Luận văn ThS: Phân tích tài chính Tổng Công ty cổ phần Bưu chính Viettel

471 3

Miễn phí

Tải về máy để xem đầy đủ hơn, bản xem trước là bản PDF

Tags: #luận văn#luận án#tiểu luận#đồ án

Mô tả chi tiết

1. Mở đầu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay kinh tế Việt Nam đang đứng trước những biến động và diễn biến hết sức phức tạp của nền kinh tế thế giới. Hàng năm, nước ta chứng kiến sự ra đời, thành lập mới của hàng nghìn doanh nghiệp thì cùng với đó, một con số tương tự các công ty, doanh nghiệp giải thể hay buộc phải tuyên bố phá sản. Điều này cho thấy để tồn tại và phát triển, doanh nghiệp luôn luôn vận động, tận dụng từng cơ hội và phải tranh đấu với muôn vàn nguy cơ rủi ro, thách thức. Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp chính là một trong những cách thức tốt nhất để kiểm tra “sức khỏe” của doanh nghiệp đó, điều này có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác điều hành kinh doanh nói chung và công tác quản lý tài chính nói riêng của doanh nghiệp.

1.2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phân tích tài chính tại các doanh nghiệp Việt Nam, từ đó áp dụng vào phân tích tài chính Tổng Công ty cổ phần Bưu chính Viettel.

Làm rõ thực trạng tài chính của Tổng Công ty cổ phần Bưu chính Viettel thông qua việc phân tích báo cáo tài chính và các chỉ số tài chính, từ đó chỉ ra những điểm mạnh cũng như những hạn chế về tài chính của Tổng Công ty

Thực hiện đánh giá và so sánh vị thế của Tổng Công ty cổ phần Bưu chính Viettel với đơn vị khác cùng ngành để có định hướng phát triển trong tương lai.

Đề xuất giải pháp và các kiến nghị nhằm nâng cao năng lực tài chính tại Tổng Công ty cổ phần Bưu chính Viettel.

1.3 Dự kiến đóng góp trong luận văn

Thứ nhất, vai trò và các nội dung cụ thể của phân tính tài chính trong doanh nghiệp như thế nào?

Thứ hai, thực trạng tài chính của Tổng Công ty cổ phần Bưu chính Viettel hiện nay ra sao thông qua việc phân tích tài chính giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2014?

Thứ ba, các giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính của Tổng Công ty cổ phần Bưu chính Viettel là gì?

2. Nội dung

2.1 Cơ sở lý luận và tổng quan về tình hình nghiên cứu

Những vấn đề cơ bản của phân tích tài chính doanh nghiệp

Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp

Các yếu tố ảnh hưởng đến tài chính của doanh nghiệp

Tình hình nghiên cứu

2.2 Phương pháp và thiết kế nghiên cứu

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Giới thiệu về Tổng Công ty cổ phần Bưu chính Viettel

2.3 Thực trạng tình hình tài chính của Tổng Công ty cổ phần Bưu chính Viettel

Thực trạng tình hình tài chính của Tổng Công ty cổ phần Bưu chính Viettel

Đánh giá chung về tình hình tài chính của Tổng Công ty cổ phần Bưu chính Viettel

2.4 Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính của Tổng Công ty cổ phần Bưu chính Viettel

Nhận định những hạn chế và nguy cơ rủi ro của Tổng Công ty cổ phần Bưu chính Viettel

Một số giải pháp nhằm năng cao năng lực tài chính của Tổng công ty Cổ phần Bưu chính Viettel

3. Kết luận

Hoạt động tài chính gắn liền với tất cả các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trên cơ sở lý luận kết hợp với việc phân tích thực trạng tài chính tại Tổng Công ty cổ phần Bưu chính Viettel có thể khẳng định: Trong nền kinh tế ngày càng phát triển, hội nhập quốc tế ngày càng mạnh mẽ đòi hỏi mỗi doanh nghiệp nói chung và Công ty Bưu chính Viettel nói riêng muốn tồn tại và phát triển phải nâng cao sức cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh của mình. Phân tích tài chính đóng vai trò và tầm quan trọng trong quản lý tài chính cũng như quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là công cụ quản lý đắc lực đối với các nhà quản lý doanh nghiệp

4. Tài liệu tham khảo

Nguyễn Tấn Bình, 2009. Phân tích hoạt động doanh nghiệp – Phân tích kinh doanh – Phân tích báo cáo tài chính. Hà Nội: NXB Thống kê.

Vũ Thị Bích Hà, 2012. Phân tích tài chính Công ty cổ phần Kinh Đô. Luận văn thạc sĩ Tài chính – Ngân hàng. Trƣờng ĐH Kinh tế - ĐHQGHN.

