Luận văn ThS: Phân tích tài chính công ty cổ phần Licogi 14

478 2

Miễn phí

Tải về máy để xem đầy đủ hơn, bản xem trước là bản PDF

Tags: #luận án#luận văn#đồ án#tiểu luận

Mô tả chi tiết

1. Mở đầu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong điều kiện kinh tế thị trường, các doanh nghiệp muốn tồn tại, đứng vững và ngày càng phát triển, đòi hỏi phải có một tiềm lực tài chính mạnh mẽ để tiến hành sản xuất kinh doanh và cạnh tranh có hiệu quả. Mặt khác, theo đà phát triển của nền kinh tế, các mối quan hệ kinh tế tài chính ngày càng trở nên phong phú và phức tạp. Trong điều kiện kinh tế thị trường, các doanh nghiệp muốn tồn tại, đứng vững và ngày càng phát triển, đòi hỏi phải có một tiềm lực tài chính mạnh mẽ để tiến hành sản xuất kinh doanh và cạnh tranh có hiệu quả. Mặt khác, theo đà phát triển của nền kinh tế, các mối quan hệ kinh tế tài chính ngày càng trở nên phong phú và phức tạp

1.2 Tình hình nghiên cứu

Công ty cổ phần Licogi 14 là một công ty hoạt động chính trong lĩnh vực xây dựng, đầu tư kinh doanh phát triển nhà, khu dô thị trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Việc phân tích tình hình tài chính của Công ty đã bước đầu được

quan tâm và có nhiều tiến bộ, tuy nhiên vẫn mang nặng tính hình thức chưa đầy đủ, toàn diện, chưa đáp ứng được yêu cầu của ban lãnh đạo trong việc quản lý sản xuất kinh doanh và không tránh khỏi những khó khăn, hạn chế

1.3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Hệ thống hóa cơ sở lý luận, Phân tích thực trạng tình hình tài chính của công ty và đề xuất giải pháp cải thiện tình hình tài chính.

Làm rõ thực trạng tài chính của doanh nghiệp từ đó chỉ ra nhưng điểm mạnh cũng như những hạn chế của Công ty.

Giúp cho doanh nghiệp nắm rõ những biến động tình hình tài chính trong tương lai của mình mà có biện pháp đối phó thích hợp.

Thực hiện đánh giá và so sánh vị thế của doanh nghiệp với các đơn vị cùng ngành để có định hướng phát triển trong tương lai.

Đề xuất một số giải pháp thực tế và các kiến nghị nhằm cải thiện tình hình 

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: tình hình tài chính Công ty cổ phần Licogi 14, các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình tài chính của công ty.

Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu tình hình tài chính của Công ty cổ phần Licogi 14 trong giai đoạn từ năm 2012 – 2014.

1.5 Phương pháp luận

Các phương pháp được sử dụng trong luận văn là phương pháp thống kê, phân tích, so sánh và tổng hợp.

Các số liệu trong luận văn dựa trên các Báo cáo tài chính hàng năm của Công ry cổ phần Licogi 14; Các bài viết được đăng trên các tạp chí, các báo; sách; các trang Web.

1.6 Dự kiến đóng góp mới của luận văn

Luận văn phân tích một cách hệ thống về tình hình tài chính của Công ty cổ phần Licogi 14 khi sử dụng các phương pháp phân tích truyền thống, các nhóm hệ số tài chính và kết hợp với một số chỉ tiêu khác như mô hình điểm Z, tốc độ tăng trưởng bền vững.

Đánh giá một cách khoa học những ưu điểm, hạn chế của hoạt động tài chính của Công ty cổ phần Licogi 14.

Đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục các hạn chế trong hoạt động tài chính và nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính của Công ty cổ phần Licogi 14.

2. Nội dung

2.1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu và cơ sở lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp

Tổng quan tình hình nghiên cứu

Cơ cở lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp

Các tài liệu và phương pháp sử dụng trong phân tích tài chính

Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp

2.2 Phương pháp và thiết kế nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu

Công cụ thực hiện luận văn

2.3  Phân tích và đánh giá tình hình tài chính Công ty cổ phần Licogi 14

Tổng quan về Công ty Cổ phần Licogi 14

Phân tích thực trạng phân tích tài chính tại Công ty cổ phần Licogi 14

Phân tích các nhóm hệ số

Đánh giá chung về tình hình tài chính của Công ty cổ phần Licogi 14

2.4  Giải pháp và kiến nghị nhằm cải thiện tình hình tài chính công ty cổ phần Licogi 14

Định hướng và mục tiêu phát triển của Công ty cổ phần Licogi 14

Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính Công ty cổ phần Licogi 14

Kiến nghị

3. Kết luận

Luận văn với đề tài “Phân tích tài chính Công ty Cổ phần Licogi 14” được thực hiện với mong muốn làm rõ các lý luận về phân tích tài chính áp dụng trong các doanh nghiệp hiện nay và tại đơn vị thực hiện phân tích nói

riêng. Qua đó, đưa ra các giải pháp cũng như một số kiến nghị để nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại Công ty. Do vậy việc phân tích tài chính và từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa hiệu quả tài chính tại Công ty là một yêu cầu cấp bách và cần thiết

4. Tài liệu tham khảo

Nguyễn Tấn Bình, 2005. Phân Tích Hoạt Động Doanh Nghiệp (Phân Tích Kinh Doanh, Phân Tích Báo Cáo Tài Chính, Phân Tích Kinh Tế Các Dự Án. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.

Trần Trung Chuyên, 2006. Phân tích tình hình tài chính Công ty tư vấn giám sát và xây dựng công trình. Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

Nguyễn Đăng Hạc, 1998. Phân tích kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng. Hà Nội: Nhà xuất bản Xây dựng

