` ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- HUỲNH THỊ ÁNH DIỆU QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN HUYỆN THẠCH HÀ, TỈNH HÀ TĨNH. LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH HÀ NỘI - 2015ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- HUỲNH THỊ ÁNH DIỆU QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN HUYỆN THẠCH HÀ, TỈNH HÀ TĨNH. Chuyên ngành : QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 60 34 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS ĐINH VĂN THÔNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN HÀ NỘI - 2015MỤC LỤC MỤC LỤC .......................................................................................................... i DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. i DANH MỤC BẢNG BIỂU .............................................................................. ii LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................. 1 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CẤP HUYỆN ...................................... 10 1.1. Nuôi trồng thủy sản ............................................................................................ 10 1.1.1. Khái niệm ............................................................................................. 10 1.1.2. Vai trò của Nuôi trồng thủy sản ........................................................... 11 1.2. Quy hoạch phát triển NTTS cấp huyện .............................................................. 13 1.2.1. Khái niệm và đặc trƣng ........................................................................ 13 1.2.2. Quy trình quy hoạch phát triển Nuôi trồng thủy sản ........................... 20 1.2.3. Nội dung của quy hoạch phát triển NTTS cấp huyện ......................... 27 1.3. Kinh nghiệm quy hoạch phát triển NTTS của một số địa phƣơng và bài học kinh nghiệm cho Thạch Hà ....................................................................................... 44 1.3.1. Kinh nghiệm quy hoạch phát triển NTTS ở một số địa phƣơng ......... 44 1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Thạch Hà .................................................... 47 Chƣơng 2 XÂY DỰNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN HUYỆN THẠCH HÀ GIAI ĐOẠN 2015- 2020 .................................. 49 2.1. Phân tích, đánh giá tiềm năng và hiện trạng NTTS huyện Thạch Hà. ............... 49 2.1.1. Giới thiệu khái quát về Thạch Hà. ....................................................... 49 2.1.2. Đánh giá hiện trạ ng phát triển NTTS huyện Thạch Hà giai đoạn 2010 -2014. .............................................................................................................. 61 2.1.3. Điểm mạnh, điểm yếu về Nuôi trồng thủy sản ở Thạch Hà ................ 71 2.2. Dự báo các điều kiện phát triển Nuôi trồng thủy sản ......................................... 72 2.2.1. Thời cơ, thách thức đối với phát triển NTTS ..................................... 72 2.2.2. Dự báo nhu cầu tiêu dùng, thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm thủy sản ...... 752.2.3. Dự báo về khoa học công nghệ............................................................ 80 2.2.4. Chính sách phát triển thủy sản Việt Nam ............................................ 83 2.3. Xác định các mục tiêu phát triển ........................................................................ 85 2.3.1. Căn cứ để xây dựng quy hoạch ............................................................ 85 2.3.2. Đị nh hƣớng phát triển .......................................................................... 87 2.3.3. Mục tiêu phát triển ............................................................................... 89 2.4. Tổ chức thực hiện ............................................................................................... 92 2.4.1. Tổ chức thực hiện quy hoạch ............................................................... 92 2.4.2. Các giải pháp thực hiện quy hoạch ...................................................... 94 KẾT LUẬN ................................................................................................... 101 1. Kết luận: .............................................................................................................. 101 2. Kiến nghị: ............................................................................................................ 102 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 103i DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Giải nghĩa ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ATVSTP An toàn vệ sinh thực phẩm BMP Thực hành nuôi tốt hơn BTC Bán thâm canh CNH Công nghiệp hoá CoC Code of Conduct (Quy phạm nuôi có trách nhiệm) ĐVTS Động vật thủy sản EU Liên minh châu Âu (European Union) FAO Tổ chức Nông Lƣơng Liên hiệp quốc GAP Good Aquaculture Practice (Thực hành nuôi tốt) GDP Tổng sản phẩm quốc nội HĐH Hiện đại hoá HTX Hợp tác xã KH&CN Khoa học và công nghệ KHCN Khoa học công nghệ KHKT Khoa học kỹ thuật NN&PTNT Nông nghiệp & Phát triển nông thôn NTTC Nuôi tôm trên cát NTTS Nuôi trồng thuỷ sản QCCT Quảng canh cải tiến TACN Thức ăn công nghiệp UBND Uỷ ban Nhân dân VietGAP Quy phạm thực hành nuôi tốt WTO Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (World Trade Organization)ii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Dân số Thạch Hà đến năm 2014 .................................................... 54 Bảng 2.2: Tăng trƣởng kinh tế trên địa bàn huyện ......................................... 56 Bảng 2.3. Đầu tƣ phát triển trên địa bàn huyện thời kỳ 2010-2014 ............... 57 Bảng 2.4. Diện tích, sản lƣợng, giá trị NTTS huyện Thạch Hà đến 2014. ..... 63 Bảng 2.5. Sản lƣợng các sản phẩm NTTS giai đoạn 2010 - 2014. ................. 64 Bảng 2.6. Tốc độ tăng trƣởng NTTS huyện Thạch Hà đến năm 2014 ........... 65 Bảng 2.7. Thực hiện công tác khuyến ngƣ từ năm 2010 đến năm 2014. ....... 67 Bảng 2.8. Đầu tƣ hạ tầng NTTS từ năm 2010 đến 2014. ............................... 68 Bảng 2.9. Quy hoạch các loại hình nuôi đến năm 2020 ................................. 90 Bảng 2.10. Quy hoạch sản lƣợng NTTS đến năm 2020 ................................. 90 Bảng 2.11. Quy hoạch diện tích theo từng địa phƣơng đến năm 2020 ........... 911 LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Thạch Hà là một huyện có tiềm năng phát triển Nuôi trồng thủy sản (NTTS) lớn của Hà Tĩnh, với 20 km chiều dài bờ biển, hơn 1200 ha đất mặt nƣớc ao, hồ, đập, 500 ha đất cao triều và các hệ thống sông ngòi thông với biển, Thạch Hà xác định phát triển NTTS là lĩnh vực kinh tế trọng tâm trong giai đoạn 2010 - 2015 và những năm tiếp theo. Trong những năm qua từ nhận thức đƣợc vai trò quan trọng của NTTS đối với kinh tế huyện nhà, công tác quản lý nhà nƣớc về NTTS ở Thạch Hà đã có nhiều chuyển biến, tạo điều kiện về mọi mặt để tập trung đẩy nhanh phát triển NTTS theo hƣớng hiện đại, tăng nhanh diện tích và sản lƣợng, trong giai đoạn 2010 đến 2014 sản lƣợng NTTS đã không ngừng tăng, cụ thể năm 2013 sản lƣợng NTTS đạt 1.900 tấn giá trị đạt 110,667 tỷ đồng, sản lƣợng tăng 700 tấn so với năm 2010. Nuôi trồng thủy sản đã góp phần không nhỏ vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cung cấp nguồn thực phẩm và nguyên liệu chế biến, thúc đẩy phát triển CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, chuyển đổi nghề, giải quyết việc làm tăng thu nhập ổn định đời sống cho nhân dân khu vực nông thôn và ven biển. Mặc dù đã đạt đƣợc những kết quả ban đầu góp phần vào phát triển kinh tế xã hội của huyện, nhƣng so với tiềm năng lợi thế thì NTTS của huyện còn nhiều hạn chế nhƣ: quy mô sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ, năng suất đạt thấp; nhiều mô hình sản xuất thiếu tính bền vững; dịch bệnh thủy sản thƣờng xuyên xảy ra, hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ nuôi trồng thủy sản chƣa đồng bộ, xuống cấp; thiếu vốn đầu tƣ sản xuất; các trở ngại khó khăn trong việc giao đất, cấp đất sản xuất, chuyển đổi đất nông nghiệp, diêm nghiệp sang2 Nuôi trồng thủy sản... đã ảnh hƣởng đến sự phát triển bền vững của địa phƣơng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những tồn tại hạn chế trên, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do chƣa có quy hoạch phát triển Nuôi trồng thủy sản tại huyện. Việc quản lý, phát triển NTTS của huyện chỉ dựa vào quy hoạch tổng thể NTTS của tỉnh Hà Tĩnh và các đề án, kế hoạch sản xuất của huyện hàng năm. Chính vì thế mà trong quá trình quản lý nhà nƣớc cũng nhƣ phát triển về NTTS tại huyện còn gặp nhiều khó khăn, nhiều vấn đề tồn tại hạn chế. Xây dựng quy hoạch NTTS là một việc quan trọng giúp cho công tác quản lý Nhà nƣớc đƣợc thuận lợi và định hƣớng mục tiêu phát triển rõ ràng phù hợp với định hƣớng phát triển kinh tế xã hội của huyện đồng thời phát huy hết tối đa tiềm năng lợi thế của huyện. Trên ý nghĩa ấy, tôi chọn đề tài: “Quy hoạch phát triển Nuôi trồng thủy sản huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh”. Với mục đích vận dụng lý thuyết về xây dựng quy hoạch phát triển ngành kinh tế để xây dựng quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản ở huyện có tiềm năng. Câu hỏi nghiên cứu của đề tài là: Quy hoạch phát triển NTTS của Thạch Hà, Hà Tĩnh có những nội dung gì? Cần có những giải pháp gì để thực tốt Quy hoạch phát triển NTTS ở địa phƣơng? 2. Tình hình nghiên cứu. Nói đến công tác quy hoạch phát triển Kinh tế xã hội nói chung và quy hoạch phát triển Nuôi trồng thủy sản nói riêng, đã đƣợc nhiều nhà nghiên môn, nhiều nhà phân tích đề cập đến. Nhiều công trình nghiên cứu cũng nhƣ các chƣơng trình dự án cấp Nhà nƣớc đƣợc đƣa ra thực hiện rộng rãi nhƣ “Báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030” của Viện quy hoạch Kinh tế thủy sản (năm 2012)3 trong đó đã đƣa ra phƣơng pháp quy hoạch Nuôi trồng thủy sản 6 bƣớc cụ thể và đánh giá thực trạng và tiềm năng phát triển NTTS của các tỉnh, thành phố giai đoạn 2001-2010, trong báo cáo cũng đƣa ra dự báo các nhân tố tác động đến phát triển thủy sản nhƣ dự báo về nhu cầu tiêu thụ thủy sản trong và ngoài nƣớc, dự báo về khoa học công nghệ vv..; - Công trình của Bộ Thủy sản (2007): “Hƣớng dẫn quy hoạch Nuôi trồng thủy sản mặn lợ bền vững cấp tỉnh” trong tài liệu đã hƣớng dẫn chi tiết về phƣơng pháp lập quy hoạch phát triển Nuôi trồng thủy sản ở cấp tỉnh; - Công trình nghiên cứu của PGS.TS Ngô Thắng Lợi năm 2011: “Hoạch định phát triển kinh tế xã hội lý luận và thực tiễn ở Việt Nam”, trong tài liệu tác giả đã đề cập đến một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt định phát triển ở Việt Nam, trong đó có công tác quy hoạch, vai trò đặc điểm và các nội dung của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội. - Công trình của Viện Chiến lƣợc phát triển – Bộ Kế hoạch và đầu tƣ (2002): “Một số vấn đề về lý luận, phƣơng pháp luận phƣơng pháp xây dựng chiến lƣợc và quy hoạch phát triển kinh tế Việt Nam”, trong báo cáo đã đề cập đến những vấn đề lý luận, phƣơng pháp luận, phƣơng pháp xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam, những vấn đề chung của quy hoạch phát triển, đối tƣợng và phân loại quy hoạch phát triển, quy trình xây dựng quy hoạch. - Bài viết của tác giả Nguyễn Thị Quỳnh Anh, Phạm Văn Hùng (2012): “Giải pháp quản lý môi trƣờng trong nuôi trồng thủy sản các huyện phía nam thành phố Hà Nội”, Tạp chí Khoa học và Phát triển 2012, tập 10 - số 7, công trình đã khái quát số giải pháp quản lý môi trƣờng trong nuôi trồng thủy sản nhằm giảm thiểu ô nhiễm nƣớc NTTS và phát triển NTTS một cách bền vững cho các huyện phía nam thành phố Hà Nội.4 - Luận văn thạc sĩ của Trần Thị Tình (2011): “Phát triển Nuôi trồng thủy sản huyện Ninh Hòa tỉnh Khánh Hòa” đã nghiên cứu một số lý luận cơ bản về Nuôi trồng thủy sản, đánh giá thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản tại huyện Ninh Hòa và đề xuất một số giải pháp phát triển thủy sản cho địa phƣơng; - Công trình nghiên cƣ́u khoa họ c của TS. Trần Đƣ́c Hiệ p giảng viên Trƣờng Đạ i họ c kinh tế – Đạ i họ c Quốc gia Hà Nộ i (2012): “Quy hoạ ch phát triển: nghiên cƣ́u tì nh huống quy hoạ ch nguồn nhân lƣ̣ c ở Lào Cai”, trong công trì nh này tác giả đã hệ thống nhƣ̃ng vấn đề cơ bản về quy hoạ ch phát triển bao gồm khái niệ m, vai trò, nộ i dung và các bƣớc thƣ̣ c hiệ n quy hoạ ch phát triển nói chung. - Báo cáo của UBND huyện Thạch Hà (2012): “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Thạch Hà đến năm 2020 và tầm nhìn năm 2030”, báo cáo đã đánh giá đầy đủ hiện trạng chung về kinh tế xã hội huyện Thạch Hà trong đó đánh giá sơ bộ về nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2005-2010 nhƣng chỉ đánh giá thực trạng Nuôi trồng thủy một cách khái quát, quy hoạch ở mức diện tích và đối tƣợng nuôi, chƣa đánh giá đƣợc những tồn tại, nguyên nhân và những yếu kém trong công tác quy hoạch Nuôi trồng thủy sản của huyện và đề xuất giải pháp một cách cụ thể. Trong tài liệu này cũng đƣa ra các quan điểm, định hƣớng và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội huyện Thạch Hà đến năm 2020 và tầm nhìn 2030. - Công trình của Sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Tĩnh (2013): “Thuyết minh quy hoạch tổng thể phát triển Nuôi trồng thủy sản mặn lợ tỉnh Hà tĩnh giai đoạn 2012 – 2015 và định hƣớng đến năm 2020”, ở tài liệu này đánh giá thực trạng phát triển NTTS mặn lợ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2006-2011, đƣa ra định hƣớng và mục tiêu phát triển NTTS mặn lợ giai đoạn 2012 -2015 và định hƣớng đến năm 2020 cho toàn tỉnh, trong đó đã đƣa5 ra số liệu phát triển NTTS mặn lợ cho vùng Thạch Hà ở quy mô diện tích, năng suất và sản lƣợng cho một số đối tƣợng phát triển chủ lực cho giai đoạn này. - “Thuyết minh quy hoạch tổng thể phát triển Nuôi trồng thủy sản nƣớc ngọt tỉnh Hà tĩnh giai đoạn 2012 – 2015 và định hƣớng đến năm 2020” đƣợc Sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Tĩnh xây dựng năm 2013, ở tài liệu này đánh giá thực trạng phát triển NTTS nƣớc ngọt trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2006-2011, đƣa ra định hƣớng và mục tiêu phát triển NTTS nƣớc ngọt giai đoạn 2012 -2015 và định hƣớng đến năm 2020 cho toàn tỉnh, trong đó đã đƣa ra số liệu phát triển NTTS mặn lợ cho vùng Thạch Hà ở quy mô diện tích, năng suất và sản lƣợng cho một số đối tƣợng và các loại hình nuôi cho giai đoạn này. Đi sâu nghiên cứu về quy hoạch phát triển nuôi thủy sản cấp huyện thì đến nay chƣa có công trình nào, vì vậy đề tài: “Quy hoạch phát triển Nuôi trồng thủy sản huyện Thạch Hà tỉnh Hà Tĩnh” sẽ có ý nghĩa thực tiễn quan trọng, công trình nghiên cứu một cách hệ thống và tƣơng đối đầy đủ về tiềm năng và hiện trạng NTTS của huyện Thạch Hà trong thời gian qua, xây dựng mục tiêu phát triển và đề ra các giải pháp thực hiện quy hoạch phát triển Nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện trong thời gian tới. Trong quá trình thực hiện tác giả sẽ kế thừa, học tập các kết quả của các công trình nghiên cứu trƣớc đó là những tài liệu tham khảo có giá trị nhất định cho việc nghiên cứu hoàn thành luận văn này. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. - Mục đích: Từ việc nghiên cứu cơ sở lý luậ n và thƣ̣ c tiễn về quy hoạ ch phát triển kinh tế ngành và đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển NTTS của huyện, vận dụng lý thuyết xây dựng quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản của huyện Thạch Hà trong thời gian tới.6 - Nhiệm vụ: + Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về quy hoạch phát triển Nuôi trồng thủy sản. + Đánh giá tiềm năng và hiện trạng nuôi trồng thủy sản của địa phƣơng, dự báo những yếu tố tác động đến phát triển NTTS huyện Thạch Hà. + Đề ra các mục tiêu phát triển và gợi ý các giải pháp thực hiện quy hoạch phát triển Nuôi trồng thủy sản tại huyện Thạch Hà đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tƣợng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu công tác quy hoạch phát triển NTTS tại địa bàn huyện Thạch Hà . - Phạm vi nghiên cứu: đề tài xây dựng Quy hoạch phát triển NTTS tại Thạch Hà, Hà Tĩnh giai đoạn 2015 – 2020. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu. Thực hiện đề tài, tác giả luận văn đã sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu kinh tế của Chủ nghĩa duy vậ t biệ n chƣ́ng và chủ nghĩa duy vật lị ch sƣ̉. Cụ thể: phƣơng pháp logic kết hợp với lịch sử, phƣơng pháp thống kê, phƣơng pháp phân tích – tổng hợp, phƣơng pháp so sánh… trong luận văn có sử dụng phƣơng pháp phân tích ma trận SWOT, khảo sát thực tế trong nghiên cứu một số nội dung của đề tài và sƣ̉ dụ ng thêm mộ t số phƣơng pháp khác. Phƣơng pháp thu thập, xử lý và phân tích tài liệu Đây là phƣơng pháp sử dụng nhằm có đƣợc hệ thống số liệu, tình hình thực tế sử dụng cho việc phân tích đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội. Nội dung của phƣơng pháp này bao gồm: + Thu thập các tài liệu thứ cấp: Chúng ta có thể tiếp cận các nguồn số liệu thông qua nhiều kênh thông tin sẵn có nhƣ: Điều tra mức sống dân cƣ, số liệu qua các cuộc điều tra của cục tổng cục thống kê nhƣ: Lâm nghiệp, ngƣ7 nghiệp, lực lƣợng lao động, dân số và kế hoạch hóa gia đình, ….các ấn phẩm sách báo, tạp chí , thông qua internet.. + Thu thập các dữ liệu trực tiếp thông qua điều tra khảo sát: xây dựng một quy trình điều tra hiệu quả bao gồm: nội dung điều tra, phạm vi quy mô, địa điểm điều tra, phƣơng pháp tổ chức điều tra, điều tra trực tiếp, điều tra gián tiếp, tổ chức điều tra. Phƣơng pháp này đƣợc tác giả sử dụng chủ yếu trong chƣơng 2: thu thập, xử lý và phân tích tài liệu về tiềm năng phát triển NTTS, hiện trạng NTTS để làm rõ căn cứ xây dựng quy hoạch phát triển NTTS ở Thạch Hà, Hà Tĩnh. Phương pháp logic - lịch sử Phƣơng pháp lô gích đƣợc sử dụng trong toàn luận văn: từ xây dựng khung khổ lý thuyết quy hoạch phát triển ở chƣơng 1, chƣơng 2 luận văn thể hiện các nội dung quy hoạch trong thực tiễn Quy hoach phát triển NTTS tại Thạch Hà, Hà Tĩnh. Phƣơng pháp lịch sử đƣợc sử dụng để nghiên cứu kinh nghiệm quy hoạch phát triển NTTS ở 1 số địa phƣơng. Sử dụng kết hợp phƣơng pháp lô gích và phƣơng pháp lịch sử đƣợc thể hiện tập trung nhất trong cấu trúc toàn bộ luận văn, đặc biệt trong nghiên cứu chƣơng 2. Phương pháp thống kê, mô tả Việc thống kê, mô tả trong quy hoạch nuôi trồng thủy sản của huyện Thạch Hà đƣợc bắt đầu bằng việc lập danh sách và sắp xếp theo trình tự riêng biệt các yếu tố kinh tế, xã hội, môi trƣờng. Trong đề tài này nhiều số liệu then chốt đƣợc thu thập nhờ các đánh giá nhanh. Các mô tả đƣợc thể hiện đánh giá, biểu đạt các vấn đề quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản của huyện Thạch Hà và các vấn đề kinh tế xã hội của huyện,trong các nội dung cơ bản làm cơ sở cho các phân tích, so sánh đánh giá tiếp theo.8 Phƣơng pháp thống kê đƣợc sử dụng phổ biến trong chƣơng 2. Số liệu thống kê về tình hình nuôi trồng thủy sản qua các năm nhằm cung cấp tƣ liệu cho việc phân tích, so sánh trong các nội dung quy hoạch phát triển NTTS tại Thạch Hà , Hà Tĩnh. Phương pháp phân tích - tổng hợp Phƣơng pháp phân tích – tổng hợp đƣợc sử dụng trong toàn bộ luận văn. Tuy nhiên, phƣơng pháp này đƣợc sử dụng chủ yếu chƣơng 2 – Phân tích và đánh giá hiện trạng NTTS ở Thạch Hà, Hà Tĩnh. Từ các thông tin đƣợc thu thập, tiến hành phân tích những cơ hội, thách thức hay điểm mạnh, điểm yếu của Thạch Hà, Hà Tĩnh trong NTTS. Phương pháp phân tích ma trận SWOT Mô hình SWOT - cây vấn đề, cây mục tiêu trong phân tích, đánh giá tiềm năng và thực trạng trong hoạch định. Trong luận văn, vậ n dụ ng mô hình SWOT để xác định những cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu, nguyên nhân hạ n chế về NTTS tại Thạch Hà, Hà Tĩnh. Trong quá trình nghiên cứu, đề tài này chủ yếu sử dụng số liệu thƣ́ cấp từ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Thạch Hà, Chi cục Thống kê huyện, các báo cáo, đề án của ngành thủy sản cấp tỉnh, Trung ƣơng để nghiên cứu, đánh giá. 6. Những đóng góp mới của luận văn: So với các công trì nh đã nghiên cƣ́u có liên quan đến lĩ nh vƣ̣ c thì đề tài này không bị trùng lặp. Kết quả nghiên cƣ́u của đề tài sẽ đóng góp những điểm mới đó là: - Làm rõ hơn lý luậ n về quy hoạ ch phát triển NTTS cấp huyệ n. - Tổng kết những kinh nghiệm thực tiễn và rút ra các bài học cho công tác quy hoạch phát triển NTTS tại Thạch Hà, Hà Tĩnh.9 - Xây dƣ̣ ng quy hoạ ch phát triển NTTS và đề xuất các giải pháp thƣ̣ c hiệ n quy hoạ ch phát triển NTTS huyệ n Thạ ch Hà giai đoạn 2015 -2020. 