Luận văn ThS: Giải pháp quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh

348 2

Miễn phí

Tải về máy để xem đầy đủ hơn, bản xem trước là bản PDF

Tags: #luận văn#luận án#đồ án#tiểu luận

Mô tả chi tiết

1. Mở đầu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Phân tích, đánh giá những tác động của công tác quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế thành phố Bắc Ninh, từ đó chỉ ra những yếu kém, tồn tại và đưa ra giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn thành phố là rất cần thiết. Xuất phát từ thực tế trên tôi chọn đề tài: "Giải pháp quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh” làm đề tài nghiên cứu luận văn. 

1.2 Mục đích nghiên cứu  

Nghiên cứu thực trạng quản lý thuế TNDN trên địa bàn TP Bắc Ninh, từ đó đề xuất giải pháp nhằm quản lý thuế TNDN trên địa bàn TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh một cách hiệu quả nhất. 

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Chi cục thuế thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh Các doanh nghiệp thuộc địa bàn Chi cục thuế thành phố Bắc Ninh quản lý 

Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện trên địa bàn Chi cục thuế thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Trong đó tập trung vào 4 loại hình doanh nghiệp: doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, hợp tác xã. 

Phạm vi thời gian: Số liệu thứ cấp được khảo sát trong thời gian 3 năm từ năm 2011-2013, số liệu sơ cấp được thu thập trong năm 2014 và các đề xuất khuyến cáo cho giai đoạn 2015 – 2020. 

2. Nội dung

2.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý thuế TNDN

Cơ sở lý luận về quản lý thuế TNDN

Cơ sở thực tiễn của quản lý thuế

2.2 Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu

2.3 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Thực trạng công tác quản lý thuế thu nhập Doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Bắc Ninh

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thuế TNDN tại địa bàn TP Bắc Ninh

Các giải pháp của quản lý thuế TNDN

3. Kết luận

3.1 Kết luận

Quản lý thuế là hoạt động của Nhà nước mà cơ quan thuế là đại diện để nhằm huy động tiền thuế vào ngân sách nhà nước theo những quy định của pháp luật về thuế. Nội dung quản lý thuế bao gồm: Quản lý công tác đăng ký, kê khai, nộp thuế và quyết toán thuế; Quản lý thủ tục hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế; Quản lý nợ thuế và Quản lý công tác kiểm tra. 

Giải pháp hoàn thiện quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp tại Chi cục thuế thành phố Bắc Ninh: Xây dựng cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp để phục vụ công tác quản lý thuế; Đẩy mạnh công tác kê khai thuế qua mạng; Tiếp tục cải cách thủ tục hoàn thuế, miễn giảm thuế theo hướng đơn giản; Phối hợp với các cơ quan chức năng và thực hiện tốt quy trình quản lý nợ thuế để hạn chế tồn nợ thuế xuống mức thấp nhất; Thực hiện phân loại doanh nghiệp để kiểm tra; Hoàn thiện tổ chức bộ máy và nâng cao trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ quản lý thuế.  

3.2 Kiến nghị với cơ quan cấp trên  

Cần tăng cường công tác chỉ đạo, lãnh đạo trong việc điều hành, kiểm tra giám sát việc thực thi công vụ của cán bộ, công chức thuế trong việc đôn đốc kê khai nộp thuế, kiểm tra tờ khai thuế tại trụ sở Chi cục thuế, kiểm tra tại trụ sở NNT. Cần tiếp tục cải cách thủ tục miễn thuế, miễn giảm thuế theo hướng đơn giản về mặt thủ tục và nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp; khắc phục và chấm dứt tình trạng “xin cho” trong việc miễn giảm thuế. Theo đó, cần đôn đốc thu nợ và cưỡng chế nợ thuế là nhiệm vụ bảo đảm công bằng xã hội và đảm bảo nguồn thu cho NSNN và chuyển đổi từ việc , kiểm tra một cách đại trà, ngẫu nhiên sang , kiểm tra theo hệ thống tiêu thức lựa chọn, đi vào chiều sâu theo nội dung vi phạm. 

4. Tài liệu tham khảo

Nguyễn Thị Bất, Vũ Duy Hào (2002), Giáo trình Quản lý thuế, NXB Thống kê 2002.

Bộ Tài chính (2011), Thông tư số 154/2011/TT-BTC Hướng dẫn Nghị định số 101/2011/NĐ-CP ngày 4/11/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 08/2011/QH13 của Quốc hội về ban hành bổ sung một số giải pháp về thuế.

Bộ Tài chính (2012), Thông tư số 140/2012/TT-BTC Hướng dẫn Nghị định số 60/2012/NĐ-CP ngày 30/07/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 29/2012/QH13 của Quốc hội về ban hành một số chính sách thuế.

Bộ Tài chính (2013), Thông tư số 16/2013/TT-BTC ngày 8/2/2013 hướng dẫn việc Gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2013.

Bộ Tài chính (2013), Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế. 

