Đề minh họa môn Ngữ Văn THPT năm 2022 Bộ GD&ĐT mới nhất (có đáp án chi tiết)

571 1

Miễn phí

Tải về máy để xem đầy đủ hơn, bản xem trước là bản PDF

Tags: #thptqg ngữ văn#ngữ văn 12#ngữ văn

Mô tả chi tiết

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm) Đọc đoạn trích

một con sông chảy qua thời gian chảy qua lịch sử chảy qua triệu triệu cuộc đời chảy qua mỗi trái tim người khi êm đềm khi hung dữ một con sông rì rầm sóng vỗ trong muôn vàn trang thơ làm nên xóm thôn, hoa trái, những ngôi nhà tạo sắc áo, màu cây, và tiếng Việt [...] máu ta mang sắc đỏ sông Hồng nỗi khổ và niềm vui bất tận luôn luôn mới đến, luôn luôn ra đi luôn già nhất và luôn trẻ nhất sông để lại trước khi về với biển không phải màu đen độc ác của quân thù không phải gươm đao ngàn năm chiến trận không phải nghẹn ngào tiếng nấc sau sụp lở hưng vong sau thù hận sóng trào là bãi mới của sông xanh ngát là đất đai lấn dần ra biển là tâm hồn đằm thắm phù sa dâng yêu thương đỏ rực đôi bờ

(Trích Sông Hồng, Lưu Quang Vũ, Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi,

NXB Hội Nhà văn, 2018, tr. 286-288)

Trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. Theo đoạn trích, sông Hồng đã đề lại những gì trước khi về với biền?

Câu 3. Những dòng thơ sau giúp anh/chị hiểu gì về vai trò của sông Hồng đối vói đời sống con người Việt Nam?

một con sông rì rầm sóng vỗ trong muôn vàn trang thơ làm nên xóm thôn, hoa trái, nhũng ngôi nhà tạo sắc áo, màu cây, và tiếng Việt

Câu 4. Nội dung hai dòng thơ sau có ý nghĩa gì với anh/chị?

máu ta mang sắc đỏ sông Hồng

nối khổ và niềm vui bất tận

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự cần thiết phải trân trọ̣ng những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Câu 2 (5,0 điểm)

Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vìa xót thương cho số kiếp đúa con mình. Chao ôi, nguoòi ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nồi, nhũng mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn minh thi... Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà ri xuống hai dòng nước mắt... Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không.

Bà lão khẽ thở dài ngủng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà. Thị cúi mặt xuống, tay vân vê tà áo đã rách bợt. Bà lão nhìn thị và bà nghĩ: Người ta có gặp buớc khó khăn, đói khổ này, người ta mói lấy đến con minh. Mà con mình mới có vợ được... Thôi thì bổn phận bà là mẹ, bà đã chẳng lo lăng được cho con... May ra mà qua khỏi được cái tao đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề nó, chẳng may ra ông giời bắt chết cũng phải chịu chú biết thế nào mà lo cho hết được?

Bà lão khẽ dạng hắng một tiếng, nhẹ nhàng nói với "nàng dâu mới":

-Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng...

Tràng thở đánh phào một cái, ngục nhẹ hẳn đi. Hắn ho khẽ một tiếng, bước từng buớc dài ra sân. Bà cu Tú vẫn từ tốn tiếp lời:

- Nhà ta thì nghèo con ạ.Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi ra may mà ông giời cho khá... Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời? Có ra thì rồi con cái chúng mày về sau.

(Trích Vợ nhặt, Kim Lân, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr. 28-29)

Phân tích tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích trên; từ đó, nhận xét tư tưởng nhân đạo của nhà văn Kim Lân được thể hiện trong đoạn trích.

………………….Hết………………….

Tài liệu liên quan

Bình luận