Luận văn ThS: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng TMCP đầu tư phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thừa Thiên Huế
701 2
Tải về máy để xem đầy đủ hơn, bản xem trước là bản PDF
Tags: #luận văn#luận án#đồ án#tiểu luận
Mô tả chi tiết
1. Mở đầu
1.1 Tính cần thiết của đề tài
Ngân hàng thương mại được ví như là hệ thần kinh trung ương của nền kinh tế, là dấu hiệu báo trước trạng thái sức khoẻ của nền kinh tế. Hoạt động của các ngân hàng có ổn định, thì nền kinh tế mới mạnh. Ngược lại, nếu các ngân hàng suy yếu, nền kinh tế tất sẽ yếu kém. Thậm chí, nếu ngân hàng đổ vỡ, phá sản, nền kinh tế sẽ lâm vào tình trạng khủng hoảng và sụp đổ. Đối với một tổ chức kinh doanh tiền tệ là Ngân hàng mà nói, hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng và cho vay từ số tiền huy động được, đồng thời thực hiện các dịch vụ ngân hàng khác, do vậy vai trò của nguồn vốn càng trở nên đặc biệt quan trọng
1.2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hoá cơ sở lý luận về hoạt động huy động vốn tiền gửi và đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn tiền gửi tại các Ngân hàng thương mại hiện nay.
Phân tích thực trạng hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Đầu tư phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thừa Thiên Huế..
Đề xuất các giải pháp cụ thể, hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Đầu tư phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thừa Thiên Huế
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả hoạt động huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế dựa trên các yếu tố: quy mô, cơ cấu, chi phí vốn tiền gửi và khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn tiền gửi thông qua phân tích cụ thể các số liệu của Chi nhánh trong 3 năm 2014 – 2016.
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu trong phạm vi Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế thuộc địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Các số liệu liên quan đến hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh được tập hợp qua 3 năm từ 2014 đến 2016. Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu về hoạt động huy động vốn tiền tại gửi Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế, không đi sâu vào các hoạt động huy động vốn khác tại Chi nhánh
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, kết hợp với việc sử dụng hệ thống những khái niệm, quan điểm, những định nghĩa cơ bản và cụ thể liên quan đến hoạt động kinh doanh của một NHTM nói chung và hoạt động huy động vốn tiền gửi nói riêng, từ đó làm cơ sở và nền tảng cho việc phân tích các số liệu phục vụ cho quá trình nghiên cứu và đưa ra kết luận phù hợp
Phân tích số liệu: Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn là thu thập dữ liệu, tổng hợp, phân tích và so sánh, một cách cụ thể các tài liệu thu thập sẽ được phân tích bằng các phương pháp chỉ số, phương pháp so sánh tương ứng với những chỉ tiêu khác nhau, phương pháp tổng hợp với các kĩ thuật phân tích thống kê và một số phương pháp khác
1.5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn cung cấp một cái nhìn cụ thể về hệ thống các quan điểm, các khái niệm liên quan đến hoạt động kinh doanh của một NHTM nói chung và hoạt động huy động vốn tiền gửi nói riêng, giúp những người mới ban đầu tiếp cận hiểu hơn một cách khái quát về các hoạt động của một NHTM, đặc biệt là hoạt động huy động vốn tiền gửi – đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh của một ngân hàng
Qua quá trình nghiên cứu đề tài có thể rút ra những nhận định cụ thể về thực trạng huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn từ 2014 – 2016, từ đó thấy được những điểm mạnh nên phát huy và những điểm yếu cần phải khắc phục, làm cơ sở cho việc đề ra một số giải pháp khả thi nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tiền gửi tại Chi nhánh
1.6 Tình hình nghiên cứu
Với mục tiêu nghiên cứu về hiệu quả huy động vốn tiền gửi, trong đề tài này, tác giả nghiên cứu tổng quát về công tác huy động vốn tiền gửi, các tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn tiền gửi, phân tích thực trạng hoạt động, chất lượng huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Thừa Thiên Huế, từ đó đề xuất một số giải pháp mang tính thực tiễn cao nhằm thúc đẩy hoạt động huy động vốn tiền gửi tại đây. Đề tài tiếp cận hoạt động huy động vốn tiền theo một cách mới không trùng lắp với các đề tài đã được công bố
2. Nội dung
2.1 Cơ sở khoa học về hoạt động huy động vốn tiền gửi của Ngân hàng thương mại
Khái quát về Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường
Nguồn vốn tiền gửi và vai trò của nguồn vốn tiền gửi
Các nhân tố tác động đến hoạt động huy động nguồn vốn tiền gửi
Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả huy động nguồn vốn tiền gửi của Ngân hàng thương mại
Kinh nghiệm huy động vốn tiền gửi của một số ngân hàng trên thế giới và trong nước, bài học cho BIDV
2.2 Thực trạng hoạt động và hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế
Giới thiệu về ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế
Thực trạng và hiệu quả công tác huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế
Đánh giá hiệu quả công tác huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế
2.3 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế
Định hướng phát triển chung đến năm 2020 với tầm nhìn năm 2030 của BIDV
Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh chung của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế
Định hướng phát triển hoạt động huy động vốn tiền gửi của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế
Một số kiến nghị
3. Kết luận
Nguồn vốn có vai trò hết sức cần thiết trong quá trình phát triển kinh tế nói chung và trong lĩnh vực ngân hàng nói riêng. Công tác huy động vốn, đặc biệt là huy động vốn tiền gửi từ dân cư và tổ chức kinh tế là một khâu quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, tạo nguồn lực để ngân hàng mở rộng kinh doanh, đầu tư sinh lời. Do đó, việc mở rộng huy động vốn trong thời gian tới là rất cần cần thiết. Qua đó nhằm tạo dựng nguồn vốn vững chắc cho sự phát triển bền vững của ngân hàng, đồng thời góp phần quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội
4. Tài liệu tham khảo
Võ Thị Thúy Anh (2010), Nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại, Nhà xuất bản tài chính, Đà Nẵng.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Giáo trình Triết học, Nhà xuất bản Chính trị - Hành chính, Hà Nội.
Nguyễn Đăng Dờn (2007), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, Tp. Hồ Chí Minh.