Tiểu luận: Tình hình hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) và những yêu cầu đối với ngành kinh tế bị ảnh hưởng nhiều nhất

312 1

Miễn phí

Tải về máy để xem đầy đủ hơn, bản xem trước là bản PDF

Tags: #tiểu luận#báo cáo#đồ án#luận án

Mô tả chi tiết

1. Mở đầu

Tháng 11/2010, Việt Nam chính thức tham gia đàm phán TPP, Quy mô của TPP được cho là sẽ tạo những lợi ích to lớn cho nền kinh tế Việt Nam khi mang đến những cam kết về các lĩnh vực quan trọng như dịch vụ (ngân hàng, tài chính, pháp lý và môi giới); đầu tư; viễn thông và thương mại điện tử; quyền sở hữu trí tuệ; hàng rào kỹ thuật trong thương mại... TPP cũng tạo nhiều cơ hội thuận lợi đối với các ngành xuất khẩu của Việt Nam như giảm, miễn thuế đối với các sản phẩm xuất khẩu chủ chốt ở các nước thành viên. Tuy nhiên, bên cạnh những triển vọng cũng như cơ hội mà TPP có thể mang lại, Việt Nam cũng sẽ gặp phải những thách thức không nhỏ đòi hỏi phải có những bước đi thận trọng và đúng hướng. Do đó, em đã chọn đề tài "Những cơ hội và thách thức đối với Việt Nam khi tham gia Hiệp định thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương (TPP)" nhằm làm rõ những cơ hội có được cũng như thách thức mà Việt Nam có thể gặp phải khi tham gia Hiệp định.

2. Nội dung

2.1 Giới thiệu về hiệp định thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương

  • Lịch sử: Hiệp định hợp tác Kinh tế chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement – còn gọi là TPP) là một Hiệp định thương mại tự do nhiều bên, được ký kết với mục tiêu thiết lập một mặt bằng thương mại tự do chung cho các nước khu vực châu Á Thái Bình Dương. 
  • Các bên đàm phán: Cho đến nay đã có 08 nước đã tham gia vào 2 Vòng đàm phán chính thức của TPP, bao gồm: Australia, Brunei, Chile, New Zealand, Peru, Singapore, Hoa Kỳ và Việt Nam.
  • Tính chất cam kết: Về nguyên tắc, mức độ “tự do hóa” trong các nội dung cam kết là điểm để phân biệt các Hiệp định thương mại tự do (Free Trade Agreements - FTA) với các hiệp định mở cửa thương mại thông thường.
  • Tình hình đàm phán: 2 Vòng đàm phán (vào tháng 3 và tháng 6/2010) đã được tiến hành giữa 8 bên; Ngoài ra còn có một cuộc đàm phán giữa kỳ vào tháng 8/2010 tại Peru và một đàm phán vừa tiến hành tại Brunei (4-8/10/2010) tuy nhiên hiện chưa có thông tin cụ thể về 2 đàm phán này;
  • Phạm vi đàm phán: Phạm vi của TPP4 (TPP ký kết năm 2005 giữa 4 nước)
  • Sự khác biệt của hiệp định này so với các hiệp định mà Việt Nam đã tham gia trước đây như WTO, BTA, AFTA

2.2 Cơ hội và thách thức của Việt Nam khi tham gia TPP

  • Cơ hội: Nhóm các lợi ích khai thác từ thị trường nước ngoài (các nước đối tác TPP) gồm lợi ích thuế quan và lợi ích tiếp cận thị trường, nhóm các lợi ích khai thác được tại thị trường nội địa 
  • Thách thức: Những bất lợi ở thị trường nội địa, những bất lợi ở thị trường các nước đối tác TPP

3. Kết luận

Qua những phân tích trên, ta có thể thấy Hiệp định thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương đem đến một cơ hội không thể bỏ lỡ để Việt Nam có thể kết nối nền kinh tế của mình với Hoa Kỳ và các thành viên khác, đối trọng lại với ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực.

Hiệp định thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương sẽ mang lại những lợi ích to lớn cho nền kinh tế Việt Nam trên các lĩnh vực: Hàng hóa ( tiềm năng tăng mạnh xuất khẩu da giày, quần áo, đồ gỗ, thủy sản), các ngành dịch vụ v.v…Thông qua những cam kết, Việt Nam sẽ có cơ hội cải thiện các vấn đề liên quan đến biện pháp phòng vệ thương mại, cơ hội tốt nghiệp từ nền kinh tế phi thị trường sang nền kinh tế thị trường trong tương lai. Tuy nhiên, Việt Nam cũng gặp phải những thách thức không nhỏ khi tham gia TPP. Do đó, để có thể tận dụng được những lợi ích và khắc phục những khó khăn có thể gặp phải, Việt Nam cần nỗ lực hơn nữa trong việc thực thi những cam kết và đặc biệt cần đưa ra hướng đi chiến lược đúng đắn nhằm phát triển đất nước nhanh và bền vững.

