ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- ĐOÀN THỊ THANH HUYỀN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG COTEC LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Hà Nội – 2016ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- ĐOÀN THỊ THANH HUYỀN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG COTEC Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60 34 02 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THẾ HÙNG XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CHẤM LUẬN VĂN Hà Nội - 2016LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn tốt nghiệp này đƣợc hoàn thành nhờ sự hƣớng dẫn của thầy Tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng và công sức của tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn đƣợc thu thập từ thực tế có nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy, đƣợc xử lý trung thực và khách quan, nếu có sai phạm tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô, Giảng viên Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giảng dạy và hƣớng dẫn cho tôi nhiều kiến thức bổ ích trong suốt thời gian tham gia lớp cao học Tài chính – Ngân hàng Khóa 22 đƣợc tổ chức tại Hà Nội Đặc biệt, Tôi xin trân trọng cảm ơn Thầy giáo - TS. Nguyễn Thế Hùng, ngƣời đã nhiệt tình hƣớng dẫn tôi hoàn thành tốt luận văn này. Ngoài ra, tôi xin dành lời cảm ơn sâu sắc tới các Thầy cô trong hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã có những nhận xét đóng góp thiết thực giúp cho bài luận văn của tôi thêm hoàn chỉnh. Cuối cùng, tôi cũng xin bày tỏ lời cảm ơn tới Ban Lãnh đạo và các anh chị cán bộ nhân viên đang làm việc tại Công ty cổ phần xây dựng Cotec đã hỗ trợ tài liệu và thông tin cho tôi thực hiện luận văn này.MỤC LỤC DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT ...................................................................... i DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................... ii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ................................................................................... iii PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP ..................................................... 4 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu : ........................................................................ 4 1.2. Cơ sở lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp .............................................. 6 1.2.1. Khái niệm, ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp ............................ 6 1.2.2. Tài liệu và các phương pháp sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp . 11 1.2.3. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp ................................................ 15 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ............................ 33 2.1 Phƣơng pháp thu thập thông tin, dữ liệu ............................................................. 33 2.2 Phƣơng pháp tổng hợp và xử lý thông tin, dữ liệu .............................................. 33 2.2.1 Phương pháp so sánh ................................................................................... 33 2.2.2. Phương pháp thống kê mô tả ....................................................................... 34 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG COTEC ................................................................................... 35 3.1. Khái quát về công ty cổ phần Cotec .................................................................. 35 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty .......................................... 35 3.1.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty ....................................................................... 35 3.1.3. Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty ......................................... 42 3.2. Phân tích thực trạng tình hình tài chính tại công ty cổ phần xây dựng Cotec ........ 42 3.2.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp ................................. 42 3.2.2 Phân tích các nhóm hệ số ............................................................................. 59 3.2.3. Các yếu tố tác động đến tình hình tài chính của công ty Cotec .................. 73 3.3. Đánh giá tình hình tài chính công ty cổ phần xây dựng Cotec .......................... 743.3.1. Điểm mạnh ................................................................................................... 74 3.3.2. Điểm yếu ...................................................................................................... 76 3.3.3. Nguyên nhân ................................................................................................ 77 CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN COTEC................................................................................. 79 4.1. Định hƣớng, mục tiêu phát triển của công ty trong thời gian tới. ...................... 79 4.2. Dự báo tình hình tài chính của công ty .............................................................. 80 4.2.1. Dự báo về doanh thu .................................................................................... 80 4.2.2. Lập dự báo kết quả hoạt động kinh doanh .................................................. 82 4.2.3. Lập bảng cân đối kế toán dự báo ................................................................ 85 4.3. Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của công .......................... 87 4.3.1. Nâng cao khả năng thanh toán .................................................................... 87 4.3.2. Nâng cao khả năng quản lý tài sản ............................................................. 89 4.3.3. Nâng cao khả năng sinh lời ......................................................................... 91 4.3.4. Nâng cao trình độ cán bộ quản lý tài chính tại công ty .............................. 