Luận văn ThS: Quản lý ngân sách cấp huyện của thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh

400 1

Miễn phí

Tải về máy để xem đầy đủ hơn, bản xem trước là bản PDF

Tags: #luận án tiến sĩ#luận văn#tiểu luận#đồ án

Mô tả chi tiết

1. Mở đầu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Có rất nhiều việc cần phải làm trong việc quản lý NS cấp huyện tại thành phố Uông Bí. Xuất phát từ những yêu cầu thực tế trên, tác giả quan tâm và muốn đi sâu nghiên cứu vấn đề này. Vì vậy, tác giả đã chọn đề tài “Quản lý ngân sách cấp huyện của thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh” làm đối tượng nghiên cứu với mục đích góp phần hoàn thiện công tác quản lý NS cấp huyện của Thành phố Uông Bí nói riêng và NSNN nói chung. 

1.2 Tình hình nghiên cứu

Luận văn “Quản lý Ngân sách cấp huyện của thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh” đƣợc nghiên cứu và lấy số liệu tại Phòng tài chính - Kế hoạch, Ủy ban nhân dân Thành phố Uông Bí. Luận văn cũng đưa ra nhiều đề xuất có thể áp dụng vào thực tiễn của NSNN nói chung và ngân sách cấp huyện của Thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh nói riêng. Vì vậy, đề tài không trùng lặp với các công trình nghiên cứu trước đây.

1.3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình quản lý NS cấp huyện của Thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, tác giả đề xuất các giải pháp có căn cứ khoa học và phù hợp với thực tiễn để tăng cường công tác quản lý NS cấp huyện của thành phố Uông Bí góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Thành phố.

Nhiệm vụ nghiên cứu:

Hệ thống hóa một số vấn đề cơ bản về quản lý NS cấp huyện.

Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý NS cấp huyện của Thành phố Uông Bí giai đoạn từ năm 2011 đến nay.

Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cƣờng công tác quản lý NS cấp huyện của Thành phố Uông Bí trong giai đoạn tiếp theo.

1.4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Tập trung vào công tác quản lý NSNN cấp huyện từ khâu lập dự toán, quản lý thu chi NS, quyết toán NS cho đến thanh kiểm tra, giám sát thu chi NS để tìm ra các giải pháp hoàn thiện khâu quản lý thu, chi NSNN cấp huyện của thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.

Không gian: Để đưa ra những giải pháp mang tính khả thi và có ý nghĩa thực tiễn trong việc nâng cao hiệu quả quản lý NS cấp huyện của Thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu là nghiên cứu một cách hệ thống các khoản thu - chi phạm vi Thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.

Thời gian: Nghiên cứu đánh giá công tác quản lý NS cấp huyện của Thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn từ năm 2011 đến nay. 

1.5 Phương pháp nghiên cứu đề tài

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng xuyên suốt trong đề tài là phương pháp duy vật biện chứng.

1.6 Đóng góp mới của luận văn

Phân tích thực trạng quản lý thu, chi ngân sách cấp huyện của Thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn từ năm 2011 đến nay, làm rõ những mặt tích cực cũng như hạn chế của công tác quản lý thu, chi NS cấp huyện Thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.

Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý NS cấp huyện của Thành phố Uông Bí trong giai đoạn tiếp theo.

2. Nội dung

2.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý ngân sách cấp huyện

Ngân sách Nhà nước và vai trò của NSNN

Quản lý ngân sách nhà nước

Kinh nghiệm quản lý NS cấp huyện ở một số địa phương

2.2 Thực trạng công tác quản lý ngân sách cấp huyện của Thành phố Uông Bí giai đoạn từ năm 2011 đến nay

Giới thiệu chung về Thành phố Uông Bí

Thực trạng quản lý Ngân sách cấp huyện của Thành phố Uông Bí

 Đánh giá chung về công tác quản lý ngân sách của Thành phố Uông Bí

2.3 Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp huyện của thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn tiếp theo

Phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh

Định hướng hoàn thiện công tác quản lý NSNN cấp huyện của Thành phố Uông Bí đến năm 2016 và tầm nhìn đến năm 2030

Một số giải pháp tăng cường quản lý NSNN cấp huyện của Thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh

Một số kiến nghị

3. Kết luận

Luận văn cao học với đề tài: "Quản lý ngân sách cấp huyện của thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh" đã đạt được những kết quả sau: Hệ thống hóa được một số vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu đó là: khái niệm NSNN, NSĐP; vai trò của NSNN, NSĐP; các căn cứ và nội dung quản lý NSĐP; các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý NSĐP, kinh nghiệm quản lý NSĐP của một số địa phương ở Việt Nam. Luận văn đã sử dụng các phương pháp phân tích một cách khoa học, phong phú, toàn diện, cập nhật qua phương pháp tiếp cận hệ thống và thống kê tổng hợp. Đưa ra những đánh giá sát thực về thực trạng công tác quản lý NS cấp huyện trên địa bàn Thành phố Uông Bí những kết quả đạt được, những mặt yếu kém cần khắc phục, hoàn thiện.

4. Tài liệu tham khảo

Hoàng Anh (2006), Các quy định mới về quản lý thu chi ngân sách mua sắm và sử dụng tài sản Nhà nước trong các đơn vị hành chính sự nghiệp, Nxb Tài chính, Hà Nội.

Bộ Tài chính (2003), Thông tư số 60/2003/BTC ngày 23/6/2003 về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn, Nxb Tài chính, Hà Nội

