Luận văn ThS: Quản lý nợ xấu tại Agribank chi nhánh huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La
516 2
Tải về máy để xem đầy đủ hơn, bản xem trước là bản PDF
Tags: #luận án#luận văn#đồ án#khóa luận#tiểu luận
Mô tả chi tiết
1. Mở đầu
1.1 Tính cần thiết của đề tài
Trong nền kinh tế thị trường, hệ thống ngân hàng được ví như huyết mạch của cả nền kinh tế. Hệ thống ngân hàng quốc gia hoạt động một cách thông suốt, lành mạnh là tiền đề để các nguồn lực tài chính được luân chuyển, phân bổ và sử dụng có hiệu quả, từ đó kích thích tăng trưởng kinh tế một cách bền vững. Tuy nhiên bên cạnh vai trò to lớn đó, người ta không thể không nói tới những “tổn thất” và “hậu quả” nặng nề mà hệ thống ngân hàng có thể gây ra nếu như các hoạt động của ngân hàng trở nên “trục trặc”. Những rủi ro trong hoạt đông kinh doanh của ngân hàng có thể tạo ra phản ứng dây chuyền, kéo theo đó là sự sụp đổ của cả hệ thống
1.2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu, xây dựng cơ sở lý luận về nợ xấu và đánh giá thưc trạng nợ xấu, quản lý nợ xấu tại Agribank chi nhánh huyện Phù Yên tỉnh Sơn La
Nghiên cứu đề xuất một số biện pháp tăng cường quản lý nợ xấu tại Phù Yên
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Vấn đề quản lý nợ xấu tại NHTM tại các địa phương
Phạm vi nghiên cứu: Về không gian: nghiên cứu tại Agribank chi nhánh huyện Phù Yên tỉnh Sơn La. Về thời gian: Các số liệu, tình hình khảo sát trong 4 năm từ năm 2014 đến năm 2017. Từ đó đưa ra các giải pháp để quản lý nợ xấu tốt hơn trong thời gian tới.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sẽ sử dụng phương pháp thu thập nguồn số liệu thứ cấp từ sách báo, tạp chí, internet, các số liệu, báo cáo của Agribank chi nhánh huyện Phù Yên tỉnh Sơn La trong giai đoạn 2014 - 2017.
Ngoài ra Luận văn cũng sử dụng nguồn thông tin sơ cấp bằng các phương
pháp như: + Phương pháp quan sát; Phương pháp phỏng vấn cá nhân trực tiếp: Đối tượng phỏng vấn chủ yếu là Ban giám đốc Chi nhánh và Trưởng phòng tín dụng; Phương pháp so sánh, đối chiếu: Đối chiếu giữa lý luận và thực tiễn, đánh giá tính chủ quan và khách quan trong công tác phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân
1.5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Ý nghĩa lý luận: trên cơ sở nghiên cứu, tổng hợp, luận văn đã hệ thống hóa và làm rõ hơn một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nợ xấu và quản lý nợ xấu của ngân hàng thương mại. Bên cạnh đó, luận án cũng đã sưu tầm kinh nghiệm về quản lý nợ xấu của một số NHTM ở một số quốc gia trên thế giới, từ đó rút ra những kinh nghiệm có thể tham khảo, vận dụng cho công tác quản lý nợ xấu của NHTM nói chung và NHNo&PTNT Việt Nam nói riêng
1.6 Tình hình nghiên cứu
Tổng quan một số công trình nghiên cứu về nợ xấu cho ta thấy: Các đề tài nghiên cứu về nợ xấu của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời kỳ hiện nay đã đề cập khá sâu đến các nhân tố chính ảnh hưởng tới nợ xấu cũng như đánh giá thực trạng nợ xấu hiện nay của các ngân hàng nước ta. Các tác giả cũng đã đưa ra những nhận định, biện pháp xử lý về nợ xấu nhưng chưa đưa ra được được các biện pháp cụ thể để quản lý ngăn ngừa và xử lý nợ xấu hiện nay
2. Nội dung
2.1 Cơ sở lý luận về quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại
Nợ xấu của ngân hàng thương mại
Quản lý nợ xấu của NHTM
Đánh giá thực tế về quản lý nợ xấu của một số NHTM Việt Nam và bài học rút ra cho Agribank Chi nhánh huyện Phù Yên tỉnh Sơn la
2.2 Thực trạng quản lý nợ xấu tại Agribank chi nhánh huyện Phù Yên tỉnh Sơn La
Tổng quan về Agribank chi nhánh huyện Phù Yên tỉnh Sơn La
Thực trạng quản lý nợ xấu tại Agribank chi nhánh huyện Phù Yên tỉnh Sơn La
Đánh giá chung về quản lý nợ xấu tại Agribank chi nhánh huyện Phù Yên tỉnh Sơn La
2.3 Giải pháp hoàn thiện quản lý nợ xấu tại Agribank chi nhánh huyện Phù Yên tỉnh Sơn La
Định hướng trong hoạt động quản lý nợ xấu tại Agribank chi nhánh huyện Phù Yên tỉnh Sơn La
Biện pháp hoàn thiện công tác quản lý nợ xấu tại Agribank chi nhánh huyện Phù Yên tỉnh Sơn La
3. Kết luận
Ngân hàng thương mại là một khâu tài chính quan trọng trong hệ thống tài chính, là tổ chức tài chính cung cấp các dịch vụ tài chính đa dạng, trong đó hoạt động tín dụng là hoạt động xương sống. Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng luôn chiếm tỉ trọng lớn trong tổng lợi nhuận của ngân hàng. Tuy nhiên hoạt động tín dụng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt khi Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới. Nó mở ra cho các ngân hàng nhiều cơ hội cũng như nguy cơ, trong đó có nguy cơ về nợ xấu. Nợ xấu tác động trực tiếp đến khả năng tài chính cũng như vị thế của ngân hàng. Chính vì thế, quản lý nợ xấu nhằm từng bước lành mạnh hóa tài chính là yếu tố tất yếu trong quá trình phát triển của các ngân hàng thương mại nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường tài chính - tiền tệ
4. Tài liệu tham khảo
Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2001), Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 về việc ban hành quy chế cho vay các tổ chức tín dụng đối với khách hàng, Hà Nội
Peter S.Rose (2001), "Quản trị Ngân hàng thương mại", NXB Tài chính., Hà Nội
TS. Nguyễn Văn Tiến (2003), Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội