Luận văn ThS: Phân tích tài chính tại Công ty cổ phần lương thực Bình Trị Thiên

489 2

Miễn phí

Tải về máy để xem đầy đủ hơn, bản xem trước là bản PDF

Tags: #luận văn#luận ánd#đồ án#tiểu luận

Mô tả chi tiết

1. Mở đầu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Ngày nay, cùng với việc mở cửa nền kinh tế thị trường, Việt Nam đã và đang gia nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, tạo ra những cơ hội to lớn và những thách thức không hề nhỏ đối với các doanh nghiệp trong nước. Bên cạnh việc chú trọng mở rộng quy mô sản xuất, chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, tối thiểu hóa chi phí và tối ưu hóa lợi nhuận, để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường, thì việc phân tích và công bố tình hình tài chính của các doanh nghiệp rất quan trọng. Phân tích tài chính không chỉ giúp doanh nghiệp có cái nhìn bao quát hơn về tài chính của doanh nghiệp, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn, phân bổ hợp lý các nguồn lực đang có, vận dụng các đòn bẩy tài chính hiệu quả, đem lại lợi ích cao nhất v.v… mà còn giúp doanh nghiệp kịp thời điều chỉnh với những biến động trên thị trường

1.2 Tình hình nghiên cứu

Trong khoảng thời gian gần 10 năm, đã có nhiều công trình nghiên cứu về tình hình tài chính ở các công ty cổ phần đã được các tác giả nghiên cứu và công bố. Liên quan đến nội dung đề tài đang nghiên cứu, xin được giới thiệu một số công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước, từ đó tránh các bước trùng lắp, phát hiện lỗ hỗng và có hướng nghiên cứu phù hợp.

1.3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Góp phần hệ thống hoá các vấn đề lý luận về phân tích tình hình tài chính trong công ty cổ phần. Chỉ ra được những hạn chế trong quá trình phân tích tài chính các công ty cổ phần để từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của loại hình công ty này

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Không gian: Luận văn được thực hiện tại Công ty Cổ phần lương thực Bình Trị Thiên. - Thời gian: Đề tài phân tích số liệu kinh doanh của Công ty qua các năm 2012-2016. - Đối tượng nghiên cứu Hoạt động phân tích tài chính của Công ty cổ phần Lương thực Bình Trị Thiên

1.5 Phương pháp nghiên cứu

Trong đề tài này, học viên sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: phương pháp thống kê, so sánh số liệu giữa các năm với nhau, giữa các doanh nghiệp cùng ngành và so với ngành khác, phương pháp lịch sử nhằm đối 8 chiếu số liệu, phương pháp mô tả, phương pháp phân tích và đánh giá các chỉ số tài chính. 

2. Nội dung

2.1 Cơ sở lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp

 Tổng quan về phân tích tài chính doanh nghiệp

 Khái quát về Công ty cổ phần, hoạt động tài chính trong Công ty cổ phần

Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần

2.2 Thực trạng phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần lương thực Bình Trị Thiên

Tổng quan về địa bàn hoạt động và thị trường lương thực

Giới thiệu về công ty cổ phần lương thực bình trị thiên

Thực trạng phân tích tài chính tại công ty cổ phần Lương thực Bình Trị Thiên 

 Đánh giá thực trạng phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần lương thực Bình Trị Thiên giai đoạn 2012 – 2016 

2.3 Phương hướng và giải pháp hoàn thiện phân tích tài chính tại công ty cổ phần lương thực Bình Trị Thiên

Phương hướng hoạt động Công ty trong thời gian tới 

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại Công ty Cổ phần Lương thực Bình Trị Thiên

Kiến nghị

3. Kết luận

Hòa vào dòng chảy hội nhập kinh tế của đất nước cùng với thế giới và trong khu vực với đầy khó khăn và thử thách, Công ty cổ phần lương thực Bình Trị Thiên đang từng bước tăng trưởng và phát triển, tạo thế đứng vững chắc cho mình. Qua việc phân tích tình hình tài chính của Công ty từ năm trong giai đoạn 2012 – 2016 thì ta thấy rằng mặc dù các năm 2012 – 2015 Công ty gặp phải những khó khăn nhất định nhưng đến năm 2016 Công ty đã dần hoạt động có hiệu quả hơn, Công ty đã khắc phục được những khó khăn gặp phải và nâng cao được lợi nhuận

4. Tài liệu tham khảo

Ngô Thế chi, PGT.TS. Nguyễn Trọng Cơ (2005), Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp, Học viện tài chính, Hà Nội.

Phan Thị Cúc (2009), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, (tập 1) NXB tài chính, Hà Nội.

Võ Hồng Hạnh (2013), Hoàn thiện công tác phân tích hiệu quả hoạt động tại Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng, Đại học Đà Nẵng, Đà Nẵng.