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- PHẠM HẢI HÀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH CẤP HUYỆN CỦA THÀNH PHỐ UÔNG BÍ, TỈNH QUẢNG NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Hà Nội – Năm 2015ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- PHẠM HẢI HÀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH CẤP HUYỆN CỦA THÀNH PHỐ UÔNG BÍ, TỈNH QUẢNG NINH Chuyên ngành : Quản lý kinh tế Mã số : 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PSG.TS TRỊNH THỊ HOA MAI XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CHẤM LUẬN VĂN PGS.TS Trịnh Thị Hoa Mai PGS.TS Phí Mạnh Hồng Hà Nội – Năm 2015MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................................i DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................................ ii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ .................................................................................... iii PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài. ......................................................................................................... 1 2. Tình hình nghiên cứu. ............................................................................................................. 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. ......................................................................................... 4 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu. ............................................................................................. 5 5. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài............................................................................................... 5 6. Đóng góp mới của luận văn .................................................................................................... 6 7. Kết cấu của luận văn ............................................................................................................... 6 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH CẤP HUYỆN ...................................................................................................................................... 7 1.1. Ngân sách Nhà nƣớc và vai trò của NSNN ......................................................................... 7 1.1.1. Khái niệm NSNN .............................................................................................................. 7 1.1.2. Hệ thống NSNN ................................................................................................................ 8 1.1.3. Vai trò của NSNN ........................................................................................................... 12 1.2. Quản lý NSNN ................................................................................................................... 14 1.2.1. Khái niệm ........................................................................................................................ 14 1.2.2. Nguyên tắc cơ bản về quản lý NSNN ............................................................................. 14 1.2.3. Nội dung của quản lý NS cấp huyện ............................................................................... 16 1.3. Kinh nghiệm quản lý NS cấp huyện ở một số địa phƣơng ................................................ 25 1.3.1. Thực tiễn quản lý NS cấp huyện ở một số địa phƣơng ................................................... 251.3.2. Một số bài học kinh nghiệm ........................................................................................... 30 CHƢƠNG 2: CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH CẤP HUYỆN CỦA THÀNH PHỐ UÔNG BÍ GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2011 ĐẾN NAY ............................................................... 32 2.1. Giới thiệu chung về Thành phố Uông Bí ........................................................................... 32 2.1.1. Vị trí địa lý Thành phố Uông Bí ..................................................................................... 32 2.1.2. Đặc điểm kinh tế Thành phố Uông Bí ............................................................................ 34 2.2. Thực trạng quản lý Ngân sách cấp huyện của Thành phố Uông Bí .................................. 36 2.2.1. Bộ máy tổ chức quản lý .................................................................................................. 36 2.2.2. Công tác lập dự toán NS ................................................................................................. 42 2.2.3. Công tác quản lý thu chi NS ........................................................................................... 42 2.2.4. Công tác quyết toán Ngân sách ....................................................................................... 73 2.2.5. Thanh kiểm tra, giám sát thu chi NS .............................................................................. 73 2.3. Đánh giá chung về công tác quản lý ngân sách của Thành phố Uông Bí ................................. 75 2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc .................................................................................................. 75 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân ...................................................................................... 78 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH CẤP HUYỆN CỦA THÀNH PHỐ UÔNG BÍ, TỈNH QUẢNG NINH TRONG GIAI ĐOẠN TIẾP THEO ........................................................................................................ 87 3.1. Phƣơng hƣớng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh .......................................................................................................................................... 87 3.1.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 – 2020 ............................................................ 87 3.1.2. Định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Uông Bí giai đoạn 2016 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 ............................................................................................................. 89 3.2. Định hƣớng hoàn thiện công tác quản lý NSNN cấp huyện của Thành phố Uông Bí đến năm 2016 và tầm nhìn đến năm 2030 ................................................................................ 893.3. Một số giải pháp tăng cƣờng quản lý NSNN cấp huyện của Thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh ............................................................................................................................... 90 3.3.1. Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý ngân sách cấp huyện .............................................. 90 3.3.2. Nâng cao chất lƣợng công tác lập dự toán NSNN .......................................................... 92 3.3.3. Đổi mới công tác quản lý thu chi NS .............................................................................. 93 3.3.4. Chú trọng chất lƣợng công tác quyết toán NSNN ........................................................ 100 3.3.5. Tăng cƣờng công tác thanh tra tài chính và kiểm soát chi NSNN ................................ 101 3.4. Một số kiến nghị .............................................................................................................. 103 3.4.1. Về phân cấp nguồn thu ................................................................................................. 103 3.4.2. Về phân cấp nhiệm vụ chi ............................................................................................. 103 3.4.3. Hoàn thiện định mức phân bổ ngân sách ...................................................................... 105 KẾT LUẬN ............................................................................................................................. 106 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 108i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 CSHT Cơ sở hạ tầng O DNTN Doanh nghiệp tƣ nhân P HĐND Hội đồng nhân dân Q NQa Ngoài quốc doanh R NS Ngân sách S NSĐP Ngân sách địa phƣơng T NSNN Ngân sách Nhà nƣớc U TNDN Thuế thu nhập doanh nghiệp V UBND Uỷ ban nhân dân 10 XDCB Xây dựng cơ bảnii DANH MỤC CÁC BẢNG STT Bảng Nội dung Trang 1 Bảng 2.1. Thu - chi ngân sách năm 2007 - 2013 35 2 Bảng 2.2K Thu ngân sách Thành phố Uông Bí năm 2011 45 3 Bảng 2.3. Thu ngân sách Thành phố Uông Bí năm 2012 47 4 Bảng 2.4. Thu ngân sách Thành phố Uông Bí năm 2013 50 5 Bảng 2.5. Tổng hợp thu ngân sách Thành phố Uông Bí giai đoạn 2011 - 2013 53 6 Bảng 2.6K Chi ngân sách Thành phố Uông Bí năm 2011 58 7 Bảng 2.7. Chi ngân sách Thành phố Uông Bí năm 2012 61 8 Bảng 2.8. Chi ngân sách Thành phố Uông Bí năm 2013 64 9 Bảng 2.9. Tổng hợp chi ngân sách Thành phố Uông Bí giai đoạn 2011 - 2013 66 10 Bảng 2.10. Cân đối quyết toán ngân sách địa phƣơng năm 2011 - 2013 70 11 Bảng 2.11. Tình hình thực hiện kế hoạch thu của phƣờng Phƣơng Nam qua 2 năm 2011, 2012 80 12 Bảng 2.12. Tình trạng nợ thuế năm 2012 của các đơn vị trên địa bàn thành phố Uông Bí 83 13 Bảng 2.13. Một số công trình chƣa thanh toán hết 84 14 Bảng 2.14. Tình trạng chi sai nội dung của một số đơn vị trên địa bàn thành phố Uông Bí 84iii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ STT Hình Nội dung Trang 1 Sơ đồ 1.1. Cơ cấu hệ thống Ngân sách Nhà Nƣớc. 8 2 Sơ đồ 2.1. Bộ máy tổ chức Phòng Tài chính - Kế hoạch 42 3 Hình 2.1. Cân đối thu – chi ngân sách năm 2011 – 2013 72 4 Hình 3.1. Hiệu quả đạt đƣợc khi thực hiện các biện pháp đổi mới thu chi NS 1021 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Song song với tiến trình phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nƣớc (NSNN) là một trong những công cụ quan trọng với tính chất là nội lực cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Sự tồn tại và phát triển của một Nhà nƣớc luôn luôn cần thiết phải có nguồn lực tài chính đảm bảo cho hoạt động chi tiêu thƣờng xuyên, chi đầu tƣ xây dựng cơ bản của những tổ chức, cơ quan, đơn vị thuộc bộ máy quản lý Nhà nƣớc. Để đáp ứng nguồn kinh phí đó Nhà nƣớc phải tạo ra các nguồn thu để đảm bảo, đó là các nguồn thu từ các loại thuế và các nguồn khác. Tất cả quá trình thu nộp và sử dụng nguồn kinh phí đó của Nhà nƣớc đều phải đƣợc phản ánh qua NSNN. NSNN là một khâu quan trọng trong điều tiết kinh tế vĩ mô. Ngân sách (NS) huyện, xã là một bộ phận cấu thành NSNN và là công cụ để chính quyền cấp huyện, xã thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong quá trình quản lý kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng. Luật NSNN năm 2002 là cơ sở pháp lý cơ bản để tổ chức quản lý NSNN nói chung và NS cấp huyện, xã nói riêng nhằm phục vụ cho công cuộc đổi mới đất nƣớc. Song thực tế hiện nay những yếu tố, điều kiện tiền đề chƣa đƣợc tạo lập đồng bộ, làm cho quá trình quản lý NS các cấp đạt hiệu quả còn thấp, chƣa đáp ứng đƣợc hết yêu cầu mà Luật NS đặt ra. Quản lý ngân sách cấp huyện là hoạt động quản lý thu chi của Nhà nƣớc trong một giai đoạn nhất định với mục tiêu thực hiện tốt các khoản thu và phân bổ dự toán các khoản chi hiệu quả. Ngày 20/3/1996 Luật ngân sách đã thông qua và có hiệu lực thi hành vào ngày 01/01/1997 quy định vai trò, căn cứ phân bổ và xây dựng dự toán NS các cấp, các ngành trong hệ thống quản lý NSNN. Nâng cao tính chủ động và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc quản lý và sử dụng NSNN, củng cố kỷ luật tài chính, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả NS và tài sản của Nhà nƣớc. Thực tế tại thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, công tác quản lý NS cấp huyện còn nhiều bất cập, việc lập, chấp hành và quyết toán NS cấp huyện đã thực2 hiện tốt, tuy nhiên cũng còn chậm, chƣa đổi mới; tình trạng quản lý thu, chi vẫn còn thất thoát do chƣa bao quát hết các nguồn thu và khoản chi, chƣa có quan điểm xử lý rõ ràng về các khoản chi sai qui định của Nhà nƣớc hoặc chƣa tập trung đúng mức về quản lý chi NS; công tác quyết toán là khâu rất quan trọng, nhƣng chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, chƣa làm đủ sổ sách; đội ngũ cán bộ quản lý NS còn hạn chế về chuyên môn, chậm đổi mới nên dẫn đến nhiều sai sót trong quản lý… Nhƣ vậy, có rất nhiều việc cần phải làm trong việc quản lý NS cấp huyện tại thành phố Uông Bí. Xuất phát từ những yêu cầu thực tế trên, tác giả quan tâm và muốn đi sâu nghiên cứu vấn đề này. Vì vậy, tác giả đã chọn đề tài “Quản lý ngân sách cấp huyện của thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh” làm đối tƣợng nghiên cứu với mục đích góp phần hoàn thiện công tác quản lý NS cấp huyện của Thành phố Uông Bí nói riêng và NSNN nói chung. 2. Tình hình nghiên cứu. Hiện nay, ở nƣớc ta và trên thế giới có nhiều công trình nghiên cứu liên quan vấn đề quản lý NSNN. Mỗi công trình nghiên cứu đều có mục đích, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu và cách tiếp cận riêng về NSNN. Có thể nêu một số công trình nghiên cứu tiêu biểu đƣợc công bố sau: 2.1. Các công trình nghiên cứu vấn đề quản lý NSNN - Lƣơng Ngọc Tuyền (2005), Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên của NSNN qua Kho bạc Nhà nước; Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài tập trung phân tích công tác kiểm soát chi NSNN qua kho bạc đối với chi thƣờng xuyên. Vấn đề kiểm soát những khoản chi lớn qua kho bạc nhƣ chi xây dựng cơ bản, sắm trang thiết bị, xe ... chƣa đƣợc đề cập đến. - Nguyễn Minh Phong (2013), Nâng cao hiệu quả đầu tư công từ NSNN, Tạp chí Tài chính số 5 - 2013. Bài viết phân tích thực trạng phân cấp quản lý đầu tƣ công, đồng thời đƣa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tƣ công từ NSNN, nhƣ: Đổi mới định hƣớng3 đầu tƣ công, rà soát và hoàn thiện cơ sở luật pháp về đầu tƣ công, hoàn thiện cơ chế đánh giá hiệu quả và giám sát đầu tƣ công. - Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2013), Đổi mới cơ chế phân bổ và sử dụng NSNN cho hoạt động khoa học xã hội. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, chủ nhiệm đề tài TS. Phạm Văn Vang. Đề tài đi sâu vào nghiên cứu xây dựng cơ sở khoa học cho việc đổi mới cơ chế đầu tƣ, phân bổ, sử dụng và quản lý NSNN cho hoạt động khoa học xã hội dựa trên quan điểm đổi mới theo tƣ tƣởng “Đầu tƣ cho khoa học và công nghệ là đầu tƣ cho phát triển”. Trên cơ sở đó đề xuất một cơ chế đầu tƣ, phân bổ, sử dụng và quản lý có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm của khoa học xã hội, phục vụ sự phát triển đất nƣớc và tiến bộ xã hội, đồng thời phục vụ chính sự phát triển bản thân nền khoa học nƣớc nhà. 2.2. Các công trình nghiên cứu vấn đề quản lý NSĐP - Nguyễn Văn Ngọc (2012), Quản lý và sử dụng kinh phí NSĐP tại các cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp trên địa bàn Lâm Đồng; Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế. Đề tài đi sâu vào nghiên cứu những vấn đề chung quản lý sử dụng ngân sách nhà nƣớc. Thực trạng quản lý và sử dụng NSĐP tại Cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp ở tỉnh Lâm Đồng trong những năm qua. Tăng cƣờng các biện pháp quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách địa phƣơng tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. - Nguyễn Văn Nhứt (2004), Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và điều hành NSNN ở cấp chính quyền cơ sở tại Việt Nam. Đề tài nêu những vấn đề về nâng cao hiệu quả quản lý và điều hành NSNN ở cấp chính quyền cơ sở. Thực trạng quản lý và điều hành NSNN ở cấp chính quyền này và giải pháp nâng cao hiệu quả của việc quản lý, điều hành NS. Ngoài ra còn hàng loạt các sách tham khảo, các bài viết đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành. Đây là các công trình nghiên cứu có giá trị tham khảo rất tốt về lý luận và thực tiễn.4 Ở các công trình khoa học trên, vấn đề nâng cao hiệu quả quản lý NSNN đã đƣợc nhiều tác giả đề cập, tuy nhiên mỗi đề tài có một cách tiếp cận và nội dung nghiên cứu khác nhau. Do mục đích và yêu cầu khác nhau mà các nghiên cứu trên chỉ tập trung phân tích, đánh giá và đƣa ra các kiến nghị, đề xuất cho từng lĩnh vực cụ thể và gần nhƣ không thể áp dụng các giải pháp đó cho bất kì địa phƣơng nào. Luận văn “Quản lý Ngân sách cấp huyện của thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh” đƣợc nghiên cứu và lấy số liệu tại Phòng tài chính - Kế hoạch, Ủy ban nhân dân Thành phố Uông Bí. Luận văn cũng đƣa ra nhiều đề xuất có thể áp dụng vào thực tiễn của NSNN nói chung và ngân sách cấp huyện của Thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh nói riêng. Vì vậy, đề tài không trùng lặp với các công trình nghiên cứu trƣớc đây. Các nội dung nêu trên để trả lời cho câu hỏi: 1.Thực trạng công tác quản lý ngân sách cấp huyện của thành phố Uống Bí trong những năm gần đây nhƣ thế nào? Các vấn đề mà thành phố gặp phải? Nguyên nhân của những hạn chế trong quản lý NS? 2. Làm thế nào để tăng cƣờng công tác quản lý NS cấp huyện của Thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh? 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình quản lý NS cấp huyện của Thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, tác giả đề xuất các giải pháp có căn cứ khoa học và phù hợp với thực tiễn để tăng cƣờng công tác quản lý NS cấp huyện của thành phố Uông Bí góp phần thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế của Thành phố. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa một số vấn đề cơ bản về quản lý NS cấp huyện. - Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý NS cấp huyện của Thành phố Uông Bí giai đoạn từ năm 2011 đến nay. - Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cƣờng công tác quản lý NS cấp huyện của Thành phố Uông Bí trong giai đoạn tiếp theo.5 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu. 4.1. Đối tượng nghiên cứu Tập trung vào công tác quản lý NSNN cấp huyện từ khâu lập dự toán, quản lý thu chi NS, quyết toán NS cho đến thanh kiểm tra, giám sát thu chi NS để tìm ra các giải pháp hoàn thiện khâu quản lý thu, chi NSNN cấp huyện của thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Không gian: Để đƣa ra những giải pháp mang tính khả thi và có ý nghĩa thực tiễn trong việc nâng cao hiệu quả quản lý NS cấp huyện của Thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu là nghiên cứu một cách hệ thống các khoản thu - chi phạm vi Thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Thời gian: Nghiên cứu đánh giá công tác quản lý NS cấp huyện của Thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn từ năm 2011 đến nay. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài. Phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng xuyên suốt trong đề tài là phƣơng pháp duy vật biện chứng. Dựa vào phƣơng pháp này, các khoản thu, chi NSNN đƣợc xem nhƣ một hệ thống luôn biến đổi, vận động và do đó cần đƣợc quan tâm đổi mới. Đồng thời, còn sử dụng phƣơng pháp quy nạp, phân tích tổng hợp, thống kê, so sánh dựa trên lý thuyết quản lý nhà nƣớc về quản lý kinh tế, kinh tế học vĩ mô, vi mô, kinh tế ngành nhƣ: Lý thuyết tài chính - tiền tệ, Ngân hàng, Thuế, Kho bạc, Thống kê kinh tế,… Thu thập các nguồn số liệu sơ cấp qua việc trực tiếp thu thập từ các đơn vị thụ hƣởng NS cấp huyện đã thực hiện khoán biên chế và kinh phí. Một số nguồn thứ cấp từ các báo cáo quyết toán NS trình HĐND tỉnh Quảng Ninh và Thành phố Uông Bí các năm 2011, 2012, 2013 và các tài liệu lý luận liên quan đến NSNN và quản lý NSNN. Bên cạnh đó, luận văn cũng vận dụng kết quả nghiên cứu của các công trình có liên quan để làm rõ hơn các cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài.6 6. Đóng góp mới của luận văn Thứ nhất: Phân tích thực trạng quản lý thu, chi ngân sách cấp huyện của Thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn từ năm 2011 đến nay, làm rõ những mặt tích cực cũng nhƣ hạn chế của công tác quản lý thu, chi NS cấp huyện Thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Thứ hai: Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý NS cấp huyện của Thành phố Uông Bí trong giai đoạn tiếp theo. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, bố cục luận văn gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý ngân sách cấp huyện Chƣơng 2: Thực trạng công tác quản lý ngân sách cấp huyện của Thành phố Uông Bí giai đoạn từ năm 2011 đến nay. Chƣơng 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp huyện của thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn tiếp theo.7 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH CẤP HUYỆN 1.1. Ngân sách Nhà nƣớc và vai trò của NSNN 1.1.1. Khái niệm NSNN NSNN là một phạm trù kinh tế, lịch sử gắn liền với sự hình thành và phát triển của Nhà nƣớc và của hàng hóa, tiền tệ. Nhà nƣớc với tƣ cách là cơ quan quyền lực thực hiện duy trì và phát triển xã hội thƣờng quy định các khoản thu mang tính bắt buộc các đối tƣợng trong xã hội phải đóng góp để đảm bảo chi tiêu cho bộ máy Nhà nƣớc, quân đội, cảnh sát, giáo dục. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển của các chế độ xã hội, nhiều khái niệm về NSNN đã đƣợc đề cập theo các góc độ khác nhau. NSNN là một văn kiện lập pháp hay một đạo luật chứa đựng hay có kèm theo một bảng kê khai các khoản thu chi dự liệu cho một thời gian nào đó, là một khuôn mẫu mà các cơ quan lập pháp, hành pháp cùng các cơ quan hành chính phụ thuộc phải tuân theo [32]. NSNN là kế hoạch thu chi tài chính hàng năm của Nhà nƣớc đƣợc xét duyệt theo trình tự pháp định [24]. NSNN là bản dự toán (bản ghi) cân đối hàng năm về thu, chi cho các cơ quan chính quyền Nhà nƣớc [11]. Về hình thức, các khái niệm này có sự khác nhau nhất định, tuy nhiên, chúng đều phản ánh về các kế hoạch, dự toán thu, chi của Nhà nƣớc trong một thời gian nhất định với hình thái biểu hiện là quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nƣớc và Nhà nƣớc sử dụng quỹ tiền tệ tập trung đó để trang trải cho các chi tiêu gồm: chi cho hoạt động của bộ máy Nhà nƣớc, chi cho an ninh quốc phòng, chi cho an sinh xã hội... Trong thực tiễn hoạt động NSNN là hoạt động thu (tạo thu) và chi tiêu (sử dụng) quỹ tiền tệ của Nhà nƣớc, làm cho nguồn tài chính vận động giữa một bên là Nhà nƣớc với một bên là các chủ thể kinh tế, xã hội trong quá trình phân phối tổng sản phẩm quốc dân dƣới hình thức giá trị. Đằng sau các hoạt động thu chi đó chứa đựng các mối quan hệ kinh tế giữa Nhà nƣớc với các chủ thể khác. Nói cách khác,8 NSNN phản ánh mối quan hệ kinh tế giữa Nhà nƣớc với các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế - xã hội và trong phân phối tổng sản phẩm xã hội. Thông qua việc tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nƣớc, chuyển dịch một bộ phận thu nhập bằng tiền của các chủ thể thành thu nhập của Nhà nƣớc và Nhà nƣớc chuyển dịch thu nhập đó đến các chủ thể đƣợc thụ hƣởng nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nƣớc. Ở Việt Nam, NSNN đƣợc quy định trong Luật Ngân sách Nhà nƣớc nhƣ sau: "NSNN là toàn bộ các khoản thu chi của Nhà nƣớc đã đƣợc cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền quyết định và đƣợc thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Nhà nƣớc" [24]. 1.1.2. Hệ thống NSNN Hệ thống NSNN là tổng thể các cấp NS gắn bó hữu cơ với nhau, có mối quan hệ ràng buộc chặt chẽ với nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thu chi của từng cấp NS. Cơ cấu NSNN đƣợc mô tả theo sơ đồ sau: Sơ đồ 1.1. Cơ cấu hệ thống Ngân sách Nhà Nước. Tổ chức hệ thống NSNN luôn gắn liền với việc tổ chức bộ máy Nhà nƣớc Ngân sách cấp xã, phƣờng, thị trấn ( gọi chung là cấp xã) 1JkQViFKQKjQmßF 1JkQ ViFK7UXQJlkQJ 1JkQViFKF©S7ÍQK 1JkQViFKF©S4X±QKX\ËQWKÏ[m (gọi chung là cấp huyện) 1JkQViFKÿÏDSKmkQJ9 và vai trò, vị trí bộ máy đó trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội của đất nƣớc, trên cơ sở hiến pháp, mỗi cấp chính quyền có một cấp NS riêng, cung cấp phƣơng tiện vật chất cho cấp chính quyền đó thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình trên vùng lãnh thổ. Việc hình thành hệ thống chính quyền Nhà nƣớc các cấp là một tất yếu khách quan nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nƣớc trên mọi vùng của đất nƣớc. Sự ra đời của hệ thống chính quyền Nhà nƣớc là tiền đề để tổ chức hệ thống NSNN nhiều cấp. NSNN bao gồm NS Trung ƣơng và ngân sách địa phƣơng (NSĐP). NSĐP bao gồm NS của đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. NSĐP là thực hiện cân đối các khoản thu và các khoản chi của Nhà nƣớc tại địa phƣơng, cùng NS Trung ƣơng thực hiện vai trò của NSNN, điều tiết vĩ mô nền kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội. Thông qua việc huy động các khoản thuế theo pháp luật và sử dụng các nguồn quỹ NS, thực hiện phân bổ chi tiêu, NSĐP góp phần điều chỉnh cơ cấu kinh tế của địa phƣơng, định hƣớng đầu tƣ, sản xuất kinh doanh trên địa bàn, vùng lãnh thổ. Theo quy định của Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân hiện hành NSĐP bao gồm: NS tỉnh, NS huyện và NS xã. Trong đó, NS huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là NS huyện) là một bộ phận của NSĐP; dự toán thu, chi NS huyện đƣợc lập theo phân cấp của cơ quan có thẩm quyền đảm bảo điều kiện vật chất cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của bộ máy Nhà nƣớc ở cấp huyện bao gồm nhiệm vụ của cấp huyện và nhiệm vụ điều hành kinh tế xã hội của địa phƣơng do huyện quản lý. Theo đó, chính quyền cấp huyện phải chấp hành các quy định của hiến pháp, pháp luật và sáng tạo trong việc khai thác các thế mạnh trên địa bàn huyện để tăng nguồn thu, bảo đảm chi và thực hiện cân đối NS của cấp huyện. Nguồn thu, nhiệm vụ chi của NS cấp huyện theo quy định của Luật Ngân sách nhƣ sau: Nguồn thu của Ngân sách cấp huyện gồm: - Các khoản thu Ngân sách huyện hƣởng 100%:10 + Thuế nhà đất; + Thuế tài nguyên, không kể tài nguyên thu từ dầu, khí; + Thuế môn bài; + Thuế sử dụng đất nông nghiệp; + Tiền sử dụng đất; + Tiền cho thuê đất; + Tiền cho thuê và tiền bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nƣớc; + Lệ phí trƣớc bạ; + Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết; + Thu hồi vốn Ngân sách địa phƣơng tại các tổ chức kinh tế, thu từ quỹ dự trữ tài chính của địa phƣơng, thu nhập từ vốn góp của địa phƣơng; + Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc tế, các tổ chức khác, các cá nhân ở nƣớc ngoài trực tiếp cho địa phƣơng; + Các khoản phí, lệ phí thu từ các hoạt động sự nghiệp và các khoản thu khác nộp vào NSĐP theo quy định của pháp luật; + Thu từ quỹ đất công ích và thu hoa lợi công sản khác; + Huy động từ các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật; + Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nƣớc; + Thu kết dƣ NS cấp huyện theo quy định tại điều 63 của Luật NSNN; + Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật; - Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa NS Trung ƣơng và NSĐP theo quy định tại Khoản 2 Điều 30 của Luật NSNN: Thuế giá trị gia tăng (không kể thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu); thuế thu nhập doanh nghiệp (không kể thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị hạch toán ngành); thuế thu nhập cá nhân; thuế chuyển lợi nhuận ra nƣớc ngoài (không kể thuế chuyển lợi nhuận ra nƣớc ngoài từ lĩnh vực dầu khí); thuế tiêu thụ đặc biệt từ hàng hóa, dịch vụ trong nƣớc, phí xăng, dầu. - Thu bổ sung từ Ngân sách tỉnh. - Thu từ huy động đầu tƣ xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo quy11 định tại Khoản 3 Điều 8 của Luật Ngân sách. Nhiệm vụ chi của NS cấp huyện gồm: - Chi đầu tƣ phát triển: đầu tƣ xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội do địa phƣơng quản lý; đầu tƣ và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của Nhà nƣớc theo quy định của pháp luật; các khoản chi khác theo quy định của pháp luật. - Chi thƣờng xuyên gồm: + Các hoạt động sự nghiệp kinh tế: Sự nghiệp giao thông: Duy tu, bảo dƣỡng và sửa chữa cầu đƣờng và các công trình giao thông khác, lập biển báo và các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông trên các tuyến đƣờng; Sự nghiệp nông nghiệp, thủy lợi, ngƣ nghiệp, lâm nghiệp, duy tu, bảo dƣỡng các tuyến đê, các công trình thủy lợi, các trạm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngƣ nghiệp, công tác khuyến lâm, khuyến lâm, khuyến nông, khuyến ngƣ, khoanh nuôi, bảo vệ phòng chống cháy rừng, bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Sự nghiệp thị chính: Duy tu bảo dƣỡng hệ thống đèn chiếu sáng vỉa hè, hệ thống cấp thoát nƣớc, giao thông nội thị, công viên và các sự nghiệp thị chính khác; Đo đạc, lập bản đồ và lƣu giữ hồ sơ địa chính và các hoạt động địa chính khác; Điều tra cơ bản; Các hoạt động về sự nghiệp môi trƣờng; Các sự nghiệp kinh tế khác. + Chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo, y tế, xã hội, văn hóa thông tin văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi trƣờng, các hoạt động sự nghiệp khác do địa phƣơng quản lý, quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội (phần giao cho địa phƣơng); hoạt động của các cơ quan Nhà nƣớc, cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phƣơng; hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở địa phƣơng theo quy định của pháp luật; thực hiện các chính sách xã hội đối với các đối tƣợng do địa phƣơng quản lý; chƣơng trình quốc gia do Chính phủ giao cho địa phƣơng quản lý; trợ giá theo chính sách của Nhà nƣớc; các khoản chi khác theo quy định của pháp luật. - Chi trả nợ gốc và lãi các khoản tiền huy động cho đầu tƣ quy định tại12 Khoản 3 Điều 8 Luật Ngân sách. - Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính của cấp tỉnh. - Chi bổ sung cho NS cấp dƣới. - Chi chuyển nguồn NSĐP năm trƣớc sang NSĐP năm sau. 1.1.3. Vai trò của NSNN Có những thời điểm Nhà nƣớc thƣờng điều hành kinh tế bằng mệnh lệnh hành chính và bỏ qua các quy luật kinh tế cơ bản. Sự can thiệp đó không làm cho kinh tế của quốc gia phát triển đƣợc và hậu quả là nền kinh tế trì trệ, tệ quan liêu xa rời thực tế phát triển, trật tự xã hội không ổn định. Sự can thiệp của Nhà nƣớc tại các quốc gia hiện nay là tôn trọng các quy luật kinh tế cơ bản, các quy luật thị trƣờng, sử dụng triệt để các công cụ, chính sách tài chính tiền tệ và các công cụ khác để