công nghiệp phụ trợ đều có nguyên gốc tiếng Anh là supporting industry nên xét về bản chất công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp phụ trợ có ý nghĩa tƣơng đƣơng, do đó trong luận văn này, ta thống nhất sử dụng thuật ngữ “Công nghiệp hỗ trợ”. 1.1.2. Đặc điểm của ngành Công nghiệp hỗ trợ 1.1.2.1. Có hiệu quả tăng dần theo quy mô Hiệu quả tăng dần theo qui mô có nghĩa là nếu có một sự gia tăng đầu vào theo một tỉ lệ nào đó sẽ dẫn đến sự gia tăng đầu ra (sản lƣợng) với tỉ lệ cao hơn. Các ngành CNHT nhƣ tạo khuôn mẫu, gia công kim loại, ép nhựa cần nhiều vốn để đầu tƣ vào máy móc đắt tiền. Hơn nữa, những máy móc này lại không thể chia nhỏ đƣợc (tức là không thể mua từng phần máy móc đƣợc). Một khi đã đầu tƣ lắp đặt hệ NGÀNH CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH MÔ TÔ NGÀNH Ô TÔ NGÀNH ĐIỆN TỬ (ÂM THANH, TV, BÁN DẪN…) NGÀNH ĐIỆN ( GIA DỤNG) NGÀNH ĐÓNG TÀU10 thống máy móc thì chi phí vốn cho nhà máy sẽ vẫn luôn ở một mức cố định cho dù hệ thống này đƣợc vận hành liên tục 24 giờ một ngày và 365 ngày một năm, hay chỉ vận hành trong một khoảng thời gian nhất định. Do vậy, chi phí vốn đơn vị (tổng chi phí chia cho số sản phẩm sản xuất) sẽ tỷ lệ nghịch với lƣợng sản phẩm đầu ra. Vì vậy CNHT là một ngành có hiệu quả tăng dần theo quy mô và để một doanh nghiệp hỗ trợ có thể tồn tại thì phải sản xuất phải đạt đến một mức sản lƣợng nhất định. Ví dụ, một nhà máy sản xuất đƣợc 600.000 linh kiện nhựa một năm sẽ đạt đƣợc hiệu quả sản xuất, trong khi một nhà máy khác chỉ sản xuất 2000 linh kiện nhựa một năm thì khó mà tồn tại đƣợc. Hiệu quả tăng dần theo quy mô của việc sản xuất các sản phẩm hỗ trợ đƣợc thể hiện trong hình 1.3: Hình 1.3: Giảm chi phí đơn vị trong CNHT CNHT là ngành sử dụng nhiều vốn, ít công lao động, nên sẽ có chi phí đơn vị giảm dần theo quy mô sản lƣợng. 1.1.2.2. Lao động làm việc trong ngành CNHT thường đòi hỏi chuyên môn cao Lao động làm việc trong ngành CNHT đòi hỏi chuyên môn cao vì các ngành công nghiệp hỗ trợ thƣờng là các ngành công nghiệp sản xuất các chi tiết nhỏ, đòi hỏi có sự chính xác và tỉ mỉ cao. Nếu nhƣ các doanh nghiệp lắp ráp sử dụng nhiều nhân công không đòi hỏi trình độ cao để lắp ráp các bộ phận, thì lao động ở các doanh nghiệp CNHT phần lớn đòi hỏi có trình độ cao hơn, thƣờng là các nhà vận hành máy móc, kiểm soát viên về chất lƣợng sản phẩm, các kĩ thuật viên và các kĩ11 sƣ. Máy móc trong các ngành CNHT thƣờng phức tạp hơn trong vận hành và các chi tiết, phụ kiện càng tinh xảo, phức tạp thì máy móc đòi hỏi công nghệ càng phải hiện đại, và ngƣời vận hành càng cần phải có trình độ để có khả năng vận hành. Đây là một điểm yếu của các nƣớc đang phát triển vì phần lớn các nƣớc này (trong đó có Việt Nam) thƣờng là các nƣớc có nguồn lao động dồi dào nhƣng phần lớn lao động là lao động thủ công, trình độ chuyên môn nghiệp vụ thƣờng có hạn chế. 1.1.2.3. Mang tính chuyên môn hóa sâu và hợp tác rộng Một doanh nghiệp không thể ôm đồm thực hiện tất cả các khâu trong quá trình sản xuất từ sản xuất nguyên vật liệu, máy móc, công cụ đến lắp ráp bán thành phẩm và thành phẩm, hay sản xuất nhiều loại sản phẩm cùng một lúc. Thông thƣờng một doanh nghiệp hỗ trợ chỉ tập trung chuyên môn hóa vào một khâu mà mình có khả năng làm tốt nhất. Và cùng với quá trình phân công lao động ngày càng sâu sắc, các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm phụ trợ không chỉ chuyên môn hóa theo từng sản phẩm mà còn theo từng chi tiết, từng bộ phận của sản phẩm.Việc chuyên môn hóa giúp nâng cao năng suất, giảm giá thành và cũng giúp ích cho việc đầu tƣ máy móc, công nghệ hiện đại, áp dụng các dây chuyền sản xuất mới. Chuyên môn hóa cũng là cơ sở dẫn tới nhu cầu phải có sự hợp tác rộng rãi giữa các doanh nghiệp để tạo ra sản phẩm cuối cùng. Các linh kiện, phụ kiện để có thể tích hợp đƣợc với nhau thì cần phải tuân theo những quy chuẩn chất lƣợng chung. Các doanh nghiệp phải có mối quan hệ mật thiết về mặt kĩ thuật và công nghệ để có thể tạo ra các sản phẩm hỗ trợ tốt nhất. 1.1.2.4. Các doanh nghiệp hỗ trợ thường là các doanh nghiệp vừa và nhỏ Các SME là các doanh nghiệp có quy mô vốn và quy mô lao động hạn chế nhƣng lại có khả năng chuyên môn hóa cao. Hầu hết các doanh nghiệp chỉ có thể đủ vốn để đầu tƣ chuyên môn hóa sản xuất một loại sản phẩm hoặc một loại chi tiết nhất định, chứ không đủ tiềm lực để sản xuất nhiều sản phẩm hay chi tiết cùng một lúc do vậy, hiện nay hoạt động sản xuất trong công nghiệp hỗ trợ thƣờng đƣợc tiến hành tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hoạt động của các SME này luôn gắn liền với hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp lớn từ đó các SME thƣờng có mối liên hệ chặt chẽ về kinh tế, kỹ thuật với các doanh nghiệp lớn. Khi12 mối liên hệ này trở nên thƣờng xuyên và ổn định thì các SME có thể trở thành vệ tinh của các doanh nghiệp lắp ráp lớn. 1.1.2.5. Khách hàng của ngành công nghiệ p hỗ trợ có thể ở trong và ngoài nước Bên cạnh việc cung cấp cho các doanh nghiệp lắp ráp trong nƣớc, đối với các nƣớc có ngành CNHT phát triển, sản phẩm của ngành CNHT có thể đƣợc xuất khẩu ra nƣớc ngoài cung cấp cho các công ty lắp ráp nƣớc ngoài hay mạng lƣới các chi nhánh của các công ty xuyên quốc gia nằm ở nƣớc ngoài. Để thực hiện điều này, các sản phẩm hỗ trợ phải đáp ứng đƣợc các tiêu chuẩn chất lƣợng, tiêu chuẩn xuất khẩu, đáp ứng các yêu cầu của nhà lắp ráp nƣớc ngoài. 1.1.3 Các hình thức công nghiệp hỗ trợ hiện nay và các cấp hỗ trợ 1.1.3.1. Các hình thức công nghiệp hỗ trợ Có ba loại hình công nghiệp hỗ trợ phổ biến nhƣ sau : - Hỗ trợ “ruột” là loại hình khá phổ biến ở các nƣớc công nghiệp, đƣợc các tập đoàn mạnh ứng dụng khá thành công. Theo loại hình này, một tập đoàn công nghiệp sẽ thành lập và phát triển cho mình một mạng lƣới các nhà cung cấp dƣới hình thức công ty mẹ - công ty con. Các công ty cung cấp chỉ thực hiện sản xuất linh kiện, phụ tùng quan trọng, hàm chứa các bí quyết công nghệ theo yêu cầu của các công ty lắp ráp trong tập đoàn. - Hình thức “hợp đồng” là loại hình công nghiệp hỗ trợ đƣợc thực hiện theo cam kết giữa các nhà cung cấp với các công ty lắp ráp theo từng yêu cầu và trong từng thời điểm nhất định đối với các linh kiện ít quan trọng hơn - Hình thức “thị trƣờng” là loại hình mà các phụ tùng, phụ kiện có tính phổ biến, không chứa đựng nhiều bí quyết công nghệ, đƣợc các nhà sản xuất bán trên thị trƣờng, không theo một cam kết nào với các nhà lắp ráp. Các công ty lắp ráp có thể tự do lựa chọn các sản phẩm mình cần trên thị trƣờng. 1.1.3.2 Các cấp trong công nghiệp hỗ trợ Mối quan hệ giữa ngành công nghiệp chính và công nghiệp hỗ trợ đƣợc thể hiện theo hình 1.4 . Việc sản xuất các sản phẩm hỗ trợ đƣợc phân chia thành nhiêu cấp, có mối quan hệ với nhau hoặc với công nghiệp chính. Theo quan điểm của VDF, công nghiệp hỗ trợ có thể chia làm ba cấp (Xem hình 1.4). Các doanh nghiệp13 hỗ trợ cấp 3 là các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm đầu vào cho các doanh nghiệp hỗ trợ cấp 2. Các doanh nghiệp hỗ trợ cấp 2 cung cấp đầu vào cho các doanh nghiệm hỗ trợ cấp 1. Các doanh nghiệp hỗ trợ cấp 1 cung cấp đầu vào cho các doanh nghiệp sản xuất ra các sản phẩm cuối cùng. Tuy nhiên, sự phân cấp này chỉ mang tính tƣơng đối do một doanh nghiệp có thể thuộc nhiều cấp khác nhau tuỳ thuộc vào ngành sản xuất và sản phẩm hỗ trợ. Hình 1.4: Các cấp trong công nghiệp hỗ trợ Nguồn: Diễn đàn phát triển Việt Nam (2007), Xây dựng năng lực công nghệ nội sinh: Vai trò của chính phủ trong xây dựng công nghiệp phụ trợ. 1.1.4 Các phương thức sản xuất trong công nghiệp hỗ trợ Có hai loại cấu trúc sản xuất CNHT phổ biến là cấu trúc mô-đun và cấu trúc tích hợp. Trong cấu trúc mô-đun, cách thức liên kết giữa các bộ phận đƣợc tiêu chuẩn hóa để tạo ra sự liên kết dễ dàng. Ví dụ, máy tính cá nhân để bàn là một loại sản phẩm đặc trƣng của sản xuất theo cấu trúc mô-đun, trong đó các bộ phận của nó có thể dễ dàng mua khắp thế giới để lắp ráp lại với nhau. Ngƣợc lại trong cấu trúc CN NẶNG CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM CẤP 3 CẤP 3 CẤP 3 CẤP 3 CẤP 3 CẤP 3 CẤP 3 CẤP 3 CẤP 3 CẤP 2 CẤP 2 CẤP 2 CẤP 2 CẤP 2 CẤP 2 CẤP 1 CẤP 1 CẤP 1 DA ĐÓNG TÀU ĐIỆN TỬ Ô TÔ HÓA CH ẤT DỆT M AY XE MÁY CẤP 1 CẤP 1 CẤP 1 CẤP 3 CẤP 3 CẤP 3 CẤP 2 CẤP 2 CẤP 3 CẤP 3 CẤP 3 CẤP 3 CẤP 3 CẤP 3 CẤP 2 CẤP 2 CẤP 2 CẤP 214 tích hợp, sự liên kết hết sức phức tạp và việc cải tiến sản xuất phải trải qua nhiều thử nghiệm cũng nhƣ thất bại. Ví dụ, ô tô phải đƣợc sản xuất theo cấu trúc tích hợp nếu muốn đạt đƣợc đa mục tiêu nhƣ hoạt động tốt, tiện lợi, tiết kiệm nhiên liệu, an toàn ... Cấu trúc mô-đun phù hợp với việc sản xuất các sản phẩm có tính đại trà, thời gian sản xuất ngắn với chi phí thấp, trong khi cấu trúc tích hợp lại theo đuổi các sản phẩm có chất lƣợng cao và trong một thời gian dài. Nhật Bản là nƣớc có nền sản xuất theo cấu trúc tích hợp nên Nhật Bản rất coi trọng việc vận hành nhà máy và liên kết sản phẩm có hiệu quả. Ngƣợc lại, Hoa Kỳ lại nổi bật với nền sản xuất theo mô-đun và thực hiện tốt việc phân đoạn chuỗi cung cấp của một sản phẩm thành các phần phù hợp, chuẩn hóa chúng và tạo lợi nhuận nhờ những cải tiến trong việc kết hợp các thành phần này. Trung Quốc cũng là nƣớc có nền sản xuất theo mô-đun, nhƣng lợi thế cạnh tranh của Trung Quốc dựa vào các sản phẩm mô-đun sử dụng nhiều lao động, chứ không phải các sản phẩm mô-đun sử dụng nhiều tri thức nhƣ của Hoa Kì. Có thể coi Trung Quốc là nƣớc có nền sản xuất bán mô-đun vì nền sản xuất của nƣớc này có đặc điểm chính là sản xuất nhiều sản phẩm bằng việc bắt chƣớc mẫu mã và công nghệ, chứ không phải bằng việc tự cải tiến. Có thể thấy đƣợc sự khác nhau giữa phƣơng thức sản xuất mô-đun và sản xuất tích hợp qua bảng 1.5 Bảng 1.5: So sánh giữa sản xuất mô-đun và sản xuất tích hợp Sản xuất mô-đun Sản xuất tích hợp Đặc điểm chung của linh phụ kiện Linh phụ kiện sản xuất đại trà và có thể dùng cho mọi loại sản phẩm Mỗi sản phẩm có linh phụ kiện riêng, được thiết kế riêng biệt Điểm mạnh Sản xuất nhanh và linh hoạt Không ngừng nâng cao chất lượng Điểm yếu Không tạo sự khác biệt, quá nhiều doanh nghiệp tham gia, lợi nhuận thấp, thiếu nghiên cứu triển khai (R&D) Mất nhiều thời gian và công sức để đạt được kết quả như ý muốn Yêu cầu về tổ chức Mở, quyết định nhanh, linh hoạt trong lựa chọn nguồn cung cấp linh phụ kiện Quan hệ lâu dài, xây dựng kĩ năng và kiến thức nội bộ Nguồn: Diễn đàn phát triển Việt Nam (2006), Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam dưới góc nhìn của các nhà sản xuất Nhật Bản.15 Nhƣ vậy, việc lựa chọn sản xuất công nghiệp hỗ trợ theo phƣơng thức sản xuất mô-đun hay phƣơng thức sản xuất tích hợp là tùy thuộc vào tình hình và điều kiện cụ thể của từng quốc gia nhằm theo đuổi mục tiêu riêng của từng nƣớc sao cho phát huy tốt nhất mọi nguồn lực của nƣớc đó để phát triển công nghiệp hỗ trợ. 1.2. Vai trò và các nhân tố ảnh hƣởng tới công nghiệp hỗ trợ 1.2.1. Vai trò của công nghiệp hỗ trợ 1.2.1.1. Giúp tăng giá trị sản xuất của quốc gia trong chuỗi giá trị toàn cầu Mỗi sản phẩm đƣợc tạo ra đều có giá trị bao gồm một xâu chuỗi mắt xích nhiều giá trị kết nối tạo nên. Các mắt xích tạo nên giá trị cuối cùng của một sản phẩm ngày nay đã vƣợt ra ngoài biên giới quốc gia - lãnh thổ, hoặc một sản phẩm thuần túy ra đời tại một địa phƣơng cụ thể nhƣng vẫn mang giá trị toàn cầu do nền kinh tế khu vực và thế giới ngày càng có sự hội nhập sâu sắc. Chuỗi giá trị toàn cầu cho phép các công đoạn của chuỗi đặt tại nhiều địa điểm (quốc gia) khác nhau có khả năng đạt hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất. Trong chuỗi giá trị toàn cầu ,các học giả thế giới cho rằng chu trình sáng tạo ra giá trị tăng thêm của một ngành công nghiệp đƣợc chia thành ba khu vực.  Khu vực thƣợng nguồn (up-stream) bao gồm các hoạt động nghiên cứu, triển khai, thiết kế, sản xuất các bộ phận, kinh kiện.  Khu vực trung nguồn (mid-stream) là công đoạn lắp ráp gia công.  Khu vực hạ nguồn (down-stream) bao gồm hoạt động khai thác thị trƣờng, tiếp thị và xây dựng mạng lƣới lƣu thông, chiến lƣợc, thƣơng hiệu. Giá trị tăng thêm ở hai khu vực thƣợng nguồn và hạ nguồn là rất cao, còn khu vực trung nguồn là tƣơng đối thấp. Theo số liệu điều tra do tổ chức Jetro tiến hành tại các cơ sở lắp ráp cơ khí của các nhà đầu tƣ Nhật Bản ở Đông Nam Á, chi phí linh kiện phụ tùng chiếm tới 70-90% giá thành sản phẩm, trong khi chi phí về nhân công chi chiếm khoảng 10%.[10] Những nƣớc có nền công nghiệp phát triển nằm chủ yếu ở khâu thƣợng nguồn và khâu hạ nguồn. Từ việc làm chủ khâu thƣợng nguồn, phát triển mạnh khâu hạ nguồn, chuyển dịch khâu trung nguồn sang các nƣớc đang phát triển, họ đã nắm giữ phần lớn – thậm chí hầu hết giá trị gia tăng của sản phẩm, và những gì mà16 các nƣớc nhận gia công, lắp ráp các sản phẩm nhận đƣợc chỉ là phần tiền công ít ỏi với giá lao động rẻ. Với những nƣớc có nền công nghiệp bắt đầu phát triển khi hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu, việc chỉ sản xuất lắp ráp những hàng hóa đơn giản mang lại những giá trị gia tăng rất thấp. Vậy làm thế nào để những nƣớc này nhận đƣợc nhiều giá trị gia tăng hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu, và gia tăng vị thế của ngành công nghiệp của một quốc gia. Câu trả lời là: cùng với việc mở rộng khu vực “trung nguồn” và “hạ nguồn”, các quốc gia cần quan tâm và nỗ lực tiến về phía “thƣợng nguồn”, trong đó phát triển công nghiệp hỗ trợ là một hƣớng ƣu tiên quan trọng. 1.2.1.2 Thúc đẩy quá trình hiện đại hoá cô ng nghiệp của một quốc gia CNHT tạo điều kiện cho một hệ thống sản xuất công nghiệp hiệu quả, một nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp có trình độ cao, tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp chính phát triển. Phát triển CNHT giúp các doanh nghiệp không cần phải thực hiện tất cả các khâu trong quá trình sản xuất, từ sản xuất nguyên vật liệu, máy móc, công cụ lắp ráp thành phẩm và bán thành phẩm. Việc chuyên môn hóa tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tƣ máy móc, cải tiến công nghệ, từ đó nâng cao chất lƣợng và cắt giảm chi phí. CNHT còn là nền tảng cho các ngành công nghiệp nội địa phát triển. Chỉ có phát triển công nghiệp phụ trợ, thì các ngành ô tô, dệt may, điện tử, đóng tàu ... mới có thể phát triển một cách ổn định và bền vững. Bên cạnh đó, khi phát triển CNHT, sẽ tạo ra nhiều việc làm mới cho ngƣời lao động . Phát triển CNHT cũng có nghĩa là phát triển đƣợc nguồn nhân lực có trình độ cao hơn, vƣợt qua yêu cầu của việc lắp ráp đơn giản tiến tới trình độ lao động đòi hỏi kỹ năng, tay nghề đáp ứng yêu cầu tăng trƣởng bền vững và tăng sức cạnh tranh với các quốc gia cùng có lợi thế về nguồn lao động rẻ. 1.2.1.3. Nâng cao khả năng cạnh tranh ch o hàng công nghiệp xuất khẩ u, giảm nhập siêu Khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu phụ thuộc vào 3 yếu tố cơ bản: chi phí, chất lƣợng, và thời gian thực hiện đơn hàng và giao hàng. Thứ nhất, việc phát triển ngành CNHT trong nƣớc có thể giúp làm giảm chi phí sản xuất của các doanh nghiệp lắp ráp, và giảm thời gian giao hàng do giảm thời gian vận chuyện lƣu kho17 lƣu bãi trong nhập khẩu. Thứ hai, chi phí sản xuất của doanh nghiệp sẽ giảm dần. Chi phí của một sản phẩm bao gồm chi phí nguyên vật liệu đầu vào, chi phí nhân công, chi phí sản xuất và chi phí cho hoạt động logistics... Tùy vào đặc điểm từng ngành nghề, từng sản phẩm mà tỷ lệ giữa các chi phí có thể khác nhau. Tuy nhiên, xét đến sản phẩm công nghiệp thì chi phí nguyên vật liệu đầu vào, linh kiện phụ tùng lại là lớn nhất. CNHT không phát triển sẽ làm cho các công ty lắp ráp và những công ty sản xuất thành phẩm cuối cùng không thể mua các sản phẩm trên thị trƣờng nội địa do đó phát sinh nhu cầu nhập khẩu. Khi đó họ sẽ phải chịu thêm chi phí vận chuyển, bảo hiểm, rủi ro về thời gian, các tranh chấp nếu có. Những chi phí này làm gia tăng phí tổn đầu vào, dẫn tới giá thành sản xuất cao, hơn thế nữa chất lƣợng của hàng hoá lại không đƣợc đảm bảo do không thể kiểm soát đƣợc đầu vào linh phụ kiện mà phụ thuộc hoàn toàn vào chất lƣợng linh phụ kiện nhập khẩu, những yếu tố trên đã làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng hóa kết quả là hàng hóa khó xuất khẩu hơn. Bên cạnh đó việc nhập khẩu cũng làm tăng tỉ lệ nhập siêu cho nền kinh tế. Quốc gia nào có ngành CNHT kém phát triển, quốc gia đó phải nhập khẩu một lƣợng lớn linh phụ kiện để phục vụ cho các doanh nghiệp lắp ráp trong nƣớc. Phát triển CNHT không những giúp cải tiến công nghệ mà còn giúp cho các doanh nghiệp có thể mua sắm đầu vào ngay trong thị trƣờng nội địa, thay vì phải nhập khẩu. 1.2.1.4 Đón nhận chuyển giao công nghệ và thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Các ngành CNHT có vai trò đặc biệt quan trọng đối với các chiến lƣợc kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất nƣớc ngoài đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Việc phát triển CNHT sẽ mang lại lợi ích cho cả doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp phụ trợ. Các nhà lắp ráp FDI có thể giảm những chi phí phụ thêm nhƣ chi phí vận chuyển, lƣu kho liên quan đến việc nhập khẩu. Các nhà cung cấp nội địa có thể nâng cao sản lƣợng sản xuất và tiếp thu những kĩ thuật sản xuất tiên tiến thông qua quan hệ làm ăn với các nhà lắp ráp FDI. Nhu cầu về các sản phẩm CNHT của các doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực gia công, lắp ráp thƣờng là rất lớn. Bởi lẽ, để lắp ráp hoàn chình một chiếc ô tô, ngƣời ta cần tới 20.000 – 30.000 linh kiện với các chi tiết khác nhau. Với một khối18 lƣợng khổng lồ phụ tùng, linh kiện nhƣ vậy, ngay cả những tập đoàn công nghiệp lớn, có đủ năng lực chuyên môn, tài chính, nguồn nhân lực cũng không thể tự làm hết đƣợc tất cả các công đoạn một cách hiệu quả vì độ rủi ro lớn. Thay vào đó, họ chỉ đảm nhiệm những khâu trọng yếu nhất rồi sử dụng phụ tùng, linh kiện của các doanh nghiệp vệ tinh trong ngành CNHT để lắp ráp hoàn chỉnh thành phẩm và nắm giữ hệ thống phân phối. Nếu CNHT không phát triển, các nhà cung cấp không đáp ứng đƣợc các nhu cầu của các nhà lắp ráp, thì các nhà lắp ráp phải tiến hành nhập khẩu. Do đó, có thể khẳng định rằng, sự yếu kém của ngành CNHT chính là một yếu tố làm hạn chế sức cạnh tranh của hàng hóa trên thị trƣờng, đánh mất sức hấp dẫn đối với các doanh nghiệp FDI Các công ty đa quốc gia khi quyết định có nên mở rộng đầu tƣ sản xuất ở một quốc gia không bên cạnh việc xem xét về nguồn nhân lực, còn xem xét cả về tình hình CNHT ở quốc gia đó. Việc công nghiệp hỗ trợ phát triển ở một nƣớc sẽ khiến cho nƣớc đó hấp dẫn hơn trong con mắt của nhà đầu tƣ do họ có thể tận dụng nguồn linh phụ kiện, đầu vào sản xuất ngày trong nƣớc mà không phải nhập khẩu, và các MNCs có thể xây dựng đƣợc các chiến lƣợc sản xuất kinh doanh, giảm giá thành sản xuất tốt hơn trong môi trƣờng có CNHT phát triển. 1.2.2. Những nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của công nghiệp hỗ trợ 1.2.2.1. Dung lượng thị trường Dung lƣợng thị trƣờng lớn đóng vai trò rất quan trọng đối với CNHT vì ngành này luôn đòi hỏi phải có lƣợng đặt hàng tối thiểu tƣơng đối lớn thì mới có thể tham gia vào thị trƣờng. Nói chung, điều này phản ánh một thực tế là CNHT thƣờng đòi hỏi đầu tƣ nhiều vốn hơn công nghiệp lắp ráp – ngành thƣờng đòi hỏi nhiều lao động. Một nhà sản xuất linh phụ kiện ô tô đã nhận định rằng, chỉ cần dung lƣợng thị trƣờng lớn thì dù không có chính sách hỗ trợ nào, CNHT vẫn sẽ phát triển một cách tự nhiên. Đặc điểm của CNHT là loại hình công nghiệp có hiệu quả tăng dần theo quy mô. Sản phẩm của CNHT là các sản phẩm máy móc linh kiện, phụ tùng khó có thể đƣợc làm thủ công. Các chi tiết, phụ kiện càng tinh xảo, phức tạp và chi phí càng cao thì sau khi đã đầu tƣ, thì doanh nghiệp càng sản xuất nhiều, thì tỉ lệ giữa chi phí cố định trên một sản phẩm càng giảm xuống, và điều này mang lại hiệu quả, giúp mau chóng bù đắp đƣợc chi phí đầu tƣ ban đầu. Đây chính là lý do tại sao các19 nhà sản xuất linh phụ kiện cần đƣợc đảm bảo dung lƣợng thị trƣờng phải đủ lớn (hoặc dung lƣợng thị trƣờng sẽ lớn trong tƣơng lai gần) trƣớc khi họ quyết định đầu tƣ vào. Nếu một quy mô cầu đủ lớn thì sẽ là nhân tố thuận lợi giúp phát triển CNHT. Trong trƣờng hợp dung lƣợng thị trƣờng trong nƣớc hạn hẹp, nhƣng lại có thể tìm kiếm đƣợc thị trƣờng xuất khấu, thì CNHT vẫn có thể phát triển. Đối với các nhà cung cấp linh kiện điều này có thể tiến hành trực tiếp thông qua việc xuất khẩu linh kiện hoặc tiến hành gián tiếp thông qua việc cung cấp linh kiện cho các nhà lắp ráp nội địa có khả năng xuất khẩu các sản phẩm cuối cùng Để xuất khẩu trực tiếp linh kiện, một câu hỏi quan trọng đặt ra là tính cạnh tranh quốc tế của các sản phẩm. Chỉ có những linh kiện thỏa mãn các điều kiện sau mới có khả năng xuất khẩu. Thứ nhất, những sản phẩm này phải đạt đƣợc tính cạnh tranh về chi phí bằng cách khai thác triệt để các lợi thế tƣơng đối của quốc gia nhƣ lao động rẻ và cần cù. Thứ hai, các linh kiện và nguyên liệu sử dụng trong quá trình sản xuất phải có chi phí thấp và mức thuế suất phải bằng 0% hoặc rất thấp. Thứ ba, các sản phẩm này phải có kích thƣớc tƣơng đối nhỏ gọn và giá trị cao. Thứ tƣ, hệ thống các dịch vụ hậu cần phải hoàn thiện nhằm tối thiểu hóa chi phí và thời gian vận chuyển. Nói cách khác các linh kiện xuất khẩu phải có hàm lƣợng lao động cao, kích cỡ nhỏ gọn và giá trị lớn. Ngoài ra, những linh kiện này phải là những bộ phận/chi tiết không đòi hỏi quy định nghiêm ngặt về thời gian giao hàng (do khi xuất khẩu cần phải chịu thời gian về vận chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác, thời gian giao nhận hàng, lƣu kho bến bãi). 