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ----------***----------- NGUYỄN THỊ HƯƠNG GI ẢI PHÁP QU ẢN LÝ THU Ế THU NH ẬP DOANH NGHI ỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PH Ố B ẮC NINH, T ỈNH B ẮC NINH CHUYÊN NGÀNH : QUẢN LÝ KINH TẾ MÃ SỐ : 60.34.04.10 NGƯỜI HƯỚNG DẪN : GS.TS ĐỖ KIM CHUNG HÀ NỘI, 2014iLỜI CAM ĐOAN Học viên xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng học viên, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị. Học viên cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luân văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, tháng 12 năm 2014 Tác giả luận văn Nguyễn Thị HươngiiLỜI CẢM ƠN Luận văn là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu ở nhà trường, kết hợp với kinh nghiệm trong quá trình công tác thực tiễn, với sự nỗ lực cố gắng của bản thân. Đạt được kết quả này, học viên xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến quý thầy, cô giáo Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ cho học viên. Đặc biệt, học viên xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến GS.Đỗ Kim Chung, thầy trực tiếp hướng dẫn khoa học và đã giúp đỡ học viên trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Học viên xin chân thành cám ơn lãnh đạo Cục thuế tỉnh Bắc Ninh, UBND thành phố Bắc Ninh, Chi cục thuế TP Bắc Ninh, các ban ngành cùng với các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố đã giúp học viên trong suốt quá trình thực hiện Luận văn. Mặc dù bản thân đã rất cố gắng nhưng luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết. Kính mong nhận được sự góp ý chân thành của quý thầy, cô giáo; đồng chí và đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn. Học viên xin chân thành cám ơn! Hà Nội..... tháng ..... năm 2014 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Hươngiii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................... ...................................................... i LỜI CẢM ƠN ................................................. ........................................................ii MỤC LỤC ................................................. ........................................................... iii DANH MỤC BẢNG ................................................ .............................................. vi DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ .................................................. ........................viii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................. ............................. ix 1. MỞ ĐẦU ................................................. .................................................... 1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài .............................................. .................................. 1 1.2 Mục đích nghiên cứu ................................................. ................................... 2 1.2.1 Mục tiêu chung ...................................... ....................................................... 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể .................................................. ........................................... 2 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................. ................ 2 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu ................................................. .................................. 2 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu ................................................. ..................................... 2 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THUẾ TNDN ............ 4 2.1 Cơ sở lý luận về quản lý thuế TNDN ............................................. ............... 4 2.1.1 Khái niệm, quan niệm bản chất về quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp ........ 4 2.1.2 Vai trò của quản lý thuế .................................................. .............................. 7 2.1.3 Đặc điểm quản lý thuế TNDN ............................................. ......................... 8 2.1.4. Nội dung quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp .............................................. 8 2.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp ................................................. ....................................................... 17 2.2 Cơ sở thực tiễn của quản lý thuế .................................................. ............... 21 2.2.1 Kinh nghiệm một số nước trong việc quản lý thuế ...................................... 21 2.2.2 Kinh nghiệm quản lý thuế TNDN ở VN ............................................... ...... 23 2.2.3 Những bài học kinh nghiệm rút ra cho trong công tác quản lý thuế TNDN ......... 25 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 27 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu. ................................................ ..................... 27iv3.2. Phương pháp nghiên cứu. ........................................................................... 30 3.2.1 Phương pháp tiếp cận ................................................. ................................ 30 3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin ....................................... ........................... 30 3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu .................................................. ........................ 32 3.2.4. Phương pháp phân tích tài liệu ................................................. ................... 33 3.2.5 Chỉ tiêu phân tích về quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp .......................... 33 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................................... 36 4.1 Thực trạng công tác quản lý thuế thu nhập Doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Bắc Ninh ............................................ ........................................ 36 4.1.1 Cơ cấu tổ chức của Chi cục thuế thành phố Bắc Ninh ................................. 36 4.1.2. Công tác đăng ký thuế .................................................. .............................. 43 4.1.3. Quản lý công tác tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế ............................. 45 4.1.4. Công tác kê khai thuế .................................................. ............................... 48 4.1.5. Quản lý công tác lập dự toán thu thuế thu nhập doanh nghiệp .................... 49 4.1.6. Quản lý thực hiện thủ tục miễn thuế, giảm thuế, giãn thuế thu nhập doanh nghiệp. ................................................ ............................................. 53 4.1.7. Quản lý công tác quyết toán thuế .................................................. .............. 56 4.1.8. Quản lý công tác kiểm tra thuế .................................................. ................. 59 4.1.9. Quản lý công tác thu nợ và cưỡng chế nợ thuế thu nhập doanh nghiệp ....... 64 4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thuế TNDN tại địa bàn TP Bắc Ninh. ........ 67 4.2.1. Yếu tố thuộc về chính sách thuế .................................................. ............... 67 4.2.2. Yếu tố thuộc về cơ quan thuế. ................................................. .................... 69 4.2.3. Ảnh hưởng từ phía đối tượng nộp thuế. ................................................. ..... 72 4.3 Các giải pháp của quản lý thuế TNDN ............................................. ........... 74 4.3.1. Hoàn thiện tổ chức bộ máy .............................................. ........................... 74 4.3.2 Hoàn thiện công tác quản lý đăng ký, kê khai thuế TNDN .......................... 74 4.3.3 Cải cách thủ tục miễn thuế, giảm thuế, giãn thuế ........................................ 75 4.3.4 Tăng cường quản lý nợ thuế, cưỡng chế nợ. ............................................... 7 6 4.3.5 Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra thuế. ................................................. 77 4.3.6. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế ........................ 80 4.3.7. Một số giải pháp khác ....................................... .......................................... 81v5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 83 5.1 Kết luận ................................................. ............................................................. 83 5.2 Kiến nghị với cơ quan cấp trên ............................................ ........................ 84 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................. .............. 86viDANH MỤC BẢNG STT TÊN BẢNG TRANG Bảng 3.1 Lao động đang làm việc giai đoạn 2011 - 2013 ..................................... .. 28 Bảng 3.2 Doanh nghiệp đang hoạt động theo đơn vị hành chính tỉnh Bắc Ninh giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013 ............................................ .... 30 Bảng 3.3: Thu thập số liệu thứ cấp ................................................. ....................... 31 Bảng 3.4: Phân bổ mẫu điều tra thực tế .................................................. ................ 32 Bảng 4.1 Số lượng cán bộ, công chức Chi cục thuế Thành phố Bắc Ninh năm 2013 .............................................. ............................................................. 40 Bảng 4.2: Trình độ học vấn của cán bộ Chi cục thuế TP. Bắc Ninh ....................... 40 Bảng 4.3: Thu nhập bình quân của cán bộ Chi cục thuế TP. Bắc Ninh ................... 41 Bảng 4.4 Số thu ngân sách nhà nước Thành phố Bắc Ninh giai đoạn 2011 - 2013 ...... 41 Bảng 4.5 Bảng tổng hợp số lượng cán bộ thuế có ý kiến đánh giá về tổ chức bộ máy ngành thuế tại Chi cục thuế thành phố Bắc Ninh ............................ 42 Bảng 4.6 Số lượng doanh nghiệp được cấp mã số thuế mới trên địa bàn Thành phố Bắc Ninh giai đoạn 2011 - 2013 ..................................... ........... 43 Bảng 4.7 Bảng tổng hợp số lượng người nộp thuế, cán bộ thuế có ý kiến về nội dung đăng ký thuế, cấp mã số thuế tại Chi cục thuế thành phố Bắc Ninh ......... 44 Bảng 4.8 Bảng tổng hợp ý kiến đánh giá của NNT, cán bộ thuế về công tác hỗ trợ người nộp thuế tại Chi cục thuế thành phố Bắc Ninh ........................ 47 Bảng 4.9 Số lượng hồ sơ khai thuế trên địa bàn Thành phố Bắc Ninh giai đoạn 2011 - 2013 .................................... ................................................... 48 Bảng 4.10 Bảng tổng hợp số lượng cán bộ thuế, người nộp thuế có ý kiến đánh giá về nội dung kê khai thuế tại Chi cục thuế thành phố Bắc Ninh ................... 49 Bảng 4.11: Kết quả thực hiện kế hoạch thu thuế TNDN ........................................ 51 Bảng 4.12: Kết quả miễn thuế, giảm thuế, giãn thuế TNDN ................................. 55 Bảng 4.13 Tổng hợp số lượng cán bộ thuế, người nộp thuế có ý kiến về nội dung miễn thuế, giãn thuế, gia hạn nộp thuế tại Chi cục thuế thành phố Bắc Ninh ............................................ ......................................................... 56 Bảng 4.14: Kết quả nộp hồ sơ quyết toán thuế TNDN ........................................... 5 7vii Bảng 4.15 Bảng tổng hợp đánh giá của NNT, cán bộ thuế về nội dung quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế thành phố Bắc Ninh .................... 58 Bảng 4.16 Kết quả các cuộc kiểm tra thuế trên địa bàn thành phố Bắc Ninh giai đoạn 2011 - 2013 ..................................... ............................................ 62 Bảng 4.17 Bảng tổng hợp số lượng NNT và cán bộ thuế đánh giá về nội dung kiểm tra thuế tại Chi cục thuế thành phố Bắc Ninh ..................................... 63 Bảng 4.18 Tình hình nợ thuế của các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Bắc Ninh giai đoạn 2011 - 2013 ..................................... ............................ 64 Bảng 4.19 Tổng hợp số lượng cán bộ thuế, người nộp thuế đánh giá về nội dung Quản lý nợ, cưỡng chế nợ tại Chi cục thuế thành phố Bắc Ninh ......... 66 Bảng 4.20: Số lượng văn bản chính sách thuế giai đoạn 2005 – 2013 .................... 67 Bảng 4.21 Bảng tổng hợp ý kiến đánh giá của cán bộ thuế về chính sách thuế hiện nay. ............................................ ......................................................... 68 Bảng 4.22 Bảng tổng hợp đánh giá của cán bộ thuế về trình độ của cán bộ thuế tại Chi cục thuế thành phố Bắc Ninh ............................................ ....... 70 Bảng 4.23 Bảng tổng hợp đánh giá của cán bộ thuế về cơ sở vật chất, trang thiết bị của Chi cục thuế thành phố Bắc Ninh ............................................ . 71 Bảng 4.24 Bảng tổng hợp đánh giá của cán bộ thuế về công tác hỗ trợ người nộp thuế tại Chi cục thuế thành phố Bắc Ninh ............................................ 73viiiDANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ STT TÊN SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ TRANG Sơ đồ 4.1: Bộ máy tổ chức Chi cục Thuế Thành phố Bắc Ninh ............................. 38 Sơ đồ 4.2: Quy trình xây dựng và giao dự toán thu thuế TNDN ............................. 50 Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ đóng góp của các Doanh nghiệp ............................................... 5 2 Biểu đồ 4.2: Số doanh nghiệp nộp quyết toán thuế TNDN ..................................... 57ixDANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Diễn giải DN HĐDN GTGT NNT NSNN TNCN TNDN TTĐB TNHH TP SXKD UBND QLT CQT Doanh nghiệp Hội đồng nhân dân Giá trị gia tăng Người nộp thuế Ngân sách nhà nước Thu nhập cá nhân Thu nhập doanh nghiệp Tiêu thụ đặc biệt Trách nhiệm hữu hạn Thành phố Sản xuất kinh doanh Ủy ban nhân dân Quản lý thuế Cơ quan thuế11. MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Thuế là một trong những chính sách kinh tế - xã hội quan trọng của Đảng và Nhà nước ta, là công cụ điều tiết nền kinh tế phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất kinh doanh phát triển, giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội đất nước, góp phần vào tích luỹ ngân sách, tăng tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân, góp phần đảm bảo công bằng xã hội và hội nhập quốc tế. Với tầm quan trọng như vậy, Chính phủ đã thông qua đề án Chiến lược cải cách hệ thống thuế: Xây dựng ngành thuế Việt Nam hiện đại, hiệu lực, hiệu quả. Hơn 20 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã có sự phát triển lớn mạnh cả về chiều sâu cũng như chiều rộng. Muốn quản lý nền kinh tế một cách có hiệu quả, Nhà nước đã và đang sử dụng nhiều biện pháp về kinh tế, tài chính, pháp luật để xây dựng môi trường kinh doanh năng động và hiệu quả. Trong đó, thuế là một trong những công cụ vô cùng quan trọng và được sử dụng rất hiệu quả. Để phát huy hiệu quả của hệ thống thuế, ngành thuế đã không ngừng đề ra những biện pháp quản lý tốt nguồn thu. Công tác quản lý thu thuế đã được phản ánh trong Luật quản lý thuế hiện hành và các văn bản pháp luật thuế khác, vì vậy việc chấp hành, thực hiện của các doanh nghiệp và cơ quan quản lý thuế đã có những bước tiến bộ. Tuy nhiên, trong công tác thực hiện vẫn còn những bất cập và hạn chế nhất định. Các sắc thuế trực thu còn bao hàm nhiều chính sách kinh tế xã hội khác nên quản lý thuế trực thu luôn phức tạp hơn nhiều so với quản lý thuế gián thu. Một trong những khoản thuế trực thu chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn thu của Ngân sách Nhà nước hiện nay là thuế thu nhập doanh nghiệp. Phân tích, đánh giá những tác động của công tác quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế thành phố Bắc Ninh, từ đó chỉ ra những yếu kém, tồn tại và đưa ra giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn thành phố là rất cần thiết. Xuất phát từ thực tế trên tôi chọn đề tài: " Giải pháp quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh” làm đề tài nghiên cứu luận văn.21.2 Mục đích nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Nghiên cứu thực trạng quản lý thuế TNDN trên địa bàn TP Bắc Ninh, từ đó đề xuất giải pháp nhằm quản lý thuế TNDN trên địa bàn TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh một cách hiệu quả nhất. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý thuế TNDN . - Đánh giá thực trạng quản lý thuế trên địa bàn thành phố Bắc Ninh giai đoạn 2011-2013 - Phân tích các y ếu t ố ả nh h ưởng đến quá trình qu ản lý thu ế TNDN trên đị a bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011 – 2013. - Đề xuất các giải pháp quản lý thuế trên địa bàn thành phố Bắc Ninh trong thời gian tới. 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Chi cục thuế thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh Các doanh nghiệp thuộc địa bàn Chi cục thuế thành phố Bắc Ninh quản lý 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 1.3.2.1 Phạm vi không gian Đề tài được thực hiện trên địa bàn Chi cục thuế thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Trong đó tập trung vào 4 loại hình doanh nghiệp: doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, hợp tác xã. 1.3.2.2 Phạm vi thời gian Số liệu thứ cấp được khảo sát trong thời gian 3 năm từ năm 2011-2013, số liệu sơ cấp được thu thập trong năm 2014 và các đề xuất khuyến cáo cho giai đoạn 2015 – 2020. Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 04/2013 đến 09/2014.31.3.2.3 Phạm vi nội dung Nghiên cứu những vấn đề liên quan đến quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế thành phố Bắc Ninh. Vấn đề lý thuyết về quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp, vấn đề thực tiễn và bài học kinh nghiệm về quản lý thuế thu nhập; thu thập thông tin số liệu về thực trạng quản lý; khảo sát các yếu tố chính ảnh hưởng đến quản lý; đề xuất các định hướng giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế thành phố Bắc Ninh.42. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THUẾ TNDN 2.1 Cơ sở lý luận về quản lý thuế TNDN 2.1.1 Khái niệm, quan niệm bản chất về quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp Vào khoảng giữa thế kỷ 19 và khoảng đầu thể kỷ 20, một số quốc gia như Anh, Nhật, Pháp, Thụy Sỹ, Liên Xô cũ đã áp dụng sớm thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) trong hệ thống thuế của quốc gia mình. Ở Việt Nam, cũng đã áp dụng hình thức thuế này với các khoản trích nộp lợi nhuận của khu vực kinh tế quốc doanh và ngoài quốc doanh trong giai đoạn từ 1953 đến trước ngày 01/01/1990. Từ ngày 01/01/1999 thuế TNDN đã được áp dụng thống nhất đối với các đối tượng kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Vậy, thuế thu nhập doanh nghiệp là gì? Đặc điểm của nó ra sao? Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) (một số quốc gia còn gọi là thuế thu nhập công ty, thuế công ty, hoặc thuế lợi tức) là sắc thuế tính trên thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp trong kỳ tính thuế. 2.1.1.2. Đối tượng nộp thuế Thuế TNDN là một loại thuế trực thu, nên người nộp thuế cũng là người chịu thuế. Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có thu nhập chịu thuế. Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm các trường hợp sau: + Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam + Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam + Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã + Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam + Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập. 2.1.1.3. Thu nhập tính thuế Thu nhập tính thuế là một căn cứ quan trọng để xác định số thuế TNDN phải nộp. Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định như sau5Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Thu nhập được miễn thuế - Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định Trong đó: (1) Thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và thu nhập khác. Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế xác định như sau: Thu nhập chịu thuế = Doanh thu - Chi phí được trừ + Các khoản thu nhập khác Thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bằng doanh thu của hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trừ chi phí được trừ của hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó. Doanh nghiệp có nhiều hoạt động kinh doanh áp dụng nhiều mức thuế suất khác nhau thì doanh ghiệp phải tính riêng thu nhập của từng hoạt động nhân với thuế suất tương ứng. Thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản phải hạch toán riêng để kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, không được bù trừ với thu nhập hoặc lỗ từ các hoạt động sản xuất kinh doanh khác. + Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng hoá, tiền gia công, tiền cung cấp dịch vụ bao gồm cả khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. + Chi phí được trừ: Doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau: Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật. + Các khoản thu nhập khác: là các khoản thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế mà khoản thu nhập này không thuộc các ngành, nghề lĩnh vực kinh doanh có trong đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp. (2) Thu nhập được miễn thuế: là phần thu nhập được khấu trừ khỏi thu nhập chịu thuế. Thu nhập được miễn thuế bao gồm các khoản cơ bản sau : + Thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản của tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã.6+ Thu nhập từ việc thực hiện dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp + Thu nhập từ việc thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. + Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp có số lao động là người khuyết tật, người sau cai nghiện ma tuý, người nhiễm HIV bình quân trong năm chiếm từ 51% trở lên trong tổng số lao động bình quân trong năm của doanh nghiệp. + Thu nhập từ hoạt động dạy nghề dành riêng cho người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng tệ nạn xã hội. + Thu nhập được chia từ hoạt động góp vốn, mua cổ phần, liên doanh, liên kết kinh tế với doanh nghiệp trong nước, sau khi bên nhận góp vốn, phát hành cổ phiếu, liên doanh, liên kết đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, kể cả trường hợp bên nhận góp vốn, phát hành cổ phiếu, bên liên doanh, liên kết được miễn thuế, giảm thuế. + Khoản tài trợ nhận được để sử dụng cho hoạt động giáo dục, nghiên cứu khoa học, văn hoá, nghệ thuật, từ thiện, nhân đạo và hoạt động xã hội khác tại Việt Nam. (3) Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định. + Doanh nghiệp sau khi quyết toán thuế mà bị lỗ thì được chuyển lỗ của năm quyết toán thuế trừ vào thu nhập chịu thuế của những năm sau. Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ. + Lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế là số chênh lệch âm về thu nhập chịu thuế. + Doanh nghiệp tự xác định số lỗ được trừ vào thu nhập chịu thuế theo nguyên tắc này. + Số lỗ của doanh nghiệp phát sinh trước khi chuyển đổi sở hữu, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách phải được theo dõi chi tiết theo năm phát sinh và được tiếp tục chuyển vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp sau khi chuyển đổi sở hữu, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách để đảm bảo nguyên tắc chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ. + Doanh nghiệp là liên doanh của nhiều doanh nghiệp khác, khi có quyết định giải thể mà bị lỗ thì số lỗ được phân bổ cho từng doanh nghiệp tham gia liên doanh.72.1.1.4. Căn cứ tính thuế Căn cứ tính Thuế TNDN là thu nhập tính thuế trong kỳ và thuế suất. Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ thu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước theo quy định. Thuế suất là mức thuế phải nộp được ấn định trên mỗi đơn vị tính của đối tượng tính thuế bằng những phương pháp tính toán phù hợp. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại Điều 10 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 25%, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này và Điều 13 của Luật Thuế TNDN. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quí hiếm khác từ 32% đến 50% phù hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh. 2.1.1.5. Phương pháp tính thuế Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ tính thuế được tính bằng thu nhập tính thuế nhân với thuế suất; trường hợp doanh nghiệp đã nộp thuế thu nhập ở ngoài Việt Nam thì được trừ số thuế thu nhập đã nộp nhưng tối đa không quá số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quy định của Luật này. Số thuế TNDN phải nộp trong kỳ tính thuế = Thu nhập tính thuế x Thuế suất 2.1.2 Vai trò của quản lý thuế Thứ nhất: Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước Thứ hai: Thuế là công cụ quản lý và điều tiết vĩ mô của nền kinh tế Thứ ba: Thuế góp phần tạo môi trường kinh doanh công bằng, bình đẳng khuyến khích đầu tư phát triển kinh tế Thứ tư: Thuế góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Thuế góp phần phân bổ lại nguồn lực nhằm thực hiện tốt chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Việc thiết kế và xây dựng hệ thống chính sách thuế có phân biệt theo nghành vùng khác nhau, Nhà nước có thể thúc đẩy phát triển nhiều nghành kinh tế mũi nhọn then chốt và các vùng kinh tế trọng điểm, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo bước công nghiệp hoá, hiện đại hoá.82.1.3 Đặc điểm quản lý thuế TNDN Thuế TNDN là một loại thuế trực thu, với đối tượng nộp thuế TNDN là các tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật thuế TNDN. Thuế TNDN được xác định trên cơ sở phần thu nhập chịu thuế, nên thuế TNDN phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ phải nộp thuế TNDN khi hoạt động kinh doanh của họ có lợi nhuận. Thuế TNDN là thuế được khấu trừ trước thuế thu nhập cá nhân. Thu nhập mà các cá nhân nhận được từ các hoạt động kinh doanh như lợi tức cổ phần, lợi nhuận do góp vốn liên doanh liên kết, tiền lãi gửi ngân hàng … là phần thu nhập được chia sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Thuế TNDN không xác định cụ thể và rõ ràng ai là người chịu thuế nên phản ứng đối với cơ sở nộp thuế là ít. Những người sở hữu vốn ở doanh nghiệp không biết rõ phần thu nhập của mình giảm đi bao nhiêu khi phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. 2.1.4. Nội dung quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp 2.1.4.