Luận văn ThS: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế

298 3

Miễn phí

Tải về máy để xem đầy đủ hơn, bản xem trước là bản PDF

Tags: #luận văn#luận án#báo cáo#tiểu luận

Mô tả chi tiết

1. Mở đầu

1.1 Tính cần thiết của đề tài

Với bất kỳ quốc gia, địa phương nào hay tổ chức nào để duy trì các hoạt động diễn ra theo đúng kế hoạch, định hƣớng và quản lý hiệu quả đều phải có nguồn thu ngân sách. Do vậy, có thể nói ngân sách có vai trò rất quan trọng đối với mỗi quốc gia nói chung cũng như ở Việt Nam. Từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường định hƣớng xã hội chủ nghĩa và đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và thế giới ngày càng sâu rộng thì đòi hỏi nhà nước phải có nguồn thu ngân sách đảm bảo nhằm góp phần phát triển KT-XH một cách bền vững, thực hiện đưuợc sự điều tiết nền kinh tế vĩ mô và thực hiện công bằng xã hội

1.2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần hệ thống hóa lý luận cơ bản về NSNN, thu NSNN và quản lý thu NSNN.

Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý thu NSNN ở thị xã Hương Thủy từ năm 2014 đến năm 2016 và đưa ra những hạn chế cần khắc phục.

Nghiên cứu đề xuất hệ thống giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý thu NSNN tại thị xã Hương Thủy trong thời gian tới

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu đề tài là công tác quản lý thu NSNN trên địa bàn thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế

Không gian: Tại thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế

Thời gian: Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu từ năm 2014 đến năm 2016 và định hướng đến năm 2020

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác Lê nin. Đồng thời sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể: Phương pháp nghiên cứu định tính, kết hợp với phương pháp phân tổ thống kê, sử dụng phân tích số liệu theo thời gian ba năm

1.5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Luận văn là công trình khoa học nghiên cứu quản lý thu NSNN ở thị xã Hương Thủy, kết quả của luận văn là hệ thống hóa cơ sở khoa học về NSNN, đặc biệt là quản lý thu NSNN, đánh giá thực trạng quản lý thu NSNN tại thị xã Hương Thủy và đề xuất hệ thống giải pháp, kiến nghị để quản lý thu NSNN tại thị xã Hương Thủy trong thời gian tới.

2. Nội dung

2.1 Cơ sở khoa học về quản lý thu NSNN cấp huyện

Tổng quan về thu ngân sách nhà nước và ngân sách nhà nước cấp huyện

Nội dung quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện

Kinh nghiệm quản lý thu ngân sách nhà nước của một số huyện tại một số địa phương trong nước và bài học rút ra áp dụng vào thị xã Hương Thủy

2.2 Thực trạng quản lý thu NSNN tại thị xã Hương Thủy từ năm 2014 đến năm 2016

Khái quát tình hình kinh tế - xã hội thị xã Hương Thủy có ảnh hưởng đến quản lý thu ngân sách nhà nước

Thực trạng về thu ngân sách nhà nước tại thị xã Hương Thủy

Đánh giá thực trạng quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã Hương Thủy

2.3 Định hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý thu NSNN tại thị xã Hương Thủy

Định hướng hoàn thiện quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã Hương Thủy

Giải pháp hoàn thiện quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã Hương Thủy

Công tác chỉ đạo thực hiện các giải pháp

Kiến nghị

3. Kết luận

Cùng với sự đẩy mạnh công cuộc cải cách, đổi mới cơ chế quản lý của nhà nước, hệ thống quản lý thu ngân sách ngày càng được xây dựng hoàn thiện theo chiến lược phát triển kinh tế, qua nghiên cứu lý luận về chính sách, cũng như thực tiễn công tác quản lý thu ngân sách trên địa bàn thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa thiên Huế. Trong thời gian qua, thị xã Hương Thủy đã có nhiều cố gắng trong công tác chỉ đạo nên đạt được những thành quả quan trọng, thu ngân sách đạt khá, từng bước đảm bảo cân đối thu chi ngân sách

4. Tài liệu tham khảo

Lê Văn Ái (2010), Giáo trình quản lý thu ngân sách nhà nước.

Bộ tài chính (2003), Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/06/2003 về Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước, Hà Nội.

Bộ tài chính (2008), Thông tư số 108/2008/TT-BTC ngày 18/11/2008 về Hướng dẫn xử lý ngân sách cuối năm và lập, báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm, Hà Nội