1.2.2.2. Kênh thông tin dành cho công nghiệp hỗ trợ Kênh thông tin tốt có thể giúp các nhà lắp ráp và các doanh nghiệp hỗ trợ có thể tìm đến nhau. Doanh nghiệp hỗ trợ biết đƣợc các nhà lắp ráp đang có nhu cầu gì, số lƣợng sản phẩm là bao nhiêu, chất lƣợng nhƣ thế nào và các doanh nghiệp lắp ráp có thể biết đƣợc doanh nghiệp cung cấp mà họ có thể hợp tác đang ở đâu. Kênh thông tin cũng giúp cho các doanh nghiệp tiếp cận đƣợc với các nguồn vốn để có thể mua sắm máy móc và trang thiết bị doanh nghiệp. Việc xây dựng một kênh thông tin tốt sẽ giúp doanh nghiệp sản xuất hiệu quả hơn và tăng tính cạnh tranh. Ngày nay, kênh thông tin, mạng lƣới các doanh nghiệp lắp ráp và các doanh nghiệp20 hỗ trợ không chỉ bó hẹp ở phạm vi trong nƣớc mà còn trên phạm vi khu vực và quốc tế. Bên cạnh đó kênh thông tin giữa Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp đƣợc thực hiện một cách hiệu quả sẽ tạo điều kiện tốt cho việc hoạch định chính sách dành cho CNHT, cũng nhƣ sự phối kết hợp giữa các bộ ngành liên quan. Quá trình hoạch định chính sách cần có sự tham gia của những công ty đóng vai trò chủ chốt, đặc biệt là các công ty tƣ nhân và các doanh nghiệp FDI. Nếu không có các kênh thông tin hiệu quả để trao đổi thông tin và các mối quan tâm giữa cộng đồng doanh nghiệp và các nhà hoạch định chính sách thì chính sách đƣợc hoạch định sẽ không thể hiệu quả, thiết thực và có vai trò tốt trong việc thúc đẩy sự phát triển của các ngành CNHT 1.2.2.3. Tiêu chuẩn công nghiệp và tiêu chuẩn an toàn dành cho các sản phẩm CNHT Việc xây dựng những tiêu chuẩn công nghiệp, các trung tâm kiểm định chất lƣợng là rất cần thiết, vì nó giúp các doanh nghiệp hỗ trợ có thể biết đƣợc vị trí chất lƣợng sản phẩm của mình đang đứng ở đâu, có đƣợc định hƣớng trong phát triển và đầu tƣ. Các nhà lắp ráp cũng có thể dễ dàng hơn trong việc mua sắm các sản phẩm hỗ trợ, kiểm tra chất lƣợng sản phẩm và lựa chọn nhà cung cấp. Việc không có các tiêu chuẩn về an toàn và công nghiệp sẽ cản trở sự phát triển của công nghiệp hỗ trợ, có thể xảy ra tình trạng nhập khẩu thành phẩm chất lƣợng thấp và gây trở ngại cho các nhà lắp ráp trong nƣớc mở rộng kinh doanh. Các nhà cung cấp trong nƣớc có thể gặp khó khăn trong việc xây dựng tiêu chuẩn chất lƣợng riêng cho đơn vị mình từ đó gặp khó khăn trong việc định hƣớng cho quá trình sản xuất. 1.2.2.4. Nguồn nhân lực công nghiệp chất lượng cao Một trong những nhân tố quan trọng nhất ảnh hƣởng đến sự phát triển lâu dài của các ngành CNHT là nguồn lao động có kỹ năng cao. Với nhiều quy trình sản xuất khác nhau, chúng ta cũng có nhiều loại lao động kỹ năng cao. Đó là: * Kỹ sư quản lý dây chuyền sản xuất: là những ngƣời có khả năng quản lý và cải tiến toàn bộ quy trình sản xuất của một nhà máy, chứ không chỉ có một kỹ năng cụ thể.21 * Những kỹ sư khuôn mẫu giàu kinh nghiệm: là những ngƣời có thể thiết kế, sản xuất và điều chỉnh những sản phẩm khuôn mẫu đạt đến độ hoàn hảo, và những ngƣời này có thể cảm nhận sự khác biệt đến từng milimet đối với các sản phẩm * Những người lắp ráp trình độ cao: là những ngƣời có thể tự lắp ráp toàn bộ sản phẩm một cách hoàn chỉnh, và vì thế họ có thể có những gợi ý xác đáng để cải thiện từng chi tiết trong sản phẩm đó. Nguồn nhân lực là điều rất quan trọng trong việc phát triển công nghiệp hỗ trợ vì nhân lực trong các ngành công nghiệp hỗ trợ phần lớn là lao động có trình độ cao để vận hành các máy móc, kiểm soát chất lƣợng sản phẩm, và quản lý sản xuất. Nguồn nhân lực cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cải tiến máy móc, hay sáng tạo tìm tòi ra những cái mới. Theo quan điểm của nhiều doanh nghiệp, nguồn nhân lực còn quan trọng hơn máy móc. Trong nhiều trƣờng hợp, công nhân có trình độ cao vận hành máy móc cũ thậm chí còn hiệu quả hơn công nhân không có trình độ vận hành máy móc mới. Nếu không có những con ngƣời giỏi, máy móc và công nghệ cao cũng không thể mang lại thành công cho doanh nghiệp hỗ trợ. 1.2.2.5. Các liên kết khu vực và toàn cầu, ảnh hưởng của các tập đoàn xuyên quốc gia Mạng lƣới phân công lao động quốc tế phát triển ngày càng nhanh và ngày càng chặt chẽ khiến cho khái niệm ngành công nghiệp của một nƣớc riêng biệt bị lu mờ dần và bị thay thế bởi khái niệm ngành công nghiệp của khu vực hay cao hơn là công nghiệp của châu lục. Mạng lƣới phân công lao động giờ đây không chỉ bó hẹp trong một nƣớc mà còn mở rộng ra trên cả khu vực hay toàn cầu. Các nƣớc đang hợp tác với nhau trên mọi lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ. Điều này ảnh hƣởng đến mỗi quốc gia trong việc quyết định mức độ đầu tƣ và các ngành CNHT của nƣớc mình, việc đầu tƣ đƣợc tiến hành để phù hợp không những với tình hình trong nƣớc mà còn phải phù hợp với tình hình thế giới, với tình hình của các liên kết mà mỗi quốc gia tham gia. Các tập đoàn xuyên quốc gia có ảnh hƣởng to lớn đến sự phát triển kinh tế quốc tế. Với nguồn lực to lớn về tài chính, khoa học công nghệ, các tập đoàn này có mạng lƣới sản xuất và phân phối rộng với chiến lƣợc phát triển và thƣơng hiệu thống nhất, các bộ phận trong mạng lƣới đó đƣợc chuyên môn hóa hợp lý nhằm22 khai thác lợi thế mỗi quốc gia và mỗi khu vực. Chiến lƣợc, chính sách đầu tƣ của các tập đoàn xuyên quốc gia vào một nƣớc sẽ có ảnh hƣởng lớn tới ngành CNHT của nƣớc nhận đầu tƣ. 1.2.2.6. Chính sách của chính phủ. Chính phủ mỗi nƣớc có những định hƣớng riêng về sự phát triển công nghiệp hỗ trợ của nƣớc mình. Định hƣớng của chính phủ sẽ quyết định các bƣớc đi và tƣơng lai của ngành công nghiệp hỗ trợ. Khi ngành công nghiệp hỗ trợ còn chƣa phát triển, thì vai trò chính sách của chính phủ lại càng quan trọng. Chính sách đúng sẽ là những cú hích cho các doanh nghiệp hỗ trợ, giúp các doanh nghiệp hỗ trợ tháo gỡ các khó khăn về vốn, lao động, thông tin… thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp hỗ trợ. Các chính sách khuyến khích phát triển khu vực CNHT bao gồm: chính sách nội địa hóa, chính sách đầu tƣ phát triển CNHT, chính sách thuế nhập khẩu và khâu sản xuất các sản phẩm hỗ trợ, mức độ đầu tƣ của chính phủ vào nghiên cứu khoa học và công nghệ ở khu vực CNHT. Nhƣ vậy, công nghiệp hỗ trợ là một ngành công nghiệp có vai trò hết sức to lớn và quan trọng đối với nền công nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung của mỗi quốc gia. Đối với các quốc gia đang phát triển (trong đó có Việt Nam), việc phát triển công nghiệp hỗ trợ lại càng có vai trò quan trọng vì phát triển một nền tảng công nghiệp hỗ trợ tốt đồng nghĩa với việc làm thay đổi căn bản nền sản xuất công nghiệp, gia tăng giá trị sản phẩm đẩy nhanh quá trình tham gia hội nhập sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu, nâng cao vị thế và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm trên trƣờng quốc tế, do vậy, việc nghiên cứu sự phát triển công nghiệp hỗ trợ của các nƣớc có công nghiệp hỗ trợ phát triển nhƣ Nhật Bản để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho quá trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trong nƣớc là rất cần thiết. Chƣơng II của luận văn sẽ làm rõ những nét tổng quan về sự phát triển công nghiệp hỗ trợ của Nhật Bản cũng nhƣ công nghiệp hỗ trợ trong một số ngành công nghiệp hỗ trợ chính tại Nhật Bản nhƣ công nghiệp ô tô, công nghiệp điện tử và công nghiệp dệt may.23 CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ CỦA NHẬT BẢN 2.1. Tổng quan về công nghiệp hỗ trợ của Nhật Bản: 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công nghiệp hỗ trợ của Nhật Bản: Công nghiệp hỗ trợ đã đƣợc hình thành từ lâu tại Nhật. Nó xuất hiện và tồn tại cùng với quá trình công nghiệp hóa và biến đổi theo thời gian cùng với sự thay đổi của các yếu tố tác động tới môi trƣờng kinh doanh, các yếu tố gây ảnh hƣởng tới mối quan hệ giữa các ngành công nghiệp chính và công nghiệp hỗ trợ. Lúc đầu vào khoảng những năm 40-50 của thế kỷ 20, khái niệm về công nghiệp hỗ trợ của ngƣời Nhật cũng chƣa thực sự rõ ràng, ngƣời ta không dùng khái niệm “công nghiệp hỗ trợ” mà thƣờng chỉ dùng khái niệm “thầu phụ” để chỉ các doanh nghiệp hoặc các nhà cung cấp nhỏ hơn hoạt động theo các hợp đồng nhỏ để hoàn thành hoặc giúp đỡ hoàn thành các phần của sản phẩm của các công ty lớn đôi khi đƣợc gọi là công ty mẹ[12]. Khái niệm “thầu phụ” xuất phát từ chính thực tế của các doanh nghiệp Nhật Bản thời bấy giờ là một doanh nghiệp lớn sản xuất ra một sản phẩm thƣờng có một hệ thống các doanh nghiệp nhỏ hơn hay các nhà cung cấp của mình cung cấp các nguyên vật liệu, phụ tùng.. phục vụ sản xuất của doanh nghiệp lớn. Mô hình sơ khai về công nghiệp hỗ trợ của Nhật Bản thƣờng đƣợc thấy dựa trên một sự mất cân đối về năng lực áp đặt giá giữa một bên là các công ty lớn áp giá và một bên là các công ty nhỏ bị áp giá. Hình 2.1 chỉ ra mô hình thầu phụ cơ bản thƣờng hay đƣợc dùng đối với các doanh nghiệp điện tử và ô tô của Nhật Bản. Mô hình này gồm 4 phân tầng: Ở tầng trên cùng là các doanh nghiệp lớn bao gồm những doanh nghiệp lắp ráp các thiết bị điện tử và ô tô cùng cả những nhà sản xuất linh phụ kiện hoàn chỉnh. Một số các doanh nghiệp sản xuất linh phụ kiện ô tô còn là các công ty đa quốc gia có quy mô vốn lớn hơn quy mô vốn của các doanh nghiệp lắp ráp ô tô. Các công ty sản xuất thiết bị điện tử lớn thƣờng cung cấp linh kiện cho các nhà lắp rắp xe hơi. Giao dịch giữa các doanh nghiệp ở phân tầng trên cùng không đƣợc coi là hoạt động nhận thầu.24 Phân tầng thứ hai là các doanh nghiệp lớn và vừa chuyên lắp ráp các linh phụ kiện và cung cấp cho các doanh nghiệp ở phân tầng thứ nhất. Các doanh nghiệp ở phân tầng thứ hai có ba đặc điểm chung: * Khả năng khác biệt hoá công nghệ không thể bị bắt chƣớc bởi công ty khác * Đóng vai trò trong việc đồng hợp tác giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp ở phân tầng thứ hai thu thập linh phụ kiện từ các doanh nghiệp từ phân tầng thứ 3 và lắp ráp chúng. Vì các doanh nghiệp này có thể quản lý về chất lƣợng và việc giao các linh phụ kiện do đó có thể làm giảm tổng giá thành sản xuất. Các doanh nghiệp lớn hƣởng lợi từ quan hệ này bằng cách tiết kiệm chi phí quản lý gắn liền với việc hợp tác và giám sát các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trƣờng hợp Toyota là một ví dụ: Toyota quan hệ gián tiếp với hơn 30.000 doanh nghiệp đồng thời có giao dịch trực tiếp với hàng trăm doanh nghiệp khác. * Các doanh nghiệp đó có khả năng thiết kế linh kiện sản phẩm. Các doanh nghiệp lớn cung cấp các thiết kế phức tạp cho các doanh nghiệp ở phân tầng thứ hai và các doanh nghiệp này tự mình thiết lập các tiêu chuẩn kỹ thuật. Trong một số trƣờng hợp, các doanh nghiệp ở phân tầng thứ 1 và thứ 2 là nhà đồng hợp tác để tạo nên sản phẩm mới. Hình 2.1: Mô hình công nghiệp hỗ trợ của Nhật Bản Nguồn: ADBI Working Paper Series – SME in Japan: Surviving the long – term recession Các doanh nghiệp nhỏ và rất nhỏ Các doanh nghiệp nhỏ và vừa DN lớn và vừa DN Lớn Phân tầng 1 Phân tầng 2 Phân tầng 3 Phân tầng 425 Ở phân tầng thứ ba là các doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyên môn hoá trong sản xuất các linh phụ kiện và các qui trình sản xuất cụ thể. Phân tầng thứ 4 là các doanh nghiệp nhỏ và rất nhỏ hầu hết là các doanh nghiệp đƣợc quản lý và sở hữu theo hình thức gia đình đảm trách các quy trình tƣơng đối đơn giản ở mức độ thấp hơn. Mục đích của việc dùng các nhà thầu phụ của các công ty lớn về cơ bản là một cách để làm giảm việc đầu tƣ vốn cố định bằng cách chuyển việc đầu tƣ đó cho các nhà thầu phụ, khai thác triệt để sự khác biệt về giá lao động giữa công ty lớn và công ty nhỏ (mà giá lao động thƣờng cao hơn ở các công ty lớn), làm giảm các chi phí thu mua, và phần lớn là thƣờng cố gắng chuyển bớt những ảnh hƣởng về suy thoái tạm thời cho các nhà cung cấp. Sự mất cân đối đó đã tạo ra một áp lực lớn đối với các nhà cung cấp: họ phải cố gắng cắt giảm chi phí và cung ứng hàng hóa đúng chất lƣợng yêu cầu, mặt khác họ lại bị mất các khách hàng của họ. Do vậy những động lực sản xuất của các nhà cung cấp này thƣờng thấp hơn các nhà cung cấp là một phần trong mô hình phân tầng của doanh nghiệp bất kể doanh nghiệp đó phân cấp đến mức độ nào và nhà cung cấp đó đƣợc tự chủ đến đâu. Mối quan hệ nhƣ vậy giữa các doanh nghiệp lớn và nhà cung cấp (thầu phụ) đã trở nên phức tạp hơn và tạo nhiều áp lực hơn trong việc hoạt động. Tại Nhật Bản, quan hệ thầu phụ có bốn đặc điểm chính: o Quan hệ thƣờng là lâu dài và mức độ bền vững đƣợc khống chế bằng những vòng đời của sản phẩm. Mỗi khi có một sản phẩm mới ra đời, những doanh nghiệp lớn chọn lọc và mời chào những nhà cung cấp tốt nhất. Các nhà cung cấp phải cạnh tranh với nhau, tuy nhiên thƣờng thì công ty sẽ tiếp tục ký hợp đồng thầu phụ với các nhà cung cấp cũ từ sản phẩm này đến sản phẩm khác do vậy việc đổi mới sản phẩm chỉ đơn thuần là cơ hội để đàm phán lại các hợp đồng mà thôi o Các hợp đồng thầu phụ thƣờng đƣợc thiết lập một cách không có tính hệ thống và thống nhất. Các hợp đồng thƣờng có sự khác biệt tùy theo loại sản phẩm mà công ty lớn đƣa ra. Loại hợp đồng thứ nhất là dành cho các sản phẩm các nhà thầu phụ bán trên thị trƣờng không có sự can thiệp về thiết kế của các công ty lớn. Trƣờng hợp này, các nhà thầu phụ đƣợc lựa chọn trên cơ sở chất lƣợng của mỗi nhà thầu phụ. Loại hợp đồng thứ hai là dành cho các sản phẩm đặt hàng, là những sản phẩm có thể đƣợc thiết kế bởi nhà thầu phụ hoặc doanh nghiệp chính (hoặc có thể là26 của cả hai bên). Trong trƣờng hợp này, ngƣời cung cấp chỉ thực hiện các đặt hàng từ các công ty lớn đúng theo tiêu chuẩn kỹ thuật và bị phụ thuộc rất nhiều vào công ty đặt hàng. Các nhà cung cấp đƣợc thiết kế hay đồng thiết kế sản phẩm sẽ có năng lực định giá cao hơn. Cả hai trƣờng hợp trên đã cấu thành nên phân tầng đầu tiên trong mô hình phân tầng về thầu phụ: nhà cung cấp đầu mối o Mối quan hệ thầu phụ của Nhật Bản dựa trên nguyên tắc hợp đồng và đƣợc khác biệt hóa bằng các quy trình cụ thể. Sau khi một nhà cung cấp đƣợc lựa chọn, khi sản phẩm vẫn còn trong giai đoạn phát triển, một hợp đồng cơ bản đƣợc ký với những quy định chung chung (không có tiêu chí số lƣợng cần đƣợc giao mà cũng không có giá của sản phẩm…). Khi sản phẩm ở giai đoạn sản xuất hợp đồng sẽ đƣợc ký với các điều khoản đầy đủ hơn. o Mối quan hệ thầu phụ của Nhật Bản có tính chất đổi mới và hợp tác trong phân chia lợi nhuận. Một mặt các công ty lớn yêu cầu sự linh hoạt và thích ứng với những thay đổi có thể có trong chỉ tiêu chất lƣợng sản phẩm vào bất cứ thời điểm nào đối với nhà cung cấp, mặt khác để thúc đẩy sự đổi mới, Toyota [22] ( cũng giống nhƣ nhiều công ty Nhật Bản lớn khác) thƣờng để các nhà thầu phụ đƣợc hƣởng lợi ích của việc đổi mới sản phẩm bằng cách phân chia lợi nhuận hàng năm. Nếu nhà cung cấp không có khả năng cắt giảm chi phí và đáp ứng yêu cầu thay đổi kỹ thuật, các công ty lớn thƣờng giảm các đơn đặt hàng khi có sản phẩm mới. Do vậy, vào thời điểm này, thầu phụ là những nhà cung cấp bị phụ thuộc hoàn toàn vào nhà thầu chính, bị nhà thầu chính áp đặt những điều kiện không có lợi, bị chậm thanh toán dù chính phủ Nhật Bản đã ban bố các chính sách bảo vệ quyền lợi của các nhà thầu phụ trong đó có luật chống trì hoãn trong việc thanh toán trong hoạt động thầu phụ ( Act against Delay in Payment of Subcontract Proceeds, ETC. to Subcontractor – luật số 102 năm 1956), bị các doanh nghiệp lớn sử dụng nhƣ tấm đệm giảm xóc cho việc lên xuống thất thƣờng trong hoạt động kinh doanh của mình [13]. Đến những năm 70 – 80, khi nền kinh tế Nhật Bản đạt đƣợc những thành tựu vƣợt bậc trong phát triển kinh tế, việc nhận thức về tầm quan trọng của các nhà thầu phụ thay đổi theo hƣớng ngƣợc lại. Các nhà nghiên cứu về khoa học quản lý và các học giả của trƣờng phái kinh tế mới đã chỉ ra tầm quan trọng của các nhà thầu phụ (hay nói cách hiện đại là công nghiệp hỗ trợ) từ đó “thầu phụ” trở thành một phần cấu thành quan trọng của hệ thống kinh tế Nhật Bản, các doanh27 nghiệp lớn hỗ trợ tài chính và nghiên cứu phát triển sản phẩm để cùng với các nhà thầu phụ của mình nâng cao chất lƣợng và hiệu quả kinh doanh, Luật Cơ bản về các doanh nghiệp vừa và nhỏ đƣợc sửa đổi một cách căn bản vào năm 1999. Cũng chính vào những năm 80 này tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp Nhật Bản thay đổi theo hƣớng bất lợi, đồng Yên tăng giá đột ngột sau Hiệp định Plaza vào tháng 9 năm 1985 từ 240 Yên/USD trong tháng 9/1985 lên 160 Yên/USD tháng 4/1986, ảnh hƣởng nghiêm trọng đến các doanh nghiệp xuất khẩu. Đồng Yên tăng giá dẫn tới việc các doanh nghiệp Nhật Bảnphải giảm xuất khẩu các sản phẩm cuối cùng và chuyển dần cơ sở sản xuất sang các nƣớc có chi phí nhân công rẻ hơn. Tuy nhiên các doanh nghiệp Nhật Bản tại nƣớc ngoài vẫn phải sử dụng các linh phụ kiện nhập khẩu từ các nhà thầu Nhật Bản vì các nƣớc đang phát triển không có nhà cung cấp nào có thể cung cấp các linh phụ kiện quan trọng, kể cả các nƣớc ASEAN 4. Do đó Nhật Bản chính thức sử dụng thuật ngữ “công nghiệp hỗ trợ” trong Sách trắng về Hợp tác kinh tế năm 1985 của Bộ Công nghiệp và Thƣơng mại quốc tế Nhật Bản (MITI) nhằm chỉ sự thiếu hụt các ngành công nghiệp nhƣ vậy tại các nƣớc này và sau đó đã giới thiệu nó trong Chƣơng trình New AID Plan năm 1987 và Chƣơng trình Phát triển Công nghiệp Hỗ trợ Châu Á năm 1993. Trong thời gian này công nghiệp hỗ trợ của Nhật Bản cũng bƣớc vào giai đoạn mới, việc phải nhập khẩu linh kiện từ các nhà thầu Nhật Bản của các doanh nghiệp Nhật Bản đóng cơ sở tại nƣớc ngoài đã khiến cho các nhà cung cấp ở phân tầng cao trong mô hình trở nên vô cùng quan trọng đặc biệt là với các doanh nghiệp có liên quan tới việc phân phối các bộ phận sản xuất gốc, một số doanh nghiệp lớp trên trƣớc đây đơn thuần là các nhà thầu phụ phụ thuộc vào nhà sản xuất chính đã tách ra thành một doanh nghiệp độc lập giống nhƣ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) cung cấp linh kiện phụ tùng cho một hay nhiều doanh nghiệp lớn. Các nhà thầu phụ nhỏ khác vẫn giữ nguyên phƣơng thức hoạt động cũ của mình. Năm 1966, khoảng 35% trong tổng số các SME tự nhận mình là các nhà thầu phụ, và tới năm 1981 tỷ lệ này cao hơn ở mức 66% (hơn 80% trong số đó là trong công nghiệp ô tô, công nghiệp dệt may, công nghiệp điện tử và sản xuất máy móc). Sự suy giảm tỷ lệ thầu phụ từ 1981 là khá lớn, đến 1998, tỷ lệ này đã giảm xuống còn 48% ( và trong ngành công nghiệp ô tô là dƣới 70%) [13].28 Việc di chuyển nguồn lực đã khiến quan hệ giữa ngƣời mua và nhà cung cấp đầu mối trở nên vô cùng quan trọng trong khi quan hệ với các nhà cung cấp ở các phân tầng dƣới lại linh hoạt và có thể thay thế đƣợc. Khi một nhà cung cấp đầu mối nhận đƣợc đơn đặt hàng với số lƣợng lớn hơn, chỉ những nhà cung cấp có khả năng nâng cấp công nghệ và năng suất mới có thể hoàn thành đƣợc đơn hàng đó. Bị buộc phải phụ thuộc vào nhà cung cấp đầu mối cho các linh kiện thiết bị quan trọng đã khiến các doanh nghiệp bắt đầu nghĩ tới việc tự mình sản xuất ngày càng nhiều các linh phụ kiện có tính chiến lƣợc. Các doanh nghiệp cùng ngành có xu hƣớng liên kết lại tạo thành một liên minh sản xuất ra các sản phẩm để tiết kiệm chi phí và rút ngắn thời gian nghiên cứu phát triển sản phẩm, đồng thời giảm bớt sự phụ thuộc quá lớn vào nhà cung cấp linh phụ kiện đầu mối. Các doanh nghiệp hỗ trợ cũng có xu hƣớng liên kết với nhau để tăng cƣờng thêm sức mạnh, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động. Xu hƣớng đó đƣợc phản ánh rõ trong thực tế kinh tế Nhật Bản những năm 1980. Các doanh nghiệp Nhật Bản đã vận dụng lý thuyết Kim cƣơng về lợi thế cạnh tranh và cụm công nghiệp của Michael E. Porter vào thực tiễn kinh tế của mình khi xây dựng các cụm công nghiệp một cách sáng tạo và có hiệu quả. Tính tới hết năm 1996, khắp đất nƣớc Nhật đã có tới 537 cụm công nghiệp gồm nhiều các doanh nghiệp vừa và nhỏ tập hợp lại để hỗ trợ lẫn nhau trong một lĩnh vực công nghiệp hoặc tập hợp xung quanh các doanh nghiệp lớn với vai trò nhà cung cấp; hoặc tập hợp quanh những trƣờng đại học và viện nghiên cứu khoa học. Có hai mô hình cụm công nghiệp đang đƣợc ứng dụng tại Nhật: mô hình konbinato – cụm công nghiệp giao hàng đúng lúc (mô hình cụm công nghiệp đã chứng tỏ đƣợc sự hiệu quả trong sản xuất và dây chuyền cung ứng hiện đang đƣợc nhân rộng tại rất nhiều các nƣớc khác) và mô hình supra national – mô hình cụm công nghiệp xuyên quốc gia tại khu vực Đông Á mà Nhật Bản đang đóng vai trò hết sức then chốt [21]. 2.1.2 Đặc điểm chính của ngành công nghiệp hỗ trợ của Nhật Bản 2.1.2.1 Doanh nghiệp hỗ trợ chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ nh ưng có tính cạnh tranh cao Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ tại Nhật Bản chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có những doanh nghiệp rất nhỏ chỉ gồm 4 ngƣời (gọi tắt là VSE – Very small enterprise) có hoạt động kinh doanh trải rộng trên mọi lĩnh vực kinh doanh từ công nghiệp thực phẩm, công nghiệp chế tạo, công29 nghiệp ô tô, công nghiệp điện - điện tử, công nghiệp dệt may …cho tới các lĩnh vực công nghệ mới đòi hỏi hàm lƣợng công nghệ cao nhƣ công nghiệp điện tử - viễn thông, công nghệ robot,…. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ là nền tảng kinh tế cơ bản của chuỗi giá trị công nghiệp và là trụ cột của nền kinh tế Nhật Bản. Ở Nhật, doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tới 99.2% trên tổng số tất cả các doanh nghiệp (khoảng 5,7 triệu doanh nghiệp) cung cấp việc làm cho 70 – 80% lực lƣợng lao động, và 60% số lƣợng các doanh nghiệp vừa và nhỏ có mối quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với các doanh nghiệp lớn trong công nghiệp chế tạo[4]. Vào tháng 12 năm 2006, Bộ Thƣơng mại và công nghiệp Nhật bản (METI) trong báo cáo về các doanh nghiệp đã chỉ ra rằng năm 2003, các doanh nghiệp chế tạo trong công nghiệp sản xuất linh phụ kiện đã đạt đƣợc hiệu quả rất tốt, chiếm tới 16.7% lƣợng sản phẩm sản xuất đƣợc và chiếm 18.8% tổng giá trị gia tăng của toàn ngành công nghiệp [23]. Theo USP, công ty giao nhận lớn nhất và nhà cung cấp hàng đầu các giải pháp dây chuyền cung cấp, công bố trong báo cáo điều tra “USP Asia Business Monitor 2009” nghiên cứu về sức cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Châu Á, các doanh nghiệp vừa và nhỏ Nhật Bản đƣợc xem nhƣ các doanh nghiệp có tính cạnh tranh cao nhất Châu Á. Mặc dù trong những năm gần đây, do môi trƣờng kinh doanh có nhiều thay đổi theo hƣớng bất lợi cho nền kinh tế Nhật nói chung và các doanh nghiệp Nhật Bản nói riêng (Khủng hoảng tài chính toàn cầu, sự suy giảm tốc độ tăng trƣởng của nền kinh tế Nhật, giá dầu thô và giá các nguyên vật liệu đầu vào tăng vọt,…) số lƣợng các doanh nghiệp vừa và nhỏ bị phá sản tăng lên đáng kể Hình 2.2 : Xu hƣớng phá sản của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Nhật Bản Nguồn: White Paper on Small and Medium Enterprises in Japan 200930 Hình 2.2 cho thấy tính tới tháng 3/2009 số lƣợng các doanh nghiệp SME của Nhật Bản bị phá sản là gần 1600 doanh nghiệp – tăng so với số doanh nghiệp SME Nhật Bản bị phá sản tháng 03/2008 gần 15% và có xu hƣớng tiếp tục gia tăng phản ánh tình trạng kinh tế tài chính xấu đi của nền kinh tế Nhật Bản. Cụ thể trong ngành công nghiệp hỗ trợ, các doanh nghiệp SME Nhật Bản gặp rất nhiều khó khăn. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có hoạt động kinh doanh liên quan tới hoạt động xuất khẩu (trong đó có các doanh nghiệp cung cấp linh phụ kiện và các nguyên liệu khác cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa) có chỉ số phát triển thấp hơn so với chỉ số của các doanh nghiệp không có hoạt động liên quan tới xuất khẩu (xem hình 2.3) Hình 2.3 : Xu hƣớng kinh doanh của các SME Nhật Bản tham gia hoạt động xuất khẩu Nguồn: White Paper on Small and Medium Enterprises in Japan 2009 Chỉ số kinh doanh của các doanh nghiệp SME tham gia hoạt động xuất khẩu trong CNHT - 74.9% so với con số - 60.9% của các doanh nghiệp không có hoạt động xuất khẩu phản ánh tình hình khó khăn kéo dài của nền kinh tế Nhật Bản cũng nhƣ những khó khăn, suy thoái của nền kinh tế thế giới từ năm 2004, 2005 tới nay. Sự suy giảm trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp lớn dẫn tới sự giảm sút số lƣợng đơn đặt hàng đối với các nhà thầu phụ, có những doanh nghiệp SME đã bị giảm tới 70% số đơn đặt hàng vào tháng 12/2008 và 01/2009 so với cùng kỳ năm trƣớc.31 Hình 2.4 : Xu hƣớng các doanh nghiệp SME Nhật Bản tham gia làm thầu phụ Nguồn: White Paper on Small and Medium Enterprises in Japan 2009 Hình 2.4 chỉ ra rằng số lƣợng các đơn hàng các doanh nghiệp SME Nhật Bản tham gia làm thầu phụ nhận đƣợc đã giảm nhanh và liên tục từ năm 2007 (- 70.8% tính tới hết quý I năm 2009) trong khi con số này của các doanh nghiệp không tham gia hoạt động thầu phụ (hay còn gọi là hỗ trợ) tính tới cùng kỳ năm 2009 chỉ là - 58,3. Hình 2.5: Thay đổi trong giá trị gia tăng đóng góp bởi các SME của Nhật Bản Nguồn: White Paper on Small and Medium Enterprises in Japan 2009 (* Năm 2000 được lấy làm năm gốc) Trong hoàn cảnh bất lợi, các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực công nghiệp nói chung và công nghiệp hỗ trợ nói riêng đã rất linh hoạt chuyển đổi phƣơng thức quản lý và tổ chức sản xuất, đẩy mạnh quá trình “đổi mới sản phẩm” và tăng cƣờng áp dụng khoa học công nghệ để gia tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh do vậy tỷ lệ giá trị mà khối doanh nghiệp này đóng góp vào giá trị gia tăng32 của toàn ngành công nghiệp luôn giữ đƣợc mức độ ổn định ở mức 50 – 60% trong một khoảng thời gian dài dù trải qua nhiều những biến động thăng trầm của tình hình kinh tế. Điều này lý giải vì sao trong điều kiện kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn luôn đƣợc coi là một trong những doanh nghiệp có tính cạnh tranh cao nhất trong khu vực và trên thế giới. 2.1.2.2 Hỗ trợ của chính phủ linh hoạt và hiệu quả Nhằm thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp hỗ trợ, chính phủ Nhật Bản đã có rất nhiều các biện pháp để thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp hỗ trợ. Ngay từ những năm 1956, chính phủ Nhật Bản đã ban hành luật nhằm chống lại việc chậm thanh toán của các doanh nghiệp lớn đối với các nhà thầu phụ, đảm bảo quyền lợi cho các nhà thầu phụ trƣớc sức ép của các doanh nghiệp lớn trong mối quan hệ mất cân đối về quyền lợi của hai bên. Đến những năm 80, các chính sách của chính phủ Nhật Bản dành cho các doanh nghiệp hỗ trợ rất phù hợp vì ba lý do: Thứ nhất chúng khuyến khích việc đẩy mạnh việc nghiên cứu và phát triển công nghệ mới tại các SME. Các SME có thể đƣợc vay vốn với lãi suất ƣu đãi từ các tổ chức tài chính nhà nƣớc sau khi chính quyền địa phƣơng phê chuẩn kế hoạch phát triển công nghệ mới của các doanh nghiệp này trong các lĩnh vực công nghệ cao nhƣ điện tử và công nghệ sinh học. Các khoản trợ cấp và ƣu đãi thuế cũng đƣợc áp dụng cho các SME tiến hành hoạt động nghiên cứu và phát triển trong các lĩnh vực công nghệ cao. Thứ hai, chính phủ Nhật Bản nhận thấy ảnh hƣởng tích cực của việc trao đổi và liên kết công nghệ giữa các SME trong các lĩnh vực công nghiệp khác nhau và khuyến khích phát triển hoạt động này. Vào năm 1988, chính phủ Nhật bắt đầu chƣơng trình trợ cấp và ƣu đãi thuế cho các hoạt động phát triển công nghệ mới do các doanh nghiệp cùng nhau hợp tác tiến hành giữa các SME ở các lĩnh vực khác nhau. Thứ ba, Chính phủ luôn khuyến khích các sáng kiến về các dự án mới. Luật điều chỉnh cho hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đƣợc sửa đổi năm 1999 đƣợc xem nhƣ là xƣơng sống của chính sách dành cho SME. Những thay đổi và điều chỉnh kịp thời trong chính sách với các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã làm cho hoạt động của khối doanh nghiệp SME tham gia vào hoạt động CNHT của Nhật Bản rất hiệu quả.33 2.1.2.3 Nguồn vốn cung cấp cho các doanh nghiệp hỗ trợ được đảm bảo Từ khi có nền sản xuất công nghiệp, vấn đề tài chính đặc biệt là nguồn vốn đầu tƣ cho sản xuất trong công nghiệp nói chung và công nghiệp hỗ trợ nói riêng luôn là vấn đề đƣợc các doanh nghiệp quan tâm. Ở Nhật Bản, từ năm 1936, ngân hàng Shoko Chukin đã đƣợc thành lập với tôn chỉ hoạt động xuyên suốt từ những năm đầu thành lập đến nay vẫn không hề thay đổi là cung cấp vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tƣ vào hoạt động sản xuất kinh doanh và phát triển doanh nghiệp. Ngoài ra, chính phủ Nhật Bản cũng có sự quan tâm rất thích đáng với hoạt động vốn cho các doanh nghiệp hỗ trợ. Đối với hoạt động tài chính của doanh nghiệp hỗ trợ : JASME – Japan Finance Corporation For Small and Medium Enterprise đƣợc chính phủ Nhật Bản thành lập ngày 20 tháng 08 năm 1953 với chức năng tƣơng tự nhƣ ngân hàng Shoko Chukin và cho đến nay tổ chức tín dụng này đã có 61 văn phòng đại diện trên khắp nƣớc Nhật và văn phòng đại diện tại Malaysia, cùng với Shoko Chukin Bank, National Life Finance Corporation và tổ chức tài chính tƣ nhân khác đã thực hiện việc hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Năm 2006, trong tổng số 250 nghìn tỷ yên giá trị vay đƣợc cung cấp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, JASME cho vay đƣợc 2.6%, National Life Finance Corporation cho vay đƣợc 3.3%, Shoko Chukin Bank cho vay đƣợc 3.7%, số vốn còn lại là do các tổ chức tín dụng tƣ nhân cung cấp (xem hình 2.6) Hình 2.6: Vốn cho các SME Nhật Bản Nguồn:Bài phát biểu của Osamu Tsukahara – JASME trong hội nghị Quốc tế lần thứ 4 về Regional Finance in Recent Period and the way forward ngày 18.01.2008 NH Shoko Chukin 3,7%JASME 2,6 %National Life Finance Corp(NLFC) 3,3%Các tổ chức tài chính tưnhân 90,4 %34 Ngoài ra trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ cũng có thể nhận đƣợc nguồn vốn bổ sung từ JASME, các chƣơng trình đảm bảo tiền vay từ các tổ chức tín dụng và có thể có những tƣ vấn cần thiết trong quá trình sử dụng vốn từ Small and Medium Business Investment and Consultation Co.,Ltd có văn phòng tại Tokyo, Nagoya, Osaka. 2.1.2.4 Cơ sở dữ liệu công nghiệp hỗ trợ đầy đủ và cập nhật Tại Nhật Bản, việc cung cấp thông tin về các doanh nghiệp lớn và cung cấp thông tin về các doanh nghiệp hỗ trợ nhằm tạo sự liên kết chặt chẽ, chính xác và nhanh chóng giữa các doanh nghiệp rất đƣợc coi trọng. Nhật Bản hiện tại đang vận hành một số cơ sở dữ liệu về công nghiệp hỗ trợ nhƣ cơ sở dữ liệu công nghiệp hỗ trợ riêng của từng địa phƣơng hoặc cơ sở dữ liệu thuộc mạng lƣới monozukuri, với các thông tin doanh nghiệp khá chi tiết nếu đem so sánh với cơ sở dữ liệu doanh nghiệp của Việt Nam và Thái Lan (Xem phụ lục 1) đặc biệt trong đó có mục về trang thiết bị sản xuất đƣợc thông tin đầy đủ trong khi cơ sở dữ liệu công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam và Thái Lan không hề có thông tin này. Chính quyền địa phƣơng cùng với hệ thống các phòng Thƣơng mại và công nghiệp (gọi tắt là tổ chức công) rộng khắp trên đất nƣớc Nhật Bản đã tạo dựng đƣợc một cơ sở dữ liệu về công nghiệp hỗ trợ tốt, bao quát đầy đủ các thông tin cần có đối với các doanh nghiệp đang cần tìm kiếm các nhà cung cấp. Thực tế cho thấy các doanh nghiệp hỗ trợ vừa và nhỏ sản xuất tốt cũng có thể không làm tốt công tác marketing sản phẩm và quan hệ công chúng, do đó các doanh nghiệp này cần sự giúp đỡ của các tổ chức công. Hơn nữa những năm 1980, 1990 dƣới áp lực tăng giá của đồng Yên, rất nhiều cơ sở lắp ráp lớn đã chuyển trụ sở ra nƣớc ngoài để tận dụng lợi thế nhân công rẻ và sẵn nguyên liệu do vậy rất nhiều doanh nghiệp hỗ trợ đã mất khách hàng lâu dài trong nƣớc, một cơ sở dữ liệu tốt sẽ giúp các doanh nghiệp hỗ trợ này tìm kiếm đƣợc các khách hàng tiềm năng và cơ hội kinh doanh mới trên nƣớc Nhật Bản. Cơ sở dữ liệu của thành phố Okaya là một ví dụ: Okaya là nơi tập trung rất nhiều nhà cung cấp linh phụ kiện, thƣờng nhận đƣợc các đơn hàng từ Seiko Epson, Olympus và Kyocera. Hầu hết các doanh nghiệp hỗ trợ ở Okaya là các doanh nghiệp hỗ trợ nhỏ sản xuất linh kiện kim loại chính xác cho máy ảnh, đồng hồ. Một số các doanh nghiệp đang dần chuyển sang sản xuất linh kiện ô tô. Cơ sở dữ liệu công nghiệp hỗ trợ của Okaya gồm những thông tin rất cụ thể về các công ty35 thành viên (xem phụ lục 2). Trong phần giới thiệu, các doanh nghiệp có thể công bố chính sách của công ty và các kỹ năng đặc biệt. Khách hàng tiềm năng có thể đánh giá chất lƣợng sản phẩm và quy mô sản xuất của các công ty thành viên từ danh mục cụ thể về máy móc thiết bị, bao gồm cả thông tin về mã số, nhà sản xuất và số lƣợng. Phần công nghệ chế tạo cho biết độ chính xác tính theo đơn vị milimét sẽ nói lên chất lƣợng của sản phẩm. Một chỉ số khác là chứng chỉ chất lƣợng đã đạt đƣợc (ISO…) cũng có thể đƣợc tìm thấy trong mục các tiêu chuẩn quốc tế. Các khách hàng tiềm năng có thể đánh giá mức độ hiệu quả và đáp ứng yêu cầu thông qua danh sách các khách khàng chủ yếu của doanh nghiệp. Cuối cùng, năng lực sản xuất có thể đƣợc suy ra từ số vốn và số lao động. Cơ sở dữ liệu của thành phố Okaya có ƣu điểm là tìm kiếm dễ dàng. Khách hàng tiềm năng có thể nhanh chóng giới hạn nhóm các nhà cung cấp mục tiêu bằng cách lựa chọn bội số của loại hình kinh doanh, ngành nghề kinh doanh và kỹ năng đặc biệt. Các thông tin này đƣợc phân chia thành ba loại: * Thông tin chung về doanh nghiệp: không cần bảo mật (tên công ty, sản phẩm chính, địa chỉ liên hệ, giới thiệu) * Thông tin cần có sự đồng ý của doanh nghiệp khi muốn truy cập (doanh số bán hàng hàng năm, khách hàng chính, tổng vốn, độ chính xác chế tạo, số lƣợng lao động…) * Thông tin bảo mật: Lợi nhuận, ngƣời kế nhiệm, tuổi của Tổng giám đốc Thực tế cho thấy để có đƣợc cơ sở dữ liệu hoàn hảo không phải là điều dễ dàng vì không phải doanh nghiệp nào cũng muốn công khai toàn bộ các thông tin về doanh nghiệp của mình trên cơ sở dữ liệu đặc biệt là các thông tin có tính nhạy cảm nhƣ tiêu chuẩn chất lƣợng, khách hàng chính hay độ chính xác về chế tạo sản phẩm. Ở Okaya, trong 600 doanh nghiệp hỗ trợ chỉ có 520 doanh nghiệp đồng ý cung cấp toàn bộ thông tin lên cơ sở dữ liệu, 80 doanh nghiệp còn lại giữ những bí mật về thông tin cho riêng mình. Ngoài ra các ngành công nghiệp của Nhật cũng tạo cho mình cơ sở dữ liệu công nghiệp hỗ trợ riêng khi tạo lập các tổ chức, hiệp hội ngành nghề ví dụ Hiệp hội các nhà sản xuất Ô tô (the Japan Automobile Manufactures Association), Nghiệp đoàn dệt may Nhật bản (Japan Textile Federation), Hiệp hội công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin ( Japan Electronics and Information Technology Industries Association)… nhằm hỗ trợ cung cấp thông tin các nhà sản xuất, các nhà cung cấp cho các doanh nghiệp ngày một nâng cao hiệu quả hoạt động của công nghiệp hỗ trợ.36 2.1.2.5 Hoạt động nghiên cứu và phát triển được coi trọng Hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, hoàn thiện quy trình sản xuất và quản lý mới…giờ đây đã trở thành một hoạt động không thể thiếu đối với các doanh nghiệp hỗ trợ của Nhật Bản. Là những doanh nghiệp nhỏ, chịu nhiều sức ép từ môi trƣờng kinh doanh luôn thay đổi và ngày càng khắc nghiệt, nghiên cứu và phát triển chính là một trong các cứu cánh giúp các doanh nghiệp hỗ trợ có thể vƣợt qua khó khăn để tồn tại và phát triển. Hình 2.7 : Thực hiện R&D tại các doanh nghiệp Nhật Bản Nguồn: White Paper on Small and Medium Enterprises in Japan 2009 Hình 2.7 cho thấy có hơn 50% các doanh nghiệp vừa và gần 50% các doanh nghiệp nhỏ áp dụng những kết quả nghiên cứu và phát triển vào đổi mới sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ so với tỷ lệ hơn 80% tại các doanh nghiệp lớn. Điều đó nói lên sự nỗ lực của các doanh nghiệp Nhật Bản nhằm đổi mới chính mình trong điều kiện hạn hẹp (quy mô vốn ít hơn và lƣợng lao động ít hơn). Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã dùng 1 tỷ Yên cho hoạt động nghiên cứu và phát triển, trong suốt những năm 1980, tỷ lệ chi phí nghiên cứu phát triển trên doanh thu của các doanh nghiệp hỗ trợ đã tăng từ 1,9% lên 3,8%, trong thời gian gần đây, tuy có nhiều khó khăn, chi phí cho hoạt động nghiên cứu và phát triển có giảm nhƣng tỷ lệ chi phí R&D trên doanh thu của các doanh nghiệp này vẫn không thay đổi. Hơn thế nữa, các doanh nghiệp hỗ trợ Nhật Bản đang hình thành xu hƣớng liên kết cùng các trung tâm hỗ trợ nghiên cứu và phát triển tạo thành cụm công nghiệp hỗ trợ theo mô hình mới (dựa vào sự phát triển của khoa học công nghệ và tri thức) sâu rộng hơn so với mô hình cụm công nghiệp cũ chỉ gồm các doanh nghiệp lắp ráp và các nhà cung cấp hỗ trợ đơn thuần. (Xem hình 2.8). Mô hình cụm công nghiệp Nhật Bản qua thời gian đã biến đổi qua nhiều giai đoạn, từ khi có công nghệ thấp với mô hình cụm công nghiệp dựa vào tài nguyên tiến tới cụm công nghiệp theo mô hình dựa vào công nghệ cao 24%21%9%29%21%9%47%58%82%0%20%40%60%80%100%DN nhỏDN vừaDN lớnCó hoạt động R&D thườngxuyênCó hoạt động R&D khôngthường xuyênKhông có hoạt động R&D37 mang lại nhiều hiệu quả kinh tế. Việc tạo mối liên hệ chặt chẽ và rút ngắn thời gian từ nghiên cứu đến sản xuất trong các doanh nghiệp Nhật Bản đã góp phần không nhỏ tạo nên hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp hỗ trợ nƣớc này. Hình 2.8: Biến đổi trong cấu trúc cụm công nghiệp của Nhật Bản Nguồn: Terutomo Ozawa – Structural Transformation, Flying Geese’s Style and Industrial Clusters: Theoritical Implications of Japan’s Postwar Experience – 02/2004 Công nghệ thấp Giai đoạn 1: 1950 - giữa những năm 1960 Giai đoạn 2: cuối 1950 - đầu những năm 1970 Giai đoạn 3: Đầu những năm 1970 trở đi Giai đoạn 4: Đầu những năm 1980 trở đi Giai đoạn 5: Cuối những năm 1990 đến nay Các ngành công nghiệp dựa vào CNTT theo kiểu “McLuhan” Công nghiệp theo hƣớng đổi mới kiểu “ Schumpeterian” Công nghiệp khác biệt hoá kiểu Smithian theo hƣớng lắp ráp Công nghiệp không khác biệt hoá kiểu Smithian hƣớng theo quy mô Công nghiệp theo thuyết của “Heckscher – Ohlin” hƣóng theo sử dụng nhiều lao động Công nghệ cao Cụm các DN trong các ngành có ứng dụng công nghệ thông tin Cụm công nghiệp /hệ thống nghiên cứu vi mạch và máy tính Cụm công nghiệp giao hàng đúng lúc trong ngành công nghiệp ô tô và công nghiệp điện tử Cụm công nghiệp Kombinato trong công nghiệp thép và hoá dầu Cụm công nghiệp cottage –industry trong công nghiệp dệt may/ may mặc và những ngành khác Cụm công nghiệp dựa vào tri thức Cụm công nghiệp dựa vào tài nguyên38 2.1.2.6 Nguồn nhân lực có chất lượng và được đào tạo tốt Nhật Bản là quốc gia theo đuổi nền sản xuất công nghiệp hỗ trợ theo hƣớng tích hợp, trong các nhà máy sản xuất và lắp ráp ngƣời Nhật vận hành quy trình sản xuất theo kiểu Lean Manufacturing hay còn gọi là Lean Production (Monozukuri theo tiếng Nhật và hiểu theo tiếng Việt là sản xuất tinh gọn) xuất phát từ thực tế Nhật Bản là nƣớc có nguồn tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn do đó việc sản xuất cần phải hiệu quả đồng thời phải tiết kiệm nguyên, nhiên vật liệu. Sản xuất tinh gọn là mô hình sản xuất đƣợc áp dụng ở hầu hết các doanh nghiệp Nhật Bản trong đó có các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong công nghiệp hỗ trợ. Trong rất nhiều yếu tố tác động tới hiệu quả sản xuất của phƣơng pháp sản xuất tinh gọn, nhân lực là một trong các yếu tố đƣợc xếp hàng đầu. Tại Nhật Bản có hệ thống khuyến khích và chứng nhận lao động trình độ cao theo kiểu Meister từ các doanh nghiệp tới tỉnh, thành phố và cấp quốc gia. Các cấp này cùng phối hợp với nhau để khuyến khích lao động có trình độ kỹ thuật tốt ngày càng cải thiện chất lƣợng và đƣợc xã hội thừa nhận. Ví dụ, một trong số 10 công ty hàng đầu có hệ thống nội bộ để đánh giá trình độ lao động trong việc rửa ống kính, sơn và lắp điện. Các ứng cử viên tham gia quá trình đánh giá sẽ đƣợc phân loại theo thứ hạng A, B, C. Sau đó công ty sẽ gửi những lao động đƣợc xếp hạng A đến các văn phòng chứng nhận lao động kỹ thuật cao ở cấp trung ƣơng và địa phƣơng. Nếu những ngƣời này đƣợc chứng nhận từ chính phủ, công ty sẽ công nhận họ là Meister trong công ty và thƣởng 500.000 Yên (khoảng 4.200 USD). Công ty sẽ yêu cầu những lao động đó tham gia vào việc đào tạo lớp lao động kế cận trong vòng 2 năm [10]. Mô tả chi tiết những yêu cầu cần có đối với trình độ và kiến thức của lao động trong các doanh nghiệp hỗ trợ trong năm năm trƣớc, hiện tại và năm năm sau thể hiện trong hình 2.9 chỉ ra rằng, trong những năm tới, ngoài các kỹ năng cơ bản nhƣ có trình độ chuyên môn tốt về các công việc, cách quản lý, làm việc ở nhiều công đoạn một cách độc lập, các doanh nghiệp hỗ trợ còn đòi hỏi ở nguồn nhân lực của mình những kỹ năng rất mới nhƣ khả năng nắm bắt nhu cầu khách hàng và đƣa ra những thiết kế phù hợp nhu cầu đó, khả năng phát triển những công nghệ mới có tính đột phá… Các doanh nghiệp Nhật Bản rất chú trọng đến việc tuyển dụng những39 lao động có tay nghề cao, trình độ tốt. Hình 2.9 : Kiến thức và kỹ năng các SME Nhật Bản đòi hỏi đối với lao động có trình độ Nguồn: the White Paper on Small and Medium enterprises in Japan 2009 Tuy vậy, trong những năm gần đây, các doanh nghiệp hỗ trợ Nhật Bản cũng đang gặp khó khăn trong vấn đề nhân sự do: - Dân số Nhật Bản đang dần già đi, những lao động có trình độ, kỹ thuật cao dần trở nên lớn tuổi. Đối với các doanh nghiệp hỗ trợ là các doanh nghiệp gia đình, những thanh niên trẻ giờ không muốn tiếp tục theo sự nghiệp gia đình mà đi làm thuê cho các doanh nghiệp lớn hoặc muốn kinh doanh theo hƣớng mới của riêng mình. - Trong các trƣờng trung học, đại học, số lƣợng các học sinh sinh viên tham gia học nghề và học các ngành kỹ thuật có xu hƣớng giảm từ 9.2% năm 1985 xuống chỉ còn 8.1% năm 2008 [23]; trong các trƣờng đại học, tỷ lệ tổng số sinh viên học khoa học và cơ khí đã giảm từ 23.3% năn 1985 xuống 19.6% năm 2008. 