tác động vào nền kinh tế và thúc đẩy kinh tế phát triển, trong các công cụ trên, công cụ đặc biệt quan trọng luôn đƣợc sử dụng là NSNN. NSNN có vai trò huy động nguồn tài chính để đảm bảo các chi tiêu của Nhà nƣớc, giúp Nhà nƣớc có đủ sức mạnh để làm chủ và điều tiết thị trƣờng, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế; NSNN là công cụ có tác động mạnh mẽ đến công cuộc đổi mới của một quốc gia, đƣa quốc gia đó nhanh chóng tiến tới các mục tiêu đã hoạch định, thể hiện nhƣ sau: 1.1.3.1. Về kinh tế NSNN giữ vai trò điều chỉnh nền kinh tế phát triển cân đối giữa các ngành, các vùng, lãnh thổ, hạn chế những khuyết tật của cơ chế thị trƣờng chống độc quyền, chống liên kết nâng giá hoặc cạnh tranh không bình đẳng làm tổn hại chung đến nền kinh tế. NSNN còn giành một phần khác đầu tƣ cho các doanh nghiệp công ích, doanh nghiệp cần thiết cho dân sinh; NSNN đã đảm bảo nguồn kinh phí hợp lý để đầu tƣ cho xây dựng cơ sở kết cấu hạ tầng, tạo môi trƣờng và điều kiện thuận lợi cho sự hình thành các doanh nghiệp thuộc các ngành then chốt, các tập đoàn kinh tế, các Tổng công ty, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác ra đời và phát triển. Các chính sách thuế cũng là một công cụ sắc bén để định hƣớng đầu tƣ nó có tác dụng kiềm chế hoặc kích thích sản xuất kinh doanh, xuất khẩu hay nhập khẩu, có13 tác động đến tổng cung, tổng cầu của kinh tế và điều tiết nền kinh tế theo định hƣớng của Nhà nƣớc. 1.1.3.2. Về xã hội Kinh phí của NSNN đƣợc cấp phát cho tất cả các lĩnh vực điều chỉnh của Nhà nƣớc. Khối lƣợng và kết quả quản lý, sử dụng nguồn kinh phí này cũng quyết định mức độ thành công của các chính sách xã hội. Trong giải quyết các vấn đề xã hội, Nhà nƣớc cũng sử dụng công cụ thuế để điều chỉnh, các loại thuế trực thu và gián thu ngoài mục đích trên cũng có tác dụng hƣớng dẫn tiêu dùng hợp lý. Kinh phí của NSNN đƣợc chi cho các sự nghiệp quan trọng của Nhà nƣớc nhƣ sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp văn hóa, sự nghiệp giáo dục - đào tạo, sự nghiệp khoa học... về hình thức là chi tiêu dùng nhƣng thực chất là đầu tƣ lâu dài đảm bảo cho xã hội phát triển trong tƣơng lai, ngang tầm của yêu cầu hội nhập và phát triển, vì vậy NSNN có vai trò đối với xã hội rất lớn. Nhƣ vậy, NSNN là công cụ rất quan trọng để tác động vào nền kinh tế nhằm thực hiện mục tiêu tăng trƣởng và công bằng xã hội, là hình thức cơ bản để hình thành và sử dụng có kế hoạch quỹ tiền tệ tập trung nhằm mở rộng sản xuất theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa và thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân. NS đƣợc dùng để khuyến khích sử dụng hợp lý tài nguyên trong tất cả các thành phần kinh tế, các ngành sản xuất xã hội, phát huy mặt tích cực của cơ chế thị trƣờng. NSNN đƣợc sử dụng không chỉ nhằm đảm bảo sự tăng trƣởng về của cải vật chất mà còn cả sự phát triển về mặt văn hóa - xã hội. 1.1.3.3. Về thị trường NSNN có vai trò quan trọng trong việc thực hiện điều tiết thị trƣờng, bình ổn giá cả và hạn chế lạm phát. Chính việc sử dụng nguồn quỹ tài chính, những chính sách chi tiêu tài chính trong từng thời điểm giúp cho việc hạn chế lƣợng tiền mặt lƣu thông góp phần kiềm chế lạm phát. Để điều tiết thị trƣờng, bình ổn giá cả Nhà nƣớc thƣờng sử dụng các biện pháp: tạo lập các quỹ dự trữ về hàng hóa và tài chính tạo lập và sử dụng quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm …14 1.2. Quản lý NSNN 1.2.1. Khái niệm Quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý đến đối tƣợng quản lý bằng một hệ thống phƣơng pháp nhằm thay đổi trạng thái của đối tƣợng quản lý, tiếp cận đến mục tiêu cuối cùng phục vụ cho lợi ích của con ngƣời, quản lý là hoạt động có mục đích của chủ thể tuân theo những nguyên tắc nhất định và là quá trình thực hiện đồng thời hàng loạt các chức năng liên kết hữu cơ với nhau từ dự đoán - kế hoạch hóa - tổ chức thực hiện - động viên phối hợp - điều chỉnh - hạch toán - kiểm tra. Quản lý NSNN là việc sử dụng những công cụ, biện pháp tổng hợp để tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ NSNN và thực hiện phân phối, sử dụng nguồn quỹ đó một cách hợp lý, có hiệu quả nhằm thoả mãn các nhu cầu của Nhà nƣớc và đạt đƣợc những mục tiêu kinh tế, xã hội. Quản lý NS phải đƣợc thực hiện ở tất cả các khâu của chu trình NS (từ Lập dự toán NS - Chấp hành NS - Quyết toán NS); phải đảm bảo tính thống nhất trong thực hiện và quản lý thu, chi NS trong hệ thống NS các cấp; phải đảm bảo tính cân đối của NS; phải quản lý rành mạch, công khai để mọi đối tƣợng biết trong suốt chu trình NS và phải đƣợc áp dụng cho tất cả các cơ quan tham gia vào chu trình NS (cả ở cơ quan quản lý và cơ quan, đối tƣợng thụ hƣởng), tạo tiền đề cho mọi đối tƣợng có thể nhìn nhận đƣợc hiệu quả các chƣơng trình hành động của Chính quyền địa phƣơng trên cơ sở các chính sách tài chính quốc gia. 1.2.2. Nguyên tắc cơ bản về quản lý NSNN Theo qui định của Luật NSNN, quản lý NSNN nói chung và NSĐP nói riêng cần tuân thủ các nguyên tắc sau: 1.2.2.1. Nguyên tắc đầy đủ, trọn vẹn Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của quản lý NSNN. Nội dung của nguyên tắc này là: Mọi khoản thu, chi phải đƣợc ghi đầy đủ vào kế hoạch NSNN, mọi khoản chi phải đƣợc vào sổ và quyết toán rành mạch. Chỉ có kế hoạch NS đầy đủ, trọn vẹn mới phản ánh đúng mục đích chính sách và đảm15 bảo tính minh bạch của các tài khoản thu, chi. Nguyên tắc quản lý này nghiêm cấm các cấp, các tổ chức nhà nƣớc lập và sử dụng quỹ đen. Điều này có ý nghĩa rằng mọi khoản thu chi của NSNN đều phải đƣa vào kế hoạch NS để Quốc hội phê chuẩn, nếu không việc phê chuẩn NS của Quốc hội sẽ không có căn cứ đầy đủ, không có giá trị. 1.2.2.2. Nguyên tắc thống nhất trong quản lý NSNN Nguyên tắc thống nhất trong quản lý NSNN bắt nguồn từ yêu cầu tăng cƣờng sức mạnh vật chất của Nhà nƣớc. Biểu hiện cụ thể sức mạnh vật chất của Nhà nƣớc là thông qua hoạt động thu - chi của NSNN. Nguyên tắc thống nhất trong quản lý NSNN nƣớc đƣợc thể hiện: Mọi khoản thu - chi của NSNN phải tuân thủ theo những quy định của Luật NSNN, phải đƣợc dự toán hàng năm và đƣợc cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. - Tất cả các khâu trong chu trình NSNN khi triển khai thực hiện phải đặt dƣới sự kiểm tra giám sát của cơ quan quyền lực, ở Trung ƣơng là Quốc hội, ở địa phƣơng là Hội đồng nhân dân. - Hoạt động NSNN đòi hỏi phải có sự thống nhất với hoạt động kinh tế, xã hội của quốc gia. Hoạt động kinh tế, xã hội của quốc gia là nền tảng của hoạt động NSNN. Hoạt động NSNN phục vụ cho hoạt động kinh tế, xã hội, đồng thời là hoạt động mang tính chất kiểm chứng đối với hoạt động kinh tế, xã hội. 1.2.2.3. Nguyên tắc cân đối Ngân sách NSNN đƣợc lập và thu - chi NS phải đƣợc cân đối. Nguyên tắc này đòi hỏi các khoản chi chỉ đƣợc phép thực hiện khi đó có đủ các nguồn thu bù đắp. Uỷ ban nhân dân và Hội đồng nhân dân luôn cố gắng để đảm bảo cân đối nguồn NSNN bằng cách đƣa ra các quyết định liên quan tới các khoản chi để thảo luận và cắt giảm những khoản chi chƣa thực sự cần thiết, đồng thời nỗ lực khai thác mọi nguồn thu hợp lý mà nền kinh tế có khả năng đáp ứng.16 1.2.2.4. Nguyên tắc công khai hóa NSNN Về mặt chính sách, thu - chi NSNN là một chƣơng trình hoạt động của Chính phủ đƣợc cụ thể hoá bằng số liệu. NSNN phải đƣợc quản lý rành mạch, công khai để mọi ngƣời dân có thể biết nếu họ quan tâm. Nguyên tắc công khai của NSNN đƣợc thể hiện trong suốt chu trình và phải đƣợc áp dụng cho tất cả các cơ quan tham gia vào chu trình NSNN. 1.2.2.5. Nguyên tắc rõ ràng, trung thực, chính xác Nguyên tắc này là cơ sở, tạo tiền đề cho mỗi ngƣời dân có thể nhìn nhận đƣợc chƣơng trình hoạt động của Chính quyền địa phƣơng và chƣơng trình này phải đƣợc phản ánh ở việc thực hiện chính sách tài chính địa phƣơng. Nguyên tắc này đòi hỏi NSNN đƣợc xây dựng rành mạch, có hệ thống; Các dự toán thu, chi phải đƣợc tính toán một cách chính xác và phải đƣa vào kế hoạch NS; Không đƣợc che đậy và bào chữa đối với tất cả các khoản thu, chi NSNN; Không đƣợc phép lập quỹ đen, NS phụ. 1.2.3. Nội dung của quản lý NS cấp huyện Quản lý NS cấp huyện là quá trình quản lý hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình tạo lập, phân bổ và sử dụng quỹ tiền tệ của chính quyền Nhà nƣớc cấp huyện; quản lý các khoản thu, chi của huyện đã dự toán bởi Ủy ban Nhân dân huyện giao và đƣợc thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của cấp trên giao và Hội đồng nhân dân huyện đề ra. Quản lý NS đƣợc thực hiện theo một chu trình có ba khâu: lập NS, thực hiện NS và quyết toán NS. Trong một năm NS, đồng thời có cả ba khâu đó, chấp hành NS của chu trình hiện tại, quyết toán NS của chu trình trƣớc và lập NS của chu trình sau. Quản lý NS cấp huyện cũng tuân thủ chu trình NS trên bao gồm: 1.2.3.1. Lập dự toán NS cấp huyện Mục tiêu cơ bản của việc lập dự toán NS là nhằm tính toán đúng đắn NS trong kỳ kế hoạch, có căn cứ khoa học và căn cứ thực tiễn các chỉ tiêu thu, chi của NS trong kỳ kế hoạch. - Yêu cầu trong quá trình lập NS cấp huyện phải đảm bảo:17 + Kế hoạch NS phải bám sát kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội và có tác động tích cực đối với việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội: Kế hoạch NS chỉ mang tính hiện thực khi nó bám sát kế hoạch phát triển, xã hội, có tác động tích cực đến thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, cũng chính là thực hiện kế hoạch NS. + Kế hoạch NS phải đảm bảo thực hiện đầy đủ và đúng đắn các quan điểm của chính sách tài chính địa phƣơng trong thời kỳ và yêu cầu của Luật Ngân sách Nhà nƣớc. Hoạt động NS là nội dung cơ bản của chính sách tài chính. Do vậy, lập NS phải thể hiện đƣợc đầy đủ và đúng đắn các quan điểm chủ yếu của chính sách tài chính địa phƣơng nhƣ: Trật tự và cơ cấu động viên các nguồn thu, thứ tự và cơ cấu bố trí các nội dung chi tiêu. Bên cạnh đó, NS hoạt động luôn phải tuân thủ các yêu cầu của Luật NSNN, nên ngay từ khâu lập NS cũng phải thể hiện đầy đủ các yêu cầu của Luật Ngân sách nhà nƣớc nhƣ: Xác định phạm vi, mức độ của nội dung các khoản thu, chi phân định thu, chi giữa các cấp NS, cân đối NS. - Căn cứ lập NS cấp huyện: + Nhiệm vụ phát triển Kinh tế - Văn hoá - Xã hội đảm bảo quốc phòng, an ninh của Đảng và Chính quyền địa phƣơng trong năm kế hoạch và những năm tiếp theo. + Lập NS phải dựa trên kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của địa phƣơng trong năm kế hoạch. Kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội là cơ sở, căn cứ để đảm bảo các nguồn thu cho NS. Đồng thời, cũng là nơi sử dụng các khoản chi tiêu của NS. + Lập NS phải tính đến các kết quả phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch NS của các năm trƣớc, đặc biệt là của năm báo cáo. + Lập NS phải dựa trên các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn định mức cụ thể về thu, chi tài chính nhà nƣớc. Lập NS là xây dựng các chỉ tiêu thu chi cho năm kế hoạch, các chỉ tiêu đó chỉ có thể đƣợc xây dựng sát, đúng, ngoài dựa vào căn cứ nói trên phải đặc biệt tuân thủ theo các chế độ, tiêu chuẩn, định mức thu chi tài chính nhà nƣớc thông qua hệ thống pháp luật (đặc biệt là hệ thống18 các Luật thuế) và các văn bản pháp lý khác của Nhà nƣớc. - Qui trình lập dự toán NSĐP đƣợc thực hiện qua ba giai đoạn nhƣ sau: + Giai đoạn 1: hƣớng dẫn lập dự toán NS và thông báo số kiểm tra: trƣớc ngày 31/5 Thủ tƣớng Chính phủ ban hành chỉ thị về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm sau; Trƣớc ngày 10/6 Bộ Tài chính ban hành Thông tƣ hƣớng dẫn lập dự toán NSNN và thông báo số kiểm tra về dự toán NSNN cho các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở TW và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng; UBND cấp tỉnh tiếp tục hƣớng dẫn và thông báo số kiểm tra về dự toán NS cho các đơn vị trực thuộc và UBND cấp huyện; UBND cấp huyện tiếp tục hƣớng dẫn và thông báo số kiểm tra về dự toán NS cho các đơn vị trực thuộc và UBND các xã, thị trấn. + Giai đoạn 2: Lập và thảo luận dự toán Ngân sách: Các đơn vị trên cơ sở các văn bản hƣớng dẫn và số kiểm tra tiến hành lập dự toán thu, chi NS trong phạm vi nhiệm vụ đƣợc giao, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp. Đơn vị dự toán cấp I xem xét, tổng hợp, lập dự toán tổng thể báo cáo cơ quan tài chính, kế hoạch và đầu tƣ cùng cấp trƣớc ngày 20/7 kèm theo bản thuyết minh chi tiết căn cứ tính toán từng khoản thu, chi; Cơ quan Tài chính các cấp tổ chức làm việc để thảo luận về dự toán NS với các cơ quan, đơn vị cùng cấp và UBND, cơ quan tài chính cấp dƣới (đối với năm đầu của thời kỳ ổn định NS); cơ quan, đơn vị cấp trên phải tổ chức làm việc để thảo luận về dự toán với các đơn vị dự toán NS trực thuộc trong quá trình lập dự toán. + Giai đoạn 3: Quyết định phân bổ, giao dự toán NSNN: Quốc hội quyết định dự toán NSNN, phân bổ NS Trung ƣơng (TW) năm sau trƣớc ngày 15/11 năm trƣớc; Trƣớc ngày 20/11 căn cứ vào các nghị quyết của Quốc hội, Bộ Tài chính trình Thủ tƣớng Chính phủ giao nhiệm vụ thu, chi NS cho từng lĩnh vực, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan Trung ƣơng theo từng lĩnh vực, nhiệm vụ thu, chi, tỷ lệ % phân chia các khoản thu giữa NSTW và NSĐP; Trƣớc ngày 10/12 HĐND cấp tỉnh quyết định dự toán NSĐP, phƣơng án phân bổ dự toán NS cấp tỉnh và mức bổ sung từ NS cấp tỉnh cho NS cấp dƣới. HĐND cấp dƣới19 quyết định dự toán NSĐP, phân bổ NS năm sau của cấp mình chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày HĐND cấp trên trực tiếp quyết định dự toán và phân bổ NS. Căn cứ Nghị quyết của HĐND cấp tỉnh, sở Tài chính trình UBND cấp tỉnh quyết định giao nhiệm vụ thu, chi NS cho từng cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh; nhiệm vụ thu, chi, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa NSTW và NSĐP và giữa NS các cấp chính quyền địa phƣơng; mức bổ sung từ NS tỉnh cho từng huyện. Sau khi nhận đƣợc quyết định giao nhiệm vụ thu, chi NS của UBND cấp trên, UBND huyện trình HĐND cùng cấp quyết định dự toán NSĐP và phƣơng án phân bổ dự toán NS cấp mình, đảm bảo dự toán NS cấp xã đƣợc quyết định trƣớc ngày 31/12 năm trƣớc. 1.2.3.2. Chấp hành NSNN - Chấp hành thu NS: Theo Luật Ngân sách Nhà nƣớc, chấp hành thu NS có nội dung nhƣ sau: + Chỉ có cơ quan tài chính, cơ quan thuế, cơ quan hải quan và cơ quan khác đƣợc giao nhiệm vụ thu NS (gọi chung là cơ quan thu) đƣợc tổ chức thu NS. + Cơ quan thu có nhiệm vụ, quyền hạn nhƣ sau: Phối hợp với các cơ quan nhà nƣớc hữu quan tổ chức thu đúng pháp luật; chịu sự chỉ đạo, kiểm tra của Uỷ ban nhân dân và sự giám sát của Hội đồng nhân dân về công tác thu NS tại địa phƣơng; Phối hợp với Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên tuyên truyền, vận động tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ nộp NS theo quy định của Luật Ngân sách và các quy định khác của Pháp luật. + Cơ quan thu các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra các tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ nộp NS phải nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản nộp vào NS. - C h ấ p h à n h c h i N S : Phân bổ và giao dự toán chi NS, kiểm soát chi, điều chỉnh dự toán NSNN. Sau khi Uỷ ban nhân dân giao dự toán NS, các đơn vị dự toán cấp I tiến hành phân bổ và giao dự toán chi NS cho các đơn vị sử dụng NS trực thuộc theo các nguyên tắc đƣợc quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 44 của Nghị định số20 60/2003/NĐ - CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ. Dự toán chi thƣờng xuyên giao cho đơn vị sử dụng NS đƣợc phân bổ theo từng loại của nhiệm vụ chi và ngành kinh tế. + Nội dung cơ bản của chi thƣờng xuyên NS huyện (xét theo lĩnh vực chi): Chi cho các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, văn hoá xã hội; Chi cho các hoạt động sự nghiệp kinh tế của Nhà nƣớc; Chi cho hoạt động hành chính nhà nƣớc; Chi cho Quốc phòng - an ninh và trật tự an toàn xã hội; Chi khác. Nguyên tắc quản lý chi thƣờng xuyên của NS huyện bao gồm: Nguyên tắc quản lý theo dự toán; Nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả; Nguyên tắc chi trực tiếp qua Kho bạc nhà nƣớc. + Nội dung cơ bản của chi đầu tƣ phát triển: Trên nguyên tắc quản lý cấp phát thanh toán vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản nhƣ cấp phát vốn trên cơ sở thực hiện nghiêm chỉnh trình tự đầu tƣ và xây dựng, đảm bảo đầy đủ các tài liệu thiết kế, dự toán; Việc cấp phát thanh toán vốn đầu tƣ và xây dựng cơ bản phải đảm bảo đúng mục đích, đúng kế hoạch; Cấp phát vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản chỉ đƣợc thực hiện theo đúng mức độ thực tế hoàn thành kế hoạch, trong phạm vi dự toán đƣợc duyệt; Việc cấp phát vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản đƣợc thực hiện bằng hai phƣơng pháp cấp phát không hoàn trả và có hoàn trả; Cấp phát thanh toán vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản phải thực hiện giám đốc bằng đồng tiền với việc sử dụng vốn đúng mục đích có hiệu quả vốn đầu tƣ. Chi NS chỉ đƣợc thực hiện khi có đủ các điều kiện: đã có trong dự toán NS đƣợc giao; đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền qui định; đã đƣợc thủ trƣởng đơn vị sử dụng NS hoặc ngƣời đƣợc ủy quyền quyết định chi; trƣờng hợp sử dụng vốn, kinh phí NS để đầu tƣ XDCB, mua sắm trang thiết bị, phƣơng tiện làm việc và các công việc khác phải qua đấu thầu hoặc thẩm định giá thì phải tổ chức đấu thầu hoặc thẩm định giá theo qui định của pháp luật. Trong quá trình chấp hành NS, khi có sự thay đổi về thu, chi, chủ tịch Uỷ ban nhân dân Thành phố thực hiện nhƣ sau:21 - Nếu tăng thu hoặc tiết kiệm chi so với dự toán đƣợc duyệt thì số tăng thu hoặt tiết kiệm chi đƣợc dựng để giảm bội chi, tăng chi trả nợ hoặc để bổ sung quỹ dự trữ tài chính, hoặc chi một số khoản cần thiết khác, nhƣng không cho phép chi về quỹ tiền lƣơng, trừ trƣờng hợp đặc biệt đƣợc cấp có thẩm quyền cho phép. - Nếu giảm thu so với dự toán thì phải sắp xếp lại để giảm một số khoản chi tƣơng ứng; Nếu có nhu cầu chi đột xuất ngoài dự toán nhƣng không thể trì hoãn đƣợc mà nguồn dự phòng không đủ đáp ứng thì phải sắp xếp lại các khoản chi; Khi thực hiện việc tăng, giảm thu chi, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phải báo cáo Hội đồng nhân dân cung cấp vào kỳ họp gần nhất. Quản lý các khoản chi là hƣớng tới mục tiêu đảm bảo yêu cầu tiết kiệm và hiệu quả, các cơ quan thẩm quyền và chuyên môn của địa phƣơng phải luôn coi tiết kiệm và hiệu quả là tiêu thức cơ bản khi xác lập các biện pháp quản lý, từ đó quản lý chặt chẽ từ các đối tƣợng sử dụng n g â n s ách, đối tƣợng thụ hƣởng NS, quản lý có hiệu quả các khâu xây dựng dự toán, xây dựng tiêu chuẩn, định mức, chấp hành và quyết toán NS, thƣờng xuyên phân tích đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm, trên cơ sở đó đổi mới cơ cấu chi, các biện pháp quản lý chi. 1.2.3.3. Quyết toán NS Quyết toán NS là khâu cuối cùng trong chu trình quản lý NS. Thông qua quyết toán NS có thể cho ta thấy bức tranh toàn cảnh về hoạt động kinh tế - xã hội của Nhà nƣớc trong từng thời gian, hình dung đƣợc hoạt động NS với tƣ cách là công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nƣớc. Từ đó rút ra những kinh nghiệm cần thiết trong việc điều hành NS. Yêu cầu của quyết toán NS là đảm bảo tính chính xác, trung thực và kịp thời. * Theo Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ, quyết toán Ngân sách phải đảm bảo các nguyên tắc sau: - Số liệu quyết toán Ngân sách: + Số quyết toán NS là số thu đã đƣợc thực nộp hoặc hạch toán thu NS qua Kho bạc Nhà nƣớc. + Số quyết toán chi NS là số chi đã thực thanh toán hoặc đã hạch toán22 chi theo quy định tại Điều 62 của Luật NSNN và các khoản chi chuyển nguồn sang năm sau để chi tiếp theo quy định tại Khoản 2 Điều 66 của Nghị định này. - NS cấp dƣới không đƣợc quyết toán các khoản kinh phí uỷ quyền của NS cấp trên vào báo cáo quyết toán NS cấp mình. Cuối năm, cơ quan Tài chính đƣợc uỷ quyền lập báo cáo quyết toán kinh phí uỷ quyền theo quy định gửi cơ quan Tài chính uỷ quyền và cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực cấp uỷ quyền. - Kho bạc nhà nƣớc các cấp có trách nhiệm tổng hợp số liệu quyết toán gửi cơ quan Tài chính cùng cấp để cơ quan Tài chính lập báo cáo quyết toán. Kho bạc nhà nƣớc xác nhận số liệu thu, chi NS trên báo cáo quyết toán của NS các cấp, đơn vị sử dụng NS. * Quyết toán vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản: Hết năm kế hoạch, chủ đầu tƣ lập báo cáo quyết toán vốn đầu tƣ năm theo biểu mẫu quy định trong chế độ kế toán áp dụng cho đơn vị chủ đầu tƣ. Nội dung báo cáo quyết toán vốn đầu tƣ hoàn thành: Nguồn vốn đầu tƣ thực hiện dự án đến ngày khoá sổ lập báo cáo quyết toán; Chi phí đầu tƣ đề nghị quyết toán, chi tiết theo cơ cấu xây lắp, thiết bị, chi phí khác, chi tiết theo từng hạng mục, khoản mục chi phí đầu tƣ; Xác định chi phí đầu tƣ thiệt hại không tính vào giá trị tài sản hình thành qua đầu tƣ. * Quyết toán các khoản chi thƣờng xuyên: - Yêu cầu: Phải lập đầy đủ các loại báo cáo tài chính và gửi kịp thời các loại báo cáo đi đến các cơ quan có thẩm quyền; Số liệu trong báo cáo quyết toán phải đảm bảo tính trung thực, chính xác; Báo cáo quyết toán năm của các đơn vị dự toán các cấp và của NS các cấp chính quyền trƣớc khi trình cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền phê chuẩn phải có sự xác nhận của Kho bạc nhà nƣớc đồng cấp; Báo cáo quyết toán của các đơn vị dự toán không đƣợc để xảy ra tình trạng quyết toán chi lớn hơn thu; Cơ quan kiểm toán nhà nƣớc thực hiện kế hoạch kiểm toán, xác định tính đúng đắn, hợp pháp của báo cáo quyết toán NSNN các cấp, cơ quan đơn vị có liên quan theo quy định của pháp luật. - Hồ sơ: Đối với đơn vị dự toán (hay còn gọi là đơn vị sử dụng NS)23 cuối mỗi kỳ báo cáo các đơn vị dự toán phải lập các loại báo cáo quyết toán nhƣ sau: Bảng cân đối tài khoản; Tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng; Chi tiết kinh phí hoạt động đề nghị quyết toán; Bảng đối chiếu hạn mức kinh phí - Phụ biểu F02-3H; báo cáo tình hình tăng, giảm tài sản cố định- Mẫu B03-H; Báo cáo kết quả hoạt động sự nghiệp có thu - Mẫu B04 - H; Thuyết minh báo cáo tài chính - Mẫu B05-H. Xét duyệt, phê chuẩn quyết toán NS huyện: - Trình tự lập, gửi, xét duyệt và thẩm định quyết toán năm của các đơn vị dự toán đƣợc quy đinh nhƣ sau: + Đơn vị dự toán cấp IV lập báo cáo quyết toán theo chế độ quy định và gửi đơn vị dự toán cấp trên. + Đơn vị dự toán cấp trên xét duyệt quyết toán và thông báo kết quả xét duyệt cho các đơn vị cấp dƣới trực thuộc. Các đơn vị dự toán cấp trên là đơn vị dự toán cấp I, phải tổng hợp và lập báo cáo quyết toán năm của đơn vị mình và báo cáo quyết toán của các đơn vị dự toán cấp dƣới trực thuộc, gửi cơ quan tài chính cùng cấp. + Cơ quan Tài chính cấp huyện thẩm định quyết toán năm của các đơn vị dự toán cấp huyện, xử lý theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý sai phạm trong quyết toán của đơn vị dự toán cấp huyện, ra thông báo thẩm định quyết toán gửi đơn vị dự toán cấp huyện. Trƣờng hợp đơn vị dự toán cấp I đồng thời là đơn vị sử dụng NS, cơ quan tài chính duyệt quyết toán và thông báo kết quả xét duyệt quyết toán cho đơn vị dự toán cấp I. - Trình tự lập, gửi, thẩm định quyết toán thu, chi NS hàng năm của NS cấp huyện đƣợc quy định nhƣ sau: + Mẫu, biểu báo cáo quyết toán năm của NSNN nói chung và NS huyện nói riêng thực hiện theo chế độ kế toán Nhà nƣớc và các văn bản hƣớng dẫn của Bộ Tài chính. + Ban Tài chính xã, phƣờng lập quyết toán thu, chi NS cấp xã trình Uỷ ban nhân dân xã, phƣờng xem xét gửi phòng Tài chính cấp huyện; Đồng thời Uỷ24 ban nhân dân xã trình Hội đồng nhân dân xã phê chuẩn. Sau khi đƣợc Hội đồng nhân dân xã phê chuẩn, Uỷ ban nhân dân xã báo cáo bổ sung, quyết toán NS gửi phòng Tài chính cấp huyện. + Phòng Tài chính cấp huyện thẩm định quyết toán thu, chi NS xã, phƣờng; Lập quyết toán thu chi NS cấp huyện; Tổng hợp, lập báo cáo quyết toán thu NSNN trên địa bàn huyện, thành phố, thị xã và quyết toán thu, chi NS huyện (Bao gồm quyết toán thu, chi NS cấp huyện và quyết toán thu, chi NS cấp xã) trình Uỷ ban nhân dân đồng cấp xem xét gửi sở Tài chính; Đồng thời Uỷ ban nhân dân cấp huyện trình Hội đồng nhân dân cấp huyện phê chuẩn. Sau khi đƣợc Hội đồng nhân dân cấp huyện phê chuẩn, Uỷ ban nhân dân báo cáo bổ sung, quyết toán NS gửi sở Tài chính. - Nội dung duyệt quyết toán năm đối với đơn vị dự toán: Xét duyệt từng khoản thu, chi phát sinh tại đơn vị, các khoản thu phải đúng pháp luật, pháp lệnh thuế, pháp lệnh phí, lệ phí và các chế độ thu khác của Nhà nƣớc; Các khoản chi phải đảm bảo các điều kiện chi quy định, thu chi phải hạch toán theo đúng chế độ kế toán, đúng mục lục NSNN, đúng niên độ NS; Chứng từ thu, chi phải hợp pháp. Sổ sách và báo cáo quyết toán phải khớp với chứng từ và khớp với số liệu của Kho bạc Nhà nƣớc. 1.2.3.4. Công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán NS Kiểm tra, thanh tra, kiểm toán là một trong những nội dung quan trọng của công tác quản lý NS. Nó đảm bảo cho việc thực hiện NS đúng pháp luật, đảm bảo việc sử dụng nguồn lực đóng góp của nhân dân theo đúng mục tiêu đề ra, tránh những hậu quả xấu đè nặng lên ngƣời dân, ngƣời chịu thuế. Công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán NS đƣợc thực hiện bởi nhiều cơ quan. Trong đó, chịu trách nhiệm chính và trƣớc hết là thủ trƣởng các đơn vị dự toán phải thƣờng xuyên tự kiểm tra đối chiếu với chính sách chế độ về quản lý NS để đảm bảo việc thu, chi đúng chính sách, chế độ qui định. Các Bộ, các đơn vị dự toán cấp trên chịu trách nhiệm kiểm tra việc chấp hành các chế độ thu, chi và quản lý NS, quản lý tài sản nhà nƣớc của các đơn vị trực thuộc và hƣớng dẫn các đơn vị này thực hiện việc kiểm tra trong đơn vị mình. Cơ quan tài chính, cơ quan thu NS,25 cơ quan Kho bạc Nhà nƣớc có trách nhiệm tổ chức thực hiện chế độ kiểm tra thƣờng xuyên, định kỳ đối với các đơn vị, cá nhân có nghĩa vụ thu nộp NS, đơn vị sử dụng NS các cấp. Thanh tra tài chính có nhiệm vụ thanh tra việc chấp hành thu, chi và quản lý NS, quản lý tài sản Nhà nƣớc của các tổ chức và cá nhân. Kiểm toán nhà nƣớc có nhiệm vụ xác định tính đúng dắn, hợp pháp của báo cáo quyết toán NS các cấp và các đơn vị dự toán. Kết quả kiểm toán đƣợc báo cáo trƣớc Chính phủ, Quốc hội và thực hiện trƣớc khi Quốc hội, HĐND phê chuẩn quyết toán NS. 1.3. Kinh nghiệm quản lý NS cấp huyện ở một số địa phƣơng 1.3.1. Thực tiễn quản lý NS cấp huyện ở một số địa phƣơng * Huyện Bắc Sơn – Lạng Sơn: Trong những năm qua, UBND huyện đã tập trung chỉ đạo các phòng, ban, ngành thực hiện dự toán NS bám sát mục tiêu và Nghị quyết của huyện ủy, HĐND huyện cũng nhƣ chỉ đạo của UBND về công tác quản lý thu, chi NS. Kết quả thu NSNN trên địa bàn đạt khá và toàn diện trên các lĩnh vực. Đặc biệt là thu thuế ngoài quốc doanh, thuế nhà đất và tiền thuê đất để đạt kết quả cao, UBND huyện chỉ đạo các phòng, ban phối hợp với Chi cục Thuế chủ động thực hiện các biện pháp tăng cƣờng thu, chống thất thu, dƣ đọng. Công tác quản lý nguồn vốn có tính chất đầu tƣ XDCB đƣợc quan tâm, thực hiện, tạo điều kiện thúc đẩy việc dải ngân đối với công trình. Nhiều công trình đƣợc bàn giao và đƣa vào sử dụng nhƣ: Trƣờng học, Trung tâm thể dục thể thao, Nhà văn hóa, Trụ sở và Ủy ban các xã, đƣờng ngõ xóm phục vụ đời sống nhân dân. Năm 2013 thu trên địa bàn huyện 429.741 triệu đồng đạt 188% dự toán tỉnh giao, tăng so với cùng kỳ năm trƣớc 88,4%. Để hoàn thành dự toán thu đƣợc giao hàng năm. UBND huyện đã đề ra cơ chế điều hành ngân sách, ra sức chỉ đạo quyết liệt các cấp các ngành từ huyện đến cơ sở, củng cố lực lƣợng thu, tìm ra các giải pháp khai thác hết nguồn thu vào ngân sách. Trƣớc hết là tập trung quản lý chặt các26 hộ kinh doanh cá thể, đƣa vào sổ bộ thuế để quản lý thu; thực hiện theo dõi quản lý chặt các doanh nghiệp tƣ nhân, công ty cổ phần, đảm bảo thu đúng thu đủ thuế môn bài, thuế VAT, thuế TNDN, nhất là tập trung thất thu trên khâu lƣu thông và tập trung lực lƣợng quản lý thu đối với các hộ, doanh nghiệp thu mua thuốc lá của nông dân theo thời vụ, thuế XDCB tƣ nhân, các loại phí, thuế tài nguyên trong khai thác lâm sản, khai thác mỏ các loại; thực hiện chống buôn lậu và gian lận thƣơng mại trên địa bàn. Khuyến khích và tạo các điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế đầu tƣ vào phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn, từ đó tăng thu NS. Để có vốn cho xây dựng các cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Một mặt tranh thủ sự giúp đỡ của Tỉnh và các bộ, ngành TW; mặt khác huyện đã thực hiện quy hoạch và bán đấu giá quyền sử dụng đất để xây dựng phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội. Với những cách đi đó, nên hàng năm tổng vốn đầu tƣ phát triển trên địa bàn tăng (năm 2012 đạt trên 375 tỷ đồng) đã góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trƣởng của địa phƣơng, nâng cao đời sống của nhân dân. Chi năm 2013 thực hiện 417.084 triệu đồng, đạt 66,6% tỉnh giao, tăng 42,7% so với cùng kỳ năm trƣớc. Huyện luôn chỉ đạo quyết liệt trong việc cân đối NS, điều hành chi một cách tích cực; chỉ đạo, giám sát các đơn vị thụ hƣởng NS huyện phải bám sát vào dự toán chi đƣợc giao để tổ chức quản lý và chi tiêu chặt chẽ, đúng tiêu chuẩn, chế độ, định mức, tiết kiệm và có hiệu quả. Để đảm bảo quản lý chặt chẽ công tác chi, huyện đã yêu cầu các đơn vị thụ hƣởng NS phải lập lại dự toán chi theo quý, có chia theo tháng chi tiết để có căn cứ cấp phát sát đúng với tình hình hoạt động thực tế của mỗi đơn vị. Trong quá trình chấp hành NS tăng cƣờng kiểm tra, kiểm soát chi từ khâu chi thƣờng xuyên đến chi cho mua sắm và sửa chữa tài sản cơ quan; thẩm định quyết toán các công trình xây dựng cơ bản hoàn thành chặt chẽ; qua đó đã giảm trừ hoặc xuất toán những khoản chi sai, chi vƣợt chế độ quản lý tài chính hiện hành của nhà nƣớc. Tuy nhiên trong công tác quản lý chi NS còn lỏng lẻo, khả năng kiểm soát chi qua kho bạc nhà nƣớc còn chƣa cao dẫn đến một số khoản chi không đúng đối27 tƣợng, nhiệm vụ đƣợc giao. Các nguồn chi sự nghiệp kinh tế tuy bƣớc đầu đã đƣợc cải thiện đáng kể nhƣng còn nhỏ, công tác thực hiện dự án, phê duyệt quyết toán các dự án còn chƣa kịp thời cho nên một số công trình đã hoàn thành nhƣng chƣa có hồ sơ hoàn công. Công tác tuyên truyền phổ biến các chính sách pháp luật về thuế chƣa sâu rộng và thƣờng xuyên, cán bộ làm