NCKH: Quá trình phát triển của fintech và những chuyển động trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng

617 3

Miễn phí

Tải về máy để xem đầy đủ hơn, bản xem trước là bản PDF

Tags: #NCKH#tiểu luậnn#đồ án#luận văn

Mô tả chi tiết

1. Mở đầu

Trong suốt thập kỷ qua, công nghệ tài chính đã phát triển rất nhanh chóng trên toàn cầu. Những năm gần đây một làn sóng mới nổi lên khi các công ty khởi nghiệp tập trung vào lĩnh vực công nghệ trong tài chính. Ứng dụng công nghệ tạo nên những kết quả đột phá trong tài chính toàn diện là xu hướng tất yếu và mà nhiều quốc gia đã nhận thức rõ cơ hội mà xu hướng này đem lại. Fintech trở thành đại diện cho một cuộc cách mạng kỹ thuật
số có thể thay đổi toàn cảnh cách thức kinh doanh của ngành Tài chính – Ngân hàng. “Financial technology” hay “FinTech” được hiểu là “ công nghệ tài chính”. Tuy nhiên trên thế giới hiện nay chưa có một khái niệm hay định nghĩa chuẩn nào về Fintech. Nhìn chung, Fintech được nhận định có trong những lĩnh vực đặc trưng sau: thanh toán (các định chế tài chính), cho vay ngang hàng (P2P lending platforms9), gọi vốn cộng đồng (crowd  Peer-to-peer lending (P2P) là hình thức cho đầu tư trực tiếp và không cần thế chấp thông qua nền tảng trực tuyến (P2P) và thực hiện qua 1 website. Các khoản đầu tư ở hình thức này thường nhỏ và ngắn hạn.

2. Nội dung

2.1 Quá trình phát triển của Fintech và những chuyển động trên một số thị trường

Fintech được bắt nguồn từ đầu những năm 1990, do Citigroup11 khởi sướng được gọi là “ Hiệp hội Công nghệ Dịch vụ Tài chính” với mục đích tạo điều kiện cho các hoạt động hợp tác về công nghệ. Tuy nhiên, chỉ đến năm 2014 mới thực sự thu hút được sự quan tâm của các nhà quản lý, số lượng người tham gia ngày càng đông. Fintech đã phát triển rất nhanh và như một ngành công nghiệp lớn tại Mỹ. Một số nghiên cứu cho thấy, tổng chi tiêu cho Fintech lên đến hơn 197 tỷ USD vào năm 2014. Kể từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, thì Fintech được kỳ vọng như mang lại nhiều diện mạo mới cho ngành tài chính – ngân hàng. Fintech có thể tái định hình ngành tài chính, tác động rất mạnh đến các thành phần quan trọng nhất của ngành này

2.2 Những chuyển động của Fintech trong lĩnh vực tài chính – Ngân hàng tại Việt Nam

Theo tạp chí ngân hàng đánh giá, một trong 10 sự kiện nổi bật ngành ngân hàng năm 2017, đó là “thanh toán điện tử và fintech phát triển mạnh mẽ. Theo đó, các tổ chức tín dụng đã liên tục đưa ra các sản phẩm để đón đầu xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt vốn đang phát triển nhanh chóng trong kỷ nguyên Cách mạng công nghiệp 4.0. Ngoài nền tảng Internet Banking và Mobile Banking, một số ngân hàng và công ty công nghệ thông tin đã nghiên cứu, hợp tác và đưa vào ứng dụng các công nghệ trên thiết bị điện thoại di động như việc áp dụng xác thực vân tay, nhận diện khuôn mặt, sinh trắc, sử dụng mã QR Code, Tokenization, thanh toán phi tiếp xúc, công ng

2.3 Gợi ý chính sách phát triển Fintech tại Việt Nam

Trong suốt 10 năm qua, công nghệ tài chính đã phát triển rất nhanh chóng trên toàn cầu. Trên nền tảng internet và kỹ thuật số, việc ứng dụng công nghệ đã được các doanh nghiệp Fintech phát triển tạo ra nhiều ứng dụng sản phẩm hay mô hình kinh doanh trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng. Đây là xu hướng tất yếu mà nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam đều nhận rõ những cơ hội và thách thức mà xu hướng này đem lại. Tại Việt Nam sau hơn 30 năm đổi mới và mở cửa, bức tranh kinh tế - xã hội đã có những chuyển biến ngoạn mục. Việt Nam đã gia nhập nhóm nước có thu nhập trung bình từ năm 2010. Theo kết quả khảo sát của Ngân hàng Nhà nước công bố tại Diễn đàn Ngân hàng bán lẻ Việt Nam năm 2017 cho thấy, tỷ lệ người dân có tài khoản ngân hàng hiện nay đã lên tới gần 59%. Trước đó, một thống kê của WB từ năm 2014 cho thấy, Việt Nam mới có 31% dân số có tài khoản ngân hàng, tăng gần gấp đôi sau 3 năm. Qua đó cho thấy, Việt Nam là một thị trường còn nhiều cơ hội để khai thác

3. Kết luận

Sự xuất hiện của Fintech đã dẫn đến các thay đổi mang tính cấu trúc và cách thức vận hành của hệ thống ngân hàng nói riêng và thị trường tài chính nói chung. Trước sự phát triển ngày càng lớn mạnh của các công ty Fintech ở Việt Nam và trên thế giới là một bằng chứng sinh động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng trên toàn cầu. Sự xuất hiện của nó đã tạo ra nhiều giá trị cho người sử dụng và xã hội. Fintech đã và đang phát triển ở nhiều nước trong suốt 10 năm qua, tuy nhiên, theo nhận định của thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam, thì lĩnh vực FinTech tại Việt Nam mới đang trong giai đoạn đầu của sự phát triển

