Khảo sát kiến thức và một số yếu tố liên quan về nuôi con bằng sữa mẹ của bà mẹ sau sinh tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2017

446 5

Miễn phí

Tải về máy để xem đầy đủ hơn, bản xem trước là bản PDF

Tags: #đồ án#luận án tốt nghiệp#báo cáo thực tập

Mô tả chi tiết

"Khảo sát kiến thức và một số yếu tố liên quan về nuôi con bằng sữa mẹ của bà mẹ sau sinh tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2017"

2.2.2. Tầm quan trọng của sữa mẹ 2.2.2.1 Các thành phần dinh dưỡng trong sữa mẹ Sữa mẹ là chất dinh dưỡng hoàn hảo, dễ tiêu hóa và dễ hấp thu Sữa mẹ là thức ăn hoàn hảo nhất trong những tháng năm đầu tiên của trẻ vì sữa mẹ có đủ năng lượng, chất dinh dưỡng và dễ hấp thu [31]. Có thể nói sữa mẹ đã được chế tạo theo công thức định sẵn, trong 1 lít sữa mẹ có khoảng 700 Kcal [31]. Tỷ lệ các chất dinh dưỡng như đạm, đường, mỡ, vitamin, và muối khoáng thích hợp nên làm cho trẻ dễ tiêu hóa, dễ hấp thu giúp cho cơ thể trẻ phát triển bình thường tránh được suy dinh dưỡng [4]. Protein: sữa mẹ có lượng protein (đạm) ít hơn sữa bò nhưng có đủ các acid amin cần thiết và tỷ lệ cân đối. Protein sữa mẹ chủ yếu là protein dạng lỏng hòa tan, còn gọi là protein sữa giúp trẻ dễ tiêu hóa. [4] Lipid (chất béo): chất béo trong sữa mẹ cung cấp 50% năng lượng cho bé. Sữa mẹ có những acid béo cần thiết như acid linoleic, acid linolenic hỗ trợ cho sự phát triển của não, mắt và sức bền thành mạch. Hơn nữa, thành phần lipid trong sữa mẹ chủ yếu là acid béo không no và có men lipase giúp cho quá trình tiêu hóa của trẻ dễ dàng hơn [4], [34].

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA DƯỢC – ĐIỀU DƯỠNG TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG MÃ SỐ: 51720501 KHẢO SÁT KIẾN THỨC VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN VỀ NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ CỦA BÀ MẸ SAU SINH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ NĂM 2017 Cán bộ hướng dẫn Sinh viên thực hiện Ths. NGHỊ NGÔ LAN VI PHẠM THỊ DIỄM MY MSSV: 13D720501025 LỚP: Đại học Điều Dưỡng 8 Cần Thơ, 2017TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA DƯỢC – ĐIỀU DƯỠNG TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG MÃ SỐ: 51720501 KHẢO SÁT KIẾN THỨC VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN VỀ NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ CỦA BÀ MẸ SAU SINH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ NĂM 2017 Cân bộ hướng dẫn Sinh viên thực hiện Ths. NGHỊ NGÔ LAN VI PHẠM THỊ DIỄM MY MSSV: 13D720501025 LỚP: Đại học Điều Dưỡng 8 Cần Thơ, 2017i LỜI CẢM ƠN Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu và các thầy, cô Trường Đại học Tây Đô đã dìu dắt, dạy dỗ em trong bốn năm học vừa qua. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô khoa Dược–Điều Dưỡng, các anh chị bác sĩ, điều dưỡng Khoa Phụ sản Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ đã quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi giúp em hoàn thành tốt tiểu luận này. Đặc biệt, em xin gửi lời biết ơn chân thành và sâu sắc đến cô Nghị Ngô Lan Vi, người đã trực tiếp hướng dẫn cho em tận tình và sâu sắc trong suốt quá trình học tập và làm tiểu luận. Được làm việc với Cô, được Cô hướng dẫn là món quà quý giá mà em sẽ rất trân trọng. Và cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Cha Mẹ, gia đình, bạn bè, những người luôn bên cạnh động viên giúp em có động lực phấn đấu để học tập và hoàn thành tốt tiểu luận này. Sinh viên thực hiện Phạm Thị Diễm Myii CAM KẾT KẾT QUẢ Em cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng em. Các số liệu, kết quả nêu trong tiểu luận là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Ngày 25 tháng 05 năm 2017 Sinh viên thực hiện Phạm Thị Diễm Myiii TÓM TẮT Kiến thức về nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ chính là tiền đề để bà mẹ đưa ra các quyết định chọn lựa phương pháp nuôi dưỡng trẻ tốt nhất và phù hợp nhất cho con mình. Việc đánh giá kiến thức và một số yếu tố liên quan về nuôi con bằng sữa mẹ là cơ sở quan trọng nhằm nâng cao các hoạt động chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em đồng thời đề ra các biện pháp thích hợp nhằm gia tăng tỷ lệ hiểu biết về nuôi con bằng sữa mẹ. Chính vì thế, đề tài “Khảo sát kiến thức và một số yếu tố liên quan về nuôi con bằng sữa mẹ của bà mẹ sau sinh tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, năm 2017” được thực hiện với 2 mục tiêu cụ thể như sau: 1. Xác định tỷ lệ bà mẹ sau sinh có kiến thức đúng về nuôi con bằng sữa mẹ tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, năm 2017. 2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kiến thức về nuôi con bằng sữa mẹ của bà mẹ sau sinh tại bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, năm 2017. Khảo sát trên 100 đối tượng nghiên cứu theo phương pháp mô tả cắt ngang. Số liệu được thu thập thông qua bộ câu hỏi tự điền được soạn sẵn. Qua khảo sát, có 45% bà mẹ có kiến thức đúng chung về nuôi con bằng sữa mẹ. Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng về lợi ích của sữa non và lợi ích đối với mẹ đều chiếm 55%. Có 54% bà mẹ biết không nên cho trẻ uống nước trong 4–6 tháng đầu. Tỷ lệ bà mẹ hiểu biết đúng về cách bảo vệ nguồn sữa mẹ là 65%. Tỷ lệ bà mẹ có hiểu biết đúng về những dấu hiệu chứng tỏ trẻ ngậm bắt vú tốt là 58%. Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng về thời gian cai sữa cho trẻ chỉ chiếm 39%. Có sự liên quan có ý nghĩa thống kê giữa kiến thức đúng về nuôi con bằng sữa mẹ với tuổi, nơi cư trú, trình độ học vấn, nghề nghiệp của các đối tượng nghiên cứu. Khảo sát góp phần nâng cao kiến thức về nuôi con bằng sữa mẹ cho các bà mẹ sau sinh.iv MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................i CAM KẾT KẾT QUẢ .................................................................................................... ii TÓM TẮT ...................................................................................................................... iii MỤC LỤC ......................................................................................................................iv DANH SÁCH BẢNG ...................................................................................................... v DANH SÁCH HÌNH ......................................................................................................vi CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................... 3 2.1. GIẢI PHẪU VÚ VÀ SINH LÝ TIẾT SỮA ............................................................. 3 2.2. ĐẶC ĐIỂM VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA SỮA MẸ ......................................... 5 2.3. PHƯƠNG PHÁP NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ ..................................................... 9 2.4. TÌNH HÌNH NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ HIỆN NAY ...................................... 12 2.5. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KIẾN THỨC VỀ NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ CỦA CÁC BÀ MẸ SAU SINH.............................................................................. 14 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................... 16 3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ................................................................................ 16 3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................... 16 3.3. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU ..................................................................... 23 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................ 25 4.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 25 4.2. THẢO LUẬN ......................................................................................................... 37 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .................................................................... 