Luận văn ThS: Thất thu thuế qua mã số hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Hà Giang

523 1

Miễn phí

Tải về máy để xem đầy đủ hơn, bản xem trước là bản PDF

Tags: #luận văn#luận án#đồ án#tiểu luận

Mô tả chi tiết

1. Mở đầu

1.1 Lí do lựa chọn đề tài

Trong năm 2009-2014, Cục Hải quan Hà Giang đã triển khai chống thất thu ngân sách tích cực, nhất là chống thất thu thuế qua áp mã số hàng hóa xuất nhập khẩu, đảm bảo yêu cầu hiệu quả của công tác quản lý thu ngân sách và hƣớng dẫn ngƣời khai hải quan thực hiện áp lại đúng mã số hàng, không xảy ra vụ việc khiếu nại, khiếu kiện. Quá trình công tác và học tập nghiên cứu, học viên lựa chọn đề tài luận văn thạc sỹ là “Chống thất thu thuế qua mã số hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Hà Giang” có ý nghĩa về mặt lý luận cũng nhƣ thực tiễn. 

1.2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực trạng chống thất thu thuế qua áp mã số hàng hóa xuất nhập khẩu tại địa bàn tỉnh Hà Giang nhằm đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động chống thất thu thuế qua áp mã số hàng hóa xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Hà Giang. 

Nhiệm vụ nghiên cứu:

Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về thất thu thuế và chống thất thu thuế qua mã số hàng hóa XNK.

Phân tích, đánh giá thực trạng chống thất thu thuế qua mã số hàng hóa xuất nhập khẩu qua số liệu báo cáo năm 2009 - 2014 tại Cục Hải quan Hà Giang

 

Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả chống thất thu thuế xuất nhập khẩu qua mã số hàng hoá có hiệu quả tại Cục Hải quan tỉnh Hà Giang.

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu thực hiện đề tài nhằm tiếp cận đối tượng nghiên cứu một cách có hệ thống, có cơ sở khoa học gồm 4 phương pháp: Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp; Phương pháp nghiên cứu tài liệu tại bàn; Phương pháp thống kê mô tả; Phương pháp phân tích và tổng hợp;

1.4 Phạm vi, đối tượng nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu: đánh giá phân tích số liệu 5 năm (2009 – 2014) của Cục Hải quan tỉnh Hà Giang trên địa bàn tỉnh Hà Giang để đảm bảo phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của đề tài.

Đối tượng nghiên cứu: hoạt động chống thất thu thuế qua mã số hàng hóa xuất nhập khẩu tại địa bàn tỉnh Hà Giang thuộc quản lý của Cục Hải quan tỉnh Hà Giang. 

2. Nội dung

2.1 Cơ sở lý luận về thất thu thuế XNK và chống thất thu thuế qua mã số hàng hóa xuất nhập khẩu

Cơ sở lý luận về thất thu thuế xuất nhập khẩu

Cơ sở lí luận về thất thu thuế qua áp mã số hàng hóa xuất nhập khẩu

Cơ sở lí luận về chống thất thu thuế qua mã số hàng hóa xuất nhập khẩu

 

Các nhân tố ảnh hưởng đến chống thất thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu qua mã số hàng hóa

 

Một số kinh nghiệm về chống thất thu thuế qua mã số hàng hóa XNK

2.2 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập dữ liệu và tài liệu từ nguồn thứ cấp

Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp nghiên cứu tài liệu tại bàn

Phương pháp nghiên cứu phân tích tổng hợp

2.3 Thực trạng chống thất thu thuế qua mã số hàng hóa xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Hà Giang

Các đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phương có tác động đến công tác chống thất thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Hà Giang

Tổng quan về hoạt động của Cục Hải quan tỉnh Hà Giang

Đánh giá thực trạng công tác chống thất thu thuế qua mã số hàng hóa xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Hà Giang

2.4 Một số định hướng và đề xuất giải pháp hiệu quả về chống thất thu thuế qua mã số hàng hóa XNK tại Cục Hải quan Hà Giang

Quan điểm chống thất thu thuế qua áp mã số hàng hóa xuất nhập khẩu của ngành hải quan

Phương hướng nâng cao hiệu quả chống thất thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu qua mã số hàng hóa xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan Hà Giang trong thời gian tới

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả chống thất thu thuế qua mã số hàng hóa xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Hà Giang

3. Kết luận

Luận văn “Chống thất thu thuế qua mã số hàng hoá xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Hà Giang” đã hệ thống những nội dung lí luận cơ bản về chống thất thu thuế qua mã số - thuế suất hàng hóa XNK, các trƣờng hợp sai phạm trong phân loại áp mã số hàng hóa xuất nhập khẩu dẫn đến thất thu thuế XNK. Từ phân tích đánh giá thực trạng chống thất thu thuế qua mã số hàng hoá xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Hà Giang năm 2009-2014 và mở rộng vấn đề đáng quan tâm của Ngành để nghiên cứu tìm những định hƣớng, giải pháp thiết thực trong tiến trình hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động chống thất thu thuế qua mã số hàng hóa XNK tại Cục Hải quan tỉnh Hà Giang.

4. Tài liệu tham khảo

4.1 Tiếng Việt

Bộ Tài Chính, 2006. Hệ thống các văn bản pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa xuất nhập khẩu; thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan. Hà Nội: Nhà Xuất Bản Tài chính.

Bộ Tài chính, 2010. Thông tư 49/2010/TT-BTC, Hướng dẫn việc phân loại, áp dụng mức thuế đối với hàng hoá xuất nhập khẩu kiểm tra sau thông quan. Hà Nội.

 

Bộ Tài chính, 2010. Thông tư số 194/2010/TT-BTC, hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Hà Nội.

Bộ Tài chính, 2013. Thông tư 128/2013/TT-BTC, Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế XK, Thuế NK và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Hà Nội.

Bộ Tài chính, 2011, Chỉ thị 05/CT-BTC, về đẩy mạnh công tác chống thất thuế xuất khẩu, nhập khẩu. Hà Nội.

4.2 Tiếng Anh

World Customs Organization, 2012. Harmonized commodity description and coding system. US.