4. Tài liệu tham khảo

The Evolution of FinTech: A New Post-Crisis Paradigm, Douglas W. Arner, Jànos Barberis, Ross P. Buckley, 2015, IMS was called a “Financial Information” company and not yet a “Financial Technology” company. See Benjamin Wachenje, “Michael Bloomberg: Wall Street

Data Pioneer and ex-NYC Major (29 April 2014) CNBC, available at

Nội dung

KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG ------------------- QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA FINTECH VÀ NHỮNG CHUYỂN ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NGÂN HÀNGMã số ISBN: 978-604-922-684-7 177 QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA FINTECH VÀ NHỮNG CHUYỂN ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG TS. Đặng Thị Ngọc Lan Trường ĐH Tài chính Marketing Tóm tắt: Trong lĩnh vực tài chính- ngân hàng, hoạt động kinh doanh tiền tệ có sự liên thông giữa thị trường trong nước và quốc tế. Trước xu thế hội nhập toàn cầu hóa đòi hỏi các ngân hàng phải tích cực nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại nhằm đáp ứng chất lượng và thời gian phục vụ. Những ngân hàng thương mại có lợi thế về nền tảng công nghệ hiện đại theo yêu cầu phát triển những sản phẩm – dịch vụ cao sẽ có lợi thế trong cạnh tranh trên thị trường. Vì vậy với việc ứng dụng những thành tựu mới nhất của tiến bộ khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin trong các nghiệp vụ và giao dịch tài chính đã và đang diễn ra trên toàn cầu. Trong thời gian gần đây, không chỉ ở Việt nam mà trên thế giới, “Fintech” là cụm từ thường xuyên được đề cập đến, thế nhưng không phải ai cũng hiểu cặn kẽ về loại hình kinh doanh mới này. Fintech đã phát triển thành làn sóng ở nhiều nước trên thế giới. Những dịch vụ tài chính dựa trên nền tảng công nghệ này mang lại nhiều tiện ích cho người tiêu dùng và mở ra nhiều tiềm năng mới trong việc nâng cao khả năng tiếp cận tài chính. Bài viết sẽ nghiên cứu về quá trình hình thành và xu hướng phát triển của Fintech cũng như nghiên cứu về những chuyển động của Fintech tại một số quốc gia trên thế giới trong đó có Việt nam trong suốt thập kỷ qua. Từ khóa: phát triển, fintech,chuyển động, tài chính-ngân hàng. 1. Mở đầu Trong suốt thập kỷ qua, công nghệ tài chính đã phát triển rất nhanh chóng trên toàn cầu. Những năm gần đây một làn sóng mới nổi lên khi các công ty khởi nghiệp tập trung vào lĩnh vực công nghệ trong tài chính. Ứng dụng công nghệ tạo nên những kết quả đột phá trong tài chính toàn diện là xu hướng tất yếu và mà nhiều quốc gia đã nhận thức rõ cơ hội mà xu hướng này đem lại. Fintech trở thành đại diện cho một cuộc cách mạng kỹ thuật số có thể thay đổi toàn cảnh cách thức kinh doanh của ngành Tài chính – Ngân hàng. “Financial technology” hay “FinTech” được hiểu là “ công nghệ tài chính”. Tuy nhiên trên thế giới hiện nay chưa có một khái niệm hay định nghĩa chuẩn nào về Fintech. Nhìn chung, Fintech được nhận định có trong những lĩnh vực đặc trưng sau: thanh toán (các định chế tài chính), cho vay ngang hàng (P2P lending platforms9), gọi vốn cộng đồng (crowd 9 Peer-to-peer lending (P2P) là hình thức cho đầu tư trực tiếp và không cần thế chấp thông qua nền tảng trực tuyến (P2P) và thực hiện qua 1 website. Các khoản đầu tư ở hình thức này thường nhỏ và ngắn hạn.178 Mã số ISBN: 978-604-922-684-7 funding)…; quản lý tài sản (wealth management), tự động hóa đầu tư chứng khoán (robo trading); công nghệ bảo hiểm (insurtech); tiền kỹ thuật số (bitcoin), công nghệ blockchain; quản lý tài chính cá nhân. Nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động của ngân hàng và đầu tư, Fintech được sử dụng chung cho các công ty sử dụng Internet, điện thoại di động, công nghệ điện toán đám mây, các phần mềm mã nguồn mở. Các công ty Fintech được chia thành 2 nhóm: (1) Các công ty phục vụ người tiêu dùng, cung cấp các công cụ kỹ thuật số để cải tiến trong các hoạt động cho vay như; cho vay cá nhân, thấu chi, quản lý tài chính cá nhân, tài trợ vốn cho các startup. (2) Các công ty thuộc dạng Back-Office10 hỗ trợ công nghệ cho các định chế tài chính, tập trung là các ngân hàng, công ty chứng khoán. Tài chính – ngân hàng là lĩnh vực tiên phong trong việc tiếp nhận và ứng dụng nhanh chóng các đặc tính ưu việt của các giải pháp công nghệ để tăng cường đổi mới sáng tạo, cải tiến sản phẩm, dịch vụ, cắt giảm chi phí qua đó mang lại nhiều lợi ích, giá trị cho khách hàng. Việc ứng dụng Fintech có ảnh hưởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh của các định chế tài chính đến sự