Luận văn ThS: Phân tích tài chính và dự báo tài chính Công ty Cổ phần dầu thực vật Tường An

291 2

Miễn phí

Tải về máy để xem đầy đủ hơn, bản xem trước là bản PDF

Tags: #luận văn#luận án#đồ án#tiểu luận

Mô tả chi tiết

1. Mở đầu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Ngày nay chúng ta đang chứng kiến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nƣớc nhà từ một nền kinh tế dựa vào nông nghiệp là chủ yếu sang một nền kinh tế có tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ cao, dựa trên nền tảng của kinh tế tri thức và xu hướng gắn với nền kinh tế toàn cầu. Chính sự chuyển dịch này đã tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi cho nhiều ngành kinh tế phát triển. Song cũng làm phát sinh nhiều vấn đề phức tạp đặt ra cho các doanh nghiệp những yêu cầu và thách thức mới, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự vận động, vươn lên để vượt qua những thử thách, tránh nguy cơ đào thải bởi quy luật cạnh tranh khắc nghiệt của cơ chế thị trường

1.2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu, phân tích tình hình tài chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính và dự báo tài chính của công ty cổ phần Dầu Thực vật Tường An

Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp công ty cổ phần Dầu Thực vật Tường An và xây dựng khung phân tích áp dụng vào phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp

Phân tích thực trạng tài chính của công ty cổ phần Dầu Thực vật Tường An. Từ đó giúp cho doanh nghiệp nắm rõ những biến động tình hình tài chính trong tương lai của mình mà có biện pháp đối phó thích hợp

Thực hiện đánh giá và so sánh vị thế của công ty với đơn vị khác cùng ngành để có định hướng phát triển trong tương lai.

Dự báo tài chính của công ty trong 3 năm tới giai đoạn 2016 - 2018

Từ đó đề xuất các giải pháp thực tế và các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý tài chính tại công ty

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là hoạt động phân tích tài chính và dự báo tài chính của công ty Cổ phần Dầu Thực vật Tƣờng An

Phạm vi nghiên cứu : Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Dầu Thực Vật Tường An trong giai đoạn từ năm 2013 - 2015

1.5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập số liệu: thu thập số liệu qua các báo cáo tài chính, tài liệu của công ty

Phương pháp xử lý số liệu: Phân tích các số liệu thực tế thông qua các báo cáo, tài liệu của công ty

Sử dụng phương pháp phân tích, so sánh và tổng hợp

2. Nội dung

2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về phân tích tài chính của doanh nghiệp

Tổng quan tình hình nghiên cứu

Cơ sở lý luận về phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp

2.2 Phương pháp và thiết kế nghiên cứu

Câu hỏi nghiên cứu

Các phương pháp nghiên cứu tổng quát

Phương pháp nghiên cứu cụ thế

2.3 Thực trạng tình hình tài chính của công ty cổ phần Dầu Thực vật Tường An

Khái quát về công ty

Phân tích thực trạng tình hình tài chính của công ty cổ phần Dầu Thực Vật Tường An

Đánh giá tình hình tài chính công ty cổ phần Dầu Thực vật Tường An

2.4 Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty cổ phần Dầu Thực vật Tường An

Định hướng, mục tiêu phát triển của công ty

Dự báo tài chính của công ty

Các giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của công ty

Kiến nghị

3. Kết luận

Tình hình tài chính của doanh nghiệp là vấn đề quan trong hàng đầu đối với bất kỳ nhà lãnh đạo, nhà quản lý nào. Thông qua đó chúng ta biết được tất cả về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, biết đƣợc điểm mạnh yếu trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, năng lực của ban lãnh đạo công ty. Vì vậy việc phân tích tình hình tài chính hết sức quan trọng và cần thiết đối với công ty, qua đó thấy đƣợc những ưu điểm để phát huy và những hạn chế để khắc phục để tạo được hiệu quả cao hơn trong việc sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, tạo doanh thu và lợi nhuận cao hơn cho công ty

4. Tài liệu kham khảo

Nguyễn Tấn Bình, 2008. Phân tích quản lý tài chính. TP Hồ Chí Minh : Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia.

Đặng Kim Cƣơng và Nguyễn Công Bình, 2008. Phân tích các báo cáo tài chính – Lý thuyết bài tập và bài giải. Hà Nội: Nhà xuất bản Giao Thông vận tải.

Phan Đức Dũng, 2011. Phân tích và dự báo kinh doanh. Hà Nội: Nhà xuất bản lao động xã hội