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- NGUYỄN BÍCH THỦY THẤT THU THUẾ QUA MÃ SỐ HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH HÀ GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Hà Nội – 2015ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- NGUYỄN BÍCH THỦY THẤT THU THUẾ QUA MÃ SỐ HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH HÀ GIANG Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. BÙI XUÂN SƠN XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CHẤM LUẬN VĂN Hà Nội - 2015LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là: Nguyễn Bích Thủy Sinh ngày 29 tháng 12 năm 1979 - tại: Hà Giang. Hiện công tác tại: Chi cục Kiểm tra sau thông quan – Cục Hải quan tỉnh Hà Giang. Là học viên khóa QH-2012-E Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Mã học viên: 12055631 Cam đoan đề tài: “Chống thất thu thuế qua mã số hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại Cục Hải quan Hà Giang” Chuyên ngành: Quản lý kinh tế - Mã số: 60.34.04.10 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: Tiến sỹ Bùi Xuân Sơn Đề tài này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, kết quả nghiên cứu của luận văn đảm bảo tính độc lập, không sao chép bất kỳ tài liệu nào và chƣa đƣợc công bố toàn bộ nội dung này bất kỳ ở đâu, các số liệu và các nguồn trích dẫn đƣợc chú thích nguồn gốc rõ ràng, minh bạch. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan trên đây. Hà Giang, ngày 15 tháng 01 năm 2015 Tác giả Nguyễn Bích ThủyLỜI CẢM ƠN Theo học khóa đào tạo cao học QH-2012-E của Trƣờng Đại học kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội, Tôi đƣợc hƣớng dẫn thực hiện nghiên cứu đề tài “Chống thất thu thuế qua mã số hàng hóa xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan Hà Giang”. Đầu tiên, Tôi trân trọng gửi lời cảm ơn tới các giảng viên nhà trƣờng và ngƣời hƣớng dẫn vì đã truyền đạt cho tôi những bài học, kiến thức hứu ích để thực hiện nghiên cứu luận văn. Trong quá trình nghiên cứu và điều chỉnh bài viết luận văn, ngƣời hƣớng dẫn khoa học Tiến sỹ Bùi Xuân Sơn – Phó Tổng Cục trƣởng Cục Hậu Cần Bộ Công An đã tận tình hƣớng dẫn, góp ý kiến làm rõ luận điểm lí luận cũng nhƣ đánh giá vấn đề trong bài luận văn và phát triển kiến thức nghiên cứu cho tôi. Thứ hai, Tôi xin gửi lời cảm ơn tới thành viên Hội đồng đánh giá kết quả nghiên cứu luận văn của Khoa kinh tế chính trị - Trƣờng Đại học kinh tế đã tích cực hƣớng dẫn, phân tích và góp nhiều ý kiến hữu ích, có tính khoa học cho hoàn chỉnh bài luận văn của tôi. Cuối cùng, tôi gửi lời cảm ơn tới gia đình, ban lãnh đạo cơ quan, những đồng nghiệp, những ngƣời bạn đã trợ giúp, ủng hộ và khích lệ tôi hoàn thành khoá học trong suốt 2 năm vừa qua và bài luận văn này.MỤC LỤC Danh mục các ký hiệu viết tắt ............................................................................ i Danh mục các bảng ........................................................................................... ii Danh mục các biểu đồ ...................................................................................... iii MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THẤT THU THUẾ XNK VÀ CHỐNG THẤT THU THUẾ QUA ÁP MÃ SỐ HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU ... 6 1.1. Cơ sở lý luận về thất thu thuế xuất nhập khẩu ....................................... 6 1.1.1. Vai trò của thuế xuất nhập khẩu ................................................... 6 1.1.2. Một số lí luận chung về thất thu thuế xuất nhập khẩu .................. 7 1.2. Cơ sở lí luận về thất thu thuế qua áp mã số hàng hóa xuất nhập khẩu 15 1.2.1. Khái niệm mã số hàng hóa xuất nhập khẩu................................ 15 1.2.2. Khái niệm thất thu thuế qua mã số hàng hóa xuất nhập khẩu ... 22 1.2.3. Nguyên nhân và các hành vi gian lận về mã số hàng hoá xuất nhập khẩu .............................................................................................. 23 1.3. Cơ sở lí luận về chống thất thu thuế qua mã số hàng hóa xuất nhập khẩu 30 1.3.1. Khái niệm về chống thất thu thuế xuất nhập khẩu ..................... 30 1.3.2. Một số nội dung lí luận về chống thất thu thuế qua mã số hàng hóa xuất nhập khẩu ............................................................................... 32 1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến chống thất thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu qua mã số hàng hóa ..................................................................................... 36 1.4.1. Tính chất phức tạp của chủng loại hàng hóa XNK và việc phân loại theo Danh mục và Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa của Công ước HS .................................................................................. 36 1.4.2. Áp lực thời gian thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu ............. 37 1.4.3. Chính sách bảo hộ sản xuất trong nước, khuyến khích xuất khẩu ... 371.4.4. Khó đảm bảo hài hòa giữa thực hiện mục tiêu cân đối cho thu-chi ngân sách nhà nước và tối đa lợi nhuận của doanh nghiệp kinh doanh XNK ............................................................................................ 38 1.4.5. Năng lực và đạo đức của một số cán bộ hải quan chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác .................................................................... 39 1.5. Một số kinh nghiệm về chống thất thu thuế qua mã số hàng hóa XNK .... 39 1.5.1. Kinh nghiệm của Hải quan các nước ......................................... 39 1.5.2. Kinh nghiệm của Hải quan trong nước ...................................... 43 1.5.3. Một số bài học kinh nghiệm về chống thất thu thuế qua mã số hàng hóa xuất nhập khẩu ...................................................................... 47 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 49 2.1. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu và tài liệu từ nguồn thứ cấp ................. 49 2.2. Phƣơng pháp thống kê mô tả ............................................................... 51 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu tại bàn .............................................. 52 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu phân tích tổng hợp ...................................... 53 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG CHỐNG THẤT THU THUẾ VỀ MÃ SỐ HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH HÀ GIANG ...... 56 3.1. Các đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phƣơng có tác động đến công tác chống thất thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Hà Giang56 3.1.1. Tổng quan về tỉnh Hà Giang ...................................................... 56 3.1.2. Những đặc điểm cơ bản về kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Giang có tác động đến công tác chống thất thu thuế xuất nhập khẩu ................. 59 3.2. Tổng quan về hoạt động của Cục Hải quan tỉnh Hà Giang ................. 64 3.2.1. Sự hình thành phát triển tổ chức ................................................ 64 3.2.2. Đánh giá khái quát về công tác quản lý thu ngân sách ............... 67 3.3. Đánh giá thực trạng công tác chống thất thu thuế qua mã số hàng hóa xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Hà Giang ........................................ 703.3.1. Kết quả chống thất thu thuế qua mã số hàng hóa xuất nhập khẩu .. 70 3.3.2 Một số đánh giá về thực trạng chống thất thu thuế qua mã số hàng hóa xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Hà Giang ................. 76 Chƣơng 4: MỘT SỐ ĐỊNH HƢỚNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ VỀ CHỐNG THẤT THU THUẾ QUA MÃ SỐ HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH HÀ GIANG ............................ 89 4.1. Quan điểm chống thất thu thuế qua áp mã số hàng hóa xuất nhập khẩu của ngành hải quan ...................................................................................... 90 4.1.1. Đảm bảo thuận lợi cho hoạt động thương mại với cơ chế ưu tiên phù hợp đảm bảo tuân thủ pháp luật .................................................... 90 4.1.2. Chống thất thu thuế qua mã số hàng hóa XNK là biện pháp đảm bảo minh bạch, bình đẳng pháp luật gắn liền từ khâu xây dựng chính sách hướng dẫn phân loại áp mã số hàng hóa XNK ............................ 91 4.2. Phƣơng hƣớng nâng cao hiệu quả chống thất thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu qua mã số hàng hóa xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan Hà Giang trong thời gian tới ................................................................................................. 92 4.2.1. Định hướng phát triển hiện đại hóa ngành hải quan ................. 92 4.2.2. Định hướng phát triển của tỉnh Hà Giang ................................. 94 4.2.3 Phướng hướng mục tiêu trong hoạt động chống thất thu thuế qua mã số hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ................................................. 95 4.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả chống thất thu thuế qua mã số hàng hóa xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Hà Giang ......................... 97 4.3.1. Xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất đạo đức, nắm vững nghiệp vụ hải quan, chú trọng nâng cao kiến thức phân loại áp mã số hàng hóa XNK ................................................................................. 97 4.3.2. Thành lập Tổ chuyên trách mã số - thuế suất để giải đáp và giải quyết kịp thời vướng mắc về phân loại áp mã số hàng hóa XNK ........ 984.3.3. Tăng cường hiệu quả khai thác cơ sở dữ liệu thông tin và ứng dụng thiết bị kỹ thuật của Ngành phục vụ công tác phân loại áp mã hàng hóa XNK. ...................................................................................... 99 4.3.4. Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền pháp luật và tổ chức đối thoại doanh nghiệp, phát triển mỗi quan hệ đối tác hải quan- doanh nghiệp, kết hợp với cơ chế ưu tiên đảm bảo tuân thủ pháp luật. ....... 100 4.3.5. Đẩy mạnh áp dụng phương pháp quản lý hiện đại đáp ứng phát sinh khai báo trước, trong và sau thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu. ...... 101 KẾT LUẬN ................................................................................................... 104 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 107 PHỤ LỤCi Danh mục các ký hiệu viết tắt STT Ký hiệu=Nguyên nghĩa=1 ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á 2 WTO Tổ chức thƣơng mại thế giới 3 EU Liên minh các nƣớc Châu Âu 4 AFTA Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN 5 GATT Hiệp ƣớc chung về thuế quan và thƣơng mại 6 CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa 7 HQ Hải quan Việt Nam 8 HS Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa 9 PTPL Phân tích phân loại 10 KTSTQ Kiểm tra sau thông quan 11 TCHQ Tổng cục Hải quan Việt Nam 12 XNK Xuất nhập khẩu 13 WCO Tổ chức hải quan thế giới 14 NSNN Ngân sách Nhà nƣớc 15 HQCK Hải quan cửa khẩuii Danh mục các bảng STT Bảng=Nội dung=Trang=1 Bảng 1.1 Số cuộc và số thu thuế qua công tác KTSTQ năm 2009-2013 44 2 Bảng 1.2 Thống kê kết quả chống thất thu thuế qua công tác kiểm tra sau thông quan năm 2009-2013 46 3 Bảng 3.1 Số thu thuế xuất nhập khẩu của Cục Hải quan tỉnh Hà Giang năm 2009-2014 69 4 Bảng 3.2 Kết quả chống thất thu thuế XNK qua công tác KTSTQ năm 2009-2014 72 5 Bảng 3.3 Kết quả chống thất thu qua mã số hàng hóa XNK từ công tác kiểm tra sau thông quan năm 2009-2014 73iii Danh mục các biểu đồ STT Biểu đồ=Nội dung=Trang=1 Biểu đồ 3.1 mô tả tỉ lệ số thu qua áp lại mã số hàng hóa so với kết quả số thu từ cuộc kiểm tra sau thông quan phát hiện sai phạm từ năm 2009 đến năm 2014 74 2 Biểu đồ 3.2 mô tả số thu ngân sách đƣợc giao, số đã thu nộp ngân sách và số thu từ sai phạm mã số hàng hóa XNK qua công tác kiểm tra sau thông quan năm 2009-2014 751 MỞ ĐẦU 1. Lí do lựa chọn đề tài nghiên cứu Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đang là xu thế tất yếu của thời đại ngày nay. Sự ra đời của các tổ chức kinh tế quốc tế nhƣ WTO, EU, AFTA.... góp phần thúc đẩy nền kinh tế các nƣớc thành viên phát triển hơn. Các quốc gia thực hiện hợp tác kinh tế, mở cửa thị trƣờng trong nƣớc, tự do hóa thƣơng mại và đầu tƣ, theo đó, hoạt động trao đổi buôn bán ngày càng gia tăng. Thuế xuất nhập khẩu, còn gọi là thuế quan (Customs duty), đƣợc Nhà nƣớc sử dụng là công cụ quản lý để vừa huy động nguồn thu cho ngân sách, vừa định hƣớng hoạt động xuất nhập khẩu, bảo vệ sản xuất và tiêu dùng trong nƣớc. Nguồn thu từ thuế xuất nhập khẩu chiếm tỉ lệ khá cao ở những nƣớc đang phát triển, nhƣ Việt Nam có tổng thu thuế xuất nhập khẩu trung bình chiếm khoảng 16% - 20% thu ngân sách (không bao gồm thu từ dầu thô). Thuế xuất nhập khẩu phát sinh trực tiếp theo hàng hóa và là một khoản mang tính chất gián thu vì đƣợc ngƣời xuất nhập khẩu hàng hóa thực hiện nộp tiền thuế nhƣng do ngƣời tiêu dùng cuối cùng gánh chịu. Tiền thuế đƣợc coi nhƣ chi phí mua hàng và đƣợc cộng vào giá bán hàng nên mức thuế tăng sẽ ảnh hƣởng đến mức giá bán cũng nhƣ lợi nhuận kinh doanh XNK. Xuất phát từ việc không hiểu biết đầy đủ về quy định của pháp luật và chính sách thuế xuất nhập khẩu, không ít chủ hàng hoặc ngƣời nộp thuế đã lợi dụng cơ chế tự kê khai nộp thuế và đƣợc tạo thuận lợi miễn kiểm tra ở khâu thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu để gian lận khai sai hoặc thủ đoạn gian lận tinh vi để trục lợi tiền thuế trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa dẫn đến thất thu thuế cho ngân sách nhà nƣớc. Thất thu thuế xuất nhập khẩu không những chỉ ảnh hƣởng đến nguồn thu của ngân sách nhà nƣớc mà còn là vấn đề đạo đức xã hội ảnh hƣởng tiêu cực đến môi trƣờng kinh doanh, tình hình kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Gian2 lận dẫn đến thất thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu chủ yếu xuất phát từ các hành vi khai sai hoặc không khai về tên hàng, đơn giá, trị giá, số lƣợng, chủng loại, chất lƣợng, thuế suất, mã số hàng hoá, khai thấp trị giá tính thuế hoặc chƣa nắm rõ các chính sách ƣu đãi về đầu tƣ, quy định xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu dẫn đến khai sai tiền thuế phải nộp…... Một trong những nguyên nhân dẫn đến thất thu thuế xuất nhập khẩu là gian lận khai sai mã số hàng hóa xuất nhập khẩu vì phân loại áp mã hàng liên quan trực tiếp đến áp mức thuế suất và tính số tiền thuế phải nộp vào ngân sách nhà nƣớc. Với vai trò gách cửa nền kinh tế đất nƣớc, Ngành Hải quan đã quyết liệt tăng cƣờng quản lý thu ngân sách và chống thất thu thuế hiệu quả. Hiện tƣợng khai sai hoặc gian lận mã số hàng hóa xuất nhập khẩu đƣợc đánh giá có mức độ rủi ro cao, khá phức tạp và khó kiểm soát tốt. Vì vậy, Ngành Hải quan đã triển khai nhiều giải pháp cấp thiết đối với công tác chống thất thu thuế qua mã số hàng hóa xuất nhập khẩu. Theo số liệu thống kê năm 2011-2012 của Trung tâm Phân tích phân loại đã tiếp nhận khoảng 25.000 yêu cầu phân tích phân loại mặt hàng xuất nhập khẩu. Kết quả tiến hành phân tích phân loại đã thay đổi khoảng 50% tổng số các mã số hàng hóa theo khai báo của chủ hàng, trong đó: thay đổi mã số hàng hoá theo hƣớng tăng thuế suất khoảng 18,9%; còn khoảng 7,5% theo hướng giảm thuế suất và khoảng 23,5% xác định lại mã số hàng hoá nhưng không đổi thuế suất. Kết quả kiểm tra sau thông quan của ngành hải quan năm 2012 - 2014 đã tiến hành trên 8 nghìn cuộc kiểm tra, thu ngân sách đạt khoảng 4.200 tỷ đồng, trong đó phát hiện vi phạm về mã số hàng hóa XNK là 1.200 vụ, tƣơng đƣơng chiếm hơn 14% so với tổng số cuộc kiểm tra, đã thu nộp ngân sách gần 400 tỷ đồng (Theo nguồn số liệu của Báo cáo tổng kết công tác KTSTQ năm 2012- 2014 của ngành Hải quan). Để bảo vệ nguồn thu cho ngân sách Nhà nƣớc và lợi ích cộng đồng, Bộ Tài chính đã ban hành Chỉ thị số 05/CT-BTC ngày 21/12/2011 về chỉ đạo thực hiện thƣờng xuyên việc rà soát, kiểm tra áp dụng thuế suất đối với các3 mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu để hƣớng dẫn áp dụng thống nhất từ khâu dự toán đến khâu thực hiện thu, không để xảy ra tình trạng áp dụng mức thuế suất khác nhau đối với cùng mặt hàng, gây thất thoát nguồn thu ngay từ khâu dự toán, nhằm tăng cƣờng quản lý và đẩy mạnh công tác chống thất thu ngân sách tập trung vào việc xác định thuế suất. Việc kiểm soát chặt chẽ hàng hóa xuất nhập khẩu; tăng cƣờng chống gian lận thƣơng mại nhằm chống thất thu thuế, đảm bảo thu đúng, đủ tiền thuế nộp vào ngân sách ngân sách. Đảm bảo quản lý chặt chẽ đúng quy định pháp luật và tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật tham gia hoạt động xuất nhập khẩu, Cục Hải quan tỉnh Hà Giang đã nghiêm túc tổ chức triển khai các quy định của chính sách, pháp luật về thuế, pháp luật về hải quan và pháp luật liên quan đến quản lý hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, tổ chức thực hiện đúng quy trình thủ tục hải quan, áp dụng các biện pháp nghiệp vụ và thực hiện các hƣớng dẫn, chỉ đạo của ngành về chính sách thuế xuất nhập khẩu, tăng cƣờng kiểm soát, kiểm tra sau thông quan nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu, thực hiện thu đúng - đủ thuế và chống thất thu ngân sách đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc địa bàn quản lý. Hàng năm có khoảng 155 đến 180 doanh nghiệp và tƣ thƣơng tham gia hoạt động xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu của tỉnh Hà Giang. Điều kiện hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh diễn ra với quy mô vừa và nhỏ. Kim ngạch tăng cao nhƣng lƣợng hàng hóa xuất nhập khẩu có thuế suất có xu hƣớng giảm xuống, hàng có thuế suất 0% chiếm cao, không có doanh nghiệp lớn chiếm 80% kim ngạch XNK và số thu nộp ngân sách. Trong năm 2009-2014, Cục Hải quan Hà Giang đã triển khai chống thất thu ngân sách tích cực, nhất là chống thất thu thuế qua áp mã số hàng hóa xuất nhập khẩu, đảm bảo yêu cầu hiệu quả của công tác quản lý thu ngân sách và hƣớng dẫn ngƣời khai hải quan thực hiện áp lại đúng mã số hàng, không xảy ra vụ việc khiếu nại, khiếu kiện. Quá trình công tác và học tập nghiên cứu, học viên lựa chọn đề tài luận văn thạc sỹ là “Chống thất thu4 thuế qua mã số hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Hà Giang” có ý nghĩa về mặt lý luận cũng nhƣ thực tiễn. Những câu hỏi đặt ra cho quá trình nghiên cứu đề tài là: Chống thất thu thuế qua mã số hàng hoá xuất nhập khẩu là gì (?), có nguyên nhân nào gây nên thất thu thuế qua mã số hàng hoá xuất nhập khẩu (?); Thực trạng tình hình chống thất thu thuế qua mã số hàng hóa xuất nhập khẩu tại Cục hải quan tỉnh Hà Giang diễn ra nhƣ thế nào (?); Các điều kiện kinh tế - xã hội của địa phƣơng tỉnh Hà Giang có tác động gì đến công tác chống thất thu thuế xuất nhập khẩu (?), Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực trạng chống thất thu thuế qua mã số hàng hóa XNK tại Cục Hải quan tỉnh Hà Giang tìm giải pháp nào có hiệu quả cho công tác chống thất thu thuế xuất nhập khẩu qua mã số hàng hoá tại Cục Hải quan Hà Giang (?). Học viên đã nghiên cứu trả lời câu hỏi nêu trên nhằm đảm bảo hoàn thành tốt cho mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu về đề tài. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực trạng chống thất thu thuế qua áp mã số hàng hóa xuất nhập khẩu tại địa bàn tỉnh Hà Giang nhằm đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động chống thất thu thuế qua áp mã số hàng hóa xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Hà Giang. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Thứ nhất: Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về thất thu thuế và chống thất thu thuế qua mã số hàng hóa XNK. Thứ hai: Phân tích, đánh giá thực trạng chống thất thu thuế qua mã số hàng hóa xuất nhập khẩu qua số liệu báo cáo năm 2009 - 2014 tại Cục Hải quan Hà Giang Thứ ba: Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả chống thất thu thuế xuất nhập khẩu qua mã số hàng hoá có hiệu quả tại Cục Hải quan tỉnh Hà Giang.5 Đến nay đã có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học, luận văn trong lĩnh vực thuế Hải quan và chống thất thu thuế xuất nhập khẩu nhƣng chƣa có đề tài khoa học nghiên cứu một cách hệ thống cũng nhƣ đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chống thất thu qua mã số hàng hóa xuất nhập khẩu tại Cục hải quan tỉnh Hà Giang. 3. Phƣơng pháp nghiên cứu Phƣơng pháp nghiên cứu thực hiện đề tài nhằm tiếp cậ n đối tƣợ ng nghiên cƣ́u mộ t cách có hệ thống, có cơ sở khoa họ c gồm 4 phƣơng pháp: Phƣơng pháp thu thập dữ liệu thứ cấp; Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu tại bàn; Phƣơng pháp thống kê mô tả; Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp; 4. Phạm vi, đối tƣợng nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu: đánh giá phân tích số liệu 5 năm (2009 – 2014) của Cục Hải quan tỉnh Hà Giang trên địa bàn tỉnh Hà Giang để đảm bảo phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của đề tài. - Đối tƣợng nghiên cứu: hoạt động chống thất thu thuế qua mã số hàng hóa xuất nhập khẩu tại địa bàn tỉnh Hà Giang thuộc quản lý của Cục Hải quan tỉnh Hà Giang. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mục lục, lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc trình bày trong 4 chƣơng, cụ thể: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về thất thu thuế XNK và chống thất thu thuế qua mã số hàng hóa xuất nhập khẩu Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu Chƣơng 3 : Thực trạng chống thất thu thuế qua mã số hàng hóa xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Hà Giang Chƣơng 4: Một số định hƣớng và đề xuất giải pháp hiệu quả về chống thất thu thuế qua mã số hàng hóa XNK tại Cục Hải quan Hà Giang.6 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THẤT THU THUẾ XNK VÀ CHỐNG THẤT THU THUẾ QUA ÁP MÃ SỐ HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU 1.1. Cơ sở lý luận về thất thu thuế xuất nhập khẩu 1.1.1. Vai trò của thuế xuất nhập khẩu - Thuế là một khoản nộp bắt buộc mà các thể nhân và pháp nhân có nghĩa vụ phải thực hiện đối với Nhà nƣớc, phát sinh trên cơ sở các văn bản pháp luật do Nhà nƣớc ban hành, không mang tính chất đối giá và hoàn trả trực tiếp cho đối tƣợng nộp thuế. Thuế đƣợc định ra gắn liền với phạm trù Nhà nƣớc và pháp luật. - Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là loại thuế gián thu, thu vào các mặt hàng đƣợc phép xuất, nhập khẩu qua biên giới Việt Nam. Đối tƣợng chịu thuế xuất khẩu hoặc nhập khẩu theo quy định tại Điều 2 trong Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 và đƣợc chi tiết tại Điều 1 Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010. - Thuế xuất nhập khẩu có những vai trò nhƣ sau: +) Thuế XNK tăng thu cho ngân sách nhà nƣớc: Nộp thuế theo quy định của pháp luật là nghĩa vụ và quyền lợi của mọi tổ chức, cá nhân. Nhà nƣớc huy động tập trung một phần của cải vật chất trong xã hội vào ngân sách Nhà nƣớc thông qua thu thuế xuất nhập khẩu, góp phần đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nƣớc trong từng thời kỳ. Khoản thu thuế XNK mang tính chất ổn định và khi nền kinh tế càng phát triển thì khoản thu này cũng gia tăng. Đối với nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam, nguồn thu từ thuế XNK chiếm tỷ trọng đáng kể trong ngân sách nhà nƣớc. +) Thuế XNK là công cụ quan trọng để nhà nƣớc thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô, quản lý hoạt động xuất nhập khẩu, định hƣớng tiêu dùng, khuyến khích sản xuất – đầu tƣ xuất khẩu. Thuế đƣợc thu đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là công cụ quan7 trọng trong chính sách tài chính tiền tệ do vậy khi Nhà nƣớc cần thực hiện điều tiết hoạt động XNK, bảo vệ sản xuất và định hƣớng tiêu dùng trong nƣớc. Nhà nƣớc quy định mức thuế cao hay thấp sẽ tác động hạn chế hoặc khuyến khích tiêu dùng đối với hàng hóa nhập khẩu. Nếu tăng mức thuế NK thì giá cả hàng hóa nhập tăng cao, sẽ tác động làm giảm tiêu dùng trong nƣớc đối với hàng nhập khẩu, dẫn đến hạn chế nhập khẩu, hàng hóa trong nƣớc có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn; hoặc khi Nhà nƣớc quy định áp mức thuế suất thấp đối với nguyên liệu đầu vào nhập khẩu, các nhà sản xuất trong nƣớc có điều kiện giảm chí phí nguyên liệu nên giảm giá bán hàng. Nhƣ vậy, thuế XNK có tác dụng bảo hộ sản xuất trong nƣớc, nhất là những ngành non trẻ. +) Thuế XK, thuế NK góp phần thực hiện công bằng và bình đẳng xã hội, góp phần thực hiện chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nƣớc và tạo điều kiện mở cửa nền kinh tế. Nộp thuế theo quy định của pháp luật là nghĩa vụ và quyền lợi của mọi tổ chức, cá nhân nên, góp phần thực hiện công bằng và bình đẳng xã hội. Tham gia các hiệp định thƣơng mại song phƣơng và đa phƣơng, Việt Nam phải thực hiện cắt giảm thuế nhập khẩu theo cam kết, áp dụng mức thuế ƣu đãi trong quan hệ thƣơng mại với các nƣớc có thỏa thuận ký cam kết. Việc điều chỉnh thuế suất hàng hóa từng giai đoạn hoặc từng ngành hàng cũng là một biện pháp chủ động cùng với ban hành các chính sách kinh tế khác nhằm thực hiện mục tiêu quản lý hoạt động xuất nhập khẩu, điều chỉnh cán cân thƣơng mại quốc tế, từ đó thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất, tạo ra môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng về pháp luật giữa các thành phần kinh tế phát triển trong công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế. 1.1.2. Một số lí luận chung về thất thu thuế xuất nhập khẩu 1.1.2.1. Khái niệm thất thu thuế xuất nhập khẩu Trong tiến trình chủ động hội nhập kinh tế và mở rộng hợp tác, Việt8 Nam đã có những chính sách điều chỉnh phù hợp, tạo thuận lợi khuyến khích các cá nhân, tổ chức đầu tƣ kinh doanh XNK, góp tích cực khai thác có hiệu quả các nguồn lực để phát triển kinh tế. Song song với kết quả mở rộng thu hút đầu tƣ, đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, một thách thức lớn đối với nền kinh tế nƣớc ta là sự gia tăng ngày càng tinh vi các gian lận thuế vì không phải tất cả ngƣời nộp thuế đều tuân thủ chấp hành tốt quy định pháp luật của Nhà nƣớc. Một số chủ hàng và ngƣời nộp thuế đã dùng nhiều thủ đoạn để lợi dụng, gian lận thƣơng mại nhằm trục lợi, ăn gian tiền thuế phải nộp vào ngân sách Nhà nƣớc. Thuế xuất nhập khẩu mang tính mâu thuẫn lợi ích vì Nhà nƣớc sử dụng pháp luật về thuế để huy động thu vào ngân sách, phục vụ cho chi tiêu chính phủ, đầu tƣ xã hội…..tăng thu cho ngân sách càng nhiều càng tốt, còn ngƣời nộp thuế càng giảm khoản phải nộp thì càng gia tăng nhiều lợi nhuận kinh doanh. Thủ đoạn gian lận trong hoạt động kinh doanh hàng hoá XNK suy cho cùng là mục đích gian lận một phần hoặc toàn bộ tiền thuế phải nộp để trục lợi. Hiện tƣợng này gây nên thất thu thuế XNK cho Ngân sách Nhà nƣớc. Thất thu thuế xuất nhập khẩu chính là số lƣợng thuế không đƣợc nộp đúng vào ngân sách nhà nƣớc theo quy định của pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Thất thu thuế là một hiện tƣợng thƣ̣c tế khách quan phát sinh trong bất kỳ hệ thống thuế khoá nào, nó phản ánh hai mặt của một vấn đề lợ i ích mâu thuẫn giữa chủ thể nhà nƣớc và ngƣời nộp thuế. Trên thƣ̣ c tế, hai lợ i ích này thƣờng mâu thuẫn với nhau do Nhà nƣớc luôn có khuynh hƣớng tăng nguồn thu huy động cho ngân sách tƣ̀ thu thuế, trong khi ngƣời nộp thuế luôn mong muốn giảm số thuế phải nộp càng nhiều càng tốt để gia tăng lợi nhuận. Nhƣ vậy, ở đâu có thuế thì ở đó có thất thu thuế xảy ra. Nhận định chung: Thất thu thuế xuất nhập khẩu được hiểu là một phần hoặc toàn bộ khoản tiền thuế thu vào hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định pháp luật về thuế nhưng không9 được nộp đúng, đủ bởi các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Khoản thất thu thuế của ngân sách nhà nƣớc là khoản tiền thuế phải nộp bị chiếm đoạt bởi tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tƣợng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thông qua gian lận hoặc do không hiểu biết dẫn đến khai sai thủ tục, chứng từ, hồ sơ xuất nhập khẩu hàng hóa. Để hiểu rõ hơn về khái niệm thất thu thuế ta đặt giả thiết nhƣ sau: - E: gọi chung là hàng hóa xuất nhập khẩu - T: là tổng số thuế xuất khẩu, nhập khẩu phải nộp cho nhà nƣớc - TE: là số thuế xuất khẩu, nhập khẩu loại hàng hóa E phải nộp cho nhà nƣớc. - QE: là tổng số lƣợng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu loại E. - PE: là trị giá tính thuế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu loại E. - tE: thuế suất thuế xuất khẩu//nhập khẩu áp dụng cho một đơn vị hàng hóa loại E. Ta có số thuế xuất khẩu, nhập khẩu loại hàng hóa E phải nộp cho nhà nƣớc là: TE= PE*QE*tE (1) và T= ∑TE (2) Giả thiết cho rằng T’ là tổng số thuế xuất khẩu, nhập khẩu thực tế thu vào ngân sách nhà nƣớc nghĩa là T’ < T, gọi k là khoản chênh lệch này thì k = T - T’ (3); Từ (1), (2), (3) suy ra k là số thất thu thuế. Vậy, Thất thu thuế XNK là khoản chênh lệch giữa số tiền thuế phải nộp vào ngân sách Nhà nƣớc đƣợc xác định lớn hơn so với số thực tế đã nộp. Đó chính là một phần hoặc toàn bộ khoản tiền thuế XNK bị tổ chức, cá nhân XNK hàng hóa chiếm dụng, nộp thiếu, do đó họ phải có nghĩa vụ nộp đủ, đúng theo quy đị nh pháp luật về thuế XNK. Xét theo quan điểm quản lý nhà nƣớc về hải quan thì khoản thất thu10 thuế XNK là khoản chênh lệch giữa số tiền thuế XNK phải nộp so với số tiền thuế đã khai và đã nộp vào ngân sách nhà nƣớc. Đó là khoản tiền thuế xuất nhập khẩu còn nộp thiếu vào ngân sách nhà nƣớc. Thực tế có những quan điểm cho rằng Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cũng nhƣ các chính sách thuế hầu nhƣ không tính đƣợc hết những khoản phát sinh về thuế xuất khẩu, nhập khẩu trong nền kinh tế. Do vậy, số thất thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu sẽ bao gồm cả khoản thất thu thuế xuất nhập khẩu tiềm năng của nền kinh tế đáng lẽ còn phải đƣợc động viên nộp vào nguồn thu của ngân sách nhà nƣớc nhƣng lại không đƣợc huy động (Hoặc do nguyên nhân khác mà số tiền đó chƣa đƣợc tập trung nộp đủ vào ngân sách nhà nƣớc). Từ những luận cứ nêu trên khái niệm thất thu thuế XNK còn đƣợc nêu là bao gồm khoản tiền thuế không được nộp đúng đủ vào ngân sách nhà nước và những khoản thu đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu cần thiết phải động viên vào ngân sách Nhà nước nhưng còn chưa được quy định trong Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. 