Nguyễn Minh Kiều, 2010. Tài chính doanh nghiệp căn bản. Hà Nội: NXB Thống kê

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- BÙI THANH HIẾU PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BƢU CHÍNH VIETTEL LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG Hà Nội - 2015ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- BÙI THANH HIẾU PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BƢU CHÍNH VIETTEL Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60 34 02 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN HỮU ĐỒNG Hà Nội - 2015LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và để hoàn thành luận văn tôi đã nhận đƣợc sự quan tâm, giúp đỡ của tập thể và cá nhân các thầy cô giáo trong và ngoài trƣờng Đại học Kinh tế - ĐH Quốc gia Hà Nội. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy, cô giáo trƣờng Đại học Kinh tế - ĐH Quốc gia Hà Nội đã tận tình chỉ bảo, truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập tại trƣờng. Tôi xin cảm ơn Ban lãnh đạo Tổng công ty cổ phần Bƣu chính Viettel, cùng các đồng nghiệp tạo điều kiện, hỗ trợ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành nhất tới TS. Nguyễn Hữu Đồng đã trực tiếp hƣớng dẫn và tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu luận văn của mình. Vì nhiều lý do khách quan và chủ quan, luận văn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, tôi rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp của thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2015 Tác giả luận văn Bùi Thanh HiếuLỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này do chính tôi thực hiện, dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của TS.Nguyễn Hữu Đồng. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này hoàn toàn trung thực, tài liệu trích dẫn trong luận văn đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc. Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đã đƣợc cảm ơn. Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày tháng năm 2015 Tác giả luận văn Bùi Thanh HiếuTÓM TẮT LUẬN VĂN Tên luận văn: Phân tích tài chính Tổng Công ty cổ phần Bƣu chính Viettel Tác giả: Bùi Thanh Hiếu Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng Bảo vệ năm: 2015 Giáo viên hƣớng dẫn: T.S Nguyễn Hữu Đồng Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: Mục đích: Đánh giá thực trạng tài chính của Tổng Công ty cổ phần Bƣu chính Viettel thông qua việc phân tích tài chính Tổng Công ty trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2014. Từ đó chỉ ra những điểm mạnh cũng nhƣ những hạn chế về tài chính và đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao năng lực tài chính của Tổng Công ty cổ phần Bƣu chính Viettel. Nhiệm vụ: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phân tích tài chính tại các doanh nghiệp Việt Nam, từ đó áp dụng vào phân tích tài chính Tổng Công ty cổ phần Bƣu chính Viettel. - Làm rõ thực trạng tài chính của Tổng Công ty cổ phần Bƣu chính Viettel thông qua việc phân tích báo cáo tài chính và các chỉ số tài chính, từ đó chỉ ra những điểm mạnh cũng nhƣ những hạn chế về tài chính của Tổng Công ty. - Thực hiện đánh giá và so sánh vị thế của Tổng Công ty cổ phần Bƣu chính Viettel với đơn vị khác cùng ngành để có định hƣớng phát triển trong tƣơng lai. - Đề xuất giải pháp và các kiến nghị nhằm nâng cao năng lực tài chính tại Tổng Công ty cổ phần Bƣu chính Viettel. Những đóng góp mới của luận văn: - Phân tích tình hình biến động tài chính giai đoạn 2011 –2014 một cách toàn diện. Qua đó luận văn đã nêu đƣợc những điểm mạnh cũng nhƣ hạn chế và nguyên nhân hạn chế về năng lực tài chính Tổng Công ty cổ phần Bƣu chính Viettel. - Trên cơ sở đánh giá kết quả hoạt động và định hƣớng phát triển kinh doanh của Tổng Công ty cổ phần Bƣu chính Viettel, luận văn đã đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao năng lực tài chính của Tổng Công ty.MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ i DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. ii DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................................ iii LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ............................................................................................................................4 1.1 Những vấn đề cơ bản của phân tích tài chính doanh nghiệp ............................. 4 1.1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp và phân tích tài chính doanh nghiệp ... 4 1.1.2 Mục tiêu, ý nghĩa và vai trò của phân tích tài chính doanh nghiệp ............ 6 1.1.3 Nhiệm vụ phân tích tài chính doanh nghiệp .............................................. 10 1.2 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp ..................................................... 11 1.2.1 Phân tích cấu trúc tài chính và tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh ................................................................................... 11 1.2.2 Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán ............................... 12 1.2.3 Phân tích hiệu quả kinh doanh .................................................................. 17 1.2.4 Phân tích dấu hiệu khủng hoảng tài chính và phá sản ............................. 22 1.3 Các yếu tố ảnh hƣởng đến tài chính của doanh nghiệp ................................... 25 1.3.1 Nhân tố con người: .................................................................................... 25 1.3.2 Yêu cầu quản trị: ....................................................................................... 25 1.3.3 Môi trường kinh doanh: ............................................................................ 25 1.3.4 Yếu tố thời gian: ........................................................................................ 26 1.4 Tình hình nghiên cứu ....................................................................................... 26 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ............................28 2.1 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 28 2.1.1 Đối tượng nghiên cứu đề tài ...................................................................... 28 2.1.2 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 28 2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................ 282.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ................................................................... 28 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu .................................................................. 31 2.2.3 Các tài liệu sử dụng trong phân tích báo cáo tài chính ............................ 33 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BƢU CHÍNH VIETTEL ...........................................................................................37 3.1 Giới thiệu về Tổng Công ty cổ phần Bƣu chính Viettel ................................. 37 3.1.1 Khái quát về Tổng công ty Cổ phần bưu chính Viettel: ............................ 37 Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi của Viettel post ............................................ 39 3.1.2 Bộ máy tổ chức Tổng Công ty cổ phần Bưu chính Viettel ........................ 39 3.1.3 Kết quả đạt được của Tổng Công ty cổ phần Bưu chính Viettel ............... 41 3.2 Thực trạng tình hình tài chính của Tổng Công ty cổ phần Bƣu chính Viettel 43 3.2.1 Phân tích cấu trúc tài chính và tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. .................................................................................. 43 3.2.2 Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán ............................... 49 3.2.3 Phân tích hiệu quả kinh doanh ................................................................. 56 3.2.4 Phân tích dấu hiệu khủng hoảng tài chính và phá sản doanh nghiệp ...... 64 3.3 Đánh giá chung về tình hình tài chính của Tổng Công ty cổ phần Bƣu chính Viettel 66 CHƢƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BƢU CHÍNH VIETEL .....................68 4.1 Nhận định những hạn chế và nguy cơ rủi ro của Tổng Công ty cổ phần Bƣu chính Viettel .......................................................................................................... 68 4.2 Một số giải pháp nhằm năng cao năng lực tài chính của Tổng công ty Cổ phần Bƣu chính Viettel .................................................................................................. 71 4.2.1 Giải pháp tổng thể ..................................................................................... 71 4.2.2 Giải pháp tăng doanh thu: ........................................................................ 72 4.2.3 Giải pháp giảm chi phí:............................................................................. 73 4.2.4 Điều chỉnh cơ cấu tài sản:......................................................................... 74 4.2.5 Hoàn thiện bộ máy quản lý tài chính, nâng cao trình độ cán bộ ............. 74 4.3 Một số kiến nghị .............................................................................................. 754.3.1 Kiến nghị đối với Tổng Công ty cổ phần Bưu chính Viettel: ................... 75 4.3.2 Kiến nghị với Tập đoàn Viễn thông Quân đội ......................................... 76 KẾT LUẬN ...............................................................................................................78 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................80i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 BEP Tỷ suất sức sinh lời căn bản 3 COD Phát hàng thu tiền 4 CTV Cộng tác viên 5 EBIT Lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay 6 EPS Thu nhập của một cổ phiếu 7 LNST Lợi nhuận sau thuế 8 ROA Tỷ suất sinh lời của tài sản 9 ROE Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu 10 ROS Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 11 TNDN Thu nhập doanh nghiệp 12 TS Tài sản 13 TSCĐ Tài sản cố định 14 TSCĐ&ĐTDH Tài sản cố định và đầu tƣ dài hạn 15 TSDH Tài sản dài hạn 16 TSLĐ Tài sản lƣu động 17 TSLĐ&ĐTNH Tài sản lƣu động và đầu tƣ ngắn hạn 18 TSNH Tài sản ngắn hạn 19 VTP Tổng Công ty cổ phần Bƣu chính Viettelii DANH MỤC BẢNG STT Bảng Nội dung Trang 1 Bảng 3.1 Biến động tài sản và nguồn vốn giai đoạn 2011-2014 43 2 Bảng 3.2 Đánh giá biến động tài sản – nguồn vốn giai đoạn 2011 - 2014 43 3 Bảng 3.3 Cơ cấu tài sản giai đoạn 2011-2014 45 4 Bảng 3.4 Đánh giá cơ cấu tài sản thời điểm 31/12 giai đoạn từ 2011-2014 46 5 Bảng 3.5 Đánh giá hệ số nợ năm 2013-2014 48 6 Bảng 3.6 Phân tích hệ số thanh toán hiện hành các năm 2011-2014 49 7 Bảng 3.7 Phân tích hệ số thanh toán nhanh các năm 2011- 2014 50 8 Bảng 3.8 Phân tích hệ số thanh toán nhanh (điều chỉnh) năm 2011- 2014 50 9 Bảng 3.9 Phân tích hệ số thanh toán tức thời năm 2011- 2014 51 10 Bảng 3.10 Phân tích khả năng thanh toán của VTP với đối thủ cùng ngành giai đoạn (năm 2013 -2014) 53 11 Bảng 3.11 Đánh giá hệ số thanh toán, các khoản phải thu, phải trả của Tổng công ty giai đoạn (năm 2013 -2014) 54 12 Bảng 3.12 Phân tích hiệu quả kinh doanh năm 2013 - 2014 56 13 Bảng 3.13 Phân tích hiệu quả kinh doanh theo hoạt động năm 2013 – 2014 58 14 Bảng 3.14 Phân tích tình hình doanh thu, chi phí Tổng công ty năm 2013 - 2014 61 15 Bảng 3.15 Hệ số hiệu quả kinh doanh Tổng công ty năm 2013 – 2014 62 16 Bảng 3.16 Hệ số phá sản Tổng công ty giai đoạn năm 2011 - 2014 65iii DANH MỤC BIỂU ĐỒ STT Biểu đồ=kội dung=Trang=1 Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức Tổng công ty cổ phần Bƣu chính Viettel 40 2 Hình 3.2 Sự tăng giảm tổng tài sản (nguồn vốn) tại thời điểm 31/12 qua các năm từ 2011 đến 2014 44 3 Hình 3.3 Cơ cấu tài sản các năm 2011 - 2014 47 4 Hình 3.4 So sánh cơ cấu tài sản với đơn vị cùng ngành năm 2013 - 2014 47 5 Hình 3.5 Hệ số thanh toán hiện hành năm 2011 - 2014 49 6 Hình 3.6 Hệ số thanh toán nhanh năm 2011 - 2014 51 7 Hình3.7 Hệ số thanh toán tức thời năm 2011 - 2014 52 8 Hình 3.8 So sánh hệ số thanh toán giữa các đơn vị trong Tổng công ty năm 2014 54 9 Hình 3.9 So sánh số ngày phải thu, phải trả giữa các đơn vị trong Tổng công ty năm 2014 55 10 Hình 3.10 Cơ cấu doanh thu các dịch vụ Tổng công ty năm 2014 57 11 Hình 3.11 So sánh tỷ trọng doanh thu khách hàng là công ty thuộc Tập đoàn Viettel năm 2013 - 2014 57 12 Hình 3.12 So sánh tỷ suất lợi nhuận gộp/doanh thu và lợi nhuận trƣớc thuế/doanh thu qua các năm 2011 - 2014 59 13 Hình 3.13 So sánh tỷ suất lợi nhuận gộp/doanh thu và lợi nhuận trƣớc thuế/doanh thu giữa các Công ty thành viên thuộc Tổng công ty=60 14 Hình 3.14 So sánh tỷ suất lợi nhuận gộp/doanh thu và lợi nhuận trƣớc thuế/doanh thu giữa các Công ty thành viên thuộc Tổng Công ty 63 15 Hình 3.15 So sánh hệ số hiệu quả kinh doanh các Công ty thành viên thuộc Tổng công ty giai đoạn năm 2013 – 2014 63 16 Hình 3.16 Đánh giá rủi ro phá sản Tổng công ty giai đoạn 2011 – 2014 661 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay kinh tế Việt Nam đang đứng trƣớc những biến động và diễn biến hết sức phức tạp của nền kinh tế thế giới. Hàng năm, nƣớc ta chứng kiến sự ra đời, thành lập mới của hàng nghìn doanh nghiệp thì cùng với đó, một con số tƣơng tự các công ty, doanh nghiệp giải thể hay buộc phải tuyên bố phá sản. Điều này cho thấy để tồn tại và phát triển, doanh nghiệp luôn luôn vận động, tận dụng từng cơ hội và phải tranh đấu với muôn vàn nguy cơ rủi ro, thách thức. Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp chính là một trong những cách thức tốt nhất để kiểm tra “sức khỏe” của doanh nghiệp đó, điều này có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác điều hành kinh doanh nói chung và công tác quản lý tài chính nói riêng của doanh nghiệp. Trong hoạt động kinh doanh sẽ có nhiều đối tƣợng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp nhƣ: chủ doanh nghiệp, nhà tài trợ, cổ đông, nhà cung cấp, khách hàng, các cơ quan Nhà nƣớc và ngƣời lao động. Mỗi đối tƣợng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp trên các góc độ khác nhau và do đó nhà quản lý tài chính phải chịu trách nhiệm điều hành hoạt động dựa trên cơ sở các báo cáo, phân tích, đánh giá tài chính của doanh nghiệp để đƣa ra các quyết định. Doanh nghiệp chỉ có thể hoạt động tốt và phát triển bền vững khi các quyết định của nhà quản lý đƣợc đƣa ra là đúng đắn, kịp thời. Muốn vậy, yêu cầu đặt ra cho các nhà phân tích tài chính là phải phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp, coi đây là một giải pháp cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, tránh đƣợc rủi ro về tài chính và phá sản, tăng khả năng cạnh tranh, tối thiểu hoá chi phí, tối đa hoá lợi nhuận và tăng trƣởng lợi nhuận một cách vững chắc. Đồng thời, nó còn cung cấp thông tin quan trọng nhất cho doanh nghiệp trong việc đánh giá những tiềm lực hiện tại của doanh nghiệp, xem xét thế mạnh trong sản xuất kinh doanh và thông qua đó xác định đƣợc xu hƣớng phát triển của doanh nghiệp. Hiện nay còn chƣa nhiều các doanh nghiệp quan tâm thực sự đến vấn đề này, nhiều doanh nghiệp chỉ coi các báo cáo, phân tích tài chính là khâu cuối trong công2 tác tài chính - kế toán và đƣợc thực hiện khi định kỳ chốt sổ sách kế toán. Kết quả báo cáo chƣa đƣợc phân tích nhƣ một nguồn thông tin quan trọng để giúp nhà quản trị doanh nghiệp ra các quyết định tài chính, kinh doanh hay coi đây là công cụ để điều hành, để nâng cao chất lƣợng quản lý kinh tế. Vì những lẽ đó, cùng với nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc phân tích tài chính doanh nghiệp là yêu cầu mang tính cấp thiết, tôi đã lựa chọn đề tài: “Phân tích tài chính Tổng Công ty cổ phần Bƣu chính Viettel” làm luận văn bảo vệ tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phân tích tài chính tại các doanh nghiệp Việt Nam, từ đó áp dụng vào phân tích tài chính Tổng Công ty cổ phần Bƣu chính Viettel. - Làm rõ thực trạng tài chính của Tổng Công ty cổ phần Bƣu chính Viettel thông qua việc phân tích báo cáo tài chính và các chỉ số tài chính, từ đó chỉ ra những điểm mạnh cũng nhƣ những hạn chế về tài chính của Tổng Công ty. - Thực hiện đánh giá và so sánh vị thế của Tổng Công ty cổ phần Bƣu chính Viettel với đơn vị khác cùng ngành để có định hƣớng phát triển trong tƣơng lai. - Đề xuất giải pháp và các kiến nghị nhằm nâng cao năng lực tài chính tại Tổng Công ty cổ phần Bƣu chính Viettel. 3. Dự kiến những đóng góp trong luận văn Thực hiện nghiên cứu đề tài “Phân tích tài chính Tổng Công ty cổ phần Bƣu chính Viettel” để giải đáp các câu hỏi sau: - Thứ nhất, vai trò và các nội dung cụ thể của phân tính tài chính trong doanh nghiệp nhƣ thế nào? - Thứ hai, thực trạng tài chính của Tổng Công ty cổ phần Bƣu chính Viettel hiện nay ra sao thông qua việc phân tích tài chính giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2014? - Thứ ba, các giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính của Tổng Công ty cổ phần Bƣu chính Viettel là gì?3 4. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc kết cấu thành 4 chƣơng nhƣ sau: Lời mở đầu Chƣơng 1. Cơ sở lý luận và tổng quan về tình hình nghiên cứu Chƣơng 2. Phƣơng pháp và thiết kế nghiên cứu Chƣơng 3. Thực trạng tài chính của Tổng Công ty cổ phần Bƣu chính Viettel Chƣơng 4. Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính của Tổng Công ty cổ phần Bƣu chính Viettel. Kết luận4 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1 Những vấn đề cơ bản của phân tích tài chính doanh nghiệp 1.1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp và phân tích tài chính doanh nghiệp Thông qua việc tìm hiểu các khái niệm về tài chính doanh nghiệp thì tài chính doanh nghiệp có thể đƣợc hiểu nhƣ sau: Tài chính doanh nghiệp là một hệ thống các quan hệ kinh tế đƣợc biểu hiện dƣới hình thức tiền tệ phát sinh trong quá trình tạo lập và phân phối nguồn tài chính và quỹ tiền tệ, quá trình tạo lập và chu chuyển nguồn vốn của doanh nghiệp, liên quan đến việc hình thành và sử dụng tài sản nhằm phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh để đạt đƣợc mục tiêu chung của doanh nghiệp. Tài chính doanh nghiệp bao gồm những nội dung cơ bản sau: xác định nhu cầu về vốn, tìm kiếm và huy động nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu và sử dụng vốn hợp lý, đạt hiệu quả cao nhất. Hoạt động tài chính giữ vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp và có ý nghĩa quyết định trong việc hình thành và phát triển của doanh nghiệp đó. Điều này thể hiện ở khả năng: - Huy động, đảm bảo đầy đủ và kịp thời vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp : Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp sẽ nảy sinh các nhu cầu về vốn, cả ngắn hạn và dài hạn cho hoạt động kinh doanh thƣờng xuyên cũng nhƣ cho đầu tƣ phát triển. Tài chính doanh nghiệp có vai trò xác định đúng đắn các nhu cầu về vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ và lựa chọn các phƣơng pháp và hình thức thích hợp để huy động nguồn vốn từ bên trong và bên ngoài nhằm đáp ứng kịp thời các nhu cầu vốn cho hoạt động của doanh nghiệp. - Tổ chức sử dụng nguồn vốn tiết kiệm và hiệu quả : Hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc vào việc tổ chức sử dụng nguồn vốn hiện có. Quản lý tài chính doanh nghiệp đóng vai trò trong việc đánh giá và lựa chọn dự án đầu tƣ trên cơ sở phân tích khả năng sinh lời cũng nhƣ mức độ rủi ro của dự án. Việc huy động kịp thời các nguồn vốn giúp cho doanh5 nghiệp không bị bỏ lỡ các cơ hội kinh doanh. Mặt khác, việc huy động tối đa số vốn hiện có vào hoạt động kinh doanh có thể giảm bớt và tránh đƣợc những thiệt hại do ứ đọng vốn đồng thời giảm đƣợc nhu cầu vay vốn từ bên ngoài, từ đó giảm đƣợc các khoản tiền trả lãi vay. - Giám sát, kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: Thông qua các phân tích tình hình tài chính và thực hiện các chỉ tiêu tài chính, các nhà quản lý doanh nghiệp có thể đánh giá khái quát và kiểm soát đƣợc các mặt hoạt động của doanh nghiệp, phát hiện đƣợc kịp thời những tồn tại vƣớng mắc trong kinh doanh, từ đó có thể đƣa ra các quyết định điều chỉnh hoạt động phù hợp với diễn biến thực tế. Phân tích tài chính là một tập hợp các khái niệm, phƣơng pháp, các công cụ nhằm thu thập và xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác về quản lý nhằm đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp chỉ ra đƣợc những rủi ro, mức độ và chất lƣợng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó, khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp, giúp ngƣời sử dụng thông tin đƣa ra các quyết định tài chính, quyết định quản lý phù hợp. Phân tích tài chính là quá trình thu thập, xử lý các dữ liệu và sự kiện tài chính thông qua các kỹ thuật và công cụ thích hợp để tạo ra thông tin tài chính có giá trị nhằm rút ra các kết luận hoặc ra các quyết định tài chính. Gồm 4 bƣớc cơ bản sau: (1) Thu thập dữ liệu (2) Tổng hợp và xử lý dữ liệu thu thập (3) Tạo ra thông tin tài chính (4) Kết luận hoặc ra quyết định tài chính Dữ liệu là những số liệu hay sự kiện chúng ta có thể thu thập để đƣa vào xử lý và phân tích nhằm tạo ra thông tin tài chính. Thông tin tài chính là thông tin có ý nghĩa và có giá trị thu đƣợc từ dữ liệu sau khi đƣa vào phân tích.6 1.1.2 Mục tiêu, ý nghĩa và vai trò của phân tích tài chính doanh nghiệp Ngày nay, nền kinh tế nƣớc ta đang vận động theo cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc, do vậy, các doanh nghiệp đều có quyền bình đẳng trƣớc pháp luật trong kinh doanh. Khi đó, ngƣời ta quan tâm đến tài chính của doanh nghiệp trên nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau, tùy thuộc các đối tƣợng khác nhau nhƣ: các nhà đầu tƣ, nhà cho vay, nhà cung cấp, khách hàng... Nhƣng vấn đề mà các đối tƣợng quan tâm nhiều nhất đó là khả năng tạo ra các dòng tiền mặt, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán và mức lợi nhuận tối đa của doanh nghiệp. Tóm lại, trong phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp thì cần phải đạt đƣợc ba mục tiêu cơ bản sau: + Một là: Phân tích tài chính phải cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin hữu ích, phục vụ cho chủ doanh nghiệp và các đối tƣợng quan tâm khác nhƣ: các nhà đầu tƣ, hội đồng quản trị doanh nghiệp, ngƣời cho vay, các cơ quan quản lý cấp trên và những ngƣời sử dụng thông tin tài chính khác, giúp họ có quyết định đúng đắn khi ra quyết định đầu tƣ, quyết định cho vay. + Hai là: Phân tích tình hình tài chính phải cung cấp đầy đủ những thông tin trọng yếu nhất cho chủ doanh nghiệp, các nhà đầu tƣ, ngƣời cho vay và những ngƣời sử dụng thông tin tài chính khác trong việc đánh giá khả năng và tính chắc chắn của các dòng tiền, tình hình sử dụng vốn kinh doanh và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. + Ba là: Phân tích tình hình tài chính phải cung cấp đầy đủ những thông tin về nguồn vốn chủ sở hữu, các khoản nợ, kết quả của quá trình thay đổi các nguồn vốn và các khoản nợ của doanh nghiệp. Ý nghĩa và vai trò phân tích tài chính doanh nghiệp: Phân tích tài chính quan tâm đến việc đánh giá rủi ro phá sản tác động nhƣ thế nào tới các doanh nghiệp mà biểu hiện của nó là khả năng thanh toán, đánh giá khả năng cân đối vốn, năng lực hoạt động cũng nhƣ khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, các nhà phân tích tài chính đƣa ra những dự đoán về kết quả hoạt động cũng nhƣ mức sinh lợi của doanh nghiệp trong tƣơng lai.7 Phân tích tài chính của doanh nghiệp là quá trình kiểm tra, đối chiếu, so sánh các số liệu về tình hình tài chính hiện tại và trong quá khứ nhằm đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng nhƣ những rủi ro trong tƣơng lai. Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, vốn và công nợ cũng nhƣ tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Hoạt động tài chính doanh nghiệp liên quan đến nhiều đối tƣợng, mỗi đối tƣợng lại có nhu cầu thông tin ở các góc độ và mục đích khác nhau. + Đối với người quản lý doanh nghiệp : Đối với ngƣời quản lý doanh nghiệp mối quan tâm hàng đầu của họ là tìm kiếm lợi nhuận và khả năng trả nợ. Một doanh nghiệp bị lỗ liên tục sẽ bị cạn kiệt các nguồn lực và buộc phải đóng cửa. Mặt khác, nếu doanh nghiệp không có khả năng thanh toán nợ đến hạn cũng bị buộc phải ngừng hoạt động. Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, nhà quản lý doanh nghiệp phải giải quyết các câu hỏi: Doanh nghiệp nên đầu tƣ vào đâu cho phù hợp với loại hình sản xuất kinh doanh lựa chọn?. Đây chính là chiến lƣợc đầu tƣ dài hạn của doanh nghiệp; nguồn vốn tài trợ là nguồn nào?. Để đầu tƣ vào các tài sản, doanh nghiệp phải có nguồn tài trợ, nghĩa là phải có tiền để đầu tƣ. Liệu doanh nghiệp có nên sử dụng toàn bộ vốn chủ sở hữu để đầu tƣ hay kết hợp với cả các hình thức đi vay và đi thuê? Điều này liên quan đến vấn đề cơ cấu vốn và chi phí vốn của doanh nghiệp. Nhà quản lý doanh nghiệp sẽ quản lý hoạt động tài chính hàng ngày nhƣ thế nào? Đây là các quyết định tài chính ngắn hạn và chúng liên quan chặt chẽ đến vấn đề quản lý vốn lƣu động của doanh nghiệp. Hoạt động tài chính ngắn hạn gắn liền với các dòng tiền nhập quỹ và xuất quỹ. Phân tích tài chính doanh nghiệp là cơ sở để đề ra câu trả lời giải quyết các vấn đề đó. Nhà quản lý tài chính phải chịu trách nhiệm điều hành hoạt động tài chính đƣa ra các quyết định vì lợi ích của cổ đông của doanh nghiệp. Muốn vậy, họ phải thực hiện phân tích tài chính doanh nghiệp, các nhà phân tích tài chính trong doanh nghiệp là những ngƣời có nhiều lợi thế để thực hiện phân tích tài chính một cách tốt nhất. Trên cơ sở phân tích khả năng thanh toán, khả năng cân đối vốn, năng lực hoạt động cũng nhƣ khả năng sinh lãi, nhà quản lý tài chính có thể dự đoán về kết quả hoạt động nói chung và mức doanh lợi8 nói riêng của doanh nghiệp trong tƣơng lai. Từ đó, họ có thể định hƣớng cho hội đồng quản trị trong các quyết định đầu tƣ, tài trợ, phân chia lợi tức cổ phần và lập kế hoạch dự báo tài chính. + Đối với các nhà đầu tư vào doanh nghiệp: Đối với các nhà đầu tƣ, mối quan tâm hàng đầu của họ là thời gian hoàn vốn, mức sinh lãi và sự rủi ro. Vì vậy, họ cần các thông tin về điều kiện tài chính, tình hình hoạt động, kết quả kinh doanh và tiềm năng tăng trƣởng của các doanh nghiệp. Trong doanh nghiệp Cổ phần, các cổ đông là ngƣời đã bỏ vốn đầu tƣ vào doanh nghiệp và họ có thể phải gánh chịu rủi ro. Những rủi ro này liên quan tới việc giảm giá cổ phiếu trên thị trƣờng, dẫn đến nguy cơ phá sản của doanh nghiệp. Chính vì vậy, quyết định của họ đƣa ra luôn có sự cân nhắc giữa mức độ rủi ro và doanh lợi đạt đƣợc. Vì thế, mối quan tâm hàng đầu của các cổ đông là khả năng tăng trƣởng, tối đa hoá lợi nhuận, tối đa hoá giá trị chủ sở hữu trong doanh nghiệp. Trƣớc hết họ quan tâm tới lĩnh vực đầu tƣ và nguồn tài trợ. Trên cơ sở phân tích các thông tin về tình hình hoạt động, về kết quả kinh doanh hàng năm, các nhà đầu tƣ sẽ đánh giá đƣợc khả năng sinh lợi và triển vọng phát triển của doanh nghiệp; từ đó đƣa ra những quyết định phù hợp. Ta biết rằng thu nhập của cổ đông bao gồm phần cổ tức đƣợc chia hàng năm và phần giá trị tăng thêm của cổ phiếu trên thị trƣờng. Một nguồn tài trợ với tỷ trọng nợ và vốn chủ sở hữu hợp lý sẽ tạo đòn bẩy tài chính tích cực vừa giúp doanh nghiệp tăng vốn đầu tƣ vừa làm tăng giá cổ phiếu và thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS). Hơn nữa các cổ đông chỉ chấp nhận đầu tƣ mở rộng quy mô doanh nghiệp khi quyền lợi của họ ít nhất không bị ảnh hƣởng. Bởi vậy, các yếu tố nhƣ tổng số lợi nhuận ròng trong kỳ có thể dùng để trả lợi tức cổ phần, mức chia lãi trên một cổ phiếu năm trƣớc, sự xếp hạng cổ phiếu trên thị trƣờng và tính ổn định của thị giá cổ phiếu của doanh nghiệp cũng nhƣ hiệu quả của việc tái đầu tƣ luôn đƣợc các nhà đầu tƣ xem xét trƣớc tiên khi thực hiện phân tích tài chính. + Đối với các chủ nợ của doanh nghiệp: Nếu phân tích tài chính đƣợc các nhà đầu tƣ và quản lý doanh nghiệp thực hiện nhằm mục đích đánh giá khả năng sinh lợi và tăng trƣởng của doanh nghiệp thì phân tích tài chính lại đƣợc các ngân hàng và các nhà cung cấp tín dụng thƣơng mại9 cho doanh nghiệp sử dụng nhằm đảm bảo khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Trong nội dung phân tích này, khả năng thanh toán của doanh nghiệp đƣợc xem xét trên hai khía cạnh là ngắn hạn và dài hạn. Nếu là những khoản cho vay ngắn hạn, ngƣời cho vay đặc biệt quan tâm đến khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp, nghĩa là khả năng ứng phó của doanh nghiệp đối với các món nợ khi đến hạn trả, khả năng hoán chuyển thành tiền của tài sản lƣu động và tốc độ quay vòng của các tài sản đó. Nếu là những khoản cho vay dài hạn, ngƣời cho vay phải tin chắc khả năng hoàn trả và khả năng sinh lời của doanh nghiệp mà việc hoàn trả vốn và lãi sẽ tuỳ thuộc vào khả năng sinh lời này. Do khả năng sinh lời là yếu tố an toàn cơ bản đối với ngƣời cho vay nên phân tích khả năng sinh lời cũng là một nội dung quan trọng đối với các nhà cung cấp tín dụng. Ngoài ra, ngƣời cung cấp tín dụng dù là ngắn hạn hay dài hạn đều quan tâm đến cấu trúc nguồn vốn vì cấu trúc nguồn vốn mang tiềm ẩn rủi ro và an toàn đối với ngƣời cho vay. Đối với các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng, mối quan tâm của họ chủ yếu hƣớng vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Vì vậy, họ chú ý đặc biệt đến số lƣợng tiền và các tài sản khác có thể chuyển nhanh thành tiền, từ đó so sánh với số nợ ngắn hạn để biết đƣợc khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng cũng rất quan tâm tới số vốn của chủ sở hữu, bởi vì số vốn này là khoản bảo hiểm cho họ trong trƣờng hợp doanh nghiệp bị rủi ro. Đối với các nhà cung ứng vật tƣ hàng hoá, dịch vụ cho doanh nghiệp, họ phải quyết định xem có cho phép khách hàng sắp tới đƣợc mua chịu hàng hay không, họ cần phải biết đƣợc khả năng thanh toán của doanh nghiệp hiện tại và trong thời gian sắp tới. + Đối với người lao động trong doanh nghiệp: Ngƣời lao động, ngƣời đƣợc hƣởng lƣơng trong doanh nghiệp cũng rất quan tâm tới các thông tin tài chính của doanh nghiệp, đặc biệt là khả năng sinh lời. Điều này cũng dễ hiểu bởi kết quả hoạt động của doanh nghiệp có tác động trực tiếp tới tiền lƣơng, khoản thu nhập chính của ngƣời lao động. Ngoài ra trong một số doanh10 nghiệp, ngƣời lao động đƣợc tham gia góp vốn mua một lƣợng cổ phần nhất định. Nhƣ vậy, ngƣời lao động cũng là những ngƣời chủ doanh nghiệp và họ có quyền lợi cũng nhƣ trách nhiệm gắn liền với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. + Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước: Dựa vào các báo cáo tài chính doanh nghiệp, các cơ quan quản lý của Nhà nƣớc thực hiện phân tích tài chính để đánh giá, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính tiền tệ của doanh nghiệp có tuân thủ theo đúng chính sách, chế độ và luật pháp quy định không, tình hình hạch toán chi phí, giá thành, tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nƣớc và khách hàng… Tóm lại, phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp cụ thể là phân tích các báo cáo tài chính và các chỉ tiêu tài chính giúp ngƣời sử dụng thông tin từ các góc độ khác nhau có thể vừa đánh giá toàn diện, khái quát, vừa xem xét một cách chi tiết hoạt động tài chính doanh nghiệp, tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp, để nhận biết, dự báo và đƣa ra quyết định tài chính phù hợp. 1.1.3 Nhiệm vụ phân tích tài chính doanh nghiệp Nhiệm vụ của phân tích các báo cáo tài chính ở doanh nghiệp là căn cứ trên những nguyên tắc về tài chính doanh nghiệp để phân tích đánh giá tình hình thực trạng và triển vọng của hoạt động tài chính, chỉ ra đƣợc những mặt tích cực và hạn chế của việc thu chi tiền tệ, xác định nguyên nhân và mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố. Trên cơ sở đó đề ra các biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Những nhiệm vụ cơ bản của phân tích tài chính của doanh nghiệp: Phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp. Đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp trên các mặt đảm bảo vốn cho sản xuất kinh doanh, quản lý và phân phối nguồn vốn. + Phân tích diễn biến sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản. Tính toán và xác định mức độ có thể lƣợng hoá của các nhân tố ảnh hƣởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, từ đó đƣa ra những biện pháp để khắc phục những hạn chế và phát huy năng lực, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh11 + Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. + Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp. + Phân tích các chỉ số hoạt động. + Phân tích các hệ số sinh lời. 1.2 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp 1.2.1 Phân tích cấu trúc tài chính và tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh 1.2.1.1 Phân tích cấu trúc tài chính của doanh nghiệp Cấu trúc tài chính doanh nghiệp là một phạm trù phản ánh một cách tổng thể về tình hình tài chính của doanh nghiệp trên hai mặt là cơ cấu nguồn vốn gắn liền với quá trình huy động vốn, phản ánh chính sách tài trợ của doanh nghiệp và cơ cấu tài sản gắn liền với quá trình sử dụng tài sản, phản ánh và chịu sự tác động của những đặc điểm và chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp. Hay nói cách khác, cấu trúc tài chính là một phạm trù phản ánh cấu trúc tài sản, cấu trúc nguồn vốn và cả mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn của Doanh nghiệp. Phân tích cấu trúc tài chính là phân tích tình hình đầu tƣ, huy động vốn của doanh nghiệp thông qua việc xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh số liệu về tình hình tài chính hiện tại so với quá khứ. Từ đó có thể đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng nhƣ những rủi ro tài chính của doanh nghiệp và đƣa ra các phƣơng thức tài trợ để giảm thiểu rủi ro, tăng triển vọng phát triển trong tƣơng lai. Phân tích cấu trúc tài chính bao gồm các vấn đề nhƣ phân tích cấu trúc tài sản, phân tích cấu trúc nguồn vốn và phân tích cân bằng tài chính. 1.2.1.2 Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh Để có thể thực hiện đƣợc hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần có tài sản bao gồm tài sản cố định và tài sản lƣu động. Việc đảm bảo tài sản là cơ sở để duy trì hoạt động liên tục và hiệu quả nên doanh nghiệp cần tập trung các biện pháp tài chính cần thiết cho việc huy động và hình thành nguồn vốn. Nguồn vốn của doanh nghiệp trƣớc hết đƣợc hình thành từ nguồn vốn của bản thân chủ sở hữu, sau là nguồn do đi vay. Có thể phân loại nguồn tài trợ doanh nghiệp gồm:12 Nguồn tài trợ thƣờng xuyên: Là nguồn vốn mà doanh nghiệp dùng thƣờng xuyên và lâu dài vào hoạt động kinh doanh, bao gồm vốn của chủ sở hữu và nguồn vốn dài hạn, trung hạn. Nguồn tài trợ tạm thời: Là nguồn vốn mà doanh nghiệp dùng vào hoạt động kinh doanh trong thời gian ngắn, thuộc nguồn tài trợ tạm thời trong các khoản vay ngắn hạn, nợ ngắn hạn, bao gồm cả vay nợ quá hạn do chiếm dụng vốn. Khi xem xét sự bù đắp của các loại nguồn cho các loại tài sản, căn cứ thời gian sử dụng của từng loại nguồn vốn và tính chất của từng loại tài sản thì nguồn vốn thƣờng xuyên nên bù đắp cho TSCĐ và ĐTDH, còn nguồn vốn tạm thời nên bù đắp cho TSLĐ và ĐTNH. TSLĐ đƣợc bù đắp bởi hai nguồn vốn thƣờng xuyên và nguồn vốn tạm thời: Nguồn vốn thƣờng xuyên/TSCĐ&ĐTDH >1 Nguồn vốn tạm thời/TSLĐ&ĐTNH < 1 Nguồn vốn nào thì bù đắp cho tài sản đó: Nguồn vốn thƣờng xuyên/TSCĐ&ĐTDH = 1 Nguồn vốn tạm thời/TSLĐ&ĐTNH = 1 Nguồn vốn thƣờng xuyên không bù đắp đủ cho TSCĐ mà đƣợc một phần nguồn vốn tạm thời bù đắp. Nguồn vốn thƣờng xuyên/TSCĐ&ĐTDH < 1 Nguồn vốn tạm thời/TSLĐ&ĐTNH > 1 1.2.2 Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán 1.2.2.1 Phân tích tình hình công nợ phải thu, phải trả Khoản nợ phải thu: Là những khoản tiền mà khách hàng và những bên liên quan đang nợ doanh nghiệp vào thời điểm lập báo cáo khoản này sẽ đƣợc trả trong thời hạn ngắn, và đƣợc coi là tài sản của doanh nghiệp bao gồm: khoản phải thu khách hàng, trả trƣớc ngƣời bán, thuế VAT đƣợc khấu trừ, phải thu nội bộ, phải thu khách hàng, tạm ứng, chi phí trả trƣớc, tài sản thiếu chờ xử lý. Phân tích vòng luân chuyển các khoản phải thu: Vòng luân chuyển các khoản phải thu phản ánh tốc độ hoán chuyển các khoản phải thu thành tiền mặt, tức là xem13 trong kỳ kinh doanh các khoản phải thu quay đƣợc mấy vòng và đƣợc xác định bằng mối quan hệ tỷ số giữa doanh thu bán hàng và các khoản phải thu bình quân. Vòng quay các khoản phải thu=Z=Doanh số thuần= Các khoản phải thu trung bình==Trong đó: Các khoản phải thu trung bình = (Các khoản phải thu còn lại trong báo cáo của năm trƣớc và các khoản phải thu năm nay)/2 Chỉ tiêu này cho biết mức hợp lý của số dƣ các khoản phải thu và hiệu quả của việc đi thu hồi nợ. Nếu chỉ tiêu này càng cao phản ánh tốt tốc độ thu hồi các khoản nợ càng nhanh, điều này đƣợc đánh giá là tốt, vì khả năng chuyển các khoản phải thu thành tiền càng nhanh, đáp ứng nhu cầu thanh toán và các khoản nợ đến hạn. Tuy nhiên chỉ tiêu này quá cao cũng không tốt, vì nó đồng nghĩa với kỳ thanh toán ngắn, do đó có thể ảnh hƣởng đến sản lƣợng tiêu thụ, làm giảm hiệu quả kinh doanh. - Chỉ số số ngày bình quân vòng quay khoản phải thu: Chỉ số này cho chúng ta biết về số ngày trung bình mà doanh nghiệp thu đƣợc tiền của khách hàng: Số ngày trung bình = 365/ Vòng quay các khoản phải thu Khoản phải trả: Là khoản nợ phát sinh trong suốt quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp phải trả, phải thanh toán cho các chủ nợ trong thời hạn nhất định và đƣợc coi là nguồn vốn của doanh nghiệp. Nguồn vốn này bao gồm: Nguồn vốn do đi vay và nguồn vốn trong thanh toán. Nguồn vốn do đi vay gồm các khoản tiền doanh nghiệp vay của ngân hàng hay vay các đối tƣợng khác với những cam kết hay điều kiện nhất định. Nguồn vốn trong thanh toán gồm các khoản mà doanh nghiệp tạm thời chiếm dụng và sử dụng trong thời gian chƣa đến hạn trả tiền cho chủ nợ nhƣ: Tiền thuế phải nộp cho nhà nƣớc, tiền mua hàng, tiền lƣơng và các khoản phải trả ngƣời lao động, phải trả nội bộ khác. * Hệ số nợ: Thể hiện mức độ doanh nghiệp sử dụng vốn vay trong kinh doanh. Hệ số nợ có hai chỉ tiêu:14 Tỷ số nợ trên tổng tài sản: Tỷ số nợ trên tổng tài sản = Tổng nợ Tổng tài sản Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu: Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu = Tổng nợ Vốn chủ sở hữu Trong đó: vốn chủ sở hữu = tổng tài sản - tổng nợ Mức độ doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài trợ (đòn bẩy nợ) trong hoạt động kinh doanh. Tỷ số này mà quá nhỏ, chứng tỏ doanh nghiệp vay ít. Điều này có thể cho thấy doanh nghiệp có khả năng tự chủ tài chính cao. Tuy nhiên nó cũng có thể hàm ý là doanh nghiệp chƣa biết khai thác đòn bẩy tài chính, tức là chƣa tận dụng huy động vốn bằng hình thức đi vay. Hệ số nợ cao chứng tỏ doanh nghiệp mạnh dạn sử dụng nhiều vốn vay trong cơ cấu vốn. Đây là một cơ sở có đƣợc lợi nhuận cao và thể hiện uy tín của doanh nghiệp đối với các chủ nợ. Tuy nhiên, nếu tỷ số này quá cao hàm ý doanh nghiệp không có thực lực tài chính mà chủ yếu đi vay để có vốn kinh doanh. Điều này cũng cho thấy là mức độ rủi ro của doanh nghiệp cao hơn. 1.2.2.2 Phân tích khả năng thanh toán + Hệ số khả năng thanh toán hiện hành (Ht): Là mối quan hệ so sánh giữa TSLĐ và đầu tƣ ngắn hạn với các khoản nợ ngắn hạn. Nó thể hiện khả năng chuyển đổi của tài sản lƣu động thành tiền trong một khoảng thời gian ngắn (<1 năm) để đảm bảo cho việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Tỷ lệ này cho biết cứ một đồng nợ ngắn hạn đƣợc đảm bảo bằng bao nhiêu đồng TSLĐ. Tỷ lệ này cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp có đƣợc đảm bảo hay không, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp hoàn toàn đủ khả năng để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số khả năng thanh toán hiện hành (Ht)=Z=Tài sản lƣu động và đầu tƣ ngắn hạn= Nợ ngắn hạn=15 Tùy thuộc vào đặc điểm của ngành nghề kinh doanh mà giá trị của hệ số này lớn hay nhỏ. Hệ số Ht càng lớn thì khả năng thanh toán nợ ngắn hạn càng cao và ngƣợc lại. Nếu Ht < 1 thì doanh nghiệp đang gặp khó khăn về khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. Thông thƣờng Ht = 2 đƣợc coi là hợp lý, đƣợc đa số các chủ nợ chấp nhận. Ý nghĩa của hệ số khả năng thanh toán hiện hành cho biết khả năng của một công ty trong việc dùng các tài sản ngắn hạn nhƣ tiền mặt, hàng tồn kho hay các khoản phải thu để chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn của mình. Tỷ số này càng cao chứng tỏ công ty càng có nhiều khả năng sẽ hoàn trả đƣợc hết các khoản nợ. Tỷ số thanh toán hiện hành nhỏ hơn 1 cho thấy công ty đang ở trong tình trạng tài chính tiêu cực, có khả năng không trả đƣợc các khoản nợ khi đáo hạn. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là công ty sẽ phá sản bởi vì có rất nhiều cách để huy động thêm vốn. Mặt khác, nếu tỷ số này quá cao cũng không phải là một dấu hiệu tốt bởi vì nó cho thấy doanh nghiệp đang sử dụng tài sản chƣa đƣợc hiệu quả + Hệ số khả năng thanh toán nhanh (Hn): Chỉ tiêu này thể hiện khả năng về tiền mặt và các loại tài sản có thể chuyển ngay thành tiền để thanh toán nợ ngắn hạn. Nghiên cứu khả năng thanh toán nhanh để trả lời đƣợc câu hỏi: Nếu tất cả các món nợ ngắn hạn đƣợc yêu cầu thanh toán ngay thì khả năng tài chính của doanh nghiệp có đáp ứng đƣợc không? Cách xác định khả năng thanh toán nhanh: Hệ số khả năng thanh toán nhanh (HnF=Z=Tổng TSNH –=Hàng tồn kho= Tổng nợ ngắn hạn=Ý nghĩa hệ số khả năng thanh toán nhanh cho biết liệu công ty có đủ các tài sản ngắn hạn để trả cho các khoản nợ ngắn hạn mà không cần phải sử dụng hàng tồn kho. Tỷ số này phản ánh chính xác hơn tỷ số thanh toán hiện hành. Một công ty có tỷ số thanh toán nhanh nhỏ hơn 1 sẽ khó có khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn và có rủi ro. Ngoài ra, nếu tỷ số này nhỏ hơn hẳn so với tỷ số thanh toán hiện hành thì điều đó có nghĩa là tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp phụ thuộc quá nhiều vào hàng tồn kho.16 + Hệ số khả năng thanh toán tức thời (Hm): Tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt chỉ tính đến các tài sản có khả năng hoán chuyển thành tiền nhanh nhất. Cách xác định hệ số khả năng thanh toán tức thời: Hệ số khả năng=thanh toán tức thời (Hm)=Z=Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền=Tổng nợ ngắn hạn==Tử số trong chỉ tiêu này có thể bao gồm các khoản đầu tƣ chứng khoán ngắn hạn, nếu sự chuyển hoá thành tiền của các khoản đầu tƣ chứng khoán là dễ dàng , nhanh chóng. Chỉ tiêu này đòi hỏi phải có sẵn tiền để thanh toán các khoản nợ tại bất kỳ thời điểm nào. Nguyên tắc cơ bản có thể để đƣa ra để đánh giá mức độ thanh toán ngay bằng tiền mặt dao động trong khoảng (0.5:1), nghĩa là tỷ lệ này phải lớn hơn hoặc bằng 0,5 thì khả năng thanh toán tức thời mới đảm bảo. Tuy nhiên tỷ lệ này không đƣợc quá cao, vì khi tỷ lệ này quá cao vì khi doanh nghiệp luôn sẵn tiền để trả nợ, nhƣng thời điểm trả nợ xảy ra không liên tục và đồng tiền sẽ có thời gian không vận động, điều này có nghĩa là việc sử dụng quỹ tiền mặt không hiệu quả, gây lãng phí. Ý nghĩa tỷ số thanh toán tiền mặt cho biết một doanh nghiệp có thể trả đƣợc các khoản nợ của mình nhanh nhất đến đâu, khi sử dụng tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền là những tài sản có tính thanh khoản cao nhất của doanh nghiệp để chi trả. 1.2.2.3 Khả năng thanh toán lãi vay: Lãi vay là một trong các nghĩa vụ rất quan trọng của doanh nghiệp. Mất khả năng thanh toán lãi vay có thể làm giảm uy tín đối với chủ nợ, tăng rủi ro và nguy cơ phá sản của doanh nghiệp. Tỷ lệ này cho biết khả năng thanh toán lãi vay bằng lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay của doanh nghiệp. + Cách xác định: Hệ số khả năng=thanh toán lãi vay=Z=Lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay (EBIT)= Chi phí lãi vay==17 (EBIT: lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay - Earnings before interest and taxes) Chỉ số này cho biết một đồng lãi vay đến hạn đƣợc thanh toán bởi bao nhiêu đồng lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay. 1.2.3 Phân tích hiệu quả kinh doanh 1.2.3.1 Đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh + Khái niệm: Hiệu quả kinh tế của một hiện tƣợng (hoặc quá trình) kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh mức độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tiền vốn) để đạt đƣợc mục tiêu xác định. Hiệu quả kinh tế phản ánh chất lƣợng hoạt động kinh tế và đƣợc xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt đƣợc với chi phí bỏ ra để đạt đƣợc kết quả đó. Từ khái nhiệm về hiệu quả kinh tế, chúng ta có thể hiểu hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nguồn nhân công, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu và tiền vốn) nhằm đạt đƣợc mục tiêu xác định của doanh nghiệp. + Sự cần thiết nâng cao hiệu quả kinh doanh: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tức là đã nâng cao khả năng sử dụng các nguồn lực có hạn trong sản xuất, đạt đƣợc sự lựa chọn tối ƣu. Trong điều kiện khan hiếm các nguồn lực sản xuất thì nâng cao hiệu quả kinh doanh là vấn đề ƣu tiên quan trọng đối với bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào. Trong cơ chế kinh tế thị trƣờng, các doanh nghiệp phải tự ra các quyết định kinh doanh của mình, tự chịu trách nhiệm với kết quả đạt đƣợc. Lúc này, mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận trở thành một trong những mục tiêu quan trọng nhất, mang tính chất sống còn của sản xuất kinh doanh. Mặt khác, các doanh nghiệp phải cạnh tranh để tồn tại và phát triển do đó luôn luôn phải nâng cao chất lƣợng sản phẩm, giảm chi phí, nâng cao uy tín... nhằm tới mục tiêu tối đa lợi nhuận. Do vậy, đạt hiệu quả kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh luôn là vấn đề đƣợc quan tâm của doanh nghiệp và trở thành điều kiện sống còn để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trƣờng. Khi xem xét hiệu quả kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, cần phải dựa vào một hệ thống các tiêu chuẩn, các doanh nghiệp phải coi các tiêu chuẩn là mục tiêu18 phấn đấu. Có thể hiểu tiêu chuẩn hiệu quả là giới hạn, là mốc xác định có hay không có hiệu quả. Nếu theo phƣơng pháp so sánh toàn ngành có thể lấy giá trị bình quân đạt đƣợc của ngành làm tiêu chuẩn hiệu quả. Nếu không có số liệu của toàn ngành thì so sánh với các chỉ tiêu của năm trƣớc. Cũng có thể nói rằng, các doanh nghiệp có đạt đƣợc các chỉ tiêu này mới có thể đạt đƣợc các chỉ tiêu về kinh tế. 1.2.3.2 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản - Hiệu suất sử dụng tổng tài sản: + Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản = Doanh thu thuần/ Toàn bộ tài sản Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản đo lƣờng 1 đồng tài sản tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Nếu tỷ số này cao cho thấy công ty đang hoạt động gần hết công suất và rất khó để mở rộng hoạt động nếu không đầu tƣ thêm vốn. - Hiệu suất sử dụng tài sản cố định: + Hiệu suất sử dụng TSCĐ = Doanh thu thuần/ Tài sản cố định. TSCĐ là giá trị còn lại của tài sản đến thời điểm lập báo cáo (sau khi đã trừ đi khấu hao). Tỷ số này nói lên 1 đồng tài sản cố định tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Qua đó đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định ở công ty. Muốn đánh giá việc sử dụng tài sản cố định có hiệu quả không phải so sánh với các công ty khác cùng ngành hoặc so sánh với các thời kỳ trƣớc. Nếu tỷ lệ cao hơn trung bình ngành có nghĩa là hiệu suất sử dụng tài sản là tốt và ngƣợc lại, thấp hơn tức là hiệu suất sử dụng tài sản của doanh nghiệp không hiệu quả. - Hiệu suất sử dụng vốn cổ phần: + Hiệu suất sử dụng vốn cổ phần = Doanh thu thuần / Vốn cổ phần Hiệu suất sử dụng vốn cổ phần là chỉ tiêu rất hữu ích trong việc phân tích khía cạnh tài chính của công ty. Hiệu suất sử dụng vốn cổ phần đo lƣờng mối quan hệ giữa doanh thu và vốn cổ phần. + Hiệu suất sử dụng vốn cổ phần = Doanh thu thuần / Vốn cổ phần = (Doanh thu thuần /Tổng tài sản) x (Tổng tài sản / Vốn cổ phần)19 = ( Hiệu suất sử dụng tổng tài sản x Bội số tài sản so vốn cổ phần.) Hiệu suất sử dụng vốn cổ phần của công ty nếu lớn hơn tổng tài sản của công ty có nghĩa là công ty đã sử dụng đòn bẩy tài chính từ việc tài trợ bằng vốn vay. 1.2.3.3 Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn + Hiệu quả sử dụng vốn: là sự so sánh giữa chí phí sử dụng vốn và những lợi ích mà đồng vốn đó mang lại cho doanh nghiệp. Thông qua sự so sánh nhƣ vậy có thể thấy đƣợc hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp + Vòng quay toàn bộ vốn trong kỳ: Chỉ tiêu này phản ánh vốn của doanh nghiệp trong một kỳ quay đƣợc bao nhiêu vòng. Qua chỉ tiêu này ta có thể đánh giá đƣợc khả năng sử dụng tài sản của doanh nghiệp thể hiện qua doanh thu thuần đƣợc sinh ra từ tài sản doanh nghiệp đã đầu tƣ. Vòng quay càng lớn thì hiệu quả càng cao. - Cách xác định vòng quay toàn bộ vốn: Vòng quay toàn bộ vốn trong kỳ= = Doanh thu thuần trong kỳ=Vốn sử dụng bình quân trong kỳ= ==Hiệu suất sử dụng vốn cố định= = Doanh thu thuần trong kỳ=Vốn cố định sử dụng bình quân trong kỳ==Vòng quay vốn lƣu động trong kỳ== Doanh thu thuần=Vốn lƣu động bình quân=Suất hao phí vốn: Là chỉ tiêu nghịch đảo chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn, phản ánh một đồng doanh thu cần có bao nhiêu đồng vốn. Suất hao phí vốn=trong kỳ== Vốn sử dụng bình quân trong kỳ=Doanh thu thuần=trong kỳ=20 1.2.3.4 Phân tích khả năng sinh lời Lợi nhuận là mục tiêu của các doanh nghiệp và đồng thời cũng là hệ quả của các quyết định quản trị, thể hiện hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, là căn cứ quan trọng để các nhà hoạch định đƣa ra các quyết định trong tƣơng lai. - Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS – Return on Sales): ROS = Lãi ròng Doanh thu Chỉ số này cho biết trong một trăm đồng doanh thu có bao nhiêu đồng lãi ròng. Hệ số này càng cao thể hiện doanh nghiệp quản lý chi phí tốt hơn. Tỷ số này mang giá trị dƣơng nghĩa là doanh nghiệp kinh doanh có lãi; tỷ số càng lớn nghĩa là lãi càng lớn. Ngƣợc lại, Tỷ số mang giá trị âm nghĩa là doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ. - Tỷ suất lợi nhuận trƣớc thuế trên doanh thu: Bên cạnh tỷ số lợi nhuận sau thuế trên doanh thu, doanh nghiệp còn sử dụng tỷ suất lợi nhuận trƣớc thuế trên doanh thu để phân tích, đánh giá khả năng sinh lợi. LNTT = LNTT Tổng doanh thì=-=Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA – Return on Asset) ROA = Lãi ròng (Lợi nhuận sau thuế) Tổng tài sản bình quân Chỉ số này cho biết trong một trăm đồng vốn đầu tƣ vào doanh nghiệp sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Tỷ số này mang giá trị dƣơng nghĩa là doanh nghiệp kinh doanh có lãi; tỷ số càng lớn nghĩa là lãi càng lớn. Tỷ số mang giá trị âm nghĩa là doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ. - Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE – Return on Equity) ROE = Lãi ròng (Lợi nhuận sau thuế) Vốn chủ sở hữu bình quân21 Chỉ số này cho biết một trăm đồng vốn chủ sở hữu đầu tƣ vào doanh nghiệp góp phần tạo ra bao nhiêu đồng lãi cho chủ sở hữu. Đây là một chỉ số tài chính quan trọng nhất và thiết thực nhất đối với chủ sở hữu. 1.2.3.5 Phân tích các chỉ số khác * Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu: Đây là phần lợi nhuận mà công ty phân bổ cho mỗi cổ phần thông thƣờng đang đƣợc lƣu hành trên thị trƣờng. EPS đƣợc sử dụng nhƣ một chỉ số thể hiện khả năng kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp, đƣợc tính bởi công thức: EPS = Thu nhập ròng -=cổ tức cổ phiếu ƣu đãi=Lƣợng cổ phiếu bình quân đang lƣu hành==Trong việc tính toán EPS, sẽ chính xác hơn nếu sử dụng lƣợng cổ phiếu lƣu hành bình quân trong kỳ để tính toán vì lƣợng cổ phiếu thƣờng xuyên thay đổi theo thời gian. Tuy nhiên trên thực tế ngƣời ta thƣờng hay đơn giản hoá việc tính toán bằng cách sử dụng số cổ phiếu đang lƣu hành vào thời điểm cuối kỳ. EPS thƣờng đƣợc coi là biến số quan trọng duy nhất trong việc tính toán giá cổ phiếu. * Hệ số giá trên thu nhập: Là một trong những chỉ số phân tích quan trọng trong quyết định đầu tƣ chứng khoán của nhà đầu tƣ. Thu nhập từ cổ phiếu sẽ có ảnh hƣởng quyết định đến giá thị trƣờng của cổ phiếu đó. Hệ số P/E đo lƣờng mối quan hệ giữa giá thị trƣờng (Market Price - P) và thu nhập của mỗi cổ phiếu (Earning Per Share - EPS) và đƣợc tính nhƣ sau: P/E = P EPS Trong đó: - Giá thị trƣờng P của cổ phiếu là giá mà tại đó cổ phiếu đang đƣợc mua bán ở thời điểm hiện tại; - Thu nhập của mỗi cổ phiếu EPS là phần lợi nhuận ròng sau thuế mà công ty chia cho các cổ đông thƣờng trong năm tài chính gần nhất. Nếu hệ số P/E cao thì điều đó có nghĩa là ngƣời đầu tƣ dự kiến tốc độ tăng cổ tức cao trong tƣơng lai; cổ phiếu có rủi ro thấp nên ngƣời đầu tƣ thoả mãn với tỷ suất vốn hoá thị trƣờng thấp; dự đoán công ty có tốc độ tăng trƣởng trung bình và sẽ trả cổ tức cao. Hệ số P/E là thông tin quan trọng cho việc định giá cổ phiếu.22 * Tỷ số tăng trƣởng nội tại - Tỷ số lợi nhuận giữ lại (b): Tỷ số lợi nhuận giữ lại (hay hệ số tái đầu tƣ) là một tỷ số tài chính đánh giá mức độ sử dụng lợi nhuận sau thuế cho tái đầu tƣ của doanh nghiệp. Tỷ số này đƣợc tính bằng cách lấy lợi nhuận giữ lại chia cho lợi nhuận sau thuế. Tỷ số lợi nhuận giữ lại (b)=Z= =Lợi nhuận giữ lại= =Lợi nhuận sau thuế==qỷ số này cho biết cứ trong 1 đồng lợi nhuận sau thuế thì doanh nghiệp giữ lại bao nhiêu đồng để tái đầu tƣ. Tỷ số càng lớn tức là doanh nghiệp tái đầu tƣ càng mạnh. - Tỷ số tăng trƣởng nội tại: IGR = ROA x b 1- ROA x b Tỷ số này cho biết tốc độ tăng trƣởng lớn nhất mà doanh nghiệp đạt đƣợc khi không cần bất kỳ nguồn tài trợ nào từ bên ngoài. 1.2.4 Phân tích dấu hiệu khủng hoảng tài chính và phá sản Khủng hoảng tài chính là sự mất cân đối giữa khả năng và nhu cầu thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Đồng thời, khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng khủng hoảng giá trị của doanh nghiệp sẽ giảm sút nghiêm trọng và mức độ rủi ro của doanh nghiệp sẽ vô cùng cao. Rất khó có thể định nghĩa một cách chính xác về tình trạng khủng hoảng tài chính, tuy nhiên có thể khẳng định rằng nguyên nhân chủ yếu của khủng hoảng tài chính là do sự suy yếu về khả năng thanh toán, doanh nghiệp không có đủ tiền để thanh toán các khoản nợ phải trả nhà cung cấp hay lãi tiền vay ngân hàng và phải vi phạm các hợp đồng. Nguồn gốc của tình trạng không có khả năng thanh toán là doanh nghiệp có giá trị vốn chủ sở hữu âm, tức là giá trị tài sản nhỏ hơn giá trị các khoản nợ phải trả. Bên cạnh đó lƣu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh không đủ để trang trải cho các khoản nợ phát sinh trong hoạt động kinh doanh thƣờng xuyên của doanh nghiệp.23 Nghiên cứu phát hiện các dấu hiệu khủng hoảng và phá sản doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng. Đối với nhà quản lý doanh nghiệp sẽ giúp ngăn chặn, hạn chế, phòng tránh trƣớc các khả năng xấu có thể xảy ra và chủ động trong các quyết định kinh doanh. Các nhà đầu tƣ, ngân hàng và các tổ chức tín dụng phân tích phát hiện các dấu hiệu khủng hoảng tài chính để đƣa ra các quyết định đầu tƣ, mua bán chứng khoán, cũng nhƣ quyết định cho vay và quản lý các khoản vay kịp thời, đúng đắn nhằm bảo toàn tài sản của mình. Đối với các đối tác, phân tích phát hiện các dấu hiệu khủng hoảng tài chính giúp các quyết định về điều khoản thanh toán và quản lý nợ phải thu. Có hai phƣơng pháp phân tích phát hiện các dấu hiệu khủng hoảng tài chính đó là phƣơng pháp đánh giá từng chỉ số tài chính và phƣơng pháp kết hợp các chỉ số tài chính. - Phƣơng pháp đánh giá từng chỉ số tài chính: Phƣơng pháp đánh giá từng chỉ số tài chính do William Beaver nghiên cứu và đƣa vào ứng dụng từ năm 1968. Beaver phát hiện ra rằng các doanh nghiệp lâm vào tình trạng khủng hoảng tài chính là các doanh nghiệp có ít tiền mặt, ít hàng tồn kho nhƣng có nhiều nợ phải thu. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng các chỉ tiêu quan trọng nhất trong việc dự đoán dấu hiệu khủng hoảng và phá sản của doanh nghiệp gồm các chỉ tiêu: tỷ lệ lƣu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh/tổng nợ phải trả; tỷ suất sinh lời của tài sản (lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản) và hệ số nợ (tổng nợ phải trả/ tổng tài sản) Bởi vì các chỉ tiêu này phản ánh tính cân đối giữa khả năng tạo ra tiền của doanh nghiệp với số nợ mà doanh nghiệp phải thanh toán, và do đó thể hiện rõ ràng nhất khả năng thanh toán của doanh nghiệp; phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh, mức độ rủi ro tài chính của doanh nghiệp. Phƣơng pháp này khá đơn giản và độ tin cậy tƣơng đối cao. Tuy nhiên, phƣơng pháp này khi áp dụng cho một doanh nghiệp cụ thể có thể xảy ra trƣờng hợp các chỉ số mâu thuẫn với nhau, khi đó khó có thể kết luận đƣợc24 - Phƣơng pháp kết hợp các chỉ số: Phƣơng pháp kết hợp các chỉ số tài chính đƣợc Edward Altman bắt đầu đƣa ra từ năm 1968, dựa trên kết quả nghiên cứu thực nghiệm 66 doanh nghiệp sản xuất niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán và đƣợc kiểm tra lại với 25 doanh nghiệp khác với xác suất đúng rất cao. Mô hình của Altman kết hợp giữa các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh với các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán và chỉ tiêu phản ánh sự độc lập về tài chính. Dựa vào mức độ quan trọng khác nhau của từng chỉ tiêu, Altman kết hợp chúng trong hàm số chấm điểm Z, trong đó: X1 = Tỷ số Vốn lƣu động /Tổng tài sản (Working Capitals/Total Assets). X2 = Tỷ số Lợi nhuận giữ lại /Tổng tài sản (Retain Earnings/Total Assets) X3 = Tỷ số Lợi nhuận trƣớc lãi vay và thuế /Tổng tài sản (EBIT/Total Assets) X4 = Tỷ số Giá trị thị trƣờng của vốn chủ sỡ hữu /Giá trị sổ sách của tổng nợ (Market Value of Total Equity / Book values of total Liabilities) X5 = Tỷ số Doanh số /Tổng tài sản (Sales/Total Assets) Giáo Sƣ Edward I. Altman đã phát triển Z thành Z’ và Z’’ để có thể áp dụng cho từng loại hình và ngành của doanh nghiệp khác nhau: Đối với doanh nghiệp đã cổ phần hoá, ngành sản suất: Z = 1.2*X1 + 1.4*X2 + 3.3*X3 + 0.64*X4 + 0.999*X5 Nếu Z > 2.99 Doanh nghiệp trong vùng an toàn, chƣa có nguy cơ phá sản Nếu 1.81 < Z < 2.99 Doanh nghiệp trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản Nếu Z <1.81Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao. Đối với doanh nghiệp chƣa cổ phần hoá, ngành sản suất: Z’ = 0.717*X1 + 0.847*X2 + 3.107*X3 + 0.42*X4 + 0.998*X5 Nếu Z’ > 2.90 Doanh nghiệp trong vùng an toàn, chƣa có nguy cơ phá sản Nếu 1.23 < Z’ < 2.90 Doanh nghiệp trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản Nếu Z’ <1.23 Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao. Đối với các doanh nghiệp khác: Z’’ = 6.56*X1 + 3.26*X2 + 6.72*X3 + 1.05*X4 Nếu Z’’ > 2.6 Doanh nghiệp trong vùng an toàn, chƣa có nguy cơ phá sản25 Nếu 1.1 < Z’’ < 2.6 Doanh nghiệp trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản Nếu Z’’ <1.1 Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao. Chỉ số Z’’ dƣới đâ y có thể đƣợc dùng cho hầu hết các ngành, các loại hình doanh nghiệp. 1.3 Các yếu tố ảnh hƣởng đến tài chính của doanh nghiệp 1.3.1 Nhân tố con người: Con ngƣời chính là nhân tố đầu tiên và quyết định đối với sự phát triển của doanh nghiệp cũng nhƣ hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó. Trong phân tích tài chính doanh nghiệp, yếu tố con ngƣời thể hiện qua khả năng, trình độ, nhận thức, năng lực của đội ngũ lãnh đạo và ngƣời lao động. Các yếu tố này ảnh hƣởng trực tiếp đến việc nâng cao chất lƣợng việc lập phân tích báo cáo tài chính. Mức độ chính xác, chất lƣợng của những thông tin, kết quả của quá trình phân tích quyết định phần lớn ở trình độ của ngƣời phân tích. Ngƣời có trình độ càng cao thì độ chính xác cao và chất lƣợng kết quả nghiên cứu càng cao. Bên cạnh trình độ thì cũng cần phải nhấn mạnh đến nhân tố đạo đức ngƣời phân tích, yếu tố tâm lý, quan điểm ngƣời phân tích cũng ảnh hƣởng đến mức độ, kết quả phân tích. 1.3.2 Yêu cầu quản trị: Trong nội bộ Tổng công ty, do yêu cầu nhà quản trị mà việc phân tích tài chính sẽ bị chi phối bởi các nhu cầu thông tin quản trị khác nhau, tại các thời điểm khác nhau. Có nhiều ngƣời quan tâm đến những khía cạnh khác nhau của doanh nghiệp, do đó họ cũng chỉ quan tâm đến những thông tin khác nhau về doanh nghiệp đó, vì vậy, phân tích cũng có thể cho những kết quả khác nhau do yêu cầu thông tin khác nhau. 1.3.3 Môi trường kinh doanh: Do đặc thù kinh doanh trong các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau, mức độ cạnh tranh, tốc độ thay đổi cũng khác nhau mà doanh nghiệp sẽ có những yêu cầu phân tích khác nhau về tình hình tài chính đơn vị mình. Với những lĩnh vực có tính cạnh tranh cao, nhà quản trị quan tâm nhiều đến những báo cáo phân tích tức thời, trực tiếp để có những quyết định nhanh chóng trong ngắn hạn. Khi hoạt động kinh26 doanh đi vào ổn định, nhà quản trị cần sự phân tích có chiều sâu, dữ liệu phân tích trong thời gian dài để nhận diện xu thế một cách toàn diện. 1.3.4 Yếu tố thời gian: Tại thời điểm phân tích, có những thông tin không đƣợc phản ánh kịp thời và ở mỗi thời điểm khác nhau thì mức độ tác động đó là khác nhau. Do đó phân tích tài chính ở những thời điểm khác nhau có thể cho kết quả khác nhau. Thời gian nghiên cứu dài ngắn khác nhau cũng có thể cho kết quả khác nhau, thƣờng thời gian càng dài thì thông tin tổng hợp càng đầy đủ, kết quả chính xác cao hơn và đánh giá vấn đề cũng toàn diện hơn. 1.4 Tình hình nghiên cứu Phân tích tài chính của doanh nghiệp nói chung, với loại hình doanh nghiệp là công ty cổ phần nói riêng đã đƣợc nhiều tác giả đề cập đến trong các nghiên cứu của mình, trong đó có thể kể đến một số công trình nghiên cứu sau: Bùi Văn Lâm (2011) đề tài về Phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần Vinaconex 25 đã đề cập đến thực trạng tài chính của công ty cổ phần Vinaconex 25. Tác giả đã khái quát đƣợc vấn đề lý luận chung về phân tích tài chính doanh nghiệp, đặc biệt tác giả đã đề cập đến phân tích rủi ro tại công ty, mô hình Z_Score, phƣơng pháp phân tích hồi quy… Qua đó, tác giả đề xuất các giải pháp chủ yếu góp phần hoàn thiện công tác phân tích, phục vụ nhu cầu quản lý tài chính, sản xuất kinh doanh của Công ty Vinaconex 25. Vũ Thị Bích Hà (2012) với đề tài Phân tích tài chính Công ty cổ phần Kinh Đô đã đi sâu phân tích thực trạng tài sản, kết quả kinh doanh, và phân tích các nhóm hệ số tài chính của Công ty. Đồng thời, tác giả đã có những so sánh với các công ty cùng ngành nhƣ Bibica, Hải Hà. Luận văn cũng phân tích và đánh giá khá kỹ các chỉ số khả năng sinh lợi, chỉ số M/B, P/E và đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực tài chính của Công ty, nhƣ: tăng cƣờng quản lý các khoản phải thu, giảm chi phí giá vốn hàng bán, tăng cƣờng khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu, xây dựng cƣ cấu vốn hợp lý. Tuy nhiên tác giả chƣa khai thác phân tích Dupont cũng nhƣ đánh giá chi tiết điểm mạnh và hạn chế của Công ty khi so sánh với các tỷ lệ, giá trị tham chiếu.27 Phạm Thị Thuần (2013) với đề tài Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại đã tập trung phân tích đƣợc cơ cấu nguồn vốn, tài sản, khả năng thanh toán cũng nhƣ phân tích đƣợc sử dụng đòn bẩy tài chính tại công ty. Ngoài ra, tác giả cũng hệ thống hóa đƣợc các chỉ tiêu phân tích tài chính tại một doanh nghiệp và đƣa ra một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại. Tuy nhiên tác giả chƣa phân tích rõ mức độ ảnh hƣởng rủi ro tài chính tới công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại. Trần Thanh Thủy (2013) đề tài Phân tích tình hình tài chính Công ty xuất nhập khẩu Vinashin, tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về tài chính doanh nghiệp và phân tích tài chính. Trong bài viết cũng đã đánh giá cụ thể về thực trạng tài chính của Công ty xuất nhập khẩu Vinashin, chỉ ra những ƣu điểm, hạn chế của hoạt động tài chính của Công ty thông qua các chỉ tiêu tài chính. Các giải pháp tác giả đƣa ra nhằm khắc phục các hạn chế trong hoạt động tài chính và nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính của Công ty xuất nhập khẩu Vinashin cũng là bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp khác. Nhìn chung, các nghiên cứu trên đều đã đề cập đến lý luận chung về phân tích tài chính doanh nghiệp, phân tích báo cáo tài chính và các chỉ số tài chính. Nghiên cứu cũng chỉ ra đƣợc thực trạng tình hình tại chính tại doanh nghiệp và đƣa ra một số giải pháp tài chính cho các công ty. Tuy nhiên, còn rất hiếm nghiên cứu về phân tích tài chính của một doanh nghiệp quân đội đã cổ phần hóa, hoạt động trong lĩnh vực khá đặc thù là cung cấp dịch vụ bƣu chính với hoạt động lõi là dịch vụ chuyển phát nhanh. Vì vậy, việc nghiên cứu phân tích tài chính của Tổng Công ty cổ phần Bƣu chính Viettel để đánh giá thực trạng tài chính và tìm giải pháp nâng cao năng lực tài chính của doanh nghiệp là hết sức cần thiết và có tính thực tiễn.28 CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 2.1.1 Đối tượng nghiên cứu đề tài Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về phân tích tài chính doanh nghiệp. Tập trung phân tích thực trạng tài chính của Tổng Công ty Cổ phần Bƣu chính Viettel. Đánh giá tình hình biến động tài sản, nguồn vốn, phân tích các chỉ số về doanh thu, lợi nhuận, khả năng thanh toán. 2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 2.1.2.1 Phạm vi về mặt không gian: Giới hạn luận văn chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về phân tích tài chính đối với loại hình Công ty cổ phần. Tổng Công ty cổ phần Bƣu chính Viettel (Viettelpost) là doanh nghiệp quân đội, với ngành nghề kinh doanh chủ đạo là cung dịch vụ bƣu chính, những năm qua đang khẳng định vị thế của mình trên thƣơng trƣờng và đƣợc xếp hạng top 500 thƣơng hiệu hàng đầu tại Việt Nam. Mặc dù doanh thu hàng năm đều tăng trƣởng cao, nhƣng với mục tiêu trở thành nhà cung cấp dịch vụ bƣu chính số một tại Việt Nam, công ty đang đứng trƣớc rất nhiều khó khăn và thách thức. Vì vậy, trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp tôi đã lựa chọn Tổng Công ty cổ phần Bƣu chính Viettel để tập trung nghiên cứu. 2.1.2.2 Phạm vi về mặt thời gian: Đề tài nghiên cứu phân tích số liệu tài chính và các chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá tình hình tài chính của Tổng Công ty cổ phần Bƣu chính Viettel trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2014. 