49 5.1. KẾT LUẬN ............................................................................................................ 49 5.2. ĐỀ XUẤT ............................................................................................................... 50v DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 4.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi ............................................. 25 Bảng 4.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nơi cư trú .............................................. 25 Bảng 4.3. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo dân tộc .................................................. 26 Bảng 4.4. Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu ........................................................ 26 Bảng 4.5. Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu ................................................. 27 Bảng 4.6. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo số lần sinh con ..................................... 27 Bảng 4.7. Phân bố đối tượng theo hình thức sinh của lần sinh hiện tại ........................ 28 Bảng 4.8. Kiến thức đúng về lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ sau sinh ................................................................................................................................. 28 Bảng 4.9. Kiến thức đúng về nuôi dưỡng trẻ trong 4-6 tháng đầu của các bà mẹ sau sinh ................................................................................................................................. 29 Bảng 4.10. Kiến thức đúng về bảo vệ nguồn sữa mẹ .................................................... 30 Bảng 4.11. Kiến thức đúng về cách cho trẻ bú .............................................................. 30 Bảng 4.12. Kiến thức đúng về việc cai sữa cho trẻ ....................................................... 31 Bảng 4.13 Kiến thức đúng về một số trường hợp đặc biệt liên quan đến việc nuôi con bằng sữa mẹ ................................................................................................................... 31 Bảng 4.14. Tỷ lệ bà mẹ được tư vấn về nuôi con bằng sữa mẹ ..................................... 32 Bảng 4.15. Nguồn cung cấp thông tin về nuôi con bằng sữa mẹ của bà mẹ ................. 32 Bảng 4.16. Kiến thức đúng chung về nuôi con bằng sữa mẹ ........................................ 32 Bảng 4.17. Liên quan giữa kiến thức đúng về nuôi con bằng sữa mẹ với tuổi của các bà mẹ .................................................................................................................................. 33 Bảng 4.18. Liên quan giữa kiến thức đúng về nuôi con bằng sữa mẹ với nơi cư trú của các bà mẹ ....................................................................................................................... 33 Bảng 4.19. Liên quan giữa kiến thức đúng về nuôi con bằng sữa mẹ với nghề nghiệp của các bà mẹ ................................................................................................................. 34 Bảng 4.20. Liên quan giữa kiến thức đúng về nuôi con bằng sữa mẹ với dân tộc của các bà mẹ ....................................................................................................................... 34 Bảng 4.21. Liên quan giữa kiến thức đúng về nuôi con bằng sữa mẹ với trình độ học vấn của các bà mẹ .......................................................................................................... 35 Bảng 4.22. Liên quan giữa kiến thưc đúng về nuôi con bằng sữa mẹ với số lần sinh con của các bà mẹ ................................................................................................................. 35 Bảng 4.23. Liên quan giữa kiến thức đúng về nuôi con bằng sữa mẹ với hình thức sinh con của các bà mẹ .......................................................................................................... 36 Bảng 4.24. Liên quan giữa kiến thức đúng với việc tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ ....................................................................................................................... 36 Bảng 4.25. Liên quan giữa kiến thức đúng với nguồn cung cấp thông tin nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ .................................................................................................... 37vi DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 2.1 Đặc điểm giải phẩu vú ...................................................................................... 3 Hình 2.2 Phản xạ Prolactin .............................................................................................. 4 Hình 2.3 Phản xạ oxytocin .............................................................................................. 5 Hình 3.1 Sơ đồ nghiên cứu ........................................................................................... 23vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT NCBSM Nuôi con bằng sữa mẹ UNICEF The United Nations Children’s Fund (Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc) VDD Viện Dinh Dưỡng WHO World Health Orgnization (Tổ chức Y tế Thế Giới)1 CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, thế giới đã lấy việc bảo vệ, thúc đẩy và hỗ trợ việc nuôi con bằng sữa mẹ là một nội dung quan trọng trong công tác y tế bà mẹ và trẻ sơ sinh. Đã có không ít hoạt động trong và ngoài nước dành riêng cho chương trình này. Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) và Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) khuyến cáo nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục cho bú kết hợp với chế độ ăn hợp lý đến năm thứ hai trong đời sống của trẻ và xa hơn nữa [39]. Hiện nay, mặc dù đã có nhiều người ý thức được tầm quan trọng của sữa mẹ nhưng tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu vẫn còn khá thấp ở nhiều quốc gia. Tại Việt Nam, qua kết quả điều tra của dự án Alive and Thrive tại 11 tỉnh thành trong cả nước cho thấy, có sự thiếu hụt trong kiến thức về nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ, mặc dù có đến 83,9% bà mẹ biết trong 6 tháng đầu chỉ cho trẻ bú sữa mẹ tốt hơn là cho trẻ bú kết hợp cả sữa mẹ và sữa bột nhưng tỷ lệ bà mẹ tin rằng cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn ở độ tuổi này là tốt nhất chỉ chiếm 52,5% và số bà mẹ biết chỉ nên cho trẻ uống nước khi trẻ từ 6 đến 8,9 tháng tuổi lại chiếm tỷ lệ rất thấp (23,2%) [1]. Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu là cách tốt nhất phòng tránh tử vong cho trẻ. Việc mở rộng quy mô nuôi con bằng sữa mẹ có thể ngăn chặn 823.000 trường hợp tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi. [42] Theo Bà Nemat Hajeebhoy, Giám đốc Quốc gia của dự án Alive and Thrive chia sẻ: “Cho con bú là một trong những đầu tư quan trọng nhất mà cha mẹ có thể dành cho con trong 2 năm đầu đời của trẻ. Nghiên cứu trên toàn thế giới cho thấy trẻ được bú mẹ khỏe mạnh và thông minh hơn những trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ. Do vậy, chúng ta cần đảm bảo rằng mọi trẻ em khi sinh ra đều được hưởng một khởi đầu tốt nhất có thể trong đời các em và khởi đầu đó là được bú mẹ”. [35] Nuôi con bằng sữa mẹ luôn được UNICEF, WHO, Bộ y tế và các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo vì có nhiều lợi ích không những tốt cho sự phát triển của con mà còn bảo vệ sức khỏe cho bà mẹ. Việc thực hiện chăm sóc dinh dưỡng hợp lý như: cho trẻ bú sữa mẹ trong vòng 1 giờ đầu sau sinh, cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và một chế độ ăn hợp lý sẽ mang lại cho trẻ bước khởi đầu khỏe mạnh. Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ trong suốt 6 tháng đầu tiên của cuộc đời [4]. Sữa mẹ là thức ăn hoàn chỉnh nhất, thích hợp nhất đối với trẻ, vì trong sữa mẹ không chỉ có hàm lượng cao các chất dinh dưỡng mà tỷ lệ các chất dinh dưỡng rất hợp lí, phù hợp với sự hấp thu và phát triển cơ thể trẻ. Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ đảm bảo vệ sinh mà còn tiết kiệm thời gian lại kinh tế, giúp người mẹ khỏe mạnh, ngăn ngừa tình trạng ung thư vú, lấy lại vóc dáng sau sinh và tránh thai hiệu quả [4]. Thêm vào đó, nuôi con bằng sữa mẹ giúp người mẹ có thời gian gần gũi tự nhiên với con, tăng2 gắn bó tình mẫu tử, đây là một trong những yếu tố quan trọng hỗ trợ cho sự phát triển hài hòa của trẻ. Tại Cần Thơ, theo kết quả nghiên cứu về dinh dưỡng ở trẻ từ 0–5 tháng tuổi năm 2013: tỷ lệ trẻ đã được bú sữa mẹ chiếm 95,2%, nhưng tỷ lệ tiếp tục cho trẻ bú đến 1 năm tuổi chỉ còn 58%. Ngoài ra, tỷ lệ các bà mẹ được tiếp cận với nguồn thông tin về nuôi con bằng sữa mẹ còn thấp, trong đó chỉ có 8,0% các bà mẹ nhận thông tin về nuôi con bằng sữa mẹ từ cán bộ y tế và có 60,6 % các bà mẹ nhận được thông tin này từ đại chúng [38]. Trên thực tế, nhiều trẻ em sinh ra không được nuôi dưỡng đầy đủ bằng sữa mẹ do nhiều nguyên nhân khác nhau như: mẹ không đủ sữa để thỏa mãn nhu cầu của trẻ, mẹ phải đi làm trở lại sau thời gian nghỉ hậu sản… Tuy nhiên, nguyên nhân quan trọng hơn hết là bà mẹ thiếu hiểu biết trong cách nuôi con bằng chính dòng sữa của mình. Bên cạnh đó, trước những chương trình quảng cáo, tiếp thị về sữa nhân tạo đang được đẩy mạnh trên các phương tiện thông tin đại chúng như hiện nay đã gây ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức của các bà mẹ. Tình trạng trên cho thấy việc nuôi con bằng sữa mẹ đã không còn được các bà mẹ quan tâm, chú trọng như trước. Kiến thức về nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ chính là tiền đề để bà mẹ đưa ra các quyết định chọn lựa phương pháp nuôi dưỡng trẻ tốt nhất và phù hợp nhất cho con mình. Việc đánh giá kiến thức và một số yếu tố liên quan về nuôi con bằng sữa mẹ là cơ sở quan trọng nhằm nâng cao các hoạt động chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em đồng thời đề ra các biện pháp thích hợp nhằm gia tăng tỷ lệ hiểu biết về nuôi con bằng sữa mẹ. Từ những yếu tố trên đề tài: “Khảo sát kiến thức và một số yếu tố liên quan về nuôi con bằng sữa mẹ của bà mẹ sau sinh tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, năm 2017” được thực hiện với hai mục tiêu cụ thể như sau: 1. Xác định tỷ lệ bà mẹ sau sinh có kiến thức đúng về nuôi con bằng sữa mẹ tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, năm 2017. 2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kiến thức về nuôi con bằng sữa mẹ của bà mẹ sau sinh tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, năm 2017.3 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. GIẢI PHẪU VÚ VÀ SINH LÝ TIẾT SỮA 2.1.1. Giải phẫu vú Vú có chức năng tạo sữa và cho con bú [16]. Vú được xem là cơ quan sinh dục thứ hai của người phụ nữ và là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh [11]. Vú phát triển mạnh ở tuổi dậy thì, trong những tháng cuối của thời kì mang thai, đặc biệt là sau khi sinh và thoái triển sau tuổi mãn kinh [32], [8]. Hình thể ngoài của vú Vú là cơ quan nằm ở thành ngực trước, từ xương sườn thứ hai đến xương sườn thứ sáu, hai phần ba nằm ở cơ ngực lớn và một phần ba nằm ở cơ răng trước, từ đường nách giữa đến bờ bên xương ức [32], [11]. Kích thước của vú thay đổi theo tuổi, tình trạng sinh lý (có thai, sau sinh) và theo từng cá nhân khác nhau [8]. Hình thể của vú rất thay đổi, thông thường nhất là hình bán cầu, đôi khi vú có hình quả lê, hình đĩa hoặc hình trụ [8]. Đỉnh của vú là một nhú niêm mạc lồi có các ống tiết sữa gọi là nhú vú hay đầu vú. Quanh nhú là một vòng niêm mạc nhiễm sắc tố gọi là quầng vú [16]. Vùng quầng vú có các tuyến nhỏ gọi là tuyến Montgomery, tuyến này tiết ra một chất nhờn cá tác dụng bảo vệ da vú [34]. Cấu tạo của vú Cấu tạo của vú từ nông vào sâu là da, các hốc mỡ dưới da, rồi đến các tuyến sữa dạng chùm hợp thành các tiểu thùy và thùy (có khoảng 15–20 thùy, mỗi thùy đổ ra đầu vú bởi một ống tiết sữa, trước khi đổ ra đầu vú, ống tiết sữa phình ra tạo thành xoang sữa, là nơi sữa được gom vào để chuẩn bị cho một bữa bú), sâu nhất là lớp mỡ sau vú nằm nông ngay trước cơ ngực lớn [11], [16]. Hình 2.1 Đặc điểm giải phẩu vú (Nuôi dưỡng trẻ nhỏ, 2015 [34])4 Bên trong tuyến vú có nhiều nang sữa, đó là những túi rất nhỏ được cấu tạo bởi các tế bào tiết sữa. Có hàng triệu nang sữa trong bầu vú. Xung quanh các nang sữa là các tế bào cơ có tác dụng co bóp và tống sữa ra ngoài. Xung quanh các nang sữa và ống dẫn sữa có các mô nâng đỡ và mô mỡ. Mô nâng đỡ, mô mỡ và các tổ chức khác tạo nên hình dạng của vú, từ đó tạo nên sự khác biệt giữa các bà mẹ về kích thước, hình dáng vú. Vú có kích thước, hình dáng như thế nào đều chứa số lượng nang sữa như nhau, vì vậy không ảnh hưởng đến việc bài tiết sữa và đều có thể tạo ra nhiều sữa. [34] 2.1.2. Sinh lý tiết sữa Khi trẻ mút vú, xung động cảm giác thần kinh từ núm vú lên não, kích thích thùy trước tuyến yên tiết ra prolactin. Chất này vào máu đến vú làm các tế bào tiết ra sữa. Vì vậy, cho trẻ bú càng nhiều, vú càng sản xuất ra nhiều sữa. Nồng độ prolactin trong máu đạt tối đa vào khoảng 30 phút sau bữa bú, giúp tạo sữa cho bữa bú tiếp theo. Bữa bú hiện tại là trẻ bú sữa đã được dự trữ sẵn trong vú. Ngoài chức năng quan trọng là hormon tạo sữa, prolactin còn có tác dụng ức chế sự rụng trứng, prolactin được tiết ra nhiều vào ban đêm nên khi bà mẹ cho con bú vào ban đêm không những tạo nhiều sữa mà còn giúp mẹ chậm có thai lại. [3], [34] Hình 2.2 Phản xạ Prolactin (Nuôi dưỡng trẻ nhỏ, 2015 [34]) Từ động tác ngậm vú của trẻ, một xung động thần kinh khác tác động lên vùng dưới đồi và thùy sau tuyến yên, kích thích tiết ra oxytocin. Oxytocin vào máu đến vú làm các tế bào cơ xung quanh nang sữa co thắt, đẩy sữa theo các ống dẫn sữa đến các xoang sữa, đôi khi còn làm sữa tự chảy ra ngoài. [3] Oxytocin còn có tác dụng làm co hồi tử cung, giúp bà mẹ giảm chảy máu sau sinh nhưng đôi khi gây đau tử cung nhiều làm cho bà mẹ có cảm giác đau và người nóng bừng khi cho trẻ bú trong vài ngày đầu [3], [34]. Sự bài tiết oxytocin còn chịu ảnh hưởng của các yếu tâm lý, cảm xúc, khi mẹ vuốt ve, âu yếm con hoặc nghe tiếng con khóc đều gây những tín hiệu cảm xúc truyền5 về vùng dưới đồi làm tăng bài xuất sữa. Trái lại những kích thích giao cảm mạnh, căng thẳng kéo dài sẽ ức chế bài xuất sữa. [24] Hình 2.3 Phản xạ oxytocin (Nuôi dưỡng trẻ nhỏ, 2015 [34]) Trong sữa còn có một chất có thể ức chế hoặc giảm tiết sữa. Nếu có nhiều sữa được tiết ra thì chất ức chế này sẽ ngăn chặn các tế bào tiết sữa hạn chế tiết sữa. Vì vậy, để vú tiếp tục tạo sữa thì sữa mẹ phải được chảy ra khỏi vú. Nếu trẻ không bú được hoặc bú không hết thì sữa mẹ cần được vắt ra để sự sản xuất sữa có thể được tiếp tục. [3] 2.2. ĐẶC ĐIỂM VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA SỮA MẸ 2.2.1. Đặc điểm của sữa mẹ Sữa non Sữa non được hình thành từ tuần thứ 14–16 của thai kỳ và được tiết ra trong 1–3 ngày đầu sau sinh. Sữa non sánh đặc, màu vàng nhạt hoặc trong. [34] Lợi ích của sữa non: Sữa non là nguồn kháng thể dồi dào, giúp cho cơ thể non trẻ chống lại môi trường mới lạ. Sữa non tiết ra tuy ít nhưng chất lượng cao thỏa mãn nhu cầu của trẻ mới sinh [15]. Giàu kháng thể, nhiều protein kháng khuẩn và nhiều tế bào bạch cầu hơn sữa trưởng thành, giúp trẻ phòng chống nhiễm khuẩn, dị ứng và có khả năng miễn dịch nhiều bệnh mà trẻ có thể mắc phải [3], [34]. Có tác dụng xổ nhẹ, đào thải phân su, thải bilirubin ra khỏi ruột làm giảm mức độ vàng da của trẻ [34]. Có yếu tố tăng trưởng biểu bì giúp cho ruột phát triển hoàn thiện chức năng, phòng tránh dị ứng và không dung nạp thức ăn khác [34]. Giàu vitamin đặc biệt là vitamin A có tác dụng cải thiện tình trạng nhiễm khuẩn của trẻ. Sữa non giàu natri, kali và kẽm [34].6 Chất lượng của sữa non giảm nhanh trong vòng 24 giờ đầu [3]. Sữa trưởng thành Sau 3–5 ngày, sữa non chuyển tiếp thành sữa trưởng thành (sữa ổn định). Sữa trưởng thành gồm sữa đầu và sữa cuối [34]: Sữa đầu: sữa được tiết ra đầu bữa bú, có màu trắng hơi xanh, chứa nhiều nước và các chất dinh dưỡng khác, vì vậy cần cho trẻ được bú sữa đầu bữa. Sữa cuối: sữa được tiết