Nguyễn Minh Kiều (2009), Tài chính doanh nghiệp căn bản, NXB Thống kê, Hà Nội

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ………/……… BỘ NỘI VỤ ………/……… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN ĐĂNG THÀNH PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC BÌNH TRỊ THIÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2017BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ………/……… BỘ NỘI VỤ ………/……… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN ĐĂNG THÀNH PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC BÌNH TRỊ THIÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 60 34 02 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. TÔN ĐỨC SÁU THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2017iLỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn “Phân tích tài chính tại Công ty Cổ phần Lương thực Bình Trị Thiên” là kết quả quá trình nghiên cứu nghiêm túc của tôi cùng với sự hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Tôn Đức Sáu. Các thông tin được sử dụng trong Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Kết quả của Luận Văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Học viên Nguyễn Đăng ThànhiiLỜI CẢM ƠN Học viên xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu Học viện Hành chính Quốc gia, các khoa, phòng và toàn thể các quý thầy, cô giáo của Học viện đã tận tâm giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu, hướng dẫn nghiên cứu khoa học và tạo điều kiện giúp đỡ học viên hoàn thiện chương trình học tại trường. Đặc biệt học viên xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc TS. Tôn Đức Sáu, người đã tận tâm, nhiệt tình giúp đỡ học viên trong quá trình nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện luận văn này. Học viên cũng xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo, các phòng, ban và các anh, chị đồng nghiệp Công ty cổ phần Lương thực Bình Trị Thiên đã hết lòng hỗ trợ, cung cấp số liệu và đóng góp ý kiến giúp học viên hoàn thành luận văn. Trong quá trình thực hiện luận văn, dù đã rất cố gắng, nhưng do trình độ bản thân còn hạn chế, kinh nghiệm công tác chưa nhiều và lần đầu tiên làm luận văn nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, kính mong quý thầy, cô đóng góp ý kiến để luận văn được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn ! Thừa Thiên Huế, tháng 12 năm 2017 Học viên Nguyễn Đăng ThànhiiiMỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP ........................................................................................................ 9 1.1. Tổng quan về phân tích tài chính doanh nghiệp ................................. 9 1.1.1. Lý luận chung về tài chính doanh nghiệp ........................................ 9 1.1.2. Lý luận chung về phân tích tài chính doanh nghiệp ...................... 11 1.2. Khái quát về Công ty cổ phần, hoạt động tài chính trong Công ty cổ phần ............................................................................................................. 16 1.2.1. Khái quát về Công ty cổ phần ....................................................... 16 1.2.2. Hoạt động tài chính trong công ty cổ phần .................................... 19 1.3. Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần ................................... 21 1.3.1. Khái niệm phân tích tài chính công ty cổ phần ............................. 21 1.3.2. Vai trò, nhiệm vụ và ý nghĩa của phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần ..................................................................................................... 22 1.3.3. Các phương pháp phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần... 25 1.3.4. Nội dung phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần ............... 28 1.3.5. Các thông tin cần thiết để sử dụng phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần. ........................................................................................... 41 1.3.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến phân tích tài chính ............................. 44iv1.3.7. Một số kinh nghiệm trong phân tích tài chính ............................... 45 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ............................................................................... 46 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC BÌNH TRỊ THIÊN ............ 47 2.1. Tổng quan về địa bàn hoạt động và thị trường lương thực ............. 47 2.1.1. Tổng quan tình hình hoạt động các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. .......................................................................................... 47 2.1.2. Tổng quan về thị trường lương thực ............................................ 48 2.2. Giới thiệu về công ty cổ phần lương thực bình trị thiên ................. 51 2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển ............................................... 51 2.2.2. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh ..................................................... 52 2.2.3. Ngành nghề kinh doanh .............................................................. 52 2.2.4. Cấu trúc của doanh nghiệp .......................................................... 52 2.3. Thực trạng phân tích tài chính tại công ty cổ phần Lương thực Bình Trị Thiên ...................................................................................................... 55 2.3.1. Phân tích nguồn vốn ................................................................... 55 2.3.2. Phân tích tình hình sử dụng vốn .................................................. 62 2.3.3. Phân tích khái quát báo cáo kết quả kinh doanh: ......................... 67 2.3.4. Phân tích khả năng thanh toán .................................................... 75 2.3.5. Hiệu quả hoạt động ..................................................................... 79 2.3.6. Phân tích công nợ ....................................................................... 81 2.3.7. Phân tích khả năng sinh lời ......................................................... 85 2.3.8. Khả năng tăng trưởng ................................................................. 86 2.4. Đánh giá thực trạng phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần lương thực Bình Trị Thiên giai đoạn 2012 – 2016 ........................................ 87 2.4.1. Kết quả đạt được ......................................................................... 87 2.4.2. Về hạn chế và nguyên nhân ........................................................ 88vTÓM TẮT CHƯƠNG 2 ............................................................................... 91 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC BÌNH TRỊ THIÊN ...................................................................................... 92 3.1. Phương hướng hoạt động Công ty trong thời gian tới .................... 92 3.1.1. Thuận lợi và khó khăn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian tới ........................................................................... 92 3.1.2. Phương hướng hoạt động của Công ty ...................................... 100 3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại Công ty Cổ phần Lương thực Bình Trị Thiên. ..................................................... 101 3.2.1. Đẩy mạnh huy động vốn đầu tư đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất kinh doanh .................................................................................................. 101 3.2.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định .................................... 102 3.2.3. Quản trị khoản phải thu ............................................................ 104 3.2.4. Quản trị hàng tồn kho ............................................................... 106 3.2.5. Nâng cao khả năng thanh toán .................................................. 106 3.2.6. Giải pháp tăng doanh thu .......................................................... 108 3.2.7. Kiểm soát chi phí ...................................................................... 111 3.2.8. Về tổ chức bộ máy, mạng lưới: ................................................. 112 3.3. Kiến nghị ..................................................................................... 113 3.3.1. Đối với nhà nước ...................................................................... 113 3.3.2. Đối với cơ quan ban ngành địa phương .................................... 114 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ............................................................................. 116 KẾT LUẬN ............................................................................................... 117 TÀI LIỆU THAM KHẢOviDANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Diễn giải CTCP : Công ty cổ phần CP : Chi phí DN : Doanh nghiệp DT : Doanh thu GVHB : Giá vốn hàng bán HTX : Hợp tác xã LN : Lợi nhuận MTV : Một thành viên NS : Ngân sách QLDN : Quản lý doanh nghiệp SXKD : Sản xuất kinh doanh TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TSCĐ : Tài sản cố định TS : Tài sản TSCĐ : Tài sản cố định TNDN : Thu nhập doanh nghiệp VCSH : Vốn chủ sở hữuviiDANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Khái quát nguồn vốn Công ty ....................................................... 56 Bảng 2.2: Khả năng huy động vốn giai đoạn 2012 -2016 ............................. 58 Bảng 2.3: Cơ cấu và sự biến động của TS ................................................... 63 Bảng 2.4: Tỷ số tự tài trợ TSCĐ giai đoạn 2012 – 2016 ............................... 67 Bảng 2.5: Kết quả sản xuất kinh doanh giai đoạn 2012 – 2016 ..................... 68 Bảng 2.6: Chi phí của công ty qua các năm .................................................. 72 Bảng 2.7: Khả năng thanh toán ngắn hạn ..................................................... 76 Bảng 2.8: Khả năng thanh toán dài hạn ........................................................ 78 Bảng 2.9: Hiệu quả hoạt động giai đoạn 2012 – 2016................................... 80 Bảng 2.10: Công nợ phải thu qua các năm.................................................... 83 Bảng 2.11: Công nợ phải trả qua các năm .................................................... 84 Bảng 2.12: Khả năng sinh lời giai đoạn 2012 – 2016.................................... 85 Bảng 2.13: Khả năng tăng trưởng qua các năm ............................................ 86 Bảng 3.1: Chỉ tiêu kế hoạch trong những năm tới ....................................... 101viiiDANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Quy mô vốn giai đoạn 2012 – 2016 .......................................... 60 Biểu đồ 2.2: Cơ cấu vốn của công ty ............................................................ 61 Biểu đồ 2.3: Quy mô tài sản của công ty ...................................................... 64 Biểu đồ 2.4: Cơ cấu tài sản qua các năm ...................................................... 66 Biểu đồ 2.5: Doanh thu bán hàng công ty qua các năm................................ 70 Biểu đồ 2.6: Doanh thu tài chính công ty qua các năm ................................. 71 Biểu đồ 2.7: Lợi nhuận công ty qua các năm ................................................ 741 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Ngày nay, cùng với việc mở cửa nền kinh tế thị trường, Việt Nam đã và đang gia nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, tạo ra những cơ hội to lớn và những thách thức không hề nhỏ đối với các doanh nghiệp trong nước. Bên cạnh việc chú trọng mở rộng quy mô sản xuất, chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, tối thiểu hóa chi phí và tối ưu hóa lợi nhuận, để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường, thì việc phân tích và công bố tình hình tài chính của các doanh nghiệp rất quan trọng. Phân tích tài chính không chỉ giúp doanh nghiệp có cái nhìn bao quát hơn về tài chính của doanh nghiệp, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn, phân bổ hợp lý các nguồn lực đang có, vận dụng các đòn bẩy tài chính hiệu quả, đem lại lợi ích cao nhất v.v… mà còn giúp doanh nghiệp kịp thời điều chỉnh với những biến động trên thị trường. Đây là một công việc rất cần thiết, là cơ sở để doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động, đồng thời là nguồn dẫn vốn cực kỳ quan trọng, là kênh thông tin để các nhà đầu tư tham khảo trước khi thực hiện việc đầu tư vào các doanh nghiệp, từ đó mở rộng được quy mô sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, thực tế ở Việt Nam hiện nay, việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp ở Việt Nam nói chung chưa được đẩy mạnh, vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư muốn tiếp cận về tình hình tài chính của doanh nghiệp còn khó khăn hoặc không chính xác, từ đó đã đánh mất lợi thế rất lớn trong việc phát triển của doanh nghiệp. Cùng với sự phát triển và áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng của tất cả các ngành, các lĩnh vực trong nền kinh tế thị trường, ngành lương thực nói riêng ngày nay không chỉ đảm bảo an ninh lương thực Quốc gia như vốn có,2 mà thay đổi theo xu hướng tích cực hơn, tham gia vào các khâu cung ứng nguyên liệu xuất khẩu, đầu vào cho ngành rượu bia và các mặt hàng phụ trợ có liên quan, phù hợp với xu hướng nền kinh tế mở ngày nay. Công ty Cổ phần Lương thực Bình Trị Thiên là một trong những doanh nghiệp tiên phong trong việc thay đổi cơ chế, mở rộng và đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Trong những năm qua, Công ty Cổ phần Lương thực Bình Trị Thiên đóng trên địa bàn 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, không chỉ làm tốt nhiệm vụ an ninh lương thực, mà tích cực tìm kiếm thị trường, mở rộng quy mô sản xuất, đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh, phát triển các ngành phụ trợ…nhằm đa dạng nguồn thu, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, cùng với xu hướng chung của các doanh nghiệp ở Việt Nam, công tác phân tích tình hình tài chính của công ty chưa thực sự được coi trọng, nhiều tồn tại cần được hoàn thiện. Từ lý do đó, học viên đã quyết định chọn đề tài “ Phân tích tài chính tại Công ty Cổ phần Lương thực Bình Trị Thiên” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trong khoảng thời gian gần 10 năm, đã có nhiều công trình nghiên cứu về tình hình tài chính ở các công ty cổ phần đã được các tác giả nghiên cứu và công bố. Liên quan đến nội dung đề tài đang nghiên cứu, xin được giới thiệu một số công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước, từ đó tránh các bước trùng lắp, phát hiện lỗ hỗng và có hướng nghiên cứu phù hợp. Nghiên cứu quốc tế - Bài báo với tựa đề “ Hàng tồn kho, sự không chắc chắn về doanh thu và sức mạnh tài chính” , năm 2012, của Mustafa Caglayan, Sara Maioli và Mateut, công bố trên tạp chí Journal of Banking & Finance ( Pages 2512 – 2521). Mục đích của nghiên cứu là điều tra mối liên kết giữa sự không chắc3 chắn về doanh thu, hành vi đầu tư hàng tồn kho và sức mạnh tài chính của Công ty. Bằng việc thu thập, sử dụng các bảng kế hoạch sản xuất lớn của các công ty sản xuất từ một số nước châu Âu, tác giả đã điều tra tác động của sự không chắc chắn về doanh số đối với đầu tư hàng tồn kho, những ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp thông qua sức mạnh tài chính của Công ty. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sự không chắc chắn về doanh số bán hàng cao dẫn đến các kho hàng tồn kho lớn hơn; Sức mạnh tài chính vững chắc giảm thiểu các tác động tiêu cực của sự không chắc chắn về doanh thu. - Lấy bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007 – 2008, một nghiên cứu khác có tựa đề “ Quản trị doanh nghiệp trong cuộc khủng hoảng tài chính 2007 – 2008: Bằng chứng từ các tổ chức tài chính trên toàn thế giới” , năm 2012, của David H.Erkens, Mingui Hung và Pedro Matos, công bố trên tạp chí Journal of Corporate Finance (Pages 389 – 411). Mục đích của nghiên cứu là điều tra ảnh hưởng của quản trị doanh nghiệp đối với hoạt động của các công ty tài chính trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007 – 2008. Bằng việc sử dụng một tập dữ liệu của 296 công ty từ 30 quốc gia nằm ở trung tâm cuộc khủng hoảng, công trình nghiên cứu đã kiểm tra các yếu tố quyết định về quản trị doanh nghiệp đối với hoạt động của các công ty tài chính trong cuộc khủng hoảng 2007 – 2008. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy các doanh nghiệp có nhiều ban độc lập hoạt động kém hơn trong thời gian khủng hoảng; Sự độc lập của Ban Quản trị liên quan đến sự gia tăng số lượng cổ phần trong cuộc khủng hoảng; Sự phát triển vốn chủ sở hữu đã giúp các công ty tồn tại trong cuộc khủng hoảng. - Một nghiên cứu khác trong lĩnh vực tài chính, với tựa đề “Phát triển môi trường báo cáo tài chính tại Malaysia” của Balachandran Muniandy và Muhammad Janghangir Ali. Công bố trên tạp chí “Research in Accounting Regulation”, năm 2012. Mục đích của nghiên cứu là kiểm tra sự phát triển báo cáo tài chính tại Malaysia, thông qua các yếu tố môi trường như xã hội,4 lợi ích nhóm, kinh tế, pháp lý, văn hoá ảnh hưởng đến sự phát triển kế toán và áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS). Các phương pháp nghiên cứu như khảo sát, phỏng vấn sâu, hỏi ý kiến chuyên gia, được sử dụng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các mục tiêu quản trị chỉ quan trọng về lợi ích nhóm hơn là công bố minh bạch thông tin. Mức độ tuân thủ chế độ kế toán quốc tế là thấp, và còn đối diện với nhiều thách thức… Cần phải nâng cao chất lượng báo cáo tài chính và xây dựng niềm tin giữa chủ sở hữu và các nhà đầu tư. - Với bối cảnh nghiên cứu ở Albani, A. Cipi và cộng sự, (2013), đã công bố nghiên cứu với tựa đề “Tình hình quản trị của các công ty cổ phần ở Albanian: Tiếp cận dựa trên phương pháp Delphi”, trên tạp chí “Business, Management and Education”. Mục đích nghiên cứu này nhằm tìm ra một mô hình quản trị phù hợp cho các công ty cổ phần ở Albanian, để có nền tài chính lành mạnh, hiệu suất cao, thu hút các nhà đầu tư ở nước ngoài, phù hợp với tình hình thực tiễn ở Albanian. Phương pháp Delphi được sử dụng trong nghiên cứu. Một nhóm các chuyên gia, giám đốc điều hành (CEO) trong các công ty cổ phần được tiến hành khảo sát lấy ý kiến. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra hiệu quả quản trị còn thấp, hệ thống pháp chế còn nhiều bất cập. Qua đó cần cải thiện, khắc phục để đạt được tiến bộ trong quản trị của các công ty, thích ứng với nền kinh tế thị trường, thu hút nhà đầu tư từ bên ngoài. Nghiên cứu trong nước - Nghiên cứu với tựa đề “Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần Vinaconex 25” của Bùi Văn Lâm, Đại học Đà Nẵng, (2011). Mục đích của nghiên cứu là hệ thống hoá các vấn đề lý luận về phân tích tình hình tài chính trong công ty cổ phần. Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu như: phương pháp so sánh, phân tích được sử dụng để đánh giá thực trạng tình hình tài chính tại công ty cổ phần Vinaconex 25. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra các tồn tại, hạn chế và đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty.5 - Nghiên cứu về lĩnh vực tài chính của nhóm tác giả Đỗ Cẩm Tú và Phạm Nguyễn Phi Yến, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, (2011), “Phân tích tích hình tài chính của công ty Cổ phần Du lịch dầu khí Phương Đông”. Nội dung nghiên cứu tập trung đánh giá tình hình tài chính tại doanh nghiệp để thấy rõ xu hướng, tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp và kiến nghị giúp cải thiện tình hình tài chính và giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn. Các phương pháp so sánh, tổng hợp, phân tích Dupont được sử dụng để đánh giá. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra những điểm tồn tại như tình hình thanh toán chưa tốt, doanh thu giảm, hiệu quả kinh doanh thấp. Từ đó đề xuất hướng khắc phục nhằm ổn định và phát huy hiệu quả hoạt động. - Phân tích tài chính trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm, tác giả Trương Thanh Sơn, Đại học Quốc gia Hà Nội, (2012), đã công bố nghiên cứu về“Phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần Rượu Bia Đà Lạt”. Giúp thấy rõ thực trạng hoạt động tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp cũng như xác định một cách đầy đủ, đúng đắn nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của cá nhân tố đến tình hình tài chính. Bằng phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia, phương pháp thống kê, phân tích, so sánh... Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra các rủi ro tiềm ẩn, dự báo các triển vọng trong tương lai. Từ đó có các giải pháp hữu hiệu, như xây dựng chính sách bán hàng phù hợp, thay đổi chiến lược Marketing, quyết định mức tồn kho hàng hóa nhằm tối ưu hóa vốn lưu động. - Một nghiên cứu khác của Võ Hồng Hạnh (Đại học Đà Nẵng) được công bố năm 2013, với tựa đề “Hoàn thiện công tác phân tích hiệu quả hoạt động tại Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng”. Mục đích là đánh giá thực trạng tác động của các yếu tố đến hiệu quả hoạt động của Công ty. Nghiên cứu sử dụng các phương pháp chủ yếu như phương pháp thu thập, phân tích, so sánh…, tiến hành đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố. Kết quả nghiên cứu cho6 thấy, Công ty Cao su Đà Nẵng cần tổ chức lại hệ thống phân tích, quy trình phân tích, chuẩn hóa nguồn tài liệu, tuân thủ chuẩn mực kế toán. - Công bố tại Đại học Kinh tế Quốc Dân, năm 2013, với tên đề tài “Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Traphaco”. Tác giả Trần Thị Mai đã vận dụng nền tảng lý thuyết tài chính doanh nghiệp, tiến hành phân tích thực trạng tình hình tài chính Công ty Cổ phần TRAPHACO, vận dụng các phương pháp phân tích tổng hợp, phân tích tỷ số và một số công cụ phân tích khác, qua đó chỉ ra các tồn tại, hạn chế. Và đề xuất các giải pháp để nâng cao năng lực tài chính và hiệu quả kinh doanh và hoàn thiện phân tích tình hình tài chính của Công ty. Đặc biệt, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, Công ty cần cải thiện tình hình sử dụng vốn, tránh các rủi ro tiềm tàng bằng cách thiết lập nhu cầu vốn cho năm kế hoạch. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu Về mục đích nghiên cứu: Với nhiều nghiên cứu các công ty có quy mô khác nhau, lĩnh vực khác nhau, nhưng nhìn chung về mục đích nghiên cứu của các tác giả là góp phần hoàn thiện hệ thống lý luận phân tích tình hình tài chính, tiến tới hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kế toán, công khai minh bạch thông tin. Thông qua việc phân tích đó để thấy được tình hình tài chính từ đó đưa ra các đánh giá, nhận xét, rút ra được ưu điểm và hạn chế, làm cơ sở để tìm hướng khắc phục, đưa ra các giải pháp và kiến nghị giúp công ty có thể hoạt động và cạnh tranh tốt hơn trên thị trường, thu hút được các nhà đầu tư chiến lược. Về phương pháp nghiên cứu: các phương pháp chủ yếu được sử dụng như phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, đánh giá, đặc biệt một số nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình tài chính công ty. Về kết quả nghiên cứu: nhìn chung các nghiên cứu đã đạt được một số kết quả trên các khía cạnh nghiên cứu. Chỉ ra những tồn tại, bất cập và hướng khắc7 phục, như: vấn đề minh bạch trong cung cấp thông tin; hiệu quả sử dụng vốn; nguồn cung cấp tài liệu; qui trình phân tích và tuân thủ các chuẩn mực kế toán. 3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng thể: Góp phần hệ thống hoá các vấn đề lý luận về phân tích tình hình tài chính trong công ty cổ phần. Chỉ ra được những hạn chế trong quá trình phân tích tài chính các công ty cổ phần để từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của loại hình công ty này. Mục tiêu cụ thể: - Phân tích và đánh giá tổng quát tình hình tài chính của Công ty thông qua bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong các năm 2012-2016. - Phân tích các tỷ số tài chính của Công ty. - Đánh giá tình hình tài chính của Công ty. - Đề ra những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính của Công ty. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Không gian: Luận văn được thực hiện tại Công ty Cổ phần lương thực Bình Trị Thiên. - Thời gian: Đề tài phân tích số liệu kinh doanh của Công ty qua các năm 2012-2016. - Đối tượng nghiên cứu Hoạt động phân tích tài chính của Công ty cổ phần Lương thực Bình Trị Thiên. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong đề tài này, học viên sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: phương pháp thống kê, so sánh số liệu giữa các năm với nhau, giữa các doanh nghiệp cùng ngành và so với ngành khác, phương pháp lịch sử nhằm đối8 chiếu số liệu, phương pháp mô tả, phương pháp phân tích và đánh giá các chỉ số tài chính. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Phân tích tài chính tại Công ty cổ phần Lương thực Bình Trị Thiên 6.1. Về lý luận - Nêu lên được thực trạng cũng như đánh giá về tình hình tài chính của Công ty các năm, những điểm mạnh và hạn chế của Công ty. 6.2. Về thực tiễn - Thông qua những nhận xét, đánh giá đó, đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả tài chính của Công ty. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, thì luận văn được chia ra 3 phần như sau: - Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp. - Chương 2: Thực trạng phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần lương thực Bình Trị Thiên. - Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện phân tích tài chính tại công ty cổ phần lương thực Bình Trị Thiên.9 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1. Tổng quan về phân tích tài chính doanh nghiệp 1.1.1. Lý luận chung về tài chính doanh nghiệp 1.1.1.1. Khái niệm Tài chính là một khái niệm nảy sinh từ hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế thị trường. Các chủ thể đó có thể là nhà nước, doanh nghiệp hoặc tổ chức phi lợi nhuận, cá nhân, hộ gia đình. Theo GS. TS Đinh Văn Sơn (Giáo trình tài chính doanh nghiệp thương mại), ‘Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các quan hệ kinh tế trong phân phối dưới hình thức giá trị của cải vật chất thông qua tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp để phục vụ kinh doanh và các yêu cầu chung khác của xã hội” [11, Tr.9]. Cụ thể hơn, TS. Nguyễn Minh Kiều (Tài chính doanh nghiệp căn bản): “ Tài chính nói chung là hoạt động liên quan đến việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ. Tài chính doanh nghiệp là hoạt động liên quan đến việc huy động hình thành nên nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn đó để tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản của doanh nghiệp nhằm đạt mục tiêu đề ra” [4, Tr.16] Nhìn chung, các khái niệm tuy khác nhau giữa các tác giả nhưng đều có điểm chung theo đó tài chính doanh nghiệp là những quan hệ kinh tế biểu hiện dưới hình thức giá trị phát sinh trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm phục vụ quá trình tái sản xuất trong mỗi doanh nghiệp và góp phần tích lũy vốn cho xã hội. 1.1.1.2. Vai trò tài chính của doanh nghiệp Tài chính là một công cụ quan trọng để quản trị doanh nghiệp. Nó có vai trò to lớn đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, thể hiện trên các mặt sau:10 Vai trò huy động, khai thác nguồn tài chính nhằm bảo vệ yêu cầu kinh doanh của doanh nghiệp và tổ chức sử dụng vốn có hiệu quả cao nhất: Để có đủ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tài chính doanh nghiệp phải thanh toán nhu cầu sử dụng vốn, lựa chọn nguồn vốn, bên cạnh đó phải tổ chức huy động và sử dụng đúng đắn nhằm duy trì và thúc đẩy sự phát triển có hiệu quả quá trình sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp - đây là vấn đề quyết định sự sống còn của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh “khắc nghiệt” theo cơ chế thị trường. Vai trò thúc đẩy kích thích và điều tiết hoạt động kinh doanh: thu nhập bằng tiền của doanh nghiệp được tài chính doanh nghiệp phân phối. Thu nhập bằng tiền mà doanh nghiệp đạt được trong quá trình sản xuất như: bù đắp hao mòn máy móc thiết bị, trả lương cho người lao động và mua nguyên vật liệu để tiếp tục chu kỳ sản xuất mới, thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước. Phần còn lại doanh nghiệp dùng để hình thành các quỹ của doanh nghiệp, thực hiện bảo toàn vốn, hoặc trả lợi tức cổ phần (nếu có). Chức năng phân phối tài chính doanh nghiệp là quá trình phân phối thu nhập bằng tiền của doanh nghiệp và quá trình phân phối đó luôn gắn liền với những đặc điểm vốn có của hoạt động sản xuất kinh doanh và hình thức sở hữu doanh nghiệp. Vai trò là công cụ kiểm tra các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Tài chính doanh nghiệp thực hiện việc kiểm tra bằng đồng tiền và tiến hành thường xuyên, liên tục thông qua các chỉ số tài chính, chỉ tiêu về khả năng thanh toán, chỉ tiêu về đặc trưng hoạt động, sử dụng nguồn lực tài chính, chỉ tiêu đặc trưng khả năng sinh lời… Bằng việc phân tích các chỉ tiêu phân tích tài chính cho phép doanh nghiệp có căn cứ quan trọng để đề ra kịp thời các giải pháp tối ưu, lành mạnh hóa tình hình tài chính – kinh doanh của doanh nghiệp [17].11 1.1.2. Lý luận chung về phân tích tài chính doanh nghiệp 1.1.2.1. Khái niệm Phân tích tài chính là quá trình tìm hiểu các kết quả của sự quản lý và điều hành tài chính ở doanh nghiệp, được phản ánh trên các báo cáo tài chính đồng thời đánh giá những gì đã làm được, dự kiến những gì sẽ xảy ra, trên cơ sở đó kiến nghị những biện pháp để tận dụng triệt để những điểm mạnh, khắc phục các điểm yếu ( Trần Văn Toàn, 2013 ) [19]. Hay nói cách khác, phân tích tài chính doanh nghiệp là làm sao cho các con số trên báo cáo tài chính “biết nói” để người sử dụng chúng có thể hiểu rõ tình hình tài chính doanh nghiệp và các mục tiêu, phương pháp hành động của những người quản lý doanh nghiệp đó. Từ đó có thể hiểu “Phân tích tài chính là tổng thể các phương pháp được sử dụng để đánh giá tình hình tài chính đã qua và hiện nay, giúp nhà quản lý đưa ra được quyết định quản lý chuẩn xác và đánh giá được doanh nghiệp, giúp những đối tượng quan tâm đi tới những dự đoán chính xác về mặt tài chính của doanh nghiệp, qua đó có các quyết định phù hợp với lợi ích của chính họ” (PGS. TS Nguyễn Trọng Cơ, Giáo trình phân tích Tài chính doanh nghiệp, học viện tài chính) [1, Tr. 12]. 