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- ĐỖ THỊ THU QUỲNH PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH VÀ DỰ BÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN DẦU THỰC VẬT TƢỜNG AN LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Hà Nội – 2016ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- ĐỖ THỊ THU QUỲNH PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH VÀ DỰ BÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN DẦU THỰC VẬT TƢỜNG AN Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60 34 02 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THẾ HÙNG XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CHẤM LUẬN VĂN Hà Nội - 2016LỜI CAM ĐOAN Tác giả luận văn: Tôi – Đỗ Thị Thu Quỳnh, xin cam đoan: Những nội dung trong luận văn, cụ thể là những phân tích, đánh giá thực trạng tình hình tài chính của Công ty cổ phần Dầu Thực vật Tƣờng An cùng những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính của công ty này là do tôi tự nghiên cứu và thực hiện, không sao chép nội dung của công trình nghiên cứu nào. Các tài liệu tham khảo để thực hiện luận văn đều đƣợc trích dẫn nguồn gốc đầy đủ và rõ ràng.LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô, Giảng viên Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giảng dạy và hƣớng dẫn cho tôi nhiều kiến thức bổ ích trong suốt thời gian tham gia lớp cao học Tài chính – Ngân hàng Khóa 22 đƣợc tổ chức tại Hà Nội Đặc biệt, Tôi xin trân trọng cảm ơn Thầy giáo - TS. Nguyễn Thế Hùng, ngƣời đã nhiệt tình hƣớng dẫn tôi hoàn thành tốt luận văn này. Ngoài ra, tôi xin dành lời cảm ơn sâu sắc tới các Thầy cô trong hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã có những nhận xét đóng góp thiết thực giúp cho bài luận văn của tôi thêm hoàn chỉnh. Cuối cùng, tôi cũng xin bày tỏ lời cảm ơn tới Ban Lãnh đạo và các anh chị cán bộ nhân viên đang làm việc tại Công ty cổ phần Dầu Thực vật Tƣờng An đã hỗ trợ tài liệu và thông tin cho tôi thực hiện luận văn này.MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ i DANH MỤC BẢNG BIỂU ....................................................................................... ii DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. iv LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................................ 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP ...................... 4 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .......................................................................... 4 1.2. Cơ sở lý luận về phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp ........................ 7 1.2.1. Khái niệm, vai trò và mục tiêu của quản lý tài chính .................................... 7 1.2.2. Những vấn đề cơ bản của phân tích tài chính doanh nghiệp ........................ 9 1.2.3. Tài liệu và các phương pháp phân tích tài chính ........................................ 12 1.2.4. Nội dung phân tích tài chính ....................................................................... 18 1.2.5. Dự báo tài chính .......................................................................................... 33 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ............................ 38 2.1. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 38 2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu tổng quát ............................................................. 38 2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu ..................................................... 38 2.2.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin, dữ liệu ...................................... 39 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thế ......................................................................... 41 2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu ..................................................................... 41 2.3.2. Phương pháp phân tích số liệu .................................................................... 42 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY ........... 44 CỔ PHẦN DẦU THỰC VẬT TƢỜNG AN ............................................................ 44 3.1. Khái quát về công ty .......................................................................................... 44 3.1.1.Khái quát về ngành dầu thực vật Việt Nam .................................................. 44 3.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty ............................................. 50 3.1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý ................................................................................ 543.2. Phân tích thực trạng tình hình tài chính của công ty cổ phần Dầu Thực Vật Tƣờng An .................................................................................................................. 55 3.2.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính của công ty .................................... 55 3.2.2. Phân tích các nhóm hệ số ............................................................................ 69 3.2.3. Các yếu tố tác động đến tình hình tài chính của doanh nghiệp .................. 84 3.3. Đánh giá tình hình tài chính công ty cổ phần Dầu Thực vật Tƣờng An ............ 87 3.3.1. Ưu điểm ........................................................................................................ 87 3.3.2. Hạn chế ........................................................................................................ 88 3.3.3. Nguyên nhân ................................................................................................ 89 CHƢƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DẦU THỰC VẬT TƢỜNG AN .................................. 91 4.1. Định hƣớng, mục tiêu phát triển của công ty ..................................................... 91 4.2. Dự báo tài chính của công ty .............................................................................. 91 4.2.1. Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh dự kiến .................................... 92 4.2.2. Lập bảng cân đối kế toán dự kiến ................................................................ 93 4.2.3. Các hệ số tài chính dự kiến .......................................................................... 96 4.3. Các giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của công ty ........................... 96 4.3.1. Nâng cao khả năng huy động vốn................................................................ 96 4.3.2. Nâng cao khả năng thanh toán .................................................................... 97 4.3.3. Nâng cao khả năng quản lý tài sản ............................................................. 97 4.3.4. Nâng cao khả năng sinh lời ......................................................................... 99 4.3.5. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ................................................. 100 4.4. Kiến nghị .......................................................................................................... 104 4.4.1 Kiến nghị với nhà nước ............................................................................... 104 4.4.2. Kiến nghị với công ty ................................................................................. 105 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 106 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 107i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệì Nguyên nghĩa 1 CĐKT Cân đối kế toán 2 CLC Công ty cổ phần Cát Lợi 3 CPBH & CPQLDN Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp 4 HĐĐT Hoạt động đầu tƣ 5 HĐKD Hoạt động kinh doanh 6 HĐTC Hoạt động tài chính 7 HHC Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà 8 KQKD Kết quả kinh doanh 9 LNST Lợi nhuận sau thuế 10 NVL Nguyên vật liệu 11 TSCĐ Tài sản cố định 12 TSDH Tài sản dài hạn 13 TSNH Tài sản ngắn hạn 14 VCSH Vốn chủ sở hữu 15 VNM Công ty cổ phần sữa Việt Namii DANH MỤC BẢNG BIỂU STT Bảng Nội dung Trang 1 Bảng 3.1 Phân tích cơ cấu tài sản 56 2 Bảng 3.2 Phân tích cơ cấu và biến động nguồn vốn 60 3 Bảng 3.3 Bảng tổng hợp doanh thu 63 4 Bảng 3.4 Bảng tổng hợp chi phí 65 5 Bảng 3.5 Bảng tổng hợp lợi nhuận 67 6 Bảng 3.6 Bảng các luồng lƣu chuyển tiền của công ty 68 7 Bảng 3.7 Bảng phân tích hệ số thanh toán ngắn hạn 69 8 Bảng 3.8 Bảng phân tích hệ số thanh toán nhanh 70 9 Bảng 3.9 Bảng phân tích hệ số khả năng thanh toán bằng tiền 71 10 Bảng 3.10 Bảng vòng quay hàng tồn kho 72 11 Bảng 3.11 Bảng kỳ th u tiền b ìn h quân 72 12 Bảng 3.12 Bảng vòng quay tài sản cố định 73 13 Bảng 3.13 Bảng vòng quay tài sản ngắn hạn 74 14 Bảng 3.14 Vòng quay tổng tài sản 75 15 Bảng 3.15 Bảng hệ số nợ trên tổng tài sản 76 16 Bảng 3.16 Bảng hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu 77 17 Bảng 3.17 Bảng hệ số khả năng thanh toán lãi vay 78 18 Bảng 3.18 Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời 79 19 Bảng 3.19 Bảng biểu hiện hệ số thị trƣờng 81 20 Bảng 3.20 Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời 83iii 21 Bảng 4.1 Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2013 – 2015 92 22 Bảng 4.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh dự kiến giai đoạn 2016 – 2018 92 23 Bảng 4.3 Bảng cân đối kế toán giai đoạn 2013 – 2015 93 24 Bảng 4.4 Bảng cân đối kế toán dự kiến giai đoạn 2016 - 2018 94 25 Bảng 4.5 Bảng cân đối kế toán dự kiến hoàn chỉnh giai đoạn 2016 - 2018 95 26 Bảng 4.6 Chỉ số tài chính dự kiến giai đoạn 2016 – 2018 96iv DANH MỤC HÌNH STT Hình Nội dung Trang 1 Hình 3.1=qỷ=lệ=nợ=công ty Vocarimex=47=O=Hình 3.2=pản lƣợng dầu thực vật tinh luyện=48=P=Hình 3.3=Thay đổi thị=phần ngành dầu ăn=48=Q=Hình 3.4=Biểu đồ=thể=hiện sự=biến động=giữa TSNH và TSDH=58=R=Hình 3.5=Biểu đồ=thể=hiện sự=biến động= kợ=phải trả=và vốn chủ=sở=hữì=62=S=Hình=3.S=Biểu đồ=khả=năng thanh toán ngắn hạn=69=T=Hình 3.7=Biểu đồ=thể=hiện khả=năng thanh toán nhanh=70=U=Hình 3.8 Biểu đồ=thể=hiện khả=năng thanh toán bằng táền=71=V=Hình 3.9 Biểu đồ=thể=hiện âỳ=thu tiền bình quân=73=10=Hình 3.10 Biểu đồ=thể=hiện hệ=số=nợ=trên tổng tài sản=76=11=Hình 3.11 Biểu đồ=thể=hiện hệ=số=nợ=trên vốn chủ=sở=hữì=78=12=Hình 3.12 Biểu đồ=thể=hiện khả=năng thanh toán lãi vay=79=13=Hình 3.13 Biểu đồ=thể=hiện hệ=số=phản ánh khả=năng sinh lờá=80=14=Hình 3.14 EPS của công ty và nội bộ=ngành thực phẩm Tƣờng An=82=1 LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay chúng ta đang chứng kiến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nƣớc nhà từ một nền kinh tế dựa vào nông nghiệp là chủ yếu sang một nền kinh tế có tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ cao, dựa trên nền tảng của kinh tế tri thức và xu hƣớng gắn với nền kinh tế toàn cầu. Chính sự chuyển dịch này đã tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi cho nhiều ngành kinh tế phát triển. Song cũng làm phát sinh nhiều vấn đề phức tạp đặt ra cho các doanh nghiệp những yêu cầu và thách thức mới, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự vận động, vƣơn lên để vƣợt qua những thử thách, tránh nguy cơ đào thải bởi quy luật cạnh tranh khắc nghiệt của cơ chế thị trƣờng Môi trƣờng kinh doanh của Việt Nam luôn thay đổi suốt trong những năm gần đây. Các nhà quản lý doanh nghiệp phải đối mặt với một môi trƣờng cạnh tranh ngày càng cao và phức tạp. Một doanh nghiệp tồn tại và phát triển vì nhiều mục tiêu khác nhau nhƣ: tối đa hóa lợi nhuận, tối đa hóa doanh thu trong ràng buộc tối đa hóa lợi nhuận, tối đa hóa hoạt động hữu ích của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp,… song tất cả các mục tiêu cụ thể đó đều nhằm mục tiêu bao trùm nhất là tối đa hóa giá trị tài sản cho các chủ sở hữu. Quản lý tài chính là nhằm thực hiện mục tiêu đó. Quản lý tài chính là sự tác động của các nhà quản lý tới các hoạt động tài chính của doanh nghiệp, đƣợc thực hiện thông qua cơ chế quản lý tài chính doanh nghiệp – hay chính là tổng thể các phƣơng pháp, các hình thức và công cụ đƣợc vận dụng để quản lý các hoạt động tài chính của doanh nghiệp trong những điều kiện cụ thể nhằm mục tiêu nhất định. Trong đó, nghiên cứu phân tích tài chính là một khâu quan trọng trong quản lý tài chính. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của vấn đề, tôi lựa chọn đề tài “Phân tích tài chính và dự báo tài chính công ty cổ phần Dầu Thực Vật Tường An “ cho luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu  Mục đích Nghiên cứu, phân tích tình hình tài chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính và dự báo tài chính của công ty cổ phần Dầu Thực vật Tƣờng An2  Nhiệm vụ -Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp công ty cổ phần Dầu Thực vật Tƣờng An và xây dựng khung phân tích áp dụng vào phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp - Phân tích thực trạng tài chính của công ty cổ phần Dầu Thực vật Tƣờng An. Từ đó giúp cho doanh nghiệp nắm rõ những biến động tình hình tài chính trong tƣơng lai của mình mà có biện pháp đối phó thích hợp - Thực hiện đánh giá và so sánh vị thế của công ty với đơn vị khác cùng ngành để có định hƣớng phát triển trong tƣơng lai. - Dự báo tài chính của công ty trong 3 năm tới giai đoạn 2016 - 2018 - Từ đó đề xuất các giải pháp thực tế và các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý tài chính tại công ty 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu là hoạt động phân tích tài chính và dự báo tài chính của công ty Cổ phần Dầu Thực vật Tƣờng An - Phạm vi nghiên cứu : Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Dầu Thực Vật Tƣờng An trong giai đoạn từ năm 2013 - 2015 4. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phƣơng pháp thu thập số liệu: thu thập số liệu qua các báo cáo tài chính, tài liệu của công ty. - Phƣơng pháp xử lý số liệu: Phân tích các số liệu thực tế thông qua các báo cáo, tài liệu của công ty. - Sử dụng phƣơng pháp phân tích, so sánh và tổng hợp - Các số liệu trong luận văn dựa trên các báo cáo tài chính hàng năm của Công ty cổ phần Dầu Thực Vật Tƣờng An ; các bài viết đƣợc đăng trên các tạp chí, các báo, sách, luận án, các web.Dựa trên cơ sở nội dung của đề tài tiến hành thu thập số liệu, dữ liệu, thực hiện so sánh tƣơng đối, tuyệt đối.3 - Phân tích đƣa ra những nhận định, đánh giá về tình hình thực tế, những khó khăn tồn tại và dự báo đƣợc tình hình tài chính công ty. Từ những kết quả phân tích đƣợc đƣa ra một số giải pháp khắc phục hạn chế. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung của luận văn đƣợc chia thành 4 chƣơng nhƣ sau: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về phân tích tài chính của doanh nghiệp Chương 2. Phương pháp và thiết kế nghiên cứu Chương 3. Thực trạng tình hình tài chính của công ty cổ phần Dầu Thực vật Tường An Chương 4: Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty cổ phần Dầu Thực vật Tường An4 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Phân tích tài chính là quá trình tìm hiểu các kết quả của sự quản lý và điều hành tài chính ở doanh nghiệp đƣợc phản ánh trên các báo cáo tài chính đồng thời đánh giá những gì đã làm đƣợc, dự kiến những gì sẽ xảy ra trên cơ sở đó kiến nghị những biện pháp để tận dụng triệt để những điểm mạnh, khắc phục các điểm yếu. Thực tế, tài chính ở mỗi doanh nghiệp khác nhau thì cũng khác nhau do phụ thuộc vào các yếu tố nhƣ thời điểm khác nhau, địa bàn hoạt động, điều kiện môi trƣờng kinh doanh, các yếu tố văn hóa xã hội….. Chính vì vậy, tình hình sử dụng vốn và quản lý tài sản của các doanh nghiệp cũng khác nhau. Do đó, bản thân mỗi doanh nghiệp cần có những biện pháp và chiến lƣợc hoạt động riêng. Bởi vậy, mặc dù đã có nhiều tác giả đã từng nghiên cứu về đề tài này, nhƣng học viên vẫn lựa chọn thực hiện đề tài này nhằm tìm kiếm thêm những sự thay đổi mới để áp dụng thực tế nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính tại công ty cổ phần Dầu Thực Vật Tƣờng An. Từ trƣớc tới nay có rất nhiều đề tài nghiên cứu về phân tích tài chính doanh nghiệp. - Luận văn thạc sỹ đề tài “Phân tích tình hình tài chính Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí” của tác giả Trần Thị Thu Hƣơng, 2012. Trong luận văn này, tác giả tập trung nghiên cứu chung về tình hình tài chính của toàn công ty trong giai đoạn 3 năm chứ không đi sâu phân tích tình hình tài chính trong từng lĩnh vực hoạt động. Thông qua các chỉ tiêu cơ bản về định tính, định lƣợng, luận văn vẫn tồn tại một số hạn chế đó là: Nợ phải trả ở mức cao, tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản lớn, hiệu suất sử dụng tài sản cố định chƣa cao,....Bên cạnh đó, tác giả cũng đã đƣa ra những nguyên nhân chủ quan đó là: doanh nghiệp chƣa có định hƣớng, chiến lƣợc cụ thể cho phân tích tài chính, chƣa trú trọng phát triển các thƣớc đo lƣợng hóa về tài chính, hoạt động kiểm tra giám sát chƣa đƣợc chú trọng. Và một số những nguyên nhân khách quan nhƣ: Lãi suất ngân hàng cao, chính sách tài khóa chặt của5 chính phủ,...Cuối cùng, luận văn đã đƣa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cƣờng hiệu quả hoạt động tài chính tại doanh nghiệp. Nhìn chung luận văn đã trình bày nổi bật đƣợc những luận điểm lý thuyết cơ bản, đánh giá một cách khái quát và toàn diện về tình hình tài chính tại công ty và cũng đƣa ra đƣợc một số biện pháp và kiến nghị có ý nghĩa thực tiễn đối với bản thân doanh nghiệp. - Luận văn thạc sỹ đề tài “Phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần Rượu Bia Đà Lạt” của tác giả Trƣơng Thanh Sơn, 2012. Luận văn đã nêu rõ thực trạng tài chính tại công ty, giúp doanh nghiệp nhìn thấy đƣợc khả năng tình hình tài chính của mình có sự biến động lớn hoặc nhỏ để đƣa ra những biện pháp giải quyết khắc phục thích hợp. Tác giả đã sử dụng phƣơng pháp so sánh, ngoài ra còn dùng các phƣơng pháp khác nhƣ phƣơng pháp số chênh lệch, phƣơng pháp thay thế liên hoàn và phƣơng pháp liên hệ cân đối. Tác giả cũng đƣa ra đƣợc những hạn chế về quản lý tài sản, nguồn vốn: quy trình quản lý chƣa hợp lý, chƣa trú trọng đến việc phân tích tài chính, hệ thống giám sát rủi ro tài chính chƣa toàn diện, công tác xử lý khoản phải thu còn chậm trễ và chƣa hiệu quả. Nói chung, các chỉ tiêu để đánh giá hoạt động tài chính mà tác giả đã trình bày trong luận văn chƣa cụ thể, chƣa phản ánh hết đƣợc các hoạt động tài chính của công ty. Các giải pháp mà tác giả đƣa ra hơi chung chung, chƣa thực sự phù hợp với thực trạng mà luận văn đã nêu ra. - Luận văn thạc sỹ đề tài “ Phân tích tài chính công ty TNHH một thành viên cấp thoát nước Lâm Đồng” của tác giả Lê Văn Nhân. Trong luận văn này, tác giả đã phân tích một cách hệ thống về tình hình tài chính thông qua các chỉ tiêu cơ cấu tài sản, nguồn vốn, các hệ số tài chính đặc trƣng, khả năng thanh toán, hiệu suất hoạt động đã phân tích thực trạng tài chính tại Công ty. Ngoài ra tác giả dùng phƣơng pháp phân tích Dupont để phân tích các tỷ suất lợi nhuận, vòng quay vốn và đề xuất đƣợc một số giải pháp nhƣ nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, huy động vốn, đào tạo nhân lực, nhằm hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty TNHH một thành viên cấp thoát nƣớc Lâm Đồng. Hạn chế của nghiên cứu chƣa phân tích so sánh tƣơng quan ngành, so sánh giữa công ty với đối thủ cạnh tranh hay với mức trung bình của ngành để thấy tình trạng tốt hay xấu của doanh nghiệp.6 - Luận văn thạc sỹ đề tài “ Phân tích tài chính công ty cổ phần Kinh Đô” của tác giả Vũ Thị Bích Hà. Trong luận văn tác giả đã đánh giá đƣợc các điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp. Tác giả cũng đã chỉ ra các điểm yếu của doanh nghiệp nhƣ: việc đầu tƣ cơ sở vật chất chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển của doanh nghiệp, tỷ suất nợ quá cao nên sẽ ảnh hƣởng lớn đến độ an toàn về tài chính của doanh nghiệp, việc quản lý không chặt chẽ đã làm lãng phí chi phí vốn lƣu động và ảnh hƣởng tới khả năng thanh toán của Công ty.Từ việc tìm ra các điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp, tác giả đã thực hiện phân tích nguyên nhân và từ đó đƣa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính tại công ty cổ phần Kinh Đô nhƣ: chuyển dịch cơ cấu kinh tế của công ty theo hƣớng đa năng, đa dạng hóa sản phẩm; nâng cao khả năng thanh toán; nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định và một số giải pháp tổng thể khác. - Luận văn thạc sỹ đề tài “Phân tích tài chính công ty cổ phần xây dựng Tasco” của tác giả Trần Ngọc Vân. Trong bài viết cũng đã đánh giá cụ thể về thực trạng tài chính của Công ty cổ phần xây dựng Tasco, chỉ ra những ƣu điểm, hạn chế của hoạt động tài chính của công ty thông qua các chỉ tiêu tài chính. Các giải pháp tác giả đƣa ra nhằm khắc phục các hạn chế trong hoạt động tài chính và nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính của công ty cũng là bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp khác. Những điểm mới trong luận văn của tác giả Qua tham khảo nội dung của 5 đề tài trên, tác giả đã phần nào có những định hƣớng căn bản góp phần tích cực vào việc xây dựng đề cƣơng luận văn của mình. Tuy nhiên, các đề tài trên chỉ dừng lại ở việc quản lý tài sản và nguồn vốn tại doanh nghiệp và đƣa ra các giải pháp chung chung chƣa thực tế đối với hoạt động tài chính tại doanh nghiệp, điều này làm cho những đánh giá của các tác giả chƣa đánh giá một cách toàn diện hoạt động tài chính tại doanh nghiệp. Các giải pháp đƣa ra không bám sát với những tồn tại sau khi phân tích thực trạng tình hình tài chính của công ty. Bên cạnh đó hạn chế của các đề tài trên nằm ở chỗ chƣa phân tích so sánh tƣơng quan ngành, so sánh giữa công ty với đối thủ cạnh tranh hay với mức trung bình của ngành để thấy tình trạng tốt hay xấu của doanh nghiệp.7 Qua đây, tác giả đã có những góc nhìn mới và bổ sung nhằm hoàn thiện hơn cho luận văn của mình. Phân tích tình hình tài chính của công ty một cách hệ thống hơn khi sử dụng các phƣơng pháp phân tích truyền thống, các nhóm hệ số tài chính và kết hợp với một số chỉ tiêu để xem xét tác động của các yếu tố phi tài chính. Có sự so sánh tƣơng quan ngành, so sánh giữa các công ty với đối thủ cạnh tranh hay mức trung bình ngành để từ đó đánh giá ƣu điểm và hạn chế tồn tại của hoạt động tài chính của công ty cổ phần Dầu Thực Vật Tƣờng An và dự báo tài chính của công ty. Cuối cùng đề xuất một số giải pháp thực tế nhằm khắc phục các hạn chế trong hoạt động tài chính và nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính của công ty, phù hợp với sự thay đổi của đất nƣớc trong giai đoạn hiện nay. Nêu ra những vấn đề cơ bản của tình hình phân tích tài chính của doanh nghiệp 1.2. Cơ sở lý luận về phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp 1.2.1. Khái niệm, vai trò và mục tiêu của quản lý tài chính 1.2.1.1. Khái niệm về quản lý tài chính Quản lý tài chính là việc sử dụng các thông tin phản ánh chính xác tình trạng tài chính của một doanh nghiệp để phân tích điểm mạnh điểm yếu của nó và lập các kế hoạch kinh doanh, kế hoạch sử dụng nguồn tài chính, tài sản cố định và nhu cầu nhân công trong tƣơng lai nhằm tăng lãi cổ tức cho cổ đông Việc quản lý tài chính bao gồm việc lập các kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn, đồng thời quản lý có hiệu quả vốn hoạt động thực của công ty. Đây là công việc rất quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp bởi vì nó ảnh hƣởng đến cách thức và phƣơng thức mà nhà quản lý thu hút vốn đầu tƣ để thành lập, duy trì và mở rộng công việc kinh doanh. 1.2.1.2. Vai trò của quản lý tài chính. Quản lý tài chính luôn giữ vai trò trọng yếu trong hoạt động quản lý doanh nghiệp. Quản lý tài chính quyết định tính độc lập, sự thành bại của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh. Trong hoạt động kinh doanh hiện nay, quản lý tài chính doanh nghiệp giữ những vai trò chủ yếu sau:8 Một là quản lý tài chính doanh nghiệp có vai trò huy động vốn đảm bảo đầy đủ và kịp thời cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp thƣờng nảy sinh các nhu cầu vốn ngắn hạn và dài hạn cho hoạt động kinh doanh thƣờng xuyên của doanh nghiệp cũng nhƣ cho đầu tƣ phát triển. Vai trò của tài chính doanh nghiệp trƣớc hết thể hiện ở chỗ xác định đúng đắn các nhu cầu về vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong thời kỳ và đáp ứng kịp thời các nhu cầu vốn cho hoạt động của doanh nghiệp. Hai là quản lý tài chính doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá và lựa chọn dự án đầu tƣ trên cơ sở phân tích khả năng sinh lời và mức độ rủi ro của dự án từ đó góp phần chọn ra dự án đầu tƣ tối ƣu. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào việc tổ chức sử dụng vốn. Việc huy động kịp thời các nguồn vốn có ý nghĩa rất quan trọng để doanh nghiệp có thể nắm bắt đƣợc các cơ hội kinh doanh. Ba là quản lý tài chính doanh nghiệp có vai trò giám sát, kiểm tra chặt chẽ các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua các tình hình tài chính và việc thực hiện các chỉ tiêu tài chính, các nhà quản lý doanh nghiệp có thể đánh giá khái quát và kiểm soát đƣợc các mặt hoạt động của doanh nghiệp, phát hiện đƣợc kịp thời những tồn tại vƣớng mắc trong kinh doanh, từ đó có thể đƣa ra các quyết định điều chỉnh các hoạt động phù hợp với diễn biến thực tế kinh doanh. 1.2.1.3. Mục tiêu của quản lý tài chính Mục tiêu của quản lý tài chính là tối đa hóa giá trị cho những ngƣời quản lý của doanh nghiệp. Với mỗi cổ đông hay ngƣời chủ của doanh nghiệp, giá trị này thể hiện trong giá trị của tổng số cổ phần mà họ nắm giữ. Hay là, giá trị của mỗi cổ phần bằng giá trị thị trƣờng của doanh nghiệp sau khi trừ đi các khoản nợ chia cho các tổng số cổ phiếu hiện hữu của công ty Mục tiêu cơ bản đƣợc thừa nhận ở hầu hết các công ty là tối đa hóa giá trị cho các cổ đông. Tất nhiên là mục tiêu này sẽ đem lại lợi ích cho cổ đông và đảm bảo phân bổ hiệu quả các nguồn lực khan hiếm theo cách thức đem lại lợi ích cho nền kinh tế. Giá trị của cổ đông đƣợc tăng tối đa bằng cách tăng tối đa khoản chênh9 lệch giữa giá trị thị trƣờng của toàn bộ cổ phiếu và lƣợng vốn chủ do cổ đông cung cấp. Khoản chênh lệch này chính là giá trị thị trƣờng tăng thêm (MVA): MVA = Giá trị thị trường của cổ phiếu - Vốn chủ do cổ đông cung cấp = Số cổ phiếu lưu hành x Giá thị trường - Tổng vốn cổ phần thường Với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận này, nhà quản trị có thể tiếp tục làm tăng lợi nhuận bằng cách phát hành ít cổ phiếu và sử dụng lợi nhuận để đầu tƣ vào chứng khoán ngắn hạn. 1.2.2. Những vấn đề cơ bản của phân tích tài chính doanh nghiệp 1.2.2.1. Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp Phân tích tài chính là quá trình thu thập, xử lý các dữ liệu và sự kiện tài chính thông qua các kỹ thuật và công cụ thích hợp để tạo ra thông tin tài chính có giá trị nhằm rút ra các kết luận hoặc ra các quyết định tài chính. Gồm 4 bƣớc cơ bản sau: (1) Thu thập dữ liệu (2) Tổng hợp và xử lý dữ liệu thu thập (3) Tạo ra thông tin tài chính (4) Kết luận hoặc ra quyết định tài chính 1.2.2.2. Ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp Phân tích tài chính cung cấp những thông tin hữu ích giúp kiểm tra phân tích một cách tổng hợp, toàn diện, có hệ thống về tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp. Tùy theo mục đích khác nhau của ngƣời sử dụng mà phân tích tài chính sẽ có những vai trò khác nhau:  Đối với những người quản lý doanh nghiệp Hoạt động phân tích tài chính của những ngƣời quản lý doanh nghiệp đƣợc gọi là phân tích tài chính nội bộ. Do ở doanh nghiệp họ nắm đƣợc đầy đủ và chính xác các thông tin, kèm theo sự hiểu rõ về doanh nghiệp nên họ có lợi thế để phân tích tài chính một cách tốt nhất. Phân tích tài chính có ý nghĩa để dự báo tài chính và là cơ sở cho các nhà quản lý đƣa ra quyết định phù hợp không chỉ trong vấn đề tài chính mà còn nhiều vấn đề khác. Phân tích tài chính nội bộ thực sự cần thiết để10 xác định giá trị kinh tế, các mặt mạnh, yếu và đƣa ra những quyết định đúng đắn cho sự phát triển của một doanh nghiệp.  