ra cuối bữa bú, có màu trắng sữa, chứa nhiều chất béo, cung cấp năng lượng, vì vậy cần cho trẻ bú hết sữa cuối bữa. 2.2.2. Tầm quan trọng của sữa mẹ 2.2.2.1 Các thành phần dinh dưỡng trong sữa mẹ Sữa mẹ là chất dinh dưỡng hoàn hảo, dễ tiêu hóa và dễ hấp thu Sữa mẹ là thức ăn hoàn hảo nhất trong những tháng năm đầu tiên của trẻ vì sữa mẹ có đủ năng lượng, chất dinh dưỡng và dễ hấp thu [31]. Có thể nói sữa mẹ đã được chế tạo theo công thức định sẵn, trong 1 lít sữa mẹ có khoảng 700 Kcal [31]. Tỷ lệ các chất dinh dưỡng như đạm, đường, mỡ, vitamin, và muối khoáng thích hợp nên làm cho trẻ dễ tiêu hóa, dễ hấp thu giúp cho cơ thể trẻ phát triển bình thường tránh được suy dinh dưỡng [4]. Protein: sữa mẹ có lượng protein (đạm) ít hơn sữa bò nhưng có đủ các acid amin cần thiết và tỷ lệ cân đối. Protein sữa mẹ chủ yếu là protein dạng lỏng hòa tan, còn gọi là protein sữa giúp trẻ dễ tiêu hóa. [4] Lipid (chất béo): chất béo trong sữa mẹ cung cấp 50% năng lượng cho bé. Sữa mẹ có những acid béo cần thiết như acid linoleic, acid linolenic hỗ trợ cho sự phát triển của não, mắt và sức bền thành mạch. Hơn nữa, thành phần lipid trong sữa mẹ chủ yếu là acid béo không no và có men lipase giúp cho quá trình tiêu hóa của trẻ dễ dàng hơn [4], [34]. Carbonhydrat (glucid và đường): trong sữa mẹ có lượng carbonhydrat nhiều hơn trong sữa bò, do đó cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể, với 85% là latose sẽ làm tăng cường hấp thu calci, muối khoáng cho cơ thể và 15% là oligosaccharide sẽ hỗ trợ cho sự phát triển vi khuẩn có lợi cho trẻ [4], [34]. Vitamin: các loại vitamin (B1, B2, C,… ) đều có đủ trong sữa mẹ và giúp ích cho trẻ [34]. Đặc biệt, sữa mẹ là nguồn cung cấp vitamin A dồi dào cho trẻ, vì vậy trẻ bú sữa mẹ sẽ phòng được bệnh khô mắt do thiếu vitamin A [15]. Ngoài ra sữa mẹ còn có nhiều vitamin D cần cho sự phát triển xương của trẻ, giúp trẻ chống được suy dinh dưỡng và còi xương.7 Muối khoáng: Calci trong sữa mẹ có đặc tính sinh học và tỷ lệ thích hợp, dễ hấp thu và thỏa mãn nhu cầu của trẻ hỗ trợ phát triển xương giúp cho trẻ cứng cáp hơn [4]. Sắt trong sữa mẹ được hấp thu hơn trong sữa bò do đó trẻ bú sữa mẹ ít bị còi xương và thiếu máu [15]. Lượng đồng, kẽm trong sữa mẹ đáp ứng đủ nhu cầu của trẻ, giúp trẻ phòng chống thiếu vi chất và bảo vệ cơ thể [34]. Sữa mẹ có tác dụng kháng khuẩn Globulin miễn dịch IgA: có nhiều trong sữa non và giảm dần trong những tuần sau. IgA tiết thường không hấp thu mà hoạt động tại ruột để chống lại một số vi khuẩn như E.Coli và virus. [15] Tế bào, lympho bào sản xuất IgA tiết và Interferon, có tác dụng ức chế hoạt động của một số virus [15]. Lactoferin (protein gắn sắt): có tác dụng kìm khuẩn không cho các vi khuẩn cần sắt để phát triển [15]. Lysozym: có hàm lượng cao gấp hàng ngàn lần so với sữa bò, có tác dụng diệt vi khuẩn và virus [4]. Các đại thực bào trong sữa mẹ có tính chất thực bào và bài tiết lysozyme, lactoferin và thực bào nấm Candida và các loại vi khuẩn, nhất là các vi khuẩn Gram âm gây viêm ruột hoại tử cho trẻ sơ sinh (Clostridium, Klebsiella) [15]. Trong sữa mẹ có các yếu tố kích thích sự phát triển vi khuẩn Lactobacillus Bifidus. Vi khuẩn này phát triển sẽ lấn át và ngăn cản sự phát triển của các loại vi khuẩn gây bệnh. Do sữa mẹ có đặc tính kháng khuẩn, nên tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong của trẻ bú mẹ thấp hơn trẻ nuôi nhân tạo. [15] Sữa mẹ có tác dụng chống dị ứng Trẻ bú mẹ thường không bị dị ứng, bị eczema như một số trẻ ăn nhân tạo vì IgA tiết cùng với đại thực bào có tác dụng chống dị ứng [15]. 2.2.2.2 Lợi ích của sữa mẹ đối với trẻ Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của trẻ trong 4–6 tháng đầu. Sữa mẹ kích thích sự phát triển tối ưu của não và thúc đẩy sự tăng trưởng của trẻ. Một số kháng thể từ người mẹ truyền qua rau đến bào thai đã giúp cho trẻ có sức đề kháng và miễn dịch một số bệnh đặc biệt trong 4–6 tháng đầu, giúp trẻ không dễ mắc các bệnh như sởi, cúm, ho gà. Hơn nữa, sữa mẹ vô khuẩn, sạch sẽ, trẻ bú trực tiếp ngay làm cho vi khuẩn không có điều kiện phát triển nên trẻ ít bị tiêu chảy. Vì hệ thống miễn dịch của bé chưa hoàn thiện nên các kháng thể có trong sữa mẹ sẽ là liều thuốc quý giá giúp trẻ phòng ngừa các bệnh nhiễm khuẩn, nhất là tiêu chảy và nhiễm khuẩn hô hấp. Sữa mẹ đảm bảo dinh dưỡng, cung cấp đủ nước cho trẻ. Khi trẻ được bú8 mẹ, được tiếp xúc gần gũi mẹ, được âu yếm trẻ sẽ ít khóc, cảm giác an toàn hơn, tinh thần, trí tuệ phát triển tốt hơn. [15], [31], [36] 2.2.2.3. Lợi ích của sữa mẹ đối với bà mẹ Cho trẻ bú sớm ngay sau sinh giúp xổ rau và tránh mất máu cho mẹ [3]. Với động tác mút vú sẽ khích thích tuyến yên tiết oxytocin giúp tử cung của mẹ co hồi tốt hơn, tránh được tình trạng băng huyết sau sinh và tiết prolactin có tác dụng ức chế rụng trứng nên làm chậm quá trình có thai đồng thời làm giảm nguy cơ ung thư tử cung và ung thư vú [31]. Khi thực hiện cho trẻ bú ngay và thường xuyên có tác dụng kích thích tăng cường sản xuất sữa [36]. Nuôi con bằng sữa mẹ là cách nuôi đơn giản nhất. Bà mẹ có thể cho trẻ bú bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào kể cả ban đêm. Không mất thời gian, phương tiện và dụng cụ pha sữa phiền phức. Không tốn kém tiền để mua sữa nhân tạo và các dụng cụ cần thiết để pha sữa cho con. Tạo điều kiện cho mẹ có thời gian nghỉ ngơi, ăn uống bồi dưỡng, chăm sóc gia đình và tham gia công tác xã hội. Đặc biệt, cho trẻ bú mẹ sẽ tạo điều kiện cho mẹ thường xuyên tiếp xúc, gần gũi với con giúp gắn bó tình cảm mẹ con, bà mẹ cảm thấy thoải mái tinh thần, yêu tâm và giảm được lo âu, trầm cảm sau sinh. 2.2.2.4. Những bất lợi khi nuôi con bằng sữa nhân tạo Thức ăn thay thế sữa mẹ được chế biến từ nhiều loại sữa khác nhau, tuy đã được điều chỉnh, chế biến để giống với thành phần sữa mẹ nhưng không thể hoàn hảo như sữa mẹ. Vì vậy, khi nuôi con bằng sản phẩm thay thế sữa mẹ sẽ có nhiều bất lợi cho cả mẹ và bé: Hạn chế gắn bó tình cảm mẹ con, giảm mối quan hệ gần gũi yêu thương giữa mẹ và con. Trẻ được nuôi bằng sữa nhân tạo có nhiều nguy cơ bị tiêu chảy, viêm phổi, viêm tai và các bệnh nhiễm khuẩn khác. Tần suất tử vong trẻ vì suy dinh dưỡng và bệnh nhiễm khuẩn cao hơn so với trẻ được nuôi bằng sữa mẹ. Trẻ dễ bị các bệnh dị ứng như chàm, hen suyễn hơn. Nếu trẻ không dung nạp được các protein lạ trong sữa nhân tạo có thể bị tiêu chảy, kém hấp thu dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng. Trẻ ăn quá nhiều sữa nhân tạo sẽ gây thừa cân, béo phì. [3] Bà mẹ không nuôi con bằng sữa mẹ dễ có thai sớm, có nguy cơ bị thiếu máu sau sinh và tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú, ung thư buồng trứng sau này [34]. 2.2.2.5. Các chính sách, khuyến nghị về nuôi con bằng sữa mẹ của quốc tế Khẳng định quyền của mọi trẻ em, phụ nữ có thai và phụ nữ đang trong thời kì cho con bú được hưởng chế độ dinh dưỡng đầy đủ để có và duy trì sức khỏe.9 Nhận thức nuôi con bằng sữa mẹ là cách tối ưu nhằm cung cấp thức ăn lý tưởng cho sự tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, giúp hình thành cơ sở thể chất và tinh thần tốt nhất cho cả bà mẹ và trẻ em. Công nhận việc khuyến khích và bảo vệ việc nuôi con bằng sữa mẹ là một phần quan trọng của y tế. Có nhiều yếu tố xã hội và kinh tế ảnh hưởng tới việc nuôi con bằng sữa mẹ. Do đó, chính phủ cần xây dựng các hệ thống hỗ trợ xã hội nhằm bảo vệ, tạo điều kiện, khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ và cho ăn bổ sung phù hợp. Khẳng định các hệ thống y tế, các chuyên gia y tế và các cán bộ y tế khác phục vụ trong các hệ thống đó đóng một vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn nuôi con, khuyến khích, tạo điều kiện cho bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ, tư vấn khách quan, nhất quán cho các bà mẹ và gia đình về giá trị ưu việt của nuôi con bằng sữa mẹ. Khẳng định các hệ thống giáo dục và các dịch vụ xã hội khác cần phải tham gia vào việc bảo vệ và khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ và sử dụng thích hợp các thực phẩm bổ sung. Các gia đình, cộng đồng, tổ chức của phụ nữ và các tổ chức phi chính phủ khác đóng vai trò đặc biệt trong việc bảo vệ, khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ và bảo đảm sự hỗ trợ cần thiết cho các phụ nữ mang thai và bà mẹ của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Các nhà sản xuất và phân phối các sản phẩm thay thế sữa mẹ đóng một vai trò quan trọng và có trách nhiệm với việc thúc đẩy và khuyến khích việc nuôi con bằng sữa mẹ [7]. 