ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- BÙI KHẮC TÂN QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN - HÀ NỘI CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN THỊ MINH HUỆ Hà Nội - 2016LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này do chính tôi thực hiện, dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Thị Minh Huệ. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này hoàn toàn trung thực, tài liệu trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đã được cảm ơn. Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày 04 tháng 03 năm 2016 Tác giả luận văn Bùi Khắc TânLỜI CẢM ƠN Công trình nghiên cứu “Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội” được hoàn thành cùng với sự nỗ lực, cố gắng của bản thân. Tôi xin được gửi lời trân trọng cảm ơn và biết ơn sâu sắc tới giáo viên hướng dẫn khoa học TS. Nguyễn Thị Minh Huệ - người đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo tôi trong quá trình tôi triển khai đề tài và viết luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô trong Hội đồng phản biện đề cương và Hội đồng phản biện luận văn đã góp ý giúp tôi hoàn thiện tốt hơn luận văn của mình. Tôi xin cảm ơn Ban lãnh đạo Trường Đại học Kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội; Khoa Tài chính Ngân hàng và Khoa Sau Đại học đã tạo những điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình theo học tại đây. Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp trong cơ quan nơi tôi đang công tác, gia đình, bạn bè đã luôn ủng hộ, tạo điều kiện, động viên, giúp đỡ và chia sẻ công việc với tôi trong suốt thời gian tôi đi học và hoàn thành luận văn của mình. Hà Nội, ngày 04 tháng 03 năm 2016 Tác giả luận văn Bùi Khắc TânMỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT…………………………..…….…..i DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU …………………………………...…........ ii DANH MỤC HÌNH ………………………………………………….……...iii MỞ ĐẦU……………………..………………………………………….….. 1 1.Tính cấp thiết của luận văn……………………………………………… 1 2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu………………………………………..1 3. Kết cấu của luận văn ……………………………………………………..2 CHƢƠNG 1:TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................................................ 4 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu quản lý nợ xấu ............................ 4 1.1.1. Tình hình nghiên cứu nước ngoài ......................................................... 4 1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ......................................................... 5 1.2. Cơ sở lý luận về quản lý nợ xấu của Ngân hàng thƣơng mại ......... 7 1.2.1. Khái niệm nợ xấu của Ngân hàng thương mại ..................................... 7 1.2.2. Nguyên nhân gây ra nợ xấu của Ngân hàng thương mại ...................... 8 1.2.3. Sự cần thiết quản lý nợ xấu trong hoạt động của Ngân hàng ............. 14 1.2.4. Các chỉ tiêu đo lường nợ xấu của Ngân hàng thương mại ................. 18 1.2.5. Quản lý nợ xấu trong NHTM .............................................................. 19 1.2.6. Quy trình quản lý nợ xấu .................................................................. 29 1.2.7.Chỉ tiêu phản ánh kết quả quản lý nợ xấu của Ngân hàng Thương mại ................................................................................................................... 30 1.3. Các nhân tố tác động đến quản lý nợ xấu tại NHTM ................... 32 1.3.1. Nhân tố chủ quan ................................................................................ 32 1.3.2. Nhân tố khách quan ............................................................................ 36 CHƢƠNG 2:PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN ................................................................................................................ 39 2.1. Thiết kế nghiên cứu .......................................................................... 392.2. Nguồn thu thập số liệu : ................................................................... 39 2.3. Phƣơng pháp tính toán số liệu ......................................................... 40 2.4. Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu .................................. 40 2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................. 40 2.6. Hệ thống chỉ tiêu phân tích .............................................................. 41 CHƢƠNG 3:THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – HÀ NỘI ......................................................................... 44 3.1. Khái quát chung về Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội ........... 44 3.1.1. Sự hình thành và phát triển của SHB .................................................. 44 3.1.2. Cơ cấu tổ chức .................................................................................... 45 3.1.3. Đặc thù của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội ............................. 46 3.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của SHB .......................................... 48 3.2. Thực trạng quản lý nợ xấu tại SHB ................................................ 59 3.2.1. Thực trạng nợ xấu của SHB ................................................................ 59 3.2.2. Thực trạng quản lý nợ xấu của SHB ................................................... 64 3.3. Đánh giá thực trạng quản lý nợ xấu của SHB ............................... 71 3.3.1. Những kết quả đạt được ...................................................................... 71 3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ..................................................................... 72 CHƢƠNG 4:GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – HÀ NỘI ............................. 80 4.1. Định hƣớng phát triển của SHB trong thời gian tới ..................... 80 4.2. Quan điểm quản lý nợ xấu của SHB............................................... 80 4.2.1. Định hướng phát triển tín dụng ........................................................... 80 4.2.2. Quan điểm quản lý và xử lý nợ xấu của SHB..................................... 81 4.3. Những thuận lợi và khó khăn trong quản lý nợ xấu của SHB ..... 83 4.3.1. Những thuận lợi .................................................................................. 83 4.3.2. Những khó khăn .................................................................................. 834.4. Giải pháp tăng cƣờng quản lý nợ xấu tại SHB .............................. 84 4.4.1. Xây dựng quy trình quản lý nợ xấu và cơ chế miễn giảm lãi ............ 84 4.4.2. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý nợ xấu .......................................... 89 4.4.3. Đẩy mạnh công tác đào tạo, tuyển dụng nhân sự quản lý nợ xấu ...... 90 4.4.4. Tăng cường công tác cảnh báo, ngăn ngừa phát sinh nợ xấu ............. 91 4.4.5. Nâng cao hiệu quả của hoạt động thu hồi nợ trực tiếp ....................... 92 4.4.6. Trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro hợp lý, hiệu quả hơn ........ 92 4.4.7. Tăng cường tiềm lực tài chính của ngân hàng .................................... 93 4.4.8. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin ........................................... 93 4.5. Kiến nghị ........................................................................................... 94 4.5.1. Kiến nghị đối với Chính phủ và các Bộ ngành ................................... 94 4.5.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước ............................................. 96 KẾT LUẬN .................................................................................................... 97 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 99i DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 AMC Công ty mua bán nợ 2 CCTC Công cụ tài chính 3 CK Chứng khoán 4 DPRR Dự phòng rủi ro 5 GDCK Giao dịch chứng khoán 6 HABUBANK Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội 7 NHNN Ngân hàng Nhà nước 8 NHTM Ngân hàng thương mại 9 SHB Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội 10 SHBS Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội 11 SME Doanh nghiệp vừa và nhỏ 12 TCKT Tổ chức kinh tế 13 TCTD Tổ chức tín dụng 14 TMCP Thương mại cổ phần 15 VAMC Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam 16 Vinashin Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Namii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU STT Bảng kội dung Trang 1 Bảng 3.1 Nguồn vốn huy động của SHB từ năm 2011 – Quý III.2015 49 2 Bảng 3.2 Dư nợ cho vay 50 3 Bảng 3.3 Hoạt động đầu tư khác 52 4 Bảng 3.4 Cơ cấu dư nợ theo thời gian 53 5 Bảng 3.5 Kết quả kinh doanh của SHB 56 6 Bảng 3.6 Tỷ lệ doanh thu từng lĩnh vực trên tổng doanh thu 57 7 Bảng 3.7 Tỷ suất lợi nhuận 58 8 Bảng 3.8 Hệ số an toàn vốn 59 9 Bảng 3.9 Tổng nợ xấu 61 10 Bảng 3.10 Tỷ lệ nợ xấu 62 11 Bảng 3.11 Tỷ lệ dự phòng trên nợ có khả năng mất vốn 64 12 Bảng 3.12 Bảng kết quả xử lý nợ 69 13 Bảng 3.13 Số lượng khách hàng có nợ xấu 70 14 Bảng 3.14 Số tiền miễn giảm lãi 71iii DANH MỤC HÌNH STT Đồ thị kội dung Trang 1 Đồ thị 3.1 Cơ cấu dư nợ 54 2 Đồ thị 3.2 Tổng tài sản và dư nợ 57 3 Đồ thị 3.3 Lợi nhuận của SHB 59 4 Đồ thị 3.4 Cơ cấu nợ có vấn đề 621 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận văn Vấn đề an toàn trong hoạt động ngành Ngân hàng thương mại rất quan trọng, vì đây là ngành trọng yếu của mỗi quốc gia, nhất là trong vài năm trở lại đây hoạt động Ngân hàng đang phải đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn và cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng trong và nước ngoài tại Việt Nam. Do vậy, để phát triển an toàn, hiệu quả hoạt động các Ngân hàng thương mại cần chú trọng: Thứ nhất là chất lượng cấp tín dụng, dịch vụ; thứ hai là quản lý nợ xấu. Trong đó quản lý nợ xấu là vấn đề rất quan trọng, vì đây là nguyên nhân có mức độ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Ngoài ra đây cũng nguyên nhân làm ngưng trệ lưu thông nguồn vốn trong nền kinh tế Việt Nam. Mặc dù xu hướng phát triển chung trong lĩnh vực Ngân hàng thương mại ở Việt Nam mở rộng quy mô hoạt động, thay đổi tỷ trọng thu phí từ các hoạt động của Ngân hàng, cụ thể giảm tỷ trọng thu phí từ hoạt động tín dụng và tăng tỷ trọng thu phí từ các hoạt động phi tín dụng, dịch vụ. Tuy nhiên, trong thời gian tới thì nguồn thu từ tín dụng vẫn là nguồn thu chính của các Ngân hàng. Do đó, việc kiểm soát chất lượng tín dụng an toàn, hiệu quả là vấn đề quan trọng trong việc quản trị Ngân hàng. Ngoài ra quản lý nợ xấu cũng là một trong những nội dung mà các nhà quản trị Ngân hàng cần nghiên cứu để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác quản lý nợ xấu. Để quản lý nợ xấu có hiệu quả thì đòi hỏi từng Ngân hàng phải xây dựng được hệ thống quản lý, theo dõi, đánh giá phù hợp với tình hình hoạt động và định hướng của Ngân hàng. Nghiên cứu rõ danh mục nợ xấu và nguyên nhân nợ xấu sẽ giúp Ngân hàng có những biện pháp, cách thức xử lý hiệu quả. Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội (SHB) là một trong những ngân hàng đầu tiên tiến hành sáp nhập các ngân hàng hoạt động yếu2 kém. Trong thời gian vừa qua SHB đã sáp nhập Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội, đây là một ngân hàng hoạt động kém hiệu quả và có tỷ lệ nợ xấu rất cao. Hơn nữa, SHB là một trong 05 Ngân hàng thương mại lớn nhất ở Việt Nam có tổng dư nợ cho vay trên 100 nghìn tỷ đồng. Do vậy, vấn đề quản lý nợ xấu của SHB là một trong những nội dung quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Bên cạnh đó, thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm trên 80% tổng thu nhập của Ngân hàng. Điều này cho thấy hoạt động tín dụng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của SHB. Do vậy, vấn đề quản lý nợ, đặc biệt là các khoản nợ xấu là nhiệm vụ hàng đầu của Ngân hàng. Xuất phát từ thực tiễn và mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng trong đó đặc biệt là quản lý nợ xấu, tôi đã lựa chọn đề tài "Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội". Mục tiêu là tăng cường quản lý nợ xấu có hiệu quả tốt hơn và góp phần vào sự phát triển ổn định, bền vững của Ngân hàng. Để giải quyết được mục tiêu nghiên cứu, luận văn đưa ra câu hỏi: Dấu hiệu nhận biết nợ xấu là gì ? Sự cần thiết quản lý nợ xấu ? Quản lý nợ xấu trong hoạt động Ngân hàng thương mại là gì? Đánh giá thực trạng quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội và đề xuất giải pháp tăng cường công tác quản lý nợ xấu. 2. Nhiệm vụ và mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu cụ thể của luận văn là : Hệ thống hóa lý luận cơ bản về quản lý nợ xấu trong Ngân hàng Thương mại. Đo lường nợ xấu và chỉ tiêu đánh giá kết quả quản lý nợ xấu. Đánh giá thực trạng quản lý nợ xấu của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội.3 Đề xuất giải pháp tăng cường công tác quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Cơ sở lý luận về hoạt động quản lý nợ xấu Ngân hàng thương mại. Tình hình nợ xấu và quản lý nợ xấu trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội. Phạm vi nghiên cứu : Thời gian khảo sát nghiên cứu thực tiễn từ năm 2011 đến tháng 9 năm 2015. Thời gian dự kiến ứng dụng các giải pháp đề xuất từ năm 2016. 4. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu giới thiệu chung, luận văn bao gồm 04 chương cụ thể: Mở đầu Chƣơng 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận Chƣơng 2. Phương pháp và thiết kế nghiên cứu luận văn Chƣơng 3. Thực trạng quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội Chƣơng 4. Giải pháp tăng cường công tác quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội Kết luận.4 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu quản lý nợ xấu 1.1.1. Tình hình nghiên cứu nƣớc ngoài Trong vài thập kỷ gần đây, hậu quả của việc nợ xấu tăng cao đối với hoạt động Ngân hàng được quan tâm và đã có nhiều công trình nghiên cứu. Đa số các nghiên cứu đều cho rằng tác động của nợ xấu tăng cao là nguyên nhân làm phá sản ngân hàng. Nguyên nhân nợ xấu, có nhiều lập luận cho rằng trì trệ kinh tế là một trong những nguyên nhân chính nợ của nợ xấu ngân hàng; Mỗi khoản nợ xấu là thể hiện sự yếu kém của khách hàng và không có lợi nhuận; Khi nợ xấu tăng cao thì nguồn vốn lưu thông trong nền kinh tế bị ngưng trệ. Nghiên cứu tác động của nợ xấu đối với hiệu quả hoạt động Ngân hàng thì các nhà kinh tế Berger và Humphery (1992), Barr và Siems (1994), Wheelock và Wilson (1994) cho rằng các ngân hàng phá sản có xu hướng nằm xa so với đường biên hiệu quả. Đối với vấn đề về nguyên nhân gây ra nợ xấu thì theo công trình nghiên cứu của Sinley, Joseph. F và Greenwalt (1991) thực hiện đối với các NHTM lớn ở Mỹ cho rằng yếu tố bên trong và bên ngoài ngân hàng đều là tác nhân gây ra sự đổ vỡ tín dụng và mối quan hệ thuận chiều giữa tỷ lệ nợ xấu với các yếu tố chủ quan của ngân hàng như là lãi suất cao, ... Để tránh nợ xấu Duesenberry (1964) cho rằng các ngân hàng nên được chuẩn bị để đáp ứng rút tiền gửi tại bất cứ lúc nào. Ngoài ra, họ phải được chuẩn bị để đáp ứng yêu cầu tiền mặt tối thiểu của các khách hàng bất cứ lúc nào. Do đó, các tổ chức cần chuẩn bị một số lượng lớn các tài sản có tính thanh khoản cao. Ngoài ra, các ngân hàng phải đáp ứng yêu cầu dự trữ bắt buộc và có đủ tiền mặt để đảm bảo nhu cầu của Khách hàng. (OLONISAKIN, COMFORT FOLAKE. 1992).5 Về khái niệm hoạt động quản lý nợ xấu, Ủy ban Basel về giám sát Ngân hàng (2005) cho rằng: “Quản lý nợ xấu là quá trình xây dựng và thực thi các chiến lược, các chính sách quản lý và kinh doanh tín dụng nhằm đạt được mục tiêu an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững; trong đó tăng cường các biện pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế sự phát sinh nợ xấu, đi kèm với các biện pháp xử lý những khoản nợ xấu đã phát sinh. Từ đó nhằm tăng doanh thu, giảm chí phí và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động kinh doanh trong cả ngắn hạn và dài hạn của Ngân hàng thương mại”. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc Trong vài năm gần đây, giải quyết nợ xấu là một vấn đề cấp bách của Chính phủ và các ngân hàng thương mại. Về vấn đề này đã có nhiều bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành như: Bài viết của Nguyễn Thị Mùi (2012), Thực trạng nợ xấu tại các ngân hàng Việt Nam và giải pháp tháo gỡ; Lê Quốc Phương (2013), Bàn về giải pháp xử lý nợ xấu hiện nay... Các bài viết Nguyễn Thị Mùi (2012), Phí Đăng Minh (2012), Nguyễn Quang Thái (2013), Đặng Thị Minh Nguyệt (2014) đã đề cấp đến các nhận dạng của nợ xấu và đưa ra các biện pháp xử lý nợ xấu hiệu quả. Các bài viết này chủ yếu tập trung nghiên cứu các giải pháp để xử lý nợ xấu đạt kết quả cao. Các giải pháp được nói đến như thành lập Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (viết tắt là VAMC). Nguyễn Thị Minh Thanh (2012) đề cấp đến việc lựa chọn mô hình xử lý nợ xấu ở Việt Nam. Bài viết Lê Quốc Phương (2013), trên tạp chí kinh tế và dự báo chỉ ra các nguyên nhân nợ xấu, kinh nghiệm xử lý nợ xấu theo mô hình công ty quản lý tài sản và mô hình công ty mua bán nợ ở Việt Nam, những hạn chế. Nguyễn Đắc Hưng (2014), Tô Ngọc Hưng (2014) đề cấp đến thực trạng nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay, tỷ lệ nợ và vấn đề xử lý nợ xấu, hiệu quả của Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam6 trong vấn đề xử lý nợ xấu. Phân tích các biện pháp xử lý nợ xấu được ngành ngân hàng triển khai. Nguyễn Văn Thọ (2014) đề cập biện pháp xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng đó là chuyển nợ thành phần góp vốn. Bài viết nêu thực trạng hoạt động này ở Việt Nam, những kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế. Đinh Thị Thanh Vân (2012), bài viết giới thiệu những quy định về cách phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro trong các tổ chức tín dụng Việt Nam . So sánh với quan điểm về nợ xấu, cách phân loại nợ, trích lập phòng rủi ro của tổ chức quốc tế : Ủy ban Basel II, IMF và một số quốc gia trên thế giới, từ đó đưa ra những quan điểm cần lưu ý khi đánh giá vấn đề nợ xấu ở các ngân hàng thương mại Việt Nam. Nguyễn Văn Phương (2013) nêu ra những khó khăn trong xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ xấu ở Việt Nam như : Ngân hàng và chủ sở hữu phối hợp bán tài sản bảo đảm, ngân hàng tự xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ và xử lý tài sản bảo đảm thông qua khởi kiện, thi hành án. Luận văn thạc sỹ của Phan Thị Thúy Hương (2008) chỉ ra được tác động của nợ xấu tới hoạt động ngân hàng và nền kinh tế. Luận văn thạc sỹ Nguyễn Văn Huyện (2013) đề cấp đến nội dung quản trị nợ xấu và các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị nợ xấu tại Ngân hàng thương mại. Cả hai đề tài nghiên cứu đã chỉ ra được tác động của nợ xấu tới hoạt động ngân hàng và nền kinh tế. Tuy nhiên, cả hai đề tài nghiên cứu chưa chỉ ra các chỉ tiêu phản ảnh quản lý nợ xấu của Ngân hàng. Luận án tiến sỹ Nguyễn Thị Hoài Phương (2012) với đề tài: "Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng thương mại Việt Nam". Tác giả đã chứng minh khi nào nợ xấu được nhận biết và đo lường một cách chính xác thì ngân hàng mới có thể quản lý có hiệu quả. Quy mô đối tượng nghiên cứu của tác giả ở phạm vi hệ thống ngân hàng chứ không phải một ngân hàng cụ thể.7 Các nghiên cứu, bài viết hiện nay chủ yếu đề cấp đến vấn đề nợ xấu, nguyên nhân và cách thức xử lý nợ xấu. Về quản lý nợ xấu có một số đề tài nguyên cứu đề cập những phạm vi đánh giá chung các ngân hàng thương mại. SHB là ngân hàng tiên phong trong việc sáp nhập Ngân hàng hoạt động không hiệu quả. Sau khi sáp nhập với tổ chức tín dụng hoạt động không hiệu quả đã làm ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng tăng cao. Do vậy, công tác quản lý nợ xấu tại SHB là nội dung quan trọng và cấp thiết trong thời gian tới. Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu riêng biệt từ trước tới nay về vấn đề quản lý nợ xấu, luận văn tập trung nghiên cứu việc quản lý nợ xấu tại SHB trên cơ sở xây dựng khung cơ sở lý luận về quản lý nợ xấu. Việc nghiên cứu được tiến hành trên phạm vi toàn bộ hệ thống SHB. Bên cạnh đó, tác giả sử dụng dữ liệu do Ngân hàng công bố hàng kỳ để đánh giá thực trạng và diễn biến nợ xấu của SHB. 1.2. Cơ sở lý luận về quản lý nợ xấu của Ngân hàng thƣơng mại 1.2.1. Khái niệm nợ xấu của Ngân hàng thƣơng mại Nhắc đến nợ xấu, sẽ có nhiều quan điểm và cách thức để nhận biết nợ xấu. Các nền kinh tế và mỗi quốc gia cũng có sự khác biệt về quan điểm nợ xấu, và dưới góc nhìn của từng chủ thể thì quan điểm cũng khác nhau. Đối với các Ngân hàng thương mại cũng vậy, nợ xấu đang được hiểu là các khoản nợ không có khả năng trả nợ và không có khả năng sinh lời. Theo quan điểm của Ngân hàng Trung ương Châu Âu ECB (2001) cho rằng: “Nợ xấu là những khoản cho vay không có khả năng thu hồi hoặc là những khoản cho vay có thể không thanh toán đầy đủ cho Ngân hàng”. Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) (2005): “Một khoản cho vay được coi là không sinh lời (nợ xấu) khi tiền thanh toán lãi và/hoặc tiền gốc đã quá hạn từ 90 ngày trở lên, hoặc các khoản thanh toán lãi đến 90 ngày hoặc hơn đã được8 tái cơ cấu hay gia hạn nợ, hoặc các khoản thanh toán dưới 90 ngày nhưng có các nguyên nhân nghi ngờ việc trả nợ sẽ được thực hiện đầy đủ". Với quan điểm này, nợ xấu được nhận dạng qua hai giác độ: thời gian quá hạn và khả năng trả nợ đáng nghi ngờ. Định nghĩa mới về nợ xấu theo chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) và IAS 39 vừa được Ủy ban Chuẩn mực Kế toán Quốc tế cho ra đời và được khuyến cáo áp dụng ở một số nước phát triển vào đầu năm 2005 thì: "Về cơ bản IAS 39 chỉ chú trọng đến khả năng hoàn trả của khoản vay, bất luận thời gian quá hạn chưa tới 90 ngày hoặc chưa quá hạn. Phương pháp để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng thường là phương pháp phân tích dòng tiền tương lai và xếp hạng khoản vay" (Đặng Đức Thành. 2015). Theo khoản 08 điều 03 của Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 về quy định phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thì: "Nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5" quy định tại Điều 10 của thông tư bao gồm nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn. Nợ nhóm 3: nợ dưới tiêu chuẩn; Nợ nhóm 4: nợ nghi ngờ; Nợ nhóm 5: nợ có khả năng mất vốn. 1.2.2. Nguyên nhân gây ra nợ xấu của Ngân hàng thƣơng mại 1.2.2.1. Nguyên nhân chủ quan Đây là nguyên nhân quan trọng trong việc phát sinh nợ xấu, nguyên nhân này xuất phát từ ý chí chủ quan của Ngân hàng. Tuy nhiên, Ngân hàng cũng có thể chủ động hạn chế các nguyên nhân. Nhiều Ngân hàng đã có những giải pháp nhằm hạn chế tối đa rủi ro này.9 + Sự thiếu chặt chẽ, hợp lý trong quy trình nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng: Đây là một trong những khe hở để Khách hàng lợi dụng để lừa đảo, chiếm đoạt vốn Ngân hàng. Hoạt động của Ngân hàng luôn luôn thay đổi và phát triển nên yêu cầu đặt ra cần phải cải tiến, bổ sung và điều chỉnh các chính sách, quy định phù hợp với sự thay đổi phát triển này. Hoạt động của Ngân hàng dựa trên cơ sở chính sách tín dụng thống nhất, hợp lý có hiệu quả nhiều hơn là dựa trên kinh nghiệm và trao quyền quyết định cho một cá nhân quyết định. Chính sách cho vay không đồng bộ, thống nhất, đầy đủ có thể dẫn đến việc xác định đối tượng cho vay sai, tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cho Ngân hàng. + Trình độ yếu kém của đội ngũ cán bộ, nhân viên Ngân hàng: Nguồn nhân lực với kinh nghiệm non kém khiến các Ngân hàng có thể ra quyết định cho vay sai lầm. Việc đánh giá khả năng tài chính, hoạt động kinh doanh, lĩnh vực đầu tư,… không chỉ đơn thuần theo số liệu, thông tin khách hàng cung cấp mà đòi hỏi cán bộ thẩm định phải đánh giá được thông tin, số liệu đã phản ánh được tình hình thực tế của Khách hàng hay chưa? Cũng như kế hoạch trong thời gian tới có khả thi hay không, phương án tài trợ của Ngân hàng có đảm bảo không? Khả năng kiểm soát của Ngân hàng?,… Tất cả các yếu tố này nếu cán bộ thẩm định không có đủ trình độ, kinh nghiệm và khả năng thì rất dễ dẫn đến quyết định sai trong việc cho vay. Khi quyết định cho vay không an toàn, không kiểm soát được nguồn tiền của Khách hàng thì tỷ lệ nợ xấu của khoản vay rất cao. + Rủi ro đạo đức của cán bộ Ngân hàng: Đây là một trong những rủi ro gây ra khả năng mất vốn của Ngân hàng rất lớn. Điều này được thể hiện ở việc các cán bộ Ngân hàng cố tình không thực hiện đầy đủ các quy định của Ngân hàng và pháp luật trong quá trình cấp tín dụng cho khách hàng. Thứ nhất: Rủi ro đạo đức phát sinh từ chính người quản lý và cán bộ làm việc trong ngân hàng gây ra: Chẳng hạn khi nhà quản lý hay cán bộ, nhân viên của ngân hàng đã có quan hệ lợi ích với khách hàng vay vốn, mặc dù10 điều kiện khách hàng vay vốn có thể chưa hội tụ đủ, thậm chí không đủ điều kiện để được vay vốn, nhưng vì lợi ích của cá nhân, nhà quản lý hay nhóm cán bộ, nhân viên của ngân hàng đã bằng mọi cách, hướng dẫn khách hàng hợp thức hoá hồ sơ, thậm chí còn yêu cầu cán bộ thẩm định phải thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của mình để khách hàng đó được vay vốn của ngân hàng. Hậu quả là khách hàng sử dụng vốn không đúng mục đích, thậm chí có thể bị chiếm đoạt và không trả được ngân hàng. Thứ hai: Ngân hàng chạy theo mục tiêu tăng trưởng tín dụng để nâng cao lợi nhuận, dẫn đến nới lỏng quá mức các chính sách đầu tư và tín dụng nhằm đáp ứng và nắm bắt cơ hội thị trường; bỏ qua các nguyên tắc cơ bản trong việc thẩm định, giám sát cũng như các điều kiện ràng buộc đối với khách hàng trước và trong khi sử dụng vốn vay; đầu tư, cho vay quá mạo hiểm; cấp tín dụng quá tập trung vào một khách hàng; thiếu sự kiểm soát chặt chẽ và khoa học dẫn đến khách hàng sử dụng vốn không hiệu và không trả nợ được ngân hàng. Thứ ba: Ngân hàng mở rộng nhanh chóng việc đầu tư vào nhiều sản phẩm, dịch vụ mới có tính phức tạp và đòi hỏi kỹ thuật cao, nhưng trình độ quản lý của ban lãnh đạo và nhân viên cũng như công nghệ ngân hàng chưa đáp ứng kịp thời và đồng bộ dẫn đến khoản đầu tư này gặp rủi ro, mức độ rủi ro và nguyên nhân của rủi ro gắn với sản phẩm, dịch vụ đó. Thứ tư: Do cán bộ, nhân viên ngân hàng thông đồng với khách hàng mà biểu hiện cụ thể nhất là không báo cáo trung thực tình hình của Khách hàng hoặc tạo dựng hồ sơ của khách hàng vay vốn không đúng thực tế để cấp tín dụng cho các dự án nhiều rủi ro hoặc nhân viên ngân hàng thiếu trách nhiệm, không nắm bắt và tìm hiểu thông tin liên quan đến khoản vay một cách chính xác; thiếu thận trọng trong phân tích diễn biến thị trường liên quan tới khách hàng kinh doanh dẫn đến việc ngân hàng quyết định cho vay những dự án11 không thực hiện được hay thực hiện không hiệu quả dẫn đến khách hàng không có khả năng trả nợ ngân hàng. Thứ năm: Do chính cán bộ, nhân viên ngân hàng chiếm đoạt tiền của ngân hàng hàng bằng các thủ đoạn tinh vi như: lập hồ sơ khống, giả mạo tên người khác để lập hồ sơ vay vốn, thông đồng với khách hàng để vay ké, thậm chí còn rút quỹ của ngân hàng để chiếm đoạt… (Đỗ Quốc Tình. 2014) + Chính sách của Ngân hàng: Thứ nhất, chính sách tín dụng không hợp lý, việc đầu tư cho vay tập trung vào một nhóm khách hàng hoặc các lĩnh vực kinh doanh có mức độ rủi ro cao như: Chứng khoán, bất động sản, …, thiếu biện pháp ngăn ngừa, điều chỉnh danh mục cho vay trước các diễn biến kinh tế vĩ mô bất lợi. Chính sách tín dụng đưa ra thiếu đúng đắn, không đồng bộ, không cảnh báo trước các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng sẽ gây khó khăn cho cán bộ kinh doanh trong quá trình thực hiện, phân quyền, trách nhiệm không rõ đối với từng cán bộ, vị trí cũng dẫn đến nguy cơ nợ xấu cho Ngân hàng. Cho vay dựa trên các cam kết không chắc chắn, Ngân hàng không thể kiểm soát được nguồn tài chính đây là dấu hiệu cảnh báo. Thứ hai, không tuân thủ các quy định, quy trình tín dụng. Hồ sơ tín dụng không đầy đủ, các điều kiện ràng buộc không rõ ràng, thiếu chặt chẽ, không tuân thủ đầy đủ các điều kiện phê duyệt tín dụng. Về vấn đề này có thể do cán bộ không được cập nhật đầy đủ, kịp thời các quy định mới ban hành hoặc do thiếu kinh nghiệm, áp lực công việc dẫn đến thiếu sót. Đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng cũng như cán bộ phê duyệt tín dụng có ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng tín dụng. Ngoài ra, sự lỏng lẻo hoặc không phát hiện kịp thời các yếu tố rủi ro trong hoạt động kiểm soát nội bộ của Ngân hàng cũng góp phần để phát sinh ra nợ xấu.12 Thứ ba, sự yếu kém, lỏng lẻo trong công tác đào tạo, kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định của cán bộ kinh doanh và Khách hàng dẫn đến chậm phát hiện để xử lý những trường hợp vi phạm. Công tác giám sát, kiểm tra tình hình thực hiện hợp đồng tín dụng của khách hàng không được thực hiện tốt, đầy đủ sẽ không phát hiện ra các vấn đề tiềm ẩn rủi ro, khó khăn trong tài chính, thanh khoản của Khách hàng. Thứ tư, đánh giá không chính xác các rủi ro của Khách hàng. Chất lượng cán bộ kinh doanh đóng vai trò then chốt trong việc sàng lọc những khách hàng tốt, đủ điều kiện để cho vay. Trong quá trình cấp tín dụng, việc đánh giá chính xác tính khả thi của phương án, rủi ro của khách hàng sẽ góp phần rất lớn đến chất lượng tín dụng. Để thực hiện tốt vấn đề này thì đội ngũ cán bộ thẩm định, đánh giá phải có trình độ, kinh nghiệm, nhạy bén với tình hình của thị trường. Thứ năm, giảm tiêu chuẩn, các điều kiện trong việc cấp tín dụng đối với Khách hàng. Sự cạnh tranh gay gắt, sức ép tăng trưởng trong kinh doanh đã buộc nhiều Ngân hàng phải giảm các điều kiện trong cấp tín dụng để lôi kéo các khách hàng tốt từ các Ngân hàng khác hoặc các khách hàng không đủ điều kiện cũng có thể được cấp tín dụng. Việc nới lỏng trong điều kiện cấp tín dụng sẽ tạo sự thuận lợi, chủ động của Khách hàng trong việc sử dụng vốn không đúng mục đích và đầu tư dàn trải. 1.2.2.2. Nguyên nhân khách quan Đây là nguyên nhân trực tiếp thường gặp và làm phát sinh nợ xấu. Vì nhiều lý do, khách hàng không thể thực hiện đầy đủ, đúng nghĩa vụ trả nợ cho Ngân hàng theo như hợp đồng, cam kết đã ký với Ngân hàng. Đối với các trường hợp này Ngân hàng phải đánh giá, xem xét và đưa ra phương án xử lý phù hợp. Một số phương án xử lý thường gặp đối với trường hợp này: Cơ cấu lại thời hạn trả nợ; Cho vay thêm; Giảm/miễn lãi.13 Rủi ro khách quan của khách hàng làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, tài chính của Khách hàng có nhiều nguồn gốc khác nhau: Thứ nhất: Điều kiện thiên nhiên bất lợi Đây là nguyên nhân nằm trong nhóm nguyên nhân bất khả kháng như: Thiên tai, hạn hán, bão lụt, động đất, hỏa hoạn, mất mùa, dịch bệnh,… Các rủi ro này có đặc điểm là không dự báo trước được, diễn biến nhanh chóng trên phạm vi rộng và sức tàn phá, phá hủy rất lớn. Các khoản vay trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản, nuôi trồng,.. chịu ảnh hưởng, tác động của thiên nhiên là rất lớn. Do vậy, trường hợp gặp thiên tai, dịch bệnh sẽ ảnh hưởng đến khả năng tài chính của Khách hàng là rất lớn. Các đại dịch, thiên tai gây ảnh hưởng rất lớn đến những hộ kinh doanh, chăn nuôi gia cầm, gia xúc. Nhiều gia đình phải tiêu hủy hàng loạt đàn gia cầm nuôi khi phát hiện các triệu chứng của dịch bệnh. Hơn nữa, vì dịch bệnh đã ảnh hưởng khả năng tiêu thụ các sản phẩm gia cầm. Dịch bệnh đã làm nhiều hộ kinh doanh, cá nhân, doanh nghiệp nuôi gia cầm lâm vào tình trạng khó khăn, không cân đối được tài chính để đảm bảo khả năng thanh khoản đặc biệt là các khoản vay từ các tổ chức tín dụng. Để khắc phục hậu quả thiên tai thường mất rất nhiều thời gian và tốn kém. Điều này buộc Ngân hàng phải xem xét cơ cấu lại khoản vay, khoanh nợ, … để hỗ trợ Khách hàng có thời gian khôi phục lại kinh doanh, tài chính để có nguồn trả nợ cho Ngân hàng. Thứ hai: Sự cạnh tranh trong quá trình tự do hóa tài chính và hội nhập quốc tế Quá trình tự do tài chính và hội nhập sẽ tạo ra sự cạnh tranh gay gắt trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Các sản phẩm của các doanh nghiệp trong nước phải cạnh tranh với các sản phẩm được nhập từ nước ngoài. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh, tài chính của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp không tự khẳng định được trên thị14 trường, sản phẩm không cạnh trạnh được thì tức khắc sẽ làm các doanh nghiệp kém hiệu quả dẫn đến tình hình tài chính kém, mất khả năng thanh toán. Thứ 3: Tác động xấu của tình hình kinh tế thế giới Trong xã hội hiện đại, nền kinh tế của mỗi quốc gia gắn chặt với nền kinh tế thế giới với các quan hệ đan xen nhiều chiều. Mỗi biến động của nền kinh tế thế giới đều tác động đến nền kinh tế của các quốc gia trên mọi lĩnh vực. Trong đó tài chính Ngân hàng là một trong những lĩnh vực có tính quốc tế cao nên sự bất ổn của lĩnh vực này dễ dàng gây ra phản ứng dây chuyền trên phạm vi rộng. Mặt khác, tài chính ngân hàng còn là lĩnh vực có tính nhạy cảm rất cao do vai trò quan trọng của nó trong lĩnh vực hoạt động của nền kinh tế - xã hội. Sự bất ổn của nền kinh tế thế giới đã tác động trực tiếp tới hoạt động tài chính trên thế giới và nền kinh tế mỗi quốc gia, từ đó gây ảnh hưởng xấu tới hoạt động tài chính Ngân hàng của mỗi quốc gia và điều đầu tiên là tăng cao của nợ xấu. Thứ 4 : Hệ thống pháp luật và hành lang pháp lý Hoạt động nào trong nền kinh tế đều phải vận hành, hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật và được pháp luật điều tiết. Do vậy, hệ thống pháp luật tác động rất lớn đối với hoạt động của nền kinh tế nói chung và của hệ thống ngân hàng nói riêng. Kẽ hở trong hệ thống văn bản pháp luật tạo điều kiện cho Khách hàng lừa đảo, chiếm dụng vốn của Ngân hàng. Bên cạnh đó, nó cũng tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các đối tượng trong nền kinh tế. 1.2.3. Sự cần thiết quản lý nợ xấu trong hoạt động của Ngân hàng Nợ xấu tác động tiêu cực đến lĩnh vực Ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung, đặc biệt khi nền kinh tế vẫn đang chịu tác động lớn của cuộc khủng khoảng tài chính. Để tồn tại và phát triển trong điều kiện cạnh tranh gay gắt việc tái cơ cấu, nâng cao năng lực cạnh tranh, đa dạng hóa dịch vụ15 Ngân hàng và nâng cao khả năng tài chính là yếu tố cấp bách. Trong đó quản lý nợ xấu là yếu tố sống còn quyết định thành công của quá trình tái cơ cấu tài chính Ngân hàng. Sự cần thiết trong công tác quản lý nợ xấu đối với Ngân hàng sẽ được phản ánh rõ hơn thông qua việc xem xét tác động của nợ xấu đến hoạt động Ngân hàng. 1.2.3.1. Tác động đến Ngân hàng Ngân hàng là tổ chức tài chính trung gian, là doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ thực hiện chức năng tín dụng. Ngân hàng trở thành cầu nối giữa cung và cầu tiền tệ trong nền kinh tế, có thể nói Ngân hàng là trụ cột trong nền kinh tế. Do đó, một sự biến động của Ngân hàng sẽ ảnh hưởng không chỉ đến Ngân hàng mà còn tác động đến toàn bộ nền kinh tế. Hiệu quả trong hoạt động Ngân hàng và đáp ứng nhu cầu thanh toán trong nền kinh tế là nhiệm vụ hàng đầu. Tuy nhiên, trong hoạt động thực tế có nhiều yếu tố tác động rất lớn đến hoạt động Ngân hàng và làm ảnh hưởng đến hiệu quả. Trong đó nguyên nhân nợ xấu là một trong những yếu tố quan trọng. Tác động của nợ xấu đến hoạt động của Ngân hàng cụ thể : + Làm giảm lợi nhuận: Mục tiêu hoạt động của các Ngân hàng thương mại là lợi nhuận, lợi nhuận được hình thành từ các khoản thu của ngân hàng mà nguồn thu chủ yếu là từ hoạt động cho vay. Nợ xấu tăng cao tác động đến Ngân hàng: Nợ xấu tăng cao thì khoản lãi phải thu từ các khoản nợ xấu này tăng lên nhưng chưa thu hồi được trong khi lãi để có nguồn vốn phục vụ hoạt động kinh doanh phải trả định kỳ. Nguồn vốn chủ yếu là từ huy động dân cư và huy động trên thị trường liên ngân hàng. Chi phí liên quan đến nợ xấu rất lớn bao gồm: Chi phí trả lãi cho nguồn vốn huy động tương ứng, chi phí quản lý nợ xấu và16 các chi phí khác. Tóm lại chi phí tăng trong khi thu nhập giảm sẽ làm giảm lợi nhuận của Ngân hàng. Nợ xấu tăng cao thì các Ngân hàng phải thực hiện trích lập dự phòng rủi ro theo quy định. Các nhóm nợ càng cao thì mức trích lập càng lớn. + Ảnh hƣởng đến khả năng thanh khoản của Ngân hàng: Kế hoạch kinh doanh và sử dụng nguồn vốn thường được các Ngân hàng xây dựng từ trước. Việc xác định khối lượng cho vay đối với thời hạn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đã được Ngân hàng cân đối từ các nguồn vốn huy động. Thực hiện tốt công tác cân đối nguồn vốn huy động và cho vay sẽ giúp Ngân hàng đảm bảo khả năng thanh khoản. Do vậy, khi tỷ lệ nợ xấu tăng cao đồng nghĩa với việc không thu hồi được các khoản nợ đúng hạn sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của Ngân hàng. Tiền cho vay ra chưa kịp thu hồi trong khi đến hạn thanh toán các nguồn vốn đến hạn. Ngân hàng có hai nghiệp vụ chính là huy động và cho vay tạo thành một dòng lưu chuyển tiền tệ khép kín. Nợ xấu là một trong những nguyên nhân làm hạn chế việc lưu thông nguồn vốn của nền kinh tế. Khi phát sinh nợ xấu các Ngân hàng thường phải huy động vốn để bù đắp các khoản nợ khó đòi, nợ xấu tăng đến một lúc nào đó thì Ngân hàng sẽ không còn khả năng thanh toán cho người gửi tiền. Mặt khác, Ngân hàng hoạt động trên cơ sở niềm tin của Khách hàng, với tâm lý đám đông hiện nay, chỉ một thông tin xấu về khả năng thanh toán của Ngân hàng có thể dẫn tới làn sóng đổ xô đi rút tiền của người dân, khiến Ngân hàng có thể lâm vào tình trạng mất khả năng thanh khoản. + Ảnh hƣởng đến uy tín của Ngân hàng: Nợ xấu làm ảnh hưởng đến lợi nhuận, khả năng thanh toán, … của Ngân hàng. Từ đó, tác động đến tâm lý của khách hàng đối với Ngân hàng. Trong khi đó, hoạt động kinh doanh17 của Ngân hàng thì niềm tin của Khách hàng là yếu tố vô cùng quan trọng, nó quyết định đến sự sống còn, tồn tại và phát triển của một Ngân hàng. Uy tín của Ngân hàng thể hiện ở việc đảm bảo khả năng thanh toán đúng hạn và thực hiện đầy đủ cam kết trong các giao dịch với Khách hàng. Do đó, nợ xấu cao sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động Ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu cao cũng phần nào cho thấy sự yếu kém trong công tác điều hành, quản lý của Ngân hàng do đó làm suy giảm uy tín của Ngân hàng trên thị trường tài chính. Khi khách hàng không có niềm tin vào Ngân hàng thì có thể họ đổ xô đến Ngân hàng rút tiền. Khách hàng gửi tiền thường có tâm lý chọn các Ngân hàng có uy tín, có chất lượng tín dụng tốt, tỷ lệ nợ xấu trong ngưỡng cho phép của Ngân hàng nhà nước. Do vậy, các Ngân hàng đáp ứng được các tiêu chí này thì việc huy động vốn sẽ không gặp nhiều khó khăn. + Mất cơ hội hội nhập: Ngân hàng có mức nợ xấu cao thì tình hình tài chính sẽ gặp khó khăn do vậy việc kêu gọi đầu tư nước ngoài, khả năng tham gia hội nhập thấp. Ngoài ra, sức cạnh tranh với các đối tác nước ngoài yếu và khó có thể tạo dựng uy tín trong khu vực và thế giới. 1.2.3.2. Tác động đến nền kinh tế Nợ xấu tác động đến nền kinh tế chủ yếu thông qua mối quan hệ gián tiếp: Ngân hàng – Khách hàng – Nền kinh tế. Hệ thống Ngân hàng không thu hồi được vốn để tiếp tục quay vòng phục vụ các doanh nghiệp. Nền kinh tế bị tồn đọng một lượng vật chất lớn đóng băng không được khai thác trong khi các doanh nghiệp cần vốn để hoạt động lại không được đáp ứng. Mặt khác, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh kém hiệu quả sẽ tác động đến toàn bộ nền kinh tế, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế do vốn ứ đọng, sản xuất kinh doanh trì trệ.18 Khu vực Ngân hàng yếu kém, nhiều nợ xấu, dễ đổ vỡ có thể làm giảm tính hiệu quả của cơ chế thị trường và ảnh hưởng xấu đến hiệu quả thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô. Một hệ thống Ngân hàng yếu kém, thiếu lành mạnh với mức nợ xấu cao không những làm tổn hại các kênh vi mô cần thiết cho tăng trưởng kinh tế mà còn là gánh nặng lên ngân sách, gây tác động tiêu cực đến sự vận hành của hệ thống tỷ giá hối đoái. 1.2.4. Các chỉ tiêu đo lƣờng nợ xấu của Ngân hàng thƣơng mại * Tổng nợ xấu: Đây là chỉ tiêu phán ánh chung giá trị tuyệt đối của toàn bộ các khoản nợ xấu của Ngân hàng. Qua chỉ tiêu này cho biết quy mô về nợ xấu của Ngân hàng. * Thời gian của từng khoản nợ xấu là khoảng thời gian tính từ thời điểm bắt đầu phát sinh quá hạn. Chỉ tiêu này đánh giá các khoản nợ xấu của Ngân hàng đã phát sinh từ khi nào hay chỉ mới phát sinh. Ngân hàng chỉ có các khoản mới phát sinh và khoản phát sinh từ rất lâu trước đó ít hơn, điều này cho thấy mức độ phức tạp của các khoản nợ xấu và năng lực trong việc xử lý nợ xấu của Ngân hàng. * Tỷ lệ nợ xấu : Số dư nợ xấì qỷ lệ nợ xấu = qổng dư nợ cho vaó qỷ lệ nợ xấu cho biết trong 100 đơn vị tiền tệ dư nợ thì có bao nhiêu đồng là nợ xấu. Chính vì vậy, tỷ lệ nợ xấu là một chỉ tiêu cơ bản đánh giá chất lượng tín dụng của Ngân hàng. Nợ xấu phản ánh khả năng thu hồi vốn khó khăn, vốn của Ngân hàng lúc này không ở mức độ rủi ro thông thường nữa mà nguy cơ mất vốn. Tỷ lệ càng cao chứng tỏ tổng nợ xấu của Ngân hàng lớn. Tỷ lệ nợ xấu phản ánh những số dư nợ thực sự đang chuyển sang nợ xấu.19 * Tỷ lệ số lượng Khách hàng có nợ xấu trên tổng số lượng khách hàng : Tổng số khách hàng có nợ xấì qỷ lệ khách hàng có nợ xấu = qổng số khách hàng có dư nợ Hệ số phản ánh cứ 100 khách hàng vay vốn, thì có bao nhiêu khách hàng có nợ xấu. Nếu tỷ lệ này cao, phản ánh chính sách tín dụng của Ngân hàng là không hiệu quả. Trường hợp chỉ tiêu này thấp hơn chỉ tiêu nợ xấu sẽ cho biết nợ xấu tập trung vào những khách hàng lớn; ngược lại nếu chỉ tiêu này cao hơn chỉ tiêu nợ xấu thì nợ xấu tập trung vào những khách hàng nhỏ. + Tỷ lệ Quỹ DPRR / Nợ có khả năng mất vốn: Quỹ dự phòng rủi ro qỷ lệ = kợ có khả năng mất vốn Tỷ lệ này phản ánh khả năng chống đỡ rủi ro tín dụng từ quỹ dự phòng. Nợ khả năng mất vốn thì các Ngân hàng trích 100% số tiền dự phòng. Tuy nhiên, số tiền trích lập dự phòng rủi ro dựa trên giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm. Trong trường hợp hệ số bằng 1, cho thấy Ngân hàng đủ khả năng chống đỡ rủi ro. Trường hợp hệ số <1 sẽ phản ánh Ngân hàng không đảm bảo chống đỡ rủi ro các khoản nợ có khả năng mất vốn bằng quỹ dự phòng rủi ro. 1.2.5. Quản lý nợ xấu trong NHTM 1.2.5.1. Khái niệm Theo ủy ban Basel, quản lý nợ xấu Ngân hàng thương mại được hiểu như sau: "Quản lý nợ xấu là quá trình xây dựng và thực thi các chiến lược, các chính sách quản lý và kinh doanh tín dụng nhằm đạt được mục tiêu an toàn,20 hiệu quả và phát triển bền vững; trong đó tăng cường các biện pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế sự phát sinh nợ xấu, đi kèm với các biện pháp xử lý những khoản nợ xấu đã phát sinh, từ đó nhằm tăng doanh thu, giảm chí phí và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động kinh doanh trong cả ngắn hạn và dài hạn của Ngân hàng thương mại". Nội dung quản lý nợ xấu: Kiểm soát rủi ro tín dụng : Thiết lập một chính sách và thủ tục tín dụng bằng văn bản. Đánh giá và đo lƣờng nợ xấu và biện pháp xử lý : Đánh giá khả năng các khoản nợ xấu có thể pháp sinh và đo lường hậu quả có thể xẩy ra. Xác định nguyên nhân gây ra và đưa ra biện pháp xử lý phù hợp. KKiểm soát rủi ro tín dụng ĐĐánh giá và đo lường nợ xấu - Biện pháp xử lý NNhận biết dấu hiệu nợ xấu XXử lý nợ xấu21 Xử lý nợ xấu : Thực hiện các biện pháp xử lý nợ xấu xảy ra trên cơ sở đánh giá và xác định ở bước trước. Nhận biết rủi ro : Xác định các dấu hiệu của khách hàng có thể gây ra nợ xấu. Quy trình quản lý nợ xấu diễn ra liên tục 1.2.5.2. Nội dung quản lý nợ xấu của NHTM * Nhận biết dấu hiệu nợ xấu Biểu hiện đầu tiên để nhận biết khoản vay có thể phát sinh nợ xấu là việc không đảm bảo khả năng thanh toán để thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo đúng hợp đồng tín dụng, cam kết đã ký giữa các bên. Do vậy, đâu là dấu hiệu để Ngân hàng nhận biết được sự đáng lo ngại trong khả năng trả nợ của Khách hàng? Các khoản cho vay có vấn đề tuy xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng thường có những biểu hiện chung để cảnh báo cho Ngân hàng về nguy cơ phát sinh nợ xấu. Các nhóm biểu hiện như sau: - Dấu hiệu từ phía Khách hàng : Khách hàng có những biểu hiện không hợp tác, che dấu các thông tin bất lợi. Có biểu hiện việc chậm thực hiện nghĩa vụ trả nợ lãi, gốc cho Ngân hàng. Khách hàng có những thay đổi bất thường trong các phương pháp tính khấu hao, giá trị hàng tồn kho, trả tiền trợ cấp,… Việc cấu trúc lại số dư nợ, không chia cổ tức cổ phần hay sự thay đổi trong mức phân hạng tín dụng của khách hàng cũng là những dấu hiệu cần chú ý. Năng lực kinh doanh bị hạn chế bởi: cơ sở sản xuất, máy móc, thiết bị lạc hậu, cũ kỹ, công suất thấp, chất lượng sản phẩm sản xuất ra không đáp ứng các yêu cầu về tiêu dùng, cơ cấu tài sản bất hợp lý, đầu ra không được giải quyết thích đáng làm hàng tồn kho tăng, vốn bị chiếm dụng, thị trường nguyên vật liệu đầu vào bất ổn định, vị thế kinh doanh khó khăn, chịu tác động từ bên ngoài.22 Chạy theo tiêu chí tăng trưởng doanh thu bằng cách tăng cường bán chịu, chênh lệch lợi nhuận biên thấp,… trong khi vốn lưu động không đủ đáp ứng các chính sách này và dẫn đến việc không đảm bảo khả năng thanh khoản. Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận thấp hơn mức bình quân của ngành cũng như các năm trước. Cơ cấu tài chính không đảm bảo Khách hàng dùng vốn ngắn hạn để đầu tư máy móc thiết bị phục vụ mở rộng sản xuất. Tốc độ tăng nợ vay không tương xứng với tốc độ tăng doanh thu. Những vi phạm của khách hàng trong việc thực hiện hợp đồng tín dụng đã ký kết như thông báo cho Ngân hàng những thông tin không chính xác về tình hình hoạt động kinh doanh, sử dụng vốn sai mục đích. Đề nghị điều chỉnh, gia hạn kỳ hạn trả nợ nhiều lần không rõ lý do hoặc thiếu căn cứ quyết định mang tính khách quan về việc gia hạn hay điều chỉnh kỳ hạn trả nợ. Sự giảm sút bất thường và không được giải thích trong số dư tiền gửi của khách hàng, những thay đổi bất lợi trong giá cổ phiếu, khả năng thanh khoản, hay những bất đồng và mâu thuẫn trong ban quản trị, điều hành của khách hàng vay vốn. Những dấu hiệu trên có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Đối với khách hàng cá nhân, những đột biến trong cuộc sống và trong công việc như tai nạn, bệnh tật, mất việc, … đều ảnh hưởng đến thu nhập và khả năng trả nợ của người vay, làm tăng nguy cơ nợ xấu của Ngân hàng. - Dấu hiệu khác : Khủng hoảng kinh tế, lạm phát tăng cao, biến động chính trị, thay đổi về chính sách vĩ mô đặc biệt là chính sách thuế, chính sách xuất nhập khẩu, thị hiếu tiêu dùng. Tất cả những thay đổi này đều có thể tác động đến kế hoạch kinh doanh, chiến lược. Những biến động này tạo ra một môi trường kinh doanh nhiều rủi ro, bất ổn không chỉ đối với khách hàng mà ngay cả bản thân Ngân hàng cũng bị ảnh hưởng.23 * Kiểm soát rủi ro tín dụng Ngân hàng cần có bộ phận kiểm soát rủi ro tín dụng độc lập chịu trách nhiệm về thiết kế hoặc lựa chọn, triển khai và thực hiện của hệ thống đánh giá nội bộ. Bộ phận này cần độc lập về chức năng với chức năng nhân sự và quản lý chịu trách nhiệm về việc phát sinh các rủi ro. Phạm vi trách nhiệm bao gồm: Kiểm tra và giám sát các mức độ đánh giá Lập và phân tích các báo cáo tóm tắt về hệ thống đánh giá của ngân hàng, bao gồm các dữ liệu về sự không trả được nợ trong quá khứ được lưu trữ tại thời điểm không trả được nợ và 01 năm trước đó, các phân tích về sự di chuyển theo các mức độ, và giám sát khuynh hướng của các tiêu chí đánh giá chủ yếu. Thực hiện các thủ tục để đảm bảo rằng các quan điểm đánh giá được áp dụng thống nhất trong các phòng ban và khu vực địa lý khác nhau. Xem xét lại và ghi lại tất cả các thay đổi của quá trình đánh giá, bao gồm các nguyên nhân gây ra thay đổi. Xem xét lại các tiêu chí đánh giá để xác định giá trị nếu chúng vẫn dự đoán được rủi ro. Các thay đổi của quá trình, tiêu chí đánh giá và các thông số đánh giá riêng biệt cần được ghi lại và lưu giữ cho các nhà giám sát để xem xét lại. Bộ phận kiểm soát rủi ro tín dụng cần tham gia một cách năng động vào việc phát triển, lựa chọn, thực hiện và làm thích hợp mô hình đánh giá. Bộ phận này đảm nhận việc giám sát và kiểm tra trách nhiệm đối với bất cứ mô hình nào, và đảm nhận luôn cả nghĩa vụ giám sát trong quá trình triển khai và thay đổi mô hình đánh giá. (Điểm 441. 442. Hiệp ước Basel II). (2005) * Đánh giá và đo lƣờng nợ xấu: Sau khi nhận biết được nợ xấu, các Ngân hàng thương mại phải đánh giá đo lường tác động của các khoản nợ xấu đến hoạt động của ngân hàng24 mình. Phương pháp để đánh giá và đo lường các khoản nợ xấu là: Phương pháp định tính và phương pháp định lượng. Phương pháp định tính là việc Ngân hàng ước lượng, dự đoán được tác động của các khoản nợ xấu. Phương pháp này chủ yếu dựa trên kinh nghiệm và đánh giá chung của các bộ phận liên quan. Phương pháp định lượng là việc Ngân hàng đánh giá và đo lường tác động của các khoản nợ xấu bằng phương pháp tính toán cụ thể. Theo các điều khoản hiệp ước Basel II thì các Ngân hàng thương mại có thể sử dụng phương pháp dựa trên xếp hạng tín dụng nội bộ cơ bản. Ngân hàng phải xây dựng được các tiêu chí đánh giá Khách hàng. Hệ thống phân loại Khách hàng bao gồm nhóm chỉ tiêu về tài chính: Kết quả kinh doanh, các khoản phải thu, phải trả, lĩnh vực kinh doanh,… và chỉ tiêu phi tài chính: khả năng quản lý, ý thức hợp tác, thực hiện các cam kết,… được lượng hóa theo thang điểm 100. - Tiêu chuẩn đánh giá: + Đối với Khách hàng là doanh nghiệp: Một hệ thống đánh giá nội bộ có chất lượng phải có hai tiêu chuẩn riêng biệt: rủi ro không trả được nợ của khách hàng vay, và các yếu tố đặc trưng của giao dịch. Tiêu chuẩn thứ nhất cần được định hướng đến rủi ro không trả được nợ của khách hàng vay. Các rủi ro đối với cùng một khách hàng vay sẽ được quy định thành một mức đánh giá khách hàng vay, bất kể sự khác biệt về bản chất của từng giao dịch cụ thể. Tiêu chuẩn thứ hai cần được định hướng đến các yếu tố giao dịch cụ thể, như là số tiền ký quỹ, tài sản bảo đảm, kinh nghiệm kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh v.v… Đối với các ngân hàng bước đầu dựa vào đánh giá nội bộ, yêu25 cầu này có thể được thực hiện bằng một tiêu chuẩn tài trợ phản ánh cả người vay lẫn các yếu tố giao dịch cụ thể. + Đối với khách hàng là cá nhân : Với mỗi nhóm, ngân hàng cần đánh giá xác suất không trả được nợ, tổn thất khi khách hàng không trả được nợ, và rủi ro không trả được nợ. Các nhóm có thể sử dụng cùng nhau các ước lượng giống nhau về 3 yếu tố trên. Tối thiểu, ngân hàng nên cân nhắc các vấn đề sau trong quá trình quy định rủi ro cho các nhóm: Rủi ro đối với từng nhóm Khách hàng (ví dụ: Độ tuổi, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân, ….) Đặc trưng rủi ro của giao dịch, bao gồm sản phẩm và/hoặc loại hình bảo đảm (ví dụ: cho vay có bảo đảm là giấy tờ có giá, bảo lãnh,….). Đối với nghĩa vụ chậm thanh toán: ngân hàng cần phân định riêng các khoản này và những khoản còn lại. (Điểm 396. 397. 398. 402. Hiệp ước Basel II) (2005) - Bảng phân loại khách hàng Có nhiều mô hình để xếp loại đánh giá từng khách hàng, ví dụ là mô hình xếp hạng tín dụng khách hàng đã có từ lâu, nhằm đánh giá khách hàng vay vốn qua các hoạt động phân tích của cán bộ kinh doanh ở NHTM, thông qua các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính. Mô hình này là một trong những mô hình hết sức đơn giản và dễ thực hiện để xếp hạng tín dụng khách hàng. Mô hình đánh giá trên 2 hệ thống chỉ tiêu: Chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính. Các chỉ tiêu tài chính như: Hệ số đánh giá khả năng thanh toán, nhóm hệ số đánh giá hiệu quả hoạt động, nhóm hệ số về đòn bẩy tài chính và nhóm hệ số khả năng sinh lời. Các chỉ tiêu phi tài chính như: Lĩnh vực hoạt động kinh doanh, uy tín của Khách hàng, trình độ quản lý của lãnh đạo Công ty.26 * Xử lý nợ xấu Xử lý nợ xấu là việc Ngân hàng áp dụng các biện pháp cần thiết để thu hồi các khoản nợ xấu. - Quy trình xử lý nợ xấu : Bước 1: Luôn đặt mục tiêu tận dụng tối đa các cơ hội để thu hồi đầy đủ nợ (gốc và lãi) đã cho vay. Bước 2: Khẩn trương khám phá và báo cáo kịp thời mọi vấn đề thực chất liên quan đến tín dụng, mọi chậm trễ đều làm cho tình hình tín dụng trở nên xấu hơn. Bước 3: Trách nhiệm xử lý tín dụng có vấn đề phải được độc lập với chức năng cho vay, nhằm tránh những xung đột có thể xảy ra với quan điểm của cán bộ tín dụng trực tiếp cho vay. Bước 4: Chuyên gia xử lý tín dụng cần hội ý khẩn với khách hàng về các giải pháp, đặc biệt là tinh giảm chi phí, tăng nguồn thu và tăng cường cải tiến công tác quản lý. Trước khi hội ý với Khách hàng, chuyên gia cần phân tích sơ bộ tín dụng có vấn đề và những nguyên nhân, ghi chú mọi vấn đề đặc biệt khám phá ra (kể cả những chủ nợ có liên quan). Xây dựng kế hoạch hành động sau khi đã xác định được rủi ro đối với Ngân hàng và bổ sung hồ sơ tín dụng, đặc biệt là yêu cầu bổ sung tài sản bảo đảm tín dụng đề phù hợp với tình hình mới. Bước 5: Dự tính những nguồn có thể dùng để thu nợ có vấn đề (bao gồm nguồn thu từ thanh lý tài sản và số dư tiền gửi tại ngân hàng). Bước 6: Chuyên gia tiến hành nghiên cứu nghĩa vụ thuế và những tranh chấp xem khách hàng còn nghĩa vụ tài chính nào chưa thực hiện. Bước 7: Đối với doanh nghiệp, chuyên gia cần đánh giá chất lượng, năng lực và sự nhất quán trong quản lý, đồng thời trực tiếp tiến hành khảo sát các hoạt động và các tài sản của doanh nghiệp.27 Bước 8: Chuyên gia phải cân nhắc mọi phương án có thể để hoàn thành việc thu hồi nợ có vấn đề, bao gồm cả việc thỏa thuận gia hạn nợ tạm thời nếu khách hàng chỉ gặp khó khăn trước mắt, hoặc tìm kiếm giải pháp nhằm tăng cường lưu chuyển tiền tệ cho Khách hàng. Các khả năng khác có thể bổ sung tài sản bảo đảm tín dụng, yêu cầu có bảo lãnh của người thứ ba, cơ cấu lại doanh nghiệp, sát nhập, hay thanh lý công ty, nộp đơn xin phá sản. (Nguyễn Văn Tiến. 2014) - Các biện pháp xử lý nợ xấu Trong thực tế để xử lý nợ xấu các Ngân hàng thành lập một hội đồng xử lý nợ. Đối với từng khoản nợ xấu sẽ áp dụng các biện pháp phù hợp với tính chất, đặc điểm từng khách hàng. Các biện pháp để xử lý nợ xấu của các Ngân hàng thường dùng là : + Tái cơ cấu lại khoản vay và cấu trúc doanh nghiệp Việc cơ cấu lại khoản vay thường được áp dụng đối với khách hàng có thiện chí trong việc trả nợ và Ngân hàng quyết định tiếp tục duy trì giao dịch. Ngân hàng áp dụng các phương pháp: Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ thông qua việc điều chỉnh lại các kỳ trả nợ, số tiền trả mỗi kỳ phù hợp năng lực tài chính của Khách hàng. Gia hạn nợ: Là việc kéo dài thời gian trả nợ của Khách hàng so với thỏa thuận ban đầu. Thực hiện hình thức này làm giảm áp lực trả nợ của Khách hàng và phù hợp với nguồn tiền của khách hàng. Chuyển khoản nợ xấu thành vốn cổ phần đối với các khách hàng là doanh nghiệp cổ phần. + Yêu cầu bên thế chấp tài sản bảo đảm thực hiện thay nghĩa vụ trả nợ. Áp dụng đối với các khoản vay có tài sản của bên thứ ba. + Thỏa thuận bán tài sản28 Thỏa thuận giữa Ngân hàng và Khách hàng trong việc bán tài sản đảm bảo để trả nợ cho Ngân hàng. Hình thức bán có thể thông qua bán đấu giá hoặc bán trực tiếp cho bên thứ ba. + Cho vay thêm: Trong trường hợp hoạt động sản xuất kinh doanh, phương án/đầu tư của khách hàng gặp khó khăn do thiếu vốn, ảnh hưởng đến thu nợ và Ngân hàng xét thấy nếu cung cấp thêm tín dụng thì khách hàng có thể khắc phục được khó khăn và đảm bảo trả nợ cho Ngân hàng đủ nợ gốc, lãi cho vay. + Thu giữ, xử lý tài sản bảo đảm Là hình thức Ngân hàng sẽ thực hiện các bước thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý theo quy định. Hình thức này áp dụng đối với tài sản đảm bảo là bất động sản. + Bán nợ Ngân hàng sẽ thực hiện bán các khoản nợ nội bảng và ngoại bảng cho một tổ chức khác. Giá cả khoản nợ được bán sẽ do Ngân hàng và bên mua thỏa thuận và quyết định. + Thuê bên thứ ba đòi nợ là biện pháp Ngân hàng thuê bên thứ ba có chức năng thu hồi nợ để thay Ngân hàng thu các khoản nợ xấu. + Khởi kiện các bên có liên quan ra cơ quan tòa án: Là hình thức Ngân hàng sẽ đề nghị cơ quan tòa án hỗ trợ, can thiệp buộc Khách hàng phải trả nợ hoặc phát mại tài sản để Ngân hàng thu nợ hoặc xin mở thủ tục xin phá sản. Tuy nhiên, trên thực tế đây là biện pháp xử lý cuối cùng khi Ngân hàng áp dụng các biện pháp khác không hiệu quả. + Dùng dự phòng rủi ro để xử lý Biện pháp này thực chất Ngân hàng dùng nội lực của mình để khắc phục nợ. Theo biện pháp này, các Ngân hàng phải tiến hành trích lập dự phòng cụ thể và dự phòng chung. Dự phòng cụ thể là khoản tiền được trích29 lập trên cơ sở phân loại cụ thể các khoản nợ theo cách phân loại của từng Ngân hàng hoặc từng quốc gia để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra. Dự phòng chung là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể, trong các trường hợp khó khăn về tài chính của các Ngân hàng khi chất lượng các khoản nợ suy giảm. Nguyên tắc việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro: Sử dụng dự phòng cụ thể để xử lý rủi ro tín dụng đối với khoản nợ đó. Phát mại tài sản đảm bảo hoặc sử dụng các biện pháp khác để thu hồi nợ. Trường hợp phát mại tài sản bảo đảm không đủ bù đắp cho rủi ro tín dụng của khoản nợ thì được sử dụng dự phòng chung để xử lý. + Bán nợ cho Công ty quản lý tài sản thuộc chính phủ hoặc Ngân hàng trung ương: Việc bán nợ qua công ty này sẽ giúp cho Ngân hàng giảm bớt gánh nặng trong việc thanh khoản và có thời gian để áp dụng các biện pháp thích hợp trong việc xử lý triệt để khoản nợ xấu. 1.2.6. Quy trình quản lý nợ xấu Quy trình quản lý nợ xấu việc xây dựng cách thức quản lý tổng thể của Ngân hàng giúp cho hoạt động quản lý nợ xấu được diễn ra thông suốt từ trụ sở chính đến các đơn vị, phòng ban trực tiếp thi hành. Theo đó quy định nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể của từng bộ phận trong quy trình nhận biết dấu hiệu nợ xấu, kiểm soát rủi ro tín dụng, đánh giá và đo lường nợ xấu – Biện pháp xử lý nhằm khống chế được rủi ro, phát sinh nợ xấu trong một giới hạn cho phép theo nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận. Tùy thuộc vào mô hình, đặc thù của Ngân hàng để xây dựng một quy trình vận hành phù hợp và hiệu quả. Việc xây dựng quy trình quản lý nợ xấu giúp cho Ngân hàng có cái nhìn tổng quát và chính xác hơn kế hiệu quả cũng như triển vọng kinh doanh30 để từ đó có chiến lược kinh doanh phù hợp hơn. Từ đó Ngân hàng kiếm soát được các rủi ro, tác động của nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động đặc biệt là hoạt động tín dụng. Xác định mô hình quản lý nợ xấu theo phương thức nào: Phương thức tập trung hay phân tán, cách thức đo lường rủi ro thế nào theo định tính hay định lượng và kiểm soát rủi ro đơn hay kiểm soát kép. Đặc biệt trong quy trình quản lý nợ có bộ phận cảnh báo sớm đối với các khoản nợ xấu phát sinh. Thường xuyên phân tích, đánh giá các danh mục cho vay từ đó xác định được các lĩnh vực có mức độ rủi ro, khách hàng có thể bị ảnh hưởng. Khoanh vùng lại các khách hàng có nguy cơ phát sinh nợ xấu để có những biện pháp cách thức xử lý, với mục tiêu nhằm hạn chế các khoản nợ xấu có thể phát sinh. 1.2.7. Chỉ tiêu phản ánh kết quả quản lý nợ xấu của Ngân hàng Thƣơng mại 1.2.7.1. Giá trị nợ xấu đƣợc thu hồi Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá kết quả của quản lý nợ xấu của Ngân hàng. Tỷ lệ thu hồi càng cao cho thấy kết quả trong việc quản lý nợ xấu tốt. Ngoài ra, còn đánh giá khả năng thu hồi các khoản nợ xấu và đóng góp vào việc giảm tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng. Giá trị nợ xấu thu hồi cũng phản ánh năng lực quản trị và điều hành về quản lý nợ xấu của Ban lãnh đạo Ngân hàng. Giá trị thu hồi lớn cho thấy quy trình, chính sách, biện pháp trong công tác quản lý nợ xấu của Ngân hàng linh hoạt và hiệu quả. Ngược lại giá trị thu hồi nợ xấu thấp phản ảnh quản lý nợ xấu của Ngân hàng không tốt, có thể do chính sách chưa linh hoạt, các biện pháp xử lý chưa phù hợp với từng đối tượng, tính chất của từng khoản vay, khách hàng.31 1.2.7.2. Số lƣợng nợ xấu mới phát sinh Việc quản lý nợ xấu không phải khi nào phát sinh và chuyển sang nợ xấu thì mới bắt đầu xử lý. Đòi hỏi trong việc quản lý nợ xấu là làm sao kiểm soát được các khoản nợ, có biện pháp kịp thời để xử lý các khoản có tiềm ẩn rủi ro, có thể trở thành nợ xấu. Trong trường hợp này Ngân hàng cần có biện pháp xử lý ngay để tránh phát sinh nợ xấu. Do vậy để không phát sinh nợ xấu thì ngày càng nâng cao chất lượng quản lý nợ. Nợ xấu mới phát sinh trong kỳ thấp phản ánh cho thấy chất lượng tín dụng tại Ngân hàng rất tốt và cũng cho thấy công tác xử lý các khoản nợ có tiềm ẩn rủi ro trước khi để phát sinh thành nợ xấu được chú trọng, xử lý triệt để. 1.2.7.3. Giá trị nợ xấu thu hồi trên tổng số nợ xấu Giá trị các khoản nợ xấu bao gồm nợ gốc và lãi, phí phạt. Chỉ tiêu giá trị các khoản nợ xấu được thu hồi cũng phản ánh kết quả của quản lý nợ xấu. Trong quá trình xử lý nợ thì việc đảm bảo thu đủ nợ gốc là mức tối thiểu, ngoài thu đầy đủ gốc thì thu đầy đủ cả lãi, phí phạt sẽ phản ánh hiệu quả công tác thu hồi nợ. Nguyên nhân chủ yếu phát sinh các khoản nợ xấu là do Khách hàng gặp khó khăn về tài chính, không có nguồn thu để trả nợ đầy đủ cho Ngân hàng. 1.2.7.4. Thời gian bình quân thu hồi các khoản nợ xấu Thời gian bình quân để xử lý các khoản nợ là khoản thời gian từ khi phát sinh đến khi thu hồi được nợ xấu. Qua chỉ tiêu này sẽ đánh giá được kết quả của công tác quản lý nợ xấu. Mỗi khoản vay có tính chất phức tạp và đặc thù riêng, cho nên chỉ tiêu thời gian bình quân vừa phản ánh kết quả quản lý nợ vừa phản ánh sự phù hợp trong việc áp dụng các biện pháp xử lý. 1.2.7.5. Tỷ lệ chi phí trên giá trị thu hồi Bên cạnh giá trị nợ xấu thu hồi được thì chi phí liên quan đến việc áp dụng các biện pháp xử lý sẽ phản ánh kết quả của quản lý nợ xấu. Chỉ tiêu này thường được xác định qua tỷ lệ giữa tổng chi phí trên tổng số tiền thu hồi32 nợ. Nếu chỉ số càng cao thì cho thấy kết quả quản lý nợ xấu chưa cao và ngược lại nếu chỉ số thấp cho thấy kết quả quản lý nợ xấu tốt. 1.2.7.6. Số tiền miễn giảm, lãi, phí trên giá trị nợ xấu thu hồi Miễn giảm lãi, phí không chỉ là chỉ tiêu phản ánh đến chất lượng quản lý nợ mà còn liên quan đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Để xử lý nợ thì biện pháp miễn giảm lãi là cần thiết để Ngân hàng có thể nhanh chóng thu hồi được nợ xấu. Tuy nhiên, số tiền miễn giảm lãi, phí phạt lớn cũng phản ánh kết quả quản lý nợ chưa cao. 1.3. Các nhân tố tác động đến quản lý nợ xấu tại NHTM 1.3.1. Nhân tố chủ quan 1.3.1.1. Nguồn nhân lực Nhân sự trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng nói chung và trong công tác quản lý nợ xấu là rất quan trọng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến kết quả hoạt động vì họ đóng vai trò là chủ thể trực tiếp thực hiện các công việc liên quan đến hoạt động Ngân hàng. Ngân hàng là một dạng tổ chức đặc thù trong nền kinh tế. Lĩnh vực kinh doanh là cung cấp các dịch vụ liên quan đến tài chính, phương tiện thanh toán cho nền kinh tế. Nhân tố quan trọng tác động đến chất lượng dịch vụ là nhân sự, trong cả quá trình cung cấp sản phẩm cho khách hàng thì cán bộ Ngân hàng tham gia tất cả các khâu. Do vậy, có chất lượng dịch vụ tốt thì đòi hỏi Ngân hàng phải có nguồn nhân sự tốt về chất và lượng. Hiệu quả kinh doanh và phát triển của Ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào quy mô, chiều sâu của hoạt động và nguồn nhân lực. 1.3.1.2. Vốn chủ sở hữu của ngân hàng Xử lý nợ xấu một cách triệt để đòi hỏi Ngân hàng thương mại cần có tiềm lực tài chính đủ mạnh, đặc biệt là quy mô vốn chủ sở hữu. Thực tế trong số các biện pháp xử lý nợ xấu thì việc trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi33 ro vẫn chiếm tỷ trọng đáng kể. Tuy nhiên, không phải Ngân hàng thương mại nào cũng có thể trích đủ dự phòng rủi ro theo quy định của pháp luật, vì số thực trích dự phòng rủi ro tín dụng được tính vào chi phí và trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng. Do vậy, tiềm lực tài chính của Ngân hàng thương mại mạnh sẽ giúp công tác xử lý nợ xấu tốt và hiệu quả hơn. 1.3.1.3. Hệ thống quản lý dữ liệu Trong công tác quản lý nợ xấu thì một phần quan trọng là Ngân hàng phải có một hệ thống quản lý dự báo để sử dụng trong các giai đoạn tiếp theo. Mục tiêu của việc này là Ngân hàng tập hợp được dữ liệu quá khứ, hiện tại của Khách hàng để có thể đưa ra các dự báo trong các giai đoạn tiếp theo. - Đối với Khách hàng là doanh nghiệp: Ngân hàng cần duy trì các thông tin đánh giá trong quá khứ về người vay và các nhà bảo lãnh được chấp thuận, bao gồm đánh giá kể từ khi người vay/nhà bảo lãnh được quy định vào một mức đánh giá nội bộ, phương pháp luận và các dữ liệu chủ yếu được sử dụng để đánh giá và người/mô hình đánh giá. Việc xác định người vay hoặc tài trợ không thể trả nợ, thời gian và hoàn cảnh của những trường hợp như vậy cần được lưu lại. Ngân hàng cũng cần giữ lại dữ liệu về xác suất không trả được nợ và tỷ lệ phá sản thực tế có liên quan tới các mức độ đánh giá và sự thay đổi đánh giá để theo dõi khả năng đánh giá của hệ thống đánh giá người vay. (Điểm 430. Hiệp ước Basel II). 