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ---------------------- NGUYỄN HỒNG LINH PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN LICOGI 14 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÌNH NGÂN HÀNG Hà Nội - 2015ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ---------------------- NGUYỄN HỒNG LINH PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN LICOGI 14 CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÌNH NGÂN HÀNG Mã số: 60 34 02 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Hà Nội - 2015MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................. i DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................... ii DANH MỤC HÌNH ............................................................................................... iv DANH MỤC SƠ ĐỒ ............................................................................................... v LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP .................................. 5 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu. ........................................................................... 5 1.2. Cơ cở lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp. .............................................. 8 1.2.1. Khái niệm về phân tích tài chính doanh nghiệp............................................... 8 1.2.2. Sự cần thiết của công tác phân tích tài chính doanh nghiệp .......................... 9 1.2.3. Ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp .............................................. 13 1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phân tích tài chính doanh nghiệp ....................... 16 1.2.4.1. Yếu tố bên trong doanh nghiệp .................................................................. 16 1.2.4.2. Yếu tố bên ngoài doanh nghiệp .................................................................. 18 1.3. Các tài liệu và phƣơng pháp sử dụng trong phân tích tài chính: ...................... 19 1.3.1. Các tài liệu sử dụng trong phân tích tài chính ............................................... 19 1.3.2. Các phương pháp sử dụng trong phân tích tình hình tài chính : ................. 23 1.3.2.1. Phương pháp so sánh ................................................................................. 23 1.3.2.2. Phương pháp phân tích nhân tố ................................................................. 24 1.3.2.3. Phương pháp dự đoán: .............................................................................. 25 1.4. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp ......................................................... 26 1.4.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp .................................. 26 1.4.1.1. Về biến động của tài sản, nguồn vốn ......................................................... 26 1.4.1.2. Về doanh thu, chi phí, lợi nhuận: .............................................................. 28 1.4.1.3. Về biến động của dòng tiền ........................................................................ 29 1.4.2. Các nhóm hệ số tài chính: ............................................................................... 30 1.4.2.1. Khả năng thanh toán: ................................................................................ 31 1.4.2.2. Đòn bẩy tài chính: ..................................................................................... 33 1.4.2.3. Hiệu quả sử dụng tài sản: .......................................................................... 36 1.4.2.4. Khả năng sinh lời: ..................................................................................... 39 1.4.2.5. Hệ số tăng trưởng: ..................................................................................... 41 1.4.2.6. Phân tích DuPont ....................................................................................... 42 1.4.2.7. Đánh giá rủi ro phá sản (hệ số Z): ............................................................ 43 CHƢƠNG 2:PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ...................... 46 2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................................... 46 2.1.1. Phương pháp nghiên cứu tổng quát ............................................................... 46 2.1.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể ..................................................................... 46 2.1.2.1. Phương pháp thu thập số liệu: ................................................................... 46 2.1.2.2. Phương pháp phân tích tổng hợp và so sánh............................................. 462.2. Công cụ thực hiện luận văn ................................................................................... 48 CHƢƠNG 3: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN LICOGI 14 ................................................................................... 49 3.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Licogi 14 ............................................................ 49 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty ................................................ 49 3.1.2. Các kết quả đạt được ........................................................................................ 51 3.1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức ..................................................................................... 53 3.2. Phân tích thực trạng phân tích tài chính tại Công ty cổ phần Licogi 14 .......... 57 3.2.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính của Công ty ..................................... 57 3.2.1.1. Biến động của tài sản, nguồn vốn .............................................................. 57 3.2.1.2. Phân tích biến động doanh thu, chi phí, lợi nhuận .................................... 67 3.2.1.3. Biến động của dòng tiền ............................................................................ 70 3.3. Phân tích các nhóm hệ số ...................................................................................... 71 3.3.1. Nhóm hệ số phản ánh khả năng thanh toán .................................................. 71 3.3.2. Nhóm hệ số về đòn bẩy tài chính .................................................................... 76 3.3.3. Nhóm các hệ số phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản ..................................... 77 3.3.4. Nhóm các hệ số phản ánh khả năng sinh lời ................................................. 79 3.3.5. Nhóm các hệ số tăng trưởng ........................................................................... 83 3.3.6. Phân tích Dupont ............................................................................................. 84 3.3.7. Đánh giá rủi ro phá sản (hệ số Z) ................................................................... 85 3.4. Đánh giá chung về tình hình tài chính của Công ty cổ phần Licogi 14 ............. 86 3.4.1. Kết quả đạt được .............................................................................................. 86 3.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế ................................................ 88 CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN LICOGI 14 ............................................... 91 4.1. Định hƣớng và mục tiêu phát triển của Công ty cổ phần Licogi 14 .................. 91 4.2. Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính Công ty cổ phần Licogi 14 ........ 92 4.2.1. Tăng doanh thu: ............................................................................................... 92 4.2.2. Giảm chi phí: .................................................................................................... 94 4.2.3. Điều chỉnh cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn ............................................. 95 4.2.1. Hoàn thiện bộ máy quản lý tài chính, nâng cao trình độ cán bộ ................. 96 4.3. Kiến nghị ................................................................................................................. 98 4.3.1. Về phía Công ty ................................................................................................ 98 4.3.2. Về phía Nhà nước ............................................................................................ 99 KẾT LUẬN ............................................................................................................100 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................102DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Stt Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 BEP Sức sinh lợi căn bản 2 EBIT Lợi nhuận trước thuế và lãi vay 3 ROA Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản 4 ROE Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu 5 ROS Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 6 TSCĐ Tài sản cố định 7 TSLĐ Tài sản lưu động 8 IGR Tỷ số tăng trưởng nội tại 9 SGR Tỷ số tăng trưởng bền vững iDANH MỤC BẢNG BIỂU STT Bảng Nội dung Trang 1 Bảng 1.1 Các chỉ tiêu phân tích biến động doanh thu, chi phí, lợi nhuận 29 2 Bảng 3.1 Biến động tài sản và nguồn vốn (giai đoạn 2012 - 2014) 57 3 Bảng 3.2 Đánh giá biến động tài sản - nguồn vốn (giai đoạn 2012 - 2014) 58 4 Bảng 3.3 Vai trò của chính sách tín dụng ưu đãi đối tượng được vay vốn 59 5 Bảng 3.4 Cơ cấu nguồn vốn (giai đoạn 2012 - 2014) 61 6 Bảng 3.5 Đánh giá cơ cấu nguồn vốn giai đoạn (2012 – 2014) 61 7 Bảng 3.6 Sự biến động của nợ dài hạn 63 8 Bảng 3.7 Sự biến động của nợ ngắn hạn 64 9 Bảng 3.8 Cơ cấu vốn chủ sở hữu 65 10 Bảng 3.9 Cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Licogi 14 (giai đoạn 2012-2014) 66 11 Bảng 3.10 Kết quả kinh doanh của Licogi 14 (giai đoạn 2012-2014) 67 12 Bảng 3.11 Đánh giá các chỉ tiêu kết quả kinh doanh giai đoạn 2010-2013 68 13 Bảng 3.12 Bảng lưu chuyển tiền tệ qua các năm 71 14 Bảng 3.13 Phân tích khả năng thanh toán hiện hành 72 15 Bảng 3.14 So sánh hệ số thanh toán hiện hành các doanh nghiệp cùng ngành 73 16 Bảng 3.15 Phân tích khả năng thanh toán nhanh 73 17 Bảng 3.16 So sánh hệ số thanh toán nhanh giữa các doanh 74 iinghiệp cùng 18 Bảng 3.17 Phân tích khả năng thanh toán bằng tiền 75 19 Bảng 3.18 Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu vồn 76 20 Bảng 3.19 Các hệ số phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản 77 21 Bảng 3.20 Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi 80 22 Bảng 3.21 So sánh giá trị ROS giữa các doanh nghiệp cùng nghành 81 23 Bảng 3.22 So sánh giá trị ROA giữa các doanh nghiệp cùng nghành 82 24 Bảng 3.23 So sánh giá trị ROE giữa các doanh nghiệp cùng nghành 82 25 Bảng 3.24 Các chỉ tiêu phản ánh hệ số tăng trưởng 83 26 Bảng 3.25 So sánh ROE và hệ số nợ Rd 84 27 Bảng 3.26 Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro phá sản 86 iiiDANH MỤC HÌNH STT Hình Nội dung Trang 1 Hình 3.1 Sự tăng giảm tài sản, nguồn vốn qua các năm 58 2 Hình 3.2 Cơ cấu tài sản 59 3 Hình 3.3 Cơ cấu nguồn vốn 62 4 Hình 3.4 Doanh thu, chi phí, lợi nhuận của Licogi 14 (giai đoạn 2012-2014) 68 5 Hình 3.5 Khả năng thanh toán hiện hành. 72 6 Hình 3.6 Khả năng thanh toán nhanh 74 7 Hình 3.7 Khả năng thanh toán tức thời 75 8 Hình 3.8 Hiệu quả sử dụng tài sản 78 9 Hình 3.9 Các hệ số phản ánh khả năng sinh lời 80 10 Hình 3.10 Phân tích biến động ROE và hệ số nợ Rd 85 ivDANH MỤC SƠ ĐỒ STT Số hiệu Nội dung Trang 1 Sơ đồ 3.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty cổ phần Licogi 14 53 v1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu: Trong điều kiện kinh tế thị trường, các doanh nghiệp muốn tồn tại, đứng vững và ngày càng phát triển, đòi hỏi phải có một tiềm lực tài chính mạnh mẽ để tiến hành sản xuất kinh doanh và cạnh tranh có hiệu quả. Mặt khác, theo đà phát triển của nền kinh tế, các mối quan hệ kinh tế tài chính ngày càng trở nên phong phú và phức tạp. Vì vậy, vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp là phải thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính nhằm định hướng cho các quyết định, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp. Thực tiễn đã chứng minh, nếu các nhà quản trị doanh nghiệp quan tâm đúng mức tới việc phân tích tài chính thì họ sẽ có những quyết định đúng đắn và có nhiều cơ hội thành đạt trong kinh doanh, ngược lại họ sẽ khó tránh khỏi những quyết định tài chính sai lầm và thất bại. Chính vì vậy, phân tích tình hình tài chính là một việc làm vô cùng cần thiết. Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp nhằm đánh giá được đầy đủ, chính xác tình hình tổ chức, phân phối, sử dụng và quản lý các loại vốn và nguồn vốn của doanh nghiệp, vạch rõ khả năng tiềm tàng và xu hướng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Công ty cổ phần Licogi 14 là một công ty hoạt động chính trong lĩnh vực xây dựng, đầu tư kinh doanh phát triển nhà, khu dô thị trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Việc phân tích tình hình tài chính của Công ty đã bước đầu được quan tâm và có nhiều tiến bộ, tuy nhiên vẫn mang nặng tính hình thức chưa đầy đủ, toàn diện, chưa đáp ứng được yêu cầu của ban lãnh đạo trong việc quản lý sản xuất kinh doanh và không tránh khỏi những khó khăn, hạn chế.2 Nhận thức được tầm quan trọng của phân tích tình tài chính Tác giả đã lựa chọn đề tài “Phân tích tài chính Công ty cổ phần Licogi 14” làm đề tài nghiên cứu luận văn. Với mục đích đóng góp một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại Công ty, giải quyết những khó khăn hạn chế và đáp ứng tốt hơn nhu cầu cung cấp thông tin và cho Ban lãnh đạo trong hoạt động quản lý. Kết quả của việc phân tích tình hình tài chính cho ta biết thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tại thời điểm phân tích. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận, Phân tích thực trạng tình hình tài chính của công ty và đề xuất giải pháp cải thiện tình hình tài chính. - Làm rõ thực trạng tài chính của doanh nghiệp từ đó chỉ ra nhưng điểm mạnh cũng như những hạn chế của Công ty. - Giúp cho doanh nghiệp nắm rõ những biến động tình hình tài chính trong tương lai của mình mà có biện pháp đối phó thích hợp. - Thực hiện đánh giá và so sánh vị thế của doanh nghiệp với các đơn vị cùng ngành để có định hướng phát triển trong tương lai. - Đề xuất một số giải pháp thực tế và các kiến nghị nhằm cải thiện tình hình tài chính tại Công ty. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: tình hình tài chính Công ty cổ phần Licogi 14, các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình tài chính của công ty. - Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu tình hình tài chính của Công ty cổ phần Licogi 14 trong giai đoạn từ năm 2012 – 2014.3 4. Phƣơng pháp nghiên cứu: - Các phương pháp được sử dụng trong luận văn là phương pháp thống kê, phân tích, so sánh và tổng hợp. - Các số liệu trong luận văn dựa trên các Báo cáo tài chính hàng năm của Công ry cổ phần Licogi 14; Các bài viết được đăng trên các tạp chí, các báo; sách; các trang Web. 5. Câu hỏi nghiên cứu: - Công ty chịu tác động từ các yếu tố bất lợi bên ngoài như thế nào? - Hiệu quả kinh doanh của Công ty như thế nào? - Các nhà đầu tư có nên đầu tư vào Công ty này hay không? 6. Dự kiến đóng góp mới của luận văn: - Luận văn phân tích một cách hệ thống về tình hình tài chính của Công ty cổ phần Licogi 14 khi sử dụng các phương pháp phân tích truyền thống, các nhóm hệ số tài chính và kết hợp với một số chỉ tiêu khác như mô hình điểm Z, tốc độ tăng trưởng bền vững. - Đánh giá một cách khoa học những ưu điểm, hạn chế của hoạt động tài chính của Công ty cổ phần Licogi 14. - Đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục các hạn chế trong hoạt động tài chính và nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính của Công ty cổ phần Licogi 14. 7. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục viết tắt, danh mục bảng biểu sơ đồ, luận văn được kết cấu thành 4 chương4 Chƣơng 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu và cơ sở lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp Chƣơng 2: Phương pháp và thiết kế nghiên cứu Chƣơng 3: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính Công ty cổ phần Licogi 14 Chƣơng 4: Giải pháp và kiến nghị nhằm cải thiện tình hình tài chính công ty cổ phần Licogi 14.5 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu. Phân tích tài chính doanh nghiệp là công cụ hữu ích được dùng để xác định giá trị kinh tế, để đánh giá các mặt mạnh, các mặt yếu của một doanh nghiệp, tìm ra nguyên nhân khách quan và chủ quan từ đó giúp cho nhà quản lý lựa chọn và đưa ra được những quyết định phù hợp với thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tác giả Nguyễn Tấn Bình (2005) đã cho chúng ta thấy phân tích hoạt động doanh nghiệp nói chung ngày càng trở thành nhu cầu của các doanh nghiệp. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường mà đặc trưng là tính cạnh tranh. Hầu hết những quyết định trong hoạt động kinh doanh, đầu tư và tài chính có hiệu quả đều xuất phát từ các phân tích khoa học và khách quan. Tác giả đã hệ thống cho chúng ta các phương pháp nghiên cứu, nội dung cơ bản và công cụ phân tích, cùng một số kiến thức nâng cao về quản trị tài chính cho các nhà quản trị doanh nghiệp. Tác giả còn cho biết phân tích hoạt động doanh nghiệp thực ra là một lĩnh vực nghiên cứu rộng hơn nhiều, thậm chí có xu hướng phân chia thành các môn học cụ thể và chuyên sâu như: kế toán quản trị, phân tích báo cáo tài chính, quản trị tài chính… Tác giả Vũ Duy Hào và Đào Văn Huệ (1998) đã có phần nghiên cứu nội dung phân tích tài chính rất phong phú, bao quát hầu hết những quyết định tài chính mà doanh nghiệp cần xem xét và thực hiện. Cụ thể, đã cho chúng ta biết những vấn đề căn bản về tài chính doanh nghiệp, định giá và quyết định đầu tư, quyết định nguồn vốn và chính sách cổ tức, những quyết định khác của tài chính doanh nghiệp. Ngoài việc giới thiệu các khái niệm và lý thuyết về tài chính công ty, tác giả còn làm rõ và nhấn mạnh đến cách thức cũng như6 khả năng ứng dụng các khái niệm và lý thuyết này như thế nào vào trong thực tế tại Việt Nam. Tác giả Nguyễn Năng Phúc và cộng sự (2000) cũng đã cho chúng ta thấy tài chính là khâu rất quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp, bởi vì tài chính bao gồm các quá trình liên quan đến việc huy động vốn, sử dụng vốn và làm thế nào để đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp được sử dụng có hiệu quả. Để đạt được mục tiêu gia tăng lợi nhuận và duy trì hoạt động của công ty một cách ổn định, đòi hỏi công ty phải có một cơ cấu tài chính phù hợp và đảm bảo được khả năng thanh toán. Ngoài ra, tác giả cũng đồng thời cho thấy phân tích tài chính doanh nghiệp là yêu cầu không thể thiếu đối với các nhà quản trị, các nhà đầu tư, các chủ nợ và các cơ quan quản lý nhà nước trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. Bên cạnh những lý thuyết cơ bản, chuyên sâu về phân tích tài chính doanh nghiệp như: tổng quan về tài chính doanh nghiệp, phân tích chi phí và đòn bẩy hoạt động, phân tích kết quả kinh doanh, phân tích cơ cấu nguồn vốn và tài sản, phân tích lưu chuyển tiền tệ, phân tích các hệ số tài chín. Tác giải còn tập hợp các tình huống phân tích trên cơ sở số liệu thực tế của nhiều loại hình doanh nghiệp. Nguyễn Đăng Hạc (1998) đã giúp chúng ta hiểu hơn về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng và hệ thống chỉ tiêu phân tích thông qua việc phân tích tình hình thực hiện khối lượng công tác xây lắp, phân tích giá thành các công tác xây lắp, phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp xây dựng. Tác giả Trần Trung Chuyên (2006) trả lời được các câu hỏi: „„Công ty tư vấn giám sát và xây dựng công trình đang hoạt động kinh doanh ra sao? Tình hình tài chính hiện tại của doanh nghiệp như thế nào?