Luận văn ThS: Phân tích tài chính tại Công ty TNHH Một thành viên Công trình giao thông Hà Nội

297 3

Miễn phí

Tải về máy để xem đầy đủ hơn, bản xem trước là bản PDF

Tags: #luận văn#luận án#đồ án#tiểu luận

Mô tả chi tiết

1. Mở đầu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Phân tích tài chính doanh nghiệp có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc cung cấp thông tin cho các đối tượng quan tâm đến tài chính doanh nghiệp. Tình hình tài chính của doanh nghiệp thể hiện tình trạng hay thực trạng tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm và là kết quả của một quá trình. Tình hình tài chính của doanh nghiệp tốt hay xấu, khả quan hay bi đát thể hiện rõ nét chất lượng của toàn bộ các hoạt động mà doanh nghiệp đã tiến hành. Căn cứ vào thông tin phân tích tài chính, các đối tượng sử dụng thông tin có thể biết đƣợc trạng thái tài chính cụ thể cũng như xu thế phát triển của doanh nghiệp cả về an ninh tài chính, mức độ độc lập tài chính, chính sách huy động vốn và sử dụng vốn, tình hình và khả năng thanh toán

1.2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu thực trạng tài chính của doanh nghiệp từ đó chỉ ra nhưng điểm mạnh cũng nhƣ những hạn chế của Công ty. Thực hiện đánh giá và so sánh tình hình tài chính của doanh nghiệp với các đơn vị cùng ngành để có định hướng phát triển trong tương lai

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Tình hình tài chính công ty TNHH một thành viên công trình giao thông Hà Nội

Phạm vi nghiên cứu: Về không gian: phân tích tình hình tài chính Công ty TNHH một thành viên công trình giao thông Hà Nội thông qua các báo cáo tài chính của Công ty và các tài liệu khác về thông tin tài chính. Về thời gian: Từ năm 2011 - 2013

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp được sử dụng trong luận văn là phương phápthống kê, phân tích, so sánh và tổng hợp.

Các số liệu trong luận văn dựa trên các Báo cáo tài chính hàng năm của Công ty TNHH Một thành viên Công trình giao thông Hà Nội, các bài viết được đăng trên các tạp chí, các báo; sách; các trang Web.

2. Nội dung

2.1 Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận về phân tích tài chính trong doanh nghiệp

Tổng quan tình hình nghiên cứu

Cơ sở lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệ

2.2 Phương pháp và thiết kến nghiên cứu

Các phương pháp nghiên cứu sử dụng

Khung nghiên cứu áp dụng

2.3 Thực trạng tình hình tài chính tại Công ty TNHH Một thành viên Công trình giao thông Hà Nội

Tổng quan về công ty TNHH Một thành viên Công trình giao thông Hà Nội

Phân tích thực trạng tài chính công ty

Đánh giá chung về tình hình tài chính của Công ty TNHH Một thành viên công trình giao thông Hà Nội

2.4 Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại Công ty TNHH Một thành viên công trình giao thông Hà Nội

Định hướng phát triển của công ty

Một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty.

Kiến nghị

3. Kết luận

Nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, mỗi một công ty muốn tồn tại và phát triển phải nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, nâng cao chất lượng quản trị công ty. Muốn vậy thì việc phân tích hoạt động kinh doanh nói chung và phân tích tình hình tài chính nói riêng là việc đòi hỏi cấp thiết trong việc quản lý tài chính. Luận văn với đề tài “Phân tích tài chính tại Công ty TNHH Một thành viên Công trình giao thông Hà Nội” được thực hiện với mong muốn làm rõ các lý luận về phân tích tài chính áp dụng trong các doanh nghiệp hiện nay và tại đơn vị thực hiện phân tích nói riêng. Qua đó, đưa ra các đề xuất cũng nhƣ một số kiến nghị để nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại Công ty

4. Tài liệu tham khảo

Ngô Thế Chi và Nguyễn Trọng Cơ, 2009. Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính.

Nguyễn Tấn Bình, 2009. Phân tích hoạt động doanh nghiệp – Phân tích kinh doanh – Phân tích báo cáo tài chính – Phân tích hiệu quả các dự án. Thành phố Hồ Chí Minh: NXB Thống kê.

Đặng Kim Cương và Nguyễn Công Bình, 2008. Phân tích các báo cáo tài chính – Lý thuyết bài tập và bài giải.Hà Nội: NXB Giao thông vận tải