1.1.2.2. Phân loại thất thu thuế xuất nhập khẩu a) Phân loại theo nguyên nhân thất thu thuế gồm có thất thu do nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. +) Thất thu do nguyên nhân chủ quan là các khoản thất thu thuế phát sinh do đối tƣợng nộp thuế cố tình trốn tránh nghĩa vụ thuế. Cụ thể nhƣ khai sai chủng loại hàng hóa để đƣợc hƣởng mức thuế suất thuế xuất khẩu, nhập khẩu; kê khai trị giá tính thuế thấp hơn giá trị thực thanh toán; gian lân để kê khai định mức cao hơn định mức tiêu hao thực tế đối với hàng hóa nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công với nƣớc ngoài hoặc sản xuất hàng xuất khẩu (phần chênh lệch đem tiêu thụ nội địa không khai báo với cơ quan hải quan); làm giả chứng nhận xuất xứ (C/O) để đƣợc hƣởng thuế suất ƣu đãi thấp; lợi dụng chính sách ân hạn nộp thuế nhập khẩu, sau khi nhập khẩu hàng hóa đã bỏ trốn…11 +) Thất thu do nguyên nhân khách quan là các khoản thuế bị thất thu do chịu sự tác động ngoài dự kiến của thực hiện các chính sách thuế hoặc do thiếu chặt chẽ của chính sách thuế dẫn tới tranh chấp về mã số thuế, trị giá tính thuế, các chính sách ƣu đãi thuế giữa đối tƣợng nộp thuế với cơ quan hải quan dẫn đến có lợi cho ngƣời nộp thuế khai thấp. Đặc biệt, đối với những hàng hóa chƣa đƣợc định danh cụ thể trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, những hàng hóa không có các tiêu chí rõ ràng để xác định, phân biệt. Việc thay đổi chính sách (điều chỉnh tăng thuế) đột ngột sau khi doanh nghiệp đã ký hợp đồng nhập khẩu, mở thƣ tín dụng (L/C), hàng hóa đã bốc lên địa điểm làm thủ tục kiểm tra hải quan, ký hợp đồng cung cấp cho các đơn vị trong nƣớc cũng dẫn tới phát sinh khoản tiền thuế ngoài dự kiến. b) Phân loại theo tính chất của khoản thuế thất thu gồm Khoản thất thu thuế có khả năng thu hồi và không có khả năng thu hồi. + Thất thu có khả năng thu hồi là các khoản nợ có khả năng thu hồi cao, do các doanh nghiệp nợ thuế vẫn tiếp tục hoạt động bình thƣờng; các khoản nợ chờ xác định chính xác số thuế phải nộp hoặc số nợ nhỏ của các doanh nghiệp chây ỳ, có thể giải quyết dứt điểm nếu tổ chức xử lý cƣơng quyết; các khoản nợ doanh nghiệp đã ký biên bản truy thu và cam kết nộp; + Khoản tiền thuế thất thu không có khả năng thu hồi là các khoản thuế phải truy thu mà đối tƣợng nộp thuế không có khả năng nộp thuế do các doanh nghiệp nợ thuế không còn nguồn vốn để nộp, doanh nghiệp giải thể, phá sản hoặc làm ăn thua lỗ; khoản tiền thuế cơ quan hải quan không thể kiểm soát đƣợc do doanh nghiệp tự giải thể, bỏ trốn. c) Phân loại theo phƣơng diện lý giải thực tiễn gồm thất thu thuế thực tế và tiềm năng: + Thất thu thƣ̣ c tế, đƣợc hiểu là có nhiều khoản thu đƣợ c quy đị nh rõ ràng trong các luật thuế, song do nhiều nguyên nhân số tiền đó không đƣợ c tập trung vào ngân sách nhà nƣớc đúng quy đị nh.12 + Thất thu tiềm năng, bao hàm cả trƣờng hợp “lách thuế” có nguyên nhân từ kẽ hở của luật pháp hoặc sự buông lỏng quản lý, có nghĩa là thực tế có nhiều nguồn thu cần thiết phải động viên vào ngân sách nhƣng lại không thu đƣợc, vì chƣa có quy định của luật pháp. Cách lý giải này chỉ để tham khảo thêm, trên thực tế ít đƣợc chấp nhận. Cách thức phân loại thất thu thuế nhập khẩu cho thấy mỗi loại thất thu và nguyên nhân dẫn đến thất thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu là rất khác nhau. Việc phân loại thất thu thuế có ý nghĩa quan trọng trong việc xử lý và đề ra các biện pháp quản lý, thu hồi thuế nhập khẩu cho phù hợp. Thất thu thuế là một vấn đề khó giải quyết triệt để vì luôn tồn tại khách quan đặc tính mâu thuẫn lợi ích của nhà nƣớc tăng lên với lợi ích giảm xuống của ngƣời nộp thuế. Những giải pháp để giảm thiểu, hạn chế thất thu thuế tùy thuộc vào hiệu quả thực hiện chính sách thuế và phƣơng thức quản lý phù hợp với tình hình phát triển của nền kinh tế, đảm bảo hài hoà lợi ích kinh tế nhà nƣớc và ngƣời nộp thuế, đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của ngƣời nộp thuế để có biện pháp quản lý. Nguyên nhân gây nên thất thu thuế XNK có thể xuất phát từ sự nhận thức, mức độ chấp hành pháp luật của ngƣời nộp thuế hay là do thiếu đồng bộ, phù hợp từ chính sách thuế và phƣơng thức quản lý với sự phát triển kinh tế của một nƣớc. 1.1.2.3. Một số tác hại của thất thu thuế xuất nhập khẩu Thất thu thuế xuất nhập khẩu gây ảnh hƣởng trực tiếp đến nền kinh tế của một quốc gia. Vì hoạt động kinh tế ngầm gia tăng làm triệt hại những giá trị thực, gây mất ổn định sản xuất và kinh tế - xã hội, hơn nữa, thuế xuất nhập khẩu là một nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà nƣớc, thông qua quy định mức thuế để định hƣớng tiêu dùng, khuyến khích sản xuất trong nƣớc phát triển, định hƣớng hoạt động XNK, tác động cân bằng cán cân thƣơng mại quốc gia. Cụ thể:13 - Thất thu thuế xuất nhập khẩu làm giảm thu ngân sách Nhà nƣớc và vai trò kiểm soát của chính phủ Ở các nƣớc đang phát triển, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thƣờng chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng thu ngân sách và giữ vai trò quyết định chi tiêu của Chính phủ. Ở Việt Nam, thuế xuất khẩu, nhập khẩu chiếm khoảng 15-20% thu ngân sách năm 2009-2013. Do vậy, thất thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu tác động hạn chế chi tiêu của chính phủ. Để đảm bảo chi tiêu, chính phủ hoặc bắt buộc phải cắt giảm chi ngân sách hoặc phải đi vay nợ trong dân, vay nợ nƣớc ngoài nếu không sẽ dẫn đến. Điều này sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy nhƣ tình trạng mất cân đối nguồn ngân sách, lạm phát cao, kinh tế trì trệ, mất ổn định và đôi khi dẫn đến lệ thuộc về kinh tế và chính trị đối với các nƣớc cho vay viện trợ ODA. Thuế xuất khẩu, nhập khẩu còn là công cụ của chính phủ để thực hiện biện pháp kiểm soát hoạt động ngoại thƣơng, thực hiện bảo hộ sản xuất trong nƣớc, khuyến khích sản xuất xuất khẩu. Khi tình trạng gian lận thuế xuất khẩu, nhập khẩu trở lên phổ biến, thất thu thuế gia tăng cho thấy sự điều tiết, định hƣớng đối với một số lĩnh vực của nền kinh tế không có hiệu quả, chính sách thuế XNK không đem lại hiệu quả nhƣ mong muốn hoặc mất tác dụng kiểm soát; - Thất thu thuế tác động tiêu cực đến môi trƣờng kinh doanh Việc khai áp các mức thuế suất khác nhau cho cùng một hàng hóa XNK gây nên mức giá bán khác nhau hoặc doanh nghiệp nào trốn đƣợc thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cùng chủng loại hàng hóa sẽ có điều kiện mua/bán giá thấp hơn hoặc nếu bán bằng giá sẽ có lợi nhuận cao hơn dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh trong kinh doanh. Nguy hiểm hơn là có những doanh nghiệp lợi dụng điều này liên kết lại với nhau để “nhập lậu”, gan lận trốn phải nộp mức thuế suất cao và núp bóng hàng ngoại “xách tay” giá rẻ cạnh tranh trực tiếp với hàng của các doanh nghiệp sản xuất nƣớc ngoài đặt tại nội địa (nhƣ đồ điện tử, điện lạnh, đồ nội thất, quần áo, thƣờng có mức thuế suất nhập14 khẩu từ 15-30%..), dẫn đến méo mó hoạt động thị trƣờng kinh doanh trong nƣớc. Môi trƣờng kinh doanh không tốt chắc chắn tác động đến giảm đầu tƣ nƣớc ngoài vào nội địa đặc biệt đối với ngành sản xuất hàng tiêu dùng. - Ảnh hƣởng đến cạnh tranh và công bằng xã hội Các doanh nghiệp kinh doanh XNK cùng những mặt hàng giống nhau thì phải áp dụng suất thuế bằng nhau nhằm đảm bảo tính công bằng trong quản lý hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và nền kinh tế vĩ mô. So với sử dụng hạn ngạch XNK thì thuế XNK tạo nên bình đẳng hơn cho tất cả mọi đối tƣợng tham gia hoạt động thƣơng mại. Tuy nhiên, nếu những mặt hàng giống nhau đƣợc khai áp thuế suất khác nhau dẫn đến giá thành cao thấp – một lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh chứa đầy tính tiêu cực do mang lại nguồn thu nhập bất chính kếch xù, tạo ra sự phân hóa ngày càng gia tăng giữa ngƣời giàu và ngƣời nghèo trong xã hội, gây nên bất bình đẳng, thiếu công bằng trong xã hội. - Gây tác động tiêu cực đối với đạo đức xã hội Đạo đức xã hội có bao gồm đạo đức công dân, đạo đức kinh doanh là nền tảng cho phát triển kinh tế. công chức nhà nƣớc nắm vững nghiệp vụ, chấp hành kỷ cƣơng kỷ luật trong thi hành công vụ và ngƣời nộp thuế thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế là thực hiện tốt nghĩa vụ, trách nhiệm với nhà nƣớc và qua đó thể hiện giá trị tốt đẹp của đạo đức công vụ, đạo đức kinh doanh góp phần tích cực xây dựng nền đạo đức xã hội. Hơn nữa, Tổ chức và cá nhân tham gia xuất nhập khẩu chấp hành nghiêm các nghĩa vụ thuế đối với nhà nƣớc theo quy định chính sách và pháp luật về thuế thì không gây nên thất thu thuế. Thực tế, Doanh nghiệp còn lợi dụng cơ chế tự khai tự nộp thuế để trục lợi nên thất thu thuế xuất nhập khẩu có nhiều nguyên nhân có thể xuất phát từ lợi ích cá nhân mà ngƣời khai hải quan cố tình gian lận hoặc câu kết, lôi kéo, thủ đoạn gian dối....để lợi dụng khai thuế suất thấp hơn nhằm chiếm đoạt tiền thuế phải nộp gây nên thất thoát cho nền kinh tế. Gian lận qua phân loại, áp15 mã thuế hàng hóa nhập khẩu vào mã số có thuế suất thấp gây thất thu đáng kể cho ngân sách. Những năm qua đã phát hiện nhiều cá nhân, doanh nghiệp làm trái pháp luật phải chịu tội trƣớc pháp luật do gian lận hoặc cấu kết với nhau để gian lận, hậu quả là tuyên bố giải thể, phá sản doanh nghiệp hoặc nợ nghĩa vụ thuế không có khả năng trả cho nhà nƣớc hoặc cán bộ chịu án tù. Nếu các hoạt động thủ đoạn thu lợi bất chính các khoản thuế phải nộp của Nhà nƣớc gia tăng dẫn đến giảm hiệu lực quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật, theo đó ảnh hƣởng nghiêm trọng đối với đạo đức xã hội. 1.2. Cơ sở lí luận về thất thu thuế qua áp mã số hàng hóa xuất nhập khẩu 1.2.1. Khái niệm mã số hàng hóa xuất nhập khẩu 1.2.1.1. Một số nội dung tổng quát về Công ước HS Việt Nam đang thực hiện Danh mục HS năm 2012 trong khuôn khổ xây dựng Danh mục biểu thuế chung ASEAN 2012 (gọi tắt là Danh mục AHTN 2012) và tuân thủ triệt để các quy định của Công ƣớc HS cả về thuật ngữ mô tả và mã HS (biểu thuế AHTN với mã 8 số) bao gồm thực hiện Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ban hành kèm theo Thông tƣ số 156/TT-BTC ngày 14/11/2011 của Bộ Tài chính trên cơ sở áp dụng Danh mục HS và 06 quy tắc tổng quát giải thích việc phân loại hàng hóa theo Hệ thống HS 2007 (hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa) của Tổ chức hải quan thế giới WCO. Với tƣ cách là một Công ƣớc hoàn chỉnh của WCO, Công ƣớc HS luôn gắn với tên gọi là “Hệ thống hài hoà trong mô tả và quy tắc đánh số thứ tự hàng hoá” nhằm mục tiêu đảm bảo phân loại hàng hoá XNK có hệ thống theo một danh mục xác định (danh sách những nhóm hàng và phân nhóm hàng); Xác định cho mỗi mặt hàng một vị trí thích hợp trong danh mục sao cho các quốc gia áp dụng danh mục này đều phân loại mỗi mặt hàng nhƣ nhau xếp vào cùng một nhóm chữ số trong danh mục gọi là mã số hàng hoá; Thống nhất hệ thống thuật ngữ và ngôn ngữ hải quan một cách dễ hiểu và đơn giản hóa để tạo thuận lợi cho đàm phán hiệp ƣớc, hiệp định thƣơng mại.16 Hệ thống hài hoà mô tả và mã hoá hàng hoá, gọi tắt là Hệ thống HS, là một bộ phận không thể tách rời Công ƣớc HS và thuộc phần phụ lục. Hệ thống HS đã 5 lần sửa đổi bổ sung, kết cấu nội dung gồm có 3 phần: Phần 1 - Các quy tắc tổng quát, Phần 2 - chú giải phần, chƣơng, phân nhóm (là chú giải bắt buộc áp dụng trong quá trình phân loại hàng hóa) và Phần 3 - Danh mục HS là danh sách những nhóm hàng và phân nhóm hàng của hệ thống HS; Theo quy định của Công ƣớc HS, mỗi một mặt hàng chỉ đƣợc có một tên gọi duy nhất và khi đã đƣợc ghi nhận thì tên gọi đó mang tính pháp lý, đƣợc xếp vào một vị trí trong số 5228 vị trí của HS. Trên cơ sở hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa, viết tắt là hệ thống HS của Tổ chức Hải quan thế giới, Các nƣớc ASEAN hoàn thành xây dựng Danh mục Biểu thuế quan hài hòa ASEAN vào tháng 4 năm 2004 (còn đƣợc gọi là Danh mục AHTN hay AHTN) để thực hiện mục đích thuận lợi hóa thƣơng mại trong khu vực các nƣớc Đông Nam Á và kích thích kim ngạch trao đổi thƣơng mại với các nƣớc khác trên thế giới. Các nƣớc thành viên ASEAN áp dụng hoàn toàn Danh mục AHTN cho Danh mục Biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu quốc gia. Hiện nay, Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) đang áp dụng thực hiện Hệ thống HS 2012 có hiệu lực ngày 01/01/2012. Danh mục HS 2012 gồm 21 phần, 97 chƣơng, 1224 nhóm 4 số, 5205 phân nhóm 6 số. Việt Nam đang thực hiện danh mục HS năm 2012 trong khuôn khổ xây dựng Danh mục biểu thuế chung ASEAN 2012 (Danh mục AHTN 2012), theo đó thực hiện tuân thủ triệt để các quy định của Công ƣớc HS cả về thuật ngữ mô tả và mã HS (biểu thuế AHTN với mã 8 số) bao gồm thực hiện Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ban hành kèm theo Thông tƣ số 156/TT-BTC ngày 14/11/2011 của Bộ Tài chính trên cơ sở áp dụng Danh mục HS, 06 quy tắc tổng quát giải thích việc phân loại hàng hóa theo Hệ thống HS 2007 của WCO (hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa).17 1.2.1.2. Khái niệm mã số hàng hóa xuất nhập khẩu Mỗi hàng hóa xuất nhập khẩu đều có tên gọi và đƣợc nhận diện tên bằng một dãy số gồm 8 chữ số gọi là mã số hàng hóa trong Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu và Biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu. Mỗi dãy số 8 số này là định danh duy nhất tƣơng ứng với một loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Danh mục hàng hoá xuất nhập khẩu Việt Nam gồm mã số, tên gọi, mô tả hàng hóa, đơn vị tính và các nội dung giải thích kèm theo. Trong Danh mục, mỗi chƣơng đƣợc chi tiết thành nhiều nhóm hàng, mỗi nhóm hàng đƣợc mã hóa bằng 4 số (XX.XX). Mỗi nhóm hàng đƣợc chi tiết thành các phân nhóm hàng, mỗi phân nhóm hàng đƣợc mã hóa bằng 6 số (XXXX.XX), nếu nhóm hàng không đƣợc chi tiết thành các phân nhóm thì đƣợc bổ sung đại diện bằng 2 số 0 (XXXX.00). Một nhóm hàng có thể đƣợc chi tiết thành phân nhóm cấp 1 và phân nhóm cấp 2 hoặc Phân nhóm cấp 1 có thể đƣợc chia thành các phân nhóm cấp 2. Phân nhóm 6 số đƣợc chi tiết thành các mặt hàng gồm 8 số. Kết cấu mã số hàng trong Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu nhƣ sau: (1) Mỗi nhóm hàng trong chƣơng đƣợc xác định bằng 4 chữ số: + Hai chữ số đầu là mã hiệu của chƣơng; + Hai chữ số sau tiếp theo là vị trí của nhóm trong chƣơng. (2) Mỗi phân nhóm hàng trong nhóm đƣợc xác định bằng 6 chữ số + Hai chữ số đầu là mã hiệu của chƣơng; + Hai chữ số sau tiếp theo (chữ số thứ 3 và chữ số thứ 4) chỉ vị trí của nhóm trong chƣơng. + Hai chữ số sau tiếp theo (chữ số thứ 5 và chữ số thứ 6) là xác định vị trí của phân nhóm trong nhóm hàng; Trong phân nhóm hàng có phân nhóm cấp 1 (đƣợc ký hiệu là một gạch - ở cột mô tả nhóm mặt hàng và có chữ số cuối cùng là chữ số 0) và phân nhóm cấp 2 (đƣợc ký hiệu là hai gạch - - ở cột mô tả nhóm mặt hàng và có chữ số cuối cùng là chữ số 1; 2;3;4;5;6;7;8;9)18 (3) Một số nhóm hàng không đƣợc phân chia thành nhiều phân nhóm hàng khác nhau thì sẽ có thêm hai chữ số 00 vào sau cùng; +) Một số phân nhóm hàng đƣợc phân chia tiếp thành nhiều mặt hàng khác nhau. Mỗi mặt hàng trong phân nhóm đƣợc xác định bằng 8 chữ số; Nếu chi tiết hàng 8 số thuộc phân nhóm 6 số cấp 1 bắt đầu với cấp độ hai gạch (--), Ví dụ: Máy cán dùng cho ngành công nghiệp bìa và giấy, áp mã số: 84201030 suy ra  chữ số 84 là chƣơng, tiếp theo chữ số 20 là nhóm, chữ số 10 là phân nhóm thứ nhất, chữ số cuối cùng 30 là vị trí của mặt hàng dùng cho ngành công nghiệp bìa và giấy; Khi thực hiện khai báo làm thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu, ngƣời khai hải quan cần khai tên hàng tức là mô tả về hàng hóa XNK, tự phân loại áp mã số cụ thể tại Danh mục biểu thuế xuất nhập khẩu đƣợc Bộ Tài chính quy định áp dụng tại thời điểm làm thủ tục. Ví dụ làm thủ tục mở tờ khai cho một mặt hàng A thì sau khi phân loại hàng A phải có mã số đầy đủ chi tiết theo số chữ số nhiều nhất của Biểu thuế xuất khẩu hoặc tại Biểu thuế nhập khẩu ƣu đãi do Bộ Tài chính Việt Nam ban hành. Cụ thể minh họa là Công ty X làm thủ tục tại Tờ khai số 245/NKD01 ngày 01/5/2014 để nhập khẩu mặt hàng Cân điện tử loại 3tấn, ký hiệu BS 3000, hoạt động bằng điện 380V, công suất 2,2KW và tra xác định tại Biểu thuế nhập khẩu ƣu đãi ban hành kèm theo Thông tƣ số 164/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính thì áp đúng mã số hàng hóa cho mặt hàng nhập khẩu là 8423821900, thuế suất NK 3%(thuế VAT 10%). Một hàng hóa XNK đƣợc mang một tên gọi cụ thể và tƣơng ứng xác định một mã số duy nhất theo số chữ số đầy đủ nhiều nhất (8 chữ số) trong Danh mục và Biểu thuế XNK. Ứng với một mã số hàng là một mức thuế suất nhất định. Việc xác định mã số hàng hóa XNK là cơ sở cho việc áp thuế suất và tính thuế đối với hàng hóa XNK nên mã số hàng hóa XNK còn gọi là mã19 thuế hàng hóa XNK. Vậy, Mã số hàng hóa xuất nhập khẩu được hiểu là tổ hợp chữ số đầy đủ duy nhất xác định vị trí một hàng hóa cụ thể được phân loại xếp vào một dòng thuế trong Danh mục và Biểu thuế XNK. 1.2.1.3. Tóm lược về công tác quản lý nhà nước về hải quan đối với lĩnh vực phân loại áp mã số hàng hóa xuất nhập khẩu Theo thống kê đã xác nhận trong công ƣớc HS có toàn bộ trên dƣới 350.000 măt hàng thuộc dạng động sản[15] hiện đang lƣu thông trên thị trƣờng thế giới. Theo Luật Hải quan năm 2014 có quy định phân loại hàng hoá để xác định mã số hàng hóa làm cơ sở tính thuế và thực hiện chính sách quản lý hàng hóa. Khi phân loại hàng hóa phải căn cứ hồ sơ hải quan, tài liệu kỹ thuật và các thông tin khác có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để xác định tên gọi, mã số của hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam. Trên cơ sở nghiên cứu khái niệm quản lý để tìm hiểu về khái niệm quản lý hải quan đối với lĩnh vực phân loại áp mã số hàng hóa xuất nhập khẩu nhƣ sau: - Quản lý nói chung là sự tác động có tổ chức, có mục đích của chủ thể quản lý lên đối tƣợng quản lý và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn nhân lực để đạt đƣợc các mục tiêu đặt ra trong sự vận động của sự vật. [21, Tr 26 ] - Quản lý là sự tác động có ý thức để chỉ huy, điều khiển, hƣớng dẫn các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con ngƣời để đạt tới mục đích đúng ý chí của ngƣời quản lý và phù hợp với quy luật khách quan [21, Tr 27] - Quản lý nhà nƣớc về hải quan đƣợc hiểu là toàn bộ quá trình tổ chức triển khai nhiệm vụ, thực hiện quy trình thủ tục, kiểm tra, giám sát, thu thuế20 và lệ phí, phòng chống buôn lậu và vận chuyển trái phép theo đúng quy định của Luật, nghị định, thông tƣ và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa và xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phƣơng tiện vận tải qua cửa khẩu biên giới nhằm đạt đƣợc các chỉ tiêu, mục tiêu của Chính phủ đề ra. - Quản lý nhà nƣớc về hải quan đối với lĩnh vực phân loại áp mã số hàng hóa đƣợc hiểu là quá trình cơ quan hải quan tổ chức triển khai các biện pháp chuyên môn nghiệp vụ nhằm đảm bảo kịp thời phát hiện đƣợc sai phạm hay gian lận khai sai phân loại áp mã số hàng hóa XNK, tiến hành xử lý các hành vi gian lận khai sai mã số hàng hóa XNK dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp của ngƣời khai hải quan trên cơ sở kiểm tra, đƣa ra các căn cứ pháp lý để xác định đúng phân loại áp mã số hàng hóa XNK và kịp thời huy động nộp đúng, đủ khoản tiền thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nƣớc theo quy định của pháp luật. Để xác định mã số hàng hóa XNK cần phải nắm các văn bản quy định điều chỉnh liên quan phân loại hàng hóa XNK, bao gồm 08 văn bản sau: - Quyết định số 49/QĐ-CTN ngày 06 tháng 03 năm 1998 của Chủ tịch nƣớc CHXH Việt Nam về việc Việt Nam tham gia Công ƣớc quốc tế về Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa. Chính phủ Việt Nam đã ký kết tham gia Công ƣớc HS và chính thức áp dụng hiệu lực từ ngày 01/01/2000. Hải quan Việt Nam với tƣ cách là cơ quan đƣợc chính phủ giao trách nhiệm triển khai áp dụng Công ƣớc HS, xây dựng Danh mục thuế, Danh mục thống kê phù hợp với Danh mục HS, cung cấp công khai số liệu thống kê hàng hoá xuất nhập khẩu đến cấp 4 số (hoặc chi tiết hơn) và chi tiết dòng thuế trên cấp độ 6 số theo mục đích quốc gia. - Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29/6/2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan số 42/2005/QH11 ngày 14/6/2005: quy định liên quan đến việc lấy mẫu, phân tích và phân loại hàng hóa XNK tại điều 5, điều 25, điều 27, điều 72; (là các điều 26, điều 28 theo Luật Hải quan21 số 54/2014/QH13 ngày 23/06/2014, có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2015). - Nghị định số 06/2003/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ Quy định về việc phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu gồm có 5 chƣơng 12 điều; - Nghị định thƣ ngày 20/12/2003 quy định việc thực hiện Danh mục Biểu thuế quan hài hoà ASEAN (viết tắt là danh mục AHTN). Danh mục AHTN là Danh mục hàng hóa của các nƣớc trong khu vực Đông Nam Á bao gồm 10.689 dòng thuế đƣợc sắp xếp trong 21 phần, 97 chƣơng; - Thông tƣ số 49/2010/TT-BTC ngày 12 tháng 4 năm 2010 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn việc phân loại, áp dụng mức thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu (có hiệu lực từ ngày 27/5/2010), gồm 31 điều và 9 phụ lục quy định chi tiết về nguyên tắc, căn cứ phân loại hàng hóa, áp mức thuế, kiểm tra phân loại hàng hóa trong và sau khi làm thủ tục hải quan, việc phân tích giám định để phân loại hàng hóa cũng nhƣ cơ sở dữ liệu về danh mục hàng hóa, biểu thuế đối với hàng hóa XNK; - Thông tƣ số 156/2011/TT-BTC ngày 14/11/2011 về việc ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam, gồm 3 điều và 3 phụ lục kèm theo. Thông tƣ quy định bãi bỏ sáu (6) quy tắc tổng quát giải thích việc phân loại hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và Chú giải bổ sung (SEN) của Danh mụ c thuế quan hài hòa ASEAN (AHTN) ban hành kèm theo Thông tƣ số số 49/2010/TT-BTC ngày 12 tháng 4 năm 2010 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn việc phân loại, áp dụng mức thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. - Quyết định số 3987/QĐ-TCHQ ngày 04 tháng 12 năm 2013 về việc ban hành quy trình xác định trƣớc mã số đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và quy trình phân loại đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải phân tích; - Quyết định số 4023/QĐ-TCHQ ngày về ban hành quy chế phân tích hàng hóa XNK trong ngành hải quan;22 - Thông tƣ số 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 của Bộ Tài chính: lƣu ý quy định tại Điều 7 và Điều 17 tại Thông tƣ. Các quy định trên điều chỉnh về nguyên tắc, trình tự, thủ tục thực hiện phân loại áp mã số hàng hóa XNK theo Danh mục hàng hóa XNK Việt Nam. 1.2.2. Khái niệm thất thu thuế qua mã số hàng hóa xuất nhập khẩu Mã số hàng hóa xuất nhập khẩu đƣợc coi nhƣ “số hiệu” của hàng hóa, giúp phân biệt chính xác loại hàng hóa XNK và đƣợc xác định mức thuế tại Biểu thuế, do đó áp mã số hàng hóa XNK trực tiếp ảnh hƣởng đến tiền thuế phải nộp vào ngân sách nhà nƣớc. Nhƣ đã phân tích, Ba nhân tố ảnh hƣởng đến tiền thuế phải nộp gồm trị giá tính thuế trên một đơn vị hàng hoá, số lƣợng hàng hóa và thuế suất thuế xuất nhập khẩu áp dụng cho hàng hóa E. Giả thiết không tính đến các thay đổi hoặc sai khác về trị giá tính thuế, số lƣợng hàng hóa. Tính riêng yếu tố thuế suất cho thấy thay đổi áp mã số hàng hóa trực tiếp liên quan thay đổi thuế suất vì từng mã số hàng trong Biểu thuế tƣơng ứng với từng mức thuế suất. Tính chính xác, trung thực của việc áp mã số, mức thuế suất hàng hóa phụ thuộc vào tính chính xác, trung thực của việc khai báo tên hàng, thành phần, hàm lƣợng, tính chất, cấu tạo, đặc điểm… của hàng hóa XNK. Khai sai mã số dẫn đến sai mức thuế suất của loại hàng hóa E đƣợc thể hiện bằng thiếu khoản k - tiền thuế còn phải nộp vào NSNN. Nếu khai xác định áp đúng mã số, mức thuế suất phải nộp cao hơn thì tập trung huy động nhiều hơn cho NSNN. Ngƣợc lại, nếu khai áp mã số hàng hoá, thuế suất ở mức thấp hơn thì chủ hàng hay đối tƣợng nộp thuế đƣợc hƣởng lợi một khoản tƣơng ứng với khoản nộp thiếu hoặc chƣa nộp vào ngân sách nhà nƣớc, đó chính là khoản thất thu thuế (tƣơng ứng với khoản tiền mà ngƣời nộp thuế hƣởng lợi đƣợc). Vì mục tiêu lợi nhuận, cá nhân hoạc tổ chức nộp thuế có cố tình tìm cách gian lận để chiếm đoạt tiền thuế hoặc trốn thuế trong các lần xuất khẩu, nhập khẩu tiếp theo, gây nên tình trạng gia tăng thất thu thuế.23 Trƣờng hợp ngƣời nộp thuế tự khai báo phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu vào mã số hàng hóa thuế suất 0% hoặc thuế suất thấp hơn so với áp mã số, mức thuế đúng dẫn đến số lƣợng thuế đã nộp là ít hơn so với số phải nộp theo quy định pháp luật về thuế XNK. Đó chính là việc khai áp mã số thuế có mức thuế suất thấp hơn so với áp đúng theo quy định dẫn đến thất thoát một khoản tiền thuế XNK phải thu nộp vào Ngân sách Nhà nƣớc; Nhƣ vậy, thất thu thuế qua mã số hàng hóa xuất nhập khẩu là khoản tiền thuế xuất nhập khẩu còn nộp thiếu hoặc không đƣợc ngƣời khai hải quan nộp đúng, đủ vào ngân sách Nhà nƣớc do khai sai hoặc gian lận phân loại áp mã số hàng hóa xuất nhập khẩu để khai áp mức thuế suất thấp hơn so với mã số áp thuế suất phải nộp đúng quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về hải quan. Ví dụ nhƣ sau: Năm 2013, Công ty H khai nhập khẩu 30 tấn vật liệu cao nhôm chịu lửa dùng xây dựng lò luyện gang, thành phần Al2O3 > 67% đã áp mã số 2818200 (là ôxit nhôm), đơn giá 20.000.000 đồng/ tấn, thuế suất nhập khẩu 0%. Qua kiểm tra phát hiện hàng hóa nhập khẩu đƣợc xác định áp mã số đúng là 38160010, thuế suất = 6%; Qua thu thập thông tin hồ sơ cho thấy ngƣời khai hải quan đã khai nộp thuế là 0 đồng; căn cứ quy định và kết quả kiểm tra xác định đúng mã số hàng nhập khẩu là 38160010 thì tiền thuế nhập khẩu phải nộp là (đơn giá x số lƣợng x thuế suất) 30x20.000.000x6% = 36.000.000đ (ba mƣơi sáu triệu đồng). Số lƣợng thuế phải nộp chênh lệch với số đã khai nộp là 36 triệu, chính bằng khoản tiền thuế chƣa đƣợc thu nộp vào ngân sách nhà nƣớc và là số tiền thất thu thuế qua khai sai mã số của hàng vật liệu cao nhôm chịu lửa dùng xây dựng lò luyện gang nhập khẩu; 1.2.3. Nguyên nhân và các hành vi gian lận về mã số hàng hoá xuất nhập khẩu 1.2.3.1. Nguyên nhân của gian lận về áp mã số hàng hoá xuất nhập khẩu Hiện tƣợng gian lận qua mã số - thuế suất hàng hoá XNK đƣợc hiểu là24 hành vi thu lợi bất chính, cạnh tranh trái pháp luật, không lành mạnh, gây nên thất thu thuế xuất nhập khẩu cho Ngân sách Nhà nƣớc. Các gian lận thƣơng mại về lĩnh vực mã số - thuế xuất đối với hàng hoá XNK phát từ nguyên nhân khách quan và chủ quan. Nguyên nhân khách quan xuất phát ở tầm vĩ mô là từ cơ chế, chính sách của Nhà nƣớc có liên quan tới hoạt động quản lý hàng hóa XNK, danh mục hàng hóa, biểu thuế, hệ thống các văn bản liên quan còn chƣa thống nhất, phù hợp với chính sách ƣu đãi thuế nhập khẩu. Ở tầm vi mô là vì có nhiều loại hàng hoá có tính chất lƣỡng tính gây nên khó khăn trong việc xác định áp mã số hàng hóa chính xác theo danh mục chuẩn. Nguyên nhân chủ quan của sai phạm về áp mã số hàng hóa XNK do trình độ hiểu biết, năng lực nghiệp vụ của cán bộ công chức trực tiếp tại quy trình chƣa đáp ứng hoặc có chuyên môn sâu theo kịp với sự đa dạng của hàng hóa XNK, một phần do sức ép thời gian thông quan hàng hoá nhanh, thuận lợi và ƣu tiên miễn kiểm tra dẫn đến để lọt khai sai hoặc do không nắm đƣợc quy định chính sách với thủ đoạn tinh vi lợi dụng cơ chế thông thoáng, phát sinh vấn đề tiêu cực thông đồng làm sai quy định để khai tên hàng hoá, áp mã số hàng hóa có thuế suất thấp hơn so với áp mã số đúng hoặc áp thuế suất mức 0% nhằm gian lận, thu lợi cá nhân. 1.2.3.2. Các hành vi gian lận thuế xuất nhập khẩu qua mã số hàng hóa xuất nhập khẩu - Mô tả sai tên hàng (khai báo sai tên hàng) dẫn đến áp sai mã số: Khai mô tả chính xác về tên hàng, cấu tạo, đặc điểm kỹ thuật, thành phần, hàm lƣợng, tính chất, công dụng, chức năng của hàng hóa liên quan trực tiếp đến xác định mã số hàng hóa và áp mức thuế cho hàng hóa XNK. Ngƣời khai hải quan khai sai tên hàng hóa A nhập khẩu thành hàng hóa A’ hoặc có sai khác một yếu tố đặc điểm hoặc sai khác về cấu tạo, đặc điểm kỹ thuật, thành phần, hàm lƣợng, công dụng, chức năng, mục đích sử dụng của hàng25 hóa XNK dẫn đến áp sai mã số thuế (thuế suất thấp hoặc 0%) so với đúng loại hàng. Ví dụ minh họa nhƣ sau: 1) Công ty HHM mở tờ khai số 98557/NKD01 năm 2013, qua Chi cục HQCK Cảng Sài Gòn KV1, khai báo nhập khẩu bóng đèn huỳnh quang, vải phủ, tụ điện, máy hàn kim loại có xuất xứ Trung quốc, trị giá 6.500 USD. Thực tế kiểm tra phát hiện lô hàng với số lƣợng 75.000 chiếc, trị giá 600 triệu đồng gồm nồi inox hiệu YUFEH loại 5 lít, bếp inox hiệu YUFEH hầm nóng bằng cồn gắn 02 nồi/bếp, máy xay sinh tố đa năng với mức thuế từ 15%- 30% (ẩn lậu thuế khoảng 200 triệu đồng). 