Luận văn MBA: Giải pháp nâng cao năng lực quản lý Hợp tác xã nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long

411 1

Miễn phí

Tải về máy để xem đầy đủ hơn, bản xem trước là bản PDF

Tags: #đồ án#Luận án#luận văn#tiểu luận

Mô tả chi tiết

1. Mở đầu

1.1 Lý do chọn đề tài

Hiện đội ngũ cán bộ quản lý HTX thường lớn tuổi, nhiệt tình nhưng năng lực, trình độ còn hạn chế, việc điều hành vẫn làm theo cảm tính, chưa có qui chế làm việc rỏ ràng, phân công trách nhiệm còn chung chung. Do khó khăn trong thu hút cán bộ trẻ có trình độ về làm việc tại HTX, nên việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa các thiết bị cơ giới vào sản xuất còn hạn chế. Suốt thời gian dài, cán bộ có năng lực, trình độ sau thời gian công tác tại các HTX đều luân chuyển, chuyển sang làm việc khác hoặc dùng HTX làm “bàn đạp” để vươn lên, dẫn đến đội ngũ cán bộ HTX luôn bị xáo trộn, hoạt động sản xuất kinh doanh kém hiệu quả gây không ít khó khăn cho HTX… Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Giải pháp nâng cao năng lực quản lý các Hợp tác xã nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long” làm luận văn cao học của mình

1.2 Mục đích nghiên cứu

Thực hiện đề tài “Giải pháp nâng cao năng lực quản lý các Hợp tác xã nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long” nhằm khảo sát, đánh giá thực trạng năng lực quản lý các HTXNN để tìm ra những khoảng trống năng lực trong quá trình quản lý để từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý các HTXNN.

1.3 Câu hỏi nghiên cứu

Năng lực quản lý các HTXNN ở Vĩnh Long hiện nay như thế nào?

Năng lực quản lý các HTXNN ở Vĩnh Long bị chi phối bởi những yếu tố nào?

 

Những giải pháp nào giúp cho các HTXNN của tỉnh nâng cao năng lực quản lý? 

1.4  Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực quản lý HTX nghiệp tỉnh Vĩnh Long

Không gian: Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại 19 HTXNN đang hoạt động tại tỉnh Vĩnh Long.

Thời gian: Đề tài sử dụng số liệu thứ cấp trong giai đoạn 2011- 2015. Số liệu sơ cấp sử dụng trong đề tài được thu thập từ tháng 01 năm 2013 đến tháng 01 năm 2015.

1.5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập số liệu

Phương pháp phân tích số liệu

2. Nội dung

2.1 Cơ sở lý luận, mô hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận về năng lực quản lý

Cơ sở lý luận về HTX và HTXNN

Mô hình nghiên cứu nhu cầu quản lý HTXNN

2.2 Thực trạng năng lực quản lý HTXNN tỉnh Vĩnh Long

Tổng quan điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tình hình sản xuất nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long

Thực trạng phát triển các HTX của tỉnh Vĩnh Long

Thực trạng năng lực quản lý và các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực quản lý các HTX NN

2.3 Giải pháp nâng cao năng lực quản lý HTXNN tỉnh Vĩnh Long

Phân tích ma trận SWOT 

Nguyên nhân của hạn chế

Các giải pháp nâng cao năng lực quản lý HTX NN trong thời gian tới

3. Kết luận

Đề tài đã góp phần hoàn thiện những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến nâng cao năng lực quản lý HTX NN hiện nay. Theo kết quả nghiên cứu đánh giá chung năng lực quản lý các HTXNN ở Vĩnh Long hiện nay cho thấy trình độ, kỹ năng, nghiệp vụ, nội dung hoạt động còn yếu và chưa đa dạng, phong phú do đó chỉ mới đáp ứng được một phần nhu cầu sản xuất kinh doanh. Để nâng cao năng lực quản lý HTX NN, trong thời gian tới cần thực hiện đồng bộ 5 giải pháp: (1) Mở rộng thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh; (2) Xây dựng thương hiệu và phát triển thương hiệu; (3) Giải pháp về tài chính như: thành lập quỹ tín dụng nội bộ, tăng cường trích lập quỹ, tăng vốn góp; (4) Đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ; (5) Giao lưu, học tập kinh nghiệm. 

4. Tài liệu tham khảo

Phan Văn Hiếu (2011), Điều tra đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, Đề tài nghiên cứu cấp tỉnh

Đào Duy Hưng (2014), Phân tích, đánh giá kinh tế HTX tỉnh Đồng Nai và các kiến nghị, Tạp chí Phát triển và Hội nhập,14 (24), tháng 01-02/2014, tr. 76-81.

 

Lê Xuân Hiền (2014), Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các HTX NN tỉnh Vĩnh Long, Luận văn thạc sĩ, Đại học Cần Thơ.

Lê Kim Long, Phạm Minh Trí (2012), Ứng dụng cách tiếp cận năng lực chung - Một phương pháp mới xác định danh mục năng lực cần thiết đối với chuyên viên Ngân hàng, Tạp chí ngân hàng, (15), tr.26-31.

Bùi Thống Nhất (2010), Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn TP Cần Thơ, Luận văn tốt nghiệp cao học ngành Kinh tế, Trường Đại học Cần Thơ, Cần Thơ. 