2005. - Đối với khách hàng cá nhân Ngân hàng cân giữ lại dữ liệu sử dụng trong quá trình phân chia rủi ro thành các nhóm, bao gồm dữ liệu về người vay và các đặc trưng rủi ro của giao dịch được sử dụng hoặc trực tiếp hoặc thông qua mô hình, cũng như các dữ liệu về sự vi phạm. ngân hàng cũng phải giữ lại dữ liệu về xác suất không trả được nợ, tổn thất khi khách hàng không trả được nợ, và rủi ro không trả được nợ đã được ước lượng có liên quan đến các nhóm rủi ro. Đối với các34 trường hợp không trả được nợ, ngân hàng nhất thiết phải giữ lại dữ liệu về nhóm mà rủi ro đó được phân chia vào 01 năm trước khi rủi ro xảy ra và hậu quả thực tế của rủi ro và tổn thất khi xảy ra. (Điểm 433. Hiệp ước Basel II). 2005. 1.3.1.4. Cơ cấu tổ chức quản lý nợ xấu Cơ cấu tổ chức quản lý nợ phụ thuộc vào tình hình hoạt động kinh doanh, định hướng và chính sách quản trị của từng Ngân hàng. Hệ thống quản lý nợ xấu bao gồm các bộ phận: Bộ phận theo dõi, cảnh báo các khoản nợ có thể phát sinh nợ xấu; Bộ phận xử lý các khoản nợ xấu và Bộ phận quản lý dự báo trong các giai đoạn tiếp theo. Tuy nhiên, xét về mặt cơ cấu tổ chức chung thì mô hình tổ chức quản lý nợ bao gồm như sau: - Quản lý nợ tập trung Là mô hình trong đó hội sở chính là đơn vị đầu mối chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý nợ. Tại hội sở sẽ có các phòng ban về theo dõi, kiểm soát tình trạng các khoản vay và phòng thu hồi nợ. Các khoản nợ xấu được chuyển từ các đơn vị kinh doanh lên Hội sở. Đơn vị kinh doanh chịu trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ các phòng ban hội sở trong việc thu hồi nợ. Cơ cấu tổ chức và chức năng chính của các phòng/ban Hội sở: + Phòng giám sát, theo dõi có chức năng chính: Theo dõi tình hình trả nợ của khách hàng và thực hiện các hợp đồng cấp tín dụng đã ký với Ngân hàng. Đưa ra cảnh báo và tiềm ẩn rủi ro tác động liên quan đến khoản vay, nhóm Khách hàng, lĩnh vực đang cấp tín dụng. Đánh giá, nghiên cứu các chính sách vĩ mô của Nhà nước, ngành để đưa ra cảnh báo.35 + Phòng thu hồi nợ: Nghiên cứu và đưa ra các biện pháp xử lý đối với từng Khách hàng để thu hồi nợ. Trực tiếp thực thi các biện pháp xử lý đã được phê duyệt. Đối với mô hình này thì các đơn vị cấp tín dụng có chức năng chính là hỗ trợ, phối hợp với các phòng ban hội sở để thực hiện các biện pháp đã được phê duyệt để thu hồi nợ. - Quản lý nợ riêng lẻ Đây là mô hình các đơn vị kinh doanh vừa chịu trách nhiệm cấp tín dụng vừa chịu trách nhiệm thu hồi các khoản nợ xấu. Đối với mô hình này thường có một phòng xử lý nợ trực thuộc chi nhánh và thực hiện các công tác liên quan đến xử lý nợ. Hội sở có vai trò hỗ trợ, tư vấn cho đơn vị kinh doanh đưa ra các biện pháp nhằm thu hồi nợ. - Mô hình quản lý nợ khác Bên cạnh các mô hình tổ chức quản lý nợ xấu trên, trong những năm gần đây để phục vụ công tác quản lý nợ nhiều Ngân hàng đã đưa ra mô hình mới là: Thành lập công ty quản lý nợ với 100% vốn của Ngân hàng. Chức năng chính của Công ty này: Mua lại các khoản nợ xấu của Ngân hàng Tiến hành các biện pháp để thu hồi nợ Mục đích chính của việc thành lập công ty quản lý nợ là thúc đầy việc thu hồi các khoản nợ xấu, vì có nhiều biện pháp xử lý nợ Ngân hàng không áp dụng được. Thứ 2 việc bán nợ xấu từ Ngân hàng cho Công ty quản lý nợ sẽ làm giảm tỷ lệ nợ xấu. 1.3.1.5. Chính sách quản lý nợ Nhằm thúc đẩy việc thu hồi nợ và nâng cao chất lượng quản lý nợ Ngân hàng đưa ra nhiều chính sách phù hợp và đảm bảo việc thu nợ thực hiện nhanh chóng, hiệu quả.36 - Chính sách xem xét, miễn giảm lãi, phí phạt Ngân hàng quy định cụ thể các bước và điều kiện áp dụng miễn, giảm lãi. Trên cơ sở đó, các phòng ban thực hiện sẽ xem xét và quyết định đối với các đề nghị của Khách hàng trong công tác thu hồi nợ. Các điều kiện chính trong việc xem xét: Tổn thất về tài sản dẫn đến khó khăn về tài chính không trả được một phần hoặc toàn bộ lãi Ngân hàng Có thiện chí trả nợ cho Ngân hàng và có kế hoạch khả thi hoàn thành các nghĩa vụ trả nợ còn lại cho Ngân hàng sau khi trừ đi số phần được miễn/giảm - Chính sách khen thưởng, xử lý đối với các cán bộ liên quan Công tác quản lý nợ xấu tiềm ẩn nhiều rủi ro đạo đức và đòi hỏi cán bộ Ngân hàng phải có kinh nghiệm, trình độ hiểu biết pháp luật và tín dụng sâu. Để giải quyết được các vấn đề này đòi hỏi Ngân hàng phải có chính sách về đãi ngộ, khuyến khích cán bộ. Bên cạnh đó, có chế tài xử phạt đối với các cán bộ vi phạm, trục lợi. 1.3.1.6. Công nghệ thông tin Trong công tác quản lý nợ xấu thì công nghệ thông tin là một trong những công công cụ quan trọng. Áp dụng công nghệ hiện đại sẽ giúp Ngân hàng có những cảnh báo, tổng hợp thông tin của khách hàng đầy đủ và chính xác và kịp thời. Thông tin đảm bảo yêu cầu sẽ giúp công tác quản lý nợ xấu hiệu quả và có các biện pháp xử lý đưa ra phù hợp. Ngoài ra, công nghệ thông tin sẽ hỗ trợ Ngân hàng trong lưu dữ thông tin, dữ liệu khách hàng đã, đang giao dịch. 1.3.2. Nhân tố khách quan 1.3.2.1. Môi trƣờng pháp lý và môi trƣờng kinh tế Hầu hết chính phủ các nước đều nhận ra tác động tiêu cực mà các khoản nợ xấu có thể gây ra đối với hệ thống Ngân hàng thương mại và cả nền37 kinh tế. Vì vậy, chính phủ đã thực hiện các biện pháp như ban hành các văn bản, luật hay các quy định về việc phòng ngừa và xử lý nợ xấu. Tạo ra một môi trường pháp lý rõ ràng, minh bạch, thuận lợi và đủ mạnh để giải quyết nợ xấu. Ở các nước phát triển trên thế giới, nhà nước đã ban hành luật để xử lý thu hồi nợ xấu vì đây là vấn đề quan trọng của đất nước. Cơ chế pháp lý có hiệu quả là cần phải có các biện pháp thích hợp để xử lý nợ, tránh tình trạng thủ tục rườm rà kéo dài qua nhiều tầng nấc. Ngoài môi trường pháp lý thì môi trường kinh tế lành mạnh, minh bạch, với sự phát triển đầy đủ của các thị trường tiền tệ, thị trường vốn, thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản cũng là nhân tố ảnh hưởng rất mạnh đến hoạt động quản lý nợ xấu ngân hàng. 1.3.2.2. Biến động xấu của kinh tế - xã hội trong nƣớc Ổn định kinh tế và tăng trưởng kinh tế là tiền đề, là điều kiện quan trọng để phát triển các trung gian tài chính. Sự ổn định kinh tế trong nước kích thích hoạt động đầu tư phát triển và đảm bảo tính ổn định của hiệu quả đầu tư. Ngược lại, những biến động xấu của nền kinh tế gây ra sự trì trệ, thua lỗ trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Hậu quả tất yếu là Ngân hàng không thu được nợ. Các chính sách của Nhà nước thay đổi bất thường là một trong những nguyên nhân phát sinh nợ xấu. Bởi vì, các doanh nghiệp thường có tỷ lệ vay vốn Ngân hàng rất lớn và dễ bị tổn thương trước các thay đổi đột ngột về chính sách kinh tế vĩ mô. Những biến động chính trị - xã hội cũng gián tiếp gây ảnh hưởng đến nợ xấu do môi trường bất ổn có tác động mạnh tới hoạt động đầu tư và hiệu quả đầu tư. Biểu hiện rõ nhất là khi có chiến tranh xảy ra, nền kinh tế làm vào tình trạng hỗn loạn, suy thoái và tái thiết làm cho nợ của chính phủ chồng chất, các doanh nghiệp đình đốn không có khả năng trả nợ.38 1.3.2.3. Hội nhập kinh tế quốc tế Trong xu thế toàn cầu hóa, việc Ngân hàng mở rộng tín dụng sang các nước khác là điều tất yếu nhưng chính điều này cũng đem lại những rủi ro mà Ngân hàng cần phải lưu ý đến; nếu ở các nước có biến động về chính trị, suy thoái kinh tế, có sự biến động trong lãi suất, phương thức thanh toán,… thì sẽ gây trở ngại cho hoạt động kinh doanh của Khách hàng. Điều này sẽ dẫn đến Khách hàng khó khăn về tài chính để thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho Ngân hàng. TIỂU KẾT CHƢƠNG 1: Chương 1 đã nghiên cứu các vấn đề liên quan đến nợ xấu và ảnh hưởng của nợ xấu đến hoạt động Ngân hàng và của nền kinh tế. Sự cần thiết phải quản lý nợ xấu tại Ngân hàng, các phương pháp đo lường, hiệu quả của xử lý nợ. Nghiên cứu kinh nghiệm về xử lý nợ xấu ở một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Đây là cơ sở lý luận quan trọng để luận văn vận dụng vào giải thích thực trạng quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội.39 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU LUẬ N VĂN 2.1. Thiết kế nghiên cứu 2.2. Nguồn thu thập số liệu : - Thu thập số liệu thứ cấp: Tài liệu thu thập từ các số liệu thống kê trên các báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội trên trang web của Ngân hàng www.shb.com.vn. Ngoài ra, thu thập nguồn tài liệu, số liệu đã được công bố qua sách báo, tạp chí, trên phương tiện thông tin đại chúng, trên các website, các đề tài, các báo cáo khoa học, các công trình nghiên cứu.40 - Thu thập số liệu sơ cấp: thu thập thông tin qua việc tham vấn một số lãnh đạo ngân hàng, lãnh đạo các phòng giao dịch, các nhân viên bộ phận tín dụng, cá nhân chuyên trách về quản lý nợ xấu. Các thông tin về tình hình quản lý nợ xấu và kết quả hàng kỳ trong việc thu hồi các khoản nợ xấu. Trên cơ sở các thông tin thu thập để đánh giá và đưa các biện pháp nhằm nâng cao công tác quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội. - Thu thập số liệu theo các báo cáo nội bộ liện quan đến quản lý nợ xấu của Ngân hàng. * Ý nghĩa: Phương pháp thu thập số liệu có ý nghĩa tiên quyết đến kết quả nghiên cứu của luận văn. Số liệu chính xác sẽ phản ánh đúng hoạt động, thực trạng về công tác quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội. 2.3. Phƣơng pháp tính toán số liệu Xử lý, tính toán, so sánh, phân tích sự biến động của số liệu thống kê theo thời gian. Sàng lọc số liệu thu thập được theo yêu cầu nghiên cứu của đề tài sau đó tiến hành tính toán, vẽ đồ thị và phân tích số liệu trên nền của phần mềm Excel. * Ý nghĩa: Phương pháp tính toán số liệu đơn thuần là việc tính toán các số liệu đã thu thập được qua các mốc thời gian. Trên cơ sở đó lấy kết quả để phục vụ cho việc phân tích, đánh giá thực trạng. 2.4. Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu Nghiên cứu hoạt động của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội trong thời gian từ 2011 đến tháng 9 năm 2015. 2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp thống kê mô tả: Dùng để mô tả những đặc tính cơ bản của tài liệu, dữ liệu hiện thu thập được trong quá trình nghiên cứu để phân tích, đánh giá kết quả hoạt động tín dụng, quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội.41 - Phương pháp so sánh: Trên cơ sở so sánh để tiến hành phân tích qua các thời điểm, thời kỳ khác nhau về tình hình sử dụng vốn, nợ xấu để đánh giá hiệu quả trong công tác quản lý nợ? So sách các nhóm nợ, tỷ lệ nợ xấu trong các lĩnh vực khác nhau,… để thấy sự biến động của chúng theo thời gian, nguyên nhân biến động, để từ đó có biện pháp nhằm nâng cao công tác quản lý nợ xấu. - Phương pháp dự báo: Qua quá trình nghiên cứu thực trạng nợ xấu, xử lý nợ xấu và công tác quản lý cùng với kinh nghiệm, bằng sự suy diễn để từ đó dự tính, dự báo kết quả của việc quản lý nợ. * Ý nghĩa: Phương pháp phân tích là phương pháp rất quan trọng, có thể nói kết quả phân tích sẽ thể hiện được toàn bộ kết quả nghiên cứu của luận văn, vấn đề thực trạng, nguyên nhân của quản lý nợ xấu. Từ đó đề xuất ra các giải pháp cụ thể nâng cao công tác quản lý nợ xấu. 2.6. Hệ thống chỉ tiêu phân tích * Kết quả kinh doanh của SHB - Lợi nhuận tín dụng hàng năm: Lấy theo số liệu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. - Tỷ lệ thu nhập trên tổng thu nhập: Tính hệ số thu nhập từ hoạt động tín dụng trên tổng thu thuần của Ngân hàng qua các năm. Các số liệu lấy trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. - Nguồn vồn, dư nợ cho vay: Trên báo cáo tài chính công bố hàng năm của Ngân hàng có thể hiện các tiêu chí này. - Tỷ lệ tổng dư nợ cho vay/tổng vốn huy động: Lấy số liệu trên bảng cân đối kế toán của Ngân hàng. * Đo lường nợ xấu - Thời gian của từng khoản nợ xấu: Đây là chỉ tiêu rất khó để xác định, trên báo cáo tài chính của Ngân hàng không thể hiện. Số liệu này thể hiện trên báo cáo đánh giá, tổng hợp từng khoản nợ xấu của Ngân hàng.42 - Tỷ lệ nợ xấu: Là tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ, số liệu về nợ xấu và tổng dư nợ thể hiện trên bảng cấn đối kế toán của Ngân hàng. - Tỷ lệ tổng dư nợ xấu: Số liệu lấy theo bảng cân đối kế toán của Ngân hàng. - Tỷ lệ khách hàng có nợ xấu: Lấy số liệu theo báo cáo nội bộ tổng hợp nợ xấu, số lượng khách hàng. - Tỷ lệ quỹ dự phòng rủi ro trên nợ có khả năng mất vốn: Quỹ dự phòng rủi ro lấy số liệu chi phí dự phòng rủi ro trên báo cáo kết quả kinh doanh của Ngân hàng, nợ khả năng mất vốn là nợ nhóm 5 của Ngân hàng. * Đánh giá kết quả quản lý nợ xấu - Giá trị nợ xấu: Số liệu lấy theo báo cáo nội bộ tổng hợp về kết quả xử lý nợ xấu tại Ngân hàng. - Số lượng nợ xấu mới phát sinh: Trên báo cáo tài chính của Ngân hàng không thể hiện nội dung này. Số liệu lấy theo báo cáo nội bộ tổng hợp về kết quả xử lý nợ xấu tại Ngân hàng. - Giá trị nợ xấu thu hồi trên tổng số nợ xấu: Số liệu sẽ lấy chốt đến cuối mỗi năm, tổng số nợ xấu sẽ căn cứ theo báo cáo tính đến 31/12 hàng năm và số liệu về nợ xấu thu hồi theo báo cáo tổng hợp nội bộ. - Thời gian bình quân thu hồi các khoản nợ xấu: Đây là chỉ tiêu khó tính toán với lý do nhiều Ngân hàng không tổng hợp thời gian thu hồi nợ xấu. Tính toán thời gian bình quân mất rất nhiều thời gian và khó khăn vì số lượng các khoản nợ xấu rất nhiều. - Tỷ lệ thu hồi nợ thông qua các biện pháp: Lấy số liệu tổng hợp các khoản đã thu hồi nợ và các biện pháp tương ứng. Từ đó tính tỷ lệ giá trị thu hồi thông qua các biện pháp để xác định biện pháp sử dụng nhiều nhất.43 - Số tiền miễn giảm, lãi, phí trêm giá trị nợ xấu thu hồi: Trên các báo cáo tổng hợp kết quả kinh doanh của Ngân hàng hiện nay không có báo cáo nào tổng hợp số tiền này. * Đánh giá về mặt định tính Chủ yếu tập trung đánh giá công tác quản lý nợ - Kiểm soát nợ xấu, nợ quá hạn như thế nào? - Quy trình quản lý nợ xấu? - Các biện pháp xử lý nợ xấu?44 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – HÀ NỘI 3.1. Khái quát chung về Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội 3.1.1. Sự hình thành và phát triển của SHB Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (tiền thân là Ngân hàng TMCP nông thôn Nhơn Ái) được thành lập theo các Quyết định số 214/QÐ-NH5 ngày 13/11/1993; Quyết định số 93/QÐ-NHNN ngày 20/1/2006 và số 1764/QÐ-NHNN ngày 11/9/2006. Năm 2006, ngân hàng chính thức được chấp thuận để chuyển đổi mô hình hoạt động từ Ngân hàng TMCP nông thôn sang Ngân hàng TMCP đô thị. Trải qua gần 21 năm xây dựng và phát triển, SHB tự hào là một trong những ngân hàng thương mại có tốc độ phát triển mạnh mẽ qua từng năm, gặt hái nhiều thành công rực rỡ nhờ chiến lược phát triển toàn diện song hành với mục tiêu phát triển vì lợi ích của cộng đồng. Với tôn chỉ hoạt động “Đối tác tin cậy, Giải pháp phù hợp” và chiến lược kinh doanh luôn đổi mới nhằm mang lại giá trị lợi ích cho khách hàng và sự thịnh vượng cho các cổ đông - nhà đầu tư, SHB luôn làm hài lòng khách hàng và đối tác với những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng đồng bộ, tiện ích, chất lượng và cạnh tranh với phong cách phục vụ chuyên nghiệp. Ngày 28/8/2012 theo quyết định số 1559/QĐ-NHNN, SHB chính thức nhận sáp nhập Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội. Sau khi nhận sát nhập vốn điều lệ của SHB tăng từ 4,8 nghìn tỷ đồng lên 8,9 nghìn tỷ đồng. Tính đến 31/12/2014, SHB trở thành một định chế tài chính có quy mô lớn của Việt Nam với tổng tài sản đạt 169.035.546 triệu đồng. Vốn điều lệ gần 8.962.251 triệu đồng, hơn 02 triệu khách hàng tổ chức và cá nhân, 5.553 cán bộ nhân viên toàn hệ thống, mạng lưới kinh doanh rộng lớn với gần 52 chi nhánh, 10 quỹ tiết kiệm, 236 phòng giao dịch trải dài trên cả nước và 04 chi nhánh tại45 Campuchia và 01 chi nhánh tại Lào. Với những nỗ lực không ngừng suốt chặng đường 21 năm qua, SHB đã được Đảng, Nhà nước và các tổ chức quốc tế trao tặng nhiều bằng khen, giải thưởng cao quý trong và ngoài nước cho những thành tích xuất sắc của tập thể và cá nhân. Tiêu biểu trong số đó, nhân kỉ niệm 20 năm thành lập ngân hàng, SHB đã vinh dự đón nhận Huân chương lao động hạng Nhì của Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam trao tặng. Với những thành tích đã đạt được, SHB vinh dự nằm trong Top 05 Ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam, phấn đấu trở thành Ngân hàng bán lẻ hiện đại, đa năng hàng đầu Việt Nam, đến năm 2020 trở thành Tập đoàn tài chính mạnh theo chuẩn quốc tế. Trong những năm qua SHB đã đạt được nhiều danh hiệu trong và ngoài nước trao tặng như: Năm 2014 đạt Doanh nghiệp tốt nhất ASEAN do ASEAN-BAC đánh giá; chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc do BNY MELLON bình chọn; SHB – Top 100 Asean Banks 2014 do The Banker bình chọn;… Năm 2015: Ngân hàng tài trợ dự án tốt nhất Việt Nam năm 2015 do The Asian Banking and Finance (ABF) bình chọn; Ngân hàng SME tốt nhất do Tạp chí Global Banking and Finance review (Anh) đánh giá; Ngân hàng có dịch vụ khách hàng tốt nhất do Tạp chí Global Banking and Finance review (Anh) bình chọn; Ngân hàng nước ngoài tiêu biểu Campuchia 2015 do Tập đoàn dữ liệu quốc tế IDG kết hợp với NH Quốc gia Campuchia bình chọn;…. 3.1.2. Cơ cấu tổ chức SHB có mô hình tổ chức tinh gọn, chặt chẽ và định hướng xây dựng bộ máy theo mô hình hiện đại, hoạt động theo Khối nhằm tập trung hiệu quả nguồn lực, đảm bảo công tác quản trị, điều hành thuận lợi, an toàn hiệu quả dựa trên cơ sở tuân thủ pháp luật và phù hợp với chiến lược kinh doanh của Ngân hàng. Hiện tại SHB có 08 khối nghiệp vụ: Khối vốn thị trường tài46 chính, Khối ngân hàng bán lẻ, Khối ngân hàng doanh nghiệp, Khối quản lý rủi ro, Khối quản lý tài chính kế toán, Khối quản trị và phát triển nguồn nhân lực, Khối vận hành, Khối công nghệ thông tin. Dưới Khối là các Ban, Trung tâm theo từng chuyên môn nghiệp vụ cụ thể. Điều hành chung hoạt động kinh doanh là Ban Tổng Giám Đốc. Theo mô hình của SHB thì Ban quản lý và xử lý nợ có vấn đề thuộc Khối quản lý rủi ro. Tại các Chi nhánh gồm các phòng: Phòng tín dụng và tài trợ thương mại, Phòng kế toán tài chính, Phòng dịch vụ khách hàng, Phòng hành chính quản trị, tổ công nghệ thông tin và phòng xử lý nợ, điều hành chung hoạt động kinh doanh của Chi nhánh là Giám đốc chi nhánh. Tùy thuộc vào từng quy mô của chi nhánh sẽ có đầy đủ Trưởng phòng xử lý nợ và nhân viên xử lý nợ. Tuy nhiên, nhân sự phòng xử lý nợ tại chi nhánh sẽ thuộc biên chế của Ban quản lý và xử lý nợ có vấn đề và báo cáo trực tiếp không thông qua Chi nhánh. 3.1.3. Đặc thù của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội Ngày 28 tháng 8 năm 2012 SHB chính thức sáp nhập HabuBank vào, việc sáp nhập này nằm trong chủ trương và phương án đề án tái cơ cấu cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 -2015 của chính phủ. Trước khi sáp nhập vào SHB, HabuBank là ngân hàng hoạt động không hiệu quả, tỷ lệ nợ xấu tăng cao. Nguyên nhân chủ yếu phát sinh từ chất lượng các khoản cho vay và chất lượng tài sản khác. Danh mục tín dụng của HabuBank kém đa dạng, tập trung cho vay một số khách hàng lớn và một số ngành nghề thuộc lĩnh vực ngành nghề kinh doanh như đóng tàu, vận tải biển, sản xuất giấy, vật liệu xây dựng và năng lượng. Đây là nhóm khách hàng có chu kỳ sản xuất kinh doanh và vòng quay vốn tương đối dài hạn, lại ảnh hưởng trực tiếp của các biến động kinh tế vĩ mô. Ngoài hoạt động tín dụng, HabuBank còn một số47 khoản ủy thác đầu tư, đầu tư góp vốn, liên doanh, liên kết và đầu tư vào trái phiếu có khả năng sinh lời kém. Hoạt động trên thị trường 2 gặp rất nhiều khó khăn, các khoản theo hợp đồng tiền gửi tại một số tổ chức tín dụng yếu kém khó thu hồi. Tổng dư nợ nợ xấu của HabuBank chuyển sang khoảng 5.566 tỷ đồng trong đó dư nợ của các công ty thành viên thuộc Vinashin lên đến 2.745 tỷ đồng và nắm giữ 600 tỷ đồng trái phiếu do Vinashin phát hành. Khả năng thu hồi các khoản từ Vinashin là rất thấp. Do vậy, việc sáp nhập HabuBank vào đã tao cho SHB nhiều cơ hội và thách thức. Cơ hội : Trong bối cảnh NHNN kiểm soát gắt gao về tỷ lệ tăng trưởng tín dụng và mở rộng mạng lưới, việc SHB tiến hành sáp nhập với các tổ chức tín dụng khác là một biện pháp nhanh nhất nhằm mở rộng và tiếp cận danh mục khách hàng tiềm năng mới nhanh và chi phí thấp nhất. Với quy mô lớn hơn, SHB có cơ hội mở rộng các hoạt động cho vay, đầu tư và mạng lưới chi nhánh mở rộng để phục vụ khách hàng tốt hơn. Việc sáp nhập tạo cho SHB có hội thực hiện quá trình tái cơ cấu một cách toàn diện nhằm tạo ra một diện mạo mới cho Ngân hàng sẵn sàng để phát triển sau giai đoạn khủng hoảng. Đội ngũ nhân viên sau khi sáp nhập sẽ tăng lên và có trình độ chuyên môn tốt. Thách thức : Nền kinh tế chưa phục hồi sau giai đoạn khủng hoảng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc thu hồi nợ xấu và trả nợ của Khách hàng. Trước khi sáp nhập HabuBank có tỷ lệ nợ xấu rất cao và thuộc các lĩnh vực chịu tác động lớn của chính sách.48 Văn hoá doanh nghiệp, cách thức quản lý của hai ngân hàng khác nhau. Sau khi sáp nhập thì công tác quản lý, điều hành có những xung đột và vướng mắc trong công tác điều hành. 3.