2) Công ty X mở tờ khai năm 2012 qua HQCK Cao Bằng để nhập khẩu mặt hàng than điện cực dùng cho lò nung, mã số 85451100, thuế suất NK 0%. Qua đối chiếu tên hàng do Công ty X khai báo khi nhập khẩu với danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam ban hành kèm theo Thông tƣ số 156/2011/TT-BTC ngày 14/11/2011 của Bộ Tài chính cho thấy: Chƣơng 85 – Máy điện và thiết bị điện, các bộ phận của chúng… Chi tiết tại nhóm 8545- Điện cực than, chổi than, cacbon cho chế tạo bóng đèn. Đƣợc chi tiết nhóm 8 số: - Điện cực: 85451100 - Dùng cho lò lung, luyện Vậy, Than điện cực nhập khẩu là điện cực than, áp mã số 85451100 là đúng không ? Tìm hiểu nghiên cứu xác định Điện cực than hoặc than điện cực dùng cho lò lung, áp mã số 85451100 là sản phẩm hàng hóa đã hoàn chỉnh lắp ráp trực tiếp vào máy móc, thiết bị đƣợc cấu tạo gồm 3 loại: + Điện cực tự thiêu kết, + Điện cực Cacbon, + Điện cực Graphit; Qua làm việc và đƣợc cung cấp đầy đủ thông tin, hồ sơ, chứng từ tài liệu để làm rõ tên hàng hóa khai báo là than điên cực dùng cho lò nung (áp26 mã số 85451100), thực chất chính là các bon thể rắn dạng đóng bánh hình chữ nhật đƣợc dùng nghiền nhỏ đổ vào ống thép tạo thành cây điện cực để dẫn điện giúp phát hồ quang, sinh nhiệt để làm nóng chảy quặng trong lò nung; Công ty hạch toán hàng nhập khẩu vào tài khoản 152 - nguyên liệu, vật liệu. Nhƣ vậy, Công ty X nhập mặt hàng là nguyên liệu cacbon dạng khối để tạo thành cây điện cực trong lò nung, nhƣng đã khai sai là điện cực than dùng cho lò nung. Căn cứ quy định hƣớng dẫn và hồ sơ thì: mặt hàng nhập khẩu của công ty X đƣợc xác định áp mã số hàng hóa là 38019000, theo đó, mức thuế áp dụng tại thời điểm làm thủ tục là 3% theo Biểu thuế nhập khẩu ƣu đãi; - Mô tả đúng tên hàng nhƣng áp sai mã số: Mô tả đúng tên hàng nhƣng áp sai mã số đƣợc hiểu là khai tên hàng hóa đúng với hàng hóa nhập khẩu thực tế nhƣng phân loại áp mã số hàng hóa vào loại khác hoặc sai định danh mã số hàng so với áp mã số theo đúng quy định tại thời điểm làm thủ tục. Ngƣời khai tra, so sánh chỗ nào của Biểu thuế đã định danh tên hàng nhập khẩu đều đƣợc coi là đúng với xác định mã số hàng hóa. Trƣờng hợp một mặt hàng nhập khẩu đƣợc định danh tại nhiều dòng hàng thì trong các nhóm có thể phân loại, áp mã thì bao giờ ngƣời khai cũng chọn nhóm có thuế suất thấp nhất để khai báo, nếu hải quan phát hiện ra thì điều chỉnh, nếu không thì sẽ đƣơng nhiên hƣởng lợi. Ví dụ năm 2013, nhập khẩu mặt hàng “Trục cam của động cơ xe ô tô chở ngƣời có dung tích xi lanh không quá 2000cc thuộc nhóm 8703” đƣợc xác định khai là hàng hoá loại khác áp mã số 87089990, thuế suất thuế nhập khẩu 15%, trong khi mã số đúng là 84831025 (-Trục cam, trục khuỷu dùng cho xe thuộc nhóm 8703 có dung tích xi lanh không quá 2000cc), thuế suất thuế nhập khẩu 20%;27 - Khai báo hàng hóa là trang thiết bị, phụ tùng của dây chuyền đồng bộ Trong những năm qua, Nhà nƣớc tạo điều kiện thuận lợi áp dụng chính sách ƣu đãi miễn thuế nhập khẩu theo loại hình nhập khẩu tạo tài sản cố định thuộc dự án ƣu đãi đầu tƣ. Theo đó, Doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tƣ vào địa bàn đƣợc ƣu đãi dầu tƣ thì đƣợc hƣởng ƣu đãi miễn thuế nhập khẩu cho dây truyền máy móc thiết bị đầu tƣ tạo TSCĐ. Một số doanh nghiệp đã khai báo tên hàng, phân loại hàng hóa là phụ tùng thay thế, thiết bị, vật tƣ dự phòng, vật tƣ trong nƣớc đã sản xuất đƣợc, dụng cụ tháo lắp theo dây truyền thiết bị đồng bộ, toàn bộ và áp mã số theo máy chính để đƣợc hƣởng ƣu đãi miễn thuế. Ví dụ minh họa: Công ty B1 mở tờ khai nhập khẩu đầu tƣ dây truyền máy móc thiết bị thuộc dây truyền đồng bộ của dự án xây dựng nhà máy thủy điện ĐaK Mi4. Qua kiểm tra hồ sơ tài liệu đầu tƣ, hồ sơ hải quan, danh mục miễn thuế, xác nhận máy chính, hợp đồng, thuyết minh kỹ thuật dự án, chứng từ, sổ sách kế toán cho thấy có các mặt hàng gồm: Bộ điều chỉnh không tải dự phòng, dụng cụ đo lƣờng các loại, hệ thống chiếu sáng nhà xƣởng, dụng cụ vận chuyển và nâng trục, cầu trục gian máy, máy biến áp nâng trục, cáp điện (danh mục vật tƣ xây dựng trong nƣớc đã sản xuất đƣợc), thùng chứa dầu, đƣờng ống dẫn dầu vào máy bơm đƣợc phân loại áp mã số theo máy chính là tổ máy phát điện công suất 3750 kw là không đúng. Những mặt hàng này phải đƣợc kê khai lại, phân loại đúng bản chất hàng hóa nhập khẩu và không dƣợc miễn thuế nhập khẩu theo quy định hiện hành. - Nhập sản phẩm hoàn chỉnh hoặc gần hoàn chỉnh nhƣng khai là các linh kiện rời rạc Mức thuế suất thuế nhập khẩu thấp quy định với các hàng hóa là linh kiện để lắp ráp mà trong nƣớc chƣa sản xuất, một số doanh nghiệp không nắm rõ nên khai hàng hóa là linh kiện rời rạc trong khi nhập khẩu hàng hóa là sản phẩm hoàn chỉnh28 Theo quy tắc 2(a): Một mặt hàng đƣợc phân loại trong một nhóm hàng, thì những mặt hàng đó ở dạng chƣa hoàn chỉnh hoặc chƣa hoàn thiện nhƣng đã có đặc trƣng cơ bản của hàng hóa đã hoàn chỉnh hoặc hoàn thiện cũng thuộc nhóm đó. Cũng phân loại nhƣ vậy đối với hàng hóa ở dạng hoàn chỉnh hay hoàn thiện hoặc đã có đặc trƣng cơ bản của hàng hóa ở dạng hoàn chỉnh hay hoàn thiện nhƣng chƣa láp ráp hoặc tháo rời. Ví dụ minh họa: Công ty TNHH sinh hóa MD khai nhập khẩu mặt hàng cầu kiện thép đã gia công làm khung nhà xƣởng, mã số 7308909090, thuế suất nhập khẩu 10%. Nghiên cứu chú giải nhóm 7308 – và kết quả kiểm tra hồ sơ, thực tế lắp đặt tại trụ sở nhà máy của Công ty cho thấy: hàng hóa nhập khẩu là các bộ phận, cấu kiện bằng thép đã gia công theo thiết kế, đƣa về lắp ráp thành nhà xƣởng. Căn cứ theo quy tắc 2a (phân loại đối với mặt hàng ở dạng chƣa lắp ráp hoặc tháo rời) Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tƣ 49/2010/TT-BTC ngày 12/4/2010 thì các bộ phận, cấu kiện bằng thép đã gia công theo thiết kế trƣớc khi nhập khẩu đáp ứng đủ để cấu thành nhà xƣởng, chỉ qua công đoàn hàn nối, lắp ráp thành nhà xƣởng đƣợc phân loại cùng một nhóm với hàng hóa đã hoàn chỉnh (nhà xƣởng bằng thép) có mã số 9406 (cấu kiện nhà lắp ghép) theo Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam, chi tiết mã số theo biểu thuế nhập khẩu ƣu đãi là 9406009400, thuế suất 18%; - Thay đổi kết cấu của sản phẩm hoặc khai gộp chung vào một mã số hàng hóa của thiết bị đồng bộ: Chủ yếu đối với các mặt hàng có phân biệt mức thuế đối với kết cấu đặc chủng, công suất, thành phần nguyên tố cấu tạo hoặc hàng hóa đƣợc kèm lắp, nối với thiết bị khác trong cùng hệ thống đồng bộ và đƣợc nhập khẩu cùng lô hàng nên khi khai báo mô tả hàng hóa có thay đổi kết cấu hoặc khai gộp vật tƣ, thiết bị dự phòng chung vào một mã số hàng theo thiết bị đồng bộ.29 Ví dụ minh họa: - Công ty B1 nhập khẩu mặt hàng Van 1 chiều loại đúc bằng thép đƣờng kính 10cm kèm mặt bích, áp mã số: 84813010, thuế suất NK 0%. Qua nghiên cứu thì Van đƣợc thiết kế lắp ren hoặc lắp mặt bích, mặt bích là bộ phận tách rời van 1 chiều nhƣng lại đƣợc khai gộp chung là bộ phận đồng bộ của van; mặt bích là sản phẩm riêng biết để ghép nối van và đƣờng ống dẫn. Vì thế, khi nhập khẩu phải khai tách riêng mặt bích và áp mã riêng 73071900, thuế suất NK 5%; - Công ty B1 mở tờ khai nhập khẩu đầu tƣ dây truyền máy móc thiết bị thuộc dây truyền đồng bộ của dự án xây dựng nhà máy thủy điện ĐaK Mi4. Qua kiểm tra hồ sơ tài liệu đầu tƣ, hồ sơ hải quan, danh mục miễn thuế, xác nhận máy chính, hợp đồng, thuyết minh kỹ thuật dự án, chứng từ, sổ sách kế toán cho thấy có các mặt hàng gồm: Bộ điều chỉnh không tải dự phòng, dụng cụ đo lƣờng các loại, hệ thống chiếu sáng nhà xƣởng, dụng cụ vận chuyển và nâng trục, cầu trục gian máy, máy biến áp nâng trục, cáp điện (danh mục vật tƣ xây dựng trong nƣớc đã sản xuất đƣợc), thùng chứa dầu, đƣờng ống dẫn dầu vào máy bơm đƣợc phân loại áp mã số theo máy chính là tổ máy phát điện công suất 3750 kw là không đúng. Những mặt hàng này phải đƣợc kê khai lại, phân loại đúng bản chất hàng hóa nhập khẩu và không dƣợc miễn thuế nhập khẩu theo quy định hiện hành. - Khai sai chủng loại và mục đích sử dụng của hàng hóa nhập khẩu Ngƣời khai hải quan có trách nhiệm khai chính xác, trung thực về tên gọi của hàng hóa, mô tả tính chất, đặc điểm kỹ thuật, chức năng, chủng loại, mục đích sử dụng của hàng hóa nhập khẩu nhƣng trong đó đã khai sai về chủng loại hàng hóa hoặc mục đích sử dụng của hàng hóa nhập khẩu. Ví dụ minh họa - Khai sai mục đích sử dụng hàng hóa: Công ty H đầu tƣ xây lò sản xuất gang đã mở tờ khai nhập khẩu mặt hàng đá vôi dùng cho xây dựng tƣợng30 đài, mã số: 68022910, thuế suất NK 10%. Nhƣng khi kiểm tra xác định công ty nhập khẩu mặt hàng đá vôi dùng cho xây lò sản xuất gang, áp lại mã số đúng cho mặt hàng nhập khẩu là 68029200 (- thuộc loại khác: phù hợp với đá vôi dùng mục đích khác), thuế suất NK 20%; - Khai sai chủng loại hàng hóa: Công ty X khai nhập khẩu mặt hàng đầu đọc thẻ hiệu TKR, mã số: 8571909000, thuế xuất NK ƣu đãi 2%, số lƣợng 1000 chiếc, tổng trọng lƣợng 6.656 kg (tƣơng đƣơng 6,6 kg/đầu đọc thẻ). Sau khi kiểm tra, xác minh đã chứng minh hàng hóa nhập khẩu là máy hát karaoke hiệu TKR, phân loại nhóm 8521, mã số hàng hóa là 8521.90.9900, thuế suất nhập khẩu ƣu đãi 38%. 1.3. Cơ sở lí luận về chống thất thu thuế qua mã số hàng hóa xuất nhập khẩu 1.3.1. Khái niệm về chống thất thu thuế xuất nhập khẩu Do việc xác định số thuế phải thu phụ thuộc vào yếu tố mức độ hiểu biết tuân thủ pháp luật về thuế của đối tƣợng nộp thuế nên việc kê khai nộp thuế có thể đảm bảo khai nộp đúng, cũng có thể nộp thiếu, nộp thừa thuế. Theo quan điểm của ngƣời nộp thuế, khoản thuế phải nộp đối với hàng hóa xuất nhập khẩu là khoản phải cộng vào giá bán hàng hóa, làm tăng giá cả hàng hóa. Nếu giảm đƣợc khoản này thì giảm đƣợc giá bán hàng và tăng cạnh tranh về giá cả, do đó ngƣời kinh doanh muốn giảm khoản phải nộp càng nhiều càng tốt. Nhà nƣớc còn đánh thuế thì sẽ còn tồn tại hành vi gian lận thuế, trốn thuế do động cơ của gian lận thuế, trốn thuế. Nếu hành vi trốn thuế, gian lận thuế càng nhiều thì nguồn ngân sách sẽ càng giảm, gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế. Thất thu thuế xuất nhập khẩu đƣợc hiểu là khoản tiền thuế bị đối tƣợng nộp thuế có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chiếm dụng, không nộp đúng, đủ theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Để xử lý và ngăn chặn hiện tƣợng gian lận gây nên thất thu tiền thuế phải nộp NSNN cần đẩy mạnh công tác chống thất thu thuế XNK trong công tác quản lý nhà nƣớc.31 Chống thất thu thuế XNK của cơ quan hải quan là hoạt động giải pháp trong công tác quản lý thu thuế hàng hóa xuất nhập khẩu, bao gồm tập hợp các biện pháp nghiệp vụ hải quan nhằm kịp thời phát hiện, xử lý và phòng ngừa các trƣờng hợp khai sai hoặc thủ đoạn gian lận dẫn đến thiếu tiền thuế phải nộp vào NSNN. Phạm vi quy mô các gian lận về thuế xuất nhập khẩu tồn tại và diễn biến cùng với những thay đổi về chính sách và cơ chế quản lý thuế của Nhà nƣớc. Thực tế rất khó giải quyết triệt đề vấn đề thất thu thuế do gian lận thuế tồn tại cùng với hoạt động thuế của Nhà nƣớc nhƣng không đồng nghĩa là phải chấp nhận các hành vi gian lận thuế. Với chức năng nhiệm vụ “gách cửa nền kinh tế”, ngành Hải quan luôn đề cao công tác chống thất thu thuế xuất nhập khẩu để hạn chế thấp nhất các hành vi gian lận thuế hoặc trốn thuế, đảm bảo thu đúng, thu đủ theo quy định của pháp luật về thuế, tăng cƣờng hiệu lực, hiệu quả quản lý bằng pháp luật, đồng thời tích cực huy động nguồn thu tập trung cho ngân sách nhà nƣớc, tạo môi trƣờng kinh doanh bình đẳng cho các doanh nghiệp, góp phần ổn định môi trƣờng kinh doanh lành mạnh, góp phần phát triển nền kinh tế. Chống thất thu thuế XNK hay công tác chống thất thu thuế XNK đƣợc hiểu là tập hợp các biện pháp nghiệp vụ đảm bảo thu đúng, đủ khoản tiền thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu mà đối tượng nộp thuế còn nộp thiếu vào ngân sách nhà nước. Chống thất thu thuế xuất nhập khẩu gồm ba mục tiêu cơ bản là đảm bảo huy động nguồn thu cho ngân sách, nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của ngƣời khai nộp thuế và góp phần xây dựng môi trƣờng bình đẳng pháp luật, bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Việt Nam tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), diễn đàn hợp tác kinh tế Thái Bình Dƣơng APEC, Tổ chức thƣơng mại thế giới WTO góp phần nâng cao vị thế đất nƣớc trong quan hệ quốc tế, mở rộng thị trƣờng,32 thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, đồng thời cần phải thực hiện các cam kết đã ký kết tham gia thông qua việc áp dụng ban hành quy định chính sách XNK, theo đó, thuế XNK chịu ảnh hƣởng trực tiếp nhất nhƣ điều chỉnh cắt giảm mức thuế theo cam kết. Việc thực hiện cắt giảm các mức thuế trong Biểu thuế XNK đồng nghĩa với vai trò động viên vào ngân sách Nhà nƣớc giảm một khoản thu đáng kể. Do vậy, việc chống thất thu thuế ngày càng trở nên cấp thiết. 1.3.2. Một số nội dung lí luận về chống thất thu thuế qua mã số hàng hóa xuất nhập khẩu 1.3.2.1. Khái niệm Mã số hàng hóa XNK và thuế suất có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau vì phân loại áp mã hàng là cơ sở xác định mức thuế suất, việc điều chỉnh áp mã số hàng hóa sẽ dẫn đến thay đổi áp mức thuế suất đối với hàng hóa đó. Việc khai sai mã số hàng hay gian lận áp mã số thuế thấp dẫn đến tính thiếu khoản tiền thuế k là khoản thất thu thuế của NSNN đã phân tích theo công thức phần trên. Cơ quan hải quan thực hiện chống thất thu thuế qua mã số hàng hóa XNK dựa trên kết quả thu thập phân tích thông tin về hàng hóa xuất nhập khẩu, tiến hành giám định xác định phân tích phân loại hàng hóa XNK thực tế và kiểm tra tính chính xác, trung thực của việc khai báo tên hàng, áp mã số hàng, thuế suất từ các chứng từ, hồ sơ thông qua hoạt động kiểm tra sau thông quan hoặc thanh tra chuyên đề về phân loại áp mã số hàng hóa XNK Đối tƣợng của chống thất thu thuế qua mã số hàng hóa XNK là hồ sơ, tài liệu liên quan hàng hóa XNK và hàng hóa thực tế nếu còn điều kiện. Mục đích trọng tâm nhất của nhiệm vụ chống thất thu thuế qua mã số hàng hóa XNK là: + Xác định chính xác phân loại áp mã số hàng hóa XNK đảm bảo áp đúng thuế suất đối với hàng hóa khai nhập khẩu; + Hƣớng dẫn ngƣời khai hải quan hiểu và khai áp đúng mã số thuế của hàng hóa XNK;33 + Kịp thời xử lý theo quy định của pháp luật để ngƣời khai hải quan nộp đúng, đủ khoản tiền thuế còn thiếu vào NSNN. Vậy, chống thất thu thuế qua mã số hàng hóa XNK đƣợc hiểu là biện pháp chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan hải quan nhằm đảm bảo kịp thời phát hiện đƣợc sai phạm về khai áp mã số hàng hóa XNK, tiến hành xử lý các hành vi khai sai hoặc gian lận áp mã số hàng hóa XNK dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp của ngƣời khai hải quan trên cơ sở đƣa ra các căn cứ pháp lý xác định phân loại đúng mã số thuế của hàng hóa XNK và kịp thời huy động nộp đúng, đủ khoản tiền thuế còn thiếu đó vào ngân sách nhà nƣớc theo quy định của pháp luật. 1.3.2.2. Nội dung và đặc điểm a) Nội dung của công tác chống thất thu thuế qua mã số hàng hóa xuất nhập khẩu bao gồm các nhƣ sau: - Biện pháp tổ chức triển khai quy trình nghiệp vụ, tăng cƣờng quản lý, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu theo quy định của pháp luật và văn bản hƣớng dẫn của ngành hải quan; - Biện pháp thu thập thông tin nghiệp vụ về tên hàng và phân loại áp mã số hàng hóa xuất nhập khẩu từ khâu thông quan đến giám sát, kiểm soát hải quan hoặc từ hồ sơ tài liệu của ngƣời khai hải quan và từ các cơ sở dữ liệu của ngành để đánh giá phân tích áp dụng quản lý rủi ro để kịp thời phát hiện dấu hiệu và sai phạm về khai sai mã số hàng hóa XNK để xác minh, kiểm tra sau thông quan, thanh tra chuyên đề về phân loại áp mã số hàng hóa xuất nhập khẩu; - Biện pháp tổ chức triển khai việc thực hiện các quy định về phân loại áp mã số hàng hóa xuất nhập khẩu, tổ chức giám định phân tích phân loại hàng hóa XNK nếu có cơ sở nghi vấn và kiểm tra cơ sở dữ liệu thông tin hàng hóa xuất nhập khẩu theo phát sinh tại địa bàn quản lý của hải quan để đánh giá, phân tích và lập luận, củng cố dẫn chứng có căn cứ pháp lý về khai sai áp34 mã số hàng hóa xuất nhập khẩu dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp của ngƣời khai hải quan. Thông qua các biện pháp trên để cơ quan hải quan phát hiện kịp thời các sai phạm, gian lận về mã số hàng hóa XNK và tiến hành xử lý theo đúng quy định của pháp luật nhằm thu đúng, đủ số tiền thuế còn nộp thiếu vào ngân sách Nhà nƣớc. b) Đặc điểm của công tác chống thất thu thuế qua mã số hàng hóa xuất nhập khẩu: b1) Là giải pháp nghiệp vụ xuất phát từ nhu cầu đáp ứng chức năng quản lý của Nhà nƣớc về hải quan trong công tác quản lý thu ngân sách. Cơ quan hải quan tổ chức thực hiện pháp luật về thuế và thực hiện kiểm tra, thu thuế đối với hàng hóa XNK theo quy định điều 12 Luật hải quan, điều 27 Luất thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và điều 2, điều 8 Luật quản lý thuế. Cơ chế tự kê khai, tự tính thuế và nộp thuế là tạo điều kiện thuận lợi cho đối tƣợng nộp thuế thực hiện khai thuế và tăng cƣờng quản lý kiểm tra chặt chẽ ở khâu sau khai nộp thuế của đối tƣợng nộp thuế. Đối với các nƣớc đang phát triển và kém phát triển, tỷ lệ thuế xuất nhập khẩu đóng góp vào ngân sách nhà nƣớc là rất lớn, ví dụ ở Philipin là 22,4%, ở Băng La Đét là 35,6%, Việt Nam dao động 15-20% trong giai đoạn 2008-2010, cho nên chống thất thu thuế xuất nhập khẩu là một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng đảm bảo thu đúng, thu đủ tiền thuế nộp vào Ngân sách nhà nƣớc. Gian lận gây nên thất thu thuế rất phức tạp và tinh vi, trong đó có gian lận về mã số hàng hóa xuất nhập khẩu. Để quản lý, phòng ngừa hành vi gian lận qua mã số hàng hóa xuất nhập khẩu và đảm bảo thu đúng, thu đủ cho ngân sách Nhà nƣớc, hoạt động nhiệm vụ chống thất thu thuế xuất nhập khẩu có hiệu quả đặt ra yêu cầu cho cơ quan hải quan cần phải tìm các nhân tố dẫn đến việc khai sai mã hàng cũng nhƣ phân loại áp mã hàng hóa sai từ khâu xây dựng35 chính sách xuất nhập khẩu đến khâu tổ chức thực hiện chính sách, tổ chức quản lý và thực thi nhiệm vụ công tác. Từ đó có đề xuất giải quyết hoặc tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa đạt yêu cầu của quản lý nhà nƣớc. b2) Phụ thuộc vào trình độ hiểu biết pháp luật về thuế và ý thức chấp hành các quy định pháp luật của ngƣời nộp thuế và trách nhiệm của công chức hải quan. Ngƣời nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế dựa trên cơ sở các qui định của pháp luật về thuế. Chống thất thu thuế đạt hiệu quả cao hơn khi ngƣời nộp thuế có ý thức chấp hành tốt và hiểu biết đầy đủ về quy định chính sách thuế thì càng hạn chế thất thu thuế. Quy mô chống thất thu thuế phụ thuộc vào phạm vi quy mô phát sinh gian lận trong xuất nhập khẩu hàng hóa. Trƣờng hợp ngƣời nộp thuế tự khai báo hàng hóa nhập khẩu áp vào mã số hàng có mức thuế suất 0% hoặc thuế suất thấp hơn so với mức thuế suất đúng mã số hàng dẫn đến nộp số lƣợng thuế ít hơn so với số tiền thuế phải nộp theo quy định mà công chức hải quan không phát hiện đƣợc kịp thời do thiếu kiến thức hoặc kinh nghiệm về phân loại, áp mã hàng hóa XNK hoặc để lọt sai phạm do có sự liên kết trong thực hiện khai áp mã số hàng với thuế suất mức thấp hơn thì đều dẫn đến hậu quả gây thất thoát tiền thuế XNK phải thu nộp vào Ngân sách Nhà nƣớc; b3) Là biện pháp công khai, minh bạch, đảm bảo sự thống nhất với quản lý thuế bằng pháp luật và tạo điều kiện tối đa cho ngƣời nộp thuế tự khai, tự chịu trách nhiệm, tự nộp thuế thông qua bảo vệ quyền lợi chính đáng bằng yêu cầu phân tích phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu và đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật qua công tác kiểm tra sau thông quan. Chống thất thu qua mã số hàng hóa xuất nhập khẩu là giải pháp xác định đúng mã số thuế đối với hàng hóa XNK dựa trên dẫn chứng căn cứ pháp36 lý để tổ chức thu đúng, đủ tiền thuế còn nộp thiếu vào ngân sách nhà nƣớc theo quy định pháp luật. Ngƣời khai hải có quyền giải trình, cung cấp chứng từ, tài liệu và đƣa ra các căn cứ hợp pháp hoặc khiếu nại nếu không đồng ý với kết luận của cơ quan hải quan để bảo vệ quyền lợi hợp pháp và đảm bảo công bằng với những ngƣời khai hải quan chấp hành tốt quy định pháp luật. Kết luận của cơ quan hải quan về xác định đúng phân loại áp mã số thuế của hàng hóa XNK dựa trên bằng chứng pháp lý nên hoạt động chống thất thu thuế qua mã số hàng hóa xuất nhập khẩu đảm bảo công khai, minh bạch và tính hiệu lực thực thi của pháp luật. 1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến chống thất thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu qua mã số hàng hóa 1.4.1. Tính chất phức tạp của chủng loại hàng hóa XNK và việc phân loại theo Danh mục và Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa của Công ước HS Danh mục biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu của Việt Nam đƣợc xây dựng trên cơ sở tuân thủ theo Hệ thống HS và Danh mục HS của WCO. Phân loại áp mã số hàng hóa xuất nhập khẩu theo Danh mục HS bao gồm các chú giải phần, chƣơng, nhóm hàng, phân nhóm hàng, chi tiết nhóm hàng với sự mô tả hàng hóa và tuân theo sáu nguyên tắc chung HS để xếp vào vị trí phù hợp nhất trong 5228 điều ƣớc HS, còn áp dụng theo hƣớng dẫn của các bộ ngành có liên quan. Điều này gây khó khăn, phức tạp trong phân loại và áp mã hàng tính thuế theo tờ khai hải quan, nhất là các mặt hàng có tính kỹ thuật và chuyên ngành cao. Khi khai báo mã hàng (mã số thuế), doanh nghiệp chọn dòng có nội dung giống nhất với tên hàng hóa nhập khẩu tại biểu thuế là khai áp mã số hàng đó và thƣờng tìm cách áp mã hàng ở mức thuế suất thấp nhất vì Biểu thuế nhập khẩu còn quá nhiều mức thuế. Hơn nữa với sự phát triển của khoa học và công nghệ ngày càng xuất hiện nhiều mặt hàng mới với những đặc tính khác nhau nên việc hiểu và xác định chính xác tên gọi cũng nhƣ bản chất hàng hóa là việc không dễ dàng.37 Việc phân loại, áp mã hàng hóa chính xác và thống nhất đối với doanh nghiệp XNK cũng nhƣ với cơ quan hải quan là việc còn khó, đòi hỏi sự am hiểu về hàng hóa và có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực phân loại, áp mã hàng. 1.4.2. Áp lực thời gian thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu Trong bối cảnh, Việt Nam mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế, thƣơng mại với các nƣớc đã làm gia tăng hoạt động giao dịch hàng hóa xuất nhập khẩu. Ngành hải quan thực hiện cải cách thủ tục, hiện đại hóa quy trình nghiệp vụ, thực hiện khai báo điện tử và thông quan tự động nhằm đảm bảo rút ngắn thời gian làm thủ tục, thông quan hàng hóa nhanh – chính xác và tạo thuận lợi cho XNK hàng hoá, phƣơng tiện và hành khách xuất nhập cảnh góp phần thúc đẩy hoạt động XNK, đầu tƣ, du lịch phát triển. Cơ quan hải quan căn cứ vào các thông tin từ doanh nghiệp tự khai báo và tự chịu trách nhiệm về hàng hóa XNK trên hệ thống chƣơng trình dữ liệu điện tử để tiếp nhận khai báo hải quan, giải quyết thủ tục giải phóng hàng và thông quan lô hàng. Phƣơng pháp quản lý hải quan hiện đại gắn với ứng dụng công nghệ thông tin và hệ thống thông quan điện tử tự động tạo thuận lợi cho doanh nghiệp đƣợc giải phóng hàng nhanh. Kết quả hệ thống xác định miễn kiểm tra hồ sơ và thực tế hàng hóa xuất nhập khẩu cho phép giải quyết thủ tục nhanh chóng. Đây là kẽ hở dẫn đến các khai sai, gian lận thƣơng mại qua mã số hàng hóa do không kiểm soát kịp ngay lúc thông quan là đảm bảo chính xác hoàn toàn đúng nội dung khai báo mã số hàng hóa của doanh nghiệp. Mặt khác, lợi dụng tạo điều kiện thông thoáng tại khâu thông quan, nhiều doanh nghiệp đã thực hiện việc khai sai, gian lận thuế qua mã số vì đối với một số Cục hải quan có phát sinh số lƣợng lớn thì không thể kiểm tra sau thông quan hết số lƣợng hàng hóa đƣợc thông quan mà thuộc diện miễm kiểm tra trƣớc đó. 1.4.3. Chính sách bảo hộ sản xuất trong nước, khuyến khích xuất khẩu Nhà nƣớc thực hiện điều tiết hoạt động XNK thông qua công cụ thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, nhƣ quy định thuế suất thuế xuất khẩu cao đối với38 nguyên liệu thô, sản phẩm chƣa qua chế biến nhằm hạn chế xuất khẩu nguyên liệu thô, đồng thời, khuyến khích xuất khẩu sản phẩm hoàn chỉnh. Đối với nguyên liệu nhập cần cho sản xuất nội địa mà trong nƣớc chƣa sản xuất đƣợc hoặc đã sản xuất đƣợc nhƣng chƣa đủ đáp ứng đƣợc nhu cầu thì Nhà nƣớc quy định mức thuế thấp thậm chí bằng 0% để tạo điều kiện cho phát triển sản xuất trong nƣớc. Đối với những sản phẩm mà đã đƣợc sản xuất trong nƣớc và đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng nội địa hoặc những sản phẩm tiêu dùng cao cấp (ô tô, điều hoà…), thuế suất thuế nhập khẩu thƣờng đƣợc quy định ở mức thuế cao để hạn chế và hạn chế tiêu dùng hàng nhập khẩu vào trong nƣớc. Các nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam luôn cần có chính sách bảo hộ các doanh nghiệp mới hình thành hoạt động hoặc một số lĩnh vực ngành sản xuất cơ bản của nền kinh tế để có thời gian tích lũy, nâng cấp cải thiện tình hình, tăng khả năng cạnh tranh với các Doanh nghiệp nƣớc ngoài hoặc so với hàng nhập khẩu. Chính sách bảo hộ phù hợp tối ƣu với nền kinh tế có tác dụng khuyến khích sản xuất trong nƣớc để xuất khẩu khi các doanh nghiệp có cơ hội nhiều hơn trong chiếm lĩnh thị trƣờng, có động lực hơn để sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên bảo hộ không đi đôi với kiểm tra, kiểm soát hoặc bảo hộ không đúng sẽ gây thất thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu vì có những hàng hóa có thuế suất cao, giá cao nhƣng nhu cầu thị trƣờng vẫn giữ mức cao đối với hàng đó thì hầu nhƣ tác động hạn chế nhập khẩu dễ gia tăng hoạt động ngầm không nộp thuế – là một mục tiêu của thủ đoạn gian lận nhằm đoạt nhiều tỷ đồng tiền thuế. 1.4.4. Khó đảm bảo hài hòa giữa thực hiện mục tiêu cân đối cho thu-chi ngân sách nhà nước và tối đa lợi nhuận của doanh nghiệp kinh doanh XNK Hệ thống thuế quan chịu ảnh hƣởng rất lớn bởi các quy định, luật lệ, cam kết quốc tế mà quốc gia đó tham gia thành viên. Thuế XNK là nguồn thu chủ yếu trong tổng thu ngân sách nhà nƣớc. Khi nhu cầu chi tiêu gia tăng hoặc bị thiếu hụt ngân sách, Chính phủ có thể áp dụng ban hành mức thuế nhập khẩu cao vào hàng hóa nhập khẩu (ví dụ là hàng tiêu dùng) và hạn chế39 các trƣờng hợp đƣợc ƣu đãi miễn thuế, giảm thuế nhập khẩu. Giải pháp này không hợp lý, có phần tác động tăng mâu thuẫn về lợi ích do doanh nghiệp XNK luôn mong muốn tối đa lợi nhuận, khi nhà nƣớc quyết định tăng mức thuế thì không ít doanh nghiệp thực hiện lợi dụng cơ chế tự khai, tự nộp thuế hoặc miễm kiểm tra để gian lận tiền thuế phải nộp vào NSNN. 1.4.5. Năng lực và đạo đức của một số cán bộ hải quan chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác Công chức hải quan tại quy trình nghiệp vụ là trực tiếp tiếp nhận thông tin khai báo của ngƣời khai hải quan, vừa phải triển khai thực hiện các nội dung của chính sách thuế XNK và giải quyết trực tiếp các vƣớng mắc của đối tƣợng nộp thuế. Chính vì thế, đội ngũ cán bộ nếu không có phẩm chất đạo đức tốt, trình độ chuyên môn cao thì mọi chính sách dù có tốt đến đâu cũng bị vô hiệu hoá và chính sách ban hành sẽ không phát huy đƣợc tác dụng, bị lợi dụng, trốn thuế gây thất thu cho ngân sách Nhà nƣớc. Yếu tố con ngƣời là nền tảng của sự phát triển nên dù trang bị máy móc, thiết bị hiện đại nhƣng năng lực và đạo đức của công chức hải quan đóng góp hiệu quả cho việc thi hành đúng quy định của pháp luật. Trong ngành đã có không ít trƣờng hợp bị phai nhạt hoặc móc nối, móc ngoặc theo món lợi ích bất chính để thực hiện hành vi gian lận khai báo tên hàng,áp mã số và mức thuế suất, khai thiếu tiền thuế.... Một phần do không đủ hiểu biết và nắm vững sâu về kiến thức chuyên ngành phân loại áp mã hàng, nhất là hàng hóa đặc chủng dẫn đến để lọt trƣờng hợp khai sai mã số- thuế suất gây thất thu cho ngân sách Nhà nƣớc. 1.5. Một số kinh nghiệm về chống thất thu thuế qua mã số hàng hóa XNK 1.5.1. Kinh nghiệm của Hải quan các nước 1.5.1.1. Xây dựng biểu thuế XNK phù hợp đảm bảo khả thi thực hiện - Hải quan Mỹ: Xây dựng Biểu Thuế quan hài hoà của Hợp chúng quốc Hoa kỳ (HTS) áp dụng phƣơng pháp tỷ lệ phần trăm tính trên trị giá hàng40 nhập khẩu và tính theo phƣơng pháp tuyệt đối riêng hàng nông sản, hàng chế biến (thuế tính theo số lƣợng hàng nhập khẩu) nhằm tạo thuận lợi cho công tác quản lý cũng nhƣ tránh gian lận trốn thuế đối với những loại hàng hóa khó xác định giá trị nhập khẩu nhƣ nông sản, hải sản, thực phẩm chế biến…. Một số hàng hóa nhập khẩu áp mức thuế định ngạch riêng. - Hải quan Ấn Độ xây dựng Biểu thuế xuất nhập khẩu đƣợc thiết kế có một số nhóm riêng dành cho hàng nhập khẩu dự án, hành lý và hàng nhập khẩu bƣu chính. Nếu thỏa mãn một số điều kiện theo quy định điều luật, mọi loại hàng hóa nhập khẩu (trừ một số mặt hàng đặc biệt) với những mục đích kể trên đều đƣợc phân loại vào những nhóm mã số thuế riêng với mức thuế suất xác định chi tiết. Điều này đảm bảo thời gian phân loại áp mã hàng hóa nhanh chóng và chính xác hơn phân loại từng mục hàng theo bản chất mặt hàng để áp vào mã số riêng rẽ. Tuy nhiên, để đảm bảo việc phân loại theo một số mục đích nhƣ nhập khẩu cho dự án, hành lý và hàng nhập khẩu bƣu chính nhƣ vậy, Ấn Độ đã xây dựng một hệ thống quy trình chặt chẽ để quản lý, kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghiêm và đúng quy định của luật. 1.5.1.2. Áp dụng phương thức quản lý hiện đại trên cở sở ứng dụng công nghệ thông tin Chủ yếu các nƣớc tiên tiến thực hiện áp dụng tiêu chí đánh giá phân tích rủi ro gắn với ứng dụng chƣơng trình phần mềm công nghệ thông tin để hệ thống tự động đƣa ra các thông tin cảnh báo rủi ro về khai sai mã số - thuế suất hàng hóa xuất nhập khẩu, cụ thể: - Hải quan Nhật Bản thực hiện cơ chế ngƣời khai hải quan tự khai báo và tự tính thuế qua hệ thống NACCS (Hệ thống thông quan tự động) tích hợp với trung tâm CIS (Hệ thống cơ sở dữ liệu tình báo Hải quan là hệ thống thông tin hải quan để phục vụ riêng cho mục đích quản lý của cơ quan hải quan) cùng với một số hệ thống vệ tinh khác để thông quan tự động hàng hóa XNK.41 Trong khi việc kiểm tra và rà soát kỹ từng tờ khai gây nên chậm thông quan hàng hóa nên để kịp thời phát hiện sai phạm do ngƣời khai hải quan không hiểu biết đầy đủ về các văn bản pháp luật và các quy định có liên quan phân loại hàng hóa, Hải quan Nhật Bản áp dụng tiêu chí đánh giá phân tích rủi ro tại dữ liệu CIS, hệ thống đƣa ra thông tin cảnh báo rủi ro về khai sai mã số - thuế suất hàng hóa xuất nhập khẩu để xác định 2 biện pháp đề xuất: +) Biện pháp thứ nhất gồm 4 bƣớc để xác định điều chỉnh chênh lệch thuế: (Bƣớc 1) Thu thập thông tin, đánh giá phân tích về hàng hóa xuất nhập khẩu để có một kết quả thông tin; (Bƣớc 2) xác định các rủi ro hàng hóa xuất nhập khẩu (dấu hiệu gian lận, gian lận), sàng lọc thông tin có rủi ro cao và rất cao về gian lận khai sai mã số - thuế suất của hàng hóa xuất nhập khẩu để ƣu tiên; (Bƣớc 3) phân tích, đối chiếu thông tin trên bảng tự tính thuế của tờ khai; (Bƣớc 4) tiến hành điều chỉnh số thuế chênh lệch theo quy định. Trƣờng hợp doanh nghiệp không tự tuân thủ nộp tiền thuế chênh lệch, cơ quan hải quan cập nhật đƣa doanh nghiệp vào diện lập kế hoạch về kiểm toán tại doanh nghiệp để thực hiện kiểm tra hồ sơ, sổ kế toán, thẩm vấn doanh nghiệp, kiểm tra thực tế hàng hóa (nếu còn điều kiện) để làm rõ dấu hiệu, vi phạm. +) Biện pháp thứ hai về chống thất thu thuế qua áp mã số hàng hóa: nhân viên hải quan thực hiện lập kế hoạch kiểm toán sau thông quan đối với Doanh nghiệp XNK hàng hóa, tập trung kiểm tra nội dung khai báo với sổ kế toán, thực tế hàng hóa lắp đặt nếu còn điều kiện để thẩm định tính chính xác của nội dung khai báo và đánh giá mức độ chấp hành quy định của pháp luật đối với doanh nghiệp. Kết quả phát hiện sai mã số hàng hóa đƣợc cập nhật vào hệ thống thông tin, Trung tâm CIS tiến hành phân tích để cảnh báo trên hệ thống. - Hải quan Mỹ thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, nâng cao chất lƣợng thống kê hàng hóa và hệ thống đánh giá mức độ rủi ro đối với từng loại nhóm hàng:42 + Xây dựng đƣợc hệ thống cơ sở dữ liệu đƣợc cập nhật thƣờng xuyên, mở rộng, dễ dàng tra cứu trên mạng internet, khi cần tìm kiếm một mặt hàng bất kì, ngƣời sử dụng thực hiện chức năng Search tên mặt hàng đó, hệ thống dữ liệu cho kết quả một loạt các quan điểm phân loại của các mặt hàng tƣơng tự nhƣ mô tả mà ngƣời sử đụng đƣa ra. Cơ sở dữ liệu này bao gồm rất nhiều chủng loại mặt hàng, từ đơn giản đến phức tạp, đồng thời cũng có những giải thích, trích dẫn các quy tắc, điều luật phân loại cụ thể. + Duy trì hệ thống tra cứu trực tuyến thuận tiện và cập nhật thƣờng xuyên. Tại các nơi trực tiếp làm thủ tục thông quan hàng hóa, các cán bộ hải quan địa phƣơng đăng nhập hệ thống tra cứu trực tuyến để tìm thông tin về mã số hàng hóa và tham khảo các quy tắc và căn cứ phân loại đi kèm để giải thích, sau đó so sánh với mã số hàng doanh nghiệp khai báo. Điều này tránh đƣợc các khiếu nại, kiện cáo không đáng có cũng nhƣ giúp doanh nghiệp hiểu hơn về việc phân loại hàng hóa, tránh sai phạm trong những lần xuất nhập khẩu tiếp theo. Ngoài ra, việc không hạn chế đối tƣợng truy cập vào hệ thống cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu tra cứu, tham khảo các quan điểm phân loại liên quan tới mặt hàng họ dự tính xuất khẩu, nhập khẩu, tránh việc khai báo sai mã số thuế do không hiểu biết. Cơ quan hải quan Mỹ duy trì thƣờng xuyên trao đổi thông tin, tiếp nhận ý kiến của doanh nghiệp để nhận đƣợc hƣớng dẫn chính xác nhất liên quan đến hoạt động nhập khẩu hàng hoá nói chung và xác định mã số thuế hàng hóa nói riêng. 