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC CỬU LONGNGUYỄN THỊ QUẾ HƯƠNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ CÁC HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH LONGLUẬN VĂN THẠC SỸQUẢN TRỊ KINH DOANHVĩnh Long, 2015BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC CỬU LONGNGUYỄN THỊ QUẾ HƯƠNGGIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ CÁC HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH LONGCHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANHMÃ SỐ: 60340102LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. HUỲNH TRƯỜNG HUYVĩnh Long, 2015LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan rằng luận văn được hoàn thành dựa trên kết quả nghiêncứu của tôi. Số liệu và kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận vănnào khác. Vĩnh Long, ngày tháng năm 2015 Người thực hiện Nguyễn Thị Quế Hương iLỜI CẢM ƠNĐể hoàn thành luận văn thạc sĩ kinh tế của mình, ngoài sự nổ lực cố gắng củabản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của quý Thầy Cô, quý Cơ quan, giađình, bạn bè.Trước tiên tôi xin gởi lời cám ơn chân thành đến quý Thầy, Cô khoa Kinh tế& Quản trị Kinh doanh trường Đại học Cần Thơ, khoa Đào tạo Sau Đại học trườngĐại Cửu Long đã giúp đỡ tôi hoàn thành khóa học và bảo vệ đề tài. Đặc biệt là TS.Huỳnh Trường Huy, Thầy đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.Cảm ơn các cán bộ của Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Long, Sởnông nghiệp & Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch & Đầu tư, Liên minh Hợp tác xã,Cục Thống Kê và cán bộ tại các Sở, ban ngành, huyện, xã, Hội đồng quản trị vàthành viên của 19 hợp tác xông nghiệp đã nhiệt tình cung cấp số liệu và hỗ trợ giúpđỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu.Cảm ơn gia đình, người thân đã luôn động viên, ủng hộ tinh thần và hỗ trợtôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Vĩnh Long, ngày tháng năm 2015 Người thực hiện Nguyễn Thị Quế Hương iiTÓM TẮTĐề tài : “Giải pháp nâng cao năng lực quản lý Hợp tác xã nông nghiêêp (HTXNN) tỉnh Vĩnh Long” được thực hiêên thông qua phỏng vấn trực tiếp 56 chuyên gia,76 thành viên Hôêi đồng quản trị và 38 thành viên của 19 HTX NN trên địa bàn tỉnhVĩnh Long trong giai đoạn 2013- 2015. Mục tiêu của đề tài nhằm khảo sát, đánh giáthực trạng năng lực quản lý các HTX NN để tìm ra những khoảng trống năng lựctrong quá trình quản lý, điều hành để từ đó đề xuất môêt số giải pháp nhằm nângcao năng lực quản lý các HTX NN trong thời gian tới.Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng trong đề tài để mô tả thực trạngphát triển HTX NN tỉnh Vĩnh Long. Kết quả phân tích cho thấy, hiêên nay các HTXNN tuy có phát triển tại môêt số địa phương nhưng rất châêm và có xu hướng giảmdần nguyên nhân là do các HTX NN làm ăn không hiêêu quả, không mang lại lợi íchthiết thực cho các thành viên, không tạo công ăn viêêc làm cho người lao đôêng, mốiliên kết giữa các HTX NN và các thành phần kinh tế còn lỏng lẻo, thành viên mấtdần niềm tin vào HTX… Bên cạnh đó, phương pháp định tính cũng được sử dụngđể phỏng vấn trực tiếp HĐQT sau đó cho điểm, xếp hạng và đánh giá mức đôê ảnhhưởng của các yếu tố đến năng lực quản lý HTX.Từ thực trạng năng lực quản lý HTX NN, đề tài đã sử dụng công cụ phântích SWOT tiến hành so sánh, phân tích để xác định được những điểm mạnh, điểmyếu từ đó làm cơ sở đưa ra các giải pháp cụ thể để giúp nâng cao năng lực quản lýHTX NN. iiiABSTRACT The thesis: “ Solutions to improve the management capacity of agriculturalcooperatives in Vinh Long Province ” was done through direct interviews 56 experts, 76board members and 38 members of 19 cooperatives in Vinh Long in 2013 and 2015.The goal of the subject to survey and assess the status of the management capacity ofagricultural cooperatives to find gaps in the process of capacity management andadministration so that proposed some solutions to improve the management of agriculturalcooperatives in the near future. Descriptive statistical methods used in the subject to describe the developmentsituation of Agriculture Cooperative in Vinh Long Province. The analytical results showthat, although agriculture cooperatives now have developed in some localities but veryslowly and tend to decrease caused by the Cooperative Agriculture as ineffective, not tobring practical benefits to the members, not create jobs for workers, cooperative linkagesbetween agriculture and other economic sectors loose, members lose confidence incooperatives … In addition, qualitative methods are also used to directly interview theBoard then scoring, ranking and assessment of the impact of these factors on cooperativemanagement capacity.From energy management situation Agriculture Cooperative, subjects used theanalysis tools to conduct comparative SWOT analysis to identify strengths and weaknessesas a basis from which offer specific solutions to enhance the management capacity ofAgriculture cooperative. ivMỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 11. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................................................ 12. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .......................................................................... 1 2.1. Mục tiêu tổng quát .................................................................................... 1 2.2. Mục tiêu cụ thể ......................................................................................... 23. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU ................... 2 3.1. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................... 2 3.2. Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................... 24. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................. 2 4.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 2 4.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 2 4.2.1. Không gian ........................................................................................... 3 4.2.2. Thời gian .............................................................................................. 3 4.2.3. Hạn chế của đề tài ................................................................................ 35. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................. 3 5.1. Phương pháp thu thập số liệu .................................................................... 3 5.1.1. Số liệu thứ cấp ..................................................................................... 3 5.1.2. Số liệu sơ cấp ....................................................................................... 3 5.2. Phương pháp phân tích số liệu .................................................................. 46. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀTHỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .............................................................................. 6 6.1. Tổng quan lĩnh vực nghiên cứu ................................................................. 6 6.2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................... 97. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN: ................................................................... 9CHƯƠNG 1- TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN, MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 101.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC QUẢN LÝ ..................................... 10 1.1.1. Khái niệm năng lực quản lý ............................................................... 10 1.1.1.1. Khái niệm năng lực ...................................................................... 10 1.1.1.2. Khái niệm về quản lý .................................................................... 11 1.1.1.3. Khái niệm về năng lực quản lý ..................................................... 12 1.1.2. Các mô hình lý thuyết về năng lực quản lý ........................................ 13 1.1.3. Các công cụ, phương pháp đánh giá năng lực quản lý ....................... 14 1.1.3.1. Tiêu chí đánh giá .......................................................................... 14 1.1.3.2. Phương pháp đánh giá năng lực quản lý ....................................... 151.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HTX VÀ HTXNN ............................................... 17 1.2.1. Khái niệm hợp tác xã và phân loại hợp tác xã theo luật pháp Việt Nam 17 1.2.1.1. Khái niệm HTX ở một số nước .................................................... 17 1.2.1.2. Khái niệm HTX ở Việt Nam ......................................................... 18 1.2.1.3. Phân loại HTX ............................................................................. 19 1.2.1.4. Nguyên tắc tổ chức, hoạt động ..................................................... 21v1.2.2. Khái niệm hợp tác xã nông nghiệp. Đặc điểm, vai trò, các loại hình HTXNN .................................................................................................................. 21 1.2.2.1. Khái niệm HTX NN ..................................................................... 22 1.2.2.2. Đặc điểm của HTX NN ................................................................ 22 1.2.2.3. Vai trò của HTXNN trong hệ thống kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam........................................................................................................................ 23 1.2.2.4. Các loại hình HTX NN ................................................................. 261.3. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU NHU CẦU QUẢN LÝ HTX NN ................. 27 1.3.1. Định nghĩa các nhân tố ....................................................................... 27 1.3.1.1. Tri thức ......................................................................................... 27 1.3.1.2. Kỹ năng. ....................................................................................... 27 1.3.1.3. Thái độ trong công việc ................................................................ 28 1.3.1.4. Vốn ............................................................................................... 29 1.3.1.5. Khoa học- kỹ thuật ....................................................................... 30 1.3.1.6. Chính sách hỗ trợ của Nhà nước .................................................. 31 1.3.1.7. Hiệu quả kinh tế- xã hội ............................................................... 31 1.3.1.8. Xúc tiến thương mại ..................................................................... 32 1.3.1.9. Liên kết sản xuất và tiêu thụ ......................................................... 32 1.3.2. Mô hình đề xuất nghiên cứu ............................................................... 33CHƯƠNG 2- THỰC TRẠNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ ................................ 35CÁC HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH LONG ........................... 352.1. TỔNG QUAN ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ TÌNH HÌNHSẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH LONG ........................................ 35 2.1.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................. 35 2.1.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................... 35 2.1.1.2. Địa hình, địa mạo ......................................................................... 36 2.1.1.3. Thời tiết- khí hậu- thủy văn .......................................................... 36 2.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên ................................................................. 37 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................... 38 2.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế ...................................................................... 39 2.1.2.2. Sản xuất nông nghiệp và thủy sản ................................................ 39 2 .1.2.3 . Sản xuất công nghiệp ................................................................... 41 2.1.2.4. Đầu tư phát triển ........................................................................... 41 2.1.2.5. Thương mại- dịch vụ và giá cả......................................................42 2.1.2.6. Tài chính ngân hàng ..................................................................... 43 2.1.2.7. Văn hóa – xã hội ......................................................................... 452.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA CÁC HTX TỈNH VĨNH LONG .... 46 2. 2.1 . Thực trạng phát triển HTX NN tỉnh Vĩnh Long ................................. 46 2. 2 .1.1.Tình hình hoạt động ...................................................................... 46 2. 2 .1.2. Cơ sở thành lập và thời gian hoạt động ........................................ 50 2 . 2 .1.3. Cơ cấu nhân sự ............................................................................. 51 2. 2 .1.4. Tài sản, cơ sở hạ tầng ................................................................... 59 2.2.1.5. Năng lực tài chính ........................................................................ 61vi2.2.1.6. Hoạt động liên kết sản xuất- tiêu thụ ............................................ 61 2.2.2. Những chính sách phát triển HTX ...................................................... 65 2. 2 .2.1. Chính sách đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ............................ 65 2.2.2.2. Chính sách đất đai ........................................................................ 65 2.2.2.3. Chính sách tài chính, tín dụng ...................................................... 66 2.2.2.4. Chính sách hỗ trợ ứng dụng khoa học, công nghệ, xúc tiến thương mại,đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật và các chính sách khuyến nông, khuyếnngư .................................................................................................................. 66 2.2.2.5. Một số chính sách khác ................................................................ 682.3. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNGĐẾN NĂNG LỰC QUẢN LÝ CÁC HTX NN ............................................... 68 2.3.1. Thực trạng năng lực quản lý các HTX NN ......................................... 68 2.3.1.1. Bôê máy quản lý Nhà nước về HTX ..............................................69 2.3.1.2. Hiêêu quả quản lý nhà nước đối với HTX......................................69 2.3.2. Thực trạng năng lực quản lý các HTX NN.........................................69 2.3.2.1. Năng lực quản lý sản xuất ............................................................ 70 2.3.2.2. Năng lực quản lý kinh doanh ....................................................... 71 2.3.2.3. Năng lực quản lý tài chính ........................................................... 73 2.3.2.4. Năng lực tự quản lý ...................................................................... 75 2.3.2.5. Năng lực quản lý nhóm ................................................................ 76 2.3.2.6. Năng lực quản lý công việc .......................................................... 77 2.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực quản lý các HTX NN ............... 78CHƯƠNG 3- CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ CÁC HỢPTÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH LONG ............................................. 873.1. PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT ............................................................. 87 3.1.1. Phân tích SWOT ................................................................................ 87 3.1.2. Phân tích các nhóm chiến lược đề xuất .............................................. 893.2. NGUYÊN NHÂN CỦA HẠN CHẾ ......................................................... 903.3. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ HTX NN TRONGTHỜI GIAN TỚI ............................................................................................ 94 3.3.1. Giải pháp mở rộng thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh ......... 94 3.3.2. Xây dựng thương hiệu, phát triển thương hiệu ................................... 95 3.3.3. Giải pháp tài chính ............................................................................. 96 3.3.3.1. Thành lập quỹ tín dụng nội bộ trong HTX ................................... 96 3.3.3.2. Tăng cường trích lập quỹ của HTX .............................................. 97 3.3.3.3. Tăng vốn góp ............................................................................... 98 3.3.4. Các giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ ......... 99 3.3.4.1. Quy hoạch đội ngũ cán bộ ............................................................ 99 3.3.4.2. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ......................................................... 100 3.3.5. Các giải pháp về giao lưu, học tập kinh nghiệm để nâng cao năng lực tổchức, quản lý: ................................................................................................ 102KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................... 1031. KẾT LUẬN ............................................................................................... 103vii2. KIẾN NGHỊ .............................................................................................. 103 2.1. Đề xuất với Trung ương ........................................................................ 103 2.2. Đề xuất với cấp tỉnh, huyện .................................................................. 103 2.3. Đề xuất với cấp xã ................................................................................ 104 2.4. Đề xuất với HTX ................................................................................... 104TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 105 viiiDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮTTiếng ViệtBVTV B ảo vệ thực vật CT HĐQT Chủ tịch Hội đồng quản trịHTX Hợp tác xãHTX NN Hợp tác xã nông nghiệpHĐQT Hội đồng quản trịKH- KT Khoa học- kỹ thuật KTHT Kinh tế hợp tác PTN T Phát triển nông thônSXKD S ản xuất kinh doanhSX Sản xuấtTP.HCM Thành phố Hồ Chí MinhTHT Tổ hợp tác XT TM Xúc tiến thương mại Tiếng AnhICA Liên minh hợp tác xã quốc tếBCA(The Business Council of Australia) Hội đồng kinh doanh Úc ACCI (The Australian Chamber of Commerce and Industry -) Phòng thương mại vàcông nghiệp Úc.DEST (The Department of Education, Science and Training) Bộ Giáo dục, Đào tạovà Khoa học.ANTA(The Australian National Training Authority-) Hội đồng giáo dục quốc giaÚc. ixDANH MỤC CÁC BẢNGSố hiệu bảng Tên bảng Trang1 Cơ cấu số lượng quan sát trên địa bàn nghiên cứu 42 Phân tích SWOT 61.1 Mô hình năng lực quản lý của Luxottica Retail 141.2 Đánh giá thực hiện công việc 162.1 Tổng hợp hoạt động của các HTX NN từ năm 2011- 2015 472.2 Phân loại HTX NN từ năm 2010- 2015 482.3 Cơ sở thành lập HTX NN 502.4 Trình độ quản lý HTX NN 542.5 Trình độ chuyên môn HTX NN 552.6 Trình độ chính trị HTX NN 562.7 Bồi dưỡng HTX NN 572.8 Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin của HĐQT HTXNN 603.1 Ma trận SWOT 88xDANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊSố hiệu hình vẽ Tên hình vẽ Trang1.1 Mô hình năng lực quản lý của Hay Group 131.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực quản lý HTX NN 342.1 Bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Long 352.2 Tình hình hoạt động HTX NN năm 2015 482.3 Xếp loại HTX NN từ năm 2011- 2015 492.4 Các loại hình hoạt động HTX NN năm 2015 502.5 Số năm hoạt động HTX NN 512.6 Sơ đồ bộ máy quản lý HTX NN 532.7 Hỗ trợ đầu vào của HTX NN 622.8 Hỗ trợ đầu ra của HTX NN 632.9 Năng lực quản lý sản xuất HTX NN 712.10 Năng lực quản lý kinh doanh HTX NN 732.11 Năng lực quản lý tài chính HTX NN 752.12 Năng lực tự quản lý HTX NN 762.13 Năng lực quản lý nhóm HTX NN 772.14 Năng lực quản lý công việc HTX NN 782.15 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực quản lý HTX NN 783.1 Nguyên nhân hạn chế của HTX NN 92xixiiPHẦN MỞ ĐẦU1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀINgày nay các HTXN N c ó một vị trí hết sức quan trọng. Thông qua các hoạt độngdịch vụ, vai trò điều tiết sản xuất của các HTXNN được thực hiện theo hướng tậptrung, tạo điều kiện hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, chuyên môn hóa cao.Mặt khác, hoạt động của các HTX chính là cầu nối giữa nhà nước với nông dân. Chínhvì vậy mà HTX không thể thiếu trong nông nghiệp, nông thôn nước ta.Hoạt động của các HTXNN ở Việt nam nói chung và tỉnh Vĩnh Long nói riêngtrong những năm qua đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, bên cạnhnhững thành tựu đạt được thì hoạt động của các HTX ở tỉnh Vĩnh Long vẫn còn một sốtồn tại. Đó là, nhận thức về HTX kiểu mới và luật HTX chưa được thấu đáo và quántriệt một cách đầy đủ; Vốn và cơ sở vật chất của các HTX vẫn còn nhỏ lẻ và yếu kém;Các cơ chế chính sách của nhà nước đối với các HTX vẫn còn chậm đến với cơ sở màđặc biệt là năng lực quản lý của cán bộ HTX vẫn còn chưa theo kịp cơ chế quản lýmới. Hiện đội ngũ cán bộ quản lý HTX thường lớn tuổi, nhiệt tình nhưng năng lực,trình độ còn hạn chế, việc điều hành vẫn làm theo cảm tính, chưa có qui chế làm việcrỏ ràng, phân công trách nhiệm còn chung chung. Do khó khăn trong thu hút cán bộ trẻcó trình độ về làm việc tại HTX, nên việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa cácthiết bị cơ giới vào sản xuất còn hạn chế. Suốt thời gian dài, cán bộ có năng lực, trìnhđộ sau thời gian công tác tại các HTX đều luân chuyển, chuyển sang làm việc kháchoặc dùng HTX làm “bàn đạp” để vươn lên, dẫn đến đội ngũ cán bộ HTX luôn bị xáotrộn, hoạt động sản xuất kinh doanh kém hiệu quả gây không ít khó khăn cho HTX…Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Giải phápnâng cao năng lực quản lý các Hợp tác xã nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long” làm luận văncao học của mình.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU2.1. Mục tiêu tổng quátThực hiện đề tài “Giải pháp nâng cao năng lực quản lý các Hợp tác xã nôngnghiệp tỉnh Vĩnh Long” nhằm khảo sát, đánh giá thực trạng năng lực quản lý cácHTXNN để tìm ra những khoảng trống năng lực trong quá trình quản lý để từ đó đềxuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý các HTXNN.2.2. Mục tiêu cụ thể (1) Phân tích thực trạng phát triển HTX NN ở tỉnh Vĩnh Long.(2) Đánh giá năng lực quản lý HTXNN và các nhân tố ảnh hưởng đến năng lựcquản lý HTXNN tỉnh Vĩnh Long(3) Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực quản lý HTXNN tỉnh Vĩnh Long3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU3.1. Câu hỏi nghiên cứu- Năng lực quản lý các HTXNN ở Vĩnh Long hiện nay như thế nào?- Năng lực quản lý các HTXNN ở Vĩnh Long bị chi phối bởi những yếu tố nào?- Những giải pháp nào giúp cho các HTXNN của tỉnh nâng cao năng lực quản lý?3.2. Giả thuyết nghiên cứuH1: Trí thức có quan hệ cùng chiều với năng lực quản lýH2: Kỹ năng có quan hệ cùng chiều với năng lực quản lýH3: Thái độ trong công việc ảnh hưởng cùng chiều với năng lực quản lýH4: Năng lực quản lý HTXNN ở tỉnh chịu ảnh hưởng của vốn hoạt động trongnămH5: Khả năng tiếp cận khoa học- kỹ thuật có quan hệ dương với năng lực quản lýH6: Chính sách hỗ trợ của nhà nước có quan hệ dương với năng lực quản lýH7: Hiệu quả kinh tế- xã hội mang lại có quan hệ dương với năng lực quản lý4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU4.1. Đối tượng nghiên cứuCác nhân tố ảnh hưởng đến năng lực quản lý HTX nghiệp tỉnh Vĩnh Long.4.2. Phạm vi nghiên cứu 24.2.1. Không gianĐề tài nghiên cứu được thực hiện tại 19 HTXNN đang hoạt động tại tỉnh VĩnhLong.4.2.2. Thời gianĐề tài sử dụng số liệu thứ cấp trong giai đoạn 2011- 2015.Số liệu sơ cấp sử dụng trong đề tài được thu thập từ tháng 01 năm 2013 đến tháng01 năm 2015.4.2.3. Hạn chế của đề tàiĐề tài tập trung nghiên cứu về năng lực quản lý và các nhân tố ảnh hưởng đếnnăng lực quản lý các HTXNN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.. Do giới hạn về mặt thờigian và kinh phí nên đề tài chỉ nghiên cứu 170 quan sát để chỉ ra việc tham gia vàoHTXNN hiện nay là cần thiết. Vì vậy việc thu thập được chọn theo phương pháp thuậntiện và không khảo sát những HTXNN chưa hoặc ngưng hoạt động.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU5.1. Phương pháp thu thập số liệu5.1.1. Số liệu thứ cấpĐược thu thập thông qua các Sở, ban ngành tỉnh Vĩnh Long, các báo cáo tổng kếtnăm của Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (PTNT) tỉnh, Chi cục phát triển nôngthôn, Liên minh HTX tỉnh Vĩnh Long, Sở kế hoạch & Đầu tư, Cục thống kê, các báocáo hàng năm của các huyện, HTXNN, các văn bản pháp luật có liên quan và các bàibáo, bài tham luận trên các trang Web, tạp chí khoa học.5.1.2. Số liệu sơ cấp- Phỏng vấn chuyên gia (KIP): thực hiện phỏng vấn nhóm cán bộ am hiểu vềHTXNN trên địa bàn tỉnh như cán bộ phụ trách về HTX ở Liên minh HTX tỉnh, SởNông nghiệp & PTNT, Sở Kế hoạch & Đầu tư, Chi cục PTNT, Phòng Nông nghiệp &PTNT các huyện, phòng kinh tế thành phố, thị xã và lãnh đạo xã phụ trách về HTXNN 3để thu thập các nguồn thông tin mang tính đại diện nhằm giúp đưa ra các nhân tố hìnhthành nên năng lực quản lý của HTXNN.- Phỏng vấn trực tiếp Hội đồng quản trị của 19 HTXNN. Tổng số đối tượng đượcphỏng vấn là 76 thành viên trong Hội đồng quản trị của các HTXNN. Nội dung phỏngvấn được thiết kế trên bảng câu hỏi được soạn sẵn.- Phỏng vấn trực tiếp thành viên HTXNN: nhằm tìm hiểu lợi ích mang lại của cácHTXNN đối với hoạt động sản xuất và đời sống của các thành viên, nhận xét của thànhviên về mức độ đáp ứng của HTXNN đối với nhu cầu của họ cũng như năng lực quảnlý, điều hành của Hội đồng quản trị. Tổng số 38 quan sát Bảng 1: Cơ cấu số lượng quan sát trên địa bàn nghiên cứuTT Đối tượng điều tra, phỏng vấn Phương pháp thu thập số liệu Số lượngquan sát12 Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnhSở Kế hoạch & Đầu tưLiên minh HTX tỉnhChi cục PTNT tỉnhPhòng Nông nghiệp & PTNT các huyệnPhòng Kinh tế thành phố, thị xãLãnh đạo xã phụ trách HTXNNHội đồng quản trị HTXNNThành viên các HTXNN Phỏng vấn KIPPhỏng vấn KIPPhỏng vấn KIPPhỏng vấn KIPPhỏng vấn KIPPhỏng vấn KIPPhỏng vấn KIPPhỏng vấn trực tiếpPhỏng vấn trực tiếp 1 2 4 324 4187638TỔNG CỘNG 1705.2. Phương pháp phân tích số liệu: để thỏa mãn các mục tiêu đã đưa ra thì việc thựchiện luận văn cần áp dụng một số phương pháp phân tích như sau:* Thực hiện mục tiêu (1): là mục tiêu mô tả và phân tích thực trạng phát triểnHTXNN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long. 4Để thực hiện mục tiêu này tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả. Các đại lượngđược sử dụng trong thống kê mô tả là số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình, độ lệchchuẩn, số lớn nhất, nhỏ nhất, tần suất và phần trăm để so sánh giữa các nhóm mục tiêu.* Thực hiện mục tiêu (2) và (3): tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu địnhtính. Để thực hiện hai mục tiêu này, tác giả tiến hành phỏng vấn trực tiếp Hội đồngquản trị và thành viên của 19 HTXNN. Sau đó cho điểm, xếp hạng và đánh giá mức độảnh hưởng của các yếu tố đến năng lực quản lý hợp tác xã.* Thực hiện mục tiêu (4): từ thực trạng về năng lực quản lý HTXNN, đồng thờidựa trên các kết quả nghiên cứu đạt được ở mục tiêu 1, 2 và 3, tác giả sử dụng công cụphân tích SWOT tiến hành so sánh, phân tích để xác định được những điểm mạnh,điểm yếu từ đó làm cơ sở đưa ra các giải pháp cụ thể để giúp nâng cao năng lực quảnlý HTXNN tỉnh Vĩnh Long. Theo Nguyễn Thị Liên Diệp, Phạm Văn Nam (2006, trang159- 160) để xây dựng ma trận SWOT ta cần trãi qua 8 bước:Bước 1: Liệt kê các điểm mạnh chủ yếu bên trong;Bước 2: Liệt kê các điểm yếu bên trong;Bước 3: Liệt kê các cơ hội lớn bên ngoài;Bước 4: Liệt kê mối đe dọa quan trọng bên ngoài;Bước 5: Kết hợp điểm mạnh bên trong với cơ hội bên ngoài và ghi kết quả củachiến lược SO vào ô thích hợp;Bước 6: Kết hợp những điểm yếu bên trong với những cơ hội bên ngoài và ghi kếtquả của chiến lược WO;Bước 7: Kết hợp điểm mạnh bên trong với mối đe dọa bên ngoài và ghi kết quảcủa chiến lược ST;Bước 8: Kết hợp điểm yếu bên trong với nguy cơ bên ngoài và ghi kết quả chiếnlược WT; 5Bảng 2: Phân tích SWOTNhững cơ hội (O)Liệt kê những cơ hội Những nguy cơ (T)Liệt kê những nguy cơNhững điểm mạnh (S)Liệt kê những điểm mạnh Các chiến lược SOSử dụng các điểm mạnhđể tận dụng cơ hội Các chiến lược STVượt qua bất trắc bằng tậndụng các điểm mạnhNhững điểm yếu (W)Liệt kê những điểm yếu Các chiến lược WOHạn chế các mặt yếu đểlợi dụng các cơ hội Các chiến lược WTTối thiểu hóa những điểmyếu và tránh khỏi các mốiđe dọa6. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀTHỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI6.1. Tổng quan lĩnh vực nghiên cứuHợp tác xã đầu tiên trên thế giới được hình thành vào năm 1761 tại Vương quốcAnh (Liên minh hợp tác xã quốc tế (ICA) được thành lập ngày 19/8/1895 tại Vươngquốc Anh. Trụ sở của ICA đóng tại Geneve (thụy sỹ), sau đó phát triển ra ở hầu hếtcác nước trên thế giới. Tiếp theo các HTX xuất hiện ở các nước như Đức, Nhật Bản,Hàn Quốc, Canada, Mỹ, Thái lan, Ấn Độ…đã cho thấy nhận thức vai trò của HTXcàng được nâng cao. Đến năm 1852, Luật HTX sản xuất và tiết kiệm ở Vương quốcAnh được ban hành, là bộ luật HTX đầu tiên trên thế giới. Ở Nhật Bản, nhằm giúp cáctổ chức HTX hoạt động, Chính phủ Nhật Bản tăng cường xây dựng hệ thống phục vụxã hội hóa nông nghiệp, yêu cầu các ngành phải giúp đỡ và bảo vệ quyền lợi hợp phápcho HTX, hỗ trợ vốn, kỹ thuật, tư liệu sản xuất. Các HTXNN Nhật Bản hoạt động theomô hình HTX đa chức năng, đảm nhiệm tổng thể các dịch vụ đầu vào để sản xuất racác nhu yếu phẩm và cung cấp các dịch vụ cần thiết cho nông nghiệp (Dương MinhTuấn, 2010). Ở Ấn Độ, vì là một nước nông nghiệp nên sự phát triển kinh tế của Ấn Độphụ thuộc rất nhiều vào việc phát triển nông nghiệp. Người thành viên coi HTX là 6phương tiện để tiếp nhận tín dụng, đầu vào và các nhu cầu cần thiết về dịch vụ. Nhậnrỏ vai trò của các HTX chiếm vị trí trọng yếu trong các lĩnh vực của nền kinh tế quốcdân, chính phủ Ấn Độ đã thành lập công ty quốc gia phát triển HTX nhằm triển khaicác dự án khác nhau trong lĩnh vực chế biến, bảo quản, tiêu thụ nông sản, hàng tiêudùng, lâm sản và các mặt hàng khác, đồng thời thực hiện các dự án về phát triển nhữngvùng nông thôn còn lạc hậu. Ngoài ra, chính phủ nước này đã thực hiện chiến lượcphát triển cho khu vực HTX như: xúc tiến xuất khẩu, sửa đổi luật HTX, tạo điều kiệncho các HTX tự chủ và năng động hơn; chấn chỉnh hệ thống tín dụng HTX; thiết lậpmạng lưới thông tin hai chiều giữa những người nghèo nông thôn với các tổ chứcHTX; bảo đảm trách nhiệm của các liên đoàn HTX đối với các HTX thành viên. (VụHTX- Bộ kế hoạch và Đầu tư, 2005)Tại Việt Nam, kinh tế hợp tác, HTX chính thức được Đảng và Nhà nước quan tâmvà phát triển từ rất sớm. Tuy nhiên, tùy thuộc vào mỗi giai đoạn phát triển phong tràokinh tế HTX được hình thành và phát triển có khác nhau. Quá trình hình thành và pháttriển kinh tế HTX ở nước ta có thể sơ lược như sau: (1) Giai đoạn trước hòa bình lập lạiở Miền Bắc (1954); (2) Giai đoạn từ năm 1954 đến 1975; (3) Giai đoạn từ năm 1976đến trước khi luật HTX năm 1996; (4) Giai đoạn khi có luật HTX năm 1996 đến khi cóluật HTX năm 2003; (5) Giai đoạn từ khi có luật HTX năm 2012 đến nay. Sau khi luậtHTX năm 2012 ban hành, tạo thuận lợi hơn cho sự thành lập và phát triển HTX. Hiệnnay có khá nhiều nghiên cứu về HTX tiêu biểu ở Việt Nam trong những năm gần đây,cụ thể như các nghiên cứu sau:Bùi Văn Trịnh (2009) đã thực hiện đề tài “Điều tra hiện trạng và đề xuất một sốgiải pháp chủ yếu nhằm củng cố và nhân rộng các tổ chức hợp tác phù hợp với nguyệnvọng của các thành viên cộng đồng” đã chỉ ra những khó khăn, vướng mắc trong quátrình thành lập và hoạt động của các HTX ở tỉnh Hậu Giang đó là cơ sở vật chất, vốn,trình độ chuyên môn, năng lực quản lý, khả năng liên kết thị trường bao tiêu sản phẩmđầu ra cho nông nghiệp. 