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- BÙI THỊ NHUNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG HÀ NỘI LUẬ N VĂN THẠ C SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Hà Nội - 2015ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- BÙI THỊ NHUNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG HÀ NỘI Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng Mã số: 60 34 02 01 Chủ tịch hội đồng Cán bộ hƣớng dẫn PGS.TS Phí Mạnh Hồng PGS.TS Mai Ngọc Anh Hà Nội - 2015LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành bản luận văn này, em xin chân thành cảm ơn sự hƣớng dẫn tận tình của PGS.TS Mai Ngọc Anh trong suốt quá trình viết và hoàn thành luận văn. Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy, cô giáo trong Hội đồng khoa học Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện và giúp đỡ em hoàn thành luận văn này. Hà Nội, ngày 20 tháng 03 năm 2015 Học viên Bùi Thị NhungLỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, luận văn thạc sỹ chuyên ngành Tài chính -Ngân hàng với đề tài “Phân tích tài chính tại Công ty TNHH Một thành viên Công trình giao thông Hà Nội” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, có sự đóng góp ý kiến của ngƣời hƣớng dẫn khoa học. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất cứ công trình nào. Hà Nội, ngày 20 tháng 03 năm 2015 Học viên Bùi Thị NhungMỤC LỤC Lời cảm ơn Lời cam đoan Danh mục ký hiệu viết tắt ............................................................................... i Danh mục các bảng ......................................................................................... ii Danh mục các hình .......................................................................................... iii MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .............................................................. 4 1.2. Cơ sở lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp .................................. 8 1.2.2. Phân tích tài chính doanh nghiệp ..................................................... 10 1.2.3. Cơ sở dữ liệu và phƣơng pháp sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp ............................................................................................... 12 1.2.4. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp ...................................... 17 CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .................. 29 2.1. Các phƣơng pháp nghiên cứu sử dụng ..................................................... 29 2.1.1. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu ........................................................... 29 2.1.2. Phƣơng pháp phân tích, so sánh số liệu ............................................ 30 2.1.3. Phƣơng pháp tổng hợp ...................................................................... 32 2.2. Khung nghiên cứu áp dụng ...................................................................... 33 CHƢƠNG 3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG HÀ NỘI ....... 35 3.1. Tổng quan về công ty TNHH Một thành viên Công trình giao thông Hà Nội ................................................................................................................... 35 3.1.1. Đặc điểm ngành xây dựng công trình giao thông ............................. 353.1.2. Tổng quan về công ty TNHH Một thành viên Công trình giao thông Hà Nội ......................................................................................................... 36 3.2. Phân tích thực trạng tài chính công ty ...................................................... 41 3.2.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp ....................... 41 3.2.2. Phân tích chỉ số tài chính .................................................................. 56 3.3. Đánh giá chung về tình hình tài chính của Công ty TNHH Một thành viên công trình giao thông Hà Nội .......................................................................... 70 3.3.1. Điểm mạnh ........................................................................................ 70 3.3.2. Hạn chế và các nguyên nhân của hạn chế ......................................... 71 CHƢƠNG 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG HÀ NỘI ............................................................................................ 74 4.1. Định hƣớng phát triển của công ty ........................................................... 74 4.2. Một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty. ..................... 74 4.2.1. Tăng doanh thu .................................................................................. 75 4.2.2. Giảm chi phí ...................................................................................... 76 4.2.3. Điều chỉnh cơ cấu tài sản .................................................................. 77 4.2.4. Hoàn thiện bộ máy quản lý tài chính, nâng cao trình độ cán bộ .......... 80 4.3. Kiến nghị .................................................................................................. 81 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 84 DANH MỤ C TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 85 PHỤ LỤCi DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 Công ty GT2 Công ty cổ phần công trình giao thông 2 2 Công ty GTCC Công ty Cổ phần xây lắp giao thông công chính 3 Công ty GTHN Công ty TNHH Một thành viên công trình giao thông Hà Nội 4 DN Doanh nghiệp 5 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 6 TSCĐ Tài sản cố định 7 TSLĐ Tài sản lƣu độngii DANH MỤ C CÁC BẢNG STT Bảng Nội dung Trang 1 Bảng 2.1. Bảng số liệu so sánh các chỉ tiêu của 3 công ty trong năm 2013 31 2 Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu về kết quả hoạt động của Công ty 40 3 Bảng 3.2. Phân tích tỷ trọng tài sản và nguồn vốn 42 4 Bảng 3.3. Bảng cơ cấu tài sản năm 2011 đến năm 2013 của công ty 44 5 Bảng 3.4. Bảng đánh giá biến động tài sản của công ty 45 6 Bảng 3.5. Bảng cơ cầu nguồn vốn của công ty 47 7 Bảng 3.6. Bảng phân tích biến động nguồn vốn của công ty 47 8 Bảng 3.7. Bảng so sánh cơ cấu tài sản - nguồn vốn của 3 công ty 48 9 Bảng 3.8. Các chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty giai đoạn 2011-2013 50 10 Bảng 3.9. Đánh giá các chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty giai đoạn 2011-2013 51 11 Bảng 3.10. Bảng đánh giá chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận của 3 công ty năm 2013 53 12 Bảng 3.11. Kết quả lƣu chuyển tiền tệ của công ty giai đoạn 2011-2013 55 13 Bảng 3.12. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán hiện hành 56 14 Bảng 3.13. So sánh hệ số thanh toán hiện hành năm 2013 của 3 công ty 57 15 Bảng 3.14. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán nhanh 57 16 Bảng 3.15. So sánh hệ số thanh toán nhanh năm 2013 của 3 công ty 59 17 Bảng 3.16. Phân tích khả năng thanh toán tức thời 60 18 Bảng 3.17. Hệ số thanh toán tức thời của 3 công ty năm 2013 61 19 Bảng 3.18. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng quản lý nợ 61 20 Bảng 3.19. Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng tài sản 63 21 Bảng 3.20. Bảng so sánh các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản của 3 công ty trong năm 2013 65 22 Bảng 3.21. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời 66 23 Bảng 3.22. Phân tích các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời 66 24 Bảng 3.23. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của 3 công ty trong năm 2013 68 25 Bảng 3.24. Vận dụng phƣơng pháp Dupont phân tích ROE 69iii DANH MỤ C CÁC HÌNH STT Hình Nội dung Trang 1 Hình 2.1. Khung nghiên cứu áp dụng 33 2 Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức Công ty TNHH Một thành viên Công trình giao thông Hà Nội 41 3 Hình 3.2. Sự tăng giảm tài sản, nguồn vốn qua các năm 43 4 Hình 3.3. Cơ cấu tài sản năm 2011-2013 44 5 Hình 3.4. Cơ cấu nguồn vốn năm 2011-2013 47 6 Hình 3.5. Cơ cấu tài sản của 3 công ty năm 2013 49 7 Hình 3.6. Doanh thu, giá vốn hàng bán, lợi nhuận của công ty năm 2011- 2013 51 8 Hình 3.7. Lƣu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh, đầu tƣ và tài chính của công ty 55 9 Hình 3.8. Khả năng thanh toán hiện hành 56 10 Hình 3.9. Khả năng thanh toán nhanh của công ty 58 11 Hình 3.10. Khả năng thanh toán tức thời 60 12 Hình 3.11. Hiệu quả sử dụng tài sản 63 13 Hình 3.12. Các hệ số phản ánh khả năng sinh lời 661 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Phân tích tài chính doanh nghiệp có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc cung cấp thông tin cho các đối tƣợng quan tâm đến tài chính doanh nghiệp. Tình hình tài chính của doanh nghiệp thể hiện tình trạng hay thực trạng tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm và là kết quả của một quá trình. Tình hình tài chính của doanh nghiệp tốt hay xấu, khả quan hay bi đát thể hiện rõ nét chất lƣợng của toàn bộ các hoạt động mà doanh nghiệp đã tiến hành. Căn cứ vào thông tin phân tích tài chính, các đối tƣợng sử dụng thông tin có thể biết đƣợc trạng thái tài chính cụ thể cũng nhƣ xu thế phát triển của doanh nghiệp cả về an ninh tài chính, mức độ độc lập tài chính, chính sách huy động vốn và sử dụng vốn, tình hình và khả năng thanh toán. Đồng thời, thông qua việc xem xét tình hình tài chính ở hiện tại cũng có thể dự báo đƣợc những chỉ tiêu tài chính chủ yếu trong tƣơng lai, dự báo đƣợc những thuận lợi hay khó khăn mà doanh nghiệp có thể gặp phải. Vì vậy, phân tích tài chính đƣợc nhiều đối tƣợng quan tâm nhƣ nhà quản trị, nhà đầu tƣ, cơ quan quản lý Nhà nƣớc, tổ chức kiểm toán, tổ chức tín dụng, ngƣời lao động... Sản phẩm của các công ty xây dựng giao thông là các công trình giao thông hoàn thiện, nguồn cơ sở hạ tầng vững mạnh tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển đất nƣớc, bởi vậy việc nắm bắt tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính thông qua phân tích tài chính công ty xây dựng giao thông là việc làm không thể thiếu trong công tác quản lý tài chính, nhằm đƣa ra những quyết định quan trọng về chiến lƣợc sản xuất, kinh doanh kịp thời và hiệu quả. Xu hƣớng phát triển, hội nhập toàn cầu và tính cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị trƣờng mang lại cho các công ty này những cơ hội mới và những thách2 thức chƣa từng có. Để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế biến động và cạnh tranh cao, bắt buộc các Công ty trƣớc hết phải ý thức đƣợc thực trạng tài chính của chính Doanh nghiệp mình. Công ty TNHH Một thành viên Công trình giao thông Hà Nội là một công ty hoạt động chủ yếu ở lĩnh vực thi công các công trình đƣờng, cầu cống.... trên địa bàn Hà Nội. Và theo tôi biết thì hiện nay chƣa có một công trình nghiên cứu nào về phân tích tài chính tại công ty. Từ những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài: “Phân tích tài chính tại Công ty TNHH Một thành viên Công trình giao thông Hà Nội” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. Câu hỏi nghiên cứu : Câu hỏi 1: Thực trạng tài chính tại công ty TNHH Một thành viên công trình giao thông Hà Nội ra sao ? Câu hỏi 2 : Giải pháp nào nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty ? 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng tài chính của doanh nghiệp từ đó chỉ ra nhƣng điểm mạnh cũng nhƣ những hạn chế của Công ty. Thực hiện đánh giá và so sánh tình hình tài chính của doanh nghiệp với các đơn vị cùng ngành để có định hƣớng phát triển trong tƣơng lai. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu: Tình hình tài chính công ty TNHH một thành viên công trình giao thông Hà Nội. - Phạm vi nghiên cứu: Về không gian: phân tích tình hình tài chính Công ty TNHH một thành viên công trình giao thông Hà Nội thông qua các báo cáo tài chính của Công ty và các tài liệu khác về thông tin tài chính. Về thời gian: Từ năm 2011 - 2013 4. Phƣơng pháp nghiên cứu3 - Các phƣơng pháp đƣợc sử dụng trong luận văn là phƣơng pháp thống kê, phân tích, so sánh và tổng hợp. - Các số liệu trong luận văn dựa trên các Báo cáo tài chính hàng năm của Công ty TNHH Một thành viên Công trình giao thông Hà Nội, các bài viết đƣợc đăng trên các tạp chí, các báo; sách; các trang Web. 5. Kết cấu của luận văn Mở đầu Chƣơng 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về phân tích tài chính trong doanh nghiệp. Chƣơng 2. Phƣơng pháp và thiết kế nghiên cứu. Chƣơng 3. Phân tích thực trạng tài chính tại Công ty TNHH Một thành viên Công trình giao thông Hà Nội. Chƣơng 4. Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại Công ty TNHH Một thành viên công trình giao thông Hà Nội. Kết luận Tài liệu tham khảo4 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Nghiên cứu về phân tích tài chính đã có rất nhiều tác giả thực hiện. Về cơ bản các tác giả đã nghiên cứu sâu về lý luận chung phân tích tài chính doanh nghiệp, bên cạnh đó các tác giả đã có những kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện phân tích tài chính doanh nghiệp nghiên cứu. Trần Thế Phƣơng (2012), tác giả nêu đƣợc khái niệm, ý nghĩa, cơ sở dữ liệu trong phân tích tài chính doanh nghiệp. Về nôi dung phân tích tác giả đã phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp, phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh, phân tích tình hình công nợ phải thu, phải trả và khả năng thanh toán của doanh nghiệp, phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, các quan hệ tài chính khác của doanh nghiệp. Về phân tích thực trạng tác giả đã phân tích đƣợc cơ cấu tài sản có sự tăng đột biến vì công ty đã vay nƣớc ngoài theo sự bảo lãnh của chính phủ để đầu tƣ xây dựng Nhà máy xi măng Quang Sơn, do đó đã làm tăng vốn chủ sở hữu, nên các hệ số khả năng thanh toán, công nợ phải thu, phải trả, hiệu quả hoạt động kinh doanh có sự thay đổi.Tóm lại, tác giả đã hệ thống đầy đủ cơ sở lý luận về phân tích tài chính, phân tích thực trạng tài chính của doanh nghiệp và đƣa ra cơ sở lý luận để nâng cao năng lực tài chính của doanh nghiệp. Tác giả đã có sự so sánh tài chính trong 3 năm 2009, 2010, 2011, nhƣng tác giả vẫn chƣa có sự so sánh số liệu tài chính của công ty với số liệu tài chính của ngành hoặc công ty khác. Nguyễn Xuân Vinh (2012), về cơ sở lý luận tác giả đã trình bày đƣợc những luận điểm lý thuyết cơ bản và khá chi tiết về các chỉ tiêu đánh giá tài chính doanh nghiệp, các nguyên nhân, dấu hiệu biểu hiện cụ thể của rủi ro5 tài chính doanh nghiệp, trình bày một số kinh nghiệm của các doanh nghiệp trong ngành về quản lý tài chính doanh nghiệp… Qua đó, làm tiền đề cho việc phân tích thực trạng tài chính công ty Thép Hòa Phát. Cụ thể trong luận văn, tác giả đã xem xét đánh giá tình hình tài chính của công ty trong giai đoạn 2009-2011, bằng cách sử dụng các phƣơng pháp cơ bản nhƣ thống kê mô tả, so sánh, phân tích, tổng hợp số liệu… và thông qua các chỉ tiêu cơ bản về định tính, định lƣợng để cho ngƣời đọc thấy đƣợc các vấn đề hạn chế còn tồn tại đó là: Nợ phải trả ở mức cao, tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản lớn, hiệu suất sử dụng tài sản cố định chƣa cao,.....Bên cạnh đó, tác giả cũng đã đƣa ra những nguyên nhân chủ quan dẫn tới những thực trạng nêu trên, đó là: doanh nghiệp chƣa có định hƣớng, chiến lƣợc cụ thể cho phân tích tài chính, chƣa chú trọng phát triển các thƣớc đo lƣợng hóa về tài chính, nhân sự của bộ phận tài chính kế toán còn nhiều hạn chế, hoạt động kiểm tra giám sát chƣa đƣợc chú trọng đúng mức. Và một số những nguyên nhân khách quan nhƣ: Lãi suất ngân hàng cao, chính sách tài khóa chặt của chính phủ,...Xuất phát từ thực trạng và những nguyên nhân kể trên, luận văn đã đƣa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cƣờng hiệu quả hoạt động tài chính tại doanh nghiệp trong đó có một số biện pháp tích cực nhƣ: Tăng doanh thu, giảm chi phí, quản lý hàng tồn kho,... Trần Thanh Thủy (2013), về phần cơ sở lý luận tác giả đã nêu đƣợc khái niệm, mục tiêu cũng nhƣ các thông tin sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp và đƣa ra đƣợc lý thuyết về nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp gồm phân tích sự biến động về tài sản, nguồn vốn và phân tích các chỉ số tài chính. Trong nội dung phân tích tác giả đã phân tích đƣợc sự biến động của tài sản và nguồn vốn để lý giải tại sao công ty bị giải thể. Phần phân tích chỉ số tài chính tác giả đã phân tích đƣợc nhóm chỉ số thanh khoản, nhóm các hệ số khả năng sinh lời, nhóm các chỉ tiêu phản ánh khả6 năng quản lý tài sản, nhóm các chỉ tiêu phản ánh khả năng quản lý nợ. Tác giả hiểu đƣợc đặc điểm công ty sắp bị sáp nhập nên đã phân tích tình hình và khả năng thanh toán của công ty để tạo tiền đề cho việc sáp nhập với công ty Intraco sau này, tác giả phân tích kết quả kinh doanh và phân tích báo cáo lƣu chuyển tiền tệ. Tác giả đã so sánh số liệu tài chính của 3 năm 2009, 2010, 2011, và so sánh với số liệu tài chính của Công ty xuất nhập khẩu hàng không. Tác giả đã tìm ra các điểm mạnh, điểm yếu của công ty để đƣa ra đƣợc những kinh nghiệm quý báu cho những công ty khác. Tác giả đã nêu đƣợc nguyên nhân vì sao công ty xuất nhập khẩu Vinashin bị sáp nhập vào công ty Intraco. Nhƣng nhƣợc điểm là tác giả mới chỉ phân tích đƣợc chung chung tình trạng của công ty mà chƣa nêu đƣợc nguyên nhân cụ thể vì sao công ty bị sáp nhập vào công ty Intraco. Nguyễn Thanh Tùng (2014), về cơ sở lý luận tác giả đã đƣa ra đƣợc bộ lý thuyết rất phù hợp trong việc phân tích tài chính doanh nghiệp gồm các khái niệm, vai trò, mục tiêu, cơ sở dữ liệu trong phân tích tài chính doanh nghiệp. Nôi dung phân tích tác giả đã phân tích đƣợc khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp (về biến động tài sản, nguồn vốn, về doanh thu, chi phí và lợi nhuận, về biến động của dòng tiền), phần thứ hai tác giả nêu đƣợc nhóm hệ số tài chính (khả năng thanh toán, đòn bẩy tài chính, hiệu quả sử dụng tài sản, nhóm hệ số thị trƣờng...). Về phân tích thực trạng tác giả đã phân tích rất rõ tình hình biến động tài sản, nguồn vốn, phân tích đƣợc doanh thu chi phí, sự biến động của dòng tiền, để hiểu rõ đƣợc vì sao tài sản lƣu động chiếm tỷ trọng cao, doanh thu tăng nhƣng giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng cao, .... Đó là phần khái quát tình hình tài chính, để hiểu rõ hơn tác giả đã phân tích chỉ số tài chính qua các hệ số thanh toán hiện hành, hệ số thanh toán nhanh, hệ số thanh toán tức thời, chỉ số nợ, khả năng thanh toán lãi vay, vòng quay tài sản cố định, tài sản lƣu động, hàng tồn kho, tổng tài sản, tỷ suất7 lợi nhuận trên doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trên tài sản, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, ... Tóm lại, tác giả đã hệ thống đầy đủ cơ sở lý luận về phân tích tài chính, phân tích thực trạng tài chính của doanh nghiệp và đƣa ra cơ sở lý luận để nâng cao năng lực tài chính của doanh nghiệp. Tác giả đã có sự so sánh số liệu tài chính trong 4 năm 2010, 2011, 2012, 2013 và so sánh số liệu tài chính của công ty với số liệu tài chính của công ty khác. Qua tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, tôi nhận thấy: Thứ nhất: Các công trình nghiên cứu đã hệ thống đầy đủ cơ sở lý luận về phân tích tài chính, phân tích thực trạng tài chính của doanh nghiệp và đƣa ra những giải pháp để khắc phục các mặt tồn tại để nâng cao năng lực tài chính của doanh nghiệp. Thứ hai: Tác giả Trần Thế Phƣơng (2012) khi so sánh không so sánh chỉ tiêu với hệ số trung bình ngành hoặc đối thủ cạnh tranh nên kết quả nghiên cứu chƣa thực sự thuyết phục. Đối với các đề tài nghiên cứu tại Công ty TNHH một thành viên Công trình giao thông Hà Nội từ trƣớc đến nay chƣa có đề tài nào về phân tích tài chính của Công ty với mục tiêu hệ thống hóa những cơ sở lý luận về phân tích tài chính để Công ty có thể áp dụng cho việc phân tích tài chính qua đó giúp doanh nghiệp có cơ sở ra quyết định hợp lý. Đồng thời, cũng chƣa có luận văn nào phân tích thực trạng tài chính của Công ty thông qua các phƣơng pháp phân tích tài chính khoa học để qua đó thấy đƣợc mặt mạnh, mặt yếu, các nguy cơ, rủi ro tài chính của Công ty, từ đó có các giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính của công ty. Đề tài nghiên cứu "Phân tích tài chính tại Công ty TNHH Một thành viên Công trình giao thông Hà nội" khác với các đề tài nghiên cứu khác là hƣớng tới thực hiện các mục tiêu trên.8 1.2. Cơ sở lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp 1.2.1. Khái niệm, vai trò và mục tiêu của quản lý tài chính 1.2.1.1. Khái niệm Quản lý tài chính là việc lên kế hoạch sử dụng các nguồn vốn, đảm bảo thực hiện các dự án sản xuất và kinh doanh, theo dõi, đánh giá và điều chỉnh kịp thời kế hoạch tài chính. Việc quản lý tài chính bao gồm việc lập các kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn, đồng thời quản lý có hiệu quả nguồn vốn hoạt động thực của doanh nghiệp. Đây là công việc rất quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp bởi vì nó ảnh hƣởng đến cách thức và phƣơng thức mà nhà quản lý thu hút vốn đầu tƣ để thành lập, duy trì và mở rộng công việc kinh doanh. Lập kế hoạch tài chính sẽ cho phép qụyết định lƣợng nguyên liệu thô doanh nghiệp có thể mua, sản phẩm doanh nghiệp có thể sản xuất và khả năng doanh nghiệp có thể tiếp thị, quảng cáo để bán sản phẩm ra thị trƣờng. Khi có kế hoạch tài chính, nhà quản lý cũng có thể xác định đƣợc nguồn nhân lực doanh nghiệp cần. Việc quản lý tài chính không có hiệu quả là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến sự thất bại của các công ty, không kể công ty vừa và nhỏ hay các tập đoàn công ty lớn. 1.2.1.2. Mục tiêu và vai trò của quản lý tài chính * Mục tiêu của quản lý tài chính: Các doanh nghiệp tồn tại và phát triển vì nhiều mục tiêu khác nhau nhƣ: Tối đa hoá lợi nhuận, tối đa hoá doanh thu trong ràng buộc tối đa hoá lợi nhuận, tối đa hoá hoạt động hữu ích của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp... song tất cả các mục tiêu cụ thể đó đều nhằm mục tiêu bao trùm nhất là tối đa hoá giá trị tài sản cho các chủ sở hữu. Vì một doanh nghiệp phải thuộc về một chủ sở hữu nhất định, chính họ phải thấy đƣợc giá trị đầu9 tƣ của họ tăng lên. Khi một doanh nghiệp đặt ra mục tiêu là gia tăng giá trị tài sản cho chủ sở hữu, doanh nghiệp đã tính đến sự biến động của thị trƣờng, các rủi ro hoạt động trong kinh doanh. Quản lý tài chính doanh nghiệp nhằm thực hiện các mục tiêu đó. * Vai trò của quản lý tài chính: Quản lý tài chính luôn giữ một vai trò quan trọng trong hoạt động quản lý của doanh nghiệp, nó quyết định sự thành bại của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh. Đặc biệt, trong xu thế hội nhập khu vực và quốc tế, trong điều kiện cạnh tranh đang diễn ra khốc liệt trên phạm vi toàn cầu, quản lý tài chính trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Quản lý tài chính phục vụ mục tiêu của doanh nghiệp, mục tiêu của doanh nghiệp đó chính là tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp. Vai trò của quản lý tài chính đƣợc thể hiện trên 3 nội dung sau: - Huy động đảm bảo đầy đủ và kịp thời vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp - Tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả - Giám sát, kiểm tra chặt chẽ các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhƣ vậy, quản lý tài chính là một hoạt động có mối liên hệ chặt chẽ với mọi hoạt động của doanh nghiệp. Quản lý tài chính tốt có thể khắc phục đƣợc mọi khuyết điểm trong các lĩnh vực khác. Một quyết định tài chính không đƣợc cân nhắc và hoạch định kỹ lƣỡng có thể gây nên tổn thất khôn lƣờng cho doanh nghiệp và cho nền kinh tế. Hơn nữa, mỗi doanh nghiệp hoạt động trong một môi trƣờng nhất định nên khi doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả sẽ góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Bởi vậy, quản lý tài chính doanh nghiệp tốt có vai trò quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả quản lý tài chính quốc gia.10 1.2.2. Phân tích tài chính doanh nghiệp 1.2.2.1. Khái niệm tài chính doanh nghiệp và phân tích tài chính doanh nghiệp Tài chính doanh nghiệp được hiểu là những quan hệ giá trị giữa doanh nghiệp với các chủ thể trong nền kinh tế. Các quan hệ tài chính doanh nghiệp chủ yếu bao gồm: - Quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nƣớc: Đây là mối quan hệ phát sinh khi doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nƣớc, khi Nhà nƣớc góp vốn vào doanh nghiệp. - Quan hệ doanh nghiệp với thị trƣờng tài chính: Quan hệ này đƣợc thể hiện thông qua việc doanh nghiệp tìm kiếm các nguồn tài trợ. Trên thị trƣờng tài chính, doanh nghiệp có thể vay ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn, có thể phát hành cổ phiếu và trái phiếu để đáp ứng nhu cầu vốn dài hạn. Ngƣợc lại, doanh nghiệp phải trả lãi vay và vốn vay, trả lãi cổ phần cho các nhà tài trợ. Doanh nghiệp cũng có thể gửi tiền vào ngân hàng, đầu tƣ chứng khoán bằng số tiền tạm thời chƣa sử dụng. - Quan hệ giữa doanh nghiệp với các thị trƣờng khác: Trong nền kinh tế, doanh nghiệp có quan hệ chặt chẽ với nhiều doanh nghiệp khác trên thị trƣờng hàng hoá, dịch vụ, thị trƣờng sức lao động . Đây là những thị trƣờng mà tại đó doanh nghiệp tiến hành mua sắm máy móc thiết bị, nhà xƣởng, tìm kiếm lao động,... Điều quan trọng là thông qua thị trƣờng, doanh nghiệp có thể xác định nhu cầu hàng hoá và dịch vụ cần thiết cung ứng. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp hoạch định ngân sách đầu tƣ, kế hoạch sản xuất, tiếp thị thoả mãn nhu cầu của thị trƣờng. - Quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp: Đây là quan hệ giữa các bộ phận sản xuất kinh doanh, giữa cổ đông và ngƣời quản lý, giữa cổ đông và chủ nợ, giữa quyền sở hữu vốn và quyền sử dụng vốn. Các mối quan hệ này đƣợc thể11 hiện thông qua hàng loạt các chính sách của doanh nghiệp nhƣ: Chính sách phân phối thu nhập, chính sách đầu tƣ, chính sách về cơ cấu vốn và chi phí vốn,... Phân tích tài chính doanh nghiệp là việc sử dụng một tập hợp các khái niệm, phương pháp và các công cụ cho phép phân tích xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác về quản lý nhằm đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp, đánh giá rủi ro, mức độ chất lượng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và cung cấp thông tin cho mọi đối tượng có nhu cầu theo những mục tiêu khác nhau. Để nắm đƣợc tình hình tài chính của doanh nghiệp mình cũng nhƣ tình hình tài chính của các đối tƣợng quan tâm thì việc phân tích tài chính là rất quan trọng. Thông qua việc phân tích tài chính, ngƣời ta có thể sử dụng thông tin đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng nhƣ rủi ro trong tƣơng lai và triển vọng của doanh nghiệp. Bởi vậy, việc phân tích tài chính của doanh nghiệp là mối quan tâm của nhiều nhóm đối tƣợng khác nhau nhƣ: Ban giám đốc (Hội đồng quản trị), các nhà đầu tƣ, các cổ đông, các chủ nợ, các nhà cho vay tín dụng, nhân viên ngân hàng, các nhà bảo hiểm và kể cả cơ quan Nhà nƣớc cũng nhƣ ngƣời lao động. Mỗi nhóm ngƣời này có nhu cầu thông tin khác nhau, do vậy mỗi nhóm có những xu hƣớng tập trung vào các khía cạnh riêng trong bức tranh tài chính của một doanh nghiệp. 1.2.2.2. Mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp Mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp là nhằm cung cấp những thông tin cần thiết, giúp cho các đối tƣợng sử dụng thông tin đánh giá khách quan về sức mạnh tài chính của doanh nghiệp, khả năng sinh lời và triển vọng phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vậy, phân tích tài chính là mối quan tâm của nhiều đối tƣợng sử dụng thông tin khác nhau, nhƣ: Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, các nhà đầu tƣ, các nhà cho vay, các nhà cung cấp, các chủ nợ, các cổ đông hiện tại và tƣơng lai, các khách hàng, các nhà quản lý cấp trên, các nhà bảo hiểm, ngƣời lao động...12 1.2.3. Cơ sở dữ liệu và phương pháp sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp 1.2.3.1. Cơ sở dữ liệu trong phân tích tài chính doanh nghiệp Tiến hành phân tích tài chính có thể sử dụng nhiều tài liệu khác nhau trong đó tài liệu quan trọng nhất đƣợc sử dụng trong phân tích tài chính của doanh nghiệp là báo cáo tài chính. Theo quyết số 15/2006/QĐ-BTC do Bộ Tài Chính ban hành ngày 20/3/2006, hệ thống BCTC áp dụng cho các doanh nghiệp Nhà nƣớc và các DN có quy mô lớn hơn bao gồm hệ thống báo cáo tài chính năm, hệ thống BCTC giữa niên độ kế toán, hệ thống BCTC tổng hợp và hệ thống BCTC hợp nhất. Hệ thống báo cáo tài chính năm áp dụng trong các doanh nghiệp bao gồm 4 báo cáo bắt buộc là:  Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B 01-DN): Bảng cân đối kế toán là Báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản của Doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định.  Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B 02-DN): Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một kỳ kế toán của Doanh nghiệp, chi tiết theo hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác.  Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ (Mẫu số B 03-DN): Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ là một bộ phận hợp thành của Báo cáo tài chính, nó cung cấp thông tin giúp ngƣời sử dụng đánh giá các thay đổi trong tài sản thuần, cơ cấu tài chính, khả năng chuyển đổi của tài sản thành tiền, khả năng thanh toán và khả năng của Doanh nghiệp trong việc tạo ra luồng tiền trong quá trình hoạt động…  Bản thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B 04-DN) Báo cáo này là nguồn cung cấp dữ liệu bổ sung cho hoạt động phân tích, giúp việc xác định các chỉ tiêu phân tích đƣợc cụ thể và chi tiết, qua đó13 nâng cao chất lƣợng hoạt động phân tích Báo cáo tài chính. Hệ thống báo cáo tài chính giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong phân tích hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Điều đó đƣợc thể hiện ở những vấn đề mấu chốt sau: Báo cáo tài chính cung cấp những thông tin tổng quát về kinh tế tài chính, giúp cho việc phân tích tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, phân tích thực trạng tài chính của doanh nghiệp trong kỳ. Trên cơ sở đó giúp cho việc kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn và khả năng huy động các nguồn vốn vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đánh giá tình hình chấp hành và thực hiện các chính sách kinh tế tài chính của doanh nghiệp. Những thông tin trên báo cáo tài chính là những căn cứ quan trọng trong việc phân tích, phát hiện những khả năng tiềm tàng về kinh tế. Trên cơ sở đó dự đoán tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh cũng nhƣ xu hƣớng phát triển của doanh nghiệp. Đó là những căn cứ quan trọng giúp cho việc đƣa ra quyết định điều hành sản xuất kinh doanh của các nhà quản trị doanh nghiệp hoặc là những quyết định của các nhà đầu tƣ, các chủ nợ, các cổ đông tƣơng lai của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính cung cấp những thông tin giúp cho việc phân tích tình hình tài sản, nguồn vốn và kết quả sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định, phân tích thực trạng tài chính của DN nhƣ: Phân tích tình hình biến động về quy mô và cơ cấu tài sản, nguồn vốn, về tình hình thanh toán và khả năng thanh toán, tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nƣớc, tình hình phân phối lợi nhuận của DN. Ngoài các thông tin từ báo cáo tài chính còn có các nguồn dữ liệu khác để phân tích tài chính doanh nghiệp: các yếu tố bên trong (tổ chức doanh nghiệp, trình độ quản lý, ngành nghề, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, trình độ công nghệ...); các yếu tố bên ngoài (chế độ chính sách, tăng14 trƣởng kinh tế của nền kinh tế, chính sách tài chính tiền tệ, chính sách thuế...), đặc điểm ngành kinh tế; các thông tin của bản thân doanh nghiệp (chiến lƣợc, sách lƣơc kinh doanh, giải trình của các nhà quản lý, báo cáo kế toán quản trị, báo cáo thống kê, các tài liệu kế toán....) Các chỉ tiêu, các số liệu trên báo cáo tài chính và các dữ liệu khác là những cơ sở quan trọng để tính ra các chỉ tiêu kinh tế khác, giúp cho việc đánh giá và phân tích hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả của các quá trình sản xuất kinh doanh của DN. Đồng thời, cũng là những căn cứ quan trọng để đánh giá tình trạng tài chính của DN. 1.2.3.2. Các phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp Phƣơng pháp phân tích tài chính doanh nghiệp bao gồm hệ thống các công cụ và biện pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tƣợng, các mối quan hệ bên trong và bên ngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi tình hình hoạt động tài chính doanh nghiệp, các chỉ tiêu tổng hợp, các chỉ tiêu chi tiết, các chỉ tiêu tổng quát chung, các chỉ tiêu có tính chất đặc thù nhằm đánh giá toàn diện thực trạng hoạt động tài chính của doanh nghiệp. * Phƣơng pháp so sánh: Phƣơng pháp so sánh là phƣơng pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở ( gọi là chỉ tiêu gốc). Phƣơng pháp so sánh có hai hình thức: So sánh tuyệt đối và so sánh tƣơng đối. Thông thƣờng trong khi phân tích tài chính, các nhà phân tích thƣờng kết hợp cả hai hình thức so sánh tƣơng đối và tuyệt đối. Sự kết hợp này sẽ bổ trợ cho nhau giúp nhà phân tích vừa có đƣợc những chỉ tiêu cụ thể về khối lƣợng và giá trị hoạt động của doanh nghiệp vừa thấy đƣợc tốc độ tăng trƣởng của doanh nghiệp trong kỳ phân tích. Điều này sẽ giúp rất nhiều trong việc so sánh hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành. Bên cạnh đó, quá trình phân tích theo phƣơng pháp so sánh có thể đƣợc thực hiện bằng ba hình thức: So sánh theo chiều ngang, so sánh theo15 chiều dọc, so sánh xác định xu hƣớng và tính chất liên hệ giữa các chỉ tiêu. Qua thực tế đã chứng minh rằng phƣơng pháp so sánh là phƣơng pháp rất quan trọng, đƣợc sử dụng rất đa dạng, linh hoạt, rộng rãi nhất, phổ biến nhất trong bất kỳ hoạt động phân tích nào của doanh nghiệp. * Phƣơng pháp Dupont: Là phƣơng pháp phân tích dựa trên mối quan hệ tƣơng hỗ giữa các chỉ tiêu tài chính, từ đó biến đổi một chỉ tiêu tổng hợp thành một hàm số của một loạt các biến số. Chẳng hạn: tách hệ số khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) hay hệ số khả năng sinh lời của tài sản (ROA), ... thành tích số của chuỗi các hệ số có mối quan hệ mật thiết với nhau. Ta có công thức “phân giải” ROE thành tích của một chuỗi các hệ số ROE (1) (2) (3) (4) (5) Lợi nhuận ròng==Lợi nhuận trƣớc thuế==EBIT==Doanh số==Tài sản====x==x==x==x===Lợi nhuận trƣớc thuế==EBIT==Doanh số==Tài sản==Vốn chủ sở hữu=Trong đó: (1) : Hệ số gánh nặng thuế. Giá trị của hệ số phản ánh cả mã thuế của Chính phủ cùng những chính sách mà công ty theo đuổi nhằm cố gắng tối thiểu hóa gánh nặng thuế của mình. (2) : Hệ số lợi nhuận trƣớc thuế trên EBIT. Lợi nhuận trƣớc thuế của công ty sẽ lớn nhất khi không phải trả lãi cho chủ nợ. (3) : Biên lợi nhuận hoạt động của công ty, hay lợi nhuận trên doanh số. Lợi nhuận trên doanh số cho biết lợi nhuận từ sản xuất kinh doanh trên một đồng doanh số.16 (4) : Hệ số doanh số trên tài sản, đƣợc gọi là vòng quay tài sản (ATO). Nó cho biết hiệu quả của việc sử dụng tài sản của công ty, theo nghĩa là nó đo doanh số hàng năm đƣợc tạo ra bởi một đồng tài sản. (5) : Hệ số đòn bẩy, là một thƣớc đo mức độ đòn bẩy tài chính của công ty * Phƣơng pháp liên hệ cân đối: Phƣơng pháp liên hệ cân đối là phƣơng pháp dựa trên cơ sở sự cân bằng về lƣợng giữa 2 mặt của các yếu tố và quá trình kinh doanh. Trong thực tế, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hình thành rất nhiều mối quan hệ cân đối về lƣợng giữa hai mặt của các yếu tố và quá trình kinh doanh nhƣ: quan hệ cân đối giữa tổng số tài sản và tổng số nguồn hình thành tài sản, giữa số dƣ đầu kỳ, số phát sinh tăng trong kỳ với số dƣ cuối kỳ và số phát sinh giảm trong kỳ của các yếu tố khác... Chính điều này dẫn đến sự cân bằng về mức biến động giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc tạo nên cơ sở của phƣơng pháp liên hệ cân đối. * Phƣơng pháp loại trừ: Phƣơng pháp loại trừ là phƣơng pháp nhằm xác định độ ảnh hƣởng lần lƣợt từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích và đƣợc thực hiện bằng cách: Khi xác định sự ảnh hƣởng của nhân tố này thì phải loại trừ sự ảnh hƣởng của các nhân tố khác. Phƣơng pháp này đƣợc các nhà phân tích vừa sử dụng phổ biến để đánh giá xu hƣớng và mức độ ảnh hƣởng của từng nhân tố độc lập đến các chỉ tiêu phân tích. Đặc trƣng nổi bật của phƣơng pháp này là luôn đặt đối tƣợng phân tích vào các giả định khác nhau để xác định ảnh hƣởng của các nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu nghiên cứu. Phƣơng pháp loại trừ có thể thực hiện bằng hai cách: - Phƣơng pháp số chênh lệch - Phƣơng pháp thay thế liên hoàn * Phƣơng pháp chi tiết chỉ tiêu phân tích:17 Các chỉ tiêu kinh tế phản ánh kết quả kinh doanh rất phong phú và đa dạng, do đó việc chi tiết chỉ tiêu phân tích theo các khía cạnh khác nhau giúp cho hoạt động đánh giá kết quả kinh doanh đƣợc chính xác hơn, nắm bắt đƣợc các yếu tố tác động, để từ đó đƣa ra các giải pháp hữu hiệu. Để nắm bắt đƣợc bản chất và đánh giá đƣợc chính xác kết quả của các chỉ tiêu này, khi tiến hành phân tích có thể chi tiết chỉ tiêu này theo yếu tố cấu thành, theo không gian và theo thời gian. 1.2.4. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp 1.2.4.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp * Phân tích biến động tài sản và nguồn vốn: Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì đối tƣợng nghiên cứu của kế toán chính là sự hình thành và vận dụng các loại tài sản vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm khai thác một cách tốt nhất các loại tài sản trong quá trình sản xuất. Tài sản đƣợc xem xét theo 2 mặt là kết cấu tài sản (gọi là tài sản) và nguồn hình thành tài sản (gọi là nguồn vốn). - Phân tích biến động tài sản của doanh nghiệp: Qua phân tích cơ cấu tài sản, các nhà quản lý sẽ nắm đƣợc tình hình đầu tƣ, số vốn đã huy động, biết đƣợc việc sử dụng số vốn đã huy động có phù hợp với lĩnh vực kinh doanh và có phục vụ tích cực cho mục đích kinh doanh của doanh nghiệp hay không. Phân tích cơ cấu tài sản của doanh nghiệp đƣợc thực hiện bằng cách tính ra và so sánh tình hình biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc về tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng số tài sản. Việc xem xét tình hình biến động về tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng số tài sản giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc, mặc dù cho phép các nhà quản lý đánh giá khái quát tình hình phân bổ vốn nhƣng lại không cho biết các nhân tố tác động đến sự thay đổi cơ cấu tài sản của18 doanh nghiệp. Vì vậy, để biết đƣợc chính xác tình hình sử dụng vốn, nắm đƣợc các nhân tố ảnh hƣởng và mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến sự biến động về cơ cấu tài sản, các nhà phân tích còn kết hợp cả việc phân tích ngang, tức là so sánh sự phân tích giữa kỳ phân tích với kỳ gốc trên tổng tài sản cũng nhƣ theo từng loại tài sản. Bên cạnh việc so sánh sự biến động trên tổng số tài sản cũng nhƣ từng loại tài sản giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc, các nhà phân tích còn phải xem xét tỷ trọng từng loại tài sản chiếm trong tổng số và xu hƣớng biến động của chúng theo thời gian để thấy đƣợc mức độ hợp lý của việc phân bổ. Việc đánh giá phải dựa trên tính chất kinh doanh và tình hình biến động của từng bộ phận. Trong điều kiện cho phép, có thể xem xét và so sánh sự biến động về tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng số tài sản của doanh nghiệp qua nhiều năm và so với cơ cấu chung của ngành để đánh giá. - Phân tích biến động nguồn vốn của doanh nghiệp: Tình hình nguồn vốn của doanh nghiệp thể hiện qua cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn. Cơ cấu nguồn vốn là tỷ trọng của từng loại nguồn vốn trong tổng số nguồn vốn. Thông qua tỷ trọng của từng nguồn vốn sẽ đánh giá đƣợc chính sách tài chính của doanh nghiệp, mức độ mạo hiểm tài chính thông qua chính sách đó, khả năng tự chủ hay mạo hiểm tài chính của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tổ chức huy động vốn trong kỳ nhƣ thế nào, có đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh hay không, đƣợc phản ánh thông qua sự biến động của nguồn vốn và chính sự biến động khác nhau giữa các loại nguồn vốn cũng sẽ làm cơ cấu nguồn vốn thay đổi. Phân tích cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn để đánh giá khả năng tự tài trợ về mặt tài chính của doanh nghiệp, xác định mức độ độc lập, tự chủ trong sản xuất kinh doanh hoặc những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải trong việc khai thác nguồn vốn.19 Phƣơng pháp phân tích là xác định tỷ trọng từng loại nguồn vốn trong tổng số, so sánh từng loại nguồn vốn giữa đầu kỳ với cuối kỳ và giữa các năm với nhau cả về số tuyệt đối lẫn tƣơng đối. Nếu nguồn vốn của chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao và xu hƣớng tăng thì điều đó cho thấy khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính của doanh nghiệp là cao và ngƣợc lại. Tóm lại: Khi phân tích cần lƣu ý đến tính chất và ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, xem xét tác động của từng loại tài sản đến quá trình kinh doanh và hiệu quả kinh doanh đạt đƣợc trong kỳ, từ đó mới đƣa ra đƣợc quyết định hợp lý về việc phân bổ vốn cho từng giai đoạn, từng loại tài sản của doanh nghiệp. * Phân tích về doanh thu, chi phí, lợi nhuận: Mục đích cuối cùng của bất cứ doanh nghiệp nào đều là lợi nhuận càng cao càng tốt và để đạt đƣợc mục đích đó thì đòi hỏi quá trình kinh doanh phải đƣợc tiến hành một cách có hiệu quả cả trong tổ chức và quản lý sản xuất. Dựa vào chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận trên bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, các tỷ suất phản ảnh mức độ sử dụng chi phí và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Việc xem xét chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận chính là việc phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp sẽ giúp cho các nhà quản lý và ngƣời sử dụng thông tin có thể đánh giá đƣợc thực trạng tài chính, tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng nhƣ những rủi ro trong tƣơng lai, và triển vọng của doanh nghiệp, đồng thời còn giúp đánh giá đƣợc khả năng sinh lời, tính ổn định và bền vững về tài chính của doanh nghiệp cũng nhƣ các nguyên nhân ảnh hƣởng đến hiệu quả và khả năng sinh lời. * Phân tích về dòng tiền:20 Phân tích dòng tiền thông qua phân tích báo cáo lƣu chuyển tiền tệ sẽ giúp cho các nhà quản lý biết đƣợc tiền của doanh nghiệp đƣợc tạo ra từ đâu và sử dụng vào mục đích gì. Từ đó, dự đoán lƣợng tiền trong tƣơng lai của doanh nghiệp, biết đƣợc năng lực thanh toán hiện tại cũng nhƣ biết đƣợc sự biến động của từng chỉ tiêu và từng khoản mục trên báo cáo lƣu chuyển tiền tệ. Bên cạnh đó, việc phân tích này sẽ giúp cho mọi đối tƣợng có nhu cầu sử dụng thông tin của doanh nghiệp biết đƣợc quan hệ giữa lãi, lỗ ròng với luồng tiền tệ cũng nhƣ các hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tƣ và hoạt động tài chính ảnh hƣởng đến dòng tiền nhƣ thế nào. Khi phân tích Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ, các nhà phân tích thƣờng xem xét tình hình biến động của từng mục và từng khoản mục trong từng hoạt động ảnh hƣởng đến sự biến động của cả dòng tiền thuần lƣu chuyển trong kỳ. Qua đó đƣa ra những nhận xét và kiến nghị thích hợp nhằm thúc đẩy lƣợng tiền lƣu chuyển trong từng hoạt động cũng nhƣ cho cả dòng tiền thuần lƣu chuyển trong doanh nghiệp. 1.2.4.2. Phân tích các chỉ số tài chính * Khả năng thanh toán Hệ số thanh toán là hệ số đo lƣờng khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Loại hệ số này gồm có: Hệ số thanh toán hiện hành, hệ số thanh toán nhanh, hệ số thanh toán tức thời. Việc phân tích các tỷ số này rất quan trọng vì nó giúp chủ nợ đánh giá đƣợc khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp, từ đó giảm rủi ro trong quan hệ tín dụng, bảo toàn đƣợc vốn của mình đồng thời giúp cho bản thân doanh nghiệp thấy đƣợc khả năng chi trả của mình để có biện pháp điều chỉnh kịp thời danh mục tài sản hợp lý nhằm nâng cao khả năng thanh toán. - Hệ số thanh toán hiện hành: Là một tỷ số tài chính dùng để đo lƣờng năng lực thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.21 Hệ số thanh toán hiện hành đƣợc tính ra bằng cách lấy giá trị tài sản lƣu động trong một thời kỳ nhất định chia cho giá trị nợ ngắn hạn phải trả cùng kỳ. Hệ số thanh toán hiện hành ===Giá trị tài sản lƣu động=Giá trị nợ ngắn hạn=Hệ số thanh toán hiện hành cho biết cứ mỗi đồng nợ ngắn hạn mà doanh nghiệp đang giữ, thì doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản lƣu động có thể sử dụng để thanh toán. Nếu hệ số này nhỏ hơn 1 thì có nghĩa là doanh nghiệp không đủ tài sản có thể sử dụng ngay để thanh toán khoản nợ ngắn hạn sắp đáo hạn. Tính hợp lý của hệ số này phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh. Nghề nào mà tài sản lƣu động chiếm tỷ lệ lớn trong tổng tài sản thì hệ số này lớn và ngƣợc lại. Nếu tỷ số này giảm cho thấy khả năng thanh toán giảm và cũng là dấu hiệu báo trƣớc về những khó khăn về tài chính sẽ xảy ra. Khi tỷ số này có giá trị cao cho thấy doanh nghiệp có khả năng thanh toán cao. Tuy nhiên, tỷ số này có giá trị quá cao, có nghĩa là có thể doanh nghiệp đã đầu tƣ quá nhiều vào ngắn hạn, việc quản trị tài sản lƣu động của doanh nghiệp không hiệu quả bởi có quá nhiều tiền mặt nhàn rỗi, có nhiều hàng tồn kho hay có quá nhiều nợ phải đòi…Do đó có thể làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. - Hệ số thanh toán nhanh: là một tỷ số tài chính dùng để đo khả năng huy động tài sản lƣu động của một doanh nghiệp để thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp này. Hệ số thanh toán=nhanh ==Giá trị tài sản lƣu động -=Giá trị hàng tồn kho=Giá=trị nợ ngắn hạn=22 Hàng tồn kho là các tài sản khó chuyển thành tiền hơn trong tổng tài sản lƣu động. Do vậy, hệ số thanh khoản nhanh cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn không phụ thuộc vào bán dự trữ (tồn kho). Nếu hệ số này quá nhỏ thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ, vì vào lúc cần doanh nghiệp có thể buộc phải sử dụng các biện pháp bất lợi nhƣ bán tài sản với giá thấp để trả nợ. Tuy nhiên, độ lớn của hệ số này cũng phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh và kỳ hạn thanh toán các món nợ phải thu. Nói chung, tỷ lệ này lớn hơn 1 là có thể chấp nhận đƣợc vì nó cho thấy doanh nghiệp có thể thanh toán đƣợc các khoản nợ ngắn hạn mà không cần phải bán đi hàng dự trữ. - Hệ số thanh toán tức thời (hệ số thanh toán bằng tiền) Hệ số này đo lƣờng khả năng thanh toán của doanh nghiệp một cách hữu hiệu nhất, nó cho biết khả năng thanh toán các khoản nợ bằng tiền và chứng khoán dễ bán của doanh nghiệp. Hệ số thanh toán tức thời===Tiền=Nợ ngắn hạn=Khả năng thanh khoản cao thì rủi ro thanh khoản sẽ thấp, tuy nhiên lợi nhuận có thể thấp vì tiền mặt nhiều, phải thu nhiều và hàng tồn kho nhiều. Khả năng thanh toán thấp thì rủi ro thanh khoản sẽ cao, tuy nhiên lợi nhuận có thể cao vì tài sản lƣu động đƣợc sử dụng hiệu quả, nguồn vốn đầu tƣ cho tài sản lƣu động nhỏ, ROA và ROE có thể tăng. * Đòn bẩy tài chính: Mức độ sử dụng nợ để tài trợ cho hoạt động của doanh nghiệp gọi là đòn bẩy tài chính. Đòn bẩy tài chính có tính hai mặt. Một mặt nó giúp gia tăng lợi nhuận, mặt khác nó làm gia tăng rủi ro. Do đó, quản lý nợ cũng quan trọng nhƣ quản lý tài sản. Các tỷ số quản lý nợ bao gồm:23 - Tỷ số nợ trên tài sản Tỷ số nợ trên tổng tài sản, thƣờng gọi là tỷ số nợ, đo lƣờng mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp so với tài sản. Tỷ số nợ = =Tổng nợ=bình quân=Tổng tài sản bình quân=Tỷ số này cho biết có bao nhiêu phần trăm tài sản của doanh nghiệp là từ đi vay. Qua đây biết đƣợc khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Tỷ số này nhỏ, chứng tỏ doanh nghiệp vay ít. Điều này có thể hàm ý doanh nghiệp có khả năng tự chủ tài chính cao, song nó cũng có thể hàm ý là doanh nghiệp chƣa biết khai thác đòn bẩy tài chính, tức là chƣa biết cách huy động vốn bằng hình thức đi vay. Ngƣợc lại, tỷ số này quá cao hàm ý doanh nghiệp không có thực lực tài chính mà chủ yếu đi vay để có vốn kinh doanh. Điều này cũng hàm ý doanh nghiệp dễ bị rơi vào trạng thái mất khả năng thanh toán. - Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu là một tỷ số tài chính đo lƣờng năng lực sử dụng và quản lý nợ của doanh nghiệp. Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu = =Tổng nợ bình quân=Giá trị vốn chủ sở hữu bình quân=Tỷ số này cho biết quan hệ giữa vốn huy động bằng đi vay và vốn chủ sở hữu. Tỷ số này nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp ít phụ thuộc vào hình thức huy động vốn bằng vay nợ; đồng nghĩa với việc doanh nghiệp chịu độ rủi ro thấp. Tuy nhiên, nó cũng có thể chứng tỏ doanh nghiệp chƣa biết cách vay nợ để kinh doanh. - Tỷ số khả năng trả lãi Tỷ số này đƣợc xác định bằng cách chia lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay (EBIT) cho chi phí lãi vay.24 Tỷ số khả năng trả lãi = =EBIT=Chi phí lãi vay=Tỷ số này đo lƣờng khả năng trả lãi của doanh nghiệp. Nếu nó lớn hơn 1 thì công ty hoàn toàn có khả năng trả lãi vay. Nếu nhỏ hơn 1 thì chứng tỏ công ty đã vay quá nhiều so với khả năng của mình, hoặc công ty kinh doanh kém đến mức lợi nhuận thu đƣợc không đủ trả lãi vay. Lãi vay là một trong các nghĩa vụ ngắn hạn rất quan trọng của doanh nghiệp. Mất khả năng thanh toán lãi vay có thể làm giảm uy tín đối với chủ nợ, tăng rủi ro và nguy cơ phá sản của doanh nghiệp. * Hiệu quả sử dụng tài sản: Các chỉ tiêu thuộc nội dung phân tích này thƣờng bao gồm: - Vòng quay tổng tài sản Đây là thƣớc đo khái quát nhất hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Tỷ lệ này cho biết mỗi đồng tài sản đem lại cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng doanh thu. Nó cũng thể hiện số vòng quay trung bình của toàn bộ vốn của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Hệ số này làm rõ khả năng tận dụng vốn triệt để vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tăng vòng quay vốn kinh doanh này là yếu tố quan trọng làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp đồng thời làm tăng khả năng cạnh tranh, uy tín của doanh nghiệp trên thị trƣờng. Vòng quay tổng tài sản = =Doanh thu thuần=Tổng tài sản bình quân=Vòng quay càng lớn hiệu quả càng cao. Nếu chỉ số này quá cao cho thấy doanh nghiệp đang hoạt động gần hết công suất và rất khó để mở rộng hoạt động đầu tƣ thêm vốn. - Vòng quay tài sản cố định Vòng quay tài sản cố định là tỷ số dùng để đo lƣờng hiệu quả sử dụng tài sản cố định. Tỷ số này cho biết một đồng tài sản cố định tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ.25 Vòng quay tài sản cố định = =Doanh thu thuần=Tài sản cố định bình quân=Vòng quay TSCĐ cao chứng tỏ TSCĐ có chất lƣợng cao, đƣợc tận dụng đầy đủ, không bị nhàn rỗi và phát huy hết công suất. Vòng quay TSCĐ cao còn là một cơ sở tốt để doanh nghiệp đạt đƣợc lợi nhuận cao nếu tiết kiệm đƣợc chi phí sản xuất. Hơn nữa, vòng quay TSCĐ cao là một điều kiện quan trọng để sử dụng tốt TSLĐ. Tỷ số này thấp phản ánh việc có thể doanh nghiệp đã đầu tƣ vốn cố định không cân đối, hiệu suất sử dụng máy móc thiết bị chƣa cao, hoặc do doanh thu trong kỳ thấp làm cho đồng vốn bị ứ đọng. - Vòng quay tài sản lưu động Vòng quay tài sản lƣu động là tỷ số phản ánh trong kỳ tài sản lƣu động quay đƣợc bao nhiêu vòng. Số vòng quay càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản lƣu động càng cao và ngƣợc lại. Tỷ số này đƣợc tính thông qua mối quan hệ giữa doanh thu thuần với giá trị tài sản lƣu động bình quân. Vòng quay tài sản lƣu động = =Doanh thu thuần=Giá trị tài sản lƣu động bình quân=Tỷ số này đo lƣờng hiệu quả sử dụng lƣu động trong từng giai đoạn và trong cả quá trình sản xuất kinh doanh, tốc độ luân chuyển vốn lƣu động nhanh hay chậm phản ánh tình hình tổ chức công tác cung ứng sản phẩm, tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp có hợp lý hay không. Vòng quay TSLĐ cao chứng tỏ TSLĐ có chất lƣợng cao, đƣợc tận dụng đầy đủ, không bị nhàn rỗi và không bị giam giữ trong các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. Đây là một cơ sở tốt để doanh nghiệp có lợi nhuận cao nhờ tiết kiệm đƣợc chi phí và giảm đƣợc lƣợng vốn đầu tƣ. Vòng quay TSLĐ thấp là do tiền mặt nhàn rỗi, thu hồi khoản phải thu kém, chính sách bán chịu quá rộng rãi, quản lý vật tƣ không tốt, quản lý sản xuất không tốt, quản lý bán hàng không tốt.26 - Vòng quay hàng tồn kho: Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán Tồn kho bình quân Tỷ trọng hàng tồn kho lớn luôn là mối lo ngại ít nhiều với nhà quản trị cũng nhƣ các nhà đầu tƣ do tính chất tồn lâu, chôn vốn, và chi phí phát sinh thêm của nó. Do vậy qua việc đánh giá hàng tồn kho ta có thể biết đƣợc hiệu quả sản xuất kinh doanh, hiệu quả của công tác bán hàng tại doanh nghiệp. Số vòng quay hàng tồn kho càng lớn cho biết tốc độ lƣu thông của hàng hoá càng lớn. Do đó hiệu quả kinh doanh và tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp càng cao. - Kỳ thu tiền bình quân: Kỳ thu tiền bình quân (hay Số ngày luân chuyển các khoản phải thu, Số ngày tồn đọng các khoản phải thu, Số ngày của doanh thu chƣa thu) là một tỷ số tài chính đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Tỷ số này cho biết doanh nghiệp mất bình quân là bao nhiêu ngày để thu hồi các khoản phải thu của mình. Kỳ thu tiền bình quân ==Phải thu khách hàng x 365 ngày=Doanh thu bán chịu==Dựa vào kỳ thu tiền bình quân, có thể nhận ra chính sách bán trả chậm của doanh nghiệp, chất lƣợng công tác theo dõi thu hồi nợ của doanh nghiệp. Theo quy tắc chung, kỳ thu tiền bình quân không đƣợc dài hơn (1 + 1/3) kỳ hạn thanh toán. Còn nếu phƣơng thức thanh toán của doanh nghiệp có ấn định kỳ hạn đƣợc hƣởng chiết khấu thì kỳ thu tiền bình quân không đƣợc dài hơn (1 + 1/3) số ngày của kỳ hạn đƣợc hƣởng chiết khấu. * Khả năng sinh lợi: - Sức sinh lời của Tài sản( ROA) Sức sinh lời của tài sản ( ROA) = Lợi nhuận sau thuế Tài sản bình quân27 Chỉ tiêu này phản ánh một đồng nguyên giá bình quân tài sản dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ phân tích đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản càng tốt. Do đó, để nâng cao chỉ tiêu này, đồng thời với việc tăng lƣợng sản phẩm bán ra, doanh nghiệp phải giảm tuyệt đối những tài sản cố định thừa, không cần dùng vào sản xuất, bảo đảm tỷ lệ cân đối giữa tài sản tích cực và không tích cực, phát huy và khai thác tối đa năng lực sản xuất hiện có của tài sản. - Sức sinh lợi của doanh thu (ROS) Sức sinh lời của doanh thu (ROS) phản ánh 1 đơn vị doanh thu thuần đem lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ khả năng sinh lời của vốn càng cao và hiệu quả kinh doanh càng lớn. Chỉ tiêu này đƣợc xác định nhƣ sau: Sức sinh lời =của Doanh thu=== = =Lợi nhuận sau thuế = Doanh thu thuần= - Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE): Phản ánh khái quát nhất hiệu quả sử dụng vốn của DN. Chỉ tiêu này cho biết 1 đơn vị vốn chủ sở hữu đem lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận sau thuế. Trị số của chỉ tiêu càng cao chứng tỏ khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu càng cao và ngƣợc lại. Chỉ tiêu này đƣợc tính nhƣ sau: Sức sinh lời của vốn chủ=sở hữu( ROE)=== =Lợi nhuận sau=thuế ==Vốn chủ sở hữu bình quân=- Sức sinh lợi căn bản (BEP) BEP = EBIT Tổng tài sản bình quân Chỉ số này cho biết trong một trăm đồng vốn đầu tƣ vào doanh nghiệp tạo đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận hoạt động (lợi nhuận trƣớc lãi vay và chịu thuế)28 Kết luận chƣơng 1 Phân tích tài chính doanh nghiệp là một công việc vô cùng quan trọng và cần thiết đối với tất cả các doanh nghiệp từ lớn đến nhỏ. Việc đƣa ra mục tiêu, căn cứ và khuôn khổ để phân tích là điều không thể thiếu, nó giúp cho doanh nghiệp tiến hành phân tích tài chính một cách khoa học hơn, chính xác hơn và kịp thời hơn. Trong chƣơng 1, tác giả đã hệ thống đƣợc những lý luận cần thiết để tiến hành phân tích tài chính tại công ty TNHH một thành viên Công trình giao thông Hà nội.29 CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU Khi tiến hành phân tích tài chính có nhiều phƣơng pháp tiếp cận khác nhau. Mục đích chính của chƣơng này chính là nêu rõ các phƣơng pháp sử dụng trong luận văn. Điều này nhằm nâng cao tính chất khoa học, tăng độ tin cậy, đảm bảo sự rõ ràng về chất lƣợng của nghiên cứu. 2.1. Các phƣơng pháp nghiên cứu sử dụng Việc lựa chọn phƣơng pháp nghiên cứu sẽ phụ thuộc vào lĩnh vực nghiên cứu. Về cơ bản, theo Patel & Davidson (1994) cho rằng phƣơng pháp nghiên cứu dù có thể nào, dù có sử dụng hình thức biểu hiện nào thì cũng hƣớng đến 3 khía cạnh nghiên cứu sau: - Phƣơng thức thăm dò: Mục đích của nghiên cứu thăm dò là để thu thập kiến thức nhiều về một vấn đề nhất định càng tốt. Điều này cho thấy rằng vấn đề đƣợc phân tích đƣợc quan tâm từ nhiều quan điểm khác nhau. - Phƣơng thức mô tả: Theo cách này, trong một nghiên cứu mô tả, những khía cạnh thiết yếu của hiện tƣợng này đƣợc xem xét. Những mô tả của những khía cạnh sẽ đi theo hƣớng vừa chi tiết và vừa cơ bản. - Phƣơng thức kiểm định giả thuyết: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng thông tin rộng rãi, đủ để hình thành các lý thuyết mới. Nhà nghiên cứu thu thập và làm cho giả thuyết đó sẽ đƣợc thực nghiệm trong thế giới thực nghiệm và kết quả là chấp nhận hoặc từ chối điều đã đƣa ra đó. Trong luận văn này, tác giả chủ yếu sử dụng phƣơng pháp thăm dò và thống kê mô tả. 2.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu Nghiên cứu tài liệu: Kế thừa lý thuyết về phân tích tài chính của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nƣớc30 Thu thập tài liệu từ các công trình nghiên cứu, các bài báo, các luận văn có cùng đề tài về phân tích báo cáo tài chính Phân tích các tài liệu đã thu thập đƣợc theo các tác giả nghiên cứu trong nƣớc Phƣơng pháp thu thập thông tin thứ cấp: Các tài liệu, thông tin liên quan đến phân tích tài chính của công ty TNHH Một thành viên công trình giao thông Hà Nội sẽ đƣợc thu thập từ: + Báo cáo tài chính, báo cáo quản trị, báo cáo nội bộ... của công ty TNHH Một thành viên công trình giao thông Hà Nội trong 3 năm (2011-2013). + Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần công trình giao thông 2 trong năm 2013. + Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần xây lắp giao thông công chính trong năm 2013. + Cơ sở dữ liệu điện tử và các trang web điện tử trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp. 2.1.2. Phương pháp phân tích, so sánh số liệu Phƣơng pháp phân tích là cách thức sử dụng quá trình tƣ duy logic để nghiên cứu và so sánh các mối quan hệ đáng tin cậy giữa các số liệu, các thông tin nhằm đánh giá tính hợp lý của các thông tin của công ty. Các thông tin, tài liệu thứ cấp đƣợc sắp xếp theo từng nội dung nghiên cứu và phân thành 3 nhóm: Lý luận, tổng quan về thực tiễn và tài liệu của công ty. Nguồn dữ liệu thứ cấp : Luận văn sử dụng các nguồn số liệu trong quá khứ để tìm ra xu hƣớng, quy luật vận động của đối tƣợng nghiên cứu. Để lƣợng hóa mối quan hệ giữa các nhân tố thông qua áp dụng phƣơng31 pháp phân tích, so sánh, thống kê các số liệu trong quá khứ để dự báo tƣơng lai. *Phƣơng pháp phân tích thống kê mô tả: Tổng hợp, phân tích thực trạng hoạt động của công ty thông qua các báo cáo tài chính. Từ số liệu tổng hợp để đƣa ra đƣợc các nhận định của tác giả về tình hình tài chính của công ty. * Phƣơng pháp so sánh: - So sánh số liệu tài chính của Công ty TNHH Một thành viên Công trình giao thông Hà Nội trong 3 năm 2011, 2012, 2013. Sử dụng hình thức so sánh tƣơng đối và so sánh tuyệt đối để đƣa ra số liệu và giải thích các số liệu để thấy rõ xu hƣớng biến động của các chỉ tiêu. - So sánh số liệu tài chính năm 2013 của Công ty TNHH Một thành viên Công trình giao thông Hà Nội với số liệu tài chính của Công ty cổ phần công trình giao thông 2, Công ty cổ phần xây lắp giao thông công chính. + Về số liệu tài chính Bảng 2.1. Bảng số liệu so sánh các chỉ tiêu của 3 công ty trong năm 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Công ty GTHN Công ty GT2 Công ty GTCC Doanh thu 261.900 265.234 108.227 Giá vốn hàng bán 244.146 237.627 104.715 Lợi nhuận sau thuế 5.254 2.444 1.156 Tổng tài sản - nguồn vốn 338.004 149.029 126.993 Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty TNHH một thành viên công trình giao thông Hà Nội,báo cáo tài chính Công ty cổ phần xây lắp giao thông công chính, báo cáo tài chính Công ty cổ phần công trình giao thông 2 Qua bảng số liệu trên, ta thấy doanh thu của Công ty TNHH Một thành viên Công trình giao thông Hà Nội và Công ty cổ phần công trình32 giao thông 2 tƣơng đƣơng nhau, nhƣng tổng tài sản và tổng nguồn vốn có sự chênh lệch lớn. + Về lĩnh vực kinh doanh Cả 3 công ty đều hoạt động ở lĩnh vực ngành giao thông, cùng hoạt động ở trên địa bàn Hà Nội trong điều kiện môi trƣờng và địa bàn kinh doanh tƣơng đối giống nhau. công tác quản lý giống nhau. Sở giao thông vận tải chủ yếu giao quản lý duy tu các hạng mục hè, đƣờng, tổ chức giao thông thuộc các tuyến phố trên địa bànThành phố Hà Nội cho 2 công ty chính là Công ty TNHH Một thành viên Công trình giao thông Hà Nội và Công ty cổ phần Công trình giao thông 2. Nhƣ vậy, về vốn duy tu duy trì hàng năm 2 công ty có sự canh tranh trực tiếp. So sánh các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính của công ty với các doanh nghiệp cùng ngành nghề, cùng quy mô hoạt động để đánh giá tính phù hợp của các chỉ tiêu tài chính; so sánh sự biến động về tài sản, cơ cấu vốn qua các năm. Luận văn sử dụng nguồn dữ liệu thu thập từ các tài liệu, thông tin nội bộ từ Phòng tài chính kế toán, phòng kế hoạch, phòng xây dựng cơ bản. Nguồn dữ liệu thu thập từ bên ngoài : Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần công trình giao thông 2, báo cáo tài chính của Công ty cổ phần xây lắp giao thông công chính, số liệu qua mạng internet... Các nguồn dữ liệu này đƣợc trích dẫn trực tiếp trong luận văn và đƣợc ghi chú chi tiết trong tài liệu tham khảo. - Luận văn sử dụng phƣơng pháp phân tích chỉ số ROA (sức sinh lời của tài sản), ROE (tỷ số sinh lời của vốn chủ sở hữu), phân tích quy mô tài sản, nguồn vốn của bảng cân đối kế toán, phân tích tình hình đảm bảo vốn, phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán, phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh... 2.1.3. Phương pháp tổng hợp33 Tổng hợp là quá trình ngƣợc với phân tích, nhƣng hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung, cái khái quát. Trong nghiên cứu, tổng hợp vai trò quan trọng thuộc về khả năng liên kết các kết quả cụ thể (có lúc ngƣợc chiều nhau) từ sự phân tích, khả năng trừu tƣợng, khái quát nắm bắt đƣợc mặt định tính từ rất nhiều khía cạnh định lƣợng khác nhau. Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra bản chất quy luật vận động của nó. 2.2. Khung nghiên cứu áp dụng Hình 2.1. Khung nghiên cứu áp dụng Xác định mục tiêu, phƣơng pháp phân tích Xây dựng khung lý thuyết phân tích báo cáo tài chính Sƣu tầm tài liệu xử lý số liệu Tính toán, so sánh số liệu tài chính để rút ra nhận xét Các kiến nghị để nâng cao năng lực tài chính Đề xuất phƣơng pháp nâng cao năng lực tài chính Tổng hợp kết quả nghiên cứu34 Kết luận chƣơng 2 Trong một nghiên cứu, đây đƣợc xem là chƣơng giữ vị trí quan trọng trong tổng thể nội dung của đề tài. Nội dung chính của chƣơng trình bày hai vấn đề là phƣơng pháp nghiên cứu và khung nghiên cứu chung của luận văn. Cụ thể luận văn sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu khái niệm hóa, so sánh, phân tích...để từ đó đƣa ra đƣợc phƣơng pháp phân tích tài chính công ty.35 CHƢƠNG 3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG HÀ NỘI 3.1. Tổng quan về công ty TNHH Một thành viên Công trình giao thông Hà Nội 3.1.1. Đặc điểm ngành xây dựng công trình giao thông Một trong những yếu tố có ảnh hƣởng mạnh mẽ đến phân tích tài chính doanh nghiệp là đặc điểm hoạt động kinh doanh. Mỗi lĩnh vực kinh doanh đều có những đặc thù riêng ảnh hƣởng đến phân tích tài chính doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông, các đặc thù hoạt động ảnh hƣởng đến hoạt động phân tích tài chính. Sản phẩm của doanh nghiệp ngành xây dựng giao thông có kích thƣớc và trọng lƣợng lớn, kết cấu phức tạp với yêu cầu khắt khe về kỹ thuật và thẩm mỹ. Vì vậy, để tham gia vào từng hạng mục, doanh nghiệp xây dựng phải có đầy đủ năng lực thi công, quản lý, tránh tình trạng sửa chữa thay thế, gây tổn thất kinh tế và giảm công năng sử dụng sản phẩm sau này. Khác với các hàng hóa thông thƣờng có thể sản xuất hàng loạt, sản phẩm xây dựng giao thông mang tính đơn chiếc, làm theo đơn đặt hàng và gần nhƣ không có sản phẩm nào giống nhau hoàn toàn. Do đó, khi thi công một công trình mới đòi hỏi thực hiện đầy đủ các công đoạn khảo sát, thiết kế, lựa chọn phƣơng án thi công, tính toán giá thành... thay vì sử dụng rập khuôn một phƣơng thức sản xuất nên mất nhiều thời gian và chi phí. Do sản phẩm xây dựng giao thông có giá trị lớn, thời gian thực hiện lâu dài nên các doanh nghiệp xây dựng có nhu cầu huy động vốn lớn, đặc biệt vốn trung và dài hạn. Khi mặt bằng lãi suất tăng lên, giá thành xây dựng sẽ bị ảnh hƣởng.36 Sản phẩm của doanh nghiệp xây dựng không tiêu thụ theo cách thông thƣờng, ngay khi trúng thầu thực hiện công trình, hàng hóa đƣợc chủ đầu tƣ chấp nhận mua, đồng thời sản phẩm xây dựng giao thông không di chuyển đƣợc nên không cần thiết lập hệ thống đại lý phân phối, không tốn nhiều chi phí bán hàng. Doanh nghiệp xây dựng giao thông không có địa điểm hoạt động cố định. Vị trí của các công trình, vật kiến trúc thay đổi theo từng dự án và do chủ đầu tƣ quyết định. Điều kiện sản xuất thƣờng xuyên thay đổi làm phát sinh nhiều chi phí vận chuyển, bốc dỡ, trang bị mới, bố trí địa điểm sinh hoạt cho lao động. đồng thời tăng hao mòn máy móc thiết bị. Hoạt động sản xuất không tiến hành gần trụ sở doanh nghiệp khiến chi phí quản lý gia tăng. Tất cả những điểm khác biệt cơ bản trên ảnh hƣởng đến việc phân tích tài chính doanh nghiệp xây dựng giao thông ở những góc độ sau: + Kết cấu tài sản có xu hƣớng Tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn, tỷ trọng của các tài sản ngắn hạn, hàng tồn kho thấp hơn so với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thông thƣờng. + Chu kỳ hoạt động dài, vòng quay vốn lƣu động dài hơn các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thông thƣờng. + Hoạt động xây lắp chịu rất nhiều rủi ro về thi công, giá cả, nợ khó đòi.. Vì vậy khi phân tích hoạt động tài chính phải quan tâm ảnh hƣởng của các rủi ro này để hiểu bản chất kết quả kinh doanh đó. 3.1.2. Tổng quan về công ty TNHH Một thành viên Công trình giao thông Hà Nội 3.1.2.1. Thông tin chung Tên gọi: Công ty TNHH Một thành viên Công trình giao thông Hà Nội Tên tiếng anh: Hanoi Transport project one-member company limited.37 Địa chỉ: Số 434 đƣờng Trần Khát Chân, Phƣờng Phố Huế, Quận Hai Bà Trƣng, TP Hà Nội. Điện thoại: 0438212309 Vốn điều lệ: 50.000.000.000 đồng (Năm mƣơi tỷ đồng Việt Nam) Mã số thuế: 01 001 05292 Tổng số cán bộ: 378 ngƣời. Trong đó cán bộ chuyên môn là 148 ngƣời, công nhân kỹ thuật, lái xe, lái máy là 230 ngƣời. Công ty đƣợc thành lập năm 1966, tiền thân là Đội sửa chữa cầu đƣờng nội thành, với nhiệm vụ đƣợc giao là quản lý nâng cấp sửa chữa hệ thống cầu, đƣờng, hè và tổ chức giao thông nội thành Hà Nội. Năm 2003, Công ty đƣợc Thành phố giao tiếp nhận và quản lý duy tu sửa chữa Cầu Chƣơng Dƣơng, năm 2009 tiếp nhận quản lý duy tu sửa chữa cầu Vĩnh Tuy và năm 2013 tiếp nhận quản lý duy tu sửa chữa cầu Thanh Trì là cây cầu huyết mạch nối liền Thủ đô với các tỉnh phía Bắc và Đông Bắc. Công ty TNHH Một thành viên công trình giao thông Hà Nội là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nƣớc, đƣợc thành lập theo quyết định số 109/QD-UB ngày 26/7/2005 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc chuyển công ty Công ty Công trình giao thông III thành công ty TNHH Một thành viên Công trình giao thông Hà Nội. Công ty hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0104000218 do Phòng đăng ký kinh doanh- Sở Kế hoạch và Đầu tƣ thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 19/08/2005, thay đổi lần thứ nhất ngày 26/01/2007, thay đổi lần thứ 2 ngày 24/03/2009, thay đổi lần thứ 3 ngày 20/03/2012. Trong suốt thời gian từ ngày thành lập tới nay Công ty luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đƣợc giao trong thời kỳ chiến tranh cũng nhƣ trong thời kỳ xây dựng đất nƣớc.38 Ghi nhận thành tích của tập thể cán bộ, công nhân viên là các phần thƣởng cao quý của Nhà nƣớc, Chính phủ, Uỷ ban nhân dân Thành phố, Bộ Giao thông vận tải v.v... nhƣ Huân chƣơng kháng chiến hạng ba, Huân chƣơng lao động hạng ba, Huân chƣơng lao động hạng hai. Đặc biệt Công ty đã vinh dự đƣợc tặng Huân chƣơng lao động hạng nhất thời kỳ đổi mới. Sự tăng trƣởng trong sản xuất kinh doanh của Công ty qua các năm đƣợc ghi nhận bằng giá trị tổng sản lƣợng năm sau cao hơn năm trƣớc. Công ty cũng đã đổi mới các dây truyền công nghệ, áp dụng các công nghệ tiên tiến nhƣ: công nghệ sản xuất nhũ tƣơng phục vụ công tác duy tu đƣờng, bảo đảm tốt vệ sinh môi trƣờng, an toàn tuyệt đối cho ngƣời lao động và giao thông trên đƣờng. Công nghệ cào bóc mặt đƣờng thảm bê tông asphalt trƣớc khi thảm lại, không làm thay đổi cao độ mặt đƣờng cũ dẫn tới không làm ảnh hƣởng tới sinh hoạt nhà dân và thoát nƣớc mặt đƣờng. Đổi mới và đa dạng các kết cấu xây dựng hè nhằm đảm bảo mỹ quan đô thị và thích hợp cho yêu cầu sử dụng nhƣ: gạch block, gạch lá dừa, gralito, đá xẻ... Năm 1991, Công ty đã đầu tƣ dây chuyền rải thảm bê tông asphalt mặt đƣờng bằng các thiết bị của Liên Xô cũ, Nhật. Năm 1998, Công ty lại tiếp tục đầu tƣ trạm trộn asphalt công suất lớn hơn, công nghệ tiên tiến và đầu năm 2008 Công ty đã đầu tƣ xây dựng mới một trạm trộn BT asphalt với công suất lớn là 104 T/h với công nghệ tiên tiến. Công ty đã đầu tƣ mua máy cào bóc mặt đƣờng, máy xoá vạch sơn và đầu tƣ mua thêm nhiều thiết bị thi công chuyên dùng của CH liên bang Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đan Mạch ... nhằm đổi mới dây chuyền công nghệ và nâng cao chất lƣợng sản phẩm. Công ty đã tham gia đấu thầu và trúng thầu nhiều công trình. Các công trình do Công ty thi công đều đảm bảo chất lƣợng theo Quy định hiện hành, đảm bảo tiến độ. Đối với các công trình xây lắp trên địa bàn thành phố Hà39 Nội do Công ty thi công đều chú trọng đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, mỹ quan đô thị, an toàn giao thông và vệ sinh môi trƣờng. Các công trình hoặc hạng mục công trình làm ảnh hƣởng đến giao thông đô thị đều đƣợc Công ty tổ chức thi công vào ban đêm nên không có tình trạng ách tắc giao thông trên đƣờng. Vì vậy, Công ty đã đƣợc Bộ Giao thông vận tải, UBND thành phố Hà Nội và các Chủ đầu tƣ đánh giá cao là đơn vị có kinh nghiệm và tổ chức thi công tốt các công trình hạ tầng kỹ thuật đảm bảo chất lƣợng, tiến độ thi công. Lĩnh vực kinh doanh: Quản lý, xây dựng Công trình giao thông, cầu và thủy lợi, kinh doanh dịch vụ. Ngành nghề kinh doanh và hoạt động chính: + Quản lý, duy tu, bảo dƣỡng hệ thống: Cầu, đƣờng, hè và tổ chức giao thông (biển báo, biển phố, đảo giao thông, sơn kẻ đƣờng, giải phân cách luồng đƣờng, thiết bị an toàn giao thông vận tải...) + Quản lý, bảo vệ, duy trì thƣờng xuyên và bảo đảm an toàn giao thông cầu Chƣơng Dƣơng, cầu Vĩnh Tuy, cầu Thanh Trì, cầu vƣợt và hầm giao thông đƣờng bộ theo quy định của Nhà nƣớc và Thành phố; + Lập, quản lý và tổ chức thực hiện các dự án đầu tƣ xây dựng phát triển nhà đô thị. + Xây dựng, lắp đặt, sửa chữa các công trình: giao thông, hạ tầng đô thị (cấp nƣớc, thoát nƣớc, chiếu sáng...), xây dựng dân dụng, công nghiệp, thủy lợi, bƣu điện, điện lực; Kinh doanh nhà ở, dịch vụ cho thuê văn phòng làm việc, kinh doanh nhà hàng, khách sạn (không bao gồm kinh doanh phòng hát Karaoke, quán bar, vũ trƣờng); Trồng, quản lý, duy trì dải cây xanh bóng mát do cấp có thẩm quyền giao; + Sản xuất, kinh doanh các vật liệu xây dựng; cấu kiện bê tông đúc sẵn, cấu kiện định hình, tấm đan cốt thép, vật nung và không nung; Sản xuất kinh doanh các sản phẩm cơ khí, các thiết bị tổ chức giao thông;40 + Mở đại lý giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm chuyên ngành giao thông, xây dựng; Dịch vụ kho bãi hàng hóa và trông giữ các phƣơng tiện giao thông. 3.1.2.2. Kết quả kinh doanh trong những năm gần đây Ta có thể thấy đƣợc bức tranh tổng quan về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty từ năm 2011 -2013 qua một số chỉ tiêu sau: Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu về kết quả hoạt động của Công ty Đơn vị tính: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1 Sản lƣợng 179.660 249.037 292.183 2 Tổng tài sản bình quân 259.628 285.455 313.614 3 Vốn chủ sở hữu bình quân 41.730 43.783 45.577 4 Doanh thu 160.554 227.785 261.900 5 Lợi nhuận thực hiện 5.203 6.339 6.984 Nguồn: Báo cáo tài chính công ty TNHH Một thành viên Công trình giao thông Hà Nội 2011-2013 Qua bảng 3.1 ta thấy các chỉ tiêu sản lƣợng, tổng tài sản bình quân, vốn chủ sở hữu bình quân, doanh thu, lợi nhuận của công ty đều tăng lên. Mặc dù năm 2011-2013 nền kinh tế trong nƣớc gặp nhiều khó khăn đặc biệt ngành giao thông càng khó khăn nhƣng công ty vẫn đứng vững và ngày càng phát triển. 3.1.2.3. Về cơ cấu tổ chức Công ty TNHH Một thành viên Công trình giao thông Hà Nội hiện có 378 cán bộ công nhân viên, trong đó có: 01 Tổng Giám đốc, 01 Phó Tổng Giám đốc phụ trách duy tu, 1 phó tổng giám phụ trách xây dựng cơ bản và 7 Phòng/Ban trực thuộc Công ty, 12 xí nghiệp, hạt hạch toán phụ thuộc. Mô hình tổ chức của Công ty TNHH Một thành viên Công trình giao thông Hà Nội đƣợc mô tả theo sơ đồ dƣới đây:41 Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức Công ty TNHH Một thành viên Công trình giao thông Hà Nội * Khối phòng ban công ty: Phòng tài chính - kế toán, phòng Tổ chức hành chính, phòng Xây dựng cơ bản, phòng Kế hoạch, Phòng vật tƣ, Phòng xe máy thiết bị, Ban quản lý dự án . * Khối xí nghiệp hạch toán phụ thuộc: Xí nghiệp xây dựng công trình giao thông, Xí nghiệp quản lý công trình giao thông số 1, Xí nghiệp quản lý công trình giao thông số 2, Xí nghiệp quản lý công trình giao thông số 3, Xí nghiệp xây dựng Cầu- Thủy lợi, Xí nghiệp quản lý cầu Vĩnh Tuy, Xí nghiệp quản lý cầu Chƣơng Dƣơng, xí nghiệp xe máy thi công, Xí nghiệp Tổ chức giao thông, Hạt quản lý Nam Thanh Trì, Hạt quản lý Bắc Thanh Trì, Xí nghiệp quản lý kinh doanh dịch vụ. 3.2. Phân tích thực trạng tài chính công ty 3.2.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp 3.2.1.1. Phân tích biến động tài sản và nguồn vốn Ở nội dung này, tác giả sẽ lần lƣợt phân tích cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn của Công ty TNHH Một thành viên Công trình giao thông Hà Nội trong giai đoạn từ 2011 đến năm 2013. TỔNG GIÁM ĐỐC=PHÓ TGĐ =KHỐI PHÕNG BAN CÔNG TY CÔNG TY==KHỐI CÁC XÍ NGHIỆP, HẠT QUẢN LÝ HẠCH TOÁN PHỤ THUỘC =PHÓ TGĐ =42 Đối với Phân tích cơ cấu và biến động của Tài sản- nguồn vốn. Bảng 3.2. Phân tích tỷ trọng tài sản và nguồn vốn Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) A - Tài sản ngắn hạn 228.224 81,02% 239.575 82,83% 293.875 86,94% I. Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền 32.244 11,45% 34.373 11,88% 34.151 10,10% II. Các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn 0,00% 0,00% 0,00% III. Các khoản phải thu ngắn hạn 58.225 20,67% 61.861 21,39% 110.436 32,67% IV. Hàng tồn kho 133.155 47,27% 135.685 46,91% 140.991 41,71% V. Tài sản ngắn hạn khác 4.600 1,63% 7.656 2,65% 8.296 2,45% B - Tài sản dài hạn 53.462 18,98% 49.649 17,17% 44.130 13,06% II Tài sản cố định 21.216 7,53% 19.156 6,62% 15.293 4,52% II Bất động sản đầu tƣ 31.132 11,05% 29.631 10,25% 28.130 8,32% III. Các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn 456 0,16% 456 0,16% 456 0,13% IV. Tài sản dài hạn khác 658 0,23% 406 0,14% 251 0,07% Tổng cộng tài sản 281.685 100,00% 289.224 100,00% 338.005 100,00% A - Nợ phải trả 238.964 84,83% 244.379 84,49% 291.696 86,30% I. Nợ ngắn hạn 157.238 55,82% 158.945 54,96% 171.252 50,67% II. Nợ dài hạn 81.726 29,01% 85.434 29,54% 120.445 35,63% B - Nguồn vốn chủ sở hữu 42.722 15,17% 44.845 15,51% 46.308 13,70% I. Vốn chủ sở hữu 42.722 15,17% 44.845 15,51% 46.308 13,70% II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 0,00% 0,00% 0,00% Tổng công nguồn vốn 281.685 100,00% 289.224 100,00% 338.005 100,00% Nguồn: Báo cáo tài chính công ty TNHH một thành viên Công trình giao thông Hà Nội 2011-201343 Hình 3.2. Sự tăng giảm tài sản, nguồn vốn qua các năm Nguồn: Số liệu bảng 3.2 Về tài sản, nguồn vốn: Tài sản, nguồn vốn năm 2011 là 281.685 triệu đồng, năm 2012 là 289.224 triệu đồng, năm 2013 là 338.005 triệu đồng. Nhƣ vậy tài sản, nguồn vốn có sự tăng dần qua các năm. Về tài sản: năm 2011, tỷ trọng tài sản ngắn hạn chiếm 81,02%, tỷ trọng tài sản dài hạn chiếm 18,98% trong tổng tài sản; năm 2012 tỷ trọng tài sản ngắn hạn chiếm 82,83%, tỷ trọng tài sản dài hạn chiếm 17,17% trong tổng tài sản; năm 2013, tỷ trọng tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng 86,94%, tỷ trọng tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng 13,06% trong tổng tài sản. Nhƣ vậy cả 3 năm tỷ trọng tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao (trên 80% tổng tài sản) và tăng dần qua các năm. Về nguồn vốn: năm 2011, tỷ trọng nợ phải trả chiếm 84,83%, tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu chiếm 15,17% trong tổng nguồn vốn; năm 2012, tỷ trọng nợ phải trả chiếm 84,49%, tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu chiếm 15,51% trong tổng nguồn vốn; năm 2013, tỷ trọng nợ phải trả chiếm 86,30%, tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu chiếm 13,70% trong tổng nguồn vốn. Qua 3 năm ta thấy tỷ trọng nợ phải trả chiếm tỷ trọng cao (trên 80% so với tổng nguồn vốn) và tăng dần qua các năm. Để hiểu rõ hơn vì sao tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trong cao trong tổng tài sản, nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn tác giả phân tích chi tiết cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn của công ty. 281.685289.224338.005050000100000150000200000250000300000350000400000Năm 2011Năm 2012Năm 2013Triệu đồng44 Bảng 3.3. Bảng cơ cấu tài sản năm 2011 đến năm 2013 của Công ty Đơn vị tính: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 A - Tài sản ngắn hạn 228.224 239.575 293.875 I. Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền 32.244 34.373 34.151 II. Các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn 0 0 0 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 58.225 61.861 110.436 IV. Hàng tồn kho 133.155 135.685 140.991 V. Tài sản ngắn hạn khác 4.600 7.656 8.296 B - Tài sản dài hạn 53.462 49.649 44.130 II Tài sản cố định 21.216 19.156 15.293 II Bất động sản đầu tƣ 31.132 29.631 28.130 III. Các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn 456 456 456 IV. Tài sản dài hạn khác 658 406 251 Tổng cộng tài sản 281.685 289.224 338.005 Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty TNHH Một thành viên công trình giao thông Hà Nội Hình 3.3. Cơ cấu tài sản năm 2011-2013 Nguồn: Số liệu bảng 3.3 Năm 2011, giá trị tài sản ngắn hạn là 228.223 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 81,02% trong tổng tài sản. Năm 2012, giá trị tài sản ngắn hạn là 239.575 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 82,83% trong tổng tài sản. Năm 2013, giá trị tài sản ngắn hạn là 293.875 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 86,94% trong tổng tài sản. Nhƣ vậy, cơ cấu tài sản nhƣ vậy là chƣa thật hợp lý đối với công ty. Tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản do giá trị hàng tồn kho, các khoản phải thu ngắn hạn lớn. Trong đó, hàng tồn kho năm 2011 chiếm tỷ trọng 47,27% so 228.22453.462239.57549.649293.87544.130050.000100.000150.000200.000250.000300.000350.000Triệu đồngNăm 2011Năm 2012Năm 2013NămTÀI SẢN NGẮN HẠNTÀI SẢN DÀI HẠN45 với tổng tài sản, hàng tồn kho năm 2012 chiếm tỷ trọng 46,91% trong tổng tài sản, hàng tồn kho năm 2013 chiếm tỷ trọng 41,71% trong tổng tài sản. Nguyên nhân của hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn là do công ty nhận đƣợc nhiều đơn đặt hàng duy tu cầu, đƣờng, nhận thi công nhiều công trình, mà đặc biệt đơn hàng duy tu duy trì thì luôn phải dự trữ lƣợng vật tƣ để khi có những sự cố đột xuất mới đảm bảo phục vụ duy tu kịp thời. Bên cạnh đó, vào cuối kỳ kế toán hạch toán chi phí công trình xây dựng cơ bản dở dang, chi phí nguyên vật liệu của các công trình dở dang đƣợc hạch toán vào hàng tồn kho, làm tăng lƣợng hàng tồn kho. Ngoài ra các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản (năm 2011 chiếm 20,67%, năm 2012 chiếm 21,39%, năm 2013 chiếm 32,67%). Bảng 3.4. Bảng đánh giá biến động tài sản của công ty Đơn vị tính: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Tăng trƣởng so với năm 2012 Tăng trƣởng so với năm 2011 Số tiền % Số tiền % A - Tài sản ngắn hạn 54.300 22,67% 11.351 4,97% I. Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền -222 -0,65% 2.130 6,61% II. Các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn III. Các khoản phải thu ngắn hạn 48.575 78,52% 3.636 6,25% IV. Hàng tồn kho 5.307 3,91% 2.529 1,90% V. Tài sản ngắn hạn khác 640 8,36% 3.056 66,44% B - Tài sản dài hạn -5.519 -11,12% -3.813 -7,13% I Tài sản cố định -3.863 -20,17% -2.060 -9,71% II Bất động sản đầu tƣ -1.501 -5,07% -1.501 -4,82% III. Các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn 0 0,00% 0 0,00% IV. Tài sản dài hạn khác -155 -38,20% -252 -38,30% Tổng cộng tài sản 48.781 16,87% 7.538 2,68% Nguồn: Báo cáo tài chính công ty TNHH Một thành viên Công trình giao thông Hà Nội 2011-201346 Bối cảnh kinh tế Việt Nam trong các năm 2011-2013, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, khả năng thu hồi vốn chậm, Chính phủ thắt chặt quản lý đầu tƣ công để xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản bằng cách Chính phủ không bố trí vốn cho các công trình mở mới, tăng khối lƣợng, tăng quy mô hạng mục đầu tƣ thuộc nguồn trái phiếu Chính phủ. Đặc biệt ngày 28/6/2013, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành chỉ thị số 14/CT-TTg về “Tăng cƣờng quản lý đầu tƣ và xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách Nhà nƣớc, trái phiếu Chính phủ”. Thông tƣ số 14 ban hành gây rất khó khăn cho các đơn vị lĩnh vực xây dựng giao thông. Hàng tồn kho của các đơn vị thuộc lĩnh vực xây dựng giao thông tăng. Không ngoại lệ, hàng tồn kho của công ty tăng nhanh, năm 2013 tăng 5.307 triệu đồng (tƣơng ứng 3,91%) so với năm 2012, năm 2012 tăng 2.529 triệu đồng (tƣơng ứng 1,9%) so với năm 2011. Tuy nhiên về mặt chủ quan của công ty thì công tác quản lý hàng tồn kho, công nợ chƣa đƣợc chặt chẽ. Bên cạnh đó, trong năm 2013 công ty nhận đƣợc nhiều đơn đặt hàng duy tu của Ban duy tu, nhận duy tu thêm các cầu Thanh Trì, nhận thêm nhiều công trình xây dựng cơ bản lớn, cho thuê tòa nhà khai thác tối đa nên các khoản phải thu ngắn hạn năm 2013 tăng cao (tăng 48.575 triệu đồng, tƣơng ứng tăng 78,52% so với năm 2012). Do các khoản phải thu ngắn hạn tăng, hàng tồn kho tăng, nên tài sản ngắn hạn năm 2013 tăng so với năm 2012 là 54.300 triệu đồng (tƣơng ứng 22,67%). Trong 2 năm 2012, 2013 công ty đã thanh lý nhiều máy móc thiết bị nên tài sản cố định giảm xuống. Do tài sản cố định giảm nên tài sản dài hạn đều giảm, cụ thể năm 2012 tài sản dài hạn giảm 3.813 triệu đồng (tƣơng ứng -7.13%) so với năm 2011, năm 2013 tài sản dài hạn giảm 5.519 triệu đồng (tƣơng ứng -11,12%) .47 Bảng 3.5. Bảng cơ cầu nguồn vốn của công ty Đơn vị tính: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 A - Nợ phải trả 238.964 244.379 291.696 I. Nợ ngắn hạn 157.238 158.945 171.252 II. Nợ dài hạn 81.726 85.434 120.445 B - Nguồn vốn chủ sở hữu 42.722 44.845 46.308 I. Vốn chủ sở hữu 42.722 44.845 46.308 II. Nguồn kinh phí và quỹ khác Tổng cộng nguồn vốn 281.685 289.224 338.005 Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty TNHH Một thành viên Công trình giao thông Hà Nội 2011-2013 Hình 3.4. Cơ cấu nguồn vốn năm 2011-2013 Nguồn: Số liệu bảng 3.5 Bảng 3.6. Bảng phân tích biến động nguồn vốn của công ty Đơn vị tính: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Tăng trƣởng so với năm 2012 Tăng trƣởng so với năm 2011 A - Nợ phải trả 47.317 19,36% 5.415 2,27% I. Nợ ngắn hạn 12.307 7,74% 1.707 1,09% II. Nợ dài hạn 35.011 40,98% 3.708 4,54% B - Nguồn vốn chủ sở hữu 1.464 3,26% 2.123 4,97% I. Vốn chủ sở hữu 1.464 3,26% 2.123 4,97% II. Nguồn kinh phí và quỹ khác Tổng cộng nguồn vốn 48.781 16,87% 7.538 2,68% Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty TNHH Một thành viên Công trình giao thông Hà Nội 2011-2013 238.96442.722244.37944.845291.69646.308050.000100.000150.000200.000250.000300.000350.000triệu đồngNăm 2011Năm 2012Năm 2013NỢ PHẢI TRẢNGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU48 Tổng tài sản tăng dẫn đến tổng nguồn vốn tăng. Năm 2011, giá trị nợ phải trả của công ty là 238.964 triệu đồng. Năm 2012, nợ phải trả tăng 5.415 triệu đồng, tƣơng ứng tăng 2,27% so với năm 2011. Năm 2013, nợ phải trả tăng 47.317 triệu đồng, tƣơng ứng tăng 19,36% so với năm 2012. Nguyên nhân thứ nhất là do trong năm 2013, Chính phủ ban hành chỉ thị thắt chặt quản lý đầu tƣ công để xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản, khả năng thu hồi vốn của công ty chậm, khả năng trả tiền cho khách hàng chậm, nợ dài hạn tăng lên 35.011 triệu đồng (tƣơng ứng 40,98%) so với năm 2012, nguyên nhân thứ hai là do công ty nhận đƣợc nhiều công trình có giá trị lớn nên mua nhiều vật tƣ để thi công nên nợ phải trả tăng lên. Tỷ trọng của nợ phải trả chiếm tỷ trọng cao. Cụ thể, năm 2013 tỷ trọng nợ phải trả chiếm 86,3% (trong đó nợ ngắn hạn chiếm 50,67%) trong tổng nguồn vốn; năm 2012 tỷ trọng nợ phải trả chiếm 84,49% (trong đó nợ ngắn hạn chiếm 54,96%) trong tổng nguồn vốn; năm 2011 tỷ trọng nợ phải trả chiếm 84,83% (trong đó nợ ngắn hạn chiếm 55,82%) trong tổng nguồn vốn. Nợ phải trả chiếm tỷ trọng ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng tƣơng đối cao nhƣ vậy chƣa thật hợp lý. Để hiểu rõ hơn, ta đi so sánh tỷ trọng nợ phải trả với các công ty cùng ngành nghề. Bảng 3.7. Bảng so sánh cơ cấu tài sản - nguồn vốn của 3 công ty Đơn vị tính: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2013 Công ty GTHN Công ty GT2 Công ty GTCC 2013 Tỷ trọng 2013 Tỷ trọng 2013 Tỷ trọng A - Tài sản ngắn hạn 293.875 86,94% 108.844 85,71% 95.715 64,23% B - Tài sản dài hạn 44.130 13,06% 18.149 14,29% 53.313 35,77% Tổng cộng tài sản 338.005 100,00% 126.993 100,00% 149.029 100,00% A - Nợ phải trả 291.696 86,30% 105.888 83,38% 116.918 78,45% B - Nguồn vốn chủ sở hữu 46.308 13,70% 21.105 16,62% 32.111 21,55% Tổng cộng nguồn vốn 338.005 100,00% 126.993 100,00% 149.029 100,00% Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty TNHH Một thành viên công trình giao thông Hà Nội,báo cáo tài chính Công ty cổ phần xây lắp giao thông công chính, báo cáo tài chính Công ty cổ phần giao thông 249 Hình 3.5. Cơ cấu tài sản của 3 công ty năm 2013 Nguồn: Số liệu bảng 3.7 Năm 2013, tài sản ngắn hạn của Công ty giao thông Hà Nội chiếm tỷ trọng 86,94% so với tổng tài sản, của Công ty cổ phần giao thông 2 chiếm tỷ trọng 85,71% so với tổng tài sản, của Công ty cổ phần xây lắp giao thông công chính chiếm tỷ trọng 64,23% so với tổng tài sản. Nhƣ vậy tỷ trọng của Công ty giao thông Hà Nội chiếm tỷ trọng cao nhất. Qua bảng cân đối kế toán của 3 công ty: đối với công ty giao thông Hà Nội tỷ trọng hàng hàng tồn kho chiếm 47,97%, phải thu ngắn hạn chiếm 37,58% so với tài sản ngắn hạn; Công ty giao thông 2, tỷ trọng của phải thu ngắn hạn chiếm 63,72% so với tài sản ngắn hạn; Công ty cổ phần xây lắp giao thông công chính, tỷ trọng của phải thu ngắn hạn chiếm 43,3% so với tài sản ngắn hạn. Nhƣ vậy ta thấy hàng tồn kho của Công ty Giao thông Hà Nội chiếm tỷ trọng cao. Sử dụng vốn chủ sở hữu tài trợ cho tài sản là phƣơng án đƣợc nhiều nhà quản lý ƣa thích. Bởi vì, khi hiệu quả sử dụng tài sản mà không nhƣ mong muốn, phần thiệt hại sẽ đƣợc san sẻ cho các chủ sở hữu, hoàn toàn không có áp lực trả nợ. Vốn chủ sở hữu đƣợc coi là nguồn vốn an toàn nhƣng chi phí sử dụng vốn cao và có thể xuất hiện nguy cơ bị thôn tính. Tuy nhiên, với doanh nghiệp ngành giao thông, giá trị sản phẩm lớn, thời gian thi công kéo dài, phải ứng trƣớc kinh phí để thi công... nên vốn chủ sở hữu không đáp ứng đƣợc 100% nhu cầu đầu tƣ. Do đó, phải kết hợp sử dụng Nợ. Ƣu điểm của nguồn này là tạo nên khoản tiết kiệm thuế, không làm thay đổi cơ cấu nhƣng làm tăng nguy cơ phá sản, tạo sức ép cho nhà quản lý trong việc ra quyết định. Công ty GTHN293.875; 87%44.130; 13%TÀI SẢN NGẮN HẠNTÀI SẢN DÀI HẠN Công ty GT2108.844; 86%18.149; 14% Công ty CPXLGTCC95.715; 64%53.313; 36%1250 Qua so sánh tỷ lệ nợ phải trả ta thấy tỷ lệ nợ phải trả của các công ty đều rất cao. Năm 2013, tỷ lệ nợ phải trả của Công ty giao thông Hà Nội chiếm tỷ trọng 86,3% so với tổng nguồn vốn, tỷ lệ nợ phải trả của Công ty giao thông 2 chiếm tỷ trọng 83,38% so với tổng nguồn vốn, tỷ lệ nợ phải trả của Công ty giao thông công chính chiếm tỷ trọng 78,45%. Nhƣ vậy, tỷ lệ nợ phải trả của Công ty giao thông Hà Nội chiếm tỷ trọng cao nhất. Theo tôi, công ty nên có phƣơng án giảm tỷ lệ nợ phải trả xuống để giảm sức ép cho nhà quản lý trong việc ra quyết định. 3.2.1.2. Phân tích về doanh thu, chi phí và lợi nhuận Bảng 3.8. Các chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty giai đoạn 2011-2013 Đơn vị tính: triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp DV 160.554 227.785 261.900 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 305 652 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 160.248 227.133 261.900 4. Giá vốn hàng bán 139.470 208.666 244.146 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 20.778 18.467 17.753 6. Doanh thu hoạt động tài chính 1.983 1.418 1.531 7. Chi phí tài chính 2.486 2.235 715 Trong đó: chi phí lãi vay 2.486 2.235 715 8. Chi phí bán hàng 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 15.113 12.947 11.615 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD 5.162 4.702 6.954 11. Thu nhập khác 42 1636 30 12. Chi phí khác 1,17 -0,07 0 13. Lợi nhuận khác 40,65 1636,52 29,51 14. Tổng lợi nhuận kế toán trƣớc thuế 5.203 6.339 6.984 15. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 944 1.912 1.729 16. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 4.260 4.427 5.255 Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty TNHH Một thành viên công trình giao thông Hà Nội 2011-201351 Hình 3.6. Doanh thu, giá vốn hàng bán, lợi nhuận của công ty năm 2011 - 2013 Nguồn: Số liệu bảng 3.8 Bảng 3.9. Đánh giá các chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty giai đoạn 2011-2013 Đơn vị tính: Triệu đồng STT CHỈ TIÊU Năm 2013 Năm 2012 Tăng trƣởng so với năm 2012 Tăng trƣởng so với năm 2011 Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 34.115 14,98% 67.231 41,87% 2. Các khoản giảm trừ doanh thu -652 -100,00% 347 113,77% 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 34.767 15,31% 66.885 41,74% 4. Giá vốn hàng bán 35.480 17,00% 69.196 49,61% 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ -714 -3,87% -2.311 -11,12% 6. Doanh thu hoạt động tài chính 113 7,97% -565 -28,49% 7. Chi phí tài chính -1.520 -68,01% -251 -10,10% Trong đó: chi phí lãi vay -1.520 -68,01% -251 -10,10% 8. Chi phí bán hàng 0 0 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp -1.332 -10,29% -2.166 -14,33% 050.000100.000150.000200.000250.000300.000Năm 2011Năm 2012Năm 2013Triệu đồngDoanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụGiá vốn hàng bánTổng lợi nhuận kế toán trước thuế52 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 2.252 47,89% -460 -8,91% 11. Thu nhập khác -1.606 -98,17% 1.594 3795,24% 12. Chi phí khác 0 -100,00% -1 -105,98% 13. Lợi nhuận khác -1.607 -98,20% 1.596 3925,88% 14. Tổng lợi nhuận kế toán trƣớc thuế 645 10,18% 1.136 21,83% 15. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành -183 -9,57% 968 102,54% 16. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 0 0 17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 828 18,70% 167 3,92% Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty TNHH một thành viên công trình giao thông Hà Nội 2011-2013 Doanh thu của 2 năm đều tăng, doanh thu năm 2012 tăng lên 67.231 triệu đồng (tƣơng ứng 41,87%) so với năm 2011, doanh thu năm 2013 tăng lên 34.115 triệu đồng (tƣơng ứng 14,98%) so với năm 2012. Doanh thu năm 2012 tăng lên là do năm 2012, năm 2013 công ty nhận đƣợc nhiều công trình thi công có giá trị lớn, các công trình xây dựng cơ bản dở dang đã đƣợc nghiệm thu bàn giao đƣa vào sử dụng, đã nhận đƣợc mặt bằng thi công của nhiều công trình chƣa đƣợc giải phóng mặt bằng nhƣ công trình đƣờng Cát Linh, cầu Văn Cao... Doanh thu tăng, chi phí quản lý doanh nghiệp giảm, cụ thể năm 2012 giảm 2.166 triệu đồng (tƣơng ứng -14,33%) so với năm 2011, năm 2013 giảm 1.332 triệu đồng (tƣơng ứng -10,29%) so với năm 2012. Chi phí quản lý doanh nghiệp giảm dần do công ty đã có chính sách tiết kiệm chi phí quản lý để giảm dần tỷ trọng chi phí quản lý so với doanh thu. Lợi nhuận của công ty tăng dần qua các năm, năm 2012 tăng lên 167 triệu đồng, tƣơng ứng 3,92% so với năm 2011; năm 2013 tăng lên 828 triệu đồng, tƣơng ứng 18,7% so với năm 2012. Để hiểu rõ hơn, ta so sánh các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh năm 2013 của công ty so với 2 công ty cùng ngành nghề là công ty Cổ phần công trình giao thông 2, Công ty cổ phần xây lắp giao thông công chính.53 Bảng 3.10. Bảng đánh giá chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận của 3 công ty năm 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng CHỈ TIÊU Năm 2013 Công ty GTHN Công ty GT2 Công ty GTCC Giá trị Tỷ trọng so với doanh thu Giá trị Tỷ trọng so với doanh thu Giá trị Tỷ trọng so với doanh thu 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 261.900 100,00% 265.234 100,00% 108.227 100,00% 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 0,00% 0,00% 512 0,47% 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 261.900 100,00% 265.234 100,00% 107.715 99,53% 4. Giá vốn hàng bán 244.146 93,22% 237.627 89,59% 99.378 91,82% 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 17.753 6,78% 27.607 10,41% 8.337 7,70% 6. Doanh thu hoạt động tài chính 1.531 0,58% 2.672 1,01% 365 0,34% 7. Chi phí tài chính 715 0,27% 52 0,02% 3.586 3,31% Trong đó: chi phí lãi vay 715 0,27% 52 -0,02% 3.586 3,31% 8. Chi phí bán hàng 0,00% 0,00% 0,00% 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 11.615 4,43% 27.799 10,48% 3.666 3,39% 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 6.954 2,66% 2.428 0,92% 1.449 1,34% 11. Thu nhập khác 30 0,01% 3.736 1,41% 142 0,13% 12. Chi phí khác 0 0,00% 58 0,02% 50 0,05% 13. Lợi nhuận khác 30 0,01% 3.678 1,39% 92 0,08% 14. Tổng lợi nhuận kế toán trƣớc thuế 6.984 2,67% 6.106 2,30% 1.541 1,42% 15. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 1.729 0,66% 3.661 1,38% 385 0,36% 16. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 0,00% 0,00% 0,00% 17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 5.255 2,01% 2.444 0,92% 1.156 1,07% Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty TNHH Một thành viên công trình giao thông Hà Nội, báo cáo tài chính Công ty cổ phần xây lắp giao thông công chính, báo cáo tài chính Công ty cổ phần công trình giao thông 254 * Doanh thu: Doanh thu của Công ty giao thông Hà Nội năm 2013 là 261.900 triệu đồng, doanh thu của Công ty giao thông 2 là 265.234 triệu đồng, doanh thu của Công ty cổ phần xây lắp GTCC là 108.227 triệu đồng. Nhƣ vậy doanh thu của Công ty giao thông Hà Nội thấp hơn doanh thu của Công ty giao thông 2 là 3.334 triệu đồng. *Giá vốn hàng bán: Công ty Giao thông HN chiếm tỷ trọng 93,22% so với doanh thu, Công ty GT2 chiếm tỷ trọng 89,59% so với doanh thu, Công ty GTCC chiếm tỷ trọng 91,82%. Nhƣ vậy tỷ trọng giá vốn hàng bán so với doanh thu của Công ty giao thông Hà Nội chiếm tỷ trọng cao nhất. Nhƣ vậy vẫn còn sự lãng phí trong khâu vật tƣ, bố trí nhân công máy móc thiết bị chƣa phù hợp... *Chi phí quản lý doanh nghiệp: Công ty giao thông Hà Nội chiếm tỷ trọng 4,43% so với doanh thu, Công ty giao thông 2 chiếm tỷ trọng 10,48% so với doanh thu, Công ty giao thông công chính chiếm tỷ trọng 3,39% so với doanh thu. Nhƣ vậy tỷ trọng chi phí quản lý doanh nghiệp so với doanh thu của công ty giao thông Hà Nội thấp hơn so với Công ty giao thông 2 nhƣng vẫn cao hơn Công ty xây lắp giao thông công chính. Đối với ngành giao thông, doanh thu lớn chỉ cần giảm 1% chi phí quản lý doanh nghiệp đã làm tăng lợi nhuận của công ty lên nhiều. Năm tới, công ty cần sắp xếp lại quy hoạch cán bộ văn phòng, giảm thiểu các chi phí đi kèm để giảm thiểu chi phí quản lý doanh nghiệp. Lợi nhuận sau thuế thu nhập của Công ty công trình giao thông Hà Nội là 5.255 triệu đồng, chiếm 2,01% so với doanh thu, lợi nhuận của Công ty công trình giao thông 2 là 2.444 triệu đồng, chiếm 0,92% so với doanh thu, lợi nhuận của Công ty GTCC là 1.156 triệu đồng, chiếm 1,07% so với doanh thu. Vậy so với Công ty GT2 và Công ty GTCC thì lợi nhuận của công ty Công trình giao thông Hà Nội là cao hơn và chiếm tỷ trọng cao hơn.55 3.2.1.3. Phân tích về dòng tiền Bảng 3.11. Kết quả lƣu chuyển tiền tệ của công ty giai đoạn 2011-2013 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tổng Lƣu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 16.287 5.575 6.329 28.190 Lƣu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tƣ -434 756 1.536 1.858 Lƣu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính -6.304 -4.202 -8.087 -18.593 Lƣu chuyển tiền thuần trong kỳ (50 = 20+30+40) 9.548 2.130 -222 11.456 Tiền và tƣơng đƣơng tiền đầu kỳ 22.695 32.244 34.373 Tiền và tƣơng đƣơng tiền cuối kỳ (70 = 50+60+61) 32.244 34.373 34.151 Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty TNHH Một thành viên công trình giao thông Hà Nội 2011-2013 Hình 3.7. Lƣu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh, đầu tƣ và tài chính của Công ty Nguồn: Số liệu bảng 3.11 Từ bảng trên ta thấy lƣu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh hàng năm của công ty đều dƣơng và lũy kế đạt 28.190 triệu đồng. Nhìn tổng thể 3 năm ta thấy khả năng tự chủ về mặt tài chính của công ty rất tốt thể hiện tổng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh đủ bù đắp cho lƣu chuyển tiền thuần từ hoạt đồng tài chính -18.593 triệu đồng. -10.000-5.00005.00010.00015.00020.000Năm 2011Năm 2012Năm 2013triệu đồngLưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanhLưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tưLưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính56 Thu chi từ hoạt động đầu tƣ 2 năm 2012, 2013 đều dƣơng (năm 2013 là 1.536 triệu đồng, năm 2012 là 756 triệu đồng), ngoại trừ năm 2011 là năm sửa chữa tầng mái tòa nhà 11 tầng nên thu chi từ hoạt động đầu tƣ -434 triệu đồng. Tiền và tƣơng đƣơng tiền cuối kỳ có giá trị lớn, cụ thể năm 2011 là 32.244 triệu đồng, năm 2012 là 34.373 triệu đồng, năm 2013 là 34.151 triệu đồng. Nhƣ vậy đơn vị có lƣợng tiền mặt dồi dào đủ để đáp ứng đƣợc để thi công các công trình cần ứng vốn trƣớc để thi công. 3.2.2. Phân tích chỉ số tài chính 3.2.2.1 Khả năng thanh toán * Khả năng thanh toán hiện hành Bảng 3.12. Các chỉ tiêu phản ảnh khả năng thanh toán hiện hành Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tài sản ngắn hạn Tr.đồng 228.224 239.575 293.875 Nợ ngắn hạn Tr.đồng 157.238 158.945 171.252 Hệ số thanh toán hiện hành lần 1,45 1,51 1,72 Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty TNHH Một thành viên công trình giao thông Hà Nội 2011-2013 Hình 3.8. Khả năng thanh toán hiện hành Nguồn: Số liệu bảng 3.12 050.000100.000150.000200.000250.000300.000350.000Năm 2011Năm 2012Năm 2013Triệu đồng1,31,351,41,451,51,551,61,651,71,75lầnTài sản ngắn hạn Tr.đồngNợ ngắn hạn Tr.đồngHệ số thanh toán hiện hành lần57 Năm 2013 hệ số thanh toán hiện hành của công ty là 1,72 lần, tăng 0,21 lần so với năm 2012, tăng 0,27 lần so với năm 2011. Chỉ số này lớn hơn 1 cho thấy công ty có khả năng thanh toán đƣợc các khoản nợ sắp đáo hạn. Bảng 3.13. So sánh hệ số thanh toán hiện hành năm 2013 của 3 công ty Chỉ tiêu ĐVT Công ty GTHN Công ty GT2 Công ty GTCC Tài sản ngắn hạn Tr.đồng 293.875 108.844 95.715 Nợ ngắn hạn Tr.