Luận văn ThS: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
372 1
Tải về máy để xem đầy đủ hơn, bản xem trước là bản PDF
Tags: #luận văn#luận án#tiểu luận#báo cáo thực tập
Mô tả chi tiết
1. Mở đầu
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Vấn đề phát triển kinh tế hộ gia đình dựa trên việc khai thác các nguồn lực tự nhiên là vấn đề đặt ra đối với hộ nông dân của địa phương này. Xuất phát từ vấn đề thực tiễn như vậy tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá- tỉnh Thái Nguyên".
1.2 Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đánh giá được sự ảnh hưởng của việc khai thác, sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong sản xuất nông, lâm nghiệp đến đời sống kinh tế, xã hội của người dân huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tình hình sử dụng các nguồn lực tự nhiên (đất, rừng, mặt nước tự nhiên) của hộ nông dân huyện Định Hoá.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài được tổ chức nghiên cứu tại huyện Định Hoá- tỉnh Thái Nguyên. Đề tài tập chung nghiên cứu số liệu sơ cấp năm 2005 và số liệu thứ cấp thời kỳ 2003-2005.
1.4 Đóng góp mới của đề tài
Việc ứng dụng phần mềm SPSS vào kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm hộ sẽ cho kết chính xác và khách quan hơn.
Ứng dụng hàm sản xuất Cobb-Douglas vào phân tích sự tác động của các yếu tố tới thu nhập cho phép đưa ra các kết luận chính xác về sự tác động đó.
Các giải pháp đưa ra cho hộ nông dân cụ thể và xuất phát từ đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của từng vùng do đó thực tế và phù hợp với điều kiện từng vùng.
2. Nội dung
2.1 Cơ sở khoa học và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu
2.2 Thực trạng của việc sử dụng nguồn lực tự nhiên ảnh hưởng tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân Định Hoá
- Đặc điểm địa bàn nghiên cứu huyện Định Hoá
- Thực trạng nguồn lực của nhóm hộ nghiên cứu
- Đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất vùng nghiên cứu
- Đánh giá mức độ an toàn lương thực các hộ vùng nghiên cứu
2.3 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực tự nhiên nhằm tăng thu nhập và đảm bảo an toàn lương thực vùng nghiên cứu
- Quan điểm phát triển kinh tế- xã hội khu vực miền núi, vùng cao
- Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực tự nhiên nhằm nâng cao thu nhập và đảm bảo an toàn lương thực vùng nghiên cứu
3. Kết luận
Có sự khác biệt về nguồn lực tự nhiên của hộ giữa các vùng nghiên cứu khác nhau, vùng thượng có nhiều nguồn lực tự nhiên hơn cả về số lượng và chất lượng.
Việc sử dụng nguồn đất, bố trí cây trồng khác nhau dẫn tới thu nhập của hộ khác nhau, vùng giữa và trung tâm có nhiều loại cây trồng có nguồn thu hơn nên cho thu nhập cao hơn.
Hộ nông dân có nhiều nguồn lực tự nhiên hơn, có nhiều nhân lực hơn chưa hẳn đã có thu nhập cao hơn. Vùng thượng có ưu thế hơn về hai yếu tố trên trong khi vốn không có sự khác biệt mấy nhưng thu nhập lại thấp hơn.
Thu nhập chính của hộ vẫn chủ yếu là từ trông trọt, thu nhập từ chăn nuôi chiếm tỷ trọng thấp chứng tỏ tiểu ngành chăn nuôi của huyện chưa phát triển, thu nhập từ nghề phụ không đáng kể cho thấy địa phương ít nghề phụ, chưa có giải pháp sử dụng lao động nông nhàn, chưa phát huy được kinh tế rừng với tiềm năng sẵn có.
Có sự tác động từ các yếu tố thị trường, kinh nghiệm sản xuất tới thu nhập của hộ.
Thu nhập của hộ trong năm đã đảm bảo ATLT và tiêu dùng thiết yếu trong năm đó, nhưng nếu xảy ra điều kiện bất lợi thì các hộ ở vùng thượng sẽ khó đảm bảo được ATLT.
4. Tài liệu tham khảo
Bách khoa toàn thư, 2001
Bộ tài chính,2006. Tạp chí kinh tế thế giới
Bộ nông nghiệp, 7- 2007. Nông nghiệp- nông thôn
Các- Mác, 1962. Tư bản luận- tập 3. NXB Hà Nội
Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Giáo trình cây lương thực
Nguyễn Thế Đặng, Nguyễn Thế Hùng,1999. Giáo trình đất.NXB Nông nghiệp