1.1.2.2. Mục đích phân tích tài chính doanh nghiệp Như chúng ta đã biết mọi hoạt động kinh tế của doanh nghiệp đều nằm trong thể tác động liên hoàn với nhau. Bởi vậy, chỉ có thể phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp mới đánh giá đầy đủ và sâu sắc mọi hoạt động kinh tế trong trạng thái thực của chúng. Trên cơ sở đó, nêu lên một cách tổng hợp về trình độ hoàn thành các mục tiêu – biểu hiện bằng hệ thống chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tài chính của doanh nghiệp. Trong điều kiện kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước, các doanh nghiệp đều bình đẳng trước pháp luật trong kinh doanh. Mỗi doanh nghiệp đều có rất nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của mình như các nhà đầu12 tư, nhà cho vay, nhà cung cấp….Mỗi đối tượng này quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp trên những góc độ khác nhau. Song nhìn chung, họ đều quan tâm đến khả năng tạo ra dòng tiền mặt, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán và mức lợi nhuận tối đa. Từ đó cho thấy, phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là quá trình kiểm tra, đối chiếu số liệu, so sánh số liệu về tài chính thực có của doanh nghiệp với quá khứ để định hướng trong tương lai. Từ đó, có thể đánh giá đầy đủ mặt mạnh, mặt yếu trong công tác quản lý doanh nghiệp và tìm ra các biện pháp sát thực để tăng cường các hoạt động kinh tế và còn là căn cứ quan trọng phục vụ cho việc dự đoán, dự báo xu thế phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ( Đào Anh Tuấn, 2004). 1.1.2.3. Yêu cầu của phân tích tài chính Việc phân tích tài chính của một doanh nghiệp phải đạt một số yêu cầu: - Phải đánh giá thực trạng tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp trên phương diện bảo đảm vốn và phân phối vốn cho sản xuất kinh doanh. - Phải đánh giá được hiệu quả sử dụng của từng loại vốn khác nhau trong sản xuất kinh doanh. - Phải lượng hóa các nhân tố làm ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. 1.1.2.4. Các tài liệu dùng trong phân tích tài chính Nguồn tài liệu để phân tích tình hình tài chính là các báo cáo tài chính như bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và các báo cáo khác. Tuy nhiên không thể chỉ dựa vào các tài liệu nói trên mà cần phải kết hợp với nhiều tài liệu thực tế khác như: môi trường hoạt động của doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động và các chính sách kinh tế hiện hành. Báo cáo tài chính là phương pháp kế toán tổng hợp hợp từ các số liệu kế toán theo các chỉ tiêu kinh tế tài chính nhất định: phản ánh một số hệ thống tình hình sản nghiệp, tình hình kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình vận động và sử dụng vốn của doanh nghiệp trong mọi thời kỳ nhất định.13 a. Phân tích bảng cân đối kế toán * Phân tích sự biến động và cơ cấu phân bổ vốn Tổng vốn của doanh nghiệp gồm hai loại vốn: Vốn cố định và vốn lưu động. Vốn ít hay nhiều, tăng hay giảm, phân bổ cho từng khâu, từng giai đoạn hợp lý hay không sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp. Phân tích sự biến động và tình hình phân bổ vốn là để đánh giá tình hình tăng giảm vốn, phân bổ vốn như thế nào từ đó đánh giá việc sử dụng vốn của doanh nghiệp có hợp lý hay không. Để phân tích chúng ta tiến hành những nội dung sau: Thứ nhất: Xem xét sự biến động của tổng tài sản cũng như những loại tài sản thông qua việc so sánh giữa các kỳ về cả số tuyệt đối lẫn số tương đối của tổng tài sản cũng như chi tiết đối với từng loại tài sản. Qua đó thấy được sự biến động về quy mô kinh doanh, năng lực kinh doanh của doanh nghiệp. Thứ hai: Xem xét cơ cấu vốn có hợp lý hay không ? Cơ cấu vốn có tác động như thế nào đến quá trình kinh doanh? Thông qua việc xác định tỷ trọng từng loại tài sản trong tổng tài sản đồng thời so sánh tỷ trọng từng loại giữa các kỳ để thấy sự biến động của cơ cấu vốn. Ngoài ra chúng ta còn phải chú ý đến tính chất và ngành nghề kinh doanh, xem xét tác động đến quá trình kinh doanh và hiệu quả kinh doanh đạt được trong kỳ. Như vậy chúng ta mới có thể đưa ra những quyết định hợp lý về việc phân bổ cho từng giai đoạn, từng loại tài sản của doanh nghiệp. Ngoài ra việc phân tích tình hình tài chính cho phép chúng ta trả lời những câu hỏi sau: - Cấu trúc nguồn vốn ở doanh nghiệp như thế nào? Có lợi về mặt tài chính của doanh nghiệp không? - Trong điều kiện nào doanh nghiệp có thể sử dụng vốn vay mượn vào kinh doanh để đem lại lợi ích cho chủ sở hữu?14 - Vị trí của tài sản cố định quan trọng đến mức nào? - Việc đầu tư ở doanh nghiệp ra sao? Có đảm bảo hiệu quả kinh doanh hay không? Để giải quyết vấn đề đặt ra, cần tính toán và phân tích các chỉ tiêu sau: i) Tỷ suất đầu tư: tỷ suất này phản ánh năng lực hiện có của doanh nghiệp, trình độ trang bị cơ sở vật chất nói chung của doanh nghiệp. Tỷ suất đầu tư = (Tài sản cố đinh) / (Tổng tài sản) ii) Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ và đầu tư dài hạn: Mức độ đóng góp của chủ sở hữu đối với các sử dụng dài hạn. Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ = (Nguồn vốn chủ sở hữu) / (Giá trị TSCĐ và đầu tư dài hạn) * Phân tích sự biến động và cơ cấu biến động vốn Để nắm được một cách đầy đủ thực trạng tài chính cũng như tình hình sử dụng tài sản của doanh nghiệp, cần thiết phải đi sâu xem xét các mối quan hệ và tình hình biến động của các khoản mục trong bảng cân đối kế toán. Theo quan điểm luân chuyển vốn, tài sản của doanh nghiệp bao gồm tài sản lưu động và tài sản cố định. Hai loại này được hình thành chủ yếu từ nguồn vốn chủ sở hữu. Trong quá trình hoạt động kinh doanh khi nguồn vốn chủ sở hữu không đáp ứng đủ nhu cầu kinh doanh thì doanh nghiệp được phép đi vay ngắn hạn, dài hạn (của ngân hàng hay các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước) chưa đến hạn trả dùng cho mục đích kinh doanh đều được coi là nguồn vốn hợp pháp. Trện thực tế thường xảy ra một trong hai trường hợp: Số vốn thừa sẽ bị chiếm dụng hoặc là do thiếu nguồn bù đắp nên doanh nghiệp phải đi chiếm dụng. Nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay của doanh nghiệp có thể đủ để hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành thuận lợi nhưng thực tế trường hợp này ít xảy ra. Các doanh nghiệp thường đi chiếm dụng vốn của các đơn vị khác hoặc bị đơn vị khác chiếm dụng vốn.15 b. Phân tích tình hình tài chính qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tình hình và kết quả hoạt động cũng như tình hình thực hiện trách nhiệm nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nước trong một kỳ kế toán. Thông qua các tiêu chí trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có thể kiểm tra, phân tích, đánh giá thực hiện kế hoạch, dự toán chí sản xuất, giá vốn doanh thu sản phẩm vật tư hàng hóa tiêu thụ. Tình hình chi phí thu nhập của các hoạt động khác và kết quả kinh doanh sau một kỳ kế toán. Đồng thời kiểm tra tình hình thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nước, đánh giá xu hướng phát triển của doanh nghiệp qua các kỳ khác nhau ( Giáo trình Phân tích tài chính doanh nghiệp, học viện tài chính, 2005). Khi phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cần xác định các vấn đề cơ bản sau: Thứ nhất: xem xét sự biến động của từng chi tiết trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa kỳ này với kỳ trước thông qua việc so sánh các số tuyệt đối và số tương đối trên từng chỉ tiêu. Đặc biệt chú ý đến sự biến động của doanh thu thuần, tổng lợi nhuận kế toán, lợi nhuận chịu thuế thu nhập doanh nghiệp và lợi nhuận sau thuế, đồng thời giải trình tổng hợp lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng hay giảm là do những nhân tố nào ảnh hưởng. Thứ hai: tính toán, phân tích các chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng các khoản chi phí. Bao gồm: - Tỷ suất giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần: là tỷ lệ giữa giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần. Chỉ tiêu này cho biết tổng số doanh thu được, trị giá vốn hàng bán chiếm bao nhiêu % hay cứ 100 đồng doanh thu thuần thu được doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng trị giá vốn hàng bán. Tỷ giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần càng nhỏ chứng tỏ việc quản lý các khoản chi phí trong giá vốn bán hàng càng tốt và ngược lại.16 - Tỷ suất chi phí quản lý kinh doanh trên doanh thu thuần. Chỉ tiêu này phản ánh để thu được 100 đồng doanh thu thuần thì doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí quản lý kinh doanh. Tỷ suất chi phí quản lý kinh doanh càng nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp tiết kiệm chi phí quản lý kinh doanh, kinh doanh càng có hiệu quả và ngược lại. 1.2. Khái quát về Công ty cổ phần, hoạt động tài chính trong Công ty cổ phần 1.2.1. Khái quát về Công ty cổ phần 1.2.1.1. Lịch sử ra đời Công ty cổ phần Công ty cổ phần là một hình thức tổ chức kinh doanh ra đời, tồn tại và phát triển trong những điều kiện kinh tế xã hội nhất định (Ngọc Bích, 2003). Sự hình thành và phát triển của Công ty cổ phần gắn liền với sự hình thành của thị trường vốn và thị trường tiền tệ. Quá trình công nghiệp hoá ở các nước châu Âu và Bắc Mỹ từ thế kỷ 18, 19 cùng với nhu cầu vốn để đầu tư của các nhà tư bản đã làm xuất hiện loại hình công ty cổ phần. Sự phát triển mạnh mẽ của Chủ nghĩa Tư bản đòi hỏi sản xuất kinh doanh phải có quy mô ngày càng to lớn, cạnh tranh và độc quyền có mức độ ngày càng gay gắt. Các chủ tư bản đi đến thoả hiệp với nhau nhằm thu được lợi nhuận tối đa và bành trướng hơn nữa thế lực kinh tế của mình. Công ty cổ phần là hình thức kinh doanh thoả mãn được những nhu cầu này, nó tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút và tập trung tư bản. Công ty cổ phần xuất hiện đầu tiên trên thế giới là công ty Đông Ấn (East India Company) của Anh, được thành lập ngày 31/10/1860 bởi một nhóm có 218 người. Trải qua quá trình phát triển lâu dài, “ Công ty cổ phần đã phát triển ở hầu hết các nước từ đơn giản đến phức tạp, từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn, từ một ngành đến đa ngành, từ một quốc gia đến nhiều quốc gia thông qua các công ty siêu quốc gia” (Đặng Cẩm Thúy, 1997) [31].17 Hiện nay, công ty cổ phần là một loại hình kinh doanh phổ biến, được xem là phương thức phát triển cao nhất cho đến nay của loài người để huy động vốn cho kinh doanh và qua đó làm cho nền kinh tế của mỗi quốc gia phát triển (Ngọc Bích, 2003). Ở các nước khác nhau, công ty cổ phần có thể có những tên gọi khác nhau. Ở Pháp là công ty vô danh (anonymous Company), ở Anh là công ty với trách nhiệm hữu hạn (Company LTD), ở Mỹ nó được gọi là công ty kinh doanh (Commercial Coporation), và ở Nhật Bản gọi chung là công ty cổ phần (Kabushiki kaisha).. Ở Việt Nam, Công ty cổ phần là hình thức kinh tế mới xuất hiện khi nước ta chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần. Sự hình thành công ty cổ phần ở nước ta là một thực tế khách quan, một xu hướng tất yếu trong quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước đó là phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong lịch sử hình thành và phát triển có hai phương pháp để thành lập các công ty cổ phần đó là thành lập mới các công ty cổ phần và cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước đã có. Do nền kinh tế Việt Nam hiện nay có những đặc điểm cụ thể, riêng biệt so với các nước khác trên thế giới nên việc thành lập mới các công ty cổ phần không được chú trọng phát triển. 1.2.1.2. Khái niệm Công ty cổ phần Theo điều 110 Luật Doanh nghiệp 2014 thì Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó: Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa; Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp trong phạm vị số vốn đã góp vào doanh nghiệp; Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác [5].18 Cổ đông trong công ty cổ phần có thể là tổ chức hoặc cá nhân, số lượng tối thiểu là 3 thành viên, Luật Doanh nghiệp 2014 không giới hạn số lượng tối đa. 1.2.1.3. Đặc điểm Công ty cổ phần. Bên cạnh những đặc điểm như những loại hình doanh nghiệp khác, công ty cổ phần có những ưu thế mà các loại hình khác không có được: - Xuất phát từ sự tồn tại độc lập của công ty cổ phần so với các cổ đông nên công ty cổ phần có các quyền và nghĩa vụ về tài sản riêng, do đó các rủi ro của cổ đông khi đầu tư vào công ty cổ phần chỉ giới hạn trong số lượng giá trị cổ phiếu mà cổ đông đó đầu tư. Tính chất chịu trách nhiệm hữu hạn trên đã thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư đầu tư vào công ty cổ phần nhiều hơn so với bất kỳ loại hình doanh nghiệp khác mà ở đó họ phải chịu trách nhiệm vô hạn. Chính lợi thế này mà các Công ty cổ phần có khả năng huy động rất tốt các nguồn vốn đầu tư của xã hội vào hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Mặt khác, các công ty cổ phần hiện nay đều có quy mô hoạt động lớn và khả năng mở rộng kinh doanh khá dễ dàng từ việc huy động vốn cổ phần. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi giúp các công ty cổ phần phát triển. Khác với các loại công ty khác, vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Giá trị của mỗi cổ phần gọi là mệnh giá cổ phiếu. Các cổ phiếu do công ty cổ phần phát hành là hàng hoá nên các cổ đông khi sở hữu cổ phiếu có thể tự do chuyển nhượng; hơn thế nữa trách nhiệm của các cổ đông chỉ giới hạn trong phạm vị giá trị các cổ phiếu mà họ sở hữu nên khi họ muốn rút lui khỏi công việc kinh doanh hay muốn bán cổ phiếu của mình thì họ thực hiện dễ dàng, từ đó tạo cơ hội cho các nhà đầu tư có khả năng điều chuyển vốn đầu tư từ nơi này sang nơi khác một cách dễ dàng. - Quá trình hoạt động của các công ty cổ phần cũng đạt được hiệu quả cao do tính độc lập giữa quản lý và sở hữu trong các công ty cổ phần. Với tư cách là một pháp nhân, Công ty có quyền sở hữu tài sản riêng còn các cổ19 đông chỉ được sở hữu cổ phần trong công ty mà không có bất kỳ quyền sở hữu nào đối với tài sản của công ty. Bên cạnh những thuận lợi đó, công ty cổ phần có những hạn chế đó là: - Phải nộp khá nhiều loại thế như: thuế môn bài, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập cá nhân, thuế tài nguyên, thuế tiêu thụ đặc biệt, tiền thuê đất,… - Ngoài ra, các cổ đông trong công ty cổ phần còn phải chịu thuế thu nhập bổ sung từ nguồn cổ tức và lãi cổ phần theo quy định của pháp luật. Để thay đổi phạm vi, lĩnh vực kinh doanh phải thông qua Đại hội đồng cổ đông hoặc theo những quy định trong Điều lệ của công ty dẫn đến hoạt động kinh doanh không linh hoạt. Sự minh bạch và công bố thông tin ở các công ty cổ phần còn chưa được thực hiện tốt, đặc biệt là ở các công ty cổ phần có vốn nhà nước, nhiều thông tin còn khép kin nên không thu hút được các nhà đầu tư chiến lược. Có thể thấy hoạt động của các công ty cổ phần trong nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, vẫn còn nhiều hạn chế, song không thể phủ nhận những cơ hội để phát triển mở rộng quy mô kinh doanh và linh hoạt trong việc mua bán, chuyển nhượng cổ phần mà Nhà nước đã đem lại cho các công ty cổ phần. 1.2.2. Hoạt động tài chính trong công ty cổ phần 1.2.2.1. Các quan hệ tài chính trong công ty cổ phần Khi tiến hành sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải có vốn tiền tệ ban đầu để xây dựng, mua sắm các tư liệu sản xuất, nguyên vật liệu, trả lương, khen thưởng. Việc chi dùng thường xuyên vốn tiền tệ đòi hỏi phải có các khoản thu để bù đắp tạo nên quá trình luân chuyển vốn. Như vậy, trong quá trình luân chuyển vốn tiền tệ đó doanh nghiệp phát sinh các mối quan hệ kinh tế, và công ty cổ phần cũng là một loại hình doanh nghiệp nên cũng có các mối quan hệ ấy, đó là:20 - Quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp doanh nghiệp với Nhà nước: tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phải thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước (nộp thuế cho ngân sách nhà nước). Ngân sách nhà nước cấp vốn cho doanh doanh nghiệp nhà nước và có thể cấp vốn với công ty liên doanh hoặc cổ phần (mua cổ phiếu) hoặc cho vay (mua trái phiếu) tuỳ theo mục đích yêu cầu quản lý đối với ngành kinh tế mà quyết định tỷ lệ góp vốn, cho vay nhiều hay ít. - Quan hệ giữa doanh nghiệp với các chủ thể kinh tế khác: Từ sự đa dạng hoá hình thức sở hữu trong nền kinh tế thị trường đã tạo ra các mối quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác, giữa doanh nghiệp với các nhà đầu tư, người cho vay, với người bán hàng, người mua thông qua việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; giữa các doanh nghiệp bao gồm các quan hệ thanh toán tiền mua bán vật tư, hàng hoá, phí bảo hiểm; giữa doanh nghiệp với ngân hàng, các tổ chức tín dụng… - Quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp: Gồm quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với các phòng ban, phân xưởng và tổ đội sản xuất trong việc nhận và thanh toán tạm ứng; quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với cán bộ công nhân viên trong quá trình phân phối thu nhập cho người lao động dưới hình thức tiền lương, tiền thưởng… Tuy nhiên, tài chính trong các công ty cổ phần vẫn mang nhiều nét mà các loại hình doanh nghiệp khác không có: - Vốn của công ty cổ phần thể hiện ở một dạng đặc biệt – cổ phần. - Cách huy động vốn của công ty cổ phần linh động hơn các doanh nghiệp khác, bao gồm: + Chuyển nhượng cổ phần + Phát hành cổ phiếu + Phát hành trái phiếu21 Chính vì vậy, quan hệ tài chính xoay quanh công ty cổ phần có nhiều quan hệ mà các doanh nghiệp không có, đó là: - Chuyển nhượng cổ phần - Mua bán cổ phiếu - Mua trái phiếu Đó chính là mối quan hệ giữa các cổ đông với nhau, giữa cổ đông và người thứ ba, giữa công ty với người thứ ba. 1.2.2.2. Nội dung của hoạt động tài chính trong công ty cổ phần Hoạt động tài chính là một trong những nội dung cơ bản thuộc hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần nhằm giải quyết các mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ. Nói cách khác, trên giác độ kinh doanh vốn, hoạt động tài chính là những quan hệ tiền tệ gắn trực tiếp với việc tổ chức, huy động, phân phối, sử dụng và quản lý vốn một cách hiệu quả. 1.2.2.3. Nhiệm vụ của hoạt động tài chính trong công ty cổ phần Vốn kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong sản xuất kinh doanh cũng như sự phát triển của công ty, do đó, nhiệm vụ cơ bản của hoạt động tài chính trong công ty cổ phần là đảm bảo công ty có đầy đủ, kịp thời số vốn tối thiểu, cần thiết và hợp pháp để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. 1.3. Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần 1.3.1. Khái niệm phân tích tài chính công ty cổ phần Công ty cổ phần cũng là một loại hình của doanh nghiệp, do đó, phân tích tài chính công ty cổ phần cũng tương tự như phân tích tài chính doanh nghiệp, đó là một tập hợp các khái niệm, phương pháp và các công cụ cho phép thu thập và xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác về quản lý nhằm đánh giá tình hình tài chính của một công ty cổ phần, đánh giá rủi ro, mức độ và chất lượng hiệu quả hoạt động của công ty cổ phần đó, khả năng22 và tiềm lực của công ty, giúp người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định tài chính, quyết định quản lý phù hợp ( Trần Trung Chuyên, 2013) [17]. Mối quan tâm hàng đầu của các nhà phân tích tài chính là đánh giá rủi ro phá sản tác động tới các doanh nghiệp mà biểu hiện của nó là khả năng thanh toán, đánh giá khả năng cân đối vốn, năng lực hoạt động cũng như khả năng sinh lãi của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, các nhà phân tích tài chính tiếp tục nghiên cứu và đưa ra những dự đoán về kết quả hoạt động nói chung và mức doanh lợi nói riêng của doanh nghiệp trong tương lai. Nói cách khác, phân tích tài chính là cơ sở để dự đoán tài chính - một trong các hướng dự đoán doanh nghiệp. Phân tích tài chính có thể được ứng dụng theo nhiều hướng khác nhau: với mục đích tác nghiệp (chuẩn bị các quyết định nội bộ), với mục đích nghiên cứu, thông tin hoặc theo vị trí của nhà phân tích (trong doanh nghiệp hoặc ngoài doanh nghiệp) 1.3.2. Vai trò, nhiệm vụ và ý nghĩa của phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần Ngoài việc mang trong mình các vai trò, nhiệm vụ và ý nghĩa chung của doanh nghiệp đã nêu ở trên, việc phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần còn mang những vai trò, nhiệm vụ và ý nghĩa cụ thể như sau. 1.3.2.1. Vai trò Phân tích tài chính có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý tài chính doanh nghiệp. Trong hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, các doanh nghiệp thuộc các loại hình sở hữu khác nhau đều bình đẳng trước pháp luật trong việc lựa chọn ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh. Do vậy sẽ có nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp như: chủ doanh nghiệp, nhà tài trợ, nhà cung cấp, khách hàng... kể cả các cơ quan Nhà nước và người làm công, mỗi đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp trên các góc độ khác nhau.23 - Đối với nhà quản trị doanh nghiệp. Các hoạt động nghiên cứu tài chính trong doanh nghiệp được gọi là phân tích tài chính nội bộ. Khác với phân tích tài chính bên ngoài do nhà phân tích ngoài doanh nghiệp tiến hành. Do đó thông tin đầy đủ và hiểu rõ về doanh nghiệp, các nhà phân tích tài chính trong doanh nghiệp có nhiều lợi thế để có thể phân tích tài chính tốt nhất. Vì vậy nhà quản trị doanh nghiệp còn phải quan tâm đến nhiều mục tiêu khác nhau như tạo công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ, hạ chi phí thấp nhất và bảo vệ môi trường. Doanh nghiệp chỉ có thể đạt được mục tiêu này khi doanh nghiệp kinh doanh có lãi và thanh toán được nợ. Như vậy hơn ai hết các nhà quản trị doanh nghiệp cần có đủ thông tin nhằm thực hiện cân bằng tài chính, đánh giá tình hình tài chính đã qua để tiến hành cân đối tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, trả nợ, rủi ro tài chính của doanh nghiệp. Bên cạnh đó định hướng các quyết định của ban giám đốc tài chính, quyết định đầu tư, tài trợ, phân tích lợi tức cổ phần. - Đối với các nhà đầu tư. Mối quan tâm của họ chủ yếu vào khả năng hoàn vốn, mức sinh lãi, khả năng thanh toán vốn và sự rủi ro. Vì thế mà họ cần thông tin về điều kiện tài chính, tình hình hoạt động, về kết quả kinh doanh và các tiềm năng của doanh nghiệp. Các nhà đầu tư còn quan tâm đến việc điều hành hoạt động công tác quản lý. Những điều đó tạo ra sự an toàn và hiệu quả cho các nhà đầu tư. - Đối với các nhà cho vay. Mối quan tâm của họ hướng đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Qua việc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp, họ đặc biệt chú ý tới số lượng tiền và các tài sản có thể chuyển đổi thành tiền nhanh để từ đó có thể so sánh được và biết được khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp.24 Giả sử chúng ta đặt mình vào trường hợp là người cho vay thì điều đầu tiên chúng ta chú ý cũng sẽ là số vốn chủ sở hữu, nếu như ta thấy không chắc chắn khoản cho vay của mình sẽ được thanh toán thì trong trường hợp doanh nghiệp đó gặp rủi ro sẽ không có số vốn bảo hiểm cho họ. Đồng thời ta cũng quan tâm đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp vì đó chính là cơ sở của việc hoàn trả vốn và lãi vay. - Đối với cơ quan nhà nước và người làm công. Đối với cơ quan quản lý nhà nước, qua việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp, sẽ đánh giá được năng lực lãnh đạo của ban giám đốc, từ đó đưa ra các quyết định đầu tư bổ sung vốn cho các doanh nghiệp nhà nước nữa hay không. Bên cạnh các chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư... người lao động có nhu cầu thông tin cơ bản giống họ bởi vì nó liên quan đến quyền lợi và trách nhiệm, đến khách hàng hiện tại và tương lai của họ. 1.3.2.2. Nhiệm vụ Với ý nghĩa quan trọng như vậy, nhiệm vụ của việc phân tích tình hình tài chính là việc cung cấp những thông tin chính xác về mọi mặt tài chính của doanh nghiệp, bao gồm: - Đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp trên các mặt đảm bảo vốn cho sản xuất kinh doanh, quản lý và phân phối vốn, tình hình nguồn vốn. - Đánh giá hiệu quả sử dụng từng loại vốn trong quá trình kinh doanh và kết quả tài chính của hoạt động kinh doanh, tình hình thanh toán. - Tính toán và xác định mức độ có thể lượng hoá của các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, từ đó đưa ra những biện pháp có hiệu quả để khắc phục những yếu kém và khai thác triệt để những năng lực tiềm tàng của doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.25 1.3.2.3. Ý nghĩa của phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần Thông tin tài chính của doanh nghiệp được nhiều cá nhân, tổ chức quan tâm như nhà quản lý tại doanh nghiệp, chủ sở hữu vốn, khách hàng, nhà đầu tư, các cơ quan quản lý chức năng...Tuy nhiên mỗi cá nhân, tổ chức sẽ quan tâm đến những khía cạnh khác nhau khi phân tích tài chính, vì vậy phân tích tài chính cũng có ý nghĩa khác nhau đối với từng các nhân, tổ chức. - Đối với nhà quản lý doanh nghiệp: phân tích tài chính nhằm tìm ra những giải pháp tài chính để xây dựng cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả, tiềm lực tài chính cho doanh nghiệp. - Đối với chủ sở hữu: phân tích tài chính giúp đánh giá đúng đắn thành quả của các nhà quản lý về thực trạng tài sản, nguồn vốn, thu nhập, chi phí, lợi nhuận của doanh nghiệp; sự an toàn và hiệu quả của đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp. - Đối với khách hàng, chủ nợ, phân tích tài chính sẽ giúp đánh giá đúng đắn khả năng và thời hạn thanh toán của doanh nghiệp. - Đối với cơ quan quản lý chức năng như cơ quan thuế, thống kê, phòng kinh tế phân tích tài chính giúp đánh giá đúng đắn thực trạng tài chính doanh nghiệp, tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước, những đóng góp hoặc tác động của doanh nghiệp đến tình hình và chính sách kinh tế- xã hội. 1.3.3. Các phương pháp phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần Để phân tích tài chính công ty cổ phần có thể sử dụng một hay tổng hợp các phương pháp khác nhau trong hệ thống các phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp. Những phân tích tài chính sử dụng phổ biến là: phương pháp so sánh, phương pháp liên hệ đối chiếu, phương pháp phân tích nhân tố, phương pháp đồ thị… Tuy nhiên hiện nay khi phân tích tài chính có thể sử dụng một số phương pháp cơ bản sau.26 1.3.3.1. Phương pháp đánh giá a. So sánh Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích kinh tế nói chung, phân tích tài chính nói riêng. Trong phân tích thường hay sử dụng 2 kỹ thuật so sánh. - Kỹ thuật so sánh bằng số tuyệt đối: để thấy được sự biến động về số tuyệt đối của chỉ tiêu phân tích. - Kỹ thuật so sánh bằng số tương đối: để thấy được thực tế so với kỳ gốc chỉ tiêu tăng hay giảm bao nhiêu. Việc sử dụng phương pháp so sánh là nhằm các mục đích: - Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch mà doanh nghiệp đã đặt ra bằng cách so sánh giữa trị số của chỉ tiêu kỳ thực tế với trị số của chỉ tiêu kỳ kế hoạch - Đánh giá tốc độ, xu hướng phát triển của hiện tượng và kết quả kinh tế thông qua việc so sánh giữa kết quả kỳ này với kết quả kỳ trước. - Đánh giá mức độ tiên tiến hay lạc hậu của đơn vị bằng cách so sánh giữa kết quả của bộ phận hay đơn vị thành viên với kết quả trung bình của tổng thể hoặc so sánh giữa kết quả của đơn vị này với kết quả của đơn vị khác có cùng quy mô hoạt động trong cùng một lĩnh vực hoạt động. b. Phân chia Một hiện tượng kinh tế do nhiều bộ phận cấu thành. Nếu chỉ nghiên cứu hiện tượng kinh tế qua chỉ tiêu tổng hợp thì không thể hiểu sâu sắc hiện tượng kinh tế đó. Do vậy, cần có những chỉ tiêu để nghiên cứu từng bộ phận, từng mặt cụ thể của hoạt động sản xuất kinh doanh, hay nói cách khác, phải sử dụng phương pháp phân tổ. Phân tổ là phân chia sự kiện nghiên cứu, các kết quả kinh tế thành nhiều bộ phận, nhiều tổ theo những tiêu thức nhất định.27 Đây là phương pháp được sự dụng để chia nhỏ quá trình và kết quả thành những bộ phận khác nhau phục vụ cho mục tiêu nhận thức quá trình và kết quả đó dưới những khía cạnh khác nhau phù hợp với mục tiêu quan tâm của đối tượng phân tích trong từng kỳ. Thông thường trong quá trình phân tích, người ta thường chi tiết quá trình phát sinh và kết quả đạt được qua những chỉ tiêu kinh tế theo các tiêu thức sau: - Chi tiết theo yếu tố cấu thành của chỉ tiêu nghiên cứu: là việc chia nhỏ chỉ tiêu nghiên cứu thành các bộ phận cấu thành nên bản thân chỉ tiêu đó. - Chi tiết theo thời gian phát sinh quá trình và kết quả kinh tế: là việc chia nhỏ quá trình và kết quả theo trình tự thời gian phát sinh và phát triển. - Chi tiết theo không gian phát sinh của hiện tượng và kết quả kinh tế: là việc chia nhỏ quá trình và kết quả theo địa điểm phát sinh và phát triển của chỉ tiêu nghiên cứu. c. Liên hệ đối chiếu Là phương pháp phân tích sử dụng để nghiên cứu xem xét mối liên hệ kinh tế giữa các sự kiện và hiện tượng kinh tế, đồng thời xem xét tính cân đối của các chỉ tiêu kinh tế trong quá trình thực hiện các hoạt động. 1.3.3.2. Phương pháp phân tích nhân tố Đây là phương pháp được sử dụng để thiết lập công thức tính toán các chỉ tiêu kinh tế tài chính trong mối quan hệ với các nhân tố ảnh hưởng. Trên cơ sở mối quan hệ giữa các chỉ tiêu được sử dụng để phân tích và các nhân tố ảnh hưởng mà sử dụng hệ thống các phương pháp xác định độ ảnh hưởng của từng nhân tố và phân tích tính chất ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích. a. Xác minh mức độ ảnh hưởng của các nhân tố Là phương pháp được sử dụng để xác minh mức độ cụ thể của từng nhân tố đến chỉ tiêu nghiên cứu. Thông thường trong phân tích tài chính thường sử dụng 3 phương pháp sau:28 - Phương pháp thay thế liên hoàn: được sử dụng khi chỉ tiêu phân tích có quan hệ với nhân tố ảnh hưởng thể hiện dưới dạng phương trình tích hoặc thương số. - Phương pháp số chênh lệch: đây là hệ quả của phương pháp thay thế liên hoàn, được áp dụng khi nhân tố ảnh hưởng có quan hệ tích số với chỉ tiêu phân tích. - Phương pháp cân đối: đây là phương pháp được sử dụng để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố nếu chỉ tiêu phân tích có quan hệ với nhân tố ảnh hưởng dưới dạng tổng hoặc hiệu số. b. Phân tích tính chất của các nhân tố. Sau khi xác định được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, để có thể đánh giá và dự đoán hợp lý, trên cơ sở đó đưa ra quyết định và cách thực hiện các quyết định cần tiến hành phân tích tính chất ảnh hưởng của các nhân tố. Việc phân tích được thực hiện thông qua việc chỉ rõ và giải quyết các vấn đề như: chỉ rõ mức độ ảnh hưởng, xác định tính chất chủ quan, khách quan của từng nhân tố ảnh hưởng, phương pháp đánh giá và dự đoán cụ thể, đồng thời xác định ý nghĩa của nhân tố tác động đến chỉ tiêu đang nghiên cứu và xem xét. 1.3.4. Nội dung phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần 1.3.4.1. Phân tích khả năng huy động vốn Để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp đều phải có một lượng vốn tiền tệ nhất định, đó là vốn sản xuất kinh doanh và quy mô sản xuất kinh doanh quyết định quy mô về nhu cầu vốn của doanh nghiệp. Để đáp ứng nhu cầu về vốn, các doanh nghiệp cần làm tốt việc tổ chức huy động vốn. Với các doanh nghiệp có các hình thức sở hữu khác nhau, loại hình sản xuất kinh doanh và quy mô sản xuất kinh doanh khác nhau, sẽ có các chính sách và phương pháp huy động vốn khác nhau.29 + Đối với vốn chủ sở hữu: Vốn chủ sở hữu, còn được quan niệm là vốn tự có của doanh nghiệp, được hình thành chủ yếu từ vốn góp ban đầu và vốn tự bổ sung. - Vốn góp ban đầu: Với doanh nghiệp nhà nước, vốn góp ban đầu là vốn đầu tư lần đầu của nhà nước. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, nếu do mở rộng quy mô sản xuất, do thay đổi ngành nghề kinh doanh làm tăng vốn điều lệ, nhà nước có thể xem xét để cấp phát bổ sung để đáp ứng một phần cho nhu cầu tăng vốn, với điều kiện sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải đạt hiệu quả và doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ, nghiêm túc mọi nghĩa vụ với nhà nước. Với các doanh nghiệp cổ phần, vốn ban đầu chính là vốn cổ phần do các cổ đông góp và giá trị của mỗi cổ phần do Đại hôi cổ đồng quyết định. - Đối với vốn tự bổ sung: Trong quá trình sản xuất kinh doanh, để đảm bảo nhu cầu về vốn, các doanh nghiệp có thể tự bổ sung vốn từ các nguồn khác nhau. Đối với các doanh nghiệp, nguồn vốn tự bổ sung quan trọng nhất là từ phần lợi nhuận để lại của doanh nghiệp để hình thành các quỹ, trong đó có quỹ đầu tư phát triển. Như vậy hiệu quả sản xuất kinh doanh chính là cơ sở, là điều kiện cơ bản để tạo vốn cho doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp cổ phần ngoài nguồn nói trên, vốn tự bổ sung có thể được huy động do phát hành cổ phiếu, với doanh nghiệp liên doanh, các bên liên doanh có thể góp thêm vốn tuỳ theo sự thoả thuận. + Đối với vốn vay và nợ phải trả - Vốn vay thường chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng số vốn huy động của doanh nghiệp, bao gồm cả vay dài hạn và vay ngắn hạn của các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng. Việc huy động vốn vay của các doanh nghiệp có thể còn được tiến hành dưới hình thức phát hành trái phiếu. Tuy vậy việc phát hành trái phiếu vẫn tuỳ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cũng chính là tuỳ thuộc vào uy ín của doanh nghiệp trên thương trường.30 - Cuối cùng trong quá trình sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp còn huy động được một nguồn vốn từ nợ phải trả, tức là vốn đi chiếm dụng. Đây cũng là nợ phải trả, nhưng không phải là vốn vay, do đó doanh nghiệp không phải trả lãi cho số nợ đó. Vốn trong công ty cổ phần được hiểu là số lượng tiền cần thiết mà công ty dùng vào cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty cổ phần có hai cách để huy động vốn: tăng vốn chủ sở hữu và tăng vốn vay. Công ty cổ phần có một số hình thức huy động vốn như sau: Một là: Huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu. Phương thức này cho phép huy động vốn có hiệu quả các nguồn tài chính trong xã hội để có một số vốn lớn và ổn định cho đầu tư kinh doanh. Đặc trưng của hình thức này là tăng vốn những không tăng nợ của doanh nghiệp bởi những người sở hữu cổ phiếu sẽ trở thành thành viên công ty. Kết quả của việc bán cổ phiếu sẽ làm tăng vốn điều lệ (và vì vậy tăng vốn chủ sỏ hữu) của công ty. Lưu ý: Việc phát hành cổ phiếu cũng có nghĩa là bán một phần quyền sở hữu công ty cho người mua cổ phiếu. Điều này có thể dẫn đến thay đổi vị thế của từng cổ đông trong công ty và vì vậy có thể thay đổi cơ cấu quản lí và kiểm soát công ty. Hai là: Huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu. Công ty cổ phần phát hành lượng vốn cần thiết dưới hình thức trái phiếu thường có kỳ hạn xác định và bán cho công chúng. Đặc trưng cơ bản của hình thức này là tăng vốn gắn liền với tăng nợ cho công ty. Với hình thức này, công ty cổ phần có thể huy động được một lượng vốn cần thiết, chi phí kinh doanh sử dụng vốn thấp hơn và không bị người cho vay kiểm soát chặt chẽ so với các hình thức vay vốn khác như ngân hàng, doanh nghiệp. Lưu ý: Với hình thức vay vốn bằng phát hành trái phiếu, yêu cầu công ty phải nắm chắc kỹ thuật tài chính để tránh được áp lực nợ khi đến hạn và31 vẫn có lợi nhuận khi kinh tế suy thoái và lạm phát cao xảy ra. Chi phí kinh doanh phát hành trái phiếu cao vì công ty cần phải có sự trợ giúp của ngân hàng thương mại. Công ty cổ phần phải đáp ứng đủ 2 điều kiện sau thì mới được phát hành trái phiếu: tài sản cố định nhỏ hơn tổng sốn vốn và nợ dài hạn của doanh nghiệp. Ba là: Vay vốn từ các ngân hàng thương mại Công ty cổ phần luôn phải sử dụng nguồn vốn vay ngân hàng phục vụ nhu cầu tài chính thường xuyên và cho các dự án đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Vốn vay ngân hàng có thể dài hạn (thường từ 3 năm trở lên), trung hạn (từ 1 đến 3 năm), ngắn hạn (dưới 1 năm). Lưu ý: Việc vay ngân hàng cần phải đáp ứng những điều kiện và quy trình chặt chẽ. Thông thường công ty cổ phần phải xuất trình hồ sơ vay vốn, cung cấp những thông tin cần thiết và phải có các đảm bảo tiền vay là thế chấp, cầm cố, bảo lãnh mà ngân hàng yêu cầu, do đó nhiều khi công ty cổ phần không thể đáp ứng được yêu cầu này và không thể vay được tiền. Việc ngân hàng quyết định cho vay vốn phụ thuộc hoàn toàn vào sự phân tích chủ quan của ngân hàng. Vay tín dụng là hình thức vay vốn kinh doanh phổ biến và cũng có nhiều hình thức vay tín dụng như: tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng…Trong điều kiện nền kinh tế thị trường và phát triển của thị trường tài chính, tín dụng ngân hàng rất phát triển. Bốn là: Hình thức tín dụng thuê mua. Hình thức tín dụng này, doanh nghiệp ký các hợp đồng về thuê tài sản để sử dụng và có thể mua từng phần tài sản đó với những điều kiện thích hợp và có lợi cho doanh nghiệp. Đây là dạng sử dụng nguồn lực bên ngoài đang ngày càng phổ biến trong kinh doanh hiện nay.32 Lưu ý: Hình thức này có hạn chế đó là chi phí thuê mua tài sản đó tương đối cao và hợp đồng thua mua khá phức tạp. Năm là: Liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp khác. Bằng phương thức này, công ty cổ phần có thể huy động vốn bằng cách liên doanh liên kết với các công ty khác nhằm tạo vốn cho hoạt động liên doanh nào đó. Lưu ý: Với hình thức này các bên liên doanh cùng tham gia liên doanh và cùng chia sẻ lợi nhuận. Như vậy, việc xác định các hình thức huy động vốn của mỗi loại hình doanh nghiệp nói chung và của công ty cổ phần nói riêng là rất quan trọng. Việc sử dụng hình thức huy động vốn không phù hợp sẽ làm hạn chế cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời đẩy doanh nghiệp đến nguy cơ cao về nợ xấu. Phân tích quy mô vốn Phân tích quy mô vốn cho cái nhìn tổng quát về quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trường cũng như sự biến động quy mô vốn qua các năm, để có cái nhìn tổng quát về tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Phân tích cơ cấu nguồn vốn Việc lựa chọn nguồn vốn trong các doanh nghiệp khác nhau sẽ không giống nhau mà phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: trạng thái của nền kinh tế, trình độ khoa học kỹ thuật và trình độ quản lý, chiến lược phát triển và đầu tư của doanh nghiệp. Phân tích cơ cấu nguồn vốn là việc xem xét tỷ trọng từng loại nguồn vốn chiếm trong tổng số nguồn vốn cũng như xu hướng biến động của chúng theo thời gian. Qua đó đánh giá khả năng tự đảm bảo tài chính cũng như mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp. Nếu nguồn vốn chủ sở hữu chiếm33 tỷ trọng cao thì doanh nghiệp có đủ khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập của doanh nghiệp với các chủ nợ là cao và ngược lại. Xét về tổng thể, nguồn vốn của doanh nghiệp bao gồm: - Nguồn vốn vay; - Nguồn vốn chủ sở hữu - Nguồn vốn trong thanh toán (nguồn vốn đi chiếm dụng thông qua nợ phải trả) Thông qua tỷ trọng của từng nguồn vốn nói trên, có thể đánh giá được sự lệ thuộc về tài chính (hay là sự tự chủ về tài chính) của doanh nghiệp. + Đối với nguồn vốn vay, cần xác định tỷ trọng của vay ngắn hạn, vay dài hạn vì nguồn gốc phát sinh của nó khác nhau, tính chất khoản vay cũng khác nhau, do đó yêu cầu quản lý cũng khác nhau. Khoản vay ngắn hạn có liên quan đến tài sản ngắn hạn, còn vay dài hạn thường liên quan đến tài sản dài hạn. Từ quan điểm của quản lý, vay ngắn hạn cần được quan tâm hơn vì thời hạn phải hoàn trả khoản vay thường là ngắn, sau một năm sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp không hoàn trả được thì nó trở thành khoản vay quá hạn và khi đó lãi vay phải trả sẽ tăng lên. + Đối với nguồn vốn chủ sở hữu: Đối với các doanh nghiệp, nguồn vốn chủ sở hữu bao gồm nguồn vốn – quỹ, do đó cần xác định tỷ trọng của nguồn vốn kinh doanh và tỷ trọng của từng loại quỹ chiếm trong tổng số nguồn vốn – quỹ để đánh giá cơ cấu nguồn vốn. Trong thực tế, có doanh nghiệp bị lỗ và số lỗ này lớn hơn nguồn vốn – quỹ, do đó nguồn vốn chủ sở hữu âm, toàn bộ nguồn vốn để bù đắp cho tài sản của doanh nghiệp là vốn vay, doanh nghiệp không tự chủ được về tài chính, rủi ro về tài chính đã tăng lên. + Đối với nguồn vốn đi chiếm dụng: Nguồn vốn trong thanh toán bao gồm: Nợ phải trả khách hàng, các khoản phải nộp nhà nước, nợ phải trả người lao động, phải trả nội bộ và phải trả khác.34 Phân tích biến động các mục nguồn vốn nhằm giúp người phân tích tìm hiểu sự thay đổi về giá trị, tỷ trọng của nguồn vốn qua các thời kỳ như thế nào, sự thay đổi này bắt nguồn từ những dấu hiệu tích cực hay thụ động trong quá trình sản xuất kinh doanh, có phù hợp với việc nâng cao năng lực tài chính, tính tự chủ tài chính, khả năng tận dụng, khai thác nguồn vốn trên thị trường cho hoạt động sản xuất kinh doanh hay không và có phù hợp với chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay không. 1.3.4.2. Phân tích tình hình sử dụng vốn Bên cạnh việc tổ chức, huy động vốn cho hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp còn phải sử dụng số vốn đã huy động một cách hợp lý, có hiệu quả. Sử dụng vốn hợp lý, có hiệu quả không những giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí huy động vốn mà quan trọng hơn còn giúp cho các doanh nghiệp tiết kiệm được số vốn đã huy động, điều đó đồng nghĩa với việc tăng lượng vốn huy động vào kinh doanh. Với cùng một lượng vốn đã huy động, nếu biết sử dụng hợp lý, doanh nghiệp sẽ có điều kiện đầu tư cả về chiều rộng và chiều sâu cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Phân tích tình hình sử dung vốn bao giờ cũng được thực hiện bằng phân tích quy mô và cơ cấu tài sản. Phân tích quy mô tài sản Thông qua phân tích tình hình sử dụng vốn để thấy được quy mô tài sản cũng như sự biến động và cơ cấu của tài sản, bởi vì toàn bộ tài sản được tài trợ bởi phần vốn. Phân tích quy mô và sự tăng trưởng của tài sản sẽ cho thấy chủ trương đầu tư của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như mức độ phát triển và triển vọng của doanh nghiệp trong tương lai. Phân tích cơ cấu tài sản Tài sản doanh nghiệp cơ bản công bố trên bảng cân đối kế toán thể hiện35 cơ sở vật chất, tiềm lực kinh tế doanh nghiệp dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Phân tích khái quát về tài sản hướng đến đánh giá cơ sở vật chất, tiềm lực kinh tế quá khứ, hiện tại và những ảnh hưởng đến tương lai của doanh nghiệp. Xuất phát từ mục đích này, phân tích khái quát về tình hình tài sản được thể hiện qua các vấn đề cơ bản sau: - Đánh giá năng lực kinh tế thực sự của tài sản doanh nghiệp hiện tại. - Đánh giá tính hợp lý của những chuyển biến về giá trị, cơ cấu tài sản. Qua phân tích cơ cấu tài sản, các nhà quản lý sẽ nắm được tình hình sử dụng số vốn đã huy động, biết được việc sử dụng vốn đã huy động có phù hợp với lĩnh vực kinh doanh và có phục vụ tích cực cho mục đích kinh doanh của doanh nghiệp hay không, từ đó sẽ có quyết định đầu tư vào loại tài sản nào là thích hợp, đầu tư vào thời điểm nào, xác định được việc gia tăng hay cắt giảm hàng tồn kho cũng như mức dự trữ hàng tồn kho hợp lý trong từng thời kỳ sao cho có đủ lượng hàng tồn kho cần thiết đáp ứng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh và nhu cầu tiêu thụ của thị trường mà không làm tăng chi phí tồn kho, có chính sách thích hợp về thanh toán để vừa khuyến khích được khách hàng vừa thu hồi vốn kịp thời, tránh bị chiếm dụng vốn…. 1.3.4.3. Phân tích khái quát kết quả báo cáo kinh doanh Báo cáo kết quả kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh cũng như tình hình thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nước trong một kỳ kế toán. Thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để đánh giá xu hướng phát triển của doanh nghiệp qua các kỳ khác nhau. Khi phân tích báo cáo kết quả kinh doanh cần xem xét, xác định các vấn đề sau: - Xem xét sự biến động của từng chỉ tiêu trên phần lãi, lỗ giữa kỳ này với kỳ trước. So sánh cả về số tuyệt đối và tương đối trên từng chỉ tiêu giữa kỳ này với kỳ trước. Điều này sẽ có tác dụng rất lớn nếu đi sâu xem xét những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự biến động của từng chỉ tiêu.36 - Tính toán và phân tích các chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng các khoản chi phí, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm: tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần, tỷ lệ chi phí bán hàng trên doanh thu thuần, tỷ lệ chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu thuần. Ngoài ra còn phân tích các chỉ tiêu thể hiện ngay trên báo cáo kết quả kinh doanh như: tổng doanh thu, doanh thu thuần, lợi nhuận gộp,… - Thực chất của việc tính toán nhóm các chỉ tiêu trên là việc xác định tỷ lệ từng chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh so với tổng thể là doanh thu thuần. Có nghĩa là tổng doanh thu thuần làm tổng thể quy mô chung, còn những chỉ tiêu khác trên báo cáo kết quả kinh doanh là tỷ trọng từng phần trong quy mô chung đó. 1.3.4.4. Phân tích quản lý nợ Công nợ của doanh nghiệp bao gồm: - Công nợ phải thu, phản ánh số vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng. - Công nợ phải trả, phản ánh số vốn mà doanh nghiệp đi chiếm dụng. Thực tế cho thấy rằng, trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh, giữa các doanh nghiệp với Nhà nước, giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác, giữa doanh nghiệp với người lao động luôn phát sinh các quan hệ thanh toán, do vậy cũng phát sinh vốn bị chiếm dụng và đi chiếm dụng. Thông qua phân tích chi tiết các mối quan hệ trên, có thể thấy rằng cần thiết phải phân tích, đánh giá tình hình công nợ và rõ ràng nó là bức tranh phản ánh tương đối rõ nét về thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp. 1.3.4.5. Phân tích khả năng thanh. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp phản ánh mối tương quan giữa hai yếu tố: - Số tiền và tương đương tiền mà doanh nghiệp có thể dùng để thanh toán. - Tổng số nợ ngắn hạn doanh nghiệp cần thanh toán.37 Như vậy, khi đề cập đến khả năng thanh toán, người ta chỉ đề cập đến số nợ ngắn hạn, bởi việc phân tích, đánh giá khả năng thanh toán có thể được tiến hành định kỳ, do đó đối với nợ dài hạn là các khoản nợ trên 1 năm không thuộc phạm vi phân tích khả năng thanh toán. Trường hợp nợ dài hạn đến hạn trả thì nó lại là yếu tố cấu thành của nợ ngắn hạn. Mặt khác, qua phân tích nội dung cấu thành của công nợ phải trả, người ta nhận thấy số nợ ngắn hạn bao gồm cả số nợ đã đến hạn, quá hạn và nợ chưa đến hạn, do vậy khi phân tích khả năng thanh toán, cần thiết phải đề cập đến khả năng thanh toán tổng số nợ ngắn hạn (khả năng thanh toán tổng quát) và khả năng thanh toán số nợ ngắn hạn đã đến hạn và quá hạn (khả năng thanh toán nhanh). Để thanh toán các khoản nợ nói trên thì nguồn để thanh toán cũng không giống nhau: - Đối với tổng số nợ ngắn hạn thì tài sản ngắn hạn có thể sử dụng để thanh toán bao gồm: + Tiền + Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn + Các khoản phải thu + Hàng tồn kho + Tài sản ngắn hạn khác - Đối với nợ ngắn hạn đã đến hạn, đã quá hạn + Tiền + Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn Từ việc phân tích các chỉ tiết ở trên, để phân tích, đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp, có thể thông qua 2 chỉ tiêu sau đây: - Hệ số thanh toán tổng quát = Tài sản ngắn hạn/ tổng nợ ngắn hạn - Hệ số thanh toán nhanh = (tiền và tương đương tiền + các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn + phải thu ngắn hạn)/ Nợ ngắn hạn38 Nếu các hệ số này lớn hơn 1, chứng tỏ doanh nghiệp thừa khả năng thanh toán, nếu nhỏ hơn 1 là thiếu khả năng thanh toán và nó tiến dần đến 0, chứng tỏ doanh nghiệp mất khả năng thanh toán và khi đó doanh nghiệp đối diện với khả năng bị phá sản. Như vậy, thông qua khả năng thanh toán, người ta cũng đánh giá được thực trạng trong tình hình tài chính của doanh nghiệp và là cơ sở để doanh nghiệp lựa chọn chính sách tài trợ phù hợp. 1.3.4.6. Phân tích hiệu quả hoạt động Việc quản lý và sử dụng vốn, tài sản hợp lý, tiết kiệm và hoạt động hiệu quả vừa là yêu cầu, vừa là mục tiêu của các nhà quản lý doanh nghiệp. Đây cũng là vấn đề được hầu hết các đối tượng có lợi ích liên quan đến doanh nghiệp quan tâm và chú ý. Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ảnh hưởng đến sự sống còn của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của các đối tượng có liên quan. Khi phân tích hiệu quả hoạt động thường sử dụng các chỉ tiêu sau: - Vòng quay tổng tài sản Chỉ số này đo lường khả năng doanh nghiệp tạo ra doanh thu từ việc đầu tư vào tổng tài sản. Ví dụ chỉ số này bằng 3 có nghĩa là: với mỗi đồng được đầu tư vào trong tổng tài sản, thì công ty sẽ tạo ra được bao nhiêu doanh thu. Các doanh nghiệp trong ngành thâm dụng vốn thường có chỉ số vòng quay tổng tài sản thấp hơn so với các doanh nghiệp khác. Vòng quay tổng tài sản = Doanh thu thuần/ Tổng tài sản trung bình - Vòng quay tài sản cố định Cũng tương tự như chỉ số vòng quay tổng tài sản chỉ khác nhau và với chỉ số này thì chỉ tính cho tài sản cố định Vòng quay tài sản cố định = Doanh thu thuần/ Tài sản cố định trung bình - Vòng quay vốn cổ phần39 Chỉ số này đo lường khả năng doanh nghiệp tạo ra doanh thu từ việc đầu tư vào tổng vốn cổ phần (bao gồm cổ phần thường và cổ phần ưu đãi). Ví dụ, tỷ số này bằng 3 có nghĩa là với mỗi đồng đầu tư vào vốn cổ phần, công ty sẽ tạo ra 3 đồng doanh thu. Vòng quay vốn cổ phần = Doanh thu thuần Tổng vốn chủ sở hữu trung bình 1.3.4.7. Phân tích khả năng sinh lời. Đối với doanh nghiệp mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Lợi nhuận là một chỉ tiêu tài chính tổng hợp phản ảnh hiệu quả của toàn bộ quá trình đầu tư, sản xuất, tiêu thụ và những giải pháp kỹ thuật, quản lý kinh tế tại doanh nghiệp. Để nhận thức đúng đắn về lợi nhuận thì không phải chỉ quan tâm đến tổng mức lợi nhuận mà cần phải đặt lợi nhuận trong mối quan hệ với vốn, tài sản, nguồn lực kinh tế tài chính mà doanh nghiệp đã sử dụng để tạo ra lợi nhuận trong từng phạm vi, trách nhiệm cụ thể. Điều đó được thể hiện qua những chỉ tiêu tài chính sau: - Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định (ROE) = LN sau thuế thu nhập doanh nghiệp Vốn cố định sử dụng bình quân trong kỳ Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định cho biết một đồng vốn cố định doanh nghiệp sử dụng tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, thể hiện hiệu quả sử dụng vốn cố định tại doanh nghiệp. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định càng cao thì trình độ sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp càng cao và ngược lại. Thông thường, ngoại trừ những chiến lược kinh doanh đặc biệt thì tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định được xem là hợp lý khi ít nhất phải lớn hơn hoặc bằng lãi suất cho vay dài hạn trên thị trường trong kỳ hoặc tỷ suất lợi nhuận đã cam kết trong dự án đầu tư tài sản cố định.40 - Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định (ROA) = LN sau thuế thu nhập doanh nghiệp Giá trị tài sản sử dụng bình quân trong kỳ Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản cho biết một đồng tài sản doanh nghiệp sử dụng trong hoạt động tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, thể hiện hiệu quả sử dụng tài sản chung toàn doanh nghiệp. Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản càng cao thì trình độ sử dụng tài sản của doanh nghiệp càng cao và ngược lại. Các chỉ tiêu trên phụ thuộc rất nhiều vào kết quả kinh doanh trong kỳ và đặc điểm của ngành sản xuất kinh doanh. Các ngành khác nhau thì tỷ số này cũng rất khác nhau. Do đó sau khi phân tích các chỉ tiêu trên nếu thu nhập được số liệu bình quân ngành thì nhà phân tích cũng đem so sánh với các chỉ tiêu ngành để đánh giá tình hình của doanh nghiệp một cách chính xác hơn. 1.3.4.8. Phân tích khả năng tăng trưởng. Đối với các nhà đầu tư, khi quyết định đầu tư vào một doanh nghiệp, bên cạnh xem xét khả năng sinh lời của đồng vốn đầu tư, thì họ cũng quan tâm đến khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp, để từ đó dự đoán lợi ích của họ trong tương lai. Và để đáp ứng nhu cầu đó, có thể dùng chỉ số tăng trưởng. Tỷ số này có thể tính ra bằng cách lấy lợi nhuận giữ lại của doanh nghiệp trong một kỳ nhất định chia cho vốn chủ sở hữu trong cùng kỳ. Công thức như sau: Tỷ số tăng trưởng = 100% x Tỷ số lợi nhuận giữa lại x Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu Tỷ số này cho biết tốc độ tăng trưởng lợi nhuận cao nhất mà doanh nghiệp có thể đạt được nếu không tăng vốn chủ sở hữu.41 1.3.5. Các thông tin cần thiết để sử dụng phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần. 1.3.5.1. Thông tin chung Đây là các thông tin về tình hình kinh tế có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong năm. Sự suy thoái hoặc tăng trưởng của nền kinh tế có tác động mạnh mẽ đến cơ hội kinh doanh, đến sự biến động của giá cả các yếu tố đầu vào và thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra, từ đó tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Khi các tác động diễn ra theo chiều hướng có lợi, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được mở rộng, lợi nhuận tăng và nhờ đó kết quả kinh doanh trong năm là khả quan. Tuy nhiên khi những biến động của tình hình kinh tế là bất lợi, nó sẽ ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì vậy để có được sự đánh giá khách quan và chính xác về tình hình hoạt động của doanh nghiệp, chúng ta phải xem xét cả thông tin kinh tế bên ngoài có liên quan. 1.3.5.2. Thông tin theo ngành kinh tế Nội dung nghiên cứu trong phạm vi ngành kinh tế là việc đặt sự phát triển của doanh nghiệp trong mối liên hệ với các hoạt động chung của ngành kinh doanh. Đặc điểm của ngành kinh doanh liên quan tới: - Tính chất của các sản phẩm. - Quy trình kỹ thuật áp dụng. - Cơ cấu sản xuất: công nghiệp nặng hoặc công nghiệp nhẹ, những cơ cấu sản xuất này có tác động đến khả năng sinh lời, vòng quay vốn dự trữ... - Nhịp độ phát triển của các chu kỳ kinh tế. Việc kết hợp các thông tin theo ngành kinh tế cùng với thông tin chung và các thông tin liên quan khác sẽ đem lại một cái nhìn tổng quát và chính xác nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Thông tin theo ngành kinh tế, đặc42 biệt là hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành là cơ sở tham chiếu để người phân tích có thể đánh giá, kết luận chính xác về tình hình tài chính doanh nghiệp. 1.3.5.3. Thông tin liên quan đến tài chính doanh nghiệp Phân tích tài chính sử dụng mọi nguồn thông tin có khả năng làm rõ mục tiêu của dự đoán tài chính. Từ những thông tin nội bộ đến những thông tin bên ngoài, thông tin số lượng đến thông tin giá trị đều giúp cho nhà phân tích có thể đưa ra nhận xét, kết luận sát thực. Tuy nhiên, thông tin kế toán là nguồn thông tin đặc biệt cần thiết. Nó được phản ánh đầy đủ trong các báo cáo kế toán của doanh nghiệp. Phân tích tài chính được thực hiện trên cơ sở các báo cáo tài chính được hình thành thông qua việc xử lý các báo cáo kế toán. Các báo cáo tài chính gồm có: - Bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính mô tả tình trạng tài chính của một doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định nào đó. Đấy là một báo cáo tài chính phản ánh tổng quát tình hình tài sản của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định, dưới hình thái tiền tệ theo giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản. Xét về bản chất, bảng cân đối kế toán là một bảng cân đối tổng hợp giữa tài sản với vốn chủ sở hữu và công nợ phải trả (nguồn vốn). - Báo cáo kết quả kinh doanh Một loại thông tin không kém phần quan trọng được sử dụng trong phân tích tài chính là thông tin phản ánh trong báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh. Khác với bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh cho biết sự dịch chuyển của vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; nó cho phép dự tính khả năng hoạt động của doanh nghiẹp trong tương lai. Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh đồng thời cũng giúp cho nhà phân tích so sánh doanh thu và số tiền thực nhập quỹ khi bán hàng hoá, dịch vụ với tổng chi phí phát sinh và số tiền thực xuất quỹ để vận hành doanh43 nghiệp. Trên cơ sở đó, có thể xác định được kết quả sản xuất kinh doanh: lãi hay lỗ trong năm. Như vậy, báo cáo kết quả kinh doanh phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, phản ánh tình hình tài chính của một doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Nó cung cấp những thông tin tổng hợp về tình hình và kết quả sử dụng các tiềm năng về vốn, lao động, kỹ thuật và trình độ quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một trong bốn báo cáo tài chính bắt buộc mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải lập để cung cấp cho người sử dụng thông tin của doanh nghiệp. Nếu bảng cân đối kế toán cho biết những nguồn lực của cải (tài sản) và nguồn gốc của những tài sản đó; và báo cáo kết quả kinh doanh cho biết thu nhập và chi phí phát sinh để tính được kết quả lãi, lỗ trong một kỳ kinh doanh, thì báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập để trả lời các vấn đề liên quan đến luồng tiền vào ra trong doanh nghiệp, tình hình thu chi ngắn hạn của doanh nghiệp. Những luồng vào ra của tiền và các khoản coi như tiền được tổng hợp thành ba nhóm: lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động sản xuất kinh doanh, lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính và lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động bất thường. - Thuyết minh báo cáo tài chính Thuyết minh báo cáo tài chính được lập nhằm cung cấp các thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh chưa có trong hệ thống báo cáo tài chính, đồng thời giải thích thêm một số chỉ tiêu mà trong các báo cáo tài chính chưa được trình bày nhằm giúp cho người đọc và phân tích các chỉ tiêu trong báo cáo tài chính có một cái nhìn cụ thể và chi tiết hơn về sự thay đổi những khoản mục trong bảng cân đối kế toán và kết quả hoạt động kinh doanh.44 1.3.