đồng 171.252 95.201 94.918 Hệ số thanh toán hiện hành lần 1,72 1,14 1,01 Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty TNHH Một thành viên công trình giao thông Hà Nội, Công ty cổ phần công trình giao thông 2, Công ty cổ phần xây lắp giao thông công chính Qua bảng ta thấy, hệ số thanh toán hiện hành của Công ty TNHH Một thành viên Công trình giao thông Hà Nội có hệ số thanh toán hiện hành cao nhất.  Khả năng thanh toán nhanh Bảng 3.14. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán nhanh Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho 95.068 103.890 152.884 Nợ ngắn hạn 157.238 158.945 171.252 Hệ số thanh toán nhanh 0,60 0,65 0,89 Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty TNHH một thành viên công trình giao thông Hà Nội 2011-201358 Hình 3.9. Khả năng thanh toán nhanh của công ty Nguồn: Số liệu bảng 3.14 Hệ số thanh toán nhanh của công ty tăng dần qua các năm. Năm 2013 là 0,89 lần, năm 2012 là 0,65 lần, năm 2011 là 0,6 lần. Nguyên nhân là do tài sản lƣu động tăng nhanh hơn so với hàng tồn kho. Giá trị hàng tồn kho của công ty lớn: Năm 2013 chiếm 47,97% so với tài sản lƣu động, năm 2012 chiếm 56,63% so với tài sản lƣu động, năm 2011 chiếm 58,34%. Nhƣ vậy ta thấy giá trị hàng tồn kho so với tài sản lƣu động chiếm tỷ lệ giảm dần qua các năm. Giá trị hàng tồn kho lớn do kế toán công ty hạch toán xuất kho các nguyên vật liệu của các công trình dở dang vào hàng tồn kho. Thực tế, công ty nên hạch toán chi phí các công trình dở dang đã xong từng phần nên đƣa thêm hồ sơ kết toán công trình từng phần vào doanh thu thực hiện. Giá trị các khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn, chỉ sau giá trị hàng tồn kho. Vì vậy, công ty cần có sự phân tích sâu sắc bản chất của các khoản phải thu để có cái nhìn đúng về khả năng thanh toán của công ty. Trong trƣờng hợp các khoản phải thu không đƣợc trả đúng hạn nhƣ mong muốn, công ty sẽ gặp rắc rối trong vấn đề thanh toán nợ vay. Để hiểu rõ hơn ta so sánh với 2 công ty cùng ngành nghề là công ty cổ phần công trình giao thông 2 và công ty cổ phần xây lắp giao thông công chính. 020.00040.00060.00080.000100.000120.000140.000160.000180.000Năm 2011Năm 2012Năm 2013Triệu đồng00,10,20,30,40,50,60,70,80,91lầnTài sản ngắn hạn - Hàng tồn khoNợ ngắn hạnHệ số thanh toán nhanh59 Bảng 3.15. So sánh hệ số thanh toán nhanh năm 2013 của 3 công ty Chỉ tiêu ĐVT Công ty GTHN Công ty GT2 Công ty GTCC Tài sản ngắn hạn Tr.đồng 293.875 108.844 95.715 Hàng tồn kho Tr.đồng 140.991 7.429 16.984 Tài sản ngắn hạn - hàng tồn kho Tr.đồng 152.884 101.415 78.731 Nợ ngắn hạn Tr.đồng 171.252 95.201 94.918 Hệ số thanh toán nhanh lần 0,89 1,07 0,83 Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty TNHH Một thành viên công trình giao thông Hà Nội, Công ty cổ phần công trình giao thông 2, Công ty cổ phần xây lắp giao thông công chính Qua bảng, ta thấy hệ số thanh toán nhanh của Công ty GTHN là thấp so với công ty GT2 trong khi đó hệ số thanh toán hiện hành của Công ty GTHN là cao hơn Công ty GT2. Nguyên nhân do là hàng tồn kho của Công ty GTHN rất cao 140.991 triệu đồng, chiếm 47,97% so với tồn kho của Công ty GT2 là 7.429 triệu, chiếm 6,8% so với tài sản ngắn hạn, mặt khác Công ty giao thông Hà Nội hạch toán các chi phí xây dựng cơ bản dở dang của các công trình chƣa đƣợc quyết toán nên cuối năm các chi phí nguyên vật liệu của công trình chƣa đƣợc quyết toán đẩy vào hàng tồn kho. Bên cạnh đó, hàng tồn kho của công ty tăng và chiếm tỷ trọng nhiều do công ty lƣu kho nhiều vật tƣ phục vụ cho đơn hàng duy tu. * Khả năng thanh toán tức thời: Với điều kiện thị trƣờng tài chính chƣa phát triển nhƣ của nƣớc ta hiện nay, thì hệ số thanh toán tức thời (hệ số thanh toán bằng tiền) thích hợp hơn hệ số thanh toán hiện hành, hệ số thanh toán nhanh.60 Bảng 3.16. Phân tích khả năng thanh toán tức thời Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tiền mặt và các khoản tƣơng đƣơng tiền 32.244 34.373 34.151 Nợ ngắn hạn 157.238 158.945 171.252 Hệ số thanh toán tức thời 0,21 0,22 0,20 Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty TNHH Một thành viên công trình giao thông Hà Nội 2011-2013 Hình 3.10. Khả năng thanh toán tức thời Nguồn: Số liệu bảng 3.16 Từ đồ thị trên ta thấy hệ số thanh toán bằng tiền tăng lên vào năm 2012, giảm xuống năm 2013. Cụ thể năm 2011, hệ số này là 0,21 tức là một đồng nợ ngắn hạn công ty có thể đảm bảo chi trả bằng 0,21 đồng tiền mặt, không cần phải bán hàng tồn kho và cũng không cần các khoản phải thu. Sang năm 2012, hệ số thanh toán bằng tiền giảm xuống 0,01 lần so với năm 2011. Năm 2013, hệ số thanh toán bằng tiền giảm xuống 0,02 lần so với năm 2012. Nhƣ vậy hệ số thanh toán bằng tiền của công ty qua các năm tƣơng đối cao. Điều này đảm bảo cho việc thanh toán nhanh các khoản nợ đến hạn. Tuy nhiên, việc tập trung quá nhiều nguồn vốn bằng tiền làm cho hiệu quả hoạt 020.00040.00060.00080.000100.000120.000140.000160.000180.000Năm 2011Năm 2012Năm 2013Triệu đồng0,190,200,200,210,210,220,22lầnTiền mặt và các khoản tương đương tiềnNợ ngắn hạnHệ số thanh toán tức thời61 động của nguồn vốn không cao. Do đó, năm 2013 công ty có phƣơng án giảm nguồn vốn bằng tiền bằng việc đầu tƣ tài chính. Để hiểu rõ hơn, ta so sánh với 2 công ty cùng ngành nghề Bảng 3.17. Hệ số thanh toán tức thời của 3 công ty năm 2013 Chỉ tiêu ĐVT Công ty GTHN Công ty GT2 Công ty GTCC Tiền mặt và các khoản tƣơng đƣơng tiền Tr.đồng 34.151 30.958 14.512 Nợ ngắn hạn Tr.đồng 171.252 95.201 94.918 Hệ số thanh toán tức thời lần 0,20 0,33 0,15 Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty TNHH một thành viên công trình giao thông Hà Nội, công ty cổ phần giao thông 2, công ty cổ phần xây lắp giao thông công chính Qua bảng ta thấy hệ số thanh toán tức thời của công ty giao thông Hà nội là 0,2 lần thấp hơn so với công ty giao thông 2 là 0,13 lần, nhƣng vẫn cao hơn công ty cổ phần xây lắp giao thông công chính là 0,05 lần. 3.2.2.2. Đòn bẩy tài chính Thông qua các việc phân tích các chỉ tiêu dƣới đây sẽ thấy đƣợc cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty có đảm bảo an toàn cho khả năng trả nợ và với tốc độ tăng giảm nợ qua các năm có ảnh hƣởng gì đến khả năng huy động vốn trong tƣơng lai của công ty hay không? Bảng 3.18. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng quản lý nợ Đơn vị tính: lần Chỉ tiêu Cách tính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chỉ số nợ trên tổng tài sản Tổng nợ BQ/ Tổng tài sản bình quân 0,85 0,84 0,86 Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu Tổng nợ BQ/ Vốn chủ sở hữu bình quân 5,59 5,45 6,30 Tỷ số khả năng trả lãi Lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay (EBIT)/ Chi phí lãi vay 1,09 1,83 8,76 Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty TNHH một thành viên công trình giao thông Hà Nội 2011-201362 Qua số liệu của bảng ta thấy * Tỷ số nợ trên tổng tài sản Chỉ số nợ trên tổng tài sản của công ty tƣơng đối cao. Hệ số này cao vừa có lợi nhƣng cũng bất lợi cho công ty: có lợi vì chi phí của nợ thƣờng thấp hơn chi phí của vốn chủ sở hữu, chi phí trả lãi vay đối với những khoản nợ phải trả lãi sẽ tạo một khoản tiết kiệm nhờ thuế, đồng thời hệ số nợ cao thì khi công ty có lãi sẽ phát huy tác dụng đòn bẩy tài chính tức là làm khuyếch đại tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Do đó, công ty cần cân nhắc vốn chủ sở hữu, vốn vay đối với kế hoạch tài sản. * Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu là chỉ số phản ánh quy mô tài chính của doanh nghiệp. Nó cho ta biết về tỉ lệ giữa 2 nguồn vốn cơ bản (nợ và vốn chủ sở hữu) mà doanh nghiệp sử dụng để chi trả cho hoạt động của mình. Hai nguồn vốn này có những đặc tính riêng biệt và mối quan hệ giữa chúng đƣợc sử dụng rộng rãi để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Năm 2011, tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu là 5,59 lần; năm 2012 giảm xuống còn 5,45 lần, năm 2013 lại tăng lên 6,3 lần. Điều này có nghĩa là tài sản của Công ty đƣợc tài trợ chủ yếu bởi các khoản nợ. Do đó, khả năng gặp khó khăn trong việc trả nợ hoặc phá sản của doanh nghiệp càng lớn, nhất là trong thời kỳ toàn bộ nền kinh tế rơi vào khủng hoảng nhƣ giai đoạn này. Nợ phải trả chiếm quá nhiều so với nguồn vốn chủ sở hữu có nghĩa là Công ty đi vay mƣợn nhiều hơn số vốn hiện có, nên Công ty có thể gặp rủi ro trong việc trả nợ. Mặc dù, việc sử dụng nợ có ƣu điểm là chi phí lãi vay sẽ đƣợc trừ vào thuế thu nhập doanh nghiệp, nhƣng Công ty phải cân nhắc giữa rủi ro về tài chính và ƣu điểm của vay nợ để đảm bảo một tỷ lệ hợp lý nhất.63 * Tỷ số khả năng trả lãi Năm 2011, tỷ số khả năng trả lãi là 1,09 lần, năm 2012 tỷ số này tăng lên 1,83 lần. Năm 2013, tỷ số này tăng lên 8,76 lần. Vậy khả năng trả lãi vay của công ty có sự tăng lên. 3.2.2.3. Hiệu quả sử dụng tài sản Bảng 3.19. Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng tài sản STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1 Doanh thu thuần Tr.đồng 160.248 227.133 261.890 2 Tài sản cố định bình quân Tr.đồng 53.732 51.555 46.889 3 Tài sản lƣu động bình quân Tr.đồng 205.896 233.900 266.725 4 Tổng tài sản bình quân Tr.đồng 259.628 285.455 313.614 5 Vòng quay tổng tài sản lần 0,62 0,80 0,84 6 Vòng quay tài sản cố định lần 2,98 4,41 5,59 7 Vòng quay tài sản lƣu động lần 0,78 0,97 0,98 Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty TNHH Một thành viên công trình giao thông Hà Nội 2011-2013 Hình 3.11. Hiệu quả sử dụng tài sản Nguồn: Số liệu bảng 3.19 * Vòng quay tài sản cố định: 0,620,800,842,984,415,590,780,970,980,001,002,003,004,005,006,00201120122013nămTriệu đồngVòng quay t ổng t ài sảnVòng quay t ài sản cố địnhVòng quay t ài sản lưu động64 Vòng quay của tài sản cố định cao do giá trị của tài sản cố định bình quân thấp. Năm 2011, vòng quay tài sản cố đinh là 2,98 lần, năm 2012 là 4,41 lần, năm 2013 là 5,59 lần. Nguyên nhân, do năm 2013 doanh thu tăng so với năm 2012 mà tài sản cố định bình quân năm 2013 giảm so với năm 2012 nên vòng quay tài sản cố định tăng. Tỷ số vòng quay tài sản cố định tăng phản ảnh vốn cố định đƣợc sử dụng hiệu quả vào quá trình sản xuất kinh doanh. *Vòng quay tài sản lưu động: Chỉ tiêu vòng quay tài sản lƣu động sẽ cho biết hiệu quả của việc sử dụng tài sản lƣu động của công ty. Vòng quay tài sản lƣu động của năm 2011 là 0,78 lần có nghĩa là 1 đồng tài sản lƣu động tạo ra đƣợc 0,78 đồng doanh thu, năm 2012 là 0,97 lần, tăng lên 0,19 lần (tƣơng ứng 24,36% so với năm 2011), năm 2013 là 0,98 lần, tăng so với năm 2012 là 0,01 lần (tƣơng ứng 1,03% so với năm 2012), tăng 0,2 lần so với năm 2011. Nhƣ vậy vòng quay của tài sản lƣu động, tài sản cố định biến đổi không đáng kể. Chỉ tiêu vòng quay tài sản lƣu động thấp hơn các doanh nghiệp khác ngành nghề vì sản phẩm xây lắp từ khi khởi công đến khi hoàn thành công trình bàn giao đƣa vào sử dụng thƣờng kéo dài. Vì vậy, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang chiếm tỷ trọng lớn, dẫn đến tài sản của doanh nghiệp xây lắp chiếm tỷ trọng lớn, cho nên nhu cầu vốn lƣu động lớn nên vòng quay của tài sản lƣu động thấp. Để hiểu rõ hơn, ta đi so sánh với 2 công ty cùng ngành nghề.65 Bảng 3.20. Bảng so sánh các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản của 3 công ty trong năm 2013 STT Chỉ tiêu ĐVT Công ty GTHN Công ty GT2 Công ty GTCC 1 Doanh thu thuần Tr.đồng 261.890 265.234 107.715 2 Tài sản cố định bình quân Tr.đồng 46.889 11.099 52.630 3 Tài sản lƣu động bình quân Tr.đồng 266.725 114.264 93.259 4 Tổng tài sản bình quân Tr.đồng 313.614 125.363 145.889 5 Vòng quay tổng tài sản lần 0,84 2,12 0,74 6 Vòng quay tài sản cố định lần 5,59 23,90 2,05 7 Vòng quay tài sản lƣu động lần 0,98 2,32 1,16 Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty TNHH một thành viên công trình giao thông Hà Nội , Công ty cổ phần công trình giao thông 2, công ty cổ phần xây lắp giao thông công chính Qua bảng, ta thấy vòng quay tài sản lƣu động, tài sản cố định, tổng tài sản của công ty Giao thông Hà Nội nhỏ hơn của công ty Giao thông 2. Qua đó ta thấy việc sử dụng 1 đồng tài sản lƣu động, tài sản cố định, tổng tài sản của công ty chƣa hiệu quả. Vì vậy, công ty Giao thông Hà Nội cần có những biện pháp sử dụng hiệu quả hơn vốn lƣu động, tài sản cố định. 3.2.2.4. Nhóm các hệ số khả năng sinh lời Mức sinh lời là một vấn đề trọng tâm, không chỉ đƣợc quan tâm bởi các nhà quản trị mà còn bởi các đối tƣợng bên ngoài doanh nghiệp nhƣ nhà đầu tƣ, ngƣời bán, các cơ quan nhà nƣớc nhƣ thuế... Bất kể một doanh66 nghiệp nào khi tiến hành sản xuất kinh doanh đều hƣớng tới hiệu quả kinh tế. Họ đều có mục tiêu chung là tối đa hóa lợi nhuận. Do đó, lợi nhuận là chỉ tiêu tài chính để đánh giá tổng hợp kết quả đồng thời cũng là mục đích cuối cùng của sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận càng cao, doanh nghiệp càng tự khẳng định vị trí của mình và sự tồn tại của mình trên thị trƣờng. Nhƣng để đánh giá một cách đúng đắn chất lƣợng và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, chúng ta không thể chỉ dựa vào tổng lợi nhuận mà doanh nghiệp làm ra bằng số tuyệt đối. Bởi vì phần lợi nhuận này có thể không tƣơng xứng với chi phí bỏ ra, với khối lƣợng tài sản mà doanh nghiệp đã sử dụng mà phải dựa trên chỉ tiêu lợi nhuận bằng số tƣơng đối thông qua các chỉ tiêu về khả năng sinh lời. Bảng 3.21. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1 Tổng tài sản bình quân Tr.đồng 259.628 285.455 313.614 2 Vốn chủ sở hữu bình quân Tr.đồng 41.730 43.783 45.577 3 Doanh thu thuần Tr.đồng 160.248 227.133 261.900 4 Lợi nhuận sau thuế Tr.đồng 4.260 4.427 5.255 5 EBIT (Lợi nhuận trƣớc lãi vay và thuế) Tr.đồng 7.689 8.574 7.699 6 Số vòng quay của Tài sản(3/1) lần 0,617 0,796 0,835 7 Suất sinh lời của DT(ROS) (4/3) lần 0,027 0,019 0,020 8 Suất sinh lời của tài sản( ROA) (4/1) lần 0,016 0,016 0,017 9 Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) (4/2) lần 0,102 0,101 0,115 10 Sức sinh lợi căn bản (BEP) (5/1) lần 0,030 0,030 0,025 Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty TNHH Một thành viên công trình giao thông Hà Nội 2011-201367 Hình 3.12. Các hệ số phản ảnh khả năng sinh lời Nguồn: Số liệu bảng 3.21 Bảng 3.22. Phân tích các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2013/2012 Năm 2012/2011 Chênh lệch % Chênh lệch % 1 Tổng tài sản bình quân Tr.đồng 28.160 9,86% 25.827 9,95% 2 Vốn chủ sở hữu bình quân Tr.đồng 1.793 4,10% 2.053 4,92% 3 Doanh thu thuần Tr.đồng 34.767 15,31% 66.885 41,74% 4 Lợi nhuận sau thuế Tr.đồng 828 18,71% 167 3,92% 5 EBIT (Lợi nhuận trƣớc lãi vay và thuế) Tr.đồng -875 -10,21% 885 11,51% 6 Số vòng quay của Tài sản(3/1) lần 0,039 4,95% 0,178 28,91% 7 Suất sinh lời của DT(ROS) (4/3) lần 0,001 2,95% -0,007 -26,68% 8 Suất sinh lời của tài sản (ROA) (4/1) lần 0,001 8,05% -0,001 -5,48% 9 Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) (4/2) lần 0,014 14,04% -0,001 -0,95% 10 Sức sinh lợi căn bản (BEP) (5/1) lần -0,005 -18,27% 0,000 1,42% Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty TNHH Một thành viên công trình giao thông Hà Nội 2011-2013 Chỉ tiêu suất sinh lời của doanh thu (ROS) ta thấy tỷ lệ này khá thấp. Năm 2011 là 0,027, năm 2012 là 0,019, năm 2013 là 0,020. Nguyên nhân 0,0000,0200,0400,0600,0800,1000,1200,140Năm 2011Năm 2012Năm 2013lầnROSROAROEBEP68 của ROS thấp là do giá vốn hàng bán của công ty chiếm tỷ trọng 86,93% trong tổng doanh thu nên lợi nhuận mang lại của công ty rất thấp. Chỉ tiêu suất sinh lời của tài sản (ROA) biến động đáng kể qua các năm. Năm 2011, ROA bằng 0,016 lần, năm 2012 bằng 0,016, năm 2013 là 0,017. Chỉ tiêu suất sinh lời của tài sản thấp vì tỷ trọng giá vốn hàng bán cao, lợi nhuận thấp, tổng tài sản cao. Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu của năm 2011 là 0,102 lần có nghĩa là 1 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra 0,102 đồng lợi nhuận, năm 2012 là 0,101 lần, năm 2013 là 0,115 lần. Nhƣ vậy sức sinh lời vốn chủ sở hữu năm 2013 tăng lên 0,014 (tƣơng ứng 14,04%) so với năm 2012. Để hiểu rõ hơn, tác giả so sánh với 2 công ty cùng ngành Bảng 3.23 Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của 3 công ty trong năm 2013 STT Chỉ tiêu ĐVT Công ty GTHN Công ty GT2 Công ty GTCC 1 Tổng tài sản bình quân Tr.đồng 313.614 125.363 145.889 2 Vốn chủ sở hữu bình quân Tr.đồng 45.577 19.967 36.719 3 Doanh thu thuần Tr.đồng 261.900 265.234 107.715 4 Lợi nhuận sau thuế Tr.đồng 5.255 2.444 1.156 5 EBIT (Lợi nhuận trƣớc lãi vay và thuế) Tr.đồng 7.699 6.158 5.128 6 Số vòng quay của Tài sản(3/1) lần 0,835 2,116 0,738 7 Suất sinh lời của DT(ROS) (4/3) lần 0,020 0,009 0,011 8 Suất sinh lời của tài sản (ROA) (4/1) lần 0,017 0,019 0,008 9 Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu ( ROE) (4/2) lần 0,115 0,122 0,031 10 Sức sinh lợi căn bản (BEP) (5/1) lần 0,025 0,049 0,035 Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty TNHH một thành viên công trình giao thông Hà Nội, Công ty cổ phần công trình giao thông 2, công ty cổ phần xây lắp giao thông công chính69 Qua bảng ta thấy ROA, ROS, ROE, BEP đều thấp do đặc điểm của ngành giao thông là tỷ trọng giá vốn hàng bán cao, lợi nhuận thấp, tổng tài sản và doanh thu cao. Mặc dù lợi nhuận sau thuế, lợi nhuận trƣơc thuế và lãi vay của Công ty TNHH Một thành viên Công trình giao thông Hà Nội đều cao hơn so với 2 công ty cùng ngành; nhƣng các chỉ số ROA, ROE, BEP của Công ty TNHH Một thành viên Công trình giao thông Hà Nội đều thấp hơn so với 2 công ty cùng ngành. Để hiểu rõ hơn ROE nhà phân tích có thể kết hợp thêm phƣơng pháp Dupont trong phân tích chỉ tiêu suất sinh lời. Phân tích khả năng sinh lời qua chỉ số Dupont thực chất chính là phân tích khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu. Việc phân tích dựa vào chỉ số Dupont sẽ giúp ta kết hợp đánh giá tổng hợp khả năng sinh lời của doanh nghiệp, đồng thời giúp ta đề xuất những biện pháp gia tăng suất sinh lời của vốn chủ sở hữu. Bảng 3.24. Vận dụng phƣơng pháp Dupont phân tích ROE STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1 Lợi nhuận ròng Tr.đồng 4.260 4.427 5.255 2 Lợi nhuận trƣớc thuế Tr.đồng 5.203 6.339 6.984 3 EBIT Tr.đồng 7.689 8.574 7.699 4 Doanh thu Tr.đồng 160.248 227.133 261.900 5 Tài sản bình quân Tr.đồng 259.628 285.455 313.614 6 Vốn chủ sở hữu bình quân Tr.đồng 41.730 43.783 45.577 7 Lợi nhuận ròng/ LN trƣớc thuế lần 0,819 0,698 0,752 8 LN trƣớc thuế/ EBIT lần 0,677 0,739 0,907 9 EBIT / Doanh thu lần 0,048 0,038 0,029 10 Doanh thu / Tài sản lần 0,617 0,796 0,835 11 Tài sản / Vốn chủ sở hữu lần 6,222 6,520 6,881 12 ROE Lần 0,102 0,101 0,115 Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty TNHH Một thành viên công trình giao thông Hà Nội 2011-201370 Hệ số gánh nặng thuế = Lợi nhuận ròng/ Lợi nhuận trƣớc thuế. Hệ số gánh nặng thuế năm 2012 nhỏ nhất bởi vì năm 2012 chính phủ đã có những chính sách giảm thuế cho doanh nghiệp. Hệ số lợi nhuận trƣớc thuế/EBIT cao, cụ thể năm 2013 hệ số này là 0,907 lần. Nhƣ vậy, chứng tỏ lãi vay rất thấp, doanh nghiệp sử dụng rất ít nguồn vốn vay. Ebit/Doanh thu giảm dần qua các năm, chứng tỏ một đồng doanh thu đem lại lợi nhuận trƣớc lãi vay và thuế giảm dần. Hệ số doanh số trên tài sản, nó cho biết hiệu quả của việc sử dụng tài sản của công ty. Hệ số này tăng đần chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản tăng dần. Hệ số đòn bẩy (Tài sản / Vốn chủ sở hữu) là thƣớc đo hệ số đòn bẩy tài chính công ty, 1 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng tài sản. Hệ số này tăng dần qua các năm. 3.3. Đánh giá chung về tình hình tài chính của Công ty TNHH Một thành viên công trình giao thông Hà Nội 3.3.1. Điểm mạnh + Về doanh thu và lợi nhuận Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty liên tục tăng trong 2 năm cụ thể: năm 2013 tăng 34.115 triệu đồng (tƣơng ứng 14,98%) so với năm 2012, năm 2012 tăng 67.231 triệu đồng (tƣơng ứng 41,87%) so với năm 2011. Nhƣ vậy, mặc dù trong năm 2012, 2013 nhiều công ty trong lĩnh vực giao thông có nguy cơ phá sản cao nhƣng công ty vẫn tăng đều đặn doanh thu. Trong 3 năm lợi nhuận sau thuế của Công ty đều dƣơng và liên tục tăng năm sau cao hơn năm trƣớc, cụ thể: Lợi nhuận sau thuế của năm 2013 tăng 828 triệu đồng (tƣơng ứng 18,7%) so với năm 2012, năm 2012 tăng 167 triệu đồng (tƣơng ứng 3,92%) so với năm 2011. Để đạt đƣợc mức tăng lợi nhuận và doanh thu này, lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ công nhân viên của công ty tìm cách khai thác các công trình trên71 địa bàn Thành phố Hà Nội, tiết kiệm chi phí, có các biện pháp thi công phù hợp để giảm lãng phí vật tƣ, sức lao động, rút ngắn thời gian thi công, đẩy nhanh quyết toán công trình để tăng doanh thu và lợi nhuận của công ty. + Về cơ cấu tài sản: Giá trị tài sản của công ty đƣợc duy trì qua các năm tƣơng đối lớn. Năm 2011 giá trị tài sản đạt 281.685 triệu đồng, với tài sản cố định chiếm 18,98%, tài sản lƣu động chiếm 81,02% so với tổng tài sản. Sang năm 2012 tổng tài sản tiếp tục tăng 7.538 triệu đồng (tƣơng ứng 2,68% so với năm 2011) với tài sản cố định chiếm 17,17%, tài sản lƣu động chiếm 82,83% so với tổng tài sản. Năm 2013 tài sản tăng 48.781 triệu đồng (tƣơng ứng 16,87% so với năm 2012) trong đó tài sản cố định chiếm 13,06%, tài sản lƣu động chiếm 86,94% so với tổng tài sản. + Về tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh: Trong 3 năm, vốn hoạt động thuần của Công ty đều dƣơng và có giá trị rất lớn chứng tỏ nguồn tài trợ thƣờng xuyên (bao gồm các khoản nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu) đủ tài trợ cho tài sản dài hạn và nợ ngắn hạn. Công ty đạt đƣợc cân bằng tài chính bền vững. + Về hệ số phản ánh khả năng thanh toán Năm 2013, hệ số thanh toán hiện hành của công ty là 1,72 lần, tăng 0,21lần so với năm 2012, tăng 0,27 lần so với năm 2011. Chỉ số này lớn hơn 1 cho thấy công ty có khả năng thanh toán đƣợc các khoản nợ sắp đáo hạn. Hệ số thanh toán nhanh của công ty tăng dần qua các năm. Năm 2013 là 0,89 lần, năm 2012 là 0,65 lần, năm 2011 là 0,6 lần. + Về hệ số khả năng sinh lời Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu của năm 2013 tăng với giá trị 0,015 lần (tƣơng ứng 14,96%) so với năm 2012 3.3.2. Hạn chế và các nguyên nhân của hạn chế Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, tình hình tài chính của công ty vẫn còn tồn tại một số vấn đề sau:72 + Cơ cầu tài sản chƣa thật sự hợp lý: Tỷ trọng tài sản lƣu động lớn, các năm đều chiếm tỷ trọng trên 80% trong tổng tài sản. Nguyên nhân do các khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho cao. + Hiệu suất sử dụng tài sản cố định và tài sản lƣu động chƣa tốt. Vòng quay của tài sản cố định và tài sản lƣu động của công ty thấp hơn so với công ty cổ phần xây lắp giao thông 2 và công ty cổ phần xây lắp giao thông công chính. Nguyên nhân do công tác nghiệm thu, thu hồi vốn, quyết toán chậm. + Giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng cao trên 90% do đặc điểm của ngành giao thông, chi phí quản lý doanh nghiệp cao. Việc sử dụng nhiều nhân công trong việc thi công gây lãng phí nhân công. Kết luận chƣơng 3 Trong chƣơng 3, luận văn đã khái quát hóa quá trình hình thành, phát triển của công ty TNHH Một thành viên Công trình giao thông Hà Nội, xác định cơ cấu tổ chức, chức năng hoạt động chủ yếu của Công ty. Tiếp đến, luận văn đi sâu vào nghiên cứu phân tích thực trạng tài chính của Công ty TNHH Một thành viên Công trình giao thông Hà Nội trên cơ sở lý luận của chƣơng 1, phƣơng pháp phân tích của chƣơng 2, các cơ sở thu thập dữ liệu và các quy trình thực hiện tại Công ty. Từ đó, luận văn đi sâu phân tích trực trạng tài chính của Công ty. Trên cơ sở đó, luận văn rút ra những kết quả đạt đƣợc, tồn tại và phân tích những nguyên nhân gây ra tồn tại đó.7374 CHƢƠNG 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG HÀ NỘI 4.1. Định hƣớng phát triển của công ty Năm 2014, là năm công ty có nhiều thuận lợi. Thành phố đã phê duyệt quyết định đặt hàng của công tác duy tu duy trì trên địa bàn thuộc Công ty quản lý với kinh phí 180 tỷ đồng. Tuy còn nhiều khó khăn nhƣng Thành phố vẫn ƣu tiên đầu tƣ hạ tầng chống ùn tắc giao thông. Tiếp tục củng cổ tổ chức, kiện toàn bộ máy quản lý văn phòng công ty và các xí nghiệp thành viên, sắp xếp cán bộ phù hợp với năng lực để nhằm giảm dần chi phí quản lý của doanh nghiệp. Đa dạng ngành nghề, mở rộng địa bàn hoạt động, tiếp tục làm tốt công tác quản lý duy tu cầu, đƣờng, tổ chức giao thông đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công việc. Đẩy mạnh thi công công trình, đồng thời tăng cƣờng công tác nghiệm thu, thanh quyết toán, thu hồi vốn nhanh. Nâng cao chất lƣợng hồ sơ dự thầu, tham gia đấu thầu có tính cạnh tranh cao, tích cực chuyển biến phù hợp với cơ chế thị trƣờng. Tăng cƣờng tham gia các công trình của Sở giao thông vận tải làm chủ đầu tƣ, các nguồn vốn ngoài kế hoạch đặt hàng, mở rộng các mối quan hệ, tham gia công trình các quận, các huyện. Tăng cƣờng công tác cho thuê văn phòng, cho thuê máy móc thiết bị để tăng doanh thu. 4.2. Một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty. Từ việc phân tích tài chính công ty TNHH Một thành viên Công trình giao thông Hà Nội, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của công ty, cụ thể các giải pháp đó nhƣ sau:75 4.2.1. Tăng doanh thu Doanh thu của công ty đƣợc hình thành từ giá trị quyết toán, kết toán của các công trình xây dựng cơ bản, của kinh doanh dịch vụ, của cho thuê văn phòng, của sản xuất bê tông nhựa....