phát triển của các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng hiện đại, tiện ích. Trên nền tảng Internet và kỹ thuật số, đã có nhiều ứng dụng sản phẩm hay mô hình kinh doanh trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng đã được các doanh nghiệp Fintech phát triển. Trước sự phát triển mạnh mẽ của các công nghệ mới như Big Data, AI (trí tuệ nhân tạo), công nghệ blockchain, điện thoại thông minh… Fintech đang dần trở thành cánh tay nối dài của ngân hàng tới khách hàng. 2. Quá trình phát triển của Fintech và những chuyển động trên một số thị trường Quá trình phát triển của Fintech Fintech được bắt nguồn từ đầu những năm 1990, do Citigroup11 khởi sướng được gọi là “ Hiệp hội Công nghệ Dịch vụ Tài chính” với mục đích tạo điều kiện cho các hoạt động hợp tác về công nghệ. Tuy nhiên, chỉ đến năm 2014 mới thực sự thu hút được sự quan tâm của các nhà quản lý, số lượng người tham gia ngày càng đông. Fintech đã phát triển rất nhanh và như một ngành công nghiệp lớn tại Mỹ. Một số nghiên cứu cho thấy, tổng chi tiêu cho Fintech lên đến hơn 197 tỷ USD vào năm 2014. Kể từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, thì Fintech được kỳ vọng như mang lại nhiều diện mạo mới cho ngành tài chính – ngân hàng. Fintech có thể tái định hình ngành tài chính, tác động rất mạnh đến các thành phần quan trọng nhất của ngành này. 10 Thuật ngữ Back-Office và Front Office ra đời cùng với sự xuất hiện của các công ty. Theo đó Back Office dành cho khối thực hiện các nhiệm vụ bên trong doanh nghiệp VD như: hành chính, nhân sự kế toán, IT; Front office chỉ các bộ phận bán hàng hoặc trực tiếp tiếp xúc với khách hàng như: Sales, chăm sóc khách hàng. Citigroup Inc, là một ngân hàng đầu tư đa quốc gia và công ty dịch vụ tài chính đa quốc gia có trụ sở tại thành phố New York . Công ty được thành lập bởi sự hợp nhất của ngân hàng khổng lồ Citicorp và tập đoàn tài chính Travellers Group vào năm 1998.Mã số ISBN: 978-604-922-684-7 179 Fintech chỉ là thuật ngữ mới cho ngành cũ, ở cấp độ rộng nhất, FinTech đề cập đến việc áp dụng công nghệ để tài trợ. Fintech không phải là một sự phát triển vốn có mới lạ của ngành dịch vụ tài chính. Tại sao lại nói như vậy? Đi ngược lại dòng lịch sử! Thật vậy, sự ra đời của điện báo sử dụng thương mại đầu tiên vào năm 1838 và việc đặt cáp xuyên Đại Tây Dương thành công đầu tiên vào năm 1866 bởi công ty điện báo tây đại dương đã cung cấp cơ sở hạ tầng cơ bản cho giai đoạn đầu tiên của toàn cầu hóa tài chính vào cuối thế kỷ 19. Sau đó, việc giới thiệu máy rút tiền tự động (ATM) vào năm 1976 bởi ngân hàng Barclays được cho là đánh dấu sự khởi đầu của sự phát triển hiện đại của Fintech ngày nay. Theo một vài nghiên cứu cho thấy ngành dịch vụ tài chính là một trong những nhóm ngành có lượng khách hàng sử dụng các sản phẩm và dịch vụ công nghệ thông tin cao nhất (nguồn?). Như vậy các dịch vụ truyền thống đã là động lực trong ngành công nghệ thông tin và xu hướng này sẽ không chậm lại. Bởi vì, tỷ lệ các giao dịch sử dụng bằng thẻ tín dụng, Internet Banking đang dần thay thế cho các giao dịch bằng tiền mặt. Tuy nhiên, Fintech cũng không chỉ giới hạn trong các lĩnh vực cụ thể như tài trợ hay mô hình kinh doanh như cho vay ngang hàng-P2P, thay vào đó nó bao gồm phạm vi toàn bộ các dịch vụ và sản phẩm giống như kênh truyền thống được cung cấp bởi ngành dịch vụ tài chính. Để đánh giá và phân tích được quá trình phát triển của Fintech, điều quan trọng là phải phân định được 3 mốc phát triển chính của Fintech. Nguồn: tác giả tổng hợp FinTech 1.0 (1866-1987): Tài chính và công nghệ đã được liên kết với nhau và củng cố lẫn nhau từ giai đoạn phát triển sớm nhất của chúng. Tài chính có nguồn gốc trong các hệ thống quản trị hành chính nhà nước, từ việc phát triển tài chính và hồ sơ bằng văn bản là một trong những hình thức sớm nhất của CNTT. Người ta thấy một quá trình tương tự trong sự xuất hiện của các công nghệ đầu tiên để tính toán như bàn tính... đây là tuổi đầu tiêu của toàn cầu hóa tài chính. Sự ra mắt của máy tính và máy ATM vào năm 1967 đã bắt đầu giai đoạn hiện đại của Fintech 1.0. 