Luận văn ThS: Phát triển hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh Đống Đa

360 1

Miễn phí

Tải về máy để xem đầy đủ hơn, bản xem trước là bản PDF

Tags: #đồ án#luận văn#luận án#tiểu luận

Mô tả chi tiết

1. Mở đầu

1.1 Tính cần thiết của đề tài

Nền kinh tế đất nước đang trên đà đổi mới, chuyển từ cơ chế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong quá trình đổi mới đó các ngân hàng có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế-xã hội, duy trì vị thế chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế nhiều thành phần. Cùng với những thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước các ngân hàng đang có những đóng góp ngày càng tăng vào GDP (tổng sản phẩm nội địa) cũng như vào ngân sách nhà nước, góp phần tích cực trong việc thực hiện chủ trương công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước của Đảng và Nhà Nước ta. Tuy nhiên, thực tiễn phản ánh tình hình hoạt động của các ngân hàng đã cho thấy một tình trạng đáng lo ngại và đang trở nên phổ biến đối với hầu hết các khách hàng đó là hiện tượng thiếu vốn, đặc biệt là vốn lưu động. Để giải quyết khó khăn này, ngoài phần tài trợ từ ngân sách nhà nước, bổ sung từ nguồn vốn tự tạo, các khách hàng thường tìm đến nguồn vốn tín dụng ngân hàng

1.2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Thứ nhất: Về mặt lý luận làm rõ các khái niệm hoạt động tín dụng. Nội dung của hoạt động tín dụng ngân hàng gồm những vấn đề gì? Những nhân tố nào ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại?

Thứ hai: Về mặt phương pháp nghiên cứu sử dụng trong luận văn. Nội dung phương pháp nghiên cứu được sử dụng như thế nào?

Thứ ba: Về mặt thực tiễn hoạt động tín dụng của chi nhánh ngân hàng TMCP công thương Việt Nam chi nhánh Đống Đa trong giai đoạn 2010 - 2014 có những biểu hiện như thế nào? Ưu điểm cũng như nhược điểm? Những biểu hiện đó có phải xuất phát từ hạn chế của công tác quản trị t í n d ụ n g hay không? Những nguyên nhân chủ quan, khách quan nào gây ra hạn chế ?

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung vào hoạt động tín dụng, một bộ phận chiếm tỷ trọng lớn trong danh mục tài sản của ngân hàng. Luận văn giới hạn đối tượng nghiên cứu trong danh mục các loại hình cấp tín dụng nêu trên, không đề cập đến danh mục đầu tư chứng khoán.

Thứ hai: Luận văn chú trọng vào hoạt động quản trị danh mục cho vay. Đây là một trong các phương thức quản trị hoạt động cho vay của ngân hàng. Vì là một phương thức quản trị hoạt động, nên quản trị danh mục cho vay có các bước thực hiện về cơ bản giống như quản trị kinh doanh ngân hàng, không tránh khỏi những trùng lắp, tương tự như trong hoạt động quản trị kinh doanh ngân hàng. Tuy nhiên luận văn tập trung, nhấn mạnh vào những nội dung mang tính đặc thù của hoạt động quản trị danh mục cho vay.

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Để triển khai nghiên cứu những nội dung của luận văn, trên cơ sở thu thập thông tin sơ cấp và thông tin thứ cấp, tác giả sử dụng phương pháp phân tích - so sánh - tổng hợp và phương pháp phân tích - dự báo - tổng hợp để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, nhằm tìm ra những đặc trưng cơ bản của vấn đề nghiên cứu và tính hợp quy luật của đối tượng nghiên cứu. Ngoài ra tác giả cũng sử dụng phương pháp khảo sát, bằng cách quan sát, phỏng vấn các mẫu nhỏ và tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh Đống Đa

2. Nội dung

2.1 Lý luận chung

Tín dụng và nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng thương mại

Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với kinh tế

2.2 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu đề tài

Phương pháp thu thập tài liệu

Phương pháp phân tích thống kê

2.3 Thực trạng tài chính

Giới thiệu khái quát về ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh Đống Đa

Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh Đống Đa.

Đánh giá tình hình hoạt động tín dụng ở ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh Đống Đa

Đánh giá hoạt động phát triển tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh Đống Đa.

2.4 Một số giải pháp

Giải pháp nâng cao phát triển hoạt động tín dụng đối với khách hàng tại NHTMCPCT Việt Nam chi nhánh Đống Đa

Một số ý kiến và kiến nghị đối với doanh nghiệp, NHTMCPCT Việt Nam, NHNN, Chính Phủ nhằm tạo điều kiện thực hiện nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTMCPCT chi nhánh Đống Đa.

3. Kết luận

Tín dụng là một phạm trù của nền kinh tế hàng hoá, bản chất của tín dụng là quan hệ vay mượn có hoàn trả cả vốn lẫn lãi sau một thời gian nhất định, quan hệ chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng vốn và là quan hệ bình đẳng hai bên cùng có lợi. Tín dụng nói chung và tín dụng ngân hàng nói riêng đều có hai chức năng cơ bản là: Huy động vốn và cho vay vốn tiền tệ trên nguyên tắc hoàn trả có lãi. Chức năng này gồm hai loại nghiệp vụ được tách hẳn ra là huy động vốn tạm thời nhàn rỗi và cho vay vốn đối với các nhu cầu cần thiết của nền kinh tế. Kiểm soát các hoạt động kinh tế thông qua các quan hệ tín dụng đối với các tổ chức và cá nhân

4. Tài liệu tham khảo

Chính phủ, 2006. Về việc phê duyệt đề án phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Hà Nội. năm 2006.

Công ty chứng khoán VCB, 2010. Báo cáo ngành ngân hàng năm 2010. Hà Nội, năm 2010.

Đào Thị Chinh, 2009. Quản trị tài sản có tại ngân hàng công thương Việt Nam. Luận án Tiến sĩ. Trường Học Viện Ngân Hàng

Tài liệu liên quan

Bình luận