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… …………/………… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGÔ HỮU PHÚC QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI THỊ XÃ HƢƠNG THỦY, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2017BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… …………/………… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGÔ HỮU PHÚC QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI THỊ XÃ HƢƠNG THỦY, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Chuyên ngành: Tài chính-Ngân hàng Mã số: 60.34.02.01 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS .THÁI THANH HÀ THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2017LỜI CAM ĐOAN Tôi là Ngô Hữu Phúc, xin cam đoan: Bản luận văn của tôi là công trình nghiên cứu khoa học độc lập. Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chƣa hề đƣợc sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Các thông tin đƣợc trích dẫn trong luận văn đều đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc. Thừa Thiên Huế, ngày 12 tháng 2 năm 2017 Học viên Ngô Hữu PhúcLỜI CẢM ƠN Để hoàn thành Luận văn này bên cạnh sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của nhiều tổ chức và cá nhân. Trước hết, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Thái Thanh Hà đã tận tình dành nhiều thời gian và trí lực trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình xây dựng đề cương, nghiên cứu và hoàn thành Luận văn. Tôi xin trân trọng cám ơn Ban giám đốc Học Viện Hành Chính Quốc gia, cùng toàn thể quý thầy, cô giáo đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin trân trọng cám ơn Ban Thường vụ Thị ủy, Thường trực HĐND, UBND thị xã Hương Thủy đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin cám ơn Chi cục thuế thị xã Hương Thủy, Phòng Tài chính - Kế Hoạch và các phòng ban chuyên môn thuộc UBND thị xã Hương Thủy đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thu thập số liệu, nắm tình hình thực tế tại đơn vị. Cuối cùng, tôi cám ơn đồng nghiệp nơi tôi đang công tác, gia đình và bạn bè đã cổ vũ, động viên tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tuy đã có nhiều cố gắng, song không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong quý thầy, cô giáo, các chuyên gia và những người quan tâm đến đề tài, đồng nghiệp và bạn bè tiếp tục giúp đỡ, đóng góp ý kiến để Luận văn được hoàn thiện hơn. Học viên Ngô Hữu PhúcDANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN DN : Doanh nghiệp DNNN : Doanh nghiệp nhà nƣớc DNTN : Doanh nghiệp tƣ nhân GTGT : Giá trị gia tăng HĐND : Hội đồng Nhân dân KT – XH : Kinh tế - xã hội NSĐP : Ngân sách địa phƣơng NSNN : Ngân sách nhà nƣớc NSTW : Ngân sách trung ƣơng TNCN : Thu nhập cá nhân TNCT : Thu nhập chịu thuế TNDN : Thu nhập doanh nghiệp TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TTĐB : Tiêu thụ đặc biệt UBND : Uỷ ban nhân dânMỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các sơ đồ, biểu đồ PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1 Chƣơng 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CẤP HUYỆN .......................................................................................... 7 1.1. Tổng quan về thu ngân sách nhà nƣớc và ngân sách nhà nƣớc cấp huyện .... 7 1.1.1. Thu ngân sách nhà nƣớc .............................................................................. 7 1.1.2. Nội dung các khoản thu ngân sách nhà nƣớc ........................................... 11 1.1.3. Vai trò của thu Ngân sách nhà nƣớc ........................................................ 13 1.1.4. Các nguyên tắc thiết lập hệ thống thu ngân sách nhà nƣớc ...................... 15 1.1.5. Hệ thống ngân sách nhà nƣớc ................................................................... 17 1.1.6 Nội dung thu ngân sách nhà nƣớc cấp huyện ............................................ 18 1.2 Nội dung quản lý thu ngân sách nhà nƣớc cấp huyện ................................. 18 1.2.1 Khái niệm quản lý thu ngân sách nhà nƣớc cấp huyện .............................. 18 1.2.2 Mục đích, yêu cầu, phƣơng thức, công cụ, nguyên tắc quản lý thu ngân sách nhà nƣớc cấp huyện ..................................................................................... 19 1.2.3. Những nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý thu ngân sách nhà nƣớc cấp huyện ................................................................................................................... 21 1.2.4. Tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý thu ngân sách nhà nƣớc cấp huyện ... 25 1.2.5 Phân cấp quản lý nguồn thu Ngân sách nhà nƣớc cấp huyện ....................... 26 1.2.6. Nội dung cơ bản về quản lý thu ngân sách nhà nƣớc cấp huyện .............. 271.3 Kinh nghiệm quản lý thu ngân sách nhà nƣớc của một số huyện tại một số địa phƣơng trong nƣớc và bài học rút ra áp dụng vào thị xã Hƣơng Thủy ......... 33 1.3.1. Kinh nghiệm quản lý thu NSNN của một số huyện tại một số địa phƣơng trong nƣớc ........................................................................................................... 33 1.3.2. Các bài học rút ra có thể nghiên cứu, áp dụng ở Việt Nam, ở tỉnh Thừa Thiên Huế và ở thị xã Hƣơng Thủy .................................................................... 40 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI THỊ XÃ HƢƠNG THỦY 2014-2016 ......................................... 43 2.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội thị xã Hƣơng Thủy có ảnh hƣởng đến quản lý thu ngân sách nhà nƣớc .......................................................................... 43 2.1.1 Đặc điểm địa lý, tự nhiên, tiềm năng phát triển ......................................... 43 2.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội thị xã Hƣơng Thủy giai đoạn 2014 -2016 ........ 44 2.2. Thực trạng về thu ngân sách nhà nƣớc tại thị xã Hƣơng Thủy .................... 47 2.2.1. Khái quát về tình hình ngân sách nhà nƣớc từ năm 2014-2016 ............... 47 2.2.2. Thu ngân sách nhà nƣớc từ năm 2014-2016 ............................................. 51 2.2.3. Thực trạng quản lý thu ngân sách nhà nƣớc tại thị xã Hƣơng Thủy từ năm 2014-2016 ............................................................................................................ 55 2.3. Đánh giá thực trạng quản lý thu ngân sách nhà nƣớc tại thị xã Hƣơng Thủy ..................................................................................................................... 77 2.3.1 Kết quả đạt đƣợc ........................................................................................ 77 2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân ................................................................. 79 Chƣơng 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI THỊ XÃ HƢƠNG THỦY ................ 91 3.1. Định hƣớng hoàn thiện quản lý thu ngân sách nhà nƣớc tại thị xã Hƣơng Thủy ..................................................................................................................... 91 3.1.1. Định hƣớng mục tiêu, chỉ tiêu và nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế xã hội thị xã Hƣơng Thủy giai đoạn 2016 – 2020 . ................................................. 913.1.2. Định hƣớng, mục tiêu quản lý thu ngân sách nhà nƣớc tại thị xã Hƣơng Thủy ..................................................................................................................... 93 3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý thu ngân sách nhà nƣớc tại thị xã Hƣơng Thủy ..................................................................................................................... 94 3.2.1. Nhóm giải pháp chung .............................................................................. 94 3.2.2. Nhóm giải pháp chuyên môn .................................................................... 98 3.2.3. Nhóm giải pháp điều kiện ....................................................................... 108 3.3. Công tác chỉ đạo thực hiện các giải pháp ................................................... 114 3.3.1. Tranh thủ sự chỉ đạo của ủy ban nhân dân tỉnh ...................................... 114 3.3.2. Chỉ đạo thực hiện của Ủy ban nhân dân thị xã ....................................... 114 3.3.3. Ban hành quy chế phối hợp giữa các ngành tại địa phƣơng ................... 115 3.4. Kiến nghị ................................................................................................... 115 3.4.1 Kiến nghị với Quốc Hội, Chính phủ, Bộ Tài chính trong quản lý thu ngân sách nhà nƣớc .................................................................................................... 115 3.4.2 Kiến nghị với chính quyền địa phƣơng .................................................... 117 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 120 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 121DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Các chỉ tiêu kinh tế-xã hội của thị xã Hƣơng Thủy 2011-2015 và 2016…………………………………………………………………….............46 Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu thu NSNN TX Hƣơng Thủy từ năm 2014–2016 ....... 48 Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu chi NSNN TX Hƣơng Thủy từ năm 2014–2016 ....... 50 Bảng 2.4: Thu NSNN và Tổng giá trị sản xuất TX Hƣơng Thủy 2014-2016 ... 54 Bảng 2.5: Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm giữa ngân sách thị xã với ngân sách cấp phƣờng, xã ............................................................................. 60 Bảng 2.6: Dự toán thu ngân sách thị xã 2014-2016 ............................................... 63 Bảng 2.7: Tình hình chấp hành dự toán thu NSNN thị xã Hƣơng Thủy từ năm 2014 – 2016 ......................................................................................................... 66 Bảng 2.8: Nợ thuế từ 2014 - 2016 theo tính chất nợ ........................................... 67 Bảng 2.9: Nợ thuế từ 2014-2016 theo loại hình doanh nghiệp, hộ cá thể .......... 68 Bảng 2.10: Tăng trƣởng thu NSNN thị xã Hƣơng Thủy 2014-2016 .................. 71 Bảng 2.11: Cơ cấu nguồn thu NSNN thị xã Hƣơng Thủy 2014-2016 ................ 72 Bảng 2.12: Tình hình thanh tra, kiểm tra tại cơ quan thuế thị xã Hƣơng Thủy từ 2014 – 2016. ........................................................................................................ 76DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ SƠ ĐỒ Trang Sơ đồ 1.1: Hệ thống ngân sách nhà nƣớc Việt Nam ....................................... 17 BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 2.1: Tình hình thu chi NSNN TX Hƣơng Thủy từ năm 2014-2016 .... 51 Biểu đồ 2.2: Thu NSNN và Tổng giá trị sản xuất TX Hƣơng Thủy 2014-2016 ... 55 Biểu đồ 2.3: Nợ thuế giai đoạn 2014-2016 theo loại hình doanh nghiệp và hộ cá thể................................................................................................................ 69 Biểu đồ 2.4: Cơ cấu nguồn thu NSNN thị xã Hƣơng Thủy 2014-2016 ......... 731 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn Với bất kỳ quốc gia, địa phƣơng nào hay tổ chức nào để duy trì các hoạt động diễn ra theo đúng kế hoạch, định hƣớng và quản lý hiệu quả đều phải có nguồn thu ngân sách. Do vậy, có thể nói ngân sách có vai trò rất quan trọng đối với mỗi quốc gia nói chung cũng nhƣ ở Việt Nam. Từ khi nƣớc ta chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và thế giới ngày càng sâu rộng thì đòi hỏi nhà nƣớc phải có nguồn thu ngân sách đảm bảo nhằm góp phần phát triển KT-XH một cách bền vững, thực hiện đƣợc sự điều tiết nền kinh tế vĩ mô và thực hiện công bằng xã hội. Điều này phụ thuộc vào việc quản lý các nguồn thu NSNN. Để huy động đầy đủ các nguồn thu vào ngân sách nhằm thực hiện mục tiêu chi của nhà nƣớc thì các hình thức thu NSNN phải phù hợp với điều kiện phát triển KT-XH của địa phƣơng, đất nƣớc ở mỗi thời kỳ. Trong quá trình đổi mới nền kinh tế nhƣ hiện nay, các hình thức thu NSNN ở địa phƣơng đã từng bƣớc thay đổi, điều chỉnh để thực hiện nhiệm vụ tập trung nguồn thu cho NSNN, là công cụ điều chỉnh vĩ mô quan trọng của nhà nƣớc. Hơn nữa, quản lý thu NSNN góp phần đảm bảo tập trung nguồn lực tài chính để điều tiết một cách hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế, cũng nhƣ kiểm tra, kiểm soát nhằm phát hiện, khai thác, bồi dƣỡng và động viên vào NSNN một cách công bằng, hợp lý là vấn đề đƣợc nhà nƣớc cũng nhƣ chính quyền các địa phƣơng rất quan tâm hiện nay. Thị xã Hƣơng Thủy là một đơn vị cấp huyện tại tỉnh Thừa Thiên Huế nằm tiếp giáp với thành phố Huế về phía Nam, có nhiều tiềm năng, thế mạnh nhƣng thu ngân sách hàng năm chỉ đáp ứng đƣợc khoảng 52% cho nhiệm vụ chi, phần còn lại đƣợc bổ sung từ ngân sách tỉnh Thừa Thiên Huế.2 Tuy nhiên, không vì lý do đó mà tình hình KT-XH của địa phƣơng kém phát triển, mà ngƣợc lại thị xã Hƣơng Thủy luôn nỗ lực phấn đấu và đã tạo đƣợc chuyển biến tích cực về KT-XH, tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân hàng năm đạt 13,7%/năm. Nhiều công trình kinh tế, hạ tầng quan trọng của địa phƣơng đã đƣợc đầu tƣ hoàn chỉnh, dịch vụ, công nghiệp-TTCN phát triển đã góp phần đáng kể vào sự phát triển chung của Tỉnh. Bên cạnh những mặt tích cực đã đạt đƣợc thì vẫn còn những hạn chế cả về thể chế, chính sách, định hƣớng quản lý điều hành, đặc biệt là hạn chế về công tác quản lý các nguồn thu NSĐP nhƣ: Chƣa có các biện pháp để áp dụng một cách đồng bộ, khoa học dẫn đến tình trạng thu thuế chƣa cao, thu ngân sách chƣa bao quát hết nguồn thu, vẫn còn tình trạng thất thu thuế, các nguồn thu ngân sách còn hạn chế và chƣa đƣợc nuôi dƣỡng tốt. Công tác quản lý các nguồn thu con bỏ sót, chồng chéo; vẫn chƣa quan tâm đúng mức trong việc phối hợp chỉ đạo thu ngân sách nên hiệu quả còn thấp; Công tác phối hợp giữa các ban ngành đoàn thể với chính quyền chƣa đồng bộ. Bộ máy quản lý nguồn thu thuế chƣa chuyển biến kịp thời với sự vận hành của nền kinh tế nhƣ sự đa dạng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, trình độ quản lý ngày càng cao của DN, tính chất tinh vi phức tạp của các hành vi trốn thuế. Việc tập trung thực hiện các chính sách, chiến lƣợc và các giải pháp tạo mới, nuôi dƣỡng, kích thích tăng trƣởng nguồn thu gắn với việc thu đúng, thu đủ nhằm phát huy đƣợc nội lực trong phát triển KT-XH đã và đang đƣợc chính quyền địa phƣơng từng bƣớc quan tâm.3 Do vậy, việc nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện, cụ thể cả lý luận và thực tiễn đối với hoạt động quản lý thu NSNN là một đòi hỏi đang đƣợc đặt ra hiện nay, đặc biệt tại thị xã Hƣơng Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nhằm góp phần khắc phục những hạn chế nêu trên đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu NSNN trên địa bàn thị xã Hƣơng Thủy đạt hiệu quả, tác giả chọn đề tài: “Quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm đối tƣợng nghiên cứu. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Hiện nay NSNN là vấn đề đƣợc các nhà quản lý cũng nhƣ nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Vì vậy, đã có những công trình nghiên cứu về NSNN theo nhiều khía cạnh, góc độ và phạm vi khác nhau, trong đó có những công trình nghiên cứu với phạm vi quốc gia, có những đề tài nghiên cứu đối với từng địa phƣơng cụ thể. Có thể nêu lên một số đề tài, một số công trình nghiên cứu tại Việt Nam nhƣ sau: “ Quản lý thu NSNN tại thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị, Luận văn thạc sĩ - Lê Hữu Cƣờng-2013.” “ Quản lý thu NSNN tại huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiê Huế, Luận văn thạc sĩ - Trần Hữu Hồng-2014” “ Quản lý thu NSNN trên địa bàn huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, Luận văn thạc sĩ - Lê Quốc Túy-2016” Các đề tài đã xây dựng đƣợc khung lý thuyết về thu ngân sách và quản lý thu ngân sách nhà nƣớc, trên cơ sở đó đánh giá thực trạng quản lý thu ngân sách cấp Huyện và đề xuất các giải pháp hoàn thiện thu ngân sách cấp Huyện. Ngoài ra, có một số các luận văn, đề tài nghiên cứu khoa học khác, nghiên cứu về NSNN có liên quan.4 Tuy nhiên, vẫn chƣa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ và hệ thống về quản lý thu NSNN tại thị xã Hƣơng Thủy. Vì vậy, việc tác giả chọn đề tài “Quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế” là đề tài mới và không trùng lặp với các đề tài đã đƣợc nghiên cứu tại thị xã Hƣơng Thủy. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích: Mục đích nghiên cứu của đề tài là vận dụng những lý luận cơ bản về NSNN, quản lý thu NSNN và các hình thức quản lý ngân sách tại địa phƣơng, phân tích, đánh giá thực trạng về quản lý thu NSNN tại thị xã Hƣơng Thủy. Từ đó đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý thu NSNN tại địa phƣơng trong thời gian tới. * Nhiệm vụ: - Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần hệ thống hóa lý luận cơ bản về NSNN, thu NSNN và quản lý thu NSNN. - Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý thu NSNN ở thị xã Hƣơng Thủy từ năm 2014 đến năm 2016 và đƣa ra những hạn chế cần khắc phục. - Nghiên cứu đề xuất hệ thống giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý thu NSNN tại thị xã Hƣơng Thủy trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu: Đối tƣợng nghiên cứu đề tài là công tác quản lý thu NSNN trên địa bàn thị xã Hƣơng Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Phạm vi nghiên cứu: + Không gian: Tại thị xã Hƣơng Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế + Thời gian: Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu từ năm 2014 đến năm 2016 và định hƣớng đến năm 2020.5 5. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở phƣơng pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác Lê nin. Đồng thời sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể: Phƣơng pháp nghiên cứu định tính, kết hợp với phƣơng pháp phân tổ thống kê, sử dụng phân tích số liệu theo thời gian ba năm. 6. Đóng góp của luận văn - Về mặt lý luận: + Hệ thống hóa nội dung chủ yếu của NSNN, thu NSNN, quản lý thu NSNN. + Chỉ ra nguyên tắc quản lý thu NSNN, các nhân tố ảnh hƣởng cũng nhƣ quy trình quản lý thu NSNN. + Tổng kết kinh nghiệm quản lý thu NSNN của một số nƣớc trên thế giới, so sánh với thực tiễn quản lý thu NSNN tại thị xã Hƣơng Thủy để rút ra những vấn đề có thể nghiên cứu, áp dụng. - Về mặt thực tiễn: Trên cơ sở đánh giá thực trạng, đối chiếu giữa lý luận và thực tiễn tại địa phƣơng, so sánh với kinh nghiệm của các nƣớc trên thế giới, từ đó nêu ra đƣợc hệ thống các giải pháp và những kiến nghị có tính khả thi nhằm hoàn thiện quản lý thu NSNN tại thị xã Hƣơng Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Luận văn là công trình khoa học nghiên cứu quản lý thu NSNN ở thị xã Hƣơng Thủy, kết quả của luận văn là hệ thống hóa cơ sở khoa học về NSNN, đặc biệt là quản lý thu NSNN, đánh giá thực trạng quản lý thu NSNN tại thị xã Hƣơng Thủy và đề xuất hệ thống giải pháp, kiến nghị để quản lý thu NSNN tại thị xã Hƣơng Thủy trong thời gian tới.6 Với kết quả nghiên cứu, luận văn sẽ trở thành tài liệu tham khảo và có giá trị cho việc quản lý, điều hành NSNN mà đặc biệt là quản lý thu NSNN tại thị xã Hƣơng Thủy. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn đƣợc kết cấu thành 3 chƣơng. Chƣơng 1: Cơ sở khoa học về quản lý thu NSNN cấp huyện Chƣơng 2: Thực trạng quản lý thu NSNN tại thị xã Hƣơng Thủy từ năm 2014 đến năm 2016 Chƣơng 3: Định hƣớng và giải pháp hoàn thiện quản lý thu NSNN tại thị xã Hƣơng Thủy.7 Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CẤP HUYỆN 1.1. Tổng quan về thu ngân sách nhà nƣớc và ngân sách nhà nƣớc cấp huyện 1.1.1. Thu ngân sách nhà nước 1.1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của ngân sách nhà nước “Ngân sách nhà nƣớc” là thuật ngữ có từ lâu và ngày nay đƣợc dùng phổ biến trong đời sống KT-XH. Tuy nhiên, chƣa có quan niệm thống nhất về khái niệm NSNN. Hiện nay có ba quan niệm phổ biến về NSNN. Thứ nhất, NSNN là bản dự toán thu - chi tài chính của nhà nƣớc trong một khoảng thời gian nhất định, thƣờng là 01 năm. Thứ hai, NSNN là quỹ tiền tệ của nhà nƣớc. Thứ ba, NSNN là những quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình nhà nƣớc huy động và sử dụng các nguồn tài chính khác nhau [34, tr.1]. Thực tế, nhìn bề ngoài hoạt động NSNN là hoạt động thu – chi tài chính nhà nƣớc. Hoạt động đó đa dạng, phong phú đƣợc tiến hành hầu hết trên các lĩnh vực tác động đến mọi chủ thể KT-XH. Tuy đa dạng, phong phú nhƣ vậy nhƣng chúng cũng có những đặc điểm chung. - Các hoạt động thu – chi NSNN luôn gắn bó chặt chẽ với quyền lực kinh tế - chính trị của nhà nƣớc đƣợc nhà nƣớc tiến hành trên cơ sở những quy định của pháp luật. - Đằng sau những hoạt động thu – chi tài chính đó chứa đựng nội dung KT-XH nhất định và chứa những quan hệ kinh tế, quan hệ lợi ích nhất định. Trong các quan hệ lợi ích thì lợi ích quốc gia, lợi ích tổng thể bao giờ cũng đƣợc đặt lên hàng đầu và chi phối các lợi ích khác trong thu – chi NSNN.8 Khái niệm NSNN không chỉ biểu hiện các quan hệ sản xuất nhất định mà còn có sự thể hiện vật chất hóa. Sự vật chất hóa các quan hệ ngân sách đƣợc thể hiện ở quỹ tiền tệ của nhà nƣớc. Đằng sau các con số phản ánh khối lƣợng của ngân sách là quá trình phân phối hiện thực, đó chính là tính hai mặt của phạm trù kinh tế: Chất lƣợng và số lƣợng. Quỹ tiền tệ của nhà nƣớc – NSNN, cũng có những đặc trƣng chung nhƣ các quỹ tiền tệ khác đƣợc tạo lập trên cơ sở các quan hệ tài chính. Nét đặc trƣng riêng biệt của NSNN với tƣ cách một quỹ tiền tệ của nhà nƣớc là ngân sách đƣợc chia thành nhiều quỹ có tác dụng riêng và chỉ sau đó ngân sách mới đƣợc chi dùng cho những mục đích nhất định của nhà nƣớc. Từ những phân tích trên có thể đƣa ra khái niệm về NSNN nhƣ sau: NSNN đƣợc đặc trƣng bởi sự vận động của các nguồn tài chính trong quá trình tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ của quỹ ngân sách để phục vụ cho việc thực hiện chức năng của nhà nƣớc. NSNN phản ánh hệ thống các quan hệ kinh tế giữa nhà nƣớc và các chủ thể trong xã hội, phát sinh trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các nguồn tài chính quốc gia nhằm đảm bảo yêu cầu thực hiện các chức năng và quản lý kinh tế, xã hội của nhà nƣớc theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp là chủ yếu. Các quan hệ kinh tế thuộc nội dung NSNN phát sinh trong lĩnh vực phân phối các nguồn tài chính của nhà nƣớc do nhà nƣớc tiến hành điều chỉnh. Tùy theo những điều kiện KT-XH nhất định, các quan hệ kinh tế đó có những thay đổi phù hợp biểu hiện qua nội dung thu – chi của NSNN. Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước [7, tr. 3].9 1.1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của thu ngân sách nhà nước Nhà nƣớc cần có một khoản thu nhất định nhằm thực hiện chức năng của mình, khoản thu đó để trang trải các khoản chi phí đảm bảo cho sự tồn tại, phát triển bộ máy, các hoạt động quản lý xã hội và đảm nhận các khoản chi phí phục vụ cho mục đích công cộng khác. Do đó, nhà nƣớc đã đặt ra các khoản thu (các khoản thuế khóa) để hình thành nên quỹ tiền tệ của mình tạo tiền đề về vật chất cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nƣớc. Thu NSNN là hệ thống các quan hệ kinh tế, phát sinh trong quá trình nhà nƣớc huy động các nguồn tài chính để lập quỹ tiền tệ tập trung nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình [35, tr.2]. Thực chất, thu NSNN là việc dùng quyền lực để tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ tiền tệ tập trung của nhà nƣớc, đồng thời thu NSNN cũng là một kênh phân phối thu nhập quốc dân trong hệ thống tài chính quốc gia. Về phƣơng diện pháp lý, thu NSNN gồm những khoản tiền nhà nƣớc huy động vào ngân sách để thỏa mãn nhu cầu chi tiêu của nhà nƣớc. Về mặt bản chất, thu NSNN là hệ thống những quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình nhà nƣớc dùng quyền lực chính trị để thực hiện phân phối các nguồn tài chính nhằm hình thành quỹ tiền tệ của nhà nƣớc [25]. Hoạt động thu NSNN phản ánh các quan hệ kinh tế giữa Nhà nƣớc với tổ chức tài chính khác nhƣ: tài chính các DN, tài chính các tổ chức xã hội, hộ gia đình. Mức thu ngân sách một mặt phụ thuộc vào ý chí của Nhà nƣớc, mặt khác, chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau, trong đó yếu tố quan trọng là thực trạng kinh tế mỗi quốc gia. GDP là chỉ tiêu quan trọng biểu hiện thực trạng nền kinh tế, là yếu tố khách quan quyết định mức động viên của ngân sách. Ngoài ra hoạt động thu NSNN còn chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhƣ: tỷ suất doanh lợi trong nền kinh tế, mức độ trang trải các khoản chi phí10 của nhà nƣớc, tổ chức bộ máy thu nộp và các phạm trù giá trị khác nhƣ: giá cả, lãi suất. Tóm lại, thu NSNN là việc nhà nước huy động một phần nguồn lực của xã hội hình thành nên quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước nhằm đảm bảo các nhu cầu chi tiêu xác định để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước [1]. Về đặc điểm thu NSNN: Thu NSNN chỉ bao gồm những khoản tiền nhà nƣớc huy động vào ngân sách mà không bị ràng buộc bởi trách nhiệm hoàn trả trực tiếp cho đối tƣợng nộp. Các khoản thu cho ngân sách gắn liền với chức năng, nhiệm vụ và quyền lực chính trị của nhà nƣớc, ngƣợc lại đây là tiền đề vật chất quan trọng không thể thiếu để nhà nƣớc duy trì hoạt động, phát triển bộ máy, thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình. Mọi khoản thu đều đƣợc thể chế hóa bởi các chính sách, pháp luật đƣợc thực hiện theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp là chủ yếu. Trong các nguồn thu ngân sách, nguồn thu nội địa phải luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất vì đây là nguồn thu có sự bền vững hơn các nguồn thu từ nƣớc ngoài (vay nợ, nhận viện trợ…), các nguồn thu có liên quan đến các yếu tố bên ngoài (thuế nhập khẩu, tiền bán tài nguyên thiên nhiên...). Thuế là nguồn thu NSNN chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn nhất vì nó đƣợc trích từ những giá trị do nền kinh tế tạo ra và mang tính bắt buộc cao. Chính sách thu NSNN phải dựa trên các căn cứ cụ thể và khoa học, đó là căn cứ vào tình hình hiện thực của nền kinh tế, mức độ phát triển kinh tế, tỷ lệ tăng trƣởng GDP, các định hƣớng phát triển kinh tế…Đây là các yếu tố khách quan hình thành nên các khoản thu và cũng là cơ sở để nhà nƣớc quyết định mức độ động viên vào NSNN [35].11 1.1.2. Nội dung các khoản thu ngân sách nhà nước Thu ngân sách đƣợc tổng hợp nhiều nguồn khác nhau, để đáp ứng yêu cầu quản lý, phân tích, đánh giá các nguồn thu của ngân sách cần phải phân loại thu NSNN. Hiện nay, trong quản lý ngân sách thƣờng dùng hai cách phân loại thu ngân sách chính đó là: Phân loại theo nội dung kinh tế: Căn cứ vào nội dung kinh tế, các khoản thu NSNN ở nƣớc ta gồm: Thuế, phí, lệ phí do các tổ chức, cá nhân nộp theo quy định của pháp luật; Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của nhà nƣớc theo qui định của pháp luật; Thu từ hoạt động sự nghiệp; Các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nƣớc; Các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nƣớc, các tổ chức, cá nhân ở nƣớc ngoài cho Chính phủ Việt Nam, các cấp chính quyền và các cơ quan, đơn vị Nhà nƣớc; Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật (trong đó: bao gồm: Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên; thu chuyển nguồn NSNN từ ngân sách năm trƣớc chuyển sang). Qua cách phân loại này giúp cho việc xem xét từng nội dung thu theo tính chất và hình thức động viên vào ngân sách đánh giá tính cân đối, bền vững, hợp lý về cơ cấu của các nguồn thu. Trên cơ sở đó giúp cho việc hoạch định chính sách cũng nhƣ tổ chức điều hành ngân sách phù hợp với các mục tiêu mà nhà nƣớc theo đuổi trong từng thời kỳ. Ngoài ra trong việc quản lý NSNN, trong các biểu mẫu về thu NSNN ngƣời ta thƣờng phân loại thu NSNN theo nội dung kinh tế thành các nhóm lớn là: Thu cân đối NSNN: bao gồm các khoản thu nội địa nhƣ: các loại thuế, lệ phí, thu về nhà đất thuộc sở hữu của nhà nƣớc, thu từ dầu thô, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu, thu huy động quỹ dự trữ tài chính, thu kết dƣ ngân sách năm trƣớc, thu viện trợ không hoàn lại, thu huy động đầu tƣ của cấp tỉnh xây12 dựng kết cấu hạ tầng theo quy định của luật ngân sách; thu vay để cân đối NSTW: bao gồm vay trong nƣớc dƣới các hình thức trái phiếu chính phủ, công trái, vay nƣớc ngoài; thu để lại đơn vị chi quản lý qua ngân sách: các khoản phí, lệ phí nhƣ học phí, viện phí,thu phạt an toàn giao thông, các khoản huy động đóng góp xây dựng hạ tầng cơ sở; các khoản phụ thu khác; thu chuyển giao giữa các cấp ngân sách bao gồm số bổ sung cân đối và bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên; Các khoản tạm thu và vay khác của NSNN nhƣ vay nƣớc ngoài về cho vay lại, thu nợ gốc và lãi cho vay từ nguồn vay nhà nƣớc về cho vay lại, các khoản vay khác nhƣ vay ngân hàng nhà nƣớc, các quỹ dự trữ tài chính. Phân loại theo phạm vi phát sinh: Căn cứ vào phạm vi phát sinh, các khoản thu NSNN đƣợc chia thành: Thu trong nƣớc là các khoản thu ngân sách phát sinh tại Việt Nam, bao gồm: Thu từ các loại thuế nhƣ: thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TTĐB, thuế TNCN; Thu ngoài nƣớc là các khoản thu phát sinh không tại Việt Nam bao gồm: các khoản đóng góp tự nguyện, viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nƣớc, các tổ chức quốc tế, các tổ chức khác, các cá nhân ở nƣớc ngoài cho Chính phủ Việt Nam. Ngoài ra để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nƣớc thì các khoản vay nợ trong nƣớc, ngoài nƣớc nhƣ phát hành trái phiếu Chính phủ, vay ODA trở thành nguồn bù đắp thâm hụt ngân sách và đầu tƣ phát triển rất quan trọng. Tóm lại, thu ngân sách nhà nƣớc bao gồm toàn bộ các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí; toàn bộ các khoản phí thu từ hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nƣớc thực hiện, trƣờng hợp đƣợc khoán chi phí hoạt động thì đƣợc khấu trừ; các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nƣớc thực hiện nộp ngân sách nhà nƣớc theo quy định của pháp luật; các khoản viện trợ không hòan lại của Chính phủ các nƣớc, các tổ chức, cá nhân ở ngoài nƣớc cho Chính phủ Việt Nam và chính quyền địa phƣơng; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật [7]13 1.1.3. Vai trò của thu Ngân sách nhà nước NSNN có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động KT - XH, an ninh – quốc phòng và đối ngoại của đất nƣớc và bao gồm hai hoạt động thu và chi ngân sách. Vai trò của NSNN luôn gắn liền với vai trò của nhà nƣớc theo chiến lƣợc, định hƣớng phát triển của KT - XH trong từng thời kì nhất định. Trong đó, vai trò của thu NSNN có thể đƣợc xem xét trên hai khía cạnh là công cụ tập trung nguồn lực tài chính để đảm bảo nhu cầu chi tiêu của nhà nƣớc và góp phần tổ chức quản lý nền kinh tế [45]. - Thu NSNN là công cụ tập trung nguồn lực tài chính đảm bảo nhu cầu chi tiêu của nhà nƣớc. Hoạt động của nhà nƣớc trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội luôn đòi hỏi phải có các nguồn tài chính để chi tiêu cho những mục đích xác định. Huy động nguồn tài chính đảm bảo cho các nhu cầu chi tiêu này là vai trò của thu ngân sách, vai trò này xuất phát từ sự cần thiết khách quan của việc ra đời nhà nƣớc và chức năng quản lý KT - XH của nhà nƣớc. Các nguồn tài chính này có thể đƣợc động viên cả ở trong nƣớc và từ nƣớc ngoài, từ mọi lĩnh vực hoạt động và mọi thành phần kinh tế, dƣới nhiều hình thức khác nhau. Các khoản thu NSNN chủ yếu bắt nguồn từ khu vực sản xuất kinh doanh dịch vụ dƣới hình thức thuế. Do vậy, về lâu dài để tăng thu NSNN phải tăng sản phẩm quốc dân, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế. Mức động viên các nguồn tài chính từ các chủ thể trong nguồn kinh tế đòi hỏi phải hợp lý, mức động viên phải hợp lý không quá cao hoặc quá thấp, vì vậy cần phải xác định mức huy động vào NSNN một cách phù hợp với khả năng đóng góp tài chính của các chủ thể trong nền kinh tế. Ngoài thu NSNN, nhà nƣớc cũng phải thực hiện các khoản vay bù đắp cho sự thiếu hụt nếu các khoản thu không đủ để trang trải các khoản chi tiêu. - Thu NSNN góp phần tổ chức quản lý nền kinh tế.14 Thu ngân sách ngoài vai trò huy động nguồn lực tài chính cho nhu cầu chi tiêu của nhà nƣớc còn góp phần trong