7. Kết cấu của luận văn. Ngoài mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 2 chƣơng: - Chƣơng 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quy hoạch phát triển Nuôi trồng thủy sản cấp huyện. - Chƣơng 2. Xây dựng quy hoạch phát triển Nuôi trồng thủy sản huyện Thạch Hà đến năm 2020.10 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CẤP HUYỆN 1.1. Nuôi trồng thủy sản 1.1.1. Khái niệm Ngành thuỷ sản xuất hiện và có quá trình phát triển từ rất lâu đời với xuất phát điểm là đánh bắt và NTTS. Thời kỳ đầu đánh bắt thuỷ sản đƣợc coi là ngành quan trọng chủ yếu cấu thành nên ngành Thuỷ sản. Vì vậy, ở thời điểm đó NTTS chƣa phát triển và con ngƣời chƣa ý thức đƣợc việc tái tạo nguồn lực và đảm bảo môi trƣờng cho sự phát triển của các loài thuỷ sản. Những thập kỷ gần đây, khi sản phẩm thuỷ sản tự nhiên ngày càng có nguy cơ sụt giảm và cạn kiệt vì đánh bắt quá nhiều, tràn làn trong điều kiện nguồn lực có hạn thì NTTS ngày càng phát triển và trở nên quan trọng. Chính vì thế ngành NTTS đƣợc nhìn nhận trên nhiều quan điểm nhƣ sau: Theo giáo trình kinh tế thuỷ sản: NTTS là một bộ phận sản xuất có tính nông nghiệp nhằm duy trì bổ sung, tái tạo, và phát triển nguồn lợi thuỷ sản, các sản phẩm thuỷ sản đƣợc cung cấp cho các hoạt động tiêu dùng và chế biến xuất khẩu. Hoạt động nuôi trồng diễn ra trên nhiều loại hình mặt nƣớc với nhiều chủng loại khác nhau, bên cạnh đó sự phát triển của khoa học kỹ thuật phục vụ cho hoạt động NTTS. Quan điểm của các nhà kinh tế học: NTTS là một hoạt động sản xuất tạo ra nguyên liệu thuỷ sản cho qúa trình tiêu dùng sản phẩm hoạt động xuất khẩu và nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Quan điểm của các nhà sinh học: NTTS là hoạt động tạo ra các điều kiện sinh thái phù hợp với sự trƣởng thành và phát triển của các loại thủy sản để thúc đẩy chúng phát triển qua các giai đoạn của vòng đời.11 Theo quan điểm của FAO: NTTS là các hoạt động canh tác trên đối tƣợng sinh vật thủy sinh nhƣ nhuyễn thể, giáp xác, thực vật thủy sinh…quá trình này bắt đầu từ khi thả giống, chăm sóc nuôi lớn cho tới khi thu hoạch xong [ 2, tr 20]. Vì vậy có thể hiểu NTTS một cách tổng quát, đó là một bộ phận sản xuất có tính nông nghiệp sử dụng các nguồn lực để duy trì, bổ sung tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản, cung cấp sản phẩm trực tiếp cho tiêu dùng và nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và các ngành khác; bao gồm nuôi trồng thủy sản nƣớc ngọt, nuôi trồng nƣớc lợ, nuôi trồng hải sản. 1.1.2. Vai trò của Nuôi trồng thủy sản Thứ nhất, Duy trì, tái tạo các nguồn lợi thuỷ sản. Các nguồn lợi thủy sản là nguồn lợi tự nhiên với tính chất có hạn, khan hiếm khi khai thác đánh bắt mộ t cách tràn lan không có kế hoạ ch thì nguồn lợ i này lạ i càng trở nên khan hiếm, thậ m chí mộ t số loài gần nhƣ tuyệ t chủng. Chính vì vậy, để đảm bảo nguồn lợi này đƣợc duy trì và tiếp tục mang lại lợi ích cho con ngƣời thì cần có những kế hoạch khai thác hợp lý, khai thác kết hợ p với việ c bảo vệ, bổ sung tái tạo một cách thƣờng xuyên thông qua hoạt độ ng đánh bắt và NTTS là 2 bộ phậ n cấu thành nên ngành thuỷ sản nhƣng mang 2 sắc thái hoàn toàn khác nhau, bổ sung lẫn nhau tạ o nên sƣ̣ phát triển chung của toàn ngành. Thứ hai, Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thuỷ sản và thƣơng mại quốc tế thuỷ sản. NTTS là nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn một số ngành nghề sản xuất nông nghiệp khác, sản phẩm không chỉ tiêu dùng nội địa mà một số đối tƣợng thuỷ sản nuôi trồng còn là nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu. Thứ ba, Giải quyết việc làm và tăng thu nhập.12 NTTS là một ngành kinh tế tạo cơ hội công ăn việc làm cho nhiều cộng đồng nhân dân, đặc biệt ở những vùng nông thôn và vùng ven biển. Ở Việt Nam những năm gần đây, đặc biệt từ năm 2001 đến năm 2004, công tác khuyến ngƣ đã tập trung vào hoạt động trình diễn các mô hình khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, hƣớng dẫn ngƣời nghèo làm ăn. Hiện tại, mô hình kinh tế hộ gia đình đƣợc đánh giá là đã giải quyết cơ bản công ăn việc làm cho ngƣ dân ven biển. Bên cạnh đó, mô hình kinh tế tiểu chủ và kinh tế tƣ bản tƣ nhân đã góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động ở các vùng, nhất là lao động nông nhàn ở các tỉnh Nam Bộ và Trung Bộ. Nghề NTTS ở sông Cửu Long đƣợc duy trì đã tạo công ăn việc làm cho 48.000 lao động ở ven sông. Đến năm 2005 do chuyển đổi diện tích sang nuôi trồng thuỷ sản đã góp phần đƣa số lao động nuôi trồng thuỷ sản là 2.550.000 lao động (bao gồm cả lao động thời vụ). Bên cạ nh đó, do hiệ u quả của NTTS cao hơn nhiều so với các lĩ nh vƣ̣ c nông nghiệ p khác, nên cùng với việ c thƣ̣ c hiệ n chuyển đổi kỹ thuậ t sản xuất, chuyển đổi diệ n tí ch tƣ̀ trồng lúa sang NTTS đã tạ o ra nguồn thu nhậ p lớn góp phần nâng cao mƣ́c sống cho ngƣời dân. Thứ tƣ, Cung cấp thực phẩm đáp ứng nhu cầu nội địa. Cùng với mức sống của ngƣời dân dần đƣợc cải thiện, nhu cầu về thực phẩm chất lƣợng cao, giàu protein ngày một tăng thì ngành NTTS ngày càng trở thành nguồn cung cấp nguyên liệ u quan trọ ng cho thị trƣờng nội địa. Ngành NTTS là một trong những ngành tạo ra lƣơng thực, thực phẩm, cung cấp các sản phẩm tiêu dùng trực tiếp. Ở tầm vĩ mô, dƣới giác độ ngành kinh tế quốc dân, Ngành NTTS đã góp phần đảm bảo an ninh lƣơng thực thực phẩm, đáp ứng đƣợc yêu cầu cụ thể là tăng nhiều đạm và vitamin cho thức ăn. Có thể nói Ngành NTTS đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm cho ngƣời dân.13 Thứ năm, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệ p. Ngày nay, xu hƣớng chuyển đổi diệ n tí ch trồng kém hiệu quả nhƣ trồng lúa ruộng trũng 1 vụ bấp bênh, năng suất thấp, đất trồng cói, làm muối kém hiệu quả và đất cát, đất hoang hoá sang sƣ̉ dụ ng có hiệ u quả hơn cho ngành NTTS. Nguyên nhân của hiện tƣợng này là do giá thuỷ sản trên thị trƣờng thế giới những năm gần đây tăng đột biến, trong khi giá các loại nông sản xuất khẩu khác của Việt Nam lại bị giảm sút dẫn đến nhu cầu chuyển đổi cơ cấu diện tích giữa nuôi trồng thủy sản và nông nghiệp càng trở nên cấp bách. Quá trình chuyển đổi diện tích, chủ yếu từ lúa kém hiệu quả, sang nuôi trồng thuỷ sản diễn ra mạnh mẽ nhất vào các năm 2000-2002: hơn 200.000 ha diện tích đƣợc chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản hoặc kết hợp nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, từ 2003 đến nay ở nhiều vùng vẫn tiếp tục chuyển đổi mạnh, năm 2003 đạt 49.000 ha và năm 2004 đạt 65.400 ha. Có thể nói NTTS đã phát triển với tốc độ nhanh, thu đƣợc hiệu quả kinh tế - xã hội đáng kể, từng bƣớc góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế ở các vùng ven biển, nông thôn, góp phần xoá đói giảm nghèo và làm giàu cho nông dân. Hơn nƣ̃a, NTTS cũng đã thu hút sƣ̣ tham gia của nhiều thành phần kinh tế nhƣ: Doanh nghiệ p nhà nƣớc, doanh nghiệ p liên doanh, doanh nghiệ p TNHH, doanh nghiệ p cổ phần... NTTS phát triển cũng kéo theo sƣ̣ phát triển của các ngành Dịch vụ – Công nghiệ p. Vì vậy, phát triển NTTS đã góp phần đƣa nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển nhanh và bền vững. 1.2. Quy hoạch phát triển NTTS cấp huyện 1.2.1. Khái niệm và đặc trƣng 1.2.1.1. Khái niệm * Hoạch định phát triển14 Hoạch định phát triển là một trong bốn chức năng quan trọng thiết yếu của quy trình quản lý, đồng thời đƣợc coi là một chức năng ƣu tiên hay nền tảng của quan trọng nhất. Hoạch định phát triển là quá trình liên tục, bao gồm những quyết định, lựa chọn về cách sử dụng nguồn lực sẵn có khác nhau, với mục đích đạt đƣợc những mục tiêu cụ thể trong tƣơng lai. Nhƣ vậy Hoạch định phát triển bao gồm quá trình xác định mục tiêu trong tƣơng lai và những phƣơng tiện thích hợp để đạt mục tiêu đó. Kết quả của Hoạch định là một văn bản hoạch định ra đời, một văn bản đƣợc ghi chép rõ ràng và xác định những hành động cụ thể cần phải thực hiện trong khuôn khổ đối tƣợng thực hiện hoạch định. Theo đó, Hoạch định phát triển kinh tế xã hội là một dạng của hoạch định phát triển, là dạng hoạch định của cấp độ quốc gia (có thể vận dụng cho cả cấp địa phƣơng) ở các dạng trung hạn và dài hạn. Hoạch định phát triển kinh tế xã hội là sự thể hiện ý đồ phát triển trong tƣơng lai của các nhà nƣớc (hoặc địa phƣơng) bằng các mục tiêu kinh tế - xã hội và những giải pháp chính sách phối hợp để thực thi và đạt đƣợc những mục tiêu đặt ra. Hoạch định phát triển kinh tế xã hội là hoạt động can thiệp của Chính phủ vào nền kinh tế nhằm định hƣớng phát triển biến số kinh tế xã hội chủ yếu để đạt mục tiêu đã định trƣớc (trong một khoảng thời gian đã định), nó là công cụ quản lý (điều tiết) vĩ mô nền kinh tế, đƣợc sử dụng hầu hết các quốc gia dù có thể chế kinh tế chính trị xã hội khác nhau. Các công cụ hoạch định bao gồm: Chiến lƣợc phát triển; Quy hoạch phát triển; Kế hoạch phát triển; Chƣơng trình, hay dự án phát triển. *Quy hoạch phát triển Quy hoạch phát triển là sự cụ thể hóa chiến lƣợc theo góc độ thời gian và không gian lãnh thổ. Quy hoạch có chức năng xác định sơ đồ phân bố sản15 xuất (bao gồm bố trí phân bố không gian và hình thức tổ chức hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn) Quy hoạch phát triển là việc luận chứng khoa học về phát triển và tổ chức không gian kinh tế - xã hội hợp lý cho thời kỳ dài 10-15 năm và cho các giai đoạn 5 năm. Theo một số nhà nghiên cứu, quy hoạch phát triển là một quá trình gồm: Kiến tạo tầm nhìn và xác lập mục đích Khi nhà quy hoạch thực hiện nhiệm vụ kiến tạo tầm nhìn lâu dài, học giúp đỡ địa phƣơng xác định điều gì quan trọng với tƣơng lai bằng việc đề cập đến giá trị bản chất của quy hoạch. Xác lập mục đích, mục tiêu cho địa phƣơng thƣờng là cơ hội đầu tiên và tốt nhất để địa phƣơng đó nêu lên vấn đề thu hút sự chú ý nghiêm túc sâu này trong quá trình quy hoạch. Những nhiệm vụ này thƣờng phân tích hoàn cảnh của các chính sách lựa chọn nhằm giúp đỡ cho ngƣời ra quyết định thấy đƣợc các tác động của hành động tƣơng lai. Lập quy hoạch Nhà quy hoạch giúp các địa phƣơng chuẩn bị quy hoạch tổng thể toàn địa phƣơng, những tiểu vùng và quy hoạch các hành lang, các quy hoạch chức năng (giao thông công cộng, xa lộ, hệ thống nƣớc thải, cấp thoát nƣớc, không gia mở...). Đánh giá các điều kiện hiện tại, xu hƣớng và mô tả hành động đƣợc lên kế hoạch, chỉ định trách nhiệm và chi phí. Những bản quy hoạch nào tạo nên khuôn khổ cho các công cụ quản lý và cho đầu tƣ tƣơng lai của cả khối tƣ nhân lẫn Nhà nƣớc. Xác lập các công cụ quản lý Nhà quy hoạch vạch ra, viết và tổ chức các quy định, luật, khuyến khích dựa trên quy hoạch mà họ tạo ra. Những biện pháp này ảnh hƣởng đến việc công trình đƣợc xây dựng ở đâu, nhƣ thế nào và đất đai đƣợc bảo tồn ở16 đâu và nhƣ thế nào. Chúng xác định khi muốn phát triển một chỗ nào đó cần phải có những điều gì và chúng cho nhà phát triển biết cần phải có những tài liệu khi họ trình kế hoạch phát triển của mình. Các công cụ quản lý có thể dựa trên các phƣơng pháp bắt buộc nhƣ mua quyền phát triển. Các công cụ quản lý có thể có hiệu quả một hiệu quả tích cực hoặc tiêu cực lên tính chất của khu vực, tính toàn vẹn của môi trƣờng, khả năng sử dụng năng lƣợng, sự thay đổi khí hậu, lựa chọn nhà ở, nhà ở xã hội, kinh tế, sức khỏe cộng động, giao thông... Phê duyệt phát triển Khi những quy hoạch đƣợc các nhà phát triển chuẩn bị và các cơ quan chức năng duyệt, họ có cơ hội tuyệt vời để mang những điều kiện đƣa ra ánh sáng và các điều kiện, yếu tố và các biến số ảnh hƣởng đến quyết định để chấp thuận một cách có điều kiện hoặc không chấp thuận dự án. Đầu tƣ của khối công cộng Không phải tất cả những giám đốc quy hoạch hoặc nhân viên khoa học đảm bảo đƣợc vai trò tiên phong trong việc chuẩn bị chƣơng trình cải thiện tài chính của địa phƣơng. Đó là kế hoạch xác định nguồn đầu tƣ cơ sở hạ tầng, công trình nhà nƣớc sẽ đặt ở đâu. Theo đó, Quy hoạch phát triển NTTS là căn cứ vào các tiềm năng lợi thế, hiện trạng phát triển NTTS, dự báo các yếu tố tác động , định hƣớng, xác định các chỉ tiêu và đƣa ra các giải pháp hợp lý để bố trí, sử dụng hợp lý các nguồn lực sẵn có về NTTS để đạt đƣợc các mục tiêu phát triển trong tƣơng lai. Quy hoạch phát triển NTTS có thể hiểu là quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia hay của địa phƣơng nhƣng trong đó đối tƣợng quy hoạch là NTTS.17 1.2.1.2 Đặc trưng của quy hoạch phát triển Quy hoạch phát triển thể hiện tầm nhìn sự bố trí chiến lƣợc về thời gian và không gian lãnh thổ, xây dựng khung vĩ mô về tổ chức không gian để chủ động hƣớng tới mục tiêu, đạt hiệu quả cao, phát triển bền vững. Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội là văn bản luận chứng và lựa chọn phƣơng án phát triển hợp lý, tổ chức kinh tế - xã hội dài hạn (ít nhất là 5 năm) trên không gian lãnh thổ nhất định. Theo quy trình trên, việc hoạch định phát triển dựa trên các quyết định sáng suốt về việc khai thác sử dụng các nguồn lực khan hiếm bị xem nhẹ. Tính mục tiêu nâng lên hàng đầu. Hoạch định trở thành công cụ quản lý theo mục tiêu. 1.2.1.3. Chức năng và nguyên tắc quy hoạch phát triển a. Chức năng Quy hoạch phát triển có những chức năng sau: Thứ nhất: Công cụ định hƣớng phát triển trong tƣơng lai: Quy hoạch phát triển nhằm đạt đến mục tiêu trong tƣơng lai đƣợc thể hiện qua việc dự đoán kết quả các phƣơng án sẽ xảy ra trong tƣơng lai (tiến tới lựa chọn phƣơng án tối ƣu); sắp đặt các hoạt động của tƣơng lai (quyết định và quy trình thực hiện để đạt mục tiêu). Thứ hai: Công cụ điều tiết phối hợp ổn định kinh tế vĩ mô: Quy hoạch phát triển có thể giúp phát triển cân đối, tổng thể; tạo môi trƣởng kinh tế ổn định, thuận lợi; đảm bảo sự cân bằng xã hội. Quy hoạch phát triển có thể giúp điều tiết nền kinh tế theo xu hƣớng hội nhập quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Thứ ba: Công cụ kiểm tra giám sát hoạt động kinh tế - xã hội. Quy hoạch phát triển còn có thể giám sát các hoạt động kinh tế xã hội thông qua việc: Điều chỉnh mục tiêu và phƣơng pháp thựuc hiện quy hoạch; Đánh giá18 tác động, hiệu quả, kết quả thực hiện mục tiêu; hoàn thiện quy trình hoạch định tiếp theo. b. Nguyên tắc quy hoạch phát triển Trong quá trình quy hoạch phát triển, các nguyên tác cơ bản cần quán triệt là: Nguyên tắc tập trung dân chủ Đây là nguyên tắc cơ bản của quy hoạch thể hiện ở chỗ: Chính phủ (chính quyền đối với địa phƣơng) định hƣớng vĩ mô; Kế hoạch, chƣơng trình bám sát định hƣớng chung thống nhất; các đơn vị kinh tế hoạt động theo mục tiêu chung của quốc gia; Quy hoạch đòi hỏi sự tham gia của cộng đồng đặc biệt là sự tham gia của khu vực kinh tế tƣ nhân; Cam kết của chính phủ phải đƣợc đảm bảo thực hiện; Nguyên tắc thị trƣờng Nguyên tắc thể hiện mối quan hệ mang tính quy luật giữa thị trƣờng và quy hoạch phát triển. Nếu thị trƣờng là nơi phân bổ hiệu quả nhất các nguồn lực khan hiếm nhƣng không tránh khỏi những thất bại và thiếu mục tiêu mang tính nhân văn thì quy hoạch sẽ tƣơng hợp với thị trƣờng để khắc phục những thất bại này. Trong trƣờng hợp này, thị trƣờng cùng với quy hoạch là hai công cụ điều tiết nền kinh tế nhƣng đồng thời cũng là đối tƣợng can thiệp của quy hoạch. Theo nguyên tắc này, quá trình quy hoạch phải định hƣớng đƣợc thị trƣờng đồng thời phải tuân thủ chặt chẽ các quy luật thị trƣờng. Nguyên tắc linh hoạt Quy hoạch phát triển đòi hỏi sự tƣơng hợp chặt chẽ với thị trƣờng trong khi đó thị trƣờng thƣờng xuyên biến động phức tạp vì vậy quy hoạch phát triển đòi hỏi phải có tính linh hoạt nhất định. Tính linh hoạt ở đây không phải là một sự thiếu nhất quán hay tùy tiện trong quy hoạch mà nó thể hiện chủ yếu ở chỗ:19 Một là, Trong quá trình xây dựng cần phải có nhiều phƣơng án, mục tiêu mềm; Hai là, Trong quá trình triển khai cần dựa vào công cụ thị trƣờng để điều tiết. Nguyên tắc đảm bảo hiệu quả kinh tế xã hội Các doanh nghiệp theo cơ chế thị trƣờng luôn tìm kiếm lợi ích cá nhân. Vì vậy, quy hoạch phát triển phải tổ chức phối hơp hoạt động của các doanh nghiệp theo mục tiêu dài hạn và nhân văn. Bản thân quy hoạch phải hƣớng đến sự phân bổ nguồn lực theo đúng nguyên tắc thị trƣờng có tính đến các mục tiêu xã hội vì vậy quy hoạch đòi hỏi phải đảm bảo tính hiệu quả kinh tế xã hội. Mọi quá trình quy hoạch sẽ không còn ý nghĩa nếu tính hiệu quả này không đƣợc đảm bảo. Nguyên tắc này đƣợc thể hiện chủ yếu ở chỗ: Thứ nhất, Các văn bản hoạch định phải phù hợp xu thế, quy luật phát triển và đảm bảo tính hệ thống; Thứ hai, Cần thẩm định và quản lý tốt các chƣơng trình dự án (phân bổ hiệu quả nguồn lực); cần đánh giá tác động đa chiều của các dự án, chƣơng trình. Nhƣ vậy: Việc quy hoạch phát triển NTTS vừa phải đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành, vừa phải nằm trong quy hoạch tổng thể của cả nƣớc và của tỉnh vì NTTS là một hoạt động trong hệ thống hoạt động kinh tế của đất nƣớc nên phải đảm bảo một trật tự ƣu tiên sao cho đạt đƣợc hiệu quả kinh tế cao nhất. Đồng thời, NTTS có quan hệ chặt chẽ với thị trƣờng, môi trƣờng sinh thái, do đó khi quy hoạch phải đảm bảo phối hợp các hoạt động một cách nhịp nhàng, đồng bộ, hỗ trợ phát triển. Đầu tƣ quy hoạch nuôi trồng cần phải đƣợc thiết phải đƣợc thiết kế vùng nuôi theo dự án. Đối với các vùng điều kiện tự nhiên, xã hội phù hợp với phát triển nuôi trồng thủy sản thì tiến hành mở rộng sản xuất; với những20 vùng đã thực hiện nuôi trồng thủy sản có dấu hiệu suy thoái môi trƣờng nặng thì kiên quyết chuyển đổi sang hoạt động sản xuất khác nhằm bảo vệ tính hiệu quả và lâu dài. Trong khi quy hoạch cần phối hợp nông, lâm, thủy lợi thống nhất quản lý sử dụng có hiệu quả các dạng mặt nuôi trồng thủy sản từ đó tiến hành quy hoạch cụ thể, bố trí cơ sở hạ tầng vung nuôi. 1.2.1.4. Đặc điểm của quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong đó có NTTS cấp huyện Chi tiết hơn Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện, trong đó có NTTS và Quy hoạch phát triển ngành, đặc biệt là về mục tiêu. Quy hoạch phát triển NTTS cấp huyện vừa chịu sự chi phối của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện, quy hoạch sử dụng đất cấp huyện và quy hoạch phát triển ngành thủy sản cấp tỉnh, trung ƣơng. Vì vậy khi xây dựng quy hoạch, nhà quy hoạch cần phải nắm rõ các quy hoạch trên để việc quy hoạch phát triển không bị chồng chéo, thiếu ổn định. Vấn đề là đạt đƣợc mục tiêu kinh tế- xã hội của huyện và mục tiêu của ngành. 1.2.2. Quy trình quy hoạch phát triển Nuôi trồng thủy sản Năm 2007, Bộ Thủy sản đã ban hành hƣớng dẫn Quy hoạch phát triển NTTS, theo đó Quy trình quy hoạch phát triển NTTS bao gồm có 3 bƣớc sau: Bƣớc 1: Chuẩn bị quy hoạch Là khâu đầu tiên trong công tác làm quy hoạch bao gồm: Xây dựng đề cƣơng dự án quy hoạch và dự toán kinh phí - Xây dựng đề cƣơng Là nêu rõ sự cần thiết; xác định các căn cứ pháp lý, phạm vi, mục tiêu và nội dung/nhiệm vụ dự án quy hoạch; lựa chọn phƣơng pháp tiến hành, tổ chức thực hiện dự án (bao gồm các thành viên tham gia), tiến độ thực hiện và sản phẩm giao nộp (nêu rõ số lƣợng, chất lƣợng và quy cách sản phẩm).21 + Xác định đúng các dữ liệu cần thu thập, phƣơng pháp và địa điểm điều tra, thu thập dữ liệu. + Đề cƣơng thƣờng do đơn vị tƣ vấn quy hoạch xây dựng; còn đơn vị chủ đầu tƣ/đơn vị tiếp nhận quy hoạch cung cấp hoặc phối hợp chuẩn bị thông tin, tƣ liệu ban đầu. + Thu thập và đánh giá tổng quan các văn bản pháp lý liên quan đến việc xây dựng dự án quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản và tài liệu về tình hình nuôi trồng thuỷ sản ở vùng quy hoạch. + Xác định các vấn đề cơ bản cần giải quyết (kinh tế, xã hội, môi trƣờng, sử dụng đất, công nghệ nuôi trồng, cơ sở hạ tầng cho nuôi trồng thuỷ sản, thể chế chính sách…) và các địa điểm quan trọng cần chú ý khi quy hoạch. + Trao đổi các vấn đề cơ bản cần giải quyết của dự án quy hoạch với các nhà ra quyết định, các chủ đầu tƣ dự án (các Sở, Ban, Ngành liên quan); thảo luận sơ bộ về các mục tiêu dự án quy hoạch và quy hoạch, các chỉ số đánh giá của quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản... + Xác định các vấn đề và dữ liệu cần thu thập, nhƣ: điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội, môi truờng, sản xuất kinh doanh, khoa học công nghệ, thể chế và chính sách; theo thời gian cần số liệu hiện trạng và dự báo; theo tính chất sẵn có cần dữ liệu sơ cấp và thứ cấp; theo tính chất cần dữ liệu định tính và định lƣợng. + Thống nhất phƣơng pháp và địa bàn điều tra, thu thập dữ liệu,... Các công việc này tiến hành trong nội bộ những ngƣời xây dựng đề cƣơng + Xác định các bên liên quan (cơ quan tƣ vấn, các sở, ban, ngành, cộng đồng địa phƣơng, các tổ chức nghiên cứu khoa học-công nghệ liên quan) và khả năng tham gia của họ trong quá trình quy hoạch. + Tổng hợp và viết đề cƣơng dự án.22 - Xây dựng dự toán kinh phí + Cần nêu rõ các căn cứ xây dựng dự toán kinh phí, quy định hiện hành về đơn giá và tiến hành dự toán các khoản chi theo đúng nội dung và khối lƣợng công việc ghi trong đề cƣơng. + Công việc xây dựng dự toán kinh phí thƣờng do đơn vị tƣ vấn quy hoạch tiến hành trên cơ sở trao đổi với đơn vị chủ đầu tƣ. - Phê duyệt đề cƣơng và dự toán kinh phí + Đơn vị chủ đầu tƣ sẽ gửi đề cƣơng và dự toán kinh phí sau khi chuẩn bị xong sang Sở Kế hoạch và Đầu tƣ để xin ý kiến hoặc thẩm định. + Đơn vị chủ đầu tƣ tiếp tục hoàn thiện đề cƣơng kèm dự toán kinh phí và gửi lại Sở Kế hoạch và Đầu tƣ để trình UBND tỉnh ra quyết định phê duyệt đề cƣơng, dự toán kinh phí và giao nhiệm vụ cho đơn vị chủ đầu tƣ. - Thống nhất biểu mẫu điều tra và kế hoạch triển khai thực hiện dự án quy hoạch + Chuẩn bị biểu mẫu điều tra: Các biểu mẫu điều tra phải đáp ứng tối đa nội dung, yêu cầu về dữ liệu phục vụ xây dựng quy hoạch, phù hợp với thực tế, đảm bảo độ chính xác và có tính khả thi cao; Biểu mẫu điều tra có thể là bảng hỏi cấu trúc, biểu mẫu thống kê hoặc nội dung cần lấy ý kiến. + Tổ chức hội thảo thống nhất hệ thống biểu mẫu điều tra + Sau đó tổ chức tập huấn điều tra, thu thập dữ liệu: cụ thể hoá nội dung và phƣơng pháp điều tra thu thập dữ liệu cho các thành viên tham gia xây dựng quy hoạch. + Hội thảo rút kinh nghiệm, hoàn chỉnh biểu mẫu và các phƣơng pháp điều tra thu thập dữ liệu áp dụng cho điều tra chính thức. - Xây dựng và triển khai kế hoạch23 + Xây dựng kế hoạch triển khai dự án quy hoạch là một khâu quan trọng đảm bảo cho dự án thực hiện đúng tiến độ, đảm bảo chất lƣợng, sát với dự toán kinh phí. + Kế hoạch triển khai, bao gồm: kế hoạch về công việc, biểu đồ tiến độ thi công dự án, bố trí hợp lý nhân lực đảm bảo chất lƣợng công việc và theo đúng tiến độ, thời gian thực hiện; xác định quy cách sản phẩm giao nộp, kinh phí. - Phân công các đơn vị và cá nhân chịu trách nhiệm và dự kiến các hợp đồng giao việc. - Điều tra, thu thập dữ liệu và xây dựng báo cáo chuyên đề: Điều tra, thu thập dữ liệu và xây dựng báo cáo chuyên đề. Điều tra, thu thập dữ liệu theo từng báo cáo chuyên đề dƣới đây: + Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên + Điều kiện kinh tế-xã hội vùng quy hoạch + Đánh giá hiện trạng phát triển nuôi trồng thuỷ sản + Hiện trạng môi trƣờng và dịch bệnh trong nuôi trồng thuỷ sản + Đánh giá thể chế-chính sách liên quan đến nuôi trồng thuỷ sản + Dự báo một số điều kiện phát triển nuôi trồng thuỷ sản - Xây dựng cơ sở dữ liệu và hồ sơ vùng quy hoạch + Xây dựng cơ sở dữ liệu (CSDL) là tiến hành hệ thống hóa các dữ liệu thu thập đƣợc để tiện sử dụng trong phân tích, đánh giá, dự báo các điều kiện ảnh hƣởng tới phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Cơ sở dữ liệu còn dùng để cập nhật sử dụng tiếp cho giai đoạn thực hiện và điều chỉnh quy hoạch… + Cơ sở dữ liệu thƣờng đƣợc tổ chức theo 3 dạng: (1) văn bản, (2) báo cáo số liệu và (3) bản đồ. + Xây dựng hồ sơ vùng quy hoạch: Hồ sơ vùng quy hoạch thực chất là một báo cáo tổng quan về vùng quy hoạch, đƣợc xây dựng trên cơ sở thông24 tin từ các báo cáo chuyên đề và cơ sở dữ liệu của vùng quy hoạch, kể cả các sơ đồ/bản đồ các hợp phần đơn tính. Bƣớc 2: Xây dựng quy hoạch Bao gồm các nội dung sau: - Luận chứng quan điểm và mục tiêu phát triển: Xây dựng quan điểm phát triển. Các quan điểm thể hiện chủ trƣơng của Đảng, Nhà nƣớc và ngƣời dân về kết quả và định hƣớng phát triển nuôi trồng thuỷ sản trong giai đoạn quy hoạch. Xây dựng định hƣớng phát triển: Định hƣớng phát triển là con đƣờng hƣớng tới tƣơng lai và phƣơng cách đi tới để đạt đƣợc