Để tăng doanh thu, công ty cần thực hiện một số giải pháp sau: Một là, nâng cao chất lƣợng hồ sơ dự thầu để có thể trúng thầu nhiều công trình công ty dự thầu. Hai là, mở rộng các mối quan hệ, tham gia các công trình duy tu ngoài đơn đặt hàng để khai thác thêm các khách hàng mới. Công ty hiện nay chủ yếu thi công các công trình trên địa bàn Hà Nội. Trong những năm tới công ty nên khai thác các công trình các tỉnh lân cận để tăng nguồn doanh thu. Ba là, tăng cƣờng công tác cho thuê văn phòng, cho thuê máy móc thiết bị để tăng doanh thu. Bốn là, đẩy mạnh công tác thi công công trình nhanh gọn, đẩy nhanh tiến độ nghiệm thu, thanh quyết toán công trình để thu hồi vốn từ chủ đầu tƣ. Năm là, trƣớc khi tham gia đấu thầu nhiều công trình cần phải nghiên cứu kỹ nguồn vốn của dự án, tốc độ giải ngân công trình, mặt bằng thi công có thuận lợi không, để đảm bảo khi thi công công trình nhanh gọn, thời gian thu hồi vốn nhanh. Sáu là, cần phải giữ uy tín và làm hài lòng khách hàng. Khách hàng của công ty là các chủ đầu tƣ. Các chủ đầu tƣ có thể là Uỷ ban nhân dân các tỉnh, Uỷ ban nhân dân các quận, chủ sở hữu khu công nghiệp...chủ đầu tƣ thƣờng lập các ban quản lý dự án để trực tiếp ký hợp đồng, theo dõi tiến độ và quản lý chất lƣợng công trình. Chủ đầu tƣ quan tâm chất lƣợng công trình, thời gian thi công, giá cả. Vì vậy để thỏa mãn khách hàng, công ty cần giao hàng đúng hoặc trƣớc hạn, giá cả cạnh tranh với chất lƣợng tốt.76 4.2.2. Giảm chi phí * Giảm tỷ trọng giá vốn hàng bán so với doanh thu xuống. Giá vốn hàng bán gồm các chi phí nguyên vật liệu, chi phí thuê máy móc thiết bị, chi phí nhiên liệu, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí dở dang... - Giảm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: + Khâu mua vật tƣ: Cán bộ phòng vật tƣ cần có tinh thần trách nhiệm và kỹ năng đàm phán để mua đƣợc vật tƣ với giá thấp nhất; cán bộ phòng vật tƣ cần phải căn cứ vào kế hoạch thi công để mua vật tƣ, đảm bảo cung ứng vật tƣ đầy đủ, giảm thiểu số ngày dừng sản xuất do thiếu vật tƣ. Cán bộ thi công công trình và cán bộ phòng vật tƣ cần phối hợp chặt chẽ để nắm rõ tình hình vật tƣ có đảm bảo chất lƣợng không, có sử dụng đƣợc không, tiến độ cấp hàng nhƣ thế nào... để kịp thời phản ánh với nhà cung cấp vật tƣ. + Khâu lập kế hoạch sản xuất: Phòng kế hoạch phải sát sao với chủ đầu tƣ, thu thập các báo cáo của các cán bộ kỹ thuật thi công trực tiếp để lập lên kế hoạch sát với thực tế để đảm bảo cung ứng đủ vật tƣ. - Giảm thiểu tổn thất các khoản chi phí về nhiên liệu, công ty cần triển khai hệ thống định vị trong công tác thanh toán chi phí xăng xe. Thƣờng xuyên bảo hành, bảo dƣỡng xe, máy móc thiết bị để tránh phải sửa chữa lớn do không theo dõi thời gian cần để bảo dƣỡng. - Giảm chi phí thuê máy móc thiết bị: Cần có các biện pháp thi công để giảm thiểu số ngày dùng máy móc thiết bị. - Giảm chi phí nhân công trực tiếp: Công ty cần tăng cƣờng hình thức khoán hạng mục công việc để ngƣời lao động hăng say làm việc hơn, giảm thiểu chi phí nhân công, giảm thiểu thời gian thi công công trình. - Giảm chi phí dở dang: Tăng cƣờng công tác nghiệm thu, khối lƣợng hoàn thành bàn giao cho khách hàng, tránh chi phí dở dang quá lớn.77 * Giảm tỷ trọng chi phí quản lý doanh nghiệp xuống. So với Công ty cổ phần xây lắp giao thông công chính, Công ty TNHH một thành viên Công trình giao thông Hà Nội có tỷ trọng chi phí quán lý doanh nghiệp cao hơn. Công ty cần có các biện pháp giảm chi phí quản lý doanh nghiệp nhƣ cơ cấu cán bộ hợp lý để giảm thiểu nhân công nhàn rỗi, giảm thiểu các chi phí phục vụ văn phòng, cần có kế hoạch chi tiêu hợp lý. * Tuyên truyền nâng cao ý thức tiết kiệm đến ngƣời lao động; làm tốt công tác thi đua khen thƣởng ngƣời lao động có ý thức tiết kiệm, có sáng kiến cải tiến kỹ thuật góp phần làm giảm chi phí sản xuất; kỷ luật ngƣời lao động không có ý thức tiết kiệm, gây lãng phí trong sản xuất. Luôn tìm ra những bất cập trong quá trình thi công công trình để chỉ ra những khâu gây lãng phí chi phí, đƣa ra các chƣơng trình thi đua, giải pháp tiết kiệm chi phí. * Để giảm đƣợc chi phí công ty nên lập chỉ tiêu sau: + Chỉ tiêu đánh giá sự đổi mới và sáng tạo trong phƣơng pháp thi công: Số lƣợng giải pháp, sáng kiến đƣợc áp dụng trong thi công. + Chỉ tiêu đánh giá sự tiết kiệm trong chi phí: Tỷ lệ giảm giá thành công trình so với kỳ trƣớc. + Chỉ tiêu đánh giá sự cải thiện về chất lƣợng: Tỷ lệ công trình phải làm lại (tính theo m2); tỷ lệ chi phí sửa chữa công trình so với thi công. + Thời gian bàn giao công trình: Tỷ lệ công trình bàn giao sớm, tỷ lệ công trình bàn giao đúng hạn, tỷ lệ công trình bàn giao chậm tiến độ, thời gian khắc phục sự cố của công trình bị hƣ hỏng. 4.2.3. Điều chỉnh cơ cấu tài sản Hàng năm, tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản, chiếm 80% trên tổng tài sản. Phần lớn tài sản ngắn hạn đƣợc cấu thành từ các khoản phải thu và hàng tồn kho. Cơ cấu tài sản nhƣ vậy chƣa hợp lý, Công ty cần giảm tỷ trọng tài sản ngắn hạn.78 * Biện pháp điều chỉnh giảm giá trị hàng tồn kho: Giá trị hàng tồn kho năm 2011 chiếm 58,34%, năm 2012 chiếm 56,63%, năm 2013 chiếm 47,97%. Để hiểu rõ hơn vì sao giá trị hàng tồn kho trong một doanh nghiệp về lĩnh vực giao thông chiếm tỷ lệ lớn vậy? - Do tình hình thanh quyết toán nghiệm thu công trình chậm, rất nhiều công trình đã thi công xong nhƣng vẫn chƣa xong thủ tục hồ sơ với chủ đầu tƣ nên kế toán hạch toán vào chi phí xây dựng cơ bản dở dang. Năm 2011, chi phí xây dựng cơ bản dở dang là 7.340 triệu đồng, năm 2012 là 9.121 triệu đồng, năm 2013 là 9.967 triệu đồng. Vì các công trình chƣa hoàn thành nghiệm thu xong nên toàn bộ chi phí nguyên vật liệu của các công trình dở dang, công trình chuyển tiếp vào cuối năm đƣợc hạch toán vào hàng tồn kho. Theo tác giả, trong những năm tới, Ban lãnh đạo công ty cần có biện pháp để nghiệm thu công trình nhanh gọn với chủ đầu tƣ, tránh công trình thi công xong mà chƣa xong hồ sơ, làm công trình đến đâu cần nghiệm thu hồ sơ kết toán đến đó để nhanh chóng thu hồi vốn của chủ đầu tƣ. - Công ty có đặc điểm nhận đặt hàng duy tu thƣờng xuyên các tuyến phố, cầu vƣợt, cầu bộ hành trên địa bàn Hà Nội, duy tu các cầu lớn nhƣ cầu Chƣơng Dƣơng... nên công ty vẫn phải dự trữ hàng tồn kho để kịp với các nhu cầu duy tu bảo dƣỡng cũng nhƣ thi công các công trình xây dựng cơ bản. + Khâu mua vật tƣ: cán bộ phòng vật tƣ cần phải căn cứ vào kế hoạch thi công để mua vật tƣ, tránh tồn kho ứ động vật tƣ nhiều. + Khâu lập kế hoạch sản xuất: Phòng kế hoạch phải sát sao với chủ đầu tƣ, lập các kế hoạch sản xuất duy tu để có thể dự trù mua vật tƣ nhập kho. Tránh mua vật tƣ dự trữ quá nhiều gây lãng phí và tồn kho. * Tăng cƣờng biện pháp thu hồi các khoản phải thu: các khoản phải thu năm 2013 chiếm 37,58% so với tài sản ngắn hạn, chiếm 42,17% tổng doanh thu của công ty, đây là một tỷ lệ khá lớn, vốn của Công ty bị79 chiếm dụng nhiều, làm ảnh hƣởng lớn dòng tài chính, giảm khả năng thanh toán nhanh của công ty, hệ quả là tỷ lệ công ty chiếm dụng vốn của nhà cung cấp lại tăng lên, vay ngân hàng cũng sẽ tăng lên để bù đắp cho khoản vốn bị chiếm dụng, làm tăng chi phí và rủi ro tài chính. Do vậy, thu hồi vốn là nhiệm vụ rất quan trọng để cải thiện tình hình tài chính của công ty. Việc quản lý các khoản phải thu từ khách hàng liên quan chặt chẽ tới việc thực hiện các hợp đồng thi công xây dựng. Để quản lý tốt các khoản phải thu công ty cần thực hiện một số biện pháp sau: - Xây dựng chính sách tín dụng thƣơng mại hợp lý: + Nên cung cấp tín dụng với khách hàng có sức mạnh tài chính, làm ăn lâu dài và có uy tín trên thị trƣờng. Với khách hàng mất khả năng thanh toán, Công ty có thể cho phép họ dùng tài sản thế chấp hoặc mua hàng hoá của họ bằng khoản nợ để bù đắp thiệt hại do không thu hồi đƣợc các khoản nợ. + Xây dựng chiết khấu thanh toán hợp lý để khuyến khích thanh toán đúng hạn và trƣớc hạn. - Đối với các công trình thi công xây dựng do công ty nhận thầu, thì các công việc cần phải đƣợc thực hiện tốt theo cam kết trong hợp đồng đã ký, tích cực trong công tác nghiệm thu, thủ tục nghiệm thu tuân thủ sự chặt chẽ để làm cơ sở thanh toán với bên giao thầu. - Đề ra các biện pháp thu hồi công nợ hợp lý: + Thƣờng xuyên kiểm soát sát sao để nắm vững tình hình nợ phải thu và tình hình thu hồi nợ qua việc mở sổ theo dõi chi tiết nợ phải thu và tình hình thanh toán với khách hàng, nắm rõ đặc điểm của từng khoản nợ, từ đó tổ chức thu hồi dứt điểm các khoản nợ cũ đã đến hạn còn các khoản nợ sắp đến hạn thanh toán thì cần chuẩn bị sẵn hồ sơ và chứng từ cần thiết, tích cực tiếp xúc khách hàng để thu hồi công nợ. + Trong hợp đồng kinh tế cần xây dựng các điều khoản thanh toán chặt chẽ về mặt pháp lý để có ràng buộc trách nhiệm thanh toán và để có đủ căn80 cứ pháp lý khi phải đƣa ra pháp luật, không nên để thời hạn nợ quá lâu bởi thời gian càng lâu thì rủi ro sẽ tăng lên gây nên các khoản phải thu khó đòi. - Thƣờng xuyên phân loại, phân tích các khoản công nợ để có biện pháp thu hồi đối với từng khoản nợ. - Giao trách nhiệm rõ ràng cho một bộ phận chịu trách nhiệm chính trong việc thu hồi công nợ, thiết lập cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban trong công ty trong công tác nghiệm thu, bán hàng và thu hồi công nợ, có cơ chế thƣởng phạt hiệu quả đối với đội ngũ thu hồi công nợ. 4.2.4. Hoàn thiện bộ máy quản lý tài chính, nâng cao trình độ cán bộ Hiện nay, Công ty chƣa có bộ phận chuyên trách thực hiện công tác phân tích tài chính. Việc phân tích tài chính chỉ đƣợc thực hiện một cách sơ lƣợc bởi các kế toán viên thông qua tính toán các chỉ số tài chính mà chƣa đi sâu vào nghiên cứu, phân tích đánh giá tình hình tài chính để tìm ra nguyên nhân và giải pháp phù hợp. Vấn đề con ngƣời luôn luôn là vấn đề quan trọng, cốt lõi và là nhân tố cơ bản đem lại thành công cho mọi hoạt động. Quy chế tốt, định hƣớng tốt, cơ sở vật chất tốt nhƣng ngƣời thực hiện không tốt thì không thể thành công đƣợc. Việc phân tích tài chính là vô cùng quan trọng, vì các đề xuất này sẽ hỗ trợ Công ty trong việc đƣa ra quyết định tài chính. Song điều này đòi hỏi nhân viên phân tích phải đọc nhiều để nắm bắt đƣợc các thông tin liên quan, các vấn đề về pháp luật, biến động thị trƣờng, các tình hình hoạt động đƣợc đăng tải trên tạp chí tài chính, sách báo… Tất cả các quyết định về kinh doanh, tài chính, quản lý của doanh nghiệp đều từ cán bộ quản lý; do vậy trình độ, năng lực và đạo đức của cán bộ quản lý là quyết định sự hoạt động có hiệu quả của doanh nghiệp, hiệu quả hoạt động tài chính và công tác phân tích tài chính doanh nghiệp.81 Cần có hệ thống các chính sách phù hợp nhằm nâng cao trình độ nhân viên chuyên trách: Chọn lọc những nhân viên cho Phòng Tài chính phải đƣợc đào tạo cơ bản, nắm chắc về tài chính, có kinh nghiệm và thâm niên trong công tác tài chính tại các xí nghiệp trực thuộc Công ty; bổ sung những kiến thức về pháp luật và các chính sách tài chính thông qua các thông tin trên các báo, công báo, các trang web liên quan; khuyến khích tìm hiểu thông tin kinh tế trong và ngoài nƣớc từ mọi nguồn đăng tải; phát triển hệ thống quản lý tài chính thông suốt từ Công ty đến các xí nghiệp; thƣờng xuyên trao đổi thông tin bên ngoài về kinh tế, tài chính, thị trƣờng… qua trang web hoặc nhiều hình thức khác. Nhƣ vậy, có thể thấy vấn đề đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên trách và chuyên viên phân tích tài chính là một yêu cầu cần thiết. Những yêu cầu đối với một chuyên viên phân tích bao gồm: + Chuyên môn về tài chính giỏi. + Đƣợc đào tạo về kỹ thuật phân tích. + Có hiểu biết sâu rộng về đặc điểm kinh doanh của ngành, về môi trƣờng kinh doanh, các chính sách kinh tế vĩ mô: Chính sách tài chính, tiền tệ chính sách thuế…, hiểu biết về luật pháp, về xu thế biến động của nền kinh tế trong nƣớc và quốc tế. + Để làm đƣợc điều đó, Công ty cần thành lập một bộ phận chuyên trách thực hiện công việc phân tích tài chính định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Lãnh đạo công ty; thƣờng xuyên cử cán bộ đi đào tạo chuyên môn sâu về lĩnh vực này. Hàng năm, Công ty cần phải tổ chức bồi dƣỡng nghiệp vụ và cập nhập các thông tin kinh tế, xã hội cần thiết phục vụ cho việc phân tích. 4.3. Kiến nghị * Kiến nghị với Bộ tài chính, Tổng cục Thống kê Để hỗ trợ phát triển công tác phân tích tài chính tại các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý Nhà nƣớc nhƣ Bộ Tài chính, Tổng cục Thống kê cần thúc đẩy việc minh bạch hóa thông tin trong nền kinh tế.82 Hiện tại, các dữ liệu thống kê các chỉ số trung bình ngành chƣa đƣợc cập nhật công khai. Các dữ liệu thống kê (nếu có) cũng thƣờng cũ và lạc hậu so với hiện tại. Do đó, thiếu nguồn dữ liệu quan trọng, tin cậy phục vụ cho việc phân tích tài chính tại các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Để công tác phân tích tài chính tại các doanh nghiệp thực sự đầy đủ và có hiệu quả, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính nói riêng và quản lý hoạt động kinh doanh nói chung, từ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Hàng năm, các cơ quan thống kê nên công bố các chỉ số tài chính trung bình của các ngành nghề, lĩnh vực của nền kinh tế. Ngoài ra, Bộ Tài chính cần quy định cụ thể và thống nhất về hệ thống các chỉ tiêu cần trình bày trên Báo cáo tài chính. Đồng thời, các chính sách kế toán cũng cần đƣợc ban hành đồng bộ, nhất quán giữa các năm. Việc các chính sách, chế độ kế toán có nhiều thay đổi và chƣa thống nhất nhƣ hiện nay gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc áp dụng, cũng nhƣ gây khó khăn cho việc tính toán và so sánh các chỉ tiêu tài chính giữa các năm khi phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp. * Kiến nghị với Công ty TNHH Một thành viên công trình giao thông Hà Nội Trƣớc hết cần quan tâm đến nhân sự của công ty: thƣờng xuyên tổ chức, gửi nhân viên đi đào tạo, bồi dƣỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, cập nhật chế độ chính sách và hiểu biết về pháp luật, môi trƣờng kinh doanh, đặc điểm kinh doanh của công ty để có thể thích ứng với sự phát triển và biến động của nền kinh tế, sự đa dạng của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và quan trọng hơn hết là phải có tƣ duy sáng tạo, nhạy bén, hoạch định chiến lƣợc, có tầm nhìn xa,… giúp cho Ban Tổng giám đốc công ty đƣa ra quyết định xác đáng.83 Công ty phải chấn chỉnh và sắp xếp lại bộ máy gián tiếp, phục vụ trong Công ty theo hƣớng tinh giản, gọn nhẹ hơn nữa, giải quyết chế độ cho số cán bộ, nhân viên có điều kiện và thâm niên công tác nhƣng không đáp ứng đƣợc yêu cầu về sức khoẻ và trình độ năng lực. Ban lãnh đạo Công ty cần kiên quyết sàng lọc những ngƣời không đủ trình độ, năng lực và phẩm chất đồng thời phải có chế độ thƣởng phạt phân minh nhằm khuyến khích, động viên kịp thời những ngƣời đã hoàn thành tốt nhiệm vụ. Công ty nên bổ sung một số cán bộ kỹ thuật, nhân viên trẻ, có trình độ, năng lực quản lý, điều hành và có những chính sách đặc biệt để thu hút họ về công ty làm việc. Ngoài ra, Công ty cũng nên thƣờng xuyên tổ chức các lớp học ngắn hạn về pháp luật và những cải cách đổi mới của Nhà nƣớc, đặc biệt là những chính sách về tiền lƣơng, tiền thƣởng để thực hiện quy chế dân chủ trong quản lý. Cán bộ quản lý phải tăng cƣờng chỉ đạo, giám sát việc áp dụng các chế độ, chuẩn mực, Luật kế toán. Đồng thời tăng cƣờng hoạt động của kiểm soát nhằm đảm bảo các thông tin cung cấp là chính xác, đáng tin cậy. Kết luận chƣơng 4 Trên cơ sở lý luận phân tích tài chính và phân tích trực trạng tài chính tại Công ty TNHH Một thành viên công trình giao thông Hà Nội, luận văn đã đƣa ra phƣơng hƣớng và giải pháp để hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Công ty. Thực hiện tốt các giải pháp hoàn thiện phân tích tài chính, sẽ giúp cho các nhà đầu tƣ quan tâm đến Công ty, nhìn nhận rõ hơn về tình hình tài chính của Công ty, qua đó sẽ có những quyết định đúng đắn giúp cho Công ty đứng vững trong cơ chế thị trƣờng khắc nghiệt. Về thực tiễn các giải pháp hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính Công ty có thể áp dụng cho các doanh nghiệp khác cùng loại hình kinh doanh giống nhƣ Công ty.84 KẾT LUẬN Nền kinh tế thị trƣờng ngày càng phát triển, mỗi một công ty muốn tồn tại và phát triển phải nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, nâng cao chất lƣợng quản trị công ty. Muốn vậy thì việc phân tích hoạt động kinh doanh nói chung và phân tích tình hình tài chính nói riêng là việc đòi hỏi cấp thiết trong việc quản lý tài chính. Luận văn với đề tài “Phân tích tài chính tại Công ty TNHH Một thành viên Công trình giao thông Hà Nội” đƣợc thực hiện với mong muốn làm rõ các lý luận về phân tích tài chính áp dụng trong các doanh nghiệp hiện nay và tại đơn vị thực hiện phân tích nói riêng. Qua đó, đƣa ra các đề xuất cũng nhƣ một số kiến nghị để nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại Công ty. Do vậy việc phân tích tài chính và từ đó đƣa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa hiệu quả tài chính tại Công ty là một yêu cầu cấp bách và cần thiết. Trong đề tài này đã kết hợp sử dụng các cơ sở lý luận với thực tiễn phân tích cũng nhƣ so sánh với các đơn vị cùng ngành với Công ty, từ đó thực hiện đánh giá kết quả đạt đƣợc, phân tích các mặt hạn chế cũng nhƣ nguyên nhân của hạn chế đó để đƣa ra các giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính thông qua việc đƣa ra biện pháp đẩy mạnh kinh doanh, quản lý chi phí, tăng hiệu quả sinh lời phục vụ cho quản lý tài chính tại đơn vị. Do thời gian nghiên cứu và kinh nghiệm của bản thân còn có phần hạn chế nên Luận văn khó tránh khỏi những khiếm khuyết. Tác giả mong nhận đƣợc sự nhận xét, góp ý của các thầy cô giáo, đồng nghiệp và bạn bè để Luận văn đƣợc hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn!85 DANH MỤ C TÀI LIỆU THAM KHẢO I.Tài liệu tiếng Việt : 1. Ngô Thế Chi và Nguyễn Trọng Cơ, 2009. Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính. 2. Nguyễn Tấn Bình, 2009. Phân tích hoạt động doanh nghiệp – Phân tích kinh doanh – Phân tích báo cáo tài chính – Phân tích hiệu quả các dự án. Thành phố Hồ Chí Minh: NXB Thống kê. 3. Đặng Kim Cƣơng và Nguyễn Công Bình, 2008. Phân tích các báo cáo tài chính – Lý thuyết bài tập và bài giải.Hà Nội: NXB Giao thông vận tải. 4. Công ty Cổ phần Công trình Giao thông 2 Hà Nội, 2013. Báo cáo tài chính năm 2013. 5. Công ty Cổ phần Xây lắp Giao thông Công chính, 2013. Báo cáo tài chính năm 2013. 6. Công ty TNHH Một thành viên Công trình Giao thông Hà Nộ i, 2011 - 2013. Báo cáo tài chính từ năm 2011 đến năm 2013. 7. Trần Thị Thái Hà, 2005. Đầu tư tài chính. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học quốc gia. 8. Nguyễn Minh Kiều, 2012. Tài chính doanh nghiệp căn bản. Tái bản lần thứ 3. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động - Xã hội. 9. Nguyễn Năng Phúc, 2011. Giáo trình phân tích báo cáo tài chính. Tái bản lần thứ hai. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân. 10. Trần Thế Phƣơng, 2012. Phân tích tài chính tại Công ty Cổ phần Xây dựng Công nghiệp Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ Kinh doanh và Quản lý. Trƣờng Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội.86 11. Nguyễn Xuân Vinh, 2012. Phân tích tình hình tài chính công ty một thành viên Thép Hòa Phát. Luận văn thạc sỹ. Trƣờng Đại học Ngoại Thƣơng. 12. Trần Thanh Thủy, 2013. Phân tích tình hình tài chính công ty xuất nhập khẩu Vinashin. Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng. Trƣờng Đại học kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội. 13. Nguyễn Thanh Tùng, 2014. Phân tích tài chính Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel. Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng. Trƣờng Đại học kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội. II.Tài liệu tiếng Anh: 1. Brealey and Allen, 2006. Principles of Corporate Finance, McGraw-Hill Irwin 2. Brigham, Houston, 2004. Fundamentals of Financial Management. Harcourt College Publisher.87 PHỤ LỤC88 Công ty TNHH Một thành viên Công trình giao thông Hà Nội BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN TỔNG HỢP Tại ngày 31 tháng 12 năm 2013 Đơn vị tính: VNĐ TÀI SẢN Mã số 31/12/2013 31/12/2012 A - TÀI SẢN NGẮN HẠN 100 293,875,087,475 239,575,054,178 I. Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền 110 34,151,141,487 34,373,347,648 1. Tiền 111 3,151,141,487 8,873,347,648 2. Các khoản tƣơng đƣơng tiền 112 31,000,000,000 25,500,000,000 II. Các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn 120 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 130 110,436,333,261 61,861,261,675 1. Phải thu khách hàng 131 121,778,392,743 75,434,717,686 2. Trả trƣớc cho ngƣời bán 132 9,998,199,495 8,315,438,025 5. Các khoản phải thu khác 135 541,469,200 439,201,048 6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi 139 -21,881,728,177 -22,328,095,084 IV. Hàng tồn kho 14140,991,441,733 135,684,636,86789 0 1. Hàng tồn kho 141 140,991,441,733 135,684,636,867 V. Tài sản ngắn hạn khác 150 8,296,170,994 7,655,807,988 4. Tài sản ngắn hạn khác 158 8,296,170,994 7,655,807,988 B - TÀI SẢN DÀI HẠN =210+220+240+250+260 200 44,129,828,071 49,648,629,416 I. Các khoản phải thu dài hạn 210 II. Tài sản cố định 220 15,292,774,144 19,155,593,771 1. Tài sản cố định hữu hình 221 5,325,369,550 10,021,817,686 Nguyên giá 222 42,074,194,073 42,750,296,331 Giá trị hao mòn lũy kế 223 -36,748,824,523 -32,728,478,645 3. Tài sản cố định vô hình 227 0 12,666,661 Nguyên giá 228 64,500,000 84,500,000 Giá trị hao mòn lũy kế 229 -64,500,000 -71,833,339 4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 9,967,404,594 9,121,109,424 III. Bất động sản đầu tƣ 240 28,130,074,020 29,631,001,788 Nguyên giá 241 37,523,194,310 37,523,194,31090 Giá trị hao mòn lũy kế 242 -9,393,120,290 -7,892,192,522 IV. Các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn 250 456,100,000 456,100,000 3. Đầu tƣ dài hạn khác 258 456,100,000 456,100,000 V. Tài sản dài hạn khác 260 250,879,907 405,933,857 1. Chi phí trả trƣớc dài hạn 261 250,879,907 405,933,857 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 270 338,004,915,546 289,223,683,594 NGUỒN VỐN Mã số 31/12/2013 31/12/2012 A - NỢ PHẢI TRẢ 300 291,696,449,777 244,378,953,838 I. Nợ ngắn hạn 310 171,251,639,474 158,944,677,662 1. Vay và nợ ngắn hạn 311 2. Phải trả ngƣời bán 312 50,619,114,752 51,901,958,719 3. Ngƣời mua trả tiền trƣớc 313 26,638,555,478 40,055,074,925 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nƣớc 314 15,065,690,735 7,028,320,519 5. Phải trả ngƣời lao động 315 38,715,702,192 28,827,068,218 6. Chi phí phải trả 316 22,937,763,925 20,069,230,67391 9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 319 15,379,351,443 9,665,652,291 11 Quỹ khen thƣởng, phúc lợi 320 1,895,460,949 1,397,372,317 II. Nợ dài hạn 330 120,444,810,303 85,434,276,176 3. Phải trả dài hạn khác 333 1,974,426,556 2,107,994,896 4. Vay và nợ dài hạn 334 8,087,180,180 6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 336 7. Doanh thu chƣa thực hiện 337 118,470,383,747 75,239,101,100 B - NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 400 46,308,465,769 44,844,729,756 I. Vốn chủ sở hữu 410 46,308,465,769 44,844,729,756 1. Vốn đầu tƣ của chủ sở hữu 411 43,207,749,619 41,744,013,606 8. Quỹ dự phòng tài chính 418 3,100,716,150 3,100,716,150 II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 430 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 440 338,004,915,546 289,223,683,59492 Công ty TNHH Một thành viên Công trình giao thông Hà Nội BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN TỔNG HỢP Tại ngày 31 tháng 12 năm 2012 Đơn vị tính: VNĐ TÀI SẢN Mã số 31/12/2012 31/12/2011 A - TÀI SẢN NGẮN HẠN 100 239,575,054,178 228,223,956,117 I. Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền 110 34,373,347,648 32,243,644,93393 1. Tiền 111 8,873,347,648 5,283,644,933 2. Các khoản tƣơng đƣơng tiền 112 25,500,000,000 26,960,000,000 II. Các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn 120 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 130 61,861,261,675 58,224,957,938 1. Phải thu khách hàng 131 75,434,717,686 74,986,177,702 2. Trả trƣớc cho ngƣời bán 132 8,315,438,025 2,767,973,774 5. Các khoản phải thu khác 135 439,201,048 257,753,969 6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi 139 -22,328,095,084 -19,786,947,507 IV. Hàng tồn kho 140 135,684,636,867 133,155,487,827 1. Hàng tồn kho 141 135,684,636,867 133,155,487,827 V. Tài sản ngắn hạn khác 150 7,655,807,988 4,599,865,419 4. Tài sản ngắn hạn khác 158 7,655,807,988 4,599,865,419 B - TÀI SẢN DÀI HẠN =210+220+240+250+260 200 49,648,629,416 53,461,526,816 I. Các khoản phải thu dài hạn 210 II. Tài sản cố định 220 19,155,593,771 21,215,634,76694 1. Tài sản cố định hữu hình 221 10,021,817,686 13,834,314,669 Nguyên giá 222 42,750,296,331 41,745,689,091 Giá trị hao mòn lũy kế 223 -32,728,478,645 -27,911,374,422 3. Tài sản cố định vô hình 227 12,666,661 40,833,325 Nguyên giá 228 84,500,000 84,500,000 Giá trị hao mòn lũy kế 229 -71,833,339 -43,666,675 4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 9,121,109,424 7,340,486,772 III. Bất động sản đầu tƣ 240 29,631,001,788 31,131,929,556 Nguyên giá 241 37,523,194,310 37,523,194,310 Giá trị hao mòn lũy kế 242 -7,892,192,522 -6,391,264,754 IV. Các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn 250 456,100,000 456,100,000 3. Đầu tƣ dài hạn khác 258 456,100,000 456,100,000 V. Tài sản dài hạn khác 260 405,933,857 657,862,494 1. Chi phí trả trƣớc dài hạn 261 405,933,857 657,862,494 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 270 289,223,683,594 281,685,482,933 NGUỒN VỐN M31/12/2031/12/2095 ã số 12 11 A - NỢ PHẢI TRẢ 300 244,378,953,838 238,963,942,589 I. Nợ ngắn hạn 310 158,944,677,662 157,238,124,260 1. Vay và nợ ngắn hạn 311 2. Phải trả ngƣời bán 312 51,901,958,719 43,203,578,790 3. Ngƣời mua trả tiền trƣớc 313 40,055,074,925 64,074,501,774 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nƣớc 314 7,028,320,519 5,289,307,361 5. Phải trả ngƣời lao động 315 28,827,068,218 19,778,372,367 6. Chi phí phải trả 316 20,069,230,673 17,693,396,677 9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 319 9,665,652,291 5,426,355,264 11 Quỹ khen thƣởng, phúc lợi 320 1,397,372,317 1,772,612,027 II. Nợ dài hạn 330 85,434,276,176 81,725,818,329 3. Phải trả dài hạn khác 333 2,107,994,896 1,772,901,896 4. Vay và nợ dài hạn 334 8,087,180,180 12,288,980,180 6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 336 1,515,329,666 7. Doanh thu chƣa thực 3375,239,101,100 66,148,606,58796 hiện 7 B - NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 400 44,844,729,756 42,721,540,344 I. Vốn chủ sở hữu 410 44,844,729,756 42,721,540,344 1. Vốn đầu tƣ của chủ sở hữu 411 41,744,013,606 40,033,896,064 8. Quỹ dự phòng tài chính 418 3,100,716,150 2,687,644,280 II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 430 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 440 289,223,683,594 281,685,482,93397 Công ty TNHH Một thành viên Công trình giao thông Hà Nội BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN TỔNG HỢP Tại ngày 31 tháng 12 năm 2011 Đơn vị tính: VNĐ TÀI SẢN Mã số 31/12/2011 31/12/2010 A - TÀI SẢN NGẮN HẠN 100 228,223,956,117 183,567,654,482 I. Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền 110 32,243,644,933 22,695,328,623 1. Tiền 111 5,283,644,933 5,695,328,623 2. Các khoản tƣơng đƣơng tiền 112 26,960,000,000 17,000,000,000 II. Các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn 120 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 130 58,224,957,938 71,524,769,722 1. Phải thu khách hàng 131 74,986,177,702 79,120,317,099 2. Trả trƣớc cho ngƣời bán 132 2,767,973,774 4,859,272,467 5. Các khoản phải thu khác 135 257,753,969 218,981,80798 6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi 139 -19,786,947,507 -12,673,801,651 IV. Hàng tồn kho 140 133,155,487,827 86,051,786,476 1. Hàng tồn kho 141 133,155,487,827 86,051,786,476 V. Tài sản ngắn hạn khác 150 4,599,865,419 3,295,769,661 4. Tài sản ngắn hạn khác 158 4,599,865,419 3,295,769,661 B - TÀI SẢN DÀI HẠN =210+220+240+250+260 200 53,461,526,816 54,002,028,954 I. Các khoản phải thu dài hạn 210 II. Tài sản cố định 220 21,215,634,766 20,760,322,260 1. Tài sản cố định hữu hình 221 13,834,314,669 15,894,721,414 Nguyên giá 222 41,745,689,091 39,248,218,414 Giá trị hao mòn lũy kế 223 -27,911,374,422 -23,353,497,000 3. Tài sản cố định vô hình 227 40,833,325 42,999,996 Nguyên giá 228 84,500,000 64,500,000 Giá trị hao mòn lũy kế 229 -43,666,675 -21,500,004 4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 7,340,486,772 4,822,600,850 III. Bất động sản đầu tƣ 240 31,131,929,556 32,632,857,32499 Nguyên giá 241 37,523,194,310 37,523,194,310 Giá trị hao mòn lũy kế 242 -6,391,264,754 -4,890,336,986 IV. Các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn 250 456,100,000 456,100,000 3. Đầu tƣ dài hạn khác 258 456,100,000 456,100,000 V. Tài sản dài hạn khác 260 657,862,494 152,749,370 1. Chi phí trả trƣớc dài hạn 261 657,862,494 152,749,370 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 270 281,685,482,933 237,569,683,436 NGUỒN VỐN Mã số 31/12/2011 31/12/2010 A - NỢ PHẢI TRẢ 300 238,963,942,589 196,831,012,797 I. Nợ ngắn hạn 310 157,238,124,260 136,355,458,658 1. Vay và nợ ngắn hạn 311 2,682,487,763 2. Phải trả ngƣời bán 312 43,203,578,790 44,420,871,504 3. Ngƣời mua trả tiền trƣớc 313 64,074,501,774 56,504,965,710 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nƣớc 314 5,289,307,361 2,921,829,668 5. Phải trả ngƣời lao động 315 19,778,372,367 9,063,730,228100 6. Chi phí phải trả 316 17,693,396,677 17,752,113,827 9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 319 5,426,355,264 932,825,274 11 Quỹ khen thƣởng, phúc lợi 320 1,772,612,027 2,076,634,684 II. Nợ dài hạn 330 81,725,818,329 60,475,554,139 3. Phải trả dài hạn khác 333 1,772,901,896 1,705,272,865 4. Vay và nợ dài hạn 334 12,288,980,180 15,910,480,180 6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 336 1,515,329,666 1,166,089,940 7. Doanh thu chƣa thực hiện 337 66,148,606,587 41,693,711,154 B - NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 400 42,721,540,344 40,738,670,639 I. Vốn chủ sở hữu 410 42,721,540,344 40,738,670,639 1. Vốn đầu tƣ của chủ sở hữu 411 40,033,896,064 38,443,673,825 8. Quỹ dự phòng tài chính 418 2,687,644,280 2,294,996,814 II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 430 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 440 281,685,482,933 237,569,683,436101102 Công ty TNHH Một thành viên Công trình giao thông Hà Nội BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Tại ngày 31 tháng 12 năm 2013 Đơn vị tính: VNĐ CHỈ TIÊU Mã số Năm 2013 Năm 2012 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1 261,899,750,248 227,785,222,973 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 2 652,065,208 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 10 261,899,750,248 227,133,157,765 4. Giá vốn hàng bán 11 244,146,496,641 208,666,469,575 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 20 17,753,253,607 18,466,688,190 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 1,531,111,723 1,418,194,935 7. Chi phí tài chính 22 715,090,978 2,235,456,152 Trong đó: chi phí lãi vay 23 715,090,978 2,235,456,152 8. Chi phí bán hàng 24 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 11,614,975,821 12,947,086,414 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 30 6,954,298,531 4,702,340,559 11. Thu nhập khác 31 29,511,055 1,636,445,895 12. Chi phí khác 32 821 -70,710 13. Lợi nhuận khác 40 29,510,234 1,636,516,605 14. Tổng lợi nhuận kế toán trƣớc thuế 50 6,983,808,765 6,338,857,164103 15. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 51 1,728,848,441 1,912,277,876 16. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 52 17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 60 5,254,960,324 4,426,579,288 Công ty TNHH Một thành viên Công trình giao thông Hà Nội BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Tại ngày 31 tháng 12 năm 2012 Đơn vị tính:VNĐ CHỈ TIÊU Mã số Năm 2012 Năm 2011 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1 227,785,222,973 160,553,768,684 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 2 652,065,208 305,419,303 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 10 227,133,157,765 160,248,349,381 4. Giá vốn hàng bán 11 208,666,469,575 139,470,002,313 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 20 18,466,688,190 20,778,347,068 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 1,418,194,935 1,983,397,814 7. Chi phí tài chính 22 2,235,456,152 2,486,056,693 Trong đó: chi phí lãi vay 23 2,235,456,152 2,486,056,693104 8. Chi phí bán hàng 24 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 12,947,086,414 15,113,207,096 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 30 4,702,340,559 5,162,481,093 11. Thu nhập khác 31 1,636,445,895 41,818,640 12. Chi phí khác 32 -70,710 1,166,962 13. Lợi nhuận khác 40 1,636,516,605 40,651,678 14. Tổng lợi nhuận kế toán trƣớc thuế 50 6,338,857,164 5,203,132,771 15. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 51 1,912,277,876 943,573,108 16. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 52 17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 60 4,426,579,288 4,259,559,663 Công ty TNHH Một thành viên Công trình giao thông Hà Nội BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM 2011 Tại ngày 31 tháng 12 năm 2011 Đơn vị tính: VNĐ CHỈ TIÊU Mã số Năm 2011 Năm 2010 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1 160,553,768,684 139,371,737,602 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 2 305,419,303 1,345,134,504 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 10 160,248,349,381 138,026,603,098 4. Giá vốn hàng bán 11 139,470,002,313 120,519,933,160 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 20 20,778,347,068 17,506,669,938105 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 1,983,397,814 1,734,890,589 7. Chi phí tài chính 22 2,486,056,693 2,450,821,855 Trong đó: chi phí lãi vay 23 2,486,056,693 2,450,821,855 8. Chi phí bán hàng 24 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 15,113,207,096 12,154,601,829 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 30 5,162,481,093 4,636,136,843 11. Thu nhập khác 31 41,818,640 40,000,000 12. Chi phí khác 32 1,166,962 1,700,000 13. Lợi nhuận khác 40 40,651,678 38,300,000 14. Tổng lợi nhuận kế toán trƣớc thuế 50 5,203,132,771 4,674,436,843 15. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 51 943,573,108 1,153,785,960 16. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 52 17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 60 4,259,559,663 3,520,650,883106 Công ty TNHH Một thành viên Công trình giao thông Hà Nội BÁO CÁO LƢU CHUYỂN TIỀN TỆ (Theo phương pháp trực tiếp) Tại ngày 31 tháng 12 năm 2013 Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu Mã số Năm 2013 Năm 2012 I. Lƣu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh 1. Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác 1 274,978,231,859 234,954,462,051 2. Tiền chi trả cho ngƣời cung cấp hàng hóa và dịch vụ 2 -121,282,857,409 -115,864,406,304 3. Tiền chi trả cho ngƣời lao động 3 -78,040,946,033 -59,382,043,760 4. Tiền chi trả lãi vay 4 -715,090,978 -2,235,456,152 5. Tiền chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 5 -1,612,360,432 -1,073,548,583 6. Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh 6 12,815,613,031 9,411,540,796 7. Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh 7 -79,814,063,835 -60,235,303,594 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 20 6,328,526,203 5,575,244,454 II. Lƣu chuyển tiền từ hoạt động đầu tƣ 1.Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác 21 -665,167,815 2.Tiền thu từ thanh lý, nhƣợng bán TSCĐ và các tài sản dài hạn khác 22 5.Tiền chi đầu tƣ góp vốn vào đơn vị khác 25 6.Tiền thu hồi đầu tƣ góp vốn vào đơn vị khác 26107 7.Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận đƣợc chia 27 1,536,447,816 1,421,426,076 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư 30 1,536,447,816 756,258,261 III. Lƣu chuyển tiền từ hoạt động tài chính 3.Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận đƣợc 33 3,163,557,818 4,925,094,382 4.Tiền chi trả nợ gốc vay 34 -11,250,737,998 -9,126,894,382 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính 40 -8,087,180,180 -4,201,800,000 Lƣu chuyển tiền thuần trong kỳ (50 = 20+30+40) 50 -222,206,161 2,129,702,715 Tiền và tƣơng đƣơng tiền đầu kỳ 60 34,373,347,648 32,243,644,933 Tiền và tƣơng đƣơng tiền cuối kỳ (70 = 50+60+61) 70 34,151,141,487 34,373,347,648108 Công ty TNHH Một thành viên Công trình giao thông Hà Nội BÁO CÁO LƢU CHUYỂN TIỀN TỆ (Theo phương pháp trực tiếp) Tại ngày 31 tháng 12 năm 2012 Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu Mã số Năm 2012 Năm 2011 I. Lƣu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh 1. Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác 1 234,954,462,051 214,022,002,357 2. Tiền chi trả cho ngƣời cung cấp hàng hóa và dịch vụ 2 -115,864,406,304 -112,508,821,529 3. Tiền chi trả cho ngƣời lao động 3 -59,382,043,760 -36,905,819,767 4. Tiền chi trả lãi vay 4 -2,235,456,152 -2,486,056,693 5. Tiền chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 5 -1,073,548,583 -1,232,611,932 6. Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh 6 9,411,540,796 5,511,991,813 7. Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh 7 -60,235,303,594 -50,114,005,978 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 20 5,575,244,454 16,286,678,271109 II. Lƣu chuyển tiền từ hoạt động đầu tƣ 1.Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác 21 -665,167,815 -2,419,590,608 2.Tiền thu từ thanh lý, nhƣợng bán TSCĐ và các tài sản dài hạn khác 22 5.Tiền chi đầu tƣ góp vốn vào đơn vị khác 25 6.Tiền thu hồi đầu tƣ góp vốn vào đơn vị khác 26 7.Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận đƣợc chia 27 1,421,426,076 1,985,216,410 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư 30 756,258,261 -434,374,198 III. Lƣu chuyển tiền từ hoạt động tài chính 3.Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận đƣợc 33 4,925,094,382 4.Tiền chi trả nợ gốc vay 34 -9,126,894,382 -6,303,987,763 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính 40 -4,201,800,000 -6,303,987,763 Lƣu chuyển tiền thuần trong kỳ (50 = 20+30+40) 50 2,129,702,715 9,548,316,310 Tiền và tƣơng đƣơng tiền đầu kỳ 60 32,243,644,933 22,695,328,623 Tiền và tƣơng đƣơng tiền cuối kỳ (70 = 50+60+61) 70 34,373,347,648 32,243,644,933110 Công ty TNHH Một thành viên Công trình giao thông Hà Nội BÁO CÁO LƢU CHUYỂN TIỀN TỆ (Theo phương pháp trực tiếp) Tại ngày 31 tháng 12 năm 2011 Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu Mã số Năm 2011 Năm 2010 I. Lƣu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh 1. Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác 1 214,022,002,357 186,814,768,618 2. Tiền chi trả cho ngƣời cung cấp hàng hóa và dịch vụ 2 -112,508,821,529 -118,426,708,784 3. Tiền chi trả cho ngƣời lao động 3 -36,905,819,767 -31,625,757,534111 4. Tiền chi trả lãi vay 4 -2,486,056,693 -2,450,821,855 5. Tiền chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 5 -1,232,611,932 -1,862,417,229 6. Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh 6 5,511,991,813 5,553,196,476 7. Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh 7 -50,114,005,978 -49,787,363,040 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 20 16,286,678,271 -11,785,103,348 II. Lƣu chuyển tiền từ hoạt động đầu tƣ 1.Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác 21 -2,419,590,608 -46,197,500 2.Tiền thu từ thanh lý, nhƣợng bán TSCĐ và các tài sản dài hạn khác 22 40,000,000 5.Tiền chi đầu tƣ góp vốn vào đơn vị khác 25 6.Tiền thu hồi đầu tƣ góp vốn vào đơn vị khác 26 7.Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận đƣợc chia 27 1,985,216,410 1,548,289,683 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư 30 -434,374,198 1,542,092,183 III. Lƣu chuyển tiền từ hoạt động tài chính 3.Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận đƣợc 33 10,073,764,355 4.Tiền chi trả nợ gốc vay 34 -6,303,987,763 -9,884,542,092 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính 40 -6,303,987,763 189,222,263 Lƣu chuyển tiền thuần trong kỳ (50 = 20+30+40) 50 9,548,316,310 -10,053,788,902 Tiền và tƣơng đƣơng tiền đầu kỳ 60 22,695,328,623 32,749,117,525 Tiền và tƣơng đƣơng tiền cuối kỳ (70 = 50+60+61) 70 32,243,644,933 22,695,328,623112 Công ty cổ phần công trình giao thông 2 Hà Nội BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN TỔNG HỢP Tại ngày 31 tháng 12 năm 2013 Đơn vị tính: VNĐ TÀI SẢN Mã số 31/12/2013 31/12/2012 A - TÀI SẢN NGẮN HẠN 100 108,844,339,857 119,684,271,920 I. Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền 110 30,958,013,438 62,381,079,126 1. Tiền 111 20,958,013,438 30,681,079,126 2. Các khoản tƣơng đƣơng tiền 112 10,000,000,000 31,700,000,000 II. Các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn 120 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 130 68,641,479,609 54,177,416,681 1. Phải thu khách hàng 131 69,357,761,395 57,955,700,049 2. Trả trƣớc cho ngƣời bán 132 623,981,384 585,771,674 5. Các khoản phải thu khác 135 3,048,846,559 655,540,850 6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi 139 -4,389,109,729 -5,019,595,892 IV. Hàng tồn kho 140 7,428,976,677 2,954,500,529 1. Hàng tồn kho 141 7,997,362,851 3,522,886,703 2 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 149 -568,386,174 -568,386,174 V. Tài sản ngắn hạn khác 150 1,815,870,133 171,275,584 3 Thuế và các khoản phải thu nhà nƣớc 154 1,773,905,535 4. Tài sản ngắn hạn khác 158 41,964,598 171,275,584 B - TÀI SẢN DÀI HẠN (200 =210+220+240+250+260) 200 18,149,025,717 4,048,667,889 II. Tài sản cố định 220 17,573,214,181 4,002,446,088113 1. Tài sản cố định hữu hình 221 17,573,214,181 4,002,446,088 Nguyên giá 222 31,360,315,536 16,168,325,002 Giá trị hao mòn lũy kế 223 -13,787,101,355 -12,165,878,914 3. Tài sản cố định vô hình 227 0 0 Nguyên giá 228 36,000,000 36,000,000 Giá trị hao mòn lũy kế 229 -36,000,000 -36,000,000 4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 V. Tài sản dài hạn khác 260 575,811,536 46,221,801 1. Chi phí trả trƣớc dài hạn 261 575,811,536 46,221,801 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 270 126,993,365,574 123,732,939,809 NGUỒN VỐN Mã số 31/12/2013 31/12/2012 A - NỢ PHẢI TRẢ 300 105,888,001,791 104,903,496,786 I. Nợ ngắn hạn 310 95,204,212,560 101,018,314,747 1. Vay và nợ ngắn hạn 311 2. Phải trả ngƣời bán 312 2,986,733,545 2,090,555,856 3. Ngƣời mua trả tiền trƣớc 313 242,982,301 927,334,325 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nƣớc 314 10,410,885,499 11,939,123,720 5. Phải trả ngƣời lao động 315 15,326,837,089 24,667,296,028 6. Chi phí phải trả 316 917,249,315 917,249,315 7. Phải trả nội bộ 317 60,532,114,466 53,776,908,697 8. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 318 3,249,265,942 1,340,637,102 9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 319 1,436,522,166 5,235,534,273114 11 Quỹ khen thƣởng, phúc lợi 320 101,622,237 123,675,431 II. Nợ dài hạn 330 10,683,789,231 3,885,182,039 6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 336 7. Dự phòng phải trả dài hạn 337 10,683,789,231 3,885,182,039 B - NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 400 21,105,363,783 18,829,443,023 I. Vốn chủ sở hữu 410 21,105,363,783 18,829,443,023 1. Vốn đầu tƣ của chủ sở hữu 411 13,500,000,000 13,500,000,000 7 Quỹ đầu tƣ phát triển 417 4,641,694,073 4,397,281,361 8. Quỹ dự phòng tài chính 418 937,389,307 815,182,951 10 Lợi nhuận sau thuế chƣa phân phối 420 2,026,280,403 116,978,711 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 440 126,993,365,574 123,732,939,809115 Công ty cổ phần công trình giao thông 2 Hà Nội BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Tại ngày 31 tháng 12 năm 2013 Đơn vị tính: VNĐ CHỈ TIÊU Mã số Thuyết minh Năm 2013 Năm 2012 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1 265,234,192,228 229,912,719,038 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 2 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 10 265,234,192,228 229,912,719,038 4. Giá vốn hàng bán 11 -237,627,405,826 -205,201,894,833 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 20 27,606,786,402 24,710,824,205 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 2,671,883,821 594,705,916 7. Chi phí tài chính 22 -52,175,960 Trong đó: chi phí lãi vay 23 -52,175,960 8. Chi phí bán hàng 24 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 -27,798,626,888 -21,988,996,486 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 30 2,427,867,375 3,316,533,635 11. Thu nhập khác 31 3,735,903,535 170,369,880 12. Chi phí khác 32 -58,199,048 -134,255,450 13. Lợi nhuận khác 40 3,677,704,487 36,114,430116 14. Tổng lợi nhuận kế toán trƣớc thuế 50 6,105,571,862 3,352,648,065 15. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 51 -3,661,444,746 -714,425,271 16. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 52 17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 60 2,444,127,116 2,638,222,794 18 Lãi cơ bản trên cổ phần 18,105 19,542117 Công ty cổ phần công trình giao thông 2 Hà Nội BÁO CÁO LƢU CHUYỂN TIỀN TỆ (Theo phương pháp trực tiếp) Tại ngày 31 tháng 12 năm 2013 Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu Mã số Năm 2013 Năm 2012 I. Lƣu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh 1. Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác 1 270,297,760,382 212,693,158,175 2. Tiền chi trả cho ngƣời cung cấp hàng hóa và dịch vụ 2 -236,349,752,627 -128,437,936,292 3. Tiền chi trả cho ngƣời lao động 3 -47,807,691,735 -32,864,105,949 4, Tiền chi trả lãi vay 4 -52,175,960 5. Tiền chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 5 -1,044,057,196 -625,361,655 6. Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh 6 2,280,010,546 904,260,813 7. Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh 7 -2,338,086,423 -6,452,205,879 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 20 -15,013,993,013 45,217,809,213 II. Lƣu chuyển tiền từ hoạt động đầu tƣ 1.Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác 21 -17,313,359,267 -2,706,209,092 2.Thu từ thanh lý nhƣợng bán tài sản cố định 22 263,636,364 7. Thu lãi tiền gửi 27 2,670,431,228 594,705,916 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư 30 -14,379,291,675 -2,111,503,176 III. Lƣu chuyển tiền từ hoạt động tài chính118 3. Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận đƣợc 33 27,693,392,879 4. Tiền chi trả nợ gốc vay 34 -27,693,392,879 6. Cổ tức lợi nhuận đã trả 36 -2,029,781,000 -1,843,821,400 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính 40 -2,029,781,000 -1,843,821,400 Lƣu chuyển tiền thuần trong kỳ (50 = 20+30+40) 50 -31,423,065,688 41,262,484,637 Tiền và tƣơng đƣơng tiền đầu kỳ 60 62,381,079,126 21,118,594,489 Tiền và tƣơng đƣơng tiền cuối kỳ (70 = 50+60+61) 70 30,958,013,438 62,381,079,126119 NGUỒN VỐN Mã số 31/12/2013 31/12/2012 A - NỢ PHẢI TRẢ 300 116,917,975,278 101,421,561,492 I. Nợ ngắn hạn 310 94,917,975,278 84,421,561,492 1. Vay và nợ ngắn hạn 311 31,523,136,400 30,972,308,600 2. Phải trả ngƣời bán 312 29,103,433,074 24,562,402,159 3. Ngƣời mua trả tiền trƣớc 313 8,226,332,112 7,173,031,996 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nƣớc 314 205,436,483 100,678,905 5. Phải trả ngƣời lao động 315 1,601,240,000 5,490,690,200 7. Phải trả nội bộ 317 23,840,911,759 15,575,708,185 9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 319 402,846,347 529,363,071 11 Quỹ khen thƣởng, phúc lợi 320 14,639,103 17,378,376 II. Nợ dài hạn 330 22,000,000,000 17,000,000,000 3 Phải trả dài hạn khác 333 22,000,000,000 17,000,000,000 B - NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 400 32,110,748,475 41,326,415,669 I. Vốn chủ sở hữu 410 32,110,748,475 41,326,415,669 1. Vốn đầu tƣ của chủ sở hữu 411 9,900,000,000 9,900,000,000 2 Thặng dƣ vốn cổ phần 412 748,000,000 748,000,000 3 Vốn khác của chủ sở hữu 413 18,209,698,400 27,604,849,200 7 Quỹ đầu tƣ phát triển 417 1,568,455,242 1,454,976,242 8. Quỹ dự phòng tài chính 418 320,706,500 283,310,500120 10 Lợi nhuận sau thuế chƣa phân phối 420 1,363,888,333 1,335,279,727 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 440 149,028,723,753 142,747,977,161 Công ty cổ phần xây lắp giao thông công chính BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Tại ngày 31 tháng 12 năm 2013 Đơn vị tính: VNĐ CHỈ TIÊU Mã số Số cuối năm Số đầu năm 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1 108,227,112,000 101,263,256,000 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 2 512,388,000 2,430,179,100 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 10 107,714,724,000 98,833,076,900 4. Giá vốn hàng bán 11 99,377,793,490 90,442,483,845 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 20 8,336,930,510 8,390,593,055 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 364,672,981 902,944,786 7. Chi phí tài chính 22 3,586,386,347 4,241,865,999 Trong đó: chi phí lãi vay 23 3,586,386,347 4,241,865,999 8. Chi phí bán hàng 24 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 3,665,819,674 4,084,071,070 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 30 1,449,397,470 967,600,772 11. Thu nhập khác 31 142,169,093 689,373,091 12. Chi phí khác 32 50,260,000 13. Lợi nhuận khác 40 91,909,093 689,373,091 14. Tổng lợi nhuận kế toán trƣớc thuế 50 1,541,306,563 1,656,973,863121 15. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 51 385,327,000 289,970,000 16. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 52 17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 60 1,155,979,563 1,367,003,863 18 Lãi cơ bản trên cổ phần

- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Bình luận