Nội dung

Tiểu luận Kinh tế quốc tế Vũ Mạnh Huy CH QTKD1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THÀNH ĐÔNG ------o0o------ TIỂU LUẬN MÔN: KINH TẾ QUỐC TẾ Tiểu luận Tình hình hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dƣơng (TPP) Và những yêu cầu đối với ngành kinh tế bị ảnh hƣởng nhiều nhất (dệt may, da dầy và nông nghiệp) Giảng viên hướng dẫn : TS. Lê Đăng Doanh Người thực hiện : Vũ Mạnh Huy Lớp : CH QTKD1Tiểu luận Kinh tế quốc tế Vũ Mạnh Huy CH QTKD1 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................. 3 NỘI DUNG .................................................................................................... 4 I. GIỚI THIỆU VỀ HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI TỰ DO XUYÊN THÁI BÌNH DƢƠNG ......................................................................................................... 4 1. Lịch sử .................................................................................................... 4 2. Các bên đàm phán ................................................................................... 4 3. Tính chất cam kết ................................................................................... 5 4. Tình hình đàm phán ................................................................................ 5 5. Phạm vi đàm phán .................................................................................. 7 6. Sự khác biệt của hiệp định này so với các hiệp định mà Việt Nam đã tham gia trƣớc đây nhƣ WTO, BTA, AFTA. ............................................................. 8 II. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA VIỆT NAM KHI THAM GIA TPP ... 9 1. Cơ hội: .................................................................................................... 9 1.1. Nhóm các lợi ích khai thác từ thị trƣờng nƣớc ngoài (các nƣớc đối tác TPP) 1.2. Nhóm các lợi ích khai thác đƣợc tại thị trƣờng nội địa (Việt Nam) .......... 12 2. Thách thức: ........................................................................................... 14 2.1 Những bất lợi ở thị trƣờng nội địa ................................................................ 14 2.2. Những bất lợi ở thị trƣờng các nƣớc đối tác TPP ....................................... 20 KẾT LUẬN ................................................................................................ 223Tiểu luận Kinh tế quốc tế Vũ Mạnh Huy CH QTKD1 LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay, để phát triển hơn nữa việc hợp tác kinh tế quốc tế giữa các nƣớc, ngoài những hiệp định đã có một số nƣớc vẫn tiếp tục tham gia vào những hiệp định mới với sự mở cửa hợp tác rộng hơn, trong đó phải kể đến là Hiệp định thƣơng mại tự do xuyên Thái Bình Dƣơng. Hơn cả việc tham gia vào Tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO), Hiệp định Thƣơng mại Tự do xuyên Thái Bình Dƣơng (Trans-Pacific Partnership - TPP) đƣợc coi nhƣ Hiệp định thƣơng mại tự do “thế hệ mới" đầy tham vọng và tiêu chuẩn cao; là một thỏa thuận khu vực mở rộng, linh hoạt và toàn diện. Với cam kết mở cửa thị trƣờng mạnh và tham gia sâu của các bên, loại bỏ hoàn toàn nhiều dòng thuế nhập khẩu, mở cửa dịch vụ và các yêu cầu cao về môi trƣờng và lao động… Vì thế, TPP đƣợc đánh giá là cơ hội không thể bỏ qua. Tháng 11/2010, Việt Nam chính thức tham gia đàm phán TPP, Quy mô của TPP đƣợc cho là sẽ tạo những lợi ích to lớn cho nền kinh tế Việt Nam khi mang đến những cam kết về các lĩnh vực quan trọng nhƣ dịch vụ (ngân hàng, tài chính, pháp lý và môi giới); đầu tƣ; viễn thông và thƣơng mại điện tử; quyền sở hữu trí tuệ; hàng rào kỹ thuật trong thƣơng mại... TPP cũng tạo nhiều cơ hội thuận lợi đối với các ngành xuất khẩu của Việt Nam nhƣ giảm, miễn thuế đối với các sản phẩm xuất khẩu chủ chốt ở các nƣớc thành viên. Tuy nhiên, bên cạnh những triển vọng cũng nhƣ cơ hội mà TPP có thể mang lại, Việt Nam cũng sẽ gặp phải những thách thức không nhỏ đòi hỏi phải có những bƣớc đi thận trọng và đúng hƣớng. Do đó, em đã chọn đề tài "Những cơ hội và thách thức đối với Việt Nam khi tham gia Hiệp định thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương (TPP)" nhằm làm rõ những cơ hội có đƣợc cũng nhƣ thách thức mà Việt Nam có thể gặp phải khi tham gia Hiệp định.Tiểu luận Kinh tế quốc tế Vũ Mạnh Huy CH QTKD1 NỘI DUNG I. GIỚI THIỆU VỀ HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI TỰ DO XUYÊN THÁI BÌNH DƢƠNG 1. Lịch sử Hiệp định hợp tác Kinh tế chiến lƣợc Xuyên Thái Bình Dƣơng (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement – còn gọi là TPP) là một Hiệp định thƣơng mại tự do nhiều bên, đƣợc ký kết với mục tiêu thiết lập một mặt bằng thƣơng mại tự do chung cho các nƣớc khu vực châu Á Thái Bình Dƣơng. Hiệp định này đƣợc ký kết ngày 3/6/2005, có hiệu lực từ 28/5/2006 giữa 4 nƣớc Singapore , Chile, New Zealand, Brunei (vì vậy Hiệp định này còn gọi là P4). Tháng 9/2008, Hoa Kỳ tỏ ý định muốn đàm phán để tham gia TPP. Sau đó (tháng 11/2008), các nƣớc khác là Australia, Peru, Việt Nam cũng thể hiện ý định tƣơng tự. Tháng 10/2010, Malaysia chính thức thông báo ý định tham gia đàm phán TPP. Năm 2010, 2 Vòng đàm phán TPP cấp cao đã đƣợc tiến hành với sự tham gia của 4 nƣớc thành viên cũ và 4 nƣớc mới. Ngoài ra còn có một cuộc đàm phán giữa kỳ vào tháng 8/2010 tại Peru và một đàm phán vừa tiến hành tại Brunei (4-8/10/2010) tuy nhiên hiện chƣa có thông tin cụ thể về 2 đàm phán này. Ngày 13/11/2010, Việt Nam tuyên bố tham gia vào TPP với tƣ cách thành viên đầy đủ. 2. Các bên đàm phán Cho đến nay đã có 08 nƣớc đã tham gia vào 2 Vòng đàm phán chính thức của TPP, bao gồm: Australia, Brunei, Chile, New