công tác tuyên truyền và khả năng hƣớng dẫn, truyền đạt còn hạn chế, chƣa giải thích, làm cho các đối tƣợng nộp thuế thấy rõ quyền lợi và nghĩa vụ nộp thuế. Đội ngũ cán bộ thuế còn yếu cả về năng lực, một số còn thiếu tình thần trách nhiệm, chƣa nắm chắc địa bàn, nắm chắc tình hình biến động của các hộ SXKD. Việc tham mƣu cho chi cục thuế điều chỉnh thuế định kỳ cho phù hợp với tình hình thực tế SXKD chƣa kịp thời, gây thất thu về thuế. Công tác kiểm tra các đối tƣợng nộp thuế chƣa thƣờng xuyên, liên tục nhằm giúp đỡ, phát hiện sai sót, uốn nắn kịp thời, do vậy tình trạng nợ đọng thuế vẫn còn xảy ra. * Huyện Hoa Lƣ – Ninh Bình: Thực hiện chủ trƣơng của Tổng cục Thuế và sự chỉ đạo của Cục Thuế tỉnh Ninh Bình về thí điểm ủy nhiệm thu thuế cho UBND cấp xã, Chi cục Thuế huyện Hoa Lƣ triển khai tổ chức thực hiện ủy nhiệm thu 10/11 xã, thị trấn của huyện đều hoàn thành và hoàn thành vƣợt mức dự toán đƣợc giao từ 10 - 15%. Công tác phối kết hợp với các ngành chức năng trong công tác triển khai quản lý nguồn thu trên địa bàn tập trung vào một số lĩnh vực nhƣ thu thuế chuyển quyền, thuế trƣớc bạ; thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp của một số ngành nghề. Năm 2013 thu NS trên địa bàn huyện 75.311 triệu đồng đạt 107,9% dự toán tỉnh giao, tăng so với cùng kỳ năm trƣớc 11,7%, trong đó chỉ có 1/10 chỉ tiêu thu chƣa đạt dự toán giao là thu thuế khu vực ngoài quốc doanh. Các ngành, các cấp của huyện đã tập trung chỉ đạo ngay từ những tháng đầu năm đối với công tác thu. Công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật trong đó có chính sách thuế đã đƣợc quan tâm đúng mức. Thƣờng xuyên tăng cƣờng công tác quản lý các nguồn thu phát sinh trên địa bàn, tăng cƣờng công tác kiểm tra đối với hoạt động ngoài quốc doanh, xử lý nghiêm các đối tƣợng vi phạm trong lĩnh vực thuế. Điều tra, nắm bắt kịp thời28 biến động về doanh thu và bổ sung kịp thời vào sổ bộ làm cơ sở quản lý thu. Kiểm tra quyết toán của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh để làm cơ sở thanh toán thuế còn nợ đọng, xử lý nộp NSNN. Chính quyền địa phƣơng đặc biệt quan tâm đến phát triển quỹ đất, thực hiện qui hoạch các khu xen cƣ bán đấu giá quyền sử dụng đất tăng thu cho NSĐP để đầu tƣ cho hạ tầng. Tất cả các xã đều thực hiện niêm yết công khai tại trụ sở UBND, phát trên đài truyền thanh xã về số hộ kinh doanh, mức thuế để dân biết tham gia giám sát bảo đảm đóng góp công bằng, động viên kịp thời những hộ nộp thuế đúng, đủ, nhắc nhở những hộ chấp hành chƣa tốt. Coi đó là tiêu chuẩn thi đua, ghi nhận khen thƣởng danh hiệu đơn vị, thôn, làng, đoàn thể và gia đình văn hóa. Nhờ có dân chủ, công khai mà dân đã phát hiện không ít các hộ kinh doanh buôn bán, vận tải, chủ thầu xây dựng, các hộ chuyển quyền sử dụng đất dây dƣa trốn thuế để xã có biện pháp truy thu đƣợc số thuế đáng kể. Thể hiện sức mạnh của dân khi đƣợc phát động vào cuộc đấu tranh đảm bảo thực hiện công bằng xã hội. Chi NS năm 2013 thực hiện 74.309 triệu đồng, vƣợt 26% dự toán tỉnh giao, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm trƣớc. Công tác quản lý và điều hành NS của các đơn vị, các địa phƣơng trong huyện bám sát dự toán giao, không có phát sinh lớn ngoài dự toán (trừ các nội dung bổ sung từ nguồn dự phòng NS khắc phục hậu quả thiên tai và những vấn đề an sinh xã hội). UBND huyện thƣờng xuyên chỉ đạo các ngành chức năng tăng cƣờng công tác giám sát kiểm tra, kịp thời uốn nắn và xử lý nghiêm túc những trƣờng hợp chi sai, vƣợt chế độ, định mức của chế độ chi tiêu tài chính hiện hành. Tiếp tục thực hiện khoán chi cho 100% các đơn vị thuộc các phòng ban quản lý nhà nƣớc theo Nghị định 130/2005/NĐ-CP của Chính phủ, 100% các đơn vị sự nghiệp thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ đã tạo sự chủ động và gắn trách nhiệm rất cao đối với thủ trƣởng các đơn vị trong việc sắp xếp nội dung chi gắn với nhiệm vụ chuyên môn, do đó chi thƣờng xuyên cho bộ máy đáp ứng kịp thời, sát với dự toán đƣợc giao. Tiếp tục thực29 hiện phân cấp NS xuống các đơn vị trƣờng học để các đơn vị chủ động quản lý và sử dụng NS. Chi đầu tƣ xây dựng cơ bản tập trung cho các công trình thuộc các lĩnh vực y tế, giáo dục và các lĩnh vực an sinh xã hội. Tiếp tục thực hiện phân cấp các công trình đầu tƣ có tổng mức đầu tƣ dƣới 1,5 tỷ đồng xuống cho cấp xã trực tiếp quản lý. Bằng việc mạnh dạn thực hiện phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho các cấp NSĐP của tỉnh Ninh Bình bƣớc đầu đã thu đƣợc những kết quả đáng khích lệ. Kinh tế địa phƣơng tăng trƣởng, ổn định chính trị xã hội. Tuy nhiên công tác quản lý NS của huyện Hoa Lƣ cũng vấp phải những khó khăn, trở ngại đó là về yếu tố con ngƣời chƣa đáp ứng kịp thời công tác. Khối xã còn thiếu cán bộ cho công tác chủ đầu tƣ, khối các đơn vị dự toán còn hạn chế về trình độ quản lý tài chính, định mức chi chƣa đƣợc điều chỉnh cho phù hợp với biến động của thị trƣờng. * Huyện Đức Phổ - Quảng Ngãi: Căn cứ Nghị quyết HĐND huyện giao, Chi cục thuế, Phòng Tài chính - Kế hoạch, các cơ quan liên quan, UBND các xã, thị trấn tổ chức thu, nộp NS từ năm 2011 đến năm 2013, số thu ngân sách năm sau cao hơn năm trƣớc (từ 13% đến 49%) đáp ứng một phần nhu cầu chi tiêu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện . Nguồn thu cân đối ngân sách huyện chủ yếu là thuế công thƣơng nghiệp: thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế môn bài, thu khác NS, thu tiền phạt và thu tịch thu. Những năm qua nguồn thu cũng thay đổi theo định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của huyện qua từng năm. Kết quả tăng thu cân đối chủ yếu từ thu tiền sử dụng đất qua đấu giá đất ở, thu từ thuế. Tăng thu so với dự toán giao hàng năm chủ yếu là tăng thu từ quỹ đất đấu giá, thu thuế thƣờng là không đạt dự toán, đạt từ 98% đến năm 2013 mới đạt 166%, qua đó cho thấy tăng thu của huyện thiếu tính bền vững. Đức Phổ là huyện có nguồn thu thấp, chủ yếu dựa vào nguồn bổ sung cân đối từ ngân sách tỉnh. Thu bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên chủ yếu để đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng, bổ sung để thực hiện cải cách tiền lƣơng và một số nhiệm30 vụ xã hội khác nhƣ: chi công tác đảm bảo xã hội, khắc phục hậu quả thiên tai, trợ giá trợ cƣớc các mặt hàng chính sách, cấp bù thủy lợi phí… Công tác phối hợp giữa cơ quan thuế và các cơ quan có chức năng chƣa chặt chẽ, chƣa có chế tài đủ mạnh để xử lý các đối tƣợng nợ thuế, có nhiều đối tƣợng chây ì, trốn thuế, gây thất thoát nguồn thu. Chi ngân sách huyện, chủ yếu là chi thƣờng xuyên chiếm tỷ trọng lớn từ 80% đến 95% trong tổng chi, nguồn thu ngân sách huyện khá hạn hẹp, phụ thuộc từ các nguồn thu trợ cấp có mục tiêu từ ngân sách tỉnh (chi sự nghiệp đào tạo, bổ sung kinh phí thực hiện cải cách tiền lƣơng, chi đảm bảo an sinh, xã hội…), tăng chi từ các nguồn tăng thu trong năm. Chi ngân sách huyện những năm qua cho thấy chi đầu tƣ phát triển còn rất thấp, nguyên nhân là năng lực chuyên môn của kế toán, chủ đầu tƣ còn yếu, không có hồ sơ thanh toán khối lƣợng hoàn thành. 1.3.2. Một số bài học kinh nghiệm Trên cơ sở nghiên cứu tổng quan về NSNN, NSĐP, sự cần thiết trong tổ chức hệ thống NSNN. Những yêu cầu cơ bản về quản lý thu, chi NS và tổ chức hệ thống NS một số huyện, có thể rút ra một số kinh nghiệm có ý nghĩa tham khảo, vận dụng vào quản lý thu, chi NSĐP của Việt Nam nhƣ sau: Một là, các địa phƣơng khác nhau có quá trình phát triển kinh tế - xã hội khác nhau, có phƣơng thức tạo lập NS khác nhau nhƣng đều rất coi trọng cải cách hành chính trong lĩnh vực quản lý NS gồm: Cơ chế quản lý thu chi cho phù hợp với tiến trình phát triển; cải tiến các qui trình, thủ tục hành chính và tinh giản bộ máy quản lý thu, chi NS ở các cấp; tập trung sử dụng có hiệu quả công cụ quản lý để bồi dƣỡng nguồn thu, khai thác có hiệu quả nguồn thu NS, huy động các nguồn lực trong dân cƣ và các tổ chức trong và ngoài nƣớc cho đầu tƣ phát triển; hƣớng quản lý chi NS theo kết quả đầu ra. Hai là, các địa phƣơng rất coi trọng vai trò công tác phân tích, dự báo kinh tế phục vụ cho việc hoạch địch chính sách kinh tế vĩ mô và các chính sách liên quan đến thu, chi NS nhằm phát triển kinh tế - xã hội một cách toàn diện và vững chắc (vì NSNN và NSĐP liên quan đến nhiều tổ chức; nhiều đối tƣợng;31 chịu tác động của nhiều nhân tố ảnh hƣởng, đặc biệt là các chính sách vĩ mô của nhà nƣớc). Ba là, thống nhất chỉ đạo và mạnh dạn phân cấp quản lý kinh tế; phân cấp quản lý thu, chi NS cho các cấp chính quyền địa phƣơng trên cơ sở thống nhất chính sách, chế độ. Tạo điều kiện cho các địa phƣơng phát huy đƣợc tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo các quy định của pháp luật, thực hiện quản lý tài chính và sử dụng linh hoạt nguồn lực tài chính; thi hành những biện pháp tài chính cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế địa phƣơng. Bốn là, thực hiện các biện pháp quản lí chặt chẽ thu, chi NS trên toàn bộ các khâu của chu trình NS (từ lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán). Qua nghiên cứu kinh nghiệm công tác quản lý NSNN tại một số địa phƣơng ở Việt Nam, xuất phát từ thực tiễn kinh tế - xã hội Thành phố Uông Bí thì việc nghiên cứu và đƣa ra các giải pháp nhằm tăng cƣờng công tác quản lý NSNN đối với cấp huyện là yếu tố thiết thực phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng. Nhờ các cơ chế đặc thù thích hợp, chính quyền địa phƣơng có thể quyết định những vấn đề riêng có của mình, thực hiện các hỗ trợ tài chính cần thiết cho các doanh nghiệp để khuyến khích và điều chỉnh sự phát triển phù hợp với qui hoạch phát triển chung của địa phƣơng. Tuy nhiên, do đặc điểm kinh tế - xã hội, điều kiện tự nhiên, chính sách phát triển trong từng giai đoạn và thể chế chính trị của từng địa phƣơng khác nhau nên công tác quản lý NS ở mỗi địa phƣơng có những đặc thù khác nhau. Do vậy, phải vận dụng một cách hợp lý, phù hợp, tránh dập khuôn, máy móc. Chính vì vậy, để đƣa ra đƣợc các giải pháp tăng cƣờng công tác quản lý ngân sách cấp huyện trên địa bàn Thành phố Uông Bí thì cần thiết phải tiến hành nghiên cứu thực trạng công tác quản lý NS cấp huyện, trên cơ sở phân tích những thành tựu và yếu kém trong công tác quản lý NS cấp huyện của địa phƣơng đề xuất các giải pháp hoàn thiện.32 CHƢƠNG 2: CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH CẤP HUYỆN CỦA THÀNH PHỐ UÔNG BÍ GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2011 ĐẾN NAY 2.1. Giới thiệu chung về Thành phố Uông Bí 2.1.1. Vị trí địa lý Thành phố Uông Bí Thành phố Uông Bí là thành phố miền núi, nằm phía Tây Nam tỉnh Quảng Ninh trên trục đƣờng quốc lộ 18c, cách Hà Nội 120km, cách Hải Phòng 29 km và cách trung tâm tỉnh lỵ hơn 40 km về phía Tây, phía Đông giáp huyện Hoành Bồ, phía Đông Nam giáp với huyện Yên Hƣng, phía Tây giáp huyện Đông Triều, phía Bắc giáp địa phận huyện Sơn Động thuộc tỉnh Bắc Giang, phía Nam là thành phố Hải Phòng qua sông Đá Bạc chẩy ra sông Bạch Đằng. Uông Bí cũng nhƣ một số huyện khác trong tỉnh nằm ở sƣờn phía Đông Nam vòng cung Đông Triều, vị trí này tạo ra cho Uông Bí có một số điều kiện tự nhiên khác với các vùng lãnh thổ khác. Uông Bí có diện tích tự nhiện 240,4 km2, chiếm 4,1% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh Quảng Ninh, dân số năm 2013 là 174.678 ngƣời. Về hành chính Thành phố Uông Bí bao gồm 9 phƣờng và 2 xã. Uông Bí có vị trí địa lý kinh tế đặc biệt. Nằm trên dải hành lang công nghiệp trục đƣờng 18, cùng với những thuận lợi về đƣờng bộ, đƣờng sắt Hà Nội – Kép - Bãi Cháy, cảng biển (thuộc tỉnh Quảng Ninh) cũng nhƣ gần các trung tâm đô thị lớn, Uông Bí có những thuận lợi đặc biệt về giao lƣu kinh tế – văn hóa, xã hội và đầu tƣ phát triển, đặc biệt là đầu tƣ phát triển các ngành dịch vụ kỹ thuật. Trong phạm vi tỉnh Quảng Ninh, với địa lý nhƣ trên, Uông Bí là một trong các thành phố, thị xã của tỉnh và là trung tâm kinh tế xã hội vùng miền Tây của tỉnh. Địa hình thành phố Uông Bí thấp dần từ Bắc xuống Nam. Phía Bắc cao nhất là núi Yên Tử, có đỉnh cao tới 1064m, núi Bảo Đài cao 875m, phía Nam là vùng thấp nhất với các bãi bồi, trũng ngập nƣớc ven sông Đá Bạc. Địa hình chia cắt, sông suối nhỏ. Thành phố Uông Bí có 2/3 diện tích là đồi núi dốc nghiêng từ phía Bắc xuống phía Nam và đƣợc phân thành 3 vùng: vùng núi cao, thung lũng, vùng thấp.33 Nhìn chung địa hình thành phố Uông Bí tƣơng đối phức tạp, nhƣng nói chung vẫn có điều kiện phát triển và giao lƣu kinh tế văn hóa và xã hội giữa các vùng lãnh thổ khác trong và ngoài tỉnh. Tài nguyên thiên nhiên chính: - Khoáng sản là thế mạnh của thành phố Uông Bí. Qua điều tra khảo sát, khoáng sán chủ yếu và lớn nhất Uông Bí là than đá, với trữ lƣợng lớn. Mỏ than Vàng Danh trên địa bàn thành phố có trữ lƣợng 358triệu tấn thuộc vùng than Đông Triều – Mạo Khê – Uông Bí (trữ lƣợng cả vùng 1,4 tỷ tấn, chiếm 40% trữ lƣợng than trên địa bàn Quảng Ninh) có điều kiện khai thác hầm lò và một phần lộ thiên, chất lƣợng than rất tốt với nhiệt lƣợng là 7.943 – 8.217Kcal/kg. Ngoài than, thành phố Uông Bí còn có các khoáng sản để sản xuất vật liệu xây dựng (cát, đá, sỏi, xi măng, vôi, gạch ngói...) phục vụ các yêu cầu phát triển trên địa bàn Thành phố. - Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên của Thành phố Uông Bí là 240,4km2, đƣợc chia thành 2 nhóm chính (đất đồi núi chiếm xấp xỉ 70%, đất đồng bằng ven biển chiếm khoảng 25%) với 6 loại đất. - Tài nguyên rừng: Uông Bí có 11.830,4 ha rừng ( bao gồm cả rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng, rừng trồng) chiếm 49,2% tổng diện tích tự nhiên. Rừng Uông Bí có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ môi sinh, giữ nguồn nƣớc, tạo cảnh quan, giữ gìn các di tích lịch sử, văn hóa. - Khí hậu, thủy văn: Do vị trí địa lý và địa hình, khí hậu Uông Bí đa dạng, phức tạp. Khí hậu Uông Bí phân thành nhiều vùng khác nhau: vùng núi cao phí Bắc đƣờng 18B có khí hậu miền núi lạnh và mƣa vừa; vùng đất thấp dọc đƣờng 18B có khí hậu thung lũng ít mƣa, mùa hè nóng, mùa đông lạnh; vùng núi nằm giữa phía Nam đƣờng 18B và phía Bắc đƣờng 18A có mƣa nhiều và tƣơng đối lạnh trong mùa đông; vùng đất thấp phía Nam đƣờng 18B đến hạ lƣu sông Đá Bạc có tính chất khí hậu miền duyên hải. Khí hậu đa dạng tạo điều kiện thuận lợi cho thành phố Uông Bí phát triển nông nghiệp, theo hƣớng đa dạng hóa cây trồng và vật nuôi.34 Về thủy văn: Do chịu ảnh hƣởng trực tiếp chế độ nhật triều vịnh Bắc Bộ, biên độ giao động thủy triều trung bình 0,6m đảm bảo cho tầu có trọng tải 5.000 tấn và sà lan 400-500 tấn ra vào cảng là đƣờng thủy liên tỉnh, có giá trị lớn nhất về giao thông vận tải, tàu bè và thuyền lớn có thể đi lại vận chuyển vật tƣ hàng hóa từ Uông Bí đến Hải Dƣơng, Hải Phòng và ngƣợc lại. - Tài nguyên du lịch: Uông bí với quần thể Yên Tử và các điểm du lịch thiên nhiên khác đã và sẽ trở thành một mắt xích quan trọng trong hệ thống cảnh quan du lịch và di tích lịch sử của cả vùng từ Côn Sơn - Kiếp Bạc đến Bãi Cháy, Bái Tử Long, Cửa Ông, Vân Đồn, Trà Cổ... đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách du lịch trong nƣớc và quốc tế. 2.1.2. Đặc điểm kinh tế Thành phố Uông Bí Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị xã lần thứ XVI với nhiệm vụ trọng tâm là: “ Phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị tập trung giải phóng mặt bằng, thu hút các nguồn lực đầu tƣ nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, phấn đấu đƣa thị xã Uông Bí trở thành thành phố vào cuối năm 2011”[10]. Tuy nhiên ngày 25 tháng 2 năm 2011, Uông Bí đã nhận đƣợc Quyết định của Chính Phủ là Thành phố Uông Bí và ngày 28/11/2013 Thủ tƣớng Chính phủ đã ký Quyết định số 2306 công nhận Thành phố Uông Bí là đô thị loại II trực thuộc tỉnh. Chính vì vậy, kinh tế Thành phố Uông Bí phát triển khá nhanh và ổn định, cơ cấu kinh tế có sự chuyển biến tích cực, đời sống nhân dân đƣợc cải thiện rõ rệt. Tổng sản phẩm nội địa GDP trên địa bàn thành phố tăng liên tục, tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân từ năm 2007 đến năm 2013 đạt 16,8 % năm, thu nhập bình quân đầu ngƣời 1.465USD/năm. Trong giai đoạn năm 2007 - 2013 tỷ trọng các ngành trong cơ cấu kinh tế của thành phố đã đạt đƣợc nhƣ sau: Về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp địa phƣơng tăng 34,8%/ năm ( năm 2007 - 2013). Năm 2007 đạt 63,3 tỷ đồng, năm 2013 đạt 380 tỷ đồng tăng 6 lần so với năm 2007. Doanh thu giao thông vận tải năm 2007 đạt 28,6 tỷ đồng, năm 2013 đạt 153 tỷ đồng, hàng năm tăng bình quân từ 12% đế 30%.35 Về sản xuất nông - lâm - ngƣ nghiệp năm 2013 đạt 145 tỷ đồng so với năm 2007 là 97,2 tỷ đồng, tăng 49,1%. Về hoạt động thƣơng mại - dịch vụ - du lịch: Khách du lịch về với thành phố năm 2013 là 2,2 triệu lƣợt ngƣời tăng 525% so với năm 2007; về thƣơng mại tổng mức luân chuyển hàng hóa hàng năm đều tăng từ 20% - 25%. Về đầu tƣ phát triển, xây dựng cơ bản: Giá trị XDCB năm 2013 cao gấp 7,6 lần so với năm 2007 (năm 2007 đạt: 72 tỷ đồng, năm 2013 đạt 546 tỷ đồng). Đến năm 2013 nhiều công trình đã hoàn thành, đƣa vào sử dụng, 100% tuyến đƣờng nội thị đƣợc trải thảm nhựa, 90% đƣờng thôn khu đƣợc bê tông hóa, 100% tuyến đƣờng thành phố có điện chiếu sáng; 75,6% số trƣờng học đạt chuẩn quốc gia, 100% số trạm y tế xã, phƣờng đạt chuẩn quốc gia; 100% nhà văn hóa thôn khu đã đƣợc hoàn thành đƣa vào sử dụng. Về tài chính, NS năm 2011 - 2013 đều tăng 100% trở lên. Do có tăng thu, chi thƣờng xuyên, chi phục vụ nhiệm vụ chính trị địa phƣơng đƣợc đảm bảo; chi đầu tƣ phát triển chiếm từ 30 đến 40% tổng chi NS, tốc độ tăng chi hàng năm tăng từ 15% - 20% trở lên, cụ thể qua bảng 2.1 sau: Bảng 2.1. Thu - chi ngân sách năm 2007 - 2013 Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm THU NGÂN SÁCH CHI NGÂN SÁCH NSNN NSĐP Chi TX Chi XDCB Giá trị Tốc độ tăng (%) Giá trị Tốc độ tăng (%) Giá trị Tốc độ tăng (%) Giá trị Tốc độ tăng (%) 2007 168,71 101,91 92,83 116,64 52,57 129,87 32,49 106,07 2008 255,51 151,45 116,08 125,50 64,49 122,67 41,97 129,18 2009 326,28 127,70 163,79 141,10 86,11 133,52 44,16 105,22 2010 418,16 128,16 215,5 131,57 105,53 122,55 64,99 147,17 2011 624,06 149,24 330,07 153,16 124,78 118,24 151,32 232,84 2012 1138,4 182,42 530,07 160,59 162,09 129,90 298,84 197,49 2013 1725,2 151,55 613,83 115,80 246,17 151,87 226,09 75,66 (Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch Thành phố Uông Bí)36 2.2. Thực trạng quản lý Ngân sách cấp huyện của Thành phố Uông Bí 2.2.1. Bộ máy tổ chức quản lý 2.2.1.1. Chức năng của Phòng Tài chính - Kế hoạch Theo Quyết định số 6296/2012/QĐ-UBND ngày 25/12/2012 của UBND Thành phố: Phòng Tài chính - Kế hoạch thành phố Uông Bí là cơ quan chuyên môn của UBND thành phố, có chức năng giúp UBND thành phố thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực tài chính, ngân sách, tài sản, giá cả, đăng ký kinh doanh, kế hoạch và đầu tƣ; tổng hợp, thống nhất quản lý về kinh tế hợp tác xã, kinh tế tập thể, kinh tế tƣ nhân. Tham mƣu tổng hợp về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở địa phƣơng, làm đầu mối phối hợp giữa các xã, phƣờng, phòng, ban, đơn vị của địa phƣơng, giúp UBND Thành phố tổ chức quản lý các lĩnh vực chuyên ngành thuộc chức năng nhiệm vụ đƣợc giao. Phòng Tài chính - Kế hoạch chịu sự chỉ đạo trực tiếp và toàn diện của UBND thành phố, đồng thời chịu sự hƣớng dẫn và sự chỉ đạo về nghiệp vụ chuyên môn của Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và đầu tƣ tỉnh Quảng Ninh. Phòng có các chức năng sau đây: Tổ chức nghiên cứu, phối hợp với các phòng ban chuyên môn, các xã, phƣờng, đoàn thể tổng hợp trình UNBD thành phố về kế hoạch dài hạn, trung hạn, kế hoạch hàng năm về phát triển kinh tế - xã hội, tài chính NS, kế hoạch đầu tƣ xây dựng cơ bản; thẩm tra và phê duyệt quyết toán các dự án đầu tƣ hoàn thành, dự án đầu tƣ bằng vốn sự nghiệp thuộc NS Thành phố quản lý. Hƣớng dẫn các cơ quan, đơn vị xây dựng dự toán NS hàng năm, xây dựng dự toán NS Thành phố theo sự chỉ đạo của UBND tỉnh và hƣớng dẫn của Sở tài chính, trình UBND Thành phố để trình HĐND Thành phố quyết định; kiểm tra việc quản lý, thực hiện việc quyết toán NS cấp xã, phƣờng; kiểm tra việc quản lý tài chính, ngân sách, giá, thực hiện chế độ kế toán của chính quyền cấp xã, phƣờng, tài chính37 hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, thƣơng mại dịch vụ, tổ hợp và các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp của nhà nƣớc thuộc cấp thành phố. Lập dự toán thu NSNN đối với những khoản thu đƣợc phân cấp quản lý, dự toán chi ngân sách Thành phố và tổng hợp dự toán phân bổ ngân sách xã, phƣờng trình HĐND Thành phố quyết định. Lập dự toán điều chỉnh trong trƣờng hợp cần thiết để UBND trình HĐND quyết định. Lập quyết toán thu chi NSNN để UBND Thành phố trình HĐND Thành phố phê chuẩn; Tổ chức thực hiện dự toán NS đã đƣợc quyết định. Thẩm tra quyết toán các dự án đầu tƣ do Thành phố quản lý, thẩm định và chịu trách nhiệm về việc thẩm định quyết toán thu, chi ngân sách xã , lập quyết toán thu, chi ngân sách Thành phố; tổng hợp lập báo cáo quyết toán thu NSNN trên địa bàn Thành phố và quyết toán thu, chi ngân sách Thành phố (Bao gồm quyết toán thu, chi ngân sách cấp Thành phố và quyết toán thu, chi ngân sách cấp xã, phƣờng) trình UBND thành phố xem xét gửi Sở Tài chính; báo cáo bổ sung quyết toán NS gửi Sở Tài chính sau khi đƣợc HĐND thành phố phê chuẩn. Tham mƣu cho UBND thành phố xây dựng các chƣơng trình dự án, đánh giá các công trình đầu tƣ, phát triển kinh tế - xã hội, các kế hoạch cụ thể về tài chính NS, vốn đầu tƣ xây dựng của địa phƣơng; xây dựng giá đất cụ thể của từng thửa đất để UBND thành phố báo cáo về tỉnh Quyết định. Quản lý tài sản nhà nƣớc tại các cơ quan hành chính sự nghiệp thuộc thành phố; quản lý nguồn kinh phí đƣợc ủy quyền của cấp trên; quản lý các dịch vụ tài chính theo; quản lý giá; báo cáo tình hình giá cả thị trƣờng trên địa bàn; kiểm tra việc chấp hành niêm yết giá của các tổ chức, cá nhân kinh doanh hoạt động trên địa bàn; quản lý đội ngũ cán bộ nghiệp vụ chuyên môn của phòng, phối hợp với phòng nội vụ và các đơn vị cơ sở trong việc quy hoạch đào tạo bồi dƣỡng và sử dụng cán bộ tài chính theo quy định. Trình UBND Thành phố ban hành các văn bản triển khai thực hiện chính sách chế độ và pháp luật về lĩnh vực tài chính trên địa bàn Thành phố; phối hợp với38 cơ quan thuế trong việc quản lý công tác thu NSNN trên địa bàn theo quy định của Pháp luật. Chủ trì phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan kiểm tra, thanh tra việc thi hành pháp luật tài chính; giúp UBND thành phố giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về tài chính theo quy định của luật pháp. Tiếp nhận, nghiên cứu hồ sơ thủ tục và cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho Hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể theo quy định hiện hành của Nhà nƣớc. tổng hợp, thống nhất quản lý về kinh tế hợp tác xã, kinh tế tập thể, kinh tế tƣ nhân. Tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, tài chính NS, đầu tƣ XDCB, đăng ký kinh doanh theo định kỳ và đột xuất, phục vụ công tác lãnh đạo của thành phố và các ngành cấp trên theo quy định. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do UBND thành phố phân công. 2.2.1.2. Tổ chức bộ máy, nguyên tắc hoạt động Biên chế phòng Tài chính - Kế hoạch hiện có: 18 ngƣời 01 Trƣởng phòng, 02 phó phòng và 15 chuyên viên. * Nhiệm vụ của Trưởng phòng: Là ngƣời đứng đầu và chịu trách nhiệm các mặt công tác trƣớc UBND thành phố, Chủ tịch UBND thành phố và trƣớc pháp luật để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đã đƣợc quy định. Cụ thể nhƣ sau: - Công tác tổ chức, tiền lƣơng, quy định, đào tạo các cán bộ công chức, công tác thi đua khen thƣởng và kỷ luật; giải quyết nghỉ việc (nghỉ phép, nghỉ việc riêng) cho CBCNV theo quy định của pháp luật; và quan tâm, làm tốt công tác xây dựng Đảng, đoàn thể, chỉ đạo xây dựng đơn vị vững mạnh về mọi mặt; - Công tác tài chính ngân sách: Thực hiện việc ủy quyền chủ tài khoản đối với ngân sách Thành phố, các quỹ ngân sách và nguồn kinh phí ủy quyền, ký các báo cáo thu chi NS tháng, quý và báo cáo quyết toán năm, ký thông báo phê duyệt39 quyết toán đối với các đơn vị sử dụng nguồn NS thành phố và nguồn kinh phí ủy quyền: + Xây dựng dự toán thu, chi ngân sách hàng năm, dự kiến phân khai NS và vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản trình UBND thành phố; + Cấp phát kinh phí thƣờng xuyên đối với các đơn vị dự toán, các đơn vị sự nghiệp và sự nghiệp có thu, hỗ trợ ngân sách xã, phƣờng, vốn đầu tƣ XDCB theo dự toán đã đƣợc duyệt hoặc theo phê duyệt của UBND thành phố; + Lập kế hoạch điều hành và điều hành NS đảm bảo tiến độ kế hoạch đã đƣợc Thành phố phê duyệt; - Thƣờng trực Ban chuẩn bị đầu tƣ Thành phố tham mƣu cho UBND thành phố trong lĩnh vực đầu tƣ các dự án phát triển kinh tế xã hội và XDCB của Thành phố; - Xây dựng hoặc tham gia xây dựng các đề án, các chƣơng trình mục tiêu thuộc nhiệm vụ của phòng. Viết các báo cáo 6 tháng, 01 năm và báo cáo chuyên đề. Giữ các mối quan hệ với cấp trên và các phòng ban, ngành, các cơ sở trực thuộc UBND thành phố, đảm bảo sự phối kết hợp chặt chẽ, hiệu quả; * Nhiệm vụ của Phó Trưởng phòng thứ nhất: phụ trách NS xã, phƣờng, quản lý tài sản công và công tác giá cả. Giúp việc cho Trƣởng phòng trực tiếp phụ trách chỉ đạo và tổ chức thực hiện một số khâu công tác sau: - Quản lý, chỉ đạo và hƣớng dẫn nhiệm vụ kế toán, công tác tài chính ngân sách xã, phƣờng; xây dựng và lập dự toán thu, chi ngân sách xã, phƣờng hàng năm. Dự kiến phân khai ngân sách và vốn đầu tƣ ngân sách xã, phƣờng; - Quản lý chỉ đạo nghiệp vụ kế toán, công tác tài chính ngân sách khối các đơn vị sự nghiệp có thu, các đơn vị sự nghiệp giáo dục, y tế, quản lý nhà nƣớc, khối Đảng toàn thể tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp; Tổng hợp lập dự toán, phân khai dự toán thu, chi NS hàng năm của khối, báo cáo trƣởng phòng xây dựng kế hoạch NS chung toàn thành phố.40 - Phụ trách và tham gia các hội đồng định giá tài sản tố tụng hình sự, dân sự, thi hành án, quản lý giá cả thị trƣờng, thẩm định phƣơng án giá đấu thầu, đấu giá, giá mua sắm, thanh lý tài sản theo phân cấp của Nhà nƣớc và của Tỉnh, giá cả chuyển nhƣợng đất thực tế trên thị trƣờng phục vụ cho công tác phê duyệt giá đền bù giải phóng mặt bằng, thu tiền thuê đất và tiền sử dụng đất trên địa bàn Thành phố; - Phụ trách quản lý công sản và sự lý tài sản sung công quỹ nhà nƣớc, giám sát kiêm kê hủy vé sổ số kiến thiết; phụ trách đời sống, quản trị hành chính của phòng; phụ trách công tác quản lý cấp đăng ký kinh doanh theo phân cấp của UBND tỉnh và ủy quyền UBND thành phố; - Ký báo cáo tháng, viết báo cáo quý của phòng, ký các văn bản báo cáo các giấy tờ có liên quan đến lĩnh vực trực tiếp phụ trách. Viết báo cáo các chuyên đề đề án trong lĩnh vực đƣợc phân công phụ trách. Dự những cuộc họp đƣợc trƣởng phòng phân công. - Thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể khác do Trƣởng phòng phân công. * Nhiệm vụ của Phó Trưởng phòng thứ hai: Phụ trách công tác đầu tƣ xây dựng cơ bản và kinh tế xã hội. Giúp việc cho Trƣởng phòng trực tiếp phụ trách, chỉ đạo và tổ chức thực hiện một số nhiệm vụ công tác sau: - Xây dựng và tham gia xây dựng các đề án quy hoạch trên các lĩnh vự kinh tế - xã hội, đô thị, giao thông, vận tải, thủy lợi, môi trƣờng, công tác xây dựng cơ bản; - Thực hiện các thủ tục hành chính (Thảo quyết định đầu tƣ, dự giao thầu, đấu thầu, mở thầu, xét thầu, chấm thầu các công trình dự án các công trình đầu tƣ...) theo quy định về quản lý dự án đầu tƣ XDCB, tiến hành các bƣớc trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt; - Thƣờng trực Hội đồng xét duyệt quyết toán công trình XDCB. Thực hiện các bƣớc thẩm tra quyết toán và chuẩn bị hồ sơ thủ tục trình Hội đồng xét duyệt41 quyết toán, làm thủ tục để Uỷ Ban Nhân Dân thành phố phê duyệt quyết toán công trình; - Trực tiếp quản lý các hồ sơ thủ tục của các dự án đầu tƣ, các công trình XDCB, theo dõi kiểm tra và đôn đốc việc thực hiện các dự án, thực hiện kế hoạch đầu tƣ XDCB theo định kỳ hoặc đột xuất, phục vụ công tác lãnh đạo và chỉ đạo của Thành phố; - Ký các văn bản báo cáo, các giấy tờ có liên quan đến lĩnh vực trực tiếp phụ trách. Viết báo cáo chuyên đề đề án trong lĩnh vực trực tiếp phụ trách. Dự những cuộc họp đƣợc Trƣởng phòng phân công; - Phối hợp với các phòng ban, ban ngành đoàn thể, các xã, phƣờng của Thành phố để xây dựng và lập kế hoạch và phát triển kinh tế văn hóa - xã hội, đầu tƣ; - Tổng hợp xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội toàn diện của thành phố; Tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội theo định kỳ tháng, quý, niên độ hằng năm, 5 năm, 10 năm và đột xuất theo yêu cầu; - Tổng hợp, quản lý về kinh tế hợp tác xã, kinh tế tập thể, kinh tế tƣ nhân; công tác hạch toán kế toán đối với các tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh của địa phƣơng. - Thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể khác do Trƣởng phòng phân công. * Nhiệm vụ của các công chức chuyên môn: Các công chức chuyên môn nghiệp vụ của phòng thực hiện tốt nhiệm vụ theo Pháp lệnh cán bộ công chức và quy định của cơ quan. Cán bộ công chức phòng Tài chính - Kế hoạch thực hiện tốt chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc và xây dựng các đoàn thể vững mạnh, đơn vị hoàn thành toàn diện các nhiệm vụ đƣợc giao.42 Sơ đồ 2.1. Bộ máy tổ chức Phòng Tài chính - Kế hoạch 2.2.2. Công tác lập dự toán NS Phòng Tài chính - Kế hoạch Thành phố phối hợp với Chi cục Thuế trên cơ sở tăng trƣởng kinh tế, phân cấp của tỉnh, số thực hiện thu năm trƣớc và các chỉ tiêu liên quan thực hiện xây dựng dự toán thu NS. Dự toán chi NS của các huyện do phòng Tài chính - Kế hoạch của Thành phố lập trên cơ sở định mức chi của Nhà nƣớc. Việc lập dự toán thu, chi NS cấp huyện có thảo luận với các đơn vị dự toán thuộc cấp huyện quản lý và các xã, thị trấn vào năm đầu của thời kỳ ổn định NS. Dự toán thu, chi NS cấp huyện sau khi lập xong báo cáo Thƣờng trực HĐND cấp huyện đồng thời gửi sở Tài chính thẩm định trình UBND Tỉnh quyết định phân bổ. Sau khi có quyết định phân bổ dự toán của UBND Tỉnh, phòng Tài chính - Kế hoạch tham mƣu cho UBND cấp huyện trình HĐND huyện quyết định dự toán thu, chi NS cấp huyện. Sau khi dự toán đã đƣợc HĐND phê chuẩn, UBND huyện sẽ quyết định phân bổ dự toán thu, chi NS cho từng đơn vị dự toán và từng xã, phƣờng. 