Luận văn ThS: Quản lý thuế nội địa đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại thị xã Hương Thủy

356 1

Miễn phí

Tải về máy để xem đầy đủ hơn, bản xem trước là bản PDF

Tags: #đồ án#luận văn#luận án#tiểu luận#báo cáo tốt nghiệp

Mô tả chi tiết

1. Mở đầu

1.1 Tính cần thiết của đề tài

Thuế là nguồn thu nhập chủ yếu của ngân sách Nhà Nước và là công cụđiều tiết vĩ mô nền kinh tế. Như vậy, có thể thấy rằng Thuế là một biện phápkinh tế của mọi Nhà Nước. Song để biện pháp đó đạt được hiệu quả sẽ rất cần đến một bộ phận chuyên trách, chất lượng trong quá trình quản lý thuế

1.2 Tình hình nghiên cứu

Đề tài: “ Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế quận Hai Bà Trưng”. Luận văn thạc sĩ Vũ Hồng Vân năm 2008.

Đề tài: “ Quản lý thuế nội địa đối với các doanh nghiệp dân doanh trên địa bàn huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình”. Luận văn thạc sĩ Lê Xuân Địnhnăm 2013.

Đề tài: “ Quản lý thuế nội địa đối với các doanh nghiệp dân doanh trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình”. Luận văn thạc sĩ Dương Thị Lê Vân năm 2016

1.3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về thuế và công tác quản lý thuế các doanh nghiệp theo quy trình của Chi cục Thuế 

Nêu lên đặc điểm của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, trên cơ sở đó phân tích thực trạng quản lý thuế nội địa đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại thị xã Hương Thủy

Kiến nghị, đề xuất những giải pháp để hoàn thiện tổ chức bộ máy và nâng cao công tác quản lý thuế nội địa của doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại thị xã Hương Thủy trong thời gian đến

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Quản lý thuế nội địa đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại thị xã Hương Thủy

Quản lý thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Phạm vi không gian: Tại chi cục thuế thị xã Hương Thủy

Phạm vi thời gian: Từ 2014 – 2016 và định hướng đến 2020

1.5 Phương pháp nghiên cứu

Vận dụng cách tiếp cận theo phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử; vận dụng quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước trong quá trình đổi mới kinh tế để phân tích thực trạng quản lý và thực hiện chính sách thuế ở địa phương nghiên cứu

Sử dụng các phương pháp thu thập số liệu, phương pháp thống kê để thu thập, tổng hợp và phân tích số liệu. Phương pháp phân tích kinh tế. Phương pháp chuyên gia và chuyên khảo

1.6 Ý nghĩa của đề tài

Luận văn giải quyết những vấn đề lý luận cơ bản về thuế, các nội dung quản lý thuế cũng như quy trình quản lý thuế; tổng kết kinh nghiệm của một số nước trên thế giới và ở trong nước về công tác quản lý thu thuế để rút ra bài học kinh nghiệm cho Thị xã Hương Thủy nói chung và Chi cục thuế thị xã nói riêng

Từ thực trạng mô hình tổ chức quản lý thuế của Chi cục Thuế thị xã Hương Thủy, luận văn xây dựng các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu để đánh giá tình hình triển khai thực hiện Luật Quản lý Thuế của người nộp thuế và công chức thuế

2. Nội dung

2.1 Cơ sở khoa học về quản lý thuế nội địa đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Tổng quan về thuế và quản lý thuế

Quản lý thuế nội địa đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Kinh nghiệm của một số thành phố lớn trong nước và một số huyện trong Tỉnh về quản lý thuế

2.2 Thực trạng quản lý thuế nội địa đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế thị xã Hương Thủy giai đoạn từ 2014–2016

Một số tình hình và đặc điểm của thị xã Hương Thủy và chi cục thuế thị xã Hương Thủy

Thực trạng quản lý thuế nội địa của doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thị xã Hương Thủy

Đánh giá thực trạng quản lý thuế các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế thị xã Hương Thuỷ

2.3 Định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý thuế nội địa của doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại thị xã Hương Thủy

Định hướng quản lý thuế ngoài quốc doanh tại thị xã Hương Thủy

Giải pháp nhằm nâng cao quản lý thuế nội địa của doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại thị xã Hương Thủy

Kiến nghị

3. Kết luận

Từ những đánh giá trên, đề tài đã đề xuất 5 giải pháp nhằm cải tiến các chính sách, thủ tục, quy trình thu thuế của Nhà nước và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuế các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế thị xã Hương Thủy. Bên cạnh đó luận văn cũng đưa ra được các quan điểm chỉ đạo, đề ra phương hướng của ban lãnh đạo thị xã Hương Thủy và Chi cục Thuế thị xã Hương Thủy trong công tác quản lý thuế nội địa các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại thị xã Hương Thủy từ đó đề ra một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế trong thời gian tới nhằm tăng nguồn thu cho ngân sách thành phố, giúp cho Chi cục Thuế thị xã Hương Thủy hoàn thành nhiệm vụ chính trị theo dự toán pháp lệnh và dự toán phấn đấu của Cục Thuế Tỉnh giao

4. Tài liệu tham khảo

Lê Văn Ái (2000) , Những vấn đề lý luận cơ bản về thuế trong nền kinh tế ( Viện nghiên cứu tài chính), NXB Tài chính, Hà Nội

Hải Anh ( 2007) , “ Đổi mới tổ chức bộ máy quản lý thuế đáp ứng yêu cầu cải cách và hiện đại hóa “, Tạp chí thuế Nhà nước ,123(5), tr10

Trọng Bảo (2013), “ Đổi mới chính sách thuế nhằm khuyến khích phát triển doanh nghiệp tư nhân”, Tạp chí Tài chính doanh nghiệp, (07), tr 29