36.526.326.123.422.219.919.716.714.013.512.812.410.735.722.324.324.922.916.919.119.012.515.813.615.112.935.519.323.724.521.117.317.020.310.719.113.916.716.10.005.0010.0015.0020.0025.0030.0035.0040.00Có hiểu biết rộng về kỹ năng và công nghệ tổnghợpCó hiểu biết và kỹ năng về vận hành và lắp r ápCó hiểu biết sâu sắc về một kỹ năng, công nghệcụ t hểCó hiểu biết và kỹ năng tốt về quy t r ình sản xuấtCó hiểu biết và kỹ năng về quản l ý và kiểm địnhchất lượngCó hiểu biết và kỹ năng rất xuất sắcHiểu biết về quản t rị sản xuấtKhả năng nắm bắt nhu cầu K/ h và t hiết kế sảnphẩm phù hợpKhả năng bảo t r ì và quản l ý các t hiết bị sản xuấtKhả năng phát t r iển công nghệ có t ính mớiKhả năng vận hành các khâu sản xuất khác nhaumột cách độc lậpKhả năng diễn t huyết và t iếp nhận t hông t i n đểnắm bắt nhu cầu k/ hKhả năng phát hiện lỗi của sản phẩm và đưa r acách sửa chữa5 năm trướcHiện tại5 năm sau40 Trong cuộc điều tra gần đây về mức độ đáp ứng nhân sự kỹ thuật của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật, 70% số doanh nghiệp đƣợc hỏi trả lời rằng “thiếu” hoặc “hơi thiếu” các kỹ sƣ có tay nghề. Các doanh nghiệp có quy mô càng nhỏ mức độ thiếu hụt lại càng cao. Bình quân thiếu hụt lao động có tay nghề lên tới 14.2%, hơi thiếu là 50.4% - Các con số này cho nhu cầu về lao động có tay nghề của các doanh nghiệp đang tăng cao do nhu cầu phát triển và đổi mới công nghệ. Trong những năm tới, nhu cầu lao động này có thể sẽ còn cao hơn nữa. (Xem hình 2.10) Hình 2.10 : Mức độ đầy đủ về nhân công kỹ thuật có tay nghề tại các DN Nhật Bản theo quy mô Nguồn: The White Paper on Small and Medium Enterprises in Japan 2009 (* chỉ nghiên cứu các SME) Để khắc phục tình trạng này, các SME đã có rất nhiều nỗ lực để có thể đảm bảo cho mình một nguồn lực ổn định và đáp ứng đủ nhu cầu công việc nhƣ mời chào qua trang web Hello Work, sử dụng các công ty tuyển dụng tƣ nhân, quảng cáo tuyển nhân viên trên các tạp chí chuyên đề,… trong đó có một động thái đáng chú ý là trực tiếp tiếp xúc với nguồn nhân lực tiềm năng thông qua chƣơng trình hợp tác với các cơ sở giáo dục đào tạo. Những chƣơng trình này có tác dụng định hƣớng nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hỗ trợ có đƣợc nguồn lao động có chất lƣợng bổ sung cần thiết trong tƣơng lai trƣớc sự cạnh tranh của các doanh nghiệp lớn trong thị trƣờng lao động. 2.2. Công nghiệp hỗ trợ của Nhật Bản trong một số nghành công nghiệp chính Tại Nhật Bản, hầu hết các ngành công nghiệp của nền kinh tế khi hoạt động đều có sự trợ giúp của một nền công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp hỗ trợ đã trở thành một phần không 29.629.932.141.747.145.835.443.251.856.049.547.848.650.427.218.311.98.85.15.614.20.010.020.030.040.050.060.0ít hơn5n.viên6-20nhânviên21-50nhânviên51-100nhânviên101-300nhânviên.301nhânviên trởlêntổngthể%Đầy đủHơi thiếuThiếu41 thể thiếu trong nền kinh tế Nhật Bản. Trong phạm vi nghiên cứu của mình, tác giả chỉ xin nêu ra những nghiên cứu về công nghiệp hỗ trợ trong một số ngành công nghiệp chính gồm: công nghiệp hỗ trợ công nghiệp sản xuất ô tô, công nghiệp hỗ trợ trong công nghiệp điện tử và cuối cùng là công nghiệp hỗ trợ trong công nghiệp dệt may. 2.2.1 Công nghiệp hỗ trợ ô tô 2.2.1.1 Sản phẩm Công nghiệp ô tô là một trong những ngành công nghiệp lâu đời và một trong những ngành công nghiệp chính của Nhật Bản, công nghiệp ô tô ra đời song hành với nó là sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ sản xuất ô tô. Để có một chiếc ô tô hoàn chỉnh, cần có rất khoảng từ 20.000 tới 30.000 các linh phụ kiện đi kèm, các vật liệu và phụ kiện chính của công nghiệp hỗ trợ sản xuất ô tô gồm: - Sắt tấm : dùng cho các linh kiện động cơ ví dụ nhƣ khối xi lanh - Thép thƣờng: gầm ô tô, khung xe, bánh xe - Thép đặc biệt: hộp số, trục xe, tay quay, thiết bị bơm xăng - Đồng: bảng điện, bộ tản nhiệt, cáp điện - Chì, thiếc, kẽm: vật liệu hàn, lớp sơn ngoài thân xe, pin - Nhôm: các linh kiện động cơ nhƣ piston , đầu xi lanh; bánh xe, khung gầm ô tô - Kim loại quý: các linh kiện tản nhiệt - Các vật liệu không chứa sắt khác: nhƣ nam châm.. - Chất dẻo nhân tạo: bánh lái, bộ phận chống va đập, tấm tản nhiệt, các linh kiện phần thân xe - Kính: kính cửa sổ, gƣơng, đèn pha - Cao su: lốp xe, các phần nối, bộ phận chống rung - Gốm: ổ điện, các linh kiện điện tử, cảm biến, các linh kiện tản nhiệt - Dệt may: Ghế ngồi, đai an toàn, lớp lót phía trong xe - Cao su: Ghế ngồi, các lớp đệm làm kín - Giấy: bộ phận lọc xăng - Gỗ: sàn để đồ, nội thất trong xe - Sơn: Sơn trang trí và sơn chống bám bụi - Hóa chất: hóa chất chống đông, dầu động cơ, dầu nhớt, dầu phanh - Dầu động thực vật:42 - Dầu mỡ: dùng bôi trơn, giảm nhiệt… - Lò xo, giảm xóc - Bộ nén khí - Vòng bi - Các linh kiện máy ví dụ nhƣ bơm xăng - Săm lốp xe - Các linh kiện điện : cảm biến, ECU… - Đèn, dây cáp - Điều hòa không khí, lọc không khí - Bộ khởi động, công tơ mét - Radio, catset, đầu đọc DVD.. - Các thiết bị an toàn : thiết bị chống khóa phanh, túi phanh… Các sản phẩm của công nghiệp hỗ trợ ô tô vô cùng đa dạng và liên quan tới rất nhiều ngành công nghiệp khác nhau từ công nghiệp hóa chất, công nghiệp điện tử, công nghiệp dệt…do vậy không một nhà sản xuất nào có thể tự mình sản xuất hoàn thiện một chiếc ô tô mà không cần nhờ tới công nghiệp hỗ trợ. Trải trên khắp lãnh thổ nƣớc Nhật, có gần 40 các nhà máy sản xuất linh kiện của các hãng xe lớn nhƣ Toyota, Daihatsu, Nissan, Honda… trong đó khu vực có mật độ tập trung nhiều các doanh nghiệp hỗ trợ nhất là Aichi và Shizuoka (xem hình 2.11). Ngoài ra còn rất nhiều các nhà máy sản xuất linh kiện của các doanh nghiệp vừa và nhỏ khác, sản xuất các loại sản phẩm linh kiện ô tô khác cung cấp cho các nhà lắp ráp lớn trong nƣớc và cung cấp cho những ngƣời lắp ráp ngoài nƣớc (ví dụ nhƣ công ty Kitanihon Seiki Co.,Ltd: chuyên sản xuất bi, và vòng bi cho xe ô tô. Hàng năm công ty đang sản xuất 12 triệu vòng bi mỗi năm và cung cấp cho các nhà san xuất trong nƣớc cũng nhƣ 35 đối tác ngoài nƣớc trong đó nƣớc có giao dịch lớn nhất là Mỹ và Châu Âu; công ty Torc Seimitsu Kogyo Co., Ltd chuyên sản xuất các phụ kiện chính xác cho ô tô với kỹ thuật công nghệ tiên tiến; Nambu Co.,Ltd nhà sản xuất hàng đầu thế giới về các loại xylanh đặc biệt cho ô tô…)43 Hình 2.11: Phân bố nhà máy lắp ráp và sản xuất linh kiện ô tô Nhật Bản Nguồn: Auto Brochure 2009 – JAMA 2.2.1.2 Thị trường Với hệ thống các doanh nghiệp hỗ trợ sản xuất linh phụ kiện ô tô rộng khắp nhƣ vậy, trong mƣời năm qua, ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô của Nhật Bản cũng đã đạt đƣợc những thành tựu nhất định, không những đáp ứng đủ nhu cầu của các doanh nghiệp lắp ráp và sản xuất ô tô trong nƣớc, các doanh nghiệp hỗ trợ cũng đã44 xuất khẩu đƣợc một lƣợng các linh phụ kiện với giá trị lên tới hơn 3000 tỷ Yên năm 2008 (xem bảng 2.1). Thị trƣờng các nƣớc nhập khẩu linh kiện ô tô từ Nhật Bản bao gồm rất nhiều quốc gia trải trên hầu hết các châu lục trên thế giới trong đó có các thị trƣờng chính là Bắc Mỹ (Mỹ và Canada), Trung Quốc, EU và Nga, Đông Á (Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, Phillipines)… với sản phẩm nhập khẩu là các phụ kiện chính của ô tô nhƣ động cơ hay bộ phận truyền động… Bảng 2.1: Giá trị linh kiện ô tô xuất khẩu, nhập khẩu của Nhật Bản Năm EXP by FOB ( đơn vị 100 triệu Yên) % thay đổi so với năm trước IMP theo CIF (đơn vị 100 triệu Yên) % thay đổi so với năm trước 1999 16.367 - 1.854 - 2000 18.642 113,90 2.200 118,66 2001 18.804 100,87 2.576 117,09 2002 21.172 112,59 3.196 124,07 2003 22.998 108,62 3.520 110,14 2004 25.617 111,39 3.787 107,59 2005 28.006 109,33 4.204 111,01 2006 30.227 107,93 5.249 124,86 2007 33.555 111.01 6.291 119,85 2008 30.655 91,36 6.662 105,90 Nguồn: Auto Brochure 2009 - JAMA Cũng theo bảng 2.1, ta có thể thấy giá trị nhập khẩu linh kiện ô tô của Nhật Bản cũng đang có xu hƣớng tăng dần, năm sau cao hơn năm trƣớc dù giá trị tƣơng đối của nhập khẩu linh phụ kiện năm 2008 so với năm 2007 giảm tƣơng đối do ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế mạnh mẽ trên toàn cầu. Điều này phản ánh xu thế hiện tại của các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản là tăng cƣờng mở rộng hoạt động sản xuất, lắp ráp ô tô ra ngoài lãnh thổ Nhật Bản, tăng cƣờng xuất khẩu trực tiếp vào các thị trƣờng nội địa và tăng nhập khẩu các sản phẩm linh kiện từ các thị trƣờng nƣớc ngoài để giảm chi phí, tăng nhập khẩu các linh kiện thông thƣờng để rút ngắn thời gian của hoạt động lắp ráp. Hiện tại các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đang mở rộng hoạt động sản xuất tại các thị trƣờng nhƣ Mỹ, Châu Âu, Nam Á và Trung Quốc (thị trƣờng đƣợc đặc biệt quan tâm trong những năm gần đây). Tại các thị trƣờng bên ngoài này, các nhà sản xuất Nhật Bản thiết lập ngoài các nhà máy lắp ráp ô tô là các nhà máy sản xuất linh kiện, phụ kiện cho việc lắp ráp nhƣ các nhà máy sản xuất thân xe, trục xe, bộ phận truyền động…các chi tiết đơn giản (nhƣ bánh xe, săm lốp) các nhà sản xuất Nhật Bản có thể mua ngay từ các nhà sản xuất nội địa còn các chi tiết, linh kiện quan trọng đƣợc nhập khẩu từ Nhật hoặc sản xuất tại các nhà máy của Nhật Bản tại nƣớc ngoài.(xem bảng 2.2)45 Bảng 2.2: Một số nhà máy linh phụ kiện của các công ty Nhật Bản tại một vài nƣớc trên thế giới Nhà sản xuất Tên công ty Sản phẩm sản lượng/ năm(x1000) nhân công Mỹ ISUZ U DMAX, LTD Động cơ Điezen 200 1221 Toyota Motor Manufacturing, Alabama, Inc Động cơ 853 Toyota Motor Manufacturing, W est Virginia, Inc Động cơ và bộ phận truyền động 1098 Nissan Nissan North America Inc Động cơ 939 Hino Hino Motor Manufacturing U.S.A, Inc linh kiện ô tô cho Toyota 650 Honda Honda of America Manufacturing Inc Động cơ và các linh kiện thuộc hệ thống điều khiển 1150 2800 Trung Quốc Daihatsu Faw Daihatsu Body Parts Co., Ltd thân xe (cho xe SIENA) 30 152 Toyota Tianjin FAW Toyota Engine Co., Ltd Động cơ 1863 Tianjin Fengjin Auto parts Co., Ltd Trục xe, và các chi tiết khác biệt hóa 762 Tianjin Toyota Forging Co.,Ltd Các linh kiện nén 237 Tianjin Jinfeng Auto Parts Co., Ltd thiết bị lái, bàn đạp 413 Guangqi Toyota Engine Co.,Ltd Động cơ, trục phân phối, tay quay 1157 Toyota FAW (Tianjin) Dies Co.,Ltd Stamping Dies 220 FAW Toyota (Changchun) Engines Co.,Ltd Động cơ 806 Hino Shanghai Hino Engine Co., Ltd Động cơ 20 260 Mazda Changan Ford Mazda Engine Co.,Ltd Động cơ 350 1406 Mitsubishi Shenyang Aerospace Mitsubishi Motor Engine Manufacturing Co.,Ltd Động cơ và các bộ phận truyền động Harbin Dongan Automoti ve Engine Manufacturing Co.,Ltd Động cơ và các bộ phận truyền động Ấn Độ Suzuki Suzuki Power Train India Limited Động cơ diesel 1.3 lít và bộ phận truyền động 1420 Toyota Toyota Kiroskar Auto Parts Pri vate Limited Trục xe và các bộ phận truyền động 3785 Indonexia Isuzu P.T.Mesin Isuzu Indonexi a Động cơ diesel và các chi tiết liên quan 50 175 P.T. Asian Isuzu Castin Centre các chi tiết rèn 6.6 tấn 362 Mitsubishi Fuso Mitsubishi Krama Yudha Motor and Manufacturing Động cơ, thân xe Thái Lan ISUZ U Isuzu Engine Manufacturing Co.,Ltd Động cơ Diesel 180 1172 Thai International Die Making Co., Ltd Forging of press molds, press processing 689 IT Forging (Thailand) Co., Ltd Các chi tiết rèn 263 Toyota Toyota Auto Body Thailand Co.,Ltd stamped parts Hino Hino Motors Manufacturing (thailand) Co.,Ltd linh kiện và phụ tùng cho Toyota 1400 Mitsubishi MMTH Engine company Limited Động cơ Yamaha International Casting Co.,Ltd Linh kiện ô tô, xe máy 882 Nguồn: Auto Brochure 2009 – JAMA46 Trong các thị trƣờng nhập khẩu từ Châu Âu tới Châu Á và Châu Mỹ, Trung Quốc và Mỹ là hai thị trƣờng nơi các doanh nghiệp ô tô Nhật Bản nhập khẩu lƣợng linh kiện có giá trị lớn. Tại thị trƣờng Mỹ, giá trị linh kiện các công ty Nhật Bản mua từ các nhà sản xuất Mỹ tăng dần mỗi năm từ 28,31 tỷ USD lên 49,97 tỷ USD năm 2007. Năm 2008, giá trị nhập khẩu linh kiện từ Mỹ của Nhật Bản giảm mạnh do ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, cuộc khủng hoảng đã khiến nhu cầu sản xuất ô tô giảm mạnh từ đó dẫn tới sự suy giảm của nhu cầu nhập khẩu linh kiện.(xem hình 2.12) Hình 2.12 : Giá trị nhập khẩu linh kiện từ Mỹ của Nhật Bản 1998 -2008 Nguồn: Japan Automobile Manufacturing Association Cùng với Mỹ, Trung Quốc là thị trƣờng nơi các doanh nghiệp ô tô Nhật Bản nhập khẩu lƣợng linh kiện ô tô lớn. Trung Quốc trong những năm gần đây nổi lên là một thị trƣờng sản xuất linh kiện ô tô đầy tiềm năng, với phƣơng thức sản xuất chính là sản xuất module dựa trên nguồn tài nguyên dồi dào và lƣợng nhân công lớn, giá lao động thấp, các sản phẩm linh kiện ô tô của Trung Quốc có giá cả hết sức cạnh tranh, là thị trƣờng mục tiêu đối với nhiều doanh nghiệp lắp ráp và sản xuất ô tô trong đó có các doanh nghiệp Nhật Bản. Năm 2008, giá trị linh kiện Trung Quốc đƣợc nhập khẩu từ các công ty Nhật Bản là khoảng 489.64 triệu đô la Mỹ, bốn tháng đầu năm 2009, giá trị nhập khẩu giảm mạnh 53,1% xuống còn 260 triệu đô la Mỹ [7]do sự khó khăn trong hoạt động kinh doanh của các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản dƣới tác động của suy thoái kinh tế. 2.2.1.3 Mối liên hệ giữa công nghiệp hỗ tr ợ và công nghiệp chính Có thể nói rằng công nghiệp hỗ trợ có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của công nghiệp ô tô Nhật Bản, ngay từ khi mới hình thành và trải qua 28.3131.935.7835.6637.4441.5145.2448.4448.8249.9739.26010203040506019981999200020012002200320042005200620072008tỷ USD47 suốt thời gian phát triển, để có đƣợc thành công nhƣ ngày hôm nay của công nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô Nhật Bản, công nghiệp hỗ trợ đã đóng một vai trò quan trọng và to lớn, là động lực thúc đẩy cho công nghiệp chính. Từ giai đoạn khởi đầu của công nghiệp ô tô, các mô hình liên kết công nghiệp chính và công nghiệp hỗ trợ hình thành theo mô hình keiretsu truyền thống với các phân tầng công nghiệp hỗ trợ theo hình tháp nơi các doanh nghiệp hỗ trợ nhỏ sản xuất lắp ráp các chi tiết bộ phận bổ trợ cho doanh nghiệp lắp ráp chính ở đỉnh tháp, các doanh nghiệp chính và doanh nghiệp hỗ trợ có mối quan hệ lâu dài, gắn bó, có lợi ích chung nhất định, có sự giao lƣu về đầu tƣ vốn và phát triển công nghệ đảm bảo sự nhanh chóng và chính xác trong dây chuyền sản xuất theo chuỗi cung cấp “just – in – time delivery”. Các doanh nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất ô tô Nhật Bản là những doanh nghiệp hết sức năng động, không những họ sản xuất đầy đủ và kịp thời cho nhu cầu sử dụng của các doanh nghiệp lớn mà còn sản xuất đƣợc một lƣợng hàng hóa xuất khẩu đi nhiều nƣớc trên thế giới. Các hoạt động nghiên cứu phát triển, đầu tƣ công nghệ để tạo ra các công nghệ mới có tính đột phá, công nghệ tiết kiệm nguyên liệu, bảo vệ môi trƣờng, các công nghệ sản xuất ra các linh phụ kiện có hàm lƣợng kỹ thuật cao phục vụ nhu cầu cải tiến sản phẩm cũng đƣợc tiến hành thƣờng xuyên và liên tục tại các doanh nghiệp hỗ trợ góp phần cùng các doanh nghiệp sản xuất ô tô lớn tạo nên những chiếc xe mang thƣơng hiệu Nhật Bản nổi tiếng trên toàn thế giới. Tuy nhiên, trƣớc biến động của thời gian và tác động của các tác nhân từ bên ngoài (sự biến động không ngừng của môi trƣờng kinh doanh, những hạn chế nhập khẩu của các nƣớc, đồng Yên tăng giá, giá nhiên liệu tăng vọt, khủng hoảng và suy thoái kinh tế…) mối quan hệ khăng khít đó đang dần bị phá vỡ, tạo thành hệ thống các quan hệ mới. Ngay từ những năm 1970, các doanh nghiệp ô tô lớn của Nhật Bản với mục đích thâm nhập thị trƣờng trƣớc những rào cản thƣơng mại đã tiến hành di chuyển nguồn lực sang các thị trƣờng ngoài nƣớc, xu hƣớng này ngày càng đƣợc phát triển thông qua các hình thức liên doanh liên kết, đầu tƣ trực tiếp tại các khu vực khác nhau trên thế giới ( Mỹ, Canada, Trung Quốc, Châu Âu, Đông Á…) nhằm tận dụng lợi thế nhân công, và nguồn tài nguyên của nƣớc sở tại. Các doanh nghiệp lớn khi di chuyển cơ sở sản xuất và lắp ráp ra bên ngoài Nhật Bản cũng có sự thay đổi cơ bản trong việc tiếp cận nguồn linh kiện hỗ trợ. Thay vì nhập khẩu hoàn toàn48 từ Nhật Bản nhƣ trƣớc, để đảm bảo duy trì mô hình cung cấp “ Just – in – time delivery” trong dây chuyền sản xuất, các doanh nghiệp Nhật Bản đã chuyển từ việc sản xuất hoàn toàn theo phƣơng pháp tích hợp sang ứng dụng linh hoạt giữa phƣơng thức sản xuất tích hợp và module, chỉ những linh kiện chính quan trọng đƣợc sản xuất hoặc nhập khẩu từ các doanh nghiệp hỗ trợ Nhật, còn các linh kiện đơn giản, có tính chất đại trà đƣợc các doanh nghiệp thực hiện mua theo chiến lƣợc “global best purchasing”( Global best purchasing có nghĩa là mua hàng với số lƣợng lớn thay vì mua hàng từ ít nhất hai nhà cung cấp từ những nhà cung cấp chào giá rẻ nhất trên toàn thế giới. Việc cắt giảm chi phí cho linh phụ kiện này đi kèm với việc giảm số lƣợng linh phụ kiện và các loại hình sản phẩm chuyên biệt, tăng cƣờng sản xuất những mẫu chung cho nhiều dòng sản phẩm, rút ngắn thời gian đƣa các sản phẩm mới ra thị trƣờng thông qua việc hợp tác với các nhà cung cấp linh phụ kiện với số lƣợng lớn. Năm 1995 các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đứng đầu thế giới về thời gian đƣa mẫu xe mới ra thị trƣờng là 30 tháng, đến năm 2000 mốc chuẩn này đã bị phá vỡ khi cứ 15 tháng lại có một mẫu xe mới đƣợc tung ra thị trƣờng) Công ty Toyota của Nhật Bản là một ví dụ thành công cho việc ứng dụng thành công mô hình “Ô tô Nhật Bản với giá cả Trung Quốc” khi cắt giảm tới 30% [1] chi phí linh phụ kiện xe trong chƣơng trình cắt giảm chi phí mang tên “Construction of Cost Competitiveness for the 21st Century” gọi tắt là CCC21 để cạnh tranh với những liên minh ô tô hàng đầu nhƣ Daimler Chrysler. Toyota cắt giảm số lƣợng các phụ kiện có thể chuẩn hóa trong sản phẩm tới mức có thể, ví dụ nhƣ hệ thống điều hòa không khí do Denso cung cấp cho Toyota trƣớc đây có 27 mẫu đã đƣợc cắt giảm xuống còn 4 mẫu (giảm đƣợc 28% chi phí cho phụ kiện này). Ngoài Toyota một loạt các doanh nghiệp sản xuất ô tô khác cũng thực hiện các chiến lƣợc cắt giảm chi phí mà trong đó chi phí linh phụ kiện là chi phí lớn. Các công ty Nhật Bản tích cực tìm kiếm các nhà cung cấp ngoài các nhà cung cấp truyền thống Nhật Bản với tiêu chí giá cả tốt nhất, do vậy các nhà cung cấp linh phụ kiện nƣớc ngoài và các nhà cung cấp không thuộc keiretsu có cơ hội rất lớn để tiếp cận đƣợc với các doanh nghiệp lớn miễn sao đáp ứng đƣợc yêu cầu về giá của các doanh nghiệp này. Điều này đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp hỗ trợ sản xuất ô tô Nhật Bản phải chịu gánh nặng do sức ép về giá ngày càng đè nặng, để tăng tính49 cạnh tranh với các nhà cung cấp linh phụ kiện ngoài nƣớc và các nhà cung cấp trong liên minh sản xuất của các doanh nghiệp, các doanh nghiệp hỗ trợ buộc phải tiến hành các hoạt động đổi mới dây chuyền sản xuất, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm để đƣa ra các sản phẩm mới có hàm lƣợng công nghệ cao nhƣng có giá cả cạnh tranh tạo chỗ đứng cho mình trong hệ thống cung cấp. 2.2.2 Công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử: 2.2.2.1 Sản phẩm và thị trường Là ngành sản xuất quan trọng thứ hai sau ngành công nghiệp ô tô, công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử của Nhật Bản cũng có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời. Từ năm 1991, công nghiệp sản xuất linh kiện điện tử của Nhật Bản đã sản xuất đƣợc lƣợng hàng hóa trị giá 8,8 nghìn tỷ Yên, chiếm 37% lƣợng sản xuất của thế giới, cao hơn Mỹ 5% , Tây Âu 19% và các nền kinh tế mới 24% [14] góp phần không nhỏ đƣa Nhật Bản trở thành nƣớc sản xuất và xuất khẩu điện tử hàng đầu thế giới vào thời điểm đó. Các sản phẩm chính của công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử Nhật Bản đƣợc chia thành: - Active components – các linh kiện chính: dây điện, các đầu bán dẫn, và các mạch tích hợp - Passive components – Các linh kiện phụ: tụ điện, điện trở, cảm điện - Các linh kiện điện tử khác: các linh kiện cơ khí (mechanical part), các linh kiện nghe nhìn (audio part) Các công ty sản xuất linh kiện điện tử Nhật Bản là các công ty nhỏ bé nhƣng nhờ sự đầu tƣ nghiên cứu và phát triển cùng với việc áp dụng công nghệ hiện đại, một số công ty sản xuất linh kiện điện tử Nhật Bản đã tạo đƣợc vị trí độc tôn trong từng lĩnh vực cụ thể bởi sản phẩm do công ty sản xuất ra đã trở thành một khâu thiết yếu trong quy trình sản xuất nhiều sản phẩm. Gần 75% mô tơ ổ đĩa cứng máy tính đều là sản phẩm của công ty Nidec, TEL cung cấp 80% vật liệu khắc axit dùng trong quy trình sản xuất màn hình LCD, Shin-Etsu chiếm 50% thị phần chất tạo nền ảnh (một tạo chất dùng để cố định các đầu bán dẫn). Ngoài Shin-Etsu, thế giới còn một số nhà sản xuất khác nhƣ Covalent, NSG, AGC hay Tosoh và tất cả chúng đều là các công ty của Nhật. Nổi bật nhất có Murata – nhà sản xuất tụ điện cho điện thoại di động và máy tính cá nhân đang chiếm 40% thị trƣờng toàn cầu, dù chỉ là50 một sản phẩm nhỏ bé với mức giá dao động chừng 20 xu nhƣng mỗi chiếc điện thoại cần 100 hạt, mỗi chiếc máy tính cá nhân cần 1000 hạt, lợi nhuận của Murata có thể ngang bằng với 50% tổng giá trị của một ngân hàng đầu tƣ [19]. Điều đó cho thấy sự quan trọng của một chi tiết nhỏ bé đối với một quy trình sản xuất ra hàng loạt sản phẩm khác nhau từ đó cho thấy tầm quan trọng của các doanh nghiệp hỗ trợ ngành điện tử với nền kinh tế Nhật. Hình 2.13: Giá trị sản xuất phụ kiện và thiết bị điện tử năm 2008 – 09/2009 của Nhật Bản Nguồn: Japan Electronic and Information Technology Industries Association Hình 2.13 cho thấy, giá trị sản xuất phụ kiện và linh kiện điện tử trong giai đoạn cuối năm 2008 và đầu năm 2009 của Nhật Bản có xu hƣớng giảm, về cuối năm mức sản xuất linh phụ kiện có dấu hiệu đi lên nhƣng về giá trị vẫn giảm sút so với 2008, giá trị sản xuất 09/2009 chỉ bằng 76% so với 09/2008. Trong đó, các linh kiện và thiết bị cụ thể đƣợc biểu thị theo phụ lục 3. Điều này phản ánh những khó khăn các doanh nghiệp hỗ trợ điện tử Nhật Bản gặp phải do cuộc khủng hoảng kinh tế bắt đầu từ cuối năm 2007 từ Hoa Kỳ và lan rộng ra toàn thế giới mà hậu quả trực tiếp là nền kinh tế Nhật Bản và EU lao đao trong cơn khủng hoảng. Trong ngành công nghiệp điện tử, các doanh nghiệp Nhật Bản trong đó có các doanh nghiệp hỗ trợ gặp rất nhiều khó khăn do gặp phải sức ép cạnh tranh lớn từ các doanh nghiệp thuộc nền kinh tế mới nổi, đặc biệt là Trung Quốc, Hàn Quốc với giá thành thấp hơn do tận dụng đƣợc lợi thế nhân công giá rẻ và nguồn tài nguyên dồi dào. Trong tình hình đó, các doanh nghiệp hỗ trợ Nhật Bản đang tích cực chuyển hƣớng, tập trung nghiên cứu và phát triển, sản xuất các sản phẩm có hàm lƣợng công nghệ và kỹ thuật cao nhƣ công nghệ LCD, các mạch tích hợp. 0200000400000600000800000100000001/0803/0805/0807/0809/0811/0801/0903/0905/0907/0909/09Triệu Yên51 Tại Nhật Bản, các doanh nghiệp hỗ trợ về linh kiện điện tử tập trung nhiều ở một số khu vực nhất định nhƣ Miyagi (nơi phát triển công nghiệp điện tử bao gồm linh kiện điện tử và việc sản xuất các thiết bị điện tử), Niigata (cụm công nghiệp điện tử và một số ngành khác), thành phố Yokohama ( Nơi có rất nhiều nhà sản xuất thiết bị điện tử lớn trên thế giới, các nhà sản xuất vật liệu bán dẫn, và các công ty liên quan tới các