‟‟ trên cơ sở phân tích doanh thu, chi phí, lợi nhuận, phân tích các báo cáo tài chính. Từ kết quả7 phân tích, dự báo, tác giả đã đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Công ty tư vấn giám sát và xây dựng công trình. Tác giả Bùi Văn Lâm (2011) đã nêu được tính cấp thiết về việc phải thực hiện phân tích tài chính của doanh nghiệp và có đưa ra các phương pháp để phân tích như là: phương pháp so sánh, phương pháp phân tích nhân tố, phương pháp dự đoán. Ngô Thị Tân Thành (2010) cũng đã phân tích thực trạng về tình hình tài chính và thực hiện phân tích các chỉ tiêu tài chính để đưa ra các đề xuất về giải pháp khắc phục, cùng với đó đã đưa ra được chỉ số đặc thù để đánh giá: ROA, ROE, ROS, BEP….. Như vậy, chúng ta thấy vấn đề phân tích hoạt động kinh doanh, phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp, trong đó phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp luôn thu hút sự chú ý, nghiên cứu của nhiều nhà khoa học. Nó đòi hỏi sử dụng nhuần nhuyễn kiến thức tổng hợp: sử dụng các thông tin kế toán để phân tích và ứng dụng những nguyên lý khoa học để làm cơ sở cho việc ra các quyết định tài chính tối ưu nhất cho các chủ thể. Phân tích tài chính muốn đạt được kết quả tối ưu đòi hỏi sự kết hợp đồng bộ của các nhóm giải pháp về mục tiêu phân tích, căn cứ phân tích, các chỉ tiêu tài chính, nội dung, phương pháp phân tích, quy trình phân tích và công tác tổ chức phân tích hay chính là đội ngũ nhân lực thực hiện công tác phân tích tài chính trong Công ty. Dựa vào cơ sở sở lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp của các tài liệu nêu trên Tôi đã đi sâu vào nghiên cứu về phân tích các vấn đề như chi phí vốn của doanh nghiệp, mô hình điểm Z, các yếu tố tác động phi tài chính, cùng với các thông tin về báo cáo tài chính mới nhất của Công ty để có cái đánh giá tổng quát hơn về hoạt động tài chính của Licogi 14.8 1.2. Cơ cở lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp. 1.2.1. Khái niệm về phân tích tài chính doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, mỗi doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh theo các chức năng riêng biệt nhằm cung cấp, trao đổi hàng hoá và dịch vụ cho thị trường và tạo ra lợi nhuận. Để thực hiện được các hoạt động đó, doanh nghiệp cần phải có một lượng vốn nhất định để mua các yếu tố đầu vào như máy móc, thiết bị, cơ sở vật chất, vật tư, hàng hoá, sức lao động… đưa vào quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm hàng hoá, sau đó các sản phẩm này được tiêu thụ trên thị trường để trao đổi lấy tiền. Quá trình đó đã được Mác khái quát qua công thức sau: T-H-SX-H‟-T‟. Mọi quá trình trao đổi đều được thực hiện qua trung gian tiền tệ, trong mỗi doanh nghiệp quá trình trao đổi này được diễn ra thường xuyên, liên tục tạo ra các dòng tài chính. Như vậy, quá trình sản xuất và trao đổi của các doanh nghiệpphát sinh các hoạt động tài chính. Hoạt động tài chính doanh nghiệp phản ánh kết quả các mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp qua thước đo giá trị. Hoạt động tài chính có quan hệ chặt chẽ với hoạt động kinh doanh và nó phục vụ cho các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Nói cách khác, hoạt động tài chính doanh nghiệp là hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình phân phối các nguồn tài chính gắn liền với quá trình tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệ nhằm đạt mục tiêu kinh doanh và thực hiện các chức năng quản lý Nhà nước của doanh nghiệp. Các quan hệ tài chính doanh nghiệp chủ yếu bao gồm: Quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nước; quan hệ giữa doanh nghiệp với thị trường tài chính; quan hệ của doanh nghiệp với thị trường khác; quan hệ kinh tế trong nội bộ doanh nghiệp… Hoạt động tài chính có quan hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinh doanh, do vậy tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh đều có ảnh hưởng đến9 tình hình tài chính của doanh nghiệp. Tình hình tài chính tốt hay xấu lại có ảnh hưởng thúc đẩy hoặc kìm hãm quá trình sản xuất kinh doanh. Do đó, công tác quản trị tài chính bao gồm những quyết định về nguồn vốn, quyết định đầu tư, quyết định quản lý doanh thu, chi phí và ngân quỹ… có quyết định quan trọng tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Như vậy hoạt động tài chính doanh nghiệp là cơ sở cho quá trình phân tích tài chính, quá trình này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với nhà quản lý để có những quyết định phù hợp và đúng đắn cho doanh nghiệp. Hay có thể nói Phân tích tài chính doanh nghiệp là việc sử dụng một tập hợp các khái niệm, phương pháp và các công cụ cho phép xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác về quản lý nhằm đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp, đánh giá rủi ro, mức độ và chất lượng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Phân tích tài chính doanh nghiệp có các mục tiêu sau đây: - Tạo thành các chu kỳ đánh giá về các hoạt động kinh doanh trong quá khứ, tiến hành cân đối tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán,.. Định hướng cho các nhà quản lý trong việc ra quyết định về đầu tư, tài trợ vốn, phân chia lợi nhuận, cổ tức… - Là công cụ để kiểm soát hoạt động quản lý doanh nghiệp. - Là cơ sở cho các dự báo tài chính trong tương lai. 1.2.2. Sự cần thiết của công tác phân tích tài chính doanh nghiệp Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng trong hệ thống quản lý của doanh nghiệp. Công tác phân tích tài chính doanh nghiệp là việc sử dụng hệ thống các phương pháp, chỉ tiêu khác nhau để thông10 qua phân tích các báo cáo tài chính, các thông tin về quan hệ kinh tế giữa các doanh nghiệp với ngân sách nhà nước, với thị trường, với nội bộ doanh nghiệp và sử dụng công cụ để thu thập và xử lý các thông tin kế toán cũng như các thông tin khác trong quản lý doanh nghiệp nhằm đánh giá tình hình tài chính, khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp, cho thấy những điểm mạnh, điểm yếu về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp giúp nhà quản lý doanh nghiệp và những người quan tâm đến tài chính của doanh nghiệp sẽ có những biện pháp xử lý kịp thời và đưa ra các quyết định phù hợp. Nhà quản lý phải chịu trách nhiệm điều hành hoạt động tài chính và dựa trên cơ sở các nghiệp vụ tài chính hàng ngày để đưa ra quyết định nhằm đạt các mục tiêu về quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Các quyết định và hoạt động của nhà quản lý tài chính đều hướng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, có khả năng cạnh tranh trên thị trường, tối đa hoá lợi nhuận, tăng trưởng một cách vững chắc. Với các nhà quản lý, yếu tố cần dự đoán là đầu tư dài hạn, lập kế hoạch cho tương lai, chiến lược cạnh tranh sản phẩm, thị trường. Doanh nghiệp chỉ có thể hoạt động tốt và mang lại lợi ích cho chủ sở hữu khi các quyết định của nhà quản lý được đưa ra là đúng đắn. Để thực hiện tốt điều đó, họ cần dựa vào các thông tin để kiểm soát và chỉ đạo tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. Các thông tin do các báo cáo tài chính cung cấp thường không đáp ứng đủ nhu cầu thông tin của họ nên doanh nghiệp thường phải tổ chức thêm hệ thống kế toán quản trị. Mục đích của kế toán quản trị cung cấp thông tin phục vụ cho việc quản lý doanh nghiệp và đưa ra các quyết định quản lý sản xuất kinh doanh. Các thông tin do kế toán quản trị cung cấp chỉ được sử dụng trong nội bộ doanh nghiệp theo yêu cầu quản lý của họ mà không được cung cấp cho các đối tượng sử dụng bên ngoài doanh nghiệp. Phân tích tài chính giúp cho nhà quản lý tài chính nhận biết tình hình11 công nợ, khả năng tiếp ứng đầu tư, thông tin nợ, cân đối thu chi, khả năng sinh lời, rủi ro về tài chính của doanh nghiệp, định hướng các quyết định của doanh nghiệp về đầu tư, tài trợ và phân chia lợi tức. Trên cơ sở tính toán, nhà quản lý doanh nghiệp sẽ cân nhắc và ra quyết định nên tạo vốn bằng cách nào, sử dụng vốn đầu tư vào đâu và như thế nào để đạt mục tiêu kinh doanh đề ra mà vẫn bảo toàn nguồn vốn. Phân tích tài chính cho thấy tầm quan trọng của dự báo tài chính và là cơ sở cho các nhà quản lý đưa ra các quyết định phù hợp không chỉ trong vấn đề tài chính mà còn trong nhiều vấn đề khác. Phân tích tài chính đối với nhà quản lý thực sự cần thiết để xác định giá trị kinh tế, các mặt mạnh, mặt yếu và đưa ra những quyết định đúng đắn cho sự phát triển của một doanh nghiệp. Sự cần thiết của việc phân tích tài chính đối với các nhà đầu tư: nhà đầu tư cần phải biết tình hình thu nhập của chủ sở hữu, lợi tức cổ phần và giá trị tăng thêm của vốn đầu tư vì thu nhập của họ là tiền chia lợi tức và giá trị tăng thêm của vốn đầu tư. Mục tiêu của các nhà đầu tư là đầu tư vào doanh nghiệp để kiếm lợi nhuận nên các nhà đầu tư quan tâm nhiều đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Họ chính là các chủ sở hữu của doanh nghiệp nên sử dụng thông tin kế toán để theo dõi tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp nhằm mục đích bảo vệ tài sản của chính mình đã đầu tư vào doanh nghiệp. Thông qua sự phân tích trên các báo cáo tài chính, phân tích khả năng sinh lời, mức độ rủi ro và phân tích diễn biến giá cả, các nhà đầu tư sẽ đưa ra quyết định đúng đắn. Sự cần thiết của việc phân tích tài chính đối với người cho vay: Nhà cho vay là các Ngân hàng và nhà cung cấp tín dụng, họ quan tâm đến khả năng sinh lời và khả năng thanh toán của doanh nghiệp thể hiện trên báo cáo kế toán. Thông việc so sánh số liệu và chủng loại tài sản với số nợ phải trả theo kỳ hạn, những người này có thể xác định được khả năng thanh toán của12 doanh nghiệp và quyết định cho vay hay không. Các ngân hàng còn quan tâm đến vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp và coi như đó là nguồn bảo đảm cho ngân hàng có thể thu hồi nợ khi doanh nghiệp bị thua lỗ hay phá sản. Ngân hàng sẽ hạn chế cho doanh nghiệp vay khi doanh nghiệp có dấu hiệu không thể thanh toán các khoản nợ đến hạn. Sự cần thiết của việc phân tích tài chính đối với cơ quan quản lý nhà nước: Cơ quan nhà nước sẽ dựa vào báo cáo tài chính của các doanh nghiệp để phân tích, đánh giá, kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để biết được doanh nghiệp có thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước hay không. Đồng thời sự giám sát này giúp cho các cơ quan thẩm quyền có kế hoạch thẩm định chính sách một cách phù hợp, giúp nhà nước đưa ra những kế hoạch phát triển ở tầm vĩ mô sao cho mang lại lợi ích thiết thực nhất và tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả. Sự cần thiết của việc phân tích tài chính đối với người lao động: Người lao động cũng quan tâm đến các thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp để đánh giá về khả năng phát triển của doanh nghiệp những người đi tìm việc đều có nguyện vọng được vào làm việc ở những công ty có nhiều triển vọng và tương lai lâu dài để hy vọng có mức lương xứng đáng và chỗ làm việc ổn định. Do vậy, một doanh nghiệp có tình hình tài chính thiếu lành mạnh, không có khả quan sẽ không thu hút được người lao động đến làm việc. Ngoài ra các đối thủ cạnh tranh cũng quan tâm đến khả năng sinh lời, doanh thu bán hàng và các chỉ tiêu tài chính khác trong điều kiện có thể tìm biện pháp cạnh tranh với doanh nghiệp. Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đã nhận thấy tầm quan trọng, cần thiết của công tác phân tích tài chính mang đến cho doanh nghiệp mình.13 Trước đây trong thời kỳ kế hoạch hoá tập trung, các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kém hiệu quả do được sự bao cấp của Nhà nước, hoạt động phân tích tài chính không được quan tâm. Đến nay các doanh nghiệp đã chuyển sang hoạt động trong cơ chế thị trường, vấn đề cạnh tranh trong nước và trên thị trường thế giới ngày càng nhiều khó khăn. Muốn tồn tại và phát triển trong điều kiện mới, các nhà quản lý phải nắm được tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp, phân tích tài chính là việc làm cần thiết, đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra các quyết định, phục vụ nghiên cứu kiểm tra giám sát đưa ra chiến lược kinh doanh hợp lý qua đó kịp thời đưa ra các quyết định giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh thực sự có hiệu quả. Tóm lại, công tác phân tích tài chính có tầm quan trọng rất lớn trong điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Mục tiêu quan trọng nhất của phân tích tài chính doanh nghiệp là tạo ra công cụ tài chính giúp đánh giá được thực trạng kinh doanh và tiềm năng của doanh nghiệp, đồng thời giúp các đối tượng quan tâm có được những quyết định kinh tế tối ưu. 1.2.3. Ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp Hoạt động tài chính có ý nghĩa quyết định trong việc hình thành, tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Hoạt động tài chính của doanh nghiệp có quan hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinh doanh, thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy cần phải thường xuyên đánh giá, kiểm tra tình hình tài chính một cách kịp thời, trong đó công tác phân tích tài chính giữ vị trí hết sức quan trọng giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước và những người quan tâm đến tình hình tài chính doanh nghiệp thấy rõ thực trạng của hoạt động tài chính, xác định đầy đủ và đúng đắn những nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của14 từng nhân tố đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Từ đó, có những giải pháp hữu hiệu nhằm ổn định và tăng cường tình hình tài chính của doanh nghiệp, có quyết định đầu tư đúng đắn Trong điều kiện sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường, có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước, các doanh nghiệp thuộc các loại hình kinh tế khác nhau đều bình đẳng trước pháp luật trong kinh doanh, nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Mỗi đối tượng này đều quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp dưới những góc độ khác nhau, các đối tượng này được chia làm hai nhóm sau: * Nhóm có quyền lợi trực tiếp gồm các cổ đông, nhà đầu tư tương lai, các chủ ngân hàng, tổ chức tín dụng, nhà quản lý doanh nghiệp. Cụ thể như sau: - Đối với các nhà đầu tư tương lai: Mục đích của họ là tìm kiếm lợi nhuận thông qua việc mua cổ phiếu của doanh nghiệp, vì vậy họ luôn tìm kiếm cơ hội đầu tư vào các doanh nghiệp có khả năng sinh lợi cao. Tuy nhiên trong điều kiện nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh nhiều rủi ro hiện nay, các nhà đầu tư luôn tìm cách an toàn bảo vệ đồng vốn của họ. Vì vậy họ rất quan tâm đến mức sinh lời, thời gian hoàn vốn, mức độ thu hồi vốn, mức độ rủi ro của các dự án đầu tư... Các nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội đầu tư nhờ phân tích các thông tin từ báo cáo tài chính doanh nghiệp. - Đối với các cổ đông, là chủ sở hữu doanh nghiệp nên họ quan tâm nhiều đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Tình trạng tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn đến giá cả cổ phiếu do doanh nghiệp cổ phần phát hành. Để bảo vệ tài sản của mình, các cổ đông thường xuyên phân tích tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp mà họ đã đầu tư để quyết định nắm giữ cổ phiếu hay không.15 - Chủ ngân hàng và tổ chức tín dụng quan tâm khả năng sinh lợi và khả năng thanh toán của doanh nghiệp thể hiện trên báo cáo tài chính để quyết định có cho doanh nghiệp vay không. Ngân hàng còn quan tâm đến vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp để đảm bảo cho ngân hàng có thể thu hồi nợ nếu doanh nghiệp thua lỗ, phá sản. - Các nhà quản lý doanh nghiệp cần các thông tin để kiểm soát và chỉ đạo tình hình sản xuất kinh doanh. Các thông tin trên báo cáo tài chính thường không đủ để đáp ứng yêu cầu này, vì thế họ phải tổ chức thêm hệ thống kế toán quản trị - Cơ quan thuế cần thông tin từ phân tích tài chính để xác định số thuế doanh nghiệp phải nộp vào ngân sách Nhà nước. * Nhóm có quyền lợi gián tiếp: các cơ quan quản lý Nhà nước khác ngoài cơ quan thuế, các viện nghiên cứu, sinh viên, người lao động... Tuy các đối tượng quan tâm đến các thông tin từ phân tích tài chính doanh nghiệp dưới các góc độ khác nhau nhưng nhìn chung đều quan tâm đến khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, mức lợi nhuận tối đa. Vì vậy phân tích tài chính doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ phân tích. Qua quá trình phân tích tài chính, nhà quản lý doanh nghiệp thấy rõ được thực trạng hoạt động tài chính, xác định được nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tới tình hình tài chính của doanh nghiệp. Thông qua kết quả phân tích các nhà quản lý sẽ có được các thông tin hữu ích, từ đó đưa ra những giải pháp cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp và có những quyết định chuẩn xác trong quá trình kinh doanh. Ngoài các mục tiêu nêu trên, để đáp ứng được nhu cầu về tình hình tài chính doanh nghiệp cho tất cả các đối tượng quan tâm đến nó thì việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp phải đạt được các mục tiêu chủ yếu sau:16 - Phải cung cấp đầy đủ các thông tin hữu ích cho các nhà đầu tư, các chủ nợ và các đối tượng quan tâm khác để giúp họ có những quyết định đúng đắn khi ra quyết định; - Phải cung cấp cho các chủ doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các nhà cho vay và những người sử dụng thông tin khác trong việc đánh giá khả năng và tính chắc chắn của dòng tiền mặt vào, ra và tình hình sử dụng có hiệu quả nhất vốn kinh doanh, tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp; - Phải cung cấp những thông tin về nguồn vốn chủ sở hữu, các khoản nợ, kết quả quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, sự kiện và các tình huống làm biến đổi các nguồn vốn và các khoản nợ của doanh nghiệp. 1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phân tích tài chính doanh nghiệp 1.2.4.1. Yếu tố bên trong doanh nghiệp * Nhận thức của lãnh đạo doanh nghiệp: Trình độ hiểu biết và nhận thức của lãnh đạo doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng vào sự thành công của công tác phân tích tài chính. Khi lãnh đạo doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng, hữu ích của công tác phân tích tài chính và sử dụng kết quả của công tác này để phục vụ cho việc ra quyết định tài chính thì lãnh đạo sẽ rất chú trọng đến công tác này. Khi đó lãnh đạo doanh nghiệp sẽ phân công chuyên trách về việc phân tích và kiểm tra tài chính trong nội bộ doanh nghiệp. Bộ phận này sẽ do phụ trách tài chính hay trưởng phòng tài chính chỉ đạo bao gồm các nhân viên có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm về tài chính và phân tích tài chính. Các nhân viên thực hiện công việc về tài chính và phân tích tài chính tách rời với các nhân viên thực hiện công việc về kế toán do đó có sự chuyên môn hóa cao. Đồng thời lãnh đạo doanh nghiệp sẽ thiết lập các quy định tài chính để góp phần nâng cao hiệu quả của công tác phân tích tài chính.17 * Chất lượng thông tin Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định chất lượng công tác phân tích tài chính bởi một khi thông tin sử dụng không chính xác, không phù hợp thì kết quả mà công tác phân tích tài chính đem lại chỉ là hình thức, không có ý nghĩa gì cả. Vì vậy có thể nói thông tin sử dụng trong phân tích tài chính là nền tảng của phân tích tài chính. Từ các thông tin phản ánh trực tiếp tài chính doanh nghiệp như các báo cáo tài chính, các sổ theo dõi chi tiết công nợ, TSCĐ, các khoản phải thu, phải trả... đến những thông tin bên ngoài liên quan đến môi trường hoạt động của doanh nghiệp như thông tin về đối thủ cạnh tranh, thông tin về ngành, các thay đổi trong chính sách, pháp luật của Nhà nước, người phân tích có thể thấy được tình hình tài chính doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và dự đoán xu hướng phát triển trong tương lai. * Vấn đề nhân sự Kết quả thu thập và phân tích thông tin phụ thuộc rất nhiều vào trình độ của cán bộ thực hiện phân tích. Từ thông tin thu thập được, cán bộ phân tích phải tính toán các chỉ tiêu, thiết lập các bảng tính. Tuy nhiên nếu chỉ dừng ở mức đó thì các con số chưa nói lên điều gì, mà người phân tích phải gắn kết, tạo lập mối liên hệ giữa các chỉ tiêu, kết hợp với thông tin về điều kiện, hoàn cảnh của doanh nghiệp để phân tích, lý giải tình hình tài chính, xác định ưu, nhược điểm và nguyên nhân dẫn đến. Như vậy yếu tố con người ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng của công tác phân tích tài chính doanh nghiệp. Nếu không có đội ngũ cán bộ dầy dạn về kinh nghiệm và trình độ chuyên môn thì quá trình thu thập và xử lý thông tin trong công tác phân tích tài chính có thể không được tiến hành hoặc tiến hành chệch hướng, ảnh hưởng tới các quyết định của nhà quản lý. Chính tầm quan18 trọng và tính chất phức tạp của phân tích tài chính đòi hỏi cán bộ phân tích phải có trình độ năng lực cao. 1.2.4.2. Yếu tố bên ngoài doanh nghiệp * Môi trường pháp lý Môi trường pháp lý có thể có những tác động đến công tác phân tích tài chính của doanh nghiệp. Sự lỏng lẻo trong hành lang pháp lý có thể là những kẽ hở tạo điều kiện phát sinh các tiêu cực trong quá trình phân tích tài chính làm kết quả phân tích tài chính sai lệch. Vì vậy một hệ thống pháp luật nghiêm minh, công bằng sẽ có tác động tích cực đến công tác phân tích tài chính. * Sự can thiệp của các ngành chức năng Sự can thiệp của cấp trên hay Chính phủ trong hoạt động kinh doanh cũng làm giảm tính khách quan trong quá trình phân tích tài chính. Nếu các chỉ thị của cấp trên đưa xuống hay công văn của các bộ liên quan quá nhiều, không phù hợp thậm chí mâu thuẫn nhau cũng gây khó khăn trở ngại cho cán bộ phân tích tài chính. Đồng thời để đảm bảo tính chính xác về mặt thông tin và đưa ra những đánh giá thì nguyên tắc, điều lệ hạch toán giữa các doanh nghiệp cần thống nhất và minh bạch. Đây là cơ sở cho việc bảo đảm một hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành, làm cơ sở tham chiếu cho quá trình phân tích. Trong trường hợp doanh nghiệp có mức độ đa dạng hóa về ngành nghề hoạt động thì sự tách bạch các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính là điều cần thiết, thể hiện rõ trong bản thuyết minh báo cáo tài chính. Có như vậy mới có thể so sánh toàn ngành hay so sánh với các doanh nghiệp khác. * Hệ thống chỉ tiêu tham chiếu Phân tích tài chính sẽ trở nên đầy đủ và có ý nghĩa hơn nếu có hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành. Đây là cơ sở tham chiếu quan trọng khi tiến hành19 phân tích. Người ta chỉ có thể nói các tỷ lệ tài chính của một doanh nghiệp là cao hay thấp, tốt hay xấu khi đem so sánh với các tỷ lệ tương ứng của các doanh nghiệp khác có đặc điểm và điều kiện sản xuất kinh doanh tương tự mà đại diện ở đây là chỉ tiêu trung bình ngành. Thông qua chỉ tiêu trung bình ngành, nhà quản lý tài chính sẽ so sánh đối chiếu để biết được vị thế của doanh nghiệp mình từ đó đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình. * Hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật Công tác phân tích tài chính của doanh nghiệp sẽ đạt hiệu quả cao nếu doanh nghiệp kịp thời ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật như các hệ thống phần cứng và phần mềm kế toán chuyên dụng. Trong thời gian đầu, đây có thể là gánh nặng về chi phí cho các doanh nghiệp nhưng thực tế chúng sẽ làm cho công tác phân tích tài chính trở nên đơn giản, chính xác, tiết kiệm được thời gian và nhân sự hơn. Tóm lại trên cơ sở có sự quy chuẩn nhất định trong phân tích tài chính còn đòi hỏi các nhà phân tích phải vô cùng nhạy cảm, linh hoạt, nắm bắt được tình hình. 1.3. Các tài liệu và phƣơng pháp sử dụng trong phân tích tài chính: 1.3.1. Các tài liệu sử dụng trong phân tích tài chính Tài liệu quan trọng nhất để sử dụng trong phân tích tình hình tài chính của công ty đó là báo cáo tài chính. Hệ thống báo cáo tài chính trong doanh nghiệp gồm: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và bản thuyết minh báo cáo tài chính. Trong đó, thường được quan tâm và sử dụng nhiều nhất là bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.20 * Bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán là bảng báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh một cách tổng quát toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp theo hai góc độ là tài sản và nguồn hình thành tài sản tại thời điểm lập báo cáo. Do đó, kết cấu của bảng cân đối kế toán gồm hai phần: phần tài sản và phần nguồn vốn. Phần tài sản: Phản ánh giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp. Về mặt kinh tế, đây là phần phản ánh quy mô và kết cấu của các loại tài sản dưới hình thái vật chất (tiền mặt, hàng tồn kho, khoản phải thu, tài sản cố định). Về mặt pháp lý, số liệu ở phần này phản ánh số tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Phần nguồn vốn: phản ánh các nguồn hình thành nên các loại tài sản của doanh nghiệp. Xét về mặt kinh tế, các chỉ tiêu ở phần này phản ánh quy mô và kết cấu của các nguồn vốn đã được doanh nghiệp đầu tư và huy động vào sản xuất kinh doanh (nợ ngắn hạn, nợ dài hạn, vốn chủ sở hữu). Còn về mặt pháp lý, các chỉ tiêu này phản ánh trách nhiệm về mặt vật chất của doanh nghiệp đối với các đối tượng cấp vốn cho doanh nghiệp (Nhà nước, các cổ đông, ngân hàng, nhà cung cấp, người lao động…). Bảng cân đối kế toán do vậy là nguồn thông tin quan trọng cho công tác phân tí ch tài chí nh, nó giúp đánh giá được khả năng cân bằng tài chính, khả năng thanh toán, năng lự c hoạ t độ ng, tài sản hiện có và nguồn hình thành nó, cơ cấu vốn của doanh nghiệ p. * Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là bảng báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tóm lược tình hình doanh thu, chi phí và kết quả hoạt động kinh doanh theo từng loại hoạt động của doanh nghiệp trong một kỳ.21 Khác với bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho biết sự dịch chuyển của tiền trong quá trình sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp và cho phép dự tính khả năng hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cũng giúp cho nhà phân tích so sánh doanh thu với số tiền thực nhập quỹ khi bán hàng hóa, dịch vụ; so sánh tổng chi phí phát sinh với tổng số tiền thực xuất quỹ để vận hành doanh nghiệp. Trên cơ sở doanh thu và chi phí, có thể xác định được kết quả sản xuất kinh doanh: lãi lỗ trong năm. Như vậy, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh kết quả hoạt động sản xuất – kinh doanh, phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Nó cung cấp những thông tin tổng hợp về tình hình và kết quả sử dụng các tiềm năng về vốn, lao động, kỹ thuật và trình độ sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp. Những khoản mục chủ yếu được phản ánh trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh thu từ hoạt động tài chính, doanh thu từ hoạt động khác và chi phí tương ứng với từng hoạt động đó. Những loại thuế như: VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt, về bản chất không phải là doanh thu và không phải là chi phí của doanh nghiệp nên không được phản ánh trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Toàn bộ các khoản thuế đối với doanh nghiệp và các khoản phải nộp khác được thực hiện trong phần II- Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước. * Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một trong bốn báo cáo tài chính mà doanh nghiệ p cần lậ p để cung cấp cho người sử dụ ng thông tin của doanh nghiệ p về những vấn đề liên quan đến các luồng tiền vào, ra trong doanh nghiệ p, tình hình tài trợ, đầu tư bằng tiền của doanh nghiệ p trong từng thời kỳ. Những22 luồng tiền vào ra của tiền và các khoản coi như là tiền đượ c tổng hợ p và chia thành 3 nhóm: - Lưu chuyển tiền tệ từ hoạ t độ ng sản xuất kinh doanh - Lưu chuyển tiền tệ từ hoạ t độ ng đầu tư - Lưu chuyển tiền tệ từ hoạ t độ ng tài chí nh Trên cơ sở đó, nhà phân tích thực hiện cân đối ngân quỹ với số dư ngân quỹ đầu kỳ để xác định số dư ngân quỹ cuối kỳ. Từ đó, có thể thiết lập mức dự phòng tối thiểu cho doanh nghiệ p đảm bảo khả năng chi trả. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ có mối liên hệ chặt chẽ với bảng cân đối kế toán và bảng kết quả kinh doanh trong phân tích tài chính. Đây là cơ sở quan trọng để nhà quản lý xây dựng kế hoạch quản lý tiền mặt. * Thuyết minh báo cáo tài chính Thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phận hợp thành không thể tách rời của báo cáo tài chính doanh nghiệp dùng để mô tả mang tính tường thuật hoặc phân tích chi tiết các thông tin số liệu đã được trình bày trong bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ cũng như các thông tin cần thiết khác theo yêu cầu của các chuẩn mực kế toán cụ thể. Thuyết minh báo cáo tài chính cũng có thể trình bày những thông tin khác nếu doanh nghiệp xét thấy cần thiết cho việc trình bày trung thực, hợp lý báo cáo tài chính. Như vậy, có thể thấy một cách tổng quát các báo cáo tài chính trên phản ánh rõ nét tình hình tài chính của một doanh nghiệp. Mặc dù được trình bày riêng biệt nhưng các bảng báo cáo tài chính lại có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Bảng cân đối kế toán phản ánh tình hình tài chính tổng quát của một23 doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định gồm có tài sản, vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh nêu rõ lợi nhuận: thể hiện các khoản lỗ của doanh nghiệp trong khoảng thời gian một tháng, một quý hay một năm. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ thể hiện các nguồn thu, chi tiền của doanh nghiệp, nói cách khác là dòng tiền đi vào và đi ra của doanh nghiệp. * Mối tương quan giữa những báo cáo này: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh cho ta biết doanh nghiệp có tạo ra lợi nhuận hay không, bảng cân đối cho thấy tính hiệu quả của một doanh nghiệp trong quá trình sử dụng tài sản và quản lý nợ phải trả, báo cáo lưu chuyển tiền tệ giúp ta biết cách tăng hoặc giảm lượng tiền thông qua các hoạt động của doanh nghiệp, mua hoặc bán tài sản và các hoạt động tài chính. 1.3.2. Các phương pháp sử dụng trong phân tích tình hình tài chính 1.3.2.1. Phương pháp so sánh Đây là phương pháp đượ c sử dụ ng rộ ng rã i, phổ biến trong phân tí ch kinh tế nói chung và phân tí ch tài chí nh nói riêng, đượ c áp dụ ng từ khâu đầu đến khâu cuối của quá trình phân tích: từ khi sưu tầm tài liệ u đến khi kết thúc phân tí ch. Khi sử dụ ng phương pháp so sánh cần chú ý đến điều kiệ n so sánh, tiêu thức so sánh và kỹ thuậ t so sánh. Về điều kiệ n so sánh: - Phải tồn tại ít nhất 2 đạ i lượ ng hoặ c hai chỉ tiêu - Các đại lượng, chỉ tiêu phải thống nhất về nội dung và phương pháp tính toán, thống nhất về thời gian và đơn vị đo lường.24 Tuy nhiên, người ta có thể so sánh giữa các đạ i lượ ng có quan hệ chặ t chẽ với nhau để hì nh thành chỉ tiêu nghiên cứu về mộ t vấn đề nào đó. Về tiêu thức so sánh: Tuỳ thuộc mục đích của cuộc phân tích, người ta có thể lựa chọn một trong các tiêu thức sau đây: - Để đánh giá tì nh hì nh thự c hiệ n mụ c tiêu đặ t ra: tiến hành so sánh tài liệ u thự c tế đạ t đượ c với tài liệ u kế hoạ ch, dự đoán hoặ c đị nh mức. - Để xác đị nh xu hướng cũng như tốc độ phát triển: tiến hành so sánh giữa số liệ u thự c tế kỳ này với thự c tế kỳ trước. - Để xác đị nh vị trí cũng như sức mạ nh của doanh nghiệ p: tiến hành so sánh giữa số liệu của doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác cùng loại hình kinh doanh hoặ c giá trị trung bì nh của ngành kinh doanh. Số liệ u của mộ t kỳ đượ c chọ n làm căn cứ so sánh đượ c gọ i là gốc so sánh. Về kỹ thuậ t so sánh: thường sử dụ ng các kỹ thuậ t so sánh sau đây: - So sánh về số tuyệ t đối: là việc xác định chênh lệch giữa trị số của chỉ tiêu kỳ phân tích với trị số của chỉ tiêu kỳ gốc. Kết quả so sánh cho thấy sự biến độ ng về số tuyệ t đối của hiệ n tượ ng đang nghiên cứu. - So sánh bằng số tương đối: là xác định số % tăng giảm giữa thự c tế so với kỳ gốc của chỉ tiêu phân tí ch, cũng có khi là tỷ trọng của một hiện tượng kinh tế trong tổng thể quy mô chung đượ c xác đị nh. 1.3.2.2. Phương pháp phân tích nhân tố Là phương pháp phân tích và xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tí ch, sau đó xem xét tí nh chất ảnh hưởng của từng nhân tố, những nguyên nhân dẫn đến sự biến độ ng của từng nhân tố và xu thế nhân tố trong tương lai sẽ vậ n độ ng như thế nào. Tuỳ thuộc mối quan hệ giữa các25 nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tí ch, người ta có thể chia thành phương pháp thay thế liên hoàn, phương pháp số chênh lệ ch, phương pháp hiệ u số tỷ lệ, phương pháp cân đối... để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố: - Phương pháp thay thế liên hoàn: là phương pháp dùng để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tí ch khi các nhân tố có quan hệ với chỉ tiêu phân tí ch thể hiệ n dưới dạ ng phương trì nh tí ch hoặ c thương. - Phương pháp số chênh lệ ch và phương pháp hiệ u số tỷ lệ: là hệ quả của thay thế liên hoàn áp dụng trong trường hợp mối quan hệ giữa chỉ tiêu phân tí ch vơí các nhân tố ảnh hưởng thể hiệ n dưới dạ ng tí ch đơn thuần. - Phương pháp cân đối: cũng dùng để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích khi chỉ tiêu phân tích có mối quan hệ với các nhân tố thể hiện dưới dạng phương trình tổng hiệu. Để xác đị nh mức độ ảnh hưởng của một nhân tố nào đó người ta chỉ việ c xác đị nh chênh lệ ch giữa thự c tế so với kỳ gốc của nhân tố đó. 1.3.2.3. Phương pháp dự đoán: Là phương pháp được sử dụng để ước tính các chỉ tiêu kinh tế trong tương lai. Tuỳ thuộc vào mối quan hệ cũng như dự đoán tình hình kinh tế xã hộ i tác độ ng đến doanh nghiệ p mà sử dụ ng các phương pháp khác nhau. Thường người ta sử dụ ng phương pháp hồi quy, toán xác suất, toán tài chính,và các phương pháp phân tích chuyên dụng như phân tí ch dòng tiền, phân tí ch hoà vốn, phân tí ch lã i gộ p, lãi thuần, lãi đầu tư, phân tí ch dã y thời gian... Các phương pháp này có tác dụng quan trọng trong việc đưa ra các quyết đị nh kinh tế cũng như lự a chọ n các phương án đầu tư hoặ c kinh doanh...26 1.4. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp 1.4.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp Phân tích khái quát tình hình tài chính Công ty là phân tích đánh giá thực trạng của hoạt động tài chính, vạch rõ những mặt tích cực và tiêu cực của tình hình tài chính, xác định nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, từ đó đề ra các biện pháp tích cực nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. 1.4.1.1. Về biến động của tài sản, nguồn vốn Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì đối tượng nghiên cứu của kế toán chính là sự hình thành và vận dụng các loại tài sản vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm khai thác một cách tốt nhất các loại tài sản trong quá trình sản xuất. Tài sản được xem xét theo 2 mặt là kết cấu tài sản (gọi là tài sản) và nguồn hình thành tài sản (gọi là nguồn vốn). Về mặt kết cấu, tài sản được phân ra làm 02 loại là tài sản ngắn hạn (hay còn gọi là tài sản lưu động) và tài dài hạn (hay còn gọi là tài sản cố định). Trong đó tài sản lưu động là loại tài sản có thời gian sử dụng, lưu chuyển, thu hồi trong vòng 01 năm hay 01 chu kỳ sản xuất kinh doanh (như tiền tệ, các khoản đầu tư ngắn hạn, các khoản phải thu của khách hàng, phải thu khác…). Còn tài sản cố định là loại tài sản có thời gian sử dụng, luân chuyển, thu hồi vốn trên 01 năm hoặc 01 chu kỳ sản xuất kinh doanh (như TSCĐ hữu hình, vô hình, các khoản đầu tư dài hạn, đầu tư xây dựng cơ bản…) Nguồn vốn thể hiện nguồn gốc hình thành nên toàn bộ tài sản của doanh nghiệp gồm có:27 - Nợ phải trả: Được coi là nguồn tài trợ bên ngoài của doanh nghiệp gồm các khoản vay và nợ ngắn hạn củng như dài hạn của doanh nghiệp với đối tượng khác (như vay ngắn hạn, vay dài hạn, các khoản phải trả người bán, phải nộp Nhà nước, phải trả công nhân viên...) - Nguồn vốn chủ sở hữu được coi là nguồn tài trợ bên trong của doanh nghiệp có thể do 01 hay nhiều chủ sở hữu góp vốn tùy theo loại hình của doanh nghiệp. Nguồn vốn chủ sở hữu gồm 02 bộ phận là vốn đầu tư của chủ sử hữu và số được bổ sung từ kết quả hoạt động sản xuấ kinh doanh của doanh nghiệp (như lãi chưa phân phối và các quỹ doanh nghiệp…) Trong quá trình hoạt động, tài sản luôn có sự vận động. Tuy nhiên bao giờ nó củng tuân theo một công thức nhất định đó là : Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn Từ đó ta có: Nguồn vốn chủ sở hữu = Tổng tài sản – Nợ phải trả Khi phân tích biến động của tài sản, nguồn vốn ta thực hiện các công việc sau: So sánh tổng tài sản giữa cuối năm và đầu năm, đồng thời so sánh giá trị và tỷ trọng của các bộ phận cấu thành tài sản giữa cuối năm và đầu năm để đánh giá sự biến động về quy mô doanh nghiệp và những nguyện nhân ban đầi làm ảnh hưởng đến tình hình trên. So sánh tổng nguồn vốn và các bộ phận cấu thành nguồn vốn giữa cuốí năm và đầu năm để đánh giá mức độ huy động vốn đảm bảo cho sản xuất kinh doanh và những nguyên nhân ban đầu ảnh hưởng đến tình hình trên. Khi phân tích cần lưu ý đến tính chất và ngành nghề kinh doanh của28 doanh nghiệp, xem xét tác động của từng loại tài sản đến quá trình kinh doanh và hiệu quả kinh doanh đạt được trong kỳ. Có như vậy mới đưa ra được quyết định hợp lý về việc phân bổ vốn cho từng giai đoạn, từng loại tài sản của doanh nghiệp. 1.4.1.2. Về doanh thu, chi phí, lợi nhuận: * Mục đích phân tích: Cung cấp thông tin cho các chủ thể quản lý về kết quả, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ, xu hướng biến động, nhân tố tác động đến kết quả kinh doanh theo từng lĩnh vực hoạt động, từng phạm vi quản lý để các chủ thể quản lý có quyết định quản lý phù hợp. * Chỉ tiêu phân tích: - Các chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận trên báo cáo kết quả kinh doanh. - Các tỷ suất phản ánh mức độ sử dụng chi phí và kết quả kinh doanh. * Phương pháp phân tích: Phương pháp so sánh: so sánh các chỉ tiêu kỳ này với kỳ trước. Căn cứ vào kết quả so sánh cả về số tuyệt đối và tương đối của các chỉ tiêu, căn cứ vào trị số của các tỷ suất phản ánh mức độ sử dụng chi phí và kết quả kinh doanh để đánh giá khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.29 Bảng 1.1: Các chỉ tiêu phân tích biến động doanh thu, chi phí, lợi nhuận Chỉ tiêu phân tích Kỳ này Kỳ trƣớc So sánh Giá trị Tỷ lệ (%) 1. Doanh thu 2. Chi phí 3. Lợi nhuận 4. Tỷ suất LN từ kinh doanh/Doanh thu thuần 5. Tỷ suất LN trước thuế/Doanh thu thuần 6. Tỷ suất LN sau thuế/Doanh thu thuần 7. Tỷ suất GVHB/ Doanh thu thuần 8. Tỷ suất CPBH/Doanh thu thuần 9. Tỷ suất CPQLDN/Doanh thu thuần * Đánh giá: Căn cứ vào bảng phân tích xem xét khái quát sự biến động của các chỉ tiêu lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận. Sau đó đi sâu phân tích, giải thích nguyên nhân làm thay đổi kết quả kinh doanh của doanh nghiệp theo các lĩnh vực hoạt động, các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh: doanh thu, chi phí của từng loại hoạt động, công tác quản lý chi phí thông qua độ lớn và sự biến động của các tỷ suất chi phí… 1.4.1.3. Về biến động của dòng tiền Phân tích dòng tiền là cách cơ bản chỉ ra luồng tiền dịch chuyển của dòng tiền thông qua việc phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Khi phân tích dòng tiền của doanh nghiệp, ta đi phân tích các nội dung sau: Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh: nếu giá trị này dương thể hiện doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, có khả năng trả ngay các khoản nợ đến hạn. Hệ số dòng tiền vào từ hoạt động kinh doanh so với tổng dòng tiền vào cho biết tỷ lệ tạo ra nguồn tiền vào từ hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp. Thông thường nếu doanh nghiệp không có những biến động tài chính30 đặc biệt thì tỷ lệ này khá cao (khoảng 80%), đây là nguồn tiền chủ yếu dùng trang trải cho hoạt động đầu tư dài hạn, trả lãi vay, nợ gốc, cổ tức. Lưu chuyển thuần từ hoạt động đầu tư dương thể hiện quy mô của doanh nghiệp bị thu hẹp. Vì số tiền thu được từ khấu hao, bán tài sản cố định sẽ lớn hơn số tiền mua sắm tài sản cố định khác. Lưu chuyển thuần từ hoạt động tài chính dương thể hiện lượng vốn cung ứng từ bên ngoài tăng. Điều này thể hiện tiền tạo ra từ hoạt động tài chính là do sự tài trợ từ bên ngoài và doanh nghiệp có thể phải phụ thuộc vào các nguồn vốn từ bên ngoài. Hoạt động tài chính là những nghiệp vụ làm thay đổi cơ cấu tài chính của doanh nghiệp. Cụ thể: tăng, giảm các khoản vay; tăng giảm vốn chủ sở hữu khi huy động, phát hành cổ phiếu; mua lại trái phiếu, cổ phiếu; trả cổ tức, lợi nhuận giữ lại. Nếu lưu chuyển từ hoạt động kinh doanh không đủ cho hoạt động đầu tư buộc doanh nghiệp phải điều phối dòng tiền từ hoạt động tài chính. Đó có thể là một khoản vay sẽ được tăng lên, phát hành thêm cổ phiếu hay là sự giảm đi hoặc thậm chí ngưng trả các khoản cổ tức. Sức mạnh của doanh nghiệp thể hiện trước hết ở khả năng tạo tiền từ hoạt động kinh doanh, không phải tiền tạo ra từ hoạt động đầu tư hay tài chính, đây chính là việc xác định mức độ ổn định của một doanh nghiệp. 1.4.2. Các nhóm hệ số tài chính: Để đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp ta cần sở dụng các hệ số tài chính để thấy được các mặt mạnh và yếu của doanh nghiêp. Các nhóm hệ số tài chính thông dụng được sử dụng bao gồm:31 1.4.2.1. Khả năng thanh toán: * Hệ số thanh toán hiện hành Hệ số thanh toán hiện hành hay còn gọi là hệ số thanh toán nợ ngắn hạn. Nợ ngắn hạn là các khoản nợ phải thanh toán trong kỳ, doanh nghiệp phải dùng tài sản thực có của mình, chuyển đổi một bộ phận thành tiền để thanh toán. Trong tổng tài sản của doanh nghiệp chỉ có tài sản ngắn hạn là có khả năng thanh khoản cao nhất. Hệ số thanh toán hiện hành = Tài sản ngắn hạn Tổng nợ ngắn hạn Hệ số thanh toán hiện hành cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu tài sản ngắn hạn có thể chuyển đổi thành tiền để đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Từ đó do lường khả năng trả nợ của doanh nghiệp. - Tùy thuộc vào đặc điểm của ngành nghề kinh doanh mà giá trị của hệ số này lớn hay nhỏ. Nghề nào mà tài sản lưu động chiếm tỷ lệ lớn trong tổng tài sản thì hệ số này lớn và ngược lại. - Nếu tỷ số này giảm cho thấy khả năng thanh toán giảm và cũng là dấu hiệu báo trước về những khó khăn về tài chính sẽ xảy ra. - Khi tỷ số này có giá trị cao cho thấy doanh nghiệp có khả năng thanh khoản cao. Tuy nhiên, khi tỷ số này có giá trị quá cao, có nghĩa là có thể doanh nghiệp đã đầu tư quá nhiều vào tài sản ngắn hạn, và không hiệu quả. Việc quản trị tài sản lưu động của doanh nghiệp không hiệu quả bởi có quá nhiều tiền mặt nhàn rỗi, có nhiều hàng tồn kho hay có quá nhiều nợ phải đòi… Do vậy, khi xem xét hệ số này cần phải so sánh với chỉ tiêu trung bình ngành và căn cứ vào tính chất ngành nghề kinh doanh. Mặt khác, các hệ số này cũng cần được xem xét trong mối quan hệ với các hệ số năng lực hoạt32 động tài sản như vòng quay hàng tồn kho và phải thu. * Hệ số thanh toán nhanh Tỷ số khả năng thanh toán nhanh cũng tương tự như tỷ số khả năng thanh toán hiện hành, nhưng là số đo thanh khoản chặt chẽ hơn vì nó loại trừ tồn kho ra tài sản lưu động hiện hành. Hệ số thanh toán nhanh == Tài sản lưu động – hàng tồn kho Nợ ngắn hạn Hệ số thanh toán nhanh thể hiện khả năng các loại tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao hơn có thể chuyển thành tiền để thanh toán nợ ngắn hạn. Nói chung, hệ số này thường biến động trong khoảng từ (0.5 – 1) thì khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là tốt. Tuy nhiên, để kết luận hệ số thanh toán nhanh là tốt hay xấu ở một doanh nghiệp cụ thể còn cần xét đến bản chất kinh doanh và điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp đó. Ngoài ra, khi phân tích cũng cần xem xét đến phương thức thanh toán mà khách hàng được hưởng; kỳ hạn thanh toán nhanh hay chậm cũng ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp. * Hệ số thanh toán tức thời Hệ số này đo lường khả năng thanh toán của doanh nghiệp một cách hữu hiệu nhất, nó cho biết khả năng thanh toán các khoản nợ bằng tiền và chứng khoán dễ bán của doanh nghiệp. Hệ số thanh toán tức thời = Tiền Nợ ngắn hạn Khả năng thanh khoản cao thì rủi ro thanh khoản sẽ thấp, tuy nhiên lợi nhuận có thể thấp vì tiền mặt nhiều, phải thu nhiều và hàng tồn kho nhiều.33 Khả năng thanh toán thấp thì rủi ro thanh khoản sẽ cao, tuy nhiên lợi nhuận có thể cao vì tài sản lưu động được sử dụng hiệu quả, nguồn vốn đầu tư cho tài sản lưu động nhỏ, ROA và ROE có thể tăng. 1.4.2.2. Đòn bẩy tài chính: * Khái niệm: Đòn bảy tài chính là khái niệm dùng để chỉ sự kết hợp giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trong việc điều hành chính sách tài chính của doanh nghiệp. Đòn bảy tài chính sẽ rất lớn trong các doanh nghiệp có tỷ trọng nợ phải trả cao hơn tỷ trọng của vốn chủ sở hữu. Ngược lại, đòn bảy tài chính sẽ thấp khi tỷ trọng nợ phải trả nhỏ hơn tỷ trọng của vốn chủ sở hữu. Khái niệm đòn bảy tài chính cung cấp cho các nhà phân tích một công cụ quan trọng để dự kiến tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu. Cần lưu ý là khi lợi nhuận trước thuế và lãi vay không đủ lớn đẻ trang trải lãi vay thì tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bị giảm sút. Nhưng khi lợi nhuận trước thuế và lãi vay đủ lớn thì chỉ cần sự gia tăng nhỏ về lợi nhuận trước thuế và lãi vay đã có sự gia tăng lớn về tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu. * Ý nghĩa: Đòn bẩy tài chính vừa là một công cụ thúc đẩy lợi nhuận sau thuế trên một đồng vốn chủ sở hữu, vừa là một công cụ kìm hãm sự gia tăng đó. Sự thành công hay thất bại này tuỳ thuộc vào sự khôn ngoan hay khờ dại khi lựa chọn cơ cấu tài chính. Khả năng gia tăng lợi nhuận cao là điều mong ước của các chủ sở hữu, trong đó đòn bẩy tài chính là một công cụ được các nhà quản lý ưa dùng. Vì lãi vay phải trả không đổi khi sản lượng thay đổi, do đó đòn bẩy tài34 chính sẽ rất lớn trong các doanh nghiệp có tỷ số nợ cao, và ngược lại đòn bẩy tài chính sẽ rất nhỏ trong các doanh nghiệp có tỷ số nợ thấp. Những doanh nghiệp không mắc nợ (tỷ số bằng không) sẽ không có đòn bẩy tài chính. Như vậy, đòn bẩy tài chính đặt trọng tâm vào tỷ số nợ. Khi đòn bảy tài chính cao, chỉ cần một sự thay đổi nhỏ của lợi nhuận trước thuế và lãi vay cũng làm thay đổi lớn tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu nghĩa là tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu sẽ rất nhạy cảm với lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Về thực chất, đòn bảy tài chính phản ánh sự thay đổi của tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ trước sự thay đổi của lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Như vậy, độ lớn của đòn bẩy tài chính được xem như là tỷ lệ thay đổi của tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu phát sinh do sự thay đổi của lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Các chỉ số đánh giá hiệu quả của đòn bẩy tài chính gồm: * Khả năng quản lý nợ: Phân tích khả năng quản lý nợ để đánh giá phần vốn góp của các chủ sở hữu doanh nghiệp so với phần tài trợ của các chủ nợ đối với doanh nghiệp và có ý nghĩa quan trọng trong phân tích tài chính. Bởi lẽ, các chủ nợ nhìn vào số vốn của chủ sở hữu doanh nghiệp để thể hiện mức độ tin tưởng vào sự đảm bảo an toàn cho các món nợ. Nếu chủ sở hữu doanh nghiệp chỉ đóng góp một tỷ lệ nhỏ trong tổng số vốn thì rủi ro xảy ra trong sản xuất – kinh doanh chủ yếu do các chủ nợ gánh chịu. Mặt khác, bằng cách tăng vốn thông qua vay nợ, các chủ doanh nghiệp vẫn nắm quyền kiểm soát và điều hành doanh nghiệp. Ngoài ra, nếu doanh nghiệp thu được lợi nhuận từ tiền vay thì lợi nhuận dành cho các chủ doanh nghiệp sẽ tăng đáng kể.35 * Hệ số nợ: Thể hiện mức độ doanh nghiệp sử dụng vốn vay trong kinh doanh. Hệ số nợ có hai chỉ tiêu: Tỷ số nợ trên tổng tài sản: Tỷ số nợ trên tổng tài sản=Z=Tổng nợ (D)=Tổng=tài sản (A)=Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu: Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu = Tổng nợ (D) Vốn chủ sở hữu (E) Trong đó: (E) = (A) - (D) Mức độ doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài trợ (đòn bẩy nợ) trong hoạt động kinh doanh. Tỷ số này mà quá nhỏ, chứng tỏ doanh nghiệp vay ít. Điều này có thể hàm ý doanh nghiệp có khả năng tự chủ tài chính cao. Song nó cũng có thể hàm ý là doanh nghiệp chưa biết khai thác đòn bẩy tài chính, tức là chưa biết cách huy động vốn bằng hình thức đi vay. Hệ số nợ cao chứng tỏ doanh nghiệp mạnh dạn sử dụng nhiều vốn vay trong cơ cấu vốn. Đây là một cơ sở có được lợi nhuận cao. Hệ số nợ cao là một minh chứng về uy tín của doanh nghiệp đối với các chủ nợ. Tuy nhiên, nếu tỷ số này quá cao hàm ý doanh nghiệp không có thực lực tài chính mà chủ yếu đi vay để có vốn kinh doanh. Điều này cũng hàm ý là mức độ rủi ro của doanh nghiệp cao hơn. * Khả năng thanh toán lãi vay Lãi vay hàng năm là chi phí tài chính cố định và chúng ta muốn biết36 doanh nghiệp sẵn sàng trả lãi đến mức nào. Cụ thể hơn chúng ta muốn biết liệu số vốn đi vay có thể sử dụng tốt đến mức độ nào, có thể đem lại khoản lợi nhuận bao nhiêu và bù đắp lãi vay hay không. Tỷ số này dùng để đo mức độ mà lợi nhuận phát sinh do sử dụng vốn để đảm bảo trả lãi vay hàng năm như thế nào. Nếu doanh nghiệp quá yếu về mặt này, các chủ nợ có thể đi đến kiện tụng và dẫn đến phá sản. Tỷ lệ này cho biết khả năng thanh toán lãi vay bằng lợi nhuận trước thuế và lãi vay của doanh nghiệp. Hệ số thanh toán lãi vay = EBIT Chi phí trả lãi (EBIT: lợi nhuận trước thuế và lãi vay - Earnings before interest and taxes) Hệ số này dùng để đo lường mức độ lợi nhuận có được do sử dụng vốn để đảm bảo trả lãi cho chủ nợ. Chỉ số này cho biết một đồng lãi vay đến hạn được thanh toán bởi bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Lãi vay là một trong các nghĩa vụ ngắn hạn rất quan trọng của doanh nghiệp. Mất khả năng thanh toán lãi vay có thể làm giảm uy tín đối với chủ nợ, tăng rủi ro và nguy cơ phá sản của doanh nghiệp. 