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO …………/………… BỘ NỘI VỤ ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRẦN THỊ LOAN ANH QUẢN LÝ THUẾ NỘI ĐỊA ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI THỊ XÃ HƢƠNG THỦY, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2017BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO …………/………… BỘ NỘI VỤ ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRẦN THỊ LOAN ANH QUẢN LÝ THUẾ NỘI ĐỊA ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI THỊ XÃ HƢƠNG THỦY, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng Mã số: 60 34 02 01 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS THÁI THANH HÀ THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2017LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan toàn bộ số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là thực tiễn về quản lý thuế tại chi cục thuế thị xã Hương Thủy từ năm 2014-2016, các số liệu trên hoàn toàn trung thực, chưa từng được công bố trong bất kỳ luận văn nào. Tôi xin khẳng định tính độc lập của đề tài về cả phạm vi,thời gian và nội dung nghiên cứu. Huế, ngày tháng năm 2017 Học viên Trần Thị Loan AnhLỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình cao học và có được luận văn này, ngoài nổ lực cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các Thầy Cô, các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình. Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo trường Học Viện Hành Chính, các Thầy Cô giảng dạy lớp cao học Tài Chính – Ngân hàng đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu, giúp tôi hoàn thiện khóa học tại trường. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn tới PGS. TS. Thái Thanh Hà, người đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến các đồng chí lãnh đạo, các cán bộ công chức ở Chi cục Thuế Thị xã Hương Thủy, và Ủy ban Thị xã Hương Thủy đã giúp đỡ tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong thời gian thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ đã có những ý kiến đóng góp quý báu để luận văn của tôi được hoàn thiện hơn về cả hình thức lẫn nội dung. Xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã động viên giúp đỡ về thời gian, tinh thần để tôi hoàn thành tốt luận văn này Huế, ngày tháng năm 2017 Học viên Trần Thị Loan AnhMỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cám ơn Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ sơ đồ MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn ........................................................................ 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn ............................................ 3 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn .................................................................... 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn .................................................. 4 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn ............................. 5 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ........................................................... 5 7. Kết cấu của luận văn ............................................................................................ 6 Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ THUẾ NỘI ĐỊA ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH .......................................................... 7 1.1. Tổng quan về thuế và quản lý thuế ............................................................... 7 1.1.1.Những vấn đề cơ bản về thuế ................................................................... 7 1.1.2. Quản lý thuế .......................................................................................... 17 1.2.Quản lý thuế nội địa đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ............. 21 1.2.1.Khái niệm và vai trò của doanh nghiệp ngoài quốc doanh .................... 21 1.2.2.Đặc điểm các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. ..................................... 23 1.2.3. Các loại thuế nội địa đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh ............ 24 1.2.4. Sự cần thiết phải quản lý thuế nội địa đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh ............................................................................................................... 26 1.2.5. Nội dung quản lý thuế nội địa của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh .... 271.2.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thuế nội địa đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh. ........................................................................................... 32 1.3. Kinh nghiệm của một số thành phố lớn trong nước và một số huyện trong Tỉnh về quản lý thuế. .......................................................................................... 34 1.3.1. Kinh nghiệm của một số thành phố lớn về công tác quản lý thuế. ....... 34 1.3.2. Kinh nghiệm về quản lý Thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh của thị Xã Hương Trà ..................................................................................... 37 1.3.3. Bài học kinh nghiệm đối với Chi cục Thuế thị xã Hương Thủy .......... 39 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ NỘI ĐỊA ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CHI CỤC THUẾ THỊ XÃ HƢƠNG THUỶ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2014-2016 .................................. 42 2.1. Một số tình hình và đặc điểm của thị xã Hương Thủy và chi cục thuế thị xã Hương Thủy ....................................................................................................... 42 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 42 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ...................................................................... 43 2.1.3. Giới thiệu về Chi cục Thuế Thị xã Hương Thuỷ .................................. 47 2.1.4. Tình hình thực hiện nhiệm vụ thuế ....................................................... 52 2.2. Thực trạng quản lý thuế nội địa của doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thị xã Hương Thủy ................................................................................. 56 2.2.1. Về công tác tuyên truyền và hỗ trợ đối tượng nộp thuế ....................... 56 2.2.2. Về công tác quản lý kê khai và kế toán thuế ........................................ 58 2.2.3. Về công tác kiểm tra thuế ..................................................................... 62 2.2.4. Về công tác quản lý thu nợ và cưỡng chế nợ thuế ................................ 64 2.3. Đánh giá thực trạng quản lý thuế các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế thị xã Hương Thuỷ. ........................................................................ 66 2.3.1. Những kết quả đạt được . ...................................................................... 66 2.3.2 Những tồn tại hạn chế trong quản lý thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thị xã Hương Thủy. ................................................. 69 2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế trong công tác quản lý thuế ........................ 72Chƣơng 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẦM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THUẾ NỘI ĐỊA ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI THỊ XÃ HƢƠNG THỦY ........................................................................................ 77 3.1. Định hướng quản lý thuế ngoài quốc doanh tại thị xã Hương Thủy ........... 77 3.1.1. Định hướng phát triển kinh tế của thị xã Hương Thủy đến năm 2020 . 77 3.1.2. Định hướng quản lý thuế taị thị xã Hương Thủy .................................. 79 3.2. Giải pháp nhằm nâng cao quản lý thuế nội địa của doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại thị xã Hương Thủy ..................................................................... 80 3.2.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế ..................... 80 3.2.2. Đẩy mạnh công tác quản lý đối tượng nộp thuế, quản lý đăng ký, kê khai thuế. ......................................................................................................... 83 3.2.3.Tăng cường công tác kiểm tra các doanh nghiệp nhằm hạn chế tình trạng thất thu. .................................................................................................. 85 3.2.4. Tăng cường công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế. ...................... 87 3.2.5. Hoàn thiện tổ chức bộ máy và nâng cao trình độ quản lý, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ công chức làm công tác thuế trên địa bàn . . 88 3.3. Kiến nghị ..................................................................................................... 90 3.3.1 Đối với nhà nước.................................................................................... 90 3.3.2. Đối với Cục Thuế Tỉnh Thừa Thiên Huế .............................................. 93 3.3.3. Đối với UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế và Thị xã Hương Thuỷ ............ 94 3.3.4. Đối với Chi cục Thuế thị xã Hương Thủy ........................................... 94 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 97 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 98DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CBCC Cán bộ công chức CN-TTCN Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp CQT Cơ quan thuế DNNQD Doanh nghiệp ngoài quốc doanh…. ĐTNT Đối tượng nộp thuế GDP Gross Domestic Product ( Tổng Sản Phẩm Quốc Nội) GTGT Giá trị gia tăng HC-NS-TV-AC Hành chính – Nhân sự - Tài vụ - Án chi HĐND Hội đồng nhân dân KBNN Kho bạc Nhà nước NNT Người nộp thuế SXKD Sản xuất kinh doanh TCT Tổng cục Thuế TNCN Thu nhập cá nhân TTHT Tuyên truyền hỗ trợ UBND Ủy ban nhân dân VAT Giá trị tăng thêm XHCN Xã hội chủ nghĩa NSNN Ngân sách nhà nước WTO Tổ chức thương mại thế giớiDANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội của thị xã Hương Thuỷ giai đoạn 2014-2016 ................................................................................................ 44 Bảng 2.2 Chỉ tiêu tài chính của thị xã giai đoạn 2014-2016 ................................... 46 Bảng 2.3 Tình hình sử dụng lao động ở Chi cục thuế thị xã 2014-2016 .................. 50 Bảng 2.4 Báo cáo thực hiện dự toán Chi cục thuế thị xã Hương Thủy giai đoạn 2014-2016 ................................................................................................ 54 Bảng 2.5 Tình hình tuyên truyền, hỗ trợ đối tượng nộp thuế giai đoạn 2014 – 2016 .......................................................................................................... 57 Bảng 2.6 Tình hình doanh nghiệp ngoài doanh khai thuế, nộp thuế so với doanh nghiệp ngoài quốc doanh quản lý giai đoạn 2014-2016 .......................... 59 Bảng 2.7 Tình hình kiểm tra thuế tại trụ sở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh giai đoạn 2014- 2016 ................................................................................ 63 Bảng 2.8 Tình hình nợ thuế của doanh nghiệp ngoài quốc doanh giai đoạn từ năm 2014-2016......................................................................................... 65DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy của Chi cục Thuế thị xã Hương Thuỷ ................. 48 Biểu đồ 2.1 Trình độ CBCC chi cục thuế thị xã Hương Thủy năm 2016 ................. 52 Biểu đồ 2.2 Tình hình thực hiện dự toán thu ngân sách từ năm 2014-2016 ............. 55 Biểu đồ 2.3 Số thuế truy thu và phạt qua kiểm tra từ năm 2014-2016 ..................... 641 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn Thuế là nguồn thu nhập chủ yếu của ngân sách Nhà Nước và là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Như vậy, có thể thấy rằng Thuế là một biện pháp kinh tế của mọi Nhà Nước. Song để biện pháp đó đạt được hiệu quả sẽ rất cần đến một bộ phận chuyên trách, chất lượng trong quá trình quản lý thuế. Ngày nay với xu hướng toàn cầu hóa kinh tế, là xu thế mới của quá trình phát triển nền kinh tế thị trường. Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Đảng ta đã chủ trương “ Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế đồng thời giữ vững, tăng cường tính độc lập, tự chủ nền kinh tế” ( Trích Văn kiện Đại Hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng CSVN, NXB Chính trị quốc gia, năm 2011 trang 35) nhằm đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cùng với xu hướng toàn cầu hóa kinh tế tại Việt Nam hoạt động sản xuất kinh doanh, thương mại và đầu tư của các thành phần kinh tế ngày càng tăng cả về quy mô vốn và số lượng. Hoạt động kinh tế diễn ra hết sức phức tạp, đa dạng, nhà đầu tư tìm mọi cách tối đa hóa lợi nhuận của mình bằng nhiều cách, trong đó vấn đề trốn thuế và tránh thuế luôn được chú trọng. Mặt khác, hội nhập kinh tế khu vực và thế giới diễn ra với tốc độ ngày càng cao điều đó đặt ra cho chúng ta phải đổi mới cơ chế chính sách, cách thức lý Nhà Nước về thuế phải cho phù hợp với sự vận hành của nền kinh tế thị trường trong điều kiện hội nhập. Một trong những bước đột phá trong công tác quản lý thuế đó là Luật Quản Lý Thuế được Quốc Hội khóa XI thông qua ngày 29/11/2006, có hiệu lực từ ngày 01/7/2007 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quản lý Thuế2 số 21/2012/QH 13 có hiệu lực từ ngày 01/7/2013. Đây là phương thức quản lý tiên tiến, hiện đại đang được hầu hết các nước trên thế giới áp dụng. Theo cơ chế quản lý thuế này đã tạo ra môi trường thuận lợi cho người nộp thuế tuân thủ pháp luật về thuế, tự giác nộp đúng, đủ, kịp thời vào ngân sách Nhà Nước. Công tác quản lý thuế đã thay đổi phương thức quản lý theo cơ chế người nộp thuế tự tính, tự khai, tự nộp thuế; Cơ quan thuế thực hiện quản lý thuế chủ yếu theo chức năng kết hợp một phần với quản lý theo đối tượng, từ đó có điều kiện tập trung nguồn lực phục vụ cho việc tư vấn hổ trợ cho tổ chức, cá nhân nộp thuế, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh có vi phạm pháp luật thuế, tạo điều kiện cho cơ quan thuế tổ chức quản lý thuế hiệu quả. Qua thực tiễn thực hiện Luật Quản lý Thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại thị xã Hương Thuỷ trong những năm qua, có thể thấy rằng việc thực hiện đã bộc lộ nhiều khuyết, nhược điểm cả về mặt chính sách và tổ chức quản lý thuế. Tình trạng thất thu thuế các doanh nghiệp ngoài quốc doanh diễn ra khá phổ biến, cần thiết phải có các giải pháp khắc phục nhằm đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của Luật Quản lý Thuế. Đối với chi cục Thuế thị xã Hương Thủy, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có vị trí khá tương đối, số thu ngân sách hàng năm từ các doanh nghiệp chiếm tỷ trọng khá lớn so với số thu lĩnh vực dân doanh của chi cục thuế thị xã Hương Thủy. Do đó việc quản lý thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh luôn luôn được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Chi cục Thuế cũng như chính quyền thị xã Hương Thủy. Song, bên cạnh những thành tựu đạt được thì việc quản lý thuế đối với những doanh nghiệp ngoài quốc doanh vẫn còn nhiều bất cập về chính sách và cách tổ chức quản lý, đặc biệt là trong quá trình quản lý thuế, thể hiện rõ ở3 các mặt công tác như: thanh tra kiểm tra, quản lý thuế, hoàn thuế, quyết toán thuế… đòi hỏi hệ thống thuế phải thay đổi phù hợp cả về thể chế chính sách, tổ chức bộ máy và phương thức quản lý hành chính. Chính vì vậy, để góp phần tìm các giải pháp hữu hiệu về quản lý thuế nhằm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thuế phát sinh và ngân sách Nhà nước, chống thất thu ngân sách có hiệu quả. Đồng thời, đảm bảo tính công bằng hợp lý trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế Nhà nước giữa các thành phần kinh tế; khuyến khích các nhà đầu tư bỏ vốn làm ăn lâu dài, phát triển sản xuất – kinh doanh, đóng góp ngày càng nhiều cho sự phát triển nền kinh tế thành phố Huế. Vì vậy, việc chọn đề tài: “ Quản lý thuế nội địa đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại thị xã Hương Thủy” có ý nghĩa thiết thực cả về mặt lý luận và thực tiễn. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Qua nghiên cứu từ trước đến nay đã có một số công trình nghiên cứu về quản lý thuế doanh nghiệp ngoài quốc doanh như : Đề tài: “ Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế quận Hai Bà Trưng”. Luận văn thạc sĩ Vũ Hồng Vân năm 2008. Đề tài: “ Quản lý thuế nội địa đối với các doanh nghiệp dân doanh trên địa bàn huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình”. Luận văn thạc sĩ Lê Xuân Định năm 2013. Đề tài: “ Quản lý thuế nội địa đối với các doanh nghiệp dân doanh trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình”. Luận văn thạc sĩ Dương Thị Lê Vân năm 2016. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại việc nghiên cứu một cách chi tiết về công tác quản lý thuế nội địa của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế thị xã Hương Thủy vẫn chưa được công bố tại các công trình nghiên4 cứu nào. Chính vì vậy tác giả nhận thấy đây là đề tài mang tính cấp thiết hiện nay đối với công tác quản lý thuế tại thị xã Hương Thủy. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn - Mục đích: Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở khoa học về quản lý thuế đối với các doanh nghiệp và đánh giá thực trạng quản lý thuế các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thị xã Hương Thủy, luận văn đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thị xã Hương Thủy. - Nhiệm vụ: + Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về thuế và công tác quản lý thuế các doanh nghiệp theo quy trình của Chi cục Thuế . + Nêu lên đặc điểm của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, trên cơ sở đó phân tích thực trạng quản lý thuế nội địa đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại thị xã Hương Thủy. + Kiến nghị, đề xuất những giải pháp để hoàn thiện tổ chức bộ máy và nâng cao công tác quản lý thuế nội địa của doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại thị xã Hương Thủy trong thời gian đến. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tƣợng nghiên cứu: Quản lý thuế nội địa đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại thị xã Hương Thủy - Phạm vi nghiên cứu: Nội dung : Quản lý thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh Phạm vi không gian: Tại chi cục thuế thị xã Hương Thủy Phạm vi thời gian: Từ 2014 – 2016 và định hướng đến 2020.5 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn - Phƣơng pháp luận: Vận dụng cách tiếp cận theo phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử; vận dụng quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước trong quá trình đổi mới kinh tế để phân tích thực trạng quản lý và thực hiện chính sách thuế ở địa phương nghiên cứu. - Phƣơng pháp nghiên cứu: Sử dụng các phương pháp thu thập số liệu, phương pháp thống kê để thu thập, tổng hợp và phân tích số liệu. Phương pháp phân tích kinh tế. Phương pháp chuyên gia và chuyên khảo. Ngoài ra còn xem xét, nghiên cứu dưới mọi góc độ các quy trình nghiệp vụ, các văn bản hướng dẫn thực hiện của Nhà nước, trong đó tập trung vào các quy trình quản lý thuế hiện hành như quy trình kê khai thuế, quy trình thu nợ thuế, quy trình thanh tra, kiểm tra… để phân tích, đánh giá. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Ý nghĩa lý luận: + Luận văn giải quyết những vấn đề lý luận cơ bản về thuế, các nội dung quản lý thuế cũng như quy trình quản lý thuế; tổng kết kinh nghiệm của một số nước trên thế giới và ở trong nước về công tác quản lý thu thuế để rút ra bài học kinh nghiệm cho Thị xã Hương Thủy nói chung và Chi cục thuế thị xã nói riêng. + Từ thực trạng mô hình tổ chức quản lý thuế của Chi cục Thuế thị xã Hương Thủy, luận văn xây dựng các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu để đánh giá tình hình triển khai thực hiện Luật Quản lý Thuế của người nộp thuế và công chức thuế.6 - Ý nghĩa thực tiễn: + Từ thực trạng số liệu điều tra phân tích giai đoạn 2014 – 2016 để có cơ sở đánh giá hiệu quả công tác quản lý thuế, các vấn đề tồn tại trong quản lý thuế để từ đó đề xuất những giải pháp hoàn thiện tổ chức bộ máy và nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế. + Thông qua ý kiến đánh giá của các doanh nghiệp đối với cơ chế quản lý thuế hiện nay và ý kiến đánh giá của cán bộ công chức thuế về việc thực hiện Luật Quản lý Thuế của doanh nghiệp theo cơ chế tự khai, tự nộp. Luận văn phân tích các mặt tích cực, thuận lợi, các mặt còn tồn tại, bất cập cả về phía cơ quan thuế, người nộp thuế để làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp trước mắt và lâu dài nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế trong thời gian tới. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận, kiến nghị, luận văn được chia làm 03 chương như sau: Chương 1: Cơ sở khoa học về quản lý thuế nội địa đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Chương 2: Thực trạng quản lý thuế nội địa đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế thị xã Hương Thủy giai đoạn từ 2014–2016. Chương 3: Định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý thuế nội địa của doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại thị xã Hương Thủy7 Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ THUẾ NỘI ĐỊA ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH 1.1. Tổng quan về thuế và quản lý thuế 1.1.1. Những vấn đề cơ bản về thuế 1.1.1.1. Khái niệm và bản chất của Thuế Trong các sách báo kinh tế thế giới, cho đến nay vẫn chưa có sự thống nhất tuyệt đối khái niệm về thuế. Nhiều quan điểm đưa ra chỉ nhìn nhận từ những khía cạnh khác nhau của thuế nên chưa phản ánh đầy đủ bản chất chung của phạm trù này. Theo các nhà kinh điển thì thuế được quan niệm rất đơn gián, C.Mác đã chỉ rõ: “ Để duy trì quyền lực cộng đồng đó cần có sự đóng ghóp của những người công dân của Nhà nước đó là thuế má…” Một định nghĩa tương đối hoàn chỉnh được nêu lên trong cuốn “kinh tế học” của hai nhà kinh tế Mỹ Makkollhel và Bruy như sau” Thuế là khoản chuyển giao bằng hàng hóa dịch vụ cuả các công ty và các hộ gia đình cho chính phủ và trong sự trao đổi đó họ không nhận được một cách trực tiếp hàng hóa hoặc dịch vụ nào cả, khoản nộp đó không phải là tiền phạt do hành vi vi phạm pháp luật”( 15, tr.6) Theo nhà kinh tế học Gaston Jeze, trong cuốn “tài chính công” đã đưa ra một định nghĩa tương đối cổ điển:” Thuế là một khoản trích nộp bằng tiền, có tính chất xác định, không hoàn trả trực tiếp do các công dân đóng ghóp cho Nhà nước thông qua con đường quyền lực nhằm bù đắp những chi tiêu của nhà nước”(15, tr,6-7)8 Mặc dù còn nhiều định nghĩa khác nhau, song nếu khái quất chung để tìm hạt nhân hợp lý của từng quan điểm, có thể rút ra một số dặc trưng của thuế như sau: Thứ nhất, nội dung kinh tế của thuế được đặc trưng bởi các mối quan hệ tiền tệ phát sinh giữa nhà nước với pháp nhân và các cá thể trong xã hội. Thứ hai, những mối quan hệ dưới dạng tiền tệ này nảy sinh một cách khách quan và có ý nghĩa xã hội đặc biệt- việc chuyển giao thu nhập có có tính chất bắt buộc theo mệnh lệnh của nhà nước. Thứ ba, xét theo khía cạnh luật pháp, thuế là một khoản nộp cho nhà nước được pháp luật quy định theo mức thu và thời hạn nhất định. Từ những nội dung trên, có thể nêu lên khái niệm tổng quát về thuế như sau: Thuế là một khoản đóng ghóp bắt buộc từ các thể nhân và pháp nhân cho Nhà nước theo mức độ và thời hạn pháp luật quy định nhằm sử dụng cho mục đích công cộng Bản chất của thuế được thể hiện bởi các thuộc tính bên trong, vốn có của thuế. Những thuộc tính đó có tính ổn định tương đối qua từng giai đoạn phát triển và biểu hiện thành những đặc trưng riêng của của thuế, qua đó giúp chúng ta phân biệt giữa thuế với các công cụ tài chính khác. Những đặc trưng đó là: Tính bắt buộc: Tính bắt buộc là tính cơ bản vốn có của thuế để phân biệt giữa thuế với các hình thức động viên tài chính khác của ngân sách Nhà nước. Nhà kinh tế học nổi tiếng Joseph E.Stiglitz cho rằng: Thuế khác với đa số những khoản chuyển giao tiền từ người này sang người kia: Trong khi tất cả những khoản chuyển giao đó là tự nguyện thì thuế lại là bắt buộc.”