93 4.3. Một số kiến nghị nhằm thực hiện giải pháp trên ................................................ 94 4.3.1. Đối với Nhà nước. ........................................................................................ 94 4.3.2. Đối với Bộ Tài chính. ................................................................................... 95 KẾT LUẬN ............................................................................................................... 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 97i DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu=Nguyên nghĩa=1 TSNH Tài sản ngắn hạn 2 TSDH Tài sản dài hạn 3 CSH Chủ sở hữu 4 HTK Hàng tồn kho 5 VCSH Vốn chủ sở hữu 6 TSCĐ Tài sản cố định 7 TTS Tổng tài sản 8 ROS Tỷ suất sinh lời của doanh thu 9 ROA Tỷ suất sinh lời của tài sản 10 ROE Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu 11 EBIT Lợi nhuận trƣớc thuế và trả lãi tiền vay 12 SXKD Sản xuất kinh doanh 13 LNST Lợi nhuận sau thuế 14 CBNV Cán bộ nhân viênii DANH MỤC CÁC BẢNG STT Số hiệu=Nội dung=Trang=1 Bảng 3.1 Phân tích cơ cấu tài sản 43 2 Bảng 3. 2 Phân tích cơ cấu và biến động nguồn vốn 48 3 Bảng 3.3 Bảng tổng hợp doanh thu 52 4 Bảng 3.4 Bảng tổng hợp chi phí 54 5 Bảng 3.5 Bảng tổng hợp lợi nhuận 56 6 Bảng 3.6 Bảng phân tích hệ số thanh toán ngăn hạn 60 7 Bảng 3.7 Bảng phân tích khả năng thanh toán nhanh 61 8 Bảng 3.8 Bảng kỳ vòng quay hàng tồn kho 62 9 Bảng 3.9 Bảng kỳ thu tiền bình quân 63 10 Bảng 3.10 Hiệu quả sử dụng tài sản cố định 64 11 Bảng 3.11 Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn 65 12 Bảng 3.12 Hiệu quả sử dụng tổng tài sản 66 13 Bảng 3.13 Bảng hệ số nợ 67 14 Bảng 3.14 Bảng các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời 69 15 Bảng 3.15 So sánh ROE và hệ số nợ Rd 73 16 Bảng 4.1 Dự báo doanh thu năm 2015 83 17 Bảng 4.2 Xác định tỷ lệ phần trăm trên doanh thu và dự báo năm 2015 83 18 Bảng 4.3 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh dự báo năm 2015 84 19 Bảng 4.4 Bảng cân đối kế toán dự kiến năm 2015 86iii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ STT Số hiệu=Nội dung=Trang=1 Hình 3.1 Biểu đồ thể hiện sự biến động TSDH và TSNH 45 2 Hình 3.2 Biểu đồ thể hiện sự biến động giữa nợ phải trả và VCSH 50 3 Hình 3.3 Biểu đồ thể hiện sự biến động Doanh thu -chi phí -lợi nhuận 60 4 Hình 3.4 Biểu đổ thể hiện khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 61 5 Hình 3.5 Biểu đổ thể hiện khả năng thanh toán nhanh 62 6 Hình 3.6 Biểu đổ thể hiện khả năng thanh toán bằng tiền 63 7 Hình 3.7 Biểu đồ thể hiện số vòng quay hàng tồn kho 65 8 Hình 3.8 Biểu đồ thể hiện hiệu quả sử dụng tài sản 66 9 Hình 3.9 Biểu đồ thể hiện tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 69 10 Hình 3.10 Biểu đồ tỷ suất lợi nhuận trên tài sản 70 11 Hình 3.11 Biểu đồ thể hiện tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu 711 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Một doanh nghiệp tồn tại và phát triển vì nhiều mục tiêu khách nhau nhƣ: tối đa hóa lợi nhuận, tối đa hóa doanh thu trong ràng buộc tối đa hóa lợi nhuận, tối đa hóa hoạt động hữu ích của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp…, song tất cả các mục tiêu cụ thể đó đều nhằm mục tiêu bao trùm nhất là tối đa hóa giá trị tài sản cho các chủ sở hữu. Bởi lẽ, một doanh nghiệp phải thuộc về các chủ sở hữu nhất định, chính họ phải nhận thấy giá trị đầu tƣ của họ tăng lên, khi doanh nghiệp đặt ra mục tiêu là tăng giá trị tài sản cho các chủ sở hữu, doanh nghiệp đã tính đến sự biến động của thị trƣờng, các rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Quản lý tài chính là nhằm thực hiện mục tiêu đó. Quản lý tài chính là sự tác động của các nhà quản lý tới các hoạt động tài chính của doanh nghiệp, đƣợc thực hiện thông qua cơ chế quản lý tài chính doanh nghiệp – đƣợc hiểu là tổng thể các phƣơng pháp, các hình thức và công cụ đƣợc vận dụng để quản lý các hoạt động tài chính của doanh nghiệp trong những điều kiện cụ thể nhằm mục tiêu nhất định. Trong đó, nghiên cứu phân tích tài chính là một khâu quan trọng trong quản lý tài chính. Phân tích tài chính là sử dụng các phƣơng pháp và các công cụ cho phép xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác về quản lý nhằm đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp, đánh giá rủi ro, mức độ và chất lƣợng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó. Hay nói cách khác, phân tích tài chính là việc thu thập, phân tích các thông tin kế toán và các thông tin khác để đánh giá thực trạng và xu hƣớng tài chính, khả năng tiềm lực của doanh nghiệp nhằm mục đích đảm bảo an toàn vốn tín dụng. Trong phân tích tài chính, nhà phân tích phải thu thập và sử dụng mọi nguồn thông tin để đƣa ra những nhận xét và kết luận chính xác nhất. Yêu cầu của phân tích tài chính là đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu về tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp qua đó tổng quát tình hình hoạt động của doanh nghiệp, dự báo những bất ổn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.2 Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của vấn đề, tôi lựa chọn đề tài “Phân tích tài chính Công ty cổ phần xây dựng Cotec” cho luận văn thạc sỹ của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích: Nghiên cứu, phân tích tình hình tài chính nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty cổ phần xây dựng Cotec . * Nhiệm vụ: - Hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về phân tích tài chính tại các doanh nghiệp. - Phân tích, đánh giá thực trạng tình hình tài chính của Công ty cổ phần xây dựng Cotec trong những năm gần đây và chỉ ra những nguyên nhân gây nên hạn chế trong hoạt động tài chính của Công ty cổ phần xây dựng Cotec. - Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty cổ phần xây dựng Cotec. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Tình hình tài chính tại Công ty cổ phần xây dựng Cotec * Phạm vi nghiên cứu: Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại Công ty cổ phần xây dựng Cotec trong giai đoạn từ năm 2012 đến 2014. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phƣơng pháp thu thập số liệu: thu thập số liệu qua các báo cáo tài chính, tài liệu của công ty. - Phƣơng pháp xử lý số liệu: Phân tích các số liệu thực tế thông qua các báo cáo, tài liệu của công ty. So sánh, phân tích và tổng hợp các con số biến động qua các năm, qua đó có thể thấy đƣợc thực trạng doanh nghiệp trong những năm qua, trong hiện tại và cả những định hƣớng trong tƣơng lai. 5. Bố cục của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc kết cấu thành 4 chƣơng nhƣ sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp Chương 2: Phương pháp và thiết kế nghiên cứu3 Chương 3: Thực trạng tình hình tài chính Công ty cổ phần xây dựng Cotec Chương 4: Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty cổ phần xây dựng Cotec.4 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu : Hiện nay đã có rất nhiều tác giả trong nƣớc và ngoài nƣớc với rất nhiều những công trình đã đi sâu nghiên cứu, phân tích về lĩnh vực tài chính doanh nghiệp. Một số công trình nghiên cứu về vấn đề phân tích tài chính doanh nghiệp trên thế giới: - Thomas Plenborg và Christian Petersen (2011), Financial Statement Analysis, NXB. Prentice Hall. Các tác giả đã trình bày đến ngƣời đọc cách đọc hiểu các loại báo cáo tài chính, cũng nhƣ những công cụ và kỹ thuật dùng cho công tác phân tích tài chính doanh nghiệp. - James M. Wahlen, Stephen P. Baginski, Mark Bradshaw (2010), Financial reporting, Financial statement Analysis, and Valuation: A strategic Perspective, NXB Cengage Learning. Trong cuốn sách này, các tác giả trình bày một cách hệ thống và chi tiết về các vấn đề cơ bản liên quan đến phân tích tài chính nhƣ: tổng quan về lập báo cáo tài chính, phân tích báo cáo tài chính, định giá; Đánh giá tài sản và nguồn vốn; Thu nhập và dòng tiền; Phân tích lợi nhuận, phân tích rủi ro; Ghi nhận doanh thu và chi phí; Dự báo tài chính... Đây là những kiến thức hết sức cần thiết đối với những ngƣời hoạt động trong lĩnh vực tài chính, đặc biệt những công việc liên quan đến phân tích tài chính doanh nghiệp. Một số công trình nghiên cứu trong nước Đề tài: “Phân tích tình hình tài chính công ty MTV Thép Hòa Phát” luận văn thạc sỹ của tác giả Nguyễn Xuân Vinh Trong luận văn này, tác giả đã trình bày đƣợc những luận điểm lý thuyết cơ bản, chi tiết về các chỉ tiêu đánh giá tài chính doanh nghiệp, các nguyên nhân, dấu hiệu biểu hiện cụ thể của rủi ro tài chính doanh nghiệp, trình bày một số kinh nghiệm của các doanh nghiệp trong ngành về quản lý tài chính doanh nghiệp… Qua đó, làm tiền đề cho việc phân tích thực trạng tài chính công ty MTV Thép Hòa5 Phát, tác giả đã xem xét đánh giá tình hình tài chính của công ty trong giai đoạn 2009-1011, đƣa ra những nguyên nhân chủ quan và một số những nguyên nhân khách quan, từ đó đƣa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cƣờng hiệu quả hoạt động tài chính tại doanh nghiệp trong đó có một số biện pháp tích cực nhƣ: Tăng doanh thu, giảm chi phí, quản lý hàng tồn kho,... - Hồ Thị Khánh Vân (2012), Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần PVI, Luận văn Thạc sỹ ngành Tài chính - Ngân hàng, Trƣờng Đại học Kinh tế - ĐHQG Hà Nội.. Tác giả đã khái quát đƣợc những vấn đề chung về phân tích tài chính doanh nghiệp cũng nhƣ thực trạng về tình hình tài chính tại Công ty PVI, đƣa ra các giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại Công ty và sử dụng kết quả phân tích này dự báo tình hình tài chính của Công ty, đƣa ra các quyết định kinh doanh; - Nguyễn Thị Thủy (2013), Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần điện tử và truyền hình cáp Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ ngành Tài chính - Ngân hàng, Trƣờng Đại học Kinh tế - ĐHQG Hà Nội. Hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về phân tích tài chính tại các doanh nghiệp. Tác giả đã đánh giá thực trạng tình hình tài chính của công ty cổ phần điện tử và truyền hình cáp Việt Nam trong những năm gần đây và chỉ ra những nguyên nhân gây nên hạn chế trong hoạt động tài chính của công ty cổ phần điện tử và truyền hình cáp Việt Nam. Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính của công ty cổ phần điện tử và truyền hình cáp Việt Nam. - Vũ Thị Bích Hà (2012), Phân tích tài chính công ty cổ phần Kinh Đô, Luận văn Thạc sỹ Kinh doanh và quản lý, Trƣờng Đại học Kinh tế - ĐHQG Hà Nội. Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về phân tích tài chính tại các doanh nghiệp và xây dựng khung phân tích áp dụng vào phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp, trình bày thực trạng tài chính của công ty cổ phần Kinh Đô, từ đó chỉ ra những điểm mạnh cũng nhƣ những hạn chế của công ty. Tác giả cũng phân tích biến động tình hình tài chính trong tƣơng lai của mình mà có biện pháp đối phó thích hợp. Cuối cùng đề xuất một số giải pháp thực tế và các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý tài chính tại công ty.6 - Ngô Thị Tân Thành (2010), Phân tích tài chính công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ AIA, Luận văn Thạc sỹ Kinh doanh và quản lý, Trƣờng Đại học Kinh tế - ĐHQG Hà Nội. Tác giả đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Khái quát về công ty Bảo hiểm Nhân thọ AIA, Mỹ. Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động tài chính Công ty Bảo hiểm Nhân thọ AIA. Trên cơ sở phân tích, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị có tính khả thi nhằm cải thiện tình hình tài chính góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty AIA. Nhìn chung, các luận văn đều giới thiệu và phân tích thực trạng tài chính của 1 doanh nghiệp cụ thể; từ đó hƣớng tới việc đƣa ra các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, quản lý tài sản trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, các trong đánh giá thực trạng còn nhiều điểm chƣa sát thực tế, các biện pháp cụ thể phải chăng chỉ phù hợp với hoạt động tài chính tại doanh nghiệp đó và trong thời điểm đó. Chính điều này trong luận văn của mình, tác giả cần thiết phải đi sâu và làm rõ hơn. Hơn thế, ở mỗi doanh nghiệp khác nhau thì hoạt động tài chính là khác nhau tùy theo môi trƣờng hoạt động, nghề nghiệp kinh doanh và chiến lƣợc kinh doanh với bộ máy quản lý cụ thể cũng có cơ chế hoạt động riêng biệt. Chính vì vậy, việc nghiên cứu và phân tích sâu hơn tình hình tài chính với thông tin, số liệu mới nhất trong báo cáo tài chính để đánh giá tổng quát hơn về hoạt động tài chính của công ty là một việc làm cần thiết. Chính vì vậy, tôi lựa chọn đề tài Phân tích tài chính công ty Cổ phần xây dựng Cotec làm luận văn thạc sỹ của mình. 1.2. Cơ sở lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp 1.2.1. Khái niệm, ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp 1.2.1.1. Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp Để hiểu phân tích tài chính doanh nghiệp là gì trƣớc hết ta tiếp cận với khái niệm Tài chính doanh nghiệp. Tài chính doanh nghiệp là các quan hệ kinh tế phát sinh gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đạt tới mục tiêu nhất định. Tài chính doanh nghiệp là một bộ phận trong hệ thống tài chính, tại đây nguồn tài chính xuất hiện và đồng thời đây cũng là nơi thu hút trở lại phần quan trọng các7 nguồn tài chính doanh nghiệp. Tài chính doanh nghiệp có ảnh hƣởng lớn đến đời sống xã hội, đến sự phát triển hay suy thoái của nền sản xuất. Nhƣ vậy sự di chuyển nguồn tài chính của doanh nghiệp tác động đến lợi ích kinh tế của các bên liên quan nhƣ chủ doanh nghiệp, nhà đầu tƣ, ngƣời lao động, chính phủ.... Để đƣa ra các quyết định kinh tế, quyết định quản lý chính xác , phù hợp thì mỗi bên phải tự phân tích tài chính doanh nghiệp dựa trên góc độ lợi ích của mình. Phân tích tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh số liệu về tình hình tài chính trong kỳ hiện tại với các kỳ kinh doanh đã qua. Thông qua việc phân tích tài chính sẽ cung cấp cho ngƣời sử dụng thông tin có thể đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng nhƣ những rủi ro về tài chính trong tƣơng lai của doanh nghiệp. Phân tích tài chính thực chất là phân tích các chỉ tiêu tài chính trên hệ thống báo cáo tài chính nhằm đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, cung cấp thông tin hữu ích cho nhà quản trị doanh nghiệp và những đối tƣợng sử dụng thông tin theo những mục tiêu khác nhau. Vì vậy, phân tích tài chính không phải chỉ phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định, mà còn cung cấp những thông tin về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ nhất định. Phân tích tài chính doanh nghiệp thƣờng tập trung vào các số liệu đƣợc cung cấp trong các báo cáo tài chính của doanh nghiệp, kết hợp với các thông tin bổ sung từ các nguồn khác nhau nhằm đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, đánh giá rủi ro, mức độ và chất lƣợng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó, khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp, giúp ngƣời sử dụng thông tin đƣa ra các quyết định tài chính, quyết định quản lý phù hợp. 1.2.1.2. Ý nghĩa phân tích tài chính doanh nghiệp Phân tích tài chính doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng trong việc cung cấp những thông tin cho các đối tƣợng có lợi ích liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, giúp những đối tƣợng này có khả năng dự báo đƣợc tình hình tài chính của doanh nghiệp trong tƣơng lai cũng nhƣ đánh giá mức độ rủi ro, chất lƣợng hoạt8 động của doanh nghiệp từ đó ra những quyết định tài chính, quyết định quản lý phù hợp nhất. Các đối tƣợng có lợi ích liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp bao gồm chủ doanh nghiệp với vai trò ngƣời quản lý, ngƣời lao động, chủ đầu tƣ và Chính phủ với vai trò điều tiết dòng chảy kinh tế trong đó mỗi doanh nghiệp là một cá thể. Đối với người quản lý doanh nghiệp Không ai khác hơn, chính các nhà quản lý trực tiếp doanh nghiệp là những ngƣời có nhu cầu cao nhất về phân tích tình hình tài chính. Một trong những lý do quan trọng để nhà quản trị quan tâm phân tích các báo cáo tài chính là nhằm bao quát một cách toàn diện về tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Cụ thể hơn nữa là nhằm kiểm soát chi phí và cải thiện khả năng sinh lời. Phân tích báo cáo tài chính giúp nhà quản trị dự báo và xác định những phƣơng pháp, cách thức phù hợp để thực hiện các muc tiêu hiện tại, nhiệm vụ kỳ kế tiếp và các chiến lƣợc dài hạn trong tƣơng lai. Phân tích tài chính cũng giúp nhà quản trị đƣa ra các quyết định tài chính liên quan đến cấu trúc vốn. Một tỷ lệ nợ so với vốn chủ sở hữu nhƣ thế nào là phù hợp và hạn chế đƣợc rủi ro tài chính; tỷ lệ nào còn cho phép doanh nghiệp tiếp tục mở rộng kinh doanh hay thu hẹp mà không gặp phải trạng thái căng thẳng quá mức về tình hình tài chính. Trên cơ sở các thông tin từ việc phân tích báo cáo tài chính, nhà quản trị có thể phát hiện ra những mặt còn yếu kém cũng nhƣ những mặt mạnh trong hoạt động của doanh nghiệp, để từ đó đƣa ra những biện pháp phát huy các mặt mạnh và hạn chế các mặt yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Cuối cùng nhƣng không kém quan trọng là phân tích báo cáo tài chính giúp nhà quản trị tự nhìn về doanh nghiệp mình theo cách mà các đối tƣợng bên ngoài, đặc biệt là các nhà đầu tƣ đã nhìn nhận và đánh giá. Qua đó, nhà quản trị hiểu rõ hơn thái độ và hành vi của họ đối với hiện trạng doanh nghiệp. Điều này rất quan trọng đối với các công ty cổ phần có cổ phiếu phát hành rộng rãi ngoài công chúng.9 Đối với các nhà đầu tư vào doanh nghiệp Đối với các nhà đầu tƣ, mối quan tâm hàng đầu của họ là thời gian hoàn vốn, mức sinh lãi và rủi ro. Vì vậy họ cần các thông tin về điều kiện tài chính, tình hình hoạt động, kết quả kinh doanh và tiềm năng tăng trƣởng của doanh nghiệp. Trong doanh nghiệp cổ phần, các cổ đông là ngƣời bỏ vốn