tổ chức quản lý nền kinh tế. Đó là việc nhà nƣớc dùng quyền lực của mình đặt ra các quy định về thuế khóa cùng với chi ngân sách định hƣớng, điều tiết vào tất cả các hoạt động của nền KT - XH. Cụ thể: chính sách thu ngân sách ảnh hƣởng đến các quyết định sản xuất, tiêu dùng của xã hội theo định hƣớng của nhà nƣớc; thu ngân sách góp phần trong phân phối lại thu nhập đảm bảo công bằng xã hội. Thông qua các chính sách thu, đặc biệt là các chính sách về thu NSNN có ảnh hƣởng đến quyết định sản xuất và tiêu dùng của các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế. Việc điều chỉnh các mức thuế suất xét về mặt sản xuất có thể làm thay đổi quyết định đầu tƣ của nhà đầu tƣ, xét về mặt tiêu dùng có thể thay đổi nhu cầu tiêu dùng của nền kinh tế. Các mức thuế suất khác nhau, các ƣu đãi về thuế sẽ định hƣớng đầu tƣ; điều chỉnh các cơ cấu của nền kinh tế; kích thích hoặc hạn chế sản xuất kinh doanh và tiêu dùng. Ngoài ra, trong thu ngân sách các khoản tịch thu, các khoản phạt đánh vào lợi ích của các đối tƣợng vi phạm pháp luật, là một nguồn thu của ngân sách, có vai trò đảm bảo ổn định và trật tự xã hội. Thu ngân sách cùng với nó là hoạt động chi ngân sách đảm nhận vai trò điều tiết thu nhập giữa các tầng lớp dân cƣ trong xã hội góp phần thực hiện công bằng xã hội. Thông qua thuế thu nhập, chính phủ sẽ khấu trừ thu nhập của các cá nhân theo những tỷ lệ khác nhau. Sau đó, doanh thu thuế lại đƣợc sử dụng một phần cho các chƣơng trình, công trình tài trợ nhằm trợ giúp cho ngƣời nghèo. Bằng cách này, Chính phủ có thể giải quyết giảm bớt phần nào những bất bình đẳng về thu nhập trong xã hội. Ngoài ra, thuế đánh vào hàng hóa còn tạo ra những gánh nặng khách nhau cho các nhóm ngƣời khác nhau trong xã hội, vì thế cũng tạo ra tƣơng quan phân phối thu nhập và lợi ích giữa các nhóm ngƣời khác nhau.15 1.1.4. Các nguyên tắc thiết lập hệ thống thu ngân sách nhà nước Việc thiết lập hệ thống thu ngân sách ngoài mục đích duy nhất là đảm bảo nguồn thu NSNN mà phải chứa đựng các mục tiêu KT-XH khác. Do vậy, thiết lập một hệ thống thu NSNN, nhất là hệ thống thuế thƣờng có hai nguyên tắc chủ đạo: 1.1.4.1. Nguyên tắc thu theo lợi ích Nguyên tắc này đòi hỏi việc thiết lập hệ thống thuế phải căn cứ vào lợi ích ngƣời nộp thuế có thể nhận đƣợc từ những hàng hóa xã hội mà nhà nƣớc cung cấp. Thực ra đây là một nguyên tắc có tính chất lý tƣởng. Bởi vì trong thực tế khó mà xác định đƣợc mức độ lợi ích mà từng ngƣời nộp thuế có thể nhận đƣợc từ việc cung cấp hàng hóa xã hội của nhà nƣớc. Mặt khác việc thu thuế của nhà nƣớc không chỉ nhằm mục đích trang trải những chi phí nhà nƣớc sản xuất hàng hóa xã hội mà còn nhằm vào mục đích xã hội khác nhƣ trợ cấp, cứu tế... Nếu dùng nguyên tắc này trong việc thiết lập hệ thống sẽ thu hẹp các chức năng xã hội của nhà nƣớc. 1.1.4.2. Nguyên tắc thu theo khả năng Nguyên tắc này đòi hỏi việc thiết lập các mức thuế phải dựa vào khả năng thu nhập của mỗi ngƣời. Ngƣời có thu nhập cao thì phải đóng ở mức cao và ngƣợc lại. Nguyên tắc này cũng là một nguyên tắc lý tƣởng. Việc thi hành nó sẽ gặp hai trở ngại lớn: - Khó xác định một cách chính xác, đầy đủ khả năng thu nhập của ngƣời nộp thuế. - Sẽ tạo ra nhiều mức thuế mới đáp ứng đƣợc yêu cầu của nguyên tắc này. Chính vì vậy ngƣời ta coi hai nguyên tắc trên nhƣ là những quan điểm định hƣớng cho việc thiết lập một hệ thống thuế, chứ không thể là nguyên tắc để thực thi.16 Trong cải cách thuế ở nƣớc ta hiện nay, ngƣời ta thƣờng đƣa ra những nguyên tắc cụ thể sau đây: + Nguyên tắc ổn định và lâu dài Thực hiện nguyên tắc này, một mặt nhằm tạo thuận lợi cho công tác kế hoạch hóa ngân sách, mặt khác tạo điều kiện để kích thích ngƣời nộp thuế cải tiến phƣơng pháp sản xuất kinh doanh. Nguyên tắc này đỏi hỏi trong những điều kiện hoạt động kinh tế bình thƣờng cần thiết phải ổn định mức thu, ổn định các sắc thuế, không đƣợc gây xáo trộn lớn trong hệ thống thuế. + Nguyên tắc bảo đảm công bằng Nguyên tắc này đòi hỏi việc thiết lập hệ thống thuế phải có quan điểm công bằng đối với mọi ngƣời chịu thuế, không phân biệt địa vị xã hội, thành phần kinh tế. Việc thiết kế hệ thống thuế chủ yếu dựa trên khả năng thu nhập của ngƣời chịu thuế. Để đảm bảo nguyên tắc công bằng, trong thiết kế hệ thống thuế phải kết hợp giữa sắc thuế trực thu và sắc thuế gián thu, phải đơn giản. + Nguyên tắc rõ ràng, chắc chắn Nguyên tắc này đòi hỏi trong thiết kế hệ thống thuế các điều luật của các sắc thuế phải cụ thể, rành mạch. Áp dụng nguyên tắc này trong việc thiết lập hệ thống thuế có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà DN và đầu tƣ nƣớc ngoài. + Nguyên tắc đơn giản Nguyên tắc này đòi hỏi mỗi sắc thuế hạn chế số lƣợng thuế suất, xác định rõ mục tiêu chính, không đề ra quá nhiều mục tiêu trong một sắc thuế. Có nhƣ vậy mới tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời thu thuế tránh đƣợc hiện tƣợng trốn lậu thuế, hối lộ trong thu thuế [1] .17 1.1.5. Hệ thống ngân sách nhà nước Hệ thống NSNN là tổng thể các cấp ngân sách có quan hệ hữu cơ với nhau trong quá trình thực hiện huy động, quản lý các nguồn thu và nhiệm vụ chi của mỗi cấp ngân sách. Căn cứ quy định của Hiến pháp năm 2013, luật tổ chức quốc hội, luật tổ chức chính phủ, luật chính quyền địa phƣơng các cấp thì các bộ có chức năng quản lý nhà nƣớc về ngành, chính quyền nhà nƣớc các cấp có nhiệm vụ quản lý các mặt KT-XH trên địa bàn. Vì vậy, các cấp chính quyền đều phải có ngân sách để thực hiện các nhiệm vụ đƣợc giao theo luật định và phù hợp với khả năng quản lý của các cấp chính quyền. Nhƣ vậy, phù hợp với hệ thống hành chính, hệ thống NSNN Việt Nam hiện nay bao gồm NSTW và NSĐP. NSĐP bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính có cấp HĐND và UBND. Cơ cấu hệ thống NSNN đƣợc mô tả theo sơ đồ sau: Sơ đồ 1.1: Hệ thống ngân sách nhà nƣớc Việt Nam Theo sơ đồ trên, hệ thống NSNN Việt Nam hiện nay gồm có 4 cấp: Ngân sách trung ƣơng; Ngân sách cấp tỉnh; Ngân sách cấp huyện; Ngân sách cấp xã Hệ thống NSNN Việt Nam đƣợc tổ chức và quản lý thống nhất theo nguyên tắc tập trung và dân chủ [27]. HỆ THỐNG NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC VIỆT NAM NGÂN SÁCH TRUNG ƢƠNG NGÂN SÁCH ĐỊA PHƢƠNG NGÂN SÁCH CẤP TỈNH NGÂN SÁCH CẤP HUYỆN NGÂN SÁCH CẤP XÃ18 1.1.6 Nội dung thu ngân sách nhà nước cấp huyện Thu NSNN cấp huyện bao gồm các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí; các khoản phí thu từ hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nƣớc thực hiện, trƣờng hợp đƣợc khoán chi phí hoạt động thì đƣợc khấu trừ; các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nƣớc thực hiện nộp ngân sách nhà nƣớc theo quy định của pháp luật; các khoản viện trợ không hòan lại của Chính phủ các nƣớc, các tổ chức, cá nhân ở ngoài nƣớc cho Chính phủ Việt Nam và chính quyền địa phƣơng; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật (nhƣ: thu kết dƣ ngân sách năm trƣớc, thu chuyển nguồn, thu bổ sung từ ngân sách cấp trên, thu đóng góp, thu phạt, thu thanh lý,…) [7]. 1.2 Nội dung quản lý thu ngân sách nhà nƣớc cấp huyện 1.2.1 Khái niệm quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện Quản lý thu NSNN cấp huyện là quá trình nhà nƣớc sử dụng tổng hợp các công cụ, biện pháp dựa trên quyền lực chính trị của nhà nƣớc để tập trung các nguồn lực trong nền KT - XH cho nhà nƣớc theo quy định của pháp luật và kiểm soát các nhân tố ảnh hƣởng đến thu ngân sách theo đúng mục tiêu mà nhà nƣớc đã đề ra [1]. Trong các nguồn thu thì thu từ thuế là nguồn thu chiếm chủ yếu, có tính bền vững cao, cũng là một trong các công cụ hữu hiệu của nhà nƣớc dùng để điều tiết các hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng trong nền kinh tế. Các sắc thuế chủ yếu hiện đang áp dụng hiện nay gồm có: Thuế GTGT, thuế TTĐB, thuế thu nhập DN, thuế xuất nhập khẩu, thuế TNCN, thuế tài nguyên... Đây là khoản tiền nhà nƣớc huy động vào ngân sách mà không ràng buộc bởi trách nhiệm hoàn trả trực tiếp cho đối tƣợng nộp ngân sách. Vì thế, trong công tác quản lý thu NSNN, quản lý về thuế quan trọng và chủ yếu nhất. Để có thể phát triển tốt vai trò điều tiết vĩ mô của công cụ thuế thì hệ19 thống thuế phải đƣợc thƣờng xuyên sửa đổi cho phù hợp với trình độ phát triển của KT - XH. Hệ thống thuế tốt không chỉ đảm bảo vận hành tốt trong hiện tại mà còn phải đi trƣớc và có sự tiên lƣợng để quản lý các yêu cầu phát sinh trong tƣơng lai, khi đó quản lý về thu mới có thể đạt đƣợc hiệu quả cao và hạn chế đƣợc thất thu cho ngân sách. Quản lý các nội dung thu ngoài thuế cũng có ý nghĩa quan trọng nhất định của nó. Quản lý về thu phạt có vai trò trong ổn định môi trƣờng kinh tế - chính trị - xã hội trên tất cả mọi mặt của đời sống. Quản lý các nguồn thu từ tài nguyên khoáng sản nhằm sử dụng tốt các điều kiện về tự nhiên mà thiên nhiên ban tặng phục vụ có hiệu quả trong phát triển kinh tế. Quản lý các khoản phí, lệ phí góp một phần động viên vào NSNN. Nhƣ vậy quản lý thu NSNN chính là quản lý quá trình thực hiện các khoản thu. 1.2.2 Mục đích, yêu cầu, phương thức, công cụ, nguyên tắc quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện 1.2.2.1. Mục đích, yêu cầu quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện Thu NSNN cấp huyện đƣợc thực hiện bằng các hình thức: bắt buộc bao gồm thuế, phí, lệ phí; bán tài nguyên, tài sản quốc gia, các khoản thu trong các DNNN. Ngoài ra, tuỳ theo điều kiện cụ thể của mỗi nƣớc mà còn có các hình thức động viên khác nhƣ hình thức trƣng thu, trƣng mua... Quản lý thu NSNN chính là quản lý các hình thức động viên đó. Mục đích, yêu cầu cơ bản quản lý thu NSNN là: - Đảm bảo tập trung một bộ phận nguồn lực tài chính quốc gia vào tay Nhà nƣớc để trang trải các khoản chi phí cần thiết của Nhà nƣớc trong từng giai đoạn lịch sử. - Đảm bảo khuyến khích, thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo ra nguồn thu của NSNN ngày càng lớn hơn.20 - Trong quá trình quản lý thu phải coi trọng yêu cầu công bằng xã hội, đảm bảo thực hiện nghiêm túc, đúng đắn các chính sách, chế độ thu do cơ quan có thẩm quyền ban hành. 1.2.2.2. Phương thức và công cụ quản lý thu ngân sách nhà nước- Phương thức quản lý thu ngân sách nhà nước Nhằm thực hiện có hiệu quả các yêu cầu kể trên, điều quan trọng là cần xác lập đƣợc phƣơng thức quản lý thích hợp. Phƣơng thức quản lý thu NSNN phổ biến hiện nay là: Xác lập một hệ thống chính sách thu đồng bộ phù hợp với thực trạng của nền kinh tế. Hệ thống chính sách thu đó không chỉ quan tâm đến lợi ích tạo ra nguồn thu trƣớc mắt cho Nhà nƣớc mà phải có tác động đến quá trình phát triển kinh tế theo hƣớng có lợi nhất, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, tạo ra công ăn việc làm nhiều hơn, kiềm chế và hạn chế lạm phát. Trên cơ sở chính sách, chế độ thu, gắn với diễn biến của quá trình hoạt động kinh tế, hoạch định kế hoạch thu sát, đúng, phù hợp với diễn biến thực tế khách quan của tình hình kinh tế hàng năm. Kế hoạch thu sát đúng là biện pháp quan trọng để tổ chức quá trình quản lý thu cụ thể. Đồng thời kết quả thực hiện kế hoạch thu sẽ cho phép nhìn nhận lại các chủ trƣơng, chính sách phát triển kinh tế, cũng nhƣ các biện pháp tổ chức thu thích hợp. Xác lập các biện pháp tổ chức thu phù hợp với từng khoản thu cụ thể của NSNN. Ở đây cần phải tập trung vào hai vấn đề chủ yếu: Xây dựng quy trình thu cho từng loại cụ thể; Tổ chức bộ máy thu gọn nhẹ, hợp lý đạt hiệu quả cao, đặc biệt là xây dựng đội ngũ cán bộ thu có đầy đủ năng lực, trình độ và phẩm chất. - Công cụ quản lý thu NSNN Trong quản lý NSNN hệ thống các công cụ phải đồng bộ và đƣợc vận dụng một cách tổng hợp tạo nên sự bổ sung, kết hợp hài hòa, không đƣợc coi21 nhẹ công cụ nào. Đó là cơ sở nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý NSNN. Để thực hiện quản lý NSNN, Nhà nƣớc sử dụng hệ thống các công cụ sau đây: + Một là, hệ thống pháp luật. Nó bao gồm các văn bản pháp luật liên quan đến NSNN quy định các điều kiện, chuẩn mực pháp lý cho hoạt động ngân sách. Hệ thống pháp luật cần đƣợc đổi mới thƣờng xuyên cho phù hợp với điều kiện phát triển của nền KT-XH đất nƣớc trong từng giai đoạn. + Hai là, công tác kế hoạch hóa. Công cụ kế hoạch hóa có vị trí quan trọng đặc biệt trong quản lý NSNN. + Ba là, hệ thống các chính sách kinh tế vĩ mô nhằm kích thích việc khai thác nguồn thu đồng thời bảo đảm chi đƣợc thực hiện một cách tiết kiệm. + Bốn là, hệ thống thanh tra, kiểm tra, kế toán, kiểm toán. Hệ thống công cụ này cho phép chủ động ngăn ngừa các hiện tƣợng tiêu cực về tài chính trong thu, chi ngân sách. + Năm là, hệ thống tổ chức bộ máy quản lý NSNN. Tổ chức và con ngƣời bao giờ cũng là công cụ quan trọng trong quản lý. Hệ thống tổ chức chặt chẽ, gọn nhẹ cho phép sự phối hợp nhịp nhàng trong quản lý. Năng lực cán bộ là yếu tố quyết định trong quản lý nói chung và quản lý NSNN nói riêng. 1.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện 1.2.3.1 Nhân tố khách quan Một là, cơ chế chính sách chung về quản lý thu NSNN Đây là yếu tố tác động trực tiếp đến quá trình thu NSNN. Mọi hoạt động nghiệp vụ cụ thể trong lĩnh vực thu NSNN đều đƣợc tiến hành dựa trên căn cứ pháp lý là các văn bản, chế độ quản lý thu NSNN do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền ban hành. Vì vậy, cơ chế, chính sách quản lý thu NSNN có22 ảnh hƣởng cực kì quan trọng đến hoạt động quản lý thu NSNN. Có thể thấy rõ điều này qua một số nội dung cụ thể sau: - Hệ thống chứng từ thu NSNN: Một hệ thống chứng từ thu NSNN hoàn thiện sẽ giúp đối tƣợng nộp kê khai dễ dàng, đầy đủ và chính xác, nhờ đó vừa giảm đƣợc thời gian tiêu hao cho việc thu nộp, góp phần tập trung nhanh các khoản thu vào NSNN, đồng thời đảm bảo cung cấp thông tin sát thực, có hiệu quả cho các cơ quan quản lý. - Phƣơng thức và quy trình thu NSNN: Mỗi khoản thu NSNN đều có một phƣơng thức và quy trình riêng phù hợp với nội dung, đặc điểm các khoản thu và đặc điểm riêng của đối tƣợng chịu trách nhiệm phải nộp các khoản thu đó. - Phân định nhiệm vụ giữa các cơ quan trong công tác quản lý thu NSNN: Công tác quản lý thu NSNN có đặc điểm là liên quan đến nhiều cơ quan, ban ngành nên rất cần có sự phân định rõ nhiệm vụ giữa các cơ quan nhằm chống sự chồng chéo, ỷ lại, thiếu trách nhiệm trong quản lý thu NSNN, quá trình triển khai đƣợc tiến hành trên nguyên tắc rõ ràng, minh bạch, góp phần nâng cao chất lƣợng quản lý thu NSNN. - Phân cấp trong quản lý thu NSNN: Trong điều kiện hiện nay, phân cấp quản lý thu NSNN là việc chuyển giao nhiệm vụ, thẩm quyền từ cơ quan quản lý nhà nƣớc cấp trên xuống cơ quan nhà nƣớc cấp dƣới nhằm đạt đƣợc mục tiêu nâng cao hiệu quả quản lý. Hai là, sự phối hợp giữa các tổ chức, cá nhân có liên quan Công tác quản lý các khoản thu NSNN liên quan đến rất nhiều cấp, cơ quan ban ngành. Chính quyền các cấp có nhiệm vụ phối hợp với cơ quan thu tổ chức đôn đốc việc thu nộp, trực tiếp tham gia thu đối với những khoản thu đƣợc ủy nhiệm thu. Cơ quan thuế lập dự toán, xác định số phải thu của từng đối tƣợng nộp, quản lý trực tiếp đối tƣợng nộp. Cơ quan tài chính duyệt dự23 toán, quyết toán thu NSNN, kiểm tra việc hạch toán theo mục lục ngân sách và việc phân chia tỷ lệ điều tiết giữa ngân sách các cấp. Kho bạc nhà nƣớc trực tiếp tổ chức thu, hạch toán thu, cung cấp số liệu thu NSNN cho các cơ quan hữu quan…Sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan sẽ tối ƣu hóa đƣợc hiệu quả công tác quản lý thu NSNN. 1.2.3.2 Nhân tố chủ quan Một là, trình độ cán bộ, phương pháp quản lý và cơ cấu bộ máy của cơ quan thu Trình độ cán bộ và phƣơng pháp quản lý có tác động lớn đến hiệu quả của công tác quản lý NSNN nói chung và quản lý thu NSNN nói riêng. Trong bộ máy quản lý, con ngƣời là nhân tố trung tâm, có vai trò quan trọng trong việc tiếp nhận và xử lý thông tin để ra các quyết định quản lý phù hợp. Trình độ cán bộ và phƣơng pháp quản lý ảnh hƣởng trực tiếp đến tính kịp thời, chính xác, quyết định sự thành bại của công tác quản lý chung và công tác quản lý tài chính nói riêng. Công tác quản lý thu NSNN là một công việc khó khăn, nhạy cảm, phức tạp vì có liên quan đến lợi ích của nhiều đối tƣợng. Do đó, để có thể thực hiện tốt công việc này đòi hỏi một đội ngũ cán bộ thu giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, có khả năng tiếp cận với khoa học công nghệ mới và đặc biệt là phải có tinh thần trách nhiệm và tƣ cách đạo đức tốt. Bên cạnh đó, một bộ máy làm việc đƣợc tổ chức hợp lý, khoa học sẽ phát huy tối đa năng lực của đội ngũ cán bộ, thúc đẩy chu trình thu NSNN đi vào hoạt động trôi chảy. Hai là, ý thức trách nhiệm của đối tượng nộp NSNN Ý thức trách nhiệm của tổ chức kinh tế, cá nhân có nghĩa vụ đối với NSNN có tác động quan trọng đến hiệu quả công tác quản lý thu NSNN. Để công tác tập trung, quản lý các khoản thu đƣợc kịp thời, đầy đủ thì đòi hỏi mỗi24 ngƣời dân phải nhận thức đƣợc trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với việc nộp thuế cho nhà nƣớc. Thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN, là nguồn tài chính giúp nhà nƣớc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Bên cạnh đó, các đối tƣợng nộp cũng cần đƣợc trang bị kiến thức pháp luật về thuế nhƣ phƣơng pháp kê khai, thời gian nộp, địa điểm nộp…để họ chủ động trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình. Ba là, điều kiện tổ chức, quản lý thu NSNN Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trƣờng, khối lƣợng thu NSNN ngày càng gia tăng nhanh chóng. Thu NSNN là công việc liên quan trực tiếp đến tiền, tài sản nhà nƣớc. Do vậy, yêu cầu vô cùng quan trọng đối với công tác này là vừa phải thu nhanh, thu đúng, thu đủ và thu kịp thời đảm bảo tuyệt đối an toàn. Để đạt đƣợc yêu cầu này, các cơ quan thu đều phải đƣợc trang bị đầy đủ hệ thống cơ sở vật chất. Bốn là, tình hình phát triển KT-XH của địa phương: Thể hiện qua các chỉ tiêu sau: - Thu nhập GDP bình quân đầu ngƣời: Chỉ tiêu GDP bình quân đầu ngƣời phản ảnh tốc độ tăng trƣởng và phát triển của một quốc gia. Mức GDP bình quân đầu ngƣời càng cao thì khả năng tiêu dùng của dân chúng đƣợc đảm bảo, đồng thời ngƣời dân cũng có điều kiện tiết kiệm để đầu tƣ vào sản xuất kinh doanh, góp phần thúc đẩy kinh tế tăng trƣởng và phát triển và ngƣợc lại. GDP bình quân đầu ngƣời cũng là nhân tố làm cơ sở để quyết định mức động viên của NSNN. - Tỷ suất doanh lợi trong nền kinh tế: Tỷ suất doanh lợi trong nền kinh tế phản ánh hiệu quả của đầu tƣ phát triển kinh tế, tỷ suất lợi nhuận càng cao phản ánh hiệu quả đầu tƣ càng lớn và ngƣợc lại. Tỷ suất lợi nhuận cao, nguồn tài chính lớn mới có khả năng quyết định đến việc nâng cao tỷ lệ động viên của NSNN. - Năm là, mức độ trang trải các khoản chi phí của nhà nước25 Thu NSNN là nhằm mục đích trang trải các chi phí của chính phủ, mức chi tiêu của chính phủ càng cao thì một trong các biện pháp là nâng cao tỷ lệ động viên vào NSNN. Trong khi đó, mức độ trang trải chi phí của chính phủ phụ thuộc vào các nhân tố: quy mô tổ chức và hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nƣớc, đƣờng lối, chủ trƣơng và các nhiệm vụ phát triển KT-XH đảm bảo quốc phòng, an ninh trong từng thời kì, chính sách chi tiêu của nhà nƣớc. Trong điều kiện các nguồn tài trợ khác cho chi phí nhà nƣớc không có khả năng tăng lên, việc tăng mức độ chi phí sẽ dẫn đến áp lực thu NSNN cũng tăng lên. 1.2.4. Tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện Hiệu quả là một thuật ngữ dùng để chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực hiện các mục tiêu hoạt động của chủ thể và chi phí mà chủ thể bỏ ra để có kết quả đó trong những điều kiện nhất định. Hiệu quả còn là chỉ tiêu dùng để phân tích, đánh giá và lựa chọn các phƣơng án hành động. Hiệu quả quản lý thu NSNN đƣợc thể hiện qua việc tổ chức thu NSNN đảm bảo cho việc chi tiêu đầy đủ, hợp lý, kịp thời theo yêu cầu phát triển những mục tiêu KT – XH, đảm bảo sự phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trƣờng, an ninh quốc phòng…và đầu tƣ phát triển trong từng giai đoạn cụ thể của địa phƣơng. Hiệu quả quản lý thu NSNN đƣợc nhìn tổng quát ở kết quả cuối cùng với chi phí tiết kiệm nhất, nhƣng điều quan trọng lại là thực hiện cân đối tích cực hệ thống NSNN. Tính cân đối đó đƣợc bảo đảm bởi nhiều yếu tố tham dự: Luật NSNN, quy trình NSNN, thiết chế phân cấp ngân sách, phƣơng thức quản lý ngân sách, cơ chế điều hành ngân sách, các quy tắc tác nghiệp trong hoạt động của NSNN…Do vậy, khi đánh giá hiệu quả quản lý NSNN cần có cách nhìn và đánh giá toàn diện về các yếu tố cấu thành trong hoạt động của NSNN.26 1.2.5 Phân cấp quản lý nguồn thu Ngân sách nhà nước cấp huyện Phân cấp quản lý ngân sách là việc xác định phạm vi, trách nhiệm và quyền hạn của chính quyền các cấp, các đơn vị dự toán ngân sách trong việc quản lý ngân sách nhà nƣớc phù hợp với cấp quản lý kinh tế - xã hội [32]. Tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách là tỷ lệ phần trăm mà từng cấp ngân sách đƣợc hƣởng trên tổng số các khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách [32]. Theo Luật NSNN năm 2015, nguồn thu của NSĐP đƣợc quy định cụ thể, chi tiết hơn và có nhiều điểm đổi mới: + Khoản thuế thu nhập DN đơn vị hạch toán toàn ngành, theo Luật NSNN năm 2002 là khoản thu NSTW hƣởng 100%; Luật NSNN năm 2015 quy định là khoản thu phân chia giữa NSTW và NSĐP. + Quy định toàn bộ tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, phạt, tịch thu khác cấp nào thu thì ngân sách cấp đó hƣởng, trong khi đó Luật NSNN năm 2002 chƣa quy định rõ. + Phân định cụ thể và rõ ràng đối với các khoản thu hồi vốn của nhà nƣớc đầu tƣ tại các tổ chức kinh tế. + Riêng đối với thu từ xổ số kiến thiết: Theo Luật NSNN năm 2015 quy định: thu từ hoạt động xổ số kiến thiết là nguồn thu NSĐP đƣợc hƣởng 100% và quy định nguồn thu xổ số kiến thiết không sử dụng để xác định tỷ lệ phần trăm phân chia nguồn thu giữa NSTW và NSĐP . Nhờ đó nguồn thu cho ngân sách cấp tỉnh có nhiều thuận lợi hơn, từ đó Tỉnh quan tâm nhiều hơn cho ngân sách cấp huyện. Đối với việc phân cấp quản lý ngân sách và tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu giữa ngân sách tỉnh, ngân sách huyện, ngân sách xã tại tỉnh Thừa Thiên Huế thì do HĐND cấp tỉnh Thừa Thiên Huế quyết định trên cơ sở quy định của pháp luật. Mà cụ thể là tại Nghị quyết số 15e/2010/NQ-HĐND27 ngày 9/12/2010 [21] và Nghị quyết số 11/2016/NQ-HĐND ngày 08/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế [22]. 1.2.6. Nội dung cơ bản về quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện 1.2.6.1. Lập dự toán ngân sách nhà nước Dự toán NSNN hàng năm đƣợc lập làm căn cứ cho việc ra kế hoạch của các đơn vị đƣợc giao thực hiện nhiệm vụ thu. Trong quá trình lập dự toán, có quy định cụ thể về thời gian thực hiện theo từng nội dung cụ thể. - Yêu cầu và căn cứ của lập dự toán thu NSNN + Yêu cầu của lập dự toán: Các nội dung thu NSNN phải đƣợc tổng hợp theo từng lĩnh vực thu, chi tiết các nội dung thu, chi tiết theo các sắc thuế. Dự toán phải đƣợc lập đúng theo quy định về biểu mẫu, nội dung và thời hạn đã quy định. Dự toán phải có kèm theo báo cáo thuyết minh cụ thể về cơ sở, căn cứ tính toán các nội dung trong dự toán. + Căn cứ lập dự toán: Nhiệm vụ phát triển KT-XH và bảo đảm quốc phòng- an ninh, các chỉ tiêu cụ thể của năm kế hoạch. Chính sách, các quy định cụ thể về chế độ thu ngân sách trong đó cụ thể là có các luật thuế của hệ thống thuế, các văn bản hƣớng dẫn thi hành, các quy định về thu phí lệ phí, các quy định về thu phạt... đây là các căn cứ pháp lý quan trọng nhất cho việc xác định các chỉ tiêu về thu NSNN. Phân cấp nguồn thu NSNN mà cụ thể phân chia tỷ lệ hƣởng các khoản thu NSNN của các cấp ngân sách. Thông tƣ hƣớng dẫn của Bộ Tài chính về việc lập dự toán ngân sách, hƣớng dẫn của UBND các cấp về lập dự toán ở địa phƣơng.28 Số kiểm tra về dự toán thu, kết quả phân tích, đánh giá tình hình thực hiện thu ngân sách các năm trƣớc. - Quy trình lập dự toán ngân sách Quy trình lập dự toán NSNN bao gồm các giai đoạn cụ thể nhƣ sau: + Xác lập và thông báo số kiểm tra Hàng năm, Thủ tƣớng Chính phủ ban hành chỉ thị về việc xây dựng kế hoạch phát triển KT-XH và dự toán NSNN năm sau. Bộ Tài chính ban hành Thông tƣ hƣớng dẫn lập dự toán NSNN và thông báo số kiểm tra về dự toán NSNN cho các bộ, cơ quan trung ƣơng và UBND cấp tỉnh. Sau khi số kiểm tra đã đƣợc xác lập, các bộ, cơ quan trung ƣơng thông báo số kiểm tra về dự toán ngân sách cho các đơn vị trực thuộc. UBND cấp tỉnh tiếp tục hƣớng dẫn và thông báo số kiểm tra về dự toán ngân sách cho các đơn vị trực thuộc và UBND cấp huyện. UBND cấp huyện tiếp tục hƣớng dẫn và thông báo số kiểm tra về dự toán ngân sách cho các đơn vị trực thuộc và UBND cấp xã. + Lập và thảo luận dự toán ngân sách Các đơn vị trên cơ sở các văn bản hƣớng dẫn và số kiểm tra tiến hành lập dự toán thu ngân sách trong phạm vi nhiệm vụ đƣợc giao, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp. Đơn vị dự toán cấp I xem xét, tổng hợp, lập dự toán tổng thể báo cáo cơ quan tài chính, kèm theo bản thuyết minh chi tiết. Cơ quan tài chính các cấp tổ chức làm việc để thảo luận về dự toán ngân sách với cơ quan, đơn vị cùng cấp và UBND, cơ quan tài chính cấp dƣới; cơ quan, đơn vị cấp trên phải tổ chức làm việc để thảo luận về dự toán với các đơn vị dự toán ngân sách trực thuộc trong quá trình lập dự toán. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan, tổng hợp và lập dự toán thu NSNN, trình Chính phủ. Bộ Tài chính thừa uỷ quyền Thủ tƣớng Chính phủ báo cáo và giải trình với Quốc hội về số dự toán thu NSNN.29 + Quyết định, phân bổ, giao dự toán NSNN Căn cứ vào các nghị quyết của Quốc hội, Bộ Tài chính trình Thủ tƣớng Chính phủ giao nhiệm vụ thu ngân sách cho cơ quan trung ƣơng theo từng lĩnh vực; nhiệm vụ thu, tỷ lệ phân chia các khoản thu giữa NSTW và NSĐP. HĐND cấp tỉnh quyết định dự toán NSĐP, căn cứ vào nghị quyết của HĐND cấp tỉnh, Sở Tài chính trình UBND cấp tỉnh quyết định giao nhiệm vụ thu ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc tỉnh; nhiệm vụ thu, chi, tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu giữa NSTW và NSĐP và giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phƣơng. Sau khi nhận đƣợc quyết định giao nhiệm vụ thu ngân sách của UBND cấp trên, UBND trình HĐND cùng cấp quyết định dự toán NSĐP và phƣơng án phân bổ dự toán ngân sách cấp mình. 1.2.6.2. Chấp hành dự toán ngân sách nhà nước - Yêu cầu của chấp hành dự toán Triển khai thực hiện các chỉ tiêu thu trong kế hoạch ngân sách năm từ khả năng, dự kiến thành hiện thực. Từ đó, góp phần thực hiện các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển KT-XH của Nhà nƣớc. Trong khâu chấp hành dự toán thu phải đảm bảo thu đúng, thu đủ và thu kịp thời vào NSNN đảm bảo phục vụ cho nhu cầu chi tiêu của nhà nƣớc. Trong tổ chức thu cần đảm bảo tính công bằng, tránh thất thu và phải đảm bảo hiệu quả công tác thu nộp về mặt xã hội, đó là đảm bảo việc chi phí cho mỗi đồng tiền thu vào ngân sách, gồm chi phí của công tác tổ chức bộ máy thu nộp và cả chi phí của ngƣời nộp vào ngân sách là thấp nhất. Kiểm tra việc thực hiện các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức của nhà nƣớc trong quá trình chấp hành dự toán và thông qua đó có đánh giá sự phù hợp của chính sách với thực tiễn. Việc kiểm tra lại các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức về thu30 ngân sách là một yêu cầu quan trọng để làm căn cứ có các điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện cụ thể trong từng giai đoạn và thời kỳ khác nhau. - Nội dung chấp hành thu NSNN Trên cơ sở nhiệm vụ thu cả năm đƣợc giao và nguồn thu dự kiến phát sinh trong quý, cơ quan thu ngân sách lập dự toán thu ngân sách quý chi tiết theo khu vực kinh tế, địa bàn và đối tƣợng thu chủ yếu. Các khoản thu nội địa nhƣ thuế, phí, lệ phí thƣờng do cơ quan thuế thực hiện, cơ quan Hải quan tổ chức thu từ xuất nhập khẩu, cơ quan Tài chính và các cơ quan thu khác đƣợc uỷ quyền thu các khoản thu còn lại của NSNN. Các tổ chức cá nhân có nghĩa vụ nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác vào NSNN theo quy định của pháp luật. Về nguyên tắc toàn bộ các khoản thu của NSNN phải nộp trực tiếp vào Kho bạc Nhà nƣớc, trừ một số khoản cơ quan thu có thể thu trực tiếp song phải định kỳ nộp vào Kho bạc Nhà nƣớc theo quy định. 1.2.6.3. Quyết toán ngân sách nhà nước - Yêu cầu của quyết toán thu NSNN Số liệu trong báo cáo quyết toán phải chính xác, trung thực, đầy đủ. Số quyết toán là số thu đã thực nộp hoặc đã hạch toán thu NSNN qua KBNN. Báo cáo quyết toán phải theo đúng các nội dung trong dự toán đƣợc giao và theo mục lục NSNN; báo cáo quyết toán năm phải có báo cáo thuyết minh nguyên nhân tăng, giảm so với dự toán. KBNN các cấp có trách nhiệm tổng hợp số liệu quyết toán gửi cơ quan Tài chính cùng cấp để cơ quan Tài chính lập báo cáo quyết toán. KBNN xác nhận số liệu thu ngân sách trên báo cáo quyết toán của ngân sách các cấp. - Trình tự lập, xét duyệt, thẩm định và phê chuẩn quyết toán thu NSNN Trƣớc khi lập báo cáo quyết toán thu NSNN, cơ quan tài chính, KBNN và cơ quan thu cùng cấp đôn đốc các cơ quan liên quan xử lý số tạm thu, tạm31 giữ để nộp vào NSNN theo chế độ quy định; thực hiện đối chiếu số thu NSNN phát sinh trên địa bàn và số thu đảm bảo khớp đúng cả về tổng số và chi tiết theo Chƣơng, Loại, Khoản, Mục và Tiểu mục của Mục lục NSNN theo quy định hiện hành. Trình tự lập, gửi, thẩm định, phê chuẩn quyết toán thu ngân sách hàng năm của ngân sách các cấp đƣợc tiến hành nhƣ sau: Ban Tài chính xã lập quyết toán thu ngân sách cấp xã trình UBND xã xem xét gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện; đồng thời UBND xã trình HĐND xã phê chuẩn. Sau khi đƣợc HĐND xã phê chuẩn, UBND xã báo cáo bổ sung quyết toán ngân sách gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện. Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện thẩm định quyết toán thu ngân sách xã; lập quyết toán thu ngân sách cấp huyện; tổng hợp, lập báo cáo quyết toán thu NSNN trên địa bàn huyện và quyết toán thu ngân sách huyện (bao gồm quyết toán thu ngân sách cấp huyện và cấp xã) trình UBND cấp huyện xem xét gửi Sở Tài chính; đồng thời UBND cấp huyện trình HĐND cấp huyện phê chuẩn. Sau khi đƣợc HĐND cấp huyện phê chuẩn, UBND báo cáo bổ sung, quyết toán ngân sách gửi Sở Tài chính. Sở Tài chính thẩm định quyết toán thu NSNN phát sinh trên địa bàn huyện, quyết toán thu ngân sách huyện; lập quyết toán thu NSNN cấp tỉnh; tổng hợp lập quyết toán thu NSNN trên địa bàn tỉnh và quyết toán thu NSĐP (bao gồm: quyết toán thu ngân sách cấp tỉnh; quyết toán thu ngân sách cấp huyện và quyết toán thu ngân sách cấp xã) trình UBND cấp tỉnh xem xét gửi Bộ Tài chính; đồng thời UBND cấp tỉnh trình HĐND cấp tỉnh phê chuẩn. Sau khi đƣợc HĐND cấp tỉnh phê chuẩn, UBND báo cáo bổ sung, quyết toán ngân sách gửi Bộ Tài chính. Bộ Tài chính thẩm định quyết toán thu NSNN, báo cáo quyết toán thu NSĐP; lập quyết toán thu NSTW và tổng hợp lập tổng quyết toán thu NSNN32 (bao gồm quyết toán thu NSTW và quyết toán thu NSĐP) trình Chính phủ xem xét để trình Quốc hội phê chuẩn; đồng thời gửi cơ quan Kiểm toán Nhà nƣớc. 1.2.6.4. Thanh tra, kiểm tra Mục đích của việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát là nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, phát hiện tham nhũng, lãng phí, phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền để có biện pháp khắc phục, phát huy các nhân tố tích cực, góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nƣớc, bảo vệ lợi ích hợp pháp của nhà nƣớc, của các cơ quan, đơn vị, tổ chức kinh tế và các cá nhân. Đây là nhân tố có tác động và ảnh hƣởng lớn đến kết quả và hiệu quả của công tác quản lý ngân sách. Công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về lĩnh vực tài chính của các cơ quan, đơn vị dự toán ngân sách tỉnh đƣợc Sở Tài chính thực hiện thông qua việc kiểm tra báo cáo quyết toán ngân sách hằng năm theo quy định tại thông tƣ số 01/2007/TT-BTC ngày 02/01/2007 của Bộ tài chính hƣớng dẫn xét duyệt, thẩm định và thông báo quyết toán năm đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức đƣợc ngân sách hỗ trợ và ngân sách các cấp hoặc do Thanh tra nhà nƣớc tổ chức thanh tra theo chuyên đề hằng năm hoặc thanh tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm. Nếu phát hiện sai phạm thì lập biên bản các hành vi vi phạm hành chính, xử lý theo thẩm quyền, hoặc kiến nghị các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính đồng thời kiến nghị các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với quy định của pháp luật và yêu cầu quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực tài chính.33 Hoạt động thanh tra, kiểm tra tài chính phải tuân thủ theo pháp luật, đảm bảo chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời, không làm cản trở đến hoạt động bình thƣờng của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tƣợng để thanh tra. Sau khi kết thúc thanh tra, kiểm tra các cơ quan chức năng theo dõi, đôn đốc kiểm tra các cơ quan, tổ chức và cá nhân thực hiện kết luận, kiến nghị theo nội dung biên bản, các quyết định xử lý sau thanh tra, kiểm tra. Công tác thanh tra, kiểm tra tình hình quản lý NSNN tỉnh do cơ quan quản lý nhà nƣớc cấp tỉnh nhƣ: HĐND, UBND, Thanh tra nhà nƣớc, Sở Tài chính và Kho bạc nhà nƣớc cấp tỉnh có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện các chế độ thu và quản lý nhà nƣớc. Đối với tình hình quản lý NSNN cấp huyện thì đƣợc thanh tra, kiểm tra bởi các cơ quan chức năng cấp tỉnh nhƣ Sở Tài Chính, Thanh tra nhà nƣớc cấp tỉnh, kho bạc nhà nƣớc cấp tỉnh. Ngoài ra, phòng Tài chính – Kế Hoạch, Kho bạc nhà nƣớc cấp huyện có nhiệm vụ kiểm tra; Thanh tra nhà nƣớc cấp huyện có trách nhiệm thanh tra. Cơ quan kiểm toán nhà nƣớc là cơ quan trực thuộc chính phủ thực hiện việc kiểm toán, xác định tính đúng đắn, tính hợp pháp của các số liệu, báo cáo quyết toán của các cơ quan nhà nƣớc theo quy định của chính phủ. 1.3 Kinh nghiệm quản lý thu ngân sách nhà nƣớc của một số huyện tại một số địa phƣơng trong nƣớc và bài học rút ra áp dụng vào thị xã Hƣơng Thủy 1.3.1. Kinh nghiệm quản lý thu NSNN của một số huyện tại một số địa phương trong nước 1.3.1.1. Kinh nghiệm quản lý thu NSNN của huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế34 Huyện Phú Vang sau nhiều năm tổ chức thực hiện Luật NSNN năm 2002, việc quản lý điều hành ngân sách nhà nƣớc của các cấp chính quyền địa phƣơng từ huyện đến xã, thị trấn đã có nhiều tiến bộ, góp phần quan trọng đối với phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, tăng cƣờng nguồn lực tài chính cho các cấp chính quyền địa phƣơng và thực hiện quản lý sử dụng ngân sách đạt hiệu quả tiết kiệm. Đã bƣớc đầu phân định rõ trách nhiệm quyền hạn của HĐND và UBND các cấp, của các cơ quan nhà nƣớc, các tổ chức, đơn vị trong lĩnh vực ngân sách nhƣ: việc quyết định phân bổ dự toán ngân sách, phê chuẩn tổng quyết toán ngân sách của HĐND, UBND và trách nhiệm của các cấp các ngành, đơn vị trong tổ chức quản lý khai thác nguồn thu và sử dụng tiết kiệm hiệu quả ngân sách đƣợc giao. UBND tỉnh đã quy định cụ thể tỷ lệ (%) phân chia nguồn thu xác định rõ nhiệm vụ chi ngân sách của các cấp chính quyền. Hàng năm căn cứ vào nghị quyết của Hội đồng nhân dân và yêu cầu thực tế. UBND tỉnh đã kịp thời điều chỉnh sửa đổi nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách phù hợp với tình hình thực tế và khả năng quản lý ngân sách của các cấp tạo điều kiện cho chính quyền cấp dƣới chủ động trong điều hành ngân sách. Chất lƣợng các mặt công tác lập dự toán, phân bổ, chấp hành và quyết toán ngân sách ngày càng đƣợc nâng cao bảo đảm thời gian theo quy định. Quá trình lập dự toán thu hàng năm đã thực hiện đảm bảo từng nội dung từ thông báo số kiểm tra, thảo luận và lập dự toán đến việc giao dự toán thu chính thức cho các đơn vị trực tiếp thực hiện. Khi nhận đƣợc thông báo số kiểm tra về thu ngân sách hàng năm, cơ quan thuế, các đơn vị khác đƣợc giao nhiệm vụ thu ngân sách, UBND các cấp thông báo số kiểm tra thu ngân sách cho cấp dƣới trực thuộc làm cơ sở cho lập dự toán thu ngân sách.35 Trong nội dung lập dự toán thu ngân sách, các đơn vị liên quan đã thực hiện nghiêm túc đảm bảo yêu cầu lập dự toán Công tác quản lý điều hành và thực hiện tài chính ngân sách đƣợc nâng lên. Tất cả các khoản thu ngân sách đƣợc hạch toán vào ngân sách qua hệ thống Kho bạc nhà nƣớc đƣợc quản lý chặt chẽ tiết kiệm hiệu quả, quy trình quản lý thu nộp và cấp phát ngân sách đảm bảo theo luật, hạn chế ghi thu ghi chi khắc phục tình trạng cấp phát vòng vo nhiều kênh cấp phát cho một đối tƣợng, một mục đích. Hầu hết các đơn vị, cá nhân nộp ngân sách, đơn vị sử dụng ngân sách đã nhận thức đƣợc trách nhiệm thực hiện tài chính ngân sách theo luật định. Chính sách xã hội hóa các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, xây dựng hạ tầng đã đƣợc nhân dân đồng tình hƣởng ứng giảm gánh nặng cho ngân sách địa phƣơng phát huy nội lực góp phần tích cực phát triển kinh tế xã hội. Huyện Phú Vang là một trong những địa phƣơng tích cực, khẩn trƣơng quy định đƣa thu chi và hoạt động của ngân sách xã, thị trấn vào hệ thống NSNN ngày từ khi luật ngân sách có hiệu lực thi hành. Huyện đã kiện toàn bộ máy tài chính cấp xã, thƣờng xuyên tổ chức mở các lớp bồi dƣỡng trình độ, chuyên môn cho đội ngũ tài chính cấp xã. Góp phần tích cực để huyện trở thành một trong những đơn vị quản lý ngân sách có hiệu quả, phục vụ tốt cho sự phát triển kinh tế xã hội địa phƣơng. Công tác kế toán và quyết toán ngân sách từng bƣớc đã đi vào nề nếp, ổn định. Việc công khai tài chính tại các đơn vị và các cấp chính quyền đã đƣợc chú trọng thƣờng xuyên hơn. Chi cục thuế, Kho bạc nhà nƣớc và phòng Tài chính Kế hoạch (đây là ba đơn vị đóng vai trò chủ đạo trong việc quản lý và điều hành ngân sách36 huyện) đã làm khá tốt nhiệm vụ tham mƣu cho UBND và HĐND huyện về công tác lập kế hoạch, dự toán thu chi ngân sách theo luật ngân sách. Tổ chức đội ngũ làm công tác thu đã đƣợc củng cố, tăng cƣờng, chất lƣợng về năng lực và phẩm chất đạo đức ngày càng đƣợc nâng lên, để đáp ứng đƣợc các yêu cầu quản lý thu ngày càng đổi mới. Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra định kỳ và đột xuất để phát hiện các sai phạm về thuế nhằm xử lý và có các biện pháp đổi mới trong quản lý đảm bảo ngăn chặn các hành vi này không để tái diễn và phát triển. 1.3.1.2 Kinh nghiệm quản lý thu NSNN của thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị Trong những năm qua, thành phố Đông Hà đã đạt đƣợc những kết quả khả quan trong công tác quản lý thu NSNN. Hàng năm đều hoàn thành vƣợt mức dự toán thu NSNNđƣợc UBND Tỉnh, HĐND Thành phố giao và tăng trƣởng so với năm trƣớc. Nhờ vậy, đảm bảo đƣợc nguồn lực tài chính để thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm đề ra. Căn cứ vào nội dung hƣớng dẫn của tỉnh, phòng Tài chính- Kế hoạch thành Phố hƣớng dẫn cho các đơn vị, phƣờng xã xây dựng kế hoạch kinh tế- xã hội và dự toán thu ngân sách của đơn vị mình theo nội dung, biểu mẫu và định mức đƣợc giao trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của đơn vị, gửi phòng TC- KH phân tích, tổng hợp trình lãnh đạo UBND thành phố chỉnh sửa, sau đó đƣa ra hội nghị các ngành, các phƣờng thảo luận, góp ý. Phòng TC-KH hoàn chỉnh trình báo cáo UBND trình cấp uỷ ra Nghị quyết phát triển kinh tế- xã hội. Sau đó UBND trình HĐND thành phố phê duyệt. Căn cứ chỉ tiêu tỉnh giao, tình hình thực hiện năm trƣớc và thực tế của địa phƣơng, Phòng TC-KH phối hợp với chi cục thuế để tham mƣu cho UBND thành phố trình HĐND thành phố giao kế hoạch năm dự toán. Với phƣơng châm xây dựng kế hoạch năm sau tăng hơn năm trƣớc từ 18%- 20%.37 Về chế độ báo cáo thu ngân sách hàng tháng: Thực hiện Luật NSNN, KBNN gửi báo cáo cho Phòng Tài chính- kế hoạch. Phòng tổng hợp, lập biểu theo nội dung quản lý để báo cáo tiến độ thực hiện kế hoạch thu ngân sách cho UBND thành phố và Sở tài chính. Hàng quý, đơn vị dự toán nộp báo cáo quyết toán quý cho Phòng TC- KH, căn cứ báo cáo quyết toán quý của đơn vị, bộ phận ngân sách lập báo cáo thực hiện kế hoạch NSNN 3 tháng, 6 tháng theo nội dung kinh tế thực hiện và so sánh với kế hoạch giao để báo cáo UBND thành phố chỉ đạo thực hiện tốt kế hoạch NSNN. Căn cứ tình hình thực hiện 6 tháng bộ phận ngân sách lập số liệu tham mƣu cho trƣởng phòng báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch 6 tháng đầu năm, những kiến nghị đè xuất, bổ sung, điều chỉnh kế hoạch 6 tháng cuối năm báo cáo UBND để trình hội HĐND thành phố phê duyệt. Hằng năm, theo Luật NSNN quy định, các đơn vị dụ toán và các phƣờng nộp báo cáo quyết toán thu chi ngân sách năm, để bộ phận ngân sách theo dõi, thẩm tra trình trƣởng phòng ra thông báo thẩm tra quyết toán NSNN. Căn cứ báo cáo quyết toán của đơn vị, đối chiếu với số liệu báo cáo của KBNN, bộ phận ngân sách lập báo cáo tổng quyết toán thi chi NSNN toàn thành phố trình Chủ tịch UBND thành phố ký, gửi Sở Tài chính. Xác định thuế là nguồn thu chính của NSNN thành phố nên Thành ủy, HĐND và UBND thành phố đã tập trung chỉ đạo công tác thu ngân sách và đã đạt đƣợc những kết quả khả quan. Tổ chức bộ máy quản lý thu không ngừng đƣợc củng cố và tăng cƣờng, chất lƣợng đội ngũ cán bộ thuế đã có bƣớc thay đổi rõ nét về trình độ năng lực, quy trình thu và công tác kê khai, nộp thuế, hỗ trợ đối tƣợng nộp thuế ... đƣợc cải tiến có hiệu quả, góp phần quyết định đến việc hoàn thành và hoàn thành vƣợt mức dự toán ngân sách hàng năm đƣợc tỉnh giao. Công tác quản lý thu thuế đã chuyển biến theo hƣớng tích cực, công38 khai, dân chủ, minh bạch, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ý thức tự giác chấp hành nghĩa vụ thuế ngày càng đƣợc nâng lên. Thu từ khu vực kinh tế NQD là khoản thu quan trọng, tuy hiện nay chƣa chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu thuế của thành phố nhƣng là nguồn thu bền vững và cũng là nội dung trọng tâm trong công tác quản lý thu thuế của Chi cục thuế thành phố. Nhận thức rõ điều này, Chi cục thuế thành phố đã kịp thời tham mƣu cho UBND thành phố ban hành các văn bản chỉ đạo công tác thu, đề ra các biện pháp để hoàn thành dự toán thu đƣợc giao, tăng cƣờng các biện pháp nghiệp vụ nhằm chống thất thu thuế, gian lận thƣơng mại, nợ đọng thuế. Triển khai đề án quản lý doanh nghiệp, hộ kê khai, tiếp tục triển khai công tác quản lý thầu xây dựng cơ bản, hộ cho thuê nhà... Bên cạnh đó việc tìm ra các giải pháp để quản lý thu có hiệu quả, đảm bảo công bằng, khuyến khích các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp mở rộng kinh doanh, nâng cao hiệu quả, thúc đẩy huyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố cũng là vấn đề rất đƣợc quan tâm đề ra. Căn cứ nhiệm vụ đƣợc giao, ngay từ đầu năm, Chi cục Thuế đã phối hợp với Phòng Tài chính - Kế hoạch thành phố tham mƣu cho UBND thành phố giao kế hoạch thu NSNN cho các xã, phƣờng và các đơn vị sự nghiệp. Thực hiện công tác uỷ nhiệm thu thuế trên địa bàn thành phố đối với UBND các xã, phƣờng. Tiến hành phân bổ và giao chi tiêu thu cho các đội thuế để có cơ sở xây dựng và thực hiện phƣơng án thu NSNN theo đúng quy trình quản lý thuế. Thành phố Đông Hà có vị thế thuận lợi để có thể phát triển ngành dịch vụ và du lịch. Thành phố đã quan tâm đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng, quảng bá du lịch nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho SXKD, đặc biệt là hoạt động kinh doanh nhà hàng, cơ sở lƣu trú, dịch vụ du lịch, thƣơng mại rất phát triển, các thành phần kinh tế tham gia vào lĩnh vực này khá đa dạng, đối tƣợng nộp thuế đã ngày càng tăng lên.39 Để quản lý NSNN đối với khu vực cá thể, Chi cục thuế thành phố cùng với các xã, phƣờng, các Ban quản lý chợ tăng cƣờng quản lý hộ, nắm nguồn thu mới phát sinh, tập trung đôn đốc thu thuế môn bài. Công tác cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thông thoáng, nhanh chóng đã tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển mạnh nhất là hộ cá thể. Công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế đã đƣợc kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế thƣờng xuyên. Ngoài ra Chi cục thuế luôn chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra thuế, đây là biện pháp quan trọng để một mặt chống thất thu, vi phạm luật thuế, mặt khác để chấn chỉnh uốn nắn cho các doanh nghiệp trong công tác ghi chép sổ sách kế toán, sử dụng hóa đơn chứng từ theo đúng quy định. Chi cục thuế Thành phố đã tổ chức tập huấn những kiến thức cơ bản về thuế, quy trình quản lý hộ kinh doanh cá thể, biện pháp khai thác nguồn thu mới, đôn đốc thu nợ … cho lực lƣợng làm công tác thu. Nhờ vậy, các hoạt động thu thuế đã đảm bảo thu đúng, thu đủ và đảm bảo kế hoạch thu NSNN mà chính quyền địa phƣơng đặt ra. 1.3.1.3. Kinh nghiệm quản lý thu ngân sách của huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị Huyện Hải Lăng hiện là huyện trực thuộc tỉnh Quảng Trị, cơ cấu kinh tế đƣợc xác định là: dịch vụ du lịch - công nghiệp - nông lâm nghiệp. Trong công tác quản lý thu ngân sách nhà nƣớc, đặc biệt công tác quản lý thu thuế, phí và lệ phí đƣợc thực hiện nhƣ sau: trên cơ sở đề án ủy nhiệm thu đƣợc UBND tỉnh phê duyệt, Chi cục thuế thực hiện quản lý thu thuế công thƣơng nghiệp ngoài quốc doanh đối với các doanh nghiệp và các hộ kinh doanh có doanh thu lớn, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thu cấp quyền sử dụng đất, lệ phí trƣớc bạ; cấp xã, phƣờng tổ chức thu thuế nhà đất, môn bài từ bậc 4 đến bậc 6, thuế công thƣơng nghiệp đối với hộ kinh doanh nhỏ, ngƣời trực tiếp thực hiện ủy nhiệm thu và xã, phƣờng đƣợc trích40 tỷ lệ hoa hồng ủy nhiệm thu từ kinh phí của Chi cục thuế. Việc phân cấp nguồn thu cũng nhƣ tỷ lệ điều tiết các khoản thu giữa các cấp ngân sách đƣợc thực hiện ổn định trong 4 năm đã từng bƣớc nâng các đƣợc tính chủ động và trách nhiệm của chính quyền địa phƣơng trong điều hành ngân sách, tăng nguồn vốn đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng. Phòng tài chính kế hoạch huyện Hải Lăng đã tổ chức lập dự toán chấp hành quyết toán thu ngân sách, công tác dân vận thực hiện các khoản thu phí, lệ phí rõ ràng, minh bạch. Các cán bộ thuộc phòng tài chính kế hoạch huyện luôn đƣợc tập huấn thƣờng xuyên, thực hiện chế độ đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyện môn trong lĩnh vực lập dự toán và phân bổ dự toán ngân sách. Hiện nay phòng tài chính - kế hoạch huyện đã có đội ngũ cán bộ chuyên sâu về lĩnh vực mình phụ trách, cán bộ cấp trên thƣờng xuyên có những chỉ đạo rõ ràng tới các phòng ban thực hiện việc kiểm tra chỉ đạo từng mảng hoạt động. Để việc thu nhập có hiệu quả cao thì công tác tiếp xúc với nhân dân đóng vai trò quan trọng các khoản thu ngân sách thị xã hƣởng theo tỷ lệ phần trăm điều tiết. 1.3.2. Các bài học rút ra có thể nghiên cứu, áp dụng ở thị xã Hương Thủy Từ kinh nghiệm quản lý thu NSNN của huyện Phú Vang, thành phố Đông Hà, huyện Hải Lăng có thể rút ra một số nội dung tham khảo, có thể vận dụng vào quản lý thu NSNN ở thị xã Hƣơng Thủy: Một là, cần phải có định hƣớng quản lý thu ngân sách với mục tiêu hạn chế chi phí xuống thấp nhất đối với một đồng ngân sách thu đƣợc để hƣớng đến mục tiêu hiệu quả trong quản lý thu. Hai là, có quy định về thời gian lập dự toán ngân sách đủ dài, có sự phân bố hợp lý về thời gian cho các giai đoạn lập ngân sách; trong lập dự toán coi trọng công tác dự báo thu và nên lập ra một cơ quan dự báo chuyên trách độc lập tƣơng đối với chính phủ nhằm góp phần vào công tác lập dự toán chính xác, hiệu quả hơn.41 Ba là, tăng cƣờng tính chủ động cho các địa phƣơng trong các khoản thu thuế bằng cách cho địa phƣơng có thể quy định mức thuế suất giao động theo một tỷ lệ nhất định so với chuẩn thuế của nhà nƣớc. Giao nhiệm vụ và quy trách nhiệm cao đối với cán bộ làm công tác thu ngân sách bằng cách quy định trách nhiệm cụ thể đối với khoản thu đƣợc giao chƣa thu đƣợc trong thời hạn quy định. Xem đối tƣợng nộp thuế nhƣ một khách hàng để có chính sách phục vụ tốt cho đối tƣợng nộp ngân sách. Bốn là, nâng cao chất lƣợng công tác quyết toán ngân sách với việc nâng cao chất lƣợng và định kỳ hàng năm tổ chức kiểm toán trƣớc quyết toán. Nâng cao tính pháp lý của dự toán và quyết toán NSNN bằng cách quy định Nghị quyết phê chuẩn dự toán, quyết toán NSNN của Quốc hội hàng năm đƣợc nâng lên thành Luật.42 Tóm tắt chƣơng 1 Chƣơng 1 đã hệ thống hóa những vấn đề về NSNN, thu NSNN, quản lý thu NSNN và các nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý thu NSNN trên cơ sở lý luận về NSNN và các quy định luật pháp hiện hành của Việt Nam. Trên cơ sở đó, NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nƣớc đã đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền quyết định và đƣợc thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nƣớc. NSNN địa phƣơng là một bộ phận của NSNN. NSNN địa phƣơng bao gồm ngân sách cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. Thu NSNN địa phƣơng là công cụ tập trung nguồn lực tài chính để đảm bảo nhu cầu chi tiêu và góp phần tổ chức quản lý nền kinh tế địa phƣơng. Do vậy, cần có một quy trình quản lý thu thực sự hiệu quả, đáp ứng tốt nhất những yêu cầu quản lý thu NSNN. Quy trình đó đƣợc trình bày tại chƣơng 1 gồm các khâu: lập dự toán, chấp hành dự toán, quyết toán và thanh tra, kiểm tra. Trình bày kinh nghiệm về quản lý thu NSNN của huyện Phú Vang, thành phố Đông Hà, huyện Hải Lăng và đối chiếu với các quy định về quản lý thu NSNN của Việt Nam để phát hiện những nội dung mới, khả thi và hiệu quả cao nhằm nghiên cứu áp dụng trong công tác quản lý thu NSNN.43 Chương 2 THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI THỊ XÃ HƢƠNG THỦY 2014-2016 2.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội thị xã Hƣơng Thủy có ảnh hƣởng đến quản lý thu ngân sách nhà nƣớc 2.1.1 Đặc điểm địa lý, tự nhiên, tiềm năng phát triển Thị xã Hƣơng Thủy nằm phía Nam tỉnh Thừa Thiên Huế, liền kề thành phố Huế; có diện tích tự nhiên là 456,02 km2, dân số năm 2016 có 101.353 ngƣời, mật độ dân số 222 ngƣời/km2; có 5 phƣờng và 7 xã. Ranh giới hành chính của thị xã Hƣơng Thủy đƣợc xác định nhƣ sau: Phía Đông giáp huyện Phú Lộc; Phía Tây giáp huyện Hƣơng Trà và huyện A Lƣới; Phía Nam giáp huyện Nam Đông; Phía Bắc giáp Thành phố Huế và huyện Phú Vang. Về địa hình: thị xã Hƣơng Thuỷ đƣợc chia thành 2 dạng: địa hình đồi núi và địa hình đồng bằng. Hầu hết phần đất phía Tây quốc lộ 1A là vùng đồi núi, chiếm đến 76% diện tích toàn thị xã Hƣơng Thủy. Phần đồng bằng của thị xã là một dải đất hẹp từ phía Bắc quốc lộ 1A đến sông Nhƣ Ý, Đại Giang, đƣợc bồi tụ bởi phù sa Sông Hƣơng và các sông nhánh. Về Khí hậu: thị xã Hƣơng Thuỷ bị ảnh hƣởng bởi khí hậu gió mùa rõ rệt, mùa đông gặp gió mùa Đông Bắc mƣa rét, mùa hạ có gió mùa Tây Nam khô nóng. Nhiệt độ trung bình từ 25-27 oC; Lƣợng mƣa trung bình hàng năm khoảng 2.844 mm. Với lợi thế là hệ thống giao thông thuận lợi, ngoài tuyến đƣờng sắt Bắc Nam chạy qua thị xã Hƣơng Thủy còn có tuyến Quốc Lộ 1A và nhiều tuyến đƣờng liên tỉnh, huyện. Đặc biệt, sân bay Phú Bài đƣợc đầu tƣ nâng cấp để tƣơng xứng với sân bay quốc tế; có các cụm tiểu thủ công nghiệp – làng nghề địa phƣơng với quy mô vừa và nhỏ làm vệ tinh, gắn kết với khu công nghiệp lớn của tỉnh Thừa Thiên Huế. Có nhiều tiềm năng phát triển du lịch,44 một số khu vực đã đƣợc Tỉnh, Thị xã Hƣơng Thủy quy hoạch để phát triển du lịch sinh thái nhƣ: Khu du lịch sinh thái hồ Thủy Tiên; Khu du lịch sinh thái hồ Bàu Họ; Khu du lịch sinh thái hồ Ba Cửa; Khu du lịch sinh thái hồ Tả Trạch; Khu du lịch sinh thái hồ Châu Sơn; Quy hoạch mở rộng khu du lịch Cầu Ngói Thanh Toàn và du lịch trải nghiệm đồng quê, du lịch tâm linh,… Đặc biệt trong định hƣớng phát triển KT-XH của tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 đã xác định Hƣơng Thuỷ sẽ đảm nhận vai trò giảm áp lực về dân số cho thành phố Huế để bảo tồn di tích, hỗ trợ các hoạt động kinh tế nhƣ công nghiệp, dịch vụ đô thị, sân bay, phát triển du lịch, nhà ở, đào tạo nghề. 2.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội thị xã Hương Thủy từ 2014 -2016 Trong 3 năm qua (2014-2016), với sự nỗ lực phấn đấu thị xã Hƣơng Thủy đã ra sức phấn đấu thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu và nhiệm vụ đề ra đạt đƣợc nhiều thành tựu rất quan trọng. Kinh tế đạt mức tăng trƣởng khá so với bình quân chung của tỉnh; tốc độ tăng trƣởng giá trị sản xuất bình quân đạt 14,23%, cụ thể: khu vực dịch vụ đạt bình quân 16,71%/năm; công nghiệp - xây dựng tăng bình quân 13,86%/năm; nông nghiệp tăng bình quân 3,1%/năm. Thu nhập bình quân đầu ngƣời đến năm 2016 là 54,5 triệu đồng/ngƣời/năm, đời sống ngƣời dân đƣợc cải thiện rõ rệt. Tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội 3 năm đạt 4.845 tỷ đồng. Công tác thu, chi ngân sách có sự chuyển biến mạnh mẽ và tích cực, thu ngân sách năm sau luôn cao hơn năm trƣớc, tiến bộ hơn trong quản lý thu, chi ngân sách. Thị xã Hƣơng Thủy đã tích cực khai thác tốt nguồn thu ngân sách trên địa bàn, đồng thời đã có nhiều cố gắng để tạo thêm nguồn thu mới, thực hiện việc thu đúng, thu đủ các nguồn thu, hạn chế tối đa tình trạng nợ đọng thuế; huy động tốt các khoản thu đóng góp của nhân dân. Tổng thu ngân sách trong 2014-2016 năm đạt 1.250,046 tỷ đồng (năm 2016 là 434,93 tỷ đồng, tăng 43,68 tỷ đồng so với năm 2014). Trong 3 năm, đã huy động đƣợc 196,521 tỷ đồng từ nguồn thu45 tiền sử dụng đất để đầu tƣ xây dựng các công trình trên địa bàn. Hoạt động khoa học công nghệ, giáo dục và đào tạo, văn hoá – xã hội đƣợc coi trọng. Công tác cải cách thủ tục hành chính hoạt động có hiệu quả. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu và chuyển biến tích cực đó, vẫn còn nhiều mặt khó khăn, hạn chế và yếu kém đó là: Ảnh hƣởng của khủng hoảng kinh tế đã tác động đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các DN, hiện tƣợng một số DN phải đóng cửa hoặc sản xuất cầm chừng. Kinh tế trên địa bàn tuy có phát triển và tăng trƣởng khá nhƣng chƣa thực bền vững; tích lũy nội bộ còn thấp, thiếu vốn đầu tƣ cho phát triển KT-XH; các tiềm năng thế mạnh của địa phƣơng khai thác còn hạn chế. Thu ngân sách trên địa bàn thị xã Hƣơng Thủy cũng đã gặp phải các khó khăn chung, đặc biệt là các khoản thu ngoài quốc doanh. Ngoài ra, một số cơ chế chính sách của Chính phủ về miễn, giảm, giản thời gian nộp thuế cho các DN có hiệu lực làm cho đối tƣợng và mức thu thuế giảm nên nguồn thu của thị xã Hƣơng Thủy gặp nhiều khó khăn. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội đƣợc quan tâm đầu tƣ xây dựng nhƣng vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển KT-XH. Một số lĩnh vực VH-XH còn một số hạn chế. Giải quyết việc làm còn khó khăn.46 Bảng 2.1: Các chỉ tiêu kinh tế-xã hội của thị xã Hƣơng Thủy 2014-2016 STT CHỈ TIÊU Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 KẾ HOẠCH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH THỰC HIỆN I Về kinh tế 1 Tốc độ tăng giá trị sản xuất 14,6% 13,93% 14,01% 12,55% 14% 14,28% Trong đó: - Dịch vụ 16,59% 15,1% 15,01% 15,73% 18,59% 19,3% - Công nghiệp - Xây dựng 15% 14,45% 14,52% 12,78% 14,1% 14,34% - Nông nghiêp 3,21% 3,67% 3,1% 2,92% 3,19% 3,28% 2 Thu nhập bình quân đầu ngƣời 42,3 triệu/ngƣời/năm 42 triệu/ngƣời/năm 46,5 triệu/ngƣời/năm 50,1 triệu/ngƣời/năm 54 triệu/ngƣời/năm 54,5 triệu/ngƣời/năm 3 Thu ngân sách thị xã 300,48 tỷ đồng 391,25 tỷ đồng 322,37 tỷ đồng 423,86 tỷ đồng 302,5 tỷ đồng 434,93 tỷ đồng 4 Kim ngạch xuất khẩu 450 triệu USD 460 triệu USD 490 triệu USD 490 triệu USD 95 triệu USD 98,7 triệu USD 5 Tổng vốn đầu tƣ XDCB toàn xã hội 1.400-1.500 tỷ đồng 1695 tỷ đồng 1500 tỷ đồng 1550 tỷ đồng 1.500-1.600 tỷ đồng 1.600 tỷ đồng 6 Tổng sản lƣợng lƣơng thực BQ hàng năm 36,5 -37 nghìn tấn 39,374 nghìn tấn 37 nghìn tấn 39,187 nghìn tấn 37-37,5 nghìn tấn 39,299 nghìn tấn II Về xã hội 7 Tỷ lệ tăng dân số tƣ nhiên <1,1% 1,1% 1-1,1% 1,1% 1,1% 1,1% 8 Giảm tỷ lệ hộ nghèo 4,8 % 4,07% 3-3,5% 3% 1-1,5% 0,46% 9 Tỷ lệ trẻ em dƣới 5 tuổi suy dinh dƣỡng <7% 6,6% 6% 6% 6% 5% 10 Lao động đƣợc đào tạo nghề 56% 56% 57,2% 57,2% 60% 63,4% 11 Giải quyết việc làm hàng năm 1500-1800 Lđộng 1756 Lđộng 1500-1800 Lđộng 1800 Lđộng 1.500-1.800 Lđộng 1840 Lđộng 12 Xây dựng trƣờng đạt chuẩn quốc gia 3-4 trƣờng 4 trƣờng 7 trƣờng 7 trƣờng 6 trƣờng 3 trƣờng 13 Tỷ lệ đô thị hóa, xây dựng NTM 2 xã 3 xã 58% 58% III Về môi trƣờng 14 Tỷ lệ hộ sử dụng nƣớc máy đạt trên 86% 86% 87% 87% 89,5% 89,5% 15 Độ che phủ rừng 55,5% 55,5% 55,5% 55,5% 55% 55% 16 Cụm CN, TTCN và làng nghề thu gom và xử lý chất thải rắn 52% 52% 60% 60% 80% 80% 17 Chất thải y tế đƣợc thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn 100% 100% 18 Rác thải sinh hoạt đƣợc thu gom, vận chuyển và xử lý tập trung 87% 87% 87% 87% 85% 85% (Nguồn: Báo cáo tình hình KT-XH giai đoạn 2011-2015 và kế hoạch phát triển KT-XH 2016-2020, Báo cáo tình hình KT-XH năm 2016 của UBND TX Hương Thủy)47 Với vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, cũng nhƣ tình hình phát triển kinh tế - xã hội của thị xã Hƣơng Thủy trong những năm qua là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển trong những năm tiếp theo và cũng là điều kiện thuận lợi trong thu ngân sách của địa phƣơng. 2.2. Thực trạng về thu ngân sách nhà nƣớc tại thị xã Hƣơng Thủy 2.2.1. Khái quát về tình hình ngân sách nhà nước từ năm 2014-2016 Từ năm 2014 đến năm 2016, kinh tế của thị xã Hƣơng Thủy tiếp tục phát triển, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng định hƣớng (Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp). Công nghiệp - xây dựng có bƣớc phát triển khá, tăng bình quân hàng năm gần 15%; Các ngành dịch vụ tiếp tục phát triển, tăng trƣởng bình quân hàng năm đạt 10,25%; Nông nghiệp phát triển toàn diện. Công tác quản lý NSNN đã có nhiều cố gắng, hàng năm thu ngân sách đạt khá, chi ngân sách từng bƣớc đi vào nề nếp và đƣợc bố trí hợp lý hơn. Đạt đƣợc kết quả trên là nhờ một phần đã thực hiện tốt Luật NSNN, đã chú trọng đề ra các giải pháp, chính sách để khai thác và bồi dƣỡng nguồn thu nhằm tăng thu ngân sách năm sau cao hơn năm trƣớc, cơ cấu các khoản thu từ thuế, các loại phí và nguồn thu khác ngày càng vững chắc, ổn định hơn, nhờ đó thu ngân sách đạt khá qua các năm, đã từng bƣớc tạo tính chủ động về ngân sách của địa phƣơng. Đồng thời, bố trí hợp lý các khoản chi đáp ứng nhu cầu hoạt động cho bộ máy quản lý nhà nƣớc, đáp ứng kịp thời cho hoạt động của các ngành, lĩnh vực góp phần thực hiện phát triển KT-XH trên địa bàn thị xã Hƣơng Thủy, nhất là trong việc phát triển đô thị. Tuy nhiên, thu ngân sách vẫn còn khó khăn và chƣa đáp ứng nhiệm vụ chi, dẫn đến thu- chi ngân sách còn mất cân đối, đòi hỏi ngân sách cấp trên phải bổ sung. - Thu ngân sách: Tổng thu ngân sách thị xã Hƣơng Thủy trong 3 năm 2014-2016 là 1.250,046 tỷ đồng, tăng bình quân 5,37%/năm, trong đó: Năm 201448 thu là 391,252 tỷ đồng, tăng 5,39 % so năm 2013; năm 2015 thu là 423,861 tỷ đồng, tăng 8,33 % so năm 2014; năm 2016 thu là 434,933 tỷ đồng, tăng 2,61 % so năm 2015 . Trong đó, bổ sung từ ngân sách tỉnh cho ngân sách thị xã Hƣơng Thủy trong 3 năm 2014-2016 là 573,408 tỷ đồng, phần bổ sung cân đối giảm dần qua các năm ( trong đó bổ sung cân đối: Năm 2014 là 80,858 tỷ đồng; năm 2015 là 80,858 tỷ đồng; năm 2016 là 49,295 tỷ đồng) Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu thu NSNN TX Hƣơng Thủy từ năm 2014–2016 Đơn vị tinh: triệu đồng STT NỘI DUNG THU 2014 2015 2016 Ghi chú 2013 Dự toán Thực hiện Dự toán Thực hiện Dự toán Thực hiện Thực hiện TỔNG THU NGÂN SÁCH THỊ XÃ 300.479 391.252 322.370 423.861 302.504 434.933 371.241 I Tổng thu cân đối ngân sách nhà nƣớc 296.439 387.606 318.540 419.562 298.604 428.246 367.621 1 Thuế khu vực ngoài quốc doanh 68.192 55.838 62.106 50.090 58.139 62.600 60.287 2 Thuế thu nhập cá nhân 10.250 11.944 13.100 17.284 16.793 17.734 13.737 3 Lệ phí trƣớc bạ 11.300 9.049 11.500 11.692 12.700 12.638 9.103 4 Phí, lệ phí 1.000 1.036 731 1.003 1.230 896 970 5 Tiền sử dụng đất 56.000 54.920 59.600 61.555 60.000 82.130 53.600 6 Tiền thuê đất 0 12.992 0 2.944 0 7.304 7 Thu khác 1.300 413 2.000 482 800 375 1.819 8 Thu kết dƣ ngân sách 11.468 0 10.786 0 18.576 13.037 9 Thu chuyển nguồn ngân sách năm trƣớc 44.383 0 43.455 0 55.620 36.109 10 Bổ sung từ ngân sách cấp trên 148.397 184.941 169.503 218.852 148.942 169.615 178.959 10.1 Bổ sung cân đối 80.858 80.858 80.858 80.858 49.075 49.295 80.858 10.2 Bổ sung có mục tiêu 67.539 104.083 88.645 137.994 99.867 120.321 98.101 11 Thu từ ngân sách cấp dƣới nộp lên 0 623 0 1.419 758 0 II Các khoản thu để lại đơn vị chi quản lý qua NSNN 4.040 3.646 3.830 4.299 3.900 6.687 3.620 1 Học phí trƣờng công lập 4.040 2.710 3.830 2.835 3.900 5.000 (ƣớc) 3.281 2 Đóng góp tự nguyện 0 0 3 Thu khác (Ghi thu-Ghi chi các đơn vị sự nghiệp) 0 936 1.464 1.687 339 (Nguồn: Báo cáo quyết toán NSNN năm 2014-2015 của UBND thị xã, báo cáo tình hình thu, chi ngân sách năm 2016 của UBND thị xã Hương Thủy và tính toán của tác giả)49 - Chi ngân sách: Tổng chi ngân sách thị xã Hƣơng Thủy 3 năm 2014-2016 là 1.198,301 tỷ đồng, tăng bình quân 5,05%/năm. Năm 2014 tổng chi là 380,466 tỷ đồng (trong đó: Chi đầu tƣ phát triển đạt 46,074 tỷ đồng, chiếm 12,10 % tổng chi, tăng 12,04 % so với năm trƣớc; chi thƣờng xuyên 208,124 tỷ đồng, chiếm 54,70% tổng chi, tăng 9,50 % so với năm trƣớc); năm 2015 tổng chi là 405,285 tỷ đồng (trong đó: Chi đầu tƣ phát triển đạt 64,080 tỷ đồng, chiếm 15,81 % tổng chi, tăng 39,08 % so với năm trƣớc; chi thƣờng xuyên 225,47 tỷ đồng, chiếm 55,63% tổng chi, tăng 8,33 % so với năm trƣớc); năm 2016 tổng chi là 412,55 tỷ đồng (trong đó: Chi đầu tƣ phát triển đạt 100,47 tỷ đồng, chiếm 24,35 % tổng chi, tăng 56,78 % so với năm trƣớc; chi thƣờng xuyên 248,14 tỷ đồng, chiếm 60,14 % tổng chi, tăng 10,05 % so với năm trƣớc). Nhìn chung việc bố trí chi vừa đáp ứng nhu cầu về nhiệm vụ, vừa phù hợp tình hình phát triển, chi thƣờng xuyên hàng năm có tăng nhƣng không đáng kể, riêng chi đầu tƣ phát triển tăng cao qua các năm, chủ yếu chi cho đầu tƣ các công trình hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho việc phát triển đô thị, điều này phù hợp chủ trƣơng của Chính phủ.50 Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu chi NSNN TX Hƣơng Thủy từ năm 2014–2016 Đơn vị tinh: triệu đồng STT NỘI DUNG CHI 2014 2015 2016 TH TH/DT (%) TH TH/DT (%) TH TH/DT (%) TỔNG CHI 380.466 110,03 405.285 109,81 472.800 105,47 I Tổng chi cân đối ngân sách 297.653 93,25 345.170 101,28 406.843 96,95 1 Chi đầu tƣ phát triển 46.074 58,69 64.080 76,29 100.467 82,35 Trong đó : Đầu tư xây dựng công trình 46.074 58,69 64.080 76,29 100.467 2 Chi thƣờng xuyên 208.124 86,47 225.470 87,79 248.147 83,38 2.1 Chi sự nghiệp kinh tế 26.225 100,89 29.228 91,89 30.579 94,09 2.2 Chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề 132.234 99,79 138.562 97,82 151.910 99,81 2.3 Chi sự nghiệp Khoa học công nghệ 428 80,75 365 68,87 472 100,00 2.4 Chi sự nghiệp Văn hóa-Thông tin 699 38,18 1.494 91,15 1.545 64,38 2.5 Chi sự nghiệp phát thanh truyền hình 189 64,29 1.065 358,59 1.200 100,00 2.6 Chi sự nghiệp thể dục- thể thao 738 119,03 230 71,88 562 62,44 2.7 Chi đảm bảo xã hội 15.611 80,18 19.371 106,27 27.904 97,91 2.8 Chi quốc phòng 1.721 92,53 1.212 44,89 1.290 27,45 2.9 Chi an ninh 615 54,42 879 96,59 745 42,57 2.10 Chi quản lý hành chính, Đảng, đoàn thể 28.462 51,08 33.302 57,77 31.174 43,60 2.11 Chi khác NS 1.202 168,35 1.762 159,17 766 51,07 3 Chi trả gốc, lãi tiền huy độngcho ĐT theo quy định khoản 3, Điều 8 của Luật NSNN 0 0 0 4 Chi chuyển nguồn NS sang năm sau 43.455 55.620 58.229 II Chi từ thu để lại đơn vị chi quản lý qua NSNN 3.646 90,25 4.299 73,74 5.587 143,26 1 Học phí 2.710 67,08 2.835 48,63 3.900 100,00 2 Chi của các đơn vị sự nghiệp(Ghi thu-Ghi chi) 936 1.464 1.687 III Chi bổ sung cho ngân sách cấp dƣới 79.053 350,26 55.297 246,67 60.250 243,38 IV Chi nộp ngân sách cấp trên 400 V Chi chƣơng trình mục tiêu quốc gia 114 119 120 (Nguồn: Báo cáo quyết toán NSNN năm 2014-2015, báo cáo tình hình thu, chi ngân sách năm 2016 của thị xã Hương Thủy và tính toán của tác giả)51 - Kết dự ngân sách: năm 2014 là 10,786 tỷ đồng, năm 2015 là 18,576 tỷ đồng, năm 2016 là 22,383 tỷ đồng. Biểu đồ 2.1: Tình hình thu chi NSNN TX Hƣơng Thủy từ năm 2014–2016 2.2.2. Thu ngân sách nhà nước từ năm 2014-2016 Cùng với sự phát triển KT-XH, thu NSNN tại địa bàn thị xã Hƣơng Thủy đã đạt đƣợc nhiều kết quả quan trọng. Hàng năm thu ngân sách đều vƣợt kế hoạch đƣợc giao với tỷ lệ trung bình cả 3 năm từ 2014 đến 2016 vƣợt 35,08%/năm so với kế hoạch, số thu hàng năm không ngừng tăng lên. Tổng thu NSNN thị xã Hƣơng Thủy 3 năm từ năm 2014 đến năm 2016 là 1.250,046 tỷ đồng, cụ thể: Năm 2014 tổng thu là 391,252 tỷ đồng, tăng 5,39% so với năm 2013 (trong đó: thuế ngoài quốc doanh là 55,838 tỷ đồng; thuế TNCN là 11,944 tỷ đồng; lệ phí trƣớc bạ là 9,049 tỷ đồng; thu tiền sử dụng đất là 54,920 tỷ đồng; thu bổ sung từ ngân sách cấp trên là 184,941 tỷ đồng); Năm 2015 tổng thu là 423,861 tỷ đồng, tăng 8,33% so năm 2014 (trong đó: thuế ngoài quốc doanh là 50,090 tỷ đồng; thuế TNCN là 17,284 tỷ đồng; lệ phí trƣớc bạ là 11,692 tỷ đồng; thu tiền sử dụng đất là 61,555 tỷ đồng; thu bổ sung từ ngân sách cấp trên là 218,852 tỷ đồng); 340.000 360.000 380.000 400.000 420.000 440.000201420152016Số thu ngân sách địa phươngSố chi ngân sách địa phương52 năm 2016 tổng thu là 434,933 tỷ đồng, tăng 2,61% so năm 2015 (trong đó: thuế ngoài quốc doanh là 62,600 tỷ đồng; thuế TNCN là 17,734 tỷ đồng; lệ phí trƣớc bạ là 12,638 tỷ đồng; thu tiền sử dụng đất là 82,130 tỷ đồng; thu bổ sung từ ngân sách cấp trên là 169,615 tỷ đồng) Về thuế ngoài quốc doanh: đây là nguồn thu ngân sách chiếm tỷ lệ tƣơng đối lớn sau nguồn thu tiền sử dụng đất. Trong những năm qua, đặc biệt 2014-2016, công tác thuế tiếp tục đƣợc cải cách, có nhiều thay đổi mang tính đột phá nhƣ: Triển khai đại trà ứng dụng kê khai thuế qua mạng và thực hiện dịch vụ nộp thuế điện tử đối với các DN; sắp sếp, phân định DN thuộc diện kê khai quý hoặc tháng để giảm số lần kê khai trên tinh thần tạo điều kiện thuận lợi đối với ngƣời nộp thuế. Công tác thuế ngày càng đƣợc công khai, minh bạch trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng. Cơ sở vật chất, công cụ phục vụ công tác quản lý, thu thuế ngày càng hoàn thiện, hiện đại đã nâng cao hiệu quả công việc. Năm 2014 thuế ngoài quốc doanh thu đƣợc là 55,83 tỷ đồng, chiếm 14,27% tổng thu ngân sách thị xã Hƣơng Thủy ( đạt 81,88 % KH); năm 2015 là 50,09 tỷ đồng, chiếm 11,81% tổng thu ngân sách thị xã Hƣơng Thủy (đạt 80,65 % KH); năm 2016 là 62,6 tỷ đồng, chiếm 14,39% tổng thu ngân sách thị xã Hƣơng Thủy ( đạt 107,67 % KH). Thuế thu nhập cá nhân là một trong những sắc thuế đóng góp quan trọng trong thu ngân sách hàng năm của địa phƣơng. Năm 2014 thu đƣợc 11,944 tỷ đồng, chiếm 3,05 % tổng thu ngân sách thị xã Hƣơng Thủy (đạt 116,52% KH); năm 2015 thu 17,284 tỷ đồng, chiếm 4,07% tổng thu ngân sách thị xã Hƣơng Thủy (đạt 131,93% KH); năm 2016 là 17,734 tỷ đồng, chiếm 4,07 % tổng thu ngân sách thị xã Hƣơng Thủy (đạt 105,60 % KH). Lệ phí trước bạ là một trong những nguồn thu đạt khá nhờ trên địa bàn có nhiều điểm mua bán xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy và việc giao dịch bất53 động sản diễn ra khá sôi động. Năm 2014 thu đƣợc 9,049 tỷ đồng, chiếm 2,31% tổng thu ngân sách thị xã Hƣơng Thủy (đạt 80,08 % KH); năm 2015 thu 11,692 tỷ đồng, chiếm 2,75 % tổng thu ngân sách thị xã Hƣơng Thủy (đạt 101,67 % KH) ; năm 2016 là 12,638 tỷ đồng, chiếm 2,90 % tổng thu ngân sách thị xã Hƣơng Thủy (đạt 99,51% KH). Thu tiền sử dụng đất, là địa bàn tiếp giáp với thành phố Huế, có nhiều lợi thế trong việc phát triển KT-XH, nhu cầu về nhà ở tăng nên thị trƣờng bất động sản diễn ra khá sôi động, tiền sử dụng đất chủ yếu từ đấu giá đất ở, một phần từ chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở. Nhờ đó, thu tiền sử dụng đất tăng dần qua các năm và chiếm tỷ trọng cao trong thu ngân sách của địa phƣơng, đã đóng góp một phần đáng kể vào thu ngân sách của thị xã Hƣơng Thủy. Năm 2014 thu đƣợc 54,92 tỷ đồng, chiếm 14,03% tổng thu ngân sách thị xã Hƣơng Thủy (đạt 98,07 % KH); năm 2015 là 61,55 tỷ đồng, chiếm 14,52% tổng thu ngân sách thị xã Hƣơng Thủy (đạt 103,28 % KH); năm 2016 là 82,13 tỷ đồng, chiếm 18,89% tổng thu ngân sách thị xã Hƣơng Thủy (đạt 136,88 % KH). Thu cân đối tại địa phƣơng từ năm 2014 đến năm 2016 là 1.235,414 tỷ đồng, năm sau tăng hơn năm trƣớc, trong đó các nguồn thu chiếm tỷ trọng khá lớn là: thuế ngoài quốc doanh 168,528 tỷ đồng, chiếm 13,64 % tổng thu cân đối; thu tiền sử dụng đất 198,6 tỷ đồng , chiếm 16,07 % tổng thu cân đối; các khoản thu chiếm tỷ trọng khá: Lệ phí trƣớc bạ ( 33,38 tỷ đồng, chiếm 2,70 % tổng thu cân đối; thuế TNCN (46,962 tỷ đồng, chiếm 3,80 % tổng thu cân đối); tiền thuê đất, phí và lệ phí, thu khác chiếm tỷ trọng không đáng kể. Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên, đƣợc sự quan tâm của Tỉnh Thừa Thiên Huế, hàng năm thị xã hƣơng Thủy đƣợc cấp bổ sung từ ngân sách tỉnh một phần kinh phí để cùng với nguồn thu của địa phƣơng phục vụ cho việc54 thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH, đảm bảo ANQP trên địa bàn. Từ năm 2014 đến năm 2016 đƣợc cấp bổ sung là 573,4 tỷ đồng, chiếm 45,87 % tổng thu ngân sách thị xã Hƣơng Thủy, trong đó: Năm 2014 đƣợc cấp bổ sung là 184,94 tỷ đồng, chiếm 47,26 % tổng thu ngân sách thị xã Hƣơng Thủy; năm 2015 đƣợc cấp bổ sung là 218,85 tỷ đồng, chiếm 51,63 % tổng thu ngân sách thị xã Hƣơng Thủy; năm 2016 đƣợc cấp bổ sung là 169,61 tỷ đồng, chiếm 38,99 % tổng thu ngân sách thị xã Hƣơng Thủy . Về mức độ động viên vào NSNN: thu NSNN ở thị xã Hƣơng Thủy có tỷ lệ động viên vào NSNN thấp, trong 3 năm từ năm 2014 đến 2016 tỷ lệ trung bình động viên vào ngân sách trên tổng giá trị sản xuất đạt 2,90 %/năm thấp hơn nhiều so với mức động viên vào ngân sách chung của cả nƣớc. Mức độ động viên vào ngân sách thấp ngoài nguyên nhân GDP của tỉnh còn thấp hơn nhiều so với mức trung bình chung của cả nƣớc, tỷ suất doanh lợi trong nền kinh tế chƣa cao, ngoài ra còn do nguyên nhân chính quyền địa phƣơng, các ngành chƣa có giải pháp, chính sách bồi dƣỡng và khai thác hiệu quả các nguồn thu cho ngân sách. Bảng 2.4: Thu NSNN và Tổng giá trị sản xuất TX Hƣơng Thủy 2014-2016 Đơn vị tính: triệu đồng Nội dung 2014 2015 2016 Tổng giá trị sản xuất (TGTSX) thị xã Hƣơng Thủy (theo giá so sánh 2010) 13.541.829 13.703.468 15.844.000 DT thu NSNN thị xã Hƣơng Thủy 300.479 322.370 302.504 Dự toán thu NSNN/ TGTSX 2,21% 2,35% 1,91% Thu NSNN thị xã Hƣơng Thủy 391.252 423.861 434.933 Thu NSNN/TGTSX 2,89% 3,09% 2,74% (Nguồn: Báo cáo Kinh tế, xã hội thị xã Hương Thủy 2014 – 2016, Báo cáo quyết toán NSNN thị xã Hương Thủy 2014 – 2015, báo cáo tình hình thu, chi ngân sách năm 2016 của thị xã Hương Thủy và tính toán của tác giả)55 Biểu đồ 2.2: Thu NSNN và Tổng giá trị sản xuất TX Hƣơng Thủy 2014-2016 2.2.3. Thực trạng quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã Hương Thủy từ năm 2014-2016 2.2.3.1. Thực trạng công tác lập dự toán thu ngân sách nhà nước từ năm 2014-2016 Lập dự toán thu hàng năm là công đoạn đầu tiên, đóng vai trò khá quan trọng và làm cơ sở để triển khai thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách cho năm kế hoạch. Thực trạng công tác quản lý lập dự toán thu ngân sách tại thị xã Hƣơng Thủy đƣợc đánh giá cụ thể nhƣ sau: - Căn cứ pháp lý để lập dự toán Căn cứ Luật NSNN 2002, Nghị định số 60/2003/NĐ-CP về Quy định và hƣớng dẫn thi hành Luật NSNN, Thông tƣ số 59/2003/TT-BTC hƣớng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP , Quyết định của Bộ tài chính về việc giao dự toán thu, chi NSNN hàng năm, Nghị quyết của HĐND tỉnh về nhiệm vụ phát triển KT-XH, Nghị quyết của HĐND tỉnh về giao nhiệm vụ thu-chi ngân sách hàng năm và các văn bản khác làm căn cứ lập dự toán thu hàng năm. 02.000.0004.000.0006.000.0008.000.00010.000.00012.000.00014.000.00016.000.000201420152016Tổng giá trị sản xuất (TGTSX) thị xã Hương Thủy (theo giá so sánh 2010)Thu NSNN thị xã Hương Thủy56 Cơ sở phân cấp nguồn thu và tỷ lệ phân chia các khoản thu ngân sách cấp huyện thực hiện theo Nghị quyết số 15e/2010/NQ-HDND ngày 09 tháng 12 năm 2010 của HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi, tỷ lệ phân chia giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phƣơng từ năm 2011 đến năm 2015. Trên cơ sở đó, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Quyết số 49/2010/QĐ-UBND ngày 20 tháng 12 năm 2010 về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi, tỷ lệ phân chia giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phƣơng từ năm 2011 đến năm 2015 và áp dụng cho cả năm 2016. Đây là cơ sở để các cấp chính quyền địa phƣơng thực hiện việc theo dõi, đôn đốc, quản lý nguồn thu đƣợc phân cấp cho mình. Quy định về phân cấp nguồn thu dựa chủ yếu trên các tiêu thức đối tƣợng nộp (các khoản thu thuế), nội dung thu (các khoản thu phí), địa bàn phát sinh (các khoản thu tiền sử dụng đất, tiền cho thuê đất, các khoản thu khác…) và đƣợc áp dụng chung cho tất cả các địa phƣơng trong tỉnh. Đối với các khoản thu phân chia giữa ngân sách cấp huyện và cấp xã thì tỉ lệ phân chia đƣợc quy định tƣơng đối cụ thể. Điều này cho thấy, trong điều hành ngân sách tỉnh đã có tính đến tình hình KT - XH của từng địa phƣơng để việc phân cấp các nguồn thu đƣợc sát hơn, hiệu quả hơn. Tuy nhiên, công tác phân cấp còn một số nôi dung cần quan tâm đó là: + Quy định về phân cấp nguồn thu và tỷ lệ phân chia nguồn thu còn có một số khoản thu có quy định phức tạp, vừa thực hiện phân cấp theo nội dung thu, vừa phân loại theo đối tƣợng nộp, theo địa bàn phát sinh gây khó khăn trong quản lý. Ví dụ nhƣ các khoản phí, lệ phí vừa đƣợc phân cấp cụ thể từng loại (lệ phí trƣớc bạ, phí chợ, các loại phí, lệ phí khác) vừa phân cấp theo địa bàn phát sinh (cấp huyện, cấp xã) + Mỗi địa phƣơng khả năng phát triển KT-XH là khác nhau trong khi quy định về phân cấp nguồn thu đƣợc áp dụng chung cho tất cả các địa phƣơng57 trên địa bàn. Vì vậy, áp dụng quy định theo nghị quyết 15e/2010/NQ-HĐND là chƣa đảm bảo đƣợc yêu cầu cho từng địa phƣơng cụ thể, có địa phƣơng thiếu nguồn thu, có địa phƣơng có nguồn thu dồi dào trong khi ngân sách của thị xã Hƣơng Thủy, của tỉnh vẫn chƣa đáp ứng nhiệm vụ chi hàng năm. + Việc phân chia các nội dung thu để các cấp ngân sách lập dự toán còn phức tạp trong điều tiết cho các cấp ngân sách khi KBNN thực hiện hạch toán các khoản thu vào NSNN, cơ quan thuế cũng gặp phải những khó khăn trong việc quản lý và đôn đốc thực hiện các khoản thu này vì thực tế các khoản thu này chủ yếu phát sinh ở cấp phƣờng, xã trong khi đó tỷ lệ đƣợc hƣởng một phần trong số thu đó. + Phân cấp thu ngân sách chƣa đảm bảo số thu ngân sách hàng năm của ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã đủ lớn để chủ động nguồn ngân sách cho chi tiêu hàng năm cũng nhƣ khuyến khích các địa phƣơng trong việc nâng cao hiệu quả quản lý thu ngân sách, cụ thể: Đối với nguồn thu ngân sách tỉnh: - Các khoản thu ngân sách tỉnh hƣởng 100%: + Các khoản thu thuế GTGT, TNDN, TTĐB, môn bài, phí bảo vệ môi trƣờng đối với khai thác khoáng sản, thu khác từ: DNNN và đơn vị sự nghiệp công lập do Trung ƣơng và tỉnh quản lý trên địa bàn có hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ; DN trong nƣớc có vốn nhà nƣớc thuộc tỉnh quản lý (bao gồm DN cổ phần có vốn của nhà nƣớc); DN liên doanh có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài; DN trong tỉnh đƣợc cấp có thẩm quyền cho phép đầu tƣ ra nƣớc ngoài; + Các khoản thu phí, lệ phí do các đơn vị cấp tỉnh thu phần nộp vào ngân sách cấp tỉnh theo quy định của pháp luật (không kể lệ phí trƣớc bạ). + Tiền sử dụng đất từ các khu đất do các cơ quan cấp tỉnh đầu tƣ cơ sở hạ tầng, tổ chức việc chuyển quyền sử dụng đất, các khu nhà, đất mà do các đơn vị cấp tỉnh trực tiếp quản lý.58 + Tiền cho thuê mặt đất, mặt nƣớc thuộc tỉnh quản lý cho thuê; Tiền đền bù thiệt hại về đất từ quỹ đất do tỉnh quản lý; Tiền bán nhà thuộc sở hữu nhà nƣớc của các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp cấp tỉnh nộp vào ngân sách tỉnh. + Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết. + Tiền thu từ hoạt động sự nghiệp do các đơn vị cấp tỉnh nộp vào ngân sách cấp tỉnh theo quy định của pháp luật. + Huy động của các tổ chức, cá nhân để đầu tƣ xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng do tỉnh quản lý theo Khoản 3 Điều 8 của Luật NSNN; Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân ở nƣớc ngoài cho tỉnh theo quy định của pháp luật; Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nƣớc do tỉnh quản lý. + Thu kết dƣ ngân sách tỉnh; Bổ sung từ ngân sách cấp trên; Thu chuyển nguồn ngân sách tỉnh từ năm trƣớc chuyển sang. + Thu nhập từ vốn góp của ngân sách tỉnh, tiền thu hồi vốn của ngân sách tỉnh tại các cơ sở kinh tế, thu thanh lý tài sản và các khoản thu khác của DNNN do tỉnh quản lý, phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật; thu từ quỹ dự trữ tài chính của tỉnh. + Các khoản thu khác (bao gồm thu tiền phạt, tịch thu, thanh lý và các khoản thu khác…) nộp vào ngân sách tỉnh theo quy định của pháp luật. - Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ giữa ngân sách tỉnh với ngân sách huyện: Các khoản thu thuế GTGT, TNDN, TTĐB, môn bài, phí bảo vệ môi trƣờng đối với khai thác khoáng sản, thu khác từ công ty cổ phần không có vốn nhà nƣớc, công ty TNHH, công ty hợp doanh phân chia ngân sách tỉnh 50%; ngân sách huyện, thị xã Hƣơng Thủy, thành phố Huế (gọi chung huyện) 50% .59 Đối với nguồn thu ngân sách cấp huyện: - Các khoản thu ngân sách huyện hƣởng 100%: + Các khoản thu ngân sách (thuế, phí bảo vệ môi trƣờng đối với khai thác khoáng sản, thu khác) từ DN tƣ nhân. + Thuế TNCN (trừ thuế TNCN của hộ sản xuất kinh doanh cá thể). + Các khoản thu thuế từ các đơn vị sự nghiệp công lập do huyện quản lý có hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật. + Lệ phí trƣớc bạ (không kể lệ phí trƣớc bạ nhà, đất). + Lệ phí trƣớc bạ nhà, đất trên địa bàn các phƣờng đối với ngân sách thành phố Huế và ngân sách thị xã Hƣơng Thủy. + Các khoản phí, lệ phí do các đơn vị cấp huyện thu phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật. + Tiền bán nhà thuộc sở hữu nhà nƣớc do cấp huyện quản lý khi đƣợc cấp có thẩm quyền cho phép. + Tiền đền bù thiệt hại về đất do huyện quản lý. + Các khoản thu sự nghiệp do các đơn vị cấp huyện thu phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật. + Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nƣớc do huyện quản lý. + Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân ở nƣớc ngoài cho huyện theo quy định của pháp luật. + Thu kết dƣ ngân sách cấp huyện. + Bổ sung từ ngân sách cấp trên. + Thu chuyển nguồn ngân sách huyện từ năm trƣớc chuyển sang. + Các khoản thu khác (bao gồm thu tiền phạt, tịch thu, thanh lý và các khoản thu khác) nộp vào ngân sách huyện theo quy định của pháp luật. - Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ giữa ngân sách tỉnh với ngân sách60 huyện: Các khoản thu thuế GTGT, TNDN, TTĐB, môn bài, phí bảo vệ môi trƣờng đối với khai thác khoáng sản, thu khác từ công ty cổ phần không có vốn nhà nƣớc, công ty TNHH, công ty hợp doanh phân chia ngân sách tỉnh 50%; ngân sách huyện, thị xã Hƣơng Thủy, thành phố Huế (gọi chung huyện) 50%. - Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ giữa ngân sách huyện với ngân sách xã (đƣợc nêu trong Bảng 2.5) + Các khoản thu thuế GTGT, TNDN, TTĐB, môn bài, phí bảo vệ môi trƣờng đối với khai thác khoáng sản, thu khác từ hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh cá thể (trừ thuế TNCN). + Thuế TNCN từ hộ sản xuất kinh doanh cá thể. + Tiền sử dụng đất, cho thuê đất từ các khu đất do huyện, xã đầu tƣ cơ sở hạ tầng, tổ chức việc chuyển quyền sử dụng đất, cho thuê đất hoặc các khu nhà, đất mà do các đơn vị cấp huyện trực tiếp quản lý. Bảng 2.5: Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm giữa ngân sách thị xã với ngân sách cấp phƣờng, xã TT Tên các khoản thu NS cấp huyện (thị xã ) NS cấp xã (Phƣờng) 1 Thuế GTGT từ hợp tác xã và hộ cá thể Riêng đối với phƣờng Phú Bài 0% 50% 100% 50% 2 Thuế TNDN từ hợp tác xã Riêng đối với phƣờng Phú Bài 0% 50% 100% 50% 3 Thuế TNCN hộ sản xuất kinh doanh cá thể Riêng đối với phƣờng Phú Bài 0% 50% 100% 50% 4 Thuế TTĐB từ hợp tác xã và hộ cá thể 0% 100% 5 Thuế Tài nguyên hợp tác xã và hộ cá thể 0% 100% 6 Thuế môn bài từ Hợp tác xã, hộ cá thể (kể cả hộ cá thể ở chợ) 0% 100% 7 Thu khác ngân sách từ hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể 100% 0% 8 Tiền sử dụng đất huyện, xã quản lý 80% 20% 9 Tiền cho thuê đất huyện quản lý 80% 20% 10 Phí chợ, tiền đóng góp xây dựng chợ thuộc huyện, xã quản lý 0% 100% (Nguồn: Nghị quyết số15e/2010/NQ-HDND ngày 09/12/2010 của HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế và Quyết định số 49/2010/QĐ-UBND ngày 20 tháng 12 năm 2010 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ).61 Đối với thu ngân sách phƣờng, xã: - Các khoản thu ngân sách xã hƣởng 100%: + Thuế nhà, đất; Thuế sử dụng đất nông nghiệp; Tiền thuê đất, tiền thuê mặt nƣớc thu từ quỹ đất công ích do cấp xã quản lý; thu hoa lợi công sản. + Lệ phí trƣớc bạ nhà, đất (đối với xã, thị trấn); Các khoản phí, lệ phí do xã thu phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật (trừ phí chợ đối với các chợ thuộc địa bàn phƣờng Vĩnh Ninh, Vỹ Dạ, Trƣờng An, Phú Hòa, Tây Lộc, Phú Hội, Thuận Lộc). + Các khoản thu sự nghiệp do xã thu phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật; Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài do xã quản lý; Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân ở nƣớc ngoài theo quy định của pháp luật. + Thu kết dƣ ngân sách cấp xã; Bổ sung từ ngân sách cấp trên; Thu chuyển nguồn ngân sách xã từ năm trƣớc chuyển sang. + Các khoản thu khác (bao gồm thu tiền phạt, tịch thu, thanh lý và các khoản thu khác) nộp vào ngân sách xã theo quy định của pháp luật. - Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ: (đƣợc nêu trong Bảng 2.5) - Thực trạng lập và việc giao dự toán thu tại thị xã Hương Thủy Tại thị xã Hƣơng Thủy việc lập, giao dự toán đã tuân thủ đúng các quy định của nhà nƣớc về lập dự toán hàng năm. Kết quả của quá trình này là bản dự toán hàng năm và quyết định giao dự toán cho các đơn vị, các địa phƣơng. Cụ thể trong quá trình lập dự toán thu hàng năm đã thực hiện đảm bảo từng nội dung từ thông báo số kiểm tra, thảo luận và lập dự toán đến việc giao dự toán thu chính thức cho các đơn vị trực tiếp thực hiện. Khi nhận đƣợc thông báo số kiểm tra về thu ngân sách hàng năm, cơ quan thuế, các đơn vị khác đƣợc giao nhiệm vụ thu ngân sách, UBND thị xã Hƣơng Thủy thông báo số kiểm tra thu ngân sách cho cấp dƣới trực thuộc làm62 cơ sở cho lập dự toán thu ngân sách. Các cơ quan, đơn vị liên quan đã thực hiện nghiêm túc đảm bảo yêu cầu việc lập dự toán, trong đó: + Chi cục thuế thị xã Hƣơng Thủy rà soát và hƣớng dẫn DN, hộ kinh doanh thực hiện dự kiến số thuế, các khoản phải nộp ngân sách, dự kiến số thuế GTGT đƣợc hoàn gửi cơ quan thuế . + Chi cục thuế thị xã Hƣơng Thủy lập dự toán thu NSNN trên địa bàn. + Các đơn vị khác lập dự toán thu ngân sách trong phạm vi đƣợc giao quản lý, Phòng Tài chính-Kế hoạch chịu trách nhiệm tổng hợp. + UBND phƣờng, xã lập dự toán thu NSNN trên địa bàn, dự toán thu NSĐP. + Phòng Tài chính-Kế hoạch chủ trì xem xét dự toán thu do cơ quan thuế, dự toán thu ngân sách của các phƣờng, xã; lập dự toán thu NSNN trên địa bàn, dự toán thu ngân sách thị xã Hƣơng Thủy báo cáo UBND thị xã Hƣơng Thủy để trình Thƣờng trực HĐND và Ban KT-XH HĐND thị xã Hƣơng Thủy xem xét, sau đó báo cáo UBND tỉnh, đồng thời gửi Sở Tài chính và các cơ quan quản lý cấp trên liên quan. Sau khi nhận đƣợc Quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách của UBND tỉnh, phòng Tài chính có trách nhiệm tham mƣu cho UBND thị xã Hƣơng Thủy trình HĐND thị xã Hƣơng Thủy cho ý kiến dự toán thu, chi ngân sách thị xã; phƣơng án phân bổ ngân sách thị xã; UBND thị xã Hƣơng Thủy báo cáo UBND tỉnh, Sở Tài chính về dự toán ngân sách thị xã và dự toán phân bổ ngân sách thị xã. UBND thị xã Hƣơng Thủy trình HĐND thị xã Hƣơng Thủy quyết định dự toán ngân sách thị xã và dự toán phân bổ ngân sách thị xã. Trên cơ sở Nghị quyết của HĐND thị xã Hƣơng Thủy, UBND thị xã Hƣơng Thủy căn cứ để quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc thị xã ; nhiệm vụ thu, chi và mức bổ sung ngân sách cho phƣờng, xã.63 Bảng 2.6: Dự toán thu ngân sách thị xã Hƣơng Thủy 2014-2016 Đơn vị tinh: triệu đồng STT NỘI DUNG THU 2014 2015 2016 Dự toán % so Tổng dự toán thu Dự toán % so Tổng dự toán thu Dự toán % so Tổng dự toán thu TỔNG DỰ TOÁN THU NGÂN SÁCH THỊ XÃ 300.479 322.370 302.504 I Tổng thu cân đối ngân sách nhà nƣớc 296.439 98,66 318.540 98,81 298.604 98,71 1 Thuế khu vực ngoài quốc doanh 68.192 22,69 62.106 19,27 58.139 19,22 2 Thuế thu nhập cá nhân 10.250 3,41 13.100 4,06 16.793 5,55 3 Lệ phí trƣớc bạ 11.300 3,76 11.500 3,57 12.700 4,20 4 Phí, lệ phí 1.000 0,33 731 0,23 1.230 0,41 5 Tiền sử dụng đất 56.000 18,64 59.600 18,49 60.000 19,83 6 Tiền thuê đất 0 0 0 0 0 0 7 Thu khác 1.300 0,43 2.000 0,62 800 0,26 8 Thu kết dƣ ngân sách 0 0 0 0 0 0 9 Thu chuyển nguồn ngân sách năm trƣớc 0 0 0 0 0 0 10 Bổ sung từ ngân sách cấp trên 148.397 49,39 169.503 52,58 148.942 49,24 10.1 Bổ sung cân đối 80.858 26,91 80.858 25,08 49.075 16,22 10.2 Bổ sung có mục tiêu 67.539 22,48 88.645 27,50 99.867 33,01 11 Thu từ ngân sách cấp dƣới nộp lên 0 0 II Các khoản thu để lại đơn vị chi quản lý qua NSNN 4.040 1,34 3.830 1,19 3.900 1,29 1 Học phí trƣờng công lập 4.040 1,34 3.830 1,19 3.900 1,29 2 Đóng góp tự nguyện 0 0 0 0 0 0 3 Thu khác (Ghi thu-Ghi chi các đơn vị sự nghiệp) 0 0 0 0 0 0 (Nguồn: Báo cáo quyết toán NSNN năm 2014-2015, báo cáo tình hình thu, chi ngân sách năm 2016 của UBND thị xã Hương Thủy và tính toán của tác giả) Nhìn chung công tác lập dự toán thu ngân sách đã đảm bảo đƣợc quy trình, thủ tục, đã có sự phối hợp giữa các cấp, các ngành và sự chỉ đạo chặt chẽ của chính quyền địa phƣơng các cấp. Đồng thời, quá trình lập dự toán thu ngân sách tƣơng đối đảm bảo sự phù hợp giữa kế hoạch thu đề ra với tiềm năng, lợi thế, định hƣớng phát triển KT-XH của địa phƣơng. Từ số liệu phân tích về dự toán thu ngân sách thị xã Hƣơng Thủy đƣợc nêu trong Bảng 2.6 cho thấy ngoài nguồn đƣợc bổ sung từ ngân sách tỉnh64 chiếm tỷ lệ cao, phần còn lại chủ yếu trong dự toán thu ngân sách trên địa bàn là thu từ thuế ngoài quốc doanh và thu tiền sử dụng đất. Về thu bổ sung từ ngân sách tỉnh, trung bình hàng năm là 50,45%/năm so với tổng dự toán thu ngân sách (trong đó:năm 2014 chiếm 49,39 % so với tổng dự toán thu ngân sách; năm 2015 chiếm 52,58 % so với tổng dự toán thu ngân sách; năm 2016 chiếm 49,24 % so với tổng dự toán thu ngân sách), riêng phần dự toán thu bổ sung cân đối có xu hƣớng giảm dần qua các năm (năm 2014 chiếm 26,91 % so với tổng dự toán thu ngân sách; năm 2015 chiếm 25,08 % so với tổng dự toán thu ngân sách; năm 2016 chiếm 16,22 % so với tổng dự toán thu ngân sách), điều này đã cho thấy thị xã Hƣơng Thủy đã từng bƣớc cố gắng chủ động hơn về ngân sách. Thu từ thuế ngoài quốc doanh, trung bình hàng năm chiếm 20,36%/năm so với tổng dự toán thu ngân sách, mặc dù xác định là nguồn thu có tính chất lâu dài song nguồn thu này cũng bị giảm dần qua các năm (năm 2014 chiếm 22,69 % so với tổng dự toán thu ngân sách; năm 2015 chiếm 19,27 % so với tổng dự toán thu ngân sách; năm 2016 chiếm 19,22 % so với tổng dự toán thu ngân sách) do UBND tỉnh, thị xã Hƣơng Thủy cũng đã tính toán khó khăn của việc phát triển sản xuất kinh doanh của DN vừa và nhỏ (chủ yếu DN tƣ nhân) trên địa bàn thị xã Hƣơng Thủy ngày càng bị cạnh tranh khúc liệt hơn, đang trong giai đoạn củng cố nên chỉ hoạt động cầm chừng, tỷ lệ nợ thuế và nợ khó thu khả năng tăng. Về thu tiền sử dụng đất, trung bình hàng năm là 18,98%/năm so với tổng dự toán thu ngân sách và nguồn thu này tăng dần qua các năm, là nội dung thu khá quan trọng đối với thị xã Hƣơng Thủy, đóng góp lớn trong đầu tƣ phát triển. Tuy nhiên, về lâu dài nguồn thu tiền sử dụng đất không bền vững vì quỹ đất, cũng nhƣ nhu cầu sử dụng đất là có hạn nên trong tƣơng lai phải có giải pháp cụ thể tăng thu các nguồn thu có lợi thế để thay thế dần.65 Về giao dự toán thu ngân sách cho các phƣờng, xã và các đơn vị trên địa bàn thị xã Hƣơng Thủy: Trên cơ sở các quy định của Luật NSNN 2002, Nghị định số 60/2003/NĐ-CP về Quy định và hƣớng dẫn thi hành Luật NSNN, Thông tƣ số 59/2003/TT-BTC hƣớng dẫn thực hiện Nghị định 60/2003/NĐ-CP, Quyết định của Bộ tài chính về việc giao dự toán thu, chi NSNN hàng năm, Nghị quyết số 15e/2010/NQ-HDND ngày 09 tháng 12 năm 2010 của HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi, tỷ lệ phân chia giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phƣơng từ năm 2011 đến năm 2015, Quyết số 49/2010/QĐ-UBND ngày 20 tháng 12 năm 2010 UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi, tỷ lệ phân chia giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phƣơng từ năm 2011 đến năm 2015 và áp dụng cho cả năm 2016 và tình hình KT-XH của từng phƣờng, xã, từng đơn vị, hàng năm UBND thị xã Hƣơng Thủy đã giao dự toán thu, chi ngân sách đảm bảo phù hợp với các yêu cầu nhiệm vụ. 2.2.3.2. Thực trạng công tác chấp hành dự toán ngân sách nhà nước UBND thị xã Hƣơng Thủy, các phƣờng, xã tổ chức thực hiện dự toán ngân sách thị xã sau khi đƣợc HĐND thị xã Hƣơng Thủy quyết định. UBND thị xã Hƣơng Thủy, UBND phƣờng, xã chịu trách nhiệm trƣớc HĐND cấp mình và UBND cấp trên về việc chấp hành dự toán ngân sách. Căn cứ dự toán thu ngân sách hàng năm đƣợc giao và nguồn thu dự kiến phát sinh trong quý, cơ quan thu lập dự toán thu ngân sách quý chi tiết theo khu vực kinh tế, địa bàn và đối tƣợng thu để gửi phòng Tài chính-Kế hoạch thị xã Hƣơng Thủy trƣớc ngày 15 tháng cuối quý trƣớc. Chi Cục thuế thị xã Hƣơng Thủy lập dự toán thu thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác thuộc phạm vi quản lý. Phòng Tài chính-Kế hoạch, Trung tâm Phát triển quỹ đất và các cơ quan thu khác đƣợc ủy quyền lập dự toán thu các khoản còn lại của NSNN.66 Các cơ quan thu phải có trách nhiệm đôn đốc việc kê khai đăng ký nộp thuế, cấp mã số thuế và giấy chứng nhận đăng ký thuế cho các cơ sở kinh doanh. Chi Cục Thuế, Phòng Tài chính-Kế hoạch và KBNN thị xã Hƣơng Thủy có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ, đôn đốc, kiểm tra, tổ chức thực hiện thu ngân sách theo đúng thẩm quyền đƣợc giao theo lĩnh vực quản lý. Kết quả chấp hành dự toán thu ngân sách tại thị xã Hƣơng Thủy trong những năm qua đƣợc thể hiện cụ thể trong Bảng 2.7. Bảng 2.7: Tình hình chấp hành dự toán thu NSNN thị xã Hƣơng Thủy từ năm 2014–2016 Đơn vị tinh: triệu đồng STT Nội dung 2014 2015 2016 Thực hiện Thực hiện/DT (%) Thực hiện Thực hiện/DT (%) Thực hiện Thực hiện/DT (%) TỔNG THU NGÂN SÁCH THỊ XÃ 391.253 130,21 423.861 131,48 434.934 143,78 I Tổng các khoảng thu cân đối ngân sách nhà nƣớc 202.666 136,90 200.710 134,67 258.631 172,81 1 Thuế khu vực ngoài quốc doanh 55.838 81,88 50.090 80,65 62.600 107,67 2 Thuế thu nhập cá nhân 11.944 116,53 17.284 131,94 17.734 105,60 3 Lệ phí trƣớc bạ 9.049 80,08 11.692 101,67 12.638 99,51 4 Phí, lệ phí 1.036 103,60 1.003 137,21 896 72,85 5 Tiền sử dụng đất 54.920 98,07 61.555 103,28 82.130 136,88 6 Tiền thuê đất 12.992 2.944 7.304 7 Thu khác 413 31,77 482 24,10 375 46,88 8 Thu kết dƣ ngân sách 11.468 10.786 18.576 9 Thu chuyển nguồn ngân sách năm trƣớc 44.383 43.455 55.620 10 Thu từ ngân sách cấp dƣới nộp lên 623 1.419 758 II Thu từ NS tỉnh bổ sung 184.941 124,63 218.852 129,11 169.616 113,88 1 Bổ sung cân đối 80.858 100,00 80.858 100,00 49.295 100,45 2 Bổ sung có mục tiêu 104.083 154,11 137.994 155,67 120.321 120,48 III Các khoản thu để lại quản lý qua NSNN 3.646 90,25 4.299 112,25 6.687 171,46 1 Học phí trƣờng công lập 2.710 67,08 2.835 74,02 5.000 128,21 2 Đóng góp tự nguyện 0 0 0 3 Thu khác (Ghi thu-Ghi chi các đơn vị sự nghiệp) 936 1.464 1.687 (Nguồn: Báo cáo quyết toán NSNN năm 2014-2015, Báo cáo của Phòng Tài chính-Kế hoạch thị xã Hương Thủy và tính toán của tác giả)67 Nhìn chung thu ngân sách trên địa bàn từ năm 2014 đến năm 2016 đều vƣợt dự toán đầu năm cụ thể: năm 2014 đạt 130,21% so với dự toán, năm 2015 đạt 131,48% so với dự toán, năm 2016 đạt 143,78% so với dự toán và trung bình trong cả 3 năm đạt 135,16 %/năm so với dự toán. Thu thuế khu vực ngoài quốc doanh đã có nhiều cố gắng, năm 2014 đạt 81,88% so với dự toán, năm 2015 đạt 80,65% so với dự toán, năm 2016 đạt 107,67% so với dự toán. Thuế TNCN là loại thuế có tỷ trọng đóng góp khá trong tổng thu NSNN thị xã Hƣơng Thủy, hàng năm đều thu vƣợt so với dự toán, năm sau thu cao hơn năm trƣớc, nhƣng tốc độ tăng chậm dần, cụ thể: năm 2014 thu đƣợc 11,944 tỷ đồng, đạt 116,52% so với dự toán, năm 2015 thu 17,284 tỷ đồng, đạt 131,93% so với dự toán, năm 2016 là 17,734 tỷ đồng, đạt 105,60 % so với dự toán. Mặc dù số thu từ các loại thuế đƣợc quản lý tại cơ quan thuế có chuyển biến đáng kể từ năm 2014-2016. Song công tác quản lý thu thuế tại cơ quan thuế vẫn còn nhiều bất cập, thể hiện qua số nợ thuế: Bảng 2.8: Nợ thuế từ 2014 - 2016 theo tính chất nợ Đơn vị tính: triệu đồng STT Nội dung 2014 2015 2016 I Tổng nợ 6.438 6.019 5.756 1 Nợ có khả năng thu 5.540 5.419 5.178 2 Nợ khó thu 898 600 578 II Tổng thu từ thuế 67.782 67.374 80.334 1 Thuế khu vực ngoài quốc doanh 55.838 50.090 62.600 2 Thuế thu nhập cá nhân 11.944 17.284 17.734 III Nợ thuế/ Tổng thu từ thuế (%) 9,50 8,93 7,17 1 Nợ có khả năng thu/ Tổng thu thuế (%) 8,17 8,04 6,45 2 Nợ khó thu/ Tổng thu thuế (%) 1,33 0,89 0,72 (Nguồn: Chi Cục thuế Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế và tính toán của tác giả)68 Tổng số nợ thuế trong 3 năm 2014-2016 là 18.213 triệu đồng, có xu hƣớng giảm không đáng kể, chiếm 8,45% tổng thu từ thuế và có thể hiểu gần 8,45% nguồn thu ngân sách đã bị thất thoát, trong đó nợ khó thu là 2.076 triệu đồng, chiếm 11,40% tổng nợ. Nhƣ vậy số nợ thuế là khá lớn, nợ khó thu vẫn còn nhiều và là một trong các vấn đề mà ngành thuế phải quan tâm. Nợ khó thu là số nợ hầu nhƣ không có khả năng thu do đối tƣợng thu chết, mất tích, mất năng lực hoặc liên quan đến trách nhiệm hình sự, mất khả năng thanh toán, không còn hoạt động, chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc chờ giải thể và các loại nợ thuế đã áp dụng hết tất cả các biện pháp cƣỡng chế nợ thuế. Đúng nhƣ tên gọi, loại nợ này có khả năng thu hồi rất thấp, hầu nhƣ bằng không, nhƣ vậy gần nhƣ nhà nƣớc đã thất thu một khoản ngân sách. Nếu xét về loại hình DN thì số nợ thuế trong giai đoạn 2011 – 2015 nhƣ sau: Bảng 2.9: Nợ thuế từ 2014-2016 theo loại hình doanh nghiệp, hộ cá thể STT Nội dung 2014 2015 2016 Số lƣợng Nợ (triệu đồng) Số lƣợng Nợ (triệu đồng) Số lƣợng Nợ (triệu đồng) I Tổng nợ 436 6.438 387 6.019 338 5.756 1 Công ty TNHH và Công ty cổ phần không có vốn nhà nƣớc 83 3.079 76 2.797 69 2.707 2 Doanh nghiệp tƣ nhân 94 2.847 83 2.750 66 2.557 3 Hợp tác xã 3 132 4 147 5 194 4 Hộ kinh doanh cá thể 256 380 224 325 198 298 (Nguồn: Chi Cục thuế Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế và tính toán của tác giả)69 Biểu đồ 2.3: Nợ thuế giai đoạn 2014-2016 theo loại hình doanh nghiệp và hộ cá thể Theo Bảng 2.9, Công ty TNHH và Công ty cổ phần không có vốn nhà nƣớc, DN tƣ nhân nợ thuế chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nợ, trong khi đó tỷ lệ thu phân chia 50% cho ngân sách thị xã Hƣơng Thủy đối với Công ty TNHH và Công ty cổ phần không có vốn nhà nƣớc và 100% thị xã Hƣơng Thủy hƣởng đối với DN tƣ nhân nên đã ảnh hƣởng không nhỏ đến nguồn thu ngân sách của thị xã Hƣơng Thủy. Sở dĩ nhƣ vậy là phần lớn những DN vừa và nhỏ, có trình độ nghiệp vụ kế toán cũng nhƣ ý thức chấp hành pháp luật chƣa cao. Lệ phí trƣớc bạ, đƣợc quan tâm chỉ đạo nên hàng năm nguồn thu này thu đƣợc tƣơng đối khá, đóng góp một phần quan trọng trong tổng thu ngân sách. Năm 2014 thu đƣợc 9,049 tỷ đồng, đạt 80,08 % so với dự toán, năm 2015 thu 11,692 tỷ đồng, đạt 101,67 % so với dự toán, năm 2016 là 12,638 tỷ đồng, đạt 99,51% so với dự toán. Về thu phí và lệ phí là một trong những nguồn thu quan trọng trong cơ cấu thu ngân nhƣng không ổn định qua các năm, cụ thể : Năm 2014 thu đƣợc 0%10%20%30%40%50%60%70%80%90%100%20142015201647,83%46,47%47,03%44,22%45,69%44,42%2,05%2,44%3,37%5,90%5,40%5,18%Hộ ki nh doa nh cá thểHợp tá c xãDoanh nghiệp tư nhânCông ty TNHH và Công ty cổ phần không có vốn nhà nước70 1.036 triệu đồng, đạt 103,6 % so với dự toán, năm 2015 thu đƣợc 1.003 triệu đồng, đạt 137,20 % so với dự toán, năm 2016 là 896 triệu đồng, đạt 72,84 % so với dự toán. Đối với thu để lại quản lý qua NSNN, đây là nguồn thu góp phần khá quan trọng trong tổng thu, ngày càng đƣợc các cơ quan đƣợc giao nhiệm vụ thu chú trọng hơn, nhờ đó mà nguồn thu này đạt khá và tăng dần qua các năm, cụ thể: Năm 2014 thu đƣợc 3.646 triệu đồng, đạt 90,24 % so với dự toán, năm 2015 thu đƣợc 4.299 triệu đồng, đạt 112,24 % so với dự toán, năm 2016 là 6.687 triệu đồng, đạt 171,46 % so với dự toán. Về thu tiền sử dụng đất, với lợi thế về địa lý, cũng nhƣ tốc độ phát triển đô thị và cùng với sự