các mục tiêu và chỉ tiêu phát triển trong một thời khoảng nhất định (thƣờng sau thời điểm quy hoạch 5-10 năm hoặc xa hơn). Bởi vậy, định hƣớng phát triển ít nhiều mang tính kỹ thuật và cụ thể hơn so với quan điểm phát triển. Xác định mục tiêu quy hoạch. - Xây dựng phƣơng án quy hoạch Các phƣơng án quy hoạch: Từ quan điểm, định hƣớng, mục tiêu tổng quát và các mục tiêu/chỉ tiêu cụ thể của quy hoạch, trên cơ sở các kết quả giới thiệu trong hồ sơ vùng quy hoạch và bản đồ hiện trạng (và tiềm năng) nuôi trồng thuỷ sản, tiến hành xác định các phƣơng án /kịch bản quy hoạch (thƣờng đƣa ra 2-3 phƣơng án để lựa chọn), bao gồm cả vốn đầu tƣ, các chƣơng trình/dự án đầu tƣ, đánh giá hiệu quả quy hoạch. Sau đó luận chứng để chọn phƣơng án tối ƣu nhất, có tính khả thi và thiết kế quy hoạch theo phƣơng án chọn. Thiết kế quy hoạch theo phƣơng án chọn: Thiết kế quy hoạch theo phƣơng án chọn là việc tổ chức không gian cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản trong vùng quy hoạch25 Đánh giá sơ bộ hiệu quả quy hoạch: Cần thực hiện việc đánh giá sơ bộ hiệu quả chung (về mặt kinh tế, xã hội và môi trƣờng) của quy hoạch theo phƣơng án chọn và một số dự án đầu tƣ trọng điểm đề xuất trong quy hoạch. Việc đánh giá chi tiết hiệu quả quy hoạch sẽ đƣợc tiến hành sau trong khi thực hiện quy hoạch, thƣờng vào thời điểm đánh giá giữa kỳ dựa vào kết quả triển khai dự án giám sát tình hình thực hiện quy hoạch đã nói trên Xây dựng các giải pháp thực hiện quy hoạch - Xây dựng các giải pháp để triển khai thực hiện tốt quy hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản và để trả lời câu hỏi: Cần làm những gì để có thể triển khai đƣợc phƣơng án chọn của quy hoạch. Các nhóm giải pháp thƣờng xây dựng: - Giải pháp chính sách phát triển nuôi trồng thuỷ sản, - Giải pháp chuyển đổi cơ cấu sản xuất trong nuôi trồng thuỷ sản, - Giải pháp khoa học-công nghệ và khuyến ngƣ, - Giải pháp dịch vụ giống và thức ăn - Giải pháp thị trƣờng, - Giải pháp vốn đầu tƣ, - Giải pháp phát triển nguồn nhân lực và hợp tác quốc tế, - Giải pháp cơ sở hạ tầng và môi trƣờng (bao gồm cả thủy lợi cho nuôi trồng thuỷ sản), - Giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch. Lập bản đồ cho vùng quy hoạch - Đối với một vùng quy hoạch, tối thiểu có 02 loại bản đồ cần phải đƣợc thành lập- bản đồ hiện trạng và tiềm năng phát triển nuôi trồng thuỷ sản và bản đồ quy hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản. - Nếu có điều kiện thì thành lập các bản đồ chuyên đề (các hợp phần đơn tính) cùng tỷ lệ với 02 bản đồ trên và theo các nội dung đã nói ở phần I.26 Trong trƣờng hợp này có thể xây dựng một tập Atlas riêng cho vùng quy hoạch. - Công tác bản đồ phải tuân thủ các nguyên tắc trong quy trình/quy phạm quốc gia (về tỷ lệ bản đồ, về xây dựng chú giải, về sử dụng ký hiệu mầu hay đen trắng...). - Xây dựng các bản đồ chuyên đề: không bắt buộc, nên tuỳ thuộc khả năng tài chính của địa phƣơng mà lựa chọn loại bản đồ chuyên đề nào cần thiết. Bản đồ chuyên đề (hợp phần đơn tính) thể hiện kết quả điều tra, nghiên cứu, phân tích về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội trên địa bàn và bản đồ quy hoạch của các ngành. - Thành lập bản đồ hiện trạng vùng quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản. Thể hiện trên bản đồ nền (cùng tỷ lệ) mối quan hệ không gian của các thông tin về: hiện trạng nuôi trồng thuỷ sản, tiềm năng phát triển nuôi trồng thuỷ sản, tình trạng môi trƣờng và hệ sinh thái/habitat, các địa điểm nhậy cảm về sinh thái, môi trƣờng... - Thành lập bản đồ quy hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản dựa trên cơ sở bản đồ hiện trạng vùng quy hoạch (cùng tỷ lệ) và kết quả thiết kế quy hoạch theo phƣơng án chọn. Soạn thảo báo cáo quy hoạch - Hệ thống báo cáo quy hoạch bao gồm: các báo cáo chuyên đề (nhƣ đã đề cập ở phần trên), báo cáo thuyết minh 02 bản đồ, hồ sơ vùng quy hoạch, báo cáo quy hoạch và tóm tắt báo cáo quy hoạch. - Báo cáo quy hoạch (tổng hợp) đƣợc xây dựng dựa trên các báo cáo chuyên đề, thuyết minh bản đồ và hồ sơ vùng quy hoạch. Các thành viên tham gia thực hiện dự án quy hoạch đóng góp ý kiến và thống nhất sửa chữa. Trình thẩm định và phê duyệt quy hoạch27 - Hội thảo góp ý dự thảo báo cáo quy hoạch - Hoàn chỉnh dự thảo báo cáo quy hoạch. - Thẩm định quy hoạch - Trình và phê duyệt quy hoạch Bƣớc 3. Thực hiện quy hoạch Tổ chức thực hiện quy hoạch Công bố quy hoạch: - Công bố và phổ biến quy hoạch trên mọi phƣơng tiện thông tin đại chúng, xuống tận cộng đồng... - Xác định cơ quan chủ trì và cơ quan phối hợp triển khai các biện pháp để thực hiện quy hoạch. - Tổ chức và huy động các nguồn lực thực hiện quy hoạch. Giám sát và đánh giá việc thực hiện quy hoạch Rà soát và điều chỉnh quy hoạch 1.2.3. Nội dung của quy hoạch phát triển NTTS cấp huyện 1.2.3.1. Phân tích, đánh giá tiềm năng và thực trạng NTTS của địa phương a. Đánh giá tiềm năng Phân tích, đánh giá tiềm năng phát triển là việc làm rõ những lợi thế về nguồn lực của địa phƣơng và khả năng khai thác, sử dụng nguồn lực trong thời kỳ quy hoạch. Đánh giá tiềm năng bao gồm việc đánh giá các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phƣơng. Yếu tố tự nhiên Bao gồm các yếu tố nhƣ vị trí địa lý, khí hậu thủy văn, tài nguyên đất, tài nguyên nƣớc… có ảnh hƣởng đến phát triển NTTS. Vị trí địa lý: những đặc điểm thuận lợi và khó khăn đối với việc giao lƣu, vận chuyển và tiêu thụ hàng hoá/sản phẩm thuỷ sản; các hoạt động trao28 đổi, tiếp cận thông tin và công nghệ tiên tiến đối với các tỉnh khác và các nƣớc khác. Đặc điểm khí hậu - thuỷ văn: Mỗi sinh vật sinh sống trên Trái đất đều phụ thuộc vào những yếu tố nhất định, các loài thủy sản củng không là ngoại lệ. Nhân tố này quyết định đến khả năng nuôi trồng thủy sản trên từng vùng, từng lãnh thổ, ảnh hƣởng lớn tới năng suất và sản lƣợng nuôi trồng thủy sản. Các nhân tố tự nhiên nhƣ đất đai, khí hậu, nhiệt độ, gió, mƣa,...đã ảnh hƣởng tới điều kiện sống, khả năng sinh sản và di trú của thủy sản. Việt Nam là một nƣớc nằm trong vùng nhiệt đới pha trộn tính ôn đới, vì vậy mà điều kiện thời tiết khí hậu có ảnh hƣởng sâu sắc đến ngành NTTS. NTTS ở Việt Nam tiến hành đƣợc cả từ Bắc vào Nam nhờ khí hậu Á nhiệt nóng ẩm và một số vùng pha chút khí hậu ôn đới. Tài nguyên khí hậu thực sự quan trọng, đã trở thành một yếu tố đầu vào thuận lợi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh thủy sản, giống nhƣ một món quà tặng của tự nhiên cho con ngƣời. Nhiệt độ đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh trƣởng của sinh vật nói chung và các loại nuôi trồng thủy sản nói riêng. Khả năng chống chịu của chúng nằm trong giới hạn nhất định. Sự thay đổi nhiệt độ là điều kiện phát sinh nhiều loại dịch bệnh cho các loại nuôi. Nhiệt độ tăng cao ảnh hƣởng đến tốc độ sinh trƣởng và phát triển của các loài thủy sản. Tác động của thời tiết củng ảnh hƣởng tới môi trƣờng của ao nuôi. Bên cạnh nhƣng yếu tố nhiệt độ, đất đai thì nguồn nƣớc là yếu tố đặc biệt quan trọng đối với các loài thủy sản, bởi vì các loài thì có đặc điểm sinh lý, sinh thái khác nhau. Chính vì vây để nuôi trồng thủy sản đạt hiệu quả cao và phát triển bền vững phải chú ý đến giãi pháp về môi trƣờng, giãi pháp về quản lý, giãi pháp về nuôi trồng …29 Chế độ thủy văn: hầu hết các sông vùng đồng bằng, đặc biệt là vùng hạ lƣu sông đều thích hợp cho nhiều loài thủy sản sinh sống và phát triển, tạo thành một vùng sinh thái đặc trƣng về nhiệt độ, dòng chảy, tính chất thủy lý hóa và nguồn thức ăn tự nhiên cho thủy sinh vật. Bên cạnh những yếu tố thuận lợi giúp cho sự phát triển của ngành NTTS thì cũng có nhiều yếu tố ảnh hƣởng xấu đến sự phát triển của ngành nhƣ: lũ lụt, hạn hán , bão…gây thiệt hại nghiêm trọng cho NTTS, từ đó làm cho ngành thuỷ sản có tính bấp bênh, không ổn định. Các loại tài nguyên liên quan đến phát triển NTTS nhƣ: Tài nguyên đất (diện tích, chất lƣợng, các nhóm/loại đất chính, diện tích đất tiềm năng/có khả năng cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản), tài nguyên nƣớc (nƣớc mặt, nƣớc ngầm, trữ lƣợng, chất lƣợng, phân bố, lƣu lƣợng), tiềm năng nguồn lợi thuỷ sản (đa dạng sinh học và hệ sinh thái thuỷ sinh, cơ sở thức ăn và nguồn giống tự nhiên, động vật đáy, các khu hệ cá nƣớc lợ, nƣớc mặn, giáp xác,.. đặc biệt, cần xác định các giống loài động thực vật thuỷ sản có phân bố tự nhiên trong vùng, đặc biệt lƣu ý các loài có sản lƣợng lớn, có giá trị kinh tế cao và xuất khẩu, các giống loài thuỷ sản đƣợc nhập về nuôi và có triển vọng. Yếu tố kinh tế - xã hội Tình hình dân số và lao động: Dân số theo quan điểm thống kê là số ngƣời sống trên một lãnh thổ nhất định vào một thời điểm nhất định. Dân số có tác động đến việc phát triển NTTS, đây chính là nhu cầu về thị trƣờng tiêu dùng sản phẩm thủy sản. Thông qua chỉ tiêu dân số nhà hoạch định có thể tính toán đƣợc nhu cầu sử dụng nguồn thực phẩm từ sản phẩm thủy sản trên thế giới cũng nhƣ từng lãnh thổ. Số lƣợng và chất lƣợng lao động là nhân tố hàng đầu ảnh hƣởng đến quá trình phát triển NTTS. Lao động trong NTTS đòi hỏi phải am hiểu về kỹ thuật nuôi trồng, có kinh nghiệm và kỹ năng tổ chức quản lý nuôi trồng theo30 những hình thức và quy mô nhất định. Do đặc điểm của nuôi trồng thủy sản chủ yếu là kinh tế hộ, trang trại, doanh nghiệp và tập thể nên lao động trong NTTS rất đa dạng và thƣờng gắn với nông nghiệp, nông thôn. Vì vậy công tác đào tạo, phát triển nguồn lao động cho NTTS là vấn đề đặc biệt cần quan tâm. Khoa học kỹ thuật: Đây là yếu tố tác động cả trực tiếp và gián tiếp tới NTTS. Ngành nuôi trồng thủy sản càng phát triển đòi hỏi phải biết áp dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến vào sản xuất thì mới đem lại năng suất cao, chất lƣợng tốt và có hiệu quả kinh tế. Phát triển nuôi trồng thủy sản phải dựa vào tiến bộ khoa học công nghệ sinh sản nhân tạo, lai tạo, thuần chủng giống loài thủy sản, kỹ thuật và công nghệ sản xuất thức ăn công nghiệp, kỹ thuật vận chuyển giống, kỹ thuật nuôi và phòng trừ dịch bệnh cho thủy sản.. Vì vậy việc ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ vào NTTS là hết sức cần thiết. Cơ cấu sử dụng đất: Phân tích mối liên quan giữa đất sử dụng trong nuôi trồng thuỷ sản với các ngành khác nhƣ nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp… để đƣa ra các định hƣớng điều chỉnh việc sử dụng đất phù hợp giữa các ngành trong phần xây dựng quy hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Các vấn đề xã hội khác, gồm: Giáo dục - đào tạo, y tế và an ninh trật tự, tỷ lệ nghèo và mức sống, vấn đề giới... b. Phân tích, đánh giá thực trạng nuôi trồng thuỷ NTTS của địa phƣơng Phân tích, đánh giá hiện trạng phát triển là việc làm rõ trình độ thực tế của kinh tế địa phƣơng tính đến thời điểm hiện tại trong mối tƣơng quan với địa phƣơng khác trong vùng (và cả nƣớc) thông qua các chỉ tiêu cơ bản nhƣ: - Quy mô, tốc độ tăng trƣởng NTTS. - Chuyển dịch cơ cấu NTTS.31 Diện tích nuôi, sản lƣợng nuôi, công nghệ nuôi theo loại hình mặt nƣớc và theo đối tƣợng nuôi và năng suất nuôi theo phƣơng thức nuôi và đối tƣợng nuôi trong giai đoạn 05 năm tính đến thời điểm xây dựng quy hoạch. Dịch vụ cho nuôi trồng thuỷ sản: gồm các đánh giá về hiện trạng sản xuất, kinh doanh, quản lý chất lƣợng và sử dụng con giống của các đối tƣợng nuôi trong nuôi trồng thuỷ sản và các dịch vụ thức ăn, hoá chất thú y về số lƣợng trại giống, sản lƣợng giống, nhu cầu giống của nuôi trồng thuỷ sản địa phƣơng, khả năng đáp ứng và tiêu thụ giống (lƣợng giống xuất và lƣợng giống nhập), hệ thống kinh doanh giống, công tác kiểm dịch và quản lý chất lƣợng giống, tình hình sử dụng giống của ngƣời nuôi, dịch vụ về thức ăn và hoá chất thú y. Trên cơ sở đó, đánh giá xu hƣớng phát triển và các hạn chế của các loại hình dịch vụ này, các nguyên nhân thành công và thất bại trong phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Chế biến và tiêu thụ sản phẩm của nuôi trồng thuỷ sản thông qua phân tích hệ thống chợ cá, nậu vựa, cơ sở chế biến thuỷ sản-kênh tiêu thụ xuất khẩu và tiêu thụ nội địa, về số lƣợng, quy mô, phân bố, phƣơng thức và thị trƣờng tiêu thụ các sản phẩm của nuôi trồng thuỷ sản. Hình thức tổ chức và quản lý sản xuất NTTS ở địa phƣơng: Cần đánh giá theo hộ gia đình cá thể, trang trại hoặc doanh nghiệp tƣ nhân quy mô lớn, vừa và nhỏ; hoặc các doanh nghiệp quốc doanh và các nông, lâm ngƣ trƣờng, hợp tác xã nuôi trồng thuỷ sản; hoặc các hình thức liên kết sản xuất khác nhƣ các câu lạc bộ, tổ hợp tác,.. Đánh giá hiệu quả hoạt động của các hình thức tổ chức và quản lý sản xuất này. Tình hình áp dụng khoa học - công nghệ trong NTTS: Thống kê và đánh giá các kết quả nghiên cứu và tiến bộ về khoa học công nghệ đã đƣợc ứng dụng và triển khai trong NTTS tại địa phƣơng nhƣ: Công nghệ sản xuất giống các đối tƣợng nuôi mặn lợ; công nghệ chế biến thức ăn; tình hình sử32 dụng các thiết bị trong ao, đầm nuôi nhƣ máy quạt nƣớc, sục khí... đồng thời đánh giá hiệu quả các đối tƣợng nuôi mới đƣợc đƣa vào sản xuất... Đánh giá về các hoạt động chuyển giao công nghệ và kết quả nghiên cứu từ các Viện, Trung tâm nghiên cứu thuỷ sản ra sản xuất. Có thể liệt kê thêm các Viện, Trung tâm nghiên cứu thuỷ sản đóng trên địa bàn (nếu có) để thấy đƣợc ảnh hƣởng của các hoạt động nghiên cứu và chuyển giao công nghệ đối với sản xuất nuôi trồng thuỷ sản tại địa phƣơng. Cuối cùng, cần đánh giá các khó khăn, tồn tại và các cản trở trong công tác áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào NTTS. Công tác khuyến ngƣ trong NTTS: Các hoạt động tập huấn kỹ thuật, các mô hình trình diễn, các hỗ trợ kỹ thuật của khuyến ngƣ cho ngƣời nuôi, các tài liệu khuyến ngƣ, các chƣơng trình chuyển giao công nghệ và giới thiệu đối tƣợng nuôi mới, nguồn nhân lực và năng lực của cán bộ, các cơ quan khuyến ngƣ ở các cấp quản lý tỉnh, huyện, xã tại địa phƣơng. Các hạn chế và trở ngại trong công tác khuyến ngƣ. - Cơ cấu sử dụng đất NTTS: diện tích sử dụng cho phát triển NTTS so với tiềm năng lợi thế; diện tích phát triển cụ thể cho từng loại hình nuôi trồng thủy sản: NTTS nƣớc ngọt, nuôi nƣớc lợ, nuôi biển, nuôi trên cát… - Cơ sở hạ tầng NTTS: Mô tả, thống kê và đánh giá các hạng mục cơ sở hạ tầng cần thiết nhƣ: Hệ thống giao thông, hệ thống điện, hệ thống thuỷ lợi; hệ thống phao, tiêu neo đậu lồng bè trên biển, hệ thống thông tin liên lạc phục vụ nuôi trồng thuỷ sản. Đặc biệt chú trọng đến hệ thống thuỷ lợi phục vụ nuôi trồng thuỷ sản (hệ thống kênh tiêu, kênh cấp cấp 1, 2, 3 và các hệ thống thoát nƣớc). - Các vấn đề quản lý trong Nuôi trồng thủy sản: Hiệu quả kinh tế của một số mô hình NTTS điển hình: Mô hình nuôi tôm sú thâm canh, mô hình nuôi tôm sú bán thâm canh, mô hình nuôi tôm sú33 quảng canh cải tiến, mô hình nuôi nhuyễn thể, mô hình nuôi cá lồng biển, mô hình nuôi cá nƣớc mặn trong ao...Từ đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi, cần xác định các yếu tố đầu vào (giống, thức ăn hay giá cả thị trƣờng) có tác động lớn nhất đến hiệu quả kinh tế và đƣa ra các giải pháp can thiệp thích hợp. Đồng thời, đánh giá mức độ ổn định về mặt kinh tế của các mô hình nuôi đối với các yếu tố biến động này. Hiện trạng môi trƣờng và dịch bệnh trong nuôi trồng thuỷ sản: Đánh giá tổng quan các vấn đề môi trƣờng xung quanh đang và sẽ tác động đến hoạt động phát triển nuôi trồng thủy sản, nhƣ: vấn đề môi trƣờng từ các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, khu dân cƣ...quanh vùng quy hoạch, chất lƣợng các kênh cấp nƣớc cho vùng quy hoạch nuôi (các chỉ tiêu lý hóa học, sinh học). Kiểm kê và đánh giá các hệ sinh thái quan trọng và các giá trị bảo tồn trong vùng quy hoạch (rừng ngập mặn, các vùng đất ngập nƣớc, rạn san hô, thảm cỏ biển, các khu bảo tồn đang có…) về kiểu loại, quy mô phân bố, tầm quan trọng về mặt sinh thái môi trƣờng, tình trạng sử dụng, mức độ suy thoái... để lồng ghép các cân nhắc môi trƣờng vào tổ chức không gian phát triển vùng quy hoạch cho nuôi trồng thuỷ sản bền vững (chi tiết giới thiệu ở phần sau). Kiểm kê và đánh giá các vấn đề môi trƣờng nẩy sinh từ chính hoạt động nuôi trồng thuỷ sản và ảnh hƣởng của nó đến môi trƣờng xung quanh, nhƣ: dƣ lƣợng thức ăn, thuốc thú y, chế phẩm sinh học và các hóa phẩm khác trong môi trƣờng ao đầm nuôi thủy sản... Đặc biệt vấn đề đánh giá mức độ xử lý chất thải từ hoạt động nuôi trồng thủy sản thông qua: kết quả phân tích chất lƣợng nƣớc thải, tình hình thu gom và xử lý chất thải rắn, bùn thải, rác thải sinh hoạt trong vùng nuôi thuỷ sản, hệ thống ao lắng để xử lý nƣớc cấp và nƣớc thải của các ao đầm nuôi.34 Thống kê, đánh giá nguyên nhân và mức độ thiệt hại của các hiện tƣợng dịch bệnh trong hoạt động nuôi trồng thuỷ sản (thƣờng thống kê trong 05 năm), cũng nhƣ đánh giá tính hiệu quả của các đáp ứng quản lý đã có ở vùng quy hoạch (hoạt động quan trắc, cảnh báo môi trƣờng và dịch bệnh, các giải pháp phòng chống bệnh đã áp dụng...). Đánh giá tài nguyên môi trƣờng vùng quy hoạch (nếu có thể) để xác định lƣợng chất thải từ các nguồn thải trong và ngoài vùng quy hoạch, và ngƣỡng chịu tải của vùng quy hoạch để bảo đảm nuôi trồng thuỷ sản bền vững. Đánh giá chi phí, lợi ích mở rộng của phƣơng án quy hoạch (nếu có thể) dựa trên việc lƣợng giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trƣờng của phƣơng án. Kết quả tính toán sẽ là một trong những cơ sở lựa chọn phƣơng án quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản bền vững. Đánh giá thể chế - chính sách liên quan đến nuôi trồng thuỷ sản: Thống kê, đánh giá tình hình triển khai và thực thi các chủ trƣơng, chính sách, chiến lƣợc và quy hoạch liên quan đến nuôi trồng thuỷ sản ở cấp Trung ƣơng (Chính phủ và ngành thuỷ sản) và địa phƣơng. Bao gồm: Cần đánh giá việc vận dụng và tác động của các chính sách quốc gia đối với phát triển nuôi trồng thủy sản ở địa phƣơng/vùng quy hoạch nhƣ thế nào. Những văn bản chính sách nào đƣợc địa phƣơng ban hành để triển khai và thực thi hiệu quả các chính sách của Trung ƣơng ở địa phƣơng. Ví dụ: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế thuỷ sản đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt gần nhất, Chiến lƣợc phát triển ngành và các chiến lƣợc có liên quan (phát triển bền vững, môi trƣờng...), các Chƣơng trình trọng điểm ngành có liên quan đƣợc Chính phủ hoặc Bộ chủ quản phê duyệt (Chƣơng trình: nuôi trồng thủy sản, xuất khẩu thuỷ sản, phát triển giống thuỷ35 sản, bảo vệ nguồn lợi thủy sản...); các văn bản pháp luật và chính sách quốc gia liên quan (luật, nghị định, Nghị quyết của Chính phủ...). Đánh giá xem các chủ trƣơng, chính sách, quy hoạch và chƣơng trình của địa phƣơng (Tỉnh uỷ, UBND, Huyện ủy, UBND huyện) liên quan đến phát triển nuôi trồng thuỷ sản đã đƣợc triển khai nhƣ thế nào và có đạt đƣợc mục tiêu nuôi trồng thuỷ sản bền vững không. Những vấn đề còn tồn tại và những rào cản trong quá trình thực thi các chính sách này cũng nhƣ mục tiêu phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững nói riêng và toàn ngành thủy sản ở địa phƣơng nói chung. Trên cơ sở đó xác định những chính sách liên quan nào còn thiếu, chƣa đƣợc ban hành hoặc chậm đƣợc ban hành và triển khai vào thực tế của địa phƣơng. Đánh giá hệ thống tổ chức quản lý hoạt động nuôi trồng thuỷ sản ở địa phƣơng, nhƣ: vai trò và trách nhiệm quản lý nhà nƣớc của các cơ quan công quyền các cấp trong huyện, mức độ tham gia của ngƣời dân địa phƣơng, mô hình tổ chức sản xuất (HTX, Tổ hợp tác...), vai trò của các tổ chức dịch vụ (kể cả nậu vựa...). Xem xét mối quan hệ liên kết giữa các đơn vị trong tổ chức về mặt cơ chế điều hành, phối kết hợp, về quyền hạn và trách nhiệm đối với phát triển nuôi trồng thuỷ sản bền vững... c. Xác định điểm mạnh, điểm yếu của địa phƣơng trong NTTS Đây là phần việc mang tính chất tổng hợp những vấn đề chính đã đƣợc phân tích trong các nội dung phân tích và đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển kinh tế - xã hội…. Theo đó, trong nội dung phân tích, đánh giá về tiềm năng và thực trạng (Ví dụ: nguồn lực tự nhiên, con ngƣời/ xã hội, vật chất, tài chính ) chúng ta sẽ xác định các điểm mạnh và điểm yếu liên quan đến phát triển kinh tế bằng việc trả lới các câu hỏi dƣới đây: * Các điểm mạnh36 - Các nguồn lực có thể coi là thế mạnh của chính địa phƣơng so với các chủ thể khác là gì - Khả năng khai thác các điểm mạnh này nhƣ thế nào? - Với sự hổ trợ hoặc khuyến khích đầu tƣ, những nguồn lực nào sẽ là điểm mạnh có thể phát huy? - Các điểm mạnh từ phía các tổ chức cá nhân? * Các điểm yếu: - Điểm yếu và vấn đề tồn tại lớn nhất của chủ thể là gì? - Cái gì là rào cản có thể hạn chế sự phát triển kinh tế - xã hội ? ví dụ: cán bộ không thông qua đào tạo, cơ sở hạ tầng yếu kém quá phụ thuộc vào chính quyền địa phƣơng) - Các yếu tố môi trƣờng có tác động xấu đến sức khỏe cộng đồng, làm giảm chất lƣợng cuộc sống, tính hấp dẫn của khu vực và năng suất lao động của công nhân không? - Các nhân tố kìm hãm sự phát triển của các cơ sở kinh tế và các hoạt động phát triển kinh tế? - Các đơn vị kinh doanh đang đối mặt với những vấn đề gì khi làm việc với chính quyền các cấp? Kết quả của việc phân tích, đánh giá các yếu tố về tiềm năng và thực trạng phát triển NTTS cho phép nhìn rõ hơn về địa phƣơng so với các địa phƣơng khác về: nguồn lực phát triển, trình độ phát triển, môi trƣờng kinh doanh… cả trong quá khứ và hiện tại. Các đánh giá này sẽ là căn cứ quan trọng cho việc xây dựng quy hoạch phát triển NTTS của địa phƣơng trong tƣơng lai.37 1.2.3.2. Dự báo các yếu tố tác động đến xu hướng phát triển NTTS của địa phương Cùng với việc đánh giá thực trạng và tiềm năng phát triển, công tác quy hoạch phát triển cần thực hiện những dự báo tƣơng lai đối với các yếu tố tác động đến quá trình phát triển, nhằm xác định các cơ hội thách thức của quá trình phát triển tƣơng lai. Trong dự báo, nhất là dự báo khả năng phát triển kinh tế - xã hội của một tĩnh hay một huyện, một vùng ngƣời ta thƣờng xem xét trên 3 mặt: Một là, trong quá khứ nền kinh tế và các hoạt động chịu tác động của những yếu tố nào?mức độ tác động nhƣ thế nào? Trong nhiều yếu tố tác động ngƣời ta có thể đo đƣợc các mức độ tác động, tính thiệt hại hoặc những lợi ích mà tác động đó mang lại tiêu cực hay tích cực gây ra. Hai là, mức độ xâm nhập các yếu tố tác động vào các hoạt động kinh tế - xã hội của một tỉnh, một vùng hay một quốc gia phụ thuộc rất lớn vào mối liên kết kinh tế - xã hội của tỉnh, vùng hay quốc gia đó với những cung bậc thể hiện trong độ mở các hoạt động Ba là, yếu tố tác động khá đa dạng, nhƣng tựu trung lại có hai dạng cần đƣợc xem xét: yếu tố tác động vật chất và yếu tố tác động phi vật chất. Dựa vào kết quả phân tích, đánh giá tiềm năng và hiện trạng nuôi trồng thuỷ sản và các dự báo về dân số, lao động, mức tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản bình quân đầu ngƣời (của địa phƣơng, quốc gia và thế giới), các thành tựu khoa học công nghệ và các yếu tố xã hội khác để tiến hành dự báo một số điều kiện cơ bản cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Những dự báo này cho phép xác định cơ hội và thách thức của quá trình phát triển trong tƣơng lai. Nội dung dự báo chủ yếu là: Nhu cầu thị trƣờng (nội địa và xuất khẩu), nhu cầu và trình độ lao động, thành tựu khoa học công nghệ trong lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản, dự báo về xu hƣớng biến đổi nguồn lợi và môi trƣờng38 sinh thái, những điều chỉnh trong chính sách kinh tế, cạnh tranh và hợp tác, thái độ các đơn vị kinh doanh và dân cƣ… Định mức lao động đƣợc sử dụng theo đơn vị diện tích cho các mô hình công nghệ nuôi chủ yếu (thâm canh, bán thâm canh, quảng canh, quảng canh cải tiến) để làm cơ sở cho việc tính toán số lƣợng lao động mà các phƣơng án phát triển nuôi trồng thuỷ sản có thể tạo ra cho địa phƣơng (thƣờng sử dụng đơn vị tính là số lƣợng lao động/ha nuôi/vụ nuôi). 