hoạt động phát triển công nghệ thông tin), Yanamashi (nơi có công nghiệp điện máy rất phát triển và nhiều tiềm năng)… Lúc đầu các doanh nghiệp hỗ trợ ngành điện tử cũng hoạt động theo mô hình hình tháp của các doanh nghiệp hỗ trợ ô tô – hình thành nên các cụm công nghiệp của các doanh nghiệp có cùng hoạt động, bổ trợ cho sự phát triển của doanh nghiệp chính trong mối quan hệ chặt chẽ và lâu dài của các keiretsu. Từ những năm 60 – 70, để đối phó với những quy định về hạn chế nhập khẩu đồng thời đối phó với việc giá cả lao động trong nƣớc tăng cao, các doanh nghiệp điện tử của Nhật Bản bắt đầu đƣợc chuyển sang khu vực Đông Nam Á nhằm tìm kiếm nguồn nhân công tốt và rẻ. Tốc độ mở rộng sản xuất ra nƣớc ngoài càng tăng mạnh vào những năm 80 và 90. Các cơ sở sản xuất tủ lạnh cỡ nhỏ đƣợc chuyển sang Thái Lan, còn sản xuất đầu máy video thông thƣờng đƣợc đƣa sang Malaixia. Tại Việt Nam, các hãng lớn nhƣ Sony, JVC, Toshiba, Sharp, Fujitsu đã lập liên doanh riêng [29]. Năm 1992, đã có 241 nhà máy điện tử dân dụng của Nhật Bản đƣợc thành lập tại các cơ sở ngoài nƣớc Nhật (cả nhà máy sản xuất lắp ráp và nhà máy sản xuất linh kiện ) trong đó Châu Á có 128 nhà máy, Châu Âu có 47 nhà máy, Bắc Mỹ có 44 nhà máy, các nơi khác là 24; có 168 các nhà máy điện tử công nghiệp có nhà máy sản xuất ở nƣớc ngoài với 75 nhà máy ở Châu Á, 38 nhà máy ở Châu Âu, 48 nhà máy ở Bắc Mỹ, và 7 nhà máy ở các nơi khác[14]. Sau làn sóng chuyển giao cơ sở sản xuất ồ ạt của các doanh nghiệp điện tử lớn nhỏ ra khỏi thị trƣờng Nhật, các nhà xuất khẩu và nhập khẩu của Nhật Bản gặp không ít khó khăn nhƣng cũng đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất linh kiện điện tử Nhật Bản có cơ hội tiếp cận nhiều thị trƣờng mới, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu và đồng thời tạo cho các nhà máy của Nhật Bản tại các thị trƣờng có nhiều cơ hội nhập khẩu linh kiện điện tử từ các doanh nghiệp sản xuất linh kiện tại các nƣớc bản địa. Xem xét giá trị xuất nhập khẩu linh kiện và thiết bị điện tử của Nhật từ năm 2008 đến 09/2009 (đƣợc trình bày52 trong hình 2.14 dƣới đây) ta thấy xu hƣớng biến động của tình hình sản xuất, xuất khẩu và nhập khẩu linh kiện của công nghiệp hỗ trợ Nhật Bản diễn ra cùng chiều. Phần lớn các sản phẩm linh kiện điện tử sản xuất ra đƣợc xuất khẩu ra thị trƣờng ngoài nƣớc, điều này hoàn toàn phù hợp với mục tiêu sản xuất hƣớng tới xuất khẩu và đồng thời cũng cho thấy hầu hết các cơ sở sản xuất và lắp ráp điện tử của Nhật Bản ngày nay không nằm trong nƣớc Nhật mà đã đƣợc di chuyển ra ngoài , do đó tình hình nhập khẩu linh kiện cũng có biến động tƣơng tự với tình hình xuất khẩu. Hình 2.14: Giá trị xuất nhập khẩu phụ kiện và thiết bị điện tử của Nhật Bản năm 2008 – 9/2009 Nguồn: Japan Electronic and Information Technology Industries Association Trong đó: - - - Giá trị nhập khẩu Giá trị xuất khẩu -- - - -- Giá trị sản xuất Chi tiết các loại linh kiện và giá trị cụ thể của chúng trong khoảng thời gian này đƣợc trình bày trong phụ lục 4 và phụ lục 5. Trong đó ta thấy có hai điểm nổi bật: - Giá trị xuất nhập khẩu linh kiện điện tử 2008 của Nhật Bản có biến động theo chiều hƣớng giảm dần, tuy đến quý III/2009 có nhích lên chút ít nhƣng vẫn giảm về giá trị so với đầu 2008. Điều này phản ánh một thực tế là các nhà máy điện tử của Nhật Bản trong hai năm qua đã gặp khó khăn rất lớn do khủng hoảng kinh tế, hoạt động sản xuất bị ảnh hƣởng. Công nghiệp sản xuất IC của Nhật Bản là một ví dụ: Năm 2008, công nghiệp sản xuất IC của Nhật Bản chìm trong khủng hoảng, một loạt các nhà máy nhƣ Fujitsu, NEC Electronics và Renesas Technology đƣa ra kế hoạch củng cố các nhà máy sản xuất không phù hợp và lên kế hoạch cho việc cắt giảm các nhà máy cũ. Theo dự tính đến 03/2010, NEC sẽ đóng cửa dây chuyền công nghệ 150 mm ở Roseville (California Mỹ) và ở Kawajiri (Nhật) sớm hơn sáu 0200000400000600000800000100000001/0803/0805/0808/0810/0812/0802/0904/0906/0908/09Triệu Yên53 tháng so với dự định ban đầu; Renesas Technology Inc sẽ đóng cửa dây chuyền 120mm tại nhà máy ở Kofu; Fujitsu Ltd. (Tokyo) sẽ nhập ba dây chuyền 150 mm thành 1, bốn dây truyền 200mm thành ba đồng thời cắt giảm chi phí hoạt động hỗ trợ bằng cách loại trừ những hoạt động chồng chéo giữa các nhóm sản xuất. Đây là hệ quả tất yếu khi những công ty bán dẫn lớn của Nhật Bản công bố số thua lỗ trong năm tài chính 2008 vào tháng 3/2009. Theo đó, Toshiba dự tính lỗ 3.22 tỷ đô-la, NEC Electronics 611 triệu và Renesas dự đoán lỗ khoảng 1.22 tỷ đô la. Fujitsu thông báo, bộ phận sản xuất linh kiện điện tử của họ lỗ 316 triệu đô la [8]. - Trong cơ cấu các mặt hàng xuất nhập khẩu phụ kiện, các mặt hàng có giá trị cao, hàm lƣợng công nghệ lớn vẫn chiếm ƣu thế và mang lại giá trị xuất nhập khẩu lớn. Ngày nay xuất phát từ nhu cầu và thị hiếu của ngƣời tiêu dùng khắp thế giới về những chiếc máy tính công nghệ cao, những chiếc điện thoại di động ngày có nhiều tính năng, những chiếc ti vi ngày càng gọn nhỏ nhƣng có độ tƣơng phản và độ sắc nét ƣu việt, do đó các sản phẩm bán dẫn nhƣ IC ( con chip nhỏ gọn nhƣng có chất lƣợng cao – chi phối hầu hết hoạt động của các thiết bị điện tử), các phụ kiện cho công nghệ LCD (công nghệ màn hình tinh thể lỏng) từ Nhật Bản ngày càng đƣợc ƣa chuộng. Tỷ lệ các linh kiện này luôn chiếm tới hơn 30% trong tổng lƣợng linh kiện đƣợc sản xuất, xuất khẩu và nhập khẩu. Xuất phát từ thực tế là các doanh nghiệp sản xuất điện tử của Nhật Bản có mặt ở hầu khắp các quốc gia trên thế giới với cơ sở sản xuất, lắp ráp cũng nhƣ các nhà máy sản xuất linh kiện, phụ kiện, thị trƣờng xuất nhập khẩu linh kiện điện tử của Nhật Bản ở hầu khắp các khu vực trên thế giới nhƣ Bắc Mỹ, Châu Á, Châu Âu và các khu vực còn lại trên thế giới trong đó Châu Á là nơi đƣợc nhiều các doanh nghiệp sản xuất điện tử Nhật Bản quan tâm đầu tƣ những năm gần đây. Ngay từ năm 1992, các quốc gia ASEAN, Trung Quốc và Hồng Kông là những nƣớc có kim ngạch xuất nhập khẩu linh kiện điện tử Nhật Bản tăng mạnh và hiện nay Châu Á vẫn là thị trƣờng chiến lƣợc đối với các doanh nghiệp điện tử Nhật Bản. Thành công của các doanh nghiệp hỗ trợ công nghiệp Nhật Bản có đƣợc là do * Các doanh nghiệp có chính sách đầu tƣ vào R&D rất tốt * Dù mở rộng các nhà máy ra sản xuất ở nƣớc ngoài, các doanh nghiệp Nhật Bản vẫn luôn tự mình nắm giữ, thực hiện những chi tiết, bộ phận, công đoạn then chốt tạo nên phần cốt lõi của sản phẩm ở trong nƣớc54 * Các doanh nghiệp tự xây dựng chuỗi cung ứng riêng của mình, một số còn tự tạo máy công cụ thực hiện sản xuất, thực hiện cung ứng sản phẩm theo phƣơng thức “just intime delivery” để giảm chi phí lƣu kho, chi phí vận chuyển đồng thời bảo tồn đƣợc bí mật công nghệ. Tuy có vị trí cao trong thị phần linh kiện điện tử, các doanh nghiệp hỗ trợ Nhật Bản cũng gặp khá nhiều khó khăn từ sự cạnh tranh của các doanh nghiệp nƣớc ngoài cùng lĩnh vực. Thời gian gần đây, châu Á nổi lên nhƣ trung trâm sản xuất hàng điện tử mới. Hàn Quốc và Đài Loan hiện vƣợt Nhật Bản về một số lĩnh vực. Ví dụ về mặt hàng linh kiện bán dẫn DRAM, Hàn Quốc đã hơn Nhật Bản. Ban đầu, Nhật Bản thua trong cuộc cạnh tranh giá cả, sau đó thua cả về kỹ thuật và kết quả là Hàn Quốc chiếm nhiều thị phần hơn. Còn Đài Loan vƣợt qua Nhật Bản về sản xuất bo mạch chính (mother board) của máy vi tính. Bây giờ Đài Loan là nƣớc sản xuất lớn nhất trên thế giới về bo mạch chính của máy vi tính. Nhìn toàn diện, các nƣớc này không sánh kịp Nhật Bản nhƣng trong một số lĩnh vực kể trên, họ đã vƣợt hẳn Nhật Bản. Để tiếp tục phát triển trong thời gian tới, các doanh nghiệp hỗ trợ Nhật Bản cần có những chuyển hƣớng cho phù hợp để thích nghi với môi trƣờng kinh doanh còn rất nhiều biến động. 2.2.2.2 Quan hệ giữa công nghiệp hỗ trợ v à công nghiệp chính Có thể nói thành công mà các doanh nghiệp điện tử Nhật Bản đạt đƣợc ngày hôm nay với tƣ cách là nƣớc đứng thứ hai thế giới về sản xuất điện tử với các mặt hàng điện tử có mặt tại hầu khắp các quốc gia trên thế giới với giá trị sản xuất hàng điện tử gia dụng tính đến hết 09/2009 lên tới 1.530.412 triệu Yên Nhật, giá trị xuất khẩu lên tới 752.851 triệu yên Nhật có sự đóng góp không nhỏ của công nghiệp hỗ trợ trong lĩnh vực điện tử. Các doanh nghiệp cung cấp đã giúp cho doanh nghiệp lớn đảm bảo đƣợc quy trình sản xuất, tạo ra các sản phẩm có chất lƣợng và đồng đều, tạo nên uy tín của mặt hàng điện tử Nhật Bản trên thị trƣờng. Tuy chỉ là các doanh nghiệp nhỏ nhƣng các doanh nghiệp hỗ trợ điện tử Nhật Bản đã biết cá biệt hóa sản phẩm của mình, biến nó thành những khâu, những phần quan trọng của nhiều quy trình sản xuất, tạo nên giá trị cốt lõi của thành phẩm. Thời gian đầu, mối quan hệ giữa doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp hỗ trợ rất khăng khít tạo nên liên minh giữa các doanh nghiệp, thời gian sau này mối quan hệ giữa hai bên có sự thay đổi. Nhật Bản dần chuyển giao công nghệ sang các nƣớc theo mô hình “đàn sếu bay”, đối với các sản phẩm công nghiệp đắt tiền doanh55 nghiệp tự sản xuất, lắp ráp trong các xí nghiệp của mình hoặc sử dụng các nhà cung cấp Nhật bản trong những linh kiện có tính quyết định còn gọi là linh kiện cốt lõi, còn các công nghệ sản xuất đơn giản không đòi hỏi kỹ thuật cao, có thể sản xuất đại trà thì sử dụng ngay các nhà cung cấp tại thị trƣờng nội địa. Quan hệ giữa nhà cung cấp và doanh nghiệp chính trở nên tƣơng đối độc lập, các nhà sản xuất hỗ trợ độc lập tƣơng đối so với các nhà cung cấp, ngƣời cung cấp có thể tự do lựa chọn và tìm kiếm những nhà nhập khẩu phù hợp với giá cả có lợi nhất tƣơng tự nhƣ công nghiệp hỗ trợ ô tô. 2.2.3 Công nghiệp hỗ trợ dệt may 2.2.3.1 Sản phẩm và thị trường Cùng với công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô, điện tử, công nghiệp hỗ trợ trong dệt may của Nhật Bản cũng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế Nhật Bản nửa đầu thế kỷ 20. Tính đến hết năm 2007, công nghiệp dệt may của Nhật Bản có khoảng 52.858 doanh nghiệp tham gia với lực lƣợng lao động lên tới 423.861 ngƣời [16]. Để hỗ trợ cho sự phát triển của công nghiệp dệt may, ngay từ những năm 1920, các cụm công nghiệp dệt may đã đƣợc hình thành và phát triển nhƣ cụm công nghiệp thành phố Kiryu (tại quận Gumma), cụm công nghiệp Fukui và Ishikawa, cụm công nghiệp Komatsu (tại quận Ishikawa), cụm công nghiệp Nishiwaki (Hyogo), cụm công nghiệp Gifu…các cụm công nghiệp này chuyên sản xuất các loại sợi, tơ tằm thủ công, sợi nhân tạo, sợi tổng hợp phục vụ cho công nghiệp dệt may. Một số sản phẩm chính của công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may gồm có: - Các loại sợi hoá học. Hình 2.15: Sản lƣợng sợi hóa học của Nhật bản Nguồn: Japan Chemical Fiber Association 010020030040050060070019992000200120022003200420052006200720081000 tấnVinylonNylonAcrylicPolyesterPoly-polyesterCác loại khácCenlulozơ56 Hình 2.15 cho thấy, các loại sợi hóa học rất đa dạng gồm vinylon, nylông, acrylic, polyester, poly – propylene và các loại sợi cenlulo khác, trong đó sợi polyester nhân tạo chiếm tỷ trọng lớn nhất và luôn giữ ổn định ở mức trên dƣới 40% trong sản lƣợng sản xuất trong nhiều năm. Tính đến hết năm 2008, tổng sản lƣợng sợi hóa học Nhật Bản sản xuất đƣợc là 1.071 ngàn tấn, giảm 572 ngàn tấn so với tổng sản lƣợng năm 2000 là năm có tổng sản lƣợng sợi hóa học sản xuất đƣợc lớn nhất. Tổng sản lƣợng sợi hóa học của Nhật Bản đã giảm dần theo thời gian do những khó khăn từ môi trƣờng kinh doanh nhƣng tỷ lệ các loại sợi sản xuất đƣợc vẫn giữ đƣợc tỷ lệ ổn định tƣơng đối trong tổng số lƣợng sợi nhân tạo sản xuất đƣợc. - Thừng bện: Hình 2.16: Sản lƣợng thừng bện của Nhật bản Nguồn: Japan Chemical Fiber Association Từ năm 1999 đến hết 2008, tổng sản lƣợng sản xuất thừng bện của Nhật Bản cũng có xu hƣớng giảm dần theo năm tƣơng tự nhƣ đối với các loại sợi hóa học. Năm 1999, tổng sản lƣợng thừng bện là 187.000 tấn, đến hết năm 2008, tổng sản lƣợng giảm xuống chỉ còn 61.000 tấn; trong đó thừng hóa học luôn chiếm tới 85% và có xu hƣớng giảm nhiều về giá trị hơn so với thừng làm từ viscose (loại sợi tơ tằm dùng để làm thừng nhân tạo) ( Năm 2008, thừng hóa học giảm 106 ngàn tấn so với năm 1999 trong khi thừng viscose chỉ giảm 19 ngàn tấn)[16]. - Sản phẩm dệt và sản phẩm đan: Sản lƣợng sản xuất sản phẩm dệt hay đan đều chủ yếu tập trung vào sợi tổng hợp và sợi hóa học (gồm: sợi tổng hợp, sợi tự nhiên) 02040608010012014016018019992000200120022003200420052006200720081000 tấnThừng vitcôThừng tổng hợp57 chiếm tới đến 96% lƣợng sản xuất và biến động theo xu hƣớng đi xuống với sản lƣợng các sản phẩm khác phản ánh sự khó khăn của ngành dệt may Nhật Bản trong những năm gần đây. Từ những năm 80 trở lại đây, từ một nƣớc xuất khẩu dệt may, Nhật Bản trở thành một trong những nƣớc nhập khẩu dệt may lớn với chênh lệch cán cân xuất và nhập luôn ở mức âm. (xem bảng 2.3) Bảng 2.3 : Chênh lệch cán cân xuất nhập khẩu hàng dệt may của Nhật Bản giai đoạn 2001 - 2008 Đơn vị: triệu USD 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Nhập khẩu (A) Quần áo và đồ dệt may 24625 22765 25127 27872 28852 30472 30696 33233 Sợi dệt 829 734 758 774 687 686 661 734 Sợi 945 926 1067 1150 1038 1108 1154 1208 Các loại vải 1019 890 1024 1180 1197 1223 1205 1274 Hàng thành phẩm 21832 20215 22278 24769 25930 27455 27676 30017 Quần áo 19092 17529 19372 21538 22385 23646 23788 25601 Các loại khác 2739 2686 2906 3230 3545 3809 3888 4416 Xuất khẩu (B) Quần áo và đồ dệt may 7531 7356 7785 8616 8336 8405 8788 9115 Sợi dệt 962 961 974 1008 1058 1106 1273 1244 Sợi 956 907 899 992 980 1021 1063 1103 Các loại vải 3504 3314 3436 3731 3438 3339 3291 3349 Hàng thành phẩm 2109 2174 2476 2885 2860 2939 3161 3419 Cán cân thương mại (B - A)) -17094 -15409 -17342 -19256 -20516 -22067 -21908 -24118 Nguồn: Japan Chemical Fiber Association Chênh lệch giữa xuất và nhập dệt may của Nhật Bản trong năm 2001 chỉ có 17.094 triệu đô la Mỹ, nhƣng tính tới cuối năm 2008 con số này đã là 24.118 triệu đô la Mỹ, tăng 141.1%. Hàng thành phẩm là loại hàng có lƣợng nhập siêu lớn nhất trong cơ cấu hàng hóa dệt may của Nhật Bản, là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tình trạng nhập siêu trong dệt may hiện nay tại Nhật Bản. Các thị trƣờng xuất nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may chính của Nhật Bản đƣợc thể hiện trong bảng 2.4 và 2.5 dƣới đây:58 Bảng 2.4: Nhập khẩu phụ kiện dệt may của Nhật Bản theo khu vực (2003 -2008) Khu vực 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Đông Nam á Hàn quốc Đài Loan Hồng Kong Trung Quốc ASIA India/Pakistan 21,245 632 277 72 17,945 1,851 350 23,749 610 342 84 20,206 2,022 370 24,866 730 337 72 21,144 2,094 385 26,497 640 356 82 22,736 2,165 416 26,872 551 388 59 23,069 2,311 395 29,365 565 400 47 25,073 2,715 443 Tây Á 78 91 101 37 37 27 Tây Âu 2,314 2,457 2,337 2,364 2,324 2,301 Đông Âu 84 105 125 144 153 161 Băc Mỹ - Mỹ 510 482 541 515 579 550 559 533 452 430 445 420 Mỹ La tinh 80 82 87 93 85 80 Châu Phi 43 55 55 73 90 106 Châu Úc 16 20 16 19 20 14 Tổng 24,370 27,099 28,166 29,786 30,035 32,499 Nguồn: Japan Chemical Fiber Association Bảng 2.5: Xuất khẩu phụ kiện dệt may của Nhật theo khu vực (2003 -2008) Khu vực 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Đông Nam á Hàn quốc Đài Loan Hồng Kong Trung Quốc ASIA India/Pakistan 5,978 445 328 880 3,195 960 70 6,613 435 397 994 3,562 1,044 89 6,371 418 353 861 3,490 1,070 98 6,276 421 303 826 3,462 1,081 107 6,335 442 293 829 3,431 1,167 100 6,471 456 302 795 3,410 1,337 106 Tây Á 299 342 333 353 428 505 Tây Âu 679 730 705 794 927 992 Đông Âu 22 29 40 42 62 90 Băc Mỹ - Mỹ 607 572 685 649 669 638 716 686 772 742 743 713 Mỹ La tinh 42 43 44 51 55 69 Châu Phi 82 91 103 121 154 191 Châu Úc 77 82 70 51 55 54 Tổng 7,785 8,616 8,336 8,405 8,788 9,115 Nguồn: Japan Chemical Fiber Association- 59 - Bảng 2.4 và 2.5 cho thấy Châu Á trong đó có Trung Quốc và Đông Nam Á là hai thị trƣờng xuất khẩu và nhập khẩu hàng đầu các sản phẩm sợi, vải của Nhật Bản. Sở dĩ nhƣ vậy là do xu hƣớng di chuyển cơ sở sản xuất dệt may ra khỏi lãnh thổ Nhật Bản từ những năm 1980 nhằm đối phó với sự tăng giá của đồng Yên, tận dụng giá nhân công rẻ tại các thị trƣờng ngoài nƣớc. Năm 1988, Nhật Bản đã có 106 công ty dệt may đầu tƣ 149 triệu đô la mỹ vào thị trƣờng Châu Á, năm 1992, khối lƣợng đầu tƣ đã tăng lên gấp đôi với 252 doanh nghiệp Nhật Bản đầu tƣ 227 triệu đô la mỹ vào các nƣớc Châu Á ( chiếm 81% các doanh nghiệp Nhật Bản và 53% lƣợng vốn đầu tƣ ra nƣớc ngoài) [25]. Lúc đầu Nhật Bản xây dựng cơ sở sản xuất ngoài nƣớc theo hƣớng xuất khẩu các loại nguyên liệu và nhập về các sản phẩm thành phẩm, về sau theo sự mở rộng của quá trình đầu tƣ ra nƣớc ngoài, các nhà đầu tƣ Nhật Bản tiến hành đầu tƣ xây dựng các nhà máy sản xuất các loại vải, phụ kiện ngay ở ngoài nƣớc để xuất khẩu vào thị trƣờng Nhật, thị trƣờng nƣớc nhận đầu tƣ và các nƣớc khác trên thế giới. Chính vì vậy, lƣợng xuất khẩu so với lƣợng nhập khẩu có sự chênh lệch lớn và có xu hƣớng tăng theo thời gian. 2.2.3.2 Mối quan hệ với ngành công nghiệp chính Không có một ngành nào tại Nhật Bản lại có sự thay đổi đột ngột giống nhƣ ngành công nghiệp dệt may. Từ một nƣớc xuất khẩu dệt may lớn, Nhật Bản trở thành một nƣớc nhập khẩu hàng đầu thế giới. Mặc dù công nghiệp sản xuất hỗ trợ dệt may của Nhật Bản đƣợc đầu tƣ với máy móc công nghệ hiện đại, sản xuất ra các sản phẩm đa dạng và có chất lƣợng nhƣng sức cạnh tranh của ngành công nghiệp hỗ trợ này không đủ lớn để cạnh tranh với các sản phẩm hỗ trợ với giá cả cạnh tranh hơn đƣợc nhập khẩu từ bên ngoài, đặc biệt là từ Trung Quốc. Ngành công nghiệp hỗ trợ dệt may trong nƣớc của Nhật Bản bắt đầu giảm tính cạnh tranh từ sau những năm 1970 do các sản phẩm vải của Nhật Bản có giá thành cao do tốc độ công nghiệp hóa quá nhanh dẫn tới việc tăng lƣơng và tăng chi phí sản xuất trong nƣớc. Làn sóng chuyển dời nguồn lực ra nƣớc ngoài nhƣ trong các ngành công nghiệp hỗ trợ khác bắt đầu, lúc đầu là việc đầu tƣ sản xuất thành phẩm ở ngoài nƣớc, dần dần việc đầu tƣ đƣợc tiến hành dài hạn hơn với việc đầu tƣ vào đánh sợi, dệt , nhuộm, hoàn thiện và cả sản xuất sợi nhân tạo. Đến những năm 1980, nhiều loại vải của Nhật Bản mất dần sức cạnh tranh trên thị trƣờng thế giới, sản lƣợng sản xuất vải và- 60 - phụ kiện giảm sút trong khi nhu cầu trong nƣớc lại có chiều hƣớng tăng lên. Công nghiệp hỗ trợ dệt may không thể đáp ứng đủ nhu cầu trong nƣớc và toàn bộ những khoảng trống trong nhu cầu về sản phẩm hỗ trợ đó đƣợc lấp đầy bằng việc nhập khẩu. Thời gian gần đây, xu hƣớng nhập khẩu sản phẩm hỗ trợ có chiều hƣớng giảm thay vào đó là việc nhập khẩu sản phẩm thành phẩm, Trung Quốc là nƣớc chi phối thị trƣờng này tại Nhật Bản, năm 2004 thị phần dệt may của Trung Quốc tại Nhật Bản đạt 26,6 tỷ đô la Mỹ chiếm 74%[30]. 2.3. Đánh giá về công nghiệp hỗ trợ của Nhật Bản 2.3.1. Ưu điểm Khi nhận định về công nghiệp hỗ trợ của Nhật Bản, ngƣời ta có thể nhận thấy có một số ƣu điểm nổi bật. Trƣớc hết, đó là một nền công nghiệp đƣợc xây dựng một cách đồng bộ và hoạt động hiệu quả: Ngay trong quá trình công nghiệp hóa, Nhật Bản đã thấy đƣợc vai trò và tầm quan trọng của công nghiệp hỗ trợ đối với sự phát triển của công nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung, từ đó Nhật Bản đã có những đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách về phát luật, những hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật đúng đắn, nhất quán và linh hoạt cho mảng công nghiệp này từ đó tạo dựng và phát triển một nền công nghiệp hỗ trợ vững chắc tạo đà cho việc phát triển các ngành công nghiệp chính. Thứ hai, công nghiệp hỗ trợ của Nhật Bản là một nền công nghiệp hỗ trợ dựa trên công nghệ khoa học, kỹ thuật tiên tiến và hiện đại: Hoạt động nghiên cứu và phát triển trong công nghiệp hỗ trợ của Nhật Bản là một hoạt động thƣờng xuyên, liên tục. Nó đã trở thành một phần gắn bó không thể tách rời khỏi hoạt động của các doanh nghiệp hỗ trợ. Nhờ biết quan tâm đầu tƣ đúng cho hoạt động nghiên cứu và phát triển này, Nhật Bản đã trở thành một trong những nƣớc luôn tiên phong đi đầu, và có nhiều thành tựu trong hoạt động nghiên cứu phát triển. Các doanh nghiệp hỗ trợ Nhật Bản sản xuất sản phẩm trên những dây chuyền tiên tiến, sản xuất ra các sản phẩm có yêu cầu về độ chính xác cao và tinh tế phục vụ đƣợc những nhu cầu chuyên biệt, cá biệt hóa sản phẩm, nâng cao giá trị thị trƣờng của sản phẩm. Thứ ba, yếu tố con ngƣời đƣợc quan tâm, coi trọng. Con ngƣời ở đây đƣợc hiểu là gồm cả những ngƣời quản lý và đội ngũ nhân công. Chất lƣợng nguồn nhân- 61 - lực luôn là vấn đề đƣợc các doanh nghiệp hỗ trợ Nhật Bản đề cao vì nó là một trong các yếu tố quan trọng cấu thành nên giá trị sản phẩm và là nhân tố quan trọng quyết định tới quá trình đổi mới không ngừng các sản phẩm hỗ trợ cũng nhƣ công nghệ, dây truyền sản xuất nên các sản phẩm này. 2.3.2. Nhược điểm Tuy có nền công nghiệp hỗ trợ phát triển nhƣng nền công nghiệp hỗ trợ của Nhật Bản cũng không tránh khỏi một số tồn tại cần đƣợc khắc phục. Thứ nhất, trong ngành công nghiệp hỗ trợ của Nhật Bản, lực lƣợng chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong đó có rất nhiều các doanh nghiệp có quy mô rất nhỏ ( chỉ gồm từ 5 – 10 lao động) do vậy các doanh nghiệp nhỏ này thƣờng rất dễ chịu tác động từ những ảnh hƣởng của môi trƣờng, ví dụ nhƣ một động thái nhỏ trong việc giá xăng dầu thế giới tăng, hay việc đồng Yên tăng giá so với các ngoại tệ khác, khủng hoảng kinh tế thế giới dẫn tới sự khó khăn trong môi trƣờng kinh doanh của các doanh nghiệp, nền kinh tế khó khăn khiến việc tiếp cận các nguồn vốn để đổi mới, cải tiến sản xuất nhằm thích nghi với tình hình mới, quá trình toàn cầu hóa diễn ra một cách nhanh chóng, các nền kinh tế mới nổi hoạt động sôi nổi và đầy cạnh tranh với các sản phẩm có chất lƣợng và giá cả cạnh tranh hơn… tất cả những yếu tố này tác động lên hoạt động của doanh nghiệp và những doanh nghiệp nhỏ phải chịu nhiều áp lực, nếu không linh hoạt để thích nghi, doanh nghiệp đó sẽ không thể tồn tại. Do vậy trong những năm gần đây, số lƣợng các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật Bản phá sản hay tuyên bố phá sản đã tăng lên, những mối quan hệ chặt chẽ giữa doanh nghiệp hỗ trợ và doanh nghiệp chính cũng dần thay đổi dƣới tác động của toàn cầu hóa, nhiều doanh nghiệp hỗ trợ sau khi sản xuất phải tự tìm đầu ra cho sản phẩm của mình và không ít doanh nghiệp không thể thích nghi. Thứ hai, con ngƣời là yếu tố thành công trong công nghiệp hỗ trợ của Nhật Bản nhƣng cũng chính con ngƣời cũng là yếu tố hiện đang gây trở ngại cho quá trình phát triển công nghiệp hỗ trợ của Nhật Bản. Cơ cấu dân số của Nhật Bản đang biến chuyển theo chiều hƣớng xấu, lƣợng ngƣời già tăng lên đồng nghĩa với việc những nhân công có tay nghề trong các doanh nghiệp trong đó có doanh nghiệp hỗ trợ đang già đi, trong khi lƣợng lao động trẻ tham gia vào hoạt động công nghiệp hỗ trợ có xu hƣớng giảm xuống do thanh niên thời nay thích hƣớng vào các ngành- 62 - nghề, lĩnh vực mới nhƣ du lịch, dịch vụ,… Nhiều thanh niên Nhật Bản không muốn tiếp tục sự nghiệp gia đình trong các doanh nghiệp sản xuất phụ trợ nhỏ mà thích đi làm thuê cho những doanh nghiệp lớn với thu nhập cao và ổn định, trong tƣơng lai điều này sẽ ngày càng gây khó khăn cho việc duy trì và phát triển công nghiệp hỗ trợ của Nhật Bản. Dù còn có những hạn chế cần khắc phục nhƣng những gì mà ngành công nghiệp hỗ trợ của Nhật Bản đã làm đƣợc trong nhiều năm qua và vai trò của nó đối với sự phát triển của công nghiệp Nhật Bản, kinh tế Nhật Bản là điều không thể phủ nhận, những thành tựu đó có đƣợc là do sự kết hợp của nhiều yếu tố nhƣ môi trƣờng chính sách, hỗ trợ của chính phủ, hoạt động nghiên cứu phát triển, đầu tƣ máy móc thiết bị, nhân tố con ngƣời…Những kinh nghiệm phát triển công nghiệp hỗ trợ của Nhật Bản là những bài học quý báu mà Việt Nam có thể học hỏi để phát triển một nền công nghiệp hỗ trợ vững chắc tại Việt Nam.