21 Year From analogue to digital 20 YearDevelopment of Traditional Digital Financial Services9 YearDemocratizing Digital Financial Services0510152025Fin Tech 1.0Fin Tech 2.0Fin Tech 3.01866-19871988-20082009-2018180 Mã số ISBN: 978-604-922-684-7 Trong lĩnh vực thanh toán, cục máy tính liên bang được thành lập tại Anh vào năm 1968, hình thành cơ sở của BACS hiện nay (dịch vụ thanh toán tự động của ngân hàng). Năm 1970, CHIPS (Clearing House Interbank Payments System) được thành lập. Fedwire ban đầu được thành lập vào năm 1918, đã trở thành điện tử thay vì một hệ thống điện báo vào đầu những năm 1970. Để kết nối các hệ thống thanh toán trong nước qua biên giới, SWIFT (Hiệp hội viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu) được thành lập năm 1973. Trong lĩnh vực chứng khoán, việc thành lập NASDAQ tại Mỹ vào năm 1971, đánh dấu sự chuyển đổi từ giao dịch chứng khoán có niên đại từ cuối những năm 1600 sang chứng khoán điện tử thương mại hiện nay. Trong lĩnh vực tiêu dùng, ngân hàng trực tuyến lần đầu tiên được giới thiệu ở Mỹ vào năm 1980 (mặc dù đã bị bỏ rơi vào năm 1983) và ở Anh vào năm 1983 bởi Nottingham Building Society (NBS). Trong suốt thời gian này, vào những năm 1980 các tổ chức tài chính đã tăng cường sử dụng CNTT trong các hoạt động nội bộ của họ, dần thay thế hầu hết các dạng cơ chế dựa trên giấy, như công nghệ tin học hóa và quản lý rủi ro được phát triển để quản lý rủi ro nội bộ. Ví dụ đầu tiên về một hình thức đổi mới của FinTech ngày nay rất quen thuộc đối với các chuyên gia tài chính. Michael Bloomberg bắt đầu các giải pháp đổi mới thị trường (IMS) vào năm 1981 sau khi rời Solomon Brothers, nơi ông đã thiết kế kết nối hệ thống máy tính trong nhà. Đến năm 1984, các thiết bị đầu cuối Bloomberg được sử dụng ngày càng tăng giữa các tổ chức tài chính. Sự sụp đổ của ngân hàng Hestatt năm 1974, cuộc khủng hoảng này đã kích hoạt những qui định lớn đầu tiên về vấn đề của Fintech dưới hình thức một loạt các hiệp định luật mềm quốc tế về sự phát triển của các hệ thống thanh toán. Sau đó hơn 10 năm là sự sụp đổ của thị trường chứng khoán mỹ năm 1987 đã bắt đầu thiết lập nền tảng cho giai đoạn toàn cầu hóa thứ 2. FinTech 2.0 (1987-2008): Đây là giai đoạn phát triển các dịch vụ tài chính kỹ thuật số truyền thống. Một trong những hình ảnh mang tính biểu tượng trong giai đoạn này là chiếc điện thoại di động đầu tiên được giới thiệu ở mỹ lần đầu tiên. Vào cuối những năm 80, dựa trên các giao dịch điện tử giữa các tổ chức tài chính, người tham gia thị trường tài chính và khách hàng trên toàn thế giới cho thấy, các dịch vụ tài chính đã sử dụng phần lớn công nghệ kỹ thuật số. Tuy nhiên, sự xuất hiện của Internet đã đặt giai đoạn cho cấp độ phát triển tiếp theo, bắt đầu từ năm 1995 Wells Fargo sử dụng World Wide Web (WWW) để cung cấp kiểm tra tài khoản trực tuyến12. Đồng hành với sự phát triển của Fintech là sự phát triển của các phiên bản web. Sự ra đời của web 2.0 đã làm nền tảng trợ sức cho sự phát triển của Fintech 2.0. 12 See Charles Riggs, “Wells Fargo: 20 Years of internet Banking” (18 May 2015) Wells Fargo, available at https://blogs.wellsfargo.com/guidedbyhistory/2015/05/internet-20-years/.Mã số ISBN: 978-604-922-684-7 181 Năm 2001, tám ngân hàng ở mỹ có ít nhất 1 triệu khách hàng trực tuyến. Ở Anh một số ngân hàng trực tuyến đầu tiên không có chi nhánh như: ING Direct, HSBC Direct… Tuy nhiên các nhà quản lý cũng xác định rằng, ngân hàng trực tuyến cũng tạo ra rủi ro tín dụng mới. Trước sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt trong ngành ngân hàng, việc tạo ra những ứng dụng để khắc phục những rủi ro đó là cần thiết. Trong giai đoạn Fintech 2.0 này kỳ vọng các nhà cung cấp giải pháp ngân hàng điện tử sẽ hỗ trợ các giải pháp về tài chính. Tuy nhiên các tổ chức này bị hạn chế bởi các khung pháp lý. Năm 2015, một cuộc khảo sát tại Mỹ cho thấy13, mức độ tin tưởng đối với các công nghệ xử lý tài chính trong các ngân hàng tăng cao, ví dụ mức độ tin tưởng của khách hàng đối với CitiBank là 37%. Trung quốc là một sự minh họa rất rõ ràng về hiện tượng này. Theo khảo sát của Weihuan Zhou, Douglas W. Arner & Ross P. Buckley (năm?, nguồn?) cho thấy, có hơn 2000 Platforms cho vay P2P hoạt động bên ngoài khuôn khổ pháp lý. Những hạn chế này cũng không thể ngăn cản hàng triệu người cho vay và người vay, những người sẵn lòng đặt hoặc mượn hàng tỷ trên các nền tảng này do chi phí rẻ hơn, lợi nhuận tốt hơn và tăng sự tiện lợi. Tuy nhiên trước sức ép về các khuôn khổ pháp lý, trước những sản phẩm dịch vụ tài chính đa dạng, dữ liệu phân tích lớn và người tiêu dùng cần cung cấp thông tin chuyên sau là một bước ngoặt giữa Fintech 2.0 và Fintech 3.0. Có thể nói rằng cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đã đại diện cho một bước ngoặt và đã xúc tác cho sự tăng trưởng kỷ nguyên 3.0 của Fintech. FinTech 3.0 (2009 – present): Đây là giai đoạn dân chủ hóa kỹ thuật số trong dịch vụ tài chính. Tại sao lại nói như vậy? Bởi vì một sự thay đổi tư duy đã xảy ra từ quan điểm của những nhà cung cấp dịch vụ tài chính đối với khách hàng bán lẻ. Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, sự liên kết giữa các thị trường tài chính đã tạo ra nhiều yếu tố hỗ trợ cho những người tham gia thị trường này có nhiều điều kiện để sáng tạo các sản 13 See LTP Team, “Survey shows Americans trust technology firms more than banks and retailers” (25 June 2015) Let’s talk payment, accessible via http://letstalkpayments.com/survey-shows-americans-trusttechnology-firms-more-than banks-and-retailers/.182 Mã số ISBN: 978-604-922-684-7 phẩm dịch vụ tài chính. Một trong số các yếu tố này đó là: tư duy, nhận thức của con người, các quy định nội bộ, nhu cầu chính trị và điều kiện kinh tế. Mỗi nhóm yếu tố này đã tạo ra những bước ngoặt trong việc áp dụng công nghệ vào các dịch vụ tài chính. Việc ứng dụng rộng rãi và mạnh mẽ Fintech đòi hỏi những thay đổi căn bản về môi trường pháp lý. Thời kỳ của Fintech 3.0 giúp chúng ta thấy rõ, Fintech có những tác động rất mạnh mẽ đến ngành tài chính và nó đã vượt qua những khuôn khổ. Trên thị trường vốn, Để ổn định thị trường này, Bascel 3 ra đời với yêu cầu về cấu trúc vốn tăng lên so với Bascel 2. Thị trường vốn cũng được dịch chuyển sang các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc cá nhân. P2P xuất hiện để cải tiến và đáp ứng nhu cầu tín dụng của nhóm khách hàng này. Hiện nay các công ty cho vay P2P có thể giúp kết nối trực tiếp người đi vay với người cho vay trên internet đã hoạt động rất hiệu quả. Công nghệ này đã giúp người đi vay rút ngắn thời gian làm thủ tục từ vài tuần ở các ngân hàng truyền thống xuống chỉ còn vài giờ đối với P2P. Theo dự báo của Ibis World cho thấy có sự gia tăng mạnh về khả năng tài chính trên nền tảng cho vay P2P. Trong lĩnh vực đầu tư, BlackRock và Vanguard có dịch vụ Robo adviser sử dụng các thuật toán để tự động điều chỉnh danh mục đầu tư tương ứng với mức độ chấp nhận rủi ro của khách hàng. Hiện nay một số quỹ đầu tư cũng đã thành công trong việc thử nghiệm trí thông minh nhân tạo để Robot có thể tự động tính toán các khoản vay, các khoản đầu tư và chuyển đổi danh mục đầu tư. Sự chuyển động của Fintech tại một số thị trường trên thế giới. Tại hoa kỳ, năm 2012 luật JOBs14 được ban hành đã tạo điều kiện cho các công ty khởi nghiệp phát triển. Luật này đã giúp các start-up có thể trực tiếp nâng cao các dịch vụ tài chính để hỗ trợ doanh nghiệp của họ bằng cách huy động vốn thay cho vốn chủ sở hữu trên nền tảng P2P. Từ quan điểm chính trị, P2P phát triển sẽ làm tăng tỷ lệ thất nghiệp và giảm khả năng tín dụng. Luật Jobs giải quyết những vấn đề thất nghiệp và tăng trưởng tín dụng. Về việc làm, luật Jobs nhằm thúc đẩy việc tạo ra các công ty khởi nghiệp bằng cách cung cấp các phương thức thay thế để tài trợ cho các doanh nghiệp. Về tài chính, luật Jobs hỗ trợ các start-up bằng cách nới lỏng tín dụng để giúp huy động vốn trên P2P. Tại Anh, các startup và một số tập đoàn lớn như Goldman Sachs và Ngân hàng trung ương Anh cũng đang thử nghiệm sử dụng các loại tiền ảo, như bitcoin,… thay thế cho các phương thức chuyển tiền và tài sản truyền thống. Theo đó, chính quyền Anh cũng đã xây dựng khuôn khổ pháp lý thử nghiệm (Regulatory Sandbox) cho phép các công ty FinTech 14 Luật Doanh nghiệp khởi nghiệp của Hoa kỳ năm 2012.Mã số ISBN: 978-604-922-684-7 183 được thử nghiệm các giải pháp đổi mới công nghệ trong môi trường được kiểm soát trong khoảng thời gian xác định trước khi chính thức mở rộng cung ứng trên thị trường. Fintech tại Châu Á (Asia-Pacific Region). Theo ước tính của Accenture, năm 2014 (nguồn?) có 12 tỷ USD đầu tư mới vào Fintech thì chỉ có 700 triệu USD được đầu tư vào châu Á15. Tại Hồng Kông và Singapore đã tạo ra 3 chương trình tăng tốc khởi nghiệp (FinTech accelerators). Đây là chương trình được thực hiện bởi các tổ chức tài chính nhằm huấn luyện và làm việc với các startup fintech và đã mang lại những thành công lớn. Tại Trung Quốc, Chính phủ đã khởi xướng quá trình cải cách thị trường vào cuối những năm 1970. Trong vòng chưa đầy 30 năm, Trung quốc đã chuyển đổi mô hình hơn 80 ngân hàng bán lẻ với 2000 nền tảng cho vay P2P16. Tại đất nước này, ngay cả những người bán hoa quả cũng thích thanh toán tiền bán hàng qua điện thoại di động, qua dịch vụ thẻ ATM. Theo thống kê cho thấy, trung quốc được đánh giá có nhiều cơ hội mà thị trường chưa khai thác. Bảng 1: Tỷ lệ dân số chưa có tài khoản tại ngân hàng của một số nước Chỉ tiêu China USA UK Dân số