Zealand, Peru, Singapore, Hoa Kỳ và Việt Nam. Tháng 10/2010, Malaysia mới thông báo ý định tham gia đàm phán TPP Trong tƣơng lai, số lƣợng các Bên tham gia đàm phán có thể thay đổi tùy theo tình hình và quan điểm ở mỗi nƣớc, ví dụ:  Hoa Kỳ đã có quyết định chính thức của Obama trong việc tham gia TPP, tuy nhiên Cơ quan Đại diện Thƣơng mại Hoa Kỳ vẫn đang rất vất vả trong việcTiểu luận Kinh tế quốc tế Vũ Mạnh Huy CH QTKD1 thuyết phục các nhóm lợi ích trong nƣớc rằng TPP này có lợi cho Hoa Kỳ để giành đƣợc sự ủng hộ của họ. Ngoài ra, để TPP đƣợc thông qua và có hiệu lực, cả Hạ viện và Nghị viện Hoa Kỳ phải thông qua văn bản thực thi (chứ không đƣợc theo thủ tục “Rút gọn” (fast-track) với khả năng can thiệp hạn chế của Nghị viện nhƣ trƣớc đây). Vì thế chƣa ai biết trƣớc về khả năng Nghị viện Hoa Kỳ thông qua hay không TPP. Hơn nữa, về phía cơ quan hành pháp Hoa Kỳ, mặc dù Tổng thống đã quyết định chính thức tham gia đàm phán TPP nhƣng chƣa có bất kỳ dấu hiệu nào về quyết tâm hoàn thành đàm phán TPP trong nhiệm kỳ của mình (theo một số chuyên gia thì đây dƣờng nhƣ là một biểu tƣợng cho công chúng thấy về tinh thần tự do hóa thƣơng mại của chính quyền Obama mà thôi).  Một số nƣớc khác đang cân nhắc việc tham gia TPP nhƣng chƣa có quyết định chính thức về việc này ( Canada, Hàn Quốc…) 3. Tính chất cam kết Về nguyên tắc, mức độ “tự do hóa” trong các nội dung cam kết là điểm để phân biệt các Hiệp định thƣơng mại tự do (Free Trade Agreements - FTA) với các hiệp định mở cửa thƣơng mại thông thƣờng. Đối với Hoa Kỳ, việc mở cửa thị trƣờng các đối tác lại là vấn đề đƣợc đặc biệt nhấn mạnh (và nƣớc này, nhƣ trong các trƣờng hợp khác, lại đang có vai trò lớn trong định hƣớng đàm phán TPP). Vì vậy TPP với sự tham gia của Hoa Kỳ đƣợc suy đoán là một thỏa thuận thƣơng mại trong đó các bên sẽ phải đƣa ra những cam kết mạnh, mở cửa rộng hơn nhiều so với các cam kết trong WTO 4. Tình hình đàm phán  2 Vòng đàm phán (vào tháng 3 và tháng 6/2010) đã đƣợc tiến hành giữa 8 bên; Ngoài ra còn có một cuộc đàm phán giữa kỳ vào tháng 8/2010 tại Peru và một đàm phán vừa tiến hành tại Brunei (4-8/10/2010) tuy nhiên hiện chƣa có thông tin cụ thể về 2 đàm phán này;Tiểu luận Kinh tế quốc tế Vũ Mạnh Huy CH QTKD1  Các bên đã chỉ định cán bộ tham gia 10 nhóm đàm phán cấp chuyên viên về thƣơng mại hàng hóa phi nông sản, nông nghiệp, các tiêu chuẩn vệ sinh dịch tễ, dịch vụ viễn thông, dịch vụ tài chính, hải quan, xuất xứ hàng hóa, mua sắm công, môi trƣờng, xây dựng năng lực thƣơng mại;  Các vấn đề đƣợc đàm phán trong 2 Vòng vừa qua mới chỉ tập trung vào những nội dung mang tính thủ tục, cấu trúc mà chƣa đi vào đàm phán các lĩnh vực thực chất theo ngành, đặc biệt là: + Việc tham gia của các bên đàm phán mới + Xử lý mối quan hệ giữa các FTA cũ đang tồn tại giữa các nƣớc tham gia đàm phán và TPP mới: Ý kiến ban đầu là để TPP tồn tại song song với các FTAs đã có và các nƣớc phải đáp ứng các nghĩa vụ trong các FTA lẫn TPP. Vấn đề khó khăn là việc tiếp tục các đàm phán cắt giảm thuế quan trong TPP mới nhƣ thế nào (Đàm phán thay thế hoàn toàn danh mục cắt giảm thuế quan đang có trong các FTA giữa các nƣớc thành viên? Chỉ đàm phán cắt giảm thuế quan giữa các thành viên chƣa có FTA với nhau? Đàm phán TPP mới độc lập với các FTA giữa các bên nhƣng chỉ áp dụng sau khi các FTA liên quan đã hoàn thành lộ trình thực thi?). Hoa Kỳ, Việt Nam, Chile cho rằng không nên xem xét lại các FTA (nói cách khác, đàm phán TPP sẽ là đàm phán mới) trong khi Australia, New Zealand và Singapore lại ủng hộ quan điểm ngƣợc lại. - Dƣờng nhƣ đã có sự thống nhất ban đầu về việc sẽ đàm phán lại cả gói về các vấn đề nhƣ dịch vụ, đầu tƣ, các biện pháp vệ sinh dịch tễ, hàng rào kỹ thuật đối với thƣơng mại, mua sắm công và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. + Các vấn đề về vệ sinh dịch tễ (SPS) và hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT) : Liên quan đến quan ngại của Hoa Kỳ về vấn đề thịt bò (nguy cơ bò điên) và các quy định hạn chế nhập khẩu thịt gà, thịt lợn và một số loại trái cây. + Lao động và môi trường : Cải thiện tình trạng môi trƣờng và lao động ở các nƣớc thông qua việc thiết lập, thực thi tốt các quy định liên quan; không sử dụng các quy định về lao động và môi trƣờng để hạn chế bất hợp lý thƣơng mại và đầu tƣTiểu luận Kinh tế quốc tế Vũ Mạnh Huy CH QTKD1 + Giải quyết tranh chấp : Chủ yếu xoay quanh vấn đề nhà đầu tƣ nƣớc ngoài có thể kiện Chính phủ nƣớc nhận đầu tƣ ra một thiết chế trọng tài thƣơng mại quốc tế không. + Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và mua sắm công : Hoa Kỳ có xu hƣớng tiếp tục các yêu cầu liên quan đến vấn đề này nhƣ trong các FTA mà Hoa Kỳ đã ký 5. Phạm vi đàm phán Do hiện tại chƣa có quyết định chính thức về các vấn đề sẽ đƣợc đƣa ra thảo luận và cam kết trong khuôn khổ TPP nên chƣa thể xác định chính xác phạm vi đàm phán. Tuy nhiên, có thể suy đoán phần nào về phạm vi của TPP mới trên cơ sở xem xét 2 yếu tố:  Phạm vi của TPP4 (TPP ký kết năm 2005 giữa 4 nƣớc): Vì TPP mới đƣợc đàm phán trên cơ sở đã có TPP4 nên đây có thể là nền cho đàm phán TPP mới; và  Xu hƣớng đàm phán các FTA gần đây của Hoa Kỳ: Do Hoa Kỳ là đối tác đàm phán lớn nhất và cũng là động lực lớn nhất thúc đẩy đàm phán TPP mới nên suy đoán là quan điểm của nƣớc này sẽ ảnh hƣởng lớn đến kết quả đàm phán TPP. a) Về phạm vi của TPP4  Cắt giảm thuế quan theo lộ trình từ 2006 đến 2015  Các vấn đề thƣơng mại phi thuế quan nhƣ xuất xứ hàng hóa, các biện pháp phòng vệ thƣơng mại, các biện pháp vệ sinh dịch tễ, hàng rào kỹ thuật đối với thƣơng mại, sở hữu trí tuệ, mua sắm công, chính sách cạnh tranh  Các vấn đề phi thƣơng mại nhƣ hợp tác trong lĩnh vực môi trƣờng, lao