- 63 - CHƢƠNG III: PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VIỆT NAM TỪ KINH NGHIỆM CỦA NHẬT BẢN Công nghiệp hỗ trợ là một khái niệm còn khá mới mẻ đối với Việt Nam, trong thời gian gần đây tuy khái niệm công nghiệp hỗ trợ đã đƣợc nhắc đến nhiều hơn và giành đƣợc nhiều sự quan tâm chú ý của các doanh nghiệp, các nhà đầu tƣ hơn nhƣng theo nhận định chung của các cơ quan chức năng, chuyên gia trong Hội thảo quốc gia lần thứ nhất về “Chƣơng trình hành động về phát triển công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam” năm 2008 thì công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam vẫn còn đang yếu kém và sơ khai [9]. Hầu hết các ngành công nghiệp lớn đều phải nhập khẩu nguyên phụ liệu ở nƣớc ngoài để sản xuất. Ngành dệt may hàng năm xuất khẩu mang về cho đất nƣớc hàng tỷ đô la nhƣng phần lớn số ngoại tệ đó đƣợc sử dụng để nhập khẩu nguyên liệu, phụ kiện phục vụ cho sản xuất của ngành. Hơn hai mƣơi năm phát triển công nghiệp theo hƣớng công nghiệp hóa, đầu tƣ nƣớc ngoài có nhiều biến chuyển và hội nhập ngày một sâu rộng hơn vào những sân chơi lớn của thế giới nhƣ AFTA và WTO nhƣng ngành “xƣơng sống” để sản xuất thành phẩm là công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam lại phát triển quá yếu kém, các doanh nghiệp Việt Nam không sản xuất nổi cái ốc vít, đó là câu chuyện mới nghe có vẻ cƣờng điệu nhƣng lại là thực tế năm 2003 của công ty Fujisu khi mới đầu tƣ vào Việt Nam, đại diện công ty đã tìm tới 64 doanh nghiệp trong nƣớc nhƣng không mua nổi chỉ một cái ốc vít [11]. Câu chuyện về ngành công nghiệp hỗ trợ trong nƣớc đã đƣợc đƣa ra bàn bạc, tìm cách tháo gỡ trong hơn chục năm nhƣng đến nay vẫn chỉ là bộ phim dài tập chƣa đến hồi kết. Đại sứ Nhật Bản Mitsuo Sakaba bắt đầu quan tâm đến công nghiệp hỗ trợ khi nhậm chức vào đầu năm 2008. Ông Sakaba đã “sốc mạnh” khi biết thực trạng ngành công nghiệp hỗ trợ nội địa đã cản trở doanh nghiệp Nhật đầu tƣ vào đất nƣớc ông sắp làm đại sứ. "Tôi đã sốc khi phát hiện tỷ lệ cung ứng hàng hóa tại Việt Nam cho các doanh nghiệp Nhật trong quy trình chế tạo còn rất thấp, phần lớn các linh kiện đều phải nhập ngoại. Vấn đề phát triển công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam có quá nhiều việc phải làm”, ông Sakaba chia sẻ [27].- 64 - Những thực tế đáng buồn đó cho thấy sự cần thiết phải phát triển công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam để tạo nền tảng cho sự phát triển nền công nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung những năm tới. Chủ đề phát triển công nghiệp hỗ trợ là một chủ đề nóng đƣợc đề cập nhiều trong những cuộc hội thảo cấp cơ sở, cấp ngành, cấp quốc gia về phát triển công nghiệp và một trong những giải pháp hay đƣợc nhắc tới là việc học hỏi kinh nghiệm phát triển công nghiệp hỗ trợ từ các nƣớc đã phát triển thành công công nghiệp hỗ trợ, và Nhật Bản chính là ví dụ điển hình nhất mà từ đó Việt Nam có thể rút ra cho mình những bài học quý báu trong việc phát triển công nghiệp hỗ trợ. * Định hƣớng cho sự phát triển công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam đến 2020 Công nghiệp hỗ trợ có vai trò lớn đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam, do đó Việt Nam cần xây dựng và phát triển một nền công nghiệp hỗ trợ phù hợp với tình hình kinh tế xã hội của Việt Nam, và với bối cảnh của thế giới. Việt Nam phải phát triển CNHT thông qua việc tham gia tích cực vào mạng lƣới sản xuất khu vực và trở thành một mắt xích chủ chốt trong mạng lƣới đó. Việt Nam không nên tự đề ra mục tiêu tự sản xuất và cấu trúc công nghiệp hội nhập theo chiều dọc vì không một nƣớc nào có thể thực hiện đƣợc quá trình sản xuất một mình. Thay vào đó, Việt Nam nên xây dựng một nền tảng sản xuất tận dụng những thuận lợi của mạng lƣới này. Chất lƣợng và độ lớn của mạng lƣới mà Việt Nam xây dựng sẽ quyết định khả năng cạnh tranh của Việt Nam. Nhƣ vậy, nƣớc láng giềng sẽ vừa là đối tác sản xuất, vừa là đối thủ cạnh tranh. Việt Nam cần thoát khỏi nền sản xuất lắp ráp đơn giản theo đơn đặt hàng của nƣớc ngoài để thành một đối tác không thể thay thế trong mạng lƣới sản xuất toàn cầu. Để làm đƣợc điều đó Việt Nam cần có Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2010 và tầm nhìn 2020, căn cứ vào nhu cầu và thực tế đất nƣớc, Việt Nam xác định phát triển công nghiệp hỗ trợ có chọn lọc dựa trên tiềm năng, lợi thế so sánh của mình và phân công lao động quốc tế, với những công nghệ tiên tiến, có tính cạnh tranh cao, ban đầu gắn với mục tiêu nội địa hóa các sản phẩm công nghiệp chủ lực, sau đó phấn đấu trở thành một bộ phận trong dây chuyền sản xuất quốc tế của các công ty, tập đoàn đa quốc gia; phát triển theo hƣớng phát huy tối đa năng lực đầu tƣ của các thành phần kinh tế, đặc biệt của các đối tác chiến lƣợc của các- 65 - công ty, tập đoàn đa quốc gia; phát triển phù hợp với những xu thế và đặc thù riêng của từng ngành công nghiệp. Cụ thể, Quy hoạch phát triển CNHT giai đoạn đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 đã xác định rõ định hƣớng phát triển CNHT của Chính phủ nhƣ sau: Thứ nhất, phát triển CNHT là khâu đột phá để phát triển nhanh và bền vững các ngành công nghiệp chủ lực của Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc từ nay đến năm 2020. Thứ hai, phát triển CNHT trong xu thế hội nhập phải gắn với phân công hợp tác quốc tế và phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thứ ba, phát triển CNHT trên cơ sở chọn lọc, dựa trên tiềm năng, lợi thế so sánh của Việt Nam, với công nghệ tiên tiến có tính cạnh tranh quốc tế cao, gắn liền với mục tiêu nâng cao giá trị gia tăng trong nƣớc đối với sản phẩm công nghiệp xuất khẩu, và phấn đấu trở thành một bộ phận trong dây chuyền sản xuất quốc tế. Cụ thể, phát triển mạnh các loại CNHT có nhu cầu lớn, trình độ công nghệ không cao, mức đầu tƣ không lớn và có thể phát triển ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đó là các cơ sở sản xuất các loại bao bì, nhãn mác đƣợc sử dụng cho nhiều ngành công nghiệp hạ nguồn (may mặc, giày dép, thực phẩm ...); hay sản xuất các linh kiện bằng nhựa và kim khí. Nhiều ngƣời hoài nghi rằng liệu phát triển các ngành CNHT với “công nghệ thấp” nhƣ vậy có đóng góp đƣợc gì cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện nay không? Tuy nhiên, ngƣợc lại, việc phát triển các ngành sản xuất linh kiện bằng nhựa hay kim khí, hay các công đoạn nhƣ đúc, ép là hiện thực nhất đối với Việt nam nhằm nâng cao năng lực công nghiệp bởi các lý do sau: Thứ nhất, công nghệ sử dụng trong các ngành công nghiệp này có thể áp dụng cho nhiều ngành công nghiệp khác. Ví dụ, công nghệ sử dụng trong ngành điện tử có khả năng áp dụng đối với các ngành sản xuất ô tô, xe máy, máy công nghiệp, máy phát điện... Các sản phẩm cuối cùng có thể thay đổi thƣờng xuyên, và đặc biệt nhanh đối với công nghiệp điện tử. Ví dụ, màn hình tinh thể lỏng (LCD) đã nhanh chóng qua mặt màn hình truyền thống sử dụng đèn hình. Tuy nhiên, các linh kiện nhựa và kim khí cũng nhƣ các công đoạn liên quan sẽ luôn cần thiết cho dù có bất cứ sự thay đổi nào về sản phẩm cuối cùng. Thứ hai, sản xuất các linh kiện nhựa hay kim khí và các công cụ để sản xuất chúng không hoàn toàn là công nghệ thấp, mà đòi hỏi công- 66 - nghệ sản xuất định hƣớng tƣơng đối cao, các sản phẩm điện tử đƣợc cấu thành bởi các linh kiện nhựa và kim khí đƣợc thiết kế hết sức công phu. Các nhà sản xuất loại linh kiện này phải có tay nghề cao bởi chỉ một khiếm khuyết cho dù rất nhỏ trong các linh kiện này có thể ảnh hƣởng đến toàn bộ tính năng cơ học của sản phẩm cuối cùng. Ngoài ra, tay nghề sản xuất, bảo trì và sửa chữa các công cụ nhƣ đúc và nén sẽ góp phần giảm nhẹ chi phí hậu cần và rút ngắn thời gian thực hiện đơn hàng. Hiện tại, Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nƣớc phát triển khác có năng lực cao trong lĩnh vực này. Thứ tƣ, phát triển CNHT theo hƣớng phát huy tối đa năng lực đầu tƣ của các thành phần kinh tế, đặc biệt là các đối tác chiến lƣợc – các công ty, tập đoàn đa quốc gia. Trong đó, tập trung đầu tƣ chiều sâu, đổi mới công nghệ theo hƣớng hiện đại hóa, mở rộng quy mô sản xuất cho các cơ sở sản xuất nguyên, phụ liệu có nhu cầu lớn, trình độ công nghệ phức tạp, mức đầu tƣ lớn, thời hạn xây dựng dài. Đó là các doanh nghiệp sản xuất các loại phụ tùng, bộ phận, chi tiết linh kiện phức tạp của công nghiệp ô tô, xe máy ... Đồng thời chuẩn bị những điều kiện cần thiết để đầu tƣ các ngành CNHT có nhu cầu lớn, trình độ công nghệ phức tạp, mức đầu tƣ lớn, thời hạn xây dựng dài. Đó là các doanh nghiệp sản xuất các loại phụ tùng, bộ phận, chi tiết linh kiện phức tạp của công nghiệp ô tô, xe máy, điện tử dân dụng, vải sợi cao cấp và các phụ liệu khác của công nghiệp may mặc, giày dép ... Thứ năm, phát triển công nghiệp hỗ trợ theo hƣớng tập trung theo từng nhóm ngành công nghiệp để phát huy tối đa hiệu quả cạnh tranh. Để thực hiện những định hƣớng và tầm nhìn 2020 một cách có hiệu quả, ngay từ lúc này, Việt Nam cần phải thực hiện đồng bộ một hệ thống các giải pháp nhằm tăng cƣờng sức mạnh của công nghiệp hỗ trợ nƣớc nhà từ những bài học kinh nghiệm phát triển công nghiệp hỗ trợ của Nhật Bản gồm 3.1 Từ góc độ chính phủ 3.1.1 Tạo chính sách pháp luật ổn định khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ Sự thay đổi không thể dự báo đƣợc trong chính sách của Việt Nam là điều không còn lạ đối với các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Đây chính là cản trở lớn nhất đối với các doanh nghiệp khi muốn đầu- 67 - tƣ vào công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam. Sự bất ổn trong chính sách thƣờng đƣợc biểu hiện ở ba dạng cơ bản: - Thiếu sự trao đổi với các doanh nghiệp - Mục đích của chính sách mơ hồ - Việc thực hiện diễn ra bất ngờ. Chính phủ đã bị phê phán rất nhiều khi bất ngờ thực hiện hạn ngạch nhập khẩu linh kiện xe máy năm 2003 gây ảnh hƣởng nghiêm trọng tới các nhà lắp ráp và các nhà cung cấp linh phụ kiện xe máy tại Việt Nam. Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô gây ra sự lộn xộn và làm nản lòng các nhà đầu tƣ. Quyết định cho phép nhập khẩu ô tô đã qua sử dụng bắt đầu từ ngày 01.05.2006 với lý do là việc làm cần thiết cho việc gia nhập WTO, không thuyết phục đƣợc các nhà sản xuất và lắp ráp ô tô, khiến hoạt động kinh doanh của họ bị ảnh hƣởng, nhiều dây truyền sản xuất đã bị dừng hoạt động. Thiết nghĩ để cải thiện tình hình này và tạo sự ổn định trong khung pháp lý về công nghiệp hỗ trợ với mục đích thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp hỗ trợ, Việt Nam có thể học hỏi một số kinh nghiệm của Nhật Bản khi xây dựng chính sách công nghiệp hỗ trợ nhƣ + Xây dựng tầm nhìn dài hạn với định hƣớng chung, không cụ thể hóa các chính sách chi tiết: Từ tầm nhìn dài hạn và định hƣớng này, chính phủ và các ban liên quan sẽ xây dựng các chƣơng trình hành động cụ thể dƣới dạng tài liệu, ma trận hay quy trình mà không có tài liệu hƣớng dẫn cụ thể trong đó các chiến lƣợc và kế hoạch hành động cụ thể sẽ đƣợc thay đổi linh hoạt tùy theo tình hình thực thế nhƣng xuyên suốt trong các kế hoạch đó vẫn là tầm nhìn đã đƣợc định sẵn. Việt Nam đã có tầm nhìn dài hạn để thực hiện hiện đại hóa, công nghiệp hóa vào năm 2020 nhƣng vẫn cần sớm xây dựng lộ trình cho quá trình công nghiệp hóa đó thông qua chƣơng trình hành động cụ thể. Đối với công nghiệp hỗ trợ, Việt Nam đã có nội dung định hƣớng phát triển công nghiệp hỗ trợ đến 2010 và tầm nhìn đến 2020 nhƣng nội dung của nó còn sơ sài không toát lên đƣợc cách thức mà Việt Nam muốn sử dụng để thúc đẩy các ngành công nghiệp nhƣ công nghiệp ô tô, công nghiệp xe máy, công nghiệp điện tử, công nghiệp dệt may…Trong bối cảnh quốc tế hiện nay, nếu muốn cạnh tranh và tồn tại, muốn thúc đẩy các ngành công nghiệp phụ trợ, chính phủ cần cân nhắc để chỉ rõ đâu là những mục tiêu có thể đạt đƣợc, cần triển khai- 68 - những kế hoạch hành động thế nào để đạt đƣợc mục tiêu đó trong khi vẫn không vi phạm các cam kết quốc tế. + Cải tiến quy trình tổ chức hoạch định chính sách: Việc thiết kế và thực hiện các chiến lƣợc, kế hoạch hành động cần có sự tham gia cộng tác của cộng đồng các doanh nghiệp, ngƣời kinh doanh, cần có sự phối hợp liên bộ để chính sách đƣợc thực hiện hiệu quả. Việc hoạch định chính sách cần có thêm sự tham gia góp ý, phản hồi từ phía các nhà tài trợ để chính sách thêm hiệu quả và sát thực. Thực tế ở Việt Nam cho thấy quy trình ra quyết định đang đƣợc triển khai theo hƣớng một ban của Chính phủ ban hành quyết định, sau đó quyết định đó đƣợc chuyển xuống từng doanh nghiệp. Trong khi đó ở Nhật, các quyết định kinh doanh trong công nghệ, sản phẩm và đầu tƣ đều do các công ty đƣa ra, chính phủ chỉ có trách nhiệm cung cấp các dịch vụ bổ trợ nhƣ đàm phán thƣơng mại, xây dựng tiêu chuẩn chất lƣợng. Hơn nữa, sự hợp tác liên bộ trong công nghiệp hỗ trợ cần chặt chẽ hơn nữa để các chính sách đƣợc thực thi hoàn hảo, đúng mục đích mong muốn tránh tình trạng chồng chéo, quan liêu hiện nay vẫn còn lác đác tồn tại ở một số bộ ngành. 3.1.2 Đẩy nhanh quá trình sắp xếp, tổ chức lại các doanh nghiệp nhà nước, khuyến khích phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ - Sắp xếp, tổ chức lại các doanh nghiệp nhà nước: Trƣớc tiên, tính đến hết 2008, cả nƣớc đã sắp xếp lại đƣợc 5.414 doanh nghiệp trong tổng số khoảng 6.200 doanh nghiệp nhà nƣớc (DNNN). Trong đó, CPH 3.836 doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp (chiếm 70,8% tổng số doanh nghiệp đã sắp xếp). Theo phƣơng án đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ duyệt thì giai đoại 2007-2010 cả nƣớc cần sắp xếp 1.553 DNNN, trong đó 950 doanh nghiệp sẽ CPH. Theo số liệu của Bộ Tài chính, cả nƣớc còn 1.192 DNNN vào cuối năm 2008. Mục tiêu mà Chính phủ đặt ra là chỉ giữ lại 700-800 DNNN sau năm 2010 [27]. Nhƣng cả năm 2007 chỉ sắp xếp đƣợc 271 doanh nghiệp trong số 550 doanh nghiệp theo kế hoạch, trong đó CPH đƣợc 116 doanh nghiệp. Năm 2008 chỉ sắp xếp đƣợc 119 doanh nghiệp, trong đó CPH chỉ đạt một phần tƣ kế hoạch với 74/262 doanh nghiệp. Nhƣ vậy trong những năm tới, cổ phần hóa doanh nghiệp vẫn là một bài toán khó đối với chính phủ. Các doanh nghiệp nhà nƣớc hoạt động lâu năm dƣới- 69 - sự bảo hộ của nhà nƣớc nên có sức ì rất lớn, chỉ một số ít các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả còn lại phần lớn các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, không thích ứng đƣợc với sự biến động của thị trƣờng. Nhằm tăng tính hiệu quả của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và đồng thời làm giảm bớt gánh nặng cho chính phủ, công tác cổ phần hóa cần đƣợc tiếp tục tiến hành theo hƣớng: những doanh nghiệp lớn, làm ăn có hiệu quả đƣợc phát triển thành các tập đoàn kinh doanh, giải thể những doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, sắp xếp lại các doanh nghiệp vừa và nhỏ làm ăn có lãi, biến chúng thành các doanh nghiệp hỗ trợ trong những ngành nghề cụ thể liên quan tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đó. - Khuyến khích phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong các ngành công nghiệp hỗ trợ Từ kinh nghiệm của Nhật Bản ta có thể thấy rằng các doanh nghiệp vừa và nhỏ là lực lƣợng chủ yếu của công nghiệp hỗ trợ tại nƣớc này, do vậy để thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam, chính phủ cũng cần quan tâm phát triển các doanh nghiệp SME Việt Nam, có chính sách ƣu tiên cho các các doanh nghiệp SME hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ (cả doanh nghiệp đăng ký mới và doanh nghiệp đang hoạt động). Các doanh nghiệp SME tham gia vào hoạt động công nghiệp hỗ trợ có thể đƣợc ƣu tiên xét duyệt hồ sơ, đƣợc ƣu đãi giảm thuế, đƣợc ƣu đãi về lãi suất tín dụng ngân hàng. Hiện tại ở Việt Nam có khoảng 460.000 các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong đó có khoảng 10.000 doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam hiện đóng góp trên 40% GDP và thu hút hơn 50% lực lƣợng lao động trong khu vực doanh nghiệp. Để thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của khối doanh nghiệp vừa và nhỏ đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong công nghiệp hỗ trợ. Việt Nam đã có nghị định số 56/2009/NĐ- CP về chính sách trợ giúp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong đó đƣa ra một hệ thống các quy định về trợ giúp tài chính, mặt bằng sản xuất, đổi mới và nâng cao năng lực công nghệ - trình độ kỹ thuật, xúc tiến mở rộng thị trƣờng… Việc thực hiện nghị định 56 bƣớc đầu đã có những kết quả, ví dụ nhƣ trong vấn đề trợ giúp tài chính: 11 địa phƣơng trong cả nƣớc (Trà Vinh, Yên Bái, Đồng Tháp, thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội…) đã có quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, ngân hàng Phát triển Việt Nam đã ký hợp đồng- 70 - bảo lãnh các doanh nghiệp vừa và nhỏ với 20 ngân hàng Thƣơng mại, tính đến hết tháng 11/2009, ngân hàng Phát triển đã bảo lãnh cho các doanh nghiệp SME với tổng số tiền là 6.686 tỷ đồng [18]. Các quy định về ƣu đãi lãi suất, ƣu đãi thuế cũng bắt đầu đƣợc thực hiện, tiến tới việc thực hiện quỹ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ…Điều này cho thấy chính phủ Việt Nam rất quan tâm đến việc phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong công nghiệp hỗ trợ. Để vai trò của các SME trong phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đƣợc nâng cao hơn nữa, trong thời gian tới chính phủ cần đẩy nhanh hơn nữa việc áp dụng rộng rãi và thống nhất Nghị định 56 vào thực tiễn. 3.1.3 Nâng cao tầm quan trọng của doanh nghiệp FDI trong việc phát triển CNHT Khi nguồn vốn trong nƣớc còn hạn chế, thì nguồn vốn đầu tƣ nƣớc ngoài là rất quan trọng. Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đang thiếu vốn để phát triển, do đó Việt Nam cần tận dụng nguồn vốn từ nƣớc ngoài này. Thu hút các nhà nhà đầu tƣ FDI cũng có nghĩa là ta có thể tận dụng đƣợc công nghệ và khả năng quản lý tiên tiến, thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp hỗ trợ. Sự chuyển giao (transfer) công nghệ có ba loại: * Chuyển giao trong nội bộ doanh nghiệp (intra-firm transfer) là hình thái chuyển giao giữa công ty đa quốc gia (MNC) với công ty con tại nƣớc ngoài, tức doanh nghiệp FDI... * Chuyển giao công nghệ giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nƣớc hoạt động trong cùng ngành. * Chuyển giao hàng dọc giữa các doanh nghiệp (vertical inter - firm transfer) trong đó doanh nghiệp FDI chuyển giao công nghệ và năng lực kinh doanh sang các doanh nghiệp nƣớc sở tại sản xuất sản phẩm trung gian (điển hình là sản phẩm công nghiệp phụ trợ nhƣ phụ tùng, linh kiện xe máy) cung cấp cho doanh nghiệp FDI, hoặc trƣờng hợp doanh nghiệp trong nƣớc dùng sản phẩm của doanh nghiệp FDI để sản xuất ra thành phẩm cuối cùng (chẳng hạn dùng nguyên liệu chất dẻo - plastic - do doanh nghiệp FDI cung cấp để sản xuất các loại đồ dùng trong nhà). Trong cả hai trƣờng hợp, công nghệ đƣợc chuyển giao từ doanh nghiệp FDI sang doanh nghiệp trong nƣớc, và đây là hiệu quả lan toả (spill - over effect) lớn nhất,- 71 - quan trọng nhất nên các nƣớc đang phát triển đặc biệt quan tâm và đƣa ra các chính sách làm tăng hiệu quả này. Việt Nam cần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp FDI có các dự án chuyển giao công nghệ và khuyến khích chuyển giao công nghệ tiên tiến vào sản xuất tại Việt Nam Việt Nam cần thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài phát triển công nghiệp hỗ trợ trên cơ sở có sự phân công và kết nối giữa đầu tƣ trong nƣớc và đầu tƣ nƣớc ngoài. Theo đó, ban đầu các chi tiết phức tạp đòi hỏi kỹ thuật cao để cho các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đủ năng lực kỹ thuật, công nghệ đảm nhận, sau đó chuyển giao cho các doanh nghiệp nội địa; các chi tiết dễ gia công, chế tạo ban đầu để các doanh nghiệp trong nƣớc đảm nhận thì họ sẽ phát huy ngay đƣợc hiệu quả và sẵn sàng đón nhận việc chuyển giao công nghệ, kỹ thuật từ các doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài. Việt Nam cần xác định rõ các chi tiết, phụ tùng, các công nghệ muốn thu hút đầu tƣ, lập thành dự án thu hút đầu tƣ, xúc tiến một cách tích cực hoạt động kêu gọi đầu tƣ đối với các doanh nghiệp FDI, cũng nhƣ xúc tiến kêu gọi các dự án xây dựng khu công nghiệp dành riêng cho công nghiệp phụ trợ. Đầu tiên cần hoạch định chiến lƣợc thu hút các nhà cung cấp phụ túng, linh kiện FDI thuộc một số linh vực nhất định hoặt từ một số khu vực nƣớc ngoài nhất định. Sau đó cần xây dựng các khu công nghiệp hoặc cơ sở sản xuất cho thuê với thiết kế đặc biệt nhằm thu hút các nhà cung cấp phụ tùng, linh kiện FDI mục tiêu. Tiếp đó sẽ xúc tiến các hoạt động tiếp thị FDI dựa trên chiến lƣợc đã chuẩn bị và các địa điểm cần thu hút đầu tƣ. 3.1.4 Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu công nghiệp hỗ trợ, tăng cường sự kết nối giữa doanh nghiệp và nhà cung cấp Nhu cầu ngày càng tăng đối với cơ sở dữ liệu về công nghiệp hỗ trợ gắn liền với sự phát triển của quản lý chuỗi cung cấp. Ý tƣởng về chuỗi cung cấp đã đƣợc các tập đoàn lớn của Nhật Bản nhƣ Toyota sử dụng từ lâu với mục tiêu càng có nhiều linh kiện nội địa hóa, càng có khả năng giảm chi phí hậu cần và chi phí sản xuất cho các doanh nghiệp. Tỷ lệ nội địa hóa trung bình của Nhật tại ASEAN 4 tăng từ 41.9% năm 1998 lên 51.8% năm 2003. Xu hƣớng này hiện đã xuất hiện tại Việt Nam, dù hầu hết tất cả các nhà đầu tƣ ban đầu chỉ vào Việt Nam vì giá lao động rẻ nhƣng gần đây họ cố gắng tăng cƣờng khả năng thu mua nguyên phụ liệu từ các doanh nghiệp nội địa để tăng tỷ lệ nội địa hóa.- 72 - Tuy nhiên các nhà lắp ráp hiện tại đang gặp khó khăn trong việc tăng cƣờng tỷ lệ nội địa hóa do việc tìm kiếm các nhà cung cấp trong nƣớc không dễ dàng. Cơ sở dữ liệu về công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam quá sơ sài và có thể nói rằng hầu nhƣ chƣa có, một doanh nghiệp Nhật Bản muốn tìm một nhà cung cấp phù hợp phải tìm gặp 100 doanh nghiệp mới tìm đƣợc, điều này gây ra sự phiền hà và tốn kém về thời gian và tiền bạc. Thiếu hụt thông tin đã cản trở việc kinh doanh giữa các doanh nghiệp. Hiện tại nhiều doanh nghiệp Nhật phải dùng danh bạ điện thoại và các mối quan hệ cá nhân của nhân viên tìm đối tác. Do vậy xây dựng một cơ sở dữ liệu về công nghiệp hỗ trợ rất cần thiết để giảm chi phí tìm kiếm nhà cung cấp tiềm năng. Phát triển cơ sở dữ liệu về công nghiệp hỗ trợ sẽ giúp các nhà lắp ráp có vốn FDI rút ngắn quá trình lựa chọn nhà cung cấp. Quá trình này gồm giai đoạn tìm kiếm sơ bộ, khảo sát cơ sở sản xuất, và kiểm tra mẫu. Một cơ sở dữ liệu hiệu quả có thể giảm đáng kể thời gian tìm kiếm sơ bộ bởi nó sẽ cung cấp những thông tin cơ bản về doanh nghiệp hỗ trợ, ngoài ra cơ sở dữ liệu cũng có thể giảm thời gian khảo sát cơ sở sản xuất và kiểm tra mẫu vì nó giúp các nhà lắp ráp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài loại bỏ các nhà cung cấp ít tiềm năng mà tập trung vào các nhà cung cấp nhiều tiềm năng. 3.1.5 Phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ công nghiệp hỗ trợ Chính phủ cần đẩy mạnh việc xây dựng, hoàn thiện các cơ sở giao thông vận tải nhƣ các bến cảng, sân bay, đƣờng sắt, đƣờng bộ, giao thông đô thị; hình thành các kho bãi, điểm tập trung hàng hoá ở các vùng kinh tế trọng điểm. Xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp dành cho công nghiệp hỗ trợ phù hợp với sự phát triển của doanh nghiệp hỗ trợ và đơn giản hoá thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp; tăng cƣờng cải thiện cơ sở hạ tầng và dịch vụ hậu cần cho các khu công nghiệp. Tháng 04.2009, Việt Nam đã tiến hành khởi công xây dựng khu công nghiệp hỗ trợ Việt Nhật đầu tiên do Công ty Cổ phần Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC) làm chủ đầu tƣ tại Quế Võ, Bắc Ninh trên diện tích 16 ha với 250.000 m2 nhà xƣởng. Dự kiến năm 2010, Nhật Bản sẽ tiếp tục lựa chọn địa điểm phát triển ba khu khác trong hệ thống các khu công nghiệp của KBC[31]. Đây là bƣớc tiến đầu tiên trong nỗ lực phát triển công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam, trong- 73 - thời gian tới Việt Nam cần xây dựng và phát triển mô hình cụm công nghiệp hỗ trợ từ mức độ thấp tới cao dần theo kiểu Nhật Bản Cơ sở hạ tầng của ngành CNPT đòi hỏi có qui mô, đồng bộ, đảm bảo an toàn vệ sinh môi trƣờng. Xây dựng các khu công nghiệp công nghệ cao, ƣu tiên đầu tƣ xây dựng tổng thể, đảm bảo cung ứng đầy đủ điện, nƣớc, ở vị trí địa lý thuận lợi cho việc vận chuyền và thông tin liên lạc. Chính phủ có thể qui hoạch các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm phụ trợ gần các doanh nghiệp lắp ráp sản xuất. Bên cạnh đó khi xây dựng các khu công nghiệp, phải chú trọng đến vấn đề bảo vệ môi trƣờng. Hiện nay có nhiều khu vực dân cƣ gần các khu công nghiệp bị ô nhiễm nƣớc thải, hóa chất, khí độc do các doanh nghiệp còn chƣa chú ý đến vấn đề bảo vệ môi trƣờng, xây dựng các khu công nghiệp sản xuất công nghiệp không hợp lý. 3.1.6 Phát triển nguồn nhân lực Nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng nhất đảm bảo sự phát triển của công nghiệp hỗ trợ. Việt Nam có quan niệm rằng, hạn chế của công nghiệp hỗ trợ ngày nay chủ yếu là do thiếu nguồn vốn để mua sắm thiết bị, đầu tƣ cơ sở vật chất hiện đại. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Nhật Bản lại không đồng tình với quan điểm này. Họ cho rằng, nguồn nhân lực còn quan trọng hơn nhiều so với máy móc hiện đại. Các doanh nghiệp hỗ trợ của Nhật luôn cần những công nhân có trình độ kỹ thuật cao có thái độ làm việc tích cực. Xét ở một khía cạnh nào đó, Việt Nam hiện có nhiều thuận lợi hơn so với Nhật Bản trong vấn đề nhân lực vì tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đang nằm ở mốc có cơ cấu dân số vàng với tỷ lệ ngƣời trong tuổi lao động chiếm tới hơn 60% trong khi dân số Nhật Bản đang bị già hóa, thế hệ thanh niên trẻ tuổi ngƣời Nhật ngày càng có xu hƣớng thích chuyển đổi công việc thƣờng xuyên, thích tham gia vào các lĩnh vực dịch vụ, trong lúc đó những lao động có tay nghề và trình độ ngày một già đi. Đây là thời cơ có một không hai đối với Việt Nam để phát huy hết thế mạnh của lực lƣợng lao động hiện có nhƣng xét trên thực tế hiện nay, chất lƣợng nguồn nhân lực của Việt Nam còn có rất nhiều hạn chế, lao động chủ yếu là các lao động thủ công, dù đƣợc qua đào tạo nhƣng trình độ tay nghề chƣa cao, công tác giáo dục đào tạo nghề còn có nhiều bất cập. Năm 2007, tiền đầu tƣ từ ngân sách nhà nƣớc cho ngành giáo dục và đào tạo đạt 66.770 tỉ đồng, chiếm khoảng 20% tổng chi ngân sách, tăng gần 21% so với năm trƣớc [28], dù vậy chất lƣợng đào tạo tại các trƣờng đại học chuyên ngành, trƣờng trung học và các cơ sở đào tạo nghề còn nhiều hạn chế không sát thực với nhu cầu đòi hỏi của nhà sản xuất nên- 74 - xảy ra tình trạng, lao động thì không thiếu nhƣng để tìm những lao động có tay nghề phù hợp với quy trình sản xuất của doanh nghiệp hỗ trợ lại không đủ. Do vậy để cải thiện tình trạng này, chính phủ cần tiến hành một số biện pháp đồng bộ để nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực trong những năm tới. - Tăng cƣờng đầu tƣ cho giáo dục đặc biệt là các trƣờng đào tạo nghề, trƣờng đào tạo công nhân kỹ thuật, các lớp đào tạo kỹ sƣ cơ khí, kỹ sƣ công nghiệp chuyên ngành nhằm đào tạo đƣợc một lớp công nhân, kỹ sƣ kế cận có trình độ, tiếp cận và làm chủ đƣợc khoa học công nghệ hiện đại. - Tăng cƣờng đào tạo lớp cán bộ quản lý nhằm nâng cao trình độ quản lý vận hành, quản lý bảo trì, quản lý sản xuất chung cho hoạt động kinh doanh nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của việc đổi mới và tận dụng tốt nhất khoa học công nghệ tiên tiến. - Cơ cấu và định hƣớng lại chƣơng trình đào tạo tại các trƣờng học hiện nay: việc giáo dục cần hƣớng vào định hƣớng tƣơng lai nghề nghiệp cho học sinh tránh trƣờng hợp thừa thầy thiếu thợ nhƣ hiện nay. Chính phủ cần có các chƣơng trình hƣớng nghiệp đƣợc triển khai sâu rộng vào từng cơ sở đào tạo từ bậc học trung học đến đại học nhằm giúp học sinh, sinh viên và cả các phụ huynh thay đổi quan điểm, cách nhìn nhận về tƣơng lai nghề nghiệp của mình và con cái - Tiếp tục đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, tiếp tục phát huy những thành tựu đã đạt đƣợc. Việc xã hội hóa giáo dục cần đƣợc tiến hành tuyên truyền một cách sâu rộng để ngày càng có hiệu quả cao hơn. Xã hội hóa giáo dục chính là một phƣơng cách tốt để đa dạng các loại hình đào tạo trong tình hình thực tế ngày nay. Hình 3.2: Chính sách phát triển nguồn nhân lực cho CNHT tại Việt Nam Phát triển các trƣờng đào tạo nghề Cải cách chƣơng trình đạo tạo ở các trƣờng kĩ thuật Tăng cƣờng các khóa đào tạo kĩ năng quản lý Chính sách phát triển CNPT Phát triển nguồn nhân lực Quản lý Các kỹ sƣ Các lao động có tay nghề- 75 - 3.1.7 Tăng cường hợp tác, liên kết quốc tế trong phát triển công nghiệp hỗ trợ Nhận thức rõ vai trò của việc liên kết, hợp tác quốc tế trong phát triển công nghiệp hỗ trợ, nhiều năm qua Việt Nam và Nhật Bản đã có những dự án hợp tác nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam. Chính phủ Nhật Bản cho đến nay đã có nhiều chƣơng trình, dự án, hội thảo khoa học về vấn đề phát triển công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam, nhằm giúp chính phủ Việt Nam có đƣợc một nền công nghiệp hỗ trợ phát triển. Trong các cuộc hội thảo khoa học, các nhà kinh tế, các nhà đầu tƣ, các chuyên gia Nhật Bản đã thẳng thắn chỉ rõ những yếu kém còn tồn tại trong công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, chỉ ra nguyên nhân yếu kém và đƣa ra những phƣơng hƣớng gợi ý đề phát triển công nghiệp hỗ trợ từ chính kinh nghiệm của Nhật Bản. Hiệp định liên minh kinh tế Nhật Việt đã có hiệu lực ngày 01 tháng 10 năm 2009 gồm nhiều ngành kinh tế trong đó có công nghiệp phụ trợ, Hiệp định nêu rõ việc phát triển công nghiệp phụ trợ là vô cùng cần thiết nhằm tăng khả năng thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, bƣớc đầu kế hoạch hành động để phát triển công nghiệp phụ trợ đang đƣợc tiến hành. Ngoài ra Nhật Bản còn rất nhiều dự án hợp tác khác để phát triển công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam nhƣ viện trợ vay vốn trên 180 triệu đô la năm 2008 cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ mà trọng tâm là các doanh nghiệp hỗ trợ; tổ chức các khóa đào tạo kinh doanh cho các doanh nghiệp; trong 6 năm qua, Nhật Bản đã tổ chức rất nhiều hội chợ thƣơng mại tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh nhằm liên kết thƣơng mại giữa hai nƣớc, …tuy nhiên những sự hợp tác này cũng gặp một số khó khăn vì Việt Nam chƣa thống nhất các chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ và chƣa có cơ quan hành chính đơn lập để đẩy mạnh hoạt động này. Thiết nghĩ trong thời gian tới, chính phủ cần thiết lập một cơ quan chuyên trách để giảm sát và đẩy mạnh quá trình hợp tác với các tổ chức, chính phủ Nhật Bản nhằm phát huy hết sức mạnh của việc hợp tác quốc tể trong công nghiệp hỗ trợ; ngoài ra chính phủ cũng cần tăng cƣờng sự liên kết, hợp tác với các quốc gia, các vùng lãnh thổ khác nhau trên thế giới để tiếp tục phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam. 3.2 Từ góc độ các ngành công nghiệp Để phát triển công nghiệp hỗ trợ, từ kinh nghiệm của Nhật Bản chúng ta thấy rằng, có đƣợc sự thành công của công nghiệp hỗ trợ của Nhật Bản ngày hôm nay, ngoài vai trò to lớn của chính phủ, các ngành công nghiệp cụ thể của Nhật cũng- 76 - đóng vai trò hết sức quan trọng. Nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ trong thời gian tới, các bộ ban ngành của Việt Nam đặc biệt là Bộ Công thƣơng cần phải có những hành động thiết thực nhƣ 3.2.1 Phối hợp tốt với chính phủ để thiết lập và hoạch định chính sách công nghiệp hợp lý Chính phủ là cơ quan cao nhất đƣa ra các định hƣớng chung và dài hạn cho việc phát triển công nghệ, nhƣng để có những chƣơng trình hành động cụ thể phù hợp với từng ngành thì cần có sự phối hợp chặt chẽ với các ban ngành địa phƣơng là nơi các doanh nghiệp hỗ trợ trực tiếp đƣợc xây dựng. Các ngành cụ thể phải là cơ quan tham mƣu cho chính phủ trong quá trình đƣa ra các quyết định về công nghiệp hỗ trợ, các ban ngành địa phƣơng đồng thời cũng cần thƣờng xuyên tổ chức những chuyến thăm quan doanh nghiệp thực tế để trò chuyện cùng doanh nghiệp, lắng nghe những vấn đề của doanh nghiệp hay gặp phải để từ đó cung cấp những phản hồi tốt nhất từ phía doanh nghiệp lên tới chính phủ về hiệu quả các chính sách đƣợc ban hành để có thể có những sửa đổi kịp thời và đƣa ra những chính sách quy định mới cho phù hợp với biến động của tình hình thực tế 3.2.2 Góp phần tạo lập cơ sở dữ liệu về công nghiệp hỗ trợ tại địa phương Phần lớn những cơ sở dữ liệu công nghiệp hỗ trợ tốt của Nhật Bản là do các chính quyền địa phƣơng tập hợp và điều tra, cơ sở dữ liệu Okaya là một ví dụ. Ở một số các thành phố lớn của Việt Nam hiện nay, cũng có các phòng Thƣơng mại và Công nghiệp tham gia hoạt động tích cực trong việc xúc tiến thƣơng mại và đầu tƣ, trong thời gian tới, các cơ quan ngành và tổ chức tại địa phƣơng cần xây dựng một cơ sở dữ liệu về công nghiệp hỗ trợ tại địa phƣơng của mình nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có cơ hội đƣợc tiếp cận hệ thống thông tin cập nhật và đầy đủ, cùng lúc đó nâng cao khả năng thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào địa phƣơng giúp cải thiện tình hình kinh tế, xã hội tại địa phƣơng. 3.2.3 Đầu tư cho công nghiệp hỗ trợ tại địa phương Cùng với chính sách đầu tƣ có định hƣớng của Chính phủ, các cơ quan ban ngành địa phƣơng cần có động thái và hành động cụ thể để góp phần đầu tƣ cho công nghiệp hỗ trợ nhƣ đầu tƣ vào phát triển cơ sở hạ tầng (xây dựng đƣờng xá,- 77 - điện, nƣớc, mặt bằng khu công nghiệp, cơ sở sản xuất…) để tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp hỗ trợ hoạt động. Tại một số địa phƣơng nếu chƣa đủ điều kiện tự mình đầu tƣ toàn bộ, các ngành các cấp có thể kêu gọi đầu tƣ từ phía các doanh nghiệp thông qua các ƣu đãi và khuyến khích đầu tƣ ví dụ nhƣ miễn thuế thuê đất trong vòng 5 hay mƣời năm đối với các doanh nghiệp đầu tƣ vào phát triển cơ sở hạ tầng, hay giảm thuế thu nhập trong vòng 10 năm đối với các doanh nghiệp đầu tƣ vào sản xuất công nghiệp hỗ trợ có công nghệ và kỹ thuật sản xuất tiên tiến…Một động thái nhỏ với thái độ tích cực từ phía các cơ quan chính quyền ngành, địa phƣơng sẽ giúp các doanh nghiệp thêm chủ động tham gia vào quá trình phát triển công nghiệp hỗ trợ. 3.2.4 Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại Kinh nghiệm từ Nhật Bản cho thấy, xúc tiến thƣơng mại là hoạt động vô cùng quan trọng trong việc phát triển công nghiệp hỗ trợ. Hoạt động xúc tiến thƣơng mại là hoạt động không chỉ đƣợc tiến hành thƣờng xuyên ở các doanh nghiệp hỗ trợ Nhật Bản mà là hoạt động thƣờng xuyên của MITI . Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của hoạt động xúc tiến thƣơng mại trong phát triển công nghiệp hỗ trợ, Cục xúc tiến thƣơng mại Bộ Công thƣơng Việt Nam đã phối hợp với Tổ chức xúc tiến Thƣơng mại Nhật Bản (Jetro) tổ chức ba triển lãm công nghiệp hỗ trợ Việt - Nhật. Đây là cầu nối hiệu quả giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản đang sản xuất kinh doanh tại Việt Nam cũng nhƣ các doanh nghiệp Nhật Bản đang có hoạt động đầu tƣ tại các nƣớc trong khu vực, giúp doanh nghiệp Việt Nam nâng cao tỷ lệ nội địa hoá, tìm đƣợc nhà cung cấp sản phẩm, bán thành phẩm tin cậy, chất lƣợng tốt và giá cả hợp lý. Ngoài ra, triển lãm cũng góp phần tăng cƣờng sự liên kết giữa các doanh nghiệp FDI của Nhật Bản nói riêng với các doanh nghiệp Việt Nam để đẩy mạnh chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp Việt Nam, tăng cƣờng khả năng cạnh tranh của khu vực này, đồng thời làm cho các công ty FDI tích cực sử dụng các sản phẩm hỗ trợ do các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất. Trong thời gian tới, các ngành công nghiệp chính nhƣ công nghiệp cơ khí, đóng tàu, dệt may, sản xuất ô tô, xe máy, điện – điện tử…cần chủ động hơn nữa trong tăng cƣờng sự tiếp xúc học hỏi và trao đổi kinh nghiệm phát triển công nghiệp- 78 - hỗ trợ với các tổ chức quốc tế, thƣờng xuyên tổ chức hội chợ hoặc đƣa các doanh nghiệp đi tham gia các hội chợ quốc tế về linh phụ kiện hay các hội chợ thƣơng mại để giới thiệu, quảng bá sản phẩm, thúc đẩy hoạt động xúc tiến thƣơng mại. 3.3 Từ phía các doanh nghiệp Từ kinh nghiệm của Nhật Bản, ta có thể thấy doanh nghiệp chính là nhân tố quan trọng nhất quyết định tới sự thành công của việc phát triển công nghiệp hỗ trợ. Để có đƣợc sự thành công, các doanh nghiệp cần thực hiện đồng bộ một số các biện pháp sau đây. 3.3.1 Tăng cường đầu tư vào đổi mới sản phẩm và công nghệ sản xuất, quy chuẩn hóa qui trình sản xuất đảm bảo chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế Trong bối cảnh kinh doanh ngày nay, sản xuất lấy chi phí nhân công thấp làm nhân tố chiếm ƣu thế đã không còn phát huy đƣợc tác dụng, muốn cạnh tranh trong môi trƣờng kinh doanh năng động, đầy sự cạnh tranh gay gắt từ bên ngoài nhƣ hiện tại, các doanh nghiệp cần phải tự nhận thức đƣợc rằng, việc đổi mới sản phẩm và đổi mới công nghệ sản xuất là yếu tố sống còn. Đó chính là lý do vì sao các doanh nghiệp Nhật Bản luôn là một trong những doanh nghiệp có tốc độ đổi mới công nghệ và sản phẩm nhanh, hiệu quả nhất và có tính cạnh tranh tốt nhất. Các doanh nghiệp hỗ trợ Việt Nam cần có sự đầu tƣ cho nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, tìm ra các sản phẩm có chất lƣợng, đáp ứng nhu cầu và đón đầu đƣợc nhu cầu thị trƣờng. Hiện tại có rất ít các doanh nghiệp Việt Nam có bộ phận nghiên cứu và phát triển sản phẩm (loại trừ các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài), các doanh nghiệp sản xuất chủ yếu là thụ động theo đơn hàng, các sản phẩm ít đƣợc đổi mới, chất lƣợng sản phẩm không ổn định. Ông Sachio Kagayama, giám đốc công ty Cannon Việt Nam phát biểu về chất lƣợng linh phụ kiện trong cuộc tiếp xúc giữa doanh nghiệp và Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam nhƣ sau “Thời gian trước chúng tôi có liên kết với một doanh nghiệp Việt Nam để làm linh kiện. Lần đầu tiên sản phẩm của công ty này rất tốt, đáp ứng được đầy đủ yêu cầu chất lượng. Nhưng đến lần thứ hai màu sắc của sản phẩm đã bắt đầu khác đi. Cứ như thế đến lần thứ sáu, màu sắc của sản phẩm đã khác hẳn so với lần thứ nhất”. Nói nhƣ vậy để thấy vấn đề sản xuất phụ kiện thật không đơn giản vì làm ra một cái ốc- 79 - vít không hề khó khăn nhƣng làm sao để làm ra những con ốc vít với chất lƣợng trăm lần nhƣ một lại là vấn đề cần bàn thảo. Từ kinh nghiệm thực tế của Nhật Bản, Ông Yuichi Bamba, Đại diện Văn phòng JETRO (Tổ chức xúc tiến thƣơng mại Nhật) tại Hà Nội cho rằng để đảm bảo chuẩn hóa quy trình sản xuất tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, các doanh nghiệp Việt Nam cần xác định hƣớng sản xuất linh phụ kiện sẽ là theo mô hình sản xuất tích hợp tập trung vào sản xuất các sản phẩm có chất lƣợng cao và đồng bộ mà không nên tập trung vào mô hình sản xuất module – mô hình sản xuất các sản phẩm một cách đại trà do trong khu vực Trung Quốc là nƣớc có nền sản xuất module rất phát triển nên việc cạnh tranh với Trung Quốc đặc biệt là trong hoàn cảnh công nghiệp hỗ trợ Việt Nam còn non yếu là điều không thể. Thêm vào đó, các doanh nghiệp cần tiến hành tổ chức quản lý sản xuất tuân thủ theo tiêu chuẩn 5S một cách nghiêm túc – tiêu chuẩn đƣợc áp dụng rộng rãi tại Nhật Bản. 5S là ký hiệu viết tắt của Seiri ( Chỉnh lý), Seiton (chỉnh đốn/hệ thống), Seisou (Đánh sạch), Seiketu (Sạch sẽ) và Shituke (giáo dục). Việt Nam hiện tại cũng có 5S nhƣng việc thực hiện chƣa đƣợc nghiêm túc vì vấn đề chung của các công ty Việt là các nhà máy còn bẩn, các dụng cụ chƣa đƣợc sắp xếp hợp lý. Máy móc thiết bị cũ kỹ lạc hậu nhƣng việc bảo trì máy móc thiết bị lại không đƣợc thực hiện tốt, do vậy không thể đảm bảo độ chính xác khi sản xuất các sản phậm có yêu cầu chất lƣợng và công nghệ cao. 3.3.2 Cần có cơ chế quản lý sản xuất đồng bộ trong quản lý sản xuất Các doanh nghiệp Việt Nam hiện còn đang thiếu cơ chế đồng bộ trong quản lý sản xuất nói chung nhƣ quản lý chất lƣợng, quản lý quy trình sản xuất...Điều này có thể xuất phát từ thực tế là Việt Nam phát triển từ xuất phát điểm thấp, do đó kiến thức về các kỹ năng quản lý sản xuất còn hạn chế, hoặc ngƣời quản lý chỉ nắm những khái niệm quản lý sản xuất mà chƣa biết cách triển khai, vận dụng. Không thể tiến hành đồng bộ các khâu quản lý sản xuất chính là trở ngại trong việc nâng cao năng suất, chất lƣợng. 