không có tài khoản ngân hàng trong 12 tháng (Đvt: triệu) 432 10 1 Tỷ lệ dân số không có tài khoản tại ngân hàng 36% 2,7% 2,5% Nguồn: World Bank 2012 Tại Singapore, mô hình Fintech hợp tác với ngân hàng ngày càng thu hút được vốn đầu tư. Trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, Fintech dễ tác động nhất tới nhóm khách hàng cá nhân, tiếp theo là doanh nghiệp nhỏ và vừa, cuối cùng là doanh nghiệp lớn, tập đoàn. Tính sáng tạo của Fintech đặt ra những yêu cầu mới về quản lý. Chính phủ Singapore có những sáng kiến và nỗ lực mạnh mẽ để hỗ trợ cho sự phát triển và đổi mới Fintech. Cơ quan quản lý tiền tệ Singapore (MAS) đã thực hiện quy định tạo thuận lợi cho môi trường Fintech, đồng thời tăng tính an toàn, củng cố an ninh mạng, đảm bảo bảo mật dữ liệu, quy chế tạo thuận lợi cho thử nghiệm sản phẩm mới; triển khai cơ chế giám sát báo cáo hiệu quả, tạo hệ sinh thái hỗ trợ đổi mới sáng tạo, hỗ trợ tài chính, khuyến khích thanh toán điện tử. Nói tóm lại, từ sau 2008 ngành dịch vụ tài chính đã bị ảnh hưởng bởi 1 “cơn bão tài chính, chính trị, công nghệ” cho phép hình thành một mô hình mới tham gia vào thị trường được biết đến ngày nay đó chính là “Fintech”. Về mặt thể chế, nhiều quốc gia đánh giá hạ 15 See Melissa Volin and Farrell Sklerov, “Fintech Investment in U.S. Nearly tripled in 2014, according to report by Accenture and partnership fund for New York City (25 June 2015) Business Wire, available at http://www.businesswire.com/news/home/20150625005146/en/Fintech-Investment-U.S.-Tripled-2014-ReportAccenture#.VgqX2nqqpBc. 16 See Kevin Yao and Matthew Miller, “China encourages privately-owned banks, allow more foreign competition” (26 June 2015) Reuters, available at http://www.reuters.com/article/2015/06/26/china-economybanks-idUSL3N0ZC2LA20150626.184 Mã số ISBN: 978-604-922-684-7 tầng về CNTT của các ngân hàng truyền thống đã bị tụt hậu, cạnh tranh yếu, cùng vấn nạn tham nhũng cũng đã làm cho công chúng bị mất lòng tin. Vì vậy, các mô hình dịch vụ tài chính trong lĩnh vực ngân hàng mới do Fintech khởi động đã và đang được được công chúng đón nhận. 3. Những chuyển động của Fintech trong lĩnh vực tài chính – Ngân hàng tại Việt Nam Theo tạp chí ngân hàng đánh giá, một trong 10 sự kiện nổi bật ngành ngân hàng năm 2017, đó là “thanh toán điện tử và fintech phát triển mạnh mẽ. Theo đó, các tổ chức tín dụng đã liên tục đưa ra các sản phẩm để đón đầu xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt vốn đang phát triển nhanh chóng trong kỷ nguyên Cách mạng công nghiệp 4.0. Ngoài nền tảng Internet Banking và Mobile Banking, một số ngân hàng và công ty công nghệ thông tin đã nghiên cứu, hợp tác và đưa vào ứng dụng các công nghệ trên thiết bị điện thoại di động như việc áp dụng xác thực vân tay, nhận diện khuôn mặt, sinh trắc, sử dụng mã QR Code, Tokenization, thanh toán phi tiếp xúc, công nghệ mPOS,...” Đến nay tại Việt Nam đã có trên 41 ngân hàng thương mại triển khai cung ứng dịch vụ thanh toán qua điện thoại di động với số lượng, giá trị giao dịch liên tục tăng nhanh. Không chỉ ngân hàng truyền thống mà các Fintech cũng phát triển mạnh trong cuộc đua giành thị phần thanh toán điện tử. Số lượng các đơn vị được cấp phép trở thành trung gian thanh toán đã tăng gấp 3 lần trong năm 2017. Việt Nam cũng là một trong những thị trường được kỳ vọng để các công ty Fintech phát triển. Tỷ lệ dân số trẻ hiểu biết về kỹ thuật số và sử dụng thành thạo các app trên di động cao. Có nhiều cơ hội mà thị trường chưa khai thác (tỷ lệ người chưa có tài khoản trong ngân hàng cao). Đến cuối tháng 10/2016, số lượng thẻ phát hành đạt mức trên 110,8 triệu thẻ (tăng 11,36% so với thời điểm cuối năm 2015) (nguồn?). Lượng người dân có tài khoản ngân hàng đã tăng gấp 4 lần từ 16,8 triệu tài khoản cuối năm 2010 lên trên 67,4 triệu tài khoản cá nhân vào năm 2016. Nguồn: Báo người lao động tháng 1/2017 Sau nhiều cuộc sàng lọc thập tử nhất sinh, sự cạnh trang trong lĩnh vực ngân hàng đã đến giai đoạn đi vào chiều sâu, chứ không dựa quá nhiều vào bề nổi như trước đây. Vì vậyMã số ISBN: 978-604-922-684-7 185 các tổ chức tài chính - ngân hàng nói riêng các định chế tài chính nói chung nếu không bắt kịp với sự thay đổi của công nghệ trên thế giới, sẽ bị tụt hậu và trở thành kẻ thua cuộc trên thị trường tài chính – ngân hàng. Chính vì vậy, đây là thời điểm đòi hỏi có sự hợp tác chặt chẽ và tích cực của tất cả các định chế tài chính. 