1.4.2.3. Hiệu quả sử dụng tài sản: Nhóm hệ số này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Chúng được cho biết các tài sản được báo cáo trên bảng cân đối tài sản có hợp lý không hay là quá cao hoặc quá thấp so với doanh thu. Nếu doanh nghiệp đầu tư vào tài sản quá nhiều dẫn đến dư thừa tài sản và vốn hoạt động sẽ làm cho dòng tiền tự do và giá cổ phiếu giảm. Ngược lại, nếu doanh nghiệp đầu tư37 quá ít vào tài sản khiến cho không đủ tài sản để hoạt động sẽ làm tổn hại đến khả năng sinh lời, từ đó sẽ làm giảm dòng tiền tự do và giá cổ phiếu. Vậy, doanh nghiệp nên đầu tư vào tài sản ở mức độ hợp lý như thế nào? Chúng ta có thể biết được điều này thông qua việc phân tích các hệ số sau: * Vòng quay tài sản cố định: Tỷ số này nói lên một đồng tài sản cố định tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Qua đó đánh giá được hiệu quả sử dụng tài sản cố định ở doanh nghiệp. Vòng quay TSCĐ = Doanh thu thuần TSCĐ bình quân Vòng quay TSCĐ cao chứng tỏ TSCĐ có chất lượng cao, được tận dụng đầy đủ, không bị nhàn rỗi và phát huy hết công suất. Vòng quay TSCĐ cao là một cơ sở tốt để có lợi nhuận cao nếu doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí sản xuất. Vòng quay TSCĐ cao là một điều kiện quan trọng để sử dụng tốt TSLĐ. Vòng quay TSCĐ thấp là do nhiều TSCĐ không hoạt động, chất lượng tài sản kém, hoặc không hoạt động hết công suất. * Vòng quay tài sản lƣu động: Vòng quay tài sản lưu động là tỷ số phản ánh trong kỳ tài sản lưu động quay được bao nhiêu vòng. Số vòng quay càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản lưu động càng cao và ngược lại. Tỷ số này được tính thông qua mối quan hệ giữa doanh thu thuần với giá trị tài sản lưu động bình quân.38 Vòng quay tài sản lưu động = Doanh thu thuần Giá trị tài sản lưu động bình quân Vòng quay TSLĐ cao chứng tỏ TSLĐ có chất lượng cao, được tận dụng đầy đủ, không bị nhàn rỗi và không bị giam giữ trong các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. Vòng quay TSLĐ cao là một cơ sở tốt để có lợi nhuận cao nhờ tiết kiệm được chi phí và giảm được lượng vốn đầu tư. Vòng quay TSLĐ thấp là do tiền mặt nhàn rỗi, thu hồi khoản phải thu kém, chính sách bán chịu quá rộng rãi, quản lý vật tư không tốt, quản lý sản xuất không tốt, quản lý bán hàng không tốt. * Vòng quay tổng tài sản Tỷ số này nhằm đo lường số luân chuyển của tất cả các tài sản của doanh nghiệp. Đồng thời thể hiện một đồng vốn đầu tư đã đem lại bao nhiêu đồng doanh thu. Vòng quay toàn bộ tài sản = Doanh thu thuần Tài sản bình quân Vòng quay càng lớn thì hiệu quả sử dụng tài sản càng cao. Nếu chỉ số này quá cao cho thấy doanh nghiệp đang hoạt động gần hết công suất và rất khó để mở rộng hoạt động đầu tư thêm vốn. * Vòng quay hàng tồn kho: Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán Tồn kho bình quân Tỷ trọng hàng tồn kho lớn luôn là mối lo ngại ít nhiều với nhà quản trị39 cũng như các nhà đầu tư do tính chất tồn lâu, chôn vốn, và chi phí phát sinh thêm của nó. Do vậy qua việc đánh giá hàng tồn kho ta có thể biết được hiệu quả sản xuất kinh doanh, hiệu quả của công tác bán hàng tại doanh nghiệp. Số vòng quay hàng tồn kho càng lớn cho biết tốc độ lưu thông của hàng hoá càng lớn. Do đó hiệu quả kinh doanh và tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp càng cao. *Kỳ thu tiền bình quân: Kỳ thu tiền bình quân (hay Số ngày luân chuyển các khoản phải thu, Số ngày tồn đọng các khoản phải thu, Số ngày của doanh thu chưa thu) là một tỷ số tài chính đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Tỷ số này cho biết doanh nghiệp mất bình quân là bao nhiêu ngày để thu hồi các khoản phải thu của mình. Kỳ thu tiền bình quân = Phải thu khách hàng x 365 ngày Doanh thu bán chịu Dựa vào kỳ thu tiền bình quân, có thể nhận ra chính sách bán trả chậm của doanh nghiệp, chất lượng công tác theo dõi thu hồi nợ của doanh nghiệp. Theo quy tắc chung, kỳ thu tiền bình quân không được dài hơn (1 + 1/3) kỳ hạn thanh toán. Còn nếu phương thức thanh toán của doanh nghiệp có ấn định kỳ hạn được hưởng chiết khấu thì kỳ thu tiền bình quân không được dài hơn (1 + 1/3) số ngày của kỳ hạn được hưởng chiết khấu. 1.4.2.4. Khả năng sinh lời: Lợi nhuận là mục tiêu của các doanh nghiệp và đồng thời cũng là hệ quả của các quyết định quản trị, thể hiện hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, là căn cứ quan trọng để các nhà hoạch định đưa ra các quyết định trong tương lai. Các tỷ số khả năng sinh lợi đo lường lợi nhuận của doanh40 nghiệp so với doanh số bán, các đầu tư về tài sản, vốn của nó ra sao. * Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS – Return on Sales): ROS = Lãi ròng Doanh thu Chỉ số này cho biết trong một trăm đồng doanh thu có bao nhiêu đồng lãi ròng. Hệ số này càng cao thể hiện doanh nghiệp quản lý chi phí tốt hơn. Tỷ số này mang giá trị dương nghĩa là doanh nghiệp kinh doanh có lãi; tỷ số càng lớn nghĩa là lãi càng lớn. Tỷ số mang giá trị âm nghĩa là doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ. * Sức sinh lợi căn bản (BEP – Basic earning power): BEP = EBIT Tổng tài sản bình quân Chỉ số này cho biết trong một trăm đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp tạo được bao nhiêu đồng lợi nhuận hoạt động (lợi nhuận trước lãi vay và chịu thuế) * Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA – Return on Asset) ROA = Lãi ròng (Lợi nhuận sau thuế) Tổng tài sản bình quân Chỉ số này cho biết trong một trăm đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Tỷ số này mang giá trị dương nghĩa là doanh nghiệp kinh doanh có lãi; tỷ số càng lớn nghĩa là lãi càng lớn. Tỷ số mang giá trị âm nghĩa là doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ.41 * Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE – Return on Equity) ROE = Lãi ròng (Lợi nhuận sau thuế) Vốn chủ sở hữu bình quân Chỉ số này cho biết một trăm đồng vốn chủ sở hữu đầu tư vào doanh nghiệp góp phần tạo ra bao nhiêu đồng lãi cho chủ sở hữu. Đây là một chỉ số tài chính quan trọng nhất và thiết thực nhất đối với chủ sở hữu. 1.4.2.5. Hệ số tăng trưởng: Đây là nhóm tỷ số phản ánh mức tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhóm tỷ số này gồm 2 tỷ số là: * Tỷ số lợi nhuận giữ lại: Tỷ số lợi nhuận giữ lại (hay hệ số tái đầu tư) là một tỷ số tài chính đánh giá mức độ sử dụng lợi nhuận sau thuế cho tái đầu tư của doanh nghiệp. Tỷ số này được tính bằng cách lấy lợi nhuận giữ lại chia cho lợi nhuận sau thuế. Tỷ số lợi nhuận giữ lại (b) = Lợi nhuận giữ lại Lợi nhuận sau thuế Tỷ số này cho biết cứ trong 1 đồng lợi nhuận sau thuế thì doanh nghiệp giữ lại bao nhiêu đồng để tái đầu tư. Tỷ số càng lớn tức là doanh nghiệp tái đầu tư càng mạnh. * Tỷ số tăng trưởng nội tại: IGR = ROA x b 1-ROA x b Tỷ số này cho biết tốc độ tăng trưởng lớn nhất mà doanh nghiệp đạt được khi không cần bất kỳ nguồn tài trợ nào từ bên ngoài.42 * Tỷ số tăng trưởng bền vững (SGR): SGR = ROE x b (1-ROE x b) Tỷ số này cho biết tốc độ tăng trưởng lớn nhất doanh nghiệp có thể đạt được mà không cần tài trợ cho vốn chủ sở hữu từ bên ngoài với điều kiện không tăng đòn bẩy tài chính (tỷ lệ giữa nợ và vốn chủ sở hữu không thay đổi). 1.4.2.6. Phân tích DuPont Phương pháp phân tích tài chính Dupont còn được gọi là phân tích tách đoạn, được thực hiện bằng cách tách ROE thành các nhân tố khác nhau, nhằm phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đó tới thu nhập của chủ sở hữu và cho phép đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh. ROE = ROS x Vòng quay tổng tài sản x Đòn bẩy tài chính Hoặc: Lợi nhuận ròng Doanh thu Tổng tài sản= ROE = = x  x  Doanh thu Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu=Trong đó: Vốn chủ sở hữu = Tài sản (A) - Nợ (D) Tổng tài sản/Vốn chủ sở hữu = 1/(1-D/A) = 1/(1-Rd) ROE tăng khi ROS, doanh thu/Tài sản và đòn bẩy tài chính tăng Theo đó doanh nghiệp có thể tăng ROE bằng cách quản lý tốt chi phí,43 nâng cao hiệu quả sử dụng tổng tài sản , hoặc tăng tỷ lệ đòn bẩy tài chính. 1.4.2.7. Đánh giá rủi ro phá sản (hệ số Z): * Ý nghĩa: Phá sản được xem như dấn chấm hết đối với một doanh nghiệp. Làm thế nào để phát hiện sớm các dấu hiệu báo trước nguy cơ phá sản để có biện pháp kịp thời. Một trong những công cụ phổ biến nhất để phát hiện nguy cơ phá sản là chỉ số Z. Chỉ số Z (Z score) – công cụ phát hiện nguy cơ phá sản: Việc tìm ra một công cụ để phát hiện dấu hiệu báo trước sự phá sản luôn là một trong những mối quan tâm hang đầu của các nhà nghiên cứu về tài chánh doanh nghiệp. Có nhiều công cụ đã được phát triển để làm việc này. Trong đó, chỉ số Z là công cụ được cả hai giới học thuật và thực hành, công nhận và sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Chỉ số này được phát minh bởi Giáo Sư Edward I. Altman, trường kinh doanh Leonard N. Stern, thuộc trường Đại Học New York, dựa vào việc nghiên cứu khá công phu trên số luợng nhiều công ty khác nhau tại Mỹ. Mặc dù chỉ số Z này được phát minh tại Mỹ, nhưng hầu hết các nuớc, vẫn có thể sử dụng với độ tin cậy khá cao. Chỉ số Z bao gồm 5 chỉ số X1, X2, X3, X4, X5: X1 = Tỷ số vốn lưu động trên tổng tài sản (Working Capitals/Total Assets). X2 = Tỷ số lợi nhuận giữ lại trên tổng tài sản (Retain Earnings/Total Assets) X3 = Tỷ số lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên tổng tài sản (EBIT/Total Assets) X4 = Giá trị thị trường của vốn chủ sỡ hữu trên giá trị sổ sách của tổng nợ (Market Value of Total Equity / Book values of total Liabilities)44 X5 = Tỷ số doanh số trên tổng tài sản (Sales/Total Assets) Từ một chỉ số Z ban đầu, Giáo Sư Edward I. Altman đã phát triển ra Z‟ và Z‟‟ để có thể áp dụng theo từng loại hình và ngành của doanh nghiệp, như sau: Đối với doanh nghiệp đã cổ phần hoá, ngành sản suất: Z = 1.2*X1 + 1.4*X2 + 3.3*X3 + 0.64*X4 + 0.999*X5 - Nếu Z > 2.99 : Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản - Nếu 1.8 < Z < 2.99 : Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản - Nếu Z <1.8: : Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao. Đối với doanh nghiệp chưa cổ phần hoá, ngành sản suất: Z‟ = 0.717*X1 + 0.847*X2 + 3.107*X3 + 0.42*X4 + 0.998*X5 - Nếu Z‟ > 2.9 : Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản - Nếu 1.23 < Z‟ < 2.9 : Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản - Nếu Z‟ <1.23 : Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao. Đối với các doanh nghiệp khác: Chỉ số Z‟‟ dưới đây có thể được dùng cho hầu hết các ngành, các loại hình doanh nghiệp. Vì sự khác nhau khá lớn của X5 giữa các ngành, nên X5 đã được đưa ra. Công thức tính chỉ số Z‟‟ được điều chỉnh như sau:45 Z‟‟ = 6.56*X1 + 3.26*X2 + 6.72*X3 + 1.05*X4 - Nếu Z‟‟ > 2.6 : Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản - Nếu 1.2 < Z‟‟ < 2.6 : Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản - Nếu Z‟‟ <1.1 : Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao.46 CHƢƠNG 2:PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.1.1. Phương pháp nghiên cứu tổng quát Luận văn kết hợp cả phương pháp định tính và định lượng để phân tích, tổng hợp… Thông tin định tính sẽ giúp cho việc phân tích sâu nhằm khẳng định về quan điểm, nhận thực, thái độ và khả năng của các đối tượng nghiên cứu, đồng thời làm sáng tỏ số liệu định lượng thu được. Thông tin định lượng sẽ giúp cho việc xác định thực trạng và lập kế hoạch cho quá trình quản lý tài chính 2.1.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể 2.1.2.1. Phương pháp thu thập số liệu: Tiến hành thu thập những thông tin, số liệu sơ cấp cũng như thứ cấp cần thiết tại công ty đang như các báo cáo tài chính thường niên, … cũng như qua sự hướng dẫn của các cán bộ nhân viên phòng kế toán, phòng hành chính. Ngoài ra còn tham khảo sách, báo, luận văn tốt nghiệp và các trang website có liên quan 2.1.2.2. Phương pháp phân tích tổng hợp và so sánh Luận văn sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp và so sánh trong việc nghiên cứu các lý luận và thực tiễn về hoạt động phân tích tài chính của Công ty cổ phần Licogi 14, so sánh với các công ty khác, từ đó tổng hợp để rút ra các lý luận và bài học kinh nghiệm cho việc phát triển, nâng cao chất lượng quản lý tài chính Bên cạnh đó, đề tài còn sử dụng phương pháp mô hình hóa và phân tích định lượng để đưa ra những đánh giá, nhận định mang tính khái quát. Luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp phân tích định lượng và mô phỏng theo47 các mô hình, sơ đồi, biểu đồ, bảng biểu để đánh giá kết quả đạt được trong nghiệp vụ tài chính Phương pháp phân tích thống kê mô tả được sử dụng để mô tả đặc tính của các bảng biểu như tỉ lệ phần trăm, độ chênh lệch. Các kết quả nghiên cứu sau khi được xử lý sẽ được trình bày trong luận văn dưới dạng các con số rời rạc, bảng số liệu, biểu đồ, đồ thị… Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: được thể hiện cụ thể qua các con số. Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế. Dy = Y1 – Y0 Trong đó: Yo: chỉ tiêu năm trước Y1: chỉ tiêu năm sau Dy: phân chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm sau so với năm trước của các chỉ tiêu, cho thấy sự biến động về mặt số lượng các chỉ tiêu qua các năm phân tích và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục - Phương pháp so sánh bằng số tương đối: được tính theo tỷ lệ %, là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Dy = x 100% Trong đó: Y0: Chỉ tiêu năm trước. Y1: Chỉ tiêu năm sau.48 Dy: tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế. Phương pháp này dùng để làm rõ tình hình biến động của mức độ của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục. 2.2. Công cụ thực hiện luận văn Luận văn được nghiên cứu bằng cách sử dụng tổng hợp các phương pháp: Thống kê mô tả, tổng hợp, phân tích, đánh giá, so sánh… về quy mô Doanh nghiệp, tình hình nguồn vốn vay của doanh nghiệp, quá trình thanh quyết toán, giám sát các hoạt động lưu chuyển nguồn vốn, phương thức sử dụng vốn vay trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp… Thông qua đó đánh giá một cách toàn diện hiệu quả trong việc sử dụng vốn kinh doanh sản xuất của công ty49 CHƢƠNG 3: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN LICOGI 14 3.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Licogi 14 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Công ty cổ phần LICOGI 14. tên gọi giao dịch là LICOGI 14 JOINT STOCK COMPANY , gọi tắt là “Công ty” tiền thân là Công Ty Cơ Giới và xây lắp số 14 được thành lập theo quyết đinh số 055A/BXD-TCLĐ ngày 20/02/1993 của bộ xây dựng. Từ ngày 12/09/2005 Công Ty Cơ Giới và xây lắp số 14 được chuyển thành Công Ty cổ phần LICOGI 14 theo quyết định số 1453/QĐ-BXD ngày 18/07/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây Dựng và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu ngày 12/09/2005 số 1803000339 do Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ cấp. Công ty đã thay đổi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần thứ nhất ngày 24/09/3007 Vốn điều lệ: 28.800.000.0000 đồng (hai mươi tán tỷ tám triệu đồng chẵn) Mệnh giá một cổ phần : 10.000 đồng Trong đó: + Tỷ lệ vốn nhà nước: 45% vốn điều lệ + Tỷ lệ cổ phần bán cho các đối tượng khác 55% vốn điều lệ Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Licogi 14 được gắn liền với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc với sự phát triển của ngành xây dựng Việt Nam và của Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng. Mỗi một giai đoạn đều đánh dấu sự phấn đấu vươn lên, vượt qua khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ được giao.50 * Giai đoạn 1982-1992 : Tháng 2/1982 Xí nghiệp thi công cơ giới số 14 được thành lập với - Trụ sở đóng tại Tằng Loỏng - Bảo thắng - Lào Cai chính nơi đây Đảng, Nhà nước ta cùng sự giúp đỡ của Liên Xô anh em đã xây dựng nhà máy tuyển lọc quặng APatít Lào Cai. Với nhiệm vụ chính là thi công san nền đào móng các công trình, làm nền đường bộ, đường sắt và các công trình phụ trợ khác của nhà máy tuyển quặng APatít Lào cai. Lực lượng lao động, thiết bị được điều động từ các công trường, xí nghiệp thuộc Liên hiệp các xí nghiệp thi công cơ giới (nay là Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng - Licogi ). * Giai đoạn 1992 - 2002: Sau khi hoàn thành nhiệm vụ cơ bản nhà máy tuyển quặng APatít Lào Cai. Ngày 20/07/1992 Bộ Xây Dựng có quyết định số 358-BXD-TCLĐ chuyển trụ sở Công ty từ Bảo Thắng về thành phố Việt Trì , tỉnh Phú Thọ và đổi tên thành Công ty cơ giới và xây lắp số 14. Đây là giai đoạn Công ty phải tiếp tục tìm việc làm, mở rộng thị trường duy trì ổn định công việc và phát huy các thiết bị truyền thống về thi công cơ giới và trải rộng trên địa bàn cả nước. * Giai đoạn 2002 - nay: Đây là thời kỳ cạnh tranh gay gắt về công việc làm, vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản càng khó khăn, Nhà nước chuyển hướng đầu tư có trọng tâm trọng điểm. Xu thế hội nhập nền kinh tế quốc tế ngày càng sôi động và Việt Nam đã chính thức là thành viên WTO. Công ty cổ phần Licogi 14 đã chủ động mở rộng thị trường thi công xây lắp về giao thông, xây dựng, kinh doanh thương mại, xây dựng công trình công nghiệp: San nền kè đá xi măng Yên Bình - Yên Bái khối lượng trên 2,151 triệu m3. Tham gia thi công đường bao biển Lán Bè cột 8 do Tổng Licogi làm chủ đầu tư, đường nội thị huyện Mường Khương - Lào Cai, Trung tâm y tế huyện Cẩm Khê - Phú Thọ, Mỹ Đức- Hà Tây… 3.1.2. Các kết quả đạt được Tất cả các công trình thi công về giao thông trên mọi miền đất nước cũng như trên địa bàn tỉnh Phú Thọ LICOGI 14 đã giữ được thương hiệu có uy tín với các chủ đầu tư; các công trình đều đảm bảo chất lượng, tiến độ và hiệu quả kinh tế. * Về xây dựng dân dụng, công nghiệp, thuỷ lợi - Trúng thầu thi công gói thầu số 1 Quốc lộ 2 đoạn Vân Cơ - Đền Hùng tỉnh Phú Thọ giá trị gần 20 tỷ, thi công đường Nguyễn Tất Thành Việt Trì giai đoạn 1; giai đoạn 2, giai đoạn 3, đường du lịch Bạch Hạc - Bến Gót, đường Đền Hùng - Quốc lộ 2 đi ngã 5 Đền Giếng…. chào mừng SeaGame 22 tại Tỉnh Phú Thọ được Chủ tịch UBND tỉnh tặng 02 bằng khen cho tập thể, CB CNV Công ty. - Tiếp tục thi công về giao thông theo hướng cả nước hướng về thuỷ điện Sơn La. Công ty đã được Tổng công ty LICOGI trúng thầu giao thi công 11km đường vào thuỷ điện Sơn La giá trị trên 32 tỷ đồng. Tại công trình này Công ty đã mạnh dạn đầu tư trạm trộn bê tông nhựa, máy dải thảm đồng bộ hiện đại của Cộng hoà liên bang Đức đảm bảo hoàn thành tiến độ dự án. - Công trình liên danh LICOGI - CENCO4 trúng thầu thi công nâng cấp QL 1A đoạn Hải Vân - Quảng Ngãi LICOGI 14 lại tiếp tục đảm nhận trên 40 ngàn tấn thảm thô và hạt mịn; đoạn tránh ngập lụt Tam Kỳ - Quảng Ngãi, đoạn đường vô cùng khó khăn vì phải đảm bảo giao thông với lượng xe máy rất nhiều, thi công theo mùa, tiêu chuẩn quốc tế, tư vấn nước ngoài giám sát. Đơn vị đã vượt được khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.52 * Về lĩnh vực đầu tư - Dự án Đô thị Minh Phương – thành phố Việt Trì - tỉnh Phú Thọ: Công ty được UBND tỉnh Phú Thọ, Tổng công ty LICOGI được giao làm chủ đầu tư Khu đô thị mới Minh Phương - Việt Trì. Quy mô 48,6ha, tổng mức đầu tư giai đoạn I gần 300 tỷ đồng để xây dựng toàn bộ kết cấu hạ tầng. Giai đoạn II đầu tư xây dựng các công trình dịch vụ thương mại, nhà ở đô thị. Được nhân dân trong vùng dự án đồng tình ủng hộ, đúng về chế độ chính sách bồi thường và hỗ trợ, đúng trình tự thực hiện các quy định của pháp luật, được các cấp các ngành, chính quyền địa phương tạo mọi điều kiện giúp đỡ, sự cố gắng nỗ lực của chủ đầu tư. Đến nay dự án cơ bản bồi thường giải phóng mặt bằng đạt 90% diện tích. Đang thi công phần hạ tầng kỹ thuật (đường giao thông, thoát nước mưa, nước thải, cấp nước, điện chiếu sáng….) - Dự án thuỷ điện Bắc Hà - tỉnh Lào Cai , LICOGI 14 là chủ lực thi công chính một số hạng mục của công trình: Thuỷ điện Bắc Hà xây dựng trên sông Chảy (là bậc thang thứ hai sau thuỷ điện Thác Bà), là công trình thuộc quy hoạch phát triển điện lực Việt Nam 2001-2010 có xét đến triển vọng 2020 theo quyết định 40/2003 của thủ tướng Chính Phủ. - Dự án khu dân cư mới thị xã Phú Thọ – tỉnh Phú Thọ: Thị xã Phú Thọ là Trung tâm tỉnh Phú Thọ trước kia, có lịch sử trên 100 năm, trung tâm văn hoá, kinh tế, trính trị, xã hội, thuận lợi về giao thông đường sắt, đường bộ, đường thuỷ tương lai gần là đô thị loại 3. - Cửa hàng xăng dầu LICOGI 14 làm Chủ đầu tư với diện tích trên 3.600 m2 tại vị trí ngã 3 đường Đại Lộ Hùng Vương, đường Nguyễn Tất Thành đi cầu Việt Trì: Kinh doanh xăng, dầu, mỡ các loại, chuẩn bị đầu dịch vụ bảo hành sưả chữa, đại lý ô tô.53 3.1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức Sơ đồ 3.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty * Đại hội đồng cổ đông Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất quyết định mọi vấn đề quan trọng của công ty theo Luật Doanh nghiệp và điều lệ công ty. Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) là cơ quan thông qua chủ trương chính sách đầu tư dài hạn trong việc phát triển công ty, quyết định cơ cấu vốn, bầu ra cơ quan quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh của công ty. Tổng giám đốc công ty Phòng tổ chức hành chính Phòng kế hoạch kinh tế kỹ thuật Phòng kế toán tài chính Phó tổng giám đốc phụ trách vật tƣ Phó tổng giám đốc- phụ trách kỹ thuật Chi nhánh Licogi 14.2 Chi nhánh Licogi 14.4 Chi nhánh Licogi 14.5 Chi nhánh Licogi 14.6 Cửa hàng kinh doanh xăng dầu và xây dựng Các đội xây dựng Trạm trộn bê tông Xưởng sửa chữa Phó tổng giám đốc phụ trách kinh doanh Hội đồng quản trị Ban kiểm soát Phòng cơ giới Chi nhánh xây dựng giao thông Licogi 14.8 Phó tổng giáo đốc phụ trách tài chính Ban quản lý các dự án Trạm trộn bê tông thượng phẩm Mỏ khai thác Trạm trộn bê tông thượng phẩm và đá xây dựng Đại hội cổ đông54 * Hội đồng quản trị Là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan tới mục đích và quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền đại hội đồng cổ đông quyết định. Hội đồng quản trị xây dựng định hướng, chính sách tồn tại và phát triển để thực hiện các quyết định của ĐHĐCĐ thông qua việc hoạch định chính sách, ra nghị quyết hành động cho từng thời điểm phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. Hội đồng quản trị công ty hiện có 5 người gồm 1 chủ tịch và 4 thành viên. * Ban kiểm soát Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, thay mặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành của công ty, kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của công ty. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và bộ máy điều hành của Tổng Giám đốc. Ban kiểm soát công ty hiện tại có 3 người gồm 1 trưởng ban và 2 thành viên. * Ban điều hành công ty - Tổng Giám đốc: Do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, là người điều hành và có quyết định cao nhất về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. - Phó Tổng Giám đốc: Là người giúp việc cho Tổng Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về phần việc được phân công, chủ động giải quyết những công việc đã được Tổng Giám đốc ủy quyền và phân công theo đúng chế độ chính sách của Nhà nước và điều lệ của công ty. Phó Tổng Giám đốc chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc, Hội đồng quản trị và Pháp luật về nhiệm vụ được phân công.55 Công ty hiện có Ban quản lý các dự án 5 Phòng gồm: - Phòng Kế toán tài chính: Tổ chức bộ máy kế toán để hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại Công ty theo phân cấp quản lý. Thu thập và xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán theo chuẩn mực và chế độ kế toán. Theo dõi doanh thu, chi phí và các nghĩa vụ thu nộp, thanh toán công nợ ; Quản lý tài sản và nguồn hình thành tài sản, kiểm tra việc sử dụng tài sản. Tham gia lựa chọn đối tác cung cấp hàng hóa và dịch vụ với vai trò thẩm định giá và năng lực tài chính. Phối hợp và hướng dẫn các bộ phận trong Công ty hoàn thiện hồ sơ, chứng từ và đẩy nhanh tiến độ tạm ứng, thanh quyết toán, phục vụ tốt công tác SXKD của các bộ phận. Lập báo cáo kế toán, thống kê, các báo biểu tài chính theo qui định. Quản lý kho, quỹ theo quy định. - Phòng tổ chức hành chính: Thư ký Hội đồng Quản trị và Ban Giám đốc Công ty. Thực hiện công tác cổ đông Công tác cán bộ, hoạch định nguồn nhân lực Công tác tuyển dụng, đào tạo và phát triển nhân sự Công tác lao động, tiền lương, chế độ chính sách Công tác Hành chính Quản trị như: văn thư, lưu trữ, an ninh, trật tự, vệ sinh, lễ tân, quản lý văn phòng,….56 Quản lý về mặt hiện vật các trang thiết bị tài sản của Công ty. Đầu mối tiếp nhận, xử lý hoặc phối hợp xử lý, trả lời các đơn thư góp ý, phê bình, nhận xét, khiếu nại, tố cáo của cán bộ công nhân viên. Phối hợp với các tổ chức Đoàn thể trong Công ty để xây dựng các chế độ chính sách, tổ chức sự kiện trong Công ty - Phòng kế hoạch kinh tế kỹ thuật Tham mưu cho Tổng Giám đốc trong chỉ đạo điều hành và tổ chức thực hiện các dự án đầu tư xây dựng thuộc mọi nguồn vốn đảm bảo đúng pháp luật và hiệu quả. Tham mưu giúp việc cho Ban Giám đốc về công tác kế hoạch; xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh của Công ty. Lập các dự án, phương án đầu tư, dự toán liên quan đến mọi hoạt động đầu tư của Công ty tại mọi địa bàn; Hoàn tất các thủ tục xin cấp các loại giấy phép cần thiết như Giấy phép xây dựng, các giấy phép liên quan đến lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, cho hoạt động của các dự án đầu tư mà Công ty triển khai, đảm bảo các dự án này được triển khai theo đúng pháp luật. Định kỳ đánh giá hiệu quả hoạt động của từng dự án, báo cáo Ban Giám đốc và tìm kiếm, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả của các dự án đó. Nghiên cứu, xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn, trung hạn, ngắn hạn, kế hoạch hoạt động và kế hoạch kinh doanh hàng năm. Cụ thể hoá các mục tiêu và chương trình hành động thành các kế hoạch: Kế hoạch tài chính; kế hoạch nhân sự, nhân công; kế hoạch kho bãi; kế hoạch phát triển thị trường,…57 - Phòng cơ giới: Quản lý và điều hành ô tô, máy móc, các phương tiện phụ vụ việc thi công và hoàn thiện công trình. - Ban quản lý các dự án: Khảo sát lên phương án thiết kế các dự án của Công ty. Lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật trình Ban Giám đốc phê duyệt. Lên kế hoạch thi công và quản lý các dư án thi công. - Các đơn vị triển khai trực tiếp Gồm các chi nhánh của Công ty, các đội xây dựng, trạm trộn, xưởng sửa chữa và mỏ khai thác đá xây dựng. 3.2. Phân tích thực trạng tài chính tại Công ty cổ phần Licogi 14 3.2.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính của Công ty 3.2.1.1. Biến động của tài sản, nguồn vốn Bảng 3.1: Biến động tài sản và nguồn vốn (giai đoạn 2012 - 2014) Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Tổng tài sản 442.609,6 490.286,2 527.201,5 1. Tài sản ngắn hạn 391.123,5 444.029,1 485.211,5 2. Tài sản dài hạn 51.486,1 46.257,1 41.990,0 Tổng nguồn vốn 442.909,6 490.286,2 527.201,5 1. Nợ phải trả 409.394,8 453.716,1 476.213,4 2. Nguồn vốn chủ sở hữu 33.514,8 36.570,1 50.988,1 (Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty cổ phần Licogi 14 năm 2012-2014)58 Bảng 3.2. Đánh giá biến động tài sản - nguồn vốn (giai đoạn 2012 - 2014) Chỉ tiêu 2013 2014 Tăng trƣởng so với năm 2012 Tăng trƣởng so với năm 2014 Giá trị (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) Tổng tài sản 47.676,6 10,8% 36.915,3 7,5% 1. Tài sản ngắn hạn 52.905,6 13,5% 41.182,4 9,3% 2. Tài sản dài hạn -5.229,0 -10,2% -4.267,1 -9,2% Tổng nguồn vốn 47.376,6 10,8% 36.915,3 7,5% 1. Nợ phải trả 44.321,3 10,8% 22.497,3 5,0% 2. Nguồn vốn chủ sở hữu 3.055,3 9,1% 14.418,0 39,4% (Nguồn: Số liệu từ bảng 3.1) (Nguồn: Số liệu từ bảng 3.3) Hình 3.1: Sự tăng giảm tài sản, nguồn vốn qua các năm * Về tài sản: Năm 2013, giá trị tài sản tăng thêm 47.676,6 triệu đồng, tương ứng với 10,8% so với năm 2012. Năm 2014, giá trị tài sản tăng thêm 36.915,3 triệu Tài sản - Nguồn vốn442.609,6490.286,2527.201,50100.000200.000300.000400.000500.000600.000Triệu đồngNăm 2012Năm 2013Năm 201459 đồng, tương ứng tăng 7,5% so với năm 2013. Để có thể hiểu rõ được nguyên nhân vì sao, ta đi vào phân tích chi tiết cơ cấu tài sản. Bảng 3.3: Cơ cấu tài sản (giai đoạn 2012 - 2014) Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2012 2013 2014 A. Tài sản ngắn hạn 391.423,5 444.029,1 485.211,5 1.Tiền và các khoản tương đương tiền 15.801,2 9.961,1 19.045,6 2. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 0 0 0 3. Các khoản phải thu 33.583,5 23.783,3 20.737,5 4. Hàng tồn kho 332.646,5 402.879,3 435.548,0 5. Tài sản ngắn hạn khác 9.392,3 7.405,4 9.880,4 B. Tài sản dài hạn 51.486,1 46.257,1 41.990,0 1. Các khoản phải thu dài hạn 0 0 0 2. Tài sản cố định 33.516,6 28.092,7 24.905,5 3. Bất động sản đầu tư 0 0 0 4. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 12.833,3 12.833,3 12.833,3 5. Tài sản dài hạn khác 5.136,2 5.331,1 4.251,2 Tổng cộng tài sản 442.909,6 490.286,2 527.201,5 (Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty cổ phần Licogi 14 năm 2012-2014) (Nguồn: Số liệu từ Bảng 3.3) Hình 3.2: Cơ cấu tài sản Cơ cấu tài sản391.123,5444.029,1485.211,551.486,146.257,141.990,00100.000200.000300.000400.000500.000600.000201220132014Triệu đồngTài sản dài hạnTài sản ngắn hạn60 Năm 2012, giá trị tài sản ngắn hạn là 391.423,5 triệu đồng, chiếm 88,4% trong tổng giá trị tài sản. Giá trị tài sản dài hạn là 51.486,1 triệu đồng chiếm 11,6% trong tổng tài sản. Cơ cấu tài sản như vậy chưa thật hợp lý đối với Công ty. Tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản do giá trị hàng tồn kho lớn (chiếm 85% trong tổng tài sản ngắn hạn). Năm 2013, giá trị tổng tài sản tăng lên hoàn toàn do tài sản ngắn hạn tăng lên: tài sản ngắn hạn tăng lên 13,5% và tài sản dài hạn giảm 10,2%. Điều này làm cho tỷ trọng tài sản ngắn hạn tăng lên 90,6% trong tổng tài sản, và tỷ trọng tài sản dài hạn giảm xuống chỉ còn 9,4%. Như vậy cơ cấu tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn càng trở lên bất hợp lý hơn. Nguyên nhân làm cho tài sản ngắn hạn tăng lên chủ yếu là do giá trị hàng tồn kho tăng. Giá trị hàng tồn kho tăng từ 332.646,5 triệu đồng lên 402.879,3 triệu đồng, tăng 21,1%. Nguyên nhân giá trị hàng tồn kho tăng do năm 2013 Công ty đã tiếp tục đầu tư vào các dự án đang dở dang trong đó có khu đô thi Minh Phương, sửa chữa cây xăng dầu của Công ty. Bên cạnh đó, các khoản phải thu ngắn hạn giảm từ 33.583,5 triệu đồng năm 2012 xuống 23.783,3 triệu đồng năm 2013 tương ứng 29,2% đây chính là kết quả của các giải pháp quản lý công nợ của Công ty. Nguyên nhân dẫn đến tài sản dài hạn giảm là do Công ty không đầu tư vào TSCĐ nữa, giá trị giảm sút là do khấu hao TSCĐ. Năm 2014, giá trị tài sản ngắn hạn là 485.211,5 triệu đồng tăng 9,3% so với năm 2013. Nguyên nhân chính của việc tăng này là Hàng tồn kho tăng 32.668,7 triệu đồng tương đương tăng 8% so với năm 2013, và cùng với đó là hiệu quả của các biện pháp thu hồi công nợ hàng tháng tốt nên làm cho tiền và các khoản tương đương tiền tăng. Tài sản ngắn hạn trong năm 2014 lại tiếp61 tục tăng lên thành 485.211,5 triệu đồng tương ứng tăng 9,3% so với năm 2013 và có tỉ lệ lên tới 92% trong tỷ trọng tổng tài sản của Công ty. Năm 2014 là năm đánh dấu việc tăng trưởng tốt của Công ty thông qua việc Công ty đã hoàn thiện đầu tư khu đô thị Minh Phương, dự án Thủy điện Bảo Nhai Công ty tăng đồng thời khẳng định tốt hơn về thương hiệu của doanh nghiệp. * Về nguồn vốn: Bảng 3.4: Cơ cấu nguồn vốn (giai đoạn 2012 - 2014) Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2012 2013 2014 A. Nợ phải trả 409.394,8 453.716,2 476.213,5 1. Nợ ngắn hạn 248.338,7 274.818,8 283.147,0 2. Nợ dài hạn 161.056,1 178.897,4 193.066,5 B. Vốn chủ sở hữu 33.514,8 36.570,1 50.988,1 1. Vốn chủ sở hữu 33.514,8 36.570,1 50.988,1 2. Nguồn kinh phí và quỹ khác 0 0 0 Tổng cộng nguồn vốn 442.909,6 490.286,3 527.201,6 (Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty cổ phần Licogi 14 năm 2012-2014) Bảng 3.5: Đánh giá cơ cấu nguồn vốn giai đoạn (2012 – 2014) Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2013 2014 Tăng trƣởng so với năm 2012 Tăng trƣởng so với năm 2013 Giá trị (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) A. Nợ phải trả 44.321,4 10,8% 22.497,3 4,7% 1. Nợ ngắn hạn 26.480,1 10,7% 8.328,2 2,9% 2. Nợ dài hạn 17.841,3 11,1% 14.169,1 7,3% B. Vốn chủ sở hữu 3.055,3 9,1% 14.418,0 28,3% 1. Vốn chủ sở hữu 3.055,3 9,1% 14.418,0 28,3% 2. Nguồn kinh phí và quỹ khác 0 0 0 0 Tổng cộng nguồn vốn 47.376,7 10,7% 36.915,3 7,0% (Nguồn: Số liệu từ Bảng 3.4)62 (Nguồn: Số liệu từ Bảng 3.5) Hình 3.3: Cơ cấu nguồn vốn Năm 2012, giá trị nợ phải trả của Công ty là 409.394,8 triệu đồng chiếm 92,4% giá trị tổng nguồn vốn; giá trị vốn chủ sở hữu là 33.514,8 triệu đồng chiếm 7,6% giá trị tổng nguồn vốn. Năm 2013, tốc độ tăng nguồn vốn là 10,7%, cả nợ phải trả và vốn chủ sở hữu đều tăng trưởng tốt với tốc độ lần lượt là 10,8% và 9,1%. Năm 2014, cả nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu đều tăng đã làm cho nguồn vốn tăng lên thành 527.201,6 triệu đồng tương ứng tăng 7%. Để hiểu rõ hơn nguyên nhân của sự tăng giảm này, ta đi phân tích chi tiết sự biến động của nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. * Về nợ phải trả: Đầu tiên ta sẽ xem xét đến sự biến động của nợ dài hạn: Cơ cấu nguồ n vố n409.394,8453.716,2476.213,533.514,836.570,150.988,10,00100.000,00200.000,00300.000,00400.000,00500.000,00600.000,00201220132014Triệu đồngVốn chủ sở hữuNợ phải t rả`63 Bảng 3.6: Sự biến động của nợ dài hạn Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2013 2014 Tăng trƣởng so với năm 2012 Tăng trƣởng so với năm 2013 Giá trị (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) 1. Vay và nợ dài hạn 0 470 0 470 100% -470 -100% 2. Doanh thu chưa thực hiện 161056,1 178427,4 193.066,5 17.371,3 10,8% 14.639,10 8,2% Tổng nợ dài hạn 161.056,1 178.897,4 193.066,5 17.841,3 11,1% 14.169,1 7,9% (Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty cổ phần Licogi 14 năm 2012-2014) Nhìn vào cơ cấu nợ dài hạn ta thấy chủ yếu nợ dài hạn được cấu thành từ doanh thu chưa thực hiện. Các khoản vay và nợ dài hạn của Công ty công đáng kể và cho đến năm 2014 thì Vay và nợ dài hạn đã không còn. Doanh thu chưa thực hiện chủ yếu là tiền các chủ đầu tư tạm ứng khi thi công xây dựng công trình. Kinh phí để công ty thực hiện đầu tư các tài sản dài hạn như: đầu tư xe ô tô, mua các dây truyền khai thác đá. Tổng nợ dài hàn tăng mạnh qua các năm, năm 2013 tăng 17.841,3 triệu đồng tương đương 11,1% so với năm 2012, và tiếp tục tăng trong năm 2014 là 14,169,1 triệu đồng tương đương 7,9% so với năm 2013. Sau khi xem xét biến động của nợ dài hạn ta tiếp tục nghiên cứu đến sự biến động của nợ ngắn hạn:64 Bảng 3.7: Sự biến động của nợ ngắn hạn Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2013 2014 Tăng trƣởng so với năm 2012 Tăng trƣởng so với năm 2013 Giá trị (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) 1. Vay và nợ ngắn hạn 14.317,3 32.365,2 61.296,1 18.047,9 126,1% 28.930,9 89,4% 2. Phải trả người bán 39.826,2 53.355,3 39.112,3 13.529,1 34,0% - 14.243,0 -26,7% 3. Người mua trả tiền trước 161.067,1 166.036,9 157.108,6 4.969,8 3,1% - 8.928,3 -5,4% 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 18.909,4 5.567,8 4.216,8 - 13.341,6 -70,6% - 1.351,0 -24,3% 5. Phải trả người lao động 130,4 152,1 212,0 21,7 16,6% 59,9 39,4% 6. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 13.709,8 16.838,9 19.754,6 3.129,1 22,8% 2.915,7 17,3% 7. Quỹ khen thưởng phúc lợi 378,4 502,6 1.436,6 124,2 32,8% 934,0 185,8% Tổng nợ ngắn hạn 248.338,6 274.818,8 283.137,0 26.480,2 10,7% 8.318,2 3,0% (Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty cổ phần Licogi 14 năm 2012-2014) Nhìn vào cơ cấu nợ ngắn hạn ta thấy tỷ trọng các khoản mục trong nợ ngắn hạn được phân bổ đều tuy nhiên trong đó tỷ trọng của khoản mục người mua trả tiền trước và phải trả người bán là lớn nhất. Các khoản Người mua trả tiền trước chủ yếu là sô tiền ướng trước của chủ đầu tư khi ký kết hợp đồn và triển khai xây dựng công trình. Tương tự vậy Các khoản phải trả người bán có tỷ trọng lớn vì các khoản chi phí thanh toán trong tháng của Công ty là các khoản thanh toán gồm: chi phí thanh toán cho các đơn vị cung cấp nguyên vật liệu đầu vào như xi măng ,sắt thép... Từ năm 2012 đến năm 2014, ngoài thì khoản Vay và nợ ngắn hạn bắt đầu có xu hướng tăng cao vì công ty phải cần thêm tài chính để thực hiện các gói thầu đang dở dang, các công trình đang hoàn thiện, đặc biệt là đầu tư mạnh mẽ vào khu đô thị Minh Phương. Đặc biệt trong năm 2015 tỷ trọng của khoản mục vay và nợ ngắn hạn là 61.296,1 triệu đồng có tỷ trọng 21,6% trong tổng nợ ngắn hạn. Giá trị Tổng nợ dài hạn cũng65 tăng 11,1% trong năm 2013 và tiếp tục tăng 7,9% năm 2014 với giá trị là 283.137,0 triệu đồng. * Về vốn chủ sở hữu: Bảng 3.8: Cơ cấu vốn chủ sở hữu Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2013 2014 Tăng trƣởng so với năm 2012 Tăng trƣởng so với năm 2013 Giá trị (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) I. Vốn chủ sở hữu 33.514,8 36.570,1 50.979,1 3.055,3 9,1% 14.409 39,4% 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 28.800,0 28.800,0 28.800,0 - - - - 2. Thặng dư vốn cổ phần 840,7 840,7 840,7 - - - - 3. Quỹ đầu tư phát triển 2.504,2 2.674,0 4.564,3 169,8 6,8% 1.890,3 70,7% 4. Qũy dự phòng tài chính 1.180,7 1.350,4 2.295,6 169,7 14,4% 945,2 70,0% 5.Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 189,2 2.905,0 14.478,5 2.715,8 1.435,4% 11.573,5 398,4% II. Nguồn kinh phí và quỹ khác - - - - - - - Tổng nguồn vốn chủ sở hữu 33.514,8 36.570,1 50.979,1 3.055,3 9,1% 14.409,0 39,4% (Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty cổ phần Licogi 14 năm 2012-2014) Từ bảng 3.8 cho thấy, trong cơ cấu của nguồn vốn chủ sở hữu chính là vốn chủ sở hữu. Cũng từ bảng 3.8 ta thấy vốn đầu tư của chủ sở hữu giữ nguyên giá trị 28.800 triệu đồng trong 3 năm 2012-2014, tuy nhiên vốn chủ sở hữu vẫn tăng đều qua các năm. Lý do là lợi nhuận sau thuế và quỹ đầu tư phát triển qua các năm đều tăng tốt đã bổ sung vào vốn chủ sở hữu. Đặc biệt trong năm 2014 lợi nhuận sau thuế là 14.478,5 triệu đồng tăng 398,4% so với năm 2013. * Đánh giá chung về cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn Ta đánh giá việc sử dụng, bố trí và sắp xếp tài sản, nguồn vốn của Công ty thông qua các chỉ tiêu dưới đây:66 Bảng 3.9: Cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Licogi 14 (giai đoạn 2012-2014) Chỉ tiêu 2012 2013 2014 1. Bố trí cơ cấu tài sản - Tài sản cố định/Tổng tài sản 8,0% 9,4% 11,6% - Tài sản lưu động/Tổng tài sản 92,0% 90,6% 88,4% 2. Bố trí cơ cấu nguồn vốn - Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn 90,3% 92,5% 92,4% - Nguồn vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn 9,7% 7,5% 7,6% (Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty cổ phần Licogi 14 năm 2012-2014) Nhìn vào bảng trên cho thấy năm 2012 Công ty sử dụng 92% tài sản lưu động và 8% tài sản cố định trong tổng tài sản; năm 2013 tỷ lệ này là 90,6% tài sản lưu động và 9,4% tài sản cố định; sang năm 2014 thì tỷ lệ này là 88,4% tài sản lưu động và 11,6% tài sản cố định. Mặc dù tỷ lệ này dao động qua các năm nhưng nhìn chung còn chưa hợp lý. Tài sản lưu động còn chiếm tỷ trọng quá lớn trong tổng tài sản. Nguyên nhân là do giá trị hàng tồn kho, phải thu ngắn hạn lớn. Công ty cần đưa ra nhiều biện pháp quản lý hiệu quả hơn các khoản mục này để việc sử dụng tài sản đạt hiệu quả cao nhất. Về cơ cấu nguồn vốn, nợ phải trả chiếm 90,3%; 92,5% 92,4% và nguồn vốn chủ sở hữu chiếm 9,7%; 7,5%; 7,6% trên tổng nguồn vốn tương ứng với các năm 2013,2013 và 2014. Như vậy, tỷ lệ vốn chủ sở hữu cũng chiếm rất ít trong tổng nguồn vốn, cơ cấu nguồn vốn của Công ty là chưa hợp lý. Công ty cần tăng vốn chủ sở hữu và giảm giá trị nợ phải trả để có duy trì duy trì phát triển bền vững.67 3.2.1.2. Phân tích biến động doanh thu, chi phí, lợi nhuận Bảng 3.10: Kết quả kinh doanh của Licogi 14 (giai đoạn 2012-2014) Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2012 2013 2014 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 168.189,6 167.630,5 215.291,9 2. Các khoản giảm trừ - - - 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 168.189,6 167.630,5 215.291,9 4. Giá vốn 159.970,6 159.354,0 182.054,5 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 8.219,0 8.276,5 33.237,3 6.Doanh thu hoạt động tài chính 692,4 162,1 34,8 7. Chi phí tài chính 71,9 496,9 1.993,0 8. Chi phí bán hàng 659,4 - 999,1 2.951,3 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 3.893,6 2.599,0 4.096,7 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 4.286,6 4.343,6 24.231,2 11. Thu nhập khác 891,9 182,7 - 12. Chi phí khác 591,0 - - 13. Lợi nhuận khác 301,0 182,7 - 14. Tổng lợi nhuận kế toán trƣớc thuế 4.587,6 4.526,4 24.231,2 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 1.231,5 1.326,4 4.251,0 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại -428,7 -194,8 1.079,9 17. Lợi nhuận sau thuế TNDN 3.784,8 3.394,8 18.900,3 (Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty cổ phần Licogi 14 năm 2012-2014)68 (Nguồn: Số liệu từ Bảng 3.10) Hình 3.4: Doanh thu, chi phí, lợi nhuận của Licogi 14 (giai đoạn 2012-2014) Bảng 3.11: Đánh giá các chỉ tiêu kết quả kinh doanh giai đoạn 2010-2013 Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2013 2014 Tăng trƣởng so với 2012 Tăng trƣởng so với 2013 Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ -559,1 -0,3% 47.661,4 28,4% 2. Các khoản giảm trừ - - - - 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ -559,1 -0,3% 47.661,4 28,4% 4. Giá vốn -616,6 -0,4% 22.700,5 14,2% 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 57,5 0,7% 24.960,8 301,6% 6.Doanh thu hoạt động tài chính -530,3 -76,6% -127,3 -78,5% 7. Chi phí tài chính 425,0 591,1% 1.496,1 301,1% 8. Chi phí bán hàng 339,7 51,5% 1.952,2 195,4% 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp - 1.294,6 -33,2% 1.497,7 57,6% 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 57,0 1,3% 19.887,6 457,9% 0,0050.000,00100.000,00150.000,00200.000,00250.000,00Triệu đồng201220132014Doanh thu - Chi phí - Lợi nhuậnDoanh thuChi phí Lợi nhuận69 11. Thu nhập khác=J709,2 =J79,5B=J182,7 =J100,0%=12. Chi phí khác=J591,0 =J100,0%= J =0,0%=13. Lợi nhuận khác=J118,3 =J39,3B=J182,7 =J100,0%=14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế =J61,2 ==J1,3%= =19.704,8 ==435,3%=15. Chi phí thuế TNDN hiện hành= 94,9 ==7,7%= =2.924,6 =220,5%=16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại= 233,9 =J54,6B= =1.274,7 =J654,4%=17. Lợi nhuận sau thuế TNDN=J390,0 =J10,3B= =15.505,5 ==456,7%=(Nguồn: Số liệu từ Bảng 3.10) * Về doanh thu: Năm 2012, doanh thu của công ty đạt 168.189,6 triệu đồng, Năm 2013 doanh thu không có nhiều thay đổi và duy trì ở mức 167.630,5 triệu đồng giảm 0,3% so với năm 2012. Để duy trì được doanh thu trong năm 2013 như vậy, Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ trong công ty đã nỗ lực rất nhiều vì đây là năm thị trường bất động sản đóng băng, các dự án xây dựng rất hạn chế. Trong năm 2014, với việc TSCĐ được đầu tư mạnh trong năm 2013 về máy móc thiết bị nên khả năng cung cấp dịch vụ của Công ty tăng lên đáng kể đã tạo tiền đề lớn cho việc tăng doanh thu. Vì vậy, doanh thu năm tăng 28,4% đạt mức 215.291,9 triệu đồng, doanh thu đã có bước nhảy vọt đánh dấu sự phát triển mới trong những năm sắp của công ty cùng với sự phục hồi của nền kinh tế và sự hồi sinh của thị trường bất động sản. * Về chi phí Giá vốn hàng bán của Công ty hàng năm rất lớn do chi phí trả nguyên vật liệu, chi phí nhiên liệu, chi phí mua máy móc thiết bị, khấu hao tài sản cố định. Năm 2012, giá vốn hàng bán là 159.970,6 triệu đồng chiếm 95,1% doanh thu thuần. Năm 2013, giá trị này là 159.354,0 triệu đồng chiếm 95,1% doanh thu thuần. Đến năm 2014, giá vốn hàng bán trong doanh thu thuần lên ở mức 84,6% tương đương với giá trị là 182.054,5 triệu đồng, tỉ lệ này giảm do doanh thu thuần năm 2014 tăng cao.70 Như vậy, giá vốn hàng năm tăng lên và chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu thuần. Giá vốn chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu thuần (>80%) sẽ kéo theo việc lợi nhuận của Công ty không thực sự cao. Do đó, Công ty cần phải tiếp tục đầu tư để tăng cường năng lực quản lý, năng lực thi công để mang lại lợi nhuận lớn hơn cho Công ty. Ngoài giá vốn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí của Công ty thì chi phí quản lý là chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 tuy nhiên cũng chỉ giao động từ 1-2%/năm, năm 2012 tỷ lệ này là 2,3% tương đương với 3.893,6 triệu, sang năm 2012 tỷ lệ này giảm còn 1,6% là do năm 2012 Công ty kiện toàn lại bộ máy quản lý. Năm 2014 chi phí quản lý giữ ở mức 1,9%. * Về lợi nhuận Năm 2012, lợi nhuận đạt 3.784,9 triệu đồng. Năm 2013, do tình tình hình kinh tế khó khăn nên lợi nhuận giảm 390 triệu tương tứng giảm 10,3%. Sang năm 2014 tốc độ tăng trưởng gấp hơn 4,5 lần so với năm 2013 với giá trị tuyệt đối đạt 18.900,3 triệu đồng, năm 2014 là năm công ty thành công nhất, với doanh thu và lợi nhuận rất cao. 3.2.1.3. Biến động của dòng tiền Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty cung cấp căn cứ đánh giá khách quan tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và khả năng so sánh giữa các doanh nghiệp vì tài liệu chúng ta sử dụng chủ yếu là số liệu trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ, báo cáo này loại trừ ảnh hưởng được ảnh hưởng của các phương pháp kế toán khác nhau cho cùng một giao dịch và hiện tượng. Từ đó, ta có thông tin hữu ích cho sự đánh giá khả năng tạo tiền, khả năng thanh toán và nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp; tạo điều kiện cho dự báo về khả năng tài chính và sự phát triển tài chính của doanh nghiệp.71 Bảng 3.12 : Bảng lƣu chuyển tiền tệ qua các năm Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch Năm 2013/2012 Chênh lệch Năm 2014/2013 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1. Tổng dòng tiền hoạt động kinh doanh -39.828,1 -22.204,8 16.383,1 17.623,3 -44,2% 38.587,9 -173,8% 2. Tổng dòng tiền hoạt động đầu tư -95,1 337,2 34,8 432,3 -454,6% -302,4 -89,7% 3. Tổng dòng tiền hoạt động tài chính 7.658,1 16.027,6 25.432,8 8.369,5 109,3% 9.405,2 