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của SHB 3.1.4.1. Về huy động vốn Nguồn vốn huy động của SHB tăng trưởng qua các năm, huy động năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, tốc độ tăng năm 2013 và 2014 có dấu hiệu tăng trưởng ổn định hơn, tính đến 9 tháng đầu năm 2015 tăng trưởng chậm hơn so với 02 năm trước đó. Năm 2011 tổng nguồn vốn huy động đạt 62.126.323 triệu đồng nhưng đến năm 2014 nguồn vốn huy động đã tăng gấp 2,5 lần so với năm 2011 và đạt mức 155.495.997 triệu đồng. Điều này cho thấy tốc tăng trưởng nguồn vốn của SHB rất tốt và có sự phát triển vượt bậc. Tốc độ tăng lớn nhất trong khoảng thời gian từ năm 2011 – đến tháng 9 năm 2015 là năm 2012 so với năm 2011, nguồn vốn tăng 67,61% ; số tăng tuyệt đối là 42.005.082 triệu đồng và trong 9 tháng đầu năm 2015 tốc độ tăng trưởng thấp nhất, chỉ đạt 8,63%. Nguyên nhân tăng trưởng vượt bậc trong năm 2012 là sau khi SHB chính thức sát nhập Ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội vào. Năm 2013, 2014 tốc độ tăng trưởng ở mức 20,7% -23%. Năm 2014 nguồn vốn tăng 20,7% so với năm 2013 và năm 2013 tăng 23,72% so với năm 2012. Trong 9 tháng đầu năm 2015 tuy tốc độ tăng trưởng có phần chậm hơn nhưng về số huy động tuyệt đối vẫn tăng, huy động tăng 13.425.120 triệu đồng. Tổng nguồn vốn huy động của SHB chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn. Năm 2011 chiếm 88%; năm 2012 chiếm 89%; năm 2013 chiếm 90%; năm 2014 chiếm 92% và 9 tháng đầu năm 2015 chiếm 92%. Trong tổng nguồn vốn huy động thì nguồn vốn từ tiền gửi của Khách hàng chiếm tỷ trọng lớn. Năm 2011 tỷ lệ này là 56%; năm 2012 tăng lên 75%; năm 2013 ở mức49 70%; năm 2014 là 79% và 9 tháng đầu năm 2015 là 85%. Qua hệ số này cho thấy nguồn vốn phục vụ hoạt động kinh doanh của Ngân hàng chủ yếu là nguồn vốn huy động từ tiền gửi Khách hàng, nguồn vốn này có tính ổn định cao, chi phí thấp. Bên cạnh nguồn vốn từ tiền gửi Khách hàng thì nguồn vốn huy động của Ngân hàng là từ các TCTD khác. Tỷ trọng từ nguồn vốn này chiếm từ 11%-26% trên tổng nguồn vốn, năm 2011 là 26%; năm 2012 là 21%; năm 2013 là 16%; năm 2014 là 18% và 9 tháng đầu năm 2015 là 11%. Qua hệ số cho thấy tỷ trọng nguồn vốn huy động từ các TCTD khác ở mức an toàn và kiểm soát được. Bảng 0.1 Nguồn vốn huy động của SHB từ năm 2011 –Quý III. 2015 Tỷ trọng trên tổng nguồn vốn Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Quý III năm 2015 Tiền gửi và vay các TCTD khác 26% 21% 16% 18% 11% Tiền gửi của Khách hàng 56% 75% 70% 79% 85% Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay mà TCTD chịu rủi ro 0,36% 0,37% 0,37% 0,14% 0,2% Phát hành giấy tờ có giá 18% 4% 13% 3% 3% Tăng trường huy động vốn 67,61% 23,72% 20,70% 8,63% (Báo cáo thường niên của SHB từ năm 2011- Quý III.2015) 3.1.4.2. Về sử dụng vốn Nguồn vốn của Ngân hàng chủ yếu được sử dụng vào hoạt động tín dụng. Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng chiếm trên 80% tổng thu nhập của50 Ngân hàng. Tốc độ tăng trưởng tín dụng ổn định qua các năm, trong khoảng 35%-37% và trong 9 tháng đầu năm 2015 đạt 18%. Tuy nhiên, trong năm 2012 do việc sát nhập Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội nên tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng tăng đột biến. Tính đến quý III năm 2015 tổng dư nợ cho vay đạt 121.306.170 triệu đồng, tăng 18% so với năm 2014. Năm 2014 tổng cho vay khách hàng đạt 103.048.466 triệu đồng, tăng 37% so với năm 2013. Năm 2013 tăng 19.632.757 triệu đồng tương đương với 35% so với năm 2012; Năm 2012 tăng 26.882.409 triệu đồng tương đương 93% so với năm 2011. Chỉ trong vòng 04 năm từ 2011 đến 2014 giá trị cho vay khách hàng của SHB tăng 3,6 lần. Bảng 0.2 Dƣ nợ cho vay Đvt: triệu đồng Năm 2011 2012 2013 2014 Quý III năm 2015 Cho vay khách hàng 28.806.884 55.689.293 75.322.050 103.048.466 121.306.170 Tăng so với năm trước 26.882.409 19.632.757 27.726.416 18.257.704 Tăng trưởng 93% 35% 37% 18% (Báo cáo thường niên của SHB từ năm 2011- Quý III.2015) Bên cạnh hoạt động cho vay, SHB đầu tư kinh doanh khác như: Đầu tư chứng khoán, góp vốn đầu tư dài hạn, chứng khoán kinh doanh,… Trong các hoạt động khác thì hoạt động đầu tư chứng khoán của SHB chiếm tỷ trọng lớn51 và được chú trọng. Tỷ trọng chứng khoán đầu tư chiếm 96,87% - 97,77% tổng hoạt động đầu khác của Ngân hàng. Chứng khoán đầu tư của SHB chủ yếu là: Chứng khoán chính phủ, chứng khoán do các TCKT trong nước phát hành, chứng khoán do các TCTD khác trong nước phát hành và dưới 02 hình thức là chứng khoán kinh doanh và chứng khoán đầu tư đến ngày đáo hạn. Năm 2014 chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán là 5.794.806 triệu đồng; chứng khoán giữ đến ngày đáo hạn là 8.043.327 triệu đồng. Hoạt động đầu tư các công cụ tài chính phái sinh và các tài sản tài chính khác không lớn và không đều, đến năm 2014 giá trị 18.611 triệu đồng. Tính đến 9 tháng đầu năm 2015 tổng hoạt động đầu tư khác đạt 14.622.335 triệu đồng hoạt động góp vốn, đầu tư dài hạn chủ yếu là SHB góp vốn vào các công ty thành viên như: Công ty chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội; Công ty TNHH một thành viên quản lý nợ và khai thác tài sản, Công ty cổ phần Quản lý quỹ đầu tư Sài Gòn – Hà Nội, Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Sài Gòn Hà Nội.52 Bảng 0.3 Hoạt động đầu tƣ khác Đvt: triệu đồng Hạng mục Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Quý III 2015 Chứng khoán kinh doanh 17.804 13.387 29.015 31.828 - Tỷ trọng 0,12% 0,10% 0,15% 0,23% 0,13% Các CCTC phái sinh và các tài sản tài chính khác 4.036 5.847 - 18.611 226.386 Tỷ trọng 0,03% 0,04% 0,13% 0,00% Góp vốn, đầu tư dài hạn 333.313 391.703 361.504 321.032 278.109 Tỷ trọng 2,16% 2,99% 1,90% 2,32% 2,11% Chứng khoán đầu tư 15.097.394 12.699.276 18.655.008 13.471.098 4.908.535 Tỷ trọng 97,70% 96,87% 97,95% 97,32% 97,77% Chứng khoán chính phủ 4.092.467 2.135.034 Tổng cộ ng 15.452.547 13.110.213 19.045.527 13.842.569 5.413.030 (Báo cáo thường niên của SHB từ năm 2011- Quý III.2015) 3.1.4.3. Cơ cấu dƣ nợ cho vay Tốc độ tăng trưởng tín dụng của SHB tăng qua từng năm và năm sau cao hơn năm trước. Năm 2011 tổng dư nợ cho vay của SHB đạt 29.161.851 triệu đồng và tăng 1,95 lần trong năm 2012. Các năm tiếp theo có tốc độ tăng trưởng ổn định hơn. Trong cơ cấu tín dụng thì dư nợ cho vay ngắn hạn trên tổng dư nợ có xu hướng giảm: năm 2011 tỷ trọng này là 63%, năm 2012 là 57%, năm 2013 là 53% và giảm xuống 44% trong năm 2014 và ở mức 43%53 trong 9 tháng đầu năm 2015. Bên cạnh đó dư nợ trung dài hạn có xu hướng tăng lên. Theo thông tin báo cáo tài chính, tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn 30% cụ thể: năm 2012 là 18,42%, năm 2013 là 22,23%; năm 2014 là 26,73%. Theo thông tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20 tháng 11 năm 2014 quy định của NHNN tỷ trọng này tối đa là 60%, cho thấy SHB chấp hành nghiêm túc quy định về cơ cấu sử dụng nguồn vốn. Việc chấp hành quy định tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung hạn sẽ giúp cho SHB đảm bảo an toàn khả năng thanh toán. Bảng 0.4 Cơ cấu dƣ nợ theo thời gian Đvt: triệu đồng Chi tiết Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Quý III.2015 Nợ ngắn hạn 18.514.230 32.227.573 39.577.428 45.297.841 52.281.266 Tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng dư nợ 63% 57% 52% 44% 43% Nợ trung hạn 6.394.821 12.770.917 19.069.977 33.830.159 34.605.007 Nợ dài hạn 4.252.800 11.941.234 16.487.386 24.823.454 35.680.672 Nợ cho vay Vinashin 1.228.584 Tỷ lệ nợ trung dài hạn trên tổng dư nợ 37% 43% 48% 56% 57% Các khoản repo 2.200 1.700 Các khoản phải thu GDCK 144.096 142.560 Tổng cộng 29.161.851 56.939.724 76.509.671 104.095.714 122.566.945 (Báo cáo thường niên của SHB từ năm 2011- Quý III.2015)54 Lĩnh vực cho vay của SHB rất đa dạng và phong phú, các lĩnh vực kinh doanh có nhiều rủi ro như bất động sản, chứng khoán chiếm tỷ trọng thấp. Trong đó dư nợ các lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn là: Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; Công nghiệp, chế biến, chế tạo; Xây dựng; Sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy; Khai khoáng; Bất động sản. Năm 2014 các ngành nghề có tỷ trọng cho vay cao như: Ngành nông lâm nghiệp là 22%; Công nghiệp, chế biến, chế tạo là 14%; Xây dựng là 15%; Sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy là 16% và lĩnh vực bất động sản chiếm 8%. Tính đến hết quý III năm 2015 tỷ trọng dư nợ theo lĩnh vực cho vay không thay đổi nhiều so với cuối năm 2014. Đồ thị 0.1 Cơ cấu dƣ nợ (Báo cáo thường niên của SHB từ năm 2011- Quý III.2015) 3.1.4.4. Kết quả hoạt động kinh doanh Kết quả kinh doanh của SHB từ 2011 đến quý III năm 2015 Ngân hàng hoạt động có hiệu quả thể hiện ở chỉ tiêu lợi nhuận dương. Năm 2014 lợi nhuận sau thuế đạt 790.747 triệu đồng. Tuy nhiên, lợi nhuận năm 2014 thấp55 hơn năm 2013, lý do trong năm 2014 SHB phải trích dự phòng rủi ro trái phiếu VAMC là 333.039 triệu đồng. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh năm 2014 trước khi trích lập dự phòng rủi ro trái phiếu là 1.632.980 triệu đồng. Năm 2012 lợi nhuận của SHB cao nhất trong khoảng thời gian từ 2011 – 2014 và đạt 1.687.269 triệu đồng cao gấp 224% so với năm 2011. Trong tổng tổng doanh thu của SHB thì doanh thu từ hoạt động cho vay chiếm tỷ trọng rất cao, cụ thể: Năm 2011 là 85,2%; năm 2012 là 63,8%; năm 2013 là 88,90% ; năm 2014 là 83,7% và tính đến hết quý III năm 2015 là 87,2% . Qua tỷ trọng này cho thấy hoạt động cho vay của SHB là hoạt động chính. Tuy nhiên, hoạt động cho vay cũng đem lại rất nhiều rủi ro cho Ngân hàng. Doanh thu từ thu dịch vụ của SHB chiếm khoảng 3,9%-10,9% trên tổng doanh thu từ hoạt động kinh doanh. Tỷ lệ này cao nhất là năm 2014 với 10,9% và thấp nhất năm 2012 là 5,2% nhưng đến hết quý III 2015 tỷ trọng này là 3,9 %. Doanh thu từ hoạt động khác là thu về nghiệp vụ mua bán nợ, thu về hoạt động kinh doanh khác. Hoạt động mang lại ít hiệu quả nhất cho SHB là nguồn thu từ góp vốn, mua cổ phần. Tỷ lệ nguồn thu từ góp vốn, mua cổ phần chỉ chiếm 0,1%- 0,4% tổng doanh thu. Hoạt động thanh toán quốc tế của SHB chưa thực sự phát triển điều này thể hiện doanh thu từ kinh doanh ngoại hối chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 1,6% - 2,8% trên tổng doanh thu. Doanh thu từ kinh doanh ngoại hối năm 2011 là 54.762 triệu đồng, năm 2012 là 47.963 triệu đồng, năm 2013 là 63.400 triệu đồng, năm 2014 là 65.559 triệu đồng và trong 9 tháng đầu năm 2015 tăng so với năm 2014 và đạt 69.763 triệu đồng. Qua thông tin về thu nhập kinh doanh ngoại hối cho biết các giao dịch thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ không phát triển nhiều. Điều này cũng thể hiện số lượng khách hàng giao dịch có nhu cầu thanh toán quốc tế hoặc nguồn thu ngoại tệ không lớn.56 Bảng 0.5 Kết quả kinh doanh của SHB Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Quý III 2015 Tổng doanh thu 2.228.P34 2.939.45S 2.368.03T 3.257.33P 2.524.33M Doanh thu từ lãi cho vay 1.897.534 1.875.528 2.104.058 2.725.965 2.201.780 Doanh thu tư dịch vụ 218.448 152.097 133.131 353.599 99.203 Doanh thu từ kinh doanh ngoại hối 54.762 47.963 63.400 65.559 69.763 Doanh thu từ hoạt động khác 75.432 689.034 76.626 107.766 128.757 Doanh thu tư góp vốn, mua cổ phần 9.229 10.910 6.325 7.820 3.534 Tổng chi phí hoạt động 1.125.83S 1.678.99P 1.860.87M 1.624.35P 1.411.38V Thuế thu nhập doanh nghiệp 247.933 137.934 150.278 221.601 155.359 Lợi nhuận sau thuế 753.02V 1.687.26V 849.77M 790.74T 572.25T Tăng trƣởng lợi nhuận 224% 50% 93% 72% (Báo cáo thường niên của SHB từ năm 2011- Quý III.2015)57 Đồ thị 0.2: Tổng tài sản và dƣ nợ (Báo cáo thường niên của SHB từ năm 2011- Quý III.2015) Bảng 0.6 Tỷ lệ doanh thu từng lĩnh vực trên tổng doanh thu Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Quý III năm 2015 Doanh thu từ hoạt động cho vaó 85,2% 63,8% 88,9% 83,7% 87,2% Doanh thu tư dịch vụ 9,8% 5,2% 5,6% 10,9% 3,9% Doanh thu từ kinh doanh ngoại hối 2,5% 1,6% 2,7% 2,0% 2,8% Doanh thu từ hoạt động khác 3,4% 23,4% 3,2% 3,3% 5,1% Doanh thu tư góp vốn, mua cổ phần 0,4% 0,4% 0,3% 0,2% 0,1% (Báo cáo thường niên của SHB từ năm 2011- Quý III.2015)58 Tỷ suất sinh lời ROE của SHB trong giai đoạn 2011 – 2014 không đều, năm 2013, 2014 giảm rất nhiều so với những năm trước đo, đặc biệt tính đến 9 tháng đầu năm 2015 ROE chỉ đạt 6%. Năm 2011 đạt 15%, năm 2012 đạt 19% và hai năm 2013, 2014 chỉ đạt 9%. Qua phân tích ROE cho thấy tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của SHB chưa cho thấy xu hướng tăng trưởng qua các năm. ROA của Ngân hàng có xu hướng giảm dần, năm 2011 đạt 1,1%, 2012 tăng lên 1,4% nhưng đến năm 2013 chỉ đạt 0,6% ; năm 2014 là 0,5% và trong 9 tháng đầu năm 2015 chỉ đạt 0,3%. Qua hệ số ROA cho thấy hiệu quả khai tài sản của Ngân hàng không ổn định và hiệu quả có xu hướng giảm xuống. Trong tổng tài sản của Ngân hàng có nhiều tài sản không sinh lời. Bảng 0.7 Tỷ suất lợi nhuận Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Quý III năm 2015 ROE 15% 19% 9% 9% 6% ROA 1,1% 1,4% 0,6% 0,5% 0,3% (Báo cáo thường niên của SHB từ năm 2011- Quý III.2015) Qua bảng hệ số an toàn vốn của SHB rất tốt, năm 2011 là 13,37%; năm 2012 là 14,18%, năm 2013 là 12,38%, năm 2014 là 11,33%. Kết quả của SHB đạt được cao hơn so với yêu của Ngân hàng nhà nước. Theo thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014, có hiệu lực từ ngày 1/2/2015 có yêu cầu từng tổ chức tín dụng phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu riêng lẻ là 9%.59 Bảng 0.8 Hệ số an toàn vốn Hệ số Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Hệ số an toàn vốn (CAR) 13,37% 14,18% 12,38% 11,33% Đồ thị 0.3: Lợi nhuận của SHB (Báo cáo thường niên của SHB từ năm 2011- Quý III.2015) 3.2. Thực trạng quản lý nợ xấu tại SHB 3.2.1. Thực trạng nợ xấu của SHB 3.2.1.1. Tổng nợ xấu Trong những năm gần đây SHB đã bổ sung các hướng dẫn, quy định theo hướng chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ tín dụng; nâng cao khả năng quản lý rủi ro, quản trị điều hành tại trụ sở chính, tăng tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm hơn trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Đối với công tác xử lý nợ xấu tồn đọng thì mục tiêu của SHB tăng trưởng tín dụng phải đảm bảo an toàn, vững chắc và hiệu quả. Từ Hội sở đến các chi nhánh đã quán triệt nguyên tắc tiếp tục phát triển tín dụng gắn với chất lượng là trọng tâm, tăng60 trưởng tín dụng phải phù hợp với thực tiễn và khả năng kiểm soát của chi nhánh và hệ thống. Quán triệt mục tiêu trên, hoạt động tín dụng của SHB trong những năm qua phát triển ổn định, vững chắc, chất lượng tín dụng được cải thiện đáng kể. Năm 2012 sau khi sát nhập HabuBank vào, ngoài khoản nợ xấu 1,6 ngàn tỷ đồng của riêng mình, SHB còn gánh nặng thêm 5,5 ngàn tỷ đồng nợ xấu của HabuBank. Tổng cộng, các khoản nợ rủi ro nhất của SHB lên 7,1 ngàn tỷ đồng. Trong đó bao gồm 3,3 ngàn tỷ đồng cho vay trực tiếp Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thủy, 600 tỷ đồng trái phiếu Vinashin, 224 tỷ đồng tiền gửi quá hạn của tổ chức tín dụng khác, 300 tỷ đồng ủy thác đầu tư (chủ yếu cho Công ty cổ phần thủy sản Bình An) và 2,6 ngàn tỷ đồng nợ xấu khác. Sau thời điểm sát nhập, chất lượng tín dụng tiếp tục suy giảm thêm. Nợ xấu khác của SHB tăng lên 5,3 ngàn tỷ đồng. Trong khi đó, quỹ dự phòng cụ thể của ngân hàng chỉ mới đạt 1,4 ngàn tỷ đồng và trong đó đã bao gồm khoảng 670 tỷ đồng dự phòng cho 3,3 ngàn tỷ đồng cho vay trực tiếp Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thủy. Đối với khoản ủy thác đầu tư vào Công ty cổ phần thủy sản Bình An, ngân hàng đã chuyển thành góp vốn đầu tư cổ phần. Tính đến cuối năm 2012 SHB đã xử lý và đưa tổng nợ xấu về 5.014.467 triệu đồng. Năm 2013 và năm 2014 với sự quyết của Ban lãnh đạo và nhân viên trong công tác xử lý nợ xấu, kết quả đạt được tổng dư nợ xấu liên tục giảm. Năm 2013 tổng dư nợ xấu là 4.332.375 triệu đồng và đến cuối năm 2014 còn 2.107.674 triệu đồng. Cho thấy, SHB rất chú tâm trong công tác xử lý nợ xấu và kết quả đạt được rất tốt. Tuy nhiên sang năm 2015 nợ xấu có dấu hiệu tăng cao, tính đến cuối quý III năm 2015 nợ xấu tăng 139% so với cuối năm 2014 và tăng đến 2.922.643 triệu đồng. Các nhóm nợ xấu tính đến hết tháng 9 năm 2015 đều tăng so với năm 2014 cụ thể: nợ dưới tiêu chuẩn tăng 62.550 triệu đồng, nợ nghi ngờ tăng 599.631 triệu đồng và nợ có khả năng mất vốn tăn 152.788 triệu đồng.61 Bảng 0.9 Tổng nợ xấu Đvt: triệu đồng Các chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 kăm 2013 Năm 2014 Quý III năm 2015 Nợ dưới tiêu chuẩn 218.922 1.030.821 144.391 262.754 325.304 Nợ nghi ngờ 154.148 1.774.175 434.850 356.024 955.655 Nợ có khả năng mất vốn 278.343 2.209.471 2.524.550 1.488.896 1.641.684 Nợ cho vay chờ xử lý Vinashin 1.228.584 - Tổng cộng 651.413 5.014.467 4.332.375 2.107.674 2.922.643 Thay đổi 770% 86% 49% 139% (Báo cáo thường niên của SHB từ năm 2011- Quý III.2015) 3.2.1.2. Tỷ lệ nợ xấu Tỷ lệ nợ quá hạn (từ nhóm 2 đến nhóm 5) năm 2012 là 6%, năm 2012 là 16,9%, năm 2012 là 7,1%, năm 2014 là 3,9% và 9 tháng đầu năm 2015 là 4,3%. Năm 2012 tăng đột biến do nợ xấu từ Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội sát nhập vào. Tỷ nợ xấu năm 2011 là 2,2%, năm 2012 là 8,8%, năm 2013 là 5,7%, năm 2014 là 2% và tăng lên 2,4% tính đến cuối tháng 9 năm 2015. Qua hệ số nợ xấu cho thấy trong 100 đồng đơn vị tiền tệ dư nợ thì chỉ một phần nhỏ là nợ xấu cụ thể là năm 2011 là 2,2 đồng; năm 2012 là 8,8 đồng; năm 2013 là 5,7 đồng, năm 2014 là 2 đồng và đến cuối tháng 9 năm 2015 là 2,4 đồng. Năm 2012, 2013 cao hơn do đây là khoảng thời gian SHB thực hiện xử lý nợ xấu từ HabuBank. Năm 2013 nợ cho vay chờ xử lý Tổng công ty công nghiệp tàu thủy là 1.228.584 triệu đồng nhưng đến năm 2014 còn 0 đồng.62 Tính đến cuối năm 2014 thì tỷ lệ nợ xấu của SHB là 2,0% thấp hơn quy định của NHNN cho phép là 3% và đến cuối tháng 9 năm 2015 là 2,4%. Tuy nhiên, số tuyệt đối nợ xấu và nợ quá hạn tính đến cuối tháng 9 năm 2015 là rất lớn, nợ quá hạn 5.296.862 triệu đồng và nợ xấu 2.922.643 triệu đồng. Bảng 0.10 Tỷ lệ nợ xấu Đvt: triệu đồng Các chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Quý III năm 2015 Nợ quá hạn 1.745.051 9.628.079 5.456.237 4.087.033 5.296.862 Nợ xấu 651.413 5.014.467 4.332.375 2.107.674 2.922.643 Tổng dư nợ cho vay 29.161.851 56.939.724 76.509.671 104.095.714 122.566.945 Tỷ lệ nợ xấu 2,2% 8,8% 5,7% 2,0% 2,4% Tỷ lệ nợ quá hạn 6,0% 16,9% 7,1% 3,9% 4,3% Đồ thị 0.4 Cơ cấu nợ có vấn đề (Báo cáo thường niên của SHB từ năm 2011- Quý III.2015)63 3.2.1.3. Tỷ lệ quỹ dự phòng rủi ro trên nợ có khả năng mất vốn Theo quy định về trích lập dự phòng rủi ro của NHNN thì tổ chức tín dụng trích lập dự phòng chung cho tất cả các khoản vay bằng 0,75% giá trị các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4. Đối với dự phòng cụ thể sẽ căn cứ vào nhóm nợ của từng khoản vay và được tính theo công thức: R = max 0, (A-C) x r Trong đó: R: số tiền dự phòng cụ thể phải trích A: giá trị khoản nợ C: giá trị tài sản bảo đảm (nhân với tỷ lệ phần trăm do Thông tư 02 quy định đối với từng loại tài sản bảo đảm) r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể, nhóm 1 là 0%; nhóm 2 là 5%; nhóm 3 là 20%; nhóm 4 là 50% và nhóm 5 là 100%. Dự phòng rủi ro của SHB năm 2011 là 26.315 triệu đồng; năm 2012 là 1.241.903 triệu đồng; năm 2013 là 1.156.909 triệu đồng và năm 2014 là 1.000.963 triệu đồng. Trong đó dự phòng chung tăng qua các năm: năm 2011 là 26.315 triệu đồng, năm 2012 là 334.483 triệu đồng, năm 2013 là 112.02 446.512 triệu đồng và năm 2014 là 899.152. Nguyên nhân dự phòng chung tăng qua các năm là do dư nợ tín dụng để tăng trưởng số tuyệt đối mà theo quy định là sẽ trích 0,75% trên tất cả các khoản vay từ nhóm 1 đến nhóm 4. Tổng dự phòng qua các năm không thay đổi nhiều trong khi dự phòng chung tăng, điều này cho thấy dự phòng cụ thể của Ngân hàng có xu hướng giảm. Tỷ lệ dự phòng rủi ro trên nợ có khả năng mất vốn của từng năm cụ thể: Năm 2011 là 9,5%; năm 2012 là 56,2%; năm 2013 là 45,8% và năm 2014 là 67,2%. Tổng dự phòng rủi ro của SHB không đủ đảm bảo cho các khoản vay có khả năng mất vốn. Nguyên nhân là theo cách tính số tiền trích lập dự phòng phụ thuộc vào giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm. Cụ thể đối với tài64 sản bảo đảm là bất động sản có tỷ lệ khấu trừ tối đa 50%; máy móc thiết bị là 30%. Theo công thức phía trên thì trong trường hợp giá trị C lớn hơn A thì khi khoản vay trở thành nợ xấu thì số tiền trích lập dự phòng bằng 0. Bảng 0.11 Tỷ lệ dự phòng trên nợ có khả năng mất vốn Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 201N Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tổng dự phòng 26.315 1.241.903 1.156.909 1.000.963 Dự phòng rủi ro cụ thể 0 907.420 710.397 101.811 Dự phòng chung 26.315 334.483 446.512 899.152 Nợ có khả năng mất vốn 278.343 2.209.471 2.524.550 1.488.896 Tỷ lệ DPRR/nợ có khả năng mất vốn 9,5% 56,2% 45,8% 67,2% (Báo cáo thường niên của SHB từ năm 2011- Quý III.2015) 3.2.2. Thực trạng quản lý nợ xấu của SHB 3.2.2.1. Hoạt động nhận biết dấu hiệu nợ xấu Trong những năm qua hoạt động tín dụng của SHB tăng trưởng rất lớn, năm sau cao hơn năm trước và mức tăng từ 34% trở lên. Xử lý nợ của SHB đạt được những kết quả tốt. Nguyên nhân nợ xấu của SHB xuất phát từ Khách hàng vay vốn như: Đối với Khách hàng giao dịch là các tổ chức kinh tế đang tồn tại vấn đề là một doanh nghiệp có nhiều hơn một báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính cung cấp Ngân hàng chưa phản ảnh đúng thực tế hoạt động, kết quả kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp không vay được các khoản tín dụng dài hạn để đầu tư tài sản cố định, nhưng vì cần tiền nhiều doanh nghiệp đã vay ngắn hạn để đầu tư máy móc thiết bị và nhà xưởng. Điều này dẫn đến việc mất cân đối65 tài chính trong doanh nghiệp. Để thẩm định nhu cầu của Khách hàng, Ngân hàng đã yêu cầu Khách hàng cung cấp thêm báo cáo tài chính nộp thuế đối với các khách hàng đã không cung ngay từ ban đầu. Sau khi tiếp nhận hồ sơ cán bộ kinh doanh đã đối chiếu các hạng mục trên báo cáo tài chính như: Đối chiếu doanh thu qua tài khoản, hợp đồng kinh tế, hóa đơn thực hiện trong một năm với số liệu trên bảng kết quả; đối chiếu các hạng mục về hàng tồn kho, các khoản phải thu, chi phí hoạt động của doanh nghiệp, các khoản phải trả,… Ngoài ra, Ngân hàng khai thác nguồn thông tin từ trung tâm tín dụng của Ngân hàng nhà nước từ dư nợ, tài sản bảo đảm, tình hình tài chính của khách hàng để đối chiếu với hồ sơ Khách hàng đã cung cấp cho Ngân hàng. Đối với Khách hàng là cá nhân đã xảy ra nhiều trường hợp làm sai lệch hồ sơ, năng lực tài chính để vay theo các sản phẩm tiêu dùng của Ngân hàng với số tiền lớn. Khi có sự thay đổi về nơi công tác, nơi ở đã không thông báo, cung cấp thông tin cho Ngân hàng. Ngoài ra, nhiều khách hàng có dấu hiệu sử dụng vốn không đúng mục đích. Ngân hàng phát hiện các dấu hiệu sai lệch của Khách hàng thông qua việc xác minh nơi làm việc, nơi cư trú cùng với các thông tin của Khách hàng cung cấp và khai thác thông tin từ trung tâm tín dụng của Ngân hàng nhà nước. Ngoài ra, trong những năm qua do tác động của tình hình lạm phát tăng cao và khủng hoảng kinh tế thế giới đã tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Có những giai đoạn do tác động của lạm phát cao nhiều doanh nghiệp phải vay vốn với mức lãi suất lên đến trên 20%/năm. Những tác động này đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. 