4. Gợi ý chính sách phát triển Fintech tại Việt Nam Trong suốt 10 năm qua, công nghệ tài chính đã phát triển rất nhanh chóng trên toàn cầu. Trên nền tảng internet và kỹ thuật số, việc ứng dụng công nghệ đã được các doanh nghiệp Fintech phát triển tạo ra nhiều ứng dụng sản phẩm hay mô hình kinh doanh trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng. Đây là xu hướng tất yếu mà nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam đều nhận rõ những cơ hội và thách thức mà xu hướng này đem lại. Tại Việt Nam, sau hơn 30 năm đổi mới và mở cửa, bức tranh kinh tế - xã hội đã có những chuyển biến ngoạn mục. Việt Nam đã gia nhập nhóm nước có thu nhập trung bình từ năm 2010. Theo kết quả khảo sát của Ngân hàng Nhà nước công bố tại Diễn đàn Ngân hàng bán lẻ Việt Nam năm 2017 cho thấy, tỷ lệ người dân có tài khoản ngân hàng hiện nay đã lên tới gần 59%. Trước đó, một thống kê của WB từ năm 2014 cho thấy, Việt Nam mới có 31% dân số có tài khoản ngân hàng, tăng gần gấp đôi sau 3 năm. Qua đó cho thấy, Việt Nam là một thị trường còn nhiều cơ hội để khai thác. Qua việc tìm hiểu đánh giá, phân tích xu hướng chuyển động của Fintech trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, tác giả xin gợi mở một số chính sách nhằm mở cửa để Fintech nhanh chóng trở thành những cánh tay nối dài của ngành ngân hàng tại Việt Nam như sau: Thứ nhất, Nhiều nước trên thế giới đã và đang chủ động nắm bắt xu hướng phát triển của Fintech và hướng tới việc xây dựng các chính sách hỗ trợ về tài chính, chính sách thuế, để tạo điều kiện cho Fintech phát triển. Vì vậy để bắt kịp với xu hướng phát triển các cơ quan chức năng của chúng ta cũng nên có những hành động cần thiết và kịp thời về các chính sách thuế, chính sách tài chính có liên quan. Điều này sẽ tạo ra một sân chơi công bằng, hiệu quả, an toàn đồng thời bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Ngày 16/3/2017, NHNN đã thành lập Ban chỉ đạo về lĩnh vực công nghệ tài chính để tham mưu, đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ sinh thái và khuôn khổ pháp lý, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp FinTech ở Việt Nam phát triển. Ngoài các chính sách hỗ trợ chúng ta cũng cần thiết phải xây dựng khuôn khổ pháp lý để cho phép các công ty Fintech được thử nghiệm các giải pháp công nghệ tài chính mới trong môi trường được kiểm soát trước khi chính thức tung ra thị trường. Nhờ giai đoạn thử nghiệm này sẽ giúp duy trì an toàn hệ thống tài chính, duy trì an toàn hệ thống và an ninh mạng đồng thời bảo mật dữ liệu bảo vệ thông tin khách hàng. Thứ hai, Cùng với tiến trình phát triển kinh tế - xã hội, các định chế tài chính phát triển mạnh mẽ với mạng lưới trải rộng khắp cả nước. Để đa dạng các dịch vụ tài chính cho người dân và doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận. Công nghệ tài chính được kỳ vọng sẽ tạo ra nhiều sản phẩm, dịch vụ nhằm tăng cường cơ hội tiếp cận tài chính, cơ hội sinh kế cho người dân, giúp hệ thống tài chính luân chuyển dòng vốn đầu tư và tiết kiệm trong xã hội. Đặc biệt là những sản phẩm, dịch vụ tài chính cho nhóm người dân có thu nhập thấp, dễ bị186 Mã số ISBN: 978-604-922-684-7 tổn thương. Việt Nam được đánh giá là thị trường có dân số đông và trẻ, hơn một nửa dân số sử dụng Internet và mạng xã hội, tỷ lệ dân số sử dụng điện thoại di động ở mức cao, đặc biệt xu hướng sử dụng điện thoại thông minh ngày càng tăng. Trong khi đó, chỉ có 59% số người trưởng thành có tài khoản tại ngân hàng. Vẫn còn những phân khúc khách hàng chưa tiếp cận được với dịch vụ ngân hàng. Các ứng dụng của Fintech nên hướng đến phân khúc khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các dịch vụ nên tập trung vào các hoạt động thanh toán, cho vay sau đó mới là các doanh nghiệp lớn. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn diện và bền vững. Thứ ba, Chương trình FCV17 đã công bố danh sách 16 ứng viên lọt vào chung kết từ hơn 140 hồ sơ tham gia. Theo đó, các ứng cử viên chung kết sẽ được kết nối với các huấn luyện viên từ các đối tác FCV để hoàn thiện giải pháp, mô hình kinh doanh. Các giải pháp công nghệ tốt nhất sẽ tiếp tục trình diễn sản phẩm và dịch vụ của mình trong Ngày hội FinTech quốc gia Việt Nam 2018. Trên cơ sở đó, các trường đại học nói chung, các chuyên ngành tài chính – ngân hàng nói riêng cũng cần liên kết với các công ty Fintech để tạo ra những sân chơi công nghệ tài chính mới cho sinh viên của mình có cơ hội trải nghiệm hoặc sáng tạo với các mô hình của Fintech. Ngoài ra việc tổ chức các câu lạc bộ Fintech, các cuộc thi tìm hiểu về Fintech, các đề tài nghiên cứu khoa học trong sinh viên về Fintech cũng cần