2.3. PHƯƠNG PHÁP NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ 2.3.1. Thời gian cho trẻ bú Cho trẻ bú sớm sau sinh Trẻ được bú mẹ càng sớm càng tốt, bú ngay sau sinh trong vòng nửa giờ đầu, việc chờ đến khi mẹ xuống sữa mới cho trẻ bú sẽ càng làm sữa xuống chậm và mẹ dễ bị mất sữa [31]. Cho trẻ bú sớm sẽ tận dụng được nguồn sữa non giúp trẻ có khả năng chống lại bệnh tật tốt, kích thích bài tiết sữa sớm, động tác mút vú của trẻ giúp tử cung bà mẹ co hồi nhanh có tác dụng cầm máu sau sinh. Bên cạnh đó, bú sớm tạo cho trẻ sự hoạt động khởi động đường tiêu hóa sớm, bài tiết hết phân su [30]. Trẻ mới sinh không nên cho trẻ uống các loại nước uống hoặc sữa nhân tạo trước bữa bú đầu tiên của trẻ. Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 4–6 tháng đầu Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn là chỉ cho trẻ bú mẹ mà không cho ăn, uống bất cứ thức ăn, nước uống nào khác kể cả nước trắng, trừ các trường hợp phải uống bổ sung các vitamin, khoáng chất hoặc thuốc [34].10 Khi trẻ được bú mẹ hoàn toàn không cần cho trẻ uống thêm nước vì trong sữa mẹ chứa 88% nước [34]. Cần cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 4–6 tháng đầu vì trong khoảng thời gian này trẻ chưa tạo được kháng thể chủ động mà chỉ có kháng thể thụ động truyền qua rau thai và qua sữa mẹ để chống lại các tác nhân gây bệnh trong môi trường không khí [30]. Cho trẻ bú sữa mẹ kéo dài đến 24 tháng tuổi hoặc lâu hơn Đối với trẻ từ 6 đến 24 tháng, sữa mẹ vẫn là nguồn quan trọng cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ [34]. Tuy nhiên, sữa mẹ sẽ không thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng ngày càng tăng theo sự phát triển của trẻ, vì vậy cần cho trẻ bú kéo dài đến 24 tháng hoặc lâu hơn cùng với chế độ ăn bổ sung hợp lý [34]. Không nên cai sữa cho trẻ trước 12 tháng, cho trẻ bú đến 24 tháng hoặc lâu hơn sẽ có lợi cho sức khỏe và phát triển lâu dài của trẻ, đặc biệt điều này sẽ làm tăng sự gắn kết tình cảm giữa mẹ và con. Trong thời gian cho trẻ bú mẹ nếu trường hợp trẻ bị bệnh vẫn tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ [3]. Lưu ý khi cai sữa cho trẻ: không nên cai sữa vào mùa hè nóng nực vì ở mùa này trẻ thường ăn kém. Không cai sữa đột ngột dễ gây sang chấn tinh thần làm trẻ quấy khóc nhiều, làm biếng ăn. Không cai sữa khi trẻ ốm, đặc biệt là khi trẻ bị tiêu chảy vì thức ăn thay thế chưa làm trẻ thích nghi ngay được nên có thể kéo dài thời gian tiêu chảy làm trẻ dễ bị suy dinh dưỡng. [31] Số lần cho trẻ bú và thời gian cho mỗi bữa bú Cho trẻ bú theo nhu cầu kể cả ban ngày cũng như ban đêm, không hạn chế số lần bú. Cho bú bất cứ lúc nào trẻ đói, không nhất thiết phải cho bú theo giờ giấc [15]. Khi trẻ đói, trẻ sẽ có các dấu hiệu như: đưa tay vào miệng để mút, trẻ đưa lưỡi ra vào, trẻ xoay trở, không nằm yên, khi chạm tay vào má của trẻ, trẻ sẽ quay đầu về phía tay tìm vú mẹ và cuối cùng là trẻ khóc nhưng dấu hiệu này dễ nhầm lẫn với những nguyên nhân khác cũng làm cho trẻ khóc như: trẻ mệt mỏi, thuốc và thức ăn của bà mẹ dùng làm trẻ khó chịu, đau bụng. [41] Thời gian cho một bữa bú tùy thuộc vào từng trẻ. Nếu trẻ đã no sẽ tự nhả vú mẹ ra. Trung bình một bữa bú có thể kéo dài từ 15–20 phút cho mỗi bên vú. Nếu trẻ bú kiệt sữa một bên vú mà vẫn chưa đủ no thì cho trẻ bú tiếp vú bên kia. [41] 2.3.2. Cách cho trẻ bú đúng Phải lau sạch đầu vú trước khi cho trẻ bú [4]. Bốn điểm then chốt để bế trẻ khi cho trẻ bú [34], [26]: Đầu và thân trẻ cùng nằm trên một đường thẳng ; Toàn thân trẻ sát vào người mẹ, bụng trẻ áp sát vào bụng mẹ; Mặt trẻ quay vào vú mẹ, mũi trẻ đối diện với núm vú;11 Đối với trẻ sơ sinh, bà mẹ không những đỡ đầu, vai trẻ mà còn phải đỡ mông trẻ. Bà mẹ nâng vú bằng tay để đưa vú vào miệng trẻ. Thỉnh thoảng nên dùng ngón tay cái và ngón trỏ nâng và ấn nhẹ vào vú để vú khỏi bịt mũi của trẻ, đồng thời làm cho trẻ ngậm vú và bú tốt hơn. [4] Những dấu hiệu chứng tỏ trẻ ngậm bắt vú tốt [4]: Miệng trẻ mở rộng, ngậm sâu vào quầng vú. Môi dưới hướng ra ngoài. Lưỡi chụm quanh bầu vú. Má chụm tròn. Trẻ mút chậm, sâu, có nhịp nghỉ khi nuốt. Có thể nhìn hoặc nghe thấy trẻ nuốt. Cho trẻ bú hết bầu vú bên này rồi mới chuyển sang vú bên kia để tận dụng được sữa đầu, sữa cuối và đảm bảo kiệt sữa nhằm kích thích tạo sữa [4]. Khi trẻ bú xong nên vắt hết sữa còn lại trong bầu vú [4]. Sau khi trẻ bú xong nên đặt trẻ nằm yên ở tư thế cao đầu trong vòng 5–10 phút để trẻ có thể ợ hơi (hít vào trong khi bú), tránh được nôn, trớ [4]. 2.3.3. Bảo vệ nguồn sữa mẹ Chăm sóc hai bầu vú mẹ Vệ sinh đầu vú sạch trước và sau khi cho con bú bằng nước ấm, không rửa đầu vú bằng cồn hay xà phòng vì dễ làm khô da, nứt da gây nhiễm trùng [4]. Nếu vú bị nứt thì bôi kháng sinh hay vaselin, nhưng phải lau sạch trước khi cho trẻ bú. Nếu bị áp xe vú thì phải vắt sạch sữa hoặc bơm hút sữa hàng ngày, tránh để ứ đọng sữa cản trở sự tiết sữa. [4] Chế độ dinh dưỡng cho bà mẹ Trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ, nhất là trong 6 tháng đầu tiên sau sinh, bà mẹ phải ăn nhiều và đa dạng hơn các loại thực phẩm mới có đủ sữa với chất lượng tốt nhất cho trẻ. Việc đảm bảo dinh dưỡng hợp lý cho mẹ sẽ hỗ trợ tốt cho sự bài tiết sữa: Phải ăn đầy đủ các chất đạm, đường, mỡ: tăng cường chất đạm từ thịt, cá, đạm thực vật (lạc và các loại đậu). Bổ sung chất béo dễ hấp thu có trong lạc, vừng, dầu thực vật. Tăng cường các loại vitamin, nhất là vitamin A và các khoáng chất có trong rau (rau ngót, rau muống), quả ( chuối, đu đủ, cam, chanh), củ (cà rốt). Đảm bảo uống đủ lượng nước, khoảng 1,5 lít nước mỗi ngày nhất là vào mùa hè do ra nhiều mồ hôi làm cơ thể mẹ mất đi 1 lượng nước, do đó bà mẹ cần uống nhiều nước hơn nữa [3]. Kiêng những chất làm ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng sữa: không uống rượu, cà phê, không hút thuốc lá [30].12 Hạn chế ăn các loại gia vị gây mùi làm cho sữa có mùi khó chịu và trẻ bú kém hoặc không chịu bú [15]. Lao động và nghỉ ngơi hợp lý Trong thời gian cho con bú, người mẹ nên lao động hợp lý, phù hợp với sức khỏe. Cần nghỉ ngơi và có thời gian ngủ trong ngày hợp lý, ít nhất người mẹ phải ngủ đủ 8 tiếng/ngày hoặc nhiều hơn. Người mẹ phải được thư giãn, tinh thần thoải mái, tránh mọi căng thẳng thần kinh hay sang chấn tinh thần. Không sử dụng thuốc tùy tiện Trong thời gian cho con bú, người mẹ không nên sử dụng thuốc tùy tiện mà chỉ nên sử dụng theo sự hướng dẫn của thầy thuốc. Cần đặc biệt chú ý với các loại thuốc gây mất sữa, các loại thuốc gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển hoặc ức chế các trung tâm hô hấp, tim mạch của trẻ [4]. Không để sữa ứ đọng trong vú, không nai nịt vú quá chặt Phải vắt kiệt sữa sau mỗi lần cho con bú nếu trẻ không bú hết. Trong một số trường hợp mẹ phải đi làm xa hoặc trẻ bị bệnh không thể trực tiếp bú mẹ thì có thể vắt sữa và dự trữ. Sữa mẹ vắt ra bảo quản ở nhiệt độ phòng có thể để được 6–8 giờ. Đối với sữa được bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh (< 4 °C), chất lượng sữa trong 3 ngày là tốt nhất, nhưng cũng có thể để đến 8 ngày [34]. Không nai nịt vú quá chặt trong thời gian cho con bú để tránh mất sữa [4]. 2.3.4. Các trường hợp không nên nuôi con bằng sữa mẹ Việc nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ là thiên chức của các bà mẹ mà đó còn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho con, tuy nhiên bà mẹ không nên cho trẻ bú sữa của mình trong một số trường hợp sau: người mẹ nhiễm HIV/AIDS vì sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm cho trẻ, mẹ bị suy tim, lao phổi nặng, viêm gan đang tiến triển, mẹ phải điều trị các thuốc chống ung thư, thuốc điều trị động kinh, thuốc hướng tâm thần [3]. 