2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 2.2.1.1 Phương pháp điều tra Phƣơng pháp điều tra là phƣơng pháp đƣợc tiến hành thông qua việc điều tra chọn mẫu, áp dụng bảng câu hỏi điều tra để thu thập số liệu.29 Mục đích khảo sát số liệu và dẫn chứng thực tế đánh giá khách quan vấn đề nghiên cứu, hạn chế tính chủ quan của ngƣời tiến hành nghiên cứu. Để thu thập số liệu theo phƣơng pháp này ta cần tiến hành các bƣớc lần lƣợt nhƣ sau: Bƣớc 1: Xác định đối tƣợng điều tra: do hạn chế về thời gian, việc thực hiện điều tra chỉ chọn lấy ý kiến của 40 phiếu điều tra cho các đồng chí giám đốc và kế toán trƣởng của các công ty. Bƣớc 2: Xác định thông tin điều tra, chuẩn bị sẵn mẫu phiếu điều tra Bƣớc 3: Thực hiện điều tra thông qua việc liên hệ, xin ý kiến trả lời các thông tin trên phiếu điều tra của các đối tƣợng trong các công ty. Bƣớc 4: Tổng hợp phiếu điều tra, tiến hành xử lý các số liệu thu đƣợc từ phiếu phục vụ cho việc phân tích. Phƣơng pháp điều tra đƣợc tác giả sử dụng thông qua phiếu điều tra, với mục tiêu nắm rõ hơn nhu cầu các thông tin tài chính nhà quản trị quan tâm, giúp quá trình nghiên cứu có trọng tâm và đạt hiệu quả. 2.2.1.2 Phương pháp phỏng vấn Phƣơng pháp phỏng vấn là phƣơng pháp thu thập thông tin nhanh chóng và rất hiệu quả. Ngƣời nghiên cứu chuẩn bị trƣớc các câu hỏi, đặt câu hỏi trực tiếp cho đối tƣợng đƣợc điều tra và thông qua câu trả lời của họ sẽ thu thập, ghi lại những thông tin phục vụ việc phân tích. Các bƣớc tiến hành phỏng vấn. Bƣớc 1: Xác định cụ thể đối tƣợng phỏng vấn là những ai? Bƣớc 2: Thiết kế bảng câu hỏi phỏng vấn: Các câu hỏi phỏng vấn tập trung vào mục tiêu ngƣời phỏng vấn hƣớng tới, có trọng tâm, nội dung cụ thể. Bƣớc 3: Tiến hành phỏng vấn theo các câu hỏi đã đƣợc chuẩn bị trong bảng câu hỏi phỏng vấn. Ghi chép lại các câu trả lời để làm tài liệu phục vụ cho đề tài nghiên cứu.30 Bƣớc 4: Tổng hợp dữ liệu phỏng vấn: Tổng hợp và xử lý thông tin đã ghi chép đƣợc thành văn bản phỏng vấn để lấy dữ liệu phân tích tài chính của Tổng công ty. Với phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp, tác giả tiến hành phỏng vấn Ông Hoàng Quốc Anh – Tổng giám đốc, Ông Nguyễn Ngọc Anh – Kế toán trƣởng và Ông Đỗ Xuân Tiến – Phó trƣởng phòng kế toán Tổng công ty Cổ phần Bƣu chính Viettel, Ông Lê Chí Dũng – Trƣởng phòng kế toán công ty TNHH MTV Bƣu chính Liên tỉnh Viettel, Bà Bùi Thị Hạnh Tâm – Kế toán trƣởng công ty TNHH MTV Bƣu chính Viettel TP Hồ Chí Minh; Ông Trần Trung Hƣng – Giám đốc công ty TNHH MTV Bƣu chính Viettel Hà Nội. Kết quả của phỏng vấn trực tiếp là tài liệu bút ký về các câu hỏi và nội dung các câu trả lời của ngƣời đƣợc phỏng vấn. Sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn giúp tác giả có thêm nhiều thông tin và hiểu đúng bản chất của vấn đề về doanh nghiệp nghiên cứu phân tích, cụ thể là Tổng công ty cổ phần Bƣu chính Viettel. Từ đó có những đánh giá toàn diện hơn, sâu hơn khi phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp, đặc biệt rất hữu ích trong quá trình đƣa ra các giải pháp giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực tài chính có tính thực tiễn. 2.2.1.3 Phương pháp quan sát Quan sát là phƣơng pháp thu thập thông tin thông qua việc sử dụng các giác quan và các thiết bị hỗ trợ để ghi nhận các hiện tƣợng hoặc các hành vi của con ngƣời phục vụ cho công tác nghiên cứu một vấn đề khoa học. Phƣơng pháp này cũng thích hợp trong các tình huống khi phỏng vấn không thu thập đƣợc các thông tin chính xác hoặc không lấy đƣợc đầy đủ thông tin vì đối tác không muốn trả lời hoặc có thái độ bất hợp tác. Ngoài ra, sử dụng phƣơng pháp quan sát có thể thu thập đƣợc các thông tin sơ cấp một cách trực diện. Sử dụng phƣơng pháp quan sát, tác giả đã tiến hành quan sát, tìm hiểu kỹ các quy trình luân chuyển và tâp hợp chứng từ, các loại chứng từ, các mẫu biểu báo cáo mà Tổng công ty, các công ty con sử dụng để phản ánh tình hình tài chính tại Tổng công ty Cổ phần Bƣu chính Viettel. Để thu thập đƣợc thông tin có liên quan đến tình hình phân tích tài chính tại Tổng31 công ty, tác giả đã tiến hành quan sát tại Tổng công ty Cổ phần Bƣu chính Viettel – Ngõ 2A Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội và các công ty thành viên tại Hà Nội. Tác giả quan sát, nghiên cứu trực tiếp sổ kế toán chi tiết, sổ tổng hợp và các BCTC hợp nhất và BCTC của các Công ty thành viên từ năm 2011 đến năm 2014. 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 2.2.2.1 Phương pháp phân tích so sánh Đây là phƣơng pháp đƣợ c sƣ̉ dụ ng rộ ng rã i, phổ biến trong phân tí ch kinh tế nói chung và phân tích tài chính nói riêng, đƣợ c áp dụ ng xuyên suốt quá trì nh phân tích. Khi sƣ̉ dụ ng phƣơng pháp so sánh cần chú ý: - Phải tồn tại ít nhất 2 đạ i lƣợ ng hoặ c hai chỉ tiêu - Các đạ i lƣợ ng, chỉ tiêu phải thống nhất về nội dung và phƣơng pháp tính toán, thống nhất về thời gian và đơn vị đo lƣờng. - Để đánh giá tì nh hì nh thƣ̣ c hiệ n mụ c tiêu đặ t ra: tiến hành so sánh tài liệ u thƣ̣ c tế đạ t đƣợ c với tài liệu kế hoạch, dƣ̣ đoán hoặ c đị nh mƣ́c. - Để xác đị nh xu hƣớng cũng nhƣ tốc độ phát triển: tiến hành so sánh giƣ̃a số liệ u thƣ̣ c tế kỳ này với thƣ̣ c tế kỳ trƣớc. - Để xác đị nh vị thế của doanh nghiệ p: tiến hành so sánh giƣ̃a số liệ u của doanh nghiệ p với các doanh nghiệ p khác cùng loạ i hì nh kinh doanh hoặ c giá trị trung bì nh của ngành. Kỹ thuật so sánh thƣờng đƣợc sử dụng: - So sánh về số tuyệ t đối: là việc xác định chênh lệch giữa trị số của chỉ tiêu kỳ phân tích với trị số của chỉ tiêu kỳ gốc. Kết quả so sánh cho thấy sƣ̣ biến độ ng về số tuyệ t đối của hiệ n tƣợ ng đang nghiên cƣ́u. - So sánh bằng số tƣơng đối: là xác đị nh số % tăng giảm giƣ̃a thƣ̣ c tế so với kỳ gốc của chỉ tiêu phân tích, cũng có khi là tỷ trọng của một hiện tƣợng kinh tế trong tổng thể quy mô chung đƣợ c xác đị nh. - So sánh theo chiều ngang: là việc so sánh, đối chiếu tình hình biến động cả về số tuyệt đối và số tƣơng đối trên từng chỉ tiêu, trên từng báo cáo tài chính. Thực chất của việc phân tích là phân tích sự biến động về quy mô của từng khoản mục,32 trên từng báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Qua đó, xác định đƣợc mức biến động về quy mô của từng chỉ tiêu phân tích và mức độ ảnh hƣởng của từng chỉ tiêu nhân tố đến chỉ tiêu phân tích. So sánh theo chiều dọc: là việc sử dụng các tỷ lệ, các hệ số thể hiện mối tƣơng quan giữa các chỉ tiêu trong từng báo cáo tài chính, giữa các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Thực chất là phân tích sự biến động về cơ cấu hay những quan hệ tỷ lệ giữa các chỉ tiêu trong hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp. 2.2.2.2 Phương pháp phân tích tỷ lệ Là phƣơng pháp phân tích và xác định mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích, sau đó xem xét tí nh chất ảnh hƣởng của tƣ̀ng nhân tố, nhƣ̃ng nguyên nhân dẫn đến sƣ̣ biến độ ng của tƣ̀ng nhân tố và xu thế nhân tố trong tƣơng lai sẽ vậ n độ ng nhƣ thế nào. Tuỳ thuộc mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hƣởng đến chỉ tiêu phân tích, ngƣời ta có thể chia thành phƣơng pháp thay thế liên hoàn, phƣơng pháp số chênh lệ ch, phƣơng pháp hiệ u số tỷ lệ, phƣơng pháp cân đối. - Phƣơng pháp thay thế liên hoàn: là phƣơng pháp dùng để xác định mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích khi các nhân tố có quan hệ với chỉ tiêu phân tí ch thể hiệ n dƣới dạ ng phƣơng trì nh tí ch hoặ c thƣơng. - Phƣơng pháp số chênh lệ ch và phƣơng pháp hiệ u số tỷ lệ: là hệ quả của thay thế liên hoàn áp dụ ng trong trƣờng hợ p mối quan hệ giƣ̃a chỉ tiêu phân tí ch vơí các nhân tố ảnh hƣởng thể hiện dƣới dạng tích đơn thuần. - Phƣơng pháp cân đối: cũng dùng để xác định mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tí ch khi chỉ tiêu phân tí ch có mối quan hệ với các nhân tố thể hiệ n dƣới dạ ng phƣơng trì nh tổng hiệ u. Để xác đị nh mƣ́c độ ảnh hƣởng của mộ t nhân tố nào đó ngƣời ta chỉ việ c xác đị nh chênh lệ ch giƣ̃a thƣ̣ c tế so với kỳ gốc của nhân tố đó. 2.2.2.3 Các phương pháp khác Phƣơng pháp dƣ̣ đoán: Là phƣơng pháp đƣợc sử dụng để ƣớc tính các chỉ tiêu kinh tế trong tƣơng lai. Tuỳ thuộc vào mối quan hệ cũng nhƣ dự đoán tình hình kinh tế xã hộ i tác độ ng đến doanh nghiệ p mà sƣ̉ dụ ng các phƣơng pháp khác nhau.33 Thƣờng ngƣời ta sƣ̉ dụ ng phƣơng pháp hồi quy, toán xác suất, toán tài chính,và các phƣơng pháp phân tí ch chuyên dụ ng nhƣ phân tí ch dòng tiền, phân tí ch hoà vốn ... Các phƣơng pháp này có tác dụng quan trọng trong việc đƣa ra các quyết định kinh tế cũng nhƣ lƣ̣ a chọ n các phƣơng án đầu tƣ. 2.2.3 Các tài liệu sử dụng trong phân tích báo cáo tài chính Tài liệu quan trọng nhất để sử dụng trong phân tích tình hình tài chính của công ty đó là Báo cáo tài chính. Hệ thống báo cáo tài chính trong doanh nghiệp gồm: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lƣu chuyển tiền tệ và bản thuyết minh báo cáo tài chính. - Bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán là bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo, là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh một cách tổng quát toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp theo hai góc độ là tài sản và nguồn hình thành tài sản tại thời điểm lập báo cáo. Kết cấu của bảng cân đối kế toán gồm hai phần: phần tài sản và phần nguồn vốn. Phần tài sản: Phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có tại doanh nghiệp đến cuối kỳ hạch hoán đang tồn tại dƣới các hình thức và trong tất cả các giai đoạn, các khâu của quá trình kinh doanh. Các chỉ tiêu đƣợc sắp xếp theo nội dung kinh tế gồm 2 loại: Tài sản lƣu động và đầu tƣ tài chính ngắn hạn; Tài sản cố định và đầu tƣ tài chính dài hạn. Về mặt kinh tế, đây là phần phản ánh quy mô và kết cấu của các loại tài sản dƣới hình thái vật chất (tiền mặt, hàng tồn kho, khoản phải thu, tài sản cố định). Về mặt pháp lý, số liệu ở phần này phản ánh số tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Phần nguồn vốn: phản ánh nguồn hình thành các loại tài sản, các loại vốn kinh doanh của doanh nghiệp đến cuối kỳ hạch toán, các chỉ tiêu đƣợc sắp xếp, phân chia theo từng nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp. Nguồn hình thành nên tài sản của doanh nghiệp bao gồm 2 nguồn cơ bản: là nguồn tài trợ từ bên ngoài (các khoản nợ phải trả) và nguồn tài trợ bên trong (nguồn vốn của chủ sở hữu). Xét về mặt kinh tế, các chỉ tiêu ở phần này phản ánh quy mô và kết cấu của các nguồn34 vốn đã đƣợc doanh nghiệp đầu tƣ và huy động vào sản xuất kinh doanh (nợ ngắn hạn, nợ dài hạn, vốn chủ sở hữu). Còn về mặt pháp lý, các chỉ tiêu này phản ánh trách nhiệm về mặt vật chất của doanh nghiệp đối với các đối tƣợng cấp vốn cho doanh nghiệp (Nhà nƣớc, các cổ đông, ngân hàng, nhà cung cấp, ngƣời lao động…). Căn cứ vào số liệu của các chỉ tiêu trong phần nguồn vốn của bảng cân đối kế toán, các đối tƣợng quan tâm có thể biết đƣợc tỷ lệ từng nguồn vốn trong tổng số nguồn vốn hiện có, mức độ độc lập hay phụ thuộc về mặt tài chính của doanh nghiệp. Bảng cân đối kế toán do vậy là nguồn thông tin quan trọng cho công tác phân tích tài chính, nó giúp đánh giá đƣợc khả năng cân bằng tài chính, khả năng thanh toán, năng lƣ̣ c hoạ t độ ng, tài sản hiện có và nguồn hình thành nó, cơ cấu vốn của doanh nghiệ p. - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là bảng báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tóm lƣợc tình hình doanh thu, chi phí và kết quả hoạt động kinh doanh theo từng loại hoạt động của doanh nghiệp trong một kỳ doanh cũng nhƣ tình hình thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nƣớc. Thông qua các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có thể kiểm tra, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, dự toán chi phí sản xuất, giá vốn, doanh thu sản phẩm vật tƣ hàng hóa đã tiêu thụ, tình hình chi phí, thu nhập của hoạt động khác và kết quả kinh doanh sau một kỳ kế toán. Thông qua số liệu trên báo cáo kết quả kinh doanh để kiểm tra tình hình thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nƣớc và các khoản thuế và các khoản phải nộp khác. Thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để đánh giá xu hƣớng phát triển của doanh nghiệp qua các kỳ khác nhau. Trên cơ sở doanh thu và chi phí, có thể xác định đƣợc kết quả sản xuất kinh doanh: lãi lỗ trong năm. Nhƣ vậy, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh kết quả hoạt động sản xuất – kinh doanh, phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Nó cung cấp những thông tin tổng hợp về tình hình và kết quả sử dụng các tiềm năng về vốn, lao động, kỹ thuật và trình độ sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp. Những35 khoản mục chủ yếu đƣợc phản ánh trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh gồm 3 phần: (Phần 1: Lãi - lỗ; Phần 2: Tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nƣớc; Phần 3: Thuế GTGT đƣợc khấu trừ, đƣợc hoàn lại, đƣợc miễn giảm) - Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ cung cấp cho ngƣời sử dụng thông tin của doanh nghiệ p về nhƣ̃ng vấn đề liên quan đến các luồng tiền vào, ra trong doanh nghiệ p, tình hình tài trợ, đầu tƣ bằng tiền của doanh nghiệ p trong tƣ̀ng thời kỳ. Các đối tƣợng có lợi ích trực tiếp, hoặc gián tiếp với doanh nghiệp nhƣ nhà đầu tƣ, nhà cho vay, ngƣời cung cấp, nhà quản lý...kể cả Chính phủ đều rất quan tâm đến tình hình tiền tệ của doanh nghiệp và những sự kiện, những nghiệp vụ kinh tế có ảnh hƣởng đến tình hình tiền tệ của doanh nghiệp. Nhà đầu tƣ và quản lý muốn biết doanh nghiệp có đủ tiền mặt để đáp ứng những cơ hội kinh doanh hay không, có khả năng chiếm ƣu thế trong các cơ hội kinh doanh mới phát sinh hay không? Ngƣời cho vay muốn biết liệu doanh nghiệp có khả năng trả nợ các khoản vay đúng hạn hay không? Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ có mối liên hệ chặt chẽ với bảng cân đối kế toán và bảng kết quả kinh doanh trong phân tích tài chính. Để đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp qua báo cáo lƣu chuyển tiền tệ, trƣớc hết cần tiến hành so sánh lƣu chuyển tiền tệ thuần (là chênh lệch giữa số tiền thu vào và chi ra) từ hoạt động kinh doanh với các hoạt động khác. Đồng thời so sánh từng khoản tiền vào và chi ra của các hoạt động để thấy đƣợc tiền tạo ra chủ yếu từ hoạt động nào, hoạt động nào thu đƣợc nhiều tiền nhất, hoạt động nào sử dụng ít nhất. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá khả năng tạo tiền cũng nhƣ sức mạnh tài chính của doanh nghiệp. Bởi lẽ, tiền đƣợc ví nhƣ máu nuôi sống doanh nghiệp, thiếu tiền doanh nghiệp sẽ bị suy kiệt và sẽ rơi vào tình trạng phá sản. - Thuyết minh báo cáo tài chính Thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phận hợp thành của báo cáo tài chính doanh nghiệp dùng để cung cấp các thông tin về tình hình sản xuất, kinh doanh chƣa có trong hệ thống các báo cáo tài chính, đồng thời giải thích thêm một36 số chỉ tiêu mà trong các báo cáo tài chính chƣa đƣợc trình bày, giải thích một cách rõ ràng. Để phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp mang tính toàn diện, đạt hiệu quả cao, ngoài báo cáo tài chính của doanh nghiệp ngƣời phân tích cần kết hợp, tham chiếu các báo cáo tổng hợp khác của doanh nghiệp: Báo cáo quản trị tháng, báo cáo kế hoạch năm, Báo cáo quản trị doanh thu chi phí.37 CHƢƠNG 3 THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BƢU CHÍNH VIETTEL 3.1 Giới thiệu về Tổng Công ty cổ phần Bƣu chính Viettel 3.1.1 Khái quát về Tổng công ty Cổ phần bưu chính Viettel: 3.1.1.1 Lịch sử hình thành: Tổng Công ty cổ phần Bƣu chính Viettel đƣợc thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0104093672 do Sở Kế hoạch và Đầu tƣ Thành phố Hà Nội cấp ngày 11/01/2010 và thay đổi lần gần đây nhất là ngày 05/11/2014. Tiền thân từ Trung tâm phát hành báo chí đƣợc thành lập ngày 01/7/1997, với nhiệm vụ ban đầu là phục vụ các cơ quan Quân đội trong Bộ Quốc phòng. Năm 2006 Bƣu chính Viettel chuyển đổi từ mô hình hạch toán phụ thuộc sang hạch toán độc lập thành Công ty TNHH NN MTV Bƣu chính Viettel. Năm 2009 Bƣu chính Viettel chính thức hoạt động với tƣ cách Công ty Cổ phần sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Ngày 13 tháng 4 năm 2012, Sở Kế hoạch và Đầu tƣ thành phố Hà Nội đã cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho Tổng Công ty CP Bƣu chính Viettel, mã số thuế doanh nghiệp 0104093672. Với việc cấp phép này Bƣu chính Viettel chính thức là Tổng Công ty đầu tiên trong mô hình Tập đoàn Viễn thông Quân đội. * Các giai đoạn phát triển: 01/07/1997 Trung tâm phát hành báo chí đƣợc thành lập - tiền thân của Công ty Bƣu chính Viettel 1998-1999 Phát triển kinh doanh dịch vụ phát hành báo chí tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh. Và đƣợc Tổng cục Bƣu điện cấp phép kinh doanh dịch vụ bƣu chính trên phạm vi toàn quốc. 1999-2000 Thử nghiệm và chính thức cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh38 tuyến Hà Nội- Tp. Hồ Chí Minh. Trung tâm phát hành báo chí đổi tên thành Trung tâm Bƣu chính Quân đội và đƣợc Tổng cục Bƣu điện cấp phép mở rộng mạng lƣới ra Quốc tế. 2001-2005 Tập trung phát triển dịch vụ chuyển phát, mở rộng mạng lƣới ra 64 tỉnh thành phố trong cả nƣớc. 12/10/2006 Công ty TNHH nhà nƣớc một thành viên Bƣu chính Viettel đƣợc thành lập thay thế cho Trung tâm Bƣu chính Quân đội. 01/07/2009 Công ty cổ phần Bƣu chính Viettel thay thế cho Công ty TNHH nhà nƣớc một thành viên Bƣu chính Viettel. Tại thời điểm này, Công ty Bƣu chính Viettel chính thức kinh doanh dịch vụ tại thị trƣờng Campuchia 2008-2010 Phát triển mạng lƣới ra quốc tế. Đầu tƣ hạ tầng, công nghệ tiên tiến. Phát triển dịch vụ gia tăng văn phòng phẩm, trở thành nhà phân phối cho nhiều hãng sản xuất nổi tiếng. Mở rộng mạng lƣới chuyển phát tại Cambodia đến hết 23 tỉnh 2010-2011 Thành lập thêm 3 công ty thành viên. - Công ty Bƣu chính Viettel Hà Nội. - Công ty Bƣu chính Viettel TP. Hồ Chí Minh - Công ty Bƣu chính Liên tỉnh Viettel - Chuyển đổi đơn vị tại Cambodia thành công ty Bƣu chính Viettel Cambodia 2011-2012 Chuyển đổi thành Tổng Công ty cổ phần Bƣu chính Viettel. Đƣợc nhà nƣớc tặng thƣởng Huân chƣơng lao động hạng ba. (Mạng lƣới đã mở rộng 162 bƣu cục, 683 trung tâm Huyện, gần 6000 trung tâm xã) 2013-2014 Đạt mốc doanh thu >1.000 tỷ Lọt vào danh sách 500 doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển nhất Việt Nam. Từ năm 2015 Tổng Công ty Bƣu chính Viettel mở rộng lĩnh vực kinh doanh sang hoạt động Logistics và Thƣơng mại điện tử.39 3.1.1.2 Triết lý kinh doanh Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi của Viettel post - Tầm nhìn: Trở thành nhà cung ứng dịch vụ chuyển phát hàng đầu tại Việt Nam, quan điểm mạng lƣới đi trƣớc kinh doanh theo sau, tập trung ứng dụng công nghệ thông tin và tự động hóa hƣớng tới sự phát triển bền vững. - Sứ mệnh: Bƣu chính Viettel mạng lƣới rộng hơn, sâu hơn, đi xa hơn để gần con ngƣời hơn. - Triết lý kinh doanh: Mỗi khách hàng là một con ngƣời – một cá thể riêng biệt cần đƣợc tôn trọng, quan tâm và lắng nghe, thấu hiểu và phục vụ một cách riêng biệt. Liên tục đổi mới, cùng khách hàng sáng tạo ra các sản phẩm dịch vụ ngày càng hoàn hảo; Kinh doanh gắn với trách nhiệm xã hội; chân thành với đồng nghiệp, cùng nhau gắn bó, góp sức xây dựng ngôi nhà chung Viettel. - Giá trị cốt lõi: (1) Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm nghiệm chân lý; (2) Trƣởng thành qua những thách thức và thất bại; (3) Thích ứng nhanh là sức mạnh của cạnh tranh; (4) Sáng tạo là sức sống; (5) Tƣ duy hệ thống; (6) Kết hợp Đông – Tây; (7) Truyền thống và cách làm ngƣời lính; (8) VIETTEL là ngôi nhà chung. 3.1.1.3 Lĩnh vực kinh doanh của Tổng Công ty Các dịch vụ bƣu chính; chuyển phát nhanh bƣu phẩm, bƣu kiện, hàng hóa trong nƣớc và quốc tế; dịch vụ phát hành báo chí; dịch vụ văn phòng phẩm; dịch vụ viễn thông; dịch vụ vận tải, kho vận; đại lý dịch vụ vé máy bay; đại lý dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm ... 3.1.2 Bộ máy tổ chức Tổng Công ty cổ phần Bưu chính Viettel Cơ cấu tổ chức quản lý của Tổng Công ty bao gồm: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị (HĐQT), Tổng giám đốc điều hành và Ban Kiểm soát. Tổng40 Công ty tổ chức thành 02 khối hạch toán độc lập và phụ thuộc. Khối hạch toán phụ thuộc gồm có Văn phòng Tổng Công ty, 61 Chi nhánh Bƣu chính Viettel tỉnh/thành phố trên cả nƣớc (Công ty mẹ), hoạt động sản xuất chính là dịch vụ bƣu chính. Khối hạch toán độc lập gồm 04 Công ty (Công ty con) do Tổng Công ty nắm giữ 100% vốn, gồm có Công ty TNHH MTV Bƣu chính Liên tỉnh Viettel, Công ty TNHH MTV Bƣu chính Viettel Hà Nội, Công ty TNHH MTV Bƣu chính Viettel TP. Hồ Chí Minh và Công ty TNHH Bƣu chính Viettel Campuchia. Mô hình tổ chức của Tổng Công ty Cổ phần Bƣu chính Viettel đƣợc mô tả theo sơ đồ dƣới đây: Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức Tổng công ty cổ phần Bƣu chính Viettel * Khối cơ quan Tổng Công ty bao gồm 10 Phòng/Ban chức năng: - Phòng Tổ chức Lao động - Phòng Tài chính - Phòng Kinh doanh HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TGĐ PHÓ TGĐ PHÓ TGĐ KHỐI CƠ QUAN TỔNG CÔNG TY KHỐI CÔNG TY THÀNH VIÊN HẠCH TOÁN ĐỘC LẬP THỊ TRƢỜNG KD TẠI NƢỚC NGOÀI CÔNG TY CAMBODIA KHỐI CHI NHÁNH HẠCH TOÁN PHỤ THUỘC ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG BAN KIỂM SOÁT41 - Phòng Kế hoạch đầu tƣ - Phòng Nghiệp vụ chất lƣợng - Phòng Kiểm soát nội bộ - Phòng Chăm sóc khách hàng - Phòng Công nghệ thông tin - Phòng hành chính - Ban Truyền thông * Khối đơn vị hạch toán độc lập: - Công ty TNHH một thành viên Bƣu chính Viettel Hà Nội - Công ty TNHH một thành viên Bƣu chính Viettel Hồ Chí Minh - Công ty TNHH một thành viên Bƣu chính Liên tỉnh Viettel * Đơn vị kinh doanh tại nƣớc ngoài: - Công ty TNHH một thành viên Bƣu chính Viettel Cambodia * Khối các đơn vị hạch toán phụ thuộc: - Gồm 61 Chi nhánh tỉnh trên toàn quốc. 3.1.3 Kết quả đạt được của Tổng Công ty cổ phần Bưu chính Viettel 3.1.3.1 Về quy mô Với chiến lƣợc “Mạng lƣới đi trƣớc, kinh doanh đi sau” hiện mạng lƣới phục vụ của Bƣu chính Viettel đã có đến 98% các huyện (trừ huyện đảo), 85% các xã trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Năm 1997: 5 CBCNV, 1 dịch vụ kinh doanh phát hành báo chí, phục vụ trong địa bàn Hà Nội cho 10 khách hàng là cơ quan đơn vị thuộc BQP. Năm 2012: Khoảng 1200 CBCNV, 12 dịch vụ đƣợc cấp phép kinh doanh, mạng lƣới gồm 4 Công ty thành viên ( Công ty TNHH MTV Bưu chính Viettel Tp Hồ Chí Minh, Công ty TNHH MTV Bưu chính Viettel Hà nội, Công ty TNHH MTV Bưu chính Liên tỉnh Viettel, Công ty TNHH Bưu chính Viettel Cambodia) và 61 chi nhánh tỉnh và hơn 30.000 khách hàng toàn quốc. Năm 2013: Hơn 2000 CBCNV, 43 dịch vụ đƣợc phép kinh doanh, mạng lƣới gồm 4 Công ty thành viên (trong đó có 01 Công ty tại Campuchia), 61 chi nhánh42 tỉnh và hơn 50.000 khách hàng toàn quốc. Mạng lƣới chuyển phát đến 100% các huyện trên đất nƣớc Việt Nam. Về doanh thu: Năm 2006: đạt 91 tỷ đồng (tăng 36.6 lần so với năm 2000). Thu nhập bình quân đạt 2.5 triệu đồng/ ngƣời/ tháng. Năm 2011: đạt 597 tỷ đồng tăng gấp 6,5 lần so 2006 nhƣng quân số chỉ tăng 0,2 lần so với năm 2006. Thu nhập bình quân lên 6 triệu/ngƣời/tháng tăng gần 3 lần so 2006. Năm 2012: doanh thu 860 tỷ đồng, thu nhập bình quân đạt 9tr/ng/tháng. Năm 2013: Đạt mục tiêu doanh thu 1.100 tỷ đồng, bƣớc vào câu lạc bộ doanh nghiệp 1.000 tỷ. Năm 2014: Mục tiêu phấn đấu đạt 1.500 tỷ đồng (đƣợc đặt ra trong Nghị quyết Đảng ủy nhiệm kỳ 2010-2015) 3.1.3.2 Giải thưởng đạt được Năm 2009, 2011 đạt giải “Doanh nghiệp vì cộng đồng” do Tạp chí Thƣơng mại cùng Công ty TNHH Văn hóa Thông tin Việt Nam (VINACINCO), Tòa soạn Doanh nhân và Thƣơng hiệu, Cổng thông tin điện tử trang vàng doanh nghiệp phối hợp tổ chức. Năm 2009 đạt giải: “Tin và Dùng” do ngƣời tiêu dùng bình chọn. Bộ TT&TT tôn vinh với Giải thƣởng VICTA 2010 cho “Doanh nghiệp vừa và nhỏ ứng dụng CNTT hiệu quả nhất”. Giải “Thƣơng hiệu nổi tiếng nhất ngành Bƣu chính tại Việt Nam năm 2010” do Ngƣời tiêu dùng bình chọn. Huân chƣơng lao động Hạng 3 do Nhà nƣớc trao tặng ( 2012). Giải “Thƣơng hiệu mạnh và phát triển bền vững năm 2012” do Bộ Công thƣơng phối hợp với VCCI chứng nhận. Năm 2013, lọt vào danh sách 500 doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển nhất Việt Nam . Đạt Giải thƣởng "Sao Vàng đất Việt" cho ngành hàng bƣu chính chuyển phát năm 2013, “Sản phẩm dịch vụ đƣợc ngƣời tiêu dùng yêu thích” và “Thƣơng hiệu Việt Nam phát triển bền vững”.43 3.2 Thực trạng tình hình tài chính của Tổng Công ty cổ phần Bƣu chính Viettel 3.2.1 Phân tích cấu trúc tài chính và tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Qua kết quả nghiên cứu số liệu báo cáo tài chính của Tổng Công ty cổ phần Bƣu chính Viettel các năm từ 2011 đến 2014, tác giả có những đánh giá phân tích về cơ cầu tài sản nguồn vốn Tổng Công ty nhƣ sau. Bảng 3.1 Biến động tài sản và nguồn vốn giai đoạn 2011-2014 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Số liệu 31/12/ 2011 Số liệu 31/12/ 2012 Số liệu 31/12/ 2013 Số liệu 31/12/ 2014 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Tổng tài sản 208,155 100% 195,534 100% 276,129 100% 380,123 100% 1. Tài sản ngắn hạn 158,357 76% 134,703 69% 201,346 73% 280,108 74% 2. Tài sản dài hạn 49,798 24% 60,831 31% 74,783 27% 100,015 26% Tổng nguồn vốn 208,155 100% 195,534 100% 276,129 100% 380,123 100% 1. Nợ phải trả 122,660 59% 100,888 52% 168,509 61% 244,459 64% 2. Nguồn vốn chủ sở hữu 85,495 41% 94,646 48% 107,620 39% 135,664 36% (Nguồn: Báo cáo tài chính Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel từ 2011-2014) Bảng 3.2 Đánh giá biến động tài sản – nguồn vốn giai đoạn 2011 - 2014 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tăng trƣởng so với năm 2011 Tăng trƣởng so với năm 2012 Tăng trƣởng so với năm 2013 Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Tổng tài sản (12,621) 94% 80,595 141% 103,994 138% 1. Tài sản ngắn hạn (23,654) 85% 66,643 149% 78,762 139% 2. Tài sản dài hạn 11,033 122% 13,952 123% 25,232 134% Tổng nguồn vốn (12,621) 94% 80,595 141% 103,994 138% 1. Nợ phải trả ( 21,772) 82% 67,621 167% 75,950 145% 2. Nguồn vốn chủ sở hữu 9,151 111% 12,974 114% 28,044 126%44 Bảng 1 và bảng 2 cho thấy quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của VTP từ năm 2011 đến năm 2014 có xu hƣớng tăng lên, nhƣng năm 2012 có giảm so với năm 2011. Điều này đƣợc thể hiện qua tổng tài sản năm 2014 tăng 38% so với năm 2013 và năm 2013 tăng 41% so với năm 2012; năm 2012 tổng tài sản giảm 6% so với năm 2011. Giá trị tài sản năm 2011 là 208,155 triệu đồng, năm 2012 giá trị tài sản giảm 12,621 triệu đồng, tƣơng ứng giảm 6% so với năm 2011. Tuy nhiên tính đến năm 2013 tổng tài sản 276,129 triệu đồng, tăng lên 80,595 triệu đồng, tăng 41% và đến năm 2014, tổng tài sản 380,123 triệu đồng, tăng 103,994 triệu đồng, tƣơng đƣơng 38% so với năm 2013. Để có thể hiểu rõ đƣợc nguyên nhân, ta phân tích chi tiết cơ cấu tài sản. Hình 3.2 Sự tăng giảm tổng tài sản (nguồn vốn) tại thời điểm 31/12 qua các năm từ 2011 đến 2014 (Nguồn: Báo cáo tài chính Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel từ 2011-2014)45 Bảng 3.3 Cơ cấu tài sản giai đoạn 2011-2014 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Số liệu 31/12/ 2011 Số liệu 31/12/ 2012 Số liệu 31/12/ 2013 Số liệu 31/12/ 2014 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng A. Tài sản ngắn hạn 158,356 100% 134,703 100% 201,346 100% 280,108 100% 1.Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền 68,950 43.5% 53,057 39.4% 92,422 45.9% 124,978 44.6% 2. Các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn 211 0.1% 233 0.2% - 0.0% 11,010 3.9% 3. Các khoản phải thu 72,306 45.7% 71,101 52.8% 98,268 48.8% 127,298 45.4% 4. Hàng tồn kho 3,157 2.0% 1,488 1.1% 1,718 0.9% 3,775 1.3% 5. Tài sản ngắn hạn khác 13,732 8.7% 8,824 6.6% 8,939 4.4% 13,048 4.7% B. Tài sản dài hạn 49,799 100% 60,831 100% 74,783 100% 100,015 100% 1. Các khoản phải thu dài hạn 0.0% 0.0% 0.0% 0.0% 2. Tài sản cố định 43,207 86.8% 55,847 91.8% 55,286 73.9% 78,876 78.9% 3. Bất động sản đầu tƣ 0.0% 0.0% 0.0% 0.0% 4. Các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn 780 1.6% 780 1.3% 381 0.5% 5,663 5.7% 5. Tài sản dài hạn khác 5,812 11.7% 4,204 6.9% 19,116 25.6% 15,476 15.5% Tổng cộng tài sản 208,155 195,534 276,129 380,123 (Nguồn: Báo cáo tài chính Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel từ 2011-2014)46 Bảng 3.4 Đánh giá cơ cấu tài sản thời điểm 31/12 giai đoạn từ 2011-2014 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tăng trƣởng so với năm 2011 Tăng trƣởng so với năm 2012 Tăng trƣởng so với năm 2014 Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ A. Tài sản ngắn hạn (23,653) 66,643 78,762 1.Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền (15,893) 77% 39,365 174% 32,556 135% 2. Các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn 22 110% (233) 0% 11,010 3. Các khoản phải thu (1,205) 98% 27,167 138% 29,029 130% 4. Hàng tồn kho (1,669) 47% 230 115% 2,057 220% 5. Tài sản ngắn hạn khác (4,908) 64% 115 101% 4,109 146% B. Tài sản dài hạn 11,032 13,952 25,232 1. Các khoản phải thu dài hạn 0 - 2. Tài sản cố định 12,640 129% (561) 99% 23,590 143% 3. Bất động sản đầu tƣ 0 - 4. Các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn - (399) 49% 5,282 1485% 5. Tài sản dài hạn khác (1,608) 72% 14,912 455% (3,640) 81% Tổng cộng tài sản (12,621) 80,595 103,994 Năm 2011, giá trị tài sản ngắn hạn là 158,357triệu đồng (chiếm 76%) trong tổng giá trị tài sản. Giá trị tài sản dài hạn là 49,798triệu đồng (chiếm 24%) trong tổng tài sản. Tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản chủ yếu do tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền chiếm tỷ trọng lớn (chiếm 43.5%), các khoản phải thu (chiếm 45.7%) trong tài sản ngắn hạn. Năm 2012, giá trị tổng tài sản giảm so với 2011 chủ yếu do tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền năm 2012 giảm 15,893 triệu đồng (tƣơng đƣơng 77% so với năm 2011).47 Trong năm 2013, tổng tài sản tăng lên 41% so với năm 2012 và năm 2014 tổng tài sản VTP tiếp tục tăng 38% so với năm 2013. Cơ cấu tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn trong năm 2013 và 2014 giữ mức ổn định (73%/27%) năm 2013 và (74%/26%) năm 2014. Ta xem xét hình sau để thấy rõ hơn cơ cấu tài sản của VTP qua các năm và so sánh với doanh nghiệp cùng ngành. Hình 3.3 Cơ cấu tài sản các năm 2011 - 2014 Hình 3.4 So sánh cơ cấu tài sản với đơn vị cùng ngành năm 2013 - 201448 Nhƣ vậy, cơ cấu tài sản ngắn hạn/tài sản dài hạn năm 2014 của Tổng Công ty là 73,7%/26,3%, hầu nhƣ không dịch chuyển so với năm 2013. Cơ cấu này là hợp lý và phù hợp với đặc thù ngành cung cấp dịch vụ không phát sinh nhiều tài sản cố định. Tổng tài sản của Tổng Công ty năm 2014 là 380,1 tỷ, tăng 37,6% so với 2013. Trong đó, tài sản ngắn hạn tăng 78,8 tỷ (tƣơng đƣơng 39,1%), chủ yếu do tăng tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền từ khoản tiền thu hộ dịch vụ COD, và tăng phải thu khách hàng (tăng 43%, thấp hơn tốc độ tăng trƣởng doanh thu 56%, cho thấy trong năm 2014 Công ty đã rút ngắn số ngày phải thu khách hàng). Tài sản dài hạn tăng 25,2 tỷ (tƣơng đƣơng 33,7%) do trong năm 2014 Công ty đã đầu tƣ thêm TSCĐ là phƣơng tiện vận tải và nhà xƣởng. - Để có cái nhìn toàn diện hơn ta xem xét hệ số nợ năm 2013 và 2014 thông qua bảng số liệu sau: Bảng 3.5 Đánh giá hệ số nợ năm 2013-2014 ĐVT: tỷ đồng STT Chỉ tiêu=2013=2014=Tăng/giảm=Số tiền=B=N=Tổng tài sản=276,1 380,1 104 37,7% Tài sản ngắn hạn 201,3 280,1 78,8 39,1% Tài sản dài hạn 74,8 100 25,2 33,7% 2 Vay ngắn hạn=162,Q=237,U=75,4=46I4%=P=Vay và nợ dài hạn=6,N=6,S=0,R=8,2%=Q=Hệ số nợ=61,03%=64,3B=== ==- Hệ số nợ của Tổng Công ty năm 2014 là 64,3%, tăng nhẹ so với năm 2013, do tăng khoản phải trả ngƣời bán. Tuy nhiên, về bản chất, đây là khoản tiền thu hộ dịch vụ COD Tổng Công ty chƣa chuyển cho nhà cung cấp, đƣợc đảm bảo bảo bởi tiền và các khoản phải thu tƣơng ứng. Giá trị khoản vay các tổ chức tín dụng không lớn, áp lực tài chính thấp.49 3.2.2 Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán 3.2.2.1 Hệ số thanh toán hiện hành: Bảng 3.6 Phân tích hệ số thanh toán hiện hành các năm 2011-2014 Chỉ tiêu ĐVT Số liệu tại thời điểm 31/12 các năm 2011 2012 2013 2014 Tài sản ngắn hạn Triệu đồng 158,357 134,703 201,346 280,108 Nợ ngắn hạn Triệu đồng 120,852 89,862 162,380 237,838 Hệ số thanh toán hiện hành Lần 1.31 1.50 1.24 1.18 (Nguồn: Báo cáo tài chính Tổng Công ty cổ phần Bưu chính Viettel từ 2011-2014) Ta thấy trong toàn bộ giai đoạn 2011-2014, hệ số thanh toán hiện hành của VTP đạt mức lớn hơn 1, nghĩa là cứ 1 đồng nợ ngắn hạn luôn đƣợc bảo bảo bằng hơn 1 đồng tài sản ngắn hạn. Nhƣ vậy ta thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của VTP là rất tốt và đƣợc duy trì đảm bảo qua các năm. Hình 3.5 Hệ số thanh toán hiện hành năm 2011 - 2014 (Nguồn: Số liệu từ bảng 3.6)50 3.2.2.2 Hệ số thanh toán nhanh: Bảng 3.7 Phân tích hệ số thanh toán nhanh các năm 2011- 2014 Chỉ tiêu ĐVT Số liệu tại thời điểm 31/12 các năm 2011 2012 2013 2014 Tài sản ngắn hạn - hàng tồn kho Triệu đồng 155,199 133,215 199,628 276,333 Nợ ngắn hạn Triệu đồng 120,852 89,862 162,380 237,838 Hệ số thanh toán nhanh Lần 1.28 1.48 1.23 1.16 (Nguồn: Báo cáo tài chính Tổng Công ty cổ phần Bưu chính Viettel từ 2011-2014) Hệ số thanh toán nhanh của Tổng Công ty cũng khá tốt qua các năm, luôn ở mức lớn hơn 1. Qua các chỉ số trên cho thấy tình hình tài chính của Tổng Công ty là khá tốt, có khả năng thanh toán các khoản nợ vay ngắn hạn. Tuy nhiên trong các năm từ 2011 đến 2014 khả năng thanh toán nhanh của VTP có xu hƣớng giảm dần, sau khi đạt khả năng thanh toán cao năm 2012 (1.48 lần) thì giảm liên tiếp và đến năm 2014 hệ số thanh toán đạt (1.16 lần) thấp nhất trong 4 năm từ 2011 đến 2014. Để đánh giá khả năng thanh toán của VTP đƣợc rõ hơn nữa, ta tính hệ số thanh toán nhanh khi tài sản ngắn hạn loại trừ hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác (Hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác đƣợc bỏ ra vì khi cần tiền để trả nợ, tính thanh khoản của chúng rất thấp). Nhìn vào bảng số liệu, dễ nhận thấy Tổng Công ty vẫn rất an toàn về khả năng thanh toán khi các hệ số đều lớn hơn 0.5 lần (hệ số an toàn). Bảng 3.8 Phân tích hệ số thanh toán nhanh (điều chỉnh) năm 2011- 2014 Chỉ tiêu ĐVT Số liệu tại thời điểm 31/12 các năm 2011 2012 2013 2014 Tài sản ngắn hạn - hàng tồn kho - NH khác Triệu đồng 141,467 124,391 190,690 263,285 Nợ ngắn hạn Triệu đồng 120,852 89,862 162,380 237,838 Hệ số thanh toán nhanh (*) Lần 1.17 1.38 1.17 1.11 (Nguồn: Báo cáo tài chính Tổng Công ty cổ phần Bưu chính Viettel từ 2011-2014)51 Quan sát biểu đồ ta có thể thấy một cách trực quan xu thế biến đổi của hệ số này Hình 3.6 Hệ số thanh toán nhanh năm 2011 - 2014 (Nguồn: Số liệu từ Bảng 3.7) 3.2.2.3 Hệ số thanh toán tức thời: Trong điều kiện thị trƣờng tài chính chƣa thực sự phát triển nhƣ của nƣớc ta hiện nay, hệ số thanh toán bằng tiền (thanh toán tức thời) rất quan trọng khi đánh giá mức độ an toàn khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Chỉ số này cho biết công ty có thể trả đƣợc các khoản nợ của mình nhanh nhất đến đâu, khi sử dụng tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền là những tài sản có tính thanh khoản cao nhất để chi trả. Bảng 3.9 Phân tích hệ số thanh toán tức thời năm 2011- 2014 Chỉ tiêu ĐVT Số liệu tại thời điểm 31/12 các năm 2011 2012 2013 2014 Tiền mặt và các khoản tƣơng đƣơng tiền Triệu đồng 68,950 53,057 92,422 124,978 Nợ ngắn hạn Triệu đồng 120,852 89,862 162,380 237,838 Hệ số thanh toán tức thời Lần 0.57 0.59 0.57 0.53 (Nguồn: Báo cáo tài chính Tổng Công ty cổ phần Bưu chính Viettel từ 2011-2014)52 Số liệu trên bảng phân tích cho thấy công ty đang có mức độ an toàn, qua các năm hệ số thanh toán luôn ở mức trên 0,5. Tuy nhiên từ năm 2012 xu hƣớng giảm nhẹ qua các năm và đến năm 2014 chỉ đạt (0,53 lần) Hình 3.7 Hệ số thanh toán tức thời năm 2011 - 2014 (Nguồn: Số liệu từ Bảng 3.9) Cụ thể: năm 2011 hệ số này là 0,57 tức là với mỗi đồng nợ ngắn hạn Tổng Công ty có thể đảm chi trả bằng 0,57 đồng tiền mặt, không cần phải bán hàng tồn kho cũng không cần các khoản phải thu. Sang năm 2012, hệ số này tăng 0,59 tƣơng ứng với 3,4%. Năm 2013 hệ số trở về 0,57 đến năm 2014 đạt 0,53. Nguyên nhân do tiền mặt và các khoản tƣơng đƣơng tiền tăng 32.556 triệu đồng tƣơng ứng 135%; trong khi nợ ngắn hạn tăng 75.457 triệu đồng tƣơng ứng 146%. Điều này cho thấy việc thu nợ của Tổng Công ty đƣợc cải thiện, lƣợng tiền mặt trong lƣu thông là khá lớn.53 Bảng 3.10 Phân tích khả năng thanh toán của VTP với đối thủ cùng ngành giai đoạn (năm 2013 -2014) Chỉ tiêu ĐVT Thực hiện năm 2013 Thực hiện năm 2014 VTP EMS SPT VTP EMS SPT Tài sản ngắn hạn Tr.đồng 201,346 299,764 1,094,577 280,108 289,905 1,198,854 Tiền mặt và các khoản tƣơng đƣơng tiền Tr.đồng 92,422 55,480 51,298 124,978 90,661 26,799 Tài sản ngắn hạn - hàng tồn kho Tr.đồng 199,628 299,520 1,060,932 276,333 288,354 1,168,776 Nợ ngắn hạn Tr.đồng 162,380 164,473 544,621 237,838 160,587 541,663 Hệ số thanh toán tức thời Lần 0.57 0.34 0.09 0.53 0.56 0.05 Hệ số thanh toán nhanh Lần 1.23 1.82 1.95 1.16 1.8 2.16 Hệ số thanh toán hiện hành Lần 1.24 1.82 2.01 1.18 1.81 2.21 So sánh với một số đơn vị cùng ngành nhƣ Công ty CP CPN Bƣu điện (EMS), Công ty CP dịch vụ Bƣu chính viễn thông Sài Gòn (SPT), hệ số thanh toán nhanh và hệ số thanh toán hiện hành của Tổng Công ty thấp hơn khá nhiều so với đối thủ cùng ngành. Cụ thể hệ số thanh toán hiện hành năm 2013 của EMS và SPT năm 2013 lần lƣợt là 1,82 và 2,01 trong khi của VTP chỉ đạt 1,24. Năm 2014 hệ số thanh toán hiện hành của EMS và SPT là 1,81 và 2,21 trong khi của VTP chỉ đạt 1,18. Tuy nhiên, hệ số thanh toán bằng tiền của VTP lại cao hơn so với đối thủ, năm 2013 là 0,57 và năm 2014 là 0,53. Việc tập trung quá nhiều vào vào nguồn vốn bằng tiền sẽ làm cho hiệu quả hoạt động của nguồn vốn không cao. Do đó, Tổng Công ty cần nghiên cứu, phân tích để đƣa ra việc giữ một lƣợng tiền mặt hợp lý hơn.54 3.2.2.4 Hệ số thanh toán: Hình 3.8 So sánh hệ số thanh toán giữa các đơn vị trong Tổng Công ty năm 2014 (Nguồn: Số liệu từ Báo cáo tài chính Tổng công ty Bưu chính Viettel và các Công ty thành viên) Bảng 3.11 Đánh giá hệ số thanh toán, các khoản phải thu, phải trả của Tổng Công ty giai đoạn (năm 2013 -2014) STT Chỉ tiêu=2013=2014=1 Khả năng thanh toán hiện hành=1,24 1,18 2 Khả năng thanh toán nhanh=1,17 1,11 3 Khả năng thanh toán tức thì=0,57 0,53 4 Số ngày phải thu=31,00 27,00 5 Số ngày tồn kho=0,77 0,84 6 Số ngày phải trả=13,00 19,00 7 Tài sản lƣu động ròng 39,00 42,20 8 Tài sản lƣu động ròng/ Tổng tài sản 14,1% 11,1% Các hệ số thanh toán của Tổng Công ty đều tốt. Hệ số thanh toán hiện hành và thanh toán nhanh của Tổng Công ty và các Công ty thành viên đều lớn hơn 1, đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Khả năng thanh toán tức thì tốt, Tổng Công ty đang có lƣợng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng 125 tỷ, đảm bảo cho 50% giá trị nợ ngắn hạn phải trả. Lƣợng tiền mặt nhàn rỗi tập trung 80% ở55 Công ty mẹ (106 tỷ), trong đó khoảng 43 tỷ là tiền từ dịch vụ Phát hàng thu tiền (COD). Hệ số thanh toán tức thì của các Công ty con thấp do các khoản COD phải trả nhà cung cấp ghi nhận ở các Công ty con, trong khi đầu thu nhận tiền hàng COD từ Khách hàng chủ yếu qua Công ty mẹ (tiền mặt tập trung ở Công ty mẹ). Các hệ số vòng quay cũng tốt hơn năm 2013. Số ngày tồn kho tăng nhẹ tuy nhiên không đáng kể, số ngày tồn kho năm 2014 là 0,84 ngày, tƣơng đƣơng với vòng quay tồn kho 432 vòng/năm, phù hợp với đặc điểm hàng hoá kinh doanh chính của Tổng Công ty là thẻ cào. Số ngày phải thu khách hàng là 27 ngày, giảm 4 ngày so với năm 2013. Số ngày phải trả nhà cung cấp là 19 ngày, tăng 6 ngày so với năm 2013. Công ty đã tăng chiếm dụng nhà cung cấp, rút ngắn khoảng cách giữa kỳ thu nợ Khách hàng và kỳ trả nợ nhà cung cấp. Tuy nhiên hiện tại kỳ thu nợ vẫn đang dài hơn kỳ trả nợ 8 ngày, Tổng Công ty có thể tăng chiếm dụng nhà cung cấp hoặc rút ngắn thời gian thu nợ khách hàng nhằm ngăn ngừa rủi ro mất cân đối thu chi. Hình 3.9 So sánh số ngày phải thu, phải trả giữa các đơn vị trong Tổng Công ty năm 2014 Công ty mẹ có số ngày phải thu/phải trả tốt nhất, số ngày phải thu ngắn hơn số ngày phải trả 16 ngày, nguyên nhân do Công ty mẹ chiếm dụng đƣợc vốn từ các Công ty con (phải trả các Công ty có liên quan chiếm 92,7% phải trả ngƣời bán). Các Công ty con đều có số ngày phải trả ngắn hơn phải thu, do bị Công ty mẹ và các Công ty liên quan chiếm dụng vốn. Trong đó Bƣu chính Hà Nội là Công56 ty có vòng quay phải thu và phải trả lâu nhất do số dƣ phải thu cuối năm 2014 bao gồm 43 tỷ công nợ COD của Công ty mẹ. Nếu loại trừ ảnh hƣởng của COD, Bƣu chính Hà Nội có số ngày phải thu là 54 ngày, số ngày phải trả là 35 ngày. 3.2.2.5 Hệ số bảo toàn vốn Nhà nước: Hệ số bảo toàn vốn Nhà nƣớc theo Thông tƣ 242/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính là 1,69. Hệ số này tăng mạnh so với mức 1,34 năm 2013. Hệ số bảo toàn vốn theo tăng trƣởng VCSH là 1,26, tăng so với mức 1,14 của năm 2013. Nhƣ vậy Tổng Công ty đã bảo toàn và phát triển đƣợc nguồn vốn Nhà nƣớc. 3.2.3 Phân tích hiệu quả kinh doanh 3.2.3.1 Xem xét cơ cấu doanh thu theo loại hình kinh doanh: Xem xét số liệu thực hiện doanh thu năm 2013 và năm 2014 của Tổng công ty Bƣu chính Viettel ta thấy nhƣ sau: Bảng 3.12 Phân tích hiệu quả kinh doanh năm 2013 - 2014 ĐVT: Tỷ đồng STT Chỉ tiêu Thực hiện 2014 Thực hiện 2013 Tăng/ Giảm % Tăng/ Giảm 1 Doanh thu hợp nhất 1,317 846 471 55.7% Doanh thu hàng hoá 558 325 233 71.6% Doanh thu dịch vụ 759 521 238 45.9% 2 Giá vốn 1,186 761 425 55.8% Giá vốn hàng hoá 549 320 229 71.5% Giá vốn dịch vụ 637 441 196 44.7% 3 Lợi nhuận gộp 131 85 46 54.1% 4 Chi phí quản lý DN 75.3 56.1 19.2 46.1% 5 Lợi nhuận thuần từ hoạt động SXKD 58 31 27 87.1% 6 Lợi nhuận trƣớc thuế 52 31 21 67.7% 7 Lợi nhuận sau thuế 39 22 17 77.3% 8 LN gộp/Doanh thu 9.95% 10.05% -0.1% 9 LNTT/Doanh thu 3.95% 3.66% 0.29% 10 LNST/Doanh thu 2.96% 2.6% 0.36% (Nguồn: Báo cáo tài chính Tổng Công ty cổ phần Bưu chính Viettel từ 2013 - 2014)57 Doanh thu năm 2014 đạt 1.317 tỷ, tăng 471 tỷ so với năm 2013, tỷ lệ tăng 55,7%. Trong đó, doanh thu bán hàng tăng 233 tỷ, tăng trƣởng 71,6% so với năm 2013 và doanh thu dịch vụ tăng 238 tỷ, tăng 45,9% so với năm 2013. Nhƣ vậy doanh thu năm 2014 tăng lên do cả hai hoạt động cung cấp dịch vụ và hoạt động bán hàng, trong đó tốc độ tăng doanh thu bán hàng cao hơn. Doanh thu trong năm 2014 của Tổng công ty hoạt động lõi là chuyển phát nhanh vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất 54%, hoạt động bán thẻ cào viễn thông chiếm 37%, các hoạt động còn lại chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ 9%. Tuy nhiên hoạt động bán thẻ cào viễn thông giá vốn cao nên tỷ suất lợi nhuận đạt đƣợc rất thấp. Năm 2014 tốc độ tăng doanh thu bán hàng tăng lên so với năm 2013 do vậy mà năm 2014 tỷ suất LN gộp/Doanh thu giảm so với năm 3013 có giảm nhẹ 0,1%. Tuy nhiên, nhìn chung tăng trƣởng so với năm 2013 của Tổng công ty là tốt. Hình 3.10 Cơ cấu doanh thu các dịch vụ Tổng công ty năm 2014 - Xem xét cơ cấu doanh thu theo đối tƣợng khách hàng: Hình 3.11 So sánh tỷ trọng doanh thu khách hàng là công ty thuộc Tập đoàn Viettel năm 2013 - 201458 Hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ của Tổng Công ty hƣớng tới khách hàng cả trong và ngoài Tập đoàn. Tỷ trọng doanh thu khách hàng trong và ngoài Tập đoàn trên tổng doanh thu năm 2014 là 14% so với 86%, tỷ trọng doanh thu từ khách hàng trong Tập đoàn cao hơn so với tỷ trọng thực hiện năm 2013 (12% so với 88%). Việc tỷ trọng doanh thu từ khách hàng trong Tập đoàn có xu hƣớng tăng so với năm trƣớc cho thấy Tổng công ty Bƣu chính còn phải phụ thuộc khá nhiều vào khách hàng là các công ty trong Tập đoàn Viettel. 