1.2.3.3. Xác định mục tiêu và các chỉ tiêu phát triển a. Xác định mục tiêu Xác định mục tiêu là bƣớc cụ thể xác định điểm mốc cần đạt đƣợc trong từng khoảng thời gian nhất định. Mục tiêu của một văn bản quy hoạch phát triển NTTS gồm bốn cấp: - Mục tiêu cuối cùng Là mục tiêu cao nhất mà quốc gia hay địa phƣơng cần đạt đƣợc. Mục tiêu này cho biết tác động dài hạn mà việc thực hiện thành công kế hoạch sẽ góp phần đạt đến. vì thế, thực hiện đƣợc mục tiêu cuối cùng còn đƣợc coi là hoạch định đã có đƣợc tác động nhƣ mong muốn. - Mục tiêu trung gian Là cái đích mà các văn bản quy hoạch trực tiếp vƣơn tới và việc có đạt đƣợc mục tiêu trung gian hay không sẽ quyết định mức độ thành công của bản định hƣớng phát triển, đạt đƣợc mục tiêu trung gian có thể chƣa xuất hiện ngay khi thời kỳ của văn bản hoạch định kết thúc, mà cần một thời gian nhất định thì những tác động dự kiến mới thành hiện thực. Đạt đƣợc mục tiêu trung gian thì bản hoạch định mới đƣợc coi là đã đạt đƣợc kết quả thực sự nhƣ mong muốn. - Mục tiêu đầu ra39 Hay còn gọi là sản phẩm, trực tiếp của thời kỳ hoạch định phát triển là những sản phẩm hữu hình cụ thể thời kỳ tạo ra (hàng hóa, dịch vu, các công trình đầu tƣ…), nhằm góp phần trực tiếp đạt đƣợc ,mục tiêu trung gian. - Mục tiêu hoạt động Là những công việc cụ thể mà giai đoạn hoạch định phải tiến hành để có đƣợc đầu ra dự kiến, hoạt động chỉ diễn ra trong thời kỳ hoạch định. Khi thời kỳ này kết thúc thì các hoạt động trong kỳ đó cũng chấm dứt. * Nội dung mục tiêu Khi thực hiện mục tiêu, cần lƣu ý cân nhắc cả ba khía cạnh trong phát triển bền vững: Bền vững kinh tế - xã hội môi trƣờng. Nhƣ phân tích ở trên mục tiêu cuối cùng của hoạch định phát triển kinh tế xã hội là nâng cao mức phúc lợi của dân cƣ. Điều đó đòi hỏi một sự thay đổi cơ bản tƣ duy trong xây dựng hoạch định phát triển về xã hội và môi trƣờng (nhƣ giảm nghèo, tăng mức sống, đảm bảo môi trƣờng trong sạch….) còn các mục tiêu kinh tế (tăng trƣởng GDP, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tạo môi trƣờng thuận lợi cho phát triển doanh nghiệp..), chỉ đóng vai trò là các mục tiêu trung gian, góp phần đạt đến mục tiêu cuối cùng. Xác định cây vấn đề (vấn đề then chốt) và cây mục tiêu về NTTS. b. Xác định chỉ tiêu Các quan điểm thể hiện chủ trƣơng của Đảng, Nhà nƣớc và ngƣời dân về kết quả và định hƣớng phát triển NTTS trong giai đoạn quy hoạch. Các quan điểm phải phù hợp với các chính sách lớn của Trung ƣơng và địa phƣơng liên quan đến phát triển nuôi trồng thuỷ sản, đồng thời thể hiện các tƣ tƣởng chủ đạo, xuyên suốt mà bản quy hoạch sẽ đƣợc xây dựng và thực hiện. Vì vậy, các quan điểm phát triển sẽ đƣợc xây dựng rất cô đọng và thể hiện đƣợc tƣ tƣởng chủ đạo của quy hoạch, nhƣ: "công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong nuôi trồng thuỷ sản", "phát triển nuôi trồng thuỷ sản gắn với thị trƣờng",40 "nuôi trồng thuỷ sản bền vững", “phát triển nuôi trồng thuỷ sản góp phần đảm bảo an ninh thực phẩm”, “đƣa nuôi trồng thuỷ sản trở thành một lĩnh vực sản xuất hàng hoá lớn, tập trung”, “phát triển nuôi trồng thuỷ sản tạo nguồn cung cấp thực phẩm cho thị trƣờng nội địa và nguyên liệu cho xuất khẩu”, "phát triển nuôi trồng thuỷ sản phục vụ xoá đói giảm nghèo",... Đồng thời, việc xây dựng các quan điểm phát triển cũng cần phải cân nhắc đến xu thế hội nhập kinh tế thế giới trong điều kiện Việt Nam đã là thành viên của tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO). Định hƣớng phát triển: Định hƣớng phát triển là con đƣờng hƣớng tới tƣơng lai và phƣơng cách đi tới để đạt đƣợc các mục tiêu và chỉ tiêu phát triển trong một thời khoảng nhất định (thƣờng sau thời điểm quy hoạch 5-10 năm hoặc xa hơn). Bởi vậy, định hƣớng phát triển ít nhiều mang tính kỹ thuật và cụ thể hơn so với quan điểm phát triển. Ví dụ: "phát triển nuôi trồng thuỷ sản trên tất cả các loại hình mặt nƣớc lợ, mặn", "tăng cƣờng đầu tƣ chiều sâu cho nuôi trồng thuỷ sản", "đẩy mạnh nuôi thâm canh", "phát triển nuôi trồng thuỷ sản theo phƣơng thức sản xuất hàng hoá", "phát triển giống và cơ sở hạ tầng đủ đáp ứng yêu cầu phát triển nuôi trồng thuỷ sản”, “đƣa nuôi trồng thuỷ sản trở thành nghề sản xuất hàng hoá lớn”, “đồng thời chú trọng phát triển các mô hình nuôi trồng thuỷ sản cấp cộng đồng gắn với sinh kế ngƣời dân địa phƣơng”,... 1.2.3.4 Xác định hệ thống giải pháp thực hiện quy hoạch phát triển NTTS Nội dung các bƣớc lập kế hoạch hành động Để có kế hoạch hành động tốt, chúng ta cần quán triệt đƣợc những nội dung cụ thể mang tính trình tự và đƣợc tiến hành nhƣ sau: * Bƣớc 1: Liệt kê chi tiết các nhiệm vụ và hành động cần đƣợc thực hiện dựa theo phƣơng án lựa chọn, sắp xếp trình tự nội dung này theo logic41 công việc để đạt đƣợc kết quả cuối cùng, xac định các nội dung, quy mô của công việc, hành động và các nhiệm vụ cần làm nhƣ thế nào. * Bƣớc 2: Xác định các đối tƣợng, các bên hữu quan tham gia trong triển khai thực hiện kế hoạch hành động, vai trò và trách nhiệm cụ thể của từng nhóm đối tƣợng tham gia. Đối với từng hành động cụ thể, cần phải đƣa ta bảng phân công cụ thể về nhân lực. * Bƣớc 3: Xác định các nguồn lực, bao gồm: - Xác định nhu cầu nguồn lực có để hoàn thành nhiệm vụ, hành động nhƣ tài chính ngân sách, trang thiết bị, hệ thống thông tin,.. - Khẳng định khả năng của các nguồn cung ứng nguồn lực. - Cân đối khả năng nguồn lực với nhu cầu cần có để thực hiện mục tiêu trong kế hoạch hành động; xã định các cân đối nguồn lực cần thiết, nhất là nguồn lực còn thiếu trong phƣơng án lựa chọn, làm cơ sở cho việc xác định giải pháp hay đề xuất chính sách cho việc khai thác huy động thêm nguồn lực. * Bƣớc 4: Xác định khung thời gian cụ thể cho mỗi hành động và quy mô nguồn lực sử dụng cho các hành động ấy.trên cơ sở ấy xây dựng biểu tiến độ thực hiện kế hoạch trong từng giai đoạn. * Bƣớc 5: Dự kiến các rủi ro, các nội dung còn bỏ trống hoặc chƣa đầy đủ trong bản kế hoạch hành động; dự kiến các cách thức giải quyết để đảm bảo kế hoạch hành động đầy đủ. * Bƣớc 6: Khẳng định lại sự cam kết các bên trong quá trình thực hiện bản kế hoạch hành động. * Bƣớc 7: Thống nhất về cơ chế điều phối trong khi tiến hành thực hiện kế hoạch hành động; Hình thành nhóm điều phối cho từng loại nhiệm vụ, hành động.42 * Bƣớc 8: thống nhất một cơ chế theo dõi các tác động và mô tả cơ chế đó một cách cụ thể. Việc này tập trung vào cơ chế đánh giá tác động của kế hoạch đến các lĩnh vực đời sống kinh tế- xã hội chứ không đơn thuần là theo dõi thực hiện bản kế hoạch nhƣ thế nào. Các nhóm giải pháp nên đƣợc sắp xếp theo thứ tự ƣu tiên thực hiện tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng địa phƣơng, đồng thời phải thể hiện đƣợc yêu cầu giải quyết cụ thể các vấn đề có liên quan. Các nhóm giải pháp thƣờng xây dựng: - Giải pháp phát triển nguồn nhân lực và hợp tác quốc tế: Nguồn nhân lực là nhân tố chủ yếu tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp, cho tổ chức: Nguồn nhân lực đảm bảo mọi nguồn sáng tạo trong tổ chức. Chỉ có con ngƣời mới sáng tạo ra các hàng hoá, dịch vụ và kiểm tra đƣợc quá trình sản xuất kinh doanh đó. Mặc dù trang thiết bị, tài sản, nguồn tài chính là những nguồn tài nguyên mà các tổ chức đều cần phải có, nhƣng trong đó tài nguyên nhân văn - con ngƣời lại đặc biệt quan trọng. Không có những con ngƣời làm việc hiệu quả thì tổ chức đó không thể nào đạt tới mục tiêu. - Giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển NTTS: - Giải pháp chính sách phát triển NTTS: Là các thể chế của Nhà nƣớc nhằm tác động vào hoạt động nuôi trồng thủy sản với mục đích kích thích phát triển thông qua việc hỗ trợ trực tiếp hay gián tiếp đối với các đối tƣợng tham gia lĩnh vực nuôi trồng thủy sản bằng cánh đầu tƣ hạ tầng, hỗ trợ cong giống vật tƣ hay hỗ trợ lãi suất vay vốn... Bên cạnh đó Nhà nƣớc còn tác động vào thông qua việc tạo các môi trƣờng sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện về mặt bằng sản xuất, giảm thuế... Giải pháp khoa học - công nghệ và khuyến ngƣ Đầu tƣ vào khoa học công nghệ trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản nhằm mục tiêu tăng nhanh sản lƣợng mà không phải mở rộng thêm diện tích43 nuôi trồng để phục vụ cho tiêu dùng nội địa, cung cấp hàng cho xuất khẩu và cho công nghiệp chế biến xuất khẩu. Đầu tƣ vào khoa học công nghệ trong nuôi trồng thủy sản, cần tập trung vào những vấn đề sau: Đầu tƣ nghiên cứu tạo các giống có năng suất cao, phù hợp với điều kiện môi trƣờng của từng vùng, từng địa phƣơng, các giống sạch bệnh; Đầu tƣ nghiên cứu sản xuất các loại thức ăn công nghiệp cho con giống bảo đảm yêu cầu chất lƣợng về môi trƣờng, tăng trƣởng và phát triển con giống; Đầu tƣ nghiên cứu, áp dụng và hoàn thiện các công nghệ chuẩn đoán, phòng trừ bệnh; Đầu tƣ nghiên cứu, áp dụng các công nghệ xử lý môi trƣờng, kiểm soát nƣớc thải, ngăn chặn bệnh dịch lây lan, công nghệ khôi phục môi trƣờng đã suy thoái. Đầu tƣ cải tiến hệ thống phƣơng pháp nuôi. Việc tăng cƣờng đầu tƣ khoa học công nghệ NTTS không chỉ góp phần tăng nhanh sản lƣợng NTTS mà còn tạo ra và duy trì lợi thế so sánh của vùng nuôi. - Giải pháp thị trƣờng Mở rộng thị trƣờng, tiêu thụ sản phẩm trong nƣớc và xuất khẩu. Giải pháp vốn đầu tƣ, cách thức huy động nguồn vốn để thực hiện các nhiệm vụ nhằm đạt đến mục tiêu đề ra. Thông thƣờng nguồn vốn thực hiện thông qua các nguồn: Ngân sách nhà nƣớc, vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, vốn tín dụng, vốn của của các thành phần kinh tế. Giải pháp cơ sở hạ tầng và môi trƣờng: Nghề nuôi trồng thủy sản áp dụng công nghệ cao, tiến bộ kỹ thuật để tăng năng suất và sản lƣợng đòi hỏi phải có cơ sở hạ tầng hiện đại đồng bộ và có những giải pháp tốt về môi trƣờng thì việc phát triển mới bền vững.44 1.3. Kinh nghiệm quy hoạch phát triển NTTS của một số địa phƣơng và bài học kinh nghiệm cho Thạch Hà 1.3.1. Kinh nghiệm quy hoạch phát triển NTTS ở một số địa phƣơng 1.3.1.1. Kinh nghiệm của huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An Từ thực tế nuôi trồng thủy sản cho thu nhập cao hơn hẳn so với trồng trọt, nên trong những năm qua Diễn Châu phát huy lợi thế của huyện đồng bằng ven biển, không ngừng mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản. Hiện nay, Diễn Châu đã có trên 1600 hécta NTTS mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong vòng 5 năm trở lại đây các mô hình nuôi tôm he chân trắng ở Diễn Trung liên tục đƣợc mở rộng, từ năm 2007 mới chỉ 14 hecta thì đến năm 2014 đã tăng lên gần 50 hecta. Mỗi hecta nuôi tôm cho lãi từ 400- 700 triệu đồng. Với tiềm năng đất đai sẵn có, cùng với hiệu quả kinh tế cao từ nuôi tôm mang lại, nên trong quá trình đồn điền đổi thửa, Diễn Trung đã quy hoạch thêm 15 hécta đất bãi ven biển sản xuất không hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản. Còn tại xã Diễn Vạn, trên những diện tích sản xuất muối không hiệu quả, đã đƣợc chuyển đổi sang nuôi trồng thuỷ sản với 35 hécta, không chỉ mở rộng diện tích mà các hộ nuôi ở đây đã mạnh dạn đƣa các đối tƣợng nuôi cho hiệu quả kinh tế cao vào thâm canh nhƣ: cá Vƣợc, cá Hồng Mỹ, Cua, cá Bống bớp....Trên mỗi hécta nuôi trồng thuỷ sản ở Diễn Vạn cũng cho thu nhập trên 150 triệu đồng/năm. Hiện nay, nhiều hộ dân ở Diễn Vạn đang rất mong muốn đƣợc tạo điều kiện để mở rộng diện tích ao nuôi của gia đình. Với hiệu quả kinh tế mang lại rất cao từ NTTS, nên nông dân ở Diễn Châu đã khai thác tiềm năng lợi thế đất đai không ngừng mở rộng diện tích. Đến thời điểm này, toàn huyện Diễn Châu có trên 1600 hécta nuôi trồng thuỷ sản, trong đó có trên 300 hécta nuôi trồng thuỷ sản mặn lợ. Nghề nuôi trồng thủy sản nƣớc ngọt ở Diễn Châu phát triển khá mạnh với 1.300 hecta, điển hình nhƣ xã Diễn Yên 250 hecta, Diễn Đoài 200 hecta. Để nghề nuôi trồng45 thủy sản phát triển bền vững, bên cạnh có các cơ chế chính sách khuyến khích nuôi trồng thủy sản phát triển, thì Diễn Châu còn quan tâm đến việc quy hoạch vùng nuôi dựa vào đặc điểm tình hình của từng địa phƣơng nhƣ: phát triển nuôi cua, ngao, cá vƣợc tại các vùng Diễn Trung, Diễn Vạn…. phát triển nuôi cá truyền thống ở vùng Diễn Đoài, Diễn Yên, Diễn Phúc…. Ngành chuyên môn cấp huyện đã thƣờng xuyên tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản cho bà con nông dân, xây dựng các mô hình nuôi trồng thuỷ sản có giá trị kinh tế cao, những đối tƣợng mới… trong 2 đến 3 năm gần đây đã thu đƣớc kết quả khả quan, ngƣời dân rất phấn khởi và tiếp tục phát triển trong giai đoạn tiếp theo. 1.3.1.2. Kinh nghiệm của huyện Giao thủy,, tỉnh Nam Định Trong quy hoạch phát triển NTTS, Giao Thủy xác định mình là địa bàn trọng điểm về NTTS của tỉnh. Trên cơ sở đó, huyện Giao Thủy đã tiến hành quy hoạch phát triển NTTS huyện giai đoạn 2010 – 2020 với một số kinh nghiệm đƣợc rút ra nhƣ sau: * Ƣu điểm: - Khai thác tối đa tiềm năng các loại hình mặt nƣớc và đất đai để tập trung ƣu tiên phát triển NTTS. Các diện tích bãi bồi, vùng thấp trũng, thùng đấu, vùng đệm và vùng sinh thái và đất bảo tồn đều đƣợc tính toán để quy hoạch phát triển NTTS phù hợp. - Đa dạng hóa đến tối đa về loài nuôi, hình thức nuôi: Các loài thủy sản nƣớc mặn, nƣớc lợ, nƣớc ngọt có giá trị kinh tế; Các hình thức nuôi thâm canh, bán thâm canh, quảng canh cải tiến, nuôi trong vùng đệm, vùng sinh thái đều đƣợc đƣa vào quy hoạch phát triển. - Công tác rà soát, bổ sung quy hoạch thƣờng xuyên đƣợc thực hiện hàng năm để phù hợp với thực tiễn phát triển; Quá trình bổ sung quy hoạch46 chủ yếu dựa vào nhu cầu và khả năng đầu tƣ phát triển của các tổ chức kinh tế vào lĩnh vực NTTS, nhất là việc đầu tƣ phát triển hạ tầng các vùng NTTS. - Định hƣớng đồng bộ hạ tầng các vùng nuôi, nhất là các vùng nuôi tập trung theo hƣớng tạo sản lƣợng quy mô hàng hóa. - Trong quy hoạch phát triển NTTS ở huyện giao thủy, tập trung quy hoạch để phát triển hình thức tổ chức nuôi là hộ, nhóm hộ, tổ hợp tác, hợp tác xã do ngƣời dân đại phƣơng trực tiếp tham gia. Từ những ƣu điểm trên sau gần 5 năm thực hiện quy hoạch phong trào NTTS ở huyện Giao thủy phát triển mạnh mẽ, trở thành nghề mũi nhọn, sản lƣợng liên tục tăng nhanh, góp phần phát triển việc làm và thu nhập cho ngƣời dân và bƣớc dầu hình thành các vùng nuôi thâm canh hàng hóa, bên cạnh đó phong trào nuôi trồng thuỷ sản kết hợp với các hoạt động sản xuất khác cũng đƣợc hình thành đa dạng nhƣ: NTTS kết hợp chăn nuôi, trồng trọt, NTTS kết hợp du lịch sinh thái; NTTS kết hợp bảo vệ nguồn lợi vv… Thu nhập từ nghề NTTS đóng góp tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế, năm 2013 NTTS ven biển đạt 17% trong cơ cấu kinh tế của huyện với giá trị ƣớc tính 435,3 tỷ đồng doanh thu NTTS bình quân hàng năm đạt mức tăng 21%. * Tồn tại hạn chế: - Chƣa chú trọng quy hoạch sản xuất, cung ứng giống; - Chƣa tính toán cụ thể và đƣa ra lộ trình hợp lý về vốn đầu tƣ hạ tầng kỹ thuật. - Chƣa quan tâm đúng mức việc quy hoạch phát triển các hình thức tổ chức sản xuất là doanh nghiệp. Từ những điểm hạn chế của công tác quy hoạch trên đã có một số tồn tại xảy ra nhƣ: Hạ tầng các vùng nuôi xuống cấp, không đồng bộ với hình thức canh tác; Thiếu hụt con giống chất lƣợng cao để cung cấp cho nghề NTTS, tỷ lệ giống nhập từ các tỉnh bên ngoài lớn.47 1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Thạch Hà Là một trong những huyện có tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản của Hà Tĩnh, nằm trong khu vực Bắc Trung Bộ có nhiều thuận lợi nhung cũng không ít khó khăn thách thức, Thạch Hà luôn phải không ngừng học hỏi kinh nghiệm của các địa phƣơng trong và ngoài nƣớc cả về kỹ thuật cũng nhƣ phƣơng pháp nuôi trồng, công tác quản lý: Chuyển dịch cơ cấu từ nuôi trồng nhỏ lẻ, tự phát sang nuôi tập trung, quy mô lớn, ƣu tiên ƣ́ng dụ ng và phát triển khoa học kỹ thuật vào điều kiệ n cụ thể của Thạch Hà, Hà Tĩnh. Sản xuất kết hợp với thị trƣờng, chú trọng phát triển bền vững, ứng phó tốt với biến đổi khí hậu. Đặc biệt Thạch Hà cần chú trọng tăng cƣờng hệ thống văn bản quản lý về thủy sản, nâng cao vai trò quản lý của nhà nƣớc, quy hoạch và quản lý tốt quy hoạch. Trên đây là một số kinh nghiệm quý báu của những địa phƣơng đã đạt đƣợc những thành tựu to lớn về NTTS. Có thể nói đó là những bài học quý báu và phù hợp khi chúng ta biết áp dụng một cách hợp lý vào hoàn cảnh của Thạch Hà. Kết luận chƣơng 1 Nuôi trồng thủy sản đƣợc xem là một nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân vùng nông thôn và ven biển. Nuôi trồng thủy sản còn có vai trò tái tạo nguồn lợi thủy sản, giảm áp lực khai thác, đóng góp to lớn cho ngành chế biến xuất khẩu. Tuy nhiên, nghề NTTS đòi hỏi vốn đầu tƣ lớn, rủi ro cũng lớn và bị tác động bởi nhiều yếu tố tự nhiên nhƣ: địa lý, địa hình, khí hậu, thủy văn và các yếu tố kinh tế xã hội. Bên cạnh đó nếu không có giải pháp quản lý tốt thì phát triển nuôi trồng thủy sản sẽ kém bền vững kéo theo nhiều hệ lụy nhƣ ô nhiễm môi trƣờng, dịch bệnh thủy sản, thiệt hại cho ngƣời sản xuất và tổn thất nặng đối với nền kinh tế.48 Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản là một trong những công cụ quản lý Nhà nƣớc tác động vào sự phát triển thông qua việc xem xét các điều kiện tiềm năng về tự nhiên và kinh tế xã hội thuận lợi cho NTTS, xác định các mục tiêu phát triển trong một giai đoạn và đƣa ra các giải pháp thực hiện nhằm đạt các mục tiêu và hƣớng tới sự phát triển một cách bền vững.49 Chƣơng 2 XÂY DỰNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN HUYỆN THẠCH HÀ GIAI ĐOẠN 2015- 2020 Thạch Hà là một huyện của tỉnh Hà Tĩnh, nằm bao quanh thành phố Hà Tĩnh, tỉnh lỵ của tỉnh; cách Thủ đô Hà Nội khoảng 350km; cách thành phố Vinh (tỉnh Nghệ An) 45 km theo quốc lộ 1A về hƣớng Tây Bắc. Huyện hiện có 31 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 01 thị trấn Thạch Hà và 30 xã. 31 đơn vị đƣợc chia thành 3 vùng đặc thù đó là Vùng các xã tây nam gồm 1 xã; vùng các xã Bắc Hà 10 xã và 1 thị trấn và vùng các xã biển ngang gồm có 10 xã. Thạch Hà là huyện đƣợc xếp vị trí kinh tế thứ 5 trong 12 huyện, thị, Thành phố thuộc tỉnh Hà Tĩnh Thạch Hà có nhiều tiềm năng phát triển NTTS. Trên cơ sở Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện và Quy hoạch phát triển NTTS của Tỉnh nhằm thực hiện mục tiêu phát triển NTTS, tác giả luận văn xây dựng Quy hoạch phát triển NTTS huyện Thạch Hà nhƣ sau: 2.1. Phân tích, đánh giá tiềm năng và hiện trạng nuôi trồng thủy sản huyện Thạch Hà. 2.1.1. Giới thiệu khái quát về Thạch Hà. 2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên - Thạch Hà là một huyện của tỉnh Hà Tĩnh, nằm bao quanh thành phố Hà Tĩnh, tỉnh lỵ của tỉnh; cách Thủ đô Hà Nội khoảng 350km; cách thành phố Vinh (tỉnh Nghệ An) 45 km theo quốc lộ 1A về hƣớng Tây Bắc. Thạch Hà có diện tích tự nhiên là 355,28 km2, đƣợc giới hạn bởi tọa độ địa lý trong khoảng từ 18010 đến 18029 độ vĩ Bắc và 105038 đến 106002 độ kinh Đông. Huyện hiện có 31 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 01 thị trấn Thạch Hà và 30 xã. 31 đơn vị đƣợc chia thành 3 vùng đặc thù đó là Vùng các xã tây nam50 gồm 1 xã; vùng các xã Bắc Hà 10 xã và 1 thi trấn và vùng các xã biển ngang gồm có 10 xã. - Vị trí địa lý của Thạch Hà có nhiều thuận lợi để phát triển NTTS. Thạch Hà là một huyện có tiềm năng phát triển NTTS lớn của Hà Tĩnh, tiềm năng NTTS của Thạch Hà đa dạng và phong phú với 20 km chiều dài bờ biển, hơn 1.200 ha đất mặt nƣớc ao, hồ, đập, 500 ha đất cao triều và các hệ thống sông ngòi thông với biển, Thạch Hà xác định phát triển NTTS là lĩnh vực kinh tế trọng tâm trong giai đoạn 2010 - 2015 và những năm tiếp theo. - Khí hậu, thủy văn: Thạch Hà là một huyện có khí hậu đặc trƣng của khu vực nhiệt đới gió mùa, chịu sự ảnh hƣởng trực tiếp của loại khí hậu giao thoa, chuyển tiếp giữa hai miền Bắc – Nam, có gió mùa Tây Nam vào mùa khô và gió mùa Đông Bắc về mùa mƣa. Do vậy, khí hậu có một số đặc điểm: Nhiệt độ trung bình cả năm khoảng 23,5-250C, chênh lệch nhiệt độ giữa mùa hè và mùa đông khá lớn (trung bình mùa hè là 29-380C; mùa đông từ 13-160C) nhiệt độ trong năm cao nhất vào tháng 6,7,8; thấp nhất vào tháng 12, tháng 1 và 2 của năm sau. Nhiệt độ giữa vùng đồng bằng và vùng bán sơn địa chênh lệch nhau không nhiều, từ 3- 50C. Độ ẩm không khí hàng năm ở Thạch Hà trung bình 83,8%. Độ ẩm cao nhất xuất hiện vào những tháng mùa đông, khoảng 92%, độ ẩm thấp nhất vào tháng 6,7 khoảng 75%, ứng với thời kỳ gió Tây Nam khô nóng hoạt động mạnh nhất. Bình quân hàng năm ở Thạch Hà có khoảng 235 ngày nắng với 1.600 giờ, mặc dù bình quân theo năm cao nhƣng giữa các tháng lại chênh lệch nhau rất nhiều, thƣờng các tháng có số giờ nắng cao là các tháng mùa hè, thấp là các tháng cuối mùa đông. Số giờ nắng nhƣ vậy vẫn đủ lƣợng bức xạ cho cây trồng theo mùa vụ, tuy nhiên mùa đông phải bố trí cây trồng chịu hạn, chịu rét.51 Chế độ gió biến đổi theo mùa trong năm và có 2 loại gió chính: + Gió mùa Đông Bắc, hình thành từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. + Gió Tây Nam (gió Lào) thịnh hành từ tháng 4 đến tháng 8 với đặc điểm khô, nóng làm nền nhiệt độ trong ngày tăng cao. Ngoài ra, mùa hè còn có gió Đông Nam thổi từ biển vào thịnh hành từ tháng 5 đến tháng 10. Tốc độ thổi trung bình từ 3-5m/s, có khi 7-10m/s có đặc trƣng rất nóng