tích cực của chính quyền các cấp nên việc thu tiền sử dụng đất đạt kết quả quang trọng, chủ yếu thu từ đấu giá quyền sử dụng đất, còn việc thu từ chuyển mục đích và giao đất chiếm tỷ lệ không đáng kể. Thu tiền sử dụng đất tăng dần qua các năm và chiếm tỷ trọng cao trong thu ngân sách của địa phƣơng, đã đóng góp một phần đáng kể vào thu ngân sách của thị xã Hƣơng Thủy. Năm 2014 thu đƣợc 54,92 tỷ đồng, đạt 98,07 % so với dự toán, năm 2015 là 61,55 tỷ đồng, đạt 103,28 % so với dự toán, năm 2016 là 80,051 tỷ đồng, đạt 136,88 % so với dự toán.71 Bảng 2.10: Tăng trƣởng thu NSNN thị xã Hƣơng Thủy 2014-2016 Đơn vị tính: triệu đồng STT NỘI DUNG 2013 2014 2015 2016 Thực hiện Thực hiện Năm nay/ năm trƣớc (%) Thực hiện Năm nay/ năm trƣớc (%) Thực hiện Năm nay/ năm trƣớc (%) TỔNG THU NGÂN SÁCH THỊ XÃ 371.241 391.253 105,39 423.861 108,33 434.934 102,61 I Thu địa phƣơng 192.282 206.312 107,30 205.009 99,37 265.318 129,42 1 Thuế khu vực ngoài quốc doanh 60.287 55.838 92,62 50.090 89,71 62.600 124,98 2 Thuế thu nhập cá nhân 13.737 11.944 86,95 17.284 144,71 17.734 102,60 3 Lệ phí trƣớc bạ 9.103 9.049 99,41 11.692 129,21 12.638 108,09 4 Phí, lệ phí 970 1.036 106,80 1.003 96,81 896 89,33 5 Tiền sử dụng đất 53.600 54.920 102,46 61.555 112,08 82.130 133,43 6 Tiền thuê đất 12.992 2.944 22,66 7.304 248,10 7 Thu khác 1.819 413 22,70 482 116,71 375 77,80 8 Thu kết dƣ ngân sách 13.037 11.468 87,97 10.786 94,05 18.576 172,22 9 Thu chuyển nguồn ngân sách năm trƣớc 36.109 44.383 122,91 43.455 97,91 55.620 127,99 10 Thu từ ngân sách cấp dƣới nộp lên 0 623 1.419 227,77 758 53,42 11 Các khoản thu để lại quản lý qua ngân sách nhà nƣớc 3.620 3.646 100,72 4.299 117,91 6.687 155,55 11.1 Học phí trường công lập 3.281 2.710 82,60 2.835 104,61 5.000 176,37 11.2 Đóng góp tự nguyện 11.3 Thu khác (Ghi thu-Ghi chi các đơn vị sự nghiệp) 339 936 276,11 1.464 156,41 1.687 115,23 II Thu từ ngân sách cấp tỉnh bổ sung 178.959 184.941 103,34 218.852 118,34 169.616 77,50 1 Bổ sung cân đối 80.858 80.858 100,00 80.858 100,00 49.295 60,96 2 Bổ sung có mục tiêu 98.101 104.083 106,10 137.994 132,58 120.321 87,19 (Nguồn: Báo cáo quyết toán NSNN năm 2014-2015, báo cáo Phòng Tài chính-Kế hoạch thị xã Hương Thủy và tính toán của tác giả) Theo số liệu nêu trong Bảng 2.10, cho thấy tốc độ tăng thu ngân sách hàng năm từ 2014 đến 2016 tăng dần, năm sau cao hơn năm trƣớc, trung bình tăng là 5,44%/năm, trong đó tốc độ tăng thu địa phƣơng là 12,03%/năm, đồng thời thu từ ngân sách tỉnh bổ sung, nhất là bổ sung cân đối giảm dần. Qua kết quả thực hiện thu ngân sách thị xã Hƣơng Thủy đã đƣợc nêu phần trên, cho thấy các chỉ tiêu thu ngân sách trong dự toán đã đạt đƣợc và đặc biệt có nhiều năm đã vƣợt cao hơn rất nhiều so với kế hoạch đề ra. Nhờ72 thu tại địa phƣơng tăng qua các năm nên đã giảm một phần đáng kể phần bổ sung cân đối từ ngân sách tỉnh, cụ thể : năm 2014 tỉnh bổ sung cân đối bằng 20,67 % tổng thu ngân sách thị xã Hƣơng Thủy, năm 2015 tỉnh bổ sung cân đối bằng 19,08 % tổng thu ngân sách thị xã Hƣơng Thủy và năm 2016 tỉnh bổ sung cân đối bằng 11,33 % tổng thu ngân sách thị xã Hƣơng Thủy, đƣợc thể hiện rõ trong cơ cấu thu ngân sách tại Bảng 2.11. Bảng 2.11: Cơ cấu nguồn thu NSNN thị xã Hƣơng Thủy 2014-2016 Đơn vị tính: triệu đồng STT NỘI DUNG 2014 2015 2016 Thực hiện Thực hiện/Tổng thu NS thị xã (%) Thực hiện Thực hiện/Tổng thu NS thị xã (%) Thực hiện Thực hiện/Tổng thu NS thị xã (%) TỔNG THU NGÂN SÁCH THỊ XÃ 391.253 423.861 434.933 I Thu trên địa bàn 194.844 49,80 194.223 45,82 246.742 56,73 1 Thuế khu vực ngoài quốc doanh 55.838 14,27 50.090 11,82 62.600 14,39 2 Thuế thu nhập cá nhân 11.944 3,05 17.284 4,08 17.734 4,08 3 Lệ phí trƣớc bạ 9.049 2,31 11.692 2,76 12.638 2,91 4 Phí, lệ phí 1.036 0,26 1.003 0,24 896 0,21 5 Tiền sử dụng đất 54.920 14,04 61.555 14,52 82.130 18,88 6 Tiền thuê đất 12.992 3,32 2.944 0,69 7.304 1,68 7 Thu khác 413 0,11 482 0,11 375 0,09 8 Thu chuyển nguồn ngân sách năm trƣớc 44.383 11,34 43.455 10,25 55.620 12,79 9 Thu từ ngân sách cấp dƣới nộp lên 623 0,16 1.419 0,33 758 0,17 10 Các khoản thu để lại quản lý qua ngân sách nhà nƣớc 3.646 0,93 4.299 1,01 6.687 1,54 10.1 Học phí trƣờng công lập 2.710 0,69 2.835 0,67 5.000 1,15 10.2 Đóng góp tự nguyện 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 10.3 Thu khác (Ghi thu-Ghi chi các đơn vị sự nghiệp) 936 0,24 1.464 0,35 1.687 0,39 II Thu kết dƣ ngân sách 11.468 2,93 10.786 2,55 18.576 4,27 III Thu từ NS tỉnh bồ sung 184.941 47,27 218.852 51,63 169.615 39,00 1 Bổ sung cân đối 80.858 20,67 80.858 19,08 49.295 11,33 2 Bổ sung có mục tiêu 104.083 26,6 137.994 32,56 120.321 27,66 (Nguồn: Báo cáo quyết toán NSNN năm 2014-2015, báo cáo Phòng Tài chính-Kế hoạch thị xã Hương Thủy và tính toán của tác giả)73 Biểu đồ 2.4: Cơ cấu nguồn thu NSNN thị xã Hƣơng Thủy 2014-2016 Nhìn chung công tác quản lý thu NSNN đƣợc các cấp chính quyền, các ngành quan tâm, các cơ quan thu trên địa bàn đã có sự cố gắng, tích cực trong công tác quản lý thu NSNN. Công tác tổ chức thu tại địa phƣơng đã có những đổi mới, cải cách công tác quản lý thu đƣa công tác thu ngày càng chuyên nghiệp, hiệu quả hơn. Dự án hiện đại hóa quy trình quản lý thu, nộp thuế giữa cơ quan Thuế- Kho bạc- Tài chính đã nâng cao hiệu quả quản lý. Việc ứng dụng Hệ thống thông tin quản lý ngân sách giữa cơ quan Tài chính, Thuế và Kho bạc (Tabmis), Hệ thống xử lý dữ liệu tập trung và chuẩn hóa dữ liệu thông tin về số thu NSNN giữa KBNN, Thuế đã tập trung nhanh và hiệu quả các nguồn thu vào NSNN. Việc phối hợp thu giữa Kho bạc, cơ quan Thuế và công tác ủy nhiệm thu cho các Ngân hàng thƣơng mại đã mang lại hiệu quả thiết thực. Cơ quan Thuế đã tích cực trong công tác thu và quản lý thu, đã chú trọng công tác cải cách thủ tục hành chính thuế , áp dụng hình thức kê khai nộp thuế thông qua mạng điện tử và nhiều ứng dụng hỗ trợ khác đã tạo điều kiện rút ngắn giao dịch thuế, hƣớng dẫn cụ thể cho đối tƣợng nộp thuế thực 0,00%10,00%20,00%30,00%40,00%50,00%60,00%70,00%80,00%90,00%100, 00%20142015201649,80%45,82%56,73%2,93%2,55%4,27%47,27%51,63%39%Thu từ NS tỉnh bồ s ungThu kết dư ngân sáchThu trên đị a bà n74 hiện kê khai, cấp mã số thuế nhanh chóng cho đối tƣợng nộp thuế, hƣớng dẫn điều tra doanh số, tổ chức duyệt bộ theo đúng quy trình hƣớng dẫn của Tổng Cục thuế (Quy trình 1685/QĐ-TCT). Cơ quan thuế đã tăng cƣờng quản lý hộ nộp thuế khoán, hộ kê khai sử dụng hóa đơn, đề ra những giải pháp tích cực trong cƣỡng chế nợ thuế nhƣ: trích tiền từ tài khoản ngân hàng, thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng,... Cơ quan Thuế và Kho bạc đã phối hợp chặt chẽ để thu thuế xây dựng cơ bản đối với các DN ngoại tỉnh, thu một phần thuế xây dựng cơ bản đối với các DN nội tỉnh trực tiếp ngay trong quá trình thanh toán cấp phát vốn xây dựng cơ bản từ nguồn NSNN đảm bảo vừa nhanh chóng thuận tiện trong khâu thu nộp cho các đối tƣợng nộp, vừa tập trung đƣợc nhanh các nguồn thu này vào ngân sách và hạn chế đƣợc tình trạng trốn thuế trong hoạt động xây dựng trên địa bàn. Bên cạnh việc khai thác các nguồn thu đã có quan tâm đến công tác bồi dƣỡng và tạo mới nguồn thu. 2.2.3.3. Thực trạng công tác quyết toán ngân sách nhà nước Quyết toán NSNN là khâu cuối cùng của quy trình NSNN, là việc tổng kết, đánh giá việc thực hiện ngân sách và chính sách tài chính ngân sách năm trƣớc. Số liệu quyết toán, các nội dung trong báo cáo quyết toán là cơ sở quan trọng để nhà nƣớc, chính quyền địa phƣơng các cấp đánh giá lại công tác thực hiện ngân sách, để cho ngƣời dân biết về việc đóng góp hằng năm của họ vào ngân sách là bao nhiêu và cũng là cơ sở tham khảo cho lập dự toán các năm tiếp theo. Thông qua quyết toán xem xét trách nhiệm pháp lý của cơ quan nhà nƣớc trong việc quản lý, sử dụng nguồn lực tài chính để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nƣớc trong một năm ngân sách đƣợc cơ quan có thẩm quyền quyết định. Trong những năm qua, chất lƣợng của công tác quyết toán ngân sách của thị xã Hƣơng Thủy đã từng bƣớc đƣợc nâng lên.75 Công tác tổng hợp số liệu quyết toán đƣợc chú trọng, các đơn vị trên địa bàn đều sử dụng chung phần mềm kế toán nên tƣơng đối thuận lợi. Đối với quyết toán thu ngân sách tại địa phƣơng, cuối năm ngân sách cơ quan thu và kho bạc nhà nƣớc đối chiếu số liệu thu trong năm và giải quyết những tồn tại trong tổ chức thu nhƣ hoàn trả các khoản thuế, truy thu các khoản thu chƣa thực hiện, xử lý các khoản tạm thu tạm giữ,.… Cơ quan thu lập báo cáo quyết toán thu gửi cơ quan thu cấp trên và cơ quan tài chính cùng cấp để tổng hợp báo cáo quyết toán NSNN. Việc phê quyệt quyết toán ngân sách đƣợc tiến hành khá tốt theo những quy định hiện hành của Luật NSNN. Việc chỉnh lý quyết toán ngân sách đảm bảo số liệu quyết toán chính xác, trung thực, đầy đủ, kịp thời. Đúng biểu mẫu, trình tự lập, gửi, xét duyệt báo cáo quyết toán NSNN cơ bản đảm bảo theo quy định. Báo cáo quyết toán ngân sách các cấp đƣợc HĐND các cấp phê chuẩn theo thẩm quyền và gửi báo cáo quyết toán hàng năm cho các cơ quan liên quan theo luật định. Phải nói rằng theo quy trình ngân sách, vai trò của HĐND các cấp, đặc biệt là cấp huyện đƣợc nâng lên một bƣớc đáng kể. Vai trò quyết định của HĐND các cấp đối với ngân sách đƣợc pháp luật quy định một cách đầy đủ, từ việc quyết định dự toán, phân bổ ngân sách, đến phê chuẩn quyết toán ngân sách. Nhìn chung, công tác quyết toán ngân sách thị xã Hƣơng Thủy đã đƣợc thực hiện theo đúng quy định của nhà nƣớc về quy trình, thủ tục. Báo cáo quyết toán thu ngân sách đƣợc lập chi tiết theo từng nội dung và theo phân cấp ngân sách. 2.2.3.4. Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra Công tác thanh tra, kiểm tra là một khâu rất quan trọng trong chu trình quản lý ngân sách, từ lập dự toán tới chấp hành dự toán và quyết toán nhằm đảm bảo việc thu NSNN đúng chính sách, chế độ và đạt đƣợc hiệu quả cao.76 Trong những năm qua, tại thị xã Hƣơng Thủy ngoài việc các đơn vị thƣờng xuyên tự tiến hành kiểm tra, đối chiếu với chế độ chính sách của nhà nƣớc để kịp thời phát hiện và sửa chữa sai sót thì công tác kiểm tra, thanh tra đƣợc thực hiện bởi những cơ quan sau: - Cơ quan thuế: đã tăng cƣờng kiểm tra việc chấp hành pháp luật về thuế của các DN, các tổ chức cá nhân kinh doanh trên địa bàn (bộ phận thanh tra, kiểm tra thuế), đồng thời kiểm tra công tác quản lý thu ngân sách của các đơn vị cấp dƣới trực thuộc (bộ phận kiểm tra nội bộ) Bảng 2.12: Tình hình thanh tra, kiểm tra tại cơ quan thuế thị xã Hƣơng Thủy từ 2014 – 2016 Năm Số DN dự kiến kiểm tra theo KH Số DN đƣợc kiểm tra Số tiền thuế truy thu (triệu đồng) Số tiền phạt (triệu đồng) Số giảm khấu trừ (triệu đồng) Tổng thu từ thanh tra, kiểm tra(triệu đồng) Tổng thu từ thanh tra, kiểm tra/Tổng thu từ thuế (%) 2014 36 41 756 272 794 1.822 2,69 2015 47 52 850 360 113 1.323 1,96 2016 52 60 1.006 487 200 1.693 2,11 Tổng số 135 153 2.612 1.119 1.107 4.838 2,25 (Nguồn: Chi cục thuế thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế) Từ năm 2014 – 2016, cơ quan thuế đã tiến hành kiểm tra, thanh tra 153 đơn vị, đạt 113,33 % so với kế hoạch . Kết quả thanh kiểm tra, đã thu 4.838 triệu đồng, chiếm 2,25 % tổng thu từ thuế, trong đó: tổng số thuế mà cơ quan thuế đã truy thu là 2.612 triệu đồng, phạt 1.119 triệu đồng, giảm khấu trừ là 1.107 triệu đồng, tập trung vào các lỗi trốn thuế, kê khai sai, nộp chậm. Qua đó cho thấy cơ quan thuế đã chọn giải pháp hữu hiệu trong việc chống thất thu là tích cực trong công tác thanh kiểm tra thuế để đảm bảo thu đúng, thu đủ.77 - Kho bạc nhà nƣớc: có trách nhiệm kiểm soát các khoản thu, chi ngân sách phát sinh của đơn vị theo đúng quy định (đảm bảo đúng nguồn thu và xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thu ngân sách). - Cơ quan tài chính: có trách nhiệm kiểm tra tra khi các đơn vị lập dự toán và kiểm tra để tiến hành xét duyệt quyết toán tài chính hàng năm của từng đơn vị. - Cơ quan thanh tra nhà nƣớc: hàng năm tiến hành công tác thanh tra theo kế hoạch đối với các đơn vị có hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn và các đơn vị quản lý ngân sách, từ đó phát hiện ra những sai phạm, thiếu sót trong quá trình quản lý thu chi ngân sách để chấn chỉnh. 2.3. Đánh giá thực trạng quản lý thu ngân sách nhà nƣớc tại thị xã Hƣơng Thủy 2.3.1 Kết quả đạt được Nhìn chung việc quản lý điều hành NSNN của các cấp chính quyền địa phƣơng từ thị xã Hƣơng Thủy đến phƣờng, xã đã có nhiều tiến bộ, tăng cƣờng nguồn lực tài chính cho các cấp chính quyền địa phƣơng, góp phần quan trọng đối với phát triển KT-XH của tỉnh, cũng nhƣ của thị xã Hƣơng Thủy, đặc biệt phát triển và chỉnh trang đô thị. Đã phần nào phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của HĐND và UBND các cấp, của các cơ quan nhà nƣớc, các tổ chức, đơn vị trong lĩnh vực ngân sách nhƣ: việc quyết định phân bổ dự toán ngân sách, phê chuẩn quyết toán ngân sách của HĐND, UBND và trách nhiệm của các cấp các ngành, đơn vị trong tổ chức quản lý khai thác nguồn thu. Việc lập dự toán đã thực hiện đúng theo trình tự, thủ tục, các yêu cầu, các quy định của nhà nƣớc. Trong công tác lập dự toán, phân bổ và giao dự toán cho các đơn vị, các địa phƣơng trực thuộc đã có xem xét đến thực trạng về kinh tế, về các nguồn thu cho ngân sách theo từng địa bàn, từng nội dung thu. Công tác chấp hành sự toán đƣợc các đơn vị, địa phƣơng triển khai tích78 cực, tất cả các khoản thu ngân sách đƣợc hạch toán vào ngân sách qua hệ thống Kho bạc nhà nƣớc, đƣợc quản lý chặt chẽ, hiệu quả, quy trình quản lý thu nộp và cấp phát ngân sách đảm bảo theo luật, hạn chế ghi thu ghi chi. Công tác quyết toán thu đảm bảo đúng theo các quy định của nhà nƣớc về trình tự, thủ tục, thời gian quyết toán. Tích cực trong công tác thanh tra, kiểm tra định kỳ và đột xuất để phát hiện các sai phạm về thuế nhằm xử lý và ngăn chặn các hành vi này không để tái diễn. Cơ quan thuế và tài chính đã tham mƣu UBND thị xã Hƣơng Thủy kịp thời giao chỉ tiêu thu hàng năm cho các đơn vị, địa phƣơng để các đơn vị có cơ sở xây dựng kế hoạch, phƣơng án thu ngay từ đầu năm đảm bảo thực hiện tốt trong nội dung quản lý thu ngân sách đƣợc giao và đảm bảo chỉ tiêu thu ngân sách. Chính quyền địa phƣơng đã có sự chỉ đạo sâu sát đối với các cấp, các ngành trong quản lý thu ngân sách ở địa phƣơng. Chi cục thuế, Kho bạc nhà nƣớc và phòng Tài chính-Kế hoạch đã tích cực trong việc thực hiện nhiệm vụ tham mƣu cho UBND và HĐND thị xã Hƣơng Thủy trong việc quản lý và điều hành ngân sách, trong công tác lập dự toán ngân sách theo luật ngân sách. Quy trình thu nộp ngân sách đƣợc công khai, đồng thời tích cực hƣớng dẫn cho đối tƣợng nộp ngân sách về các nội dung, thủ tục nộp. Tổ chức đội ngũ cán bộ làm công tác thu đã đƣợc củng cố, tăng cƣờng, năng lực và phẩm chất đạo đức ngày càng đƣợc nâng lên, từng bƣớc đáp ứng đƣợc các yêu cầu đổi mới trong quản lý thu ngân sách. Việc ứng dụng hệ thống thông tin quản lý ngân sách giữa cơ quan Tài chính, Thuế và Kho bạc (Tabmis), Hệ thống xử lý dữ liệu tập trung và chuẩn hóa dữ liệu thông tin về số thu NSNN giữa KBNN, Thuế; áp dụng hình thức kê khai nộp thuế thông qua mạng điện tử và nhiều ứng dụng hỗ trợ khác đã mang lại hiệu quả cao trong việc quản lý thu nộp.79 Song song với việc khai thác, quản lý tốt các nguồn thu thì chính quyền địa phƣơng và các ngành đã rất quan tâm đến công tác bồi dƣỡng và tạo mới nguồn thu. Nhờ vậy, trong những năm qua công tác quản lý NSNN thị xã Hƣơng Thủy đã đạt đƣợc những kết quả quan trọng. Thu ngân sách năm sau cao hơn năm trƣớc. Thu ngân sách đã đóng góp rất lớn vào việc đảm bảo nguồn lực về tài chính để thị xã Hƣơng Thủy thực hiện chỉnh trang và phát triển đô thị, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng dịch vụ-công nghiệp-nông nghiệp góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT-XH giai đoạn 2010-2015 và định hƣớng đến năm 2020. 2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 2.3.2.1. Hạn chế Ngoài những kết quả đạt đƣợc nhƣ trên, quản lý thu NSNN thị xã Hƣơng Thủy trong thời gian qua còn có một số hạn chế sau: - Đối với công tác lập dự toán NSNN Thứ nhất, công tác lập dự toán thu NSNN chƣa có cơ sở vững chắc và chƣa đƣợc thực hiện một cách khoa học, đôi khi còn mang yếu tố chủ quan, cảm tính, dựa vào kinh nghiệm, một số nội dung thu chƣa đƣợc kiểm tra, xét duyệt một cách chặt chẽ. Ngoài ra, thƣờng bị áp đặt của cơ quan cấp trên về số thu ngân sách, nhất là thu thuế từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, trong khi trên địa bàn thị xã Hƣơng Thủy chủ yếu là trong Khu công nghiệp Phú Bài có nhiều DN liên doanh có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài thì nguồn thu từ thuế Tỉnh hƣởng 100%, nhiều công ty cổ phần không có vốn góp của nhà nƣớc, công ty TNHH thì nguồn thu từ thuế đƣợc phân chia Tỉnh hƣởng 50%, thị xã Hƣơng Thủy hƣởng 50%, do vậy mặc dù tốc độ phát triển sản xuất trên địa bàn tăng nhƣng việc lập dự toán thu ngoài quốc doanh thay đổi không đáng kể. Mặt khác, nguồn thu từ các đơn vị sự nghiệp chƣa đƣợc quản lý chặt chẽ nên trong80 dự toán chƣa tính toán đƣợc các khoảng thu để lại đơn vị chi quản lý qua NSNN để thực hiện ghi thu-ghi chi theo quy định tại khoản 8, Thông tƣ 108/2008/TT-BTC ngày 18/11/2008 của Bộ Tài Chính. Việc giao dự toán cho một số xã, phƣờng chƣa tính toán đƣợc khả năng phát triển kinh KT-XH của địa phƣơng. Dự toán thu ngân sách đƣợc lập còn thấp, cơ cấu nguồn thu NSNN chƣa phù hợp, thực trạng này một phần do chƣa tính hết đƣợc các nguồn thu, dấu diếm các nguồn thu trong lập dự toán thu hàng năm. Thứ hai, theo quy định việc lập và tổng hợp dự toán từ cơ sở nhƣng trong thực tế việc này thực hiện còn hình thức, vai trò của lập dự toán trong cả quy trình quản lý thu ngân sách còn chƣa đƣợc coi trọng làm ảnh hƣởng đến các khâu tiếp theo. Thứ ba, trong quá trình lập dự toán cho ngân sách năm tiếp theo chƣa thực sự lấy số liệu thực hiện của các năm trƣớc làm cơ sở tham khảo, có những nội dung thu đƣợc lập lên dựa trên cảm tính chủ quan làm cho dự toán không sát với thực tế. Bên cạnh đó, việc dự báo về tình hình phát triển KT - XH chƣa đƣợc chuẩn sát nên có những biến động trong năm không lƣờng hết đã làm giảm hoặc tăng nguồn thu ngân sách một cách đột biến so với dự toán, có những nội dung thu không có trong dự toán. Thứ tƣ, Chính quyền, cơ quan tài chính cấp trên thiếu sự kiểm tra, giám sát việc lập dự toán của cấp dƣới nên thông thƣờng việc lập dự toán không sát, đa số các nội dung thu có dự toán thấp so với thực tế. Thứ năm, Thƣờng trực HĐND, Ban KT-XH HĐND các cấp phải có trách nhiệm tham gia ngay từ đầu vào quá trình lập dự toán, có nhƣ vậy mới đảm bảo thực thi đƣợc ý chí của cơ quan dân cử trong các quyết định của mình. Tuy nhiên, thực tế tại địa phƣơng thì điều kiện để Thƣờng trực HĐND, Ban KT-XH HĐND các cấp tiếp cận quá trình lập dự toán ngân sách là không nhiều nên vai trò của cơ quan chuyên trách của HĐND chƣa đƣợc phát huy.81 Theo quy định, dự toán thu chi NSĐP trƣớc khi trình các cơ quan cấp trên, UBND phải trình thƣờng trực HĐND xem xét cho ý kiến và Ban KT-XH HĐND thẩm định. Tuy nhiên, việc này hầu nhƣ chỉ là thủ tục thông thƣờng Thƣờng trực HĐND huyện chỉ tham gia ý kiến vào báo cáo dự toán ngân sách tại cuộc họp do UBND huyện chủ trì với tƣ cách là thành phần mời dự họp dẫn tới việc phê duyệt dự toán chỉ mang tính hình thức, chƣa phản ánh đầy đủ quan điểm, chính kiến trong công tác lập dự toán. Dự toán do UBND trình lên thì đƣợc HĐND thông qua và phê chuẩn ngay mà không có điều chỉnh. Mặt khác, trong quản lý ngân sách, nhiều nội dung phải đƣợc sự thống nhất từ cơ quan tài chính, cơ quan thuế cấp trên, do vậy nếu Thƣờng trực HĐND, Ban KT-XH HĐND không tham gia đầy đủ ngay từ đầu thì việc điều chỉnh dự toán tại kì họp HĐND sẽ gặp trở ngại do đã đƣợc cơ quan tài chính, cơ quan thuế cấp trên thống nhất và rơi vào tình huống “việc đã rồi”, cơ quan thẩm định và cơ quan phê chuẩn rất khó khăn dẫn đến ảnh hƣởng không ít đến năng lực quyết định ngân sách của HĐND thị xã Hƣơng Thủy và năng lực thẩm định của Ban KT-XH HĐND . - Đối với công tác chấp hành dự toán NSNN Thứ nhất, cơ cấu thu ngân sách còn nhiều bất cập, chƣa mang tính bền vững cho ngân sách. Nguồn thu từ đất chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng số thu ngân sách, đây là nguồn thu không phải đƣợc trích từ GTGT của hoạt động sản xuất kinh doanh của địa phƣơng, mà đơn thuần là việc nhà nƣớc bán quyền hoặc cho phép chuyển mục đích sử dụng đất cho các tổ chức, cá nhân sử dụng. Đây chỉ là nguồn thu trƣớc mắt để đảm bảo cho các nhiệm vụ chi cấp thiết chứ không mang tính bền vững vì quỹ đất, cũng nhƣ nhu cầu sử dụng đất là có hạn nên trong tƣơng lai phải có giải pháp cụ thể tăng thu các nguồn thu có lợi thế để thay thế dần. Trong khi đó, thuế khu vực NQD thu đạt thấp chƣa tƣơng xứng82 với tiềm năng hiện có, cũng nhƣ tốc độ phát triển dịch vụ, công nghiệp trên địa bàn. Ngoài ra, trên địa bàn hoạt động mua bán bất động sản, ô tô, mô tô diễn ra khá sôi động nhƣng việc thu thuế TNCN và lệ phí trƣớc bạ đạt tỷ lệ còn thấp. Thứ hai, tình trạng thất thu thuế, sót hộ, nợ đọng thuế, chây ỳ, gian lận, trốn thuế còn khá phổ biến, làm thất thu cho ngân sách đặc biệt là thu thuế ngoài quốc doanh và thu thuế TNCN. Đối với thu thuế khu vực ngoài quốc doanh là nguồn thu chiếm tỷ trọng tƣơng đối lớn trong tổng thu ngân sách, nhƣng trong thời gian qua nhiều DN, các đối tƣợng hoạt động sản xuất kinh doanh chƣa thực sự phát triển ổn định, thiếu tính bền vững; công tác quản lý thu thuế NQD một số địa bàn chƣa tốt, tình trạng nợ thuế, trốn thuế còn để diễn ra nhiều nơi, còn để tình trạng xin nghỉ sản xuất kinh doanh hình thức, đối tƣợng phát sinh nộp thuế chậm đƣa vào quản lý; tình trạng mua bán hóa đơn, kê khai khống chứng từ, lập hồ sơ giả để nhằm mục đích hoàn thuế còn xảy ra. Tình trạng sót hộ là phổ biến nhất đối với hộ kinh doanh cá thể, số lƣợng kinh doanh của Chi cục thuế quản lý thu thuế thƣờng thấp hơn so với báo cáo của cơ quan đăng ký kinh doanh, hộ cá thể còn dùng nhiều thủ đoạn nhƣ thƣờng xuyên thay đổi địa điểm kinh doanh, thay đổi ngƣời đứng tên trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh để giảm mức thuế. Các DN dùng nhiều thủ đoạn: khai báo không cụ thể, không chính xác để giảm lợi nhuận nhằm giảm thuế TNDN phải nộp. Dẫn đến số thu thuế NQD không ổn định, đạt thấp chƣa tƣơng xứng với tiềm năng hiện có và nguồn thu này có sự biến động lớn, chiếm tỷ trọng thất thƣờng trong tổng thu ngân sách qua các năm. Đối với thuế TNCN: tình trạng nợ thuế, trốn thuế còn xảy ra nhiều nơi, cơ quan thuế chỉ quản lý đƣợc thu nhập của những đối tƣợng là cán bộ công chức nhà nƣớc hoặc các đối tƣợng làm việc trong các DNNN. Còn đối với các83 đối tƣợng khác hầu nhƣ chƣa kiểm soát đƣợc, đặc biệt còn một số lƣợng rất lớn ngƣời lao động trong các DN ngoài quốc doanh và các đối tƣợng khác ngoài nhà nƣớc thì cơ quan thuế chƣa có biện pháp để quản lý hết đƣợc các nguồn thu nhập của họ, dẫn đến tình trạng bỏ sót, gây thất thu thuế. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho thuế TNCN, vốn là một nguồn thu rất tiềm năng, lại đang là nguồn thu có tốc độ tăng trƣởng chậm và không ổn định trong giai đoạn này. Đối với lệ phí trƣớc bạ, chủ yếu thu từ mua bán xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy và việc giao dịch bất động sản nhƣng việc kê khai của các đối tƣợng nộp chƣa trung thực, cơ quan thuế chƣa có biện pháp kiểm tra một cách chặt chẽ nên kê khai tổng giá trị mua bán thƣờng thấp hơn nhiều so với thực tế dẫn đến thất thu. Về thu phí và lệ phí, theo quy định, HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành các nghị quyết quy định mức thu và tỉ lệ trích lại tại đơn vị đối với từng loại phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh nhƣng việc quy định này còn manh mún, chƣa đƣợc tập hợp theo hệ thống nên cũng gây khó khăn cho công tác quản lý thu đối với các loại phí, lệ phí, mặt khác cũng do công tác quản lý thu chƣa hiệu quả, cơ quan tài chính chỉ tổng hợp số liệu để đánh giá tình hình thu ngân sách hằng tháng, quý, năm chƣa tích cực trong kiểm tra, đôn đốc thực hiện. Công tác cải cách hành chính trong kê khai nộp thuế, hoàn thuế, sử dụng hóa đơn tuy có chuyển biến nhƣng vẫn còn hạn chế, chƣa đồng bộ. Việc phổ biến những thay đổi về chính sách, chế độ liên quan đến thuế còn chậm. Phƣơng pháp quản lý thu hiệu quả còn thấp mặc dù đã có những cải tiến nhƣng vẫn thiếu khoa học, nhất là đối với hộ kinh doanh cá thể trong việc hoàn thuế. Xảy ra tình trạng không xác định đƣợc doanh thu của các hộ kinh doanh một cách chính xác mà chỉ áng chừng nên mức thuế ấn định thƣờng không phù hợp có khi quá thấp hoặc quá cao. Nhiều trƣờng hợp vì chạy theo84 chỉ tiêu giao hay thành tích mà cán bộ thuế ấn định mức thuế quá cao không phù hợp với tình hình kinh doanh của các hộ dẫn đến không có khả năng nộp. Công tác thu thập, hệ thống hóa và xử lý thông tin về đối tƣợng nộp thuế tại cơ quan thuế chƣa theo yêu cầu phát triển, các dữ liệu về lịch sử DN, về các mối quan hệ chủ yếu của DN, tình hình chấp hành pháp luật, nhân thân DN chƣa đƣợc cập nhật thƣờng xuyên, do ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thu ngân sách còn hạn chế, trình độ, năng lực cán bộ làm công tác tin học chƣa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Đối với thu để lại quản lý qua NSNN, cơ quan đƣợc giao nhiệm vụ thu chƣa nghiêm túc trong việc thực hiện, còn bỏ sót nguồn thu nên số thu đƣợc hàng năm chƣa tƣơng xứng với khả năng hiện có ảnh hƣởng đến chi công việc, thậm chí ngân sách phải bổ sung hoặc đảm nhận toàn bộ cho chi thƣờng xuyên cho một số cơ quan. Về thu tiền sử dụng đất, tuy có cố gắng, song đối chiếu với tình hình thực tế, thì tỷ lệ quỹ đất đƣa ra đấu giá còn thấp hơn nhiều so với quỹ đất hiện có; việc chuyển mục đích sử dụng từ đất vƣờn sang đất ở cũng chƣa đƣợc các địa phƣơng quan tâm, chƣa tạo điều kiện, trong khi đó nhu cầu của các tổ chức, cá nhân về việc xin chuyển mục đích thì rất lớn. Do vậy, nguồn thu tiền sử dụng đất đạt còn thấp, chƣa tƣơng xứng với khả năng hiện có, đã ảnh hƣởng đến nguồn đầu tƣ phát triển của thị xã Hƣơng Thủy. Mặc dù nội dung thu này đã góp phần quan trọng vào thu cho ngân sách của thị xã Hƣơng Thủy, tuy nhiên thu tiền sử dụng đất chiếm tỷ trọng lớn cũng thể hiện đƣợc phần nào đó kinh tế của địa phƣơng chƣa phát triển, các nội dung thu từ nền kinh tế còn thấp, còn phụ thuộc thu từ tiền sử dụng đất. Thứ ba, việc tập trung các khoản thu chƣa kịp thời vào ngân sách để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của địa phƣơng. Một số khoản thu chỉ đƣợc đôn đốc tập trung thu vào các tháng cuối năm để đạt và vƣợt kế hoạch đƣợc giao, một85 số khoản thu do nhiều cơ quan thu nhƣ: thu phí lệ phí,… nên chƣa tập trung nhanh chóng, kịp thời vào NSNN. Thứ tư, sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp chính quyền, sự phối hợp giữa các ban ngành với ngành thuế trong quá trình quản lý thu còn hạn chế. Việc chỉ đạo, lãnh đạo của Thƣờng vụ Thị ủy, HĐND, UBND thị xã Hƣơng Thủy đối với công tác quản lý thu thuế có khi chƣa thƣờng xuyên, liên tục, quyết liệt, thƣờng tập trung vào quý 1 và quý 4 để đảm bảo hoàn thành kế hoạch thu đƣợc tỉnh giao. Các ban ngành, đoàn thể chƣa thực sự quan tâm phối hợp với cơ quan thu trong quản lý thu ngân sách. Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý thu, chính quyền địa phƣơng chƣa đƣợc chặt chẽ, do chƣa có quy chế, chế tài cụ thể về trách nhiệm nên việc phối hợp còn lỏng lẻo, nhất là trong công tác thu hồi và cƣỡng chế nợ thuế đã ảnh hƣởng đến việc tập trung các nguồn thu vào NSNN. Thực tế cho thấy, nơi nào có sự phối hợp tốt thì hiệu quả của công tác quản lý thuế tăng lên rõ rệt, nhất là trong chống thất thu thuế, cƣỡng chế và thu hồi nợ thuế. - Đối với công tác quyết toán Thứ nhất, chƣa đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng ngân sách, chƣa phản ánh đầy đủ quan điểm, chính kiến của HĐND; có những quyết định mang tính hình thức. Thứ hai, việc quyết toán chậm và còn mang tính hình thức, chƣa đảm bảo đƣợc ý nghĩa của công tác quyết toán, báo cáo quyết toán chƣa đánh giá toàn diện để rút ra các kinh nghiệm và biện pháp cho công tác thu năm tiếp theo chƣa thật sự có hiệu quả. Thứ ba, năng lực của đội ngũ làm công tác quyết toán có phần còn hạn chế, việc đối chiếu, điều chỉnh số liệu giữa các đơn vị liên quan đến công tác86 quản lý thu ngân sách chƣa đƣợc cải tiến và thực hiện chƣa khoa học. Trong quyết toán thu, ý nghĩa của công tác quyết toán chƣa thực sự đƣợc coi trọng, công tác đánh giá lại tổ chức thu qua các số liệu về quyết toán thu còn xem nhẹ, chỉ mới đánh giá một cách chung chung, chƣa đánh giá cụ thể vào các nội dung thu, các nguyên nhân làm tăng, giảm thu hàng năm và biện pháp khắc phục. Từ việc đánh giá chƣa thực sự sâu sát dẫn đến việc chỉ ra các bất cập trong tổ chức quản lý thu chƣa đƣợc cụ thể để có giải pháp cho các năm tiếp theo thực hiện tốt hơn. Thứ tư, công tác thẩm tra báo cáo quyết toán của Ban KT-XH HĐND chỉ là những nhận định mang tính chủ quan, còn phụ thuộc vào số liệu do UBND báo cáo, chƣa đi sâu vào từng nội dung thu cụ thể. Mặt khác, việc kiểm toán nhà nƣớc về ngân sách chƣa đƣợc tiến hành cùng với thời điểm quyết toán và thƣờng công bố kết quả sau khi HĐND phê chuẩn quyết toán; các đại biểu HĐND chƣa có điều kiện để nghiên cứu nên thƣờng không tham gia góp ý hoặc chất vấn về các nội dung thu đƣợc trình để phê chuẩn quyết toán tại kỳ họp HĐND. Thứ năm, việc công khai số liệu quyết toán thu ngân sách hàng năm cho ngƣời dân còn hạn chế nên chƣa động viên đƣợc sự nhiệt tình đóng góp của ngƣời dân, nhất là các đối tƣợng nộp thuế. - Đối với công tác thanh tra, kiểm tra: Thứ nhất, công tác thanh tra, kiểm tra về thu ngân sách trong những năm qua có chỉ đạo thực hiện nhƣng vẫn còn hạn chế và hiệu quả mang lại chƣa cao, đặc biệt là trong công tác thanh tra, kiểm tra về thuế. Thứ hai, việc xử lý kết quả thanh tra, kiểm tra thƣờng thiên về quan điểm xử lý vi phạm, lấy số thuế truy thu, mức xử phạt sau thanh tra làm hiệu quả và một số kiến nghị đƣa ra còn chung chung nhƣng chƣa chú trọng việc nghiên cứu, phân tích kết quả thanh tra, kiểm tra để đề xuất bổ sung, hoàn thiện chính sách.87 Thứ ba, công tác đôn đốc, theo dõi quá trình thực hiện các quyết định xử lý vi phạm hành chính, các biện pháp khắc phục hậu quả về thuế còn thiếu quyết liệt, dẫn đến một số đối tƣợng nộp thuế sau khi thanh tra, kiểm tra còn xảy ra tình trạng dây dƣa việc thực hiện kết luận thanh tra, kiểm tra dẫn đến việc chấp hành pháp luật chƣa nghiêm . Thứ tư, năng lực, trình độ của cán bộ thanh kiểm tra, nhất là cán bộ thanh kiểm tra thuế còn yếu, còn bỏ sót nhiều sai phạm của các DN liên quan đến quá trình thu nộp thuế; số lƣợng cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại cơ quan thuế còn hạn chế so với công việc phải thực hiện. 2.3.2.2. Nguyên nhân Có nhiều nguyên nhân nhƣng tập trung chính là các nguyên nhân sau: * Nguyên nhân khách quan Thứ nhất, hệ thống chính sách thuế còn nhiều mức thuế suất nên chƣa thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyên môn hoá và hợp tác hoá trong sản xuất kinh doanh. Chính sách thu chƣa bao quát hết đối tƣợng chịu thuế, đối tƣợng nộp thuế. Hệ thống chính sách thuế vẫn còn lồng ghép nhiều chính sách xã hội, còn nhiều mức miễn giảm thuế làm hạn chế tính trung lập, không đảm bảo công bằng giữa các đối tƣợng nộp thuế, dễ phát sinh tiêu cực, làm phức tạp công tác quản lý thuế. Thứ hai, phân cấp quản lý thu NSNN còn một số khoản chƣa thực sự phù hợp với yêu cầu thực tiễn, nhƣ: khoản thu phân chia từ thu thuế GTGT, TNDN, TTĐB, môn bài, phí bảo vệ môi trƣờng đối với khai thác khoáng sản, thu khác từ công ty cổ phần không có vốn nhà nƣớc, công ty TNHH, công ty hợp doanh phân chia ngân sách tỉnh 50%; ngân sách thị xã Hƣơng Thủy 50% nên chƣa khuyến khích đƣợc địa phƣơng tập trung vào công tác thu này. Quy định về phân cấp nguồn thu và tỷ lệ phân chia nguồn thu còn có một số khoản thu có quy định phức tạp, vừa thực hiện phân cấp theo nội dung88 thu, vừa phân loại theo đối tƣợng nộp, theo địa bàn phát sinh gây khó khăn trong quản lý. Thứ ba, nghĩa vụ, trách nhiệm pháp luật và quyền lợi của đối tƣợng nộp thuế, tổ chức và cá nhân có liên quan đến công tác thuế chƣa đƣợc quy định đầy đủ và thiếu nhất quán giữa các sắc thuế. Vì vậy chƣa đủ cơ sở pháp lý để tổ chức quản lý thuế có hiệu quả. Bên