3.2.3.2 Tỷ suất lợi nhuận: Lợi nhuận gộp năm 2014 đạt 131 tỷ, tăng 44.7% so với năm 2013. Mặc dù lợi nhuận gộp tăng đều qua các năm, tuy nhiên tỷ suất lợi nhuận gộp/doanh thu thuần có xu hƣớng giảm dần từ mức 11.7% năm 2011 xuống 9,95% năm 2014. Nguyên nhân là do sự thay đổi của cơ cấu doanh thu bán hàng và dịch vụ, tỷ trọng của doanh thu bán hàng, hoạt động có tỷ suất lãi gộp thấp, tăng lên; tỷ trọng của doanh thu dịch vụ, hoạt động có tỷ suất lãi gộp cao, giảm xuống. Bảng 3.13 Phân tích hiệu quả kinh doanh theo hoạt động năm 2013 - 2014 Chỉ tiêu Tỷ suất lợi nhuận gộp/Doanh thu thuần Tăng/giảm 2013 2014 Hoạt động bán hàng=1,59B=1,61B=0,02B=Hoạt động dịch vụ=15,3B=16,1B=0,8%= (Nguồn: Báo cáo tài chính Tổng Công ty cổ phần Bưu chính Viettel từ 2013 - 2014)59 Hình 3.12 So sánh tỷ suất lợi nhuận gộp/doanh thu và lợi nhuận trƣớc thuế/doanh thu qua các năm 2011 - 2014 Trong đó, biên lợi nhuận gộp của các Công ty không đồng đều, cao nhất là Bƣu chính Hà Nội đạt 15,36%, thấp nhất là Bƣu chính Campuchia đạt 3,5%. Tỷ suất lợi nhuận gộp của Công ty Bƣu chính Hồ Chí Minh tăng 1,45%, Công ty Bƣu chính Hà Nội tăng 2,83% và Công ty Bƣu chính Liên tỉnh tăng 1,35%; các Công ty đã sử dụng các nguồn lực hiệu quả hơn giúp tốc độ tăng của giá vốn thấp hơn tốc độc tăng doanh thu. Tỷ suất lợi nhuận gộp của Công ty Bƣu chính Cambodia thấp nhất, mặc dù doanh thu của Công ty này tăng trƣởng mạnh nhất (131%), do tỷ suất biến phí vẫn còn cao so với các Công ty khác cùng Tổng Công ty. Điều này cho thấy Công ty đã phát triển tìm kiếm Khách hàng, mở rộng quy mô hoạt động tốt, tuy nhiên sẽ tốt hơn nếu Công ty có thể nâng cao hiệu quả hoạt động, đem lại tỷ suất lợi nhuận cao hơn. Tỷ suất lợi nhuận gộp của Công ty mẹ giảm 1,56% do tốc độ tăng trƣởng của giá vốn tăng cao hơn doanh thu. Tuy nhiên mức tăng này chủ yếu là do phí vận chuyển đƣờng bộ với Công ty Bƣu chính Liên tỉnh tăng nên lợi ích tổng thể mang lại cho Tổng Công ty vẫn đảm bảo, biên lợi nhuận gộp dịch vụ của Tổng Công ty tăng 2%, đạt 16,1% năm 2014.60 Hình 3.13 So sánh tỷ suất lợi nhuận gộp/doanh thu và lợi nhuận trƣớc thuế/doanh thu giữa các Công ty thành viên thuộc Tổng công ty - Lợi nhuận trƣớc thuế tăng 67,7% so với 2013, đạt 52 tỷ đồng. Tỷ suất lợi nhuận năm 2014 đạt 3,95%, tăng nhẹ so với mức 3,66% năm 2013, tuy nhiên vẫn còn thấp so với năm 2011 và 2012 (4,53% và 4,13%). Biên lợi nhuận trƣớc thuế của tất cả các Công ty thành viên đều tăng so với năm 2013, với tốc độ tăng trƣởng cao hơn tốc độ tăng trƣởng doanh thu, cho thấy các Công ty đã quản lý, sử dụng tốt chi phí. Biên LNTT của Công ty mẹ tăng mạnh từ 2,7% năm 2013 đến 6,7% năm 2014, tuy nhiên, nguyên nhân do tăng mạnh doanh thu tài chính từ việc chuyển tất cả lợi nhuận giữ lại của năm 2013 và năm 2014 từ các Công ty con về Công ty mẹ, nếu loại trừ phần doanh thu tài chính này, biên LNTT của Công ty mẹ chỉ đạt 0,3% (giảm 1,3% so với năm 2013). So sánh với đối thủ cùng ngành: biên lợi nhuận trƣớc thuế của Tổng Công ty (loại trừ lợi nhuận từ bán hàng) cao hơn VN Post (5,8% so với 4,5%) cho thấy Tổng Công ty sử dụng, quản lý chi phí gián tiếp tốt hơn đối thủ.61 - Cơ cấu chi phí: không có sự chuyển dịch nào về cơ cấu chi phí sản xuất năm 2014 so với năm 2013. Bảng 3.14 Phân tích tình hình doanh thu, chi phí Tổng công ty năm 2013 - 2014 ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu Khoản mục Tăng/giảm Tỷ trọng chi phí/DT 2013 2014 Số tiền % 2013 2014 Tăng/ Giảm Doanh thu thuần 846.1 1,317.8 471.1 55.7% Giá vốn 761 1,186.7 425,7 55.9% 89.9% 90.05% 0.15% Lợi nhuận gộp 85 131 46 54.1% Chi phí quản lý doanh nghiệp 56 7.3 19.3 34.5% 6.6% 5.7% -0.9% Chi phí tài chính 1.3 1.9 0.6 46.2% 0.15% 0.14% -0.01% Trong đó: Chi phí lãi vay 0.2 0.5 0.3 122% 0.04% 0.07% 0.03% Chi phí khác 2.3 6.9 4.6 200% 0.27% 0.52% 0.25% Lợi nhuận trƣớc thuế 30.9 52.5 21.6 69.9% 3.65% 3.98% 0.33% Biên LNTT 3.66% 3.95% (Nguồn: Báo cáo tài chính Tổng Công ty cổ phần Bưu chính Viettel từ 2013 - 2014) Tốc độ tăng của giá vốn cao hơn tốc độ tăng của doanh thu, tuy nhiên đây chỉ là do sự tăng lên về tỷ trọng của doanh thu và giá vốn hàng bán trong tổng doanh thu và giá vốn. Thực tế, biên lợi nhuận gộp của bán hàng và cung cấp dịch vụ đều tốt hơn năm 2013, cho thấy Tổng Công ty đã tiết kiệm một phần chi phí giá vốn. Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 34,5% so với năm 2013, khá thấp so với mức tăng 55,7% của doanh thu; tỷ trọng chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu cũng giảm so với năm 2013. Điều này cho thấy Tổng Công ty đã kiểm soát tốt chi phí quản lý doanh nghiệp. Nhƣ vậy, hoạt động kinh doanh của Tổng Công ty có sự tăng trƣởng về quy mô, tổng doanh thu qua các năm tăng mạnh, tỷ suất lợi nhuận gộp của các loại hình dịch vụ đều tốt. Tuy nhiên, do doanh thu bán thẻ cào với tỷ suất lợi nhuận rất thấp (0,1%) vẫn chiếm tỷ trọng lớn nên mức tăng lợi nhuận không tƣơng xứng với mức tăng doanh thu. Việc tăng doanh thu thẻ cào giúp Tổng Công ty đạt kế hoạch doanh62 thu tuy nhiên không mang lại nhiều lợi ích, do đó Tổng Công ty cần tập trung phát triển hơn nữa những dịch vụ đem lại lợi nhuận cao hơn. - Hiệu quả hoạt động Bảng 3.15 Hệ số hiệu quả kinh doanh Tổng công ty năm 2013 - 2014 ĐVT: tỷ đồng STT 2013 2014 Tăng/ Giảm % Tăng/ Giảm VN Post 1 LNST 22 39 17 77,27% 20 2 Tổng tài sản 276,1 380,1 104 37,68% 339 3 Tổng VCSH 107.6 135.7 28,1 26,12% 174 4 ROS 2,60% 2,96% 0,36% 3,4% 5 Vòng quay tài sản 3,59 4,02 0,43 1,72 6 ROA 9,33% 11,89% 2,56% 5,8% 7 ROE 21,76% 32,06% 10,30% 11,36% (Nguồn: Báo cáo tài chính Tổng Công ty cổ phần Bưu chính Viettel từ 2013 - 2014) Tỷ suất lợi nhuận/Tổng tài sản (ROA) của Tổng Công ty đạt 11,89% năm 2014, tăng 2,56% so với năm 2013. ROA tăng mạnh do tăng đồng thời tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và vòng quay tổng tài sản. Mặc dù tỷ suất lợi nhuận/doanh thu của Tổng Công ty thấp hơn VN Post, tuy nhiên do tài sản quay vòng nhanh hơn gấp đôi, ROA của Tổng Công ty vẫn cao hơn nhiều so với VN Post (5,92%), cho thấy Công ty sử dụng tài sản hiệu quả hơn đối thủ để tạo ra lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận/VCSH (ROE) của Công ty đạt 32,06%, tăng mạnh so với mức 21,76% năm 2013 và cao hơn mức 11,36% của VN Post.63 Hình 3.14 So sánh hệ số hiệu quả kinh doanh Tổng Công ty giai đoạn năm 2012 – 2014 ROA, ROE của các Công ty thành viên: tất cả Công ty thành viên đều có tỷ suất sinh lời ROA và ROE cao hơn năm 2013, mặc dù tốc độ tăng trƣởng không đều. Tăng cao nhất là Bƣu chính Hà Nội với ROA 30,8% và ROE 90,35%, thấp nhất là Bƣu chính Campuchia với ROA 10,04% và ROE 26,7%. Hình 3.15 So sánh hệ số hiệu quả kinh doanh các Công ty thành viên thuộc Tổng công ty giai đoạn năm 2013 – 201464 Mặc dù ROA và ROE của các Công ty thành viên rất cao, tỷ suất sinh lời của Tổng Công ty lại thấp hơn nhiều, cho thấy lợi nhuận từ giao dịch nội bộ lớn 3.2.4 Phân tích dấu hiệu khủng hoảng tài chính và phá sản doanh nghiệp Ngày nay các doanh nghiệp luôn phải đối mặt với nhiều nguy cơ rủi ro, nên việc tìm ra một công cụ để phát hiện dấu hiệu báo trƣớc sự phá sản luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của chủ doanh nghiệp cũng nhƣ các nhà nghiên cứu về tài chính doanh nghiệp. Có nhiều công cụ đã đƣợc phát triển để làm việc này, trong đó chỉ số Z là một công cụ phân tích đƣợc cả giới học thuật và thực hành công nhận và sử dụng rộng rãi trên thế giới. Chỉ số này đƣợc Giáo Sƣ Edward I. Altman, trƣờng kinh doanh Leonard N. Stern, thuộc trƣờng Đại Học New York phát minh và đƣợc hầu hết các nuớc sử dụng với độ tin cậy cao. Theo đó, chỉ số Z bao gồm 5 yếu tố X1, X2, X3, X4, X5. Trong đó: X1 = Tỷ số Vốn lƣu động /Tổng tài sản (Working Capitals/Total Assets). X2 = Tỷ số Lợi nhuận giữ lại /Tổng tài sản (Retain Earnings/Total Assets) X3 = Tỷ số Lợi nhuận trƣớc lãi vay và thuế /Tổng tài sản (EBIT/Total Assets) X4 = Tỷ số Giá trị thị trƣờng của vốn chủ sỡ hữu /Giá trị sổ sách của tổng nợ (Market Value of Total Equity / Book values of total Liabilities) X5 = Tỷ số Doanh số /Tổng tài sản (Sales/Total Assets) Đối với doanh nghiệp đã cổ phần hoá, ngành sản suất: Z = 1.2*X1 + 1.4*X2 + 3.3*X3 + 0.64*X4 + 0.999*X5 Nếu Z > 2.99 Doanh nghiệp trong vùng an toàn, chƣa có nguy cơ phá sản Nếu 1.81 < Z < 2.99 Doanh nghiệp trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản Nếu Z <1.81Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao. Áp dụng tính chỉ số phá sản (chỉ số điểm Z) để đánh giá mức độ rủi ro của Tổng Công ty, ta có bảng số liệu cụ thể sau:65 Bảng 3.16 Hệ số phá sản Tổng công ty giai đoạn năm 2011 - 2014 Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 2014 Doanh thu bán hàng Triệu đồng 530,554 629,560 846,133 1,317,854 Tổng tài sản Triệu đồng 208,156 195,534 276,129 380,123 EBIT (loi nhuan truoc thue + lai vay) Triệu đồng 27,255 27,338 31,224 52,988 LNST Triệu đồng 18,237 19,280 22,651 39,253 Giá trị cổ phiếu ƣớc tính ngoài thị trƣờng Đồng 13,039 13,213 13,775 16,542 Giá trị thị trƣờng của vốn CSH Triệu đồng 78,234 79,278 82,650 99,252 Lợi nhuận giữ lại Triệu đồng 9,237 10,280 13,651 30,253 Tài sản ngắn hạn Triệu đồng 37,505 44,841 38,966 42,271 Nợ ngắn hạn Triệu đồng 158,357 134,703 201,346 280,108 Vốn lƣu động = TS nh - Nợ nh Triệu đồng 120,852 89,862 162,380 237,838 Giá trị tổng nợ Triệu đồng 122,660 100,888 168,509 244,459 X1 Đơn vị 0.180 0.229 0.141 0.111 X2 Đơn vị 0.044 0.053 0.049 0.080 X3 Đơn vị 0.131 0.140 0.113 0.139 X4 Đơn vị 0.64 0.79 0.49 0.41 X5 Đơn vị 2.55 3.22 3.06 3.47 Chỉ số Z Đơn vị 3.66 4.53 3.99 4.43 (Nguồn: Báo cáo tài chính Tổng Công ty cổ phần Bưu chính Viettel từ 2011 - 2014)66 Hình 3.16 Đánh giá rủi ro phá sản Tổng công ty giai đoạn 2011 – 2014 (Nguồn: Số liệu từ Bảng 3.16) Thông qua việc xác định chỉ số điểm Z qua các năm trong giai đoạn 2011-2014 ta thấy mức độ an toàn của Tổng Công ty đang ở ngƣỡng khá cao (so sánh với mức tiêu chuẩn là 2,99). Yếu tố này có đƣợc chính từ các chỉ số của doanh thu, công nợ, tài sản, lợi nhuận luôn ở mức an toàn so với các tiêu chí cũng nhƣ so với các đơn vị khác trong ngành. 3.3 Đánh giá chung về tình hình tài chính của Tổng Công ty cổ phần Bƣu chính Viettel Bộ máy kế toán của Tổng Công ty cổ phần Bƣu chính Viettel đƣợc tổ chức phù hợp với đặc điểm kinh doanh cũng nhƣ trình độ quản lý của đơn vị, đảm bảo sự lãnh đạo tập trung, thống nhất, và đã phát huy hiệu quả nhất định. Các báo cáo phân tích về tài chính đã phản ánh đƣợc tình hình biến động của tài sản, nguồn vốn và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty. Tổng Công ty đã ban hành các quy trình, quy định hƣớng dẫn, kiểm tra và giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị trực thuộc, ban hành các quy chế về khoán lƣơng, khoán doanh thu, chi phí và giao trách nhiệm quản lý tài sản, phát triển, bảo toàn vốn đối với các đơn vị hạch toán độc lập. - Về doanh thu và lợi nhuận:67 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Tổng Công ty liên tục tăng trƣởng theo xu thế năm sau cao hơn năm trƣớc: Năm 2012 tăng 19% so với năm 2011, năm 2013 tăng 34% so với năm 2012 và năm 2014 tăng 56% so với năm 2013. Trong các năm lợi nhuận sau thuế đều tăng trƣởng dƣơng, cụ thể: Năm 2012 tăng 6% so với năm 2011, năm 2013 tăng 17% so với năm 2012 và năm 2014 tăng 73% so với năm 2013. Đây là kết quả của các biện pháp để đẩy mạnh doanh thu, tiết kiệm chi phí, cũng nhƣ các biện pháp về công nghệ thông tin trong quản lý. - Về cơ cấu tài sản: Giá trị tài sản duy trì qua các năm giữ ở mức độ hợp lý về cơ cấu tài sản ngắn hạn/tài sản dài hạn. Trong năm 2012 cơ cấu tài sản có giảm về quy mô, từ 208.155 còn 195.534 triệu đồng tƣơng đƣơng (94%). Từ năm 2013 tổng tài sản gia tăng mạnh về quy mô 276.129 triệu năm 2013, tăng 41% so với năm 2012 và năm 2014 đạt 380.123 triệu, tăng 38% so với năm 2013. Trong đó cơ cấu tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản chiếm tỷ trọng thấp nhất 69% trong năm 2012 so với tỷ trọng trung bình từ năn 2011 đến năm 2014 là 73% . - Về khả năng thanh toán: Hệ số thanh toán bằng tiền và tài sản của Tổng Công ty dao động qua các năm ở mức an toán cao. Điều này do Tổng Công ty có lƣợng tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền lớn, giúp cho Tổng Công ty có thể thanh toán nhanh các khoản nợ đến hạn. Khả năng thanh toán lãi vay của Tổng Công ty cũng rất tốt, luôn đảm bảo mức an toàn cao. Nợ phải trả đƣợc duy trì quanh mức 50% đến 60% so với tổng nguồn vốn đã cho biết thêm khả năng quản lý nợ của Tổng Công ty và không bị đứng trƣớc nguy cơ bị phá sản do vẫn có nguồn vốn chủ sở hữu cân đối. Vòng quay TSCĐ và TSLĐ đều nhỏ hơn 1 nhƣng có xu hƣớng tăng dần qua các năm. Điều này chứng tỏ hiệu suất sử dụng TSCĐ và TSLĐ ngày càng đƣợc cải thiện. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) là khá tốt và tăng qua các năm. Chỉ số đánh giá phá sản (Z) ở mức khá cao chứng tỏ sự phát triển bền vững và ổn định của doanh nghiệp68 CHƢƠNG 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BƢU CHÍNH VIETEL 4.1 Nhận định những hạn chế và nguy cơ rủi ro của Tổng Công ty cổ phần Bƣu chính Viettel Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, tình hình tài chính của Tổng Công ty còn những hạn chế cần cải thiện, tác giả xin đƣa ra những hạn chế cơ bản và đánh giá một số nguy cơ rủi ro Tổng Công ty có thể gặp phải sau: - Tỷ trọng tài sản lƣu động lớn, nguyên nhân do tiền mặt, các khoản phải thu ngắn hạn lớn. Tổng Công ty cần có những giải pháp thiết thực để quản lý hiệu quả hơn những khoản mục này. - Giá vốn chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu thuần, chiếm khoảng 90%. Giá vốn hàng bán của Tổng Công ty lớn do chi phí kết nối với các hãng chuyển phát quốc tế, chi phí hàng không, chi phí nguyên nhiên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp. Nguy cơ rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh: Tổng Công ty cổ phần Bƣu chính Viettel kinh doanh nhiều lĩnh vực, địa bàn kinh doanh trải rộng (trong nƣớc, nƣớc ngoài) nên đối mặt với nhiều rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh: Rủi ro về nhân sự, rủi ro về truyền thông, rủi ro về pháp luật, rủi ro về thƣơng hiệu, rủi ro về tỷ giá, rủi ro về tài chính, rủi ro về đầu tƣ… - Rủi ro về kinh tế: Từ nửa cuối năm 2014 đến năm 2015, tình hình kinh tế trong nƣớc và thế giới có nhiều biến động theo chiều hƣớng xấu. Việc Trung Quốc muốn phá giá đồng Nhân dân tệ kéo theo nhiều nƣớc trong khu vực và trên thế giới có hành động tƣơng tự dẫn đến nguy cơ cuộc chiến tranh tiền tệ có thể xảy ra. Mặt khác giá dầu thô thế giới đang giảm xuống làm cho dịch vụ và hàng hóa rẻ hơn, giá dầu giảm cũng ảnh hƣởng lớn đến nguồn thu ngân sách, buộc các doanh nghiệp phải tiết kiệm chi phí, giảm chi tiêu... các vấn đề trên có thể ảnh hƣởng đến doanh thu một số dịch vụ cơ bản của Tổng Công ty (Chuyển phát nhanh, hoạt động vận tải trong nƣớc và quốc tế...). - Rủi ro về pháp luật:69 Hoạt động kinh doanh của Tổng Công ty chịu sự chi phối của Luật doanh nghiệp, Luật đầu tƣ, Luật thƣơng mại... và các chính sách có liên quan khác của Nhà nƣớc. Trong năm 2015, có nhiều bộ luật mới đi vào hoạt động: Luật đầu tƣ, Luật nhà ở, Luật kinh doanh Bất động sản, Luật doanh nghiệp, Chế độ kế toán doanh nghiệp... những sự thay đổi này có thể ảnh hƣởng đến Tổng Công ty. Để hạn chế rủi ro này, Tổng Công ty cần thƣờng xuyên cập nhật hệ thống pháp luật, nghiên cứu, phân tích và dự báo về sự thay đổi của pháp luật cũng nhƣ thông tin kịp thời tới toàn thể cán bộ, công nhân viên và cổ đông của Tổng Công ty. - Rủi ro về thƣơng hiệu, chất lƣợng sản phẩm: Tổng Công ty kinh doanh nhiều ngành nghề, do vậy nguồn lực dàn trải có thể đánh mất những điểm khác biệt của mình với các đối thủ cạnh tranh do cung cấp cho khách hàng các sản phẩm không phải thế mạnh tốt nhất. Đồng thời, số lƣợng cộng tác viên của Tổng Công ty lớn, tiếp xúc trực tiếp với khách hàng hằng ngày, điều này có thể ảnh hƣởng đến uy tín và thƣơng hiệu của Tổng Công ty nếu cộng tác viên không đƣợc quán triệt và nhận thức đầy đủ về vai trò của mình trong việc giữ gìn hình ảnh Tổng Công ty cổ phần Bƣu chính Viettel nói riêng và của Tập đoàn Viễn thông Quân đội nói chung. - Rủi ro về nhân sự: Tổng Công ty kinh doanh trên cả nƣớc, tuy nhiên đội ngũ nhân sự có nghiệp vụ còn thiếu, nhất là đội ngũ làm công tác kế toán, thống kê tại các tỉnh.... Trong ngắn hạn, Tổng Công ty có thể thiếu hụt nhân sự có chất lƣợng khi thay đổi phƣơng thức quản lý về kinh doanh và tài chính. - Rủi ro về công nghệ mới: Hiện tại, việc khai thác bƣu kiện của Tổng Công ty còn tốn nhiều chi phí, thời gian, do lao động thủ công chiếm phần lớn. Phần mềm quản lý của Tổng Công ty đã bộc lộ hạn chế khi số lƣợng khách hàng tăng cao và khách hàng có yêu cầu cao về các sản phẩm, dịch vụ. Theo dự báo, trong những năm tới ngành bƣu chính sẽ có những sự chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu sản phẩm dịch vụ; dịch vụ phát hàng thu tiền sẽ phát triển rất mạnh tƣơng ứng với sự phát triển của thƣơng mại điện tử,70 thƣơng mại di động. Do đó, việc thay đổi công nghệ là tất yếu;Tổng Công ty cũng cần phải thay đổi nếu không muốn đánh mất đi lợi thế cạnh tranh với các đối thủ. - Rủi ro về tỷ giá, lãi suất: Tổng Công ty có thể gặp rủi ro đối với các khoản vay, công nợ có nguồn gốc ngoại tệ khi Ngân hàng Nhà nƣớc nâng tỷ giá giữa đồng Việt Nam và USD. Tuy nhiên, Tổng Công ty không phát sinh nhiều giao dịch liên quan đến ngoại tệ nên sự biến động của tỷ giá ảnh hƣởng không lớn đến lợi nhuận của Tổng Công ty. - Rủi ro thất thoát về tiền, hàng hóa: Năm 2015, Tổng Công ty phát triển rất nhanh dịch vụ COD, có rất nhiều CTV tiếp xúc với tiền, hàng có giá trị ... Tổng Công ty xem xét áp dụng việc phối hợp với ngân hàng để cấp hạn mức thanh toán thấu chi cho cộng tác viên hoặc yêu cầu cộng tác viên mở sổ tiết kiệm để bảo lãnh. - Rủi ro hoạt động SXKD nƣớc ngoài: Tổng Công ty có thể gặp rủi ro đối với khoản đầu tƣ tại Campuchia khi tình hình chính trị tại Campuchia không ổn định, tỷ giá USD/VND biến động. Để hạn chế rủi ro này, Tổng Công ty cần xây dựng thƣơng hiệu, hình ảnh riêng cho Công ty Bƣu chính Campuchia, tập trung phát triển ngành nghề chính... và có thể coi đây là khoản đầu tƣ tài chính thực sự để có thể chuyển nhƣợng trong tƣơng lai. - Rủi ro của việc phát hành cổ phiếu: Nghị quyết Đại hội cổ đông năm 2014 của Tổng Công ty đã thông qua việc phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ, dự kiến sau khi phát hành, vốn chủ sở hữu của Tổng Công ty là 182 tỷ đồng (trong đó chia cổ tức bằng cổ phiếu, bán cho cổ đông hiện hữu là 95 tỷ). Mục đích của đợt tăng vốn này là để đầu tƣ một số dự án của Tổng Công ty, các dự án này có thể chƣa làm tăng doanh thu và lợi nhuận cho Tổng Công ty trong ngắn hạn. Việc phát hành thêm cổ phiếu làm tăng lƣợng cổ phiếu lƣu hành, trong trƣờng hợp kinh doanh không có biến động lớn thì Tổng Công ty có thể sẽ gặp áp lực về việc duy trì tỷ lệ chi trả cổ tức nhƣ hiện tại.71 Rủi ro khác: Một số rủi ro mang tính chất bất khả kháng nhƣ thiên tai, hỏa hoạn, an toàn giao thông… Tổng Công ty cần nghiên cứu phƣơng án mua bảo hiểm đối với các lô hàng vận chuyển, chuyển phát có giá trị lớn để giảm thiểu thiệt hại có thể xảy ra. Thực hiện các thủ tục kiểm soát Trong năm 2014 và 6 tháng đầu năm 2015, Tổng Công ty đã thực hiện ban hành mới, hoàn thiện một số quy trình quy định: Quy định về thu công nợ, Quyết định về việc ban hành chế độ công tác