7Trong nghiên cứu của Nguyễn Văn Tuấn (2010) về “Phân tích hiệu quả hoạt độngcủa các HTXNN trên địa bàn tỉnh Bạc liêu năm 2007- 2008” đã kết luận những HTXhoạt động hiệu quả là những HTXNN hoạt động với nhiều dịch vụ, có khả năng liênkết, hợp tác với các tổ chức khác và ngược lại. Đồng thời đề tài cũng kết luận rằng hầunhư các HTXNN đều không có trụ sở làm việc, trình độ học vấn của chủ nhiệm HTXcòn thấp, vốn sản xuất kinh doanh của HTXNN còn hạn chế… là những nguyên nhânlàm cho hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) của các HTXNN kém hiệu quả.Bùi Thống Nhất (2010) thực hiện nghiên cứu đề tài về “Đánh giá các nhân tố ảnhhưởng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của cácHTXNN trên địa bàn thành phố Cần Thơ” đã cho rằng chất lượng hoạt động của Kinhtế hợp tác (KTHT) còn rất thấp, chưa tương xứng với tiềm lực của nó. Nguyên nhân làdo các yếu tố nội tại của HTX (trình độ kiến thức kỹ năng quản lý của cán bộ HTX,nhận thức hạn chế, tâm lý trông chờ, ỷ lại của người dân, vốn…) và các yếu tố bênngoài (các cơ chế, chính sách thiếu đồng bộ, chưa hiểu luật HTX, văn bản hướng dẫnthực hiện còn hạn chế, chính quyền các cấp còn thờ ơ, thiếu quan tâm,…). Qua đó đềtài cũng nêu ra một số giải pháp để phát triển HTXNN.Phân tích các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả hoạt động SXKD trên địa bàn bằngthống kê mô tả phân tích chi phí- lợi ích (CBA). Khi xác định ảnh hưởng các nhân tốảnh hưởng thu nhập thành viên thông qua mô hình hồi qui bội (Nguyễn Thiện Phúc,2011). Sử dụng công cụ SWOT đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động củacác HTXNN tỉnh Hậu Giang. Kết quả nghiên cứu chỉ ra các HTXNN Hậu Giang nhậnthức được trong việc tổ chức và quản lý sao cho hiệu quả. Có cách phát triển hợp lýhơn, giúp cho Ban chủ nhiệm và thành viên gắn bó hơn nữa.Thông qua các chỉ tiêu nghiên cứu về cơ cấu tổ chức và hoạt động của các HTX,trình độ của cán bộ chủ chốt, vốn quỹ của HTX, các hoạt động dịch vụ và kết quả kinhdoanh của HTXNN bằng phương pháp chuyên khảo dùng để phân tích đánh giá lại mộtsố HTXNN điển hình trong 81 HTXNN trên phạm vi toàn tỉnh Thái Nguyên. Tác giả 8dùng phương pháp chuyên gia trên cơ sở ý kiến đánh giá của những người đại diệntrong lĩnh vực chuyên ngành và các lĩnh vực nghiên cứu.Ngoài ra còn nhiều luận án PTS, thạc sĩ kinh tế viết về đề tài HTXNN.6.2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tàiNhìn chung các công trình kể trên đã nghiên cứu nhiều khía cạnh của HTXNNnhư thực trạng và giải pháp phát triển HTXNN, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đếnhiệu quả hoạt động SXKD của HTXNN…Song cho đến nay chưa có đề tài nào nghiêncứu cụ thể về giải pháp nâng cao năng lực quản lý HTXNN tỉnh Vĩnh Long. Do đó, tácgiả tin rằng đóng góp của đề tài sẽ góp phần thiết thực nhằm giúp cho người nghiêncứu nói riêng và Hội đồng quản trị các HTXNN tỉnh Vĩnh Long nói chung hiểu rỏ hơnvề năng lực quản lý, điều hành hiện tại của các HTXNN tỉnh Vĩnh Long, từ đó cónhững giải pháp phù hợp nhằm nâng cao năng lực quản lý hợp tác xã.7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN:Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, luận văn được chialàm 3 chương.Chương 1- Cơ sở lý luận, mô hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứuChương 2- Thực trạng năng lực quản lý HTXNN tỉnh Vĩnh Long.Chương 3- Giải pháp nâng cao năng lực quản lý HTXNN tỉnh Vĩnh Long. 9CHƯƠNG 1- TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN, MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC QUẢN LÝ1.1.1. Khái niệm năng lực quản lý1.1.1.1. Khái niệm năng lực Thuật ngữ về năng lực được ý niệm rất sớm từ những năm 1970, có rất nhiều địnhnghĩa được đưa ra xuất phát từ nhiều hướng tiếp cận trong những bối cảnh khác nhau.McClelland (1973) mô tả “năng lực như là một đặc tính cơ bản để thực hiện côngviệc”. Boyatzis (1982) mở rộng thêm định nghĩa của McClelland và quan niệm rằng“năng lực như là các đặc tính của một cá nhân liên quan đến việc thực hiện công việcđạt hiệu quả cao”. Spencer and Spencet (1993) dựa trên định nghĩa về năng lực củaBoyatzis và mô tả “năng lực như là đặc tính cơ bản của một cá nhân (kiến thức, kỹnăng, thái độ, động cơ, nét tiêu biểu và ý niệm về bản thân) có liên quan đến các tiêuchí đánh giá hiệu suất công việc. Hay Group, The Manager Competency Model (2001)định nghĩa năng lực là các đặc điểm quan trọng có thể xác định, quan sát và đo lườngđược của một người quyết định đến thành tích vượt trội của họ trong một công việc cụthể, một tổ chức hoặc nền văn hóa. Các đặc điểm này gồm: kiến thức, kỹ năng, độnglực xã hội… Ngoài ra còn có các định nghĩa tiêu biểu khác được đưa ra bởi các nhànghiên cứu: Woodruffe, Parry hay Bernthal.Từ các định nghĩa như vậy, mặc dù có sự khác nhau nhưng hầu hết các khái niệmđều có chung một số quan điểm như: năng lực bao gồm một loạt các kiến thức, kỹnăng, thái độ hay các đặc tính cá nhân khác cần thiết để thực hiện công việc thànhcông.Tóm lại, năng lực được xem như là những phẩm chất tiềm tàng của một cá nhânvà đòi hỏi của công việc để thực hiện công việc thành công. Năng lực được hiểu là mộttập hợp các kiến thức, kỹ năng và thái độ hay các phẩm chất cá nhân khác (động cơ,nét tiêu biểu, ý niệm về bản thân, mong muốn thực hiện…) mà tập hợp này là thiết yếuvà quan trọng của việc hình thành những sản phẩm đầu ra. 10* Phân loại năng lực: Theo nhận định của Kroon (2006) thì năng lực có thể chiara ít nhất làm 3 loại mà các nhà nghiên cứu đã tiến hành khảo sát như: Năng lực cốt lõi;Năng lực chung (nhóm); Năng lực cá nhân (vị trí).- Năng lực cốt lõi: năng lực cốt lõi mô tả các yếu tố hành vi quan trọng đối với tấtcả nhân viên. Năng lực này đòi hỏi mọi vị trí trong tổ chức thực hiện thành công nhiệmvụ theo yêu cầu, để đáp ứng sứ mệnh, tầm nhìn, tiêu chuẩn và kế hoạch chiến lược củatổ chức.- Năng lực chung: năng lực chung mô tả khả năng, đặc tính cụ thể của một nhómvà được xem như là một bộ phận công tác. Năng lực này có thể giống như là năng lựccốt lõi, nhưng cần đến ở mức độ cao hơn về trình độ để thực hiện nhiệm vụ công việccụ thể, cũng có thể bao gồm năng lực chuyên môn, trong đó đề cập đến các kỹ năngnghề nghiệp cụ thể, tích lũy được từ giáo dục, đào tạo hoặc dựa trên một lĩnh vựcchuyên môn cụ thể. Mỗi lĩnh vực chứa đựng 4 thành tố: tri thức, trí tuệ, kỹ năng, kỹxảo … kinh nghiệm tiến hành các phương thức hoạt động; Cảm xúc, biểu cảm về hànhvi, thái độ kinh nghiệm sống; Phát triển năng lực sáng tạo.- Năng lực cá nhân: là năng lực riêng biệt cho một vị trí cụ thể, có thể kế thừa từnăng lực chung hay năng lực cốt lõi cho một vị trí cụ thể, yêu cầu ở mức độ thạo việccao hơn. Những năng lực cá nhân cũng có thể bao gồm những năng lực chuyên môn,trong đó đề cập đến các kỹ năng nghề nghiệp cụ thể tích lũy được từ giáo dục, đào tạohoặc dựa trên một lĩnh vực chuyên môn cụ thể.1.1.1.2. Khái niệm về quản lýQuản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm soát các nguồn lực vàhoạt động của hệ thống xã hội nhằm đạt được mục đích của hệ thống với hiệu lực vàhiệu quả cao một cách bền vững trong điều kiện môi trường luôn biến động (TheoNguyễn Thị Ngọc Huyền, 2012).* Các yếu tố cơ bản của quản lýThứ nhất, nội dung quản lý: các nhà quản lý đều thực hiện một quá trình bao gồm: 11• Lập kế hoạch là quá trình thiết lập các mục tiêu và phương thức hành động thíchhợp để đạt mục tiêu.• Tổ chức là quá trình đảm bảo nguồn lực cho thực hiện kế hoạch trong các hìnhthái cơ cấu nhất định.• Lãnh đạo là quá trình đánh thức sự nhiệt tình, tạo động lực cho con người để họlàm việc một cách tốt nhất nhằm đạt được các mục tiêu kế hoạch.• Kiểm soát là quá trình giám sát, đo lường, đánh giá và điều chỉnh hoạt động đểđảm bảo sự thực hiện theo kế hoạch.Thứ hai, đối tượng của quản lý: đối tượng chủ yếu và trực tiếp của quản lý là cácmối quan hệ con người bên trong và bên ngoài hệ thống. Chủ thể quản lý tác động lêncon người, thông qua đó mà tác động đến các yếu tố vật chất và phi vật chất khác nhưvốn, vật tư, máy móc, công nghệ, thông tin để tạo ra kết quả cuối cùng của toàn bộ hoạtđộng.Thứ ba, mục tiêu của quản lý: trong mọi loại hình hệ thống xã hội, mục tiêu hợplý được tuyên bố công khai của quản lý đều là tạo ra giá trị gia tăng cao cho hệ thốngvà các thành viên của nó.Thứ tư, điều kiện quản lý: khái niệm quản lý cho thấy các nhà quản lý luôn thựchiện nhiệm vụ của mình trong điều kiện môi trường luôn biến động. Chính vì vậy, sựhiểu biết về môi trường bên ngoài và bên trong của hệ thống và kỹ năng phân tích môitrường là hết sức cần thiết đối với nhà quản lý.Nhà quản lý là người lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát công việc củanhững người khác để hệ thống do họ quản lý đạt được mục đích của mình.1.1.1.3. Khái niệm về năng lực quản lýNăng lực quản lý để điều hành và ra quyết định trong sản xuất là một khái niệmphức tạp. Năng lực quản lý là các yêu cầu đối với các công việc có tính chất quản lýbao gồm hoạch định, tổ chức, điều phối nguồn lực (ngân sách, con người) và thực hiện 12kiểm tra, giám sát, đánh giá công việc. Tùy theo tính chất phức tạp, mức độ và phạm viquản lý mà mỗi chức danh có những yêu cầu về tiêu chuẩn năng lực quản lý khác nhau.1.1.2. Các mô hình lý thuyết về năng lực quản lý* Mô hình năng lực quản lý của Hay Group Hình 1.1. Mô hình năng lực quản lý của Hay Group (Hay Group, The ManagerCompetency Model, 2001) Tự quản lýLãnh đạo, ảnh hưởng Quản lý nhómQuản lý công việc • Cảm thông• Tự kiểm soát• Tự tin• Phát triển nhân viên• Phân định trách nhiệm• Lãnh đạo nhóm• Định hướng công việc• Chủ động• Giải quyết vấn đề• Tạo ảnh hưởng• Lãnh đạo nhóm 13* Mô hình năng lực quản lý của Luxottica Retail Bảng 1.1.Mô hình năng lực quảnlý của Luxottica Retail ( Ngô Quý Nhâm (2001), Xây dựng mô hình năng lực và đánhgiá năng lực nhân sự, Tạp chí khoa học giáo dục, (3), tr.12-13)Năng lực lãnh đạo và quản lý Các năng lực nền tảngKỹ năng lãnh đạo Tư duy phê phánHuấn luyện và phát triển nhân viên Thúc đẩy giao tiếp mởKhuyến khích động viên người khác Xây dựng quan hệ và kỹ năng nhân sựThúc đẩy làm việc nhóm Phát triển và quản lý bản thânTư duy chiến lược Năng lực thích ứngĐịnh hướng khách hàngCác năng lực chức năng Hành động trung thựcQuan điểm toàn cầu Đa văn hóaKỹ năng tài chính Động lực và cam kếtKPI- chỉ số thành tích kinh doanh quantrọng1.1.3. Các công cụ, phương pháp đánh giá năng lực quản lý1.1.3.1. Tiêu chí đánh giáTheo Robert Katz trích trong Phan Thị Minh Châu, 2011 thì nhà quản lý thành đạtcần có 3 loại kỹ năng đó là kỹ năng kỹ thuật, kỹ năng nhân sự và kỹ năng tư duy.• Kỹ năng kỹ thuật hay kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ: là những khả năngcần thiết để thực hiện một công việc chuyên môn cụ thể. Kỹ năng này đòi hỏi nhà quảnlý phải có sự am hiểu về lĩnh vực chuyên môn mà họ phụ trách. Những nhà quản lý sẽcó được những kỹ năng này thông qua quá trình học tập tại trường lớp hay qua bồidưỡng ở đơn vị. Kỹ năng này đặc biệt quan trọng đối với những nhà quản lý cấp cơ sở.• Kỹ năng nhân sự: là những khả năng cần thiết để biết cách làm việc với conngười, biết động viên con người nỗ lực làm việc. Kỹ năng nhân sự là tài năng đặc biệtcủa nhà quản lý trong quan hệ với những người khác nhằm tạo sự thuận lợi và thúc đẩysự hoàn thành công việc chung. 14• Kỹ năng tư duy: kỹ năng này đòi hỏi nhà quản trị phải có tầm nhìn chiến lược,hiểu rõ mức độ phức tạp của môi trường, biết phân tích và giải quyết vấn đề có hệ thống.Bên cạnh các kỹ năng trên thì nhà quản lý còn cần có những phẩm chất nhất định như:• Ước muốn làm công việc quản lý: lòng mong muốn đối với công việc quản lýđòi hỏi sự nổ lực, thời gian, sức lực và sự kiên nhẫn.• Nhà quản lý phải là người có văn hóa, có kiến thức, thái độ đúng mực đối vớinhững người xung quanh.• Có ý chí: chấp nhận rủi ro, có khả năng duy trì công việc trong những điều kiệnbất định hoặc không chắc chắn. Chịu được căng thẳng, duy trì được công việc ngay cảkhi phải chịu những áp lực nặng nề.1.1.3.2. Phương pháp đánh giá năng lực quản lý* Đánh giá bằng thang điểm: đây là phương pháp đơn giản và phổ biến nhất đểđánh giá thực hiện công việc. Trong bảng liệt kê những điểm chính yếu theo yêu cầucủa công việc như chất lượng, số lượng công việc… và sắp xếp thứ tự theo đánh giáthực hiện công việc từ mức kém nhất đến xuất sắc, hoặc theo các thang điểm (ví dụ:thang điểm 10, thang điểm 100). Mỗi nhân viên sẽ được cho điểm phù hợp với mức độthực hiện từng điểm chính theo yêu cầu của công việc. Sau đó tổng hợp lại, đưa rađánh giá chung về tình hình thực hiện công việc của nhân viên.ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC- Họ và tên nhân viên- Công việc- Bộ phận- Giai đoạn đánh giá từ…….. đến ……..Bảng 1.2 . Đánh giá thực hiện công việcCác yếu tố Điểm đánh giá Ghi chúKhối lượng công việc hoàn thành TốtKhá 15Trung bìnhKémChất lượng thực hiện công việc TốtKháTrung bìnhKémHành vi, tác phong trong công việc TốtKháTrung bìnhKémTổng hợp kết quả TốtKháTrung bìnhKém* Phỏng vấn cấu trúcSử dụng một số ít người phỏng vấn giỏi, được đào tạo tốt và có động lựcSử dụng phương pháp phỏng vấn sự kiện hành vi* Thi trắc nghiệmTrắc nghiệm: là những bài tập, tình huống, thí nghiệm được thiết kế và xây dựngnhằm đánh giá những phẩm chất cần thiết của người dự tuyểnMục đích: thu thập các thông tin về kỹ năng, kinh nghiệm, khả năng, động cơ,thái độ, quan tâm, cá tính của người xin việc.Các phương pháp thi tuyển/trắc nghiệm: trắc nghiệm viết, trắc nghiệm nói, trắcnghiệm bằng máy mócNội dung thi tuyển/ trắc nghiệm: kiến thức tổng hợp, kiến thức chuyên môn vàmức độ thành thạo, tính cách, năng lực/năng khiếu.* Bài kiểm tra mô phỏng công việc 16Ưu điểm: dựa trên những dữ liệu đã được phân tích của công việc và dễ dàng đápứng đòi hỏi của sự phù hợp với công việc; Đã chứng tỏ là một công cụ hữu hiệu có liênquan đến công việc.Hạn chế: tốn kém trong tạo ra các tình huống và quản trị* Trung tâm đánh giá- Phương pháp tuyển chọn sử dụng kết hợp các bài kiểm tra mô phỏng công việcphức tạp và mang tính thực tế- Mục đíchĐánh giá khả năng quản trị của ứng viênThời gian: 2-4 ngàyCông cụ sử dụng: phỏng vấn, giải quyết các vấn đề có liên quan; Thảo luận nhómvà các tình huống ra quyết định.1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HTX VÀ HTXNN1.2.1. Khái niệm hợp tác xã và phân loại hợp tác xã theo luật pháp Việt Nam1.2.1.1. Khái niệm HTX ở một số nướcHTX là một loại hình kinh tế hợp tác, là một tổ chức kinh tế có đặc thù riêng. Ởnhiều nước trên thế giới, hợp tác xã đã hình thành và phát triển hơn 100 năm. Trongluật HTX của các nước đều đưa ra định nghĩa về HTX.Luật HTX của Cộng Hòa Liên Bang Đức định nghĩa: “Hợp tác xã đăng ký lànhững tập thể với đa số thành viên không hạn chế nhằm khuyến khích việc sản xuất,kinh doanh của các thành viên, thông qua các cơ sở sản xuất, kinh doanh chung”.Luật HTX của Philipin định nghĩa: “Hợp tác xã là sự hiểu biết của những ngườicó cam kết chung và tập hợp nhau lại một cách tự nguyện để đạt được mục đích xã hộihoặc kinh tế chung, có sự đóng góp công bằng vào vốn và chấp nhận phần đóng hợp lývào các công việc và phần lợi ích của việc kinh doanh theo nguyên tắc hợp tác xã đãđược chấp nhận chung”. 17Các nước: Thụy Điển, Canađa quan niệm HTX là một tập hợp gồm những ngườicó nhu cầu chung về kinh tế và xã hội để thành lập một doanh nghiệp phù hợp với cácnguyên tắc hoạt động của HTX, nhằm đáp ứng nhu cầu của họ.Từ định nghĩa HTX nêu trên, có thể hiểu HTX là một tổ chức kinh tế của nhữngcá nhân, tập thể tự nguyện liên kết với nhau nhằm mục đích chung, thỏa mãn nhu cầuchung, nhằm hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau tiến hành công việc kinh doanh có hiệu quả nhấttheo nguyên tắc liên kết tự nguyện.1.2.1.2. Khái niệm HTX ở Việt NamLuật HTX (năm 1996) đã nêu định nghĩa về hợp tác xã:HTX là một tổ chức kinh tế tự chủ do những người lao động có nhu cầu, lợi íchchung, tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra theo qui định của pháp luật để phát huysức mạnh của tập thể và của từng xã viên nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu quả hơncác hoạt động SXKD, dịch vụ và cải thiện đời sống, góp phần phát triển kinh tế xã hộicủa đất nước (36, tr.8).Theo định nghĩa này, HTX là một tổ chức kinh tế có tổ chức chặt chẽ, có tư cáchpháp nhân, được đăng ký kinh doanh theo qui định của luật pháp. Vì vậy, mục tiêu củaHTX trước hết là phải kinh doanh có hiệu quả, trên cơ sở đó mà thực hiện các mục tiêuxã hội, tương trợ, giúp đỡ nhau giữa các xã viên. HTX cũng là phương tiện để kết hợpsức mạnh của từng xã viên và sức mạnh của cả tập thể, thông qua kết quả kinh doanhcủa HTX mà cải thiện đời sống của xã viên và góp phần phát triển kinh tế xã hội củađất nước.Để phù hợp với Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảngkhóa IX, Luật HTX sửa đổi năm 2003 đã đưa ra khái niệm HTX: “Hợp tác xã là tổchức kinh tế tập thể do cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân (gọi chung là xã viên), có nhucầu, lợi ích chung, tự nguyện góp sức lập ra theo qui định của Luật HTX để phát huysức mạnh của từng hộ xã viên tham gia HTX, để cùng nhau thực hiện có hiệu quả các 18hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của hộ xã viêngóp phần phát triển kinh tế- xã hội của đất nước”.Nội dung luật HTX năm 2003 đã có nhiều đổi mới so với Luật HTX năm 1996.Tuy nhiên thông qua thực tiễn, Luật HTX năm 2003 vẫn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập,một số chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với HTX vẫn chưa được thi hành trên thựctế. Điều đó đã và đang kiềm hãm sự phát triển khu vực kinh tế tập thể. Nhằm tiếp tụcthể chế hóa sâu sắc chủ trương của Đảng, tham khảo kinh nghiệm quốc tế và phát triểnHTX gần 200 năm qua có tính tới điều kiện thực tiễn của nước ta, và căn cứ vào xuhướng mới phát triển HTX ở nước ta chuyển hướng mạnh sang cung ứng dịch vụ phụcvụ thành viên. Luật HTX (số 23/2012/QH2013) đã được Quốc hội thông qua ngày 20tháng 11 năm 2012 tại kỳ họp thứ 4 khóa XIII và đã được Chủ tịch nước ký lệnh côngbố Luật HTX ngày 3 tháng 12 năm 2012, trong đó đã đưa ra khái niệm HTX: Hợp tácxã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 7 thành viêntự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinhdoanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tựchịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý HTX.Đây là tư tưởng đổi mới của Đảng và Nhà nước ta, tạo điều kiện và giúp đỡ kinhtế hợp tác và HTX phát triển.1.2.1.3. Phân loại HTXTừ các tiêu thức phân loại khác nhau đã hình thành nhiều loại hình HTX vớinhững đặc điểm và nội dung hoạt động, cơ cấu tổ chức, vai trò tác dụng và tên gọi khácnhau tương ứng với những điều kiện cụ thể của từng loại hình HTX.Ở nhiều nước, người ta thường phân loại HTX theo mục đích, chức năng hoạtđộng, theo đặc điểm về qui mô, tính chất và hình thức pháp lý. Có một số nước việcxác định các loại hình HTX được nêu ngay trong luật HTX như: Luật HTX củaPhilippin, Inđônêxia, Thái Lan, Cộng hòa Liên Bang Đức... 19Thông thường có các loại hình HTX: HTX tín dụng; Ngân hàng; HTX sản xuất;HTX mua- bán; HTX đa chức năng; HTX dịch vụ; HTX sản xuất tập trung; HTX cấp1, cấp II, cấp III; HTX trách nhiệm hữu hạn; HTX trách nhiệm vô hạn...Trong điều kiện hiện nay ở Việt nam, để phân loại HTX, thường căn cứ vào chứcnăng hoạt động, tính chất trình độ xã hội hóa, qui mô và đặc điểm hình thành HTX.- HTX dịch vụ: bao gồm 3 loại: HTX dịch vụ từng khâu, HTX dịch vụ tổng hợpđa chức năng và HTX dịch vụ “đơn mục đích” hay HTX dịch vụ “chuyên ngành”.+ HTX dịch vụ từng khâu còn gọi là HTX chuyên khâu có nội dung hoạt động tậptrung ở từng lĩnh vực trong quá trình tái sản xuất hoặc từng khâu công việc trong quátrình sản xuất và phục vụ cho sản xuất.+ HTX dịch vụ tổng hợp- đa chức năng: có nội dung hoạt động đa dạng, gồmnhiều khâu dịch vụ cho sản xuất, cung ứng vật tư đầu vào, tiêu thụ sản phẩm (đầu ra),dịch vụ giống, phòng trừ sâu bệnh, tưới tiêu...+ HTX dịch vụ “đơn mục đích” hay HTX dịch vụ “chuyên ngành”. Hợp tác xãloại này được hình thành từ nhu cầu của các hộ thành viên cùng SXKD một loại hànghóa tập trung hoặc cùng làm một nghề giống nhau (HTX trồng rừng, HTX trồng mía,HTX trồng chè...). HTX thực hiện các khâu dịch vụ của kinh tế hộ như chọn giống,cung ứng vật tư, trao đổi hướng dẫn kỹ thuật, dịch vụ vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm,đại diện các hộ thành viên quan hệ với cơ sở chế biến, ngân hàng...- HTX sản xuất kết hợp dịch vụ: HTX loại này có đặc điểm nội dung hoạt độngsản xuất là chủ yếu, dịch vụ là kết hợp.- HTX sản xuất- kinh doanh ở mức độ hợp tác toàn diện: Đặc điểm cơ bản của môhình HTX loại này là: cơ cấu tổ chức, nội dung hoạt động, bộ máy quản lý và chế độhạch toán, kiểm kê, kiểm soát, phân phối theo nguyên tắc của HTX kiểu mới và tươngtự một “doanh nghiệp” tập thể.1.2.1.4. Nguyên tắc tổ chức, hoạt động 20Theo điều 7 của Luật HTX năm 2012 qui định về nguyên tắc tổ chức và hoạt độngcủa HTX như sau:1. Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân tự nguyện thành lập, gia nhập, ra khỏi HTX.HTX tự nguyện thành lập, gia nhập, ra khỏi liên hiệp HTX.2. HTX, liên hiệp HTX kết nạp rộng rãi thành viên, HTX thành viên.3. Thành viên, HTX thành viên có quyền bình đẳng, biểu quyết ngang nhau khôngphụ thuộc vốn góp trong việc quyết định tổ chúc, quản lý và hoạt động của HTX, liênhiệp HTX; được cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác về hoạt động SXKD, tàichính, phân phối thu nhập và những nội dung khác theo quy định của điều lệ.4. HTX, liên hiệp HTX tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trướcpháp luật.5. Thành viên, HTX thành viên và HTX, liên hiệp HTX có trách nhiệm thực hiệncam kết theo hợp đồng dịch vụ và theo qui định của điều lệ. Thu nhập của HTX, liênhiệp HTX được phân phối chủ yếu theo mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của thànhviên, HTX thành viên hoặc theo công sức lao động đóng góp của thành viên đối vớiHTX tạo việc làm.6. HTX, liên hiệp HTX quan tâm giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng cho thành viên,HTX thành viên, cán bộ quản lý, người lao động trong HTX, liên hiệp HTX và thôngtin về bản chất, lợi ích của HTX, liên hiệp HTX.7. HTX, liên hiệp HTX chăm lo phát triển bền vững cộng đồng thành viên, HTXthành viên và hợp tác với nhau nhằm phát triển phong trào HTX trên quy mô địaphương, vùng, quốc gia và quốc tế.1.2.2. Khái niệm hợp tác xã nông nghiệp. Đặc điểm, vai trò, các loại hình HTXNN 211.2.2.1. Khái niệm HTXNNHợp tác xã nông nghiệp là tổ chức kinh tế tự chủ do nông dân và những người laođộng có nhu cầu, lợi ích chung tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra theo quy địnhcủa pháp luật để phát huy sức mạnh tập thể và của từng xã viên nhằm giúp nhau thựchiện có hiệu quả các hoạt động dịch vụ hỗ trợ cho kinh tế hộ gia đình các xã viên vàkinh doanh trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông, lâm nghiệp, nuôitrồng thủy sản và các ngành nghề khác; cải thiện đời sống xã viên; góp phần phát triểnkinh tế- xã hội của đất nước.1.2.2.2. Đặc điểm của HTXNN* Quyền hạn và nghĩa vụ của HTXNNHTX NN có quyền về lựa chọn ngành nghề, lĩnh vực, quy mô SXKD, địa bànhoạt động, quyết định cơ cấu tổ chức, thuê lao động, xuất nhập kếẩu, phân phối thunhập, huy động vốn, được bảo hộ bí quyết về công nghệ và quyền từ chối những canthiệp từ bên ngoài trái với qui định của pháp luật.Cụ thể hơn chi tiết hơn một số nội dung đặc thù của HTXNN: thứ nhất chủ độngtổ chức các hoạt động kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp theo khả năng, lợi thế và tậpquán sản xuất. Thứ hai, chủ động tìm kiếm các khả năng phát triển các ngành nghềkhác nhau để đa dạng hóa kinh tế HTX, thoát dần khỏi tình trạng thuần nông và độccanh, hiệu quả thấp.- Về nghĩa vụ: giống như các loại hình doanh nghiệp khác HTX phải tiến hành cáchoạt động SXKD dịch vụ ngành nghề đã đăng ký, thực hiện các nghĩa vụ về việc bảođảm các quyền của thành viên, thực hiện nghĩa vụ đối với thành viên trực tiếp lao độngcho HTX và người lao động làm thuê. Ngoài ra phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối vớinhà nước và toàn xã hội.* Điều kiện xã viên, quyền lợi, nghĩa vụ của HTX NN- Điều kiện để trở thành xã viên HTX NN: là công dân lao động nông nghiệphoặc lao động trong một số hoạt động gắn bó mật thiết với lĩnh vực nông nghiệp từ 18 22tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, là người dân sống trong cùng cộng đồngnông thôn.- Quyền lợi của xã viên HTXNN: được làm việc cho HTX và hưởng thù lao theolao động, được hưởng phần lãi chia theo vốn góp, theo công sức đóng góp và mức độsử dụng dịch vụ HTX, được HTX cung cấp các thông tin cần thiết, được bồi dưỡngnâng cao trình độ nghiệp vụ, được hưởng các phúc lợi chung của HTX, được khenthưởng khi có nhiều đóng góp xây dựng và phát triển HTX.- Nghĩa vụ của xã viên HTXNN: gồm hai mặt nghĩa vụ vật chất và nghĩa vụ chínhtrị. Cụ thể, chấp hành điều lệ, góp vốn theo quy định, cùng chịu rủi ro, thiệt hại và cáckhoản lỗ của HTX trong phạm vi vốn góp của mình, bồi thường thiệt hại do mình gâyra cho HTX theo quy định của điều lệ.* Quan hệ tài sản và tài chính của HTXNN- Quan hệ tài sản trong HTXNN: Tài sản của HTXNN được hình thành từ nhiềunguồn khác nhau, đó là nguồn vốn góp của xã viên dưới dạng tiền tệ hoặc hiện vật quyra giá trị; nguồn vốn vay ngân hàng và các tổ chức kinh tế; nguồn quà biếu theo tínhchất kinh tế và pháp lý của nguồn gốc hình thành tài sản của HTX phân thành: nhómtài sản từ nguồn nội tại và nhóm tài sản từ bên ngoài. Quan hệ tài sản trong HTXNN rấtđa dạng, những tài sản mang tính cộng đồng là những tài sản có giá trị lớn thường là tàisản thuộc về các công trình công cộng.- Quan hệ tài chính trong HTXNN: quan hệ tài chính trong HTXNN phản ánh sựvận động của các dòng tiền tệ diễn ra trong HTX trong quá trình SXKD và dịch vụ. Cụthể là những nguyên tắc trong việc huy động vốn góp của xã viên các nguồn vốn khácnhau để phát triển sản xuất kinh doanh và phân phối lãi trong HTXNN.1.2.2.3. Vai trò của HTXNN trong hệ thống kinh tế nông nghiệp ở Việt NamMột là, HTX với tư cách là một thể chế kinh tế đặc biệt không mâu thuẫn với kinhtế thị trường, không những có thể phát huy lợi thế và tiềm năng của mình trong nềnkinh tế thị trường, mà còn bổ khuyết cho cơ chế thị trường. 23Cơ chế thị trường ra đời gắn liền với chủ nghĩa tư bản, lao động tự do làm thuê vàcạnh tranh thị trường. HTX dựa trên hoạt động kinh tế và nhu cầu thực tế của các cánhân và doanh nghiệp; gắn các cá nhân, hộ sản xuất nhỏ hợp tác, giúp đỡ lẫn nhaunhằm nâng cao hiệu quả, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Hai là, HTX không chỉ có ý nghĩa kinh tế, trước hết mang lợi ích kinh tế chothành viên, mà còn có ý nghĩa xã hội- văn hóa sâu sắc thông qua hiện thực hóa các giátrị và nguyên tắc hợp tác xã có ý nghĩa cao đẹp.Về mặt xã hội, chính trị và văn hóa, hợp tác xã thể hiện vai trò của mình thôngqua nguyên tắc cơ bản của nó: HTX xã là tổ chức kinh tế tập hợp các cá nhân “người”chứ không phải là “vốn” (“hợp tác xã là tổ chức tự chủ, tự giúp đỡ nhau của các thànhviên”). Đây là nguyên tắc mang tính nhân văn của hợp tác xã, làm cho nhiều HTX nóiriêng và phong trào HTX quốc tế nói chung tồn tại lâu dài liên tục trong gần 200 nămqua. Cạnh tranh thị trường ngày càng khắc nghiệt dẫn đến nguy cơ bị gạt ra ngoài rìasự phát triển, đưa đến cơ hội và ngày càng làm bật rỏ nhu cầu, khả năng cho sự hợp tácđể từng thành viên và toàn thể cộng đồng của họ vượt qua khó khăn trên thị trường, tiến lên.Ba là, HTX không chỉ phát huy vai trò tích cực của mình trong hoạt động kinhtế, mà cả trong các lĩnh vực xã hội, văn hóa.HTX thường gắn với một cộng đồng dân cư nhất định. Lợi ích kinh tế do HTXđưa lại tạo điều kiện cho cộng đồng ổn định, gắn kết với nhau hơn. Thông qua HTX,thành viên của cộng đồng có thể cùng nhau giải quyết các vấn đề có liên quan đến cuộcsống của họ, như thăm hỏi, giúp đỡ nhau trong lúc hiếu, hỷ, ốm đau. HTX theo sự lớnmạnh của mình có thể tổ chức các hoạt động xã hội, văn hóa và hoạt động chăm locộng đồng làm cộng đồng dân cư trở nên đoàn kết và thân thiết với nhau hơn, từ đógóp phần giải quyết ngay tại gốc các mâu thuẫn trong nội bộ dân cư, góp phần cũng cốan ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. 24Bốn là, HTX vừa phát huy vai trò của khu vực tư nhân, sáng kến cá nhân, vừatăng cường sức mạnh tập thể, cộng đồng, tăng sức cạnh tranh của từng thành viên vàcủa cả cộng đồng, duy trì đồng thời cạnh tranh và hợp tác.HTX và hoạt động kinh tế thành viên là hai chủ thể độc lập nhưng gắn bó hữu cơvới nhau; HTX không tự nó sinh ra và không có mục đích tự thân; hợp tác xã hoạtđộng hết thảy vì lợi ích thành viên, tức người chủ của mình, hết thảy lợi ích trongHTX thuộc về thành viên.Năm là, hợp tác xã kết hợp một cách hữu cơ giữa người sở hữu và người sử dụng sảnphẩm, dịch vụ của HTX, giữa người chủ và người làm thuê, giữa người bán và ngườimua trong cơ chế kinh tế thị trường: “Hợp tác xã là nhà, thành viên là chủ”.Thành viên khi tham gia hợp tác xã là người góp vốn trở thành đồng chủ sở hữuHTX, đồng thời là đồng người sử dụng HTXVới tư cách là chủ sở hữu, cộng đồng thành viên quyết định làm cái gì và làm nhưthế nào để đáp ứng hiệu quả cao nhất nhu cầu chung (về kinh tế, văn hóa, xã hội) củacác thành viên.Với tư cách là người sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã, thành viên traođổi với HTX một cách bình đẳng theo nguyên tắc thị trường, đồng thời có khả năng tácđộng trực tiếp đến hoạt động của HTX nhằm cung cấp sản phẩm, dịch vụ chung chothành viên. Quan hệ giữa HTX với thành viên vừa là quan hệ giữa người chủ sở hữu và ngườisử dụng sản phẩm, dịch vụ; giữa người mua và người bán, mà xét cho cùng thành viênlà trung tâm: vừa là người chủ vừa là khách hàng, vừa là người mua vừa là người bán.Việc kết hợp hữu cơ giữa người sở hữu và người sử dụng, giữa người bán vàngười mua, giữa người sở hữu và người làm thuê là cơ sở quyết định cho việc hiệnthực hóa các giá trị và nguyên tắc HTX, nhất là nguyên tắc quản lý dân chủ, mỗi thànhviên có một phiếu biểu quyết không phụ thuộc số vốn mình đóng góp, có sức sống 25trong thực tế; đồng thời làm dịu các xung đột xã hội tiềm ẩn đi đôi với tăng cường tínhhợp tác, dần đưa hợp tác trở thành văn hóa.Sáu lá, hợp tác xã là thể chế phù hợp kết hợp hài hòa giữa sự tự lực của dân và sựtrợ giúp của Nhà nước, kết hợp giữa Nhà nước và thị trường.Với bản chất tổ chức kinh tế đối nhân, không phải đối vốn, hợp tác xã dựa vào sốlượng người tham gia, là cộng đồng người càng lớn mạnh. Cộng đồng này có thể cónhững hoạt động phù hợp với các ưu tiên hỗ trợ của Nhà nước, như sản xuất nôngnghiệp, dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế, dịch vụ môi trường…Tuy nhiên, sự hỗ trợ củaNhà nước, trong nhiều trường hợp không thể thực hiện đơn lẻ đến từng hộ mà thôngqua cộng đồng; mặt khác có giới hạn về mặt qui mô hoặc thời hạn, cần phải có sự tiếpsức của dân thông qua tổ chức HTX, nói cách khác cần phải có sự kết hợp một cáchhiệu quả giữa sức dân và đầu tư của Nhà nước trong nhiều lĩnh vực mang tính cộngđồng. 1.2.2.4. Các loại hình HTXNNCác HTX trong nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam hiện nay có 3 hình thức chủyếu:- Một là: HTXNN là dịch vụ, về hình thức đây là tổ chức kinh tế trong nôngnghiệp tách ra làm chức năng dịch vụ cho nông nghiệp, nó bao gồm:+ Dịch vụ các yếu tố đầu vào cho sản xuất nông nghiệp (các HTX cung ứng dịchvụ vật tư, giống)+ Dịch vụ các khâu cho sản xuất nông nghiệp (HTX làm đất, tưới nước, bảo vệthực vật…)+ Dịch vụ quá trình tiếp theo của quá trình sản xuất nông nghiệp (HTX chế biến,tiêu thụ sản phẩm…)Về thực chất: các HTX trên được tổ chức với mục đích phục vụ cho khâu sản xuấtnông nghiệp của các hộ nông dân là chủ yếu. Vì vậy, sự ra đời của các HTXNN làmdịch vụ hoàn toàn xuất phát từ yêu cầu khách quan của sản xuất nông nghiệp, trong đó 26đặc điểm sản xuất của ngành, trình độ sản xuất của các hộ nông dân chi phối một cáchtrực tiếp nhất.Các HTX dịch vụ chuyên khâu: là HTX chỉ thực hiện một chức năng dịch vụ mộtkhâu cho sản xuất nông nghiệp như HTX dịch vụ thủy nông, HTX dịch vụ điện nôngthôn, HTX cung ứng vật tư… HTX dịch vụ tổng hợp là các HTX thực hiện các chức năng dịch vụ nhiều khâucho sản xuất nông nghiệp, đôi khi cho cả đời sống.- Hai là: HTX sản xuất kết hợp với dịch vụ: Các HTX loại này thường gắn sảnxuất với chế biến, tiêu thụ trong đó trực tiếp sản xuất là hộ nông dân, HTX hợp đồngbao tiêu chế biến và tiêu thụ sản phẩm, nông dân tham gia vào HTX như những thànhviên chính thức. Như các HTX sản xuất rau, sản xuất sữa.