NCKH: Mối quan hệ giữa biến động tỷ giá hối đoái và kim ngạch xuất khẩu Việt Nam bằng cách ứng dụng phương pháp ARDL
494 5
Tải về máy để xem đầy đủ hơn, bản xem trước là bản PDF
Tags: #NCKH#đồ án#luận văn#tiểu luận
Mô tả chi tiết
1. Mở đầu
1.1 Lý do chọn nghiên cứu
Tỷ giá hối đoái ngày càng có có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của toàn thế giới. Cũng giống như giá cả, tỷ giá hối đoái có tác động quan trọng tới những biến động của nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng. Nó có thể làm thay đổi vị thế kinh tế và lợi ích của các nước trong quan hệ kinh tế quốc tế. Từ đó cho thấy sự biến động tỷ giá hối đoái luôn đóng một vai trò then chốt trong việc quyết định đến tình trạng ổn định kinh tế mỗi quốc gia, nó không những tác động đến sự cân bằng trong cán cân thanh toán của một nước, mà còn có thể kích thích hay hạn chế hoạt động xuất khẩu
1.2 Mục đích nghiên cứu
Bài nghiên cứu nhằm trả lời cho các câu hỏi sau: Liệu sự biến động tỷ giá hối đoái có tác động lên kim ngạch xuất khẩu hay không? Và nếu có thì nó tác động như thế nào? Để trả lời cho các câu hỏi này, tôi lần lượt giải quyết các vấn đề sau:
Liệu kim ngạch xuất khẩu có mối quan hệ với sự biến động tỷ giá hối đoái, tỷ giá hối đoái thực, GDP của Việt Nam và GDP của thế giới hay không
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Bài nghiên cứu này kiểm tra thực nghiệm tác động của sự biến động tỷ giá hối đoái, cũng như tỷ giá hối đoái thực, GDP trong nước và GDP thế giới lên kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam cả trong ngắn hạn và dài hạn
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích định lượng, bằng cách sử dụng phương pháp kiểm định giới hạn phân bố trễ tự hồi quy (ARDL). Phương pháp này nhằm mục đích ước lượng mối quan hệ giữa biến động tỷ giá hối đoái và kim ngạch xuất khẩu cả trong ngắn hạn và dài hạn.
2. Nội dung
2.1 Cơ sở lý luận
Sự biến động tỷ giá hối đoái là một nhân tố cực kỳ quan trọng cần được xem xét đối với các nước đang phát triển, nơi mà phụ thuộc nhiều vào hoạt động thương mại quốc tế. Đặc biệt là trong nhiều trường hợp việc xuất khẩu hàng hóa ở các quốc gia này đem lại nguồn thu không phải là đồng nội tệ. Đã có rất nhiều bài nghiên cứu tập trung vào các nền kinh tế mới nổi, tuy nhiên lại cho ra các kết quả rất khác biệt
2.2 Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu của tôi sử dụng phương pháp kiểm định giới hạn phân bố trễ tự hồi quy (ARDL). Cách tiếp cận mô hình ARDL được giới thiệu đầu tiên bởi Pesaran và Shin năm 1999, sau đó tiếp tục được mở rộng thêm bởi Pesaran và các cộng sự vào năm 2001. Mô hình này được phát triển dựa trên cơ sở ước lượng của mô hình hiệu chỉnh sai số không giới hạn (UECM), nên nó tận dụng được một số lợi thế của mô hình này cũng như có một vài đặc điểm khiến cho cho nhiều người nghiên cứu cảm thấy nó ưu việt hơn so với các mô hình kiểm định khác. Cụ thể, nó có thể áp dụng trong nghiên cứu với kích thước mẫu nhỏ và điều này rất phù hợp cho bài nghiên cứu của tôi, bởi vì mẫu mà tôi tìm được bị hạn chế và khá nhỏ
3. Kết luận
Bài nghiên cứu của tôi đã kiểm tra tác động của sự biến động tỷ giá hối đoái lên kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam cả trong ngắn hạn và dài hạn, bằng cách sử dụng phương pháp kiểm định giới hạn ARDL, được đề xuất bởi Pesaran, Shin và Smith vào năm 2001. Với chuỗi dữ liệu thời gian, được lấy theo quý, từ quý 3 năm 1999 đến quý 3 năm 2013. Bên cạnh đó, tôi cũng xem xét tác động của một vài biến số vĩ mô cũng có tác động đáng kể lên kim ngạch xuất khẩu tại Việt Nam như: GDP trong nước, GDP thế giới và tỷ giá hối đoái thực. Các kết quả nghiên cứu cho thấy rằng kim ngạch xuất khẩu có mối quan hệ đồng liên kết với tất cả các biến số vĩ mô mà tôi nghiên cứu
4. Tài liệu tham khảo
Giáo trình “ Dự báo và phân tích dữ liệu trong kinh tế và tài chính” của nhóm tác giả Nguyễn Trọng Hoài, Phùng Thanh Bình và Nguyễn Duy Khánh.
Ấn phẩm “ Time series econometrics using Microfit 5.0” của Bahram Pesaran và M. Hashem Pesaran.
Bài nghiên cứu của Aristotelous năm 2001: “ Exchange-rate volatility, exchange-rate regime, and trade volume: evidence from the UK-US export function (1889-1999)”.