2.2.3. Công tác quản lý thu chi NS 2.2.3.1. Quản lý thu Ngân sách Trong những năm qua, các nguồn thu NS trên địa bàn Thành phố không ngừng đƣợc tăng lên, cụ thể đƣợc trình bày qua các bảng 2.2, 2.3, 2.4 sau: Trƣởng phòng Phó Trƣởng phòng Phó Trƣởng phòng Bộ phận Quản lý tài sản công và công tác giá cả Bộ phận Đầu tƣ XDCB Bộ phận NS cấp huóện, xã Bộ phận XD, lập KH và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội43 Từ bảng 2.2 ta thấy: Tổng thu NSĐP năm 2011 là 330.078 triệu đồng đạt 216,4% dự toán Tỉnh giao, đạt 164,4% kế hoạch Thành phố. Thu NSĐP đƣợc hƣởng trong cân đối là 325.913 triệu đồng, đạt 213,7% pháp lệnh Tỉnh giao, 164,5% kế hoạch Thành phố . Trong năm một số chỉ tiêu thu tăng cao so với dự toán gồm: - Lệ phí trƣớc bạ đạt 20.727 triệu đồng, đạt 154,8% so với pháp lệnh Tỉnh giao, đạt 165,9% kế hoạch Thành phố phấn đấu, chủ yếu là tăng thu lệ phí trƣớc bạ phƣơng tiện do trong năm các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh đầu tƣ vào việc mua sắm các phƣơng tiện vận tải . - Thuế sử dụng đất nông nghiệp đạt 81 triệu đồng, đạt 126,7% pháp lệnh Tỉnh giao, đạt 97,7% kế hoạch Thành phố giao. - Thu phí và lệ phí đạt 13.318 triệu đồng, đạt 127,3% pháp lệnh Tỉnh giao, đạt 125,5% kế hoạch Thành phố. - Thu thuế thu nhập cá nhân đạt 45.035 triệu đồng, đạt 450,4% pháp lệnh Tỉnh giao, đạt 643,4% kế hoạch Thành phố. - Thu tiền sử dụng đất đạt 86.297 tỷ đồng, đạt 375,2% kế hoạch Tỉnh giao, đạt 172,6% kế hoạch Thành phố. Đạt đƣợc điều đó là do các xã, phƣờng tích cực quy hoạch khu dân cƣ, khu đô thị. - Thu khác Ngân sách đạt 6.812 triệu đồng, đạt 167,6% pháp lệnh Tỉnh giao, đạt 144,3% kế hoạch Thành phố phấn đấu, do có sự tham gia tích cực của các ngành nhƣ: Công an, Đội quản lý thị trƣờng… - Thu đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng đạt 21.481 triệu đồng tăng 248,2% so với kế hoạch Thành phố phấn đấu. - Thu chuyển giao từ NS cấp trên là 30.014 triệu đồng, tăng so với kế hoạch Tỉnh giao 65,8%, bao gồm các khoản kinh phí cho chỉnh trang đô thị, kinh phí bổ sung chi quản lý hành chính… Tuy nhiên vẫn còn một số chỉ tiêu thu chƣa đạt kế hoạch nhƣ: - Thu từ xí nghiệp quốc doanh chỉ đạt 8,8% kế hoạch Tỉnh giao do trong năm các xí nghiệp quốc doanh thực hiện cổ phần hóa .44 - Thu từ xí nghiệp ngoài quốc doanh đạt 57.160 triệu đồng, đạt 95,3% kế hoạch Tỉnh giao, đạt 108,4% kế hoạch Thành phố phấn đấu do chính sách dãn nợ thuế cho các doanh nghiệp. - Thu tiền thuê mặt đất, mặt nƣớc chỉ đạt 6.186 triệu đồng, đạt 94,4% kế hoạch Tỉnh giao, đạt 88,4% kế hoạch Thành phố phấn đấu, do diện tích các đầm bị thu hẹp lại lên chỉ tiêu này không đạt kế hoạch. Mặc dù chịu ảnh hƣởng cuộc khủng hoảng kinh tế Tài chính toàn cầu; số thu ngân sách giảm do chính sách miễm, giãn và hoãn thu thuế của Chính phủ để kích cầu duy trì phát triển sản xuất đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhƣ giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn thuế thu nhập cá nhân bậc 1 cho 5 tháng cuối năm,… Đây là các yếu tố chƣa tính đến khi thực hiện giao dự toán năm 2011 cho các đơn vị và các xã, phƣờng. Các yếu tố khách quan nêu trên đã ảnh hƣởng và tác động trực tiếp đến tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội và thu NS trên địa bàn. Việc điều chỉnh các loại thuế để giữ ổn định và hỗ trợ cho các doanh nghiệp vƣợt qua khủng hoảng kinh tế đã làm ảnh hƣởng lớn đến tình hình thu NS trên địa bàn, dự kiến làm giảm một số khoản thu so với kế hoạch Tỉnh giao.45 Bảng 2.2. Thu ngân sách Thành phố Uông Bí năm 2011 Đơn vị tính: Đồng TT Nội dung Dự toán Tỉnh giao UBND Thành phố gia Thực hiện So sách(%) thực hiện Dự toán Tỉnh giao (%) UBND Thành phố giao (%) Tổng thu 152.543.000.000 200.791.000.000 330.078.626.969 216,4 164,4 A Thu trong cân đối Ngân Sách 152.543.000.000 198.081.000.000 325.913.580.046 213,7 164,5 I Thu nội địa 134.443.000.000 156.981.000.000 261.369.416.674 194,4 166,5 1 Thu từ xí nghiệp QD 5.990.000.00M 5.233.000.00M 525.405.54P 8,U 10,0 O Thu ngoài quốc doanh 59.976.000.000 52.722.000.000 57.160.530.518 95,3 108,Q P Lệ phí trƣớc bạ 13.390.000.000 12.491.000.000 20.727.303.993 154,U 165,V Q Thuế sử dụng đất nông nghiệp 64.000.000 83.000.000 81.094.0UM 126,T 97,7 R Thu phí, lệ phí 10.460.000.000 10.612.000.000 13.318.630.118 127,P 125,R S Thu thuế nhà đất 946.000.00M 951.000.00M 1.040.170.00Q 110,M 109,Q T Thu thuế thu nhập cá nhân 10.000.000.000 7.000.000.00M 45.035.231.474 450,Q 643,Q U Thu tiền thuê mặt đất, mặt nƣớc 6.553.000.00M 7.000.000.00M 6.186.228.58P 94,4 88,4 V Thu tiền bán nhà,thuê nhà thuộc SHNN 13.908.00046 10 Thu tiền sử dụng đất 23.000.000.000 50.000.000.000 86.297.866.302 375,O 172,S 11 Thu từ quỹ đất công 2.093.439.28P 12 Thu phạt, thu khác 595.468.14P 13 Thu khác Ngân sách 4.064.000.00M 4.720.000.00M 6.812.603.10V 167,S 144,P 14 Thu đóng góp XDCSHT 6.169.000.00M 21.481.537.524 348,O II Thu kết dƣ ngân sách 23.000.000.000 26.999.138.680 117,4 III Thu chuyển nguồn 7.530.574.692 IV Thu bổ sung cân đối NS cấp trên 18.100.000.000 18.100.000.000 30.014.450.000 165,8 165,8 Bổ sung cân đối 19.713.000.000 Bổ sung có mục tiêu 9.835.450.00M Bổ sung khác 466.000.00M B Khoản thu để lại đơn vị QL qua NS 2.710.000.000 4.165.046.923 153,7 1 Giáo dục 2.360.000.00M 2.807.617.98P 119,M O Y tế 350.000.00M 1.357.428.94M 387,U (Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch Thành phố Uông Bí)47 Bảng 2.3. Thu ngân sách Thành phố Uông Bí năm 2012 Đơn vị tính: Đồng TT Nội dung Dự toán Tỉnh giao UBND Thành phố giao Thực hiện So sách(%) thực hiện So với năm 2011 (%) Dự toán Tỉnh giao (%) UBND Thành phố giao (%) Tổng thu 271.772.000.000 458.957.982.870 530.077.207.242 195,0 115,5 160,6 A Thu trong cân đối Ngân Sách 271.772.000.000 456.072.982.870 527.352.544.139 194,0 115,6 161,8 I Thu nội địa 245.955.000.000 347.945.000.000 380.600.691.051 154,7 109,4 145,6 1 Thu từ xí nghiệp QD 1.030.000.00M 1.181.000.00M 1.680.945.68R 163,O 142,P 319,V O Thu ngoài quốc doanh 88.849.000.000 99.580.000.000 105.531.293.85Q 118,U 106,M 184,S P Lệ phí truớc bạ 17.963.000.000 18.861.000.000 30.784.095.623 171,Q 163,O 148,R Q Thuế sử dụng đất nông nghiệp 80.000.000 85.000.000 79.874.500 99IU 94,0 98,5 R Thu phí, lệ phí 10.515.000.000 14.667.000.000 14.407.327.680 137,M 98,2 108,O S Thu thuế nhà đất 998.000.00M 1.048.000.00M 1.214.075.82O 121,T 115,U 116,T T Thu thuế thu nhập cá nhân 84.500.000.000 84.500.000.000 60.960.187.833 72,1 72,1 N35,4 U Thu tiền thuê mặt đất, mặt nƣớc 7.000.000.00M 7.000.000.00M 7.898.890.61V 112,U 112,U 127,T48 9 Thu tiền bán nhà,thuê nhà thuộc SHNN 335.858.00M 10 Thu tiền sử dụng đất và giao rừng 30.000.000.000 100.000.000.00M 109.594.809.93U 365,P 109,S 127,M 11 Thu từ quỹ đất công 6.454.070.50T 12 Thu phạt, thu khác 367.319.50M 13 Thu khác Ngân sách 5.020.000.00M 6.023.000.00M 7.419.770.74U 147,U 123,O 108,V 14 Thu đóng góp XDCSHT 15.000.000.000 33.872.170.742 225,U 157,T II Thu kết dƣ ngân sách 31.016.982.870 31.016.982.870 100,0 114,9 III Thu chuyển nguồn 10.789.000.000 10.788.812.718 100,0 143,3 IV Thu bổ sung cân đối NS cấp trên 25.817.000.000 66.322.000.000 104.946.057.500 406,5 158,2 349,7 Bổ sung cân đối 9.919.168.00M Bổ sung có mục tiêu 95.026.889.500 Bổ sung khác B Khoản thu để lại đơn vị QLqua NS 2.885.000.000 2.724.663.103 94,4 65,4 1 Giáo dục 2.085.000.00M 1.327.980.14P 63,7 47,3 2 Y tế 800.000.00M 1.396.682.96M 174,6 102,9 (Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch Thành phố Uông Bí)49 Từ bảng 2.3 ta thấy năm 2012: Tổng thu NSĐP là 530.077 triệu đồng, tăng 95% dự toán Tỉnh giao, tăng 15,5% kế hoạch Thành phố giao và tăng 60,6% so với cùng kỳ. Thu NSĐP đƣợc hƣởng trong cân đối là 527.352 triệu đồng, tăng 94% pháp lệnh của Tỉnh giao, tăng 15,6% kế hoạch Thành phố giao, tăng 61,8% so với cùng kỳ. Trong 14 chỉ tiêu thu trong cân đối có 10 chỉ tiêu pháp lệnh Tỉnh giao thì có 8 chỉ tiêu đạt kết quả cao nhƣ: - Thu từ xí nghiệp quốc doanh đạt 1.680 triệu đồng, tăng 63,2% pháp lệnh Tỉnh giao, tăng 42,3% kế hoạch Thành phố phấn đấu, tăng 219,9% so với cùng kỳ. - Thu ngoài quốc doanh đạt 105.531 triệu đồng, tăng 18,8% pháp lệnh Tỉnh giao, tăng 6% kế hoạch Thành phố phấn đấu, tăng 84,6% so với cùng kỳ. - Thu lệ phí trƣớc bạ đạt 30.784 triệu đồng, tăng 71,4% pháp lệnh Tỉnh giao, tăng 63,2% kế hoạch Thành phố phấn đấu, tăng 48,5% so với cựng kỳ. - Thu phí và lệ phí đạt 14.407 triệu đồng, tăng 37% pháp lệnh Tỉnh giao, đạt 98,2% kế hoạch Thành phố phấn đấu, tăng 8,2% so với cùng kỳ. - Thu thuế nhà đất đạt 1.214 triệu đồng, tăng 21,7% pháp lệnh Tỉnh giao, tăng 15,8% kế hoạch Thành phố phấn đấu, tăng 16,7% so với cùng kỳ. - Thu tiền thuê mặt đất, mặt nƣớc đạt 7.898 triệu đồng, tăng 12,8% pháp lệnh Tỉnh giao, tăng 12,8% kế hoạch Thành phố phấn đấu, tăng 27,7% so với cùng kỳ. - Thu tiền sử dụng đất đạt 109.594 triệu đồng, tăng 265,3% pháp lệnh Tỉnh giao, tăng 9,6% kế hoạch Thành phố phấn đấu, tăng 27% so với cùng kỳ. - Thu khác NS đạt 7.419 triệu đồng, tăng 47,8% pháp lệnh Tỉnh giao, tăng 23,2% kế hoạch Thành phố phấn đấu, tăng 8,9% so với cùng kỳ. - Thu đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng là chỉ tiêu kế hoạch Tỉnh không giao nhƣng trong năm chỉ tiêu này đạt 33.872 triệu đồng, tăng 125,8% so với kế hoạch Thành phố phấn đấu, tăng 57,7% so với cùng kỳ. - Thu chuyển giao NS cấp trên là 104.946 triệu đồng bao gồm kinh phí chỉnh trang đô thị, kinh phí đại hội Đảng, kinh phí tăng lƣơng theo NĐ 31 /NĐ-CP ngày 12/04/2012.50 Bảng 2.4. Thu ngân sách Thành phố Uông Bí năm 2013 Đơn vị tính: Đồng TT Nội dung Dự toán Tỉnh giao UBND Thành phố giao Thực hiện So sách(%) thực hiện So với năm 2012 (%) Dự toán Tỉnh giao (%) UBND Thành phố giao (%) Tổng thu 321.246.000.000 456.456.965.839 613.837.766.496 191,1 134,5 115,8 A Thu trong cân đối Ngân Sách 321.246.000.000 454.196.965.839 610.624.911.215 190,1 134,4 115,8 I Thu nội địa 321.246.000.000 400.353.000.000 500.913.699.038 155,9 125,1 131,6 1 Thu từ xí nghiệp QD 32.785.000.000 30.126.000.000 50.867.375.912 155,2 168,8 3026,1 2 Thu ngoài quốc doanh 117.096.000.000 128.806.000.000 106.983.939.153 91,4 83,1 101,4 3 Lệ phí trƣớc bạ 26.875.000.000 32.250.000.000 33.515.121.474 124,7 103,9 108,9 4 Thuế sử dụng đất nông nghiệp 90.000.000 96.000.000 111.813.300 124,2 116,5 140,0 5 Thu phí, lệ phí 28.750.000.000 31.625.000.000 36.569.647.515 127,2 115,6 253,8 6 Thu thuế nhà đất 1.200.000.000 1.200.000.000 1.233.663.583 102,8 102,8 101,6 7 Thu thuế thu nhập cá nhân 35.000.000.000 37.000.000.000 45.067.221.414 128,8 121,8 73,9 8 Thu tiền thuê mặt đất, mặt nƣớc 7.000.000.000 7.500.000.000 11.457.939.928 163,7 152,8 145,1 9 Thu tiền bán nhà,thuê nhà thuộc SHNN 712.888.70051 10 Thu tiền sử dụng đất 68.430.000.000 100.000.000.000 152.060.491.788 222,2 152,1 138,7 11 Thu từ quỹ đất công 487.310.637 12 Thu phạt, thu khác 1.302.850.800 13 Thu khác Ngân sách 4.020.000.000 11.750.000.000 14.219.575.166 353,7 121,0 191,6 14 Thu đóng góp XDCSHT 20.000.000.000 46.323.859.668 231,6 136,8 II Thu kết dƣ ngân sách 25.982.178.017 25.982.178.017 100,0 83,8 III Thu chuyển nguồn 25.601.787.822 25.601.787.822 100,0 237,3 IV Thu bổ sung cân đối NS cấp trên 58.127.246.338 Bổ sung cân đối 16.928.000.000 Bổ sung có mục tiêu 41.199.246.338 Bổ sung khác B Các khoản thu để lại đơn vị quản lý qua NS 2.260.000.000 3.212.855.281 142,2 117,9 1 Chi giáo dục 1.260.000.000 2.109.931.481 167,5 158,9 2 Chi y tế 1.000.000.000 1.102.923.800 110,3 79,0 (Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch Thành phố Uông Bí)52 Từ bảng 2.4 ta thấy năm 2013: Tổng thu NSĐP là 613.837 triệu đồng, tăng 91,1% dự toán Tỉnh giao, tăng 34,5% kế hoạch Thành phố giao và tăng 15,8% so với cùng kỳ. Thu NSĐP đƣợc hƣởng trong cân đối là 610.624 triệu đồng, tăng 90,1% pháp lệnh của Tỉnh giao, tăng 34,4% kế hoạch Thành phố giao, tăng 15,8% so với cùng kỳ. Trong 14 chỉ tiêu thu trong cân đối có 10 chỉ tiêu pháp lệnh Tỉnh giao thì có 9 chỉ tiêu đạt kết quả cao nhƣ: - Thu từ xí nghiệp quốc doanh đạt 50.867 triệu đồng, tăng 55,2% pháp lệnh Tỉnh giao, tăng 68,8% kế hoạch Thành phố phấn đấu, tăng 2.926,1% so với cùng kỳ. - Thu lệ phí trƣớc bạ đạt 33.515 triệu đồng, tăng 24,7% pháp lệnh Tỉnh giao, tăng 3,9% kế hoạch Thành phố phấn đấu, tăng 8,9% so với cùng kỳ. - Thu phí và lệ phí đạt 36.569 triệu đồng, tăng 27,2% pháp lệnh Tỉnh giao, đạt 15,6% kế hoạch Thành phố phấn đấu, tăng 153,8% so với cùng kỳ. - Thu thuế nhà đất đạt 1.233 triệu đồng, tăng 2,8% pháp lệnh Tỉnh giao, tăng 2,8% kế hoạch Thành phố phấn đấu, đạt 8,6% so với cùng kỳ. - Thu thuế thu nhập cá nhân đạt 45.067 triệu đồng, tăng 28,8% pháp lệnh Tỉnh giao, tăng 21,8% kế hoạch Thành phố phấn đấu, đạt 73,9% so với cùng kỳ. - Thu tiền thuê mặt đất, mặt nƣớc đạt 11.457 triệu đồng, tăng 63,7% pháp lệnh Tỉnh giao, tăng 52,8% kế hoạch Thành phố phấn đấu, tăng 45,1% so với cùng kỳ. - Thu tiền sử dụng đất đạt 152.060 triệu đồng, tăng 122% pháp lệnh Tỉnh giao, tăng 52,1% kế hoạch Thành phố phấn đấu, tăng 38,7% so với cùng kỳ. - Thu khác NS đạt 14.219 triệu đồng, tăng 253,7% pháp lệnh Tỉnh giao, tăng 21% kế hoạch Thành phố phấn đấu, tăng 91,6% so với cùng kỳ. - Thu đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng là chỉ tiêu kế hoạch Tỉnh không giao nhƣng trong năm chỉ tiêu này đạt 46.323 triệu đồng, tăng 131,6% so với kế hoạch Thành phố phấn đấu, tăng 36,8% so với cùng kỳ. - Thu chuyển giao NS cấp trên là 58.127 triệu đồng .53 Bảng 2.5. Tổng hợp thu ngân sách Thành phố Uông Bí giai đoạn 2011 – 2013 Đơn vị tính: Đồng TT Nội dung Kết quả thực hiện Tỷ trọng (% ) các khoản thực thu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2011 (%) Năm 2012 (%) Năm 2013 (%) Tổng thu 330.078.626.969 530.077.207.242 613.837.766.496 100 100 100 A Thu trong cân đối Ngân Sách 325.913.580.046 527.352.544.139 610.624.911.215 98,74 99,49 99,48 I Thu nội địa 261.369.416.674 380.600.691.051 500.913.699.038 79,18 71,80 81,60 1 Thu từ xí nghiệp QD 525.405.54P 1.680.945.68R 50.867.375.912 0,16 0,32 8,29 O Thu ngoài quốc doanh 57.160.530.518 105.531.293.85Q 106.983.939.15P 17,3O 19,9N 17,4P P Lệ phí trƣớc bạ 20.727.303.993 30.7U4.095.62P 33.515.121.474 6,28 5,81 5,46 Q Thuế sử dụng đất nông nghiệp 81.094.080 79.874.500 111.813.30M 0,02 0,02 0,02 R Thu phí, lệ phí 13.318.630.118 14.407.327.680 36.569.647.515 4,03 2,72 5,96 S Thu thuế nhà đất 1.040.170.00Q 1.214.075.82O 1.233.663.58P 0,32 0,23 0,20 T Thu thuế thu nhập cá nhân 45.035.231.474 60.960.187.833 45.067.221.414 13,6Q 11,5M 7,34 U Thu tiền thuê mặt đất, mặt nƣớc 6.186.228.58P 7.898.890.61V 11.457.939.928 1,87 1,49 1,87 V Thu tiền bán nhà,thuê nhà thuộc SHNN 13.908.000 335.858.00M 712.888.70M 0,00 0,06 0,1254 10 Thu tiền sử dụng đất 86.297.866.302 109.594.809.93U 152.060.491.78U 26,1Q 20,6U 24,7T 11 Thu từ quỹ đất công 2.093.439.28P 6.454.070.50T 487.310.63T 0,63 1,22 0,08 12 Thu phạt, thu khác 595.468.14P 367.319.50M N.302.850.800 0,18 0,07 0,21 13 Thu khác Ngân sách 6.812.603.10V 7.419.770.74U 14.219.575.166 2,06 1,40 2,32 14 Thu đóng góp XDCSHT 21.481.537.524 33.872.170.742 46.323.859.668 6,51 6,39 7,55 II Thu kết dƣ ngân sách 26.999.138.680 31.016.982.870 25.982.178.017 8,18 5,85 4,23 III Thu chuyển nguồn 7.530.574.692 10.788.812.718 25.601.787.822 2,28 2,04 4,17 IV Thu bổ sung cân đối NS cấp trên 30.014.450.000 104.946.057.500 58.127.246.338 9,09 19,80 9,47 Bổ sung cân đối 19.713.000.000 9.919.168.00M 16.9O8.000.00M 5,97 1,87 2,76 Bổ sung có mục tiêu 9.835.450.00M 95.026.889.500 41.199.246.338 2,98 17,9P 6,71 Bổ sung khác 466.000.00M 0,14 - - B Khoản thu để lại đơn vị QL qua NS 4.165.046.923 2.724.663.103 3.212.855.281 1,26 0,51 0,52 1 Giáo dục O.807.617.983 1.327.980.14P 2.109.931.48N 0,85 0,25 0,34 O Y tế 1.357.428.94M 1.396.682.96M 1.102.923.80M 0,41 0,26 0,18 (Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch Thành phố Uông Bí) .55 Qua bảng 2.5 tập hợp thu NSĐP chi tiết của 3 năm trên, cho thấy thu NS trong 3 năm nhƣ sau: Mặc dù các năm 2011, 2012 là những năm chịu ảnh hƣởng nghiêm trọng của khủng hoảng kinh tế thế giới và khu vực song thu NS cấp huyện của Thành phố vẫn đảm bảo dự toán và hoàn thành vƣợt mức các chỉ tiêu thu NSNN. Nền kinh tế Thành phố trong giai đoạn 2011 - 2013 phát triển khá nhanh và ổn định, tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân trong năm 2011 - 2013 đạt 24,81%. Tổng sản phẩm nội địa trên địa bàn Thành phố tăng liên tục, năm 2011 tăng thu 177.535 triệu đồng đạt 216,4% pháp lệnh Tỉnh giao; năm 2012 tăng 258.305 triệu đồng, đạt 195% pháp lệnh Tỉnh giao; năm 2013 tăng 292.591 triệu đồng , đạt 191,1% kế hoạch Tỉnh giao. Tốc độ tăng thu NS bình quân đạt 36,37%. Nguồn thu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong thu cân đối NS của Thành phố là thu tiền đất. Năm 2011 chiếm 26,14% trong tổng thu NS Thành phố, năm 2011 do đẩy mạnh công tác quy hoạch cấp đất dân cƣ lên nguồn thu này tăng cao hơn so với các năm khác, năm 2012 chiếm 20,68% trong tổng thu NS và năm 2013 chiếm 24,77% trong tổng thu NS. Đây là một khó khăn lâu dài vì quỹ đất có hạn, nhu cầu chuyển nhƣợng không đồng đều giữa các năm do đó dễ dẫn đến tình trạng thu NS không đƣợc bền vững, điều hành NS sẽ bị động, dễ sinh ra tình trạng mất cân đối NS, phải điều chỉnh dự toán trong các năm tiếp theo. Khoản thu chiếm tỷ trọng thứ hai trong tổng thu NS trên địa bàn qua các năm 2011 - 2013 là thu từ khu vực công thƣơng nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh, nguồn thu này tƣơng đối cao, năm 2011 là 57.685 triệu đồng đến năm 2013 là 157.851 triệu đồng. Năm 2011 thu thuế ngoài quốc doanh chiếm 17,32% trong tổng thu NS, năm 2012 tăng 19,91% và năm 2013 tuy nguồn thu này có giảm vì có những chính sách thuế điều chỉnh do khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhƣng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu NS là 17,43%. Điều đó chứng tỏ việc bồi dƣỡng và khai thác nguồn thu từ khu vực này đã đƣợc chính quyền địa phƣơng hết sức quan tâm, từng bƣớc đổi mới và có hiệu quả. Tuy nhiên do chế độ chính sách Nhà nƣớc thay đổi khi bị ảnh hƣởng của cuộc khủng56 khoảng kinh tế Tài chính toàn cầu. Để kích cầu Chính phủ thực hiện chính sách miễn, giãn và hoãn thu thuế đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vì vậy tốc độ tăng thu năm 2013 giảm so với tốc độ tăng thu năm 2011. Thu lệ phí trƣớc bạ trong 3 năm tốc độ thu tăng cao, thể hiện qua số thu từ năm 2011 là 20.727 triệu đồng, năm 2012 là 30.784 triệu đồng đến năm 2013 là 33.515 triệu đồng và qua các năm nguồn thu này chiếm 6,28%, 5,81%, 5,46% trong tổng thu NS. Điều đó chứng tỏ Thành phố Uông Bí có chuyển biến rất mạnh về đời sống kinh tế nên trong các năm qua các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh đầu tƣ vào việc mua sắm các phƣơng tiện đi lại, phƣơng tiện vận tải… Thu phí, lệ phí là chỉ tiêu thu ảnh hƣởng trực tiếp tới đời sống kinh tế xã hội trên địa bàn nhất là đối với Thành phố Uông Bí là địa phƣơng có ngành công nghiệp khai thác khoáng sản phát triển, việc quan tâm thu phí bảo vệ môi trƣờng đối với khai thác khoáng sản để đầu tƣ trở lại cho công tác hoàn nguyên bảo vệ môi trƣờng là cần thiết. Chính vì vậy, khoản thu này rất đƣợc các cấp chính quyền quan tâm, thể hiện qua số thu từ năm 2011 là 13.318 triệu đồng, năm 2012 là 14.407 triệu đồng đến năm 2013 là 36.569 triệu đồng chiếm 4,03%, 2,72 %, 5,96% trong tổng thu NS. Trƣớc tình hình phát triển kinh tế ngày càng cao, sự ra đời các doanh nghiệp ngày càng mạnh, các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, năm sau luôn cao hơn năm trƣớc, cơ cấu kinh tế Thành phố có sự chuyển biến tích cực, đời sống nhân dân đƣợc cải thiện rõ rệt, hàng năm Thành phố đã lập kế hoạch thu dựa trên định mức thu của Tỉnh giao và căn cứ vào tình hình thực tế thu của năm trƣớc để đảm bảo phù hợp với sự phát triển chung của Thành phố; bên cạnh đó, ngành thuế đang dần cải cách và hiện đại hóa, các chính sách pháp luật về thuế ngày càng đƣợc hoàn thiện; công tác quản lý thuế đã chuyển theo hƣớng quản lý chuyên nghiệp, chuyên sâu, thủ tục hành chính đƣợc đơn giản hóa ngày càng minh bạch hơn và có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan thuế với các cơ quan chức năng của Thành phố và Thành ủy, chính quyền các xã, phƣờng. Nâng cao công tác tuyên truyền, hƣớng dẫn để các cá nhân, tổ chức hiểu và nắm vững pháp luật về thuế, tăng cƣờng công tác kiểm tra, kiểm soát trên địa bàn để chống thất thu thuế nên trong thời gian qua NS Thành phố liên tục57 tăng với tốc độ khá cao, tốc độ tăng thu NS cân đối địa phƣơng theo kế hoạch hàng năm từ 36% - 73%. Thu NS đã đáp ứng tƣơng đối đảm bảo các nhiệm vụ chi XDCB, chi thƣờng xuyên của NSĐP, góp phần thắng lợi các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn và duy trì trật tự an toàn xã hội. 2.2.3.2. Quản lý chi ngân sách Cùng với nguồn thu tăng, trong những năm qua, tổng chi của NS Thành phố cũng tăng, cụ thể qua bảng 2.6, 2.7, 2.8 sau. Từ bảng 2.6 cho thấy, năm 2011: - Tổng chi NS toàn Thành phố là 299.061 triệu đồng. - Chi cho đầu tƣ XDCB cả hai cấp: 151.322 triệu đồng, bằng 427,3% so với kế hoạch Tỉnh giao, chiếm tỷ trọng 52,7% tổng chi NSĐP, trong đó: + Chi đầu tƣ xây dựng cơ bản tập trung từ ngân sách Thành phố: 133.420 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 46.5% trong tổng chi cân đối NS thành phố. + Chi đầu tƣ XDCB khối phƣờng, xã: 17.902 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 52,1% trong tổng chi ngân sách khối phƣờng, xã. - Chi thƣờng xuyên cả hai cấp: 124.784 triệu đồng, bằng 112,8% kế hoạch Tỉnh giao, chiếm 43,5% trong tổng chi cân đối trên Thành phố. Nguyên nhân tăng so với kế hoạch là do tăng nền lƣơng tối thiểu theo Nghị định 33 của Chính phủ (từ 730.000 đồng lên 830.000 đồng). - Chi chuyển nguồn sang năm sau: 10.788 triệu đồng. - Chi bằng các nguồn để lại đơn vị cuối năm ghi thu - chi qua NS sách gồm: học phí và viện phí là 4.165 triệu đồng. - Chi bổ sung cho NS cấp dƣới: 8.000 triệu đồng.58 Bảng 2.6. Chi ngân sách Thành phố Uông Bí năm 2011 Đơn vị tính: Đồng TT Nội dung Dự toán Tỉnh giao UBND Thành phố giao Thực hiện So sách thực hiện Dự toán Tỉnh giao (%) UBND Thành phố giao (%) Tổng chi Ngân sách địa phƣơng 142.543.000.000 193.791.000.000 299.061.644.099 209,8 154,3 Trong đó: Xã, phường chi 27.338.000.000 34.390.983.838 125,8 A Chi trong Ngân sách 142.543.000.000 191.081.000.000 286.895.947.176 201,3 150,1 Trong đó: Xã, phường chi 27.338.000.000 34.390.983.838 125,8 I Chi đầu tƣ XDCB 28.700.000.000 61.460.000.000 151.322.864.502 527,3 246,2 1 Thành phố chi 48.992.000.000 133.420.360.56R 272,P 2 Xã,phƣờng chi 12K468.000.00M 17.902.503.937 143,6 II Chi thƣờng xuyên 110.591.000.000 115.132.000.000 124.784.269.956 112,8 108,4 1 Xã,phƣờng chi 12.695.000.000 14.090.000.000 16.488.479.901 129,V 117,M 2 Thành phố chi 97.896.000.000 101.042.000.00M 108.295.790.05R 110,S 107,O 2.1 Chi sự nghiệp kinh tế 18.676.000.000 18.882.000.000 20.948.044.400 112,O 110,V 2.2 Chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo 55.494.000.000 55.494.000.000 58.328.473.073 105,N 105,N 2.3 Chi sự nghiệp y tê, dân số 5.536.000.00M 5.696.000.00M 5.59P.129.000 101,M 98,2 2.4 Chi sự nghiệp văn hóa thông tin 830.000.00M 1.100.000.00M 1.265.746.30V 152,R 115,N 2.5 Chi sự nghiệp đài phát thanh, truyền hình 773.000.00M 900.000.00M 949.300.00M 122,U 105,R59 2.6 Chi sự nghiệp thể dục, thể thao 474.000.00M 64S.000.000 588.826.86R 124,O 91,1 2.7 Chi đảm bảo xã hội 2.061.000.00M 2.061.000.00M 2.759.288.20M 133,V 133,V 2.8 Chi quản lý hành chính, Đảng,đoàn thể 12.302.000.000 13.054.000.000 14.817.265.208 120,Q 113,R 2.9 Chi an ninh, quốc phòng 1.180.000.00M 1.Q67.000.000 2.280.917.00M 193,P 155,R 2.10 Chi khác Ngân sách 570.000.00M 1.742.000.00M 764.800.00M 134,O 43,9 III Chi chuyển nguồn sang năm sau 10.788.812.718 IV Dự phòng phí 3.252.000.000 3.500.000.000 1 Dự phòng ngân sách huyện 3.212.000.00M 2 Dự phòng ngân sách xã, phƣờng 325.000.00M 288.000.00M V Dự nguồn tăng lƣơng 10.989.000.000 Trong đó xã, phường 492.000.000 B Các khoản ghi thu, ghi chi QLqua NS 2.710.000.000 4.165.046.923 153,7 1 Chi giáo dục 2.360.000.00M 2.807.617.98P 119,0 2 Chi y tế 350.000.00M 1.357.428.94M 387,8 C Chi bổ sung cho NS cấp dới - 8.000.650.000 1 Bổ sung cân đối 6.613.000.00M 2 Bổ sung có mục tiêu 921.650.00M 3 Bổ sung khác 466.000.00M (Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch Thành phố Uông Bí)60 Từ bảng 2.7 cho thấy, năm 2012: - Tổng chi Ngân sách toàn Thành phố là 504.095 triệu đồng. - Chi cho đầu tƣ xây dựng cơ bản cả hai cấp: 485.341 triệu đồng, bằng 259,2% so với kế hoạch Tỉnh giao, chiếm tỷ trọng 59,2% tổng chi NSĐP, trong đó: + Chi đầu tƣ xây dựng cơ bản tập trung từ Ngân sách Thành phố: 238.160 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 49% trong tổng chi cân đối NS Thành phố. + Chi đầu tƣ XDCB khối phƣờng, xã: 60.684 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 92,7% trong tổng chi NS khối phƣờng, xã. - Chi thƣờng xuyên cả hai cấp: 162.095 triệu đồng, bằng 110,3% kế hoạch Tỉnh giao, chiếm 33,39% trong tổng chi cân đối trên Thành phố. Nguyên nhân tăng so với kế hoạch là do tăng nền lƣơng tối thiểu theo Nghị định 31 của Chính phủ ( từ 830.000 đồng lên 1.050.000 đồng). - Chi chuyển nguồn sang năm sau: 24.401 triệu đồng - Chi bằng các nguồn để lại đơn vị cuối năm ghi thu - chi qua NS gồm: học phí và viện phí là 2.724 triệu đồng. - Chi bổ sung cho NS cấp dƣới: 16.028 triệu đồng.61 Bảng 2.7. Chi ngân sách Thành phố Uông Bí năm 2012 Đơn vị tính: Đồng TT Nội dung Dự toán Tỉnh giao UBND Thành phố giao Thực hiện So sách thực hiện So với năm 2011 (%) Dự toán Tỉnh giao (%) UBND Thành phố giao (%) Tổng chi Ngân sách địa phƣơng 187.272.000.000 353.441.000.000 504.095.029.225 269,2 142,6 168,6 Trong đó: Xã, phường chi 37.230.000.000 65.399.232.957 175,7 1,9 A Chi trong Ngân sách 187.272.000.000 350.556.000.000 485.341.888.622 259,2 138,4 169,2 Trong đó: Xã, phường chi 17.787.000.000 37.230.000.000 65.399.232.957 367,7 175,7 190,2 I Chi đầu tƣ XDCB 35.700.000.000 181.999.000.000 298.844.853.538 837,1 164,2 2,0 1 Thành phố chi 35.000.000.000 165.089.000.00M 238.N60.090.033 680,R 144,P 178,R 2 Xã,phƣờng chi 700.000.00M 16.910.000.000 60.684.763.505 8669,3 358,V 339,M II Chi thƣờng xuyên 147.020.000.000 145.486.000.000 162.095.247.262 110,3 111,4 1,3 1 Xã,phƣờng chi 16.612.000.000 19.477.000.000 24.714.469K45O 148,U 126,V 149,V 2 Thành phố chi 130.408.000.00M 126.009.000.00M 137.380.777.81M 105,P 109,M 126,V 2.1 Chi sự nghiệp kinh tế 25.396.000.000 25.625.000.000 25.996.051.900 102,Q 101,Q 1,O 2.2 chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo 71.824.000.000 69.234.000K00M 71.123.619.473 99,0 102,T 121,V 2.3 Chi sự nghiệp y tê, dân số 5.289.000.00M 5.370.000.00M 5.807.719.00M 109,U 108,O 103,U62 2.4 Chi sự nghiệp văn hóa thông tin 3.957.000.00M 3.149.000.00M 4.859.045.02S 122,U 154,P 3,U 2.5 Chi sự nghiệp đài phát thanh, truyền hình 768.000.00M 1.003.000.00M 1.143.046.00M 148,U 114,M 120,Q 2.6 Chi sự nghiệp thể dục, thể thao 494.000.00M 407.000.00M 427.625.65S 86,6 105,N 72,6 2.7 Chi đảm bảo xã hội 2.567.000.00M 2.567.000.00M 3.901.807.40M 152,M 152,M 1,Q 2.8 Chi quản lý hành chính, Đảng,đoàn thể 18.363.000.000 14.421.000.000 21.385.863.355 116,R 148,P 144,P 2.9 Chi an ninh, quốc phòng 1.180.000.00M 1.360.000.00M 2.365.000.00M 200,Q 173,V 103,T 2.10 Chi khác Ngân sách 570.000.00M 2.873.000.00M 371.000.00M 65,1 12,9 M,5 III Chi chuyển nguồn sang năm sau 24.401.787.822 226,2 IV Dự phòng phí 4.552.000.000 6.000.000.000 1 Dự phòng ngân sách huyện 4.077.000.00M 5.700.000.00M 2 Dự phòng ngân sách xã, phƣờng 475.000.00M 300.000.00M V Dự nguồn tăng lƣơng 12.264.000.000 Trong đó xã, phường 543.000.000 VI Kinh phí chỉnh trang đô thị 4.807.000.00M B Các khoản ghi thu, ghi chi QLqua NS 2.885.000.000 2.724.663.103 94,4 97,0 1 Chi giáo dục 2.085.000.00M 1.327.980.14P 1,0 2 Chi y tế 800.000.00M 1.396.682.96M 17,5 C Chi bổ sung cho NS cấp dƣới 16.028.477.500 242,4 1 Bổ sung cân đối 9.919.168.00M 10,8 2 Bổ sung có mục tiêu 6.109.309.50M 1311,0 3 Bổ sung khác (Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch Thành phố Uông Bí)63 Từ bảng 2.8 cho thấy, năm 2013: - Tổng chi NS toàn Thành phố là 602.891 triệu đồng. - Chi cho đầu tƣ xây dựng cơ bản cả hai cấp: 226.099 triệu đồng, bằng 325,7% so với kế hoạch Tỉnh giao, chiếm tỷ trọng 37,5% tổng chi NSĐP, trong đó: + Chi đầu tƣ XDCB tập trung từ Ngân sách Thành phố: 178.476 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 31,18% trong tổng chi cân đối Ngân sách Thành phố. + Chi đầu tƣ XDCB khối phƣờng, xã: 47.623 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 54,32% trong tổng chi Ngân sách khối phƣờng, xã. - Chi thƣờng xuyên cả hai cấp: 246.178 triệu đồng, bằng 111,3% kế hoạch Tỉnh giao, chiếm 43,1% trong tổng chi cân đối trên Thành phố. Nguyên nhân tăng so với kế hoạch là do tăng nền lƣơng tối thiểu theo Nghị định 66 của Chính phủ ( từ 1.050.000 đồng lên 1.150.000 đồng). - Chi chuyển nguồn sang năm sau: 53.794 triệu đồng - Chi chỉnh trang đô thị là 46.323 triệu đồng - Chi bằng các nguồn để lại đơn vị cuối năm ghi thu - chi qua Ngân sách gồm: học phí và viện phí là 3.212 triệu đồng. - Chi bổ sung cho NS cấp dƣới: 27.282 triệu đồng64 Bảng 2.8. Chi ngân sách Thành phố Uông Bí năm 2013 Đơn vị tính: Đồng TT Nội dung Dự toán Tỉnh giao UBND Thành phố giao Thực hiện So sách thực hiện So với năm 2012 (%) Dự toán Tỉnh giao (%) UBND Thành phố giao (%) Tổng chi Ngân sách địa phƣơng 297.457.000.000 374.012.000.000 602.891.432.873 202,7 161,2 119,6 Trong đó: Xã, phường chi 56.088.000.000 87.674.665.841 156,3 134,1 A Chi trong Ngân sách 296.637.000.000 371.752.000.000 572.396.350.254 193,0 154,0 117,9 Trong đó: Xã, phường chi 30.113.000.000 56.088.000.000 87.674.665.841 291,2 156,3 134,1 I Chi đầu tƣ XDCB 69.430.000.000 142.078.000.000 226.099.887.814 325,7 159,1 75,7 1 Thành phố chi 68.430.000.000 114.098.000.00M 178.476.594.81Q 260,U 156,Q 74,9 O Xã,phƣờng chi 1.000.000.00M 27.980.000.000 47.623.293.000 4762,3 170,O 78,5 II Chi thƣờng xuyên 221.157.000.000 212.174.000.000 246.178.332.037 111,3 116,0 151,9 1 Xã,phƣờng chi 28.363.000.000 26.127.000.000 40.051.372.841 141,O 153,P 162,N O Thành phố chi 192.794.000.00M 186.047.000.00M 206.126.959.19S 106,V 110,U 150,M 2.N