Luận văn ThS: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thu BHXH trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

381 1

Miễn phí

Tải về máy để xem đầy đủ hơn, bản xem trước là bản PDF

Tags: #đồ án#luận án#tiểu luận#luận văn#luận văn thạc sĩ

Mô tả chi tiết

1. Mở đầu

1.1 Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu

Để đảm bảo nguyên tắc thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, đáp ứng được những yêu cầu trong công tác quản lý thu BHXH nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu BHXH do vậy tôi chọn đề tài "Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thu BHXH trên địa bàn tỉnh Phú Thọ". 

1.2 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Đánh giá tổng quát thực trạng hoạt động thu BHXH trong giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2011 và định hướng phát triển đến năm 2020 tại tỉnh Phú Thọ, những bài học kinh nghiệm, những mặt còn hạn chế, những giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thu BHXH trong hiện tại và tương lai tại tỉnh Phú Thọ để đạt mục tiêu mọi người lao động thuộc diện phải tham gia BHXH bắt buộc được tham gia BHXH và đảm bảo thực hiện các quy định của Nhà nước về BHXH có hiệu quả. 

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Những quy phạm pháp luật về BHXH liên quan đến hoạt động thu BHXH, các quy định nghiệp vụ về quản lý thu BHXH của BHXH Việt Nam được áp dụng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Vì phạm vi của đề tài rộng nên tôi chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động thu BHXH bắt buộc (không nghiên cứu quỹ khám chữa bệnh, BHXH tự nguyện và Bảo hiểm thất nghiệp) 

Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu các vấn đề về thu, nộp BHXH của người lao động, người sử dụng lao động và cơ quan BHXH, các yếu tố ảnh hưởng đến số thu BHXH, đối tượng nộp BHXH, phương thức thu, quy trình tổ chức quản lý thu, nguyên nhân trốn tránh nộp BHXH, những biện pháp chống thất thu BHXH. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tập trung nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2011. 

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp phân tích tổng hợp

Phương pháp phân tích số liệu

1.5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Luận văn đã đóng góp hệ thống các biện pháp khả thi mang ý nghĩa thực tiễn cao nhằm làm tăng số lao động được tham gia BHXH, tăng mức thụ hưởng từ các chế độ, chính sách BHXH của người lao động, góp phần làm tăng số thu, hoàn thiện công tác quản lý thu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. 

2. Nội dung

2.1 Tổng quan về bảo hiểm xã hội và Hoạt động thu bảo hiểm xã hội 

  • Tổng quan về bảo hiểm xã hội 
  • Hoạt động thu bảo hiểm xã hội  
  • Các nhân tố tác động đến hoạt động thu bảo hiểm xã hội 

2.2 Thực trạng hoạt động thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

  • Giới thiệu khái quát về bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Thọ
  • Thực trạng hoạt động thu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
  • Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
  • Đánh giá chung về công tác thu bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Thọ

2.3 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

  • Phương hướng hoạt động của bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới
  • Một số nguyên tắc trong việc hoàn thiện hoạt động quản lý thu bảo hiểm xã hội 
  • Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý thu bảo hiểm xã hội tại địa bàn tỉnh Phú Thọ
  • Một số kiến nghị thực hiện giải pháp

3. Kết luận

Luận văn này đã tập trung làm rõ ba nội dung chính: 

  • Trên cơ sở lý luận chung về BHXH nói chung, luận văn đã phân tích làm rõ sự cần thiết của BHXH, các khái niệm về BHXH, đặc điểm, vị trí và vai trò của BHXH, những kinh nghiệm của một số nước về công tác quản lý thu BHXH
  • Luận văn đã đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động thu BHXH tại tỉnh Phú Thọ giai đoạn trước và sau năm 1997 
  • Dựa trên định hướng phát triển của ngành BHXH đến năm 2020, dựa trên những mặt còn tồn tại, vướng mắc trong việc phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động thu BHXH tại tỉnh Phú Thọ và các bài học kinh nghiệm về công tác quản lý thu BHXH ở trong và ngoài nước, luận văn đã đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động thu BHXH ở BHXH tỉnh Phú Thọ tới năm 2020 nhằm từng bước đưa chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước thực sự đi vào cuộc sống. 

4. Tài liệu tham khảo

Bảo hiểm xã hội Việt Nam (1999), Quyết định số 2902/1999/QĐ-BHXH ngày 23 tháng 11 năm 1999 về việc ban hành quy định quản lý thu BHXH thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Bảo hiểm xã hội Việt Nam (1999), Quyết định số 2903/1999/QĐ-BHXH ngày 24 tháng 11 năm 1999 về việc ban hành quy định quản lý chi trả các chế độ BHXH thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam

 

Bộ Tài chính - Tổng Công đoàn Việt Nam (1962), Thông tư liên bộ số 17- TT/LB ngày 9 tháng 6 năm 1962 hướng dẫn cách thức tính nộp kinh phí cho quỹ BHXH. 

Bộ Tài chính (1998), Thông tư số 85/1998/TT-BTC ngày 25 tháng 6 năm 1998 hướng dẫn quy chế quản lý tài chính đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam.  

Chính phủ (1995), Nghị định số 12-CP ngày 26 tháng 1 năm 1995 về việc ban hành Điều lệ BHXH.