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của cơ quan thuế Tổ chức bộ máy quản lý thu thuế được tổ chức thống nhất từ trung ương đến cơ sở, cùng thực hiện nhiệm vụ tổ chức thực hiện các Luật thuế trong cả nước. Cơ quan thuế các cấp được tổ chức theo một mô hình thống nhất. Việc quản lý biên chế, cán bộ, kinh phí chi tiêu, thực hiện các chính sách đối với cán bộ cũng như tiêu chuẩn nghiệp vụ của cán bộ thuế được thực hiện thống nhất trong toàn ngành thuế. Tổng cục thuế là cơ quan cao nhất trong hệ thống thu thuế Nhà nước cùng với Tổng cục hải quan. Theo quyết định thành lập, Tổng cục thuế có nhiệm vụ tư vấn soạn thảo các văn bản pháp luật về thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành các Luật thuế. Xây dựng và điều hành kế hoạch thu trong cả nước và từng địa phương; tổ chức phổ biến, hướng dẫn chỉ đạo nghiệp vụ thực hiện các Luật thuế trong cả nước; nghiên cứu hoàn thiện cơ cấu bộ máy quản lý Nhà nước về thuế và sử dụng cán bộ; tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra qúa trình chấp hành các Luật thuế để việc thực hiện các Luật thuế đạt được kết qủa cao; giải quyết các khiếu nại, tố cáo về thuế...9Cục thuế là tổ chức trực thuộc Tổng cục thuế được tổ chức tại tất cả các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương. Cơ cấu bộ máy của cục thuế bao gồm một số phòng chức năng và một số phòng nghiệp vụ, phòng thu thuế được tổ chức theo đối tượng thu thuế. Cục thuế có nhiệm vụ, quyền hạn chủ yếu sau: Phổ biến, hướng dẫn, chỉ đạo và tổ chức thi hành các Luật thuế; xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch thu trong toàn địa bàn và từng Chi cục thuế trực thuộc; hướng dẫn kiểm tra các Chi cục thực hiện các nghiệp vụ quản lý, giải quyết các khiếu nại về thuế; trực tiếp thực hiện việc thu thuế và thu khác đối với các đối tượng thuộc trách nhiệm quản lý trên địa bàn. Chi cục thuế là tổ chức trực thuộc Cục thuế, được tổ chức tại tất cả các quận, huyện. Cơ cấu bộ máy Chi cục thuế gồm các tổ chuyên môn, nghiệp vụ và các đội, tổ, trạm trực tiếp quản lý việc thu thuế. Năng lực, trình độ trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức ngành thuế phải đáp ứng được yêu cầu quản lý, phù hợp với nền kinh tế xã hội, tạo điều kiện cho quản lý thu thuế đạt hiệu quả cao; thể hiện ở những nội dung cơ bản sau: - Tuyên truyền giáo dục, hướng dẫn chính sách thuế để nâng cao sự hiểu biết, tính tự giác trong việc chấp hành các chính sách thuế của các doanh nghiệp. - Chức năng, tổ chức và quyền hạn của thanh tra, kiểm tra thuế phải trở thành công cụ có hiệu lực để chống thất thu ngân sách và răn đe, ngăn chặn các hành vi vi phạm về thuế. Thanh tra, kiểm tra xử lý các hành vi vi phạm về thuế của cơ quan thuế phù hợp với thực trạng của các doanh nghiệp. 2.1.4.2. Công tác đăng ký Quản lý công tác đăng ký thuế là quản lý về đối tượng đăng ký theo thời hạn đăng ký. Đối tượng đăng ký là các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh và các tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật. Các đối tượng này có trách nhiệm trong thời hạn 10 ngày làm việc phải làm hồ sơ đăng ký thuế và nộp tại địa điểm quy định. Cơ quan thuế có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra và cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế cho người nộp thuế trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký thuế hợp lệ.102.1.4.3. Công tác tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế Trong giai đoạn cải cách và hiện đại hoá ngành thuế hiện nay, trọng tâm là hoàn thiện hệ thống chính sách thuế cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đồng thời phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Chính vì vậy, hàng loạt các luật thuế đã được ban hành; sửa đổi, bổ sung... tạo thành hệ thống chính sách về thuế đồng bộ, tiên tiến và đơn giản, dễ thực hiện. Việc thông tin cho người nộp thuế và nhân dân về nội dung các chính sách thuế có ý nghĩa hết sức quan trọng, tạo đà cho chính sách pháp luật đi vào cuộc sống, nâng cao ý thức trách nhiệm và tính tự giác tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của ngành thuế, mà còn tạo mối quan hệ gắn kết giữa cơ quan thuế và người nộp thuế. Với ý nghĩa đó, Công tác tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế đã được triển khai dưới nhiều hình thức tuyên truyền. Đó là, tuyên truyền thông qua hệ thống phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, truyền hình; qua hội nghị phổ biến, tập huấn, đối thoại với người nộp thuế. Theo đó các giải pháp cụ thể được triển khai là thường xuyên phối hợp với các cơ quan báo chí để tuyên truyền phản ánh kịp thời các chính sách thuế và ngày càng được nâng cao về chất lượng tư vấn. Bên cạnh đó, nhiều hình thức hỗ trợ khác đã được triển khai như: Hỗ trợ qua tổng đài trả lời tự động (801.888); hệ thống ki ốt điện tử hỗ trợ người nộp thuế khai thác thông tin về thuế; hỗ trợ trực tiếp tại doanh nghiệp... Có thể khẳng định rằng, công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế trong thời gian qua đã góp phần quan trọng trong kết quả triển khai chương trình cải cách và hiện đại hoá của ngành Thuế. Từ cơ chế quản lý theo đối tượng, ngành Thuế đã chuyển sang cơ chế quản lý theo chức năng, cơ chế tự khai tự nộp, người nộp thuế tự tính, tự khai và tự nộp thuế vào ngân sách Nhà nước. Điều đó đòi hỏi người nộp thuế cần nắm vững chế độ, chính sách thuế; các quy trình, quy định của ngành Thuế để chủ động thực hiện nghĩa vụ. Trong công tác tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế thì vai trò của cán bộ làm công tác tuyên truyền là rất quan trọng, vì phải có trình độ chuyên môn, có lòng tận tụy. Khi có những thông tin, chính sách mới, phải nắm rõ và am hiểu để triển khai cho người nộp thuế nắm bắt. Khi doanh nghiệp hiểu, thì công việc ở các bộ phận khác của chi cục sẽ trôi chảy, gặp nhiều thuận lợi. Nếu cán bộ tuyên truyền11yếu, sai sót sẽ ảnh hưởng lớn đến các vấn đề liên quan về hướng dẫn chính sách thuế. Bên cạnh giải đáp tại nơi làm việc, qua điện thoại, công tác tuyên truyền còn có nhiệm vụ kết hợp với ban ngành, chính quyền địa phương, triển khai đến tận cơ sở kinh doanh. 2.1.4.4. Công tác kê khai thuế Quản lý công tác kê khai thuế bao gồm những nội dung sau: - Nguyên tắc khai thuế và tính thuế: + Người nộp thuế phải khai chính xác, trung thực, đầy đủ các nội dung trong tờ khai thuế theo mẫu do Bộ Tài chính quy định và nộp đủ các loại chứng từ, tài liệu quy định trong hồ sơ khai thuế với cơ quan quản lý thuế. + Người nộp thuế tự tính số thuế phải nộp, trừ trường hợp việc tính thuế do cơ quan quản lý thuế thực hiện theo quy định của Chính phủ. - Hồ sơ khai thuế. - Thời hạn, địa điểm nộp hồ sơ khai thuế: Chậm nhất là ngày thứ ba mươi của tháng tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế. - Trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế trong việc tiếp nhận hồ sơ khai thuế. 2.1.4.5. Công tác lập dự toán thu thuế Dự toán thu thuế là bảng tổng hợp số thu dự kiến về thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của Ngân sách Nhà nước trong một thời kỳ nhất định. Lập dự toán thu thuế là việc xác định các chỉ tiêu của dự toán thu thuế và xây dựng các biện pháp thực hiện các chỉ tiêu đã đề ra. Nói cách khác, lập dự toán thu thuế cũng chính là quá trình dự toán, tính toán và tổ chức động viên nguồn thu thuế cho NSNN. Nội dung của quản lý công tác lập dự toán thuế bao gồm: (1) Quản lý công tác xây dựng dự toán thu thuế. Dự toán thu thuế là một bộ phận của dự toán tài chính tổng hợp. Nhằm quản lý công tác xây dựng dự toán thu thuế cần quản lý tốt các khâu trong quá trình xây dựng dự toán. Quá trình xây dựng dự toán gồm có 4 khâu: chuẩn bị lập dự toán, xây dựng dự toán, thẩm định và tổng hợp dự toán trình cấp có thẩm quyền; giao dự toán.12 (2) Quản lý công tác tổ chức thực hiện dự toán thu thuế Tổ chức thực hiện dự toán thu thuế là bước tiếp theo của việc lập dự toán. Đây là bước có tầm quan trọng quyết định để thực hiện các chỉ tiêu dự toán đã giao. Nhằm thực hiện dự toán được giao cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các đơn vị chuyên môn nghiệp vụ với sự chỉ đạo sát sao của các cấp chính quyền cũng như của các ngành chức năng. Để tổ chức thực hiện dự toán thu thuế được giao, Chi cục thuế còn lập kế hoạch và giao dự toán quý, tháng để phấn đấu. Định kỳ phải tiến hành đánh giá tình hình thực hiện dự toán thu thuế. Định kỳ vào giữa tháng, Chi cục thuế phải báo cáo lên Cục thuế về tình hình thực hiện dự toán thu thuế. Kế hoạch hóa là một trong những công cụ quản lý cần thiết trong các lĩnh vực đời sống kinh tế xã hội. Việc quản lý kinh tế bằng kế hoạch chỉ thực sự mang lại hiệu quả khi kế hoạch đó thực sự mang tính tiên tiến và thực tế. Muốn vậy, công tác lập và tổ chức thực hiện dự toán thu thuế cần được tiến hành một cách nghiêm túc, trung thực, khách quan và khoa học. Quản lý kinh tế bằng kế hoạch là một phương pháp khoa học, vì vậy, dự toán thu thuế là một khâu quan trọng trong quản lý thuế. 2.1.4.6. Thủ tục miễn thuế, giảm thuế, gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp * Quản lý thủ tục miễn thuế, giảm thuế Nhằm tháo gỡ khó khăn cho tổ chức và cá nhân * Ngày 11 tháng 11 năm 2011 Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 154/2011/TT-BTC Hướng dẫn Nghị định số 101/2011/NĐ-CP ngày 4/11/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 08/2011/QH13 của Quốc hội về ban hành bổ sung một số giải pháp về thuế. * Ngày 21/08/2012, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 140/2012/TT-BTC Hướng dẫn Nghị định số 60/2012/NĐ-CP ngày 30/07/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 29/2012/QH13 của Quốc hội về ban hành một số chính sách thuế.13*Quản lý thủ tục gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 16/2013/TT-BTC ngày 8/2/2013 hướng dẫn việc Gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2013 Doanh nghiệp thực hiện kê khai số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp hàng quý năm 2013 theo quy định của Luật Quản lý thuế. Thời gian gia hạn nộp thuế là 06 tháng kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đối với số thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh phải nộp quý I/2013 và 03 tháng kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đối với số thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh phải nộp quý II/2013 và quý III/2013 theo quy định của Luật Quản lý thuế như sau: a) Thời gian gia hạn nộp thuế đối với số thuế tính tạm nộp của quý I/2013 được gia hạn nộp thuế chậm nhất đến ngày 30/10/2013. b) Thời gian gia hạn nộp thuế đối với số thuế tính tạm nộp của quý II/2013 được gia hạn nộp thuế chậm nhất đến ngày 30/10/2013. c) Thời gian gia hạn nộp thuế đối với số thuế tính tạm nộp của quý III/2013 được gia hạn nộp thuế chậm nhất đến ngày 30/1/2014. d) Trường hợp ngày nộp thuế quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này là các ngày nghỉ theo quy định của pháp luật thì thời gian gia hạn nộp thuế được tính vào ngày làm việc tiếp theo. 2.1.4.7. Công tác quyết toán thuế Quyết toán thuế là việc xác định số thuế phải nộp của năm tính thuế hoặc thời gian từ đầu năm tính thuế đến khi chấm dứt hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế hoặc thời gian tính từ khi phát sinh đến khi chấm dứt hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật. Khi kết thúc kỳ tính thuế, cơ sở kinh doanh phải thực hiện quyết toán thuế TNDN đối với cơ quan thuế và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của tờ khai quyết toán thuế TNDN. Kỳ tính thuế TNDN là năm dương lịch. Cơ sở kinh doanh phải nộp tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc kết thúc năm tài chính. Nếu số thuế tạm nộp trong năm thấp hơn số thuế phải nộp theo báo cáo quyết toán thuế thì cơ sở kinh doanh phải nộp đầy đủ số14thuế còn thiếu trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính. Nếu số thuế tạm nộp trong năm lớn hơn số thuế phải nộp theo báo cáo quyết toán thuế thì cơ sở kinh doanh được trừ số tiền thuế nộp thừa vào số thuế phải nộp của kỳ tiếp theo. Đối với trường hợp cơ sở kinh doanh chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu (kể cả giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp Nhà nước), sáp nhập, chia tách, giải thể, phá sản thì thời gian nộp tờ khai quyết toán thuế trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày có quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Cơ sở kinh doanh sau khi đã nộp tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp cho cơ quan thuế mới phát hiện ra sai sót và cần điều chỉnh số liệu thì xử lý như sau: Nếu trong thời hạn nộp tờ khai quyết toán thuế, cơ sở kinh doanh được nộp tờ khai quyết toán thuế điều chỉnh để thay thế tờ khai quyết toán thuế đã gửi cơ quan thuế. Nếu quá thời hạn nộp tờ khai quyết toán thuế nhưng vẫn trong thời hạn 10 ngày nộp số thuế còn thiếu theo tờ khai quyết toán thuế thì cơ sở kinh doanh nộp tờ khai quyết toán thuế điều chỉnh thay thế tờ khai quyết toán thuế đã nộp cho cơ quan thuế và nộp thuế theo tờ khai quyết toán thuế điều chỉnh, đồng thời nộp phạt về hành vi chậm nộp tờ khai quyết toán thuế. Trường hợp nộp tờ khai quyết toán thuế điều chỉnh đã quá thời hạn 10 ngày nộp số thuế còn thiếu theo tờ khai quyết toán thuế đã gửi thì ngoài việc phải nộp số thuế còn thiếu theo tờ khai quyết toán thuế điều chỉnh còn phải nộp phạt về hành vi chậm nộp tờ khai và chậm nộp thuế. Đối với cơ sở kinh doanh không nộp tờ khai quyết toán thuế TNDN thì phải nộp thuế theo số thuế ấn định của cơ quan thuế. 2.1.4.8. Công tác kiểm tra thuế. Căn cứ vào kế hoạch kiểm tra, cán bộ kiểm tra phải thực hiện việc tập hợp và phân tích các thông tin liên quan đến công tác kiểm tra tại cơ quan thuế. Việc kiểm tra, đối chiếu số liệu được thực hiện tuỳ thuộc vào phạm vi, quy mô, nội dung kiểm tra. Đối với doanh nghiệp, nội dung kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tập trung vào những vấn đề chủ yếu sau: - Kiểm tra việc chấp hành những quy định về đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế: Đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế là quyền và nghĩa vụ của đối tượng kinh15doanh. Đối với mỗi cơ sở kinh doanh khi kiểm tra cần đi sâu xem xét tính pháp lý của đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế; kiểm tra tính trung thực của các tài liệu, số liệu đã kê khai trong đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế về vốn, địa điểm, ngành nghề kinh doanh, ưu đãi thuế, điều kiện hưởng ưu đãi thuế, thời gian thực tế kinh doanh… nhằm phát hiện và xử lý những gian lận trong kê khai đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế. Cần coi trọng việc kiểm tra nội dung ghi trong đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế vì đây là những nội dung cơ bản về đặc thù hoạt động Sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. - Kiểm tra đối chiếu tài liệu, hồ sơ gửi cơ quan thuế với thực tế xuất trình của doanh nghiệp: Việc thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ có liên quan trực tiếp đến việc tính thuế, nộp thuế và công tác quản lý của Nhà nước. Nội dung kiểm tra này bao gồm: kiểm tra việc tổ chức thực hiện Luật kế toán của Doanh nghiệp, việc lập và sử dụng hóa đơn, chứng từ (báo cáo quyết toán tài chính quý, năm; tờ khai thuế giá trị gia tăng, tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính quý..). Nội dung của kiểm tra chứng từ, hoá đơn là xác định tính hợp pháp, hợp lý, tính trung thực, đầy đủ, hiện hữu của từng loại chứng từ hóa đơn có liên quan như: hoá đơn bán hàng, mua hàng, phiếu xuất kho, chứng từ thu chi… - Kiểm tra việc thực hiện kê khai, tính thuế và nộp thuế: Kê khai, tính thuế, nộp thuế là nghĩa vụ của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh. Nội dung công tác kiểm tra việc thực hiện kê khai tính thuế, nộp thuế của Doanh nghiệp bao gồm: + Kiểm tra để xác định đúng đối tượng chịu thuế là yêu cầu bắt buộc phải làm trước khi xác định mức thuế phải nộp. Trong thực tế, nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khá phức tạp, cần phải kiểm tra để xác định đối tượng chịu thuế, ĐTNT đúng với quy định của từng sắc thuế, tránh bỏ sót nguồn thu. + Kiểm tra căn cứ tính thuế trên cơ sở kiểm tra sổ sách kế toán, hệ thống báo cáo, chứng từ, hoá đơn và các tài liệu có liên quan nhằm xác định chính xác số thuế phải nộp, số thuế đã nộp, số thuế được miễn, giảm, số thuế được hoàn trong kỳ của doanh nghiệp. Đối chiếu số liệu trên các tờ khai, bảng kê, quyết toán thuế, báo cáo tài chính đơn vị đã kê khai với số liệu kiểm tra trên sổ sách kế toán và tình hình thực tế của doanh nghiệp để phát hiện số thuế kê khai thiếu, số thuế ẩn lậu. Đây là khâu rất quan trọng trong quá trình kiểm tra thuế, đòi hỏi cán bộ thuế phải16nắm vững nội dung những quy định của các luật thuế, các văn bản hướng dẫn thực hiện và thông thạo nghiệp vụ kế toán. + Kiểm tra việc chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của người nộp thuế để xác định xem cơ sở kinh doanh có thực hiện nghiêm túc quy định về thời hạn nộp thuế, nộp báo cáo của các luật thuế không, có chây ỳ nộp chậm tiền thuế để chiếm dụng ngân sách nhà nước không, có nợ đọng tiền thuế không. Đặc biệt chú trọng đến những doanh nghiệp có biểu hiện vi phạm nhiều lần, với số lượng lớn nhằm giảm thiểu tối đa khả năng thất thoát tiền thuế của Nhà nước. Để đạt được yêu cầu trên, cần đối chiếu thời hạn phải nộp thuế theo quy định của các luật thuế với thời gian nộp thuế của doanh nghiệp qua các chứng từ nộp thuế như giấy nộp tiền vào kho bạc, giấy nộp tiền thuế nhập khẩu . 2.1.4.9. Quản lý nợ thuế, cưỡng chế nợ thuế Quy trình quản lý nợ thuế được Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành kèm theo Quyết định số 1395/QĐ-TCT ngày 14 tháng 10 năm 2011; trong đó có những nội dung sau: - Xây dựng chỉ tiêu thu tiền thuế nợ; - Đôn đốc thu và xử lý tiền thuế nợ; bao gồm: + Phân công quản lý nợ thuế + Phân loại tiền thuế nợ + Lập nhật ký và sổ tổng hợp theo dõi tiền thuế nợ + Đối chiếu số liệu + Thực hiện đôn đốc thu nộp: Đối với khoản nợ từ 01 đến 30 ngày, kể từ ngày hết hạn nộp thuế, công chức quản lý nợ và công chức tham gia thực hiện quy trình thực hiện đôn đốc thu nộp bằng hình thức gọi điện thoại, nhắn tin, gửi thư điện tử cho người nộp thuế hoặc người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế; Đối với khoản nợ từ ngày thứ 31 trở lên, kể từ ngày hết hạn nộp thuế, công chức quản lý nợ và công chức tham gia thực hiện quy trình thực hiện: • Lập thông báo tiền thuế nợ và tiền phạt chậm nộp, trình lãnh đạo cơ quan thuế phê duyệt và gửi thông báo cho người nộp thuế theo mẫu số 07/QLN.17• Sau khi phát hành Thông báo 07/QLN mười (10) ngày làm việc, nếu người nộp thuế chưa nộp tiền thuế nợ vào NSNN thì phải mời người nộp thuế đến làm việc tại trụ sở cơ quan thuế, sau thời hạn mời làm việc một (01) ngày mà người nộp thuế không đến cơ quan thuế hoặc đã đến nhưng không giải trình đầy đủ hoặc không bổ sung thông tin, tài liệu thì tổ chức làm việc trực tiếp tại trụ sở của người nộp thuế; • Sau khi làm việc, lập biên bản ghi nhận kết quả, đồng thời, tại biên bản phải yêu cầu người nộp thuế cam kết thực hiện nộp thuế trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp thuế. Đối với khoản tiền thuế nợ trên 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế; khoản tiền thuế nợ đã quá thời hạn gia hạn nộp thuế; người nộp thuế có hành vi phát tán tài sản, bỏ trốn: phòng, đội quản lý nợ lập thông báo về việc sẽ áp dụng biện pháp cưỡng chế nợ thuế theo mẫu 09/TB-CCNT. Đối với nhóm tiền thuế đã nộp NSNN đang điều chỉnh không ban hành thông báo tiền thuế nợ và tiền phạt chậm nộp. + Xử lý các văn bản, hồ sơ đề nghị xóa nợ tiền thuế, gia hạn nộp thuế, hoàn kiêm bù trừ + Xử lý tiền thuế đã nộp NSNN đang chờ điều chỉnh; khó thu (trừ trường hợp đã được xóa nợ tại điểm 6) và một số nguyên nhân gây chênh lệch tiền thuế nợ + Đôn đốc tiền thuế nợ đối với đơn vị xây dựng cơ bản vãng lai, các chi nhánh, đơn vị hạch toán phụ thuộc và đơn vị ủy nhiệm thu + Báo cáo kết quả thực hiện công tác quản lý nợ + Lưu trữ tài liệu về quản lý nợ 2.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp 2.1.5.1. Từ chính sách thuế Việt Nam đang trong giai đoạn hoàn thiện thể chế kinh tế cho phù hợp với nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đồng thời phải đồng bộ với quy định chung của hệ thống luật quốc tế do vậy việc hình thành những sắc thuế mới, việc sửa đổi, bổ sung chính sách thuế đã và đang thực hiện là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên tần suất thay đổi quá nhiều cùng đó công tác tuyên truyền thường chậm18trễ làm cho DN thực sự gặp khó khăn trong để cập nhật chính sách vì vậy trong một số trường hợp DN vô tình thực hiện không đúng quy định. Các chính sách thuế thường xuyên sửa đổi, bổ sung nhiều nên gây khó khăn cho công tác quản lý thu thuế. Chính sách thuế TNDN chưa thực sự đảm bảo bình đẳng, công bằng về nghĩa vụ thuế: Luật thuế TNDN ban hành với mục tiêu điều tiết các khoản thu nhập của DN, thu hút đầu tư, tạo môi trường bình đẳng về nghĩa vụ thuế tuy nhiên chính sách thuế TNDN vẫn lồng ghép một phần chính sách xã hội, cụ thể là: tại Khoản 4, Khoản 5 Điều 4 Luật Thuế TNDN quy định về miễn thuế cho các khoản: Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp dành riêng cho lao động là người tàn tật, người sau cai nghiện, người nhiễm HIV; Thu nhập từ hoạt động dạy nghề dành riêng cho người dân tộc thiểu số, người tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng tệ nạn xã hội. Quy định này đảm bảo được yếu tố thu hút đầu tư nhưng trên thực tế một số doanh nghiệp đã “vận dụng” để tránh thuế thu nhập DN thông qua việc mượn hồ sơ, ký hợp đồng lao động và xin chứng của Sở Lao động thương binh xã hội.. 2.1.5.2. Nhân tố ảnh hưởng từ cơ quan thuế a.Trình độ đội ngũ cán bộ quản lý thuế Ngành thuế đang được cải cách và hiện đại hóa, đòi hỏi trình độ chuyên môn cũng như trình độ tin học của cán bộ công chức thuế ngày càng phải được nâng cao. -Năng lực, trình độ trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức ngành thuế phải đáp ứng được yêu cầu quản lý, phù hợp với nền kinh tế xã hội, tạo điều kiện cho quản lý thu thuế đạt hiệu quả cao; thể hiện ở những nội dung cơ bản sau: - Cán bộ thuế phải được đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên để đáp ứng yêu cầu của tình hình về chính sách thuế, nghiệp vụ quản lý các khoản thu, sắc thuế, hiện đại hóa quản lý thu bằng ứng dụng công nghệ thông tin. Cán bộ thuế phải có khả năng tuyên truyền giáo dục, tư vấn đối tượng nộp thuế thành thạo. Thái độ và phong cách ứng xử của cán bộ thuế tận tụy, công tâm, khách quan giữa quyền lợi của Nhà nước với quyền lợi của người nộp thuế. Cán bộ thuế phải là người bạn19đồng hành đáng tin cậy của các doanh nghiệp trong việc thực hiện các luật thuế. Phẩm chất cán bộ thuế tốt và phải được rèn luyện, tu dưỡng thường xuyên để không bắt tay với các doanh nghiệp vi phạm luật thuế. b.Cơ sở vật chất hệ thống phần mềm kỹ thuật phục vụ cho quản lý thuế Bên cạnh nhân tố con người, yếu tố cơ sở vật chất cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính hiệu quả trong quản lý thuế, đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thu thuế. Việc ứng dụng công nghệ thông tin sẽ giúp hoạt động quản lý thuế đạt mục tiêu giảm thời gian, tiết kiệm chi phí, đảm bảo hiệu quả trong giao dịch. Hoạt động này cần được thực hiện với các nội dung sau: - Xây dựng và cập nhật hệ thống số liệu lịch sử về doanh nghiệp một cách đầy đủ. Hệ thống quản lý được nối mạng toàn quốc và có sự đối chiếu thông tin một cách tự động. - Xây dựng phần mềm phân tích phục vụ cho công tác , kiểm tra như: phân loại đối tượng , kiểm tra; phân tích kê khai, phân tích báo cáo tài chí nh, đối chiếu hóa đơn... - Kết nối với hệ thống thông tin trong nội bộ ngành và các ngành kinh tế có liên quan cũng như với các doanh nghiệp để cung cấp thông tin hỗ trợ lẫn nhau. 2.1.5.3. Từ phía người nộp thuế Ý thức của người nộp thuế: thể hiện các hành vi chấp hành pháp luật thuế của người nộp thuế như sự nhận thức, tinh thần trách nhiệm, tự giác của người nộp thuế với nghĩa vụ của mình. Điều này có vai trò đặc biệt quan trọng đối với công tác quản lý của cơ quan thuế, công tác tổ chức thu thuế góp phần nâng cao hiệu quả thu thuế, tiết kiệm chi phí về thời gian và tiền bạc. Nếu ý thức của người nộp thuế mà tốt thì người nộp thuế sẽ tự giác với tinh thần trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế cao của mình, hạn chế sự sai sót trong các khâu kê khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế đúng kì hạn, cơ quan thuế không cần phải thực hiện các biện pháp như cưỡng chế thuế, hiệu quả công tác quản lý thu thuế sẽ được tăng lên. Nếu ý thức người nộp thuế kém, xuất hiện những hành vi khai giảm thuế, kê khai không đúng tình hình thực tế nhằm giảm số thuế phải nộp bằng cách khai giảm doanh thu tính thuế, tăng chi phí hợp lý, khi đó công tác quản lý thuế sẽ tốn thời gian, chi phí và phải áp dụng20các biện pháp kiểm tra, thuế và cưỡng chế thuế. Chất lượng công tác quản lý thu thuế sẽ giảm xuống. Trình độ kế toán thuế và hiểu biết về chính sách thuế của người nộp thuế: Nhiều khi người nộp thuế có mong muốn thực hiện đúng nghĩa vụ thuế của mình nhưng do trình độ của kế toán của doanh nghiệp vừa và nhỏ còn có hạn, sự hiểu biết về các chính sách thuế còn hạn chế nên còn xẩy ra sai sót không đáng có nghĩa vụ nộp thuế của mình như chậm nộp tờ kê khai thuế, nộp thuế hoặc vi phạm các hành vi vi phạm pháp luật thuế TNDN. Điều này là không mong muốn nhưng nó tác động xấu đến hiệu quả thực hiện quản lý thu thuế của cơ quan thuế, làm cho số lượng tờ khai thuế bị trả lại tăng, thời gian thực hiện thủ tục nộp thuế tăng lên, gia tăng hoạt động, kiểm tra thuế của cơ quan thuế và phạt vi phạm chính sách thuế, làm cho hiệu quả công tác quản lý thu thuế sẽ giảm xuống. Ngược lại, nếu trình độ kế toán thuế và hiểu biết chính sách thuế, đạo đức của kế toán doanh nghiệp và chủ doanh nghiệp mà tốt thì các hành vi trên sẽ không phát sinh, hiệu quả công tác quản lý thu thuế sẽ cao. Ngoài các nhân tố trên, công tác quản lý thu thuế còn chịu tác động của các nhân tố môi trường bên ngoài như: + Môi trường kinh tế: Các yếu tố thuộc môi trường kinh tế được xem xét trên các chỉ tiêu chung của nền kinh tế như tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu người, lạm phát, thị trường lao động, hàng hóa và vốn… + Môi trường xã hội: Các yếu tố thuộc môi trường xã hội như là yếu tố về tập quán, truyền thống, trình độ dân trí của cộng đồng dân cư, các giá trị xã hội, mật độ dân cư… + Kỹ thuật công nghệ: Phản ánh trình độ phát triển của khoa học công nghệ và việc áp dụng thành tựu khoa học công nghệ vào cuộc sống… Các nhân tố này là nhân tố bất khả kháng tác động đến công tác quản lý thu thuế của cơ quan thuế. Nó có thể tạo ra thúc đẩy tích cực hoặc tiêu cực đến công tác quản lý thu thuế trong từng thời kỳ, đặc biệt là công tác lập dự toán thu thuế, đến mức độ hoàn thành kế hoạch của cơ quan thuế.212.2 Cơ sở thực tiễn của quản lý thuế 2.2.1 Kinh nghiệm một số nước trong việc quản lý thuế 2.2.1.1. Một số mô hình quản lý thuế Bộ máy quản lý được tổ chức hợp lý, thực hiện đầy đủ các chức năng quản lý thì sẽ phát huy được tối đa hiệu lực, hiệu quả quản lý. Việc xác định cơ cấu tổ chức của bộ máy quản lý hay chính là mô hình tổ chức quản lý thuế phù hợp với thực tiễn góp phần phân bổ nguồn nhân lực một cách hợp lý, đảm bảo tính thống nhất, thực hiện đầy đủ, có hiệu quả các chức năng quản lý thuế. Chuyên gia Quỹ tiền tệ quốc tế đã tổng kết các mô hình và đánh giá ưu, nhược điểm của mỗi mô hình tổ chức quản lý thuế. Cụ thể như sau: Thứ nhất, mô hình tổ chức quản lý theo sắc thuế: Đây là mô hình trong đó, bộ máy quản lý thuế được tổ chức từng bộ phận riêng biệt để quản lý một số loại thuế cụ thể. Mô hình này có một số ưu điểm như: tạo điều kiện chuyên sâu trong quản lý, cho phép các phòng tự phát triển các chương trình chuyên sâu phù hợp nhất theo yêu cầu quản lý; phản ứng kịp thời với những thay đổi của luật thuế… Bên cạnh đó mô hình này có nhược điểm: chi phí quản lý cao, hiệu suất quản lý thấp vì các chức năng chồng chéo giữa các bộ phận; gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc hiểu và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế… Thứ hai, mô hình tổ chức bộ máy theo nhóm người nộp thuế: Theo mô hình này mỗi phòng/ ban chịu trách nhiệm cung cấp đầy đủ các dịch vụ và quản lý một nhóm doanh nghiệp nhất định. Việc phân loại doanh nghiệp được thực hiện theo quy mô, theo loại hình sản xuất kinh doanh... Ưu điểm của mô hình này là: Đáp ứng yêu cầu quản lý thuế phù hợp với đặc điểm của từng doanh nghiệp; Công tác quản lý được thực hiện theo những quy trình phù hợp nhằm nâng cao tính tự giác chính sách pháp luật thuế… Nhược