1.5.1.3. Áp dụng biện pháp ký quỹ, bảo lãnh về số thuế phải nộp và quy định thưởng - phạt - Hải quan Nhật bản: trong công tác quản lý thu có quy định ngƣơi khai hải quan phải nộp các khoản thuế trƣớc khi thông quan hàng hóa hoặc phải có ký quỹ, bảo lãnh số tiền thuế phải nộp thông qua Ngân hàng đại lý đƣợc ủy quyền của Ngân hàng trung ƣơng trong thời hạn nhất định.43 - Hải quan Philippin: Bên cạnh tăng cƣờng kiểm tra, kiểm toán đối với doanh nghiệp XNK để quản lý thu và chống thất thu thuế XNK cho ngân sách Chính phủ, Hải quan Philippin thực hiện quy định áp dụng mức thƣởng 10% trên số tiền khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc gian lận thuế, trốn thuế đã đƣợc phát hiện trình báo và thực hiện xử phạt với mức 50% số tiền thuế phải nộp đối với hành vi gian lận gây thâm hụt cho ngân sách nhà nƣớc. 1.5.2. Kinh nghiệm của Hải quan trong nước 1.5.2.1. Kinh nghiệm của Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn Tỉnh Lạng sơn có một vị trí quan trọng trong tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, với tuyến đƣờng quốc lộ 1A nối liền Lạng Sơn – Hà Nội và các tỉnh, thành phố phía Nam; tuyến đƣờng sắt liên vận quốc tế Việt – Trung góp phần giao thƣơng hàng hoá quốc tế, có 2 cửa khẩu quốc tế, 2 cửa khẩu quốc gia và 7 cặp chợ biên giới; Cục Hải quan Lạng Sơn thành lập năm 1953 theo Thông tƣ số 238-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý Nhà nƣớc về Hải quan trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Bắc Giang, gồm có 18 đơn vị trực thuộc (trong đó có 05 Chi cục Hải quan Cửa khẩu, 01 Đội Kiểm soát Hải quan; 01 Bộ phận hải quan công tác tại Trạm Kiểm soát liên ngành Dốc Quýt và 11 đơn vị thuộc Khối các đơn vị tham mƣu thuộc Cục). Tổng biên chế cán bộ, công chức và hợp đồng lao động toàn Cục là 382. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là hàng nông lâm sản (dầu dừa, cà phê, hạt điều, tinh bột sắn...), hàng thủy hải sản (chủ yếu là hàng đông lạnh: cá, mực, tôm...), khoáng sản (than, quặng kim loại các loại), hàng công nghệ phẩm (xà phòng, chất tẩy rửa, hàng dệt may, thủ công mỹ nghệ, bánh kẹo các loại...). Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là hóa dƣợc, máy móc thiết bị cơ khí và y tế, ô tô tải và ô tô chuyên dùng, linh kiện phụ tùng ô tô xe máy, vật liệu công nghiệp, nguyên nhiên liệu, hàng tiêu dùng, lƣơng thực thực phẩm, thuốc44 bắc...Tổng số thu ngân sách trung bình năm 2010-2014 đạt 2.800 tỷ đồng; Bám sát Chỉ thị số 568 ngày 09/02/2011 của ngành, Chi cục kiểm tra sau thông quan - Cục hải quan tỉnh Lạng Sơn tổ chức chỉ đạo triển khai đạt một số kết quả năm 2009-2014 về kiểm tra sau thông quan đƣợc 484 cuộc với số tiền thu nộp ngân sách là 49 tỷ đồng. Bảng 1.1 Số cuộc và số thu thuế do KTSTQ giai đoạn 2009-2014 Đơn vị tính: Đồng Năm Số lƣợng cán bộ Tổng số vụ KTSTQ Số quyết định ấn định thuế Số tiền thuế phải thu Số tiền thuế đã thu về Ngân sách 2009 10 49 34 1.244.740.836 1.244.740.836 2010 13 35 20 4.319.030.889 4.319.030.889 2011 17 41 21 6.581.138.883 4.538.000.000 2012 17 65 27 16.283.826.899 5.037.760.288 2013 19 41 29 6.220.585.907 3.308.566.072 2014 19 253 132 14.434.848.491 13.200.000.000 Tổng cộng 484 263 49.084.171.905 27.563.898.085 Nguồn: Báo cáo năm 2009-2014 của Chi cục KTSTQ-Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn Kết quả thống: So với tổng số cuộc kiểm tra thì số vụ kiểm tra phát hiện sai về mã số về tên hàng và mã số hàng hóa là 190 vụ, chiếm 39,2 %,; số vụ kiểm tra về trị giá là 140 vụ, chiếm 28,9%; số vụ kiểm tra về ƣu đãi đầu tƣ là 11 vụ, chiếm 2,3%; số vụ kiểm tra về gia công, sản xuất xuất khẩu và về nội dung khác: 22 vụ, chiếm 4,5%.45 Một số biện pháp trọng tâm: - Bám sát chỉ đạo, xây dựng kế hoạch năm, quý, tháng gắn với chỉ tiêu, mục tiêu nhiệm vụ đề ra; - Kiên quyết dẫn chứng bằng tài liệu: Trong quá trình KTSTQ, công chức Hải quan phải thu thập và ghi chép đầy đủ, khoa học và chính xác mọi tƣ liệu liên quan đến cuộc kiểm tra. Các nội dung ghi nhận phải đƣợc dẫn chứng bằng tài liệu để chứng minh rằng công việc kiểm tra đã đƣợc tiến hành phù hợp với nguyên tắc kiểm tra cơ bản. Các bằng chứng trong KTSTQ gồm: Bằng chứng do công chức Hải quan tự thu thập khai thác, do doanh nghiệp cung cấp, do bên thứ ba cung cấp. Dẫn chứng bằng tài liệu là yêu cầu bắt buộc của hoạt động kiểm tra gắn với tôn trọng thực tế khách quan. Bằng chứng của kết quả kiểm tra là những thông tin xác thực về hoạt động kinh tế, tài chính của doanh nghiệp đƣợc thu thập, xác minh trong quá trình thực hiện kiểm tra và đối chiếu với căn cứ quy định của pháp luật để kết luận. Một cuộc KTSTQ chỉ đƣợc coi là hoàn thành hiệu quả khi doanh nghiệp tâm phục khẩu phục với những bằng chứng đảm bảo có độ tin cậy và tính thuyết phục cao, tự giác nộp đủ tiền thuế và tiền phạt vào Ngân sách nhà nƣớc. 1.5.2.2. Kinh nghiệm của Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng Cao bằng là một tỉnh miền núi vùng cao biên giới nằm ở phía Đông Bắc của Việt Nam, có đƣờng biên giới dài 333, 4 km tiếp giáp với tỉnh Quảng Tây – Trung Quốc. Cục Hải quan tỉnh Cao bằng có 13 đơn vị, bao gồm: Văn phòng, Phòng TCCB, Phòng Nghiệp vụ, Phòng thanh tra, Phòng Tham mƣu XLVP, Chi cục KTSTQ, Đội KSHQ, 5 chi cục HQCK (Tà Lùng, Trà Lĩnh, Sóc Giang, Bí Hà, Pò Peo) và 01 Chi cục hải quan Bắc Cạn.46 Kết quả chống thất thu thuế qua mã số hàng hóa XNK chủ yếu thể hiện qua thông kế số liệu kiểm tra sau thông quan đã phát hiện khai sai mã số thuế suất hàng hóa xuất nhập khẩu. Bảng 1.2 Thống kê kết quả chống thất thu thuế qua công tác kiểm tra sau thông quan năm 2009-2013 Năm Tổng số cuộc KTSTQ (cuộc) Số tiền thuế ấn định (đồng) Số cuộc phát hiện vi phạm về phân loại áp mã hàng hóa (cuộc) Số tiền thuế ấn định về khai sai mã số (đồng) Số DN bị xử lý VPHC về mã số hàng hóa (Doanh nghiệp) Số tiền phạt VPHC về mã số - thuế suất (đồng) 2009 6 166.370.110 0 0 0 2010 6 297.786.376 2 234.018.768 01 14.435.493 2011 15 7.122.193.200 3 92.774.797 01 3.770.665 2012 20 2.259.651.252 8 2.112.617.424 02 78.785.940 2013 22 766.790.663 9 666.699.760 01 2.004.128 Tổng 69 10.612.791.601 22 3.106.080.749 5 98.996.226 Nguồn: Báo cáo của Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng Năm 2009-2013, kiểm tra 69 cuộc phát hiện 22 cuộc vi phạm về mã số - thuế suất, chiếm 31,8% tổng số cuộc kiểm tra, đã thu nộp ngân sách hơn 3,2 tỷ đồng, chiếm 30,1% tổng số thu ngân sách qua KTSTQ. Một số biện pháp đã triển khai thực hiện gồm có nhƣ sau: - Tiếp tục tăng cƣờng sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, thực hiện có hiệu quả các quy định của pháp luật hải quan, pháp luật về thuế trong quản lý, giám sát, kiểm tra, kiểm soát đối với hàng hóa xuất nhập khẩu; - Tổ chức triển khai quy trình nghiệp vụ đúng quy định hƣớng dẫn với47 phƣơng châm hành động “chuyên nghiệp – minh bạch – hiệu quả”, theo đó, cán bộ công chức hải quan tăng cƣờng trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ; Tăng cƣờng kiểm tra sau thông quan, thanh tra thuế để kịp thời phát hiện sai phạm dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp và thực hiện xử lý nghiêm minh các trƣờng hợp phát hiện sai phạm thông đồng hoặc có đơn thƣ khiếu nại có cơ sở bằng chứng; - Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế - hải quan gắn với yêu cầu, mục tiêu thực hiện Kế hoạch cải cách và hiện đại hóa của Cục Hải quan Cao Bằng giai đoạn năm 2011 – 2015, tầm nhìn đến năm 2020 trong triển khai nhiệm vụ công tác KTSTQ, thanh tra hải quan. 1.5.3. Một số bài học kinh nghiệm về chống thất thu thuế qua mã số hàng hóa xuất nhập khẩu Từ nghiên cứu kinh nghiệm của một số Hải quan nƣớc ngoài và Cục hải quan trong nƣớc về chống thất thu thuế qua mã số hàng hóa XNK, một số bài học đối với Cục Hải quan tỉnh Hà Giang nhƣ sau: Thứ nhất, Cần chú trọng công tác xây dựng lực lƣợng, trọng tâm là bồi dƣỡng, giáo dục rèn luyện đạo đức nghề nghiệp và đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ cho công chức, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi quy định của pháp luật về thuế, về hải quan. Thứ hai, Tổ chức triển khai có hiệu quả chỉ đạo của Tổng Cục Hải quan, Cục cần tăng cƣờng biện pháp quản lý, kiểm tra, giám sát việc thực thi đúng các quy định của pháp luật về hải quan trong các khâu nghiệp vụ hải quan gắn với áp dụng phƣơng thức quản lý rủi ro, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, góp phần vừa minh bạch, tạo thuận lợi, giảm chi phí cho doanh nghiệp vừa nâng cao hiệu quả công tác chống thất thu NSNN; Thứ ba, Đẩy mạnh công tác kiểm tra sau thông quan theo kế hoạch hàng năm gắn với thu thập thông tin hồ sơ, tài liệu để tập trung KTSTQ tại trụ sở48 doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhập đầu tƣ cần rà soát, đối chiếu Danh mục hàng miễn thuế với danh mục nguyên liệu vật tƣ trong nƣớc đã sản xuất, hàng hóa lắp kèm, dự phòng, hàng hoàn chỉnh nhƣng tháo rời để nhập khẩu, đối chiếu thực tế lắp đặt với khai báo trong hồ sơ để dẫn chứng bằng tài liệu chứng minh sai phạm đã phát hiện và thực hiện xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật, đảm bảo thu đúng, đủ cho NSNN. Đồng thời cập nhật đầy đủ kết quả kiểm tra đảm bảo yêu cầu thống nhất quản lý về phân loại áp mã số hàng hóa XNK. Thứ tư, Duy trì có hiệu quả kế hoạch phát triển mối quan hệ đối tác giữa hải quan và doanh nghiệp, chú trọng đổi mới nội dung tuyên truyền, cung cấp thông tin hỗ trợ hƣớng dẫn về thủ tục và chính sách pháp luật thông qua việc công khai các văn bản pháp luật tại các địa điểm làm thủ tục hải quan, tiếp nhận ý kiến qua các kênh thông tin, trang thông tin điện tử Website Hải quan, tổ chức đối thoại doanh nghiệp để giải đáp các vƣớng mắc, tổ chức tập huấn chính sách thuế, quy định hƣớng dẫn về lĩnh vực mã số - thuế suất gắn với phát sinh tại địa bàn cho các doanh nghiệp, từ đó góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc về hải quan; Thứ năm, Tăng cƣờng công tác phối hợp trao đổi thông tin với các cơ quan ngân hàng, cơ quan Thuế, Sở kế hoạch đầu tƣ và các cơ quan khác có liên quan để phối hợp thực hiện biện pháp ký quỹ, bảo lãnh số tiền thuế phải nộp thông qua Ngân hàng và hỗ trợ thông tin, phƣơng tiện kỹ thuật trong các trƣờng hợp cần thiết.49 Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để đảm bảo yêu cầu định hƣớng thực hành và hoàn thành nghiên cứu đề tài luận văn đƣợc phê duyệt, tác giả đã thực hiện phƣơng pháp nghiên cứu khoa học để xây dựng và hoàn thiện các nội dung cơ sở lý luận, thu thập dữ liệu, tài liệu để phân tích, đánh giá về thực trạng chống thất thu thuế qua mã số hàng hóa XNK tại Cục hải quan Hà Giang, những kinh nghiệm về chống thất thu thuế, từ đó rút ra nhận xét, một số định hƣớng và đề xuất giải pháp cho vấn đề nghiên cứu. Phƣơng pháp nghiên cứu trong bài luận văn gồm: 2.1. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu và tài liệu từ nguồn thứ cấp Việc thu thập dữ liệu và tài liệu là một công việc quan trọng cần thiết cho bất kỳ hoạt động nghiên cứu khoa học nào. Trong bài luận văn, tác giả đã thực hiện phƣơng pháp sƣu tầm và thu thập tài liệu từ các sách, báo, tạp chí, các số liệu, tài liệu của ngành, các báo cáo, các kết quả đã đƣợc tổng hợp của Cục Hải quan tỉnh Hà Giang, của tỉnh Hà Giang đã đƣợc công bố có liên quan đến nội dung nghiên cứu. Các bƣớc nghiên cứu thiết kế luận văn nhƣ sau: Bƣớc 1: Từ tên đề tài nghiên cứu đề xuất báo cáo nhà trƣờng để xác định dữ liệu cần thiết nghiên cứu đảm bảo thống nhất với đề tài lựa chọn. Bƣớc 2: Xác định các tài liệu nghiên cứu liên quan đề tài đề xuất để tìm cơ sở lí luận, các khái niệm trong đề tài. Bƣớc này tập trung về tổng quan tài liệu nghiên cứu làm rõ các khái niệm của đề tài, tổng quát cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu, từ đó định hƣớng thực hiện thu thập dữ liệu, tài liệu từ các báo cáo của Cục hải quan Hà Giang, các kết quả đánh giá của ngành và tham khảo một số đề tài luận văn có liên quan đến công tác chống thất thu thuế XNK hoặc chống thất thu thuế qua mã số hàng hoá XNK. Bƣớc 3: Xác định các phƣơng pháp nghiên cứu để định hƣớng thu thập50 dữ liệu, tài liệu phục vụ giải quyết vấn đề nghiên cứu và hoàn thành mục tiêu của luận văn gắn với đề tài đề xuất và yêu cầu của Nhà trƣờng quy định. Bƣớc 4: Thu thập tài liệu, xử lý, phân tích và tổng hợp thông tin, số liệu đánh giá thực trạng chống thất thu thuế qua mã số hàng hoá xuất nhập khẩu của Cục hải quan tỉnh Hà Giang nhằm xây dựng nội dung của đề tài nghiên cứu. Bƣớc 5: Nghiên cứu các quy định hiện hành, các tài liệu và tìm hiểu các bài viết, bài nghiên cứu khoa học về một số định hƣớng của ngành hải quan để sàng lọc phục vụ cho đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề nghiên cứu và nêu kết luận cho toàn bộ phần nghiên cứu; Các nguồn tài liệu thứ cấp nhƣ: báo cáo thống kê định kỳ hàng năm, bài báo, tập san chuyên đề, tạp chí, biên bản hội nghị, báo cáo chuyên đề, thông tin internet, sách tham khảo, luận văn, luận án, thông tin thống kê, hình ảnh, video, băng cassette, tài liệu-văn thƣ, bản thảo viết tay… Phƣơng pháp thu thập dữ liệu và tài liệu thứ cấp là phƣơng pháp tiến hành thu thập thông tin dữ liệu, tài liệu sẵn có liên quan tới đối tƣợng nghiên cứu từ nguồn báo cáo hàng năm, các thông tin trên trang tin điện tử của ngành hải quan hoặc các bài viết đăng trên tạp trí nghiên cứu hải quan hoặc các đề tài liên quan đăng tải trên internet. Dữ liệu thứ cấp có đặc điểm là chỉ cung cấp các thông tin mô tả tình hình, chỉ rõ qui mô của hiện tƣợng, không thể hiện đƣợc bản chất hoặc các mối liên hệ bên trong của hiện tƣợng nghiên cứu. Vì dữ liệu thứ cấp thu thập từ bên trong hoặc bên ngoài đều là những thông tin đã đƣợc công bố phục vụ cho mục tiêu nào đó, có thể khác với mục tiêu của đề tài đang nghiên cứu nên sẵn có, dễ thu thập nhƣng khó xác định độ chính xác/tin cậy. Tại chƣơng 1, cơ sở dữ liệu đƣợc thu thập từ hệ thống các văn bản pháp luật, các nghiên cứu có liên quan làm căn cứ xác định khung lý luận về chống51 thất thu qua mã số hàng hóa xuất nhập khẩu. Thông qua các số liệu thống kê, các báo cáo, các nghiên cứu đƣợc chắt lọc từ sách, báo, tạp chí liên quan đến chống thất thu thuế XNK, chống thất thu qua mã số hàng hóa xuất nhập khẩu, tham khảo phân tích báo cáo kết quả kiểm tra phát hiện ấn định thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu có tách riêng số liệu kết quả phát hiện và truy thu đối với sai phạm mã số hàng hóa XNK từ hai Cục hải quan tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Cao Bằng để xác định tồn tại hiện tƣợng của vấn đề nghiên cứu. Tại chƣơng 3, khi viết về thực trạng chống thất thu qua mã số hàng hóa xuất nhập khẩu của Cục hải quan tỉnh Hà Giang từ năm 2009 - 2014, số liệu đƣợc trích từ nguồn báo cáo năm của Cục hải quan Hà Giang. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu và tài liệu thứ cấp rất thuận lợi vì dễ thu thập đƣợc các tài liệu, thông tin về lĩnh vực hải quan và đảm bảo phù hợp với yêu cầu nghiên cứu trên cơ sở phân loại theo những tài liệu về lý luận, những tài liệu tổng quan về thực tiễn của Cục Hải quan Hà Giang, những tài liệu, thông tin của địa phƣơng tỉnh Hà Giang phục vụ cho nội dung nghiên cứu đặt ra. 2.2. Phƣơng pháp thống kê mô tả Thống kê mô tả là phƣơng pháp đƣợc vận dụng trong nghiên cứu kiến thức chuyên môn nhằm tóm tắt, tổng kết về kết quả của dƣ̃ liệ u đã thu thập phù hợp để nêu bậ t nhƣ̃ng thông tin quan trọ ng cần tì m hiểu và phục vụ cho việc nghiên cứu. Qua các số liệu, tài liệu thu thập về khai sai mã số hàng hóa xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan Hà Giang và vấn đề chống thất thu thuế qua mã số hàng hóa xuất nhập khẩu để trình bày mô tả vấn đề nghiên cứu và đề xuất giải quyết. Giới hạn theo phạm vi đối tƣợng nghiên cứu về chống thất thu thuế qua mã số hàng hóa xuất nhập khẩu, phƣơng pháp thống kê mô tả mang lại hiệu quả trong việc nghiên cứu những thông tin mang tính đặc thù, đảm bảo chặt52 chẽ, linh hoạt và có khả năng giải thích đầy đủ về một tình huống nhất định, cũng có thể là mở rộng phạm vi vấn đề nghiên cứu. Khi tiến hành phƣơng pháp thống kê mô tả yêu cầu chủ thể nghiên cứu cần phân loại, xác định sử dụng các thông tin số liệu nào là hợp chuẩn cho việc nghiên cứu, làm rõ bản chất vấn đề nghiên cứu thì tiến hành cập nhật lại đƣa vào bài viết. Phƣơng pháp thống kê mô tả áp dụng trong tiến hành thu thập số liệu báo cáo, trình bày số liệu và lƣợng hóa thành biểu đồ hình cột về các số liệu đã đƣợc tổng hợp về chống thất thu thuế qua mã số hàng hóa xuất nhập khẩu tại Cục hải quan Hà Giang trong giai đoạn năm 2009-2014 để thực hiện mô tả từng vấn đề nghiên cứu, đánh giá thực trạng nghiên cứu trong đề tài. Đề tài luận văn nghiên cứu khái niệm về thất thu thuế xuất nhập khẩu và chống thất thu thuế qua mã số hàng hóa xuất nhập khẩu; Xuất phát từ lợi ích đối với Nhà nƣớc là tăng nguồn thu tƣ̀ thuế XNK cao càng động viên tốt cho ngân sách Nhà nƣớc, còn lợi ích của ngƣời nộp thuế là giảm thuế các nhiều càng gia tăng lợi nhuận cá nhân ngƣời nộp thuế. Hai lợi ích này tồn tại mâu thuẫn nhau, dẫn đến hình thành suy luận ở đâu có thuế ở đó nảy sinh thất thu thuế để tiếp tục cho nội dung nghiên cứu của đề tài. Phƣơng pháp thống kê mô tả đƣợc thực hiện chủ yếu tại các phần nội dung về đánh giá thực trạng chống thất thu thuế qua mã số hàng hóa xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan Hà Giang, thu thập tài liệu để trình bày mô tả các tác hại của thất thu thuế xuất nhập khẩu (4 tác hại chủ yếu), các hình thức gian lận về mã số hàng hóa xuất nhập khẩu (6 nội dung và các ví dụ minh họa), mô tả kinh nghiệm về chống thất thu qua mã số hàng hóa xuất nhập khẩu. 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu tại bàn Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu tại bàn là cách tiến hành thu thập tài liệu chuyên môn để đọc, nghiên cứu tại chỗ và nếu cần thiết có thể thực hiện tra cứu thông tin qua mạng internet theo lĩnh vực phạm vi chống thất thu thuế53 xuất nhập khẩu để lập luận, đƣa ra vấn đề nghiên cứu, từ thực trạng để phân tích và nêu nhƣ̃ng giải pháp có hiệu quả trong công tác chống thất thu thuế qua mã số hàng hóa xuất nhập khẩu. Nghiên cứu tại bàn về hồ sơ kiểm tra sau thông quan tại Chi cục kiểm tra sau thông quan – Cục Hải quan tỉnh Hà Giang để tổng hợp các dẫn chứng theo hình thức khai sai từ đó trình bày đạt tính thuyết phục cao. Áp dụng phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu tại bàn nhằm mục đích thiết thực trong xác định luận đề, luận chứng, luận cứ thuộc cơ sở lý luận làm rõ khái niệm về đối tƣợng nghiên cứu là công tác chống thất thu thuế qua mã số hàng hóa xuất nhập khẩu và đánh giá phân tích thực trạng tại Cục hải quan Hà Giang, tìm ra giải pháp phù hợp có hiệu quả. Tại phần cơ sở lý luận về mã số hàng hóa xuất nhập khẩu có dẫn chiếu căn cứ pháp lý gồm 8 văn bản từ luật nghị định, quyết đinh, thông tƣ, quyết định liên quan đến công tác phân loại áp mã số hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam. Đây là những tài liệu phục vụ cho nghiên cứu tại chỗ để làm rõ về khái niệm mã số hàng hóa xuất nhập khẩu, tiếp đến nghiên cứu về khái niệm thất thu thuế qua mã số và chống thất thu thuế qua mã số hàng hóa XNK. Đối chiếu quy định với thực tiễn áp dụng, kết quả thực trạng thu thập nghiên cứu để đánh giá, phân tích sau khi tiếp nhận hƣớng dẫn, ý kiến góp ý, học viên đã tập trung hệ thống lại nội dung đề tài để thực hiện sửa đổi, bổ sung đạt mục tiêu, yêu cầu nghiên cứu đã lên kế hoạch. 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu phân tích tổng hợp Nghiên cứu phân tích tổng hợp đƣợc tiến hành từ thu thập dữ liệu tài liệu, kiểm tra mức độ hợp lý, độ tin cậy về giá trị của những tài liệu sử dụng cho đề tài, phân tích các kinh nghiệm để tổng hợp thành luận chứng mang tính ứng dụng phục vụ đề tài nghiên cứu khoa học. Phƣơng pháp phân tích là nghiên cứu các văn bản, tài liệu lý luận khác54 nhau về một chủ đề và bằng cách phân tích chúng thành từng bộ phận, từng khía cạnh vấn đề để hiểu một cách toàn diện, sâu sắc về đối tƣợng. Nó còn nhằm phát hiện ra những xu hƣớng, những trƣờng phái nghiên cứu của từng tác giả, từ đó lựa chọn những thông tin quan trọng phục vụ cho đề tài nghiên cứu của mình. Trong sử dụng phƣơng pháp phân tích còn xây dựng biểu đồ để chứng minh hoặc lý giải vấn đề cần phân tích, từ đó làm rõ kết quả chống thất thu thuế qua mã số xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Hà Giang. Phƣơng pháp tổng hợp là liên kết, sắp xếp các tài liệu, thông tin lý thuyết đã thu thập phân tích đƣợc để tạo ra một hệ thống lý thuyết đầy đủ, sâu sắc về đối tƣợng nghiên cứu. Phƣơng pháp nghiên cứu phân tích tổng hợp là kết hợp phƣơng pháp phân tích hƣớng vào tổng hợp và thực hiện phƣơng pháp tổng hợp dựa vào phân tích để thực hiện mục tiêu nghiên cứu của đề tài, giải quyết tốt nhất các vấn đề cho quá trình nghiên cứu đề tài luận văn, phân tích dựa trên các kết quả nghiên cứu có cơ sở khoa học, tổng hợp thành các khái niệm, đề xuất gải pháp phải đảm bảo tính ứng dụng thực tiễn trong công việc. Quá trình nghiên cứu nhằm đảm bảo chặt chẽ yêu cầu nhƣ sau: - Thu thập thông tin gắn liền với đề tài lựa chọn và dẫn chứng cho việc phát hiện và đặt vấn đề nghiên cứu trên cơ sở áp dụng phƣơng pháp phân tích, đánh giá vấn đề và hiện tƣợng của vấn đề nghiên cứu; - Tìm kiếm thông tin về lý thuyết, kinh nghiệm thực tiễn liên quan xoay quanh vấn đề nghiên cứu để nhận dạng quản lý đối tƣợng nghiên cứu Thu thập tài liệu phục vụ nghiên cứu phân tích tình hình thực trạng thông qua số liệu thu thập từ cơ quan trong một giai đoạn thời gian năm 2009-2014 để tổng hợp, lập luận khái quát hóa về thực trạng, nguyên nhân của thực trạng gắn với đề tài nghiên cứu và đề xuất giải quyết vấn đề nghiên cứu. Áp dụng phƣơng pháp phân tích tổng hợp trong quá trình nghiên cứu,55 luận văn đã phân tích và hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn tại chƣơng 1, nghiên cứu đánh giá tình hình chông thất thu thuế qua mã số xuất nhập khẩu tại chƣơng 3, và đề xuất định hƣớng, giải pháp phù hợp với thực tiễn của Cục hải quan địa phƣơng, thích hợp với yêu cầu nhiệm vụ cua ngành hải quan nói chung để từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý chống thất thu thuế XNK tại Cục hải quan Hà Giang ở chƣơng 4.56 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG CHỐNG THẤT THU THUẾ VỀ MÃ SỐ HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH HÀ GIANG 3.1. Các đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phƣơng có tác động đến công tác chống thất thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Hà Giang 3.1.1. Tổng quan về tỉnh Hà Giang Ngày 12/8/1991 tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa 8 đã ra Nghị quyết chia tách một số tỉnh, trong đó có chia tách tỉnh Hà Tuyên thành hai tỉnh là Hà Giang và Tuyên Quang. Đảng bộ và chính quyền tỉnh Hà Giang chính thức đi vào hoạt động ngày 1/10/1991. Một số khái quát về tỉnh Hà Giang nhƣ sau: - Về vị trí địa lý: Hà Giang là tỉ nh miền núi đầu cƣ̣ c Bắc của Việ t Nam; Phía Bắc giáp với tỉnh Vân Nam và Quảng Tây Trung Quốc với 277, 5 km đƣờng biên giới; Phía Nam giáp với tỉnh Tuyên Quang, phía đông giáp với tỉnh Cao Bằng, phía Tây giáp tỉnh Yên Bái và Lào Cai; Đƣờng Quốc lộ số 2 tƣ̀ Khu kinh tế cƣ̉a khẩu Thanh Thuỷ đến Thủ đô Hà Nội với chiều dài trên 340 km. (Cổng thông tin điện tử Hà Giang, 2012). - Về điều kiện tự nhiên: +) Khí hậu: Hà Giang mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hƣởng của khí hậu lục đại Bắc Á Trung Hoa, có 2 mùa rõ rệt, mùa hè nóng ẩm, mƣa nhiều và mùa đông lạnh, khô hạn. Khí hậu vùng cao núi đá và vùng cao núi đất mang nhiều sắc thái của khí hậu ôn đới. Nhiệt độ trung bì nh năm là 22,4 độ C, lƣợ ng mƣa trung bì nh là 1.808,9 mm; độ ẩm trung bình là 84%. +) Diện tích đất, rừng: Tổng diệ n tí ch tƣ̣ nhiên toàn tỉnh 7.914,9 km2 bao gồm 678,5 nghìn Ha đất nông, lâm nghiệp, đất phi nông nghiệp có 26,5 nghìn Ha và đất chƣa sử dụng là 86,4 nghìn Ha; diện tích rừng tự nhiên gần 263 nghìn ha, gồm rừng đặc dụng, rừng sản xuất, rừng cảnh quan vừa có giá57 trị kinh tế, bảo vệ môi trƣờng. Ngoài ra có vai trò quan trọng trong bảo vệ nguồn nƣớc của hệ thống Sông để phát triển tiềm năng thủy điện và góp phần quan trọng trong việc phát triển các loại hình du lịch ở các khu, điểm du lịch của tỉnh. +) Điều kiện địa hình: Hà Giang với dải núi cao Tây Côn Lĩnh và cao nguyên Đồng Văn đã tạo nên địa hình cao dần về phía Tây Bắc, thấp dần về phía Đông Nam. Hà Giang là một quần thể núi non hùng vĩ, địa hình hiểm trở, có độ cao trung bình từ 800m đến 1.200m so với mực nƣớc biển. Đây là vùng tập trung nhiều ngọn núi cao. Theo thống kê mới đây, trên dải đất Hà Giang rộng chƣa tới 8.000 km2 mà có tới 50 ngọn núi cao từ 500 m - 2.500 m. Địa hình chia cắt thành các tiểu vùng mang đặc điểm khác nhau về độ cao, thời tiết khí hậu. Có thể chia thành 3 vùng lớn: Vùng I là vùng cao núi đá gồm các huyện: Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh, Quản Bạ và một số xã phía bắc huyện Vị Xuyên. Độ cao trung bình từ 1.000 – 1.600 m, gồm nhiều khu vực núi đá vôi nằm sát với chí tuyến bắc có độ dốc khá lớn, thung lũng và sông suối bị chia cắt nhiều. Vùng này có vùng trũng Yên Minh, chủ yếu là đồi núi thấp có độ cao trung bình 500 – 700 m. Vùng II là vùng cao núi đất phía tây thuộc khối núi thƣợng nguồn sông Chảy, gồm các huyện: Xín Mần, Hoàng Su Phì, và một số xã của huyện Vị Xuyên và Bắc Quang, thuộc dãy Tây Côn Lĩnh. Độ cao trung bình của vùng từ 900 - 1.000 m, sƣờn núi dốc, đèo cao, thung lũng và sông suối hẹp. Vùng III là vùng núi thấp, vùng đồi núi, thung lũng sông Lô gồm thị xã Hà Giang, huyện Bắc Mê và một số xã của huyện Vị Xuyên và Bắc Quang. Độ cao trung bình từ 50 – 100 m. Địa hình ở đây là đồi núi thấp, thung lũng sông Lô càng xuống phía nam càng đƣợc mở rộng. (Cổng thông tin điện tử Hà Giang, 2012).58 - Về dân số: Dân số năm 2011 là 749.537 ngƣời, mật độ dân số trung bình 95 ngƣời/km2, có 22 dân tộc anh em cùng chung sống, hơn 90% dân số làm nông nghiệp. - Về văn hóa: Hà Giang là khu vực có sự đa dạng về bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số đƣợc thể hiện qua ẩm thực, trang phục, lễ hội (Lễ hội Lồng Tồng của đồng bào Tày, Nùng; Lễ hội Cấp Sắc của đồng bào Dao, Lễ hội Gầu Tào của đồng bào Mông; Lễ hội Nhảy lửa của đồng bào Pà Thẻn..), nhiều tập quán rất đặc sắc do vùng có nhiều dân tộc với bản sắc văn hóa riêng. - Về tổ chức hành chính của tỉnh: Hà Giang có 1 thành phố, 10 huyệ n, gồm 196 đơn vị xã, phƣờng, thị trấn. Thành phố Hà Giang là trung tâm kinh tế, chính trị và văn hoá của Tỉnh. Tỉnh đã xây dựng đƣợc hệ thống bộ máy tổ chức đảm bảo ổn định. - Một số đánh giá chung về kinh tế - xã hội: Hà Giang là một tỉnh miền núi cao, mật độ dân số thấp, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 88%, có tiềm năng lợi thế về nông, lâm nghiệp, khoáng sản, thủy điện, du lịch, kinh tế cửa khẩu. Theo số liệu thống kê năm 2013, Cơ cấu kinh tế có tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp – thủy sản chiếm 36,78%, công nghiệp – xây dựng chiếm 25,95%, thƣơng mại - dịch vụ chiếm 37,27%, tốc độ tăng trƣởng kinh tế của tỉnh đạt khoảng 8,02% (cả nước đạt 5,42%). Về cơ sở hạ tầng đƣợc đầu tƣ phát triển, hệ thống lƣới điện đảm bảo cung cấp điện cho 11/11 huyện, thành phố và 184/195 xã, phƣờng, thị trấn; đƣờng ô tô đến trung tâm xã, hầu hết các thôn bản đều có đƣờng bê tông liên thôn; 100% số xã có điểm Bƣu điện văn hóa xã và thông tin viễn thông, có trạm xá xã và trƣờng học kiên cố 2 tầng. Tuy nhiên, Hà Giang là tỉnh nghèo có nhiều khó khăn, lƣơng thực bình quân đầu ngƣời đạt 485,4kg/năm, thu nhập bình quân đầu ngƣời/năm khoảng 14,6 triệu đồng, tỉ lệ hộ nghèo khoảng 15,8% trên tổng số hộ, quy mô kinh tế59 nhỏ là chủ yếu, địa hình chia cắt mạnh nên hệ thống đƣờng giao thông kết nối giữa các huyện không thuận tiện. (Cổng thông tin điện tử Hà Giang, 2012). 3.1.2. Những đặc điểm cơ bản về kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Giang có tác động đến công tác chống thất thu thuế xuất nhập khẩu 3.1.2.1. Nguồn ngân sách dành phần lớn cho giải quyết các vấn đề xã hội, còn hạn hẹp vốn đầu tư cho ngành nghề kinh doanh xuất nhập khẩu Hàng năm, nguồn cấp từ ngân sách đƣợc tỉnh trích một phần và nguồn hỗ trợ phi chính phủ đều tập trung dành cho giải quyết các vấn đề xã hội của địa phƣơng nhƣ mục tiêu xóa đói giảm nghèo, duy trì phúc lợi y tế - giáo dục, hạ tầng nông thôn, lƣơng thực hỗ trợ hộ nghèo, nƣớc phục vụ sinh hoạt (khoảng trung tuần tháng 3 từ cổng trời Quản Bạ, Yên Minh, cao nguyên Đồng Văn, Mèo Vạc rất thiếu nƣớc), hỗ trợ cho chữa và phòng bệnh dịch, lũ quyét…. Dân số Hà Giang có khoảng 749 nghìn ngƣời, phần lớn là dân tộc thiểu số, có tỉ lệ hộ nghèo cao. Theo thống kê năm 2010-2012, Hà Giang có 36 xã với tỷ lệ hộ nghèo trên 50% và 131 xã với tỷ lệ hộ nghèo trên 25%. Sau đó thực hiện chƣơng trình 135 của Chính phủ, Tỉnh đã đƣợc hỗ trợ xóa đói giảm nghèo, đến hiện nay còn khoảng 37 nghìn hộ nghèo tập trung vào các xã thuộc 4 huyện vùng cao núi đá và 2 huyện vùng cao núi đất. Theo lý thuyết phát triển kinh tế thì thu nhập thấp dẫn đến tiết kiệm thấp, tiết kiệm thấp dẫn đến nguồn tích lũy đầu tƣ thấp, tỉ lệ đầu tƣ thấp dẫn đến tăng trƣởng kinh tế thấp. Thực tế hiện nay, Hà Giang còn thiếu vốn đầu tƣ, nguồn vốn ngân sách đƣợc cấp cần thiết phân bổ cho nhiều mục tiêu, phần lớn tập trung giải quyết các vấn đề xã hội trong tỉnh. Tổng vốn đầu tƣ cho phát triển của tỉnh ở mức thấp hơn so với nhu cầu vốn đầu tƣ, trong đó vốn đầu tƣ từ nguồn ngân sách nhà nƣớc chiếm tỉ trọng cao, huy động vốn đầu tƣ từ các nguồn ngoài ngân sách nhà nƣớc còn thấp. Hơn nữa khi nền kinh tế bị tác động giảm sút theo đó60 ngân sách trợ cấp cũng cắt giảm. Cho nên giải pháp huy động nguồn vốn xã hội hóa để cải thiện điều kiện hạ tầng khu vực cửa khẩu biên giới vẫn đƣợc quan tâm tiếp tục trong thời gian những năm tới. Tỉnh đã có chủ trƣơng, chính sách thu hút dự án và vốn đầu tƣ nhƣng chƣa phát huy hiệu quả tích cực. Cùng với những khó khăn về địa hình, mƣa lũ gây sạt lở, nguồn lao động có tay nghề đáp ứng cho yêu cầu sản xuất xuất khẩu cùng với những rủi ro về kiểm soát chi phí đầu tƣ xuất khẩu do khó ổn định nguồn nguyên liệu cung cấp cho đầu tƣ sản xuất sản phẩm, hàng hóa phục vụ cho thị trƣờng trong nƣớc hoặc hàng có đủ tiêu chuẩn chất lƣợng xuất khẩu ra nƣớc ngoài dẫn đến mức thu hút doanh nghiệp kinh doanh đầu tƣ XNK qua các cửa khẩu của tỉnh với quy mô vừa và nhỏ, kim ngạch còn thấp, ít sôi động. Tính đến năm 2013 trên địa bàn tỉnh có 70 doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm, hàng hoá địa phƣơng đang phải đối mặt với những khó khăn, thách thức lớn về vốn, về vật tƣ vật liệu đầu vào, đầu ra, về thƣơng hiệu…. có 3 doanh nghiệp có các sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn xuất khẩu. Do hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ nên ít phát sinh diễn biến phức tạp đối với doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ thuế xuất nhập khẩu trong công tác quản lý thuế đúng quy định của pháp luật đảm bảo mục tiêu tập trung nguồn lực cho NSNN. Một số doanh nghiệp nhập khẩu đầu tƣ hàng hóa tạo tài sản cố định thuộc dự án ƣu đãi miễn thuế nhập khẩu trên địa bàn tỉnh đƣợc nắm rõ, thuận lợi cho thu thập thông tin và kiểm tra để chống thất thu cho ngân sách nhà nƣớc. Nguồn vốn đầu tƣ của tỉnh hạn hẹp nên chủ yếu ƣu đãi hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu về thực hiện miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 4 năm từ ngày thành lập, có điều kiện ƣu đãi tín dụng nhƣng chƣa khả thi. Doanh nghiệp thƣờng hoạt động xuất nhập khẩu ở mức vừa và nhỏ để đảm bảo mức an toàn, quy mô doanh nghiệp nhỏ có tác động đến số thu ngân61 sách đạt mức thấp nên kết quả công tác thu ngân sách đạt thấp, quy mô chống thất thu thuế xuất nhập khẩu cũng đạt mức thấp. 3.1.2.2. Phát triển kinh tế thương mại chưa tương xứng với lợi thế và tiềm năng của tỉnh để góp phần thúc đẩy hoạt động thương mại XNK Vị trí tiếp giáp với hai tỉnh của Trung quốc là một thuận lợi lớn cho Hà Giang để thu hút đầu tƣ và phát triển kinh tế cửa khẩu. Đảng bộ tỉnh Hà Giang khoá XV đã ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 06/8/2012 về phát triển kinh tế biên mậu tại các cửa khẩu của tỉnh giai đoạn 2012-2015 với mục tiêu tổng quát là khai thác một cách có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của kinh tế cửa khẩu góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh gắn với mục tiêu xây dựng một đƣờng biên giới hoà bình - hữu nghị; Đầu tƣ xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng tại các cửa khẩu đảm bảo cho việc quản lý và xuất nhập khẩu hàng hoá; Tốc độ tăng trƣởng kim ngạch XNK và mậu dịch biên giới tăng trƣởng bình quân 27%/năm. Tổng kim ngạch trao đổi hàng hoá XNK qua các cửa khẩu của tỉnh đạt 700 triệu USD. Hà Giang có 01 cửa khẩu quốc tế, 03 cặp cửa khẩu phụ, 13 lối mở, 22 chợ xã biên giới và 8 chợ cửa khẩu. Cƣ dân biên giới hai bên trao đổi hàng hóa thông qua các phiên chợ biên giới. Chính sách của Việt Nam quy định giới hạn một số mặt hàng đƣợc xuất nhập khẩu qua cửa khẩu phụ. Theo thoả thuận ký kết tại Bắc kinh về Hiệp định về cửa khẩu và quy chế quản lý cửa khẩu biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc thì “xác nhận 01 cặp cửa khẩu song phƣơng Thanh Thuỷ thuộc tỉnh Hà Giang đối đẳng với cửa khẩu Thiên Bảo -Vân Nam. Phía Trung Quốc quản lý hàng hoá xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu còn mang đặc thù, không nhất quán với chính sách của tỉnh Hà Giang. Năm 2011-2014, tỉnh Vân Nam đồng loạt cải tạo nâng cấp các tuyến đƣờng giao thông đã tác động hạn chế hoạt động XNK của doanh nghiệp hai bên. Tuyến đƣờng Cửa khẩu phụ Xín Mần, Phó Bảng của tỉnh Hà Giang còn bị sạt lở vào62 mùa mƣa. Chủ yếu hàng hóa xuất nhập khẩu đƣợc làm thủ tục qua cửa khẩu quan trọng nhất là cửa khẩu quốc gia Thanh Thủy (nay nâng cấp lên cửa khẩu quốc tế), cách thành phố Hà Giang 22 km về phía Tây Bắc, đối diện với cửa khẩu Thiên Bảo, huyện Malipo, châu Văn Sơn, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Giá trị kim ngạch XNK hàng hóa qua các cửa khẩu năm 2012 đạt 306,1 triệu USD, năm 2013 đạt 343,08 triệu USD, tăng 12% so với năm 2012; Năm 2014 đạt 195,53 triệu USD, giảm 43% so với năm 2013 và đạt số thu ngân sách 194,3 tỷ, giảm 24,5% so với thu năm 2013. Các mặt hàng xuất khẩu chính của ta gồm hoa quả, cao su, sản phẩm nông sản, ván bóc từ gỗ rừng trồng..