đầu tƣ vào doanh nghiệp và họ có thể phải gánh chịu rủi ro. Những rủi ro này liên quan tới việc giảm giá cổ phiếu dẫn đến nguy cơ phá sản của doanh nghiệp. Chính vì vậy, quyết định của họ đƣa ra luôn có sự cân nhắc giữa mức độ rủi ro và lợi nhuận đạt đƣợc. Vì vậy mối quan tâm hàng đầu của các cổ đông là khả năng tăng trƣởng, tối đa hóa lợi nhuận, tối đa hóa giá trị chủ sở hữu trong doanh nghiệp. Trên cơ sở phân tích các thông tin về tình hình hoạt động, về kết quả kinh doanh hàng năm các nhà đầu tƣ sẽ đánh giá đƣợc khả năng sinh lợi và triển vọng phát triển của doanh nghiệp từ đó đƣa ra những quyết định phù hợp. Các nhà đầu tƣ thƣờng chỉ chấp nhận đầu tƣ vào dự án nếu ít nhất có một điều kiện là giá trị hiện tại ròng của nó dƣơng. Bên cạnh đó, chính sách phân phối cổ tức và cơ cấu nguồn tài trợ của doanh nghiệp cũng là vấn đề đƣợc các nhà đầu tƣ hết sức coi trọng vì nó trực tiếp tác động đến thu nhập của họ. Ta biết rằng thu nhập của cổ đông bao gồm phần cổ tức đƣợc chia hàng năm và phần giá trị tăng thêm của cổ phiếu trên thị trƣờng. Một nguồn tài trợ với tỷ trọng nợ và vốn chủ sở hữu hợp lý sẽ tạo đòn bẩy tài chính tích cực vừa giúp doanh nghiệp tăng vốn đầu tƣ vừa làm tăng giá cổ phiếu và thu nhập trên mỗi cổ phiếu. Hơn nữa các cổ đông chỉ chấp nhận đầu tƣ mở rộng quy mô doanh nghiệp khi quyền lợi của họ ít nhất không bị ảnh hƣởng. Bởi vậy các yếu tố nhƣ tổng số lợi nhuận ròng trong kỳ có thể dùng để trả lợi tức cổ phần, mức chia lãi trên một cổ phiếu năm trƣớc, sự xếp hạng cổ phiếu trên thị trƣờng và tính ổn định của thị giá cổ phiếu của doanh nghiệp cũng nhƣ hiệu quả của việc tái đầu tƣ luôn đƣợc các nhà đầu tƣ xem xét trƣớc tiên khi thực hiện phân tích tài chính. Đối với các chủ nợ của doanh nghiệp Nếu phân tích tài chính đƣợc các nhà đầu tƣ và quản lý doanh nghiệp thực hiện nhằm mục đích đánh giá khả năng sinh lợi và tăng trƣởng của doanh nghiệp thì phân10 tích tài chính lại đƣợc các ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng cho doanh nghiệp sử dụng nhằm đảm bảo khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp đƣợc xem xét trên hai khía cạnh là ngắn hạn và dài hạn, nếu là những khoản cho vay ngắn hạn thì ngƣời cho vay đặc biệt quan tâm đến khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp, nghĩa là khả năng ứng phó của doanh nghiệp đối với các món nợ khi đến hạn trả. Nếu là các khoản vay dài hạn, ngƣời cho vay phải tin chắc khả năng hoàn trả và khả năng sinh lời của doanh nghiệp mà việc hoàn trả vốn và lãi sẽ tùy thuộc vào khả năng sinh lời này. Đối với các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng, mối quan tâm của họ chủ yếu hƣớng vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Vì vậy họ chú ý đặc biệt đến số lƣợng tiền và các tài sản khác có thể chuyển nhanh thành tiền, từ đó so sánh với số nợ ngắn hạn để biết đƣợc khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp. Bên cạnh đó các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng cũng rất quan tâm tới số vốn của chủ sở hữu, bởi vì số vốn này là khoản tiền bảo hiểm cho họ trong trƣờng hợp doanh nghiệp bị rủi ro. Nhƣ vậy kỹ thuật phân tích có thể thay đổi theo bản chất và theo thời hạn của các khoản nợ, nhƣng cho dù đó là cho vay dài hạn hay ngắn hạn thì ngƣời cho vay đều quan tâm đến cơ cấu tài chính biểu hiện mức độ bảo hiểm của doanh nghiệp đi vay. Đối với các nhà cung ứng vật tƣ hàng hóa, dịch vụ cho doanh nghiệp thì họ phải quyết định xem có cho phép khách hàng sắp tới đƣợc mua chịu hàng hay không? Họ cần phải biết khả năng thanh toán của doanh nghiệp hiện tại và trong thời gian tới. Đối với người lao động trong doanh nghiệp Bên cạnh các nhà đầu tƣ, nhà quản lý và các chủ nợ của doanh nghiệp, ngƣời lao động đƣợc hƣởng lƣơng trong doanh nghiệp cũng rất quan tâm tới các thông tin tài chính của doanh ngiệp. Điều này cũng dễ hiểu bởi kết quả hoạt động của doanh nghiệp có tác động trực tiếp đến tiền lƣơng, khoản thu nhập chính của ngƣời lao động. Do vậy, phân tích tình hình tài chính giúp họ định hƣớng việc làm ổn định và yên tâm dốc sức vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tùy theo công việc đƣợc phân công.11 Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước. Dựa vào các báo cáo tài chính doanh nghiệp, các cơ quan quản lý Nhà nƣớc thực hiện phân tích tài chính để đánh giá, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính tiền tệ của doanh nghiệp có tuân thủ theo đúng chính sách, chế độ và luật pháp quy định không, tình hình hạch toán chi phí, giá thành, tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nƣớc và khách hàng... Tóm lại, phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là một việc làm có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý. Nó không chỉ có ý nghĩa đối với bản thân doanh nghiệp, mà còn cần thiết cho các chủ thể quản lý khác có liên quan tới doanh nghiệp. Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp sẽ giúp cho quản trị doanh nghiệp khắc phục đƣợc những thiếu sót, phát huy những mặt tích cực và dự đoán đƣợc tình hình phát triển trong tƣơng lai. Trên cơ sở đó, quản trị doanh nghiệp đề ra đƣợc những giải pháp hữu hiệu nhằm lựa chọn quyết định phƣơng án tối ƣu cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2.2. Tài liệu và các phương pháp sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp 1.2.2.1 Tài liệu sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp * Vai trò của báo cáo tài chính Báo cáo tài chính là báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, vốn chủ sở hữu, công nợ cũng nhƣ tình hình tài chính, kết quả kinh doanh, tình hình lƣu chuyển tiền tệ và khả năng sinh lời trong kỳ của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính cung cấp các thông tin kinh tế - tài chính chủ yếu cho ngƣời sử dụng thông tin kinh kế toán trong việc đánh giá, phân tích và dự đoán tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính đƣợc sử dụng nhƣ nguồn dữ liệu khi phân tích tài