3.2.2.2. Kiểm soát rủi ro tín dụng Trong những năm gần đây ban lãnh đạo SHB rất chú trọng công tác kiểm soát tín dụng. Cụ thể hóa bằng việc thành lập các tổ hoặc phòng kiểm66 soát tín dụng tại các đơn vị kinh doanh. Các đơn vị này sẽ hoạt động theo ngành dọc từ hội sở đến các đơn vị kinh doanh. Mô hình hoạt động này tạo tính độc lập, khách quan trong việc kiểm tra, giám sát hồ sơ tín dụng. Theo quy định của SHB thì trong vòng 07 ngày kể từ ngày giải ngân các phòng kinh doanh cung cấp hồ sơ đã giải ngân cho phòng kiểm soát tín dụng. Sau khi xem xét hồ sơ, kết quả kiểm tra sẽ được tổng hợp và gửi về hội sở. Trên cơ sở kết quả của các bộ phận kiểm soát tại đơn vị kinh doanh, Hội sở sẽ yêu cầu đơn vị hoàn thiện hồ sơ. Thực hiện kiểm tra tình hình thực hiện hợp đồng tín dụng của Khách hàng là do các cán bộ kinh doanh thực hiện. Do kế hoạch kinh doanh cao, sức ép tăng trưởng khách hàng, tín dụng lớn đã ảnh hưởng rất nhiều đến công tác kiểm tra sau vay của cán bộ kinh doanh. Các khoản vay khi phát sinh nợ quá hạn thì các cán bộ kinh doanh mới thực hiện kiểm tra, đôn đốc Khách hàng. Hiện tại SHB chưa có trung tâm dữ liệu về thông tin, tình hình tài chính, uy tín,… của Khách hàng và chưa có đánh giá về khách hàng để làm cơ sở dữ liệu phục vụ hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, chia sẻ thông tin khách hàng giữa các chi nhánh chưa được quan tâm. 3.2.2.3. Đánh giá và đo lƣờng nợ xấu Theo quy định về phân loại tài sản có mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài của Ngân hàng nhà nước đã quy định việc đánh giá khách hàng từ phương pháp định tính sang phương pháp định lượng. Trên cơ sở quy định của Ngân hàng nhà nước, SHB đã xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để đánh giá Khách hàng. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đã phân chia theo từng đối tượng Khách hàng vay như: Khách hàng cá nhân; Doanh nghiệp siêu nhỏ, Doanh nghiệp vừa và67 nhỏ; Doanh nghiệp lớn. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá bao gồm các chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính. Chỉ tiêu tài chính đối với khách hàng là tổ chức kinh tế như nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán, nhóm về khả năng hoạt động, nhóm về cơ cấu nguồn vốn, nhóm về hệ số sinh lời. Còn đối với khách hàng cá nhân là tổng mức thu nhập trong một kỳ đánh giá. Hệ số chỉ tiêu phi tài chính cũng chia thành theo khách hàng là doanh nghiệp và khách hàng cá nhân: Đối với khách hàng doanh nghiệp là lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp, uy tín, năng lực lãnh đạo của người điều hành doanh nghiệp, nội dung này thể hiện qua số năm làm trong lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động chính, mức độ cam kết thực hiện các giao dịch với Ngân hàng,… Đối với Khách hàng cá nhân như tình trạng hôn nhân, độ tuổi, đơn vị công tác,… Ngoài ra, Ngân hàng dựa và chia theo các ngành nghề kinh doanh. Tuy nhiên, hệ thống tín dụng nội bộ vẫn đang trong giai đoạn hoàn chỉnh. Nhiều trường hợp chưa phản ánh đúng tình hình hoạt động kinh doanh, tài chính của Khách hàng cụ thể: Có những khách hàng có năng lực tài chính tốt, hoạt động kinh doanh có hiệu quả, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ cho Ngân hàng nhưng khi đánh giá xếp hạng tín dụng thì không được xếp vào nhóm tốt. Nguyên nhân là do báo cáo tài chính của doanh nghiệp chưa được kiểm toán, dư nợ vay lớn,… Chu kỳ đánh giá xếp hạng tín dụng đối với khách hàng vay vốn là hàng quý. Cụ thể hàng quý nhân viên tín dụng thu thập báo cáo tài chính, tình hình trả nợ, thông tin của Khách hàng để đánh giá xếp hạng tín dụng từng khách hàng. Hiện tại, trong công tác xem xép cấp tín dụng cho khách hàng vay vốn thì kết quả từ đánh giá thông qua hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ chưa được chú trọng. Trước khi cho vay việc đánh giá khách hàng chủ yếu dựa vào thông tin khách hàng cung cấp và tìm hiểu của cán bộ Ngân hàng. Sau khi cấp68 tín dụng việc đánh giá chất lượng các khoản vay chủ yếu là dựa vào thời gian vi phạm nghĩa vụ trả nợ của Khách hàng. Chuyển nhóm nợ có mức độ rủi ro cao hơn là dựa vào số ngày qua hạn như: Quá từ 10 ngày đến dưới 90 ngày xếp ở nhóm 2; từ 90 đến dưới 180 ngày xếp ở nhóm 3; từ 180 ngày đến dưới 360 ngày xếp ở nhóm 4 và từ 360 ngày trở lên xếp ở nhóm 5. Việc xếp loại nhóm nợ chưa phản ánh đúng mức độ rủi ro của khoản vay. Nhiều khoản vay tuy chưa quá hạn nhưng có mức độ rủi ro cao, nguồn trả nợ không có, hoạt động kinh doanh thua lỗ, …. thì cần phải xếp ở nhóm nợ cao hơn. 3.2.2.4. Kết quả xử lý nợ xấu * Giá trị nợ xấu đƣợc thu hồi Sau khi sát nhập HabuBank năm 2012 thì tỷ lệ nợ xấu tăng cao, do vậy trong những năm qua SHB đã tập trung xử lý, thu hồi các khoản nợ xấu, tính đến năm 2014 kết quả đạt được rất tốt. Năm 2012 tỷ lệ nợ xấu tăng 4.363.054 triệu đồng, trong đó nợ có khả năng mất vốn tăng 1.931.128 triệu đồng, nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) tăng 1.620.027 triệu đồng và nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) tăng 811.899 triệu đồng. Tuy nhiên, đến năm 2013 và 2014 giá trị nợ xấu đã giảm đi nhiều: Năm 2013 đã giảm nợ dưới tiêu chuẩn và nợ nghi ngờ, cụ thể nợ dưới tiêu chuẩn giảm 886.430 triệu đồng, nợ nghi ngờ giảm 1.339.325 triệu đồng nhưng nợ có khả năng mất vốn tăng 315.079 triệu đồng. Năm 2014 đã nợ nghi ngờ giảm 78.826 triệu đồng, nợ có khả năng mất vốn giảm 1.035.654 triệu đồng và đặc biệt trong năm 2014 đã xử lý được nợ cho vay Vinashin số tiền 1.228.584 triệu đồng. Tính đến hết năm 2014 giá trị nợ xấu đã giảm mạnh so với các năm trước đó. Trong các nhóm nợ xấu thì chỉ có nợ dưới tiêu chuẩn tăng 118.363 triệu đồng và các nhóm 4 và nhóm nợ 5 đã giảm 2.343.064 triệu đồng. Tuy nhiên, trong 9 tháng đầu năm 2015 nợ xấu của Ngân hàng tăng lên cụ thể nợ69 dưới tiêu chuẩn tăng 62.550 triệu đồng, nợ nghi ngờ tăng 599.631 triệu đồng, nợ có khả năng mất vốn tăng 152.788 triệu đồng, tổng số nợ quá hạn tăng 5.296.862 triệu đồng trong đó nợ xấu tăng 2.922.643 triệu đồng. Bảng 0.12 Bảng kết quả xử lý nợ Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Quý III năm 2015 Nợ dưới tiêu chuẩn 811.899 (886.430) 118.363 62.550 Nợ nghi ngờ 1.620.027 (1.339.325) (78.826) 599.631 Nợ có khả năng mất vốn 1.931.128 315.079 (1.035.654) 152.788 Nợ cho vay chờ xử lý Vinashin (1.228.584) (Báo cáo thường niên của SHB từ năm 2011- Quý III.2015) * Số lƣợng nợ xấu mới phát sinh Tổng số nợ xấu phát sinh trong những năm qua chủ yếu là số lượng khách hàng chuyển từ sau việc sáp nhập HabuBank. Số lượng khách hàng năm 2012 tăng đột biến: Số lượng khách hàng cá nhân tăng từ 295 khách hàng lên 1.012 khách hàng. Năm 2013, 2014 là thời gian SHB chủ yếu tập trung xử lý số lượng khách hàng sau khi sáp nhập. Kết quả năm 2013 số lượng khách hàng cá nhân có nợ xấu giảm xuống còn 428 khách hàng và năm 2014 là 243 khách hàng; Khách hàng doanh nghiệp giảm xuống 127 khách trong năm 2013 và còn 112 khách trong năm 2014. Khách hàng cá nhân quá hạn chủ yếu là các khoản vay tiêu dùng không có tài sản bảo đảm và thẻ Visa. Năm 2012 tỷ trọng số lượng khách hàng mới tăng 363% so với năm 2011 và năm 2013 giảm 54% so với năm 2012 và đến năm 2014 giảm 36% số lượng khách hàng so với năm 2013, nhưng đến cuối tháng 9 năm 2015 số70 lượng khách hàng quá hạn đã tăng 163% so với năm 2014 trong đó chủ yếu là khách hàng cá nhân. Số lượng khách hàng cá nhân có nợ xấu tăng lên 367 khách hàng, số lượng khách hàng doanh nghiệp tăng lên 210 khách hàng. Bảng 0.13 Số lƣợng Khách hàng có nợ xấu Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Quý III năm 2015 Khách hàng cá nhân 295 1.012 428 243 367 Khách hàng doanh nghiệp 34 185 127 112 210 Tổng cộng 329 1.197 555 355 577 Tỷ trọng năm sau và năm trước 364% -54% -36% 163% (Báo cáo thường niên của SHB từ năm 2011- Quý III.2015) * Giá trị nợ xấu thu hồi trên tổng số nợ xấu Nguyên nhân chủ yếu trong việc quá hạn của khách hàng có nợ xấu tại SHB là gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh, nguồn tài sản chính không đủ để trả nợ cho các khoản vay. Đối với các khoản vay nhóm 5 được chuyển từ HabuBank sang chủ yếu thu được đầy đủ gốc và miễn toàn bộ lãi trong hạn, lãi phạt. Tính đến cuối năm 2014 nợ có khả năng mất vốn đã thu được 1.035.654 triệu đồng và dư nợ của Vinashin 1.228.584 triệu đồng. Đối với các khách hàng được đánh giá có tổn thất về tình hình tài chính và không đảm bảo trả đầy đủ gốc, lãi cho ngân hàng đều được SHB xem xét và miễn giảm. Các khoản vay xếp nhóm nợ 2 đến 4 đều được xem xét, không tính phạt phần quá hạn. Theo quy định của SHB đối với các khoản vay sẽ áp dụng lãi suất quá hạn từ thời điểm bắt đầu quá hạn đến thời điểm thu hết nợ71 vay, cụ thể lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất trong hạn và tính trên phần nợ lãi, gốc quá hạn. Để hỗ trợ và có thể thu hồi nợ xấu nhanh, SHB đều xem xét không áp dụng điều khoản phạt đối với khách hàng gặp khó khăn về tài chính. Trong năm 2012 số tiền miễn giảm lãi là 43.631 triệu đồng, năm 2013 là 138.974 triệu đồng, năm 2014 là 55.724 triệu đồng và 9 tháng đầu năm 2015 giảm 16.299 triệu đồng. Bảng 0.14 Số tiền miễn giảm lãi Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Quý III 2015 Giá trị miễn giảm 43.631 138.074 55.724 16.299 (Báo cáo thường niên của SHB từ năm 2011- Quý III.2015) 3.3. Đánh giá thực trạng quản lý nợ xấu của SHB 3.3.1. Những kết quả đạt đƣợc 3.3.1.1. Giá trị nợ xấu thu hồi Với định hướng của Hội đồng quản trị và điều hành của Ban lãnh đạo, trong những năm qua kết quả quản lý nợ xấu đã đạt những kết quả nhất định. Tỷ lệ nợ xấu đảm bảo theo quy định của Ngân hàng nhà nước, tính đến cuối năm 2014 tỷ lệ nợ xấu còn 2,0% thấp hơn so với quy định là 3%. Giá trị thu hồi nợ xấu thu được tăng qua từng năm, bình quân hàng năm tổng dư nợ xấu giảm xuống 01 nghìn tỷ đồng. Đặc biệt trong năm 2014 SHB đã xử lý được hơn 1 nghìn tỷ đồng nợ xấu của Vinashin. Dư nợ nhóm 4 giảm, tính đến cuối năm 2014 còn 356 tỷ đồng. Nợ nhóm 5 là 1,4 nghìn tỷ giảm 1,1 nghìn tỷ so với cuối năm 2013. Tổng dư nợ xấu năm 2014 giảm xuống còn 2,1 nghìn tỷ đồng so với năm 2013 là 4,3 nghìn tỷ đồng.72 3.3.1.2. Cơ cấu tổ chức về quản lý nợ Về công tác tổ chức bộ máy về xử lý nợ, SHB đã thành lập các phòng/bộ phận xử lý nợ tại các đơn vị kinh doanh. Cán bộ xử lý nợ là các cán bộ chuyên trách, hỗ trợ chi nhánh trong việc xử lý nợ. Bên cạnh công tác xử lý nợ xấu Ban lãnh đạo đã xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ tới từng chi nhánh. Các cán bộ kiểm soát nội bộ chuyên trách sẽ kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ tín dụng. Theo quy định các hồ sơ giải ngân chậm nhất 01 tuần sẽ được các cán bộ kiểm soát nội bộ kiểm tra. Kết quả kiểm tra sẽ được gửi về Hội sở để báo cáo không thông qua chi nhánh. Việc kiểm soát sớm đã giúp phát hiện sớm các rủi ro bất lợi cho Ngân hàng trong quá trình giao dịch với Khách hàng cũng như xử lý nợ. 3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 3.3.2.1. Hạn chế Bên cạnh kết quả đạt được trong công tác xử lý nợ xấu trong những năm qua thì còn một số hạn chế: + Giá trị nợ xấu và nợ quá hạn còn phải thu rất lớn và có xu hướng tăng trong năm 2015, tính đến đến cuối tháng 9 năm 2015 tổng số nợ quá hạn tăng 5.296.862 triệu đồng trong đó nợ xấu tăng 2.922.643 triệu đồng. + Số lượng khách hàng có nợ xấu vẫn còn rất lớn, tính đến hết tháng 9 năm 2015 số lượng khách hàng có nợ xấu là 577 khách hàng. Trong số lượng khách hàng có nợ xấu chủ yếu là khách hàng cá nhân. + Để xử lý nợ xấu SHB xử dụng biện pháp bán một phần nợ xấu cho VAMC còn riêng dư nợ của Vinashin chuyển đối sang trái phiếu của DATC. Đây là biện pháp nhằm giảm nợ xấu của Ngân hàng nhưng chưa phải là phương án xử lý triệt để. Đối với các khoản bán VAMC thì SHB có trách nhiệm áp dụng các phương thức cần thiết để thu hồi triệt để các khoản vay. Bên cạnh đó, hàng năm SHB trích lập dự phòng cụ thể đổi với phần dư nợ đã bán cho VAMC.73 3.3.2.2. Nguyên nhân * Nguyên nhân chủ quan Quy trình quản lý nợ xấu Hiện tại SHB chưa ban hành quy trình, quy chế về công tác quản lý nợ và xử lý nợ. Thực tế khi các đơn vị phát sinh các khoản vay quá hạn thì đơn vị chủ động đôn đốc và đề xuất phương án xử lý nợ để trình Hội đồng xử lý nợ. Sau khi có phê duyệt của Hội đồng xử lý nợ thì đơnvị chủ động triển khai các công việc theo quyết định của hội đồng. Để hỗ trợ công tác xử lý nợ SHB đã ban hành hướng dẫn các điều kiện miễn giảm lãi. Do chưa có quy trình, quy chế về quản lý nợ xấu cho nên chưa phân định được rõ trách nhiệm, quyền hạn của từng cá nhân có liên quan trong việc quản lý và xử lý nợ. Trong hoạt động kinh doanh nhiều đơn vị chưa chủ động trong việc xử lý nợ đặc biệt trong công tác cảnh báo rủi ro của các khoản vay chưa được quan tâm và thực hiện. Thường thì khi các khoản vay chậm trả lãi, gốc thì các đơn vị mới đôn đốc thu hồi nợ. Trách nhiệm, nhiệm vụ trong việc xử lý nợ của các cá nhân không rõ ràng. Đặc biệt công tác giám sát, kiểm tra, cảnh báo nợ có vấn đề tại Ngân hàng chưa được quan tâm đúng mức. Các khoản vay khi phát sinh nợ quá hạn các đơn vị, cá nhân có liên quan mới bắt đầu xử lý. Do vậy, tính hiệu quả trong công tác quản lý nợ xấu chưa tốt. Cơ cấu tổ chức về quản lý nợ xấu tại SHB đã hình thành nhưng vẫn chưa đầy đủ. Hiện tại, mô hình chỉ tập trung công tác xử lý, thu hồi nợ. Vấn đề phòng ngừa, cảnh báo và tổng hợp các vấn đề nợ xấu phục vụ cho giai đoạn tiếp theo là chưa có. Cơ cấu tổ chức Tùy theo quy mô hoạt động của từng đơn vị kinh doanh sẽ có phòng quản lý nợ tại chi nhánh. Đối với những chi nhánh lớn sẽ có trưởng phòng và các nhân viên xử lý nợ. Các chi nhánh có quy mô nhỏ thì chỉ có 1 chuyên viên74 xử lý nợ. Tuy nhiên, nhân sự về xử lý sẽ trực thuộc Ban quản lý nợ và xử lý nợ có vấn đề và ngồi tại chi nhánh để hỗ trợ. Các chi nhánh khi phát sinh các khoản nợ quá hạn sẽ trình phương án xử lý lên hội đồng xử lý nợ thông qua chuyên viên hoặc phòng xử lý nợ tại chi nhánh. Xử lý nợ xấu tại SHB được quan tâm và chú trọng từ năm 2012, thời điểm sau khi sát nhập HabuBank. Về nhân sự xử lý nợ chủ yếu là các cán bộ kinh doanh chuyển sang. Từ cuối 2013 đến 2014 thì SHB mới chú trọng tuyển dụng nhân sự về xử lý nợ có trình độ, nghiệp vụ chuyên môn sâu. Định kỳ hàng tháng bộ phận xử lý nợ tại các chi nhánh sẽ báo cáo tình hình thu nợ và phát sinh nợ xấu tại đơn vị. Nhân sự quản lý nợ xấu Trình độ và kinh nghiệm của cán bộ SHB còn nhiều bất cập, việc phân tích các thông tin kinh tế - xã hội, phân tích đánh giá dự án cho vay còn nhiều chủ quan, chậm phát hiện các nguy cơ tiềm ẩn rủi ro, dẫn đén những sai lầm trong các quyết định cho vay, đưa đến chất lượng tín dụng kém kéo dài. Số lượng cán bộ kinh doanh còn thiếu, chất lượng chưa cao, đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến nợ xấu gia tăng. Dư nợ, số lượng khách hàng bình quân một chuyên viên kinh doanh quản lý ngày càng tăng, do vậy có ít thời gian để kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn vay, tình hình sản xuất kinh doanh của Khách hàng. Ngoài ra, một số cán bộ kinh doanh đạo đức nghề nghiệp, tính tự giác, tinh thần trách nhiệm trong công việc chưa cao, vi phạm cơ chế, quy trình tín dụng dẫn đến phát sinh rủi ro tín dụng. Quản lý và cảnh báo nợ xấu Các đơn vị kinh doanh rất thụ động trong việc xử lý nợ xấu tại đơn vị. Chưa chủ động ngăn ngừa, xử lý sớm các khoản nợ xấu. Bên cạnh đó, thời gian trình Hội đồng xử lý nợ để phê duyệt các phương án xử lý mất nhiều thời gian. Ban quản lý và xử lý nợ có vấn đề cũng chưa chủ động hỗ trợ chi nhánh.75 Lý do của việc này là: Thứ nhất là do chưa có quy trình, quy chế nên chưa phân định được trách nhiệm của từng cá nhân trong quá trình xử lý cũng như thời gian hoàn thành từng bước. Thứ hai là trình độ, năng lực của cán bộ quản lý nợ chưa tốt. Thứ ba là do áp lực chỉ tiêu kinh doanh quá lớn nên công tác xử lý nợ chưa được chú trọng. Thứ tư là chi nhánh không có nhiều quyền quyết định trong việc đàm phán với khách hàng để thu hồi nợ vì tất cả các đề xuất của Khách hàng đều phải trình Hội đồng xử lý nợ phê duyệt nên nhiều khi mất cơ hội để thu hồi nợ. Chi phí hỗ trợ công tác xử lý nợ Các biện pháp xử lý nợ xấu tại SHB chủ yếu là sử dụng các biện pháp để Khách hàng thu xếp tài chính để trả nợ hoặc Ngân hàng và Khách hàng cùng phối hợp để phát mại tài sản bảo đảm bảo đảm để thu nợ. Số lượng các khoản vay thu nợ thông qua biện pháp khởi kiện Khách hàng ra tòa để phát mại rất ít. Chủ trương của ban lãnh đạo Ngân hàng là hạn chế sử dụng với lý do thời gian để xử một khoản vay mất rất nhiều thời gian, chi phí mà hiệu quả không cao. Đối tượng khách hàng sử dụng biện pháp này chủ yếu là các Khách hàng không hợp tác hoặc sử dụng tất cả các biện pháp khác không hiệu quả. Mặc dù thu hồi nợ xấu của SHB trong các năm qua đạt kết quả tốt nhưng số lượng thu hồi chủ yếu các khoản nợ xấu tại HabuBank theo cơ chế xử lý đặc biệt đã được NHNN thông qua. Ngoài ra, một lý do giảm nợ xấu trong thời gian vừa qua là SHB bán nợ cho VAMC. Chi phí hỗ trợ liên quan đến công tác thu hồi nợ chưa được quy định rõ ràng. Trong công tác thu hồi nợ có rất nhiều chi phí không thể hiện được trên chứng từ. Đánh giá và xếp hạng tín dụng nội bộ Hệ thống xếp hạng, đánh giá khách hàng tại SHB đang trong thời gian hoàn thiện, do vậy công tác thẩm định, đánh giá khách hàng chủ yếu dựa trên76 kinh nghiệm, trình độ của các cán bộ kinh doanh. Kết quả thẩm định cho vay tại các chi nhánh khác nhau vì trình độ chuyên môn của các cán bộ kinh doanh chưa đồng nhất và còn nhiều hạn chế. Nhiều chi nhánh có tỷ lệ nợ xấu rất cao như Chi nhánh Lạng Sơn, Chi nhánh Bắc Ninh,… trong khi có nhiều chi nhánh có tỷ lệ thấp như Chi nhánh Hà Nội, Chi nhánh Thăng Long. Công tác thu hồi nợ xấu Biện pháp thu hồi nợ xấu trong thời gian qua chủ yếu là thông qua hình thức khởi kiện khách hàng ra tòa để phát mại tài sản bảo đảm. Đây là hình thức có mức chi phí lớn và thời gian xử lý thường diễn ra trong khoảng thời gian dài. Thời gian thực tế từ khi nộp đơn khởi kiện các bên ra tòa đến khi có quyết định của tòa án trung bình từ 09 tháng đến 30 tháng, có nhiều trường hợp tranh chấp có thể kéo dài hơn. Sau khi có quyết định của tòa án, hồ sơ được chuyển sang đơn vị hành án để thi hành bản án. Thời gian tại cơ quan thi hành án kéo dài từ 06 tháng đến nhiều năm, điều này còn phụ thuộc vào mức độ hợp tác của khách hàng và tính chấp phức tạp tài sản bảo đảm. Trích lập dự phòng SHB chấp hành đầy đủ quy định về việc trích lập dự phòng rủi ro đối với từng khoản vay. Tuy nhiên, trên thực tế số tiền trích lập dự phòng căn cứ theo giá trị khấu trừ tài sản bảo đảm. Do vậy, có nhiều khoản vay quá hạn đến nhóm 5 là nhóm nợ có khả năng mất vốn nhưng thực tế số tiền trích lập dự phòng rủi ro bằng 0 hoặc thấp hơn giá trị khoản vay. Việc đánh giá giá trị tài sản bảo đảm của khoản vay thường do cán bộ định giá của Ngân hàng thực hiện. Thực tế số tỷ lệ dự phòng rủi ro trên nợ có khả năng mất vốn của Ngân hàng đạt cao nhất 67,2%. Tiềm lực tài chính của Ngân hàng Việc trích lập dự phòng rủi ro của SHB chưa bù đắp được toàn bộ dư nợ xấu có khả