… Các mặt hàng nhập khẩu chính gồm máy móc, thiết bị thủy điện vừa và nhỏ, năng lƣợng điện, van vòi, hóa chất, than cốc, phân đạm Urê, rau quả…. tổng số các doanh nghiệp, chi nhánh văn phòng đại diện đƣợc cấp phép hoạt động kinh doanh trên địa bàn tỉnh là 1.118 doanh nghiệp trong đó số doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu của tỉnh trung bình hàng năm khoảng 155 doanh nghiệp, tƣơng đƣơng 13,8%, bao gồm cả 3 doanh nghiệp lớn và 45 doanh nghiệp của tỉnh với mức vừa và nhỏ, không hoạt động thƣờng xuyên, năm 2012-2014 có thêm 9 doanh nghiệp đầu tƣ dự án thủy điện, khai thác và chế biến gang, thép, xỉ giàu manggan thực hiện nhập khẩu đầu tƣ tạo tài sản cố định vào địa bàn tỉnh dẫn đến tăng thu ngân sách trên 520 tỷ đồng tiền thuế năm 2013, số còn lại chiếm 70% chủ yếu là các doanh nghiệp ngoài tỉnh nhập khẩu van đƣờng ống nƣớc, rau củ quả. Tỉnh còn có nhiều khó khăn về đầu tƣ hoàn thành cơ sở hạ tầng khu vực biên giới, còn có thiếu nƣớc cục bộ ở một số xã vùng cao núi đá Phía Bắc, có 06/07 huyện biên giới nằm trong danh sách 62 huyện nghèo của cả nƣớc theo Nghị quyết 30A của Chính phủ, nội lƣ̣ c thƣ̣ c tiễn tạ i đị a phƣơng chƣa tạo ra các mặ t hàng xuất nhậ p khẩu chủ lƣ̣ c. Kết quả đạt đƣợc trong thực tế ở tỉnh vẫn còn khoảng cách xa so với mục tiêu đề ra về phát triển kinh tế - thƣơng mại.63 Điều kiện phát triển kinh tế - thƣơng mại của tỉnh chƣa phát huy tƣơng xứng với lợi thế tiềm năng để góp phần khắc phục khó khăn về tuyến đƣờng vận chuyển và thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn nên thực tế không thu hút thƣờng xuyên đƣợc nhiều doanh nghiệp XNK có quy mô lớn hoạt động qua các cửa khẩu của tỉnh. Do đó, Số thu ngân sách từ thuế XNK của tỉnh còn ở mức thấp, doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu tác động đến hoạt động công tác chống thất thu thuế xuất nhập khẩu của Cục Hải quan Hà Giang gắn với triển khai kiểm tra sau thông quan theo kế hoạch hàng năm các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ở mức vừa và nhỏ, hoạt động dƣới 365 ngày là trọng tâm. 3.1.2.3. Ý thức tuân thủ pháp luật của các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh xuất nhập khẩu tại tỉnh Hà Giang góp phần nâng cao hiệu quả công tác chống thất thu thuế xuất nhập khẩu Qua tuyên truyền và mời gọi các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Hà Giang đến làm thủ tục tại các chi cục hải quan trực thuộc Cục hải quan Hà Giang đều có thái độ hợp tác tốt và thực hiện kê khai chính xác, trung thực hàng hóa xuất nhập khẩu và nộp thuế kịp thời vào ngân sách Nhà nƣớc theo quy định. Từ năm 2011, nền kinh tế thế giới diễn biến phức tạp nhƣ lạm phát, khủng hoảng nợ công, bất ổn về thị trƣờng tài chính - tiền tệ, thất nghiệp, suy thoái kinh tế tại các nƣớc phát triển đã tác động ảnh hƣởng đến tình hình kinh tế nƣớc ta. Trong nƣớc, lạm phát tăng cao do giá nguyên liệu nhập khẩu tăng cao, thị trƣờng tiêu thụ hàng hóa bị thu hẹp, hàng tồn kho ở mức cao, sức mua trong dân giảm, sản xuất ngừng trệ, thua lỗ nhiều nên tỷ lệ nợ xấu ngân hàng ở mức cao dẫn đến nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc phải giải thể. Sự suy giảm kinh tế trong nƣớc đã ảnh hƣởng đến tăng trƣởng kinh tế và phát triển xã hội địa phƣơng, nhất là, hoạt động xuất nhập khẩu của của doanh nghiệp tại tỉnh cũng64 bị tác động bất lợi. Bên cạnh đó, tỉ giá giữa đồng Việt Nam so với đồng nhân dân tệ Trung Quốc tăng cao, giá trị mua nguyên liệu tăng, việc cải tạo nâng cấp tuyến đƣờng từ Châu Văn Sơn ra cặp cửa khẩu Thiên Bảo – Thanh Thuỷ gây nên khó khăn nhất định cho vận chuyển hàng hoá nên hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cũng bị ảnh hƣởng hạn chế, đặc biệt xu hƣớng giảm dần kim ngạch xuất nhập khẩu các mặt hàng có thuế suất dẫn đến làm giảm đáng kể số thu ngân sách đạt đƣợc năm 2013 - 2014. Cục Hải quan tỉnh Hà Giang chú trọng hoạt động tuyên truyền, hƣớng dẫn và tổ chức đối thoại định kỳ, góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật về hải quan, pháp luật về thuế cho doanh nghiệp trên địa bàn. Do đó các doanh nghiệp có ý thức tự giác tuân thủ quy định pháp luật, chấp hành nộp đúng, đủ thuế vào ngân sách nhà nƣớc trƣớc khi thông quan hàng hóa, không để phát sinh nợ quá hạn mới. Qua kết quả cơ quan hải quan tiến hành cuộc thanh tra, kiểm tra phát hiện có một số trƣờng hợp doanh nghiệp không nắm rõ quy định của pháp luật về hải quan đã dẫn đến khai sai, khai thiếu số tiền thuế phải nộp nhƣng đã đƣợc dẫn chứng làm rõ để doanh nghiệp tự giác chấp hành nộp tiền thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nƣớc đúng quy định, không phát sinh trƣờng hợp khiếu nại hoặc trốn thuế XNK bỏ địa chỉ kinh doanh. 3.2. Tổng quan về hoạt động của Cục Hải quan tỉnh Hà Giang 3.2.1. Sự hình thành phát triển tổ chức Cục Hải quan tỉnh Hà Giang, có trụ sở tại đƣờng Lê Quý Đôn, tổ 8, Phƣờng Nguyễn trãi, Thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang (Điện thoại: 02193866286; Fax: 02193866637), thực hiện chức năng nhiệm vụ quản lý Nhà nƣớc về Hải quan theo quy định của Luật hải quan trên địa bàn tỉnh gồm: quản lý và làm thủ tục hải quan cho hàng hóa XNK, phƣơng tiện vận tải XNC tại 4 cửa khẩu Thanh Thủy, Phó Bảng, Xín Mần, Săm Pun và quản lý, làm thủ tục hàng hóa XNK trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.65 Căn cứ Nghị định số 23/BCT-TCCB ngày 21/02/1955 của Bộ trƣởng Bộ Công thƣơng về việc thành lập Chi sở Hải quan Lao Cai và Chi sở Hải quan Hà Giang và Chỉ thị của Bộ Công thƣơng, UBND tỉnh Hà Giang đã ra Quyết định số: 128 /QĐ-UB ngày 16/5/1955 về thành lập Chi sở Hải quan Hà Giang – là tên gọi đầu tiên của Cục Hải quan tỉnh Hà Giang. Sau năm 1975, cùng với việc sáp nhập 2 tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang thành tỉnh Hà Tuyên, Chi sở Hải quan Hà Giang đổi tên thành Chi cục Hải quan Hà Tuyên. Năm 1979, chiến tranh biên giới phía Bắc xảy ra, Chi Cục Hải Quan Tỉnh Hà Tuyên bị giải thể. Sau năm 1989 tái thành lập Hải Quan tỉnh Hà Tuyên. Năm 1991, cùng với sự tái thành lập tỉnh Hà Giang, Hải quan tỉnh Hà Tuyên đổi tên thành Hải quan tỉnh Hà Giang, nay là Cục Hải quan tỉnh Hà Giang với nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và giải quyết thủ tục cho hàng hoá xuất nhập khẩu, phƣơng tiện xuất nhập cảnh và thu thuế xuất nhập khẩu thuộc địa bàn. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Cục hải quan tỉnh Hà Giang hiện nay: Cục Hải quan tỉnh Hà Giang thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về công tác hải quan trên địa bàn tỉnh Hà Giang và tỉnh Tuyên Quang. Bộ máy tổ chức của Cục Hải quan tỉnh Hà Giang gồm 10 đơn vị thuộc và trực thuộc với 134 cán bộ công chức và hợp đồng lao động 68. Đội ngũ cán bộ công chức CỤC HẢI QUAN TỈNH HÀ GIANG 3. Chi cục Kiểm tra Sau thông quan 4. Đội Kiểm soát hải quan 7. Chi cục HQ CK Săm Pun 10. Chi cục HQ Tuyên Quang 9. Chi cục HQ CK Xín Mần 5. Chi cục HQ CK Quốc tế Thanh Thủy 6. Chi cục HQ CK Phó Bảng 2. Phòng Nghiệp vụ 1. Văn phòng66 luôn vững vàng về nghiệp vụ, tinh thần trách nhiệm cao, nhận đƣợc đánh giá khen ngợi của doanh nghiệp và nhân dân ngày càng tốt hơn. Về trình độ của đội ngũ cán bộ gồm: Cao học 6đ/c chiếm 4,4%, Đại học: 88 đ/c chiếm 65,67%, Cao đẳng và Trung cấp: 30 đ/c chiếm 22,4%. Trình độ lý luận chính trị trung cấp, cao cấp: 26 đ/c chiếm 19,4%, Quản lý nhà nƣớc 30 đ/c chiếm 22,4%; có tổ chức Đảng Bộ Cục với 9 chi bộ trực thuộc với 92 đảng viên; Các đoàn thể Công đoàn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Cựu Chiến binh, Hội chữ thập đỏ hoạt động nề nếp, hiệu quả. Cở sở vật chất toàn Cục đƣợc quan tâm xây dựng, trang cấp. Từ chỗ phải đi ở nhờ, thiết bị, phƣơng tiện, tài liệu hầu nhƣ không có, đến nay từ Cục Hải quan tỉnh đến các đơn vị thuộc và trực thuộc đã có trụ sở làm việc khang trang; có ôtô, xe máy; công cụ hỗ trợ; hệ thống máy tính nối mạng thông suốt... có đơn vị đã đƣợc trang bị máy soi camera, cân điện tử, chó nghiệp vụ hỗ trợ cho công tác nghiệp vụ. Cùng với việc chú trọng công tác xây dựng lực lƣợng từ ngày đầu tái thành lập, Cục Hải quan đã chú trọng xắp xếp, cải tiến công việc có hiệu quả, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa công tác hải quan theo lộ trình Kế hoạch cải cách hiện đại hóa của Cục Hải quan tỉnh Hà Giang đã đƣợc Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan phê duyệt. Sau một thời gian ngắn, vƣợt lên những khó khăn, thiếu thốn chồng chất, Cục đã từng bƣớc tiếp cận và triển khai ứng dụng công nghệ thông tin kết nối thông suốt từ Chi cục HQ đến Cục Hải quan tỉnh và Tổng cục Hải quan; Cục Hải quan tỉnh đến các ngành trong khối tài chính. Thực hiện thành công khai hải quan từ xa, đến khai hải quan điện tử, đến nay đang thực hiện hệ thống thông quan tự động (Hệ thống VNACCS/VCIS) theo lộ trình của Tổng cục Hải quan tạo điều kiện thuận lợi thu hút hoạt động XNK, XNC, đầu tƣ và du lịch phát triển. Ngoài việc thực hiện hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của Ngành, Cục67 Hải quan tỉnh Hà Giang còn thực hiện tốt nhiệm vụ của Cấp ủy, Chính quyền địa phƣơng giao phụ trách giúp đỡ xã biên giới đặc biệt khó khăn trong việc xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh toàn diện, gồm có hỗ trợ giúp đỡ xã: Sơn Vĩ- huyện Mèo Vạc; xã Bát Đại Sơn - huyện Quản Bạ; xã Xín Mần- huyện Xín Mần, xã Nàn Xỉn- huyện Xín Mần bằng những việc làm cụ thể thiết thực nhƣ: xây dựng trƣờng học, mua sắm dụng cụ học tập cho các cháu học sinh; hỗ trợ cây, con giống giúp dân xóa đói, giảm nghèo; cử cán bộ tăng cƣờng giúp xã Thu Tà - huyện Xín Mần, ủng hộ bò sinh sản cho xã Nàn Xỉn. CBCC tích cực tham gia các phong trào thi đua; các hoạt động từ thiện nhân đạo, chƣơng trình xóa đói giảm nghèo do Trung ƣơng, địa phƣơng và ngành phát động. Với những thành tích xuất sắc đã đạt đƣợc trong nhiều năm qua, Cục Hải quan tỉnh Hà Giang đã đƣợc các cấp, các ngành ghi nhận: Thủ tƣớng Chính phủ tặng Bằng khen; Bộ Tài Chính tặng Bằng khen; UBND tỉnh tặng cờ thi đua và nhiều bằng khen; Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Liên đoàn lao động tỉnh tặng cờ thi đua xuất sắc; Bộ văn hóa thông tin tặng Bằng khen. Đảng bộ liên tục đƣợc công nhận là Đảng bộ đạt trong sạch vững mạnh. Nhiều Tập thể đơn vị và cá nhân đƣợc Chủ tịch Nƣớc, Thủ tƣớng Chính phủ, Bộ Tài Chính, Tổng cục Hải quan, UBND Tỉnh khen thƣởng. Đây là nguồn cổ vũ động viên lớn lao của các cấp, các ngành để cán bộ công chức Cục Hải quan tỉnh Hà Giang tiếp tục phấn đấu vƣơn lên hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ đƣợc giao trong những chặng đƣờng tiếp theo. 3.2.2. Đánh giá khái quát về công tác quản lý thu ngân sách Hoạt động XNK hàng hóa, phƣơng tiện vận tải và hành khách XNC qua các cửa khẩu của tỉnh tập trung nhiều nhất qua Chi cục HQCK Quốc gia Thanh Thủy, Các Chi cục HQCK có phát sinh số lƣợng ít, chủ yếu là hoạt động trao đổi hàng hóa của cƣ dân biên giới. Từ năm 2014, Chi cục hải quan68 Tuyên Quang đƣợc thành lập, giải quyết thủ tục XNK hàng hóa cho các doanh nghiệp thuộc khu công nghiệp Tuyên Quang. Đến hiện nay, Cục đã đi vào ổn định hoạt động, quản lý theo đúng quy trình và có bƣớc phát triển mới hiện đại: thực hiện mạnh mẽ cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan; chuyển phƣơng pháp quản lý từ thủ công truyền thống sang quản lý Hải quan hiện đại (quản lý rủi ro), thực hiện kiểm tra, giám sát chặt chẽ và giải quyết thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu, phƣơng tiện vận tải, hành khách xuất nhập cảnh qua cửa khẩu kịp thời, thuận lợi theo đúng quy định của pháp luật đã thu hút hoạt động XNK, XNC, du lịch và kinh tế biên mậu phát triển đúng chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về khuyến khích sản xuất xuất khẩu hàng hóa đƣợc cấp ủy chính quyền địa phƣơng, doanh nghiệp đánh giá cao. Để hoàn thành công tác thu thuế XNK, Cục Hải quan Hà Giang đã chủ động, sáng tạo và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn. Trong thời gian qua, Cục Hải quan Hà Giang đã triển khai thực hiện quyết liệt, đúng pháp luật về Thuế và các văn bản pháp luật có liên quan, không để xảy ra thất thu thuế. Số thu nộp ngân sách nhà nƣớc hàng năm theo chỉ tiêu kế hoạch giao tuy có biến động tăng giảm hàng năm, do những yếu tố khó khăn khách quan tác động, nguồn thu trên địa bàn không ổn định, doanh nghiệp hoạt động quy mô vừa và nhỏ, xuất nhập khẩu theo mùa vụ nhƣng tập thể Cục Hải quan Hà Giang đã có nhiều quyết tâm phấn đấu hoàn thành cao nhất chỉ tiêu kế hoạch giao hàng năm. Số thu nộp ngân sách Nhà nƣớc những năm gần đây tăng cao so với những năm đầu mới tái thành lập. Cụ thể: Số thu nộp ngân sách từ năm 2009 đến tháng 8/2014 (1.709 tỷ đồng) tăng 99,42 lần so với số thu nộp từ năm 1992 đến 1995 (17,189 tỷ đồng).69 Bảng 3.1 Số thu thuế xuất nhập khẩu của Cục Hải quan tỉnh Hà Giang năm 2009-2014 Đơn vị: Đồng Năm Số thu giao theo Kế hoạch (đồng) Số thu nộp NSNN (đồng) tỉ lệ % đạt so với chỉ tiêu giao theo Kế hoạch Kim ngạch XNK (triệu USD) Tỉ lệ % so với kim ngạch XNK năm trƣớc 2009 165 tỷ=190,5 tỷ=115,45 %=12M==2010=145 tỷ=317,17 tỷ=218,7 B=181,N=+ 50,9 %=2011=265 tỷ=531,6 tỷ=200,6 B=252,U=+ 39,6 %=2012=440 tỷ=367,73 tỷ=83,5 %=306,N=+ 21,1 %=2013=510 tỷ=257,56=51B=343,08=+ 12B=qính tháng 12/201Q=184 tỷ=194,3 tỷ=105,6%=195,53=-=43B=Tổng cộng=1.709 tỷ=1.779,9 tỷ====(Trích nguồn báo cáo năm 2009-2014 của Cục Hải quan Hà Giang) Qua bảng tổng hợp cho thấy số thu thuế năm 2013-2014 đạt thấp, do mặt hàng có thuế ít phát sinh, mặt hàng XNK qua cửa khẩu không phong phú đa dạng, nhiều mặt hàng có mức thuế suất 0%, trong khi đó, chỉ tiêu giao thu thuế XNK hàng năm của Tổng cục hải quan là quá cao so với thực tế hoạt động XNK phát sinh tại địa bàn tỉnh; năm 2013-2014 nhiều dự án đầu tƣ trên địa bàn tỉnh mở tờ khai hải quan tại Chi cục hải quan cửa khẩu Thanh Thủy đã hoàn thành, đi vào hoạt động nên kim ngạch, số thu ngân sách từ loại hình nhập đầu tƣ giảm mạnh; mặt hàng điện năng nhập khẩu giảm mạnh, dẫn đến giảm thuế NK. Số lƣợng doanh nghiệp đăng ký làm thủ tục tăng hơn về số lƣợng so với năm trƣớc nhƣng hoạt động không thƣờng xuyên, số tờ khai ít, đặc biệt giá trị kim ngạch tạm nhập - tái xuất qua cửa khẩu cũng giảm mạnh. Các mặt công tác chống buôn lậu, vận chuyển trái phép qua biên giới, công tác kiểm soát hải quan, kiểm tra sau thông quan, cải cách thủ tục hành70 chính, kế hoạch tổ chức đối thoại doanh nghiệp đƣợc triển khai nghiêm túc, có hiệu quả đúng theo chỉ đạo của ngành. Cục đã xây dựng thành công trang Website phục vụ cộng đồng doanh nghiệp, đồng thời tạo điều kiện cho cán bộ công chức của Cục có nguồn tra cứu văn bản, biểu thuế ... phục vụ công tác nghiệp vụ. Trang Web này luôn đƣợc cập nhật văn bản và có hệ thống, các văn bản đƣợc lƣu trữ một cách khoa học, logic, dễ tra cứu. Trên trang Web còn có mục trao đổi – giải đáp vƣớng mắc khi thực hiện thủ tục hải quan giữa doanh nghiệp và cơ quan hải quan và đƣợc cộng đồng doanh nghiệp ca ngợi là điểm sáng trong cải các thủ tục hành chính. Đạt đƣợc những thành tựu trên trong bối cảnh nhiều khó khăn, đặc biệt trong những năm gần đây còn có nhiều ảnh hƣởng của suy giảm kinh tế trong nƣớc và địa phƣơng, Đảng ủy, Lãnh đạo Cục đã tiếp thu vận dụng sáng tạo sự lãnh đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; sự phối hợp có hiệu quả của các ngành hữu quan; sự đùm bọc giúp đỡ của nhân dân các dân tộc tỉnh nhà; đã phát huy tinh thần đoàn kết, sáng tạo vƣợt mọi khó khăn, thử thách của tập thể Lãnh đạo Cục và đội ngũ CBCC và ngƣời lao động trong toàn Cục tạo sự chuyển biến tích cực, toàn diện, sâu sắc, xây dựng đơn vị ngày càng vững mạnh về mọi mặt. (Trích nguồn: Báo cáo của Cục Hải quan tỉnh Hà Giang). 3.3. Đánh giá thực trạng công tác chống thất thu thuế qua mã số hàng hóa xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Hà Giang Cục Hải quan tỉnh Hà Giang là cơ quan trực thuộc trung ƣơng thực hiện chức năng nhiệm vụ quản lý Nhà nƣớc về Hải quan theo quy định của Luật hải quan trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Thực trạng chống thất thu thuế qua mã số hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Cục cụ thể nhƣ sau: 3.3.1. Kết quả chống thất thu thuế qua mã số hàng hóa xuất nhập khẩu Chống thất thu thuế qua mã số hàng hóa xuất nhập khẩu là giải pháp71 xác định đúng mã số hàng hóa XNK để căn cứ áp mức thuế suất và tính số tiền thuế phải nộp đối với hàng hóa XNK đảm bảo thực hiện thu nộp đúng, đủ khoản tiền thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nƣớc. Chống thất thu thuế qua mã số hàng hóa xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Hà Giang đạt kết quả mức thấp do tác động bởi yếu tố thuộc về các đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phƣơng tỉnh Hà Giang với đặc trƣng của tình hình đầu tƣ và phát triển kinh doanh xuất nhập khẩu ở mức vừa và nhỏ, hoạt động không thƣờng xuyên 365 ngày/năm. Số lƣợng doanh nghiệp tham gia hoạt động XNK trên địa bàn hàng năm khoảng từ 155- 165 doanh nghiệp, trong đó có 45 doanh nghiệp và 28 tƣ thƣơng hoạt động xuất nhập khẩu thuộc địa bàn quản lý, bao gồm xuất nhập khẩu hàng hóa có thuế suất, thuế suất 0% và hàng miễn thuế. Đặc điểm các doanh nghiệp xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu của tỉnh chủ yếu với quy mô vừa và nhỏ, hoạt động dƣới 365 ngày, từ năm 2010 có thêm 14 doanh nghiệp đăng ký danh mục nhập đầu tƣ tạo tài sản cố định, có 01doanh nghiệp nhập khẩu năng lƣợng điện chiếm tỉ trọng lớn nhất là hàng có thuế suất và có chỉ số đo lƣờng rõ ràng, một số doanh nghiệp chỉ làm thủ tục một vài tờ khai, đa số doanh nghiệp mở nhiều nhập khẩu mặt hàng rau quả và hàng xuất khẩu có thuế suất 0%. Năm 2009-2014, Cục Hải quan tỉnh Hà Giang đƣợc giao thu thuế xuất nhập khẩu nộp vào ngân sách nhà nƣớc là 1.709 tỷ đồng và thực hiện thu đạt đƣợc 1.779,9 đồng, tăng 4,14% so với kế hoạch. Công tác quản lý thu và chống thất thu ngân sách nói chung đƣợc tăng cƣờng triển khai thực hiện chặt chẽ từ các khâu nghiệp vụ để thu thập thông tin, rà soát đối chiếu danh mục quản lý giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu để tổ chức tham vấn giá tính thuế, kiểm tra trị giá khai báo hải quan theo Thông tƣ của Bộ Tài chính, thƣờng xuyên rà soát thông tin hàng hóa XNK trong vòng 60 ngày trên hệ thống để phân tích, xác định nghi vấn để tiến hành KTSTQ và lựa chọn doanh nghiệp có kim ngạch lớn, nhập đầu tƣ, nhập kinh doanh để kiểm tra sau thông quan72 theo kế hoạch hàng năm. Tính từ ngày 01/01/2009 đến ngày 15/12/2014 đã kết thúc 48 cuộc kiểm tra sau thông quan, tăng 37,1% so với tổng số cuộc giao theo kế hoạch, đã thu nộp ngân sách với số tiền 9,1 tỷ đồng, đạt 155% so với tổng số thu theo kế hoạch KTSTQ đƣợc giao, kết quả năm sau cao hơn năm trƣớc, đạt cao nhất năm 2014. Bảng 3.2. Kết quả chống thất thu thuế XNK qua công tác KTSTQ năm 2009-2014 Đơn vị: Đồng Năm Kế hoạch (cuộc) Số cuộc hoàn thành Đạt so với kế hoạch Số cuộc phát hiện vi phạm Số thu ngân sách đƣợc giao (đồng) Số tiền đã thu nộp ngân sách (đồng) Số thu nộp NS so với số thu đƣợc giao 2009 3 6 +100% 1 519.678.076 100% 2010 3 3 = 100% 2 424.394.084 100% 2011 6 7 +16,6 % 6 500 triệu=675.961.67P=135%=2012=U=11=+37.5 B=Q=1,3 tỷ=1.187.063.28S=91,5B=2101P=T=12=+71,4%=U=1,5 tỷ=2.414.741.94Q=160%=2014=U=V=+ 12,5B=Q=2,5 tỷ=3.942.041.74M=156,7%=Tổng cộng =35=48==25=5,8 tỷ=9.163.880.80P=155%=(Nguồn: Số liệu báo cáo của Cục Hải quan tỉnh Hà Giang) Năm 2009-2014, Số thu nộp ngân sách qua công tác kiểm tra sau thông quan tăng cao qua các năm so với kế hoạch đƣợc giao. Kết quả chống thất thu ngân sách từ kiểm tra 48 doanh nghiệp theo kế hoạch đạt trên 9,1 tỷ đồng, tƣơng đƣơng 0,51% so với số thu nộp ngân sách của Cục. Tổng số có phát73 hiện có sai phạm dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp là 25 doanh nghiệp, tƣơng đƣơng 52% trên tổng số doanh nghiệp đƣợc kiểm tra, 100% doanh nghiệp có sai phạm dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp đều chấp hành nộp đủ số tiền thuế ấn định và tiền phạt vi phạm hành chính vào ngân sách nhà nƣớc đúng thời gian quy định, không phát sinh nợ quá hạn và khiếu nại. Bảng 3.3. Kết quả chống thất thu qua mã số hàng hóa XNK từ công tác kiểm tra sau thông quan năm 2009-2014 Đơn vị: Đồng Năm Kế hoạch (cuộc) Số cuộc hoàn thành Số cuộc phát hiện vi phạm Số thu ngân sách đƣợc giao (đồng) Số tiền đã thu nộp ngân sách (đồng) Số cuộc phát hiện vi phạm về mã số hh Số tiền thu nộp ngân sách nhà nƣớc về sai phạm mã số hàng hóa (đồng) 2009 3 6 1 519.678.076 0 2010 3 3 2 424.394.084 1 140.756.900 2011 6 7 6 500 triệu= =675.961.67P=N=32.587.789=2012=U=11=Q=1,3 tỷ=1.187.063.28S=N=M=2013=T=12=U=1,5 tỷ=2.414.741.94Q=N=861.507.228 =2014=U=V=Q=2,5 tỷ=3.942.041.74M=P=1.433.024.08P=Tổng=cộng =35=45=25=5,8 tỷ=9.163.880.80P==T=2.467.876.00M=(Nguồn:Báo cáo kết quả KTSTQ của Cục Hải quan tỉnh Hà Giang) Kết quả kiểm tra sau thông quan năm 2009-2014 đã phát hiện vi phạm về lĩnh vực mã số thuế suất đối với hàng hóa XNK của 7/25 doanh nghiệp đƣợc kiểm tra có vi phạm, tƣơng đƣơng 28% tổng số cuộc vi phạm, thu nộp ngân sách số tiền trên 2,4 tỷ đồng, chiếm 26,93% so với tổng số tiền thu nộp74 ngân sách. Cụ thể danh sách mặt hàng, số tiền thuế truy thu từ kết quả kiểm tra sau thông quan phát hiện sai áp mã hàng hóa XNK dẫn đến thiếu thiền thuế phải nộp đƣợc tổng hợp đính kèm bảng cuối luận văn. Đơn vị: tỉ lệ phần trăm (%) Biểu đồ 3.1. mô tả tỉ lệ số thu qua áp lại mã số hàng hóa so với kết quả số thu từ cuộc kiểm tra sau thông quan phát hiện sai phạm năm 2009-2014 (Nguồn:Báo cáo kết quả KTSTQ của Cục Hải quan tỉnh Hà Giang) Chống thất thu thuế qua mã số hàng hóa xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan Hà Giang đƣợc đánh giá qua kết quả kiểm tra sau thông quan đã có phát hiện 28% trên tổng số cuộc có sai phạm về phân loại áp mã số hàng hóa XNK, so với mức chung của ngành cũng là khá cao xét theo đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp. Thực trạng này chứng minh mức độ rủi ro về mã số hàng hóa XNK là cao. Chống thất thu thuế qua mã số hàng hóa xuất nhập khẩu đƣợc thể hiện bằng kết quả số tiền truy thu qua phát hiện các sai phạm về áp mã số hàng dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp thông qua kiểm tra đã cung cấp các chứng cứ pháp lý để tiến hành áp lại mã số hàng hóa xuất nhập khẩu qua hoạt động kiểm tra sau thông quan. Sô thu qua mã số hh26,93%75 Biểu đồ 3.2 mô tả số thu ngân sách đƣợc giao, số đã thu nộp ngân sách và số thu từ sai phạm mã số hàng hóa XNK qua công tác kiểm tra sau thông quan năm 2009-2014 (Nguồn:Báo cáo kết quả KTSTQ của Cục Hải quan tỉnh Hà Giang) Từ biểu đồ trên thấy kết quả chống thất thu thuế qua mã số hàng hóa XNK năm 2009 thu nộp vào ngân sách 0 đồng, đến năm 2010 thu đạt 140 triệu đồng, năm 2011 đạt 32 triệu đồng, năm 2012 có phát hiện khai sai áp mã số nhƣng ko dẫn đến thiếu tiền thuế phải nộp, tăng vào năm 2013 đạt 861 triệu đồng và năm 2014 đạt 1.433 triệu đồng. Số tiền truy thu về áp mã số hàng hóa XNK tăng lên năm 2013-2014, tỉ lệ thuận so với tăng kim ngạch hàng hóa XNK năm 2011-2013 là do một số doanh nghiệp nhập đầu tƣ tạo tài sản cố định đã hoàn thành quyết toán danh mục hàng hóa ƣu đãi miễn thuế nhập khẩu đƣợc lựa chọn đƣa vào diện kiểm tra. Theo xu hƣớng tăng kim ngạch hàng hóa miễn thuế nhập khẩu dẫn đến phát sinh tăng hiện tƣợng sai phạm, thực trạng này đặt ra yêu cầu nhiệm vụ chống thất thu thuế XNK, nhất là cần tăng cƣờng phân tích thông tin, thu thập chứng cứ để ngăn ngừa, kịp thời phát hiện xử lý hành vi vi phạm về khai sai mã số hàng hóa dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp vào ngân sách. 0500,000,0001,000,000,0001,500,000,0002,000,000,0002,500,000,0003,000,000,0003,500,000,0004,000,000,000200920102011201220132014Số thu ngân sách được giaoSố tiền đã thu nộp ngân sáchSố tiền thu nộp ngân sách nhà nước về sai phạm mã số hàng hóa76 Số liệu về kết quả chống thất thu thuế qua áp mã số hàng hóa xuất nhập khẩu tại Cục hải quan Hà Giang đạt mức thấp so với mức chung của ngành Hải quan nhƣng cơ bản hoàn thành tốt nhiệm vụ tích cực tập trung huy động vào ngân sách nhà nƣớc, tăng cƣờng hiệu quả công tác quản lý thu ngân sách và đảm bảo hiệu lực thực hiện quy định pháp luật về thuế, pháp luật về hải quan. 3.3.2 Một số đánh giá về thực trạng chống thất thu thuế qua mã số hàng hóa xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Hà Giang 3.3.2.1. Các hành vi sai phạm về áp mã số thuế Việc phân loại áp mã số hàng hoá XNK để xác định các mức thuế suất phải tuân thủ theo đúng các nguyên tắc phân loại hàng hoá, đƣợc thực hiện theo hƣớng dẫn về phân loại hàng hoá XK, NK và các văn bản hiện hành khác. Tại Cục Hải quan tỉnh Hà Giang đã phát hiện các trƣờng hợp sai phạm về áp mã số hàng hóa nhập khẩu với một số hình thức nhƣ sau: a) Khai sai tên hàng dẫn đến sai áp mã số và thuế suất hàng hóa nhập khẩu. Qua nghiên cứu về hồ sơ kiểm tra sau thông quan cho thấy 5/7 trƣờng hợp khai sai tên hàng dẫn đến áp sai mã số thuế của hàng hóa. Vụ việc điển hình về khai sai tên hàng là trƣờng hợp công ty liên doanh đã mở tờ khai số 759/NKD01 ngày 16/01/2014 khai nhập khẩu mặt hàng vật liệu dùng cho xây lò luyện Gang Thép, hàm lƣợng nhôm Al2O3 ≥ 70%, dạng bột, mã số hàng hóa 2818200, thuế suất thuế NK 0%. Nghiên cứu kiểm tra theo Chú giải của chƣơng 28 - sản phẩm của ngành công nghiệp hoá chất bao gồm: hoá chất vô cơ, các hoá chất vô cơ hay hữu cơ của kim loại quý, kim loại đất hiếm, các nguyên tố phóng xạ hoặc các chất đồng vị. Cụ thể Hàng hoá tại tờ khai áp mã số 2818200 là ôxit nhôm. Nghiên cứu quy tắc phân loại áp mã hàng: Việc phân loại hàng hóa phải đƣợc xác định theo nội dung của từng nhóm và bất cứ chú giải phần hoặc77 chƣơng nào có liên quan (quy tắc 1) và trên cơ sở thu thập thông tin hồ sơ của doanh nghiệp cho thấy mã số hàng đã khai báo chƣa xác định đặc điểm tính năng chính là vật liệu dùng xây lò Giang Thép có tính chịu lửa. Vậy, mặt hàng nhập khẩu của Công ty là vật liệu chịu lửa dùng cho xây lò luyện Gang Thép có thành phần ôxit nhôm với hàm lƣợng Al2O3 > 70%, áp mã số đúng là 38160010, thuế suất = 6%; b) Khai gộp các hàng hóa nhập khẩu vào chung một tên hàng để phân loại áp mã số, thuế suất nhập khẩu 0% dẫn đến khai sai phân loại mã số thuế của các hàng hóa nhập khẩu. Vụ việc điển hình là trƣờng hợp công ty cổ phần VL mở tờ khai nhập kinh doanh mặt hàng tổ máy thủy điện 3750 KVA, áp mã số 850239200 (là loại khác thuộc phân nhóm tổ máy phát điện khác và đƣợc chi tiết vào mã số hàng có công suất dƣới 10.000KVA) để đầu tƣ xây dựng nhà máy thủy điện. Qua kiểm tra hồ sơ tài liệu đầu tƣ, hồ sơ hải quan, hợp đồng, thuyết minh kỹ thuật dự án, chứng từ, sổ sách kế toán cho thấy có các mặt hàng gồm: máy biến áp, van trƣớc tua bin, máy phát điện, đƣờng ống ……..