3.3.3 Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại Có một thực tế ở nhiều doanh nghiệp sản xuất linh phụ kiện hiện nay của Việt nam là chỉ chú trọng tập trung vào khâu sản xuất ra sản phẩm nhƣng lại không quan tâm đến các hoạt động thƣơng mại, quảng bá sản phẩm để thúc đẩy đầu ra của- 80 - sản phẩm mà hoàn toàn phó mặc cho nhu cầu thị trƣờng. Để cải thiện tình hình này, thiết nghĩ, các doanh nghiệp hỗ trợ cần phải đẩy mạnh hơn nữa công tác xúc tiến thƣơng mại cho sản phẩm của mình nhƣ lập các website giới thiệu về doanh nghiệp và sản phẩm đƣợc sản xuất (tên doanh nghiệp, tiêu chí của doanh nghiệp, sản phẩm chính, các tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm…); chủ động tham gia các hội chợ giới thiệu sản phẩm trong nƣớc và quốc tế; chủ động tích cực trong việc tìm kiếm đối tác nhƣ gửi các thƣ mời (newsletter) hay quảng cáo sản phẩm trực tiếp tới các nhà lắp ráp, các nhà sản xuất lớn có nhu cầu về các sản phẩm của doanh nghiệp; tích cực tham gia làm thành viên của các hiệp hội ngành nghề để tạo thêm cơ hội quảng bá sản phẩm cũng nhƣ tăng nguồn tiếp nhận thông tin về các khách hàng tiềm năng. 3.3.4 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Nhân lực chính là yếu tố quyết đinh sự thành công của doanh nghiệp hỗ trợ và hiện tại cũng là yếu tố gây cản trở không nhỏ đối với sự phát triển của ngành công nghiệp này tại Việt Nam. Để đảm bảo và phát huy hết tiềm năng của nguồn nhân lực trong công nghiệp hỗ trợ, các doanh nghiệp hỗ trợ cần: - Đa dạng hóa các hình thức, phƣơng thức tuyển dụng lao động đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu nhân lực có trình độ của doanh nghiệp. Tùy theo tình hình sản xuất thực tế của doanh nghiệp các doanh nghiệp có thể tuyển dụng lao động làm việc đủ thời gian, bán thời gian, lao động làm theo hợp đồng ngắn hạn, lao động làm theo hợp đồng dài hạn…Các đầu mối tuyển dụng cũng cần linh hoạt và đa dạng. Doanh nghiệp có thể tổ chức tuyển dụng trực tiếp, tuyển dụng thông qua quảng cáo trên các tạp chí chuyên trách (Báo lao động, Hà Nội Mới), tuyển dụng thông qua các website tìm kiếm việc làm (VietnamWork), tuyển dụng thông qua các công ty chuyên săn tìm ngƣời tài (lôi kéo ngƣời có năng lực từ các doanh nghiệp khác về làm việc cho mình). - Nâng cao kỹ năng và trình độ của nguồn nhân lực; Đối với cán bộ quản lý: Doanh nghiệp có thể nâng cao trình độ quản lý sản xuất của các cán bộ bằng cách tiến hành đào tạo nâng cao trình độ trong nƣớc hoặc ngoài nƣớc. Doanh nghiệp vừa và nhỏ thƣờng không có nguồn kinh phí dƣ dật cho hoạt động nhân sự có thể cho các cán bộ tham gia các khóa học ngắn hạn về quản lý sản xuất ở trong nƣớc để cập nhật những kiến thức mới, khoa học mới cho cán bộ- 81 - quản lý. Hoặc doanh nghiệp có thể tham gia các chƣơng trình hợp tác với chính phủ, xin tài trợ của chính phủ để gửi những cán bộ quản lý đi học các khóa học ngắn hạn thực tế tại nƣớc ngoài (Mức hỗ trợ đề xuất mức có thể là 50% các chi phí liên quan đến hoạt động đào tạo của các công ty sản xuất thiết bị linh phụ kiện ). Trong trƣờng hợp cần thiết , để đảm bảo cho hoạt động của mình , doanh nghiệp có thể tiến hành thuê các cán bộ quản lý, giám đốc điều hành…những ngƣời có trình độ và năng lực thực sự phù hợp với yêu cầu công việc, đảm bảo cho việc quản lý mang lại hiệu quả tối ƣu. Đối với người lao động: Thƣờng xuyên tiến hành một số hoạt động nhằm nâng cao tay nghề của ngƣời lao động nhƣ đào tạo ngắn hạn hoặc đào tạo thực tế bằng cách cầm tay chỉ việc, dùng một ngƣời lao động có trình độ tay nghề cao đào tạo cho một số lao động kế cận; Tổ chức các hội thi tay nghề và cấp chứng chỉ chứng nhận tay nghề theo kiểu Meister của Nhật, có chính sách khen thƣởng và đãi ngộ đối với các công nhân có trình độ, đảm bảo duy trì sự gắn bó lâu dài của họ đối với doanh nghiệp. - Thực hiện các chƣơng trình liên kết doanh nghiệp và cơ sở đào tạo nhằm chuẩn bị lực lƣợng lao động kế cận cho doanh nghiệp. Việc doanh nghiệp trực tiếp thực hiện các chƣơng trình hƣớng nghiệp tại các cơ sở đào tạo sẽ góp phần định hƣớng cho học sinh, sinh viên một cách cụ thể về tƣơng lai nghề nghiệp. Thông qua các chƣơng trình liên kết các doanh nghiệp có cơ hội lớn hơn trong việc tuyển dụng đƣợc thế hệ lao động đƣợc đào tạo đúng theo nhu cầu công việc đòi hỏi và giảm bớt các chi phí tuyển dụng thông qua các công ty môi giới trung gian. Trên đây là một số giải pháp đề xuất đối với chính phủ, các bộ ngành và các doanh nghiệp trong việc phát triển công nghiệp hỗ trợ từ những bài học kinh nghiệm thực tế của Nhật Bản, các giải pháp đó có mối quan hệ tƣơng hỗ lẫn nhau, bổ sung cho nhau, cần đƣợc tiến hành đồng bộ ở từng cấp độ và có sự phối hợp thực hiện giữa các bên để đảm bảo mang lại kết quả tốt nhất .- 82 - KẾT LUẬN Sau hơn hai mƣơi năm thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, do định hƣớng chính sách công nghiệp và việc thực hiện triển khai chính sách vào thực tế còn nhiều bất cập nên nền công nghiệp hỗ trợ của nƣớc ta còn nhiều yếu kém cần tiếp tục đƣợc đổi mới trong thời gian tới nhằm hƣớng tới mục tiêu phát triển một nền công nghiệp bền vững, tham gia hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu. Để thực hiện mục tiêu đó, chúng ta cần thực hiện đồng bộ một số các giải pháp trong đó việc học hỏi kinh nghiệm của những quốc gia đã thực hiện thành công quá trình phát triển công nghiệp hỗ trợ là một điều cần thiết. Nhật Bản là một trong những nƣớc có nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới trong đó công nghiệp hỗ trợ đóng vai trò không nhỏ trong sự thành công của Nhật Bản ngày nay. Luận văn đã tập trung nghiên cứu mô hình và đặc điểm phát triển của công nghiệp hỗ trợ Nhật Bản nhƣ phần lớn các doanh nghiệp tham gia là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có sự hỗ trợ tích cực và hiệu quả từ phía Chính phủ Nhật Bản đồng thời bản thân các doanh nghiệp hỗ trợ Nhật Bản cũng hết sức nỗ lực, không ngừng nghiên cứu phát triển sản phẩm , áp dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất, quan tâm đầu tƣ cho nguồn nhân lực…Từ việc nghiên cứu các đặc điểm chung của công nghiệp hỗ trợ Nhật Bản, luận văn nghiên cứu đặc điểm cụ thể về sản phẩm, thị trƣờng và mối quan hệ với ngành công nghiệp chính của ba ngành công nghiệp lâu đời có ảnh hƣởng lớn đến nền kinh tế Nhật Bản là công nghiệp hỗ trợ sản xuất ô tô, công nghiệp hỗ trợ điện tử, công nghiệp hỗ trợ dệt may. Từ những kinh nghiệm trong phát triển công nghiệp hỗ trợ của Nhật Bản, luận văn đƣa ra một số giải pháp nhằm tăng cƣờng hiệu quả hoạt động công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam gồm ba nhóm giải pháp lớn từ góc độ chính phủ, góc độ ngành và góc độ doanh nghiệp. Với những giải pháp và chính sách đồng bộ, trong những năm tới nền công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam sẽ có thể phát triển góp phần làm gia tăng giá trị hàng hóa công nghiệp Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu.- 83 - TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. A "China Price" For Toyota - http://www.businessweek.com/magazine/content/05_08/b3921062.htm 2. ADBI Working Paper Series – SME in Japan: Surviving the long – term recession 3. Auto Brochure 2009 – JAMA 4. Bài trình bày của Naohiko Yokoshima về Support program for SME IP activity in Japan trong diễn đàn của WIPO về Sở hữu trí tuệ và các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày 13.09.2007 5. Bài phát biểu của Osamu Tsukahara – JASME trong hội nghị Quốc tế lần thứ 4 về Regional Finance in Recent Period and the way forward ngày 18.01.2008 6. Báo cáo điều tra xây dựng và tăng cƣờng ngành công nghiệp phụ trợ tại Việt nam - KYOSHIRO ICHIKAWA (Tƣ vấn Đầu tƣ Cao cấp,Cục Xúc tiến Ngoại thƣơng Nhật Bản tại Hà nội) 7. China`s Auto-parts Industry Rebounds at Home Despite Lower Exports - 2009/10/08 - http://www.cens.com/cens/html/en/news/news_inner_29701.html 8. Công nghiệp IC Nhật Bản tái cấu trúc và tổ chức - 03.02.2009 - http://smt.vn/modules.php?name=News&op=viewst&sid=20 9. Cong_nghiep_ho_tro_cua_viet_nam_yeu_kem_va_so_khai-3-121168.html - http://www.tin247.com/ 10. Diễn đàn phát triển Việt Nam (VDF) - Xây dựng công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam – Tập 1- 2007 11. Eo-Uot-Cong-Nghiep-Phu-Tro.html - http://www.toquoc.gov.vn/Thongtin/Kinh-Te/ 12. For ICE Standardized Reporting of Offshore Subcontractors- 84 - 13. Fukunari Kimura - Subcontracting and the Performance of Small and Medium Firms in Japan –Page 2 Structural tranformation , Flying – Gesse stype and Industrial Cluster: Theoretical 14. Japan Electronic Industry - http://www.wtec.org/loyola/ep/c1s3.htm 15. Japan Electronic and Information Technology Industries Association 16. Japan Chemical Fiber Association 17. Kỷ yếu hội thảo “ Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Kinh nghiệm của Nhật Bản và một số nƣớc Châu Á” – Trƣờng đại học Ngoại Thƣơng – VJCC tháng 10.09 18. Kỷ yếu hội nghị “Hợp tác Việt Nam – Nhật Bản trong ngành công nghiệp hỗ trợ và sự phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa” – Phòng thƣơng mại và công nghiệp Việt Nam + các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp Nhật Bản – ngày 20.01.2010 19. Ngành công nghệ Nhật Bản còn giữ đƣợc ngôi bá chủ? – 21/12/2009 -http://www.infotv.vn/xuat-nhap-khau/tin-tuc/34162-xuat-khau-may-tinh-va-dien-tu-dat-at-kim-ngach-2185-trieu-usd 20. ThS. Vũ Ngọc Anh – Khái niệm Công nghiệp phụ trợ - http://www.hids.hochiminhcity.gov.vn/xemtin.asp?idcha=5153&cap=4&id=5161 21. Terutomo Ozawa - Implications of Japan Postwar’s Experience -2003 22. World Bank Institute 2001 - The Advantages of Outsourcing in term of Information Management – November 2002 23. White Paper on Small and Medium Enterprises in Japan 2009 24. Yasuo Uchihara - New Age for Japan Manufacturing SME: from keiretsu to Gobal chain value 25. http://books.google.com.vn/books?id=kmfbGNjs0zMC&pg=PA72&lpg=PA72&dq=Japanese+textile+industry&source=bl&ots=OVrvo1UFOT&sig=vfO3ohtZcN30enHaR0i5uLJGf38&hl=vi&ei=N9uvSuP9IdaJkQXkqZ2VBg&sa=X&oi=book_result&ct=result&resnum=6#v=onepage&q=Japanese%20textile%20industry&f=false 26. http://www.vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/2009/10/3BA1524B/- 85 - 27. http://www.thesaigontimes.vn/Home/thoisu/sukien/17352/ 28. http://www.tapchicongsan.org.vn/details.asp?Object=311040122&News_ID=30859418 29. http://f-news.f-network.net/13082008-11h16:News3226.f-net 30. http://www.vcci.com.vn/exim-promotion/Main.aspx?MNU=23&chitiet=17 31. http:// www.vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/Bat-Dong-san/2009/04/3BA0E70B/ 32. http://tintuc.xalo.vn/00-1600653313/khai_mac_trien_lam_cong_nghiep_ho_tro_viet_nam_nhat_ban.html- 86 -Địa chỉ l/hệNăm thành lậptổng vốnDS bán hàng hàng năm1.00Phòng thương mại SagamiharaMonozukuri-net98.00oooo2.00Phòng thương mại Fujisawa54.00oooo3.00Phòng thương mại Hamamatsu194.00oooo4.00Phòng thương mại Ogaki31.00oooo5.00Techno Plaza OkayaOkaya-city enterprise database600.00ooo-6.00Quỹ phát triển công nghiệp thành phố KawasakiKawasaki Database1,300.00ooo-7.00Trung tâm SME SumidaEnterprise Database2,500.00oo--8.00Hiệp hội phát triển CN quận OtaOTA-TECH-NET?o-o-9.00Thành phố ChinoMonozukuri-net chino~400ooo-10.00Thành phố SuwaSuwa city industry Guide?ooo-1.00Yellowpages JSCVietnam Yellow Pages60,000.00o---2.00Phòng thương mại và công nghiệp Việt namVietnam Business Directory20,000.00o---1.00Ủy ban đầu tư TháiAsean supporting industry database?o-oo2.00SMIDEC, MalaysiaEnterprise 50?oo--Nhật BảnVNT.LanPHỤ LỤC 1. SO SÁNH VỀ CƠ SỞ DỮ LIỆU CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ Ở NHẬT BẢN, THÁI LAN VÀ VIỆT NAMNướcSTTCơ quan quản lýTên CSDLSố DN đăng kýThông tin đăng kýSố lao độngGiới thiệuCác sản phẩm chínhCác khách hàng chínhTrang thiết bị sản xuấtISOooooooooooooooooooooooooooooooooo-o-ooooo-ooo---ooo-o-ooo-o---o-----o---o-o-----o---PHỤ LỤC 1. SO SÁNH VỀ CƠ SỞ DỮ LIỆU CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ Ở NHẬT BẢN, THÁI LAN VÀ VIỆT NAMThông tin đăng kýTên công tyChính sách của công tyĐịa chỉ xxxxxxxxTên người đại diện xxxxxxxxĐiện thoạiFaxEmailTrang web của công tysố lao động Năm thành lậpTổng vốnChi nhánh trong nướcChi nhánh nước ngoàiLoại hình kinh doanhLĩnh vực kinh doanhSản phẩm chính:Các khách hàng chính:Tiếp nhận định dạng CADDXFMIIGESSử dụng phần mềm CAD/CAMJAPT2MR2MXTiêu chuẩn quốc tế (ISO, etc)Phương thức nhận đơn hàngHàng thành phẩm, gia công linh phụ kiệnLớn nhấtNhỏ nhấtCắt dây kim loạiNguyên liệu khó cắtW520D370H320Cắt dây kim loạiGia công tinh viCắt dây kim loạiThời gian ngắnKhácNguyên liệu khó cắtKhácGia công tinh viKhácThời gian ngắnKhácChi phí thấpThép đúcThépThép không gỉĐồng, kim loại hợp kimHợp kim nhômHợp kim MagieHợp kim chìHợp kim vonfram,molipdenHợp kim NikkenKhácTên máy móc thiết bịSố hiệuNhà sản xuấtSố lượngMáy cắt dây kim loạiU53KMakino, Sodec33Máy phóng điệnM35C5, etcMitsubishi Electric3xxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxx PHỤ LỤC 2. MẪU DỮ LIỆU CÔNG TY CỦA CƠ SỞ DỮ LIỆU TP OKAYAxxxxxxxx1. Cải thiện môi trường làm việc, kết hợp trí tuệ của toàn bộ công nhân viên2. luôn luôn nâng cao năng lực và bộc lộ tiềm năngcông nghiệp cơ khí chế tạoMáy ảnh, ô tô, thiết bị y tếxxxxxxxx50Ngày 01.03.196125000000 JPYNguyên liệu gia côngSản phẩm chính và trang thiết bị gia côngKhuôn dập và khuôn đúc dùng cho linh phụ kiện kim loại chính xác của máy ảnh và hàng điện tử, ga, công nghệ cắtKoshina, Sanko Manufacturing, Kyosera, Hoya - schottCông nghệ sản xuất và gia côngCông nghệ gia côngKỹ năng đặc biệt Phạm vi chế tạoMachining CenterV-M IIRoku- roku3Máy cánVHR_AF,etcShizuoka Tekko0Máy tiệnTakizawa, etc3Máy mài bề mặt phẳngGS-BMIIKuroda Seiko6Máy mài gá3SBMitsui Seiko1Máy mài công cụ siêu cứngT-CTG4Tsugami1Máy dập điện(tự động)HISG - 35, etcEndo Press30TupperBTO-263Brother Industry10Máy khoan lỗ nhỏ, chính xácAFI - IIIBrother Industry4High SpinBRI-103Brother Industry13LevelerRP5 -151Brother Industry2Thiết bị gia công kim loại tấmSGAC, etcAmada1ShirringAAA, etcAizawa Tekkojo5Máy cuốn thùng5Tên máy móc thiết bịSố hiệuNhà sản xuấtSố lượngCAD/CAM2MR/XY.J.S6"EAPTFanac1Tên máy móc thiết bịSố hiệuNhà sản xuấtSố lượngMáy đo độ cứngMVK- HIAkashi1Máy chiếuPV-5000Mitsutoyo7Kính hiển viTMMitsutoyo5Pinch ageEP-2AMitsutoyo5Thiết bị CAD/CAM chínhThiết bị đo kiểm chínhĐộ chính xác1/1000Ghi chúGia công trong thời gian ngắn đối với mọi nguyên liệuxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxx PHỤ LỤC 2. MẪU DỮ LIỆU CÔNG TY CỦA CƠ SỞ DỮ LIỆU TP OKAYAxxxxxxxx1. Cải thiện môi trường làm việc, kết hợp trí tuệ của toàn bộ công nhân viên2. luôn luôn nâng cao năng lực và bộc lộ tiềm năngcông nghiệp cơ khí chế tạoMáy ảnh, ô tô, thiết bị y tếxxxxxxxx50Ngày 01.03.196125000000 JPYNguyên liệu gia côngSản phẩm chính và trang thiết bị gia côngKhuôn dập và khuôn đúc dùng cho linh phụ kiện kim loại chính xác của máy ảnh và hàng điện tử, ga, công nghệ cắtKoshina, Sanko Manufacturing, Kyosera, Hoya - schottCông nghệ sản xuất và gia công Phạm vi chế tạoSử dụng chungSử dụng chungNối, cuộn, rungGhi chúGhi chú20 lần0.50-6.00Thiết bị CAD/CAM chínhThiết bị đo kiểm chínhPHỤ LỤC 2. MẪU DỮ LIỆU CÔNG TY CỦA CƠ SỞ DỮ LIỆU TP OKAYAPHỤ LỤC 3: CHI TIẾT CÁC PHỤ KIỆN ĐIỆN TỬ CỦA NHẬT BẢN TỪ 01/2008 ĐẾN 09/2009 Nguồn: Japan Electronic and Information Technology Industries Association (Đơn vị : triệu Yên) 01/08 02/08 03/08 04/08 05/08 06/08 07/08 08/08 09/08 10/08 11/08 12/08 01/09 02/09 03/09 04/09 05/09 06/09 07/09 08/09 09/09 Tổng 837,954 842,266 920,084 819,676 818,044 864,935 849,389 791,923 896,821 812,021 688,256 564,347 428,455 395,534 660,315 481,032 515,345 632,906 642,908 627,334 725,764 Linh kiện điện tử 276,173 274,711 276,770 279,554 259,748 270,405 280,417 244,103 281,752 270,608 211,373 165,058 135,749 129,439 153,289 171,900 168,942 194,370 207,326 190,955 217,794 Linh kiện phụ 86,185 85,573 86,395 89,770 81,500 85,621 90,088 78,680 87,823 83,694 61,909 48,568 37,762 38,492 46,795 55,956 53,864 63,808 67,071 62,495 70,198 Linh kiện kết nối 78,587 78,881 78,717 82,304 75,298 76,404 79,809 69,418 81,510 80,704 63,305 49,599 41,610 37,671 45,118 50,227 48,720 56,056 61,301 56,690 67,222 Bảng điện tử 82,324 79,098 81,121 78,410 75,464 79,653 81,964 70,722 83,742 77,929 60,639 44,378 37,984 35,567 43,430 47,952 49,414 55,678 58,949 54,553 61,351 Transducers 3,398 3,491 3,598 3,612 3,406 3,501 3,594 3,164 3,558 3,293 2,793 2,494 1,779 1,701 1,732 1,668 1,723 1,993 2,411 2,218 2,741 Khác 25,679 27,668 26,939 25,458 24,080 25,226 24,962 22,119 25,119 24,988 22,727 20,019 16,614 16,008 16,214 16,097 15,221 16,835 17,594 14,999 16,282 Thiết bị điện tử 561,781 567,555 643,314 540,122 558,296 594,530 568,972 547,820 615,069 541,413 476,883 399,289 292,706 266,095 507,026 309,132 346,403 438,536 435,582 436,379 507,970 Cáp điện 23,803 27,653 37,166 28,679 32,832 28,040 34,218 31,787 36,883 28,485 19,540 27,850 31,587 28,784 27,085 16,742 18,627 27,792 24,268 26,561 27,021 Đầu bán dẫn 93,923 97,245 101,231 91,301 90,624 97,414 100,533 88,088 102,165 95,965 85,348 72,556 54,210 44,903 241,026 57,577 61,346 77,452 80,943 75,486 86,647 Mạch tích hợp (ICs) 294,235 295,608 314,952 278,794 285,588 309,167 276,135 259,686 302,795 266,650 233,526 189,666 123,012 112,077 142,745 155,541 169,017 223,617 218,044 216,961 258,148 Thiết bị tinh thể lỏng LCDs) 149,820 147,049 - 141,348 149,252 159,909 158,086 168,259 173,226 150,313 138,469 109,217 83,897 80,331 96,170 79,272 97,413 109,675 112,327 117,371 136,154PHỤ LỤC 4: CHI TIẾT DANH MỤC XUẤT KHẨU CÁC SẢN PHẨM PHỤ KIỆN ĐIỆN TỬ CỦA NHẬT (01.08 -09.09) Nguồn: Japan Electronic and Information Technology Industries Association (Đơn vị : Triệu Yên) 01/08 02/08 03/08 04/08 05/08 06/08 07/08 08/08 09/08 10/08 11/08 12/08 01/09 02/09 03/09 04/09 05/09 06/09 07/09 08/09 09/09 Tổng 781,518 818,765 849,467 805,233 839,183 819,368 923,443 900,312 911,091 854,483 629,622 529,878 395,620 395,912 460,677 552,591 547,432 585,883 638,492 626,251 669,525 Linh kiện điện tử 138,223 143,702 148,757 148,961 146,544 146,915 160,871 154,074 153,362 148,438 105,281 83,218 60,497 62,581 76,055 93,559 93,692 101,420 116,317 110,505 121,278 Linh kiện phụ 54,226 54,030 56,689 56,425 56,701 55,694 61,184 59,769 58,024 56,304 37,280 29,008 22,222 23,625 30,454 35,906 36,447 38,562 43,896 42,122 46,249 Linh kiện kết nối 52,058 56,350 57,818 58,735 55,898 55,520 61,864 58,392 58,958 57,075 42,044 34,085 23,293 23,139 27,671 34,450 34,572 38,297 45,053 42,721 46,952 Bảng điện tử 26,683 27,319 28,314 27,568 28,009 29,814 31,113 29,478 30,690 29,268 21,300 15,745 11,868 12,694 14,880 19,151 19,004 20,912 22,751 21,280 23,285 Transducers 3,304 3,775 3,879 3,902 3,882 3,709 3,841 3,917 3,559 3,683 3,111 2,993 2,212 1,881 2,001 2,576 2,263 2,460 3,251 3,086 3,544 Khác 1,952 2,227 2,058 2,331 2,053 2,177 2,869 2,517 2,132 2,107 1,546 1,386 902 1,242 1,050 1,476 1,408 1,189 1,366 1,296 1,247 Thiết bị điện tử 314,914 318,619 341,451 325,850 351,589 340,155 386,246 381,757 386,156 349,534 263,629 217,705 148,064 157,965 197,430 233,647 233,991 269,832 280,095 277,614 305,523 Cáp điện 2,349 3,062 3,269 2,719 3,194 2,734 3,157 2,956 3,073 2,620 2,543 2,278 2,112 2,078 2,001 1,960 1,941 1,738 1,619 1,359 1,840 Đầu bán dẫn 73,895 79,423 88,300 81,245 81,006 83,495 96,924 88,100 90,277 84,006 68,201 53,212 37,155 34,356 45,362 51,618 52,626 60,366 63,409 62,798 66,629 Mạch tích hợp (ICs) 238,670 236,134 249,882 241,886 267,388 253,926 286,165 290,700 292,806 262,908 192,885 162,214 108,797 121,531 150,067 180,069 179,423 207,728 215,068 213,457 237,054 Linh phụ kiện khác 328,381 356,444 359,260 330,422 341,051 332,297 376,326 364,481 371,572 356,511 260,712 228,956 187,059 175,366 187,192 225,386 219,749 214,631 242,080 238,132 242,724PHỤ LỤC 5: CHI TIẾT DANH MỤC NHẬP KHẨU CÁC SẢN PHẨM PHỤ KIỆN ĐIỆN TỬ CỦA NHẬT BẢN (01.08 – 09.09) Nguồn: Japan Electronic and Information Technology Industries Association (Đơn vị : Triệu Yên) 01/08 02/08 03/08 04/08 05/08 07/08 08/08 09/08 10/08 11/08 12/08 01/09 02/09 03/09 04/09 05/09 06/09 07/09 08/09 09/09 Tổng 455,235 401,450 435,905 395,471 396,168 430,551 392,047 420,662 387,303 338,818 281,736 243,655 203,175 249,679 249,544 276,867 309,580 315,778 307,852 320,427 Linh kiện điện tử 54,183 43,588 50,476 46,607 49,125 51,967 42,762 48,458 46,945 44,056 33,605 31,013 20,416 26,523 27,141 31,782 34,855 37,366 35,936 35,162 Linh kiện phụ 15,137 11,727 13,765 13,165 13,643 13,029 11,243 12,832 11,916 11,885 8,719 8,038 4,543 6,013 6,265 6,876 7,954 8,114 7,409 8,425 Linh kiện kết nối 10,133 8,528 9,968 9,512 9,526 10,934 9,511 10,875 9,888 9,301 7,926 7,110 4,509 5,228 5,033 5,660 6,634 7,199 6,868 7,210 Bảng điện tử 15,242 12,330 13,344 12,221 13,632 13,798 11,417 12,630 12,859 10,547 7,209 6,509 6,046 7,495 8,288 7,561 10,498 10,625 10,158 9,424 Transducers 11,449 8,931 11,224 9,824 10,186 11,551 8,718 10,426 10,469 9,737 7,986 7,579 4,309 6,119 6,094 6,997 7,923 8,608 7,629 8,433 Khác 2,222 2,072 2,175 1,885 2,138 2,655 1,872 1,696 1,813 2,587 1,764 1,777 1,010 1,668 1,460 4,688 1,846 2,820 3,872 1,670 Thiết bị điện tử 232,305 206,573 216,542 201,791 194,785 217,702 207,151 214,287 193,115 156,615 131,361 108,271 98,274 117,760 119,408 141,218 165,586 161,980 159,284 164,688 Cáp điện 1,859 2,795 1,209 1,188 1,168 1,053 740 690 3,029 1,115 1,672 893 562 1,166 1,102 542 1,460 755 1,166 638 Đầu bán dẫn 20,680 17,785 20,507 19,558 19,699 22,216 21,140 23,402 22,376 17,038 15,462 12,790 8,827 10,996 10,661 12,321 16,161 17,146 15,895 16,694 Mạch tích hợp (ICs) 209,766 185,993 194,827 181,045 173,919 194,433 185,272 190,195 167,710 138,462 114,227 94,588 88,885 105,598 107,646 128,355 147,965 144,079 142,223 147,356 Linh phụ kiện khác 168,748 151,288 168,887 147,074 152,259 160,882 142,134 157,917 147,242 138,148 116,771 104,371 84,486 105,396 102,995 103,867 109,139 116,431 112,632 120,576

- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Bình luận