động  Chƣa bàn đến các vấn đề đầu tƣ, dịch vụ tài chính b) Về xu hướng đàm phán FTA của Hoa Kỳ Thông qua các FTA đã ký của Hoa Kỳ (đặc biệt là NAFTA), Hoa Kỳ đã thiết lập một hệ thống “tiêu chuẩn vàng” (“gold standards”) cho các FTAs của mình vàTiểu luận Kinh tế quốc tế Vũ Mạnh Huy CH QTKD1 có xu hƣớng tăng cƣờng những quy định này trong các FTA tƣơng lai (bao gồm cả TPP – Hoa Kỳ đã bày tỏ quan điểm rằng Hoa Kỳ muốn TPP là một “FTA của thế kỷ 21” với các “tiêu chuẩn” cao hơn so với các FTA trƣớc). Cụ thể, FTA mà Hoa Kỳ sẽ ký có thể có các nội dung sau:  Thuế quan: Cắt giảm hầu hết các dòng thuế, thực hiện ngay hoặc thực hiện với lộ trình rất ngắn  Dịch vụ: Tăng mức độ mở cửa các lĩnh vực dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ tài chính  Đầu tƣ: Tăng cƣờng các quy định liên quan đến đầu tƣ nƣớc ngoài và bảo vệ nhà đầu tƣ  Quyền sở hữu trí tuệ: Tăng mức độ bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ  Bảo vệ tính mạng, sức khỏe: Tăng mức độ bảo vệ thông qua các quy định khắt khe hơn về vệ sinh dịch tễ và rào cản kỹ thuật;  Cạnh tranh và mua sắm công: Tăng cƣờng cạnh tranh, đặc biệt trong lĩnh vực mua sắm công  Các vấn đề lao động: đặc biệt là các vấn đề về quyền lập hội (công đoàn), quyền tập hợp và đàm phán chung của ngƣời lao động, quy định cấm sử dụng mọi hình thức lao động cƣỡng bức, quy định cấm khai thác lao động trẻ em, quy định không phân biệt đối xử trong lực lƣợng lao động. 6. Sự khác biệt của hiệp định này so với các hiệp định mà Việt Nam đã tham gia trước đây như WTO, BTA, AFTA. Nhƣ chúng ta đã biết, Chủ tịch nƣớc Nguyễn Minh Triết đã tuyên bố chính thức việc đàm phán hiệp định này. Năm 2005, đã có một hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dƣơng với 4 nƣớc tham gia khởi xƣớng: Brunei, Chile, New Zealand, Singapore. Từ năm 2010, có thêm 5 nƣớc tham gia đàm phán gồm: Hoa Kỳ, Australia, Peru, Việt Nam và gần đây là Malaysia. Ngƣời ta đánh giá TPP là một hiệp định của thế kỷ 21, không chỉ vì nó là Hiệp định lớn mà còn ở tầm vóc và ảnh hƣởng của nó.Tiểu luận Kinh tế quốc tế Vũ Mạnh Huy CH QTKD1 Về phạm vi, so với các hiệp định BTA, AFTA, và trong WTO, TPP mở rộng hơn, cả về thƣơng mại hàng hóa, thƣơng mại dịch vụ, đầu tƣ và sở hữu trí tuệ. Ngoài ra còn là các vấn đề phi thƣơng mại nhƣ mua sắm chính phủ, môi trƣờng, lao động, công đoàn, hỗ trợ cho các DN vừa và nhỏ... Với tầm vóc nhƣ vậy, các cam kết này sâu rộng hơn, toàn diện hơn, thì bấy giờ, ảnh hƣởng sẽ rất lớn. Đó là điểm khác biệt cơ bản. Nhìn ở góc độ Việt Nam, ta là nƣớc đang phát triển, các thành viên còn lại là nƣớc phát triển. Tính chất TPP mở ra, cho các nƣớc có mức độ phát triển khác nhau nhƣng cố gắng có một mẫu số chung để cùng phát triển. Mục tiêu là thế, nhƣng không tạo ra các cam kết khác biệt. các cam kết thực hiện sẽ phải bình đẳng. Các nƣớc đang phát triển mà tham gia TPP sẽ phải cố gắng để rút ngắn thời gian thực hiện cam kết đó. II. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA VIỆT NAM KHI THAM GIA TPP TPP là một cơ chế mở, trong tƣơng lai nhƣng nƣớc quan tâm có thể tham gia đàm phán gia nhập. Đối với những nƣớc đầu tiên tham gia nhƣ Việt Nam, đây là thời điểm quan trọng và cần tạo ra khuôn khổ tốt nhất để làm nền cho việc tham gia của các nƣớc khác sau này. Vì vậy TPP đặt ra một lộ trình khá cấp tốc, với mục tiêu cuối 2011, đầu 2012 là hoàn thành hiệp định TPP của 9 nƣớc đang đàm phán hiện nay. Rõ ràng, những nƣớc nhƣ Việt Nam muốn tham gia thì phải thật khẩn trƣơng và có những quyết định mang tính chất quyết đoán, để mọi quyết định phù hợp với lợi ích của các cộng đồng trong nƣớc thì phải thay đổi cách tham vấn để lấy đƣợc ý kiến của các cộng đồng trong nƣớc. Đồng thời phải đẩy nhanh việc nghiên cứu đánh giá, dự báo tác động của các lĩnh vực chính mà Việt Nam sẽ đàm phán với các thành viên TPP. 1. Cơ hội: 1.1. Nhóm các lợi ích khai thác từ thị trường nước ngoài (các nước đối tác TPP)Tiểu luận Kinh tế quốc tế Vũ Mạnh Huy CH QTKD1 Lợi ích ở thị trƣờng các nƣớc đối tác TPP mà Việt Nam có thể tận dụng từ TPP thể hiện ở 2 hình thức chủ yếu: - Lợi ích thuế quan (đối với thương mại hàng hóa): Lợi ích này đƣợc suy đoán là sẽ có đƣợc khi hàng hóa Việt Nam đƣợc tiếp cận các thị trƣờng này với mức thuế quan thấp hoặc bằng 0. Nhƣ vậy lợi ích này chỉ thực tế nếu hàng hóa Việt Nam đang phải chịu mức thuế quan cao ở các thị trƣờng này và thuế quan là vấn đề duy nhất cản trở sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên các thị trƣờng này. Là một nền kinh tế định hƣớng xuất khẩu, việc chúng ta có thể tiếp cận các thị trƣờng lớn nhƣ Hoa Kỳ với mức thuế suất bằng 0 hoặc thấp nhƣ vậy sẽ mang lại một lợi thế cạnh tranh vô cùng lớn và một triển vọng hết sức sáng sủa cho nhiều ngành hàng của chúng ta, kéo theo đó là lợi ích cho một bộ phận lớn ngƣời lao động hoạt động trong các lĩnh vực phục vụ xuất khẩu. Lợi ích này không chỉ dừng lại ở những nhóm mặt hàng mà Việt Nam đang có thế mạnh xuất khẩu (ví dụ nhƣ dệt may, giầy dép…), nó còn là động lực để nhiều nhóm mặt hàng khác hiện chƣa có kim ngạch đáng kể có điều kiện để gia tăng sức cạnh tranh. Nói một cách khác, lợi thế này không chỉ nhìn từ góc độ hiện tại mà còn đƣợc nhìn thấy ở cả tiềm năng trong tƣơng lai. Tuy nhiên, lợi ích này cần đƣợc đánh giá một cách chừng mực hơn, đặc biệt khi quyết định đánh đổi quyền tiếp cận thị trƣờng Việt Nam của hàng hóa nƣớc ngoài để có đƣợc những lợi ích này. Cụ thể: + Thực tế, cơ hội tăng mạnh xuất khẩu không phải cho tất cả khi mà ví dụ đối với Hoa Kỳ, hàng thủy sản chƣa chế biến hay đồ gỗ (hai lĩnh vực xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang thị trƣờng này) thực tế đã đang đƣợc hƣởng mức