- Ba là, HTX sản xuất nông nghiệp: HTX NN loại này giống như các HTX sảnxuất nông nghiệp ở nước ta trước khi đổi mới. Nhưng mục đích nhằm tạo ra quy môsản xuất thích hợp chống lại chèn ép của tư tưởng, tạo những ưu thế mới ở nhữngngành khó tách riêng, khai thác những ưu đãi của Chính phủ đối với các doanh nghiệplớn, khai thác những nguồn lực cần đầu tư lớn…1.3. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU NHU CẦU QUẢN LÝ HTXNN 1.3.1. Định nghĩa các nhân tố 1.3.1.1. Tri thức: là những hiểu biết thu nhận được từ sách vở, từ học hỏi và từ kinhnghiệm cuộc sống của mình. 1.3.1.2. Kỹ năng: là sự vận dụng bước đầu những kiến thức thu lượm vào thực tế đểtiến hành một hoạt động nào đó.Kỹ xảo là những kỹ năng được lặp đi lặp lại nhiều lần đến mức thuần thục chophép con người không phải tập trung nhiều ý thức và việc mình đang làm. Còn nănglực là một tổ hợp phẩm chất tương đối ổn định, tương đối cơ bản của cá nhân, cho phépnó thực hiện có kết quả một hoạt động. 27Tại Úc, Hội đồng kinh doanh Úc (The Business Council of Australia- BCA) vàPhòng thương mại và công nghiệp Úc (The Australian Chamber of Commerce andIndustry -ACCI) với sự bảo trợ của Bộ Giáo dục, Đào tạo và Khoa học (TheDepartment of Education, Science and Training- DEST) và Hội đồng giáo dục quốc giaÚc (The Australian National Training Authority- ANTA) đã xuất bản cuốn “Kỹ nănghành nghề cho tương lai” (năm 2002). Cuốn sách cho thấy các kỹ năng và kiến thức màngười sử dụng lao động yêu cầu bắt buộc phải có. Kỹ năng hành nghề (employabilityskills) là các kỹ năng cần thiết không chỉ để có được việc làm mà còn để tiến bộ trongtổ chức thông qua việc phát huy tiềm năng cá nhân và đóng góp vào định hướng chiếnlược của tổ chức. Các kỹ năng hành nghề bao gồm có 8 kỹ năng sau:1. Kỹ năng giao tiếp (Communication skills)2. Kỹ năng làm việc đồng đội (Teamwork skills)3. Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving skills)4. Kỹ năng sáng tạo và mạo hiểm (Initiative and enterprise skills)5. Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc (Planning and organising skills)6. Kỹ năng quản lý bản thân (Self- management skills)7. Kỹ năng học tập (Learning skills)8. Kỹ năng công nghệ (Technology skills) 1.3.1.3. Thái độ trong công việcThái độ là tổng thể nói chung những biểu hiện ra bên ngoài của ý nghĩ, tình cảmđối với ai hoặc đối với sự việc nào đó hay cách nghĩ, cách nhìn và cách hành động theomột hướng nào đó trước một vấn đề, một tình hình.Trong công việc, thái độ hành vi là cách hành động phù hợp để thực hiện một cấpđộ làm việc cụ thể.Thái độ trong công việc: thái độ là cách suy nghĩ (nhận thức), cách ứng xử (ýthức) trong công việc. Thái độ làm việc ảnh hưởng đến tinh thần làm việc, xu hướngtiếp thu kiến thức trong quá trình làm việc. 281.3.1.4. VốnVốn là một khối lượng tiền tệ nào đó được ném vào lưu thông nhằm mục đíchkiếm lời, tiền đó được sử dụng muôn hình muôn vẻ. Nhưng suy cho cùng là để muasắm tư liệu sản xuất và trả công cho người lao động, nhằm hoàn thành công việc sảnxuất kinh doanh hay dịch vụ nào đó với mục đích là thu về số tiền lớn hơn ban đầu. Dođó vốn mang lại giá trị thặng dư cho doanh nghiệp. Quan điểm này đã chỉ rỏ mục tiêucủa quản lý là sử dụng vốn, nhưng lại mang tính trừu tượng, hạn chế về ý nghĩa đối vớihạch toán và phân tích quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp.Theo nghĩa hẹp thì: vốn là tiềm lực tài chính của mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp,mỗi quốc gia.Theo nghĩa rộng thì: vốn bao gồm toàn bộ các yếu tố kinh tế được bố trí để sảnxuất hàng hóa, dịch vụ như tài sản hữu hình, tài sản vô hình, các kiến thức kinh tế, kỹthuật của doanh nghiệp được tích lũy, sự khéo léo về trình độ quản lý và tác nghiệp củacác cán bộ điều hành, cùng đội ngũ cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp, uy tíncủa doanh nghiệp. Quan điểm này có ý nghĩa quan trọng trong việc khai thác đầy đủhiệu quả của vốn trong nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, việc xác định vốn theo quanđiểm này rất khó khăn phức tạp nhất là khi nước ta trình độ quản lý kinh tế còn chưacao và pháp luật chưa hoàn chỉnh.Theo quan điểm của Mác thì: vốn (tư bản) không phải là vật, là tư liệu sản xuất,không phải là phạm trù vĩnh viễn. Tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư bằng cáchbóc lột lao động làm thuê. Để tiến hành sản xuất nhà tư bản ứng tiền ra mua tư liệu sảnxuất và sức lao động, nghĩa là tạo ra các yếu tố của quá trình sản xuất. Các yếu tố nàycó vai trò khác nhau trong việc tạo ra giá trị thặng dư. Mác chia tư bản thành tư bản bấtbiến và tư bản khả biến. Tư bản bất biến là bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thức tư liệusản xuất (máy móc, thiết bị, nhà xưởng) mà giá trị của nó được chuyển nguyên vẹn vàosản phẩm. Còn tư bản khả biến là bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thức lao động, trongquá trình sản xuất thay đổi về lượng, tăng lên do sức lao động của hàng hóa tăng. 291.3.1.5. Khoa học- kỹ thuật* Khoa họcHiện nay, người ta đề cập đến khai niệm khoa học ở ba khía cạnh sau:+ Khoa học là hệ thống những hiểu biết hoặc tri thức của con người về tự nhiên-xã hội- tư duy, nó tồn tại dưới dạng các lý thuyết, định lý, quy luật, nguyên tắc, phạmtrù, tiền đề. + Khoa học là một hình thái ý thức- xã hội thể hiện tồn tại xã hội trong nội dung,mục đích và các chuẩn mực giá trị, các nguyên lý thế giới quan trong triết học và bứctranh chung về thế giới.+ Khoa học là một dạng hoạt động lao động của con người, nó ra đời trong quátrình chinh phục giới tự nhiên và khoa học giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của conngười. Đó là một hình thức hoạt động đặc thù, là hoạt động nhận thức. Nó ra đời chỉ ởmột giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử.Từ ba khía cạnh trên, chúng ta có thể định nghĩa, khoa học là hệ thống các kiếnthức về các quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy dựa trên những phương pháp đượcxác định để thu nhận kiến thức.* Kỹ thuậtKỹ thuật thông thường được hiểu là toàn bộ các thiết bị, phương tiện, máy móc vàcông cụ vật chất nằm trong tư liệu sản xuất để quản lý, khai thác, bảo quản và chế tạocác sản phẩm dùng cho sản xuất và thỏa mãn các nhu cầu của đời sống xã hội.* Khái niệm công nghệCông nghệ là hệ thống các phương tiện dùng để thực hiện quá trình sản xuất, chếtạo sản phẩm và cung cấp dịch vụ cho xã hội và con người. Hay nói cách khác, côngnghệ là sự ứng dụng của khoa học để giải quyết các vấn đề thực tiễn trong hoạt độngcủa con người.Công nghệ theo nghĩa truyền thống được hiểu là tập hợp các phương pháp, quytrình, kỹ năng, kỹ thuật, công cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành 30sản phẩm. Công nghệ bao gồm nhiều khâu như: điều tra, nghiên cứu, thử nghiệm, sảnxuất thử đến các vấn đề thông tin, tư vấn, đào tạo tham gia vào quá trình tạo ra sảnphẩm cuối cùng. Công nghệ cũng chính là bản thân những thao tác khai thác, chế tạo,vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, kiểm tra đó đều là mỗi phần của quá trình sản xuấtchung nhằm vào một sản phẩm cuối cùng nhất định. Công nghệ gồm bốn thành phầnTHIO: thành phần kỹ thuật T (Technoware), thành phần con người H (Humanware),thành phần thông tin I (Inforware) và thành phần tổ chức quản lý O (Orgaware). Bốnthành phần này có tác động qua lại với nhau và cùng thực hiện bất kỳ quá trình sảnxuất và dịch vụ nào.1.3.1.6. Chính sách hỗ trợ của Nhà nướcChính sách là tập hợp các chủ trương và hành động về phương tiện nào đó củachính phủ nó bao gồm các mục tiêu mà chính phủ muốn đạt được và cách làm để thựchiện các mục tiêu đó. Những mục tiêu này bao gồm sự phát triển toàn diện trên các lĩnhvực kinh tế- văn hóa- xã hội- môi trường.1.3.1.7. Hiệu quả kinh tế- xã hội* Hiệu quả kinh tế“ Hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (hoặc quá trình) kinh tế là một phạm trùkinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực, tiền vốn) đểđạt được mục tiêu xác định”. Từ khái niệm khái quát này, có thể hình thành công thứcbiểu diễn khái quát phạm trù hiệu quả kinh tế như sau: H=K/CVới H là hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (quá trình kinh tế) nào đó; K là kếtquả thu được từ hiện tượng (quá trình) kinh tế đó và C là chi phí toàn bộ để đạt đượckết quả đó. Và như thế cũng có khái niệm ngắn gọn: hiệu quả kinh tế phản ánh chấtlượng hoạt động kinh tế và được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được với chi phíbỏ ra để đạt được kết quả đó. 31Quan điểm này đã đánh giá được tốt nhất trình độ sử dụng các nguồn lực ở mọiđiều kiện “động” của hoạt động kinh tế. Theo quan niệm như thế hoàn toàn có thể tínhtoán được hiệu quả kinh tế trong sự vận động và biến đổi không ngừng của các hoạtđộng kinh tế, không phụ thuộc vào quy mô và tốc độ biến động khác nhau của chúng.Từ định nghĩa về hiệu quả kinh tế như đã trình bày ở trên, chúng ta có thể hiểuhiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánhtrình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu và tiềnvốn) nhằm đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đã xác định.* Hiệu quả xã hộiHiệu quả xã hội phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực nhằm đạt được các mụctiêu về xã hội nhất định. Các mục tiêu xã hội thường là: giải quyết công ăn việc làmcho người lao động trong phạm vi toàn xã hội hay phạm vi từng khu vực, nâng caotrình độ văn hóa, nâng cao mức sống, đảm bảo vệ sinh môi trường…* Hiệu quả kinh tế- xã hội: hiệu quả kinh tế xã hội phản ánh trình độ lợi dụng cácnguồn lực nhằm đạt được các mục tiêu cả về kinh tế xã hội trên phạm vi toàn bộ nềnkinh tế quốc dân cũng như trên phạm vi từng vùng, từng khu vực của nền kinh tế.Hiệu quả kinh tế- xã hội là hiệu quả mà doanh nghiệp đem lại cho xã hội và nềnkinh tế quốc dân. Nó thể hiện qua việc tăng thu ngân sách cho Nhà nước, tạo thêmcông ăn việc làm cho người lao động, nâng cao mức sống của người lao động và táiphân phối lợi tức xã hội. 1.3.1.8. Xúc tiến thương mại (XT TM): là cầu nối giữa doanh nghiêêp với kháchhàng hoăêc giữa các doanh nghiêêp với nhau trong cùng môêt dây chuyền sản xuất, môêthêê thống phân phối sản phẩm. XT TM thể hiêên năng lực, uy tín, hình ảnh công ty, chongười tiêu dùng thấy doanh nghiêêp có gì, có thể làm gì và sẵn sàng làm gì. 1.3.1.9. Liên kết sản xuất và tiêu thụ: liên kết trong sản xuất (SX) và tiêu thụ giữacác chủ thể trong sản xuất là những pháp nhân đôêc lâêp rất đa dạng với những nôêi dungchủ yếu như sau: 32- Sự thỏa thuâên hay cam kết giữa các bên trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Các cam kết này phải được công nhâên là sự hợp tác giữa các bên tham gia chứ không phải là quan hêê cạnh tranh hay bóc lôêt giữa bên này với bên kia; Cam kết phảicó các điều kiêên ưu đãi: ưu đãi phải được trên quan hêê cung cầu thị trường hay nóicách khác các bên đều được hưởng lợi từ cam kết; Trách nhiêêm của mỗi bên khi thựchiêên cam kết: các bên có trách nhiêêm thực hiêên đúng, đủ và nghiêm túc theo cam kết.- Các mối liên kết này được thể hiêên thông qua cac hình thức với các nôêi dung cơbản: mua bán tự do trên thị trường, hợp đồng miêêng, hợp đồng bằng văn bản.Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nhằm giúp tạo ra sản phẩm với quy mô lớn hơnvà tiêu thụ được trên thị trường; giảm thiểu được bất lợi trong hoạt đôêng kinh tế theocơ chế thị trường, tiết kiêêm chi phí sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh, giúp nhau phảnứng nhanh và tạo cơ hôêi đối phó với những thay đổi của thị trường… 331.3.2. Mô hình đề xuất nghiên cứuHình 1.2: Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực quản lý HTXNNTÓM TẮT CHƯƠNG 1: Chương này đã giới thiệu các lý thuyết có liên quanlàm cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu, bao gồm hai phần: đầu tiên là tóm tắt lý thuyếtvề các khái niệm chính của nghiên cứu về năng lực quản lý, hợp tác xã (HTX) và hợptác xã nông nghiệp (HTX NN)…và tiếp theo là mô hình nghiên cứu nhu cầu quản lýHTX NN. Tri thức Học vấn, kinh nghiệm, hiểubiết về KT-XHThái độ trong công việc:- Tinh thần làm việc- Trách nhiệm trong công việcVốn- Vốn chủ sở hữu- Vốn góp Chính sách hỗ trợ của Nhà nướcNăng lựcquản lý Tiến bộ KHKTKỹ năng quản lý điều hành Kỹ năng kỹ thuật (chuyênmôn), kỹ năng nhân sự, kỹnăng tư duy. Khả năng tiếp cận thị trường, xúc tiến TMLiên kết SX & tiêu thụsản phẩm34CHƯƠNG 2- THỰC TRẠNG NĂNG LỰC QUẢN LÝCÁC HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH LONG2.1. TỔNG QUAN ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ TÌNH HÌNHSẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH LONG2.1.1. Điều kiện tự nhiên2.1.1.1. Vị trí địa lýVĩnh Long là tỉnh nằm ở khu vực trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long; cáchthành phố Hồ Chí Minh 136km về phía Đông Bắc và thành phố Cần Thơ 40 km vềphía Nam; Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Tiền Giang và Bến Tre; Phía Đông Namgiáp tỉnh Trà Vinh; Phía Tây Nam giáp tỉnh Hậu Giang và thành phố Cần Thơ; PhíaTây Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp.(Nguồn: http://www.vinhlong.gov.vn/ )Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh LongVĩnh Long là nơi hội tụ và giao lưu giữa giao thông thủy bộ với đường cao tốc,các quốc lộ 1A, 53, 54, 57, 80 được nâng cấp mở rộng, có trục đường thủy nội địa sôngMang Thít nói liền sông Tiền và sông Hậu trong trục đường thủy quan trọng từ thànhphố Hồ Chí Minh (TP.HCM) xuống các vùng tây nam sông Hậu, cửa ngõ trong việctiếp nhận những thành tựu về phát triển kinh tế của TP.HCM và các khu công nghiệp 35miền đông và là trung tâm trung chuyển hàng nông sản từ các tỉnh phía Nam sông Tiềnlên TP.HCM và hàng công nghiệp tiêu dùng từ TP.HCM về các tỉnh miền tây. VĩnhLong có 8 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 6 huyện, trongđó có 5 thị trấn, 10 phường và 94 xã. Diện tích tự nhiên 1.479,128 km 2 với dân số tínhđến năm 2014 là 1.046,39 ngàn người, tăng 0,57% so với năm 2013 . 2.1.1.2. Địa hình, địa mạoVĩnh Long có địa thế trãi rộng dọc theo sông Tiền và sông Hậu, thấp dần từ Bắcxuống Nam. Địa hình tương đối bằng phẳng (độ dốc nhỏ hơn 20), Không chịu ảnhhưởng của nước mặn và ít bị tác động của lũ. Phân cấp địa hình tỉnh có thể chia ra 3cấp như sau:- Vùng có cao trình từ 1,0 đến 2,0 m (chiếm 37,17% diện tích) ở ven sông Hậu,sông Tiền, sông Mang Thít, ven sông rạch lớn cũng như đất cù lao giữa sông và vùngđất giồng gò cao của huyện Vũng Liêm, Trà Ôn. Nơi đây chính là địa bàn phân bố dâncư đô thị, c ác khu công nghiệp, đầu mối giao thông thủy bộ.- Vùng có cao trình từ 0,4 đến 1,0 m (chiếm 61,53% diện tích) phân bố chủ yếu làđất 2- 3 vụ lúa với tiềm năng tưới tự chảy khá lớn, năng suất cao. Trong đó vùng phíaBắc quốc lộ 1A là vùng chịu ảnh hưởng lũ tháng 8 hàng năm, dân cư phân bố ít trênvùng đất này.- Vùng có cao trình nhỏ hơn 0,4 m (chiếm 1,3% diện tích) có địa hình thấp trũng,ngập sâu. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp chủ yếu lúa 2 vụ (lúa Đông Xuân- Hè thu, lúaHè thu- Mùa).Với địa hình trên, trong thế kỷ XXI có thể chịu tác động của hiện tượng biến đổikhí hậu toàn cầu chung, song không lớn (có 2 dự báo: vào cuối thế kỷ những vùng cócao trình 0,5 m có thể bị lụt, dự báo khác gần 1 m).2.1.1.3. Thời tiết- khí hậu- thủy vănVĩnh Long nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, quanh năm nóng ẩm, có chế độnhiệt tương đối cao và bức xạ dồi dào. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 25 oC đến 27 oC,36nhiệt độ cao nhất 36,9 oC, nhiệt độ thấp nhất 17,7 oC. Biên độ nhiệt giữa ngày và đêmbình quân 7,3 oC.- Độ ẩm không khí bình quân 80- 83%, tháng cao nhất (tháng 9) là 88% vàtháng thấp nhất là 77% (tháng 3).- Lượng mưa trung bình đạt 1.450- 1.504 mm/năm. Số ngày mưa bình quân100- 115 ngày/năm. Về thời gian mưa có 90% lượng mưa năm phân bố tập trung vàomùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11 dương lịch).- Độ ẩm cũng như lượng mưa là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nôngnghiệp. Tuy không bị ảnh hưởng bởi các dạng khí hậu cực đoan nhưng những hiệntượng lốc xoáy, các trận lũ nhiều hơn,... có thể là những tác động ban đầu của biến đổikhí hậu toàn cầu cần phải được quan tâm bố trí không gian lãnh thổ và kinh tế- xã hộinói chung. 2.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiêna) Tài nguyên đất:Đất đai tỉnh vĩnh Long được hình thành do kết quả trầm tích biển lùi Holocendưới tác động của sông Mekong. Theo Nghị quyết số 32/2006/NQ – CP ngày 17 tháng 11 năm 2006 của Chỉnh phủphê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất 2006-2010 tỉnhVĩnh Long thì đất sản xuất nông nghiệp có 106.738 ha, trong đó đất trồng cây hàngnăm có 51.722 ha, đất trồng cây lâu năm là 55.016 ha (cây ăn trái, cây công nghiệp vàcác loại cây lâu năm khác). Tổng kết 5 năm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp,lãnh đạo tỉnh, ngành nông nghiệp cũng như các huyện thị đều thống nhất tăng diện tíchcây ăn trái, giảm diện tích chuyên lúa (giảm lúa vụ 3, bỏ diện tích 2 vụ lúa) tăng diệntích luân canh lúa và hoa màu. b) Tài nguyên nước:Nước ngầm: Theo kết quả nghiên cứu của một số công trình thăm dò thì nguồnnước ngầm ở Vĩnh Long rất hạn chế và chỉ phân bố ở một số khu vực nhất định. 37Nước mặt: Với 91 sông, kênh, rạch trên địa bàn nguồn nước mặt của Tỉnh VĩnhLong được phân bổ đều khắp trong tỉnh. Ba con sông lớn cung cấp nước cho hệ thốngkênh rạch là: Sông Cổ Chiên, Sông Hậu, Sông Măng Thít.Chất lượng nước tại 3 con sông lớn này hoàn toàn ngọt, chế độ thuỷ văn điều hoà,lưu lượng dòng chảy thay đổi theo mùa, ít chịu chi phối của thuỷ triều phục vụ cho nhucầu nước ăn uống, sinh hoạt, phục vụ cho sản xuất công nghiệp, du lịch, đây là nhữngthuận lợi lớn mà ít tỉnh nào có được.c) Khoáng sảnVĩnh Long có lượng cát sông và sét làm vật liệu xây dựng khá dồi dào. Cát sôngchủ yếu phân bổ trên các sông Cổ Chiên, sông Tiền, sông Pang Tra, sông Hậu và sôngHậu nhánh Trà Ôn với tổng trữ lượng 129,8 triệu m 3 (không kể những vùng cấm, tạmcấm và dự trữ sau năm 2010).Đất sét là nguyên liệu sản xuất gạch, ngói, gốm sứ có tổng trữ lượng khoảng 200triệu m 3, chất lượng khá tốt. Sét thường nằm dưới lớp đất canh tác nông nghiệp vớichiều dầy 0,4-1,2 m trên hầu hết địa bàn.Tóm lại, tỉnh Vĩnh Long có điều kiện tự nhiên về đất đai, khí hậu thuận lợi trongsản xuất nông nghiệp theo hướng đa canh, thâm canh tăng vụ so với các tỉnh kháctrong vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của lượng mưa cùngvới lũ lụt đã gây không ít khó khăn trong sản xuất nông nghiệp và đời sống cộng đồngdân cư.2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội Theo Báo cáo số: 249/BC-UBND ngày 19/11/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnhVĩnh Long, tình hình kinh tế – xã hôêi năm 2014 và số 564 /BC-CTK ngày 21/10/2015,tình hình kinh tế- xã hội 10 tháng đầu năm 2015 của Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Long,tình hình kinh tế – xã hôêi của tỉnh chịu ảnh hưởng của suy giảm kinh tế, thị trường thuhẹp, sức cạnh tranh trên thị trường cao, một số sản phẩm tồn kho lớn, tín dụng tăngtrưởng châêm; diễn biến của thời tiết, dịch bệnh còn phức tạp. Trong bối cảnh đó, 38UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo điều hành, các ngành, các cấp triển khaithực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp và đạt được kết quả các chỉ tiêunhư sau: 2.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP - Gross Regional Domestic Product) năm 2014ước tính tăng 7,13% so với năm 2013; trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng3%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 13,96%, khu vực dịch vụ tăng 6,95%. Trongmức tăng trưởng chung của nền kinh tế, khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản đóng góp1,02 điểm %; khu vực công nghiệp và xây dựng đóng góp 2,73 điểm %, trong đó riêng côngnghiệp đóng góp 2,32 điểm %; khu vực dịch vụ đóng góp 2,92 điểm %.Tăng trưởng kinh tế năm 2014 cao hơn 1,01% so với tốc độ của năm 2013, vượt mụctiêu kế hoạch đề ra là thành tựu đáng ghi nhận; là kết quả nổ lực, phấn đấu của các cấp, cácngành và nhân dân trong tỉnh trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chỉ đạođiều hành phát triển kinh tế - xã hội do Chính phủ đề ra. 2.1.2.2. Sản xuất nông nghiệp và thủy sản * Nông nghiệp: a) Trồng trọt- Cây lúa+ Lúa thu đông 2015 : Diện tích gieo trồng 60.677 ha, đạt 116,2% kế hoạch và tăng1,52% hay 907 ha so với cùng vụ năm trước. Tính đến ngày 15/10/2015, cây lúa đang ở giaiđoạn chắc xanh đến chín 32.895 ha và đã thu hoạch 27.782 ha (chiếm 45,8% diện tíchxuống giống) với năng suất của trà lúa này ước đạt 52,9 tạ/ha, tăng 0,95% hay 0,5 tạ/ha sovới cùng kỳ năm 2014.+ Lúa đông xuân 2015 - 2016 : Đến ngày 15/10/2015 đã xuống giống được 4.463 ha;đạt 7,3% kế hoạch và tăng 47,6% so với cùng kỳ năm trước. Hiện lúa đang trong gia đoạnmạ 2.183 ha và đẻ nhánh 2.280 ha. 39- Cây màu (các loại cây hàng năm khác ngoài lúa) : Đến ngày 15/10/2015 đã xuốnggiống được 2.817 ha cây màu vụ đông xuân năm 2015 - 2016, tăng 38,3% hay 780 ha so vớicùng kỳ năm trước; trong đó diện tích màu xuống ruộng 1.408 ha, chiếm 50% diện tíchxuống giống, tăng 35,06% so với cùng kỳ. - Cây lâu nămTheo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính từ đầu năm đến nay đã có 450,5 hanhãn được đốn bỏ; lũy kế từ khi phát sinh bệnh chổi rồng đã đốn bỏ 1.875 ha và toàn bộdiện tích này đã trồng mới các loại cây khác, trong đó có 1.587 ha hiện đang trồng các loạicây lâu năm (chủ yếu là chôm chôm, nhãn Edor, bưởi, dừa, nhãn Thạch Kiệt, chanh, camsành, xoài, ...). Ngoài ra, hiện còn có 3.396 ha nhãn đang bị nhiễm bệnh chổi rồng, giảm1.565 ha so với cùng kỳ năm trước.Ngoài dịch bệnh chổi rồng trên cây nhãn, hiện toàn tỉnh có 3.280 ha cây ăn trái khác bịnhiễm sâu bệnh, giảm 3.221 ha so với cùng kỳ năm 2014; trong đó đáng quan ngại là bệnhvàng lá trên cây có múi; các loại dịch hại khác bị nhiễm với mật số thấp, được phòng trị kịpthời nên nhìn chung các vườn cây ăn trái vẫn tiếp tục phát triển. Ước tính sản lượng cây lâunăm thu hoạch trong mười tháng năm 2015 đạt 504 nghìn tấn, tăng 2,19% so với cùng kỳnăm trước; trong đó sản lượng trái cây các loại đạt 407 nghìn tấn, tăng 2,4%.b) Chăn nuôiTính từ đầu năm đến nay không phát hiện bệnh lở mồm long móng trên gia súc vàbệnh tai xanh trên heo. Riêng đàn gia cầm đã phát hiện 8 ổ dịch thuộc địa bàn 8 xã của 5huyện và thị xã Bình Minh; toàn bộ 6.716 con gia cầm (3.626 con gà và 3.090 con vịt) mắcbệnh đã được tiêu hủy. Chi cục Thú y kết hợp với Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh địaphương thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo quy định; đồng thời còn vận động13 hộ lân cận với hộ phát sinh ổ dịch tiêu hủy 6.408 con gia cầm (976 con gà và 5.432 convịt) nhằm cắt đứt nguy cơ lây lan trên diện rộng. Đến nay nhìn chung tất cả các ổ dịch đãđược khống chế tốt.c) Thủy sản 40Toàn tỉnh hiện có 443 ha mặt nước có khả năng sử dụng nuôi cá tra thâm canh, tăng12,8 ha so với cùng kỳ năm 2014; trong đó diện tích đang thả nuôi là 288,5 ha (tăng 10,8ha), chuẩn bị thả nuôi lại 84,4 ha (giảm 21,5 ha), chuyển sang nuôi khác 7,3 ha (giảm 3,7ha), treo ao 62,7 ha (tăng 27,2 ha).Ước tính sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác trong mười tháng năm 2015 đạt96.705 tấn, tăng 1,49% so với cùng kỳ năm trước; trong đó thủy sản nuôi trồng đạt 90.752tấn, tăng 1,74% nhờ phát triển nghề nuôi cá lồng bè và các mô hình nuôi thủy đặc sản.Riêng cá tra nuôi thâm canh đạt 66.742 tấn, giảm 2,52% làm cho sản lượng thủy sản nuôitrồng và khai thác giảm 1,81 điểm phần trăm.d) Xây dựng nông thôn mớiVới sự cố gắng của các ngành, các cấp cùng sự hưởng ứng và tham gia tích cựccủa người dân chương trình nông thôn mới đến nay đã đạt được những kết quả khá khảquan, có 16 xã được công nhận đạt chuẩn; các xã còn lại đều có sự gia tăng và nângchất các tiêu chí. Dự kiến đến cuối năm 2015, toàn tỉnh có 21 xã đạt chuẩn nông thônmới theo mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IX, nhiệm kỳ 2010 - 2015. 2 .1.2.3 . Sản xuất công nghiệpChỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tính chung trong mười tháng năm 2015 tăng11,76% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành khai khoáng tăng 18,94%, đóng góp 0,02điểm phần trăm vào mức tăng chung của toàn ngành; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng11,85%, đóng góp 11,24 điểm phần trăm; sản xuất, phân phối điện, khí đốt tăng 9,68%,đóng góp 0,32 điểm phần trăm; cung cấp nước, quản lý và xử lý nước thải, rác thải tăng10,43%, đóng góp 0,18 điểm phần trăm. 2.1.2.4. Đầu tư phát triểnTổng số vốn đầu tư phát triển thực hiện (theo giá hiện hành) trên địa bàn tỉnh dự báo cảnăm 2014 đạt 10.806 tỷ đồng, tăng 6,36% so với năm 2013 và xấp xỉ đạt kế hoạch năm;trong đó khu vực kinh tế nhà nước giảm 13,54%, doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng17,06%, vốn đầu tư của dân cư tăng 13%, doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 41giảm 11,98%. Do chỉ số giá đầu tư (cơ bản dựa vào giá vật liệu xây dựng và giá máy mócthiết bị nhập khẩu) có xu hướng giảm nên tuy huy động vốn xấp xỉ đạt mục tiêu đề ra nhưngvẫn bảo đảm cho phát triển kinh tế - xã hội, hiệu quả sử dụng vốn cao hơn. Thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm đến thời điểm 15/12/2014 đạt 37,1triệu USD với 03 dự án đăng ký mới và 01 dự án đăng ký bổ sung; chủ yếu đầu tư vàongành công nghiệp chế biến, chế tạo; tổng số vốn đăng ký và bổ sung năm 2014 tăng gấphơn 12 lần năm 2013 và đạt mức cao nhất kể từ sau năm 2003 đến nay. 2.1.2.5. Thương mại – dịch vụ và giá cảa) Lĩnh vực thương mại : trong mười tháng năm 2015, tổng mức bán lẻ hàng hóa vàdoanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 29.519 tỷ đồng, tăng 10,56% so với cùng kỳ năm trước;trong đó bán lẻ hàng hóa tăng 10,21%, dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 11,45%, du lịch lữhành tăng 20,01% và dịch vụ khác tăng 11,51%. b) Xuất khẩu: Hoạt đôêng xuất khẩu của tỉnh găêp nhiều khó khăn, nhất là các sảnphẩm chủ lực nên tổng kim ngạch xuất khẩu đạt thấp so với kế hoạch; Lũy kế trongmười tháng năm 2015, tổng kim ngạch xuất khẩu thực hiện 227 triệu USD, giảm 11,33% sovới cùng kỳ năm 2014 và chỉ đạt 68,79% kế hoạch năm. c) Nhập khẩu: Lũy kế trong mười tháng năm 2015, tổng giá trị nhập khẩu đạt 131,73triệu USD, tăng 32,8% so với cùng kỳ năm trước. Mặt hàng nhập khẩu tăng mạnh chủ yếu ởcác nhóm: Nguyên phụ liệu dệt may, da giày tăng 63,19%; nguyên liệu sản xuất dược phẩmtăng 54,45%; nguyên liệu chế biến thức ăn gia súc tăng 46,61%, … d) Du lịch: Năm 2014, lượng khách du lịch đến tỉnh ước đạt 950.000 lượt người,tăng 1% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó, khách quốc tế 200.000 lượt, khách nộiđịa 775.000 lượt. Tổng doanh thu đạt 210 tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2013.e) Vận tải hành khách: Lũy kế trong mười tháng năm 2015 vận chuyển được 30,21triệu lượt khách với 611,24 triệu HK.Km, so với cùng kỳ năm trước tăng 0,08% về hànhkhách vận chuyển nhưng giảm 7,9% về hành khách luân chuyển. 42Vận tải hàng hóa: Lũy kế trong mười tháng năm 2015 vận chuyển được 4.392 nghìntấn với 304 triệu Tấn.Km, so với cùng kỳ năm trước giảm 0,25% về hàng hóa vận chuyểnvà giảm 2,7% về hàng hóa luân chuyển chủ yếu là do các nguồn hàng có nhu cầu vậnchuyển đường dài bằng đường sông như: Gạch ngói, gốm mỹ nghệ, ... giảm mạnh. Riêngvận tải đường bộ đạt 864 nghìn tấn với 93,08 triệu Tấn.Km, tăng 7,28% về hàng hóa vậnchuyển và tăng 8,87% về hàng hóa luân chuyển so với cùng kỳ năm trước.f) Giá cả thị trườngSau mười tháng (tức tháng 10/2015 so với tháng 12/2014) CPI chỉ tăng 0,39%, thấphơn tốc độ tăng CPI cùng kỳ 1,94 điểm phần trăm. CPI bình quân trong mười tháng năm2015 giảm 0,08% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn 3,88 điểm phần trăm so với số liệutương ứng của năm 2014. Giá của 25/32 nhóm hàng hóa, dịch vụ bình quân mười tháng tăngso với cùng kỳ nhưng chỉ tác động làm cho CPI chung tăng 1,36 điểm phần trăm, trong đócó mức tăng cao là: Nước sinh hoạt và dịch vụ nước tăng 15,65%; dịch vụ may mặc, mũnón, giày dép tăng 11,74%; điện và dịch vụ điện tăng 4,52%; dịch vụ trong gia đình tăng4,3%; may mặc tăng 3,18%; … Chỉ có 4/32 nhóm hàng hóa, dịch vụ giảm giá so với cùngkỳ nhưng do tốc độ giảm khá mạnh và quyền số tương đối lớn đã tác động kéo giảm CPIchung 1,44 điểm phần trăm; đáng kể là: Ga và các loại chất đốt khác giảm 18,89%, giaothông giảm 11,17% (chủ yếu do ảnh hưởng của giá xăng dầu giảm ), hàng hóa và dịch vụcho cá nhân giảm 0,39%; …* Chỉ số giá vàng và Dollar Mỹ : Chỉ số giá vàng tháng 10/2015 giảm 0,61% so vớitháng trước và giảm 0,87% so với tháng 12/2014; Dollar Mỹ ổn định so với tháng trước vàtăng 5,1% so với tháng 12/2014. Bình quân trong mười tháng năm 2015, chỉ số giá vànggiảm 5,07%; Dollar Mỹ tăng 2,84% so với cùng kỳ năm trước. 2.1.2.6. Tài chính ngân hànga) Thu chi ngân sách nhà nước:Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn trong mười tháng tăng chủ yếu do một sốnguồn thu tăng mạnh như: Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu tăng 54,01%, thu từ doanh 43nghiệp nhà nước địa phương tăng 33,83%, thu thuế thu nhập cá nhân tăng 24,29%, thu phívà lệ phí tăng 23,48%, … Tuy nhiên, tiến độ thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước thấphơn cùng kỳ 1,84 điểm phần trăm chủ yếu do một số nguồn thu lớn đạt thấp như: Thu thuếcông thương nghiệp ngoài quốc doanh chỉ đạt 70,02%, thu từ doanh nghiệp nhà nước trungương đạt 70,85%, thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 85,61%, … Chi ngân sách địa phương trong mười tháng năm 2015 đạt thấp so với dự toán năm vàgiảm so với cùng kỳ chủ yếu do chậm giải ngân vốn đầu tư: Tổng chi đầu tư phát triển (kểcả các khoản chi phản ánh qua ngân sách) chỉ đạt 72,87% dự toán năm và giảm 15,63% sovới cùng kỳ; trong đó chi từ nguồn xổ số kiến thiết đạt chỉ 55,88% dự toán năm và giảm24,41% so với cùng kỳ.b) Về tín dụng ngân hàngSố dư nguồn vốn huy động trên địa bàn ước tính đến cuối tháng 10/2015 đạt 21.300 tỷđồng, tăng 1,06% so với tháng trước và tăng 13,78% so với số đầu năm; trong đó tiền gửidân cư đạt 14.780 tỷ đồng, chiếm 69,4% trên tổng số dư nguồn vốn huy động, tăng 0,79%so với tháng trước và tăng 18,42% so với số đầu năm. Tổng dư nợ cho vay trên địa bàn ước tính đến cuối tháng 10/2015 đạt 16.200 tỷ đồng,tăng 0,87% so với tháng trước và tăng 7,75% so với số đầu năm; trong đó dư nợ cho vaytrung, dài hạn 6.650 tỷ đồng, chiếm 41% tổng dư nợ cho vay, tăng 0,71% so với tháng trướcvà tăng 13,95% so với số đầu năm. Dư nợ cho vay trong tháng tăng chủ yếu ở các lĩnh vựccho vay nông nghiệp nông thôn, vốn lưu động sản xuất kinh doanh và cho vay tiêu dùng. Nợ xấu trên địa bàn toàn tỉnh ước tính đến cuối tháng 10/2015 là 580 tỷ đồng, giảm1,76% so với tháng trước và giảm 21,46% so với số đầu năm; tỷ lệ nợ xấu chiếm 3,58% trêntổng dư nợ cho vay, giảm 0,1 điểm phần trăm so với tháng trước và giảm 1,33 điểm phầntrăm so với số đầu năm.Như vậy, tỷ lệ nợ xấu trên địa bàn tỉnh chưa được kéo giảm về mức dưới 3% so vớitổng dư nợ theo chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng nhà nước do việc xử lý một số món nợxấu tại Ngân hàng Phát triển chưa hoàn thành theo dự kiến. 442.1.2.7. Văn hóa – xã hộia) Dân số: Dân số trung bình của tỉnh năm 2014 ước tính 1.046,39 ngàn người,tăng 0,57% so với năm 2013, bao gồm: Dân số nam 516,04 ngàn người, chiếm49,32%; dân số nữ 530,35 ngàn người, chiếm 50,68%. Trong tổng dân số năm 2014của tỉnh, khu vực thành thị có 175,34 ngàn người, chiếm 16,76%; khu vực nông thôncó 871,05 ngàn người, chiếm 83,24%.b) Lao động: Năm 2014 l ực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên có 631,98 ngàn người,tăng 0,3% so với năm 2013; trong đó lao động nữ chiếm 46,34%. Lao động từ 15 tuổi trởlên đang làm việc là 615,24 ngàn người, tăng 0,36% so với năm 2013. Tỉ lệ thất nghiệp năm2014 toàn tỉnh là 2,67%; trong đó khu vực thành thị 4,2%, khu vực nông thôn 2,36% (các tỉlệ tương ứng của năm 2013 là: 2,71%; 4,57%; 2,38%).c) An sinh xã hội , giảm nghèo: năm 2014 đã tổ chức thăm viếng và tặng 53.694phần quà cho các gia đình chính sách với tổng kinh phí gần 13,5 tỷ đồng, đưa 1.225 ngườicó công đi điều dưỡng tập trung với kinh phí hơn 2,7 tỷ đồng, điều dưỡng tại gia đình 6.330người với kinh phí 696 triệu đồng; đề nghị phong tặng, truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Namanh hùng cho 1.450 trường hợp; xây dựng, sửa chữa 757 căn nhà tình nghĩa cho gia đìnhchính sách với số tiền gần 36 tỷ đồng...d) Giáo dục - đào tạo:Toàn tỉnh có 130/462 trường đạt chuẩn quốc gia chiếm tỷ lệ 28,14%, so với năm2013 tăng 23 trường; số phòng học mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên đượcxây dựng kiên cố đạt tỷ lệ 98,88%. Đầu năm học 2014 - 2015 có 2.509 cháu hệ nhà trẻ (không kể số trẻ ở nhóm trẻ giađình), 36.605 cháu hệ mẫu giáo; 78.875 học sinh cấp tiểu học, giảm 0,75%; 59.399 học sinhcấp trung học cơ sở, tăng 4,85%; 27.659 học sinh cấp trung học phổ thông, giảm 0,33% sovới năm học trước. Tỉ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%.e) Khoa học - công nghệ 45Năm 2014, tỉnh đã phê duyêêt danh mục nhiêêm vụ khoa học công nghêê cho 9 đềtài, nghiệm thu tổng kết 7 đề tài cấp tỉnh, 4 đề tài cấp cơ sở; xét chọn thực hiêên 33 đềtài cơ sở, xét duyệt đề cương 5 đề tài/dự án cấp cơ sở. Hướng dẫn 41 hồ sơ đăng kýnhãn hiệu hàng hóa, sáng chế và kiểu dáng công nghiêêp. Đến nay, toàn tỉnh có 845nhãn hiệu hàng hóa, 87 kiểu dáng công nghiệp, 9 giải pháp hữu ích được cấp văn bằngxác lập quyền sở hữu công nghiệp. Hướng dẫn 327 doanh nghiệp xây dựng, áp dụnghêê thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2008...