được nhà trường quan tâm đưa vào thành những kế hoạch hành động trong hoạt động đào tạo của trường. Thứ tư, FinTech đang ngày càng phát triển rộng rãi, không chỉ trong lĩnh vực ngân hàng, mà còn trong các dịch vụ bảo hiểm, đầu tư và quản lý tài sản, gọi vốn cộng đồng… Để thực sự phát huy các tiềm năng, cơ hội và lợi ích của FinTech ở Việt Nam, bên cạnh vai trò tiên phong của NHNN, cần có sự phối hợp, vào cuộc của các cơ quan, bộ, ngành liên quan. Bên cạnh các cơ hội Fintech cũng sẽ phải đối mặt với những thách thức. Mặc dù các công ty Fintech luôn có khát vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhưng những thách thức lớn về tài chính đã giết chết nhiều Fintech còn non trẻ. Để các doanh nghiệp Fintech sống được trên thị trường Việt Nam cũng không phải là điều dễ dàng. Theo công bố trong chương trình FCV, chỉ có 20% start up trong lĩnh vực FinTech start up sống được, bán được và có lợi nhuận. Lĩnh vực tài chính – ngân hàng là lĩnh vực tiên phong trong việc tiếp nhận và ứng dụng các đặc tính ưu việt của công nghệ. Để tăng cường vị trí cạnh tranh, tăng cường an ninh mạng và dữ liệu là ưu tiên hàng đầu của các ngân hàng. Đây cũng chính là lý do mà 73% ngân hàng dự định đầu tư vào Fintech. Tuy nhiên, các ngân hàng cũng có thể sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức do sự thay thế của máy móc và các giải pháp tự động hóa. Hay nói cách khách, sự gia tăng cạnh tranh đến từ các công ty Fintech đồng nghĩa với sự xuất hiện của hàng loạt rủi ro đến từ công nghệ. Vì vậy để cùng sống và phát triển, cần có sự hiểu biết lẫn nhau giữa công ty FinTech và ngân hàng. Qua kết quả nghiên cứu xu hướng chuyển động của Fintech toàn cầu cho thấy, các ngân hàng trên thế giới đang có xu 17 ADB đã phối hợp với NHNN khởi động Chương trình Thử thách sáng tạo cùng công nghệ tài chính (FinTech Challenge Program - FCV) lần thứ nhất tại Việt Nam với mục tiêu thúc đẩy các giải pháp đổi mới, sáng tạo trong dịch vụ tài chính, giúp cải thiện việc cung cấp dịch vụ tài chính cho những đối tượng chưa tiếp cận đầy đủ hoặc chưa sử dụng các dịch vụ tài chính - ngân hàng.Mã số ISBN: 978-604-922-684-7 187 hướng chuyển từ cạnh tranh sang hợp tác để áp dụng các giải pháp công nghệ trong việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ theo nhu cầu của khách hàng. 4. Kết luận Sự xuất hiện của Fintech đã dẫn đến các thay đổi mang tính cấu trúc và cách thức vận hành của hệ thống ngân hàng nói riêng và thị trường tài chính nói chung. Trước sự phát triển ngày càng lớn mạnh của các công ty Fintech ở Việt Nam và trên thế giới là một bằng chứng sinh động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng trên toàn cầu. Sự xuất hiện của nó đã tạo ra nhiều giá trị cho người sử dụng và xã hội. Fintech đã và đang phát triển ở nhiều nước trong suốt 10 năm qua, tuy nhiên, theo nhận định của thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam, thì lĩnh vực FinTech tại Việt Nam mới đang trong giai đoạn đầu của sự phát triển. Vì vậy việc phân tích sự phát triển và triển vọng của Fintech và những chuyển động ban đầu trong lĩnh vực Tài chính - ngân hàng là cần thiết. Qua việc tìm hiểu đánh giá, phân tích này tác giả đề xuất những gợi ý chính sách nhằm tạo thuận lợi cho môi trường Fintech phát triển công nghệ trong lĩnh vực tài chính. Fintech có thể giúp Việt Nam mở ra những mô hình kinh doanh mới với các sản phẩm và kênh phân phối đa dạng, các giải pháp, dịch vụ tài chính minh bạch, hiệu quả, thuận tiện với chi phí thấp hơn so với các dịch vụ và kênh phân phối truyền thống là vấn đề cần thiết và mang tính thời sự trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. The Evolution of FinTech: A New Post-Crisis Paradigm, Douglas W. Arner, Jànos Barberis, Ross P. Buckley, 2015, 2. IMS was called a “Financial Information” company and not yet a “Financial Technology” company. See Benjamin Wachenje, “Michael Bloomberg: Wall Street Data Pioneer and ex-NYC Major (29 April 2014) CNBC, available at <http://www.cnbc.com/2014/04/29/25-michael-bloomberg.html> 3. Weihuan Zhou, Douglas W. Arner & Ross P. Buckley “Regulation of Digital Financial Services in China: From last mover to first mover?” (Sept 2015) available at <http://ssrn.com/abstract=2660050>. 4. For the more specific topics of shadow banking and P2P lending, see Douglas W. Arner & Janos Barberis, “FinTech in China: From Shadow Banking to P2P lending”, in Banking Beyond Banks & Money” (Springer 2015 forthcoming).

- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Bình luận