(19,tr.7) Tính chất bắt buộc của việc chuyển giao thu nhập bắt nguồn từ những lý do sau:9 Thứ nhất, hình thức chuyển giao thu nhập dưới hình thức thuế gắn với các lợi ích cụ thể của người nộp thuế, do đó không thể sử dụng phương pháp tự nguyện trong việc chuyển giao. Để đảm bảo nhu cầu chi tiêu công cộng. Nhà nước tất yếu phải sử dụng quyền lực chính trị để bắt buộc mọi đối tượng có thu nhập phải chuyển giao. Thứ hai, trong xã hội văn minh nhu cầu của các thành viên cộng đồng về hàng hóa công cộng ngày càng tăng mà phần lớn hàng hóa này lại do Nhà nước cung cấp. Để duy trì hoạt động cung cấp hàng hóa công cộng thì thu nhập về hàng hóa công cộng từ những người thụ hưởng phải bù đắp các chi phí bỏ ra. Những hàng hóa công cộng lại có tính chất đặc biệt, nó không thể phân bổ theo khẩu phần để sử dụng và người thụ hưởng cũng không muốn sử dụng theo khẩu phần. Mặt khác, hàng hóa công cộng không có tính cạnh tranh và không thể đem trao đổi trực tiếp trên thị trường để bù đắp các chi phí. Chính vì thế trong việc cung cấp hàng hóa công cộng đã xuất hiện những người “ người ăn không”, nghĩa là không có ai tự nguyện trả tiền cho việc thụ hưởng hàng hóa công cộng. Do đó, để đảm bảo cung cấp hàng hóa công cộng Nhà nước chỉ có thể sử dụng phương pháp thuế để bắt buộc tất cả mọi người, kể cả “ người ăn không” phải chuyển giao thu nhập của mình sang khu vực công. Tính không hoàn trả trực tiếp: Tính chất không hoàn trả trả trực tiếp của thuế được thể hiện ở chổ: Thuế được hoàn trả gián tiếp cho người nộp thuế thông qua các dịch vụ công cộng của Nhà nước. Sự không hoàn trả trực tiếp được thể hiện cả trước và sau khi thu thuế. Trước khi thu thuế, Nhà nước không hề cung ứng trực tiếp một dịch vụ công cộng nào cho người nộp thuế. Sau khi nộp thuế, Nhà nước cũng không có sự bồi hoàn trực tiếp nào cho người nộp thuế. Cũng như vậy, người nộp thuế không thể phản đối việc thực hiện nghĩa vụ thuế với lý do không10 được hoặc ít được sử dụng các dịch vụ công cộng. Người nộp thuế cũng không có quyền đòi hỏi được thừa hưởng các dịch vụ công cộng hơn so với số thuế mà họ phải trả và họ cũng không thể từ chối nộp thuế với lý do đã thanh toán cho các khoản chi trái với nguyên tắc này. Đặc điểm này giúp người ta phân biệt sự khác nhau giữa thuế với các khoản phí, lệ phí và tín dụng Nhà nước. Tính pháp lý cao: Đặc điểm này thể hiện thuế là một công cụ tài chính có tính pháp lý cao. Điều này được quyết định bởi quyền lực chính trị của Nhà nước, Nhà nước là một tổ chức chính trị, đại diện cho quyền lợi của giai cấp thống trị, thi hành các chính sách do giai cấp thống trị đặt ra để cai trị xã hội. Vì vậy, để bắt buộc các công dân“ tự nguyện” nộp thuế thì Nhà nước phải sử dụng đến quyền lực ấy được thể hiện bằng pháp luật. Nhà kinh tế học Joseph E.Stiglitz nói rằng: “ Việc chuyển giao bắt buộc này giống như là ăn trộm, chỉ có điểm khác chủ yếu là trong khi cả hai cách chuyển đều là không tự nguyện, thì cách chuyển qua Chính phủ có mang tấm áo choàng hợp pháp và sự tôn trọng do các quá trình chính trị ban cho”. [7,tr.8] Tuy nhiên, để sự chuyển giao bắt buộc thông qua thuế diễn ra được “êm thấm”, mặc dù quá trình đó được thực hiện dưới sự bảo vệ của Luật pháp, thì những quy định của Pháp luật cũng không được mang tính tùy tiện mà phải dựa trên những cơ sở khoa học nhất định. Vì vậy, trong Luật thuế thường xác định trước các yếu tố có tính chất điều chỉnh hành vi nộp thuế: Đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế, mức thuế phải nộp, thời hạn cụ thể và những chế tài mang tính cưỡng chế khác. Tóm lại, những thuộc tính cơ bản trên đây của thuế đã phản ánh bản chất và nội dung bên trong của thuế. Từ những thuộc tính đó giúp ta phân biệt11 thuế với các hình thức động viên khác của NSNN trên nhiều phương diện khác nhau. 1.1.1.2. Chức năng của thuế Chức năng của một sự vật hay đối tượng nào đó là sự thể hiện công dụng vốn có của nó. Đối với một phạm trù kinh tế chức năng phản ánh bản chất sự tác động của nó, là một phương thức đặc biệt biểu hiện những thuộc tính vốn có của phạm trù. Cũng như bản chất, chức năng cũng có tính ổn định tương đối trong suốt thời gian tồn tại của sự vật hay đối tượng. Cho đến nay trên các sách báo kinh tế trong nước cũng như trên thế giới cũng chưa có sự thống nhất trong việc đưa ra số lượng các chức năng của thuế và tên gọi chung. Có tác giả đưa ra hai chức năng của thuế là chức năng ngân khố và chức năng kinh tế. Người khác lại cho rằng thuế có ba chức năng: ngân khố, kiểm tra và phân phối thu nhập, trong đó chia chức năng phân phối thu nhập thành nhiều chức năng nhỏ hơn bao gồm cả nội dung kích thích kinh tế. Trong chức năng kinh tế của thuế, một số tác giả lại chia chức năng này thành nhiều tiểu chức năng và chúng lại được xem xét là một chức năng độc lập: Điều chỉnh, kích thích, phân phối thu nhập và chức năng ngân khố. Một số tác giả còn đưa ra chức năng xã hội của thuế với tư cách là một chức năng độc lập phản ánh bản chất xã hội của thuế. Với quan niệm như vậy, soi rọi vào quá trình ra đời, tồn tại và phát triển của thuế, chúng ta thấy thuế luôn thực hiện hai chức năng cơ bản: Chức năng huy động nguồn lực tài chính cho Nhà nước và chức năng điều tiết kinh tế. [14,tr.9] - Chức năng huy động nguồn lực tài chính cho Nhà nước Ngay từ lúc phát sinh thuế luôn có công dụng là phương tiện động viên nguồn tài chính cho Nhà nước, người ta gọi công dụng này là chức năng huy động nguồn lực tài chính của thuế.12 Đây là chức năng cơ bản của thuế, đặc trưng cho tất cả các dạng Nhà nước. Về mặt lịch sử, chức năng huy động nguồn tài chính là chức năng đầu tiên phản ánh nguyên nhân nảy sinh ra thuế. Nhờ chức năng huy động nguồn lực tài chính mà quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước được hình thành, qua đó đảm bảo cơ sở vật chất cho sự tồn tại và hoạt động của Nhà nước. Chính chức năng này đã tạo ra những tiền đề để Nhà nước tiến hành phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân trong xã hội. - Chức năng điều tiết kinh tế Chức năng điều tiết kinh tế của thuế mặc dù có cơ sở nãy sinh từ chức năng huy động tập trung nguồn lực, nhưng chỉ được nhận thức và sử dụng rộng rãi từ những năm đầu của thế kỷ XX khi vai trò điều tiết kinh tế của Nhà nước được thực hiện. Như vậy, bằng điều tiết kinh tế và kích thích, chức năng điều tiết kinh tế của thuế đã được thực hiện. Trong điều kiện chuyển sang cơ thị trường, vài trò kích thích kinh tế thông qua thuế ngày càng được nâng cao. Nhà nước sử dụng thuế để tác động đến lợi ích kinh tế của các chủ thể kinh tế vì lợi ích xã hội - Chức năng phân phối thu nhập Chức năng phân phối thu nhập là chức năng quan trọng của thuế và ngày càng được sử dụng rộng rãi nhằm đảm bảo sự phân phối thu nhập công bằng hợp lý giữa các tầng lớp trong xã hội. Trong nền kinh tế thị trường, một trong những khuyết điểm cố hữu là sự phân phối thu nhập không công bằng và đi liền với nó là quá trình phân hóa giàu nghèo trong xã hội. Thông qua các hình thức thuế cụ thể đánh trực tiếp vào thu nhập nhận được của từng cá nhân, Nhà nước thực hiện điều tiết thu nhập của những người có thu nhập cao, nhờ đó san bằng đối với sự chênh lệch về thu nhập giữa các cá nhân trong xã hội.13 Đó là sự thống nhất biện chứng giữa các chức năng của thuế, sự thống nhất đó cũng không loại trừ những mặt mâu thuẫn. Sự tăng cường chức năng huy động tập trung tài chính làm cho mức thu nhập của Nhà nước tăng lên, điều đó đồng nghĩa với việc mở rộng khả năng của Nhà nước trong việc thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội. Mặt khác, việc tăng cường chức năng huy động một cách quá sức sẽ ảnh hưởng đến thu nhập của các tầng lớp dân cư trong xã hội, làm tăng gánh nặng thuế và hậu quả của nó là làm giảm động lực phát triển kinh tế và xói mòn vai trò điều tiết nền kinh tế của Nhà nước. Đó là tính hai mặt của thuế, nó có khả năng ảnh hưởng đến nền kinh tế một cách tích cực, nhưng cũng có thể ảnh hưởng một cách tiêu cực. Tính hai mặt của sự tác động đó cần phải được tính toán kỹ lưỡng và vận dụng linh hoạt trong tiến trình hoạch định chính sách thuế ở mỗi giai đoạn phát triển kinh tế khác nhau. 1.1.1.3. Vai trò của thuế Quản lý Nhà nước đối với kinh tế là một chức năng vốn có của Nhà nước, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường thì nhất thiết vai trò đó càng được coi trọng và phát huy. Với vai trò chủ yếu là tạo ra cơ sở pháp lý cho sự phát triển kinh tế - xã hội, sự can thiệp tích cực của Nhà nước thông qua hệ thống Pháp luật, đặc biệt là Pháp luật tài chính, thuế, ngân hàng, trong đó vai trò của thuế trở nên cực kỳ quan trọng. Thuế được coi là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế, là nguồn thu chủ yếu của NSNN, có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Thuế thu nhập điều tiết thu nhập trong xã hội và góp phần đảm bảo công bằng xã hội. - Thuế là công cụ tập trung chủ yếu nguồn thu cho ngân sách Nhà nước Một nền tài chính quốc gia lành mạnh phải dựa chủ yếu vào nguồn thu từ nội bộ nền kinh tế quốc dân. Thuế là công cụ quan trọng nhất để phân phối lại các thu nhập theo đường lối xây dựng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Thuế phải bao quát được hầu hết các hoạt động kinh doanh, các nguồn thu nhập trong xã hội…14 Mục tiêu của Quốc hội đề ra trong những năm tới là động viên về thuế chiếm đến khoảng 20 đến 25% GDP và ổn định mức đóng góp về thuế. Mức động viên trên đây là phù hợp với khả năng kinh tế, phù hợp với sức đóng góp của nhân dân, đảm bảo phần lớn các nhu cầu chi tiêu của ngân sách Nhà nước, nguồn vốn đề xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế theo hướng có lợi cho đất nước. Nhà nước ta luôn coi thuế là nguồn thu chủ yếu và quan trọng nhất của ngân sách Nhà nước. - Thuế tham gia vào việc điều tiết kinh tế vĩ mô Thông qua việc xây dựng đúng đắn cơ cấu và mối quan hệ giữa các sắc thuế, việc xác định hợp lý người nộp thuế, đối tượng đánh thuế, thuế suất, chế độ miễn giảm, phương pháp quản lý thu thuế dựa trên cơ sở hoạch toán kế toán đầy đủ, chính xác, thuế là công cụ điều tiết đối với thu nhập của các tầng lớp xã hội thể hiện trên hai mặt: khuyến khích, nâng đỡ những hoạt động kinh doanh cần thiết làm ăn có hiệu quả; đồng thời thu hẹp, kìm hãm những ngành nghề, mặt hàng cần hạn chế sản xuất, hạn chế tiêu dung theo hướng tiết kiệm, chống lãng phí. - Thuế là công cụ để điều hòa thu nhập, thực hiện công bằng xã hội trong phân phối Hệ thống thuế được áp dụng thống nhất giữa các ngành nghề, các thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư theo nguyên tắc đảm bảo công bằng và bình đẳng trong làm nghĩa vụ và quyền lợi. Sự bình đẳng và công bằng được thể hiện thông qua chính sách động viên giống nhau (thuế suất) giữa các tổ chức và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động trong cùng một lĩnh vực, đảm bảo sự công bằng và bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ với mọi công dân, không có những đặc quyền, đặc lợi cho bất cứ đối tượng nào. Thuế kích thích mọi công dân, doanh nghiệp cải tiến kỹ thuật, đầu tư vốn, đầu tư chất xám, làm ăn giỏi và có thu nhập cao một cách chính đáng.15 - Thuế còn là công cụ để kiểm tra, kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh Vai trò này được xuất hiện chính do quá trình tổ chức thực hiện thuế trong thực tế. Để thu thuế và thực hiện đúng các luật thuế đã được ban hành, cơ quan thuế và các cơ quan liên quan phải bằng mọi biện pháp nắm vững số lượng, quy mô các cơ sở sản xuất kinh doanh, ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh, mặt hàng họ được phép kinh doanh. Từ công tác thu thuế mà cơ quan thuế sẽ phát hiện những việc làm sai trái, vi phạm luật của các cá nhân, các đơn vị sản xuất kinh doanh, hoặc phát hiện ra những khó khăn mà họ gặp phải để giúp đỡ họ tìm mọi biện pháp tháo gỡ. Như vậy, do công tác quản lý thu thuế mà có thể kết hợp kiểm tra, kiểm soát toàn diện các mặt hàng, hoạt động của các cơ sở kinh tế đảm bảo thực hiện tốt quản lý Nhà nước về mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội. 1.1.1.4. Phân loại thuế Tùy theo điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của mỗi nước mà hệ thống thuế bao gồm nhiều loại thuế khác nhau. Để định hướng xây dựng và quản lý hệ thống thuế, người ta tiến hành sắp xếp các sắc thuế có cùng tính chất thành những nhóm khác nhau, gọi là phân loại thuế. Phân loại thuế là việc sắp xếp các sắc thuế trong hệ thống thuế thành những nhóm khác nhau trong những tiêu thức nhất định. Phân loại thuế có ý nghĩa quan trọng trong quản lý thu thuế từ khâu xây dựng chính sách đến triển khai thực hiện. Có nhiều tiêu thức phân loại khác nhau được sử dụng ở nước ta và trên thế giới, tổng hợp được những tiêu thức phân loại sau: - Phân loại theo đối tượng chịu thuế Căn cứ vào đối tượng chịu thuế, có thể chia sắc thuế thành ba loại:16 + Thuế thu nhập: Bao gồm các sắc thuế có đối tượng chịu thuế là thu nhập nhận được, thu nhập này được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau: Thu nhập lao động dưới dạng tiền lương, tiền công, thu nhập từ các hoạt động sản xuất kinh doanh dưới dạng lợi nhuận, lợi tức, cổ phần…. Do vậy, thuế thu nhập cũng có nhiều hình thức khác nhau: Thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập công ty, thuế thu nhập doanh nghiệp… + Thuế tiêu dùng: Là loại thuế có đối tượng chịu thuế là phần thu nhập được mang tiêu dùng trong hiện tại, trong thực tế loại thuế tiêu dùng được thể hiện dưới dạng như thuế tiêu dùng đặc biệt, thuế giá trị gia tăng… + Thuế tài sản: Là loại thuế có đối tượng chịu thuế là giá trị tài sản, tài sản có nhiều hình thức biểu hiện: Tài sản giá trị gồm có tiền mặt, tiền gửi, chứng khoán, thương phiếu…, tài sản cố định gồm: nhà cửa, đất đai, máy móc, xe cộ…, tài sản vô hình như nhãn hiệu, kỹ thuật và thiện chí. Nói chung thuế tài sản thường đánh giá trên giá trị của tài sản cố định gọi là thuế bất động sản, đánh giá trên tài sản tài chính gọi là thuế động sản.[9,tr.12] - Phân loại theo phương thức đánh thuế Các hình thức thuế, suy cho cùng đều đánh vào thu nhập của người nộp thuế, tuy nhiên tùy thuộc vào phương thức đánh thuế, đánh một cách trực tiếp hay gián tiếp vào thu nhập mà người ta chia hệ thống thuế thành hai loại: + Thuế trực thu: Là loại thuế đánh trực tiếp vào thu nhập hoặc tài sản của người nộp thuế + Thuế gián thu: Là loại thuế trực tiếp đánh vào thu nhập và tài sản của người nộp thuế mà đánh một cách gián tiếp thông qua giá cả hàng hóa và dịch vụ. - Phân loại theo mối quan hệ đối với khả năng nộp thuế Căn cứ vào khả năng nộp thuế người ta có thể chia thuế thành hai loại: + Thuế thực: Là loại thuế không dựa vào khả năng của người nộp thuế, thuế thực thu vào các dạng tài sản riêng biệt của người nộp thuế trên cơ sở17 mức sinh lợi trung bình của các tài sản đó mà không phải từ thu nhập của người nộp thuế. Các loại thuế thực bao gồm: thuế điền thổ, thuế nhà cửa, thuế tài sản. Người nộp thuế thực là người sở hữu tài sản, số thuế phải nộp được tính theo mức thu nhập trung bình về tài sản. + Thuế cá nhân: Là loại thuế dựa trên khả năng của người nộp thuế, thuế cá nhân là loại thuế đánh vào thu nhập của người nộp thuế và thu ngay từ khâu phát sinh thu nhập hoặc do khai báo. Khác với thuế thực, thuế cá nhân có tính đến khả năng thu nhập, hoàn cảnh gia đình và tình hình tài chính của người nộp thuế. Các loại thuế cá nhân bao gồm: thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế chuyển nhượng tài sản. [ 15,tr.13]. - Phân loại theo phạm vi thẩm quyền về thuế Tùy theo phạm vi và thẩm quyền trong việc ban hành chính sách, chế độ thuế, hệ thống thuế có thể được chia thành thuế Trung ương và thuế địa phương. Thuế Trung ương là các hình thức thuế do cơ quan đại diện chính quyền Nhà nước ở Trung ương ban hành, còn thuế địa phương là do chính quyền địa phương ban hành. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại thuế Trung ương đều nộp hết vào ngân sách Trung ương, mà một phần của thuế Trung ương có thể được trích vào ngân sách địa phương. Tóm lại, trong thực tế có nhiều tiêu thức phân loại, tùy theo yêu cầu quản lý của mỗi nước mà có sự lựa chọn khác nhau. Hiện nay, ở nhiều nước đã phân loại thuế chủ yếu dựa vào tiêu thức phương pháp đánh thuế và cơ sở thuế [10,tr.13] 1.1.2. Quản lý thuế 1.1.2.1. Khái niệm và mục tiêu quản lý thuế * Khái niệm Quản lý thuế là một lĩnh vực quản lý chuyên ngành thuộc quản lý hành chính Nhà nước. Quản lý hành chính là sự tác động của cơ quan hành chính18 Nhà nước và con người hoặc các mối quan hệ xã hội để đạt được các mục tiêu của Chính phủ. Tiếp cận dưới góc độ thực thi quyền lực Nhà nước thì quản lý hành chính là thực thi quyền hành pháp của Nhà nước. Tiếp cận dưới góc độ công việc cụ thể thì quản lý hành chính là điều chỉnh hành vi con người, hành vi xã hội và tổ chức thi hành pháp luật đã ban hành. Như vậy, “Quản lý thuế là một hệ thống những quá trình có quan hệ chặt chẽ với nhau nhằm mục tiêu đảm bảo thu thuế đúng, đủ và công bằng trên cơ sở quy định của pháp luật thuế, bao gồm các hoạt động thu nhận hồ sơ khai thuế, tính toán số thuế phải nộp, đôn đốc thu nộp thuế và cung cấp dịch vụ tư vấn cho người nộp thuế.” * Mục tiêu quản lý thuế Công tác quản lý thuế trong nền kinh tế quốc dân nhằm đạt được các mục tiêu cơ bản sau đây: - Tăng cường ý thức chấp hành pháp luật cho NNT - Tập trung, huy động đầy đủ, kịp thời cho NSNN trên cơ sở không ngừng nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu. Vai trò của thuế mang tính toàn diện trên nhiều lĩnh vực. Song những vai trò đó không mang tính khách quan mà nó là kết qủa của những tác động từ phía con người. Những tác động này được thực hiện thông qua những nội dung, những công việc cụ thể của công tác quản lý thuế. Qua công tác tổ chức thực hiện và kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các luật thuế cùng với việc tăng cường tính pháp chế của các luật thuế, ý thức chấp hành các luật thuế được nâng cao, từ đó tạo thói quen “ Sống và làm việc theo pháp luật ” trong mọi tầng lớp dân cư.19 1.1.2.2. Nguyên tắc quản lý thuế Mỗi cấp cơ quan quản lý nhà nước có nhiệm vụ khác nhau trong quản lý thuế.Tuy nhiên, hoạt động quản lý thuế cuả cơ quan nhà nước thẩm quyền đều phải tuân theo những nguyên tắc nhất định. -Tuân thủ pháp luật Nguyên tắc này chi phối hoạt động của các bên trong quan hệ quản lý thuế bao gồm cả cơ quan Nhà nước và người nộp thuế. Nội dung của nguyên tắc này là quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan quản lý; quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế đều do pháp luật quy định. Trong quan hệ quản lý, các bên liên quan có thể được lựa chọn những hoạt động nhất định nhưng phải trong phạm vi quy định của pháp luật và quản lý thuế. - Đảm bảo tính hiệu quả Giống như mọi hoạt động quản lý khác, hoạt động quản lý thuế phải tuân thủ nguyên tắc hiệu quả. Các hoạt động quản lý thuế được thực hiện, các phương pháp quản lý thuế được lựa chọn phải đảm bảo số thu vào NSNN là lớn nhất theo đúng luật thuế. Đồng thời, chi phí quản lý thuế là tiết kiệm nhất. - Thúc đẩy ý thức tự tuân thủ của ngƣời nộp thuế Để đảm bảo hoạt động thu, nộp thuế đúng pháp luật, Nhà nước nào cũng tăng cường các hoạt động quản lý đối với người nộp thuế. Trong điều kiện quản lý thuế hiện đại sự tăng cường vai trò của Nhà nước theo hướng tập trung vào kiểm tra, kiểm soát kết quả thực hiện nghĩa vụ thuế phù hợp với quy định của pháp luật (kiểm tra sau), đồng thời tạo điều kiện cho người nộp thuế chủ động lựa chọn cách thức khai thuế và nộp thuế phù hợp với hoạt động kinh doanh của mình, tôn trọng tính tự giác của người nộp thuế. Để đảm bảo tính nguyên tắc này cần có các hệ thống văn bản pháp luật thuế đầy đủ, rõ ràng, phù hợp; có các chế tài đủ mạnh để trừng phạt các vi phạm pháp luật thuế và có tác dụng răng đe.20 - Công khai, minh bạch Công khai, minh bạch là một trong những nguyên tắc quan trọng của quản lý thuế. Nguyên tắc công khai đòi hỏi mọi quy định về quản lý thuế bao gồm luật pháp thuế và các quy trình, thủ tuc thu nộp thuế phải công bố công khai cho người nộp thuế và tất cả các tổ chức, cá nhân có liên quan được biết. Nguyên tắc minh bạch đòi hỏi các quy định về quản lý thuế rõ rang, đơn giãn, dễ hiểu và diễn đạt sao cho chỉ có thể hiểu theo một cách nhất quán, không hiểu theo nhiều cách khác nhau, qua đó thúc đẩy hoạt động quản lý thuế đúng luật, trong sạch và tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển. - Tuân thủ và phù hợp với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế Hội nhập kinh tế tạo điều kiện mở rộng quan hệ hợp tác và thúc đẩy phát triển kinh tế cho mỗi nước. Việc thực hiện các cam kết và thông lệ quốc tế về thuế tạo điều kiện cho hoạt động quản lý thuế ở Việt Nam hội nhập với hệ thống quản lý thuế thế giới. Tuân thủ thông lệ quốc tế cũng tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài. Ở Việt Nam trong quá trình xây dựng hệ thống thuế đòi hỏi phải đảm bảo các yêu cầu đối với quản lý thuế: - Về mặt tài chính, thuế phải là phương tiện chủ yếu tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. - Về mặt kinh tế, thuế phải là công cụ quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. - Về mặt hành thu, phương pháp tính toán các loại thuế phải dễ tính, dễ hiểu, dễ kiểm tra - Về mặt xã hội, thuế phải thực hiện công bằng xã hội. - Về mặt pháp lý, thuế phải đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong hoạt động thu nộp thuế.21 1.2. Quản lý thuế nội địa đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh 1.2.1.Khái niệm và vai trò của doanh nghiệp ngoài quốc doanh - Khái niệm doanh nghiệp ngoài quốc doanh Doanh nghiệp ngoài quốc doanh là hình thức doanh nghiệp không thuộc sở hữu nhà nước, trừ khối hợp tác xã; toàn bộ vốn, tài sản, lợi nhuận đều thuộc sở hữu tư nhân hay tập thể người lao động, chủ lao động doanh nghiệp hay chủ cơ sở sản xuất kinh doanh chịu trách nhiệm toàn bộ về hoạt động sản xuất kinh doanh và toàn quyền quyết định phương thức phân phối lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế mà không chịu sự chi phối nào từ các quyết định của Nhà nước hay cơ quan quản lý. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiện nay gồm: công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp doanh, doanh nghiệp tư nhân và hợp tác xã. - Vai trò của doanh nghiệp ngoài quốc doanh (DNNQD). Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là thành phần không thể thiếu và đống vai trò quan trọng, ngày càng mạnh mẽ tương xứng với tiềm năng và sự đóng ghóp vào sự tồn tại và phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, vì vậy đòi hỏi Nhà nước phải có chính sách, tạo điều kiện thuận lợi để khu vưc này phát huy được vai trò của mình trong tình hình kinh tế như hiện nay + Các DNNQD phát triển ghóp phần làm tăng thêm của cải vật chất cho xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Khu vực kinh tế DNNQD có nhiều đặc điểm thuận lợi, chiếm ưu thế cho quá trình phát triển của cải vật chất cho xã hội, thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế thị trường. + DNNQD phát triển giải quyết công ăn việc làm cho người lao động22 Nước Viêt Nam hiện nay có gần 92 triệu dân, đối tượng lao động là rất lớn cho nên khu vực DNNQD đã thu hút nhiều thành phần lao động, lao động có trình độ thấp đến trình độ cao, lao động thủ công đến lao động máy móc hiện đại đều được đào tạo để phục vụ, có những đối tượng hợp đồng dài hạn nhưng cũng có đối tượng ngắn hạn hoặc mùa vụ. Khu vực này đã góp phần rất lớn trong việc giải quyết vấn đề thất nghiệp hiện nay và tạo ra sự cân bằng phát triển của nền kinh tế cho xã hội. + DNNQD phát triển tạo cho ngân sách nhà nước có nguồn thu ổn định, lâu dài và ngày càng tăng. Qua thực tế hiện nay nguồn thu từ thuế từ khu vực DNNQD là rất lớn, ngày càng tăng và chủ yếu để đầu tư vào các ngành kinh tế mũi nhọn, xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp kém phát triển, đặc biệt DNNQD tham gia ủng hộ vì người nghèo, đồng bào vùng bị lũ lụt, thiên tai, phụng dưỡng các bà mẹ Việt Nam anh hùng, đóng ghóp xây dựng trường học, đường xá…. Do các tổ chức đoàn thể phát động, vì vậy khu vực này có vai trò điều tiết thu nhập cân bằng và đóng ghóp rất lớn số thu vào ngân sách Nhà nước. + DNNQD phát triển ghóp phần tăng vốn đầu tư cho xã hội. Đối với khu vực này tạo ra một thị trường tín dụng rất lớn và cũng hứa hẹn nhiều tiêm năng cho sự phát triển của ngân hàng thương mại ở nước ta. Do sự đổi mới về kinh tế và chính sách phá triển kinh tế nhiều thành phần, nên khu vực các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã phát triển nhanh chóng và tạo ra một khối lượng lớn về vốn đầu tư cho xã hội. Đây là một nguồn vốn quan trọng, song khái thác chưa đạt hiệu quả cao. + Ngoài những vai trò trực tiếp trên, sự phát triển của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh có tác dụng trên nhiều mặt khác.23 Khu vực DNNQD phát triển sẽ ghóp phần thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của xã hội, giup cho nhà nước trong điều kiện nguồn vốn NSNN còn khó khăn hạn hẹp, sự phát riển của DNNQD sẽ làm giảm bớt áp lực chi tiêu đối với Nhà Nước, tạo điều kiện cho NSNN tập trung đầu tư vào các ngành tránh việc đầu tư dàn trải, phân tán không có hiệu quả. 1.2.2.Đặc điểm các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. + Doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở nước ta phần lớn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, mức độ đầu tư không lớn, nguồn vốn ít nên không dám đầu tư máy móc công nghệ hiện đại, không đăng kí thương hiệu độc quyền dẫn đến một số doanh nghiêp gian lận trong việc hàng giả hàng nhái. Hiện nay Việt Nam đã gia nhập khối ASEAN, WTO đây cũng là những điều kiện mở cửa thông thương nhưng cũng là thách lớn cho các doanh nghiệp làm ăn chân chính được tồn tại và phát triển trên thị trường quốc tế. + Trình độ quản lý thấp, việc tuân thủ pháp luật không cao dẫn đến các doanh nghiệp luôn có ý nghĩ tìm cách trốn thuế, mua bán hóa đơn bất hợp pháp dẫn đến thất thu thuế của Nhà Nước là rất lớn và làm cho các doanh nghiệp khác bị thiệt hại. + Tuy doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưng vẫn linh hoạt trong hoạt động kinh doanh, bộ máy gọn nhẹ, quản lý đơn giản, tạo công ăn việc làm cho tất cả các đối tượng lao động trong xã hội, quyết định trực tiếp đến việc kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là lợi nhuận của doanh nghiệp, đáp ứng các nhu cầu xã hội ngày càng cao + Không có số lượng vốn lớn nên hạn chế việc đầu tư dài hạn dẫn đến việc đổi mới và phát triển chậm so với thời kỳ hội nhập như hiện nay.24 1.2.3. Các loại thuế nội địa đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh - Thuế môn bài Thuế môn bài là loại thuế trực thu và thường là định ngạch đánh vào giấy phép kinh doanh (môn bài) của các doanh nghiệp và hộ kinh doanh. Thuế môn bài được thu hàng năm. Mức thu phân theo bậc, dựa vào số vốn đăng ký hoặc doanh thu của năm kinh doanh kế trước hoặc giá trị gia tăng của năm kinh doanh kế trước tùy từng nước và từng địa phương. Tất cả tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh (bao gồm cả các chi nhánh, cửa hàng, nhà máy, phân xưởng … trực thuộc đơn vị chính )đều thuộc đối tượng nộp thuế môn bài . - Thuế giá trị gia tăng Thuế giá trị gia tăng (thuế GTGT) là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. + Đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam, kể cả hàng hóa dịch vụ sản xuất trong nước và hàng hóa dịch vụ nhập khẩu, tiêu dùng nội bộ. + Đối tượng nộp thuế GTGT là tất cả các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh mọi ngành nghề sản xuất, xây dựng, vận tải, thương nghiệp, ăn uống, dịch vụ mọi thành phần kinh tế, hoạt động các ngành hàng, dịch vụ thuộc diện chịu thuế GTGT. Căn cứ tính thuế là giá tính thuế và thuế suất. Thuế giá trị gia tăng được tính theo hai phương pháp: phương pháp khẩu trừ và phương pháp trực tiếp. Thuế suất thuế GTGT: 0%, 5%, 10% -Thuế thu nhập doanh nghiệp Thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế TNDN) là một loại thuế trực thu đánh vào thu nhập chịu thuế của cơ sở sản xuất kinh doanh trong kỳ.25 Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam. Cá nhân cứ trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây : Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam; Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn. Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân gồm các loại thu nhập sau đây: + Thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ + Thu nhập từ tiền lương, tiền công + Thu nhập từ đầu tư vốn + Thu nhập từ chuyển nhượng vốn + Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản + Thu nhập từ trúng thưởng + Thu nhập từ bản quyền + Thu nhập từ nhượng quyền thương mại + Thu nhập từ nhận thừa kế là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng. + Thu nhập từ nhận quà tặng là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng. -Thuế tài nguyên Thuế tài nguyên là loại thuế thu vào các hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên26 Căn cứ tính thuế tài nguyên là sản lượng tài nguyên tính thuế, giá tính thuế và thuế suất. 1.2.4. Sự cần thiết phải quản lý thuế nội địa đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh Quản lý thuế nội địa đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là rất cần thiết vì các lý do sau: Các thành phần kinh tế khu vực ngoài quốc doanh dựa trên quan hệ sở hữu tư nhân, tổng nguồn vốn, tài sản… đều thuộc sở hữu tư nhân. Mục đích kinh doanh chính của các doanh nghiệp này là lợi nhuận đạt được càng lớn càng tốt, chính vì vậy các doanh nghiệp rất năng động trong việc đầu tư nhiều loại hình kinh doanh để mang lại lợi nhuận cao. Vì mục đích lợi nhuận cho nên có không ít các doanh nghiệp tìm đủ mọi cách mua bán hóa đơn bất hợp pháp, có các hành vi trốn thuế gây nhiều hậu quả cho xã hội. Việc chấp hành pháp luật thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh rất kém, nhiều doanh nghiệp đăng ký giấy phép kinh doanh nhưng không chấp hành việc kê khai, nộp thuế cho Nhà nước. Khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm số lượng lớn, tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động phổ thông, nhiều doanh nghiệp có khoản nộp ngân sách hàng năm chiếm tỷ trọng khá lớn so với tổng thu của đơn vị. Chính vì vậy cần phải có chính sách quản lý thuế tốt hơn đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh với mục đích tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chống thất thu cho ngân sách Nhà nước, thường xuyên tuyên truyền hỗ trợ, giải thích các chính sách thuế mới trên phương tiện truyền thông để các doanh nghiệp nắm bắt kịp thời, tạo niềm tin để các doanh nghiệp chấp hành thuế tốt hơn.27 1.2.5. Nội dung quản lý thuế nội địa của doanh nghiệp ngoài quốc doanh 1.2.5.1. Tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế Để thực hiện tốt việc thu ngân sách, một trong những yếu tố quan trọng đó là thực hiện tốt việc tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế, để người nộp thuế nắm và thực hiện tốt các chính sách thuế theo quy định. Xác định rõ điều đó, ngành Thuế đã có nhiều giải pháp, việc làm cụ thể nhằm thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế, cải cách hành chính thuế theo đúng lộ trình hiện đại hóa của ngành. Công tác tuyên truyền hỗ trợ đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh có vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn thực hiện việc tự tính, tự kê khai, tự nộp thuế một cách đầy đủ, chính xác. Đồng thời công tác này còn tạo điều kiện thuận lợi nhất để cách doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ thuế một cách công bằng minh bạch, đơn giản và thuận tiện. Các chính sách chế độ, luật pháp lệnh về thuế chỉ có thể thực thi một cách đầy đủ, thống nhất khi công tác phổ biến giáo dục được triển khai sâu rộng, mọi tổ chức, cá nhân, đặc biệt là đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh phải biết và chấp hành đầy đủ các quy định, việc không chấp hành kê khai, đăng ký thuế, vi phạm về sử dụng hóa đơn chứng từ, sổ sách kế toán, dây đưa nợ đọng thuế, trốn thuế đều bị cơ quan thuế xử lý theo luật định. Người nộp thuế thực hiện tự kê khai, tự nộp trên các phần mềm hỗ trợ kê khai do cơ quan thuế cung cấp miễn phí, người nộp thuế có thể đến cơ quan thuế nộp hồ sơ hoặc nộp thuế qua đường thư điện tử. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, người nộp thuế có thể đến cơ quan thuế hoặc gọi điện đến để được hướng dẫn thực hiện. Những hoạt động này đã rút ngắn khoảng cách giữa người nộp thuế và cơ quan thuế. Công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT hết sức quan trọng, coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và là giải pháp để nâng cao hiệu quả công28 tác quản lý thuế, nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho NNT phát triển sản xuất kinh doanh, đầu tư có hiệu quả, góp phần thúc đẩy nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. 1.2.5.2. Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế + Đăng ký nộp thuế Cơ quan kinh doanh, kể cả các Công ty, nhà máy, xí nghiệp, chi nhánh, cửa hàng trực thuộc cơ sở kinh doanh chính phải đăng ký nộp thuế với Cục Thuế hoặc Chi cục Thuế nếu là cá nhân kinh doanh về địa điểm kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, lao động, tiền vốn, nơi nộp thuế, và các chi tiêu liên quan khác theo mẫu đăng ký nộp thuế và hướng dẫn của cơ quan thuế Đối với cơ sở mới thành lập, thời gian đăng ký nộp thuế chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày cấp Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và cấp con dấu; trường hợp cơ sở chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhưng có hoạt động kinh doanh, cơ sở phải đăng ký nộp thuế trước khi kinh doanh. Các cơ sở đã đăng ký nộp thuế nếu có thay đổi ngành nghề kinh doanh, chuyển trụ sở kinh doanh sang các địa điểm khác, sát nhập, giải thể, phá sản, hợp nhất, chia, tách hay thành lập các Công ty, nhà máy, xí nghiệp, chi nhánh. cửa hàng mới, … phải đăng ký bổ sung với cơ quan thuế chậm nhất là 5 ngày trước khi có sự thay đổi đó. Cấp mã số thuế cho đối tượng nộp thuế: Các cơ sở kinh doanh đã thực hiện đăng ký nộp thuế với cơ quan thuế, cơ quan thuế có trách nhiệm cấp mã số thuế và giấy chứng nhận đăng ký thuế cho cơ sở kinh doanh. Đối với các chủ dự án (hoặc đại diện được ủy quyền như ban quản lý công trình), nhà thầu chính nước ngoài là đối tượng được hoàn thuế GTGT chưa có mã số thuế phải làm thủ tục với Cục Thuế nơi đóng trụ sở để được cấp mã số thuế.29 + Kê khai thuế, tính thuế Người nộp thuế tự tính số tiền thuế phải nộp vào Ngân sách Nhà nước, trừ trường hợp: *Người nộp thuế vi phạm pháp luật về thuế thuộc diện bí ẩn định thuế (không kê khai và nộp hồ sơ khai thuế; có kê khai nhưng số liệu không đầy đủ, trung thực …); * Cá nhân, hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán thuế * Hộ gia đình, cá nhân nộp thuế nhà đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp. Đây là nhóm người nộp thuế có điều kiện tự khai thuế nhưng được cơ quan thuế hỗ trợ do cơ quan thuế lưu giữ đủ cơ sở dữ liệu thông tin về căn cứ tính thuế tại cơ quan thuế, đồng thời giảm chi phí tuân thủ cho người nộp thuế và chi phí quản lý cho cơ quan thuế. Hàng năm, đến kỳ nộp thuế cơ quan thuế sẽ tính thuế và ra thông báo nộp thuế cho người nộp thuế biết và thực hiện. Người nộp thuế phải khai chính xác, trung thực, đầy đủ các nội dung trong tờ khai thuế theo mẫu do Bộ Tài chính quy định và nộp đủ các loại chứng từ, tài liệu quy định trong hồ sơ khai thuế với cơ quan quản lý thuế. Đây là nội dung rất quan trọng do: *Tờ khai thuế là một chứng từ trong hồ sơ thuế, là căn cứ pháp lý, thể hiện hành vi tính toán số thuế phải nộp của chủ thể có nghĩa vụ thuế. * Tờ khai thuế cung cấp những dữ liệu, thông tin cần thiết cho cơ quan thuế thực thi nhiệm vụ quản lý thuế. + Nộp thuế Đối tượng nộp thuế có trách nhiệm nộp thuế đầy đủ, đúng hạn vào Ngân sách Nhà nước (NSNN). Trình tự, thủ tục nộp thuế thực hiện như sau: *Trường hợp NNT tính thuế, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế.30 * Trường hợp cơ quan quản lý thuế tính thuế hoặc ẩn định thuế ,thời hạn nộp thuế là thời hạn ghi trên thông báo của cơ quan quản lý thuế . Đối với cơ sở kinh doanh có mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng làm thủ tục nộp thuế bằng giấy nộp tiền vào NSNN, thời gian nộp thuế vào NSNN được tính từ ngày Ngân hàng nhận và làm thủ tục trích chuyển tiền từ tài khoản của cơ sở vào NSNN, được Ngân hàng ghi trên giấy nộp tiền vào NSNN. Đối với cơ sở nộp thuế bằng tiền mặt, thời gian nộp thuế vào NSNN là ngày cơ quan Kho bạc hoặc cơ quan Thuế nhận tiền thuế. Cơ sở kinh doanh có trách nhiệm nộp số thuế còn thiếu vào NSNN sau 10 ngày kể từ ngày nộp báo cáo quyết toán thuế, nếu nộp thừa được trừ vào số phải nộp của kỳ tiếp sau, hoặc được hoàn thuế nếu cơ sở thuộc trường hợp và đối tượng được hoàn thuế. 1.2.5.3. Thanh tra thuế, kiểm tra thuế Thanh tra, kiểm tra thuế là một trong những nội dung quan trọng của quản lý thuế, thanh tra thuế được thực hiện, trước hết bởi hệ thống các cơ quan thanh tra chuyên ngành về thuế. Ngoài ra, thanh tra thuế còn được thực hiện bởi sự phối hợp của các cơ quan chức năng có liên quan. Thanh tra, kiểm tra thuế nhằm hướng vào các mục tiêu chủ yếu sau đây + Phát hiện để từ đó có biện pháp sử lý kịp thời các trường hợp vi phạm pháp luật thuế như khai man, trốn thuế, nợ đọng thuế, chiếm dụng tiền thuế…nhằm hạn chế tới mức thấp nhất thu thuế cho Nhà nước. + Đảm bảo nâng cao ý thức chấp hành luật pháp thuế cho NNT và cho người thi hành công vụ trong ngành thuế. + Phát hiện những nội dung không phù hợp trong các văn bản pháp quy về thuế với thực tiễn đời sống, kinh tế, xã hội của đất nước, những điểm không hợp lý về công tác tổ chức hệ thống bộ máy ngành thuế, về quy trình31 nghiệp vụ từ đó kiến nghị các cơ quan chức năng sửa đổi, bổ sung kịp thời để không ngừng hoàn thiện hệ thống thuế. Để đạt được các mục đích trên, công tác thanh tra kiểm thuế phải quán triệt một số yêu cầu cơ bản sau: + Phải đảm bảo tính khách quan, trung thực trong việc xem xét các sự việc và đưa ra các kết luận sau những cuộc thanh kiểm tra. Người làm thanh kiểm tra tuyệt nhiên không được lồng tư tưởng cá nhân, phiến diện, không bị một số sức ép quyền lực nào khi xem xét, giải quyết các sự vụ trong thanh tra. + Thanh kiểm tra thuế nhất thiết phải dựa trên tư tưởng pháp trị, có nghĩa là mọi cuộc thanh tra thuế đều phải dựa trên cơ sở các văn bản pháp quy của Nhà nước, lấy đó là chuẩn mực cho việc đánh giá, suy xét các sự kiện, các việc được thanh tra.. + Các cuộc thanh kiểm tra phải đảm bảo tính chính xác, rõ ràng trong các kết luận của việc thanh kiểm tra. Nội dung thanh kiểm tra thuế tập trung vào các vấn đề cơ bản sau đây: + Thanh kiểm tra việc chấp hành những quy định về đăng kí, kê khai nộp thuế, chế độ thống kê- kế toán, hóa đơn chứng từ; thanh kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước. Thực hiện cải cách hành chính trong việc kiểm tra thuế từ đó tránh gây phiền nhiễu và tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế phát triển sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịnh vụ. 1.2.5.4. Thu nợ và cưỡng chế nợ thuế Trong quá trình quản lí thuế yêu cầu người kinh doanh phải tự giác chấp hành nộp thuế theo đúng thời gian quy định, đa số các doanh nghiệp đều chấp hành tốt nhưng bên cạnh đó vẫn còn không nhỏ các doanh nghiệp nợ đọng thuế rất lớn, theo tỉ lệ cho phép thì số thuế nợ cho đến 31/12 hằng năm32 chỉ đạt được tỷ lệ dưới 5% trên tổng số thu. Hằng tháng các doanh nghiệp phát sinh số thuế phải nộp trước ngày 20 tháng sau, qua ngày 21 không nộp thì cơ quan thuế ban hành thông báo 07/ QTQLN và trên 90 ngày thì cơ quan thuế ban hành thông báo mẫu 09 và ra quyết định hành chính tiến hành các thủ tục cưỡng chế nợ thuế như cưỡng chế hóa đơn, cưỡng chế tài khoản tại ngân hàng, thuê hồi số thuế, cưỡng chế giấy phép… Để bắt buộc người nộp thuế phải nộp thuế đầy đủ số thuế còn nợ ngân sách Nhà nước. Cưỡng chế nợ thuế là việc cơ quan thuế và các cơ quan bảo vệ pháp luật áp dụng các biện pháp buộc người nộp thuế phải thực hiện nghĩa vụ thuế. Nhằm đảm bảo mục tiêu người nộp thuế tuân thủ quyết định hành chính thuế, công tác cưỡng chế nợ thuế được thực hiện trước hết thông báo cho người nộp thuế biết trách nhiệm phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế và những hậu quả có thể phải chịu nếu không thực hiện nghĩa vụ thuế. Bên cạnh đó, các thủ tục cưỡng chế như kê biên tài sản, niêm phong hóa đơn, dừng bán hóa đơn, thu hồi giấy phép kinh doanh, đình chỉ hoạt động sản xuất kinh doanh, cưỡng chế bên thứ ba… để buộc người nộp thuế phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình. 1.2.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thuế nội địa đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh. 1.2.6.1. Hệ thống chính sách, pháp luật thuế. Hệ thống chính sách pháp luật thuế được áp dụng thống nhất đối với mọi thành phần kinh tế phải đảm bảo được sự động viên đóng góp bình đẳng và thực hiện công bằng xã hội. Hệ thống thuế phải được khuyến khích mọi thành phần kinh tế, mọi ngành nghề kinh doanh, các tổ chức cá nhân bỏ vốn, lao động, đầu tư trang thiết bị và ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật cho sản xuất kinh doanh theo quỹ đạo của kế hoạch nhà nước.33 1.2.6.2. Tổ chức bộ máy quản lý thuế. Yếu tố này còn có vai trò quan trọng mang tính quyết định cho việc thực thi chủ trương, chính sách, đảm bảo thắng lợi cho công cuộc cải cách thuế. Hệ thống bộ máy quản lý thuế phải được kiện toàn, củng cố để có đủ điều kiện thực hiện có hiêuh quả các chức năng, nhiệm vụ của cả hệ thống thuế. Bộ máy quản lý thuế phải thống nhất từ trung ương đến địa phương, đảm bảo hiệu lực của cả hệ thống trong quá trình triển khai hệ thống chính sách thuế mới. 1.2.6.3. Quy trình quản lý thu thuế Quy trình quản lý thu thuế quy định trình tự, thủ tục các bước công việc phải làm để quản lý thu thuế. Việc ban hành quy trình quản lý giúp cho cơ quan thuế chỉ đạo, điều hành hoạt động của cả hệ thống một cách thống nhất, khoa học, theo một trình tự hợp lý, đảm bảo tuân thủ đúng pháp luật thuế, thực hiện dân chủ hóa, công khai minh bạch và rõ ràng để các cán bộ thuế, đối tượng nộp thuế dễ thực hiện. 1.2.6.4. Sự phối hợp giữa các ban ngành chức năng. Thuế là một trong những chính sách lớn của Đảng, Nhà nước. Là công cuh quan trọng để Nhà nước quản lý kinh tế, quản lý xã hội hay nói một cách khác thuế là một phạm trù kinh tế- chính trị tổng hợp, do đó thực hiện chính sách thuế không phải là công việc đơn phương của ngành thuế. Cần có sự phối hợp giữa các đoàn thể và cơ quan có liên quan để triển khai đồng bộ việc thi hành chính sách thuế với các chính sách khác và quản lý kinh tê- xã hội trên địa bàn. Cần phát huy chức năng của các tòa án hành chính kinh tế trong việc giải quyết các tình huống tranh chấp giữa cơ quan thuế và người nộp thuế đảm bảo tính khách quan trong việc thực hiện đầy đủ các quy định về thuế của Nhà nước.34 Trình độ nhận thức và ý thức chấp hành thuế của ĐTNT. Nhà nước đưa được công tác thuế vào quần chúng nhân dân là công việc rất quan trọng góp phần phát huy tác dụng của chính sách thuế; nâng cao tính pháp ly của hệ thống chính sách thuế; giáo dục tính tự giác về nghĩa vụ nộp thuế và quyền lợi được hưởng về thuế, tạo điều kiện giúp thuế trở thành công cụ mạnh mẽ trong điều khiển kinh tế quốc gia. Nếu trình độ nhận thức và ý thức chấp hành thuế của quần chúng nhân dân cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý thuế đồng thời qua sự phản hồi những vấn đền bất hợp lý sẽ góp phần hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về thuế. Công tác kiểm tra, thanh tra của các cơ quan Nhà nước có vai trò đảm bảo công bằng xã hội và sự công minh của pháp luật. Nó làm tăng ý thức chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của ĐTNT cũng như ý thức trách nhiệm của cán bộ thuế, góp phần ngăn chặn tình trạng tiêu cực, gian lận. Các trường hợp vi phạm phải sự lý kịp thời, nghiêm minh mới có tác dụng răng đe, giáo dục đối tượng vi phạm. Tóm lại, công tác quản lý thu thuế có nhiều nhân tố tác động, chúng ta cần chú trọng đến những nhân tố cần chú trọng đến những nhân tố cơ bản nhất, nhưng cũng không thể bỏ qua những yếu tố khác về kinh tế- xã hội và tác động của môi trường. 1.3. Kinh nghiệm của một số thành phố lớn trong nƣớc và một số Huyện trong Tỉnh về quản lý thuế. 1.3.1. Kinh nghiệm của một số thành phố trong nước về công tác quản lý thuế. 1.3.1.1. Thành phố Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất cả nước, địa bàn rộng số lượng doanh nghiệp chiếm rất lớn ước tính trên 200.000 doanh nghiệp, số thu hàng năm chiếm 1/3 số thu cả nước.35 Giám đốc Sở Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh Phan Thị Thắng cũng cho biết tính đến chiều 30/12, ngành tài chính thành phố đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thu ngân sách năm 2015, với số thu ngân sách thực hiện là 279.158 tỷ đồng, đạt 105,04% dự toán, tăng 10,7% so với cùng kỳ. Theo bà Phan Thị Thắng, nếu không tính số thu từ dầu thô, thu ngân sách trên địa bàn thành phố là 253.351 tỷ đồng, đạt 108,37% dự toán. Trong đó, thu nội địa là 159.120 tỷ đồng, đạt 110,67% dự toán, tăng 21,16% so với cùng kỳ; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 94.231 tỷ đồng, đạt 104,7% dự toán, tăng 6,55%; thu từ dầu thô là 22.807 tỷ đồng, đạt 71,27% dự toán, bằng 70,35%. Trong nhóm biện pháp về thu ngân sách trong năm 2015, Cục Thuế TP.HCM tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thiế (NNT) ở tất cả các bộ phận, đảm bảo phương châm hành động của ngành Thuế “ minh bạch, chuyên nghiệp, liêm chính, đổi mới” và đi vào thực chất. Ttính đến hết ngày 30/12/2016, TP. Hồ Chí Minh thu ngân sách trên toàn địa bàn được 300.700 tỷ đồng, đạt 100,8% dự toán và tăng 10% so với năm 2015.Trong đó thu nội địa đạt 186.339 tỷ đồng, vượt 4,92% dự toán và tăng 19,08% so với cùng kỳ 2015; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) đạt 100.400 tỷ đồng, bằng 97,95% dự toán và tăng gần 7% so với cùng kỳ; thu từ dầu thô đạt 13.960 tỷ đồng, bằng 76,71% dự toán và bằng 60,74% số thu trong năm 2015. Năm 2016 trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh đến hết ngày 31/12/2016 là 306.336 tỷ đồng, đạt 102,7% dự toán năm và tăng 12,06% so với năm 2015. Trong đó, thu nội địa sẽ đạt 190.778 tỷ đồng, vượt 7,42% dự toán; thu từ hoạt động XNK 101.500 tỷ đồng, đạt 99,02% dự toán và thu từ dầu thô 14.058 tỷ đồng, đạt 77,24% dự toán.36 Như vậy, nếu không tính số thu từ dầu thô, dự kiến thu ngân sách Nhà nước Thành phố là 292.278 tỷ đồng, vượt 4,3% dự toán pháp lệnh (280.100 tỷ đồng), tức vượt 12.178 tỷ đồng. Bên cạnh công tác thu thuế, trong năm 2016. Cục Thuế TP.HCM đã triển khai nhiều giải pháp tăng thu từ nội lực thông qua việc đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nợ thuế. Trong năm 2016, Cục Thuế TP.HCM đã thực hiện kiểm tra tại cơ quan Thuế 163.884 hồ sơ kê khai thuế, thanh tra, kiểm tra tại trụ sở đối với 16.579 DN với số truy thu và phạt là 4.989 tỉ đồng, nộp ngân sách Nhà nước 2.236 tỉ đồng, giảm khẩu trừ thuế GTGT 336 tỉ đồng, giảm lổ 7.944 tỉ đồng. 1.3.1.2. Thành phố Hà Nội Ngành Thuế Thủ đô cũng đã lường trước được răng kinh tế sẽ gặp nhiều khó khăn. Ngay từ những ngày cuối năm 2014, Cục Thuế đã họp bàn với tất cả cán bộ chủ chốt trong nghành. Mọi người đều có suy nghĩ tích cực nghiên cứu những giải pháp, để thực hiện cho năm 2014. Năm 2015, tình hình khó khăn chưa hết, sự suy giảm kinh tế thế giới (được dự báo) chưa dừng lại. Trong nước, việc tái cấu trúc nền kinh tế cũng chỉ mới bắt đầu chưa phát huy được hiệu quả, mọi khó khăn, thách thức vẫn còn đang diễn ra. Năm 2016, tình hình kinh tế thế giới có những dấu hiệu phục hồi, nền kinh tế trong nước đã có những chuyển biến tích cực nhưng chưa bền vững, tình hình SXKD còn nhiều khó khăn đã tác động không nhỏ tới nguồn thu. Năm 2017, Cục Thuế thành phố Hà Nội tiếp tục xác định công tác thanh tra, kiểm tra là khâu mũi nhọn nhằm phòng ngừa, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm, góp phần chống thất thu, khai thác tăng thu ngân sách nhà nước. Đồng37 thời để tuyên truyền, hỗ trợ chính sách pháp luật thuế trực tiếp tới người nộp thuế; tiếp tục nghiên cứu, đổi mới phương thức, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào phân tích rủi ro và hỗ trợ quá trình thanh tra, kiểm tra, giúp giảm thời gian, nâng cao hiệu quả, chất lượng thanh tra, kiểm tra tại doanh nghiệp. “Kết quả 5 tháng đầu năm 2017, Cục Thuế thành phố Hà Nội đã hoàn thành 4.991 cuộc thanh tra, kiểm tra với tổng số truy thu, truy hoàn và phạt với số tiền 748,5 tỷ đồng, tăng cả về số lượng và chất lượng so với cùng kỳ năm 2016”, ông Mạnh cho biết. Qua công tác thanh tra, kiểm tra đã góp phần không nhỏ vào tổng thu ngân sách nhà nước, tính cân đối 6 tháng đầu năm 2017 ước thực hiện 93.931 tỷ đồng, đạt 50,1% dự toán pháp lệnh, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2016. Bên cạnh đó, cơ quan Thuế các cấp đã tập trung tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật thuế, đôn đốc kê khai, nộp thuế; thanh tra, kiểm tra chống thất thu và quyết liệt đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế. Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, hiện đại hóa công tác quản lý thuế, từ đó nâng cao hiệu quả quản lý của cơ quan Thuế cũng như tính tuân thủ pháp luật của người nộp thuế, góp phần tạo môi trường sản xuất kinh doanh bình đẳng và đảm bảo nguồn thu bền vững cho ngân sách nhà nước. 1.3.2. Kinh nghiệm về quản lý Thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh của thị Xã Hương Trà Thị xã Hương Trà ở vị trí giữa trung độ của tỉnh Thừa Thiên Huế, nằm trong tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây, có tuyến quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc - nam đi qua với chiều dài 12km, tuyến đường phía Tây thành phố Huế dài 19 km, có Quốc lộ 49a dài 6 km Năm 2015, tình hình kinh tế của thị xã, của tỉnh, cả nước đã có những chuyển biến tích cực nhưng chưa bền vững; năng lực cạnh tranh của nền kinh38 tế còn chưa cao... đã ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ thu NSNN trên địa bàn thị xã. Tuy nhiên, dưới sự lãnh, chỉ đạo của Lãnh đạo Cục Thuế tỉnh, của Thị ủy, HĐND, UBND Thị xã, sự phối kết hợp chặt chẽ có hiệu quả của các ban ngành và các Cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, sự đóng góp tích cực của cộng đồng NNT; cùng với tinh thần quyết tâm khắc phục khó khăn, nỗ lực thi đua, phấn đấu của toàn thể cán bộ công chức trong đơn vị, Chi cục Thuế Hương Trà đã thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ dự toán thu ngân sách được giao. Tổng thu ngân sách nhà nước thực hiện được 93.983 triệu đồng, đạt 120,3% so dự toán pháp lệnh, đạt 111% so dự toán phấn đấu, tăng 24,7% so cùng kỳ năm trước. Có 10 nguồn thu vượt dự toán năm. Đạt được kết quả trên, bên cạnh sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, Chi cục Thuế đã triển khai đồng bộ, quyết liệt và có hiệu quả các giải pháp quản lý thuế, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thuế, tăng cường công tác tuyên truyền và hỗ trợ NNT; quản lý kê khai - kế toán thuế; quản lý, đôn đốc thu hồi nợ thuế; kiểm tra chống thất thu thuế. Với kết quả đã đạt được trong năm 2015, để phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao năm 2016, Chi cục Thuế đã đề ra 5 nhiệm vụ trọng tâm và các giải pháp triển khai thực hiện. Trong nhóm biện pháp về thu ngân sách trong năm 2016, Cục Thuế Thi Xã Hương Trà tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế (NNT) ở tất cả các bộ phận, đảm bảo phương châm hành động của ngành Thuế “ minh bạch, chuyên nghiệp, liêm chính, đổi mới” và đi vào thực chất. Xác định nhiệm vụ đặt ra cho Chi cục Thuế trong năm 2016 là rất nặng nề, đây là năm đầu tiên thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 và Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2015-2020. Toàn39 thể cán bộ, công chức, nêu cao tinh thần thi đua yêu nước, đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, đồng lòng quyết tâm, vượt qua khó khăn, thách thức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác thu NSNN năm 2016. Đến ngày 7/8/2016 toàn thị xã thu thuế được 40,390 tỷ đồng đạt 41,1% kế hoạch thị xã giao trong đó: Thu ngoài quốc doanh được 17,385 tỷ đồng đạt 50,4 % kế hoạch. Thu tiền sử dụng đất được 8,035 tỷ đồng đạ 20,1% kế hoạch còn lại là các khoản thu khác. Bên cạnh công tác thu thuế, trong năm 2016. Cục Thuế Hương Trà đã triển khai nhiều giải pháp tăng thu từ nội lực thông qua việc đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nợ thuế. 1.3.3. Bài học kinh nghiệm đối với Chi cục Thuế thị xã Hương Thủy Từ những kinh nghiệm nói trên, có thể rút ra một số bài học về quản lý thuế đối với Chi cục thuế thị xã Hương Thủy như sau : Tăng cường công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế trong cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp thuế bằng nhiều hình thức khác nhau như trên các phương tiện truyền thông, báo chí, trên các trang Website, tư vấn trực tiếp, qua điện thoại… để người nộp thuế nắm bắt được các chính sách thuế mới thay đổi, ưu đãi, miễn, giảm thuế. Đồng thời khuyến khích người nộp thuế kê khai thuế điện tử nhằm tiết kiệm thời gian cho việc đi nộp tờ khai. Trong quản lý nếu thấy có dấu hiệu rủi ro trốn thuế thì phải mời đơn vị lên giải trình nhằm chấn chỉnh doanh nghiệp và tăng số thu vào ngân sách Nhà nước kịp thời trong tháng, bên cạnh đó đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp có rủi ro cao và đốc thúc kịp thời số thuế truy thu vào ngân sách Nhà nước. Sắp xếp lại bộ máy theo quy định của Tổng cục Thuế cụ thể: Cán bộ công chức làm ở bộ phận kiểm tra đạt 30% tổng số cán bộ, cán bộ công chức40 làm công tác tại bộ phận quản lý nợ và cưỡng chế thuế đạt 8% tổng số cán bộ, đồng thời đào tạo chuyên sâu về chuyên môn nghiệp vụ cho các bộ phận trên. Tăng cường phối kết hợp với các cơ quan ban ngành như Sở kế hoạch và đầu tư, công an và ủy ban nhân dân các phường để nắm bắt và quản lý được tốt hơn các doanh nghiệp bỏ trốn, mất tích, tạm nghỉ kinh doanh để xử kịp thời khai trong hồ sơ thuế, đối chiếu với cơ sở dữ liệu của người nộp thuế và tài liệu có liên quan, so sánh với dữ liệu của người nộp thuế cùng ngành nghề, mặt hàng kinh doanh để kiểm tra các chi tiêu kê khai như doanh thu lớn nhưng số thuế nộp ít, có cùng quy mô kinh doanh nhưng số thuế nộp ít hơn, tập trung kiểm tra các ngành nghề có dấu hiệu nhiều rủi ro tiềm ẩn trong kê khai.41 Tóm tắt chƣơng 1 Chương 1 đã nêu được những khái niệm lý luận cơ bản về thuế, Luật Quản lý thuế, đưa ra cơ sở lý luận và khái quát nội dung công tác quản lý thuế hiện nay ở Việt Nam kể từ khi Luật quản lý thuế có hiệu lực, phân tích cụ thể từng nội dung trong công tác quản lý thuế. Nêu được đặc điểm và vai trò của các doanh nghiệp dân doanh trong nền kinh tế quốc dân và ảnh hưởng của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đến số thu ngân sách Nhà nước, những yêu tố làm ảnh hưởng đến việc quản lý thuế các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiện nay. Chương 1 cũng đưa ra được những kinh nghiệm của một số nước trên thế giới và thành tựu của thị xã Hương Trà trong việc quản lý thuế các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho thị xã Hương Thủy.42 Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ NỘI ĐỊA ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CHI CỤC THUẾ THỊ XÃ HƢƠNG THUỶ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOAN 2014-2016 2.1. Một số tình hình và đặc điểm của thị xã Hƣơng Thủy và chi cục thuế thị xã Hƣơng Thủy 2.1.1. Điều kiện tự nhiên Hương Thủy nằm về phía Đông Nam, sát thành phố Huế, có tổng diện tích tự nhiên 456,02 km2. Phía Đông giáp Huyện Phú Lộc, phía tây giáp Thành phố Huế, Thị xã Hương Trà và huyện A Lưới, phía nam giáp huyện Nam Đông, phía Bắc giáp huyện Phú Vang. Có tọa độ 16o29' vĩ bắc, 107o41 kinh đông. Hương Thủy nằm tiếp cận phía nam Thành phố Huế, kéo dài về phía đông nam đến Phú Lộc và tây nam đến Nam Đông, đồng thời, trải rộng ra hai phía đông tây đến tận địa giới Phú Vang, Hương Trà, A Lưới; hầu hết phần lãnh thổ phía tây đường quốc lộ 1A là đồi núi. Đồi núi là quang cảnh nổi bật trong địa hình và thiên nhiên Hương Thủy, chiếm đến 76,33% diện tích. Đồng bằng hẹp, chạy thành một dải phía đông và đông bắc dọc Lợi Nông và Đại Giang. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cho nên thời tiết ở Hương Thủy diễn ra theo chu kỳ 4 mùa, mùa xuân mát mẽ, ấm áp; mùa hè nóng bức; mùa thu dịu và mùa đông gió rét. Nhiệt độ trung bình cả năm 25°C, nhiệt độ tháng thấp nhất trung bình, tức tháng 1 là 19,9oC; tháng cao nhất trung bình, tức tháng 7 là 31oC (cao nhất tuyệt đối 40oC). Ở địa phương, hình thành hai thời kỳ khô và ẩm khác nhau. Thời kỳ ẩm từ tháng 9 năm trước đến tháng 443 năm sau; thời kỳ khô từ tháng 5 đến tháng 9. Có hai mùa gió chính: gió mùa đông và gió mùa hè, thêm vào đó còn có gió đông và đông nam. Trên địa phận Hương Thủy, sông Hương chảy qua các xã ở trung lưu như Phú Sơn, Dương Hòa, Thủy Bằng (nhánh Tả Trạch), các phường, xã ở hạ lưu như Thủy Dương, Thủy Phương, Thủy Châu (nhánh Lợi Nông)... Sông Hương vùng đầu nguồn và trung lưu chảy qua vùng địa hình dốc đá cứng, tạo nên nhiều ghềnh thác (Tả Trạch có 55 thác, Hữu Trạch có 14 thác).Điều kiện tự nhiên của thị xã đã tạo nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hình thành và phát triển. 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội Hương Thuỷ có một lợi thế là hệ thống giao thông thuận lợi, ngoài tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua thị xã còn có tuyến Quốc Lộ 1A và nhiều con đường liên tỉnh, huyện. Đặc biệt, sân bay Phú Bài cũng đã được đầu tư nâng cấp để trở thành sân bay quốc tế. Hương Thuỷ còn có các cụm tiểu thủ công nghiệp – làng nghề địa phương với quy mô vừa và nhỏ hình thành các cụm công nghiệp vệ tinh, gắn kết với khu công nghiệp lớn của tỉnh và của trung ương trên địa bàn huyện. Huyện xưa có truyền thống sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ và những nghề thủ công truyền thống như rèn, công cụ cầm tay, gò hàn, sản xuất hàng dân dụng, nón lá, chổi đót và các sản phẩm từ mây tre đan gốm xứ, mộc mỹ nghệ… sự phát triển của các ngành thủ công, đã góp phần cho sự phát triển ngành công nghiệp của huyện. Đến Hương Thủy, du khách có thể thăm quan các khu di tích văn hoá, chùa chiền, lăng tẩm…gắn liền với thành phố Huế là địa bàn chiến lược, căn cứ cách mạng của thành phố Huế trong hai cuộc kháng chiến.44 Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội của thị xã Hƣơng Thuỷ giai đoạn 2014-2016 Chỉ tiêu Đvt Năm 2014 kăm 2015 Năm 2016 So sánh 16/14 +/- B Tổng dân số Người 100.658 101.353 102.462 1.804 101,8 Tổng số người trong tuổi lao động Người 74.975 82.456 85.623 10.648 114,2 Thu nhập bình quân đầu người Triệu đồng 39,8 40,5 53 13,2 133,2 Tốc độ tăng trưởng GDP % 13,93 12,55 14,2 0,27 101,9 Tốc độ tăng trưởng Công nghiệp, xây dựng % 14,41 17,3 14,6 0,19 101,3 Tốc độ tăng trưởng Thương mại, Dịch vụ % 15,1 18,75 19,3 4,20 127,8 Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp % 3,1 4 3,2 0,10 103,2 Doanh thu ngành công nghiệp, xây dựng Tỷ đồng 11.145 12.130 13.870 2.725 124,5 Doanh thu ngành thương mại, dịch vụ Tỷ đồng 1.230 1.140 1.360 130 110,6 Doanh thu ngành nông nghiệp Tỷ đồng 487.6 594.5 614 126.4 125,9 (Nguồn: Báo cáo TH thực hiện nhiệm vụ KT-XH thị xã Hương Thủy)45 UBND Thị xã Hương Thủy đang phấn đấu để đưa Thị xã Hương Thuỷ trở thành khu kinh tế động lực của tỉnh, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp; không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; có quốc phòng - an ninh được tăng cường, chính trị xã hội ổn định, vững chắc. Quan tâm làm tốt công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch. Đẩy mạnh việc huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển, đặc biệt là đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình trọng điểm của Trung ương. Cùng với phát triển kinh tế, phải hết sức chú trọng phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hoá, xã hội; trọng tâm là chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục- đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhân dân, văn hoá - thể thao, giảm nghèo, giải quyết việc làm, chăm lo các đối tượng chính sách, xã hội. Thường xuyên tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh, đảm bảo trật tự an toàn xã hội; phòng chống tham nhũng, lãng phí. Nguồn lao động năm 2016 tăng so với năm 2014 là 10.648 người, tỷ lệ tăng 114,2 %. Bên cạnh đó với việc thu hút các doanh nghiệp đầu tư lớn từ đó tạo công ăn việc làm cho người lao động từ đó làm cho tổng sản phẩm ( GDP) bình quân hằng năm tăng. Trong các năm qua thu nhập bình quân đầu người tăng đáng kể. Thu nhập của năm 2016 cao hơn năm 2014 là 13,2 triệu đồng, tỷ lệ tăng 133,2% là một tín hiệu đáng mừng cho thị xã Hương Thủy. Đầu tư phát triển CN- XD tạo được hàng hóa có sức cạnh tranh đáp ứng nhu cầu trong nước và góp phần xuất khẩu; tốc độ tăng trưởng cao, giá trị sản xuất CN – XD trên địa bàn năm sau cao hơn năm trước, tốc độ tăng trưởng năm 2016 so với năm 2014 tăng 101,3%. Thị xã Hương Thủy với chủ trương ưu tiên phát triển du lịch, dịch vụ, thương mại dựa trên lợi thế của địa phương, khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư phát triển các loại hình du lịch văn46 hóa, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, ăn uống…. Thương mại phát triển khá phong phú: hoạt động có qui mô ngày càng lớn, các hoạt động bán buôn có quy mô ngày càng được mở rộng, thị trường vươn xa, tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng nhanh qua từng năm Ngành thương mai,dịch vụ đã thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế nên có bước phát triển nhanh, chất lượng tốt và đa dạng. Doanh thu thương mại dịch vụ 2016 đạt 1.360 tỷ đồng, tăng so với năm 2014 là 130 tỷ đồng, tăng bình quân 110,6% so với năm 2014. Năm 2016, UBND thị xã Hương Thủy tập trung chỉ đạo phát triển tốt vùng kinh tế gò đồi, nhờ vậy sản xuất nông nghiệp đã đạ được những kết quả tích cực. Năm 2016, doanh thu ngành nông nghiệp đạt 614 tỷ đồng, tăng so với năm 2014 là 126,4 tỷ đồng, tăng bình quân 125,9% so với năm 2014. Bảng 2.2 Chỉ tiêu tài chính của thị xã giai đoạn 2014-2016 ĐVT: tỷ đồng. Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (16/14) (+/-) (%) 1.Tổng thu trên địa bàn 322,320 220,392 392,802 70,482 121,9 Chi cục thuế thị xã thu 73,6 75,5 88,7 15,100 120,5 Thu kinh tế ngoài quốc doanh 132,7 107,8 101,3 -31,400 76,34 Thu tiền sử dụng đất 70 77 100 30 142,9 Thu tiền thuê đât 20,89 21,67 24,9 4,010 119,2 Thu phí, lệ phí 80,12 85,8 87,7 7,580 109,5 2. Tổng chi Ngân sách thị xã 306,262 321,626 342,132 35,870 111,7 Chi thường xuyên 222,139 244,978 259,21 37,071 116,7 Chi đầu tư phát triển 83,837 76,648 83,01 -0,827 99,01 (Nguồn: Chi cục thuế TX Hương Thủy)47 Năm 2014 tổng thu ngân sách trên toàn thị xã đạt 322,320 tỷ đồng, đến năm 2016 số thu đạt 392,802 tỷ đồng tăng 70,482 tỷ đồng, tương ứng tăng 121,9 % do nguồn thu từ tiền sử dụng đất của thị xã tăng mạnh, vì thế nên tổng thu của thị xã cũng tăng rất đáng kể. 2.1.3. Giới thiệu về Chi cục Thuế Thị xã Hương Thuỷ 2.1.3.1. Quá trình hình thành Chi cục Thuế thị xã Hương Thuỷ, thuộc Cục Thuế tỉnh Thừa Thiên Huế được hình thành cùng với việc chia tách địa giới hành chính giữa 2 huyện Phú Vang và Hương Thủy. Để phù hợp với tên gọi gắn liền với địa danh, ngày 07 tháng 4 năm 2010 Bộ tài chính ban hành Quyết định số 740/QĐ - BTC V/v Đổi tên Chi cục Thuế huyện Hương Thuỷ thành Chi cục Thuế thị xã Hương Thuỷ. Chi cục Thuế thị xã Hương Thủy nằm ở cửa ngõ phía Nam thành phố Huế, đặt tại số 599 đường Nguyễn Tất Thành, phường Thủy Phương, thị xã Hương Thuỷ. Chi cục Thuế thị xã Hương Thuỷ nắm một vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động nghiệp vụ, là đơn vị chủ yếu thực hiện nhiệm vụ thu nộp ngân sách. Bên cạnh việc sắp xếp các phòng ở văn phòng Cục, hệ thống tổ đội thuế phường ở các Chi cục cũng được kiện toàn, bảo đảm tinh gọn đầu mối, đáp ứng yêu cầu quản lý và nhiệm vụ của ngành trong tình hình mới. 2.1.3.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy Chi cục Thuế thị xã Hương Thủy. Luật quản lý thuế được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 29/11/2006, có hiệu lực từ ngày 01/7/2007 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều luật Quản lý Thuế số 21/2012QH13 có hiệu lực từ ngày 01/7/2013. Cùng với yêu cầu của cải cách hành chính thuế giao đoạn 2011-2020 của ngành thuế và theo Quyết định số 504/QĐ – BTC ngày 29/3/2010 của Tổng cục thuế về việc quy định chức năng, nhiệm vụ của các đội thuộc Chi cục thuế. Chị cục thuế Thị48 xã Hương Thuỷ đã có sự sắp xếp, bố trí cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động nhằm thực hiện tốt chức năng , nhiệm vụ của mình theo quy trình quản lý thuế ( xem sơ đồ 2.1) ( Nguồn: Chi cục Thuế Thị xã Hương Thuỷ năm 2016 ) Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy của Chi cục Thuế thị xã Hƣơng Thuỷ Bộ máy cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế thị xã Hương Thủy đã được huyển đổi từ mô hình quản lý đối tượng sang mô hình quản lý theo chức năng bao gồm 7 đội thuế, trong đó 5 đội chức năng , gồm đội THNVDT-TTHT ; đội kê khai – kế toán thuế và tin học; đội kiểm tra quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế; đội Hành chính nhân sự tài vụ ẩn chi ; đội quản lý lệ phí trước bạ và thu khác và 2 đội trực tiếp thu thuế tại các phường xã của từng khu vực được phân công. CHI CỤC PHÓ ĐỘI TH THNVDT -TTHT ĐỘI KK-KTT& TH ĐỘI KIỂM TRA VÀ QLN- CCNT ĐỘI QL LP TRƯỚC BẠ VÀ THU KHÁC ĐỘI HCNS– TVAC- KTNB ĐỘI THUẾ LIÊN PHƯỜNG XÃ SỐ 2 ĐỘI THUẾ LIÊN PHƯỜNG XÃ SỐ 1 CHI CỤC PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG49 2.1.3.3 Chức năng nhiệm vụ Theo quyết định số 504/QĐ-TCT ngày 29 tháng 3 năm 2010 của Tổng cục Thuế quy định: Chi cục Thuế quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh là tổ chức trực thuộc Cục Thuế, có chức năng tổ chứ thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của Ngân sách Nhà nước trên địa bàn theo quy định của Pháp luật. Chức năng nhiệm vụ của đội thuế như sau: - Đội thưc hiện nghiệp vụ dự toán – TTHT: Hướng dẫn về nghiệp vụ QLT, chính sách pháp luật thuế cho CBCC thuế, xây dựng và tổ chực thực hiện dự toán NSNN được giao của Chi cục thuế. - Đội kê khai kế toán thuế và tin học: Thực hiện công tác đăng ký thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, kế toán thuế, thống kê thuế nộp vào NSNN theo phân cấp quản ký; quản lý và vận hành hệ thống trang thiết bị tin học, triển khai, cài đặt, hướng dẫn sử dụng các phần mềm ứng dụng tin học phục vụ công tác quản lý thuế. - Đội kiểm tra quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế: Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế, giải quyết tố cáo liên đến người nộp thuế, chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thu các DN thuộc quản lý của chi cục thuế. Thực hiện công tác quản lý thu thuế, cưỡng chế thu tiền thuế nợ, tiền phạt đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của chi cục thuế. - Đội quản lý thu lệ phí trước bạ và thu khác: Quản lý thu lệ phí trước bạ, thuế chuyển quyền sử dụng đất, tiền cấp quyền sử dụng đất, các khoản đấu giá về đất, tài sản, tiền thuê đất, thuế tài sản (sau này), phí, lệ phí và các khoản thu khác phát sinh trên địa bàn thuộc phạm vi chi cục thuế quản lý. - Đội hành chính – Nhân sự - Tài vụ - Án chỉ: Thực hiện công tác hành chính; công tác quản lý nhân sự; quản lý tài chính, quản trị; quản lý ấn chỉ trong nội bộ Chi cục thuế quản lý.50 - Đội thuế liên phường, xã số 1 và 2: Thực hiện quản lý thu thuế các tổ chức (nếu có), cá nhân nộp thuế trên địa bàn phường, xã được phân công (bao gồm các hộ sản xuất kinh doanh dịch vụ, hộ nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế tài nguyên…) 2.1.3.4. Tình hình phân bố cán bộ công chức tại Chi cục Thuế thị xã Hương Thủy Hiện nay, đơn vị có một đội ngũ cán bộ công chức có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm, năng động và sáng tạo. Tổng số lao động của đơn vị thường xuyên biến động giảm qua các năm. Bảng 2.3 Tình hình sử dụng lao động ở Chi cục thuế thị xã 2014-2016 TT Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2016/201Q SL B SL B SL B +/- % I Tổng số 54 10M 48 10M 44 10M -10 81,5 1 Biên chế 49 97,4 43 89,6 40 90,8 -9 81,6 2 Hợp đồng 5 2,6 5 10,4 4 9,2 -1 120 II Theo giới tính 54 10M 48 10M 44 10M -10 81,5 1 Nam 32 59,3 29 60,4 27 61,4 -5 87,1 2 Nữ 22 40,7 19 39,6 17 38,6 -5 77,3 III Theo trình độ 54 10M 48 10M 44 10M -10 81,5 1 Trên đại học 1 1,8 3 6,3 4 9,1 3 400 2 Đại học 22 40,7 18 37,5 20 45,5 -2 90,1 3 Trung cấp 29 53,9 26 54,1 19 43,1 -10 65,5 4 Sơ cấp 2 3,6 1 2,1 1 2,3 -1 50 V Theo độ tuổi 54 10M 48 10 44 10M -10 81,5 1 Dưới 30 11 20,4 11 22,9 8 18,2 -3 72,7 2 Từ 30-40 10 18,5 10 20,8 9 20,5 -1 90 3 Từ 40-50 15 27,8 15 31,2 16 36,4 1 106,7 4 Trên 60 18 33,3 12 25,1 13 24,9 -5 72,2 ( Nguồn: Chi cục Thuế thị xã Hương Thủy)51 Năm 2014 tổng số CBCC của Chi cục thuế là 54 cán bộ công chức (trong đó hợp đồng 05 ), năm 2015 do nghỉ hưu còn 48 cán bộ công chức ( trong đó hợp đồng 05 ), năm 2016 cán bộ nghỉ hưu còn 44 cán bộ công chức ( trong đó 04 hợp đồng). Những năm gần đây ngành Thuế tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và ngành Thuế thị xã Hương Thuỷ nói riêng rất ít tuyển dụng công chức do vậy số lượng cán bộ công chức thuế chỉ giảm dần theo thời gian. Hằng năm, Chi cục thuế đều thực hiện việc luân phiên, luân chuyển cán bộ theo đúng tinh thần mà Nhà nước cũng như Ngành thuế quy định. Với yêu cầu và đặc thù của ngành, nhân lực hiện nay giữa nam và nữ có sự chênh lệch đáng kể nam 61,4% và nữ 38,6% trong số lao động của đơn vị. Phân theo độ tuổi lao động năm 2016: Dưới 30 tuổi 8 người, từ 30 đến 40 tuổi 9 người, trên 60 tuổi có 13 người, từ 40 tuổi đến 50 tuổi có số lượng lớn nhất 16 người chiếm 36,4% CBCC trong đơn vị. Hàng năm Chi cục Thuế đã chú trọng bố trí sắp xếp cán bộ tập trung cho các đội thuế chức năng nhằm đáp ứng yêu cầu luật QLT. Công tác cán bộ đã có nhiều quan tâm đến đào tạo, bồi dưỡng nhầm xây dựng lực lượng cán bộ đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Tỷ lệ cán bộ có trình độ trên đại học và đại học ở các đội chức năng chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng số cán bộ có trình độ đại học của toàn đơn vị. Cán bộ có độ tuổi từ 40- 50 chiếm tỷ lệ tương đối lớn 36,4%, và cán bộ có độ tuổi trên 60 chiếm tỷ lệ cũng đáng kể 24,9% CBCC trong đơn vị, đây là lớp cán bộ có nhiều kinh nghiệm trong công tác thực tiễn. Trong các năm qua Cục Thuế hầu như không phân bố thêm cán bộ biên chế mới do đó cán bộ Chi cục Thuế có tuổi đời khá lớn nên gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện chiến lược cải cách hiện đại hóa của mình.52 Biểu đồ 2.1 Trình độ CBCC chi cục thuế thị xã Hƣơng Thủy năm 2016 Năm 2016, Chi cục có 9,1% cán bộ có trình độ trên đại học , 45,5% cán bộ có trình độ Đại học , 43,1% cán bộ có trình độ Trung cấp, 2,3% cán bộ có trình độ Sơ cấp và được đào tạo chuyên môn. Thực tế hiện nay có rất nhiều cán bộ đang theo học tiếp đại học và trên đại học các ngành để nâng cao trình độ của mình điều này chứng tỏ Chi cục Thuế đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho toàn thể cán bộ trong đơn vị. 2.1.4. Tình hình thực hiện nhiệm vụ thuế Được sự chỉ đạo kịp thời của HĐND, UBND thị xã Hương Thủy, cùng với sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ, công chức trong chi cục thuế, thời gian vừa qua, tình hình thực hiện quản lý và thu thuế tại chi cục Thuế thị xã Hương Thủy đã có nhiều chuyển biến tích cực hơn đã thực hiện tốt nhiệm vụ thu Thuế hàng năm như sau. Giai đoạn 2014-2016, tình hình kinh tế của thị xã Hương Thủy ổn định và có những bước phát triển mạnh mẽ. Với bối cảnh đất nước có những khó khăn do khủng hoảng tài chính, suy thoái toàn cầu, thiên tai, dịch bệnh thường 43.1% 45.5% 2.3% 9.1%53 xuyên xảy ra đã ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng trưởng kinh tế của thị xã. Tuy nhiên trong ba năm qua tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn hằng năm tăng khoảng 14%. Hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng và chỉnh trang đô thị diễn ra khắp địa bàn thị xã, số lượng cũng như quy mô về hộ vốn kinh doanh, doanh nghiệp trên địa bàn hằng năm tăng lên đáng kể, ngành nghề SXKD đa dạng, phong phú từ đó thu nhập của tầng lớp dân cư tăng lên nhất là đối với thành phần kinh tế doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Với điạ hình đồi núi nổi bật chiếm đến 76,33% tổng diện tích của thị xã, nguồn thu tiền sử dụng đất chiếm một tỷ trọng đáng kể tổng thu trên địa bàn khoảng 77 tỷ đồng năm 2015 và 58,5 tỷ năm 2016 . Dưới sự chỉ đạo của cục Thuế Thừa Thiên Huế, UBND thị xã Hương Thủy, sự phối hợp tích cực của UBND các phường, xã, các ban ngành, cùng với sự quyết tâm của tập thể cán bộ, công chức của chi cục Thuế đã phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, năm 2014 hoàn thành 104,1%; năm 2015 và 2016 do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu và thời tiết thay đổi,ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh cho nên việc thực hiện công tác thu Thuế gặp nhiều khó khăn. Nhà nước thắt chặt tài chính công, sản xuất kinh doanh hàng hóa hoạt động cầm chừng, thị trường về đất trầm lắng. Tuy nhiên để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển, quốc hội đã kịp thời sửa đổi, bổ sung một số chính sách Thuế như: thuế GTGT kê khai theo theo quý, thuế suất thuế TNDN từ 25% giảm xuống 20% đối với các doanh nghiệp, tăng mức giảm trừ gia cảnh từ 4 triệu lên đến 9 triệu đồng/ tháng đối với bản thân người nộp thuế và từ 1,6 triệu đồng đến 3,6 triệu đồng/ tháng cho người phụ thuộc để tính thuế TNCN…có hiệu lực từ 01/07/2013 cũng làm ảnh hưởng đến kết quả thu ngân sách. Năm 2016 là một năm vẫn còn khó khăn thách thức, nhưng nhờ sự lãnh đạo sâu sắc của các ban ngành và nổ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ công chức nên đã hoàn thành xuất sắc 100%.54 Bảng 2.4 Báo cáo thực hiện dự toán Chi cục thuế thị xã Hƣơng Thủy giai đoạn 2014-2016 Đơn vị tính: Tỷ đồng Loại thu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 KH TH % KH TH % KH TH % TỔNG THU 161 167,4 103,8 161 168 105 162 182 112 Thuế NQD 31,3 38,4 122,7 38 39,1 103 40 40,2 101 Thu nhập CN 2,8 3,7 132,1 8,7 6,2 71,3 6,3 6,5 103 Lệ Phí trước bạ 9,1 9,5 104,4 15,4 12,1 78,6 11,2 13,1 117 Thuế đất 14,7 16,3 110,9 2,5 3,7 148 8,9 12,3 138 Thuế SDĐPNN 0,98 0,95 96,9 1 0,93 93 0,68 0,74 109 Phí,lệ phí 1,7 2,1 123,5 3,4 3,7 109 3,7 3,4 91,9 Thu TXNSX 2,1 2,8 133,3 2,9 3,5 121 3,1 2,7 87,1 Thu khác NS 24,7 24,9 100,8 19,8 21,7 110 17,2 3,8 22,1 Thu CQKTKS 0 0 0 0,32 0,59 184 0,32 0,07 21,9 Thu CQSDĐ 65,5 68,7 104,9 68,5 76,9 112 70,6 102,7 146 (Nguồn: Chi cục thuế thị xã Hương Thủy) Về tình hình thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách hàng năm đều tăng. Nguồn thuế chủ yếu tập trung vào các nguồn thu thuế từ khu vực các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, thu cấp quyền sử dụng đất và các khoản phí- lệ phí, thu khác ngân sách đây là nguồn thu ổn định hàng năm. Quản lý tốt các nguồn thu thuế trên sẽ kích thích sản xuất phát triển và tăng thu ngân sách. Xem xét tỉ trọng các nguồn thu trong kế hoạch thu năm 2016 như sau: Tỷ55 trọng thu ngoài quốc doanh chiếm 24,6%; thu tiền cấp quyền sử dụng đất chiếm 43,6%; thu lệ phí trước bạ chiếm 6,9%; phí- lệ phí và thu ngân sách chiếm 2,3%. Tỷ trọng cơ cấu nguồn thu cho thấy ngoài chủ trương phát triển kinh tế, thị xã Hương Thủy còn chú trọng về chính sách đất đai, tập trung quy hoạch làm kết cấu hạ tầng, ưu tiên phát triển các khu sản xuất công nghiệp, TTCN, các trung tâm thương mại, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hộ kinh doanh trên địa bàn đầu tư kinh doanh, mở rộng mặt bằng sản xuất kinh doanh. Từ đó nguồn thu thuế trong lĩnh vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh và tiền cấp quyền sử dụng đất hàng năm tăng lên, đáp ứng được nhu cầu chi tiêu ngày càng tăng nhất là đối với lĩnh vực đầu tư của thành phố. (Xem bảng 2.4) Biểu đồ 2.2 Tình hình thực hiện dự toán thu ngân sách từ năm 2014-2016 Tình hình thực hiện nhiệm vụ dự toán thu NSNN của chi cục Thuế thị xã Hương Thủy từ năm 2014 đến 2016 đều tăng, bên cạnh đó số thu NQD cũng tăng tương ứng, điều này chứng tỏ số thu ngân sách năm sao bao giờ cũng cao hơn năm trước. (Biểu đồ 2.2)56 2.2. Thực trạng quản lý thuế nội địa của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thị xã Hƣơng Thủy Kết quả thực hiện quản lý thuế các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế thị xã Hương Thủy thể hiện hiện những công tác sau: 2.2.1. Về công tác tuyên truyền và hỗ trợ đối tượng nộp thuế Công tác tuyên truyền, hỗ trợ đối tượng nộp thuế luôn được quan tâm thực hiện. Đã thành lập và đưa vào hoạt động của bộ phận giao dịch “một của” nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế khi thực hiện nghĩa vụ thuế cung như cần tư vấn và tìm hiểu chính sách thuế. Số liệu bảng 2.5 phản ánh công tác tuyên truyền và hỗ trợ đối tượng nộp thuế tất cả các hình thức năm sau cao hơn năm trước. Đã đa dạng hóa nhiều hình thức tuyên truyền và hỗ trợ, nhằm đáp ứng nhu cầu của đối tượng nộp thuế. Công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế là rất quan trọng trong công tác quản lý thuế. Để chính sách thuế đi vào thực tiễn cuộc sống và thực thi có hiệu quả, thì công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật thuế đến mọi người dân là vấn đề hết sức quan trọng, làm cho người dân cũng như các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị-xã hội nhận thức đầy đủ quyền lợi cũng như nghiã vụ của NNT; trách nhiệm và quyền hạn của các cấp các ngành trong việc triển khai thực hiện các quy định của pháp luật thuế. Từ công tác tuyên truyền đã đưa hệ thống các luật thuế đến với NNT cũng như trình độ nhận thức của NNT được nâng lên. Từ đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho NNT đầu tư, đổi mới công nghệ, mở rộng thị trường, tăng năng lực cạnh tranh, chủ động hội nhập với nền kinh tế thế giới, tăng quy mô về vốn.57 Bảng 2.5 Tình hình tuyên truyền, hỗ trợ đối tƣợng nộp thuế giai đoạn 2014 – 2016 TT Chỉ tiêu Đvt Năm So Sánh % 2014 2015 2016 15/1Q 16/15 I Công tác tuyên truyền 1 Phát sóng truyền thanh truyền hình Buổi 2 4 7 2 175 2 Bài đăng báo, tạp chí Bài 8 10 13 125 961,5 3 Biển quảng cáo, pano, áp phích Biển 11 12 16 109,1 681,9 II Công tác hỗ trợ doanh nghiệp 1 Trả lời bằng văn bản VB 35 41 65 117,1 158,5 2 Trả lời trực tiếp qua điện thoại Lượt 414 450 897 108,7 199,3 3 Tập huấn cho doanh nghiệp Buổi 2 4 10 200 250 4 Cung cấp tài liệu,ấn phẩm thuế Bộ 270 350 743 129,6 212,3 (Nguồn: Chi cục Thuế thị xã Hương Thủy ) Trong giai đoạn từ năm 2014- 2016 công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật thuế được chú trọng đã tạo điều kiện cho NNT hiểu được các quy định của pháp luật thuế, nhất là các quy định về các thủ tục hành58 chính thuế như việc đăng kí, kê khai, hành thuế, miễn, giảm thuế… Các thủ tục ngày càng được công khai, minh bạch. Chính sách ưu đãi về thuế NNT tự xác định và quyết toán với CQT. Về phía CQT, trong năm 2016 đã tổ chức thực hiện cấp phát miễn phí cho các ĐTNT 743 tài liệu liên quan đến chế độ chính sách thuế, ấn phẩm thuế, trả lời qua điện thoại 897 lượt, trả lời bằng văn bản 65. Tuy nhiên, công tác tập huấn chế độ chính sách cho doanh nghiệp vẫn chưa được phát huy, ở buổi đối thoại doanh nghiệp thì thành phần chủ yếu là kế toán đi thay chủ doanh nghiệp do đó việc phổ biến chính sách cũng như giải đáp vướng mắc cho giám đốc doanh nghiệp trong việc thực hiện các luật thuế chưa đạt kết quả tốt so với yêu cầu đề ra. Nhìn chung công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách thuế có nhiều đổi mới, tiến bộ hơn qua các năm. Trong năm 2016 công tác tuyên truyền qua đài phát thanh truyền hình được 7 buổi và còn lại là do phòng tuyên truyền hỗ trợ NNT cục thuế đảm nhận đã phát triển truyền hình một tháng 2 lần với mỗi lần từ 15-20 phút đã được đông đảo người nộp thuế quan tâm đón xem. Hằng năm, chi cục Thuế đã phối hợp cùng với cục thuế Thừa Thiên Huế tổ chức hội nghị đối thoại doanh nghiệp ngoài quốc doanh và hộ kinh doanh cá thể có thành tích cao trong việc chấp hành tốt nghĩa vụ nộp thuế vào ngân sách Nhà nước. 2.2.2. Về công tác quản lý kê khai và kế toán thuế Luật quản lý thuế có hiệu lực thực hiện từ ngày 01/7/2007, nhầm đề cao vai trò của các tổ chức, cá nhân trong công tác quản lý thuế, tạo điều kiện thuận lợi cho NNT nộp đúng, đủ, kịp thời vào ngân sách Nhà nước và thống nhất các quy định về quản lý thuế. Tổng cục thuế đã ban hành các quy trình quản lý thu thuế theo chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận thuộc ngành thuế.59 Từ năm 2011, chi cục Thuế thị xã Hương Thủy đã thực hiện việc cấp đăng kí thuế tại bộ phận một cửa liên thông của thành phố, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh khi được Sở kế hoạch đầu tư cấp giấy phép thì số giấy phép chính là mã số thuế của doanh nghiệp. Tất cả thông tin của người nộp thuế được cơ quan thuế tự động cập nhật từ Sở kế hoạch và đầu tư, hàng tháng đội kê khai tra cứu và in danh sách các doanh nghiệp chậm nộp hồ sơ khai thuế chuyển cho 2 đội kiểm tra thuế cùng phối hợp với cơ quan liên quan kiểm tra thực tế những doanh nghiệp không kinh doanh, bỏ địa chỉ…và xử lý kịp thời.. Tuy nhiên trên thực tế có một số DN đã được cấp giấy phép kinh doanh và mã số thuế, nhưng chậm đăng kí thuế với cơ quan thuế, thậm chí có DN không đăng kí thuế tại Chi cục Thuế. Bảng 2.6 Tình hình doanh nghiệp ngoài doanh khai thuế, nộp thuế so với doanh nghiệp ngoài quốc doanh quản lý giai đoạn 2014-2016 Loại hình DN 2014 2015 2016 Quản lý Khai Thuế Khai thuế/ quản lý (%) Quản lý Khai thuế Khai thuế/ quản lý(%) Quản lý Khai thuế Khai thuế/ quản lý(%) Công ty TNHH 86 80 93 108 100 92,6 126 119 94,4 Công ty Cổ phần 89 83 93,3 98 89 90,8 107 103 96,3 DN tư nhân 39 35 89,7 47 42 89,4 55 47 85,5 Hợp tác xã 16 16 100 19 19 100 22 22 100 Cộng 230 214 93 272 250 91,9 310 291 93,9 (Nguồn: Chi cục Thuế thị xã Hương Thủy ) Qua bảng 2.6 cho thấy tỷ lệ DN đăng kí kê khai thuế , nộp thuế so với số DN quản lý được cấp mã số thuế năm 2014 là 93% năm 2015 là 91,9% năm 2017 là 93,9 % .60 Tính đến 31/12/2016 Chi cục Thị xã Hương Thủy được phân cấp quản lý 310 DN trong đó 287 DN kê khai thuế, nộp thuế, có 23 DN không khai các hồ sơ khai thuế, nộp thuế, tỷ lệ các DN không khai thuế là còn cao hơn 8% so với số DN được cấp mã số thuế và được phân cấp quản lý. Riêng năm 2014 tỷ lệ doanh nghiệp không kê khai trên 16 % đây là một điều chứng tỏ các doanh nghiệp kinh doanh không có hiệu quả, hoặc do các DN trên thực tế đã được cấp giấy phép kinh doanh và được cấp mã số thuế nhưng không kê khai nộp thuế. Đối với từng trường hợp cụ thể Chi cục thuế chưa thực hiện được các thủ tục pháp lý để yêu cầu DN kê khai thuế đúng quy định hoặc đúng mã số thuế và báo cáo Cục Thuế đề nghị cơ quan đăng ký kinh doanh thu hồi giấy phép kinh doanh. Chi cục tăng cường việc kiểm tra tờ khai hàng tháng nhầm phát hiện những yêu cầu sai sót DN điều chỉnh kịp thời. Năm 2014 Chi cục đã làm tốt việc tính thuế, lập bộ thuế, in thông báo cho gần 280 lượt ĐTNT trên địa bàn thị xã Hương Thủy, miễn, giảm thuế đối với hộ tạm nghỉ kinh doanh, chuyển hồ sơ hoàn thuế đúng thời gian quy định cho 2 đội kiểm tra đi xác minh thông tin các DN chậm nộp hồ sơ khai thuế dưới 90 ngày do Đội TTHTNNT lập biên bản chuyển lên. Trong năm 2015 Chi cục Thuế vẫn tiếp tuc hỗ trợ cho các DN để triển khai kê khai thuế qua mạng và đã rất nhiều DN thực hiện. Việc kê khai thuế qua mạng giúp cho DN tiết kiệm thời gian đi lại, tiết kiệm kinh phí cho DN, đến cuối năm 2016 đã có 289 DN kê khai thuế qua mạng, đạt 99,3%, đây là một hình thức tuyên truyền sâu rộng giúp cho DN hiểu được những thuận lợi như tiết kiệm thời gian, kinh phí của DN. Tất cả các DN phát sinh đều được cán bộ đội kiểm tra mời lên hướng dẫn tận tình việc kê khai thuế, việc đăng ký sử dụng hóa đơn nhầm tránh những sai sót cho DN, chính vì vậy việc quản lý doanh nghiệp ngoài quốc doanh ngày càng chặt chẽ hơn.61 Từ đầu năm 2016, để hoàn thành các dự toán thu, chi cục đã tập trung chỉ đạo quyết liệt công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, tăng cường công tác kiểm tra thuế tại các DN, đồng thời xử lý nghiêm các DN nộp chậm hồ sơ khai thuế. Chi cục sẽ triển khai đồng bộ các biện pháp quản lý thuế, chống thất thu thuế đối với các doanh nghiệp kinh doanh ngành dịch vụ. Hiện nay, mô hình đại lý thuế ngày càng phát triển nhiều ở thành phố Hà Nội và phố Hồ Chí Minh, các đại lý này sẽ giúp cho DN và cơ quan thuế trong việc kê khai, thực hiện chế độ sổ sách kế toán đúng chế độ quy định, giảm thiểu được việc chậm nộp hồ sơ khai thuế. Riêng ở thị xã Hương Thủy hiện nay vẩn chưa có đơn vị đại lý thuế nào, nguyên nhân hạn chế của việc ra đời đại lý thuế đó: + Người nộp thuế chưa am hiểu, chưa dám tin tưởng để giao hồ sơ vì sợ lộ thông tin của doanh nghiệp + Việc ý thức chấp hành pháp luật của người nộp thuế chưa cao, kinh doanh chủ yếu mang lại nhiều lợi nhuận cho nên dẫn đến việc cố tình trốn thuế nên không cần tư vấn thuế . + Chưa hiểu hết chức năng của đại lý thuế không biết được quyền lợi lâu dài của mình khi hợp đồng với đại lý thuế + Công tác tuyên truyền, quảng bá về dịch vụ của đại lý thuế chưa được đề cao, chưa mở rộng thị trường cung cấp + Một số cơ quan thuế vẫn chưa quan tâm nên chưa đẩy mạnh việc tuyên truyền về lợi ích của đại lý thuế, chưa động viên doanh nghiệp ngoài quốc doanh thực hiện dịch vụ này cụ thể tại Chi cục Thuế thị xã Hương Thủy không có đơn vị đại lý nào.62 Nhằm khắc phục những nguyên nhân trên thì trong thời gian tới Chi cục Thuế thị xã Hương Thủy phải đẩy mạnh việc tuyên truyền và động viên các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thực hiện dịch vụ này nhầm tạo điều kiện thuận lợi và hiệu quả hơn trong việc chấp hành nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước . 2.2.3. Về công tác kiểm tra thuế Luật QLT có hiệu lực từ ngày 01/7/2007 đã quy định doanh nghiệp tự tính tự khai thuế và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai và nghĩa vụ nộp thuế của mình đã tạo điều kiện cho cơ quan thuế tập trung nguồn lực để tăng cường công tác kiểm tra việc thu nộp thuế và áp dụng các hình thức xử phạt nghiêm minh theo quy định giải quyết các khiếu nại về thuế kịp thời, đã góp phần giảm tiêu cực trong ngành thuế và tăng lòng tin và tín tuân thủ đối với doanh nghiệp. Theo phân công nhiệm vụ của Cục thuế Tỉnh và theo quy trình quản lý thuế quy định thì Chi cục Thuế thị xã chỉ được phép kiểm tra thuế còn công tác thanh tra thuế là do Cục Thuế Tỉnh đảm nhận. Căn cứ vào quy trình và nhiệm vụ cụ thể của mình từ năm 2014 đến năm 2016 chi cục thuế đã đẩy mạnh công tác kiểm tra, xử lý kịp thời các hành vi gian lận về thuế, chóng thất thu ngân sách, đảm bảo công bằng về nghĩa vụ thuế và tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp. Hoạt động kiểm tra thuế nhằm giúp cho người nộp thuế và cơ quan thuế thực hiện nghiêm chỉnh các văn bản pháp luật về công tác quản lý ngân sách nhằm đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thu vào NSNN. Thông qua công tác kiểm tra phát huy nhân tố tích cực và phòng ngừa những mặt tiêu cực, kết quả kiểm tra thuế qua ba năm 2014, 2015, 2016 ( xem bảng 2.7 )63 Bảng 2.7 Tình hình kiểm tra thuế tại trụ sở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh giai đoạn 2014- 2016 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Số lƣợng doanh nghiệp Kết quả xử lý Thuế xử lý bình quân 1 DN KH TH Tỷ lệ % Truy thu Phạt Cộng 2014 40 43 107,5 718 286 1.004 23,35 2015 47 52 110,64 859 393 1.252 24,08 2016 56 62 110,71 1.089 491 1.580 25,48 (Nguồn: Chi cục thuế thị xã Hương Thủy ) Số liệu ở bảng 2.7 cho thấy tình hình thực hiện kế hoạch thanh kiểm tra: Từ năm 2014 đến năm 2016 thì hầu như năm nào chi cục cũng hoàn thành vượt mức trên 100% kế hoạch kiểm tra tại doanh nghiệp của Cục thuế giao. Kết quả đạt được là nhờ sự chỉ đạo của lãnh đạo chi cục, đã kip thời bổ sung nhân lực có đủ trình độ, phẩm chất đạo đức . Công tác kiểm tra hàng năm được xây dựng kế hoạch dựa trên số lượng doanh nghiệp quản lý năm trước theo yêu cầu của tổng cục thuế là 15% thực hiện kế hoạch kiểm tra thuế năm 2014 là 107,5%, năm 2015 là 110,64% năm, năm 2016 là 110,71%; tổng thuế truy thu và phạt tăng dần qua các năm. Số thuế truy thu và phạt bình quân năm 2014: 23,36 triệu đồng/ DN, năm 2015 : 24,08 triệu đồng/DN, riêng năm 2016 số truy thu và kiểm tra các doanh nghiệp giải thể nhiều nên số thuế truy thu bình quân/doanh nghiệp thấp hơn các năm trước. Các doanh nghiệp bị xử lý do qua thanh kiểm tra phát hiện vi phạm bởi các hành vi kê khai thiếu và bỏ sót doanh thu, không kê khai doanh thu, kê khai sai thuế xuất thuế để làm giảm số thuế phải nộp, sử dụng hóa đơn chứng64 từ kê khai khấu trừ thuế không đúng quy định, bị loại trừ thuế GTGT hàng hóa mua vào không phục vụ kinh doanh, hoặc vừa phục vụ kinh doanh hàng hóa chịu thuế và không chịu thuế không phân bố theo quy định, vi phạm chế độ kế toán không thực hiện chế độ sổ sách kế toán theo quy định, dẫn đến cơ quan thuế phải thực hiện ấn định thuế. Tình hình trên cho thấy dấu hiệu vi phạm trốn thuế, gian lận thuế có xu hướng gia tăng cần phải được tăng cường công tác thanh kiểm tra thuế đối với DN. Biểu đồ 2.3 Số thuế truy thu và phạt qua kiểm tra từ năm 2014-2016 ( Nguồn: Chi cục thuế thị xã Hương Thủy ) 2.2.4. Về công tác quản lý thu nợ và cưỡng chế nợ thuế Công tác quản lý thu nợ và cưỡng chế nợ thuế cũng là một trong những công tác được lãnh đạo chi cục quan tâm nhằm đem lại số thuế vào ngân sách kịp thời, công việc được thực hiện theo quy trình quản lý thu nợ và cưỡng chế nợ thuế theo quyết định số 1395/QĐ-TCT ngày 14/10/2011 của tổng cục thuế. Thực hiện quy trình, công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế từ năm 2014-2016 đã được chi cục thuế triển khai tích cực. Chi cục đã thực hiện rà soát, đối chiếu, phân loại nợ thuế và áp dụng nhiều biện pháp thu nợ thuế để thu vào ngân sách nhà nước. Đồng thời chi cục cũng đã thực hiện quản lý nợ 2014 2015 2016 020040060080010001200123NămKết quả xử lýTruy thuPhạt65 theo đúng quy trình và ứng dụng công nghệ tin học vào trong công tác quản lý nợ thuế trong thời gian qua đã đi vào nề nếp. Bảng 2.8 Tình hình nợ thuế của doanh nghiệp ngoài quốc doanh giai đoạn từ năm 2014-2016 ĐVT: Triệu đồng Năm Tổng số phải Thu Tổng số nợ Nợ có khả năng thu Tổng số nợ/ tổng phải thu (%) Nợ có khả năng thu/ Tổng số nợ (%) 2014 88.139 19.809 12.121 22,47 61,19 2015 105.767 23.698 14.763 22,41 62,3 2016 114.205 36.403 19.243 31,88 52,86 (Nguồn: Đội quản lý và cưỡng chế nợ thuế - chi cục thuế thị xã Hương Thủy ) Tỷ lệ doanh nghiệp nợ thuế lớn, bỏ trốn ngày càng nhiều dẫn đến nợ thuế đã có xu hướng tăng dần, nhưng nợ có khả năng thu so với tổng nợ lại giảm, tính đén ngày 31/12/2016 tổng số nợ thuế nợ đọng của các DN dân doanh là 36.403 triệu đồng, trong đó nợ khó thu là 17.159 triệu đồng, nợ có khả năng thu là 19.243 triệu đồng chiếm 10.04% trên tổng số thu NQĐ. Trong các năm qua công tác thu nợ gặp nhiều khó khăn do một số doanh nghiệp trong quá trình hoạt động thường thay đổi địa điểm kinh doanh nhưng không khai báo với cơ quan thuế do đó việc thu hồi nợ gặp không ít khó khăn, hơn nữa đội ngũ cán bộ còn ít, với phạm vi quản lý các địa bàn doanh nghiệp nộp thuế rất rộng nên hiệu quả trong công tác thu nợ đạt được chưa cao. Trong giai đoạn 2014 -2016 chi cục thuế đã thực hiện theo quy định và phát đã phối hợp với các ban ngành theo quy chế phối hợp bước đầu đã đem lại một số kết quả nhất định. Thông qua quy chế đã phối hợp với sụ chỉ66 đạo của UBNN thị xã, công an thị xã, công an các phường đã tổ chức cưỡng chế thu hồi nợ đọng thuế nộp vào ngân sách nhà nước kịp thời. Thông qua các biện pháp cưỡng chế đã tác động đến công tác đôn đốc thu nợ dưới 90 ngày, hạn chế nợ đọng thuế tại các doanh nghiệp hàng tỷ đồng góp phần hoàn thành nhiệm vụ thu của chi cục . 2.3. Đánh giá thực trạng quản lý thuế các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chi cục thuế thị xã Hƣơng Thuỷ 2.3.1. Những kết quả đạt được Trong 3 năm thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách 2014, 2015, 2016 của chi cục thuế thị xã Hương Thủy mặc dù có những nguyên nhân khách quan nên ảnh hưởng đến kế hoạch thu của năm 2014, 2015 không đạt được kế hoach trên giao, nhưng nhờ sự chỉ đạo của thành ủy, HĐND, ủy ban nhân dân thị xã Hương Thủy, chi cục thuế thị xã Hương Thủy, sự phối kết hợp của các ban nghành cấp ủy, chính quyền địa phương và sự nổ lực phấn đấu hết sức mình của toàn thể cán bộ công chức trong đơn vị, chi cục thuế đã tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý thu, kiểm soát nguồn thu, tăng cường công tác chống thất thu thuế, thu hồi nợ đọng và khai thác thêm nguồn thu ngân sách nhà nước, đẩy mạnh công tác tuyên truyền hỗ trợ, đối thoại doanh nghệp để giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và các mặt công tác khác cùng với sự đóng góp tích cực của doanh nghiệp và người kinh doanh nên 2016 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao và trong những năm qua công tác quản lý thuế đạt được những thành tựu dáng kể như sau : - Về công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế: Chi cục đã đổi mới nội dung lẫn hình thức để nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế một cách tốt nhất các phương pháp67 chủ yếu bằng thư điện từ, điện thoại, trả lời trực tiếp và cổng thông tin điện tử phục vụ 24/24h dể cho người nộp thuế tra cứu cập nhật thông tin thường xuyên. Bên cạnh đó đổi mới nội dung và chương trình được phong phú hơn, những trường hợp không mạnh dạn để hỏi thì cơ quan thuế phát phiếu để người nộp thuế ghi những thông tin cần hỏi, cơ quan thuế đã giải đáp kịp thời các khó khăn, vướng mắc và những kiến nghị của đối tượng nộp thuế ben cạnh đó phát phiếu điều tra thông tin về công tác tuyên truyền của cơ quan thuế hỗ trợ cho người nộp thuế như thế nào, những điểm nào cần thay đổi, những điểm nào cần phát huy tạo được sự đồng thuận cao và ấn tượng tốt giữa các cơ quan thuế và người nộp thuế. Chi cục thường xuyên tổ chức các đợt tập huấn cho doanh nghiệp hướng dẫn cho các doanh nghiệp tự in hóa đơn, đặt in hóa đơn. Phối hợp với đơn vị in hóa đơn để giới thiệu và hỗ trợ doanh nghiệp được chủ động hơn. Đến nay đã có 100% doanh nghiệp thực hiện việc tự in hóa đơn để phục vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Về công tác quản lý kê khai và kế toán thuế: Thực hiện theo quy chế phối hợp, chi cục thuế đã phối hợp với sở kế hoạch đầu tư tỉnh thừa thiên Huế là đơn vị cấp giấy phép cho các doanh nghiệp hoạt động để làm tốt công tác đăng ký kinh doanh theo nghị định 43 của chính phủ. Nhờ hệ thống mã vạch hai chiều nên tập hợp hồ sơ khai thuế được nhanh chóng, đầy đủ, phát hiện kịp thời và chuyển danh sách các doanh nghiệp chậm nộp hồ sơ khai thuế qua cho hai đội kiểm tra của chi cục đi xác minh địa điểm với cán bộ phường nhằm xử lý và ngăn chặn kịp thời các doanh nghiệp bỏ trốn, mất tích, tạm ngừng kinh doanh, nghỉ kinh doanh. Triển khai mở rộng dịch vụ đăng ký thuế, khai thuế điện tử, nhận tờ khai thuế qua mạng và kê khai trực tuyến. Thực hiện dự án hiện đại hóa thu68 nộp thuế qua hệ thống TCS (giữa cơ quan thuế - kho bạc – hải quan – tài chính ) tại chi cục đã đi vào nề nếp, số liệu được truyền và nhận hằng ngày giữa các cơ quan điều thông suốt, cập nhật số liệu kịp thời và chính xác, nhanh chóng tạo điều kiện tốt nhất cho người nộp thuế, hạn chế tình trạng thất lạc chứng từ, việc xác minh đối chiếu số liệu giữa các cơ quan nhanh và chính xác hơn, chế độ báo cáo kế toán thống kê kịp thời. - Về công tác kiểm tra thuế: Hàng năm chi cục Thuế xây dựng kế hoạch kiểm tra dựa vào cơ sở phân tích rủi ro và giao cho chi cục kiểm tra phải đạt tỷ lệ 12,5% tại doanh nghiệp Ngay từ đầu năm lãnh đạo đã tập trung nguồn lực chỉ đạo đẩy mạnh công tác kiểm tra, rút gắn thời gian kiểm tra tại doanh nghiệp từ 5 ngày xuống 3 ngày nhưng vẩn đảm bảo kế hoạch đề ra, kiểm tra chủ yếu các doanh nghiệp có cùng quy mô nhưng nộp thuế ít, đồng thời đẩy mạnh công tác kiểm tra hồ sơ kê khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế nhầm tăng cường giám sát việc kê khai thuế của người nộp thuế ,đấu tranh làm giảm âm thuế, tổng số thuế kê khai. Đã tập trung kiểm tra rà soát các chỉ tiêu thông tin kê khai trong hồ sơ thuế, đối chiếu với cơ sở dữ liệu của người nộp thuế và tài liệu có liên quan, so sánh với dữ liệu của người nộp thuế cùng ngành nghề, mặt hàng kinh doanh để kiểm tra các chi tiêu kê khai như doanh thu lớn nhưng số thuế nộp ít, có cùng quy mô kinh doanh nhưng số thuế nộp ít hơn, đã tập trung kiểm tra các ngành nghề có dấu hiệu nhiều rủi ro tiềm ẩn trong kê khai. - Về công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế (QLN & CCNT ) Chi cục Thuế tiếp tục thực hiện cải cách hành chính thuế cũng là những năm có nhiều khó khăn nhất trong công tác thu nợ thuế, những tháng cuối năm các khoản nợ có xu hướng tăng cao, Chi cục thuế tập trung chỉ đạo bộ phân QLN & CCNT, các bộ phận quản lý chức năng phối hợp thực hiện các biện pháp đôn đốc thu nợ và cưỡng chế nợ, tập trung, rà soát, phân loại nợ69 thuế thực hiện quyết liệt các giải pháp kiểm tra, đôn đốc, biến pháp QLN & CCNT theo đúng Luật Quản lý thuế và quy trình cưỡng chế nợ thuế. 2.3.2 Những tồn tại hạn chế trong quản lý thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thị xã Hương Thủy Trong các năm qua mặc dù đã có rất nhiều cố gắng để hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao, tuy nhiên những kết quả đạt được trong công tác quản lý thuế tại Chi cục Thị xã Hương Thủy vẫn còn một số tồn tại như sau: - Về công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế: Chi cục đã coi trong việc tuyên truyền, hỗ trợ hưỡng dẫn chính sách thuế nhưng chưa ngang tầm với yêu cầu chung, việc hướng dẫn giải quyết vướng mắc về thuế đôi khi còn chậm, do đó chưa đảm bảo tính kịp thời đối với người nộp thuế. Theo quy định nộp tờ khai hạn cuối cùng là ngày 20 tháng sau nhưng do doanh nghiệp ngoài quốc doanh chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, nên việc hạch toán kế toán và kê khai chủ yếu là thuê kế toán đến nhận hồ sơ đem về nhà, một kế toán nhận nhiều doanh nghiệp nên việc nộp tờ khai tập trung nhiều nhất là ngày 20 dẫn đến quá tải việc nhận tờ khai đối với cơ quan thuế và tạo nên sự mệt mỏi cho doanh nghiệp khi phải chờ đợi.. Chi cục tổ chức các buổi đối thoại doanh nghiệp nhằm giải đáp những vướng mắc của doanh nghiệp nhưng các doanh nghiệp vẫn chưa chú trọng đến công tác này mà chủ yếu là kế toán đi thay nên việc trao đổi với cơ quan thuế vẫn còn hạn chế. Việc khen thưởng doanh nghiệp ngoài quốc doanh nộp thuế tốt vẫn chưa được rà soát kỹ, chỉ cân đối trên số thuế được nộp và ngân sách Nhà nước nên có tình trạng khi kiểm tra việc chấp hành pháp luật thuế của doanh nghiệp thì bị phát lớn do không chấp hành đúng pháp luật về thuế nhưng trước đây vẫn được khen thưởng.70 - Về công tác kê khai kế toán thuế: Công tác KK & KTT vẫn còn những tồn tại, hạn chế như việc phối hợp cấp MST qua Sở KHĐT có lúc còn trở ngại do có đơn vị không qua cơ quan thuế để thực hiện thủ tục quyết toán thuế, hóa đơn v.v..trước khi thay đổi loại hình doanh nghiệp. Về công tác kê khai có nhiều đơn vị đăng ký nộp thuế thiếu chính xác, không phát sinh doanh thu nên không nộp tờ khai dẫn đến nộp HSKT chậm thậm chí có đơn vị không nộp hồ sơ khai thuế trong nhiều kỳ. Việc phối hợp với kho bạc trong khâu hạch toán, điều chỉnh số liệu nộp ngân sách Nhà nước vẫn còn sai sót, gây phiền hà cho người nộp thuế. Cán bộ vản chưa bắt kịp hết các văn bản thay đổi nên khi nhận hồ sơ khai thuế vẩn còn sai sót dẫn đến phiền phức cho đối tượng nộp thuế. Cụ thể trong thời gian đầu khi Luật quản lý thuế mới được ban hành sửa đổi bổ sung đưa vào áp dụng thì việc kê khai thuế theo tháng, quý vẫn còn lúng túng do thông tin hướng dẫn chưa được phổ biến một cách rỏ ràng nên cán bộ nhận tờ khai chưa nắm vững để giải thích cho doanh nghiệp hiểu,vì vậy chi cục Thuế đã mất một thời gian khắc phục những thiếu sót trên. Bên cạnh đó công tác rà soát quản lý mã số thuế tình trạng hoạt động của doanh nghiệp còn chưa triệt để, về nắm bắt, đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp mặc dù đã được cải thiện một bước, song kết quả đạt được chưa cao, việc xử lý các doanh nghiệp bỏ trốn, mất tích chưa có các biện pháp xử lý hữu hiệu. - Công tác quản lý nợ thuế: Bên cạnh những kết quản đã đạt được trong những năm vừa qua thì công tác quản lý nợ vẫn còn tồn tại hạn chế do khách quan,đó là các khoản nợ thuế có xu hướng ngày càng tăng cao mà nguyên nhân chủ yếu là do suy giảm kinh tế, tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài đã ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ ngân sách của các doanh71 nghiệp trên địa bàn thị xã Hương Thủy, cùng với ý thức tuân thủ pháp Luật về thuế của một bộ phận người nộp thuế chưa tốt, thiếu tự giác chấp hành nộp nợ thuế vào ngân sách Nhà nước, có doanh nghiệp còn lợi dụng các chính sách kích cầu của nhà nước để chiếm dụng tiền thuế làm vốn kinh doanh, hoặc bỏ trốn khỏi địa bàn kinh doanh khi làm ăn thua lỗ. Mặt chủ quan do cán bộ thuế chưa phát hiện kịp thời các khoản nợ thuế lớn cỏ khả năng bỏ trốn, chưa ráo riết trong việc phối kết hợp với Đội trước bạ và thứ khác trong việc lập thủ tục trước bạ sang tên tài sản và bỏ trốn. Tình trạng thất thu thuế trong các ngành vẫn còn xảy ra như dịch vụ, ăn uống, khách sạn, vận tải … - Về công tác kiểm tra thuế: Mặc dù Chi cục đã quan tâm đến công tác kiểm tra thuế tại doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng cả về số lượng và chất lượng nhưng vẩn chưa thật sự đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ một cách toàn diện, chưa kiểm soát được hết hoạt động kê khai của doanh nghiệp, việc kiểm tra hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế hiệu quả chưa cao, với số lượng hồ sơ khai thuế lớn và số hồ sơ phát hiện có sai sót qua kiểm tra chỉ chiếm tỷ lệ thấp so với hồ sơ đã kiểm tra, tình trạng doanh nghiệp chưa tuân thủ pháp luật thuế, trốn thuế, gian lận thương mại ngày càng nhiều và càng tinh vi hơn. Trong khi đó với số lượng cán bộ của Chi cục ngày càng giảm do nghỉ hưu nhưng không tuyển dụng mới nên không có nhân lực để bố trí theo đúng yêu cầu của Tổng cục thuế 30% cán bộ kiểm tra tổng số cán bộ của đơn vị, bên cạnh đó trình độ nghiệp vụ của cán bộ kiểm tra không đồng đều, phần lớn là cán bộ làm lâu năm trong ngành nên trình độ về kế toán không cao chính vì vậy nên cũng có trường hợp không thể phát hiện ra những sai sót, gia lận thuế của doanh nghiệp, trong khi đó đội ngũ kế toán doanh nghiệp ngày càng chuyên nghiệp, gian lận trong việc hạch toán ghi chép sổ sách ngày càng tinh vi và hiện đại hơn. Số thuế xử lý truy thu và phạt sau kiểm tra chưa cao do vẫn còn một số cán bộ đòi hỏi nhận quà cáp, phong bì để giảm số thuế truy thu cho doanh nghiệp.72 - Về ứng dụng công nghệ thông tin: Ngành thuế đã triển khai và ứng dụng rất nhiều chương trình công nghệ thông tin nhưng vẫn chưa theo kịp với tình hình thực tế quản lý, đặc biệt là các phần mềm quản lý thuế, các cơ sở dữ liệu thông tin người nộp thuế, phần mềm hỗ trợ kê khai thuế vẫn chưa được hoàn thiện. Chính vì vậy khi chính sách thuế thay đổi đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý thuế nói chung và các doanh nghiệp dân doanh nói riêng. Cơ quan thuế thường xuyên nâng cấp, thay đổi các phần mềm ứng dụng để phù hợp với các chính sách thuế thay đổi nên dẫn đến công tác kê khai, cập nhật dữ liệu, báo cáo số liệu đôi lúc chưa được kịp thời. 2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế trong công tác quản lý thuế 2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan Chi cục Thuế thị xã Hương Thủy thực hiện nhiệm vụ chính trị thu ngân sách Nhà nước trong điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, lạm phát kiềm chế ở mức thấp. Nhà nước thắt chặt tài chính công sản xuất kinh doanh lưu thông hàng hóa hoạt động cầm chừng, thị trường về đất trầm lắng. Để tạo điều kiện cho doanh nghiệp, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường giải quyết nợ xấu. Bên cạnh đó, việc sửa đổi, bổ sung một số chính sách thuế như: thuế GTGT kê khai theo quý, thuế suất thuế TNDN từ 25% giảm xuống 20% đối với DN nhỏ và vừa, tăng mức giảm trừ gia cảnh từ 4 triệu lên 9 triệu đồng/tháng đối với bản thân người nộp thuế và từ 1,6 triệu đồng lên 3,6 triệu đồng/tháng cho người phụ thuộc để tính thuế TNCN … có hiệu lực từ 01/7/2013 cũng làm ảnh hưởng đến kết quả thu ngân sách. Do doanh nghiệp ngoài quốc doanh là khu vực có số lượng doanh nghiệp tương đối nhiều , nằm rải rác trên địa bàn 5 phường và 7 xã thuộc thị73 xã Hương Thủy, ngành nghề kinh doanh đa dạng, trình độ hiểu biết, trình độ quản lý, trình độ áp dụng công nghệ thông tin vẫn còn thấp. Việc thay đổi thông tin, tạm nghỉ, bỏ kinh doanh diễn ra liên tục. Hằng năm ngay từ đầu năm Chi cục đã triển khai các giải pháp chống thất thu, khai thác nguồn thu, tuy nhiên thất thu thuế, khai gian thuế là hiện tượng vẫn đang còn tồn tại như : đối với hộ cá thể còn thấy thu về hộ quản lý, thất thu về doanh thu tính thuế, đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh thất thu về kê khai tính thuế, khai gian thuế, công tác chống thất thu tại doanh nghiệp hiểu quả chưa cao do việc nắm bắt thông tin phân tích đánh giá rủi ro của một số cán bộ chưa thật sự tốt, năng lực công tác kiểm tra còn hạn chế, bị động nên chưa phát hiện các hành vi vi phạm, vì vậy đã làm cho công tác quản lý của chi cục thuế thị xã Hương Thủy gặp rất nhiều khó khăn. Hệ thống chính sách pháp luật thuế hiện nay vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện, thường xuyên phải sửa đổi còn nhiều bổ sung nên vẫn còn nhiều kẻ hở, các doanh nghiệp lợi dụng những sơ hở này để thực hiện hành vi trốn thuế. Cụ thể theo quy định các doanh nghiệp khi mua hàng hóa có hóa đơn 20 triệu thì phải thanh toán chuyển khoản qua ngân hàng nên các doanh nghiệp đã chia nhỏ doanh thu ra nhiều hóa đơn thanh toán bằng tiền mặt để trốn thuế. Quy trình quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế vẫn còn chưa hợp lý, đặc biệt là phân loại nợ thuế, hiện nay quy trình này chỉ hướng dẫn phân loại nợ thuế, hiện nay quy trình này chỉ hướng dẫn phân loại nợ thuế theo 3 nhóm là nợ khó thu, nợ có khả năng thu và nợ chờ xử lý. Trong khi đó các tiêu chí khác cần thiết để sử dụng phân loại nợ hiện nay chưa được quy định trong quy trình. Công tác xử lý nợ đọng ở chi cục thuế được triển khai quyết liệt nhưng nợ thuế vẫn còn lớn, do một số doanh nghiệp khó khăn trong sản xuất kinh doanh dẫn đến việc khó hoàn thành được nhiệm vụ và chính trị .74 2.3.3.2 Nguyên nhân chủ quan Công tác quản lý thuế thành công hay thất bại chủ yếu là do yếu tố con người, hiện nay tại chi cục thuế thị xã Hương Thủy số lượng cán bộ ngày càng ít lại do về hưu nhưng không có chính sách tuyển dụng, số lượng cán bộ lớn tuổi nhiều, trình độ không đồng đều nên chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý khoa học và hiện đại. Đội ngũ cán bộ trẻ có qua đào tạo chiểm tỷ lệ thấp, trình độ chuyên môn bậc trung cấp vẫn còn chiếm tỷ trọng cao. Khả năng nắm bắt và tiếp thu công nghệ thông tin của đội ngũ cán bộ thuế chưa được cao, khai thác và áp dụng công nghệ hiện đại vào công tác quản lý thuế thật sự chưa hiệu quả. Khả năng phân tích, dự báo, xử lý dữ liệu về thuế, kiến thức kế toán, phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp vẫn còn hạn chế nhưng chậm được đào tạo, bồi dưỡng. Một số cán bộ quản lý thuế trình độ hiểu biết và thực thi chính sách thuế vẫn còn hạn chế chưa đáp ứng yêu cầu hiện đại và cải cách hệ thống hóa ngành thuế. Bên cạnh đó vẫn còn một số cán bộ cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu doanh nghiệp, chưa tận tụy với công việc cụ thể như sau: - Về công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế Vẫn còn cán bộ phục vụ chưa tốt, hướng dẫn chưa tận tình chu đáo, trong tiếp xúc có thái độ không hòa nhã nên đã gây tâm lý không thoải mái cho người nộp thuế, chính vì vậy các doanh nghiệp rất ngại tiếp xúc với cơ quan thuế. Đặc biệt là việc giải đáp chính sách thuế không đồng nhất quan điểm, ai hiểu thế nào thì giải thích như vậy nên vẫn có những giải thích mâu thuẩn với nhau làm cho người nộp thuế bức xúc bị xử phạt. Việc phối kết hợp với các bộ phận trong Chi cục chưa được tốt, chưa đồng bộ dẫn đến tuyên truyền và hưỡng dẫn các đối tượng nộp thuế chưa cao. Doanh nghiệp nhiều lúc quá lo lắng không dám hỏi miệng mà phải gửi văn bản để hỏi và có cơ sở pháp lý sau này. Nội dung tuyên truyền chưa đi vào chiều sâu, chưa giải thích rõ đạo lý vì sao phải nộp thuế vì tiền thuế là lợi ích của cộng đồng xã hội.75 - Công tác kê khai, kế toán thuế Công tác đăng ký mã số thuế và hướng dẫn kê khai thuế đã được chú trọng và tăng cường, việc áp dụng mã vạch hai chiều đã được triển khai áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, vì vậy công tác kê khai thuế đã có nhiều chuyển biến tích cực giảm thiểu thời gian cho công việc này. Tuy nhiên việc xây dựng cơ sở dữ liệu người nộp thuế đả triển khai nhưng chưa chủ động, tiến độ còn chậm, việc khai thác, thu thập, phân tích thông tin còn nhiều hạn chế, chưa tra cứu và nắm bắt được các thông tin nhiều chiều dẫn đến việc phân tích rủi ro về thuế không chính xác. - Về công tác kiểm tra thuế Bộ máy cán bộ kiểm tra thuế chưa phù hợp còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng, hàng năm số lượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh được kiểm tra chỉ bằng 15% số lượng doanh nghiệp quản lý, chính vì vậy các doanh nghiệp lợi dụng viếc thiếu kiểm tra của cơ quan thuế để lập chứng từ hóa đơn không trung thực, kê khai doanh thu thấp hơn thực tế, phổ biến nhất là bán hàng không xuất hóa đơn, trốn doanh thu bán ra, mua hóa đơn đầu vào để làm tăng chi phí, giảm nộp thuế TNDN. Bên cạnh đó một số doanh nghiệp ngoài quốc doanh thành lập nhưng không hoạt động kinh doanh mua bán mà mục đích mua bán hóa đơn nhằm chiếm đoạt tiền thuế GTGT và sau đó bỏ trốn. - Công tác quản lý nợ thuế Các văn bản hướng dẫn thủ tục xóa nợ, khoanh nợ, giãn nợ cho đối tượng nộp thuế quy định không cụ thể, nhiều văn bản chồng chéo khác nhau và thường xuyên thay đổi, thay thế. Hiện nay chưa có quy định cơ quan thuế tạo điều kiện cho doanh nghiệp thật sự khó khăn về mặt tài chính được khoanh nợ và trả dần không tính phạt nộp chậm cho nên việc tăng cường đóc thúc thu nợ đọng thuế hiện nay gặp nhiều khó khăn và khó để hoành thành tỷ lệ nợ đọng quy định dưới 5%.76 Tóm tắt chƣơng 2 Chương 2: tác giả đã nêu và làm rõ những vấn đề sau Thứ nhất : trình bày một số tình hình đặc điểm của thị xã Hương Thủy và Chi cục thuế thị xã Hương Thủy, trong đó nêu rõ cơ cấu tổ chức, bộ máy và tình hình thực hiện nhiệm vụ chính trị của Chi cục Thuế thị xã Hương Thủy Thứ hai : Nêu lên được thực trạng quản lý quản lý thuế các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục thị xã Hương Thủy giai đoạn 2014-2016, tác giả đã chỉ ra được những thành tựu đạt được và những tồn tại hạn chế trong công tác quản lý thuế tại Chi cục thuế thị xã Hương Thủy Thứ ba: Tác giả đã tìm ra được các nguyên nhân và vướng mắc trong quản lý thuế các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục thuế thị xã Hương Thủy, gồm những nguyên nhân khách quan và chủ quan, từ đó tìm ra hướng giải quyết với mong muốn giúp cho Chi cục thị xã Hương Thủy thực hiện công tác quản lý thuế ngày càng hoàn thiện hơn.77 Chương 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THUẾ NỘI ĐỊA ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI THỊ XÃ HƢƠNG THỦY 3.1. Định hƣớng quản lý thuế ngoài quốc doanh tại thị xã Hƣơng Thủy 3.1.1. Định hướng phát triển kinh tế tại thị xã Hương Thủy đến năm 2020 Bước vào thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị xã Hương Thủy lần thứ XV, nhiệm kỳ 2015 - 2020, tình hình thế giới diễn biến phức tạp, kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn sẽ tiếp tục tác động trực tiếp đến tình hình sản xuất, kinh doanh và đời sống của nhân dân. Nhưng dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh; sự giúp đỡ, phối hợp có hiệu quả của các ban, ngành cấp tỉnh; Đảng bộ, quân và dân toàn Thị xã sẽ đoàn kết một lòng, nỗ lực phấn đấu, khắc phục khó khăn, vượt qua thách thức để đạt được những thành quả quan trọng trên tất cả các lĩnh vực, tạo tiền đề và điều kiện thuận lợi để đưa Hương Thủy từng bước trở thành một trong những trung tâm kinh tế động lực của tỉnh. Mục tiêu phấn đấu đó là đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng Dịch vụ - Công nghiệp – Xây dựng. Tập trung đầu tư vào các nghành có lợi thế so sánh. Thực hiện chính sách ưu đãi và tạo mọi điều kiện thuận lợi, huy động tối đa nội lực, đồng thời thu hút nguồn vốn đầu tư, khai thác hiệu quả các tiềm năng nhầm tăng thu ngân sách. Phát huy tối đa nội lực, tích cực tranh thủ mọi nguồn lực có được để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, gắng tăng trưởng kinh tế phát triển kinh tế - xã hội và tiến bộ công bằng xã78 hội, không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ - công nghiệp – xây dựng, làm chuyển biến một bước quan trọng về sức cạnh tranh kinh tế trong thành phố. Phấn đấu đến năm 2020, tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân hàng năm 17% (trong đó: Dịch vụ tăng 18,75%; Công nghiệp - Xây dựng tăng 14,35%; Nông nghiệp tăng 4%). Thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 95 triệu đồng. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong 5 năm: 14.000 - 15.000 tỷ đồng. Thu ngân sách giai đoạn 2015 - 2020 hàng năm tăng bình quân trên 15%/năm (không tính thu cấp QSD đất) Để đạt các chỉ tiêu trên, định hướng phát triển kinh tế của thị xã tập trung theo một số hướng sau: - Tập trung triển khai các chương trình trọng điểm: Chương trình phát triển dịch vụ; Chương trình chỉnh trang, xây dựng và phát triển đô thị; Chương trình đào tạo nguồn nhân lực và xây dựng trường học đạt chuẩn Quốc gia; Chương trình cải cách hành chính, tăng cường năng lực quản lý đô thị. - Khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp ngoài quốc doanh đầu tư và phát triển các loại hình du lịch, dịch vụ. Phát triển thương mại và đa dạng các loại hình dịch vụ, coi đây là yếu tố quyết định thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững đáp ứng tốt nhu cầu phát triển sản xuất và đời sống. - Xây dựng chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Tạo bước phát triển bức phá về quy mô sản xuất, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, tăng nhanh tỷ trọng hàng hóa có sức cạnh tranh trên thị trường.79 3.1.2. Định hướng quản lý thuế tại thị xã Hương Thủy Với những định hướng phát triển kinh tế của thị xã Hương Thủy, nhằm phấn đấu phát triển và nuôi dưỡng nguồn thu thuế trong tương lai; Trên cơ sở đánh giá những tồn tại, nguyên nhân tồn tại của công tác quản lý thuế nội địa các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế thị xã Hương Thủy giai đoạn 2014 – 2016 và mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 thu ngân sách trên địa bàn đạt trên 500 tỷ đồng. Như vậy việc tìm các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế để nâng cao hiệu quả quản lý thuế, tăng thu cho ngân sách thị xã trong tình hình hiện nay có ý nghĩa cực kỳ quan trọng cả về mặt lý luận và thực tiễn. Đặc biệt trong cơ chế tăng cường tính tự chủ về tài chính cho chính quyền địa phương thì vai trò thu ngân sách để đáp ứng nhu cầu chi càng có ý nghĩa hơn bao giờ hết. Ngành thuế đang trong giai đoạn cải cách và hiện đại hóa mạnh mẽ, nhất là đang chuyển đổi sang cơ chế quản lý theo chức năng, tăng cường tính tự chủ, tự giác trong kê khai nộp thuế của người nộp thuế, cơ quan thuế, cán bộ thuế giảm thiểu tiếp xúc với người nộp thuế, chỉ tập trung hỗ trợ chính sách thuế khi có yêu cầu và kiểm tra, thanh tra tại cơ sở khi có dấu hiệu vi phạm theo một quy trình chặt chẽ. Các định hướng cụ thể hoàn thiện quản lý thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thị xã Hương Thủy như sau: - Hoàn thiện khung pháp lý về thuế đáp ứng với yêu cầu thực tiễn sự phát triển kinh tế của đất nước và trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. - Đảm bảo chính sách thuế đơn giản, rõ ràng, minh bạch góp phần thúc đẩy cải cách hành chính. - Tạo môi trường bình đẳng, công bằng và hấp dẫn thu hút đầu tư. Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ngoài quốc doanh.80 - Đảm bảo nguồn thu cho NSNN trong cân đối thu chi ngân sách trên địa bàn. - Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật thuế, giúp người nộp thuế thấy rõ được nghĩa vụ trách nhiệm của mình trong việc nộp thuế cho ngân sách Nhà Nước. - Nâng cao năng lực quản lý thu thuế của công chức ngành thuế về nghiệp vụ chuyên môn cũng như đạo đức nghề nghiệp; đến năm 2017 Việt Nam bắt kịp trình độ quản lý thuế của các nước trong khu vực. 3.2. Giải pháp nhằm nâng cao quản lý thuế nội địa của doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại thị xã Hƣơng Thủy 3.2.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế Luật quản lý thuế đã được quốc hội khóa XIII thông qua ngày 6/4/2016 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2016. Theo đó, chi cục thuế quản lý thuế theo cơ chế mới, cơ chế tự khai, tự tính tự nộp thuế và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật của NNT.Trong đó, những điểm của Luật sửa đổi, bổ sung Luật Quản Lý thuế, tăng tính khả thi trong tuân thủ pháp luật. Cơ quan thuế chỉ thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn việc kê khai, kiểm tra tính chính xác về mặt số học trong quá trình tiếp nhận hồ sơ khai thuế. Công tác tuyên truyền có tác động rất lớn trong việc vận động, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật thuế của DTNT, trong đó đổi mới trong tác phong làm việc của cán bộ thuế. Nâng cao hiểu biết pháp luật thuế, khơi dậy tính tự giác, chấp hành nghĩa vụ thuế đối với ngân sách nhà nước trong mọi tầng lớp nhân dân. Tình trạng trốn thuế, lậu thuế còn khá phổ biến vừa làm thức thu cho NSNN, vừa không đảm bảo công bằng xã hội và đưa công tác quản lý thu thuế vào nề nếp. Nguyên nhân trước hết là do người nộp thuế chưa hiểu sâu về nghĩa vụ nộp thuế và đặc biệt là chưa hiểu được quyền thụ hưởng lợi ích từ81 khoản tiền thuế mà mình đóng góp; chưa hiểu rõ về nội dung chính sách thuế, kê khai và nộp thuế; chưa nhận thức đúng trách nhiệm pháp luật về nghĩa vụ phải kê khai nộp thuế của mình, do đó tính tuân thủ tự nguyện chưa cao. Vì vậy cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền và giáo dục nhằm nâng cao trình độ hiểu biết của DN về thực hiện nghĩa vụ thuế. Công tác giải đáp vướng mắc, hướng dẫn cho DN nhằm hỗ trợ và giúp họ hiểu và thực hiện đúng nghĩa vụ nộp thuế của mình cần đạt được mục tiêu cụ thể là: - Giúp các đối tượng nộp thuế nắm vững chính sách quy trình, thủ tục thu nộp thuế, trên cơ sở đó thực hiện việc nộp thuế đúng đủ kịp thời vào NSNN. - Tạo mọi điều kiện để đối tượng nộp thuế thực hiện tự khai, tự tính, tự nộp thuế, giảm dần những sai phạm mà đối tượng nộp thuế thường mắc phải. - Lập mối quan hệ thân thiện thường xuyên giữa cơ quan thuế giữa các DN với các DN, xây dựng và giữ gìn các giá trị: minh bạch – chuyên nghiệp - liêm chính – đổi mới. - Để đáp ứng được nhu cầu giải thích hướng dẫn cho DN, chi cục thuế cần phải bố trí những cán bộ am hiểu sâu về chính sách và có kỹ năng giao tiếp trả lời qua điện thoại để hướng dẫn giải đáp cho DN kịp thời và chính xác. - Để thực hiện được các yêu cầu đó cần đẩy mạnh các dịch vụ hỗ trợ đối tượng nộp thuế tại chi cục thuế. Giải đáp thắc mắc của các đối tượng nộp thuế có thể là ở tại đội tuyên truyền hỗ trợ và trực tiếp tại các trung tâm giao dịch một cửa hoặc qua điện thoại, fax, mạng máy tính… - Cần đầu tư cơ sở vật chất để phục vụ cho công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật thuế, chính sách thuế khi có thay đổi, bởi vì đại đa số DN đều muốn được cơ quan thuế tổ chức tập huấn. Đồng thời, tăng cường đào tạo bồi dưỡng cán bộ thuế vừa tinh thông nghiệp vụ vừa có kỹ năng sư phạm để nâng cao chất lượng công tác tập huấn cho DN.82 - Xong bên cạnh đó chúng ta không chỉ tuyên truyền đối với DTNT mà chúng ta cần tuyên truyền sâu rộng đến tất cả mọi đối tượng. - Do đó cần thiết phải tăng cường công tác tuyên truyền sâu rộng, phổ biến, hướng dẫn, giải thích các chính sách thuế, xác định quyền lợi và trách nhiệm của tổ chức và cá nhân trong việc sử dụng hóa đơn chứng từ. Việc tuyên truyền tập trung vào một số nội dung: - Tổ chức tuyên truyền về các quy định trong quản lý, xử dụng hóa đơn, chứng từ, nhầm nâng cao ý thức cho người dân khi mua hàng hóa dịch vụ phải yêu cầu người bán xuất hóa đơn nhầm hạn chế tình trạng gian lận thuế, trốn thuế. Thông qua đài truyền hình, đài phát thanh … xây dựng các hình thức tuyên truyền với các tiểu phẩm gắn gọn, phê phán các hành vi vi phạm chế độ quản lý, sử dụng hóa đơn bán hàng, cổ động trên cụm pa nô, băng rôn, khẩu hiệu với các nội dung chẳn hạn như: “ người mua hàng hóa dịch vụ phải lấy hóa đơn khi mua hàng”, “ mua hàng hóa dịch vụ không lấy hóa đơn thông đồng trốn thuế “, “ mua hàng hóa dịch vụ lấy hóa đơn là đóng góp xấy dựng tổ quốc , là yêu nước “ … - Cơ quan thuế xây dựng đề án tuyên truyền đối với cán bộ cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế; tổ chức tuyên truyền rộng rãi nhầm nâng cao nhận thức về những quy định trong sử dụng hóa đơn chứng từ, đề cao trách nhiệm và nghĩa vụ của cán bộ, đảng viên trong việc chống thất thu thuế. - Cơ quan thuế phải xây dựng chính sách khen thưởng kịp thời những người cung cấp cho cơ quan thuế các thông tin về NNT có hành vi gian lận và trốn thuế. - Tiếp tục đổi mới phương thức, phát triển đa dạng, phong phú các hình thức tuyên truyền có tính giáo dục, thuyết phục cao như phim, tiểu phẩm khi tìm hiểu pháp luật thuế, các ứng phẩm, quảng bá về thuế… Xây dựng các biện pháp, hình thức, nội dung tuyên truyền hỗ trợ phù hợp với từng nhóm đối83 tượng, đảm bảo tác động hiệu quản đến đối tượng được tuyên truyền. Xây dựng quy trình tự động hóa để tiếp nhận giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính thuế của người nộp thuế thông qua phát triển các dịch vụ đăng ký, kê khai thuế qua mạng internet; triển khai hình thức khai trực tuyến qua các cổng thông tin điện tử ngành thuế đẩy mạnh tiến bộ triển khai trung tâm hỗ trợ NNT. Trung tâm này sẽ cung cấp các dịch vụ, các hình thức tư vấn, để NTT thực hiện đúng luật và có lợi. 3.2.2. Đẩy mạnh công tác quản lý đối tượng nộp thuế, quản lý đăng ký, kê khai thuế. Hiện nay thực hiện theo quy trình QLT chi cục thuế thị xã Hương Thủy đã quản lý tương đối chặc chẽ đối tượng nộp thuế, tuy nhiên cần phải tăng cường công tác quản lý đối tượng nộp thuế một cách chặc chẽ hơn đối với những DN ngoài quốc doanh đã được cục thuế phân cấp chi cục quản lý cụ thể thông qua công tác kiểm tra thực tế tại doanh nghiệp để nắm bắt kịp thời các biến động của doanh nghiệp khi chuyển đổi ngành nghề kinh doanh, chuyển trụ sở kinh doanh sang địa điểm khác, các doanh nghiệp sát nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản…để yêu cầu doanh nghiệp phải đăng ký bổ sung, đặc biệt là một số doanh nghiệp vãng lai từ các địa phương khác đến, là những chi nhánh của công ty mẹ đóng trên địa bàn tỉnh khác. Đẩy mạnh cải cách thủ tục đăng ký thuế, cải cách hành chính về thủ tục kê khai, nộp thuế thì mới khuyến khích được DN ngoài quốc doanh tự giác nộp thuế. Mức thuế xuất không phải là vấn đề quan trọng nhất để các doanh nghiệp tuân thủ quy định về thuế, vấn đề là thời gian và thủ tục đăng ký nộp thuế. Tăng cường việc quy chế phối hợp trao đổi thông tin giữa cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (sở kế hoạch đầu tư) – cơ quan cấp đăng ký mẫu dấu của DN (cơ quan công an)- cơ quan thuế nhằm nắm bắt thông tin84 một cách nhanh chóng và chính xác các DN mới thành lập. Đồng thời, chi cục thuế phải thường xuyên báo cáo tình hình kê khai thuế đối với các DN ngoài quốc doanh được phân cấp về cục thuế Thị xã Hương Thủy để tránh thất thu về số lượng DN. Xác định số doanh nghiệp không hoạt động mà không thông báo với cơ quan thuế để làm thủ tục đóng mã số thuế. Đồng thời đề nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận kinh doanh. Triển khai mạng thông tin kết nối giữa các cơ quan có liên quan nhằm khai thác thông tin về các trường hợp thành lập DN mới, các biến động của DN đang hoạt động như, chia, tách, giải thể, phá sản, điều chỉnh ngành nghề kinh doanh…một cách nhanh chóng, chính xác. Đây cũng là thông tin quan trọng giúp cho CQT nắm bắt được tình hình hoạt động của các DN trên địa bàn để có phương án quản lý phù hợp. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các khâu của quá trình quản lý thuế mà đặc biệt là công tác kê khai thuế. Phải đẩy mạnh công tác hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện việc kê khai thuế qua mạng thông tin điện tử nhằm tại điều kiện thuận lợi nhất cho ĐTNT – Hệ thống thể hế chính sách thuế phải, rõ ràng, đơn giản, minh bạch dễ thực hiện trong thực tế. Xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung về NNT, xây dựng quy chế thu nhập, cập nhật khai thác thông tin từ hệ thống cơ sở dữ liệu về NNT. Xây dựng triển khai cơ chế phối hợp trao đổi thông tin với các cơ quan, ban ngành, tổ chức có liên quan để thu thập thông tin về NNT. Tiếp tục phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động quản lý có tính liên kết, tự động hóa cao, gắn chặt với quá trình cải cách thủ tục hành chính thuế và áp dụng thuế điện tử. Phát triển các ứng dụng nội bộ ngành như phần mềm hiện đại hóa văn phòng, quản lý tài chính, quản lý rủi ro…85 3.2.3.Tăng cường công tác kiểm tra các doanh nghiệp nhằm hạn chế tình trạng thất thu. Theo quy định của luật QLT công tác thanh tra, kiểm tra hiện nay được coi là chức năng quan trọng trong việc phát hiện và ngăn chăn các hành vi trốn thuế , gian lận thuế được ngành thuế trong cả nước triển khai tăng cường. Thực hiện mục tiêu hiện đại hóa công tác QLT, một trong những nội dung cơ bản là nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra thuế nhằm ngăn ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm pháp luật thuế đảm bảo công bằng xã hội và hiệu lực của luật QLT.bbb Thực tế công tác kiểm tra tại cơ sở của chi cục thuế vẫn chưa dáp ứng yêu cầu trong cơ chế tự kê khai và nộp thuế của doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Hiện tượng trốn thuế, gian lận thuế gây thất thu thuế vẫn là vấ đề nhức nhối đối với cơ quan thuế. Do vậy theo tác giả, chi cục thuế thị xã Hương Thủy phải rà xoát lại các hoạt động kinh doanh của các DN ngoài quốc doanh, định hướng lại các mục tiêu và xây dựng chương trình giải pháp kiểm tra. Coi đây là phải là công tác trọng tâm của công tác QLT trong giai đoạn tới. Để tăng cường công tác kiểm tra thuế hoạt động kiểm tra thuế ở chi cục thuế phải tập trung một số vấn đề như sau: - Quản lý đối tượng nộp thuế để đảm bảo 100% doanh nghiệp đăng ký kê khai thuế tại chi cục. - Phân tích hồ sơ khai thuế, đánh giá rủi ro để công tác kiểm tra tại doanh nghiệp trốn lậu thuế đạt hiệu quả. Kiểm tra các doanh nghiệp sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, không hợp lý…có thế chia ra các nhóm hành vi, vi phạm của doanh nghiệp: Nhóm hành vi vi phạm về quản lý, sử dụng hóa đơn: Nhóm hành vi vi phạm kê khai và nộp thuế: Nhóm hành vi vi phạm kế toán86 - Đảm bảo 100% số lượng doanh nghiệp được lập kế hoạch dự kiến kiểm tra thuế phải được phân tích hồ sơ khai thuế tháng; quý; năm; báo cáo tài chính. - Đẩy mạnh công tác kiểm tra các doanh nghiệp có số thu lớn. Trong quá trình kiểm tra cần kết hợp giám sát chấp hành các quy định về giá (DN kinh doanh ô tô, xe máy, khách sạn…). - Thực hiện ngay biện pháp phân loại doanh nghiệp để có kế hoạch quản lý thích hợp. Đối với các doanh nghiệp ngừng kinh doanh giải thể hoặc nhiều tháng không kê khai, cần tập trung xử lý dứt điểm. Đối với các doanh nghiệp không tồn tại, không liên hệ được hoàn tất thủ tục thông báo bỏ trốn. Tổ chức kiểm tra ngay địa điểm đặt văn phòng giao dịch, tìm hiểu, liên hệ người cho thuê văn phòng để nắm chắt thông tin cần thiết. Kiểm tra đột xuất tình hình sử dụng hóa đơn của các doanh nghiệp mới đăng ký thuế. - Đội kiểm tra phải tăng cường giám sát, nắm bắt thông tin các sai phạm của DN để chấn chỉnh, xử lý kịp thời đặc biệt đối với các đơn vị xuất hóa đơn khống, xin hóa đơn, bỏ sót doanh thu. - Để nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra thuế cần phân định rõ, chức năng nhiệm vụ của các cơ quan chức năng như: thuế, công an … trong công tác kiểm tra thuế, để tránh sự chồng chéo và tạo ra sự phối hợp đồng bộ thống nhất khi thực hiện nhiệm vụ. - Công tác kiểm tra thuế phải được tiến hành kịp thời, nhanh chóng, tránh gây phiền hà ách tắc cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. - Các kết luận