Đánh giá chung: kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Long năm 2014 và 10 tháng đầu năm 2015đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận: Tăng trưởng cao hơn năm trước và đạt mục tiêukế hoạch đề ra; lạm phát kiềm chế ở mức khá thấp; văn hóa - xã hội có nhiều nét tiến bộ;công tác an sinh xã hội thường xuyên được quan tâm; chương trình mục tiêu quốc gia xâydựng xã nông thôn mới đạt được những kết quả bước đầu khá quan trọng; … Tuy nhiên, vẫncòn một số khó khăn, thách thức đặt ra: Xuất khẩu các mặt hàng chủ lực đang gặp khó khăn;dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi vẫn đang diễn biến khá phức tạp; giá cả và thị trường tiêuthụ nhiều loại nông sản thiếu ổn định; ... 2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA CÁC HTX TỈNH VĨNH LONG 2. 2.1 . Thực trạng phát triển HTX NN tỉnh Vĩnh Long 2. 2 .1.1. Tình hình hoạt độngNhận thức về HTX đã có từ rất sớm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long từ sau khi LuậtHTX năm 1996 ban hành và Nghị quyết 04-NQ/TU của Tỉnh ủy được ban hành, phongtrào kinh tế tập thể và HTX tỉnh Vĩnh Long có những chuyển biến tích cực. Nhận thứcđược việc sản xuất nhỏ lẻ, manh mún không thể đưa sản phẩm của người dân ra cạnhtranh với thị trường bên ngoài, cho nên việc thành lập các HTX là điều tất yếu để giúpnhau trong sản xuất, sản phẩm làm ra được tiêu thụ dễ dàng.Đến thời điểm 30/11/2015 toàn tỉnh hiện có 31 HTX NN (trong đó có 12 HTX đãngưng hoạt động và chờ giải thể ) và 01 liên hiệp HTX thuỷ sản. Trong đó: có 17 HTXthuộc lĩnh vực nông nghiệp, gồm: 5 HTX rau màu, 5 HTX trái cây và cây giống, 4 46HTX sản xuất lúa giống, 02 HTX khoai lang, 01 HTX chăn nuôi; 4 HTX thuỷ sản gồm:01 HTX ương cá giống và 3 HTX nuôi cá tra xuất khẩu; 10 HTX dịch vụ - tổng hợp. Bảng 2.1. Tổng hợp hoạt động của các HTX NN từ năm 2011 – 2015Đvt: HTXTT Địa bàn 2011 2012 2013 2014 20151 TP Vĩnh Long 2 2 2 1 12 Long Hồ 2 3 3 4 43 Mang Thít 3 7 6 6 64 Vũng Liê m 4 6 5 6 35 TX Bình Minh 3 2 2 2 26 Bình Tân 6 6 6 6 67 Tam Bình 4 1 1 98 Trà Ôn 9 10 10 10Tổng cộng 33 37 35 35 31(Nguồn: Chi cục Phát triển nông thôn Vĩnh Long, 2015)Trong giai đoạn 2011 - 2015 số lượng HTX NN có chiều hướng giảm dần về sốlượng do một số HTX làm ăn không hiệu quả, không mang lại lợi ích thiết thực cho cácthành viên, không tạo công ăn việc làm cho người lao động, mối liên kết giữa các HTXvà các thành phần kinh tế còn lỏng lẻo, thành viên mất dần niềm tin vào HTX ... dẫnđến nhiều HTX ngưng hoạt động và chờ giải thể (12 HTX) . Qua đó ta thấy, trong giai đoạn 2011 – 2015 s ố lượng HTX tuy có phát triển tạimột số địa phương nhưng rất chậm và có xu hướng giảm dần . Số lượng HTX thành lậpmới quá ít, mỗi năm đều có HTX giải thể vì hoạt động kém hiệu quả hoặc hoạt độngcầm chừng. Từ đầu năm 2011 có 33 HTX nhưng đến năm 2015 chỉ còn 31 HTX, thànhlập mới 4 HTX nhưng giải thể đến 6 HTX. Mặc dù được sự quan tâm và chỉ đạo thường xuyên của các Sở, ban ngành tỉnh đặcbiệt là Sở Nông nghiệp & PTNT về việc củng cố, thành lập mới, tư vấn hướng dẫn tổ chứchoạt động đối với các HTX tại từng địa phương nhưng h oạt động SXKD của phần lớn47HTX chưa mang lại lợi ích thiết thực cho thành viên, chưa thực hiện các dịch vụ đầu vào,đầu ra cho các hộ thành viên, hộ thành viên chưa gắn nghĩa vụ sử dụng các dịch vụ vàohợp tác xã. Các HTX chưa tổ chức dịch vụ, chỉ làm “trung gian” giữa hộ nông dân vớidoanh nghiệp nên số lượng HTX giảm. Hiện tại chỉ có 19 HTX đang hoạt động và 12HTX đã ngưng hoạt động, chờ giải thể. Hình 2.2. Tình hình hoạt động của HTX NN năm 2015Thực hiện theo thông tư 01/2006/NĐ-CP hướng dẫn việc đánh giá phân loạiHTX, kết quả phân loại các HTX NN được trình bày trong bảng 2.2:Bảng 2.2. Phân loại HTX NN từ năm 2011 - 2015Phân loạiHTX Năm2010 Năm2011 Năm2012 Năm2013 Năm2014 Năm2015 Tăng, giảm bìnhquân/năm giaiđoạn 2011-2015(%)Tốt – Khá 9 9 9 10 9 16 12,20Trung bình 14 17 20 15 7 3 -26,52Yếu 5 7 8 10 19 12 19,14Tổng 28 33 37 35 35 31 5,74(Nguồn: Chi cục Phát triển nông thôn Vĩnh Long, 2015)Qua bảng 2.2 trình bày kết quả phân loại các HTX NN cho thấy tình hình đánh giáphân loại các HTX ngày càng chặt chẽ hơn. Trong giai đoạn 2011- 2015, số lượng HTX 48NN được xếp loại tốt – khá tăng bình quân 12,2%/năm trong khi số lượng HTX NN xếploại trung bình giảm bình quân 26,52%/năm, đó là tín hiệu đáng mừng trong việc củngcố, nâng chất HTX NN. Tuy nhiên, số lượng HTX NN xếp loại yếu kém lại tăng bìnhquân 19,14%/năm do một số HTX NN làm ăn không hiệu quả vẫn tồn tại, nhiều địaphương chưa mạnh dạn giải thể hoặc ngừng hoạt động chờ lập thủ tục giải thể do khôngđủ điều kiện về tổ chức, hoạt động để chuyển đổi theo Luật HTX năm 2012. Qua hình 2.4 cho thấy số HTX NN được xếp loại tốt – khá tăng từ 27,3% vàonăm 2011 lên 51,6% vào năm 2015. Tuy nhiên số HTX NN xếp loại yếu cũng tăngtương ứng từ 21,2% lên 38,7%, trong khi HTX NN xếp loại trung bình giảm từ 51,5%xuống còn 9,7%.Hình 2.3. Xếp loại HTX từ năm 2011- 2015Về loại hình hoạt động, trong 19 HTX đang hoạt động năm 2015 có 14 HTXtrồng trọt (chiến tỷ trọngọng 73%), 02 HTX thủy sản (chiếm tỷ tr 16%), 3 HTX dịch vụtổng hợp (chiếm tỷ trọng 11%). 49Hình 2.4. Các loại hình hoạt động của HTX NN năm 2015 2. 2 .1.2. Cơ sở thành lập và thời gian hoạt độngTheo số liệu điều tra thực tế tại 19 HTX NN, các HTX NN được thành lập từ cáccơ sở khác nhau, được thể hiện ở bảng 2.3 dưới đây: Bảng 2.3. Cơ sở thành lập của HTX NNCơ sở thành lập của HTX Số lượng(HTX) Tỷ trọng(%)Từ nhu cầu thực tế trong SXKD 13 68,42Từ các tổ hợp tác 3 15,79Do chính quyền vận động 1 5,26Từ câu lạc bộ đi lên 1 5,26Từ dự án chương trình tài trợ 1 5,26Tổng 19 100,00 (Nguồn: số liệu điều tra năm 2015)Theo kết quả trình bày ở bảng 2.3 cho thấy các HTX được thành lập chủ yếu xuấtphát từ nhu cầu thực tế trong SXKD của bà con thành viên cần một tổ chức đại diện đểtương trợ, liên kết với các tổ chức khác. Các HTX được thành lập dựa trên cơ sở nàychiếm đến 68,42% trong tổng số HTX. Điều này thể hiện rõ rằng thành viên đã nhậnthức được sự cần thiết phải thành lập HTX để mang lại quyền lợi cho chính bản thâncủa người tham gia, giúp cho các thành viên có sự đoàn kết trong nội bộ, sẵn sàng chiasẻ kinh nghiệm trong sản xuất. Tiếp theo, có đến 15,79% các HTX được thành lập từ 50các Tổ hợp tác, 5,26% do chính quyền vận động, 5,26% các HTX là từ câu lạc bộ đilên và 5,26% từ dự án chương trình tài trợ. Thời gian hoạt động của HTX cao nhất là 12 năm, thấp nhất là 1 năm. Để xem xétrõ hơn thời gian hoạt động của các HTX, tác giả chia thành 3 giai đoạn: dưới 5 năm: có5/19 HTX; từ 5-9 năm: có 13/19 HTX; trên 9 năm: có 1/19 HTX.Hình 2.5. Số năm hoạt động của HTX NNKết quả ở hình 2.5 cho thấy số lượng HTX NN có số năm hoạt động trong khoảng5 đến 9 năm chiếm tỷ trọng nhiều nhất đến 68,42%, số lượng HTX hoạt động trên 9năm chỉ có 5,26%, trong khi đó, số thành lập trong vòng 5 năm trở lại đây chỉ có26,32%. Điều này cho thấy, để có thể hoạt động lâu dài, các HTX không những phảimang lại lợi ích nhiều hơn cho thành viên mà còn phải hoạt động có lợi nhuận để đảmbảo nguồn vốn cho hoạt động và mở rộng quy mô SXKD. Thông thường các HTX hoạtđộng không hiệu quả sẽ không thu hút được nông hộ tham gia, hoặc bản thân thànhviên sẽ rời khỏi HTX. Do đó các HTX hoạt động không hiệu quả nếu còn hoạt động thìchỉ hoạt động trên danh nghĩa, hoặc sẽ bị giải thể sau khi thành lập từ 3 – 5 năm. 2 . 2 .1.3. Cơ cấu nhân sự 2.2.1.3.1. Thành viên và lao độngHTX NN là nơi để giúp các thành viên thực hiện liên kết các hoạt động sản xuấtnhỏ thành sản phẩm lớn như vốn, quy mô sản xuất, lao động, bao tiêu sản phẩm… Dođó, thành viên được xem là nhân tố quan trọng trong hoạt động của HTX, đây chínhngười vừa là chủ sở hữu vừa là người thụ hưởng lợi ích từ HTX. Khi HTX hoạt động 51có hiệu quả sẽ thu hút được nhiều đối tượng tham gia, sẵn sàng góp vốn để HTX có thểmở rộng sản xuất. Qua điều tra thực tế cho thấy, có 96 hộ gia đình và 18 cá nhân tham gia vào HTX.Tổng số thành viên tại thời điểm nghiên cứu của 19 HTX NN là 406 thành viên, bìnhquân 21 người/HTX trong đó số lượng công chức – viên chức khoảng 18 người, ngườidân tộc 3 người, chủ yếu là đồng bào dân tộc Khơme, nữ giới 80 người, lực lượng laođộng thường xuyên vào các HTX khoảng 690 người, lao động không thường xuyên tùythuộc vào từng thời điểm khác nhau của mùa vụ, trung bình khoảng 24 người/HTX.Tổng số thành viên HTX tại thời điểm báo cáo tăng so với khi mới chuyển đổi là 36thành viên ≈ 9,7%. Hiện nay cả nước đang chung sức xây dựng nông thôn mới, tăngthu nhập cho kinh tế hộ nên thu hút ngày càng đông đảo phụ nữ tham gia vào cácchương trình, dự án. Số lượng nữ giới tham gia vào HTX chiếm khoảng 19,7% tổng sốthành viên. 2.2.1.3. 2. Tổ chức bộ máy quản lýQua điều tra HTX năm 2015, toàn tỉnh có 19 HTX tổ chức đại hội chuyển đổithực hiện Luật HTX năm 2012, trong đó đã có 17 HTX được cấp giấy chứng nhậnHTX, 02 HTX đang làm thủ tục. Về cơ cấu tổ chức, số lượng thành viên bình quân mỗi HTX là 21 người. Trongđó: HĐQT và Ban điều hành (1-4 người); Ban Kiểm soát (1-3 người); Các bộ phậnchuyên môn và giúp việc (17 người)+ Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý HTX do hội nghị thành lập hoặc đại hộithành viên bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo thể thức bỏ phiếu kín. Hội đồng quản trịgồm Chủ tịch và thành viên, số lượng thành viên hội đồng quản trị do điều lệ qui địnhnhưng tối thiểu là 3 người, tối đa là 15 người. Nhiệm kỳ của hội đồng quản trị hợp tácxã do điều lệ hợp tác xã quy định nhưng tối thiểu là 02 năm, tối đa là 05 năm. + Giám đốc (tổng giám đốc): Là người điều hành hoạt động của HTX, nhiệm kỳcủa Ban Giám đốc là từ 3 – 5 năm. Trong những năm vừa qua, hoạt động chính của 52Ban Giám đốc là tổ chức thực hiện, điều hành các hoạt động dịch vụ, kinh doanh vàchủ nhiệm có tư cách đại diện cho HTX trước pháp luật, chịu trách nhiệm trước Hộiđồng quản trị về các nhiệm vụ, công việc của mình. Đa số các HTX NN có từ 2 – 3người (Giám đốc, Phó Giám đốc phụ trách sản xuất, Phó Giám đốc phụ trách kinhdoanh) tương đối phù hợp với nội dung hoạt động của HTX.BẦU BẦU Các bộ phận chuyên mônHình 2.6. Sơ đồ bộ máy quản lý HTX NNTrong 19 HTX đã chuyển đổi trên địa bàn tỉnh, có 8 HTX có thành lập HĐQT(trong đó: có 02 HTX Chủ tịch HĐQT đồng thời cũng là Giám đốc); Có 11 HTX có 02phó giám đốc, 8 HTX còn lại chỉ có 01 phó giám đốc; Cả 19 HTX đều có Kiểm soátviên nhưng chỉ có 8 HTX có kế toán; 9 HTX có thủ quỹ; 6 HTX có thủ kho.Nhìn chung số lượng thành viên trong HĐQT HTX hiện còn thấp, nên chưa pháthuy được vai trò điều hành tổ chức. Bên cạnh đó, trình độ của thành viên trong HĐQT HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ(Chủ tịch HĐQT và các thành viên )Đội SX KD, DVChế biến, sơ chếThành Viên Thành ViênThành ViênKế toánThủ quỹThủ kho Thành Viên Thành ViênĐẠI HỘI THÀNH VIÊNBAN ĐIỀU HÀNHTổng Giám đốc (Giám đốc) BAN KIỂM SOÁT(Kiểm soát viên)53HTX hiện nay được đánh giá vẫn còn nhiều hạn chế, điều đó cho thấy HTX chưathu hút được đội ngũ nhân lực trình độ cao về phục vụ, các ngành chức năng cần cóchính sách hỗ trợ cho nhóm nhân lực này để nâng cao hiệu quả trong hoạt động củaHTX và cũng như góp phần vào việc xây dựng nông thôn mới.Bảng 2.4. Trình độ học vấn của HĐQT và các thành viên tham gia quản lý trongHTX NNChức danh Tổng số(người) THPT THCS Tiểu họcSố lượng (người) Tỷtrọng(%) Số lượng(người) Tỷtrọng(%) Số lượ ng(người) Tỷtrọng(%)CT HĐQT 8 8 100,00 Giám đốc 17 10 58,82 7 41,18 Phó Giám đốc 31 15 48,39 15 48,39 1 3,23Kiểm soát viên 20 9 45,00 11 55,00 Kế toán 8 6 75,00 2 25,00 Thủ quỹ 9 2 22,22 6 66,67 1 11,11Thủ kho 6 5 83,33 1 16,67 (Nguồn số liệu điều tra năm 2015)Bảng 2.4 cho thấy t rình độ học vấn của Hội đồng quản trị HTX tương đối thấp; có100% Chủ tịch HĐQT, 58,8% giám đốc, 48,4% phó giám đốc, 45% kiểm soát viên đạttrình độ trung học phổ thông. 54Bảng 2.5. Trình độ chuyên môn của HĐQT và các thành viên tham gia quản lýtrong HTX NNChức danh Tổngsố(người) Đại học Cao đẳng,trung cấp Sơ cấp Chưa qua đào tạoSốlượng (người) Tỷtrọng(%) Sốlượng (người) Tỷtrọng(%) Sốlượng (người) Tỷtrọng(%) Sốlượng (người) Tỷtrọng(%)CT HĐQT 8 3 37,5 2 25,0 2 25,0 1 12,5Giám đốc 17 2 11,8 2 11,8 3 17,6 10 58,8Phó Giám đốc 31 1 3,2 1 3,2 5 16,1 24 77,4Kiểm soát viên 20 2 10,0 3 15,0 2 10,0 13 65,0Kế toán 8 4 50,0 2 25,0 1 12,5 1 12,5Thủ quỹ 9 1 11,1 8 88,9Thủ kho 6 6 100,0 (Nguồn số liệu điều tra năm 2015)Bảng 2.5 cho thấy trình độ chuyên môn của Hội đồng trị HTX cũng không cao.Số lượng người có trình độ đai học còn rất ít, chỉ có 37,5% CT HĐQT, 11,8% Giámđốc, 3,2% Phó Giám đốc, 10% thành viên Ban kiểm soát có trình độ đại học. Bên cạnhđó, giám đốc có trình độ cao đẳng, trung cấp cũng rất thấp, chỉ đạt 25%, số còn lại chủyếu là cấp 2 và cấp 3. 55Bảng 2.6. Trình độ chính trị của HĐQT và các thành viên tham gia quản lý trongHTX NNChức danh Tổngsố(người) Cao cấp CT Trung cấp CT Sơ cấp CT Chưa qua ĐTSốlượng (người) Tỷtrọng(%) Sốlượng (người) Tỷtrọng(%) Sốlượng (người) Tỷtrọng(%) Sốlượng (người) Tỷtrọng(%)CT HĐQT 8 3 37,5 3 37,5 2 25,0Giám đốc 17 1 5,9 2 11,8 4 23,5 10 58,8Phó Giám đốc 31 1 3,2 3 9,7 27 87,1Kiểm viên 20 2 10,0 3 15,0 15 75,0Kế toán 8 1 12,5 1 12,5 6 75,0Thủ quỹ 9 9 100,0Thủ kho 6 6 100,0 ( Nguồn số liệu điều tra năm 2015)Bảng 2.6 cho thấy chỉ có 5,9% giám đốc đạt trình độ cao cấp chính trị, còn lại có37,5% CT HĐQT, 11,8% giám đốc, 3,2% phó giám đốc, 10% kiểm soát viên và 12,5%kế toán đạt trình độ trung cấp chính trị. 56Bảng 2.7. Bồi dưỡng của HĐQT và các thành viên tham gia quản lý trong HTXNNChức danh Tổngsố(người) Đã qua lớp bồi dưỡng Chưa qua lớp bồi dưỡngSố lượng (người) Tỷtrọng(%) Số lượng(người) Tỷ trọng(%)CT HĐQT 8 6 75,0 2 25,0Giám đốc 17 10 58,8 7 41,2Phó Giám đốc 31 16 51,6 15 48,4Kiểm soát viên 20 9 45,0 11 55,0Kế toán 8 7 87,5 1 12,5Thủ quỹ 9 2 22,2 7 77,8Thủ kho 6 2 33,3 4 66,7( Nguồn số liệu điều tra năm 2015)Bảng 2.7 cho thấy có 75% CT HĐQT, 58,8% giám đốc, 51,6% phó giám đốc, 45%kiểm soát viên, 87,5% kế toán, 22,2% thủ quỹ và 33,3% thủ kho đã được tham dự qua các lớpđào tạo, bồi dưỡng. Số lượng cán bộ HTX chưa qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng vẫn còn khácao. Theo kết quả nghiên cứu có trên 94% HTX được đào tạo từ khi thành lập đến nay,chủ yếu là các lớp đào tạo ngắn hạn về chuyên môn nghiệp vụ cho Hội đồng quản trị,các quy định của Luật mới ban hành và các kỹ thuật canh tác. Thời gian qua, mặc dù Sở Nông nghiệp & PTNT, Liên minh HTX mở nhiều lớpđào tạo về bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, kỹ năng điều hành, kiểm soát, kế toánHTX... nhưng chỉ là các lớp đào tạo ngắn hạn nên đạt hiệu quả không cao. Thành viên HĐQT và Giám đốc của HTX được đề cử là người đứng ra đại diệncho thành viên; tạo được mối quan hệ với các đối tác; được mời tham gia các khóa học, 57tập huấn do Liên Minh HTX, Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh tổ chức về các vấn đềtrong điều hành hoạt động của HTX. Tuy nhiên, tiền lương chi cho bộ phận quản lý chỉđược rất ít HTX thực hiện, do đó không thu hút nguồn nhân lực đào tạo chuyên sâutham gia quản lý HTX. Bên cạnh đó, độ tuổi của thành viên HĐQT được ghi nhận trong khoảng từ 35đến 60 trung bình là 50, đây là độ tuổi có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, tuy nhiênsẽ kém nhạy bén, thiếu năng động trong việc nắm bắt thông tin thị trường cũng nhưthực hiện marketing, tìm đầu ra cho sản phẩm. Tuy làm việc lâu năm, có kinh nghiệmnhưng những cán bộ quản lý HTX cao tuổi lại thiếu sự năng động và khả năng tiếp cậncái mới, ứng dụng công nghệ thông tin hạn chế. Trong khi đó, lớp trẻ năng động, đượcđào tạo bài bản lại không mặn mà với công việc tại các HTX do chưa có chính sách hỗtrợ, thu hút hợp lý.Ban kiểm soát là người đóng vai trò quan trọng trong viêêc ngăn chăên tiêu cực,làm trong sạch bôê máy quản lý, đồng thời nâng cao năng lực ban kiểm soát và phát huyquyền làm chủ của thành viên. Hiêên nay, quyền hạn và nghĩa vụ của Ban kiểm soát tạicác HTX bao gồm: kiểm tra chấp hành điều lêê, nôêi quy và nghị quyết Đại hôêi thànhviên; giám sát hoạt đôêng của HĐQT, ban điều hành HTX và thành viên theo đúng phápluâêt; kiểm tra tài chính, kế toán… Viêêc đánh giá hiêên chưa phát huy hết vai trò, cònlỏng lẽo, cần theo dõi thường xuyên…để có biêên pháp xử lý kịp thời.Bộ phận nghiệp vụ của HTX chỉ có bộ phận kế toán, tuy nhiên, hầu hết kế toáncác HTX hiện nay là thuê mướn, rất ít HTX có kế toán riêng biệt, nguyên nhân do tiềnlương của kế toán hiện nay chỉ ở mức thấp nên sau đó người làm công tác kế toánkhông thể gắn bó lâu dài với HTX, các HTX ở vùng xa càng khó thu hút được nguồnnhân lực đã qua đào tạo về nghiệp vụ. Trình độ cán bộ quản lý luôn bất cập. Sau chuyển đổi, số lượng cán bộ giảmnhiều. Nhìn chung, hoạt động của cán bộ quản lý HTX là theo kinh nghiệm, nhiệt tìnhlà chủ yếu, chưa được bồi dưỡng phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường. Mặt khác, 58đội ngũ cán bộ quản lý thường thay đổi do yêu cầu và bầu cử. Do đó thu hút cán bộ trẻ,có trình độ, có năng lực, đủ kinh nghiệm luôn là vấn đề đặt ra cho các HTX. 2. 2 .1.4. Tài sản, cơ sở hạ tầng Để đi vào hoạt động, ngoài nguồn nhân lực chính, các HTX cần trang bị các máymóc thiết bị, tài sản, cơ sở hạ tầng phục vụ cho quá trình sản xuất. Tương tự như cácloại hình doanh nghiệp khác, HTX cần có trụ sở riêng với các thông tin về HTX, đâycòn là nơi diễn ra các hoạt động giữa HTX và các đối tác khác. Theo kết quả điều tra,hi ện có 8 /19 HTX có trụ sở làm việc , chiếm tỷ lệ 42,1% (t rong đó có 01 HTX tự xâydựng trụ sở, 7 HTX được cho mượn trụ sở ) , 4 HTX phải thuê chỗ làm trụ sở, còn 7HT X đến nay vẫn chưa có trụ sở ( sử dụng nhà riêng làm trụ sở: HTX Hồi Tường, XuânHiệp, Tân Quới, Vinh Phát, Tân Phát, Tân An Luông , Hoàn Mỹ ). Đ ây là khó khăn củacác HTX. Ngoài ra, trong giai đoạn hiện nay, khi các thông tin về sản phẩm, giá cả, thời vụ,dịch bệnh, tình hình xuất nhập khẩu, nhất là thông tin về thị trường nông sản luôn biếnđộng cần được cập nhật thường xuyên, do đó, rất cần đến việc ứng dụng công nghệthông tin trong hoạt động hàng ngày. Thế nhưng, chỉ có 10/19 HTX có máy vi tính nốimạng internet, chiếm tỷ lệ 52,6% và do đó khả năng ứng dụng công nghệ thông tin củaHĐQT HTX rất thấp, chỉ ở mức độ trung bình, kém. 59Bảng 2.8. Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin của HĐQT H TX NN Khả năng ứng dụng công nghệthông tin của HĐQT HTX Rất tốt(%) Tốt(%) Khá(%) Trungbình (%) Kém(%)Sử dụng máy vi tính thông thường 13,5 8,8 65,3 12,4Truy cập internet để: - Trao đổi thư điện tử. 0,6 8,8 5,9 54,1 30,6 - Khai thác thông tin 0,6 7,6 10,0 36,5 45,3 - Tự tạo trang Web cho HTX. 3,5 1,2 16,5 78,8 - Tiếp thị sản phẩm trên mạng. 5,3 3,5 14,1 77,1 - Kinh doanh trực tiếp trên mạng 2,9 4,1 11,2 81,8(Nguồn số liệu điều tra năm 2015)Điều này đã làm cho các HTX chậm cập nhật các thông tin của thị trường so với cácđối thủ cạnh tranh khác trong và ngoài tỉnh. Bên cạnh đó, HTX cũng cần trang bị thêm các phương tiện phục vụ sản xuất như thiếtbị, máy móc đối với từng ngành nghề kinh doanh, xe chuyên chở, nhà xưởng phục vụ chohoạt động sản xuất của từng loại hình HTX... được hình thành do nguồn kinh phí cấp, hỗtrợ. Hiện chỉ có 02 HTX có phương tiện vận chuyển, 02 HTX có máy bơm nước, 02 HTXcó máy sấy, 02 HTX có hệ thống tưới tự động, 5 HTX có nhà sơ chế, không có HTX nào cómáy làm đất và máy gặt đập liên hợp. Con số này thật sự quá khiêm tốn. Việc t hực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới đã góp phần thúc đẩy, hỗ trợsự phát triển địa phương nói chung và của các HTX nói riêng. Theo các đánh giá củaHTX, tiêu chí về hệ thống giao thông và thủy lợi hiện nay được đánh giá phục vụ tốt.Các tiêu chí về hệ thống kho bãi và trang thiết bị, nhà xưởng phục vụ sản xuất hiện nayđược đánh giá vẫn chưa tốt. Mặc dù các HTX làm ăn có hiệu quả nhưng vẫn chưa thểđầu tư mua máy móc, trang bị cơ sở sản xuất, chủ yếu là các khoản đầu tư chi phí đầuvào. Do đó, trong thời gian tới, cần có chính sách hỗ trợ, chuyển giao khoa học côngnghệ vào sản xuất giúp cho các HTX làm ăn có hiệu quả. 602.2.1.5. Năng lực tài chính Theo điều lệ của HTX quy định khi tham gia vào HTX, tất cả các thành viên đềuphải góp vốn điều lệ, tuy nhiên, tính đến năm 2015 các HTX góp vốn điều lệ chỉ ở mức7,4%, nguyên nhân do các HTX làm ăn không mang lại hiệu quả, thành viên không đủvốn sản xuất, nhận thức về trách nhiệm tham gia của thành viên còn hạn chế. Để đi vàoSXKD đòi hỏi tổ chức kinh tế cần có nguồn vốn hoạt động trong năm, hiện nay chỉ cómột số ít HTX mạnh dạn đầu tư sản xuất, huy động được nguồn vốn, lợi nhuận để lạitrong các năm trước. Qua thống kê, tổng số vốn điều lệ của các HTX là 71,638 tỷ đồng,trung bình 3,77 tỷ đồng/HTX tuy nhiên hiện nay tổng số vốn góp khoảng 5,3 tỷ đồng, trungbình 0,279 tỷ đồng/HTX, tức là chỉ bằng 7,4 % số vốn điều lệ đăng ký. Nguồn vốn hoạt động của HTX được hình thành chủ yếu từ việc góp vốn hoạt độngcủa các thành viên. Theo thống kê, chỉ có 47,37% HTX được vay vốn từ ngân hàng,vốn được tích lũy thuộc sở hữu của HTX và các nguồn huy động khác còn ở mức thấp.Chỉ có 23,7% thành viên của 10/19 HTX có đủ vốn để sản xuất; 76,3% thành viên của10 HTX còn lại phải đi vay, trong đó 28,7% thành viên vay ngân hàng và 71,3% thànhviên vay từ người thân. Các thành viên chọn vay từ người thân mà không vay ngânhàng vì nguyên nhân là do lãi suất cao (chiếm tỷ trọng 17,7%), và không có tài sản thếchấp (chiếm tỷ trọng 82,3%). Do g iá trị tài sản cố định thấp, lại chủ yếu ở dạng trụ sởlàm việc, công trình được giao quản lý nên HTX thiếu tài sản để thế chấp vay vốn ngânhàng. Bên cạnh đó, việc thiếu minh bạch trong quản lý tài chính cũng hạn chế HTXtiếp cận tín dụng tín chấp. 2.2.1.6. Hoạt động liên kết sản xuất- tiêu thụ Kinh tế hôê không thể tự thân trở thành môêt đơn vị kinh tế hàng hóa phát triển trong nền kinh tế thị trường trước sự cạnh tranh ngày càng khốc liêêt của cácdoanh nghiêêp lớn, trước hết trong dịch vụ “đầu vào”, “đầu ra” của kinh tế hôê. Do vâêy,tất yếu các nông hôê phải liên kết lại với nhau trong các tổ chức kinh tế hợp tác của 61mình, tạo ra sức mạnh mới cạnh tranh trong thị trường, tự bảo đảm hoạt đôêng dịch vụ“đầu vào”, “đầu ra” cho kinh tế hôê đạt kết quả cao hơn.Vì thế HTX NN trở thành chỗ dựa vững chắc để kinh tế hôê trở thành đơn vị sảnxuất hàng hóa tự chủ có khả năng cạnh tranh đạt hiêêu quả cao trong nền kinh tế thịtrường.Nối kết thị trường đầu vào: nối kết đầu vào giúp HTX được gối đầu, được hỗ trợvốn vay, được đảm bảo nguyên vâêt liêêu đầu vào, con giống về số lượng, chất lượng,được cung cấp thông tin về giá, giảm chi phí, tăng thu nhâêp cho thành viên.Qua nghiên cứu khảo sát có 78,95% thành viên nhâên được hỗ trợ kỹ thuâêt từHTX; 34,21% thành viên nhâên được sự hỗ trợ cây, con giống; 30,7% thành viên nhâênđược sự hỗ trợ thuốc bảo vêê thực vâêt ( BVTV), phân bón; 22,81% thành viên nhâênđược sự hỗ trợ vốn; 17,54 % thành viên nhâên được sự hỗ trợ cơ giới hóa sản xuất.Hình 2.7. Hỗ trợ đầu vào của HTX NNCó 57,89% HTX (11/19 HTX) có liên kết đầu vào với các công ty: Chín Táo,Nông gia phát, Vâêt tư tổng hợp phân bón Hóa sinh, Cargill, Phú nông, Trợ nông,Venato, Tư Thạch, nhà máy Domenan để phân phối phân bón (hóa học, hữu cơ, visinh), vâêt tư tổng hợp, thức ăn thủy sản cho các thành viên. 62Nối kết thị trường đầu ra: mang lại cho HTX những lợi ích như giá bán sản phẩmcao hơn và ổn định; Dễ tiêu thụ và thị trường tiêu thụ ổn định; Mang lại lợi ích, tạocông ăn viêêc làm cho các thành viên; Được chia sẽ rủi ro, mang lại tính ổn định lâu dàicho sản phẩm, nâng cao ý thức trách nhiêêm nghề nghiêêp cho thành viên; Được hỗ trợkỹ thuâêt, giới thiêêu sản phẩm; Được ứng vốn hoăêc tạo điều kiêên thuâên lợi cho vayvốn, tâên dụng vốn hiêêu quả.Có 80,7% thành viên nhâên được sự hỗ trợ tìm đối tác lo đầu ra cho nông sản từHTX; 48,25% thành viên nhâên được sự hỗ trợ tạo thương hiêêu; 32,46% thành viênnhâên được sự hỗ trợ sơ chế trước khi bán; 19,3% thành viên nhâên được sự hỗ trợ vâênchuyển; 11,4% thành viên nhâên được sự hỗ trợ cơ giới hóa thu hoạch.Hình 2.8. Hỗ trợ đầu ra của HTX NNCó 78,95% HTX (15/19 HTX) có liên kết đầu ra với các công ty: Chín táo,Nông gia phát, Thiên Ngọc, Thanh Hùng, Rau củ quả Cần Thơ, Ecofarm, Rau quả BìnhMinh, xuất nhập khẩu miền Tây, Duyên hải, Thủy sản Bạc Liêu, Nam Phương, Rau củquả Thanh Hiệp, xuất khẩu Huỳnh Mai, Chánh Thu, chợ đầu mối Đà Nẵng để tiêu thụlúa giống, thủy sản, rau xà lách xoong, rau ăn lá, hành lá, đậu bắp, khoai lang, bưởinăm roi, trái cây cho các thành viên. 63Nhìn chung, đối tác tiêu thụ đầu ra các HTX liên kết là các doanh nghiêêp vàthương lái, trong đó chủ yếu là loại hình thương lái. Khó khăn hiêên nay là viêêc tiêu thụsản phẩm bị các thương lái ép giá, không thực hiêên ký kết bao tiêu sản phẩm nên cácthành viên còn sản xuất tràn lan. Ngoài các đối tác chủ yếu, môêt số HTX mạnh dạn đầutư, tìm kiếm các kênh tiêu thụ khác như thành viên, hêê thống siêu thị Co.op Mart, cửahàng nông sản, tổ hợp tác…tại địa phương và các vùng lân câên như Bến Tre, HâêuGiang, Bạc Liêu, TP.HCM…HTX cần xây dựng, đăng ký thương hiêêu đối với nhữngsản phẩm được sản xuất theo quy trình công nghêê quản lý chất lượng và vêê sinh môitrường cho phù hợp. Vấn đề này cần triển khai thời gian tới, trong nền kinh tế thịtrường như hiêên nay, để đưa sản phẩm ra thị trường được khách hàng đón nhâên thì cácdoanh nghiêêp, các tổ chức kinh tế phải tạo được dấu ấn cho riêng mình, sản phẩm cóchất lượng tốt. Cần thành lâêp bôê phâên nghiêêp vụ tìm kiếm, mở rôêng thị trường do đasố hiêên nay các HTX nhờ vào Giám đốc và các thành viên trong HĐQT thực hiêên, cónhư vâêy HTX mới dễ dàng tiêu thụ sản phẩm, không phải bị đôêng chờ đối tác tìm đến,tránh bị ép giá, khách hàng châêm thanh toán.Có 16/19 HTX có khả năng tiếp câên thị trường để mở rôêng sản xuất kinh doanh(tỷ trọng 84,21%); có 13 HTX tổ chức giao thương tìm đầu ra cho sản phẩm (tỷ trọng68,42%) tại TP.HCM, Cần Thơ, Phú Quốc và các chợ nông sản đầu mối trong, ngoàitỉnh.Khi người tiêu dùng ngày càng khắc khe hơn về tính an toàn của phẩm, đòihỏi các HTX quan tâm nhiều hơn trong viêêc xây dựng nhãn hiêêu, thương hiêêu hànghóa, được cấp giấy chứng nhâên đủ điều kiêên sản xuất an toàn, bảo đảm chất lượngnông sản. Theo kết quả điều tra cho thấy có 8 HTX xây dựng thương hiêêu cho sảnphẩm của mình (tỷ trọng 42,1%) và đang sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng VietGAP,Global GAP, tất cả các HTX đều ghi chép tốt sổ nhâêt ký sản xuất: lúa giống XuânHiệp, xà lách xoong an toàn Thuận An, bưởi năm roi Mỹ Hòa, đậu bắp xanh Tân Quới, 64hành lá Tân Bình, rau an toàn Phước Hậu, chôm chôm Bình Hòa Phước, cam sành TânHội.Viêêc áp dụng sản xuất theo các tiêu chuẩn này được các cơ quan, tổ chức côngnhâên giúp tạo ra các nông sản sạch, đáp ứng tiêu chuẩn của nhà tiêu thụ, khách hàngtiêu dùng. Tuy nhiên, khó khăn mà HTX NN đang găêp phải đó là sản phẩm sạch khôngthể cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường về giá cả, chi phí đầu tư sảnxuất theo tiêu chuẩn lại cao hơn cách sản xuất truyền thống, khách hàng tại nhiều nơichưa xem trọng viêêc an toàn sản phẩm. Bên cạnh đó, do các chứng nhâên có thời gianhiêêu lực ngắn, giai đoạn đầu nhờ vào sự hỗ trợ của Sở Nông nghiêêp & PTNT và cácngành chức năng, về sau viêêc tái chứng nhâên mất số tiền khá lớn nên các HTX cónguy cơ mất chứng nhâên.- Có 19/19 HTX được ngành nông nghiệp hỗ trợ tập huấn kỹ thuật sản xuất ( tỷ trọng100%) và 14/19 HTX được tập huấn về kinh doanh (tỷ trọng 89,47%). Có 19/19 HTX nắmbắt được thông tin thị trường (tỷ trọng 100%) qua các cuộc hội thảo, trang thông tin điện tửcủa Sở Nông nghiệp & PTNT, báo, đài, tin nhắn, mạng internet. Có 54,39% thành viên đánhgiá khả năng tiếp cận thị trường của HTX tốt và rất tốt; có 93,53% ý kiến cho biết HTXthường xuyên nghiên cứu, theo dõi thị trường tiêu thụ nông sản qua trang web củangành nông nghiệp (21,18%), tin nhắn (11,18%) và qua báo đài (67,64%). 2.2.2. Những chính sách phát triển HTX 2. 2 .2.1. Chính sách đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lựcTrong 5 năm qua (2011 - 2015), tỉnh đã tổ chức 62 lớp tập huấn bồi dưỡng kiếnthức nghiệp vụ quản lý điều hành cho HĐQT và Ban kiểm soát, kế toán; mở lớp tậphuấn về vệ sinh môi trường và pháp luật về lao động cho thành viên, người lao độngtrong HTX, lớp dạy nghề nông thôn và bồi dưỡng cho Tổ trưởng THT... với trên 2.841lượt người dự. 2.2.2.2. Chính sách đất đai 65Hiện nay, trên lĩnh vực nông nghiệp chưa có HTX nào trên địa bàn tỉnh đượchưởng thụ từ chính sách này. Nguyên nhân chủ yếu do địa phương không còn quỹ đấtcông để thực hiện giao đất không thu tiền sử dụng đất cho những HTX có nhu cầu vàđủ điều kiện theo quy định tại Nghị định số 88/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chínhphủ về một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển HTX. Hiện nay chỉ có 7/19HTX được UBND xã cho mượn đất để làm trụ sở giao dịch, điểm tiếp nhận hàng nôngsản và sơ chế đóng gói của HTX cho thành viên, số còn lại là đi thuê mướn hoặc mượnnhà dân. 2.2.2.3. C hính sách tài chính, tín dụng Nhìn chung vốn điều lệ của các HTX thấp, việc huy động vốn nội bộ gặp nhiềukhó khăn do các thành viên chưa tìm thấy lợi ích thiết thực của mình. Cùng với việcnguồn vốn nội bộ hạn chế, HTX cũng rất khó tiếp cận các nguồn vốn khác bên ngoài.HTX thường bị thiếu thông tin về các nguồn tài chính, tín dụng, không hiểu rõ quytrình, thủ tục, không xây dựng các phương án sản xuất, kinh doanh khả thi để huy độngvốn. Ngoài ra, các HTX chưa tạo được uy tín cao đối với các tổ chức tín dụng nên việcvay vốn thường gặp nhiều trở ngại hơn so với các doanh nghiệp. Nguyên nhân chínhxuất phát từ vấn đề HTX không có tài sản thế chấp; trình độ quản lý và chuyên môn,nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ HTX còn thấp, chưa nhạy bén việc nắm bắt nhu cầu thịtrường, do vậy phương án sản xuất, kinh doanh của HTX đa phần chưa đáp ứng đượcyêu cầu của các tổ chức tín dụng. 2.2.2.4. Chính sách hỗ trợ ứng dụng khoa học, công nghệ, xúc tiến thương mại,đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật và các chính sách khuyến nông, khuyếnngưSở Nông nghiệp và PTNT: Hàng năm, thông qua nguồn kinh phí từ các chươngtrình khuyến nông, chương trình nông nghiệp - nông dân - nông thôn, chương trình xúctiến thương mại, chương trình đào tạo nghề nông thôn, vốn sự nghiệp khoa học, côngnghệ,... Ngành nông nghiệp tỉnh đã tiến hành triển khai nhiều dự án hỗ trợ cho các 66HTX để chuyển đổi giống cây trồng - vật nuôi, trang thiết bị bảo quản - chế biến nôngsản, ứng dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP nhằm nâng caochất lượng nông sản hàng hoá, xây dựng quảng bá thương hiệu, tìm kiếm mở rộng thịtrường tiêu thụ, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh của các HTX: HTXbưởi năm roi Mỹ Hoà – Bình Minh, HTX rau củ quả Tân Bình – Bình Tân, HTX xàlách xoong Thuận An – Bình Minh, tổ hợp tác (THT) sản xuất cam sành Bình Ninh –Tam Bình, HTX chôm chôm Bình Hòa Phước – Long Hồ, THT sản xuất lúa số 1- ấpNgã Ngay, xã Tân Long – Mang Thít, THT sản xuất lúa số 2 - ấp 9, xã Mỹ Lộc – TamBình, THT số 2 - ấp Nước Suối, xã Tân An Luông – Vũng Liêm,...Mặt khác, thông qua dự án “Cánh đồng mẫu lớn” ngành nông nghiệp tỉnh đã hỗtrợ cho các HTX một phần kinh phí mua máy gặt đập liên hợp, máy làm đất, máy bơm,máy phun thuốc, dụng cụ sạ hàng, làm đê bao khép kín, chủ động bơm tưới, đảm bảolịch thời vụ; chuyển giao ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật nhằm giảm giá thànhsản xuất, nâng cao thu nhập cho các hộ thành viên HTX,...Cụ thể trong giai đoạn 2011- 2013 dự án đã hỗ trợ 30% kinh phí không thu hồi cho HTX, THT mua sắm trang thiếtbị máy móc phục vụ sản xuất như sau : 649 máy phun thuốc, 78 máy bơm nước, 29máy gặt đập liên hợp, 25 máy xới tay, 17 máy cày, 16 máy xới.... với tổng số tiền hỗ trợlà: 1.479,9 triệu đồng.- Sở Công thương: Tổ chức nhiều cuộc hội thảo, xúc tiến thương mại, giới thiệu,quảng bá với các doanh nghiệp những nông sản hàng hoá của HTX sản xuất ra, từ đónhiều HTX đã ký kết được các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các doanh nghiệp trongvà ngoài tỉnh.- Sở Lao động, Thương binh và Xã hội: từ nguồn kinh phí, chương trình đào tạonghề nông thôn đã phối hợp đào tạo nghề cho các HTX. Từ đó đã tạo thêm việc làm,nâng cao thêm thu nhập cho các thành viên HTX trong lúc nông nhàn.- Sở Khoa học và Công nghệ: Hỗ trợ các HTX ứng dụng khoa học, công nghệ vàosản xuất nhằm nâng cao giá trị, chất lượng nông sản hàng hoá như cải thiện chất lượng 67cây, con giống; xây dựng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP; xâydựng nhãn hiệu hàng hoá để từng bước tạo thương hiệu cho HTX nông nghiệp. Cụ thểnhư HTX chôm chôm Bình Hoà Phước - Long Hồ, HTX lúa giống Hồi Tường - XuânHiệp - Trà Ôn, HTX rau an toàn Thành Lợi- Bình Tân ... 2.2.2.5. Một số chính sách khác- Chính sách hỗ trợ, khuyến khích thành lập mới HTX: Tỉnh đã triển khai chínhsách hỗ trợ cho HTX mới thành lập là 24 triệu đồng, trong đó 10 triệu đồng cho côngtác tuyên truyền vận động cho đến khi được cấp giấy đăng ký kinh doanh, 14 triệuđồng hỗ trợ trang thiết bị ban đầu cho HTX hoạt động (máy vi tính, bàn ghế làm việc). - H ỗ trợ về thuế: Ngành thuế triển khai thực hiện tốt chính sách miễn, giảm thuếthu nhập doanh nghiệp trong thời gian 02 năm đầu đối với HTX mới thành lập theohướng dẫn của Bộ Tài chính. Tóm lại các chính sách trên có vai trò quan trọng đã góp phần giúp nhiều HTXđược củng cố, đổi mới, SXKD được mở rôêng, đem lại sự hỗ trợ đáng kể cho các HTXkhông ngừng phát triển trong tất cả các ngành nghề, lĩnh vực và các vùng miền trongcả nước. Tuy nhiên các chính sách này vẫn còn môêt số tồn tại, hạn chế trong thể chếhóa và thực hiêên các chính sách đối với hợp tác xã. Cụ thể: Môêt số chính sách hỗ trợđược ban hành châêm, chưa kịp thời, chưa đồng bôê và còn chồng chéo, chưa nhất quán;môêt số chính sách chưa khả thi; tác đôêng chưa đạt hiêêu quả; được quy định tại nhiềuvăn bản do nhiều cơ quan ban hành tại nhiều thời điểm khác nhau; thực hiêên thiếu kiênquyết, chưa nghiêm, nhất là ở cấp địa phương; thiếu kiểm tra, thanh tra, giám sát viêêcthi hành; năng lực của nhiều HTX còn yếu trong tiếp câên và thực hiêên chính sách hỗtrợ. 2.3. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNGĐẾN NĂNG LỰC QUẢN LÝ CÁC HTX NN2.3.1. Thực trạng quản lý nhà nước đối với HTX NN 682.3.1.1. Bôô máy quản lý Nhà nước về HTX: Tổ chức bôê máy quản lý Nhà nước chưacó sự phân công rỏ ràng giữa các Sở Kế hoạch & Đầu tư, Chi cục Phát triển nông thônvà Liên minh HTX dẫn đến tình trạng chồng chéo chức năng, nhiêêm vụ giữa các cơquan và thiếu sự phối hợp trong hoạt đôêng. Măêt khác bôê máy quản lý phân tán mỏng,ở Trung ương chỉ có 14 cán bôê của Vụ HTX của Bôê Kế hoạch & Đầu tư và bốn đếnnăm cán bôê phòng KTHT của Bôê Nông nghiêêp & PTNT; Ở cấp tỉnh chỉ có bốn cán bôêcủa Chi cục PTNT tỉnh; ở cấp huyêên chỉ cử môêt cán bôê kiêm nhiêêm theo dõi mànhiêêm vụ thường không được quy định cụ thể; ở cấp xã thường không có người đượcgiao theo dõi về hợp tác xã.Bên cạnh đó năng lực cán bôê làm công tác quản lý Nhà nước về HTX còn yếu,hầu hết cán bôê được giao phụ trách quản lý nhà nước về HTX từ cấp tỉnh đến cấp xãchưa được đào tạo chuyên môn nghiêêp vụ về quản lý nhà nước đối với HTX. 2.3.1.2. Hiêôu quả quản lý Nhà nước đối với HTX: công tác quản lý Nhà nước đối vớiHTX có vai trò quan trọng ảnh hưởng đến hiêêu quả phát triển HTX. Cụ thể: nếu thiếuvắng sự quản lý nhà nước đối với HTX thì hoạt đôêng của HTX khó giữ đúng được bảnchất, nguyên tắc và tạo ra giá trị của kinh tế hợp tác xã. Nếu quản lý Nhà nước đối vớiHTX bị buông lỏng thì kinh tế hợp tác không thể phát triển được nhất là trong điềukiêên cả nước nói chung và tỉnh Vĩnh Long nói riêng khi kinh tế nông nghiêêp vẫnchiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế, phương thức lao đôêng lạc hâêu, tư duy kinh tếmanh mún nhỏ lẻ... Vì vâêy, khi thực hiêên tốt chức năng quản lý Nhà nước đối vớiHTX sẽ làm cho phong trào HTX phát triển, lợi ích được phân phối công bằng, truyềnthống đoàn kết dân tôêc được phát huy, tạo ra được môêt môi trường văn minh hiêên đại. 2.3.2. Thực trạng năng lực quản lý các HTX NNNhìn chung, trình đôê cán bôê quản lý HTX NN còn bất câêp so với cơ chế quản lýmới. Sau chuyển đổi, bôê máy quản lý HTX đã được tinh giảm gọn nhẹ hơn, nhưngnhìn chung đôêi ngũ cán bôê quản lý hầu hết hoạt đôêng theo kinh nghiêêm thực tế, khôngđược đào tạo cơ bản, ít được bồi dưỡng tâêp huấn. Măêc khác năng lực nắm bắt thông 69tin và có khả năng dự báo thị trường, sự nhạy cảm linh hoạt để đáp ứng trước nhữngyêu cầu đa dạng phức tạp của cơ chế thị trường còn có nhiều hạn chế. Môêt đăêc điểmkhác của đôêi ngũ cán bôê quản lý HTX NN là thường xuyên thay đổi và vì vâêy họkhông yên tâm công tác. Chính vì vâêy, đôêi ngũ cán bôê quản lý luôn ở trong tình trạngthiếu cán bôê có năng lực và kinh nghiêêm trong công tác quản lý.Môêt trong những “nút thắt” lớn hiêên nay cần tháo gỡ chính là trình đôê quản lý,chuyên môn của HTX rất thấp. Đa số cán bôê quản lý HTX xuất thân từ nông dân nêntrình đôê học vấn, chuyên môn... còn hạn chế. Hiêên nay, “vốn quý” của những vị cánbôê HTX chính là tâm huyết, nhiêêt tình và kinh nghiêêm thực tiễn nhưng lại thiếu năngđôêng, nhạy bén trong SXKD. Bên cạnh đó, họ còn thiếu tầm nhìn, chiến lược để địnhhướng SXKD lâu dài, viêêc tìm hiểu nắm bắt nhu cầu thị trường ít được quan tâm.Trong bối cảnh hiêên nay, để tổ chức SXKD đạt hiêêu quả chỉ có kinh nghiêêm thôilà chưa đủ. Người cán bôê quản lý cần có trình đôê chuyên môn sâu, nắm bắt tốt các chủtrương chính sách của Nhà nước, nhạy bén với thị trường để xây dựng phương án hoạtđôêng hiêêu quả. Nhằm để từng bước khắc phục tình trạng này, hiêên các ban ngànhtrong tỉnh đã triển khai nhiều hình thức hỗ trợ đối với HTX.2.3.2.1. Năng lực quản lý sản xuấtDo đa số cán bôê quản lý HTX có tuổi đời từ trung niên trở lên, do đó họ là nhữngngười dày dăên kinh nghiêêm trong quá trình sản xuất. Theo kết quả khảo sát đánh giá,có 66,5% ý kiến đánh giá viêêc kiểm tra chất lượng sản phẩm đạt loại tốt- khá, 61,8% ýkiến dành cho viêêc tiết kiêêm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, 60% ý kiến dành choviêêc lâêp kế hoạch sản xuất, còn lại trên 55% ý kiến dành cho viêêc kiểm tra chất lượngvâêt tư đầu vào và ứng dụng kỹ thuâêt, phát triển sản phẩm. Điều này là lợi thế của cácHTX, giúp họ có điều kiêên thuâên lợi trong viêêc tâên dụng nguồn lực hiêên có để pháttriển sản phẩm theo hướng đa dạng hóa, ứng dụng tiến bôê kỹ thuâêt trong quá trìnhcanh tác theo tiêu chuẩn GAP, tạo hàng hóa nông sản sạch và đảm bảo an toàn vêê sinhthực phẩm. Cụ thể HTX bưởi 5 roi Mỹ Hòa có 24 thành viên với 26,56 ha trồng bưởi 5 70roi, mỗi năm cho sản lượng khoảng 600 tấn. Với viêêc HTX bưởi 5 roi Mỹ Hòa đượcchứng nhâên Global Gap nên ngay từ đầu năm 2015 HTX bưởi 5 roi Mỹ Hòa đã cónhiều đơn đăêt hàng từ môêt số công ty ở TP.HCM và HTX sẽ tổ chức lại viêêc liên kếtvới nhà vườn trong khâu trồng, chăm sóc theo đúng quy trình GlobalGap và có phươngthức thu mua phù hợp để thành viên yên tâm đầu tư mở rôêng sản xuất, nâng cao chấtlượng và khôi phục thương hiêêu bưởi 5 roi Mỹ Hòa- Bình Minh hướng đến mục tiêuxuất khẩu bền vững. Tuy nhiên khi vào mùa thu hoạch rôê thì HTX không có đủ sứcbao tiêu hết sản phẩm của nông dân nguyên nhân là do HTX chưa có kho lạnh tạm trữbưởi. Viêêc xây dựng kho lạnh để thu mua bưởi tạm trữ đã được HTX lâêp kế hoạch từlâu nhưng vẫn chưa thực hiêên được. HTX rất cần Nhà nước hỗ trợ cho HTX vay vốnđể đầu tư kho lạnh, sẽ là giải pháp đầu ra cho trái bưởi và chủ đôêng được tình trạngtrúng mùa rớt giá cho trái bưởi Năm Roi, môêt đăêc sản của miền sông nước Cửu Long. Hình 2.9. Năng lực quản lý sản xuất HTX NN2.3.2.2. Năng lực quản lý kinh doanhĐăêc thù của các HTX NN là sản xuất theo phương thức tự phát: tự quyết địnhtrồng cây gì, nuôi con gì, bán sản phẩm không theo hợp đồng cho thương nhân, khôngbiết trước ai sẽ mua, mua theo giá nào, mua với khối lượng bao nhiêu. 71Nguyên nhân là do cán bôê quản lý HTX hầu hết xuất thân từ nông dân đã quenthuôêc với quy trình canh tác theo truyền thống, họ quen sản xuất cái mà mình có, cáimà mình biết chứ chưa thực sự chủ đôêng sản xuất cái mà thị trường cần. Khi tạo ra sảnphẩm nông sản, theo thói quen họ mong chờ thương lái tìm tới thu mua vì chưa đủ điềukiêên để vâên chuyển, giới thiêêu quảng bá sản phẩm, liên kết tiêu thụ với các doanhnghiêêp. Thực tế cho thấy, đa phần các HTX hoạt đôêng yếu kém đều là những nơi cácthành viên trong HĐQT có trình đôê thấp, không có năng lực thực hiêên xúc tiến thươngmại, xây dựng thương hiêêu, tìm kiếm thị trường. Cụ thể: HTX rau an toàn Phước Hâêu:toàn xã có khoảng 85 ha đất trồng rau màu nhưng hiêên chỉ có hơn 15 ha được bà contrồng theo quy trình GAP. Bình quân môêt năm các thành viên sản xuất khoảng 750 tấnrau các loại nhưng chỉ có khoảng 1/3 là được bán vào Metro Cần Thơ còn lại phải bánvới giá như rau thường. Nguyên nhân do ít hợp đồng nên để tiêu thụ hết sản lượng rauan toàn hàng ngày, buôêc người trồng phải bán như rau sản xuất bình thường. Trong cáckỹ năng kinh doanh chỉ có viêêc điều tra, lựa chọn thị trường và thuyết phục kháchhàng là được > 50% ý kiến đánh giá xếp loại tốt- khá. Còn viêêc đàm phán, thươngthảo hợp đồng; xây dựng chiến lược giá chỉ có 47,1% ý kiến đánh giá xếp loại tốt- khá;kém nhất là xây dựng kế hoạch Marketing sản phẩm thì chỉ được 37,1% ý kiến đánhgiá xếp loại tốt- khá. 72Hình 2.10. Năng lực quản lý kinh doanh HTX NNThời gian qua, ngành nông nghiệp kết hợp với ngành công thương và khoa họccông nghệ đã hỗ trợ xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, xuất xứ nguồn gốc cho mộtsố loại hàng hóa nông sản: xà lách xoong, khoai lang tím Nhật, hành lá, rau ăn lá, đậubắp xanh, bưởi năm roi, chôm chôm,...; xúc tiến thương mại tìm đầu ra cho sản phẩmvà tạo cơ hội giao thương, hội thảo liên kết tiêu thụ nông sản với các doanh nghiệptrong và ngoài nước.2.3.2.3. Năng lực quản lý tài chínhKhó khăn lớn nhất của các HTX hiêên nay là quản lý tài chính. Cũng vì trình đôêcó hạn nên công tác quản lý tài chính, kế toán của nhiều HTX chưa đáp ứng được quiđịnh. Nhiều HTX chưa có hêê thống sổ sách kế toán, thống kê đúng chế đôê tài chính,thực hiêên hạch toán chưa khoa học nên không thể làm cơ sở chứng minh năng lực tàichính của đơn vị khi muốn vay vốn ngân hàng. Trong khi đó, HĐQT HTX hầu hết chỉmới được bồi dưỡng qua các lớp tâêp huấn ngắn hạn, chưa đáp ứng được yêu cầu đòi 73hỏi phát triển trong nền kinh tế thị trường. Các HTX đang găêp rất nhiều khó khăntrong khi làm các thủ tục vay vốn, trong đó có môêt phần nguyên nhân do HĐQT HTXcòn lúng túng thực hiêên các bước, nhất là khâu lâêp phương án SXKD đáp ứng yêu cầucủa ngân hàng.Để các HTX hoạt đôêng hiêêu quả thì môêt trong những nhiêêm vụ của HTX là phảitổ chức kiểm toán nôêi bôê, bao gồm: kiểm toán hoạt đôêng, tuân thủ và báo cáo tàichính; công tác tổ chức, quản lý, điều hành của HĐQT HTX; chức năng nhiêêm vụ sảnxuất, kinh doanh, đôê tin câêy của thông tin kinh tế; tình hình góp vốn, huy đôêng vốntrong thành viên; tình hình kiểm kê, đánh giá tài sản, khấu hao tài sản; các qui định liênquan về hoạt đôêng tín dụng nôêi bôê như: đối tượng, trình tự, thủ tục xét duyêêt chovay... Hoạt đôêng này có vai trò quan trọng đối với sự phát triển bền vững của HTX,giúp các HTX tự đánh giá đúng về quy mô, tiềm năng phát triển cũng như giới hạn củađơn vị để có kế hoạch đầu tư hiêêu quả, sinh lợi, qua đó kiểm soát rủi ro về tài chínhcủa HTX. Hiêên nay, các HTX trong tỉnh vẫn còn xa lạ với khái niêêm kiểm toán nôêi bôêvà tư vấn tín dụng nôêi bôê. Các HTX cần chấn chỉnh, khắc phục các nôêi dung liên quanviêêc thực hiêên điều lêê, nôêi quy, công tác hạch toán kế toán, xác định phạm vi tráchnhiêêm của những người có liên quan; tăng cường công tác quản lý tài chính, tài sảncủa HTX. Bên cạnh đó, đôêi ngũ nòng cốt của HTX cũng cần được hướng dẫn cụ thểviêêc lâêp kế hoạch kiểm toán, xác định mức đôê trọng yếu ở từng nôêi dung công viêêc,những dấu hiêêu sai sót, rủi ro thường găêp do khách quan lẫn chủ quan. 74Hình 2.11. Năng lực quản lý tài chính HTX NNNhằm hỗ trợ các HTX nâng cao năng lực quản lý tài chính, những năm qua,Liên minh HTX tỉnh đã tổ chức các lớp tâêp huấn kiến thức cơ bản về nghiêêp vụ kếtoán, thiết lâêp dự án kinh doanh, kỹ năng quản lý, điều hành HTX; công tác quản lý tàichính, kế toán HTX; các vấn đề liên quan đến hợp đồng kinh tế; vai trò nhiêêm vụ củakế trưởng; công tác kiểm tra kế toán đối với HTX... Ngoài ra, Liên minh HTX tỉnh tưvấn cho các doanh nghiêêp và HTX thành viên về xúc tiến thương mại, chính sách thuế,đất đai, tín dụng, khoa học công nghêê và vấn đề có liên quan đến thi hành luâêt HTX vàLuâêt Doanh nghiêêp; triển khai các hoạt đôêng tư vấn, hỗ trợ các HTX trong viêêc lâêpdự án đầu tư, phương án kinh doanh, tư vấn, hỗ trợ các HTX trong viêêc nâng cao nănglực quản trị tài chính HTX, tái cấu trúc bôê máy quản lý bảo đảm năng đôêng và thíchnghi trong môi trường kinh doanh mới.2.3.2.4. Năng lực tự quản lýĐây là nhóm kỹ năng cần thiết của cán bôê quản lý nói chung và cán bôê quản lýHTX nói riêng. Nó tạo nên sự quyết đoán, cảm thông và thu hút sự hưởng ứng, ủng hôêcủa các thành viên khác trong hoạt đôêng chỉ đạo của người đứng đầu HTX. 75Hình 2.12. Năng lực tự quản lý HTX NNKỹ năng đó bao gồm sự tự tin trong viêêc, sự cảm thông, thấu hiểu, ý thức tựkiểm soát bản thân và tư duy chiến lược. Thế mạnh được tìm thấy là sự tự tin và cảmthông thấu hiểu của người làm công tác quản lý HTX, được đánh giá  70% đạt khá –tốt. Tuy nhiên, hiêên tại nhóm kỹ năng này vẫn còn nhiều hạn chế, nhất là về măêt tư duychiến lược do trình đôê của cán bôê quản lý HTX còn thấp, chỉ được đánh giá 45,3% đạtkhá – tốt và chưa có điều kiêên được đào tạo nâng cao trình đôê ở các lớp tâêp trung dàihạn. 2.3.2.5. Năng lực quản lý nhómHoạt đôêng của HTX là hoạt đôêng tâêp thể, do đó luôn đề cao tinh thần tâêp thể, tinh thần làm viêêc nhóm. HTX muốn phát triển thành công thì nhất thiết phải đạt đượcsự đồng thuâên cao nhất của tâêp thể trong viêêc xây dựng kế hoạch chiến lược SXKD.Đăêt lợi ích tâêp thể lên hàng đầu là kim chỉ nam cho mọi hành đôêng. Do đó, HĐQTHTX phải tạo thành môêt khối thống nhất trong quan điểm, tư ưởng và hành đôêng.Hiêên nay, nhóm kỹ năng này còn quá mới mẻ bởi phần lớn nông dân vẫn mang 76năêng tâêp quán sản xuất kinh tế nông hôê cá thể; cần có thời gian và quá trình để rènluyêên và thích ứng.Hình 2.13. Năng lực quản lý nhóm HTX NN2.3.2.6. Năng lực quản lý công việcKhả năng định hướng công viêêc cũng như tính chủ đôêng trong công viêêc đã đượcthể hiêên rỏ nét trong phương thức và quá trình SXKD của các HTX. Vấn đề là các kỹnăng này hoàn toàn tự phát từ hoạt đôêng thực tiễn và mang năêng tính chủ quan củachủ thể. Nếu được đào tạo, bồi dưỡng bài bản kết hợp với giao lưu học hỏi kinhnghiêêm ở các HTX hoạt đôêng có hiêêu quả, côêng với kinh nghiêêm đúc kết được củabản thân người cán bôê quản lý, tin rằng nhóm kỹ năng này sẽ trở thành thế mạnh trongnăng lực quản lý HTX. 77Hình 2.14. Năng lực quản lý công việc HTX NN 2.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực quản lý các HTX NNTừ mô hình đề xuất ở trên (hình 1.2), kết quả nghiên cứu cho thấy có 8 yếu tố ảnhhưởng đến năng lực quản lý các HTX NN và tỷ trọng đánh giá mức độ ảnh hưởng đượcthể hiện trong hình 2.15 Hình 2.15. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực quản lý HTX NNCụ thể như sau: 78 Kỹ năng quản lý điều hành ( tỷ trọng đánh giá 93,5%): Với nền kinh tế thịtrường như hiêên nay, để chèo lái “con thuyền” HTX đi đến đích, người đứng đầu đóng vai tròquan trọng. Tuy nhiên, do môêt số cán bôê lãnh đạo HTX có thừa thâm niên, nhưng trình đôê,kinh nghiêêm quản lý còn thiếu nên có không ít HTX ra đời môêt thời gian thì hoạtđôêng đình trêê, kém hiêêu quả. Hàng năm, các HTX cũng đã cử cán bôê lãnh đạo tham giacác lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình đôê nghiêêp vụ và công tác quản lý. Tuy nhiên, cónhiều cán bôê cử đi bồi dưỡng cho có nhưng mức đôê áp dụng vào thực tế là khá hiếmhoi. Người cán bôê lãnh đạo HTX vừa phải có cái tâm vừa phải có kiến thức chuyên mônsâu. Nhưng sự nhiêêt huyết của cán bôê lãnh đạo HTX mới là điều quan trọng, họ phảisát cánh cùng thành viên mọi lúc, mọi nơi, có như vâêy mới biết thành viên cần gì để đápứng và chỉ có như vâêy mới biết bản thân họ cần gì mà không ngừng học hỏi. Tri thức (tỷ trọng đánh giá 90,6%): hiêên nay trình đôê quản lý, điều hành củađôêi ngũ cán bôê lãnh đạo các HTX (gồm thành viên HĐQT, Giám đốc, phó Giám đốc)chỉ mới đáp ứng được phần nào yêu cầu đăêt ra. Sự hạn chế này bắt nguồn từ sự chủquan và lẫn khách quan. HTX hoạt đôêng như môêt doanh nghiêêp, nhưng khác với giámđốc các doanh nghiêêp, lãnh đạo HTX khó đưa ra quyết định khác ý kiến số đông. Cókhi lãnh đạo đưa ra quyết định nhưng cán bôê, thành viên không đồng ý thì cũng khótriển khai. Do vâêy, khi có viêêc phát sinh, phải tổ chức họp HĐQT, sau đó đưa ra quyếtđịnh dựa trên sự tán thành của số đông. Điều này tạo sự thống nhất trong nôêi bôê nhưnglại dần triêêt tiêu khả năng đôêc lâêp, sáng tạo của người lãnh đạo, ảnh hưởng đến hoạtđôêng, định hướng phát triển của HTX.Để nâng cao trình đôê, tri thức cho cán bôê quản lý HTX cần tâêp trung vào các tìnhhuống cụ thể trong hoạt đôêng kinh tế lẫn thực tế cuôêc sống để lãnh đạo các HTX thamgia bàn bạc, từ đó có cách nhìn mới dựa trên những cái cũ. Điều này giúp lãnh đạo cácHTX quyết đoán hơn trong giải quyết công viêêc. Qua khóa đào tạo sẽ giúp lãnh đạocác HTX nhâên biết khả năng của mình, có tầm nhìn và định hướng theo từng điều kiêêncụ thể. Nguồn vốn đối với HTX là rất cần thiết nhưng sức mạnh nôêi tại của HTX có 79giá trị không kém. Sức mạnh đó chính là sự đoàn kết, thống nhất, sự thông hiểu lẫnnhau giữa các cá nhân trong HTX. Để duy trì sức mạnh đó, người lãnh đạo HTX phảikhông ngừng xây dựng “văn hóa đơn vị” như sử dụng người đúng năng lực, chuyênmôn; không áp đăêt, áp chế tùy tiêên; cần phải xây dựng ban tham mưu nhưng phải tỉnhtáo để tránh viêêc tham mưu được ưu ái, lôêng quyền... Nếu thực hiêên tốt những điềunày, năng lực quản lý điều hành của lãnh đạo HTX sẽ nâng lên. Vốn ( tỷ trọng đánh giá 90%):HTX là tổ chức kinh tế tự chủ nên cần vốn đủ mạnh để đảm bảo khả năng kinhdoanh dài hạn kể cả trong trường hợp số lượng thành viên biến đổi. HTX chỉ có thể tồntại qua thời gian nếu nó được hoạt đôêng như môêt tổ chức doanh nghiêêp và vì thế vốncủa HTX về lâu dài phải đủ mạnh. Cũng giống như các loại hình doanh nghiêêp, nhữngnguồn vốn có thể huy đôêng được cho HTX chủ yếu bao gồm các nguồn: vốn góp, quỹđầu tư phát triển và vốn vay.Về vốn góp : vốn góp vào HTX là phần tiền mà thành viên đóng góp vào HTXtrong quá trình họ tham gia với tư cách là thành viên để góp môêt phần tài chính vàoviêêc sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của HTX. Tất cả các thành viên đều phải góp vốn.Viêêc đóng góp vốn của thành viên không phải là môêt khoản đầu tư mà đó là khoảnđóng góp dùng cho mục đích chi trả các khoản chi phí hoạt đôêng chung.Lượng vốn góp tối thiểu được quy định dựa trên khả năng tài chính của nhữngthành viên có tình hình tài chính yếu trong HTX. Nói cách khác, do đăêc điểm của tổchức HTX nên không khuyến khích các thành viên có điều kiêên tài chính tốt hơn đónggóp vốn nhiều hơn phần vốn quy định tối thiểu. Vì vâêy, môêt xu hướng hình thành đó làcác thành viên chỉ góp đúng phần vốn góp tối thiểu được điều lêê HTX quy định. Để xử lý vấn đề thiếu vốn hoạt đôêng, môêt giải pháp được đăêt ra là yêu cầu tăngvốn góp. Viêêc góp vốn tăng dần sẽ dễ dàng hơn cho các thành viên. Trên cơ sở quyđịnh của Nhà nước, tại đại hôêi thành viên, các thành viên sẽ quyết định mức vốn góp 80bổ sung định kỳ vào vốn điều lêê HTX tùy theo điều kiêên của thành viên và nhu cầu vềvốn phục vụ SXKD của HTX.Về Quỹ đầu tư phát triển: Lợi nhuâên có được từ giao dịch kinh tế của HTX vớithành viên không thể chia hết cho các thành viên mà phải giữ lại ít nhất môêt phần trongcác quỹ của HTX để củng cố tài chính. Đây là môêt biêên pháp đảm bảo cho sự pháttriển lâu dài, bền vững cho HTX vì trong HTX rất khó để huy đôêng lượng vốn gópnhiều. Vì thế, quỹ đầu tư phát triển là môêt phần đăêc biêêt quan trọng trong tài chínhHTX.Nguồn đầu tư phát triển thường ổn định, là nguồn vốn tâêp thể, đối trọng vớinguồn vốn vay hay biến đôêng về vốn góp do biến đôêng về số lượng thành viên. Vìvâêy, viêêc trích lâêp quỹ đầu tư phát triển là rất cần thiết. Lượng vốn cần thiết cho tàichính của mỗi HTX khác nhau tùy theo từng trường hợp. Vì thể, không thể nói môêtcách chung chung cần bao nhiêu tiền cho quỹ đầu tư phát triển. HĐQT có thể đề xuấttỷ lêê trích lợi nhuâên cho quỹ đầu tư phát triển (nên trích tối thiểu bằng 20% lợi nhuâênsau thuế hàng năm). Số tiền thực tế được phân bổ hàng năm cho quỹ đầu tư phát triểnvà tỷ kêê trích lâêp quỹ đầu tư phát triển do đại hôêi thành viên quyết định dựa trên quimô hoạt đôêng của HTX và tình hình tài chính của HTX. Khi HTX đang rất thiếu vốnphục vụ SXKD thì tỷ lêê trích lâêp quỹ đầu tư phát triển nên cao hơn so với mức quyđịnh của Nhà nước.Về vốn vay: đối với HTX mới thành lâêp, rất khó vay vốn để hoạt đôêng. Các ngânhàng hoăêc các tổ chức tín dụng tiềm năng e ngại rằng HTX thường được quản lý bởiHĐQT, những người được bầu từ đại hôêi thành viên thường là những người thiếu kinhnghiêêm kinh doanh. Các tổ chức cho vay cũng biết HTX không có nguồn vốn điều lêêổn định để thế chấp đảm bảo cho khoản vay.Quỹ đầu tư phát triển và vốn vay chỉ có thể phát huy tác dụng khi HTX hoạt đôênghiêêu quả trong môêt thời gian nhất định và tạo ra lợi nhuâên. Do vâêy, HTX mới đi vàohoạt đôêng, ngoài nguồn vốn góp của thành viên, cần dựa vào các nguồn tài chính khác, 81như hỗ trợ của Nhà nước, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Tuy nhiên, dù cóhỗ trợ của Nhà nước, thì nguồn hỗ trợ này chỉ có thể trong thời gian nhất định. Do vâêy,HTX phải rất chú trọng tích lũy tài chính thông qua viêêc tích cực tăng dần vốn góp vàtrích quỹ đầu tư phát triển để dần tạo ra được lượng vốn chủ sở hữu của HTX đủ lớn,bảo đảm cho các khoản vay, phục vụ hoạt đôêng SXKD và phát triển bền vững. Tinh thần trách nhiệm trong công việc ( tỷ trọng đánh giá 74,7%): Biểu hiêên của tinh thần trách nhiêêm của người cán bôê quản lý là luôn tìm cách đểhoàn thành tốt chức trách, nhiêêm vụ của mình môêt cách vô tư, trong sáng, không vụlợi. Người cán bôê HTX có tinh thần trách nhiêêm là người luôn nhâên thức r õ và tìm c áchthực hiêên tốt chức trách, nhiêêm vụ của mình vì lợi ích của thành viên, vì thành côngcủa HTX. Thực tiễn cuôêc sống đăêt ra rất nhiều vấn đề mới mẻ, có cả cơ hôêi lẫn tháchthức, đòi hỏi mỗi người dù ở đâu, trên cương vị nào đều phải nhâên thức rõ và thể hiêêntốt chức trách nhiêêm vụ của mình, không ngừng học tâêp để làm giàu tri thức, rènluyêên bản lĩnh, tu dưỡng đạo đức, luôn luôn sáng tạo, biết nắm bắt thời cơ, vượt quathử thách để hoàn thành xuất sắc nhiêêm vụ được phân công.Trong thực tế hiêên nay, bên cạnh những cán bôê HTX có tinh thần trách nhiêêmtốt, môêt bôê phâên không nhỏ thiếu tinh thần trách nhiêêm. Biểu hiêên của người thiếutinh thần trách nhiêêm là không ý thức đầy đủ về chức trách nhiêêm vụ của mình, thiếuchủ đôêng, sáng tạo, làm viêêc hời hợt chỉ lo vun vén cho lợi ích cá nhân... Môêt sốngười do thiếu tinh thần trách nhiêêm mà sinh ra sợ sai, sợ trách nhiêêm, không có bảnlĩnh, không dám sáng tạo, dễ thì làm, khó thì bỏ, thành tích thì quơ cho mình, khuyếtđiểm thì tìm cách đỗ trách nhiêêm cho người khác. Người sợ trách nhiêêm thường làmviêêc cầm chừng, cốt không để phạm phải khuyết điểm. Vì luôn luôn lo sợ phải chịutrách nhiêêm nên không muốn cải tiến công tác, không dám thay đổi những điều chưahợp lý, chỉ làm theo nếp cũ dần dần dẫn tới bảo thủ, trì trêê. Đây cũng là kiểu người nóimôêt đằng làm môêt nẻo, nói không đi đôi với làm; đăêt lợi ích cá nhân, lợi ích cục bôê 82lên trên lợi ích toàn thể, vì lợi ích trước mắt mà quên đi lợi ích lâu dài, không lắngnghe ý kiến của những người xung quanh.Người cán bôê lãnh đạo, quản lý HTX có trách nhiêêm thường tích cực đi sâu, đisát, lắng nghe ý kiến, tâm tư nguyêên vọng của thành viên để tháo gỡ kịp thời nhữngkhó khăn, vướng mắc nảy sinh, giải quyết triêêt để những hạn chế, tồn tại của HTXmình. Đồng thời phải tích cực kiểm tra, đôn đốc cán bôê cấp dưới thực hiêên tốt chứctrách, nhiêêm vụ được giao. Ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật (tỷ trọng đánh giá 66,5%): Ứng dụng tiến bôê khoa học kỹ thuâêt (KHKT) vào sản xuất nhằm tăng năng suấtcây trồng, vâêt nuôi là yêu cấp cấp thiết. Sản xuất nông nghiêêp cần hướng đến sự thayđổi cả về lượng và chất để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và đủ sức cạnh tranh trên thịtrường nông sản thế giới. Điều đó, đòi hỏi người cán bôê quản lý HTX phải đi đầu trongviêêc nhâên chuyển giao tiến bôê KHKT và ứng dụng vào trong qui trình sản xuất. Khả năng tiếp cận thị trường, xúc tiến thương mại (tỷ trọng đánh giá 64,1%):Trong xu thế hôêi nhâêp kinh tế quốc tế, hoạt đôêng xúc tiến thương mại (XTTM)trở nên quan trọng cho các doanh nghiêêp cũng như các HTX, tạo thêm nhiều cơ hôêi đểcác HTX găêp gỡ, trao đổi với nhau và với các doanh nghiêêp, khảo sát thông tin thịtrường, quảng bá giới thiêêu sản phẩm, giúp các HTX tiếp câên và làm quen môi trườngluâêt pháp quốc tế, hiểu biết và nâng cao khả năng tiếp thị, ký kết được nhiều hợp đồngkinh tế... Tuy nhiên thực tế vẫn còn nhiều HTX chưa nhâên thức được đầy đủ tầm quantrọng của công tác XTTM do vâêy khi tham gia vào các thị trường lớn mang tính quốctế, các HTX hầu như mang tính tự phát, manh mún, tham gia với mục đích bán hàngnhiều hơn là giới thiêêu quảng bá về sản phẩm ngành hàng đăêc trưng của mình. Liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ( tỷ trọng đánh giá 64,1%):Đóng vai trò rất quan trọng, là cầu nối của thành niên và bà con nông dân với nhànước, doanh nghiêêp, HTX đảm nhâên những khâu dịch vụ như cung ứng vâêt tư, hàng hóa tiêu83dùng, tín dụng tương hỗ, tiêu thụ sản phẩm và khuyến nông. Trong những năm gần đây, vaitrò tiêu thụ nông sản bắt đầu được các HTX quan tâm thực hiêên.Để đảm nhâên công tác tiêu thụ nông sản cho thành viên, HTX phải thực hiêên tốtcác khâu như tổ chức mô hình sản xuất, lấy giống và thực hiêên chuyển giao KHKT vềcho nông dân, đảm bảo nông sản làm ra đạt chất lượng tốt. Đồng thời, để đầu ra chonông sản được ổn định, ngoài môêt số hợp đồng đầu tư bao tiêhu từ trước, HTX cũngphải liên hêê trước với các đơn vị tiêu thụ trước khi gieo trồng.Khó khăn lớn nhất trong tiêu thụ nông sản ở các HTX là không tìm được đối tác,“đầu ra” cho sản phẩm của địa phương; phụ thuôêc nhiều vào cơ chế chính sách hỗ trợ,đầu tư của tỉnh. Đồng thời, ở môêt số địa phương, người dân không đồng tình ủng hôê,gây khó khăn cho sản xuất tâêp trung, quy mô lớn. Măêt khác, theo đánh giá của môêt sốcán bôê nông nghiêêp, ở môêt số địa phương, tình trạng nhiều nông dân măêc dù ký hợpđồng nhâên đầu tư ứng trước của doanh nghiêêp, nhưng khi giá thị trường biến đôêng,môêt số nông dân thiếu ý thức tôn trọng hợp đồng, sẵn sàng bán sản phẩm cho tưthương với giá cao hơn. Điều này gây khó khăn cho các HTX trong viêêc kêu gọi vàduy trì hợp đồng tiêu thụ với các doanh nghiêêp.Nhằm tháo gỡ những khó khăn trong hoạt đôêng tiêu thụ nông sản, trong nhữngnăm gần đây, công tác XTTM được ngành nông nghiêêp phối hợp với các sở, ngànhkhác trong tỉnh chú trọng với các hoạt đôêng hỗ trợ về cây giống, giới thiêêu các doanhnghiêêp bao tiêu đầu ra cho các sản phẩm, hỗ trợ các HTX tham gia các hôêi chợ trongnước, cử đoàn đi tham quan học tâêp kinh nghiêêm trong và ngoài nước. Tại hôêi thảo,hôêi chợ, nhiều HTX đã nắm được cơ hôêi giới thiêêu sản phẩm, thế mạnh của đơn vịmình ra thị trường. Chính sách hỗ trợ của nhà nước ( tỷ trọng đánh giá 53,5%) : Nhâên thức rõ vai trò kinh tế và xã hôêi quan trọng của HTX, Đảng và Nhà nước taluôn chủ trương khuyến khích và tạo điều kiêên phát triển HTX trong tất cả các ngành,các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân, nhằm đạt mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hôêi 84công bằng, dân chủ và văn minh. Thời gian qua Nhà nước đã có nhiều chính sách tạo điềukiêên cho HTX phát triển nhưng trên thực tế, tính khả thi của các chính sách còn nhiều hạnchế, bất câêp (HTX chưa được hưởng lợi từ các chính sách đó). Cụ thể: chính sách đấtđai, chính sách tín dụng, chính sách đào tạo cán bôê, viêêc tổ chức đào tạo, bồi dưỡngcho cán bôê HTX, chính sách đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng.Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyêêt Chương trình hỗ trợ phát triển HTX giaiđoạn 2015- 2020. Mục tiêu của Chương trình là khuyến khích, tạo điều kiêên thúc đẩyphát triển HTX mới, tác đôêng trực tiếp vào SXKD của kinh tế thành viên; tăng cườngtính tự chủ, khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của HTX, nâng cao hơn nữa vai trò củaHTX đối với sự phát triển, đảm bảo an sinh xã hôêi của đất nước.Theo Quyết định, các HTX được hưởng hỗ trợ chung gồm: Bồi dưỡng nguồnnhân lực; xúc tiến thương mại, mở rôêng thị trường; ứng dụng khoa học, kỹ thuâêt vàcông nghêê mới; thành lâêp mới, tổ chức lại hoạt đôêng của HTX. Trong đó, về hỗ trợthành lâêp mới, tổ chức lại hoạt đôêng của HTX, sẽ hỗ trợ cung cấp thông tin, tư vấn,tâêp huấn về quy định pháp luâêt HTX trước khi thành lâêp HTX cho sáng lâêp viênHTX; tư vấn xây dựng điều lêê, phương án SXKD, hướng dẫn và thực hiêên các thủ tụcthành lâêp, đăng ký và tổ chức hoạt đôêng của HTX; tư vấn thực hiêên các thủ tục tổchức lại hoạt đôêng của HTX theo luâêt HTX 2012.Để được hỗ trợ phải đáp ứng các điều kiêên, tiêu chí gồm: tổ chức, cá nhân có nhucầu thành lâêp HTX hoăêc tham gia HTX (có văn bản đề nghị được hỗ trợ thành lâêpmới HTX); các HTX, liên hiêêp HTX thành lâêp trước ngày 01/7/2013 tổ chức lại hoạtđôêng theo quy định của Luâêt HTX (có văn bản đề nghị được hỗ trợ tổ chức lại hoạtđôêng của HTX).TÓM TẮT CHƯƠNG 2: Chương này đã phân tích thực trạng phát triển, thựctrạng năng lực quản lý và các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực quản lý HTX NN. Từ cáckết quả phân tích cho thấy, hiêên nay trình đôê nhâên thức, trình đôê chuyên môn nghiêêpvụ, kỹ năng quản lý điều hành của HĐQT rất thấp, hầu hết chưa qua đào tạo và đây là 85lực lượng đầu tàu có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của HTX . Điều này gây khókhăn cho viêêc phát triển HTX NN nói chung và phát triển sản xuất, ổn định đời sốngcủa thành viên nói riêng. Qua phân tích đánh giá 8 yếu tố ảnh hưởng đến năng lực quảnlý HTX NN cho thấy yếu tố kỹ năng quản lý điều hành, tri thức và vốn là có ảnh hưởngnhiều nhất đến năng lực quản lý HTX NN. Yếu tố chính sách hỗ trợ của nhà nước là ítảnh hưởng. 86CHƯƠNG 3- CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ CÁC HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH LONG3.1. PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT 3.1.1. Phân tích SWOTQua kết quả phân tích thực trạng năng lực quản lý các HTX NN tỉnh Vĩnh Long,tổng hợp các yếu tố đánh giá về môi trường nội bộ và môi trường bên ngoài mà HTXNN đang đối mặt tác giả sử dụng công cụ phân tích SWOT để hình thành các chiếnlược được trình bày trong bảng 3.1 dưới đây: 87Bảng 3.1. Ma trận SWOTSW0T Các cơ hội (O)1. Trau dồi, học hỏi kinhnghiệm quản lý điều hành từcác HTX NN khác.2. Kế hoạch xúc tiến thươngmại của địa phương ngày càngnhiều. 