thuế suất gần bằng 0, vì vậy có TPP hay không cũng không quan trọng. Cũng nhƣ vậy, dù rằng tƣơng lai không hẳn chắc chắn nhƣng một số mặt hàng có thể đƣợc Hoa Kỳ xem xét cho hƣởng GSP “miễn phí” nếu chúng ta có nỗ lực vận động tốt mà không cần TPP với những cái giá phải trả có thể lớn (bằng việc mở cửa thị trƣờng nội địa cũng nhƣ những ràng buộc khác). Đối với các ngành thuộc nhóm này, lợi ích thuếTiểu luận Kinh tế quốc tế Vũ Mạnh Huy CH QTKD1 quan là không đáng kể (hoặc không có). Tình trạng tƣơng tự với một số thị trƣờng khác (ví dụ Úc, New Zealand, Peru hiện đã áp dụng mức thuế 0% cho các sản phẩ m thủy sản nhƣ cá, tôm, cua… của Việt Nam); + Đối với những mặt hàng khác, trong khi cơ hội tăng xuất khẩu với giá cạnh tranh là có thật và rất lớn (ví dụ dệt may, da giầy), những rào cản dƣới dạng quy định kỹ thuật, vệ sinh dịch tễ hay kiện phòng vệ thƣơng mại với quy chế nền kinh tế phi thị trƣờng mà Hoa Kỳ thực hiện rất có thể sẽ vô hiệu hóa lợi ích từ việc giảm thuế quan. Cũng nhƣ vậy những điều kiện ngặt nghèo về lao động, về xuất xứ nguyên liệu cũng có thể khiến hàng hóa Việt Nam không tận dụng đƣợc lợi ích từ việc giảm thuế trong TPP. Nói một cách khác, những lợi ích về thuế quan trên thị trƣờng nƣớc đối tác TPP (đặc biệt là Hoa Kỳ) chỉ thực sự đầy đủ khi xem xét tất cả các yếu tố. Và nếu bất kỳ yếu tố nào trong số những rào cản đối với hàng xuất khẩu không đƣợc cải thiện thì lợi ích thuế quan từ TPP sẽ bị giảm sút, thậm chí nếu những rào cản này bị lạm dụng, lợi ích từ thuế quan có thể bị vô hiệu hóa hoàn toàn. Phƣơng án đàm phán về thuế quan vì vậy cần phải lƣu ý đến tất cả những yếu tố này. - Lợi ích tiếp cận thị trường (đối với thương mại dịch vụ và đầu tư) Về lý thuyết Việt Nam sẽ đƣợc tiếp cận thị trƣờng dịch vụ của các nƣớc đối tác thuận lợi hơn, với ít các rào cản và điều kiện hơn. Tuy vậy trên thực tế dịch vụ của Việt Nam hầu nhƣ chƣa có đầu tƣ đáng kể ở nƣớc ngoài do năng lực cung cấp dịch vụ của các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu kém. Trong tƣơng lai, tình hình này có thể thay đổi đôi chút (với những nỗ lực trong việc xuất khẩu phần mềm, đầu tƣ viễn thông hay một số lĩnh vực dịch vụ khác) tuy nhiên khả năng này tƣơng đối nhỏ. Ngoài ra, với hiện trạng mở cửa tƣơng đối rộng về dịch vụ của các đối tác quan trọng trong TPP nhƣ hiện nay, lợi ích này có thể không có ý nghĩa (bởi có hay không có TPP thì thị trƣờng dịch vụ của họ cũng đã mở sẵn rồi). Đây cũng chính là lý do nhiều ý kiến cho rằng các nƣớc phát triển sẽ đƣợc lợi về dịch vụ trong TPP trong khi những nƣớc nhƣ Việt Nam hầu nhƣ không hƣởng lợi gì từ việc này.Tiểu luận Kinh tế quốc tế Vũ Mạnh Huy CH QTKD1 1.2. Nhóm các lợi ích khai thác được tại thị trường nội địa (Việt Nam) Trong thực thi các FTA, thị trƣờng nội địa thƣờng đƣợc hiểu là nơi chịu thiệt hại. Tuy nhiên, đối với trƣờng hợp của Việt Nam, nhiều chuyên gia nhấn mạnh rằng chúng ta có thể “có lời” từ TPP ngay cả ở thị trƣờng nội địa, nơi vốn đƣợc xem là “chỉ chịu thiệt” từ các FTA nói chung. “Khoản lời” này nằm ở những khía cạnh sau đây: - Lợi ích từ việc giảm thuế hàng nhập khẩu từ các nước TPP: Ngƣời tiêu dùng và các ngành sản xuất sử dụng nguyên liệu nhập khẩu từ các nƣớc này là m nguyên liệu đầu vào sẽ đƣợc hƣởng lợi từ hàng hóa, nguyên liệu giá rẻ, giúp giảm chi phí sinh hoạt và sản xuất, từ đó có thể giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của những ngành này; - Lợi ích từ những khoản đầu tư, dịch vụ đến từ Hoa Kỳ và các nước đối tác TPP: Đó là một môi trƣờng kinh doanh cạnh tranh hơn, mang lại dịch vụ giá rẻ hơn chất lƣợng tốt hơn cho ngƣời tiêu dùng, những công nghệ và phƣơng thức quản lý mới cho đối tác Việt Nam và một sức ép để cải tổ và để tiến bộ hơn cho các đơn vị dịch vụ nội địa; - Lợi ích đến từ những thay đổi thể chế hay cải cách để đáp ứng những đòi hỏi chung của TPP: TPP dự kiến sẽ bao trùm cả những cam kết về những vấn đề xuyên suốt nhƣ sự hài hòa giữa các quy định pháp luật, tính cạnh tranh, vấn đề hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, chuỗi cung ứng, hỗ trợ phát triển… Đây là những lợi ích lâu dài và xuyên suốt các khía cạnh của đời sống kinh tế - xã hội, đặc biệt có ý nghĩa đối với nhóm doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất (doanh nghiệp nhỏ và vừa) và do đó là rất đáng kể; - Lợi ích đến từ việc mở cửa thị trường mua sắm công: Mặc dù mức độ mở cửa đối với thị trƣờng mua sắm công trong khuôn khổ TPP chƣa đƣợc xác định cụ thể nhƣng nhiều khả năng các nội dung trong Hiệp định về mua sắm công trong WTO sẽ đƣợc áp dụng cho TPP, và nếu điều này là thực tế thì lợi ích mà Việt Nam có đƣợc từ điều này sẽ là triển vọng minh bạch hóa thị trƣờng quan trọng này – TPP vì thế có thể là một động lực tốt để giải quyết những bất cập trong các hợp đồngTiểu luận Kinh tế quốc tế Vũ Mạnh Huy CH QTKD1 mua sắm công và hoạt động đấu thầu xuất phát từ tình trạng thiếu minh bạch hiện nay; - Lợi ích đến từ việc thực thi các tiêu chuẩn về lao động, môi trường: Mặc dù về cơ bản những yêu cầu cao về vấn đề này có thể gây khó khăn cho Việt Nam (đặc biệt là chi phí tổ chức thực hiện của Nhà nƣớc và chi phí tuân thủ của doanh nghiệp) nhƣng xét một cách kỹ lƣỡng một số tiêu chuẩn trong đó (ví dụ về môi trƣờng) sẽ là cơ hội tốt để Việt Nam làm tốt hơn vấn đề bảo vệ môi trƣờng (đặc biệt trong đầu tƣ từ các nƣớc đối tác TPP) và bảo vệ ngƣời lao động nội địa.Tiểu luận Kinh tế quốc tế Vũ Mạnh Huy CH QTKD1 2. Thách thức: Tham gia FTA nói chung và TPP nói riêng, Việt Nam sẽ phải mở cửa nhanh và mạnh thị trƣờng nội địa của mình cho hàng hóa, dịch vụ từ các nƣớc đối tác, nếu Việt Nam có “mất” gì khi tham gia TPP thì là mất ở điểm này chủ yếu. Bên cạnh đó, cũng có ý kiến cho rằng nếu chúng ta không chú ý để tránh các cam kết bất lợi, “mất” còn có thể là hiện thực ở cả thị trƣờng các nƣớc đối tác TPP. 2.1 Những bất lợi ở thị trường nội địa Bất lợi ở thị trƣờng nội địa khi Việt Nam thực hiện TPP có thể đƣợc thể hiện ở các hình thức sau: - Bất lợi từ việc giảm thuế quan đối với hàng hóa từ các nước đối tác TPP Việt Nam hiện vẫn còn là thị trƣờng tƣơng đối đóng với nhiều nhóm mặt hàng và còn giữ mức thuế MFN khá cao (và với lộ trình mở cửa dài). Vì thế việc phải cam kết giảm thuế đối với phần lớn các nhóm mặt hàng từ các nƣớc đối tác TPP dự kiến sẽ gây ra 02 bất lợi trực tiếp, bao gồm (i) giảm nguồn thu ngân sách từ thuế nhập khẩu và (ii) cạnh tranh trong nƣớc gay gắt hơn. Thứ nhất, việc giảm thu ngân sách từ thuế nhập khẩu sau khi thực hiện TPP là hệ quả chắc chắn và trực tiếp. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng lƣợng thất thu từTiểu luận Kinh tế quốc tế Vũ Mạnh Huy CH QTKD1 thuế nhập khẩu của Việt Nam từ các đối tác TPP không thật sự lớn so với hiện trạng (do phần lớn các đối tác trong TPP đã có FTA với Việt Nam và do đó chúng ta đã và sẽ phải cắt giảm thuế theo các FTA này mà không phải chờ đến TPP). Và do đó tác động bất lợi này không phải là quá nghiêm trọng. Thứ hai, giảm thuế quan có thể khiến luồng hàng nhập khẩu từ các nƣớc TPP vào Việt Nam gia tăng, với giá cả cạnh tranh hơn. Hệ quả tất yếu là thị phần hàng hóa liên quan tại Việt Nam sẽ bị ảnh hƣởng và cạnh tranh sẽ gay gắt hơn. Đây là thực tế đã từng xảy ra khi chúng ta thực hiện các FTA đã ký mà đặc biệt là ACFTA với Trung Quốc. Nguy cơ này đặc biệt nguy hiểm đối với nhóm hàng nông sản, vốn gắn liền với nhóm đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng trong hội nhập là nông dân và nông thôn. Tuy vậy, các ý kiến lạc quan lại cho rằng trong trƣờng hợp cụ thể của TPP, cái “mất” này có thể không phải là quá nghiêm trọng, ví dụ với đối tác Hoa Kỳ, hàng hóa của Hoa Kỳ có phân khúc và khách hàng khác với hàng hóa tƣơng tự của Việt Nam, vì vậy đối với một số ngành, cạnh tranh đến từ hàng hóa Hoa Kỳ sẽ không quá nguy hiểm. Theo cách hiểu này, thị phần nội địa có thể sẽ bị phân chia lại sau TPP, nhƣng là giữa các đối thủ Hoa Kỳ với những đối thủ nƣớc ngoài khác trên thị trƣờng Việt Nam chứ không phải là với các doanh nghiệp Việt Nam. Ngoài ra, cạnh tranh trong thị trƣờng hàng hóa nội địa cũng là sức ép tốt để các doanh nghiệp Việt Nam tự thích nghi, điều chỉnh, nâng cao năng lực cạnh tranh của mình - Bất lợi từ việc mở cửa các thị trường dịch vụ Dịch vụ là mảng hoạt động thƣơng mại mà mức độ mở cửa thị trƣờng của Việt Nam là hạn chế và dè dặt nhất. So với cách thức đàm phán chọn-cho của WTO, phƣơng pháp chọn-bỏ dự kiến trong đàm phán TPP sẽ khiến cho bức tranh mở cửa dịch vụ của Việt Nam đối với các đối tác TPP thay đổi mạnh mẽ. Đây cũng chính là điểm đƣợc suy đoán là sẽ tạo ra bất lợi lớn cho doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia TPP. Với TPP, sự tham gia mạnh mẽ và tự do hơn của các nhà cung cấp có tiềm lực lớn, có kinh nghiệm lâu năm, có ƣu thế về dịch vụ trên thế giới (đặc biệt là các nhà cung cấp dịch vụ Hoa Kỳ) có thể khiến cho các đơn vị cung cấp dịch vụ của Việt Nam gặp khó khăn nghiêm trọng.Tiểu luận Kinh tế quốc tế Vũ Mạnh Huy CH QTKD1 Tuy nhiên, kịch bản thực tế có thể không toàn bất lợi nhƣ vậy. Cụ thể cạnh tranh có thể là động lực để các doanh nghiệp tự đổi mới và nâng cao năng lực để phát triển tốt hơn. Cạnh tranh cũng giúp xóa những đơn vị sản xuất yếu kém, không thích hợp với tình hình mới (đây cũng là điều nên xảy ra, dù rằng Việt Nam chƣa quen với tình trạng phá sản của các doanh nghiệp yếu kém). Ngoài ra, không thể không nhắc tới những khả năng hợp tác giữa doanh nghiệp Việt Nam và đối tác từ TPP để cùng phát triển. Mở cửa thị trƣờng cũng là cơ hội để thu hút đầu tƣ vào các ngành dịch vụ, đặc biệt các ngành cần vốn và công nghệ quản lý cao. Đây có thể là cơ sở để phát triển nhiều ngành dịch vụ ở Việt Nam trong tƣơng lai. - Bất lợi từ việc thực thi các yêu cầu cao về môi trường, lao động, cạnh tranh… và các ràng buộc mang tính thủ tục khi ban hành các quy định liên quan đến rào cản kỹ thuật, vệ sinh dịch tễ... Các kết quả đàm phán FTA của Hoa Kỳ trong giai đoạn gần đây cho thấy nƣớc này nhấn mạnh việc tuân thủ các yêu cầu cao về môi trƣờng (theo một danh mục tƣơng đối dài các công ƣớc quốc tế về môi trƣờng), lao động (tiêu chuẩn ILO) hay các ràng buộc nhiều hơn về mặt thủ tục khi ban hành hay thực thi các quy định về cạnh tranh, phòng vệ thƣơng mại, TBT, SPS (theo hƣớng tăng cƣờng thủ tục tham vấn trao đổi trƣớc khi ban hành quy định/biện pháp, quyền tiếp cận tƣ pháp để giải quyết vƣớng mắc…)… Các đối tác phát triển nhƣ Úc, New Zealand khá quan tâm đến các vấn đề này. Hiệp định P4 (tiền thân của TPP) cũng bao gồm các quy định liên quan. Vì vậy khả năng TPP tƣơng lai có thể bao trùm các lĩnh vực này là tƣơng đối lớn. Một mặt, việc tổ chức thực hiện các yêu cầu này sẽ là một gánh nặng lớn đối với Nhà nƣớc (trong việc gia nhập các công ƣớc liên quan, sửa đổi quy định pháp luật nội địa, xây dựng các cơ chế, thủ tục ban hành thực thi mới…). Việc thực thi cũng tao ra nhiều chi phí cho doanh nghiệp để thực thi (ví dụ nhƣ thay đổi công nghệ nuôi trồng – sản xuất, thay đổi nguồn cung nguyên vật liệu, bổ sung cơ chế kiểm soát…). Ngoài ra, có những vấn đề thuộc về thể chế không dễ thay đổi (nhƣ quyền lập hội, quyền đàm phán tập thể…).Tiểu luận Kinh tế quốc tế Vũ Mạnh Huy CH QTKD1 Mặt khác, thực hiện các cam kết dạng này sẽ là cơ hội tốt để chúng ta cải thiện hệ thống pháp luật, đặc biệt là từ góc độ phát triển bền vững (môi trƣờng), vì quyền