chính doanh nghiệp. * Hệ thống báo cáo tài chính (bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ) Bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán đƣợc lập căn cứ vào số liệu của các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết (sổ cái và sổ chi tiết) các tài khoản có số dƣ cuối kỳ phản ánh tài sản,12 công nợ và nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp và bảng cân đối kế toán kỳ trƣớc. Bảng cân đối kế toán là một trong những báo cáo kế toán quan trọng nhất trong hệ thống báo cáo tài chính kế toán của doanh nghiệp. Nó cũng cung cấp thông tin về thực trạng tài chính và tình hình biến động về cơ cấu tài sản, công nợ và nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Thông tin trình bày trên bảng cân đối kế toán phải luôn tuân thủ các nguyên tắc sau: Nguyên tắc: Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn Tài sản = Nợ phải trả + nguồn vốn chủ sở hữu Nguồn vốn chủ sở hữu = Tài sản - Nợ phải trả. + Nguyên tắc số dƣ: Theo nguyên tắc này, chỉ những tài khoản có số dƣ mới đƣợc trình bày trên bảng cân đối kế toán. Những tài khoản có số dƣ là những tài khoản phản ánh tài sản (Tài sản có) và những tài khoản phản ánh Nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu (Tài sản nợ). Các tài khoản không có số dƣ phản ánh doanh thu, chi phí làm cơ sở để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ không đƣợc trình bày trên bảng cân đối kế toán mà đƣợc trình bày trên báo cáo kết quả kinh doanh. + Nguyên tắc trình bày các khoản mục theo tính thanh khoản giảm dần: Theo nguyên tắc này các khoản mục tài sản Có của doanh nghiệp đƣợc trình bày và sắp xếp theo khả năng chuyển hóa thành tiền giảm dần nhƣ sau: Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn I. Tiền II. Đầu tư ngắn hạn III. Các khoản phải thu IV. Tồn kho Tài sản cố định và đầu tư dài hạn Nguyên tắc trình bày nợ phải trả theo thời hạn: Theo nguyên tắc này, các khoản nợ phải trả đƣợc trình bày theo nguyên tắc các khoản vay và nợ ngắn hạn đƣợc trình bày trƣớc, các khoản vay và nợ dài hạn đƣợc trình bày sau.13 Nhìn vào bảng cân đối kế toán nhà phân tích có thể nhận biết đƣợc loại hình doanh nghiệp, quy mô, mức độ tự chủ của doanh nghiệp. Bảng cân đối kế toán là một tài liệu quan trọng nhất giúp cho các nhà phân tích đánh giá đƣợc khả năng cân bằng tài chính, khả năng thanh toán và khả năng cân đối vốn của doanh nghiệp. Báo cáo kết quả kinh doanh Báo cáo kết quả kinh doanh đƣợc lập căn cứ vào số liệu của các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết các khoản phản ánh doanh thu, thu nhập và chi phí của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Cùng với bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh là một trong những báo cáo quan trọng nhất của hệ thống báo cáo tài chính kế toán của doanh nghiệp. Báo cáo kết quả kinh doanh cung cấp thông tin về kết quả kinh doanh và nghĩa vụ đối với Nhà nƣớc trong một khoảng thời gian nhất định (thƣờng là một kỳ) của doanh nghiệp. Các thông tin trình bày trên báo cáo kết quả kết quả kinh doanh phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây: + Nguyên tắc phân loại hoạt động: Báo cáo kết quả kinh doanh phân loại hoạt động theo mức độ thông dụng của hoạt động đối với doanh nghiệp. Nhƣ vậy, các hoạt động thông thƣờng của doanh nghiệp sẽ đƣợc phân loại là hoạt động sản xuất kinh doanh, kết quả hoạt động này tạo ra doanh thu của doanh nghiệp. Các hoạt động liên quan đến đầu tƣ tài chính đƣợc phân loại là hoạt động tài chính, hoạt động không xảy ra thƣờng xuyên sẽ đƣợc phân loại là hoạt động bất thƣờng. + Nguyên tắc ghi nhận doanh thu và chi phí Nguyên tắc phù hợp: Báo cáo kết quả kinh doanh trình bày các khoản doanh thu, thu nhập và chi phí của doanh nghiệp trong kỳ. Vì vậy báo cáo kết quả kinh doanh phải đƣợc trình bày theo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí. + Nguyên tắc thận trọng: Theo nguyên tắc này, một khoản chƣa xác định chắc chắn sẽ đem lại lợi ích kinh tế trong tƣơng lai cho doanh nghiệp thì chƣa đƣợc ghi nhận là doanh thu trong kỳ của doanh nghiệp và không đƣợc trình bày trên báo cáo kết quả kinh doanh. Ngƣợc lại, một khoản lỗ trong tƣơng lai chƣa thực tế phát sinh đã đƣợc ghi nhận là chi phí và đƣợc trình bày trên báo cáo kết quả kinh doanh.14 1.2.2.2. Các phương pháp sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp Phƣơng pháp phân tích tài chính doanh nghiệp thực chất bao gồm hệ thống các công cụ và biện pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tƣợng, các mối liên hệ bên trong và bên ngoài, các luồng chuyển dịch và biến đổi tình hình tài chính của doanh nghiệp, các chỉ tiêu tổng hợp, các chỉ tiêu chi tiết,.... Về lý thuyết, có rất nhiều phƣơng pháp phân tích tài chính doanh nghiệp. Tùy vào đối tƣợng và mục tiêu phân tích cụ thể, ngƣời ta có thể chỉ sử dụng một số phƣơng pháp, cũng có thể kết hợp sử dụng rất nhiều phƣơng pháp khác nhau. Ở đây, tôi chỉ đƣa ra 3 phƣơng pháp cơ bản, thƣờng đƣợc vận dụng trong quá trình phân tích tài chính doanh nghiệp. * Phương pháp phân tích xu hướng Phân tích xu hƣớng là kỹ thuật phân tích bằng cách so sánh các tỷ số tài chính của công ty qua nhiều năm để thấy đƣợc xu hƣớng tốt lên hay xấu đi của các tỷ số tài chính. * Phương pháp phân tích cơ cấu Việc phân tích cơ cấu tài chính doanh nghiệp đƣợc bắt đầu bằng phân tích cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn. Phân tích cơ cấu tài sản là việc xem xét tỷ trọng của từng loại tài sản chiếm trong tổng tài sản và thông qua đó có thể đánh giá đƣợc việc bố trí, phân bố vốn, trình độ sử dụng vốn của doanh nghiệp có hợp lý hay không. Việc bố trí vốn hợp lý hay không hợp lý sẽ ảnh hƣởng tích cực hoặc tiêu cực đến việc quản lý, sử dụng vốn cũng nhƣ kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Phân tích cơ cấu nguồn vốn là việc xem xét tỷ trọng từng loại nguồn vốn chiếm trong tổng số nguồn vốn cũng nhƣ xem xu hƣớng biến động của tƣng nguồn vốn qua các thời kỳ. * Phương pháp