58,7% 4. Dòng tiền ròng của doanh nghiệp 15.801,2 9.961,1 19.045,6 -5.840,1 -37,0% 9.084,5 91,2% (Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty cổ phần Licogi 14 năm 2012-2014) Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của công ty đều duy trì ở mức cao qua các năm do các dự án đều các chủ đầu tư được giải ngân đều. Năm 2012 và năm 2014 dòng tiền này tương đối lớn. Năm 2012 là 15.801,2 triệu đồng năm 2013 là 9.61,1 triệu đồng và năm 2014 là 19.045,6 triệu đồng. Dòng tiền từ hoạt động đầu tư trong đều có giá trị nhỏ triệu đồng tương ứng trong 3 năm 2012, 2013 và 2014 là -95,1;337,2 và 34,8 triệu đồng. Dòng tiền hoạt động tài chính trong 3 năm đều mang giá trị dương có giá trị lần lượt là 7.658,1; 16.027,6; 25.432,8 dòng tiền này có được đều là các khoản vay ngắn hạn và dài hạn từ Ngân hàng và các cá nhân 3.3. Phân tích các nhóm hệ số 3.3.1. Nhóm hệ số phản ánh khả năng thanh toán * Hệ số thanh toán hiện hành:72 Bảng 3.13: Phân tích khả năng thanh toán hiện hành Chỉ tiêu ĐVT 2012 2013 2014 Tài sản ngắn hạn Triệu đồng 391.423,5 444.029,1 485.211,5 Nợ ngắn hạn Triệu đồng 248.338,7 274.818,8 283.147,0 Hệ số thanh toán hiện hành Lần 1,58 1,62 1,71 (Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty cổ phần Licogi 14 năm 2012-2014) Ta thấy trong toàn bộ giai đoạn 2012-2014, hệ số thanh toán hiện hành của Công ty đạt mức rất tốt (>1) nghĩa là cứ 1 đồng nợ ngắn hạn luôn được bảo bảo bằng hơn 1 đồng tài sản ngắn hạn. Như vậy ta thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Licogi 14 là rất tốt và được duy trì đảm bảo qua các năm ở mức >1,5 lần. (Nguồn: Số liệu từ Bảng 3.13) Hình 3.5: Khả năng thanh toán hiện hành. Khả năng thanh toán hiện hành0100000200000300000400000500000600000201220132014Triệu đồng00,20,40,60,811,21,41,61,8LầnTài sản ngắn hạnNợ ngắn hạnHệ số thanh toán hiệnhành73 Thực hiện so sánh với một doanh nghiệp cùng ngành năm 2014: Bảng 3.14: So sánh hệ số thanh toán hiện hành các doanh nghiệp cùng ngành Chỉ tiêu ĐVT Licogi 14 H&C Thành Công Tài sản ngắn hạn Triệu đồng 118.185,2 461.242 17.438 Nợ ngắn hạn Triệu đồng 91.773,5 583.457 15.906 Hệ số thanh toán hiện hành Lần 1,71 0,79 1,1 (Nguồn: Báo cáo tài chính: Công ty cổ phần Licogi 14; Công ty cổ phần xây dựng H&C; Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Thành công - năm 2014) Nhìn vào bảng so sánh giá trị trên ta thấy so với các doanh nghiệp trong ngành thì Licogi 14 có hệ số thanh toán hiện hành rất tốt. Hệ số này của Licogi 14 gấp 2,1 lần so với công ty H&C và gấp 1,5 lần so với công ty Thành Công. * Hệ số thanh toán nhanh: Bảng 3.15: Phân tích khả năng thanh toán nhanh Chỉ tiêu ĐVT 2012 2013 2014 Tài sản ngắn hạn - hàng tồn kho Triệu đồng 58.777,0 41.149,8 49.663,5 Nợ ngắn hạn Triệu đồng 248.338,7 274.818,8 283.147,0 Hệ số thanh toán nhanh Lần 0,24 0,15 0,18 (Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty cổ phần Licogi 14 năm 2012-2014) Qua bảng cân đối kế toán ta có thể thấy hàng tồn kho của công ty chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của công ty. Vì thế khi loại bỏ hàng tồn kho ra khỏi tài sản ngắn hạn làm ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng thanh toán của công ty. Trong 3 năm thì khả năng thanh toán của công ty đều rất thấp. Hệ số thanh toán nhanh của cả 3 năm từ 2012 đến năm 2014 đều nhỏ hơn 1 và chỉ là 0,1 lần với năm 2013 và 0,2 lân với nắm 2012 và năm 2014. Nguyên74 nhân là do lượng hàng tồn kho lớn và đều tăng qua các năm từ 332.646,5 triệu đồng năm 2012 lên 435.548 triệu đồng năm 2014, chứng tỏ việc giải phóng hàng tồn kho kém hiệu quả. Thêm vào tỷ lệ nợ của công ty cũng tăng mạnh cộng thêm lãi suất cao khiến cho chi phí lãi vay và các chi phí khác tăng gây ảnh hưởng không tốt đến khả năng thanh toán. (Nguồn: Số liệu từ Bảng 3.15) Hình 3.6: Khả năng thanh toán nhanh Thực hiện so sánh với một doanh nghiệp cùng ngành năm 2014. Bảng 3.16: So sánh hệ số thanh toán nhanh giữa các doanh nghiệp cùng ngành Chỉ tiêu ĐVT Licogi 14 H&C Thành Công Tài sản ngắn hạn - hàng tồn kho Triệu đồng 49.663,5 420.108 9.850 Nợ ngắn hạn Triệu đồng 283.147,0 583.457 15.906 Hệ số thanh toán nhanh Lần 0,18 0,72 0,62 (Nguồn: Báo cáo tài chính: Công ty cổ phần Licogi 14; Công ty cổ phần xây dựng H&C; Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Thành công - năm 2014) Hệ số thanh toán nhanh thể hiện khả năng các loại tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao hơn có thể chuyển thành tiền để thanh toán nợ ngắn hạn. Nói chung, hệ số này thường biến động trong khoảng từ (0.5 – 1) thì khả năng Khả năng thanh toán nhanh050.000100.000150.000200.000250.000300.000201220132014Triệu đồng00,050,10,150,20,250,3lầnTài sản ngắn hạn - hàngtồn khoNợ ngắn hạnHệ số thanh toán nhanh75 thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là tốt. Nhìn vào bảng so sánh giá trị trên ta thấy trong năm mà được đánh giá là chỉ số thanh toán nhanh so với các doanh nghiệp trong ngành thì Licogi 14 thấp hơn, chứng tỏ các tài sản của Công ty có tính thanh khoản thấp. * Hệ số thanh toán tức thời: Với hai hệ số trên ta thừa nhận rằng các khoản phải thu có khả năng chuyển đổi thành tiền để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, việc thu hồi các khoản này chỉ là vấn đề thời gian. Khi thị trường tài chính phát triển, việc trao đổi, mua bán các khoản phải thu này sẽ trở nên dễ dàng. Tuy nhiên với điều kiện thị trường tài chính chưa phát triển như của nước ta hiện nay hệ số thanh toán bằng tiền (hệ số thanh toán tức thời) thích hợp hơn hệ số thanh toán hiện hành và hệ số thanh toán nhanh. Bảng 3.17: Phân tích khả năng thanh toán bằng tiền Chỉ tiêu ĐVT 2012 2013 2014 Tiền mặt và các khoản tương đương tiền Triệu đồng 15.801,1 9961,1 19045,6 Nợ ngắn hạn Triệu đồng 248.338,7 274.818,8 283.147,0 Hệ số thanh toán tức thời Lần 0,064 0,036 0,067 (Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty cổ phần Licogi 14 năm 2012-2014) (Nguồn: Số liệu từ Bảng 3.17) Hình 3.7: Khả năng thanh toán tức thời Khả năng thanh toán tức thời050.000100.000150.000200.000250.000300.000201220132014Triệu đồng00,020,040,060,08LầnTiền mặt và các khoản tươngđương tiềnNợ ngắn hạnHệ số thanh toán tức thời76 Từ đồ thị ta thấy hệ số thanh toán bằng tiền cũng rất thấp. Cụ thể: năm 2012 hệ số này là 0,064 lần tức là với mỗi đồng nợ ngắn hạn Công ty có thể đảm chi trả bằng 0,064 đồng tiền mặt, không cần phải bán hàng tồn kho cũng không cần các khoản phải thu. Sang năm 2013, hệ số thanh toán bằng tiền được còn thấp hơn, chỉ là 0,036. Và năm 2014 hệ số thanh toán bằng tiền là 0,067 lần. Hệ số thanh toán bằng tiền của Công ty qua các năm là rất thấp, điều này tuy không thể đảm bảo cho việc thanh toán nhanh các khoản nợ đến hạn. Tuy nhiên, việc tập trung quá nhiều vào nguồn vốn bằng tiền sẽ làm cho hiệu quả hoạt động của nguồn vốn không cao. Do đó, cũng có thể thấy Công ty đã đẩy mạnh việc giải phóng vốn bằng tiền, đưa ra các biện pháp đầu tư hiệu quả. 3.3.2. Nhóm hệ số về đòn bẩy tài chính Bảng 3.18: Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu vồn Chỉ tiêu ĐVT Cách tính 2012 2013 2014 Chỉ số nợ lần Tổng nợ/Tổng tài sản 0,92 0,93 0,90 Khả năng thanh toán l ãi va y lần Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT)/Lãi vay 64,81 10,11 13,16 (Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty cổ phần Licogi 14 năm 2012-2014) * Chỉ số nợ: Hệ số nợ cao chứng tỏ doanh nghiệp mạnh dạn sử dụng nhiều vốn vay trong cơ cấu vốn. Đây là một cơ sở có được lợi nhuận cao. Hệ số nợ cao là một minh chứng về uy tín của doanh nghiệp đối với các chủ nợ. Tuy nhiên, nếu tỷ số này quá cao hàm ý doanh nghiệp không có thực lực tài chính mà chủ yếu đi vay để có vốn kinh doanh. Điều này cũng hàm ý là mức độ rủi ro của doanh nghiệp cao hơn. Theo Belverd thông thường các khoản nợ phải trả chiếm 75% trên tổng tài sản. Như bảng 3.18 cho chúng ta thấy công ty luôn có số nợ cao tới 92% năm 2012, 93% năm 2013 và 90% năm 2014.77 * Khả năng thanh toán lãi vay: Lãi vay hàng năm là chi phí tài chính cố định và chúng ta muốn biết doanh nghiệp sẵn sàng trả lãi đến mức nào. Cụ thể hơn chúng ta muốn biết liệu số vốn đi vay có thể sử dụng tốt đến mức độ nào, có thể đem lại khoản lợi nhuận bao nhiêu và bù đắp lãi vay hay không. Khả năng thanh toán lãi vay qua các năm ta thấy tỷ số này là rất cao, năm 2012: 64,81; năm 2013: 10,11; năm 2014: 13,16. Với tỷ lệ này cho thấy Công ty có thu nhập cao hơn từ 10 – 64 lần so với chi phí lãi vay và đặc biệt là năm 2012 lên đến 63,81 lần. Tỷ lệ này nếu lớn hơn 1 thì doanh nghiệp đang hoạt động tốt, mà ở đây tỷ số này của Công ty cao hơn hẳn. 3.3.3. Nhóm các hệ số phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản Nhóm tỷ số phản ánh khả năng quản lý tài sản có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Bảng 3.19: Các hệ số phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản Chỉ tiêu ĐVT 2012 2013 2014 Doanh thu thuần Triệu đồng 168189,6 167630,5 215291,9 Giá vốn hàng bán Triệu đồng 159970,6 159354 182054,5 Các khoản phải thu Triệu đồng 33.583,5 23.783,3 20.737,5 Tài sản cố định bình quân Triệu đồng 32.222,3 30.804,7 26.499,1 Tài sản lưu động bình quân Triệu đồng 391.423,5 417.726,3 464.620,3 Tổng tài sản bình quân Triệu đồng 416.687,8 466.597,9 508.743,9 Hàng tồn kho bình quân Triệu đồng 292.737,3 367.762,9 419.213,7 Vòng quay TSCĐ lần 5,22 5,44 8,12 Vòng quay TSLĐ lần 0,43 0,40 0,46 Vòng quay tổng tài sản lần 0,40 0,36 0,4278 Vòng quay hàng tồn kho lần 0,55 0,43 0,43 Kỳ thu tiền bình quân ngày 72,89 51,79 35,16 (Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty cổ phần Licogi 14 năm 2012-2014) (Nguồn: Số liệu từ Bảng 3.19) Hình 3.8: Hiệu quả sử dụng tài sản * Vòng quay tài sản cố định - TSCĐ: Số vòng quay tài sản cố định nói lên cường độ sử dụng tài sản cố định, đồng thời cũng cho biết đặc điểm ngành nghề kinh doanh và đặc điểm đầu tư. Từ số liệu trên ta thấy số vòng quay tài sản cố định của công ty tăng đều qua từng năm chứng tỏ công ty khai thác càng ngày càng hiệu quả. Tình hình cụ thể như sau: Năm 2013, vòng quay tài sản cố định là 5,44 vòng tức là trên 1 đồng tài sản cố định công ty có thể tạo được 5,44 đồng doanh thu. So với năm 2012, thì khả năng tạo ra doanh thu từ tài sản cố định tăng 0,22 đồng. Năm 2014, số vòng quay này tiếp tục tăng mạnh lên 8,12 vòng, Nguyên nhân do doanh thu năm 2014 tăng mạnh, nó cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty là có hiệu quả. * Vòng quay tài sản lƣu động - TSLĐ: Vòng quay TSLĐ biến động khá ổn định và tăng hơn 1 chút trong năn 2014. Năm 2012, vòng quay TSLĐ là 0,43; có nghĩa là 1 đồng TSLĐ tạo ra được 0,43 đồng doanh thu thuần. Sang đến năm 2013 hệ số này giảm xuống Hiệu quả sử dụng tài sản0246810201220132014lần020406080ngàyVòng quay TSCĐVòng quay TSLĐVòng quay tổng tài sảnVòng quay hàng tồn khoKỳ thu tiền bình quân79 còn 0,4. Năm 2014, hệ số này tăng lên 0,46; hệ số này chứng tỏ TSLĐ của Công ty có giá trị cao và được sử dụng chưa đầy đủ. * Vòng quay tổng tài sản: Hiệu suất sử dụng tổng tài sản chịu ảnh hưởng của cả hiệu suất sử dụng TSCĐ và TSLĐ. Do giá trị TSCĐ và TSLĐ tương đối lớn nên hiệu suất sử dụng tổng tài sản tương đối nhỏ. Năm 2012, 2013, 2014 vòng quay tổng tài sản tương ứng là 0,40; 0,36; 0,42. Nhìn vào số liệu chung qua các năm ta thấy, bình quân 1 đồng tài sản tạo ra được hơn 0,3 đồng doanh thu; Để hiệu suất sử dụng tổng tài sản được cải thiện thì phải cải thiện hiệu suất sử dụng TSCĐ và TSLĐ. Công ty cần phải quản lý hiệu quả hơn tiền mặt, các khoản phải thu ngắn hạn và TSCĐ. * Vòng quay hàng tồn kho Qua các năm từ 2012 – 2014, ta thấy số vòng quay hàng tồn kho lần lượt là 0,55; 0,43; 0,43, Điều này cho thấy khối lượng hàng tồn kho nhiều quá mức, sản phẩm bị tích đọng hoặc tiêu thụ không tốt. Đây là một biểu hiện bất ổn trong kinh doanh. Công ty cần tăng cường công tác quản lý hàng tồn kho, cần có các biện pháp tích cực hơn nữa trong việc tiêu thụ sản phẩm cũng như cần mở rộng việc tìm kiếm, khai thác thị trường giúp nâng cao hơn nữa sản lượng đồng thời giảm tải việc tồn đọng hàng tồn kho. * Kỳ thu tiền bình quân Kỳ thu tiền bình quân năm 2014 là thấp nhất so với các năm 2012 và 2014. Cụ thể năm 2012 công ty cần đến 72 ngày để thu hồi khoản nợ, nhưng năm 2013 chỉ là 51 ngày và năm 2014 thời gian cần thiết chỉ là 35 ngày. Đây là chỉ số khá tốt góp phần nâng cao hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của công ty. 3.3.4. Nhóm các hệ số phản ánh khả năng sinh lời Ta xem xét một số chỉ tiêu trong bảng dưới đây:80 Bảng 3.20: Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi Chỉ tiêu ĐVT 2012 2013 2014 Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 3.784,8 3.394,8 18.900,3 Doanh thu thuần Triệu đồng 168.189,6 167.630,5 215.291,9 Tổng tài sản bình quân Triệu đồng 416.687,8 466.597,9 508.743,9 Vốn chủ sở hữu bình quân Triệu đồng 33.112,3 35.042,5 43.774,6 EBIT Triệu đồng 4.659,5 5.023,3 26.224,2 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) % 2,25 2,03 8,78 Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) % 0,91 0,73 3,72 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) % 11,43 9,69 43,18 Sức sinh lợi căn bản (BEP) % 1,12 1,08 5,15 (Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty cổ phần Licogi 14 năm 2012-2014) (Nguồn: Số liệu từ Bảng 3.20) Hình 3.9: Các hệ số phản ánh khả năng sinh lời Các hệ số phản ánh khả năng sinh lời010203040506070201220132014Tỉ lệ %Sức sinh lợi căn bản (BEP)Tỷ suất lợi nhuận trênvốn chủ sở hữu (ROE)Tỷ suất lợi nhuận trên tàisản (ROA)Tỷ suất lợi nhuận trêndoanh thu (ROS)81 * Phân tích chỉ tiêu lợi nhuận trên doanh thu (ROS) Nhìn vào chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) ta thấy các tỷ lệ này khá thấp, lần lượt đạt: 2,25%; 2,03%; 8,78%. Nguyên nhân của việc ROS của Công ty thấp là do giá vốn hàng bán của thường chiếm từ 85 – 90% trong tổng doanh thu thuần nên lợi nhuận mang lại thường không cao. Riêng năm 2014 vì lợi nhuận tăng cao nên chỉ ROS tăng mạnh và nhảy vọt so với năm 2013. Thực hiện so sánh các chỉ số về hiệu quả sinh lời trong năm 2014 của Licogi 14 và hai doanh nghiệp cùng ngành, ta thấy chỉ số ROS của Công ty là tốt hơn hẳn hai công ty được so sanh thông qua bảng số liệu sau: Bảng 3.21: So sánh giá trị ROS giữa các doanh nghiệp cùng nghành Chỉ tiêu ĐVT Licogi 14 H&C Thành Công Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 18.900,3 25.331,89 4.558,20 Doanh thu thuần Triệu đồng 215.291,9 531.560,81 221.382,21 ROS % 8,78 3,28 2,06 (Nguồn: Báo cáo tài chính: Công ty cổ phần Licogi 14; Công ty cổ phần xây dựng H&C; Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Thành công - năm 2014) * Phân tích chỉ tiêu lợi nhuận trên tài sản (ROA) Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) biến động qua các năm. Năm 2012 là 0,91%; năm 2014 là 0,73%; năm 2014 là 3,72%. Nguyên nhân do tốc độ tăng tài sản khác tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận. Năm 2014, tài sản bình quân tăng 9,03% so với 2013 trong khi đó lợi nhuận tăng 456,7%; nên ROA của 2014 cao hơn năm 2013 nhiều. Thực hiện so sánh các chỉ số về hiệu quả sinh lời trong năm 2014 của Licogi 14 và hai doanh nghiệpcùng ngành, ta thấy chỉ số ROA của Công ty là tốt hơn hai công ty được so sanh thông qua bảng số liệu sau:82 Bảng 3.22: So sánh giá trị ROA giữa các doanh nghiệp cùng nghành Chỉ tiêu ĐVT Licogi 14 H&C Thành Công Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 18.900,3 25.331,89 4.558,20 Tổng tài sản Triệu đồng 508.743,9 1.742.518,42 139.113,11 ROA % 3,72 1,45 3,28 (Nguồn: Báo cáo tài chính: Công ty cổ phần Licogi 14; Công ty cổ phần xây dựng H&C; Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Thành công - năm 2014) * Phân tích chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) Khi xem xét về tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), ta thấy năm 2012 là 11,43% sang năm 2013 tỷ suất lợi nhuận có một chút giảm nhẹ so với năm 2012, tỷ lệ giảm là 1,47%, nguyên nhân ROE năm 2013 giảm là do trong năm nguồn vốn chủ sở hữu tăng 5,8% so với 2012 trong khi lợi nhuận lại giảm 10,3%. Bước sang năm 2014, tốc độ tăng của ROE lại quay trở lại do tốc độ tăng lợi nhuận cao hơn nhiều tốc độ tăng vốn chủ sở hữu (456,7% so với 24,92%). Chỉ số ROE năm 2014 đạt 43,18%, chỉ số này cao sẽ kích thích các nhà đầu tư quan tâm và đầu tư vào Licogi 14. Thực hiện so sánh các chỉ số về hiệu quả sinh lời trong năm 2014 của Licogi 14 và hai doanh nghiệp cùng ngành, ta thấy chỉ số ROE của Công ty là tốt hơn hẳn hai công ty được so sanh thông qua bảng số liệu sau: Bảng 3.23: So sánh giá trị ROE giữa các doanh nghiệp cùng nghành Chỉ tiêu ĐVT Licogi 14 H&C Thành Công Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 18.900,3 25.331,89 4.558,20 Vốn chủ sở hữu Triệu đồng 43.774,6 906.722,21 90.590,08 ROE % 43,18 2,79 5,03 (Nguồn: Báo cáo tài chính: Công ty cổ phần Licogi 14; Công ty cổ phần xây dựng H&C; Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Thành công - năm 2014)83 * Sức sinh lợi căn bản (BEP) Nhìn vào bảng ta thấy sức sinh lời cơ bản BEP của công ty lần lượt là 1,12%; 1,08%; 5,15% qua các năm 2012, 2013 và 2014. Năm 2014 với sự gia tăng của lợi nhuận nên chỉ số BEP tăng tới 478,8 % so với năm 2013. 3.3.5. Nhóm các hệ số tăng trưởng Bảng 3.24: Các chỉ tiêu phản ánh hệ số tăng trƣởng Chỉ tiêu ĐVT 2012 2013 2014 Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 3.784,8 3.394,8 18.900,3 Lợi nhuận dữ lại Triệu đồng 189,2 2.905,0 14487,5 Tỷ số lợi nhuận giữ lại (b) % 5,00 85,57 76,65 Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) % 0,91 0,73 3,72 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) % 11,43 9,69 43,18 Tỷ số tăng trƣởng nội tại (IGR) % 0,05 0,63 2,93 Tỷ số tăng trƣởng bền vứng (SGR) % 0,57 9,04 49,47 (Nguồn: Số liệu từ bảng 3.20) * Tỉ số tăng trưởng nội tại( IGR) Tỷ số này cho biết tốc độ tăng trưởng lớn nhất mà doanh nghiệp đạt được khi không cần bất kỳ nguồn tài trợ nào từ bên ngoài. Nhìn vào bảng ta thấy tỉ số tăng trưởng nội tại của Công ty năm 2012 là 0,05%, năm 2013 là 0,0635 và năm 2014 là 2.93%. Riêng năm 2014 Công ty đã giữ lại khá nhiều phần lợi nhuận để phục vụ cho tái đầu tư sản xuất kinh doanh, tạo tiền để năm 2015 . * Tỷ số tăng trưởng bền vứng (SGR) Tỷ số này cho biết tốc độ tăng trưởng lớn nhất doanh nghiệp có thể đạt được mà không cần tài trợ cho vốn chủ sở hữu từ bên ngoài với điều kiện84 không tăng đòn bẩy tài chính (tỷ lệ giữa nợ và vốn chủ sở hữu không thay đổi). Tỷ số SGR của công ty năm 2012 là 0,57%,sang năm 2013 đã tăng lên 9,04%, và năm 2014 tỷ số SGR có giá trị lên tới 49,47%. Điều này là do doanh thu năm 2014 danh thu của công ty cao và lợi nhuận dữ lại công ty cũng có giá trị lớn. 3.3.6. Phân tích Dupont Phân tích khả năng sinh lời qua chỉ số Dupont thực chất chính là phân tích khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu, đây là tiêu chuẩn phổ biến nhất người ta dùng để đánh giá tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Việc phân tích dựa vào chỉ số Dupont sẽ giúp ta kết hợp đánh giá tổng hợp khả năng sinh lời của doanh nghiệp, đồng thời giúp ta đề xuất những biện pháp để gia tăng suất sinh lời của vốn chủ sở hữu. Như vậy, vấn đề mấu chốt có ảnh hưởng trực tiếp tới ROE ở đây chính là Hệ số nợ Rd (Rd = D/A). Ta có bảng so sánh sau: Bảng 3.25: So sánh ROE và hệ số nợ Rd Chỉ tiêu ĐVT 20NO 2013 2014 ROb % 21,3 20,4 21,0 Hệ số nợ (Rd) % 11,43 9,69 43,18 (Nguồn: Số liệu từ bảng 3.18 và 3.20)85 (Nguồn: Số liệu từ Bảng 3.25) Hình 3.10: Phân tích biến động ROE và hệ số nợ Rd Năm 2012 và năm 2013, Rd và ROE biến động cùng chiều tăng lên qua các năm. Khi Rd biến động giảm từ 11,43% xuống 9,69% thì ROE cũng giảm từ 21,3% lên 20,4%. Sang đến năm 2014, cả ROE và Rd đều tăng, trong đó ROE tăng lên 21.06% trong khi Rd tăng tới 43,18%, do tốc độ tăng nợ cao hơn tăng tài sản vì năm 2014 doanh thu của Công ty tăng vượt mức. Tuy nhiên không phải cứ tăng Rd thì ROE sẽ tăng. Chỉ khi Công ty kinh doanh có lãi thì chức năng khuyếch đại của Rd mới có lợi. Còn nếu trong trường hợp Công ty làm ăn thua lỗ, việc tăng tỷ trọng nợ chỉ làm cho thua lỗ thêm trầm trọng và đẩy nhanh Công ty vào tình cảnh mất khả năng thanh toán dẫn tới phá sản. Thường thì khi tỷ lệ Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản (ROA) còn lớn hơn tỷ lệ lãi vay bình quân thì trên lý thuyết Công ty vẫn còn có thể tăng tỷ trọng nợ để khuyếch đại ROE. 3.3.7. Đánh giá rủi ro phá sản (hệ số Z) Áp dụng tính chỉ số phá sản (hệ số Z) để có thể thấy được sự an toàn của Công ty, ta có bảng số liệu cụ thể sau: Biến động ROE và Hệ số nợ Rd020406080201220132014Tỉ lệ %Hệ số nợ (Rd)ROE86 Bảng 3.26: Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro phá sản Chỉ tiêu ĐVT 2012 2013 2014 Doanh thu bán hàng Triệu đồng 168.189,6000 167.630,5000 215.291,9000 Tổng tài sản Triệu đồng 442.909,6000 490.286,2000 527.201,5000 EBIT Triệu đồng 4.659,5000 5.023,3000 26.224,2000 LNST Triệu đồng 3.784,8000 3.394,8000 18.900,3000 Giá trị vốn hóa thị trường Triệu đồng 65.000,0000 76.000,0000 93.000,0000 Tổng nợ Triệu đồng 409.394,8000 453.716,1000 476.213,5000 Lợi nhuận giữ lại Triệu đồng 189,2000 2.905,0000 14.487,5000 Vốn lưu động Triệu đồng 391.423,5 444.029,1 485.211,5 X1 Đơn vị 0,8838 0,9057 0,9204 X2 Đơn vị 0,0004 0,0059 0,0275 X3 Đơn vị 0,0105 0,0102 0,0497 X4 Đơn vị 0,1588 0,1675 0,1953 X5 Đơn vị 0,3797 0,3419 0,4084 Z Đơn vị 1,0958 1,1289 1,3070 (Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty cổ phần Licogi 14 năm 2012-2014) Thông qua việc xác định chỉ số điểm Z qua các năm trong giai đoạn 2012-2014 lần lượt là 1,02; 1,13; 1,31 ta thấy hệ số Z đều <1,8. Nên Công ty nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản rất cao. Yếu tố này là từ các chỉ số của doanh thu, công nợ, tài sản, lợi nhuận. 3.4. Đánh giá chung về tình hình tài chính của Công ty cổ phần Licogi 14 3.4.1. Kết quả đạt được + Về doanh thu và lợi nhuận: Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty năm 2013 giảm 0,3% so với năm 2012, và năm 2015 tăng 28,4% so với năm 2013.87 Trong cả 3 năm lợi nhuận sau thuế của Công ty đều dương cụ thể: Lợi nhuận sau thuế năm 2012 là 3.784,8 triệu đồng, năm 2013 là 3.394,8 triệu đồng, năm 2014 tăng lên 18.900,3 triệu đồng. Để đạt được mức lợi nhuận này, lãnh đạo cùng với toàn thể cán bộ của Công ty đã cùng quyết tâm cố gắng tìm các biện pháp để đẩy mạnh doanh thu, tiết kiệm chi phí, quản lý tốt công nợ cũng như các biện pháp về công nghệ thông tin trong quản lý. + Về cơ cấu tài sản: Giá trị tài sản được Công ty duy trì qua các năm tương đối lớn. Năm 2012, tổng tài sản đạt mức 442.609,6 tỷ đồng với 11,6% tài sản dài hạn và 88,4% tài sản ngắn hạn. Sang năm 2013, tổng tài sản tiếp tục tăng lên 49.0286,2 tỷ đồng với 9,4% tài sản dài hạn và 90,6% tài sản ngắn hạn. Đến năm 2014, tỷ lệ này là 8% tài sản dài hạn và 92% tài sản ngắn hạn với mức tổng tài sản là 52.7201,6 tỷ đồng tài sản. + Về khả năng thanh toán: Hệ số thanh toán bằng tiền của Công ty là thấp năm 2012 là 0,064, năm 2013 là 0,036 và năm 2014 là 0,067. Công ty có lượng tiền và các khoản tương đương tiền khá thấp, điều này chứng tỏ công ty rất chịu khó đầu tư cho sản xuất kinh doanh nhưng đôi lúc sẽ khó khăn cho Công ty trong việc thanh toán nhanh các khoản nợ đến hạn. Khả năng thanh toán lãi vay của Công ty là rất tốt so với mức trung bình của doanh nghiệp. + Về hiệu suất sử dụng tài sản: Vòng quay TSCĐ lớn hơn 1 và tăng dần qua các năm. Điều này chứng tỏ hiệu suất sử dụng TSCĐ ngày càng tăng lên. + Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) là khá tốt và tăng qua các năm88 Công ty đã duy trì được tốc độ tăng lợi nhuận qua các năm rất tốt, ngoài ra hàng năm vẫn đảm bảo vốn chủ sở hữu được tăng lên đã chứng minh được khả năng điều hành tốt của ban quản lý Công ty. Đặc biệt năm 2014, một bước ngoặt lớn của Công ty với lợi nhuận của Công ty đạt tỷ lệ tăng 556,7% đưa mức lợi nhuận lần đầu tiên vượt qua con số 18.900,30 triệu đồng. 3.