3. Được chuyển giao KHKT,tiếp cận KHKT mới.4. Tiêu thụ dễ dàng. 5. Chính sách hỗ trợ xây dựngthương hiệu và tái chứng nhậnthương hiệu cho sản phẩm củaHTX còn quá ít so với nhu cầu.6. Chính sách hỗ trợ cho HTXtham quan các mô hình quản lýđiều hành hay từ các HTX bạnkhông nhiều. Các thách thức (T)1. Khó tiếp cận nguồn vốnưu đãi.2. Việc đào tạo, bồi dưỡngkiến thức về QTKD choHội đồng quản trị HTXkhông nhiều.3. Hệ thống chính sách hỗtrợ, khuyến khích phát triểnHTX tại địa phương banhành chậm, tổ chức thựchiện còn yếu.4. Nhiều cấp ủy đảng,chính quyền chưa đề cao ýthức trách nhiệm phát triểnKTTT.Các điểm mạnh (S)1. Tiết kiệm chi phí, hạ giá thành,kiểm tra chất lượng sản phẩm rấttốt.2. Khả năng ứng dụng kỹ thuật, phát triển sản phẩm tốt.3. Quản lý và sử dụng vốn tốt.4. Tự tin trong công việc.5. Quản lý doanh thu và chi phí tốt. Chiến lược công kích (SO)S1235O24: mở rộng thị trườngS12O3: phát triển sảnphẩm/sản phẩm GTGT.S12345O25: xây dựng thươnghiệu, phát triển thương hiệu Chiến lược thích ứng (ST)S35T1: giải pháp tài chính(như: thành lập quỹ tíndụng nội bộ, tăng cườngtrích lập quỹ, tăng vốngóp).Các điểm yếu (W)1. Trình độ Hội đồng quản trị thấp.2. Chưa thu hút được nguồn lực đàotạo chuyên sâu tham gia vào quản Chiến lược điều chỉnh (WO)W15O16: Tham quan, trao đổikinh nghiệm mô hình quản lýhay, phù hợp với hiện trạng Chiến lược phòng thủ (WT)W2346T234: phát triểnnguồn nhân lực (bồi dưỡng,xây dựng đội ngũ nhân88lý.3. Chưa có kế toán riêng.4. Khả năng kinh doanh trực tiếptrên mạng và tự tạo trang Web choHTX yếu.5. Các thành viên HTX còn sảnxuất tràn lan.6. Chưa thành lập bộ phận tìm kiếm mở rộng thị trường. HTX. viên có năng lực). 3.1.2. Phân tích các nhóm chiến lược đề xuấtQua bảng phân tích trên có 6 chiến lược được hình thành từ phân tích SWOT.Trong đó có 3 chiến lược mang tính thuận lợi phát triển, 1 chiến lược thích ứng, 1chiến lược điều chỉnh và 1 chiến lược mang tính phòng thủ. Từ thực trạng năng lựcquản lý HTX NN đã phân tích ở trên, tác giả đề xuất thực hiện đồng thời 5 chiến lược:mở rộng thị trường & nâng cao năng lực cạnh tranh; Xây dựng và phát triển thươnghiệu; Thành lập quỹ (tổ) tín dụng nội bộ, tăng cường trích lập quỹ, tăng vốn góp; Đàotạo bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp, kỹ năng, xây dựng đội ngũ nhânviên có năng lực; Tham quan, trao đổi kinh nghiệm mô hình quản lý hay, phù hợp vớihiện trạng HTX. Riêng chiến lược phát triển sản phẩm/ sản phẩm giá trị gia tăng thựchiện sau và sẽ được thực hiện trong các đề tài nghiên cứu về chuỗi giá trị. Qua phântích ma trận SWOT, ta có thể xây dựng các chiến lược cho những năm tiếp theo nhưsau: Nhóm chiến lược SOChiến lược mở rộng thị trường & nâng cao năng lực cạnh tranhVới điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, các HTXN N có điềukiện đưa nông sản của mình ra thị trường trong và ngoài nước. Sự đoàn kết trong tổchức, áp dụng sản xuất theo các tiêu chuẩn chất lượng sẽ giúp cho HTX có thể thâmnhập và mở rộng thị trường mới, những thị trường đang có nhu cầu lương thực cao dodân số đông như hiện nay.Chiến lược xây dựng thương hiệu, phát triển thương hiệu 89Chủ động tìm kiếm thông tin thị trường, các đối tác liên kết, tiếp cận, thâm nhậpcác thị trường tiềm năng trong và ngoài tỉnh. Xây dựng thương hiệu, quảng bá, xúc tiếnthương mại, giúp khẳng định thương hiệu về nông sản của HTX trong lòng kháchhàng. Nhóm chiến lược WTChiến lược phát triển nguồn nhân lựcXây dựng chiến lược thu hút nguồn nhân lực đã qua đào tạo về nghiệp vụ, có tinhthần trách nhiệm và gắn bó lâu dài. Tổ chức các khóa học bồi dưỡng, nâng cao trình độchuyên môn nghiệp vụ cho thành viên trong HĐQT để lãnh đạo theo mục tiêu đúngđắn. Nhóm chiến lược STChiến lược thành lập quỹ tín dụng nội bộ, tăng cường trích lập quỹ, tăng vốn gópNhằm giúp HTX có đủ vốn phục vụ SXKD, hỗ trợ một phần vốn cho thành viênđể sản xuất, kinh doanh , bảo toàn được vốn và bù đắp các khoản chi phí..... Nhóm chiến lược WOChiến lược tham quan, trao đổi học tập kinh nghiệm các mô hình quản lý hay,phù hợp với hiện trạng HTX nhằm giúp cho HTX khắc phục những điểm yếu từ đócủng cố và nâng cao năng lực quản lý. 3.2. NGUYÊN NHÂN CỦA HẠN CHẾNguyên nhân hạn chế của HTX là do điều kiêên cần và đủ để môêt HTX hoạt đôêngbài bản vẫn chưa hoàn chỉnh. Cụ thể:* Yếu kém về quản lýTrình đôê tổ chức và năng lực quản lý trong hêê thống HTX còn yếu kém, chưanắm và thực hiêên đầy đủ các nguyên tắc và quy định của HTX từ viêêc thành lâêp, tổchức hoạt đôêng, do đó làm HTX phát triển thiếu tính ổn định, thiếu sự kết hợp với cácloại hình kinh tế khác để phát triển. HTX còn mang tính hình thức.Cán bôê quản lý HTX hầu hết hoạt đôêng theo kinh nghiêêm thực tế, không đượcđào tạo cơ bản, năng lực nắm bắt thông tin và khả năng dự báo thị trường còn nhiều 90hạn chế. Đôêi ngũ cán bôê quản lý HTX NN thường xuyên thay đổi nên họ không yêntâm công tác, do đó luôn thiếu cán bôê có năng lực và kinh nghiêêm. HTX chưa cóchính sách ưu đãi để thu hút cán bôê trẻ có trình đôê chuyên môn cao về công tác tạiHTX.* Chưa xây dựng được thương hiệu riêng của HTXHầu hết các HTX chưa xây dựng được thương hiêêu mạnh để khẳng định uy tín vàkhả năng cạnh tranh trên thị trường khu vực và quốc tế. HTX chưa có chiến lược xâydựng thương hiêêu, còn trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước.* Yếu về thông tin thị trườngViêêc mở rôêng thị trường của các HTX còn nhiều bất câêp do viêêc sử dụngphương tiêên thông tin để phục vụ SXKD của các HTX còn nhiều hạn chế. Số HTX sửdụng hôêp thư điêên tử, mạng nôêi bôê, trang web riêng, thâêm chí nối mạng internetkhông nhiều. Sự hiểu biết về Marketing cũng như viêêc hình thành mạng lưới cung ứng,tiêu thụ sản phẩm, khả năng thực hiêên quảng cáo và chiến lược giá còn thấp.Ngoài ra còn các nguyên nhân khác như: HTX chưa thành lâêp được bôê phâên tìmkiếm mở rôêng thị trường, từng hôê nông dân sản xuất đơn lẻ với quy mô nhỏ, hoàn toànkhông có khả năng đàm phán để mua được vâêt tư nông nghiêêp với giá rẻ và cũngkhông thể sản xuất theo quy trình truy xuất nguồn gốc, cho nên khả năng cạnh tranhgiảm đi, mất cơ hôêi đưa hàng hóa vào chuỗi siêu thị hay các kênh phân phối hiêên đại.Trong khi đó, HTX phải là môêt mắt xích nằm trong chuỗi giá trị, từ sản xuất đến tiêuthụ nông sản, đồng thời để giúp gắn kết những hôê nông dân sản xuất đơn lẻ, manhmún.Qua khảo sát ý kiến của chuyên gia và thành viên, tác giả thu thập được cácnguyên nhân hạn chế của HTX như sau: 91Hình 3.1. Nguyên nhân hạn chế của HTX NN Năng lực nội tại của HTX hiện chưa đáp ứng nhu cầu phát triển (tỷ trọng đánh giá100%): HTX hiêên nay có quy mô nhỏ, cơ sở vâêt chất nghèo nàn, trình đôê kỹ thuâêt, máymóc thiết bị lạc hâêu, sản phẩm hàng hóa dịch vụ chưa đa dạng, chất lượng chưa cao, lợi íchkinh tế- xã hôêi cho thành viên và người lao đôêng còn thấp; vị thế của kinh tế tâêp thể nhìnchung c òn thấp trong nền kinh tế nhiều thành phần. Số HTX NN trung bình và yếu kémvẫn chiếm tỷ trọng cao. HTX thiếu định hướng hoạt động, không đáp ứng được nhu cầu của thành viên (tỷtrọng 100%): Đối với các HTX vấn đề lớn đăêt ra hiêên nay là sự yếu kém về nôêi lực kinhtế, về định hướng phát triển và tổ chức quản lý nôêi bôê của bản thân các HTX mang tínhphổ biến. Phần lớn HTX chưa phát huy được ưu thế của sức mạnh tâêp thể, chưa biết sửdụng sức mạnh tâêp thể để tìm ra tài năng và đào thải những tác nhân tiêu cực, vì vâêy hiêêuquả hoạt đôêng của HTX thấp, đôêng lực của từng thành viên tham gia chưa được khơi.Nhiều HTX chưa có hướng SXKD lâu dài. Hoạt đôêng của đa số các HTX hiêênnay chỉ mang tính ngắn hạn. Hầu hết các HTX chưa có sự tìm hiểu và nắm bắt nhu cầu của 92thị trường, SXKD vẫn dựa trên những cái mà mình đã có, mà không chú trọng đến viêêcxác định mình nên sản xuất, kinh doanh cái gì để đem lại hiêêu quả kinh tế cao nhất choHTX. Đội ngũ cán bộ quản lý HTX còn nhiều yếu kém; chưa được đào tạo, bồi dưỡng(tỷ trọng 98,9%): Môêt số HTX NN được củng cố về măêt tổ chức, nhưng chưa thâêt sự đổimới được nôêi dung hoạt đôêng do năng lực, trình đôê của cán bôê quản lý hạn chế, khôngđáp ứng được yêu cầu của cơ chế thị trường. Nhận thức về bản chất và mô hình HTX kiểu mới chưa đầy đủ (tỷ trọng 64,1%):Nhâên thức về HTX tuy có chuyển biến, nhưng ở môêt số ngành, địa phương thiếu quyếttâm trong tổ chức thực hiêên; chưa quan tâm hướng dẫn, giúp đỡ, đôn đốc, kiểm tra, giảiquyết kịp thời các khó khăn giúp các HTX hoạt đôêng có hiêêu quả và đúng pháp luâêt. Tâm lý ỷ lại, dựa dẫm trong HTX còn lớn (tỷ trọng 42,4%): Nhiều HTX vẫn cònlúng túng, thiếu định hướng trong tổ chức hoạt đôêng và nhất là các HTX NN chuyển đổi.Vì vâêy, HTX vẫn còn tâm lý ỷ lại, trông chờ trợ cấp Nhà nước, chịu ảnh hưởng năêng nềcủa chính quyền địa phương; lợi ích mang lại cho thành viên ít và chưa rõ nét, không đápứng được nhu cầu của kinh tế hôê trong nền kinh tế hàng hóa nên họ còn thờ ơ và thiếu gắnbó với HTX. Hệ thống chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển HTX ban hành chậm (tỷ trọng32,6%): T rong quá trình phát triển HTX, Nhà nước đã có nhiều chính sách ưu đãi cho khuvực này. Tuy nhiên, các chính sách ưu đãi này hoăêc không được hướng dẫn triển khaihoăêc nếu có thì chưa phù hợp, hoăêc trên thực tế không có đối tượng được hưởng lợi.Chẳng hạn như vấn đề về đất đai: Nhà nước qui định HTX được giao hoăêc cho thuê đấtnhưng lại k h ô n g c ó h ư ớ n g d ẫ n c ụ t h ể v ề c á c t i ê u c h í n h ư t h ế n à o t h ì đ ư ợ cg i a o , n h ư thế nào thì được cho thuê. Viêêc miễn, giảm tiền thuê đất cho HTX tuy đượcBôê Tài chính hướng dẫn nhưng trên thực tế khi các HTX chưa được thuê đất thì không thểđược miễn, giảm tiền thuê đất. Chính sách về thuế ưu đãi cho các HTX ở vùng sâu, vùngxa, vùng hải đảo, vùng dân tôêc nhưng trên thực tế khi thực hiêên Luâêt ở những nơi này hầu 93như đã không còn tồn tại các HTX nữa. Nhiều chính sách đáng lẽ sẽ có tác đôêng rất lớnđến sự phát triển của khu vực kinh tế hợp tác và HTX nếu được thực hiêên đúng theo tinhthần, tư tưởng của chính sách đề ra, như chính sách về đào tạo, bồi dưỡng cán bôê choHTX, chính sách về vay vốn tín dụng, chính sách bảo hiểm xã hôêi cho thành viên và cánbôê quản lý HTX. Tuy nhiên, các chính sách này thiếu các hướng dẫn cụ thể vì vâêy trênthực tế đã không triển khai được.3.3. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ HTX NN TRONGTHỜI GIAN TỚI3.3.1. Giải pháp mở rộng thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranhHôêi nhâêp kinh tế quốc tế đã và đang tạo điều kiêên mở rôêng thị trường, phát triểnthương mại và các quan hêê kinh tế khác, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế- xãhôêi; tạo đôêng lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế tiến bôê hơn; cải thiêên môitrường đầu tư- kinh doanh, trên cơ sở đó nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế,của sản phẩm và của doanh nghiêêp; tăng cường nguồn nhân lực, chuyển giao côngnghêê- kỹ thuâêt; tạo điều kiêên cho các doanh nghiêêp từng nước tiếp câên thị trườngquốc tế... Đây là môi trường có ý nghĩa quan trọng và đăêc biêêt thúc đẩy các HTX NNphát triển cả ở thị trường trong nước và nước ngoài. Để thực hiêên giải pháp này cầnthực hiêên 9 hoạt đôêng sau:Khảo sát thị trường nhằm tìm hiểu nhu cầu thị trường cần sản phẩm gì, chủng loạira sao, giá cả như thế nào, hiêên tại đã có những công ty, doanh nghiêêp nào đang cómăêt tại thị trường và họ có thế mạnh về nhóm hàng, măêt hàng nào.Xử lý thông tin nhanh, dự báo sản phẩm tiềm năng ở mỗi thị trường cụ thể về sốlượng, chất lượng, giá cả và thị hiếu và báo cho HĐQT để xây dựng chiến lược kinhdoanh và chỉ đạo điều hành kinh doanh.Tham gia hôêi chợ để trưng bày và quảng cáo sản phẩm. 94Trao đổi, đàm phán ký kết hợp đồng với khách hàng. Trong hợp đồng xác định rõcác điều khoản về giá cả, chủng loại, số lượng, thời gian, địa điểm giao hàng, phươngthức thanh toán.Đầu tiên phát triển vùng nguyên liêêu tâêp trung, chuyên canh tạo điều kiêên đầu tưáp dụng tiến bôê kỹ thuâêt tạo ra vùng nguyên liêêu gắn với công nghêê sau thu hoạch,gắn với hêê thống tiêu thụ. Mục đích đảm bảo khối lượng, chất lượng, thực hiêên tốt hợpđồng đã ký.Đầu tư cho công tác nghiên cứu, lai tạo giống, tạo ra những giống cho năng suấtcao, chất lượng đáp ứng được nhu cầu của thị trường nhằm giúp sản phẩm thu được cóchất lượng cao.Áp dụng các biêên pháp kỹ thuâêt thâm canh nằm nâng cao chất lượng hàng hóa.Đầu tư công nghêê sau thu hoạch có trang bị hêê thống bảo quản để đảm bảo chấtlượng sản phẩm đồng thời có thể tồn trữ.Liên kết 4 nhà nhằm tạo điều kiêên thuâên lợi cho sự phát triển nông sản của thịtrường trong nước.3.3.2. Xây dựng thương hiệu, phát triển thương hiệuXây dựng và phát triển thương hiêêu là môêt trong những hoạt đôêng của HTX, nóđánh giá mức đôê thành công và vị trí của HTX trên thương trường. Nhằm giúp cácHTX nói chung và HTX NN tỉnh Vĩnh Long nói riêng có thể xây dựng và phát triểnthương hiêêu môêt cách hiêêu quả, các HTX NN cần thực hiêên 8 hoạt đôêng sau:Thiết lâêp hêê thống thông tin Marketing (MIS) và phân tích sự tác đôêng, mức đôêảnh hưởng của những thông tin này đến thương hiêêu và công tác xây dựng thươnghiêêu.Xác định chiến lược và mô hình phát triển thương hiêêu để thực hiêên kế hoạch vàmục tiêu của viêêc xây dựng thương hiêêu.Định vị thương hiêêu để đảm bảo cho người tiêu dùng trong thị trường mục tiêu có thểphân biêêt thương hiêêu của HTX với các thương hiêêu cạnh tranh khác. 95Xây dựng hêê thống nhâên diêên thương hiêêu giúp khác hàng dễ dàng nhâên biết vàphân biêêt được thương hiêêu này với thương hiêêu khác.Thiết kế và tạo dựng các yếu tố thương hiêêu. Phân biêêt tốt nhất với thương hiêêucủa các hàng hóa cùng loại.Đăng ký bảo hôê các yếu tố thương hiêêu, ngăn chăên tất cả xâm phạm từ bên ngoàivà sự sa sút ngay từ bên trong thương hiêêu.Quảng bá thương hiêêu để mọi người biết đến, hiểu nó 3.3.3. Giải pháp tài chính3.3.3.1. Thành lập quỹ tín dụng nội bộ trong HTXTheo Thông tư số 15/VBHN- NHNN của Ngân hàng Nhà nước Viêêt Nam, ngày21 tháng 5 năm 2014, hướng dẫn về hoạt đôêng tín dụng nôêi bôê HTX, tín dụng nôêi bôêlà môêt hoạt đôêng phụ trợ trong HTX, do tâêp thể thành viên của HTX tự nguyêên thamgia và tự chịu trách nhiêêm về kết quả hoạt đôêng. Mục đích của tín dụng nôêi bôê làHTX hỗ trợ môêt phần vốn cho thành viên để SXKD; không vì lợi nhuâên, nhưng phảibảo toàn được vốn và bù đắp đủ các khoản chi phí của hoạt đôêng tín dụng nôêi bôê.HTX chỉ được sử dụng môêt phần vốn điều lêê và có thể sử dụng thêm vốn huyđôêng của thành viên để cho thành viên vay. Nghiêm cấm viêêc sử dụng vốn vay của cáctổ chức tín dụng và vốn huy đôêng của các tổ chức, cá nhân không phải là thành viêncủa HTX để làm nguồn vốn cho vay. Nghiêm cấm HTX cho vay đối với các tổ chức, cánhân không phải là thành viên của HTX.Các HTX thực hiêên tín dụng nôêi bôê phải có đủ các điều kiêên sau:(i) Đã chuyển đổi hoặc thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tác xã và được cơquan Nhà nước có thẩm quyền bổ sung giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có hoạtđộng tín dụng nội bộ; 96(ii) Hoạt động SXKD, dịch vụ ổn định và có lãi từ 03 năm liền kề trở lên, tínhđến thời điểm HTX đề nghị cơ quan có thẩm quyền bổ sung giấy chứng nhận đăngký kinh doanh có hoạt động tín dụng nội bộ;(iii) Có vốn điều lệ thực có tối thiểu là 100 triệu đồng;(iv) Thành viên Hội đồng quản trị (sau đây gọi tắt là Hội đồng quản trị), Giámđốc, Phó Giám đốc và cán bộ làm nghiệp vụ tín dụng nội bộ của HTX phải có phẩmchất đạo đức tốt, có uy tín, có kinh nghiệm về quản lý kinh tế và đã được tập huấn vềnghiệp vụ tín dụng nội bộ HTX;…Để thực hiêên chiến lược này, HTX cần thực hiêên 2hoạt đôêng:Đăng ký thực hiêên tín dụng nôêi bôê để được hướng dẫn hoạt đôêng tín dụng nôêibôê và xử các vương mắc liên quan đến chính sách, cơ chế hoạt đôêng tín dụng nôêibôê.Thành lâêp tổ tín dụng nôêi bôê. Thực hiêên viêêc hạch toán kế toán, báo cáo,thống kê hoạt đôêng của HTX theo đúng qui định của pháp luâêt về kế toán, thống kê;mở sổ sách ghi chép, theo dõi và hạch toán riêng hoạt đôêng tín dụng nôêi bôê; Hỗ trợmôêt phần vốn cho thành viên vay để sản xuất, kinh doanh; Bảo toàn được vốn và bùđắp đủ các khoản chi phí của hoạt đôêng tín dụng nôêi bôê.3.3.3.2. Tăng cường trích lập quỹ của HTXHTX được thành lâêp, thứ nhất, là để cung cấp các sản phẩm, dịch vụ cho thànhviên (HTX kinh doanh với thành viên) và thứ hai, là HTX phải tham gia giao dịch kinhtế với bên thứ ba nhằm cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho thành viên (tham gia giao dịchmua bán với các đại lý, quảng cáo các sản phẩm của thành viên để tiêu thụ sản phẩmcho thành viên). Lợi nhuâên có được từ giao dịch kinh tế của HTX với thành viênkhông thể chia hết cho các thành viên mà phải giữ lại ít nhất môêt phần trong các quỹcủa HTX để củng cố tài chính. Đây như là môêt biêên pháp đảm bảo cho sự phát triểnlâu dài, bền vững cho HTX vì trong HTX, rất khó để huy đôêng lượng vốn góp nhiều.Vì thế, quỹ đầu tư phát triển là môêt phần đăêc biêêt quan trọng trong tài chính HTX. 97Nguồn đầu tư phát triển thường ổn định, là nguồn vốn tâêp thể, đối trọng vớinguồn vốn vay hay biến đôêng về vốn góp do biến đôêng về số lượng thành viên. Vìvâêy, viêêc trích lâêp quỹ đầu tư phát triển là rất cần thiết. Lượng vốn cần thiết cho tàichính của mỗi HTX khác nhau tùy theo từng trường hợp. Vì thế không thể nói môêtcách chung chung cần bao nhiêu tiền cho quỹ đầu tư phát triển. Theo Luâêt HTX 2012,HTX phải trích lập quỹ đầu tư phát triển với tỷ lệ không thấp hơn 20% trên thu nhập;trích lập quỹ dự phòng tài chính với tỷ lệ không thấp hơn 5% trên thu nhập của HTX.Số tiền thực tế được phân bổ hàng năm cho quỹ đầu tư phát triển và tỷ lêê tríchlâêp quỹ đầu tư phát triển do đại hôêi thành viên quyết định dựa trên quy mô hoạt đôêngcủa HTX và tình hình tài chính của HTX. Khi HTX đang rất thiếu vốn phục vụ SXKDthì tỷ lêê trích lâêp quỹ đầu tư phát triển nên cao hơn so với mức quy định của Nhànước.Trong vấn đề trích lâêp quỹ đầu tư phát triển, đại hôêi thành viên có vai trò quyếtđịnh viêêc phân bổ lợi nhuâên của năm. HĐQT có thể đề xuất tỷ lêê trích lợi nhuâên choquỹ đầu tư phát triển. Đây là trách nhiêêm của tất cả các thành viên với vai trò là chủ sởhữu của HTX, đóng góp vào quỹ đầu tư phát triển nhằm phục vụ cho nhu cầu tài chínhcủa HTX.Thường các nước quy định không chia quỹ đầu tư phát triển cho thành viên khi rakhỏi HTX ít nhất cho đến khi HTX không còn hoạt đôêng. Nhiều nước áp dụng quyđịnh này kể cả sau khi HTX bị giải thể. Bởi vì, nếu cho phép sử dụng quỹ đầu tư pháttriển trả lại cho thành viên khi thành viên xin ra khỏi HTX sẽ không thực sự cải thiêênnguồn vốn của HTX và không duy trì được sự ổn định của quỹ đầu tư phát triển nhưmôêt khoản đối trọng với vốn vay và vốn góp do biến đôêng thành viên.3.3.3.3. Tăng vốn gópVốn góp vào HTX là phần tiền mà thành viên đóng góp vào HTX trong quá trìnhhọ tham gia với tư cách là thành viên để góp môêt phần tài chính vào viêêc sử dụng cácsản phẩm, dịch vụ của HTX. Tất cả các thành viên đều phải góp vốn. Viêêc đóng góp 98vốn của thành viên không phải là môêt khoản đầu tư mà đó là khoản đóng góp dùng chomục đích chi trả các khoản chi phí hoạt đôêng chung. Theo Luâêt HTX 2012, vốn góp của thành viên thực hiêên theo thỏa thuâên và theoquy định của điều lêê nhưng không quá 20% vốn điều lêê của HTX.Lượng vốn góp tối thiểu được quy định dựa trên khả năng tài chính của nhữngthành viên có tình hình tài chính yếu trong HTX. Nói cách khác, như đã trình bày ởphần trước, do đăêc điểm của tổ chức HTX nên không khuyến khích các thành viên cóđiều kiêên tài chính tốt hơn đóng góp vốn nhiều hơn phần vốn quy định tối thiểu. Vìvâêy, môêt xu hướng hình thành đó là các thành viên chỉ góp đúng phần vốn góp tốithiểu được điều lêê HTX quy định.Để xử lý vấn đề thiếu vốn hoạt đôêng, môêt giải pháp được đăêt ra là yêu cầu tăngvốn góp. Viêêc góp vốn tăng dần sẽ dễ dàng hơn cho các thành viên. Môêt số nước quyđịnh thành viên phải góp vốn tăng dần. Ở Viêêt Nam, Ngân hàng Nhà nước quy địnhvốn góp tối thiểu đối với quỹ tín dụng nhân dân là 200.000đồng và hàng năm, thànhviên phải góp thêm tối thiểu 100.000 đồng vào vốn điều lêê. Trên cơ sở quy định củaNhà nước, tại đại hôêi thành viên, các thành viên sẽ quyết định mức vốn góp bổ sungđịnh kỳ vào vốn điều lêê HTX tùy theo điều kiêên của thành viên và nhu cầu về vốnphục vụ SXKD của HTX.3.3.4. Các giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đôôi ngũ cán bôô3.3.4.1. Quy hoạch đôôi ngũ cán bôôTrước tiên, cần xây dựng kế hoạch quy hoạch cán bôê HTX ngắn hạn và dài hạn.Tiếp theo, tuyển dụng bổ sung những cán bôê có kinh nghiêêm, năng lực phẩm chất tốt,có tâm huyết với nghề để thay thế những cán bôê HTX NN hiêên nay có năng lực yếukém, làm viêêc không hiêêu quả, trong đó ưu tiên các cán bôê trẻ có tâm huyết vànguyêên vọng gắn bó lâu dài. Bên cạnh đó, các HTX cần có kế hoạch xây dựng đôêi ngũkế câên, tạo điều kiêên cho con em thành viên đi học và làm viêêc tại các HTX. Ngoài ra 99cần bổ sung chế đôê thù lao đóng bảo hiểm và đào tạo kỹ năng, nghiêêp vụ để họ yêntâm làm viêêc.Để có môêt đôêi ngũ cán bôê quản lý HTX có đủ trình đôê chuyên môn, đáp ứng nhucầu nhiêêm vụ thì không gì hơn là các cấp, ngành cần phải thực hiêên môêt lôê trình đàotạo bài bản, có tính thực tiễn cao mới giúp các HTX hoạt đôêng hiêêu quả và phát triểnbền vững.3.3.4.2. Đào tạo, bồi dưỡng cán bôôNên khảo sát trước khi tiến hành đào tạo xem từng HTX cần bồi dưỡng, nâng caokiến thức, kỹ năng gì để lâêp kế hoạch tổ chức lớp đào tạo tương đồng, đáp ứng đúngtheo nhu cầu, tránh trường hợp “đánh trống ghi tên”. Đăêc biêêt, phải xác định đối tượngđào tạo; thời gian đào tạo phải dài thì các học viên mới học đến nơi đến chốn còn nếuchỉ bồi dưỡng vài ngày thì họ cũng chẳng học được đến đâu. Môêt trong những nôêidung đào tạo, bồi dưỡng là phải giúp cán bôê HTX lâêp kế hoạch SXKD chứ không chỉđào tạo chung chung sẽ không đạt hiêêu quả.Khi đánh giá thực trạng trình đôê và nhu cầu đào tạo của cán bôê HTX cần phânloại rõ theo từng chức danh cán bôê HTX; theo từng chủ đề, lĩnh vực (nghiêêp vụ, kỹnăng, kỹ thuâêt chuyên ngành) cán bôê HTX: trên cơ sở thực trạng trình đôê chuyênmôn, kỹ năng nghiêêp vụ và nhu cầu cần được đào tạo của cán bôê HTX xây dựngChiến lược, đề án đào tạo bồi dưỡng cán bôê HTX môêt cách lâu dài trình cấp có thẩmquyền phê duyêêt.Cần lâêp kế hoạch đào tạo cụ thể theo các chương trình sau:- Chương trình đào tạo bổ sung kiến thức chuyên môn: Đối với các cán bôê HTXcó chuyên ngành không phù hợp với vị trí và ngành nghề hoạt đôêng của HTX sẽ tiếptục được bổ sung những kiến thức cơ bản về các lĩnh vực thuôêc công viêêc đang làm vàcác lĩnh vực khác còn thiếu để đảm bảo các cán bôê HTX có kiến thức chuyên sâu cáclĩnh vực về công viêêc và ngành nghề đồng thời có kiến thức đa ngành, đa lĩnh vực. 100- Chương trình đào tạo bổ sung, câêp nhâêt những kiến thức về nghiêêp vụ và cáckỹ năng cần thiết cho cán bôê HTX: Xây dựng các lớp tâêp huấn tổng hợp với nhiều nôêidung lồng ghép giữa nghiêêp vụ, phương pháp và môêt số kỹ năng cần thiết tùy thuôêcvào nhu cầu của cán bôê HTX.- Chương trình đào tạo nâng cao trình đôê chuyên môn cho cán bôê HTX: Đào tạochuyên sâu về chuyên ngành chính của cán bôê HTX. Đào tạo để cán bôê HTX vừa cókiến thức chuyên môn sâu vừa có khả năng vâên dụng tốt các kiến thức vào thực tiễn.- Chương trình phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước vềnông nghiêêp và các ngành nghề ở nông thôn, các làng nghề, tâêp huấn các kiến thức vềtổ chức quản lý SXKD, phát triển kinh tế hôê, kinh tế trang trại... Tùy thuôêc vào trìnhđôê phát triển sản xuất của HTX, nhu cầu của HTX để tổ chức đào tạo tâêp huấn, trangbị các kiến thức cần thiết cho cán bôê HTX.Quan trọng nhất trong công tác đào tạo là phải tìm được nguồn kinh phí; tranh thủnguồn lực và điều kiêên của địa phương; giáo viên phải là các trưởng phòng sở, ngànhliên quan có thực tiễn; các bài giảng phải tạo được hiêêu ứng tích cực, tạo sự sôi nổi,tranh luâên từ thực tế, giáo viên chỉ là người tổng hợp và tháo gỡ vướng mắc cho họcviên chứ không phải chỉ giảng theo giáo trình. Còn nếu cứ tâêp huấn kiểu ngắn ngày,rời rạc, chưa có hêê thống thì chỉ đến hôm thứ hai thì lớp đã vắng hoe, không thể nângcao chất lượng đào tạo được.Vì vâêy, để phát triển HTX thì quan trọng là đôêi ngũ cán bôê HTX phải mạnh, màđể đôêi ngũ này thực sự đáp ứng được nhu cầu công viêêc thì công tác đào tạo, bồidưỡng cán bôê HTX nên được xác định là công tác thường xuyên liên tục, cần đượcNhà nước quan tâm, tỉnh cần có chính sách ưu đãi hơn nữa. Đồng thời các cấp, ngànhcần tích cực vào cuôêc hơn nữa và xem đào tạo bồi dưỡng cán bôê HTX là nòng cốt đểcủng cố phát triển kinh tế tâêp thể, đăêc biêêt ở khu vực nông thôn và là nòng cốt trongxây dựng nông thôn mới. Liên minh HTX tỉnh, môêt măêt cũng cần chủ đôêng đổi mới,tìm những cách thức đào tạo, tâêp huấn sâu sát, phù hợp với thực tiễn, nhu cầu của địa 101phương, nhu cầu của cán bôê HTX; măêt khác cũng cần nâng cao chất lượng, số lượngđôêi ngũ giảng viên... nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của cán bôê quản lý cácHTX đang ngày càng tăng. 3.3.5. Các giải pháp về giao lưu, học tâôp kinh nghiêôm để nâng cao năng lực tổchức, quản lýHiêên nay, bên cạnh đa số HTX quy mô còn nhỏ, trình đôê năng lực tổ chức quảnlý còn nhiều hạn chế, vẫn có môêt số mô hình HTX hoạt đôêng hiêêu quả đã tạo đượcdấu ấn nhưng chưa được quan tâm phổ biến, nhân rôêng thành điển hình hoăêc chưa tạođược mối liên kết sâu rôêng giữa các loại hình.Do đó, để đẩy nhanh tốc đôê phát triển kinh tế tâêp thể gắn với nâng cao chấtlượng, hiêêu quả hoạt đôêng của các HTX, tỉnh cần tâêp trung xây dựng và nhân rôêngcác mô hình HTX điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực để các HTX khác đến thamquan, giao lưu học hỏi, rút kinh nghiêêm để áp dụng vào tình hình thực tế của địaphương. Bên cạnh đó, tạo điều kiêên cho các HTX được tham quan các HTX ở ngoàitỉnh nhằm tạo mối liên kết chăêt chẽ giữa các HTX, trong đó những đơn vị điển hình sẽlà “hạt nhân” giúp các HTX khác, đăêc biêêt là những HTX yếu kém. Ngoài ra, cần xây dựng các chuyên đề, chương trình để trao đổi kinh nghiêêm tổchức và quản lý HTX qua các cuôêc hôêi thảo, các buổi tâêp huấn giữa cán bôê HTX vớinhau và với các nhà khoa học, các nhà quản lý.TÓM TẮT CHƯƠNG 3: Chương này đã nêu lên được những thuâên lợi, khókhăn, cơ hôêi, thách thức của HTX NN hiêên nay và từ đó đã đề xuất thực hiêên đồngthời 5 giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý HTX NN trong thời gian tới. Đó là: :(1) Mở rộng thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh; (2) Xây dựng thương hiệu vàphát triển thương hiệu; (3) Giải pháp về tài chính như: thành lập quỹ tín dụng nội bộ,tăng cường trích lập quỹ, tăng vốn góp; (4) Đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cánbộ; (5) Giao lưu, học tập kinh nghiệm. 102KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ1. KẾT LUẬNĐề tài đã góp phần hoàn thiện những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đếnnâng cao năng lực quản lý HTX NN hiện nay. Theo kết quả nghiên cứu đánh giá chungnăng lực quản lý các HTXNN ở Vĩnh Long hiện nay cho thấy trình độ, kỹ năng, nghiệpvụ, nội dung hoạt động còn yếu và chưa đa dạng, phong phú do đó chỉ mới đáp ứngđược một phần nhu cầu sản xuất kinh doanh.Qua phân tích đánh giá 8 yếu tố ảnh hưởng đến năng lực quản lý HTX NN chothấy yếu tố kỹ năng quản lý điều hành, tri thức và vốn là có ảnh hưởng nhiều nhất đếnnăng lực quản lý HTX NN. Yếu tố chính sách hỗ trợ của nhà nước là ít ảnh hưởng. Để nâng cao năng lực quản lý HTX NN, trong thời gian tới cần thực hiện đồng bộ5 giải pháp: (1) Mở rộng thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh; (2) Xây dựngthương hiệu và phát triển thương hiệu; (3) Giải pháp về tài chính như: thành lập quỹ tíndụng nội bộ, tăng cường trích lập quỹ, tăng vốn góp; (4) Đào tạo, bồi dưỡng, xây dựngđội ngũ cán bộ; (5) Giao lưu, học tập kinh nghiệm.2. KIẾN NGHỊ 2.1. Đề xuất với Trung ương ( Bộ Nông nghiệp & PTNT) - Sớm ban hành Nghị định riêng quy định về HTX NN- Sớm hoàn thiện và ban hành những chính sách liên quan đến HTX. 2.2. Đề xuất với cấp tỉnh, huyện- Tạo điều kiện cho các HTX NN tham qua mô hình quản lý hay từ các HTX ởcác địa phương khác.- Thường xuyên mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho HTX.- Hỗ trợ xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin, tìm kiếm thị trường, tổ chứcgiới thiệu và hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho các HTX NN một cách hiệu quả, thiết thựcnhằm tạo điều kiện cho HTX NN thâm nhập, mở rộng thị trường tiêu thụ trong vàngoài nước. 103- Có chính sách thu hút cán bộ trẻ, có trình độ về làm việc tại HTX NN.- Có hướng dẫn nội dung và các bước chuyển đổi HTX theo luật HTX 2012.- Cần có cơ chế cụ thể để các HTX tiếp cận được nguồn vốn tín dụng.- Ngoài việc tuyên truyền vận động nhân dân, các Sở ban ngành tỉnh phải tiếp tụcnổ lực thực hiện những giải pháp đồng bộ để khuyến khích có nhiều hơn các Doanhnghiệp đầu tư vào nông nghiệp và có chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp thực hiện liênkết với nông dân. Đồng thời phát triển mạnh tổ hợp tác, HTX để hỗ trợ nông dân cũngnhư Doanh nghiệp trong mối liên kết 4 nhà. 2.3. Đề xuất với cấp xã - Hỗ trợ tạo điều kiện để HTX được tham gia vào các lĩnh vực phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương.- Thành lập Ban chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể (tổ hợp tác và HTX) và thựchiện đúng nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể.- Thường xuyên phổ biến, tuyên truyền luật HTX năm 2012 và các chủ trương củaĐảng, Luật và các chính sách phát triển HTX đến toàn thể cán bộ, đảng viên và nhândân.- Các đoàn thể cần vận động hội viên của mình tham gia vào phong trào phát triểnkinh tế tập thể (hình thành tổ hợp tác, quỹ tín dụng nhân dân và HTX ). 2.4. Đề xuất với HTXBên cạnh việc nhiệt tình, chuyên cần tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng do cáccơ quan, sở ngành tổ chức để nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn và quản lý thìbản thân cán bộ HTX cũng phải tự mình học hỏi để nâng cao kỹ năng sống, làm việc,quản lý và tổ chức HTX qua các phương tiện sách, báo, đài, internet hoặc giao lưu họchỏi từ các HTX bạn trong và ngoài tỉnh, thậm chí ở ngoài nước (nếu có điều kiện) để từhoàn thiện mình đáp ứng được yêu cầu, trọng trách mà thành viên HTX đã giao phó.Có tự thân vận động thì mới mau chóng tiến bộ, tránh được tư tưởng ỷ lại, trông chờvào nhà nước. 104TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Phan Văn Hiếu (2011), Điều tra đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp nângcao hiệu quả hoạt động của các HTX trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi , Đề tài nghiên cứucấp tỉnh.2. Đào Duy Hưng (2014), Phân tích, đánh giá kinh tế HTX tỉnh Đồng Nai và cáckiến nghị, Tạp chí Phát triển và Hội nhập,14 (24), tháng 01-02/2014, tr. 76-81.3. Lê Xuân Hiền (2014), Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinhdoanh của các HTX NN tỉnh Vĩnh Long , Luận văn thạc sĩ, Đại học Cần Thơ.4. Lê Kim Long, Phạm Minh Trí (2012), Ứng dụng cách tiếp cận năng lực chung- Một phương pháp mới xác định danh mục năng lực cần thiết đối với chuyên viênNgân hàng , Tạp chí ngân hàng, (15), tr.26-31.5. Bùi Thống Nhất (2010), Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng và đề xuất giải phápnhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn TPCần Thơ , Luận văn tốt nghiệp cao học ngành Kinh tế, Trường Đại học Cần Thơ, CầnThơ.6. Nguyễn Thiện Phúc (2011), Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạtđộng SXKD của HTX nông nghiệp tỉnh Hậu Giang, Luận văn thạc sĩ, Đại học Cần Thơ,Cần Thơ. 7. Trần Thị Bích Trà (2007), Xác định những năng lực cần thiết của người lãnhđạo trong hoạt động quản lý, Tạp chí khoa học giáo dục, (18), tr. 20-24.8. Phạm Thị Thanh Thúy (2010), Nguồn nhân lực cho các hợp tác xã và một sốkiến nghị , Tạp chí Kinh tế và dự báo , (6/2010), tr. 21-24.9. Bùi Văn Trịnh (2009), Điều tra hiện trạng và đề xuất một số giải pháp chủ yếunhằm củng cố và phát triển nhân rộng các tổ chức hợp tác phù hợp với nguyện vọngcủa các thành viên cộng đồng, Đề tài nghiên cứu cấp tỉnh.10. Nguyễn Minh Tú, Võ Thị Kim Sa (2012), Kinh nghiệm phát triển HTX tạibang Quebec, Canada , Tạp chí Kinh tế và dự báo , tháng 9 , tr. 53-56.10511. Nguyễn Văn Tuấn (2010), Phân tích hiệu quả hoạt động của các hợp tác xãnông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu năm 2007-2008 , Luận văn tốt nghiệp cao họcngành Phát triển nông thôn, Trường Đại học Cần Thơ, Cần Thơ.