và khô. Từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau có gió Đông Bắc thổi mang theo hơi lạnh và mƣa, có nhiều đợt áp thấp nhiệt đới chuyển thành bão, có khi lên đến cấp 11. Bão tập trung vào tháng 7 đến tháng 10 hàng năm. Trung bình hàng năm có 1- 2 cơn bão ảnh hƣởng trực tiếp đến huyện, tập trung vào các tháng 8-10 với cƣờng độ khá cao. Nguồn nƣớc của huyện khá phong phú bởi hệ thống hồ đập thủy lợi, hệ thống sông suối qua địa bàn huyện (các sông chính là sông Cày, sông Rào Cái, sông Nghèn), ao hồ và hệ thống kênh mƣơng tƣới tiêu nhỏ khác. Hệ thống sông Cày, sông Nghèn đón nhận nguồn nƣớc mƣa của phần lớn các suối trên địa bàn huyện, sau khi chảy theo hệ thống hai sông này, thoát ra Biển Đông tại Cửa Sót. Thạch Hà có các suối dày đặc bắt nguồn từ dãy núi phía Tây của huyện đổ về với lƣu vực hàng nghìn ha nối liền với các sông, suối chính nhƣ sông Cày, sông Rào Cái, sông Nghèn cùng với hồ thủy lợi Bộc Nguyên, Kẻ Gỗ, các mặt nƣớc ao, hồ, đập đã tạo nên nguồn nƣớc khá dồi dào thuận lợi cho NTTS ao hồ và nuôi lồng. Mùa mƣa: mƣa tập trung chủ yếu vào tháng 9, 10, 11 có thể xuất hiện lụt Tiểu Mãn vào các tháng 3, 4 hàng năm tạo điều kiện cho các hồ, đập, đồng ruộng có nguồn nƣớc dồi dào để phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt. Nhƣng mặt khác do mƣa tập trung với cƣờng độ lớn nên thƣờng gây ra ngập úng cục52 bộ tại khu vực trũng ảnh hƣởng rất nhiều đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Mùa khô: Thời gian này ít mƣa, thời tiết hanh khô, lƣợng bốc hơi cao; địa hình dốc, mực nƣớc ở sông suối gần nhƣ cạn kiệt, nguồn nƣớc điều tiết vào các ao hồ chứa bị hạn chế gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt và xây dựng các công trình. Hải văn: Vùng biển Hà Tĩnh nói chung, Thạch Hà nói riêng có chế độ nhật triều không đều, hàng tháng có khoảng 10 - 15 ngày có 2 lần nƣớc cƣờng và 2 lần nƣớc ròng trong ngày. Cƣờng độ triều dâng nhanh và thời gian ngắn lại chỉ khoảng 10 - 12 giờ, nhƣng cƣờng độ triều rút chậm và thời gian triều rút dài hơn và kéo dài ra khoảng 15 - 16 giờ. Biên độ thuỷ triều giảm dần từ Bắc vào Nam và bình quân trong tháng dao động tại Cửa Sót là 1,8 - 2,5 m. Nồng độ muối: Nồng độ muối thay đổi theo mùa và vị trí của từng vùng. Càng đi sâu vào cửa sông cửa lạch nồng độ muối càng giảm, từ tháng 4 đến tháng 8 nồng độ muối ở cửa sông biến động từ 20‰ - 32‰; Từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau nồng độ muối biến động từ 10‰ - 32‰ thuận lợi cho nuôi các đối tƣợng trong môi trƣờng nƣớc mặn lợ; tháng 9 đến tháng 10 nồng độ muối giảm còn 6 - 0 ‰. Với nhƣng điều kiện nhƣ vậy, huyện Thạch Hà có điều kiện khí hậu, thủy văn khá thuận lợi để xây dựng các mô hình NTTS ven biển, ven sông. Đây cũng là mục tiêu quy hoạch NTTS của huyện trong những năm tới. - Tài nguyên đất: Năm 2013, tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện là 35.443,3 ha với các loại đất chủ yếu sau: + Đất cồn cát, bãi cát ven biển: Diện tích khoảng 8.845 ha, chiếm 24,89% diện tích tự nhiên. Loại đất này thích hợp cho việc trồng các loại cây lâm nghiệp để chắn sóng và chắn cát bay, có kết cấu rời rạc, nghèo dinh dƣỡng đang có nguy cơ sa mạc hóa nếu không có phƣơng án cải tạo tốt.53 + Đất cát pha, cát nhẹ: Có diện tích 3.600 ha, chiếm 10,13% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. Loại đất này thích hợp với trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày. + Đất chua mặn, nhiễm mặn, mặn: Có diện tích 600 ha, tập trung chủ yếu ở các khu vực sông Nghèn, Rào Cái, sông Cày (nhiều nhất ở các xã: Thạch Sơn, Thạch Kênh và Thạch Long). Đất có thành phần cơ giới trung bình, nếu đƣợc thau chua, rửa mặn sẽ thích hợp với trồng lúa. Đất này chuyển sang nuôi trồng hải sản ở những nơi có điều kiện sẽ có hiệu quả kinh tế cao. - Cơ cấu sử dụng đất và xu hƣớng dịch chuyển cơ cấu sử dụng đất: + Đất nông nghiệp: 23.040,47 ha, chiếm 64,9% diện tích tự nhiên + Đất phi nông nghiệp: 9.092,68 ha, chiếm 25,61% diện tích tự nhiên + Đất chƣa sử dụng: 3.370,63 ha, chiếm 9,49% diện tích tự nhiên Trong đất nông nghiệp cơ cấu sử dụng nhƣ sau: + Đất sản xuất nông nghiệp: Đất sản xuất nông nghiệp là 13.809,84 ha, chiếm 39,96% tổng diện tích đất tự nhiên và 63,48% đất nông nghiệp, trong đó đất nuôi trồng thủy sản: 1088 ha. Với diện tích tiềm năng có thể phát triển nuôi trồng thủy sản là 1.700 ha trong đó đất hoang hóa, mặt nƣớc bãi triều 1.200 ha, đất cát ven biển 500 ha. Đến năm 2013, diện tích nuôi trồng là 944 ha, chiếm 2,7% diện tích đất tự nhiên, chiếm 6,8% diện tích đất nông nghiệp toàn huyện. Trong thời gian tới với mục tiêu phát triển nuôi trồng thủy sản, chuyển đổi sản xuất nông nghiệp theo hƣớng hàng hoá, nâng cao thu nhập trên 1 đơn vị diện tích. - Nguồn lợi giống thủy sản: Nguồn lợi thủy sản ở địa phƣơng khá phong phú với các từng loại thủy vực nhƣ: nguồn lợi cá nƣớc ngọt đã thống kê đƣợc 544 loài trong 18 bộ, 57 họ, 228 giống, trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế cao; nguồn lợi cá nƣớc lợ, mặn đã thống kê đƣợc 186 loài, một số loài có giá trị kinh tế cao nhƣ: cá song, cá hồng, cá vƣợc, cá măng, cá cam,54 các bống, cá bớp, cá đối, cá dĩa, trong đó đã đƣa vào nuôi: cá vƣợc, cá giò, cá song, cá măng, cá cam…; nguồn lợi tôm đã thống kê đƣợc khoảng 16 loài chủ yếu có giá trị kinh tế và đƣa vào nuôi: tôm sú, tôm he, tôm càng xanh…; Về nhuyễn thể có một số loài chủ yếu: Trai, hầu, điệp, nghêu, sò, ốc…đang đƣa vào nuôi các loài: nghêu, sò…; nguồn lợi rong tảo có 90 loài có giá trị kinh tế, trong đó đáng kể là rong câu, rong mơ, rong sụn… Tóm lại, điều kiện tự nhiên của huyện Thạch Hà khá thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản. Vấn đề là ở chỗ chúng ta đã tận dụng lợi thế đó nhƣ thế nào để nâng cao tối đa hiệu quả. * Các yếu tố kinh tế xã hội: - Dân số và đặc điểm dân cƣ: Năm 2014, dân số trung bình của huyện là 132.072 ngƣời, bao gồm 31 đơn vị, trong đó cáo nhất là thị trấn Thạch Hà (9.744 ngƣời), thấp nhất là Nam Hƣơng (1881 ngƣời), dân số phân bố không đồng đều, tập trung cao ở các xã đồng bằng ven biển, thƣa hơn đối với các xã miền núi. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của huyện không ổn định, năm 2012 tăng nhiều so với các năm trƣớc, cho thấy tỷ lệ tăng tự nhiên có xu hƣớng tăng. Tỷ lệ dân số đô thị không cao, chỉ khoảng 6-7,5%. Bảng 2.1: Dân số Thạch Hà đến năm 2014 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 Dân số trung bình (ngƣời) 137.197 134.873 129.571 130.295 132.072 Tỷ lệ tăng tự nhiên (%) 6,94 5,19 6,78 10,43 10,28 Dân số đô thị (ngƣời) 8.895 8.985 9.361 9.538 9.744 Nguồn: Niên giám thống kê huyện Thạch Hà, năm 2014 Dân số của huyện đứng thứ 3 trong toàn tỉnh, trong đó nữ là 73,67 nghìn ngƣời, chiếm 51,75% dân số toàn huyện. Với mật độ dân số năm 201255 khoảng 405 ngƣời/km2, gần gấp đôi mật độ dân số trung bình toàn tỉnh, đứng thứ 7/12 huyện, thành phố trong tỉnh. - Lao động và nguồn nhân lực: Dân số Thạch Hà trong độ tuổi lao động năm 2013 là trên 88.421 ngƣời, chiếm 67,8% dân số toàn huyện. Hiện tại, số lao động đang làm việc trong các lĩnh vực kinh tế là 74.025 ngƣời, chiếm 83,7% lao động trong độ tuổi, trong đó lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản là 33.462 ngƣời chiếm 45,2%. Tuy nhiên lao động dƣ thừa, nhàn rỗi, thiếu việc làm còn khá lớn, nhất là khu vực nông thôn. Tỷ lệ lao động qua đào tạo toàn huyện năm 2012 là 47,21%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề là 23,1%. Với tỷ lệ này cho thấy nguồn lao động của huyện Thạch Hà chƣa đáp ứng đƣợc cho nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội của huyện. Nhìn chung, ngƣời dân Thạch Hà có truyền thống cần cù, chịu khó và có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp (trồng lúa, cây lƣơng thực, cây thực phẩm cây công nghiệp, chăn nuôi). Thạch Hà với 10 xã vùng bãi ngang, ngƣời dân có truyền thống nuôi trồng và đánh bắt thủy sản từ lâu đời, có kinh nghiệm trong đánh bắt cũng nhƣ nuôi trồng thủy sản nƣớc mặn cũng nhƣ nƣớc lợ. Đây chính là nguồn lao động nuôi trồng thủy sản đáng kể, chiếm tỷ trọng lớn trong sản xuất nghề cá. - Tăng trƣởng kinh tế: Từ năm 2010 đến nay, giá trị sản xuất liên tục tăng qua các năm, từ 1.571 tỷ đồng năm 2010 tăng lên 2.389 tỷ đồng vào năm 2013. Tốc động tăng trƣởng hàng năm cũng tăng từ 12-13,5%. Trong đó tăng trƣởng nhiều nhất là ngành công nghiệp – xây dựng, tiếp đến là dịch vụ, ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng chậm, nguyên nhân chủ yếu là do diện tích đất nông nghiệp bị giảm, bên cạnh đó cũng có tác động do điều kiện tự nhiên không thuận lợi (hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi).56 Bảng 2.2: Tăng trƣởng kinh tế trên địa bàn huyện STT Chỉ tiêu Đơn vị tính 2010 2011 2012 2013 2014 1 Giá trị sản xuất (giá 2010) Tỷ đồng 1.571 1.799 2.067 2.389 2.806 a Công nghiệp - xây dựng Tỷ đồng 486 525 773 970,0 1199,8 b Nông, lâm, ngƣ nghiệp Tỷ đồng 806,2 1.013 934 996 1066 - Thủy sản Tỷ đồng 171,3 176,7 179,8 180,0 197 c Dịch vụ Tỷ đồng 279 261,3 359,2 423 540 2 Tốc độ tăng trƣởng GTSX (giá 2010) % 12,3 12,7 13,0 13,5 15 3 Thu nhập bình quân đầu ngƣời (triệu đ/năm) Triệu đồng 11 13,50 16,50 22 26 Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Thạch Hà Qua bảng số liệu ta thấy tăng trƣởng kinh tế của huyện bình quân hàng năm đạt 12,8%, tuy nhiên đối với lĩnh vực thủy sản thì giá trị sản xuất tăng trƣởng rất chậm. Thu nhập bình quân đầu ngƣời của huyện tăng qua các năm nhƣng nhì chung còn thấp so với bình quân cả nƣớc. Năm 2013 là thu nhập bình quân 22 triệu đồng/ngƣời/năm đạt thấp so với thu nhập bình quân đầu ngƣời của cả nƣớc (40,8 triệu đồng). - Đầu tƣ phát triển: Năm 2010, vốn đầu tƣ phát triển trên địa bàn huyện đạt 75.090 triệu đồng, năm 2013 tổng vốn đầu tƣ 347.900 triệu đồng, phần lớn nguồn vốn đã tập trung vào những mục tiêu đầu tƣ phát triển nông nghiệp hàng hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn: xây dựng hệ thống giao thông nông thôn, phát triển hệ thống thủy lợi, xây dựng trƣờng học, trạm xã, nhà văn hóa,.. thực hiện xoá đói, giảm nghèo. Bên cạnh đó, một phần không57 nhỏ nguồn vốn đã đƣợc đầu tƣ vào các hoạt động của khu công nghiệp mỏ sắt Thạch Khê và vốn phát triển kinh tế - xã hội của 10 xã ven biển thuộc huyện (do Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 946/QĐ-TTg). Chuẩn bị các điều kiện nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực; phát triển khoa học - công nghệ, đặc biệt là phát triển cơ sở hạ tầng. Bảng 2.3. Đầu tƣ phát triển trên địa bàn huyện thời kỳ 2010-2014 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng đầu tƣ phát triển (tỷ đồng) 75,09 179,40 154,70 347,90 400,0 Do tỉnh quản lý 13,70 132,40 87,50 147,10 200,0 Do huyện quản lý 30,80 18,50 15,70 44,40 150,0 Nguồn khác (dự án) 31,40 28,50 51,70 156,40 50,0 Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 Nguồn: Phòng tài chính – Kế hoạch huyện Thạch Hà, năm 2014 Tổng vốn đầu tƣ phát triển trên địa bàn huyện có xu hƣớng tăng nhƣng mức độ tăng không đồng đều. Năm 2011 là 75.090 triệu đồng, đến năm 2012 là 1179.400 triệu đồng, năm 2013 giảm còn 154.700 triệu đồng. Đến năm 2014 đầu tƣ phát triển tăng lên 347.900 triệu đồng. Mức tăng trƣởng khá cao, tăng hơn 100% so với năm 2012. Năm 2014 có sự tăng cao là do đƣợc hƣởng nguồn tự chƣơng trình Đề án 946 của Thủ tƣớng Chính phủ đối với 10 xã biển ngang huyện Thạch Hà. - Hệ thống giao thông: Thạch Hà có loại hình vận tải chính là đƣờng bộ bên cạnh đó có hệ thống đƣờng sông và giao thông ven biển nhƣng hiện tại mới có giao thông đƣờng bộ tƣơng đối tốt, giao thông đƣờng thủy và ven biển chƣa phát triển. Trên địa bàn huyện có tuyến đƣờng quốc lộ 1A đi qua, với tổng chiều dài 23,31 km bao gồm (Quốc lộ 1A và đƣờng tránh thành phố Hà Tĩnh đi qua địa bàn huyện). Trƣớc đây, tuyến quốc lộ 1A qua huyện Thạch Hà cũng nhƣ toàn tuyến đi qua tỉnh Hà Tĩnh có tiêu chuẩn kỹ thuật thấp, quy58 mô mặt cắt nhỏ, nhƣng đến nay tuyến đƣờng này đã đƣợc nâng cấp và hoàn thiện đã đáp ứng đƣợc nhu cầu đi lại và phát triển kinh tế - xã hội của Thạch Hà nói riêng và của tỉnh Hà Tĩnh nói chung. Thạch Hà có 08 tuyến tỉnh lộ đi qua địa bàn với tổng chiều dài là 72,73km. Tổng chiều dài đƣờng giao thông nông thôn của huyện có khoảng 2.163 km, đã bê tông và nhựa hóa đƣợc 674,03km từ cấp C đến cấp 4 đồng bằng và miền núi. Trong năm 2013 tổng đầu tƣ cho phát triển giao thông của huyện khoảng hơn 142.000 triệu đồng, bao gồm: nâng cấp, cải tạo, bê tông hóa một số tuyến đƣờng giao thông chính của huyện. Hình thành đƣợc mạng lƣới giao thông phát triển sẽ tạo cơ hội cho huyện đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa nền kinh tế, góp phần nâng cao đời sống và dân trí cho nhân dân vùng nông thôn... - Hệ thống Thủy lợi: Trong thời kỳ vừa qua huyện đã quan tâm đầu tƣ nâng cấp và cải tạo hệ thống trạm bơm, hồ đập... Toàn huyện có 78 trạm bơm với công suất trên 40.000m3/h, có 18 hồ đập nhỏ đã đƣợc sửa chữa đảm bảo nhu cầu tƣới cho sản xuất và sinh hoạt của ngƣời dân. Hệ thống sông Nghèn, sông Rào Cái, sông Cày đón nhận nguồn nƣớc mƣa của phần lớn các suối trên địa bàn huyện chảy theo hệ thống sông thoát ra Biển Đông là hệ thống quan trọng trong cấp nguồn và tạo nguồn nƣớc cho sản xuất, nuôi trồng thủy sản, sinh hoạt và hoạt động giao thông đƣờng thủy trên địa bàn huyện. - Hệ thống điện: Huyện Thạch Hà nói riêng và tỉnh Hà Tĩnh nói chung nằm trong vùng thuận lợi về cung cấp điện từ lƣới điện quốc gia, với việc hệ thống truyền tải và phân phối đƣợc quy hoạch và đầu tƣ đồng bộ đảm bảo thuận lợi, cung cấp đủ nhu cầu cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng. Về cơ bản huyện đã hoàn thành nhiệm vụ cung cấp điện phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Tuy nhiên, với triển vọng phát59 triển kinh tế huyện trong tƣơng lai là một huyện phát triển về công nghiệp và dịch vụ, lƣới điện của huyện vẫn cần phải đƣợc nâng cấp và hiện đại hóa hơn nữa. Nguồn điện của Thạch Hà đƣợc sử dụng từ nguồn điện chung của tỉnh, các đƣờng dây 220kV và 110kV đi qua và đến huyện đƣợc vận hành tốt, ổn định. Đƣờng dây và trạm 110 kV Thạch Kênh công suất 2x63MVA (đã cơ bản xây dựng xong đƣờng dây). Nguồn điện cung cấp chính cho sinh hoạt và sản xuất lấy từ trạm giảm áp trung gian tại thị trấn Thạch Hà cùng hệ thống đƣờng dây, các trạm biến áp tiếp theo. Nhìn chung, mạng lƣới điện cung cấp khá đầy đủ, đảm bảo 100% số xã, thị trấn có điện; 100% số hộ đƣợc dùng điện. Tuy nhiên, nhu cầu điện cho các cơ sở sản xuất cũng nhƣ nhu cầu điện phục vụ NTTS đặc biệt là phát triển nuôi tôm thâm canh ngày càng phát triển thì với mạng lƣới điện hiện tại chƣa đáp ứng kịp thời. - Thông tin liên lạc: Thạch Hà có 01 bƣu điện trung tâm tại thị trấn Thạch Hà và hầu hết tại các xã đều có các điểm bƣu điện văn hóa xã, 100% số xã có cáp điện thoại di động liên lạc trực tiếp đến mọi nơi. Nhìn chung, hệ thống thông tin liên lạc tƣơng đối đầy đủ và đang đƣợc hiện đại hóa, có thể đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội nói chung và phục vụ phát triển nuôi trồng thủy sản. 2.1.1.3. Quan điểm về phát triển kinh tế - xã hội huyện Thạch Hà. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Thạch Hà đến năm 2020 đã đƣa ra quan điểm phát triển nhƣ sau: Một là, Phát triển KT - XH huyện đồng bộ và phù hợp với phát triển kinh tế -xã hội của vùng, tỉnh và các địa bàn lân cận.60 Những điều kiện tự nhiên và xã hội, kết cấu hạ tầng thƣờng gắn kết các vùng kinh tế lân cận thành một khối thống nhất, hỗ trợ và thúc đẩy nhau cùng phát triển, thông qua các vùng động lực. - Thạch Hà đang sở hữu một hệ thống giao thông đối ngoại khá thuận lợi (quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ), hầu hết đều nối với các địa bàn phát triển và trở thành các vùng động lực cho cả khu vực (Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình), đang khai thác triệt để đầu tƣ từ bên ngoài, tạo ra thị trƣờng hàng hóa, dịch vụ rộng lớn về thị trƣờng lao động, thị trƣờng cung cấp hàng hóa nông, lâm, thủy sản. - Phát huy tối đa và hài hoà những lợi thế và cơ hội, giảm thiểu những hạn chế và thách thức; Tập trung và tích tụ sản xuất, khai thác hiệu quả những lợi thế của huyện. - Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, hợp tác, liên kết là có thể nâng cao khả năng cạnh tranh không chỉ ở thị trƣờng trong nƣớc mà còn trên thị trƣờng quốc tế. Hai là, Phát triển bền vững, kết hợp hài hoà giữa tăng trƣởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và tái tạo môi trƣờng sinh thái. Phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững và toàn diện nền kinh tế - xã hội của huyện đƣợc xem là phƣơng tiện để giải quyết các mục tiêu về phát triển kinh tế và xã hội, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong huyện; lấy hiệu quả kinh tế - xã hội, chất lƣợng cuộc sống và phát triển nguồn nhân lực làm tiêu chuẩn đánh giá và lựa chọn các phƣơng án phát triển. Ba là, Kết hợp ngay từ đầu phát triển kinh tế với tăng cƣờng quốc phòng - an ninh. Địa bàn huyện Thạch Hà và tỉnh Hà Tĩnh luôn có vị trí quan trọng trong hệ thống quốc phòng của cả nƣớc và không chỉ của vùng Bắc Trung bộ mà còn là “cửa ngõ” của vùng Thƣợng Lào - Thái Lan. Phát triển61 kinh tế - xã hội phải gắn với quốc phòng an ninh và quốc phòng an ninh phải phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội. 2.1.2. Đánh giá hiện trạng phát triển nuôi trồng thủy sản huyện Thạch Hà giai đoạ n 2010 -2014. 2.1.2.1. Tình hình quy hoạch: - Từ năm 2000 đến nay, huyện Thạch Hà chƣa có quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản, việc căn cứ để đầu tƣ phát triển dựa vào quy hoạch tổng thể phát triển nuôi trồng thủy sản của tỉnh Hà Tĩnh và kế hoạch hoặc đề án phát triển thủy sản hàng năm của huyện. - Năm 2012 thực hiện phong trào xây dựng nông thôn mới, các xã lập quy hoạch xây dựng Nông thôn mới (NTM), trong đó có phân vùng phát triển nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, việc quy hoạch vùng phát triển NTTS trong quy hoạch NTM của xã một số không phù hợp quy hoạch tổng thể phát triển ngành của tỉnh. Vì vậy trong quá trình đầu tƣ phát triển NTTS gặp nhiều khó khăn, phải đƣợc cơ quan chức năng thẩm định điều chỉnh hoặc bổ sung quy hoạch. - Tình hình giao đất ổn định cho phát triển NTTS ở địa phƣơng: Đến năm 2013, theo Báo cáo của phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, toàn huyện có 1005 hộ và 1 doanh nghiệp tham gia NTTS, trong đó 305 hộ và 1 doanh nghiệp tham gia NTTS mặn lợ còn lại là NTTS nƣớc ngọt và nuôi lồng. Trong tổng số các hộ sản xuất có trên 50% số hộ chƣa đƣợc giao đất sản xuất ổn định mà chủ yếu cho thuê mƣợn tạm thời ở cấp xã nguyên nhân do một số diện tích không nằm trong quy hoạch phát triển NTTS của tỉnh hoặc trong quy hoạch NTM của xã. Điều này gây ảnh hƣởng không nhỏ đến việc đầu tƣ của ngƣời nuôi.62 2.1.2.2 Chuyển dịch cơ cấu NTTS Thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp, từ năm 2012 đến nay, huyện Thạch Hà chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu nông nghiệp trong đó có chuyển dịch cơ cấu NTTS theo hƣớng sản xuất hàng hóa, tăng quy mô sản xuất thâm canh, ƣu tiên phát triển NTTS mặn lợ đặc biệt phát triển sản phẩm chủ lực là con tôm. * Diện tích, sản lƣợng, giá trị sản xuất thủy sản. Ngành thủy sản của Thạch Hà đã đóng góp một phần lớn vào cơ cấu kinh tế của huyện trong những năm qua, bao gồm nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. Trong thời gian qua diện tích nuôi trồng thủy sản của huyện có nhiều biến động, năm 2010 có 890 ha, đến năm 2014 là 944 ha, diện tích tuy ngày một mở rộng nhƣng chƣa nhiều so với đất tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt diện tích vùng cát ven biển có thể phát triển nuôi Tôm công nghệ cao đã đƣợc tỉnh quy hoạch định hƣớng phát triển đến năm 2030 là trên 410 ha nhƣng đến năm 2013, diện tích nuôi Tôm trên cát mới đƣợc 30 ha. Nuôi trồng thủy sản nƣớc ngọt của huyện chƣa phát triển, diện tích nuôi qua các năm giao động từ 600 đến 615 ha. Nuôi chủ yếu là ao hồ với hình thức QCCT cho năng suất thấp, năng suất bình quân chỉ đạt từ 0,8 đến 1,2 tấn/ha. Diện tích nuôi nƣớc ngọt thƣờng không tập trung mà phân bố rải rác ở các xã. Hình thức nuôi chủ yếu quãng canh cải tiến, năng suất và sản lƣợng thấp, giá trị kinh tế không cao. Nuôi trồng thủy sản mặn lợ phát triển phát triển không ổn định, đặc biệt là diện tích nuôi tôm có xu hƣớng giảm ở giai đoạn này do dịch bệnh tôm thƣờng xuyên xảy ra nhƣng đến năm 2014 có xu hƣớng tăng trở lại. Đặc biệt sản lƣợng Tôm nuôi có xu hƣớng tăng qua các năm.63 Các loài thủy sản đƣợc nuôi trồng phổ biến là: Tôm, cá chẽm, cá rô phi, Cua, Nghêu, thủy đặc sản (ếch, ba ba) và cá nƣớc ngọt truyền thống nhƣ Cá chép, cá mè, cá trắm… Sản phẩm thủy sản nuôi trồng bao gồm các loại nhƣ cá, tôm và các loại thủy sản khác. Năm 2009, sản lƣợng nuôi trồng đạt 1.252 tấn; năm 2010 giảm còn 1.200 tấn, đến năm 2014 đạt 2.100 tấn, năng suất bình quân đạt 2,2 tấn/ha, trong đó năng suất bình quân của Tôm nuôi đạt 4,39 tấn/ha. Bảng 2.4. Diện tích, sản lƣợng, giá trị sản xuất nuôi trồng thủy sản huyện Thạch Hà đến năm 2014. TT Chi tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 1 Diện tích nuôi trồng thuỷ hải sản Ha 890 900 944 944 944 Trong đó: - Nuôi lợ mặ n Ha 275 274 326 344 344 - Nuôi chuyên tôm Ha 172 176 183 204 205 - Nuôi nƣớc ngọ t Ha 615 626 618 600 600 - Nuôi lồng m3 1620 1782 17334 34506 35316 2 Sản lƣợng NTTS Tấn 1200 1500 1600 1900 2100 - Sản lƣợng tôm Tấn 260 280 320 620 900 3 Giá trị sản xuất (giá hiện hành) Triệu đồng 50.050 65.363 85.578 110.667 130.890 4 Giá trị thu hoạch/ha diện tích canh tác thủy sản Triệu đồng 56,24 72,63 90,65 117,23 138,65 Nguồn: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thạch Hà, 2014 Từ bảng số liệu ta thấy giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2014, diện tích và sản lƣợng NTTS phát triển không ổn định, sản lƣợng và năng suất tăng trƣởng nhanh từ năm 2011 trở lại đây. Giá trị thu hoạch bình quân trên 1 ha diện tích canh tác ngày một tăng, đến năm 2014 cho giá trị bình quân/ha là 138,65 triệu đồng. Tuy nhiên giá trị này chƣa cao so với yêu cầu đặt ra. Trên64 thực tế bình quân 1 ha nuôi tôm thâm canh cho doanh thu từ 800 triệu đồng đến 1 tỷ đồng, nhƣng vì diện tích nuôi trồng thủy sản nƣớc ngọt lớn nhƣng chủ yếu là diện tích hồ đập nuôi với hình thức quảng canh, quảng canh cải tiến cho năng suất thấp và giá trị không cao. Diện tích nuôi nƣớc ngọt thƣờng không tập trung mà phân bố rải rác ở các xã. Hình thức nuôi chủ yếu quãng canh cải tiến, năng suất và sản lƣợng thấp, giá trị kinh tế không cao. - Nuôi trồng thủy sản mặn lợ phát triển phát triển không ổn định, đặc biệt là diện tích nuôi tôm có xu hƣớng giảm ở giai đoạn này do dịch bệnh tôm thƣờng xuyên xảy ra nhƣng đến năm 2013 có xu hƣớng tăng trở lại. Đặc biệt sản lƣợng Tôm nuôi có xu hƣớng tăng qua các năm. Các loài thủy sản đƣợc nuôi trồng phổ biến là: Tôm, cá chẽm, cá rô phi, Cua, Nghêu, thủy đặc sản (ếch, ba ba) và cá nƣớc ngọt truyền thống nhƣ Cá chép, cá mè, cá trắm… Bảng 2.5. Sản lƣợng các sản phẩm NTTS giai đoạn 2010 - 2014. Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tổng sản lƣợng NTTS (tấn) 1200 1500 1600 1900 2100 Nuôi mặn lợ 790 965 1050 1370 1565 Sản lƣợng Tôm 260 280 320 620 900 Sản lƣợng Nghêu 480 530 550 550 510 Sản lƣợng Cua 30 90 90 50 35 Sản lƣợng Cá nƣớc lợ 20 65 90 150 120 Nuôi Ngọt 410 535 550 530 535 Cá các loại truyền thống 390 497 510 495 495 Sản lƣợng Thủy đặc sản 20 38 40 35 40 Nguồn: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thạch Hà, 201465 Từ bảng số liệu trên, cho thấy sản lƣợng NTTS mặn lợ đặc biệt là Tôm ngày một tăng, trong đó các sản phẩm khác không tăng hoặc tăng chậm, có một số sản phẩm nhƣ Cua, thủy đặc sản giảm do sự chuyển dịch cơ cấu, ƣu tiên phát triển con tôm hàng hóa chủ lực của huyện và tỉnh. - Tốc độ tăng trƣởng NTTS huyện Thạch Hà hàng năm đạt 15-20%. Bảng 2.6. Tốc độ tăng trƣởng NTTS huyện Thạch Hà đến năm 2014 TT Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 1 Tổng giá trị SX thủy sản (tỷ đồng) 171,3 146,7 159,8 170,0 187,0 2 Giá trị khai thác (tỷ đồng) 121,3 81,3 74,2 59,3 56,1 3 Giá trị NTTS (tỷ đồng) 50,05 65,36 85,58 110,67 130,89 4 Tốc độ tăng trƣởng NTTS (%) 18,9 23,4 23,6 22,7 15,5 Nguồn: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thạch Hà, 2014 2.1.2.3. Dịch vụ hậu cần, khoa học công nghệ, khuyến ngư - Dịch vụ cho nuôi trồng thuỷ sản: Trên địa bàn huyện Thạch Hà, mạng lƣới dịch vụ hậu cần cho phát triển NTTS chƣa phát triển. Theo thống kê đến năm 2012 trên địa bàn huyện chỉ có 1 Đại lý kinh doanh vật tƣ, thức ăn nuôi tôm và Tôm giống, chƣa có trại sản suất giống và ƣơng dƣỡng thủy sản. Vì Thạch Hà là huyện phụ cận thành phố Hà Tĩnh vì vậy ngƣời sản xuất NTTS ở Thạch Hà đƣợc các Đại lý cấp 1 ở thành phố Hà Tĩnh cung ứng và hạn chế sự phát triển đại lý cấp 2 ở huyện. Hàng năm nhu cầu Tôm, cá giống để sản xuất lên đến 1.000 triệu con nhƣng việc cung ứng giống chủ yếu là các cơ sở sản xuất giống ở các tỉnh phía Nam. Vì vậy vấn đề giống chất lƣợng phục vụ cho sản xuất ở Thạch Hà cũng rất khó khăn.66 Về tiêu thụ sản phẩm: Các sản phẩm NTTS chủ yếu ở Thạch Hà là Tôm, Nghêu, cá nƣớc ngọt và các sản phẩm thủy đặc sản nhƣ: ếch, lƣơn... Trên địa bàn có 1 nhà máy chế biến đông lạnh, tuy nhiên sản phẩm nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn thƣờng đƣợc bán cho các nhà tƣ thƣơng để nhập cho các tỉnh và một phần tiêu thụ nội địa thông qua các chợ cá, chợ nông thôn, hệ thống siêu thị trong và ngoài tỉnh. - Hình thức tổ chức và quản lý sản xuất nuôi trồng thuỷ sản: Tổ chức hoạt động trong NTTS tỉnh Hà Tĩnh chủ yếu ở các loại hình nhƣ phát triển theo mô hình hộ gia đình, trang trại, Tổ hợp tác, Hợp tác xã (HTX) trong NTTS, doanh nghiệp tƣ nhân, doanh nghiệp Nhà nƣớc. Năm 2008, có 15 trang trại NTTS, 1 doanh nghiệp nhà nƣớc, 1 doanh nghiệp tƣ nhân. Đến năm 2014, toàn huyện có 24 trang trại NTTS, 3 HTX, 5 Tổ hợp tác, 1 doanh nghiệp nhà nƣớc, 1 doanh nghiệp có 1 doanh nghiệp tƣ nhân còn lại chủ yếu là hộ gia đình, với khoảng 2.000 hộ gia đình tham gia NTTS. Việc hình thành các Tổ hợp tác liên doanh liên kết chƣa phổ biến vì vậy năng lực quản lý, tổ chức sản xuất của các chủ đầu tƣ còn yếu đều này ảnh hƣởng đến công tác quản lý cũng nhƣ tính bền vững trong sản xuất. - Tình hình áp dụng khoa học - công nghệ trong nuôi trồng thuỷ sản: Giai đoạn 2008 đến năm 2012, việc áp dụng khoa học - công nghệ vào trong nuôi trồng thủy sản chủ yếu là lĩnh vực nuôi thƣơng phẩm nhƣ: mô hình nuôi Tôm thẻ chân trắng thâm canh, công nghệ cao, nuôi Lóc cao sản trong bể xi măng, nuôi cá chẽm bằng lồng, nuôi một số giống thủy sản mới nhƣ cá Diêu hồng, cá hồng mỹ, các rô phi đơn tính... Ứng dụng công nghệ sản xuất giống các đối tƣợng nuôi mặn lợ; công nghệ chế biến thức ăn trên địa bàn chƣa đƣợc quan tâm. - Công tác khuyến ngƣ trong nuôi trồng thuỷ sản: Theo thống kê từ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, mỗi năm huyện tổ chức từ67 6 - 8 lớp tập huấn kỹ thuật nuôi, phòng chống dịch bệnh cho động vật thủy sản, cấp phát các tài liệu về kỹ thuật cho các hộ tham gia sản xuất, xây dựng 3-4 mô hình trình diễn, có mạng lƣới khuyên ngƣ từ huyện tới cơ sở. Tuy nhiên lực lƣợng cán bộ làm công tác chuyên môn còn mỏng. Với diện tích xấp xỉ 1.000 ha nuôi trồng phân bố trên 31 đơn vị hành chính nhƣng toàn huyện đến năm 2012 chỉ có 2 cán bộ chuyên môn trình độ đại học nuôi trồng thủy sản tại Phòng Nông nghiệp huyện, 31 cán bộ phụ trách nông ngƣ nghiệp cấp xã chuyên môn khác. Đây là cũng là trở ngại lớn trong công tác quản lý cũng nhƣ phối hợp chỉ đạo mỗi khi dịch bệnh thủy sản xảy ra. Bảng 2.7. Thực hiện công tác khuyến ngƣ từ năm 2010 đến năm 2014. Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 Đề tài nghiên cứu, ứng dụng KHCN 2 1 1 Xây dựng mô hình trình diễn (mô hình) 5 5 4 4 4 Tập huấn kỹ thuật (lớp) 8 8 7 7 6 Tham quan học tập kinh nghiệm (cuộc) 1 1 0 1 0 Nguồn: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thạch Hà, 2014 Kinh phí thực hiện các mô hình trình diễn, tham quan học tập kinh nghiệm, tập huấn kỹ thuật thƣờng do tỉnh tổ chức. Mặc dù công tác khuyến ngƣ đƣợc quan tâm, tuy nhiên với quy mô diện tích và yêu cầu phát triển thì công tác khuyến ngƣ cần mạnh mẽ hơn nữa và hàng năm huyện cần bố nguồn kinh phí để tổ chức các hoạt động này.68 2.1.2.4. Đầu tư hạ tầng, hiệu quả các mô hình - Cơ sở hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản: Đầu tƣ hạ tầng NTTS thƣờng đƣợc phân loại đầu tƣ, ngân sách nhà nƣớc hỗ trợ đầu tƣ hạ tầng bao gồm đê bao, cống cấp thoát chính cho cả vùng nuôi, còn hạng mục nội đồng công vào ao nuôi, bờ ao nuôi, thiết bị máy móc và vốn sản xuất thì do dân đầu tƣ. Việc hỗ trợ đầu tƣ hạ tầng phần ngân sách ở Thạch Hà chủ yếu là dựa vào các chƣơng trình phát triển của Trung ƣơng (Quyết định 224/QĐ-TTg về phát triển NTTS giai đoạn 2001 – 2010) và các dự án phi chính phủ tài trợ. Bảng 2.8. Đầu tƣ hạ tầng NTTS từ năm 2010 đến 2014. Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng vốn đầu tƣ hạ tầng NTTS (triệu đồng) 8.900 2.400 1.500 3.500 4.500 12.000 Trong đó vốn ngân sách (triệu đồng) 6.800 400 200 500 500 5.600 Nguồn: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thạch Hà, năm 2014 Việc đầu tƣ hạ tầng từ nguồn ngân sách cho NTTS từ năm 2010 trở lại đây giảm, do hết chƣơng trình hỗ trợ hạ tầng từ Chính phủ, việc đầu tƣ từ ngân sách địa phƣơng cho NTTS còn hạn chế, chƣa có sự ƣu tiên bố trí nguồn phát triển. - Hiệu quả kinh tế của một số mô hình nuôi trồng thuỷ sản điển hình: Nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh đƣợc coi là mô hình nuôi trồng thủy sản điển hình và tôm cũng là một trong những sản phẩm chủ lực của huyện. Tuy nhiên hiệu quả kinh tế của mô hình cũng phụ thuộc rất lớn tình hình dịch bệnh. Trong điều kiện môi trƣờng ổn định và kỹ thuật nuôi tốt, để nuôi hoàn vốn ngƣời nuôi cần nuôi tôm đến kích cỡ khoảng 140 con/kg tƣơng đƣơng 45 – 50 ngày và bán với giá thành 60.000 – 65.000 VNĐ/kg; nhƣ vậy nếu thời điểm dịch bệnh xuất hiện trƣớc thời gian này ngƣời nuôi sẽ lỗ tối đa khoảng69 120 triệu đồng/ha/vụ tùy theo thời điểm xuất hiện bệnh và tiến triển bệnh mà ngƣời nuôi lỗ ít hay nhiều hoặc mất trắng. Ngoài mô hình nuôi cá chẽm trong lồng cũng đƣợc xem là mô hình hiệu quả kinh tế góp phần giải quyết việc làm cho một bộ phận ngƣ dân ven sông. 2.1.2.5. Hiện trạng môi trường và dịch bệnh trong nuôi trồng thuỷ sản Trong những năm qua, diện tích nuôi trồng thuỷ sản bị dịch bệnh ở Thạch Hà xảy ra trên các loài: tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cua, cá, ngao. Công tác phòng chống dịch bệnh vẫn còn gặp nhiều khó khăn do nguồn lực kiểm tra kiểm soát, hoá chất xử lý hạn chế. Dịch bệnh đối với các đối tƣợng nuôi thuỷ sản mặn, lợ xảy ra chủ yếu trên tôm nuôi đặc biệt phổ biến ở Hà Tĩnh, Thạch Hà là bệnh đốm trắng trên Tôm sú và Tôm thẻ chân trắng. Hầu hết các vùng nuôi tôm có hệ thống cơ sở hạ tầng vùng nuôi chƣa hoàn thiện và đang dần xuống cấp gây ảnh hƣởng không nhỏ đến hoạt động nuôi tôm và khó khăn trong công tác khống chế và kiểm soát dịch bệnh. Thêm vào đó là trình độ kỹ thuật nuôi của đại bộ phận ngƣời dân còn nhiều hạn chế, cải tạo ao đầm không đạt yêu cầu kỹ thuật, mực nƣớc ao nuôi quá thấp, diễn biến thời tiết bất lợi, sử dụng nguồn giống chất lƣợng kém... nên hàng năm dịch bệnh vẫn thƣờng xuyên xẩy ra. Năm 2009, 2010 có hiện tƣợng ngao giống và ngao thƣơng phẩm chết hàng loạt. Nguyên nhân có thể do thời tiết nắng nóng kéo dài, thay đổi đột ngột từ nắng nóng sang mƣa lạnh, có thời điểm độ mặn tăng cao (30 - 32%o), mật độ nuôi quá lớn và tác động của nguồn chất thải từ trên bờ làm ô nhiễm môi trƣờng dẫn đến con ngao chết đột ngột. Một phần kỹ thuật nuôi của ngƣời dân còn nhiều hạn chế, ý thức tuân thủ quy trình kỹ thuật chƣa cao mua giống giá rẻ chất lƣợng kém.70 2.1.2.6. Những thành công và hạ n chế. * Những kết quả đạt nổi bật: - Nuôi trồng thủy sản của huyện trong những năm qua đạt một số kết quả: Sản lƣợng và giá trị sản phẩm ngày càng tăng đóng góp quan trọng vào cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện. - Tranh thủ nguồn vốn từ chƣơng trình 224/1999/TTg cùng với việc huy động các nguồn vốn khác đã đầu tƣ chuyển đổi, nâng cấp, xây dựng nội đồng nhiều vùng nuôi trồng thuỷ sản, hình thành một số vùng nuôi trọng điểm tại các xã cửa sông, ven biển nhƣ Thạch Trị, Thạch Bàn, Thạch Long, Tƣợng Sơn… - Áp dụng khoa học công nghệ vào trong sản xuất ngày càng đƣợc chú trọng, nhiều mô hình nuôi thâm canh đƣợc áp dụng, ý thức sử dụng thức ăn công nghiệp trong nuôi trồng, chế phẩm sinh học xử lý môi trƣờng để tăng năng suất tạo hàng hóa lớn đƣợc hình thành trong ngƣời dân. * Tồn tại, hạn chế: - Do chƣa có quy hoạch phát triển NTTS cấp huyện, công tác quản lý hàng năm chỉ dựa vào quy hoạch phát triển ngành cấp tỉnh nên công tác quản lý gặp nhiều khó khăn đặc biệt trong việc giao đất cho thuê đất phát triển NTTS còn vƣớng mắc từ xã đến huyện đến tỉnh. - Việc phát triển còn mang tính tự phát, thiếu lộ trình đồng thời thiếu chủ động cho việc đầu tƣ hạ tầng cũng nhƣ các dự án ƣu tiên. - Ngoài nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc đầu tƣ hàng năm, việc huy động các nguồn vốn khác (vay tín dụng ƣu đãi, vay các tổ chức ngân hàng) còn hết sức hạn chế đã ảnh hƣởng đến tốc độ phát triển NTTS. Ngƣời nuôi Hà Tĩnh nói chung, Thạch Hà nói riêng nghèo, vốn tự có ít, trong khi nghề nuôi thuỷ sản cần vốn lớn, độ rủi ro cao do đó việc huy động các nguồn vốn khác vào đầu tƣ cơ sở vật chất kỹ thuật NTTS còn khó khăn.71 - Hệ thống các khu NTTS đƣợc xây dựng khá lâu (chƣơng trình 224 từ năm 2000) còn nhiều bất cập trong hạ tầng và đã xuống cấp kèm theo những tác động của biến đổi khí hậu gây khó khăn cho công tác quản lý môi trƣờng, dịch bệnh thủy sản trong quá trình nuôi. - Chƣa chủ động đƣợc nguồn giống tốt, sạch bệnh. 2.1.3. Điểm mạnh, điểm yếu về Nuôi trồng thủy sản ở Thạch Hà Từ những báo cáo kết quả các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và hiện trạng nuôi trồng thủy sản cho thấy Thạch Hà có những điểm mạnh và điểm yếu về Nuôi trồng thủy sản nhƣ sau: 2.1.3.1 Điểm mạnh về NTTS huyện Thạch Hà - Thạch Hà có vị trí địa lý và các điều kiện tự nhiên hết sức thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản đặc biệt là phát triển các sản phẩm mặn lợ có giá trị kinh tế cao nhƣ: Tôm, cua, cá biển. - Nhân dân Thạch Hà có truyền thống NTTS lâu đời. - Các điều kiện về hạ tầng kỹ thuật cũng nhƣ các yếu tố xã hội của huyện Thạch Hà cũng rất thuận lợi cho phát triển NTTS nhƣ: Thạch Hà nằm trên tuyến đƣờng Quốc lộ 1A, hệ đƣờng thống giao thông tốt cơ bản đã đƣợc bê tông hóa đến từng vùng đất nuôi; hệ thống thông tin liên lạc, Internet đƣợc phủ mạng đến tận thôn xóm giúp cho nông ngƣ dân cập nhập thông tin khoa học, thị trƣờng về NTTS một cách dễ dàng, trên địa bàn huyện có 1 nhà máy chế biến đông lạnh chuyên xuất nhập khẩu thủy sản. 2.1.3.2 Những điểm yếu về NTTS huyện Thạch Hà - Chƣa có quy hoạch phát triển NTTS cấp huyện nên công tác quản lý gặp nhiều khó khăn. Phát triển tự phát và kém bền vững. - Các chủ thể tham gia còn đang chủ yếu là hộ gia đình nên trình độ quản lý và năng lực đầu tƣ kém nên hiệu quả đem lại chƣa cao.72 - Thạch Hà chƣa có chính sách đủ mạnh để thu hút các nhà đầu tƣ đặc biết là chính sách về đất đai, chính sách hỗ trợ sản xuất. 2.2. Dự báo các điều kiện phát triển Nuôi trồng thủy sản 2.2.1. Thời cơ, thách thức đối với phát triển NTTS 2.2.1.1. Thời cơ và những thuận lợi - Thủy sản đƣợc xác định là ngành kinh tế mũi nhọn trong sự nghiệp phát triển đất nƣớc. Luôn nhận đƣợc sự quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc, các cấp chính quyền trong mọ i hoạt độ ng phát triển kinh tế thủy sản. - Điều kiệ n tƣ̣ nhiên thuậ n lợ i và tiềm năng nguồn lợ i thủy sản đa dạ ng phong phú là cơ sở cho phát triển nuôi trồng thủy sản. - Do dân số gia tăng, kinh tế phát triển nên thị trƣờng thủy sản trong nƣớc và thế giới tiếp tụ c mở rộng, sản phẩm thủy sản ngày càng chiếm lĩ nh thị trƣờng thực phẩm. Mặ c dù bị ảnh hƣởng của suy giảm kinh tế thế giới, nhƣng thực phẩm thủy sản vẫn đƣợ c ƣa chuộng, đặc biệt ở các nƣớc công nghiệp phát triển; giá cả thủy sản luôn ổn định ở mức cao. - Công nghệ và kỹ thuật tiên tiến, đặc biệt là công nghệ sinh học phát triển nhanh và mạnh, đã và đang tạ o cơ hội cho việ c áp dụng vào hoạt động nghiên cứu và nuôi trồng thủy sản. - Sản phẩm thủy sản của nƣớc ta nhìn chung đã đáp ứng đƣợc các yêu cầu nghiêm ngặ t về tiêu chuẩn chất lƣợng, vệ sinh và an toàn thực phẩm của các nƣớc trong khu vực và trên thế giới. - Nguồn nhân lực dồi dào, có kinh nghiệm thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản trong tƣơng lai. Việt Nam đã ra nhập WTO, đây là cơ hội lớn để mở rộng thị trƣờng và cạnh tranh bình đẳng với các nƣớc xuất khẩu cùng các mặt hàng thủy sản.73 2.2.1.2. Những khó khăn và thách thức - Đến nay, tình hình sử dụng tiềm năng nguồn lợi thủy sản chƣa hiệu quả, thiếu bền vững do phát triển tự phát, thiếu hoặc không tuân thủ quy hoạch, làm nảy sinh nhiều mâu thuẫn lợi ích, thậm chí trong một khu vực địa lý. - Môi trƣờng bị biến đổi theo chiều hƣớng xấu: Ngày càng nhiều chất thải không qua xử lý từ các lƣu vực sông và vùng ven biển đổ ra biển, một số khu biển ven bờ bị ô nhiễm, hiện tƣợng thủy triều đỏ xuất hiện ngày càng nhiều với quy mô rộng,…Các hệ sinh thái biển quan trọng (rạn san hô, rừng ngập mặn, thảm cỏ biển) bị suy thoái, bị mất môi trƣờng sống và bị thu hẹp diện tích (rừng ngập mặn mất khoảng 15ha/năm). Điều đó dẫn đến môi trƣờng sống của các loài thủy sinh ở một số khu vực bị xâm hại và chất lƣợng có xu hƣớng ngày càng suy giảm. - Biến đổi khí hậu: Nƣớc ta là một trong 5 nƣớc chịu tác động mạnh mẽ nhất của biến đổi khí hậu và dâng cao mực nƣớc biển, trƣớc hết là vùng ven biển và các đảo nhỏ. Các hệ sinh thái ven biển, các giá trị dịch vụ của chúng, ngƣời dân ven biển và trên các đảo là những đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng và bị tác động mạnh mẽ nhất, nhƣng đến nay còn thiếu những nghiên cứu cụ thể về vấn đề này, cũng nhƣ chƣa có giải pháp lồng ghép và mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu và dâng cao mực nƣớc biển. - Đa dạng sinh học biển và nguồn lợi thủy hải sản giảm sút: Năng suất nuôi tôm quảng canh trong rừng ngập mặn bị giảm sút từ khoảng 200kg/ha/vụ (năm 1980) đến nay chỉ còn 80 kg/ha/vụ, và 1ha rừng ngập mặn trƣớc đây có thể khai thác đƣợc 800 kg thủy sản, nhƣng hiện nay chỉ thu đƣợc 1/20 so với trƣớc đây. - Diện tích mặt nƣớc ngọt, lợ đƣa vào nuôi trồng thủy sản đã tăng đến mƣ́c giới hạ n; xuất hiện dấu hiệu thoái hóa, xuống cấp ở một số vùng nuôi74 nƣớc lợ; rủi ro trong nuôi trồng thủy sản ngày càng tăng do ô nhiễm môi trƣờng, dịch bệnh và thiên tai. - Tình trạng sản xuất manh mún, tƣ̣ phát, phân tán đang còn phổ biến; ý thƣ́c tôn trọng kỷ cƣơng, pháp luật của những ngƣời tham gia vào hoạ t độ ng phát triển thủy sản chƣa cao. - Tình trạng cạnh tranh thị trƣờng, tranh chấp lãnh thổ và xung đột quốc gia diễn ra khá gay gắt. Sự cạnh tranh trong xuất nhập khẩu thủy sản trên thị trƣờng thế giới ngày càng khốc liệt, đặc biệt về yêu cầu chất lƣợng và an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trƣờng sinh thái, thƣơng hiệu sản phẩm đòi hỏi ngày càng cao và chặt chẽ hơn. - Trình độ công nghệ, kỹ thuật áp dụng trong hoạt động thủy sản của một số nƣớc trong khu vực đã đạt đƣợc ở mức cao, do đó chúng ta sẽ gặp phải khó khăn trong việc cạnh tranh về giá và thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm thủy sản. - Giá cả nguyên, nhiên vật liệu chính dùng trong sản xuất thủy sản đang có xu hƣớng gia tăng sẽ gây khó khăn không nhỏ cho phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững. - Khi mặ t bằng đời sống xã hội đƣợc nâng cao, quá trình đô thị hóa diễn ra mạ nh mẽ, tạo nhiều cơ hội việc làm tốt hơn cho lao độ ng nông thôn thì việc thu hút lao động tham gia nuôi trồng thủy sản sẽ gặp nhiều khó khăn. - Sự chồng chéo, mâu thuẫn trong việc sƣ̉ dụ ng tài nguyên, phát triển các ngành kinh tế nhƣ nông nghiệp, du lịch, công nghiệp và thủy sản, đặc biệt là ở các vùng ven biển ngày càng trở nên gay gắt, phức tạp và khó giải quyết. - Ngƣời dân hoạt động trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản nhìn chung có trình độ dân trí thấp, đặc biệt là khu vực ven biển. Điều đó sẽ gây khó khăn trong việc áp dụng các công nghệ mới, tiên tiến vào sản xuất để tăng năng suất, sản lƣợng và bảo vệ môi trƣờng sinh thái.75 - Nhìn chung việc tiếp cận với thông tin về thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm của ngƣời sản xuất và doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, gây tình trạng mất cân đối cung cầu trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. - Đời sống của dân cƣ tham gia nuôi trồng thủy sản nhìn chung còn nghèo, chịu nhiều rủi ro, mức độ an sinh thấp. Sự tham gia của cộng đồng địa phƣơng vào tiến trình quản lý còn rất thụ động, chƣa làm rõ vấn đề sở hữu, sử dụng đất ven biển và mặt nƣớc biển cho ngƣời dân. - Khu vực Biển Đông đang có tranh chấp gay gắt, nên việc hợp tác và hội nhập quốc tế để phát triển nuôi trồng thủy sản ở khu vực này gặp không ít trở ngại và khó khăn. - Suy thoái, khủng hoảng kinh tế thế giới đƣợc dự báo sẽ diễn ra thƣờng xuyên và tần suất cao hơn, tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất của các ngành kinh tế, trong đó có lĩnh vực nuôi trồng thủy sản. Nhƣ vậy, việc tận dụng tốt cơ hội, thuận lợi và khắc phục những khó khăn, thách thức trong giai đoạn tới đòi hỏi phải có giải pháp tổng thể, toàn diện để đƣa để nghề nuôi trồng thủy sản của Huyện Thạch Hà tiếp tục đứng vững trong giai đoạn mới. 2.2.2. Dự báo nhu cầu tiêu dùng, thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm thủy sản 2.2.2.1. Nhu cầu tiêu dùng sản phẩm thủy sản trên thị trường thế giới Về nhu cầu thực phẩm thủy sản và mức tiêu thụ trên đầu ngƣời, theo dự báo của Trung tâm Thủy sản Thế giới, đến năm 2020, nhu cầu thủy sản toàn thế giới vào khoảng 183,4 triệu tấn, trong đó các nƣớc đang phát triển sẽ chiếm tới 77% tổng lƣợng tiêu thụ thủy sản toàn cầu và 79% tổng sản lƣợng thủy sản thế giới. Dự báo nhu cầu các sản phẩm thủy sản trung bình đầu ngƣời năm 2015 là 19,1kg/ngƣời/năm. Nhƣ vậy, mức tăng về nhu cầu sẽ là 18% trong vòng 15 năm so với mức tăng 40% trong 20 năm trƣớc. Các nƣớc đang phát triển sẽ76 đứng đầu về tốc độ tăng cầu theo đầu ngƣời, trong khi ở các nƣớc phát triển nhìn chung sẽ có xu hƣớng giảm xuống. Trong tổng mức tăng về nhu cầu sản phẩm thủy sản thì khoảng 46% mức tăng là do sự gia tăng dân số, số còn lại 54% là do sự phát triển kinh tế. Theo số liệu của Tổ chức Nông Lƣơng Liên hiệp quốc (FAO), thủy sản hiện đang là mặt hàng thực phẩm đƣợc tiêu thụ mạnh nhất với khoảng 102 tỷ USD năm 2008. Cũng theo số liệu của FAO thì từ nay đến năm 2015, tiêu thụ thủy sản tính theo đầu ngƣời trên toàn cầu sẽ tăng trƣởng khoảng 0,8%/năm, tổng nhu cầu thủy sản và các sản phẩm thủy sản sẽ tăng khoảng 2,1%/năm. Tiêu thụ thủy sản trong tƣơng lai theo 3 xu hƣớng khác nhau: (1) tiêu thụ thủy sản chế biến bảo quản và thủy sản ƣớp lạnh hầu nhƣ ổn định; (2) tiêu thụ giáp xác, nhuyễn thể, philê cá và các sản phẩm đã chế biến sẽ tăng và (3) tiêu thụ sản phẩm đông lạnh sẽ giảm. Với xu hƣớng này Việt Nam có lợi thế cao để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thế giới. Tôm và nhuyễn thể là hai mặt hàng chiến lƣợc trong xuất khẩu thuỷ sản nuôi mặn lợ của Việt Nam. Nhu cầu thủy sản thế giới năm 2012 và những năm tới sẽ tiếp tục tăng so với năm 2011. Đây là một điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, là cơ hội cho việc phát triển nghề NTTS trong nƣớc. Đây là cơ hội tốt cho chúng ta đẩy mạnh, phát triển hơn nữa nghề nuôi trồng thuỷ sản mặn lợ tại Hà Tĩnh, đặc biệt hình thành vùng sản xuất nguyên liệu tập trung phục vụ chế biến, xuất khẩu, nâng cao giá trị kinh tế của các sản phẩm thuỷ sản nuôi trồng.77 2.2.2.2. Dự báo một số thị trường tiêu thụ * Tiêu thụ trong nƣớc: Dự báo nhu cầu tiêu thụ thủy sản ở thị trƣờng trong nƣớc cũng sẽ tăng mạnh trong thời gian tới, đặc biệt là những mặt hàng tƣơi sống và chế biến sẵn. Dự báo từ năm 2010 đến năm 2020, nếu mức tiêu thụ thủy sản tăng lên 22 kg/ngƣời/năm thì lƣợng tiêu thụ thủy sản trong nƣớc sẽ lên tới 2,18 triệu tấn vào năm 2015 và đến năm 2020 con số này 2,6 triệu tấn. Thực tế cho thấy, ở Việt Nam nhu cầu tiêu dùng thủy sản tỷ lệ thuận với mức thu nhập của ngƣời tiêu dùng, ngƣời có thu nhập càng cao thì nhu cầu tiêu dùng hàng thủy sản càng tăng, đặc biệt đối với các mặt hàng thủy sản cao cấp (Tôm, mực). Dự báo dân số Việt Nam năm 2020 sẽ ở mức 100 triệu ngƣời, trong đó dân số Hà Tĩnh tăng lên trên 1,4 triệu ngƣời và mức tiêu dùng thủy sản trên đầu ngƣời đạt 26 kg. Lƣợng thủy sản cần để đáp ứng nhu cầu này là 2,6 triệu tấn. Dự báo nhu cầu thủy