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế Bên cạnh những kết quả đạt được, tình hình tài chính của Công ty còn tồn tại một số vấn đề sau: Cơ cấu tài sản chưa thật hợp lý: Tỷ trọng tài sản lưu động lớn, các năm đều chiếm tỷ trọng trên 88% trong tổng tài sản. Nguyên nhân do tiền mặt, các khoản phải thu ngắn hạn lớn sẽ dễ gây đến việc mất khả năng thanh toán. Hiệu suất sử dụng TSCĐ và TSLĐ vẫn chưa tốt. Nguyên nhân do TSCĐ và TSLĐ của Công ty có giá trị chưa cao nên khi thực hiện các dự án. Công ty sẽ đối mặt với việc thiếu tài sản cố định: nhà xưởng, dây truyền chia chọn tự động, kho bãi, phương tiện vận chuyển. Giá vốn chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu thuần, luôn trên 80%. Giá vốn hàng bán của Công ty hàng năm rất lớn do chi chi phí nguyên nhiên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp tuy nhiên việc cắt giảm chi phí của khoản mục này là rất khó. Mặc dù doanh thu hàng năm đều tăng mạnh, nhưng lợi nhuận lại không cao do giá vốn hàng bán chiếm trên 80% doanh thu bán hàng. Công ty cần đưa ra các chính sách tăng cường quản lý và đưa ra các dịch vụ đem lại nhiều lợi nhuận và phù hợp với Công ty. Việc đang sử dụng rất nhiều lao động trong việc triển khai công việc tại Công ty cũng đem lại sức ép về chi phí chi trả người lao động cũng dẫn đến việc hiệu quả tài chính chưa cao.89 Nguyên nhân: Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn ra trong những năm gần đây đã dẫn tới đợt suy thoái kinh tế có quy mô lớn, ảnh hưởng đến nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Hệ qủa của nó là nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của công ty bị suy giảm. Đồng thời giá cả các yếu tố đầu vào như thiết bị, bản quyền, thuê cột điện, tiền điện…tăng mạnh khiến công ty gặp khó khăn trong công tác quản lý chi phí (chi phí nguyên vật liệu, chi phí lãi vay….) ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. - Mặc dù công ty bước đầu đã nhận thức được vai trò của phân tích tài chính nhưng Ban lãnh đạo công ty chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của phân tích tài chính. Phân tích tài chính chỉ được coi là hoạt động kèm theo hoạt động quyết toán sổ sách kế toán năm. Ngoài ra việc sử dụng kết quả cũng chủ yếu trong lĩnh vực quản lý tài chính chứ chưa trở thành một phần cơ sở giúp Ban giám đốc ra quyết định, hay định hướng hoạt động cho các phòng ban chức năng hoặc vận dụng cho các lĩnh vực khác như lập kế hoạch kinh doanh đầu tư, quản lý và đánh giá dự án…. - Hiện nay, nhiệm vụ phân tích tài chính của công ty chỉ do kế toán tổng hợp đảm nhiệm. Số lượng cán bộ phân tích thiếu, trình độ cán bộ phân tích yếu do kế toán tổng hợp chỉ được đào tạo về nghiệp vụ kế toán, kiến thức và kinh nghiệp tài chính rất hạn chế. Số liệu dùng để phân tích chủ yếu dựa vào báo cáo tài chính, mà báo cáo tài chính chỉ diễn tả tình hình tài chính vào thời điểm cuối kỳ báo cáo nên thường phản ánh không thực sự cụ thể về tình hình tài chính của công ty. - Phân tích tài chính hoàn toàn trong phạm vi nội bộ và mang tính chủ quan chưa có sự liên hệ, so sánh với các doanh nghiệp trong và ngoài ngành, không xác định được tình hình thực tế tại công ty. Ngoài ra, công ty cũng chưa đánh giá được được ảnh hưởng của các nhân tố khách quan để sự thay90 đổi chi tiêu tài chính và độ lớn của các tỷ số tài chính của công ty như tình trạng lạm phát hay thiểu phát của nền kinh tế, diễn biến phức tạp của nền kinh tế thế giới và khu vực, chỉ số giá tiêu dùng…91 CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN LICOGI 14. 4.1. Định hƣớng và mục tiêu phát triển của Công ty cổ phần Licogi 14 Chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 đề ra định hướng phát triển ngành xây dựng bao gồm các nội dung sau: Phát triển ngành xây dựng đạt trình độ tiên tiến trong khu vực, đáp ứng nhu cầu xây dựng trong toàn tỉnh và có năng lực đấu thầu các công trình xây dựng ở Tỉnh nhà và các tỉnh bạn trong nước. Ứng dụng công nghệ hiện đại, nâng cao chất lượng và hiệu lực quy hoạch, năng lực thiết kế, xây dựng và thẩm mỹ kiến trúc. Phát triển các hoạt động tư vấn và các công ty cổ phần xây dựng, trong đó chú trọng các công ty cổ phần mạnh theo từng lĩnh vực giao thông, thủy điện, thuỷ lợi, cầu đường … Tăng cường quản lý nhà nước về quy hoạch, kiến trúc và xây dựng. Xây dựng có chọn lọc một số dự án lớn của Tỉnh như đầu hệ thống đường giao thông đến tất cả các xã kiên cố hóa; xây dựng khu trung tâm hành chính Thành phố… với bước đi hợp lý, phù hợp điều kiện vốn, công nghệ, thị trường, phát huy hiệu quả cao. Về hạ tầng, hoàn thành nâng cấp xây dựng các tuyến quốc lộ trọng điểm, chú trọng các tuyến đường đến tất cả các xã, các khu Đô thị và tuyến đường nối các vùng tới các trung tâm phát triển kinh tế lớn của Tỉnh, các cầu vượt sông lớn, Phát triển, nâng cấp hệ thống giao thông trên từng vùng, kể cả giao thông nông thôn, đảm bảo thông suốt quanh năm. Trong đó lấy xây dựng dân dụng, công nghiệp, đầu tư phát triển công nghiệp, phát triển nhà ở và đô thị làm trọng tâm, không ngừng nâng cao thương hiệu Công ty, phấn đấu xây dựng Công ty trở thành tập đoàn kinh tế mạnh trong những năm sau này.92 Đồng thời nâng cao sức cạnh tranh, hội nhập với nền kinh tế khu vực, tăng trưởng bền vững, sản xuất kinh doanh có hiệu quả trên cơ sở tích lũy phân tích công ty cổ phần và cải thiện đời sống vật chất, điều kiện làm việc cho người lao động, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội. Một số chỉ tiêu cụ thể trong định hướng phát triển của Công ty cổ phần Licogi 14 giai đoạn 2015-2020: Phấn đấu mức tăng trưởng bình quân hàng năm đạt từ 18% - 20%; đến năm 2020 giá trị sản xuất kinh doanh đạt 1.000 tỷ đồng; trong đó lĩnh vực xây lắp giảm 55%-58%; sản xuất công nghiệp và các hoạt động kinh doanh khác tăng đạt 42%-45% Phấn đấu đến năm 2020 giá trị doanh thu chiếm 85% giá trị sản xuất kinh doanh, tỷ lệ lợi nhuận trên vốn đạt từ 30%-35%; tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu đạt từ 8%-10%, phấn đấu kinh doanh có lãi và hiệu quả kinh tế cao. Phấn đấu hoàn thành đưa vào kinh doanh các dự án lớn của tỉnh nhà như dự án quy hoạch khu đô thị mới, Dự án một số tuyến đường giao thông; Dự án Hồ thủy lợi; các dự án xây dựng Trung tâm hành chính Thành phố; Đầu tư hệ thống đường giao thông đến tất cả các xã... 4.2. Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính Công ty cổ phần Licogi 14 4.2.1. Tăng doanh thu: - Xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh đúng đắn và phù hợp với tình hình thực tế của Công ty: Chiến lược và kế hoạch kinh doanh đúng đắn cho phép Công ty định hình được hướng đi mà Công ty đạt đến trong tương lai, nó sẽ chỉ ra các mục tiêu mà công ty cần phải thực hiện để đạt được các mục tiêu đề ra. Khi có chiến lược và kế hoạch kinh doanh phù hợp cho phép Công ty tận dụng tối đa93 các nguồn lực cho sản xuất kinh doanh , như vậy sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động của Công ty, góp phần làm tăng lợi nhuận. - Xây dựng và triển khai các kế hoạch và các chính sách marketing, đẩy mạnh nghiên cứu khai thác thị trường tìm hiểu nhu cầu của khách hàng. Việc triển khai và thực hiện các kế hoạch và chính sách marketing: chính sách sản phẩm, chính sách giá cả, chính sách phân phối... cùng với việc đẩy mạnh nghiên cứu khai thác thị trường và tìm hiểu nhu cầu của khách hàng... cho phép đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng, góp phần làm tăng hiệu quả hoạt động của Công ty - Với chính sách sản phẩm: chú trọng vào việc nâng cao chất lượng hàng hoá và dịch vụ, đa dạng hoá hình thức mẫu mã, tổ chức khai thác tốt nguồn hàng, tổ chức việc dự trữ hàng hoá để sẵn sàng cung cấp khi thị trường cần... -Với chính sách giá cả: Cần xác định giá cả hợp lý để có thể tăng khối lượng tiêu thụ mà vẫn đảm bảo thu được lãi. - Tổ chức tốt quá trình kinh doanh sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của công ty. Việc tổ chức tốt quá trình kinh doanh sản phẩm hàng hoá và dịch vụ đòi hỏi Công ty phải thực hiện tốt ở tất cả các khâu: nguồn cung ứng đầu vào, cho đến đầu vào , cho đến dự trữ hàng hoá, đến tiêu thụ hàng hoá, tổ chức thanh toán ... thực hiện tốt các khâu của quá trình trên cho phép doanh nghiệp đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, tăng được doanh số bán ra, cắt giảm được các chi phí không hợp lý phát sinh trong quá trình trên và do đó làm gia tăng chi tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp. - Các dịch vụ sau bán hàng như: chính sách bảo hành công trình tốt, thuận tiện và chất lượng góp phần vào việc thu hút đông đảo khách hàng đến94 với Công ty và tăng khối lượng sản phẩm hàng hoá tiêu thụ, làm tăng doanh thu và lợi nhuận đạt được của doanh nghiệp. 4.2.2. Giảm chi phí: Quản lý chi phí tốt, giảm chi phí là biện pháp cơ bản để tăng thêm lợi nhuận cho Công ty và cũng tạo điều kiện thuận lợi để Công ty có thể hạ thấp giá thành sản phẩm giúp cạnh tranh trên thị trường. Vì vậy, Công ty cần quán triệt các biện pháp sau: - Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty bởi không có vốn sẽ không có bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào được thực hiện. Trong thời gian tới, Công ty cần có biện pháp để tránh tình trạng bị tồn đọng vốn, bị chiếm dụng vốn. Để giải quyết vấn đề này Công ty cần quan tâm đến công tác thu nợ thông qua việc giao trách nhiệm cho bộ phận kế toán Công ty lập sổ theo dõi công nợ, theo dõi các khoản phải thu của khách hàng theo từng hợp đồng kinh tế. Khi hợp đồng kinh tế đến thời hạn thanh toán thì bộ phận kế toán có trách nhiệm báo ngay cho ban quản lý Công ty để họ bố trí người đi thu nợ. Nếu quá thời hạn thanh toán thì bộ phận kế toán phải đề xuất phương án giải quyết, thu nợ cho Công ty. - Hạ thấp giá thành sản phẩm. Đây cũng là một biện pháp nhằm nâng cao lợi nhuận cho Công ty. Với đặc điểm là một công ty xây dựng thì giá thành sản phẩm của Công ty được cấu thành bởi các khoản mục chi phí sau: chi phí vật liệu, chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung… Do đó muốn hạ thấp giá thành sản phẩm, Công ty phải có các biện pháp quản lý các khoản mục chi phí nói trên sao cho hợp lý. + Với chi phí vật liệu: đây là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng giá thành sản phẩm nên việc hạ thấp khoản mục chi phí này cần phải được coi trọng. Nhưng tiết kiệm chi phí vật liệu không có nghĩa là95 cắt xén bớt nguyên vật liệu trong từng công trình, hạng mục công trình. Mà việc hạ thấp chi phí này có nghĩa là giảm bớt các hao hụt trong công tác bảo quản, giảm chi phí vận chuyển. Công ty cũng nên lập các phương án cải tiến, thay thế một số loại nguyên vật liệu nhằm giảm bớt chi phí mà không ảnh hưởng tới chất lượng công trình, hạng mục công trình. Nhưng có điều mà Công ty cần đặc biệt chú ý và đặt lên hàng đầu đó là chất lượng của các công trình. + Với chi phí nhân công: Hiện nay tại Công ty, chi phí nhân công bao gồm lương chính lẫn phụ của công nhân viên chức gián tiếp và trực tiếp. Cũng giống như các công ty xây dựng khác, để có thể đảm bảo tiến độ thi công và bàn giao đúng thời hạn thì Công ty có sử dụng các đội xây dựng thuê ngoài. Phần lớn đó là những lao động tự do nên việc quản lý theo dõi chắc chắn sẽ không + Với chi phí sản xuất chung: để giảm bớt được khoản mục chi phí sản xuất chung, Công ty nên loại bỏ các khoản chi phí không hợp lý ra khỏi giá thành sản phẩm. Cần phải kiểm tra chặt chẽ nguồn gốc của các khoản mục chi phí phát sinh, xem nó phát sinh có hợp lý hay không. Đặc biệt là chi phí của công trình, hạng mục công trình nào thì Công trình, hạng mục công trình đó phải gánh chịu không được để lại cho công trình, hạng mục công trình kế sau. 4.2.3. Điều chỉnh cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn * Điều chỉnh cơ cấu tài sản Hàng năm, tài sản ngắn hạn chiếm tỷ lệ cao trong tổng tài sản. Phần lớn tài sản ngắn hạn được cấu thành từ hàng tồn kho, các khoản phải thu ngắn hạn. Cơ cấu tài sản như vậy chưa thật hiệu quả và có phần lãng phí nguồn lực của Công ty. Để cơ cấu tài sản hợp lý hơn Công ty cần giảm tỷ trọng tài sản ngắn hạn.96 Trong cơ cấu tài sản ngắn hạn, khoản mục Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng chủ yếu. Công ty có thể xem xét để có các chính xách giải quyết hàng tồn kho, bán các dự án đầu tư theo từng giai đoạn để giải quyết hàng tồn kho nhanh chóng hơn.Cũng chiếm một tỷ trọng lớn trong tài sản ngắn hạn là các khoản phải thu của khách hàng, khoản mục này lớn sẽ dể đưa Công ty đứng trước nguy cơ phải đối mặt với việc mất khả năng thanh toán của đối tác đặc biệt trong giai đoạn rất nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Để hạn chế nguy cơ này đề nghị Công ty xây dựng hệ thống quản trị công nợ trực tuyến điều hành bám sát theo từng khách hàng và có đánh giá về tiềm lực tài chính cũng như thương hiệu trước khi thực hiện phục vụ cung cấp dịch vụ để hạn chế rủi ro trong thanh toán. * Điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn Từ phân tích cơ cấu vốn của Công ty ta nhận thấy toàn bộ nợ phải trả chủ yếu là người Mua trả tiền trước nên để tạo ra tính hiệu quả thì Công ty cần có phương án cân đối tìm ra phương án sử dụng tài chính hiệu quả. Ngoài ra Công ty cũng có thể sử dụng linh hoạt, tiết kiệm nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các quỹ trích lập nhưng chưa sử dụng đến. 4.2.1. Hoàn thiện bộ máy quản lý tài chính, nâng cao trình độ cán bộ Hiện nay, Công ty chưa có bộ phận chuyên trách thực hiện công tác phân tích tài chính. Việc phân tích tài chính chỉ được thực hiện một cách sơ lược bởi các kế toán viên thông qua tính toán các chỉ số tài chính mà chưa đi sâu vào nghiên cứu, phân tích đánh giá tình hình tài chính để tìm ra nguyên nhân và giải pháp phù hợp. Có thể nói, vấn đề con người luôn luôn là vấn đề quan trọng, cốt lõi và là nhân tố cơ bản đem lại thành công cho mọi hoạt động. Quy chế tốt, định97 hướng tốt, cơ sở vật chất tốt nhưng người thực hiện không tốt thì không thể thành công được. Việc phân tích tài chính là vô cùng quan trọng vì các đề xuất này sẽ hỗ trợ Công ty trong việc đưa ra quyết định tài chính. Song điều này đòi hỏi nhân viên phân tích phải đọc nhiều để nắm bắt được các thông tin liên quan, các vấn đề về pháp luật, biến động thị trường, các tình hình hoạt động được đăng tải trên tạp chí tài chính, sách báo… Tất cả các quyết định về kinh doanh, tài chính, quản lý của doanh nghiệp đều từ cán bộ quản lý; do vậy trình độ, năng lực và đạo đức của họ là quyết định sự hoạt động có hiệu quả của doanh nghiệp, hiệu quả hoạt động tài chính và công tác phân tích tài chính doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cần thiết phải nâng cao trình độ nhân viên chuyên trách: Chọn lọc những nhân viên cho Phòng Tài chính phải có trình độ cơ bản về tài chính, có kinh nghiệm và thâm niên trong công tác tài chính tại các đơn vị thuộc Công ty; bổ sung những kiến thức về pháp luật và các chính sách tài chính thông qua các thông tin trên các báo, công báo, các trang web liên quan; khuyến khích tìm hiểu thông tin kinh tế trong và ngoài nước từ mọi nguồn đăng tải; phát triển hệ thống quản lý tài chính thông suốt từ Công ty đến các đơn vị; thường xuyên trao đổi thông tin bên ngoài về kinh tế, tài chính, thị trường… qua trang web hoặc các hình thức khác. Như vậy, có thể thấy vấn đề đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên trách và chuyên viên phân tích tài chính là một yêu cầu cần thiết. Những yêu cầu đối với một chuyên viên phân tích bao gồm: - Chuyên môn về tài chính giỏi. - Được đào tạo về kỹ thuật phân tích.98 - Có hiểu biết sâu rộng về đặc điểm kinh doanh của ngành, về môi trường kinh doanh, các chính sách kinh tế vĩ mô: Chính sách tài chính, tiền tệ chính sách thuế…, hiểu biết về luật pháp, về xu thế biến động của nền kinh tế trong nước và quốc tế. Để làm được điều đó, Công ty cần thành lập một bộ phận chuyên trách thực hiện công việc phân tích tài chính định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Lãnh đạo Công ty thường xuyên cử cán bộ đi đào tạo chuyên môn sâu về lĩnh vực này. Hàng năm, Công ty cần phải tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ và cập nhập các thông tin kinh tế, xã hội cần thiết phục vụ cho việc phân tích. 4.3. Kiến nghị 4.3.1. Về phía Công ty Tiếp tục nghiên cứu và triển khai nghiên cứu thị trường, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, chất lượng thi công và đầy mạnh thương hiệu. Mạnh dạn cung cấp chi phí cho nghiên cứu thị trường, tích cực trong việc quảng thương hiệu của công ty, khẳng định vị thế và uy tín của công ty trên thị trường. Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, công ty có rất nhiều đối thủ cạnh tranh. Để tiếp tục mở rộng quy mô kinh doanh cũng như phát triển khả năng cạnh tranh, Công ty nên kiểm tra thông tin khách hàng cũng nhu nhu cầu thị trường nhằm đề ra phương hướng hoạt động cụ thể. Tiếp tục duy trì mối quan hệ bền vững với các đối tác lâu năm quen thuộc và có uy tín với công ty, đẩy mạnh tìm kiếm khách hàng mới, thị trường mới. Nghiên cứu những thuận lợi, khó khăn của mình để có biện pháp phát huy thuận lợi tối đa, giảm thiểu những khó khăn. Chủ động hợp tác với các công ty có cùng ngành nghề kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh. Công ty nên có chính sách khen thưởng hợp lý, nhằm khuyến khích tinh thần làm việc các99 cán bộ, công nhân trong công ty để họ phát huy hết khả năng, cống hiến cho sự thành công của công ty. 4.3.2. Về phía Nhà nước - Để tồn tại và phát triển vững mạnh, ngoài những nổ lực cố gắng của công ty thì những chính sách và qui định của nhà nước đóng một vai trò hết sức quan trọng. Nhà nước nên xây dựng một hệ thống luật gọn nhẹ, tránh rườm rà nhiều thủ tục, tránh thường xuyên thay đổi để tạo sự an tâm cho đối tác khi có quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp trong nước. - Nhà nước nên tìm hiểu và nắm bắt được các nhu cầu của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, tránh tình trạng quy hoạch đô thị không hợp lý hoặc bị treo kéo dài. - Nhà nước cần đầu tư xây dựng các khu đô thị, Khu công nghiệp chỉnh trang lại hệ thống giao thông cho hợp lý. - Nhà nước nên xem xét và nắm rõ các thông tin phản hồi từ doanh nghiệp khi họ thực hiện những qui định và nghị định mới, để sửa dổi kịp thời và hợp lý. Đẩy mạng tiến trình cải cách hành chánh trong tất cả các khâu làm thủ tục theo cơ cấu “một cửa một dấu” đồng bộ và toàn diện.100 KẾT LUẬN Luận văn với đề tài “Phân tích tài chính Công ty Cổ phần Licogi 14” được thực hiện với mong muốn làm rõ các lý luận về phân tích tài chính áp dụng trong các doanh nghiệp hiện nay và tại đơn vị thực hiện phân tích nói riêng. Qua đó, đưa ra các giải pháp cũng như một số kiến nghị để nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại Công ty. Do vậy việc phân tích tài chính và từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa hiệu quả tài chính tại Công ty là một yêu cầu cấp bách và cần thiết. Trong đề tài này đã kết hợp sử dụng các cớ sở lý luận với thực tiến phân tích cũng như so sánh với các đơn vị cùng ngành với Công ty, từ đó thực hiện đánh giá kết quả đạt được, phân tích các mặt hạn chế cũng như nguyên nhân của hạn chế đó để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính thông qua việc đưa ra biện pháp đẩy mạnh kinh doanh, quản lý chi phí, tăng hiệu quả sinh lời phục vụ cho quản lý tài chính tại đơn vị. Luận văn trả lời các câu hỏi như đã nêu ở mục “Lời mở đầu” - Công ty chịu tác động từ các yếu tố bất lợi bên ngoài như thế nào? Do thị trường bất động sản đóng băng, phần lớn các công trình xây dựng bị ngừng trệ đã tác động không nhỏ tới lĩnh vực sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng. Hiện nay nợ đọng nằm trong các công trình mà Công ty thi công vẫn chưa được chủ đầu tư thanh toán, trong khi đơn vị vẫn phải trả lãi vay cho ngân hàng. Bên cạnh đó, Công ty luôn phải chịu sự cạnh tranh quyết liệt của các doanh nghiệp khác, đặc biệt là các doanh nghiệp khai thác, kinh doanh vật liệu xây dựng - Hiệu quả kinh doanh của Công ty như thế nào? Doanh thu của Công ty từ năm 2012 – 2014 là khá cao đặc biệt là trong năm 2014, nhưng lợi nhuận của công ty là rất thấp.101 - Các nhà đầu tư có nên đầu tư vào Công ty này hay không? Các nhà đầu tư không nên đầu tư vào Công ty này vì lợi nhuận của Công ty thấp cùng với đó là tỷ lệ vốn vay cao và rủi ro phá sản của công ty luôn trong tình trạng báo động. Tác giả xin chân thành cảm ơn thầy giáo Tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng, người trực tiếp hướng dẫn đã tận tình giúp đỡ Tác giả hoàn thành đề tài này. Trong quá trình thực hiện luận văn, mặc dù đã cố gắng tuy nhiên vẫn không tránh khỏi những sai sót, tác giả rất mong nhận được những nhận xét, đánh giá, góp ý của giảng viên, đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn. Trân trọng cảm ơn !102 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt: 1. Nguyễn Tấn Bình, 2005. Phân Tích Hoạt Động Doanh Nghiệp (Phân Tích Kinh Doanh, Phân Tích Báo Cáo Tài Chính, Phân Tích Kinh Tế Các Dự Án. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê. 2. Trần Trung Chuyên, 2006. Phân tích tình hình tài chính Công ty tư vấn giám sát và xây dựng công trình. Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 3. Nguyễn Đăng Hạc, 1998. Phân tích kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng. Hà Nội: Nhà xuất bản Xây dựng. 4. Vũ Duy Hào và Đào Văn Huệ, 1998. Quản trị tài chính công ty. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê. 5. Bùi Văn Lâm, 2011. Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần Vinaconex 25. Luận văn Thạc sĩ, Trường đạo học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng. 6. Nguyễn Năng Phúc và cộng sự, 2000. Đọc, lập, phân tích báo cáo tài chính và dự đoán nhu cầu tài chính công ty. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính. 7. Ngô Thị Tân Thành, 2010. Phân tích tài chính công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ AIA. Luận văn Thạc sĩ, Trường đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội. 8. Công ty cổ phần Licogi 14, 2011, 2011, 2012, 2014. Báo cáo tài chính. 9. Công ty cổ phần Licogi 14, 2014. Hồ sơ năng lực.103 Tiếng Anh : 1. Brealey, Myers,Allen, 2006. Principles of Corporate Finance, McGraw-Hill Irwin 2. Brigham, Houston, 2004. Fundamentals of Financial Management, Harcourt College Publisher, 3. Ross, Westerfield, Jordan, 2013: Fundamentals of Corporate Finance, McGraw-Hill Irwin

- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Bình luận