điểm của mô hình này là: Không thể đáp ứng được yêu cầu quản lý khi số lượng và quy mô của doanh nghiệp ngày càng tăng lên; bộ máy quản lý cồng kềnh, chi phí quản lý cao; dễ xảy ra sự không thống nhất trong việc chỉ đạo thực hiện các luật thuế… Thứ ba, mô hình quản lý theo chức năng, là mô hình trong đó cơ quan quản lý thuế được tổ chức thành các bộ phận riêng rẽ để thực hiện mộ hoặc một số chức22năng. Mỗi phòng thực hiện một hoặc một số chức năng có quan hệ mật thiết với nhau để quản lý đối với tất cả các doanh nghiệp theo chức năng đã được phân công thực hiện. Mô hình này có ưu điểm là thích ứng với mọi sự thay đổi về chính sách thuế và doanh nghiệp; hiệu quản quản lý cao do công tác quản lý được chuyên môn hoá, chuyên sâu; giảm chi phí quản lý cho cơ quan thuế. Nhược điểm của mô hình này là chưa hoàn toàn thích ứng trong điều kiện trình độ hiểu biết pháp luật thuế và trình độ tự giác thực hiện nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp chưa cao. Thứ tư, mô hình quản lý thuế hỗn hợp: để phát huy những ưu điểm và khắc phục những tồn tại của các mô hình quản lý thuế trên các nước trên thế giới áp dụng mô hình quản lý thuế kết hợp các nguyên lý quản lý vừa theo chức năng vừa theo nhóm đối tượng và theo sắc thuế. Mô hình hỗn hợp thường được áp dụng ở các nước phát triển và đang phát triển trong điều kiện thực hiện cơ chế tự kê khai, tự tính thuế, tự nộp thuế. 2.2.1.2. Xu hướng quản lý thuế TNDN của các nước trên thế giới QLT ở Anh: Năm 1996, Cơ quan thu thuế nội địa Anh đã áp dụng cơ chế tự khai, tự nộp thuế. Trong đó công tác tuyên truyền hỗ trợ đóng vai trò quan trọng hàng đầu đểm đảm bảo sự thành công của cơ chế tự khai, tự nộp. Các chính sách tuyên truyền hỗ trợ luôn cọi trọng tính khách hàng đối với người nộp thuế. Cơ quan thuế Anh đã tiến hành nhiều hình thức hỗ trợ dịch vụ phong phú. Để tránh sai sót trong hướng dẫn kê khai, bộ phận dịch vụ hỗ trợ có một đội xử lý khiếu nại. Cơ quan thuế thường xuyên có các tổ kiểm tra chất lượng của các cuộc tư vấn thông qua đối chiếu với chính sách hoặc phỏng vấn trực tiếp những người đã được tư vấn qua điện thoại để biết chất lượng các câu trả lời của cán bộ thuế. Trong quản lý kê khai thuế, cơ quan thuế tiến hành nghiên cứu hành vi của từng đối tượng nộp thuế để hiểu được nguyên nhân vì sao các dối tượng không nộp tờ khai đúng hạn. Đối với hoạt động , kiểm tra cơ quan thuế cũng nâng cao hiệu quả chấp hành nghĩa vụ thuế thông qua việc áp dụng các phương pháp phân tích rủi ro tinh vi hơn. Tăng cường thu thập thông tin ở các cấp độ quốc gia và quốc tế; áp dụng các phương pháp khác nhau để lựa chọn các tờ khai để , kiểm tra.23QLT ở Hoa Kỳ: cơ quan thu nội địa Hoa Kỳ thực hiện chiến lược quản lý theo đối tượng là các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhỏ và những đối tượng làm công từ năm 2000. Cơ quan thuế Hoa Kỳ rất chú ý đến chiến lược quản lý nhỏ, chẳng hạn như việc khai thuế có thể thực hiện qua điện thoại. Với chiến lược quản lý thuế theo đối tượng đã cải thiện tỷ lệ tuân thủ tự nguyện do khách hàng thoả mãn ở mức độ rất cao đối với những hoạt động của cơ quan thuế. Đối với thuế, cơ quan thu nội địa Hoa Kỳ sử dụng phương pháp lựa chọn đối tượng có khác biệt nước. Việc lựa chọn đối tượng dựa trên những thông tin mà người nộp thuế khia trong bản khai thuế để xác định sự sai lệch trong kê khai của một người nộp thuế so với mức sai số trung bình của một nhóm người nộp thuế được lấy làm mẫu và từ đó thiế để chỉ số làm căn cứ thực hiện . QLT ở Úc: Từ năm 2000, cơ quan quản lý thuế Úc (ATO) đã xây dựng và thực hiện chiến lược quản lý thuế theo cấp độ tuân thủ pháp luật thuế của tất cả các khách hàng. ATO đã tập trung vào việc tìm hiểu nguyên nhân mà người nộp thuế tuân thủ hoặc không tuân thủ pháp luật thuế, từ đó xác định phương pháp quản lý đối xử tương ứng ở tất cả các chức năng như: hỗ trợ thuế, thuế, khởi kiện, xử phạt thuế. Ví như trong công tác tuyên truyền hỗ trợ ATO phát hành các ấn phẩm cho các đối tượng có hành vi tuân thủ khác nhau qua phân biệt màu sắc và nội dung ấn phẩm. 2.2.2 Kinh nghiệm quản lý thuế TNDN ở VN Trong những năm gần đây, số thu ngân sách tăng trưởng không ngừng, thuế trở thành nguồn thu chủ yếu, quan trọng nhất của Ngân sách Nhà nước. Đến năm 2010 số thu nội địa đã chiếm 92,6% tổng số thu ngân sách nhà nước, trong đó thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh chiếm 72,7% tổng thu ngân sách nhà nước; đã có 40 địa phương có số thu ngân sách trên 1000 tỷ đồng; 5/63 địa phương có số thu trên 10 ngàn tỷ đồng: Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai. Trong đó Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đang hiện hữu trở thành địa phương có số thu trên 100 ngàn tỷ đồng/năm . Việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ thu ngân sách với mức tăng trưởng khá trong thời kỳ đổi mới đã góp phần tích cực để Chính phủ không chỉ đảm bảo nhu cầu chi tiêu thường xuyên ngày càng tăng của ngân sách nhà nước mà còn dành một phần tích luỹ, trả nợ, đồng thời thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, khơi dậy24năng lực nội sinh của đất nước, góp phần thu hút vốn đầu tư nước ngoài, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” . Để quản lý công tác thu thuế tốt hơn, ngành đã tham mưu trình Bộ Tài chính, Chính phủ để trình Quốc hội ban hành Luật thuế Thu nhập cá nhân, Luật thuế tài nguyên, Luật Thuế bảo vệ môi trường… đồng thời kiến nghị sửa đổi, bổ sung: Luật thuế GTGT, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp… liên tục rà soát, bãi bỏ hoặc sửa đổi các loại phí, lệ phí không hợp lý khác. Nội dung các luật thuế mới được ban hành hoặc được sửa đổi, bổ sung đã giải quyết được những vướng mắc trong thực tiễn và đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế, tăng thu cho ngân sách nên đều phát huy tác dụng tốt, được xã hội cùng cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao. Ngành thuế đã xây dựng, trình các cấp có thẩm quyền ban hành Luật Quản lý thuế. Luật Quản lý thuế đã thống nhất được các quy định về quyền hạn và trách nhiệm của cả cơ quan quản lý thuế, người nộp thuế và các tổ chức, cá nhân có liên quan về quản lý thuế, khắc phục được các mâu thuẫn trong việc đăng ký, khai thuế, nộp thuế, xử lý vi phạm về thuế được quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau trước đây, vừa thuận lợi cho cơ quan thuế và người nộp thuế trong thực hiện vừa thể hiện tính thống nhất trong việc xử lý các hành vi vi phạm v.v... Luật Quản lý thuế cũng xác định phương thức quản lý thuế được chuyển hẳn sang cơ chế tự khai, tự tính và tự nộp nhằm đề cao ý thức tự giác của người nộp thuế trong thực hiện chính sách thuế vừa đảm bảo các luật thuế được thực hiện nghiêm minh, đảm bảo công bằng giữa những người nộp thuế với nhau và chống thất thu ngân sách. Việc quản lý của cơ quan thuế chuyển hẳn từ quản lý người nộp thuế sang quản lý theo mô hình chức năng của Luật thuế. Ngành thuế đã triển khai đồng bộ các chương trình, giải pháp đẩy mạnh cải cách hành chính thuế theo hướng xoá bỏ các thủ tục rườm rà, gây tốn kém về thời gian, tiền bạc của người nộp thuế, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho NNT tự giác thực hiện tốt các quy định của pháp luật thuế đồng thời tiết kiệm được chi phí và nguồn lực trong quản lý của cơ quan thuế, cụ thể: sửa đổi, bãi bỏ nhiều chỉ tiêu trùng lắp hoặc không cần thiết; đơn giản và công khai các thủ tục hành chính thuế (đăng ký25thuế, khai thuế, nộp thuế, miễn giảm thuế, hoàn thuế, mua hoá đơn); xây dựng quy chế một cửa và áp dụng thống nhất trong toàn quốc; nghiên cứu, đề xuất trình Chính phủ ban hành Nghị định 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 thay thế Nghị định 89/2002/NĐ-CP ngày 07/11/2002 về quản lý hoá đơn theo hướng tạo chủ động tối đa cho các doanh nghiệp trong việc in, phát hành và sử dụng hoá đơn, giảm tối đa sự phụ thuộc của các doanh nghiệp vào cơ quan thuế. Đặc biệt, thực hiện Đề án 30 của Chính phủ về đơn giản hoá các thủ tục hành chính, đến 2010 toàn ngành đã thực hiện rà soát thủ tục hành chính thuế hiện hành. Kiến nghị sửa đổi bổ sung 243 thủ tục; thay thế 4 thủ tục, bãi bỏ 11 thủ tục, giảm bớt chỉ tiêu kê khai, đơn giản hoá 76% thủ tục trong số thủ tục hành chính thuế đã công bố. Với kết quả như vậy, ước tính sẽ cắt giảm khoảng 36,1% chi phí tuân thủ chung cho xã hội về thực hiện các thủ tục hành chính thuế. Nghành thuế đã xây dựng hệ thống quy trình nghiệp vụ quản lý thuế, thực hiện thống nhất trên toàn quốc cho tất cả các chức năng quản lý thuế phù hợp với mô hình quản lý thuế theo chức năng và Luật Quản lý thuế như: thủ tục đăng ký thuế, kê khai và kế toán thuế, hoàn thuế, miễn giảm thuế, quản lý nợ, cưỡng chế, kiểm tra, , kiểm tra nội bộ... và nhiều quy chế quản lý nội bộ trong ngành. Hiện nay, Tổng cục Thuế vẫn đang tiếp tục tiếp thu và hoàn chỉnh các quy trình nhằm hiệu quả hơn cho công tác quản lý thuế. 2.2.3 Những bài học kinh nghiệm rút ra cho trong công tác quản lý thuế TNDN Nhiều kinh nghiệm trong quản lý thuế và cải cách quản lý thuế nêu trên có thể được tham khảo để vận dụng cho phù hợp với tình hình thực tế của Thành phố Bắc Ninh, đó là: Thứ nhất , Luật quản lý thuế đã chính thức có hiệu lực từ 1/7/2007 trong đó qui định chuyển sang cơ chế tự khai tự nộp thuế nó đã khẳng định được tính cần thiết và ưu việt trong điều kiện phát triển và hội nhập ngày nay, tạo cho doanh nghiệp có tính tự chủ, sử dụng công nghệ thông tin hiện đại, giảm chi phí cũng như tiết kiệm thời gian . Nhưng trên thực tế, cơ chế quản lý này chỉ thích hợp áp dụng với các doanh nghiệp có quy mô và điều kiện của doanh nghiệp có hệ thống kế toán chuyên nghiệp có trình độ chuyên môn cao. Trong khi đó khi đưa Luật quản lý thuế vào thực tiễn đòi hỏi phải áp dụng đại trà cho tất cả mọi Đối tượng nộp thuế . Do26vậy, trong quản lý thu, để đảm bảo tính hiệu quả cần phân loại đối tượng nộp thuế , sắc thuế để lựa chọn cách thức quản lý và có lộ trình cho phù hợp. Thứ hai, Chi cục thuế cần phải tiếp tục củng cố, hoàn thiện các cơ sở pháp lý, xây dựng các qui trình tổ chức quản lý thu thuế , xây dựng hệ thống luật thuế, tờ khai thuế rõ ràng, dễ hiểu, thu hẹp dần các trường hợp miễn giảm thuế; quy định rõ các trường hợp vi phạm và xử phạt vi phạm yêu cầu về thuế, xây dựng quy trình khiếu nại nhằm đảm bảo công bằng cho các Đối tượng nộp thuế ; quy định các biện pháp thu nợ, cưỡng chế thuế có hiệu lực và hiệu quả một cách cụ thể, rõ ràng. Thứ ba, cơ quan thuế cần chuyển đổi cơ cấu tổ chức, sắp xếp lại bộ máy theo chức năng chuyên sâu. Đồng thời, đẩy mạnh công tác đào tạo nâng cao trình độ cán bộ theo chức năng. Kiện toàn với lực lượng cán bộ đủ đảm đương công tác của ngành, thường xuyên kiểm tra tờ khai thuế để xác định kịp thời nghĩa vụ thuế của người nộp thuế. Công tác thuế tiếp tục thực hiện trên cơ sở thu thập, phân tích thông tin, phân loại rủi ro theo quy định của Luật Quản lý thuế. Thứ tư, tăng cường công tác tuyên truyền hỗ trợ và đẩy mạnh công tác , kiểm tra, nâng cao hiệu quả của hai công tác mang tính quyết định và quan trọng trong việc thực hiện pháp luật về quản lý thuế. Đổi mới quan niệm về quản lý thuế, trong mối quan hệ giữa cơ quan thuế và Đối tượng nộp thuế. Đây là mối tương tác hai chiều giữa cơ quan thuế và Đối tượng nộp thuế. Cơ quan thuế đại diện cho vai trò quản lý thuế của Nhà nước thực hiện các chức năng của mình. Có nhiệm vụ hướng dẫn, tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp thực hiện tốt nghĩa vụ thuế của mình. Còn các doanh nghiệp cũng thông qua mối tương tác với các cơ quan quản lý thuế điều chỉnh chính sách, nghiệp vụ sao cho phù hợp với những đòi hỏi của thực tế và tuân thủ pháp luật thuế. Thứ năm tăng cường sự phối kết hợp giữa cơ quan thuế và các cơ quan nhà nước để nhằm thực hiện nghiêm túc luật quản lý thuế, tăng tính răn đe đối với những trường hợp cố tình vi phạm pháp luật. Thứ sáu , tiếp tục nâng cao trình độ, đào tạo chuyên môn cho cán bộ thuế, nhất là cán bộ làm công tác kiểm tra, công tác kê khai, tin học. Nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi cán bộ trong chi cục273. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu. Thành phố Bắc Ninh được thành lập năm 2006, trên cơ sở nâng cấp và mở rộng thị xã Bắc Ninh, là trung tâm kinh tế chính trị văn hóa xã hội của tỉnh Bắc Ninh, có diện tích tự nhiên theo thống kê năm 2011 là 82,6 km2. Thành phố Bắc Ninh có địa hình của một vùng đồng bằng châu thổ, nằm ở bờ Nam sông Cầu. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, đất đai màu mỡ thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Số đơn vị hành chính thuộc Thành phố Bắc Ninh gồm 19 xã, phường với 113 thôn, khu phố và trên 200 cơ quan Đảng, Nhà nước, doanh nghiệp, trường học, bệnh viện, đơn vị lực lượng vũ trang đóng trên địa bàn. * Vị trí địa lý và cơ sở hạ tầng Thành phố Bắc Ninh có vị trí thuận lợi là đầu mối giao thông của các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Với vị trí cách trung tâm thủ đô Hà Nội 30 km, nằm trong quy hoạch vùng thủ đô, cách thành phố Bắc Giang 20 km về phía Đông Bắc, cách sân bay quốc tế Nội Bài 45 km và cách Hải Phòng 110 km. Phía Bắc giáp huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang; phía Đông giáp huyện Quế Võ, phía Nam giáp huyện Tiên Du, phía Tây giáp huyện Yên Phong, có tiềm năng về thương mại dịch vụ, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và truyền thống văn hoá lâu đời. Thành phố cũng là nơi tập trung nhiều nhà máy công nghiệp và là đầu mối giao thông của tỉnh. Quốc lộ 1 và đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn đi ngang qua địa bàn thành phố. Quốc lộ 18 từ Hà Nội đi Quảng Ninh cũng ngang qua thành phố Bắc Ninh. Ngoài ra còn có tuyến quốc lộ 18 từ Bắc Ninh đi Hưng Yên. Những năm gần đây, thành phố Bắc Ninh đã có những b ước phát triển vượt bậc, hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị được đầu tư tương đối hoàn chỉnh, đồng bộ theo cấu trúc của một đô thị hiện đại, đời sống nhân dân, trình độ dân trí ngày càng được nâng cao. Phấn đấu đến năm 2015 thành phố Bắc Ninh trở thành đô loại I. * Tình hình dân số lao động Theo thống kê năm 2011, dân số thành phố Bắc Ninh là gần 175 ngàn người Trong giai đoạn 2006 - 2012 mức tăng dân số cơ học ở thành phố Bắc Ninh khá cao.28Cùng với đó là tốc độ đô thị hóa diễn ra rất nhanh, nhiều diện tích đất nông nghiệp đã được chuyển đổi mục đích sử dụng sang xây dựng các công trình giao thông, khu đô thị, khu công nghiệp... Tình trạng lao động thiếu và không có việc làm đang là vấn đề nóng, tác động trực tiếp đến kết quả xóa đói, giảm nghèo và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Số lao động đang làm việc giai đoạn 2011 - 2013 được thể hiện qua bảng 3.1 Bảng 3.1 Lao động đang làm việc giai đoạn 2011 - 2013 Chỉ tiêu ĐVT Chia ra Tổng cộng Số lao động Lao động xuất khẩu 2011 Người 5.150 270 5.420 2012 Người 5.100 174 5.274 2013 Người 5.200 120 5.320 ( Nguồn: Niên giám thống kê) Từ năm 2011, thành phố Bắc Ninh đã triển khai Đề án Giải quyết việc làm cho người lao động, trong đó nổi bật là các biện pháp thiết thực, hiệu quả như dạy nghề, hỗ trợ vốn để sản xuất, kinh doanh, tìm nguồn tuyển dụng lao động, xuất khẩu lao động. Nhờ các biện pháp tích cực đó, hằng năm Thành phố Bắc Ninh đều thực hiện vượt chỉ tiêu về giải quyết việc làm: Năm 2011, giải quyết được 5.150 lao động, xuất khẩu 270 lao động, năm 2012, giải quyết được 5.100 lao động, xuất khẩu 184 lao động; năm 2013, mặc dù tình hình kinh tế gặp khá nhiều khó khăn song thành phố vẫn tạo việc làm cho 5.200 lao động, xuất khẩu 120 lao động. Tính đến cuối năm 2012, trên địa bàn TP đã có trên 1.000 DN thuộc các loại hình khác nhau hoạt động, thu hút trên 20.000 lao động, nhiều DN thu hút đến hàng nghìn lao động như: May Đáp Cầu, May Việt Hàn, Tập đoàn Dabaco, … Bên cạnh những kết quả khả quan, trong việc giải quyết việc làm ở thành phố Bắc Ninh còn một số khó khăn đó là: Vay vốn để sản xuất, kinh doanh và áp dụng nghề học còn gặp khó khăn, do nguồn vốn vay không đủ cho đầu tư. Thành phố chưa nắm bắt được nhu cầu tuyển dụng lao động của DN để liên kết, phối hợp trong tuyển dụng, đào tạo lao động cho các xã, phường sát với khả năng và đạt kết quả29hơn. Một số cơ sở dạy nghề trên địa bàn chất lượng đào tạo còn chưa cao, chưa theo kịp nhu cầu thị trường nên đào tạo ra không tìm được việc làm hoặc có làm song cũng không tồn tại được… * Tình hình phát triển kinh tế - xã hội Trong giai đoạn 2011 – 2013, kinh tế tăng trưởng ổn định và ở mức cao, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 16,37%; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng cao, GDP bình quân đầu người đạt 3.155 USD; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2,82%. Trong giai đoạn 2011 – 2013, tình hình nợ xấu tại các ngân hàng tăng cao, lượng hàng tồn kho lớn trong ngắn hạn chưa có biện pháp hữu hiệu để tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ các doanh nghiệp ổn định sản xuất kinh doanh... Một số mặt hàng có những biến động tăng giá như: xăng, dầu, vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng... đã tác động đến đời sống của cán bộ, nhân dân. Tuy nhiên các hoạt động thương mại trên địa bàn thành phố tương đối ổn định, lượng hàng hóa đa dạng và phong phú. * Tình hình Doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Bắc Ninh Năm 2013 mặc dù đã kiểm soát được lạm phát nhưng mức tăng trưởng kinh tế của Việt Nam phát triển rất thấp, tình trạng các DN ở Việt Nam nói chung cũng như của DN trên địa bàn Thành phố Bắc Ninh nói riêng còn gặp nhiều khó khăn trong nợ xấu và hàng tồn kho. Số DN trên địa bàn Thành phố Bắc Ninh đăng ký mới giảm cả về số lượng và tổng số vốn, trong khi đó, số lượng DN giải thể hoặc ngừng hoạt động lại tăng lên, Số lượng doanh nghiệp đăng ký mới giảm, trong khi số tạm ngừng hoạt động, giải thể và phá sản tăng. Một số loại hình DN thành lập mới giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2012, như DN tư nhân, Công ty cổ phần; Một số ngành có số doanh nghiệp tạm nghỉ kinh doanh có thời hạn và ngừng hoạt động tăng cao như kinh doanh bất động sản và xây dựng. Lạm phát cao, lãi suất vay tăng khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính, không có vốn để sản xuất kinh doanh, DN không có tiền để thanh toán các khoản nợ trong đó có tiền thuế. Số doanh nghiệp đang hoạt động của Thành phố Bắc Ninh so với các huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh nhiều hơn gấp hai đến ba lần, ta có thể thấy số doanh nghiệp đang hoạt động phân theo đơn vị hành chính được thể hiện qua bảng 3.230Bảng 3.2 Doanh nghiệp đang hoạt động theo đơn vị hành chính tỉnh Bắc Ninh giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013 Doanh nghiệp Năm 2011 2012 2013 Tổng số 3.521 3.836 4208 Bắc Ninh 1165 1240 1346 Từ Sơn 620 712 791 Yên Phong 305 340 377 Quế Võ 322 352 391 Tiên Du 441 499 554 Thuận Thành 240 250 278 Gia Bình 173 187 208 Lương Tài 255 256 263 ( Nguồn: Niên giám thống kê) 3.2. Phương pháp nghiên cứu. 3.2.1 Phương pháp tiếp cận Tiếp cận từ trên xuống: thực hiện đồng thời cách tiếp cận từ dưới lên để tạo tính khả thi, chi tiết và cách tiếp cận từ trên xuống để đảm bảo tính vĩ mô, bao quát của chính sách. Tiếp cận hệ thống: Cách tiếp cận này dựa trên những phân tích, đánh giá mối quan hệ biện chứng giữa tổ chức cá nhân trong công tác kê khai nộp thuế và kiểm tra thuế trong từng vùng với điều kiện kinh tế xã hội cụ thể, nhằm giải quyết tốt công tác thu nộp thuế, khai thác hợp lý nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế xã hội. 3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin - Thông tin thứ cấp: Thu thập các tài liệu trong ngành như các sách, báo, tạp chí chuyên ngành, các tài liệu truyền thông đại chúng, các báo cáo chuyên ngành. Sau đó tiến hành phân tích tài liệu theo chuyên môn, theo nội dung nghiên cứu.31Bảng 3.3: Thu thập số liệu thứ cấp Các thông tin cần thu thập Nguồn lấy thông tin Phương pháp Thực trạng công tác quản lý thuế thu nhập DN Đội Dự toán – Thu khác và Tuyên truyền hỗ trợ Thu thập thông qua báo cáo tổng kết hàng năm Kết quả thực hiện quản lý thuế thu nhập DN theo quy trình ngành thuế Các đội chức năng có liên quan: kiểm tra, Đội Dự toán – Thu khác và Tuyên truyền hỗ trợ; Kê khai kế toán thuế-Tin học; Quản lý nợ Thu thập thông tin qua các báo cáo chuyên đề hàng năm Số lượng – phân loại doanh nghiệp, kết quả thu ngân sách theo sắc thuế, theo loại hình doanh nghiệp Đội kê khai kế toán thuế; Đội Dự toán – Thu khác và Tuyên truyền hỗ trợ Thu thập thông tin qua các báo cáo tháng, quý năm; Khai thác từ phần mềm quản lý thuế Các giải pháp quản lý thuế thu nhập DN đã thực hiện Các đội chức năng có liên quan: kiểm tra, Đội Dự toán – Thu khác và Tuyên truyền hỗ trợ; Kê khai kế toán thuế-Tin học; Quản lý nợ Thu thập thông tin qua các báo cáo chuyên đề hàng năm; Thông báo kết quả giao ban hàng tháng. - Thông tin sơ cấp: + Thực hiện điều tra 110 doanh nghiệp đăng ký kê khai nộp thuế tại Chi cục Thuế thành phố Bắc Ninh, trong đó: 30 phiếu DN tư nhân, 45 phiếu Công ty TNHH, 25 phiếu Công ty CP, phiếu 10 Hợp tác xã. Những doanh nghiệp này có thể đại diện cho từng vùng và cho thành phố, được lựa chọn đại diện ở các ngành nghề kinh doanh: sản xuất, thương mại, dịch vụ,... đồng thời các doanh nghiệp sẽ được điều tra ở các nhóm phường, xã khác nhau trên địa bàn thành phố Bắc Ninh đảm bảo đại diện được tính toàn diện của địa bàn trên thành phố... + Thực hiện điều tra 20 cán bộ thuế tại Chi cục thuế thành phố Bắc Ninh.32Bảng 3.4: Phân bổ mẫu điều tra thực tế Đối tượng điều tra Nguồn lấy thông tin Tổng số DN trên địa bàn (n) Số lượng DN và CBT được điều tra (n) Phương pháp DN tư nhân Doanh nghiệp được lựa chọn ngẫu nhiên 135 30 Phỏng vấn trực tiếp thông qua dùng bảng biểu, phiếu điều tra được chuẩn bị sẵn Công ty TNHH Doanh nghiệp được lựa chọn ngẫu nhiên 1090 45 Phỏng vấn trực tiếp thông qua dùng bảng biểu, phiếu điều tra được chuẩn bị sẵn Công ty CP Doanh nghiệp được lựa chọn ngẫu nhiên 359 25 Phỏng vấn trực tiếp thông qua dùng bảng biểu, phiếu điều tra được chuẩn bị sẵn Hợp tác xã Doanh nghiệp được lựa chọn ngẫu nhiên 13 10 Phỏng vấn trực tiếp thông qua dùng bảng biểu, phiếu điều tra được chuẩn bị sẵn Cán bộ thuế Tại Chi cục Thuế thành phố Bắc Ninh 74 20 Phỏng vấn trực tiếp thông qua dùng bảng biểu, phiếu điều tra được chuẩn bị sẵn 3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu Toàn bộ số liệu sơ cấp, thứ cấp thu thập được được xử lý bằng các hàm sẵn có trên Mircosoft excel.333.2.4. Phương pháp phân tích tài liệu - Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này sử dụng các chỉ tiêu phân tích như số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân và phương pháp phân tổ để phân tích, đánh giá vai trò của các phòng chức năng trong việc quản lý thuế; cũng như những khó khăn, hạn chế đối với vai trò của phòng chức năng trong quản lý thuế - Phương pháp phân tích so sánh: So sánh định lượng: Dùng để phân tích sự diễn tiến của sự việc theo thời gian, cụ thể trong trường đề tài này chúng tôi sử dụng để đánh giá sự thay đổi về số lượng doanh nghiệp, cơ cấu doanh nghiệp, số thu, kết quả chấp hành thủ tục hành chính thuế của doanh nghiệp. So sánh định tính: Sử dụng những chỉ tiêu về mặt xã hội và môi trường để đánh giá. Trong đề tài này chúng tôi sử dụng để đánh giá những thay đổi của chính sách thuế, môi trường kinh doanh tới việc chấp hành chính sách thuế của doanh nghiệp, và việc thực hiện quy trình quản lý thuế của cơ quan thuế Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo: Trong đề tài này chúng tôi sử dụng phương pháp này để tìm ra nguyên nhân của việc chưa chấp hành thủ tục hành chính thuế của doanh nghiệp, và tham khảo các giải pháp tăng cường quản lý thuế của doanh nghiệp. 3.2.5 Chỉ tiêu phân tích về quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp * Các chỉ tiêu đánh giá nghĩa vụ đăng ký thuế . - Số lượng đăng ký thuế: Là chỉ tiêu số tuyệt đối thời kỳ, phản ánh số lượng người nộp thuế đã đăng ký nộp thuế trong năm. Chỉ tiêu cho thấy quy mô người nộp thuế đăng ký thuế. - Tỷ lệ đăng ký thuế (%): Là chỉ tiêu số tương đối phản ánh tỷ lệ NNT đã thực hiện nghĩa vụ đăng ký mã số thuế trong năm so với tổng số NNT phải đăng ký thuế . Chỉ tiêu càng tiến đến 100 thì tính tuân thủ Pháp luật càng tốt. Tỷ lệ đăng ký thuế (%) = Số NNT đã đăng ký thuế X 100 Số NNT phải đăng ký thuế34- Đăng ký thay đổi thông tin: là chỉ tiêu số tuyệt đối thời kỳ, phản ánh số lượng NNT đã đăng ký thay đổi thông tin trong 1 năm. Chỉ tiêu cho thấy quy mô NNT đăng ký thay đổi thông tin. - Tỷ lệ đăng ký thay đổi thông tin: là chỉ tiêu số tương đối phản ánh tỷ lệ NNT đã thực hiện nghĩa vụ đăng ký thay đổi thông tin trong năm so với tổng số lượt NNT phải đăng ký thay đổi. Chỉ tiêu càng tiến đến 100 thì tính tuân thủ Pháp luật càng tốt. Tỷ lệ đăng ký thay Số lượt NNT đã đăng ký thay đổi thông tin đổi thông tin = x 100 Số lượt NNT phải đăng ký thay đổi * Các chỉ tiêu đánh giá tính tuân thủ nghĩa vụ khai thuế. Các chỉ tiêu này chỉ tính đối với thuế GTGT và thuế TNDN là hai sắc thuế mà NNT có nghĩa vụ phải khai thường xuyên. - Tỷ lệ nộp hồ sơ khai thuế ( %) : Là chỉ tiêu số tương đối phản ánh tỷ lệ hồ sơ khai thuế đã được NNT nộp trong một năm so với tổng số hồ sơ khai thuế phải nộp.Chỉ tiêu càng tiến đến 100 thì tính tuân thủ Pháp luật càng tốt. Tỷ lệ nộp hồ sơ Số hồ sơ cơ quan thuế nhận được khai thuế = x 100 Tổng số hồ sơ khai thuế phải nộp - Số hồ sơ khai thuế đã nộp : Là chỉ tiêu số tuyệt đối thời kỳ phản ánh tổng số hồ sơ khai thuế đã nhận được trong một năm .Chỉ tiêu cho thấy quy mô NNT NNT thực hiện nghĩa vụ khai thuế. - Tỷ lệ nộp hồ sơ khai thuế quá hạn (%) : Là chỉ tiêu số tương đối phản ánh tỷ lệ hồ sơ khai thuế đã được NNT nộp trong một năm so với tổng số hồ sơ khai thuế phải nộp. Chỉ tiêu càng tiến đến 100 thì tính tuân thủ Pháp luật càng tốt. Tỷ lệ hồ sơ khai Số hồ sơ khai thuế nộp quá hạn thuế nộp quá hạn = x 100 Tổng số hồ sơ cơ quan thuế nhận được - Số hồ sơ khai thuế nộp quá hạn : Là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh tổng số hồ sơ khai thuế NNT nộp quá hạn trong một năm so với tổng số hồ sơ khai thuế phải nộp. Chỉ tiêu phản ánh qui mô NNT nộp hồ sơ khai thuế quá hạn quy định.35*Các chỉ tiêu đánh giá nghĩa vụ cung cấp thông tin. - Số thuế truy thu bình quân (triệu đồng ): Là số thuế truy thu bình quân qua hoạt động kiểm tra. Số thuế truy thu càng thấp thì tính tuân thủ càng tốt. Chỉ tiêu được tính theo phương pháp tính bình quân số học giản đơn. - Tỷ lệ hồ sơ phải điều chỉnh( %): là tỷ lệ so sánh giữa số hồ sơ khai thuế phải điều chỉnh số liệu với tổng số hồ sơ khai thuế đã nộp trong năm. Tỷ lệ điều chỉnh càng thấp thì tính tuân thủ càng tốt. Tỷ lệ hồ sơ Số hồ sơ phải điều chỉnh phải điều chỉnh = x 100 Tổng số hồ sơ khai thuế nộp364. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Thực trạng công tác quản lý thuế thu nhập Doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Bắc Ninh 4.1.1 Cơ cấu tổ chức của Chi cục thuế thành phố Bắc Ninh Chi cục thuế Thị xã Bắc Ninh được thành lập theo quyết định số 315TC/QĐ-TCCB ngày 21/8/1990 về việc thành Chi cục Thuế thị xã Bắc Ninh, QĐ số 1470/QĐ-BTC ngày 28/3/2006 về việc việc đổi tên Chi cục Thuế thị xã Bắc Ninh thành Chi cục thuế TP Bắc Ninh nay là Chi cục thuế TP Bắc Ninh. Tổng Cục thuế quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu bộ máy của Chi cục thuế theo quyết định 503/QĐ-TCT ngày 29/3/2010: Chi cục Thuế thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo qui định của Luật Quản lý thuế, các luật thuế, các qui định pháp luật khác có liên quan và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây: Tổ chức triển khai thực hiện thống nhất các văn bản qui phạm pháp luật về thuế; quy trình, biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế trên địa bàn; Tổ chức thực hiện dự toán thu thuế hàng năm được giao; tổng hợp, phân tích, đánh giá công tác quản lý thuế; tham mưu với cấp uỷ, chính quyền địa phương về công tác lập và chấp hành dự toán thu ngân sách Nhà nước, về công tác quản lý thuế trên địa bàn; phối hợp chặt chẽ với các ngành, cơ quan, đơn vị liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao; Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích chính sách thuế của Nhà nước; hỗ trợ người nộp thuế trên địa bàn thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật. Kiến nghị với Cục trưởng Cục Thuế những vấn đề vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, các quy trình chuyên môn nghiệp vụ, các quy định quản lý nội bộ và những vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết của Chi cục Thuế. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế: đăng ký thuế, cấp mã số thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, tính thuế, nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, xoá nợ thuế, tiền phạt, lập sổ thuế, thông báo thuế, phát hành các lệnh thu thuế và thu khác theo qui định của pháp luật37thuế và các quy định, quy trình, biện pháp nghiệp vụ của ngành; đôn đốc người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước. Quản lý thông tin về người nộp thuế; xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin về người nộp thuế trên địa bàn; kiểm tra, giám sát việc kê khai thuế, hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, nộp thuế, quyết toán thuế và chấp hành chính sách, pháp luật thuế đối với người nộp thuế và các tổ chức, cá nhân được uỷ nhiệm thu thuế theo phân cấp và thẩm quyền quản lý của Chi cục trưởng Chi cục Thuế; Quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định miễn, giảm, hoàn thuế, gia hạn thời hạn khai thuế, gia hạn thời hạn nộp tiền thuế, truy thu tiền thuế, xoá nợ tiền thuế, miễn xử phạt tiền thuế theo quy định của pháp luật; Được quyền yêu cầu người nộp thuế, các cơ quan Nhà nước, các tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác quản lý thu thuế; đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các tổ chức, cá nhân không thực hiện trách nhiệm trong việc phối hợp với cơ quan thuế để thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước; Được quyền ấn định thuế, thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo quy định của pháp luật; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về hành vi vi phạm pháp luật thuế của người nộp thuế; Bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế do lỗi của cơ quan thuế, theo quy định của pháp luật; giữ bí mật thông tin của người nộp thuế; xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế theo quy định của pháp luật; Tổ chức thực hiện thống kê, kế toán thuế, quản lý biên lai, ấn chỉ thuế; lập báo cáo về tình hình kết quả thu thuế và báo cáo khác phục vụ cho việc chỉ đạo, điều hành của cơ quan cấp trên, của Uỷ ban nhân dân đồng cấp và các cơ quan có liên quan; tổng kết, đánh giá tình hình và kết quả công tác của Chi cục Thuế. Tổ chức thực hiện kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế và khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc thi hành công vụ của công chức, viên chức thuế thuộc thẩm quyền quản lý của Chi cục trưởng Chi cục Thuế theo quy định của pháp luật. Xử lý vi phạm hành chính về thuế, lập hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền khởi tố các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật thuế theo quy định của Luật quản lý thuế và pháp luật khác có liên quan.38Giám định để xác định số thuế phải nộp của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thực hiện nhiệm vụ cải cách hệ thống thuế theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, công khai hoá thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ quản lý thuế và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi phục vụ cho người nộp thuế thực hiện chính sách, pháp luật về thuế. Tổ chức tiếp nhận và triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ thông tin và phương pháp quản lý hiện đại vào các hoạt động của Chi cục Thuế. Quản lý bộ máy, biên chế, lao động; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức của Chi cục Thuế theo quy định của Nhà nước và của ngành thuế. Quản lý kinh phí, tài sản được giao, lưu giữ hồ sơ, tài liệu, ấn chỉ thuế theo quy định của pháp luật và của ngành. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục Thuế giao. Về cơ cấu tổ chức bộ máy của Chi cục, ban đầu Chi cục thuế có 6 Đội chức năng trên văn phòng và 9 đội thuế liên phường xã. Thực hiện công văn số 1670/CT-TCCB của Cục thuế Tỉnh Bắc Ninh ngày 21/6/2011 để đảm bảo sự phù hợp và hiệu quả, đến nay Chi cục thuế TP đã hoàn thiện hơn với mô hình tổ chức như sau: Sơ đồ 4.1: Bộ máy tổ chức Chi cục Thuế Thành phố Bắc Ninh (Nguồn: Đội HCTVNSQT-Ấn chỉ- Chi cục thuế Thành phố Bắc Ninh) Phó Chi cục trưởng Chi cục trưởng Phó Chi cục trưởng Đội quản lý lệ phí Trước bạ và Thu nhập cá nhân Đội kê khai kế toán thuế Đội Dự toán – Thu khác và Tuyên truyền hỗ trợ Đội kiểm tra thuế Đội Quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế Các Đội thuế liên phường xã (5 Đội thuế) Đội HCTVN SQT-Ấn chỉ39- Lãnh đạo Chi cục Thuế TP Bắc Ninh bao gồm Chi cục trưởng và hai Phó Chi cục trưởng; Chi cục trưởng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục Thuế và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Chi cục Thuế trên địa bàn; Phó Chi cục trưởng chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách. - Đội Hành chính - Nhân sự - Tài vụ - Ấn chỉ: Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ; công tác quản lý nhân sự; quản lý tài chính, quản trị; quản lý ấn chỉ trong nội bộ Chi cục Thuế quản lý. - Đội Dự toán – Thu khác và Tuyên truyền hỗ trợ: Giúp Chi Cục trưởng Chi cục Thuế xây dựng và tổ chức thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước được giao của Chi cục Thuế; quản lý thu phí, lệ phí, tiền cấp quyền sử dụng đất, các khoản đấu giá về đất, tài sản, tiền thuê đất, thuế tài sản (sau này) và các khoản thu khác phát sinh trên địa bàn thuộc phạm vi Chi cục Thuế quản lý; thực hiện công tác tuyên truyền về chính sách pháp luật thuế; hỗ trợ người nộp thuế trong phạm vi Chi cục Thuế quản lý. - Đội Kê khai - Kế toán thuế và Tin học: Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác đăng ký thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, kế toán thuế, thống kê thuế theo phân cấp quản lý; quản lý và vận hành hệ thống trang thiết bị tin học; triển khai, cài đặt, hướng dẫn sử dụng các phần mềm ứng dụng tin học phục vụ công tác quản lý thuế. - Đội Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế: Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác quản lý nợ thuế, cưỡng chế thu tiền thuế nợ, tiền phạt đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế. - Đội Quản lý thuế TNCN và lệ phí trước bạ: Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế thu nhập cá nhân; chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thu thuế thu nhập cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế; quản lý thu lệ phí trước bạ, thuế chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn thuộc phạm vi Chi cục Thuế quản lý. - Đội Kiểm tra thuế: Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế; giải quyết tố cáo liên quan đến người nộp thuế; chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thu thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế.40- Đội thuế xã, phường: Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế quản lý thu thuế các tổ chức, cá nhân nộp thuế trên địa bàn xã, phường được phân công (bao gồm các hộ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp và dịch vụ, kể cả hộ nộp thuế thu nhập cá nhân; thuế nhà đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế tài nguyên ...). Với mô hình tổ chức bộ máy trên, số lượng CB công chức của Chi cục thuế Thành phố Bắc Ninh được phân công vào các đội để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao, có thể thấy số lượng cán bộ công chức qua bảng 4.1 Bảng 4.1 Số lượng cán bộ, công chức Chi cục thuế Thành phố Bắc Ninh năm 2013 STT Tên đội Số đội Số cán bộ ( người) 1 Đội HC – NS – TV – AC 1 7 2 Đội Dự toán – Thu khác và TTHT 1 6 3 Đội Kê khai – kế toán thuế và tin học 1 8 4 Đội QL nợ và cưỡng chế nợ thuế 1 5 5 Đội QL TNCN và lệ phí trước bạ 1 4 6 Đội Kiểm tra 1 10 7 Đội thuế xã phường 5 31 8 Lãnh đạo - 3 (Nguồn: Chi cục Thuế TP Bắc Ninh) Tính đến thời điểm 31/12/2013, toàn Chi cục Thuế TP Bắc Ninh có 74 cán bộ, công chức, trong đó tại Văn phòng Chi Cục Thuế có 43 cán bộ, bằng 58,1% tổng số cán bộ; ở các Đội Thuế phường, xã có 31 cán bộ, chiếm tỷ lệ 41,9% . Bảng 4.2: Trình độ học vấn của cán bộ Chi cục thuế TP. Bắc Ninh Chỉ tiêu Số cán bộ Trình độ học vấn Số người (%) Thạc sỹ Đại học Trung cấp Cán bộ công chức 72 97,3% 3 53 16 Cán bộ hợp đồng 2 2,7% 0 0 2 Tổng số 74 100% 3 53 18 (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2013 của Chi cục thuế TP. Bắc Ninh)41Tổng số cán bộ của chi cục thuế TP Bắc Ninh là: 74 người, trong biên chế là 72 người và 2 người là hợp đồng. Về trình độ học vấn: có 3 người trình độ thạc sỹ, 53 người tốt nghiệp đại học chiếm 95,2%, 18 người có bằng trung cấp chiếm 4,8%. Bảng 4.3: Thu nhập bình quân của cán bộ Chi cục thuế TP. Bắc Ninh Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2013 Cán bộ Người 74 Thu nhập bình quân /người Trđ/người/tháng 5 (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2013 của Chi cục thuế TP. Bắc Ninh) * Kết quả thu NSNN tại Chi cục thuế Thành phố Bắc Ninh trong những năm qua Trong những năm qua, Chi cục thuế TP. Bắc Ninh luôn nỗ lực cao trong việc khai thác triệt để các nguồn thu vào NSNN. Đặc biệt hai năm 2011, khi mà nền kinh tế gặp nhiều khó khăn. Bảng 4.4 Số thu ngân sách nhà nước Thành phố Bắc Ninh giai đoạn 2011 - 2013 ĐVT: Triệu đồng TT Chỉ tiêu 2011 2012 2013 So sánh (%) 2012/2011 2013/2012 1 Thuế khu vực NQD 82.167 87.144 88.379 106,1 101 2 Thuế TNCN 36.564 34.621 38.850 94,7 112 3 Thuế SDĐ PNN 8.820 7.878 8.101 89,3 102,8 4 Thuế bảo vệ MT - 523 - - - 5 Thu tiền sử dụng đất 155.519 149.250 131.959 96,0 88 6 Tiền thuê đất 1.956 2.652 2.063 135,6 78 7 Lệ phí trước bạ 55.142 54.758 66.838 99,3 122 8 Phí, lệ phí 5.957 6.815 7.466 114,4 110 9 Thu khác 955 877 671 91,8 77 Tổng 347.080 344.517 369.118 99,3 107 (Nguồn: Chi cục Thuế TP Bắc Ninh42Năm 2011- 2013 Chi cục thuế TP. Bắc Ninh đã hoàn thành số thu NSNN mà tỉnh và thành phố đã giao. Năm 2011, Chi cục đã thu vào NSNN trên 347 tỷ đồng, năm 2012, Chi cục đã thu vào NSNN trên 344 tỷ đồng, so với năm 2011 đạt 99,3%, năm 2013 chi cục thu vào NSNN 369 tỷ đồng, so với năm 2012 đạt 107%. Chi cục thuế đạt được kết quả cao như vậy là nhờ nỗ lực của toàn bộ cán bộ công chức tại Chi cục, biết khai thác triệt để nguồn thu vào NSNN. Chi cục thuế TP. Bắc Ninh không những chú trọng đến việc quản lý thu thuế tại các khu vực sản xuất kinh doanh, dịch vụ mà còn chú trọng nguồn thu từ đất. Năm 2010 là năm đầu tiên và có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo đà để thực hiện tốt các mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2010-2020 và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm giai đoạn 2011-2015. Do vậy, Chi cục thuế TP. Bắc Ninh quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ thu NSNN do ngành giao. Kết quả tổng hợp khảo sát, đánh giá của cán bộ thuế về cơ cấu tổ chức của ngành thuế cho thấy: 17/20 ý kiến cho rằng hợp lý, 3/20 ý kiến co rằng chưa hợp lý là do bộ phận làm trực tiếp còn ít. Sô liệu cụ thể ở bảng 4.5. Bảng 4.5 Bảng tổng hợp số lượng cán bộ thuế có ý kiến đánh giá về tổ chức bộ máy ngành thuế tại Chi cục thuế thành phố Bắc Ninh STT Nội dung điều tra n=20 Tỷ lệ % 1 Tổ chức bộ máy của ngành thuế phân công theo chức năng quản lý thuế hiện nay - Hợp lý -Chưa hợp lý 17 3 85 15 2 Tổ chức bộ máy của ngành thuế phân công theo chức năng quản lý chưa hợp lý vì -Bộ phận làm gián tiếp còn quá nhiều -Bộ phận làm trực tiếp quá ít Khác 3 15 Nguồn: Số liệu điềù tra434.1.2. Công tác đăng ký thuế Công tác đăng ký, cấp mã số thuế được quản lý thông qua số lượng doanh nghiệp được cấp mã số thuế mới và số lượng hồ sơ kê khai thuế hàng năm. Số lượng doanh nghiệp được cấp mã số thuế mới trên địa bàn thành phố Bắc Ninh giai đoạn 2011 - 2013 được thể hiện ở bảng 4.6. Trong giai đoạn 2011 – 2013, số lượng các doanh nghiệp được cấp mã số thuế mới có sự biến động không đồng đều cả về mặt thời gian lẫn trong từng loại hình doanh nghiệp. Đối với khu vực công ty TNHH, số lượng công ty được cấp mã số thuế mới trong năm 2012 tăng 6,7% so với năm 2011, năm 2013 tăng 34% so với năm 2012. Đối với khu vực công ty cổ phần, năm 2012 số lượng công ty được cấp mã số thuế mới giảm 17,2% so với năm 2011, và tiếp tục giảm thêm 22,3% vào năm 2013. Đối với khu vực doanh nghiệp tư nhân, số lượng doanh nghiệp được cấp mã số thuế mới trong năm 2012 giảm 30,3% so với năm 2011, và tiếp tục giảm 65,3% vào năm 2013. Bảng 4.6 Số lượng doanh nghiệp được cấp mã số thuế mới trên địa bàn Thành phố Bắc Ninh giai đoạn 2011 - 2013 ĐVT: Doanh nghiệp TT Loại hình DN 2011 2012 2013 So sánh (%) 2012/2011 2013/2012 1 Công ty TNHH 193 206 276 106,7 134 2 Công ty cổ phần 87 72 56 82,8 77,7 3 Doanh nghiệp tư nhân 33 23 8 69,7 34,7 4 Hợp tác xã 1 2 200 Cộng 314 303 340 96,5 112,2 (Nguồn: Chi cục thuế TP Bắc Ninh) Đồng thời tổng số doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Bắc Ninh được cấp mã số thuế mới trong giai đoạn 2011 – 2013 có xu hướng tăng giảm không đều. Năm 2012 có 303 doanh nghiệp được cấp mã số thuế, so với năm 2011 giảm 11 doanh nghiệp, tương ứng với 3,5%; năm 2013 có 340 doanh nghiệp được cấp mã số thuế, tăng 37 doanh nghiệp so với năm 2012, tương ứng với 12,2%.44Một trong những nguyên nhân dẫn đến số lượng các doanh nghiệp được cấp mã số thuế mới, hay đối tượng nộp thuế mới được thành lập, tăng giảm không đều qua các năm là do cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng đến hầu hết các ngành, các lĩnh vực kinh tế của nền kinh tế của Việt Nam nói chung, kinh tế của thành phố Bắc Ninh nói riêng. Kết quả tổng hợp khảo sát, đánh giá của NNT và cán bộ thuế về quy định đăng ký, cấp mã số thuế cho NNT hiện nay: Có 95/110 ý kiến của NNT cho rằng phù hợp. 13/20 ý kiến của cán bộ thuế cho rằng có phù hợp, còn 15/110 ý kiến NNT cho rằng không phù hợp, 7/20 ý kiến của cán bộ thuế là chưa phù hợp, bởi quy định về cấp đăng ký kinh doanh, mã số thuế còn quá dễ dẫn đến nhiều doanh nghiệp thành lập ra để làm việc bất chính, gây khó khăn cho cán bộ quản lý; người nộp thuế khi đăng ký kinh doanh, cấp mã số thuế thường khai không đầy đủ thông tin, khai không đúng dẫn đến khó khăn cho công tác quản lý. Được thể hiện ở bảng 4.7. Bảng 4.7 Bảng tổng hợp số lượng người nộp thuế, cán bộ thuế có ý kiến về nội dung đăng ký thuế, cấp mã số thuế tại Chi cục thuế thành phố Bắc Ninh STT N ội dung đánh giá Người nộp thu ế Cán bộ thu ế n=110 T ỷ l ệ (%) n=20 Tỷ l ệ (%) 1 Luật qu ản lý thu ế quy định vi ệc c ấp mã s ố thu ế cho ng ườ i nộp thu ế hi ện -Phù h ợp -Ch ưa phù h ợp 95 15 86,4 13,6 13 7 65 35 2 Quy định vi ệc c ấp mã s ố thu ế cho ng ười nộp thu ế ch ưa phù h ợp là vì ▢ Quy định v ề c ấp ĐKKD, mã s ố thu ế còn quá d ễ d ẫn đế n nhi ều DN thành l ập ra để làm vi ệc b ất chính, gây khó kh ăn cho cán b ộ qu ản lý. ▢ NNT khi đăng ký kinh doanh, mã s ố thu ế th ườ ng khai không đầy đủ thông tin, khai không đ úng d ẫn đế n khó kh ăn cho công tác qu ản lý ▢ Khác (nêu rõ).................. 9 5 8,2 5,5 2 5 10 25 Nguồn: Số liệu điều tra 2014454.1.3. Quản lý công tác tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế Tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế là nội dung quan trọng, là khâu đột phá của toàn bộ lộ trình cải cách và hiện đại hóa ngành thuế. Công tác này có tầm quan trọng đặc biệt, không những nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm và tính tự giác tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của ngành, mà còn tạo mối quan hệ gắn kết giữa cơ quan thuế và người nộp thuế. Nhận thức được tầm quan trọng của việc tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế, góp phần quan trọng vào thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của toàn ngành. Ngay từ đầu năm, Chi cục thuế Thành phố Bắc Ninh đã lên kế hoạch tuyên truyền từng tháng, từng quý và từng thời điểm. Công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật thuế triển khai tốt theo đúng kế hoạch, đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền trên cơ sở các kênh thông tin hiện có và tăng thêm thời lượng tuyên truyền. Chi cục thuế Thành phố đã phối hợp chặt chẽ với cơ quan báo Bắc Ninh, báo Bắc Ninh điện tử, đài truyền hình Bắc Ninh để đăng tải tin, các bài về chính sách thuế. Chi cục có các sơ đồ hướng dẫn về thủ tục hành chính thuế để tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng nộp thuế biết và thực hiện đúng, tránh sai sót. Hàng năm, đều xây dựng, sửa sang các panô, áp phích tuyên truyền về thuế tại các trục đường giao thông và địa điểm công cộng của thành phố với nội dung tuyên truyền về thuế có tính động viên, giáo dục cao. Năm 2013, Chi cục xây dựng 79 panô, 106 áp phích tuyên truyền pháp luật thuế. Cung cấp 1.200 cuốn tài liệu và cấp miễn phí hơn 2 nghìn ấn phẩm tuyên truyền về chính sách thuế. Về công tác hỗ trợ người nộp thuế, qua 3 năm 2011- 2013 Chi cục đã tổ chức thành công 31 cuộc đối thoại với trên 1.000 lượt doanh nghiệp, ghi nhận và trả lời 500 ý kiến vướng mắc, đóng góp về pháp luật thuế; 10 lượt tập huấn, toạ đàm về nghiệp vụ thuế; tập huấn chính sách thuế cho doanh nghiệp mới thành lập. Thực hiện tư vấn chính sách thuế trực tiếp tại cơ quan thuế trên 1.500 lượt người, bằng văn bản 45 lượt nhằm giải đáp những vướng mắc về chính sách thuế. Hỗ trợ hoạt động công tác đăng ký thuế và cấp mã số thuế là 957 hồ sơ, hồ sơ khai thuế, phí, báo cáo thuế là 20.115 hồ sơ.46Để từng bước đáp ứng yêu cầu hiện đại trong công tác quản lý thu thuế, Chi cục thuế Thành phố đã tổ chức tập huấn, hướng dẫn và cung cấp miễn phí phần mềm kê khai thuế theo công nghệ mã vạch hai chiều cho 100% doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố. Đồng thời, Chi cục luôn chú trọng nâng cao chất lượng hoạt động của bộ phận “một cửa” tại Chi cục Thuế. Đội tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế luôn chủ động phối hợp với Cục thuế Bắc Ninh và các sở, ban, ngành nghiên cứu tháo gỡ khó khăn vướng mắc về thủ tục hành chính có liên quan và các khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà Chi cục quản lý; Trang bị thêm máy tính, máy ảnh và các phương tiện vật chất khác để phục vụ công tác tuyên truyền được tốt hơn; cử cán bộ tham gia lớp tập huấn về nghiệp vụ viết báo, kỹ năng giao tiếp ứng xử do Cục thuế Bắc Ninh và Tổng cục Thuế tổ chức; tổ chức xây dựng và biên soạn Chuyên đề “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế trên địa bàn thành phố Bắc Ninh” để làm cẩm nang trong công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế đạt hiệu quả. Thời gian tới, Chi cục thuế Thành phố Bắc Ninh sẽ tiếp tục xây dựng kế hoạch tuyên truyền cụ thể trên cơ sở hướng dẫn của của Cục Thuế Bắc Ninh và Tổng cục Thuế sao cho phù hợp với từng thời điểm; tiếp tục duy trì chính sách, pháp luật thuế trong trường học; tập trung vào việc tuyên truyền các luật, chính sách thuế mới, chính sách sửa đổi bổ sung; đẩy mạnh chương trình cải cách và hiện đại ngành thuế giai đoạn 2011 - 2015 và đề án hiện đại hoá thu ngân sách Nhà nước, các văn bản hướng dẫn về hoá đơn, Luật sửa đổi bổ sung Luật Quản lý thuế... *Kết quả tổng hợp khảo sát, đánh giá của NNT về công tác hỗ trợ người nộp thuế cho thấy: -Khi chính sách thuế thay đổi ta thấy 19/110 ý kiến NNT tìm hiểu qua thông tin đại chúng, 76/110 ý kiến được cơ quan thuế tập huấn, có 15/110 ý kiến tự tìm hiểu. -Khi có vướng mắc về chính sách thuế 110/110 ý kiến có được cơ quan thuế hỗ trợ, giải đáp. -Khi tiếp xúc với cán bộ thuế có 79/110 ý kiến hài lòng về trình độ, năng lực, thái độ của cán bộ thuế, 31/110 ý kiến không hài lòng và cho rằng thái độ của cán bộ thuế còn chưa nhiệt tình.47*Kết quả tổng hợp khảo sát, đánh giá của cán bộ thuế về công tác hỗ trợ người nộp thuế cho thấy: 13/110 ý kiến cho rằng công tác tuyên truyền của ngành thuế hiện nay đạt hiểu quả, 7/110 ý kiến cho rằng công tác tuyên truyền của ngành thuế hiện nay không đạt hiểu quả và cần tổ chức hội nghi tập huấn cho người nộp thuế nhiều hơn nữa. Số liệu cụ thể ở bảng 4.8 Bảng 4.8 Bảng tổng hợp ý kiến đánh giá của NNT, cán bộ thuế về công tác hỗ trợ người nộp thuế tại Chi cục thuế thành phố Bắc Ninh STT Nội dung điều tra Người nộp thuế/cán bộ thuế Tỷ lệ A Dành cho người nộp thuế n=110 % 1 Khi chính sách thuế thay đổi NNT thường tìm hiểu qua - Qua thông tin đại chúng -Được cơ quan thuế tập huấn -Tự tìm hiểu 19 76 15 17,3 69,1 13,6 2 Khi có vướng mắc về chính sách thuế NNT có được cơ quan thuế hỗ trợ, giải đáp không Có Không 110 100 3 Khi tiếp xúc với cán bộ thuế thì NNT có hài lòng về trình độ, năng lực, thái độ của cán bộ thuế -Hài lòng -Không hài lòng Ý kiến khác Chưa nhiệt tình, khó tính 79 31 71,8 28,2 B Dành cho cán bộ thuế n=20 % 1 Công tác tuyên truyền của ngành thuế hiện nay -Đạt hiệu quả -Chưa đạt hiệu quả 13 7 65 35 2 Nếu chưa hiệu quả thì cơ quan thuế cần phải làm - Tăng cường tổ chức hội nghị tập huấn -Gửi văn bản mới cho người nộp thuế -Thông báo cho người nộp thuế tự tìm hiểu -Thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng loa đài truyền thanh của phường 7 35 Nguồn: Số liệu điềù tra484.1.4. Công tác kê khai thuế Cùng với việc cải cách thủ tục hành chính thu thuế trong cả nước, từ ngày 1/7/2007 Chi cục thuế Thành phố Bắc Ninh đã thực hiện việc tiếp nhận và giải quyết các thủ tục hành chính thuế theo cơ chế một cửa. Về thủ tục kê khai, nộp thuế đã được cải cách. Người nộp thuế thực hiện cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp. Chi cục thuế Thành phố tập trung thực hiện chức năng hỗ trợ người nộp thuế và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật của người nộp thuế. Ngoài việc hỗ trợ thông qua đội tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế, Chi cục thuế Thành phố còn cung cấp sách hướng dẫn và phần mềm hỗ trợ khai thuế miễn phí, ứng dụng công nghệ mã vạch hai chiều, tạo điều kiện cho người nộp thuế kê khai đúng, giảm bớt sai sót. Tuy nhiên, vẫn còn những doanh nghiệp thực hiện việc kê khai sai sót và gian lận. Về hồ sơ khai thuế, số lượng hồ sơ trên địa bàn thành phố Bắc Ninh trong giai đoạn 2011 – 2013 được thể hiện ở bảng 4.8 Năm 2012, số lượng tờ khai thuế tăng 28,6% so với năm 2011. Năm 2013, số lượng tờ khai thuế tăng thêm 155 hồ sơ, tương ứng với 10%. Về cơ bản các doanh nghiệp đã nộp hồ sơ khai thuế đúng hạn, tờ khai thuế có chất lượng. Số lượng tờ khai thuế tăng qua các năm là do các doanh nghiệp mới thành lập và đăng ký, kê khai theo đúng quy định. Bảng 4.9 Số lượng hồ sơ khai thuế trên địa bàn Thành phố Bắc Ninh giai đoạn 2011 - 2013 ĐVT: Doanh nghiệp TT Loại hình DN 2011 2012 2013 So sánh (%) 2012/2011 2013/2012 1 Công ty TNHH 810 1005 1090 124 108 2 Công ty cổ phần 284 301 359 106 119 3 Doanh nghiệp tư nhân 142 131 135 92 103 4 Hợp tác xã 7 10 13 144 130 Cộng 1.243 1.447 1597 128,6 110 (Nguồn: Chi cục Thuế TP Bắc Ninh)49Kết quả tổng hợp khảo sát, đánh giá về nội dung kê khai thuế: -Ưu điểm của cơ chế tự khai tự nộp NNT cho thấy: có 10/110 ý kiến cho rằng cơ chế tự khai tự nộp hiện nay là tiết kiệm được thời gian và chi phí hành chính; 20/110 ý kiến là rõ ràng và minh bạch; 80/110 chủ động cho người nộp thuế . Ý kiến của cán bộ thuế về ưu điểm của cơ chế tự khai tự nộp: Có 15/20 ý kiến cho rằng cơ chế tự khai tự nộp hiện nay là tiết kiệm được thời gian và chi phí hành chính, 5/20 ý kiến cho rằng chủ động cho người nộp thuế -Khó khăn gặp phải khi nộp thuế theo cơ chế tự khai tự nộp của NNT có 65/110 ý kiến không có hướng dẫn cụ thể, 40/110 ý kiến dễ bị nhầm lẫn, sai sót khi kê khai, 5/110 thủ tục hành chính phức tạp, thiếu tính linh hoạt. Thể hiện ở bảng 4.10. Bảng 4.10 Bảng tổng hợp số lượng cán bộ thuế, người nộp thuế có ý kiến đánh giá về nội dung kê khai thuế tại Chi cục thuế thành phố Bắc Ninh Nội dung Người nộp Cán bộ thuế Kết quả Tỷ lệ (%) Kết quả Tỷ lệ (%) 1. Ưu điểm của cơ chế tự khai tự nộp -Tiết kiệm thời gian và chi phí hành chính 10 9,1 15 75 -Rõ ràng minh bạch 20 18,2 -Chủ động cho người nộp thuế 80 72,7 5 25 -Ý kiến khác 2. Khó khăn g ặp ph ải khi n ộp thu ế theo c ơ ch ế t ự khai -Không có hướng dẫn cụ thể 65 59,1 -Thủ tục hành chính phức tạp, thiếu tính linh hoạt 40 36,4 -Dễ bị nhầm lẫn, sai sót khi kê khai 5 4,5 -Ý kiến khác Nguồn: Số liệu điều tra 2014 4.1.5. Quản lý công tác lập dự toán thu thuế thu nhập doanh nghiệp Lập dự toán thu thuế là một trong những khâu quan trọng giúp công tác thu thuế đạt hiệu quả. Hàng năm (thường vào tháng 9), Chi cục thuế Thành phố Bắc Ninh tiến hành xây dựng chương trình dự toán thu thuế cho năm sau. Trình tự xây dựng và giao dự toán thu thuế hàng năm như sau:50 Sơ đồ 4.2: Quy trình xây dựng và giao dự toán thu thuế TNDN Hàng quý, năm đội Dự toán – Thu khác và Tuyên truyền hỗ trợ tiến hành xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện công tác xây dựng dự toán thu của Chi cục. Để tiến hành xây dựng kế hoạch dự toán thu, đội Dự toán – Thu khác và Tuyên truyền hỗ trợ giao cho các đội xây dựng kế hoạch theo chức năng, nhiệm vụ của từng đội. Đối với xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện công tác xây dựng dự toán thu thuế thu nhập doanh nghiệp do đội kiểm tra phụ trách. Sau khi đã lập chương trình, kế hoạch dự toán thu Chi cục thuế Thành phố Bắc Ninh gửi lên Cục thuế Bắc Ninh. Căn cứ vào tình hình thực tế và kết quả phê duyệt của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Ninh, Cục thuế Tỉnh Bắc Ninh giao kế hoạch thu cho Chi cục thuế Thành phố Bắc Ninh. Đồng thời, UBND thành phố Bắc Ninh giao thêm kế hoạch cho Chi cục thuế Thành phố Bắc Ninh để Chi cục phấn đấu tốt hơn. Nhận kế hoạch thu từ Cục thuế Tỉnh Bắc Ninh, lãnh đạo Chi cục Thành phố giao cho đội Dự toán – Thu khác và Tuyên truyền hỗ trợ thực hiện việc phân bổ kế hoạch thu cho từng đội trên cơ sở cân đối nguồn, khả năng thu của từng đội. Trong những năm qua, Chi cục thuế TP Bắc Ninh đã tích cực thực hiện các giải pháp để hoàn thành kế hoạch được giao. Một số kết quả thực hiện kế hoạch thu thuế TNDN được thể hiện thông qua bảng 04.12 Cục thuế Bắc Ninh Chi cục thu ế Thành phố Bắc Ninh Đội Dự toán – Thu khác và Tuyên truyền hỗ trợ UBND Thành phố Bắc Ninh Đội kiểm tra51Bảng 4.11: Kết quả thực hiện kế hoạch thu thuế TNDN ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện Chênh lệch TH/KH Số tiền Tỷ lệ (%) 2011 Tổng 11.600 8.527 -3.073 73.5 Cty TNHH 7.563 5.225 -2.338 69 Cty CP 2.645 2.186 -459 83 DNTN 1.322 1.057 -265 80 HTX 70 59 -11 84 2012 Tổng 13.220 12.388,6 -831,4 93.7 Cty TNHH 9.175 9.216 41 109 Cty CP 2.750 2.245 -505 82 DNTN 1.203 905.6 -297,4 75 HTX 92 22 -70 24 2013 Tổng 15.670 19.558 3.888 125 Cty TNHH 10.687 12.764 2.077 119 Cty CP 3.526 4.615 1.089 131 DNTN 1.339 1.919 580 143 HTX 118 260 142 220 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của Chi cục thuế TP. Bắc Ninh) Qua bảng số liệu trên bảng 3.11, ta thấy việc hoàn thành kế hoạch thu thuế TNDN có nhiều biến động qua các năm: Năm 2011, trong bối cảnh nền kinh tế trong nước đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu, thực hiện Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội; Việc giảm, giãn thuế thu nhập doanh nghiệp được thực hiện. Những biến động khó lường của kinh tế đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động SXKD của các doanh nghiệp trên địa bản TP. Bắc Ninh nên công tác thu thuế TNDN cũng gặp nhiều khó khăn. Với sự chỉ đạo sát sao của Cục thuế và lãnh đạo Chi cục thuế52TP. Bắc Ninh đã không hoàn thành nhiệm vụ được giao. Thu được 8.527 triệu đồng thuế TNDN, giảm 3.073 triệu đồng tương ứng chỉ đạt 73,5% so với kế hoạch. Năm 2012, việc triển khai thực hiện nhiệm vụ thu thuế TNDN gặp rất nhiều khó khăn. Những tháng cuối năm, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, giá cả một số mặt hàng giảm mạnh, nhiều doanh nghiệp phải ngừng hoạt động. Do vậy, công tác thu thuế TNDN năm 2012 vẫn không hoàn thành kế hoạch đặt ra. Thuế TNDN thu được 12.388,6 triệu đồng, thấp hơn so với kế hoạch 831,4 triệu đồng tương ứng 6,3%. Năm 2013, sau các biện pháp điều hành vĩ mô và hỗ trợ sản xuất của Nhà nước. Các doanh nghiêp trên địa bàn TP. Bắc Ninh đã có sự tăng trưởng về quy mô, tổng doanh thu và có lợi nhuận. Đây là tiền đề để Chi cục thuế TP. Bắc Ninh đạt được và vượt kế hoạch công tác thu thuế TNDN đã đạt ra. Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ đóng góp của các Doanh nghiệp Nguồn: Chi cục Thuế thành phố Bắc Ninh Cụ thể, số thuế TNDN Chi cục thuế đã thu được năm 2013 là 19.558 triệu đồng, tăng 3.888 triệu đồng so với kế hoạch đặt ra tỷ lệ tăng là 25%. Trong đó, số thu thuế TNDN thực hiện do: Công ty TNHH đóng góp 12.764 triệu đồng chiếm tỷ trọng 61%, DNTN đóng góp 1.919 triệu đồng (tỷ trọng 9.8%), Công ty CP đóng góp 4.615 triệu đồng (tỷ trọng 23,5%), phần còn lại do hợp tác xã đóng góp. Như vậy, với số lượng DN tăng so với năm 2012 nên số thu thuế TNDN cũng tăng lên53so với thực hiện năm 2012 và so với kế hoạch năm 2013, chứng tỏ hiệu quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp trên địa bàn đã tăng lên, công tác quản lý thu thuế TNDN của Chi cục thuế đã đạt hiệu quả. 4.1.6. Quản lý thực hiện thủ tục miễn thuế, giảm thuế, giãn thuế thu nhập doanh nghiệp. Trong bối cảnh nền kinh tế trong nước đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Chính phủ đã đưa ra những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội; Việc giảm thuế, giãn thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục được thực hiện ngay trong quý IV năm 2011, năm 2012, giãn thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2013: a.Về công tác miễn giảm thuế TNDN, thực hiện Thông tư số 154/2011/TT, trong năm 2011: 1. Giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2011 nhỏ và vừa. 2. Giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2011 sử dụng nhiều lao động trong lĩnh vực sản xuất, gia công, chế biến: nông sản, lâm sản, thuỷ sản, dệt may, da giày, linh kiện điện tử; doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động trong lĩnh vực xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội. 3. Giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp phát sinh từ ngày 01 tháng 7 năm 2011 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2011 (số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp quý III/2011 và quý IV/2011) đối với thu nhập của hoạt động kinh doanh cung ứng suất ăn ca cho công nhân của doanh nghiệp có hoạt động cung ứng suất ăn. Chi cục thuế Thành phố Bắc Ninh đã tiếp nhận 280 hồ sơ kê khai miễn giảm thuế TNDN với tổng số thuế TNDN đề nghị miễn giảm là 1.191 tr đồng. b.Năm 2012 thực hiện Thông tư 140/2012/TT-BTC Hướng dẫn Nghị định số 60/2012/NĐ-CP ngày 30/07/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 29/2012/QH13 của Quốc hội về ban hành một số chính sách thuế: Một là, Quy định điều kiện về số vốn, số lao động bình quân năm, với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong nhiều lĩnh vực, doanh nghiệp là các công ty tổ chức theo mô hình công ty mẹ - công ty con mà công ty mẹ không phải là doanh nghiệp nhỏ và vừa nắm giữ trên 50% vốn chủ sở hữu của công ty con, doanh nghiệp sử54dụng nhiều lao động (bao gồm cả số lao động của chi nhánh và đơn vị trực thuộc) được giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2012 vừa và nhỏ. Hai là, quy định rõ ràng điều kiện áp dụng giảm thuế, miễn thuế và cách thức xác định, thủ tục kê khai số thuế thu nhập doanh nghiệp được giảm, miễn đối với thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp phát sinh năm 2012 đối với thu nhập của hoạt động cung ứng suất ăn ca cho công nhân của doanh nghiệp, tổ chức có hoạt động cung ứng suất ăn ca. Ba là, quy định cụ thể điều kiện miễn thuế khoán thuế giá trị gia tăng năm 2012 đối với hộ, cá nhân kinh doanh, miễn thuế giá trị gia tăng phải nộp phát sinh năm 2012 đối với hoạt động cung ứng suất ăn ca cho công nhân của doanh nghiệp, tổ chức (không bao gồm hoạt động cung ứng suất ăn cho doanh nghiệp vận tải, hàng không để phục vụ khách hàng, hoạt động kinh doanh khác) và cách thức xác định, thủ tục kê khai. Bốn là, quy định cụ thể đối tượng được miễn thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công và thu nhập từ kinh doanh (trừ cá nhân, hộ kinh doanh nhà trọ, phòng trọ; chăm sóc trông giữ trẻ; cung ứng suất ăn ca cho công nhân thuộc diện miễn thuế theo quy định tại Thông tư này) từ ngày 01 tháng 7 năm 2012 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2012 đến mức phải chịu thuế thu nhập cá nhân ở bậc 1 của Biểu thuế luỹ tiến từng phần quy định tại Điều 22 Luật Thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007. Miễn thuế khoán thuế thu nhập cá nhân từ ngày 01 tháng 01 năm 2012 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2012 đối với cá nhân, hộ kinh doanh cho công nhân, người lao động, sinh viên, học sinh thuê nhà trọ, phòng trọ; chăm sóc trông giữ trẻ; cung ứng suất ăn ca cho công nhân với điều kiện giữ ổn định mức giá cho thuê nhà trọ, phòng trọ; giá chăm sóc trông giữ trẻ; giá cung ứng suất ăn ca cho công nhân không cao hơn mức giá tháng 12 năm 2011. Quy định cách thức kê khai, khấu trừ thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công; đối với cá nhân, hộ dinh doanh và kê khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân.55Chi cục thuế TN Bắc Ninh đã tiếp nhận hồ sơ miễn thuế TNDN cho tổ chức cung ứng suất ăn ca cho công nhân, số lượng doanh nghiệp đủ điều kiện được miễn giảm là 337 đơn vị tương ứng với số tiền là 2.878 tr đồng. c.Thực hiện Thông tư số 16/2013/TT-BTC ngày 8/2/2013 hướng dẫn việc Gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2013. Doanh nghiệp thuộc đối tượng được gia hạn theo quy định tại Thông tư này phải lập Phụ lục số 1 (ban hành kèm theo Thông tư này) và gửi đến cơ quan Thuế quản lý trực tiếp kèm theo tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính hàng quý được gia hạn, trong đó xác định rõ: Trường hợp doanh nghiệp thuộc đối tượng được gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và số thuế thu nhập doanh nghiệp được gia hạn nộp thuế. Trong thời gian được gia hạn nộp thuế, doanh nghiệp không bị coi là vi phạm chậm nộp thuế và không bị phạt về hành vi chậm nộp tiền thuế đối với số thuế được gia hạn.Kết quả là có 967 đơn vị với số tiền thuế là 2.544 tr đồng được gia hạn chậm nộp. Số liệu cụ thể được thể hiện ở bảng 4.12 Bảng 4.12: Kết quả miễn thuế, giảm thuế, giãn thuế TNDN Diễn giải Năm ĐVT Miền, giảm thuế TNDN năm 2012 (theo TT140/2012/T T-BTC) Giảm thuế TNDN năm 2011 (theo TT154/2011/T T-BTC Gia hạn nộp thuế TNDN 2013 (theo T16/2013/T T-BTC) Số hồ sơ phát sinh thuế Hồ sơ 337 280 967 Số thuế phát sinh Tr.đg 2.878 1.119 2.544 (Nguồn: Chi cục thuế TP. Bắc Ninh) Ý kiến đánh giá của NNT về chính sách miến thuế, giảm thuế, giãn thuế TNDN cho người nộp thuế cho thấy 100% ý kiến của NNT và cán bộ thuế đánh giá là chính sách miễn thuế, giảm thuế, giãn thuế là phù hợp đối với NNT. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.1356Bảng 4.13 Tổng hợp số lượng cán bộ thuế, người nộp thuế có ý kiến về nội dung miễn thuế, giãn thuế, gia hạn nộp thuế tại Chi cục thuế thành phố Bắc Ninh Đơn vị tính: % Nội dung Người nộp thuế Cán bộ thuế n=110 Tỷ lệ % n=20 Tỷ lệ % Chính sách miễn thuế, giảm thuế, giãn thuế TNDN với người nộp thuế Phù hợp 110 100 20 100 Không phù hợp Ý kiến khác Nguồn: Số liệu điều tra 2014 4.1.7. Quản lý công tác quyết toán thuế Với cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp, đã nâng cao ý thức của đối tượng nộp thuế trong công tác quyết toán thuế. Đối tượng nộp thuế phải nộp cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc kết thúc năm tài chính. Đối với trường hợp cơ sở kinh doanh chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu (kể cả giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp Nhà nước), sáp nhập, chia tách, giải thể, phá sản thì thời gian nộp tờ khai quyết toán thuế trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày có quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Nếu quá thời hạn phải nộp hồ sơ khai thuế thì đối tượng nộp thuế sẽ phải chịu xử phạt đối với hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế so với thời hạn quy định được quy định tại mục B.I.3 của Thông tư số 61/2007/ TT – BTC ngày 14 tháng 06 năm 2007. Khi đối tượng nộp thuế nộp hồ sơ quyết toán thuế TNDN, tại các Đội chức năng phải triển khai các bước kiểm tra hồ sơ quyết toán thuế. Bước 1 : Đội tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế tiếp nhận hồ sơ quyết toán thuế TNDN tại phòng một cửa. Công chức thuế tiếp nhận hồ sơ, tiến hành kiểm tra ban đầu và đóng dấu chấp nhận. Bước 2: Hồ sơ quyết toán thuế TNDN sẽ được Đội tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế chuyển tới Đội kê khai – kế toán thuế và tin học. Đội kê khai – kế toán thuế và tin học nhập, kiểm tra dữ liệu và phân tích hồ sơ tại bàn, nếu thấy hồ sơ quyết toán thuế TNDN có sai sót và dấu hiệu nghi ngờ về việc quyết toán thuế thì57Đội kê khai – kế toán thuế và tin học yêu cầu doanh nghiệp giải trình, cung cấp số liệu bổ sung. Nếu có dấu hiệu gian lận thuế thì sẽ chuyển hồ sơ sang Đội kiểm tra. Năm 2013, trong tổng số 1.597 doanh nghiệp trên địa bàn có 1.589 DN nộp hồ sơ quyết toán thuế, còn lại 8 DN chưa thực hiện việc quyết toán thuế. Số doanh nghiệp nộp quyết toán thuế TNDN đúng thời hạn quy định là 1.462 doanh nghiệp (chiếm 91,5%), số doanh nghiệp nộp quyết toán chưa đúng thời hạn quy định là 135 doanh nghiệp (chiếm 8,5%). Biểu đồ 4.2: Số doanh nghiệp nộp quyết toán thuế TNDN Nguồn: Số liệu điều tra 2014 Trong giai đoạn 2011 – 2013 số doanh nghiệp quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh ra số thuế phải nộp có xu hướng tăng dần qua các năm. Nếu như năm 2011, số doanh nghiệp phát sinh tiền thuế là 514 đơn vị thì năm 2012 con số này là 546 đơn vị, tăng 6,2% và tiếp tục tăng thêm 14% lên đến 625 đơn vị vào năm 2013. Tương ứng với đó là số tiền thuế TNDN cũng tăng dần từ 5.369,9 triệu đồng vào năm 2011 lên 8.907,9 triệu đồng vào năm 2012 và đến 10.546,5 triệu đồng vào năm 2013. Bảng 4.14: Kết quả nộp hồ sơ quyết toán thuế TNDN Diễn giải Năm ĐVT 2011 2012 2013 So sánh (%) 2012/ 2011 2013/ 2012 Số hồ sơ phát sinh thuế Hồ sơ 514 546 625 106,2 114 Số thuế phát sinh Tr.đg 5.369,9 8.907,9 10.546,5 165,8 118,4 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của Chi cục thuế TP. Bắc Ninh)58Theo kết quả khảo sát, đánh giá của NNT và cán bộ thuế về nội dung quyết toán thuế TNDN cho thấy: -Quy định về mức thuế suất thuế TNDN đối với người nộp thuế: có 75/100 ý kiến NNT cho rằng thuế suất thuế TNDN phù hợp, 35/110 ý kiến của NNT cho rằng không phù hợp vì mức thuế quá cao; Có 20/20 ý kiến cán bộ thuế cho rằng thuế suất thuế TNDN là phù hợp. -Quy định về việc quyết toán thuế TNDN có 105/110 ý kiến của người nộp thuế cho rằng quy định về thuế suất thuế TNDN hiện nay là phù hợp, 5/110 ý kiến không phù hợp; 20/20 ý kiến của cán bộ thuế cho rằng việc quyết toán thuế TNDN hiện nay là phù hợp đối với người nộp thuế. Kết quả được thể hiện ở bảng: 4.11 Bảng 4.15 Bảng tổng hợp đánh giá của NNT, cán bộ thuế về nội dung quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế thành phố Bắc Ninh STT Nội dung điều tra Người nộp thuế Cán bộ thuế n=110 Tỷ lệ (%) n=20 Tỷ lệ (%) 1 Quy định về thuế suất thuế TNDN hiện nay Phù hợp 75 68,2 17 85 Không Phù hợp 35 31,8 3 15 2 Chưa phù hợp là vì Quá cao 35 31,8 Chưa rõ ràng Ý kiến khác: 3 Luật quản lý thuế quy định về việc quyết toán thuế TNDN đối với NNT Phù hợp 105 95,5 100 100 Không Phù hợp 5 5 Nguồn: Số liệu điều tra 2014594.1.8. Quản lý công tác kiểm tra thuế Ngay từ đầu năm, để hạn chế mức thấp nhất hiện tượng thất thu Ngân sách Nhà nước, Chi cục thuế TP. Bắc Ninh đã xây dựng kế hoạch kiểm tra thuế trình Cục thuế phê duyệt. Kế hoạch kiểm tra các doanh nghiệp được lập dựa trên việc phân tích, đánh giá, lựa chọn các cơ sở kinh doanh có rủi ro về thuế để lập danh sách phải kiểm tra như: Cơ sở kinh doanh có ý thức tuân thủ pháp luật về thuế thấp: - Nộp hồ sơ khai thuế thường không đầy đủ các tài liệu kèm theo . - Khai thuế hay sai sót không đúng với số thuế thực tế phải nộp, phải điều chỉnh nhiều lần; cơ quan Thuế đã nhiều lần nhắc nhở nhưng chậm khắc phục. - Vi phạm về hồ sơ khai thuế tháng, quý mà cơ quan Thuế phải ra Quyết định kiểm tra tại trụ sở cơ sở kinh doanh ít nhất 3 lần trong 1 năm. - Không nộp đầy đủ số thuế đã kê khai và nộp chậm kéo dài, thường xuyên có tình trạng nợ thuế. Có các dấu hiệu không bình thường về khai thuế so với tháng trước hoặc năm trước: - Có đột biến về doanh thu hoặc số thuế phải nộp tăng (+), giảm (-) trên 20%. Công tác kiểm tra thuế tại Chi cục được thực hiện theo đúng quy định của Luật quản lý thuế, các văn bản hướng dẫn dưới Luật và quy trình kiểm tra thuế ban hành kèm theo Quyết định số 528/QĐ-TCT ngày 29/5/2008 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế. Theo quy định tại Quyết định số 503/QĐ – TCT ngày 29 tháng 03 năm 2010 của Tổng cục thuế ban hành về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Chi cục thuế trực thuộc Cục thuế và chức năng, nhiệm vụ của các Đội thuế thuộc Chi cục thuế thì Chi cục thuế TP. Bắc Ninh không thực hiện chức năng thuế mà chỉ thực hiện kiểm tra thuế. Chi cục tổ chức kiểm tra đơn nghỉ, miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, việc kiểm tra thực hiện trên cơ sở phân tích tờ khai, qua đó đánh giá tình hình tuân thủ pháp luật về thuế của doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn quản lý, phân loại doanh nghiệp để lựa chọn đúng những đối tượng có dấu hiệu khai thiếu thuế, gian lận thuế. Tập trung kiểm tra việc sử dụng hoá đơn bất hợp pháp nhằm chiếm đoạt tiền thuế. Các Đội Kiểm tra thuế sử dụng dữ liệu kê khai thuế của người nộp thuế trong hệ thống cơ sở dữ liệu của ngành và những dữ liệu thông tin của người nộp thuế60chưa được nhập vào hệ thống dữ liệu của ngành (nếu có) để kiểm tra 100% các hồ sơ khai thuế; phân tích, đánh giá lựa chọn các cơ sở kinh doanh có rủi ro về việc kê khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế. Theo đó lựa chọn những cơ sở kinh doanh có rủi ro về thuế để yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu giải trình. Nếu người nộp thuế không cung cấp thông tin, giải trình số liệu trong hồ sơ khai thuế hoặc không giải trình được cơ quan thuế sẽ tiến hành kiểm tra trực tiếp tại trụ sở người nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế. Nhờ đẩy mạnh công tác kiểm tra xử lý các vi phạm về thuế đã góp phần răn đe, ngăn chặn các hành vi vi phạm, gian lận về thuế; trước tiên là ngăn chặn đẩy lùi tình trạng thành lập “doanh nghiệp ma” trên địa bàn thành phố để kinh doanh hoá đơn bất hợp pháp, kê khai khống một phần hoặc toàn bộ tiền thuế GTGT được khấu trừ, được hoàn để chiếm đoạt tiền thuế của NSNN. Theo Báo cáo kết quả năm 2011: Đã ra quyết định kiểm tra được 83 đơn vị, số đơn vị đã truy thu thuế và tiền phạt là 70 đơn vị, thu nộp vào NSNN: 1.920 triệu đồng. Trong tổng số 83 đơn vị thực hiện kiểm tra có 70 đơn vị có những hành vi vi phạm pháp luật thuế như: Các hành vi gian lận thuế làm tăng chi phí tính thuế TNDN của các doanh nghiệp rất đa dạng tương ứng theo các ngành nghề kinh doanh khác nhau. Đối với ngành xây dựng các doanh nghiệp không thực hiện phản ánh kịp thời các chi phí phát sinh khi thực hiện công trình. Doanh nghiệp trong quá trình hoạt động thường xuyên thiếu vốn, thường mua chịu các nguyên vật liệu đầu vào và không có hóa đơn hợp lý hợp lệ về các khoản chi phí. Khi công trình hoàn thành và quyết toán, lúc này doanh nghiệp mới thực hiện hoàn thiện các thủ tục, các hóa đơn phản ánh chi phí đã phát sinh. Mức giá và khối lượng nhập nguyên vật liệu thời điểm quyết toán thuế và thời điểm nhận hàng về là có sự khác nhau, điều này sẽ làm tăng chi phí chịu thuế TNDN. Ngoài ra, các công trình mà doanh nghiệp thực hiện rất đa dạng, cùng lúc thực hiện nhiều công trình khác nhau, nên khó bóc tách các khoản chi phí hợp lý hợp lệ và các hợp đồng lao động. Lợi dụng điều này doanh nghiệp tăng mức lương, tăng số lượng lao động thực hiện cho công trình, từ đó làm tăng chi phí chịu thuế TNDN thương mại, đặc biệt là các doanh nghiệp thực hiện kinh doanh thép trên địa bàn Thành phố Bắc Ninh, thường có các hành vi gian lận thuế như đối với nguyên vật liệu xuất kho, họ áp dụng theo phương pháp bình quân. Phương pháp61này phụ thuộc vào số lượng xuất nhập tồn nguyên vật liệu hàng tháng của doanh nghiệp, và hoạt động này diễn ra thường xuyên tại các thời điểm khác nhau, với các mức giá biến động trên thị trường nên cơ quan thuế thường khó quản lý. Lợi dụng điều này các doanh nghiệp áp dụng mức giá để tính giá vốn hàng bán cao nhất, từ đó làm tăng giá vốn hàng bán và tăng chi phí chịu thuế TNDN. Các doanh nghiệp còn thực hiện các hành vi gian lận thuế khác như khấu hao các tài sản để tính vào chi phí chịu thuế đối với các tài sản chưa và không phục vụ cho hoạt động sản xuất, ví dụ lấy chi phí khấu hao nhà ở vào chi phí hoạt động của doanh nghiệp khi doanh nghiệp dùng nhà ở làm văn phòng đại diện, các chi phí sinh hoạt của cá nhân khác như điện, nước, điện thoại cũng đưa vào chi phí chịu thuế của doanh nghiệp; thậm chí còn đưa các chi phí liên quan đến hoạt động thăm người ốm, hoạt động từ thiện vào chi phí chịu thuế. Điều này làm tăng chi phí chịu thuế và giảm số thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp. Các hành vi gian lận thuế bằng cách làm giảm doanh thu tính thuế TNDN cũng rất đa dạng. Thông thường là các hành vi như bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ không xuất hóa đơn bán hàng, hoặc bán hàng viết hóa đơn với giá trị thấp hơn một phần hoặc thấp hơn rất nhiều so với số tiền thực tế thu được. Điều này làm giảm doanh thu tính thuế và giảm thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp. Trong quá trình thực hiện kiểm tra thuế nếu cơ quan thuế phát hiện ra những hành vi vi phạm pháp luật thuế như các hành vi gian lận thuế TNDN nêu trên sẽ bị cơ quan thuế xử lý theo Luật quản lý thuế và nghị định số 98/2007/NĐ – CP ngày 07/07/2007 của Chính phủ quy định về việc xử lý vi phạm pháp luật thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, Thông tư số 61/2007/TT – BTC ngày 14/0/2007 của Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện xử lý vi phạm pháp luật thuế. Đối với công tác kiểm tra thuế tại trụ sở NNT đã mang lại hiệu quả cao hơn. Số liệu thống kê về số cuộc, kiểm ta có số thuế truy thu toàn Chi cục thuế ba năm 2011 – 2013 theo bảng 4.17. Đã phản ánh chất lượng giám sát của cơ quan thuế đối với sự tuân thủ của NNT trong việc cung cấp thông tin ngày tốt hơn. Năm 2012 tỷ lệ các cuộc, kiểm tra có số thuế truy thu đạt 224% so với năm 2011, thì năm 2013 tỷ lệ này đạt 143,2% so với năm 2012. Số liệu trên đã phản ánh Chi cục thuế đã thực hiện tốt việc phân tích thông tin, dữ liệu liên quan đến NNT, đánh giá việc chấp hành pháp luật của NNT. Xác62minh và thu thập chứng cứ để xác định hành vi vi phạm pháp luật về thuế đầy đủ trước khi tiến hành, kiểm tra tại doanh nghiệp; Đảm bảo, kiểm tra đúng đối tượng phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hiện tượng trốn thuế, gian lận thuế, dây dưa nợ đọng thuế đồng thời không cản trở hoạt động bình thường của NNT. Bảng 4.16 Kết quả các cuộc kiểm tra thuế trên địa bàn thành phố Bắc Ninh giai đoạn 2011 - 2013 Chỉ tiêu 2011 2012 2013 So sánh (%) 2012/2011 2013/2012 1. Số cuộc kiểm tra 83 136 189 163,9 138,9 2.Tổng số tiền truy thu (Tr.đồng) 1.306 2.927 4.193 224 143,2 Thuế TNDN 724 1.862 2.624 257,2 140,9 Phạt 582 1.065 1.569 183,0 147,3 (Nguồn: Chi cục Thuế TP Bắc Ninh) Nhận xét: Trong 3 năm từ 2011 đến 2013 Chi cục Thuế TP Bắc Ninh thực hiện 408 cuộc kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế; Số thuế truy thu, tiền phạt vi phạm hành chính phát hiện sau kiểm tra bình quân trên số cuộc kiểm tra đều có xu hướng tăng rõ rệt: năm 2011 là 15,7 triệu đồng/lần; năm 2012 là 21,5 triệu đồng/lần; năm 2013 là 22,8 triệu đồng/lần. Kiểm tra phát hiện người nộp thuế thường khai sai, khai thiếu thuế chủ yếu là sắc thuế TNDN. Điều đó chứng tỏ chất lượng các cuộc kiểm tra đã được tăng lên. A.Theo kết quả tổng hợp khảo sát, đánh giá của NNT về công tác kiểm tra thuế của cơ quan thuế đối với NNT, cho thấy: có 102/110 ý kiến NNT đã được cơ quan thuế kiểm tra; 110/110 ý kiến đã nắm được quy trình kiểm tra, có 102/110 ý kiến cho rằng khi nhận được thông báo kiểm tra của cơ quan thuế sẽ xem lại hồ sơ, chứng từ, sổ sách của DN mình; 97/110 ý kiến cho rằng hài lòng về thái độ làm việc của đoàn kiểm tra thuế. B.Kết quả tổng hợp khảo sát, đánh giá của cán bộ thuế về quy trình kiểm tra thuế hiện nay cho thấy: 14/20 ý kiến thuế cho rằng phù hợp, 6/20 ý kiến không phù hợp bởi thời gian kiểm tra tại trụ sở NNT còn ít, còn nhiều thủ tục rườm rà. Thể hiện ở bảng 4.1863Bảng 4.17 Bảng tổng hợp số lượng NNT và cán bộ thuế đánh giá về nội dung kiểm tra thuế tại Chi cục thuế thành phố Bắc Ninh STT Nội dung điều tra Người nộp thuế Cán bộ thuế n=110 Tỷ lệ (%) n=20 Tỷ lệ (%) A Dành cho người nộp thuế 1 Trong năm 3 năm qua NNT được cơ quan thuế kiểm tra Có Không 102 8 92,7 7,3 2 NNT có nắm được quy trình kiểm tra thuế Có Không 110 100 3 Xem lại hồ sơ, chứng từ, sổ sách khi nhận được thông báo kiểm tra của -Có -Không 102 8 92,7 7,3 4 Sự hài lòng về thái độ làm việc của đoàn kiểm tra -Có -Không 97 5 88,2 4,5 B Dành cho cán bộ thuế 1 Quy trình kiểm tra tại trụ sở NNT của cơ quan thuế hiện nay -Phù hợp -Không phù hợp 14 6 70 30 2 Quy trình kiểm tra tại trụ sở NNT của cơ quan thuế hiện nay chưa phù hợp ở những điểm -Thời gian kiểm tra thuế tại trụ sở NNT còn ít -Quy trình còn nhiều thủ tục rườm rà Ý kiến khác 4 2 20 10 Nguồn: Số liệu điều tra644.1.9. Quản lý công tác thu nợ và cưỡng chế nợ thuế thu nhập doanh nghiệp Một trong những chức năng chính và cơ bản của Luật quản lý thuế là công tác quản lý thu nợ và cưỡng chế nợ thuế. Chính vì vậy, trong thời gian qua công tác quản lý thu nợ và cưỡng chế nợ thuế đã được Chi cục thuế Thành phố Bắc Ninh đặc biệt quan tâm. Không chỉ để đáp ứng được nguồn thu cho NSNN, mà quan trọng hơn là để chấn chỉnh và làm chuyển biến nhận thức về việc chấp hành chế độ chính sách pháp luật của người nộp thuế trên địa bàn. Để thực hiện có hiệu quả công tác quản lý thu nợ và cưỡng chế nợ thuế, hàng năm Chi cục thuế Thành phố chỉ đạo đội quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế xây dựng chương trình, kế hoạch thu nợ thuế trên địa bàn; phân công cán bộ theo dõi đôn đốc theo từng ngành, lĩnh vực; thường xuyên thực hiện rà soát, đối chiếu các khoản nợ để phân tích, phân loại và quản lý nợ thuế; mạnh dạn áp dụng các biện pháp xử phạt do chậm nộp tiền thuế, tăng cường triển khai cưỡng chế thu hồi nợ thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế. Từ năm 2011, công tác thu nợ tại Chi cục đã được thực hiện theo đúng qui định tại quy trình quản lý thu nợ được ban hành theo Quyết định số 477/QĐ-TCT ngày 15/5/2008 của Tổng cục thuế. Năm 2013, Đội quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế đã tiến hành rà soát đối chiếu và phân loại các khoản nợ (nợ có khả năng thu, nợ không có khả năng thu, nợ chờ xử lý, nợ của các đơn vị cá nhân bở chốn, mất tích, nợ chây ỳ…). Tuy nhiên, đối với công tác cưỡng chế nợ thuế TNDN, trong năm qua không phát sinh các trường hợp nào. Mà chỉ phát sinh các nghiệp vụ cưỡng chế nợ thuế GTGT. Tình hình nợ thuế của các doanh nghiệp trên địa bàn TP Bắc Ninh trong giai đoạn 2011 – 2013 được thể hiện ở bảng 4.15 Bảng 4.18 Tình hình nợ thuế của các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Bắc Ninh giai đoạn 2011 - 2013 Nội dung 2011 2012 2013 So sánh (%) 2012/2011 2013/2012 1. Số DN nợ thuế 167 258 329 154,4 127,5 2. Số phát sinh thuế TNDN (tr.đg) 8.527 12.388 19.558 145,2 158 3. Số nợ (tr.đồng) 206 660 1.455 321,1 220 4. Tỷ lệ nợ (%) 2,4 5,3 7,4 (Nguồn: Chi cục Thuế TP Bắc Ninh)65Trong giai đoạn 2011 – 2013 số doanh nghiệp nợ thuế có xu hướng tăng dần qua các năm. Nếu như năm 2011, số doanh nghiệp nợ thuế chỉ là 167 đơn vị thì năm 2012 con số này là 258 đơn vị, tăng 54,4% và tiếp tục tăng thêm 27,5% lên đến 329 đơn vị vào năm 2013. Tương ứng với đó là số thuế nợ thuế TNDN cũng tăng dần từ 206 triệu đồng vào năm 2011 lên 660 triệu đồng vào năm 2012 và đến 1.455 triệu đồng vào năm 2013. Nguyên nhân khách quan là do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu xảy ra từ cuối năm 2008. Lạm phát cao đi kèm với đó là lãi suất vay vốn cao khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính, không có nguồn tiền để tiến hành sản xuất kinh doanh cũng như nguồn tiền để nộp thuế. Bên cạnh đó là ý thức kém của một bộ phận doanh nghiệp trong việc tuân thủ pháp luật về thuế. Nguyên nhân chủ quan do tỷ lệ tính phạt nộp chậm thuế theo Luật Quản lý thuế được điều chỉnh giảm một nửa so với trước đây. Theo đó trước khi có Luật Quản lý thuế tỷ lệ phạt nộp chậm thuế là 0,1% còn kể từ 1/7/2007 thì tỷ lệ này chỉ còn là 0,05%. Một số doanh nghiệp sẵn sàng nợ thuế và chấp nhận nộp phạt do nộp thuế chậm vì tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với lãi suất vay vốn ngân hàng. Tính đến 31/12/2011 tổng nợ của các doanh nghiệp trên địa bàn TP Bắc Ninh là 206 triệu đồng so với số thu thuế TNDN 8.527 triệu đồng đạt tỷ lệ nợ 2,4%. Trong năm 2011 Chi cục Thuế TP Bắc Ninh đã ra thông báo 365 lượt. Trong đó ra thông báo tiền thuế nợ và tiền phạt chậm nộp mẫu số 07/QTR-QLN là 42 luợt, thông báo sẽ áp dụng biện pháp cưỡng chế nợ thuế theo mẫu số 09-TB/CCNT 16 lượt đơn vị. Năm 2012 tổng nợ đến 31/12/2012 là 660 triệu đồng so với tổng thu thuế thu nhập doanh nghiệp 12.388,6 triệu đồng đạt tỷ lệ nợ 5,3%. Trong năm 2012 Chi cục Thuế TP Bắc Ninh đã ra thông báo 358 lượt. Trong đó ra thông báo tiền thuế nợ và tiền phạt chậm nộp mẫu số 07 QTR - QLN là 61 lượt, thông báo sẽ áp dụng biện pháp cưỡng chế nợ thuế theo mẫu số 09-TB/CCNT cho 18 lượt đơn vị. Năm 2013 tổng nợ đến 31/12/2013 là 1.455 triệu đồng so với tổng thu thuế TNDN 19.558 triệu đồng đạt tỷ lệ nợ 7,43%. Trong năm này, Chi cục Thuế TP Bắc Ninh đã ra thông báo 429 lượt. Trong đó ra thông báo tiền thuế nợ và tiền phạt66chậm nộp mẫu số 07 QTR - QLN là 93 lượt, thông báo sẽ áp dụng biện pháp cưỡng chế nợ thuế theo mẫu số 09-TB/CCNT cho 23 lượt đơn vị. Qua 3 năm cho thấy số doanh nghiệp nợ thuế tăng lên vì vậy công tác quản lý nợ cần quản lý chặt chẽ hơn. Kết quả tổng hợp khảo sát, đánh giá của NNT và cán bộ thuế về quy định thời hạn nộp thuế, mức tiền phạt chậm nộp thuế, cưỡng chế nợ thuế của luật quản lý thuế hiện nay cho thấy: có 75/110 ý kiến của NNT cho rằng quy định là phù hợp, 35/110 ý kiến cho rằng quy định trên không phù hợp bởi vì không có nguồn tiền để tiến hành sản xuất kinh doanh do vậy cũng không có tiền để nộp thuế, nộp phạt kịp thời. 14/20 ý kiến của cán bộ thuế cho rằng quy định trên là phù hợp, 6/20 ý kiến cho rằng quy định trên k phù hợp bởi tỷ lệ phạt nộp chậm thuế thấp hơn nhiều so với lãi suất vay vốn ngân hàng nên nhiều doanh nghiệp lợi dụng việc đó để nợ đọng tiền thuế lâu dài hơn, thể hiện ở bảng 4.19 Bảng 4.19 Tổng hợp số lượng cán bộ thuế, người nộp thuế đánh giá về nội dung Quản lý nợ, cưỡng chế nợ tại Chi cục thuế thành phố Bắc Ninh STT Nội dung Người nộp thuế Cán bộ thuế n=110 Tỷ lệ % n=20 Tỷ lệ % 1 Quy định thời hạn nộp thuế, mức tiền phạt chậm nộp thuế, cưỡng chế nợ thuế của luật quản lý thuế Phù hợp Không phù hợp 75 35 68,2 31,8 14 6 70 30 2 Không phù hợp là do: -Không có nguồn tiền để tiến hành sản xuất kinh doanh do vậy cũng không có tiền để nộp thuế, nộp phạt kịp thời. -Tỷ lệ phạt nộp chậm thuế thấp hơn nhiều so với lãi suất vay vốn ngân hàng . 