2.4. TÌNH HÌNH NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ HIỆN NAY 2.4.1. Tình hình nuôi con bằng sữa mẹ trên thế giới Trên toàn cầu, tỷ lệ cho con bú đến 12 tháng cao nhất là ở tiểu vùng Sahara Châu Phi, Nam Á, và một số nước ở khu vực Mỹ Latinh, tại các nước có thu nhập cao tỷ lệ này chỉ là 20%. Ở các quốc gia thu nhập thấp và thu nhập trung bình, chỉ có 37% trẻ em dưới 6 tháng tuổi được bú sữa mẹ. [42] Gần đây tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ trên toàn thế giới đang có dấu hiệu tăng nhẹ. Trong vòng 15 năm qua, tỷ lệ trẻ từ 0–5 tháng được bú sữa mẹ đã được tăng thêm 10%. Cụ thể, vào năm 2000 tỷ lệ này là 36%, nhưng đến năm 2015 đã tăng lên 46%. Nhìn chung ở giai đoạn này, hầu hết các khu vực đều có sự gia tăng tỷ lệ trẻ từ 0–5 tháng được bú sữa mẹ: ở Nam Á vào năm 2000 tỷ lệ này là 47% và đến năm 2015 đã13 tăng lên 64%, ở Đông và Nam Phi, tỷ lệ này đã tăng từ 43% (2000) lên 54% (2015). [40] Trong 3 ngày đầu sau sinh, tỷ lệ trẻ được bú sữa mẹ trên thế giới là 57%, cao nhất là Đông và Nam Phi (76%) và ở khu vực này chỉ có 4% trẻ được ăn bằng sữa nhân tạo, thấp nhất là Đông Á và Thái Bình Dương và có tới 42% trẻ được ăn bằng sữa nhân tạo. Ở Trung Đông và Bắc Phi tỷ lệ trẻ được bú sữa mẹ trong 3 ngày đầu sau sinh khá ổn và cùng là 47%. [40] 2.4.2. Tình hình nuôi con bằng sữa mẹ ở Việt Nam Tại Việt Nam, tỷ lệ trẻ từng được bú sữa mẹ khá cao, lên tới 96,9%, tuy nhiên chỉ có khoảng 24,3% trẻ dưới 6 tháng tuổi được bú mẹ hoàn toàn và có tới 72,2% trẻ được uống thức uống ngoài sữa mẹ trong ngày đầu đời. Trong cả nước, Tây Nguyên là vùng có tỷ lệ trẻ được bú sữa mẹ trong vòng 1 giờ đầu sau sinh cao nhất (35,1%), trong khi đó tỷ lệ này ở Đồng bằng sông Cửu Long là 27,8%. [28] Theo báo cáo Tổng điều tra Dinh dưỡng của Viện Dinh Dưỡng (VDD) 2009–2010 cho thấy tỷ lệ trẻ được cho bú mẹ trong 1 giờ đầu sau sinh khá cao (76,2%) do đó đã kéo theo tỷ lệ trẻ được bú sữa non khá lớn (70,8%) [9]. Trên cả nước, tỷ lệ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu chỉ chiếm 19,6% [9]. Cũng trong giai đoạn này, theo báo cáo về tình hình dinh dưỡng Việt Nam 2009–2010 của VDD và UNICEF, tỷ lệ trẻ được bú mẹ đến 1 năm tuổi chiếm 77,0% nhưng tỷ lệ tiếp tục cho trẻ bú mẹ đến 2 năm tuổi chỉ còn 22,1% [37]. Kết quả điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ Việt Nam 2014 đã cho thấy rằng, có đến 67,8% trẻ sơ sinh ở Việt Nam được bắt đầu bú sữa mẹ trong một ngày đầu sau khi sinh nhưng chỉ có 26,5% trẻ được bú mẹ trong vòng 1 giờ đầu. Trong đó, tỷ lệ bà mẹ cho con bú trong vòng 1 giờ đầu của những người phụ nữ sống ở khu vực nông thôn (27,6%) nhiều hơn so với khu vực thành thị (23,8%), nhóm mức sống nghèo nhất (31,2%) nhiều hơn hẳn so với nhóm mức sống giàu nhất (22,7%) và nhóm dân tộc thiểu số (36,3%) nhiều hơn nhóm dân tộc kinh/hoa (24,4%). Ngoài ra, còn có sự khác biệt giữa các vùng miền về thời gian cai sữa cho trẻ, với tỷ lệ cho con bú mẹ đến khi trẻ 2 tuổi là 42,3% đã cho thấy các bà mẹ ở Tây Nguyên thường cho con bú trong thời gian kéo dài hơn so với khu vực Đông Nam Bộ (13,4%) và Đồng Bằng Sông Cửu Long (11,7%). [28] Trong một báo cáo điều tra ban đầu tại Cà Mau năm 2012, kết quả điều tra cho thấy: chỉ có 40,6% trẻ được bú sữa mẹ trong vòng 1 giờ đầu sau sinh và lên đến 88,4% bà mẹ cho trẻ ăn/uống các thức ăn khác ngoài sữa mẹ trong 3 ngày đầu sau sinh, chủ yếu là nước (79,2%), sữa bột (52,1%) và mật ong (28,1%); Cà Mau là một trong những tỉnh có tỷ lệ bú mẹ hoàn toàn trong 4–6 tháng đầu thấp nhất (6,5%), mặc dù tỷ14 lệ trẻ bú mẹ đến 1 năm tuổi khá cao (61,4%), nhưng tỷ lệ trẻ tiếp tục bú mẹ đến 2 năm tuổi giảm xuống chỉ còn 13,3%. [1] Thực trạng trên cho thấy tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ ở nước ta vẫn còn thấp mặc dù đã có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đã chứng minh nuôi con bằng sữa mẹ không những có lợi cho sức khỏe của con mà còn bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ trước mắt và lâu dài. 2.5. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KIẾN THỨC VỀ NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ CỦA CÁC BÀ MẸ SAU SINH Có nhiều yếu tố liên quan đến kiến thức về nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ sau sinh từ khách quan đến chủ quan như: tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn, môi trường sống, các kênh thông tin và mức độ tiếp cận thông tin liên quan đến kiến thức của các bà mẹ. Vai trò của cán bộ y tế và những người phục vụ về sức khỏe trong các nhà hộ sinh cũng như các phòng khám phụ nữ hoặc ở những nơi chăm sóc sau đẻ có ảnh hưởng rất lớn đến kiến thức về nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ, nó lại càng đặc biệt quan trọng bởi vì họ đến đây trong tình trạng cần được chăm sóc sức khỏe và tư vấn những kiến thức cần thiết. Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu về dinh dưỡng nuôi con bằng sữa mẹ của Viện Dinh Dưỡng, UNICEF và Dự án Alive Thrive, chỉ có 4.2% các bà mẹ nhận được thông tin về nuôi con bằng sữa mẹ từ các cán bộ y tế [38]. Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân khiến các bà mẹ có những nhận thức không đúng về nuôi con bằng sữa mẹ. Trong đó, những quảng cáo về sữa công thức đã tác động mạnh đến nhận thức của các bà mẹ nói riêng và cộng đồng nói chung, với nhiều hình thức quảng cáo khác nhau trên các phương tiện thông tin đại chúng như tivi, sách, báo,… cùng với những chương trình khuyến mãi, giảm giá, quà tặng kèm theo, đặc biệt là những quảng cáo này cam kết sẽ giúp cho trẻ khỏe mạnh hơn, thông minh hơn từ đó đã làm cho bà mẹ tin rằng sữa công thức có thành phần giống sữa mẹ và có thể thay thế sữa mẹ. Việt Nam vốn là đất nước có truyền thống nuôi con bằng sữa mẹ với những phong tục tập quán được hình thành và đã chi phối lối sống, cách thức chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ và trẻ em. Với cuộc sống hiện đại ngày nay, tuy khoa học phát triển và đã có nhiều khuyến nghị, hướng dẫn về nuôi con bằng sữa mẹ hợp lý nhưng vẫn còn tồn tại nhiều tập quán nuôi con bằng sữa mẹ lạc hậu, một số thông tin được truyền từ những người lớn tuổi, nhiều nhất là mẹ chồng hoặc mẹ đẻ đã không còn phù hợp, điển hình là việc không cho bà mẹ sau sinh ăn đa dạng nhiều loại thức ăn, cho trẻ uống thêm nước khi trẻ trong 4–6 tháng đầu vì sợ trẻ khát nước,… Tất cả những điều này đã có tác động rất lớn đến kiến thức về nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ.15 2.6. SƠ LƯỢC VỀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU Với vị trí đắc địa tại số 315 Nguyễn Văn Linh, phường An Khánh, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ được biết đến là bệnh viện hạng I trực thuộc Sở Y tế thành phố Cần Thơ [2]. Bệnh viện được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế với hệ thống kĩ thuật hiện đại nhằm phục vụ tốt cho bệnh nhân. Đây được coi là một trong những điểm nhấn quan trọng được nhiều người tin tưởng lựa chọn để đến khám và chữa bệnh. Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ bao gồm 8 phòng chức năng và 6 khoa chính: Khoa Lâm Sàng, Khoa Cận Lâm Sàng, Khoa Nội, Khoa Ngoại, Khoa Khám Bệnh, Khoa Cấp Cứu. Khoa Phụ Sản thuộc Khoa Ngoại của bệnh viện có tổng số giường là 133 giường với 55 giường dịch vụ. Hiện nay Khoa Phụ Sản có 93 nhân viên trong đó có 19 bác sĩ, 1 y sĩ sản nhi, 4 cử nhân điều dưỡng hộ sinh, 63 hộ sinh trung học, 2 điều dưỡng trung học và 4 hộ lý. Về lĩnh vực theo dõi và điều trị, hiện tại, khoa đã và đang thực hiện nhiều kỹ thuật tiên tiến nhằm phát hiện sớm một số bệnh: ung thư cổ tử cung, những trường hợp nghi ngờ bất thường nhiễm sắc thể, dị dạng thai kết hợp với các phẫu thuật tiên tiến. Và sắp tới khoa sẽ triển khai một số kế hoạch như: cắt đốt nội soi buồng tử cung qua ngã âm đạo, mổ nội soi u xơ tử cung bằng sóng cao tần, đẻ không đau,… Đối với lĩnh vực nghiên cứu khoa học thì nhiều đề tài nghiên cứu có tính thiết thực đã được ứng dụng trên lâm sàng. [2]16 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu Các bà mẹ sau sinh tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ. 