Đối với các cơ quan chức năng, cơ quan Nhà nước có liên quan Dựa vào các báo cáo tài chính của doanh nghiệp để phân tích đánh giá, kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh. Hoạt động tài chính tiền tệ của doanh nghiệp có thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nƣớc hay không, có tuân theo pháp luật hay không đồng thời sự giám sát này giúp cơ quan thẩm quyền có thể hoạch định chính sách một cách phù hợp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động kinh doanh một cách có hiệu quả. Giúp Nhà nƣớc đƣa những kế hoạch phát triển ở tầm vĩ mô sao cho mang lại lợi ích thiết thực nhất.  Đối với các nhà đầu tư Các nhà đầu tƣ là các doanh nghiệp và cá nhân quan tâm trực tiếp đến các giá trị của doanh nghiệp vì họ là ngƣời đã giao vốn cho doanh nghiệp và có thể phải chịu rủi ro. Thu nhập của họ là tiền chia lợi tức và giá trị gia tăng thêm của vốn đầu tƣ. Hai yếu tố này chịu ảnh hƣởng của lợi nhuận kỳ vọng của doanh nghiệp. Các nhà đầu tƣ thƣờng không hài lòng với lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt đƣợc theo tính toán trên sổ sách. Dự kiến trƣớc lợi nhuận sẽ đạt đƣợc là mối quan tâm thực sự của nhà đầu tƣ. Thông qua sự phân tích dựa trên các báo cáo tài chính, phân tích khả năng sinh lời, mức độ rủi ro và sự phân tích diễn biến giá cả, các nhà đầu tƣ sẽ đƣa ra các quyết định của chính mình.  Đối với ngân hàng, các nhà cho vay tín dụng, các đối tác kinh doanh và các tổ chức khác Những đối tƣợng này quan tâm đến khả năng thanh toán công nợ, khả năng hợp tác liên doanh của doanh nghiệp, cho nên cũng cần phân tích và đánh giá thực trạng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt đối với các chủ nợ, họ quan tâm tới khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp nếu đó là các khoản vay ngắn hạn, đối với khoản vay dài hạn họ phải tin chắc khả năng hoàn trả khi xem xét khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Song quan trọng nhất đó là cơ cấu tài chính biểu hiện mức độ mạo hiểm của doanh nghiệp đi vay. Các đối tác kinh doanh còn xem11 xét đến khả năng hợp tác của doanh nghiệp thông qua tình hình chấp hành các chế độ, khả năng, tiềm năng kinh tế tài chính của doanh nghiệp.  Đối với những người hưởng lương trong doanh nghiệp Những ngƣời hƣởng lƣơng trong doanh nghiệp cũng quan tâm đến tình hình tài chính, bởi lợi ích của họ gắn liền với hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Ngƣời lao động quan tâm đến các thông tin và số liệu tài chính để đánh giá, xem xét triển vọng của nó trong tƣơng lai. Những ngƣời đi tìm việc đều có nguyện vọng đƣợc vào làm việc trong các công ty có triển vọng với tƣơng lai lâu dài để hy vọng có mức lƣơng xứng đáng và chỗ làm việc ổn định. 1.2.2.3. Mục tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp Phân tích tài chính là tổng thể các phƣơng pháp đƣợc sử dụng để đánh giá tình hình tài chính đã qua và hiện nay, giúp cho nhà quản lý đƣa ra đƣợc quyết định quản lý chuẩn xác và đánh giá đƣợc doanh nghiệp, từ đó giúp những đối tƣợng quan tâm đi tới những dự đoán chính xác về mặt tài chính của doanh nghiệp, qua đó có các quyết định phù hợp với lợi ích của chính họ. Trong phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp thì cần phải đạt đƣợc ba mục tiêu cơ bản sau: Một là phân tích tài chính phải cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin hữu ích, phục vụ cho chủ doanh nghiệp và các đối tƣợng quan tâm khác nhƣ: các nhà đầu tƣ, hội đồng quản trị doanh nghiệp, ngƣời cho vay, các cơ quan quản lý cấp trên và những ngƣời sử dụng thông tin tài chính khác, giúp họ có quyết định đúng đắn khi ra quyết định đầu tƣ, quyết định cho vay. Hai là phân tích tình hình tài chính phải cung cấp đầy đủ những thông tin trọng yếu nhất cho chủ doanh nghiệp, các nhà đầu tƣ, ngƣời cho vay và những ngƣời sử dụng thông tin tài chính khác trong việc đánh giá khả năng và tính chắc chắn của các dòng tiền, tình hình sử dụng vốn kinh doanh và khả năng thanh toán của doanh nghiệp Ba là phân tích tình hình tài chính phải cung cấp đầy đủ những thông tin về nguồn vốn chủ sở hữu, các khoản nợ, kết quả của quá trình thay đổi các nguồn vốn và các khoản nợ của doanh nghiệp12 1.2.2.4. Nhiệm vụ phân tích tài chính doanh nghiệp Nhiệm vụ của phân tích các báo cáo tài chính ở doanh nghiệp là căn cứ trên những nguyên tắc về tài chính doanh nghiệp để phân tích đánh giá tình hình thực trạng và triển vọng của hoạt động tài chính, chỉ ra đƣợc những mặt tích cực và hạn chế của việc thu chi tiền tệ, xác định nguyên nhân và mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố. Những nhiệm vụ cơ bản của phân tích tài chính của doanh nghiệp: - Phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp. Đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp trên các mặt đảm bảo vốn cho sản xuất kinh doanh, quản lý và phân phối nguồn vốn. - Phân tích diễn biến sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản. Tính toán và xác định mức độ có thể lƣợng hoá của các nhân tố ảnh hƣởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, từ đó đƣa ra những biện pháp để khắc phục những hạn chế và phát huy năng lực, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh + Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. + Phân tích tình hình dự trữ tài sản lƣu động. + Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp. + Phân tích các chỉ số hoạt động. + Phân tích các hệ số sinh lời. 1.2.3. Tài liệu và các phương pháp phân tích tài chính 1.2.3.1. Tài liệu sử dụng trong phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp a. Vai trò của các báo cáo tài chính Báo cáo tài chính là báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, vốn chủ sở hữu, công nợ cũng nhƣ tình hình tài chính, kết quả kinh doanh, tình hình lƣu chuyển tiền tệ và khả năng sinh lời trong kỳ của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính cung cấp các thông tin kinh tế - tài chính chủ yếu cho ngƣời sử dụng thông tin kinh kế trong việc đánh giá, phân tích và dự đoán tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính đƣợc sử dụng nhƣ nguồn dữ liệu khi phân tích tài chính doanh nghiệp. b. Hệ thống báo cáo tài chính Bảng cân đối kế toán13 Bảng cân đối kế toán đƣợc lập căn cứ vào số liệu của các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết (sổ cái và sổ chi tiết) các tài khoản có số dƣ cuối kỳ phản ánh tài sản, công nợ và nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp và bảng cân đối kế toán kỳ trƣớc.Thông tin trình bày trên bảng cân đối kế toán phải luôn tuân thủ các nguyên tắc sau: - Nguyên tắc: Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn Tài sản = Nợ phải trả + nguồn vốn chủ sở hữu Nguồn vốn chủ sở hữu = Tài sản - Nợ phải trả - Nguyên tắc số dƣ: Chỉ những tài khoản có số dƣ mới đƣợc trình bày trên bảng cân đối kế toán. Những tài khoản có số dƣ là những tài khoản phản ánh tài sản (Tài sản có) và những tài khoản phản ánh Nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu (Tài sản nợ). Các tài khoản không có số dƣ phản ánh doanh thu, chi phí làm cơ sở để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ không đƣợc trình bày trên bảng cân đối kế toán mà đƣợc trình bày trên báo cáo kết quả kinh doanh. - Nguyên tắc trình bày các khoản mục theo tính thanh khoản giảm dần: Các khoản mục tài sản Có của doanh nghiệp đƣợc trình bày và sắp xếp theo khả năng chuyển hóa thành tiền giảm dần nhƣ sau Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn: I. Tiền II. Đầu tư ngắn hạn III. Các khoản phải thu IV. Tồn kho Tài sản cố định và đầu tư dài hạn - Nguyên tắc trình bày nợ phải trả theo thời hạn: Các khoản nợ phải trả đƣợc trình bày theo nguyên tắc các khoản vay và nợ ngắn hạn đƣợc trình bày trƣớc, các khoản vay và nợ dài hạn đƣợc trình bày sau. Nhìn vào bảng cân đối kế toán nhà phân tích có thể nhận biết đƣợc loại hình doanh nghiệp, quy mô, mức độ tự chủ của doanh nghiệp. Bảng cân đối kế toán là14 một tài liệu quan trọng nhất giúp cho các nhà phân tích đánh giá đƣợc khả năng cân bằng tài chính, khả năng thanh toán và khả năng cân đối vốn của doanh nghiệp. Báo cáo kết quả kinh doanh Báo cáo kết quả kinh doanh đƣợc lập căn cứ vào số liệu của các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết các khoản phản ánh doanh thu, thu nhập và chi phí của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Cùng với bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh là một trong những báo cáo quan trọng nhất của hệ thống báo cáo tài chính kế toán của doanh nghiệp. Báo cáo kết quả kinh doanh cung cấp thông tin về kết quả kinh doanh và nghĩa vụ đối với Nhà nƣớc trong một khoảng thời gian nhất định (thƣờng là một kỳ) của doanh nghiệp. Các thông tin trình bày trên báo cáo kết quả kinh doanh phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây: - Nguyên tắc phân loại hoạt động: Báo cáo kết quả kinh doanh phân loại hoạt động theo mức độ thông dụng của hoạt động đối với doanh nghiệp. Nhƣ vậy, các hoạt động thông thƣờng của doanh nghiệp sẽ đƣợc phân loại là hoạt động sản xuất kinh doanh, kết quả hoạt động này tạo ra doanh thu của doanh nghiệp. Các hoạt động liên quan đến đầu tƣ tài chính đƣợc phân loại là hoạt động tài chính, hoạt động không xảy ra thƣờng xuyên sẽ đƣợc phân loại là hoạt động bất thƣờng. - Nguyên tắc ghi nhận doanh thu và chi phí: Nguyên tắc phù hợp: Báo cáo kết quả kinh doanh trình bày các khoản doanh thu, thu nhập và chi phí của doanh nghiệp trong kỳ. Vì vậy báo cáo kết quả kinh doanh phải đƣợc trình bày theo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí. Nguyên tắc thận trọng: Theo nguyên tắc này, một khoản chƣa xác định chắc chắn sẽ đem lại lợi ích kinh tế trong tƣơng lai cho doanh nghiệp thì chƣa đƣợc ghi nhận là doanh thu trong kỳ của doanh nghiệp và không đƣợc trình bày trên báo cáo kết quả kinh doanh. Ngƣợc lại, một khoản lỗ trong tƣơng lai chƣa thực tế phát sinh đã đƣợc ghi nhận là chi phí và đƣợc trình bày trên báo cáo kết quả kinh doanh. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ15 Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh việc hình thành và lƣợng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. Kết cấu của báo cáo lƣu chuyển tiền tệ bao gốm 3 phần sau: + Luồng tiền phát sinh từ hoạt động kinh doanh: là luồng tiền có liên quan đến các hoạt động tạo ra doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp và các hoạt động khác không phải là hoạt động đầu tƣ và hoạt động tài chính. Nó cung cấp thông tin cơ bản để đánh giá khả năng tạo tiền của các doanh nghiệp từ các hoạt động kinh doanh để trang trải các khoản nợ, duy trì các hoạt động, trả cổ tức và tiến hành các hoạt động đầu tƣ mới không cần đến nguồn tài chính bên ngoài. Lƣu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh là chênh lệch giữa tổng số tiền thu vào với tổng số tiền chi ra từ hoạt động kinh doanh phát sinh trong kỳ kế toán + Luồng tiền phát sinh từ hoạt động đầu tƣ: là luồng tiền có liên quan đến việc mua sắm , xây dựng ,nhƣợng bán, thanh lý các tài sản dài hạn và các khoản đầu tƣ khác không bao gồm các khoản tƣơng đƣơng tiền. Hoạt động đầu tƣ bao gồm hai lĩnh vực: đầu tƣ cơ sở vật chất cho bản thân doanh nghiệp (nhƣ:hoạt động xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định, đầu tƣ bất động sản), đầu tƣ vào các doanh nghiệp khác (nhƣ: góp vốn liên doanh, đầu tƣ vào công ty con, công ty kiên kết, đầu tƣ chứng khoán cho vay nhƣng không bao gồm mua bán chứng khoán vì mục đích thƣơng mại..). Lƣu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tƣ là chênh lệch giữa tổng số tiền thu vào và chi ra từ hoạt động đầu tƣ phát sinh trong kỳ báo cáo. + Luồng tiền từ hoạt động tài chính: là luồng tiền có liên quan đến việc thay đổi về quy mô và kết cấu của vốn chủ sở hữu và vốn vay của doanh nghiệp. Lƣu chuyển tiền từ hoạt động tài chính là phản ánh toàn bộ dòng tiền thu vào,chi ra từ hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Dòng tiền thu vào nhƣ thu về nhận vốn góp công ty liên doanh, liên kết; thu vào từ hoạt động đi vay, thu vào từ việc phát hành cổ phiếu. Lƣu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính là chênh lệch giữa tổng số tiền thu vào và chi ra từ hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ báo cáo.16 1.2.3.2. Mối quan hệ giữa các báo cáo tài chính Có thể nói là 4 loại báo cáo tài chính: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lƣu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính có vai trò quan trọng trong phân tích tài chính. Tùy vào từng đối tƣợng tiếp nhận báo cáo tài chính có tác dụng riêng. Từ cơ sở này nhà cung cấp cân nhắc ra quyết định bán hàng và cung cấp dịch vụ hay không; đối với nhà đầu tƣ qua báo cáo tài chính họ nắm đƣợc khả năng trả nợ dài hạn và khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Trong quá trình phân tích tài chính mỗi báo cáo tài chính riêng biệt cung cấp một khía cạnh hữu ích khác nhau sẽ không thể nào có đƣợc những kết quả mang tính khái quát về tình hình tài chính nếu ngƣời làm phân tích không có sự kết hợp giữa các báo cáo tài chính. Bảng cân đối kế toán cho ta cái nhìn về mối tƣơng quan giữa tài sản và nguồn vốn tại thời điểm hiện tại của doanh nghiệp nhƣng không phản ánh đƣợc biến động của doanh nghiệp trong kỳ kế toán do đó cần tới báo cáo kết quả kinh doanh. Báo cáo kết quả kinh doanh cung cấp thông tin về doanh thu, chi phí, lợi nhuận doanh nghiệp đạt đƣợc trong kỳ từ những nghiệp vụ kinh tế đã thực sự hoàn thành nhƣng thực tế việc thanh toán tiền hàng lại diễn ra ở những điểm khác nhau điều này không đƣợc phản ánh trên báo cáo kết quả kinh doanh. Do đó cần tới báo cáo lƣu chuyển tiền tệ. Khi phân tích chi tiết từng khoản mục trong 3 báo cáo tài chính có những biến động nếu nhìn bề ngoài chỉ xét con số ta không thể thấy đƣợc bản chất vấn đề . Vì vậy nên cần có thuyết minh báo cáo tài chính để có thông tin chi tiết lý giải cho mỗi biến động trong từng khoản mục chi tiết của 3 báo cáo tài chính. 1.2.3.3. Các phương pháp sử dụng trong phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp Phƣơng pháp phân tích tài chính doanh nghiệp thực chất bao gồm hệ thống các công cụ và biện pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tƣợng, các mối liên hệ bên trong và bên ngoài, các luồng chuyển dịch và biến đổi tình hình tài chính của doanh nghiệp, các chỉ tiêu tổng hợp, các chỉ tiêu chi tiết,...  Phương pháp phân tích xu hướng Phân tích xu hƣớng là kỹ thuật phân tích bằng cách so sánh các tỷ số tài chính của công ty qua nhiều năm để thấy đƣợc xu hƣớng tốt lên hay xấu đi của các tỷ số tài chính.17  Phương pháp phân tích cơ cấu Việc phân tích cơ cấu tài chính doanh nghiệp đƣợc bắt đầu bằng phân tích cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn.Phân tích cơ cấu tài sản là việc xem xét tỷ trọng của từng loại tài sản chiếm trong tổng tài sản và thông qua đó có thể đánh giá đƣợc việc bố trí, phân bố vốn, trình độ sử dụng vốn của doanh nghiệp có hợp lý hay không. Việc bố trí vốn hợp lý hay không hợp lý sẽ ảnh hƣởng tích cực hoặc tiêu cực đến việc quản lý, sử dụng vốn cũng nhƣ kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Phân tích cơ cấu nguồn vốn là việc xem xét tỷ trọng từng loại nguồn vốn chiếm trong tổng số nguồn vốn cũng nhƣ xem xu hƣớng biến động của từng nguồn vốn qua các thời kỳ.  Phương pháp phân tích Dupont Bản chất của phƣơng pháp Dupont là tách một tỷ số tổng hợp phản ánh sức sinh lợi của doanh nghiệp nhƣ thu thập trên tài sản (ROA), thu nhập sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) thành tích số của chuỗi các tỷ số có mối quan hệ nhân quả với nhau. Điều đó cho phép phân tích ảnh hƣởng của các tỷ số đó đối với tỷ số tổng hợp. Phƣơng pháp phân tích Dupont là phân tích tổng hợp tình hình tài chính của doanh nghiệp. Thông qua quan hệ của một số chỉ tiêu chủ yếu để phản ánh thành tích tài chính của doanh nghiệp một cách trực quan, rõ ràng. Thông qua việc sử dụng phƣơng pháp phân tích Dupont để phân tích từ trên xuống không những có thể tìm hiểu đƣợc tình trạng chung của tài chính doanh nghiệp, cùng các quan hệ cơ cấu giữa các chỉ tiêu đánh giá tài chính, làm rõ các nhân tố ảnh hƣởng làm biến động tăng giảm của các chỉ tiêu tài chính chủ yếu, cùng các vấn đề còn tồn tại mà còn có thể giúp các nhà quản lý doanh nghiệp làm tối ƣu hóa cơ cấu kinh doanh và cơ cấu hoạt động tài chính, tạo cơ sở cho việc nâng cao hiệu quả tài chính doanh nghiệp ROA = ROE = TSDTDTLNSTTSLNST* VCSHTSTSDTDTLNST**18 1.2.4. Nội dung phân tích tài chính 1.2.4.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp nhằm đánh giá khái quát tình hình tài chính nhằm nhận định sơ bộ thực trạng và sức mạnh tài chính của doanh nghiệp, biết đƣợc mức độ độc lập về mặt tài chính cũng nhƣ những khó khăn về tài chính mà doanh nghiệp đang phải đƣơng đầu, nhất là lĩnh vực thanh toán. Qua đó các nhà quản lý có thể đề ra các quyết định cần thiết về đầu tƣ, hợp tác, liên doanh, liên kết, mua bán, cho vay.....Để đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp, các nhà phân tích cần sử dụng các chỉ tiêu cơ bản nhƣ: Biến động của tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí, lợi nhuận và biến động của dòng tiền.  Biến động của tài sản, nguồn vốn Biến động của tài sản Toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại một thời điểm đƣợc phản ánh trên phần tài sản của bảng cân đối kế toán. Nó không những thể hiện cơ sở vật chất, tiềm lực kinh tế của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo mà còn có khả năng biểu hiện những dấu hiệu tƣơng lai trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.Phân tích tình hình tài sản là phân tích sự biến động các khoản mục tài sản nhằm giúp ngƣời phân tích tìm hiểu: sự thay đổi về giá trị, tỷ trọng của từng loại tài sản qua các thời kỳ nhƣ thế nào; sự thay đổi này bắt đầu từ những dấu hiệu chủ động hay bị động trong quá trình kinh doanh; có phù hợp với việc nâng cao năng lực kinh tế để phục vụ cho kế hoạch, chiến lƣợc phát triển kinh doanh của doanh nghiệp hay không. Biến động của nguồn vốn Nếu nhƣ toàn bộ giá trị hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo đƣợc phản ánh trên phần tài sản của bảng cân đối kế toán, thì nguồn hình thành nên chúng đƣợc phản ánh trên phần nguồn vốn của cùng bảng cân đối kế toán đó. Phân tích sự biến động các khoản mục nguồn vốn nhằm giúp ngƣời phân tích tìm hiểu: sự thay đổi về giá trị, tỷ trọng của nguồn vốn qua các thời kỳ nhƣ thế nào; sự thay đổi này bắt nguồn từ những dấu hiệu tích cực hay thụ động trong quá trình kinh doanh;19 có phù hợp với việc nâng cao năng lực tài chính, tính tự chủ, khả năng khai thác nguồn vốn trên thị trƣờng cho hoạt động sản xuất kinh doanh hay không. Phân tích biến động của nguồn vốn ta dùng bảng cân đối kế toán làm tài liệu phân tích chủ yếu. Việc phân tích này cho phép nắm đƣợc tổng quát diễn biến thay đổi của nguồn vốn và sử dụng vốn trong mối quan hệ với vốn bằng tiền của doanh nghiệp, trong một thời kỳ nhất định giữa hai thời điểm lập bảng cân đối kế toán. Từ đó, giúp doanh nghiệp có thể định hƣớng cho việc huy động vốn và sử dụng vốn ở thời kỳ tiếp theo.  Doanh thu, chi phí, lợi nhuận Phân tích doanh thu Doanh thu là một chỉ tiêu rất quan trọng, khi phân tích doanh thu ta cần so sánh giữa các chỉ tiêu biến động với doanh thu thuần để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp tăng hay giảm so với kỳ trƣớc hoặc so với doanh nghiệp khác là cao hay thấp. Nếu mức hao phí trên một đơn vị doanh thu thuần càng giảm, mức sinh lợi trên một đơn vị doanh thu thuần càng tăng so với kỳ gốc và so với các doanh nghiệp khác thì chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ tăng lên và ngƣợc lại mức hao phí trên một đơn vị doanh thu thuần càng tăng, mức sinh lợi trên một đơn vị doanh thu thuần càng giảm so với kỳ gốc và so với các doanh nghiệp khác thì chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ là thấp đi. Phân tích chi phí Sau khi phân tích về doanh thu bán hàng của doanh nghiệp, nhà phân tích cần chuyển sang xem xét các khoản chi phí. Trong trƣờng hợp doanh thu là chỉ tiêu khó tăng trƣởng nhanh do mức độ cạnh tranh cao trên thị trƣờng thì việc quản lý chi phí tốt chính là chìa khóa để doanh nghiệp thành công. Giá vốn hàng bán Theo quy định hiện hành, giá vốn hàng bán bao gồm những chi phí sau: (1) Giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ (2) Chi phí NVL, nhân công vƣợt trên mức bình thƣờng, chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ, không đƣợc tính vào giá trị hàng tồn kho20 (3) Khoản hao hụt, mất mát hàng tồn kho sau khi trừ phần bồi thƣờng do trách nhiệm cá nhân (4) Chi phí tự xây dựng, tự chế TSCĐ vƣợt mức bình thƣờng không đƣợc tính vào nguyên giá TSCĐ (5) Chênh lệch dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập năm nay lớn hơn năm trƣớc Tuy có thể bao gồm nhiều khoản khác nhau nhƣng phần chủ yếu của giá vốn hàng bán vẫn là giá vốn của những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp tiêu thụ trong kỳ. Bƣớc đầu tiên trong phân tích giá vốn hàng bán, nhà phân tích cần xem xét mối quan hệ giữa giá vốn hàng bán và doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ thông qua việc so sánh tốc độ thay đổi của giá vốn với doanh thu thuần hay xem xét tỷ lệ giá vốn trên doanh thu Chi phí tài chính Chi phí tài chính của doanh nghiệp bao gồm chủ yếu là chi phí lãi vay, chênh lệch tỷ giá và chênh lệch dự phòng giảm giá các khoản đầu tƣ tài chính. Chênh lệch dự phòng là các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn và dài hạn cũng có thể tính đƣợc từ các số liệu trên báo cáo CĐKT Chi phí bán hàng Khi xem xét chi phí bán hàng, nhà phân tích cần hiểu về hệ thống kênh phân phối và chiến lƣợc tiếp thị của doanh nghiệp. Khi doanh thu tiêu thụ tăng thì chi phí bán hàng cũng tăng nhƣng tốc độ tăng của chi phí bán hàng thƣờng thấp hơn tốc độ tăng của doanh thu. Tùy theo giai đoạn phát triển sản phẩm mà tốc độ tăng của các khoản mục này sẽ khác nhau. Chi phí quản lý doanh nghiệp Cũng nhƣ chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm nhiều loại, trong đó có nhiều khoản mang tính chất cố định (tiền lƣơng, nhân viên quản lý, khấu hao tài sản cố định,..). Nếu chi phí này tăng lên trong mối quan hệ với doanh thu tiêu thụ thì nhà phân tích cần tìm hiểu xem nguyên nhân dẫn tới sự gia tăng đó.21 Nhìn chung, một DN có bộ máy quản lý hiệu quả sẽ kiểm soát đƣợc tỷ lệ chi phí quản lý DN trên doanh thu và khiến tỷ lệ này ổn định hay giảm đi trong dài hạn Phân tích lợi nhuận Lợi nhuận là kết quả cuối cùng trong hoạt động kinh doanh của danh nghiệp. Nó là chênh lệch giữa doanh thu và chi phí. Một khi nhà phân tích đã hiểu rõ về sự thay đổi của doanh thu và các loại chi phí thì dễ dàng đánh giá đƣợc sự thay đổi của lợi nhuận. Để đánh giá về khả năng sinh lời của doanh nghiệp, nhà phân tích có thể sử dụng các tỷ số tài chính phản ánh khả năng sinh lời nhƣ tỷ suất lợi nhuận doanh thu, tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản hay tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu. Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lƣợng tổng hợp phản ánh kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh. Việc phân tích lợi nhuận giúp ta đánh giá đƣợc số lƣợng và chất lƣợng hoạt động của doanh nghiệp, kết quả sử dụng các yếu tố sản xuất về tiền vốn, lao động, vật tƣ. Khi so sánh lợi nhuận thực hiện so với kế hoạch hay so với kỳ trƣớc ta thấy đƣợc sự tăng giảm của lợi nhuận từ các hoạt động c.Biến động của dòng tiền Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ có tác dụng rất quan trọng trong việc phân tích, đánh giá khả năng tạo ra tiền, khả năng đầu tƣ, thanh toán tiềm lực thực sự của doanh nghiệp trong xu hƣớng phát triển, mở rộng hay đi xuống, thấy đƣợc năng lực quản lý dòng tiền của doanh nghiệp. Để quản trị tốt dòng tiền doanh nghiệp phải thƣờng xuyên phân tích và hoạch định dòng tiền thông qua phân tích thực tế dòng tiền thu - chi - cân đối thu chi. Đánh giá báo cáo lƣu chuyển tiền tệ thƣờng liên quan đến việc đánh giá một cách khái quát các nguồn tiền và việc sử dụng tiền của DN liên quan tới ba loại hoạt động khác nhau, cũng nhƣ đánh giá về những yếu tố chính chi phối dòng tiền trong từng loại hoạt động đó nhƣ sau Bước 1: Đánh giá xem nguồn thu tiền và chi tiền chủ yếu là từ HĐKD, hoạt động đầu tư, hay hoạt động tài chính Các nguồn tiền chính của một công ty có thể thay đổi theo giai đoạn tăng trƣởng của nó. Với một công ty ở giai đoạn trƣởng thành thì nguồn tiền chính nên là từ HĐKD. Trong dài hạn, một công ty phải tạo ra tiền từ HĐKD, nếu dòng tiền22 thuần từ HĐKD mà liên tục bị âm thì công ty cần phải vay tiền hoặc phát hành cổ phiếu để tài trợ cho phần thiếu hụt. Nhƣng cuối cùng thì các nhà tài trợ vốn này cũng sẽ phải đƣợc bồi hoàn lại tiền nhờ HĐKD, hoặc họ sẽ không tiếp tục cấp vốn cho doanh nghiệp. Tiền đƣợc tạo ra từ HĐKD có thể đƣợc dùng cho hoạt động đầu tƣ hoặc hoạt động tài chính. Nếu công ty có những cơ hội kinh doanh hoặc cơ hội đầu tƣ khác tốt thì nó nên sử dụng tiền cho hoạt động đầu tƣ. Nếu công ty không có các cơ hội đầu tƣ sinh lời, nó nên trả lại vốn cho các nhà cấp vốn, tức là dùng tiền vào một hoạt động tài chính Với một công ty ở giai đoạn khởi sự hoặc tăng trƣởng, dòng tiền từ HĐKD có thể bị âm trong một số thời gian nào đó do nó cần đầu tƣ thêm vào hàng tồn kho và các khoản phải thu nhằm tăng trƣởng kinh doanh. Điều này không thể duy trì lâu dài đƣợc nên cuối cùng tiền chủ yếu đến từ HĐKD để doanh nghiệp có thể hoàn vốn cho những ngƣời cho vay và đầu tƣ. Cuối cùng , dòng tiền từ HĐKD cần phải đủ lớn để tài trợ đƣợc cho cả chi phí đầu tƣ hay công ty cần có một dòng tiền tự do. Tóm lại, những điểm cần cân nhắc ở bƣớc này là: - Dòng thu và chi tiền chính của doanh nghiệp là gì? - Lƣu chuyển tiền thuần từ HĐKD có dƣơng hay không và có đủ để tài trợ chi phí đầu tƣ hay không? Bước 2: Đánh giá các nhân tố chủ yếu của lưu chuyển tiền từ HĐKD Ở phần này, nhà phân tích cần tìm hiểu các nhân tố quan trọng nhất quyết định dòng tiền từ HĐKD. Một số công ty cần có tiền phục vụ cho HĐKD (để duy trì các khoản phải thu, dự trữ hàng tồn kho, ...) trong khi một số mô hình kinh doanh lại khiến công ty có rất nhiều tiền. Trên báo cáo lƣu chuyển tiền tệ theo phƣơng pháp gián tiếp, ta có thể xem xét sự tăng, giảm của các khoản phải thu, tồn kho, phải trả... để biết xem công ty đang tạo ra tiền hay phải chi tiền cho HĐKD và tại sao Việc so sánh giữa lƣu chuyển tiền thuần từ HĐKD với lợi nhuận sau thuế cũng mang lại những thông tin hữu ích. Với công ty ở giai đoạn trƣởng thành, do lợi nhuận sau thuế bao gồm cả các khoản chi phí phi tiền mặt (chi phí khấu hao) nên23 dòng tiền thuần từ HĐKD cần phải lớn hơn lợi nhuận sau thuế. Mối quan hệ giữa lợi nhuận và dòng tiền từ HĐKD còn cho thấy chất lƣợng của lợi nhuận. Nếu một công ty có lợi nhuận sau thuế lớn mà dòng tiền thuần từ HĐKD kém thì đó có thể là một dấu hiệu của chất lƣợng lợi nhuận thấp. Công ty có thể đang sử dụng các chính sách kế toán có lợi cho việc tăng lợi nhuận nhƣng lại không tạo ra tiền từ HĐKD. Từ đó tìm hiểu về sự biến động của cả lợi nhuận và dòng tiền thuần và cân nhắc về ảnh hƣởng của những biến động này lên mức rủi ro của công ty cũng nhƣ khả năng dự báo dòng tiền trong tƣơng lai của công ty. - Những nhân tố chính quyết định dòng tiền từ HĐKD là gì? - Dòng tiền từ HĐKD cao hơn hay thấp hơn lợi nhuận sau thuế? - Dòng tiền từ HĐKD có ổn định không? Bước 3: Đánh giá các nhân tố chủ yếu của lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư Trong phần hoạt động đầu tƣ, nhà phân tích cần đánh giá từng khoản mục môt. Mỗi khoản mục đều thể hiện hoặc là