sản dùng làm nguyên liệu cho chế biến các sản phẩm kỹ thuật khác: 0,6-0,7 triệu tấn; Dự báo tổng nhu cầu về sản lƣợng thủy sản sản xuất năm 2020: 6,5 đến 7,0 triệu tấn; Dự báo về nhu cầu sản lƣợng thủy sản nuôi trồng của Việt Nam năm 2020 từ 4,3-4,5 triệu tấn. *Thị trƣờng xuất khẩu: Theo số liệu từ VASEP, năm 2011 Việt Nam đã xuất khẩu tôm sang 91 thị trƣờng, thu về gần 2,4 tỷ USD. Nhật Bản, Mỹ và EU vẫn là những thị trƣờng xuất khẩu hàng đầu của tôm Việt Nam khi chiếm đến 65,8% tỷ trọng giá trị. - Thị trƣờng Nhật Bản: Một trong những thị trƣờng tƣơng đối khó tính trong việc kiểm soát chất lƣợng của các lô hàng nhập khẩu. Tuy nhiên, trong năm 2011, Nhật Bản vẫn là thị trƣờng nhập khẩu tôm hàng đầu của Việt Nam, chiếm đến 25,3% tỷ trọng giá trị, đạt 607 triệu USD.78 - Thị trƣờng Mỹ: Với mặt hàng tôm, Việt Nam đang vƣơn lên mạnh mẽ, vƣợt trội so với các quốc gia khác trong khu vực về xuất khẩu sang Mỹ. Năm 2011, tôm Việt Nam đã thu về đƣợc hơn 558 triệu USD từ thị trƣờng Mỹ, tăng 1,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Dự báo đến năm 2015, nhu cầu các mặt hàng thủy sản tại Mỹ sẽ tăng thêm hai triệu tấn so với mức hiện tại và đến năm 2020, dự tính 50% nguồn cung cấp cho thị trƣờng Mỹ sẽ xuất phát từ nuôi trồng. Hiện tại, 70% thủy sản tiêu thụ ở Mỹ là từ nguồn nhập khẩu, trong đó có đến 40% là sản phẩm nuôi trồng. Đến năm 2020, tôm, cá hồi, cá rôphi và cá nheo sẽ là bốn mặt hàng thủy sản đƣợc tiêu thụ hàng đầu trên thị trƣờng Mỹ. - Thị trƣờng EU: Năm 2011 tôm Việt Nam đã thu về đƣợc hơn 412 triệu USD từ thị trƣờng EU, tăng 20,3% so với cùng kỳ năm 2010. Trong khối EU, Đức là thị trƣờng nhập khẩu hàng đầu tôm Việt Nam với giá trị trên 113 triệu USD, theo sau là Anh và Bỉ với giá trị nhập khẩu tƣơng ứng là 73 và 52 triệu USD. - Thị trƣờng Trung Quốc, Hồng Kông và Đài Loan: Xuất khẩu tôm Việt Nam trong năm 2011 đã thu về đƣợc hơn 296 triệu USD từ thị trƣờng Trung Quốc, Hồng Kông và Đài Loan, tăng 54,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này chứng tỏ việc tiêu thụ tôm Việt Nam trên thị trƣờng này đang tăng lên khá mạnh. Với số dân đông nhất thế giới, nhu cầu tiêu thụ thủy sản ngày càng gia tăng, vị trí địa lý nằm sát Việt Nam vì vậy xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang các thị trƣờng này đã tăng trong những năm gần đây. Thị trƣờng Trung Quốc tiêu thụ khá nhiều các sản phẩm thủy sản tƣơi sống của Việt Nam đặc biệt là mặt hàng tôm tƣơi sống chƣa qua chế biến, các mặt hàng này đƣợc xuất khẩu chủ yếu qua đƣờng tiểu ngạch.79 - Thị trƣờng Hàn Quốc: Chiếm 6,6% tỷ trọng giá trị, thu về đƣợc trên 157 triệu USD, Hàn Quốc đứng thứ 5 trong danh sách top 10 thị trƣờng xuất khẩu hàng đầu của tôm Việt Nam năm 2011. Hàn Quốc trong tƣơng lai vẫn tiếp tục là thị trƣờng lớn của xuất khẩu sản phẩm thủy sản Việt Nam. Các đối tƣợng, mặt hàng xuất khẩu chính vào thị trƣờng Hàn Quốc là tôm, mực, bạch tuộc, cá tra, cá ngừ, cá biển khác đông lạnh và hàng thủy sản khô. - Thị trƣờng Canada: Tính đến hết năm 2011, xuất khẩu tôm Việt Nam đã thu về từ thị trƣờng Canada đƣợc hơn 82 triệu USD, tăng 17,2% so với cùng kỳ năm 2010. - Thị trƣờng Australia: Chiếm 3,4% tỷ trọng giá trị, thu về đƣợc hơn 80 triệu USD, giảm 6,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Australia đứng thứ 7 trong top 10 thị trƣờng xuất khẩu hàng đầu của tôm Việt Nam. - Thị trƣờng Nga, ASEAN và khu vực Trung Đông: Năm 2011, xuất khẩu sang các nƣớc ASEAN tăng 54,7% về giá trị, chiếm 2,0% tỷ trọng trong tổng giá trị xuất khẩu, thu về trên 48 triệu USD. Nga là thị trƣờng đáng chú ý nhất khi giá trị xuất khẩu tôm sang đây liên tục tăng mạnh trong năm 2011, tăng 124,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài các thị trƣờng chủ lực trên, mặt hàng tôm Việt Nam đã và đang xâm nhập và duy trì tốc độ tăng trƣởng kim ngạch xuất khẩu khá vào các thị trƣờng tiềm năng khác nhƣ thị trƣờng Đông Âu, khu vực Nam Mỹ và Châu Phi... Đối với nhuyễn thẻ hai mảnh vỏ, thị trƣờng xuất khẩu chính là Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc - Hồng Kông. Trong những năm gần đây, Việt Nam mở rộng xuất khẩu nhuyễn thể sang thị trƣờng Pháp và Australia. Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), thị trƣờng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam hiện nay lớn nhất là Mỹ, Nhật Bản,80 Eu và các thị trƣờng tiềm năng Hàn Quốc, Australia, Mexico, khối Asean và Trung Quốc,… tiếp tục có nhu cầu lớn và gia tăng nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam. Thị trƣờng trong nƣớc và thế giới còn rộng mở và đầy hấp dẫn, có tính bền vững trong thời gian dài, mở ra nhiều triển vọng mới cho phát triển nghề nuôi trồng và chế biến thủy sản, đặc biệt là các đối tƣợng nuôi có giá trị cao nhƣ tôm, nhuyễn thể hai mảnh vỏ. 2.2.3. Dự báo về khoa học công nghệ Việt Nam, KHCN đối với lĩnh vực thủy sản khá phát triển, hàng năm Nhà nƣớc giao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản các đề tài, dự án nghiên cứu cấp nhà nƣớc nhằm thúc đầy phát triển Nuôi trồng thủy sản. Đến nay đã có nhiều công trình, công nghệ mới đƣợc ứng dụng thành công và rộng rãi bao gồm sản xuất giống, nuôi thƣơng phẩm và phòng chống dịch bệnh. 2.2.3.1. Công nghệ sản xuất giống thủy sản: Giống nuôi có vai trò rất quan trọng, cung cấp con giống đảm bảo cả số lƣợng và chất lƣợng sẽ giảm đáng kể rủi ro trong sản xuất. Xác định đƣợc vị trí quan trọng đó, Chính phủ và Bộ Thủy sản (trƣớc đây), Bộ NN&PTNT, Tổng cục thủy sản đã xây dựng nhiều Chƣơng trình, Quyết định, Dự án tạo điều kiện cho công tác nghiên cứu và sản xuất nhằm thúc đẩy nghề sản xuất giống thủy sản phát triển. Trƣớc tình hình khoa học công nghệ phát triển mạnh, đặc biệt là công nghệ sinh học, sẽ hỗ trợ tích cực cho công tác nghiên cứu và cho sinh sản nhân tạo giống mặn lợ phục vụ sản xuất. Các tập đoàn, doanh nghiệp có uy tín trên thế giới trong lĩnh vực thủy sản đã xâm nhập thị trƣờng giống Việt Nam và xây dựng nhiều trại sản xuất giống thuỷ sản mặn lợ đảm bảo chất lƣợng và số lƣợng phục vụ ngƣời nuôi trên khắp cả nƣớc.81 Chất lƣợng các phòng chẩn đoán và kiểm soát chất lƣợng giống trƣớc khi thả nuôi ngày càng nâng cao và xã hội hóa phục vụ tốt hơn cho quá trình sản xuất. 2.2.3.2. Công nghệ nuôi trồng thủy sản Đã có nhiều các loại hình, đối tƣợng nuôi áp dụng các công nghệ sản xuất tiên tiến (nuôi thâm canh, nuôi theo mô hình an toàn sinh học...) vào sản xuất thu đƣợc kết quả tốt. Các Viện, Trƣờng, Trung tâm,… đã và đang nghiên cứu cũng nhƣ nhập các quy trình kỹ thuật tiên tiến vào thử nghiệm. Trong tƣơng lai sẽ có nhiều quy trình nuôi phù hợp với từng đối tƣợng, khu vực đảm bảo sản xuất không gây ô nhiễm môi trƣờng, thu đƣợc sản phẩm có chất lƣợng đáp ứng yêu cầu của thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế. Trên thế giới và trong nƣớc đã áp dụng quy trình nuôi mang tính bền vững, thân thiện với môi trƣờng và có khả năng ứng phó tốt với thiên tai là cơ hội để ứng dụng và chuyển giao công nghệ nuôi phù hợp nhất đối với hoạt động nuôi trồng thuỷ sản tại Thạch Hà. 2.2.3.3. Phòng trị bệnh cho động vật thủy sản Phòng trị dịch bệnh cho động vật thủy sản (ĐVTS) là một nhiệm vụ hết sức khó khăn, và thƣờng có hiệu quả thấp. Các loại thuốc, hóa chất phòng trị sẽ có ảnh hƣởng đến chất lƣợng sản phẩm và môi trƣờng nếu không đƣợc sử dụng đúng cách. Đƣợc sự hỗ trợ của các máy móc thiết bị, công nghệ sinh học, đặc biệt là công nghệ vi sinh nên công tác nghiên cứu về dịch bệnh trong thời gian qua đã gặt hái đƣợc những thành công nhất định và trong tƣơng lai sẽ có nhiều biện pháp phòng bệnh hiệu quả. Trƣớc những diễn biến rất phức tạp của dịch bệnh do tác động của nhiều yếu tố (môi trƣờng, kỹ thuật, quản lý, chăm sóc,….) thì công tác phòng82 trị bệnh cho ĐVTS cũng sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn, thách thức. Muốn giải quyết tốt vấn đề này cần thiết phải có những giải pháp đồng bộ, kết hợp nhiều yếu tố, gắn kết đƣợc vai trò, nhiệm vụ của các ngành nghề có liên quan và các khâu trong quá trình sản xuất. 2.2.3.4. Thức ăn phục vụ cho nuôi trồng thủy sản Xu hƣớng sử dụng thức ăn công nghiệp trong NTTS gia tăng do tính tiện lợi, các yêu cầu của môi trƣờng và những đòi hỏi về hàm lƣợng dinh dƣỡng của các đối tƣợng nuôi. Trong tƣơng lai nhu cầu về số lƣợng thức ăn công nghiệp sẽ tăng tỉ lệ thuận với sản lƣợng và cũng đòi hỏi một lƣợng nguyên liệu tƣơng đƣơng để sản xuất. Thành phần chính để sản xuất thức ăn công nghiệp cho NTTS là bột cá, nguồn nguyên liệu này đƣợc cung cấp chủ yếu từ nguồn khai thác. Trong khi đó theo dự báo của FAO thì nghề khai thác thủy sản sẽ không tăng lên về sản lƣợng, đây sẽ là một khó khăn rất lớn cho ngành công nghiệp sản xuất bột cá của các nƣớc trên thế giới. Hiện nay đang có nhiều hƣớng nghiên cứu sử dụng nguyên liệu khác để thay thế cho bột cá trong sản xuất thức ăn của các ĐVTS, đã có những thành công bƣớc đầu. Các hƣớng này vẫn tiếp tục đƣợc nghiên cứu và trong tƣơng lai không xa sẽ tìm đƣợc loại nguyên liệu mới để thay thế bột cá, nhƣ vậy sẽ giảm sự lệ thuộc và bị động dẫn đến thiếu tính ổn định trong sản xuất. Thức ăn có nhiều chủng loại đa dạng và phong phú đƣợc sản xuất trong nƣớc và nhập khẩu từ các nƣớc khác nhau. Tuy nhiên, phần lớn các loại thức ăn có hệ số chuyển đổi thức ăn thấp (1,1-2,2). Trong thời gian tới sẽ có những loại thức ăn đƣợc sản xuất với giá thành rẻ do áp dụng các qui trình sản xuất tiên tiến, hệ số chuyển đổi thức ăn cao, sẽ rút ngắn đƣợc thời gian nuôi và giảm nguy cơ ô nhiễm môi trƣờng.83 2.2.4. Chính sách phát triển thủy sản Việt Nam Nƣớc ta có rất nhiều thuận lợi cho phát triển thủy sản, tuy nhiên để thủy sản thực sự là một ngành kinh tế mũi nhọn và hoạt động có hiệu quả thì Nhà nƣớc phải đặc biệt quan tâm thông qua một hệ thống chính sách, pháp luật. Theo nhƣ văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Đảng ta đã đƣa ra định hƣớng phát triển ngành thủy sản: “Phát huy lợi thế về thủy sản, tạo thành một ngành kinh tế mũi nhọn, vƣơn lên hàng đầu trong khu vực. Phát triển mạnh nuôi trồng thủy sản nƣớc ngọt, nƣớc lợ và nƣớc mặn, nhất là nuôi tôm, theo phƣơng thức tiến bộ, hiệu quả và bền vững môi trƣờng. Tăng cƣờng năng lực và nâng cao hiệu quả khai thác hải sản xa bờ; chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp, ổn định khai thác gần bờ; nâng cao năng lực bảo quản chế biến sản phẩm đáp ứng yêu cầu thị trƣờng quốc tế và trong nƣớc. Mở rộng và nâng cấp các cơ sở dịch vụ hạ tầng nghề cá. Giữ gìn môi trƣờng biển và sông nƣớc, bảo đảm cho sự tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản”. Trong đó, Đảng và nhà nƣớc ta đã đƣa ra các chính sách, biện pháp đẩy mạnh đầu tƣ phát triển nuôi trồng thủy sản nhằm khắc phục tình trạng khai thác tới trần và nhằm tận dụng tối đa lợi thế, đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho con ngƣời và nhu cầu chế biến xuất khẩu hàng thủy sản. Sự quan tâm của Đảng và nhà nƣớc là một điều kiên thuận lợi cho đầu tƣ phát triển nuôi trồng thủy sản ngày càng thêm hiệu quả và ngành thủy sản sẽ luôn là ngành kinh tế mũi nhọn, vƣơn lên vị trí hàng đầu trong khu vực Những chính sách đặc thù về phát triển nuôi trồng thủy sản của Trung ƣơng trong giai đoạn hiên nay nhƣ: Quyết định số 10/2006/QĐ-TTg ngày 11/01/2006 của Thủ tƣớng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Thuỷ sản đến năm 2010 và định hƣớng đến năm 2020; Quyết định số 150/2005/QĐ-TTg ngày 20/06/2005 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản cả nƣớc84 đến năm 2010 và tầm nhìn 2020; Quyết định số 1690/QĐ-TTg ngày 16/9/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ về Chiến lƣợc phát triển thuỷ sản Việt Nam đến năm 2020; Quyết định số 61/QĐ-TTg ngày 9/5/2008 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể kinh tế, xã hội dải ven biển miền Trung Việt Nam đến 2020; Quyết định số 332/QĐ-TTg ngày 03/03/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển nuôi trồng thuỷ sản đến năm 2020… trong đó quan tâm hỗ trợ đầu tƣ hạ tầng NTTS, ƣu đãi về đất mặt nƣớc, đất phát triển NTTS… 2.2.5. Những yếu tố thuận lợi của địa phương đối với sự phát triển nuôi trồng thủy sản Với những tiềm năng lợi thế về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của địa phƣơng là yếu tốt thuận lợi cho sự phát triển NTTS của địa phƣơng thì Hà Tĩnh nói chung và Thạch Hà nói riêng cũng đặc biệt chú trọng đến sự phát triển NTTS. Năm 2012, Hà Tĩnh đã xây dựng các quy hoạch phát triển Nuôi trồng thủy sản theo từng loại hình nuôi đến năm 2020 đó là Quy hoạch phát triển Nuôi trồng thủy sản mặn lợ, Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản nƣớc ngọt và Quy hoạch phát triển nuôi Tôm trên cát. Bên cạnh đó Hà Tĩnh cũng đã ban hành danh mục các sản phẩm chủ lực của tỉnh trong đó có sản phẩm Tôm nuôi; ban hành một số chính sách phát triển thủy sản tại Quyết định số 24/2011/QĐ-UBND ngày 09/8/2011 của UBND tỉnh về việc ban hành một số chính chách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn giai đoạn năm 2011-2015, trong đó hỗ trợ phát triển về giống thủy sản, hỗ trợ hạ tầng ngoài hàng rào vùng NTTS tập trung, hỗ trợ phát triển một số sản phẩm thủy sản chủ lực nhƣ: nuôi Tôm thâm canh, nuôi thủy sản bằng lồng, nuôi thủy sản trong bể xi măng, đƣa giống mới thủy sản vào địa bàn…; ban hành Quyết định 26, quyết định 09 về hỗ trợ lãi suất vay85 vốn đầu tƣ phát triển sản xuất từ nguồn vốn chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới… Thạch Hà cũng đã ban hành danh mục sản phẩm chủ lực của huyện đến năm 2020 trong đó sản phẩm Tôm nuôi. 2.3. Xác định các mục tiêu phát triển 2.3.1. Căn cứ để xây dựng quy hoạch 2.3.1.1. Các căn cứ pháp lý Đó là các Văn bản có liên quan của các cấp Bộ, Ngành bao gồm: + Quyết định số 10/2006/QĐ-TTg ngày 11/01/2006 của Thủ tƣớng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Thuỷ sản đến năm 2010 và định hƣớng đến năm 2020; + Quyết định số 150/2005/QĐ-TTg ngày 20/06/2005 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản cả nƣớc đến năm 2010 và tầm nhìn 2020; + Quyết định số 1690/QĐ-TTg ngày 16/9/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ về Chiến lƣợc phát triển thuỷ sản Việt Nam đến năm 2020; + Quyết định số 61/QĐ-TTg ngày 9/5/2008 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể kinh tế, xã hội dải ven biển miền Trung Việt Nam đến 2020. + Quyết định số 332/QĐ-TTg ngày 03/03/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển nuôi trồng thuỷ sản đến năm 2020; + Chỉ thị số: 228/CT-BNN-NTTS ngày 28/1/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng; + Quyết định số 456/QĐ-BNN-NTTS ngày 04/02/2008 v/v ban hành một số quy định về điều kiện sản xuất giống, nuôi tôm chân trắng; + Quyết định số 1617/QĐ-BNN-TCTS ngày 18/7/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Ban hành hƣớng dẫn áp dụng VietGAP đối86 với nuôi thƣơng phẩm cá tra (P. Hypophthalmus) và tôm thẻ chân trắng (P. Vannamei); + Quyết định số 1628/QĐ-BNN-TCTS ngày 20/7/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phê duyệt quy hoạch phát triển nuôi nhuyễn thể hàng hóa tập trung đến 2020; + Quyết định số 1771/QĐ-BNN-TCTS ngày 27/7/2012 v/v phê duyệt quy hoạch hệ thống nghiên cứu, sản xuất và cung ứng giống thủy sản đến năm 2020; + Quyết định số 759/QÐ-UBND ngày 21/3/2007 của UBND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản mặn lợ tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2006-2010 định hƣớng đến 2015; + Quyết định số 24/2011/QĐ- UBND ngày 09/8/2011 của UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc ban hành một số chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp nông thôn Hà Tĩnh. + Quyết định 3754/QĐ- UBND ngày 28/11/2011 về phê duyệt Đề án phát triển NTTS Hà Tĩnh giai đoạn 2011-2015, định hƣớng đến năm 2020; + Quyết định 853/QĐ-UBND ngày 27/3/2012 về việc phê duyệt Danh mục sản phẩm hàng hóa nông nghiệp chủ lực tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2015 và định hƣớng đến năm 2020; + Quyết định số 1910/QĐ-UBND ngày 05/7/2012 của UBND tỉnh Hà Tĩnh về phê duyệt quy hoạch nuôi Tôm trên cát tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2012-2030 và định hƣớng đến năm 2030; + Quyết định số 3927/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch Nuôi trồng thuỷ sản nƣớc ngọt tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2012 -2015, định hƣớng 2020; + Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Thạch Hà đến năm 2020.87 2.3.1.2. Các căn cứ thực tiễn khác để xây dựng quy hoạch phát triển - Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, khí hậu, địa hình, thủy hải văn của Thạch Hà để xác định đối tƣợng nuôi và hình thức nuôi phù hợp. - Căn cứ vào tiềm năng diện tích có thể đƣa vào phát triển NTTS đến năm 2020. - Căn cứ vào sự phát triển của nền kinh tế huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh và kinh tế Việt Nam trong thời mở cửa, khả năng tiêu thụ mặt hàng thủy sản trong tƣơng lai và sự du nhập các thiết bị, công nghệ NTTS mới vào trong giai đoạn tới. - Căn cứ vào vị trí, vai trò của ngành thủy sản trong khối nông-lâm và ngƣ nghiệp. - Căn cứ vào các dự báo về sự phát triển của khoa học kỹ thuật, thị trƣờng, môi trƣờng,... của nghề NTTS trong nƣớc và trên thế giới. - Căn cứ vào nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thủy sản trên thị trƣờng quốc tế và trong nƣớc. - Căn cứ vào nguồn nhân lực, khả năng nắm bắt và tiếp cận với công nghệ, kỹ thuật mới để đƣa vào sản xuất. 2.3.2. Đị nh hƣớng phát triển 2.3.2.1. Quan điểm phát triển Trên những quan điểm chung về phát triển Nuôi trồng thủy sản tỉnh Hà Tĩnh và Phát triển tổng thể kinh tế xã hội huyện Thạch Hà đến năm 2020, quan điểm phát triển Nuôi trồng thủy sản huyện Thạch Hà đƣợc đƣa ra nhƣ sau: - Đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thuỷ sản huyện trở thành một ngành sản xuất hàng hoá lớn và gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện và định hƣớng phát triển nuôi trồng thủy sản của tỉnh trên cơ sở khai thác và tận dụng tiềm năng, tiềm lực và vị trí kinh tế của huyện. Đồng thời88 phát triển mạnh hậu cần dịch vụ và đầu tƣ hạ tầng cơ sở nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển và hƣớng tới phát triển bền vững. - Phát triển nuôi trồng thuỷ theo hƣớng tái cơ cấu ngành, tập trung vào các sản phẩm có giá trị kinh tế, năng suất và chất lƣợng sản phẩm cao, phải gắn với thị trƣờng, lấy hiệu quả kinh tế là động lực. 2.3.2.2. Định hướng phát triển nuôi trồng thủy sản huyện Thạch Hà Phát triển thủy sản thành một ngành sản xuất hàng hóa, có thƣơng hiệu uy tín, có khả năng cạnh tranh cao trong hội nhập kinh tế quốc tế, trên cơ sở phát huy lợi thế của một ngành sản xuất - khai thác tài nguyên tái tạo, lợi thế của nghề cá nhiệt đới. - Gắn xây dựng thuỷ sản thành ngành sản xuất hàng hoá tập trung, thống nhất với quản lý và phát triển theo vùng, phù hợp với cơ cấu kinh tế đƣợc quy hoạch cho các vùng, miền. - Lựa chọn, phát triển và áp dụng các công nghệ sản xuất tiên tiến, bảo đảm sức cạnh trạnh cao, đáp ứng các yêu cầu bền vững, các đòi hỏi của hội nhập phù hợp với khả năng đầu tƣ và đặc thù của nghề cá nhân dân. - Thông qua triển khai các chính sách đổi mới, đặc biệt là các chính sách về thị trƣờng, các thành phần kinh tế và đất đai, mặt nƣớc để phát huy cao nhất tiềm năng và các nguồn lực cho phát triển ngành. Sử dụng hiệu quả các nguồn vốn tài trợ, các dự án quốc tế. - Xây dựng cơ cấu thị trƣờng và cơ cấu sản phẩm ổn định, vừa có tính cạnh tranh cao, vừa chủ động đối phó với các rào cản thƣơng mại trong quá trình hội nhập. Nâng dần tiêu thụ trong nƣớc gắn với phát triển thị trƣờng nội địa. Phát triển mạnh và đổi mới dịch vụ hậu cần nghề cá. - Tiếp tục phát triển mạnh nuôi trồng các đối tƣợng thuỷ sản theo nhu cầu của thị trƣờng, phù hợp với điều kiện của từng vùng sinh thái, tạo sản phẩm xuất khẩu.89 - Hình thành các vùng nuôi công nghiệp tập trung có quy mô diện tích lớn theo tiêu chuẩn GAP phù hợp với từng thị trƣờng, tạo sản lƣợng hàng hoá lớn phục vụ xuất khẩu, gắn với truy xuất nguồn gốc, xây dựng thƣơng hiệu thuỷ sản uy tín chất lƣợng cao. 2.3.3. Mục tiêu phát triển 2.3.3.1. Mục tiêu tổng quát Khai thác và sử dụng có hiệu quả tiềm năng, lợi thế diện tích đất, mặt nƣớc, bãi triều ven biển. Phát triển nuôi trồng thủy theo hƣớng tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao giá gia tăng và phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới. 2.3.3.2. Các chỉ tiêu cụ thể Các chỉ tiêu cụ thể phát triển nuôi trồng thủy sản huyện Thạch Hà giai đoạn 2015 - 2020 nhƣ sau: * Năm 2015: - Tổng diện tích NTTS: 985 ha, trong đó: + Nuôi thủy sản mặn lợ: 385 ha (Nuôi nhuyễn thể: 130 ha, nuôi tôm trên cát 60 ha, nuôi thủy sản trong ao đất 170 ha) + Nuôi thủy sản nƣớc ngọt: 500 ha + Cá lúa kết hợp: 100 ha + Nuôi cá lồng bè trên sông: 230 cụm lồng bè. - Sản lƣợng nuôi trồng: 2.500 tấn (Tôm nuôi 1.000 tấn) * Đến năm 2020: - Tổng diện tích NTTS: 1.050 ha, trong đó: + Nuôi thủy sản mặn lợ: 450 ha (Nuôi nhuyễn thể: 130 ha, nuôi trên cát 150 ha, nuôi thủy sản trong ao đất 170 ha) + Nuôi thủy sản nƣớc ngọt: 500 ha + Cá lúa kết hợp: 100 ha90 + Nuôi cá lồng bè trên sông: 250 cụm lồng - Sản lƣợng nuôi trồng: 4.000 tấn, trong đó: + Sản lƣợng Tôm: 2.200 Tấn chiếm 55% tổng sản lƣợng nuôi trồng. - Tăng trƣởng hàng năm: 15%. 