phí cho CBNV trong nƣớc, Quy chế khoán quản lý SXKD, Quy định về công tác lập kế hoạch thanh toán và quy trình thanh toán tiền hàng cho đối tác. Đánh giá chung: Về cơ bản hệ thống kiểm soát đã ngăn ngừa đƣợc các sai sót, sai phạm trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo vệ an toàn tài sản của đơn vị. Tuy nhiên, để có thể giảm thiểu tối đa các tổn thất trong hoạt động SXKD trong tƣơng lai, Tổng Công ty cần chú ý đến việc xây dựng quy định về đầu tƣ dự án, xây dựng khung quản lý các rủi ro, đồng thời xây dựng các chỉ số KPI để đo lƣờng, đánh giá tần suất xuất hiện của các loại rủi ro từ đó tìm ra nguyên nhân và cách xử lý dứt điểm các lỗi lặp lại. 4.2 Một số giải pháp nhằm năng cao năng lực tài chính của Tổng công ty Cổ phần Bƣu chính Viettel 4.2.1 Giải pháp tổng thể Giai đoạn năm 2011-2014 là thời gian có nhiều biến động và bƣớc ngoặt quan trọng, đánh dấu giai đoạn 5 năm thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp. Việc cổ phần hóa đã đem lại cho Tổng Công ty nhiều chuyển biến mới, tăng trƣởng mạnh về doanh thu và lợi nhuận cũng nhƣ công tác điều hành quản lý. Trong giai đoạn tới, Tổng công ty đẩy mạnh đầu tƣ, từng bƣớc thực hiện chuyển dịch về cơ cấu dịch vụ để phù hợp với định hƣớng phát triển mới, trở thành doanh doanh nghiệp chuyển phát hàng đầu Việt Nam. Để hoàn thành thành mục tiêu đề ra, Tổng công ty cần tiến hành một số giải pháp cụ thể sau: - Không ngừng nâng cao chất lƣợng dịch vụ để đáp ứng đƣợc các yêu cầu ngày càng tăng của khách hàng. Đƣa ra các giải pháp về công nghệ cho khách hàng72 để có thể giám sát đƣợc hàng hóa cũng nhƣ thời gian hàng hóa khách hàng vận chuyển trên đƣờng. - Đẩy mạnh công tác phát triển mạng lƣới xuống tuyến huyện – xã để giảm bớt sự phụ thuộc vào việc vận chuyển của Bƣu chính Việt Nam, đây cũng chính là tiền đề để Tổng Công ty có thể rút ngắn khoảng cách và vƣợt qua Bƣu chính Việt Nam trong tƣơng lai. - Đẩy mạnh công tác đào tạo, nâng cao năng lực của bộ máy quản lý, thực hiện giám sát chặt chẽ các khâu trong quá trình vận chuyển, phát hiện và điều chỉnh kịp thời các bất cập phát sinh trong quá trình vận hành bộ máy. - Tận dụng lợi thế cạnh tranh, mạng lƣới chuyển phát sẵn có, phát triển kinh doanh thƣơng mại điện tử, trở thành một nhà hậu cần thƣơng mại điện tử lớn nhất Việt Nam, tiền đề để Bƣu chính Viettel vƣơn lên trở thành một nhà thƣơng mại điện tử có hàng đầu Việt Nam. - Phối hợp với các doanh nghiệp Bƣu chính tại nƣớc ngoài để hình thành các tuyến đƣờng thƣ riêng, dần tách khỏi sự phụ thuộc đối với các doanh nghiệp chuyển phát nƣớc ngoài nhƣ DHL, TNT, Fedex… 4.2.2 Giải pháp tăng doanh thu: Một là, xây dựng cơ cấu doanh thu phù hợp, giảm tỷ trọng của doanh thu bán thẻ cào, đây là hoạt động đem lại hiệu quả lợi nhuận rất thấp, để đảm bảo rằng lợi nhuận của Tổng Công ty tăng khi doanh thu tăng. Đồng thời đẩy mạnh phát triển khách hàng mới thông qua chính sách giao khoán phát triển khách hàng mới cho từng nhân viên kinh doanh nhằm giảm sự lệ thuộc doanh thu vào khách hàng trong Tập đoàn. Hai là, công bố rộng rãi chính sách đại lý, tập trung nghiên cứu phát triển đại lý, đó là: Kênh bán là sàn thƣơng mại điện tử và các khách hàng Thƣơng mại điện tử, hợp tác với các website lớn nhƣ Vật giá, Chợ điện tử, ... Ba là, phối hợp với các nhà cung cấp dịch vụ vận tải vận chuyển hàng hóa Bắc - Nam thông qua việc trao đổi trọng tải còn dƣ thừa. Phát triển chiều thu tuyến huyện: Xây dựng gói cƣớc mới phục vụ chiều thu tuyến huyện. Xây dựng chính sách cho CTV địa bàn để thu phát. Tận dụng công tác viên của VTT.73 Bốn là, tăng nhu cầu từ khách hàng cũ dựa trên nâng cao chất lƣợng dịch vụ: cung cấp giải pháp về lựa chọn dịch vụ phù hợp với nhu cầu, quản lý chất lƣợng thu phát và chi phí vận chuyển cho khách hàng. Năm là, thực hiện điều hành triệt để, giao chỉ tiêu khách hàng cụ thể cho từng nhân viên về phát triển khách hàng mới và giữ khách hàng cũ. Sáu là, nâng cấp và điều chỉnh lại phần mềm quản lý, đƣa phần mềm là công cụ hỗ trợ đắc lực trong phát triển sản phẩm, tối đa lợi ích của khách hàng. Đối với dịch vụ bƣu chính hoạt động trên địa bàn rộng, điều này lại càng quan trọng để nâng cao tính cạnh tranh với đối thủ khác. Bảy là, đẩy mạnh thực hiện hợp tác quốc tế, tăng cƣờng sản lƣợng chiều quốc tế về, liên kết phục vụ khách hàng hệ thống mang tính quốc tế, phát triển dịch vụ thông quan tại cửa khẩu, trở thành nhà cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu trong lĩnh vực bƣu chính chuyển phát. Đây là định hƣớng bƣớc đi mới trong thời kỳ nền kinh tế hội nhập hiện nay. 4.2.3 Giải pháp giảm chi phí: Một là, lập phƣơng án kết nối chuyên tuyến đến các quốc gia có sản lƣợng đến nhiều để hạn chế chi phí qua hãng chuyển phát quốc tế trung gian, hạn chế sự phụ thuộc hãng chuyển phát quốc tế. Hai là, sử dụng tối ƣu các phƣơng tiện vận tải nhằm giảm dần sự phụ thuộc vào hãng hàng không, từ đó sẽ giảm đƣợc chi phí kết nối vì chi phí kết nối chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí. Ba là, đối với các khoản chi phí về nhiên liệu để giảm thiểu tổn thất Tổng Công ty cần thực hiện triển khai hệ thống định vị trong công tác thanh toán chi phí xăng xe. Tăng cƣờng công tác giám sát điều hành xe đảm bảo phát huy tối đa năng lực xe hiện có. Bốn là, xây dựng các định mức chi phí, thực hiện tối ƣu các khoản chi phí hoạt động tại từng chi nhánh, bƣu cục.74 4.2.4 Điều chỉnh cơ cấu tài sản: Hàng năm, tài sản ngắn hạn chiếm tỷ lệ cao trong tổng tài sản. Phần lớn tài sản ngắn hạn đƣợc cấu thành từ tiền, các khoản phải thu ngắn hạn. Cơ cấu tài sản nhƣ vậy chƣa thật hiệu quả và có phần lãng phí nguồn lực của Tổng Công ty. Để cơ cấu tài sản hợp lý hơn, Tổng Công ty cần giảm tỷ trọng tài sản ngắn hạn. Trong cơ cấu tài sản ngắn hạn, năm 2014, khoản mục tiền chiếm tỷ trọng 44,6%, các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng 45,4%. Mặc dù tỷ trọng tiền mặt đã giảm so với năm 2013 nhƣng tỷ trọng này vẫn khá cao, gần bằng một nửa tài sản ngắn hạn làm lãng phí nguồn vốn nhàn rỗi đòi hỏi Tổng Công ty phải có kế hoạch sử dụng và quản lý một cách hợp lý. Các khoản phải thu ngắn hạn có giá trị rất lớn: 127.298 triệu đồng, tăng 30% so với năm 2013, khoản phải thu này chủ yếu là phải thu từ khách hàng. Thực trạng này đòi hỏi Tổng Công ty luôn phải có các biện pháp hữu hiệu để kiểm soát các khoản phải thu này tránh tình trạng phát sinh công nợ khó đòi. Tổng Công ty cổ phần Bƣu chính Viettel cũng đã ban hành nhiều quy định, chính sách quản lý công nợ và đặc biệt quản lý tiền hàng COD tuy nhiên các quy định này cần có sự điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế. 4.2.5 Hoàn thiện bộ máy quản lý tài chính, nâng cao trình độ cán bộ Hiện nay, Tổng công ty chƣa có bộ phận chuyên trách thực hiện công tác phân tích tài chính. Việc phân tích tài chính chỉ đƣợc thực hiện một cách sơ lƣợc bởi các kế toán viên thông qua tính toán các chỉ số tài chính mà chƣa đi sâu vào nghiên cứu, phân tích đánh giá tình hình tài chính để tìm ra nguyên nhân và giải pháp phù hợp. Có thể nói, vấn đề con ngƣời luôn luôn là vấn đề quan trọng, cốt lõi và là nhân tố cơ bản đem lại thành công cho mọi hoạt động. Quy chế tốt, định hƣớng tốt, cơ sở vật chất tốt nhƣng ngƣời thực hiện không tốt thì không thể thành công đƣợc. Việc phân tích tài chính là vô cùng quan trọng vì các đề xuất này sẽ hỗ trợ Tổng Công ty trong việc đƣa ra quyết định tài chính. Song điều này đòi hỏi nhân viên phân tích phải đọc nhiều để nắm bắt đƣợc các thông tin liên quan, các vấn đề về pháp luật, biến động thị trƣờng, các tình hình hoạt động đƣợc đăng tải trên tạp chí75 tài chính, sách báo… Tất cả các quyết định về kinh doanh, tài chính, quản lý của doanh nghiệp đều từ cán bộ quản lý; do vậy trình độ, năng lực và đạo đức của họ là quyết định sự hoạt động có hiệu quả của doanh nghiệp, hiệu quả hoạt động tài chính và công tác phân tích tài chính doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cần thiết phải nâng cao trình độ nhân viên chuyên trách: Chọn lọc những nhân viên cho Phòng Tài chính phải có trình độ cơ bản về tài chính, có kinh nghiệm và thâm niên trong công tác tài chính tại các đơn vị thuộc Tổng Công ty; bổ sung những kiến thức về pháp luật và các chính sách tài chính thông qua các thông tin trên các báo, công báo, các trang web liên quan; khuyến khích tìm hiểu thông tin kinh tế trong và ngoài nƣớc từ mọi nguồn đăng tải; phát triển hệ thống quản lý tài chính thông suốt từ Tổng Công ty đến các đơn vị; thƣờng xuyên trao đổi thông tin bên ngoài về kinh tế, tài chính, thị trƣờng… qua trang web hoặc các hình thức khác. Nhƣ vậy, có thể thấy vấn đề đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên trách và chuyên viên phân tích tài chính là một yêu cầu cần thiết. Để làm đƣợc điều đó, Tổng Công ty cần thành lập một bộ phận chuyên trách thực hiện công việc phân tích tài chính định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Lãnh đạo Tổng Công ty cũng nhƣ Tập đoàn; thƣờng xuyên cử cán bộ đi đào tạo chuyên môn sâu về lĩnh vực này. Hàng năm, Tổng Công ty cần phải tổ chức bồi dƣỡng nghiệp vụ và cập nhập các thông tin kinh tế, xã hội cần thiết phục vụ cho việc phân tích. 4.3 Một số kiến nghị 4.3.1 Kiến nghị đối với Tổng Công ty cổ phần Bưu chính Viettel: - Ban lãnh đạo Tổng Công ty cần thành lập đội ngũ phân tích tài chính riêng, làm nhiệm vụ phân tích tình hình tài chính, năng lực tài chính của Tổng Công ty và các công ty thành viên nhằm kiểm soát các rủi ro về tài chính, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu trong công tác quản lý tài chính và đề xuất các phƣơng án, giải pháp tài chính cho Tổng Công ty. - Hoàn thiện các tính năng của phần mềm quản lý, xây dựng hệ thống phần mềm bán hàng và phần mềm kế toán đồng bộ để các dữ liệu có thể kết nối với nhau, giúp cho việc xử lý các dữ liệu hệ thống nhanh chóng, thuận tiện và đảm bảo76 chính xác do giảm các khâu xử lý thủ công trung gian. Đây là cơ sở để Tổng Công ty thực hiện quản lý tài chính đồng bộ, thống nhất khi phát triển mở rộng hoạt động kinh doanh trong điều kiện thị trƣờng cạnh tranh ngày càng khó khăn, phức tạp. - Xây dựng quy trình bán hàng, hậu cần Thƣơng mại điện tử cùng với việc đầu tƣ mạnh về công nghệ thông tin, coi đây là giải pháp thực hiện sự chuyển dịch về chiến lƣợc kinh doanh của Tổng công ty trong lĩnh vực kinh doanh thƣơng mại điện tử. Đây là ngành kinh doanh đƣợc đánh giá đang rất phát triển mà Tổng công ty có lợi thế để triển khai nhằm đẩy mạnh doanh thu, tăng lợi nhuận. - Đầu tƣ nâng cấp hệ thống phƣơng tiện vận chuyển, kho bãi và dây chuyền khai thác nhằm nâng cao năng lực phục vụ vận chuyển để phát triển doanh thu, hạn chế sự phụ thuộc vào các hãng vận chuyển bên ngoài. Đây là tiền đề phát triển hoạt động kinh doanh logistics trong thời gian tới. Tuy nhiên Tổng Công ty cũng cần xây dựng phƣơng án đầu tƣ, sử dụng nguồn vốn hiệu quả dựa trên việc phân tích tài chính cũng nhƣ đánh giá chính xác tiềm năng thị trƣờng và phải có lộ trình đầu tƣ cụ thể cho từng giai đoạn phát triển. - Tận dụng lực lƣợng cộng tác viên địa bàn của Tổng công ty Viễn thông để nâng cao năng lực thu, phát trên các địa bàn từ tỉnh, xuống huyện, đến các xã, thôn không bị phụ thuộc vào mạng lƣới của Bƣu chính Việt Nam. Nếu phát triển đƣợc lực lƣợng này thì đây chính là nguồn nhân lực rất quan trọng để mở rộng mạng lƣới xa hơn, sâu hơn, phát huy lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ cùng ngành. 4.3.2 Kiến nghị với Tập đoàn Viễn thông Quân đội - Hỗ trợ Tổng Công ty cổ phần Bƣu chính Viettel trong việc đầu tƣ và triển khai dịch vụ tại các thị trƣờng nƣớc ngoài, nơi mà các đơn vị khác của Tập đoàn Viễn thông Quân đội đã triển khai đầu tƣ thành công (Peru, Lào, Mozambic). Tổng Công ty sẽ có lợi thế rất lớn khi khai thác đƣợc thị trƣờng, khách hàng mà Tập đoàn đã phát triển, tận dụng và rút kinh nghiệm trong việc đầu tƣ thị trƣờng quốc tế từ kinh nghiệm của các đơn vị trong Tập đoàn.77 - Hỗ trợ Tổng Công ty đẩy mạnh áp dụng hệ thống phần mềm vào quản lý doanh nghiệp nói chung và quản lý tài chính nói riêng. Hiện nay Tập đoàn Viettel đang chạy thành công hệ thông phần mềm online ERP_One và phần mềm gạch cƣớc tự động. Nếu hệ thống này áp dụng thành công tại Tổng Công ty cổ phần Bƣu chính Viettel sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực để Tổng Công ty mở rộng mạng lƣới và tổ chức hạch toán độc lập tại các chi nhánh tỉnh (hiện nay ngoài văn phòng Tổng Công ty chỉ có 4 Công ty thành viên tổ chức hạch toán độc lập). Các chi nhánh tỉnh tổ chức hạch toán độc lập thành công sẽ nâng cao tỉnh chủ động kinh doanh nói chung và quản lý tài chính nói riêng. - Tổ chức mở lớp đào tạo ngắn hạn và hội thảo theo chuyên đề để nâng cao nhận thức về vai trò của phân tích tài chính doanh nghiệp cũng nhƣ khả năng phân tích tài chính cho đội ngũ cán bộ chuyên trách. Đây là tiền đề xây dựng, phát triển đội ngũ nhân sự tài chính sau này, nhân tố góp phần quan trọng trong thành công chung của Tổng Công ty.78 KẾT LUẬN Hoạt động tài chính gắn liền với tất cả các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trên cơ sở lý luận kết hợp với việc phân tích thực trạng tài chính tại Tổng Công ty cổ phần Bƣu chính Viettel có thể khẳng định: Trong nền kinh tế ngày càng phát triển, hội nhập quốc tế ngày càng mạnh mẽ đòi hỏi mỗi doanh nghiệp nói chung và Công ty Bƣu chính Viettel nói riêng muốn tồn tại và phát triển phải nâng cao sức cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh của mình. Phân tích tài chính đóng vai trò và tầm quan trọng trong quản lý tài chính cũng nhƣ quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là công cụ quản lý đắc lực đối với các nhà quản lý doanh nghiệp. Đề tài phân tích tài chính công ty không phải là một đề tài mới, nhƣng tác giả đứng trên góc độ phân tích của một nhà quản trị từ đó phát triển trên những góc nhìn mới trong luận văn của mình: Điểm mới trong cách tiếp cận, các chỉ số quan tâm, mới trong phạm vi không gian và thời gian nghiên cứu. Sau khi nghiên cứu, phân tích tài chính Tổng Công ty cổ phần Bƣu chính Viettel tác giả có những kết luận nhƣ sau: Thứ nhất, việc phân tích tài chính Tổng Công ty cổ phần Bƣu chính Viettel trong giai đoạn 2011 - 2014, là giai đoạn ngành kinh doanh dịch vụ bƣu chính nói chung, vận tải chuyển phát nhanh nói riêng đang trong giai đoạn phát triển mạnh và có chuyển dịch mạnh mẽ về định hƣớng phát triển. Để giúp nhà quản trị nhận định đƣợc thực trạng tài chính của công ty trong giai đoạn vừa qua, có sự so sánh tình hình tài chính Công ty Bƣu chính qua các năm và so với các đối thủ cùng ngành, để có đƣợc nhận định đúng đắn khi lựa chọn giải pháp quản lý tài chính, định hƣớng mở rộng kinh doanh. Thứ hai, việc phân tích tài chính Tổng Công ty cổ phần Bƣu chính Viettel trong giai đoạn 2011 - 2014, tác giả nhận thấy đƣợc tốc độ tăng trƣởng, khả năng thanh toán, kết quả và hiệu quả kinh doanh của công ty trong thời gian vừa qua, phân tích dòng tiền của công ty thực sự đƣợc chi trả vào những nội dung gì và79 nguồn tiền có từ đâu. Tác giả cũng đã phân tích đƣợc chỉ số đo lƣờng rủi ro của doanh nghiệp và đánh giá khả năng phát triển của doanh nghiệp trong giai đoạn tới. Cuối cùng, qua sự phân tích tình hình tài chính Tổng Công ty cổ phần Bƣu chính Viettel và sự so sánh công ty với các đối thủ, tác giả đƣa ra nhận định về điểm mạnh, điểm yếu của công ty cũng nhƣ các nhân tố tác động ảnh hƣởng. Cung cấp các thông tin cho nhà quản trị ra các quyết định quản lý, cải thiện năng lực tài chính cũng nhƣ cung cấp các thông tin cần thiết cho nhà quản lý trong việc hoạch định chiến lƣợc đầu tƣ phát triển Tổng Công ty. Tuy nhiên, cùng với nỗ lực tìm hiểu, nghiên cứu của tác giả nhƣng trong điều kiện có giới hạn về thời gian cũng nhƣ trình độ còn hạn chế nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả mong nhận đƣợc sự đóng góp quý báu của các thầy, cô giáo và bạn đọc để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn./. Xin chân thành cảm ơn!80 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt: 1. Nguyễn Tấn Bình, 2009. Phân tích hoạt động doanh nghiệp – Phân tích kinh doanh – Phân tích báo cáo tài chính. Hà Nội: NXB Thống kê. 2. Vũ Thị Bích Hà, 2012. Phân tích tài chính Công ty cổ phần Kinh Đô. Luận văn thạc sĩ Tài chính – Ngân hàng. Trƣờng ĐH Kinh tế - ĐHQGHN. 3. Nguyễn Minh Kiều, 2010. Tài chính doanh nghiệp căn bản. Hà Nội: NXB Thống kê. 4. Bùi Văn Lâm, 2011. Phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần Vinaconex 25. Luận văn thạc sĩ Tài chính – Ngân hàng. Trƣờng ĐH Kinh tế. 5. Nguyễn Năng Phúc, 2011. Phân tích báo cáo tài chính. Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân. 6. Phạm Thị Thuần, 2013. Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại. Luận văn Thạc sĩ. Trƣờng ĐH Kinh tế. 7. Trần Thanh Thủy, 2013. Phân tích tình hình tài chính Công ty xuất nhập khẩu Vinashin, Luận văn Thạc sĩ. Trƣờng ĐH Kinh tế. 8. Phạm Thị Thủy, 2013. Báo cáo tài chính - phân tích, dự báo và định giá. Hà Nội: NXB Đại học kinh tế quốc dân. 9. Tổng Công ty cổ phần Bƣu chính Viettel và các Công ty thành viên giai đoạn 2011-2014. Báo cáo tài chính, báo cáo thường niên. Tiếng Anh : 10. Ross, Westerfield, Jaffe, 2005. Corporate Finance, 7th edition, McGraw-Hill Irwin. Website: 11. viettelpost.com.vn 12. www.fetp.edu.vnPHIẾU ĐIỀU TRA Kính gửi Quý ông (bà) Bảng câu hỏi điều tra này thực hiện trong phạm vi một đề tài luận văn cao học với mục đích khảo sát những đánh giá của quý ông (bà) về thực trạng, mức độ quan tâm về việc phân tích tài chính tại Công ty của quý ông (bà). Trên cơ sở đó đưa ra những đánh giá, phân tích tài chính nhằm góp phần vào việc nâng cao năng lực tài chính tại Quý công ty. Kết quả của quá trình điều tra, khảo sát sẽ là những tài liệu hữu ích cho sinh viên, người làm nghiên cứu trong lĩnh vực phân tích – tài chính. Kết quả điều tra chỉ sử dụng cho việc nghiên cứu đề tài mà không dung vào mục đích nào khác. Rất mong quý ông (bà) giúp chúng tôi điền vào phiếu điều tra để có những thông tin khách quan về đề tài này. Xin chân thành cảm ơn! THÔNG TIN CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP1 1. Tên doanh nghiệp………………………………………………........................................ 2. Thời gian thành lập doanh nghiệp …………………………………………………… 3. Vị trí công tác công tác hiện nay của ông (bà)………………………………………… 4. Số lƣợng nhân viên trong Công ty Dƣới 50 ngƣời= Từ 50 –=150 ngƣời== Từ 150 –=300 ngƣời= Trên 300 ngƣời=5. Vốn điều lệ (VND): Dƣới 500 triệu= Từ 500 –=1 tỷ= Từ 1 –=5 tỷ= Từ 5 –=10 tỷ= Từ 10 –=50 tỷ= Trên 50 tỷ= 1 Tất cả thông tin trong Phiếu điều tra này sẽ chỉ đƣợc sử dụng duy nhất vào mục đích thống kê và nghiên cứu. Chúng tôi cam kết không công khai các thông tin mà doanh nghiệp cung cấp6. Loại hình doanh nghiệp Công ty TNHH= Công ty Cổ phần==Doanh nghiệp tƣ nhân= Doanh nghiệp Nhà nƣớc= Loại hình khác...............................................................................=7. Triển vọng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian tới Tăng trƣởng nhanh Ổn định Đang tăng trƣởng suy thoái=CÂU HỎI TRỌNG TÂM 1. Hiện nay Công ty/Tổng Công ty quan tâm nhất những báo cáo tài chính nào sau đây Bảng cân đối kế toán Báo cáo kết quả kinh doanh Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ Thuyết minh báo cáo tài chính 2. Kỳ hạn lập báo cáo tài chính của Công ty/Tổng Công ty là : Hàng tuần. Hàng tháng Hàng quý Hàng năm 3. Việc tổ chức thực hiện công tác Phân tích tài chính Công ty/Tổng Công ty của Ông/Bà đã thực hiện đƣợc các nội dung nào sau đây: Phân tích doanh thu, chi phí, lợi nhuận Phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn Phân tích một vài chỉ tiêu về khả năng thanh toán Phân tích toàn bộ tình hình tài chính của Tổng Công ty Chƣa thực hiện phân tích tài chính 4. Theo Ông/Bà việc tổ chức Phân tích tài chính tại Công ty/Tổng Công ty đã đáp ứng nhu cầu thông tin cho việc ra quyết định của các nhà quản trị ở mức độ nào: Thấp Trung bình Cao 5. Theo Ông/Bà bộ phận Phân tích tài chính đƣợc tổ chức phù hợp với đặc điểm họat động, quy mô của Công ty/Tổng Công ty ở mức độ nào:Chƣa có bộ phận này Có nhƣng chƣa phù hợp Phù hợp nhƣng cần có sự điều chỉnh Hòan toàn phù hợp 6. Theo Ông/Bà chất lƣợng nguồn thông tin do Báo cáo tài chính cung cấp để ra quyết định quản lý đƣợc đánh giá ở mức độ Thấp Trung bình Cao 7. Báo cáo tài chính của Công ty/Tổng Công ty đƣợc lập bởi: Kế toán trƣởng Kế toán tổng hợp Kế toán viên Giám đốc đơn vị 8. Xin Ông (Bà) đánh giá về việc phân tích tài chính tại Công ty/Tổng Công ty Hợp lý Không hợp lý Ý kiến khác 9. Theo Ông/Bà những nhân tố nào là trở ngại đến việc phân tích tình hình tài chính phục vụ cho việc ra quyết định của Công ty/Tổng Công ty Quan điểm của nhà quản trị Trình độ của đội ngũ làm công tác kế toán Cơ chế quản lý doanh nghiệp Các chính sách vĩ mô của nhà nƣớc 10. Theo Ông/Bà, Công ty/Tổng Công ty cần tập trung vào tiêu chí nào dƣới đây để nâng cao chất lƣợng phân tích tài chính phục vụ cho việc ra quyết định: Nâng cao trình độ cho ngƣời làm công tác kế toán, phân tích Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích kinh tế tại đơn vị Nâng cao chất lƣợng thông tin Báo cáo tài chính Nâng cao mức độ quan tâm của nhà quản trị tới việc phân tích tài chính đơn vị Hoàn thiện hệ thống mẫu biểu báo cáo tài chính 11. Các ý kiến khác : ........................................................................................................................... ...........................................................................................................................

- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Bình luận