* Các tài liệu khác:- Luật số: 23/2012/QH13 ngày 20/11/2012- Các báo cáo: 1. Báo cáo tình hình hoạt động và thực hiện chính sách hỗ trợ khuyến khích kinhtế tập thể năm 2012 – phương hướng năm 2013, Chi cục Phát triển nông thôn tỉnhVĩnh Long.2 . Báo cáo tình hình hoạt động và thực hiện chính sách hỗ trợ khuyến khíchphát triển kinh tế tập thể năm 2013 – phương hướng năm 2014 , Chi cục Phát triểnnông thôn tỉnh Vĩnh Long.3. Báo cáo tình hình hoạt động và thực hiện chính sách hỗ trợ khuyến khíchphát triển kinh tế tập thể năm 2014 – phương hướng năm 2015, Chi cục Phát triểnnông thôn tỉnh Vĩnh Long.4. Quyết định số 1767/QĐ- UBND ngày 27/11/2014 về việc phê duyệt Kế hoạchĐổi mới, phát triển các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác trong nông nghiêêp giai đoạn2014 – 2020 , Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long.5. Báo cáo Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2014 và kếhoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2015 , UBND tỉnh Vĩnh Long.6. Báo cáo Tình hình kinh tế xã hội tháng 10 năm 2015, Cục Thống kê VĩnhLong.- Websides: http://www.nongnghiep.vinhlong.gov.vn http://www.mpi.gov.vn http://www.agro.gov.vn 106Phụ lục 1.1: PHIẾU ĐIỀU TRA, THU THẬP THÔNG TIN VỀ HTX NNTên đáp viên:………………………Chức danh:......................................Đơn vị công tác:..............................Địa chỉ:…………………………….…………………………………… ..Số điện thoại:……………………. Tên phỏng vấn viên: ……………………Ngày phỏng vấn: ……………………….Xin chào Ông/Bà, hiện nay chúng tôi đang thực hiện đề tài “ Giải pháp nâng caonăng lực quản lý của các Hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) ở tỉnh Vĩnh Long ”. Rấtmong Ông (Bà) vui lòng dành ít phút để giúp chúng tôi trả lời các câu hỏi trong phiếukhảo sát một cách khách quan trung thực. Những câu trả lời của Ông/Bà sẽ được giữbí mật tuyệt đối. Xin chân thành cảm ơn !I. THÔNG TIN CHUNG : (Dành cho Hội đồng quản trị và thành viên)1. Thông tin HTX:- Tên HTX: .........................................................................................................- Địa chỉ: ấp: ............................... xã: .............................. huyện: .........................- Số điện thoại: ...............................................- Năm thành lập: ngày ….. tháng ….. năm- Năm chuyển đổi theo luật HTX (nếu là HTX chuyển đổi): ngày…. tháng…. năm- Số năm hoạt động thực tế: .....................- Số hộ tham gia:…………..- Qui mô diện tích:…………ha. Trong đó: mặt đất: …… ha, mặt nước:…....ha- Tổng số thành viên HTX: .............................. thành viênTrong đó: - Thành viên là người lao động:................................... thành viên - Thành viên là đại diện hộ gia đình:............................thành viên 107- Thành viên là pháp nhân:........................................... thành viên- Số thành viên tăng so với khi mới chuyển đổi....................................... thành viên- HTX có là thành viên của liên minh HTX không?Có Không - Cơ sở thành lập HTX : Nhu cầu trong SXKD Chính quyền vận động Dự án chương trình tài trợ THT chuyển sang HTX Khác .............................................................................- Lĩnh vực hoạt động: Loại hình HTX Chọn lựa1. HTX nông nghiệp - Trồng trọt. Trong đó: + Sản xuất lúa. Cụ thể: • Lúa Hàng hóa • Lúa giống + Sản xuất màu + Sản xuất cây ăn trái - Chăn nuôi2. HTX Thủy sản3. HTX dịch vụ - Tổng hợp - Hỗ trợ nông nghiệp4. Khác ........................................................................- Hãy nêu các dịch vụ của HTX đang hoạt động:• Dịch vụ làm đất• Dịch vụ thủy lợi • Dịch vụ bảo vệ thực vật• Dịch vụ thú y 108• Dịch vụ giống cây trồng, vật nuôi • Dịch vụ cung ứng vật tư nông nghiệp • Dịch vụ vận chuyển • Dịch vụ tiêu thụ sản phẩm • Dịch vụ chế biến• Kinh doanh thương mại (không kể cung ứng vật tư nông nghiệp) • Dịch vụ khác: ………………………………………………………………………… - Nhân sự:Chỉ tiêu Số lượng- Tổng số thành viên. Trong đó:• Có trình độ đại học trở lên• Có trình độ trung cấp, cao đẳng• Cán bộ - công chức• Người Dân tộc• Nữ giới- Tổng số lao động thường xuyên:• Lao động là thành viên• Lao động thuê ngoài• Lao động là nữ giới2. Thông tin thành viên:- Tổng diện tích của hộ gia đình:....................... • Mặt đất:.............................ha • Mặt nước:..........................ha- Tham gia HTX: ........................................................................ Từ năm: .......................- Mục đích tham gia HTX: .................................................................................. ............- Chỉ là cá nhân Ông/Bà hay cả hộ gia đình đều tham gia vào HTX? Cá nhân Hộ gia đình 109- Ông/Bà có đóng góp gì khi tham gia HTX không? Có Không Nếu không, lý do tại sao? ………………………………………………………......II. THỰC TRẠNG :1. Nhận thức của thành viên: (Dành cho Hội đồng quản trị và thành viên)- Ông/Bà tham dự Đại hội thành viên đầy đủ không? Có KhôngNếu không, lý do tại sao? ………………………………………………………………............................................- Ông/Bà có theo dõi tình hình hoạt động HTX của mình? Có. Theo dõi bằng cách nào?....................................................................Không L lý do tại sao?......................................................................................... - Ông/Bà có đưa toàn bộ diện tích đất, ao hồ của hộ gia đình mình vào HTX không? Có. Không - Nếu hộ gia đình chưa đưa hết diện tích đất vào HTX. Sắp tới Ông/Bà có dự định đưahết diện tích đất vào HTX không? Có Không Nếu không, lý do:  Không có sự đồng thuận của gia đình;  Bản thân không muốn;  Do trở ngại về vị trí địa lý - Ông/Bà có đủ vốn để sản xuất không? Có Không Nếu có, vay từ đâu?  Ngân hàng  Người thân  Khác …..………110- Ông/Bà nhận được sự hỗ trợ gì từ HTX?Khâu Chỉ tiêuLựa chọn1. Đầu vào 1. Hỗ trợ vốn2. Cung cấp con giống, cây giống3. Cung cấp thuốc, phân bón4. Tập huấn kỹ thuật5. Cơ giới hóa sản xuất6. Khác …………………………2. Đầu ra 1. Cơ giới hóa thu hoạch2. Vận chuyển3. Tìm đối tác tiêu thụ4. Tạo thương hiệu cho sản phẩm5. Sơ chế trước khi bán- Bản thân Ông/Bà thấy có được thêm lợi ích gì so với khi chưa tham gia vào HTX?• Trong sản xuất:………………………………………………………………….• Trong đời sống:………………………………………………………………….• Khác:……………………………………………………………………………- Khó khăn trong việc sản xuất, tiêu thụ của Ông/Bà hiện nay là gì?•Trong sản xuất: ………………………………………………………………….• Trong tiêu thụ: …………………………………………………………………- Ông/Bà có được tập huấn kỹ thuật sản xuất và kỹ năng kinh doanh không? Có KhôngNếu có thì về vấn đề gì?: ................................................................................ ………Do ai tổ chức: …… ......................................................................................... ………111- Ông/Bà có nắm được thông tin thị trường không? Có Không Nếu có thì về vấn đề gì?: ............................................................................... ……… Từ đâu?: …… ................................................................................................. ………- Những thông tin đó có đáp ứng được nhu cầu của Ông/Bà không? Có Không- Ông/Bà vui lòng đánh giá hiệu quả của các tiêu chí sau khi tham gia vào HTX: 1. Không đồng ý; 2. Đồng ý; 3. Không có ý kiếnTiêu chí Ý kiến đánh giá1. Tăng thu nhập cho thành viên2. Giảm chi phí sản xuất3. Tiêu thụ dễ dàng4. Sản lượng tăng lên5. Thu hoạch ít hao hụt6. Giá bán cao hơn trước7. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm8. Đáp ứng được tiêu chuẩn yêu cầu9. Xây dựng thương hiệu sản phẩm10. Hạn chế ô nhiễm môi trường2. Tài sản HTX: (Dành cho Hội đồng quản trị và thành viên)- Trụ sở HTX do:Được cấp Thuê (mướn) Tự xây dựng Được cho mượn Chưa có 112- Máy móc, thiết bị và công trình:TT Tên loại Đơn vị tính Số lượng1 Máy vi tính có kết nối Internet Chiếc3 Phương tiện vận chuyển hàng hóa Chiếc4 Máy bơm Chiếc5 Các loại máy làm đất Chiếc6 Máy sấy Chiếc7 Máy gặt đập Chiếc8 Nhà sơ chế Chiếc9 Hệ thống tưới tự động Hệ thống10 Khác .................- Nguồn vốn hoạt động:Khoản mục ĐVT Khi thành lập Hiện nay1. Vốn điều lệ Tr.đ2. Vốn hoạt động Tr.đTrong đó: - Vốn lưu động Tr.đ3. Vốn vay Người- HTX có tiếp cận với nguồn vốn vay từ Ngân hàng không?Có HTXNN sử dụng nguồn tài sản nào để thế chấp?  Tài sản của HTXNN  Tài sản cá nhân của thành viên trong Hội đồng quản trịKhông Lý do:  Lãi suất cao  Không tài sản thế chấp  Không có nhu cầu vay vốn 113 Khác ..........................................3. Tổ chức, bộ máy quản lý HTX: (Dành cho Hội đồng quản trị)- Trình độ văn hóa, chuyên môn của cán bộ HTX:Chức danh Trình độ văn hóa Trình độ chuyên mônTiểuHọc THCS THPT Chưaquađàotạo Sơcấp Trungcấp CaoĐẳng ĐạiHọc SauĐH1. Chủ tịch HĐQT2. Ban điều hành:- Giám đốc (GĐ)- Phó GĐ sản xuất- Phó GĐ kinh doanh3. Ban kiểm soát :- Trưởng ban Kiểm soát- Kiểm soát viên4. Bộ phận nghiệp vụ- Kế toán- Thủ quỹ- Thủ kho 114- Trình độ chính trị, quản lý của cán bộ HTX:Chức danh Trình độ chính trị Bồi dưỡng nghiệp vụquản lý, chuyên mônSơ cấp Trungcấp Cao cấp Chưa quabồi dưỡng Đã quabồi dưỡng1. Chủ tịch HĐQT2. Ban điều hành:- Giám đốc (GĐ)- Phó GĐ sản xuất- Phó GĐ kinh doanh3. Ban kiểm soát :- Trưởng ban Kiểm soát- Kiểm soát viên4. Bộ phận nghiệp vụ- Kế toán- Thủ quỹ- Thủ kho* Phần dành cho Hội đồng quản trị và thành viên:- Từ khi thành lập đến nay, HTX đã tổ chức Đại hội thành viên mấy lần? .........lần. Tổ chức Đại hội thành viên định kỳ: 5 năm một lần  3 năm một lần - Từ khi thành lập đến nay, HTX đã tổ chức Đại hội thường niên mấy lần? .........lần Tổ chức Đại hội thường niên định kỳ: 1 năm một lần  6 tháng một lần - Cán bộ quản lý HTX nông nghiệp có được tập huấn/đào tạo từ khi thành lập đến naykhông ? Có  Không  Nếu có thì nội dung đào tạo về: ........................................................................................Đào tạo: Ngắn hạn (từ 3 tháng trở xuống)  Dài hạn (trên 3 tháng) 115- Hiện nay, cán bộ quản lý HTX có nhu cầu tập huấn ? Có  Không  Nếu có thì về vấn đề:...................................................................................................- Từ khi thành lập đến nay Bộ máy quản lý (Hội đồng quản trị) có thay đổi nhân sựkhông? Chức danh nào thường xuyên thay đổi? Có  Không  Nếu có thì thay đổi chức danh:...............................................................................4. Hoạt động của HTX: (Phần dành cho Hội đồng quản trị và thành viên)- HTX có đang sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng nào không?Có  Không  Nếu có, vui lòng cho biết tên của tiêu chuẩn?...........................................................- Nếu sản xuất theo tiêu chuẩn GAP, mỗi thành viên có ghi chép nhật ký sản xuất không?Có  Không  Nếu có, thì tình hình ghi chép nhật ký:  Rất tốt ;  Tốt ;  Tương đối- HTX có thực hiện cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp không?Có  Không  Nếu có, Loại máy móc nào?......................................................................................- HTX có khả năng tiếp cận thị trường để mở rộng sản xuất kinh doanh không?Có  Không  - HTX có từng tổ chức giao thương tìm đầu ra cho sản phẩm không? Có  (Vào năm ...............Tại.........................................) Không - HTX có xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của mình chưa?Có  Chưa  Nếu có: Thời gian: ......................... Tên sản phẩm:................................................ Tên thương hiệu: ......................................................................................... 116- HTX có được ngành nông nghiệp hỗ trợ tập huấn kỹ thuật sản xuất kinh doanh không?Có  Không  Nếu có thì về:  Sản xuất  Kinh doanh . Số lần tập huấn:……..….. lần- Các hình thức liên kết • HTX có liên kết đầu vào không? Có  Không  Nếu có: Vào năm...............Tên Công ty:....................................................................... Tên vật tư đầu vào...............................................................• HTX có liên kết đầu ra không? Có  Không  Nếu có: Vào năm...............Tên Công ty:...................................................................... Tên sản phẩm:..................................................................5. Hiệu quả hoạt động của HTX: (Phần dành cho Hội đồng quản trị và thành viên)- Xin Ông/Bà vui lòng cho biết hiệu quả kinh tế - xã hội của HTXNN qua các năm: Đvt: Triệu đồngChỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 20141. Doanh thu2. Chi phí3. Thu nhập trước thuế4. Lợi nhuận sau thuế5. Trích lập quỹ- Quỹ phát triển sản xuất- Quỹ dự phòng- Quỹ phúc lợi xã hội- Các hoạt động xã hội: 117• HTX đóng góp cho các hoạt động xã hội : ............................................................................ ................................................................................................ .................................................................................................................• Tổng số tiền đóng góp: .................triệu đồng- Từ khi thành lập đến nay, HTX có kết nạp thêm thành viên mới không?Có  Không  Nếu không thì vì sao?  Lo sợ HTX hoạt động theo kiểu cũ  Sợ mất vốn  khác…....................................…………………….6. Chính sách hỗ trợ: (Phần dành cho Hội đồng quản trị và thành viên) Những chính sách hỗ trợ nào sau đây của Nhà nước mà HTX được hưởng? Chính sách đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực Chính sách đất đai C hính sách tài chính, tín dụng Chính sách hỗ trợ ứng dụng khoa học, công nghệ, xúc tiến thương mại Chính sách hỗ trợ, khuyến khích thành lập mới HTX H ỗ trợ về thuế 1187. Thuận lợi, khó khăn: (Phần dành cho Hội đồng quản trị và thành viên)- Những thuận lợi HTX có được:.......................................................................................- Những khó khăn chủ yếu của HTX hiện nay 1. Không khó khăn 2. Ít khó khăn 3. Bình thường 4. Khó khăn 5. Rất khó khăn Tiêu chí Đánh giáThiếu vốnKhó tiếp cận nguồn vốn ưu đãiThiếu đất đai, nhà xưởngMáy móc, thiết bị, công nghệ lạc hậuKhó tiêu thụ sản phẩmTrình độ quản lý yếu kémTrình độ tay nghề của người lao động thấpCông tác quản lý tài chính, hạch toán kế toán còn yếuCác cơ quan quản lý nhà nước chưa hỗ trợ cho HTX Khó khăn khác, cụ thể................................................................................- Ông/Bà có kiến nghị gì để giải quyết những khó khăn trên? ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ 119III. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ HTX:1. Đánh giá năng lực quản lý của Ban điều hành HTX: (Phần dành cho Hội đồng quản trị, thành viên và chuyên gia)- Năng lực quản lý sản xuất:STT Nhóm năng lực Khôngtốt Trungbình Khá Tốt Rấttốt1 Lập kế hoạch sản xuất2 Ứng dụng kỹ thuật, phát triển sản phẩm3 Kiểm tra chất lượng vật tư đầu vào4 Tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm5 Kiểm tra chất lượng sản phẩm- Năng lực quản lý kinh doanh:STT Nhóm năng lực Khôngtốt Trungbình Khá Tốt Rấttốt1 Điều tra lựa chọn thị trường2 Xây dựng kế hoạch Marketing3 Thuyết phục khách hàng4 Đàm phán và thương thảo hợp đồng5 Chiến lược giá phù hợp 120- Năng lực quản lý tài chính:STT Nhóm năng lực Khôngtốt Trungbình Khá Tốt Rấttốt1 Quản lý và sử dụng vốn2 Quản lý và sử dụng tài sản3 Quản lý nợ phải thu, nợ phải trả4 Quản lý doanh thu, chi phí5 Phân phối thu nhập, trích lập các quỹ6 Báo cáo tài chính, kiểm toán7 Công khai tài chính8 Quản lý chứng từ, hồ sơ- Năng lực tự quản lý :STT Nhóm năng lực Khôngtốt Trungbình Khá Tốt Rất tốt1 Tự tin trong công việc2 Tự kiểm soátNhiệt tình, có trách nhiệm trong côngviệcBình tĩnh, xử lý tốt những vấn đề phát sinh trong công việc3 Cảm thông, thấu hiểu4 Tư duy chiến lượcXác định mục tiêu chiến lượcXây dựng kế hoạch khả thiLựa chọn giải pháp phù hợpRa quyết địnhXây dựng mới / điều chỉnh kế hoạch Kiểm tra, giám sátKhắc phục hậu quả (nếu có) 121- Năng lực quản lý nhóm :STT Nhóm năng lực Khôngtốt Trungbình Khá Tốt Rấttốt1 Hợp tác làm việcTiếp thu ý kiến của người khácBỏ công sức để giúp đỡ người khác2 Xây dựng nhóm làm việc hiệu quảChủ động tham gia làm việc nhómLôi kéo mọi người tham gia nhómChia sẻ thông tin và học hỏi trong nhómPhân công nhiệm vụ hợp lýLãnh đạo, làm gương cho cả nhóm3 Phát triển nhómĐào tạo, hỗ trợ lẫn nhauQuan tâm, khuyến khích thành viên nhóm phát triển- Năng lực quản lý công việc:STT Nhóm năng lực Khôngtốt Trungbình Khá Tốt Rấttốt1 Khả năng định hướng công việc2 Tính chủ động trong công việc3 Tích cực giải quyết vấn đề4 Kiểm tra, đánh giá hiệu quả công việc2. Đánh giá mức độ hài lòng của thành viên về năng lực quản lý HTX: (Phần dànhcho Hội đồng quản trị, thành viên và chuyên gia)- Ông/Bà đánh giá như thế nào về hiệu quả quản lý của HĐQT/Ban điều hành HTX. 1. Hiệu quả tốt  2. Chưa hiệu quả lắm  3. Không hiệu quả  122- Ông/Bà đánh giá như thế nào về mối liên kết giữa HTX và thành viên HTX hiện nay. 1. Liên kết bền vững  2. Liên kết lỏng lẻo  3. Không thấy có sự liên kết - Ông/Bà có tin vào sự phát triển của HTX trong thời gian tới không? 1. Rất tin  2. Tin nhưng không cao  3. Không tin  3 . Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực quản lý: (Phần dành cho Hội đồng quản trị, thành viên và chuyên gia)- Theo Ông/Bà các nhân tố sau có ảnh hưởng đến năng lực quản lý của HTX hay không? 1. Không ảnh hưởng; 2. Ảnh hưởng; 3. Không có ý kiếnTiêu chí Ý kiến đánh giáTri thức: trình độ học vấn, kinh nghiệm, hiểu biết về KT-XHKỹ năng quản lý, điều hànhTinh thần trách nhiệm trong công việcVốn (chủ sở hữu, vốn góp...)Ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuậtLiên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩmKhả năng tiếp cận thị trường, xúc tiến thương mại.Chính sách hỗ trợ của Nhà nướcHiệu quả kinh tế- xã hộiKhác...................................................... 123- Khả năng ứng dụng Công nghệ thông tin của Hội đồng quản trị như thế nào? 1. Không tốt; 2. Trung bình; 3. Khá tốt; 4. Tốt 5. Rất tốtTiêu chí Ý kiến đánh giáSử dụng máy vi tính thông thườngTruy cập internet để: - Trao đổi thư điện tử. - Khai thác thông tin - Tự tạo trang Web cho HTX. - Tiếp thị sản phẩm trên mạng. - Kinh doanh trực tiếp trên mạng- Hội đồng quản trị HTX có thường tổ chức đi tham quan, học tập kinh nghiệm nhữngmô hình tổ chức, quản lý điều hành hay từ những HTX bạn không?Có  Không  Nếu có: Tại................................................................................................................. Số lần.............................. Năm: ..................................................................- Hội đồng quản trị HTX có thường xuyên nghiên cứu, theo dõi thị trường tiêu thụ?Có  Không  Nếu có thì trên kênh thông tin nào: Trang Web của ngành nông nghiệp  Tin nhắn  Báo  Đài  Khác ............................................IV. ĐÁNH GIÁ KHÁC :1. Đánh giá tình hình hoạt động: (Phần dành cho Hội đồng quản trị, thành viên vàchuyên gia) 124- Ông/Bà nhận định thế nào về tình hình hoạt động của HTX? 1. Yếu kém; 2. Trung bình; 3. Khá; 4. Tốt ; 5. Không xếp loạiđượcTiêu chí Ý kiến đánh giáHiệu quả hoạt độngNăng lực tổ chức và quản lýNếu “ Trung bình ” hoăêc “ Yếu kém ” thì theo Ông/ Bà do nguyên nhân nào dưới đây? (Xin chọn 5 nguyên nhân mà Ông /Bà cho là có ảnh hưởng nhiều nhất).1. Năng lực nội tại, điều kiện triển khai các hoạt động của HTX (mặt bằng, vốn,cơ sở vật chất, công nghệ....) chưa đáp ứng nhu cầu phát triển. 2. HTX còn lúng túng, thiếu định hướng hoạt động, lợi ích mang lại cho xã viênít và không đáp ứng được nhu cầu của xã viên (vốn, đầu tư cho sx, tiêu thụ sảnphẩm, ứng dụng tiến bộ KH-CN...) nên xã viên còn thờ ơ, thiếu gắn bó với HTX. 3. Đội ngũ cán bộ quản lý HTX cũng còn nhiều yếu kém và bất cập; chưa đượcđào tạo và bồi dưỡng kiến thức về quản trị kinh doanh. 4. Tâm lý ỷ lại, dựa dẫm trong HTX còn lớn 5. UBND xã chưa làm tốt trách nhiệm của mình trong quản lý Nhà nước đối vớikinh tế tập thể (tổ chức tuyên truyền quan điểm của Đảng và chính sách pháp luậtcủa Nhà nước đối với HTX) 6. Cán bộ, đảng viên và nhân dân chưa được học Luật HTX 2012 7. Nhận thức của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên về bản chất và môhình HTX kiểu mới chưa đầy đủ; xã viên hiểu không đúng về HTX kiểu mới 8. Nhiều cấp ủy đảng và chính quyền chưa đề cao ý thức trách nhiệm, chưa xácđịnh được phát triển kinh tế tập là nhiệm vụ trọng tâm và thường xuyên; bộ máyquản lý nhà nước về kinh tế tập thể vừa thiếu, vừa yếu 9. Hệ thống chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển HTX ban hành chậm, tổchức thực hiện còn yếu.10. Nguyên nhân khác (Xin nêu cụ thể)...................................................................................................................................................................................................... 125- Khả năng tiếp cận thị trường của HTX như thế nào? Kênh tiếp cận chính? Rất tốt  Tốt  Trung bình  Không tốt  Kênh tiếp cận chính là…………………………………………………………- Đánh giá lợi ích mang lại của HTX hiện nay: 1. Yếu; 2. Trung bình; 3. Tốt; 4. Rất tốtTiêu chí Ý kiến đánh giáLợi ích kỹ thuật: chuyển giao KHKT, tiếp cận KHKT mới,….Lợi ích kinh tế: cải thiện thu nhập, đời sống vật chất,….Lợi ích xã hội: môi trường, việc làm, giảm nghèo, đời sống tinh thần- Đánh giá nhu cầu của HTX hiện nay? 1. Không cần thiết; 2. Cần thiết; 3. Rất cần thiết; 4. Không ý kiếnTiêu chí Ý kiến đánh giáVốnĐào tạo nguồn nhân lựcTổ chức quản lýTiếp cận thị trườngKhác......................................................2. Đánh giá những yếu tố tác động: (Phần dành cho Hội đồng quản trị, thành viên vàchuyên gia)- UBND các cấp tạo điều kiện cho HTX phát triển, đặc biệt là UBND xã? 1. Tạo mọi điều kiện  2.Tạo điều kiện nhưng chưa nhiệt tình  3. Rất ít khi tạo điều kiện  - Ông/Bà đánh giá như thế nào về niềm tin của thành viên HTX đối với HTX?1. Rất tin  2. Tin nhưng không cao  3. Không tin - Ông/Bà đánh giá như thế nào về hiệu quả thực hiện Chính sách đào tạo và bồi dưỡngnguồn nhân lực cho HTX tại địa phương? 1261. Hiệu quả tốt  2. Chưa hiệu quả lắm  3. Không hiệu quả  * Ông/Bà, có tham gia vào chương trình/ dự án trên không? Có  Không  - Theo Ông/bà những yếu tố nào tác động đến sự phát triển của HTX ? • Hiệu quả sản xuất kinh doanh của HTX Có  Không • Nhận thức của cộng đồng về phát triển HTX Có  Không  • Sự quan tâm và tạo điều kiện của cấp ủy, chính quyền và đoàn thể đối vớiHTX: Có  Không  • Trình độ phân công lao động và kinh tế thị trường: Có  Không • Trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý HTX: Có  Không • Năng lực và sự tâm huyết của Giám đốc đối với HTX: Có  Không • Hệ thống chính sách hỗ trợ và khuyến khích phát triển HTX:Có  Không • UBND các cấp chưa cụ thể hóa chính sách hỗ trợ HTX: Có  Không • Kế hoạch xúc tiến thương mại của địa phương và HTX: Có  Không * Nêu thêm những nhân tố tác động đến sự phát triển HTX ở địa phương Ông/bà:………………………………………………………………………………….………V. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP : (Phần dành cho Hội đồng quản trị, thành viên và chuyêngia)Ông/Bà có thể đề xuất những giải pháp nâng cao năng lực quản lý của HTX. Nếuông/bà đồng ý với giải pháp nào dưới đây thì đánh dấu vào ô trống (có thể chọn nhiềuđáp án).1. Đối với Trung ương:- Sớm hoàn thiện và ban hành những chính sách liên quan đến hợp tác xã - Sớm ban hành Nghị định riêng quy định về HTX nông nghiệp - Đề xuất giải pháp khác:........................................................................................ 1272. Đối với cấp tỉnh, huyện:- Thường xuyên mở lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho HTX  - C ó hướng dẫn về nội dung và các bước chuyển đổi HTX theo luật HTX 2012 - C ó hướng dẫn về việc chuyển từ HTX sang các tổ chức kinh tế khác - Có chính sách thu hút cán bộ trẻ, có trình độ về làm việc trong khu vực HTX - Cần có thể chế cụ thể để các HTX tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng  - Tạo điều kiện tham quan các mô hình quản lý điều hành hay từ các HTX bạn  - Tạo điều kiện cho HTX thâm nhập, mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước  - Theo ông/bà, các Sở, ban ngành có liên quan cần có những chính sách hỗ trợ gìđể nâng cao năng lực quản lý cho các HTX tại địa phương? ............................................................................................................................................3. Đối với cấp xã :- Hỗ trợ, tạo điều kiện để HTX được tham gia vào các lĩnh vực phát triển kinhtế-xã hội tại địa phương.  - Thường xuyên phổ biến, tuyên truyền Luật HTX năm 2012 và các chủ trương củaĐảng, Luật và các chính sách phát triển HTX đến toàn thể cán bộ, đảng viên, nhân dân - Thành lập Ban chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể (tổ hợp tác và HTX) và thựchiện đúng nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể. - Các đoàn thể cần vận động hội viên của mình tích cực tham gia vào phong tràophát triển kinh tế tập thể (hình thành tổ hợp tác, quỹ tín dụng nhân dân và HTX). 4. Đối với HTX:- Về tổ chức đại hội, công khai tài chính+ Tổ chức đại hội thành viên hoặc đại biểu thành viên: • Tổ chức 5 năm một lần  • Tổ chức 3 năm một lần  + Đại hội thường niên• Tổ chức 1 năm một lần  128• Tổ chức 6 tháng một lần  + Công khai tài chính trước thành viên 3 tháng  6 tháng  9 tháng  1 năm  + Đồng ý cả 4 phương án trên  - Về cải tiến bộ máy tổ chức, quản lý HTX* Bộ máy Hội đồng quản trị HTX hiện nay + Giữ nguyên Hội đồng quản trị hiện tại và cho đi đào tạo, bồi dưỡng kiếnthức quản trị kinh doanh để điều hành HTX  + Giữ nguyên Hội đồng quản trị/ và thuê giám đốc điều hành  + Tinh giảm bớt.  + Đổi mới hoàn toàn Hội đồng quản trị  * Xây dựng kế hoạch SXKD:+ Kế hoạch ngắn hạn  + Kế hoạch năm  + Kế hoạch 5 năm ( nhiệm kỳ)  * Đề xuất giải pháp khác:.............................................................................................................................................................................................................................................* Thành viên HTX : - Giữ nguyên thành viên hiện có và kết nạp thêm  - Chỉ giữ lại những thành viên đủ tư cách và cho ra khỏi HTX những thành viênkhông có nhu cầu vào HTX.  - Vận động và kêu gọi các pháp nhân trở thành thành viên HTX - Thành viên tự giác góp vốn theo đúng luật HTX 2012  - Đề xuất thêm một số giải pháp khác:...................................................... 129Phụ lục 1.2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA HTX NN NĂM 2015Nội dung HTX Tỷ lệ(%)HTX chuyển đổi 1961,29HTX ngưng họat động 12 38,71Tổng 31 100Phụ lục 1.3: SỐ NĂM HOẠT ĐỘNG CỦA HTX NNSố năm hoạt động của HTX HTX Tỷ lệ(%)Dưới 5 năm 5 26,32Từ 5-9 năm 13 68,42Trên 9 năm 1 5,26Tổng 19 100,00Phụ lục 1.4: HỖ TRỢ ĐẦU VÀO CỦA HTX NN Hỗ trợ đầu vào của HTX NN Số phiếu đánh giá(114 phiếu) Tỷ lệ(%) Kỹ thuật 90 78,95 Cây, con giống 39 34,21 Thuốc, phân 35 30,70 Vốn 26 22,81 Cơ giới hóa sản xuất 20 17,54130Phụ lục 1.5: HỖ TRỢ ĐẦU RA CỦA HTX NNHỗ trợ đầu ra của HTX NN Số phiếu đánh giá (114 phiếu) Tỷ lệ(%) Tìm đối tác 92 80,70 Tạo thương hiệu 55 48,25 Sơ chế 37 32,46 Vận chuyển 22 19,30 Cơ giới hóa thu hoạch 13 11,4Phụ lục 1.6: CÁC ĐÁNH GIÁ KHÁCNội dung SốHTX Tỷ lệ(%) Số HTX có liên kết đầu vào với công ty 11 57,89Số HTX có liên kết đầu ra với công ty 15 78,95Khả năng tiếp cận thị trường để mở rộng SXKD 16 84,21Tổ chức giao thương tìm đầu ra cho sản phẩm 13 68,42Xây dựng thương hiệu sản phẩm 8 42,11Được ngành Nông nghiệp hỗ trợ tập huấn kỹ thuật 19 100,00Được ngành Nông nghiệp hỗ trợ tập huấn kỹ kinh doanh 14 73,68Nắm bắt được thông tin thị trường 19 100,00131Phụ lục 1.7: ĐÁNH GIÁ VIỆC NGHIÊN CỨU, THEO DÕI THỊ TRƯỜNG HTX NNNội dung Số phiếu đánh giá (170 phiếu) Tỷ lệ(%) Nghiên cứu, theo dõi thị trường tiêu thụ nông sản qua trang web của ngành nông nghiệp 36 21,18Nghiên cứu, theo dõi thị trường tiêu thụ nông sản qua tin nhắn 19 11,18Nghiên cứu, theo dõi thị trường tiêu thụ nông sản qua báo, đài. 115 67,64Phụ lục 1.8: ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC QUẢN LÝ HTX NN* Năng lực quản lý sản xuấtNăng lựcquản lý SX Rất tốt Tốt Khá Trung bình Không tốtSốphiếu đánhgiá Tỷlệ(%) Sốphiếu đánhgiá Tỷlệ(%) Sốphiếu đánhgiá Tỷlệ(%) Sốphiếu đánhgiá Tỷ lệ (%) Sốphiếu đánhgiá Tỷ lệ(%)Lập kế hoạch SX 1 0,6 37 21,8 62 36,5 57 33,5 13 7,6Ứng dụng kỹ thuật, phát triển SP 2 1,2 45 26,5 55 32,4 56 32,9 12 7,1Kiểm tra chất lượng vật tư đầu vào 3 1,8 28 16,5 63 37,1 62 36,5 14 8,2Tiết kiệm chi phí, hạ giá thành SP 4 2,4 34 20,0 67 39,4 46 27,1 19 11,2Kiểm tra chất lượng SP 4 2,4 43 25,3 66 38,8 41 24,1 16 9,4132* Năng lực quản lý kinh doanhNăng lực quản lý KD Rất tốt Tốt Khá Trung bình Không tốtSốphiếuđánhgiá Tỷlệ(%) Sốphiếuđánhgiá Tỷlệ(%) Sốphiếuđánhgiá Tỷlệ(%) Sốphiếuđánhgiá Tỷlệ(%) Sốphiếu đánhgiá Tỷ lệ(%)Điều tra, lựa chọn thị trường 1 0,6 25 14,7 67 39,4 55 32,4 22 12,9Xây dựng kế hoạch marketing 15 8,8 48 28,2 67 39,4 40 23,5Thuyết phục khách hàng 1 0,6 33 19,4 55 32,4 62 36,5 19 11,2Đàm phán, thương thảo hợp đồng 1 0,6 35 20,6 44 25,9 55 32,4 35 20,6Chiến lược giá phù hợp 1 0,6 40 23,5 39 22,9 60 35,3 30 17,6* Năng lực quản lý tài chínhNăng lực quản lý tài chính Rất tốt Tốt Khá Trung bình Không tốtSốphiếuđánhgiá Tỷlệ(%) Sốphiếuđánhgiá Tỷlệ(%) Sốphiếuđánhgiá Tỷlệ(%) Sốphiếuđánhgiá Tỷlệ(%) Sốphiếu đánhgiá Tỷ lệ(%)Quản lý và sử dụng vốn 2 1,2 54 31,8 56 32,9 45 26,5 13 7,6Quản lý và sử dụng tài sản 3 1,8 45 26,5 64 37,6 35 20,6 23 13,5Quản lý nợ phải thu, nợ phải trả 2 1,2 30 17,6 53 31,2 59 34,7 26 15,3Quản lý doanh thu, chi phí 2 1,2 41 24,1 51 30,0 53 31,2 23 13,5Phân phối thu nhập,trích lập các quỹ 2 1,2 36 21,2 46 27,1 55 32,4 31 18,2Báo cáo tài chính, kiểm toán 2 1,2 36 21,2 48 28,2 63 37,1 21 12,4Công khai tài chính 4 2,4 44 25,9 54 31,8 52 30,6 16 9,4Quản lý chứng từ, hồ sơ 2 1,2 43 25,3 44 25,9 59 34,7 22 12,9133134* Năng lực tự quản lýNăng lực tự quản lý Rất tốt Tốt Khá Trung bình Không tốtSốphiếu đánhgiá Tỷlệ(%) Sốphiếu đánhgiá Tỷlệ(%) Sốphiếu đánhgiá Tỷ lệ(%) Sốphiếu đánhgiá Tỷlệ(%) Sốphiếu đánhgiá Tỷlệ(%)Tự tin trong công việc 5 2,9 51 30,0 67 39,4 41 24,1 6 3,5Tự kiểm soát 2 1,2 41 24,1 57 33,5 64 37,6 6 3,5Cảm thông, thấu hiểu 2 1,2 41 24,1 76 44,7 37 21,8 14 8,2Tư duy chiến lược 2 1,2 31 18,2 44 25,9 67 39,4 26 15,3* Năng lực quản lý nhómNăng lực quản lý nhóm Rất tốt Tốt Khá Trung bình Không tốtSốphiếuđánhgiá Tỷlệ(%) Sốphiếuđánhgiá Tỷlệ(%) Sốphiếu đánhgiá Tỷ lệ(%) Sốphiếuđánhgiá Tỷlệ(%) Sốphiếu đánhgiá Tỷ lệ(%)Hợp tác làm việc 0 0,0 62 36,5 59 34,7 44 25,9 5 2,9Xây dựng nhóm làm việc hiệu quả 1 0,6 34 20,0 61 35,9 56 32,9 18 10,6Phát triển nhóm 1 0,6 34 20,0 52 30,6 67 39,4 16 9,4135* Năng lực quản lý công việcNăng lực quản lýcông việc Rất tốt Tốt Khá Trung bình Không tốtSốphiếuđánhgiá Tỷlệ(%) Sốphiếuđánhgiá Tỷlệ(%) Sốphiếu đánhgiá Tỷlệ(%) Sốphiếu đánhgiá Tỷlệ(%) Sốphiếu đánhgiá Tỷlệ(%)Khả năng định hướng công việc 1 0,6 45 26,5 64 37,6 44 25,9 16 9,4Tính chủ động trong công việc 1 0,6 42 24,7 66 38,8 50 29,4 11 6,5Tích cực giải quyết vấn đề 1 0,6 42 24,7 62 36,5 50 29,4 15 8,8Kiểm tra, đánh giá hiệu quả công việc 1 0,6 40 23,5 65 38,2 45 26,5 19 11,2Phụ lục 1.9: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC QUẢN LÝ HTX NNSTT Yếu tố ảnh hưởng Số phiếu đánh giá (170 phiếu) Tỷ lệ(%)1 Tri thức 154 90,592 Kỹ năng quản lý điều hành 159 93,533 Tinh thần trách nhiệm trong công việc 127 74,714 Vốn 153 90,005 Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật 113 66,476 Liên kết SX và tiêu thụ SP 109 64,127 Tiếp cận thị trường và xúc tiến thương mại 109 64,128 Chính sách hỗ trợ của nhà nước 91 53,539 Hiệu quả kinh tế xã hội 82 48,24136Phụ lục 1.10: NGUYÊN NHÂN CỦA HẠN CHẾNguyên nhân HTX hoạt động yếu kém Số phiếu đánh giá( 170 phiếu) Tỷ lệ(%)1. Năng lực nội tại, điều kiện triển khai các hoạt động của HTX chưađáp ứng nhu cầu phát triển. 170 100,02. HTX còn lúng túng, thiếu định hướng hoạt động, lợi ích mang lạicho xã viên ít và không đáp ứng được nhu cầu của xã viên, thiếu gắnbó với HTX. 170 100,03. Đội ngũ cán bộ quản lý HTX cũng còn nhiều yếu kém và bất cập;chưa được đào tạo và bồi dưỡng kiến thức về quản trị kinh doanh. 168,2 98,94. Tâm lý ỷ lại, dựa dẫm trong HTX còn lớn 72,1 42,45. UBND xã chưa làm tốt trách nhiệm của mình trong quản lý Nhànước đối với kinh tế tập thể (KTTT) 38,8 22,86. Cán bộ, đảng viên và nhân dân chưa được học Luật HTX 2012 75,8 44,67. Nhận thức của cán bộ, đảng viên về bản chất và mô hình HTX kiểumới chưa đầy đủ; xã viên hiểu không đúng về HTX kiểu mới 109,0 64,18. Nhiều cấp ủy đảng và chính quyền chưa đề cao ý thức trách nhiệmphát triển KTTT; bộ máy quản lý nhà nước về KTTT vừa thiếu, vừayếu 92,4 54,39. Hệ thống chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển HTX ban hànhchậm, tổ chức thực hiện còn yếu. 55,4 32,6137

- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Bình luận