cạnh đó một số quy định còn chƣa rõ ràng, phức tạp, gây khó khăn cho cả ngƣời nộp thuế và cơ quan thuế. Thứ tư, các chế tài về quản lý các khoản thu cho ngân sách mà đặc biệt là các chế tài về thuế chƣa đủ sức răn đe các đối tƣợng vi phạm về Luật quản lý thuế nhƣ: nợ thuế, trốn thuế. Thứ năm, trình độ hiểu biết về thuế, ý thức chấp hành các luật về thuế của đại bộ phận nhân dân, kể cả cán bộ, đảng viên trong các cơ quan Nhà nƣớc còn nhiều hạn chế, chƣa lên án mạnh mẽ các hành vi trốn thuế, gian lận về thuế, thậm chí còn khá nhiều trƣờng hợp thờ ơ, khuyến khích, đồng tình. Thứ sáu, kinh tế phát triển và tăng trƣởng khá nhƣng chƣa thực sự bền vững; quy mô kinh tế còn nhỏ; các tiềm năng, thế mạnh của địa phƣơng chƣa đƣợc khai thác một cách có hiệu quả. Sản xuất Công nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn, quy mô sản xuất nhỏ, sức cạnh tranh yếu, thị trƣờng chƣa đƣợc mở rộng. Lĩnh vực thƣơng mại, dịch vụ vẫn còn nhiều hạn chế, hệ thống hạ tầng thƣơng mại phát triển chƣa tƣơng xứng với tiềm năng. Cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển KT-XH vẫn còn khó khăn. Sự tác động của khủng hoảng tài chính và kinh tế thế giới ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN. * Nguyên nhân chủ quan Thứ nhất, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức, điều hành thiếu các biện pháp thực hiện quyết liệt; trách nhiệm của tập thể và cá nhân có nơi có lúc chƣa đƣợc đề cao.89 Thứ hai, các chính sách phát triển KT - XH của thị xã Hƣơng Thủy còn hạn chế, chƣa đột phá đƣợc trong phát triển nhằm tạo ra nguồn thu lớn cho ngân sách. Các giải pháp quản lý KT-XH chƣa đƣợc cải cách một cách đồng bộ để hỗ trợ cho công tác quản lý thuế nhƣ: quản lý đăng ký kinh doanh, quản lý đất đai, quản lý thanh toán không dùng tiền mặt. Thứ ba, việc đánh giá tình hình và dự báo các nguồn thu còn hạn chế do đó lập dự toán không sát với thực tế thu. Trong thảo luận ngân sách để lập dự toán và quyết toán hằng năm, các khoản thu đƣợc lập trong dự toán chƣa đƣợc rà soát cẩn thận, chƣa có tiêu chí đánh giá cụ thể để xem xét kế hoạch thu đƣợc lập có phù hợp hay không. Thứ tư, chƣa có quy định về trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phƣơng, các ngành có liên quan trong quản lý thu thuế. Chính quyền một số nơi chƣa thực sự quan tâm đến việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác thu, coi công tác thu là nhiệm vụ chuyên môn của cơ quan thuế, chƣa gắn công tác thuế với công tác điều hành thực hiện nhiệm vụ quản lý KT-XH trên địa bàn. Sự phối kết hợp, hỗ trợ của các ngành, các cơ quan nhất là các cơ quan hành pháp và tƣ pháp nhƣ công an, Viện kiểm sát, Toà án chƣa đƣợc chặt chẽ. Do đó mà các hiện tƣợng trốn lậu thuế, chây ì không nộp thuế và thậm chí lăng mạ, hành hung, đánh đập cán bộ thuế khi đang thi hành công vụ chƣa đƣợc xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật. Mặc dù trong các Luật thuế đã có những qui định về xử phạt vi phạm hành chính, tịch thu hoặc kê biên tài sản, nếu nghiêm trọng phải truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi vi phạm về thuế, song thực tế hiện nay chƣa đƣợc các cơ quan tƣ pháp quan tâm đúng mức, dẫn đến thất thu thuế và thi hành các luật thuế kém hiệu lực. Thứ năm, trình độ hiểu biết và thực thi về chính sách thuế còn hạn chế chƣa đáp ứng yêu cầu quản lý hiện đại và yêu cầu cải cách hành chính trong quản lý thu. Cán bộ thu chƣa thực sự am hiểu chuyên môn nghiệp vụ, quản lý90 thiếu liên tục, không sát thực tế. Việc theo dõi quá trình nộp tiền thuế, theo dõi nợ, báo cáo số liệu chƣa chính xác, quản lý đối tƣợng mới chƣa kịp thời dẫn đến sót hộ. Thái độ và phong cách ứng xử của cán bộ thuế còn có một số trƣờng hợp chƣa thật tận tuỵ, công tâm, khách quan giữa quyền lợi của Nhà nƣớc với quyền lợi của đối tƣợng nộp thuế. Chƣa trở thành ngƣời bạn đồng hành đáng tin cậy của các đối tƣợng nộp thuế trong việc thực hiện các luật thuế. Công tác tổ chức thu thuế còn có nhiều thiếu sót: do trình độ và năng lực của cán bộ quản lý thuế còn thấp nên thƣờng bỏ sót các đối tƣợng có nghĩa vụ nộp thuế, đặc biệt là các hộ kinh doanh cá thể, nhỏ lẻ, chƣa có biện pháp xử lý đối với tình trạng mua bán hóa đơn. Chƣa có biện pháp cụ thể, quyết liệt để thu nợ thuế, để tình trạng nợ thuế kéo dài gây thất thoát nguồn thu. Công tác giáo dục, tuyên truyền, giải thích pháp luật thuế chƣa đƣợc coi trọng đúng mức; hình thức, phƣơng pháp phổ biến còn đơn điệu, cứng nhắc, chƣa phong phú và sinh động. Thứ sáu, công tác phối hợp thanh tra, kiểm tra việc chấp hành luật ngân sách, công tác quản lý thu phí, lệ phí chƣa đƣợc thƣờng xuyên. Tóm tắt chƣơng 2 Chƣơng 2 phân tích các đặc điểm tự nhiên, tình hình KT - XH của thị xã Hƣơng Thủy, tiềm năng, lợi thế của địa phƣơng; phân tích, đánh giá thực trạng quản lý thu NSNN trên địa bàn thị xã Hƣơng Thủy từ năm 2014 - 2016 từ khâu lập dự toán, chấp hành dự toán, quyết toán đến thanh tra, kiểm tra. Phân tích đánh giá những kết quả đạt đƣợc trong công tác quản lý thu ngân sách, đồng thời chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân chủ quan, khách quan của những hạn chế từ khâu lập dự toán, chấp hành dự toán, quyết toán đến thanh tra, kiểm tra để làm cơ sở cho việc đề ra những giải pháp hoàn thiện quản lý thu ngân sách nhà nƣớc tại thị xã Hƣơng Thủy.91 Chương 3 ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI THỊ XÃ HƢƠNG THỦY 3.1. Định hƣớng hoàn thiện quản lý thu ngân sách nhà nƣớc tại thị xã Hƣơng Thủy 3.1.1. Định hướng mục tiêu, chỉ tiêu và nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế xã hội thị xã Hương Thủy giai đoạn 2016 – 2020 . 3.1.1.1. Mục tiêu Huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực, đẩy mạnh phát triển KT-XH, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; đảm bảo quốc phòng - an ninh, an sinh xã hội, xây dựng thị xã Hƣơng Thuỷ phát triển nhanh và bền vững, trở thành một trong những trung tâm kinh tế động lực của tỉnh Thừa Thiên Huế [42]. 3.1.1.2.Chỉ tiêu phát triển Về kinh tế - Phấn đấu tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân 17%/năm. Trong đó: Dịch vụ tăng: 18,75%; Công nghiệp - Xây dựng tăng: 17,35%; Nông nghiệp tăng: 4%. - Thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt khoảng 95 triệu đồng; - Tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội trong 5 năm khoảng 14.000 – 15.000 tỷ đồng; - Thu ngân sách tăng bình quân trên 15%/năm (không tính thu cấp quyền sử dụng đất); - Tổng sản lƣợng lƣơng thực bình quân hàng năm 36,5-37 nghìn tấn. Về xã hội: - Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,1%/năm. Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên giảm còn dƣới 13%; - Tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2020 giảm còn dƣới 3%;92 - Tỷ lệ lao động đƣợc đào tạo nghề đến năm 2020 đạt khoảng 72%; giải quyết việc làm hàng năm 1.800 lao động, trong đó xuất khẩu 350 lao động; - Tỷ lệ hộ sử dụng nƣớc máy đạt 91%; - Xây dựng trƣờng đạt chuẩn quốc gia 45/48 trƣờng, đạt 93,75%; - Tỷ lệ đô thị hoá 65-70 %. - Đến năm 2020 phấn đấu 100% xã đạt chuẩn xã Nông thôn mới. Về môi trường: - Độ che phủ rừng đạt 55%; - Có 100% cụm CN, TTCN và làng nghề thu gom và xử lý chất thải rắn; 100% chất thải y tế đƣợc thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn; 100% lƣợng rác thải sinh hoạt đƣợc thu gom trong đó 85% lƣợng rác thải sinh hoạt đƣợc vận chuyển và xử lý tập trung [42]. 3.1.1.3. Nhiệm vụ trọng tâm - Phát huy tối đa các tiềm năng, thế mạnh về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng và lao động, tranh thủ sự giúp đỡ, hỗ trợ bên ngoài để đẩy mạnh phát triển kinh tế một cách toàn diện và bền vững theo hƣớng sản xuất hàng hóa trên cơ sở ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, tạo sự chuyển biến tích cực về chất lƣợng và hiệu quả. - Đẩy mạnh phát triển các ngành kinh tế theo định hƣớng cơ cấu: Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp. - Đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, quản lý có trình độ chuyên môn; đội ngũ công nhân kỹ thuật, lao động tay nghề cao đáp ứng yêu cầu phát triển mới và hội nhập kinh tế. - Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ cảnh quan, môi trƣờng đảm bảo phát triển bền vững. - Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với đảm bảo an ninh quốc phòng, xây dựng nền hành chính trong sạch.93 Các chương trình trọng điểm: Chƣơng trình phát triển dịch vụ; Chƣơng trình chỉnh trang, xây dựng và phát triển đô thị; Chƣơng trình đào tạo nguồn nhân lực và xây dựng trƣờng học đạt chuẩn Quốc gia; Chƣơng trình cải cách hành chính, tăng cƣờng năng lực quản lý đô thị. 3.1.2. Định hướng, mục tiêu quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã Hương Thủy Từ mục tiêu phát triển KT-XH của thị xã Hƣơng Thủy đến năm 2020 đã đặt ra cho thị xã Hƣơng Thủy các chiến lƣợc, nội dung hành động cụ thể trên tất cả mọi lĩnh vực của đời sống KT-XH. Các chiến lƣợc nội dung hành động đó cần đến rất nhiều các yêu cầu và nguồn lực trong đó có nguồn vốn đầu tƣ từ NSNN. Do vậy, công tác quản lý thu NSNN trên địa bàn thị xã Hƣơng Thủy cần phải đƣợc hoàn thiện để có thể phát huy tốt vai trò tạo lập nguồn tài chính phục vụ nhu cầu chi tiêu. Trong nội dung hoàn thiện quản lý thu ngân sách trên địa bàn thị xã Hƣơng Thủy cần dựa vào các quan điểm, mục tiêu cụ thể nhƣ sau: 3.1.2.1. Định hướng quản lý thu ngân sách nhà nước Thứ nhất, tập trung tăng thu ngân sách trên địa bàn thị xã Hƣơng Thủy trên cơ sở chính sách phát triển KT-XH của tỉnh Thừa Thiên Huế, của Thị uỷ, HĐND, UBND thị xã Hƣơng Thủy nhằm thực hiện tốt các mục tiêu phát triển KT-XH của địa phƣơng. Để đảm bảo nguồn lực tài chính thực hiện các chiến lƣợc phát triển KT-XH, đảm bảo hoạt động của bộ máy Nhà nƣớc, đồng thời khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tƣ phát triển SXKD cần phải hoàn thiện công tác quản lý thu NSNN. Thứ hai, đa dạng hóa nguồn thu, nâng cao chất lƣợng nguồn thu, đảm bảo nguồn thu ổn định lâu dài, vững chắc. Thứ ba, bảo đảm cân đối thu, chi ngân sách. Chú trọng nuôi dƣỡng94 nguồn thu, đảm bảo cân đối giữa khai thác nguồn thu với việc tạo điều kiện môi trƣờng thuận lợi để sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển. Thứ tư, tăng cƣờng công tác tuyên truyền, vận động về nghĩa vụ nộp ngân sách cho các đối tƣợng nộp, đồng thời có biện pháp thanh tra, kiểm tra, xử lý có tính răn đe đảm bảo kỉ luật kỉ cƣơng trong thu nộp NSNN. Thứ năm, hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách phải gắn liền với nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực trong quản lý các cấp ngân sách, nâng cao hơn nữa công tác chỉ đạo trong quản lý và điều hành thu ngân sách của chính quyền địa phƣơng, coi nhiệm vụ thu ngân sách là một trong những nhiệm vụ quan trọng để phát triển KT-XH. 3.1.2.2. Mục tiêu - Đảm bảo cho KT-XH phát triển có hiệu quả và đảm bảo công bằng xã hội. - Làm cho bộ máy hành chính nhà nƣớc hoạt động có hiệu lực và hiệu quả, đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của tổ chức và nhân dân. - Nâng cao ý thức trách nhiệm, sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí , đồng thời coi trọng công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí. - Tạo động lực khuyến khích các cơ quan hành chính và sự nghiệp tích cực chủ động tự xác định số biên chế hợp lý, không tăng biên chế và chi phí hành chính. 3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý thu ngân sách nhà nƣớc tại thị xã Hƣơng Thủy 3.2.1. Nhóm giải pháp chung 3.2.1.1. Thúc đẩy phát triển kinh tế mà trọng tâm là phát triển sản xuất kinh doanh trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh của địa phương nhằm mở rộng nguồn thu cho ngân sách. Để thực hiện đƣợc nội dung này thì cần phải có những giải pháp cho từng ngành, cụ thể:95 - Về công nghiệp: Mục tiêu: Nâng cao hiệu quả sản xuất, chất lƣợng và sức cạnh tranh của các sản phẩm trong khu công nghiệp gắn với bảo vệ môi trƣờng, đảm bảo tính bền vững. Để thực hiện mục tiêu này cần tập trung một số giải pháp sau: - Xây dựng quy hoạch phát triển ngành công nghiệp của thị xã Hƣơng Thủy trên cơ sở quy hoạch của tỉnh và quy hoạch phát triển KT-XH đến năm 2020 của thị xã Hƣơng Thủy. - Ƣu tiên phát triển các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, các sản phẩm tiêu dùng đáp ứng tiêu chuẩn không gây ô nhiễm môi trƣờng, có lợi thế nhƣ: điện tử, CNTT, năng lƣợng, công nghiệp chế biến, chế tạo, sợi, dệt may, bia,… - Ngoài nguồn vốn đầu tƣ từ NSNN thì xây dựng các chính sách nhằm ƣu đãi, khuyến khích nhằm huy động nhiều nguồn vốn đầu tƣ từ các nhà đầu tƣ trong nƣớc, vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài… để thúc đẩy phát triển công nghiệp. - Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động sản xuất theo hƣớng lựa chọn các công nghệ tiên tiến. - Tăng cƣờng đào tạo lực lƣợng lao động, trong đó cần chú trọng lực lƣợng lao động công nghiệp, công nhân kỹ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng Khu công nghiệp và các cụm công nghiệp. - Hỗ trợ phát triển nghề và làng nghề gắn với phát triển du lịch và xuất khẩu, tận dụng nguồn nguyên liệu và nguồn nhân công tại chỗ. - Rà soát, điều chỉnh quy hoạch và tập trung vốn đầu tƣ một số hạ tầng thiết yếu tại các cụm công nghiệp trên địa bàn. - Về dịch vụ: Mục tiêu: Phát triển dịch vụ theo hƣớng từng bƣớc hình thành ngành kinh tế mũi nhọn. Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, trong đó đẩy mạnh phát96 triển các ngành dịch vụ mới, các loại hình dịch vụ có GTGT cao. Để thực hiện mục tiêu này cần tập trung một số giải pháp sau: - Xây dựng quy hoạch phát triển ngành thƣơng mại dịch vụ của thị xã Hƣơng Thủy trên cơ sở quy hoạch của tỉnh và quy hoạch phát triển KT-XH đến năm 2020 của thị xã Hƣơng Thủy. - Đẩy mạnh xúc tiến các hoạt động thƣơng mại. Tăng cƣờng quản lý thị trƣờng. - Quy hoạch, kêu gọi đầu tƣ để phát triển các khu du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dƣỡng, du lịch đồng quê, du lịch tâm linh tại những vị trí thuận lợi. - Khuyến khích phát triển các loại hình dịch vụ thƣơng mại tổng hợp đa dạng, chất lƣợng cao nhƣ siêu thị, trung tâm thƣơng mại. - Đa dạng hóa các loại hình vận tải; khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tƣ thành lập các DN vận tải, các công ty xe khách chất lƣợng cao. - Khuyến khích phát triển các tổ chức tín dụng đầu tƣ và mở rộng các chi nhánh trên địa bàn. - Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của các DN trên địa bàn. Tăng cƣờng hoạt động xuất khẩu đối với các mặt hàng truyền thống của địa phƣơng. - Về nông nghiệp: Mục tiêu: Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp toàn diện, theo hƣớng hiện đại, an toàn và bền vững gắn với thị trƣờng; tạo chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế ở khu vực nông thôn. Để thực hiện mục tiêu này cần tập trung một số giải pháp sau: Đẩy mạnh công tác khuyến nông, tăng cƣờng hệ thống khuyến nông cơ sở. Ƣu tiên đầu tƣ ứng dụng tiến bộ KHCN. Đẩy mạnh việc ứng dụng cơ giới hóa vào hoạt động sản xuất nông nghiệp. 3.2.1.2. Tăng cường, chấn chỉnh quản lý thu, bồi dưỡng nguồn thu, khuyến khích tăng thu.97 Tiếp tục rà soát để điều chỉnh kịp thời về quy trình thu nộp vào ngân sách sao cho đảm bảo thuận lợi nhất cho ngƣời nộp cũng nhƣ cơ quan quản lý thu. Quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt việc quản lý thu ngân sách từ việc lập dự toán đến việc quyết toán để công tác thu đạt hiệu quả và bền vững. Đồng thời, có một mức động viên hợp lý đảm bảo giải quyết hài hòa giữa thu NSNN với đối tƣợng nộp, đặc biệt tạo điều kiện cho DN đầu tƣ thêm trong phát triển sản xuất kinh doanh. Tăng cƣờng chỉ đạo trong việc phối hợp giữa các cơ quan quản lý thu, chính quyền địa phƣơng, vận động đối tƣợng nộp thuế chấp hành để tập trung nhanh, tối đa và có hiệu quả các nguồn thu của địa phƣơng vào ngân sách. Việc quản lý thu NSNN không chỉ dừng lại ở việc khai thác nguồn thu hiện có mà phải bằng các chính sách, các giải pháp nhằm nuôi dƣỡng các nguồn thu và mở rộng các nguồn thu mới. Việc bồi dƣỡng nguồn thu cho NS cần tập trung vào các nguồn thu có đƣợc từ phát triển sản xuất, kinh doanh, có tiềm năng đóng góp cao vào ngân sách, cụ thể: + Đối với nguồn thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh: thị xã Hƣơng Thủy cần xác định đây là nguồn thu có tính bền vững nhất vì là những khoản thu trích trực tiếp từ hoạt động của nền KT-XH cho nhà nƣớc. Do vậy, cần tạo điều kiện về đất đai, mặt bằng, môi trƣờng kinh doanh thuận lợi, công bằng, có chính sách bảo vệ sự phát triển của tất cả các thành phần kinh tế, có chính sách ƣu đãi cho các cá nhân, đơn vị mới tham gia, có chính sách khuyến khích thu hút đầu tƣ từ ngoài địa phƣơng và xây dựng cơ sở hạ tầng tốt phục vụ cho phát triển. Ngoài ra, với phần lớn các DN trên địa bàn là những DN vừa và nhỏ, trình độ nhận thức của chủ DN cũng nhƣ năng lực của kế toán còn hạn chế nên cơ quan quản lý thu cần có hƣớng dẫn các đơn vị này trong công tác kế toán-tài chính, đồng thời tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về nghĩa vụ và quyền lợi của việc nộp thuế, từ đó, giảm tình trạng trốn thuế, nợ thuế.98 + Đối với nguồn thu từ phí, lệ phí: Niêm yết công khai các loại phí và lệ phí, mức thu để ngƣời dân thực hiện và giám sát hoạt động này của chính quyền, ngành chức năng. Áp dụng đúng mức thu và tỉ lệ điều tiết các khoản thu phí và lệ phí theo quy định. + Đối với thuế TNCN: là một nguồn thu rất tiềm năng nhƣng trong những năm qua nguồn thu này đạt thấp, do vậy cần tăng cƣờng kiểm tra, quản lý việc chi trả lƣơng và các khoảng hỗ trợ khác cho các cá nhân từ các tổ chức, DN ngoài quốc doanh, hộ kinh doanh cá thể cũng nhƣ các khoảng thu nhập khác của các cơ quan có chức năng quản lý thu. Đồng thời, tuyên truyền vận động và có biện pháp răng đe một cách hữu hiệu. + Đối với thu tiền sử dụng đất: Phải xác định rằng tài nguyên đất đai là có hạn nên cần có biện pháp quản lý hiệu quả để vừa tạo nguồn thu cho ngân sách, vừa tránh tình trạng khai thác quá mức. Do vậy, trong quản lý đất đai phải chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật, nâng cao chât lƣợng việc lập và thực hiện kế hoạch sử dụng đất theo từng năm và quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020. Thực hiện tốt việc công bố, công khai các thông tin liên quan đến các dự án đầu tƣ, quy hoạch và các vấn đề liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng để hạn chế đầu cơ. Tập trung đầu tƣ cơ sở hạ tầng đồng bộ đối với những khu đất có khả năng sinh lợi cao để tổ chức đấu giá cấp quyền sử dụng đất, thuê đất theo hình thức đấu giá; tạo điều kiện cho các dự án đầu tƣ nhà chung cƣ, nhà cao tầng. 3.2.2. Nhóm giải pháp chuyên môn 3.2.2.1. Nâng cao chất lượng công tác lập dự toán và quyết toán thu ngân sách nhà nước hàng năm99 * Nâng cao chất lƣợng công tác lập dự toán Dự toán là căn cứ để các cơ quan quản lý thu ngân sách thực hiện nhiệm vụ hàng năm. Để thực hiện tốt công tác lập dự toán thu ngân sách hàng năm, cần thực hiện một số biện pháp sau: - Dự toán thu ngân sách hàng năm lập ra sát với tình hình thực tế, sát với khả năng thu của NSĐP và của đơn vị giao nhiệm vụ thu thì ngoài việc dựa trên số kiểm tra của cơ quan tài chính cấp trên; dựa trên các kế hoạch, mục tiêu phát triển KT - XH trong năm dự toán thì cần phải dựa vào tình hình thực tế về phát triển KT-XH cũng nhƣ tình hình thu chi NSNN của năm hiện hành và những năm kề trƣớc đó. Do vậy, việc xây dựng các kế hoạch phát triển KT - XH hàng năm phải đi trƣớc một bƣớc, phải dựa trên cơ sở thực tế của nền kinh tế để đánh giá một cách khách quan, chính xác, để từ đó đề ra các chỉ tiêu, nhiệm vụ cho năm dự toán có tính khả thi cao. Đặc biệt coi trọng công tác phân tích, dự báo cụ thể từng nội dung thu ngân sách, xem công tác phân tích, dự báo là khâu quan trọng phải làm trong quá trình lập dự toán hàng năm. Công tác phân tích, dự báo phải khoa học và các căn cứ cụ thể đảm bảo con số dự báo là tin cậy cho việc làm cơ sở lập dự toán. - Đối với cấp huyện cần xem xét để thành lập Ban chỉ đạo hoặc Hội đồng tƣ vấn về phân tích, dự báo NSNN hàng năm cũng nhƣ cho cả kỳ ngân sách. - Giao trách nhiệm phòng Tài chính- Kế hoạch phối hợp với Chi cục Thuế, các cơ quan liên quan xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về thu ngân sách hàng năm, trong đó đi sâu phân tích những biến động và nguyên nhân; cơ quan thuế phải chỉ đạo quyết liệt việc khảo sát, nắm tình hình sản xuất kinh doanh của các đối tƣợng nộp thuế trên từng địa bàn để điều chỉnh, bổ sung kịp thời vào sổ bộ theo dõi để làm cơ sở cho việc lập và quyết định dự toán thu ngân sách các năm tiếp theo.100 * Nâng cao chất lƣợng công tác quyết toán Quyết toán là khâu cuối cùng của quy trình ngân sách nhằm đánh giá lại việc hiện thực hóa các kế hoạch đã đƣa ra và cũng là cơ sở tham khảo cho việc lập dự toán, thực hiện dự toán của những năm tiếp theo. Do vậy, cần tập trung một số giải pháp đó là: - Tăng cƣờng chỉ đạo việc chuẩn bị kỹ, rõ ràng về số liệu hạch toán, kế toán. Công tác kiểm tra, đối chiếu số liệu phải đƣợc thực hiện tốt đảm bảo khớp đúng giữa các đơn vị có trách nhiệm trong việc thu ngân sách. - Báo cáo trình xét duyệt quyết toán phải đánh giá cụ thể, chi tiết hơn đối với từng nội dung thu, nguyên nhân tăng và giảm thu so với dự toán, đặc biệt những nội dung thu chƣa đạt kế hoạch, chỉ ra những bất cập trong quản lý thu ngân sách và đề ra những giải pháp để khắc phục. - Cần tiến hành xét duyệt quyết toán thu ngân sách theo từng quý, việc này vừa giảm bớt áp lực công việc cuối năm, vừa có cơ sở để đề ra kế hoạch thu trong quý tiếp theo. Đồng thời, sẽ tạo cho các cơ quan thu có ý thức hơn trong việc tăng cƣờng quản lý và đôn đốc công tác thu ngân sách góp phần tập trung nhanh nguồn thu vào NSNN từ đó chi giải quyết công việc hiệu quả. - Một trong những vấn đề bất cập, kết quả kiểm toán nhà nƣớc chƣa đƣợc thể hiện hết trong quyết toán ngân sách hàng năm hoặc đƣợc thực hiện sau khi quyết toán phê chuẩn. Do vậy, nếu cùng thời điểm lập quyết toán nếu có kết quả của của Kiểm toán nhà nƣớc thì cần tham khảo kết luận của cơ quan Kiểm toán trƣớc khi phê chuẩn quyết toán NSNN hàng năm. - Đôn đốc các đơn vị có tài khoản tạm thu, tạm giữ thực hiện xử lý các khoản tạm thu, tạm giữ nhanh chóng tránh tình trạng dồn vào cuối năm.101 Ngoài ra, cần quan tâm nâng cao chất lƣợng thẩm định, phê duyệt dự toán, quyết toán ngân sách và công khai ngân sách, để làm đƣợc đều này cần tập trung: - Nâng cao vai trò thẩm định, phê duyệt dự toán và phê chuẩn quyết toán NSNN hàng năm của HĐND các cấp bằng việc: Tạo điều kiện cho Ban KT-XH của HĐND tham gia sâu sát vào quá trình lập dự toán, lập quyết toán ngân sách để nắm bắt các nội dung của dự toán, quyết toán ngân sách hàng năm để thẩm định và giúp cho đại biểu HĐND có ý kiến chính thức trƣớc khi HĐND phê duyệt. Nâng cao kiến thức chuyên môn về tài chính ngân sách, về kinh tế cho đại biểu HĐND các cấp. Ban KT-XH HĐND phối hợp chặt chẽ với Kiểm toán nhà nƣớc, Thanh tra nhà nƣớc để có thông tin đầy đủ cơ sở cho việc thẩm định quyết toán hàng năm. - Thực hiện tốt công tác công khai ngân sách Dự toán và quyết toán ngân sách hàng năm cần đƣợc công khai, công bố rộng rãi cho ngƣời dân biết vì đây là những ngƣời đóng góp vào ngân sách và cũng là những ngƣời hƣởng lợi từ việc chi tiêu của ngân sách, đồng thời việc giám sát, kiểm tra đƣợc tăng cƣờng hơn. Việc công khai ngân sách cũng góp phần làm cho các cơ quan nhà nƣớc và chính quyền địa phƣơng có trách nhiệm hơn trong công tác điều hành ngân sách. Trƣớc mắt, công khai, niêm yết tại trụ sở, Website của các cơ quan thu, UBND các cấp. 3.2.2.2. Tăng cường quản lý nguồn thu vào ngân sách nhà nước Để thu ngân sách đạt hiệu quả thì phải tăng cƣờng quản lý nguồn thu vào NSNN sao cho vừa đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời. Do vậy cần tập trung một số giải pháp sau: - Rà soát, nắm chắc các đối tƣợng nộp thuế, nắm chắc các nguồn thu để theo dõi, quản lý thu vào NSNN.102 - Những nguồn thu lớn, có tính chất ảnh hƣởng đến nhiều đối tƣợng nộp thì phải xây dựng kế hoạch hoặc phƣơng án thu cụ thể (thể hiện rõ: quy mô, địa bàn, xác định trách nhiệm cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp, khối lƣợng hoàn thành theo từng mốc thời gian). Đồng thời, xây dựng quy chế phối hợp giữa các cơ quan thu, Công an, Viện KSND, TAND, UBND các phƣờng, xã. - Đổi mới trong công tác quản lý thu thuế + Cơ quan Thuế tổ chức rà soát, nắm chắc các hộ, các đơn vị sản xuất kinh doanh bằng cách phối hợp với UBND các phƣờng, xã, cơ quan Tài chính-kế hoạch, Ban Đầu tƣ xây dựng, cơ quan thống kê, quản lý thị trƣờng…để yêu cầu các đối tƣợng thực hiện đăng kí kinh doanh đầy đủ, cấp mã số thuế, đƣa toàn bộ các đối tƣợng sản xuất kinh doanh vào diện quản lý thƣờng xuyên. + Thực hiện phân loại các đối tƣợng theo từng loại hình kinh doanh, theo ngành nghề và theo từng địa bàn; thƣờng xuyên cập nhật các đối tƣợng mới phát sinh hoặc tăng quy mô sản xuất kinh doanh. + Một số sắc thuế cần phải xác định thời điểm thu phù hợp, nắm bắt tâm lý, thói quen của ngƣời sản xuất kinh doanh nhƣ: thuế môn bài và các khoản nợ còn tồn đọng của các DN, các hộ kinh doanh thì tập trung triển khai, đẩy mạnh công tác vận động, phát động phong trào để trở thành ngày hội của ngƣời nộp thuế để thu đạt kết quả ngay từ đầu năm. + Tiếp tục rà soát, đánh giá bổ sung hoàn thiện các quy trình quản lý thuế hiện hành; hoàn thiện quy trình thanh tra, kiểm tra quyết toán thuế, hoàn thuế sao cho tạo điều kiện thuận lợi nhất cho đối tƣợng nộp thuế. + Rà soát để tiếp tục đơn giản hóa phƣơng pháp tính thuế đối với hộ kinh doanh cá thể theo hƣớng làm sao hộ kinh doanh có thể tự xác định đƣợc nghĩa vụ nộp thuế của mình.103 + Công bố thủ tục về thuế trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng và niêm yết tại trụ sở cơ quan thuế, UBND các phƣờng, xã để các đối tƣợng nộp thuế biết và thực hiện, đồng thời giám sát việc thực hiện của cơ quan thuế. + Tăng cƣờng đối thọai giữa cơ quan thuế và đối tƣợng nộp thuế, từ đó hƣớng dẫn đối tƣợng nộp thuế thực hiện đúng các thủ tục hành chính thuế theo quy định; phát hiện những vấn đề bất hợp lý về thủ tục để nghiên cứu sửa đổi. Qua đối thọai có thể phát hiện các vi phạm của cán bộ thuế nhƣ nhũng nhiễu, gây phiền hà để chấn chỉnh, xử lý. + Chi cục Thuế chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các phƣờng, xã để có biện pháp tổ chức thu dứt điểm các trƣờng hợp nợ đọng về thuế; thực hiện kiểm tra tình hình tài chính, tài sản, xác định thông tin chính xác phục vụ công tác cƣỡng chế thu hồi nợ thuế; thực hiện thu tiền thuế nợ bù trừ qua hoàn thuế; phối kết hợp chặt chẽ với kho bạc nhà nƣớc, ngân hàng, cơ quan khác ... để đôn đốc hoặc thực hiện cƣỡng chế thu hồi nợ thuế nhƣ: phong toả tài khoản và trích tiền từ tài khoản của đối tƣợng nợ thuế chuyển nộp ngân sách; thông báo hoá đơn không còn giá trị sử dụng…. Tổ chức cƣỡng chế một số trƣờng hợp cố tình trốn thuế, nợ đọng thuế, chây ỳ không chịu nộp thuế để làm gƣơng đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Đƣa hết các nguồn thu khác trên địa bàn vào quản lý thu ngân sách không bỏ sót nguồn thu, quản lý có hiệu quả các nguồn thu vãng lai, quản lý tốt hộ kinh doanh với mục tiêu đƣa 100% số hộ có kinh doanh vào quản lý thu thuế. + Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo hƣớng tạo điều kiện tối đa cho ngƣời nộp thuế. Tiếp tục rà soát để đổi mới các khâu cải cách thủ tục hành chính về thuế theo cơ chế một cửa. Tạo điều kiện tối đa, giảm phiền hà cho ngƣời dân và DN, chống các biểu hiện tiêu cực, lãng phí hay thất thu thuế, quan tâm thủ tục giải quyết ở khâu xác định nghĩa vụ tài chính khi cấp quyền sử dụng đất,104 chuyển nhƣợng, mua bán tài sản, xác nhận nghĩa vụ nộp thuế, xác định đối tƣợng đƣợc hƣởng các quyền lợi ƣu đãi theo quy định của pháp luật. Đơn giản hóa các thủ tục xác nhận nghĩa vụ đối với NSNN theo định kỳ tháng, quý, năm hoặc theo yêu cầu của ngƣời nộp thuế tại thời điểm đấu thầu, xét thầu. Có biện pháp rút ngắn thời gian giải quyết các công việc về thuế nhƣ: rút ngắn thời gian cấp mã số thuế, thời gian mua hóa đơn, thời gian hoàn thuế so với quy định hiện hành; tăng số lƣợng hóa đơn đƣợc mua mỗi lần, đơn giản thủ tục mua hóa đơn lần sau, khuyến khích tối đa các DN tự in hóa đơn để sử dụng. Đơn giản hóa các thủ tục về kê khai nộp thuế, chú trọng giảm nhẹ nội dung kê khai cho phù hợp với trình độ của hộ kinh doanh cá thể. - Đối với thu từ sử dụng đất, thuê đất: là khoản thu quan trọng mang tính chất tạo đà phát triển cho nền kinh tế. Trong giai đoạn hiện nay, thu tiền sử dụng đất đang chiếm tỷ trọng lớn trong thu ngân sách của thị xã Hƣơng Thủy. Do vậy, để nguồn thu này thực hiện có hiệu quả, đồng thời tiết kiệm đƣợc trong sử dụng đất thì cần tập trung rà soát quỹ đất, lựa chọn vị trí phù hợp để thực hiện quy hoạch các khu dân cƣ tạo quỹ đất đƣa vào đấu giá . Tuy nhiên, về lâu dài khoản thu này không bền vững vì quỹ đất là có hạn vì thế trong quản lý thu khoản này phải nâng cao hiệu quả thu, đặt tiết kiệm thu lên hàng đầu và dần dần phát triển các nguồn thu khác từ hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế để thay thế dần. 3.2.2.3. Khai thác có hiệu quả và tích cực chống thất thu thuế Việc khai thác có hiệu quả các nguồn thu và tích cực chống thất thu thuế thƣờng tập trung vào các nội dung thu có tỷ lệ đóng góp vào ngân sách lớn nhƣ thu thuế ngoài quốc doanh và khai thác có hiệu quả hơn các nguồn thu khác nhƣ thu từ đất, thu từ phí lệ phí, cần tập trung một số giải pháp sau:105 - Đối với thu thuế khu vực ngoài quốc doanh + Đƣa đầy đủ các đối tƣợng sản xuất, kinh doanh trên địa bàn vào danh sách các đối tƣợng nộp thuế và phân loại để quản lý. Bằng cách tổ chức rà soát, nắm chắc đối tƣợng nộp thuế; tiến hành phân loại các đối tƣợng thuộc diện quản lý để có hình thức, biện pháp quản lý thu thuế phù hợp. + Quản lý chặt chẽ doanh thu và chi phí, chấp hành chế độ kế toán, hoá đơn chứng từ của các đối tƣợng nộp thuế. Tăng cƣờng kiểm tra và có chế tài xử phạt nghiêm khắc đối với những trƣờng hợp vi phạm, chú trọng kiểm tra tính đầy đủ, đúng đắn, chính xác của tờ khai; tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ và sổ sách kế toán, đề phòng những trƣờng hợp cơ sở sử dụng sổ sách giả hoặc hạch toán sai với chế độ kế toán quy định để gian lận về thuế. Áp dụng biện pháp ấn định doanh thu và thu nhập chịu thuế khi đơn vị vi phạm về kê khai nộp thuế. Công tác quản lý thu thực hiện nhƣ loại hình DN đối với hộ sản xuất kinh doanh lớn. Đối với hộ kinh doanh vừa và nhỏ thì khuyến khích thực hiện kế toán hoá đơn chứng từ và nộp thuế theo kê khai, các trƣờng hợp chƣa thực hiện đƣợc chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ thì nộp thuế trên cơ sở ấn định doanh số. - Đối nguồn thu từ đất đai, đặc biệt thu từ đấu giá quyền sử dụng đất Trƣớc mắt từ nay đến năm 2020, thị xã Hƣơng Thủy đã tập trung quy hoạch một số vị trí tƣơng đối thuận lợi để triển khai đầu tƣ các công trình hạ tầng kỹ thuật vừa tạo quỹ đất đấu giá, vừa tạo quỹ đất bố trí tái cƣ để triển khai những dự án trên địa bàn phục vụ cho việc chỉnh trang và phát triển đô thị nhƣ: Khu quy hoạch dân cƣ tiếp giáp Hói Cây Sen-Thủy Dƣơng ( quy mô: 12,2 ha); khu quy hoạch dân cƣ liền kề CIC8-Thủy Dƣơng (quy mô: 10,5 ha); Khu dân cƣ tiếp giáp Hói Sai Thƣợng-Thủy Thanh (quy mô: 8 ha); Khu quy hoạch dân cƣ Thủy Phƣơng (quy mô: 10 ha) và đầu tƣ một số khu dân cƣ quy106 mô nhỏ, rà soát quỹ đất xen ghép trong khu dân cƣ (đã có sẵn hạ tầng) (quy mô: 10 ha, khoảng 500 lô). Để việc thu tiền sử dụng đất đạt hiệu quả trong những năm đến cần tập trung một số giải pháp: + Tập trung thực hiện các khu quy hoạch đảm bảo sự kết nối các hạ tầng xung quanh, nhất là giao thông, thoát nƣớc, lựa chọn phƣơng án phân lô với diện tích phù hợp đảm bảo sử dụng hiệu quả, tiết kiệm. + Đầu tƣ hạ tầng đồng bộ, đạt chuẩn đô thị để thu hút tổ chức, cá nhân tham gia. + Xây dựng điều lệ quản lý quy hoạch đảm bảo khi triển khai xây dựng vừa đảm bảo mỹ quan đô thị, vừa đảm bảo tiết kiệm trong đầu tƣ. + Xây dựng giá đất đấu giá, kế hoạch tổ chức đấu giá phù hợp nhằm thu hút nhiều khách hàng tham gia. Ngoài ra, tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý các nguồn thu, đặc biệt thanh tra, kiểm tra đối tƣợng nộp thuế chống thất thu, đồng thời đảm bảo công bằng xã hội. 3.2.2.4. Hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra; chú trọng việc khen thưởng, xử lý vi phạm về thuế và thu hồi nợ thuế. Cần tập trung một số giải pháp sau: Thanh tra, kiểm tra là một khâu có ý nghĩa rất quan trọng trong việc chống thất thu ngân sách, đặc biệt là những nội dung thu có tỷ lệ đóng góp lớn vào NSNN. - Cần thực hiện đúng qui định về thanh tra, kiểm tra. Quá trình thanh tra, kiểm tra cần xây dựng kế hoạch, phƣơng án cụ thể, tránh chồng chéo, gây phiền hà cho đối tƣợng đƣợc kiểm tra, ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh bình thƣờng của doanh nghiệp.107 - Thực hiện đúng quy trình thanh tra, kiểm tra hoàn thuế, quyết toán thuế đối với doanh nghiệp. - Cần xây dựng các biện pháp thanh tra, kiểm tra mới để phù hợp với cải cách thủ tục hành chính nhƣ thanh tra, kiểm tra thông qua hệ thống tiêu chí rủi ro phù hợp; thông qua hệ thống tài khoản giao dịch, vòng luân chuyển dòng tiền...