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI ___________________***___________________ LƯƠNG LÊ HOÀNG M MỘ ỘT T S SỐ Ố G GI IẢ ẢI I P PH HÁ ÁP P H HO OÀ ÀN N T TH HI IỆ ỆN N H HO OẠ ẠT T Đ ĐỘ ỘN NG G T TH HU U B BẢ ẢO O H HI IỂ ỂM M X Xà à H HỘ ỘI I T TR RÊ ÊN N Đ ĐỊ ỊA A B BÀ ÀN N T TỈ ỈN NH H P PH HÚ Ú T TH HỌ Ọ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh Khóa : 2009-2011 Người hướng dẫn khoa học : TS. PHẠM THỊ THANH HỒNG Phú Thọ – Năm 2012Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Lê Hoàng Khóa 2009 1LỜI NÓI ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu. Bảo hiểm xã hội là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta, nhiệm vụ chủ yếu là tổ chức thực hiện tốt chính sách BHXH, BHYT bao gồm các chế độ: Ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất, khám chữa bệnh BHYT, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động và nhân dân trên phạm vi cả nước. Vì vậy, trong những năm qua Nhà nước có nhiều những văn bản sửa đổi, bổ xung để phù hợp với nền kinh tế trong từng thời điểm, có thể nói các chính sách BHXH luôn mang tính cấp thiết thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề an sinh xã hội. Thực hiện Bộ Luật lao động trong đó có Chương XII về bảo hiểm xã hội (BHXH) nhất là từ khi Chính phủ ban hành Nghị định số 12/NĐ-CP ngày 23/01/1995 thì các đối tượng tham gia đóng, hưởng BHXH đã được mở rộng đến tất cả các thành phần kinh tế. Vì vậy, số lao động tham gia BHXH tăng hàng năm khoảng 8,5%; Số thu BHXH tăng bình quân hàng năm 10,5%, quỹ BHXH độc lập với ngân sách nhà nước. Đây là bước chuyển đổi căn bản về sự nghiệp BHXH từ cơ chế bao cấp chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước sang cơ chế quỹ BHXH chủ yếu dựa trên nguồn thu do người lao động, người chủ sử dụng lao động đóng góp… để chi trả các chế độ BHXH. Tuy nhiên, cuối năm 2008, cả nước có 8,527 triệu người tham gia BHXH bắt buộc, chiếm gần 70% số lao động thuộc diện tham gia bắt buộc. Số lao động còn lại chưa tham gia BHXH tập trung chủ yếu ở khu vực ngoài nhà nước như: Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tổ hợp tác, người buôn bán nhỏ...trốn tránh không tham gia BHXH cho người lao động hoặc còn cố tình tìm mọi cách trốn đóng BHXH mặt khác nợ đọng BHXH thời gian dài, thậm chí có những đơn vị sử dụng lao động lạm dụng quỹ BHXH, lạm dụng tiền đóng BHXH của người lao động để làm vốn sản xuất kinh doanh… Do đó, đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện chế độ, chính sách BHXH cho người lao động nói chung và việc thực hiện công tác quản lý thu BHXH nói riêng, làm ảnh hưởng đến việc thu, nộp BHXH. Để đảm bảo nguyên tắc thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, đáp ứng được những yêu cầu trong công tác quản lý thu BHXH nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuLuận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Lê Hoàng Khóa 2009 2BHXH do vậy tôi chọn đề tài "Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thu BHXH trên địa bàn tỉnh Phú Thọ". 2. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá tổng quát thực trạng hoạt động thu BHXH trong giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2011 và định hướng phát triển đến năm 2020 tại tỉnh Phú Thọ, những bài học kinh nghiệm, những mặt còn hạn chế, những giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thu BHXH trong hiện tại và tương lai tại tỉnh Phú Thọ để đạt mục tiêu mọi người lao động thuộc diện phải tham gia BHXH bắt buộc được tham gia BHXH và đảm bảo thực hiện các quy định của Nhà nước về BHXH có hiệu quả. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Những quy phạm pháp luật về BHXH liên quan đến hoạt động thu BHXH, các quy định nghiệp vụ về quản lý thu BHXH của BHXH Việt Nam được áp dụng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Vì phạm vi của đề tài rộng nên tôi chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động thu BHXH bắt buộc (không nghiên cứu quỹ khám chữa bệnh, BHXH tự nguyện và Bảo hiểm thất nghiệp) 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu các vấn đề về thu, nộp BHXH của người lao động, người sử dụng lao động và cơ quan BHXH, các yếu tố ảnh hưởng đến số thu BHXH, đối tượng nộp BHXH, phương thức thu, quy trình tổ chức quản lý thu, nguyên nhân trốn tránh nộp BHXH, những biện pháp chống thất thu BHXH. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tập trung nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2011. 4. Phương pháp nghiên cứu. Đề tài sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp, nội suy và khảo sát điều tra chọn mẫu, nghiên cứu thực trạng hoạt động thu BHXH trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và đề xuất một số biện pháp chống thất thu nhằm hoàn thiện việc quản lý thu BHXH trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Phương pháp phân tích số liệu nghiên cứu sử dụng chuỗi dữ liệu thời gian từ năm 2003 đến năm 2011, nhằm phân tích hoạt động quản lý thu, mở rộng đối tượng quản lý và đề ra các biện pháp chống thất thu BHXH, nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Lê Hoàng Khóa 2009 3Căn cư kết quả chọn mẫu số liệu từ biên bản của đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh từ năm 2006 đến t3 năm 2010 để đánh giá thực trạng tham gia BHXH, mức lương mà doanh nghiệp tham gia cho người lao động và chọn Thành phố Việt Trì để khảo sát đưa ra các yếu tố làm cơ sở đánh giá, phân tích các biện pháp nhằm chống thất thu BHXH, hoàn thiện hoạt động thu BHXH trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. 5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài. Trên cơ sở phân tích, đánh giá về thực trạng thu BHXH trên địa bàn tỉnh từ năm 2003 đến năm 2011 phân tích nguyên nhân chủ doanh nghiệp muốn trốn tránh việc tham gia BHXH cho người lao động, người lao động thiếu hiểu biết về chính sách BHXH không dám đấu tranh với chủ sử dụng lao động, sợ mất việc làm, vì vậy quyền lợi của người lao động bị bỏ rơi. Trách nhiệm thuộc về người lao động, chủ sử dụng lao động hay cơ quan quản lý nhà nước về lao động tại địa phương?; Đưa ra những biện pháp khắc phục. Nhờ vậy, luận văn đã đóng góp hệ thống các biện pháp khả thi mang ý nghĩa thực tiễn cao nhằm làm tăng số lao động được tham gia BHXH, tăng mức thụ hưởng từ các chế độ, chính sách BHXH của người lao động, góp phần làm tăng số thu, hoàn thiện công tác quản lý thu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. 6. Kết cấu của luận văn. Để phục vụ cho quá trình nghiên cứu ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, luận văn được cấu trúc bao gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về BHXH và Hoạt động thu BHXH Chương 2: Thực trạng hoạt động thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Tôi hy vọng một số kết quả nghiên cứu của luận văn này sẽ góp phần làm rõ thêm các nguyên nhân làm thất thu BHXH, công tác quản lý thu Bảo hiểm xã hội tại tỉnh Phú Thọ, biện pháp chống thất thu BHXH tại tỉnh Phú Thọ nói riêng và Bảo hiểm xã hội Việt Nam nói chung.Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Lê Hoàng Khóa 2009 4CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ BHXH VÀ HOẠT ĐỘNG THU BHXH 1.1 Tổng quan về BHXH Bảo hiểm xã hội đã được thực hiện trên toàn thế giới từ hàng trăm năm nay. Để có được mạng lưới rộng khắp như hiện nay, BHXH đã trải qua một quá trình phát triển và thay đổi cả về mô hình và nội dung thực hiện. Dưới góc độ lịch sử, ngay từ những năm 50 của thế kỷ XIX, tính xã hội của BHXH đã được tính đến. Vào năm 1850, chế độ bảo hiểm đầu tiên là chế độ ốm đau được thực hiện. Từ đó, xu hướng phát triển của BHXH được mở rộng dần và các ý tưởng bảo vệ người lao động dần được hình thành và hoàn thiện. Sau một thời gian dài, các chế độ BHXH đã trở thành một hệ thống với nhiều đối tượng tham gia và mức độ thụ hưởng khác nhau, với nhiều mô hình thực hiện khác nhau. Để xã hội ổn định và phát triển, một trong những nền tảng cơ bản là đời sống của người dân phải được an lành, đảm bảo. Chính vì vậy, năm 1935, một đạo luật về an sinh xã hội đã được ban hành tại Mỹ với đối tượng được bảo vệ rất rộng nhằm đảm bảo sự công bằng và phát triển chung của tòa xã hội. Đặc biệt, tuyên ngôn về nhân quyền của Liên Hợp Quốc thông qua ngày 10/12/1948 đã xác nhận rằng “Tất cả mọi người, với tư cách là thành viên của xã hội, có quyền hưởng bảo hiểm xã hội”. Trong đó, Bảo hiểm xã hội là một bộ phận cấu thành quan trọng của vấn đề an sinh xã hội, là cơ chế chính trong hệ thống an sinh xã hội. Như vậy có thể hiểu, chính sách bảo hiểm xã hội trước tiên là một trong các chính sách an sinh xã hội. Cơ sở của hệ thống BHXH là dựa trên sự đóng góp nhằm bảo vệ sức khỏe và thu nhập, gồm các phương pháp thoát khỏi rủi ro và đóng góp tài chính vào quỹ BHXH. BHXH là nhu cầu tất yếu của người lao động, được ra đời và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội. Tuy đã có lịch sử phát triển lâu dài nhưng đến nay vẫn chưa có định nghĩa thống nhất về BHXH và BHXH được nhìn nhận dưới nhiều giác độ khác nhau. Từ giác độ pháp luật: BHXH là một chế định bảo vệ người lao động sử dụng nguồn đóng góp của mình, đóng góp của người sử dụng lao động (nếu có) và được sự tài trợ, bảo hộ của Nhà nước nhằm trợ cấp vật chất cho người lao động được bảoLuận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Lê Hoàng Khóa 2009 5hiểm và gia đình họ trong trường hợp bị giảm hoặc mất thu nhập bình thường do ốm đau, tai nạn lao động hoặc hết tuổi lao động theo quy định của pháp luật hoặc người lao động bị chết. Dưới giác độ tài chính: BHXH là quá trình san sẻ rủi ro và san sẻ tài chính giữa những người tham gia BHXH theo quy định của pháp luật. Ở Việt Nam, BHXH là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta thể hiện tinh thần nhân đạo và nhân văn cao cả “ mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người”. Làm sao để cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh là một mục tiêu hàng đầu mà Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Theo Luật BHXH Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 29/6/2006, “BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thấp nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH”. Theo cách tiếp cận từ thu nhập, BHXH là sự bảo đảm cho người lao động khi họ gặp khó khăn, bị giảm hoặc mất thu nhập, khi bị giảm hoặc mất khả năng lao động thông qua việc hình thành và sử dụng quỹ tài chính tập trung do sự đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước. BHXH có mục đích cuối cùng là hướng tới sự phát triển của các cá nhân, từ đó tạo tiền đề cho sự phát triển của cộng đồng và của toàn xã hội. Tuy cách tiếp cận có khác nhau nhưng các khái niệm trên đều làm rõ ba vấn đề: tại sao lại cần có BHXH? mục đích của BHXH là gì? và BHXH được thực hiện như thế nào? Ngày nay, khái niệm về BHXH được sử dụng phổ biến nhất là: “BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ gặp phải các biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm trên cơ sở hình thành và sử dụng một quỹ tiền tệ tập trung nhằm đảm bảo đời sống cho người lao động và gia đình họ, góp phần bảo đảm an toàn xã hội”. (Trích từ khái niệm về bhxh của tổ chức lao động quốc tế ILO)Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Lê Hoàng Khóa 2009 61.1.1 Sự cần thiết và vai trò của BHXH trong đời sống kinh tế xã hội. 1.1.1.1 Sự cần thiết khách quan của BHXH Lao động là hoạt động thường xuyên của con người để tạo ra của cải vật chất, để lao đông được con người cần có sức khoẻ và một khả năng lao động nhất định. Thế nhưng trong cuộc sống không phải người lao động nào cũng có thể trạng tốt như nhau và có may mắn như nhau để hoàn thành tốt nhiệm vụ lao động của mình và tạo ra cho mình một cuộc sống sung túc và ấm no. Hơn nữa trong cuộc sống luôn thường trực những rủi ro, bất hạnh như ốm đau, tai nạn, hay già yếu, chết hoặc thiếu công việc làm do những ảnh hưởng của tự nhiên, của những điều kiện sống và sinh hoạt cũng như các tác nhân xã hội khác. Khi chẳng may con người rơi vào những trường hợp đó, nhu cầu thiết yếu không những không mất đi. Trái lại, còn gia tăng thêm. Do vậy, muốn tồn tại con người phải tìm những biện pháp để vượt lên trên hoàn cảnh và khắc phục những khó khăn. Để vượt qua những lúc khốn khó đó thì ngoài sự nỗ lực của bản thân và gia đình, người lao động cần được sự hỗ trợ của cộng đồng tập thể của các tổ chức cơ quan Nhà nước nước và xã hội. Sự hỗ trợ này không thể chỉ bằng tinh thần là sự cảm thông, sự động viên thăm hỏi chung chung , mà còn phải cụ thể hoá nó bằng hiện vật và nguồn vật chất cần thiết, nhằm nhanh chóng phục hồi sức khoẻ, duy trì sức lao động xã hội góp phần làm giảm bớt những khó khăn của bản thân và gia đình người lao động khi có những hẫng hụt về thu nhập trong các trường hợp bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, mất việc làm, hoặc khó khăn khi về già… Lúc này, tất cả những rủi ro đó đã trở thành mối đe dọa đối với cuộc sống bình thường của người lao động, sự đối mặt với cuộc sống thật nan giải. Tình cảnh này đưa đến những hành động tập thể phát huy truyền thống tương thân, tương ái vốn có từ trong nhân dân, đồng thời cũng đòi hỏi giới chủ, giới thợ và Nhà nước từng bước can thiệp để duy trì lực lượng nhân công cần thiết cho xã hội. Sự mâu thuẫn giữa giới chủ và giới thợ có nguồn gốc từ Chế độ Chiếm hữu nô lệ, khi mà sở hữu tư nhân tư liệu sản xuất mới xuất hiện. Sự mâu thuẫn này trải qua nhiều thời kỳ và đi cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội. Theo thời gian trình độ chuyên môn và nhận thức của người lao động về BHXH ngày càng được nâng cao, cách chủ động khắc phục khi không may gặp phải rủi ro xảy ra ngày càng hoànLuận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Lê Hoàng Khóa 2009 7thiện. Thế nhưng, chỉ đến khi có sự ra đời của BHXH thì những tranh chấp cũng như những khó khăn mới được giải quyết một cách ổn thỏa và có hiệu quả nhất. Đó cũng chính là cách giải quyết chung nhất cho xã hội loài người trong quá trình phát triển của đất nước. Sự xuất hiện của BHXH là một tất yếu khách quan khi mà mọi thành viên trong xã hội đều cảm thấy sự cần thiết phải tham gia hệ thống BHXH và sự cần thiết phải tiến hành bảo hiểm cho người lao động. Vì vậy, BHXH đã trở thành nhu cầu và quyền lợi của người lao động và được thừa nhận là một nhu cầu tất yếu khách quan, một trong những quyền lợi của con người 1.1.1.2 Vai trò của BHXH trong đời sống kinh tế xã hội BHXH ra đời và phát triển đã ngày càng khẳng định được vai trò của mình trên nhiều phương diện khác nhau trong thực tế cuộc sống cũng như trong phát triển kinh tế. Có thể khái quát vai trò của BHXH trên các mặt sau: Một là, BHXH góp phần ổn định đời sống của người lao động tham gia BHXH, những người tham gia BHXH sẽ được thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập khi họ bị suy giảm, mất khả năng lao động, mất việc làm, chết. Nhờ có sự thay thế hoặc bù đắp thu nhập kịp thời mà người lao động khắc phục nhanh chóng được những tổn thất về vật chất, nhanh phục hồi sức khỏe, ổn định cuộc sống để tiếp tục quá trình hoạt động bình thường. Hai là, BHXH góp phần đảm bảo an toàn, ổn định cho toàn bộ nền kinh tế xã hội. Để phòng ngừa, hạn chế tổn thất, các đơn vị kinh tế phải đề ra các quy định chặt chẽ về an toàn lao động buộc mọi người phải tuân thủ. Khi có rủi ro xảy ra với người lao động, quỹ BHXH kịp thời hỗ trợ, tạo điều kiện cho người lao động nhanh ổn định cuộc sống và sản xuất… Tất cả những yếu tố đó góp phần quan trọng làm ổn định nền kinh tế xã hội. Ba là, BHXH làm tăng thêm mối quan hệ gắn bó giữa người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước. Người lao động, người sử dụng lao động, Nhà nước đều tham gia đóng góp vào quỹ BHXH, điều đó làm cho: ▪ Người lao động có trách nhiệm hơn trong công việc, trong lao động sản xuất.Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Lê Hoàng Khóa 2009 8 ▪ Người sử dụng lao động tham gia đóng góp vào quỹ BHXH cho người lao động được hưởng các chế độ BHXH cũng thấy rõ trách nhiệm của mình đối với người lao động. ▪ Nhà nước vừa tham gia đóng góp, vừa điều hành hoạt động của quỹ BHXH, đảm bảo sự công bằng, bình đẳng, cho mọi đối tượng thụ hưởng… Điều đó làm tăng thêm mối quan hệ gắn bó giữa Nhà nước- người sử dụng lao động- người lao động, góp phần ổn định nền kinh tế xã hội. Bốn là, BHXH góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. Qũy BHXH được sử dụng để chi trả các chế độ BHXH cho người lao động và gia đình họ, phần nhàn rỗi được đầu tư vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh để bảo tồn và tăng trưởng quỹ. Như vậy, xét trên cả phương diện, chi trả các chế độ BHXH cũng như đầu tư tăng trưởng quỹ, hoạt động của quỹ BHXH đều góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế. Mặt khác, phân phối trong BHXH là sự phân phối lại theo hướng có lợi cho những người có thu nhập thấp; là sự chuyển dịch thu nhập của những người khỏe mạnh, may mắn có việc làm ổn định cho những người ốm, yếu, gặp phải những biến cố rủi ro trong lao động sản xuất và trong cuộc sống. Vì vậy, BHXH góp phần làm giảm bớt gánh khoảng cách giữa những người giàu và người nghèo, góp phần bảo đảm sự công bằng xã hội. Năm là, BHXH là trụ cột của hệ thống ASXH, góp phần điều tiết các chính sách, các chương trình ASXH của mỗi quốc gia. Khi BHXH phát triển, số đối tượng tham gia và hưởng BHXH được mở rộng sẽ góp phần nâng cao đời sống của người lao động nói riêng và dân cư nói chung, từ đó sẽ góp phần làm giảm số đối tượng được hưởng các chính sách ASXH khác như ưu đãi xã hội, cứu trợ xã hội và làm giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước. Sáu là, đối với Việt nam ta BHXH trực tiếp thể hiện vai trò mục tiêu, lý tưởng, bản chất tốt đẹp của chế độ chính trị, xã hội mà Đảng, Nhà nước và nhân dân đã và đang phấn đấu, xây dựng đất nước Việt nam dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Sau chiến tranh thế giới thứ 2, chín chế độ BHXH như hiện nay thực chất là chín nhánh của An sinh xã hội. Nhưng sau đó, nội dung của An sinh xã hội đã ngàyLuận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Lê Hoàng Khóa 2009 9càng được mở rộng dần và hiện nay nó còn bao gồm cả: cứu trợ xã hội; ưu đãi xã hội; xóa đói giảm nghèo; trợ giúp xã hội vv… Tuy nhiên, BHXH vẫn là một chính sách đóng vai trò trụ cột trong chính sách An sinh xã hội của các nước trên thế giới. 1.1.2 Bản chất và chức năng của BHXH - Bản chất của BHXH: được thể hiện qua 6 nội dung chính sau đây: ● Mối quan hệ giữa các bên tham gia BHXH xuất phát trên cơ sở quan hệ lao động và quan hệ quản lý xã hội. Bao gồm ba bên: + Bên tham gia BHXH có thể chỉ là người lao động hoặc cả người lao động và người sử dụng lao động. + Bên BHXH (bên nhận nhiệm vụ) thông thường là một cơ quan chuyên trách do Nhà nước thành lập và bảo trợ. Cơ quan này được tổ chức theo đúng khuôn khổ của Pháp luật. + Bên được Bảo hiểm là người lao động và gia đình họ khi có đủ các điều kiện ràng buộc cần thiết. ● Cở sở chủ yếu của mối quan hệ giữa các bên tham gia là quỹ Tài chính BHXH. Quỹ này do tất cả các bên tham gia đóng góp và mức đóng góp của từng bên. Sau đó được luật hoá và cứ thế thể hiện. ● Đứng trên bình diện xã hội thì BHXH là quá trình sử dụng một phần tổng sản phẩm quốc nội (GDP) để đảm bảo an toàn về mặt kinh tế cho người lao động và toàn xã hội. Bởi vậy, quỹ tài chính này là điều kiện tiên quyết để san sẻ rủi ro và san sẻ tài chính giữa các bên tham gia. Cần hiểu cụm từ “san sẻ” theo nghĩa rộng là: + San sẻ giữa những người lao động và người sử dụng lao động với Nhà nước + San sẻ cả về mặt không gian và thời gian. + San sẻ trong nội bộ người lao động và nội bộ người lao động và nội bộ người sử dụng lao động. ● Các biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm trong BHXH có thể là những rủi ro ngẫu nhiên trái với ý muốn chủ quan của con người như: ốm đau, tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp… Hoặc cũng có thể là nhữngLuận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Lê Hoàng Khóa 2009 10trường hợp xảy ra hoàn toàn ngẫu nhiên như: tuổi già, thai sản v.v… Đồng thời những biến cố đó có thể diễn ra cả trong và ngoài quá trình lao động. ● Một phần thu nhập của người lao động bị giảm hoặc mất đi sẽ được quỹ tài chính BHXH bù đắp hoặc thay thế. Nhưng mức độ bù đắp thay thế luôn luôn thấp hơn thu nhập của họ khi đang còn làm việc. Sở dĩ cơ chế này phải được quán triệt khi làm Chính sách BHXH là vì có như vậy mới khuyến khích người lao động tham gia lao động sản xuất tìm kiếm việc làm khắc phục tình trạng ỷ lại hoặc trục lợi BHXH. ● BHXH ra đời với mục tiêu là nhằm thỏa mãn những nhu cầu thiết yếu của người lao động và gia đình họ trong trường hợp người lao động tham gia BHXH bị giảm hoặc bị mất thu nhập. Mục đích này đã được Tổ chức lao động quốc tế (ILO) cụ thể như sau: + Đền bù cho người lao động những khoản thu nhập bị mất để đảm bảo nhu cầu sinh sống thiết yếu của họ. + Chăm sóc sức khỏe và chống bệnh tật. + Xây dựng điều kiện sống đáp ứng nhu cầu của dân cư và các nhu cầu đặc biệt của người già, người tàn tật và trẻ em. Tất cả những mục đích nói trên thế giới ngày nay đều thừa nhận và cho rằng góp phần đảm bảo ASXH cho từng nước và toàn thế giới. - Chức năng của BHXH : BHXH có những chức năng chủ yếu sau đây: + Bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động được bảo hiểm khi họ bị giảm hoặc bị mất khả năng lao động hoặc mất việc làm trong những điều kiện xác định. Sự bảo đảm này thay thế hoặc bù đắp này chắc chắn sẽ xảy ra. Sở dĩ như vậy vì sức lao động của con người bị giới hạn bởi sức khoẻ và tuổi tác. Còn khi người lao động bị mất việc làm và khả năng lao động tạm thời làm giảm thu nhập, và hội tụ những điều kiện cần thiết họ sẽ được trợ cấp BHXH với mức hưởng, thời điểm và thời hạn hưởng đúng theo quy định. Đây là chức năng cơ bản nhất.Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Lê Hoàng Khóa 2009 11+ Phân phối lại thu nhập góp phần thực hiện công bằng xã hội. Các bên tham gia BHXH phải đóng góp vào quỹ BHXH hình thành nên quỹ tài chính tập trung. Trên cơ sở sử dụng quỹ BHXH tiến hành phân phối lại thu nhập giữa những người tham gia BHXH. Khi người lao động bị giảm hoặc bị mất thu nhập sẽ được nhận trợ cấp từ nguồn quỹ này. Vì vậy, không phải ai tham gia cũng được hưởng. Đây là qui luật số đông bù số ít, thực hiện chức năng phân phối lại thu nhập theo cả chiều ngang và chiều dọc. Phân phối giữa những người khỏe mạnh cho người ốm đau, bệnh tật; giữa những người trẻ cho người già; giữa những người không sinh đẻ (nam giới) và người sinh đẻ (nữ giới); giữa những người có thu nhập cao và người có thu nhập thấp... + Kích thích người lao động hăng hái lao động sản xuất nâng cao năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội. Người lao động có việc làm. Khi khỏe mạnh làm việc bình thường sẽ được hưởng tiền lương, tiền công. Khi bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động hoặc khi già đã có BHXH trợ cấp thay thế nguồn thu nhập bị mất. Đây chính là chỗ dựa đáng tin cậy để người lao động yên tâm gắn bó tận tình với công việc, với nơi làm việc. Từ đó, họ rất tích cực lao động sản xuất, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế. Chức năng này biểu hiện như một đòn bẩy kinh tế kích thích người lao động nâng cao năng suất lao động cá nhân và kéo theo là năng suất lao động xã hội. + Gắn bó lợi ích giữa người lao động với người sử dụng lao động, giữa người lao động với xã hội. Thông qua BHXH, những mâu thuẫn nội tại và khách quan giữa người lao động và người sử dụng lao động trong hoạt động lao động sản xuất sẽ được điều hòa và giải quyết. Từ đó làm cho họ hiểu nhau hơn gắn bó được lợi ích với nhau. Đối với Nhà nước và xã hội, chi cho BHXH là cách thức phải chi ít nhất và có hiệu quả nhất nhưng vẫn giải quyết được những rủi ro và khó khăn về đời sống cho người lao động và gia đình họ, góp phần làm cho nền sản xuất ổn định, kinh tế chính trị xã hội được phát triển và an toàn hơn. - Tính chất của BHXH BHXH gắn liền với đời sống của người lao động, vì vậy nó có một số tính chất cơ bản sau:Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Lê Hoàng Khóa 2009 12+ Tính kinh tế: Các bên tham gia BHXH phải đóng góp để hình thành lên một quỹ tiền tệ tập trung. Mức đóng góp của các bên phải được tính toán rất cụ thể dựa trên xác suất phát sinh thiệt hại của tập hợp người lao động tham gia BHXH. Quỹ BHXH hình thành lên sẽ được quản lý chặt chẽ và được sử dụng chủ yếu để trợ cấp cho những biến cố làm giảm hoặc mất thu nhập của người lao động. Đối với người lao động, mức đóng góp là nhỏ so với quyền lợi họ được hưởng khi gặp rủi ro. Đối với người sử dụng lao động, tham gia vào quỹ BHXH là bảo hiểm cho người lao động mà mình sử dụng. Đối với Nhà nước, góp phần giảm gánh nặng ngân sách hơn nữa quỹ BHXH còn là nguồn vốn đầu tư để tăng trưởng và phát triển kinh tế. + Tính xã hội: BHXH là bộ phận chủ yếu của hệ thống bảo đảm xã hội, vì vậy tính xã hội của nó thể hiện rất rõ. Xét về lâu dài, mọi người lao động trong xã hội đều có quyền tham gia BHXH. Và ngược lại, BHXH phải có trách nhiệm bảo hiểm cho mọi người lao động và gia đình họ, kể cả khi họ còn đang trong độ tuổi lao động. + Tính tất yếu khách quan: BHXH ra đời là nhu cầu khách quan trong đời sống xã hội. Ở đây chính là nhu cầu khách quan cho đời sống người lao động và gia đình họ khi gặp phải rủi ro hoặc sự kiện bảo hiểm. + Tính ngẫu nhiên, phát sinh không đồng đều theo không gian và thời gian. Những nội dung cơ bản của BHXH thể hiện rõ tính chất này. Từ thời điểm hình thành và triển khai, đến mức đóng góp của các bên tham gia để hình thành quỹ BHXH. Từ những rủi ro phát sinh ngẫu nhiên theo thời gian và không gian đến mức trợ cấp BHXH theo từng chế độ cho người lao động v.v… Mối quan hệ giữa các tính chất: Tính kinh tế và tính xã hội của BHXH không tách rời mà đan xen lẫn nhau. Khi nói đến sự bảo đảm kinh tế cho người lao động và gia đình họ là đã nói đến tính xã hội của BHXH, ngược lại, khi nói tới sự đóng góp ít nhưng lại đủ trang trải mọi rủi ro xã hội thì cũng đã đề cập đến tính kinh tế của BHXH. Tính xã hội của BHXH luôn gắn chặt với tính dịch vụ của nó. Khi nền kinh tế - xã hội ngày càng phát triển thì tính dịch vụ và tính chất xã hội hóa của BHXH cũng ngày càng cao.Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Lê Hoàng Khóa 2009 131.1.3 Những nội dung cơ bản của BHXH BHXH bao gồm 2 nội dung cơ bản là chính sách BHXH và chế độ BHXH. - Chính sách BHXH là hạt nhân của BHXH ở mỗi quốc gia. Mảng chính sách này có tính khái quát rất cao nó thể hiện rõ mục đích quan điểm định hướng phạm vi và các mối quan hệ điều chỉnh giữa Nhà nước với người lao động và người sử dụng lao động. Để ban hành chính sách BHXH phải dựa vào cơ sở chính trị - kinh tế - xã hội của đất nước ở mỗi thời kỳ, nó phải phản ánh được sự vận động của toàn bộ nền kinh tế. Chính sách BHXH được thể hiện dưới dạng văn bản pháp luật, hiến pháp,vv… - Chế độ BHXH là sự cụ thể hoá, chi tiết hoá và là sự sắp xếp bố trí những chế định cụ thể để thể hiện chính sách BHXH đối với người lao động. Đây là một hệ thống các quy định được luật hoá về đối tượng BHXH và quyền lợi cũng như nghĩa vụ của họ. Để phản ánh chính sách BHXH đòi hỏi phải có một hệ thống các chế độmang tính nhất quán và đảm bảo tính chất khách quan, có như vậy mới thoả mãn mối quan hệ giữa ba bên: Người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước. Theo khuyến nghị của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đã nêu công ước số 102 tháng 6 năm 1952 tại Giơnevơ, hệ thống chế độ BHXH gồm chín chế độ sau: ▪ Chăm sóc y tế ▪ Trợ cấp ốm đau ▪ Trợ cấp thất nghiệp ▪ Trợ cấp tuổi già ▪ Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ▪ Trợ cấp gia đình ▪ Trợ cấp sinh đẻ ▪ Trợ cấp khi tàn phế ▪ Trợ cấp tiền tuất (trợ cấp mất người nuôi dưỡng)Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Lê Hoàng Khóa 2009 14 Để được coi là một hệ thống chế độ BHXH mỗi nước phải thực hiện ít nhất là 3 chế độ. Trong đó, ít nhất phải có một trong 5 chế độ: (3), (4), (5), (8) và (9). Theo Luật BHXH hiện hành, nước ta thực hiện cả loại hình BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện và BHTN. BHTN được thực hiện vào ngày 1 tháng 1 năm 2009. BHXH bắt buộc thực hiện với 5 chế độ sau đây: ▪ Trợ cấp ốm đau ▪ Trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp ▪ Trợ cấp thai sản ▪ Trợ cấp hưu trí ▪ Trợ cấp tử tuất BHXH tự nguyện gồm 2 chế độ: ▪ Chế độ hưu trí ▪ Chế độ tử tuất BHTN gồm có 3 chế độ sau: ▪ Trợ cấp thất nghiệp ▪ Hỗ trợ học nghề ▪ Hỗ trợ tìm việc làm 1.1.4 Qũy BHXH 1.1.4.1 Khái niệm và đặc điểm của quỹ BHXH Quỹ BHXH là quỹ độc lập với Ngân sách nhà nước, Quỹ hoạt động theo cơ chế quản lý tài chính do Chính phủ ban hành và được quản lý tập trung thống nhất trong hệ thống BHXH Việt Nam, được thực hiện hạch toán riêng và cân đối thu chi theo từng quỹ thành phần. Theo quy định hiện hành Quỹ BHXH có ba quỹ thành phần là: Quỹ hưu trí và trợ cấp; quỹ khám, chữa bệnh bắt buộc; quỹ khám, chữa bệnh tự nguyện. Qũy BHXH được hình thành chủ yếu từ đóng góp bằng tiền của các bên tham gia BHXH nhằm mục đích chi trả cho những người được BHXH và gia đình họ khiLuận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Lê Hoàng Khóa 2009 15họ bị giảm hoặc mất thu nhập khi gặp các rủi ro làm giảm hoặc mất thu nhập do mất khả năng lao động hoặc mất việc làm. Đặc điểm chủ yếu của quỹ BHXH là: ● Mục đích của quỹ là đảm bảo ổn đinh cuộc sốngcủa người lao động và gia đình họ khi họ gặp phải rủi ro hoặc sự kiện bảo hiểm. Nguyên tắc của quỹ là cân bằng thu chi. Quỹ hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận. ● Phân phối quỹ BHXH vừa mang tính hoàn trả, vừa mang tính không hoàn trả. Tính hoàn trả thể hiện ở chỗ, người lao động vừa là đối tượng tham gia đóng góp BHXH vừa là đối tượng được nhận trợ cấp từ quỹ BHXH. Tuy nhiên, chế độ thời gian và mức trợ cấp của mỗi người là khác nhau. Tính không hoàn trả thể hiện ở chỗ, cùng tham gia đóng góp BHXH, nhưng có người được hưởng trợ cấp nhiều lần và nhiều chế độ khác nhau, có người được hưởng ít hơn, thậm chí là không được hưởng trợ cấp. Điều này thể hiện tính xã hội của toàn bộ hoạt động BHXH. ● Qúa trình tích lũy để bảo tồn giá trị và bảo đảm an toàn về tài chính đối với quỹ BHXH là một vấn đề mang tính nguyên tắc. Đặc điểm này xuất phát từ chức năng cơ bản nhất của BHXH là bảo đảm an toàn về thu nhập cho người lao động. Đến lượt mình, BHXH phải tự bảo vệ mình trước nguy cơ mất an toàn về tài chính. Nguồn quỹ này được đóng góp và tích lũy lại trong suốt quá trình lao động. Xét tại một thời điểm cụ thể nào đó, quỹ BHXH luôn tồn tại một lượng tiền tạm thời nhàn rỗi để chi trả trong tương lai. Lượng tiền này có thể biến động và cũng có thể biến động giảm do mất an toàn, giảm giá trị do yếu tố lạm phát. Vì vậy, bảo tồn giá trị và tăng trưởng quỹ đã trở thành yêu cầu mang tính nguyên tắc trong quá trình hoạt động của BHXH. ● Qũy BHXH là hạt nhân, là nội dung vật chất của tài chính BHXH. Trong quá trình vận động, Quỹ BHXH có thể quan hệ trực tiếp với các khâu tài Ngân sách Nhà nước, tài chính doanh nghiệp, tài chính tín dụng, tài chính các tổ chức xã hội và hộ gia đình qua việc tạo lập quỹ dưới hình thức thu BHXH, BHYT và sử dụng quỹ dưới hình thức chi trả các chế độ BHXH, BHYT. Mặt khác thông qua thị trường tài chính, Quỹ BHXH có quan hệ gián tiếp với cácLuận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Lê Hoàng Khóa 2009 16khâu tài chính khác trong hệ thống tài chính khi nguồn tài chính của quỹ này tạm thời nhàn rỗi được sử dụng giống như các quỹ tín dụng khác. Quỹ BHXH là khâu tài chính trung gian cùng với ngân sách Nhà nước và tài chính doanh nghiệp hình thành nên hệ thống tài chính quốc gia. ● Sự ra đời, tồn tại và phát triển quỹ BHXH phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội và điều kiện lịch sử trong từng thời kỳ nhất định của đất nước. Kinh tế - xã hội càng phát triển, người lao động và người sử dụng lao động sẽ có thu nhập cao hơn, do đó họ càng có điều kiện tham gia và đóng góp BHXH v.v… 1.1.4.2 Nguồn hình thành quỹ BHXH Quỹ BHXH là một quỹ tiền tệ tập trung được hình thành từ sự đóng góp của các bên tham gia quan hệ BHXH theo quy định của pháp luật. Pháp luật điều chỉnh BHXH bằng quy định của pháp luật. Pháp luật điều chỉnh BHXH bằng quy định việc đóng góp và quản lý BHXH. Quỹ BHXH được hình thành chủ yếu từ các nguồn sau đây: + Đóng góp của người sử dụng lao động, người lao động tham gia BHXH, BHYT bắt buộc. + Nhà nước đóng và hỗ trợ để đảm bảo các chế độ BHXH đối với người lao động. + Nhà nước hỗ trợ, đóng BHYT đối với người nghèo và đối tượng chính sách. + Tiền sinh lời do thực hiện các biện pháp bảo toàn và tăng trưởng Quỹ BHXH. + Các nguồn thu hợp pháp khác. Dựa trên cơ sở quan hệ lao động, trách nhiệm tham gia đóng góp BHXH được phân chia cho cả người lao động và người sử dụng lao động. Đây là chính là sự phân chia lợi ích giữa hai bên. Người lao động đóng góp một phần để tự bảo hiểm cho mình vừa thể hiện sự tự gánh chịu khi rủi ro xảy ra, vừa có ý nghĩa rang buộc nghĩa vụ và quyền lợi một cách chặt chẽ. Người sử dụng lao động đóng góp BHXH cho người lao động mình sử dụng sẽ tránh được thiệt hại kinh tế do phải chi ra mộtLuận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Lê Hoàng Khóa 2009 17khoản tiền lớn khi rủi ro xảy ra với người lao động, ngoài ra tạo được mối quan hệ tốt đẹp giữa người lao động và người sử dụng lao động. Thực chất mối quan hệ chủ thợ trong BHXH là mối quan hệ lợi ích nên khó tránh khỏi những mâu thuẫn. Sự tham gia đóng góp của Nhà nước là không thể thiếu được. Nhà nước đưa ra những luật lệ là những chuẩn mực pháp lý buộc người lao động và người sử dụng lao động tuân theo, qua đó những mâu thuẫn có cơ sở để giải quyết. Không những thế, Nhà nước còn hỗ trợ thêm cho quỹ BHXH và trở thành chỗ dựa để đảm bảo cho hoạt động BHXH chắc chắn ổn định. Quỹ BHXH ở hầu hết các nước trên thế giới đều được hình thành từ các nguồn nêu trên. Tuy nhiên, phương thức đóng góp và mức đóng góp của các bên tham gia BHXH có khác nhau. Phương thức đóng góp BHXH của người lao động và người sử dụng lao động hiện vẫn còn hai quan điểm: + Phải căn cứ vào mức lương cá nhân và quỹ lương của cơ quan, doanh nghiệp. + Phải căn cứ vào mức thu nhập cơ bản của người lao động được cân đối chung trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân để xác định mức đóng góp. Mức đóng góp BHXH, một số nước quy định người sử dụng lao động phải chịu toàn bộ chi phí cho chế độ tai nạn lao động, Chính phủ trả chi phí y tế cà trợ cấp gia đình, các chế độ còn lại cả người lao động và người sử dụng lao động cùng đóng góp mỗi bên một phần bằng nhau. Một số nước khác lại quy định, Chính phủ bù thiếu cho quỹ BHXH hoặc chịu toàn bộ chi phí quản lý BHXH v.v… Mức đóng góp BHXH thực chất là phí BHXH. Phí BHXH là khoản tiền đóng góp hàng tháng của những người tham gia BHXH cho quỹ BHXH. Phí BHXH là yếu tố quyết định sự cân đối thu chi quỹ BHXH, nên việc xác định vấn đề phí có tầm quan trọng đặc biệt vì nó liên quan đến cả người lao động người sử dụng lao động và Nhà nước. Để xác định được phí BHXH một cách đúng đắn thường sử dụng các phương pháp toán học khác nhau và phải cân nhắc đầy đủLuận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Lê Hoàng Khóa 2009 18các điều kiện kinh tế - xã hội. Khi tính phí BHXH, có thể có những căn cứ tính toán khác nhau: + Dựa vào tiền lương và thang lương để xác định mức trợ cấp BHXH, từ đó có cơ sở xác định mức phí đóng góp. + Quy định mức phí BHXH trước rồi từ đó xác định mức hưởng. + Dựa vào nhu cầu khách quan của người lao động để xác định mức hưởng, rồi từ mức hưởng BHXH này có thể xác định được mức phí phải đóng. Khi xác định phí BHXH vẫn phải đảm bảo các nguyên tắc: cân đối thu chi, lấy số đông bù số ít và có dự phòng. Mức phí xác định phải được cân đối với mức hưởng, với nhu cầu BHXH và điều chỉnh sao cho tối ưu nhất. Phí BHXH xác định theo công thức: P= f1 + f2 +f3 Trong đó: P - phí BHXH f1 - phí thuần túy trợ cấp BHXH f2 - phí dự phòng f3 - phí quản lý Phân tích thành phần công thức như sau: - Phí thuần túy trợ cấp BHXH cho cả các chế độ ngắn hạn và dài hạn. Đối với các chế độ BHXH ngắn hạn, việc đóng và hưởng BHXH xảy ra trong thời gian ngắn (thường là 1 năm) như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động nhẹ… Vì vậy, số đóng góp BHXH phải đủ cho số phát sinh chi trả trong năm. Đối với các chế độ BHXH dài hạn như: hưu trí, trợ cấp mất người nuôi dưỡng, tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp nặng v.v… quá trình đóng và quá trình hưởng BHXH tương đối độc lập với nhau và diễn ra trong khoảng thời gian nhất định. Cho nên, sự cân bằng giữa đóng góp và hưởng BHXH phải được dàn trải trong cả thời kỳ dài. - Phí dự phòng để đảm bảo quỹ BHXH có dự trữ đủ lớn. Để đảm bảo sự cân bằng giữa đóng góp và hưởng BHXH trong mọi thời điểm. - Phí quản lý là chi phí để vận hành bộ máy quản lý BHXH.Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Lê Hoàng Khóa 2009 19 Để xác định được mức phí phải đóng góp và mức hưởng BHXH phải dựa vào nhiều yếu tố và nhiều thông tin khác nhau về nguồn lao động, cơ cấu nguồn lao động theo độ tuổi, giới tính ngành nghề v.v… Ngoài ra còn phải xác định được tuổi thọ bình quân của quốc gia; xác suất ốm đau, tai nạn, tử vong của người lao động v.v… 1.1.4.3 Nội dung chi quỹ BHXH Quỹ BHXH được sử dụng chủ yếu để chi trả cho các mục đích sau đây: + Chi trả trợ cấp cho các chế độ BHXH + Chi phí cho sự nghiệp quản lý BHXH + Chi đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH Nội dung chi trả trợ cấp BHXH theo các chế độ là lớn nhất và quan trọng nhất. Khoản chi này được thực hiện theo luật định và phụ thuộc vào phạm vi trợ cấp của từng hệ thống BHXH. Về nguyên tắc, có thu mới có chi, thu trước chi sau. Vì vậy, quỹ chi cho các chế độ trong phạm vi có nguồn thu. Thu của chế độ nào thì chi ở chế độ đó. ● Chi trả trợ cấp cho các chế độ BHXH: là trách nhiệm theo luật định của BHXH, bao gồm: chi trợ cấp ngắn hạn như ốm đau, thai sản, y tế, mai tang; chi trợ cấp dài hạn như hưu trí, tử tuất: và chi trợ cấp tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp.. ● Chi phí cho bộ máy quản lý là khoản chi để tổ chức BHXH chuyên trách thực hiện các nghiệp vụ của mình như chi lương và các khoản có tính chất lương cho lao động làm việc trong ngành BHXH, chi nghiệp vụ chuyên môn, chi quản lý hành chính và chi mua sắm, sửa chữa tài sản cố định. ● Chi đầu tư : khoản chi này thường được quản lý riêng và được lấy từ khoản chênh lệch thu lớn hơn chi quỹ BHXH và từ lợi nhuận do đầu tư quỹ mang lại. Chi phí đầu tư bao gồm vốn gốc, nguồn bổ sung hang năm và các chi phí khác để thực hiện đầu tư. Thu nhập từ hoạt động đầu tư bao gồm vốn gốc và lãi thu được trong quá trình đầu tư.Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Lê Hoàng Khóa 2009 201.2 Hoạt động thu BHXH 1.2.1 Vai trò của hoạt động thu BHXH Quỹ BHXH hiện nay được thực hiện nhằm đạt mục tiêu là một công quỹ độc lập với NSNN, nhằm đảm bảo về tài chính để chi trả các chế độ BHXH cho NLĐ. Vì thế công tác thu BHXH ngày càng trở thành một khâu quan trọng và quyết định đến sự tồn tại và phát triển của việc thực hiện các chính sách BHXH. - Công tác thu BHXH là một hoạt động thường xuyên và đa dạng của ngành BHXH nhằm đảm bảo nguồn quỹ tài chính bảo hiểm xã hội đạt được một cách tập trung thống nhất: Thu quỹ BHXH là hoạt động chính của các cơ quan BHXH từ Trung ương đến địa phương cùng với sự phối hợp của các sở ban ngành, các cơ quan chức năng trên cơ sở quy định của pháp luật về thực hiện chính sách BHXH nhằm tạo ra nguồn tài chính tập trung từ việc đóng góp của các bên tham gia đóng BHXH. Qua đó tránh được tình trạng nợ đọng BHXH từ các cơ quan đơn vị, đối tượng tham gia BHXH. Đồng thời, đảm bảo được sự công bằng trong việc thực hiện các chính sách BHXH nói chung và những người tham gia BHXH nói riêng. - Để các chính sách BHXH được diễn ra một cách thuận lợi thì công tác thu BHXH có vai trò như là một điều kiện cần và đủ trong quá trình tạo lập cũng như thực hiện chính sách BHXH: Bởi đây chính là đầu vào, là nguồn hình thành cơ bản nhất trong quá trình tạo lập nên quỹ BHXH. Đồng thời đây cũng là một khâu bắt buộc đối với đối tượng tham gia BHXH thực hiện nghĩa vụ của mình. Chính vì vậy, công tác thu BHXH là một trong những công việc đòi hỏi độ chính xác cao, thực hiện thường xuyên, liên tục và kéo dài trong nhiều năm đồng thời có sự biến động về mức đóng và số lượng người tham gia BHXH. - Công tác thu BHXH vừa đảm bảo cho quỹ BHXH được tập trung về một mối, vừa đóng vai trò như một công cụ thanh, kiểm tra số lượng đối tượng tham gia BHXH biến động ở từng khối lao động, cơ quan, đơn vị ở từng địa phương hoặc trên phạm vi quốc gia. Bởi vì công tác thu BHXH cũng đòi hỏi phải được tổ chức một các tập trung, thống nhất và có sự ràng buộc chặt chẽ từ trên xuống dưới, đảm bảo an toàn tuyệt đối về tài chính, đảm bảo độ chính xác trong ghi chép kết quả thực hiện đóng BHXH của từng đơn vị cũng như của mỗi NLĐ. Mặt khác, hoạt động thuLuận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Lê Hoàng Khóa 2009 21BHXH là một hoạt động liên quan trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của cả một đời người và có tính kế thừa, số thu BHXH một phần dựa trên số lượng người tham BHXH để tạo lập nên quỹ BHXH, cho nên nghiệp vụ của công tác thu BHXH có một vai trò hết sức quan trọng và rất cần thiết trong thực hiện chính sách BHXH. Bởi lẽ đây là khâu đầu tiên giúp cho chính sách BHXH được triển khai đầy đủ các chức năng cũng như bản chất của mình. - Hoạt động của công tác thu BHXH ở thời điểm hiện tại ảnh hưởng trực tiếp đến công tác chi và quá trình thực hiện các chính sách về BHXH. Do BHXH cũng như các loại hình bảo hiểm khác đều dựa trên cơ sở nguyên tắc có đóng - có hưởng, BHXH đã đặt ra yêu cầu quy định cụ thể đối với công tác thu nộp BHXH. Nếu không thu được BHXH thì quỹ BHXH không thể có nguồn để chi trả cho các chế độ BHXH cho người lao động. Do đó, hoạt động thu BHXH ảnh hưởng trực tiếp đến công tác chi và quá trình thực hiện chính sách BHXH. 1.2.2 Cơ sở và nguyên tắc thu BHXH 1.2.2.1Cơ sở của thu BHXH: - Dựa vào chính sách BHXH. Là cơ sở pháp lý quan trọng nhất để triển khai BHXH thông qua chính sách BHXH, mỗi nước đưa ra định hướng phát triển BHXH. Mọi cơ quan ban ngành liên quan sẽ phải thực hiện thống nhất nhiệm vụ của mình theo định hướng của chính sách BHXH. Công tác thu BHXH ở mỗi nước cũng như phương thức mức đóng ra sao đều dựa vào chính sách BHXH của nước đó. Vì vậy mà mức đóng góp vào quỹ của người lao động tại mỗi nước là khác nhau. Quy định tham gia đóng BHXH và dưới hình thức nào cũng được các nước quyết định tuỳ theo điều kiện kinh tế -xã hội của đất nước đó. - Dựa vào văn bản pháp quy. Dựa trên chính sách BHXH, các cấp các ngành có thẩm quyền có thể soạn thảo các văn bản pháp quy như Luật, Nghị định, thông tư để hướng dẫn thi hành chính sách BHXH của Nhà nước. Chính sách BHXH mang tính định hướng, nhưng các văn bản hướng dẫn thi hành lại là cụ thể hóa của chính sách BHXH của mỗiLuận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Lê Hoàng Khóa 2009 22quốc gia. Sau khi ban hành các văn bản pháp quy thì các cấp ngành liên quan cần phải thực hiện các điều khoản được ghi trên văn bản. - Dưạ vào điều kiện kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Tuỳ theo điều kiện về kinh tế -xã hội của mỗi nước mà việc ban hành chính sách BHXH cũng như các văn bản pháp quy khác sao cho phù hợp là hết sức quan trọng và cần thiết. Mỗi quốc gia đều xác định chính sách BHXH là trụ cột quan trọng của hệ thống an sinh xã hội. Việc ban hành các chính sách BHXH phải dựa trên mức thu nhập của người lao động, mức sống, tuổi thọ trung bình, môi trường và điều kiện làm việc… 1.2.2.2 Nguyên tắc thu BHXH: Dựa vào Luật BHXH thì công tác thu BHXH cần tuân theo một số các nguyên tắc nhằm đảm bảo đúng đối tượng, mức thu, và tính công bằng giữa các đơn vị tham gia BHXH. Cụ thể như sau: - Theo qui định, các cơ quan, doanh nghiệp đóng BHXH phải dựa trên quỹ tiền lương trả cho người lao động. Quỹ tiền lương này bao gồm toàn bộ phần lương cứng và phụ cấp vào lương, đồng thời quỹ tiền lương này phải được đảm bảo chi trả cho tất cả các đối tượng tham gia BHXH. - Công việc quyết toán thu thường được thực hiện theo định kỳ, thường là cuối quý hoặc cuối năm, nhưng trong thời gian đó số người tham gia và số đơn vị tham gia BHXH có thể thay đổi, vì vậy việc quyết toán BHXH cần phải căn cứ theo số liệu thống kê thực tế phát sinh chứ không phải dựa theo mức bình quân. - Công tác thu BHXH phải được thực hiện trực tiếp, hạn chế tối đa các khoản thu để hưởng hoa hồng. - Trong quá trình quyết toán thu BHXH, tất cả các số thu BHXH phải ăn khớp với nhau và phải thực sự cân đối: giữa người lao động, chủ sử dụng lao động, loại hình doanh nghiệp, loại hình thu để thực hiện việc thu BHXH một cách tốt nhất. 1.2.3 Quy trình thu BHXH Quá trình thu BHXH được thực hiện qua các bước sau đây: - Đăng ký tham gia BHXH:Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Lê Hoàng Khóa 2009 23NSDLĐ, các cơ quan, các doanh nghiệp quản lý các đối tượng tham gia có trách nhiệm đăng ký tham gia BHXH với cơ quan BHXH được phân công quản lý, nhằm xác định số lượng người tham gia BHXH để thong báo với cơ quan chức năng có thẩm quyền về BHXH. Đây là khâu đầu tiên trong quá trình thu và quản lý thu quỹ BHXH; tuỳ vào mỗi nước mà có quy định khác nhau về việc nộp hồ sơ đăng ký tham gia BHXH cho NLĐ, nhưng nhìn chung các hồ sơ đăng ký tham gia BHXH thường bao gồm: + Các quy định, công ước đăng ký tham gia BHXH; + Danh sách lao động và quỹ tiền lương trích nộp BHXH; + Hồ sơ hợp lệ đơn vị và NLĐ trong danh sách. Cơ quan BHXH tiếp nhận, thẩm định danh sách tham gia BHXH, số tiền lương phải đóng BHXH hang tháng. Đơn vị quản lý đối tượng căn cứ thông báo hoặc hợp đồng đã ký kết với cơ quan BHXH tiến hành cấp sổ BHXH. - Sau quá trình đăng ký tham gia BHXH cho NLĐ: cơ quan BHXH định kỳ (theo quy định của mỗi nước) sẽ tiến hành thu BHXH từ người tham gia BHXH hoặc các đơn vị, cơ quan sử dụng lao động tham gia BHXH thong qua việc mở tài khoản ngân hàng hoặc tại Kho bạc Nhà nước hoặc cũng có thể đến trực tiếp từng đơn vị, từng người tham gia BHXH để thu đóng góp BHXH. Quy trình thu được tiến hành qua 2 cách như sau: + Trường hợp 1: Cán bộ BHXH phải trực tiếp thu BHXH từ những người tham gia. Trường hợp này cán bộ BHXH hợc bộ phận chuyên trách thu của cơ quan BHXH sẽ trực tiếp thu đóng từ những người tham gia BHXH.họ sẽ xuống tận cơ sở, nơi NLĐ làm việc để trực tiếp thu. + Trường hợp 2: Cơ quan BHXH thông qua NSDLĐ hoặc thông qua đại lý thu của mình Ngân hàng, bưu điện, thông qua cơ quan thuế. Cơ quan BHXH thường mở tài khoản tại Ngân hàng hoặc kho bạc Nhà nước để công việc chuyển tiền từ NSDLĐ, các đại lý thu đến cơ quan BHXH được thuận tiện. Khi đó, NSDLĐ được giao kết là các đại lý cho cơ quan BHXH sẽ tiến hành thu BHXH từ NLĐ, sau đó chuyển toàn bộ đóng góp BHXH của cả NSDLSĐ và NLĐ cho cơ quan BHXH cóLuận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Lê Hoàng Khóa 2009 24kèm theo báo cáo số thu nộp BHXH và danh sách nộp BHXH thông qua việc chuyển khoản vào tài khoản của Cơ quan BHXH tại Ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước. - Hàng tháng nếu có sự biến động so với danh sách đăng ký tham gia BHXH, đơn vị quản lý đối tượng lập danh sách điều chỉnh theo mẫu quy định (tuỳ theo từng nước ) gửi cơ quan BHXH có chức năng để kịp thời điều chỉnh, xử lý. 1.2.4 Quản lý thu BHXH Tham gia BHXH là nhiệm vụ, nghĩa vụ của các đơn vị sử dụng lao động nhằm thực hiện quyền lợi cho NLĐ. Việc đóng góp vào quỹ BHXH của các bên tham gia là điều tất yếu, vì theo nguyên tắc có đóng có hưởng. Vậy thu từ những người tham gia BHXH là nguồn thu chủ yếu và quan trọng nhất cho quỹ BHXH ở hầu hết các quốc gia. Trên cơ sở nhiệm vụ của công tác thu là thu đúng, thu đủ và rõ ràng minh bạch nhằm đảm bảo tính công bằng, minh bạch giữa các đối tượng tham gia. Bên cạnh đó cần phải tổ chức ghi chép, theo dõi kết quả đóng BHXH của từng người, từng đơn vị để làm cơ sở tính mức hưởng BHXH theo quy định. Hơn nữa, công tác thu BHXH có những đặc điểm sau: - Số đối tượng tham gia BHXH rất lớn và biến động theo thời gian nên công tác quản lý thu BHXH rất khó khăn và phức tạp. - Công tác thu mang tính chất định kỳ, lặp đi lặp lại nên khối lượng công việc rất lớn đòi hỏi nguồn nhân lực và cơ sở vật chất phục vụ cho công tác thu cũng phải tương ứng. Do vậy, công tác thu BHXH là nhiệm vụ quan trọng và khó khăn của ngành BHXH. Để công tác thu đạt hiệu quả cao thì đòi hỏi quy trình quản lý thu phải hết sức chặt chẽ hợp lý, khoa học nhất là trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ như ngày nay. Quy trình thu hiện nay là: + Giao kế hoạch thu (liên quan đến 3 cấp tỉnh, huyện, trung ương). + Thực hiện thu (nhận danh sách và tờ khai, kiểm tra đối chiếu và cấp sổ, kiểm tra đối chiếu tiền thu, xác nhận tiền thu vào sổ BHXH và hồ sơ BHXH)Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Lê Hoàng Khóa 2009 25+ Báo cáo kết quả thu (có thể thực hiện hàng tháng, quý năm thuộc vào mô hình quản lý) + Thẩm định kết quả thu (được thực hiện ở cấp BHXH TW và tỉnh. Cơ quan BHXH TW và tỉnh thường dựa vào báo cáo kết quả thu và tài liệu gốc; kiểm định là cơ sở cho cơ quan BHXH các cấp thực hiện theo 2 cách: kiểm tra từ nội bộ và kiểm tra từ bên ngoài) + Lập kế hoạch thu được thực hiện từng kỳ theo cấp quản lý dựa vào thực tế tình hình thực hiện thu của năm trước, dựa vào khả năng mở rộng đối tượng Vì vậy công tác quản lý thu BHXH phải được tổ chức chặt chẽ, thống nhất trong cả hệ thống từ lập kế hoạch thu, phân cấp thu, ghi kết quả và đặc biệt là quản lý tiền thu BHXH. - Quản lý tiền thu BHXH tỉnh và BHXH huyện không được sử dụng tiền thu BHXH, BHYT vào bất cứ mục đích gì (trường hợp đặc biệt phải được Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chấp nhận bằng văn bản) Hàng quý, BHXH tỉnh (Phòng Kế hoạch – Tài chính) và BHXH huyện có trách nhiệm quyết toán số tiền 2% đơn bị được giữ lại, xác định số chênh lệch thừa thiếu; Đồng thời gửi thống báo quyết toán cho phòng Thu hoặc bộ phận Thu để thực hiện thu kịp thời số tiền người sử dụng lao động chưa chi hết vào tháng đầu của quý sau; BHXH Việt Nam thẩm định số thu BHXH, BHYT theo 6 tháng hoặc hàng năm đối với BHXH Tỉnh, BHXH thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công An và Ban Cơ yếu Chính Phủ. Thông tin báo cáo: BHXH tỉnh, huyện mở Sổ chi tiết thu BHXH, BHYT bắt buộc (Mẫu số 07-TBH); thực hiện ghi sổ theo hướng dẫn sử dụng mẫu biểu. BHXH tỉnh, huyện thực hiện chế độ báo cáo tình hình thu BHXH, BHYT bắt buộc (Mẫu số 09, 10, 11-TBH) định kỳ hàng tháng, quý, năm; BHXH như sau:Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Lê Hoàng Khóa 2009 26 BHXH huyện: Báo cáo tháng trước 22 hàng tháng; báo cáo quý trước ngày 20 tháng đầu quý sau; báo cáo năm trước ngày 25/01 năm sau. BHXH tỉnh: Báo cáo tháng trước 25 hàng tháng; báo cáo quý trước ngày cuối tháng đầu qúy sau; báo cáo năm trước ngày 25/01 năm sau. BHXH thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ban Cơ yếu Chính Phủ: Thực hiện báo cáo thu BHXH 6 tháng đầu năm trước ngày 30/07 và báo cáo năm trước ngày 15/02 năm sau. - Quản lý hồ sơ, tài liệu: BHXH tỉnh, huyện cập nhật thông tin, dữ liệu của người tham gia BHXH, BHYT để phục vụ kịp thời cho công tác nghiệp vụ và quản lý. BHXH tỉnh xây dựng hệ thống mã số đơn vị tham gia BHXH áp dụng trong địa bàn tỉnh theo hướng dẫn của BHXH Việt Nam. Mã số tham gia BHXH cấp cho đơn vị để đăng ký tham gia BHXH được sử dụng thống nhất trên hồ sơ giấy tờ; sổ sách và báo cáo nghiệp vụ. BHXH các cấp tổ chức phân loại, lưu trữ và bảo quản hồ sơ, tài liệu thu BHXH, BHYT đảm bảo khoa học để thuận tiện khai thác; sử dụng. Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin để qủan lý người tham gia BHXH, BHYT, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT cho người tham gia BHXH, BHYT bắt buộc. Trong quá trình tiến hành công tác thu BHXH được tiến hành với phương châm: thu đúng đối tượng, đúng phạm vi thu và đặc biệt nữa là thu đủ số tiền đóng BHXH từ các đối tượng tham gia, thì việc tăng cường công tác quản lý thu BHXH là vấn đề cấp bách được các cơ quan và mọi người rất quan tâm. Để hình thành nên một chính sách thu, một kế hoạch thu BHXH thích ứng với cơ chế quản lý kinh tế đang trong quá trình đổi mới, đòi hỏi phải nghiên cứu, giải quyết hàng loạt vấn đề cả lý luận và thực tiễn.Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Lê Hoàng Khóa 2009 271.3. Các nhân tố tác động đến hoạt động thu BHXH. 1.3.1. Chính sách của Đảng và Nhà nước. Trong những năm qua đi đôi với việc cải cách kinh tế, cải cách hành chính quốc gia trong điều kiện đất nước ta đang vận hành nề kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa là một yêu cầu cấp thiết. Trên cơ sở đó, các chính sách xã hội nói chung và chính sách BHXH nói riêng cũng đã từng bước được cải thiện phát triển đúng hướng theo luật định. Ngay từ khi thực hiện chế độ chính sách BHXH đến nay Nhà nước đã nhiều lần thay đổi bổ xung theo hướng ngày càng hoàn thiện hơn cho phù hợp với điều kiện lịch sử, điều kiện kinh tế xã hội của từng thời kỳ mà vẫn đảm bảo truyền thống đạo lý bản sắc văn hoá dân tộc với tinh hoa của nhân loại, vừa mang tính thời đại vừa thể hiện tính ưu việt của xã hội chủ nghĩa. Chính vì thế tại văn kiện đại hội VII của Đảng nêu rõ cần đổi mới chính sách BHXH theo định hướng cho mọi người lao động và các thành phần kinh tế đều có nghĩa vụ đóng góp BHXH. Điều này tạo điều kiện và khuyến khích các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tham gia BHXH, góp phần làm tăng số lượng người tham gia BHXH dẫn đến tăng nguồn thu BHXH. Không dừng lại ở đó chính sách BHXH vẫn tiếp tục được Đảng và Nhà nước tiếp tục đổi mới, bổ xung. Ngày 23/06/1994 Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Bộ luật lao động trong đó BHXH đưọc quy định tại chương XII gồm 13 điều. Để cụ thể hoá những quy định này, ngày 26/01/1995 Chính phủ đã ban hành Điều lệ BHXH kèm theo nghị định 12/CP. Ngày 23/01/1998 Chính phủ ban hành nghị định 09/CP quy định chính sách BHXH cho cán bộ xã, phường. Ngày 19/08/1999 Chính phủ ban hành nghị định 73/CP về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, thể thao. Qua đó ta thấy chính sách BHXH đã và đang được Đảng và Nhà nước ta sửa đổi bổ xung tạo điều kiện cho mọi đối tượng ở mọi thành phần kinh tế tham gia BHXH.Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Lê Hoàng Khóa 2009 28 Mặt khác ngoài BHXH bắt buộc còn có BHXH tự nguyện vì vậy đối tượng tham gia BHXH ngày một gia tăng, do đó có thể khẳng định thu BHXH đạt kết quả cao hay thấp là phụ thuộc vào một phần chính sách của Đảng và Nhà nước. 1.3.2 Phụ thuộc vào tình hình kinh tế xã hội. Trên thực tế xuất phát từ mục tiêu “ chính sách xã hội phải được phát triển phù hợp với chiến lược phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa “. BHXH là một bộ phận quan trọng trong chính sách xã hội. Trình độ phát triển của BHXH được quyết bởi mức độ phát triển của nền kinh tế. Nền kinh tế càng phát triển thì mức độ hoàn thiện BHXH càng cao. Mặt khác khi nền kinh tế xã hội phát triển ổn định khi đó tình hình sản xuất kinh doanh của các đơn vị doanh nghiệp làm ăn thuận lợi và phát triến ổn định do đó việc thanh toán tiền công tiền lương cho người lao động đúng kỳ đúng hạn, người lao động yên tâm làm việc. Vì vậy chủ sử dụng lao động và người lao động sẵn sàng trích một phần tiền lương để đóng góp BHXH. Điều này sẽ góp phần làm tăng nguồn thu BHXH. Ngược lại nếu nền kinh tế kém phát triển các đơn vị doanh nghiệp làm ăn khó khăn thì họ sẽ tìm cách né tránh đóng BHXH cho người lao động đồng thời người lao động mất việc làm thu nhập thấp và thường không ổn định, cuộc sống gặp nhiều khó khăn thì họ không có phần tích luỹ để tham gia BHXH. Tình hình này thường dẫn đến thất thu nhiều đơn vị, doanh nghiệp nợ đọng BHXH, gây nhiều cản trở cho công tác thu BHXH . 1.3.3. Phụ thuộc vào công tác thông tin tuyên truyền về chính sách BHXH. Chỉ thị 15/CTTW ngày 26/05/1997 của Bộ chính trị chỉ rõ BHXH là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, góp phần đảm bảo đời sống cho người lao động, ổn định chính trị, an toàn xã hội thúc đẩy sự nghiệp xây dựng đất nước. Nhiều nghị định của Chính phủ đã xác định rõ một trong những nhiệm vụ quan trọng của BHXH là tổ chức thông tin tuyên truyền chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Thực tế đã chứng minh quá trình phát triến của ngành BHXH đặc biệt là trong công tác thu BHXH luôn gắn liền với sự quan tâm và nhận thức đúng đắn về chính sách BHXH của người lao động, chủ sử dụng lao động cũng như của toàn xã hội.Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Lê Hoàng Khóa 2009 29Chính vì thế nếu tổ chức tốt công tác thông tin tuyên truyền về chính sách BHXH của Đảng và Nhà nước sẽ giúp chủ sử dụng lao động hiểu được trách nhiệm của mình khi đóng 15% tổng quỹ lương và người lao động đóng 5% tiền lương vì lợi ích thiết thực của họ. Từ đó tạo niền tin đối với người lao động thuộc mọi thành phần kinh tế, giúp họ hiểu được chính sách BHXH không phải là một tổ chức kinh doanh mà tham gia BHXH ngoài việc hưởng quyền lợi còn góp phần tích cực vào công tác an ninh xã hội . KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Chính sách BHXH là bộ phận quan trọng trong hệ thống chính sách xã hội, cùng với chính sách tiền lương, phúc lợi xã hội, cứu trợ xã hội và ưu đãi xã hội, có tác động rất lớn vào quá trình phân phối lại thu nhập để ổn định đời sống cho cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, người lao động và thân nhân gia đình họ. Vì vậy, BHXH cần cho tất cả mọi người trong xã hội, bất luận giàu hay nghèo, địa vị xã hội cao hay thấp. Thực tế ốm đau, tai nạn, rủi ro, già yếu không trừ một ai và những người lâm vào hoàn cảnh ốm đau, tai nạn, rủi ro, già yếu được quỹ BHXH đảm bảo thay thế, bù đắp một phần thu nhập để ổn định cuộc sống. Ở chương này, luận văn đã phân tích sâu sắc sự cần thiết khách quan của BHXH, những khái niệm, đặc điểm, vị trí và vai trò của BHXH trong nền kinh tế thị trường, qua đó là cơ sở để nghiên cứu, xây dựng những giải pháp sao cho phù hợp với thực tế và tương lai phát triển của BHXH nói chung và công tác quản lý thu BHXH trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nói riêng.Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Lê Hoàng Khóa 2009 30CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THU BHXH TẠI ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ 2.1 Giới thiệu khái quát về BHXH tỉnh Phú Thọ 2.1.1 Đặc điểm tình hình tỉnh Phú Thọ: Tỉnh Phú Thọ là một tỉnh miền núi, tiềm năng phát triển kinh tế có hạn, mức tăng trưởng kinh tế hàng năm còn thấp so với các tỉnh, cơ sở kinh tế chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mặc dù đã được sắp xếp lại để ổn định sản xuất, song vấn đề đời sống và việc làm của người lao động còn khó khăn tập trung chủ yếu ở các doanh nghiệp thuộc ngành kinh tế nông lâm nghiệp, vật liệu xây dựng... BHXH tỉnh Phú Thọ được thành lập trên cơ sở 2 ngành Lao động thương binh và xã hội và Liên đoàn lao động sát nhập lại. Ngoài ra còn tuyển dụng thêm số cán bộ các ngành khác chuyển về. Đội ngũ cán bộ đến nay có trình độ đại học chiếm 70%, số cán bộ có kinh nghiệm và trải qua công tác thực tế BHXH chiếm trên 30%, với đặc thù một ngành mới được thành lập nên số cán bộ trẻ chiếm tỷ lệ lớn, đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển lâu dài về công tác tổ chức cán bộ. 2.1.2 Tổ chức bộ máy BHXH tỉnh Phú Thọ Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Thọ được thành lập theo Nghị định 19/CP ngày 16/02/1995 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 1608 ngày 16/9/1997 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Thọ chính thức hoạt động từ ngày 01 tháng 10 năm 1997. Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Thọ có nhiệm vụ chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc thu, chi quỹ Bảo hiểm xã hội theo quy định, kiểm tra giám sát việc thực hiện chế độ chính sách trên địa bàn tỉnh, đảm bảo thực hiện đầy đủ chế độ cho người lao động Về hệ thống tổ chức bộ máy: BHXH tỉnh Phú Thọ được hình thành theo hai cấp quản lý (BHXH tỉnh và BHXH các huyện, thành, thị) tại văn phòng BHXH tỉnh bao gồm 9 phòng chức năng với 114 biên chế cán bộ công chức và 13 đơn vị BHXH các huyện thành, thị trực thuộc BHXH tỉnh Phú Thọ. Toàn hệ thống trong tỉnh hiệnLuận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Lê Hoàng Khóa 2009 31có 232 cán bộ, công chức, viên chức trong đó có 162 người có trình độ Đại học, Cao đẳng chiếm 70%. Với phần đông cán bộ, công chức, viên chức chưa được đào tạo cơ bản và chuyên sâu về chuyên ngành BHXH, Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Thọ đã thực hiện phương châm vừa làm, vừa học, vừa bồi dưỡng nâng cao trình độ, đồng thời chú trọng đến việc nâng cao tinh thần, ý thức phục vụ đối tượng theo hướng cải cách hành chính trên tất cả các mặt hoạt động của ngành bảo đảm chủ động, sáng tạo và thực hiện hiệu quả công việc được giao. Trụ sở làm việc của các đơn vị trong ngành dần dần được cải tạo mở rộng theo nhịp độ phát triển, các phương tiện làm việc đang dần được trang bị, đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ ngày càng tăng trong tình hình mới.Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Lê Hoàng Khóa 2009 32 Hội đồng quản lý BHXH BHXH tỉnh Phú Thọ sở LĐTBXH tỉnh Phú Thọ BHXH huyện, thành, thị Phòng LĐTBXH huyện, thành, thị Hình 2.1: Vị trí của BHXH tỉnh Phú Thọ trong hệ thống tổ chức quản lý BHXH ( Nguồn: Theo Nghị định số 100/2002/CP- NĐ ngày 6/12/2002 của Chính Phủ ) Ghi chú: : Quan hệ trực tiếp ngành dọc : Quan hệ ngành ngang Chính phủ BỘ LĐTB VÀ XH BHXHVNLuận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Lê Hoàng Khóa 2009 33 Hình 2.2: Tổ chức bộ máy BHXH tỉnh Phú Thọ BHXH TP Việt Trì BHXH thị xã Phú Thọ BHXH huyện Thanh Ba BHXH h. Tân Sơn BHXH huyện Yên Lập BHXH h.Thanh Sơn BHXH huyện Phù Ninh BHXH h. Hạ Hòa BHXH h. Tam Nông BHXH h.Thanh Thủy BHXH h.Lâm Thao BHXH h.Cẩm Khê BHXH h.Đoan Hùng GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Phòng Thu Phòng Kiểm tra P. Tiếp nhận và QL HS P. Kế hoạch tài chính P. Giám định BHYT Phòng Sổ thẻ P. Tổ chức hành chính P. Công nghệ thông tin Phòng chế độ BHXHLuận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Lê Hoàng Khóa 2009 34 Chức năng cụ thể của từng phòng: • Phòng Tổ chức hành chính: Quản lý tổ chức cán bộ công chức viên chức, giúp Giám đốc kiện toàn tổ chức bộ máy, tuyên truyền, thi đua. Thực hiện đề bạt, khen thưởng, kỷ luật và nâng bậc lương cho cán bộ công chức đúng quy định, đảm bảo công bằng tạo được sự tin tưởng phấn khởi trong công chức viên chức. Tham mưu cho giám đốc xây dựng các quy chế làm việc, xây dựng mối quan hệ phối hợp công tác giữa BHXH Tỉnh với ngành trên địa bàn. Tham mưu đề xuất với giám đốc BHXH Tỉnh về công tác luân chuyển cán bộ, công tác đào tạo xây dựng đội ngũ cán bộ công chức có hiệu quả. Thực hiện tốt công tác văn phòng, quản lý tài sản và chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất cho BHXH Tỉnh hoạt động. • Phòng thu BHXH: Chủ động xây dựng kế hoạch thu, phân bổ chỉ tiêu kế hoạch cho BHXH các huyện sát với thực tế, số đơn vị tham gia và số tiền BHXH được năm sau cao hơn năm trước. Hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện thi BHXH bắt buộc của BHXH các huyện và khai thác mở rộng đối tượng thu đạt hiệu quả, xác nhận thời gian tham gia BHXH của người lao động làm cơ sở giải quyết chế độ chính sách theo đúng quy định. • Phòng chế độ BHXH: Quản lý và tổ chức thực hiện các chế độ BHXH: Hưu trí, tử tuất, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của pháp luật. Thực hiện tiếp nhận hồ sơ của các đơn vị sử dụng lao động, giải quyết kịp thời các chế độ BHXH. Quản lý đối tượng hưởng BHXH thường xuyên trên địa bàn Phú Thọ, di chuyển tiếp nhận đối tượng, điều chỉnh kịp thời mức hưởng BHXH cho các đối tượng đúng quy định. Mỗi năm Phòng Quản lý chế độ chính sách đã giải quyết kịp thời cho trên 20.000 người hưởng BHXH thường xuyên, phối hợp với các phòng nghiệp vụ giải quyết đơn thư khiếu mại tố cáo theo quy định. • Phòng Tiếp nhận và quản lý hồ sơ: Chỉ đạo BHXH huyện, thực hiện tốt công tác quản lý lưu trữ hồ sơ. Đã thực hiện lưu trữ hàng trăm ngàn hồ sơ của các đối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng và hướng dẫn các phòng, các BHXH huyện lưu trữ hồ sơ đối tượng, hồ sơ thu, chi đảm bảo khoa học, đáp ứng yêu cầu trong công tác quản lý, sao chụp hàng vạn hồ sơ cho đối tượng để thực hiệnLuận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Lê Hoàng Khóa 2009 35chính sách của Nhà nước. Kịp thời phối hợp với Phòng Kiểm tra, Phòng chế độ BHXH trong việc giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của các tổ chức và công dân theo đúng quy định của pháp luật. • Phòng Kế hoạch tài chính: Thực hiện công tác kế hoạch và quản lý tài chính, tổ chức hạch toán kế toán của hệ thống BHXH tỉnh Phú Thọ theo quy định của pháp luật. Chủ trì phối hợp với các phòng nghiệp vụ thực hiện xét duyệt và tổng hợp quyết toán tài chính, tổ chức định mức chi tiêu và hướng dẫn kiểm tra BHXH các huyện, thực hiện quản lý tài chính, hạch toán kế toán theo quy định. • Phòng cấp sổ, thẻ: Thực hiện công tác cấp, quản lý sổ BHXH, phiếu khám chữa bệnh và thẻ BHYT với đối tượng tham gia BHXH. Thường xuyên phối hợp với Phòng thu BHXH thực hiện kiểm tra đối chiếu xác nhận vào sổ BHXH về thời gian và mức đóng làm cơ sở tính hưởng BHXH cho người lao động. • Phòng Công nghệ thông tin: Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin vào các lĩnh vực hoạt động của ngành. Thực hiện các chương trình quản lý thu BHXH, chi trả lương hưu, trợ cấp, quản lý đối tượng, quản lý hồ sơ, ứng dụng tin học trong cải cách hành chính thanh toán khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế. • Phòng Giám định BHYT: Tổ chức quản lý chi trả việc khám chữa bệnh và thanh toán các chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khoẻ, thực hiện giám định y tế phục vụ thanh quyết toán chi phí khám chữa bệnh theo quy định của pháp luật, là cầu nối giữa cơ quan BHXH vơi cơ sở khám chữa bệnh. Tổ chức tốt việc thanh toán chi phí khám chữa bệnh cho người có thẻ BHYT. Thường xuyên phối hợp với BHXH quận, huyện thực hiện nghiệp vụ giám định chi theo quy định. Tổ chức thực hiện các biện pháp chống lạm dụng chi phí khám chữa bệnh, góp phần cân đối quỹ khám chữa bệnh BHYT, thực hiện cải cách thủ tục hành chính tại các cơ sở y tế ký hợp đồng khám chữa bệnh. • Phòng Kiểm tra: Kiểm tra toàn diện các hoạt động của các đơn vị trong ngành, kiểm tra hàng trăm đơn vị sử dụng lao động tham gia BHXH. Thực hiện giải quyết hàng nghìn đơn thư khiếu nại tố cáo của các tổ chức và nhân dân theo đúng luật định. Xây dựng chương trình kế hoạch phối hợp thanh kiểm tra với các ngành liên quan và kiểm tra nội bộ về công tác thu, chi, quản lý tài chính trong hệ thống BHXHLuận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Lê Hoàng Khóa 2009 36Việt Nam và kiểm tra việc thực hiện Điều lệ BHXH đối với các đơn vị tham gia BHXH, kiểm tra thực hiện hợp đồng khám chữa bệnh BHYT... 2.2 Thực trạng hoạt động thu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 2.2.1. Đối tượng tham gia BHXH Đối tượng và phạm vi BHXH được mở rộng tất cả các lao động làm việc trong các thành phần kinh tế. Nếu như trước ngày 01/01/2003 đối tượng tham gia BHXH bắt buộc bị khống chế đối với ngoài quốc doanh có sử dụng từ 10 lao động trở lên thì mới thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, trong khi đó vẫn chưa có chế độ BHXH tự nguyện nhưng đến nay kể từ khi có Luật BHXH đã mở rộng việc tham gia BHXH bắt buộc đến tất cả các doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh cá thể, tổ hợp tác; người lao động, xã viên làm việc và hưởng tiền công theo hợp đồng lao động từ đủ 03 tháng trở lên trong các hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tác xã; các cơ sở bán công, dân lập, tư nhân thuộc các ngành văn hoá, y tế, giáo dục, đào tạo, khoa học, thể dục thể thao và các ngành sự nghiệp khác (không khống chế số lao động tham gia BHXH). Nhận thức tầm quan trọng về đổi mới chính sách BHXH đối với mọi người lao động thuộc các thành phần kinh tế; để thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước được đúng và đầy đủ; BHXH tỉnh Phú Thọ đã tiếp thu đầy đủ, triển khai kịp thời việc thực hiện các chế độ BHXH đối với người lao động, với sự nỗ lực tích cực đáng ghi nhận luôn chú trọng phát triển, mở rộng việc thực hiện chế độ BHXH đối với người lao động. Tại hội thảo đánh giá hai năm thực hiện Luật BHXH, báo cáo về tình hình thực hiện Luật BHXH, lãnh đạo Vụ BHXH cho biết: Tính đến cuối năm 2010, cả nước có 9,8 triệu người tham gia BHXH bắt buộc, chiếm gần 85% số lao động thuộc diện tham gia bắt buộc. Tại địa bàn tỉnh Phú Thọ theo báo cáo của Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Thọ tính đến hết 31/12/2010 toàn tỉnh có 3581 đơn vị tham gia BHXH bắt buộc với 493.447 người trên tổng số dân số tỉnh Phú Thọ là 1.347.849 chiếm 36,6% dân số toàn tỉnh. Cụ thể số lao động tham gia BHXH theo khối loại hình các năm như sau:Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Lê Hoàng Khóa 2009 49Bảng 2.3: Số đơn vị và số lao động tham gia BHXH, BHYT theo khối, loại hình Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 TT Loại hình tham gia BHXH, BHYT Đơn vị Số LĐ Đơn vị Số LĐ Đơn vị Số LĐ Đơn vị Số lao động 1 Đơn vị hành chính sự nghiệp 1,402 31,196 1,359 33,526 1152 33223 1165 34294 2 Doanh nghiệp nhà nước 134 18,413 112 17,845 114 17919 113 16876 3 Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài 38 21,469 41 24,337 51 26914 52 28046 4 Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 536 16,786 643 20,352 782 20450 917 21850 5 Khối ngoài công lập, HTX và khối khác 1,189 75,462 1,305 151,1071302 151007 1298 149342 6 Khối xã, phường 274 4,876 274 4,950 277 5114 277 5113 7 Đối tượng chỉ tham gia 3% BHYT 561 49,327 215 29,458 210 28740 208 27652 8 Đối tượng người nghèo 289,409 241,534 213582 159029 Nguồn: Báo cáo tổng hợp (11-TBH) các năm của BHXH tỉnh Phú Thọ (Ghi chú: Đối tượng khác bao gồm: Lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, Theo NĐ 41, theo TT 07, hộ SXKD cá thể, các tổ chức khác...).Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Lê Hoàng Khóa 2009 41Qua bảng số liệu trên cho ta thấy: Khối đơn vị hành chính sự nghiệp có sự tăng giảm nhẹ do chính sách tinh giảm biên chế của Chính phủ nên, nếu năm 2007 có 1.402 đơn vị với 31.196 người thì đến năm 2008 có 1.359 với 33.526 người. Lý do khối đơn vị hành chính sự nghiệp giảm do một số đơn vị sát nhập, một số đơn vị do chức năng nhiệm vụ không đáp ứng trong cơ chế mới nên giải thể. Khối doanh nghiệp nhà nước năm 2008 có 112 đơn vị với 17.845 lao động giảm tới 22 đơn vị, giảm 568 lao động so với năm 2007. Lý do các đơn vị ở khối doanh nghiệp Nhà nước này giảm mạnh qua các năm như vậy là do các doanh nghiệp Nhà nước đã chuyển dần sang hình thức cổ phần, số lao động giảm do Quyết định chi nghỉ theo Nghị định 41/CP của Chính Phủ, một nguyên nhân nữa là do doanh nghiệp sản xuất không có hiệu quả, làm ăn thua lỗ nên sát nhập hoặc giải thể. Năm 2010, số lao động tại khối này giảm 1103 người do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, doanh nghiệp buộc tự cắt giảm số lượng lao động để giảm thiếu chi phí. Khối doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có sự tăng mạnh qua các năm, năm 2008 là 38 đơn vị với 21.469 lao động, đến năm 2008 là 41 đơn vị với 24.337 lao động. Như vậy, ở khối này số lượng tăng 3 đơn vị nhưng số lao động tăng 2868 người. Lý do tăng là do mở rộng chính sách ưu tiên của tỉnh Phú Thọ, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp vào làm việc, tạo môi trường cho kinh doanh, ưu tiên không thu tiền thuế trong 04 năm đầu nhất là thuế đất, cung cấp nguồn lao động có trình độ phù hợp với doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh năm 2010 tăng 381 đơn vị với 5064 lao động so với năm 2007. Nguyên nhân tăng chủ yếu là do các doanh nghiệp cổ phần, các doanh nghiệp thành lập theo Luật doanh nghiệp, kinh tế tập thể, công ty trách nhiệm hữu hạn, xí nghiệp... Đây thể hiện rõ rệt hiểu quả của Nghị định 01/2003/NĐ-CP của Chính phủ ngày 09/01/2003 quy định rõ đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc và bổ sung, mở rộng đối tượng tham gia BHXH. Ngay từ đầu các năm BHXH tỉnh đã chủ động phối hợp với Sở kế hoạch đầu tư và Cục thuế tỉnh để cung cấp danh sách các đơn vị đã được cấp giấy phép kinh doanh, đồng thời tiến hành rà soát để nắm được số lượng đơn vị đang hoạt động tiến hànhLuận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Lê Hoàng Khóa 2009 42vận động khai thác và yêu cầu các đơn vị thực hiện thu nộp BHXH cho người lao động. Bảng 2.4 : Kết quả mở rộng đối tượng tham gia BHXH Năm 2008 so với năm 2007 Năm 2009 so với năm 2008 Số liệu của Sở kế hoạch đầu tư tính đến 31/12/2010 Khối, loại hình tham gia BHXH Đơn vị Lao động Đơn vị Lao động Đơn vị Lao động Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 107 3566 139 1875 524 16,175 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 3 2864 10 2,868 48 26,010 Hợp tác xã 24 302 12 129 231 1,752 Hộ kinh doanh cá thể 9 18 11 21 37 123Tổng cộng 143 6750 172 4893 840 44,060 ( Nguồn: BHXH tỉnh Phú Thọ; Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Phú Thọ) Thực tế cho thấy số liệu khai thác thực tế của BHXH tỉnh Phú Thọ so với số liệu đăng ký giấy phép kinh doanh của các đơn vị chênh lệch quá lớn đặc biệt ở các khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp nước ngoài, hợp tác xã và hộ kinh doanh cá thể. Nguyên nhân chưa khai thác được đó là: Nguyên nhân khách quan: Đối với các doanh nghiệp tư nhân và Công ty TNHH chỉ có 01 người đứng ra thành lập, mục đích chỉ vay vốn để kinh doanh, làm theo mùa vụ, thuê mướn lao động nông nhàn và trả tiền công theo khoán sản phẩm.Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Lê Hoàng Khóa 2009 43Một số doanh nghiệp được phép đăng ký kinh doanh hoạt động nhỏ lẻ, sử dụng lao động đã nhiều tuổi, lao động trong gia đình nên không có khả năng khai thác. Qua điều tra của đoàn kiểm tra của BHXH tỉnh cho thấy trong số 532 Công ty TNHH, Xí nghiệp có 268 Công ty, Xí nghiệp ngừng sản xuất, đã phá sản, có 196 đơn vị không tìm thấy địa chỉ. Với hộ kinh doanh cá thể chỉ buôn bán nhỏ, vì vậy rất khó khai thác tăng lao động tham gia BHXH. Nhận thức của chủ sử dụng lao động về BHXH khu vực kinh tế ngoài quốc doanh còn nhiều hạn chế. Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước còn chưa đồng bộ, chặt chẽ. Phương án sản xuất kinh doanh của các đơn vị ngoài quốc doanh tính cạnh tranh không ổn định làm cho người lao động dễ bị mất việc làm, mặt khác loại hình này thu hút nhiều lao động phổ thong chưa qua đào tạo, chưa có tay nghề nên việc làm không ổn định lại thường xuyên thay đổi nơi làm việc. Nguyên nhân chủ quan: Công tác tuyên truyền về BHXH còn hạn chế. Cơ quan BHXH chưa tranh thủ được sự chỉ đạo của cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương Cán bộ còn mang tác phong lề lối hành chính chưa thật bám sát cơ sở, thiếu giải thích, tuyên truyền vận động để người sử dụng lao động và người lao động tham gia 2.2.2. Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH. Thời gian qua, việc quy định về mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH được đảm bảo thực hiện hết sức chặt chẽ, nghiêm ngặt và thống nhất trong toàn bộ lực lượng lao động làm việc tại các đơn vị sử dụng lao động thuộc các thành phần kinh tế. Cụ thể: - Đối với khu vực Nhà nước: Chính phủ ban hành Nghị định số 25/CP, Nghị định 26/CP ngày 23/5/1993, quy định tạm thời về chế độ tiền lương mới trong các cơ quan Hành chính sự nghiệp, Đảng đoàn thể và trong các doanh nghiệp nhà nước, với các bảng lương, thang lương rất cụ thể và chỉ tiết để áp dụng. Mỗi bảng lương có các ngạch bậc và điều kiện đểLuận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Lê Hoàng Khóa 2009 44được xếp vào chức danh tương ứng; có thời gian giữ bậc, nâng lương...cụ thể tương ứng. Các bậc lương được quy thành hệ số một cách thống nhất để dùng ra quyết định hoặc ký hợp đồng lao động. Mức tiền lương và phụ cấp làm căn cứ đóng BHXH được tính bằng hệ số đó (bao gồm các khoản phụ cấp nếu có) nhân với mức tiền lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định trong từng thời kỳ. Trên thực tế, các doanh nghiệp thường không chú ý đến các quy định về tiền lương vì không có gì liên quan (hoặc liên quan rất ít) đến tiền lương và thu nhập của người lao động. Tuy nhiên, do đây là căn cứ để thực hiện nghĩa vụ đóng góp BHXH và giải quyết các chế độ về BHXH cho người lao động, nên đơn vị phải thực hiện nghiêm túc theo quy định, bất kể làm ăn có lãi, hay thua lỗ. Mặt khác, các loại lương và phụ cấp do Nhà nước quy định thống nhất và mọi đơn vị phải thực hiện một cách bắt buộc. - Đối với khu vực ngoài Nhà nước: Mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của doanh nghiệp và người lao động là tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp (nếu có) được thoả thuận ghi trên hợp đồng lao động của người lao động. Mặt khác, tiền lương, tiền công và phụ cấp thực hiện theo thang lương, bảng lương do doanh nghiệp tự xây dựng, theo quy định tại Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính Phủ. Có một thực tế là, hiện nay các doanh nghiệp này, nhất là những doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp thường chậm tuân thủ, hoặc tuân thủ rất hạn chế quy định của pháp luật về hợp đồng lao động, do đó cơ quan BHXH cũng như các cơ quan pháp luật khi thực hiện việc kiểm tra thường gặp rất nhiều khó khăn vì không có hợp đồng lao động. Mặt khác, do doanh nghiệp được sử dụng mức tiền lương hợp đồng làm căn cứ trích nộp BHXH, mà không có gì ràng buộc, ngoại trừ quy định về mức tiền lương tối thiểu, dẫn đến nếu doanh nghiệp buộc phải ký hợp đồng lao động thì cũng chỉ ký với mức lương rất thấp so với thực tế trả người lao động để giảm nghĩa vụ trích nộp BHXH theo quy định. Ví dụ có nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ký hợp đồng với công nhân đồng loạt theo một mức lương bằng, hoặc cao hơn mức lương tối thiểu một chút ít như công ty TNHH HùngLuận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Lê Hoàng Khóa 2009 45Phát (huyện Tam Nông ) thường xuyên sử dụng trên 600 lao động nhưng chỉ tham gia BHXH cho khoảng 40 % lao động với mức lương 1.790.000 đồng... Một thực tế đặt ra đó là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các doanh nghiệp tư nhân bóc lột cạn kiệt sức lao động của người lao động nhưng chỉ trả cho họ đồng lương ít ỏi chủ yếu là hợp đồng do họ thỏa thuận chỉ nghĩ đến lợi nhuận của công ty chứ không hề quan tâm đến quyền và lợi ích của người lao động. Ví như Công ty TNHH Jakzin Việt Nam 100% vốn của Hàn Quốc trụ sở tại Thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ chuyên sản xuất hàng dệt may xuất khẩu với hơn 5000 lao động, kế toán trưởng của Công ty lương đóng BHXH chỉ là 2.710.000/tháng đồng nhưng lương thực hưởng hàng tháng lại là 13.000.000 đồng/tháng Như vậy, có thể nói việc quy định về tiền lương làm căn cứ đóng BHXH hiện nay đã bộc lộ một số điểm bất hợp lý sau: - Mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH thấp hơn nhiều so với tiền lương thực tế trong các đơn vị trả cho người lao động. Vì cơ sở trích nộp BHXH là mức lương ghi trong hợp đồng lao động của từng người lao động, không có điểm nào chung với thu nhập, dẫn đến tình trạng chủ doanh nghiệp muốn đóng BHXH cho người lao động nào, với mức lương cao, thấp ra sao là hoàn toàn do "hảo tâm" của các chủ doanh nghiệp. - Tạo ra chủ nghĩa bình quân trong việc đóng và hưởng BHXH, đây là sự bất bình đẳng lớn: doanh nghiệp ăn nên làm ra, muốn đóng cao để hưởng cao thì không được; doanh nghiệp thua lỗ không thể đóng được, vẫn phải chịu nợ đến cùng. - Đối với những doanh nghiệp ngoài Nhà nước xảy ra những bất cập nhu vậy, còn đối với khu vực Nhà nước cũng xảy ra những bất cập khác. Doanh nghiệp Nhà nước người lao động được hưởng lương theo thang, bảng lương do Nhà nước quy định được sử dụng 5 năm cuối để làm căn cứ tính hưởng chế độ hưu trí, các đơn vị khu vực nhà nước tìm mọi cách để nâng lương sớm, lên lương nhảy bậc, nâng bậc trong những năm chuẩn bị về hưu, để được đóng và hưởng hưu trí với mức cao. Do vậy, tạo ra sự so sánh, phân bì của các loại hình doanh nghiệp, dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật BHXH với nhiều hình thức khác nhau: Tóm lại, quy định hiện hành về tiền lương làm căn cứ đóng BHXH phù hợp với giai đoạn đầu, khi mà hầu hết người được tham gia BHXH chủ yếu ở khu vực NhàLuận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Lê Hoàng Khóa 2009 46nước, nhưng đến nay khi mà nền kinh tế chuyển đổi sang nền kinh tế nhiều thành phần khác nhau, quỹ BHXH từng bước tự cân đối thì nó lại mang tính áp đặt chủ quan của người hoạch định chính sách. Do vậy cần phải nghiên cứu và quy định mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH theo mức lương thực tế của người lao động hoặc nâng tỷ lệ đóng góp từ 22% như hiện nay lên mức cao hơn. 2.2.3 Kết quả thu BHXH. Qua hơn 10 năm củng cố, ổn định và phát triển, hệ thống BHXH tỉnh Phú Thọ triển khai công tác thu BHXH với phương châm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, đã có những kết quả đáng khích lệ: Số lao động tham gia BHXH ngày một tăng, phạm vi ngày càng được mở rộng. Kết quả thực hiện thu BHXH bắt buộc từ năm 1997 đến năm 2010 như sau: Bảng 2.5: Kết quả thu BHXH, BHYT bắt buộc từ năm 1997 -2010 Khai thác và thu năm sau so năm trước Thời điểm (Năm) Tổng số đơn vị Tổng số lao động (Người) BHXH, BHYT, đã thu (triệu đồng) Đơn vị Lao động (Người) Số tiền thu tăng (Triệu đồng) Tỷ lệ % so năm 1997 1997 790 80.742 45,313 1998 822 67.542 52,216 32 (13.000) 6.903 115,231999 847 67.802 57,078 25 260 4.862 125,962000 865 68.905 72,991 18 1.103 15.913 161,082001 1.448 71.180 88,933 583 2.275 15.942 196,262002 1.491 73.923 91,244 43 2.743 2.311 201,362003 2.045 115.967 154,416 554 42.044 63.172 340,782004 2.335 116.074 159,304 290 107 4.888 351,562005 2.561 118.035 193,474 226 1.961 34.170 426,972006 3.314 448.819 256,825 753 330.784 63.351 566,782007 3.532 457.611 333,532 218 8.792 76.707 736,062008 3720 493.447 430,850 117 35.836 97.318 950,832009 3458 496949 559,025 (262) 9762 128175 1233,692010 3581 506711 799,229 123 240204 1763,7Nguồn: Báo cáo các năm của BHXH tỉnh Phú ThọLuận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Lê Hoàng Khóa 2009 47Năm 1998 có 13.200 lao động chuyển về Vĩnh Phúc do chia tách tỉnh Vĩnh Phú thành 02 tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc. Qua bảng thống kê cho thấy trong 13 năm qua BHXH tỉnh Phú Thọ đã vượt qua nhiều khó khăn để hoàn thành kế hoạch thu BHXH Việt Nam giao, số thu BHXH, BHYT năm sau cao hơn năm trước, số đơn vị và đối tượng thu bắt buộc ngày càng tăng. Nếu tính năm 1997 có 790 đơn vị tham gia BHXH với số lao động là 80.742 người, số tiền thu được 45,313 tỷ đồng, đến năm 2010 có 3.581 đơn vị tham gia BHXH, BHYT với số lao động 506.711 người, số tiền thu được 799,2229 tỷ đồng. Như vậy, so với năm 1997 số lao động đã tăng 425.969 người với số thu tăng 753,916 tỷ đồng, tăng hơn 17 lần so với năm 1997. Đối tượng BHXH tăng nhanh nhất kể từ khi Chính phủ có Nghị định 01/2003/NĐ-CP ngày 01/01/2003 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều lệ Bảo hiểm xã hội và Quyết định số 20/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 24/12/2002 về việc chuyển Bảo hiểm y tế Việt Nam sang Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Nghị định số 100/2002/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam, Ban Giám đốc BHXH tỉnh đã chỉ đạo Phòng Thu và BHXH các huyện, thành, thị lên kế hoạch để mở rộng đối tượng tham gia BHXH, BHYT. Vì vậy, đối tượng thu ngày càng tăng nhanh, nếu so sánh năm 2010 với năm 2002 khai thác tăng 2.090 đơn vị với số thu tăng 707,985 tỷ đồng, tăng hơn 7 lần. Qua đó cho thấy, công tác thu BHXH đã được quan tâm và chú trọng hơn nhằm đảm bảo cho nguồn quỹ BHXH tránh được những thất thu, thất thoát đáng tiếc xảy ra. Do vậy mà tổng thu BHXH liên tục tăng qua các năm, với số thu năm sau cao hơn năm trước, đây cũng thể hiện rõ số người tham gia BHXH từ năm 1997 đến năm 2010 luôn tăng lên, điều này cũng nói nên chính sách của Đảng và Nhà nước đã và đang đi đúng hướng và mục tiêu chính sách BHXH đã và đang được mở rộng đến với người lao động. Tình hình thu theo khối, loại hình được thể hiện như sau:Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Lê Hoàng Khóa 2009 48Bảng 2.6: Kết quả thu BHXH, BHYT theo khối loại hình năm 2004 -2010. Đơn vị: Triệu đồng Loại hình quản lý Năm 2004 Năm 2005Năm 2006 Năm 2007Năm 2008Năm 2009Năm 2010HCSN 63,404 86,359 99,945 68,687 152,967 191,490 265,263DN Nhà nước 61,274 64,195 68,544 68,687 81,376 96,531 125,660DN vốn ĐTNN 14,060 17,117 25,170 35,578 55,688 89,813 116,343DN ngoài QD 7,025 13,470 23,135 33,719 54,690 71,432 99,760Xã, phường 5,513 8,499 10,371 11,845 15,839 18,903 26,449HTX 0,330 0,668 1,371 1,852 2,862 3,006 4,339Đối tượng khác 7,698 89,525 28,289 113,164 67,158 87,075 96,723Tổng cộng 159,304 193,474 256,825 333,532 430,850 559,025 799,229Nguồn: Báo cáo các năm của BHXH tỉnh Phú Thọ (Ghi chú: Đối tượng khác bao gồm: Khối ngoài công lập, Lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, theo Nghị định 41, theo Thông tư 07, hộ sản xuất kinh doanh cá thể, các tổ chức khác...). Từ số liệu bảng 2.5 cho thấy, những khối lao động có số thu BHXH trong các năm cao là: Năm 2010 khối lao động hành chính sự nghiệp với tổng số thu là 265,263 tỷ đồng, số thu BHXH của khối lao động Doanh nghiệp Nhà nước là 125,660 tỷ đồng, số thu BHXH của khối lao động Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 116,343 tỷ đồng, số thu BHXH của khối lao động Doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 99,760 tỷ đồng . Đây là những khối lao động có số lượng lao động bắt buộc tham gia BHXH lớn và mức lương làm căn cứ đóng BHXH cao, do vậy cán bộ chuyên thu của ngành BHXH tỉnh Phú Thọ cần chú trọng đến việc thu nộp đóng góp BHXH từ các khối lao động này. Song bên cạnh đó còn có những khối lao động có số thu BHXH thấp nhưLuận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Lê Hoàng Khóa 2009 49khối lao động: hợp tác xã có số thu BHXH trong các năm thấp, khối xã phường cũng có số thu thấp. Đối với khối lao động ngoài quốc doanh, khối lao động thuộc Doanh nghiệp liên doanh do có sự đổi mới chính sách, tích cực tuyên truyền kết hợp với các văn bản thông tư hướng dẫn quy định bắt buộc phải đăng kí tham gia BHXH cho người lao động (đối với doanh nghiệp có sử dụng từ 10 lao động trở lên và với những hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên) được phổ biến đến các doanh nghiệp nên đối tượng tham gia BHXH cũng dần tăng lên. Mặc dù vậy, ngành BHXH Việt nam nói chung và cán bộ chuyên thu của cơ quan BHXH tỉnh Phú Thọ nói riêng vẫn cần phải chú trọng, theo dõi sát sao đến việc thu nộp BHXH từ những khối lao động này. Bởi đây là những khối lao động mà xu hướng có số lượng người tham gia BHXH bắt buộc ngày một gia tăng (theo quy định của Luật BHXH) nhất là trong giai đoạn hiện nay khi mà Nhà nước đang có xu hướng chuyển đổi nền kinh tế và cổ phần hóa các doanh nghiệp. Còn đối với khối lao động xã phường, đến ngày 31/1/1998 Chính phủ ban hành Nghị định số 09/1998/NĐ-CP về việc thực hiện BHXH đối với cán bộ xã phường nhưng mức thu BHXH cũng có những kết quả tốt góp phần quan trọng nâng cao nguồn quỹ BHXH. Do vậy mà mức thu từ các khối doanh nghiệp này cũng có biểu hiện tích cực liên tục tăng lên và tương đối ổn định. Có thể nói từ năm 2003 số thu BHXH từ các khối lao động tăng đột biến so với các năm khác. Do đó, làm cho số thu quỹ BHXH cũng tăng lên cao, điều này phù hợp với đối tượng tham gia BHXH và chính sách BHXH thực sự đi vào cuộc sống của người dân, chính sách mở rộng đối tượng tham gia BHXH đã phát huy tác dụng. Qua số liệu thống kê ta thấy công tác thu BHXH đạt được những kết quả đáng khích lệ, năm sau cao hơn so với năm trước. Người sử dụng lao động và người lao động đã nhận thức chính sách BHXH nhất là từ khi có Luật BHXH số 71/2006/NĐ-CP ra đời ngày 29/6/2006 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2007, do nhà nước điều chỉnh tiền lương tối thiểu, do khai thác tăng ở các khối, loại hình. 2.2.4 Vấn đề nợ đọng, trốn đóng BHXH, BHYT ở tỉnh Phú Thọ 2.2.4.1. Vấn đề nợ đọng Nợ BHXH là một trong những vấn đề bức xúc trong công tác quản lý thu BHXH đối với BHXH tỉnh Phú Thọ nói riêng và cả nước nói chung. Tình trạng nợ BHXHLuận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Lê Hoàng Khóa 2009 50xảy ra phổ biến ở các tỉnh, thành phố trong cả nước đã gây ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội của Chính phủ. Hiện nay, sự chây lỳ của các doanh nghiệp vẫn chưa được các cơ quan chức năng giải quyết dứt điểm, dẫn đến nhiều doanh nghiệp có số nợ lớn có xu hướng ngày càng gia tăng. Tình trạng nợ đọng BHXH diễn ra nhiều năm qua cũng đang là vấn đề cấp thiết cần được giải quyết ở BHXH Phú Thọ, qua số liệu báo cáo tình hình thực hiện BHXH hàng năm tại BHXH Phú Thọ cho thấy tình hình nợ đọng các năm qua như sau: Bảng 2.7: Tình hình nợ đọng BHXH tại BHXH Phú Thọ Đơn vị tính: tỷ đồng Năm Tổng số phải thu Số nợ đọng Tỷ lệ nợ (%) 2006 312,167 6,577 2,12007 350,996 7,731 2,22008 425,233 11,906 2,82009 559,025 16,771 3,02010 799,229 22,351 2,7Chung 2.446,650 65,336 2,6( Nguồn: báo cáo tổng hợp thu BHXH-BHYT năm 2006, 2007, 2008, 2009, 2010) Nợ BHXH được tính bằng cách lấy số phải thu BHXH trong năm trừ đi số tiền thực tế mà các đơn vị tham gia BHXH đã nộp cho cơ quan BHXH. Tỷ lệ nợ được tính bằng số tiền nợ BHXH trên tổng số tiền phải thu BHXH. Qua số liệu ở bảng 2.7 ở trên cho thấy, mặc dù các đơn vị đã tham gia BHXH cho người lao động song ý thức chấp hành quy định về việc nộp BHXH đúng thời hạn chưa cao, năm nào cũng xảy ra tình trạng nợ đọng BHXH. Năm 2010 số nợ BHXH là 22.351 tỷ đồng, chiếm 2.7 % tổng số tiền phải thu. Trong số 22.351 tỷ trên có đến 70% là nợ gối đầu trong hạn cho phép, còn lại là nợ khó đòi, nợ dây dưa kéo dài. Đối với cơ quan BHXH, do không có chức năng phạt hoặc cưỡng chế, vì vậy chỉ có thể cử cán bộ nắm chắc tình hình phát triển của doanh nghiệp, thực hiện theo luật là tính lãi hàng tháng đối với số tiền chậm đóng quá 30 ngày. Tuy nhiên, hiện nay, do mức lãi suất quy định thấp nên nhiều doanh nghiệp đã chấp nhận đóng lãi suấtLuận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Lê Hoàng Khóa 2009 51để chiếm dụng vốn. Ngoài ra, đối với một số doanh nghiệp nợ đọng, nợ kéo dài và cố tình không trả, BHXH Việt Nam cũng hướng dẫn cơ quan BHXH địa phương làm đơn kiện doanh nghiệp ra tòa, song đây cũng chỉ là biện pháp cuối cùng mà thôi. Kiện ra tòa là một biện pháp mạnh cần được nhân rộng nhưng đến nay mới chỉ có một số địa phương chủ động làm. Còn nhiều địa phương có số dư nợ khá lớn lại không áp dụng, có rất nhiều nguyên nhân: Trước hết về thủ tục hành chính, cơ quan BHXH phải có 3 lần thông báo đến doanh nghiệp về khoản tiền BHXH phải đóng cho người lao động; yêu cầu cơ quan liên ngành vào cuộc xác định lãi phát sinh và xử lý phạt hành chính. Quá thời hạn quy định, doanh nghiệp vẫn không chịu đóng BHXH cho người lao động thì cơ quan bảo hiểm căn cứ trên hồ sơ tiến hành khởi kiện doanh nghiệp. Có thể một số địa phương ngại về thủ tục cũng như ngại "va chạm" nên né tránh, không quyết liệt đòi quyền lợi cho người lao động. Ngoài ra, cần có sự phối hợp của Liên đoàn Lao động các cấp cùng với cơ quan BHXH, bởi ở cơ sở công đoàn là đại diện để đòi hỏi quyền, lợi ích hợp pháp cho người lao động. Nhìn vào bảng 2.7 ở trên ta thấy tình trạng nợ đọng ngày càng tăng qua các năm. Số tiền nợ qua các năm tăng nhanh, từ 6 tỷ đồng năm 2006 tăng lên hơn 22 tỷ đồng năm 2010, tỷ lệ nợ hàng năm là từ 2 - 3 % trong tổng số tiền phải thu BHXH của năm đó. Một số nguyên nhân do hiện tượng tăng lương tự nhiên, tăng lương tối thiểu, tăng lao động tham gia BHXH dẫn đến số phải thu hàng năm tăng nên số tiền nợ đọng cũng tăng qua các năm. Qua bảng 2.7 chúng ta có thể thấy: cùng với sự tăng lên của số tiền thu thì cũng lại kéo theo sự tăng lên của phần nợ đọng. Phải chăng ngoài lý do các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả thì ở đây một nguyên nhân khác có thể là các cơ quan quản lý, các ban ngành hữu quan và các cán bộ thu ở BHXH các huyện, thành phố chưa tổ chức được những đợt thanh tra, kiểm tra, giám sát để rồi qua đó từng bước rút ngắn sự sai lệch giữa mức lương cơ bản và mức lương tối thiểu. Hoặc nếu có kiểm tra thì còn hời hợt bởi lẽ các chủ doanh nghiệp thuộc thành phần này thường tìm cách khai giảm mức lương thực tế trả cho người lao động, ảnh hưởng đến mức lưởng sau này của người lao động.Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Lê Hoàng Khóa 2009 52Bảng 2.8: Số tiền nợ đọng tại các đơn vị BHXH 2006 2007 2008 2009 2010 STT Năm Đơn vị Tổng nợ đọng (triệu đồng) Tỷ lệ (%) Tổng nợ đọng (triệu đồng)Tỷ lệ (%) Tổng nợ đọng (triệu đồng) Tỷ lệ (%) Tổng nợ đọng (triệu đồng)Tỷ lệ (%) Tổng nợ đọng (triệu đồng)Tỷ lệ (%) 1 TP.Việt Trì 1,933 29% 2,102 29% 3,557 40% 11,600 42% 6,475 28,9% 2 TX.Phú Thọ 0,944 6,5% 0,984 6% 1,176 7% 1,981 7,2% 1,501 6,7% 3 Đoan Hùng 0,149 0,9% 0,215 1% 0,246 1,5% 0,491 1,7% 0,253 1,1% 4 Hạ Hoà 0,072 0,3% 0,064 0,4% 0,065 0,3% 0,582 2,1% 0,230 1% 5 Thanh Ba 0,201 1,1% 0,213 1,2% 0,229 1,3% 0,553 2% 0,228 1% 6 Phù Ninh 0,801 4,2% 0,792 4,5% 0,809 4,9% 1,234 4,5% 0,794 3,5% 7 Yên Lập 0,152 0,6% 0,146 0,8% 0,152 0,9% 0,926 3,3% 0,279 1,2% 8 Cẩm Khê 0,165 1,2% 0,176 1,1% 0,200 1,2% 0,858 3,1% 0,308 1,3% 9 Tam Nông 0,032 0,3 0,048 0,2% 0,057 0,3% 0,319 1,1% 0078 0,3% 10 Lâm Thao 0,285 2,3 0,316 1,9% 0,377 2,2% 0,451 1,6% 0,303 1,3% 11 Thanh Sơn 0,215 3,2 0,231 1,6% 0,260 1,5% 0,771 2,8% 0,965 4,3% 12 Thanh Thuỷ 0,409 1,9% 0,444 2,7% 0,637 2,3% 0,465 2% 13 Tân Sơn 0,119 0,5% 0,120 0,7% 0,514 1,8% 0,257 1,1% 14 Trực Thu 2,359 35,8% 3,431 44% 5,699 34% 6,526 23,8% 10,209 45,6% Tổng cộng 6,577 7,731 11,906 16,771 22,351 ( Nguồn: báo cáo tổng hợp thu BHXH năm 2006, 2007, 2008, 2009, 2010)Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Lê Hoàng Khóa 2009 53Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Lê Hoàng Khóa 2009 54Số liệu trên Bảng 2.8 và 2.9 cho thấy số tiền nợ và tỷ lệ nợ đọng ở các đơn vị do BHXH thành phố Việt Trì quản lý và BHXH tỉnh trực tiếp quản lý hàng năm đều chiếm tỷ lệ lớn. Nguyên nhân là do BHXH thành phố có số đơn vị quản lý thu lớn, số cán bộ chuyên quản ít nên việc đôn đốc thu nộp cũng gặp nhiều khó khăn, các đơn vị do BHXH tỉnh quản lý có số nợ đọng cao đa phần là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có số lao động nhiều và số phải nộp hàng tháng lớn nên chỉ tính số nợ gối đầu hàng năm đã rất cao, số tiền nợ hàng năm tăng nhanh từ 2,3 tỷ đồng (năm 2006) lên tới 10,2 tỷ đồng (năm 2010). Tuy nhiên, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế cuối năm 2007 và đầu năm 2008, cuộc suy thoái năm 2010 nên tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, do đó số nợ năm 2007 và năm 2008 của BHXH tỉnh chiếm tỷ lệ cao: 44 % và 34 %, 45 %. Tỷ lệ nợ ở khối doanh nghiệp đầu tư nước ngoài hàng năm có xu hướng giảm, nhưng tỷ lệ nợ ở khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh luôn tăng và chiếm tỷ lệ cao trong tổng số nợ. Tình trạng nộp thiếu, nợ đọng quỹ BHXH của các đơn vị đang tham gia BHXH vẫn còn tiếp diễn, trong đó có một số không ít các doanh nghiệp nhà nước còn nợ BHXH với một số tiền lớn làm ảnh hưởng đến nguồn thu quỹ BHXH. Điều này là do các nguyên nhân sau: + Do những khó khăn của đơn vị sử dụng lao động và người lao động: vừa thiếu việc làm, thu nhập thấp, đời sống quá khó khăn dẫn tới việc không thực hiện nộp BHXH đúng kỳ đúng số. + Do chủ sử dụng lao động thiếu ý thức chưa thực sự quan tâm tới việc nộp BHXH. + Do một số tồn tại nợ trước đây dồn tính lại, đơn vị sử dụng lao động chưa có nguồn hoặc chưa đủ cơ sở để xử lý hoặc là nộp hoặc là giải quyết xử lý xoá nợ, nên vẫn theo nợ trên sổ sách. + Mặt khác trong việc quản lý thu còn có một số công việc chưa thực hiện kịp thời đầy đủ theo quy định như việc kiểm tra, đối chiếu, đôn đốc tiến độ nộp BHXH. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có hàng trăm doanh nghiệp trong và ngoài nước đang hoạt động với nhiều thành phần kinh tế khác nhau, thu hút hàng chục nghìn laoLuận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Lê Hoàng Khóa 2009 55động địa phương vào làm việc, góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm. Tuy nhiên, ngoài những doanh nghiệp đang hoạt động theo đúng luật và có hiệu quả, vẫn còn không ít doanh nghiệp “bỏ quên” nghĩa vụ của mình về sử dụng lao động, vi phạm nghiêm trọng lợi ích của người lao động và pháp luật về lao động. Theo số liệu báo cáo thu BHXH năm 2010 của BHXH tỉnh Phú Thọ, số doanh nghiệp có số nợ đọng BHXH kéo dài đến nay là 15 doanh nghiệp với tổng số tiền là hơn 15 tỷ đồng, việc thu hồi rất khó khăn. Bảng 2.10: Các đơn vị nợ BHXH kéo dài STT Đơn vị Số tiền nợ 1 Công Ty CP Khai khoáng và cơ khí Vĩnh Sinh 332.897.0132 Công ty TNHH TASCO POLY CON Phù Ninh 345.708.3803 Cty CP xuất nhập khẩu và xây dựng Sông Hồng 403.199.5604 Công ty CP xây dựng Sông Hồng 26 461.611.9575 Công ty TNHH Sơn Ngọc 465.612.3006 Công ty CP Xây dựng & PTNT Phú Thọ 471.185.1457 Công ty CP Xây dựng & PT giao thông PT 828.348.2718 Công ty CP Sông Hồng Thăng Long 858.794.0089 Công Ty TNHH Texmart – ViNa VN 1.022.617.06810 Công ty CP xây lắp điện nước Phú Thọ 1.086.607.83011 Công ty xi măng Hữu Nghị 1.744.463.10412 Công ty CP Công nghiệp tàu thuỷ Sông Lô 2.620.982.12213 Công ty CP xi măng Phú Thọ 3.274.557.45714 Công ty cổ phần xây lắp thủy lợi 655.043.72815 Công ty cổ phần thực phẩm Dung Lợi 537.542.543 Tổng cộng 15.101.170.486Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Lê Hoàng Khóa 2009 56Theo con số thống kê của BHXH tỉnh, tính đến thời điểm 31/12/2010, số nợ tiền BHXH của các doanh nghiệp trong toàn tỉnh lên đến trên 15 tỷ đồng, nhiều doanh nghiệp được “liệt kê” vào danh sách nợ lâu năm, dây dưa kéo dài. Điều đáng nói ở đây là một số doanh nghiệp được đánh giá làm ăn tốt nhưng vẫn “bỏ quên” trách nhiệm của mình với người lao động. Đứng đầu danh sách vẫn là công ty CP xi măng Phú Thọ với số nợ hơn 3,2 tỷ đồng, và thời gian nợ kéo dài gần 20 tháng. Việc đóng BHXH là công cụ để thực hiện bảo đảm an sinh xã hội, giúp người lao động ổn định cuộc sống khi đã hết tuổi lao động. Tuy nhiên, hiện nay có không ít doanh nghiệp chỉ lo đến lợi nhuận cá nhân mà “lãng quên” trách nhiệm của mình với người lao động trong việc đóng BHXH. Chính sự “lãng quên” này mà tình trạng nợ đọng tiền BHXH từ các doanh nghiệp đang ngày càng trầm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động. Việc thu hồi số nợ đọng này khó khăn là do các biện pháp thu hồi được quy định trong Luật Lao động và các Nghị định, Thông tư... có tính khả thi rất thấp, áp dụng không đạt hiệu quả. Giải pháp kiện doanh nghiệp ra tòa cũng đã có nhưng chỉ mang ý nghĩa ở việc sử dụng biện pháp cưỡng chế tư pháp, buộc doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ của mình. Tuy nhiên, giải pháp này không mang tính toàn diện và không thể giải quyết căn nguyên, nguồn gốc của tình trạng nợ BHXH. Tuy Luật BHXH đã ra đời nhưng các quy định chế tài đối với hành vi vi phạm pháp luật BHXH ban hành vừa không kịp thời vừa không đủ sức giáo dục, răn đe khiến nhiều đơn vị sử dụng lao động vi phạm nghiêm trọng, nợ đọng kéo dài và tái phạm nhiều lần. Nhiều năm nay tình trạng chiếm dụng tiền BHXH của các doanh nghiệp không còn là cá biệt. Cơ quan BHXH đã phối hợp với các ngành thực hiện các biện pháp như: Xử phạt hành chính, khấu trừ từ tài khoản ngân hàng… nhưng những chế tài ấy dường như chưa đủ sức răn đe và không khả thi. Hiện nay, việc khởi kiện doanh nghiệp nợ đọng và chiếm dụng tiền BHXH là một việc làm cần thiết và đượcLuận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Lê Hoàng Khóa 2009 57coi là chế tài mạnh hơn cả để buộc các doanh nghiệp thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, để khởi kiện một doanh nghiệp không phải đơn giản, bởi sẽ gặp những khó khăn và bất cập như thủ tục tạm ứng án phí và đóng phí thi hành án từ kinh phí của cơ quan BHXH và thời hạn xét xử các vụ kiện. Do đó, cơ quan BHXH chưa áp dụng biện pháp này một cách rộng rãi và thường xuyên. Để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động và để các chủ doanh nghiệp thực hiện theo đúng Luật BHXH, các ngành, cơ quan chức năng như BHXH, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Kế hoạch Đầu tư... phải có sự phối hợp đồng bộ, thống nhất trong việc hướng dẫn, đôn đốc các doanh nghiệp tham gia BHXH và nộp tiền BHXH đầy đủ. Giải quyết được tình trạng nợ đọng BHXH sẽ khắc phục được những mâu thuẫn trong nội bộ các doanh nghiệp với nhau. Một khi quyền lợi của người lao động được đảm bảo, chủ sử dụng lao động thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình cũng có nghĩa là mối quan hệ chủ, thợ được cải thiện và tạo sự bình đẳng, lành mạnh trong sản xuất, kinh doanh. 2.2.4.2. Vấn đề trốn đóng BHXH Nền kinh tế chung của thế giới đang bị khủng hoảng. Sự khủng hoảng kinh tế dẫn đến nhiều doanh nghiệp rơi vào hoàn cảnh khó khăn mà ảnh hưởng trực tiếp là một bộ phận người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp. Chính vì lý do đó mà nhiều doanh nghiệp đã cho thôi việc hàng loạt lao động, đồng thời cũng đăng tin tuyển dụng lao động vào làm mới. Đây thực chất là một hình thức lách "luật" để trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động. Tuy nhiên, hiện nay hệ thống pháp luật của chúng ta chưa có nhiều quy định về tình trạng này. Nếu có quy định xử phạt cũng rất nhẹ chẳng thấm vào đâu so với sự thiệt thòi của người lao động phải gánh chịu. Hiện nay, Luật BHXH còn chưa quy định nhiều điều khoản để xử lý khi có trường hợp vi phạm. Từ cuối năm 2008 và đầu 2009, tình hình cắt giảm lao động của các doanh nghiệp diễn ra khá phức tạp. Một bộ phận doanh nghiệp lợi dụng tình hình khó khăn chung của nền kinh tế đã cắt giảm lao động sau đó lại tuyển thêm lao động mới với chi phí trả lương chỉ bằng 70% lương của công nhân làm lâu năm. Bởi vì hợp đồngLuận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Lê Hoàng Khóa 2009 58lao động ký dưới 3 tháng, chủ doanh nghiệp sẽ không phải chịu trách nhiệm về chế độ BHXH, BHYT. Các doanh nghiệp còn trốn đóng bảo hiểm bằng nhiều hình thức như: Cố ý kéo dài thời gian đăng ký BHXH; Sau khi thành lập và đi vào hoạt động vẫn không chịu đóng, cố tình kê khai mức lương thật thấp trong hợp đồng để giảm chi phí đóng BHXH, cố tình kéo dài thời gian thử việc; hợp đồng lao động dưới 3 tháng để khỏi đóng BHXH. Nếu bị phát hiện và bị thanh tra doanh nghiệp chấp nhận nộp phạt rồi sau đó lại tiếp tục vi phạm. Năm 2008 qua nhiều cuộc thanh tra cho thấy có tới 23% số đơn vị vi phạm về BHXH. Vì sao doanh nghiệp sẵn sàng nộp phạt hơn là chấp hành theo đúng quy định? Bởi vì Luật Bảo hiểm xã hội chưa quy định chế tài đối với hành vi kê khai lao động không đúng với thực tế sử dụng nên nhiều doanh nghiệp "lách qua luật" bằng cách kê giảm số lao động thực, giảm tiền lương thực trả cho người lao động để né tránh nghĩa vụ đóng BHXH. Nếu như mức xử phạt như hiện nay thì không tránh khỏi tình trạng doanh nghiệp kê khai để trốn đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Cần nâng cao mức xử phạt và bổ sung hình phạt truy tố trước pháp luật đối với các hành vi vi phạm pháp luật về đóng BHXH. Đồng thời giao thêm trách nhiệm xử phạt cho ngành BHXH. Bố trí cán bộ làm công tác BHXH ở phường, xã. Theo một số chuyên gia pháp luật trong lĩnh vực BHXH cho rằng nếu hành vi vi phạm pháp luật BHXH đã bị xử lý hành chính nhưng vẫn tiếp tục vi phạm nghiêm trọng hơn thì phải được coi là vi phạm hình sự để có chế tài kiên quyết hơn. Mặt khác cũng cần bổ sung quy định cho các tổ chức công đoàn có quyền đại diện cho tập thể người lao động đứng ra khởi kiện các doanh nghiệp vi phạm pháp luật BHXH. Nếu như mức phạt cao nhất đối với vi phạm pháp luật về BHXH chỉ là 20 triệu đồng thì là quá thấp so với thiệt hại mà người lao động phải gánh chịu. Đồng thời mức phạt như vậy không có tính răn đe đối với doanh nghiệp. Cứ nhìn vào con số các doanh nghiệp gian lận hàng chục tỷ đồng cũng chỉ bị phạt ngang với doanh nghiệp gian lận vài trăm triệu đồng, như vậy thì không công bằng. Chính vì đánh đồng mức xử phạt khi vi phạm như vậy cho nên ngày càng nhiều doanh nghiệp chấp nhận nộp phạt để lại tiếp tục vi phạm.Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Lê Hoàng Khóa 2009 59Với mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động BHXH, nhằm thu đúng, thu đủ đối với các đối tượng tham gia BHXH, bắt đầu từ tháng 1/2008 BHXH tỉnh Phú Thọ đã phối hợp với Sở kế hoạch đầu tư và Sở Lao động Thương binh Xã hội thực hiện rà soát các đơn vị tham gia BHXH trên địa bàn toàn tỉnh, đặc biệt chú trọng đến khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Kết quả rà soát tính đến 31/12/2009: Bảng 2.11: Kết quả rà soát tình hình tham gia BHXH Số đơn vị sử dụng lao động Số lao động thuộc diện bắt buộc tham gia TT Khối, loại hình tham gia Tổng số Đã tham gia Chưa tham gia Tổng số Đã tham gia Chưa tham gia 1 Doanh nghiệp Nhà nước 114 114 0 17919 17919 0 2 DN có vốn nước ngoài 51 51 0 26914 26914 0 3 DN ngoài quốc doanh 834 782 52 23568 20450 3118 4 HCSN, đảng, đoàn thể 1152 1152 0 33223 33223 0 5 Ngoài công lập 271 271 0 2900 2900 0 6 Hợp tác xã 219 215 4 1650 1625 50 7 Xã, phường, thị trấn 277 277 0 5114 5114 0 8 Hộ KD cá thể, tổ hợp tác 50 50 0 144 144 0 Tổng cộng 2968 2912 56 111432 108289 3168 (Nguồn: báo cáo tổng hợp kết quả tham gia BHXH bắt buộc quý IV năm 2011)Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Lê Hoàng Khóa 2009 60Theo báo cáo của Sở Lao động, Thương binh & Xã hội thì trên địa bàn toàn tỉnh có 999 doanh nghiệp được cấp phép kinh doanh (bao gồm doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, công ty có vốn đầu tư nước ngoài, công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân) với tổng số lao động đăng ký hơn 68401 người nhưng hiện nay mới có 947 doanh nghiệp tham gia đóng BHXH cho 65283 lao động còn 3.118 lao động của 52 doanh nghiệp trong toàn tỉnh chưa được tham gia BHXH. Theo kết quả rà soát: đã có 2912 đơn vị đã tham gia BHXH trên tổng số 2968 đơn vị được khảo sát trên địa bàn toàn tỉnh, trong đó có 56 doanh nghiệp đã hoạt động nhưng chưa đăng ký tham gia BHXH. Hiện nay, vẫn còn một số doanh nghiệp trốn đóng hoặc nợ tiền BHXH kéo dài làm ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi của người lao động. Để giải quyết vấn đề này, ngành bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Phú Thọ thường xuyên phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra về việc thực hiện chính sách xã hội cho người lao động trong các doanh nghiệp. Nghị định 135/NĐ-CP của Chính phủ quy định về việc xử phạt hành chính đối với những doanh nghiệp nợ đọng BHXH quá hạn, trốn đóng BHXH thì mức phạt tối đa là 20 triệu đồng. Nhưng xem ra quy định này khó thực hiện, bởi cơ quan BHXH không có thẩm quyền xử phạt đối với doanh nghiệp mà phải nhờ Thanh tra Sở Lao động, Thương binh & Xã hội. Thế nhưng, nhiều năm nay mặc dù BHXH tỉnh đã lập danh sách báo cáo về những doanh nghiệp chây ỳ nộp BHXH hoặc trốn nộp BHXH nhưng những doanh nghiệp này cũng chỉ bị nhắc nhở. Chế tài có, nhưng không có cơ quan chức năng thực hiện, dẫn đến các doanh nghiệp vẫn xem việc nộp BHXH là việc tự nguyện hay không tự nguyện, không phải trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp. Cũng đã có chế tài nhằm răn đe các doanh nghiệp để quá hạn nộp BHXH là tính lãi suất theo ngân hàng số tiền nợ của doanh nghiệp, nhưng chế tài này cũng khó thực hiện bởi số tiền gốc đòi còn khó, huống chi tiền lãi. Về phía Sở Lao động, Thương binh & Xã hội cũng gặp khó khăn bởi số cán bộ thanh tra quá mỏng, nên mỗi năm, số doanh nghiệp được thanh tra, kiểm tra còn ít.Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Lê Hoàng Khóa 2009 61Do đó khó phát hiện kịp thời những vi phạm của doanh nghiệp. Biện pháp thu nợ mạnh nhất hiện nay của ngành BHXH cũng chỉ là gửi công văn nhắc nhở, gửi báo cáo cho Sở Lao động, Thương binh & Xã hội và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về những doanh nghiệp nợ đọng và trốn đóng BHXH, nhưng xem ra biện pháp này cũng không có hiệu quả. Trong văn bản phúc đáp, phần lớn các doanh nghiệp đều đưa ra lý do khó khăn về tài chính để khất nợ. Có doanh nghiệp còn tránh mặt, không cho vào doanh nghiệp để gặp công nhân... khi cán bộ BHXH, thậm chí cả đoàn kiểm tra của HĐND tỉnh tới kiểm tra. Tình trạng không đóng và nợ đọng BHXH kéo dài còn có nguyên nhân là do nhiều doanh nghiệp dù không gặp khó khăn, nhưng do nhận thức của chủ sử dụng lao động và người lao động về chính sách BHXH còn hạn chế, ý thức của chủ doanh nghiệp chưa cao, chưa quan tâm đến lợi ích của người lao động, cố tình không đóng BHXH, BHYT cho người lao động để “giảm chi” và tăng lợi nhuận. Mặt khác, do chế tài xử phạt còn nhẹ, thủ tục phức tạp, kém hiệu quả và chưa nghiêm, mức lãi suất tính cho số tiền nộp chậm thấp nên các doanh nghiệp có xu thế chiếm dụng tiền nộp BHXH để đầu tư sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó, công tác thanh tra phối hợp liên ngành để kiểm tra tại các đơn vị sử dụng lao động còn hạn chế, nhiều doanh nghiệp vi phạm pháp luật về lao động khai giảm số lao động thực tế đang làm việc, khai giảm quỹ lương để giảm nộp BHXH nhưng chưa bị xử lý, mới chỉ dừng lại ở việc nhắc nhở. Với mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động BHXH, nhằm thu đúng, thu đủ đối với các đối tượng tham gia BHXH, thiết nghĩ ngoài sự quan tâm đầu tư đúng mức của Đảng, Nhà nước và các ngành chức năng trong việc phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn và giáo dục pháp luật về BHXH cho người lao động và chủ sử dụng lao động cần gắn trách nhiệm của cấp uỷ, chính quyền địa phương và đơn vị sử dụng lao động trong việc thực hiện các chính sách BHXH. Mặt khác, cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Luật BHXH, nhất là đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chưa tham gia đóng BHXH cho người lao động.Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Lê Hoàng Khóa 2009 62Cùng với các biện pháp đó, cần xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm với chế tài xử phạt đủ mạnh đối với đơn vị và người đứng đầu đơn vị nếu không thực hiện nộp BHXH, BHYT theo đúng quy định. Đồng thời, có thể khởi kiện đưa ra toà đối với các doanh nghiệp cố tình dây dưa trốn, nợ đọng BHXH với số tiền lớn và thời gian kéo dài làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động. Đối với các doanh nghiệp mới thành lập, ngành BHXH nên phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư yêu cầu các doanh nghiệp khi được cấp phép sản xuất, kinh doanh phải đăng ký tham gia BHXH-BHYT cho người lao động. Các doanh nghiệp cũng cần thành lập tổ chức công đoàn và nâng cao chất lượng của các tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp để khi có xảy ra sự tranh chấp, người lao động bị thiệt thòi về quyền lợi BHXH, BHYT thì tổ chức công đoàn sẽ đứng ra tìm tiếng nói chung giữa các bên, kịp thời bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động, tạo sự công bằng trong thụ hưởng chính sách BHXH, BHYT. Giám sát việc ký hợp đồng lao động, xác định thang bảng lương của các doanh nghiệp đúng quy định... 2.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 2.3.1 Phương thức và mức đóng BHXH Với phương thức và mức đóng BHXH như hiện nay đã đảm bảo cho đối tượng tham gia BHXH thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về trích nộp BHXH ngay sau khi thanh toán tiền lương, thuận tiện cho đơn vị sử dụng lao động trong việc thanh quyết quyết toán tiền lương cho người lao động, đồng thời giúp cho cơ quan BHXH dễ quản lý, theo dõi và là căn cứ giải quyết các chế độ BHXH cho người lao động được kịp thời khi họ không may gặp rủi ro. Thời gian qua, phần lớn các đơn vị sử dụng lao trong khu vực Nhà nước thực hiện tốt việc trích nộp BHXH theo quy định này, còn đối với các đơn vị ngoài khu vực Nhà nước thì chưa tuân thủ theo đúng quy định, dẫn đến tình trạng nợ BHXH. - Nợ chậm đóng (số tiền đơn vị sử dụng lao động nợ tiền đóng BHXH lớn hơn số tiền phải đóng BHXH bình quân 1 tháng) được tập trung chủ yếu ở các doanhLuận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Lê Hoàng Khóa 2009 63nghiệp ngoài quốc doanh và một số doanh nghiệp Nhà nước do các đơn vị này không thực hiện việc nộp BHXH theo tháng mà nộp theo quý. - Nợ tồn đọng (số tiền đơn vị sử dụng lao động nợ tiền đóng BHXH lớn hơn số tiền phải đóng BHXH bình quân của 3 tháng), chủ yếu thuộc các doanh nghiệp nhà nước đang trong giai đoạn sắp xếp, cổ phần hoá theo quy định tại Nghị định 41/CP; doanh nghiệp ngoài quốc doanh; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, sản xuất cầm chừng, không có đơn đặt hàng, không tiêu thụ được sản phẩm ... Tập trung ở các ngành Thương mại dịch vụ, Công trình giao thông, xây dựng do nhà nước chậm thanh quyết toán nên nợ tiền BHXH Mặt khác, tình trạng chiếm dụng số tiền BHXH của người lao động đã và đang diễn ra ở một số doanh nghiệp vực ngoài Nhà nước; hàng tháng đơn vị sử dụng lao động thu số tiền đóng (5%) BHXH của người lao động nhưng không nộp 15% tổng quỹ lương cho cơ quan BHXH mà lấy để làm vốn sản xuất kinh doanh, khi người lao động gặp rủi ro thì người sử dụng lao động trích một khoản tiền ra để thăm hỏi (nhỏ hơn nhiều lần so với khoản tiền trợ cấp mà cơ quan BHXH trả) và nói đó là tiền trợ cấp BHXH. Việc nộp phạt BHXH vẫn chưa đủ sức răn đe và chưa được áp dụng triệt để mức phạt còn thấp hơn nhiều so với lãi suất gửi Ngân hàng. Do vậy, đơn vị cứ mang số tiền nộp BHXH mang gửi tiết kiệm thì số tiền lãi cũng thoải mái để nộp tiền lãi chậm đóng cho cơ quan BHXH huống hồ số tiền đó đơn vị lại có nhiều biện pháp đầu tư sinh lợi cao hơn. 2.3.2 Quản lý đối tượng phải thu Đối tượng phải thu BHXH trực tiếp tác động đến việc tăng thu của quỹ BHXH. Vì vậy, trong nội dung quản lý thu thì quản lý đối tượng tham gia BHXH là một khâu hết sức quan trọng. Quản lý tốt đối tượng tham gia BHXH-BHYT thì nguồn thu mới ổn định, quỹ BHXH được cân đối, đảm bảo cho hệ thống BHXH hoạt động theo đúng chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu đặt ra. Để thực hiện tốt nộiLuận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Lê Hoàng Khóa 2009 64dung quản lý đối tượng phải thu, BHXH tỉnh Phú Thọ luôn nghiêm túc chấp hành quy định về quản lý đối tượng theo quy định của BHXH Việt Nam: Yêu cầu BHXH các cấp tổ chức thống kê, theo dõi tình hình biến động của người lao động tham gia BHXH để quản lý thu BHXH; cấp sổ BHXH theo quy định, đồng thời xây dựng các biện pháp quản lý người lao động tham gia BHXH, quản lý tiền thu BHXH. Hàng tháng, phân tích, tổng hợp số liệu về tình hình tham gia BHXH trên địa bàn, thông báo đến người sử dụng lao động chưa tham gia BHXH hoặc đã tham gia nhưng chưa đầy đủ để đôn đốc, hướng dẫn người sử dụng lao động thực hiện. Trường hợp người sử dụng lao động tham gia BHXH không thực hiện đầy đủ trách nhiệm đóng BHXH theo quy định của pháp luật, BHXH tỉnh lập hồ sơ, kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền để xử lý (Sở Lao động Thương binh và Xã hội). Đối với người sử dụng lao động đang tham gia BHXH, BHYT nhưng trong vòng 6 tháng liền không đóng BHXH, BHYT và cũng không quan hệ, giao dịch với cơ quan BHXH kể từ thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT lần cuối; BHXH tỉnh gửi công văn báo cáo với cơ quan quản lý lao động trên địa bàn để kiểm tra và lập biên bản. Căn cứ biên bản kiểm tra hoặc chậm nhất sau 45 ngày kể từ ngày cơ quan BHXH báo cáo với cơ quan quản lý lao động mà không nhận được ý kiến trả lời thì cơ quan BHXH tạm thời đưa tên người sử dụng lao động ra khỏi sổ, báo cáo nghiệp vụ thu và lập hồ sơ theo dõi riêng.Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Lê Hoàng Khóa 2009 65 Bảng 2.12: Số đơn vị tham gia BHXH ở BHXH tỉnh Phú Thọ Đơn vị: ngườiSTT Năm Đơn vị 2006 2007 2008 2009 2010 1 TP.Việt Trì 683 792 847 893 927 2 TX.Phú Thọ 145 159 168 153 155 3 Đoan Hùng 256 267 309 255 257 4 Hạ Hoà 245 257 300 247 264 5 Thanh Ba 247 254 270 239 240 6 Phù Ninh 209 213 232 226 239 7 Yên Lập 153 167 193 160 159 8 Cẩm Khê 235 286 322 261 257 9 Tam Nông 174 185 196 178 179 10 Lâm Thao 209 214 228 202 218 11 Thanh Sơn 248 257 266 278 287 12 Thanh Thuỷ 159 167 170 157 158 13 Tân Sơn 162 152 159 14 Trực Thu 54 56 57 57 82 ( Nguồn: báo cáo tổng hợp thu BHXH-BHYT năm 2006, 2007,2008,2009,2010)Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Lê Hoàng Khóa 2009 66 Bảng 2.13: Số lao động tham gia BHXH ở BHXH tỉnh Phú Thọ Đơn vị: ngườiTT Năm Đơn vị 2006 2007 2008 2009 2010 1 TP.Việt Trì 27658 28452 29611 31538 27073 2 TX.Phú Thọ 6379 6453 6541 6888 7166 3 Đoan Hùng 3267 3298 3322 3354 3396 4 Hạ Hoà 3099 3189 3293 3378 3511 5 Thanh Ba 5987 6065 6136 6536 7160 6 Phù Ninh 3892 4066 4173 4445 5345 7 Yên Lập 2476 2491 2510 2534 2592 8 Cẩm Khê 2989 3012 3059 3128 3200 9 Tam Nông 2497 2501 2540 2642 2744 10 Lâm Thao 3867 3901 3915 4069 4256 11 Thanh Sơn 5991 6029 6120 6427 6418 12 Thanh Thuỷ 2102 2125 2216 2352 13 Tân Sơn 2558 2764 2816 14 Trực Thu 26874 27992 28126 28555 32806 ( Nguồn: báo cáo tổng hợp thu BHXH-BHYT năm 2006, 2007,2008,2009,2010)Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Lê Hoàng Khóa 2009 67Qua số liệu bảng 2.12 và 2.13 cho thấy, số đơn vị tham gia BHXH do BHXH thành phố Việt Trì quản lý là lớn nhất (tính đến năm 2010 -BHXH thành phố Việt Trì đang quản lý 927 đơn vị sử dụng lao động, chiếm 26% trên tổng số đơn vị toàn tỉnh), các đơn vị còn lại quản lý số đơn vị tham gia BHXH tương đương nhau, chỉ có văn phòng BHXH tỉnh quản lý số đơn vị ít nhất. Về số lao động tham gia BHXH, mặc dù số đơn vị quản lý hầu như thấp nhất nhưng BHXH tỉnh lại quản lý số lao động rất cao bởi những đơn vị do BHXH tỉnh quản lý có số lao động bình quân trên một đơn vị cao, tính đến năm 2010, BHXH tỉnh quản lý 32.806 lao động, chiếm 25% trên tổng số lao động tham gia BHXH toàn tỉnh. Số đơn vị và số lao động tham gia BHXH hàng năm đều tăng cao so với năm trước, từ năm 2006 đến 2010 khai thác thêm được 564 đơn vị tham gia BHXH và 15.859 đối tượng tham gia BHXH. 2.3.3. Quản lý số tiền thu BHXH Từ năm 1995 đến nay, BHXH Việt Nam đã 4 lần thay đổi quy định về quản lý thu BHXH-BHYT. Hiện nay, BHXH tỉnh Phú Thọ đang thực hiện quy định về quản lý tiền thu BHXH-BHYT theo quyết định 902/QĐ-BHXH ban hành ngày 26/6/2006 của BHXH Việt Nam. Quy định cụ thể như sau: Thu BHXH-BHYT bằng hình thức chuyển khoản, trường hợp cá biệt phải thu bằng tiền mặt thì cơ quan BHXH phải nộp tiền vào ngân hàng ngay trong ngày. Chậm nhất vào ngày cuối tháng, cơ quan, đơn vị quản lý đối tượng phải nộp đủ số tiền đã được xác định vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH nơi đăng ký tham gia BHXH-BHYT. Nếu chậm nộp từ 30 ngày trở lên so với kỳ hạn phải nộp thì đơn vị sẽ phải nộp tiền lãi chậm nộp theo mức lãi suất do BHXH Việt Nam quy định. BHXH tỉnh, huyện có quyền yêu cầu kho bạc, ngân hàng trích từ tài khoản của đơn vị chuyển vào tài khoản của cơ quan BHXH khoản tiền phải nộp BHXH-BHYT (kể cả tiền lãi do chậm nộp) mà không cần có sự chấp nhận thanh toán của đơn vị. BHXH huyện chuyển tiền thu BHXH-BHYT về tài khoản chuyên thu của BHXH tỉnh vào ngày 10 và 25 hàng tháng. Riêng ngày cuối cùng của năm tài chính chuyển toàn bộ số tiền thu BHXH-BHYT của huyện về BHXH tỉnh trước 24 giờ ngày 31/12.Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Lê Hoàng Khóa 2009 68Hàng tháng, BHXH tỉnh chuyển tiền thu BHXH-BHYT về tài khoản chuyên thu của BHXH Việt Nam vào các ngày 10, 20 và ngày cuối tháng. Nếu số dư trên tài khoản chuyên thu của BHXH tỉnh quá 5 tỷ đồng thì BHXH phải chuyển bổ sung ngay về BHXH Việt Nam. Riêng ngày cuối cùng của năm tài chính chuyển toàn bộ số tiền thu BHXH-BHYT của tỉnh về BHXH Việt Nam trước 24 giờ ngày 31/12. BHXH tỉnh và BHXH huyện không được sử dụng tiền thu BHXH, BHYT vào bất cứ mục đích gì (trường hợp đặc biệt phải được Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chấp thuận bằng văn bản). Hàng quý, BHXH tỉnh (Phòng Kế hoạch-Tài chính ) và BHXH huyện có trách nhiệm quyết toán số tiền 2% đơn vị được giữ lại, xác định số tiền chênh lệch thừa, thiếu; Đồng thời gửi thông báo quyết toán cho phòng Thu hoặc bộ phận Thu để thực hiện thu kịp thời số tiền người sử dụng lao động chưa chi hết vào tháng đầu của quý sau; Phát huy truyền thống nhiều năm hoàn thành nhiệm vụ, sự chỉ đạo toàn diện của Cấp uỷ chi bộ, lãnh đạo Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Thọ đã tạo nên những thuận lợi cơ bản cho công tác thu giai đoạn 2006-2010. Chính sách BHXH của Đảng và Nhà nước ngày càng hoàn thiện và mở rộng, thực sự đi vào đời sống xã hội, góp phần tích cực vào sự ổn định kinh tế xã hội ở địa phương cũng như ở mỗi cơ quan, doanh nghiệp. Từ đó tạo nên sự chuyển biến sâu sắc về nhận thức của hầu hết các đơn vị sử dụng lao động về chính sách BHXH, BHYT. Đội ngũ cán bộ công chức làm công tác thu đã trưởng thành về mọi mặt, tư tưởng yên tâm công tác, đoàn kết gắn bó với ngành. Sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng nghiệp vụ, Bảo hiểm xã hội các huyện, thành phố tạo nên sức mạnh tổng hợp thi đua hoàn thành nhiệm vụ. Tình hình khó khăn của một số doanh nghiệp trên địa bàn vẫn chưa được khắc phục. Đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động sản xuất cơ khí, xây dựng, khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh thiếu việc làm, thu nhập thấp không ổn định tác động mạnh đến công tác thu. Song tập thể phòng Thu Bảo hiểm xã hội tỉnh biết lường trước những khó khăn, thách thức, làm tốt công tác dự báo nắm vững tìnhLuận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Lê Hoàng Khóa 2009 69hình, chủ động tham mưu giúp lãnh đạo Bảo hiểm xã hội tỉnh chỉ đạo tốt công tác thu BHXH, BHYT bắt buộc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Kết quả thu BHXH giai đoạn 2006-2010: Số tiền thu BHXH được tính trên cơ sở quỹ tiền lương làm căn cứ trích nộp BHXH của đơn vị. Từ năm 1995 đến 2009 thực hiện thu BHXH với mức thu bằng 20% quỹ tiền lương của đơn vị, từ năm 2010 mức thu BHXH tính bằng 22% quỹ tiền lương của đơn vị. Bảng 2.14: Kết quả thu BHXH tại BHXH tỉnh Phú Thọ Đơn vị: Triệu đồngSTT Năm Đơn vị 2006 2007 2008 2009 2010 1 TP.Việt Trì 98.458 101.247 105.338 132.679 167.619 2 TX.Phú Thọ 18.652 20.997 22.971 30.715 42.139 3 Đoan Hùng 9.076 10.339 11.224 17.223 23.255 4 Hạ Hoà 10.553 11.876 13.591 16.454 23.585 5 Thanh Ba 16.651 18.996 20.223 31.398 42.795 6 Phù Ninh 8.763 9.996 11.805 18.226 27.856 7 Yên Lập 6.996 7.652 8.676 12.832 18.872 8 Cẩm Khê 7.442 8.943 10.089 15.478 22.331 9 Tam Nông 7.137 7.541 8.820 13.676 18.724 10 Lâm Thao 9.701 10.763 12.082 20.226 27.457 11 Thanh Sơn 16.002 17.934 19.082 30.173 39.943 12 Thanh Thuỷ 5.442 6.998 10.848 15.183 13 Tân Sơn 6.864 7.401 12.033 17.771 14 Trực Thu 102.835 112.649 146.323 188.932 317.971 ( Nguồn: báo cáo tổng hợp thu BHXH năm 2006, 2007,2008,2009,2010)Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Lê Hoàng Khóa 2009 70Bước vào thực hiện kế hoạch thu hàng năm, BHXH tỉnh Phú Thọ đều triển khai chỉ đạo thực hiện kế hoạch và đề ra các biện pháp tích cực để đôn đốc công tác thu BHXH đối với BHXH các huyện, thành phố và các đơn vị sử dụng lao động do tỉnh trực tiếp thu. Qua số liệu ở biểu 2.14 ta thấy: Số đã thu BHXH hàng năm tại BHXH các huyện, thành phố tăng đều đặn hàng năm, cá biệt có số thu năm 2010 có tỷ lệ tăng cao nhất trong giai đoạn 5 năm 2006-2010 là 38,7% so với năm 2006. Số thu của phòng Thu tăng cao dần theo các năm, chiếm tỷ trọng cao trong số thu của toàn tỉnh. Từ 32,93 % của năm 2006 (102/312 tỷ đồng) tăng lên đến 39,47 % của năm 2010 (317/799 tỷ đồng) chứng tỏ tầm quan trọng của phòng Thu trong công tác thu BHXH của toàn tỉnh Phú Thọ. BHXH là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước luôn được quan tâm mở rộng cả phạm vi và đối tượng, từ chỗ chính sách BHXH chỉ thực hiện đối với những người làm công ăn lương khu vực nhà nước đến nay Luật BHXH đã mở rộng diện bao phủ đến với mọi người lao động ở tất cả các thành phần kinh tế, công tác thu BHXH được Đảng ủy, Giám đốc BHXH đặc biệt quan tâm chỉ đạo, xác định việc tăng trưởng quỹ BHXH bền vững gắn liền với nhiệm vụ mở rộng đối tượng thu BHXH bắt buộc, đó là nhiệm vụ trọng tâm của toàn ngành. 2.3.4. Nguồn nhân lực của cơ quan BHXH tỉnh Phú Thọ Yếu tố con người là khâu then chốt, quyết định đến chất lượng làm việc và thái độ phục vụ. Nếu ý thức trách nhiệm của mỗi thành viên trong cơ quan không cao, trình độ kém sẽ dẫn tới chất lượng phục vụ kém, làm mất uy tín với người lao động và các doanh nghiệp.Vì vậy, cơ quan đã xây dựng được cho mình một tập thể, đội ngũ lao động có trình độ, lành nghề đáp ứng được yêu cầu công việc và có ý thức trách nhiệm cao.Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Lê Hoàng Khóa 2009 71Bảng 2.15: Cơ cấu lao động tại cơ quan BHXH tỉnh Phú Thọ Phân loại Số lượng (người ) Tỷ lệ (%) Phân chia theo trình độ chuyên môn Trên đại học 3 0.79 Đại học, cao đẳng 74 19.37 Trung cấp 47 29.84 Phân chia theo giới tính Nam 78 73.66 Nữ 45 36.34 (Nguồn: Phòng TCHC ) - Tổng số cán bộ công nhân viên của công ty hiện nay là 179 người, trong đó: + Ban giám đốc: 01 giám đốc và 03 phó giám đốc + Phòng thu BHXH: 14 người + Phòng tài chính kế toán: 15 người + Phòng tổ chức hành chính: 13 người + Phòng cấp sổ, thẻ: 12 người + Phòng chế độ BHXH: 15 người + Phòng kiểm tra: 15 người + Phòng tiếp nhận và quản lý hồ sơ: 16 người + Phòng công nghệ thông tin: 17 người - Phần lớn các cán bộ có trình độ thạc sỹ, đại học và cao đẳng tập trung tại các phòng ban nghiệp vụ của cơ quan, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có khả năng đáp ứng được yêu cầu công việc, cũng như quản lý chặt chẽ các hoạt động của các đơn vị trực thuộc.Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Lê Hoàng Khóa 2009 72- Nhìn vào cơ cấu lao động có thể thấy tỷ lệ lao động nữ trong cơ quan chiếm 30%, khi họ nghỉ theo chế độ bảo hiểm xã hội đối với lao động nữ sẽ khó khăn cho việc bố trí lao động làm thay và ảnh hưởng đến tính ổn định lao động của cơ quan. - Về thu nhập của CBCNV: Hiện nay, cơ quan đang sử dụng hệ thống thang bảng lương: Thang bảng lương áp dụng theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ dùng để trả lương, nâng lương, đóng nộp các khoản bảo hiểm bắt buộc (BHXH, BHYT, BHTN) và chi trả các chế độ khác theo quy định của Nhà nước. - Về công tác đào tạo và phát triển nhân lực: đây là một công việc trong quản trị nhân lực rất được cơ quan rất quan tâm. Để thực hiện đào tạo nhân viên mình công ty đã áp dụng các hình thức đào tạo và phát triển nhân lực như sau: + Đào tạo ngay tại nơi làm việc + Đào tạo định kỳ hàng năm: cơ quan tổ chức các lớp tập huấn tập trung tại cơ quan. + Ngoài ra cơ quan cũng luôn khuyến khích nhân viên tự học tập nâng cao trình độ ở bên ngoài bằng các hình thức hỗ trợ kinh phí đào tạo. - Về công tác khen thưởng, kỷ luật: cũng như hầu hết các cơ quan khác, Cơ quan BHXH tỉnh Phú Thọ có những quy định riêng, cụ thể về các hình thức khen thưởng và kỷ luật. Trong quản lý lao động, ngoài các biện pháp hành chính mang tính chất bắt buộc người lao động tuân theo những nội quy kỷ luật lao động, cơ quan còn có những hình thức khen thưởng bằng vật chất để khuyến khích người lao động làm việc tốt hơn góp phần nâng cao năng suất lao động. Bên cạnh hình thức khen thưởng các hình thức kỷ luật cũng được thực hiện. Đối với những tập thể và cá nhân vi phạm nội quy, quy chế của công ty, vi phạm quy trình kinh doanh sẽ bị xử lý kỷ luật theo đúng quy định. - Đánh giá về những ưu điểm trong công tác quản trị nhân lực ở Cơ quan BHXH tỉnh Phú Thọ có thể liệt kê ra như sau: + Xây dựng được một cơ cấu tổ chức hợp lý, bố trí lao động với sự phân cấp quản lý và các chức danh rõ ràng.Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Lê Hoàng Khóa 2009 73+ Có các biện pháp quản lý và đánh giá thực hiện công việc của người lao động khác nhau cho phép có thông tin đầy đủ và nhiều chiều phục vụ cho công tác quản trị nhân lực của cơ quan. + Thường xuyên có các chương trình đào tạo phát triển nhân viên. Đồng thời gắn liền lợi ích của người lao động với việc học tập nâng cao trình độ của họ. + Hệ thống trả lương của công ty đã gắn với kết quả công việc của người lao động, có tác dụng tạo động lực và kích thích người lao động hoàn thành công việc. + Có các chính sách tạo động lực khuyến khích người lao động cả về mặt vật chất và tinh thần. Quan tâm đầy đủ tới công tác động viên tinh thần cho cán bộ công nhân viên trong toàn cơ quan bằng nhiều hình thức khác nhau: thăm hỏi động viên cán bộ công nhân viên nhân các dịp lễ, tết, ốm đau; hàng năm đã tổ chức nghỉ mát, tham quan các danh lam thắng cảnh trong và ngoài nước cho cán bộ công nhân viên, tạo cho người lao động sự thoải mái để tiếp tục công việc có hiệu quả. + Thiết lập được môi trường làm việc với kỷ luật làm việc rõ ràng tạo cho nhân viên tác phong làm việc công nghiệp, nhanh, chính xác, hiệu quả và phát huy được các năng lực của mình. + Thực hiện các chế độ bảo hiểm, thời gian lao động và nghỉ ngơi, trợ cấp nhằm đảm bảo quyền lợi và lợi ích cho người lao động. - Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm Cơ quan BHXH tỉnh Phú Thọ vẫn còn một số bất cập trong công tác quản trị nhân lực, cụ thể như sau: + Phân tích công việc chưa được thực hiện chuyên sâu, chưa có cán bộ chuyên trách đảm nhận và chưa được tiến hành một cách khoa học. Cơ quan vẫn chưa phân tích được công việc cụ thể đến từng phần hành, chính vì vậy mà chưa bảo đảm thành công hơn trong việc sắp xếp, thuyên chuyển và thăng thưởng nhân viên. Chưa loại bỏ nhiều bất bình đẳng về mức lương qua việc xác định rõ nhiệm vụ và trách nhiệm của công việc. Chưa khuyến khích được lao động nhiều hơn qua việc sắp xếp các mức thăng thưởng. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng một số cán bộ trong công ty có trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn non kém, chưa đáp ứng đượcLuận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Lê Hoàng Khóa 2009 74yêu cầu về chất lượng của công việc, và vẫn xảy ra tình trạng một số cán bộ, chuyên môn nghiệp vụ có năng lực nghỉ việc chuyển sang các Cơ quan khác. + Cơ quan BHXH tỉnh Phú Thọ là một đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam, biên chế lao động của Cơ quan vẫn chịu sự điều phối, phê duyệt và đồng ý của BHXH Việt Nam, vì vậy phần nào hạn chế sự chủ động của cơ quan trong việc tuyển dụng mới lao động cho phù hợp với nhu cầu thực tế của công việc. Mặt khác tạo ra những khó khăn cho cơ quan trong việc đưa ra các chính sách đãi ngộ phù hợp nhằm thu hút và giữ chân nhưng lao động có chất lượng, trình độ chuyên môn cao. + Chiến lược phát triển con người chưa được quan tâm đúng mức, chính sách tuyển dụng đào tạo mới chỉ đáp ứng nhu cầu bức thiết trước mắt, chưa được quy hoạch và đầu tư tương xứng với yêu cầu phát triển lâu dài. Đào tạo chưa theo yêu cầu của nội dung công việc, thường theo chính sách xã hội hoặc mối quan hệ dẫn đến giảm năng suất lao động, dư thừa lao động so với yêu cầu, thế nhưng lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, tay nghề giỏi vẫn còn thiếu. + Việc bố trí nhân lực tại một số phòng ban, đơn vị còn chưa hợp lý, một số CBCNV vẫn phải làm ngoài giờ nhiều hoặc phải làm thêm ca. 2.4 Đánh giá chung về công tác thu BHXH tại BHXH tỉnh Phú Thọ 2.4.1 Thuận lợi Phú Thọ là tỉnh trung du miền núi phía Bắc Việt Nam, có vị trí trung tâm vùng, là cửa ngõ Tây Bắc của thủ đô Hà Nội, trên trục hành lang kinh tế Hải Phòng - Hà Nội - Côn Minh (Trung Quốc), là cầu nối vùng Tây Bắc với thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Phú Thọ tiếp giáp với thành phố Hà Nội theo hướng Tây Nam và tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng Đông Nam, cách sân bay quốc tế Nội Bài 50km, cách cửa khẩu Lào Cai và cửa khẩu Thanh Thuỷ - Hà Giang hơn 200km, cách cảng Hải Phòng 170 km và cảng Cái Lân 200 km, là nơi hợp lưu của 3 con sông lớn: Sông Hồng, sông Đà và sông Lô. Tỉnh Phú Thọ có 13 đơn vị hành chính, diện tích 3.532,9493 km², dân số hơn 1.461.949 người, là đầu mối của nhiều tuyến giao thông quan trọng, Phú Thọ có vị trí quan trọng cả về chính trị, kinh tế và quânLuận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Lê Hoàng Khóa 2009 75sự. Đây là khu vực có cơ cấu kinh tế chuyển dịch, với tỷ trọng công nghiệp xây dựng chiếm 38,7%, thương mại-dịch vụ-du lịch chiếm 35,5%, nông nghiệp chỉ còn 26%. Sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp đã tiến những bước dài về quy mô, sản lượng, có tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 3 năm (2008 - 2010) đạt 8,7%. Phú Thọ đã và đang triển khai xây dựng nhiều khu đô thị mới, các trường đại học, các bệnh viện với số vốn huy động đầu tư hàng chục tỷ đồng. Từ đầu năm đến nay, rất nhiều công trình đã được hoàn thành và tiếp tục được đầu tư phát triển. Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Thọ là cơ quan thực hiện chính sách BHXH đối với người lao động trên địa bàn tỉnh, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Phú Thọ, sự phối kết hợp của các ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh, nhất là sự ủng hộ nhiệt tình của các đơn vị sử dụng lao động và đối tượng hưởng chế độ BHXH. Chính vì vậy, công tác thu của BHXH luôn đạt được kết quả cao trong thời gian quan. Luật BHXH ra đời giúp cho nhận thức của người lao động và chủ sử dụng lao động được nâng cao, họ thấy rõ được vai trò quan trọng và tính ưu việt của các chính sách BHXH đối với quyền lợi thiết thực trong cuộc sống của người lao động cũng như sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của toàn quận. BHXH tỉnh Phú Thọ có điều kiện được tiếp cận với các Nghị định, thông tư, các văn bản điều chỉnh bổ sung do các Bộ thuộc Trung ương ban hành, do đó luôn có những cơ sở chính xác và kịp thời để hoàn thành nhiệm vụ. Tập thể lãnh đạo và cán bộ, công chức, viên chức của BHXH tỉnh Phú Thọ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, luôn phát huy tinh thần đoàn kết, ý thức trách nhiệm, chủ động sáng tạo cùng phấn đấu vươn lên trong công việc đem lại cảm giác yên tâm và thoải mái cho người lao động khi tham gia BHXH. BHXH tỉnh Phú Thọ trong 5 năm qua đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao góp phần ổn định kinh tế, chính trị, an sinh xã hội tại địa phương và đã nhận được Bằng khen của Bảo hiểm xã hội Việt nam.Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Lê Hoàng Khóa 2009 762.4.2 Khó khăn Phú Thọ là địa phương có nhiều thay đổi về sát nhập, điều chỉnh địa giới hành chính do vậy số đối tượng tham gia BHXH và đối tưởng hưởng chế độ chính sách BHXH luôn có những biến động. Cuộc khủng hoảng kinh tế khởi đầu ở Mỹ và lan rộng ra toàn cầu năm 2008 là một sự kiện ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế toàn thế giới. Mặc dù mức độ ảnh hưởng tới Việt nam không thực sự nặng nề những cũng đem lại những hậu quả không nhỏ: thị trường xuất nhập khẩu giảm mạnh, việc thu hồi tín dụng của các ngân hàng, vốn đầu tư nước ngoài bị cắt giảm…Tất cả những yếu tố này đã ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp lớn, nhỏ trong mọi khu vực, trong đó có tỉnh Phú Thọ. Nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng đình trệ, không có thị trường tiêu thụ và nhiều trường hợp phải đóng cửa, hoặc bám trụ nhưng phải cắt giảm lao động. Năm 2010 cũng là năm xảy ra nhiều đợt thiên tai trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế, xã hội trong khu vực. Những tác động của các sự kiện trên khiến nhiều bộ phận kinh doanh, các doanh nghiệp rơi vào tình trạng hoạt động kém hiệu quả, dẫn đến việc một số chủ sử dụng lao động cố tình đóng chậm hoặc không đóng BHXH cho người lao động. Một số quy định của Luật BHXH chưa gần với đời sống và chưa phù hợp với thực thế, gây khó khăn cho đơn vị sử dụng lao động và cơ quan BHXH. Chính sách BHXH thường xuyên thay đổi, bổ sung về điều kiện hưởng, đối tượng tham gia, mức tiền lương tối thiểu…trong khi đó, công tác thông tin tuyên truyền của cơ quan thông tin đại chúng nói chung và cơ quan BHXH quận nói riêng chưa đáp ứng được yêu đặt ra làm công tác triển khai thực hiện gặp nhiều khó khăn và bất cập Công tác thanh tra, kiểm tra còn chưa mạnh, chưa sâu và chưa thường xuyên. Việc xử lý thiếu triệt để bởi nhiều nguyên nhân như: quy định pháp luật chưa chặt chẽ, khó thực hiện... dẫn đến tình trạng vi phạm BHXH còn phổ biến. Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong việc trong việc thanh tra, kiểm tra về BHXH cònLuận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Lê Hoàng Khóa 2009 77lỏng lẻo và mang tính hình thức. Đội ngũ cán bộ ngành BHXH làm công tác kiểm tra còn mỏng và thiếu ổn định, chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ đặt ra. Trụ sở làm việc sau nhiều lần sát nhập, điều chỉnh địa giới hành chính nên quá chật hẹp chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng tăng của các đối tượng tham gia BHXH và các đối tượng thụ hưởng chính sách BHXH trên địa bàn Việc chuyển đổi tác phong làm việc từ hành chính, cứng nhắc, thụ động sang phục vụ còn chậm, hiệu quả chưa cao. Mặt khác, số cán bộ làm công tác thu BHXH hiện nay rất ít, trong khi phải hoàn thành số tiền thu lớn nên thiếu cán bộ bám sát cơ sở để giải thích, tuyên truyền vận động tham gia BHXH. BHXH là ngành mới thành lập nhận thức của nhiều người còn nhầm lẫn với nhiều loại hình Bảo hiểm khác còn cho là BHXH là loại hình kinh tế mục tiêu là lợi nhuận. Nhưng BHXH bản chất là đơn vị sự nghiệp đặc thù thực hiện Chính sách xã hội không vì mục tiêu lợi nhuận và nhằm mục đích An sinh xã hội.Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Lê Hoàng Khóa 2009 78KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Công tác quản lý thu BHXH luôn được coi là nhiệm vụ trọng tâm của ngành BHXH và là nhân tố có tính chất quyết định đến sự tồn tại và phát triển của ngành BHXH của bất kỳ quốc gia nào. Việc phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý thu BHXH thông qua việc phân tích, đánh giá công tác quản lý thu BHXH qua các thời kỳ cho thấy một bức tranh toàn cảnh về thực trạng công tác quản lý thu BHXH của Việt Nam. Ở chương này, luận văn tập trung phân tích đánh giá về công tác quản lý thu BHXH trên địa bàn tỉnh Phú Thọ từ khi thành lập đến nay (từ năm 1997 đến nay) về đối tượng tham gia BHXH, tiền lương làm căn cứ đóng BHXH, phương thức và mức đóng BHXH và công tác thu, nộp BHXH (đi sâu phân tích quy trình thu nộp BHXH) để thấy được những điểm bất hợp lý trong chính sách về BHXH của Nhà nước và những điểm chưa phù hợp của cơ quan BHXH tỉnh Phú Thọ nói riêng và BHXH Việt Nam nói chung thực hiện công tác quản lý thu BHXH hiện hành. Đặc biệt là thông qua việc phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý thu BHXH hiện nay đã đúc kết được những bài học kinh nghiệm, tìm ra được những nguyên nhân để khắc phục, làm cơ sở cho việc đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thu BHXH và mở trên địa bàn tỉnh Phú Thọ .Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Lê Hoàng Khóa 2009 79CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THU BHXH Ở TỈNH PHÚ THỌ 3.1 Phương hướng hoạt động của BHXH tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, mọi người đều có quyền bình đẳng trong lao động và hưởng thụ, đều có cơ hội để phát triển đồng thời cũng đều có thể gặp phải những rủi ro. Vì vậy, BHXH cần thực hiện “sự bảo vệ xã hội” cho mọi thành viên trong xã hội. Nền kinh tế Việt Nam đã, đang và sẽ định hướng phát triển nhiều thành phần. Những thành phần ngoài quốc doanh trong những năm qua phát triển nhanh, có đóng góp lớn cho ngân quỹ và đã tham gia nhiều mặt trong các chính sách xã hội, trong đó có BHXH. Nếu như trước đây, BHXH chỉ là đơn tuyến, nguồn chi BHXH chủ yếu từ ngân sách Nhà nước, thì ngày nay nhu cầu BHXH đã phát triển rộng hơn đến toàn xã hội, điều đó đòi hỏi BHXH phải có những định hướng phát triển mới để đáp ứng được những nhu cầu đó. Dự kiến, BHXH Phú Thọ sẽ được phát triển theo các hướng sau: Thứ nhất, hoàn thiện các cơ sở và đảm bảo về pháp lý như: Kiện toàn hệ thống pháp luật về tổ chức và quản lý công tác BHXH, xây dựng quy chế vận hành đủ sức đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong thời gian tới của ngành BHXH; Đề ra những chính sách cụ thể cho hoạt động của BHXH Phú Thọ về quy chế tài chính thống nhất, bảo đảm đủ nguồn thu, chống bao cấp và bảo tồn, tăng trưởng quỹ BHXH; Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chính sách BHXH nhằm bảo đảm mọi quy định có liên quan được thực hiện đầy đủ, đúng đắn, kịp thời. Thứ hai, coi trọng phát triển về chiều rộng bao gồm cả việc mở rộng các đối tượng tham gia BHXH lẫn các hình thức BHXH. Hiện nay đối tượng của hệ thống BHXH mới chỉ chiếm gần 10% lực lượng lao động. Tuy nhiên việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH cũng cần phải thận trọng và có những bước đi thích hợp tuỳ theo điều kiện của nước ta cũng như trình độ quản lý của ngành BHXH.Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Lê Hoàng Khóa 2009 80Có các biện pháp cụ thể để mở rộng thêm cho các lao động trong các doanh nghiệp có dưới 10 lao động, lao động tại các hợp tác xã... nhằm giảm bớt rủi ro mất hoặc giảm thu nhập của người lao động, đồng thời nâng cao trách nhiệm của người sử dụng lao động với những người lao động. Mức đóng góp BHXH cũng sẽ phù hợp để đảm bảo cân đối thu chi BHXH. Thứ ba, phát triển và hoàn thiện về cơ cấu tổ chức và cơ sở vật chất của ngành BHXH nhằm đáp ứng được các yêu cầu trong nền kinh tế thị trường. 3.2 Một số nguyên tắc trong việc hoàn thiện hoạt động quản lý thu bảo hiểm xã hội - Nguyên tắc bình đẳng giữa các đối tượng áp dụng (nguyên tắc có đóng, có hưởng): là việc xây dựng, chính sách BHXH bình đẳng giữa những người lao động. Quỹ BHXH hình thành từ các khoản đóng góp của người sử dụng lao động và người lao động và từ các nguồn tài chính khác...và có một hệ thống hoạt động nhằm đảm bảo lợi ích cho người tham gia đóng góp vào quỹ này. Quyền được hưởng trợ cấp BHXH được đảm bảo bằng chính việc đóng góp vào quỹ BHXH. Nghĩa là có đóng, có hưởng. - Nguyên tắc tương trợ cộng đồng: BHXH là một hình thức chia sẻ rủi ro và bắt buộc mọi người phải tham gia đóng góp vào quỹ theo nguyến tắc "lấy số đông bù số ít" và nguyên tắc "tích kiệm chi tiêu lúc có thu nhập" để được hưởng trợ cấp lúc tạm thời hoặc vĩnh viễn mất khả năng lao động, lúc về già... - Nguyên tắc phân phối trên cơ sở mức đóng góp: Cơ sở tính mức độ đóng góp là tiền lương và thu nhập của người tham gia BHXH. Tiền thu BHXH từ các khoản đóng góp được tập trung vào quỹ BHXH mà từ đây chỉ được lấy ra để chi cho các chế độ trợ cấp BHXH và các khoản chi hành chính của hoạt động BHXH. Tỷ lệ đóng góp và mức hưởng trợ cấp BHXH có mối quan hệ chặt chẽ với mức tiền lương, thu nhập của người tham gia BHXH. - Nguyên tắc thực hiện cân đối thu, chi BHXH: Khi xây dựng các chế độ trợ cấp phải tính toán, dự báo được số tiền phải chi tiêu trong tương lai, để từ đó huy động được các khoản đóng góp đảm bảo nhu cầu chi trả trợ cấp BHXH. Phải tiềnLuận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Lê Hoàng Khóa 2009 81hành các hoạt động đầu tư đối với số tiền tạm thời nhàn rỗi để bảo toàn giá trị và tăng trưởng quỹ BHXH. - Nguyên tắc phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội: Trên thế giới hiện có 9 chế độ BHXH, nhưng ở mỗi nước khác nhau cần xuất phát từ khả năng, điều kiện kinh tế, xã hội của mình để áp dụng những chế độ BHXH nào cho phù hợp. Đồng thời các mức trợ cấp BHXH cũng phải có sự tương quan thích hợp với mức thu nhập trong cộng đồng xã hội. 3.3 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý thu bảo hiểm xã hội tại địa bàn tỉnh Phú Thọ: 3.3.1. Hoàn thịên quy trình quản lý thu BHXH phù hợp với từng loại đối tượng tham gia BHXH. Căn cứ hình thành giải pháp: Điều vướng mắc lớn nhất trong công tác quản lý thu BHXH hiện nay là đối tượng tham gia rất lớn, quy trình thu còn nhiều điểm chưa phù hợp; các biện pháp thực hiện thu BHXH đạt hiệu quả chưa cao, còn có những lỗ hổng để đơn vị sử dụng lao động tìm cách trốn tránh trách nhiệm nộp BHXH cho người lao động. Mục tiêu của giải pháp: Hoàn thiện quy trình quản lý thu BHXH là đưa ra các biện pháp cụ thể theo từng loại hình quản lý và nó đang đặt ra cho toàn hệ thống BHXH. Nội dung thực hiện: Đánh giá những ưu, nhược điểm trong công tác quản lý thu BHXH trước và sau khi thành lập BHXH Việt Nam nói chung và BHXH tỉnh Phú Thọ nói riêng, ta thấy việc quản lý thu BHXH đã đạt được những kết quả đáng khích lệ so với phương thức quản lý cũ. Số thu BHXH tại tỉnh Phú Thọ tăng gấp nhiều lần so với năm 1997 là năm thành lập BHXH tỉnh Phú Thọ. Tuy nhiên yêu cầu đặt ra là phải quản lý tới từng người lao động tham gia BHXH trong suốt quá trình làm việc, đồng thời phải đảm bảo cân đối nguồn thu, chi quỹ BHXH, đảm bảo tăng trưởng quỹ.Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Lê Hoàng Khóa 2009 82Quy trình thu phải được điều chỉnh phù hợp từ các khâu đăng ký, thực hiện cũng như việc quản lý tiền thu, đối chiếu kiểm tra số tiền thu BHXH của từng đơn vị và từng người lao động trong từng khu vực khác nhau nhằm giảm tới mức thấp nhất những sai sót trong công tác quản lý thu BHXH. Cụ thể: * Đối tượng thuộc khu vực hành chính sự nghiệp: Đối với khu vực này, đối tượng tham gia BHXH được hưởng tiền lương từ nguồn ngân sách Nhà nước, do đó việc trích nộp BHXH cơ bản được kịp thời theo tháng ngay sau khi người lao động được thanh toán lương; quy trình quản lý thu đối với khu vực này được đảm bảo chặt chẽ. Tuy nhiên, vẫn còn một số đơn vị sử dụng lao động nợ BHXH, chưa tuân thủ theo đúng quy trình thu, nộp BHXH như: nộp BHXH theo quý, chưa chuyển tiền kịp thời về tài khoản chuyên thu của BHXH... Nguyên nhân do việc cấp phát tiền lương cho người lao động, một phần khác cũng phải thấy có sự chiếm dụng, chưa chịu đóng ngay còn để tiền này làm một số việc khác. Do vậy, xây dựng quy trình thu BHXH phải quy định thêm việc kết hợp chặt chẽ với hệ thống kho bạc để nắm bắt kịp thời thời điểm cấp phát lương để đốc thu BHXH, hoặc xây dựng thêm hình thức uỷ nhiệm thu thông qua hệ thống kho bạc (trích trừ trực tiếp từ hệ thống kho bạc Nhà nước) để nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu BHXH. * Đối tượng thuộc khu vực doanh nghiệp. Kiến nghị với cơ quan quản lý Nhà nước trong việc xác định mức tiền lương làm căn cứ thu BHXH của người lao động là mức tiền lương thực nhận mà đơn vị trả cho người lao động. Đồng thời xây dựng quy trình thu BHXH dựa trên mức tiền lương thực nhận này. Có như vậy, khi doanh nghiệp thực hiện đóng BHXH trên tổng quỹ tiền lương thực tế, tức là không có điều kiện gian lận BHXH nữa, thì cũng không còn cơ chế trốn tránh việc ký kết hợp đồng lao động, để ghi hạ mức lương trong hợp đồng lao động, do vậy mức tiền lương ghi trong hợp đồng sẽ là mức tiền lương thực tế. Khi đó, hợp đồng lao động mới thực sự trở thành căn cứ pháp lý để trả công cho người lao động và là căn cứ chính xác thực hiện việc đóng BHXH cho người lao động. Xét cho cùng, chỉ có mức tiền lương thực tế mới là căn cứ chuẩnLuận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Lê Hoàng Khóa 2009 83xác để thực hiện chế độ trích nộp BHXH với mục đích nhằm: đảm bảo cho toàn bộ số lao động trong các doanh nghiệp được tham gia và thụ hưởng chính sách BHXH; tăng cường nguồn quỹ để đảm bảo nhu cầu thanh toán các chế độ BHXH một cách lâu dài.; Tạo ra sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong mọi thành phần kinh tế trong việc đóng, hưởng BHXH; Đảm bảo tính thống nhất, rõ ràng, minh bạch trong thực hiện nghĩa vụ trích nộp BHXH cũng như trong việc thực hiện chế độ hạch toán kế toán của doanh nghiệp và tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách pháp luật BHXH tại các doanh nghiệp. Công tác thu BHXH ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và còn rất nhiều bất cập gây ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện kế hoạch thu của toàn ngành. Để công tác thu BHXH được tiến hành đúng tiến độ và đúng đối tượng BHXH tỉnh Phú Thọ cần phải phối hợp với UBND phường, xã tăng cường quản lý đối tượng thu. Hiện nay, chỉ có UBND phường, xã là nơi có điều kiện nắm chắc tình hình hoạt động cũng như quy mô sử dụng lao động tại các đơn vị thuộc khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Do vậy, cơ quan BHXH phải phối hợp chặt chẽ và dựa hẳn vào UBND phường, xã để xác định doanh nghiệp ngoài quốc doanh và nào thuộc đối tượng thực hiện BHXH trên từng địa bàn, từ đó triển khai công tác thu BHXH được kịp thời, đầy đủ. Như vậy UBND phường, xã không chỉ giữ vai trò là đại lý chi trả nữa mà còn là đầu mối rất quan trọng để giúp cơ quan BHXH quản lý các doanh nghiệp ngoài quốc doanh để hỗ trợ thu BHXH tại đây. + Cơ quan BHXH phải bàn bạc với UBND phường, xã có chương trình kế hoạch cụ thể để thường xuyên phối hợp làm tôt công tác điều tra nắm tình hình thành lập, giải thể, chuyển đến, chuyển đi; tình hình hoạt động, nhất là tình hình sử dụng lao động ở mỗi đơn vị thuộc khu vực kinh tế ngoài quốc doanh để triển khai công tác thu BHXH. + Phân phối nguồn kinh phí hỗ trợ thu hợp lý, giúp cho UBND phường, xã có điều kiện làm công tác cập nhật, nắm tình hình và hỗ trợ thu BHXH đối với các đơn vị khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. * Đối tượng thuộc khu vực Hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh cá thể, tổ hợp tác.Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Lê Hoàng Khóa 2009 84Do đặc điểm của khu vực này có số lao động ít thường dưới 10 lao động, không có tài khoản, không có con dấu, có những người vừa là chủ đơn vị vừa là lao động... Vì vậy, phải xây dựng quy trình thu BHXH khác phù hợp với đặc điểm của khu vực này như: quy định mức lương làm căn cứ trích nộp theo đăng ký của người lao động với cơ quan BHXH, hoặc có thể quy định về phương thức nộp BHXH 3 tháng, 6 tháng một lần; quy định việc nộp tiền BHXH bằng tiền mặt trực tiếp cho cơ quan BHXH để ngay trong ngày cơ quan BHXH chuyển tiền vào tài khoản chuyên thu của BHXH... * Đối tượng thuộc lực lượng vũ trang. Công tác thu BHXH đối với lực lượng vũ trang là một đặc thù do những đối tượng hoạt động trong lĩnh vực đặc biệt. Để đảm bảo quyền lợi cho đối tượng này, ngoài những chế độ riêng theo quy định của Nhà nước, công tác BHXH phải được thực hiện thêm nhằm đảm bảo bí mật quốc gia, đồng thời cũng đảm bảo nguyên tắc có đóng, có hưởng nghĩa là đảm bảo quyền lợi cho người lao động khi hết thời hạn nhiệm vụ có những yêu cầu về giải quyết các chế độ BHXH. Vấn đề đặt ra đối với cơ quan BHXH là việc xác định được đối tượng tham gia và tiền lương trích nộp BHXH. Về tiền lương của đối tượng này chủ yếu phụ thuộc vào Ngân sách Nhà nước thông qua Cục Tài chính - Bộ Quốc phòng, Công an. Do vậy, xây dựng quy trình thu BHXH có thể quy định phương thức thu BHXH được trích thẳng tiền BHXH của đơn vị, người lao động từ Cục tài chính về quỹ BHXH. Kết quả mong đợi: Sau khi có quy trình quản lý thu BHXH cho từng loại đối tượng tham gia, từ đó cơ quan BHXH sẽ đảm bảo thu kịp thời và đáp ứng quyền lợi cho từng loại đối tượng này. Điều kiện thực hiện giải pháp: Thực hiện giải pháp này đòi hỏi tính kịp thời và sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan BHXH với các ngành liên quan như kho bạc, sở kế hoạch đầu tư, UBND phường, xã...Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Lê Hoàng Khóa 2009 853.3.2 Nâng cao năng lực hoạt động của BHXH tỉnh Phú Thọ Căn cứ hình thành giải pháp: Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tại BHXH tỉnh làm việc vẫn mang tính thụ động, một số cán bộ vẫn chưa năng động, sáng tạo trong xử lý nghiệp vụ. Cán bộ thu chỉ biết thực hiện tính toán số tiền nộp tiền BHXH dựa trên bảng lương tăng, giảm lao động của đơn vị chuyển đến hàng tháng chứ không chủ động kiểm soát được đơn vị có trốn tránh tiền BHXH hay không. Việc trốn tránh tiền nộp BHXH là kết quả kiểm tra liên ngành mới phát hiện được, BHXH chỉ có chức năng kiểm tra đơn vị về số lao động, quỹ lương, chế độ chính sách...trong khi các doanh nghiệp hàng tháng lại có nhiều biến động rất nhiều về số lao động đặc biệt là những doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, những doanh nghiệp này chủ yếu là tuyển lao động có trình độ hết lớp 12 thậm chí có doanh nghiệp còn tuyển lao động từ đủ 18 tuổi và chỉ cần học hết lớp 9. Trình độ của những lao động này đã thấp, tiền lương chủ sử dụng lao động trả cũng thấp nên họ chỉ nghĩ đến cái lợi trước mắt chứ không nghĩ đến cái lợi lâu dài nên mặc cho chủ sử dụng lao động chiếm dụng tiền BHXH. Đến khi họ xảy ra các rủi ro như: Ốm đau, tai nạn lao động... thì công ty lại trích một số tiền ít ỏi để thăm hỏi và gọi đó là tiền chế độ. Mục tiêu của giải pháp: Có những đề xuất để nâng cao năng lực hoạt động của BHXH tỉnh Phú Thọ Nội dung thực hiện: Trước tiên BHXH tỉnh Phú Thọ nâng cao trình độ nghiệp vụ và tác phong làm việc tích cực, hiệu suất cao của các cán bộ chuyên môn. Khả năng làm việc và hiệu quả lao động của đội ngũ cán bộ trong ngành và của những người cộng tác với cơ quan BHXH có ảnh hưởng quyết định đến việc quản lý các đối tượng tham gia BHXH. Vì vậy cần phải chú ý công tác đào tạo lại cho phù hợp. Trong đào tạo cần xác định hình thức và nội dung đào tạo sát thực, nên tập trung vào nghiệp vụ BHXH, kỹ năng, năng lực quản lý.Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Lê Hoàng Khóa 2009 86Cần bổ sung, kiện toàn hệ thống tổ chức quản lý, cán bộ từ tỉnh đến thành phố, huyện, thị. Xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ nói chung và cán bộ chuyên làm công tác thu, chi nói riêng vừa hồng vừa chuyên, có phẩm chất chính trị tốt (có tâm, có tầm, có tình, có tín); vững về lập trường tư tưởng, yên tâm công tác, yêu nghành, yêu nghề; giỏi về chuyên môn nghiệp vụ; nắm chắc chính sách chế độ của Đảng và Nhà nước ( nói đúng, viết đúng, lãnh đạo đúng); có ý thức trách nhiệm trong công việc, có năng lực chỉ đạo điều hành,có ý thức tổ chức kỷ luật trong lao động, khả năng giao tiếp, am hiểu về công nghệ thông tin. Bố trí những cán bộ, công chức có đủ năng lực, trình độ, phong cách và thái độ phục vụ tốt vào các bộ phận tiếp nhận, giải quyết các công việc, đặc biệt là trực tíêp làm việc với đối tượng hưởng chế độ BHXH. Mọi khúc mắc của đối tượng phải được giải thích rõ ràng, thấu tình, đạt lý, tránh tình trạng tùy tiện, đại khái qua loa. Tăng cường đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức về các mặt ở trong và ngoài nước; đồng thời khuyến khích phong trào tự học bằng nhiều hình thức để nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, quản lý Nhà nước, tin học, ngoại ngữ, về công tác xã hội trong đó hướng trọng tâm vào các kiến thức chuyên ngành BHXH , quản lý ngành theo cơ chế mới và các kỹ năng hành chính, nghiệp vụ khác. Xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành quy định cơ cấu chức danh cho từng cấp, từng đơn vị và hệ thống tiêu chuẩn nghiệp vụ đầy đủ riêng cho công chức của ngành làm căn cứ để tuyển dụng, góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của ngành. Tiếp tục xây dựng và thực hiện chính sách phù hợp để thường xuyên thay thế, đưa ra khỏi ngành số cán bộ, công chức không đủ năng lực, trình độ bất cập với yêu cầu nhiệm vụ, những người vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức nghề nghiệp, thoái hóa, biến chất, kém ý thức tổ chức kỷ luật để tạo điều kiện đổi mới, trẻ hóa, tuyển chọn được những người có đức có tài... Cùng với nâng cao trình độ cho cán bộ, nhân viên ngành BHXH là tăng cường trang thiết bị hiện đại trong các hoạt động. BHXH là một ngành mới ra đời lại đangLuận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Lê Hoàng Khóa 2009 87được sự giúp đỡ quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự giúp đỡ nhiều mặt của các tổ chức và quốc gia trên thế giới...cho nên ngành BHXH nên tận dụng lợi thế này để phát triển, hiện đại hoá các hoạt động BHXH, trong đó áp dụng công nghệ tin học vào quản lý bảo hiểm xã hội. Giúp đẩy công tác quản lý lên một bước, không chỉ đảm bảo trên phương diện thống kê, lưu trữ mà nó còn phục vụ cho việc tác nghiệp xử lý công việc và thông tin nhanh chóng, chính xác, giảm bớt những thao tác không cần thiết, tạo thời gian cho cán bộ chuyên tâm nghiên cứu nghiệp vụ. Việc quản ký, lưu trữ, xử lý nghiệp vụ trong công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH là một nhiệm vụ hết sức quan trọng, là cơ sở để giải quyết mọi chính sách, chế độ cho người lao động khi người lao động có đủ điều kiện và yêu cầu được hưởng chế độ BHXH theo Luật định. Kết quả mong đợi: Trong giai đoạn bị ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế thế giới, các Doanh nghiệp của Việt Nam nói chung và doanh nghiệp tại tỉnh Phú Thọ nói riêng đều gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy việc nộp BHXH cho người lao động hay bị trì hoãn, thực hiện giải pháp này giúp cơ quan BHXH tỉnh Phú Thọ tăng tính chủ động để thích nghi với tình hình hiện tại, từ đó đưa ra các biện pháp nhằm hoàn thành các mục tiêu thu BHXH đề ra. Điều kiện thực hiện giải pháp: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tranh thủ sự ủng hộ của UBND tỉnh và các nghành liên quan.Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Lê Hoàng Khóa 2009 883.3.3. Cải cách thủ tục hành chính trong công tác giải quyết chế độ Bảo hiểm xã hội. Căn cứ hình thành giải pháp: Cải cách thủ tục hành chính lµ vÊn ®Ò cÇn ph¶i ®−îc quan t©m ë bÊt kú c¬ quan nhµ n−íc nµo còng vËy, rÊt nhiÒu ng−êi phµn nµn vÒ thñ tôc hµnh chÝnh qu¸ r−êm rµ (nhÊt lµ trong kh©u tiÕp nhËn, di chuyÓn h−u trÝ hoÆc kh©u gi¶i quyÕt chÕ ®é nh− tö tuÊt ...) C¶i c¸ch thñ tôc hµnh chÝnh tøc lµ gi¶m bít nh÷ng phÇn c«ng viÖc, giÊy tê kh«ng cÇn thiÕt, từ đó giúp người lao động thuận lợi hơn khi giải quyết chế độ và làm giảm bớt áp lực công việc cho nhân viên nghành BHXH. Mục tiêu của giải pháp: Đưa ra các giải pháp nhằm giảm thiểu tối đa các thủ tục hành chính không cần thiết cũng như hoàn thiện hơn quy trình giải quyết chế độ BHXH. Nội dung thực hiện giải pháp: * Công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại: Hiện nay, tình trạng khiếu nại, tố cáo vi phạm BHXH (chủ yếu là khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và cơ sở ngoài công lập) diễn ra khá nhiều và sẽ ngày càng tăng lên khi người lao động không hiểu chế độ chính sách BHXH. Đây là dấu hiệu buộc BHXH tỉnh Phú Thọ và các cơ quan chức năng của Nhà nước phải quan tâm hơn nữa vấn đề này. Vì vậy, công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo phải làm thật tốt để góp phần đưa hoạt động BHXH vào kỷ cương, pháp luật, đảm bảo ngày càng tốt hơn quyền lợi cho người lao động. Cơ quan kiểm tra pháp chế của BHXH một mặt phải thực sự làm chổ dựa pháp lý và tinh thần cho người lao động. Mặt khác, phải tạo ra sức ép cần thiết đến giới chủ sử dụng lao động buộc họ phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ BHXH. Cụ thể: + Phải xây dựng hệ thống tổ chức tiếp dân và giải quyết khiều nại, tố cáo từ cấp quận, huyện lên thành phố, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các cơ qua thanh tra Nhà nước, thanh tra ngành Lao động- Thương binh và Xã hội, thanh tra công đoàn, viện kiểm sát, tòa án...để cùng làm tốt công tác này.Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Lê Hoàng Khóa 2009 89+ Phải giải đáp kịp thời, thỏa đáng cho người lao động, giải quyết ngay khi người lao động đang làm việc và cả khi đã thôi việc, đặc biệt làm cho người lao động hiểu đây là một quyền lợi hợp pháp, được pháp luật bảo hộ và tư vấn cho họ cách thức để tự bảo vệ quyền lợi của mình. +Thông tin kết quả công tác giải quyết thắc mắc khiếu nại, tố cáo trên báo, đài để tạo sự hỗ trợ tinh thần, tư tưởng cho người lao động, chỉ rõ nguy cơ tiềm năng ẩn lâu dài của sự vi phạm và nghĩa vụ không thể trốn tránh của doanh nghiệp. + Trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, phải nhận thức được mục tiêu cụ thể là giải quyết khiếu nại, tố cáo của cá nhân người lao động, những mục tiêu bao trùm, thông qua đó cơ quan BHXH và các cơ quan chức năng của Nhà nước biết và giải quyết được những vấn đề còn tồn tại, hạn chế của chế độ chính sách BHXH ở từng đơn vị thuộc khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và cơ sở ngoài công lập cũng như trên phạm vi toàn xã hội. Như vậy, tổ chức công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo được kịp thời góp phần bảo vệ quyền lợi chính đáng về BHXH cho người lao động đồng thới tạo sức ép về dư luận đối với giới chủ trong việc thực hiện nghĩa vụ đóng BHXH. * Tạo điều kiện trong thanh toán, giải quyết chính sách cho đối tượng. Trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, nhu cầu BHXH rất đa dạng, mọi người lao động thuộc các thành phần kinh tế đều có quyền tham gia và hưởng BHXH. Vì vậy, chính sách BHXH cần phải đa dạng, đồng bộ, kịp thời để đáp ứng được các nhu cầu và đảm bảo bình đẳng về quyền lợi giữa những người lao động trong các thành phần kinh tế. Một vấn đề nữa về cơ chế là, trong thời đại ngày nay, khoa học công nghệ phát triển với tốc độ nhanh, việc sử dụng thẻ thông minh (các điện tử) trong các quan hệ giao dịch, thanh toán và cả trong khâu quản lý được áp dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia trên thế giới. Để phù hợp với xu thế chung của thời đại và tạo điều kiện cho công tác quản lý, thuận tiện cho người lao động sử dụng, cần thiết phải có những quy định mang tính chiến lược lâu dài, cần thiết quy định một loại hình công cụ quản lý về BHXHLuận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Lê Hoàng Khóa 2009 90chung phù hợp. Đồng thời cơ chế nộp tiền tham gia BHXH và thanh toán các chế độ về BHXH được quy định rộng hơn, có thể trong phạm vi toàn quốc, ở nơi nào, khi nào người lao động thấy thích hợp. Với một số vấn đề nêu trên, cần thiết phải thực hiện các vấn đề sau để tạo điều kiện trong thanh toán, giải quyết chính sách cho đối tượng: + Tập trung đầu mối quản lý, đơn vị sử dụng lao động có thể hoạt động sản xuất kinh doanh ở nhiều địa bàn khác nhau, sử dụng lao động ở nhiều địa phương khác nhau nhưng chỉ phải kê khai, đăng ký đóng BHXH ở một nơi. Cơ quan BHXH cấp sổ BHXH cho người lao động thông qua việc quản lý của đơn vị SDLĐ chỉ ở một nơi. Chỉ khi nào người lao động chuyển sang đơn vị SDLĐ khác mới phải làm thủ tục di chuyển sổ BHXH. + Người lao động ngay sau khi đăng ký tham gia BHXH đồng thời kê khai đầy đủ các tiêu chí và nội dung đã được hoàn thiện theo yêu cầu đảm bảo cho việc cấp sổ BHXH và giải quyết các chế độ BHXH sau này. + Quy trình giải quyết chế độ BHXH cho người lao động khi nghỉ hưu, tuất, có thể rút gọn lại, chỉ cần ở khâu cuối cùng là các giấy tờ liên quan đến việc nghỉ hưu, tuất như đơn của người lao động, giáy chứng tử, Quyết định cho nghỉ hưu (một lần hoặc dài hạn) của đơn vị SDLĐ, Quyết định hưởng của cơ quan BHXH (theo phân cấp) và sổ BHXH là đủ. Không cần phải các bản xác nhận quá trình tham gia BHXH, tờ khai hoàn cảnh gia đình như hiện nay. Đồng thời khâu gửi hồ sơ lên BHXH Việt Nam để kiểm tra, thẩm định lại hồ sơ, lý lịch của người lao động cũng không cần thiết. Cơ quan BHXH Việt Nam lúc này chỉ kiểm tra việc giải quyết chế độ cho người lao động của BHXH có đúng hay không. * Hoàn thiện quy trình giải quyết chế độ BHXH bằng sổ BHXH: Trước hết, chúng ta nhận thức được rằng việc giải quyết hưởng chế độ BHXH cho người lao động là việc thực hiện chính sách của Nhà nước, là quyền lợi của mọi người lao động khi tham gia BHXH đã được pháp luật bảo vệ. Mặt khác, trong quá trình làm việc và tham gia BHXH của người lao động theo quy định củaLuận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Lê Hoàng Khóa 2009 91pháp luật, luôn luôn có sự kiểm tra, giám sát của cả ba bên liên quan là người lao động, người sử dụng lao động và cơ quan BHXH. Điều đó được thể hiện bằng việc xác nhận của từng bên trên sổ BHXH, từ khi kê khai, xét duyệt ban đầu, trong quá trình làm việc và tham gia BHXH ở từng giai đoạn, từng thời kỳ, cũng như khi giải quyết các chế độ về BHXH. Điều đó cho thấy sổ BHXH đã đảm bảo đầy đủ điều kiện và căn cứ pháp lý theo yêu cầu của công tác quản lý nói chung, công tác quản lý tài chính nói riêng. Nếu vậy, quy trình giải quyết chế độ BHXH cho người lao động khi nghỉ hưu, tuất, có thể rút gọn lại, chỉ cần ở khâu cuối cùng là các giấy tờ liên quan đến việc nghỉ hưu, tuất như đơn của người lao động, giấy chứng tử, Quyết định cho nghỉ hưu (một lần hoặc dài hạn) của đơn vị sử dụng lao động, Quyết định hưởng của cơ quan BHXH (theo phân cấp) và sổ BHXH là đủ. Không cần phải các bản xác nhận quá trình tham gia BHXH, tờ khai hoàn cảnh gia đình như hiện nay. Đồng thời khâu gửi hồ sơ lên BHXH Việt Nam để kiểm tra, thẩm định lại hồ sơ, lý lịch của người lao động cũng không cần thiết. Cơ quan BHXH Việt Nam lúc này chỉ kiểm tra việc giải quyết chế độ cho người lao động của BHXH cấp dưới đúng hay sai mà thôi. Với quy trình giải quyết chế độ BHXH như vậy, giảm bớt nhiều về thủ tục giấy tờ: giảm việc người lao động phải kê khai, giảm kê khai xác nhận của đơn vị sử dụng lao động, giảm khâu thẩm định và xét duyệt trên tờ khai của cơ quan BHXH. Về thời gian xét duyệt cũng sẽ rút ngắn hơn không phải gửi hồ sơ, lý lịch về BHXH Việt Nam thẩm định lại, người lao động và người sử dụng lao động không phải chờ đợi lâu ( theo quy định hiện nay là một tháng); đồng thời về mặt tổ chức, nhân sự cũng vì thế mà giảm nhẹ được. 3.3.4 Ứng dụng công nghệ tin học trong quản lý. Công tác quản lý đối tượng hưởng BHXH được đặt ra phải chặt chẽ, chính xác và thông suốt đến từng người lao động tham gia và từng đối tượng hưởng BHXH; đảm bảo trong một thời gian rất dài. Để thực hiện nhiện vụ này công nghệ thông tin có vai trò đặc biệt quan trọng.Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Lê Hoàng Khóa 2009 92+Trang bị máy vi tính cho tất cả các huyện, thành, thị để đủ sức tổ chức quản lý theo nguyên tắc: thu BHXH đến đâu phải đưa dữ liệu nộp của người lao động vào máy tính đến đó. + Từng bước đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nghiệp vụ máy tính theo phương thức vừa học vừa làm. + Tổ chức phần mềm quản lý theo hướng hoàn thiện dần, trước mắt chủ yếu phục vụ công tác nhập dữ liệu và những yêu cầu khai thác sử dụng đơn giản. Trọng tâm là xây dựng được kho dữ liệu về quá trình tham gia BHXH của người lao động + Xây dựng và liên kết hệ thống máy tính trên phạm vi diện rộng đối với toàn ngành BHXH Việt Nam. Trước tiên thực hiện nối mạng đối với các cơ quan BHXH từ các cấp huyện, thị xã đến tỉnh, thành phố và dưới sự quản lý của máy chủ ở BHXH tỉnh Phú Thọ. + Tổ chức xây dựng trang Web của BHXH tỉnh Phú Thọ, trên trang Web này cần bổ sung thêm mục trả lời trực tuyến để từ đó giúp người sử dụng lao động và người lao động ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh có thể cập nhật thông tin về tình hình hoạt động cũng như sự thay đổi trong việc thực hiện chế độ, chính sách BHXH. + BHXH tỉnh Phú Thọ đề xuất BHXH Việt Nam hỗ trợ kinh phí và có hướng chỉ đạo cụ thể trong lĩnh vực này, đảm bảo vừa giúp địa phương đưa công nghệ thông tin vào quản lý được ngay, vừa tránh những lãng phí do đầu tư không phù hợp với định hướng phát triển lâu dài của toàn ngành. Với tốc độ phát triển của khoa học công nghệ như hiện nay thì việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc quản lý BHXH một nhu cầu tất yếu và không thể thiếu được. Vì vậy, Nhà nước và BHXH Việt Nam cần quan tâm hơn nữa vì mục tiêu lâu dài của ngành BHXH Việt Nam. Tin học hoá đã và đang được các cơ quan Ban, Ngành quan tâm áp dụng cho việc quản lý trong các lĩnh vực hoạt động của mình. Mặc dù việc áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý ở BHXH tỉnh Phú Thọ còn nhiều mới mẻ, song hiệu quả đạt được trong những năm vừa qua đã chứng tỏ cho chúng ta thấy so vớiLuận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Lê Hoàng Khóa 2009 93phương thức quản lý cũ (mang tính thủ công) việc áp dụng công nghệ tin học đã đẩy công tác quản lý lên một bước, không chỉ đảm bảo trên phương diện thống kê, lưu trữ mà nó còn phục vụ cho việc tác nghiệp xử lý công việc và thông tin nhanh chóng, chính xác, giảm bớt những thao tác không cần thiết, tạo thời gian cho cán bộ chuyên tâm nghiên cứu nghiệp vụ. Trong thời đại thông tin đại chúng, khoa học công nghệ phát triển, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thu BHXH tại BHXH tỉnh Phú Thọ đóng vai trò rất quan trọng. Nhưng hơn thế nữa yêu cầu đặt ra là cần có một phần mềm nào đó tích hợp nhằm liên kết sự phối hợp giữa các ngành với nhau, một phần mềm liên ngành giữa các cơ quan BHXH, Sở lao động-Thương binh và xã hội, Liên đoàn lao động, Sở kế hoạch đầu tư...để giúp cho công tác thu BHXH được thực hiện tốt hơn nhằm chống thất thu BHXH, bảo đảm quyền lợi cho người lao động như: Khi có một đơn vị mới tham gia được Sở kế hoạch cấp giấy phép kinh doanh thì ngay lập tức bên cơ quan BHXH thông qua phần mềm liên ngành đã có địa chỉ đơn vị và lập tức đưa vào danh sách khai thác thu BHXH mới, danh sách theo dõi tình hình thu, nộp BHXH... Việc quản lý, lưu trữ, xử lý nghiệp vụ trong công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH là một nhiệm vụ hết sức quan trọng, là cơ sở để giải quyết mọi chính sách, chế độ cho người lao động khi người lao động có đủ điều kiện và yêu cầu được hưởng các chế độ BHXH theo Luật định. Vì vậy, công việc quản lý đòi hỏi phải cập nhật, lưu trữ một khối lượng cơ sở dữ liệu lớn trong một khoảng thời gian dài của đơn vị sử dụng lao động và người lao động, cung cấp đầy đủ lượng thông tin cần thiết về công tác thu, nộp BHXH và giải quyết chế độ chính sách giúp lãnh đạo BHXH các cấp kịp thời chỉ đạo công tác quản lý thu BHXH và cung cấp cho các Ban, phòng nghiệp vụ liên quan để giải quyết chính sách chế độ cho người lao động có tham gia BHXH. Trong thời gian hơn 10 năm vừa qua kể từ khi hệ thống BHXH chính thức đi vào hoạt động theo Nghị định 19/CP ngày 16/02/1995 của Chính phủ. Công tác quản lý BHXH nói chung và quản lý thu BHXH nói riêng chủ yếu vẫn là bằng phương pháp thủ công, do đó việc xử lý nghiệp vụ gặp rất nhiều khó khăn gây ảnh hưởng đếnLuận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Lê Hoàng Khóa 2009 94việc theo dõi, báo cáo và giải quyết những vướng mắc trong công tác quản lý đối tượng. Trong khi đó việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý ở các tỉnh, thành phố chủ yếu mới dừng lại ở mức độ thống kê số liệu và chưa khai thác được những tính năng của máy vi tính để áp dụng vào quản lý. Do vậy, BHXH tỉnh Phú Thọ cần phải có đội ngũ cán bộ, công chức viên chức giỏi về tin học, phải thường xuyên được tham dự các khóa huấn luyện tin học, các lớp tập huấn ngắn hạn và dài hạn. Việc đưa công nghệ tin học vào quản lý nhằm quản lý toàn bộ người lao động tham gia và đóng BHXH để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của họ về BHXH theo đúng Luật. Quản lý mức luơng, phụ cấp và điều kiện làm việc của từng người lao động trong toàn bộ quá trình tham gia và đóng BHXH để làm cơ sở để giải quyết các chế độ BHXH trong mọi trường hợp. Cung cấp số liệu làm căn cứ để giải quyết các chế độ BHXH cũng như các vẫn đề khác liên quan đến việc hoạch định phát triển của cơ cấu xã hội có sự tham gia của người lao động. Thực hiện nhiệm vụ quản lý quỹ BHXH bằng việc quản lý số tiền thu, nộp BHXH của đơn vị sử dụng lao động và người lao động trích nộp. Tóm lại, việc nghiên cứu đưa công nghệ thông tin vào quản lý còn là điều kiện quan trọng để ngành BHXH đẩy mạnh cải cách hành chính trong các hoạt động của ngành nhất là trong công tác quản lý thu BHXH và giải quyết chế độ chính sách BHXH nhằm đảm bảo yêu cầu, ngày càng tăng của ngành trong tình hình mới. 3.3.5 Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền. Theo số liệu thống kê của ngành Lao động -Thương binh và Xã hội thì nước ta hiện nay có khoảng trên 85% người lao động đang làm việc chưa được "làm quen" với chính sách BHXH. Do đó, việc tuyên truyền, phổ biến để người lao động tham gia BHXH là hết sức cần thiết. Tuyên truyền cho mỗi người lao động làm việc trong mọi thành phần kinh tế nhận thức được đầy đủ mục tiêu, ý nghĩa và tầm quan trọng của chính sách BHXH đối với đời sống của người lao động và yêu cầu an sinh xã hội. Tuyên truyền, vận động đến từng người lao động, chủ sử dụng lao động, các cơ quan quản lý Nhà nước và các cán bộ, viên chức trong hệ thống BHXH nhận thức đúng về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của chính sách BHXH của Đảng và Nhà nước.Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Lê Hoàng Khóa 2009 95Để đạt được mục đích trên, trong thời gian qua việc tuyên truyền chủ yếu được thông qua phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, phát thanh ở trung ương và địa phương (tăng thời lượng phát sóng, tổ chức các chuyên trang, chuyên đề). Các báo, tạp chí BHXH (tăng số trang, số lượng bài viết hoặc mở riêng chuyên mục về BHXH, BHYT hàng tuần, hàng kỳ) nhằm tạo thời gian cho người nghe, nhìn, đọc cứ đến ngày, giờ đó là quan tâm theo dõi. Mặt khác phản ánh và phê bình tình trạng một số chủ doanh nghiệp lợi dụng kẽ hở trong chính sách, trong cơ chế quản lý BHXH để trốn đóng BHXH cho người lao động, thiếu trách nhiệm chăm lo lợi ích chính đáng, hợp pháp của người lao động đang làm việc cho doanh nghiệp, cho sự giầu có của chính doanh nghiệp. Bên cạnh việc biểu dương những nhân tố và điển hình mới trong việc tham gia BHXH và thực hiện tốt các quy định của pháp luật thì thời gian tới cơ quan BHXH, các nhà báo, các cơ quan thông tin, báo chí cần tăng cường hơn nữa việc phê bình, nhắc nhở các doanh nghiệp khắc phục tình trạng chây ỳ, trốn đóng BHXH cho người lao động, hoặc dùng tiền đóng BHXH chuyển sang làm việc khác vì mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp. Tổ chức thi tìm hiểu chính sách, chế độ về BHXH bằng nhiều hình thức khác nhau, với những biện pháp cụ thể và theo một phạm vi hoặc lĩnh vực nhất định ví dụ như: + BHXH tỉnh Phú Thọ phối hợp với đài truyền hình của tỉnh đưa các chương trình về BHXH để BHXH thực sự sát với dân hơn. Đăng ký với Đài truyền hình tỉnh mở riêng trong tháng một chuyên mục về BHXH, hàng tuần cũng có chuyên mục về BHXH tổng hợp những tin như: Giải quyết chế độ chính sách, tình hình nợ đọng...giới thiệu website của BHXH tỉnh Phú Thọ: bhxhphutho.homeip.net; bhxhphutho.com.vn tới nhân dân. + Phối hợp với các cơ quan chức năng như Sở lao động thương binh và xã hội tỉnh Phú Thọ, Liên đoàn lao động tỉnh Phú Thọ, UBND tỉnh Phú Thọ.... tổ chức thi đua, tuyên truyền, các tổ chức đoàn thể ở địa phương tổ chức các cuộc thi tuyên truyền viên giỏi trong ngành, thi tìm hiểu BHXH; hoặc tổ chức các đợt thi viết bài, thi viết thơ ca về BHXH...Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Lê Hoàng Khóa 2009 96+ Cán bộ chuyên quản tại văn phòng BHXH tỉnh Phú Thọ cũng như tại BHXH các huyện không chỉ tích cực đôn đốc thu nộp mà còn là người tuyên truyền các chế độ chính sách về BHXH đến từng đơn vị sử dụng lao động và người lao động; Bám sát đơn vị sử dụng lao động để hướng dẫn nghiệp vụ thu - nộp BHXH đúng kỳ, giảm nợ tồn đọng. + In ấn tờ rơi, sách, báo chí...và BHXH tỉnh Phú Thọ phải có tủ sách, có phòng lưu tư liệu, sách, báo chí liên quan đến nghiệp vụ, khuyến khích tất cả các đơn vị sử dụng lao động có tủ sách hoặc phòng đọc giúp người lao động hiểu biết về chính sách BHXH - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giải thích, phổ biến pháp luật BHXH dưới mọi hình thức: trên phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài phát thanh, truyền hình hoặc trên panô, áp phích cổ động… để mọi người dân nắm vững được các văn bản pháp luật BHXH hiện hành, nhằm từng bước hình thành ý thức pháp luật để sống theo pháp luật. - Mở rộng dân chủ, công khai trong hoạt động của các cơ quan nhà nước nhằm thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia xây dựng pháp luật, thực hiện pháp luật và giám sát kiểm tra việc thực hiện pháp luật theo nguyên tắc: "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra". Đây là biện pháp nhằm nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân, của xã hội. - Tăng cường đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật BHXH trong cơ quan thực thi pháp luật BHXH nhằm bảo vệ trật tự pháp luật, bảo vệ quyền, tự do và lợi ích hợp pháp của công dân. 3.3.6 Tăng cường, đề cao vai trò, hiệu quả trong việc phối kết hợp của các cơ quan quản lý Nhà nước. Đối với các ngành trong tỉnh Phú Thọ như Liên đoàn lao động, Sở lao động thương binh và xã hội, Sở kế hoạch đầu tư, Thanh tra, Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ, Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị phải phối hợp với cơ quan BHXH vào cuộc để xử lý những đơn vị vi phạm pháp luật về đóng BHXH. Tạo sự thống nhấtLuận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Lê Hoàng Khóa 2009 97quan điểm phải thực hiện chính sách BHXH đối với người lao động khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh, thành phố, huyện, thị. Đặc biệt việc đầu tiên là phải có sự thống nhất thông suốt từ cấp uỷ và chính quyền địa phương. Thống nhất cơ chế phối hợp từng ngành, từng cấp trong mọi lĩnh vực liên quan đến người lao động và BHXH ở các đơn vị. Ủy ban nhân dân tỉnh định kỳ hàng tháng nghe báo cáo của các ngành về tình hình sử dụng lao động, đóng BHXH để có hướng chỉ đạo xử lý kịp thời những đơn vị chây ỳ không đóng BHXH cho người lao động. Ủy ban nhân tỉnh là cơ quan quản lý Nhà nước về BHXH tại địa phương phải yêu cầu ngân hàng, kho bạc, nơi đơn vị mở tài khoản phải trích từ tài khoản của đơn vị để nộp BHXH tỉnh Phú Thọ mà không cần sự chấp thuận của đơn vị theo đúng quy định của Nhà nước (Theo Nghị định 135/2007/NĐ-CP ngày 16/8/2007 của Chính Phủ). Đưa công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện BHXH vào chỉ tiêu thi đua hàng năm của các ngành, các cấp và các đơn vị hoặc là một trong những tiêu chuẩn bình xét Chi bộ, Đảng bộ "trong sạch vững mạnh" hàng năm. Tạo điều kiện cho kinh tế hợp tác, kinh tế tư nhân phát triển theo đúng đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, để các đơn vị này có điều kiện tham gia BHXH cho người lao động. Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Phú Thọ khi cấp giấy phép kinh doanh yêu cầu đơn vị phải đăng ký việc sử dụng lao động, việc đóng BHXH để người lao động yên tâm công tác, phải có cam kết cụ thể. Nếu đon vị không chấp hành thì xử phạt theo quy định của Nhà nước (Nghị định 135/2007/NĐ-CP ngày 16/8/2007 của Chính Phủ). Trường hợp nghiêm trọng phải truy tố trước pháp luật hoặc rút giấy phép kinh doanh... BHXH tỉnh Phú Thọ phối hợp với Tòa án tỉnh,Viện kiểm sát, Công an để khởi kiện ra tòa đối với đơn vị không chấp hành đóng đủ, kịp thời BHXH cho người lao động theo quy định của pháp luật.Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Lê Hoàng Khóa 2009 98 3.3.7 Xử phạt nghiêm minh các trường hợp vi phạm chính sách BHXH theo pháp luật - Để xử lý nợ đọng BHXH, BHXH tỉnh Phú Thọ chỉ đạo trước hết cán bộ phải sâu sát đơn vị để biết được những lí do đơn vị nợ đọng, phải phân tích cụ thể từng nguyên nhân, phải cùng đơn vị tháo gỡ những hạn chế, khó khăn; nếu thực sự không có khả năng đóng BHXH cho người lao động do các nguyên nhân khách quan, BHXH tỉnh Phú Thọ sẽ báo cáo các ngành, các cấp có thẩm quyền xin ý kiến chỉ đạo và hướng dẫn cụ thể, chỉ trường hợp cố tình trốn tránh mới tiến hành khởi kiện ra toà theo quy định của pháp luật. - Tăng cường công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức như qua các kênh thông tin truyền thông đại chúng, qua báo, đài phát thanh, đài truyền hình, tờ rơi... để người lao động một mặt hiểu được chế độ chính sách về BHXH, mặt khác, gây thêm sức ép đối với chủ các đơn vị sử dụng lao động trong việc thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của mình. - Chủ động đôn đốc thu nợ BHXH, rà soát, phân loại các đơn vị nợ đọng để có kế hoạch xử lý cụ thể đối với từng đơn vị; thực hiện nghiêm túc nguyên tắc đóng-hưởng, đóng đến đâu xác nhận và thực hiện giải quyết chế độ đến đó; tính lãi suất chậm nộp đầy đủ theo quy định hiện hành. - Triển khai kiểm tra, phối hợp thanh tra chuyên đề về BHXH, trước hết là đối với các đơn vị nợ đọng lớn, kéo dài; kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm theo quy định trong lĩnh vực BHXH; thực hiện khởi kiện ra Toà án đối với những đơn vị cố tình vi phạm sau khi đã áp dụng biện pháp hành chính. - Đã đến lúc phải có cơ chế, chính sách để xác lập, xây dựng và duy trì các kênh trao đổi thông tin phù hợp và thuận lợi cho DN và NLĐ với cơ quan BHXH nhằm đảm bảo quyền lợi về BHXH cho NLĐ; thực hiện cải cách hành chính, tổ chức công việc thực sự khoa học, giải quyết các yêu cầu của DN, NLĐ đăng ký tham gia, giải quyết quyền lợi BHXH thuận lợi, chính xác. Đối với các hành vi cố ý không đóng hoặc nợ BHXH kéo dài cần được phát hiện, xử lý kiên quyết theo đúngLuận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Lê Hoàng Khóa 2009 99quy định của pháp luật. Cùng với việc giáo dục, tuyên truyền pháp luật cần phát huy tính răn đe của các biện pháp xử phạt bằng kinh tế. 3.4 Một số kiến nghị thực hiện giải pháp. 3.4.1 Kiến nghị với Nhà nước: Hệ thống văn bản chỉ đạo dưới Luật càng phải cụ thể hoá hơn, đồng bộ hơn để tạo điều kiện đầy đủ, thuận tiện cho công tác quản lý thu BHXH. Đồng thời, khi ban hành các chính sách về kinh tế, tài chính, thuế hoặc các văn bản điều chỉnh các quan hệ về kinh tế như pháp lệnh về hợp đồng kinh tế, Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư nước ngoài... cần có các điều khoản quy định về trách nhiệm và nghĩa vụ thực hiện BHXH. Đây là chính sách rất lớn, nhạy cảm, có ảnh hưởng lâu dài nó sẽ đáp ứng được đòi hỏi của xã hội và qua đó chúng ta sẽ đúc rút kinh nghiệm để sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện ở văn bản có hiệu lực pháp lý cao. Đến nay, Nhà nước chưa có chính sách khuyến khích, xử phạt nghiêm khắc những doanh nghiệp thực hiện không tốt hoặc cố tình vi phạm. Vì vậy Nhà nước cần sớm có chính sách phù hợp để tránh tình trạng xấu lây lan. Hiện nay, có thể áp dụng một số biện pháp điển hình đối với đơn vị sử dụng lao động cụ thể như sau: + Định kỳ, trước khi thay đổi giấy phép kinh doanh, các cơ quan quản lý Nhà nước có quyền nhận xét việc chấp hành các nghĩa vụ theo pháp luật của doanh nghiệp như: Nộp thuế, nộp BHXH...Tuỳ theo mức độ chấp hành và có thời hạn cấp giấy phép hoạt động tiếp. + Phát triển các hiệp hội ngành nghề với một số hoạt động bổ trợ cho sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, qua đó trao đổi dần dần thuyết phục các doanh nghiệp thấy rõ lợi ích khi tham gia BHXH cho người lao động. + Đối với các doanh nghiệp có nhiều năm thực hiện tốt nghĩa vụ nên cấp giấy chứng nhận có giá trị theo từng cấp. Giấy chứng nhận này có thể coi là tiêu chuẩn để tạo điều kiện ưu tiên cho doanh nghiệp như vay vốn, ưu đãi khi sử dụng nhiều lao động nữ, phong tặng danh hiệu thi đua cho tập thể.Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Lê Hoàng Khóa 2009 100 + Các cá nhân, chủ doanh nghiệp chấp hành tốt chủ trương, chính sách BHXH thì cần tạo cơ chế, điều kiện thuận lợi cho những đơn vị này trong hoạt động sản xuất kinh doanh như ưu đãi cho những đơn vị trong việc vay vốn, trụ sở làm việc, có chế độ thưởng phạt, hỗ trợ, động viên rõ ràng, kịp thời và chính xác, coi đó là một chỉ tiêu thi đua khen thưởng,nêu gương điển hình tiên tiến trong thực hiện chính sách BHXH để làm mô hình nhân rộng trong phạm vi cả nước... - Chỉ đạo các Bộ, nghành chức năng, các tỉnh, thành phố để tăng cường công tác quản lý Nhà nước về BHXH ở địa phương, gắn trách nhiệm phối hợp với cơ quan BHXH trong việc quản lý đối tượng tham gia BHXH ngay từ khi thành lập doanh nghiệp. Đồng thời, tổ chức, tổng kết đánh giá toàn diện kết quả tổ chức thực hiện BHXH từ năm 1995 đến nay. - Sửa đổi, cụ thể hoá những quy định về công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện đóng BHXH cho người lao động. Mặt khác, phải xây dựng các chế tài xử lý khi các đơn vị vi phạm quy định về việc tham gia BHXH cho người lao động, đặc biệt đối với các hành vi chây ì, trốn tránh, lợi dụng, chiếm dụng quỹ BHXH; Tăng cường số lượng, chất lượng thanh tra viên và tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm việc thực hiện chính sách BHXH. - Chính phủ cho phép BHXH Việt Nam tổ chức hệ thống thanh tra để trực tiếp thực hiện chức năng kiểm tra, xử lý vi phạm chế độ trích nộp BHXH đối với các đơn vị sử dụng lao động. Chỉ có như vậy mới đảm bảo sớm đưa việc thực hiện chế độ, chính sách BHXH ở các đơn vị thuộc khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và cơ sở ngoài công lập vào kỷ cương nề nếp. - Nghiên cứu điều chỉnh cơ chế quản lý thu - chi quỹ BHXH, chỉ đạo các ngành chức năng rà soát các văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật về BHXH, khắc phục sớm những bất cập, đồng thời xem xét tính khả thi của các văn bản pháp quy mà Chính phủ và các Bộ đã ban hành. - Đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội và các vị Đại biểu Quốc hội tăng cường giám sát việc thực hiện pháp luật về BHXH ở địa phương.Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Lê Hoàng Khóa 2009 101- Đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tăng cường các biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của công đoàn các cấp, bảo vệ quyền lợi của người lao động nói chung và quyền được tham gia BHXh nói riêng. - Đưa các quy định về BHXH vào chương trình đào tạo trong các trường Đại học, Cao đẳng và các trường trung học dạy nghề để học sinh, sinh viên tìm hiểu, tiếp cận với chính sách BHXH để khi làm việc dù vào bất kỳ lĩnh vực lao động nào trong Nhà nước hay ngoài Nhà nước thì người lao động đều nhận thức được trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi về BHXH của bản thân mình. 3.4.2 Kiến nghị với cấp uỷ, chính quyền địa phương: - Chỉ đạo sự phối kết hợp đồng bộ giữa các cơ quan quản lý Nhà nước với cơ quan BHXH, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện về chính sách BHXH. - Đưa công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện BHXH vào chỉ tiêu thi đua hàng năm của các ngành, các cấp và các đơn vị. - Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách BHXH trong các cơ quan nhà nước, các tổ chức đoàn thể, các đơn vị sử dụng lao động và người lao động; Tạo điều kiện cho kinh tế hợp tác, kinh tế tư nhân phát triển theo đúng đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, để các đơn vị này có điều kiện tham gia BHXH cho người lao động.Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Lê Hoàng Khóa 2009 102KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 Hoạt động quản lý thu BHXH là khâu đầu tiên có ý nghĩa quyết định đối với toàn bộ hoạt động của hệ thống BHXH Việt Nam. Việc đưa ra các giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH là yêu cầu bức xúc. Kết quả của nó là đảm bảo cho tất cả các đối tượng thuộc diện tham gia BHXH được tham gia BHXH và tiến tới mọi người lao động trong xã hội đều được tham gia BHXH theo hình thức bắt buộc hoặc tự nguyện, đảm bảo chính xác quá trình và thời gian tham gia BHXH của từng người lao động, làm căn cứ để giải quyết các chế độ BHXH được công bằng, chính xác theo nguyên tắc "có đóng, có hưởng" và "đóng nhiều hưởng nhiều, đóng ít hưởng ít". Với việc thực hiện đồng bộ các giải pháp: Giải pháp hoàn thiện về điều kiện và căn cứ pháp lý; Mở rộng đối tượng tham gia BHXH; Kiện toàn về cơ cấu tổ chức thực hiện công tác quản lý thu BHXH; Hoàn thiện quy trình quản lý thu phù hợp với từng loại đối tượng tham gia BHXH; Cải cách thủ tục hành chính trong công tác giải quyết các chế độ BHXH; Ứng dụng công nghệ tin học trong quản lý; Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền; Tăng cường đề cao vai trò, hiệu quả trong việc phối kết hợp của các cơ quan quản lý Nhà nước; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; năng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật BHXH thì chắc chắn đem lại hiệu quả rất cao trong công tác quản lý thu BHXH ở tỉnh Phú Thọ nói riêng cũng như công tác quản lý thu BHXH ở Việt Nam nói chung. Có như vậy, công tác quản lý thu BHXH mới đạt được mục tiêu và yên cầu đặt ra nhằm thực hiện thắng lợi các Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đưa chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước vào cuộc sống.Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Lê Hoàng Khóa 2009 103KẾT LUẬN Bảo hiểm xã hội đã khẳng định được vị trí quan trọng của mình trong đời sống của mỗi người lao động cũng như trong chính sách xã hội của các quốc gia và thực sự là sự tương trợ cộng đồng, là người khoẻ giúp người yếu, người trẻ giúp người già, người có thu nhập giúp người bị mất thu nhập, nhằm giảm bớt những bất bình đẳng xã hội, bảo đảm cuộc sống vật chất và tinh thần của mọi thành viên trong xã hội và hướng tới mục tiêu cao nhất là vì cuộc sống tốt đẹp của cả cộng đồng. Qua hơn hai mươi năm tổ chức thực hiện công tác quản lý thu BHXH, bên cạnh những thành tựu đạt được, cũng còn bộc lộ một số hạn chế, cần được tiếp tục nghiên cứu về mặt lý luận cũng như tổng kết thực tiễn để tìm ra những giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH, nhằm đáp ứng yêu cầu của công cuộc phát triển kinh tế - xã hội. Luận văn này đã tập trung làm rõ ba nội dung chính: 1. Trên cơ sở lý luận chung về BHXH nói chung, luận văn đã phân tích làm rõ sự cần thiết của BHXH, các khái niệm về BHXH, đặc điểm, vị trí và vai trò của BHXH, những kinh nghiệm của một số nước về công tác quản lý thu BHXH. Qua đó là những cơ sở, tiền đề cho việc phân tích, đánh giá và đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH. 2. Luận văn đã đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động thu BHXH tại tỉnh Phú Thọ giai đoạn trước và sau năm 1997 trên các mặt: - Những cơ sở pháp lý thực hiện thu BHXH: Ở phần này luận văn đã đưa ra những căn cứ pháp lý làm cơ cở cho việc tổ chức, thực hiện thu BHXH thời gian qua thông qua các văn bản quy định của Nhà nước và của BHXH Việt Nam. - Thực trạng hoạt động thu BHXH và mở rộng đối tượng tham gia BHXH trên địa bàn tỉnh Phú Thọ: Luận văn đã sâu phân tích thực trạng công tác thu BHXH tại tỉnh Phú Thọ hiện nay thông qua việc phân tích thực trạngLuận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Lê Hoàng Khóa 2009 104về đối tượng tham gia BHXH, tiền lương là căn cứ đóng BHXH, phương thức, mức đóng BHXH và công tác thu - nộp BHXH; những mặt đã đạt được, những mặt còn tồn tại, tìm ra được những nguyên nhân và bài học kinh nghiệm. 3. Dựa trên định hướng phát triển của ngành BHXH đến năm 2020, dựa trên những mặt còn tồn tại, vướng mắc trong việc phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động thu BHXH tại tỉnh Phú Thọ và các bài học kinh nghiệm về công tác quản lý thu BHXH ở trong và ngoài nước, luận văn đã đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động thu BHXH ở BHXH tỉnh Phú Thọ tới năm 2020 nhằm từng bước đưa chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước thực sự đi vào cuộc sống. Mục đích của việc đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH trên địa bàn tỉnh Phú thọ là để mọi đối tượng thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc phải tham gia BHXH bắt buộc theo quy định và tránh trường hợp gian lận, trốn tránh trách nhiệm nộp BHXH nhằm dần từng bước đưa tất cả các lao động trong xã hội được tham gia BHXH, đảm bảo có quỹ tài chính lớn mạnh, đủ khả năng cung cấp tài chính ổn định để chi trả cho các chế độ trợ cấp BHXH, góp phần đảm bảo ổn định cuộc sống cho các thành viên trong xã hội, góp phần an toàn xã hội và giữ vững ổn định chính trị. Hy vọng rằng với những kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2010-2020 để hoạt động của BHXH tỉnh Phú Thọ ngày càng có hiệu quả, thực sự là một lưới an toàn xã hội và là người bạn đồng hành của người lao động, góp phần đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá đất nước, làm cho dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Hoàn thành luận văn về hoạt động thu BHXH- một vấn đề lớn và quan trọng nên chắc chắn em không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhậnLuận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Lê Hoàng Khóa 2009 105được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để luận văn hoàn thành tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn cô TS Phạm thị Thanh Hồng và cơ quan BHXH tỉnh Phú Thọ đã hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành luận văn này.Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Lê Hoàng Khóa 2009 106DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (1999), Quyết định số 2902/1999/QĐ-BHXH ngày 23 tháng 11 năm 1999 về việc ban hành quy định quản lý thu BHXH thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam 2. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (1999), Quyết định số 2903/1999/QĐ-BHXH ngày 24 tháng 11 năm 1999 về việc ban hành quy định quản lý chi trả các chế độ BHXH thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam. 3. Bộ Tài chính - Tổng Công đoàn Việt Nam (1962), Thông tư liên bộ số 17- TT/LB ngày 9 tháng 6 năm 1962 hướng dẫn cách thức tính nộp kinh phí cho quỹ BHXH. 4. Bộ Tài chính (1998), Thông tư số 85/1998/TT-BTC ngày 25 tháng 6 năm 1998 hướng dẫn quy chế quản lý tài chính đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam. 5. Chính phủ (1995), Nghị định số 12-CP ngày 26 tháng 1 năm 1995 về việc ban hành Điều lệ BHXH. 6. Chính phủ (1995), Nghị định số 19-CP ngày 26 tháng 2 năm 1995 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Bảo hiểm xã hội Việt Nam. 7. Chính phủ (1996), Nghị định số 38/CP ngày 25 tháng 6 năm 1996 quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động. 8. Chính phủ (1998), Nghị định số 93/1998/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 1998 về việc sửa đổi, bổ sung một số diều của Điều lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26 tháng 1 năm 1995 của Chính phủ. 9. Chính phủ (1999), Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8 tháng 7 năm 1999 về việc ban hành quy chế quản lý đầu tư và xây dựng.Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Lê Hoàng Khóa 2009 10710. Chính phủ (1999), Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ về chính sách khuyến kích xã hội hóa đối với hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao. 11. Chính phủ (1999), Nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 1 tháng 9 năm 1999 về việc ban hành quy chế đấu thầu. 12. Chính phủ (2000), Nghị định số 12/2000/ NĐ-CP ngày 5 tháng 5 năm 2000 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ. 13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. 14. Hội đồng Bộ trưởng (1998), Quyết định số 40/HĐBT ngày 16 tháng 3 năm 1998 về việc sửa đổi tỷ lệ tính nộp kinh phí BHXH do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý. 15. Hội đồng Chính phủ (1962), Nghị định số 39/CP ngày 23 tháng 3 năm 1962 quy định nội dung thu chi quỹ BHXH. 16. Hội đồng Chính phủ (1994), Quyết định số 62/CP ngày 10 tháng 4 năm 1994 về việc tính nộp một phần quỹ BHXH giao cho Bộ Nội vụ quản lý. 17. Liên bộ Lao động- Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính (1998), Thông tư liên bộ số 11/TT-LB ngày 9 tháng 6 năm 1998 hướng dẫn thu nộp BHXH do Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội quản lý. 18. Liên bộ Tài chính - Lao động-Thương binh và Xã hội (1989), Thông tư liên bộ số 22/TT-LB ngày 16 tháng 6 năm 1989 sửa đổi phưng pháp nộp BHXH do ngành Lao động-Thương binh và Xã hội. 19. Liên bộ Tài chính - Lao động- Thương binh và Xã hội (1994), Thông tư liênLuận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Lê Hoàng Khóa 2009 108bộ số 19 ngày 7 tháng 3 năm 1994 hướng dẫn tạm thời về thu quỹ 15% BHXH do ngành Lao động-Thương binh và Xã hội quản lý. 20. Liên bộ Tài chính - Lao động-Thương binh và Xã hội (1990), Thông tư liên bộ số 29/TT-LB ngày 25 tháng 7 năm 1990 hướng dẫn việc cấp phát và quản lý các khoản lương hưu, trợ cấp thương binh- xã hội. 21. Liên bộ Tài chính - Lao động- Thương binh và Xã hội (1994), Thông tư liên bộ số 33/TT-LB ngày 14 tháng 4 năm 1994 hướng dẫn bổ sung Thông tư số 19 TT/LB ngày 7/3/1994 về việc quản lý thu- chi quỹ BHXH do ngành Lao động- Thương binh và Xã hội quản lý. 22. Luật kinh doanh Bảo hiểm (2001), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. 23. Thủ tướng Chính phủ (1995), Quyết định số 606/TTg ngày 29/6/1995 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của BHXH Việt Nam. 24. Thủ tướng Chính phủ (2001), Quyết định số 37/2001/QĐ-TTg ngày 21 tháng 3 năm 2001 về việc nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ cho người lao động tham gia BHXH. 25. Tổng Công Đoàn Việt Nam (1962), Quyết định số 364 ngày 02/04/1962 về nguyên tắc quản lý và chi tiết về nội dung thu, chi quỹ Bảo hiểm xã hội Nhà nước. 26. Tổng Công đoàn Việt Nam (1962), Quy định số 364/QĐ ngày 2 tháng 4 năm 1962 về nguyên tắc quản lý và chi tiết về nội dung thu chi quỹ BHXH Nhà nước. 27. Từ điển giải thích thuật ngữ hành chính (2002) Nhà xuất bản Lao động. 28. Chính phủ (2002), Quyết định 100/2002/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2002 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xãLuận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Lê Hoàng Khóa 2009 109hội Việt Nam 29. Luật Bảo hiểm xã hội của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 71/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006. 30. Chính phủ (2006), Nghị định 152/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2006 hướng dẫn một số điều của Luật BHXH 31. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2007),Thông tư 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30/01/2007 hướng dẫn một số điều của Nghị định 152/2006/NĐ-CP 32. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2008), Thông tư 19/2008/TT-LĐTBXH ngày 23/9/2008 sửa đổi một số điều của Thông tư 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30/01/2007 33. Chính phủ (2007), Nghị định số 68/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân; 34. Chính phủ (2007), Nghị định 135/2007/NĐ-CP ngày 16/8/2007 Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hộiLuận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Lê Hoàng Khóa 2009 111MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................................................................................ 1 1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu. ................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu: ......................................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. .................................................................................... 2 4. Phương pháp nghiên cứu. .................................................................................................. 2 5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài. .............................................................................................. 3 6. Kết cấu của luận văn. ......................................................................................................... 3 CHƯƠNG I...................................................................................................................................................................... 4 TỔNG QUAN VỀ BHXH VÀ HOẠT ĐỘNG THU BHXH............................................................................ 4 1.1Tổng quan về BHXH ........................................................................................................ 4 1.1.1 Sự cần thiết và vai trò của BHXH trong đời sống kinh tế xã hội. .............................. 6 1.1.1.1 Sự cần thiết khách quan của BHXH ......................................................................... 6 1.1.1.2 Vai trò của BHXH trong đời sống kinh tế xã hội ..................................................... 7 1.1.2 Bản chất và chức năng của BHXH .............................................................................. 9 1.1.3 Những nội dung cơ bản của BHXH ........................................................................... 13 1.1.4 Qũy BHXH ................................................................................................................ 14 1.1.4.1 Khái niệm và đặc điểm của quỹ BHXH .................................................................. 14 1.1.4.2 Nguồn hình thành quỹ BHXH ................................................................................. 16 1.1.4.3 Nội dung chi quỹ BHXH ........................................................................................ 19 1.2 Hoạt động thu BHXH .................................................................................................... 20 1.2.1 Vai trò của hoạt động thu BHXH ............................................................................... 20 1.2.2 Cơ sở và nguyên tắc thu BHXH ................................................................................. 21 1.2.2.1Cơ sở của thu BHXH: ............................................................................................... 21 1.2.2.2 Nguyên tắc thu BHXH:............................................................................................ 22 1.2.3 Quy trình thu BHXH................................................................................................... 22 1.2.4 Quản lý thu BHXH .................................................................................................... 24 1.3. Các nhân tố tác động đến hoạt động thu BHXH........................................................... 27 1.3.1. Chính sách của Đảng và Nhà nước. ........................................................................... 27 1.3.2 Phụ thuộc vào tình hình kinh tế xã hội. ...................................................................... 28 1.3.3. Phụ thuộc vào công tác thông tin tuyên truyền về chính sách BHXH....................... 28 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .......................................................................................................................................... 29 CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THU BHXH TẠI ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ............ 30 2.1 Giới thiệu khái quát về BHXH tỉnh Phú Thọ................................................................ 30 2.1.1 Đặc điểm tình hình tỉnh Phú Thọ:............................................................................... 30 2.1.2 Tổ chức bộ máy BHXH tỉnh Phú Thọ........................................................................ 30Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Lê Hoàng Khóa 2009 112 2.2 Thực trạng hoạt động thu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ..................................................... 36 2.2.1. Đối tượng tham gia BHXH ........................................................................................ 36 2.2.2. Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH. ......................................................................... 43 2.2.3 Kết quả thu BHXH. ................................................................................................... 46 2.2.4 Vấn đề nợ đọng, trốn đóng BHXH, BHYT ở tỉnh Phú Thọ....................................... 49 2.2.4.1. Vấn đề nợ đọng ....................................................................................................... 49 2.2.4.2. Vấn đề trốn đóng BHXH ........................................................................................ 57 2.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ................... 62 2.3.1 Phương thức và mức đóng BHXH.............................................................................. 62 2.3.2 Quản lý đối tượng phải thu ......................................................................................... 63 2.3.3. Quản lý số tiền thu BHXH......................................................................................... 67 2.3.4. Nguồn nhân lực của cơ quan BHXH tỉnh Phú Thọ............................................................ 70 2.4 Đánh giá chung về công tác thu BHXH tại BHXH tỉnh Phú Thọ............................................. 74 2.4.1 Thuận lợi ..................................................................................................................... 74 2.4.2 Khó khăn ..................................................................................................................... 76 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .......................................................................................................................................... 78 CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THU BHXH Ở TỈNH PHÚ THỌ...................................................................................................................................................................... 79 3.1 Phương hướng hoạt động của BHXH tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới ........................ 79 3.2 Một số nguyên tắc trong việc hoàn thiện hoạt động quản lý thu bảo hiểm xã hội ........ 80 3.3 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý thu bảo hiểm xã hội tại địa bàn tỉnh Phú Thọ: ....................................................................................................................... 81 3.3.1. Hoàn thịên quy trình quản lý thu BHXH phù hợp với từng loại đối tượng tham gia BHXH. ................................................................................................................................. 81 3.3.2 Nâng cao năng lực hoạt động của BHXH tỉnh Phú Thọ............................................ 85 3.3.3. Cải cách thủ tục hành chính trong công tác giải quyết chế độ Bảo hiểm xã hội. ...... 88 3.3.4 Ứng dụng công nghệ tin học trong quản lý. ............................................................... 91 3.3.5 Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền. ............................................................... 94 3.3.6 Tăng cường, đề cao vai trò, hiệu quả trong việc phối kết hợp của các cơ quan quản lý Nhà nước. .............................................................................................................................96 3.3.7 Xử phạt nghiêm mi3.4.1 Kiến nghị với Nhà nước:....................................................... 99 3.4.2 Kiến nghị với cấp uỷ, chính quyền địa phương: ....................................................... 101 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................................................................102 KẾT LUẬN .................................................................................................................................................................103 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................106Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Lê Hoàng Khóa 2009 110Danh mục các chữ viết tắt BHXH: Bảo hiểm xã hội BHYT: Bảo hiểm y tế LĐ: Lao độngLuận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Lê Hoàng Khóa 2009 113DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ Hình 2.1: Vị trí của BHXH tỉnh Phú Thọ trong hệ thống tổ chức quản lý BHXH ......32 Hình 2.2: Tổ chức bộ máy BHXH tỉnh Phú Thọ................................................................33 Bảng 2.3: Số đơn vị và số lao động tham gia BHXH, BHYT theo khối, loại hình ........49 Bảng 2.4 : Kết quả mở rộng đối tượng tham gia BHXH....................................................42 Bảng 2.5: Kết quả thu BHXH, BHYT bắt buộc từ năm 1997 -2010 ...............................46 Bảng 2.6: Kết quả thu BHXH, BHYT theo khối loại hình năm 2004 -2010. .................48 Bảng 2.7: Tình hình nợ đọng BHXH tại BHXH Phú Thọ...............................................50 Bảng 2.8: Số tiền nợ đọng tại các đơn vị BHXH .................................................................52 Bảng 2.10: Các đơn vị nợ BHXH kéo dài .............................................................................55 Bảng 2.11: Kết quả rà soát tình hình tham gia BHXH ......................................................59 Bảng 2.12: Số đơn vị tham gia BHXH ở BHXH tỉnh Phú Thọ......................................65 Bảng 2.13: Số lao động tham gia BHXH ở BHXH tỉnh Phú Thọ..................................66 Bảng 2.14: Kết quả thu BHXH tại BHXH tỉnh Phú Thọ..................................................69 Bảng 2.15: Cơ cấu lao động tại cơ quan BHXH tỉnh Phú Thọ........................................71

- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Bình luận