3.1.2. Tiêu chuẩn chọn mẫu Các bà mẹ sinh thường và sinh mổ tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ. Các bà mẹ đồng ý tham gia vào nghiên cứu. 3.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ Bà mẹ sinh con không sống. Bà mẹ sau sinh có chống chỉ định cho con bú. Bà mẹ bị tâm thần. Bà mẹ không biết chữ. 3.1.4. Địa điểm nghiên cứu và thời gian nghiên cứu Địa điểm: Khoa Phụ sản, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ. Địa chỉ: 315, Nguyễn Văn Linh, phường An Khánh, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Thời gian: từ tháng 01 năm 2017 đến tháng 04 năm 2017. 3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang. 3.2.2. Cỡ mẫu: Lấy 100 đối tượng nghiên cứu đủ tiêu chuẩn chọn vào và không thuộc tiêu chuẩn loại trừ. Chọn độ tin cậy là 95% nên sai số cho phép là 0,05. 3.2.3. Phương pháp chọn mẫu Dùng phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Chọn tất cả các bà mẹ sau sinh tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ đủ tiêu chuẩn chọn mẫu và không thuộc tiêu chuẩn loại trừ cho đến khi đủ 100 đối tượng nghiên cứu. Lập danh sách 100 bà mẹ sau sinh đã chọn như trên để tiến hành nghiên cứu. 3.2.4. Nội dung nghiên cứu 3.2.4.1. Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu Tuổi của đối tượng nghiên cứu: có 3 giá trị. + Nhóm tuổi dưới 20 tuổi + Nhóm tuổi từ 20 đến 35 tuổi. + Nhóm tuổi trên 35 tuổi. Nơi cư trú hiện tại: có 2 giá trị. + Nhóm bà mẹ cư trú ở thành thị (thị xã, thành phố).17 + Nhóm bà mẹ cư trú ở nông thôn (xã, thị trấn, huyện). Số lần sinh của đối tượng nghiên cứu: có 2 giá trị. + Bà mẹ sinh con so (sinh lần đầu tiên) + Bà mẹ sinh con rạ (sinh lần thứ 2 trở lên). Hình thức sinh của lần sinh hiện tại: có 2 giá trị. + Bà mẹ sinh thường. + Bà mẹ sinh mổ. Dân tộc: có 2 giá trị. + Dân tộc kinh. + Dân tộc khác. Nghề nghiệp: có 5 giá trị. + Nông dân. + Nội trợ + Công nhân, thợ thủ công. + Buôn bán, dịch vụ. + Công chức, viên chức. Trình độ học vấn: có 4 giá trị. + Tiểu học. + Trung học cơ sở. + Trung học phổ thông. + Trung cấp, cao đẳng, đại học, sau đại học. 3.2.4.2. Các nội dung về kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ của bà mẹ Kiến thức đúng về nuôi con bằng sữa mẹ của bà mẹ sau sinh được đánh giá bằng bộ câu hỏi gồm 30 nội dung. Mỗi nội dung trả lời đúng được 1 điểm. Mỗi nội dung trả lời chưa đúng được 0 điểm. Kiến thức về lợi ích của sữa mẹ đối với trẻ. + Sữa mẹ giúp trẻ dễ tiêu hóa, hấp thu. + Chống nhiễm khuẩn. + Chống dị ứng. Người có kiến thức đúng là người chọn 2 hoặc 3 đáp án trên. Kiến thức về lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ đối với bà mẹ. + Gắn bó tình cảm mẹ con. + Tác dụng cầm máu sau sinh và ức chế rụng trứng. + Ngăn ngừa ung thư vú. Người có kiến thức đúng là người chọn 2 hoặc 3 đáp án trên. Kiến thức về lợi ích của sữa non. + Phòng chống dị ứng và nhiễm khuẩn.18 + Tác dụng sổ nhẹ và đào thải phân su. + Giảm mức độ vàng da của trẻ. Người có kiến thức đúng là người chọn 2 hoặc 3 đáp án trên. Kiến thức về lợi ích của việc cho trẻ bú ngay sau sinh. + Tử cung co hồi nhanh tạo khả năng cầm máu, kích thích bài tiết sữa sớm. + Tạo cho đường tiêu hóa của trẻ hoạt động sớm, bài tiết phân su. + Tận dụng nguồn sữa non giúp trẻ chống bệnh tật tốt. Người có kiến thức đúng là người chọn 2 hoặc 3 đáp án trên. Kiến thức về lần bú đầu tiên nên cho trẻ bú sau khi sinh. + Trong vòng nửa giờ đầu sau sinh. + Sau 6 giờ sau sinh. + Sau 12 giờ sau sinh. Kiến thức đúng khi chọn đáp án: trong vòng nửa giờ đầu sau sinh. Kiến thức về thức ăn đầu tiên nên cho trẻ ăn sau khi chào đời. + Sữa bột. + Nước trắng. + Sữa mẹ. Kiến thức đúng khi chọn đáp án: sữa mẹ. Kiến thức về nguồn thức ăn tốt nhất cho trẻ trong 4–6 tháng đầu. + Sữa nhân tạo. + Sữa mẹ. + Kết hợp sữa mẹ và sữa nhân tạo. Kiến thức đúng khi chọn đáp án: sữa mẹ. Kiến thức về khái niệm nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn. + Chỉ cho trẻ bú sữa mẹ mà không cho trẻ ăn uống bất cứ loại thức ăn, nước uống nào, trừ các trường hợp phải uống bổ sung các vitamin, khoáng chất hoặc thuốc. + Cho trẻ bú sữa mẹ kết hợp với sữa bột. + Cho trẻ bú sữa mẹ và cho trẻ uống thêm nước. Kiến thức đúng khi chọn đáp án: chỉ cho trẻ bú sữa mẹ mà không cho trẻ ăn uống bất cứ loại thức ăn, nước uống nào, trừ các trường hợp phải uống bổ sung các vitamin, khoáng chất hoặc thuốc. Kiến thức về thời gian cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn. + 3 tháng đầu. + 4–6 tháng đầu. + 12 tháng đầu. Kiến thức đúng khi chọn đáp án: 4–6 tháng đầu.19 Kiến thức về việc trẻ trong 4–6 tháng tuổi chỉ cho bú sữa mẹ thì có đủ dinh dưỡng cho trẻ hay không? + Có. + Không. Kiến thức đúng khi chọn câu trả lời là có. Kiến thức về việc trẻ trong 4–6 tháng tuổi có nên cho uống thêm nước hay không? + Có. + Không. Kiến thức đúng khi chọn câu trả lời là không. Kiến thức về số lần nên cho trẻ bú trong ngày. + 3 lần. + 4 lần. + Cho bú theo nhu cầu của trẻ. Kiến thức đúng khi chọn đáp án: cho bú theo nhu cầu của trẻ. Kiến thức về dấu hiệu nhận biết trẻ đói. + Trẻ mút tay. + Trẻ đưa lưỡi ra vào. + Trẻ xoay trở, không nằm yên. Người có kiến thức đúng là người chọn 2 hoặc 3 đáp án trên. Kiến thức về những việc nên làm khi cho trẻ bú. + Lau sạch đầu vú. + Bế trẻ nằm ở tư thế thoải mái. + Cho trẻ bú hết vú này rồi mới đến vú kia. Người có kiến thức đúng là người chọn 2 hoặc 3 đáp án trên. Kiến thức về tư thế đúng của trẻ khi bú. + Đầu và thân trẻ cùng nằm trên một đường thẳng. + Toàn thân trẻ áp sát vào người mẹ, bụng trẻ áp sát vào bụng mẹ. + Mặt trẻ quay đầu vào vú mẹ, mũi trẻ đối diện với núm vú. Người có kiến thức đúng là người chọn 2 hoặc 3 đáp án trên. Kiến thức về dấu hiệu chứng tỏ trẻ ngậm bắt vú tốt. + Miệng trẻ ngậm sâu vào quầng vú. + Trẻ mút chậm, có nhịp nghỉ khi nuốt. + Có thể thấy hoặc nghe trẻ nuốt. Người có kiến thức đúng là người chọn 2 hoặc 3 đáp án trên. Kiến thức về thời gian cho một bữa bú của trẻ. + Tùy thuộc vào từng trẻ. + Bú cho đến khi trẻ tự nhả vú ra.20 + Ít nhất 15–20 phút cho mỗi bên vú. Người có kiến thức đúng là người chọn 2 hoặc 3 đáp án trên. Kiến thức về việc nên làm để tránh nôn trớ cho trẻ sau khi bú. + Đặt trẻ nằm ngay. + Bế trẻ nằm yên ở tư thế cao đầu trong vòng 5–10 phút. + Bế trẻ đi dạo từ 5–10 phút. Kiến thức đúng khi chọn đáp án: bế trẻ nằm yên ở tư thế cao đầu trong vòng 5–10 phút. Kiến thức về thời gian cai sữa cho trẻ. + Trẻ dưới 6 tháng. + Trẻ từ 6–12 tháng. + Trẻ được 24 tháng hoặc lâu hơn. Kiến thức đúng khi chọn đáp án: trẻ được 24 tháng hoặc lâu hơn. Kiến thức về những việc không nên làm khi cai sữa cho trẻ. + Cai sữa khi trẻ bị bệnh. + Cai sữa vào mùa hè nóng nực vì mùa này trẻ thường ăn kém. + Cai sữa đột ngột. Người có kiến thức đúng là người chọn 2 hoặc 3 đáp án trên. Kiến thức về khoảng thời gian tốt nhất bảo quản sữa mẹ được vắt ra để trong ngăn mát tủ lạnh (< 4°C). + Trong vòng 3 ngày. + 2 tuần. + 1 tháng. Kiến thức đúng khi chọn câu trả lời là trong vòng 3 ngày. Kiến thức về hình dạng và kích thước của vú có ảnh hưởng đến số lượng sữa hay không? + Có. + Không. Kiến thức đúng khi chọn câu trả lời là không. Kiến thức về cách bảo vệ nguồn sữa mẹ. + Cho trẻ bú thường xuyên, không bỏ cử. + Đảm bảo dinh dưỡng cho mẹ. + Mẹ lao động nhẹ nhàng, không lo nghĩ. Người có kiến thức đúng là người chọn 2 hoặc 3 đáp án trên. Kiến thức về những việc làm của bà mẹ có thể ảnh hưởng đến sự tiết sữa. + Không vắt hết sữa còn lại sau mỗi lần cho trẻ bú. + Sử dụng thuốc tùy tiện.21 + Nai nịt vú quá chặt. Người có kiến thức đúng là người chọn 2 hoặc 3 đáp án trên. Kiến thức về những trường hợp không nên nuôi con bằng sữa mẹ. + Người mẹ nhiễm HIV/AIDS. + Mẹ bị một số bệnh (suy tim, lao phổi nặng, viêm gan đang tiến triển). + Mẹ phải điều trị một số loại thuốc (thuốc chống ung thư, thuốc điều trị động kinh, thuốc hướng tâm