đƣợc phân loại áp mã số theo tổ máy phát điện công suất 3750 KVA là không đúng. Những mặt hàng này phải đƣợc kê khai lại, phân loại đúng bản chất hàng hóa nhập khẩu và không dƣợc miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại thời điểm làm thủ tục. c) Khai hàng hóa thuộc loại khác có thuế suất 0% và khai miễn thuế đối với hàng dự phòng thuộc dự án đầu tƣ. Theo quy định miễn thuế nhập khẩu hàng hóa tạo tài sản cố định với 4 điều kiện là máy móc thiết bị phù hợp với quy mô của dự án; đảm bảo điều kiện ghi nhận giá trị là tài sản cố định; Là linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng, gá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm để lắp ráp đồng bộ với thiết bị, máy móc; không thuộc danh mục nguyên liệu, vật tƣ trong nƣớc đã sản xuất đƣợc.78 Kết quả kiểm tra sau thông quan đã phát hiện Công ty BNQ đã khai nhập đầu tƣ miễn thuế tờ khai năm 2010 có mặt hàng thiết bị kích từ dự phòng bắt buộc áp mã số 8425429000 (loại khác thuộc phân nhóm kích, tời nâng xe) thuế suất 0% và khai miễn tiền thuế theo quy định. Trong khi kết quả kiểm tra xác định đó là thiết bị kích từ dự phòng bắt buộc lắp theo bộ phận dùng cho tổ máy phát điện của nhà máy áp đúng mã số hàng là 8503009000 thuế suất 5%. Đối với hàng dự phòng thì không đủ điều kiện miễn thuế nhập khẩu theo quy định. Trƣờng hợp có phát hiện doanh nghiệp tự khai báo phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu vào mã số hàng hóa thuế suất 0% hoặc thuế suất thấp hơn so với mức thuế tƣơng ứng mã số đúng là dẫn đến việc nộp số lƣợng thuế ít hơn so với số phải nộp theo quy định dẫn đến việc thất thoát một khoản tiền thuế XNK phải thu nộp vào Ngân sách Nhà nƣớc. Cụ thể đối với mặt hàng Lô dây dẫn bằng đồng bện cho các tiết diện 35-150mm2 để nối các thiết bị với hệ thống nối đất chung, khai áp mã số 8535909000 (loại khác của thiết bị điện), thuế suất 0%, đã xác định là cáp điện bằng đồng tiết diện 35-150mm2, áp lại mã số hàng là 8544601010, thuế suất nhập khẩu 22%; Mặt hàng cáp cấp nguồn, tiếp địa, áp tô mát và các phụ kiện khác cho thiết bị viễn thông 8536201090 (thiết bị điện để đóng ngắt, lắp nối trong mạch điện), thuế suất 0%. Căn cứ hồ sơ và nguyên tắc phân lại xác định là cáp điện đấu nối trong nhà máy sản xuất điện, đã áp lại mã số đúng là 8544493990, thuế suất nhập khẩu 10%. d) Một số ít trƣờng hợp phát sinh khai đúng tên hàng nhƣng áp mã số hàng sai hoặc khai thiếu một số đặc điểm cấu tạo, tính năng của hàng hóa dẫn đến áp sai mã số hàng hóa nhƣ khai nhập khẩu mặt hàng Gối đỡ bằng nhựa của máy phân cấp quặng có mã số 8483309000, thuế suất 0% cho thấy tên hàng không phù hợp với chú giải chƣơng 84, phân nhóm 8483.30 và đƣợc xác79 định mã số đúng là 3926905900, thuế suất 12%; Hoặc khai sai mã số khai đối với mặt hàng Ống dẫn để cấp nƣớc, mã số thuế 8410130000 (- tua bin thủy thực và các bộ điều chỉnh của chúng), thuế suất 0%, nhƣng kiểm tra thực tế là ống thép chịu áp lực để dẫn nƣớc trong nhà máy thủy điện và đƣợc áp đúng mã số là 7306309090, thuế suất nhập khẩu 10%. Tổng hợp các dẫn chứng đƣợc theo phụ lục Bảng kê đính kèm dƣới đây. 3.3.2.2. Nguyên nhân khai sai áp mã hàng hàng hóa xuất nhập khẩu Qua nghiên cứu thực trạng kết quả chống thất thu thuế qua mã số hàng hóa XNK của Cục hải quan Hà Giang đƣợc đánh giá làm rõ từ các nguyên nhân dẫn đến khai sai mã số hàng hóa XNK dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp gồm có nhƣ sau: a) Doanh nghiệp xuất nhập khẩu không cập nhật văn bản quy định về phân loại áp mã hàng hóa trong quá trình khai báo hải quan nên không nắm rõ, không hiểu đúng cách áp dụng sáu nguyên tắc khi áp mã số hàng xuất nhập khẩu dẫn đến khai sai mã số hàng phổ biến với 3 trƣờng hợp: Thứ nhất, Doanh nghiệp thƣờng tự tra cứu tên hàng hóa xuất nhập khẩu theo các dòng hàng trong Biểu thuế. Doanh nghiệp thực hiện khai báo tên hàng theo đúng biểu thuế xuất nhập khẩu và áp đúng mã theo tên hàng trong Biểu thuế, nhƣng nếu xét về bản chất hàng hóa thì phải áp mã hàng khác, có thuế suất cao hơn hoặc khai báo thiếu thông tin về hàng hóa để áp mã số hàng hóa nhập khẩu theo Biểu thuế. Thứ hai, Doanh nghiệp thực hiện khai báo theo tên hàng giống với hàng hóa nhập khẩu đã đƣợc áp mã số hàng do các doanh nghiệp khác đã khai báo và thông quan; Thứ ba, tra theo Biểu thuế để căn định danh tên hàng chi tiết nhất có nội dung phù hợp nhất với tên hàng nhập khẩu là theo dòng thuế nào thì áp mã hàng vào đó là đúng nhất.80 Doanh nghiệp nhập khẩu tiếp hàng hóa đó thì sẽ khai theo mã số lần nhập khẩu đầu tiên vì khi so sánh nội dung của dòng hàng 8 số với tên hàng nhập khẩu đều đƣợc coi là đúng với xác định mã số hàng hóa. Trƣờng hợp một mặt hàng nhập khẩu đƣợc định danh tại nhiều dòng hàng thì doanh nghiệp thực hiện lựa chọn khai báo theo dòng hàng có thuế suất thấp nhất dẫn, đến khai báo sai mã hàng áp vào mức thuế suất thấp không đúng so với mức thuế suất đúng của hàng hóa nhập khẩu. Kết quả này dẫn đến đến việc thất thu thuế xuất nhập khẩu khi cơ quan hải quan không thể kiểm tra toàn bộ hồ sơ hoặc hàng hóa nhập khẩu đƣợc định danh tại nhiều dòng hàng. Các doanh nghiệp đƣợc kiểm tra sau thông quan có sai phạm đều tâm phục và thống nhất với kết luận kiểm tra sau thông quan, chấp hành nghĩa vụ nộp thuế và phạt vi phạm hành chính vào ngân sách. Điều đó đã tích cực phát huy chống thất thu cho ngân sách. Qua kiểm tra, doanh nghiệp đƣợc hƣớng dẫn, giải thích về quy định pháp luật về thuế, pháp luật hải quan để nắm rõ, giúp nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp, hiểu rõ sai phạm để không mắc lại. Nhiều cuộc kiểm tra sau thông quan đƣợc kết luận không có hành vi cố ý gian lận và trong xử phạt vi phạm hành chính có xét đến thái độ hợp tác tốt, tình tiết giảm nhẹ do vi phạm lần đầu, chấp hành nộp đủ tiền thuế còn thiếu vào ngân sách kịp thời. b) Công chức tiếp nhận tờ khai còn hạn chế về kỹ năng thu thập, đánh giá, phân tích thông tin hàng hóa xuất nhập khẩu và áp dụng phân loại áp mã số hàng. Doanh nghiệp mở tờ khai, công chức hải quan tiếp nhận và thực hiện cập nhật thao tác nghiệp vụ trên chƣơng trình phần mềm của ngành còn có phần đề xuất của công chức. Phía doanh nghiệp tự kê khai và tự chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về tính chính xác, trung thực của các nội dung kê khai. Trong tiếp nhận thông tin khai báo hải quan để giải quyết thủ tục cho doanh nghiệp, công chức hải quan có trách nhiệm đề xuất để hệ thống có đủ thông tin đánh giá, phân tích căn cứ xác định phân luồng tờ khai và thông quan hàng hóa XNK.81 Từ kết quả nghiên cứu các tờ khai của doanh nghiệp có sai phạm về áp mã số hàng hóa xuất nhập khẩu đều thuộc tờ khai luồng xanh, tức là hệ thống xác định miễn kiểm tra hồ sơ và miễn kiểm tra thực tế hàng hóa trên cơ sở đề xuất của công chức hải quan thì thông quan lô hàng cho doanh nghiệp. Thực tế, kỹ năng thu thập, đánh giá, phân tích thông tin hàng hóa xuất nhập khẩu và trang bị kiến thức về phân loại áp mã số hàng hóa XNK còn hạn chế nên công chức hải quan không đề xuất thông tin phục vụ đánh giá của hệ thống dẫn đến để lọt khai sai áp mã số hàng hóa XNK. Nghiên cứu lại trƣờng hợp kiểm tra sau thông quan doanh nghiệp mở tờ khai nhập kinh doanh khai tên hàng là tổ máy thủy điện công suất 3750 KVA, áp mã số 850239200 (là loại khác thuộc phân nhóm tổ máy phát điện khác và đƣợc chi tiết vào mã số hàng có công suất dƣới 10.000KVA), thuế suất 0%. Ngay đọc tên hàng có thể hình dung đơn giản là tổ hợp các máy thủy điện nhƣng chƣơng 85 không có chú giải định hình máy thủy điện và khai đƣợc phù hợp với chú giải HS vì khai theo một dòng hàng trong Biểu thuế và áp vào dòng thuế đó. Khi rà soát lại công việc cho thấy có một phần trách nhiệm thuộc về công chức tiếp nhận đồng ý với kết quả khai báo hải quan, không có thông tin đề xuất phục vụ phân luồng tờ khai, hệ thống xác định luồng xanh. Khi tiếp nhận, công chức tìm hiểu thông tin đơn gian về tên hàng, phân tích nắm thông thƣờng để phân biệt máy thủy điện và máy phát điện và đề xuất ý kiến trong khai áp mã số hàng chƣa phù hợp với chú giải chƣơng 85 vì tên hàng khai theo tên nhà mày thủy điện hoặc công trình thủy điện cần kiểm tra thực tế hàng hóa để làm rõ. Đề xuất của công chức là rất quan trọng để quyết định có kiểm tra lô hàng hay không tại chi cục nơi làm thủ tục. c) Gian lận lợi dụng cơ chế tự kê khai, tự tính thuế trong quá trình thông quan, một số ít doanh nghiệp đã thực hiện hành vi mô tả sai hàng hoá82 hoặc tính chất mặt hàng để đƣợc áp mã số thuế thấp hoặc nhập nhiều nhƣng khai ít trên tờ khai hải quan để gian lận thuế. Trƣờng hợp đã kiểm tra phát hiện công ty X không khai tên hàng, số lƣợng, chủng loại, mã số, thuế suất của hàng hóa nhập khẩu dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp đối với một số hàng hóa nhập kinh doanh để đầu tƣ nhà máy khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh dẫn đến thiếu trên 350 triệu tiền thuế. 3.3.2.3. Những thuận lợi và khó khăn đối với công tác chống thất thu thuế qua mã số hàng hóa xuất nhập khẩu a) Thuận lợi: a1) Ngành Hải quan đã ban hành đƣợc Thực hiện Chỉ thị 568/CT-TCHQ ngày 09/02/2011 của Tổng cục Hải quan về tăng cƣờng công tác kiểm tra sau thông quan, trên cơ sở đó, Đảng ủy, Lãnh đạo Cục Hải quan tỉnh Hà Giang đã quan tâm sâu sát, chỉ đạo kịp thời về con ngƣời (tăng cƣờng cả về số lƣợng và chất lƣợng) và đầu tƣ trang thiết bị phục vụ cho công tác kiểm tra sau thông quan nhằm đẩy mạnh hiệu quả của hoạt động kiểm tra sau thông quan nói riêng và nhiệm vụ quản lý Nhà nƣớc của Cục Hải quan tỉnh Hà Giang nói chung. a2) Đội ngũ cán bộ công chức của Chi cục Kiểm tra sau thông quan tuy ít về số lƣợng nhƣng trách nhiệm, nhiệt tình, yên tâm công tác, chủ động nghiên cứu, có trình độ đại học với những chuyên ngành phù hợp theo yêu cầu của ngành và đã hoàn thiện kiến thức nghiệp vụ hải quan, có kinh nghiệm thực tiễn tại cửa khẩu, có tích lũy kiến thức chuyên môn qua kinh nghiệm hội nghị chuyên đề kiểm tra sau thông quan hàng năm, vận dụng phƣơng pháp làm việc nhóm, kiên trì lập luận chứng cứ có căn cứ pháp lí phục vụ công tác đạt hiệu quả cao. a3) Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, các quy trình, quy chế, thủ tục và chƣơng trình ứng dụng phần mềm tra cứu của ngành liên quan đến việc áp mã thuế hàng hóa XNK khá hoàn thiện, phổ biến.83 Việt Nam hiện đang thực hiện cam kết với Tổ chức Hải quan thế giới trong việc thực hiện Danh mục hài hoà mô tả và mã hoá hàng hoá của Tổ chức hải quan Thế giới năm 2012 (HS 2012), cam kết với các nƣớc ASEAN về việc thực hiện Danh mục Biểu thuế quan hài hoà ASEAN năm 2012 (AHTN 2012), thực hiện cam kết cắt giảm thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu ƣu đãi theo lộ trình cam kết với WTO từ ngày 01/01/2012. Bộ Tài chính đã ban hành đƣợc Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2014 có nhiều sửa đổi bất hợp lý nhƣ: Tại danh mục biểu thuế xuất khẩu bao gồm tên hàng hóa xuất khẩu đã đƣợc chi tiết mã hàng hoá của các nhóm mặt hàng đến cấp độ 8 số cho phù hợp với danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam; Đối với những nhóm hàng đã đƣợc định danh nhƣ trong Biểu nhập khẩu thì đƣợc ghi mã hàng và tên mô tả hàng hoá giống nhƣ trong Biểu nhập khẩu. Đối với những mặt hàng chƣa đƣợc định danh trong Biểu thuế nhập khẩu thì tuỳ tính chất mặt hàng, quy tắc phân loại hàng hoá mà đƣợc chi tiết tên riêng và áp mã hàng theo mã hàng của Biểu thuế nhập khẩu. Hệ thống về Luật, Nghị định, Thông tƣ đã đƣợc bổ sung, sửa đổi phù hợp với chuẩn mực chung của Hải quan Thế giới và khu vực; Các văn bản quy định về phân loại áp mã số hàng hóa, xác định mức thuế tƣơng đối đầy đủ, đồng bộ, quy định rõ nguyên tắc, căn cứ phân loại; trình tự, thủ tục phân loại, kiểm tra việc phân loại hàng hóa và áp dụng mức thuế trong khi làm thủ tục hải quan và hàng hóa đã thông quan; phân tích, phân loại và giám định để phân loại hàng hóa trong khi làm thủ tục hải quan. Đặc biệt các chính sách thuế xuất nhập khẩu đƣợc điều chỉnh phù hợp, dễ thực hiện, Biểu thuế đã đơn giản về mức thuế suất (giảm còn 33 mức năm 2012 so với 48 mức năm 2011), sự chênh lệch giữa các mức thuế từng bƣớc đƣợc hạ thấp. Tất cả các quy định này nhằm tạo thuận lợi, dễ dàng cho việc khai báo, áp mã, áp mức thuế suất không những cho công chức hải quan mà cho cả doanh nghiệp, đảm bảo kiểm soát chặt chẽ hơn các gian lận thuế qua mã số hàng hóa.84 a4) Cục đã tích cực tăng cƣờng công tác kiểm tra sau thông quan, thanh tra theo kế hoạch và nghiêm túc thực hiện xử lý đúng quy định pháp luật, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý, tuyên truyền tuân thủ pháp luật và hiểu rõ về quy định chính sách cho doanh nghiệp. Năm 2009-2014, Cục đã tổ chức kiểm tra, thanh tra đƣợc 45 doanh nghiệp, thu nộp ngân sách trên 8 tỷ đồng và tổ chức nhiều cuộc kiểm tra nghiệp vụ hàng năm tại các Chi cục Hải quan, góp phần tích cực nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp xuất nhập khẩu qua địa bàn, chống thất thu thuế cho NSNN. b) Một số hạn chế, khó khăn: b1) Hoạt động thu thập xử lý thông tin, đánh giá cơ sở yêu cầu giám định phân tích phân loại hàng hóa XNK chƣa phát huy đáp ứng nhiệm vụ chống thất thu thuế của ngành. Đối với phân loại áp mã hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thông thƣờng đảm bảo chính xác nếu định danh đúng tên hàng, công dụng và bản chất của hàng hóa. Thực tế cũng phát sinh nhiều loại hàng hóa không thể định danh đƣợc tên hàng bằng cảm quan và kiểm tra thông thƣờng (nhƣ hàng có chứa tỉ lệ hàm lƣợng chất cấu tạo chính) thì cần phải có trợ giúp của các phƣơng tiện, thiết bị kỹ thuật. Phân tích phân loại hàng hóa là hoạt động kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu đƣợc tiến hành chủ yếu trong các phòng thí nghiệm hải quan, bằng các phƣơng pháp, phƣơng tiện khoa học kỹ thuật hiện đại để xác định bản chất, đặc tính kỹ thuật, thƣơng phẩm và tên gọi của “một hàng hóa XNK chƣa xác định phân loại áp mã số”, trên cơ sở đó khẳng định hoặc kết luận đƣợc mã số thuế của mặt hàng yêu cầu phân tích phân loại. Cục hải quan Hà Giang chỉ phát sinh một trƣờng hợp lấy mẫu hàng gửi yêu cầu phân tích phân loại với kết quả áp sai mã số hàng nhƣng không sai thuế suất. Kết quả này còn hạn chế tuy nhiên có cơ sở cho việc xác định chính85 xác mã số hàng hóa rất quan trọng ảnh hƣởng tới việc tiếp nhận khai báo hải quan các lô hàng tiếp theo, nếu điều chỉnh phân loại mã số có dẫn đến thay đổi mức thuế suất sẽ tác động đến số thu ngân sách Nhà nƣớc, đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ về việc nộp thuế của doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa, đồng thời còn liên quan tới việc thực hiện cơ chế điều hành quản lý nhà nƣớc về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu. b2) Thiếu tổ chuyên trách phân loại áp mã số hàng hóa đáp ứng yêu cầu chuyên sâu về phân loại áp mã số hàng hóa XNK. Do trung bình mỗi ngày phát sinh khoảng 5 tờ khai xuất nhập khẩu nên Cục hải quan không thành lập tổ chuyên trách phân loại áp mã số hàng hóa để tăng cƣờng đội ngũ có kiến thức chuyên sâu về phân loại áp mã số hàng hóa góp phần tích cực cho công tác chống thất thu ngân sách nhà nƣớc. Tính chất phức tạp của việc phân loại theo Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa, áp dụng 06 quy tắc chung HS để xếp hàng hóa XNK vào vị trí phù hợp nhất trong 5228 điều ƣớc HS, tức là việc phân loại, áp mã số cho hàng hóa theo Danh mục HS - đƣợc xây dựng để áp dụng cho tất cả các loại hàng hóa XNK, mỗi hàng hóa đƣợc định danh vào chỉ một mã số trong Danh mục HS, còn mang tính tiêu chuẩn kỹ thuật, học thuật và chuyên ngành, theo bản chất hàng hóa mà không theo ngôn ngữ phổ thông sử dụng hàng ngày thì không phải tất cả các nhà xuất nhập khẩu đều hiểu hết đƣợc về bản chất cấu tạo, thành phần, công dụng của hàng hóa mua bán. Hơn nữa, hệ thống những văn bản hƣớng dẫn, những quy định về phân loại, áp mã số hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để xác định thuế suất cũng phức tạp không kém và còn đòi hỏi phải có những kiến thức nhất định về hàng hóa, kinh nghiệm về phân loại, áp mã hàng hóa XNK. Hiện nay, số lƣợng công chức hải quan đạt yêu cầu nhiệm vụ còn hạn chế. Điều này tạo nên một phần khó khăn cho công tác chống thất thu qua mã số hàng hóa XNK đạt hiệu quả cao hơn.86 b3) Việc chuẩn hóa Danh mục mã hàng hóa nhập khẩu còn bất cập trong ngành Việc chuẩn hóa danh mục mã số hàng hóa theo cơ chế chính sách quản lý hải quan, chính sách thuế có nhiều mặt hàng chƣa có mã số chuẩn, nhiều mã hàng đang đƣợc sử dụng đại diện cho nhiều mặt hàng theo các chính sách khác nhau. Hoàn thiện chuẩn hóa danh mục mã số hàng hóa thống nhất phù hợp góp phần thiết thực cho thực hiện chính sách thuế, chính sách mặt hàng, thống kê và đàm phán thƣơng mại. Công tác phân loại áp mã số hàng hóa XNK còn nhiều bất cập trong thực tiễn do trình độ phát triển sản xuất hàng hóa ngày càng gia tăng dẫn đến lƣu lƣợng hàng hóa trao đổi mua bán ngày càng đa dạng, phong phú. Giải pháp hữu hiệu đặt ra hiện nay là cần phải thực hiện từ hai phía: + Các cơ quan ban hành chính sách quản lý cần đảm bảo tính thống nhất trong chính sách quản lý nhà nƣớc đối với hàng hóa XNK. Việc ban hành danh mục hàng hóa theo chính sách quản lý phải cụ thể, rõ ràng theo tên hàng và mã số hàng hóa, tránh việc quy định những mặt hàng có tính chất chung nhất, không có mã số hàng hóa đi kèm, hạn chế việc áp dụng chính sách quản lý hàng hóa mang tính định tính nhƣ: tính mục đích, thành phần, nguồn gốc tạo ra hàng hóa... + Cơ quan Tổng cục hải quan chủ động phối hợp các đơn vị thuộc Bộ Tài chính và các cơ quan nhà nƣớc để đồng bộ rà soát, chuẩn hóa mã hàng theo chế độ chính sách quản lý và chính sách thuế. Những mặt hàng có tính chất chuyên ngành hoặc yêu cầu kỹ thuật cần xây dựng mã số riêng định danh phục vụ kiểm soát trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan. b4) Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin chƣa đáp ứng đƣợc theo yêu cầu đòi hỏi của Luật hải quan năm 2014. Năm 2014, Ngành hải quan chính thức triển khai Hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS (thuộc dự án hải quan điện tử và một cửa quốc gia).87 Phƣơng pháp lựa chọn kiểm tra áp dụng trong hệ thống VNACCS có nhiều điểm mới, nhƣ phân luồng tờ khai gồm 4 luồng: Xanh – Miễn kiểm tra; Xanh điều kiện – Xuất trình chứng từ trƣớc khi thông quan; Vàng – kiểm tra hồ sơ; Đỏ - kiểm tra thực tế hàng hóa). Các bƣớc kiểm tra điều kiện đƣợc rút gọn, bỏ khâu phúc tập hồ sơ, tăng cƣờng áp dụng quản lý rủi ro trong quy trình thủ tục hải quan và kiểm tra sau thông quan. Việc ứng dụng hệ thống VNACCS/VCIS -Hệ thống thông quan tự động và cơ sở dữ liệu thông tin nghiệp vụ hải quan tập trung cả 03 khâu nghiệp vụ: Khâu trƣớc, trong và sau thông quan. Hệ thống VNACCS/VCIS đã tạo ra sự tự động hóa trong thủ tục hải quan nhƣng hiện tại chức năng hệ thống chỉ tra cứu tờ khai hiện thời, trong khi kiểm tra sau thông quan cần thông tin tờ khai trong giai đoạn 5 năm, chƣa hoàn thiện tích hợp việc kết nối thông tin giữa cơ quan Thuế, Hải quan và Kho bạc, do đó, không đánh giá đƣợc đầy đủ quá trình chấp hành pháp luật của doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu cũng nhƣ hoạt động sản xuất kinh doanh trong nội địa. *) Nguyên nhân của các hạn chế, khó khăn nêu trên: - Nguyên nhân khách quan là do sự gia tăng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ngày càng đa dạng chủng loại, quy cách cấu tạo mà thực hiện phân loại bằng biện pháp thông thƣờng, máy móc thiết bị đơn giản là không hiệu quả. Trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập nền kinh tế thế giới, sự phát triển của nền khoa học – công nghệ mạnh nhƣ vũ bão đã cải tiến phƣơng thức sản xuất và quản lý, nhiều sản phẩm phƣơng tiện công nghệ hiện đại đƣợc tạo ra, giải phóng sức lao động, nâng cao năng suất sản xuất, tạo nên hàm lƣợng giá trị chất lƣợng, giá trị công nghệ kết cấu trong sản phẩm..…do đó hàng hóa ngày càng đa dạng chủng loại, quy cách phẩm chất đa dạng. - Nguyên nhân chủ quan xuất phát từ trình độ năng lực cán bộ công chức hải quan còn chƣa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Công việc hải quan liên quan đến thực hiện quy định pháp luật và liên quan đến nhiều Bộ, Ngành.88 Công chức hải quan cần phải vừa nắm vững kiến thức chuyên môn, chính sách mặt hàng và hiểu sâu về lĩnh vực thƣơng phẩm học đối với hàng hóa xuất nhập khẩu giúp nắm rõ bản chất thành phần cấu tạo, tính năng kỹ thuật, công dụng......của hàng hóa xuất nhập khẩu theo phát sinh, từ đó phân tích thông tin hàng hóa và đối chiếu, vận dụng các quy định thủ tục, các quy tắc phân loại áp mã số hàng hóa đảm bảo thống nhất, chính xác theo Danh mục biểu thuế XNK. Bên cạnh đó cũng còn do nhiều trƣờng hợp doanh nghiệp không nắm rõ, không hiểu đúng về quy định chính sách hàng hóa XNK. Một số bất cập còn chƣa giải quyết thống nhất triệt để về danh mục hàng hóa quản lý chuyên ngành liên quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.89 Chƣơng 4: MỘT SỐ ĐỊNH HƢỚNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ VỀ CHỐNG THẤT THU THUẾ QUA MÃ SỐ HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH HÀ GIANG Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, hoạt động thƣơng mại quốc tế tăng trƣởng mạnh mẽ. Các hoạt động của hải quan gắn liền với yêu cầu của hoạt động kinh tế đối ngoại, đề xuất thực hiện đúng lộ trình cắt giảm thuế quan và xóa bỏ rào cản phi thuế quan nhƣ hạn ngạch, giấy phép, hạn chế xuất khẩu tự nguyện, quy định tỉ lệ nội địa hóa. Những yêu cầu thực hiện nghĩa vụ pháp lý trong các điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam là thành viên và tạo thuận lợi, giải phóng nhanh hàng hóa XNK đòi hỏi ngành Hải quan tiếp tục đổi mới phƣơng thức quản lý hiện đại với quy trình thủ tục hải quan điện tử nhằm tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động xuất nhập khẩu, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Cải cách, hiện đại hóa hải quan là một đòi hỏi tất yếu xuất phát từ thực trạng, nguồn lực quản lý của ngành đáp ứng yêu cầu của thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập của đất nƣớc. Ngành xác định trọng tâm là cải cách thủ tục hải quan dựa trên phƣơng pháp quản lý hải quan hiện đại theo hƣớng tuân thủ các chuẩn mực, thông lệ và cam kết quốc tế, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin. Kế hoạch đặt ra của ngành Hải quan trong năm 2014 và 2015 là gấp rút thực hiện các biện pháp nhằm thực hiện hiệu quả chỉ đạo của Thủ tƣớng Chính phủ tại Nghị quyết số 19/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trƣờng kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và Chỉ thị 24/CT-TTg, ngày 05/8/2014 về tăng cƣờng quản lý, cải cách hành chính về hải quan, thuế nội địa, thực hiện đơn giản hóa thủ tục hải quan, phấn đấu đến hết năm 2015 cam kết giảm thời gian làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất - nhập khẩu qua cảng/cửa khẩu bằng mức bình quân chung của các nƣớc ASEAN-6.90 4.1. Quan điểm chống thất thu thuế qua áp mã số hàng hóa xuất nhập khẩu của ngành hải quan 4.1.1. Đảm bảo thuận lợi cho hoạt động thương mại với cơ chế ưu tiên phù hợp đảm bảo tuân thủ pháp luật Nhiệm vụ động viên một phần thu nhập thông qua thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu vào ngân sách nhà nƣớc cần phải đƣợc tính toán trên cơ sở khoa học, không đƣợc ấn định tuỳ tiện. Giả sử có yêu cầu tăng thu bù thiếu hụt chi tiêu, Chính phủ thực hiện ban hành mức thuế suất nhập khẩu cao vào hàng hóa tiêu dùng nhập khẩu và hạn chế các trƣờng hợp đƣợc ƣu đãi miễn thuế nhập khẩu, giảm thuế cũng có thể gây tác động kích thích các doanh nghiệp dùng các biện pháp để gian lận hoặc trốn thuế do gia tăng thu đƣợc lợi nhuận rất cao. Đặc biệt, ngƣời khai hải quan lợi dụng cơ chế tự kê khai tính thuế và cùng với sự phức tạp, đa dạng của chủng loại hàng hóa XNK, điều kiện đƣợc miễn kiểm tra thực tế hàng hóa dẫn đến xu hƣớng gia tăng gian lận phân loại áp mã số hàng. Cùng với mục tiêu tạo thuận lợi và hiện đại hóa, Ngành hải quan phấn đấu chỉ tiêu là đạt tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hóa đến năm 2015 là dƣới 10% và đến năm 2020 phấn đấu đạt dƣới 7%, góp phần tạo thuận lợi cho hoạt động thƣơng mại với cơ chế ƣu tiên phù hợp trên cơ sở thông tin đánh giá phân loại đối tƣợng tham gia xuất nhập khẩu để có giải pháp tăng cƣờng quản lý. Để chống thất thu thuế qua mã số hàng hóa XNK và ngặn chặn lợi dụng kẽ hở ở khâu trƣớc và trong thông quan, Cơ quan hải quan tổ chức thực hiện quy trình về kiểm tra nội dung khai báo tên hàng, phân loại áp mã số hàng hóa, dựa trên cơ sở nghi vấn// ý kiến doanh nghiệp, tiến hành lấy mẫu yêu cầu giám định phân tích phân loại hàng hóa XNK để xác định đúng tên hàng, áp mã số thuế của hàng hóa XNK và quy trình kiểm tra sau thông quan. Quan điểm tạo thuận lợi cho hoạt động thƣơng mại với cơ chế ƣu tiên phù hợp đảm bảo tuân thủ pháp luật đảm bảo giải quyết hài hòa mối quan hệ91 giữa lợi ích của nhà nƣớc và lợi ích của đối tƣợng nộp thuế; nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp và khuyến khích phát triển sản xuất, lành mạnh môi trƣờng kinh doanh, các doanh nghiệp và ngƣời tiêu dùng không quá bị thiệt thòi khi phải trả một khoản thuế lớn hơn so với chất lƣợng họ nhận đƣợc khi tiêu dùng. Nhƣ vậy thông quan ban hành chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, cải cách hành chính, hiện đại hóa cơ chế quan lý, tăng cƣờng kiểm tra sau khai thuế, Nhà nƣớc đảm bảo thực hiện đƣợc mục tiêu huy động hợp lý nguồn thu ngân sách nhà nƣớc từ thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đồng thời khắc phục hiệu quả hiện tƣợng thất thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu. 4.1.2. Chống thất thu thuế qua mã số hàng hóa XNK là biện pháp đảm bảo minh bạch, bình đẳng pháp luật gắn liền từ khâu xây dựng chính sách hướng dẫn phân loại áp mã số hàng hóa XNK Cơ sở dữ liệu của ngành hải quan công khai, thuận lợi cho tra cứu và khai thác hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, hƣớng dẫn thực hiện phân loại hàng hóa thống nhất theo Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa (HS) và Danh mục Biểu thuế quan hài hòa các nƣớc ASEAN, quy định thủ tục và quy trình thực hiện phân loại áp mã số hàng hóa xuất nhập khẩu, các quyết định về áp mã số thuế hàng hóa của các cơ quan hải quan về phân tích phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu để thống nhất áp dụng trong toàn ngành, tăng cƣờng tiếp nhận ý kiến trao đổi, hỏi đáp và giải quyết vƣớng mắc cho doanh nghiệp, tránh tình trạng tranh cãi, khiếu kiện kéo dài. Trên thực tế áp dụng các chính sách thuế và hƣớng dẫn quy định về việc phân loại áp mã hàng hóa còn một số bất cập do một dòng hàng đƣợc định danh theo nhiều mã số có chênh lệnh mức thuế suất, chƣa thống nhất hƣớng dẫn tiêu chuẩn của một số bộ ngành liên quan, nguyên tắc phân loại, kiến thức chuyên ngành thƣơng phẩm hàng hóa không phải là đơn giản, dễ áp92 dụng đảm bảo hải quan và doanh nghiệp đều có thể hiểu nhƣ nhau. Để đảm bảo thuận lợi cho các doanh nghiệp chấp hành tốt nghĩa vụ thuế, giảm thời gian thông quan hàng đồng thời đảm bảo quản lý chặt chẽ bằng kiểm tra sau thông quan và tiến hành xử lý nghiêm các trƣờng hợp phát hiện có gian lận thuế hoặc lập hồ sơ để trốn thuế. Chống thất thu ngân sách có hiệu quả cần đƣợc chú trọng từ khâu xây dựng chính sách thuế, chính sách mặt hàng đáp ứng yêu cầu quản lý, từ đó, góp phần đảm bảo môi trƣờng kinh doanh lành mạnh, bình đẳng trƣớc pháp luật đối với các chủ thể sản xuất, kinh doanh. 4.2. Phƣơng hƣớng nâng cao hiệu quả chống thất thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu qua mã số hàng hóa xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan Hà Giang trong thời gian tới 4.2.1. Định hướng phát triển hiện đại hóa ngành hải quan Ngày 25/3/2011, Thủ tƣớng Chính phủ ký Quyết định số 448/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lƣợc phát triển Hải quan đến năm 2020. Chiến lƣợc này là kim chỉ nam cho công tác cải cách, hiện đại hóa hải quan trong thời gian tới. Theo đó, Chiến lƣợc phát triển Hải quan Việt Nam đến năm 2020 đã xác định mục tiêu tổng quát đến năm 2020 là “Xây dựng Hải quan Việt Nam hiện đại, có cơ chế, chính sách đầy đủ, minh bạch, thủ tục hải quan đơn giản, hài hoà đạt chuẩn mực quốc tế, trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin, xử lý dữ liệu tập trung và áp dụng rộng rãi phương thức quản lý rủi ro, đạt trình độ tương đương với các nước tiên tiến trong khu vực Đông Nam Á. Xây dựng lực lượng Hải quan đạt trình độ chuyên nghiệp, chuyên sâu có trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả góp phần tạo thuận lợi cho các hoạt động thương mại hợp pháp, phát triển du lịch, thu hút đầu tư nước ngoài, đảm bảo an ninh quốc gia, an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và nghĩa vụ hợp pháp của tổ chức, cá nhân”. Trên cơ sở Chiến lƣợc phát triển Hải quan đến năm 2020, Bộ Tài chính đã phê duyệt Kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hóa hải quan giai đoạn93 2011 – 2015 theo Quyết định số 1514/QĐ-BTC ngày 22/6/2011. Theo đó, định hƣớng cơ bản công tác cải cách, hiện đại hóa hải quan trong giai đoạn 2011 – 2015 có tác dụng cho công tác chống thất thu ngân sách nhƣ sau: - Một là thực hiện thủ tục hải quan điện tử tự động đảm bảo việc triển khai việc tiếp nhận, xử lý thông tin lƣợc khai hàng hoá điện tử (e-Manifest); xử lý dữ liệu thông quan điện tử (e-Clearance); thực hiện thanh toán thuế, lệ phí hải quan bằng phƣơng thức điện tử (e-Payment); tiếp nhận, trao đổi thông tin giấy phép và C/O điện tử (e-C/O và e-Permit) với các cơ quan liên quan. Chuẩn bị tốt các điều kiện cho triển khai kết nối Cơ chế một cửa quốc gia và cơ chế một cửa ASEAN. - Hai là triển khai Đề án tăng cƣờng năng lực cho cán bộ công chức hải quan; Rà soát hoàn thiện các văn bản pháp luật về hải quan; hoàn thiện quy định áp dụng quản lý rủi ro gắn với trƣớc, trong và sau thông quan; Phát triển quan hệ đối tác Hải quan – doanh nghiệp, cơ chế ƣu tiên đảm bảo tuân thủ pháp luật và tăng cƣờng kiểm tra sau thông quan có hiệu quả. - Ba là xây dựng các địa điểm kiểm tra hàng hoá tập trung tại các địa bàn trọng điểm (cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu đƣờng bộ quốc tế, các khu kinh tế trọng điểm) theo quy hoạch đƣợc duyệt; đầu tƣ hệ thống máy móc trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác kiểm tra giám sát (máy soi container, máy soi hành lý, hệ thống camera giám sát, bộ công cụ hỗ trợ...) đối với hàng hóa XNK, hành lý xuất nhập cảnh. - Bốn là triển khai chƣơng trình Doanh nghiệp ƣu tiên đặc biệt phù hợp với các chuẩn mực quốc tế và điều kiện đặc thù của Việt Nam. - Năm là xây dựng và vận hành hệ thống Chỉ số đánh giá hoạt động của ngành gắn với quản lý chất lƣợng, xác định vị trí việc làm và biên chế ngành. Để hoàn thành yêu cầu mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng là tạo thuận lợi cho hoạt động giao thƣơng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, đầu tƣ, du lịch, đồng94 thời quản lí chặt chẽ, ngăn chặn buôn lậu, gian lận thƣơng mại, bảo vệ an ninh xã hội, an toàn cộng đồng, Ngành Hải quan cần thực hiện kế hoạch chiến lƣợc cải cách hiện đại hóa từng giai đoạn cụ thể. Thực tiễn 70 năm xây dựng và phát triển đã chứng minh cho những bƣớc đi đúng và vững chắc của ngành. 