năng mất vốn của Ngân hàng là tiềm lực tài chính của Ngân77 hàng chưa đáp ứng được quy mô hoạt động và tốc độ tăng trưởng của Ngân hàng. Theo báo cáo tài chính của SHB thì năm 2014 nguồn vốn chủ sở hữu chiếm 8% tổng nguồn vốn của Ngân hàng. Tỷ lệ nguồn tự có của SHB trên tổng nguồn vốn không cao. Công nghệ thông tin SHB đã triển khai dự án hiện đại hóa công nghệ thông tin, phần mềm hệ thống của Ngân hàng đáp ứng được nhu cầu hiện tại. Tuy nhiên, vẫn chưa hỗ trợ Hội sở và đơn vị trong công tác quản lý, theo dõi và đưa ra cảnh báo về việc khách hàng không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ. Ngoài ra, trong công tác báo cáo phục vụ công tác quản lý nợ đang còn tồn tại nhiều bấp cập như: nhiều báo cáo đơn vị phải thực hiện bằng phương pháp thủ công, tính và theo dõi trên phần mềm excel; Trường hợp các khoản đã quá hạn thì trên hệ thống sẽ dừng dự thu từ thời điểm bắt đầu quá hạn do vậy khi cần số liệu tính đến thời điểm xử lý thì cán bộ quản lý phải tính toán trên bảng excel; Một số báo cáo trên hệ thống không thực hiện được mà các cán bộ thực hiện phải chiết xuất từ nhiều báo cáo và tổng hợp lại,… * Nguyên nhân khách quan Môi trƣờng pháp lý trong công tác xử lý nợ xấu: Tài sản bảo đảm của Khách hàng là đất ở và đất vườn liền kề. Khi thực hiện đánh giá lại giá trị tài sản bảo đảm để phục vụ công tác bán đầu giá thì cơ quan thi hành án và bên định giá không xác định được giá trị tài sản bảo đảm với lý do: Trên thửa đất không xác định cụ thể phần đất ở và phần đất vườn. Do vậy, đã hành ảnh hưởng đến việc phát mại tài sản bảo đảm. Trong quá trình vay vốn và thế chấp tài sản bảo đảm là nhà đất, bên bảo đảm đã mua thêm một phần diện tích đất bên cạnh và xây dựng tòa nhà trên cả phần đất thế chấp và đất mua mới không thế chấp. Việc này cũng đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả thi hành án. Vì không thể cắt phần diện tích78 tài sản thế chấp để phát mại, hơn nữa đối với phần diện tích còn lại thì theo luật phải xác định lối ra vào thửa đất. Một số trường hợp đất được thừa kế cho riêng chồng hoặc vợ trước hôn nhân, sau khi kết hôn hai vợ chồng xây dựng nhà trên thửa đất. Khi nhận tài sản bảo đảm do tài sản là đất được thừa kế riêng nên khi ký hợp đồng bảo đảm chỉ có một mình vợ hoặc chồng. Thực tế vấn đề này cũng đã ảnh hưởng đến quá trình xử lý tài sản bảo đảm của Ngân hàng. Hiện tại, vụ án đã trải qua 05 năm nhưng vẫn chưa xử lý được. Theo quy định của luật pháp là đối với các trường hợp có công với cách mạng, đất nước thì phải được bảo vệ. Ngân hàng cũng như cơ quan thi hành án gặp khó khăn trong việc kê biên, phát mại tài sản bảo đảm. Qua tìm hiểu, phần lớn các nguyên nhân dẫn đến việc Ngân hàng gặp khó khăn trong công tác thu hồi nợ thì luật pháp chưa thực sự đứng về Ngân hàng với tư cách là bên cho vay. Mặc dù trong hợp đồng bảo đảm bảo tiền vay quy định rất rõ ràng các trường hợp, quyền của Ngân hàng với tư cách bên nhận bảo đảm được bán, thu giữ tài sản bảo đảm. Nhưng thực tế thì Ngân hàng không chủ động trong việc thực hiện các quyền này. Để thực hiện thì phải nhờ cơ quan tòa án hoặc cơ quan công an. Thời gian xử lý tại các cơ quan chức năng Trong quá trình xử lý nợ SHB gặp một vướng mắc cũng đã ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ xử lý nợ xấu đó là thời gian khởi kiện khách hàng ra tòa và thi hành bản án của tòa án. Đặc biệt tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất. Thời gian để từ khi nộp đơn khởi kiện đến khi tòa xét xử và ra bản án thường từ 06 tháng đến nhiều năm, kèm theo đó là chi phí để xử lý rất lớn. Nguyên nhân chính trong việc thời gian kéo dài là thủ tục xác minh, tống đạt của tòa và phụ thuộc vào tinh thần hợp tác của Khách hàng. Tại SHB đã có những khoản khởi kiện kéo dài đến 3-4 năm chưa xong. Tuy nhiên, thời gian tại cơ quan tòa án mất nhiều như vậy nhưng khi sang thi hành án thời79 gian có thể kéo dài hơn khoảng thời gian tại tòa. Để thực thi việc niêm phong tài sản bảo đảm phục vụ cho công tác phát mại theo quy định thì cần phải lo nơi ở cho các thành viên đang sinh sống trong ngôi nhà là tài sản thế chấp. Việc này trên lý thuyết có thể đơn giản nhưng khi phát sinh thực tế lại rất khó khăn, chế tài của pháp luật chưa đủ răn đe và rút ngắn thời gian xử lý. Nhiều trường hợp Khách hàng không hợp tác, không thực hiện việc bàn giao tài sản. Một số khác có hiểu biết về luật pháp thì tìm mọi lý do để kéo dài, trì hoãn. TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 : Chương 3 của luận văn đã phân tích và đánh giá thực trạng quản lý nợ xấu của SHB. Phân tích tình hình nợ xấu, làm rõ kết quả đạt được cũng như những hạn chế tồn tại và những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong quản lý nợ xấu của SHB, làm cơ sở thực tiễn để để xuất các giải pháp và kiến nghị tăng cường quản lý nợ xấu tại SHB ở chương 3.80 CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – HÀ NỘI 4.1. Định hƣớng phát triển của SHB trong thời gian tới SHB đặt mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ đa năng hiện đại, đa năng hàng đầu Việt Nam và tầm nhìn đến năm 2020 trở thành một tập đoàn tài chính mạnh theo chuẩn quốc tế với hạ tầng công nghệ hiện đại, nhân sự chuyên nghiệp, mạng lưới rộng trên toàn quốc và quốc tế nhằm mang đến cho đối tác và khách hàng các sản phẩm dịch vụ đồng bộ, tiện ích với chi phí hợp lý, chất lượng dịch vụ cao. Để thực hiện mục tiêu này, SHB xây dựng chiến lược phù hợp cho từng giai đoạn phát triển, có tính định hướng dài hạn với chiến lược cạnh tranh, luôn tạo ra sự khác biệt, hướng tới thị trường và khách hàng. Hệ thống quản trị rủi ro được xây dựng đồng bộ có chiều sâu trên toàn hệ thống, chất lượng, hiệu quả và chuyên nghiệp đảm bảo cho hoạt động được an toàn bền vững. Xây dựng văn hóa SHB thành yếu tố tinh thần gắn kết xuyên suốt toàn hệ thống. Xây dựng chiến lược quản trị và đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp, đảm bảo quá trình vận hành thông suốt, hiệu quả và liên tục trên toàn hệ thống. Phát triển các sản phẩm dịch vụ, tăng trưởng lợi nhuận từ dịch vụ/tổng lợi nhuận qua từng năm với nền tảng công nghệ hiện đại tiên tiến. Luôn đáp ứng lợi ích cao nhất của các cổ đông, các nhà đầu tư vì một SHB thịnh vượng. 4.2. Quan điểm quản lý nợ xấu của SHB 4.2.1. Định hƣớng phát triển tín dụng - Tăng cường kiểm soát chất lượng tín dụng, trích lập đủ dự phòng rủi ro, đẩy mạnh công tác xử lý thu hồi nợ xấu và triển khai đồng bộ các giải pháp hạn chế nợ xấu, nợ quá hạn phát sinh. - Đẩy mạnh phát triển cung cấp dịch vụ Khách hàng cá nhân chiếm lĩnh thị phần bán lẻ trong năm 2015, nhằm thực hiện mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ hiện đại đa năng hàng đầu tại Việt Nam.81 - Đẩy mạnh kiểm soát và phát huy tối đa hoạt động của hệ thống các Phòng giao dịch nhằm thực hiện mục tiêu các Phòng giao dịch là đơn vị kinh doanh Ngân hàng bán lẻ tại các địa bàn hoạt động. - Tập trung hoàn thiện các quy định, quy chế đảm bảo sự vận hành thống nhất, xuyên suốt toàn hệ thống theo đúng quy định của pháp luật và từng bước tiếp cận với các thông lệ quốc tế, phù hợp với thực tiễn môi trường kinh doanh tại Việt Nam và hoạt động của SHB trong từng thời kỳ. - Tập trung cơ cấu lại danh mục tín dụng các lĩnh vực ưu tiên theo định hướng của Chính phủ và NHNN, các ngành nghề giàu tiềm năng phát triển trên cơ sở các điều kiện kinh tế vĩ mô trong và ngoài nước theo từng giai đoạn, năm tài chính. - Đẩy mạnh mở rộng phát triển thị trường và khách hàng, mạng lưới hoạt động kinh doanh trên cơ sở vững chắc, an toàn, minh bạch tại thị trường trong nước và quốc tế. - Nâng cao công tác quản trị rủi ro, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ, quản trị rủi ro từng nghiệp vụ kinh doanh nhằm nâng cao khả năng cảnh báo phát hiện sớm rủi ro đối với các hoạt động của SHB. - Đẩy mạnh công tác xử lý nợ: thúc đẩy nhanh quá trình giải quyết dứt điểm các khoản nợ xấu; trích lập đầy đủ các khoản dự phòng rủi ro theo quy định. Đảm bảo duy trì tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn năm 2015 dưới 3%. 4.2.2. Quan điểm quản lý và xử lý nợ xấu của SHB - Tăng cường xử lý nợ xấu, đặc biệt xử lý dứt điểm các khoản nợ xấu. Phần lớn nợ xấu phát sinh từ sự yếu kém trong khâu thẩm định khách hàng vay vốn và quản lý nợ. Với quan điểm phòng bệnh hơn chữa bệnh, việc quản lý nợ xấu chỉ là khâu cuối cùng trong quy trình cho vay. Việc quản lý nợ có hiệu quả cần có sự phối hợp chặt chẽ với các bộ phận trong hệ thống. SHB hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để hỗ trợ việc phân loại nợ theo phương pháp định tính.82 - Xây dựng bộ máy quản lý nợ xấu trên cơ sở chuyên nghiệp và phát huy được hiệu quả cao nhất. Hiện nay chỉ mới có bộ phận xử lý nợ với các cán bộ chuyên trách. Cán bộ xử lý nợ xấu là cán bộ trẻ mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác tín dụng cho nên còn nhiều hạn chế. Hơn nữa, việc quản lý nợ xấu không chỉ là bộ phận xử lý nợ mà còn có bộ phận theo dõi, đưa ra các cảnh báo về khả năng vi phạm các cam kết với Ngân hàng. Thực tế, hệ thống có Ban quản lý rủi ro nhưng đây là bộ phận cảnh báo rủi ro chung tất cả các lĩnh vực trong hoạt động của Ngân hàng. Do vậy, việc xây dựng bộ máy quản lý nợ xấu đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng để bộ máy này mang tính chuyên nghiệp và phát huy được hiệu quả cao nhất. - Cơ cấu lại tổ chức và nâng cao năng lực điều hành phù hợp với mục tiêu kinh doanh. Việc tái cấu trúc tổ chức của Ngân hàng là cần thiết để có được một mô hình tổ chức khoa học, hoạt động hiệu quả hướng tới chiến lược phát triển thành một ngân hàng đa năng. Mục tiêu của chương trình này nhằm tăng cường khả năng tiếp cận và cung cấp các sản phẩm chuyên biệt cho từng đối tượng khách hàng và xây dựng được chính sách phù hợp với từng đối tượng khách hàng. - Tăng cường tính minh bạch, nâng cao năng lực kiểm tra, kiểm toán nội bộ, đảmbảo an toàn và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ về mọi mặt của ngân hàng, bộ phận kiểm tra, kiểm toán nội bộ ngân hàng sẽ được kiện toàn và chú trọng phát triển một cách tương xứng nhằm đảm bảo tuân thủ các yêu cầu của Ngân hàng nhà nước và các điều kiện pháp lý khác. Phát hiện, cảnh báo sớm các vi phạm, sai sót trong hoạt động kinh doanh. - Tăng cường sự hợp tác giữa SHB và các cơ quan hữu quan trong quản lý và xử lý nợ xấu. Việc xử lý nợ xấu không phải là việc riêng của ngân hàng mà liên quan đến nhiều cơ quan chức năng như: Tòa án, công an, chính quyền địa phương, cơ quan thi hành án, trung tâm bán đấu giá tài sản,…83 4.3. Những thuận lợi và khó khăn trong quản lý nợ xấu của SHB 4.3.1. Những thuận lợi - Hiện nay công tác xử lý nợ xấu là vấn đề cấp bách và được Chính phủ, Ngân hàng nhà nước đặc biệt quan tâm. Nợ xấu đã và đang ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế cũng như hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Thực tế Ngân hàng nhà nước phải thực hiện mua lại một số ngân hàng yếu kém, kinh doanh thua lỗ. Để cơ cấu lại hệ thống Ngân hàng Chính phủ đã ban hành quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 1/3/2012 về phê duyệt đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 – 2015. Nghị định số 53/2013/NĐ-CP ngày 18/5/2013 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty quản lý tài sản của tổ chức tín dụng Việt Nam. Ngân hàng nhà nước có thông tư số 19/2013/TT-NHNN ngày 6/9/2013 quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty quản lý tài sản của tổ chức tín dụng Việt Nam. Ngoài ra, Ngân hàng nhà nước đã ban hành thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/1/2013 quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. - Về năng lực tài chính của SHB: Trong những năm qua với sự nỗ lực của ban lãnh đạo SHB đã xử lý được nhiều nợ xấu đặc biệt là các khoản nợ xấu sau khi sát nhập HabuBank. SHB có quy mô về vốn, tổng tài sản lớn và đang là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần lớn của Việt Nam. 4.3.2. Những khó khăn Chính phủ đã phê duyệt thành lập Công ty VAMC để hỗ trợ các Ngân hàng trong quá trình xử lý nợ xấu. Cụ thể là VAMC sẽ mua lại các khoản nợ xấu tại các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, theo quy định thời gian mua các khoản nợ xấu tối đa 05 năm, hàng năm các Ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro 20%/giá trị bán nợ. Đây cũng là vấn đề khó khăn tại SHB nói84 riêng và các ngân hàng trong nước nói chung, với mức trích lập dự phòng này là cao. Vấn đề khó khăn tại các ngân hàng nói chung và tại SHB là việc xử lý tài sản thế chấp. Mặc dù các cơ quan nhà nước đã có các quy định về đăng ký thế chấp, xử lý tài sản bảo đảm như: Nghị định 163/2007/NĐ-CP ngày 29/12/2006 về giao dịch bảo đảm; Thông tư liên tịch số 05/2007/TTLT-BTP-BXD-BTNMT-NHNN ngày 21/5/2007 về Hướng dẫn một số nội dung về đăng ký thế chấp nhà ở. Tuy nhiên, vấn đề quyền sở hữu ở Việt Nam thường rất lỏng lẻo hoặc không đầy đủ, đặc biệt là đất đai. Thêm vào đó là hệ thống pháp luật kém thực thi làm cho việc xử lý các tranh chấp rất khó khăn. Trên thực tế, khi xử lý tài sản không được sự chấp thuận của chủ tài sản là khó thực hiện được. Việc bán các tài sản bảo đảm tiền vay khi đã có phán quyết của tòa án. Để khởi kiện ra tòa thì cũng rất phức tạp, thời gian xử lý rất dài. Đối với những tài sản bảo đảm mà cơ quan thi hành án không phát mại được thường giao lại cho Ngân hàng với giá quá cao, nên ngân hàng cũng rất khó khăn trong xử lý. Theo quy định, việc bán đấu giá tài sản phải thông qua đơn vị có chức năng thẩm định giá. Tuy nhiên, do ngại trách nhiệm nên các đơn vị này thường đưa ra giá thẩm định cao hơn nhiều so với giá thị trường có thể chấp nhận. 4.4. Giải pháp tăng cƣờng quản lý nợ xấu tại SHB 4.4.1. Xây dựng quy trình quản lý nợ xấu và cơ chế miễn giảm lãi 4.4.1.1. Xây dựng quy trình quản lý nợ xấu Việc ban hành quy trình quản lý nợ xấu rất quan trọng trong quá trình quản lý và xử lý nợ xấu. Theo đó từng cán bộ ngân hàng trong từng bộ phận sẽ hiểu rõ trách nhiệm, nhiệm vụ của mình và từ đó chủ động trong công tác quản lý nợ xấu. Bên cạnh đó, trong quy trình quy định cụ thể thời gian hoàn thành trong từng khâu, từng bước, từng cán bộ. Các bước trong quy trình quản lý nợ xấu:85 Bƣớc 1: Theo dõi, phát hiện, báo cáo dấu hiệu khoản nợ có vấn đề và thực hiện phân loại nợ. Người thực hiện: Cán bộ tại đơn vị kinh doanh, công việc thực hiện: - Kiểm tra, giám sát, đôn đốc Khách hàng trả nợ theo các cam kết với Ngân hàng và để phát hiện kịp thời các dấu hiệu gây ra nợ có vấn đề hoặc có thể gây ra nợ có vấn đề. - Khi phát hiện các khoản có khả năng trở thành nợ xấu thì cán bộ thực hiện trực tiếp báo cáo lãnh đạo phòng và lãnh đạo đơn vị kinh doanh để nhận chỉ đạo các công việc liên quan đến thực hiện phân loại nợ theo quy định, quy trình về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro của Ngân hàng trong từng thời kỳ. - Ngay khi phát hiện khoản nợ có vấn đề chuyên viên kinh doanh hoặc chuyên viên chuyên trách quản lý nợ xấu chủ động kiểm tra đột xuất tình hình của Khách hàng/Bên bảo đảm/Bên bảo lãnh (nếu có). Trong quá trình kiểm tra cán bộ ngân hàng thu thập tài liệu, hồ sơ chứng minh vi phạm của Khách hàng. Đồng thời đơn vị kinh doanh áp dụng các biện pháp như: Tạm dừng cấp tín dụng, giảm hạn mức hoặc thu hồi nợ trước hạn tùy theo mức độ nghiêm trọng và vi phạm của Khách hàng. Một số vi phạm như: Khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, sử dụng vốn sai mục đích, vi phạm HĐTD và các cam kết khác. Khách hàng/bên bảo đảm/bên bảo lãnh lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, tẩu tán tài sản đảm bảo, mất năng lực hành vi dân sự. Khách hàng, bên bảo đảm/bên bảo lãnh (nếu có) là cá nhân bị chết, mất tích mà không có người thừa kế, không thỏa thuận được người kế thừa quyền và nghĩa vụ. Có dấu hiệu bất lợi cho hoạt động kinh doanh, tài sản và tài chính của khách hàng, làm suy giảm khả năng trả nợ của khách hàng.86 Khách hàng thực hiện chia tách, sáp nhập, chuyển đổi, cổ phần hoá doanh nghiệp nhưng không thực hiện đúng nghĩa vụ theo quy định trong HĐTD. Khách hàng thuộc diện giải thể, phá sản. Khách hàng, bên bảo đảm (nếu có) liên quan đến các vụ kiện, vụ án. Trường hợp sau khi áp dụng các biện pháp xử lý nhanh, khoản nợ của Khách hàng trở về trạng thái trong hạn thì đơn vị kinh doanh xem xét, quyết định có/không tiếp tục thực hiện các biện pháp xử lý nợ. Trường hợp tiếp tục thực hiện các biện pháp xử lý nợ thì thực hiện các bước tiếp theo của quy trình này. Bƣớc 2. Kiểm tra hồ sơ của khoản vay có vấn đề Người thực hiện: Cán bộ tại đơn vị kinh doanh. Nội dung thực hiện: Kiểm tra hồ sơ khách hàng, hồ sơ khoản tín dụng, hồ sơ tài sản bảo đảm theo các quy định về cấp tín dụng/sử dụng sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng; Nếu trong hồ sơ có các tồn tại, thiếu sót thì có phương án bổ sung, hoàn hiện hồ sơ nếu phát hiện hồ sơ chưa đầy đủ, chưa đảm bảo các yếu tố theo quy định. Bƣớc 3. Định giá lại tài sản bảo đảm Đối với các khoản vay có tài sản bảo đảm thì các đơn vị kinh doanh trình phòng ban có chức năng định giá hoặc thuê bên thứ ba định giá theo quy định của Ngân hàng. Tuy nhiên, đối với tài sản bảo đảm là hàng hóa, hàng tồn kho thì đơn vị cần có biên bản định giá lại tài sản bảo đảm trong vòng 01 tháng tính đến ngày đơn vị trình phương án xử lý nợ. Bƣớc 4. Gặp gỡ và thảo luận với khách hàng Người thực hiện: Cán bộ tại đơn vị kinh doanh. * Trước khi gặp khách hàng, cán bộ tại đơn vị kinh doanh thực hiện: - Tiếp nhận kết quả kiểm tra hồ sơ, tiến độ hoàn thiện hồ sơ và giá trị tài sản bảo đảm của khoản nợ có vấn đề tại Bước 2.87 - Thông báo cho Khách hàng về dự kiến thời gian, nội dung buổi làm việc và thành phần Ngân hàng tham gia thảo luận với Khách hàng. - Yêu cầu Khách hàng chuẩn bị, cung cấp các hồ sơ còn thiếu (nếu có) và thông tin cần thiết để có biện pháp xử lý thích hợp; báo cáo tài chính thời điểm gần nhất; kế hoạch sản xuất kinh doanh; các biện pháp của Khách hàng nhằm khắc phục khó khăn; kế hoạch và nguồn trả nợ. * Tại buổi làm việc với Khách hàng cần thực hiện: + Tìm hiểu, kiểm tra những thông tin còn chưa rõ hoặc nghi ngờ là nguyên nhân phát sinh nợ có vấn đề của Khách hàng. + Trao đổi về khả năng hợp tác với ngân hàng để giải quyết khoản nợ có vấn đề: trả nợ quá hạn, bổ sung tài sản bảo đảm, thu hồi công nợ, xử lý tài sản bảo đảm,... + Thảo luận về biện pháp quản lý dòng tiền và tiền gửi ngân hàng của Khách hàng, kế hoạch, tiến độ phương án trả nợ của Khách hàng. + Soạn thảo nội dung và trình ký Biên bản làm việc với khách hàng. * Sau khi gặp gỡ khách hàng: Cán bộ đơn vị kinh doanh nghiên cứu tổng thể và đề xuất phương án xử lý nợ có vấn đề đến các cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt theo quy định của Ngân hàng từng thời kỳ. Đối với các khoản thuộc quyền xử lý tại đơn vị kinh doanh thì trưởng đơn vị phê duyệt phương án. Trường hợp thuộc quyền quyết định của Hội đồng xử lý nợ thì trình qua Ban quản lý và xử lý nợ. Bƣớc 5. Phê duyệt phƣơng án xử lý nợ có vấn đề của Hội đồng xử lý nợ. Người thực hiện: Cán bộ Ban quản lý và xử lý nợ của Ngân hàng tiếp nhận phương án xử lý nợ của đơn vị kinh doanh. Cán bộ tại Ban được phân công sẽ thực hiện:88 - Tiếp nhận hồ sơ và tờ trình phương án xử lý nợ của đơn vị kinh doanh. Đánh giá tính đầy đủ, phù hợp của hồ sơ và tính khả thi của phương án xử lý nợ. - Sau khi nghiên cứu hồ sơ cán bộ Ban quản lý và xử lý nợ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án của đơn vị hoặc đề xuất phương án khác có tính khả thi hơn. - Tùy thuộc vào từng thời kỳ của Ngân hàng sẽ quy định cấp phê duyệt như: Trưởng Ban quản lý và xử lý nợ hoặc/và Phó Tổng Giám Đốc phụ trách Tổng Giám Đốc hoặc Hội đồng xử lý nợ hoặc Hội đồng quản trị. Bƣớc 6: Tổ chức thực hiện xử lý nợ có vấn đề Người Thực hiện: Tùy thuộc vào mô hình tổ chức của Ngân hàng. Cán bộ thực hiện phương án xử lý nợ đã được phê duyệt là cán bộ quản lý nợ tại hội sở hoặc cán bộ kinh doanh và cán bộ chuyên trách tại đơn vị kinh doanh. Bƣớc 7: Lƣu hồ sơ Người thực hiện: Cán bộ tại hội sở lưu giữ bản chính đề xuất của đơn vị kinh doanh. Cán bộ tại đơn vị kinh doanh lưu hồ sơ của Khách hàng. Ngoài ra, Ngân hàng cần có bộ mẫu các văn bản, mẫu biểu liên quan đến quá trình quản lý nợ xấu ; tạo tính chuyên nghiệp trong từng khâu của quá trình quản lý nợ xấu. 4.4.1.2. Chính sách về miễn giảm lãi Thông thường các khoản vay phát sinh nợ quá hạn khi Khách hàng năng lực tài chính yếu kém, không đủ đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Trong quá trình hoạt động do tác động chủ quan hoặc khách quan đã làm cho Khách hàng bị tổn thất về tài sản, khi xảy ra vào tình thế này nhiều Khách hàng không đảm bảo trả đầy đủ cả gốc và lãi cho Ngân hàng. Để hỗ trợ những khách hàng bị tổn thất về tài sản nhưng có tinh thần hợp tác trả nợ thì Ngân hàng cũng cần có chính sách miễn giảm một phần lãi hoặc toàn bộ lãi.89 - Miễn giảm lãi trong hạn, lãi quá hạn: Khách hàng bị tổn thất tài sản dẫn đến khó khăn về tài chính Mức độ miễn giảm lãi trong hạn phù hợp với kế hoạch kinh doanh của Ngân hàng và đảm bảo lợi ích tối đa của Ngân hàng. Ngân hàng xem xét miễn giảm lãi trong hạn đối với phần nợ lãi chưa thu được. Việc miễn giảm lãi trong hạn phải đảm bảo khách quan, minh bạch. - Miễn giảm phí: Ngân hàng chỉ xem xét các khoản phí chưa thu phù hợp với kế hoạch kinh doanh của Ngân hàng và đảm bảo lợi ích tối đa của Ngân hàng. - Điều kiện miễn giảm lãi Khách hàng bị tổn thất về tài sản dẫn đến khó khăn về tài chính không trả được một phần hoặc toàn bộ lãi ngân hàng; Khách hàng có thiện trí trả nợ và có kế hoạch khả thi hoàn thành các nghĩa vụ trả nợ còn lại cho Ngân hàng sau khi trừ đi số nợ lãi quá hạn sẽ được miễn, giảm (nếu có); Có đủ hồ sơ đề nghị miễn giảm lãi phạt quá hạn. - Hồ sơ về miền giảm lãi Hồ sơ về kế hoạch trả nợ Hồ sơ chứng mình khó khăn về tài chính 4.4.2. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý nợ xấu Để công tác quản lý nợ xấu đạt hiệu quả, chất lượng thì Ngân hàng cần có tổ chức quản lý nợ xấu phù hợp với định hướng phát triển tín dụng. Có nhiều hình thức tổ chức quản lý nợ xấu, tuy nhiên để có kết quả cao trong việc quản lý nợ thì cần chuyên môn hóa các khâu trong quá trình cấp tín dụng. Cụ thể từng cán bộ sẽ thực hiện chuyên về một nhiệm vụ như: Chuyên phát triển90 kinh doanh hoặc chuyên về bộ phận theo dõi hoặc chuyên về tố tụng, xử lý nợ. Tuy nhiên, quy định cụ thể trách nhiệm của các cán bộ trong các khâu. Cơ cấu tổ chức: - Hội sở có vai trò chính trong việc kiểm soát, theo dõi tình hình thực hiện hợp đồng tín dụng của Khách hàng thông qua các phòng ban chuyên môn. Nguyên tắc là các khoản vay có vấn đề sẽ chuyển toàn bộ về Hội sở và Hội sở có trách nhiệm xử lý thu hồi nợ. Các phòng như: Phòng giám sát tín dụng, Phòng quản lý nợ có vấn đề, Phòng tố tụng, Phòng tổng hợp và báo cáo. Phòng giám sát có trách nhiệm chính là theo dõi tình hình trả nợ, hoạt động kinh doanh của Khách hàng. Phòng quản lý nợ có vấn đề thực hiện nhiệm vụ đánh giá và đưa ra phương án khả thi để xử lý khoản nợ xấu. Phòng tố tụng có chức năng chính là tham gia tố tụng tại các cơ quan nhà nước như: Tòa án, Thi hành án và Công An. Phòng tổng hợp và báo cáo với chức năng chính là tổng hợp lại các thông tin khách hàng, thống kê và tập hợp để thành dữ liệu phục vụ công tác kinh doanh và xử lý nợ sau này. Về nhân sự: Tại các chi nhánh sẽ có các cán bộ chuyên trách của Hội sở làm việc tại các trụ sở chi nhánh. Tại chi nhánh: Khi có yêu cầu của Hội sở hoặc các khoản nợ xấu phát sinh sẽ chuyển về Hội sở. Chi nhánh có chức năng hỗ trợ và cung cấp đầy đủ thông tin cho Hội sở thực hiện công tác xử lý và thu hồi nợ. 4.4.3. Đẩy mạnh công tác đào tạo, tuyển dụng nhân sự quản lý nợ xấu Nguồn nhân lực có chất lượng cao là cơ sở quyết định năng lực cạnh tranh của Ngân hàng. Do đó, tăng cường quản lý và đào tạo nguồn nhân lực là biện pháp quan trọng, lâu dài đối với việc quản lý nợ xấu, đối với sự phát triển của ngân hàng. Hàng năm SHB cần xây dựng kế hoạch đào tạo mới và91 đào tạo nâng cao cán bộ, tập trung trước hết vào các phòng ban: Ban quản lý và xử lý nợ có vấn đề, kế toán, kiểm soát nội bộ. Bên cạnh đó, cần xây dựng hệ thống khuyến khích vật chất và tinh thần phù hợp với yêu cầu kinh doanh, cạnh tranh và mục tiêu lợi nhuận. Song song với việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực thì chính sách thu hút và giữ cán bộ có trình độ, kinh nghiệm về nghiệp vụ ngân hàng rất quan trọng. Hàng năm, SHB vẫn tuyển được số lượng lớn nhân sự bổ sung hệ thống. Đa số cán bộ được tuyển dụng đều có trình độ đáp ứng được yêu cầu công việc. Hiện nay nhu cầu lao động có trình độ, kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng rất khan hiếm. Các ngân hàng cạnh tranh, thu hút nguồn nhân lực trung và cao cấp của nhau. Do vậy, SHB cần có chính sách tốt một mặt là giữ chân được các cán bộ giỏi, mặt khác thù hút được nguồn nhân lực tốt từ các tổ chức tín dụng khác. 4.4.4. Tăng cƣờng công tác cảnh báo, ngăn ngừa phát sinh nợ xấu Đi đôi với việc xử lý nợ xấu, SHB cần có biện pháp tích cực, phù hợp nhằm ngăn chặn, phòng ngừa nợ xấu mới có thể sẽ phát sinh. Đây là giải pháp thường xuyên, quan trọng nhất đặt ra ở các khâu của quá trình cấp tín dụng cho khách hàng. Đối với hoạt động tiếp thị, đánh giá bước đầu về khách hàng, ngân hàng cần phân tích, nghiên cứu tỉ mỉ, sàng lọc, phân loại khách hàng chính xác nhằm xây dựng và điều chỉnh chính sách khách hàng phù hợp. Quá trình tiếp nhận hồ sơ, thẩm định đánh giá khách hàng phải căn cứ vào nhiều nguồn thông tin, xếp hạng tín dụng, tình hình tài chính và năng lực quản trị doanh nghiệp đối với khách hàng là doanh nghiệp; Ngân hàng chỉ có thể quyết định cho vay, bảo lãnh khách hàng có đầy đủ hồ sơ, pháp lý, đảm bảo khả năng trả nợ cho Ngân hàng. Việc chấp nhận tài sản bảo đảm với điều kiện tài sản đảm bảo tính pháp lý, khả năng phát mại tốt,… Khi ngân hàng xây dựng được cơ chế chuẩn, thực hiện đúng nguyên tắc, quy trình nghiệp vụ sẽ hạn chế được rủi ro trong kinh doanh, dễ dàng thu hồi nợ từ việc xử lý nợ xấu.92 Để công tác phòng ngừa phát sinh nợ xấu hiệu quả thì công tác trước khi cho vay phải tuân thủ các quy định, hạn chế rủi ro đạo đức của cán bộ, các khoản vay khi quyết định đảm bảo nguồn trả nợ, an toàn. 4.4.5. Nâng cao hiệu quả của hoạt động thu hồi nợ trực tiếp Để nâng cao hiệu quả của hoạt động thu hồi nợ trực tiếp, điều quan trọng là Ngân hàng cần phải xây dựng một cơ chế thưởng rõ ràng trong việc thu hồi nợ xấu với tất cả các đối tượng giúp thu hồi nợ cho ngân hàng, bao gồm cả cán bộ nhân viên ngân hàng cũng như các cá nhân và tổ chức khác có tham gia hỗ trợ. Nhằm tối đa hóa khối lượng giá trị thu hồi, ngân hàng cần xây dựng nguyên tắc thưởng theo phần trăm giá trị nợ thu hồi. Mặc khác, ngân hàng cần kiên quyết buộc các cán bộ nhân viên làm sai phải thu hồi được nợ. Bên cạnh đó, ngân hàng cần phối hợp những biện pháp xử lý nợ khác có tính chủ động và linh hoạt cao như: Đẩy mạnh việc chuyển nợ vay thành vốn góp vào các doanh nghiệp có triển vọng phát triển,… 4.4.6. Trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro hợp lý, hiệu quả hơn Một trong những nội dung quan trọng nhằm tháo gỡ khó khăn cho các ngân hàng thương mại trong việc phát mại tài sản bảo đảm không đủ bù đắp vốn vay hoặc tài sản thế chấp không xử lý được đó là việc thực hiện phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Theo đó, dư nợ cho vay được phân loại và được trích lập quỹ dự phòng bù đắp rủi ro hàng quý, số tiền trích rủi ro được tính vào chi phí của SHB. Ngân hàng được sử dụng dự phòng cụ thể và dự phòng chung để xử lý toàn bộ khoản vay đối với trường hợp tài sản không đủ hoặc không có khả năng phát mại. Giải pháp này tạo ra nguồn tài chính để sử dụng vào việc xử lý rủi ro, nhờ đó nợ xấu cũng giảm đi. Việc sử dụng hiệu quả giải pháp này sẽ làm giảm những khoản nợ xấu phát sinh của ngân hàng. Sử dụng quỹ dự phòng để bù đắp đối với các khoản nợ xấu theo thứ tự ưu tiên: Những khoản nợ không có khả năng thu hồi, những khoản nợ có khả năng thu hồi thấp và những khoản nợ có khả93 năng thu hồi cao hơn. Với những khoản nợ có khả năng thu hồi thì hạn chế tối đa việc sử dụng quỹ dự phòng. Đối với các khoản vay có rủi ro khả năng mất vốn lớn, SHB cần đánh giá chính xác giá trị thu được khi phát mại tài sản bảo đảm hoặc thuê bên thứ ba có chức năng về đánh giá giá trị tài sản. Như vậy, việc trích lập dự phòng rủi ro của SHB sẽ chính xác hơn và đảm bảo an toàn. Việc xử dựng dự phòng để xử lý rủi ro khoản vay, SHB cần xây dựng hệ thống các tiêu chí, điều kiện cụ thể đối với từng trường hợp đủ điều kiện sử dụng dự phòng. 4.4.7. Tăng cƣờng tiềm lực tài chính của ngân hàng Một trong những tồn tại cơ bản của Ngân hàng thương mại ở Việt Nam là quy mô vốn chủ sở hữu quá thấp. Theo nội dung tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thì NHNN đã quy định mức vốn điều lệ qua từng thời kỳ. Đến nay vốn điều lệ của SHB trên 08 ngàn tỷ đồng, song vẫn còn quá nhỏ so với các ngân hàng trong khu vực và thế giới. Điều này hạn chế rất lớn tới việc nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng xử lý nợ xấu. Vấn đề cấp bách hiện nay là từng bước tăng cường tiềm lực tài chính cho các ngân hàng trước thềm mở cửa hội nhập mạnh mẽ hoạt động ngân hàng với thế giới. Bản thân SHB cần nâng cao hiệu quả hoạt động và phát triển các dịch vụ mới nhằm tăng lợi nhuận. Trên cơ sở đó, tăng trích lập dự phòng rủi ro. SHB cần chủ động thu hút sự đầu từ của các tổ chức tài chính quốc tế, các ngân hàng nước ngoài tham gia liên doanh để tăng vốn hoạt động và thực hiện chuyển giao công nghệ, tiến dần theo hướng NHTM hiện đại, có khả năng cạnh tranh toàn diện trên thị trường tiền tệ. 4.4.8. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin Việc quản lý, theo dõi, phân tích, đánh giá, phân loại các khoản vay các ngân hàng rất cần đến ứng dụng, công nghệ thông tin hiện đại. Việc tin hóa về94 quản lý, xử lý nợ giúp SHB chuyển hóa phương thức theo dõi phân tán nợ xấu, nợ có vấn đề tại các chi nhánh thành theo dõi tập trung tại hội sở. Thông qua việc ứng dụng công nghệ, SHB xây dựng chương trình phần mềm có khả năng tương tích hợp hệ thống về chấm điểm, xếp hạng tín dụng nội bộ nhằm tổng hợp đánh giá đúng, minh bạch, khách quan kịp thời thực trạng nợ theo từng khách hàng, từng nhóm khách hàng để đưa ra chính sách tín dụng, chế tài tín dụng có tính khả thi, phân tích kịp thời, có biện pháp xử lý phù hợp để giải quyết dứt điểm các khoản nợ có dấu hiệu không bình thường hoặc không có khả năng thu hồi. Kết hợp với việc xếp hạng tín dụng nội bộ, SHB phát triển phần mềm phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro tự động liên kết giữa kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ và trạng thái nợ thực tế. Chương trình phần mềm tự động sẽ hạn chế những sai sót do tác nghiệp của cán bộ kinh doanh trong phân loại nợ. 4.5. Kiến nghị 4.5.1. Kiến nghị đối với Chính phủ và các Bộ ngành Chính phủ cần ban hành cơ chế cho phép và khuyến khích các hoạt động thu hồi nợ ngoài việc khởi kiện khách hàng tại tòa án, linh hoạt trong việc chi hoa hồng, thu hồi mua bán và khai thác các tài sản xiết nợ, tránh việc hình sự hóa các hoạt động này. Tạo điều kiện pháp lý tốt cho Ngân hàng chủ động trong việc phát mại tài sản bảo đảm và tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình, nhất là cơ chế về đấu giá, phát mại các tài sản cầm cố, thế chấp, chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Tăng cường tính hiệu lực và thực thi của hệ thống pháp luật trong nước. Các nghiên cứu tổng kết luận rằng, một nước mà hệ thống pháp luật hoạt động không đúng chức năng của nó thì không thể có một hệ thống ngân hàng lành mạnh. Từ trước đến nay, hệ thống pháp luật Việt Nam được đánh giá là kém cả về tính minh bạch và tính thực thi, hiệu95 lực. Sự kém hiệu lực, kém thực thi của hệ thống pháp luật Việt Nam dẫn đến việc xử lý các tài sản bảo đảm tiền vay là rất khó khăn, phức tạp. Chính sách, quy chế phải rõ ràng, minh bạch. Sửa đổi luật đất đai, luật phá sản doanh nghiệp cần đi liền đồng bộ với quy định, hướng dẫn chi tiết. Quản lý và quy hoạch đất đai là một lĩnh vực yếu kém của Việt Nam từ trước tới nay, đó cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ xấu. Luật phá sản ra đời hầu nhưng rất ít doanh nghiệp Việt nam có thể phá sản. Điều đó không phản ánh doanh nghiệp Việt Nam khỏe mạnh mà phản ánh rằng luật phát sản doanh nghiệp ở Việt Nam không có tính thực tiễn. Đề nghị Bộ tài chính ban hành văn bản hướng dẫn không tính thuế sử dụng đất với đất giao cho ngân hàng cho tới khi chuyển hẳn quyền sử dụng đất sang ngân hàng hoặc tới khi ngân hàng được phép khai thác, kinh doanh. Nếu trước khi giao cho ngân hàng mà chủ sử dụng đất cũ còn nợ tiền thuế sử dụng đất thì đề nghị Bộ tài chính tiến hành tận thu đối với chủ cũ hoặc có văn bản hướng dẫn miễn giảm khi ngân hàng phải trả. Đề nghị Bộ Tư pháp ban hành văn bản hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan thi hành án bàn giao nhanh hơn những tài sản bảo đảm đã được tòa án tuyên giao cho Ngân hàng thương mại. Trong thời gian qua, nhiều hợp đồng mua bán những tài sản mà ngân hàng được giao từ các vụ án đã không được cơ quan công chứng công nhận vì cho rằng tài sản chưa được chưa có đủ giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp. Do đó, ngân hàng không thể làm các thủ tục để bán những tài sản nói trên cho khách hàng nhằm thu hồi nợ. Đề nghị Bộ Tư pháp ban hành văn bản hướng dẫn các phòng công chứng và Ủy ban nhân dân có quyền thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng mua bán những tài sản mà Ngân hàng được Tòa án tuyên giao từ vụ án. Đề nghị Bộ Tài nguyên Môi trường và Bộ Xây dựng ban hành các văn bản hướng dẫn thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp96 pháp đối với các bất động sản là tài sản bảo đảm chưa đầy đủ giấy tờ hợp pháp. Bởi đa số các ngân hàng gặp khó khăn trong việc xử lý tài sản bảo đảm là bất động do vấn đề quyền sở hữu, quyền sử dụng, chuyển quyền sở hữu hay sử dụng. Ngoài ra, quá trình xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu cũng gặp nhiều khó khăn khi tiến hành phát mại, thanh lý tài sản là các phương tiện giao thông vận tải. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết, đề nghị Bộ Công An và Bộ Giao thông vận tải ban hành quy chế hướng dẫn việc xử lý tài sản bảo đảm là các phương tiên giao thông vận tải. 4.5.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nƣớc Ngân hàng nhà nước cần tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát hệ thống Ngân hàng thương mại thường xuyên. Đảm bảo hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại an toàn, lành mạnh. Đồng thời, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp có dấu hiệu vi phạm, chưa tuân thủ các quy định về hoạt động kinh doanh. Nâng cao chất lượng công tác dự báo, nhận định thị trường để có những chính sách điều tiết phù hợp và kịp thời đối với những biến động, thay đổi của thị trường trong nước và thế giới có thể làm tác động đến hoạt động, an toàn của hệ thống ngân hàng. Kết luận chƣơng 4: Trên cơ sở các định hướng, phát triển hoạt động tín dụng và quan điểm về quản lý nợ xấu, nhận thức về những thuận lợi, khó khăn trong quản lý nợ xấu của SHB trong những năm tới, luận văn đã đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm tăng cường quản lý nợ xấu tại SHB.97 KẾT LUẬN Nợ xấu là một tồn tại tất yếu trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng chỉ ở một mức độ cho phép vì nếu tỷ lệ này cao sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của Ngân hàng, giảm khả năng cạnh tranh, làm mất khả năng thanh toán. Do vậy, tăng cường quản lý nợ xấu là hết sức cần thiết đối với sự tồn tại, phát triển của Ngân hàng. Quản lý nợ xấu trong hoạt động ngân hàng một mặt là nhằm làm tăng chất lượng các khoản nợ, mặt khác nhanh chóng thu hồi các khoản nợ xấu phát sinh. Làm tốt công tác quản lý nợ xấu giúp Ngân hàng giảm chi phí hoạt động, nâng cao năng lực tài chính, hiệu quả hoạt động kinh doanh tốt hơn. Trong bối cảnh hiện tại có rất nhiều ngân hàng hoạt động kém hiệu quả, tỷ lệ nợ xấu cao, đặc biệt sau một thời gian tăng trưởng tín dụng nóng thì vấn đề quản lý nợ xấu có vai trò cực kỳ quan trọng trong thời gian tới cũng như trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Việc hạn chế thấp nhất các rủi ro trong hoạt động kinh doanh tín dụng sẽ giúp Ngân hàng thương mại thể hiện tốt hơn vai trò, chức năng của ngành Ngân hàng trong nền kinh tế. Cụ thể sẽ giúp cho các tổ chức và các thành phần kinh kế có điều kiện thực hiện, mở rộng hoạt động kinh doanh một cách có hiệu quả, thúc đẩy sự tăng trưởng, phát triển bền vững của nền kinh tế đất nước. Muốn vậy, đòi hỏi các Ngân hàng phải thực hiện việc tăng cường năng lực hoạt động và năng lực tài chính để từng bước phát triển ổn định, bền vững. Đồng thời thích nghi với sự chuyển biến, tác động của nền kinh tế quốc tế đặc biệt trong thời gian tới Việt Nam ra nhập Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (viết tắt là TPP),… Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, tác giả đã đi vào phân tích và nêu ra những mặt đạt98 được, hạn chế trong quản lý nợ xấu tại SHB, từ đó mạnh dạn đưa ra một số giải pháp và kiến nghị với mong muốn công tác quản lý nợ tại SHB có hiệu quả và đạt kết quả cao. Do thời gian nghiên cứu có hạn nên luận văn còn nhiều khiếm khuyết, thiếu sót. Tác giả rất mong muốn nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, các chuyên gia và bạn đọc để bài viết hoàn thiện hơn. Để hoàn thành luận văn, tác giả đã có nhiều cố gắng và được sự giúp đỡ tận tình, trách nhiệm của các thầy cô giáo. Tác giả xin trân trọng cám ơn Tiến sỹ Nguyễn Thị Minh Huệ, người hướng dẫn khoa học, các thầy cô giáo Khoa Tài chính Ngân hàng và Khoa Sau Đại Học – Trường Đại học Kinh Tế đã giúp tác giả hoàn thành luận văn này.99 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT 1. Phan Thị Cúc, 2008. Tín dụng Ngân hàng. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê. 2. Trần Đình Dịnh và cộng sự, 2006. Những quy định của pháp luật về hoạt động tín dụng. Hà Nội: Nhà xuất bản văn hóa thông tin. 3. Phan Thị Thu Hà, 2007. Ngân hàng thương mại. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc Dân. 4. Trần Huy Hoàng, 2012. Khủng hoảng kinh tế, quản trị ngân hàng và vấn đề nợ xấu. Tạp chí Công nghệ ngân hàng, số 73, trang 4-9. 5. Nguyễn Đắc Hưng, 2014. Quan điểm và giải pháp nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay. Tạp chí Ngân hàng, số 21, trang 14-18. 6. Tô Ngọc Hưng, 2014. Thực trạng xử lý nợ xấu của ngành ngân hàng Việt Nam năm 2012-2013 và một số khuyến nghị chính sách. Tạp chí Ngân hàng, số 3, trang 7-14. 7. Nguyễn Đại Lai, 2013. Làm gì để xử lý nợ xấu. Tạp chí Cộng sản. 8. Nguyễn Thị Phương Liên, 2011. Quản trị tác nghiệp ngân hàng thương mại. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê. 9. Nguyễn Thị Mùi, 2012. Thực trạng nợ xấu tại các Ngân hàng Việt Nam và giải pháp tháo gỡ. Tạp chí tài chính, số 11, trang 6-8. 10. Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, 2014. Quy chế cho vay đối với Khách hàng, QĐ 13/QĐ-HĐQT ngày 27/01/2014. 11. Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội. Báo cáo thường niên 2011 – Quý III.2015. 12. Ngân hàng nhà nước Việt Nam, 2001. Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với Khách hàng, QĐ 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001. 13. Ngân hàng nhà nước Việt Nam, 2014. Phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/1/2013 và Thông tư 09/2014/TT-100 NHNN ngày 18/3/2014 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/1/2013. 14. Nguyễn Thị Hoài Phương, 2012. Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng thương mại Việt Nam. Luận văn tiến sỹ Kinh tế. Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội. 15. Lê Quốc Phương, 2013. Bàn về giải pháp xử lý nợ xấu hiện nay. Tạp chí kinh tế và dự báo, số 9, trang 23-25. 16. Hoàng Thị Thanh Huyền, 2015. Bàn về giải pháp xử lý nợ xấu hiện nay. Tạp chí kinh tế và dự báo, số 2. 17. Phan Thị Thúy Hương, 2008. Một số giải pháp tăng cường quản lý nợ xấu trong hệ thống Ngân hàng công thương Việt Nam. Luận văn thạc sỹ. Trường Đại học Thương Mại. 18. Nguyễn Văn Huyện, 2013. Quản trị nợ xấu tại Ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế Việt Nam. Luận văn thạc sỹ. Trường Đại học Thương Mại. 19. Nguyễn Đắc Hưng, 2015. Giải pháp xử lý nợ xấu của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay. Tạp chí Cộng sản, số 2, trang 65-67. 20. Đặng Thị Minh Nguyệt , 2014. Bàn về xử lý nợ xấu của các Ngân hàng thương mại. Tạp chí kinh tế và dự báo, số 6, trang 10-12. 21. Phí Đăng Minh, 2012. Làm thế nào để xử lý được nợ xấu. Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ, số 16, trang 27. 22. Peter S.Rose, 1999. Quản trị Ngân hàng thương mại: Commercial bank Management. Dịch từ tiếng Anh. Người dịch Nguyễn Văn Nam, Vương Trọng Nghĩa, 2001. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính. 23. Nguyễn Văn Phương, 2013. Khó khăn từ xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ xấu. Tạp chí Ngân hàng, số 13, trang 17-23. 24. Nguyễn Thị Kim Thanh, 2012. Lựa chọn mô hình xử lý nợ xấu ở Việt Nam. Tạp chí Tài chính, số 11, trang 16-19. 25. Đặng Đức Thành, 2015. Giải quyết từ gốc nợ xấu Ngân hàng. TP.HCM : Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP.HCM.101 26. Nguyễn Văn Tiến và Nguyễn Thị Lan. 2014. Giáo trình tín dụng Ngân hàng. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê. 27. Nguyễn Quang Thái, 2013. Nợ xấu : Nhận dạng và xử lý. Tạp chí kinh tế và dự báo, số 2, trang 16-18. 28. Nguyễn Văn Thọ, 2014. Xử lý nợ xấu bằng biện pháp chuyển nợ thành vốn góp tại Việt Nam - Hiện trạng và kiến nghị. Tạp chí ngân hàng, số 7, trang 8-11. 29. Nguyễn Thị Kim Thanh, 2012. Lựa chọn mô hình xử lý nợ xấu ở Việt Nam. Tạp chí Tài chính, số 11, trang 16-19. 30. Đinh Thị Thanh Vân, 2012. So sánh nợ xấu, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của Việt Nam với thông lệ quốc tế. Tạp chí Ngân hàng, số 19, trang 5-12. 31. Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 (xb). TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG NƢỚC NGOÀI 32. Basel Committee on Banking Supervision. 2005, International Convergence of Capital Measurement and Capital Standards (A Revised Framework). 33. OLONISAKIN, COMFORT FOLAKE, 1992. Debt Management in commercial Bank. MBA. 34. Joel Bessis, 2001. Rick Management in Banking. 35. John Wiley&Sons and Joel Basis, 1998. Rick Management in Banking. 36. Thomas P.Fitch, 1997. Dictionary of Banking systems. Barron’s Edutional Seriec, Inc. Website: 37. Đỗ Quốc Tình. 2014. Rủi ro đạo đức trong hoạt động ngân hàng và vấn đề trục lợi chính sách BHTG. <http://www.div.gov.vn/Default.aspx?tabid=120&News=5077&CategoryID=3>. [Ngày truy cập : 12 tháng 8 năm 2014].
- Xem thêm -