để phát hiện và xử lý kịp thời hành vi gian lận, trốn thuế. - Thanh tra, kiểm tra phải có chọn lọc đối tƣợng, cần tập trung thanh tra đối với các đối tƣợng thƣờng xuyên gian lận về thuế, có nhân thân và quá trình kinh doanh không tốt, hoạt động trong những lĩnh vực có khả năng vi phạm cao, có địa chỉ kinh doanh không rõ ràng hay thƣờng xuyên thay đổi địa điểm và ngành nghề kinh doanh. - Sau mỗi cuộc kiểm tra, thanh tra, cần phải tổ chức sơ, tổng kết rút kinh nghiệm. Phân tích, đánh giá kết quả thanh tra để kịp thời đề xuất cơ quan có thẩm quyền xem xét bổ sung, hoàn thiện chính sách. Tăng cƣờng công tác đôn đốc quá trình thực hiện các quyết định xử lý vi phạm hành chính, các biện pháp khắc phục hậu quả về thuế. Theo dõi chặt chẽ và kiên quyết xử lý các trƣờng hợp dây dƣa, trì hoãn các quyết định xử phạt vi phạm hành chính, truy thu thuế phát hiện sau thanh tra. Trong những trƣờng hợp quá thời hạn quy định, có thể áp dụng biện pháp cƣỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế. - Lựa chọn đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra phải có đầy đủ năng lực, trình độ chuyên môn và phẩm chất tốt để đảm đƣơng tốt nhiệm vụ đƣợc giao. Thực hiện luân chuyển cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra thuế. Đẩy mạnh công tác đào tạo, tập huấn, trao đổi nghiệp vụ nhằm nâng cao năng lực và kỹ năng cho công chức làm công tác thanh tra, kiểm tra thuế. Tăng cƣờng bồi dƣỡng kiến thức kế toán, nâng cao kỹ năng phân tích báo cáo tài chính, chuẩn mực kế toán cho lực lƣợng thanh tra, kiểm tra thuế.108 Thực hiện tốt việc khen thƣởng trong quản lý thu thuế, điều này sẽ động viên đƣợc tinh thần, trách nhiệm của mỗi cán bộ, công chức, tạo ra đƣợc ý thức, trách nhiệm để phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ đƣợc giao, góp phần tích cực cho công tác quản lý thu thuế trong tƣơng lai đƣợc tốt hơn. 3.2.3. Nhóm giải pháp điều kiện 3.2.3.1. Củng cố tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng cán bộ quản lý thu ngân sách nhà nước. - Tập trung nâng chất cao lƣợng hoạt động của các cơ quan thu, trong đó nâng cao trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo, nhất là trách nhiệm của ngƣời đứng đầu. Chỉ đạo rà soát để kiện toàn các bộ phận trong từng cơ quan thu nhằm thực hiện thu ngân sách đạt hiệu quả. Phân loại cán bộ theo chuẩn mực về năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức để bố trí vào các vị trí thích hợp. Thực hiện tốt việc điều động, luân chuyển công việc đối với cán bộ theo quy định hiện hành. - Chi cục Thuế thị xã Hƣơng Thủy tiếp tục củng cố kiện toàn các Đội thuế, các bộ phận trong chi cục thuế, lựa chọn các Đội trƣởng, Đội phó các đội thuế đảm bảo có đủ trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức và tích cực trong công tác thu thuế, cƣơng quyết thay thế những cán bộ thiếu năng lực, thiếu trách nhiệm. Thƣờng xuyên tổ chức giao ban giữa lãnh đạo với các Đội thuế liên xã để bàn biện pháp tháo gỡ những tồn tại, vƣớng mắc trong công tác thu thuế ở cơ sở. Củng cố tổ chức bộ phận thanh tra, kiểm tra của Chi cục thuế để phối hợp với cơ quan thu thực hiện tốt công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành nộp thuế đối với các đối tƣợng nộp thuế. - Quan tâm tổ chức đào tạo, đào tạo lại nguồn nhân lực ngành tài chính, thuế, kho bạc nhằm đảm bảo đáp ứng các nhiệm vụ phát triển KT – XH trong thời gian đến, đặc biệt là công tác quản lý thu NSNN địa phƣơng.109 - Tăng cƣờng tập huấn, bồi dƣỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý ngân sách theo hƣớng chuyên môn hóa kĩ năng quản lý, thực hiện nghiêm túc các quy trình nghiệp vụ, ứng dụng tin học thành thạo phục vụ nhiệm vụ chuyên môn. Tổ chức tập huấn kịp thời các luật thuế và chính sách của Nhà nƣớc cho cán bộ ngành thuế, đặc biệt kỹ năng quản lý thuế hiện đại để đạt hiệu quả trong công tác quản lý thu ngân sách. 3.2.3.2. Tăng cường sự phối hợp giữa các ngành tại địa phương trong quản lý thu ngân sách nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả của quy trình quản lý nguồn thu, đặc biệt thu thuế. Để công tác quản lý thu NSNN trên địa bàn thị xã Hƣơng Thủy trong thời gian đến đạt hiệu quả, UBND thị xã Hƣơng Thủy ban hành các Quy chế phối hợp giữa Chi cục Thuế với Cơ quan hữu quan trong quản lý thu ngân sách, cụ thể : Chi cục Thuế phối hợp với: - Các cơ quan đăng ký kinh doanh các cấp trong việc cung cấp thông tin về đăng ký kinh doanh, thẩm định vốn, năng lực tài chính, kiểm tra việc thành lập DN và hoạt động của DN sau khi đƣợc cấp giấy đăng ký KD để kịp thời phát hiện, xử lý đối với các đối tƣợng có dấu hiệu vi phạm, bỏ trốn khỏi địa chỉ KD, chiếm đoạt tiền thuế của Nhà nƣớc. Đẩy mạnh công tác quản lý về đối tƣợng nộp thuế. - Phối hợp với Ban Quản lý các Khu công nghiệp của tỉnh để nắm tình hình sản xuất kinh doanh của các DN trong Khu Công nghiệp Phú Bài, để từ đó theo dõi để có những giải pháp trong việc thu thuế đối với các DN này. - Đội Quản lý thị trƣờng trong việc cung cấp thông tin, kết hợp kiểm tra phát hiện và xử lý các trƣờng hợp gian lận thƣơng mại, vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh, kinh doanh các ngành nghề, lĩnh vực ngoài giấy phép.110 - Ban Đầu tƣ và xây dựng, các chủ đầu tƣ để đƣợc cung cấp thông tin về các Dự án đầu tƣ-xây dựng đặc biệt là các Dự án có quy mô lớn, thời gian thi công dài, nhiều hạng mục, nhiều nhà thầu thi công, đƣợc tài trợ nhiều nguồn vốn thực hiện để cơ quan thuế cùng với cơ sở dữ liệu của mình, phân tích xác định đúng DN cần thanh tra, kiểm tra chống thất thu. - Phòng Kinh tế, phòng Tài chính-Kế hoạch trong việc cung cấp thông tin liên quan đến các Văn phòng đại diện, Công ty con, Chi nhánh nƣớc ngoài, Chi nhánh của các DN ngoài tỉnh hoạt động trên địa bàn để xây dựng kế hoạch quản lý thu thuế. Phối hợp chống thất thu thuế TNCN đối với ngƣời có thu nhập cao. - Phòng Quản lý đô thị, Phòng Tài nguyên-Môi trƣờng, Chi nhánh văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thị xã Hƣơng Thủy để trao đổi cung cấp thông tin về quản lý đất đai, xây dựng nhằm chống thất thu về diện tích, giá đất, xác định vị trí đất, các chủ đầu tƣ các công trình đƣợc cấp phép. - Công an, Viện Kiểm sát nhân dân thị xã Hƣơng Thủy để xây dựng Đề án chống hành vi thành lập DN với mục đích mua bán hóa đơn bất hợp pháp để gian lận và chiếm đoạt tiền hoàn thuế GTGT, tiếp tay cho một số DN hợp thức hóa chi phí khống làm giảm TNCT dẫn đến trốn thuế; chống thất thu ở các lĩnh vực kinh doanh vận tải, dịch vụ nhà nghỉ, khách sạn, nhà hàng. - Kho bạc NN, các Ngân hàng, các tổ chức tín dụng đóng trên địa bàn để vừa mở rộng hệ thống các địa điểm thu nộp ngân sách, hệ thống các phƣơng pháp thu nộp ngân sách (khai thuế, nộp thuế điện tử…) cũng nhƣ phong tỏa tài khoản của các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về thuế theo quy định của pháp luật. - Đài Truyền thanh, Phòng Văn hóa Thông tin thị xã Hƣơng Thủy xây dựng các chƣơng trình tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật thuế, nhằm nâng cao ý thức pháp luật thuế đến với mọi ngƣời dân.111 Đặc biệt, việc phối hợp giữa các cơ quan thu, các đơn vị liên quan khác với UBND các phƣờng, xã trong việc nắm tình hình sản xuất kinh doanh của các tổ chức, cá nhân, nhất là các hộ kinh doanh cá thể để điều chỉnh bổ sung kịp thời các giải pháp trong thu thuế, trong công tác tuyên truyền, cũng nhƣ cƣỡng chế nợ thuế. 3.2.3.3. Hoàn thiện phân định thu giữa các cấp ngân sách địa phương nhằm nâng cao tính chủ động và hiệu quả quản lý thu ngân sách Theo quy định Luật NSNN 2015, HĐND tỉnh có quyền chủ động đối với các khoản thu trên địa bàn, các cấp ngân sách huyện, xã chỉ đƣợc thu theo quy định phân cấp quản lý nguồn thu trong Nghị quyết của HĐND tỉnh. Tuy vậy, các cấp ngân sách trong tỉnh đƣợc chủ động hay không chủ động, quản lý có hiệu quả hay không một phần tùy thuộc vào mức độ phân cấp quản lý của tỉnh đối với các cấp ngân sách thị xã, phƣờng, xã. Hàng năm ngân sách thị xã Hƣơng Thủy chƣa tự cân đối, phải đƣợc bổ sung từ ngân sách tỉnh. Giai đoạn 2007-2020, việc phân cấp nguồn thu nhiệm vụ chi đang thực hiện theo quy định ban hành kèm theo Nghị quyết số 11/2016/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế đƣợc thống nhất một mức chung về tỷ lệ phân chia nguồn thu ngân sách cho tất cả các địa phƣơng trên địa bàn tỉnh trong khi mỗi địa phƣơng lại có các điều kiện KT-XH khác nhau cũng nhƣ có các nhiệm vụ phát triển KT-XH, bảo đảm an ninh quốc phòng khác nhau . Mặc dù mới đƣợc áp dụng từ năm 2017 nhƣng việc thống nhất một tỷ lệ phân chia nguồn thu ngân sách chung là chƣa phù hợp với yêu cầu riêng của từng địa bàn. Đặc biệt trên địa bàn thị xã Hƣơng Thủy một số DN ngoài quốc doanh trong Khu Công nghiệp Phú Bài có số thu thực nộp ngân sách 2 năm liên tiếp trên 10 tỷ nếu nhƣ theo phân cấp nguồn thu của giai 2011-2016 thì ngân sách thị xã Hƣơng Thủy đƣợc hƣởng 100% nhƣng theo quy định phân cấp mới thì ngân sách tỉnh hƣởng 100% ; các khoản thu ngân sách từ công ty cổ phần112 không có vốn nhà nƣớc, công ty TNHH, công ty hợp doanh thì ngân sách tỉnh hƣởng 30%, ngân sách thị xã Hƣơng Thủy đƣợc hƣởng 70% . Do vậy, để động viên công tác thu địa phƣơng từ cấp huyện đến cấp xã tiến tới tự cân đối, chủ động trong việc sử dụng ngân sách, cần quan tâm một số giải pháp: - Tiếp tục rà soát và phân loại các địa phƣơng theo tiêu chí tự cân đối đƣợc ngân sách và chƣa tự cân đối đƣợc ngân sách để từ đó xem xét lại tỷ lệ phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách cho từng địa phƣơng cho phù hợp hơn, các địa phƣơng sẽ tích cực hơn tiến tới thu đạt mức tự cân đối, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách tỉnh . - Xem xét điều chỉnh lại tỷ lệ phân chia các khoản thu ngân sách cho các cấp ngân sách trên cơ sở phân loại các địa phƣơng theo hƣớng: Giảm dần các khoản thu đang thực hiện phân chia theo tỷ lệ phần trăm giữa các cấp ngân sách, tiến tới tăng số lƣợng các khoản thu 100% cho NSĐP. 3.2.3.4. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý thu nhằm nâng cao hiệu quả công tác thu ngân sách. - Có kế hoạch đào tạo việc nâng cao kiến thức cho cán bộ làm công tác quản lý thu và thu trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý thu theo hƣớng hiện đại. - Đầu tƣ hạ tầng công nghệ thông tin đồng bộ để thực hiện kết nối mạng tin học một cách thông suốt giữa cơ quan tài chính, thuế, kho bạc, quản lý thị trƣờng để việc khai thác, trao đổi thông tin nhanh chóng, thuận lợi. - Ngành thuế quan tâm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào các công tác: dịch vụ công trực tuyến sẵn có nhƣ hệ thống cấp mã số thuế TNCN qua mạng; hệ thống khai thuế qua mạng, tính thuế, tính nợ, tính phạt, kiểm tra hồ sơ hoàn thuế, đồng thời mở rộng cung cấp các dịch vụ công trực tuyến khác nhƣ nộp thuế qua mạng. Hoàn thiện trang tin điện tử, website để đáp ứng yêu cầu tra cứu khai thác thông tin của ngƣời dân, doanh nghiệp.113 - Tập trung nghiên cứu, lựa chọn các phần mềm quản lý thu ngân sách đang đƣợc ứng dụng, phần mềm hỗ trợ kê khai, quyết toán các loại thuế , lựa chọn các phiên bản tích hợp có hiệu quả tối ƣu nhất nhằm theo dõi quản lý đầy đủ các khoản thu NSNN, từng bƣớc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hiệu lực quản lý nhà nƣớc, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng thất thu NS. - Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào xây dựng một hệ thống thông tin tài chính phục vụ tốt cho công tác lập dự toán ngân sách, kiểm tra, thanh tra việc chấp hành nộp thuế. 3.2.3.5. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động việc chấp hành về thuế và các khoản thu khác theo quy định. Với cơ chế tự khai - tự nộp thuế thì công tác tuyên truyền, hỗ trợ, tƣ vấn thuế có ý nghĩa rất quan trọng, do vậy cần tập trung một số giải pháp sau: Thƣờng xuyên tổ chức tập huấn, bồi dƣỡng các chuẩn mực kế toán, hệ thống kế toán, chế độ kế toán cho các DN, đồng thời cung cấp kịp thời những thông tin về chính sách, chế độ thuế cho các DN. Thiết lập đƣờng dây nóng để kịp thời hƣớng dẫn, giải thích những vƣớng mắc cho đối tƣợng nộp thuế. Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, hỗ trợ đối tƣợng nộp thuế nhƣ: tuyên truyền qua phƣơng tiện thông tin đại chúng bằng các hình thức nhƣ xây dựng phóng sự, tài liệu, các tiểu phẩm hoặc tổ chức các cuộc thi tìm hiểu chính sách, pháp luật về thuế; tuyên truyền thông qua các công cụ trực quan nhƣ tranh cổ động, panô áp phích, các cuộc thi tìm hiểu về chính sách thuế, phát tờ rơi về những chính sách thuế, sổ tay pháp luật về thuế,…nội dung tuyên truyền, biên tập các tài liệu tuyên truyền phong phú, đa dạng, dễ hiểu. Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng nhƣ Báo Thừa Thiên Huế, Đài truyền thanh truyền hình tỉnh, Đài tuyền thanh thị xã Hƣơng Thủy, đài truyền thanh xã, phƣờng để thƣờng xuyên phát và đăng tải các bài viết tuyên truyền về thuế.114 Xây dựng tổ tuyên truyền hỗ trợ đối tƣợng nộp thuế nhằm tuyên truyền các luật thuế, chính sách chế độ liên quan về thuế đến các tổ chức, cá nhân, trả lời các vƣớng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện các luật thuế. Ngoài ra, cần chú trọng việc tuyên dƣơng, quảng bá, vinh danh rộng rãi trên phƣơng tiện thông tin đại chúng đối với các DN, ngƣời nộp thuế có thành tích trong nộp thuế. Đối với những DN dây dƣa, nợ đọng thuế kéo dài, vi phạm pháp luật về thuế phải thông báo trên báo chí và các phƣơng tiện truyền thông. Từ đó tạo nên chuyển biến tích cực trong nhận thức của ngƣời nộp thuế, tăng thêm sự đồng thuận của dƣ luận xã hội đối với công tác quản lý thuế và hoạt động thu ngân sách. 3.3. Công tác chỉ đạo thực hiện các giải pháp 3.3.1. Tranh thủ sự chỉ đạo của ủy ban nhân dân tỉnh Với giải pháp nêu trên, để thực hiện có hiệu quả bên cạnh sự cố gắng nỗ lực của các cơ quan thu, của chính quyền địa phƣơng thì phải có sự chỉ đạo sâu sát của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế trong việc tạo điều kiện về cơ chế chính sách thuộc thẩm quyền của tỉnh, quan tâm tạo điều kiện cho các nhà đầu tƣ thực hiện các dự án trên địa bàn Hƣơng Thủy, đặc biệt là các DN có nhu cầu đầu tƣ, mở rộng phát triển sản xuất, nhất các chính sách ƣu đãi đầu tƣ, đất đai theo quy định của pháp luật. 3.3.2. Chỉ đạo thực hiện của Ủy ban nhân dân thị xã UBND thị xã Hƣơng Thủy cần quan tâm chỉ đạo trong công tác quản lý thu NSNN từ khâu lập, chấp hành, phê duyệt quyết toán phải có tính thống nhất, chặt chẽ, có tính dự báo; chỉ đạo trong cải cách thủ tục hành chính và qui trình tính thuế đƣợc niêm yết công khai, để ngƣời nộp thuế biết và thực hiện, chỉ đạo giám sát việc thực hiện nhiệm vụ đối với cán bộ làm công tác thu sao cho thu đúng, thu đủ và kịp thời.115 Chỉ đạo Chi cục thuế phối hợp với các cơ quan tuyên truyền của thị xã Hƣơng Thủy thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục về các chính sách thuế cho các đối tƣợng nộp thuế; đổi mới hình thức, nội dung tuyên truyền nhằm đạt hiệu quả nhất. Chỉ đạo trong việc phối hợp để công tác quản lý thu ngân sách đạt kết quả tốt. Cần thiết thành lập các Ban chỉ đạo, các Hội đồng tƣ vấn để giúp cho UBND thị xã Hƣơng Thủy trong việc chỉ đạo thu ngân sách, đặc biệt là thực hiện các biện pháp thất thu, chống nợ đọng thuế. 3.3.3. Ban hành quy chế phối hợp giữa các ngành tại địa phương Thực trạng hiện nay việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các ban ngành trở thành lực cản hạn chế chất lƣợng và hiệu quả công tác quản lý của nhà nƣớc và kể cả quản lý thu NSNN trên địa bàn. Do vậy, UBND thị xã Hƣơng Thủy cần chỉ đạo ban hành các Quy chế phối hợp giữa các cơ quan thu với nhau, giữa cơ quan thu với UBND các phƣờng, xã, công an, cơ quan có chức năng tuyên truyền có nhƣ vậy công tác quản lý thu ngân sách mới đạt hiệu quả. 3.4. Kiến nghị 3.4.1 Kiến nghị với Quốc Hội, Chính phủ, Bộ Tài chính trong quản lý thu ngân sách nhà nước - Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện chính sách thuế. Chính sách thuế phải góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nƣớc, hội nhập kinh tế quốc tế; tiếp tục nghiên cứu xây dựng hệ thống thuế đảm bảo tính pháp luật cao, ổn định, công bằng, hiệu quả và công khai, minh bạch. Áp dụng hệ thống thuế không phân biệt giữa các thành phần kinh tế116 cũng nhƣ giữa các DN trong nƣớc và DN có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, từng bƣớc cần phải tách chính sách xã hội ra khỏi chính sách thuế. Cần quy định lãi nộp chậm thuế bằng hoặc cao hơn so với lãi suất hiện hành theo công bố của ngân hàng nhà nƣớc để hạn chế việc chây ì thực hiện nghĩa vụ thuế (mức quy định hiện hành 0,03%/ngày là quá thấp) - Xem xét điều chỉnh bổ sung các quy định về công tác quản lý nợ và cƣỡng chế nợ thuế: + Đề nghị sửa đổi Thông tƣ 215/TT-BTC ngày 31/12/2013 hƣớng dẫn về cƣỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo hƣớng tăng hiệu lực thực hiện cƣỡng chế nợ thuế đối với ngƣời nộp thuế có khả năng nộp mà cố tình chây ỳ, các DN có biểu hiện trốn nợ thuế, tẩu tán tài sản thì cơ quan thuế có thể thực hiện đồng thời các biện pháp cƣỡng chế nợ thuế (nhƣ vừa phong tỏa tài khoản vừa thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng). + Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế cần quan tâm xây dựng cơ sở dữ liệu về tài khoản ngân hàng của các DN mở tại ngân hàng, tổ chức tín dụng và xây dựng cơ sở dữ liệu về tài sản của cá nhân, tổ chức nhƣ sở hữu bất động sản, tài sản khác…để cơ quan thuế tra cứu phục vụ cho công tác cƣỡng chế thu nợ thuế. + Việc áp dụng các biện pháp cƣỡng chế nợ thuế đối với các DN đang hoạt động ngoài tỉnh có các khoản thuế vãng lai đang gặp khó khăn do chƣa có cơ chế phối hợp xử lý giữa Cục Thuế các tỉnh, nhất là DN hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Đề nghị Bộ Tài chính chỉ đạo Tổng cục Thuế nghiên cứu đƣa vào qui trình cƣỡng chế nợ thuế về việc qui định đối với DN có số nợ thuế vãng lai trên 90 ngày và trách nhiệm phối hợp của các cơ quan thuế quản lý trong việc thực hiện cƣỡng chế nợ thuế. + Phân cấp thẩm quyền xóa nợ tiền thuế, tiền phạt đối với DN cho Tổng cục trƣởng tổng cục thuế thay vì Bộ trƣởng Bộ Tài chính, vì đã có quy117 định rõ về các đối tƣợng đƣợc áp dụng xóa nợ tiền thuế, tiền phạt và để tránh có nhiều khoản nợ thuế thời gian quá lâu, không có khả năng thu hồi nhƣng không đƣợc xóa nợ gây nên tình trạng quản lý các khoản nợ này tốn kém so với khả năng thu hồi nợ, đồng thời tạo sự chủ động cho ngành thuế. - Về công tác thanh kiểm tra thuế cần xem xét điều chỉnh bổ sung: + Luật Quản lý thuế và các văn bản hƣớng dẫn thi hành Luật đã quy định việc ấn định thuế trong hoạt động thanh kiểm tra, tuy nhiên việc ấn định giá mua, giá bán chƣa đƣợc chặt chẽ và đồng bộ. Do vậy cần ban hành những quy định cụ thể hơn để việc ấn định giá theo đúng thời điểm, sát thực tế, tránh việc khiếu nại của doanh nghiệp. + Tiếp tục rà soát, xây dựng các chế tài xử lý vi phạm về thuế qua công tác thanh tra, kiểm tra nhằm củng cố các hành vi vi phạm pháp luật về thuế và tội phạm nảy sinh trong việc thực hiện pháp luật về thuế của ngƣời nộp thuế. + Bổ sung thêm chức năng thanh tra cho các chi cục thuế; chức năng điều tra cho cơ quan thuế. - Cần nghiên cứu để từng bƣớc xóa bỏ lồng ghép ngân sách, tiến tới thực hiện ngân sách từng cấp độc lập, ngân sách cấp nào do cấp đó quyết định. Quy định Quốc hội chỉ quyết định NSTW (trong đó có phần bổ sung cho NSĐP), phân bổ NSTW và phê chuẩn quyết toán NSTW. Ngân sách các cấp chính quyền địa phƣơng do HĐND các cấp quyết định. UBND cấp trên không giao dự toán thu – chi ngân sách cho UBND cấp dƣới nhằm tăng tính chủ động về ngân sách. Đối với những lĩnh vực mà nhà nƣớc cần ƣu tiên đầu tƣ thống nhất trong toàn quốc thì thực hiện thông qua chƣơng trình mục tiêu quốc gia. 3.4.2 Kiến nghị với chính quyền địa phương - Thực tế hiện nay, việc lập, phân bổ, chấp hành và quyết toán ngân sách dựa trên cơ sở tổng nguồn lực hiện có và hệ thống các chế độ, tiêu chuẩn, định mức hiện hành để xây dựng dự toán và phân bổ ngân sách, dẫn118 đến hiệu quả quản lý ngân sách thấp, không gắn giữa kinh phí đầu vào với kết quả đầu ra, không có tầm nhìn trung hạn, ngân sách bị phân bổ dàn trải, hiệu quả sử dụng nguồn lực thấp. Do vậy, cần đổi mới quy trình lập, phân bổ, chấp hành và quyết toán ngân sách theo hƣớng hiện đại, dựa vào kết quả đầu ra và gắn với tầm nhìn trung hạn. - Cần quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của các cấp chính quyền trong quy trình ngân sách, bảo đảm quyền tự chủ của cấp dƣới gắn liền với tăng cƣờng tính minh bạch và trách nhiệm giải trình về tài chính nhằm thực hiện nghiêm kỷ luật tài khóa . - Tăng cƣờng hoạt động giám sát của HĐND các cấp, nâng cao chất lƣợng thẩm định dự toán, quyết toán ngân sách hàng năm của các cấp ngân sách đối với Ban Kinh tế-ngân sách HĐND tỉnh, Ban KT-XH HĐND cấp huyện và cấp xã. - Trên cơ sở Luật NSNN năm 2015, HĐND tỉnh, UBND tỉnh đã có quy định việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phân chia ngân sách giữa các cấp chính quyền địa phƣơng giai đoạn 2017-2020, mặc dù mới đƣợc áp dụng từ năm 2017 nhƣng đã nảy sinh một số bất cập: Việc thống nhất một tỷ lệ phân chia nguồn thu ngân sách chung là chƣa phù hợp với tình hình phát triển KT-XH, cũng nhƣ yêu cầu riêng của từng địa bàn mà cần cụ thể cho từng huyện, thị xã Hƣơng Thủy, cụ thể cho từng phƣờng, xã, thị trấn, Một số DN hoạt động sản xuất kinh doanh chính tại thị xã Hƣơng Thủy nhƣ : Khai thác tài nguyên (khai thác đá, cát sạn, đất san lấp, thủy điện), sản xuất vật liệu xây dựng ảnh hƣởng rất lớn về môi trƣờng, chính quyền tốn nhiều thời gian, công sức trong việc quản lý, kiểm tra việc chấp hành, có Văn phòng lại đặt tại một địa bàn khác thì các nguồn thu từ các DN này ngân sách thị xã Hƣơng Thủy không đƣợc hƣởng mà địa bàn khác hƣởng.119 Đặc biệt trên địa bàn thị xã Hƣơng Thủy một số DN ngoài quốc doanh trong Khu Công nghiệp Phú Bài có số thu thực nộp ngân sách 2 năm liên tiếp trên 10 tỷ nếu nhƣ theo phân cấp nguồn thu của giai 2011-2016 thì ngân sách thị xã Hƣơng Thủy đƣợc hƣởng 100% nhƣng theo quy định phân cấp mới thì ngân sách tỉnh hƣởng 100%; các khoản thu ngân sách từ công ty cổ phần không có vốn nhà nƣớc, công ty TNHH, công ty hợp doanh thì ngân sách tỉnh hƣởng 30%, ngân sách thị xã Hƣơng Thủy đƣợc hƣởng 70% . Do vậy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh cần xem xét điều chỉnh quy định việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phân chia ngân sách giữa các cấp chính quyền địa phƣơng giai đoạn 2017-2020 cho phù hợp. Tóm tắt chƣơng 3 Chƣơng 3 trình bày những định hƣớng, mục tiêu, các chỉ tiêu và nhiệm vụ trọng tâm về phát triển KT-XH của thị xã Hƣơng Thủy đến năm 2020. Qua đó nêu lên những quan điểm, mục tiêu của thị xã Hƣơng Thủy trong công tác quản lý thu NSNN nhằm góp phần vào việc đảm bảo nguồn thu cho ngân sách đáp ứng nhu cầu chi tiêu theo kế hoạch. Đề xuất hệ thống các giải pháp cụ thể và những kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu NSNN tại thị xã Hƣơng Thủy trong thời gian tới.120 KẾT LUẬN Cùng với sự đẩy mạnh công cuộc cải cách, đổi mới cơ chế quản lý của nhà nƣớc, hệ thống quản lý thu ngân sách ngày càng đƣợc xây dựng hoàn thiện theo chiến lƣợc phát triển kinh tế, qua nghiên cứu lý luận về chính sách, cũng nhƣ thực tiễn công tác quản lý thu ngân sách trên địa bàn thị xã Hƣơng Thủy, tỉnh Thừa thiên Huế. Trong thời gian qua, thị xã Hƣơng Thủy đã có nhiều cố gắng trong công tác chỉ đạo nên đạt đƣợc những thành quả quan trọng, thu ngân sách đạt khá, từng bƣớc đảm bảo cân đối thu chi ngân sách. Với sự đầu tƣ thời gian và công sức trong quá trình nghiên cứu luận văn đã hoàn thành, đáp ứng đƣợc các yêu cầu của luận văn thạc sỹ chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng với những nội dung khoa học chủ yếu sau: - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về NSNN và quản lý thu Ngân sách làm cơ sở khoa học cho đề tài. - Khảo sát, phân tích thực trạng quản lý thu NSNN ở thị xã Hƣơng Thủy từ năm 2014 đến năm 2016, nêu ra những tồn tại, hạn chế cần đƣợc khắc phục hiện nay và các nguyên nhân của các hạn chế đó. - Từ lý luận và thực trạng thu NSNN và quản lý thu NSNN tại thị xã Hƣơng Thủy, luận văn đã đƣa ra hệ thống các giải pháp đồng bộ và các kiến nghị về chính sách, về quản lý nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu NSNN tại thị xã Hƣơng Thủy trong thời gian tới, góp phần thúc đẩy sự phát triển KT-XH của địa phƣơng một cách bền vững. Những giải pháp đƣa ra sát thực với tình hình của thị xã Hƣơng Thủy và có giá trị thực tiễn trong quá trình triển khai thực hiện. Tuy nhiên, để các giải pháp có tính khả thi thì đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ các giải pháp, tổ chức một cách khoa học.121 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Văn Ái (2010), Giáo trình quản lý thu ngân sách nhà nước. 2. Bộ tài chính (2003), Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/06/2003 về Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước, Hà Nội. 3. Bộ tài chính (2008), Thông tư số 108/2008/TT-BTC ngày 18/11/2008 về Hướng dẫn xử lý ngân sách cuối năm và lập, báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm, Hà Nội. 4. Bộ Tài chính (2009), Chính sách thuế mới và văn bản hướng dẫn thực hiện Luật thuế TNCN, Luật thuế GTGT, Luật thuế TNDN, Luật Quản lý thuế, Các loại thuế khác, Nxb Tài chính, Hà Nội. 5. Bộ Tài chính (2013), Thông tư số 166/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 quy định chi tiết về xử phạt vi phạm hành chính về thuế. 6. Bộ Tài chính (2013), Thông tư số 215/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 hướng dẫn về cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, Hà Nội. 7. Bộ Tài chính (2015), Luật Ngân sách Nhà nước và hệ thống các văn bản hướng dẫn thực hiện, Nxb Tài chính, Hà Nội. 8. Chính phủ, Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/06/2003 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước, Hà Nội. 9. Chi cục thế thị xã Hƣơng Thủy (2015), Báo cáo số 55/BC-CCT ngày 21/01/2015 về Tổng kết công tác quản lý thu thuế năm 2014. Nhiệm vụ, giải pháp thực hiện công tác thu thuế năm 2015, Hƣơng Thủy. 10. Chi cục thế thị xã Hƣơng Thủy (2016), Báo cáo số 151/BC-CCT ngày 22/01/2016 về Tổng kết công tác quản lý thu thuế năm 2015. Nhiệm vụ, giải pháp thực hiện công tác thu thuế năm 2016, Hƣơng Thủy.122 11. Chi cục thế thị xã Hƣơng Thủy (2017), Báo cáo số 14/BC-CCT ngày 10/01/2017 về Tổng kết thực hiện nhiệm vụ, dự toán thu NSNN năm 2016 và giải pháp để thực hiện nhiệm vụ, dự toán thu NSNN năm 2017, Hƣơng Thủy. 12. Chi Cục Thống kê thị xã Hƣơng Thủy (2016), Niên giám thống kê năm 2015, Hƣơng Thủy. 13. Lê Hữu Cƣờng (2013), Quản lý thu NSNN tại thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2006-2011, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Tài chính-Ngân hàng, Học viện Hành chính Quốc gia. 14. Đảng bộ thị xã Hƣơng Thủy (2015), Văn kiện Đại hội Đảng bộ thị xã Hương Thủy lần thứ XV nhiệm kỳ 2015-2020, Hƣơng Thủy. 15. PGS.Ts Trần Văn Giao (2011), Giáo trình tài chính công và công sản. 16. PGS.Ts Trần văn Giao (2012), Những kiến thức cơ bản về quản lý tài sản công 17. PGS.Ts Trần văn Giao (2012), Kế toán công 18. Học viện Hành chính Quốc gia (2015), Giáo trình Tài chính công. 19. Học viện Tài chính (2007), Tài liệu bồi dưỡng kiến thức về quản lý tài chính công dành cho lãnh đạo tài chính địa phương, Hà Nội. 20. Học viện Tài chính (2015), Giáo trình thuế. 21. Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế (2010), Nghị quyết số 15e/2010/NQ-HĐND ngày 9/12/2010 về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phân chia ngân sách giữa các cấp chính quyền địa phương từ 2011-2015, Thừa Thiên Huế. 22. Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế (2016), Nghị quyết số 11/2016/NQ-HĐND ngày 08/12/2016 về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phân chia ngân sách giữa các cấp chính quyền địa phương giai đoạn 2017-2020, Thừa Thiên Huế. 23. Nguyễn Ngọc Hùng, 2008, Quản lý NSNN, Nxb. Thống kê.123 24. Trần Hữu Hồng (2014), Quản lý thu NSNN tại huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiê Huế, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Tài chính-Ngân hàng, Học viện Hành chính Quốc gia. 25. Võ Văn Hợp (2013), Nâng cao tính bền vững của ngân sách nhà nước Việt Nam 2013, Luận án tiến sỹ, Học viện Tài chính. 26. Đinh Tích Linh (2003), Những điều cần biết về NSNN, NXB Thống kê, Hà Nội. 27. Ths Phan Tùng Lâm, “Lý thuyết quản trị”, Báo điện tử quản trị (http://quantri.vn/dict/details/8097-to-chuc-he-thong-ngan-sach-nha-nuoc). 28. PGS. Ts Lê Chi Mai (2011), Quản lý chi tiêu công 29. Quốc hội nƣớc Cộng hoà XHCN Việt Nam, khoá XI (2002), Luật ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16 tháng 12 năm 2002. 30. Quốc hội nƣớc Cộng hoà XHCN Việt Nam, khoá XII (2008), Luật Thuế Giá trị gia tăng, NXB Tài chính, Hà Nội. 31. Quốc hội nƣớc Cộng hoà XHCN Việt Nam, khoá XIII (2012), Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13. 32. Quốc hội nƣớc Cộng hoà XHCN Việt Nam, khóa XIII (2015), Luật ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25 tháng 6 năm 2015. 33. Lê Quốc Túy (2016), Quản lý thu NSNN trên địa bàn huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Tài chính-Ngân hàng, Học viện Hành chính Quốc gia. 34. Thƣ viện học liệu mở Việt Nam, Khái niệm về ngân sách nhà nước và chính sách tài khoá (https://voer.edu.vn/m/khai-niem-ve-ngan-sach-nha-nuoc-va-chinh-sach-tai-khoa/fc311c16). 35. Thƣ viện học liệu mở Việt Nam, Ngân sách nhà nƣớc (https://voer.edu.vn/m/ngan-sach-nha-nuoc/e863310c).124 36. Tổng Cục Thuế (2014), Quyết định số 2379/QĐ-TCT ngày 22/12/2014 của Tổng Cục trưởng Tổng Cục Thuế; về việc ban hành Quy trình quản lý nợ thuế. 37. Tổng Cục Thuế (2015), Quyết định số 1401/QĐ-TCT ngày 28/7/2015 của Tổng Cục trưởng Tổng Cục Thuế; về việc ban hành Quy trình quản lý nợ thuế. 38. Ủy ban nhân dân thị xã Hƣơng Thủy (2014), Báo cáo số 173/BC-UBND ngày 15/12/2014 về Tình hình thực hiện dự toán ngân sách Nhà nước năm 2014 và phân bổ dự toán ngân sách năm 2015, Hƣơng Thủy. 39. Ủy ban nhân dân thị xã Hƣơng Thủy (2015), Báo cáo số 194/BC-UBND ngày 14/12/2015 về đánh giá tình hình thực hiện dự toán ngân sách năm 2015 và xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2016, Hƣơng Thủy. 40. Ủy ban nhân dân thị xã Hƣơng Thủy (2016), Báo cáo số 190/BC-UBND ngày 15/12/2016 về Tình hình thực hiện dự toán ngân sách Nhà nước năm 2016 và xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2017, Hƣơng Thủy. 41. Ủy ban nhân dân thị xã Hƣơng Thủy (2015), Báo cáo số 89/BC-UBND ngày 03/07/2015 về quyết toán thu ngân sách trên địa bàn và quyết toán chi ngân sách địa phương năm 2014, Hƣơng Thủy. 42. Ủy ban nhân dân thị xã Hƣơng Thủy (2016), Báo cáo tình hình KT-XH giai đoạn 2011-2015 và kế hoạch phát triển KT-XH 2016-2020, Hƣơng Thủy. 43. Ủy ban nhân dân thị xã Hƣơng Thủy (2016), Báo cáo số 89/BC-UBND ngày 21/7/2016 về quyết toán thu ngân sách trên địa bàn và quyết toán chi ngân sách địa phương năm 2015, Hƣơng Thủy. 44. Ủy ban nhân dân thị xã Hƣơng Thủy (2016), Báo cáo số 187/BC-UBND ngày 14/12/2016 tình hình thực hiện KT-XH năm 2016 và kế hoạch phát triển KT-XH năm 2017, Hƣơng Thủy. 45. Wikipedia, Ngân sách nhà nước (https://vi.wikipedia.org/wiki/ngân-sách-nhà-nƣớc ). 46. Website Bộ Tài chính: http://www.mof.gov.vn

- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Bình luận