Luận văn ThS: Quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp tại Cục thuế tỉnh Hải Dương
428 1
Tải về máy để xem đầy đủ hơn, bản xem trước là bản PDF
Tags: #đồ án#luận án#luận án tiến sĩ#tiểu luận#báo cáo
Mô tả chi tiết
1. Mở đầu
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình tìm hiểu cơ sở lý luận, tác giả thấy có nhiều công trình nghiên cứu về công tác quản lý nợ thuế ở các địa phương khác nhau, tuy nhiên chưa có đề tài nào nghiên cứu về quản lý nợ thuế của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp tại Cục thuế tỉnh Hải Dương” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu
Từ các công trình nghiên cứu tiêu biểu ở trên, có thể thấy một số vấn đề lý luận liên quan đến việc thực hiện hoạt động quản lý nợ thuế đã được hệ thống đầy đủ và được vận dụng để đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp cụ thể hoàn thiện công tác thực hiện tại một số đơn vị. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện nay chưa có công trình nghiên cứu về: “Quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp tại Cục thuế tỉnh Hải Dương” dưới góc độ quản lý kinh tế. Chính vì thế việc nghiên cứu đề tài này là cấp thiết và có tính mới, không trùng với những nghiên cứu trước đó.
1.3 Mục đích nghiên cứu
Đề tài hướng tới mục tiêu đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp do Cục thuế tỉnh Hải Dương quản lý, nhằm hạn chế nợ đọng, xử lý các khoản nợ ảo, nợ tồn nhiều năm, nợ xác định không chính xác..., đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời và hạn chế thất thu NSNN.
1.4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài đi sâu nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn công tác quản lý nợ thuế đối với các doanh nghiệp do Cục thuế Hải Dương quản lý.
Phạm vi nội dung: Luận văn nghiên cứu những lý luận cơ bản về quản lý nợ thuế.
Phạm vi không gian: Luận văn nghiên cứu về thực trạng công tác quản lý nợ thuế các doanh nghiệp do Cục thuế tỉnh Hải Dương trực tiếp quản lý, có đối chiếu so sánh với công tác quản lý nợ của chi cục ở một số địa phương trong nước.
Phạm vi thời gian: Luận văn giới hạn sử dụng dữ liệu thứ cấp nghiên cứu thực trạng trong 3 năm gần đây (2013 - 2015).
1.5 Phương pháp nghiên cứu đề tài
Phương pháp tổng hợp dữ liệu
Phương pháp so sánh
Phương pháp đánh giá
1.6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Về khoa học: Đề tài đã góp phần hệ thống hóa và sáng tỏ thêm một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý nợ thuế cũng như cơ sở của việc nợ thuế, nguyên nhân và hậu quả của việc nợ thuế; đúc kết kinh nghiệm quản lý nợ thuế của một số địa phương trong tỉnh Hải Dương và trong nước, rút ra bài học kinh nghiệm cho các đơn vị quản lý thuế trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
Về thực tiễn: Đề tài làm tài liệu tham khảo có giá trị cho công tác giảng dạy, học tập của các giáo viên, cao học viên và sinh viên các trường đại học, cao đẳng khối kinh tế và quản trị kinh doanh. Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo có ý nghĩa cho lãnh đạo các Chi cục thuế, Cục thuế, các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài chính công trên cả nước nói chung, và tỉnh Hải Dương nói riêng.
2. Nội dung
2.1 Một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp
- Các khái niệm cơ bản
- Nội dung quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp
- Những yếu tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý nợ thuế
- Kinh nghiệm quản lý nợ thuế
2.2 Thực trạng quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp tại Cục thuế tỉnh Hải Dương
- Giới thiệu về Cục thuế tỉnh Hải Dương và các đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phương có ảnh hưởng đến công tác quản lý nợ thuế
- Thực trạng công tác quản lý nợ thuế đối với các doanh nghiệp của Cục thuế tỉnh Hải Dương
- Đánh giá công tác quản lý nợ thuế đối với các doanh nghiệp của Cục thuế tỉnh Hải Dương
2.3 Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp tại Cục thuế tỉnh Hải Dương
- Quan điểm, định hướng hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp tại Cục thuế tỉnh Hải Dương
- Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế đối với các doanh nghiệp của Cục thuế tỉnh Hải Dương
- Một số kiến nghị
3. Kết luận
Đối chiếu với mục đích nghiên cứu, luận văn “Quản lý nợ thuế đối với các doanh nghiệp của Cục thuế tỉnh Hải Dƣơng” đã đạt được những kết quả sau: Nghiên cứu cơ sở lý luận về nội dung quản lý nợ thuế; Tìm hiểu thực trạng quản lý nợ thuế đối với các doanh nghiệp do Cục thuế tỉnh Hải Dương quản lý trong giai đoạn 2012 - 2015. Từ đó, đánh giá và nhận định thành tựu đạt được cũng như những hạn chế và nguyên nhân hạn chế của công tác quản lý nợ thuế của Cục thuế tỉnh Hải Dương. Trên cơ sở phân tích thực trạng, luận văn đã trình bày một số giải pháp và kiến nghị với cơ quan quản lý nhằm hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế đối với các doanh nghiệp của Cục thuế tỉnh Hải Dương trong thời gian tới.
4. Tài liệu tham khảo
Lê Văn Ái (2002), Giáo trình Thuế Nhà nước, Nxb Thống kê, Hà Nội
Dương Đăng Chinh – Phạm Văn Khoan (2009), Quản lý tài chính công, Nxb Tài chính.
PGS. TS Nguyễn Cúc (2010), Giáo trình quản lý nhà nước về kinh tế, Đại học Thương Mại.
Học viện Hành chính (2007), Giáo trình Quản lý nhà nước về tài chính, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
Ths. Nguyễn Việt Hà(2010), Quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế tại địa bàn huyện Đông Anh – TP Hà Nội, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Chuyên ngành quản trị kinh doanh.