nguồn tiền, hoặc là sử dụng tiền của doanh nghiệp. Điều này cho phép ta hiểu đƣợc xem tiền đang đƣợc tiêu cho (hoặc nhận từ) cái gì. Phần này sẽ cho ta biết doanh nghiệp đã đầu tƣ bao nhiêu tiền cho tƣơng lai vào các khoản nhƣ bất động sản, nhà xƣởng, máy móc, thiết bị, bao nhiêu tiền cho việc đầu tƣ góp vốn vào đơn vị khác, và bao nhiêu tiền cho các khoản đầu tƣ tài sản tài chính nhƣ cho vay hay mua trái phiếu... Nó cũng cho biết xem doanh nghiệp thu đƣợc bao nhiêu tiền từ việc bán các tài sản đó. Nếu công ty thực hiện một khoản đầu tƣ vốn lớn, ta cần biết xem tiền đầu tƣ hoặc lấy từ đâu. Tiền đầu tƣ đó có phải là tiền từ HĐKD tạo ra hay là từ hoạt động tài chính nhƣ trong bƣớc 4 dƣới đây Bước 4: Đánh giá các nhân tố chủ yếu của lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính Trong phần này, nhà phân tích cũng cần xem xét từng khoản mục để hiểu đƣợc xem công ty đang thu hút hay hoàn trả vốn, cũng nhƣ bản chất của nguồn vốn là gì. Nếu mỗi năm công ty đều vay nợ thêm thì ta cần cân nhắc tới thời điểm đáo hạn nợ là bao giờ. Phần này cũng cho biết lƣợng cổ tức hoặc chi trả cùng giá trị của24 cổ phiếu quỹ mà công ty mua lại. Đây chính là các cách thức hoàn trả vốn khác nhau cho chủ sở hữu của công ty. 1.2.4.2. Các nhóm hệ số tài chính Việc phân tích hệ số giúp ta thấy đƣợc điều kiện tài chính chung của một công ty. Nó giúp các nhà phân tích và các nhà đầu tƣ xác định liệu một công ty có đang trong tình trạng rủi ro mất khả năng thanh toán hay không và công ty này có làm ăn tốt không khi so với các công ty cùng ngành hoặc đối thủ cạnh tranh. Các nhà đầu tƣ nhìn vào các hệ số để đánh giá hoạt động và sự tăng trƣởng của một công ty. Nhƣ vậy, các hệ số tài chính tồi thƣờng dẫn đến mức chi phí tài trợ cao hơn, trong khi các hệ số tốt luôn có nghĩa là các nhà đầu tƣ mong muốn cấp vốn cho công ty với chi phí rẻ hơn. Các ngân hàng cũng sử dụng các hệ số để xác định xem có thể cho một công ty hƣởng mức tín dụng là bao nhiêu.Những nhà quản lý sử dụng các hệ số tài chính để giám sát hoạt động kinh doanh, nhằm bảo đảm rằng các công ty của họ sử dụng hiệu quả các nguồn vốn sẵn có, và tránh lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Các hệ số thƣờng đƣợc sử dụng trong phân tích báo cáo tài chính là: - Các hệ số về khả năng thanh toán - Các hệ số hoạt động - Các hệ số đòn bẩy tài chính - Các hệ số về khả năng sinh lời - Các hệ số giá trị thị trƣờng  Các hệ số về khả năng thanh toán Tính thanh khoản của tài sản phụ thuộc vào mức độ dễ dàng chuyển đổi tài sản thành tiền mặt mà không phát sinh thua lỗ lớn. Việc quản lý khả năng thanh toán bao gồm việc khớp các yêu cầu trả nợ với thời hạn của tài sản và các nguồn tiền mặt khác nhằm tránh mất khả năng thanh toán mang tính chất kỹ thuật. Việc xác định khả năng thanh toán là quan trọng. Hệ số khả năng thanh toán phản ánh mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và nhu cầu thanh toán của doanh nghiệp, là cơ sở để đánh giá tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp25 Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn = Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng tài sản ngắn hạn hiện có. Tƣơng tự, hệ số này càng lớn thì khả năng hoàn trả nợ ngắn hạn càng tốt, ngƣợc lại hệ số này nhỏ hơn giới hạn cho phép sẽ cảnh báo khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp đang gặp khó khăn, tiềm ẩn rủi ro không trả đƣợc nợ đúng hạn. Hệ số khả năng thanh toán nhanh Hệ số khả năng thanh toán nhanh = Hệ số này phản ánh khả năng thanh toán ngay của doanh nghiệp tƣơng ứng với tiềm lực của những khoản có thể nhanh chóng quy đổi ra tiền để thanh toán. Hệ số này lớn hơn 1 nghĩa là tình hình thanh toán nhanh tƣơng đối khả quan. Ngƣợc lại, nếu hệ số này nhỏ hơn 1 thì tức là tình hình thanh toán đang gặp khó khăn, doanh nghiệp có thể phải bán gấp sản phẩm, hàng hóa để trang trải các khoản nợ. Tuy nhiên, độ lớn của tỷ lệ này còn phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh và kỳ hạn thanh toán các món nợ phải thu, phải trả trong kỳ. Hệ số khả năng thanh toán bằng tiền Khả năng thanh toán bằng tiền = Khả năng thanh toán bằng tiền cho biết khả năng thanh toán bằng nguồn tiền hiện có của doanh nghiệp để trang trải cho các khoản nợ đến hạn phải thanh toán.Tùy thuộc vào từng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh nhƣng thực tế cho thấy nếu hệ số này >0.5 thì tình hình thanh toán tƣơng đối khả quan, còn <0.1 thì doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ. Do đó doanh nghiệp có thể phải bán gấp hàng hóa, sản phẩm để trả nợ vì không đủ tiền thanh toán. Tuy nhiên, nếu hệ số này quá cao lại phản ánh một tình hình không tốt vì vốn bằng tiền quá nhiều, vòng quay tiền chậm làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.  Hiệu quả sử dụng tài sản26 Hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp đòi hỏi phải đầu tƣ vào cả tài sản ngắn hạn (hàng tồn kho và các khoản phải thu) và tài sản cố định (bất động sản, đất đai và trang thiết bị). Vòng quay các khoản phải thu: Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp. Vòng quay các khoản phải thu = Kỳ thu tiền bình quân: Kỳ thu tiền bình quân = Trong phân tích tài chính, kỳ thu tiền bình quân đƣợc sử dụng để đánh giá khả năng thu tiền trong thanh toán, cũng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá năng lực kinh doanh của doanh nghiệp. Vì nếu các khoản phải thu của doanh nghiệp không đƣợc thu hồi đủ, đúng hạn thì không những gây tổn thất đọng nợ cho doanh nghiệp mà còn ảnh hƣởng tới năng lực kinh doanh. Số ngày trong kỳ bình quân thấp chứng tỏ doanh nghiệp không bị ứ đọng vốn trong khâu thanh toán, không gặp phải những khoản nợ khó đòi, tốc độ thu hồi nợ nhanh và hiệu quả quản lý cao. Tính lƣu động của tài sản cao năng lực thanh toán ngắn hạn tốt, về một mức độ nào đó có thể khỏa lấp những ảnh hƣởng bất lợi của tỷ suất vốn lƣu động thấp. Đồng thời, việc nâng cao mức quay vòng của các khoản thu còn có thể giảm bớt kinh phí thu nợ và tổn thất tồn đọng vốn, làm cho mức thu lợi của việc đầu tƣ tài sản lƣu động của doanh nghiệp tăng lên tƣơng đối. Ngƣợc lại, nếu tỷ số này cao thì doanh nghiệp cần phải tiến hành phân tích chính sách bán hàng để tìm ra nguyên nhân tồn đọng nợ. Trong nhiều trƣờng hợp, có thể do kết quả thực hiện một chính sách tín dụng nghiêm khắc, các điều kiện trả nợ hà khắc làm cho lƣợng tiêu thụ bị hạn chế, nên công ty muốn chiếm lĩnh thị trƣờng thông qua bán hàng trả chậm hay tài trợ nên có kỳ thu tiền bình quân cao. Vòng quay hàng tồn kho Vòng quay hàng tồn kho =27 Vòng quay hàng tồn kho phản ánh số lần trung bình hàng tồn kho luân chuyển trong một kỳ. Do đó, hàng tồn kho lƣu thông càng nhanh càng tốt. Nếu mức quay vòng hàng tồn kho quá thấp, chứng tỏ lƣợng hàng tồn quá mức, sản phẩm bị tích đọng hoặc tiêu thụ không tốt sẽ là một biểu hiện xấu trong kinh doanh. Vì hàng tồn kho còn trực tiếp liên quan đến năng lực thu lợi của doanh nghiệp. Cho nên trong trƣờng hợp lợi nhuận lớn hơn 0, số lần quay vòng hàng tồn kho nhiều chứng tỏ hàng lớn trữ chỉ chiếm dụng số vốn nhỏ, thời gian trữ hàng càng ngắn, hàng tiêu thụ nhanh thu lợi sẽ càng nhiều. Vòng quay tài sản cố định Hệ số này nói lên một đồng tài sản cố định tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này đƣợc tính nhƣ sau: Vòng quay tài sản cố định = Vòng quay tổng tài sản Hệ số này đo lƣờng một đồng tài sản tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này đƣợc tính nhƣ sau: Vòng quay tổng tài sản =  Đòn bẩy tài chính Phản ánh tình trạng nợ hiện thời của công ty, có tác động đến nguồn vốn hoạt động và luồng thu nhập thông qua chi trả vốn vay và lãi suất khi đáo hạn. Tình trạng nợ của công ty đƣợc thể hiện qua các hệ số: hệ số nợ; hệ số thu nhập trả lãi định kỳ; hệ số trang trải chung. Hệ số nợ hay tỷ lệ nợ trên tài sản cho biết phần trăm tổng tài sản đƣợc tài trợ bằng nợ. Hệ số nợ càng thấp thì hiệu ứng đòn bẩy tài chính càng ít và ngƣợc lại hệ số nợ càng cao thì hiệu ứng đòn bẩy tài chính càng cao. Hệ số nợ trên tổng tài sản Hệ số này cho thấy bao nhiêu phần trăm tài sản của công ty đƣợc tài trợ bằng nợ, đo lƣờng mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp so với tài sản.28 Hệ số nợ trên tổng tài sản = Hệ số nợ đƣợc phản ánh thông qua hệ số nợ trên vốn cổ phần và hệ số nợ dài hạn trên tổng tài sản. Hệ số nợ trên vốn cổ phần biểu thị tƣơng quan giữa nợ dài hạn và vốn cổ phần. Mức cao thấp của hệ số này phụ thuộc vào từng lĩnh vực kinh tế khác nhau. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu: Hệ số nợ trên VCSH = Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu cho thấy tỷ trọng giữa nợ với vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Tỷ số này cho biết quan hệ giữa vốn huy động bằng đi vay và vốn chủ sở hữu. Tỷ số này nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp ít phụ thuộc vào hình thức huy động vốn bằng đi vay nợ, có thể hàm ý doanh nghiệp chịu rủi ro thấp. Tuy nhiên, nó cũng có thể chứng tỏ doanh nghiệp chƣa biết cách vay nợ để kinh doanh và khai thác lợi ích của hiệu quả tiết kiệm thuế. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay Lãi vay hàng năm là chi phí tài chính cố định. Khoản tiền mà doanh nghiệp dùng để trả lãi vay là thu nhập trƣớc thuế và lãi vay. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay cho biết công ty sẵn sàng trả lãi đến mức nào. Cụ thể hơn chúng ta muốn biết rằng liệu số vốn đi vay có thể đem lại khoản lợi nhuận bao nhiêu và đủ bù đắp lãi vay hay không. Khả năng thanh toán lãi vay = Lãi vay bao gồm tiền lãi phải trả cho các khoản vay ngắn hạn, vay dài hạn và tiền lãi của các hình thức vay mƣợn khác nhƣ trả lãi trái phiếu.Lãi vay đƣợc tính vào chi phí hợp lý, hợp lệ của doanh nghiệp nên tạo ra phần tiết kiệm thuế. Do vậy, doanh nghiệp có thể cân nhắc lựa chọn một mức sử dụng nợ hợp lý nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho chủ sở hữu.Hệ số khả năng thanh toán lãi vay đánh giá khả năng sử dụng thu nhập hoạt động (thu nhập trƣớc thuế và lãi- EBIT) để trả lãi của một công ty, hệ số này cho biết công ty có khả năng đáp ứng đƣợc các nghĩa vụ trả nợ lãi đến29 mức nào, thông thƣờng hệ số thu nhập trả lãi định kỳ càng cao thì khả năng thanh toán lãi của công ty cho các chủ nợ càng lớn.  Khả năng sinh lời Để phản ánh tổng hợp nhất hiệu quả sản xuất - kinh doanh và hiệu năng quản lý, chúng ta cần phải tính toán các tỷ số lợi nhuận. Thông qua các tỷ số lợi nhuận, các nhà quản lý đánh giá năng lực thu lợi của doanh nghiệp vì lợi nhuận là kết quả cuối cùng trong kinh doanh của doanh nghiệp, thu đƣợc lợi nhuận là mục tiêu chủ yếu của sự tồn tại doanh nghiệp. Đây là những chỉ tiêu thƣờng đƣợc các nhà quản trị, các nhà đầu tƣ… quan tâm xem xét bởi họ đặc biệt chú ý đến khả năng sử dụng tài sản một cách có hiệu quả nhất, để mang lại lợi tức cao nhất. Tỷ suất doanh lợi (ROS) Tỷ suất doanh lợi = x 100% Để xác định chỉ tiêu này tốt hay không tốt,ngoài việc so sánh nó với chỉ tiêu trong năm gốc và kế hoạch để có thể thấy rõ xu hƣớng phát triển của doanh nghiệp, nhà quản lý còn phải xem tính chất của ngành kinh doanh mà doanh nghiệp đang hoạt động. Chẳng hạn có những ngành mang tính chất sinh lợi cao nhƣ khai khoáng (thƣờng >20%), nhƣng cũng có ngành chỉ đạt 2 – 5% nhƣ ngành thƣơng mại. Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) Tỷ suất sinh lời của tài sản (%) = x 100% ROA cho biết hiệu quả sử dụng của tài sản trong hoạt động tại doanh nghiệp. Chỉ tiêu trên cho biết cần phải có bao nhiêu đồng tài sản để tạo ra 1 đồng lợi nhuận sau thuế. Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) Tỷ suất sinh lời của VCSH (%) = x100% ROE cho biết tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu là bao nhiêu, thƣờng đƣợc những ngƣời góp vốn và các cổ đông quan tâm. Tƣơng tự ROA, ROE cho thấy hiệu quả của việc đầu tƣ vốn chủ sở hữu trong kinh doanh.30 Tỷ số suất sinh lợi căn bản (BEP) BEP = Tỷ số này phản ánh khả năng sinh lời trƣớc thuế và lãi của công ty, cho nên thƣờng đƣợc sử dụng để so sánh khả năng sinh lời trong trƣờng hợp các công ty có thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp và mức độ sử dụng nợ rất khác nhau e. Nhóm hệ số thị trường: * Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu Đây là phần lợi nhuận mà công ty phân bổ cho mỗi cổ phần thông thƣờng đang đƣợc lƣu hành trên thị trƣờng. EPS đƣợc sử dụng nhƣ một chỉ số thể hiện khả năng kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp, đƣợc tính bởi công thức: EPS= Trong việc tính toán EPS, sẽ chính xác hơn nếu sử dụng lƣợng cổ phiếu lƣu hành bình quân trong kỳ để tính toán vì lƣợng cổ phiếu thƣờng xuyên thay đổi theo thời gian. Tuy nhiên trên thực tế ngƣời ta thƣờng hay đơn giản hoá việc tính toán bằng cách sử dụng số cổ phiếu đang lƣu hành vào thời điểm cuối kỳ. Có thể làm giảm EPS dựa trên công thức cũ bằng cách tính thêm cả các cổ phiếu chuyển đổi, các bảo chứng (warrant) vào lƣợng cổ phiếu đang lƣu thông. EPS thƣờng đƣợc coi là biến số quan trọng duy nhất trong việc tính toán giá cổ phiếu. Đây cũng chính là bộ phận chủ yếu cấu thành nên tỉ lệ P/E. Một khía cạnh rất quan trọng của EPS thƣờng hay bị bỏ qua là lƣợng vốn cần thiết để tạo ra thu nhập ròng (net income) trong công thức tính trên. * Hệ số giá trên thu nhập: Là một trong những chỉ số phân tích quan trọng trong quyết định đầu tƣ chứng khoán của nhà đầu tƣ. Thu nhập từ cổ phiếu sẽ có ảnh hƣởng quyết định đến giá thị trƣờng của cổ phiếu đó. Hệ số P/E đo lƣờng mối quan hệ giữa giá thị trƣờng (Market Price - P) và thu nhập của mỗi cổ phiếu (Earning Per Share - EPS) và đƣợc tính nhƣ sau:31 P/E = Trong đó: - Giá thị trƣờng P của cổ phiếu là giá mà tại đó cổ phiếu đang đƣợc mua bán ở thời điểm hiện tại; - Thu nhập của mỗi cổ phiếu EPS là phần lợi nhuận ròng sau thuế mà công ty chia cho các cổ đông thƣờng trong năm tài chính gần nhất. P/E cho thấy giá cổ phiếu hiện tại cao hơn thu nhập từ cổ phiếu đó bao nhiêu lần, hay nhà đầu tƣ phải trả giá cho một đồng thu nhập bao nhiêu. P/E đƣợc tính cho từng cổ phiếu một và tính trung bình cho tất cả các cổ phiếu và hệ số này thƣờng đƣợc công bố trên báo chí. Nếu hệ số P/E cao thì điều đó có nghĩa là ngƣời đầu tƣ dự kiến tốc độ tăng cổ tức cao trong tƣơng lai; cổ phiếu có rủi ro thấp nên ngƣời đầu tƣ thoả mãn với tỷ suất vốn hoá thị trƣờng thấp; dự đoán công ty có tốc độ tăng trƣởng trung bình và sẽ trả cổ tức cao. * Hệ số giá thị trƣờng trên giá ghi sổ (M/B) Hệ số giá thị trƣờng trên giá ghi sổ là hệ số đƣợc sử dụng dể so sánh giá trị thị trƣờng của một cổ phiếu so với giá trị ghi sổ của cổ phiếu đó. Tỉ lệ này đƣợc tính bằng cách lấy giá đóng cửa hiện tại của hiện tại của cổ phiếu chia cho giá trị ghi sổ tại quý gần nhất của cổ phiếu đó. Hệ số giá thị trƣờng trên giá ghi sổ = Trong đó: Giá ghi sổ của cổ phiếu = Đối với các nhà đầu tƣ, M/B là công cụ giúp họ có thể tìm kiếm đƣợc các cổ phiếu có giá thấp mà phần lớn thị trƣờng bỏ qua. Nếu một doanh nghiệp đang bán cổ phần với mức giá thấp hơn giá trị ghi sổ của nó (tức là có tỉ lệ M/B nhỏ hơn 1), khi đó có 2 trƣờng hợp xảy ra: hoặc là thị trƣờng đang nghĩ rằng giá trị tài sản của công ty đã bị thổi phồng quá mức hoặc là thu nhập trên tài sản của công ty là quá thấp.32 1.2.4.3. Các yếu tố tác động đến tình hình tài chính của doanh nghiệp Tài chính vững mạnh là yếu tố nền tảng quan trọng bảo đảm năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Có nguồn vốn chủ sở hữu lớn sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng thị phần, đầu tƣ vào các dự án lớn, có chính sách kinh doanh cạnh tranh, do đó có thể chiến thắng đối thủ có năng lực tài chính yếu hơn. Tuy nhiên năng lực tài chính không phải là tất cả sức mạnh trong cạnh tranh của các doanh nghiệp. Ngày nay các yếu tố phi tài chính đƣợc quan tâm nhƣ : Ngƣời tiêu thụ, Nhà cung cấp, sản phẩm và tác động của chính sách vĩ mô. Người tiêu thụ: Khách hàng là một vấn đề vô cùng quan trọng và đƣợc các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm chú ý. Nếu nhƣ sản phẩm của doanh nghiệp cung cấp ra mà không có ngƣời hoặc là không đƣợc ngƣời tiêu dùng chấp nhận rộng rãi thì doanh nghiệp không thể phát triển đƣợc. Mật độ dân cƣ, mức độ thu nhập, tâm lý và sở thích tiêu dùng… của khách hàng ảnh hƣởng lớn tới sản lƣợng và giá cả sản phẩm cung ứng của doanh nghiệp, ảnh hƣởng tới sự cạnh tranh của doanh nghiệp vì vậy ảnh hƣởng tới hiệu quả của doanh nghiệp. Nhà cung cấp: Các nguồn lực đầu vào của một doanh nghiệp đƣợc cung cấp chủ yếu bởi các doanh nghiệp khác, các đơn vị kinh doanh và các cá nhân. Việc đảm bảo chất lƣợng, số lƣợng cũng nhƣ giá cả các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp phụ thuộc vào tính chất của các yếu tố đó, phụ thuộc vào tính chất của ngƣời cung ứng và các hành vi của họ. Sản phẩm của công ty: Chất lƣợng sản phẩm luôn luôn là yếu tố sống còn của mỗi doanh nghiệp, khi chất lƣợng sản phẩm không đáp ứng đƣợc những yêu cầu của khách hàng, lập tức khách hàng sẽ chuyển sang tiêu dùng các sản phẩm khác cùng loại. Chất lƣợng của sản phẩm góp phần tạo nên uy tín danh tiếng của doanh nghiệp trên thị trƣờng. Tác động của chính sách vĩ mô Các chính sách vĩ mô là nhân tố kìm hãm hoặc khuyến khích sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp, do đó ảnh hƣởng trực tiếp tới các kết quả cũng nhƣ hiệu quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.33 Tóm lại, hoạt động tài chính thực chất là các hoạt động có liên quan tới việc tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đạt đuợc mục đích đề ra. 1.2.5. Dự báo tài chính 1.2.5.1. Khái niệm Dự báo tài chính là công việc tiếp tục theo logic của phân tích tài chính. Đó là giai đoạn cuối cùng của công việc, là những tƣ duy về việc thực hiện các cân bằng tài chính, dự đoán khả năng sinh lời và mức độ rủi ro. Dự báo tài chính có tầm quan trọng đặc biệt vì nó ảnh hƣởng trực tiếp đến việc ra quyết định tài chính của doanh nghiệp.Việc dự báo tài chính thƣờng đƣợc dựa trên những nguồn thông tin chủ yếu sau đây: + Báo cáo thƣờng niên của công ty + Dự báo tài chính do công ty lập + Những báo cáo tài chính giả định + Những nguồn thông tin khác 1.2.5.2. Dự báo các báo cáo tài chính a. Dự báo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Dự báo doanh thu thuần Việc xây dựng bất kỳ một bộ dự báo báo cáo tài chính nào đều bắt đầu bằng việc đi phân tích mức tăng trƣởng dự kiến của doanh thu thuần. Dự toán doanh thu đƣợc xây dựng nhờ sử dụng những giả thiết cơ bản nhất nhƣ tỷ lệ tăng trƣởng doanh thu thuần (% /năm) và những biến số chi tiết hơn nhƣ việc phân chia tất cả những hoạt động đa dạng của công ty ra thành khu vực địa lý hay dòng sản phẩm và dự đoán hoạt động của mỗi phân đoạn đó để có đƣợc một kết quả tổng hợp Dự báo giá vốn hàng bán và lợi nhuận gộp Lợi nhuận gộp có thể đƣợc dự báo bằng một trong hai cách, hoặc dự báo nó một cách trực tiếp bằng % của doanh thu thuần hoặc một cách gián tiếp nhờ dự báo giá vốn hàng bán trƣớc rồi trừ vào doanh thu thuần. Khi đã tính đƣợc lợi nhuận gộp, nhờ tỷ lệ lợi nhuận gộp trên doanh thu bình quân liên hệ vs tăng trƣởng doanh thu34 dự kiến, có thể tìm ra giá vốn hàng bán. Giá vốn hàng bán đƣợc tính bằng chênh lệch giữa doanh thu thuần và lợi nhuận gộp. Dự báo chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và lợi nhuận bán hàng Kỹ thuật dự báo CPBH & CPQLDN cũng giống nhƣ các khoản mục chi phí trừ vào doanh thu thuần trong báo cáo KQKD. Nó cũng liên quan đến việc xem xét khuynh hƣớng quá khứ của tỷ số CPBH & CPQLDN trên doanh thu thuần và dự đoán một tỷ số có thể áp dụng cho mức doanh thu thuần dự báo. Hay có thể lập dự báo mức CPBH & CPQLDN nhờ dự báo lợi nhuận thuần từ hoạt động bán hàng, giống nhƣ trƣờng hợp lợi nhuận gộp, sau đó tìm ngƣợc lại CPBH & CPQLDN. Tùy thuộc vào từng loại DN mà mức CPBH & CPQLDN sẽ lớn hay nhỏ. Ngƣời dự báo cần phải hiểu đƣợc đặc điểm này của công ty và ngành mà mình đang phân tích để điều chỉnh những số này cho thích hợp Thuế thu nhập Tính tỷ lệ % thuế TNDN phải nộp trên lợi nhuận trƣớc thuế dự báo Cổ tức Cổ tức sẽ ảnh hƣởng đến lợi nhuận giữ lại. Lợi nhuận giữ lại sẽ trở thành vốn chủ sở hữu và ảnh hƣởng đến nhu cầu tài trợ mới của công ty. Việc dự đoán có thể làm bằng cách tìm trung bình trong quá khứ của tỷ lệ chi trả cổ tức và trừ nó ra khỏi lợi nhuận sau thuế. Khi đã trừ cả cổ tức và thuế thu nhập phải nộp ra khỏi lợi nhuận trƣớc thuế, ta sẽ có lợi nhuận giữ lại. Khi đã kết thúc tất cả những việc trên, ta sẽ có bảng báo cáo KQKD dự báo sơ bộ mà dựa vào đó ta có thể nghiên cứu để xem hoạt động của công ty trong tƣơng lai có triển vọng không, có khả quan nhƣ thông báo của công ty trong bản thông tin của mình không. b. Dự báo bảng cân đối kế toán Dự báo tài sản Phƣơng pháp thông thƣờng để dự báo bảng cân đối kế toán là đầu tiên phải xác định các loại tài sản cơ bản có liên quan đến hoạt động bán hàng, sau đó điều35 chỉnh những khoản mục khác và tiền mặt để có tổng tài sản sơ bộ hoặc cũng có thể bắt đầu từ dự báo tổng tài sản, tiếp đó đến từng loại tài sản. Dự báo hàng tồn kho Đây là khoản có quan hệ trực tiếp với hoạt động bán hàng của công ty và là khoản phản ánh rõ nhất bất kỳ sự thay đổi nào trong hoạt động bán hàng. Mức dự trữ hàng tồn kho của công ty thay đổi tùy theo ngành và đƣợc xem nhƣ một hàm số của giá vốn hàng bán. Do mối quan hệ mật thiết giữa giá vốn hàng bán và hàng tồn kho nên sẽ hợp logic nếu ta dự báo mức tồn kho từ giá vốn hàng bán dự báo bằng việc tính số ngày một vòng quay hàng tồn kho từ bảng các tỷ số quá khứ. Do số ngày một vòng quay hàng tồn kho thay đổi theo từng năm nên có thể lấy gần đúng mức hoạt động của công ty trong quá khứ bằng cách tính trung bình của các mức đó. Khi đã tính đƣợc số trung bình, độ dài của mỗi kỳ dự trữ đó có xu hƣớng ngày càng tăng. Vì vậy, cần điều chỉnh số ngày đó theo hiểu biết của bạn về công ty. Từ công thức tính số ngày một vòng quay hàng tồn kho dự báo, sẽ dự toán đƣợc mức tồn kho. Dự báo nợ phải thu của khách hàng Khi đã tính đƣợc số ngày một vòng quay nợ phải thu bình quân hay quyết định sử dụng một con số nào đó để dự báo, sẽ có đƣợc kết quả cần tính cho mỗi năm dự báo. Từ công thức tính kỳ thu tiền trung bình có thể suy ra công thức tính mức nợ phải thu dự báo Dự báo tiền và đầu tƣ chứng khoán ngắn hạn Tiền và chứng khoán ngắn hạn là những khoản mục ít có liên quan đến hoạt động bán hàng của công ty. Chứng khoán ngắn hạn thƣờng biểu thị lƣợng tài sản lỏng tạm thời nhàn rỗi đƣợc đƣa vào đầu tƣ để thu lợi. Quỹ tiền mặt và tài sản lỏng lớn có thể là do những biến động theo mùa vụ, do bán tài sản hoặc do việc tích lũy cho những mục đích đặc biệt nhƣ mua lại một doanh nghiệp khác. Tùy từng trƣờng hợp mà sẽ quyết định mức tiền mặt thích hợp cho nhu cầu trong tƣơng lai của công ty và đƣa mức đó và giả thiết dự báo. Dự báo nợ phải trả36 Cần xác định những khoản liên quan tới doanh thu thuần (nhƣ nợ phải trả ngƣời bán). Với những khoản mục nhƣ vay ngân hàng, cần phải chuẩn bị cả kế hoạch trả nợ tổng hợp cho nợ hiện tại của công ty (đƣợc cung cấp trong các tài khoản của công ty) và kế hoạch trả nợ cho khoản vay đang xin cấp. Các khoản mục khác cũng lại có thể dựa trên cơ sở tỷ lệ % trên nguồn vốn trung bình của quá khứ hoặc của năm gần nhất. Dự báo vay và nợ ngắn hạn Dự báo vay và nợ ngắn hạn ngân hàng trong tƣơng lai không phải thật sự khả thi bởi vì chúng không đƣợc trực tiếp điều chỉnh từ doanh thu. Vì vậy, có thể giữ nhóm này ở mức trung bình trong quá khứ Dự báo nợ phải trả bên thứ ba (nợ kinh doanh) Khi đã tính đƣợc số ngày một vòng quay nợ phải trả trung bình trong quá khứ, sẽ tính đƣợc con số này của năm dự báo. Từ công thức tính số ngày một vòng nợ phải trả, ta suy ra công thức tính mức nợ phải trả dự báo. Việc dự báo này cũng có thể tính cho từng khoản nợ hoặc tính chung cho nợ kinh doanh, sau đó sử dụng tỷ lệ trên nợ kinh doanh bình quân của các năm quá khứ để dự báo Dự báo vay dài hạn và chi phí lãi vay Xây dựng một kế hoạch trả nợ rất quan trọng vì nó sẽ giúp ta biết đƣợc công ty sẽ hoạt động với mức nợ nhƣ thế nào và mức chi phí lãi vay phải trả (để đƣa vào báo cáo KQKD). Điều này cần thiết để dự báo nhu cầu nợ mới của công ty và hoàn thành bảng CĐKT dự báo. Các thông tin này có thể lấy đƣợc từ các báo cáo thƣờng niên của công ty hoặc trong thuyết minh báo cáo tài chính Dự báo vốn chủ sở hữu Phải dựa trên việc kết hợp giữa lợi nhuận giữ lại dự kiến và vốn cổ phần tăng thêm kỳ vọng. Đầu tiên phải dự báo đƣợc mức vốn cổ phần kỳ vọng, điều chỉnh theo bất kỳ lƣợng vốn cổ phần mới phát hành nào mà ta có thể biết trƣớc nên giả định bất kỳ nhu cầu mới nào về tiền đều đƣợc đáp ứng bằng nợ, trừ khi ta có những thông tin đặc biệt về việc phát hành cổ phiếu mới. Cần đƣa vào cả phần lợi nhuận37 giữ lại dự báo từ bảng KQKD, mặc dù khoản này còn có thể đƣợc điều chỉnh một chút sau khi đƣa ra mức dự toán sơ bộ. Cuối cùng phải cân đối tài sản, nguồn vốn. Nhu cầu tiền mới/ Dƣ thừa vốn Sau khi đã cộng từng bên của bảng CĐKT dự toán, với tất cả các khoản đã dự toán, sẽ thấy tổng tài sản không cân bằng với tổng nguồn vốn. Vì mỗi khoản trong bảng đã đƣợc tìm ra một cách độc lập và tùy thuộc vào những chính sách, những điều kiện đƣợc kỳ vọng trong tƣơng lai Nhu cầu tiền mới Thông thƣờng, tài sản dự báo tăng trƣởng nhanh hơn nguồn vốn dự báo bởi vì tất cả các khoản mục tài sản đều tăng theo doanh thu, trong khi đó, nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và vốn cổ phần chỉ đƣợc dự báo tăng nếu biết chắc là chúng sẽ tăng. Doanh thu dự báo càng tăng thì chênh lệch giữa tài sản và nguồn vốn càng tăng. Nếu tài sản lớn hơn nguồn vốn theo cách này thì ta sẽ có nhu cầu về tiền mới phát sinh. Nhu cầu tiền mới thƣờng đƣợc tài trợ bằng nợ vay, song cũng có thể công ty sẽ phát hành cổ phiếu hay tăng nợ phải trả ngƣời bán. Cần chọn lựa kĩ khả năng sẵn có để tài trợ cho tài sản và ảnh hƣởng của chúng tới công ty Dư thừa vốn Đôi khi ta thấy rằng nguồn vốn dự báo lớn hơn so với tài sản. Để cân bằng tài sản và nguồn vốn thì một khoản mục tài sản phải tăng lên. Tiền mặt thƣờng đƣợc sử dụng cho mục đích này. Nhu cầu mới về tiền hay tiền dƣ thừa sẽ tác động tới chi phí hay thu nhập về lãi nợ vay.38 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn: làm rõ đƣợc tình hình tài chính và đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại Công ty cổ phần Dầu Thực vật Tƣờng An Đối tượng nghiên cứu của luận văn: hoạt động phân tích tài chính và dự báo tài chính của Công ty cổ phần Dầu Thực vật Tƣờng An Phạm vi nghiên cứu: phân tích tình hình hoạt động tài chính của Công ty cổ phần Dầu Thực vật Tƣờng An trong giai đoạn từ năm 2013 đến 2015 Khi thực hiện đề tài nghiên cứu, học viên đã đặt ra một số câu hỏi đối với đề tài này, cụ thể là: - Cơ sở lý luận cho việc phân tích tài chính công ty cồ phần Dầu Thực vật Tƣờng An là gì? - Tình hình tài chính của Dầu Thực vật Tƣờng An nhƣ thế nào? - Điểm mạnh và điểm yếu của công ty và đề xuất những biện pháp quản trị tài chính nhằm khắc phụcnhững bất ổn mà doanh nghiệp đang gặp. 2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu tổng quát Phƣơng pháp nghiên cứu có vai trò, ý nghĩa quan trọng quyết định đến kết quả và thành công của luận văn. Để thực hiện các nội dung và mục tiêu nghiên cứu của đề tài, tác giả sẽ sử dụng tổng hợp các phƣơng pháp và quy trình nghiên cứu sau đây: 2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu Thu thập dữ liệu là một giai đoạn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với quá trình nghiên cứu đề tài. Tác giả chủ yếu thu thập thông tin, dữ liệu dựa trên nguồn thông tin thu thập đƣợc thông qua tìm kiếm từ internet, các sách báo, luận văn có liên quan đến doanh nghiệp, từ những nguồn tài liệu đã đƣợc nghiên cứu trƣớc đây. Để giải quyết các vấn đề đặt ra, luận văn đã sử dụng phƣơng pháp thu thập các số liệu về báo cáo kết quả hoạt động kinh, bảng cân đối kế toán của công ty cổ phần Dầu Thực vật Tƣờng An trong giai đoạn từ 2013 -201539 2.2.