con ngƣời (lao động), minh bạch hóa và cải cách hành chính (các vấn đề còn lại). Từ góc độ này, những lợi ích mà việc thực hiện những cam kết này mang lại có thể là rất lớn và có giá trị lâu dài (vƣợt xa những chi phí bỏ ra để tổ chức thực hiện các yêu cầu này). Vì vậy không phải tất cả các vấn đề này đều sẽ là khó khăn cho phía Việt Nam. Với việc tính đến những lợi ích mà các cam kết này có thể mang lại cho chúng ta, cần cân nhắc phƣơng án đàm phán thích hợp sao cho đối tác có thể chấp nhận những “mức độ cam kết” mà Việt Nam có thể chịu đựng đƣợc. Theo nhiều chuyên gia thì để có đƣợc kết quả đàm phán có lợi về những vấn đề này cần lƣu ý: + Thứ nhất, Việt Nam cần thuyết phục đƣợc các đối tác rằng chúng ta đã có rất nhiều tiến bộ trong các lĩnh vực về môi trƣờng và lao động. Và vì vậy việc chƣa thể đạt đƣợc các yêu cầu/tiêu chuẩn cao về môi trƣờng không phải do Việt Nam không mong muốn nhƣ vậy mà là do khả năng hiện tại chƣa thể đáp ứng. Với những thuyết phục nhƣ vậy, việc yêu cầu tiêu chuẩn thấp hơn hoặc lộ trình áp dụng dài hơn và/hoặc những hỗ trợ kỹ thuật để triển khai là khả thi hơn nhiều. + Thứ hai, Việt Nam cần chủ động chấp nhận trƣớc những yêu cầu về môi trƣờng và lao động mà Việt Nam hiện có thể đáp ứng đƣợc (không giữ quan điểm bảo thủ trong toàn bộ vấn đề). Ví dụ, theo nhiều doanh nghiệp, hiện nay họ đã đang đáp ứng nhiều tiêu chuẩn về lao động liên quan đến loại bỏ lao động cƣỡng bức, cấm lao động trẻ em, cấm phân biệt đối xử trong tuyển dụng và sử dụng lao động, đảm bảo quyền tiếp cận công lý trong thực thi pháp luật lao động…. theo yêu cầu của khách hàng, và vì vậy việc các tiêu chuẩn này đƣợc áp dụng chung cũng sẽ không gây ra khó khăn hay bất cập lớn cho những doanh nghiệp này và cả những doanh nghiệp khác (nếu họ làm đƣợc thì suy đoán là các doanh nghiệp khác cũng có thể cố gắng để thực hiện đƣợc). - Bất lợi từ việc thực thi các yêu cầu cao liên quan đến việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệTiểu luận Kinh tế quốc tế Vũ Mạnh Huy CH QTKD1 Hoa Kỳ là đối tác có tiếng là cứng rắn trong những vấn đề liên quan đến bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cả trong WTO lẫn trong các FTA của nƣớc này. Đối với TPP, vấn đề này cũng đã đƣợc Hoa Kỳ thể hiện tƣơng đối rõ ràng (với mong muốn đạt đƣợc TRIPS + trong lĩnh vực này). Tuy nhiên, đây lại là vấn đề lớn đối với Việt Nam trong hoàn cảnh thực tế vi phạm còn lớn và các thiết chế bảo hộ còn thiếu hiệu quả. Việc bảo hộ chặt chẽ các quyền sở hữu trí tuệ cũng sẽ dẫn tới những khó khăn trƣớc mắt cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam (khi phải bỏ vốn nhiều hơn cho những sản phẩm thuộc loại này) và ngƣời tiêu dùng (khi phải trả giá đắt hơn cho dản phẩm). Tuy nhiên, về vấn đề này, cũng cần nhận thức đầy đủ rằng tình trạng hiện tại cần thay đổi dần dần để chấm dứt trong tƣơng lai nếu Việt Nam muốn có một nền kinh tế công nghiệp hóa, hiện đại hóa (bởi bảo hộ tốt quyền sở hữu trí tuệ là động lực để phát triển sáng tạo ở Việt Nam và thu hút đầu tƣ công nghệ cao làm cơ sở cho hiện đại hóa). Do vậy thực hiện TRIPS và TRIPS + trong tƣơng lai là có lợi cho Việt Nam, và vì thế cần xem đây nhƣ là một cơ hội tốt để thúc đẩy công việc khó khăn này ở Việt Nam. Tuy nhiên, việc thực hiện ngay và toàn bộ các yêu cầu ở mức TRIPS + là không khả thi đối với chúng ta. Vì vậy sẽ rất tốt nếu Cơ quan đàm phán có thể chấp nhận những yêu cầu tƣơng đối cao về sở hữu trí tuệ trong TPP nhƣng với các điều kiện tiên quyết nhƣ: + Lộ trình thực hiện dài; + Có sự hỗ trợ kỹ thuật cần thiết để thực thi (Việt Nam cũng đang phải nhận sự hỗ trợ kỹ thuật từ nhiều nguồn để thực hiện yêu cầu trong lĩnh vực này theo TRIPS của WTO); + Có những ngoại lệ thích hợp (riêng đối với trƣờng hợp này, Việt Nam có thể dựa vào những xu hƣớng đang lên hiện nay trên thế giới liên quan đến vấn đề tăng cƣờng bảo vệ lợi ích của ngƣời tiêu dùng liên quan đến dƣợc phẩm, bảo vệ sức khỏe… trƣớc những yêu cầu về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong các lĩnh vực này) - Bất lợi từ việc mở cửa thị trường mua sắm côngTiểu luận Kinh tế quốc tế Vũ Mạnh Huy CH QTKD1 Mua sắm công là một vấn đề phức tạp và hiện vẫn đang là lĩnh vực tƣơng đối đóng đối với tự do thƣơng mại. Trong WTO, Hiệp định về mua sắm công có sự tham gia của một số lƣợng rất hạn chế các nƣớc và mặc dù bị Hoa Kỳ kêu gọi hoặc thúc ép, nhiều nƣớc vẫn giữ quan điểm thận trọng đối với lĩnh vực này . Trong TPP, có nhiều ý kiến cho rằng Hoa Kỳ sẽ lại đƣa ra yêu cầu này cho các đối tác tham gia đàm phán (ví dụ bằng việc yêu cầu các đối tác TPP tham gia Hiệp định về mua sắm công của WTO hoặc đƣa các quy định của Hiệp định này vào TPP). Đối với Việt Nam, việc mở cửa thị trƣờng mua sắm công theo cách này có đƣợc suy đoán là sẽ gây ra những tác động bất lợi (với những lo ngại tƣơng tự nhƣ lo ngại của nhiều nƣớc về sự “tấn công” của các nhà cung cấp nƣớc ngoài khiến doanh nghiệp nội địa không cạnh tranh nổi trong các vụ đấu thầu lớn) trong khi khả năng Việt Nam tiếp cận đƣợc với thị trƣờng mua sắm công của các đối tác TPP là hầu nhƣ không có (do hạn chế về năng lực cạnh tranh). Tuy nhiên, cũng cần có nhìn nhận tích cực hơn về vấn đề này. Cụ thể, việc mở cửa thị trƣờng mua sắm công có thể mang lại những lợi ích nhất định trong hoàn cảnh riêng của Việt Nam: - Có thể là cơ hội để minh bạch hóa thị trƣờng này (hiện nay mặc dù đã có Luật đấu thầu cùng các văn bản liên quan nhƣng mua sắm công vẫn là lĩnh vực còn rất nhiều bất cập phát sinh từ việc thiếu minh bạch trong các quy trình liên quan – vì vậy các yêu cầu minh bạch hóa về mua sắm công có thể giúp giải quyết một phần những bất cập này); - Có thể là biện pháp tốt