thần). Người có kiến thức đúng là người chọn 2 hoặc 3 đáp án trên. Kiến thức về hạn chế của việc nuôi con bằng sữa nhân tạo. + Trẻ dễ bị tiêu chảy, khó hấp thu. + Tốn kém, mất thời gian. + Hạn chế gắn bó tình cảm mẹ con. Người có kiến thức đúng là người chọn 2 hoặc 3 đáp án trên. Kiến thức về việc bà mẹ sinh mổ có thể cho trẻ bú sữa mẹ hay không? + Có. + Không. Kiến thức đúng khi chọn câu trả lời là có. Kiến thức về việc có nên vắt bỏ sữa lượt đầu trước khi cho trẻ bú hay không? + Có. + Không. Kiến thức đúng khi chọn câu trả lời là không. Kiến thức về việc có nên vắt hết sữa dư sau mỗi lần cho trẻ bú không? + Có. + Không. Kiến thức đúng khi chọn câu trả lời là có. Kiến thức về việc trẻ bị bệnh thì có thể tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ hay không? + Có. + Không. Kiến thức đúng khi chọn câu trả lời là có. Khảo sát về các nguồn cung cấp thông tin về nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ sau sinh tham gia nghiên cứu. + Gia đình. + Bạn bè, hàng xóm. + Kinh nghiệm. + Cán bộ y tế. + Sách, báo, tivi, internet, quảng cáo. Kiến thức đúng chung về nuôi con bằng sữa mẹ của bà mẹ sau sinh:22 Người có kiến thức đúng chung về nuôi con bằng sữa mẹ là người đạt từ 22 đến 30 điểm. Người có kiến thức chưa đúng chung về nuôi con bằng sữa mẹ là người đạt từ 0 đến 21 điểm. 3.2.4.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức đúng về nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ Liên quan giữa kiến thức đúng về nuôi con bằng sữa mẹ với tuổi của bà mẹ tham gia nghiên cứu. Liên quan giữa kiến thức đúng về nuôi con bằng sữa mẹ với nơi cư trú của bà mẹ tham gia nghiên cứu. Liên quan giữa kiến thức đúng về nuôi con bằng sữa mẹ với số lần sinh của bà mẹ tham gia nghiên cứu. Liên quan giữa kiến thức đúng về nuôi con bằng sữa mẹ với hình thức sinh con hiện tại của bà mẹ tham gia nghiên cứu. Liên quan giữa kiến thức đúng về nuôi con bằng sữa mẹ với dân tộc của bà mẹ tham gia nghiên cứu. Liên quan giữa kiến thức đúng về nuôi con bằng sữa mẹ với nghề nghiệp của bà mẹ tham gia nghiên cứu. Liên quan giữa kiến thức đúng về nuôi con bằng sữa mẹ với trình độ học vấn của bà mẹ tham gia nghiên cứu. Liên quan giữa kiến thức đúng về nuôi con bằng sữa mẹ với việc có được tư vấn về nuôi con bằng sữa mẹ của bà mẹ tham gia nghiên cứu. Liên quan giữa kiến thức đúng về nuôi con bằng sữa mẹ với nguồn cung cấp thông tin về nuôi con bằng sữa mẹ của bà mẹ tham gia nghiên cứu. 3.2.5. Phương pháp thu thập số liệu Sử dụng bộ câu hỏi soạn sẵn cho các đối tượng nghiên cứu tự điền. Các bước tiến hành thu thập số liệu: Quá trình thu thập số liệu được tiến hành ngay tại Khoa Phụ sản, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ. Trình tự thực hiện gồm: Lập danh sách 100 đối tượng nghiên cứu. Tiếp xúc với từng đối tượng: giới thiệu bản thân, giới thiệu về nội dung và mục đích nghiên cứu. Tiến hành phát bộ câu hỏi và thu lại đủ số phiếu khảo sát. Đánh giá thực trạng kiến thức và một số yếu tố liên quan về nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ.23 3.2.6. Sơ đồ nghiên cứu Hình 3.1 Sơ đồ nghiên cứu Hình 3.1 Sơ đồ nghiên cứu 3.2.7. Phương pháp xử lý số liệu Dữ liệu được nhập và phân tích bằng phần mềm SPSS 20.0. Tính tần số, tỷ lệ phần trăm. 3.2.8. Biện pháp khắc phục sai số Để khắc phục sai số, bộ câu hỏi được soạn đơn giản, dùng từ thông dụng, hạn chế dùng các từ ngữ chuyên môn. Bộ câu hỏi được sử dụng điều tra ở 20 đối tượng tương tự sau đó chỉnh sửa cho phù hợp rồi đưa vào nghiên cứu chính thức. Khi phát bộ câu hỏi thu thập số liệu, tiến hành phổ biến mục tiêu, ý nghĩa của nghiên cứu, đảm bảo bí mật thông tin của các bà mẹ. 3.3. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU Các thông tin về đối tượng được đảm bảo bí mật, chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu và tôn trọng đối tượng tham gia nghiên cứu. Chọn tất cả các bà mẹ sau sinh đủ tiêu chuẩn cho đến khi đủ 100 đối tượng nghiên cứu theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện Chuẩn bị bộ câu hỏi tự điền soạn sẵn Giải thích mục đích, ý nghĩa vấn đề nghiên cứu, phổ biến thông tin về nghiên cứu Tiến hành phát bộ câu hỏi cho bà mẹ đủ điều kiện tham gia nghiên cứu Đánh giá thực trạng kiến thức đúng và các yếu tố liên quan đến nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ sau sinh.24 Các đối tượng nghiên cứu được giải thích rõ về mục đích và yêu cầu của cuộc điều tra trước khi tham gia. Chỉ tiến hành điều tra đối với các đối tượng tự nguyện tham gia sau khi đã được giải thích. Điều tra toàn bộ các đối tượng đủ điều kiện theo tiêu chuẩn chọn mẫu để các bà mẹ không thấy có sự phân biệt đối xử. Sẵn sàng tư vấn cho bà mẹ những vấn đề liên quan đến nuôi con bằng sữa mẹ.25 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1.1. Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu Bảng 4.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi Nhóm tuổi Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Dưới 20 4 4 Từ 20 đến 35 87 87 Trên 35 9 9 Tổng 100 100 Nhận xét: nhóm bà mẹ có độ tuổi dưới 20 tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất 4%, cao nhất là nhóm tuổi từ 20–35 tuổi với tỷ lệ 87% và có 9% bà mẹ có độ tuổi trên 35 tuổi. Bảng 4.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nơi cư trú Nhận xét: bà mẹ có nơi cư trú ở nông thôn chiếm tỷ lệ cao hơn so với bà mẹ có nơi cư trú tại thành thị. Nơi cư trú Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Nông thôn 65 65 Thành thị 35 35 Tổng 100 10026 Bảng 4.3. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo dân tộc Dân tộc Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Kinh 92 92 Dân tộc khác 8 8 Tổng 100 100 Nhận xét: đại đa số bà mẹ tham gia nghiên cứu là dân tộc kinh, chỉ có 8% bà mẹ thuộc nhóm dân tộc khác. Bảng 4.4. Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu Nhận xét: nghề nghiệp của các bà mẹ chủ yếu là nội trợ chiếm tỷ lệ 34%, kế đến là buôn bán, dịch vụ với tỷ lệ 24% và thấp nhất là nhóm nông dân chỉ chiếm 12%. Nghề nghiệp Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Nông dân 12 12 Nội trợ 34 34 Công nhân–thợ thủ công 14 14 Buôn bán–dịch vụ 24 24 Công chức–viên chức 16 16 Tổng 100 10027 Bảng 4.5. Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu Trình độ học vấn Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Tiểu học 8 8 Trung học cơ sở 32 32 Trung học phổ thông 41 41 Trung cấp, cao đẳng, đại học, sau đại học 19 19 Tổng 100 100 Nhận xét: các bà mẹ có trình độ trung học phổ thông chiếm tỷ lệ cao nhất 41% và thấp nhất là trình độ tiểu học với tỷ lệ 8%. Bảng 4.6. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo số lần sinh con Số lần sinh con Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Con so (sinh lần đầu) 52 52 Con rạ (>1 lần) 48 48 Tổng 100 100 Nhận xét: tỷ lệ bà mẹ sinh con so và bà mẹ sinh con rạ là tương đương nhau.28 Bảng 4.7. Phân bố đối tượng theo hình thức sinh của lần sinh hiện tại Hình thức sinh hiện tại Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Sinh thường 33 33 Sinh mổ 67 67 Tổng 100 100 Nhận xét: tỷ lệ bà mẹ sinh mổ cao gấp 2 lần tỷ lệ bà mẹ sinh thường. 4.1.2. Kiến thức đúng về nuôi con bằng sữa mẹ của bà mẹ sau sinh tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ Bảng 4.8. Kiến thức đúng về lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ sau sinh Kiến thức Đúng Chưa đúng Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Lợi ích của sữa mẹ đối với trẻ 69 69 31 31 Lợi ích của NCBSM đối với bà mẹ 55 55 45 45 Lợi ích của sữa non 55 55 45 45 Lợi ích của việc cho trẻ bú trong vòng nửa giờ đầu sau sinh 73 73 27 27 Nhận xét: tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng về lợi ích của việc cho trẻ bú sớm trong vòng nửa giờ đầu sau sinh chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp đến là tỷ lệ bà mẹ hiểu đúng về lợi ích của sữa mẹ đối với trẻ với 69%, về lợi ích của sữa non và lợi ích đối với bà mẹ, tỷ lệ kiến thức đúng đều đạt 55%.

- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Bình luận