Chi sự nghiệp kinh tế 50.547.000.000 48.359.000.000 38.599.658.900 76,4 79,8 148,R 2.O Chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo 85.979.000.000 83.186.000.000 92.3O5.466.73N 107,Q 111,M 129,U 2.P Chi sự nghiệp y tê, dân số 8.935.000.00M 8.592.000.00M 8.837.483.31Q 98,9 102,V 152,O 2.Q Chi sự nghiệp văn hóa thông tin 7.089.000.00M 7.424.000.00M 8.269.035.86P 116,S 111,Q 170,O 2.5 Chi sự nghiệp đài phát thanh, truyền hình 1.536.000.000 2.028.000.000 1.876.003.100 122,1 92,5 164,165 2.6 Chi sự nghiệp thể dục, thể thao 702.000.00M 640.000.00M 645.769.16P 92,0 100,V 151,M 2.T Chi đảm bảo xã hội 5.654.000.00M 5.654.000.00M 8.673.980.10M 153,Q 153,Q 222,P 2.U Chi quản lý hành chính, Đảng,đoàn thể 26.890.000.000 24.366.000.000 40.599.872.025 151,0 166,6 189,8 2.9 Chi an ninh, quốc phòng 1.966.000.00M 2.298.000.00M 3.898.796.00M 198,P 169,T 164,V 2.10 Chi khác Ngân sách 3.496.000.00M 3.500.000.00M 2.400.894.00M 68,7 68,6 647,N III Chi chuyển nguồn sang năm sau 53.794.270.735 220,5 IV Dự phòng phí 6.050.000.000 7.500.000.000 1 Dự phòng ngân sách huyện 5.300.000.00M 6.197.000.00M 2 Dự phòng ngân sách xã, phƣờng 750.000.00M 1.303.000.00M V Dự nguồn tăng lƣơng 10.000.000.000 Trong đó xã, phường 678.000.000 VI Kinh phí chỉnh trang đô thị 46.323.859.668 B Các khoản ghi thu, ghi chi QL qua NS 820.000.000 2.260.000.000 3.212.855.281 391,8 142,2 117,9 1 Chi giáo dục 2.109.931.481 158,9 2 Chi y tế 1.102.923.800 79,0 C Chi bổ sung cho NS cấp dƣới 27.282.227.338 170,2 1 Bổ sung cân đối 16.928.000.000 170,7 2 Bổ sung có mục tiêu 10.354.227.338 169,5 3 Bổ sung khác (Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch Thành phố Uông Bí)66 Bảng 2.9. Tổng hợp chi ngân sách Thành phố Uông Bí giai đoạn 2011 – 2013 Đơn vị tính: Đồng TT Nội dung Kết quả thực hiện Tỷ trọng (%) các khoản thực chi Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2011 (%) Năm 2012 (%) Năm 2013 (%) Tổng chi Ngân sách địa phƣơng 299.061.644.099 504.095.029.225 602.891.432.873 100 100 100 Trong đó: Xã, phường chi 34.390.983.838 65.399.232.957 87.674.665.841 11,50 12,97 14,54 A Chi trong Ngân sách 286.895.947.176 485.341.888.622 572.396.350.254 95,93 96,28 94,94 Trong đó: Xã, phường chi 34.390.983.838 65.399.232.957 87.674.665.841 11,50 12,97 14,54 I Chi đầu tƣ XDCB 151.322.864.502 298.844.853.538 226.099.887.814 50,60 59,28 37,50 1 Thành phố chi 133.420.360.56R 238.160.090.03P 178.476.594.81Q 44,6N 47,2R 29,6M 2 Xã,phƣờng chi 17.902.503.937 60.684.763.505 47.623.293.000 5,99 12,04 7,90 II Chi thƣờng xuyên 124.784.269.956 162.095.247.262 246.178.332.037 41,73 32,16 40,83 1 Xã,phƣờng chi 16.488.479.901 24.714.469.452 40.051.372.841 5,51 4,90 6,64 2 Thành phố chi 108.295.790.05R 137.380.777.81M 206.126.959.19S 36,2N 27,2R 34,1V 2.1 Chi sự nghiệp kinh tế 20.948.044.400 25.996.051.900 38.599.658.900 7,00 5,16 6,40 2.2 chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo 58.328.473.073 71.123.619.473 92.325.466K73N 19,5M 14,1N 15,3N 2.3 Chi sự nghiệp y tế, dân số 5.593.129.00M 5.807.719.00M 8.837.483.31Q 1,87 1,15 1,47 2.4 Chi sự nghiệp văn hóa thông tin 1.265.746.30V 4.859.045.02S 8.269.035.86P 0,42 0,96 1,37 2.5 Chi sự nghiệp đài phát thanh, truyền hình 949.300.00M 1.143.046.00M 1.876.003.10M 0,32 0,23 0,31 2.6 Chi sự nghiệp thể dục, thể thao 588.826.86R 427.625.65S 645.769.16P 0,20 0,08 0,1167 2.7 Chi đảm bảo xã hội 2.759.288.20M 3.901.807.40M 8.673.980.10M 0,92 0,77 1,44 2.8 Chi quản lý hành chính, Đảng,đoàn thể 14.817.265.208 21.385.863.355 40.599.872.025 4,95 4,24 6,73 2.9 Chi an ninh, quốc phòng 2.280.917.00M 2.365.000.00M 3.898.796.00M 0,76 0,47 0,65 2.10 Chi khác Ngân sách 764.800.00M 371.000.00M 2.400.894.00M 0,26 0,07 0,40 III Chi chuyển nguồn năm trƣớc 10.788.812.718 24.401.787.822 53.794.270.735 3,61 4,84 8,92 IV Dự phòng phí 1 Dự phòng ngân sách huyện 2 Dự phòng ngân sách xã, phƣờng V Dự nguồn tăng lƣơng Trong đó xã, phường VI Kinh phí chỉnh trang đô thị 4.165.046.923 46.323.859.668 7,68 B Các khoản ghi thu, ghi chi QLqua NS 2.807.617.983 2.724.663.103 3.212.855.281 3,13 0,54 0,53 1 Chi giáo dục 1.357.428.94M 1.327.980.14P 2.109.931.48N 0,45 0,26 0,35 2 Chi y tế 8.000.650.00M 1.396.682.96M 1.102.923.80M 2,68 0,28 0,18 C Chi bổ sung cho NS cấp dƣới 6.613.000.000 16.028.477.500 27.282.227.338 0,62 3,18 4,53 1 Bổ sung cân đối 921.650.00M 9.919.168.00M 16.928.000.000 0,31 1,97 2,81 2 Bổ sung có mục tiêu 466.000.00M 6.109.309.50M 10.354.227.338 0,16 1,21 1,72 3 Bổ sung khác 466.000.00M 0,16 0,00 0,00 (Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch Thành phố Uông Bí)68 Qua các bảng 2.6, 2.7, 2.8 trên có thể đánh giá khái quát tình hình thực hiện chi NS của Thành phố trong giai đoạn 2011 – 2013 ở bảng 2.9 nhƣ sau: - Hoạt động chi NS cơ bản bám sát dự toán đầu năm, ngoài ra còn tăng chi trên cơ sở tăng chi để đáp ứng các nhiệm vụ đột xuất do Nhà nƣớc thay đổi chính sách chế độ, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn… đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh quốc phòng. Cụ thể: + Chi đầu tƣ phát triển: Chi đầu tƣ phát triển của NS cấp huyện năm 2011 là 151.322 triệu đồng, năm 2012 là 298.844 triệu đồng và năm 2013 là 226.099 triệu đồng. Tỷ lệ chi NS Thành phố năm 2011 là 427,3% so với kế hoạch Tỉnh giao; tỷ lệ tăng năm 2012 so với kế hoạch Tỉnh giao là 737,1 % so với năm 2011 đạt 2%; năm 2013 tăng hơn so với kế hoạch Tỉnh giao là 225,7%, đạt so với năm 2012 là 75,7%. + Chi đầu tƣ XDCB qua các năm 2011 - 2013 chiếm 50,60%, 59,28%, 37,50% trong tổng chi NS Thành phố. + Chi thƣờng xuyên: Bám sát dự toán đã đƣợc phê duyệt. Các nội dung chi cơ bản nằm trong tiêu chuẩn, định mức qui định của Nhà nƣớc. Công tác kiểm soát chi đƣợc chú trọng, hạn chế những khoản chi chƣa phải là cấp thiết. Năm 2011 chi thƣờng xuyên cấp huyện là 124.784 triệu đồng, năm 2012 là 162.095 triệu đồng và năm 2013 là 246.178 triệu đồng. Chi thƣờng xuyên trong giai đoạn 2011 - 2013 chiếm 41,73%, 32,16%, 40,83% trong tổng chi NS Thành phố. Khoản chi chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi thƣờng xuyên NS cấp huyện là chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Năm 2011 là 58.328 triệu đồng chiếm 19,50% tổng chi NS; năm 2012 là 71.123 triệu đồng chiếm 14,11% tổng chi NS; năm 2013 là 92.325 triệu đồng chiếm 15,31%% tổng chi NS. Điều đó cho thấy sự quan tâm đầu tƣ cho giáo dục của chính quyền địa phƣơng theo đúng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về tăng cƣờng đầu tƣ cho giáo dục - đào tạo là cơ sở động lực để thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc. Chi sự nghiệp y tế, sự nghiệp kiến thiết kinh tế và chi đảm bảo xã hội là những nội dung chi cũng đƣợc chú trọng. Cùng với ngành giáo dục, lĩnh vực y tế cũng đƣợc quan tâm đầu tƣ, chế độ chính sách đối với cán bộ nhân viên ngành y tế đƣợc chi trả kịp thời theo qui định của Nhà nƣớc đặc biệt là đối với khu vực miền, vùng khó khăn. Công tác chăm lo đời sống của nhân dân đặc biệt là các đối tƣợng69 bảo trợ xã hội cũng đặc biệt đƣợc chú trọng, NSĐP giành một phần tƣơng đối lớn để thực hiện các nhiệm vụ đảm bảo an sinh xã hội. Chi sự nghiệp văn hoá thông tin, thể dục thể thao và phát thanh truyền hình là những khoản chi chiếm tỷ lệ thấp trong cân đối chi thƣờng xuyên của các huyện. Do đây là các lĩnh vực Tỉnh không khuyến khích các địa phƣơng đầu tƣ mà tập trung chi từ NSĐP, tuỳ nhu cầu của từng địa phƣơng các huyện có thể bố trí dự toán chi thấp hơn dự toán Tỉnh giao. Nội dung chi quản lý hành chính là nội dung chi lớn trong tổng chi thƣờng xuyên. Năm 2011 là 14.817 triệu đồng, chiếm 11,87% tổng chi thƣờng xuyên và chiếm 4,95% trong tổng chi NS; năm 2012 là 21.385 triệu đồng chiếm 13,19% trong tổng chi thƣờng xuyên và chiếm 4,24% trong tổng chi NS; năm 2013 là 40.599 triệu đồng chiếm 16,49% tổng chi thƣờng xuyên và chiếm 6,73% trong tổng chi NS Thành phố. Chỉ tiêu này qua ba năm 2011 - 2013 đều tăng vƣợt dự toán đầu năm. Chi bổ sung cho NS cấp dƣới chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi NS huyện. Điều đó chứng tỏ việc phân giao dự toán thu, nhiệm vụ chi cho NS xã, phƣờng của Thành phố chƣa sát thực tế dẫn tới phải bổ sung nhiều, đồng thời cũng là biểu hiện của sự tồn tại cơ chế xin - cho 2.2.3.3. Tình hình cân đối Ngân sách Trong các năm qua Thành phố đã giao kế hoạch và giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính cho tất cả các đơn vị. Một số đơn vị đã thực hiện xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 và Thông tƣ số 71/TT-BTC ngày 09/8/2006 của Bộ Tài chính. Do vậy các đơn vị đã có trách nhiệm với hoạt động tài chính của mình, việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí cũng dần đƣợc chuyển biến. Trong 3 năm (2011-2013), UBND Thành phố đã quản lý và điều hành Ngân sách theo Luật Ngân sách Nhà nƣớc ban hành, giành tỷ lệ điều tiết hợp lý giữa hai cấp NS huyện và xã, phƣờng, tạo thế ổn định và chủ động ở mỗi cấp NS để thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phƣơng, luôn quan tâm, giành nguồn thu để đầu tƣ XDCB, cơ sở hạ tầng ở hai cấp NS đảm bảo tỷ lệ mà Nghị quyết HĐND Thành phố đề ra, cụ thể đƣợc trình bày trong bảng..2.10:70 Bảng 2.10. Cân đối quyết toán ngân sách địa phương năm 2011 - 2013 Đơn vị tính: Đồng TT Phần thu Quyết toán TT Phần chi Quyết toán I Năm 2011 Năm 2011 Tổng thu 330.078.626.969 Tổng chi 330.078.626.969 A Tổng thu cân đối NS địa phƣơng 325.913.580.046 A Tổng chi cân đối NS địa phƣơng 294.896.597.176 1 Các khoản thu NSĐP hƣởng 100% 135.814.200.48S N Chi đầu tƣ XDCB 151.322.864.50O 2 Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % 125.555.216.18U O Chi thƣờng xuyên 124.784.269.95S 3 Thu kết dƣ ngân sách năm trƣớc 26.999.138.680 P Chi bổ sung NS xã, phƣờng 8.000.650.00M 4 Thu bổ sung NS cấp trên 30.014.450.000 Q Chi chuyển nguồn sang năm sau 10.788.812.718 Trong đó: NS bổ sung cho NS xã, phƣờng 8.000.650.00M 5 Thu chuyển nguồn 7.530.574.69O B Khoản thu để lại đơn vị QL chi qua NS 4.165.046.923 B Chi bằng nguồn thu để lại đơn vị 4.165.046.923 Trong đó: - Thu ngành giáo dục 2.807.617.98P Trong đó: - Chi ngành giáo dục 2.807.617.98P - Thu ngành y tế 1.357.428.94M - Chi ngành y tế 1.357.428.94M C Kết dƣ NS chuyển sang năm sau 31.016.982.870 Trong đó: - xã, phƣờng 4.188.984.88M II Năm 2012 Năm 2012 Tổng thu 530.077.207.242 Tổng chi 530.077.207.242 A Tổng thu cân đối NS địa phƣơng 527.352.544.139 A Tổng chi cân đối NS địa phƣơng 501.370.366.122 1 Các khoản thu NSĐP hƣởng 100% 214.109.209.36Q N Chi đầu tƣ XDCB 298.844.853.53U 2 Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % 166.491.481.68T O Chi thƣờng xuyên 162.095.247.26O 3 Thu kết dƣ ngân sách năm trƣớc 31.016.982.870 P Chi bổ sung NS 16.028K477.50M 4 Thu bổ sung NS cấp trên 104.946.057.50M Q Chi chuyển nguồn sang năm sau 24.401.787.82271 Trong đó: NS bổ sung cho NS xã, phƣờng 16.028.477.500 5 Thu chuyển nguồn 10.788.812.718 B Khoản thu để lại đơn vị QL chi qua NS 2.724.663.103 B Chi bằng nguồn thu để lại đơn vị 2.724.663.103 Trong đó: - Thu ngành giáo dục 1.327.980.14P Trong đó: - Chi ngành giáo dục 1.327.980.14P - Thu ngành y tế 1.396.682.96M - Chi ngành y tế 1.396.682.96M C Kết dƣ NS chuyển sang năm sau 25.982.178.017 Trong đó: xã, phƣờng 6.608.202.08T III Năm 2013 Năm 2013 Tổng thu 613.837.766.496 Tổng chi 613.837.766.496 A Tổng thu cân đối NS địa phƣơng 610.624.911.215 A Tổng chi cân đối NS địa phƣơng 599.678.577.592 1 Các khoản thu NSĐP hƣởng 100% 302.538.678.80P N Chi đầu tƣ XDCB 226.099.887.81Q 2 Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % 198.375.020.23R O Chi thƣờng xuyên 246.178.332.03T 3 Thu kết dƣ ngân sách năm trƣớc 25.982.178.017 P Chi bổ sung NS 27.282.227.338 4 Thu bổ sung NS cấp trên 58.127.246.338 Q Chi chuyển nguồn sang năm sau 53.794.270.735 Trong đó: NS bổ sung cho NS xã, phƣờng 27.282.227.338 R Chi chỉnh trang đô thị 46.323.859.668 5 Thu chuyển nguồn 25.601.787.822 B Khoản thu để lại đơn vị QL chi qua NS 3.212.855.281 B Chi bằng nguồn thu để lại đơn vị 3.212.855.281 Trong đó: - Thu ngành giáo dục 2.109.931.48N Trong đó: - Chi ngành giáo dục 2.109.931.48N - Thu ngành y tế 1.102.923.80M - Chi ngành y tế 1.102.923.80M C Kết dƣ NS chuyển sang năm sau 10.946.333.623 Trong đó: xã, phƣờng 1.532.486.70T (Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch Thành phố Uông Bí)72 Hình 2.1. Cân đối thu – chi ngân sách năm 2011 – 2013 Kết thúc năm 2011, kết dƣ NS chuyển sang năm 2011 là: 31.016.982.870 đồng, trong đó: - Ngân sách Thành phố: 26.872.997.990 đồng - Ngân sách các xã, phƣờng: 4.188.984.880 đồng Kết dƣ NS năm 2012 chuyển sang năm 2013 là: 25.982.178.017 đồng, trong đó: - Ngân sách Thành phố: 19.373.975.930 đồng - Ngân sách các xã, phƣờng: 6.608.202.087 đồng Kết thúc năm 2013, kết dƣ ngân NS chuyển sang năm 2014 là: 10.946.333.623 đồng, trong đó: - Ngân sách Thành phố: 9.413.846.916 đồng - Ngân sách các xã, phƣờng: 1.532.486.707 đồng Trong những năm qua nhiệm vụ chi của NS Thành phố khá nặng nề. Tổng chi năm 2012 tăng 68,6% so với năm 2011; năm 2013 tăng 19,6% so với năm 2012. Đối với nguồn tăng thu trong năm: Căn cứ vào khả năng tăng thu NS chi thƣờng xuyên, sau khi dành 50% tăng thu cho dự phòng tăng lƣơng, ƣu tiên bố trí đầu tƣ XDCB, để bổ sung một số nhiệm vụ chi chƣa đƣợc cân đối trong dự toán đầu năm. Việc sử dụng nguồn kinh phí dự phòng chủ yếu cho các nhiệm vụ đột xuất, cấp bách của địa phƣơng, các nhiệm vụ chính trị nhƣ: Tiêu hủy phòng chống dịch 530,077613,837299,061504,095602,891330,0780100,000200,000300,000400,000500,000600,000700,000N¨m 2011N¨m 2012N¨m 2013ThuChi73 bệnh, cho hoạt động giải phóng mặt bằng… Đối với công tác đầu tƣ XDCB: Năm 2011 - 2013 là giai đoạn Thành phố Uông Bí ƣu tiên mọi nguồn lực để tập trung mạnh vào công tác hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, phát triển mạng lƣới đô thị và điểm dân cƣ tập trung theo hƣớng hiện đại. Vì vậy công tác chi cho đầu tƣ phát triển năm 2011 chiếm 50,6% tổng chi NS, năm 2012 chiếm 59,3% tổng chi NS, năm 2013 chiếm 37,5% tổng chi NS. Đối với công tác chi thƣờng xuyên: Các nhiệm vụ chi hàng năm tăng cao, đáp ứng tƣơng đối đầy đủ các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố trong những năm qua. Chi quản lý hành chính tuy quản lý chặt chẽ và đã thực hành tiết kiệm, nhƣng vẫn tăng cao do tăng nền lƣơng tối thiểu và còn phát sinh nhiều nhiệm vụ chi phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phƣơng. 2.2.4. Công tác quyết toán Ngân sách Trình tự lập, gửi, thẩm định quyết toán thu, chi NS của các huyện thực hiện nhƣ sau: Cuối mỗi quí và cuối niên độ NS các đơn vị dự toán, các xã phƣờng thực hiện lập quyết toán thu, chi NS theo đúng mẫu biểu qui định của Bộ Tài chính gửi cơ quan Tài chính cấp huyện để thẩm định và tổng hợp. Cơ quan tài chính sau khi thẩm định xong báo cáo quyết toán thu, chi NS của các đơn vị dự toán và các xã, phƣờng thực hiện tổng hợp báo cáo thu, chi NSĐP, tham mƣu cho UBND huyện trình HĐND huyện phê chuẩn quyết toán thu, chi NS đồng thời gửi sở Tài chính thẩm định. Sau khi có quyết định phê chuẩn của HĐND huyện và thông báo thẩm định của sở Tài chính, UBND huyện ra thông báo xử lý số kết dƣ NS cấp huyện năm trƣớc theo quy định. 2.2.5. Thanh kiểm tra, giám sát thu chi NS Hàng năm cùng với công tác thẩm định quyết toán NS, việc kiểm tra tình hình chấp hành dự toán NS của các đơn vị, địa phƣơng thuộc cấp huyện đƣợc tiến hành mỗi năm một lần do cơ quan tài chính đảm nhận. Ngoài ra cơ quan Thanh tra nhà nƣớc cấp huyện cũng tiến hành thanh tra tình hình quản lý, sử dụng NS của các đơn vị thụ hƣởng NS theo hình thức vụ việc hoặc chọn mẫu. Công tác kiểm soát chi NS đƣợc thực hiện thƣờng xuyên qua hệ thống Kho bạc Nhà nƣớc cấp huyện. Việc74 thanh kiểm tra của cơ quan thanh tra tài chính cấp trên đƣợc thực hiện 2 năm một lần và của cơ quan kiểm toán nhà nƣớc là 2 năm 1 lần. Công tác này đƣợc Thành phố hết sức quan tâm. Hàng năm cơ quan Tài chính Kế hoạch thành phố tiến hành thẩm định quyết toán NS của các đơn vị dự toán, các xã, phƣờng và tiến hành đồng thời công tác kiểm tra tình hình quản lý, sử dụng tài sản công. Kịp thời chấn chỉnh và kiến nghị xuất toán đối với các trƣờng hợp vi phạm nguyên tắc quản lý tài chính. Cơ quan Thanh tra Nhà nƣớc cấp Thành phố cũng định kỳ thanh tra tình hình thực hiện NS tại một số đơn vị điển hình. Vì vậy trong năm 2012 công tác thanh tra, kiểm tra đã xử lý thu hồi nộp NS các khoản thanh toán không đúng quy định với số tiền là 326.357.531 đồng; Giảm trừ thanh quyết toán của 27 công trình xây dựng cơ sở hạ tầng với số tiền là 1.271.810.177 đồng. Chi cục Thuế Thành phố phối hợp cùng với các ngành chức năng của Thành phố quan tâm chỉ đạo giám sát công tác thu trên địa bàn, kiểm tra quản lý sổ bộ, kịp thời điều chỉnh bổ sung các đối tƣợng nộp thuế, hạn chế thất thu thuế. Kiểm tra doanh thu và chế độ sử dụng hoá đơn đối với các hộ kinh doanh trên địa bàn, phát hiện các hộ kinh doanh có doanh thu cao hơn doanh thu thuế, tiến hành điều chỉnh doanh thu, tăng thu thuế cho NSNN. Việc uỷ nhiệm thu thuế cho các xã, phƣờng và các đơn vị sự nghiệp cũng là một biện pháp tích cực góp phần tăng thu cho NSNN. Ngành Tài chính (bao gồm các cơ quan Tài chính, Thuế, Kho bạc …) đã tập trung thực hiện công tác cải cách hành chính: thực hiện cơ chế "một cửa", hoàn thiện các quy trình mở tờ khai, kiểm hóa, nộp thuế theo quy trình quản lý thuế, quy trình tự kê khai, tự nộp thuế, quy trình xử lý kinh phí đột xuất và kiểm soát chi, thẩm định giá, đền bù giải phóng mặt bằng … theo hƣớng công khai, minh bạch, gọn nhẹ. Qua công tác này đã nâng cao ý thức trách nhiệm, thái độ phục vụ của cán bộ, công chức; tạo điều kiện thuận lợi cao nhất cho các cơ quan, đơn vị và công dân. Công tác kiểm soát chi của Kho bạc Nhà nƣớc trong những năm gần đây khi thực hiện thanh toán qua hệ thống Kho bạc đã phát huy tác dụng. Nhiều nội dung chi không đúng chế độ, sai nguyên tắc tài chính đã đƣợc phát hiện kịp thời75 trƣớc khi hành tự qua NS. Hạn chế rất nhiều sai sót trong hạch toán kế toán NSNN, giảm tải cho công tác thẩm định quyết toán NS của cơ quan Tài chính cũng nhƣ công tác thanh tra, kiểm toán. 2.3. Đánh giá chung về công tác quản lý ngân sách của Thành phố Uông Bí 2.3.1. Những kết quả đạt được 2.3.1.1. Bộ máy quản lý NS cấp huyện Với chức năng, nhiệm vụ và số lƣợng biên chế đƣợc giao Phòng Tài chính - kế hoạch huyện đã phân công các bộ phận thuộc phòng và thƣờng xuyên lãnh đạo, chỉ đạo cán bộ công chức viên chức hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao. Bên cạnh đó hệ thống chính trị của Đảng bộ không ngừng đƣợc củng cố vững chắc, năng động, sáng tạo, phát huy sức mạnh đoàn kết có ý chí quyết tâm vƣợt qua mọi thách thức hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao. Đồng thời đội ngũ cán bộ từ huyện đến cơ sở ngày càng đƣợc nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kinh nghiệm qua nhiều năm công tác am hiểu sâu chính sách của Đảng và Nhà nƣớc. 2.3.1.2. Công tác lập dự toán ngân sách Nhà nước Cùng với việc xây dựng kế hoạch kinh tế - xã hội hàng năm, việc lập dự toán thu, chi NS cũng đƣợc thực hiện theo quy định của Luật NS. Công tác lập dự toán thu, chi NS cấp huyện của Thành phố Uông Bí cơ bản đảm bảo đúng trình tự theo qui định của Luật NSNN, bám sát các chỉ thị, chủ trƣơng chỉ đạo của cấp uỷ, Nghị quyết của HĐND cấp huyện và trên cơ sở tình hình kinh tế - xã hội của địa phƣơng. Dự toán NS cấp huyện đƣợc lập căn cứ vào định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nƣớc; tình hình thực hiện NS của các năm trƣớc đặc biệt là của năm báo cáo; các chế độ chính sách, tiêu chuẩn, định mức cụ thể về thu, chi NS của Nhà nƣớc. Phần lớn Thành phố đã chủ động phối kết hợp giữa các ngành nhƣ Tài chính - Kế hoạch, Thuế và các xã, phƣờng trong công tác xây dựng dự toán thu, chi NS hàng năm. Công tác này thƣờng xuyên có sự giám sát của HĐND Thành phố thông qua Ban Kinh tế Xã hội của HĐND Thành phố và tại các kỳ họp HĐND khi76 thông qua dự toán NS. 2.3.1.3. Công tác quản lý thu ngân sách Nhà nước Các xã, phƣờng đã rất chủ động trong công tác tìm kiếm, khai thác nguồn thu, động viên kịp thời các nguồn thu vào NS, phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vƣợt mức dự toán đƣợc giao. Đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời. Thƣờng xuyên tuyên truyền bằng nhiều hình thức các chính sách thuế, phí, lệ phí của Nhà nƣớc đến ngƣời dân. Qui trình thu thuế đƣợc xây dựng đơn giản để tối thiểu hoá các chi phí phát sinh do quá trình thực hiện các biện pháp quản lý thu thuế từ phía ngƣời nộp thuế và cơ quan quản lý thu Thuế. Bƣớc đầu thực hiện tin học hoá qui trình thu nộp thuế bằng việc kết nối hệ thống máy tính giữa cơ quan Thuế - Doanh nghiệp và Kho bạc Nhà nƣớc. Giảm thiểu các thủ tục hành chính rƣờm rà gây khó khăn cho quá trình sản xuất kinh doanh của các tổ chức, cá nhân. Công tác quản lý thu NS của Thành phố đã có rất nhiều cố gắng, đảm bảo đúng nguyên tắc, chế độ. Các khoản thu đƣợc thống nhất quản lý qua hệ thống biên lai do ngành Thuế và Bộ Tài chính phát hành đồng thời đƣợc nộp đầy đủ, kịp thời vào Kho bạc Nhà nƣớc, không sai sót giữa biên lai và tiền thuế, phí, lệ phí thực nộp. Chế độ báo cáo đƣợc duy trì đều đặn theo qui định của chế độ kế toán NS và theo yêu cầu của UBND cấp huyện cũng nhƣ của cơ quan quản lý cấp trên. 2.3.1.4. Công tác quản lý chi ngân sách Nhà nước - Chi đầu tƣ xây dựng cơ bản: Thực hiện theo đúng phân cấp của Tỉnh Quảng Ninh; danh mục dự án đƣợc lập trên cơ sở nguồn kinh phí đầu tƣ của địa phƣơng đƣợc phân cấp, ƣu tiên các công trình trọng điểm theo chủ trƣơng của Đảng và định hƣớng của Chính phủ, đặc điểm kinh tế xã hội của địa phƣơng qua từng năm. Chi đầu tƣ XDCB của các xã, phƣờng cơ bản thực hiện đúng trình tự, thủ tục đầu tƣ theo qui định của Luật Xây dựng và các văn bản hƣớng dẫn thực hiện Luật từ khâu lập dự án khả thi đến thẩm định báo cáo kinh tế kỹ thuật, đấu thầu, thi77 công, nghiệm thu, quyết toán, thẩm định quyết toán công trình. Thông qua hình thức cấp phát vốn đầu tƣ trực tiếp cho công trình dự án việc thanh toán vốn đầu tƣ XDCB đã đảm bảo đúng kế hoạch, đúng mục đích. Vốn đầu tƣ XDCB đƣợc thống nhất quản lý thanh toán qua hệ thống Kho bạc Nhà nƣớc nhằm đảm bảo sử dụng đúng mục đích và hợp lý vốn đầu tƣ. Việc cấp phát vốn đầu tƣ đã đƣợc thực hiện theo tiến độ hoàn thành của dự án và trong phạm vi dự toán đƣợc duyệt cũng nhƣ bổ sung. Các phòng ban chức năng của cấp thành phố (Tài chính Kế hoạch – Phòng quản lý đô thị - Ban quản lý dự án công trình) đã tăng cƣờng phối kết hợp trong giám sát, lập, thẩm định các dự án đầu tƣ, thực hiện cắt giảm các khoản chi không đúng thiết kế dự toán, không đúng tiêu chuẩn định mức đầu tƣ góp phần tiết kiệm chi cho NSNN. - Chi thƣờng xuyên: Việc sử dụng hiệu quả, tiết kiệm chi thƣờng xuyên luôn đƣợc Thành phố quan tâm thực hiện. Kế hoạch chi thƣờng xuyên của các huyện đƣợc lập trên cơ sở chủ trƣơng của Nhà nƣớc về duy trì, phát triển các hoạt động thuộc bộ máy quản lý Nhà nƣớc, các hoạt động sự nghiệp, hoạt động quốc phòng an ninh và các hoạt động khác trong từng giai đoạn nhất định hƣớng tới mục tiêu chung của Đảng và Nhà nƣớc cũng nhƣ mục tiêu cụ thể của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phƣơng. Qui trình lập dự toán chi thƣờng xuyên đƣợc lập đảm bảo theo trình tự qui định; bám sát các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của địa phƣơng; dựa vào khả năng nguồn kinh phí có thể đáp ứng nhu cầu chi thƣờng xuyên kỳ kế hoạch, các chính sách, chế độ, định mức chi thƣờng xuyên của NSNN hiện hành và dự đoán những điều chỉnh hoặc thay đổi có thể xảy ra trong kỳ kế hoạch. Quá trình thực hiện chi thƣờng xuyên của các xã, phƣờng diễn ra trong khuôn khổ dự toán đầu năm kế hoạch, hạn chế việc điều chỉnh bổ sung chi thƣờng xuyên trừ trƣờng hợp thực hiện chính sách chế độ mới của Nhà nƣớc. 100% các phòng, ban đã thực hiện giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về biên chế và kinh phí quản lý hành chính cho các đơn vị sự nghiệp, các đơn vị quản lý hành chính theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP và Nghị định 130/2005/NĐ-CP của Chính phủ.78 Thủ trƣởng các đơn vị có quyền quyết định các nội dung chi trong phạm vi chỉ tiêu biên chế và kinh phí đƣợc giao, tạo quyền chủ động cho đơn vị sử dụng NS đồng thời nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ công chức trong sử dụng tiền và tài sản của NSNN. Thực hiện cơ chế khoán theo Nghị định của Chính phủ đã giúp các huyện tiết kiệm chi phí chi thƣờng xuyên rất nhiều. 2.3.1.5. Công tác quyết toán NS Quyết toán thu, chi NS cấp huyện của Thành phố Uông Bí nói chung đảm bảo thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, báo cáo kế toán, quyết toán NSĐP theo luật định. Việc phối hợp xử lý các tình huống và đối chiếu số liệu kế toán, quyết toán NSNN giữa cơ quan Tài chính các cấp và Kho bạc Nhà nƣớc đề khá tốt. 2.3.1.6. Công tác thanh kiểm tra, giám sát thu chi NS Công tác thanh tra, kiểm tra trên địa bàn đã góp phần làm lành mạnh hóa các quan hệ kinh tế trong xã hội, góp phần thực hiện tốt các chủ trƣơng, chính sách của Đảng, nâng cao hiệu quả sử dụng NS. Giai đoạn 2011 - 2013 công tác quản lý NS cấp huyện trên địa bàn Thành phố Uông Bí đã có những bƣớc chuyển biến tích cực góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế của Thành phố. Thu, chi NS cơ bản đã đáp ứng đƣợc mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố, từng bƣớc cải thiện đời sống nhân dân, củng cố quốc phòng, an ninh địa phƣơng. 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc thì công tác quản lý NS Thành phố còn tồn tại một số hạn chế nhất định xuất phát từ cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. 2.3.2.1. Hạn chế trong bộ máy quản lý ngân sách tại địa phương Mỗi cơ quan trong hệ thống bộ máy quản lý NS trên địa bàn Thành phố chịu sự quản lý, chỉ đạo, điều hành của từng cấp khác nhau: cơ quan tài chính cấp huyện, ban tài chính xã trực thuộc UBND địa phƣơng quản lý; cơ quan Thuế, Kho bạc là các đơn vị thuộc ngành dọc quản lý tập trung từ TW xuống địa phƣơng. Giữa các cơ quan trong bộ máy quản lý NS trên địa bàn không có một cơ quan đầu mối79 tập hợp nên mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan này hiện nay đang lỏng lẻo, làm hạn chế phát huy tính tích cực trong công tác quản lý NS. UBND Tỉnh chƣa mạnh dạn phân cấp quản lý, điều hành NS cho NS cấp dƣới theo tinh thần của Luật NSNN; chƣa gắn việc quản lý, điều hành các nhiệm vụ chi với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi cấp chính quyền. Mặc dù Luật NSNN, Nghị định của Chính phủ, Thông tƣ của Bộ Tài chính hƣớng dẫn thi hành Luật NSNN cũng nhƣ cơ chế phân cấp quản lý điều hành NS của Tỉnh đã phân cấp từ nguồn thu, nhiệm vụ chi NS của mỗi cấp chính quyền địa phƣơng, làm rõ trách nhiệm quản lý điều hành NS ở mỗi cấp. Nhƣng trên thực tế, quyền chủ động lại rất hạn chế. Bởi vì HĐND cấp huyện vẫn quyết định dự toán NSNN, phê chuẩn quyết toán NSNN bao gồm cả NS cấp huyện và NS cấp xã. Vì vậy, HĐND cấp xã quyết định dự toán và phân bổ NSĐP cũng chỉ là quyết định số dự toán mà cấp trên đã quyết định, dẫn tới, nhiệm vụ và quyền quyết định NS mỗi cấp của HĐND xã chỉ là hình thức, HĐND và UBND cấp xã không thể tự quyết định thu - chi của cấp mình mà phải tuân theo sự phân bổ và giao dự toán thu - chi cũng nhƣ chế độ, chính sách do cấp trên qui định. Điều đó đã làm kiềm chế tính chủ động, năng động, sáng tạo của các cấp chính quyền địa phƣơng trong việc đề ra các chủ trƣơng, chính sách khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế địa phƣơng. Do tỷ lệ điều tiết các nguồn thu cho các đơn vị còn thấp lên các đơn vị không cân đối đƣợc các định mức chi mà phải ăn trợ cấp từ ngân sách cấp trên. Cụ thể NS cấp huyện nhận nguồn trợ cấp trong năm 2011 là 30.014 triệu đồng; năm 2012 là 104.946 triệu đồng; năm 2013 là 58.127 triệu đồng. 2.3.2.2. Hạn chế trong công tác lập dự toán ngân sách Nhà nước Việc lập dự toán NSNN hàng năm của Thành phố chƣa thực sự xuất phát từ cơ sở. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này, trong đó có nguyên nhân do các xã, phƣờng lập dự toán chậm không đảm bảo thời gian để tổng hợp tại cấp huyện nên việc lập dự toán chủ yếu do cơ quan cấp huyện làm. Điều đó khiến cho dự toán NS khi giao cho từng địa phƣơng sẽ có những bất cập, không sát với tình hình thực tế là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng điều chỉnh, bổ sung80 dự toán trong quá trình chấp hành NS. Bảng 2.11. Tình hình thực hiện kế hoạch thu của phường Phương Nam qua 2 năm 2011, 2012 Đơn vị tính: Triệu đồng STT Chỉ tiêu thu Kế hoạch Thực hiện (%) so sánh Năm 2011 1 Thu hoa lợi công sản 1.050 100 10 2 Thu phí chợ 55 33 60 3 Lệ phí trƣớc bạ 100 69 69 Năm 2012 1 Thu khác Ngân sách 100 33 33 2 Thu phí chợ 50 37 74 (Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch thành phố) Thực tế công tác giao dự toán hiện nay của cấp huyện trên cơ sở số giao của Tỉnh, tính toán và ấn định mức giao thu, chi cho các đơn vị và địa phƣơng trực thuộc. Việc thảo luận dự toán NS chỉ đƣợc thực hiện vào năm đầu của thời kỳ ổn định NS, các năm tiếp theo hầu nhƣ các xã, phƣờng và các đơn vị không có yêu cầu thảo luận, do đó mặc nhiên thừa nhận theo số tính toán của cấp trên dù có những chỉ tiêu không còn phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của địa phƣơng, làm giảm chất lƣợng của công tác xây dựng dự toán NS rất nhiều. Đồng thời các địa phƣơng cũng gặp nhiều khó khăn trong công tác điều hành do nguồn thu và nhiệm vụ chi không cân xứng. Cụ thể nhƣ dự toán thu NS theo Nghị quyết của HĐND năm sau phải tăng so với năm trƣớc 5 - 10%, cơ quan cấp huyện căn cứ số thực hiện năm trƣớc tính toán ra số dự toán cho năm tiếp theo trên cơ sở tỷ lệ tăng trƣởng lên. Trong khi do nhiều yếu tố tác động một số chỉ tiêu dự kiến trong năm tiếp theo sẽ bị giảm sút nhƣng do xã, phƣờng không thực hiện thảo luận nên cấp huyện không nắm bắt hết đƣợc nên vẫn xây dựng tăng trong dự toán của địa phƣơng đó, dẫn tới hụt thu, mất cân đối NS. Cụ thể: UBND xã Phƣơng Nam có một số chỉ tiêu thu lập dự toán không sát nên ảnh hƣởng đến mất cân đối chi thƣờng xuyên năm 2011 là81 84 triệu đồng và năm 2012 là 154 triệu đồng Việc lập dự toán thu, chi NSNN chất lƣợng chƣa cao, chƣa phù hợp với tốc độ tăng trƣởng kinh tế và chính sách, chế độ quy định. Do nguồn thu NSNN trên địa bàn hạn hẹp, hầu hết các xã, phƣờng trong Thành phố chƣa tự cân đối đƣợc NS, phải nhận trợ cấp từ NS cấp trên; NS cấp trên sẽ cân đối hộ NS cấp dƣới, thực hiện trợ cấp bổ sung cho NS cấp dƣới nếu tổng thu nhỏ hơn tổng số chi đƣợc duyệt, nên các địa phƣơng không lập kế hoạch tích cực, xây dựng kế hoạch thu NS thấp, che dấu nguồn thu để hƣởng trợ cấp và hƣởng phần thu vƣợt kế hoạch. Thời gian lập dự toán đối với các đơn vị dự toán và các xã, phƣờng quy định thực hiện trƣớc ngày 15 tháng 10 của năm báo cáo là quá sớm, dẫn tới không ít đơn vị không hình dung hết đƣợc tất cả các nhiệm vụ của mình phải triển khai trong năm sau (nhất là những nhiệm vụ theo các văn bản chỉ đạo và chế độ bổ sung của Trung ƣơng, của cấp trên ban hành sau ngày 15 tháng 10 năm báo cáo áp dụng cho năm kế hoạch). Từ đó dẫn tới dự toán ban đầu mang nặng tính hình thức, nhiều chỉ tiêu không sát với thực tế, số liệu mang tính ƣớc đoán, độ chuẩn xác không cao, dự toán chính thức thƣờng có sự điều chỉnh lớn so với dự toán ban đầu. Cụ thể nhƣ xây dựng dự toán năm 2012 bắt đầu từ 15 tháng 10 năm 2011 nhƣng đến tháng 12 năm 2011 giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp làm mất cân đối ở nguồn thu này. Năm 2012 Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn cho các Doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhƣ giảm: 30% thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn thuế thu nhập cá nhân bậc một 6 tháng cuối năm 2012, giảm thuế suất khẩu than (từ 20% xuống 10%)… Đây là các yếu tố chƣa đƣợc tính đến khi thực hiện giao dự toán năm 2012 cho các đơn vị và các xã, phƣờng. Chất lƣợng dự toán chi NS chƣa đảm bảo, quá trình chấp hành NS cũng phải điều chỉnh, bổ sung nhiều lần. Do nền lƣơng tối thiểu trong các năm thay đổi , cụ thể nhƣ năm 2011 tăng từ 730.000 đồng lên 830.000 đồng vì vậy quyết toán NS năm 2011 mục chi quản lý hành chính tăng 2.515 triệu đồng so với kế hoạch; năm 2012 chi hành chính tăng so với kế hoạch là 21.385 triệu đồng; năm 2013 tăng 40.599 triệu đồng so với kế hoạch đầu năm giao.82 2.3.2.3. Hạn chế trong chấp hành ngân sách Nhà nước * Về thu NS: Công tác thu NS cấp huyện trên địa bàn Thành phố Uông Bí còn nhiều bất cập, tồn tại, yếu kém cần phải đƣợc củng cố và hoàn thiện. Chính sách thu một mặt chƣa bao quát hết nguồn thu, mặt khác chƣa động viên nuôi dƣỡng các nguồn thu. Hình thức, biện pháp quản lý thu thuế còn nhiều điểm chƣa hợp lý dẫn đến thất thoát nguồn thu cho NS. Những qui định về thu phí, lệ phí và các khoản thu huy động đóng góp tự nguyện của nhân dân vẫn chƣa thực sự rõ ràng dẫn tới khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện tại địa phƣơng. Số thu của các xã, phƣờng mặc dù các năm đều giữ mức tăng trƣởng nhƣng vẫn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu chi thƣờng xuyên của địa phƣơng vẫn phải trợ cấp từ NS cấp trên. Thất thu thuế từ khu vực công thƣơng nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh còn rất lớn do các hộ chƣa thực hiện mở sổ sách kế toán đầy đủ theo quy định, thực hiện sai chế độ ghi hoá đơn bán hàng, giấu doanh thu thuế. Việc quản lý nguồn thu của NS xã, phƣờng tuy đã từng bƣớc chấn chỉnh song công tác thu NS vẫn còn chƣa chặt chẽ, chƣa phản ánh đƣợc đầy đủ vào NS theo luật định. Vẫn còn tình trạng ở một số nơi thu NS không nộp vào Kho bạc, phản ánh sai nội dung thu. Công tác nắm hộ gia đình kinh doanh chƣa đƣợc quan tâm, chƣa có biện pháp hoặc sử dụng các biện pháp thu chƣa hợp lý nhƣ thu tiền cho thuê mặt đất mặt nƣớc chƣa thực hiện đấu thầu làm thất thu NS. Công tác quản lý thu còn hạn chế, công tác thanh tra, xử lý các hành vi vi phạm về thuế chƣa đƣợc đẩy mạnh dẫn tới tình trạng thất thu thuế diễn ra khá phổ biến dƣới các hình thức nhƣ: nhiều hộ kinh doanh không đăng ký, kê khai nộp thuế dẫn tới thất thu thuế còn khá lớn; nhiều doanh nghiệp và hộ kinh doanh chƣa kê khai đúng số thuế phải nộp; hầu hết các hộ thực hiện thu thuế khoán, mức thuế khoán phải nộp thƣờng thấp hơn rất nhiều so với doanh số thực tế phát sinh; nhiều cá nhân đăng ký thành lập doanh nghiệp nhƣng không thực hiện kinh doanh mà để buôn bán hoá đơn bất hợp pháp; nhiều doanh nghiệp chây ì, dây dƣa nợ đọng thuế kéo dài, cố tình hạch toán chi phí sai qui định để trốn thuế thu nhập doanh nghiệp; thuế thu nhập cá nhân còn thất thu nhiều, đặc biệt là đối với những cá nhân hành nghề tự do. Cụ thể một số doanh nghiệp tƣ nhân, hộ kinh doanh cá thể đóng trên83 địa bàn các phƣờng, xã còn nợ thuế năm 2012 nhƣ sau Bảng 2.12. Tình trạng nợ thuế năm 2012 của các đơn vị trên địa bàn thành phố Uông Bí Đơn vị tính: triệu đồng STT Tên đơn vị Thuế GTGT Thuế TNDN Thuế MB Cộng 1 Phƣờng Quang Trung 1.450 2.890 530 4.870 2 Phƣờng Thanh Sơn 800 1.340 150 2.290 3 Phƣờng Trƣng Vƣơng 150 340 20 510 4 Phƣờng Yên Thanh 400 550 50 1.000 5 Phƣờng Vàng Danh 1.260 2.360 35 3.655 6 Phƣờng Phƣơng Đông 250 430 15 695 (Nguồn: Chi cục thuế Thành phố Uông Bí) * Về chi NS: chi NS cấp huyện trên địa bàn Thành phố vẫn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng, bố trí chi còn dàn trải, hiệu quả thấp và chƣa chú trọng đến kết quả đầu ra; công tác xã hội hoá trong các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, y tế, văn hoá, thể dục thể thao thực hiện còn chậm, kết quả thấp. Tƣ tƣởng bao cấp, trông chờ, ỷ lại vào NS cấp trên còn tồn tại ở nhiều hoạt động, nhiều lĩnh vực, đơn vị. Cơ cấu đầu tƣ chƣa hợp lý, dàn trải, hiệu quả còn hạn chế chƣa thực sự căn cứ trên nguồn lực của địa phƣơng để bố trí. Việc thực hiện qui trình đầu tƣ (thẩm định, phê duyệt dự án, đấu thầu …) còn nhiều hạn chế, tồn tại. Nhiều khoản chi sự nghiệp (sự nghiệp kiến thiết kinh tế, sự nghiệp y tế, giáo dục …) mang tính chất đầu tƣ vẫn chƣa đƣợc quản lý theo trình tự đầu tƣ xây dựng cơ bản của Nhà nƣớc gây lãng phí và thất thoát tiền của nhà nƣớc. Nhiều công trình thực hiện theo phƣơng châm nhà nƣớc và nhân dân cùng làm (nhƣ chƣơng trình giao thông nông thôn, kiên cố hoá kênh mƣơng …) các địa phƣơng cũng không làm tốt đƣợc công tác huy động đóng góp của nhân dân dẫn tới dự án kéo dài, khó khăn trong thanh quyết toán vốn đầu tƣ. Cụ thể một số công trình đã quyết toán nhƣng chƣa đƣợc thanh toán hết trong bảng sau.84 Bảng 2.13. Một số công trình chưa thanh toán hết Đơn vị tính: triệu đồng STT Tên công trình Giá trị công trình Giá trị đã thanh toán Giá trị chƣa thanh toán 1 Rãnh thoát nƣớc khu I, phƣờng Yên Thanh 589 394 195 2 Nâng cấp đƣờng đê xã Điền Công 8.207 6.800 1.407 3 Đƣờng đôi Nguyễn Du xuống hồ Công viên 7.041 3.557 4.483 4 Trƣờng tiểu học Trần Phú 6.598 4.713 1.885 (Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch Thành phố Uông Bí) Chi thƣờng xuyên ở một số đơn vị dự toán, một số xã, phƣờng còn chƣa thực hiện đúng chế độ tài chính, chƣa hiệu quả. Chƣa nghiêm túc trong thực hiện các chế độ chi tiêu hội nghị, tiếp khách, hội họp… còn phô trƣơng, hình thức và không thiết thực. Nhiều nội dung chi thƣờng xuyên của nhiều đơn vị chƣa thực hiện đúng chế độ chứng từ hoá đơn, mua hàng hoá có giá trị lớn không có hoá đơn thuế nhƣng vẫn đƣợc thanh quyết toán. Một số xã, phƣờng trong quá trình điều hành NS không bám sát vào dự toán lên dẫn đến chi lạm nguồn kinh phí từ nguồn chi XDCB sang chi thƣờng xuyên, cụ thể trong bảng sau. Bảng 2.14. Tình trạng chi sai nội dung của một số đơn vị trên địa bàn thành phố Uông Bí Đơn vị tính: triệu đồng STT Tên đơn vị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1 Phƣờng Nam Khê 50.586.712 33.157.275 O Phƣờng Trƣng Vƣơng 29.245.577 9.566.18T P Phƣờng Quang Trung 59.560.462 Q Phƣờng Yên Thanh 237.072.88T 26.065.376 R Phƣờng Vàng Danh 139.526.50S S Phƣờng Phƣơng Đông 88.112.041 5.792.21U T Phƣờng Phƣơng Nam 84.7M6.00V 154.358.75T (Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch Thành phố Uông Bí) Công tác quản lý tài sản công tại cơ quan hành chính sự nghiệp, xã,85 phƣờng còn nhiều vƣớng mắc nhƣ theo dõi hồ sơ, danh mục tài sản không liên tục; việc kiểm kê, đánh giá lại tài sản chƣa đƣợc thực hiện đúng qui định; cơ quan tổng hợp, quản lý việc sử dụng tài sản công chƣa theo dõi và tổng hợp đầy đủ tình hình tài sản của các đơn vị dự toán cấp dƣới, việc mua sắm tài sản còn tuỳ tiện, không sát với nhu cầu thực tế, còn có tình trạng mua sắm vƣợt định mức qui định của Bộ Tài chính. 2.3.2.4. Hạn chế trong quyết toán ngân sách Nhà nước Công tác quyết toán NSNN của các xã, phƣờng trên địa bàn Thành phố Uông Bí hiện nay vẫn còn một số hạn chế nhƣ: một số đơn vị dự toán và NS cấp xã lập báo cáo quyết toán còn chậm, nội dung quyết toán một số mục thu - chi không đúng mục lục NSNN. Nhìn chung chất lƣợng đội ngũ kế toán tại một số các xã, phƣờng còn yếu. Một số nơi chấp hành chƣa nghiêm chỉnh Luật kế toán thống kê về chế độ chứng từ kế toán, nguyên tắc ghi sổ, về sử dụng tài khoản kế toán. Cán bộ kế toán chƣa thực sự độc lập về chuyên môn nghiệp vụ theo chế độ kế toán, báo cáo quyết toán còn gửi chậm. Theo qui định của Bộ Tài chính thì thời gian gửi báo cáo quyết toán Ngân sách đối với đơn vị dự toán cấp I chậm nhất ngày 25 sau khi kết thúc quí (đối với báo cáo quí), chậm nhất ngày 15/2 năm sau đối với cấp xã. Nhƣng các xã, phƣờng thƣờng gửi báo cáo sau tháng 3 năm sau làm ảnh hƣởng đến tiến độ lập báo cáo Ngân sách của Thành phố. Cán bộ tài chính có kiến thức về nghiệp vụ chuyên ngành song còn thiếu kiến thức quản lý kinh tế tổng hợp, hạn chế về kiến thức quản lý nhà nƣớc. Quản lý cơ sở còn mang tính hình thức, chƣa đi sâu, sát cơ sở, xử lý công việc có lúc, có nơi còn chƣa kịp thời, đúng tiến độ mặc dù đã đề ra thời gian thụ lý và giải quyết công việc, đặc biệt là trong lĩnh vực xử lý hồ sơ xây dựng cơ bản. Công tác thẩm tra, xét duyệt quyết toán vẫn còn mang tính hình thức, nhiều khi chỉ là thủ tục hợp thức hoá số liệu thu, chi NSNN cho các đơn vị sử dụng NS. Công tác quyết toán vốn đầu tƣ XDCB hoàn thành còn chậm dẫn đến số lƣợng công trình tồn đọng chƣa thẩm tra phê duyệt của các phƣờng, xã còn rất lớn. 2.3.2.5. Hạn chế trong thanh tra, kiểm tra, kiểm toán NSNN86 Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán NSNN của các cơ quan quản lý Nhà nƣớc đã đƣợc chú trọng, tăng cƣờng nhƣng chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu đặt ra. Cán bộ chuyên quản của các phòng Tài chính - Kế hoạch Thành phố do biên chế có hạn nên làm không thƣờng xuyên theo quý, thƣờng mỗi đơn vị phải một năm mới kiểm tra tài chính đƣợc một lần. Bên cạnh đó vẫn có sự chồng chéo lẫn lộn chức năng kiểm tra, thanh tra Ngân sách giữa cơ quan Thanh tra Tài chính, Thanh tra Thuế, Thanh tra Nhà nƣớc và Uỷ ban kiểm tra nên gây ra khó khăn phiền phức cho các đơn vị cơ sở, các doanh nghiệp. Công tác kiểm soát chi của Kho bạc Nhà nƣớc đặc biệt là ở các chi nhánh Kho bạc Thành phố nhiều khi cán bộ thừa hành không hiểu hết chính sách chế độ, làm sai chức năng thẩm quyền, máy móc dập khuôn nên gây ra không ít khó khăn, ách tắc trong quá trình thu - chi NS của các đơn vị dự toán. Tóm lại, bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, công tác quản lý NSNN cấp huyện trên địa bàn Thành phố Uông Bí vẫn còn nhiều hạn chế cần phải sớm đƣợc khắc phục, bổ sung, hoàn thiện trong việc phân cấp quản lý NS, cải tiến hoàn thiện các khâu của chu trình NS nhằm làm cho hoạt động của NSĐP ngày càng hiệu quả, góp phần thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế của Thành phố trong thời gian tới.87 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH CẤP HUYỆN CỦA THÀNH PHỐ UÔNG BÍ, TỈNH QUẢNG NINH TRONG GIAI ĐOẠN TIẾP THEO 3.1. Phƣơng hƣớng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh Điều kiện địa lý và bối cảnh kinh tế - xã hội của thế giới và khu vực là những yếu tố quyết định đến phƣơng hƣớng, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của thành phố Uông Bí trong giai đoạn 2016 – 2020. 3.1.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 – 2020 Giai đoạn 2016 – 2020 tình hình trong nƣớc và quốc tế vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, thuận lợi và khó khăn, thời cơ và thách thức đan xen nhau; toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế tiếp tục đƣợc đẩy nhanh; cạnh tranh kinh tế - thƣơng mại gay gắt. Công cuộc đổi mới đất nƣớc và chủ trƣơng phát triển nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa của Đảng và Nhà nƣớc ta trong hơn 20 năm đổi mới đã đạt đƣợc những thành tựu to lớn, tạo ra những nhân tố và điều kiện mới cho sự phát triển đồng thời cũng đặt ra những yêu cầu ngày càng cao hơn về phát triển kinh tế - xã hội. Bƣớc vào giai đoạn 2016 – 2020, thành phố Uông Bí có những thuận lợi: là thành phố nằm kề với thành phố Hạ Long, có ảnh hƣởng lớn đến quá trình đô thị hóa và phát triển công nghiệp của thành phố; là Thành phố nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, nằm trên tuyến đƣờng 18 Hà Nội – Hạ Long, có giao thông thuận lợi với Hải Phòng, là vị trí rất thuận lợi trong phát triển kinh tế của các vùng kinh tế trọng điểm; Thành phố Uông Bí là trung tâm công nghiệp dịch vụ du lịch của tỉnh Quảng Ninh, thuộc vùng tam giác tăng trƣởng kinh tế phía Bắc. Là nơi thu hút đầu tƣ, nhiều tiềm năng phát triển kinh tế. Đó là những yếu tố thuận lợi thúc đẩy nhanh hơn sự phát triển của Thành phố trong thời gian tới. Thành phố Uông Bí là thành phố trẻ có tốc độ công nghiệp hóa, đất đai rất thuận lợi cho việc xây dựng đô thị và tiềm năng còn khá lớn, hệ thống giao thông88 thuận lợi, cơ sở hạ tầng kỹ thuật tƣơng đối phát triển. Năng lực và trình độ sản xuất của nhiều ngành kinh tế đã tăng lên đáng kể; cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực; lợi thế của từng ngành, từng vùng đang đƣợc phát huy; chất lƣợng tăng trƣởng đã có những bƣớc cải thiện; các doanh nghiệp bƣớc đầu đã thích nghi với quá trình hội nhập kinh tế, tự chủ hơn trong cơ chế thị trƣờng. Chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc ngày càng hoàn thiện, đã và đang phát huy hiệu quả. Cùng với khu di tích lịch sử tâm linh Yên Tử - kinh đô của Phật giáo Trúc Lâm rất thuận lợi cho phát triển du lịch, trên địa bàn Thành phố đã cơ bản hình thành một số trung tâm công nghiệp với các nhà máy điện, xi măng, sản xuất than, các khu du lịch sinh thái, khu công nghiệp,… là điều kiện thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội trên địa bàn. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, sự chỉ đạo, điều hành có thêm những kinh nghiệm, từng bƣớc thích ứng với môi trƣờng hội nhập. Tuy nhiên Thành phố Uông Bí cũng đứng trƣớc nhiều khó khăn, thách thức: khủng hoảng tài chính và sự suy giảm kinh tế thế giới tác động rất lớn đến tình hình trong nƣớc; thiên tai, dịch bệnh khó lƣờng sẽ ảnh hƣởng lớn đến sản xuất kinh doanh, đời sống của nhân dân và việc thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội của Thành phố. Quá trình hợp tác phát triển tạo ra sự cạnh tranh không nhỏ trong việc thu hút các nguồn lực cả trong nƣớc và ngoài nƣớc. Công tác qui hoạch chƣa đồng bộ, nhiều lĩnh vực còn chậm; hạ tầng giao thông đang bộc lộ sự bất cập lớn, không theo kịp sự phát triển. Ô nhiễm môi trƣờng do việc khai thác than nhiều năm và quá trình đô thị hóa ngày càng gia tăng. Chất lƣợng nguồn nhân lực còn hạn chế, mâu thuẫn, tác động đan xen giữa phát triển công nghiệp với các ngành kinh tế khác trên địa bàn. Qui mô sản xuất một số ngành nhỏ bé, phân tán, chất lƣợng hàng hóa thấp, chi phí sản xuất cao, kém tính cạnh trạnh; sản xuất nông nghiệp manh mún, giá trị sản xuất thấp, chƣa tận dụng hết các tiềm năng lợi thế về đất đai và thị trƣờng. Hội nhập kinh tế quốc tế đang là thách thức lớn cho các đơn vị sản xuất – kinh doanh.89 3.1.2. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Uông Bí giai đoạn 2016 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 Định hƣớng và quan điểm phát triển kinh tế - xã hội đƣợc Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XIII xác định là: tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới; phát triển kinh tế với tốc độ nhanh và bền vững trên cơ sở nâng cao chất lƣợng, hiệu quả, sức cạnh tranh và chủ động hội nhập quốc tế; đẩy mạnh đầu tƣ, tạo bƣớc phát triển đột phá về cơ sở hạ tầng giao thông, đô thị. 3.2. Định hƣớng hoàn thiện công tác quản lý NSNN cấp huyện của Thành phố Uông Bí đến năm 2016 và tầm nhìn đến năm 2030 Năm 2016 là năm đầu thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV; Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XIX. Vì vậy xây dựng dự toán phải bám sát vào chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020 của Thành phố để rà roát đối chiếu, dự báo tốt khả năng khai thác nguồn lực để xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ. Đáp ứng đƣợc nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ kinh tế - xã hội của Thành phố. Để từ đó là bƣớc đệm vững chắc cho nhiệm kỳ mới. Để thực hiện các mục tiêu cơ bản của nhiệm kỳ 2016 - 2020, thúc đẩy kinh tế Thành phố Uông Bí tăng trƣởng thì công tác quản lý NSNN trên địa bàn cần thiết phải đƣợc xây dựng hoàn thiện theo những định hƣớng chung nhƣ sau: Việc hoàn thiện công tác quản lý NSNN trên địa bàn phải phù hợp với các qui định của Hiến pháp, Luật NSNN và các chính sách, chế độ quản lý NSNN và phải gắn với tổng thể cơ chế quản lý kinh tế nói chung. Tiếp tục đẩy mạnh phân cấp quản lý NS cho các xã, phƣờng theo hƣớng: phân cấp quản lý NSNN phải thực hiện đồng bộ, phù hợp và gắn với phân cấp quản lý hành chính về kinh tế - xã hội, gắn với sự phân chia quyền lợi về kinh tế - xã hội; phải đảm bảo tính tập trung thống nhất, đồng thời phải đảm bảo phát huy cao độ tính tự chủ, năng động, sức sáng tạo của chính quyền địa phƣơng và cơ sở, đảm bảo thực quyền cho HĐND các cấp. Phân định rừ nguồn thu và nhiệm vụ chi của NSNN cấp huyện để tăng cƣờng tính chủ động của cấp NSĐP, xác định rõ nhiệm vụ trọng yếu nhƣ nâng cao tỷ trọng chi đầu tƣ phát triển trong tổng chi NSNN, tập90 trung cho đầu tƣ cơ sở hạ tầng giao thông, trƣờng học, trạm xá. Đổi mới công tác quản lý thu - chi NS theo hƣớng: thu NSNN trong sự phát triển bền vững, thu nhƣng không làm suy yếu nguồn thu quan trọng mà phải bồi dƣỡng phát triển và mở rộng các nguồn thu một cách vững chắc, lâu bền; tăng cƣờng hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thuế nhằm tạo môi trƣờng thuận lợi khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, giải quyết hài hoà đƣợc lợi ích kinh tế giữa Nhà nƣớc, doanh nghiệp, xã hội, phù hợp với tốc độ tăng trƣởng kinh tế và tiến trình hội nhập khu vực, quốc tế, hạn chế tối đa tình trạng thất thu, trốn lậu thuế, thực hiện thu đúng, thu đủ mọi nguồn thu vào NSNN. Chi Ngân sách tiết kiệm, có hiệu quả, huy động mọi nguồn lực xã hội để bớt gánh nặng chi tiêu NSNN đồng thời nâng cao tính chủ động và hiệu quả của từng ngành, từng địa phƣơng; đổi mới chính sách phân phối NSNN nhằm mục tiêu thúc đẩy tăng trƣởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng mức và tỷ trọng NSNN chi cho đầu tƣ phát triển; phát triển văn hoá - xã hội đồng bộ với phát triển kinh tế, đảm bảo phát triển bền vững và toàn diện. Thực hiện quản lý và điều hành một cách chặt chẽ các giai đoạn của chu trình NS từ khâu lập dự toán, chấp hành NS sách đến khâu quyết toán NSNN đảm bảo NSNN đƣợc quản lý chặt chẽ, hiệu quả. Chấp hành tốt Luật NSNN; thực hiện tốt Luật tiết kiệm chống lãng phí và Luật phòng chống tham nhũng; tăng cƣờng kiểm tra kiểm soát, đƣa dần các khoản chi NS trên địa bàn vào nề nếp theo đúng chủ trƣơng chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc; từng bƣớc tăng số xã, phƣờng, thị trấn tự cân đối NS. Để triển khai thực hiện tốt những định hƣớng trên cần thiết phải có hệ thống giải pháp đồng bộ và toàn diện trong thời gian tới. 3.3. Một số giải pháp tăng cƣờng quản lý NSNN cấp huyện của Thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh 3.3.1. Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý ngân sách cấp huyện 3.3.1.1. Nâng cao chất lượng cán bộ Thực hiện tiêu chuẩn hoá và chuyên môn hoá đội ngũ cán bộ quản lý thu,91 chi NSNN. Yêu cầu những cán bộ này phải có năng lực chuyên môn cao, đƣợc đào tạo và bồi dƣỡng tốt, am hiểu và nắm vững tình hình kinh tế - xã hội cũng nhƣ các cơ chế chính sách của Nhà nƣớc. Đồng thời có tƣ cách, phẩm chất đạo đức tốt, có trách nhiệm và tâm huyết với công việc đƣợc giao. Để thực hiện đƣợc những yêu cầu nêu trên, hàng năm các cơ quan phải rà soát và đánh giá phân loại cán bộ theo các tiêu chuẩn đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý … từ đó có kế hoạch bồi dƣỡng, sắp xếp, phân công công tác theo đúng năng lực và trình độ của từng ngƣời. Tăng cƣờng đào tạo và đào tạo lại kiến thức quản lý tài chính và NSNN cho đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính, kế toán tại các đơn vị dự toán, cán bộ tài chính xã, phƣờng, Thành phố để mọi ngƣời hiểu và nhận thức đúng đƣợc yêu cầu của quản lý NSNN và chức năng nhiệm vụ cũng nhƣ thẩm quyền của mình, đồng thời tự tích luỹ kiến thức và kinh nghiệm để có đủ khả năng thực thi công vụ. Công tác đào tạo và đào tạo lại phải đƣợc đặc biệt chú trọng để đảm bảo các cán bộ của ngành tài chính hiểu rõ những chủ trƣơng, chính sách của nhà nƣớc và hội nhập kinh tế, từ đó vận dụng vào quá trình hoạch định chính sách cũng nhƣ quá trình tổ chức thực hiện các nhiệm vụ. Áp dụng linh hoạt chế độ luân chuyển cán bộ nhằm nâng cao tính năng động, sáng tạo, chống bảo thủ, trì trệ và ngăn ngừa các sai phạm của cán bộ. Có chế độ thƣởng, phạt nghiêm minh, tăng cƣờng trách nhiệm cá nhân, tạo lòng tin của nhân dân đối với Nhà nƣớc. Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin, xây dựng lực lƣợng cán bộ tin học chuyên nghiệp, đƣợc tổ chức tốt và yên tâm công tác lâu dài là sự cần thiết và là mục tiêu rất quan trọng của hệ thống quản lý. 3.3.1.2. Tiếp tục thực hiện tinh giản bộ máy quản lý Chính quyền địa phƣơng từ huyện đến xã, phƣờng cần hết sức coi trọng việc triển khai thực hiện tinh giản bộ máy và cán bộ, xác định lại chính xác chức năng nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị thực hiện quản lý nhà nƣớc về NS để tránh chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, giảm phiền hà và rƣờm rà về thủ tục hành92 chính cho các doanh nghiệp và nhân dân. Kiên quyết đƣa ra khỏi bộ máy Nhà nƣớc những cán bộ không đủ năng lực và phẩm chất, không đủ sức khoẻ và trình độ chuyên môn, không để những bất cập về bộ máy và cán bộ kéo dài làm tổn hại đến uy tín của cơ quan nhà nƣớc và ảnh hƣởng đến kinh tế xã hội của địa phƣơng. 3.3.1.3. Tăng cường mối quan hệ hợp tác, phối hợp giữa các cơ quan trong bộ máy quản lý NS cấp huyện Hiện nay, bộ máy tài chính ở cấp huyện có phòng Tài chính Kế hoạch, Chi cục Thuế, Kho bạc Nhà nƣớc nhƣng chỉ có cơ quan Tài chính là trực thuộc chính quyền địa phƣơng, còn lại các cơ quan chuyên ngành trực thuộc Bộ Tài chính. Vì vậy, để đảm bảo sức mạnh tổng hợp của bộ máy tài chính ở cấp huyện phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng cần có cơ chế phối hợp, chỉ đạo trong đó cần xác định vai trò nòng cốt, trung tâm của phòng Tài chính - Kế hoạch trong bộ máy để chỉ đạo và điều hành toàn bộ công tác tài chính cấp huyện. Thống nhất bộ phận kế toán của ngành tài chính về một đầu mối, nên đặt tại Kho bạc nhà nƣớc để đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời, chính xác, thống nhất phục vụ yêu cầu quản lý điều hành NS. Nâng cấp hạ tầng truyền thông, xây dựng phần mềm ứng dụng dùng chung cho cả Thuế - Kho bạc - Tài chính; xây dựng qui chế về cập nhật, truyền, nhận, khai thác, sử dụng, bảo mật thông tin trao đổi trên mạng máy tính của các ngành. Tăng cƣờng phối hợp trao đổi thông tin giữa các ngành trong hệ thống tài chính địa phƣơng. 3.3.2. Nâng cao chất lượng công tác lập dự toán NSNN Lập dự toán là khâu đầu tiên, lập dự toán có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc quản lý NSNN cũng nhƣ làm cho NSNN có tính ổn định an toàn và hiệu quả. Lập dự toán NSNN phải căn cứ vào phƣơng hƣớng, chủ trƣơng, chính sách, nhiệm vụ phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội, an ninh, quốc phòng của địa phƣơng trong năm kế hoạch và những năm tiếp theo; khai thác triệt để tiềm năng, lợi thế của địa phƣơng. Lập dự toán NS phải dựa trên những căn cứ khoa học, tiêu chuẩn định mức của Nhà nƣớc qui định, đồng thời có tính đến sự biến động của giá cả thị trƣờng. Với thực trạng trong khâu lập dự toán NSNN của cấp huyện ở Thành phố Uông Bí nhƣ hiện nay cần phải hạn chế ngay tình trạng dự toán của các đơn vị trực93 thuộc xây dựng thiếu căn cứ, không đúng định mức, xa rời khả năng NS, không đảm bảo thời gian qui định của Luật NSNN. Để hạn chế tình trạng các địa phƣơng, các đơn vị lập dự toán NS không tích cực, che dấu nguồn thu, nâng dự toán chi, các cơ quan thuộc hệ thống tài chính cần có chƣơng trình kế hoạch cụ thể khảo sát nắm chắc tình hình hoạt động của các cơ sở kinh tế, các đối tƣợng kinh doanh và các đối tƣợng sử dụng nguồn kinh phí NS để xây dựng dự toán thu, chi sát thực, khoa học. Khi yêu cầu các cơ sở lập dự toán, các cơ quan tổng hợp cần tính toán kỹ các yếu tố ảnh hƣởng đến việc lập dự toán NSNN nhất là tình hình biến động về kinh tế, giá cả và chính sách chế độ của Nhà nƣớc để đƣa ra đƣợc hệ số điều chỉnh phù hợp, khắc phục tình trạng thiếu chuẩn xác và tin cậy của số liệu, ảnh hƣởng tiêu cực đến việc phân tích kinh tế, tài chính, xét duyệt giao kế hoạch và điều hành thực hiện kế hoạch những năm sau. Kiến nghị cấp có thẩm quyền phân cấp cho HĐND huyện và xã quyết định dự toán và phân bổ NSĐP nhằm phát huy tính chủ động và đề cao vai trò, trách nhiệm của HĐND các cấp theo đúng qui định của Luật NSNN; khuyến khích khai thác các nguồn tiềm năng, thế mạnh tại chỗ, bồi dƣỡng và tăng thu cho NSNN. 3.3.3. Đổi mới công tác quản lý thu chi NS 3.3.3.1. Đổi mới công tác quản lý thu Ngân sách Trong điều kiện Luật quản lý thuế đã đƣợc ban hành và triển khai thực hiện, cơ chế tự kê khai tự nộp thuế đƣợc áp dụng rộng rãi với mọi đối tƣợng, các cơ quan quản lý cần phải tạo đƣợc sự thuận lợi, tự giác cho các đối tƣợng thực hiện nghĩa vụ nộp thuế với nhà nƣớc nhƣng rất cần tăng cƣờng việc kiểm tra giám sát việc tuân thủ và thực thi pháp luật trong mọi lĩnh vực và đối tƣợng. Cơ quan thuế cần tập trung nguồn nhân lực để tổ chức kiểm tra các loại hồ sơ khai thuế ngay tại cơ quan thuế nhằm kiểm soát việc kê khai của ngƣời nộp thuế, phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về thuế nhằm vừa chống thất thu thuế và vừa là biện pháp nhắc nhở để hỗ trợ ngƣời nộp thuế nâng cao tính tuân thủ nghĩa vụ thuế. Việc thanh tra thuế phải dựa trên cơ sở thu thập thông tin và phân tích thông tin, đánh giá mức độ tuân thủ và xác định rủi ro, phân94 loại doanh nghiệp để quyết định việc thanh tra thuế đối với từng trƣờng hợp có vi phạm pháp luật thuế hoặc có rủi ro về thuế. Thực hiện thu đúng, thu đủ các khoản thu và định mức chi tiêu theo quy định; tập trung đẩy mạnh chống thất thu thuế, quản lý chặt chẽ, khai thác tốt các nguồn thu hiện có. Quan tâm gắn bó và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp trên địa bàn phát triển sản xuất, tăng thu NS. Đối với khu vực công thƣơng nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh (bao gồm các doanh nghiệp tƣ nhân và hộ kinh doanh cá thể): cơ quan Thuế phải thƣờng xuyên cập nhật tổng hợp số lƣợng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới theo Luật doanh nghiệp; chú ý các doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh nhƣng không kê khai nộp thuế; tổ chức quản lý thu thuế đầy đủ đối với các doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh theo các qui định của các Luật thuế, chế độ thu Ngân sách, nắm vững số doanh nghiệp đã giải thể, phá sản hoặc chấm dứt hoạt động. Thƣờng xuyên theo dõi loại bỏ số hộ, đối tƣợng bỏ kinh doanh; bổ sung thêm danh sách những đối tƣợng kinh doanh mới phát sinh vào quản lý thu thuế. Hàng năm, Chi cục Thuế đảm bảo quản lý hết đối tƣợng thực tế có sản xuất kinh doanh trên địa bàn không phân biệt tại chỗ hay lƣu động, tạm thời hay lâu dài, kinh doanh chuyên nghiệp hay thời vụ. Phấn đấu quản lý thu thuế môn bài đủ 100% số hộ kinh doanh. Tiến hành phân loại hộ theo tiêu thức hộ lớn, hộ vừa, hộ nhỏ từ đó có hình thức, biện pháp quản lý thuế phù hợp. Định kỳ có sự thông tin đối chiếu giữa cơ quan cấp đăng ký kinh doanh với cơ quan Thuế để tăng cƣờng công tác quản lý thu thuế. + Đối với hộ cá thể sản xuất kinh doanh mang tính thời vụ cơ quan Thuế cần có những biện pháp phù hợp để thuyết phục, vận động họ tự giác chấp hành nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nƣớc, đồng thời tăng cƣờng công tác kiểm tra giám sát thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của các đối tƣợng. + Đối tƣợng là các công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tƣ nhân, công ty cổ phần, hợp tác xã … đƣợc thực hiện tự kê khai tính thuế. Cơ quan Thuế phải thƣờng xuyên chú trọng đến tính hợp pháp, hợp lý của các chứng từ và sổ sách kế toán, xử lý nghiêm những trƣờng hợp gian lận về thuế, sử dụng sổ sách "ma"95 hoặc hạch toán kế toán sai qui định. + Đối với các hộ kinh doanh lớn phải yêu cầu các hộ thực hiện chế độ kế toán thống kê, chấp hành chế độ hoá đơn chứng từ theo qui định. Thực hiện kê khai nộp thuế theo đúng doanh số phát sinh và thực hiện chế độ trích nộp thuế theo phƣơng pháp khấu trừ. Có biện pháp cụ thể trong quản lý doanh số sát với thực tế kinh doanh của các hộ kinh doanh lớn thuộc các ngành ăn uống, điện máy, vật liệu xây dựng, vận tải trên địa bàn để tính thuế. Đặc biệt chú trọng tăng cƣờng quản lý các công ty có đăng ký kinh doanh nhƣng không đăng ký kê khai thuế với cơ quan Thuế. Tập trung hƣớng dẫn và chấn chỉnh việc lập sổ sách kế toán, hoá đơn chứng từ để quản lý doanh thu và lợi nhuận tính thuế … Đánh giá tình hình kê khai và nộp thuế của các đối tƣợng nộp thuế. Có biện pháp kiểm soát thuế giá trị gia tăng đầu vào, thuế giá trị gia tăng đầu ra, doanh số, chi phí và thu nhập chịu thuế, so sánh với năm trƣớc. Đánh giá mức độ thất thu đối với khu vực này, nêu rõ nguyên nhân và giải pháp khắc phục. Phối hợp với các cơ quan liên quan, rà soát, nắm bắt toàn bộ số dự án đầu tƣ trên địa bàn, đối chiếu, phân loại việc thu nộp tiền thuê đất của các dự án. Nắm rõ số đã đi vào hoạt động, số đã hết thời hạn ƣu đãi miễn thuế để tính thuế và thu đủ các khoản thuế phát sinh, tiến hành lập hồ sơ quản lý theo từng dự án. Rà soát tổng số doanh nghiệp đã đƣợc cấp giấy phép, số giấy phép còn hiệu lực, hết hiệu lực, số doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh, số doanh nghiệp đang xây dựng, số doanh nghiệp chƣa triển khai hoặc đang trong thời kỳ ƣu đãi … để xây dựng kế hoạch thu NS phù hợp. Quản lý thu thuế đối với sử dụng đất đai và nhà ở: Trên cơ sở qui hoạch đất đai đƣợc duyệt, cơ quan Thuế phối hợp với các ngành Tài chính, Tài nguyên Môi trƣờng và chính quyền địa phƣơng tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất; số thu từ đấu giá quyền sử dụng đất đƣợc tập trung đầy đủ, kịp thời vào NSNN theo qui định để đảm bảo nguồn cho chi đầu tƣ phát triển, không đƣợc giữ lại tự chi hoặc gửi ở tài khoản vãng lai tại Kho bạc Nhà nƣớc. Cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hoá các thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để khai thông thị trƣờng bất động sản tạo nguồn thu cho NSNN.96 Tổng hợp diện tích đất đã lập bộ để quản lý thu so với quĩ đất ở trên địa bàn quản lý. Đánh giá tình hình triển khai thuê đất trên địa bàn, giá đất cho thuê và những đơn vị thuộc diện nộp tiền thuê đất, xác định rõ số tiền thuê đất đã nộp, số còn phải nộp đối với từng đối tƣợng. Tình hình nợ đọng tiền thuê đất, xác định nguyên nhân và giải pháp khắc phục. Đối với công tác quản lý thu phí và lệ phí: đánh giá tình hình thu nộp phí, lệ phí của các tổ chức theo qui định tại Nghị định 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí. Tổng hợp đầy đủ số thu, số đƣợc để lại và số nộp NSNN. Tổ chức thực hiện quản lý ghi thu, ghi chi NS kịp thời, đầy đủ, đúng chế độ qui định đối với những khoản thu đƣợc để lại đơn vị để đảm bảo chi nhƣng vẫn phải hạch toán quản lý qua NSNN. Quản lý thu thuế tại các xã, phƣờng: tiếp tục thực hiện uỷ nhiệm thu cho các xã, phƣờng đối với những khoản thuế nhỏ nằm rải rác trên địa bàn. Thực hiện kiểm kê đƣa vào quản lý, đầu tƣ khai thác sản xuất kinh doanh có tổ chức dƣới hình thức giao khoán, thầu để thu hoa lợi đối với đất công (đầm, ao, hồ,…). Tuy nhiên vẫn phải chú trọng vấn đề môi trƣờng và tài nguyên, không vì lợi ích trƣớc mắt mà ảnh hƣởng đến đời sống về lâu dài. Đối với các khoản thu khác của NSĐP: cơ quan tài chính phối hợp với các ngành chức năng của địa phƣơng, rà soát và quản lý các khoản thu khác phát sinh trên địa bàn, đảm bảo tận thu tốt các khoản thu phát sinh, tham mƣu cho chính quyền địa phƣơng đƣa vào quản lý sử dụng đúng mục đích và hiệu quả. Chú trọng xây dựng nguồn thu mới, kịp thời ban hành các cơ chế, chính sách phù hợp nhằm nuôi dƣỡng nguồn thu và khuyến khích phát triển để đảm bảo tăng thu cho NSNN; cải cách phƣơng thức quản lý thu thuế; nâng cao chất lƣợng công tác tuyên truyền, hỗ trợ, tƣ vấn pháp luật thuế; tăng cƣờng sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, các cấp chính quyền địa phƣơng. 