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin, dữ liệu Với những thông tin, dữ liệu thứ cấp đã thu thập đƣợc tác giả đã sàng lọc, lựa chọn những thông tin phù hợp, xác nhận lại thông tin chính xác,và thông qua những chỉ tiêu cụ thể để đánh giá chất lƣợng tín dụng, luận văn đã đi sâu phân tích các số liệu, đƣa ra các giải thích, cũng nhƣ đƣa ra những nguyên nhân của các chỉ tiêu ở từng thời kỳ khác nhau để có một cái nhìn tổng quát về hiệu quả hoạt động tài chính doanh nghiệp. Từ đó rút ra nhận xét và đƣa ra các giải pháp, kiến nghị phù hợp Phương pháp so sánh Phƣơng pháp so sánh đƣợc sử dụng chủ yếu để phân tích các chỉ số tài chính của doanh nghiệp. Khi so sánh thƣờng đối chiếu các chỉ tiêu hoạt động với nhau để biết đƣợc mức độ biến động của các đối tƣợng nghiên cứu, các chỉ tiêu so sánh phải thống nhất về nội dung và đơn vị tính. Cụ thể, trong luận văn tác giả đã xem xét chỉ tiêu đang phân tích bằng cách so sánh chúng với chỉ tiêu gốc, từ đó đƣa ra các nhận xét kết luận. Hai phƣơng pháp so sánh chủ yếu đƣợc sử dụng: - Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: đƣợc thể hiện cụ thể qua các con số. Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế. Dy = Y1 – Yo Trong đó: Yo: chỉ tiêu năm trƣớc Y1: chỉ tiêu năm sau Dy: phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế Phƣơng pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm sau so với năm trƣớc của các chỉ tiêu, cho thấy sự biến động về mặt số lƣợng các chỉ tiêu qua các năm phân tích và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục - Phương pháp so sánh bằng số tương đối: đƣợc tính theo tỷ lệ %, là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Dy = x 100% Trong đó: Yo: Chỉ tiêu năm trƣớc. Y1: Chỉ tiêu năm sau. Dy: tốc độ tăng trƣởng của các chỉ tiêu kinh tế.40 Phƣơng pháp này dùng để làm rõ tình hình biến động của mức độ của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trƣởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trƣởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục. Phương pháp thống kê mô tả Xuất phát từ mục đích nghiên cứu tác giả đã lựa chọn sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả cho luận văn của mình. Đƣợc mô tả cụ thể bằng các con số để trình bày các chỉ tiêu đã đƣa ra làm cơ sở để đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình huy động vốn, tình hình sử dụng vốn, các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tài chính của doanh nghiệp.Là phƣơng pháp phân tích và xác định mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tí ch, sau đó xem xét tí nh chất ảnh hƣởng của tƣ̀ng nhân tố, nhƣ̃ng nguyên nhân dẫn đến sƣ̣ biến độ ng của tƣ̀ng nhân tố và xu thế nhân tố trong tƣơng lai sẽ vậ n độ ng nhƣ thế nào. Tuỳ thuộc mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hƣởng đến chỉ tiêu phân tí ch, ngƣời ta có thể chia thành phƣơng pháp thay thế liên hoàn, phƣơng pháp số chênh lệ ch, phƣơng pháp hiệ u số tỷ lệ, phƣơng pháp cân đối. - Phương pháp thay thế liên hoàn: là phƣơng pháp dùng để xác định mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tí ch khi các nhân tố có quan hệ với chỉ tiêu phân tí ch thể hiệ n dƣới dạ ng phƣơng trì nh tí ch hoặ c thƣơng. - Phương pháp số chênh lệ ch và phương pháp hiệ u số tỷ lệ: là hệ quả của thay thế liên hoàn áp dụ ng trong trƣờng hợ p mối quan hệ giƣ̃a chỉ tiêu phân tí ch với các nhân tố ảnh hƣởng thể hiệ n dƣới dạ ng tí ch đơn thuần. - Phương pháp cân đối: cũng dùng để xác định mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích khi chỉ tiêu phân tí ch có mối quan hệ với các nhân tố thể hiệ n dƣới dạ ng phƣơng trì nh tổng hiệ u. Để xác đị nh mƣ́c độ ảnh hƣởng của mộ t nhân tố nào đó ngƣời ta chỉ việc xác định chênh lệch giữa thực tế so với kỳ gốc của nhân tố đó. Phương pháp phân tích Dupont Phƣơng pháp phân tích tài chính Dupont còn đƣợc gọi là phân tích tách đoạn, đƣợc thực hiện bằng cách tách ROE thành các nhân tố khác nhau, nhằm phân tích41 ảnh hƣởng của các nhân tố đó tới thu nhập của chủ sở hữu và cho phép đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng tới kết quả kinh doanh. ROE = ROS x Vòng quay tổng tài sản x Đòn bẩy tài chính Hoặc: ROE =x x Trong đó: Vốn chủ sở hữu = Tài sản - Nợ 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thế 2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu Số liệu đƣợc chọn là 3 bảng báo cáo tài chính kết thúc năm 2013,2014 và ƣớc tính 2015 do công ty cổ phần Dầu Thực vật Tƣờng An lập theo quy định của Bộ Tài Chính, cụ thể là - Bảng cân đối kế toán - Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh - Thuyết minh báo cáo tài chính - Bảng lƣu chuyển tiền tệ Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp - Từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2013 – 2015 do phòng kế toán cung cấp thu thập đƣợc số liệu qua 3 năm. - Thu thập số liệu về khối lƣợng sản phẩm xuất kho năm 2013 - 2015 từ các bảng tổng hợp số đơn đặt hàng trong năm ở phòng kế toán. - Từ các sổ theo dõi công nợ khách hàng ở phòng kế toán thu đƣợc số liệu về doanh thu theo thị trƣờng. - Từ các bảng thanh lý hợp đồng bán hàng thu đƣợc số liệu về doanh thu theo mặt hàng. - Từ bản báo cáo tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch năm 2014 và 2015, có đƣợc số liệu về năng suất lao động bình quân và số lƣợng lao động năm 2014- 2015 - Số liệu về đơn giá bình quân mỗi mặt hàng qua 2 năm 2014 và 2015 thu đƣợc từ các bản hợp đồng bán hàng ở phòng kế toán.42 - Số liệu về chi phí cho các hợp đồng bán hàng năm 2015 thu đƣợc từ bộ phận kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở phòng kế toán. 2.3.2. Phương pháp phân tích số liệu Mục tiêu 1: Phân tích tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp qua ba năm 2013, 2014, 2015 Áp dụng phƣơng pháp phân tích theo chiều ngang và phân tích theo chiều dọc các bảng báo cáo tài chính Phân tích theo chiều ngang Phân tích theo chiều ngang các báo cáo tài chính sẽ làm nổi bật biến động của một khoản mục nào đó qua thời gian, việc này sẽ làm nổi rõ về lƣợng và tỷ lệ các khoản mục theo thời gian. Phân tích theo thời gian giúp đánh giá khái quát biến động của các chỉ tiêu tài chính từ đó đánh giá tình hình tài chính. Đánh giá đi từ tổng quát đến chi tiết, sau khi đánh giá ta liên kết các thông tin để đánh giá khả năng tiềm tàng và rủi ro nhận ra những khoản mục nào có biến động cần tập trung phân tích xác định nguyên nhân Phân tích theo chiều dọc Báo cáo quy mô chung, từng khoản mục trên báo cáo đƣợc thể hiện bằng một tỷ lệ kết cấu so với một khoản mục đƣợc chọn là gốc có tỷ lệ 100%. Sử dụng phƣơng pháp so sánh số tƣơng đối phân tích theo chiều dọc giúp chúng ta đƣa về một điều kiện so sánh, dễ dàng thấy đƣợc kết cấu của từng chỉ tiêu bộ phận so với chỉ tiêu tổng thể tăng giảm nhƣ thế nào. Từ đó khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp Mục tiêu 2 :Phân tích các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của doanh nghiệp Áp dụng phƣơng pháp so sánh số tƣơng đối, tuyệt đối nhằm so sánh các chỉ tiêu kinh tế của năm 2015 so với năm 2014 và so sánh 2014 với 2013 Điều kiện để so sánh : - Các chỉ tiêu kinh tế phải đƣợc thống nhất về nội dung phản ánh và phƣơng pháp tính - Các chỉ tiêu kinh tế phải đƣợc hình thành trong cùng một khoảng thời gian nhƣ nhau - Các chỉ tiêu kinh tế phải cùng đơn vị đo lƣờng43 So sánh số tuyệt đối : Xác định chênh lệch giữa trị số của chỉ tiêu năm 2015 với trị số năm 2014, và 2014 với 2013. Kết quả so sánh cho thấy sự biến động về số tuyệt đối của chỉ tiêu kinh tế Dy = Y1 – Yo Trong đó: Yo: Chỉ tiêu năm trƣớc Y1: chỉ tiêu năm sau Dy: phân chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế So sánh số tương đối: là xác định số % tăng (giảm) giữa năm 2015 so với năm 2014 và 2014 với 2013. Kết quả cho biết tốc độ phát triển hoặc kết cấu, mức phổ biển của chỉ tiêu kinh tế Dy = x 100% Trong đó: Yo: Chỉ tiêu năm trƣớc. Y1: Chỉ tiêu năm sau. Dy: tốc độ tăng trƣởng của các chỉ tiêu kinh tế. Áp dụng phƣơng pháp thay thế liên hoàn qua 2 năm : năm 2015 với 2014 và 2014 với 2013, để phân tích những nhân tố ảnh hƣởng đến suất sinh lời của vốn chủ sở hữu, tìm ra giải pháp nhằm tăng nâng cao ROE Mục tiêu 3 : Đề xuất những biện pháp quản trị tài chính nhằm khắc phục những bất ổn mà doanh nghiệp đang gặp Áp dụng phƣơng pháp suy luận : Dựa vào kết quả phân tích các chỉ tiêu kinh tế trong 3 năm qua và dựa vào những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp, chúng ta có thể đƣa ra kết luận chung về tình trạng quản lý kinh doanh của doanh nghiệp trƣớc đó, biết đƣợc những khuyết điểm, những sai lầm thiếu sót mà doanh nghiệp đang có, từ đó đề xuất những biện pháp quản trị tài chính để khắc phục tình trạng trên.44 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DẦU THỰC VẬT TƢỜNG AN 3.1. Khái quát về công ty 3.1.1.Khái quát về ngành dầu thực vật Việt Nam 3.1.1.1. Giới thiệu chung Tổng công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam – Công ty TNHH MTV – Vocarimex tiền thân là Công ty Dầu thực vật Miền nam đƣợc thành lập năm 1986. Sau nhiều lần chuyển đổi cơ cấu và cách thức hoạt động đến năm 2004 công ty chuyển đổi mô hình hoạt động sang hình thức công ty mẹ - công ty con. Hiện nay, Vocarimex gần nhƣ chiếm lĩnh thị trƣờng dầu ăn trong nƣớc với việc sở hữu hệ thống các công ty con và công ty liên kết đều là đơn vị uy tín và chiếm thị phần lớn trong ngành nhƣ công ty cổ phần Dầu thực vật Tƣờng An (thị phần thứ 2), công ty TNHH Dầu thực vật Cái Lân (thị phần đứng thứ 1) và công ty dầu ăn Golden Hope Nhà Bè và công ty cổ phần Thực vật Tân Bình lần lƣợt chiếm thị phần thứ 3 và thứ 4. Đặc biệt, sản phẩm dầu tinh luyện của Vocarimex và các đơn vị trong hệ thống đã khẳng định tại thị trƣờng trong nƣớc với nhiều nhãn hiệu nổi tiếng nhƣ dầu Neptune, Dầu Simply (sản phẩm của Cái Lân); Dầu Marvela (sản phẩm của Golden Hope – Nhà bè); Dầu Cooking Tƣờng An (sản phẩm của công ty Tƣờng An); Dầu nành tinh luyện Nakydaco (sản phẩm của Tân Bình), Dầu Cooking Voca, Dầu mè Voca (sản phẩm của Vocarimex) 3.1.1.2. Lĩnh vực hoạt động chính - Sản xuất, kinh doanh dầu mỡ động thực vật, tinh dầu, hƣơng liệu, mỹ phẩm, chất tẩy rửa và các sản phẩm từ cây có dầu - Xuất nhập khẩu và kinh doanh vật tƣ, nguyên liệu, dầu thực vật, sản phẩm tinh dầu, nông lâm sản có dầu và vật tƣ thiết bị chuyên dùng - Khai thác và cung cấp các dịch vụ cảng để xuất nhập khẩu dầu thực vật và các loại hàng hóa khác45 - Đầu tƣ, phát triển vùng nguyên liệu cây có dầu - Sản xuất kinh doanh các loại bao bì,... 3.1.1.3. Năng lực sản xuất Hiện nay, sau khi tập trung đầu tƣ chiều sâu, đổi mới thiết bị, công nghệ, nâng công suất đối với các nhà máy hiện hữu đồng thời xây dựng các nhà máy mới với dây chuyền thiết bị hiện đại, đồng bộ, năng lực sản xuất của Vocarimex và các công ty trong hệ thống chiếm trên 81% tổng công suất dầu tinh luyện toàn ngành, đáp ứng trên 85% thị phần dầu thực vật trong nƣớc. Tuy nhiên, chỉ có Tƣờng An là công ty con của Vocarimex còn Cái Lân, Tân Bình và Nhà Bè chỉ là công ty liên doanh, liên kết nên mặc dù các công ty này giữ thị phần lớn nhƣng thị phần này có thể bị chia sẻ bởi cổ đông chiến lƣợc hay các cổ đông lớn của các công ty đó. Năm 2013, quy mô sản xuất dầu thực vật tinh luyện đạt gần 1 triệu tấn/ năm, đủ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nƣớc và xuất khẩu đến năm 2015 3.1.1.4. Nguyên liệu chính Nguyên liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất chủ yếu là nhập khẩu (trên 90%), do các vùng nguyên liệu trong nƣớc để sản xuất dầu thực vật trong nƣớc chƣa phát triển, không đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất ngày càng tăng. Điều này không chỉ khiến công ty gặp rủi ro đối với kiểm soát biến động giá trên thế giới mà còn gánh thêm rủi ro về tỷ giá. Đây là vấn đề chung của toàn ngành do ngành dầu ăn Việt Nam mới sản xuất đƣợc ít dầu từ mè, đậu phộng, cám gạo,... còn lại gần 90% nguyên liệu sản xuất chính là dầu cọ và dầu nành đều nhập từ nƣớc ngoài. 3.1.1.5. Sản phẩm và thị trường tiêu thụ Dòng sản phẩm chủ đạo của công ty là dầu xá (chiếm 94% doanh thu) với giá trị doanh thu bình quân mỗi năm đạt trên 4.000 tỷ đồng trong 3 năm qua và tiêu thụ chủ yếu tại thị trƣờng trong nƣớc cụ thể là cung ứng đầu vào cho hệ thống các công ty con và công ty liên kết, trong đó chiếm tỷ lệ cao nhất là công ty cổ phần Dầu thực vật Tƣờng An (75% doanh thu bán ra của Vocarimex) Đối với thị trƣờng tiêu thụ: do chủ yếu cung ứng tại thị trƣờng nội địa nên thị trƣờng xuất khẩu chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng sản lƣợng dầu thực vật sản xuất và46 tiêu thụ của công ty, dao động từ 3 -5, trong đó chủ yếu xuất sang một số thị trƣờng chính nhƣ Nhật, Úc, Châu Phi, khu vực Đông Nam Á,... 3.1.1.6. Kết quả kinh doanh Khả năng tăng trƣởng của Vocarimex không ổn định nhƣng vẫn nằm trong xu hƣớng tăng. Sau khi tăng tốt vào năm 2011, kết quả kinh doanh đã sụt giảm khá mạnh trong năm 2012, nguyên nhân chính là do phần doanh thu bán cho công ty con là công ty cổ phần Dầu Thực Vật Tân Bình giảm mạnh 35%, chỉ đóng góp 17% thấp hơn so mới mức 22% của năm 2011, khiến lợi nhuận ròng của công ty giảm tƣơng ứng 18%. Ngoài ra cuối năm 2012, lợi nhuận chƣa phân phối ghi giảm 56 tỷ đồng do xử lý tài chính và đánh giá lại tài sản khiến số dƣ cuối kỳ của khoản mục này bị âm khoảng 24 tỷ đồng. Đến năm 2013 , hai chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận đều phục hồi ở mức tăng khá cao nhờ giá trị hàng cung ứng cho Tƣờng An tăng khoảng 19% Khả năng sinh lợi ở mức thấp do việc kinh doanh dầu xá đóng vai trò chủ lực trong hoạt động của Vocarimex mà bản chất của hoạt động này chủ yếu thƣơng mại và phần gia công sản xuất chiếm tỷ lệ rất nhỏ nên chi phí giá vốn là khá cao và chiếm gần nhƣ toàn bộ phần doanh thu đạt đƣợc. Đây là nguyên nhân chính khiến tỷ suất lợi nhuận gộp của Vocarimex luôn ở mức thấp, chỉ khoảng 2-3% năm Quy mô tổng nguồn vốn tăng nhanh nhờ tăng trƣởng mạnh của vốn chủ sở hữu. Tỷ lệ nợ giảm dần qua các năm, đặc biệt giảm khá sâu trong năm 2012, hệ số nợ phải trả trên nguồn vốn là 62% ở năm 2011. Năm 2013, tỷ lệ nợ tăng nhẹ trở lại do nhu cầu tài trợ vốn lƣu động. Tại Vocarimex, tỷ trọng nợ vay ngắn hạn chiếm hơn 95% tổng nợ vay và có xu hƣớng tăng dần qua các năm, lên đến 98% trong năm 2013 với mức tăng dƣ nợ vay trung bình đạt khoảng 7%. Trong khi đó quy mô vốn chủ sở hữu tăng khá cao, với tốc độ tăng trƣởng trung bình đạt 23%/ năm trong giai đoạn 2011-2014, giúp tăng cƣờng khả năng tự chủ tài chính và nâng cao tính an toàn trong cấu trúc vốn. Tính đến cuối năm 2013, số dƣ tiền và tƣơng đƣơng tiền tại công ty mẹ chỉ khoảng 142 tỷ đồng khiến hệ số thanh toán tiền mặt của Vocarimex đang ở mức khá47 thấp khoảng 0,11 lần. Tuy nhiên khả năng thanh toán lãi vay tăng từ 1,39 lần lên lần nhờ hoạt động kinh doanh chính đƣợc cải thiện nhẹ. Hình 3.1: Tỷ lệ nợ công ty Vocarimex (Nguồn BCTC công ty mẹ Vocarimex 2012 -2014) 3.1.1.7. Triển vọng ngành dầu ăn Sản lƣợng dầu thực vật tăng trƣởng đều đặn qua các năm. Hiện nay ngành dầu thực vật Việt Nam bao gồm 35 doanh nghiệp tại 13 tỉnh thành trên cả nƣớc với sản lƣợng dầu thực vật tinh luyện năm 2013 ƣớc đạt 718 ngàn tấn và tốc độ tăng trƣởng bình quân giai đoạn 2011 – 2013 đạt 8,3%. Theo quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành dầu thực vật Việt Nam đến năm 2020 sản lƣợng dầu tinh luyện sẽ là 1587 nghìn tấn và sản lƣợng dầu thô là 370.000 tấn. Những doanh nghiệp Việt Nam đứng đầu thị phần trong nƣớc bao gồm Cái Lân, Tƣờng An, Tân Bình và Golden Hope tuy nhiên thị phần của các hàng nhập khẩu đang chiếm khoảng 86% thị trƣờng dầu ăn tại Việt Nam. Năm 2014, Việt Nam sản xuất kỷ lục 738.400 tấn dầu thực vật tinh luyện các loại, tăng 0,6% so với năm trƣớc đó (733.400 tấn). Sản lƣợng dầu tinh luyện dự báo sẽ tăng 10% lên 812.000 tấn năm 2015 và 893.000 tấn năm 201648 Đơn vị tính: Nghìn tấn Hình 3.2: Sản lƣợng dầu thực vật tinh luyện (Nguồn Tổng cục Thống kê, Bộ Công Thương) Hình 3.3: Thay đổi thị phần ngành dầu ăn (Nguồn BCTC công ty mẹ Vocarimex 2012 -2013) Theo tổ chức Y tế Thế Giới để đảm bảo sức khỏe thì mức tiêu thụ dầu ăn bình quân là 13-14 kg/ngƣời/ năm. Tuy nhiên, ở Việt Nam con số này năm 2014 chỉ mới đạt khoảng 8,9 kg/ ngƣời/ năm. Năm 2015 khối lƣợng tiêu thụ dầu thực vật trên đầu ngƣời tại Việt Nam sẽ tăng ở mức 9,2 kg/ ngƣời/ năm, 16 kg/ ngƣời/ năm vào năm 2020 và 18,5 kg/ngƣời/ năm vào năm 202549 Theo thống kê của Bộ Công Thƣơng, hiện nay trên thị trƣờng có khoảng 40 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dầu ăn và có nhiều lựa chọn cho khách hàng. Ngoài việc cạnh tranh về giá nguyên liệu đầu vào thì việc cạnh tranh về chi phí cho marketing, cạnh tranh về giá bán trong giai đoạn này cũng rất gay gắt để giữ đƣợc thị phần. Vì càng nhiều sản phẩm có thể thay thế nhau thì độ co giãn cầu theo giá càng cao, chỉ một sự biến động nhẹ về giá bán cũng làm thay đổi hành vi tiêu dùng. 3.1.1.8. Tốc độ tăng trưởng của ngành Năm 2014 tình hình sản xuất kinh doanh và tiêu thụ dầu thực vật ổn định và tƣơng đối đạt kế hoạch đề ra. Đây là năm thứ hai liên tiếp kể từ khi thực hiện chính sách áp dụng biện pháp tự vệ chính thức với mặt hàng dầu thực vật giúp sản xuất trong nƣớc phát triển Sản lƣợng sản xuất dầu thực vật các loại ƣớc đạt 1.480 nghìn tấn, tăng 9% so với cùng kỳ năm trƣớc. Trong đó, dầu thực vật tinh luyện đạt 738,4 nghìn tấn, tăng 0,7% so với cùng kỳ. Giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành đạt khoảng 23.900 tỷ đồng. Xuất khẩu mặt hàng dầu thực vật quý I,II giảm do chờ hƣớng dẫn về hoàn thuế nhập khẩu cho dầu xuất khẩu khi áp dụng biện pháp tự vệ. Từ ngày 23/6/2014 áp dụng thuế tự vệ chống bán phá giá, chống trợ cấp, hoàn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu giải quyết khó khăn cho ngành dầu Kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt 35 triệu USD, nhập khẩu đạt khoảng 1.156 nghìn tấn dầu các loại, tăng 2,1% so với năm 2013. Giá nguyên liệu (dầu cọ) có biến động giảm 7% so với năm 2013 kéo theo giá bán dầu tinh luyện trong nƣớc cũng giảm. Năm 2015, tình hình sản xuất của ngành dầu thực vật sẽ vẫn ổn định. Sản lƣợng đạt 1.628 nghìn tấn tăng 10,4%. Nhập khẩu dầu thực vật xấp xỉ bằng năm 2014. 3.1.1.9. Sự cạnh tranh trong ngành Trong tổng số 35 doanh nghiệp hoạt động trong ngành dầu thực vật hiện nay, có 4 doanh nghiệp lớn nhất đang chiếm khoảng 90% thị phần và 75% tổng công50 suất sản xuất của toàn ngành. Các doanh nghiệp này đều là công ty con và công ty liên kết của Tổng công ty công nghiệp dầu thực vật Việt Nam (Vocarimex). Mức độ cạnh tranh ngày càng gia tăng , áp lực cạnh tranh trong ngành dầu thực vật sẽ ngày càng lớn do hai nguyên nhân chính là tổng công suất sản xuất đã vƣợt quá nhu cầu tiêu thụ và thuế suất thuế nhập khẩu giảm đối với các loại dầu thô và dầu thực vật tinh luyện từ các quốc gia thành viên ASEAN. Với năng lực sản xuất hiện tại có thể đáp ứng đƣợc nhu cầu dầu thực vật trong vòng 10 năm tới. Chính điều này sẽ tạo nên áp lực cạnh tranh khá lớn để giành thị phần giữa các doanh nghiệp trong ngành. Với nguyên nhân thứ 2 dễ dàng tạo điều kiện thuận lợi cho các sản phẩm của cả nƣớc có thế mạnh về dầu cọ, dầu nành nhƣ Malaysia, Indonexia, Thái Lan thâm nhập và thị trƣờng Việt Nam. 3.1.1.10. Hạn chế của ngành Nguyên liệu để sản xuất dầu thực vật tinh luyện là các loại dầu thực vật thô đƣợc sản xuất từ các loại quả và hạt có dầu (cọ, đậu nành, hƣớng dƣơng, hạt cải, mè,...) trong đó cọ và đậu nành là hai loại hạt đƣợc sử dụng nhiều nhất (chiếm khoảng 65% cơ cấu nguyên liệu sản xuất dầu thực vật trên thế giới) chủ yếu nhờ có giá thành rẻ. Trong cơ cấu sản xuất dầu thực vật tại Việt Nam, dầu cọ chiếm khoảng 60% và dầu đậu nành chiếm khoảng 30% tuy nhiên gần nhƣ 100% nhu cầu dầu cọ và dầu đậu nành Việt Nam hiện đang phải nhập khẩu. Nguyên nhân là do trong nƣớc chỉ chủ động một số loại cây có dầu vốn là thế mạnh nhƣ lạc, vừng ở quy mô nhỏ và giá các loại dầu này sau khi chiết xuất lại có giá thành cao hơn cả dầu nành, dầu cọ nhập khẩu. Chính việc phụ thuộc đến 90% vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu khiến giá bán của các doanh nghiệp trong nƣớc phụ thuộc chặt chẽ vào giá nguyên liệu thế giới và tạo tính thiếu bền vững cho các doanh nghiệp trong ngành 3.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 3.1.2.1. Quá trình phát triển Trƣớc năm 1975, Tƣờng An là cơ sở sản xuất dầu ăn nhỏ với tên gọi là Tƣờng An, công ty do một ngƣời Hoa làm chủ. Sau ngày 30/04/1975, cơ sở đƣợc nhà nƣớc tiếp quản và chuyển tên thành Xí nghiệp Công quản Dầu ăn Tƣờng An công ty.51 Ngày 20/11/1977, Bộ lƣơng thực thực phẩm ra quyết định số 3008/LTTP –TC chuyển Xí nghiệp Công quản Dầu ăn Tƣờng An thành Xí nghiệp công nghiệp quốc doanh trực thuộc Công ty dầu thực vật miền Nam. Tiếp theo đó là Nhà máy dầu Tƣờng An trực thuộc Công ty dầu thực vật Hƣơng liệu Mỹ phẩm Việt Nam. Nhà máy dầu Tƣờng An đƣợc cổ phần hóa theo quyết định số 42/2004/QĐ –BCN ngày 04 tháng 06 năm 2004 của Bộ Công nghiệp, ngày 01 tháng 10 năm 2004 chính thức trở thành Công ty cổ phần dầu thực vật Tƣờng An với Vốn điều lệ là 189.802.000 đồng Cổ phiếu của công ty đƣợc cấp phép niêm yết tai Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM vào ngày 06/12/2006. Số lƣợng cổ phiếu niêm yết là 18.980.200 cổ phiếu. Cổ phiếu của công ty chính thức đƣợc giao dịch trên Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM từ ngày 26/12/2006. Tháng 11/2008 Công ty chính thức đƣa nhà máy dầu Phú Mỹ đi vào hoạt động. Đây là một trong những nhà máy có công suất lớn và công nghệ hiện đại, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của xã hội. 3.1.2.2. Hoạt động sản xuất kinh doanh Hoạt động sản xuất kinh doanh chính của công ty là sản xuất kinh doanh các loại dầu thực vật với các nhóm sản phẩm chính bao gồm: dầu chiên xào, dầu cao cấp và dầu đặc. Trong đó, dầu chiên xào là nhóm sản phẩm truyền thống dành cho đối tƣợng khách hàng phổ thông, dầu dinh dƣỡng là dòng sản phẩm cao cấp đã bổ sung một số chất dinh dƣỡng có lợi cho sức khỏe ngƣời tiêu dùng và dành cho đối tƣợng khách hàng có thu nhập cao và dầu đặc là các sản phẩm dầu công nghiệp (magarine, shortening) chủ yếu cung cấp cho các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo, mỳ ăn liền 3.1.2.3. Năng lực sản xuất Để nâng cao năng suất công ty đã tiến hành đầu tƣ nhà máy Dầu Phú Mỹ công suất 600 tấn/ ngày, có vị trí thuận lợi nằm sát các cảng biển nƣớc sâu ( cảng Phú Mỹ, cảng Đạm – Bà Rịa Vũng Tàu), do đó có thể tiết giảm chi phí vận chuyển và nâng cao hiệu quả cho công ty. Nhà máy đã đƣợc đƣa vào hoạt động từ năm 2008,52 nâng tổng công suất của công ty lên 810 tấn/ngày, tƣơng đƣơng khoảng 245.000 tấn/ năm và là doanh nghiệp có năng lực sản xuất đứng thứ 2 toàn ngành. Sau hơn 30 năm liên tục đầu tƣ xây dựng và phát triển, đến nay với hệ thống máy móc thiết bị hiện đại và công nghệ sản xuất tiên tiến, Tƣờng An đạt tổng công suất 130.000 tấn/ năm, gồm 3 nhà máy sản xuất gồm nhà máy dầu Tƣờng An, nhà máy dầu Vinh, nhà máy dầu Phú Mỹ. Thị trƣờng xuất khẩu chính: Nhật Bản, Trung Đông, Đông Âu, Hong Kong, Đài Loan,... 3.1.2.5. Mạng lưới phân phối Mạng lƣới phân phối của Tƣờng An với hơn 200 nhà phân phối và đại lý tiêu thụ sản phẩm, 100 khách hàng sản xuất công nghiệp và 400 siêu thị, nhà hàng, quán ăn, trƣờng học, nhà trẻ,... đƣợc xây dựng rộng khắp 64 tỉnh thành trên cả nƣớc Các chi nhánh và văn phòng đại diện chi nhánh miền bắc, miền trung và văn phòng đại diện miền Tây 3.1.2.6. Nguyên vật liệu đầu vào Đối với các nguyên liệu chính nhƣ dầu cọ và dầu nành ở dạng thô thì công ty sẽ mua từ công ty mẹ Vocarimex và Vocarimex sẽ nhập khẩu trực tiếp từ Indonexia và Malayxia. Đối với các nguyên vật liệu phụ khác nhƣ dầu mè, dầu phộng, dầu dừa và chai nhựa, dán nhãn, thùng carton thì công ty mua 100% từ các công ty nội địa nhƣ công ty cổ phần Dầu thực vật Thủ Đức, Công ty cổ phần Dầu thực vật Tiền Giang, ... 3.1.2.7. Tình hình tài chính của công ty cổ phần Dầu Thực vật Tường An Giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng rất cao trong doanh thu, đặc thù của ngành dầu ăn ở Việt Nam là chi phí giá vốn rất cao, xuất phát từ việc phải nhập khẩu các nguyên liệu chính từ nƣớc ngoài về do chƣa phát triển đƣợc vùng nguyên liệu. Trung bình trong giai đoạn 2013 – 2015 giá vốn hàng bán của Tƣờng An là 90,2% Chi phí bán hàng đƣợc sử dụng không hiệu quả, do thị phần sụt giảm đáng kể nên công ty sẽ có xu hƣớng chi nhiều hơn cho việc bán hàng để giữ thị phần. Nhƣng trong khoản mục chi phí bán hàng của công ty thì khoản “chi phí khác” chiếm tỷ trọng rất cao (trung bình 76,8%) mà không đƣợc liệt kê trong bảng thuyết minh và53 thực tế cho thấy, dù chi phí bán hàng tăng đều qua các năm thì thị phần công ty cổ phần Dầu Thực vật Tƣờng An vẫn giảm đều Giá nguyên liệu chính đang trên đà giảm mạnh, hàng tồn kho của công ty đang giữ ở mức 463, 5 tỷ đồng (nguyên liệu chiếm 66,8%) để sử dụng cho mùa cao điểm sẽ giúp cho công ty cải thiện đƣợc biên lợi nhuận gộp trong ngắn hạn. Trong 4 năm trở lại đây (2012 – 2015) thì tỷ trọng nguyên liệu nhập từ Vocarimex đang tăng dần ở mức cao (trung bình 4 năm là 69,9%). Tuy nhiên, 90% nguyên liệu đầu vào của Vocarimex lại phải nhập khẩu từ các nhà sản xuất nƣớc ngoài nhƣ Wilmart, Bunge và Denali, sau đó bán lại cho công ty Tƣờng An mới mức giá cao hơn 3% - 5% so với giá thị trƣờng. Nhìn chung trong 8 năm trở lại đây ROE của công ty đang ổn định ở mức thấp là 14%/ năm, giảm khá mạnh so với mức ROE giai đoạn 2005 -2007 là 24%. Biên lợi nhuận ròng luôn duy trì ở mức thấp (1,3%) do tính chất chung của ngành Dầu ăn và việc quản lý chi phí không tốt của công ty. Việc sử dụng tài sản của công ty cổ phần Dầu thực vật Tƣờng An cũng thể hiện đƣợc sự thiếu hiệu quả nghiêm trọng khi vòng quay tổng tài sản giảm liên tục trong 4 năm qua. Do đặc thù ngành dầu ăn, công ty cần vay vốn khá nhiều từ ngân hàng để bổ sung vốn lƣu động cho chu kỳ kinh doanh : vay tiền – nhập hàng – bán sản phẩm – thu tiền nợ. Trong cơ cấu sản phẩm, nhóm dầu chiên xào là dòng sản phẩm chính của công ty. Tuy nhiên đây cũng là ngành hàng chịu cạnh tranh gay gắt nhất và có chi phí quảng cáo, bán hàng lớn nhất do đó biên lợi nhuận gộp sau bán hàng đối với dòng sản phẩm này trung bình chỉ đạt khoảng 3%, thấp hơn nhiều so với dòng sản phẩm dầu đặc (6%) và dầu cao cấp (13%).Vì vậy, mặc dù chiếm đến 90% trong cơ cấu doanh thu của công ty, nhóm dầu chiên xào chỉ đóng góp khoảng 50% lợi nhuận của công ty. Đối với dòng hàng cao cấp, mặc dù có biên lợi nhuận cao tuy nhiên do nhu cầu của thị trƣờng còn ở mức thấp nên khó có thể trở thành sản phẩm chiến lƣợc của công ty trong thời gian tới để thay thế nhóm dầu chiên xào đang bị cạnh tranh gay gắt.54 3.1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý 3.1.3.1. Đại hội đồng cổ đông Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của công ty, đại hội cổ đông thƣờng niên đƣợc tổ chức mỗi năm 1 lần, phải họp thƣờng niên trong thời hạn bốn tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Hội đồng quản trị tổ chức triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông thƣờng niên và lựa chọn địa điểm phù hợp. Đại hội đồng cổ đông thƣờng niên quyết định Có quyền thông qua báo cáo tài chính kiểm toán năm, báo cáo của ban kiểm soát và báo cáo của hội đồng quản trị. Đƣợc tiến hành khi có số thành viên tham gia đại diện cho ít nhất 65% cổ phần có quyền biểu quyết 3.1.3.2. Hội đồng quản trị Số lƣợng thành viên ít nhất 05 ngƣời và nhiều nhất 11 ngƣời. Nhiệm kì 05 năm, do các cổ đông sáng lập bầu ra. Có trách nhiệm giám sát Tổng giám đốc điều hành và các cán bộ quản lý khác 3.1.3.3. Tổng giám đốc điều hành Có thể là thành viên Hội đồng quản trị. Đƣợc hội đồng quản trị bổ nhiệm hoặc bãi miễn bằng một nghị quyết đƣợc thông qua một cách hợp thức 3.1.3.4. Ban kiểm soát Số lƣợng thành viên Ban kiểm soát phải có từ 03 đến 05 thành viên. Trong ban kiểm soát phải có ít nhất một thành viên là ngƣời có chuyên môn về tài chính kế toán. Thành viên này không phải là nhân viên trong bộ phận kế toán, tài chính của Công ty và không phải là thành viên hay nhân viên của công ty kiểm toán độc lập đang thực hiện việc kiểm toán các báo cáo tài chính của Công ty. Các thành viên Ban kiểm soát bầu một ngƣời trong số họ làm Trƣởng ban kiểm soát, là ngƣời có chuyên môn về kế toán. Cổ đông nắm giữ ít hơn 10% cổ phần có quyền biểu quyết trong thời hạn liên tục ít nhất 06 tháng có thể tập hợp nhiều phiếu bầu vào với nhau để đề cử các ứng viên vào Ban kiểm soát.55 Các thành viên của Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông, nhiệm kỳ của Ban kiểm soát không quá 05 năm, thành viên Ban kiểm soát có thể đƣợc bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Tổng mức thù lao cho các thành viên Ban kiểm soát sẽ không vƣợt quá 150 triệu đồng Việt Nam mỗi năm. Mức thù lao có thể cao hơn theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông. 3.2. Phân tích thực trạng tình hình tài chính của công ty cổ phần Dầu Thực Vật Tƣờng An 3.2.