Download Luận văn ThS: Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh



1. Mở đầu





1.1 Tính cấp thiết của đề tài





Xây dựng quy hoạch NTTS là một việc quan trọng giúp cho công tác quản lý Nhà nước được thuận lợi và định hướng mục tiêu phát triển rõ ràng phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện đồng thời phát huy hết tối đa tiềm năng lợi thế của huyện. Trên ý nghĩa ấy, tôi chọn đề tài: “Quy hoạch phát triển Nuôi trồng thủy sản huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh”. Với mục đích vận dụng lý thuyết về xây dựng quy hoạch phát triển ngành kinh tế để xây dựng quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản ở huyện có tiềm năng.





1.2 Tình hình nghiên cứu





Đi sâu nghiên cứu về quy hoạch phát triển nuôi thủy sản cấp huyện thì đến nay chưa có công trình nào, vì vậy đề tài: “Quy hoạch phát triển Nuôi trồng thủy sản huyện Thạch Hà tỉnh Hà Tĩnh” sẽ có ý nghĩa thực tiễn quan trọng, công trình nghiên cứu một cách hệ thống và tương đối đầy đủ về tiềm năng và hiện trạng NTTS của huyện Thạch Hà trong thời gian qua, xây dựng mục tiêu phát triển và đề ra các giải pháp thực hiện quy hoạch phát triển Nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện trong thời gian tới. Trong quá trình thực hiện tác giả sẽ kế thừa, học tập các kết quả của các công trình nghiên cứu trước đó là những tài liệu tham khảo có giá trị nhất định cho việc nghiên cứu hoàn thành luận văn này.





1.3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu





Mục đích nghiên cứu: Từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về quy hoạch phát triển kinh tế ngành và đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển NTTS của huyện, vận dụng lý thuyết xây dựng quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản của huyện Thạch Hà trong thời gian tới.





Nhiệm vụ nghiên cứu: 





Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về quy hoạch phát triển Nuôi trồng thủy sản.





Đánh giá tiềm năng và hiện trạng nuôi trồng thủy sản của địa phương, dự báo những yếu tố tác động đến phát triển NTTS huyện Thạch Hà.





 





Đề ra các mục tiêu phát triển và gợi ý các giải pháp thực hiện quy hoạch phát triển Nuôi trồng thủy sản tại huyện Thạch Hà đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020.





1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu





Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu công tác quy hoạch phát triển NTTS tại địa bàn huyện Thạch Hà.





Phạm vi nghiên cứu: đề tài xây dựng Quy hoạch phát triển NTTS tại Thạch Hà, Hà Tĩnh giai đoạn 2015 – 2020. 





1.5 Phương pháp nghiên cứu đề tài





Phương pháp logic - lịch sử





Phương pháp thống kê, mô tả





Phương pháp phân tích - tổng hợp





Phương pháp phân tích ma trận SWOT





2. Nội dung





2.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn về quy hoạch phát triển Nuôi trồng thủy sản cấp huyện





Nuôi trồng thủy sản





Quy hoạch phát triển NTTS cấp huyện





Kinh nghiệm quy hoạch phát triển NTTS của một số địa phương và bài học kinh nghiệm cho Thạch Hà





2.2 Xây dựng quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản huyện Thạch Hà đến năm 2020





 





Phân tích, đánh giá tiềm năng và hiện trạng NTTS huyện Thạch Hà





 





Dự báo các điều kiện phát triển Nuôi trồng thủy sản





Xác định các mục tiêu phát triển





Tổ chức thực hiện





3. Kết luận





Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản là một trong những công cụ quản lý Nhà nước tác động vào sự phát triển thông qua việc xem xét các điều kiện tiềm năng về tự nhiên và kinh tế xã hội thuận lợi cho NTTS, xác định các mục tiêu phát triển trong một giai đoạn và đưa ra các giải pháp thực hiện nhằm đạt các mục tiêu và hướng tới sự phát triển một cách bền vững. Với những tiềm năng lợi thế sẵn có về Nuôi trồng thủy sản của địa phương cùng với sự phát triển về khoa học công nghệ cũng như những dự báo nhu cầu tiêu dùng mặt hàng thủy sản trong tương lai thì cơ hội cho nền kinh tế Thạch Hà trong đó Nuôi trồng thủy sản góp phần quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu và tăng trưởng kinh tế. Trong thời gian qua huyện Thạch Hà đã quan tâm khai thác tiềm năng lợi thế, phát triển NTTS, đưa con Tôm vào danh mục sản phẩm chủ lực của huyện và cũng có những kết quả nhất định. Diện tích và sản lượng ngày một tăng, giá trị thu hoạch bình quân trên đơn vị diện tích tăng nhanh góp phần tăng trưởng kinh tế của huyện, nâng cao đời sống cho một bộ phận nông ngư dân ven biển.





4. Tài liệu tham khảo





Nguyễn Thị Quỳnh Anh, Phạm Văn Hùng (2012), “Giải pháp quản lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản các huyện phía nam thành phố Hà Nội”, Tạp chí Khoa học và Phát triển 2012, tập 10 - số 7. 





Nguyễn Ngọc Bảo (2007), Thị trường Nhật Bản đối với xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong giai đoạn 2002-2006 và dự báo đến năm 2015, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học kinh tế TPHCM. 





 





Nguyễn Văn Bé (2007), Giải pháp về vốn đầu tư cho phát triển Nuôi trồng thủy sản tỉnh Cà Mau, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế TPHCM. 





Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009), Chương trình hành động quốc gia về phát triển bền vững ngành thủy sản trong điều kiện Việt Nam gia nhập WTO giai đoạn 2010-2012, Hà Nội. 





Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2010), Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020, Hà Nội. 





Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2011), Chiến lược phát triển xuất khẩu thủy sản đến năm 2015 và định hướng năm 2020, Hà Nội.


Liên hệ Admin để có thêm trợ giúp

Về các lỗi download tài liệu, lỗi cài đặt source code

Phản ánh về các link lỗi để đội ngữ Admin chỉnh lại