35 31,8 6 30 Nguồn: Số liệu điều tra674.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thuế TNDN tại địa bàn TP Bắc Ninh. 4.2.1. Yếu tố thuộc về chính sách thuế Việt Nam đang trong giai đoạn hoàn thiện thể chế kinh tế cho phù hợp với nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đồng thời phải đồng bộ với quy định chung của hệ thống luật quốc tế do vậy việc hình thành những sắc thuế mới, việc sửa đổi, bổ sung chính sách thuế đã và đang thực hiện là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên tần suất thay đổi quá nhiều cùng đó công tác tuyên truyền thường chậm trễ làm cho DN thực sự gặp khó khăn trong để cập nhật chính sách vì vậy trong một số trường hợp DN vô tình thực hiện không đúng quy định. Bảng 4.20: Số lượng văn bản chính sách thuế giai đoạn 2005 – 2013 TT Sắc thuế Giai đoạn 2005 - 2008 Giai đoạn 2009 - 2013 TNDN 11 20 1 Luật 1 2 2 Nghị định 2 6 3 Thông tư 8 12 (Nguồn: Thống kê văn bản chính sách thuế) Số liệu thống kê ở Bảng trên cho thấy số lượng các văn bản quy phạm pháp luật thuế TNDN được ban hành kể từ khi thực hiện đến hết năm 2013 khá nhiều, tần suất ban hành văn bản khá lớn, nếu như ở giai đoạn 2005 – 2008 thì tổng số văn bản áp dụng là 11 thì giai đoạn 2009 – 2013 đã tăng gấp 2 lần. Một trong những trở ngại cho kế toán, giám đốc các DN trong việc cập nhật và áp dụng các văn bản chính sách thuế mới là việc phổ biến chính sách thuế mới trên các phương tiện thông tin đại chúng có phần hơi chậm so với thời điểm ban hành, phần lớn các văn bản ban hành sau thường chỉ sửa đổi, bổ sung một phần văn bản trước đó vì vậy để thực hiện tốt nghĩa vụ thuế DN cần phải tham chiếu và hiểu rõ ở hàng loạt các văn bản có liên quan. Hệ thống chính sách thuế còn những quy định không rõ ràng, phức tạp làm tăng cơ hội cho DN lợi dụng kẽ hở để lách luật hoặc gây khó khăn cho DN trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế:68Một số doanh nghiệp thương mại bán hàng tiêu dùng thông thường đã thực hiện trốn thuế TNDN thông qua việc mua hàng vào và bán hàng ra đều không sử dụng hóa đơn, không ghi nhận trên sổ kế toán; đối với các DN sản xuất đã thực hiện nâng khống chi phí bằng cách làm tăng tiêu hao định mức nguyên vật liệu hơn so với thực tế. Qua quá trình kiểm tra, đánh giá HSKT, hóa đơn mua vào bán ra cũng đã nhận định việc bán hàng không xuất hóa đơn, việc nâng khống chi phí của DN nhưng những quy định trong luật TNDN và các văn bản khác chưa đưa ra được phương pháp tính thuế, căn cứ ấn định thuế thật sự rõ ràng để CQT có thể xác định chính xác số thuế TNDN phải nộp. Từ những kẽ hở nêu trên mà công tác quản lý thuế, đấu tranh với DN để có số thu nộp NSNN từ thuế TNDN ít nhiều gặp khó khăn, mặt khác mục tiêu đảm bảo tính công bằng giữa các DN trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế ít nhiều bị ảnh hưởng. Kết quả tổng hợp khảo sát, đánh giá của cán bộ thuế về chính sách thuế hiện nay cho thấy: 6/20 ý kiến thuế cho rằng phù hợp, 14/20 ý kiến không phù hợp bởi chính sách không ổn định, thường xuyên thay đổi, chưa đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống pháp luật, quá nhiều văn bản hướng dẫn thể hiện ở bảng. 4.21. Bảng 4.21 Bảng tổng hợp ý kiến đánh giá của cán bộ thuế về chính sách thuế hiện nay. STT Nội dung điều tra Cán bộ thuế Tỷ lệ (%) 1 Chính sách thuế hiện nay -Phù hợp -Không phù hợp 6 14 30 70 2 Không phù hợp thì ở điểm -Không ổn định, thường xuyên thay đổi -Còn những quy định chưa rõ ràng -Quá nhiều văn bản hướng dẫn 7 5 2 35 25 10 Nguồn: Số liệu điều tra694.2.2. Yếu tố thuộc về cơ quan thuế. 4.2.2.1 Trình độ hạn chế từ đội ngũ cán bộ công chức thuế chưa đáp ứng so với yêu cầu quản lý thuế hiện đại, khoa học. Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn TP. Bắc Ninh tăng lên nhanh chóng, năm 2011 có 1243 doanh nghiệp đến năm 2013 đã tăng lên 1597 doanh nghiệp, số thu NSNN năm 2013 là trên 369 tỷ đồng. Trong khi đó, số lượng cán bộ công chức thuế tại Chi cục thuế vẫn còn thiếu, khối lượng công việc lớn nên chất lượng công việc chưa cao. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý thu thuế của Chi cục thuế. Cán bộ công chức thuế tại Chi cục thuế TP. Bắc Ninh nhìn chung đã thực hiện tốt quy định tiêu chuẩn văn hóa công sở và đạo đức cán bộ thuế do Tổng cục thuế ban hành nhằm mục tiêu xây dựng văn hóa công sở ngành thuế hướng tới, làm cho cơ quan thuế thực sự phát triển vững mạnh, bền vững với đội ngũ cán bộ thuế trung thành, trí tuệ, sáng tạo đáp ứng nhu cầu phục vụ người nộp thuế và hoàn thành suất sắc nhiệm vụ. Song bên cạnh đó vẫn còn có một số cán bộ chưa chịu học hỏi còn thụ động trong công tác, chưa tích cực học hỏi, nhiệt tình trong công tác, chưa tham mưu công việc được cho đội trưởng, Ban lãnh đạo. + Trình độ nghiệp vụ chuyên môn của một số cán bộ, công chức thuế còn nhiều hạn chế. Ngành thuế đang đẩy mạnh tiến trình cải cách hiện đại hoá hệ thống thuế, cải cách thủ tục hành chính thuế, nâng cao chất lượng quản lý. Nhưng một số cán bộ công chức thuế tại Chi cục vẫn chưa nắm bắt kịp thời về kiến thức quản lý thuế cũng như các văn bản pháp luật mới, văn bản pháp luật sửa đổi bổ sung. Nghiệp vụ chuyên môn còn hạn chế chưa đầu tư thời gian, công sức nghiên cứu học hỏi. Một số ít cán bộ chưa tích cực, nhiệt tình trong công tác trả lời những vướng mắc của đối tượng nộp thuế. + Trình độ tin học của cán bộ, công chức thuế còn yếu và chưa đồng đều. Năm 2011, tại Chi cục thuế đã cài đặt vận hành ứng dụng tin học quản lý thuế của ngành, đặc biệt việc chuyển đổi ứng dụng tin học từ môi trường DOS sang môi trường WINDOWS. Việc ứng dụng tin học quản lý thuế mới giúp cho công tác quản lý thu thuế tốt hơn, xong do bước đầu ứng dụng phần mềm quản lý mới nên70một số cán bộ thuế vẫn còn nhiều còn lúng túng và chưa theo kịp với sự thay đổi của việc ứng dụng tin học. Đồng thời, trình độ tin học của cán bộ, công chức tại Chi cục thuế còn chưa đồng đều. + Một số cán bộ chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa, tầm quan trọng và đòi hỏi cấp bách của công tác cải cách hành chính và thiếu quyết tâm thực hiện nên chưa tạo được sự chuyển biến đồng bộ trong nhận thức và hành động. Một số cán bộ thuế còn có hành vi gây phiền hà, sách nhiễu người dân và doanh nghiệp, nhưng chưa được phát hiện và xử lý kịp thời. Kết quả tổng hợp khảo sát, đánh giá của cán bộ thuế về trình độ của cán bộ thuế cho thấy: 13/20 ý kiến thuế cho rằng trình độ của cán bộ thuế hiện nay là đáp ứng được với công việc, 7/20 ý kiến chưa đáp ứng được là do chưa tích cực nhiệt tình trong công việc, trình độ tin học của cán bộ, công chức thuế còn yếu và chưa đồng đều. Thể hiện qua bảng 4.22 Bảng 4.22 Bảng tổng hợp đánh giá của cán bộ thuế về trình độ của cán bộ thuế tại Chi cục thuế thành phố Bắc Ninh STT Nội dung điều tra n=20 Tỷ lệ % 1 Trình độ năng lực của cán bộ thuế hiện nay với công việc được giao -Đáp ứng được -Chưa đáp ứng được 13 7 65 35 2 Nếu chưa đáp ứng được bởi -Chưa nắm bắt kịp thời về kiến thức quản lý thuế -Chưa tích cực, nhiệt tình trong công việc -Trình độ tin học của cán bộ, công chức thuế còn yếu và chưa đồng đều 4 3 20 15 Nguồn: Số liệu điềù tra 4.2.2.2. Hệ thống phần mềm quản lý thông tin doanh nghiệp chưa đồng bộ Các ứng dụng QLT đối với DN còn rời rạc, chưa có các tính năng kết xuất báo cáo phân tích rủi ro, phân tích các tỷ suất tài chính, kế toán vì vậy để khai thác thông tin nhằm phân tích rủi ro trong HSKT còn mang tính thủ công, gây lãng phí thời gian, CBT cần phải thực hiện nhiều thao tác ở các phần mềm khác nhau để lấy71dữ liệu từ đó tổng hợp lên file excel theo dõi riêng cho từng DN Loại hình DN, ngành nghề kinh doanh, quy mô DN, thời gian DN hoạt động... phần nào cũng ảnh hưởng đến việc nhận thức và tuân thủ pháp luật thuế. Phần mềm QLT (TinC) mới chủ yếu phân loại DN theo loại hình DN mà chưa chú trọng đến việc phân loại theo các tiêu thức khác chính vì vậy đưa ra các biện pháp quản lý thuế (tuyên truyền, thông tin DN, kiểm tra, , quản lý nợ, cưỡng chế nợ thuế...) chưa thật sự mang tính chuyên sâu, phù hợp với từng đối tượng áp dụng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho công tác QLT đối với DN đạt hiệu quả chưa cao. Kết quả tổng hợp khảo sát, đánh giá của cán bộ thuế về cơ sở vật chất, trang thiết bị ngành thuế cho thấy: 12/20 ý kiến thuế cho rằng trang thiết bị cơ sở vật chất trụ sở làm việc, thiết bị máy tính, phần mềm hệ thống quản lý thuế hiện nay đã đáp ứng được yêu cầu công việc, 8/20 ý kiến cho rằng chưa đáp ứng được yêu cầu là do hệ thống quản lý thuế của cơ quan thuế còn lạc hậu, chưa theo kịp với tốc độ phát triển của NNT. Số liệu cụ thể được thể hiện ở bảng 4.23. Bảng 4.23 Bảng tổng hợp đánh giá của cán bộ thuế về cơ sở vật chất, trang thiết bị của Chi cục thuế thành phố Bắc Ninh STT Nội dung điều tra n=20 Tỷ lệ % 1 Trang thiết bị cơ sở vật chất trụ sở làm việc, thiết bị máy tính, phần mềm hệ thống quản lý thuế hiện nay đối với yêu cầu công việc -Đáp ứng được -Chưa đáp ứng được 12 8 60 40 2 Trang thiết bị cơ sở vật chất trụ sở làm việc, thiết bị máy tính, phần mềm hệ thống quản lý thuế hiện nay chưa phù hợp là vì: -Trụ sở làm việc của cơ quan thuế còn chật hẹp, cũ nát -Máy tính, điều kiện công cụ làm việc của cán bộ thuế còn lạc hậu -Hệ thống quản lý thuế của cơ quan thuế còn lạc hậu, chưa theo kịp với tốc độ phát triển của NNT. 8 40 Nguồn: Số liệu điềù tra724.2.3. Ảnh hưởng từ phía đối tượng nộp thuế. Với nghĩa vụ thuế còn thấp, sự hiểu biết chính sách thuế và tinh thần tự giác của đối tượng nộp thuế còn hạn chế Thất thu ngân sách tại Chi cục thuế TP. Bắc Ninh còn diễn ra dưới nhiều hình thức như: gian lận thuế, hoạch toán kế toán không đúng nhằm làm giảm số thuế phải nộp vào NSNN, tình trạng mua bán hóa đơn bất hợp pháp vẫn còn diễn ra.... Nguyên nhân một phần do đối tượng nộp thuế hiểu biết về pháp luật còn hạn chế, nhiều trường hợp cố tình vi phạm. Việc tự tính, tự khai, tự nộp của các doanh nghiệp chưa tự giác cao. Tình trạng khai sai, khai thiếu số thuế phải nộp như: có doanh thu nhưng không có thuế, số thuế âm liên tục kéo dài. Theo Luật thuế TNDN quy định, doanh nghiệp nào làm ăn có lời thì phải nộp thuế TNDN. Những người làm ăn gian dối, tìm mọi cách hạch toán khống, tăng chi phí để báo cáo quyết toán không có lời, không phải nộp thuế TNDN. Thu nhập chịu thuế càng lớn thì số thuế TNDN phải nộp càng nhiều. Do đó kẻ trốn thuế tìm mọi cách làm cho thu nhập chịu thuế (TNCT) nhỏ đi, bằng cách tăng chi phí lên, thông qua thủ đoạn lập các hợp đồng mua hàng khống, kê khống giá trị hàng hoá lên, kê khống số lượng lao động và tiền lương, đưa các chi phí khấu hao của các tài sản sử dụng cá nhân vào chi phí kinh doanh, thực hiện các hợp đồng vay vốn vòng vo nhằm làm tăng chi phí tài chính ... để làm cho chi phí đầu vào thật lớn; làm cho thu nhập chịu thuế không còn. Đây là các hành vi thể hiện tinh thần tự giác, đạo đức kinh doanh thấp của đối tượng nộp thuế. + Chủ doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đến công tác kế toán thuế. Trình độ kế toán của nhiều doanh nghiệp còn hạn chế, đặc biệt Chi cục thuế TP. Bắc Ninh quản lý đối tượng nộp thuế là các doanh nghiệp nên công tác kế toán của các doanh nghiệp không được chú trọng nhiều. Một số doanh nghiệp chưa coi trọng công tác kế toán nên công tác thuế cũng chưa được hoàn chỉnh, chưa đầu tư thực sự về con người, vật chất cho công tác kế toán và công tác kê khai nộp thuế. Một kế toán có thể làm công tác kế toán cho nhiều doanh nghiệp khác nhau, trình độ, nhận thức không đồng đều, nên việc chuẩn bị số liệu kiểm tra, đối chiếu,73xác nhận, cung cấp, giải trình số liệu với cơ quan thuế chưa kịp thời, chính xác. Chính vì vậy, không thể tranh khỏi sai sót trong công tác kế toán cũng như công tác kê khai và quyết toán thuế. + Hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Chi cục thuế TP. Bắc Ninh còn thấp, lợi nhuận chưa cao nên tác động đến số thu thuế TNDN của Chi cục thuế. Trong ba năm vừa qua, do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế nên nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ dẫn đến tình trạng giải thể, phá sản, bỏ kinh doanh. Hơn nữa, doanh nghiệp có số lượng đối tượng kinh doanh lớn nhưng quy mô kinh doanh đa số nhỏ, thiếu vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh là chủ yếu. Trình độ văn hóa, trình độ quản lý, trình độ công nghệ còn thấp so với các doanh nghiệp Nhà nước nên chưa chịu đi sâu tìm hiểu luật thuế để thực hiện mà còn trông chờ được phổ biến nên khi thực hiện không tránh khỏi lúng túng dẫn đến sai sót trong khi thực hiện. Kết quả tổng hợp khảo sát, đánh giá của cán bộ thuế về ý thức thực hiện của người nộp thuế cho thấy: 9/20 ý kiến thuế cho rằng NTT thực hiện tốt, 11/20 ý kiến NNT thực hiện chưa tốt là do trình độ và đạo đức của NNT. Số liệu cụ thể qua bảng 4.24. Bảng 4.24 Bảng tổng hợp đánh giá của cán bộ thuế về công tác hỗ trợ người nộp thuế tại Chi cục thuế thành phố Bắc Ninh STT Nội dung điều tra n=20 Tỷ lệ % 1 Ý thức thực hiện của người nộp thuế - Tốt -Chưa tốt 9 11 45 55 2 Y thức thực hiện của người nộp thuế chưa tốt là bởi -Trình độ -Đạo đức -Khác 7 4 35 20 Nguồn: Số liệu điềù tra744.3 Các giải pháp của quản lý thuế TNDN 4.3.1. Hoàn thiện tổ chức bộ máy Hoàn thiện tổ chức bộ máy và nâng cao trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ quản lý thuế: Xây dựng bộ máy quản lý thuế hiện đại, hiệu quả phù hợp với yêu cầu thực thi nhiệm vụ của Chi cục Thuế; Tăng cường kiểm tra giám sát việc thực thi công vụ của cán bộ, công chức thuế; Sắp xếp lại bộ máy Chi cục Thuế tinh gọn đảm bảo hoạt động có hiệu lực, hiệu quả; Phấn đấu đến hết năm 2015 tỷ lệ cán bộ có trình độ đại học trở lên đạt tối thiểu 95%; 100% cán bộ công chức tuyển dụng mới được tập huấn, học các kiến thức cơ bản về nghiệp vụ thuế, 100% cán bộ thuế được cập nhật văn bản pháp luật thuế mới, hàng năm 40% cán bộ công chức thuế được đào tạo nâng cao kiến thức quản lý thuế. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý thuế: Hiện tại công nghệ thông tin đã và đang được triển khai để thực hiện quản lý thuế, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý. Trong điều kiện số lượng doanh nghiệp tăng nhanh, số lượng cán bộ thuế không thể tăng cùng với số lượng người nộp thuế, cơ quan thuế phải áp dụng công nghệ tin học, đầu tư trang thiết bị máy tính hiện đại để xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu của Chi cục Thuế. Quản lý chặt chẽ đội ngũ cán bộ công chức, xây dựng đoàn kết nội bộ và kỷ luật kỷ cương, Thực hiện nghiêm 10 điều kỷ luật của ngành; nghiêm túc xử lý những cán bộ công chức gây phiền hà, nhũng nhiễu người nộp thuế, đồng thời xem xét trách nhiệm của lãnh đạo đơn vị trực tiếp quản lý cán bộ công chức để xử lý theo quy định. 4.3.2 Hoàn thiện công tác quản lý đăng ký, kê khai thuế TNDN Công tác đăng ký, kê khai đối với các DN có sự biến động không đồng đều cả về mặt thời gian lẫn trong từng loại hình doanh nghiệp, số lượng mã số thuế được cấp mới có xu hướng giảm dần. Vì vậy, cần tăng cường công tác chỉ đạo, lãnh đạo trong việc điều hành, kiểm tra giám sát việc thực thi công vụ của cán bộ, công chức thuế trong việc đôn đốc kê khai nộp thuế, kiểm tra tờ khai thuế tại trụ sở Chi cục thuế, kiểm tra tại trụ sở NNT.75Đẩy mạnh kiểm tra việc kê khai thuế của các tổ chức, cá nhân, đảm bảo 100% người nộp thuế nộp tờ khai thuế đúng thời hạn, phát hiện ngay các trường hợp kê khai không đúng, không đủ số thuế phải nộp để có các biện pháp chấn chỉnh, xử phạt nhằm nâng cao tính tự giác tuân thủ pháp luật thuế. Kiểm tra thường xuyên hồ sơ khai thuế tháng để thu thuế theo giá bán, doanh thu, chi phí thực tế; chống thất thu thuế do kê khai không đúng giá bán. Tiếp tục triển khai kê khai thuế điện tử cho doanh nghiệp, và tiến tới tất cả các doanh nghiệp đóng trên địa bàn thành phố đều kê khai thuế điện tử. Xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin đảm bảo lưu giữ đầy đủ các dữ liệu về người nộp thuế, thực hiện cấp mã số thuế, kê khai thuế, hỗ trợ người nộp thuế và kết nối thông tin với các cơ quan, tổ chức có liên quan đến quản lý thu. Hệ thống thông tin chuẩn hoá về đối tượng nộp thuế gồm: thông tin về đặc điểm, vị trí, quy mô, tổ chức và cơ cấu doanh nghiệp; kết quả sản xuất kinh doanh; tình hình tài chính; hạch toán kế toán; tình hình chấp hành nghĩa vụ thuế; thông tin về vi phạm pháp luật nói chung và vi phạm pháp luật thuế nói riêng và các thông tin kinh tế khác liên quan đến doanh nghiệp. Đẩy mạnh công tác kê khai thuế qua mạng. Dự kiến năm 2014 có 500 doanh nghiệp kê khai thuế điện tử, lũy kế hết năm 2013 có khoảng gần 1.000 doanh nghiệp kê khai thuế điện tử; Tiến tới hết năm 2014 đạt 100% các doanh nghiệp kê khai thuế điện tử. Trên cơ sở đó giảm thời gian thực hiện các thủ tục hành chính của cơ quan thuế và người nộp thuế. 4.3.3 Cải cách thủ tục miễn thuế, giảm thuế, giãn thuế - Cần tiếp tục cải cách thủ tục miễn thuế, giảm thuế, giãn thế theo hướng đơn giản về mặt thủ tục và nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp. - Khắc phục và chấm dứt tình trạng “xin cho” trong việc miễn giảm thuế. Theo đó, cần hướng dẫn rõ các thủ tục, hồ sơ về miễn giảm thuế để doanh nghiệp nắm được và thực hiện. - Chi cục thuế căn cứ vào hồ sơ của doanh nghiệp được miễn thuế trong thời gian quy định mà không cần phải ra quyết định, các trường hợp hồ sơ không đầy đủ thì phải thông báo cho doanh nghiệp biết.76- Đối với các dự án đầu tư đã có quyết định ưu đãi đầu tư của UBND tỉnh thì không cần làm thủ tục miễn giảm thuế nữa vì khi xét cấp quyết định, doanh nghiệp đã phải lập hồ sơ và được UBND tỉnh xem xét trước khi ra quyết định. 4.3.4 Tăng cường quản lý nợ thuế, cưỡng chế nợ. Việc đôn đốc thu nợ và cưỡng chế nợ thuế là nhiệm vụ bảo đảm công bằng xã hội và đảm bảo nguồn thu cho NSNN. Trong giai đoạn hiện nay, số DN nợ thuế trên địa bàn có xu hướng tăng dần qua các năm là do các nhân tố ảnh hưởng chủ quan và khách quan tác động. Vì vậy, để giảm số thuế còn nợ của các DN Chi cục thuế cần tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền địa phương trong công tác đôn đốc thu nợ thuế; trong việc nắm bắt kịp thời các nguồn thu phát sinh trên địa bàn; khai thác nguồn thu, đôn đốc nộp kịp thời vào NSNN. Phối hợp với cơ quan Công an, các chính quyền địa phương, kiểm tra, rà soát truy tìm các đối tượng bỏ trốn, mất tích để có biện pháp thu hồi số tiền nợ thuế vào NSNN. Thực hiện tốt quy trình quản lý nợ thuế để hạn chế tồn nợ thuế xuống mức thấp nhất. Mở rộng các tiêu chí phân loại nợ thuế và xây dựng tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác cưỡng chế nợ thuế: Cần lập một hệ thống thông tin phân loại nợ thuế với các tiêu chí khác nhau, không chỉ phân loại nợ thuế thành nợ có khả năng thu, nợ khó thu, nợ chờ xử lý như quy trình hiện hành. Nợ thuế cần được phân loại cụ thể theo các tiêu chí khác như: Theo khả năng thu nợ, theo đặc điểm sở hữu của đối tượng nợ, theo loại hình DN, theo sắc thuế, theo tuổi nợ, theo nguyên nhân nợ… Việc đa dạng hóa các tiêu chí phân loại nợ trong quy trình giúp cán bộ quản lý nợ thuế và lãnh đạo cơ quan thuế có cái nhìn đa chiều về nguyên nhân nợ, đặc điểm nợ, đặc điểm của đối tượng nợ thuế… Từ đó, có biện pháp đôn đốc, xử lý nợ thuế phù hợp nhất hoặc có kiến nghị với cơ quan thuế cấp trên trong xử lý các khoản nợ thuế. Hiện nay, chưa có bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả cưỡng chế nợ thuế. Bởi vậy, chưa có cơ sở vững chắc để đánh giá số lượng và chất lượng công tác từng cán bộ cưỡng chế nợ thuế, bộ phận quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế cũng như tình hình thực hiện công tác cưỡng chế nợ thuế của từng cơ quan thuế. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác cưỡng chế nợ thuế còn là cơ sở để nghiên cứu đề xuất các biện pháp cải tiến hoạt động cưỡng chế nợ thuế của từng cơ quan thuế. Do đó, ngành Thuế cần77nhanh chóng nghiên cứu ban hành Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác cưỡng chế nợ thuế. Bộ tiêu chí này có thể ban hành chung trong bộ tiêu chí đánh giá tất cả các mặt hoạt động của cơ quan thuế hoặc được ban hành trong quy trình cưỡng chế nợ thuế. Tăng cường công tác quản lý thu hồi nợ thuế: Hàng tháng kiểm tra đối chiếu số nợ, từ đó tổng hợp đầy đủ, đúng số nợ thuế, phân loại nợ thuế theo quy định, phân tích tình hình nợ thuế; phối hợp với Ngân hàng, Kho bạc, các tổ chức tín dụng....thực hiện trích tiền từ tài khoản tiền gửi của các tổ chức, cá nhân, chây ỳ không thực hiện nghĩa vụ thuế để thu tiền thuế, tiền phạt; công khai trên phương tiện thông tin đại chúng các đối tượng trốn thuế, chây ỳ nợ thuế. Đổi mới công tác đánh giá cán bộ, thi đua và khen thưởng: Thi đua, khen thưởng và kỷ luật là một trong những yếu tố tạo động lực hoặc kìm hãm động cơ làm việc của cán bộ nói chung và của cán bộ quản lý nợ, cưỡng chế nợ thuế nói riêng. Đối với lĩnh vực quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế, cơ quan thuế cần xác định rõ các tiêu chí đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ để đề ra chế độ lương, thưởng và kỷ luật phù hợp, từ đó khuyến khích công chức nói chung và công chức quản lý. 4.3.5 Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra thuế. Trong giai đoạn từ năm 2011 - 2013 Chi cục thuế Thành phố Bắc Ninh đã thực hiện nhiều cuộc kiểm tra, phát hiện các DN kê khai sai và thiếu thuế TNDN. Để công tác kiểm tra, thuế đạt kết quả tốt hơn cần thực hiện một số vấn đề sau: Thực hiện phân loại doanh nghiệp để, kiểm tra. Do các doanh nghiệp trên địa bàn nhiều và ngày càng phát triển rộng cơ quan thuế không có khả năng, kiểm tra được tất cả, mặt khác các hành vi vi phạm thuế dù còn đang diễn ra ở phạm vi rộng, nhưng cũng không phải tất cả các doanh nghiệp đều vi phạm, và mức độ vi phạm của các đối tượng là khác nhau, do đó, để công tác, kiểm tra đạt hiệu quả cao, cần thực hiện , kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm vào các doanh nghiệp có nghi vấn vi phạm, trước hết là các vi phạm nghiêm trọng. Cần thực hiện phân loại doanh nghiệp theo mức độ rủi ro và tập trung, kiểm tra các đối tượng thiếu tín nhiệm, có những dấu hiệu vi phạm, mức độ rủi ro cao. Với sự phân loại như vậy vừa đảm bảo công tác đạt được hiệu quả cao vừa động viên khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện tốt chính sách thuế.78Để làm tốt công tác phân loại, hàng năm cơ quan thuế phải thực hiện công tác rà soát, sàng lọc doanh nghiệp trên cơ sở phân tích các thông tin về người nộp thuế để xây dựng các tiêu chí phân loại chính xác, phù hợp. Trên cơ sở các tiêu chí phân loại cụ thể, phù hợp, thực hiện xây dựng kế hoạch, kiểm tra nhằm vào các doanh nghiệp có nhiều dấu hiệu vi phạm. Muốn làm tốt công tác phân loại đối tượng cũng như thực hiện quản lý tốt doanh nghiệp thì cần thiết lập hệ thống thông tin về doanh nghiệp càng nhiều càng tốt, cụ thể là hệ thống thông tin về tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế qua các năm, báo cáo tài chính của doanh nghiệp, các thông tin từ các bộ, ngành có liên quan như thông tin của cơ quan đăng ký kinh doanh, thông tin về tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa từ cơ quan Hải quan, thông tin về tình hình thanh toán và tài khoản của doanh nghiệp. v.v.. Chuyển từ cơ chế kiểm tra nhằm vào tất cả các doanh nghiệp hiện hành sang cơ chế kiểm tra theo mức độ các vi phạm về thuế, có gian lận thuế mới kiểm tra, không có gian lận thì không kiểm tra. Chuyển đổi từ việc, kiểm tra một cách đại trà, ngẫu nhiên sang, kiểm tra theo hệ thống tiêu thức lựa chọn, đi vào chiều sâu theo nội dung vi phạm. Chuyển hoạt động , kiểm tra chủ yếu tiến hành cơ sở kinh doanh sang , kiểm tra chủ yếu tiến hành tại cơ quan thuế. Chuyển từ , kiểm tra toàn diện sang , kiểm tra theo chuyên đề và nội dung vi phạm. Xây dựng triển khai thực hiện các kỹ năng, kiểm tra thuế. Để công tác có hiệu quả cùng với việc phân loại đối tượng nộp thuế để thực hiện có trọng tâm, trọng điểm thì cần xây dựng, triển khai kỹ nghệ có tính chất chuyên sâu vào từng lĩnh vực, từng loại hình doanh nghiệp và từng loại vi phạm để đảm bảo việc thu thập thông tin tài liệu, phân tích thông tin tài liệu, xác định vi phạm và kết luận nhanh chóng, chính xác, đầy đủ. Tập trung, kiểm tra các doanh nghiệp có nhiều rủi ro về thuế hoặc thiếu độ tín nhiệm, thường xuyên gian lận về thuế. Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá, lựa chọn, xếp loại doanh nghiệp theo mức độ tín nhiệm tương ứng. Xây dựng hồ sơ đánh giá về doanh nghiệp: Hồ sơ đánh giá về doanh nghiệp sẽ ghi chép tất cả những thông tin nổi bật và chủ yếu cho phép cơ quan thuế nắm sâu79hơn và toàn diện hơn về hoạt động của doanh nghiệp, phục vụ tối đa cho việc quản lý thuế và phân tích, đánh giá, xếp loại mức độ tín nhiệm để lựa chọn doanh nghiệp, kiểm tra thuế. Kết hợp kiểm tra với thực hiện điều tra thuế để có thể phát hiện các hành vi gian lận ở các mức độ tinh vi phức tạp. Xuất phát từ tình hình thực tế, các gian lận về thuế càng ngày càng phức tạp, các hành vi gian lận càng ngày càng tinh vi, có sự cấu kết ở nhiều địa phương trên nhiều lĩnh vực, với nhiều thành phần. Nếu chỉ thực hiện công tác, kiểm tra tại một doanh nghiệp thì rất khó có thể phát hiện, hoặc nếu có nghi vấn cũng rất khó có đủ cơ sở pháp lý để kết luận gian lận về thuế. Để việc chống gian lận về thuế đạt được kết quả tốt, có thể kết luận xử lý được các hành vi vi phạm thuế tinh vi, phức tạp cần kết hợp chặt chẽ giữa công tác kiểm tra và công tác giám sát tuân thủ của người nộp thuế. Khi thực hiện công tác giám sát tuân người nộp thuế mới có thể xử lý triệt để các vi phạm, đồng thời có tác dụng ngăn chặn có hiệu quả các hành vi vi phạm về thuế. Xây dựng chương trình tin học hỗ trợ công tác kiểm tra, công tác giám sát tuân người nộp thuế. Để công tác kiểm tra và công tác giám sát tuân người nộp thuế có hiệu quả, có thể phát hiện nhanh, kết luận chính xác, đầy đủ các vi phạm về thuế thì rất cần thiết phải có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. Công nghệ thông tin sẽ hỗ trợ cho công tác phân loại, sàng lọc doanh nghiệp để thực hiện kiểm tra có trọng điểm, cung cấp cho công tác , kiểm tra các thông tin nhanh nhất về người nộp thuế, các tài liệu có liên quan để phân tích đánh giá, so sánh, đối chiếu xác định vi phạm. Để thực hiện triển khai công nghệ thông tin hỗ trợ công tác, kiểm tra có hiệu quả ngoài việc thiết lập hệ thống thông tin đầy đủ có chất lượng cao nhằm khai thác các dữ liệu phục vụ cho công tác phân loại doanh nghiệp, đánh giá rủi ro như đã trình bày ở trên thì công nghệ thông tin phải xây dựng được những phần mềm phân tích sâu với từng doanh nghiệp trên cơ sở các thông tin đã thu thập được trên hệ thống và các thông tin cụ thể thông qua công tác kiểm tra, công tác giám sát tuân người nộp thuế để xác định được các vi phạm. Xây dựng lực lượng cán bộ, kiểm tra thuế. Đi cùng với những giải pháp về quản lý, kỹ thuật, việc tăng cường cán bộ cho công tác, kiểm tra là một trong những80yếu tố quan trọng. Trong giai đoạn hiện nay do các vi phạm về thuế đang còn diễn ra ở diện rộng, muốn ngăn chặn các vi phạm thì các cuộc kiểm tra phải thực hiện thường xuyên, do đó cần tăng cường lực lượng kiểm tra cả về số lượng và chất lượng, để đảm bảo cùng với kỹ thuật, các biện pháp quản lý tốt, trình độ nghiệp vụ chuyên môn chuyên sâu đủ khả năng sử dụng công nghệ thông tin tốt phát hiện nhanh, kịp thời các vi phạm và xử lý nghiêm minh các vi phạm. Công tác, kiểm tra NNT đạt trình độ chuyên nghiệp, chuyên sâu, hiệu quả trên cơ sở phân tích, đánh giá rủi ro, phân loại NNT trên cơ sở các dữ liệu có tại cơ quan thuế và các ngành khác, ứng dụng công nghệ thông tin vào việc phân tích dữ liệu NNT. Thực hiện, kiểm tra theo quy trình của Tổng cục Thuế, đảm bảo về mặt thời gian; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu kiểm tra tập trung, đầy đủ, thống nhất vê NNT. 4.3.6. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế Cùng với việc ban hành và thực hiện các luật, pháp lệnh thuế, nhất là từ khi thực hiện công tác cải cách hành chính thuế. Từ những bài học thực tiễn đều cho rằng công tác tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế có ý nghĩa nội dung của luật, pháp lệnh thuế cũng là một trong những biện pháp góp phần tích cực vào việc thu nộp thuế ngày một tốt hơn. Trong những năm qua công tác tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế cũng đã được quan tâm và đẩy mạnh, tuy nhiên cũng còn ở mức độ hạn chế, do đó mà các chính sách của Nhà nước nói chung Luật quản lý thuế nói riêng chưa đến được đầy đủ tới người nộp thuế và đông đảo nhân dân. Nhờ công tác thông tin về người nộp thuế trên các trang thông tin điện tử sẽ góp phần nâng cao hiểu biết và tính tuân thủ, tự giác trong việc kê khai, nộp thuế, phát huy toàn diện trong công tác thuế theo phương châm “Thu được thuế, thu được cả lòng dân” và nâng cao dân trí về thuế. Chi cục thuế TP. Bắc Ninh cần xây dựng Website của Chi cục, đưa các thông tin như: chức năng nhiệm vụ của từng đội, các văn bản pháp quy, các chính sách pháp luật cũng như chính sách thuế, những tin tức sự kiện, những thông tin cảnh báo về các doang nghiệp ma, các doanh nghiệp trốn thuế…. Thông tin được cập nhật thường xuyên trên website của Chi cục giúp các đối tượng nộp thuế hiểu biết về thuế và nâng cao tính tuân thủ, tự giác trong việc kê khai, nộp thuế. Xây dựng81hòm thư điện tử để trả lời những thắc mắc cũng như nhận những thông tin phản hồi của đối tượng nộp thuế. Tiếp tục thực hiện tốt mô hình một cửa tại đội - Đội Dự toán – Thu khác và Tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế, xây dựng đội ngũ cán bộ tuyên truyền mạnh mẽ về số lượng và chất lượng. Tập trung đào tạo, nâng cao kỹ năng cho đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền thuế bằng việc đào tạo ngay những kỹ năng như: kỹ năng giao tiếp, kiến thức về kinh tế tài chính, kỹ năng tin học... Đẩy mạnh hình thức tuyên truyền bằng các tờ rơi, các phiếu thăm dò của các đối tượng nộp thuế. In các văn bản mới nhất về chính sách thuế gửi kịp thời cho các đối tượng nộp thuế, giải quyết kịp thời những vướng mắc của đối tượng nộp thuế. Tổ chức các cuộc đối thoại với người nộp thuế. Xây dựng các đội thuế phường, xã là các điểm tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế giúp người nộp thuế hạn chế đi lại lên Chi cục, để được hỗ trợ về chính sách thuế một cách nhanh nhất. 4.3.7. Một số giải pháp khác Công tác quản lý thu thuế nói chung và công tác quản lý thu thuế TNDN nói riêng là một vấn đề rất quan trọng không chỉ riêng ở Chi cục thuế TP. Bắc Ninh. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, rất nhiều các DN được thành lập trên địa bàn Thành phố. Chính vì vậy, Chi cục thuế TP. Bắc Ninh đã có chủ trương nhằm quản lý thu thuế TNDN đối với DN đạt hiệu quả cao. Cụ thể: - Tăng cường quản lý đối tượng nộp thuế phát sinh trên địa bàn, đảm bảo 100% đối tượng có địa điểm cố định bằng các biện pháp: thực hiện kiểm tra, kiểm soát các đối tượng nộp thuế phát sinh và thực tế hoạt động trên địa bàn, đối chiếu với các đối tượng nộp thuế đang hoạt động để đưa hết vào diện quản lý. - Đẩy mạnh công tác kiểm tra trong việc kê khai, nộp thuế. Đặc biệt, đẩy mạnh công tác kiểm tra tại các đơn vị. - Đẩy mạnh công tác ứng dụng tin học vào quản lý thu thuế - Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính thuế - tuyên truyền các pháp luật thuế. - Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ thuế, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng theo hướng chuyên nghiệp, chuyên sâu. - Kịp thời khen thưởng các đối tượng nộp thuế đạt nhiều thành tích trong sản82xuất kinh doanh và hoàn thành tốt nghĩa vụ nộp thuế với Nhà nước. - Lãnh đạo Chi cục, trưởng các đội chỉ đạo chặt chẽ, có biện pháp giám sát cán bộ công chức thuế dưới quyền trong thực thi công vụ. Đảm bảo ngăn chặn mọi hành vi tiêu cực . Các cán bộ gây phiền hà, sách nhiễu, để chậm trễ công việc gây thiệt hại cho đối tượng nộp thuế, phải có biện pháp đình chỉ công tác, kiểm điểm và có biện pháp xử lý thích hợp. Đối với cán bộ công chức thuế: Việc tập huấn nghiệp vụ do Tổng cục thuế tổ chức hiện nay về thực chất mới dừng ở mức là phổ biến các chính sách cần thiết, chưa đào tạo kỹ năng quản lý cần thiết, công tác đào tạo phải nhằm thực hiện mục đích của công tác quản lý chứ không chỉ là hoàn thành kế hoạch được giao. Phải tiếp tục tổ chức tốt việc đào tạo và đào tại lại đội ngũ cán bộ công chức thuế để đảm đương nhiệm vụ quản lý thuế được giao, đặc biệt là đội ngũ cán bộ thuế cấp Chi cục. Đào tạo nâng cao trình độ sử dụng máy tính và khai thác thông tin trên mạng cho đội ngũ cán bộ thuế835. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận 1. Quản lý thuế là hoạt động của Nhà nước mà cơ quan thuế là đại diện để nhằm huy động tiền thuế vào ngân sách nhà nước theo những quy định của pháp luật về thuế. Nội dung quản lý thuế bao gồm: Quản lý công tác đăng ký, kê khai, nộp thuế và quyết toán thuế; Quản lý thủ tục hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế; Quản lý nợ thuế và Quản lý công tác kiểm tra. 2. Quản lý công tác đăng ký, kê khai và nộp thuế: Trong giai đoạn 2011 – 2013, trên địa bàn do Chi cục thuế thành phố Bắc Ninh quản lý, số doanh nghiệp được cấp mã số thuế mới ngày một tăng lên năm 2012 có 303 doanh nghiệp được cấp mã mới, giảm 11 doanh nghiệp so với năm 2011 là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu; nhưng đến năm 2013 có xu hướng tăng. Về cơ bản các doanh nghiệp đã nộp hồ sơ khai thuế đúng hạn, tờ khai thuế có chất lượng. 3. Quản lý công tác kiểm tra: Trong giai đoạn 2011 – 2013 Kết quả điều tra 110 doanh nghiệp trên địa bàn do Chi cục thuế thành phố Bắc Ninh quản lý cho thấy: Về công tác quản lý thuế tại Chi cục thuế, thì có tới 73,33% Công ty cổ phần cho rằng công tác quản lý thuế về tiếp nhận và xử lý tờ khai tại Chi cục thuế là tốt, bên cạnh đó vẫn còn 5,56% DN tư nhân cho rằng công tác xử lý nợ thuế của cơ quan thuế còn chưa tốt; Về chính sách thuế hiện nay thì các loại hình DN cho là phù hợp với thực tế kinh doanh của doanh nghiệp; Trong tình hình kinh tế hiện nay, có tới 39,68% Công ty TNHH có nợ và có thể quản lý và trang trải được, nguyên nhân chủ yếu mà các DN cho rằng dẫn đến tình trạng doanh nghiệp kinh doanh lỗ hoặc lợi nhuận thấp đó là chi phí các yếu tố đầu vào quá cao. 4. Quản lý thủ tục miễn thuế, giảm thuế: Trong giai đoạn 2011 - 2013 công tác miễn giảm thuế, thực hiện quản lý thuế theo các văn bản mới nhất, trong năm 2012, Chi cục thuế Thành phố Bắc Ninh đã tiếp nhận 316 hồ sơ kê khai miễn giảm thuế TNDN với tổng số thuế TNDN đề nghị miễn giảm là 1,2 tỷ đồng. Trong giai đoạn 2011 – 2013 số doanh nghiệp nợ thuế có xu hướng tăng dần qua các năm, năm 2012 số DN nợ thuế đã tăng 332 DN so với năm 2010. Tính đến8431/12/2012 số thuế còn nợ của các DN là 8,3 tỷ đồng so với tổng thu NSNN 345 tỷ đồng. Nguyên nhân khách quan là do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu xảy ra từ cuối năm 2008. Lạm phát cao đi kèm với đó là lãi suất vay vốn cao khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính, không có nguồn tiền để tiến hành sản xuất kinh doanh cũng như nguồn tiền để nộp thuế. Bên cạnh đó là ý thức kém của một bộ phận doanh nghiệp trong việc tuân thủ pháp luật về thuế. Nguyên nhân chủ quan do tỷ lệ tính phạt nộp chậm thuế theo Luật Quản lý thuế được điều chỉnh giảm một nửa so với trước đây. 5. Giải pháp hoàn thiện quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp tại Chi cục thuế thành phố Bắc Ninh: Xây dựng cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp để phục vụ công tác quản lý thuế; Đẩy mạnh công tác kê khai thuế qua mạng; Tiếp tục cải cách thủ tục hoàn thuế, miễn giảm thuế theo hướng đơn giản; Phối hợp với các cơ quan chức năng và thực hiện tốt quy trình quản lý nợ thuế để hạn chế tồn nợ thuế xuống mức thấp nhất; Thực hiện phân loại doanh nghiệp để kiểm tra; Hoàn thiện tổ chức bộ máy và nâng cao trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ quản lý thuế. 5.2 Kiến nghị với cơ quan cấp trên Căn cứ vào quyết định số 503/QĐ-TCT của Tổng cục thuế ban hành ngày 29 tháng 03 năm 2010 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục thuế trực thuộc Cục thuế: Đối với Chi cục Thuế thực hiện thu thuế hàng năm từ 300 tỷ đồng trở lên trừ thu từ dầu thô và tiền thu về đất, hoặc quản lý thuế trên 1.000 doanh nghiệp, cơ cấu bộ máy bao gồm: Đội Hành chính - Nhân sự - Tài vụ - Ấn chỉ, đội Dự toán – Thu khác và Tuyên truyền hỗ trợ, đội Kê khai - Kế toán thuế và Tin học, đội Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, đội Quản lý thuế TNCN và lệ phí trước bạ, đội Kiểm tra thu, đội thuế xã, phường. Từ năm 2011 Chi cục thuế TP. Bắc Ninh đã quản lý hơn 1000 doanh nghiệp. Năm 2013, Chi cục quản lý 1597 doanh nghiệp, kết quả thu đạt trên 369 tỷ đồng. Việc quản lý nhiều doanh nghiệp và số thu lớn trong khi Chi cục chỉ có 1 đội kiểm tra đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có các hành vi gian lận trong việc kê khai, quyết toán thuế TNDN nói riêng và các khoản thuế khác nói chung. Chính vì vậy, tác giả kiến nghị với Cục thuế tỉnh Bắc Ninh thành lập thêm đội thanh tra tại Chi cục thuế TP. Bắc Ninh, để tăng cường được công tác thanh tra, kiểm tra được giảm bớt thất thu NSNN.85Cán bộ công chức thuế tại Chi cục thuế TP. Bắc Ninh nhìn chung đã thực hiện tốt quy định tiêu chuẩn văn hóa công sở và đạo đức cán bộ thuế do Tổng cục thuế ban hành nhằm mục tiêu xây dựng văn hóa công sở ngành thuế hướng tới, làm cho cơ quan thuế thực sự phát triển vững mạnh, bền vững với đội ngũ cán bộ thuế trung thành, trí tuệ, sáng tạo đáp ứng nhu cầu phục vụ người nộp thuế và hoàn thành suất sắc nhiệm vụ. Song bên cạnh đó vẫn còn có một số cán bộ chưa chịu học hỏi còn thụ động trong công tác, chưa tích cực học hỏi, nhiệt tình trong công tác. Sự hiểu biết chính sách thuế và tinh thần tự giác của đối tượng nộp thuế với nghĩa vụ thuế còn thấp. Chủ doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đến công tác kế toán thuế, hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc phạm vi quản lý của Chi cục thuế TP. Bắc Ninh còn thấp, lợi nhuận chưa cao nên tác động đến số thu thuế TNDN của Chi cục thuế. Vì vậy, cần tăng cường công tác chỉ đạo, lãnh đạo trong việc điều hành, kiểm tra giám sát việc thực thi công vụ của cán bộ, công chức thuế trong việc đôn đốc kê khai nộp thuế, kiểm tra tờ khai thuế tại trụ sở Chi cục thuế, kiểm tra tại trụ sở NNT. Cần tiếp tục cải cách thủ tục miễn thuế, miễn giảm thuế theo hướng đơn giản về mặt thủ tục và nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp; khắc phục và chấm dứt tình trạng “xin cho” trong việc miễn giảm thuế. Theo đó, cần đôn đốc thu nợ và cưỡng chế nợ thuế là nhiệm vụ bảo đảm công bằng xã hội và đảm bảo nguồn thu cho NSNN và chuyển đổi từ việc , kiểm tra một cách đại trà, ngẫu nhiên sang , kiểm tra theo hệ thống tiêu thức lựa chọn, đi vào chiều sâu theo nội dung vi phạm.86DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thị Bất, Vũ Duy Hào (2002), Giáo trình Quản lý thuế, NXB Thống kê 2002. 2. Bộ Tài chính (2011), Thông tư số 154/2011/TT-BTC Hướng dẫn Nghị định số 101/2011/NĐ-CP ngày 4/11/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 08/2011/QH13 của Quốc hội về ban hành bổ sung một số giải pháp về thuế. 3. Bộ Tài chính (2012), Thông tư số 140/2012/TT-BTC Hướng dẫn Nghị định số 60/2012/NĐ-CP ngày 30/07/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 29/2012/QH13 của Quốc hội về ban hành một số chính sách thuế. 4. Bộ Tài chính (2013), Thông tư số 16/2013/TT-BTC ngày 8/2/2013 hướng dẫn việc Gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2013. 5. Bộ Tài chính (2013), Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế. 6. Chi cục thuế Thành phố Bắc Ninh, Báo cáo kết quả công tác thuế năm 2011, 2012, 2013. 7. Báo cáo thực hiện nhiệm vụ quản lý công tác Thuế TP Bắc Ninh - Chi cục thuế Bắc Ninh, năm 2011- 2013 8. Báo cáo tình hình Kinh tế - Xã hội thành phố Bắc Ninh, UBND TP Bắc Ninh, năm 2011- 2013 9. Niên giám thống kê Bắc Ninh 2013. 10. Lê Xuân Trường (2010), Giáo trình quản lý thuế - học viện tài chính. 11. Lê Quang Thuận (2013), Xu hướng cải cách thuế thu nhập doanh nghiệp trên thế giới - Tạp chí Tài chính số 4 - 2013. 12. Quyết định của Tổng cục thuế số 503/QĐ-TCT năm 2010 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế trực thuộc Cục thuế do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành87PHỤ L ỤC 1 PHI ẾU ĐIỀ U TRA DOANH NGHI ỆP Thu th ập thông tin đề tài: “Gi ải pháp qu ản lý thu ế thu nh ập doanh nghi ệp t ại Chi c ục thu ế TP B ắc Ninh” Nguyên t ắc điề n phi ếu - Đ ánh d ấu (x) vào các ô theo câu tr ả l ờ i thích h ợp nh ất. - Đố i với nh ững câu h ỏi/m ục ghi thông tin, s ố li ệu, đề ngh ị ghi đúng vào dòng t ương ứng. Ph ần 1: Thông tin chung c ủa doanh nghi ệp 1.Tên doanh nghi ệp ……………………………………………..…..……..……….......... 2. Mã số thu ế: ………………………………………..….…………………..…………… 3. Ngành ngh ề kinh doanh ▢ Th ương m ại ▢ Xây d ựng ▢ D ịch v ụ 4. M ặt hàng kinh doanh chính : …………………………………………………………. 5. Số l ượ ng lao động : ……………………. ngườ i Phần 2. Đánh giá c ủa ng ười nộp thu ế v ề công tác qu ản lý thu ế I. Công tác đăng ký 1. Theo lu ật qu ản lý thu ế quy định vi ệc c ấp mã s ố thu ế cho ng ười nộp thu ế hi ện nay phù h ợp? ▢ Phù h ợp ▢ Ch ưa phù h ợp 2. N ếu quy định vi ệc c ấp mã s ố thu ế cho ng ười nộp thu ế ch ưa phù h ợp thì ở đ iể m nào? ▢ Quy định v ề c ấp ĐKKD, mã s ố thu ế còn quá d ễ d ẫn đế n nhi ều DN thành l ập ra để làm việc b ất chính, gây khó khan ▢ NNT khi đăng ký kinh doanh, mã s ố thu ế th ườ ng khai không đầy đủ thông tin, khai không đúng d ẫn đế n khó kh ăn cho công tác qu ản lý ▢ Khác (nêu rõ) .................................... ........................................................................... II. Công các kê khai thuế 3. Theo Anh/ch ị ư u điể m c ủa c ơ ch ế t ự khai t ự n ộp là? ▢ Ti ết ki ệm th ời gian và chi phí hành chính ▢ Rõ ràng minh b ạch88 ▢ Chủ động cho người nộp thuế ▢ Ý ki ến khác............................................. ..................................................................... ........................................................................................................................................... 4. Khó khăn c ủa Anh/ ch ị g ặp ph ải khi n ộp thu ế theo c ơ ch ế t ự khai t ự n ộp? ▢ Không có h ướng d ẫn c ụ th ể ▢ Th ủ t ục hành chính ph ức t ạp, thi ếu tính linh ho ạt ▢ D ễ b ị nh ầm l ẫn, sai sót khi kê khai ▢ Ý ki ến khác............................................. ................................................................ ........................................................................................................................................ 5. Anh/chị có th ường xuyên n ộp thu ế đ úng h ạn quy định không? ▢ Có ▢ Không Lý do không đúng h ạn ................................................. ............................................... .................................................................................................... III. Công tác quyết toán thu ế 6. Theo Anh/ch ị quy định v ề thu ế su ất thu ế TNDN hi ện nay có phù h ợp không? ▢ Phù h ợp ▢ Ch ưa phù h ợp 7. N ếu ch ưa phù h ợp thì ở ch ỗ nào? ▢ Quá cao ▢ Ch ưa rõ ràng ▢ Khác (nêu rõ) .................................... ...................................................................... 8. Theo Anh/ch ị thì lu ật qu ản lý thu ế quy định vi ệc quy ết toán thu ế TNDN đối với NNT có phù h ợp không? ▢ Phù h ợp ▢ Không Phù h ợp ▢ Khác (nêu rõ).................................... ...................................................................... ....................................................................................................................................... IV. Thủ t ục mi ễn thu ế, gi ảm thu ế, giãn thu ế TNDN. 9. Anh/ ch ị th ấy chính sách mi ễn thu ế, gi ảm thu ế, giãn thu ế TNDN v ới ng ười nộp thu ế phù h ợp hay không? ▢ phù h ợp ▢ Không phù h ợp ▢ Khác (nêu rõ).................................... ...................................................................... V. Quản lý n ợ, c ưỡ ng ch ế n ợ 10. Theo Anh/chị quy định thời hạn nộp thuế, mức tiền phạt chậm nộp thuế, cưỡng chế89nợ thuế của luật quản lý thuế hiện nay phù hơp hay không phù hợp? ▢ phù h ợp ▢ Không phù h ợp ▢ Khác (nêu rõ).................................... ...................................................................... ....................................................................................................................................... VI. Kiểm tra. 11. Trong 3 n ăm qua(n ăm 2011-2013) DN Anh/Ch ị có đượ c cơ quan thu ế ki ểm tra thu ế không? ▢ Có ▢ Không 12. V ậy Anh/ ch ị có n ắm đượ c quy trình ki ểm tra thu ế không? ▢ Có ▢ Không 13. Khi nh ận đượ c thông báo ki ểm tra c ủa c ơ quan thu ế Anh/ch ị có xem l ại h ồ s ơ, ch ứng t ừ, s ổ sách c ủa DN mình không? ▢ Có ▢ Không 14. Anh ch ị có hài lòng v ề thái độ làm vi ệc c ủa đoàn ki ểm tra thu ế không? ▢ Có ▢ Không ▢ Khác (nêu rõ).................................... ...................................................................... ...................................................................................................................................... VII. Hỗ tr ợ ng ười nộp thu ế 15. Khi chính sách thu ế thay đổi Anh/ch ị th ườ ng tìm hi ểu qua kênh nào? ▢ Qua thông tin đại chúng ▢ T ự tìm hi ểu ▢ Đượ c cơ quan thu ế t ập hu ấn 16 . Khi có v ướng m ắc v ề chính sách thu ế Anh/ ch ị có đượ c cơ quan thu ế h ỗ tr ợ, gi ải đ áp không? ▢ Có ▢ Không 17. Khi ti ếp xúc v ới cán b ộ thu ế thì Anh/chj có hài lòng v ề trình độ, năng l ực, thái độ củ a cán b ộ thu ế không? ▢ Hài lòng ▢ Không hài lòng ▢ Khác (nêu rõ).................................... ...................................................................... ...................................................................................................................................... Xin chân thành cám ơn s ự h ợp tác c ủa quý Anh/ch ị !90 PH Ụ L ỤC 2 PHI ẾU KH ẢO SÁT ĐÁNH GIÁ C ỦA CÁN B Ộ THU Ế Nguyên t ắc điề n phi ếu - Đ ánh d ấu (x) vào các ô theo câu tr ả l ờ i thích h ợp nh ất. - Đố i với nh ững câu h ỏi/m ục ghi thông tin, s ố li ệu, đề ngh ị ghi đúng vào dòng t ương ứng. Ph ần 1: Thông tin chung c ủa ng ười tr ả l ờ i phóng v ấn 1. Gi ới tính: ▢ Nam ▢ N ữ 2. Độ tuổi: ▢ D ướ i 30 tu ổi ▢ T ừ 30 đến 40 tu ổi ▢ trên 40 đến 50 tuổi 3. Th ời gian anh/ch ị đ ang công tác t ại c ơ quan thu ế là bao nhiêu n ăm? ▢ D ướ i 5 n ăm ▢ T ừ 5 đến 10 n ăm ▢ T ừ 11 đến 15 n ăm ▢ T ừ 16 đến 20 n ăm ▢ T ừ 21 đến 25 n ăm ▢ trên 25 n ăm 4. Xin Anh/ch ị cho bi ết v ề trình độ chuyên môn c ủa mình? ▢ Trung c ấp ▢ Cao đẳng ▢ Đạ i học ▢ Sau Đại học 5. Hi ện nay anh/ch ị đ ang công tác ở b ộ ph ận nào? ▢ Tuyên truy ền, h ỗ tr ợ ▢ T ổng h ợp NVDT ▢ Kê khai k ế toán thu ế ▢ Ki ểm tra thu ế ▢ Tr ước b ạ, TNCN ▢ Qu ản lý n ợ và CCNT ▢ Độ i thu ế xã ph ường Ph ần II- T ổ ch ức qu ản lý thu ế TNDN Anh/ch ị cho bi ết ý ki ến đánh giá c ủa mình v ề các nh ận đị nh sau đây 1. Theo anh ch ị chính sách thu ế hi ện nay có phù h ợp hay không? ▢ Phù h ợp ▢ Không phù h ợp 2. N ếu không phù h ợp thì ở đ iể m nào sau đây? ▢ Không ổn đị nh, th ường xuyên thay đổi ▢ Còn nh ững quy định ch ưa rõ ràng ▢ Quá nhi ều v ăn b ản h ướng d ẫn913. Theo anh chị Tổ chức bộ máy của ngành thuế phân công theo chức năng quản lý thu ế hi ện nay đã h ợp lý? ▢ H ợp lý ▢ Ch ưa h ợp lý 4. N ếu t ổ ch ức b ộ máy c ủa ngành thu ế phân công theo ch ức n ăng qu ản lý ch ưa h ợp lý thì ở ch ỗ nào? ▢ B ộ ph ận làm gián ti ếp còn quá nhi ều ▢ B ộ ph ận làm tr ực ti ếp quá ít ▢ Khác (nêu rõ).................................... .......................................................................... ....................................................................................................................................... 5. Theo anh chị trình độ năng l ực c ủa cán b ộ thu ế hi ện nay đáp ứng đượ c công vi ệc đượ c giao? ▢ Đ áp ứng đượ c ▢ Ch ưa đáp ứng N ếu ch ưa đáp ứng đượ c là vì sao? ▢ Ch ưa n ắm b ắt k ịp th ời v ề ki ến th ức qu ản lý thu ế ▢ Ch ưa tích c ực, nhi ệt tình trong công vi ệc ▢ Trình độ tin h ọc c ủa cán b ộ, công ch ức thu ế còn y ếu và ch ưa đồ ng đều 6. Theo anh ch ị trang thi ết b ị c ơ s ở v ật ch ất tr ụ s ở làm vi ệc, thi ết b ị máy tính, ph ền m ền h ệ th ống qu ản lý thu ế hi ện nay đã đáp ứng đượ c yêu c ầu công vi ệc? ▢ Đ áp ứng đượ c ▢ Ch ưa đáp ứng 7. N ếu trang thi ết b ị c ơ s ở v ật ch ất tr ụ s ở làm vi ệc, thi ết b ị máy tính, ph ền m ền h ệ th ống qu ản lý thu ế hi ện nay ch ưa phù h ợp thì đó là điể m gì? ▢ Tr ụ s ở làm vi ệc c ủa c ơ quan thu ế còn ch ật h ẹp, c ũ nát ▢ Máy tính, điề u ki ện công c ụ làm vi ệc c ủa cán b ộ thu ế còn l ạc h ậu ▢ H ệ th ống qu ản lý thu ế c ủa c ơ quan thu ế còn l ạc h ậu, ch ưa theo k ịp v ới t ốc độ phát triển c ủa NNT. 8. Theo lu ật qu ản lý thu ế quy định vi ệc c ấp mã s ố thu ế cho ng ười nộp thu ế hi ện nay phù h ợp? ▢ Phù h ợp ▢ Ch ưa phù h ợp 9. N ếu quy định vi ệc c ấp mã s ố thu ế cho ng ười nộp thu ế ch ưa phù h ợp thì ở đ iể m nào? ▢ Quy định v ề c ấp ĐKKD, mã s ố thu ế còn quá d ễ d ẫn đế n nhi ều DN thành l ập ra để làm vi ệc b ất chính, gây khó khan cho cán b ộ qu ản lý. ▢ NNT khi đăng ký kinh doanh, mã s ố thu ế th ườ ng khai không đầy đủ thông tin, khai không đúng d ẫn đế n khó kh ăn cho công tác qu ản lý92 ▢ Khác (nêu rõ)................................................................................................................ ......................................................................................................................................... 10. Theo anh của c ơ ch ế t ự khai t ự n ộp hi ện nay là phù h ợp? ▢ Phù h ợp ▢ Ch ưa phù h ợp ▢ Khác (nêu rõ).................................... ............................................................................ ........................................................................................................................................ 11.Theo anh chị qu ản lý c ăn c ứ tính thu ế TNDN hi ện nay có khó kh ăn không? ▢ Có ▢ Không 12. Nh ững khó kh ăn hi ện nay trong qu ản lý c ăn c ứ tính thu ế TNDN là ? ▢ Ng ười dân không có thói quen khi mua hàng hóa, d ịch v ụ l ấy hóa đơn ▢ Ng ười bán hàng không xu ất hóa đơn để trốn doanh thu, tr ốn thu ế ▢ Ý ki ến khác............................................. ...................................................................... ........................................................................................................................................... 13. Theo anh chị quy định v ề thu ế su ất thu ế TNDN hi ện nay có phù h ợp không? ▢ Phù h ợp ▢ Ch ưa phù h ợp ▢ Khác (nêu rõ).................................... ...................................................................... ....................................................................................................................................... 14. Theo anh chị quy định v ề th ời h ạn n ộp thu ế, m ức ti ền ph ạt ch ậm n ộp thu ế, c ưỡ ng chế n ợ thu ế c ủa lu ật qu ản lý thu ế có h ợp lý không? ▢ Phù h ợp ▢ Không phù h ợp ▢ Khác (nêu rõ).................................... ...................................................................... ....................................................................................................................................... 15. Luật qu ản lý thu ế quy định v ề vi ệc quy ết toán thu ế TNDN đối với NNT là phù hợp? ▢ Phù h ợp ▢ Ch ưa phù h ợp 16. N ếu quy định v ề vi ệc quy ết toán thu ế TNDN đối với NNT ch ưa phù h ợp ở nh ững điể m gì? ▢ Quy định v ề thành l ập DN quá d ễ dàng, d ẫn đế n DN thành l ập để buôn bán hóa đơ n ▢ Ng ười nộp thu ế th ườ ng gian l ận trong kh ấu tr ừ, hoàn thu ế thông qua ch ứng t ừ hóa đơ n kh ống, l ập b ảng kê thu mua hang nông lâm, th ủy s ản để kh ấu tr ừ, hoàn thu ế. ▢ Khác (nêu rõ).................................... ...........................................................................93 ......................................................................................................................................... 17. Quy trình kiểm tra t ại tr ụ s ở NNT c ủa c ơ quan thu ế hi ện nay có phù h ợp hay ch ưa phù h ợp? ▢ Phù h ợp ▢ Ch ưa phù h ợp 18. N ếu quy trình ki ểm tra t ại tr ụ s ở NNT c ủa c ơ quan thu ế hi ện nay ch ưa phù h ợp ở nh ững điể m nào? ▢ Th ời gian ki ểm tra thu ế t ại tr ụ s ở NNT còn ít ▢ Quy trình còn nhi ều th ủ t ục r ườ m rà ▢ Khác (nêu rõ).................................... ........................................................................... ......................................................................................................................................... 19. Hiện nay khi ng ười nộp thu ế có v ướng m ắc v ề chính sách thu ế thì th ường dùng hình th ức nào để đượ c hỗ tr ợ? ▢ G ọi điệ n tho ại h ỏi c ơ quan thu ế ▢ Phát hành v ăn b ản để hỏi ▢ Tìm ki ếm thông tin t ừ các kênh khác ▢ Đế n tr ực ti ếp c ơ quan thu ế để hỏi 20. Theo anh ch ị công tác tuyên truy ền c ủa ngành thu ế hi ện nay có đạt hi ểu qu ả hay không? ▢ Đạ t hi ệu qu ả ▢ Ch ưa đạ t hi ệu qu ả 21. N ếu ch ưa hi ệu qu ả thì theo anh ch ị c ơ quan thu ế c ần ph ải làm nh ư th ế nào để đạ t đượ c hiệu qu ả cao nh ất? ▢ T ổ ch ức h ội ngh ị t ập hu ấn ▢ G ửi v ăn b ản m ới cho ng ười nộp thu ế ▢ Thông báo cho ng ười nộp thu ế t ự tìm hi ểu ▢ Thông tin trên ph ương ti ện thông tin đại chúng loa đài truy ền thanh c ủa ph ường 22. Theo anh ch ị ý th ức th ực hi ện c ủa ng ười nộp thu ế đ ã t ốt ch ưa? ▢ T ốt ▢ Ch ưa t ốt 23. N ếu ý th ức th ực hi ện c ủa ng ười nộp thu ế ch ưa t ốt thì vì sao? ▢ Trình độ ▢ Đạ o đứ c ▢ Khác (nêu rõ).................................... ......................................................................... ......................................................................................................................................... Xin chân thành cám ơn ý ki ến c ủa anh/ch ị !

- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Bình luận