để cải thiện các điều kiện mua sắm công từ đó có thể lựa chọn đƣợc các nhà cung cấp (dịch vụ, hàng hóa) tốt hơn (điều này có thể có lợi trong hoàn cảnh hầu hết các công trình lớn của Việt Nam hiện nay đƣợc thực hiện bởi nhà thầu Trung Quốc với chất lƣợng hạn chế). Vì vậy có lẽ đối với vấn đề này, Việt Nam cũng nên có quan điểm tích cực trong việc chấp nhận mở cửa thị trƣờng mua sắm công ở mức độ thích hợp và với lộ trình thích hợp.Tiểu luận Kinh tế quốc tế Vũ Mạnh Huy CH QTKD1 2.2. Những bất lợi ở thị trường các nước đối tác TPP Trong đàm phán FTA nói chung, thị trƣờng nƣớc ngoài thƣờng đƣợc suy đoán là nơi mà nƣớc đàm phán thu đƣợc lợi ích. Tuy nhiên, riêng đối với trƣờng hợp TPP (với việc Hoa Kỳ thuộc nhóm đi đầu trong việc sử dụng các biện pháp rào cản, và lại rất nhấn mạnh các vấn đề phi thƣơng mại trong đàm phán TPP) khả năng “mất” ở thị trƣờng nƣớc ngoài vẫn đƣợc đề cập tới. Tuy nhiên, vấn đề này cần đƣợc làm rõ hơn. Cụ thể: - Các yêu cầu/tiêu chuẩn cao về môi trường và lao động: Nhƣ đã đề cập, khả năng những vấn đề về môi trƣờng và lao động đƣợc đƣa vào phạm vi điều chỉnh của TPP theo hƣớng nâng cao các tiêu chuẩn/yêu cầu về các lĩnh vực này là rất lớn. Trên thực tế, các yêu cầu này ở các thị trƣờng đối tác TPP (đặc biệt là Hoa Kỳ) đã từng hoặc đang khiến nhiều loại hàng hóa xuất khẩu gặp nhiều thách thức ở các thị trƣờng này (ví dụ tiêu chuẩn về nguồn gốc đối với các sản phẩm có chứa gỗ). Vì vậy đây luôn luôn là vấn đề hóc búa đối với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề này không thực sự trầm trọng đối với Việt Nam ở thị trƣờng đối tác TPP nếu nhìn chi tiết hơn về mặt kỹ thuật.. Cụ thể, những quy định về môi trƣờng hay lao động mà các đối tác của Việt Nam đang áp dụng (mà đặc biệt là Hoa Kỳ) đƣợc thực thi không phân biệt đối xử giữa hàng hóa từ các nguồn. Nói cách khác, chúng vẫn luôn là nhƣ vậy dù Việt Nam có cam kết liên quan trong TPP hay không. Vì vậy cam kết trong TPP về môi trƣờng hay lao động không làm khả năng xuất khẩu của hàng hóa Việt Nam sang thị trƣờng này tốt hơn hay xấu đi. Và do đó những cam kết trong vấn đề này, nếu có, hầu nhƣ không phải là bất lợi đối với Việt Nam so với hoàn cảnh hiện tại. - Các thủ tục ràng buộc về ban hành và thực thi các quy định về TBT, SPS, phòng vệ thương mại… Khả năng TPP tƣơng lai có các điều khoản về TBT, SPS, phòng vệ thƣơng mại…là rất lớn. Đây lại là những rào cản mà hàng hóa xuất khẩu Việt Nam lâu nay phải đối mặt ở các thị trƣờng xuất khẩu, đặc biệt là Hoa Kỳ. Do đó lo lắng rằngTiểu luận Kinh tế quốc tế Vũ Mạnh Huy CH QTKD1 những cam kết về các vấn đề này có thể khiến cho những lợi thế về thuế quan mà hàng hóa xuất khẩu Việt Nam đƣợc hƣởng từ TPP bị vô hiệu hóa không phải không có cơ sở. Tuy nhiên, cần phải thực tế hơn khi xem xét vấn đề này. Đúng là những lợi ích từ việc giảm thuế sẽ không là gì nếu các rào cản kiểu TBT, SPS hay phòng vệ thƣơng mại ngày càng dựng cao hơn đối với hàng Việt Nam. Tuy nhiên, tham khảo các điều khoản liên quan trong các FTA mà Hoa Kỳ hay các đối tác TPP ký gần đây thì chúng hầu nhƣ chỉ bao gồm những nội dung liên quan đến thủ tục (theo hƣớng tăng cƣờng các thủ tục ràng buộc các chính phủ khi ban hành hay thực thi những quy định TBT, SPS, phòng vệ thƣơng mại) chứ không quy định cụ thể về các tiêu chuẩn/yêu cầu xác định cho từng loại hàng hóa (trừ một số rất hãn hữu các trƣờng hợp, ví dụ quy định liên quan đến ô tô trong FTA Hoa Kỳ - Hàn Quốc). Do đó TPP đƣợc suy đoán là cũng không thể xử lý các vấn đề về mức độ rào cản cụ thể trên thực tế. Và vì vậy, cũng tƣơng tự nhƣ vấn đề môi trƣờng hay lao động, hàng hóa Việt Nam dù có hay không có TPP vẫn phải đáp ứng các yêu cầu thực tế về những nội dung này của đối tác TPP. Thậm chí, từ một góc độ khác, những ràng buộc mới về thủ tục trong TPP còn có thể khiến cho Việt Nam có thêm cơ hội để tham gia ý kiến, bình luận và do đó có thể can thiệp nhiều hơn vào quá trình ban hành mới những quy định thuộc nhóm này. Vì vậy, các vấn đề này nếu đƣợc TPP điều chỉnh cũng sẽ không làm hàng hóa Việt Nam bất lợi hơn so với hiện tại ở thị trƣờng các nƣớc TPP. Tuy nhiên, theo ý kiến của các chuyên gia đàm phán, nếu đàm phán về vấn đề này là không thể tránh khỏi, Việt Nam vẫn có thể có phƣơng án để kết quả đàm phán không quá bất lợi cho hàng hóa Việt Nam khi xuất khẩu sang các thị trƣờng đối tác TPPTiểu luận Kinh tế quốc tế Vũ Mạnh Huy CH QTKD1 KẾT LUẬN Qua những phân tích trên, ta có thể thấy Hiệp định thƣơng mại tự do xuyên Thái Bình Dƣơng đem đến một cơ hội không thể bỏ lỡ để Việt Nam có thể kết nối nền kinh tế của mình với Hoa Kỳ và các thành viên khác, đối trọng lại với ảnh hƣởng của Trung Quốc trong khu vực. Hiệp định thƣơng mại tự do xuyên Thái Bình Dƣơng sẽ mang lại những lợi ích to lớn cho nền kinh tế Việt Nam trên các lĩnh vực: Hàng hóa ( tiềm năng tăng mạnh xuất khẩu da giày, quần áo, đồ gỗ, thủy sản), các ngành dịch vụ v.v…Thông qua những cam kết, Việt Nam sẽ có cơ hội cải thiện các vấn đề liên quan đến biện pháp phòng vệ thƣơng mại, cơ hội tốt nghiệp từ nền kinh tế phi thị trƣờng sang nền kinh tế thị trƣờng trong tƣơng lai. Tuy nhiên, Việt Nam cũng gặp phải những thách thức không nhỏ khi tham gia TPP. Do đó, để có thể tận dụng đƣợc những lợi ích và khắc phục những khó khăn có thể gặp phải, Việt Nam cần nỗ lực hơn nữa trong việc thực thi những cam kết và đặc biệt cần đƣa ra hƣớng đi chiến lƣợc đúng đắn nhằm phát triển đất nƣớc nhanh và bền vững. Do chƣa có nhiều thời gian để tìm hiểu, bài tiểu luận của em không tránh khỏi những thiếu sót và sơ sài, mong thầy giáo và bạn bè nhận xét và góp ý thêm để bài tiểu luận hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Bình luận