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến phân tích tài chính - Thông tin dùng để phân tích Đây là yếu tố quan trọng nhất trong phân tích tài chính, thông tin không chỉ chính xác mà phải phù hợp với vấn đề cần phân tích, nếu không thì kết quả phân tích là vô ích, không có ý nghĩa. Từ những thông tin bên trong trực tiếp phản ánh tài chính doanh nghiệp đến những thông tin bên ngoài liên quan đến môi trường hoạt động của doanh nghiệp, người phân tích có thể thấy được tình hình tài chính doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và dự đoán xu hướng phát triển trong tương lai. - Trình độ người phân tích Sau khi đã có được thông tin chính xác, đầy đủ và phù hợp thì việc tập hợp và xử lý thông tin đó như thế nào cho hiệu quả phụ thuộc hoàn toàn vào người phân tích. Người phân tích phải lập các bảng biểu, các chỉ số và gắn kết các chỉ tiêu đó sao cho có ý nghĩa, kết hợp các yếu tố khác để từ đó có thể lý giải được tình hình tài chính của doanh nghiệp, xác định được điểm mạnh, điểm yếu, nguyên nhân để từ đó tìm ra giải pháp thích hợp. - Chỉ tiêu trung bình ngành Phân tích tài chính sẽ trở nên đầy đủ và có ý nghĩa nếu có sự tồn tại hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành, đây là cơ sở tham chiếu quan trọng khi phân tích. Người ta chỉ có thể nói các tỷ lệ tài chính của một doanh nghiệp là cao hay thấp, tốt hay xấu khi đem so sánh với các tỷ lệ tương ứng của doanh nghiệp khác có đặc điểm và điều kiện sản xuất kinh doanh tương tự thông qua so sánh với chỉ tiêu trung bình ngành. Từ đó nhà quản lý biết được vị thế của đơn vị, đánh giá được thực trạng cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình. - Sự quan tâm của lãnh đạo doanh nghiệp Đây là nhân tố rất quan trọng trong phân tích tài chính. Nếu các nhà lãnh đạo hiểu được tầm quan trọng của việc phân tích tài chính, sẽ đầu tư công45 nghệ, phần mềm phục vụ công tác phân tích, bố trí đội ngũ cùng quy trình phân tích được hiệu quả, chỉ đạo phối hợp giữa các phòng ban nhằm cũng cấp thông tin, phản hồi kết quả, áp dụng các giải pháp sau quá trình phân tích, lúc ấy, phân tích tài chính mới thật sự có ý nghĩa. - Các nhân tố khác: Chính sách tài chính của Nhà nước, công nghệ, thị trường giá cả, lạm phát…cũng ảnh hưởng đến quá trình cũng như đưa ra kết quả, giải pháp của quá trình phân tích tài chính. 1.3.7. Một số kinh nghiệm trong phân tích tài chính - Các tỷ số tài chính được xây dựng và tính toán từ các báo cáo tài chính nên mức độ chính xác phụ thuộc vào chất lượng và nguyên tắc thực hành kế toán, mà nguyên tắc kế toán có thể khác nhau giữa các doanh nghiệp, ngành, quốc gia…cho nên khi phân tích phải xác định doanh nghiệp đang áp dụng nguyên tắc kế toán nào. - Lạm phát có thể ảnh hưởng và làm sai lệch thông tin tài chính được ghi nhận trên báo cáo tài chính khiến cho việc tính toán các tỷ số phân tích tài chính trở nên thiếu chính xác, cho nên trong quá trình phân tích có thể để ý thời giá tiền tệ. - Các yếu tố thời vụ cũng làm ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của công ty và khiến cho các tỷ số tài chính có khuynh hướng thay đổi bất thường. Chúng ta sẽ thấy chỉ số vòng quay hàng tồn kho sẽ tăng một cách bất thường vào mùa vụ chính của doanh nghiệp. - Ở Việt Nam, việc xây dựng các chỉ số bình quân ngành chưa được hoàn thiện, nên các hoạt động phân tích vẫn có thể dựa vào kinh nghiệm của người phân tích có nhiều năm kinh nghiệm, không phụ thuộc hoàn toàn vào kết quả phân tích các chỉ số trên báo cáo tài chính. - Xác định rõ mục tiêu phân tích, đối tượng sử dụng kết quả phân tích để từ đó có quy trình phân tích phù hợp.46 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 Chương 1 đã khái quái được các vấn đề lý luận cơ bản về phân tích tài chính doanh nghiệp nói chung và Công ty cổ phần nói riêng. Bao gồm các khái niệm, các nhân tố ảnh hưởng, các phương pháp và nội dung phân tích, các tài liệu và thông tin phục vụ có nghiên cứu. Từ những vấn đề lý luận, các thông tin sử dụng đã có để vận dụng vào việc xây dựng những nội dung cốt lõi để thực hiện đề tài phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần Lương thực Bình Trị Thiên và là tiền đề để nghiên cứu, đánh giá thực trạng phân tích tài chính doanh nghiệp tại Công ty cổ phần lương thực Bình Trị Thiên.47 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC BÌNH TRỊ THIÊN 2.1. Tổng quan về địa bàn hoạt động và thị trường lương thực 2.1.1. Tổng quan tình hình hoạt động các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Theo số liệu của hiệp hội doanh nghiệp Thừa Thiên Huế, đầu năm 2016, Toàn tỉnh có 5.900 DN đăng ký kinh doanh, trong đó tỷ lệ doanh nghiệp lớn (có vốn trên 100 tỷ) chỉ 1%, doanh nghiệp vừa và nhỏ (vốn dưới 100 tỷ, trên 1 tỷ) 54%, doanh nghiệp siêu nhỏ (vốn dưới 1 tỷ) 45% . Trong đó, loại hình công ty cổ phần chiếm 11,6%, công ty TNHH một thành viên: 17,4%, Công ty TNHH 2 thành viên trở lên: 26,5%, Doanh nghiệp tư nhân: 44,5%. Tổng kết trong năm 2015, tuy vẫn còn gặp nhiều khó khăn, nhưng doanh nghiệp trong tỉnh đã nỗ lực vượt khó để ổn định và phát triển SXKD, góp phần thực hiện các chỉ tiêu kinh tế chung của tỉnh như: Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) tăng khoảng 9,03% cao hơn mức tăng của cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 9,2%, bằng mức tăng cùng kỳ 2014; khu vực dịch vụ tăng 9,9% so với cùng kỳ năm trước; kim ngạch xuất khẩu ước đạt 680 triệu USD, tăng 7,17%, trong đó mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là hàng dệt may chiếm 64% tương ứng 435 triệu đô và mặt hàng xơ sợi dệt các loại với 109,8 triệu đô, tiếp đến mặt hàng gỗ và thuỷ sản cũng là những ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu cao lần lượt là 67 triệu đô và 37 triệu đô. Đến đầu tháng 12/2015, thu ngân sách ước đạt 5.010 tỷ đồng, tăng 11,1% so cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực doanh nghiệp Nhà nước Trung ương đóng trên địa bàn có số thu đạt tỷ lệ cao nhất, gần 100% kế hoạch, tương đương 214,5 tỷ đồng và tăng 52,6% so cùng kỳ. Đáng chú ý là lĩnh vực doanh nghiệp FDI năm nay có số thu đạt tốt, hơn 1.430 tỷ đồng. Chủ lực cho nguồn thu này vẫn là Công ty Bia Huế. Đến 31/10, Công ty Bia Huế đã nộp vào ngân sách Nhà nước tỉnh 1.015 tỷ đồng,48 tăng 1,5% so với cùng kỳ. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng đóng góp nguồn thu đáng kể, với hơn 664 tỷ đồng. Đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân của tỉnh vẫn còn nhỏ cả về số lượng và chất lượng, chưa ngang tầm với khu vực và trong nước. Năng lực sản xuất kinh doanh còn hạn chế, chất lượng tăng trưởng, hiệu quả và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong tỉnh còn thấp. Vẫn còn nhiều lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp có tăng trưởng thấp so với chỉ tiêu đề ra như: Công nghiệp đạt mức tăng trưởng khá trở lại nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định nhất là các sản phẩm xuất khẩu phụ thuộc vào thị trường tiêu thụ. Dịch vụ du lịch chịu ảnh hưởng khá lớn bởi lượt khách quốc tế đến Việt Nam giảm và chưa tạo được các sản phẩm du lịch mới hấp dẫn. Dệt may chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh (gần 80%), nhưng gia công vẫn là hình thức chủ yếu. Các sản phẩm chủ lực của tỉnh như bia, xi măng chịu sự cạnh tranh gay gắt và bị thu hẹp thị trường tiêu thụ...Thực trạng đó đòi hỏi đội ngũ doanh nghiệp trong tỉnh cần phải nỗ lực mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới nhằm đáp ứng với kỳ vọng của tỉnh là lực lượng xung kích trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà [32], [33], [34]. Bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, vai trò và vị trí của DN và doanh nhân trong tỉnh ngày càng được khẳng định. Việc nước ta đã và đang ký kết nhiều Hiệp định thương mại tư do với các khu vực và các nước lớn trên thế giới như EU, Hàn Quốc, Nga, các nước khối hợp tác Á- Âu, các nước trong Công đồng Kinh tế ASEAN (AEC)...và mới đây đã ký văn kiện kết thúc toàn bộ nội dung đàm phán của 12 nước tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã mở ra cơ hội lớn cho nước ta hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức cho cộng đồng DN trong nước nói chung và DN, doanh nhân Thừa Thiên Huế nói riêng. 2.1.2. Tổng quan về thị trường lương thực Theo thông tin từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) năm 2016, Giá49 lúa tiếp tục giảm là do lượng hàng tồn kho lớn, trong khi đó, tình hình xuất khẩu khó khăn nên đã tác động không nhỏ đến tiến độ thu mua của doanh nghiệp. Mặc dù chúng ta trúng thầu cung cấp 150.000 tấn gạo 25% tấm cho Philippines nhưng xuất khẩu sang các thị trường khác như Trung Quốc, Philippines, Malaysia… đều giảm mạnh. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nguyên nhân chính dẫn tới việc xuất khẩu gạo giảm mạnh là do phía Trung Quốc tiếp tục siết chặt quản lý xuất nhập khẩu gạo qua biên giới. Trung Quốc chiếm tới 50% lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam nhưng theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), từ đầu năm đến nay, thị trường này có xu hướng giảm nhập từ Việt Nam. Theo đó, xuất khẩu chính ngạch qua thị trường này giảm 13% và tiểu ngạch giảm đến 30%. Phản ánh của các doanh nghiệp Việt Nam cho biết, Trung Quốc đã đưa ra thêm các điều kiện đối với gạo nhập từ Việt Nam. Chẳng hạn: Đối với loại gạo kích thước nhỏ, trước đây chỉ có quy định dài dưới 6 mm, nay thêm quy định chiều ngang không quá 2 mm... Theo số liệu của VFA, 9 tháng đầu năm nay xuất khẩu gạo giảm hơn 16% về khối lượng và giảm gần 13% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. Lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam sang các thị trường truyền thống như Philippines, Malaysia, Singapore... giảm từ 35- 67%. Các thị trường truyền thống ẩn chứa rất nhiều yếu tố bất ổn như: Indonesia, Philippines liên tục thay đổi kế hoạch nhập khẩu; Trung Quốc chỉ mua gạo với giá thấp và sẵn sàng chuyển nguồn mua nếu họ tìm thấy nguồn cung có giá rẻ hơn…[23], [30], [35]. Tuy nhiên, không phải mới đây mà từ năm 2015 gạo Việt Nam đã chật vật trong tìm kiếm đơn hàng, chỉ bán được ở mức giá thấp do khó khăn trong xây dựng thương hiệu và chất lượng gạo kém cạnh tranh… Ông Huỳnh Minh Huệ, Tổng Thư ký VFA, cho rằng đã đến lúc ngành lúa gạo Việt Nam phải nhanh chóng thay đổi tư duy về sản xuất, xuất khẩu. Theo đó thay vì chạy theo số lượng và chủ yếu sử dụng các giống canh tác50 ngắn ngày (3 tháng/vụ) và trồng 2- 3 vụ/năm đạt chất lượng thấp, ngành chức năng nên hướng nhà nông giảm mùa vụ, chuyển hướng canh tác các loại gạo thơm ngon và an toàn. Hiện mặc dù Trung Quốc vẫn đứng đầu về nhập khẩu gạo Việt Nam nhưng điều đáng lo ngại là đang có dấu hiệu giảm mạnh. Cụ thể, chỉ tính 8 tháng đầu năm, lượng gạo xuất khẩu sang thị trường này đã giảm hơn 21% về khối lượng và khoảng 12% về giá trị tương đương với khối lượng khoảng 1,2 triệu tấn. Theo các doanh nghiệp, hiện những quy định mới từ phía Trung Quốc chưa ảnh hưởng nhiều đến xuất khẩu gạo của Việt Nam bởi phân khúc gạo kích thước nhỏ xuất sang Trung Quốc chỉ chiếm khoảng 10%. Tuy nhiên, vẫn phải lưu ý chặt chẽ những động thái từ phía họ bởi sắp tới họ có thể đưa ra thêm nhiều quy định khác. Các chuyên gia nông nghiệp cho hay thời gian tới, cơ quan quản lý Trung Quốc ngày càng muốn nâng chất lượng gạo nhập khẩu nên sẽ tiếp tục đưa ra những quy định về quy cách, kiểu dáng hạt gạo như vừa qua. Trong khi đó, doanh nghiệp Việt Nam lại khó đáp ứng do sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ. Do vậy, về lâu dài, việc đầu tư cho công nghệ chế biến, bảo quản sau thu hoạch là rất quan trọng. Mặt khác cũng không cần thiết phải chạy theo sản lượng mà nên đầu tư sản xuất gạo chất lượng cao. Với lợi thế là một công ty lương thực lớn trên địa bàn, là nguồn cung gạo chủ yếu cho công ty Bia Huế, vừa cung cấp gạo tiêu dùng trên địa bàn, đồng thời là đầu mối cung ứng gạo ra tổng công ty để xuất khẩu, đảm bảo an ninh lương thực không chỉ trên địa bàn tỉnh mà cả khu vực Bình Trị Thiên, vừa thực hiện gia công xay xát lúa gạo, cho thuê kho tàng, cơ sở, Công ty CP Lương thực Bình Trị Thiên cần có những nắm bắt không chỉ tình hình các khu vực thường xuyên mua gạo (ở đồng bằng Sông Cửu Long) mà còn quan tâm tình hình trong tỉnh cũng như trên nước để có thể điều chính hoạt động51 phù hợp, tận dụng các nguồn lực tối đa, nhằm đem lại lợi ích cao nhất cho công ty. Nguồn: Số liệu từ cục thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế, Số liệu từ Hiệp hội doanh nghiệp Thừa Thiên Huế, Sở KH – ĐT Thừa Thiên Huế, Hiệp Hội Lương thực Việt Nam(VFA). 2.2. Giới thiệu về công ty cổ phần lương thực bình trị thiên 2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung Ương Đảng khoá IX về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước số 05-NQ/TW ngày 24 tháng 09 năm 2001. Thực hiện Quyết định số 895/QĐ-TTg ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước thuộc Tổng Công ty Lương Thực Miền Bắc. Căn cứ vào Quyết định số 4355/QĐ-BNN-TCCB ngày 16 tháng 10 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn về việc thành lập Công ty Lương Thực Bình Trị Thiên trên cơ sở hợp nhất ba Công ty lương thực của ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Ngày 01 tháng 11 năm 2002 Công Ty Lương Thực Bình Trị Thiên đã ra đời. Công Ty Lương Thực Bình Trị Thiên là doanh nghiệp Nhà nước hoạt động sản xuất kinh doanh, hạch toán độc lập; Công ty là thành viên của Tổng Công Ty Lương Thực Miền Bắc, có quyền tự chủ về tài chính, ràng buộc về quyền lợi và nghĩa vụ với Tổng Công Ty Lương Thực Miền Bắc theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng Công Ty Lương Thực Miền Bắc đã được Chính phủ phê duyệt tại Nghị định số 46/CP ngày 17 / 07 /1995. Thực hiện theo quyết định số 3624/QĐ-BNN-ĐMDN ngày 26/12/2005 của Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc chuyển doanh nghiệp Nhà nước Công ty Lương thực Bình Trị Thiên thành công ty cổ phần52 Công ty Lương thực Bình Trị Thiên đã được Đại hội đồng cổ đông thành lập Công ty Cổ phần Lương thực Bình Trị Thiên thông qua ngày 12/9/2006 Vốn điều lệ theo đăng ký kinh doanh cũng như vốn góp ban đầu của Công ty Cổ phần Lương thực Bình Trị Thiên là: 24.366.280.000 đồng, tương ứng 2.436.628 cổ phiếu, mệnh giá 10.000 đồng trên một cổ phiếu. Trong đó, Tổng công ty Lương thực Miền Bắc nắm giữ 1.242.680 cổ phiếu, tỷ lệ 51% vốn, giá trị vốn góp:12.426.800.000 đồng, phần còn lại do các pháp nhân khác nắm giữ. 2.2.2. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh - Sản xuất, thương mại, dịch vụ. 2.2.3. Ngành nghề kinh doanh - Kinh doanh các mặt hàng lương thực, nông, lâm, vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dưng, thực phẩm, chế biến hàng công nghệ phẩm, điện máy, thức ăn gia súc. Đại lý bán buôn, bán lẻ hàng hoá. - Công nghệ xay xát chế biến lương thực, thực phẩm, thức ăn gia súc, các dịch vụ cơ khí. - Xây dựng công trình dân dụng và hạng mục công trình công nghiệp. - Xuất khẩu, nhập khẩu hàng lương thực, nông lâm, hải sản, vật tư nông nghiệp, thức ăn gia súc, máy móc, thiết bị hàng nông nghiệp, hàng tiêu dùng. - Kinh doanh bất động sản, cho thuê bất động sản, nhà kho, nhà bãi… - Dịch vụ ăn uống, nhà hàng, khách sạn,lữ hành, du lịch.. 2.2.4. Cấu trúc của doanh nghiệp 2.2.4.1. Tổ chức mạng lưới Trụ sở chính của Công ty đặt tại 56B Nguyễn Chí Diễu, phường Thuận Thành, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Công ty có 2 công ty con hạch toán độc lập là: - Công ty TNHH MTV Lương thực Quảng Trị - 24 Trần Hưng Đạo, TP. Đông Hà, tỉnh Quảng Trị. Tỷ lệ biểu quyết của Công ty mẹ: 100%53 Tỷ lệ vốn đầu tư của Công ty mẹ: 6.000.000.000 đồng Tỷ lệ lợi ích của Công ty mẹ tại Công ty TNHH MTV Lương thực Quảng Trị: 100%. - Công ty TNHH MTV Lương thực Thừa Thiên Huế - 56B Nguyễn Chí Diễu, TP.Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Tỷ lệ biểu quyết của Công ty mẹ: 100% Tỷ lệ vốn đầu tư của Công ty mẹ: 8.000.000.000 đồng Tỷ lệ lợi ích của Công ty mẹ tại Công ty TNHH MTV Lương thực Quảng Trị: 100%. Năm 2016 công ty có 01 chi nhánh phụ thuộc là: + Chi nhánh Quảng Bình – Công ty Cổ phần Lương thực Bình Trị Thiên, trực thuộc Công ty cổ phần Lương thực Bình Trị Thiên theo pháp luật hiện hành và điều lệ tổ chức hoạt động của Công ty. Trong công ty TNHH MTV Lương thực Quảng Trị có 01 chi nhánh hoạch toán phụ thuộc: Chi nhánh Lương thực Đông Hà – 24 Trần Hưng Đạo, tỉnh Quảng Trị. - Công ty mẹ Tổng công ty Lương thực Miền Bắc – số 06 Ngô Quyền, p.Lý Thái Tổ, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội Số lượng cổ phiếu tại thời điểm 31 tháng 12 năm 2016: 1.242.680 cổ phiếu Giá trị phần vốn góp Công ty mẹ nắm giữ tại thời điểm 31 tháng 12 năm 2016 là: 12.426.800.000 đồng Tỷ lệ biểu quyết của Công ty mẹ: 51% Tỷ lệ lợi ích của Công ty mẹ tại Công ty cổ phần Lương thực Bình Trị Thiên: 51%54 2.2.4.2. Cấu trúc tổ chức Số lượng công nhân viên tại thời điểm 31 tháng 12 năm 2016: 70 người Hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần Lương thực Bình Trị Thiên. Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty cổ phần Lương thực Bình Trị Thiên, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG Hội đồng quản trị Ban kiểm soát Ban giám đốc Các phòng ban Chi nhánh Quảng Bình Công ty con Quảng Trị Công ty con Huế Phòng TC-KT Phòng Kinh doanh Phòng tổ chức hành chính55 và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của hội đồng cổ đông. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc thuộc Ban giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị; chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có thể là thành viên Hội đồng quản trị. Công ty cổ phần Lương thực Bình Trị Thiên có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần hoặc ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị là thành viên độc lập và có Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị. 2.3. Thực trạng phân tích tài chính tại công ty cổ phần Lương thực Bình Trị Thiên 2.3.1. Phân tích nguồn vốn Trong cơ chế thị trường cùng với việc mở rộng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong sản xuất kinh doanh, việc có vốn và tập trung vốn nhiều hay ít vào Công ty có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc đẩy mạnh kinh doanh. Đồng thời vốn là nguồn lực để phát huy khả năng của ban lãnh đạo công ty, là điều kiện để thực hiện các chiến lược, sách lược kinh doanh. Thực tiễn trong những năm qua cho thấy công ty nào có lượng vốn càng lớn thì càng có thể chủ động trong kinh doanh. Ngược lại công ty nào thiếu vốn kinh doanh không có chiến lược tài trợ trước mắt cũng như lâu dài thường đánh mất cơ hội kinh doanh, vai trò của mình trên thị trường, không tạo ra sức mạnh và hiệu quả tổng hợp trong kinh doanh. Bảng dưới đây cho chúng ta có cái nhìn khái quát về nguồn vốn của công ty trong những năm gần đây.56 Bảng 2.1: Khái quát nguồn vốn Công ty Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng NỢ PHẢI TRẢ 27.587 56% 18.495 53% 29.286 71% 38.424 86% 12.274 53% Nợ ngắn hạn 27.471 56% 18.379 53% 29.149 71% 37.914 85% 12.213 53% Nợ dài hạn 115 0% 115 0% 136 0% 509 1% 61 0% VỐN CHỦ SỞ HỮU 21.713 44% 16.230 47% 11.990 29% 6.250 14% 10.875 47% Tr.đó vốn điều lệ 24.366 49% 24.366 70% 24.366 59% 24.366 55% 24.366 105% Nguồn kinh phí và quỹ khác 0 0% 0 0% 0 0% 0% 0% TỔNG NGUỒN VỐN 49.300 100% 34.726 100% 41.277 100% 44.675 100% 23.150 100% (Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)57 Nhận biết được vai trò của vốn trong kinh doanh, nhưng để có được lượng vốn cần thiết thì công ty phải có các biện pháp tạo lập hữu hiệu và phù hợp, đồng thời phải có chính sách sử dụng hiệu quả và hợp lý. Tuy nhiên sử dụng hình thức huy động nào, thời hạn dài hay ngắn, chi phí huy động cao hay thấp…bắt buộc công ty phải luôn có sự cần nhắc, vừa đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh, vừa tối thiểu hoá chi phí, hạn chế tối đá rủi ro nhằm thực hiện các mục tiêu của mình. Việc đảm bảo tốt nguồn vốn kinh doanh giúp công ty trong việc chống đỡ những tổn thất, rủi ro, biến động thị trường, khủng hoảng tài chính…trong quá trình hoạt động, đặc biệt là những ngành kinh doanh nhiều rủi ro như ngành lương thực. Mặt khác mỗi công ty đều có các đặc điểm riêng, có những lợi thế riêng và những hạn chế nhất định. Chính vì thế mỗi công ty phải tự đánh giá những ưu và nhược điểm của mình để tìm ra những phương thức huy động vốn phù hợp, phát huy khả năng tiềm ẩn và hạn chế những nhược điểm của doanh nghiệp mình. Đây là chìa khoá thành công của các công ty trong nền kinh tế thị trường với nhiều cạnh tranh hiện nay trong việc sử dụng vốn để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tối đa hoá lợi nhuận. Nhìn chung để có được vốn hoạt động thì công ty có thể thực hiện huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau, đó là từ vốn chủ sở hữu, vốn vay, vốn chiếm dụng…Trong những năm qua, việc theo dõi, phân tích và quản lý các nguồn vốn được công ty rất chú trọng, nhằm vừa đảm bảo khả năng hoạt động, nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh lại đem đến lợi ích cao nhất trong sử dụng đòn bẩy tài chính và được thể hiện qua bảng sau:58 2.3.1.1. Phân tích khả năng huy động vốn: Bảng 2.2: Khả năng huy động vốn giai đoạn 2012 -2016 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Tăng giảm 2013/2012 Năm 2014 Tăng giảm 2014/2013 Năm 2015 Tăng giảm 2015/2014 Năm 2016 Tăng giảm 2016/2015 Nợ phải trả 27.587 18.495 -9.092 29.286 10.791 38.424 9.138 12.213 -26.211 + Nợ ngắn hạn 27.471 18.379 -9.092 29.149 10.770 37.914 8.765 12.213 -25.701 Vay tổ chức tín dụng 22.459 17.043 -5.416 23.896 6.853 19.341 -4.555 8.943 -10.398 Vay tổ chức khác 0 0 15.473 15.473 88 -15.385 Chiếm dụng người bán 2.887 320 -2.567 2.076 1.756 709 -1.367 988 279 + Nợ dài hạn 115 115 0 115 0 509 394 61 -448 Phải trả dài hạn khác 115 115 0 115 0 -115 0 Vay dài hạn 0 0 0 0 Vốn chủ sở hữu 21.713 16.230 -5.483 11.990 -4.240 6.250 -5.740 10.875 4.625 Vốn điều lệ 24.366 24.366 0 24.366 0 24.366 0 24.366 0 Tổng nguồn vốn 49.300 34.725 -14.575 41.276 6.551 44.674 3.398 23.088 -21.586 (Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán)59 Qua bảng cho thấy, tổng nguồn vốn có sự biến động mạnh qua các năm. Năm 2013 nguồn vốn giảm 14.575 triệu đồng so với năm 2012, nguyên nhân là trong năm công ty phải thanh toán các khoản nợ đến hạn, trong khi đó không thể vay thêm do kết quả kinh doanh thua lỗ, cùng với việc vốn từ chiếm dụng người bán giảm dẫn đến khoản nợ phải trả năm 2013 giảm mạnh so với năm 2012. Qua năm 2014 và năm 2015, công ty đã dùng các tài sản cố định của mình làm tài sản đảm bảo để vay vốn kinh doanh, khiến khoản nợ vay từ các tổ chức tín dụng tăng mạnh. Đồng thời, trong năm 2015, công ty đã được Tổng công ty Lương thực Miền Bắc cung cấp vốn vay là 15.400 triệu đồng, dẫn đến làm tăng nợ phải trả của công ty là 29.286 triệu đồng (năm 2014) lên 38.424 triệu đồng (năm 2015). Năm 2016, Công ty tiến hành trả vốn từ Tổng Công ty và các khoản nợ đến hạn, dẫn đến khoản nợ phải trả giảm mạnh, chỉ còn 12.213 triệu đồng. Trong cơ cấu tổng nguồn vốn thì vốn điều lệ của công ty 5 năm qua không hề thay đổi, công ty không hề phát hành thêm cổ phần nào, đồng thời vốn chủ sở hữu giảm dần qua các năm do lợi nhuận là âm. Nhìn chung, phần lớn kênh huy động vốn của công ty chủ yếu đến từ việc vay vốn từ các tổ chức tín dụng và việc chiếm dụng người bán. Tuy vậy khoản vay từ các tổ chức tín dụng này thường đến từ khoản vay ngắn hạn, nợ dài hạn hầu nhau là không có, do đó áp lực thanh toán các khoản nợ đúng hạn của công ty là rất lớn. Tuy nhiên để thấy được việc huy động vốn có thực sự hiệu quả, thì phải phân tích quy mô cũng như sự biến động các mục nguồn vốn nhằm thấy được sự thay đổi về giá trị, tỷ trọng của nguồn vốn qua các thời kỳ như thế nào, sự thay đổi này bắt nguồn từ những dấu hiệu tích cực hay thụ động trong quá trình sản xuất kinh doanh, có phù hợp với việc nâng cao năng lực tài chính, tính tự chủ tài chính, khả năng tận dụng, khai thác nguồn vốn trên thị trường cho hoạt động sản xuất kinh doanh hay không và có phù hợp với chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay không. Sự biến động của nguồn vốn được thể hiện qua biểu đồ sau:60 - Phân tích quy mô vốn: Đơn vị tính: triệu đồng 49.30034.72641.27744.67523.150010.00020.00030.00040.00050.00060.000Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 năm 2015 Năm 2016Tổng nguồn vốn Biểu đồ 2.1: Quy mô vốn giai đoạn 2012 – 2016 Quy mô vốn của công ty qua các năm có sự biến động lớn, cụ thể, năm 2012 tổng nguồn vốn của công ty là 49.300 triệu đồng thì đến năm 2013 giảm mạnh còn 34.726 triệu đồng. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do trong năm 2013, công ty đã thanh toán các khoản nợ đến hạn phải trả là 9.092 triệu đồng mà không có sự bù đắp bằng nguồn vay nào, đồng thời cũng trong năm 2013, do phải trích lập dự phòng phải thu nợ khó đòi cao, dẫn đến kết quả kinh doanh là lỗ, làm giảm vốn chủ sở hữu chỉ còn 16.230 triệu đồng, lúc này tổng nguồn vốn giảm xuống chỉ còn 34.726 triệu đồng. Đến năm 2014 và năm 2015, kết quả kinh doanh tiếp tục là lỗ, dẫn đến giảm vốn chủ sỡ hữu lần lượt chỉ còn 11.990 triệu đồng (năm 2014) và 6.250 triệu đồng (năm 2015). Tuy vậy , trong 2 năm đó, công ty đã dùng các tài sản của mình như khách sạn Lương thực và văn phòng Công ty tại 23 Lý Thường Kiệt, Đồng Hới, Quảng Bình để vay vốn kinh doanh, dẫn đến nợ phải trả tăng mạnh, năm 2014 tăng 10.791 triệu đồng thành 29.286 triệu đồng và năm 2015 Công ty được Tổng Công ty Lương thực Miền Bắc cấp nguồn vốn là 15.400 triệu đồng dẫn đến Nợ phải trả năm 2015 là 38.424 triệu đồng, làm tăng tổng61 nguồn vốn năm 2014 lên 41.277 triệu đồng và năm 2015 là 44.675 triệu đồng. Năm 2016, Tổng nguồn vốn của công ty giảm mạnh, giảm 21.525 triệu đồng chỉ còn 23.150 triệu đồng. Nguyên nhân là trong năm 2016, công ty tiếp tục trả các khoản nợ vay đến hạn, đồng thời trả lại 15.400 triệu đồng cho Tổng Công ty, làm nợ phải trả giảm 26.150 triệu đồng. Tuy nhiên, cũng trong năm này, với tình hình kinh doanh có lãi, công ty đã dùng số lãi đó bù đắp vào vốn chủ sở hữu, làm vốn chủ sở hữu tăng từ 4.625 triệu đồng thành 10.875 triệu đồng. Nhìn chung qua biểu đồ cho thấy nguồn vốn có sự biến động mạnh qua các năm và có xu hướng giảm dần. Tuy nhiên để đánh giá sự hợp lý, các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của chúng đến sự biến động của nguồn vốn chúng ta có biểu đồ phân tích cơ cấu nguồn vốn sau đây. - Phân tích cơ cấu nguồn vốn: Đơn vị tính: triệu đồng 27.58718.49529.28638.42412.27421.71316.23011.9906.25010.875010.00020.00030.00040.00050.00060.000Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016Vốn chủ s ở hữuNợ phải trả Biểu đồ 2.2: Cơ cấu vốn của công ty Trong cơ cấu nguồn vốn, nợ phải trả luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn của công ty. Cụ thể, năm 2012, nợ phải trả chiếm 56% trong tổng số nguồn vốn, đến năm 2013 giảm nhẹ còn 53%, nguyên nhân là do trong năm 2013 công ty đã thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, đồng thời, vốn chủ sở hữu cũng tiếp tục giảm, tuy nhiên tốc độ giảm sút của nợ phải trả lớn hơn tốc độ giảm sút của vốn chủ sở hữu, làm tăng tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong62 năm 2013 là 47%. Bước qua năm 2014 và năm 2015, vốn chủ sở hữu tiếp tục giảm, trong khi nợ phải trả tăng mạnh, năm 2014 tăng 10.791 triệu đồng và năm 2015 tăng 9.138 triệu đồng làm cho cơ cấu nguồn vốn có sự biến động rõ rệt. Nợ phải trả chiếm tỷ trọng rất cao, năm 2014 là 71%, đến năm 2015 là 86%, điều này thể hiện khả năng độc lập tự chủ tài chính của công ty là vô cùng thấp. Năm 2016, cùng với việc thanh toán nợ ngắn hạn cho Tổng công ty, trả các khoản nợ vay ngắn hạn, dẫn đến tổng nợ phải trả giảm mạnh 25.701 triệu đồng, còn 12.274 triệu đồng. Cũng trong năm 2016, Công ty đã kinh doanh có lãi, nên đã dùng số lãi ấy bù đắp vào vốn chủ sở hữu, làm vốn chủ sở hữu tăng lên, dẫn đến tăng tỷ trọng vốn chủ sở hữu, chiếm 47% trong tổng nguồn vốn của công ty, đây là dấu hiệu tích cực, cho thấy mức độ tự chủ về tài chính của công ty đang được cải thiện. Như vậy có thể thấy trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2016, nợ phải trả của công ty luôn chiếm tỷ trọng rất cao, do nguồn vốn tự có không đủ, công ty đã vay vốn rất lớn để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh dẫn đến nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn, hay nói cách khác công ty đã tận dụng về lợi ích đòn bẩy tài chính rất lớn thông qua sử dụng nợ. Tuy vậy, đi kèm với đòn bẩy tài chính cao đó là rủi ro lớn trong việc thanh toán cũng như rủi ro lãi suất, có thể dẫn đến mất khả năng thanh khoản cũng như chi phí tài chính lớn, ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty. 2.3.2. Phân tích tình hình sử dụng vốn Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đều cần phải có các tài sản nhất định. Biểu hiện hình thái giá trị của các tài sản đó chính và vốn của doanh nghiệp. Cùng với việc tổ chức và huy động vốn, thì quá trình sử dụng và phân bổ nguồn vốn đó như thế nào cho hợp lý, đầu