4.2.2. Định hướng phát triển của tỉnh Hà Giang Hàng hóa xuất nhập khẩu ngày càng phát triển phong phú và đa dạng các tính năng mới thì những hình thức gian lận áp mã số hàng hóa xuất nhập khẩu ngày càng tinh vi hơn do đó nhiệm vụ chống thất thu thuế qua mã số hàng hóa xuất nhập khẩu càng ngày càng cấp thiết góp phần đảm bảo công bằng, tuân thủ pháp luật và tập trung huy động nguồn thu vào ngân sách nhà nƣớc. Qua phân tích thực trạng cho thấy chủ trƣơng của tỉnh có kế hoạch phát triển kinh tế cửa khẩu, khuyến khích đầu tƣ XNK trên địa bàn do đó công tác quản lý thu ngân sách và chống thất thu thuế XNK luôn đƣợc quan tâm, tuy nhiên kết quả chống thất thu thuế qua mã số hàng hóa xuất nhập khẩu tại Cục hải quan tỉnh Hà Giang đạt số lƣợng thấp, hoạt động phân tích phân loại hàng hóa chƣa phát huy đáp ứng nhiệm vụ phân loại áp mã số đúng cho hàng hóa xuất nhập khâu và chƣa chủ động rà soát dự báo nguồn hàng hóa xuất nhập khẩu phát sinh thuộc địa bàn quản lý để phân tích, quản lý thông tin áp mã hàng, trình độ cán bộ công chức còn số ít chƣa đáp ứng nắm vững chuyên môn phân loại áp mã số hàng hóa XNK. Khẳng định chủ trƣơng hội nhập kinh tế để tranh thủ điều kiện thuận lợi gắn với mục tiêu phát triển, tỉnh Hà Giang đã ban hành chiến lƣợc phát triển kinh tế - thƣơng mại xuất nhập khẩu với dự báo tăng kim ngạch xuất nhập khẩu ƣớc đạt từ 700 triệu USD trở lên. Trên cơ sở định hƣớng phấn đấu của tỉnh và yêu cầu công tác quản lý hải quan, Cục Hải quan Hà Giang tập trung cần nghiên cứu hƣớng dẫn của ngành và đặc điểm tình hình của địa phƣơng tỉnh Hà Giang để xem xét đề xuất cơ chế thu hút phát triển hoạt động xuất nhập khẩu dựa vào thế mạnh của tỉnh. Hiện nay Ngành đang tích cực đẩy mạnh hiện đại hóa thủ tục hải quan, Cục Hải quan Hà Giang cần tăng cƣờng biện pháp quản lý để hạn chế thấp nhất95 hành vi lợi dụng kẽ hở về luật pháp, về chính sách quản lý hàng hoá XNK để gian lận tiền thuế. Cục hải quan Hà Giang cần nắm bắt kịp thời nguồn hàng hóa XNK, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn để có biện pháp kế hoạch tổ chức triển khai đảm bảo môi trƣờng kinh doanh lành mạnh, bình đẳng trƣớc pháp luật của các chủ thể sản xuất, kinh doanh. Môi trƣờng kinh doanh ổn định, bình đẳng, minh bạch sẽ có tác động tích cực trở lại trong việc thu hút đầu tƣ, mở rộng kinh doanh tạo sự phát triển kinh tế của tỉnh. 4.2.3 Phướng hướng mục tiêu trong hoạt động chống thất thu thuế qua mã số hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu 4.2.3.1. Huy động tập trung nguồn thu cho ngân sách nhà nước Trong bối cảnh tự do hóa thƣơng mại hiện nay góp phần tích cực về hoạt động xuất nhập khẩu, kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu tăng nhƣng ngành Hải quan cũng phải đối mặt với tình trạng gian lận thuế, gian lận thƣơng mại ngày càng phổ biến. Thuế xuất nhập khẩu nói riêng và tổng thu thuế của ngành Hải quan nói chung đóng một vai trò rất lớn trong thu ngân sách của nhà nƣớc. Theo thống kê, tỷ lệ thu thuế xuất nhập khẩu trung bình chiếm khoảng 10-15% tổng thu ngân sách nhà nƣớc hàng năm. Năm 2014 dự toán thu xuất khẩu, nhập khẩu là 224 nghìn tỷ đồng (tƣơng đƣơng 19,6% tổng dự toán thu ngân sách), thực tế thu XNK đạt 251,5 ngìn tỷ, bằng 26,4% tổng thu ngân sách toàn quốc. Do vai trò quan trọng của thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nên nhiệm vụ thu đúng, thu đủ và chống thất thu thuế có hiệu quả là yêu cầu cấp bách vừa nhằm tập trung tăng thu cho ngân sách Nhà nƣớc, vừa khuyến khích sản xuất kinh doanh phát triển lành mạnh do ngăn chặn đƣợc các giao dịch bất hợp pháp. 4.2.3.2. Tiếp tục tăng cường hiệu quả công tác kiểm tra sau thông quan và hỗ trợ hướng dẫn tư vấn về quy định phân loại áp mã số, tiến hành phân tích phân loại đối với hàng hóa xuất nhập khẩu Hiện nay, thủ tục hải quan điện tử đã đƣợc áp dụng rộng rãi, do vậy tỷ lệ hồ sơ miễn kiểm tra trong thông quan là cao, không thể đảm bảo nguồn96 thông tin khai báo chính xác, trung thực. Hoạt động kiểm tra sau thông quan, tƣ vấn về phân loại mã số và giám định phân tích phân loại hàng hóa XNK là biện pháp nghiệp vụ công khai dẫn chứng pháp lý và kết luận có cơ sở hợp pháp theo trình tự pháp luật quy định về sai phạm áp mã số dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp để hƣớng dẫn và truy thu khoản thuế không đƣợc nộp vào ngân sách nhà nƣớc. Do vậy, điều kiện nâng cao hiệu quả chống thất thu qua mã số hàng hóa xuất nhập khẩu chỉ thực hiện đƣợc khi tăng cƣờng hiệu quả công tác kiểm tra sau thông quan và phân tích phân loại đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc địa bàn phát sinh. Đối với công tác hỗ trợ khai áp mã số hàng hóa XNK, Tổng cục Hải quan ban hành Quyết định số 2680/QĐ-TCHQ ngày 15 tháng 9 năm 2014 về ban hành quy chế tạm thời về tổ chức hoạt động của Hội đồng tƣ vấn về phân loại hàng hóa XNK. Hội đồng tƣ vấn sẽ chính thức đi vào hoạt động từ 30/9/2014 và tập trung hỗ trợ tƣ vấn giải quyết đối với trƣờng hợp mặt hàng XNK có tính chất phức tạp, có nhiều ý kiến khác nhau về mã số hàng hóa, hoặc là những mặt hàng XNK đang bị khiếu nại, khiếu kiện về mã số hàng hóa. Tùy thuộc vào tính chất của từng mặt hàng mà việc lấy ý kiến sẽ đƣợc thực hiện tại một Tổ chuyên môn của Hội đồng tƣ vấn. Hội đồng tƣ vấn đƣợc cơ cấu thành các tổ chuyên môn theo lĩnh vực, ngành hàng. Mỗi tổ chuyên môn bao gồm các chuyên gia có kinh nghiệm, chuyên môn sâu về phân loại hàng hóa, đƣợc lựa chọn từ các đơn vị trong hoặc ngoài ngành Hải quan. Chủ tịch Hội đồng tƣ vấn là Lãnh đạo Cục thuế XNK phụ trách công tác phân loại hàng hóa XNK. Ngành Hải quan đã có văn bản lấy ý kiến tham gia xây dựng thông tƣ Hƣớng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa, phân tích để kiểm tra chất lƣợng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. 4.2.3.3. Góp phần xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh và nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của các doanh nghiệp hoạt động XNK Quá trình chống thất thu thuế qua mã số hàng hóa xuất nhập khẩu là97 quá trình chứng minh có hay không sai phạm dẫn đến số tiền thuế phải nộp. Sai phạm về áp mã số hàng hóa xuất nhập khẩu phải đƣợc dẫn chứng có căn cứ pháp lý và ghi nhận hành vi vào biên bản để xử lý. Khi Doanh nghiệp XNK bị phát hiện nộp thiếu tiền thuế vào ngân sách, có nghĩa vụ khai bổ sung hoặc chấp hành nộp kịp thời tiền thuế vào ngân sách theo quyết định ấn định thuế của cơ quan hải quan và bị xử phạt theo quy định pháp luật. Kết quả chấp hành, thái độ hợp tác của doanh nghiệp đƣợc cập nhật trên hệ thống cơ sở dữ liệu và đƣợc đánh giá mức độ không tuân thủ pháp luật hay tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp. Đó là cơ sở phân biệt chế độ ƣu đãi, ƣu tiên tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình làm thủ tục hải quan. Quy định pháp luật có phân biệt cụ thể xử phạt 20% trên số tiền thuế khai thiếu đối với hành vi lần đầu khai sai mã số dẫn đến thiếu thuế phải nộp và xử phạt từ 1 đến 3 lần số tiền thuế khai thiếu đối với hành vi khai sai mã số hàng hóa, thuế suất đối với những mặt hàng đã đƣợc cơ quan hải quan hƣớng dẫn mã số, thuế suất. Nhƣ vậy là phân biệt Doanh nghiệp ý thức tuân thủ pháp luật với không tuân thủ quy định pháp luật và bình đẳng giữa các doanh nghiệp hoạt động XNK. Cơ quan hải quan áp dụng tạo thuận lợi cho doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật, quản lý chặt chẽ đối tƣợng không tuân thủ luật. Nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu sẽ góp phần xây dựng môi trƣờng kinh doanh bình đẳng, minh bạch, từ đó có tác động tích cực trong việc thu hút đầu tƣ, mở rộng kinh doanh tạo sự phát triển kinh tế, xã hội cho địa phƣơng. 4.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả chống thất thu thuế qua mã số hàng hóa xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Hà Giang 4.3.1. Xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất đạo đức, nắm vững nghiệp vụ hải quan, chú trọng nâng cao kiến thức phân loại áp mã số hàng hóa XNK Nhân tố con ngƣời là quan trọng nhất đảm bảo yêu cầu chức năng, nhiệm vụ đề ra. Hàng năm trên cơ sở đánh giá phẩm chất đạo đức và trình độ98 năng lực, kết quả công tác của công chức, Cục cần xây dựng kế hoạch bồi dƣỡng kiến thức nghiệp vụ cho cán bộ công chức gắn với nhiệm vụ chuyên sâu từng mảng công tác nghiệp vụ. Đối với công tác nghiệp vụ phân loại áp mã số - thuế suất hàng hóa XNK cần chỉ định phân công chuyên trách cho 01 công chức thuộc đội thủ tục (hoặc đội nghiệp vụ) tại mỗi chi cục hải quan, tại Chi cục kiểm tra sau thông quan và tại bộ phận quản lý rủi ro của phòng nghiệp vụ. Định kỳ hàng tháng, công chức chuyên trách về mã số - thuế suất đƣợc phân công tại các khâu nghiệp vụ trao đổi phối hợp cung cấp thông tin và đối chiếu với quy định hƣớng dẫn của ngành để đánh giá, phân tích và tìm hiểu những lệch chuẩn về khai áp mã số thuế của hàng hóa xuất nhập khẩu để đề xuất có hiệu quả hoặc xác minh kiểm tra sau thông quan hoặc chuyển kiểm tra thực tế đối với lô hàng tiếp sau giống hệt. Giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên sâu về nghiệp vụ về phân loại áp mã số hàng có ý nghĩa thiết thực trong nâng cao hiệu quả chống thất thu thuế qua mã số hàng hóa xuất nhập khẩu cũng nhƣ kịp thời hỗ trợ hƣớng dẫn tƣ vấn cho ngƣời khai hải quan đối với các trƣờng hợp mặt hàng XNK có tính chất phức tạp, hoặc có nhiều ý kiến khác nhau về mã số hàng hóa mặt hàng XNK. 4.3.2. Thành lập Tổ chuyên trách mã số - thuế suất để giải đáp và giải quyết kịp thời vướng mắc về phân loại áp mã số hàng hóa XNK Việc xác định mức thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu căn cứ vào mã số hàng hoá và chính sách thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu có hiệu lực tại thời điểm tính thuế. Thành lập Tổ chuyên trách mã số - thuế suất hàng hóa XNK tại Cục góp phần nâng cao hiệu quả về tƣ vấn xác định chứng cứ pháp lý về áp đúng mã số cho hàng hóa XNK hoặc trƣờng hợp phát hiện dấu hiệu khai sai mã số - thuế suất qua kiểm tra hồ sơ, qua cuộc kiểm tra sau thông quan và cuộc thanh tra chuyên ngành theo kế hoạch. Trƣờng hợp có vƣớng mắc phát sinh về mã99 số hàng hóa XNK thì triệu tập công chức chuyên trách mã số - thuế suất tại Đội nghiệp vụ thuộc Chi cục, tại khâu sau thông quan và phòng nghiệp vụ để thành lập tổ chuyên trách mã số hàng hóa để hỗ trợ tƣ vấn về phân loại áp mã mặt hàng khó theo từng trƣờng hợp cụ thể phát sinh. Hiện nay, Cục Hải quan Hà Giang ít phát sinh các tình huống phức tạp nhƣng đã kiểm tra phát hiện có không ít trƣờng hợp khai sai mã số, thuế suất hàng hóa dẫn đến thiếu thuế phải nôp. Cục đã thành lập thêm một chi cục hải quan ngoài cửa khẩu, thực hiện giải quyết thu tục và tổ chức thu thuế XNK trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Vậy để chủ động tham mƣu đề xuất chống thất thu cho ngân sách, lãnh đạo Cục cần phân công trƣởng Phòng nghiệp vụ phụ trách Tổ chuyên trách mã số - thuế suất, có kế hoạch đào tạo kiến thức cho các thành viên của Tổ đạt yêu cầu nắm vững kiến thức chuyên ngành về mã số - thuế suất đảm bảo giải quyết tốt các tình huống nghiệp vụ thực tế phát sinh, nhất là hỗ trợ doanh nghiệp nhập khẩu máy, thiết bị, vật tƣ đầu tƣ xây dựng nhà máy trên cơ sở tài liệu kỹ thuật xuất trình. 4.3.3. Tăng cường hiệu quả khai thác cơ sở dữ liệu thông tin và ứng dụng thiết bị kỹ thuật của Ngành phục vụ công tác phân loại áp mã hàng hóa XNK. Ngành hải quan đã xây dựng đƣợc cơ sở dữ liệu về hệ thống các văn bản, các quyết định phân tích phân loại áp mã hàng, các giải đáp yêu cầu của doanh nghiệp trên mạng net-office và kết nối thông suốt đƣờng truyền mạng thông tin dữ liệu giữa Cục với các Chi cục hải quan cửa khẩu và với Tổng cục tạo thuận lợi cho việc tra cứu, khai thác thông tin. Bên cạnh đó, ngành chú trọng nâng cấp ứng dụng của phần mềm phân tích phân loại theo mô hình cổng thông tin điện tử để việc quản lý các website tạo thuận lợi cho công tác phân tích phân loại, đáp ứng yêu cầu khai thác, sử dụng đặc thù trong từng thời kỳ khác nhau của đơn vị chuyên nghiệp làm nhiệm vụ phân tích phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu, các Cục, Vụ, Lãnh100 đạo Tổng cục và các Cục, Chi cục Hải quan địa phƣơng; module hóa từng loại ứng dụng để dễ dàng nâng cấp các tính năng cho mỗi ứng dụng, các module đƣợc phát triển theo tiêu chuẩn nên không phụ thuộc vào đơn vị phát triển ứng dụng phần mềm. Hiện nay, ngành đang tập trung hoàn thiện và nâng cấp cơ sở dữ liệu về Biểu thuế, Danh mục hàng hóa chuẩn hóa đảm bảo tƣơng thích với Hệ thống thông quan điệ n tƣ̉ tự động VNACCS/VCIS và ban hành tài liệu hƣớng dẫn sử dụng cơ sở dữ liệu về Biểu thuế, Danh mục hàng hóa, phân loại hàng hóa, xác định mức thuế. Xây dựng hệ thống thông tin quản lý cơ sở dữ liệu phân loại mức thuế đáp ứng yêu cầu: Cập nhật thông tin xác định trƣớc mã số (đơn đề nghị, phản hồi của Tổng cục Hải quan với đề nghị của tổ chức, cá nhân, văn bản thông báo kết quả của Tổng cục Hải quan…); tra cứu thông tin xác định trƣớc mã số (đơn vị và tờ khai đã sử dụng kết quả xác định trƣớc mã số, tình hình hiệu lực của mỗi văn bản xác định trƣớc mã số…) . Cục Hải quan Hà Giang cần tranh thủ điều kiện đầu tƣ nâng cấp cơ sở dữ liệu, cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ công tác phân loại áp mã hàng hóa XNK nhằm vừa tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động XNK vừa đảm bảo quản lý chống thất thu cho ngân sách Nhà nƣớc đối với hàng hóa có thuế suất phát sinh trên địa bàn. 4.3.4. Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền pháp luật và tổ chức đối thoại doanh nghiệp, phát triển mỗi quan hệ đối tác hải quan- doanh nghiệp, kết hợp với cơ chế ưu tiên đảm bảo tuân thủ pháp luật. Để đảm bảo yêu cầu cải cách hiện đại hoá, công khai, minh bạch trong quản lý công tác hải quan, Ngành đẩy mạnh công tác tuyên truyền về các quy định chính sách để nâng cao nhận thức cho các tổ chức, cá nhân làm thủ tục hải quan và thực hiện tốt việc hƣớng dẫn hỗ trợ các đối tƣợng nộp thuế thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ đúng theo quy định pháp luật.101 Cục Hải quan tỉnh Hà Giang thƣờng xuyên tổ chức kế hoạch đối thoại doanh nghiệp qua đó kịp thời nắm bắt ý kiến, tháo gỡ khó khăn vƣớng mắc. Công tác tuyên truyền nâng cao tính tuân thủ cho ngƣời khai hải quan rất quan trọng góp phần chống thất thu ngân sách, nhất là kế hoạch tổ chức phổ biến hƣớng dẫn quy định về phân loại áp mã số thuế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Trên cơ sở chủ động rà soát doanh nghiệp XNK hàng hóa, đánh giá và tập hợp hàng hóa phát sinh trên địa bàn và tiếp nhận các ý kiến trao đổi vƣớng mắc về phân loại áp mã số hàng hóa XNK, Cục xây dựng kế hoạch, chƣơng trình phổ biến văn bản, có lồng ghép với đào tạo hƣớng dẫn các quy định về phân loại áp mã số hàng hóa, xác định trƣớc mã số hàng hóa xuất nhập khẩu cho các đối tƣợng trên địa bàn tỉnh gồm doanh nghiệp xuất nhập khẩu, doanh nghiệp khai thuê, doanh nghiệp đầu tƣ xuất trình các tài liệu về máy móc, thiết bị nhập khẩu. Hiện nay trang thông tin điện tử Website Cục hải quan tỉnh Hà Giang thƣờng xuyên cập nhật văn bản nên ngƣời khai hải quan có điều kiện khai thác và tìm hiểu sâu hơn về pháp luật thuế, pháp luật hải quan, góp phần nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của ngƣời nộp thuế, ngăn chặn hành vi vi phạm hoặc kịp thời phản ánh ý kiến đề nghị hƣớng dẫn. 4.3.5. Đẩy mạnh áp dụng phương pháp quản lý hiện đại đáp ứng phát sinh khai báo trước, trong và sau thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu. Để thực hiện thông quan hàng hóa XNK nhanh chóng, chính xác, thuận lợi đồng thời quản lý chặt chẽ hoạt động xuất nhập khẩu, đảm bảo thu đúng, thu đủ cho ngân sách Nhà nƣớc, ngành Hải quan đang triển khai áp dụng phƣơng thức quản lý theo hƣớng hiện đại hoá trên cở cở áp dụng phƣơng thức quản lý rủi ro trong tổ chức quy trình nghiệp vụ và giải quyết thủ tục hải quan. Theo đó, Cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra, giám sát hải quan, kiểm tra sau thông quan, thanh tra và các biện pháp nghiệp vụ khác dựa trên việc tổng hợp,102 xử lý các kết quả đánh giá tuân thủ pháp luật của ngƣời khai hải quan, phân loại mức độ rủi ro. Cơ quan hải quan không quản lý kiểm tra toàn bộ lô hàng xuất nhập khẩu mà quản lý dựa theo thu thập và phân tích các thông tin đánh giá mức độ rủi ro về hàng hóa XNK, loại hình và mức độ tuân thủ pháp luật của ngƣời khai hải quan để phân loại mức độ rủi ro, từ cơ sở đó có biện pháp quản lý và kiểm soát chặt chẽ đối tƣợng không tuân thủ pháp luật. Hiện nay Cơ quan hải quan ứng dụng chƣơng trình hệ thống điện tử tự động phân luồng tờ khai, rút ngắn thời gian giải phóng, thông quan hàng hóa XNK hoặc căn cứ vào thông tin đánh giá, quyết định doanh nghiệp ƣu tiên trên hệ thống, ngƣời khai hải quan sử dụng thông tin khai báo trƣớc để đƣợc giải phóng hàng hóa ngay khi hàng về nơi đến hoặc cảng/cửa khẩu đƣờng bộ hoặc thông quan lô hàng ngay hoàn thành thủ tục tờ khai. Đồng thời, ngành Hải quan quan tâm đầu tƣ trang thiết bị hiện đại, tăng cƣờng kiểm soát chống buôn lậu và kiểm tra sau thông quan nhằm kịp thời phát hiện và xử lý những hành vi gian lận thƣơng mại, lợi dụng cơ chế tự khai báo, tự tính và nộp thuế hoặc lợi dụng sơ hở của quy định chính sách nhằm hợp pháp hóa về thủ tục hồ sơ để mục đích gian lận tiền thuế hoặc trốn tiền thuế phải nộp đối với hàng hóa XNK. Căn cứ Thông tƣ số 175/2013/TT-BTC ngày 29/11/2013 của Bộ Tài chính quy định về áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động hải quan; Quyết định số 2345/QĐ-TCHQ ngày 07/8/2014 ban hành quy định hoạt động thu thập, xử lý thông tin quản lý rủi ro và áp dụng biện pháp, kỹ thuật nghiệp vụ quản lý rủi ro trong quản lý hải quan, quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Quyết định số 08/QĐ-TCHQ ngày 21/01/2015 ban hành kế hoạch, phân công nhiệm vụ kiểm soát rủi ro năm 2015 của ngành Hải quan. Cục Hải quan tỉnh Hà Giang cần đẩy mạnh triển khai thực hiện quy định áp dụng quản lý rủi ro và bộ tiêu chí quản lý rủi ro đối với hàng hóa xuất nhập khẩu để tiến hành phân loại đối tƣợng theo mặt hàng: tập trung đánh giá, phân loại mặt hàng XNK theo tiêu103 chí thuế suất cao, trị giá lớn, có độ rủi ro cao. Từ đó thống kê danh sách hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã đƣợc phân loại thành 3 loại: đã kiểm soát đƣợc, rủi ro thấp; Chƣa kiểm soát đƣợc, rủi ro trung bình và rủi ro cao; Cần kết hợp phân tích đánh giá thông tin hàng hòa từ các khâu nghiệp vụ để có cơ sở xác định trọng điểm kiểm tra hàng hóa thuộc loại rủi ro cao. Đây cũng là một giải pháp đối phó hữu hiệu với các hoạt động bất hợp pháp này nhằm bảo vệ nguồn thu cho ngân sách, bảo vệ lợi ích cộng đồng.104 KẾT LUẬN Đảng và Nhà nƣớc ta khẳng định hội nhập quốc tế và tham gia toàn cầu hoá là sự lựa chọn mang tính chiến lƣợc để đổi mới phát triển kinh tế, xây dựng nền tảng đƣa đất nƣớc trở thành nƣớc công nghiệp năm 2020. Hải quan Việt Nam với vai trò ngƣời lính gác cửa nền kinh tế đất nƣớc, đang tập trung triển khai kế hoạch chiến lƣợc cải cách hiện đại hóa cho từng giai đoạn vững chắc, vừa đảm bảo khâu thông quan hàng hóa đƣợc cải tiến, đơn giản hóa thủ tục, thông quan nhanh chóng và tạo thuận lợi đối đa cho hàng hóa xuất nhập khẩu của doanh nghiệp nhƣng đồng thời vẫn phải tăng cƣờng quản lý tuân thủ pháp luật chặt chẽ, quản lý thu đúng, đủ thuế và chống thất thu thuế cho ngân sách Nhà nƣớc, góp phần tích cực ổn định nguồn thu, tạo môi trƣờng kinh doanh lành mạnh, phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Luận văn “Chống thất thu thuế qua mã số hàng hoá xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Hà Giang” đã hệ thống những nội dung lí luận cơ bản về chống thất thu thuế qua mã số - thuế suất hàng hóa XNK, các trƣờng hợp sai phạm trong phân loại áp mã số hàng hóa xuất nhập khẩu dẫn đến thất thu thuế XNK. Từ phân tích đánh giá thực trạng chống thất thu thuế qua mã số hàng hoá xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Hà Giang năm 2009-2014 và mở rộng vấn đề đáng quan tâm của Ngành để nghiên cứu tìm những định hƣớng, giải pháp thiết thực trong tiến trình hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động chống thất thu thuế qua mã số hàng hóa XNK tại Cục Hải quan tỉnh Hà Giang. Các nghiên cứu về giải pháp đƣợc trình bày trong luận văn, tác giả mong muốn đóng góp đƣợc trong việc đẩy mạnh công tác chống thất thu thuế, nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, kiểm soát áp mã số thuế của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại đơn vị đang công tác và thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chống thất thu thuế cho ngân sách Nhà nƣớc.105 Hiện nay còn tồn tại nhiều khác biệt trong quy định về tiêu chí, tiêu chuẩn hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do các Bộ, cơ quan quản lý chuyên ngành của Việt Nam và việc thực hiện áp dụng “Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa” của Công ƣớc HS dẫn đến trong thực tế phát sinh trƣờng hợp theo quy định phân loại áp mã của HS thì mặt hàng đƣợc áp vào một mã số thuế khác với áp mặt hàng đó theo các tiêu chuẩn chuyên ngành của Việt Nam và thuế suất giữa hai mã số này cũng khác nhau. Hiện tại, chƣa có văn bản quy phạm quy định cụ thể giải quyết vấn đề này nên ngành Hải quan gặp rất nhiều khó khăn, nhất là các quy định về dƣợc phẩm, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, dụng cụ, trang thiết bị y tế, mặt hàng thép hợp kim,… Ví dụ điển hình là quy định về “thép hợp kim có chứa Nguyên tố Bo”, hay mặt hàng “xe đông lạnh, xe tải van”,.. Hoặc các mặt hàng thuộc dạng quản lý chuyên ngành của các Bộ chủ quản thì các Bộ ban hành danh mục các mặt hàng quản lý chuyên ngành kèm theo mã số hàng hóa chƣa đảm bảo thống nhất chung theo Danh mục biểu thuế XNK, chƣa có quy định về cơ quan có thẩm quyền cao nhất quyết định việc xác định mã số của hàng hóa nhập khẩu để giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, phát sinh giữa hải quan và doanh nghiệp trong việc thực hiện xác định mã số theo Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu, Biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu; Trong phạm vi nghiên cứu đề tài cho thấy Ngành hải quan cần thiết nghiên cứu để xem xét đề xuất kiến nghị với Bộ Khoa học & Công nghệ nghiên cứu ban hành Thông tƣ hƣớng dẫn thực hiện kiểm tra, giám định hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc danh mục hàng chuyên ngành để đảm bảo thống nhất quản lý nhà nƣớc. Đồng thời, trên cơ sở rà soát danh mục hàng hóa XNK để Bộ Tài chính thực hiện sửa Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ƣu đãi theo hƣớng giảm dần các mức thuế, thu hẹp dần khoảng cách giữa các mức thuế; xây dựng tiêu chí phân loại rõ ràng cho các dòng thuế nhằm mục tiêu điều hành của Chính phủ, phù hợp với lộ trình cắt giảm thuế theo cam kết106 khi gia nhập WTO, đảm bảo ngƣời khai hải quan dễ tiếp cận và đạt yêu cầu quản lý hiệu quả nguồn thu ngân sách, kích thích tăng trƣởng kinh tế. Đề tài đề cập đến vấn đề tƣơng đối phức tạp và còn hạn chế điều kiện nghiên cứu, khả năng, kinh nghiệm và tƣ duy khoa học, do đó, kết quả nghiên cứu không thể tránh khỏi thiếu sót, cần hoàn chỉnh nhất định. Tác giả luận văn rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của Quý thầy, cô, ngƣời hƣớng dẫn khoa học và hội đồng nhà trƣờng để đƣợc bổ sung hoàn thiện vào nội dung luận văn.107 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Bộ Tài Chính, 2006. Hệ thống các văn bản pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa xuất nhập khẩu; thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan. Hà Nội: Nhà Xuất Bản Tài chính. 2. Bộ Tài chính, 2010. Thông tư 49/2010/TT-BTC, Hướng dẫn việc phân loại, áp dụng mức thuế đối với hàng hoá xuất nhập khẩu kiểm tra sau thông quan. Hà Nội. 3. Bộ Tài chính, 2010. Thông tư số 194/2010/TT-BTC, hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Hà Nội. 4. Bộ Tài chính, 2013. Thông tư 128/2013/TT-BTC, Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế XK, Thuế NK và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Hà Nội. 5. Bộ Tài chính, 2011, Chỉ thị 05/CT-BTC, về đẩy mạnh công tác chống thất thuế xuất khẩu, nhập khẩu. Hà Nội. 6. Bộ Tài chính, 2012. Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam năm 2012. Hà Nội. 7. Bộ Tài chính, 2011. Đề án nâng cao năng lực của hải quan trong công tác phân loại hàng hóa và xác định trị giá hải quan đến năm 2020. Hà Nội. 8. Bộ Tài chính, 2013. Biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu ưu đãi năm 2013. Hà Nội. 9. Nguyễn Trọng Bảo, 2013. Sự kiện, dư luận và quan điểm chống thất thu thuế đăng ngày 18/09/2013. Cổng thông tin điện tử của Cục thuế Gia Lai. 10. Phan Duy Bình, 2000. Một số giải pháp về quản lý chống thất thu thuế108 xuất khẩu, nhập khẩu trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, Luận án Thạc sỹ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 11. Cổng thông tin điện tử Bộ Tài Chính, 2013. Phƣơng pháp quản lý hải quan hiện đại chống thất thu thuế xuất, nhập khẩu (đăng trên Tạp chí Tài chính số 5 – 2014) <http://tapchitaichinh.vn/Chinh-sach-moi/Phuong-phap-quan-ly-hai-quan-hien-dai-chong-that-thu-thue-xuat-nhap-khau/50192.tctc>. [Ngày truy cập: 28 tháng 12 năm 2014]. 12. Cổng thông tin điện tử Hà Giang[Online]. Địa chỉ: www.hagiang.gov.vn/. Hà Giang. 13. Chính phủ, 2005. Nghị định 154/2005/NĐ-CP, Quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan. Hà Nội. 14. Chính phủ, 2003. Nghị định 06/2003/NĐ-CP, Quy định về việc phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Hà Nội. 15. Cục Kiểm tra sau thông quan – Tổng cục Hải quan. 2009-2014. Báo cáo tổng kết năm và tài liệu hội nghị chuyên đề năm 2009, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014. Hà Nội. 16. Cục Hải quan tỉnh Hà Giang, 2009 - 2014. Báo cáo tổng kết năm và các vụ việc điển hình năm 2009, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014. Hà Nội. 17. Dƣơng Phú Đông, 2008. Hoàn thiện cơ chế quản lý thuế đối với hàng hoá xuất nhập khẩu ngành Hải quan. Luận văn thạc sỹ kinh tế. Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân. 18. Đảng Cộng sản Việt Nam 2006, 2011. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X và lần thứ XI. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. 19. Đỗ Thị Thu Hƣơng, 2010. Quản lý thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Luận văn thạc sỹ kinh tế. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.109 20. Nguyễn Danh Hƣng, 2003. Các giải pháp tăng cường quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trong tiến trình gia nhập AFTA của Việt nam. Luận án Tiến sỹ kinh tế. Học viện Tài chính. 21. Nguyễn Hồng Sơn và Phạm Sỹ An, tháng 4/2011. Thu hút vốn để phát triển tỉnh Hà Giang. Hội thảo khoa học và diễn đàn đầu tư “Vì Hà Giang phát triển”. Trƣờng Đại học Quốc gia Hà Nội. 22. PGS.TS Phan Huy Đƣờng, 2012. Giáo trình quản lý Nhà nƣớc về kinh tế. Trƣờng Đại học Kinh tế-Đại học quốc gia Hà Nội. 23. Thủ tƣớng Chính phủ, 2012. Phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Hải quan đến năm 2020. Hà Nội. 24. Trần Thành Tô, 2006. Đổi mới quản lý thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của ngành Hải quan hiện nay. Luận án thạc sỹ kinh tế. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 25. Tổng cục Hải quan, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014. Báo cáo Tổng kết năm 2009, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014. Hà Nội. 26. Tổng cục Hải quan, Quyết định 1628/QĐ-TCHQ, ban hành “Quy chế phân tích phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu trong ngành Hải quan. Hà Nội. 27. Trung tâm Phân tích phân loại – Tổng cục Hải quan, 2010, 2011, 2012, 2013. Báo cáo tổng kết năm năm 2010, 2011, 2012, 2013. Hà Nội. 28. Tổng cục Hải quan. Hải Quan Việt Nam [Online]. Địa chỉ: http://www.customs.gov.vn [17/8/2013]. Hà Nội. 29. Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2001, 2005, 2014. Luật Hải quan. Hà Nội. 30. Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2005. Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Hà Nội. 31. Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2007, 2012. Luật Quản lý thuế. Hà Nội.110 B. Tiếng Anh 32. World Customs Organization, 2012. Harmonized commodity description and coding system. US.PHỤ LỤC CÁC TRƢỜNG HỢP KTSTQ PHÁT HIỆN SAI MÃ SỐ HÀNG HÓA XNK TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH HÀ GIANG NĂM 2009-2014 TT Tên hàng Mã số khai báo Thuế suất NK khai báo (%) Mã số điều chỉnh Thuế suất NK điều chỉnh (%) Số tiền thuế thu nộp NSNN (đồng) 1 Năm 2010 ∑===Tổ máy thủy điện công suất 37R0KVA=8502392000==0%=(Khai gộp)=0%=M=-=Tua bin thủy lực=(áp lại)==8410120000=0%=140.756.90M=-=Máy điều tốc điện thủy lực kỹ thuật số===8483409000=15B=-=Tủ điều khiển điện lắp theo máy phát điện===8537209000=5%=-=Van trƣớc tua bin bằng sắt DN80===8481U0630M=15B=-=Van cân bằng bằng sắt DN80===8481109000=3%=-=Máy phát điện xoay chiều 3 pha===8501640000=0%=-=Hệ thống kích từ===8503009000=5%=-=Tủ động lực ==8537209000=5%=điều khiển tại chỗ - Máy nén khí công suất 3,75kw 8414804900 0% - Bộ nguồn cung cấp điện liên tục 8504401100 3% - Thiết bị nạp điện choa ắc quy 8504402000 0% TT Tên hàng Mã số khai báo Thuế suất NK khai báo (%) Mã số điều chỉnh Thuế suất NK điều chỉnh (%) Số tiền thuế thu nộp NSNN (đồng) 2 Năm 2011 _ Gối đỡ bằng nhựa của máy phân cấp quặng 8483309000 0 3926905900 12% 6.129.372 _ Trụ thép mạ kẽm nhúng nóng 73269099 15 73089099 10% Hàng NK đầu tƣ đƣợc miễn thuế _ Thiết bị kích từ dự phòng bằng sắt 8535909000 0 8503009000 5% 26.458.417 Tổng cộng năm 2011 là 32.587.789 3 Năm 2012 ∑ 0 4 Năm 2013 ∑ _ Dây dẫn điện bằng đồng bện cho các tiết diện 35-150mm2 để nối đất chung 8535909000 Hàng miễn thuế tạo TSCĐ 8544601010 22% 416.192.169_ Hệ thống thanh cái mạng Lan cho toàn bộ hệ thống điều khiển thiết bị ghép nối và giám sát 8517704000 Hàng miễn thuế tạo TSCĐ 8544494090 10% 28.583.478 _ Lô dây dẫn bằng đồng bện cho các tiết diện 35-150mm2 để nối các thiết bị với hệ thống nối đất chung 8535909000 Hàng miễn thuế tạo TSCĐ 415.690.321 _ Cáp cấp nguồn tiếp địa áp tô mát và các phụ kiện khác cho thiết bị của hệ thống 8536201090 Hàng miễn thuế tạo TSCĐ 1.041.260 _ Bảo vệ bộ nguồn ngắt mạnh của hệ thống bảo vệ dùng cho điện áp 220kv 8536490010 Hàng miễn thuế tạo TSCĐ 8535302000 5% Hàng miễn thuế tạo TSCĐ Tổng số tiền nộp NSNN năm 2013 861.507.228 đ TT Tên hàng Mã số khai báo Thuế suất NK khai báo (%) Mã số điều chỉnh Thuế suất NK điều chỉnh (%) Số tiền thuế thu nộp NSNN (đồng)5 2014 _ các ống dẫn bằng thép không hợp kim, có mặt cắt ngang hình tròn đƣờng kính 426mm, dày 12mm, dài 6m, một đầu ghép đinh vít lắp gắn với booongke dẫn liệu trƣớc thiêu kết, 7304390010 0 7306309090 10% 41.829.968 _ Cân điện tử loại 3 tấn, ký hiệu BS 3000, hoạt động bằng điện 8423821900 3% 296.009.920 đồng _ Máy phát điện xoay chiều, chạy bằng dầu diezel, ký hiệu PD-200GF GP/T2820, công suất 250 KVA, 8501629000 7% _ Vật liệu dùng cho xây lò luyện gang thép, thành phần chủ yếu 38160090 5% (năm 2013); 6% (nămAl2O3 71.8%, SiC+C 20.6% (vật liệu xây dựng có tính chịu lửa), 2014) - Thiết bị kích từ dự phòng bắt buộc 8425429000 0% 8503009000 5% 26.458.417 - Lô dây dẫn bằng đồng bện cho các tiết diện 35-150mm2 để nối các thiết bị với hệ thống nối đất chung 8535909000 0% 8544601010 22% 416.192.169 - Hệ thống thanh cái mạng LAN cho toàn hệ thống điều khiển, thiết bị ghép nối và giám sát mạng 8517704000 0% 8544494090 10% 28.583.478 - Lô dây dẫn bằng đồng bện cho các tiết diện 35-150mm2 để nối các thiết bị với hệ thống nối đất chung 8535909000 0% 8544601010 10% 415.690.321 Cáp cấp nguồn, tiếp địa, áp tô 8536201090 0% 8544493990 10% 1.041.260mát và các phụ kiện khác cho thiết bị viễn thông Ống của hệ thống cấp nƣớc kỹ thuật 8410130000 0% 7306309090 10% 100.649.010 Ống của hệ thống tháo cạn phần dẫn dùng tổ máy 8410130000 0% 7306309090 Ống của hệ thống tiêu nƣớc rò gỉ 8410130000 0% 7306309090 10% Ống của hệ thống bơm nƣớc rò rỉ nắp tuốc bin trƣớc sau cứu hỏa của máy phát và sự cố dầu và phụ kiện 8410130000 0% 7306309090 10% - Ống của hệ thống cấp nƣớc kỹ thuật 8410130000 0% 7306309090 10% 106.569.540 Ống của hệ thống tháo cạn phần dẫn dùng tổ máy 8410130000 0% 7306309090 10% Ống của hệ thống tiêu nƣớc rò gỉ 8410130000 0% 7306309090 10% Ống của hệ 8410130000 7306309090 10%thống thoát nƣớc sự cố Ống của hệ thống xử lý nƣớc thải sản xuất 8410130000 7306309090 10% Ống của hệ thống bơm nƣớc rò rỉ nắp tuốc bin trƣớc sau cứu hỏa của máy phát và sự cố dầu và phụ kiện 8410130000 7306309090 10% - Kết cấu đỡ cáp các loại của cáp và thang cáp; - Bảo vệ bộ ngắt mạch của hệ thống bảo vệ dùng cho điện áp 220kv 8410130000 8536490010 7326909090 8535302000 10% Miễn thuế Tổng cộng năm 2014 1.433.024.083 Tổng cộng 2.327.119.160 đồng (Nguồn: Báo cáo của Chi cục Kiểm tra sau thông quan Hà Giang)

- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Bình luận