Luận văn ThS: Giải pháp backup dữ liệu, sử dụng cơ chế phân cụm động trong mạng ngang hàng có cấu trúc
436 1
Tải về máy để xem đầy đủ hơn, bản xem trước là bản PDF
Tags: #đồ án#luận án#báo cáo thực tập#luận văn
Mô tả chi tiết
1. Mở đầu
Mạng ngang hàng có cấu trúc được hình thành sau này đã khắc phục được những nhược điểm của cơ chế broadcast, thông qua việc sử dụng bảng băm phân tán DHT (Distributed Hash Table), điển hình như Chord, CAN, Kademlia, Tapestry, Kelips. Theo phương pháp này, không gian ID được tổ chức dưới dạng vòng, dữ liệu trong mạng được quản lý dưới dạng (key, value), các node liên kết và biết đến nhau thông qua bảng định tuyến. Với cấu trúc này, khi một máy tính cần tìm một dữ liệu, nó chỉ cần áp dụng một giao thức chung để xác định nút mạng nào chịu trách nhiệm cho dữ liệu đó và sau đó liên lạc trực tiếp đến nút mạng đó để lấy kết quả. Mặc dù mạng ngang hàng có cấu trúc cho thấy được những ưu điểm vượt trội thông qua việc sử dụng bảng băm DHT và bảng định tuyến để tìm kiếm và chia sẻ thông tin, tuy vậy trong quá trình hoạt động của mạng vẫn còn nhiều vấn đề chưa được giải quyết. Trong đó, có vấn đề đảm bảo việc phục hồi dữ liệu trong mạng khi các node trong mạng thường xuyên gia nhập hoặc rời khỏi mạng và khả năng cân bằng tải giữa các node chưa cao. Luận văn “Giải pháp backup dữ liệu, sử dụng cơ chế phân cụm động trong mạng ngang hàng có cấu trúc” sẽ đề xuất một phương pháp cải tiến việc backup dữ liệu, theo cơ chế phân cụm động nhằm khắc phục các vấn đề nêu trên.
2. Nội dung
2.1 Tổng quan
Hệ thống P2P tập trung
Hệ thống P2P phân tán
Hệ thống P2P hỗn hợp
2.2 Các phương pháp backup dữ liệu
Cơ chế backup theo successor list
Phân cụm tĩnh trong mạng Chord
- Phương pháp tách cụm tĩnh
- Phương pháp backup file
Kết luận
2.3 Phương pháp phân cụm động
Nguyên tắc chung
Phương pháp tách nhập cụm
Phân mảnh khi đưa một file mới vào mạng
Backup khi các node rời mạng
- Backup khi các mảnh dữ liệu nằm trong cụm
- Backup khi các mảnh dữ liệu nằm ngoài cụm
2.4 Đánh giá hiệu quả
Phương trình mô phỏng
Đánh giá và so sánh một số thông số của phương pháp tách nhập cụm theo cơ chế phân cụm động so với phân cụm tĩnh
- Tỷ lệ khôi phục file ban đầu thành công (khi cố định thời gian sống 1 node và tăng sốfile)
- Tỷ lệ khôi phục file ban đầu thành công (cố định số lượng file và thay đổi thời gian sống)
Chi phí cho việc duy trì các mảnh là bao nhiêu
So sánh file ban đầu thành công khi thay đổi số lượng node trong cụm
3. Kết luận
Thông qua việc nghiên cứu về backup dữ liệu theo cơ chế phân cụm động, phần nào cũng cho thấy những ưu điểm và linh hoạt trong mạng ngang hàng có cấu trúc sử dụng thông qua giao thức Chord. Kết quả đánh giá phương pháp phân cụm động và phân cụm tĩnh cho thấy, mỗi phương pháp có ưu nhược điểm khác nhau, tùy từng trường hợp có thể áp dụng theo cơ chế phân cụm động hay phân cụm tĩnh. Nhìn chung cơ chế phân cụm tĩnh phù hợp với những mạng được ước lượng trước số node tham gia hoặc rời mạng trong hệ thống, qua đó việc chia cụm cố định sẽ phù hợp để đảm bảo cả việc backup, thời gian backup cũng như duy trì các mảnh dữ liệu. Với cơ chế phân cụm động, không phụ thuộc vào số lượng các node tham gia hoặc rời mạng, thời gian backup được ổn định, tỷ lệ khôi phục thành công file dữ liệu cao hơn nhưng chi phí duy trì thì tốn hơn, đòi hỏi những node tham gia gia mạng với cấu hình cao hơn để tăng thời gian xử lý backup.
4. Tài liệu tham khảo
Nguyễn Hoài Sơn, Hồ Sĩ Đàm (2008), “Tìm kiếm thông tin theo các giá trị thuộc tính trên mạng ngang hàng có cấu trúc”, Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Nguyễn Đại Thọ (2007), “Công nghệ mạng ngang hàng”, Bộ môn Mạng & Truyền thông Máy tính Khoa Công nghệ Thông tin, trường Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Ngô Hoàng Giang (2008), “Đánh giá hiệu năng của một số thuật toán bảng băm phân tán DHT và đưa ra giải pháp cải tiến hiệu năng của thuật toán Chord”, luận văn thạc sỹ Công nghệ thông tin trường đại học Bách khoa Hà Nội.
Nguyen Dinh Nghia, Nguyen Hoai Son (2016), “A Cluster-based File Replication Scheme for DHT-based File Backup Systems”, “Advanced Technologies for Communications (ATC), 2016 International Conference on ”, ISSN: 2162-1039, No 16520217.
Kale A.R and SHIRBHATE D.D (Mar 2012), “An advanced hybrid peer to peer botnet”, “International Journal of wireless Comunication”, ISSN: 2231- 3559, Vol.2....