2.3.3.3. Quy hoạch các loại hình nuôi và sản phẩm nuôi đến năm 2020 Bảng 2.9. Quy hoạch các loại hình nuôi đến năm 2020 TT Quy hoạch các loại hình nuôi ĐVT Năm 2015 Năm 2020 Tổng Diện tích ha 985 1050 1 Nuôi nƣớc ngọt ha 500 500 2 Nuôi mặn lợ ha 385 450 3 Nuôi cá lúa kết hợp ha 100 100 4 Nuôi Lồng m3 36.000 39.000 Bảng 2.10. Quy hoạch sản phẩm nuôi đến năm 2020 Bảng 2.10. Quy hoạch sản lƣợng NTTS đến năm 2020 TT Quy hoạch sản lƣợng các đối tƣợng nuôi ĐVT năm 2015 năm 2020 Tổng sản lƣợng tấn 2500 4000 1 Tôm tấn 1000 2100 2 Cua tấn 50 100 3 Cá nƣớc lợ (cá chẽm, cá mú) tấn 300 500 4 Cá nƣớc ngọt tấn 550 600 5 Nhuyễn thể (nghêu, sò) tấn 600 70091 2.3.3.4. Quy hoạch diện tích NTTS theo địa phương Bảng 2.11. Quy hoạch diện tích nuôi theo từng địa phƣơng đến năm 2020 TT Đơn vị Năm 2015 Năm 2020 Tổng Nuôi Mặn Lợ Nuôi cá nƣớc ngọt Tổng Nuôi Mặn Lợ Nuôi cá nƣớc ngọt Tôm Cá mặn lợ N.thể Tôm Cá mặn lợ N.thể Toàn huyện 985 250 5 130 600 1050 280 40 130 600 1 Tƣợng Sơn 98 78 0 20 98 78 0 20 2 Thạch Thắng 30 30 30 30 3 Thạch Văn 5 5 5 5 4 Thạch Trị 62 55 5 2 80 58 20 2 5 Thạch Hội 13 2 11 13 2 11 6 Thạch Lạc 32 5 27 71 24 20 27 7 Thạch Khê 23 12 11 23 12 11 8 Thạch Hải 3 2 1 11 10 1 9 Thạch Đỉnh 16 7 8 1 16 7 8 1 10 Thạch Bàn 155 32 122 1 155 32 122 1 11 Thị Trấn 12 10 2 12 10 2 12 Thạch Long 30 22 8 30 22 8 13 Thạch Sơn 111 25 86 111 25 86 14 Thạch Kênh 34 34 34 34 15 Thạch Liên 10 10 10 10 16 Phù Việt 9 9 9 9 17 Việt Xuyên 6 6 6 6 18 Thạch Thanh 8 8 8 8 19 Thạch Tiến 14 14 14 14 20 Thạch Ngọc 19 19 19 19 21 Ngọc Sơn 48 48 48 48 22 Bắc Sơn 89 89 89 89 23 Thạch Vĩnh 17 17 17 17 24 Thạch lƣu 6 6 6 6 25 Thạch Đài 18 18 18 18 26 Thạch Xuân 13 13 13 13 27 Thạch Lâm 18 18 18 1892 28 Thạch Tân 26 26 26 26 29 Thạch Hƣơng 9 9 9 9 30 Nam Hƣơng 40 40 40 40 31 Thạch Điền 11 11 11 11 Nuôi trồng thủy sản mặn lợ bố trí theo 3 vùng: vùng biển ngang phát triển NTTS mặn lợ tập trung tại các xã: Thạch Trị, Thạch Lạc, Thạch Hải, Tƣợng Sơn, Thạch Khê, Thạch Đỉnh, Thạch Bàn; Vùng Bắc Hà phát triển nuôi ngọt và nuôi cá lòng bè trên sông, nuôi tôm tại các xã Thạch Long, Thạch Sơn và thị trấn Thạch Hà; vùng Tây nam phát triển chủ yếu là nuôi cá nƣớc ngọt ao hồ. 2.4. Tổ chức thực hiện 2.4.1. Tổ chức thực hiện quy hoạch Quy hoạch sau khi đƣợc xây dựng, phê duyệt thì cần phải công bố quy hoạch và giao cho các xã, thị trấn trên địa bàn tuyên truyền, phổ biến cho nhân dân đƣợc biết để có kế hoạch thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, chuyển đối mục đích sử dụng và giao đất cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đầu tƣ. Đồng thời tiếp tục có kế hoạch quy hoạch chi tiết một số vùng nuôi tập trung trong định hƣớng. - Xây dựng quy chế quản lý quy hoạch nuôi trồng thủy sản và quy chế quản lý các vùng nuôi tập trung; tổ chức công bố các quy chế để các tổ chức, cá nhân, đơn vị, địa phƣơng tuân thủ thực hiện theo quy định của quy chế; tổ chức kiểm tra, kiểm soát việc tuân thủ thực hiện theo quy hoạch đã đƣợc phê duyệt và theo đúng quy chế quản lý vùng nuôi tập trung. - Trên cơ sở quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản của huyện, các địa phƣơng cấp xã triển khai rà soát điều chỉnh và bổ sung quy hoạch chi tiết nuôi trồng thủy sản của địa phƣơng mình; lập các dự án nuôi trồng thủy sản để cụ thể hóa định hƣớng quy hoạch; ban hành các quy định chi tiết để các địa93 phƣơng, tổ chức và hộ gia đình nuôi trồng thủy sản thực hiện đúng quy hoạch; tổ chức cắm mốc và giải tỏa các diện tích vi phạm quy hoạch đƣợc duyệt. 2.4.1.1. Quản lý quy hoạch Lập ban quản lý, tổ chức giám sát, đánh giá, triển khai và thực hiện quy hoạch. Tổ chức, cá nhân tham gia nuôi phải cam kết tuân thủ quy hoạch, thực hiện đúng các quy định, quy chế quản lý vùng nuôi thủy sản. - UBND các xã phối hợp với các ngành chức năng cấp huyện lập ban quản lý và triển khai công tác quy hoạch, hỗ trợ về mặt pháp lý cho các tổ chức cá nhân trong việc đền bù và giải phóng mặt bằng, tạo hành lang thông thoáng nhất cho việc triển khai các dự án NTTS. - Lấy quy hoạch là công cụ chủ yếu để quản lý sự phát triển của NTTS. - Thực hiện việc xây dựng quy hoạch nuôi thuỷ sản gắn kết với quy hoạch phát triển các hệ thống canh tác nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp và phát triển các vùng lƣu vực sông, vùng bờ biển, các hồ chứa trong một phƣơng thức quản lý chung gọi là quản lý tổng hợp vùng. - Tăng cƣờng kiểm soát dịch bệnh và việc sử dụng các loại thuốc thú y, đặc biệt là các loại kháng sinh, các chất vi sinh…dùng trong NTTS. Xây dựng và thực hành rộng rãi tiêu chuẩn nuôi sạch bệnh. - Thực hiện triệt để việc áp dụng vùng nuôi tập trung thâm canh có điều kiện, các cam kết chấp hành quy hoạch và quy định về vệ sinh môi trƣờng vùng nuôi trồng. - Thực hiện và kiểm soát chặt chẽ việc đánh giá tác động môi trƣờng các vùng, các dự án phát triển NTTS, thực hiện nghiêm các quy định về khảo/thử nghiệm khi nhập và phát triển các loài ngoại lai vào VIệt Nam. - Hoàn thiện các chế tài xử lý vi phạm trong việc thực hiện các quy định đảm bảo vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trƣờng.94 - Nhanh chóng áp dụng và thực hiện việc truy xuất nguồn gốc và phát triển thƣơng hiệu cho hoạt động NTTS, áp dụng luật chi trả chi phí sử dụng nguồn nƣớc và môi trƣờng đối với NTTS. 2.4.1.2. Chuyển đổi đất, giao đất và cho thuê đất Để chuyển đổi cơ cấu sản xuất thuỷ sản và quản lý quy hoạch cần phải kết hợp liên ngành và dựa vào cộng đồng, đồng thời bám sát các văn bản hƣớng dẫn các Quy định, Nghị định, Chỉ thị và Thông tƣ của Chính phủ, các cấp, các ban ngành liên quan đến hoạt động sản xuất trong NTTS. - Tổ chức thành lập các tổ hợp tác và nhóm cộng đồng trong nuôi tôm. Đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thuỷ sản theo mô hình trang trại, doanh nghiệp trong nƣớc, doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. - Thực hiện việc giao đất, cho thuê đất đối với các tổ chức, cá nhân theo quy định của Luật đất đai năm 2013; khi hết thời hạn giao đất, cho thuê đất ngƣời sử dụng có nhu cầu tiếp tục gia hạn thuê đất, chấp hành đúng luật đất đai trong quá trình sử dụng và dự án đƣợc giao đất sản xuất hiệu quả, thực hiện tốt các cam kết bảo vệ môi trƣờng và việc sử dụng đó phù hợp với các quy hoạch ở thời điểm hiện tại thì đƣợc Nhà nƣớc tiếp tục giao đất, cho thuê đất. - Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các tổ chức, cá nhân giao đất, thuê đất để NTTS theo quy hoạch đã đƣợc phê duyệt. 2.4.2. Các giải pháp thực hiện quy hoạch 2.4.2.1. Giải pháp về kỹ thuật * Giải pháp về con giống, thức ăn, vật tƣ thiết bị phục vụ sản xuất - Đầu tƣ xây dựng các trại ƣơng dƣỡng tôm cá, giống đảm bảo chất lƣợng. Thực hiện hợp đồng liên kết cung ứng con giống, vật tƣ đầu vào đảm bảo chất lƣợng.95 - Tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc đảm bảo chất lƣợng giống, thức ăn công nghiệp dùng trong nuôi tôm. - Khuyến khích phát triển hệ thống dịch vụ thức ăn, thuốc, hóa chất phục vụ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện. - Giám sát chặt chẽ trong khâu nhập thuốc thú y thủy sản và việc sử dụng thuốc thú y thủy sản trên địa bàn. Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của Bộ Nông nghiệp về việc sử dụng thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học trong NTTS. * Giải pháp về khoa học công nghệ, khuyến ngƣ - Tăng cƣờng phát triển nuôi trồng thủy sản ứng dụng công nghệ cao theo hƣớng nuôi an toàn sinh học. - Tăng cƣờng chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến trong NTTS, nhân rộng mô hình với mục đích ngƣời dân tiếp nhận đƣợc công nghệ mới nhất và nhanh nhất. - Tăng cƣờng công tác tƣ vấn hƣớng dẫn ngƣời nuôi trồng áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong sản xuất. - Áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong việc xử lí nƣớc thải nhằm ngăn ngừa và hạn chế ô nhiễm môi trƣờng vùng nuôi. - Khuyến khích hình thành các trang trại cổ phần nuôi trồng thuỷ sản trên cơ sở góp vốn bằng đất đai, kiến thức khoa học, giống hoặc các trang thiết bị cho nuôi trồng thuỷ sản. - Tăng cƣờng công tác tập huấn bồi dƣỡng về công nghệ nuôi, an toàn sinh học, bảo vệ môi trƣờng và phòng ngừa dịch bệnh. * Giải pháp về môi trƣờng và phòng chống dịch bệnh thủy sản - Việc lựa chọn, thiết kế, xây dựng và vận hành các vùng NTTS cần tuân thủ nghiêm các quy định và tiêu chuẩn về bảo vệ môi trƣờng của các bộ ngành liên quan. Thứ nhất là yêu cầu về Đánh giá tác động môi trƣờng96 (ĐTM) của các dự án xây dựng khu NTTS tập trung (theo Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ). - NTTS không làm ảnh hƣởng đến rừng phòng hộ ven biển, rừng ngập mặn, các vùng nuôi phải tạo đƣợc vành đai sinh thái bảo vệ đảm bảo phát triển bền vững. - Xây dựng cơ sở hạ tầng nuôi đồng bộ, đƣa công nghệ nuôi thân thiện môi trƣờng giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng (CoC, BMP, VietGAP…). - Trong quá trình nuôi không sử dụng các loại thuốc, hóa chất đã quá hạn sử dụng hoặc nằm trong danh mục cấm sử dụng trong NTTS của Bộ Nông nghiệp quy định. - Phối hợp với cơ quan chuyên môn cấp tỉnh kiểm tra Dịch bệnh và Môi trƣờng trong nuôi trồng thủy sản đạt tiêu chuẩn về quy định phòng chẩn đoán, xét nghiệm bệnh thủy sản theo quy định mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. - Phổ cập, truyền bá kiến thức về kỹ thuật và giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trƣờng và phòng ngừa dịch bệnh cho cộng đồng, thực hiện đồng quản lý môi trƣờng thủy sản. * Giải pháp về tiêu thụ sản phẩm Theo dự báo về thị trƣờng tiêu thụ các sản phẩm thủy sản ngày một tăng, đặc biệt mối quan hệ thƣơng mại tốt giữa Việt Nam và các nƣớc, các sản phẩm thủy sản chính nhƣ Tôm thẻ chân trắng, tôm sú là mặt hàng tiêu thụ rất ổn định. Trên địa bàn huyện Thạch Hà và tỉnh Hà Tĩnh đã có 3 nhà máy chế biến Đông lạnh và các công ty xuất nhập khẩu thủy sản là cơ sở tiêu thụ chính các sản phẩm Tôm nuôi. Những sản phẩm khác nhƣ cá các loại sẽ tiêu thụ chủ yếu là thị trƣờng nội địa, một ít xuất khẩu theo đƣờng tiểu ngạch.97 Các sản phẩm thủy sản quy hoạch theo hƣớng thị trƣờng để có đầu ra tốt vì vậy sản phẩm phải phù hợp với nhu cầu thị trƣờng và đảm bảo các tiêu chí về an toàn thực phẩm. - Có thị trƣờng nhƣng để tiêu thụ tốt cần tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dạng hình thức ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm, liên doanh liên kết đầu vào, đầu ra. Theo đó phải sản xuất hàng theo quy mô lớn, xây dựng các trang trại đảm bảo tiêu chuẩn chất lƣợng hàng hóa. - Khuyến khích phát triển mạng lƣới thƣơng mại nông sản trong đó có tiêu thụ sản phẩm thủy sản trên địa bàn huyện bằng cách thu hút các Doanh nghiệp, tổ chức hoạt động lĩnh vực thƣơng mại, thành lập các HTX, Tổ hợp tác thu mua nông sản. - Doanh nghiệp hóa các cơ sở nuôi: khuyến khích các hộ nuôi sản xuất nhƣ một doanh nghiệp đó là sản xuất sản phẩm quy mô hàng hóa, không ngừng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để nâng cao giá trị sản phẩm phục vụ tốt khách hàng. 2.4.2.2 Giải pháp về huy động các nguồn lực * Nguồn nhân lực phát triển nuôi trồng thủy sản: Lực lƣợng cán bộ kỹ thuật có chuyên môn cao hiện nay của ngành NTTS còn thiếu nhiều, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển trong thời gian tới vì vậy việc đào tạo cán bộ kỹ thuật nhất là cán bộ có chuyên môn cao là một trong những giải pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả và chất lƣợng của phát triển. Việc đào tạo cán bộ kỹ thuật cần tập trung vào các hƣớng sau: - Bổ sung nguồn cán bộ có chuyên môn cho cấp huyện từ 2-3 biên chế so với số lƣợng hiện tại. - Tăng cƣờng năng lực chuyên môn cho mạng lƣới cán bộ làm nông nghiệp cấp xã và hệ thống khuyến nông viên. Đối với những xã phát triển98 nuôi trồng thủy sản trọng điểm cần có ít nhất một cán bộ chuyên môn về nuôi trồng thủy sản. - Đào tạo ngắn hạn và đào tạo lại đề cập nhật kiến thức cho cán bộ kỹ thuật nuôi trồng tại cơ sở. Tranh thủ các chƣơng trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đào tạo ngắn hạn về kỹ thuật NTTS cho các hộ dân sản xuất và thành viên hợp tác xã, tổ hợp tác tham gia hoạt động NTTS. * Cơ chế chính sách: Thực hiện tốt và có hiệu quả chính sách hỗ trợ phát triển của Trung ƣơng và tỉnh hiện có nhƣ: Quyết định Quyết định số 1690/2010/QĐ-TTg ngày 16/09/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ về chiến lƣợc phát triển kinh tế thủy sản Việt Nam đến năm 2020; Quyết định số 332/2011/QĐ-TTg ngày 3/3/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ về phê duyệt đề án Phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020; Quyết định số 1771/QĐ-BTTN-TCTS ngày 27/7/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phê duyệt Quy hoạch hệ thống nghiên cứu, sản xuất và cung ứng giống thủy sản đến năm 2020; Nghị định số 61/2010/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tƣ vào nông nghiệp, nông thôn; Quyết định số 24/2011/QÐ-UBND ngày 09/8/2011 của UBND tỉnh; Quyết định 26/2012/QĐ-UBND ngày 11/6/2012 của UBND tỉnh Hà Tĩnh Ban hành quy định tạm thời một số quy định về hỗ trợ lãi suất vay vốn tại các tổ chức tín dụng để phát triển sản xuất từ nguồn vốn chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh; Quyết định 43/2012/QĐ-UBND ngày 15/8/2012 của UBND tỉnh Hà Tĩnh Ban hành quy định chính sách khuyến khích sản xuất giống phát triển một số sản phẩm hàng hóa nông nghiệp chủ lực giai đoạn 2012 - 2015. Xây dựng ban hành chính sách hỗ trợ phát triển NTTS lồng ghép với chính sách phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực đến năm 2020 theo quyết99 định 853/QĐ-UBND ngày 27/03/2012 của UBND tỉnh Hà Tĩnh và một số chính sách phát triển khác theo quy định hiện hành. Ngoài ra, huyện cần phải có một số chính sách ƣu đãi nhƣ: hỗ trợ xây dựng mô hình vừa và nhỏ, ƣu đãi về thuê đất mặt nƣớc nuôi trồng thủy sản, để tạo điều kiện phát huy tối đa tiềm năng lợi thế phát triển nuôi trồng thủy sản. * Huy động vốn: Vốn thực hiện đƣợc huy động từ nhiều nguồn: Ngân sách trung ƣơng, ngân sách địa phƣơng (tỉnh, huyện, xã), tài trợ của các tổ chức quốc tế, vốn của các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế và vay tín dụng. Trong đó: - Vốn của các thành phần kinh tế và vốn vay từ các tổ chức tín dụng: Tập trung chủ động đầu tƣ nội đồng, hệ thống ao đầm nuôi bảo đảm các điều kiện kỹ thuật nuôi theo Quy trình thực hành nuôi tốt (VietGAP, CoC), công nghệ nuôi tiên tiến theo các tiêu chuẩn mới nhất, áp dụng các tiêu chuẩn về chất lƣợng, vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trƣờng. - Ngân sách trung ƣơng (theo Quyết định số 332/QĐ-TTg ngày 03/3/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ và các chƣơng trình dự án khác) và tài trợ của các tổ chức quốc tế: + Đầu tƣ các dự án mới về phát triển hạ tầng (đƣờng điện, đƣờng giao thông, hệ thống cấp, thoát nƣớc và xử lý nƣớc thải...) các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, vùng nuôi thâm canh, Công nghệ cao đảm bảo trọng tâm, trọng điểm, có hiệu quả và phù hợp với quy hoạch. + Đầu tƣ nâng cấp hoặc xây mới hạ tầng một số vùng ƣơng dƣỡng và sản xuất giống tôm. - Ngân sách địa phƣơng: Nguồn hỗ trợ theo Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh, huyện hàng năm, nguồn sự nghiệp ngành nông nghiệp, nguồn sự nghiệp khoa học, nguồn thực hiện xây dựng nông thôn mới... Tập trung đầu tƣ100 nâng cấp các vùng NTTS tập trung đủ điều kiện nuôi thâm canh, CNC và an toàn sinh học, áp dụng các Quy trình nuôi tiên tiến; kinh phí cho công tác xúc tiến thƣơng mại, xây dựng thƣơng hiệu cho sản phẩm thủy sản và khuyến ngƣ (đào tạo, tập huấn ngắn ngày cho cán bộ và nông ngƣ dân, xây dựng mô hình...). * Các chƣơng trình, dự án cần ƣu tiên đầu tƣ: Nhằm thực hiện đƣợc các quan điểm, mục tiêu đề ra đến năm 2020 đối với NTTS huyện Thạch Hà cần tập trung đầu tƣ xây dựng các dự án ƣu tiên đầu tƣ sau: - Dự án nâng cấp một số vùng nuôi ao đầm mặn lợ quảng canh cải tiến sang bán thâm canh và thâm canh. - Dự án đầu tƣ hạ tầng NTTS ở vùng sản xuất kém hiệu quả sang Nuôi Tôm công nghệ cao. - Dự án khoanh vùng nuôi nhuyễn thể năng suất cao vùng cửa sông. - Dự án đầu tƣ trại ƣơng dƣỡng giống Tôm thẻ, giống cá nƣớc lợ.101 KẾT LUẬN 1. Kết luận: Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản là một trong những công cụ quản lý Nhà nƣớc tác động vào sự phát triển thông qua việc xem xét các điều kiện tiềm năng về tự nhiên và kinh tế xã hội thuận lợi cho NTTS, xác định các mục tiêu phát triển trong một giai đoạn và đƣa ra các giải pháp thực hiện nhằm đạt các mục tiêu và hƣớng tới sự phát triển một cách bền vững. Với những tiềm năng lợi thế sẵn có về Nuôi trồng thủy sản của địa phƣơng cùng với sự phát triển về khoa học công nghệ cũng nhƣ những dự báo nhu cầu tiêu dùng mặt hàng thủy sản trong tƣơng lai thì cơ hội cho nền kinh tế Thạch Hà trong đó Nuôi trồng thủy sản góp phần quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu và tăng trƣởng kinh tế. Trong thời gian qua huyện Thạch Hà đã quan tâm khai thác tiềm năng lợi thế, phát triển NTTS, đƣa con Tôm vào danh mục sản phẩm chủ lực của huyện và cũng có những kết quả nhất định. Diện tích và sản lƣợng ngày một tăng, giá trị thu hoạch bình quân trên đơn vị diện tích tăng nhanh góp phần tăng trƣởng kinh tế của huyện, nâng cao đời sống cho một bộ phận nông ngƣ dân ven biển. Tuy vậy, vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý, hoạt động sản xuất cũng nhƣ đầu tƣ phát triển, trong đó là công tác làm quy hoạch chƣa thực hiện tốt, việc phát triển thiếu quy hoạch dẫn đến thiếu lộ trình, thiếu vốn đầu tƣ và hiệu quả sản xuất còn thấp. Vì vậy Thạch Hà cần lập quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản của huyện để nâng cao hiệu quả quản lý đồng thời có những định hƣớng phát triển đúng mức phủ hợp với xu hƣớng đặc biệt phát huy tối đa tiềm năng lợi thế của huyện.102 Đề tài “Quy hoạch phát triển NTTS huyện Thạch Hà đến năm 2015 và định hƣớng đến năm 2020” đƣa ra một số cơ sở lý luận chung cho quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản cấp huyện cũng nhƣ giải pháp phát triển từ nay đến năm 2015 và tầm nhìn 2020 có hiệu quả cao và bền vững. 2. Kiến nghị: Để phát triển nuôi trồng thủy sản đạt đƣợc mục tiêu năng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững phù hợp với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát huy tiềm năng lợi thế đóng góp cho tăng trƣởng kinh tế của huyện đồng thời giúp cho công tác quản lý nhà nƣớc về NTTS đƣợc thuận lợi, hiệu quả. Huyện Thạch Hà cần quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2014- 2015 và định hƣơng đến năm 2020. Từ đó có kế hoạch bố trí nguồn vốn đầu tƣ phát triển đặc biệt là đƣa các dự án phát triển NTTS vào trong danh mục các dự án ƣu tiên đầu tƣ của huyện trong giai đoạn tới.103 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO *** 1. Nguyễn Thị Quỳnh Anh, Phạm Văn Hùng (2012), “Giải pháp quản lý môi trƣờng trong nuôi trồng thủy sản các huyện phía nam thành phố Hà Nội”, Tạp chí Khoa học và Phát triển 2012, tập 10 - số 7. 2. Nguyễn Ngọc Bảo (2007), Thị trƣờng Nhật Bản đối với xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong giai đoạn 2002-2006 và dự báo đến năm 2015, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học kinh tế TPHCM. 3. Nguyễn Văn Bé (2007), Giải pháp về vốn đầu tƣ cho phát triển Nuôi trồng thủy sản tỉnh Cà Mau, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế TPHCM. 4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009), Chƣơng trình hành động quốc gia về phát triển bền vững ngành thủy sản trong điều kiện Việt Nam gia nhập WTO giai đoạn 2010-2012, Hà Nội. 5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2010), Chiến lƣợc phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020, Hà Nội. 6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2011), Chiến lƣợc phát triển xuất khẩu thủy sản đến năm 2015 và định hƣớng năm 2020, Hà Nội. 7. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2010), Quy hoạch phát triển chế biến thủy sản toàn quốc đến năm 2020, Hà Nội. 8. Bộ Thủy sản (2007), Hƣớng dẫn quy hoạch Nuôi trồng thủy sản mặn lợ bền vững, Hà Nội. 9. Bộ Thủy sản Việt Nam (2006), Hƣớng dẫn quản lý môi trƣờng trong đầu tƣ nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam, Hà Nội. 10. Chi cục Thống kê Thạch Hà (2013), Niêm giám thống kê Thạch Hà năm 2009-2013, Thạch Hà. 11. Cục Thống kê Hà Tĩnh (2012), Niên giám thống kê Hà Tĩnh năm 2009-2013, Hà Tĩnh.104 12. Đảng Bộ huyện Thạch Hà (2013), Báo cáo sơ kết thực hiện Nghị Quyết số 26-NQ/TW của BCH Trung ƣơng Đảng Khóa X, 4 năm thực hiện Nghị Quyế số 08-NQ/TU của BCH Đảng bộ tỉnh (Khóa XVI) về Nông nghiệp, nông dân và nông thôn, Thạch Hà. 13. Trần Đƣ́c Hiệ p (2012), Quy hoạ ch phát triển: Nghiên cƣ́u tì nh huống quy hoạch nguồn nhân lực ở Lào Cai, Đạ i họ c kinh tế – Đại họ c Quốc gia Hà Nộ i. 14. Ngô Thắng Lợi (2011), Hoạch định phát triển kinh tế - xã hội lý luận và thực tiễn ở Việt Nam, Hà Nội. 15. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2013), Báo cáo kết quả thực hiện kinh tế thủy sản giai đoạn 2008 – 2012, kế hoạch phát triển kinh tế thủy sản đến năm 2015, Thạch Hà. 16. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh (2013), Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển Nuôi trồng thủy sản mặn lợ tỉnh Hà tĩnh đến năm 2020 và tầm nhìn năm 2030, Hà Tĩnh. 17. Trần Thị Tình (2011), Phát triển Nuôi trồng thủy sản ở huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa, Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành kinh tế phát triển, Đại học kinh tế Đại học Đà Nẵng, Đà Nẵng. 18. Thủ tƣớng Chính phủ (2011), Quyết định Phê duyệt Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020, Hà Nội. 19. Tổng cục Thủy sản (2011), Báo cáo tổng kết thực hiện Chƣơng trình phát triển nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2000 – 2010, Hà Nội. 20. Nguyễn Thị Tuyết (2009), Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững ngành nuôi trồng thuỷ sản Việt Nam, Luận văn tốt nghiệp đại học chuyên ngành Kế hoạch và Phát triển, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 21. Ủy ban nhân dân huyện Thạch Hà (2012), Báo cáo thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội huyện Thạch Hà năm 2012, Thạch Hà.105 22. Ủy ban nhân dân huyện Thạch Hà (2013), Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội huyện Thạch Hà đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Thạch Hà. 23. Viện chiến lƣợc phát triển (2002), Một số vấn đề về lý luận, phƣơng pháp luận phƣơng pháp xây dựng chiến lƣợc và quy hoạch phát triển kinh tế Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. 24. Viện kinh tế và Quy hoạch Thủy sản (2005), Quy hoạch Phát triển thủy sản vùng kinh tế trọng điểm miền trung thừoi kỳ 2005- 2020, Hà Nội. 25. Viện kinh tế và Quy hoạch Thủy sản (2009), Quy hoạch Phát triển nuôi trồng thủy sản vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2015, định hƣớng đến năm 2020, Hà Nội. 26. Viện kinh tế và Quy hoạch thủy sản (2012), Báo cáo tóm tắt quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030, Hà Nội. 27. Viện nghiên cứu NTTS III (2010), Báo cáo quy hoạch phát triển nuôi nhuyễn thể hàng hóa tập trung đến năm 2015 và định hƣớng đến năm 2020, Nha Trang. 28. Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam (2011), Quy hoạch tổng thể thủy lợi ĐBSCL giai đoạn 2012-2020 và định hƣớng đến năm 2050 trong điều kiện biến đổi khí hậu - nƣớc biển dâng, TP.HCM. Website: 29. http://Agroviet.gov.vn 30. http://chinhphu.vn 31. http://fistenet.gov.vn 32. http://ktcatbd.com.vn 33. http://ncseif.gov.vn 34. http://nongnghiep.vn
- Xem thêm -