3.3.3.2. Đổi mới công tác quản lý chi ngân sách Quản lý chi NS là vấn đề mấu chốt quyết định hiệu quả hoạt động NSNN. Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí và Luật phòng chống tham nhũng đã đƣợc97 Chính phủ ban hành và triển khai rộng khắp. Việc quản lý chi tiêu NS chặt chẽ là một yêu cầu bắt buộc đối với tất cả các cấp chính quyền, các ngành, các cơ quan, đơn vị thụ hƣởng NSNN. Để đạt đƣợc mục đích đó cần thực hiện đổi mới công tác quản lý chi NSNN theo những nội dung sau: + Đổi mới quản lý chi đầu tư phát triển: để quản lý tốt chi NS cho đầu tƣ XDCB chính quyền Thành phố phải chú trọng công tác kiểm tra giám sát và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ. Phòng Tài chính - Kế hoạch Thành phố cần bám sát qui hoạch, kế hoạch đƣợc duyệt tham mƣu cho UBND Thành phố thực hiện việc sắp xếp bố trí đầu tƣ phù hợp đảm bảo hiệu quả; hƣớng dẫn và giám sát thực hiện nghiêm túc trình tự và thủ tục quản lý vốn đầu tƣ XDCB, đảm bảo việc áp dụng các tiêu chuẩn định mức, đơn giá sát thực, kịp thời, hạn chế tối đa thất thoát, lãng phí trong xây dựng cơ bản do bố trí dàn trải, kéo dài thời gian đầu tƣ … Các đơn vị đƣợc giao nhiệm vụ chủ đầu tƣ khi lập thiết kế dự toán đầu tƣ XDCB phải bám sát qui hoạch, kế hoạch và mục đích đầu tƣ để thiết kế xây dựng công trình đầu tƣ phù hợp. Khi lập chi phí đầu tƣ xây dựng công trình phải đảm bảo chi phí dự án đầu tƣ xây dựng công trình đƣợc xác định trên cơ sở khối lƣợng công việc, định mức, chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật và các chế độ chính sách của Nhà nƣớc đồng thời phải phù hợp với những yếu tố khách quan của thị trƣờng trong từng thời kỳ. Hạn chế tới mức tối đa những phát sinh do tính sót, do thay đổi kết cấu, chủng loại vật liệu cao cấp, đắt tiền làm lãng phí thời gian và vốn đầu tƣ từ NSNN. Cơ quan Kho bạc Nhà nƣớc khi thực hiện kiểm soát thanh toán cần bám sát yêu cầu nhiệm vụ quản lý NS, kiểm soát chặt chẽ các dự án đƣợc ghi kế hoạch đầu tƣ XDCB hàng năm. Các dự án đầu tƣ đƣợc cấp phát vốn NSNN phải đảm bảo có đủ thủ tục đầu tƣ và xây dựng, đƣợc ghi kế hoạch và có đủ điều kiện đƣợc cấp phát vốn. Thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các bƣớc kiểm tra theo qui định, kiểm tra trƣớc, trong và sau khi thanh toán. Kho bạc cần có biện pháp đề nghị chủ đầu tƣ lập và trình duyệt báo cáo quyết toán dự án hoàn thành theo đúng qui định; nhận xét về các mặt (tình hình chấp hành trình tự đầu tƣ XDCB, đối chiếu số vốn đã cấp cho dự98 án theo từng năm). Nhận xét của cơ quan Kho bạc là căn cứ để cơ quan Tài chính xem xét khi thẩm tra quyết toán dự án công trình hoàn thành. Thực hiện đổi mới phƣơng thức bố trí, quản lý vốn đầu tƣ XDCB, mua sắm thiết bị góp phần đấu tranh có hiệu quả với tình trạng đầu tƣ xây dựng không đúng qui hoạch, phân tán, lãng phí, thất thoát, dàn trải… nhằm nâng cao hiệu quả công tác đầu tƣ XDCB của Nhà nƣớc và của toàn xã hội. Tập trung vốn đầu tƣ những công trình hạ tầng lớn, khả năng thu hồi vốn thấp. Các công trình có khối lƣợng nhỏ nhƣ các công trình giao thông nông thôn, kiên cố hoá kênh mƣơng… nên chuyển sang hình thức Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm, Nhà nƣớc có thể hỗ trợ xi măng hoặc cho vay không lãi suất… Các khoản thu từ cơ sở hạ tầng hay liên quan đến cơ sở hạ tầng nhƣ tiền đất, tiền thuê mặt đất mặt nƣớc, phí sử dụng hạ tầng đƣợc đầu tƣ trở lại cho duy tu bảo dƣỡng và phát triển hạ tầng; các khoản thu từ nông nghiệp nông thôn đƣợc đầu tƣ để phát triển nông nghiệp nông thôn… Danh mục đầu tƣ từ NS cần rút gọn đảm bảo đầu tƣ tập trung, trọng điểm, có hiệu quả và kích thích các chủ thể kinh tế - xã hội khác tham gia đầu tƣ. Huy động sự đóng góp tổng lực của các Doanh nghiệp, sự đồng tình ủng hộ và góp sức của nhân dân. Tiếp tục tranh thủ sự giúp đỡ của các Sở, Ban, Ngành của Tỉnh về nguồn đầu tƣ các công trình; nguồn vốn thực hiện các chƣơng trình, mục tiêu + Đổi mới quản lý chi thường xuyên: Đối với chi quản lý hành chính: Ƣu tiên bố trí thoả đáng cho bộ máy Nhà nƣớc. Tiếp tục mở rộng khoán biên chế, khoán chi quản lý hành chính, đồng thời giao trách nhiệm cụ thể để đảm bảo việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nƣớc đƣợc giao. Thực hiện nghiêm túc Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; công khai trong quản lý, sử dụng NS, gắn trách nhiệm chi tiêu NS với cải cách hành chính, tổ chức lại cơ cấu bộ máy phù hợp với chức năng, nhiệm vụ; tinh giản bộ máy hành chính, nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản lý nhà nƣớc. Đối với chi sự nghiệp kiến thiết kinh tế: Cần tập trung cho những chƣơng99 trình, dự án trọng điểm. Nâng dần tỷ trọng các nội dung chi chuyển đổi giống cây, giống con, hỗ trợ phát triển vùng nguyên liệu, chuyển đổi nghề nghiệp. Thực hiện huy động nguồn lực xã hội rộng rãi để phát triển sự nghiệp kinh tế. Đối với các lĩnh vực xã hội: thực hiện xã hội hóa tối đa để huy động các nguồn lực xã hội cùng với nguồn lực NS phát triển các sự nghiệp xã hội theo định hƣớng, mục tiêu đề ra. Đổi mới cơ chế quản lý sự nghiệp công, giao quyền và trách nhiệm cho đơn vị trên cả 3 mặt: tổ chức thực hiện nhiệm vụ, bộ máy tổ chức và tài chính; thực hiện chuyển cơ chế hoạt động của các cơ sở sự nghiệp công sang cơ chế quản lý, hạch toán cung ứng dịch vụ; hoạt động tài chính của đơn vị đƣợc công khai và kiểm toán; thực hiện chính sách quản lý bình đẳng giữa khu vực công lập và ngoài công lập. Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả công tác quản lý chi NSNN chính quyền Thành phố cần kiến nghị cấp có thẩm quyền hoàn thiện định mức phân bổ: rà soát, xây dựng và bổ sung những định mức chi mới, xoá bỏ những định mức lạc hậu đảm bảo cho hệ thống định mức, tiêu chuẩn có tính khoa học, tính thực tiễn cao. Thực hiện cấp kinh phí trên cơ sở hệ thống các định mức, tiêu chuẩn đặc biệt là trong giai đoạn bƣớc vào thời kỳ ổn định ngân sách mới. Đổi mới phƣơng thức cấp phát vốn của NSNN theo hƣớng nhanh, gọn, dễ kiểm tra. Bảo đảm việc cấp kinh phí theo kế hoạch và dự toán đƣợc duyệt, qui định chế độ cấp kinh phí vừa đơn giản, vừa khoa học, đảm bảo thứ tự ƣu tiên, đảm bảo có dự phòng kinh phí để xử lý khi có nhu cầu đột xuất hoặc mất cân đối giữa thu và chi trong quá trình chấp hành. Tiếp tục thực hiện, thực hiện triệt để nguyên tắc thanh toán trực tiếp qua Kho bạc Nhà nƣớc, hạn chế thanh toán bằng tiền mặt, thanh toán qua trung gian. Quản lý và kiểm soát các khoản chi thƣờng xuyên của ngân sách theo hƣớng kiểm soát chi theo kết quả đầu ra, là một phƣơng thức quản lý tiên tiến, hiệu quả. Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền hoàn thiện chế độ quản lý chi tiêu NS (chế độ trang bị cơ sở điều kiện làm việc; chế độ chi NS thực hiện nhiệm vụ chuyên môn; chế độ, định mức về công tác phí, hội nghị …) đảm bảo phù hợp thực tế, phục vụ hiệu quả các ngành, các cấp thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn đƣợc Nhà nƣớc100 giao và đảm bảo phù hợp với khả năng ngân sách, thúc đẩy đơn vị sử dụng NS tiết kiệm, hiệu quả, thực hiện công khai minh bạch. Hoàn chỉnh cơ chế kiểm soát chi NS. Ban hành những qui định cụ thể về qui trình, thủ tục chi ngân sách nhằm tạo thuận lợi cho đơn vị sử dụng ngân sách đồng thời đảm bảo quản lý NS chặt chẽ, hiệu quả. Xây dựng qui trình cấp phát các khoản chi chặt chẽ, hợp lý nhằm hạn chế tối đa các tiêu cực nảy sinh trong quá trình cấp phát, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm soát chi của cơ quan có thẩm quyền. Chi NSNN chỉ đƣợc thực hiện khi có đủ các điều kiện: đã có trong dự toán NS đƣợc duyệt; đúng chế độ tiêu chuẩn định mức do nhà nƣớc qui định; đã đƣợc thủ trƣởng đơn vị sử dụng NS hoặc ngƣời đƣợc uỷ quyền chuẩn chi; việc thực hiện mua sắm đƣợc thực hiện theo đúng qui trình thủ tục qui định. Xác lập thứ tự ƣu tiên các khoản chi của NSNN theo mức độ cần thiết từng khoản chi trong tình hình cụ thể về phát triển kinh tế - xã hội về thực hiện chức năng của cơ quan công quyền. 3.3.4. Chú trọng chất lượng công tác quyết toán NSNN Các đơn vị thụ hƣởng NS chịu trách nhiệm chính trong lập quyết toán NSNN tại đơn vị, đối chiếu khớp đúng với nguồn kinh phí đƣợc Kho bạc Nhà nƣớc cấp phát, lập các biểu mẫu theo qui định gửi cơ quan tài chính tổng hợp thẩm tra và phê duyệt. Số liệu quyết toán phải đảm bảo trung thực, chính xác, phản ánh đúng nội dung thu - chi theo mục lục NSNN và phải lập đúng thời gian qui định. Tổng quyết toán NS cấp huyện, xã phải chịu sự thẩm tra và phê duyệt của HĐND cấp huyện và cấp xã. Thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc đối với tất cả các đơn vị sử dụng NS. Xây dựng thể chế giám sát tài chính đồng bộ, chú trọng hoạt động giám sát của các đoàn thể quần chúng, của nhân dân và hoạt động tự giám sát, kiểm tra tài chính của đơn vị cơ sở. Nâng cao chất lƣợng công tác thẩm tra, phê duyệt quyết toán của các đơn vị dự toán đối với các đơn vị dự toán trực thuộc; các phòng chuyên quản của phòng Tài chính - Kế hoạch Thành phố đối với quyết toán của các đơn vị dự toán, quyết toán NS cấp dƣới. Các cán bộ chuyên quản phải thƣờng xuyên bám sát đơn vị đƣợc giao phụ trách để hƣớng dẫn, kiểm tra, uốn nắn sai sót, giúp đỡ các đơn vị ngay trong quá trình thực hiện chi tiêu NS để kịp thời phát hiện, ngăn ngừa sai phạm có thể xảy ra. Cần có cơ chế qui định rõ101 chế độ trách nhiệm của cán bộ chuyên quản khi xảy ra sai sót tại đơn vị đƣợc giao phụ trách, cán bộ chuyên quản phải chịu trách nhiệm về số liệu kiểm tra, phê duyệt quyết toán của mình. 3.3.5. Tăng cường công tác thanh tra tài chính và kiểm soát chi NSNN Thông qua các biện pháp quản lý chi NSNN qua Kho bạc Nhà nƣớc cần hoàn thiện và xây dựng chuẩn các qui trình nghiệp vụ nhằm quản lý, kiểm tra, kiểm soát theo dự toán đƣợc duyệt, đảm bảo theo chế độ và tiêu chuẩn định mức, kiên quyết từ chối các khoản chi không đúng chế độ, không có trong dự toán, tiếp tục khẳng định vai trò Kho bạc Nhà nƣớc trong việc thực hiện phối hợp thu và kiểm soát chi NSNN và quản lý quĩ NSNN, giám sát các đơn vị trong thực hiện và chấp hành dự toán NSNN. Giám sát việc chấp hành kỷ cƣơng, kỷ luật, chống lãng phí trong sử dụng kinh phí NS. Nâng cao chất lƣợng, hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND cấp Thành phố, cấp xã, phƣờng đối với NSNN nói chung và NSĐP phƣơng nói riêng. Cần nâng tỷ trọng đại biểu HĐND chuyên trách giúp việc trong lĩnh vực NSNN, tăng cƣờng đại biểu HĐND hoạt động chuyên nghiệp để NS. Tăng cƣờng sự giám sát của cán bộ công nhân viên, của nhân dân nhằm thúc đẩy tiết kiệm chi, chống lãng phí, tham nhũng trong lĩnh vực tài chính. Thực hiện nghiêm chỉnh các qui định về công khai tài chính đối với các cấp NS huyện, xã, các đơn vị dự toán, các tổ chức NSNN hỗ trợ, công khai các khoản đóng góp của dân, công khai phân bổ, quản lý sử dụng vốn đầu tƣ XDCB thuộc nguồn vốn NSNN … Thực hiện đổi mới phƣơng thức công khai tài chính, cải cách thủ tục tạo điều kiện tối đa cho ngƣời đƣợc cung cấp thông tin nắm đƣợc nhanh gọn, chính xác những thông tin cơ bản kể cả nguồn tài chính và kết quả của việc sử dụng nguồn tài chính đó. Việc thực hiện đồng bộ các biện pháp trên sẽ hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp làm tăng hiệu quả quản lý NSNN cấp huyện của Thành phố Uông Bí. Có thể khái quát các hiệu quả của biện pháp mang lại trong sơ đồ hình 3.1 sau:102 Hình 3.1. Hiệu quả đạt được khi thực hiện các biện pháp đổi mới thu chi NS Các giải pháp Biện pháp nâng cao hiệu quả chi Ngân sách Thành Phố Uống Bí Tăng cƣờng công tác kiểm tra, kiểm soát lại tất cả các nguồn thu còn bỏ sót Củng cố, đào tạo cán bộ và tổ chức bộ máy quản lý chi NSNN Đào tạo đƣợc đội ngũ cán bộ có đủ đức, đủ tài để đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển thực tế Lập dự toán chi NS sát thực hơn Công tác điều hành chỉ đƣợc an toàn ổn định và hiệu quả Tăng cƣờng kiểm tra, giám sát, quản lý chi từ khâu lập dự toán, chấp hành dự toán đến khâu quyết toán chi NSNN Củng cố kỷ luật tài chính và ý thức chấp hành luật pháp của các cấp, các ngành, các đơn vị Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách, tập trung nguồn lực cho đầu tƣ phát triển, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Tạo dựng, phát triển nguồn thu mới Đảm bảo kế hoạch phát triển kinh tế, thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội, giảm thiểu những khoản chi lãng phí trong các đơn vị hành chính sự nghiệp Góp phần tăng thu NS Thành phố Khai thác triệt để nguồn thu trên địa bàn, đảm bảo thu đúng, thu đủ không bỏ sót đối tƣợng để đảm bảo tăng NS Thành Phố Biện pháp nâng cao hiệu quả thu NS Thành phố Uông Bí103 3.4. Một số kiến nghị Qua thời gian thực hiện tỷ lệ phần trăm điều tiết thu và định mức chi NSNN cũng nhƣ việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giai đoạn ổn định ngân sách (2011 - 2015) trên địa bàn Thành phố đã bộc lộ nhiều bất cập cần phải sửa đổi, bổ sung trong thời kỳ ổn định mới. 3.4.1. Về phân cấp nguồn thu Các khoản thu ngân sách huyện hƣởng 100% do cấp huyện quản lý. Các khoản thu phí, lệ phí của các đơn vị thuộc cấp tỉnh quản lý nộp cho ngân sách cấp tỉnh 100% nhƣng phát sinh trên địa bàn các huyện thì có thể điều hoà cho ngân sách huyện hƣởng nhằm tăng cƣờng quản lý hành chính nhà nƣớc trên địa bàn. Các khoản thu phân chia giữa ngân sách cấp tỉnh với ngân sách cấp huyện cần giành tỷ lệ tối đa cho ngân sách cấp huyện đối với những khoản thu gắn với vai trò quản lý Nhà nƣớc của cấp huyện. Đối với những khoản thu dễ gây thất thu nhƣ thuế tài nguyên khoáng sản, thuế xây dựng tƣ nhân … tiếp tục phân cấp quản lý cho cấp huyện, xã để quản lý và khai thác nguồn thu này tốt hơn. Tiến tới uỷ nhiệm thu cho cấp xã. Phân cấp mạnh mẽ các khoản thu phí, lệ phí cho chính quyền cấp xã đảm nhiệm. Tăng cƣờng vai trò quản lý Nhà nƣớc của chính quyền cấp xã trong quản lý, đôn đốc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đối với các nguồn thu nhƣ thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế môn bài, thuế nhà đất; thuế của các hộ kinh doanh nhỏ lẻ và cho ngân sách xã hƣởng tỷ lệ điều tiết tối đa của các khoản thu trên. 3.4.2. Về phân cấp nhiệm vụ chi Đổi mới phân cấp nhiệm vụ chi của NSNN phải đặt trong cơ chế đồng bộ về phân cấp quản lý hành chính Nhà nƣớc giữa ngành và lãnh thổ, đảm bảo tính thống nhất về qui hoạch theo ngành theo địa bàn, cân đối các mục tiêu kinh tế - xã hội trên địa bàn, đảm bảo tính hợp lý thống nhất về chế độ, chính sách, định mức chi tiêu; thực hiện tiết kiệm chi thƣờng xuyên, giành vốn cho đầu tƣ phát triển. Đối với chi đầu tƣ phát triển: tăng cƣờng phân cấp cho NS huyện quản lý các công trình đƣờng giao thông nông thôn, hệ thống kênh mƣơng thuỷ lợi nội đồng, hệ thống nhà trẻ, mẫu giáo, trƣờng học, trạm xá … gắn liền với việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng. Đồng thời tiến hành phân cấp cho các huyện quản lý đầu tƣ104 đồng bộ với phân cấp NS về vốn đầu tƣ tránh tình trạng chồng chéo trong quản lý đầu tƣ xây dựng cơ bản nhƣ hiện nay, một công trình mà nguồn vốn đảm bảo thuộc 4 cấp NS Trung ƣơng, tỉnh, huyện và xã, gây khó khăn cho công tác quản lý, thanh quyết toán dễ dẫn tới thất thoát tiền NS. Đối với chi thƣờng xuyên: Tiếp tục phân cấp cho huyện quản lý các chƣơng trình giống cây, con theo định hƣớng phát triển chung của tỉnh, giảm hình thức cấp phát uỷ quyền nhƣ hiện nay làm các huyện bị động trong điều hành. Tăng cƣờng khoán chi quản lý hành chính, giao quyền tự chủ tài chính đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp; nâng cao trách nhiệm của thủ trƣởng đơn vị sử dụng NS để từng bƣớc sử dụng NSNN đƣợc hiệu quả, công khai, tăng thu nhập cho cán bộ công chức; mở rộng thí điểm khoán chi cho cấp xã theo Nghị định 130/2005/NĐ-CP của Chính phủ. Thực hiện đồng bộ giữa giao quyền tự chủ về tài chính, NS với tự chủ về tổ chức, biên chế. Căn cứ vào sự cần thiết, chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp hàng năm NSNN sẽ tính toán cấp một lƣợng kinh phí cố định dƣới hình thức Nhà nƣớc đặt hàng cho đơn vị hành chính, sự nghiệp đó. Với một lƣợng kinh phí nhƣ vậy, thủ trƣởng đơn vị sử dụng NS đƣợc quyền chủ động tuyển dụng, bố trí lao động, sắp xếp tổ chức bộ máy sao cho đảm bảo hiệu quả nhất, tiết kiệm nhất. Tiến tới các đơn vị sự nghiệp có thu sẽ phải tổ chức hạch toán doanh thu, chi phí, tính toán hiệu quả kinh tế, xác định lãi lỗ, thành lập các quĩ khen thƣởng, phúc lợi nhƣ các doanh nghiệp. Nâng cao chất lƣợng xây dựng qui chế chi tiêu nội bộ của các đơn vị đáp ứng các tiêu chuẩn do nhà nƣớc qui định. Từng bƣớc cải cách thủ tục hành chính trong quản lý, điều hành NSNN tránh cơ chế "xin - cho". Đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá và thể thao. Giao cho các địa phƣơng đƣợc quyền quyết định thành lập và chuyển dần một số cơ sở công lập sang loại hình ngoài công lập nhằm đa dạng hoá các loại hình, các hình thức hoạt động và sản phẩm dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao đồng thời huy động đƣợc các tiềm năng và nguồn lực xã hội để đầu tƣ phát triển khu vực này. Thực hiện phân cấp cho cấp xã quản lý các nhà trẻ, mẫu giáo, trạm y tế, tiến tới xã hội hóa hoạt động của hệ thống này.105 3.4.3. Hoàn thiện định mức phân bổ ngân sách Hệ thống định mức phân bổ NS của tỉnh giai đoạn 2007 - 2013 đến nay đã bộc lộ những hạn chế, nhiều chỉ tiêu không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của các địa phƣơng. Để phục vụ cho thời kỳ ổn định mới (2011- 2015) cần phải xây dựng, bổ sung, hoàn thiện lại hệ thống định mức phân bổ. Hệ thống định mức phân bổ phải đảm bảo nhiệm vụ chi, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh ở từng địa phƣơng, không làm giảm tổng chi NSĐP; Định mức xây dựng phải đáp ứng yêu cầu của Luật NSNN, phân bổ công bằng, hợp lý và công khai; các tiêu chí xây dựng định mức phải cụ thể, rõ ràng, dễ tính toán, dễ kiểm tra; định mức phân bổ phải thực hiện đầy đủ yêu cầu NS cấp xã là một bộ phận của NSNN, định mức chi từng lĩnh vực của NSĐP sẽ bao gồm cả chi của các lĩnh vực đó ở NS cấp xã. Bổ sung các tiêu chí xây dựng định mức cho phù hợp với đặc điểm của từng địa phƣơng, để từng bƣớc chuyển quản lý NS theo đầu vào sang quản lý theo đầu ra. Ban hành đủ các định mức có tính khoa học và khả thi cần thiết cho quản lý NS. Để tránh tình trạng nhiều địa phƣơng do bức xúc của tình hình đã tự qui định một số chế độ riêng, ngoài qui định của Trung ƣơng đề nghị thực hiện phân cấp, phân quyền cho địa phƣơng đƣợc phép ban hành một số chế độ tiêu chuẩn, định mức chi NS với những yêu cầu và điều kiện nhất định theo định mức trong khung do Trung ƣơng qui định. chính phủ cần thống nhất quản lý việc ban hành các chế độ tiêu chuẩn định mức bao gồm: các định mức do Trung ƣơng ban hành; các định mức do Trung ƣơng qui định mức khung, giao HĐND tỉnh quyết định cụ thể sao cho phù hợp với đặc điểm địa phƣơng. Xây dựng khung định mức chi NS với các hệ số khác nhau để phù hợp với đặc điểm và khả năng NS của từng cấp chính quyền; phù hợp với dặc điểm và điều kiện địa lý của từng vùng; phù hợp với qui mô và tính chất đặc thù của cơ quan quản lý nhà nƣớc. Áp dụng định mức khung chi theo công việc thay cho áp dụng định mức cho theo biên chế nhƣ lâu nay. Ban hành hệ thống tiêu chuẩn trang thiết bị và phƣơng tiện làm việc phù hợp với từng loại chức danh công chức, viên chức để áp dụng thống nhất trong các cơ quan nhà nƣớc. Trên cơ sở hệ thống tiêu chuẩn, định mức đó cho phép cơ quan, đơn vị đƣợc quyền điều chỉnh trong quá trình thực hiện, phù hợp với yêu cầu công việc và khả năng NS của đơn vị.106 KẾT LUẬN Quản lý NSNN và quản lý NSĐP là vấn đề đƣợc Chính phủ và các cấp chính quyền tại các địa phƣơng luôn quan tâm và coi trọng. Quản lý NSNN, NSĐP của các cấp chính quyền từ Trung ƣơng đến địa phƣơng phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố nhƣ: Hiến pháp; pháp luật; các chính sách vĩ mô của Nhà nƣớc: cơ chế phân cấp quản lý hành chính: phân cấp nhiệm vụ thu, chi NS; sự hội nhập kinh tế quốc tế; nhận thức của các cấp chính quyền về vai trò của NS; sự điều hành, quản lý và các công cụ, phƣơng tiện quản lý đƣợc sử dụng; trình độ và nhận thức của mỗi công chức, mỗi ngƣời dân, mỗi doanh nghiệp và tổ chức kinh tế.... Trên thực tế, quản lý NS cấp huyện ở Thành phố Uông Bí là vấn đề cần đƣợc nghiên cứu một cách có hệ thống. Luận văn cao học với đề tài: "Quản lý ngân sách cấp huyện của thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh" đã đạt đƣợc những kết quả sau: Hệ thống hóa đƣợc một số vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu đó là: khái niệm NSNN, NSĐP; vai trò của NSNN, NSĐP; các căn cứ và nội dung quản lý NSĐP; các nhân tố ảnh hƣởng tới quản lý NSĐP, kinh nghiệm quản lý NSĐP của một số địa phƣơng ở Việt Nam. Luận văn đã sử dụng các phƣơng pháp phân tích một cách khoa học, phong phú, toàn diện, cập nhật qua phƣơng pháp tiếp cận hệ thống và thống kê tổng hợp. Đƣa ra những đánh giá sát thực về thực trạng công tác quản lý NS cấp huyện trên địa bàn Thành phố Uông Bí những kết quả đạt đƣợc, những mặt yếu kém cần khắc phục, hoàn thiện. Luận văn đã đƣa ra một số giải pháp cơ bản để tăng cƣờng quản lý NSNN cấp huyện nhƣ sau: Đổi mới công tác quản lý thu, chi ngân sách. Tăng cƣờng chất lƣợng công tác lập, chấp hành và quyết toán NSNN. Tăng cƣờng công tác thanh tra tài chính và kiểm soát chi NSNN. Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý NS cấp huyện.107 Tăng cƣờng mối quan hệ hợp tác, phối hợp giữa các cơ quan trong bộ máy quản lý NS cấp huyện. Kiến nghị cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền hoàn thiện tiêu chuẩn, định mức chi NSNN; cơ chế phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi NSNN. Việc đổi mới và những đề xuất giải pháp đã nêu trên chỉ có thể thực hiện đƣợc hiệu quả trên thực tế khi chúng đƣợc tiến hành đồng bộ, nhất quán với nhau và với những giải pháp, chính sách hỗ trợ khác nhƣ các giải pháp về phân cấp, về tổ chức và về hiệu lực của bộ máy tƣ pháp. Đồng thời phải thống nhất với Hiến pháp, chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc về xây dựng nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng Xã hội chủ nghĩa vì mục đích dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.108 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hoàng Anh (2006), Các quy định mới về quản lý thu chi ngân sách mua sắm và sử dụng tài sản Nhà nước trong các đơn vị hành chính sự nghiệp, Nxb Tài chính, Hà Nội. 2. Bộ Tài chính (2003), Thông tư số 60/2003/BTC ngày 23/6/2003 về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn, Nxb Tài chính, Hà Nội. 3. Bộ Tài chính (2006), Chế độ kế toán ngân sách, tài chính xã và những quy định về quản lý tài chính, hành chính, tư pháp cán bộ xã, phường, thị trấn, Nxb Tài chính, Hà Nội. 4. Bùi Mạnh Cƣờng (2012), Nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển từ nguồn vốn NSNN ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. 5. Dƣơng Đăng Chinh, Phạm Văn Khoan (2007), Giáo trình Quản lý tài chính công, Nxb Tài chính, Hà Nội. 6. Dƣơng Đăng Chinh (2009), Giáo trình lý thuyết tài chính, Nxb Tài chính, Hà Nội. 7. Chính phủ nƣớc CHXHCN Việt Nam (2003), Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 hướng về chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN, Hà Nội 8. Chính phủ nƣớc CHXHCN Việt Nam (2005), Nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước, Hà Nội. 9. Chính phủ nƣớc CHXHCN Việt Nam (2006), Nghị định 46/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, Hà Nội. 10. Đảng bộ Thành phố Uông Bí (2010), Báo cáo chính trị Đại hội Đảng lần thứ X Thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. 11. F.Baudhuin (1962), Tài chính công, bản dịch của trƣờng Đại học Kinh tế, Thành phố Hồ Chí Minh.109 12. Nguyễn Ngọc Hùng (2006), Quản lý ngân sách Nhà nước, Nxb Thống Kê, Hà Nội. 13. Huỳnh Thị Cẩm Liên (2011), Hoàn Thiện công tác quản lý NSNN huyện Đức Phổ, Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. 14. Lê Chi Mai (2006), Phân cấp ngân sách cho chính quyền địa phương thực trạng và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 15. Vũ Hoài Nam (2007), Nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí NSĐP tại các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. 16. Nguyễn Văn Nhứt (2004), Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và điều hành NSNN ở cấp chính quyền cơ sở tại Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Học viện Tài chính. 17. Nguyễn Văn Ngọc (2012), Quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách địa phương tại các cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp trên địa bàn Lâm Đồng, Luận văn thạc sĩ, Trƣờng Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. 18. Nguyễn Minh Phong (2013), “Nâng cao hiệu quả đầu tƣ công từ NSNN”, Tạp chí Tài chính, số 5, tr.7. 19. Phòng Tài chính huyện Bắc Sơn (2013), Bác cáo thu chi ngân sách năm 2013 huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn. 20. Phòng Tài chính huyện Đức Phổ (2013), Báo cáo thu chi ngân sách năm 2013 huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. 21. Phòng Tài chính huyện Hoa Lƣ (2013), Báo cáo thu chi ngân sách năm 2013 huyện Hoa Lư , tỉnh Ninh Bình. 22. Phòng Tài chính Kế hoạch Thành phố Uông Bí (2011, 2012, 2013), Báo cáo xây dựng dự toán thu chi NSNN các năm (2011, 2012, 2013), Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh. 23. Phòng Tài chính Kế hoạch Thành phố Uông Bí, Báo cáo thực hiện Luật NSNN trong phân bổ dự toán chi thường xuyên của Ngân sách địa phương giai đoạn 2011-2013.110 24. Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa VN (2002), Luật ngân sách Nhà nước 2002 luật số 01/2002/QH11 ngày 16 tháng 12 năm 2002. 25. Quốc hội nƣớc cộng hòa xã hội chủ nghĩa VN (2005), Luật kiểm toán Nhà nước 2005 luật số 37/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005. 26. Lƣơng Ngọc Tuyền (2005), Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên của NSNN qua Kho bạc nhà nước, Luận văn thạc sĩ, Trƣờng Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. 27. UBND Thành phố Uông Bí (2011, 2012, 2013), Chỉ tiêu kinh tế - xã hội các năm 2011, 2012, 2013, Thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. 28. UBND Thành phố Uông Bí (2011, 2012, 2013), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội và công tác chỉ đạo điều hành của UBND Thành phố Uông Bí các năm 2011, 2012, 2013, Thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. 29. UBND Thành phố Uông Bí (2011, 2012, 2013), Kế hoạch phân bổ dự toán ngân sách các năm (2011, 2012, 2013), Thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. 30. UBND Thành phố Uông Bí (2011, 2012, 2013), Báo cáo tổng hợp quyết toán ngân sách các năm (2011, 2012, 2013), Thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. 31. Phạm Văn Vang (2013), Đổi mới cơ chế phân bổ và sử dụng NSNN cho hoạt động khoa học xã hội, Đề tài khoa học cấp Bộ, Viện Khoa học xã hội Việt Nam. 32. Viện nghiên cứu phổ biến tri thức Bách Khoa (1998), Đại từ điển kinh tế thị trường, NXB Trẻ, Hà Nội. Website: 33. Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính, www.mof.gov.vn. 34. Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Ninh: www.quangninh.gov.vn. 35. Cổng thông tin báo điện tử tỉnh Quảng Ninh: ww.baoquangninh.com.vn. 36. Cổng thông tin điện tử Chính phủ : www.chinhphu.vn. 37. Cổng thông tin điện tử Tạp chí tài chính: www.tapchitaichinh.vn.

- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Bình luận