tư vào cái gì để đem lại hiệu quả tốt nhất là vấn đề mà công ty hết sức chú trọng, bảng dưới đây cho thấy khái quát tình hình sử dụng vốn của công ty như sau:63 Bảng 2.3: Cơ cấu và sự biến động của TS Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016 Tăng giảm qua các năm 2013/2012 2014/2013 2015/2014 2016/2015 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị TÀI SẢN NGẮN HẠN 44.540 90% 30.539 88% 36.829 89% 40.615 91% 19.312 83% -14.001 6.290 3.786 -21.303 Tiền và các khoản tương đương tiên 3.818 8% 3.142 9% 1.436 3% 3.043 7% 829 4% -676 -1.706 1.607 -2.214 Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 0 0% 0 0% 0 0% 15.400 34% 0% 0 0 15.400 -15.400 Các khoản phải thu ngắn hạn 25.486 52% 16.082 46% 28.060 68% 12.473 28% 16.019 69% -9.404 11.978 -15.587 3.546 Hàng tồn kho 14.802 30% 10.872 31% 6.775 16% 9.645 22% 2.385 10% -3.930 -4.097 2.870 -7.260 Tài sản ngắn hạn khác 431 1% 442 1% 557 1% 53 0% 78 0% 11 115 -504 25 TÀI SẢN DÀI HẠN 4.760 10% 4.186 12% 4.447 11% 4.059 9% 3.837 17% -574 261 -388 -222 Các khoản phải thu dài hạn 16 0% 16 0% 456 1% 236 1% 110 0% 0 440 -220 -126 Tài sản cố định 4.268 9% 3.804 11% 3.719 9% 3.524 8% 3.534 15% -464 -85 -195 10 Bất động sản đầu tư 0 0% 0 0% 0 0% 0% 0% 0 0 0 0 Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 0 0% 0 0% 0 0% 0% 0% 0 0 0 0 Tài sản dài hạn khác 475 1% 365 1% 270 1% 247 1% 159 1% -110 -95 -23 -88 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 49.300 34.726 41.277 44.675 23.150 -14.574 6.551 3.398 -21.525 (Nguồn: Phòng tài chính – Kế toán)64 Bảng 2.3 cho cái nhìn tổng quát về tình hình sử dụng vốn của công ty trong việc sử dụng và đầu tư nguồn vốn vào các tài sản của mình. Sự biến động của quy mô tài sản đi kèm với sự biến động của nguồn vốn và thể hiện rõ qua biểu đồ dưới đây. - Quy mô tài sản: Đơn vị tính: Triệu đồng 0 0 0 0 049.30034.72641.27744.67523.15001000020000300004000050000600001 2 3 4 5 6Chỉ tiêuTổng tài s ản Biểu đồ 2.3: Quy mô tài sản của công ty Nhìn chung tổng tài sản của công ty có sự biến động mạnh phù hợp với sự biến động nguồn vốn. Năm 2012 tài sản của công ty là 49.300 triệu đồng thì năm 2013 giảm 14.574 triệu đồng còn lại 34.726 triệu đồng. Nguyên nhân của sự giảm sút này là do sự giảm sút mạnh của các khoản phải thu ngắn hạn, cụ thể năm 2012 khoản phải thu ngắn hạn là 25.486 triệu đồng thì năm 2013 chỉ còn lại 16.082 triệu đồng. Sự giảm sút của tài sản còn xảy ra do hàng tồn kho giảm, năm 2012 là 14.802 triệu đồng thì đến năm 2013 là 10.872 triệu đồng, điều này là dấu hiệu tốt, thể hiện công ty đã thu được nợ cũng như giảm ứ đọng hàng tồn kho. Tuy nhiên, các khoản phải thu này vẫn còn rất cao. Năm 2014, tổng tài sản tăng trở lại lên 41.277 triệu đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do mặc dù hàng tồn tiếp tục giảm, năm 2014 chỉ còn 6.775 triệu đồng nhưng sự tăng quá nhiều của khoản phải thu ngắn hạn là 11.978 triệu đồng làm tổng tài sản 2012 2013 2014 2015 201665 tăng lên 6.290 triệu đồng. Năm 2015, do được Tổng công ty cho vay vốn để thực hiện đề án dự trữ lưu thông là 15.400 triệu đồng, công ty đã dùng số vốn này đầu tư tài chính ngắn hạn, cũng trong năm này công ty mua thêm hàng dự trữ dẫn đến hàng tồn kho tăng 2.870 triệu đồng nên dù Các khoản phải thu giảm 15.587 triệu đồng nhưng tổng tài sản cũng tăng 3.786 triệu đồng lên thành 44.675 triệu đồng (năm 2015). Năm 2016, công ty trả lại số vốn 15.400 triệu đồng cho Tổng công ty, chính vì thế khoản đầu tư tài chính ngắn hạn giảm 15.400 triệu đồng. Cũng trong năm này, công ty đã xử lý tốt ứ đọng hàng tồn kho, giảm 7.260 triệu đồng so với năm 2015 còn 2.870 triệu đồng nên mặc dù các khoản phải thu ngắn hạn tăng 3.546 triệu đồng nhưng tổng tài sản vẫn giảm 21.303 triệu đồng, làm tổng tài sản năm 2016 còn 23.150 triệu đồng, giảm 21.525 triệu đồng so với năm 2015. Có thể thấy sự biến động của quy mô tài sản phù hợp với sự biến động của quy mô nguồn vốn, tuy nhiên để đánh giá tính hợp lý trong cấu trúc tài chính, ngoài việc xem xét cơ cấu nguồn vốn, chúng ta cần phải đánh giá việc sử dụng vốn huy động được của Công ty. Điều này nghĩa là cần đánh giá về tính cân đối của các loại nguồn vốn huy động với các loại tài sản hình thành từ các nguồn vốn đó, hay nói cách khác cần phân tích cơ cấu tài sản trong mối quan hệ với cơ cấu nguồn vốn của công ty.66 - Cơ cấu tài sản Đơn vị tính: Triệu đồng 44.54030.53936.82940.61519.3124.7604.1864.4474.0593.837010.00020.00030.00040.00050.00060.000Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016Tài s ản dài hạnTài s ản ngắn hạn Biểu đồ 2.4: Cơ cấu tài sản qua các năm Có thể thấy, trong cơ cấu tài sản, tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng tài sản. Cụ thể năm 2012 tài sản dài hạn chỉ là 4.186 triệu đồng, chỉ chiếm 10% trong tổng tài sản của công ty. Các năm tiếp theo, tài sản dài hạn vẫn chiếm tỷ trọng rất thấp, nằm trong khoảng 9% đến 11%, chỉ có năm 2016 là 17%, nguyên nhân là do tài sản ngắn hạn giảm sút mạnh, dẫn đến tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng cao hơn so với năm trước mặc dù tài sản dài hạn không tăng . Cũng từ bảng 2.3, trong tài sản dài hạn, tài sản cố định chiếm gần như toàn bộ, và được tài trợ hoàn toàn bởi vốn chủ sở hữu. Bảng 2.4 dưới đây cho thấy tỷ số tự tài trợ TSCĐ qua các năm luôn lớn hơn 1, chứng tỏ vốn chủ sở hữu không những đã tài trợ cho tài sản cố định, mà còn tài trợ một phần cho tài sản ngắn hạn, cụ thể đó là các khoản phải thu ngắn hạn.67 Bảng 2.4: Tỷ số tự tài trợ TSCĐ giai đoạn 2012 – 2016 Đơn vị tính: lần Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tỷ số tự tài trợ TSCĐ 5,09 4,27 3,16 1,77 3,08 (Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán) Nhìn chung, trong cơ cấu tài sản của công ty, phần tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất lớn, và được tài trợ bởi cả vốn chủ sở hữu và các vốn vay ngắn hạn. Hay nói cách khác, vốn của công ty đã bị chiếm dụng bởi khách hàng, dẫn đến các khoản phải thu ngắn hạn rất lớn, điều này là không tốt, thể hiện hiệu quả sự dụng vốn của công ty là không cao. 2.3.3. Phân tích khái quát báo cáo kết quả kinh doanh: 2.3.3.1. Khái quát hiệu quả kinh doanh Nâng cao hiệu quả kinh doanh là một trong những biện pháp quan trọng của doanh nghiệp để thúc đẩy công ty tăng trưởng một cách bền vững. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn năm 2012 đến năm 2016 được thể hiện qua bảng sau:68Bảng 2.5: Kết quả sản xuất kinh doanh giai đoạn 2012 – 2016 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tăng giảm giữa các năm 2013/2012 2014/2013 2015/2014 2016/2015 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 238.251 100% 179.570 100% 166.624 100% 108.092 100% 133.088 100% -58.681 0% -12.946 0% -58.532 0% 24.996 0% Các khoản giảm trừ doanh thu 0% 0% 0% 0% 0% 0 0% 0 0% 0 0% 0 0% Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 238.251 100% 179.570 100% 166.624 100% 108.092 100% 133.088 100% -58.681 0% -12.946 0% -58.532 0% 24.996 0% Giá vốn hàng bán 219.343 92% 169.601 94% 156.167 94% 98.343 91% 122.482 92% -49.742 2% -13.434 -1% -57.824 -3% 24.139 1% Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 18.907 8% 9.968 6% 10.457 6% 9.748 9% 10.605 8% -8.939 -2% 489 1% -709 3% 857 -1% Doanh thu hoạt động tài chính 1.159 0% 1.656 1% 12 0% 17 0% 672 1% 497 0% -1.644 -1% 5 0% 655 0% Chi phí tài chính 6.107 3% 2.745 2% 2.040 1% 1.686 2% 1.634 1% -3.362 -1% -705 0% -354 0% -52 0% Chi phí bán hàng 5.435 2% 4.120 2% 3.942 2% 3.383 3% 4.059 3% -1.315 0% -178 0% -559 1% 676 0% Chi phí quản lý doanh nghiệp 12.371 5% 11.272 6% 10.501 6% 10.831 10% 6.669 5% -1.099 1% -771 0% 330 4% -4.162 -5% Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh -3.847 -2% -6.513 -4% -6.014 -4% -6.135 -6% -1.085 -1% -2.666 -2% 499 0% -121 -2% 5.050 5% Thu nhập khác 485 0% 1.135 1% 3.397 2% 913 1% 5.975 4% 650 0% 2.262 1% -2.484 -1% 5.062 4% Chi phí khác 5 0% 82 0% 520 0% 264 0% 197 0% 77 0% 438 0% -256 0% -67 0% Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế -3.367 -1% -5.460 -3% -3.136 -2% -5.485 -5% 4.692 4% -2.093 -2% 2.324 1% -2.349 -3% 10.177 9% Thuế TNDN 242 0% 22 0% 197 0% 221 0% 35.447 27% -220 0% 175 0% 24 0% 35.226 26% Lợi nhuận sau thuế -3.610 -2% -5.482 -3% -3.334 -2% -5.675 -5% 4.625 3% -1.872 -2% 2.148 1% -2.341 -3% 10.300 9% (Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)69 Có thể nhận thấy lợi nhuận trước thuế của Công ty qua các năm liên tục lỗ, năm 2012 lỗ 3.367 triệu đồng, đến năm 2013 lỗ 5.460 triệu đồng. Tình hình vẫn tiếp diễn không khả quan với các năm tiếp theo, kết quả kinh doanh tiếp tục lỗ. Tuy nhiên đến năm 2016, với sự nỗ lực của công ty, cũng như giải quyết được một số khoản thu khó đòi, doanh nghiệp đã có lãi với số tiền là 4.692 triệu đồng, đây là một dấu hiệu rất tích cực. Trong năm 2016 mặc dù lợi nhuận gộp cũng tương tự như các năm trước, nhưng chi phí quản lý doanh nghiệp giảm mạnh, giảm 38% so với năm 2015 còn 6.669 triệu đồng. Nguyên nhân là do trong năm 2016 này công ty không còn phải trích lập dự phòng đối với nợ phải thu khó đòi của 2 công ty Tân Đồng Xanh và Tân Lộc xanh nữa làm giảm chi phí quản lý doanh nghiệp. Ngoài ra, khoản thu nhập khác rất cao (5.975 triệu đồng), tăng 554% so với năm 2015 từ việc bán tài sản, dẫn đến kết quả kinh doanh năm 2016 này là có lãi. Đây là một dấu hiệu tốt trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, công ty đã không còn trích lập dự phòng, đồng thời nhằm giải quyết nhu cầu vốn để hoạt động, công ty đã bán một số tài sản làm phát sinh thu nhập khác tăng cao, dẫn đến tình hình tài chính trở nên khả quan hơn. Tuy nhiên để thấy rõ hơn về hiệu quả sản xuất kinh doanh chủ yếu đến từ đâu, trước hết phải phân tích sự biến động về doanh thu của công ty qua các năm để thấy được sự tác động của doanh thu đến kết quả kinh doanh.70 2.3.3.2.Về doanh thu - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Đơn vị tính: ngàn đồng Doanh thu hàng bán238.251.679179.570.699166.624.841108.092.474133.088.368050.000.000100.000.000150.000.000200.000.000250.000.000300.000.000Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016Doanh thu hàng bán Biểu đồ 2.5: Doanh thu bán hàng công ty qua các năm Doanh thu các năm qua liên tục giảm, năm 2012 doanh thu là 238.251 triệu đồng thì đến năm 2013 giảm 58.680 triệu đồng, còn lại 179.570 triệu đồng. Tiếp đến năm 2014 doanh thu tiếp tục giảm 12.945 triệu đồng còn 166.624 triệu và năm 2015 chỉ còn 108.092 triệu đồng. Nguyên nhân về doanh thu sụt giảm là do trong các năm từ 2012 đến năm 2015, công ty không có vốn kinh doanh mua hàng để dự trữ do bị chiếm dụng vốn khá nhiều bởi các khách hàng. Trong đó, có nhiều khoản phải thu đến hạn của khách hàng chưa trả như công ty Tân Đồng Xanh và Tân Lộc Xanh, công ty đã đưa vào nợ phải thu khó đòi và trích lập dự phòng lớn, dẫn đến kết quả kinh doanh thua lỗ, khiến việc vay vốn ở các ngân hàng diễn ra khó khăn. Ngoài ra thị trường cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt, có nhiều thị trường công ty không thể tiếp tục cung ứng như công ty Bia Hà Nội tại quảng trị, công ty Bia Hà Nội tại Quảng Bình, cũng như không trúng thầu cung ứng gạo cho người nghèo ở Quảng Bình, cùng với đó lượng cung ứng gạo cho tổng công ty xuất khẩu cũng giảm dần do thị trường ngày càng thu hẹp. Tuy nhiên đến năm 2016, với sự giúp đỡ của Tổng Công ty trong việc cung cấp vốn thực hiện đề án dự trữ lưu thông, công ty đã tích cực tìm kiếm thị trường, cung cấp lương71 thực cho các cục dự trữ, dẫn đến doanh thu năm 2016 tăng 24.995 triệu đồng so với năm 2015 lên thành 133.088 triệu đồng. - Doanh thu hoạt động tài chính Đơn vị tính: ngàn đồng Doanh thu hoạt động tài chính1.159.4991.656.42112.594 17.726672.1830200.000400.000600.000800.0001.000.0001.200.0001.400.0001.600.0001.800.000Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016Doanh thu hoạt động tài chính Biểu đồ 2.6: Doanh thu tài chính công ty qua các năm Bên cạnh doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ có sự sụt giảm thì doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty qua các năm có sự biến động rất mạnh. Năm 2012 là 1.159 triệu đồng, đến năm 2013 tăng lên thành 1.656 triệu đồng và giảm rất nhanh vào 2 năm 2014 và năm 2015 lần lượt còn lại là 12 triệu đồng (năm 2014) và 17 triệu đồng (năm 2015). Đến năm 2016, doanh thu hoạt động tài chính tăng trở lại lên thành 672 triệu đồng. Nguyên nhân của sự biến động này là do vào các năm 2012 và 2013, mặc dù không có khoản đầu tư tài chính ngắn hạn hay dài hạn nào, nhưng công ty đã trích lập lãi chậm trả đối với các khoản thu khó đòi dẫn đến doanh thu từ hoạt động tài chính tăng cao. Năm 2014 và 2015, công ty không còn tính lãi chậm trả đối với các khoản nợ phải thu khó đòi, dẫn đến doanh thu hoạt động tài chính giảm mạnh, chỉ còn 12 triệu đồng (năm 2014) và 17 triệu đồng (năm 2015), khoản doanh thu này chủ yếu đến từ lãi tiền gửi ngân hàng ngắn hạn. Sang năm 2016, Doanh thu hoạt động tài chính tăng lên 672 triệu đồng, nguyên nhân là do công ty có khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 15.400 triệu đồng, dẫn đến doanh thu tài chính năm 2016 cao hơn hai năm 2014 và năm 2015.72 Nhìn chung phần lớn doanh thu của công ty chủ yếu đến từ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, trong khi đó doanh thu từ hoạt động tài chính chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Doanh thu biến động mạnh qua các năm, giảm mạnh từ năm 2012 cho đến năm 2015 và từ năm 2016 đã bắt đầu tăng trưởng trở lại, đây là một dấu hiệu tích cực, công ty đang dần lấy lại thị trường và có dấu hiệu phục hồi trở lại. 2.3.3.3. Về chi phí Để tăng lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh, bên cạnh việc tăng doanh thu thì công tác theo dõi, quản lý các khoản chi phí sao cho tối ưu nhất là việc làm cần thiết. Trong những năm qua, Công ty đã rất chú trọng trong việc quản lý các khoản chi phí, luôn tìm cách giảm chi phí về mức thấp nhất nhằm đem lại hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Để thấy rõ sự biến động về chi phí chúng ta có bảng sau: Bảng 2.6: Chi phí của công ty qua các năm Đơn vị tính: phần trăm (%) Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 GVHB/Tổng DT 92 94 94 91 92 CP bán hàng/Tổng DT 2 2 2 3 3 CP Quản lý DN/Tổng DT 5 6 6 10 5 Chi phí tài chính/Tổng DT 3 2 1 2 1 (Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán) Qua bảng chi phí có thể thấy trong tổng cơ cấu chi phí, giá vốn hàng bán chiếm một tỷ trọng rất cao trong tổng doanh thu. Cụ thể năm 2016, cứ 100 đồng doanh thu thì giá vốn hàng bán chiếm đến 92 đồng, chi phí bán hàng là 3 đồng và chi phí quản lý doanh nghiệp 5 đồng và chi phí tài chính là 1 đồng. Trong 5 năm, từ năm 2012 đến năm 2016, giá vốn hàng bán luôn chiếm tỷ73 trọng cao, đặc biệt năm 2013 và năm 2014, giá vốn hàng bán chiếm đến 94% so với tổng doanh thu, làm lợi nhuận gộp rất thấp. Năm 2015 và năm 2016, công ty đã tích cực trong việc tìm kiếm thị trường cung ứng mới, cùng với việc theo dõi biến động giá cả tích cực, có chính sách dự trữ hàng tồn kho thích hợp, làm giá vốn hàng bán có xu hướng giảm, cụ thể năm 2015 là 91% và năm 2016 là 92% so với tổng doanh thu. Chi phí bán hàng nhìn chung ổn định qua các năm, tuy nhiên năm 2015 và năm 2016 chi phí bán hàng có sự tăng nhẹ, nguyên nhân là do trong 2 năm này, do sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường, cùng với nhu cầu mở rộng thị trường tiêu thụ mới, dẫn đến sự gia tăng trong chi phí bán hàng. Chi phí quản lý doanh nghiệp nhìn chung chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng doanh thu. Cụ thể năm 2012 là 5% năm 2013 và năm 2014 là 6%, năm 2015 tăng mạnh lên 10% và năm 2016 giảm xuống còn 5%. Nguyên nhân của chi phí quản lý chiếm tỷ trọng cao là do công ty đã phải trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi khiến chi phí quản lý doanh nghiệp tăng cao. Năm 2015, mặc dù chi phí quản lý doanh nghiệp vẫn tương đương những năm trước, nhưng do doanh thu sụt giảm mạnh, khiến chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lên đến 10% so với tổng doanh thu. Năm 2016, doanh thu tăng nhẹ trở lại, cùng với đó chi phí quản lý doanh nghiệp cũng giảm, dẫn đến trong năm này chi phí quản lý doanh nghiệp giảm chỉ còn 5% so với tổng doanh thu. Trong bảng cơ cấu chi phí, có thể thấy chi phí tài chính biến động có xu hướng tích cực, giảm dần qua các năm. Cụ thể năm 2012 cứ 100 đồng doanh thu thì chi phí tài chính là 3 đồng thì đến năm 2016 chỉ là 1 đồng. Điều này là hết sức tích cực, công ty đã tìm được những nguồn vay có chi phí rẻ, đồng thời sự dụng hợp lý các khoản vay này, khiến chi phí tài chính giảm dần. GVHB mặc dù có xu hướng giảm nhưng vẫn còn chiếm tỷ trọng cao, làm lợi nhuận gộp thấp. Chi phí QLDN biến động theo chiều hướng tốt hơn khi có xu hướng giảm dần qua các năm.74 2.3.3.4. Lợi nhuận Đơn vị tính: ngàn đồng Lợi nhuận s au thuế-3.610.392-5.482.644-3.334.573-5.675.0304.625.853-8.000.000-6.000.000-4.000.000-2.000.00002.000.0004.000.0006.000.000Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016Lợi nhuận s au thuế Biểu đồ 2.7: Lợi nhuận công ty qua các năm Thông qua biểu đồ thấy rõ lợi nhuận sau thuế của công ty từ năm 2012 đến năm 2015 luôn âm, cụ thể năm 2012 lợi nhuận lỗ 3.610 triệu đồng, năm 2013 tiếp tục lỗ 5.482 triệu đồng, năm 2014 lỗ 3.334 triệu đồng và tương tự năm 2015 lỗ 5.675 triệu đồng. Nguyên nhân lỗ phần lớn đến từ việc công ty phải trích lập dự phòng lớn, dẫn đến chi phí quản lý doanh nghiệp tăng cao, doanh thu sụt giảm qua các năm, dẫn đến giá trị lợi nhuận gộp giảm theo các năm. Đặc biệt năm 2013 và năm 2015, số lỗ lớn hơn các năm khác là do trong 2 năm này, cùng với việc doanh thu giảm, thì các chi phhí khác cũng tăng cao hơn so với các năm trước, khiến số lỗ của 2 năm này tăng cao. Năm 2016, tình hình cải thiện tốt hơn khi trong năm này, công ty kinh doanh đã có lãi, tuy vậy nhìn bảng hoạt động kinh doanh, có thể thấy nguyên nhân lãi là do trong năm công ty có khoản thu nhập khác lớn (cụ thể là bán tài sản ở Quảng Trị), đồng thời cũng trong năm này các khoản phí cũng giảm mạnh, đặc biệt là chi phí quản lý doanh nghiệp, dẫn đến năm này công ty có lợi nhuận sau thuế là 4.625 triệu đồng. Nhìn chung kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty từ năm 2012 đến năm 2016 là hết sức khó khăn. Bên cạnh việc doanh thu giảm sút thì các khoản chi phí cũng tăng cao dẫn đến tình hình kinh doanh rất phức tạp. Tuy75 nhiên đến năm 2016 tình hình đã được cải thiện, Công ty đã hoạt động có lãi trở lại, là một dấu hiệu tốt cho sự phục hồi của Công ty. 2.3.4. Phân tích khả năng thanh toán Khả năng thanh toán của doanh nghiệp cho biết năng lực tài chính trước mắt và lâu dài của doanh nghiệp. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng cao, năng lực tài chính càng lớn, an ninh tài chính càng vững chắc và ngược lại, khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng thấp, năng lực tài chính càng nhỏ và an ninh tài chính sẽ kém bền vững. Khi phân tích khả năng thanh toán của công ty có thể đề cập đến các chỉ số sau: khả năng thanh toán ngắn hạn, khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán nhanh tức thời. - Về khả năng thanh toán ngắn hạn : Có thể thấy chỉ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của các năm luôn lớn hơn 1, cho thấy công ty có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, điều này thể hiện tài chính của công ty khá tốt. - Bên cạnh khả năng thanh toán nợ ngắn hạn khá tốt thì khả năng thanh toán nhanh của công ty qua các năm cũng khá khả quan, phần lớn đều lớn hơn 1, chỉ có duy nhất năm 2015 là 0,82 nhỏ hơn 1, qua đó thấy rằng khả năng thanh toán nhanh của công ty là ổn đinh, với các khoản tiền mặt và các khoản phải thu ngắn hạn công ty vẫn có đủ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, không phụ thuộc quá lớn vào hàng tồn kho. - Khả năng thanh toán nhanh tức thời cho biết công ty có thể trả được các khoản nợ của mình nhanh đến đâu, vì tiền và các khoản tương đương tiền là những tài sản có tính thanh khoản cao nhất. Từ bảng cho thấy khả năng thanh toán tức thời của công ty là khá thấp, khoản tiền và tương đương tiền giữ tại công ty là không cao. Bên cạnh việc phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn, để đánh giá tình hình tài chính của công ty trong tương lai, thì phải xem xét đến khả năng thanh toán của công ty trong dài hạn.76 Bảng 2.7: Khả năng thanh toán ngắn hạn Đơn vị tính: lần Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Chênh lệch giữa các năm 2013/2012 2014/2013 2015/2014 2016/2015 Khả năng thanh toán nợ ngắn han 1,62 1,66 1,26 1,07 1,58 0,04 -0,40 -0,19 0,51 Khả năng thanh toán nhanh 1,07 1,05 1,01 0,82 1,57 -0,02 -0,03 -0,20 0,76 Khả năng thanh toán tức thời 0,14 0,17 0,05 0,08 0,07 0,03 -0,12 0,03 -0,01 (Nguồn : Phòng Tài chính – Kế toán)77 2.3.4.2. Khả năng thanh toán dài hạn Bảng 2.8 dưới đây cho thấy hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu của công ty đều lớn hơn 1, cụ thể năm 2012 là 1,27 đến năm 2013 giảm nhẹ còn 1,14 nhưng đến năm 2014 tăng lên 2,44. Cá biệt năm 2015 là 6,15 đến từ việc trong năm này do kết quả kinh doanh tiếp tục lỗ làm giảm vốn chủ sở hữu, ngoài ra Công ty còn có khoản vay lớn (15.400 triệu đồng) làm hệ số này tăng mạnh. Đến năm 2016 hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu giảm mạnh xuống 1,13 nguyên nhân là do trong năm này, vốn chủ sở hữu công ty tăng lên so với năm trước, đồng thời thì khoản nợ giảm mạnh. Hệ số này lớn hơn 1 cho thấy vốn chủ sở hữu không đủ để tài trợ cho các khoản nợ phải trả, cho thấy khả năng tài chính của công ty về dài hạn là không vững mạnh. Khả năng thanh toán tồng quát của công ty 5 năm qua mặc dù có sự biến động, nhưng đều lớn hơn 1, cho thấy tổng thể, công ty có đủ tiềm lực để thanh toán các khoản nợ đến hạn. Nhìn chung thì khả năng thanh toán trong ngắn hạn của công ty là khá tốt, công ty có thể đảm bảo thanh toán đúng hạn đối với các khoản nợ ngắn hạn. Tuy nhiên về lâu dài, thì khả năng thanh toán của công ty là không vững mạnh, chính vì thế, công ty phải tích cực tìm kiếm các khoản vay dài hạn ổn định hơn, cũng như có những chính sách hợp lý trong công tác quản lý cũng như huy động vốn của mình.78 Bảng 2.8: Khả năng thanh toán dài hạn Đơn vị tính: lần Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Chênh lệch giữa các năm 2013/2012 2014/2013 2015/2014 2016/2015 Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu 1,27 1,14 2,44 6,15 1,13 -0,13 1,30 3,71 -5,02 Hệ số khả năng thanh toán tổng quát 1,79 1,88 1,41 1,16 1,89 0,09 -0,47 -0,25 0,72 (Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)79 2.3.5. Hiệu quả hoạt động Việc quản lý và sử dụng vốn, tài sản hợp lý, tiết kiệm và hoạt động hiệu quả vừa là yêu cầu, vừa là mục tiêu của các nhà quản lý doanh nghiệp. Đây cũng là vấn đề được hầu hết các đối tượng có lợi ích liên quan đến doanh nghiệp quan tâm và chú ý. Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ảnh hưởng đến sự sống còn của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của các đối tượng có liên quan. Từ bảng 2.9 cho thấy hiệu quả hoạt động của công ty qua các năm có xu hướng giảm dần, đến năm 2016 có xu hướng tốt trở lại, cụ thể: Vòng quay tổng tài sản của công ty năm 2012 là 5,60 vòng thì đến năm 2013 giảm 1,32 còn 4,27 vòng, năm 2014 tăng nhẹ lên 4,38 vòng thì đến năm 2015 giảm 1,87 còn 2,52 vòng. Năm 2016 vòng quay tổng tài sản tăng mạnh trở lại thành 3,92 vòng. Vòng quay tổng tài sản của công ty cho thấy năm 2012 cứ mỗi đồng đầu tư vào tổng tài sản thì tạo 5,60 đồng vào doanh thu, và giảm dần qua các năm cho thấy hiệu quả hoạt động của công ty giảm dần qua các năm, chỉ riêng năm 2016 công ty hoạt động có hiệu quả trở lại. Vòng quay vốn chủ sở hữu nhìn chung tăng dần qua các năm. Cụ thể năm 2012 là 9,71 năm 2013 giảm nhẹ 9,47 thì đến năm 2014 tăng lên thành 11,81 và đặc biệt năm 2016 là 15,54. Nguyên nhân là do mặc dù nhìn chung doanh thu giảm qua các năm nhưng tốc độ giảm của vốn chủ sở hữu lớn hơn khiến vòng quay vốn chủ sở hữu tăng lên. Có thể thấy hiệu quả hoạt động của công ty từ năm 2012 đến 2015 có xu hướng giảm dần, chỉ riêng năm 2016, với những nỗ lực của ban lãnh đạo, công ty đã hoạt động hiệu quả trở lại, tuy nhiên vẫn cần phải có nhiều nỗ lực hơn nữa để cải thiện tình hình hoạt động của công ty.80 Bảng 2.9: Hiệu quả hoạt động giai đoạn 2012 – 2016 Đơn vị tính: vòng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tăng giảm qua các năm 2013/2012 2014/2013 2015/2014 2016/2015 Vòng quay tổng tài sản 5,60 4,27 4,38 2,52 3,92 -1,32 0,11 -1,87 1,41 Vòng quay TSCĐ 52,94 44,49 44,30 29,85 37,71 -8,45 -0,19 -14,45 7,87 Vòng quay vốn chủ sở hữu 9,71 9,47 11,81 11,85 15,54 -0,24 2,34 0,04 3,69 ( Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)81 2.3.6. Phân tích công nợ Đối với doanh nghiệp đang phát triển, có một mức nợ hợp lý là một cách kinh doanh có hiệu quả. Sự tăng trưởng luôn đòi hỏi một số vốn đáng kể và để có được nó thì cần phải tìm kiếm một khoản vay từ ngân hàng, từ các cá nhân, mua chịu tiền hàng…Tuy nhiên việc quản lý nợ phải đảm bảo hiệu quả, vừa đáp ứng nhu cầu tăng trưởng, đem lại lợi ích cao, vừa đảm bảo khả năng thanh khoản của công ty. Để đánh giả khả năng quản lý công nợ của công ty, chúng ta sẽ đánh giá về công nợ phải thu và công nợ phải trả. 2.3.6.1. Công nợ phải thu Trong cơ cấu khoản phải thu của công ty, thì phần lớn đó là khoản phải thu ngắn hạn, khoản phải thu dài hạn là hầu như không có. Khoản phải thu ngắn hạn nhìn chung biến động theo xu hướng giảm qua các năm. Cụ thể năm 2012 khoản phải thu ngắn hạn là 25.486 triệu đồng thì đến năm 2013 còn 16.082 triệu đồng. Có sự giảm sút mạnh như vậy là do năm 2013, phải thu khách hàng giảm 6.068 triệu đồng chỉ còn 22.132 triệu đồng, đồng thời, công ty tiếp tục trích lập dự phòng, khiến khoản phải thu ngắn hạn giảm mạnh, mặc dù khoản phải thu khác tăng lên 2.690 triệu đồng. Năm 2014, khoản phải thu tăng 11.978 triệu đồng lên thành 28.060 triệu đồng. Mặc dù công ty tiếp tục trích lập dự phòng lên thành 12.236 triệu đồng nhưng khoản phải thu khách hàng tăng mạnh, do trong năm công ty thực hiện nhiều hoạt động mua bán, đồng thời khoản phải trả trước cho người bán tăng nahnh lên 2.226 triệu đồng. Năm 2015 và năm 2016, phải thu ngắn hạn giảm lần lượt còn 12.473 triệu đồng và 16.019 triệu đồng nguyên nhân là do khoản phải thu khách hàng giảm mạnh chỉ còn 26.135 triệu đồng (năm 2015) và 28.327 triệu đồng (năm 2016), cùng với đó công ty tiếp tục trích lập dự phòng khiến phải thu ngắn hạn giảm, mặc dù khoản phải thu khác năm 2015 là 5.956 triệu đồng và năm 2016 là 2.678 triệu đồng.82 Nhìn chung, tình hình công nợ phải thu của công ty là rất xấu, công ty bị chiếm dụng vốn lớn, cụ thể công ty có 2 khoản nợ xấu là Công ty cổ phần Tân Đồng Xanh với số tiền nợ là 15.704 triệu đồng và Tân Lộc Xanh là 3.074 triệu đồng, làm tình hình tài chính của công ty rất xấu. Đến năm 2015, công ty đã trích lập 100% đối với hai khoản nợ trên. Năm 2016, xuất hiện thêm khoản phải thu khó đòi của công ty Nam Thành Thanh Bình, khiến công ty tiếp tục trích lập thềm 950 triệu đồng.83 Bảng 2.10: Công nợ phải thu qua các năm Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tăng giảm giữa các năm 2013/2012 2014/2013 2015/2014 2016/2015 PHẢI THU NGẮN HẠN 25.486 16.082 28.060 12.473 16.019 -9.404 11.978 -15.587 3.546 Phải thu khách hàng 28.200 22.132 36.986 26.135 28.327 -6.068 14.854 -10.851 2.192 Trả trước người bán 1.607 823 2.226 130 130 -784 1.403 -2.096 0 Phải thu khác 12 2.690 1.083 3.588 5.956 2.678 -1.607 2.505 2.368 Dự phòng phải thu khó đòi -4.333 -9.564 -12.236 -17.380 -18.395 -5.231 -2.672 -5.144 -1.015 PHẢI THU DÀI HẠN 16 16 456 236 110 0 440 -220 -126 Phải thu khách hàng 440 220 110 0 440 -220 -110 Phải thu dài hạn khác 16 16 16 16 0 0 0 -16 TỔNG PHẢI THU 25.502 16.098 28.516 12.709 16.129 -9.404 12.418 -15.807 3.420 (Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)842.3.6.2. Công nợ phải trả Bảng 2.11: Công nợ phải trả qua các năm Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tăng giảm giữa các năm 2013/2012 2014/2013 2015/2014 2016/2015 PHẢI TRẢ NGẮN HẠN 27.471 18.379 29.149 37.914 12.274 -9.092 10.770 8.765 -25.640 Phải trả người bán 2.887 320 2.076 709 988 -2.567 1.756 -1.367 279 Người mua trả tiền trước 101 70 -101 0 0 70 Thuế và khoản phải nộp NS 1.224 691 1.487 1.306 1.549 -533 796 -181 243 Phải trả người lao động 100 92 571 1.002 523 -8 479 431 -479 Phải trả ngắn hạn khác 546 181 1.040 15.473 88 -365 859 14.433 -15.385 Vay và nợ thuê tài chính 22.459 17.043 23.896 19.341 8.943 -5.416 6.853 -4.555 -10.398 PHẢI TRẢ DÀI HẠN 115 115 115 509 61 0 0 394 -448 Phải trả người bán 0 0 0 0 Phải trả khác 115 115 115 509 61 0 0 394 -448 TỔNG PHẢI TRẢ 27.587 18.495 29.286 38.424 12.274 -9.092 10.791 9.138 (Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)85 Tương tự như công nợ phải thu, trong cơ cấu công nợ phải trả, phần lớn đó là các khoản phải trả ngắn hạn, trong khi khoản phải trả dài hạn chiếm tỷ trọng rất thấp. Sự biến động của khoản phải trả ngắn hạn phù hợp với sự biến đông của khoản phải thu ngắn hạn. Trong bảng nhận thấy, phần lớn công ty dùng chủ yếu khoản nợ ngân hàng và một phần phải trả người bán để tài trợ cho khoản phải thu ngân hàng. Trong cơ cấu khoản phải trả ngắn hạn, chú ý thấy khoản thuế và phải nộp ngân sách nhà nước khá lớn, nguyên nhân là do công ty phải trả nhiều tiền thuê đất của Nhà nước, khiến khoản này chiếm tỷ trọng khá lớn. 2.3.7. Phân tích khả năng sinh lời Đối với doanh nghiệp, mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Lợi nhuận là một chỉ tiêu tài chính tổng hợp phản ánh hiệu quả của toàn bộ quá trình đầu tư, sản xuất, tiêu thu và những giải pháp kỹ thuật, quản lý kinh tế tại doanh nghiệp. Để nhận thức đúng đắn về lợi nhuận thì không chỉ quan tâm đến tổng mức lợi nhuận mà cần phải đặt lợi nhuận trong mối quan hệ với vốn, tài sản, nguồn lực kinh tế tài chính mà doanh nghiệp đã sử dụng để tạo ra lợi nhuận trong từng phạm vi, trách nhiệm cụ thể. Điều đó được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.12: Khả năng sinh lời giai đoạn 2012 – 2016 Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tăng giảm các năm 2013/ 2012 2014/ 2013 2015/ 2014 2016/ 2015 ROA -0,08 -0,13 -0,09 -0,13 0,14 -0,05 0,04 -0,04 0,27 ROE -0,15 -0,29 -0,24 -0,62 0,54 -0,14 0,05 -0,39 1,16 (Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)| Do trong các năm 2012 đến năm 2016, lợi nhuận của công ty liên tục lỗ, dẫn đến khả năng sinh lời của công ty qua các năm là âm, công ty không những không tạo ra lợi nhuận mà còn làm mất vốn chủ sở hữu. Cá biệt có86 những năm 2013 và năm 2015 thì ROA và ROE rất thấp. ROA và ROE năm 2013 của công ty lần lượt là (0,13) và (0,29) đến năm 2015 là (0,13) và (0,62). Riêng năm 2016,tình hình sản xuất kinh doanh đã có lãi, dẫn đến ROA và ROE của công ty tăng lần lượt đạt mức 0,14 và 0,54 cho thấy công ty đã bắt đầu làm ăn có lãi, đây là tín hiệu tích cực của công ty. 2.3.8. Khả năng tăng trưởng Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán, quản lý nợ, hiệu quả hoạt động, khả năng sinh lời vừa phân tích ở trên chủ yếu phản ánh tình hình quá khứ và hiện tại của công ty. Trong khi đó triển vọng phát triển trong dài hạn cũng rất quan trọng vì vậy cần xem xét thêm tỷ số phản ánh khả năng tăng trưởng của Công ty để thấy được xu hướng cũng như khả năng phát triển của Công ty. Bảng 2.13: Khả năng tăng trưởng qua các năm Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tăng giảm các năm 2013/2012 2014/2013 2015/2014 2016/2015 G -0,15 -0,29 -0,24 -0,62 0,54 -0,14 0,05 -0,38 1,16 (Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán) Trong các năm 2012 đến năm 2015, với kết quả kinh doanh thua lỗ, công ty không có các khoản lợi nhuận giữ lại, đồng thời suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu là âm, dẫn đến trong các năm này, khả năng tăng trưởng của công ty là không có, thậm chí ngày càng giảm quy mô kinh doanh. Năm 2016, với những nỗ lực của công ty, kết quả kinh doanh đã được cải thiện, công ty đã giữ lại toàn bộ lợi nhuận, dẫn đến chỉ số tăng trưởng (G) của công ty là 0,54; cho thấy công ty đã bắt đầu có dấu hiệu tích cực, ngày càng phát triển.87 2.4. Đánh giá thực trạng phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần lương thực Bình Trị Thiên giai đoạn 2012 – 2016 2.4.1. Kết quả đạt được Tiền thân là một trong những doanh nghiệp Nhà nước tiên phong trong việc cổ phần hóa để phù hợp với cơ chế thị trường, Công ty cổ phần Lương thực Bình Trị Thiên bước đầu đã đạt được những thành công nhất định. Thông qua nguồn thông tin nội bộ cũng như sử dụng các phương pháp phân tích tài chính, có thể nhận thấy Công ty đã đạt được một số kết quả sau: Về khả năng huy động vốn: Mặc dù kết quả kinh doanh thua lỗ nhưng với sự hậu thuẫn từ Tổng Công ty cũng như Công ty có nhiều tài sản đảm bảo có giá trị nên khả năng huy động vốn của Công ty là khá tốt. Ngoài việc dùng tài sản đảm bảo để vay vốn ngân hàng kinh doanh, Công ty luôn nhận được sự quan tâm của Tổng Công ty trong việc cung ứng vốn để thực hiện các đề án cũng như thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình. Về tình hình sử dụng vốn: Trong những năm qua, Công ty luôn chú trọng sử dụng vốn để đầu tư xây dựng, sửa chữa tài sản cố định, cụ thể là việc xây dựng nhà kho ở nam Thừa Thiên Huế, cải tiến trang trại Bàu Đưng, sửa chữa lại Văn phòng ở Thừa thiên Huế làm gia tăng tài sản cố định phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Lượng tiền mặt và tương đương tiền luôn duy trì ở mức thấp nhưng vẫn đảm bảo khả năng thanh toán đúng hạn. Về hoạt động sản xuất kinh doanh: Mặc dù trong những năm từ 2012 đến năm 2015 tình hình sản xuất kinh doanh luôn thua lỗ, nhưng với sự cố gắng của toàn bộ cán bộ công nhân viên, năm 2016, công ty đã kinh doanh có lãi. Trong đó ghi nhận việc Công ty đã tìm kiếm những khách hàng mới để tăng doanh thu, quản lý chi phí đầu vào hiệu quả hơn làm giảm giá vốn hàng bán cũng như chi phí quản lý. Bên cạnh88 đó là việc thanh lý những tài sản hiệu suất sử dụng thấp để tạo nguồn vốn kinh doanh, làm giảm chi phí tài chính, từ đó gia tăng hiệu kinh doanh. Về khả năng thanh toán: Nhìn chung khả năng thanh toán ngắn hạn của Công ty là khá tốt, các tỷ số thanh toán nhanh qua các năm phần lớn đều lớn hơn 1, chứng tỏ công ty luôn có đủ tài sản ngắn hạn để thanh toán các khoản vay ngắn hạn. Về hiệu quả hoạt động Vòng quay vốn chủ sở hữu mặc dù có sự biến động nhưng nhìn chung có xu hướng tăng lên, đây là điều tích cực, thể hiện khả năng sử dụng vốn của Công ty càng lúc trở nên hiệu quả hơn. Về khả năng quản lý nợ Mặc dù Công ty vẫn còn nhiều khoản nợ xấu tuy nhiên đó là các khoản nợ phát sinh từ năm 2011, sau năm này Công ty đã có những chính sách bán hàng và thu hồi công nợ hiệu quả, dẫn đến hạn chế rất nhiều trong việc phát sinh thêm các khoản nợ xấu. Về khả năng sinh lời và khả năng tăng trưởng Mặc dù từ năm 2012 đến năm 2015 tình hình sản xuất kinh doanh là thua lỗ nhưng từ năm 2016 thì Công ty đã hoạt động tốt trở lại, khả năng sinh lời là dương và dự báo sẽ tiếp tục tăng qua các năm. Ngoài ra Công ty cũng đã có chính sách sử dụng toàn bộ lợi nhuận có được để tiếp tục đầu tư vào sản xuất kinh doanh, cho thấy khả năng tăng trưởng tốt của Công ty trong những năm tiếp theo. 2.4.2. Về hạn chế và nguyên nhân Bên cạnh những kết quả đạt được thì tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn có những hạn chế Về khả năng huy động vốn Do kết quả kinh doanh là thua lỗ, do đó việc vay vốn ngân hàng là khá khó khăn. Công ty không những sử dụng tài sản đảm bảo để vay vốn mà còn89 chịu chi phí lãi vay là khá cao. Bên cạnh đó, khả năng chiếm dụng vốn từ người bán của Công ty là khá thấp, Công ty chủ yếu sử dụng vốn vay Ngân hàng để kinh doanh dẫn đến chi phí tăng cao. Về tình hình sử dụng vốn Mặc dù Công ty đã chú trọng vào đầu tư tài sản để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng một số dự án không hiệu quả. Trong đó nổi bật là dự án trang trại Bàu Đưng, do thiên tai cũng như không dự báo được tình hình thời tiết dẫn đến dự án có nhiều tổn thất. Về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh: Mặc dù kết quả sản xuất kinh doanh năm gần nhất đã có xu hướng tốt hơn nhưng phần lớn nguồn lợi nhuận này đến từ khoản thu nhập khác, đó là từ việc bán tài sản. Doanh thu năm 2016 đã tăng trở lại so với năm 2015 nhưng so với những năm trước đó thì vẫn còn rất thấp, cho thấy Công ty vẫn chưa lấy lại được thị trường. Chi phí nhìn chung có xu hướng giảm nhưng so với các doanh nghiệp cùng ngành thì vẫn còn cao, trong đó nổi bật là giá vốn hàng bán vẫn còn cao, chi phí tài chính vẫn chiếm tỷ lệ không nhỏ, trong khi chi phí bán hàng có xu hướng tăng cao. Nguyên nhân là do phần lớn Công ty sử dụng vốn vay ngân hàng để kinh doanh dẫn đến chi phí tài chính tăng cao. Ngoài ra với nhu cầu tìm kiếm thị trường, dẫn đến phải tốn nhiều chi phí bán hàng, đồng thời khả năng dự báo và tìm kiếm nguồn hàng giá rẻ vẫn chưa tốt dẫn đến giá vốn hàng bán vẫn còn khá cao. Về khả năng thanh toán Trong cơ cấu nguồn vốn của Công ty có thể thấy phần lớn đó là vốn vay luôn chiếm tỷ trọng rất cao (đều lớn hơn 50%) cho thấy khả năng độc lập, tự chủ tài chính của Công ty là thấp. Trong cơ cấu khoản vay thì chủ yếu đó là các khoản vay ngắn hạn cho nên về lâu dài, khả năng thanh toán trong dài hạn của Công ty vẫn là một dấu hỏi lớn. Về hiệu quả hoạt động Vòng quay tài sản và vòng quay vốn chủ sở hữu mặc dù năm gần nhất90 tăng trở lại nhưng nhìn chung vẫn thấp so với các doanh nghiệp cùng ngành. Hiệu suất sử dụng tài sản không cao, mặc dù Công ty đã đầu tư vào tài sản nhưng doanh thu không tăng lại tương ứng, trong đó có hàng tồn kho luôn chiếm tỷ trọng cao. Về quản lý công nợ Tình hình công nợ của Công ty rất xấu, trong đó có những khoản nợ không có khả năng thu hồi có giá trị lớn. Công ty đã phải trích lập dự phòng hằng năm dẫn đến kết quả kinh doanh liên tục thua lỗ, làm giảm vốn chủ sở hữu. Bên cạnh đó có những khoản phải thu bị chiếm dụng vốn khá lớn, nổi bật là Công ty Bia Huế, làm tăng chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp. Về khả năng sinh lời Mặc dù năm 2016, khả năng sinh lời của Công ty đã tăng trở lại, nhưng nhìn chung vẫn thấp so với các doanh nghiệp cùng ngành. So với mức sử dụng vốn và đầu tư tài sản thì chưa tương xứng.91 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 Trên cơ sở lý luận về phân tích đã nghiên cứu ở chương 1, chương 2 đã trình bày về toàn bộ hoạt động tài chính của Công ty Cổ phần lương thực Bình Trị Thiên thông qua các nội dung sau: - Giới thiệu chung về Công ty, từ lịch sử hình thành, phát triển, chức năng, cơ cấu tổ chức, nguồn nhân lực, tình hình các Công ty cùng ngành khác. - Phân tích tình hình tài chính Công ty qua các năm từ 2012 đến 2016 dựa trên các số liệu, thông tin thu thập được. - Từ đó có thể thấy trên phương diện quản lý tài chính cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty Cổ phần lương thực Bình Trị Thiên đã đạt được những kết quả nhất định. Song bên cạnh đó vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục. Việc phân tích những thành công cũng như hạn chế ở chương 2 sẽ là tiền đề cho các giải pháp, kiến nghị cụ thể có hiệu quả ở Chương 3 nhằm giúp Công ty Cổ phần lương thực Bình Trị Thiên nâng cao hiệu quả quản lý tài chính và có nhưng quyết định đụng đắn để phát triển trong thời gian tới.92 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC BÌNH TRỊ THIÊN 3.1. Phương hướng hoạt động Công ty trong thời gian tới 3.1.1. Thuận lợi và khó khăn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian tới 3.1.1.1 Thuận lợi - Trong những năm qua, được sự định hướng, giúp đỡ của Tổng Công ty Lương thực Miền Bắc cũng như các cổ đông và sự đồng thuận trong công tác chỉ đạo điều hành, Công ty đã từng bước ổn định tình hình kinh doanh và tài chính. Các đơn vị đã từng bước gắn bó được với những khách hàng truyền thống như Dự trữ Quốc gia, nhà máy Bia. Bên cạnh đó, Công ty cũng được cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương 03 tỉnh giúp đỡ về nhiều mặt. Sau Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2016, Công ty đã thực hiện kiện toàn lại mạng lưới tổ chức và điều hành tại các Công ty đặc biệt là Công ty TNHH MTV Lương thực Quảng Trị. Hội đồng quản trị đã chủ trương thanh lý, nhượng bán một số tài sản không cần dùng, sử dụng không hiệu quả để thu hồi tiền, bổ sung nguồn vốn kinh doanh và trả nợ ngân hàng. Chi cục Thi hành án dân sự quận Hải Châu đã có quyết định số 63/QĐ – CCTHADS ngày 01/10/2016 về việc thi hành án theo yêu cầu buộc Công ty Cổ phần Tân Lộc Xanh phải thanh toán cho Công ty TNHH MTV Lương thực Quảng Trị số tiền 3.796.493.106 đồng. Hội đồng quản trị đã chỉ đạo Công ty TNHH MTV Lương thực Quảng Trị tiến hành các thủ tục đề nghị cưỡng chế thi hành bản án do toà án nhân dân quận Hải Châu tuyên đối với Công ty Cổ phần Tân Lộc Xanh.93 - Cơ cấu tổ chức hiện tại của Công ty được sắp xếp tinh gọn, phù hợp với quy mô hoạt động kinh doanh hiện tại, thuận lợi cho công tác quản lý và tổ chức trong giai đoạn hoạt động phát triển của Công ty. - Tập thể cán bộ công nhân viên luôn nỗ lực cố gắng, đoàn kết để phát triển Công ty, có kinh nghiệm trong quá trình công tác. Đời sống của cán bộ công nhân viên luôn được đảm bảo và ngày càng nâng cao, tạo điều kiện cho người lao động yên tâm công tác. - Lương thực là một mặt hàng thiết yếu, không chỉ phục vụ nhu cầu cơ bản cho đời sống mà là nguyên liệu đầu vào thiết yếu của các sản phầm khác như bia rượu, bột sắn, phở, bún ….Chính vì thế, nhu cầu về lương thực lớn và thường xuyên, tạo ra nguồn doanh thu ổn định cho Công ty. Với mạng lưới kho tàng rộng lớn, cơ sở xay xát hoạt động tốt, luôn đảm bảo chất lượng, khả năng cung ứng đầy đủ, kịp thời nguồn hàng trong những năm qua, Công ty luôn là nhà cung cấp truyền thống với các doanh nghiệp lớn trong khu vực như Công ty Bia Huế, Công ty Bia Hà Nội, các Cục dự trữ trong khu vực, đảm bảo đầu ra ổn định cho Công ty. - Việc áp dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp và thị trường lương thực rộng lớn tạo nguồn hàng đầu vào của Công ty đa dạng về chất lượng, số lượng và giá cả, Công ty có nhiều sự lựa chọn trong việc lựa chọn nhà cung cấp phù hợp và lựa chọn mức giá thành tối ưu. - Thị trường xuất khẩu gạo năm 2017 có những điểm sáng so với những năm trước đó. Bộ công thương dự báo, hoạt động thương mại gạo trong năm 2017 sẽ tăng trưởng mạnh mẽ nhờ nhu cầu tăng cao tại các thị trường châu Á và Trung Đông. Theo Trung tâm thông tin và dịch vụ tài chính, đầu năm 2017, ngành gạo đón tin mừng khi Philippines đã mua hơn 53.000 tấn gạo từ Thái Lan và Việt Nam, nhằm gia tăng khối lượng dự trữ. Trong đó, Thái Lan đã trúng thầu 41.464 tấn gạo và Việt Nam trúng thầu 11.580 tấn. Nhiều năm94 qua, Philippines luôn là một trong những thị trường nhập khẩu gạo tuyền thống của Việt Nam. - Bên cạnh những điểm sáng về thị trường đầu ra, ngành gạo cũng đứng trước những cơ hội lớn khi được hưởng lợi từ các hiệp định thương mại với ưu đãi lớn về thuế. Theo Cục chế biến và xuất khẩu thuỷ sản, cơ hội cho gạo Việt Nam xuất khẩu gạo sang các quốc gia thuộc khu vực Liên minh Kinh tế Á – Âu ( EAEU) là rất lớn khi FTA Việt Nam – EAEU chính thức có hiệu lực từ tháng 10/2016. Cụ thể, các thành viên EAEU sẽ dành cho Việt Nam lượng hạn ngạch tổng là 10.000 tấn gạo được hưởng thuế suất ưu đãi 0%. Sau khi xuất khẩu đủ lượng này, sản phẩm gạo xuất khẩu sẽ chịu mức thuế 11,7% và VAT 10% - thấp hơn đáng kể so với con số 40% hiện nay. - Ngành lương thực luôn nhận được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước. Đầu năm 2017, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã ký quyết định bãi bỏ quy hoạch Thương nhân kinh doanh và xuất khẩu gạo. Theo quyết định này, các tiêu chí, điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo quy định tại Quyết định số 6139 năm 2013 như khống chế số lượng tối đa 150 đầu mối xuất khẩu gạo; khống chế địa bàn đầu tư xây dựng kho chứa, tiêu chí thành tích xuất khẩu gạo…. đã chính thức được bãi bỏ. Đây là cơ hội để Công ty sáng tạo, tự chủ cao hơn nhằm đối mặt với thị trường xuất khẩu lớn, không còn phụ thuộc xuất khẩu thông qua Tổng Công ty. Vào giữa tháng 12/2016, Bộ Công Thương cũng đã có điều chỉnh áp dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu năm 2016 và năm 2017 với thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt 0% đối với hai nhóm có xuất xứ từ Campuchia, trong đó có mặt hàng gạo. Điều chỉnh này nhằm tạo điệu kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam có nguồn nguyên liệu để thực hiện các hợp đồng xuất khẩu sang các nước khác. 3.1.1.2. Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi thì Công ty cũng phải đối mặt với những khó khăn nhất định:95 - Khó khăn đầu tiên là trong việc huy động vốn, là một công ty cổ phần nhưng thực chất lại là công ty cổ phần nội bộ, các cổ phần của công ty không được mua bán, giao dịch rộng rãi trong công chúng, vì vậy làm hạn chế, thu hẹp quy mô vốn, khó có thể đa dạng hoá các nguồn hình thành để tìm kiếm các nguồn vốn có chi phí sử dụng thấp nhất. - Thị trường xuất khẩu gạo hạn hẹp, giá lương thực, nông sản và nguyên liệu diễn biến phức tạp không ổn định dẫn đến thị trường xuất khẩu gạo và kinh doanh nội địa chịu nhiều áp lực. Công ty thật sự gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, thiếu vốn, cơ sở vật chất không đáp ứng phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh. Tài sản kho tàng phần lớn xuống cấp trầm trọng không có vốn đầu tư, chủ yếu cho thuê nên hiệu quả kinh tế không cao. Công ty vẫn phải giải quyết những tồn đọng của những năm trước để lại. Công ty bị khách hàng chiếm dụng vốn đã nhiều năm không thu hồi được, phải trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi, không vay được vốn để tiếp tục kinh doanh. Ngoài ra Công ty không có nguồn thu để trả nợ vay số tiền vay còn lại của năm 2014 trở về trước, hàng tháng phải trả lãi vay. - Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty nhìn chung chỉ kinh doanh một số mặt hàng truyền thống, chưa mở rộng được thị trường, bạn hàng. Khả năng phát triển, sức cạnh tranh trên thị trường còn nhiều hạn chế. - Tài sản của Công ty chủ yếu dùng để cho thuê, chưa tận dụng được lợi thế của tài sản để kinh doanh. Thủ tục cấp đất chưa hoàn thành, nhiều lô đất vẫn chưa được cấp giấy phép chứng nhận quyền sử dụng đất. - Nguồn nhân lực của Công ty vẫn đang là vấn đề cần quan tâm. Nguồn cán bộ kế cận của Công ty đang gặp nhiều khó khăn, thiếu cán bộ khi cần bổ nhiệm. Cán bộ phải kiêm nhiệm nhiều chức danh, không hiệu quả. Tại Công ty TNHH MTV Lương thực Quảng Trị không có các phòng ban của Công ty. Các cá nhân gây ra thua lỗ, thất thoát vốn trong các thương vụ kinh doanh vẫn chưa xử lý.96 - Công nợ lớn, kéo dài chưa thu hồi được đến nay hơn 34.603.633.583 đồng ( trong đó: phải thu ngắn hạn là 34.284.771.126 đồng, phải thu dài hạn là 110.000.000 đồng; trả trước cho người bán là 130.050.000 đồng; các khoản thuế được khấu trừ là 78.812.457 đồng). Các khoản phải thu tại Công ty Cổ phần Đồng Xanh, Công ty Cổ phần Tân Lộc Xanh và Công ty TNHH TM Nam Thành Thanh Bình đến thời điểm hiện tại đã quá hạn thanh toán theo hợp đồng. Công ty đã đánh giá các khoản phải thu trên là nợ phải thu khó đòi và tiến hành trích lập dự phòng công nợ phải thu khó đòi. Đến thời điểm 31/12/2016 Công ty đã trích lập dự phòng số tiền 18.395.236.535 đồng ( trong đó: tại Công ty Cổ phần Đồng Xanh đã trích lập 100% nợ phải thu tương ứng 14.445.841.035 đồng; tại Công ty Cổ phần Tân Lộc Xanh đã lập 100% nợ phải thu tương ứng 2.934.370.500 đồng; tại Công ty TNHH XNK TM Nam Thành Thanh Bình đã trích lập dựng phòng công nợ phải thu khó đòi là 950.000.000 đồng. Tại Công ty TNHH An Thành Ngọc là 65.025.000 đồng). + Tại Công ty Cổ phần Lương thực Bình Trị Thiên: Công ty TNHH MTV Lương thực Quảng Trị đang còn nợ vốn và lãi 11.668.452.557 đồng trong các thương vụ bán sắn lát khô đến nay chưa thu hồi được. Công ty TNHH MTV Lương thực Quảng Trị không có nguồn trả nợ phải thanh lý, nhượng bán tài sản để trả nợ cho Công ty cổ phần Lương thực Bình Trị Thiên và thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước. Công ty Cổ phần Lương thực Bình Trị Thiên đã tiến hành trích lập 100% khoản dự phòng cộng nợ phải thu khó đòi tại Công ty TNHH MTV Lương thực Quảng Trị + Tại Công ty TNHH MTV Lương thực Quảng Trị, ông Nguyễn Hữu Lương nguyên là Giám đốc gây thất thoát lớn cho Công ty, ngoài việc chưa thu hồi được nợ tiền bán sắn lát khô 17.380.211.535 đồng tại Công ty Cổ phần Đồng Xanh Công ty Cổ phần Tân Lộc Xanh, nay còn lợi dụng chức quyền, con dấu, tên công ty để vay nợ các cá nhân bên ngoài sử dụng cho mục đích cá nhân với số tiền theo quyết định thi hành án là 2.237.840.000 đồng.97 Qua kiểm kê và báo cáo tài chính đã được kiểm toán ngày 31/12/2016, quyết toán bàn giao Chủ tịch và Giám đốc Công ty, ông Nguyễn Hữu Lương còn nợ Công ty TNHH MTV Lương thực Quảng Trị hơn 1.963.239.607 đồng tiền và 274.678.613 đồng tiền ứng quỹ, đến nay Công ty vẫn chưa đánh giá đầy đủ về khả năng thu hồi khoản nợ này. + Tại Công ty TNHH MTV Lương thực Thừa Thiên Huế phát sinh khoản công nợ khó đòi tại Công ty TNHH Xuất nhập khẩu thương mại Nam Thành Thanh Bình với tổng số tiền là 5.569.814.000 đồng. Khoản phải thu tại Nam Thành Thanh Bình tới thời điểm hiện tại đã quá hạn thanh toán theo hợp đồng trên 6 tháng và có dấu hiệu khó đòi. Công ty đã khởi kiện lên Toà án nhân dân thành phố Huế để giải quyết tranh chấp giữa hai bên. Đến ngày 31/12/2016, Công ty đã trích lập dự phòng công nợ phải thu khó đòi với số tiền 950.000.000 đồng. Hội đồng quản trị đã có văn bản chỉ đạo Công ty TNHH MTV Lương thực Thừa Thiên Huế tiến hành mọi biện pháp để thu hồi, cũng như xem xét nguyên nhân, trách nhiệm cá nhân, tập thể có liên quan trong việc phát sinh công nợ phải thu khó đòi. - Không giống như trước đây, ngành nghề kinh doanh lương thực trở thành một ngành nghề kinh doanh phổ thông, mọi tổ chức cá nhân đều có thể tham gia vào ngành nghề này, chính vì thế xảy ra sự cạnh tranh gay gắt giữa Công ty với các doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh gia đình – vốn là những đơn vị hoạt động rất linh hoạt. Các đơn vị này không chỉ cạnh tranh khốc liệt trong việc cung cấp gạo cho các đối tác truyền thống như Công ty Bia, các Cục dự trữ mà làm giảm thị phần trong cung cấp gạo cho các cơ sở bán hàng lương thực. - Thị trường xuất khẩu diễn biến hết sức phức tạp. Các thị trường truyền thống của Việt Nam như Cuba, Trung Quốc, Malaysia… ngày càng yêu cầu tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng và giá cả, bên cạnh đó sự cạnh tranh gay gắt từ các nước khác như Thái Lan khiến thị trường xuất khẩu của Việt Nam98 ngày càng khó khăn. Theo số liệu của VFA, 9 tháng đầu năm 2016 xuất khẩu gạo giảm hơn 16% về khối lượng và giảm gần 13% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. Lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam sang các thị trường truyền thống như Philippines, Malaysia, Singapore…giảm từ 35 – 67%. Các thị trường truyền thống ẩn chứa rất nhiều yếu tố bất ổn như: Indonesia, Philippines liên tục thay đổi kế hoạch nhập khẩu; Trung quốc chỉ mua gạo với giá thấp và sẵn sàng chuyển nguồn mua nếu họ tìm tháy nguồn cung có giá rẻ hơn…Nguyên nhân xuất khẩu có xu hướng giảm là do nhiều thị trường nhập khẩu chính đã từ bỏ nhập khẩu diện Nghị định thư như Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Banglades, do đó xuất khẩu gạo chỉ phụ thuộc vào các doanh nghiệp đầu mối và thương nhân ( diện tiểu ngạch). Bên cạnh đó, việc quá chú trọng đến tăng sản lượng dẫn đến chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam không cao, thị trường xuất khẩu tập trung ở phân đoạn thấp, kém đa dạng và đặc biệt đang tập trung vào thị trường Trung Quốc. Khi những thị trường xuất khẩu này gặp khó khăn, lập tức tạo sức ép giảm giá lên toàn bộ thị trường nội địa, gây thiệt hại cho các thành phần trong chuỗi sản xuất lúa gạo trong nước. Thêm vào đó, trên thị trường xuất khẩu gạo vẫn còn thiếu vắng các liên kết ngang giữa các công ty và liên kết dọc với các công ty cung ứng đầu vào cho sản xuất. Xu hướng xây dựng vùng nguyên liệu hiện được thực hiện rất “gượng ép” do các doanh nghiệp chủ yếu dựa vào nguồn cung sẵn có trên thị trường, sản phẩm xuất khẩu không có sự khác biệt lớn, rủi ro về lợi nhuận cao do thị trường đầu ra không ổn định. Việc bãi bỏ quy hoạch Thương nhân kinh doanh và xuất khẩu gạo của Bộ Công Thương vừa tạo ra thuận lợi vừa tạo ra thách thức khó khăn không nhỏ cho Công ty. Thị phần xuất khẩu của Tổng Công ty sẽ đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt, sẽ ảnh hưởng nhu cầu thu mua gạo xuất khẩu của Tổng Công ty với Công ty cổ phần Lương thực Bình Trị Thiên.99 - Mặc dù thị trường đầu vào rộng lớn nhưng tình hình thời tiết trong nước dự báo sẽ tiếp tục diễn biến khó lường: ngập mặn, bão lụt, diện tích ruộng lúa đang bị thu hẹp, dẫn đến nguồn cung đầu vào của Công ty không được ổn định cả về chất lượng và sản lượng. - Các khách hàng ngày càng yêu cầu khắt khe không chỉ về số lượng mà còn về chất lượng. Bên cạnh yêu cầu giao hàng đúng địa điểm, thời gian, số lượng thì phải đảm bảo đáp ứng được yêu cầu vệ sinh thực phẩm, về độ ẩm, tỷ lệ hạt, tỷ lệ tấm….Trong khi đó, kho tàng của Công ty khá cũ kỹ, công tác bảo quản còn nhiều bất cập, hệ thống xay xát, đánh bóng lúa gạo đang trở nên lạc hậu dẫn đến tốn nhiều nhân công và không đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn của khách hàng. - Giá gạo trên thị trường liên tục biến động mạnh làm ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty. Hoạt động sản xuất nông nghiệp bị chi phối trực tiếp bởi thời tiết, diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, sự biến động về giá lương thực ở các nước xuất khẩu lớn, các doanh nghiệp thu mua đầu cơ tích trữ gạo làm mất cân đối trong quan hệ cung – cầu, dẫn đến giá gạo luôn biến động khó lường. - Tình hình tài chính thế giới vẫn biến động, không thể dự báo trước, nhất là giá tiền tệ, giá vàng, giá xăng dầu… - Năm 2017, chính phủ sẽ tăng cường và biện pháp hỗ trợ về mảng lương thực và vì sau thời kỳ khủng hoảng của kinh tế thế giới thì tình hình lương thực trong nước và thế giới đang dần trở lại nhưng chưa thực sự ổn định. Vì thế, tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2017 sẽ vẫn gặp nhiều khó khăn do giá gạo trong nước đang diễn biến phức tạp, giá điện, giá xăng dầu, lãi suất ngân hàng tăng cao sẽ làm tăng giá thành sản phẩm, tăng chi phí, giảm hiệu quả kinh doanh.100 3.1.2. Phương hướng hoạt động của Công ty Trong nền kinh tế mở, Công ty kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lý chặt chẽ của các cơ quan Nhà nước, đặc biệt của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổng Công ty lương thực Miền Bắc, lại phải kinh doanh trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt từ nhiều phía nhưng Công ty Cổ phần Lương thực Bình Trị Thiên đã có mục tiêu, phương hướng rõ ràng trong hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm: - Tập trung kinh doanh các mặt hàng chủ đạo về lương thực như lúa, gạo, ngô, sắn. Tăng cường kinh doanh các mặt hàng nông sản, vật tư phân bón đảm bảo kinh doanh hiệu quả, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, có cổ tức để trả cho các cổ đông, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước. Rà soát đất đai, tài sản sử dụng không hiệu quả để thanh lý, bán tài sản để thu tiền trả nợ ngân hàng, trả đất địa phương. Thực hiện tốt đề án tài cơ cấu Công ty. - Xử lý triệt để các khoản phải thu quá hạn, nợ xấu nhằm thu hồi một phần vốn kinh doanh. Vấn đề nổi cộm của Công ty trong những năm qua là nợ quá hạn, nợ xấu của công ty chiếm tỷ trọng khá cao, làm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của Công ty. Do đó, cùng với việc khởi kiện thì công tác chấn chỉnh nội bộ, xây dựng quy trình mua bán chịu là vấn đề trọng tâm của công ty trong thời gian tới. - Đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh của Công ty. Bên cạnh việc xác định gạo tiếp tục là mặt hàng kinh doanh chủ lực, đẩy mạnh xúc tiến thương mại thì mở rộng mặt hàng kinh doanh như nhận gia công gạo, các phụ phẩm từ gạo, kinh doanh khách sạn, xây dựng công cộng…được Công ty hết sức chú trọng. - Duy trì và phát triển mạng lưới tiêu thụ nội địa để mở rộng thị trường kinh doanh các mặt hàng mì màu, nguyên liệu chế biến thức ăn gia súc, phân bón, hạt nhựa, bao PP…101 - Tiếp tục đầu tư chiều sâu theo hướng tự động hóa sản xuất của Xí nghiệp nhằm tăng khả năng tự sản xuất chế biến và dự trữ hàng hóa, tăng vòng quay hàng tồn kho, tăng hiệu quả hoạt động các Xí nghiệp. - Kiên quyết xử lý nghiêm những cá nhân, tập thể gây ra thua lỗ, thất thoát vốn của Công ty. - Thông qua cuộc họp đại hội cổ đông, Công ty đã đề ra những chỉ tiêu cho những năm tới như sau: Bảng 3.1: Chỉ tiêu kế hoạch trong những năm tới STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 01 Doanh thu Tr.đồng 190.000 200.000 210.000 220.000 02 Lợi nhuận trước thuế Tr.đồng 1.580 1.660 1.750 1.850 ( Nguồn: Báo cáo hội đồng cổ đông năm 2016) 3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại Công ty Cổ phần Lương thực Bình Trị Thiên. Qua phân tích tài chính, báo cáo doanh thu qua các năm của Công ty, và đặc biệt là phân tích công nợ thì trong những năm qua Công ty đã gặp vấn đề không nhỏ ở việc quản trị các khoản phải thu, quản trị vốn và thúc đẩy quảng bá sản phẩm. Sau đây là một số biện pháp và kiến nghị để nâng cao hiệu quả quản lý tài chính của Công ty để hạn chế những vấn đề đã gặp phải. 3.2.1. Đẩy mạnh huy động vốn đầu tư đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất kinh doanh Trong nền kinh tế thị trường, vốn là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định sự thành bại của một công ty. Công ty muốn tiến hành sản xuất kinh doanh thì phải có một lượng vốn tiền tệ nhất định. Mặt khác đặc thù ngành nghề kinh doanh lương thực cần một lượng vốn lớn để dự trữ hàng hoá nhằm cung ứng kịp thời cho đối tác, vừa tránh sự biến động lớn giá cả.102 Hơn nữa, trong những năm tới, Công ty tiếp tục cải tạo sửa chữa tài sản cố định, máy móc xay xát, mở rộng tìm kiếm thị trường, do vậy Công ty cần phải chủ động trong xây dựng kế hoạch huy động vốn và sử dụng vốn, đồng thời phải xác định cơ cấu vốn, cơ cấu nguồn vốn hợp lý, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Tỷ trọng của nguồn vốn nợ phải trả chiếm tỷ trọng quá lớn trong tống số nguồn vốn của Công ty. Điều này phản ánh một thực trạng là trong tổng số nguồn vốn mà Công ty đang quản lý và sử dụng chủ yếu là do vốn vay nợ mà có. Như vậy, Công ty sẽ gặp nhiều khó khăn về tình hình tài chính và rủi ro về tài chính của Công ty sẽ tăng lên. Tỷ trọng của nợ vay ngắn hạn lớn tức là tỷ trọng của nợ dài hạn và tỷ trọng của nợ khác chiếm trong tổng số nợ là nhỏ. Do vậy biện pháp đưa ra ở đây là Công ty cần có giải pháp chuyển một phần nợ vay ngắn hạn thành nợ vay trung và dài hạn ( nếu có thể). Vay ngắn hạn trong Công ty chủ yếu là vay ngắn hạn từ ngân hàng nên công ty có thể gia hạn nợ những khoản đến hạn trả. Những biện pháp này sẽ làm giảm một phần gánh nặng nợ nần, gánh nặng rủi ro thanh toán cho Công ty trước mắt. Đồng thời, để khắc phục tình trạng thiếu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, trong thời gian tới, Công ty cần chú ý xem xét một số vấn đề: - Xây dựng kế hoạch huy động vốn, lựa chọn nguồn tài trợ tối ưu. Mỗi nguồn vốn có chi phí sử dụng vốn khác nhau, Công ty cần cân nhắc tính toán để lựa chọn nguồn tài trợ với chi phí sử dụng vốn hợp lý, phù hợp với tình hình tài chính Công ty. - Sau khi xác định được số vốn huy động cần thiết và nguồn vốn có thể huy động, cần tiến hành lập kế hoạch phân bổ và sử dụng vốn sao cho đem lại hiệu quả cao nhất, tránh để bị ứ đọng vốn. 3.2.