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính của công ty 3.2.1.1. Biến động của tài sản và nguồn vốn Phân tích bảng cân đối kế toán sẽ giúp cho doanh nghiệp so sánh giá trị từng khoản mục trong bảng cân đối kế toán giữa 3 năm 2013, 2014 và ƣớc tính 2015. Chỉ ra sự biến động tài sản và nguồn vốn theo giá trị và tỷ lệ, giúp doanh nghiệp nhận biết đƣợc tình trạng tài chính trong giai đoạn này.56 Bảng 3.1: Phân tích cơ cấu tài sản Đơn vị: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Chênh lệch 2014/2015 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tỷ trọng tăng/giảm (%) A. Tài sản ngắn hạn 1.011.887.870.612 82,77% 1.018.513.263.495 84,21% 1.049.673.437.674 85,62% 31.160.174.179 3,06% 1,41% I. Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền 406.466.089.611 33,25% 295.184.220.371 24,41% 185.853.705.232 15,16% (109.330.515.139) -37,04% -9,25% 1.Tiền 74.666.089.611 6,11% 83.184.220.371 6,88% 63.853.705.232 5,21% (19.330.515.139) -23,24% -1,67% 2. Các khoản tƣơng đƣơng tiền 331.800.000.000 27,14% 212.000.000.000 17,53% 122.000.000.000 9,95% (90.000.000.000) -73,77% -7,58% II. Các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn - 0,00% - 0,00% 133.000.000.000 10,85% 133.000.000.000 0,00% 10,85% III.Các khoản phải thu ngắn hạn 104.466.811.297 8,54% 82.368.785.453 6,81% 87.486.275.024 7,14% 5.117.489.571 6,21% 0,33% 1.Phải thu khách hàng 98.526.145.641 8,06% 79.474.306.043 6,57% 82.895.433.205 6,76% 3.421.127.162 4,30% 0,19% 2.Trả trƣớc cho ngƣời bán 1.478.547.828 0,12% 974.618.300 0,08% 1.274.730.524 0,10% 300.112.224 30,79% 0,02% 3. Phải thu nội bộ ngắn hạn - 0,00% - 0,00% - 0,00% - 0,00% 0,00% 5.Các khoản phải thu khác 4.462.117.828 0,36% 1.919.861.110 0,16% 3.316.111.295 0,27% 1.396.250.185 72,73% 0,11% 6.Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi - 0,00% - 0,00% - 0,00% - 0,00% 0,00% IV.Hàng tồn kho 479.769.402.418 39,24% 627.808.272.221 51,91% 609.292.126.278 49,70% (18.516.145.943) -2,95% -2,21% 1.Hàng tồn kho 487.776.549.472 39,90% 639.411.733.235 52,87% 621.856.409.989 50,72% (17.555.323.246) -2,75% -2,15%57 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (8.007.147.054) -0,65% (11.603.461.014) -0,96% (12.564.283.711) -1,02% (960.822.697) 8,28% -0,07% V.Tài sản ngắn hạn khác 21.185.567.286 1,73% 13.151.985.450 1,09% 34.041.331.140 2,78% 20.889.345.690 158,83% 1,69% 1. Chi phí trả trƣớc ngắn hạn 543.240.794 0,04% 698.071.015 0,06% 1.366.555.395 0,11% 668.484.380 95,76% 0,05% 2. Thuế GTGT đƣợc khấu trừ 20.627.620.238 1,69% 12.078.077.597 1,00% 32.044.390.728 2,61% 19.966.313.131 165,31% 1,62% 3. Thuế và các khoản phải thu nhà nƣớc - 0,00% 375.836.838 0,03% 630.385.017 0,05% 254.548.179 67,73% 0,02% 4. Tài sản ngắn hạn khác 14.706.254 0,001% - 0,000% - 0,000% - 0,00% 0,000% B. Tài sản dài hạn 210.700.709.156 17,23% 190.924.030.432 15,79% 176.308.899.026 14,38% (14.615.131.406) -7,65% -1,41% I. Các khoản phải thu dài hạn - 0,00% - 0,00% - 0,00% - 0,00% 0,00% II.Tài sản cố định 208.033.006.102 17,02% 188.271.460.335 15,57% 173.167.352.995 14,12% (15.104.107.340) -8,02% -1,44% 1.TSCĐ hữu hình 179.850.208.042 14,71% 167.190.020.274 13,82% 151.765.989.805 12,38% (15.424.030.469) -9,23% -1,44% 2. TSCĐ vô hình 21.073.165.157 1,72% 19.991.876.051 1,65% 19.026.928.163 1,55% (964.947.888) -4,83% -0,10% 3. Chi phí XDCB dở dang 7.109.632.903 0,58% 1.089.564.010 0,09% 2.374.435.027 0,19% 1.284.871.017 117,93% 0,10% III. Các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn 1.824.000.000 0,15% 1.824.000.000 0,15% 1.824.000.000 0,15% - 0,00% 0,00% IV. Tài sản dài hạn khác 843.703.054 0,07% 828.570.097 0,07% 1.317.546.031 0,11% 488.975.934 59,01% 0,04% Tổng cộng tài sản 1.222.588.579.768 100,00% 1.209.437.293.927 100,00% 1.225.982.336.700 100,00% 16.545.042.773 1,37% 0,00% (Nguồn: Báo cáo tài chính từ năm 2013 đến 2015)58 Từ bảng phân tích cho thấy: Năm 2013 tổng tài sản của doanh nghiệp là 1.222.588.579.768 đồng, trong đó TSNH là 1.011.887.870.612 đồng chiếm tỷ trọng 82,77 %, TSDH là 210.700.709.156 đồng chiếm 17,23 % trong tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp. Năm 2014 tổng tài sản của doanh nghiệp là 1.209.437.293.927 đồng, trong đó TSNH là 1.018.513.263.495 đồng chiếm 84,21%, TSDH là 190.924.030.432 đồng chiếm 15,79% trong tổng giá trị tài sản doanh nghiệp. Trong năm 2015, tổng tài sản tăng 16.545.042.773 đồng so với năm 2014 với tỷ lệ tăng 1,37% (TSDH giảm 14.615.131.406 đồng và TSNH tăng 31.160.174.179 đồng); quy mô sản xuất của doanh nghiệp mở rộng Hình 3.4: Biểu đồ thể hiện sự biến động giữa TSNH và TSDH (Nguồn: Báo cáo tài chính từ năm 2013 đến 2015) Chúng ta cần xem xét sự biến động của từng loại tài sản cụ thể nhƣ sau: Tài sản cố định của doanh nghiệp năm 2013 là 208.033.006.102 đồng và giảm vào năm 2014 và 2015 lần lƣợt là 188.271.460.335 đồng và 173.167.352.995 đồng. TSNH của doanh nghiệp tăng dần trong 3 năm lần lƣợt là: 1.011.887.870.612 đồng; 1.018.513.263.495 đồng và 1.049.673.437.674 đồng Nhìn vào bảng phân tích này ta thấy TSNH tăng lên là do các yếu tố sau: Năm 2015 các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn tăng 133.000.000.000 đồng chiếm tỷ trọng 10,85% trong tổng tài sản59 Trong cơ cấu TSNH thì năm 2013 hàng tồn kho ở mức thấp 479.769.402.418 đồng chiếm tỷ trọng 39,24% tổng tài sản và tăng mạnh vào năm 2014 hàng tồn kho chiếm tỷ trọng 51,91% tổng tài sản, tuy nhiên đến năm 2015 giảm nhẹ 18.516.145.943 đồng TSDH doanh nghiệp 2013 là 210.700.709.156 đồng chiếm tỷ trọng 17,23% tổng tài sản của doanh nghiệp, và giảm qua các năm 2014 và 2015 lần lƣợt là 190.924.030.432 đồng và 176.308.899.026 đồng. Điều này cho thấy doanh nghiệp hiện nay chƣa đầu tƣ mua sắm tài sản cố định để phục vụ thi công, chủ yếu vẫn thuê thiết bị ngoài Nhƣ chúng ta thấy rằng, nếu nhƣ tài sản của doanh nghiệp phản ánh đƣợc tiềm lực kinh tế thì nguồn vốn phản ánh nguồn tạo ra tài sản có. Sau đây, chúng ta lập bảng phân tích cơ cấu và biến động nguồn vốn để thấy đƣợc tình hình huy động, sử dụng vốn đáp ứng nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp.60 Bảng 3.2: Phân tích cơ cấu và biến động nguồn vốn Đơn vị: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Chênh lệch 2014/2015 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tỷ trọng tăng/giảm (%) A. Nợ phải trả 813.138.206.617 66,51% 771.511.494.431 63,79% 778.325.187.365 63,49% 6.813.692.934 0,88% -0,31% I.Nợ ngắn hạn 813.138.206.617 66,51% 771.511.494.431 63,79% 778.325.187.365 63,49% 6.813.692.934 0,88% -0,31% 1.Vay và nợ ngắn hạn 298.051.716.360 24,38% 311.809.715.461 25,78% 395.404.167.115 32,25% 83.594.451.654 26,81% 6,47% 2. Phải trả ngƣời bán 469.372.865.428 38,39% 401.398.265.316 33,19% 332.291.167.178 27,10% (69.107.098.138) -17,22% -6,08% 3. Ngƣời mua trả tiền trƣớc 5.920.060.152 0,48% 8.432.179.090 0,70% 9.589.710.171 0,78% 1.157.531.081 13,73% 0,09% 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nƣớc 8.008.885.325 0,66% 11.365.993.320 0,94% 4.905.758.098 0,40% (6.460.235.222) -56,84% -0,54% 5. Phải trả ngƣời lao động 20.132.761.667 1,65% 26.007.699.988 2,15% 26.492.841.999 2,16% 485.142.011 1,87% 0,01% 6. Chi phí phải trả 2.033.412.983 0,17% 2.951.127.605 0,24% 2.861.768.151 0,23% (89.359.454) -3,03% -0,01% 7. Các khoản phải nộp ngắn hạn khác 2.433.117.874 0,20% 2.750.994.650 0,23% 3.562.595.160 0,29% 811.600.510 29,50% 0,06% 8. Quỹ khen thƣởng, phúc lợi 7.185.386.828 0,59% 6.795.519.001 0,56% 3.217.179.493 0,26% (3.578.339.508) -52,66% -0,30% II. Nợ dài hạn - 0,00% - 0,00% - 0,00% - 0,00% 0,00%61 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 409.450.373.151 33,49% 437.925.799.496 36,21% 447.657.149.335 36,51% 9.731.349.839 2,22% 0,31% I. Vốn chủ sở hữu 409.450.373.151 33,49% 437.925.799.496 36,21% 447.657.149.335 36,51% 9.731.349.839 2,22% 0,31% 1. Vốn đầu tƣ của chủ sở hữu 189.802.000.000 15,52% 189.802.000.000 15,69% 189.802.000.000 15,48% - 0,00% -0,21% 2. Quỹ đầu tƣ phát triển 114.197.281.407 9,34% 120.523.149.443 9,97% 120.523.149.443 9,83% - 0,00% -0,13% 3. Quỹ dự phòng tài chính - 0,00% - 0,00% - 0,00% - 0,00% 0,00% 4. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 18.980.200.000 1,55% 18.980.200.000 1,57% 18.980.200.000 1,55% - 0,00% -0,02% 5. Lợi nhuận sau thuế chƣa phân phối 86.470.891.744 7,07% 108.620.450.053 8,98% 118.351.799.892 9,65% 9.731.349.839 8,96% 0,67% II. Nguồn kinh phí và quỹ khác - 0,00% - 0,00% - 0,00% - 0,00% 0,00% Tổng Nguồn vốn 1.222.588.579.768 100,00% 1.209.437.293.927 100,00% 1.225.982.336.700 100,00% 16.545.042.773 1,37% 0,00% (Nguồn: Báo cáo tài chính từ năm 2013 đến 2015)62 Nhìn vào bảng 3.2 ta thấy trong cả 3 năm 2013, 2014, 2015 vốn hoạt động chủ yếu của hoạt động thi công chủ yếu là vốn đi vay và vốn chủ sở hữu, cụ thể tỷ trọng nợ phải trả trong 3 năm tƣơng ứng lần lƣợt là 66,51%; 63,79% và 63,49%.Trong đó, phải trả ngƣời bán chiếm tỷ trọng lớn nhất lần lƣợt là 38,39%; 33,19% và 27,10% Năm 2013 nợ phải trả của công ty là 813.138.206.617 đồng , nhiều hơn so với năm 2014 và 2015. Năm 2015 khoản nợ phải trả của công ty lại giảm so với năm 2014 giảm 0,31 %. Năm 2013 là mức tăng lớn nhất trong 3 năm nguyên nhân là do doanh thu năm 2013 là lớn nhất, công ty có nhiều dự án kinh doanh sản xuất nhƣng nguồn vốn chủ sở hữu không thay đổi nhiều nên nợ phải trả của công ty là cao nhất trong 3 năm. Hình 3.5: Biểu đồ thể hiện sự biến động Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu (Nguồn: Báo cáo tài chính từ năm 2013 đến 2015) Qua bảng số liệu ta thấy đƣợc lợi nhuận sau thuế chƣa phân phối tăng dần qua các năm, cụ thể năm 2013 là 86.470.891.744 đồng và năm 2014 là 108.620.450.053 đồng và năm 2015 là 118.351.799.892 đồng. Nguyên nhân lợi nhuận tăng lên là do công ty hoạt động sản xuất có hiệu quả, tuy mở rộng sản xuất nhƣng các khoản vay ngắn hạn giảm so với năm trƣớc đó, thêm lãi suất cho vay các năm giảm xuống cũng làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên.63 Bảng 3.3 : Bảng tổng hợp doanh thu Đơn vị: VNĐ ( Nguồn: Báo cáo tài chính từ năm 2013 đến 2015) Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Chênh lệch 2013/2014 Chênh lệch 2014/2015 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 4.301.846.575.172 4.130.532.452.302 3.595.191.761.235 (171.314.122.870) -3,98% (535.340.691.067) -12,96% Doanh thu từ hoạt động tài chính 20.450.394.365 18.073.705.815 14.974.314.171 (2.376.688.550) -11,62% (3.099.391.644) -17,15% Thu nhập khác 4.374.339.982 3.754.862.161 1.698.116.942 (619.477.821) -14,16% (2.056.745.219) -54,78% Tổng doanh thu 4.326.671.309.519 4.152.361.020.278 3.611.864.192.348 (174.310.289.241) -4,03% (540.496.827.930) -13,02%64 Nhìn vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm từ 2013 đến năm 2015 , ta thấy đƣợc tình hình kinh doanh cụ thể nhƣ sau. Doanh thu năm 2013 là 4.326.671.309.519 đồng , năm 2014 doanh thu là 4.152.361.020.278 đồng giảm so với năm 2013 là 174.310.289.241 đồng tƣơng ứng với tỷ lệ 4,03% và năm 2015 giảm còn 3.611.864.192.348 đồng tƣơng ứng với tỷ lệ 13,02%. Doanh thu của công ty chủ yếu từ hoạt động kinh doanh sản xuất. Qua đó, cho thấy sự phấn đấu của toàn bộ nhân viên và Ban giám đốc của công ty mạnh mẽ, mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo niềm tin với khách hàng, mở rộng marketing, quảng cáo sản phẩm, tạo dựng uy tín… Doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp đến từ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Cụ thể, năm 2013 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là 4.301.846.575.172 đồng chiếm tỷ trọng 99,43% tổng doanh thu, sang năm 2014 và năm 2015 tỷ trọng này lần lƣợt là 99,47% và 99,54%. Phần còn lại là doanh thu từ hoạt động tài chính và thu nhập khác chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng doanh thu. Để có cái nhìn khái quát hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp ta lập bảng phân tích chi phí của doanh nghiệp để thấy đƣợc kết cấu chi phí doanh nghiệp nhƣ thế nào65 Bảng 3.4: Bảng tổng hợp chi phí Đơn vị: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Chênh lệch 2013/2014 Chênh lệch 2014/2015 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Giá vốn hàng bán 3.874.855.744.531 3.694.420.727.772 3.240.464.495.826 (180.435.016.759) -4,66% (453.956.231.946) -12,29% Chi phí tài chính 8.710.720.474 8.645.630.793 11.181.525.261 (65.089.681) -0,75% 2.535.894.468 29,33% Chi phí quản lý doanh nghiêp 40.643.930.928 42.306.237.257 44.898.353.377 1.662.306.329 4,09% 2.592.116.120 6,13% Chi phí khác 54.378.263 112.160.426 - 57.782.163 106,26% (112.160.426) -100,00% Tổng chi phí 3.924.264.774.196 3.745.484.756.248 3.296.544.374.464 (178.780.017.948) -4,56% (448.940.381.784) -11,99% ( Nguồn: Báo cáo tài chính từ năm 2013 đến 2015)66 Dựa vào bảng 3.4, ta có thể thấy tổng chi phí của doanh nghiệp liên tục giảm trong các năm lần lƣợt là: 3.924.264.774.196 đồng; 3.745.484.756.248 đồng và 3.296.544.374.464 đồng. Giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu chi phí của công ty. Tỷ trọng của giá vốn hàng bán năm 2013 là 98,74%, năm 2014 là 98,64%, năm 2015 là 98,3%. Tiếp đến là chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lần lƣợt là :1,04%; 1,13% và 1,36%. Còn lại là chi phí tài chính và chi phí khác chiếm một tỷ lệ không đáng kể trong kết cấu chi phí của doanh nghiệp. Qua bảng phân tích kết cấu chi phí của doanh nghiệp trong 3 năm không có sự biến động lớn về kết cấu chi phí. Trong năm 2014 tổng doanh thu của doanh nghiệp giảm 4,03% so với năm 2013, giá vốn hàng bán giảm 4,66%. Năm 2015 thì tổng doanh thu của doanh nghiệp lại giảm 13,02% so với năm 2014 và giá vốn hàng bán giảm 12,29%. Nhìn vào sự giảm qua 3 năm giữa giá vốn hàng bán và doanh thu có thể thấy đƣợc rằng công ty đã có những chính sách hợp lý để cân đối điều chỉnh cho phù hợp với tình hình tài chính của công ty. Nhƣ vậy có thể thấy rằng trong năm 2015 quy mô sản xuất kinh doanh thu hẹp. Chi phí hoạt động của công ty giảm đáng kể kèm theo đó doanh thu của doanh nghiệp giảm mạnh so với năm 2014.67 Bảng 3.5: Bảng tổng hợp lợi nhuận Đơn vị: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Chênh lệch 2013/2014 Chênh lệch 2014/2015 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Lợi nhuận gộp=416.223.479.01R=428.957.637.95P=352.930.091.59V=12.734.158.938=3,06B=(76.027.546.354)=-17,72%=Lợi nhuận thuần=81.888.317.601=76.061.684.180=85.588.218.997=(5.826.6P3.421)=-7,12B=9.526.534.81T=12,52%=Lợi nhuận khác=4.319.961.71V=3.642.701.73R=1.698.116.94O=(677.259.984F=-15,68%=(1.944.584.793F=-53,38%=Lợi nhuận trƣớc thuế=86.208.279.320=79.704.385.915=87.286.335.939=(6.503.893.405F=-7,54B=7.581.950.02Q=9,51B=Lợi nhuận sau thuế=65.858.089.797 63.258.680.363 69.739.969.839 (2.599.409.434) -3,95% 6.481.289.476 10,25% ( Nguồn: Báo cáo tài chính từ năm 2013 đến 2015)68 Từ bảng trên ta có thể thấy đƣợc rằng, lợi nhuận sau thuế năm 2013 là 65.858.089.797 đồng ,năm 2014 giảm 2.599.409.434 đồng so với năm 2013, tƣơng ứng với tỷ lệ 3,95%. Năm 2015 tăng mạnh so với năm 2014 lên đến 69.739.969.839 đồng tƣơng ứng 10,25% Lợi nhuận gộp của công ty tăng mạnh qua các năm với tƣơng ứng với các mức sau: 416.223.479.015 đồng; 428.957.637.953 đồng và 352.930.091.599 đồng. Lợi nhuận chủ yếu của doanh nghiệp đến từ hoạt động sản xuất kinh doanh các mặt hàng dầu ăn còn doanh thu từ các hoạt động khác nhƣ đầu tƣ tài chính,... tạo ra lợi nhuận thấp. Nhƣ vậy, công ty nên xem xét cân nhắc đầu tƣ vào các lĩnh vực mang lại lợi nhuận thấp để tránh gặp nhiều khó khăn thách thức, bên cạnh đó việc đầu tƣ không tập trung cũng có thể khiến cho công ty không tận dụng lợi thế mạnh vốn có của mình. Bảng 3.6: Bảng các luồng lƣu chuyển tiền của công ty Đơn vị: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Lƣu chuyển tiền thuần từ HĐKD 124.424.381.194 (83.162.993.183) 12.760.591.539 Lƣu chuyển tiền thuần từ HĐĐT (10.559.239.463) (11.514.548.162) (146.855.257.847) Lƣu chuyển tiền thuần từ HĐTC 92.048.315.072 (16.604.544.899) 24.772.503.204 Ảnh hƣởng của thay đổi tỷ giá hối đoái (89.555) 217.004 (8.352.035) ( Nguồn: Báo cáo tài chính từ năm 2013 đến 2015) Các số liệu trong bảng này cho thấy, nguồn tiền chính của công ty năm 2013 từ HĐKD còn năm 2015 nguồn tiền chính lại từ HĐTC. Năm 2013, dòng tiền từ HĐKD lớn hơn so với lợi nhuận sau thuế, đó cũng là một dấu hiệu tốt cho công ty. Năm 2014, dòng tiền thuần từ HĐKD bị âm cụ thể là - 83,162,993,183 đồng thì công ty cần vay tiền hay phát hành cổ phiếu để tài trợ cho phần thiếu hụt. Nguyên nhân do công ty đang cần đầu tƣ thêm vào hàng tồn kho nhằm tăng trƣởng kinh doanh.69 3.2.2. Phân tích các nhóm hệ số 3.2.2.1. Các hệ số về khả năng thanh toán Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn Bảng 3.7: Bảng phân tích hệ số thanh toán ngắn hạn Đơn vị: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 1. Tài sản ngắn hạn 1.011.887.870.612 1.018.513.263.495 1.049.673.437.674 2. Nợ ngắn hạn 813.138.206.617 771.511.494.431 778.325.187.565 3. Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn 1,24 1,32 1,35 ( Nguồn: Báo cáo tài chính từ năm 2013 đến 2015) Nhìn vào bảng ta có thể thấy rằng, hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn trong 3 năm 2013 đến 2015 tăng lên từ 1,24 đến 1,35. Nhƣ vậy, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty tƣơng đối tốt và ổn định, hệ số này cho biết công ty có khả năng hoàn trả nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn hiện có Hình 3.6: Biểu đồ khả năng thanh toán ngắn hạn ( Nguồn: Báo cáo tài chính từ năm 2013 đến 2015)70 Hệ số thanh toán nhanh Bảng 3.8: Bảng phân tích hệ số thanh toán nhanh Đơn vị: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 1. Tài sản ngắn hạn 1.011.887.870.612 1.018.513.263.495 1.049.673.437.674 2. Hàng tồn kho 479.769.402.418 627.808.272.221 609.292.126.278 3. TSNH - Hàng tồn kho 532.118.468.194 390.704.991.274 440.381.311.396 2. Nợ ngắn hạn 813.138.206.617 771.511.494.431 778.325.187.365 3. Hệ số khả năng thanh toán nhanh 0,65 0,51 0,57 (Nguồn: Báo cáo tài chính từ năm 2013 đến 2015) Qua bảng số liệu ta có thể thấy rằng hệ số khả năng thanh toán nhanh qua 3 năm lần lƣợt là 0,65; 0,51 và 0,57. Trong năm 2013 khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp đã tốt hơn so với năm 2014 và 2015. So với ngành,hệ số này cụ thể là 1,4 và các công ty cùng ngành ( HHC: 1,14 và VNM là 2,18) cho thấy hệ số của công ty này quá thấp, hệ số này vẫn nhỏ hơn 1 tức là tình hình thanh toán đang gặp khó khăn, doanh nghiệp có thể phải bán gấp sản phẩm, hàng hóa để trang trải các khoản nợ. Vì vậy , công ty vẫn cần phải cải thiện và nâng cao khả năng thanh toán nhanh Hình 3.7: Biểu đồ thể hiện khả năng thanh toán nhanh ( Nguồn: Báo cáo tài chính từ năm 2013 đến 2015)71 Hệ số khả năng thanh toán bằng tiền Bảng 3.9: Bảng phân tích hệ số khả năng thanh toán bằng tiền Đơn vị: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 1.Tiền 74.666.089.611 83.184.220.371 63.853.705.232 2. Nợ ngắn hạn 813.138.206.617 771.511.494.431 778.325.187.365 3. Hệ số khả năng thanh toán bằng tiền 0,09 0,11 0,08 ( Nguồn: Báo cáo tài chính từ năm 2013 đến 2015) Từ bảng trên ta có thể thấy đƣợc rằng hệ số khả năng thanh toán bằng tiền qua 3 năm lần lƣợt là 0,09; 0,11 và 0,08. Đặc biệt hơn tại năm 2013 và 2015 hệ số này nhỏ hơn 0,1 điều đó cho thấy rằng doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ. Vì vậy , doanh nghiệp có thể bán gấp hàng hóa sản phẩm để trả nợ vì không đủ tiền thanh toán. Hình 3.8: Biểu đồ thể hiện khả năng thanh toán bằng tiền ( Nguồn: Báo cáo tài chính từ năm 2013 đến 2015)72 3.2.2.2. Vòng quay hàng tồn kho Bảng 3.10: Bảng vòng quay hàng tồn kho Đơn vị: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 1. Doanh thu thuần 4.291.079.223.546 4.123.378.365.725 3.593.394.587.425 2. Hàng tồn kho đầu kỳ 459.728.420.211 479.769.402.418 627.808.272.221 3. Hàng tồn kho cuối kỳ 479.769.402.418 627.808.272.221 609.292.126.278 4. Hàng tồn kho bình quân 469.748.911.315 553.788.837.320 618.550.199.250 5. Giá vốn hàng bán 3.874.855.744.531 3.694.420.727.772 3.240.464.495.826 6. Vòng quay hàng tồn kho 8,25 6,67 5,24 ( Nguồn: Báo cáo tài chính từ năm 2013 đến 2015) Qua bảng số liệu trên ta thấy đƣợc rằng vòng quay hàng tồn kho của công ty trong 3 năm lần lƣợt là 8,25 vòng và 6,67 vòng và 5,24 vòng. Vòng quay lại giảm mạnh từ năm 2013 đến 2015 là do lƣợng hàng tồn kho bình quân tăng cao từ năm 2013 đến 2015. Đây là dấu hiệu không tốt trong hoạt động sản xuất của công ty, điều này nói lên lƣợng hàng tồn quá mức, sản phẩm bị tích đọng nhiều.Do hàng tồn kho trực tiếp liên quan đến năng lực thu lợi của doanh nghiệp nên công ty cần có chính sách hợp lí. 3.2.2.3. Hiệu quả sử dụng tài sản Kỳ thu tiền bình quân Bảng 3.11: Bảng kỳ thu tiền bình quân Đơn vị: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 1. Doanh thu thuần 4.291.079.223.546 4.123.378.365.725 3.593.394.587.425 2. Các khoản phải thu 104.466.811.297 82.368.785.453 87.486.275.024 3. Kỳ thu tiền bình quân 8,89 7,29 8,89 (Nguồn: Báo cáo tài chính từ năm 2013 đến 2015)73 Từ bảng số liệu trên ta có thể thấy đƣợc kỳ thu tiền bình quân năm 2014 là ngắn nhất so với các năm còn lại. Cụ thể năm 2014 chỉ cần 7,29 ngày để thu hồi các khoản nợ trong khi năm 2013 và năm 2015 cần 8,89 ngày để thu hồi các khoản nợ. Qua đó ta thấy rằng số ngày trong kỳ bình quân thấp chứng tỏ công ty không bị ứ đọng vốn trong khâu thanh toán, không phải gặp những khoản nợ khó đòi, tốc độ thu hồi nợ nhanh và hiệu quả quản lý cao. Hình 3.9: Biểu đồ thể hiện kỳ thu tiền bình quân Vòng quay tài sản cố định Bảng 3.12: Bảng vòng quay tài sản cố định Đơn vị: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 1. Doanh thu thuần 4.291.079.223.546 4.123.378.365.725 3.593.394.587.425 2. Tổng nguyên giá TSCĐ hiện có đầu kỳ 234.438.581.321 208.033.006.102 188.271.460.335 3. Tổng nguyên giá TSCĐ cuối kỳ 208.033.006.102 188.271.460.335 173.167.352.995 4. Nguyên giá bình quân TSCĐ 221.235.793.712 198.152.233.219 180.719.406.665 5. Vòng quay TSCĐ 19,40 20,81 19,88 (Nguồn: Báo cáo tài chính từ năm 2013 đến 2015)74 Qua số liệu trên ta có thể thấy rằng, trong 3 năm thì với 01 đồng tài sản cố định công ty tạo ra 19,4 đồng doanh thu ở năm 2013, năm 2014 và 2015 lần lƣợt là 20,81 đồng và 19,88 đồng. Số vòng quay tài sản cố định nói lên cƣờng độ sử dụng tài sản cố định. Số vòng quay tài sản cố định của công ty từ năm 2013 đến năm 2014 tăng lên. Trong ngắn hạn,công ty vẫn đạt đƣợc lợi nhuận mong muốn, tuy nhiên trong dài hạn sẽ xảy ra một số rủi ro tài chính. Vòng quay tài sản ngắn hạn Bảng 3.13: Bảng vòng quay tài sản ngắn hạn Đơn vị: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 1. Doanh thu thuần 4.291.079.223.546 4.123.378.365.725 3.593.394.587.425 2. Tổng nguyên giá TSNH hiện có đầu kỳ 764.646.028.043 1.011.887.870.612 1.018.513.263.495 3. Tổng nguyên giá TSNH cuối kỳ 1.011.887.870.612 1.018.513.263.495 1.049.673.437.674 4. Nguyên giá bình quân TSNH 888.266.949.328 1.015.200.567.054 1.034.093.350.585 5. Vòng quay TSNH 4,83 4,06 3,47 (Nguồn: Báo cáo tài chính từ năm 2013 đến 2015) Từ bảng phân tích trên, vòng quay tài sản ngắn hạn giảm dần qua các năm, cụ thể năm 2013 là 4,83 vòng, năm 2014 là 4,06 vòng và năm 2015 là 3,47 đồng. Năm 2013, với một đồng tài sản ngắn hạn đƣợc đầu tƣ công ty tạo ra 4,83 đồng doanh thu. Năm 2014,vòng quay tài sản ngắn hạn giảm 0,77 đồng so với năm 2013. Và đến năm 2015 vòng quay TSNH giảm 0,59 đồng so với năm 2014.75 Vòng quay tổng tài sản Bảng 3.14: Vòng quay tổng tài sản Đơn vị : VNĐ Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 1. Doanh thu thuần 4.291.079.223.546 4.123.378.365.725 3.593.394.587.425 2. Tổng nguyên giá TTS hiện có đầu kỳ 1.001.871.132.875 1.222.588.579.768 1.209.437.293.927 3. Tổng nguyên giá TTS cuối kỳ 1.222.588.579.768 1.209.437.293.927 1.225.982.336.700 4. Nguyên giá bình quân TTS 1.112.229.856.322 1.216.012.936.848 1.217.709.815.314 5. Hiệu quả sử dụng TTS 3,86 3,39 2,95 (Nguồn: Báo cáo tài chính từ năm 2013 đến 2015) Chúng ta có thể thấy đƣợc rằng, hệ số này đo lƣờng một đồng tài sản tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Từ bảng trên ta thấy, vòng quay tổng tài sản giảm dần qua các năm. Năm 2013, vòng quay tổng tài sản là 3,86 vòng tức là với mỗi đồng tài sản doanh nghiệp thu về 3,86 đồng doanh thu. Sang năm 2014 và 2015 lần lƣợt là 3,39 đồng và 2,95 đồng. Điều này chứng tỏ hiệu suất sử dụng tài sản của doanh nghiệp đang có xu hƣớng kém hiệu quả. Doanh nghiệp cần quản lý hiệu quả hơn tiền mặt, các khoản phải thu ngắn hạn và TSCĐ. 3.2.2.3. Nhóm hệ số đòn bẩy tài chính Thông qua việc phân tích các chỉ tiêu đòn bẩy tài chính sẽ thấy đƣợc cơ cấu tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp đã hợp lý chƣa, có đảm bảo an toàn tài chính và khả năng tài trợ của doanh nghiệp76 Hệ số nợ trên tổng tài sản Bảng 3.15: Bảng hệ số nợ trên tổng tài sản Đơn vị: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 1. Tổng nợ phải trả 813.138.206.617 771.511.494.431 778.325.187.365 2. Tổng tài sản 1.222.588.579.768 1.209.437.293.927 1.225.982.336.700 3. Hệ số nợ trên tổng tài sản 0,67 0,64 0,63 (Nguồn: Báo cáo tài chính từ năm 2013 đến 2015) Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy đƣợc chỉ số nợ của doanh nghiệp tƣơng đối cao. Năm 2013 chỉ số này là 0,67, nhƣng lại giảm nhẹ qua các năm 2014, 2015 lần lƣợt là 0,64 và 0,63. Nguyên nhân là do sự biến động của nợ phải trả và tổng tài sản ở năm 2014 có sự giảm đáng kể so với năm 2013 nhƣng đến năm 2015 thì cả hai chỉ tiêu này lại tăng nhẹ so với năm 2014. Đây là xu hƣớng không tốt khi lãi suất ngân hàng tăng lên sẽ khiến cho chi phí lãi vay tăng. Ảnh hƣởng trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận của công ty. Đồng thời doanh nghiệp khó huy động thêm tiền vay để mở rộng sản xuất kinh doanh. Mặc dù, hệ số nợ cao có thể tạo lợi thế về đòn bẩy tài chính cho công ty. Tuy nhiên, kèm theo đó là khả năng công ty mất khả năng thanh toán. Do vậy, doanh nghiệp nên cân nhắc để điều chỉnh hợp lý nhất. Hình 3.10: Biểu đồ thể hiện hệ số nợ trên tổng tài sản (Nguồn: Báo cáo tài chính từ năm 2013 đến 2015)77 Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu Bảng 3.16: Bảng hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu Đơn vị: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 1. Tổng nợ phải trả 813.138.206.617 771.511.494.431 778.325.187.365 2. Vốn chủ sở hữu 409.450.373.151 437.925.799.496 447.657.149.335 3. Hệ số nợ trên VCSH 1,99 1,76 1,74 (Nguồn: Báo cáo tài chính từ năm 2013 đến 2015) Qua bảng trên ta thấy rằng hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu giảm dần từ năm năm 2013 là 199% năm 2014 là 176% và đến năm 2015 là 174%. Hệ số này cao hơn rất nhiều so với ngành ( 94%) và với công ty trong ngành ( HHC: 115% và VNM là 146%).Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu thể hiện sức mạnh tài chính, cấu trúc tài chính của doanh nghiệp và làm thế nào doanh nghiệp có thể chi trả cho các hoạt động. Qua bảng thống kê nợ phải trả chiếm quá nhiều so với nguồn vốn chủ sở hữu, điều này cho thấy doanh nghiệp đi vay mƣợn nhiều hơn số vốn hiện có. Việc sử dụng quá nhiều vốn đi vay khiến cho doanh nghiệp có thể gặp rủi ro trong việc trả nợ, đặc biệt là doanh nghiệp càng gặp nhiều khó khăn hơn khi lãi suất ngân hàng ngày một tăng. Cac chủ nợ hay ngân hàng thƣờng xem xét, đánh giá kỹ tỷ lệ nợ và một số chỉ số tài chính khác để quyết định có cho doanh nghiệp vay hay không. Tuy nhiên, việc sử dụng nợ cũng có một ƣu điểm, đó là chi phí lãi vay sẽ đƣợc trừ vào thuế thu nhập doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp phải cân nhắc giữa rủi ro về tài chính và ƣu điểm của vay nợ để đảm bảo một tỷ lệ hợp lý nhất78 Hình 3.11: Biểu đồ thể hiện hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu Hệ số thanh toán lãi vay Bảng 3.17: Bảng hệ số khả năng thanh toán lãi vay Đơn vị: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 1. Tổng lợi nhuận kế toán trƣớc thuế 86.208.279.320 79.704.385.915 87.286.335.939 2. Chi phí lãi vay 8.478.789.876 7.692.796.387 9.035.791.095 3. EBIT 94.687.069.196 87.397.182.302 96.322.127.034 4. Khả năng thanh toán lãi vay 11,17 11,36 10,66 (Nguồn: Báo cáo tài chính từ năm 2013 đến 2015) Dựa vào bảng phân tích số liệu ta thấy doanh nghiệp hoàn toàn có khả năng thanh toán lãi vay. Năm 2013 tỷ lệ là là 11,17 sang năm 2014 và 2015 lần lƣợt 11,36 và 10,66. Doanh nghiệp sử dụng chính là nguồn chiếm dụng thay vì sử dụng nguồn vốn đi vay ngân hàng nên tiền lãi vay khá thấp. Trên góc độ tài chính đây là một xu hƣớng tốt, tuy nhiên thực tế khi doanh nghiệp chiếm dụng vốn của nhà cung cấp quá nhiều sẽ gây ảnh hƣởng đến uy tín của doanh nghiệp. Công ty cần cân nhắc giữa việc chiếm dụng vốn của nhà cung cấp và đi vay vốn ngân hàng để nâng cao uy tín với nhà cung cấp.79 Hình 3.12: Biểu đồ thể hiện khả năng thanh toán lãi vay 3.2.2.5. Khả năng sinh lời Bảng 3.18: Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời Đơn vị: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 1. Lợi nhuận sau thuế 65.858.089.797 63.258.680.363 69.739.969.839 2. Doanh thu thuần 4.291.079.223.546 4.123.378.365.725 3.593.394.587.425 3. Tổng tài sản bình quân 1.112.229.856.322 1.216.012.936.848 1.217.709.815.314 4. Vốn chủ sở hữu đầu kỳ 378.288.507.844 409.450.373.151 437.925.799.496 5. Vốn chủ sở hữu cuối kỳ 409.450.373.151 437.925.799.496 447.657.149.335 6. Vốn chủ sở hữu bình quân 393.869.440.498 423.688.086.324 442.791.474.416 5. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) 0,015 0,015 0,019 6. Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) 0,059 0,052 0,057 7. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) 0,167 0,149 0,158 8. EBIT 94.687.069.196 87.397.182.302 96.322.127.034 9. Tổng tài sản 1.222.588.579.768 1.209.437.293.927 1.225.982.336.700 10. Tỷ suất sinh lợi căn bản (BEP) 0,077 0,072 0,079 (Nguồn: Báo cáo tài chính từ năm 2013 đến 2015)80 Hình 3.13: Biểu đồ thể hiện hệ số phản ánh khả năng sinh lời (Nguồn: Báo cáo tài chính từ năm 2013 đến 2015) Nhìn vào bảng số liệu trên, ta thấy rằng vào năm 2015 tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) là lớn nhất 1,9%. Năm 2013 và 2014 đều ở mức 1,5%, doanh thu công ty tăng mạnh nhƣng lợi nhuận tăng không cao. Nguyên nhân do chi phí sản xuất tăng cao, TSDH của công ty chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng tài sản dẫn đến việc phải thuê ngoài nhiều máy móc thiết bị sản xuất. Giá thuê máy móc tăng sẽ khiến doanh nghiệp giảm lợi nhuận Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) của doanh nghiệp có xu hƣớng giảm dần trong 3 năm. Cụ thể năm 2013, ROA của doanh nghiệp là 5,9% sang năm 2014 còn 5,2% sau đó tăng nhẹ vào năm 2015 lên mức 5,7%. Tuy nhiên ROA của ngành là 10% và các công ty trong ngành (HHC là 3% và VNM là 17%). Tỷ lệ ROA giảm dần qua các năm đồng nghĩa với việc hiệu quả sử dụng tài sản của công ty ngày càng giảm. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) cũng có xu hƣớng giảm dần. Năm 2013, ROE của công ty là 16,7%, sang năm 2014 giảm xuống còn 14,9% và đến năm 2015 thì tăng nhẹ 15,8%. Trong khi đó, ROE của ngành là 17% và các81 công ty trong ngành (HHC là 13% và VNM là 32%). Điều này cho thấy doanh nghiệp sử dụng vốn chủ sở hữu không hiệu quả. Cuối cùng tỷ suất sinh lợi căn bản (BEP) có sự tăng giảm qua các năm. Năm 2013 BEP của doanh nghiệp là 7,7% sang năm 2014 là 7,2% và đến năm 2015 tăng lên 7,9% và đạt mức cao nhất trong giai đoạn 2013 – 2015. 3.2.2.6. Nhóm hệ số thị trường Bảng 3.19: Bảng biểu hiện hệ số thị trƣờng Đơn vị: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 1. Lợi nhuận trên cổ phiếu (EPS) 3.470 3.333 3.674 2. Hệ số giá trên thu nhập (P/E) 11,0 12,8 11,2 3. Hệ số giá thị trƣờng trên giá ghi sổ (M/B) 1,76 1,84 1,74 (Nguồn: Báo cáo tài chính từ năm 2013 đến 2015) Nhìn vào bảng ta thấy rằng, lợi nhuận trên cổ phiếu EPS năm 2014 giảm 137 đồng, tuy nhiên đến năm 2015 thì EPS tăng 341 đồng . Đây là phần lợi nhuận mà công ty phân bổ cho mỗi cổ phần thông thƣờng đang đƣợc lƣu hành trên thị trƣờng. EPS đƣợc sử dụng nhƣ một chỉ số thể hiện khả năng kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp và là biến số quan trọng duy nhất trong việc tính toán giá cổ phiếu. Vì vậy công ty cần xem xét và sắp xếp bộ máy nhân sự, điều chỉnh phƣơng án kinh doanh, thực hiện các biện pháp tiết giảm chi phí hợp lý. Tuy nhiên, so với EPS ngành là 7188 đồng/ cổ phiếu và của các công ty cùng ngành thì vẫn còn kém xa (nhƣ CLC là 5458 đồng/cổ phiếu và VNM là 6002 đồng /cổ phiếu). Điều này cho thấy doanh nghiệp sử dụng vốn chƣa đạt hiệu quả82 Hình 3.14: EPS của công ty và nội bộ ngành thực phẩm Tƣờng An (Nguồn: Báo cáo tài chính từ năm 2013 đến 2015) Hệ số giá trên thu nhập P/E cho thấy giá cổ phiếu hiện tại cao hơn thu nhập từ cổ phiếu đó bao nhiêu lần hay nhà đầu tƣ phải trả giá cho một đồng thu nhập bao nhiêu. Nhìn vào bảng ta thấy đƣợc hệ số giá trên thu nhập năm 2013 là 11 lần, năm 2014 tăng lên 12,8 lần nhƣng đến năm 2015 lại giảm về còn 11,2 lần. So với P/E của ngành là 10,1 lần và các công ty cùng ngành cụ thể là (CLC là 5.3 lần và VNM là 15.9 lần) Ta có thể thấy đối với các nhà đầu tƣ, M/B là công cụ giúp họ tìm kiếm các cổ phiếu có giá thấp mà phần lớn thị trƣờng bỏ qua. Tỷ lệ M/B của công ty qua các năm 2013 – 2015 tƣơng ứng là 1,76; 1,84 và 1,74 ( lớn hơn 1). Tuy nhiên, tỷ lệ này còn khá thấp so với tỷ lệ của ngành là 3,07 và các công ty cùng ngành (VCF là 2,55 và CLC là 2,05). Đây là dấu hiệu cho thấy công ty làm ăn khá tốt, thu nhập trên tài sản cao hoặc doanh nghiệp đang bán cổ phần với mức giá cao hơn giá trị ghi sổ của nó. 3.2.2.7. Phân tích Dupont Trong phƣơng pháp phân tích Dupont, thông qua quan hệ của một số chỉ tiêu chủ yếu để phản ánh thành tích tài chính của doanh nghiệp một cách trực quan và rõ ràng. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE đƣợc tính nhƣ sau:83 Nhƣ vậy: ROE = Tỷ suất doanh lợi x Vòng quay tổng tài sản x Mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính Bảng 3.20: Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời (Nguồn: Báo cáo tài chính từ năm 2013 đến 2015) Từ bảng phân tích trên ta thấy hệ số ROE của năm 2014 giảm mạnh so với năm 2013 chủ yếu do vòng quay toàn bộ tài sản giảm, chứng tỏ hiệu suất sử dụng tài sản giảm. Bên cạnh đó mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính tăng có thể giúp công ty tận dụng ƣu thế của đòn bẩy tài chính nhƣng cũng không bù đắp lại đƣợc những yếu kém trong hoạt động sản xuất kinh doanh Năm 2015, hệ số ROE tăng lên, các cổ đông thu về lợi nhuận trên đồng vốn bỏ ra, nguyên nhân là ROS tăng nhanh tức là công ty kiểm soát các khoản chi phí hiệu quả hơn. Qua phân tích Dupont, ta thấy đƣợc ROE tăng khi ROS tăng, vòng quay tài sản tăng hoặc mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính tăng. Nhƣ vậy để nâng cao hệ số ROE trong tƣơng lai công ty có thể quản lý tốt chi phí hoặc quản lý tốt tài sản. Trƣờng hợp không quản lý tốt tài sản và chi phí doanh nghiệp vẫn có thể tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu bằng việc tăng mức độ sử dụng nợ Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 1.ROS 0,015 0,015 0,019 2. Vòng quay toàn bộ Tài sản=3,86 3,39 2,95 3. Mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính=2,82 2,87 2,75 4. ROE 0,167 0,149 0,15884 3.2.3. Các yếu tố tác động đến tình hình tài chính của doanh nghiệp 3.2.3.1. Người tiêu thụ Đây thực sự là yếu tố quan trọng. Các sản phẩm nói chung và Tƣờng An nói riêng, trải qua quá trình hoạt động và phát triển suốt gần mấy chục năm qua, Tƣờng An đã trở thành một ngành công nghệp chế biến dầu thực vật tại Việt Nam. Với sự đa dạng về sản phẩm, Tƣờng An hiện nay có gần 10 mặt hàng đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngƣời tiêu dùng từ những ngƣời khó tính nhất. Với những đóng góp to lớn cho sức khoẻ ngƣời tiêu dùng, Tƣờng An đã nhận đƣợc rất nhiều giải thƣởng do chính ngƣời tiêu dùng bình chọn. Đó thực sự là những giải thƣởng góp phần khẳng định tên tuổi của Tƣờng An và uy tín của Tƣờng An là công cụ hỗ trợ và quảng bá thƣơng hiệu của Tƣờng An khi thâm nhập vào thị trƣờng quốc tế. 3.2.3.2. Nhà cung cấp Nhà cung cấp nhiên liệu cho công ty dầu thực vật Tƣờng An là các hộ gia đình trồng nông sản nhƣ đậu tƣơng, mè, đậu phộng …với tiêu chí đạt chất lƣợng sản phẩm cũng nhƣ sức khoẻ lên hàng đầu, Tƣờng An đã đƣa cả đội ngũ nhân viên về thu mua tận nơi với chất lƣợng nông sản tốt, cùng với dây chuyền chế biến đảm bảo vệ sinh, chính vì vậy chất lƣợng đƣợc đảm bảo từ khi thu mua nông sản đến khi chế biến. Trong thời gian qua, với nhiều biến động về giá cả, cộng thêm sự thiếu nƣớc tƣới tiêu ruộng đồng nên gây nhiều khó khăn cho ngƣời dân. Hiện tại Tƣờng An là doanh nghiệp thu mua gần 70% lƣợng đậu tƣơng trên toàn quốc tăng giá thu mua nông sản trong nửa năm trở lại đây đã tạo ra sự yên tâm, tin tƣởng lớn với ngƣời nông dân từ lâu gắn bó với ruộng đồng và ngày càng cung cấp đủ lƣợng nhiên liệu cho Tƣờng An. 3.2.3.3. Sản phẩm của công ty Quá trình hội nhập và phát triển của Việt Nam đã đem đến sự đa dạng về hàng hoá. Sản phẩm dầu ăn bây giờ bắt buộc phải chia sẻ thị trƣờng với sản phẩm khác nhƣ bơ fomat hay các loại sốt … các sản phẩm này dần khẳng định đƣợc sự chiếm lĩnh thị trƣờng. Trƣớc đây thay vì rán khoai với dầu, ngƣời ta rán khoai với85 bơ, thay vì trộn sa lát với dầu, ngƣời ta trộn salát với phomai… thêm vào đó là các loại chảo chống dính đa năng, ngƣời tiêu dùng xào hoặc rán mà không cần dùng đến dầu thực vật bằng cách này ngƣời ta có thể giảm tối đa độ béo… Đó là một bƣớc đột phá và tạo ra nhiều bất ngờ cho các bà nội trợ. Tuy nhiên với những ngƣời kỹ tính, sự lựa chọn sản phẩm này là không cao vì với các làm nhƣ vậy sẽ không đảm bảo đƣợc mùi vị và chất lƣợng của các món ăn. Nếu phân tích kỹ ta sẽ thấy thực sự những sản phẩm này chỉ là giải pháp nhất thời chứ không thể sử dụng lâu dài trong quá trình nấu nƣớng. Do vậy những sản phẩm của Tƣờng An vẫn giữ đƣợc giá trị trên thị trƣờng. 3.2.3.4. Tác động của chính sách vĩ mô Môi trƣờng nhập khẩu học Trong những năm gần đây dân số Việt Nam tăng lên khá nhanh. Cùng với sự hội nhập và phát triển các tổ chức trên thế giới đã làm cho thu nhập của ngƣời dân đƣợc cải thiện đáng kể. Đây thực sự là một cơ hội tốt cho các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm nhƣ Tƣờng An. Trƣớc đây trong thời kỳ bao cấp, mọi ngƣời chỉ cần có cơm no, áo ấm, giờ đây cùng với sự phát triển của đất nƣớc, ngƣời Việt Nam đã biết "ăn ngon, mặc đẹp" đời sống đƣợc cải thiện đáng kể. Thêm vào đó, mọi ngƣời đã biết quan tâm hơn tới sức khoẻ của mình và mọi ngƣời trong gia đình. Do đó, tuổi thọ của ngƣời Việt Nam ngày càng phát triển. Sự thay đổi về cơ cấu độ tuổi tác động lên cơ cấu nhu cầu. Trƣớc đây, do đời sống khăn hiếm thực phẩm nên các món ăn nhƣ xào rán, ít xuất hiện trong các bữa ăn, còn bây giờ khi đời sống đã đƣợc nâng cao, cơ cấu xã hội có nhiều thay đổi, ngƣời Việt Nam có thể nấu bất cứ món gì mà họ muốn. Môi trƣờng kinh tế. Sau khi nhà nƣớc bãi bỏ cơ chế bao cấp chuyển sang cơ chế thị trƣờng, mở cửa hội nhập với nền kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam đã có sự thay đổi nhƣ vũ bão. Trƣớc đây, chúng ta tự trói mình với cơ chế "tự cung - tự cấp" thì nay cơ chế "thoáng" nhƣ một cơn gió mát thổi vào các doanh nghiệp Việt Nam đang dậm chân, khi không có cơ hội đƣa mặt hàng Việt Nam tới tay ngƣời tiêu dùng86 trên thế giới. Đặc biệt hiện nay nhu cầu về thực phẩm là rất cao do vậy có rất nhiều doanh nghiệp đang mạnh dạn đầu tƣ vào lĩnh vực này, thị trƣờng Việt Nam trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Công ty Tƣờng An cũng không đứng ngoài cuộc, không chỉ đáp ứng đƣợc thị trƣờng trong nƣớc mà sản phẩm của Tƣờng An còn có mặt ở nhiều nƣớc trên thế giới. Môi trƣờng tự nhiên Nƣớc ta vốn là một nƣớc nông nghiệp với nguồn nông sản dồi dào từ các tỉnh thành trong cả nƣớc, Tƣờng An đã giảm tối đa chi phí nhập nguyên nhiên liệu đầu vào. Qua đó, giá thành sản phẩm và có nhiều nguồn lực để cạnh tranh. Đặc biệt Tƣờng An đã áp dụng những giải pháp kiểm soát độ ô nhiễm nhƣ sử dụng ép dầu bằng công nghệ cao, bã của đậu phộng, mè, đậu nành đƣợc bán làm thức ăn cho gia súc. Hơn nữa Tƣờng An còn sử dụng công nghệ xử lý nƣớc thải, các vỏ hộp vỏ chai đƣợc sử dụng một lần và có thể tái chế đƣợc. Những điều kiện thuận lợi trên đã giúp cho Tƣờng An trở thành một doanh nghiệp đầu ngành trong sản xuất dầu ăn trong nƣớc và là một đối thủ tiềm năng với các hãng sữa trên thế giới. Môi trƣờng văn hoá xã hội. Dầu thực vật đã ngày càng đƣợc thay thế mỡ động vật. Dầu thực vật vừa đáp ứng đƣợc nhu cầu về nấu nƣớng, đảm bảo đƣợc sức khoẻ đặc biệt là đối với ngƣời già. Dầu thực vật sẽ làm giảm lƣợng cholesterol trong máu, một chất rất có hại cho tim mạch. Trong mấy chục năm hoạt động và phấn đấu không biết mệt mỏi, Tƣờng An cũng đang đóng góp một phần nhỏ mang đến cho các thế hệ đã qua một sức khỏe, và niềm tin tuổi già. Môi trƣờng công nghệ. Công nghệ là nhân tố mang tính sáng tạo. Đây là một nhân tố rất năng động chứa đựng nhiều cơ hội. Ngày nay quá trình CNH – HĐH đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ, tốc độ nhanh và sự thay đổi kỹ thuật công nghệ nhanh chóng làm thay đổi nền kinh tế thế giới.87 Các doanh nghiệp nói chung và Tƣờng An nói riêng ngày càng tiếp cận với nhiều công nghệ mới, hiện đại hơn góp phần nâng cao chất lƣợng sản phẩm. Nắm bắt đƣợc nhu cầu của thị trƣờng từ năm 1994 – 2000, Tƣờng An đã mạnh dạn đầu tƣ một máy thổi chai PET của Nhật, một dây chuyền chiết chai dầu tự động công suất 5000 chai lit/h và một dây chuyền tinh luyện dầu tự động công suất 45.000 tấn/năm của CHLB Đức. Điều đó cũng làm cho Tƣờng An theo kịp với xu thế công nghệ của thời đại. Môi trƣờng chính trị Trong thời đại mở cửa, tự do giao lƣu buôn bán, chính phủ cũng quan tâm đến nhiều mặt của doanh nghiệp. Với các chính sách thuế quan ƣu đãi, các bộ luật doanh nghiệp mới thoáng hơn, cơ chế kinh doanh đơn giản đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp giao thƣơng buôn bán với các đối tác trong và ngoài nƣớc. Đây cũng là một lợi thế tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nói chung và Tƣờng An nói riêng phát triển hơn. 3.3. Đánh giá tình hình tài chính công ty cổ phần Dầu Thực vật Tƣờng An 3.3.1. Ưu điểm Ban Giám Đốc công ty đã xây dựng một chiến lƣợc kinh doanh phù hợp với tình hình mới hiện nay, kinh doanh nhiều loại sản phẩm đa dạng đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách hàng. Đội ngũ cán bộ công nhân viên đƣợc đào tạo chuyên môn, có nhiều kinh nghiệm, thƣờng xuyên nắm bắt đƣợc những quy định mới của nhà nƣớc và các chính sách về thuế để thực hiện và hoàn thành tốt trách nhiệm đối với nhà nƣớc.. Công ty thƣờng tạo điều kiện cho các cán bộ công nhân viên tham gia các khoá đào tạo nâng cao nghiệp vụ, tham gia các hoạt động xã hội, tổ chức đi tham quan vào những ngày nghỉ lễ… tạo cho nhân viên tinh thần thoải mái để khi bắt đầu vào công việc là mọi ngƣời cảm thấy vui vẻ, làm việc có hiệu quả hơn. Công ty thƣờng xuyên tham gia tài trợ cho các hoạt động xã hội nhƣ tham gia ủng hộ đồng bào bị thiên tai, giúp đỡ những gia đình nghèo để họ có thêm niềm tin vƣợt qua khó khăn.88 Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty tƣơng đối gọn nhẹ và hoạt động hiệu quả với quy mô sản xuất, điều này thể hiện ở các cơ cấu các phòng ban chức năng của Công ty, các phòng ban hoạt động một cách độc lập nhƣng có mối liên hệ và phối hợp chặt chẽ với nhau. Từ các phòng ban Công ty đến các đơn vị trực thuộc, công tác kế hoạch, thị trƣờng đã đƣợc kiện toàn; Kế hoạch sản xuất kinh doanh đƣợc xây dựng và giao các chỉ tiêu kế hoạch cụ thể ngay từ đầu năm. Công ty đã thƣờng xuyên tổ chức các đoàn công tác kiểm tra, rà soát và đề ra biện pháp kịp thời nhằm tập trung đẩy mạnh việc thực hiện hoàn thành kế hoạch của từng đơn vị trong Công ty. Qua bảng tổng hợp các chỉ tiêu tình hình tài chính, ta thấy nguồn vốn qua các năm có sự tăng giảm nhẹ. Tuy nhiên, tỷ trọng vốn chủ sở hữu chiếm trong tổng nguồn vốn của Công ty tăng lên rõ rệt qua các năm, phản ánh khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập về tài chính của Công ty. Bên cạnh đó tổng tài sản của Công ty tăng giảm nhƣng hệ số nợ so với tài sản cũng giảm, chứng tỏ mức độ tài trợ tài sản của Công ty bằng các khoản nợ giảm, mức độ phụ thuộc vào chủ nợ giảm đảm bảo đƣợc mức độ độc lập về tài chính. Do đó, công ty sẽ có nhiều cơ hội để tiếp nhận các khoản vay mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. 3.3.2. Hạn chế Về công tác đầu tƣ cơ sở vật chất song song với việc đầu tƣ theo chiều sâu, để đảm bảo cho hoạt động sản xuất theo chiều rộng công ty nên đầu tƣ thêm cho cơ sở hạ tầng, kho bãi, nhà xƣởng… do sản phẩm của công ty đang đƣợc ƣa chuộng và tạo đƣợc niềm tin, hơn nữa qua số liệu cho thấy doanh thu đã tăng cao, là cơ hội tốt cho doanh nghiệp mở rộng trong thời gian tới. Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lƣợng biểu hiện kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh, là nguồn vốn quan trọng để tái đầu tƣ sản xuất, mở rộng kinh doanh. Trong những năm gần đây lợi nhuận công ty gia tăng tuy nhiên mức lợi nhuận trong năm 2014 chƣa đạt đƣợc nhƣ mục tiêu đã đề ra. Trong năm 2015 công ty cần tiếp tục phát huy thế mạnh để đạt đƣợc mục tiêu lợi nhuận đã đề ra.89 Công tác quản lý các khoản phải thu của công ty chƣa đƣợc tốt. Mặc dù những chính sách trả chậm là rất cần thiết trong quá trình gia tăng tiêu thụ, mở rộng mối quan hệ mới nhƣng để lƣợng vốn này bị chiếm dụng vốn nhiều sẽ ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh không đủ vốn để trang trải dẫn đến vay mƣợn làm tăng chi phí lãi vay phải trả. Về công tác quản lý tài sản lƣu động: Đây là loại tài sản chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng tài sản của đơn vị, do đó cần đƣợc quan tâm quản lý chặt chẽ. Những hạn chế trong việc quản lý đã làm lãng phí vốn lƣu động và ảnh hƣởng tới khả năng thanh toán của công ty.Hàng tồn kho còn tồn đọng nhiều làm ảnh hƣởng đến quá trình luân chuyển vốn. Các quỹ đƣợc trích lập thƣờng nhỏ hơn so với thực chi làm ảnh hƣởng đến hoạt động của công ty có sử dụng đến các quỹ liên quan này. Doanh thu hàng năm của Công ty có tăng nhƣng tốc độ tăng doanh thu còn chậm hơn tốc độ tăng chi phí. Các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh còn thấp dẫn đến hiệu quả kinh doanh còn thấp so với quy mô của Công ty 3.3.3. Nguyên nhân Công ty chƣa có bộ phận, phòng ban riêng để làm công tác phân tích tình hình tài chính của công ty, chƣa chú trọng đến phân tích các báo cáo tài chính, chƣa thấy rõ tầm quan trọng, vị trí của chúng trong hoạt động của doanh nghiệp Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và tỷ suất lợi nhuận trên tài sản ngày càng giảm. Nguyên nhân là do doanh nghiệp chƣa sử dụng đƣợc hết tài sản, bên cạnh đó tỷ số nợ và tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu cao do doanh nghiệp chƣa chú trọng vào việc đầu tƣ tài sản dài hạn Phân tích tài chính hoàn toàn trong phạm vi nội bộ và mang tính chủ quan chƣa có sự liên hệ, so sánh với các doanh nghiệp trong và ngoài ngành, không xác định đƣợc tình hình thực tế tại công ty. Ngoài ra, công ty cũng chƣa đánh giá đƣợc đƣợc ảnh hƣởng của các nhân tố khách quan để sự thay đổi chi tiêu tài chính và độ lớn của các tỷ số tài chính của công ty nhƣ tình trạng lạm phát hay thiểu phát của nền kinh tế.90 Nợ phải thu tồn động từ nhiều năm với số tiền khá lớn. Tình trạng dây dƣa, cố tình chiếm dụng vốn, trốn tránh trách nhiệm thanh toán của một số khách hàng đã gây ảnh hƣởng lớn đến việc huy động vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất của toàn công ty.91 CHƢƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DẦU THỰC VẬT TƢỜNG AN 4.1. Định hƣớng, mục tiêu phát triển của công ty Công ty đang từng bƣớc trở thành doanh nghiệp hàng đầu trong ngành dầu thực vật. Bên cạnh đó tiếp tục xây dựng và hoàn thiện chế độ trách nhiệm, ban hành cơ chế điều hành, cơ chế phân phối lợi ích và hoạt động của công ty để nâng cao trách nhiệm, khuyến khích ngƣời lao động hay cổ đông góp xây dựng công ty ngày càng phát triển. Kinh doanh đúng pháp luật, có hiệu quả, có uy tín, đảm bảo chất lƣợng sản phẩm,bảo toàn và phát triển vốn của các cổ đông đã đầu tƣ vào công ty,hoàn thành các nhiệm vụ đã đƣợc Đại hội cổ đông thông qua. Trong định hƣớng phát triển chung của ngành dầu thực vật, công ty cổ phần Dầu Thực vật Tƣờng An là một trong những đơn vị có thƣơng hiệu hàng đầu. Theo kế hoạch, công ty chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng đa năng, đa dạng hóa sản phẩm nhằm giải quyết đủ việc làm cho ngƣời lao động, đảm bảo an sinh xác hội và đạt hiệu quả kinh tế cao. Thƣờng xuyên quan tâm đào tạo nâng cao trình độ quản lý, chuyên môn và tay nghề cho đội ngũ cán bộ công nhân viên cùng với việc không ngừng đổi mới đầu tƣ thiết bị công nghệ tiên tiến phục vụ sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lƣơng sản phẩm và nâng cao hiệu quả sản xuất, đáp ứng đƣợc tốc độ phát triển của đất nƣớc và hội nhập kinh tế quốc tế 4.2. Dự báo tài chính của công ty Dự báo tài chính là công việc tiếp tục theo logic của phân tích tài chính. Đó là giai đoạn cuối cùng của công việc, là những tƣ duy về việc thực hiện các cân bằng tài chính, dự đoán sinh lời và mức độ rủi ro. Dự báo tài chính có tầm quan trọng đặc biệt vì nó ảnh hƣởng trực tiếp đến việc ra quyết định tài chính của doanh nghiệp. Ở đây chúng ta dùng phƣơng pháp dự báo theo phƣơng pháp tỷ lệ phần trăm doanh thu tăng trong giai đoạn 2016 -201892 4.2.1. Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh dự kiến Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh còn đƣợc gọi là báo cáo lỗ lãi. Trƣớc hết ta xem xét báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2013 – 2015 Bảng 4.1: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2013 – 2015 Đơn vị: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 1. Doanh thu 4.326.671.309.519 4.152.361.020.278 3.611.864.192.348 2. Chi phí 3.924.264.774.196 3.745.484.756.248 3.296.544.374.464 3. Lợi nhuận trƣớc thuế 86.208.279.320 79.704.385.915 87.286.335.939 4. Thuế thu nhập doanh nghiệp 20.350.189.523 16.445.705.552 17.546.366.100 5. Lợi nhuận sau thuế 65.858.089.797 63.258.680.363 69.739.969.839 ( Nguồn: Báo cáo tài chính từ năm 2013 đến 2015) Giả sử rằng, giám đốc công ty đã giải thích trong báo cáo thƣờng niên là tỷ lệ tăng trƣởng doanh thu sụt giảm do một dòng sản phẩm đã bão hòa. Tuy nhiên, trong báo cáo thƣờng niên đó cũng thông báo rằng họ đã phát triển một dòng sản phẩm mới và có kế hoạch đƣa ra thị trƣờng trong năm 2016. Chúng ta dự báo tỷ lệ tăng trƣởng doanh thu dự báo khiêm tốn 10% cho năm 2016, 15% cho năm 2017, 19% năm 2018 là phù hợp. Vì vậy, dựa trên doanh thu gần đây nhất năm 2015 của công ty, doanh thu dự báo năm 2016 là 3.973.050.611.583 đồng, năm 2017 là 4.153.643.821.200 đồng, năm 2018 là 4.298.118.388.894 đồng. Dựa vào các số liệu vừa tính, ta có thể lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh dự kiến trong 3 năm tới 2016 – 2018 Bảng 4.2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh dự kiến giai đoạn 2016 – 2018 Đơn vị: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 1. Doanh thu 3.973.050.611.583 4.153.643.821.200 4.298.118.388.894 2. Chi phí 3.626.198.811.910 3.791.026.030.634 3.922.887.805.612 3. Lợi nhuận trƣớc thuế 96.014.969.533 100.379.286.330 103.870.739.767 4. Thuế thu nhập doanh nghiệp 19.301.002.710 20.178.321.015 20.880.175.659 5. Lợi nhuận sau thuế 76.713.966.823 80.200.965.315 82.990.564.10893 4.2.2. Lập bảng cân đối kế toán dự kiến Để lập bảng cân đối kế toán dự kiến cho năm tới, chúng ta cần nghiên cứu các số liệu trên bảng cân đối kế toán của công ty cổ phần Dầu Thực vật Tƣờng An trong 3 năm tới 2016 – 2018 Bảng 4.3: Bảng cân đối kế toán giai đoạn 2013 – 2015 Đơn vị: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tỷ lệ TÀI SẢN A. Tài sản ngắn hạn 1.011.887.870.612 1.018.513.263.495 1.049.673.437.674 0,291 1. Tiền và khoản tƣơng đƣơng tiền 406.466.089.611 295.184.220.371 185.853.705.232 0,051 2. Các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn - - 133.000.000.000 0,037 4. Các khoản phải thu ngắn hạn 104.466.811.297 82.368.785.453 87.486.275.024 0,024 5. Hàng tồn kho 479.769.402.418 627.808.272.221 609.292.126.278 0,169 6. Tài sản ngắn hạn khác 21.185.567.286 13.151.985.450 34.041.331.140 0,009 B.Tài sản dài hạn 210.700.709.156 190.924.030.432 176.308.899.026 0,049 TỔNG TÀI SẢN 1.222.588.579.768 1.209.437.293.927 1.225.982.336.700 0,339 NGUỒN VỐN 1. Nợ phải trả 813.138.206.617 771.511.494.431 778.325.187.365 0,215 2. Vốn chủ sở hữu 409.450.373.151 437.925.799.496 447.657.149.335 K/AD TỔNG NGUỒN VỐN 1.222.588.579.768 1.209.437.293.927 1.225.982.336.700 K/AD ( Nguồn: Báo cáo tài chính từ năm 2013 đến 2015) Trong bảng cân đối kế toán này ta giả định là một khoản mục sẽ thay đổi theo tỷ lệ phần trăm doanh thu và một số mục sẽ không thay đổi theo doanh thu. Những mục không thay đổi theo doanh thu đƣợc ký hiệu là K/AD ( không áp dụng) Tỷ lệ = 0,29194 Tƣơng ứng tỷ lệ = 0,169 Năm 2016 doanh thu dự kiến là 3.973.050.611.583 đồng do đó tiền mặt dự kiến là 3.973.050.611.583 x 0,051 = 204.439.075.755 đồng, Các khoản phải thu ngắn hạn dự kiến là 3.973.050.611.583 x 0,024 = 96.234.902.526 đồng. Tƣơng tự ta sẽ tính đƣợc hàng tồn kho dự kiến là 670.221.338.906 đồng, tài sản ngắn hạn khác 37.445.464.254 đồng, các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn dự kiến 146.300.000.000, tài sản dài hạn khác là 193.939.788.929 đồng. Và tổng tài sản 1.348.580.570.370 đồng. Khoản nợ phải trả = 0,215 x 3.973.050.611.583 = 856.157.706.102 đồng. Trong khi đó vốn chủ sở hữu là 447.657.149.335 đồng. Khi ấy, tổng nguồn vốn sẽ là 1.303.814.855.437 đồng. Tƣơng tự ta sẽ tính số liệu của 2 năm tiếp theo 2017 - 2018 Bảng 4.4: Bảng cân đối kế toán dự kiến giai đoạn 2016 - 2018 Đơn vị: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 TÀI SẢN A. Tài sản ngắn hạn 1.154.640.781.441 1.207.124.453.325 1.249.111.390.832 1. Tiền và khoản tƣơng đƣơng tiền 204.439.075.755 213.731.761.017 221.165.909.226 2. Các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn 146.300.000.000 152.950.000.000 158.270.000.000 3 Các khoản phải thu ngắn hạn 96.234.902.526 100.609.216.278 104.108.667.279 4. Hàng tồn kho 670.221.338.906 700.685.945.220 725.057.630.271 5. Tài sản ngắn hạn khác 37.445.464.254 39.147.530.811 40.509.184.057 B.Tài sản dài hạn 193.939.788.929 202.755.233.880 209.807.589.841 TỔNG TÀI SẢN 1.348.580.570.370 1.409.879.687.205 1.458.918.980.673 NGUỒN VỐN 1. Nợ phải trả 856.157.706.102 895.073.965.470 926.206.972.964 2. Vốn chủ sở hữu 447.657.149.335 447.657.149.335 447.657.149.335 TỔNG NGUỒN VỐN 1.303.814.855.437 1.342.731.114.805 1.373.864.122.299 Nhìn vào bảng cân đối kế toán dự kiến vừa lập trên năm 2016 ta thấy sự chênh lệch giữa tài sản và nguồn vốn , tài sản tăng lên 122.598.233.670 đồng trong khi đó nguồn95 vốn chỉ tăng lên 77.832.518.737 đồng. Nhƣ vậy bảng cân đối không cân vì tài sản không bằng nguồn vốn. Để khắc phục điều này cần tăng thêm nguồn vốn lên 122.598.233.670 - 77.832.518.737 = 44.765.714.934 đồng. Lƣợng tiền tăng thêm này đƣợc gọi là nhu cầu tài trợ từ bên ngoài và ký hiệu là EFN. Đến đây khi lập bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh dự kiến, ta gặp phải một vấn đề mâu thuẫn: doanh thu trong 3 năm dự kiến tăng lần lƣợt là 10%, 15%, 19% nhƣng doanh thu sẽ không tăng nếu không tìm đƣợc nguồn tài trợ mới. Nếu công ty không vay tiền hoặc không phát hành cổ phiếu mới thì khả năng tăng doanh thu lên là không thể thực hiện. Để giải quyết mâu thuẫn trên và làm cân bằng bảng cân đối kế toán dự kiến, ta có 3 khả năng lựa chọn: vay ngắn hạn, vay dài hạn hay phát hành cổ phiếu mới. Việc lựa chọn hình thức tài trợ phụ thuộc vào quyết định của ban quản lý công ty. Bảng 4.5: Bảng cân đối kế toán dự kiến hoàn chỉnh giai đoạn 2016 - 2018 Đơn vị: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 TÀI SẢN A. Tài sản ngắn hạn 1.154.640.781.441 1.207.124.453.325 1.249.111.390.832 1. Tiền và khoản tƣơng đƣơng tiền 204.439.075.755 213.731.761.017 221.165.909.226 2. Các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn 146.300.000.000 152.950.000.000 158.270.000.000 3 Các khoản phải thu ngắn hạn 96.234.902.526 100.609.216.278 104.108.667.279 4. Hàng tồn kho 670.221.338.906 700.685.945.220 725.057.630.271 5. Tài sản ngắn hạn khác 37.445.464.254 39.147.530.811 40.509.184.057 B.Tài sản dài hạn 193.939.788.929 202.755.233.880 209.807.589.841 TỔNG TÀI SẢN 1.348.580.570.370 1.409.879.687.205 1.458.918.980.673 NGUỒN VỐN 1. Nợ phải trả 856.157.706.102 895.073.965.470 926.206.972.964 2. Vốn chủ sở hữu 447.657.149.335 447.657.149.335 447.657.149.335 3. Nhu cầu tài trợ từ bên ngoài 44.765.714.934 67.148.572.400 85.054.858.374 TỔNG NGUỒN VỐN 1.348.580.570.370 1.409.879.687.205 1.458.918.980.67396 4.2.3. Các hệ số tài chính dự kiến Dựa vào bảng kết quả hoạt động kinh doanh và bảng cân đối kế toán dự kiến trong tƣơng lai, ta sẽ dự báo các chỉ số tài chính dự kiến Bảng 4.6: Chỉ số tài chính dự kiến giai đoạn 2016 – 2018 Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 1.Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 1,26 1,31 1,35 2. Hệ số khả năng thanh toán nhanh 0,57 0,61 0,67 3. Hệ số khả năng thanh toán bằng tiền 0,24 0,17 0,12 4. Kỳ thu tiền bình quân 8,84 8,24 7,89 5. Hệ số nợ trên tổng tài sản 0,63 0,69 0,73 6. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu 1,91 2,00 2,07 7. Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) 0,06 0,06 K/AD 8. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) 0,17 0,18 0,19 Nhìn vào bảng trên ta có thấy rằng hệ số thanh toán nợ ngắn hạn tăng dần giai đoạn 2016 -2018 cho thấy rằng khả năng hoàn trả nợ ngắn hạn tốt hơn. Bên cạnh đó hệ số khả năng thanh toán nhanh trong 3 năm tăng dần lần lƣợt là 0,57 ; 0,61; 0,67 , đều nhỏ hơn 1 phản ánh tình hình thanh toán đang gặp khó khăn, doanh nghiệp có thể bán gấp hàng hóa để trang trải nợ. Ta thấy, hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu tăng dần từ năm 2016 đến 2018 chứng tỏ doanh nghiệp đang phụ thuộc vào hình thức huy động bằng đi vay nợ. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tăng dần giai đoạn 2016 -2018 cho thấy doanh nghiệp sử dụng vốn chủ sở hữu hiệu quả. 4.3. Các giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của công ty 4.3.1. Nâng cao khả năng huy động vốn Dựa vào kết quả phân tích ta nhận thấy hiện nay công ty đang sử dụng một cơ cấu vốn với nguồn tài trợ chủ yếu từ vốn tự có. Do vậy công ty đã không sử dụng đòn bẩy tài chính để tối đa hóa lợi nhuận. Việc sử dụng đòn bẩy tài chính sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu khi doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả, nhƣng đồng thời cũng làm gia tăng rủi ro cho nguồn vốn của doanh nghiệp và có thể dẫn đến tình trạng doanh nghiệp mất khả năng chi trả.97 Do đó trong những năm tới để tăng tỷ suất sinh lời, công ty nên tăng nguồn vốn vay và nhanh chóng thu hồi các khoản nợ để đƣa vốn vào sản xuất 4.3.2. Nâng cao khả năng thanh toán Thanh khoản là khả năng thanh toán những hóa đơn đáo hạn bằng tiền mặt của công ty. Do đó lƣợng tiền mặt mà công ty sở hữu có tầm quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Sau đây là các biện pháp làm tăng tính thanh khoản của Công ty: Tài khoản chuyển khoản cần tận dụng dạng tài khoản này trong các hoạt động tài chính vì nó sẽ cho phép công ty có đƣợc một khoản lợi tức từ khoản tiền mặt dôi ra sau khi đã chi trả hoặc chuyển khoản lƣợng tiền dự trữ vào tài khoản tiết kiệm. Định giá đúng mức chi phí cho công việc và thƣờng xuyên xét xem có thể giảm nữa đƣợc không. Tiền thuê hoặc cho thuê bất động sản, chi phí quảng cáo, trả lƣơng và những khoản phí dành cho các tác vụ chuyên nghiệp là những chi phí bắt buộc nhƣng vẫn có thể cắt giảm trong suốt quá trình vận hành doanh nghiệp bên cạnh các phí tổn về nguyên vật liệu. Những tài sản không còn sử dụng cần phải thanh lý nhƣ máy móc, trang thiết bị văn phòng và phƣơng tiện đi lại..để tạo ra doanh thu mới. Giám sát những khoản phải thu một cách thật hiệu quả để đảm bảo thu hồi đƣợc những khoản cần thu sớm nhất. Giảm tối đa những khoản chi không cần thiết., số lƣợng tiền bị rút ra phục vụ cho những mục tiêu phi lợi nhuận. Xuất tiền ra quá nhiều theo những nhu cầu không thật sự cần thiết có thể dẫn đến tình trạng kiệt quệ ngân sách. Cần kiểm tra tỷ suất lợi nhuận của những mặt hàng sản phẩm và dịch vụ khác nhau của công ty một cách thƣờng xuyên. Thẩm định xem đâu là nơi có thể giảm giá thành để góp phần duy trì hoặc tăng trƣởng doanh lợi. Luôn đảm bảo cân bằng thanh toán giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn. 4.3.3. Nâng cao khả năng quản lý tài sản Công ty cần đƣa ra những chính sách chiết khấu, giảm giá thành sản phẩm cho phù hợp với giá trị thị trƣờng nhằm đạt khả năng canh tranh với các công ty cùng ngành đồng thời xem xét tính toán kỹ trong khâu dự trữ nguyên vật liệu, chi phí sản98 xuất dở dang. Lƣợng hàng hoá tồn kho đƣợc giải phóng nhanh sẽ rút ngắn thời gian luân chuyển và làm tăng khả năng thanh toán của công ty. Việc dự trữ tồn kho lại rất cần thiết nên công ty cần phải nắm bắt nhu cầu,tập hợp các số liệu (cả số lƣợng lẫn giá trị) về lƣợng hàng bán ra trong thực tế, lƣợng tồn kho thực tế, đơn hàng chƣa giải quyết… Đồng thời, cùng với việc quan sát động thái thị trƣờng, theo dõi kế hoạch phát triển sản phẩm mới, chƣơng trình khuyến mãi, thông tin phản hồi mà doanh nghiệp có những điều chỉnh và dự báo về nhu cầu tiêu thụ sản phẩm trong tƣơng lai. Ngoài việc phân tích và dự đoán nhu cầu tiêu thụ, công ty cần đánh giá công suất sản xuất, năng lực tài chính và khả năng cung ứng hàng hóa (đầu vào) từ đối tác. Nếu các yếu tố trên đều theo hƣớng thuận lợi và doanh nghiệp kinh doanh trong môi trƣờng không nhiều biến động thì công ty chỉ cần duy trì tồn kho ở mức tối thiểu. Tuy nhiên, nếu giá nguyên vật liệu đầu vào thay đổi hay cục diện cung cầu theo giá thị trƣờng biến động cao thì việc tồn kho phải đƣợc tính toán kỹ. Trên cơ sở nắm bắt và dự đoán cung cầu hàng hóa, Công ty cần phải tính toán lƣợng tồn kho cần thiết, tránh tình trạng thiếu hụt dƣ thừa cao. Xác định thời điểm đặt hàng,nếu thời gian này kéo dài do nhà cung cấp hoặc công ty vận chuyển chậm trễ, công ty phải tính toán đo lƣờng trƣớc để không bị động. Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của khách hàng luôn thay đổi từng ngày. Và nhu cầu của các bộ phận sản xuất cũng thay đổi theo lịch trình sản xuất. Do đó, nếu đặt hàng không đúng thời điểm, doanh nghiệp có thể rơi vào tình trạng thiếu hoặc thừa nguyên liệu. Ngoài ra, công ty cần phải lập kế hoạch tăng doanh thu bán chịu hoặc bán hàng trả chậm để mở rộng thị trƣờng đồng thời ra kế hoạch quản lý chặt chẽ việc thu hồi vốn trong từng khoản thời gian ấn định, không đƣợc để vốn bị ứ đọng trong khâu thanh toán. Lập kế hoạch theo dõi số hiện có và tình hình biến động nguyên giá, giá trị hao mòn của từng loại tài sản cố định. Xây dựng quy chế tài chính nội bộ và quy chế quản lý, sử dụng tài sản cố định. Quy chế tài chính nội bộ quy định nội dung, trình tự ghi nhận doanh thu, chi phí,99 thẩm quyền phê duyệt đầu tƣ, điều chuyển, thanh lý, nhƣợng bán tài sản nói chung, tài sản số định nói riêng, nhận vốn góp, phân chia lợi nhuận, xử lý lỗ lãi, mục đích sử dụng các quỹ, chế độ kế toán, kiểm toán…Quy trình quản lý, sử dụng tài sản đề cập cụ thể đến các vấn đề tổ chức, kinh tế, kỹ thuật trong việc đầu tƣ, điều chuyển, sử dụng, bảo dƣỡng, sửa chữa, thanh lý, nhƣợng bán tài sản cố định. Việc ban hành và áp dụng quy chế sẽ tạo ra sự thống nhất, minh bạch và công khai trong quá trình thực hiện, làm tăng tính hiệu năng của công tác quản lý, và tính hiệu quả trong quản lý, sử dụng tài sản cố định. Tổ chức kế toán quản trị tài sản cố định và tiến hành phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định. 4.3.4. Nâng cao khả năng sinh lời Nâng cao khả năng sinh lời của công ty cụ thể là nâng cao doanh thu, lợi nhuận và khả năng sinh lời trên vốn sản xuất kinh doanh. Để nâng cao khả năng sinh lời thì biện pháp hữu hiệu hơn cả là phải gia tăng lợi nhuận. Điều này sẽ chịu ảnh hƣởng của hai nhân tố chủ yếu là doanh thu và chi phí. Nhƣ vậy để gia tăng lợi nhuận công ty phải tăng doanh thu và giảm chi phí Tăng lợi nhuận Các phòng ban của công ty cần có các bộ phận quản lý riêng biệt theo từng lĩnh vực hoạt động để thuận tiện trong việc quản lý, dễ phát hiện sai sót và có những giải pháp thích hợp cũng nhƣ hoạch định những chiến lƣợc cụ thể hơn, giúp doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả hơn. Doanh nghiệp cần có đội ngũ nghiên cứu thị trƣờng để có thể nắm bắt kịp thời, chính xác những thông tin về nguyên liệu, về thị trƣờng tiêu thụ nhằm tránh những thiệt hại do sự biến động giá cả trên thị trƣờng gây ra và giúp doanh nghiệp mở rộng thêm các mối quan hệ kinh tế. Giảm chi phí Quản lý chi phí hợp lý và giảm các chi phí một cách tối thiểu, từ đó làm giảm mạnh giá thành, tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất – kinh doanh của công ty. Để làm đƣợc điều này, công ty cần tập trung các vấn đề sau100 Quản lý giá vật tư đầu vào và định mức tiêu hao vật tư Công ty cần phải quản lý chặt chẽ giá mua vật tƣ ở khác khâu, theo dõi đầy đủ, thƣờng xuyên các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến công tác thu mua, vận chuyển, xuất nhập kho vật tƣ. Tiến hành đánh giá xem xét, so sánh giá mua cũng nhƣ chất lƣợng vật tƣ, nguyên liệu đầu vào giữa các nhà cung ứng để lựa chọn nhà cung cấp có giá cả hợp lý và chất lƣợng phù hợp. Bên cạnh đó, công ty nên thƣờng xuyên duy trì mối quan hệ với các bạn hàng để đƣợc hƣởng các chính sách đãi ngộ trong công tác mua bán vật tƣ. Quản lý chặt chẽ tiền lương và các khoản có tính chất lương: Công ty cần phải xây dựng chính sách tiền lƣơng theo hƣớng tiền lƣơng, tiền thƣởng của ngƣời lao động phải gắn với hiệu quả sản xuất - kinh doanh của công ty và gắn với năng suất lao động và trách nhiệm vật chất của mỗi ngƣời. Có nhƣ thế mới góp phần vừa quản lý tốt chi phí sản xuất, vừa tạo điều kiện khuyến khích ngƣời lao động làm việc, nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh. Quản lý các khoản chi phí bằng tiền khác: Trong quá trình sản xuất - kinh doanh, công ty còn phát sinh nhiều khoản chi phí bằng tiền khác ngoài chi phí vật tƣ và chi phí nhân công, đó là các khoản chi phí cho việc quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi, chi phí tiếp khách... Đối với các khoản chi phí này, công ty cần đƣa ra các định mức chi hợp lý và xem xét tính hợp lệ của các khoản chi, xem nó có gắn với hiệu quả hoạt động sản xuất - kinh doanh của công ty mình hay không, để từ đó các bộ phận có liên quan có trách nhiệm cân nhắc các khoản chi thích hợp. Định kỳ, công ty nên tổ chức phân tích chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm nhằm phát hiện ra những khâu yếu kém trong quản lý chi phí, làm tang chi phí để từ đó có các biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời 4.3.5. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động Xuất phát từ thực tế tình hình quản lý và sử dụng vốn lƣu động tại Công ty cổ phần Dầu Thực vật Tƣờng An, bên cạnh những thuận lợi và thành quả đạt đƣợc vẫn còn một số hạn chế ảnh hƣởng đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Do vậy, Công ty cần tăng cƣờng các biện pháp quản lý và sử dụng vốn lƣu101 động, xác định nhu cầu vốn lƣu động cần thiết cho từng thời kỳ sản xuất kinh doanh, nhằm tránh tình trạng thừa thiếu vốn lƣu động ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh. Tìm biện pháp tăng nhanh vòng quay vốn, giảm mức vay vốn lƣu động để hạ giá thành sản phẩm. Công ty cần thực hiện một số giải pháp sau: Đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm Công ty phải xây dựng kế hoạch tiêu thụ trên cơ sở nghiên cứu rõ thị trƣờng, quy mô và cầu thị trƣờng, nhu cầu của từng đối tác khách hàng, dự đoán xu hƣớng biến đổi của thị trƣờng để có phƣơng án sản xuất đúng đắn, có hiệu quả. Trong thời gian tới việc nghiên cứu thị trƣờng trở nên hết sức cần thiết đối với Công ty. Hệ thống kinh doanh của Công ty cần hoàn thiện theo phƣơng thức bán hàng thông qua nhà phân phối chính, công ty thƣơng mại, đại lý nhằm giảm chi phí lƣu thông, chi phí bán hàng, đồng thời kiểm soát đƣợc trách nhiệm giữa các khâu trong mạng lƣới kinh doanh. Để kích cầu đầu tƣ và tiêu dùng, Công ty cần nghiên cứu đƣa xi măng và các sản phẩm từ xi măng vào các dự án giao thông, hạ tầng kỹ thuật nhất là các công trình xây dựng tại vùng thiên tai, lũ lụt, tuyến đƣờng biên giới.... Ngoài việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật để phát huy tối đa và vƣợt công suất thiết kế. Công ty nên triển khai đề tài nghiên cứu tận dụng nhiệt thải lò nung để sản xuất điện; đồng thời tận dụng nguồn phế thải của ngành công nghiệp khác làm nhiên - nguyên liệu cho ngành xi măng nhằm tiết kiệm chi phí, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh doanh và đảm bảo môi trƣờng, tăng sức cạnh tranh đối với các sản phẩm cùng loại trong nƣớc, tiến tới xuất khẩu ra quốc tế. Tăng cường công tác thu đòi các khoản phải thu Công ty cần quản lý chặt chẽ và đôn đốc thanh toán các khoản phải thu, phải trả, trả nợ vốn vay đầu tƣ đúng theo khế ƣớc, đảm bảo tình hình tài chính của Công ty ổn định, có uy tín với Ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác. Huy động kịp thời mọi nguồn vốn để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, tập trung thu hồi công nợ, giải quyết dứt điểm các khoản công nợ dây dƣa, khó đòi. Cần đẩy mạnh công tác thu đòi công nợ để tránh thất thoát vốn, hạn chế rủi ro, nhanh chóng thu hồi theo một số hƣớng sau:102 - Công ty cần xây dựng chính sách tín dụng cụ thể trình Giám đốc quyết định theo từng thời điểm. Chính sách này phải xác định rõ các điều kiện về vốn, về tình trạng kinh doanh, tình trạng lợi nhuận và trách nhiệm trả nợ của khách hàng. Mục tiêu của việc xây dựng các tiêu chuẩn tín dụng là nhằm giảm khối lƣợng các khoản thu, rút ngắn kỳ thu tiền. Tuy nhiên phải xây dựng cho phù hợp với từng đối tƣợng khách hàng. Xây dựng chính sách tín dụng là việc phân loại các khách hàng của Công ty về quy mô, về ngành nghề để vừa quản lý có hiệu quả các khoản phải thu vừa không ảnh hƣởng đến tổng doanh thu. Chính sách tín dụng phải đảm bảo mềm mỏng, linh hoạt, vì nếu không sẽ vô tình loại bỏ đi một số khách hàng tiềm năng. Công ty cần đa dạng hoá các chính sách chiết khấu, nhằm khuyến khích khách hàng thanh toán đúng hạn; có thể nâng cao tỉ lệ chiết khấu, áp dụng hình thức có thƣởng nếu thanh toán đúng hạn hoặc trƣớc thời hạn; ngoài ra, Công ty cần có chế độ khen thƣởng kịp thời cho đội ngũ cán bộ nhân viên thu đòi công nợ, mức thƣởng tính trên số tiền thu đòi đƣợc. Cần có ràng buộc cụ thể, chặt chẽ khi ký hợp đồng tiêu thụ. Hiện nay, thị trƣờng của Công ty chủ yếu là khách hàng truyền thống, khách hàng quen thuộc nên việc ký kết hợp đồng chƣa đƣợc chặt chẽ nếu không nói là lỏng lẻo. Điều này sẽ rất nguy hiểm và có thể gây ra rủi ro lớn khi đối tác khách hàng có ý chủ quan trì trệ việc thanh toán hoặc thực hiện kinh doanh không đảm bảo. Do vậy, Công ty phải quy định và làm tốt khâu giao kết hợp đồng; phải gắn trách nhiệm của khách hàng thông qua các điều kiện ràng buộc trong hợp đồng, các điều khoản về giao nhận, thời gian, điều kiện thanh toán và thời hạn thanh toán. Công ty cần xây dựng các chính sách thanh toán hợp lý trên cơ sở đó tăng tốc độ thu hồi các khoản phải thu. Chính sách này căn cứ vào số lƣợng và giá trị từng đơn hàng, từng đối tƣợng khách cụ thể. Công ty phải theo dõi chặt chẽ những khoản nợ đến hạn thu, nhằm xác định những khoản nợ có khả năng thu hồi và những khoản nợ khó đòi, để từ đó có biện pháp tính toán trích lập dự phòng nhằm đề phòng những tổn thất có thể xảy ra tránh đột biến trong kết quả kinh doanh của Công ty.103 Biện pháp quản lý và sử dụng hàng tồn kho Quản lý và sử dụng hàng tồn kho là công việc không thể thiếu đối với bất cứ một doanh nghiệp sản xuất nào vì hàng tồn kho chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng giá trị tài sản lƣu động của doanh nghiệp. Mục tiêu của việc quản lý và sử dụng hàng tồn kho là làm sao có thể kiểm soát đƣợc một định mức dự trữ nguyên liệu, vật liệu cần thiết vừa đủ để đáp ứng cho nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh vừa tránh đƣợc rủi ro và đặc biệt là đạt chi phí dự trữ thấp nhất. Trong thời gian tới Công ty đẩy mạnh tiêu thụ các sản phẩm hàng hóa sản xuất ra, tiến hành bàn giao công trình và thanh quyết toán với chủ đầu tƣ. Tránh ứ đọng vốn và tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn. Qua đó đã cho thấy đƣợc một thiếu sót lớn trong việc quản lý và sử dụng hàng tồn kho nói chung và hoạt động tổ chức quản lý thi công xây lắp công trình cũng nhƣ hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa sản xuất ra nói riêng. Đây là hoạt động chính của doanh nghiệp, có ảnh hƣởng lớn tới mọi hoạt động khác. Nó là hoạt động trực tiếp tạo nên kết quả và do đó ảnh hƣởng tới sự phát triển của Công ty trong tƣơng lai. Cần phải thực hiện một mức dự trữ nguyên liệu vật liệu hợp lý vừa đủ. Có nên chăng khi khoản tiền Công ty tiết kiệm đƣợc từ giảm giá do việc mua với số lƣợng lớn nhỏ hơn mức thiệt hại do hao hụt và sự chậm trể trong tiến trình thi công, tiêu thụ sản phẩm. Đẩy nhanh tiến độ thi công xây lắp, sớm đƣa sản phẩm ra thị trƣờng nhằm hạ thấp giá trị sản phẩm dở dang vào cuối năm, tránh tình trạng vốn bị ứ đọng, vốn luân chuyển chậm. Càng nâng cao hơn nữa việc tăng nhanh vòng quay vốn lƣu động sẽ góp phần tăng đƣợc doanh thu thuần cho doanh nghiệp Ngoài ra, Công ty cần trích lập một khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho để tránh các rủi ro có thể xảy ra trong tiến trình thi công xây dựng, sản xuất sản phẩm...do các điều kiện khách quan nhƣ thiên tai hỏa hoạn...104 4.4. Kiến nghị 4.4.1 Kiến nghị với nhà nước Để tồn tại và phát triển vững mạnh, ngoài những nổ lực cố gắng của công ty thì những chính sách và qui định của nhà nƣớc đóng một vai trò hết sức quan trọng. Nhà nƣớc nên xây dựng một hệ thống luật gọn nhẹ, tránh rƣờm rà nhiều thủ tục, tránh thƣờng xuyên thay đổi để tạo sự an tâm cho đối tác khi có quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp trong nƣớc. Nhà nước phải không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật Trong đó luật kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng. Đồng thời, hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý của Nhà nƣớc đối với doanh nghiệp. Một hệ thống quy phạm pháp luật đầy đủ, chính xác, phù hợp sẽ tạo ra môi trƣờng kinh doanh tốt, an toàn, cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, thúc đẩy hiệu quả hoạt động sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp. Xây dựng và phát triển thị trường tài chính, thị trường chứng khoán: Các thị trƣờng này đóng vai trò là kênh thu hút và dẫn vốn quan trọng cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty cổ phần. Nhà nƣớc cần phải bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện hơn nữa các văn bản pháp quy có liên quan đến hoạt động của thị trƣờng tài chính, thị trƣờng chứng khoán. Có nhƣ vậy, các công ty cổ phần mới đa dạng hóa đƣợc các kênh huy động vốn nhằm cung cấp đủ vốn cho hoạt động sản xuất - kinh doanh của mình nhƣ phát hành cổ phiếu, phát hành trái phiếu, góp vốn liên doanh... Nhà nước cần phải thiết lập quan hệ sở hữu về vốn giữa Nhà nước và các công ty có vốn đầu tư của Nhà nước. Một tình trạng thấy đƣợc hiện nay là nhiều công ty cổ phần hóa từ doanh nghiệp Nhà nƣớc cho đến nay, vốn của Nhà nƣớc vẫn chiếm một phần lớn. Khi đó, Nhà nƣớc là ngƣời sở hữu về vốn và công ty chỉ có quyền sử dụng số vốn đó theo nguyên tắc bảo toàn và phát triển. Tuy nhiên, Nhà nƣớc lại can thiệp quá sâu vào cả quá trình quản lý, điều hành tại công ty bằng các quy định, văn bản. Điều này làm hạn chế tính chất chủ động, sáng tạo của công ty, từ đó hạn chế hiệu quả kinh doanh. Do đó, Nhà nƣớc cần phải xem vốn và tài sản của mình là vốn đầu tƣ vào105 công ty cổ phần, quản lý và hƣởng quyền lợi với tƣ cách là cổ đông, không nên can thiệp trực tiếp, can thiệp quá sâu vào quá trình quản lý. Thực tế tại công ty cổ phần đầu tƣ và xây dựng Tiền Hải cho thấy từ một doanh nghiệp Nhà nƣớc cổ phần hóa, hiện nay vốn cổ phần Nhà nƣớc trong công ty chỉ còn 0%. Công ty gần nhƣ là hạch toán kinh doanh một cách độc lập. 4.4.2. Kiến nghị với công ty Tiếp tục nghiên cứu và triển khai nghiên cứu thị trƣờng, nhằm nâng cao chất lƣợng sản phẩm và đầy mạnh thƣơng hiệu. Mạnh dạn cung cấp chi phí cho nghiên cứu thị trƣờng và tìm kiếm khách hàng, tích cực trong việc quảng bá sản phẩm , tham gia các kỳ hội chợ, triểm lãm để tìm kiếm đối tác, khẳng định vị thế và uy tín của công ty trên thị trƣờng. Trong nền kinh tế thị trƣờng cạnh tranh ngày càng gay gắt nhƣ hiện nay, công ty có rất nhiều đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nƣớc. Để tiếp tục mở rộng quy mô kinh doanh cũng nhƣ phát triển khả năng cạnh tranh, thì công ty nên thiết lập mối quan hệ với các cơ quan thƣơng mại để thu thập và kiểm tra thông tin khách hàng cũng nhu nhu cầu thị trƣờng nhằm đề ra phƣơng hƣớng hoạt động cụ thể. Tiếp tục duy trì mối quan hệ bền vững với các đối tác lâu năm quen thuộc và có uy tín với công ty, đẩy mạnh tìm kiếm khách hàng mới, thị trƣờng mới. Nghiên cứu những thuận lợi, khó khăn của mình để có biện pháp phát huy thuận lợi tối đa, giảm thiểu những khó khăn. Chủ động hợp tác với các công ty có cùng ngành nghề kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh. Công ty nên có chính sách khen thƣởng hợp lý, nhằm khuyến khích tinh thần làm việc các cán bộ, công nhân trong công ty để họ phát huy hết khả năng, cống hiến cho sự thành công của công ty106 KẾT LUẬN Tình hình tài chính của doanh nghiệp là vấn đề quan trong hàng đầu đối với bất kỳ nhà lãnh đạo, nhà quản lý nào. Thông qua đó chúng ta biết đƣợc tất cả về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, biết đƣợc điểm mạnh yếu trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, năng lực của ban lãnh đạo công ty. Vì vậy việc phân tích tình hình tài chính hết sức quan trọng và cần thiết đối với công ty, qua đó thấy đƣợc những ƣu điểm để phát huy và những hạn chế để khắc phục để tạo đƣợc hiệu quả cao hơn trong việc sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, tạo doanh thu và lợi nhuận cao hơn cho công ty. Tình hình tài chính của Công ty cổ phần Dầu Thực vật Tƣờng An có quy mô tài sản nguồn vốn hiệu quả quá trình sản xuất kinh doanh và khả năng sinh lời cũng nhƣ tình hình công nợ và khả năng thanh toán của công ty đã có sự tăng trƣởng song bên cạnh đó vẫn còn những vấn đề tồn đọng cần phải khắc phục để từng bƣớc đứng vững trên thị trƣờng. Do vậy, tôi xin đƣa ra những ý kiến, đề xuất của mình hy vọng góp phần vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính của Công ty cổ phần Dầu Thực vật Tƣờng An. Trong thời gian nghiên cứu vừa qua với sự giúp đỡ nhiệt tình của giáo viên hƣớng dẫn TS. Nguyễn Thế Hùng đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Do thời gian nghiên cứu ngắn, cũng nhƣ kiến thức bản thân còn hạn chế, nên tôi chƣa thể có đƣợc những nhận xét sâu sắc, những đánh giá thực sự sắc sảo về vấn đề đã nêu ra trong luận văn và không tránh khỏi những thiếu sót. Vì thế tôi rất mong nhận đƣợc sự đánh giá góp ý và sửa chữa của Thầy cô trong hội đồng cùng toàn thể cán bộ nhân viên tại Công ty để giúp cho luận văn của em đƣợc hoàn thiện, mang tính thực tế và khả thi cao hơn.107 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt 1. Nguyễn Tấn Bình, 2008. Phân tích quản lý tài chính. TP Hồ Chí Minh : Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia. 2. Đặng Kim Cƣơng và Nguyễn Công Bình, 2008. Phân tích các báo cáo tài chính – Lý thuyết bài tập và bài giải. Hà Nội: Nhà xuất bản Giao Thông vận tải. 3. Phan Đức Dũng, 2011. Phân tích và dự báo kinh doanh. Hà Nội: Nhà xuất bản lao động xã hội. 4. Vũ Thị Bích Hà, 2012. Phân tích tài chính công ty cổ phần Kinh Đô. Luận văn thạc sỹ. Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội. 5. Trần Thị Thu Hƣơng, 2012. Phân tích tình hình tài chính Công ty Phân bón và Hóa chất dầu khí. Luận văn thạc sỹ. Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội. 6. Nguyễn Minh Kiều, 2010. Tài chính doanh nghiệp căn bản. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê. 7. Lê Văn Nhân, 2012. Phân tích tài chính công ty TNHH một thành viên cấp thoát nước Lâm Đồng. Luận văn thạc sỹ. Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội. 8. Võ Văn Nhị, 2007. Báo cáo tài chính và báo cáo quản trị - Áp dụng cho doanh nghiệp Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Giao thông vận tải. 9. Bùi Hữu Phƣớc, 2008. Toán tài chính – Hệ thống lý thuyết, bài tập, bài giải. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống Kê. 10. Ngô Kim Phƣợng, 2013. Phân tích tài chính doanh nghiệp. TP Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Kinh tế. 11. Nguyễn Ngọc Quang, 2013. Phân tích báo cáo tài chính. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính. 12. Trƣơng Thanh Sơn, 2012. Phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần Rượu bia Đà Lạt. Luận văn thạc sỹ. Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội.108 13. Trần Ngọc Vân, 2014. Phân tích tài chính công ty cổ phần xây dựng Tasco. Luận văn thạc sỹ. Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội. 14. Lê Thị Xuân, 2010. Phân tích tài chính doanh nghiệp. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại Học Kinh Tế Quốc Dân. Các website 15. http://cafef.vn 16. http://sbv.gov.vn 17. http://tapchitaichinh.vn/ 18. http://tuongan.com.vn/vn/ 19. http://vbpq.mof.gov.vn/ 20. http://vneconomy.com.vn 21. http://www.fpts.com.vn 22. http://www.stockbiz.vn/

- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Bình luận