của kiểm tra nội dung phải chính xác, đồng thời có các biện pháp xử lý thích hợp nhằm nâng cao hiệu lực của công tác kiểm tra.87 3.2.4. Tăng cường công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế. Chi cục thuế triển khai thực hiện luật quản lý thuế 01/07/2007 đã hình thành hệ thống tổ chức bộ máy quản lý thu nợ và cưỡng chế nợ thuế và được thực hiện thống nhất theo quy định. Tuy nhiên qua những năm thực hiện số thuế nợ đọng hằng năm tăng cao, mặc dù chi cục thuế đã dùng nhiều biện pháp để đôn đốc thu số thuế vào ngân sách kịp thời. Nguyên nhân của tình trạng nợ thuế là do công tác quản lý thuế chưa được nâng cao, chưa xác định, phân loại nợ theo nhiều tiêu chí cần thiết đề ra. Vì thế để công tác thu nợ diễn ra tốt hơn chi cục thuế đã chỉ đạo thực hiên: - Các Đội thuế rà soát, nắm chắc các đối tượng nộp thuế, tình hình nợ đọng thuế, từ đó phối hợp chặt chẽ với UBND các phường, xã, các phòng ban liên quan để đề ra các giải pháp thiết thực, hiệu quả nhằm quản lý, khai thác triệt để các nguồn thu, tích cực thu ở các lĩnh vực, ngành nghề có khả năng thu để bù đắp các phần giảm thu sau khi thực hiện Luật số 106/2016/QH13 của Quốc hội. - Tăng cường công tác kiểm tra thuế và đôn đốc thu các khoản nợ đọng thuế, tiền thuê đất. Kiểm soát việc kê khai thuế, quyết toán thuế của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, thực hiện thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thuế phát sinh vào ngân sách. - Quản lý chặt chẽ công tác hoàn thuế, bảo đảm đúng đối tượng, đúng chế độ quy định, phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm. - Phối hợp với UBND xã, phường soát xét tình hình biến động đất của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất để chuẩn bị cho công tác lập bộ thuế SDĐPNN cho thời kỳ 2017-2021. - Chủ động tổ chức công tác truyên truyền các chính sách thuế mới có hiệu lực vào đầu năm 2017, nhất là Nghị định số 139/2016/NĐ-CP ngày 0488 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ quy định về lệ phí Môn bài. Trong đó đáng chú ý là thu hẹp khoản cách từ 6 bật xuống còn 3 bật tương ứng với mức thuế 300.000đ, 500.000đ và 1.000.000đ đối với hộ gia đình, cá nhân kinh doanh và không thu lệ phí Môn bài đối với hộ có mức doanh thu từ 100.000.000đ/năm trở xuống. - Tăng cường, đổi mới và áp dụng các biện pháp, kỹ năng quản lý trong công tác đôn đốc thu nợ thuế trên cơ sở nghiên cứu và áp dụng phương pháp đánh giả rủi ro, phân loại người nợ thuế . - Thực hiện quy chế phối hợp giữa các bộ phận trong chi cục thuế đồng thời phối hợp với các cơ quan khác như kho bạc, ngân hàng, công an, tòa án, trong việc thực hiện cưỡng chế nợ thuế. 3.2.5. Hoàn thiện tổ chức bộ máy và nâng cao trình độ quản lý, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ công chức làm công tác thuế trên địa bàn . Nghiên cứu và bổ sung sắp xếp lại cơ cấu tổ chức bộ máy của cơ quan thuế cho phù hợp với yêu cầu quản lý đặt ra trong giai đoạn tới như: kiện toàn bộ phận pháp chế chuyên trách thuộc cơ quan thuế các cấp: bộ phận quản lý, theo dõi, giám sát hoạt động của các đại lý thuế… Thực hiện cơ cấu, phân bổ lại nguồn nhân lực theo địa bàn quản lý, theo chức năng quản lý, theo đối tượng quản lý đảm bảo hiệu quả, phù hợp với nhiệm vụ quản lý thuế. Xây dựng tiêu chuẩn cán bộ, công chức thuế đối với từng lĩnh vực công tác gắn liền với bản mô tả công việc ở từng vị trí công việc để thực thi công việc đạt hiệu quả hơn, mang tính chuẩn hóa. Có cơ chế tuyển dụng cán bộ phù hợp với yêu cầu công việc theo vị trí, địa bàn; đẩy mạnh công tác đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng kiến thức chuyên sâu theo từng89 chức năng quản lý cho cán bộ, công chức thuế. Tăng cường hợp tác quốc tế vè đào tạo chuyên sâu tại các nước tiên tiến cho các cán bộ trẻ có năng lực. Việc nâng cao trình độ cán bộ quản lý không chỉ là biện pháp áp dụng tại cơ quan thuế mà hầu hết các cơ quan nhà nước .Hiệu quả hay không trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn đơn vị điều xuất phát từ trình độ của đội ngũ thực thi nhiệm vụ đặc biệt là trong xu thế nền kinh tế đang chuyển mình, nhà quản lý phải đối mặt với nhiều thách thức từ thực tế xảy ra.Sự quản lý ngày nay trong nó chứa đựng yếu tố công nghệ bởi khi nhà quản lý có trình độ kết hợp với việc ứng dụng các công nghệ mới, phần mềm mới không chỉ tiết kiệm về mặt thời gian mà còn thu thập cho mình những nguồn thông tin nhanh nhất, chính xác và đầy đủ nhất. Con số doanh nghiệp hiện nay chi cục thuế thị xã quản lý lên đến 430 đơn vị chưa kể các loại hình kinh tế khác trong khi đó số lượng cán bộ kiểm tra chỉ được 14,5% tổng số cán bộ công chức hiện nay thì hiệu quả hay không phị thuộc vào trình độ quản lý, khả năng sắp xếp, bố trí với việc kết hợp với việc quản lý qua hệ thống thông tin từ đó phát hiện ra những nguồn thông tin hữu hiệu hỗ trợ đắc lực trong việc phát triển những dấu hiệu bất thường đồng thời ngăn chặn kịp thời các hành vi trốn thuế . Tuy nhiên yếu tố trình độ của mỗi cán bộ thuế “cần|” chứ chưa là yếu tố “đủ” trong một lĩnh vực phức tạp và khó khăn như lĩnh vực thuế. Để giải quyết vấn đề này khi có sự phối hợp nhiều biện pháp lớn nhỏ khác nhau mà trong thực tiễn quản lý của nghành có thể áp dụng nhưng chưa đồng bộ hoặc áp dụng nhưng chưa đầy đủ hoặc có thể thiếu một hay nhiều các biện pháp sẽ trình bày dưới đây.90 3.3. Kiến nghị Trên cơ sở định hướng và quan điểm cơ bản về công tác quản lý thuế nội địa các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thị xã Hương Thủy trong thời gian tới, một số kiến nghị đề xuất nhằm thực hiện các giải pháp trước mắt cần tập trung giải quyết. 3.3.1 Đối với nhà nước - Tiếp tục hoàn thiện chính sách thuế. Nhà nước cần xem sét sửa đổi, bổ sung luật thuế GTGT, thuế TTĐB, thuế TNDN, thuế xuất nhập khẩu, luật doanh nghiệp và một số chính sách có liên quan khác nhằm tạo môi trường pháp lý đồng nhất, hướng doanh nghiệp tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật về hoạt động kinh doanh cũng như thực hiện kê khai nộp thuế. Xây dựng hệ thống máy tính nối mạng giữa các cơ quan quản lý nhà nước, giữa cơ quan thuế và các doanh nghiệp để đối chiếu, kiểm tra hóa đơn, chứng từ nộp thuế, cũng như kiểm tra, giám sát tình hình sản xuất, kinh doanh và số liệu về doanh thu, chi phí của doanh nghiệp. Mặt khác nhà nước cần quy định bắt buộc các doanh nghiệp phải ứng dụng công nghệ tin học vào việc khai thuế, quản lý sản xuất, kinh doanh, hạch toán, để tiến tới triển khai thực hiện khai thuế điện từ 100% . Chính sách thuế phải đảm bảo được sự công bằng giữa các thành phần kinh tế để đảm bảo độ công bằng, hợp lý và khuyến khích mọi thành phần kinh tế cạnh tranh để phát triển. Về phương pháp tính thuế đối với thuế GTGT hoàn thiện phương pháp tính thuế tiến tới năm 2018 thực hiện một phương pháp tính khấu trừ phù hợp với thông lệ quốc tế. Đây là điều kiện tạo một môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế.91 Đối với thuế tiêu thụ đặc biệt bổ sung đối tượng chịu thuế để hướng dân điều tiết tiêu dùng (đối với các hàng hóa không khuyến khích) và xây dựng lộ trình điều chỉnh thuế phù hợp với các cam kết quốc tế. Đối với thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu sửa đổi bổ sung thuế xuất khẩu nhằm khuyến khích sản xuất xuất khẩu các sản phẩm có giá trị gia tăng lớn vad bảo hộ hợp lý các hoạt động sản xuất trong nước đáp ứng yêu cầu hội nhập. Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp điều chỉnh mức thuế chung theo lộ trình phù hợp để thu hút đầu tư hãy thực hiện mức động viên hợp lý đối với doanh nghiệp. Đơn giãn hóa chính sách ưu đãi trả thuế theo hướng hẹp về lĩnh vực bổ sung quy định về các quản chi phí được trừ và không được trừ. Đối với thuế thu nhập cá nhân sửa đổi bổ sung theo hướng mở rộng và xá định rõ thu nhập chịu thuế, phương pháp xác định từng khoản thu nhập theo hướng đơn giản để nâng cao tính tuân thủ luật pháp của người nộp thuế và lợi nhuận cho công tác thu thuế. Đối với thế tài nguyên sửa đổi bổ sung về giá tính thuế xuất và phương pháp tính thuế phù hợp với thực tiễn hoạt động khai thác tài nguyên theo từng giai đoạn. Về kê khai thuế nộp thuế: Quy định công khai các thủ tục về hành chính trình nghiệp vụ quản lý tại cơ sở cơ quan thuế các cấp. Tăng cường nhân lực trang thiết bị, dịch vụ tại bộ phận một cửa (đảm bảo phục vụ tốt người nộp thuế), sửa đổi các luật và chính sách thuế đảm bảo tính đơn giãn, minh bạch rõ ràng dễ hiểu dễ thực hiện tạo thuận lợi cho người nộp thuế tự nguyện tuân thủ pháp luật. Mở rộng hình thức nộp thuế qua hệ thông ngân hàng thương maị qua thẻ ATM. Về thanh tra kiểm tra người nộp thuế: Xây dựng, hoàn thiện quy chế, quy trình và quy mô nghiệp vụ để vận hành hoạt động thanh kiểm tra toàn ngành thuế theo cơ chế và kỹ thuật quản92 lý rủi ro. Hoàn thiện hệ thống tiêu thức phân tích rủi ro, phương pháp và kỹ thuật lựa chọn trường hợp thanh tra, kiểm tra xác định vi phạm nội dung thanh tra kiểm tra người nộp thuế. Xây dựng tài liệu hướng dẫn kỹ năng thanh tra, kiểm tra kỹ thuật thanh tra kiểm tra theo từng lĩnh vực ngành nghề sắt thuế. Xây dựng cụ thể cơ chế phối hợp với các ngành đơn vị có liên quan trong công tác thanh tra kiểm tra thuế (hải quan, kiểm toán, công an, các đơn vị trục thuộc bộ tài chính và các cơ quan thuộc chính phủ ) trong việc chia sẻ các thông tin tình hình về sản xuất kinh doanh, tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa… phục vụ cho công tác thanh tra kiểm tra người nộp thuế. -Về quản lý nợ và cưỡng chế thuế: Xây dựng và hoàn thiện hệ thống tiêu chí đánh giá rủi ro phục vụ công tác thu nợ và cưỡng chế nợ thuế. Xây dựng và triển khai thống nhất quy trình quản lý nợ thuế cho tất cả các đối tượng nộp thuế trong phạm vi cả nước ở tất cả các cấp, ban hành sổ tay nghiệp vụ hướng dẫn công tác quản lý nợ thuế trên toàn quốc. Ban hành các quy chế phối hợp giữa các bộ phận trong công tác quản lý nợ và bổ sung quy định về thủ tục, trách nhiệm của cơ quan thuế trong việc đôn đốc thu nợ thuế. Đồng thời, phối hợp với các ngành Thuế, Hải quan, Kho bạc Nhà nước và tăng cường trao đổi thông tin phối hợp với Bộ Tài chính , Bộ Công an , Tòa án trong việc thực hiện thu nợ thuế. -Sửa đổi , bổ sung Luật doanh nghiệp , Luật kế toán +Luật DN sửa đổi, bổ sung theo hướng thông thoáng nhưng chặt chẽ, Theo đó đối với Luật DN: Quy định về người đại diện theo pháp luật của DN, điều kiện của người điều hành DN (về văn hóa, pháp luật, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, chứng chỉ hành nghề ). Đặc biệt là phải có quy định cơ chế kiểm tra kiểm soát số vốn pháp định của DN sau khi được cấp giấy phép kinh doanh. Nâng cao mối quan hệ phối hợp giữa cơ quan thuế và Sở KH-ĐT trong việc cấp đăng ký kinh doanh và cấp mã số thuế, cập nhật thông tin về93 hoạt động của DN nhằm phục vụ cho công tác hậu kiểm tra DN. Việc sửa đổi như trên sẽ tạo điều kiện để cơ quan cấp đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế có thể nắm được mọi diễn biến thường xuyên về tình hình tồn tại và hoạt động của DN, kịp thời xử lý DN vi phạm. + Luật kế toán cần bổ sung qui định về sự phối hợp giữa cơ quan thuế với cơ quan Tài chính trong việc kiểm tra hoạt động hành nghề kế toán của các tổ chức, cá nhân làm dịch vụ kế toán, xây dựng mức xử phạt hành chính nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân hành nghề kế toán vi phạm. Để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thanh kiểm tra và xử lý vi phạm của cơ quan thuế đối với DN, đề nghị bổ sung thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán đối với cơ quan thuế nhầm nâng cao chất lượng công tác kế toán đối với DN ngoài quốc doanh. 3.3.2. Đối với Cục Thuế Tỉnh Thừa Thiên Huế - Đẩy nhanh việc thực hiện cải cách hành chính thuế theo lộ trình, xây dựng các quy trình quản lý thuế theo hướng đơn giản, rõ ràng, công khai, từng bước hiện đại hóa, vi tính hóa, tôn trọng và đề cao trách nhiệm trước pháp luật của ĐTNT. Quy trình quản lý thuế mới phải là nâng cao tính tự giác thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của ĐTNT thông qua việc thực hiện phương pháp tự tính, tự kê khai thuế. Phát huy chức năng, quyền hạn của cơ quan thuế trong việc hành thu theo đúng chức năng Nhà nước quy định. - Để Luật Quản lý Thuế tiếp tục phát huy hiệu lực, hiệu quả trong cuộc sống.Tổng cục Thuế cần nghiên cứu, đổi mới tổ chức công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế. Nội dung tuyên truyền cần hướng trọng tâm vào cộng đồng dân cư, đảm bảo để tổ chức triển khai thực hiện các quy định mới về thuế. Có chế độ khuyến khích mọi người dân cung cấp thông tin và thấy đượcquyền lợi từ việc cung cấp thông tin, thì đó là một trong những kênh94 thông tin đấu tranh phòng chống gian lận và trốn thuế của các thành phần kinh tế một cách tốt nhất.. 3.3.3. Đối với UBND Thành phố Huế và UBND Thị xã Hương Thủy - Cần cải thiện môi trường kinh doanh, có chính sách phát triển sản xuất , kinh doanh, thu hút đầu tư, thay đổi cơ cấu kinh tế, bảo hộ và khuyến khích tiêu dùng hàng sản xuất một cách phù hợp … để phát triển trên địa bàn cũng như thu hút nguồn thu ngoài địa bàn. - Thành lập các trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ nhầm mục đích nắm bắt và tháo gỡ khó khăn, hướng dẫn và trợ giúp doanh nghiệp trong quá trình hoạt động. - Tập trung công tác khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh, tạo môi trường kinh doanh ổn định, thu hút đầu tư. Chỉ đạo công tác hỗ trợ cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thông qua các chính sách về tín dụng, ưu đãi đầu tư. - Chỉ đạo các ban, ngành có liên quan như sở Kế hoạch đầu tư, Cục thống kê, phòng thống kê, Sở Công Thương, Công an … phối hợp chặt chẽ với cơ quan thuế, nhằm tạo sức mạnh tổng hợp trong công tác thu ngân sách. 3.3.4. Đối với Chi cục Thuế thị xã Hương Thủy - Đẩy mạnh phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, các cơ quan thông tin đại chúng như Đài phát thanh truyền hình, các cơ quan báo chí tập trung tuyên truyền, quảng bá cho ĐTNT hiểu rõ về chính sách thuế. Tổ chức tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân, đặc biệt là trong lực lượng cán bộ, đảng viên, công chức Nhà nước nhầm làm thay đổi tâm lý và ý thức của người dân trong việc thực thi pháp luật thuế. - Chi cục Thuế thị xã Hương Thủy cần phải tăng cường kiểm tra việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 trong cơ quan Chi cục Thuế, trên cơ sở đó không ngừng kiện toàn, củng cố95 công tác cán bộ, khảo sát, bố trí đội ngũ công chức thuế trong Chi cục Thuế phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mỗi bộ phận và với Luật quản lý thuê, chú ý đến tính hiệu quả của công tác quản lý thuế. Tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, tin học trên cơ sở nguồn nhân lực hiện có, nhầm không ngừng nâng cao tính chuyên sâu, chuyên nghiệp trong giải quyết công việc cũng như khai thác tốt cơ sở dữ liệu của ngành thuế, phần mềm quản lý thuế để đáp ứng yêu cầu cải cách và hiện đại hóa ngành thuế. Đề cao công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật về thuế để mọi người dân nắm được ý nghĩa, tác dụng của thuế, qua đó đồng tình và ủng hộ Chi cục Thuế ngày càng thực hiện nhiệm vụ tốt hơn. - Tăng cường cán bộ kiểm tra đảm bảo đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ, để công tác kiểm tra thuế tại trụ sở doanh nghiệp đạt kết quả cao cần áp dụng phân tích và đánh giá rủi ro trong thanh kiểm tra thuế, tổ chức các nhóm phân tích kỹ hồ sơ kinh tế, xác minh và củng cố đầy đủ chứng cứ, hồ sơ tài liệu phục vụ cho quá trình kiểm tra. - Chú trọng công tác bồi dưỡng đạo đức và bản lĩnh chính trị cho cán bộ thuế. Chấn chỉnh ý thức trách nhiệm, kỷ cương, kỷ luật, đối với cán bộ, xử lý nghiêm các cán bộ không thực hiện đúng quy trình quản lý thuế. - Công tác tuyên truyền vận động, cung cấp dịch vụ thuế cho doanh nghiệp một cách tốt nhất, thực sự coi người nộp thuế là người bạn đồng hành. Tăng cường công tác đối thoại, gặp gỡ doanh nghiệp để thông qua đó nắm bắt được những khó khăn, bất cập trong quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp nhằm tìm biện pháp tháo gỡ cho doanh nghiệp. Tổ chức công tác tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ, phổ biến chính sách Thuế khi có thay đổi nhằm giúp doanh nghiệp tiếp cận được các chủ trương, chính sách mới để doanh nghiệp thực hiện đúng đủ nghĩa vụ của mình.96 Nhằm thực hiện tốt việc quản lý thuế nội địa các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thị xã Hương Thủy như đã kiến nghị trên đòi hỏi Nhà nước, Ngành thuế phải nhanh chóng nghiên cứu để kịp thời ban hành chính sách và qui định mới phù hợp để tổ chức thực hiện. Tóm tắt chƣơng 3 Trong chương này tác giả đã đưa ra được phương hướng quản lý thuế nội địa các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế thị xã Hương Thủy trong thời gian tới, đưa ra các giải pháp nhầm hoàn thiện quản lý thuế trên các mặt như công tác tuyên truyền, tổ chức cán bộ, kiểm tra thuế, công tác quản lý nợ thuế, công tác kê khai kế toán thuế. Tác giả đã nêu ra biện pháp nhằm nâng cao năng lực và chất lượng cán bộ công chức thuế, tổ chức lại bộ máy quản lý thuế và công tác cải cách hành chính thuế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tác giả đã đưa ra các kiến nghị và đề xuất đối với chị cục thuế thị xã Hương Thủy, với UBND thị xã Hương Thủy, với Ủy ban nhân dân tỉnh và thành phố Huế , với Cục Thuế Tỉnh Thừa Thiên Huế với mong muốn tạo điều kiện và giúp cho cơ quan thuế hoàn thiện hơn trong công tác quản lý thuế trên địa bàn thị xã Hương Thủy trong thời gian tới.97 KẾT LUẬN Từ việc phân tích công tác quản lý thuế nội địa doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế thị xã Hương Thủy, luận văn rút ra một số kết luận sau : -Thực hiện Luật Quản lý Thuế Tổng cục Thuế đã ban hành các quy trình quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhằm đề cao vai trò của các tổ chức, cá nhân trong công tác quản lý thuế, tạo điều kiện thuận lợi cho NNT nộp đúng, đủ, kịp thời vào ngân sách Nhà nước và thống nhất các quy định về quản lý thuế. Cải tiến thủ tục quản lý thuế nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý thuế, nâng cao chất lượng làm việc của đội ngũ cán bộ thuế. - Theo các quy trình này các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tự kê khai, tự nộp thuế, cơ quan thuế chỉ làm nhiệm vụ kiểm tra và giám sát việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp. Đánh giá tình hình quản lý thuế của chi cục Thuế thị xã Hương Thủy trong gian đoạn 2014 – 2016 cho thấy : + Mặc dù số doanh nghiệp kê khai nộp thuế ngày càng tăng nhưng vẫn còn 14,4 % số DN chưa kê khai nộp thuế, tỷ lệ nợ thuế năm 2016 vẫn còn ở mức cao. + Công tác kiểm tra thuế tại cơ sở còn gặp nhiều khó khăn do những hạn chế của đội ngũ kế toán và chủ doanh nghiệp. Số doanh nghiệp kiểm tra hàng năm đạt kế hoạch đề ra do rút ngắn thời gian kiểm tra 5 ngày/DN nay xuống còn 3 ngày/DN, nhưng qua kiểm tra số thuế truy thu hàng năm chưa cao do có nhiều doanh nghiệp giải thể mà vẫn tính vào kế hoạch nhưng không có số thu, bên cạnh đó số lượng công việc tại bộ phận kiểm tra quá nhiều98 nhưng thiếu nguồn nhân lực. Vì vậy, việc kiểm tra hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế và kiểm tra thuế tại trụ sở các doanh nghiệp cũng gặp những khó khăn và hạn chế nhất định. Từ những đánh giá trên, đề tài đã đề xuất 5 giải pháp nhằm cải tiến các chính sách, thủ tục, quy trình thu thuế của Nhà nước và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuế các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế thị xã Hương Thủy. Bên cạnh đó luận văn cũng đưa ra được các quan điểm chỉ đạo, đề ra phương hướng của ban lãnh đạo thị xã Hương Thủy và Chi cục Thuế thị xã Hương Thủy trong công tác quản lý thuế nội địa các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại thị xã Hương Thủy từ đó đề ra một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế trong thời gian tới nhằm tăng nguồn thu cho ngân sách thành phố, giúp cho Chi cục Thuế thị xã Hương Thủy hoàn thành nhiệm vụ chính trị theo dự toán pháp lệnh và dự toán phấn đấu của Cục Thuế Tỉnh giao. Trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ bị giới hạn về thời gian và khả năng, tác giả đã cố gắng nhiều song vẫn không thể tránh khỏi những vấn đề thiếu sót và hạn chế. Tác giả rất mong muốn và hy vọng nhận được nhiều ý kiến tham gia đóng góp của các thầy, cô giáo để luận văn được đóng góp nhiều hơn nữa các biện pháp và hoàn thiện công tác quản lý thuế nội địa đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại thị xã Hương Thủy trong thời gian tới.98 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Văn Ái (2000) , Những vấn đề lý luận cơ bản về thuế trong nền kinh tế. ( Viện nghiên cứu tài chính), NXB Tài chính, Hà Nội. 2. Hải Anh ( 2007) , “ Đổi mới tổ chức bộ máy quản lý thuế đáp ứng yêu cầu cải cách và hiện đại hóa “, Tạp chí thuế Nhà nước ,123(5), tr10. 3. Trọng Bảo (2013), “ Đổi mới chính sách thuế nhằm khuyến khích phát triển doanh nghiệp tư nhân”, Tạp chí Tài chính doanh nghiệp, (07), tr 29. 4. Bộ Tài chính (2011), Kế hoạch thực hiện chiến lược cải cách hệ thống thuế từ năm 2011 đến năm 2020, Hà Nội. 5. Bộ Tài chính (2007), Luật quản lý thuế, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội 6. Bộ Tài chính ( 2013), Luật sử đổi bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội 7. Các Mác và Ph.Ăng-ghen tuyển tập(1961) NXB sự thật, Hà Nội 8. Chi cục Thuế thành phố Huế, Báo cáo tổng kết công tác Thuế năm 2011. 9. Chi cục Thuế thành phố Huế, Báo cáo tổng kết công tác Thuế năm 2012. 10. Chi cục Thuế thành phố Huế, Báo cáo tổng kết công tác Thuế năm 2013. 11. Chi cục Thuế thành phố Huế, Báo cáo tổng kết công tác Thuế năm 2014. 12. Chính phủ ( 2013), Nghị định 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 13. Lê Xuân Định, Luận văn: “Quản lý thuế nội địa với các doanh nghiệp dân doanh trên địa bàn huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình” năm 2013 14. Trần Văn Giao ( 2013) Giáo trình lý thuyết tài chính quốc tế, NXB Tài chính, Hà Nội. 15. Trương Thị Thu Hà (2013) giáo trình Quản lý thuế và các nguồn thu của Chính phủ, Học viện hành chính , Hà Nội99 16. Nguyễn Văn Hiệu , Nguyễn Thị Liên ( 2007), Giáo trình thuế, NXB Tài chính , Hà Nội. 17. Nguyễn Dương Hùng , Luận văn “Hoàn thiện cơ chế quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Lấy ví dụ tại Hà Nội”, năm 2008 18. Học viện tài chính (2012), Chính sách thuế của Nhà nước trong quá trình hội nhập, NXB Tài chính, Hà Nội. 19. Trung Kiên (2008) “Hiệu lực và hiệu quả QLT được nâng cao, Tạp chí thuế Nhà nước, 186(20),tr 4-5. 20. Luật Doanh nghiệp và các văn bản hưỡng dẫn thi hành (2006), NXB Chính Trị Quốc gia. 21. Luật quản lý thuế - Khung pháp lý cao nhất đảm bảo thu đúng thu đủ. Tạp chí Thuế Nhà nước, (2012), (số 3+4+5 ), Hà Nội. 22. Lê Chi Mai (2011), Giáo trình Quản lý chi tiêu công , NXB Chính trị Quốc gia – sự thật , Hà Nội. 23. Vũ Văn Ninh (2007), “Thay đổi căn bản phương pháp quản lý thuế”, Tạp chí thuế Nhà nước, 121(3), tr 7,8. 24. Nguyễn Văn Ninh (2013), “Nợ thuế là thước đo năng lực quản lý thuế”,Tạp chí thuế nhà nước , 158(40), tr 4-5. 25. Phòng Thống kê thành phố Huế (2013), Niên Giám Thống kê năm 2013. 26. Nguyễn Ngọc Thao (2013), Giáo trình Tài chính công, Học viện hành chính , Hà Nội 27. Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam (2013) Luật Quản lý thuế, Hà Nội. 28. Trường Đại học luật Hà Nội (2007), giáo trình Luật thuế Việt Nam, NXB tư pháp, Hà Nội, tr10. 29. Tổng cục Thuế (2011), Những vấn đề chung về thuế - Bài giảng Kiểm thu viên , Hà Nội , tr 1-21.100 30. Tổng cục thuế (2013), Tài liệu tập huán Luật Quản lý Thuế, Hà Nội. 31. Tổng cục Thuế (2011), Chương trình cải cách và hiện đại hóa ngành Thuế từ năm 2011 đến năm 2020, Hà Nội. 32. Tổng cục Thuế (2013), Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành , Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội. 33. Tổng cục Thuế ( 2013), “Luật Quản lý Thuế và các văn bản chi tiết hướng dẫn thi hành luật”, Tài liệu tập huấn, Hà Nội. 34. Tổng cục Thuế (2011), Quy trình kê khai, miễn giảm, hoàn, kiểm tra & quản lý nợ thuế, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội. 35. Tổng cục Thuế (2013), Chuyên đề quản lý thuế, Tài liệu bồi dưỡng cho công chức mới, Hà Nội. 36. Tổng cục Thuế( 2011,2012,2013,2014) , Thuế quốc tế, NXB Tài chính, Hà Nội. 37. Lê Xuân Trường (2012), tỷ lệ số thu thuế so với GDP của Việt Nam, Tạp chí Tài chính doanh nghiệp, số 12/2012, Hà Nội. 38. Nguyễn Cẩm Tâm (2012), Phát triển đại lý thuế ở Việt Nam: “Còn nhiều trở ngại”, Tạp chí thuế Nhà nước số 52,Hà Nội. 39. UBND thành phố Huế (2011,2012,2013,2014) Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2011,2012,2013,2014, thành phố Huế. 40. Ông Yasuo Hanashima(2012), Kinh nghiệm của Nhật Bản về đại lý thuế, Thuế quốc tế, NXB Tài chính, Hà Nội. 41. Vũ Hồng Vân , Luận văn “Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế quận Hai Bà Trưng”, năm 2008. 42. Văn Kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng CSVN(2011), NXB chính trị quốc gia, Hà Nội.101 43. Văn Kiện Đại Hội Đảng bộ thành phố Huế lần thứ X, nhiệm kỳ 2010-2015(2010), NXB Thuận Hóa, Huế. 44. Lê Thị Xuân (2011), Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp , học viện ngân hàng, Hà Nội. 45. Tài liệu từ Website: http://www.huecity.gov.vn 46. Tài liệu từ Website: http://www.huongthuy.thuathienhue.gov.vn 47. Tài liệu từ Website: http://www.huongtra.thuathienhue.gov.vn 48. Tài liệu từ Website: http://thuathienhue.gdt.gov.vn

- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Bình luận