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định Qua phân tích tình hình sử dụng vốn qua các năm, nguyên nhân là giá trị tổng tài sản không cân đối với sự đầu tư vốn chủ sở hữu. Đầu tư TSCĐ làm103 gia tăng năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để có thể khai thác và sử dụng có hiệu quả TSCĐ, cần phải tiến hành nghiên cứu kỹ, từ đó đưa ra biện pháp đầu tư phù hợp với tình hình thực tế cũng như khả năng huy động vốn. Do vậy, trong thời gian tới, để đầu tư đúng hướng TSCĐ, công ty có thể áp dụng một số biện pháp sau: - Tiếp tục duy trì khai thác toàn bộ TSCĐ hiện có, tận dụng tối đa công suất TSCĐ. Tuy tài sản cố định có đặc điểm sử dụng dài hạn lâu thu hồi vốn nhưng cần đầu tư, thường xuyên trang bị, sữa chữa, nâng cấp thiết bị, máy móc, cơ sở vật chất để đảm bảo chất lượng cũng như sản lượng hàng hóa nâng cao tính cạnh tranh. - Hiện nay tỉ lệ khấu hao lũy kế cao, cho nên muốn tăng hiệu suất sử dụng tài sản cố định thì phải có phương án sử dụng hợp lý tài sản cố định và thanh lý tài sản cố định đã cũ lạc hậu, công suất thấp…theo dõi quản lý chặt chẽ quá trình tăng giảm tài sản cố định. Thường xuyên tiến hành đánh giá và đánh giá lại TSCĐ hiện có, lựa chọn phương pháp khấu hao phù hơp. - Thực hiện phân tích đánh giá và định hướng khai thác sử dụng tối đa các tài sản hiện hữu, sử dụng triệt để thời gian công suất của mọi tài sản cố định, xử lý dứt điểm các tài sản vật tư, hàng hóa ứ đọng… nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản Công ty. - Tính toán, nghiên cứu, lập kế hoạch, đầu tư có lựa chọn TSCĐ. TSCĐ được đầu tư phải dựa trên nhu cầu sản xuất kinh doanh thực tế, phù hợp với yêu cầu thị trường cũng như khả năng huy động vốn của Công ty. Việc đầu tư TSCĐ nên sử dụng nguồn vốn dài hạn sẽ giúp Công ty tránh được những biến động về tài chính, rủi ro do sử dụng nguồn vốn ngắn hạn mang lại. - Các Công ty xây dựng phương án hợp tác, đầu tư, phương án sử dụng tài sản gắn với quyền sử dụng đất để có thể khai thác lâu dài. - Các dự án đầu tư xây dựng phải đúng quy trình, quy chế đầu tư xây dựng, đảm bảo hiệu quả kinh tế, môi trường và cảnh quan đô thị.104 - Những lô đất, tài sản của Công ty dùng cho sản xuất kinh doanh cần có phương án đầu tư hợp lý để tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả. - Những lô đất, tài sản không có nhu cầu sử dụng, không cần dùng thanh lý, nhượng bán để thu hồi vốn trả nợ ngân hàng và tạo nguồn vốn kinh doanh đồng thời các lô đất không hiệu quả thì trả đất địa phương. 3.2.3. Quản trị khoản phải thu Doanh số bán chịu sẽ làm tăng các khoản phải thu. Khoản phải thu tăng khi doanh nghiệp thực hiện các chính sách tín dụng cho khách hàng. Tuy nhiên chính sách này là cần thiết không riêng đối với riêng doanh nghiệp nào. Tuy nhiên việc làm này cũng hiệu quả nhưng rất rủi ro cho Công ty vì vốn của Công ty bị chiếm dụng mà nợ của khách hàng càng ngày càng tăng dễ dẫn đến nguy cơ mất khả năng thanh toán. Vì vậy, để có thể tránh được tình trạng này Công ty phải có các phương pháp quản lý các khoản thu nợ một cách hợp lý. Sau đây là một số biệp pháp để quản trị các khoản phải thu: Thứ nhất cần phải hiểu rằng hiệu quả của hoạt động về các khoản phải thu không chỉ là trách nhiệm của bộ phận kế toán - tài chính trong Công ty mà là sự phối hợp hoạt động giữa các bộ phận khác như bộ phận bán hàng, phòng kinh doanh, bộ phận dịch vụ khách hàng, và thậm chí cả ban giám đốc. Yêu cầu khách hàng ký thoả thuận, quy định việc thanh toán bắt buộc phải thực hiện đúng hạn và nêu rõ mức phạt khách hàng phải chịu nếu thanh toán chậm. Thứ hai là đánh giá và tìm cách cải thiện các quy trình liên quan đến hiệu quả khoản phải thu. Về cơ bản, có ba quy trình liên quan đến khoản phải thu là: chuyển tiền, quản trị tín dụng khách hàng và thu hồi nợ. - Chuyển tiền: Thay vì thực hiện thủ công, một số công ty đã sử dụng công nghệ hiện đại nhằm thực hiện tự động hóa quy trình chuyển tiền. Điều này giúp công ty có thể giảm bớt thời gian “chờ” dành cho việc “xác nhận” hóa đơn từ ban giám đốc và việc “xác nhận” thanh toán của khách hàng.105 - Quản trị tín dụng của khách hàng: Công ty cần có một chính sách tín dụng rõ ràng cho từng nhóm khách hàng. Cập nhật và theo dõi lịch sử tín dụng của khách hàng cũng giúp giảm việc trì hoãn thanh toán. - Thu hồi nợ: Doanh nghiệp xây dựng chính sách chiết khấu thanh toán hợp lý, linh động. - Giao Hội đồng bồi thường, hoàn trả củng cố đầy đủ hồ sơ chứng từ để xử lý kịp thời các cá nhân, tập thể gây nên lỗ, nợ, mất vốn của công ty. - Tập hợp đầy đủ hồ sơ, chứng từ để làm căn cứ thu hồi công nợ. - Tăng cường giám sát để bảo tồn phát triển vốn. - Thực hiện chế độ báo cáo tài chính, báo cáo nhanh, báo cáo định kỳ…đúng quy định. Xác định rõ cá nhân có trách nhiệm thu hồi nợ, có chính sách thưởng xứng đáng cho nhân viên thu tiền. Công ty nên chủ động liên hệ với khách hàng sớm để làm việc về các khoản phải thu thay vì chờ đến ngày hoá đơn hết hạn thanh toán. Điều này không chỉ giúp Công ty quản lý tốt các khoản phải thu mà còn duy trì được mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng. Đối với các khoản nợ xấu như nợ khó đòi, nợ quá hạn, để giảm bớt rủi ro có thể xảy ra Công ty cần có các biện pháp thích hợp như: bán các khoản phải thu nợ cho công ty mua bán nợ, ngừng cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho những đơn hàng mới. Thứ ba là thiết lập các chỉ số nhằm đo lường hiệu quả hoạt động các khoản phải thu. Các chỉ số này sẽ giúp nhà quản lý nhìn thấy được và đo được hiệu quả hoạt động các khoản phải thu. Hiện nay các công ty thường sử dụng ba chỉ tiêu cơ bản sau để đo lường hiệu quả hoạt động của khoản phải thu như vòng quay các khoản phải thu, tỷ lệ các khoản phải thu trên doanh thu, sắp xếp tuổi nợ các khoản phải thu. Các chỉ tiêu này cần phải đáp ứng được 3 tiêu chuẩn: nhất quán, chuẩn hóa, phải được thông báo và hiểu bởi các bộ phận liên quan trong công ty.106 3.2.4. Quản trị hàng tồn kho Hàng tồn kho quá thấp khiến doanh thu bị ảnh hưởng, tuy nhiên, nếu số lượng hàng tồn kho quá cao thì ngoài việc hàng hóa dự trữ lâu sẽ hư hỏng, hao hụt chất lượng gây khó khăn trong cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường thì các chi phí như chi phí tồn trữ, chi phí cho việc đáp ứng khách hàng, chi phí cho việc phối hợp sản xuất sẽ đội lên cao. Vì vậy cần có những biện pháp để quản trị hàng tồn kho sau đây để hoạt động của Công ty thuận lợi. Tổ chức tốt công tác mua vào, chuẩn bị đầy đủ nhân sự, nguồn vốn, kho chứa, phương tiện, thiết bị… để triển khai kịp thời và hiệu quả. Do chi phí lãi vay cao và chất lượng sản phẩm nên việc dự trữ phải ở mức độ hợp lý, thực hiện tốt việc hoán đổi lượng hàng tồn kho, tránh chi phí tái chế nhưng phải đảm bảo có nguồn dự trữ, tồn kho cho xuất khẩu theo từng thời điểm. Hàng tồn kho ở xí nghiệp bao bì chiếm tỉ trọng cao qua các năm liền. Do đó cần hạn chế sản xuất điều chỉnh lượng cung phù hợp với nhu cầu của thị trường. Điều phối lượng vốn vào lĩnh vực chủ yếu của Công ty là ngành hàng lương thực. Công ty nên đầu tư sửa chữa cải tạo nâng cấp kho hàng và phát triển mở rộng thêm kho hàng cho các Xí nghiệp vì Công ty thường có những hợp đồng lớn cần có nơi dự trữ và bảo quản an toàn đảm bảo chất lượng. 3.2.5. Nâng cao khả năng thanh toán Đầu tiên để nâng cao khả năng thanh toán đó là sử dụng một dạng tài khoản liên thông tại các ngân hàng. Điều này cho phép Công ty có được những khoản lãi trên số dư tiền mặt vượt quá khi chuyển tiền từ tài khoản vốn không cần thiết sang tài khoản khác và chuyển trở lại khi cần thiết. Gia tăng lượng tiền mặt đồng thời kiểm soát lượng tiền mặt chưa thanh toán một cách hiệu quả để đảm bảo khả năng thanh toán nhanh, xây dựng tố kế hoạch tài chính, quản lý chặt chẽ danh mục đầu tư, quản lý dòng tiền một cách linh hoạt và hiệu quả.107 Thứ hai Công ty nên đánh giá các chi phí chung của mình và xem có cơ hội nào cắt giảm chúng hay không. Việc cắt giảm những chi phí không cần thiết sẽ các tác động trực tiếp tới con số lợi nhuận. Các chi phí hoạt động, như thuê mướn, quảng cáo, lao động gián tiếp hay chi phí văn phòng,... là những chi phí gián tiếp mà doanh nghiệp phải chịu để vận hành hoạt động kinh doanh ngoài những chi phí trực tiếp như nguyên vật liệu hay lao động trực tiếp. Để thực hiện được nhiệm vụ này, Công ty cần xây dựng cơ chế quản lý điều hành nguồn vốn và các chi phí sản xuất kinh doanh hiệu quả theo hướng cơ cấu thu chi phù hợp với việc cắt giảm các chi phí đầu vào. Không chỉ có vậy, hệ thống quản lý chi tiêu từng bước thực hiện tự động hoá, đẩy mạnh phân cấp nhằm cân đối tỷ lệ chi và phù hợp với mục tiêu phát triển kinh doanh trong từng thời kỳ và đảm bảo an toàn tài chính. Thứ ba Công ty phải giám sát hiệu quả nhất các khoản thu của mình nhằm đảm bảo rằng Công ty đang viết hoá đơn và thu tiền khách hàng chuẩn xác nhất và doanh nghiệp cũng đang nhận được các khoản thanh toán đúng hẹn. Các khách hàng thanh toán sớm và đều đặn hay được khích lệ để làm như vậy luôn rất đáng trân trọng. Việc họ tiếp tục làm như thế sẽ đảm bảo một dòng tiền mặt ổn định cho bạn. Và cuối cùng, phải thường xuyên phân tích tài chính của Công ty để có thể đánh giá kịp thời những rủi ro đồng thời dự báo được hướng kinh doanh làm cơ sở cho các quyết định đầu tư chính xác như vay ngắn hạn dài hạn, liên kết kinh doanh với các Công ty khác… tránh tình trạng lãng phí vốn để vốn ứ đọng nhằm thu lợi nhuận. Thường xuyên cập nhật xác định lại giá thành kế hoạch, làm cơ sở hoạch định bán và kiểm soát chi phí sản xuất.108 3.2.6. Giải pháp tăng doanh thu Đầu tư công nghệ mới hiện đại sẽ đảm bảo nâng cao chất lượng sản phẩm sản xuất đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, sử dụng chính sách hoa hồng, khuyến mãi, tiếp thị để khuyến khích khách hàng, tổ chức thực hiện tốt công tác điều hàng, giao nhận hàng nhanh, đảm bảo tiến độ, góp phần nâng cao hiệu quả cho Công ty. Đồng thời, thu hút sự chú ý của khách hàng đối với từng sản phẩm, từng mặt hàng của Công ty. Chính những điều đó sẽ tạo nên nhiều điều kiện thuận lợi hơn để Công ty tăng sản lượng tiêu thụ từ thị trường xuất khẩu đến thị trường nội địa, ngoài ra, tăng doanh thu sẽ dẫn đến tăng lợi nhuận và nâng cao uy tín của Công ty trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. - Tiếp tục quan hệ các đối tác bạn hàng lớn tại Đồng bằng Nam bộ để làm nguồn cung ứng xuất khẩu gạo cho Tổng Công ty và đưa ra tiêu thụ tại địa bàn 3 tỉnh Bình Trị Thiên. Khai thác tốt thị trường Miền Trung, Tây Nguyên, mua bán hàng nông sản và sắn lát khô, thực hiện mua nhanh bán nhanh đảm bảo quay vòng vốn nhanh, hiệu quả. - Đẩy mạnh mua, bán thóc, gạo với các Cục Dự trữ quốc gia, đấu thầu gạo Bia, giữ dự án 30a của Chính phủ, bán bạo cho lực lượng vũ trang và bán lẻ trên địa bàn. - Mở rộng địa bàn cung ứng các loại phân bón phục vụ sản xuất nông nghiệp, khu công nghiệp và các vùng trọng điểm lúa. Tổ chức liên doanh, liên kết để cung ứng bán vật liệu xây dựng, thức ăn chăn nuôi tôm, thức ăn gia súc, làm đại lý cấp 2 để tăng cường điểm bán lẻ. - Tạo mối quan hệ tốt với các tổ chức tín dụng để vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, đồng thời tranh thủ nguồn vốn của các chương trình, dự án, dự án phòng thiên tai..để bổ sung vốn kinh doanh. Hoàn chỉnh hồ sơ pháp lý đất đai để có cơ sở thế chấp vay vốn ngân hàng.109 - Thực hiện tốt đề án dự trữ lưu thông bình ổn giá lương thực trên địa bàn 03 tỉnh Quảng Bình, Quảng trị ,Thừa Thiên Huế. - Xem xét thị trường phía Bắc, Trung, Nam để mua bán lúa gạo và các mặt hàng nông sản, vật tư, phân bón. - Tổ chức xay xát lúa gạo hiệu quả, lắp đặt thêm hệ thống máy ép trấu các vùng nguyên liệu để giải quyết việc làm cho người lao động. - Tổ chức hệ thống bán lẻ lương thực có hiệu quả. - Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ và thực hiện các giải pháp tăng năng suất lao động, giảm chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh. - Tiếp tục giữ vững và ổn định các khách hàng mua gạo truyền thống của Công ty hiện có, áp dụng các biện pháp gặp gỡ các trực tiếp trao đổi thông tin, ưu tiên chào hàng. Chủ động tổ chức xúc tiến thương mại trong nước và ngoài nước nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ, gia tăng thị phần. Để làm tốt điều này Công ty cần triển khai các hoạt động sau: + Xây dựng hệ thống thông tin thị trường để cung cấp những thông tin mới nhất về các hoạt động kinh doanh liên quan đến lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Công ty trong và ngoài nước. Tổ chức nghiên cứu thị trường trong nước, khu vực và thế giới một cách thường xuyên những vấn đề quan trọng như: nhu cầu thị trường, đối thủ cạnh tranh, những yếu tố đầu vào bao gồm giá cả, nguồn hàng…. + Tăng cường khả năng thâm nhập thị trường, đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường hướng ra xuất khẩu. Đối với thị trường tiêu thụ hiện nay Công ty chủ yếu cung cấp bán buôn cho các đầu mối lớn, hoạt động bán lẻ chưa thực sự được đẩy mạnh. Vì vậy công ty phải mở rộng thị trường này bằng cách mở các cửa hàng kinh doanh gạo ở những nơi có lượng tiêu thụ lớn. Ngoài ra công ty nên sử dụng mạng lưới máy tính để tiện cho việc báo cáo và nắm bắt tình hình ở các địa bàn, các cửa hàng. Để có thể vi tính hoá việc quản110 lý các cửa hàng giới thiệu sản phẩm điều quan trọng là phải có phần mềm riêng, nhờ chương trình phần mềm này mọi hệ thống thông tin về cửa hàng, khách hàng…liên quan đến việc thanh toán, đặt hàng đểu được cập nhật hoặc xử lý tự động. - Đảm bảo nguồn hàng ổn định cần có những chính sách ưu đãi như mua bằng tiền mặt. Bảo đảm có nguồn rồi mới ký hợp đồng bán, do còn nhiều rủi ro đối với các mặt hàng. Còn các mặt hàng gạo bán lẻ, hàng tiêu dùng khác… cần xây dựng đội ngũ nhân viên tiếp thị, bán hàng năng động để mở rộng thị trường tiêu thụ, tranh thủ thời cơ thuận lợi để khai thác kinh doanh nhằm tăng thêm hiệu quả cho Công ty. - Xây dựng chính sách tín dụng hợp lý đối với các bạn hàng có quan hệ lâu năm hoặc các doanh nghiệp có uy tín tín dụng dựa vào các tiêu chí: ứng xử khách hàng thể hiện qua thái độ và hành vi của khách hàng trong việc trả nợ, khả năng trả nợ của khách hàng được xem xét thông qua các báo cáo thường niên của đối tác, và tình hình kinh tế vĩ mô. Đồng thời đa dạng hoá các hình thức thanh toán và không nên bán chịu quá nhiều, sẽ ảnh hưởng đến tình hình tài chính của Công ty. Trong trường hợp Công ty phải thực hiện chính sách bán chịu để tăng doanh thu tiêu thụ thì phải tính toán được lợi ích của việc bán chịu so với bán thu tiền ngay. Trên cơ sở đó, công ty cần phải: + Xác định mục tiêu bán chịu: Nhằm thúc đẩy tăng doanh thu, giải toả hàng tồn kho, gây uy tín về năng lực tài chính của doanh nghiệp. + Xây dựng các điều kiện bán chịu: thông thường căn cứ vào mức giá, lãi suất nợ vay và thời hạn bán chịu. + Tính toán hiệu quả của chính sách bán chịu: thực chất là so sánh giữa các chi phí phát sinh do bán chịu với lợi nhuận mà chúng mang lại. Trong cơ chế thị trường hiện nay, bán chịu được coi như là một trong những biện pháp đẩy nhanh tiêu thụ. Mâu thuẩn ở đây là đẩy nhanh tiệu thụ111 trong trường hợp này lại làm chậm kỳ luân chuyển vốn, giảm số vòng quay vốn lưu động, chính vì thế cần phải tính toán kỹ. Tuy nhiên nếu chỉ nhờ bán chịu để nhằm tăng doanh thu tiêu thụ thì chưa đủ, điều quan trọng nhất, công ty cần gắn liền một cách chặt chẽ việc bán chịu với các chính sách thu hồi công nợ và các hình thức chiết khấu, giảm giá phù hợp, mềm dẻo, linh hoạt nhằm giúp công ty nhanh chóng thu lại phần vốn bị chiếm dụng, tăng khối lượng sản phẩm hàng hoá tiêu thụ, đẩy mạnh tốc độ luân chuyển vốn lưu động. 3.2.7. Kiểm soát chi phí Tiết kiệm chi phí kinh doanh, giảm giá vốn hàng bán là biện pháp cơ bản làm tăng lợi nhuận trực tiếp cho Công ty. Qua phân tích chương 2 cho thấy giá vốn hàng bán các năm 2015 và năm 2016 có giảm so với các năm trước nhưng vẫn chiếm tỷ trọng rất cao so với doanh thu. Chi phí lãi vay, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp vần còn chiếm tỷ trọng khá cao. Do đó, để giảm chi phí, tăng lợi nhuận, Công ty có thể áp dụng một số biện pháp sau: - Để giảm giá vốn hàng bán: Xây dựng kế hoạch mua hàng hoá dài hạn, lập kế hoạch dự trữ, thu mua hàng hoá đúng thời điểm, đầy đủ và kịp thời. Kèm theo là phải tìm kiếm nhà cung ứng đầu vào có sản phẩm chất lượng đảm bảo, giá cả hợp lý. Yêu cầu nhà cung cấp đảm bảo thời gian giao hàng và chất lượng hàng cung ứng. Có thể khuyến khích các nhà cung cấp thường xuyên của công ty trở thành cổ đông của công ty để gắn trách nhiệm và quyền lợi của họ với công ty, nâng cao hiệu quả việc cung cấp hàng hoá, tiết kiệm chi phí. Tính toán dự trữ hàng tồn kho một cách hợp lý, tránh tình trạng tồn đọng quá mức, làm tăng chi phí lưu kho, chi phí bảo quản, dẫn đến gia tăng giá vốn hàng bán. - Đối với chi phí khác: Công ty cần theo dõi chặt từng khoản mục, lập định mức cho từng khoản cụ thể và thực hiện báo cáo, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch theo từng quý. Từ đó thấy được những phát sinh mới,112 những thay đổi theo thực tế chi phí để có biện pháp điều chỉnh phù hợp. Để tiết kiệm chi phí về lao động, Công ty cần xây dựng định mức lao động khoa học và hợp lý đến từng người, từng bộ phận và định mức tổng hợp phù hợp với quy định mà nhà nước đã hướng dẫn và ban hành, thực hiện việc đăng ký định mức lao động với các cơ quan có thẩm quyền. Xác định tổng quỹ lương của Công ty căn cứ vào đơn giá tiền lương và kết quả kinh doanh của Công ty. Để tiết kiệm chi tiêu quỹ lương, thì quỹ lương phải được sử dụng đúng mục đích; không được sử dụng quỹ tiền lương một cách tuỳ tiện để chi cho các mục đích khác. Quản lý quỹ tiền lương phải trên cơ sở quản lý chặt chẽ cả số lượng và chất lượng lao động; đơn giá tiền lương và gắn với kết quả kinh doanh của Công ty. Công tác bán hàng cần được tiến hành có kế hoạch, chiến lược mục tiêu cụ thể, tránh thực hiện một cách tràn lan kém hiệu quả tốn nhiều chi phí. - Tăng cường kiểm soát nội bộ, tuyên truyền giáo dục phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. - Thực hiện tốt quy chế giám sát Công ty theo điều lệ, luật Doanh nghiệp và các quy định khác của Chính phủ. - Chấp hành nghiêm chế độ kế toán, tuân thủ các chuẩn mực kế toán, các quy định pháp lý, quy chế tài chính, quy chế chi tiêu nội bộ của Công ty và các văn bản quản lý tài chính hiện hành. 3.2.8 Về tổ chức bộ máy, mạng lưới: - Xây dựng phương án sử dụng lao động phù hợp với quy mô tài cơ cấu, phương án xử lý lao động dôi dư theo quy định của pháp luật. - Rà soát, phân loại chất lượng lao động, lập quy hoạch đào tạo, đạo tạo lại và có chính sách đãi ngộ hợp lý để bồi dưỡng, tuyển dụng đội ngũ cán bộ đủ năng lực, trình độ đáp ứng yêu cầu thiết thực cho sự phát triển trước mắt và lâu dài của Công ty.113 - Đảm bảo sự đoàn kết thống nhất nội bộ, đặc biệt là giữa Hội đồng quản trị, Giám đốc Công ty Cổ phần Lương thực Bình Trị Thiên và 02 Công ty TNHH MTV và các quy chế quản lý nội bộ của mỗi Công ty. Quy định chức năng, quyền hạn trong giải quyết công việc giữa các bộ phận, giữa Công ty Cổ phần Lương thực Bình Trị Thiên và 02 Công ty TNHH MTV. 3.3. Kiến nghị Để Công ty ngày càng phát triển ổn định và bền vững, bên cạnh sự nỗ lực của cán bộ công nhân viên trong việc gia tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính, thì Công ty cũng cần những sợ trợ giúp nhất định từ phía Nhà nước cũng như các cơ quan ban ngành. 3.3.1. Đối với nhà nước - Về chủ trương chính sách, Nhà nước cần xây dựng chiến lược ổn định, lâu dài, rõ ràng, minh bạch, tạo hành lang thông thoáng cho doanh nghiệp hoạt động, khi Đảng và Nhà nước ban hành Nghị quyết, Nghị đinh…thì các bộ ngành phải nhanh chóng hướng dẫn, triển khai bằng các thông tư, đồng thời sau khi có hiệu lực thì phải quy định rõ thời gian thực hiện, quá thời hạn theo quy định thì kiến nghị giao lãnh đạo các tỉnh, thành có nhiệm vụ hướng dẫn thực hiện để các chủ trương, chính sách sớm đi vào cuộc sống. Những chủ trương, chính sách không còn phù hợp, không đi vào cuộc sống thì nhanh chóng và kiên quyết điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế. - Về vốn và lãi suất, cho phép các doanh nghiệp được đảo nợ thay cho mua bán nợ. Có chính sách giúp doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn, phải khống chế trần lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại kể cả nợ cũ và nợ mới đều áp dụng lãi suất như nhau, đồng thời giảm bớt thủ tục và điều kiện bảo đảm để giúp doanh nghiệp tiến cận được nguồn vốn vay. Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ vốn, có những chính sách ưu tiên về lãi suất khi114 cho các công ty vay vốn, giúp các công ty nhanh chóng đầu tư mới công nghệ và trang thiết bị để tăng tốc độ tiêu thụ hàng hóa, đặc biệt với các doanh nghiệp mới hoàn thành chuyển đổi mô hình cổ phần hóa nên đang phải đối mặt với không ít khó khăn như khả năng tiếp cận tín dụng, trình độ công nghệ, quản trị doanh nghiệp… - Về cơ chế quản lý: Nhà nước cần nỗ lực hơn trong việc tháo gỡ, cải tiến thủ tục hành chính, đặc biệt là giảm bớt những thủ tục rườm rà trong việc xin cấp phép mở rộng đầu tư, đề ra những chủ trương, chính sách nhằm tạo điều kiện tốt hơn cho các công ty nhất là chính sách khuyến khích và bảo hộ các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh. - Xây dựng hệ thống thông tin kinh tế và dự báo thị trường, đặc biệt là các chỉ tiêu trung bình ngành để làm cơ sở các doanh nghiệp có những quyết định phù hợp, tạo ra sự hợp tác giữa các doanh nghiệp và môi trường cạnh tranh lành mạnh trên cơ sở bình đẳng các bên cùng có lợi. - Hoàn thiện chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán và kiểm toán để phù hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế, tạo điều kiện hội nhập cho các doanh nghiệp với nền kinh tế thị trường. Cùng với đó là vấn đề thông tin kế toán càng được kiểm toán càng được tin cậy làm cơ sở cho các nhà đầu tư tiếp cận để đưa ra các quyết định, muốn vậy phải có chính sách về kiểm toán như khuyến khích hay bắt buộc với từng loại hình doanh nghiệp. 3.3.2. Đối với cơ quan ban ngành địa phương - Điều chỉnh giá tiền thuê đất của Công ty. Công ty cổ phần Lương thực Bình Trị Thiên xuất thân là một doanh nghiệp Nhà nước, hoạt động vừa hiệu quả kinh doanh vừa đảm bảo mục tiêu an ninh lương thực, Công ty có nhiều tài sản là đất đai kho tàng phục vụ nhu cầu dự trữ và kinh doanh. Mặc dù vậy, với tình hình kinh doanh vẫn đang khó khăn, cũng như giá tiền thuê đất vẫn khá cao, nên kiến nghị các cơ quan ban ngành xem xét và điều chỉnh giá tiền thuê đất phù hợp.115 - Trong hoạt động mở rộng quy mô sản xuất, xây dựng cơ bản, Công ty gặp nhiều khó khăn trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp phép xây dựng và hoạt động, làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, vì vậy Công ty rất cần sự hỗ trợ của các cơ quan ban ngành tại địa phương.116 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 Trên cơ sở đánh giá, phân tích thực trạng tài chính của Công ty Cổ phần lương thực Bình Trị Thiên giai đoan 2012-2016, cùng với những thuận lợi, khó khắn và phương hướng hoạt động trong thời gian tới, chương 3 đã xây dưng một số giải pháp, kiến nghị cụ thể giúp Công ty hoàn thiện quản lý tài chính như huy động vốn, nâng cao doanh thu, quản trị các khoản thu – chi, nâng cao trình độ, ý thức của người lao động, xúc tiến hoạt động quảng cáo... Đồng thời đề xuất một số kiến nghị đối với Nhà nước nhằm tạo điều khiện, và bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp phát triển.117 KẾT LUẬN Hòa vào dòng chảy hội nhập kinh tế của đất nước cùng với thế giới và trong khu vực với đầy khó khăn và thử thách, Công ty cổ phần lương thực Bình Trị Thiên đang từng bước tăng trưởng và phát triển, tạo thế đứng vững chắc cho mình. Qua việc phân tích tình hình tài chính của Công ty từ năm trong giai đoạn 2012 – 2016 thì ta thấy rằng mặc dù các năm 2012 – 2015 Công ty gặp phải những khó khăn nhất định nhưng đến năm 2016 Công ty đã dần hoạt động có hiệu quả hơn, Công ty đã khắc phục được những khó khăn gặp phải và nâng cao được lợi nhuận. Tuy nhiên tồn tại với những điểm sáng trên thì Công ty vẫn còn tồn đọng một số khó khăn như hàng tồn kho lớn, nợ đến hạn chưa thanh toán nhiều. Công ty cần xem xét lại để có những định hướng và quyết định đúng đắn trong thời gian tới. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh về giá diễn ra gay gắt với nhiều Công ty khác. Vì thế, để ngày càng phát triển bền vững với hiệu quả kinh tế cao cầm tìm hiểu những vấn đề tác động, từ đó có những biện pháp khắc phục những vấn đề này, nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty. Qua nghiên cứu lý luận và phân tích tài chính Công ty cổ phần Lương thực Bình Trị Thiên, luận văn cơ bản đã giải quyết các vấn đề sau: - Hệ thống hoá cơ sở lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp. - Đánh giá, nhận xét về tình hình tài chính của Công ty trong giai đoạn từ năm 2012 – 2016, trong đó nêu rõ những điểm mạnh, hạn chế và nguyên nhân thông qua việc phân tích tài chính. - Đề xuất các giải pháp, kiến nghị nằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại Công ty cổ phần Lương thực Bình Trị Thiên.TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt 1. Ngô Thế chi, PGT.TS. Nguyễn Trọng Cơ (2005), Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp, Học viện tài chính, Hà Nội. 2. Phan Thị Cúc (2009), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, (tập 1) NXB tài chính, Hà Nội. 3. Võ Hồng Hạnh (2013), Hoàn thiện công tác phân tích hiệu quả hoạt động tại Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng, Đại học Đà Nẵng, Đà Nẵng. 4. Nguyễn Minh Kiều (2009), Tài chính doanh nghiệp căn bản, NXB Thống kê, Hà Nội. 5. Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13 6. Bùi Văn Lâm (2011), Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần Vinaconex 25, Luận văn thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng, Đà Nẵng 7. Trần Thị Mai (2013), Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Traphaco, Đại học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội. 8. Bùi Hữu Phước (2009), Tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính, Hà Nội. 9. Ngô Kim Phượng, Lê Hoàng Vinh, Lê Mạnh Hưng, Lê Thị Thanh Hà (2016), Giáo trình Phân tích tài chính doanh nghiệp, Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh. 10. Trương Thanh Sơn (2012), Phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần Rượu Bia Đà Lạt, Luận văn thạc sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 11. Đinh Văn Sơn (1999), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp thương mại, NXB Giáo dục, Hà Nội. 12. Đỗ Cẩm Tú, Phạm Nguyễn Phi Yến (2011), Phân tích tích hình tài chính của công ty Cổ phần Du lịch dầu khí Phương Đông, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.Tiếng Anh 13. Albani, A. Cipi (2014), “Current situation of corporate governance practices in Albanian joint stock companies: a Delphi – based approach”, Business, Management and Education, pp. 841- 851. 14. Balachandran Muniandy and Muhammad Janghangir Ali (2012), “Development of financial reporting environment in Malaysia”, Research in Accounting Regulation, pp. 115 – 125 15. David H.Erkens, Mingui Hung và Pedro Matos (2012), “ Corporate governance in the 2007 – 2008 financial crisis: Evidence from financial institutions worldwide”, Journal of Corporate Finance, pp. 389 – 411. 16. Mustafa Caglayan, Sara Maioli và Mateut (2012), “Inventories, Sales Uncertainly, and Financial Strength”, Journal of Banking & Finance, pp. 2512 – 2521. Website 17. http://quantri.vn/ 18. http://www.webketoan.vn/ 19. http://voer.edu.vn/ 20. https://www.kienthucdoanhnhan.vn/ 21. http://vietfood.org.vn 22. http://taichinhviet.com.vn/ 23. http://cafef.vn/ 24. http://vietnammoi.vn 25. http://thoibaotaichinhvietnam.vn 26. http://www.thesaigontimes.vn 27. http://tapchithue.com.vn 28. http://www.sggp.org.vn 29. http://tapchitaichinh.vn30. http://thoibaotaichinhvietnam.vn 31. https://luatminhkhue.vn/kien-thuc-luat-doanh-nghiep 32. http://doanhnghiephue.com.vn 33. https://skhdt.thuathienhue.gov.vn 34. http://www.thongkethuathienhue.gov.vn/ 35. http://vietfood.org.vn/

- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Bình luận