phân tích Dupont Bản chất của phƣơng pháp Dupont là tách một tỷ số tổng hợp phản ánh sức sinh lợi của doanh nghiệp nhƣ thu thập trên tài sản (ROA), thu nhập sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) thành tích số của chuỗi các tỷ số có mối quan hệ nhân quả với nhau. Điều đó cho phép phân tích ảnh hƣởng của các tỷ số đó đối với tỷ số tổng hợp.15 Phƣơng pháp phân tích Dupont là phân tích tổng hợp tình hình tài chính của doanh nghiệp. Thông qua quan hệ của một số chỉ tiêu chủ yếu để phản ánh thành tích tài chính của doanh nghiệp một cách trực quan, rõ ràng. Thông qua việc sử dụng phƣơng pháp phân tích Dupont để phân tích từ trên xuống không những có thể tìm hiểu đƣợc tình trạng chung của tài chính doanh nghiệp, cùng các quan hệ cơ cấu giữa các chỉ tiêu đánh giá tài chính, làm rõ các nhân tố ảnh hƣởng làm biến động tăng giảm của các chỉ tiêu tài chính chủ yếu, cùng các vấn đề còn tồn tại mà còn có thể giúp các nhà quản lý doanh nghiệp làm tối ƣu hóa cơ cấu kinh doanh và cơ cấu hoạt động tài chính, tạo cơ sở cho việc nâng cao hiệu quả tài chính doanh nghiệp. Trong đó : ROE: tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu Rd (Rd = D/A) : hệ số nợ 1.2.3. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp 1.2.3.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp nhằm đánh giá khái quát tình hình tài chính nhằm nhận định sơ bộ thực trạng và sức mạnh tài chính của doanh nghiệp, biết đƣợc mức độ độc lập về mặt tài chính cũng nhƣ những khó khăn về tài chính mà doanh nghiệp đang phải đƣơng đầu, nhất là lĩnh vực thanh toán. Qua đó các nhà quản lý có thể đề ra các quyết định cần thiết về đầu tƣ, hợp tác, liên doanh, liên kết, mua bán, cho vay..... Với mục đích trên, khi đánh giá khái quát tình hình tài chính chỉ dừng lại ở một số nội dung mang tính khái quát, tổng hợp, phản ánh những nét chung nhất thực trạng hoạt động tài chính và an ninh tài chính của doanh nghiệp nhƣ: tình hình16 huy động vốn, khả năng thanh toán và khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Mặt khác, hệ thống chỉ tiêu sử dụng để đánh giá khái quát tình hình tài chính trên các mặt chủ yếu của hoạt động tài chính cũng mang tính tổng hợp, đặc trƣng. Việc tính toán những chỉ tiêu này cũng hết sức đơn giản, tiện lợi, dễ tính toán. Do vậy để đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp, các nhà phân tích cần sử dụng các chỉ tiêu cơ bản nhƣ: Biến động của tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí, lợi nhuận và biến động của dòng tiền. * Biến động của tài sản, nguồn vốn - Biến động của tài sản Toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại một thời điểm đƣợc phản ánh trên phần tài sản của bảng cân đối kế toán. Nó không những thể hiện cơ sở vật chất, tiềm lực kinh tế của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo mà còn có khả năng biểu hiện những dấu hiệu tƣơng lai trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Phân tích tình hình tài sản là phân tích sự biến động các khoản mục tài sản nhằm giúp ngƣời phân tích tìm hiểu: sự thay đổi về giá trị, tỷ trọng của từng loại tài sản qua các thời kỳ nhƣ thế nào; sự thay đổi này bắt đầu từ những dấu hiệu chủ động hay bị động trong quá trình kinh doanh; có phù hợp với việc nâng cao năng lực kinh tế để phục vụ cho kế hoạch, chiến lƣợc phát triển kinh doanh của doanh nghiệp hay không. Tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng số tài sản đƣợc xác định theo công thức: Tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn trong tổng số nguồn vốn = Giá của từng bộ phận nguồn vốn x 100 Tổng số nguồn vốn - Biến động của nguồn vốn Nếu nhƣ toàn bộ giá trị hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo đƣợc phản ánh trên phần tài sản của bảng cân đối kế toán, thì nguồn hình thành nên chúng đƣợc phản ánh trên phần nguồn vốn của cùng bảng cân đối kế toán đó. Phân17 tích sự biến động các khoản mục nguồn vốn nhằm giúp ngƣời phân tích tìm hiểu: sự thay đổi về giá trị, tỷ trọng của nguồn vốn qua các thời kỳ nhƣ thế nào; sự thay đổi này bắt nguồn từ những dấu hiệu tích cực hay thụ động trong quá trình kinh doanh; có phù hợp với việc nâng cao năng lực tài chính, tính tự chủ, khả năng khai thác nguồn vốn trên thị trƣờng cho hoạt động sản xuất kinh doanh hay không. Phân tích biến động của nguồn vốn ta dùng bảng cân đối kế toán làm tài liệu phân tích chủ yếu. Việc phân tích này cho phép nắm đƣợc tổng quát diễn biến thay đổi của nguồn vốn và sử dụng vốn trong mối quan hệ với vốn bằng tiền của doanh nghiệp, trong một thời kỳ nhất định giữa hai thời điểm lập bảng cân đối kế toán. Từ đó, giúp doanh nghiệp có thể định hƣớng cho việc huy động vốn và sử dụng vốn ở thời kỳ tiếp theo. Về cách thức thực hiện, để phân tích biến động của nguồn vốn ngƣời ta so sánh các chỉ tiêu cuối kỳ với đầu kỳ. Sự thay đổi của từng khoản mục là căn cứ xem xét và phản ánh vào một trong hai cột sử dụng vốn hay diễn biến nguồn vốn theo nguyên tắc: + Sử dụng vốn sẽ tƣơng ứng với tăng tài sản hoặc giảm nguồn vốn. + Diễn biến nguồn vốn sẽ tƣơng ứng với tăng nguồn vốn hoặc giảm tài sản. Biến động của nguồn vốn đƣợc đặt trong mối quan hệ với vốn bằng tiền. Các khoản mục liên quan đến nguồn vốn và sử dụng vốn đƣợc sắp xếp theo hình thức một bảng cân đối. Qua bảng này, ngƣời phân tích có thể xem xét và đánh giá tổng quát: số vốn tăng hay giảm trong kỳ đã đƣợc sử dụng vào việc gì và các nguồn phát sinh dẫn đến việc tăng, giảm vốn. Trên cơ sở phân tích đó có thể định hƣớng huy động vốn cho kỳ tiếp theo. Nội dung phân tích này cho ta biết trong một kỳ kinh doanh nguồn vốn tăng (giảm) bao nhiêu? tình hình sử dụng vốn nhƣ thế nào? Những chỉ tiêu nào là chủ yếu ảnh hƣởng tới sự tăng giảm nguồn vốn và sử dụng vốn của doanh nghiệp? Từ đó có giải pháp khai thác các nguồn vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp.18 Nhìn chung, trong quá trình phân tích phải đồng thời xem xét mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn. Mối quan hệ chặt chẽ này đƣợc thể hiện qua quan hệ cân đối giữa tài sản ngắn hạn và nguồn tài trợ ngắn hạn, giữa tài sản dài hạn và nguồn tài trợ dài hạn. Qua đó xem xét, đánh giá xem doanh nghiệp đã đảm bảo đƣợc cân bằng tài chính hay chƣa. * Doanh thu, chi phí, lợi nhuận - Phân tích doanh thu Doanh thu là một chỉ tiêu rất quan trọng, khi phân tích doanh thu ta cần so sánh giữa các chỉ tiêu biến động với doanh thu thuần để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp tăng hay giảm so với kỳ trƣớc hoặc so với doanh nghiệp khác là cao hay thấp. Nếu mức hao phí trên một đơn vị doanh thu thuần càng giảm, mức sinh lợi trên một đơn vị doanh thu thuần càng tăng so với kỳ gốc và so với các doanh nghiệp khác thì chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ tăng lên và ngƣợc lại mức hao phí trên một đơn vị doanh thu thuần càng tăng, mức sinh lợi trên một đơn vị doanh thu thuần càng giảm so với kỳ gốc và so với các doanh nghiệp khác thì chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ là thấp đi. - Phân tích chi phí Chi phí tài chính của doanh nghiệp bao gồm nhiều khoản nhƣng thƣờng gặp nhiều nhất là chi phí lãi vay, lỗ hoặc chênh lệch dự phòng giảm giá các khoản đầu tƣ tài chính. Phậm tích - Phân tích lợi nhuận Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lƣợng tổng hợp phản ánh kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh. Việc phân tích lợi nhuận giúp ta đánh giá đƣợc số lƣợng và chất lƣợng hoạt động của doanh nghiệp, kết quả sử dụng các yếu tố sản xuất về tiền vốn, lao động, vật tƣ. Khi so sánh lợi nhuận thực hiện so với kế hoạch hay so với kỳ trƣớc ta thấy đƣợc sự tăng giảm của lợi nhuận từ các hoạt động. * Biến động của dòng tiền Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ có tác dụng rất quan trọng trong việc phân tích, đánh giá khả năng tạo ra tiền, khả năng đầu tƣ, thanh toán tiềm lực thực sự của19 doanh nghiệp trong xu hƣớng phát triển, mở rộng hay đi xuống, thấy đƣợc năng lực quản lý dòng tiền của doanh nghiệp. Để quản trị tốt dòng tiền doanh nghiệp phải thƣờng xuyên phân tích và hoạch định dòng tiền thông qua phân tích thực tế dòng tiền thu - chi - cân đối thu chi. 1.2.3.2. Các nhóm hệ số tài chính a. Khả năng thanh toán Doanh nghiệp thƣờng xuyên phải xem xét khả năng thanh toán để tránh tình trạng mất khả năng thanh toán. Tính thanh khoản của tài sản phụ thuộc vào mức độ dễ dàng chuyển đổi tài sản thành tiền mặt mà không phát sinh thua lỗ lớn. Việc quản lý khả năng thanh toán bao gồm việc khớp các yêu cầu trả nợ với thời hạn của tài sản và các nguồn tiền mặt khác nhằm tránh mất khả năng thanh toán mang tính chất kỹ thuật. Việc xác định khả năng thanh toán là quan trọng. Do đó, vấn đề chính là liệu một doanh nghiệp có khả năng tạo ra đủ tiền mặt để thanh toán cho những nhà cung cấp nguyên vật liệu và các chủ nợ hay không. Về cơ bản, các hệ số về khả năng thanh toán thử nghiệm mức độ thanh toán của một doanh nghiệp. Hai hệ số thông dụng đƣợc sử dụng để xác định khả năng thanh toán của một doanh nghiệp bao gồm hệ số khả năng thanh toán hiện tại tỷ lệ tài sản trên nợ và hệ số khả năng thanh toán nhanh hay còn gọi là hệ số thử axit. “Khả năng thanh toán” là số tiền có thể dùng để thanh toán, còn “ Nhu cầu thanh toán” là số tiền phải, cần đƣợc thanh toán. Hệ số khả năng thanh toán phản ánh mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và nhu cầu thanh toán của doanh nghiệp, là cơ sở để đánh giá tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Cụ thể, hệ số khả năng thanh toán của doanh nghiệp bao gồm: * Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn Hệ số này đƣợc xác định theo công thức: Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn20 Theo công thức trên, khả năng thanh toán của doanh nghiệp sẽ là tốt nếu tài sản ngắn hạn chuyển dịch theo xu hƣớng tăng lên và nợ ngắn hạn chuyển dịch theo xu hƣớng giảm xuống; hoặc đều chuyển dịch theo xu hƣớng cùng tăng nhƣng tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn lớn hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn; hoặc đều chuyển dịch theo xu hƣớng cùng giảm nhƣng tốc độ giảm của tài sản ngắn hạn nhỏ hơn tốc độ giảm của nợ ngắn hạn. Tuy nhiên ở đây xuất hiện mâu thuẫn: Thứ nhất, khả năng thanh toán của doanh nghiệp là chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp, không thể nói tình hình tài chính của doanh nghiệp là không tốt nếu khả năng thanh toán ngắn hạn lớn. Nhƣng khả năng thanh toán ngắn hạn lớn có thể do: các khoản phải thu (tức nợ không đòi đƣợc hoặc không dùng để bù trừ đƣợc) vẫn còn lớn, hàng tồn kho lớn (tức nguyên vật liệu dự trữ quá lớn không dùng hết và hàng hóa, thành phẩm tồn kho không bán đƣợc không đối lƣu đƣợc) tức là có thể có một lƣợng lớn tài sản ngắn hạn tồn trữ lớn, phản ánh việc sử dụng tài sản không hiệu quả, vì bộ phận này không vận động không sinh lời.. Và khi đó khả năng thanh toán của doanh nghiệp thực tế sẽ là không cao nếu không muốn nói là không có khả năng thanh toán. Thứ hai, tài sản ngắn hạn có thể đƣợc hình thành từ vốn vay dài hạn nhƣ tiền trả trƣớc cho ngƣời bán; hoặc đƣợc hình thành từ nợ khác (nhƣ các khoản ký quỹ, ký cƣợc…) hoặc đƣợc hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu. Chính vì thế có thể vốn vay ngắn hạn của doanh nghiệp nhỏ nhƣng nợ dài hạn và nợ khác lớn. Nếu lấy tổng tài sản lƣu động chia cho nợ ngắn hạn để nói lên khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp thì chẳng khác gì kiểu dùng nợ để trả nợ vay. Chính vì vậy, không phải hệ số này càng lớn càng tốt. Tính hợp lý của hệ số này phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh, ngành nghề nào có tài sản lƣu động chiếm tỷ trọng cao nhƣ Thƣơng mại trong tổng tài sản thì hệ số này cao và ngƣợc lại. * Hệ số khả năng thanh toán nhanh Khả năng thanh toán nhanh đƣợc hiểu là khả năng doanh nghiệp dùng tiền hoặc tài sản có thể chuyển đổi nhanh thành tiền để trả nợ ngay khi đến hạn và quá hạn. Tiền ở đây có thể là tiền gửi, tiền mặt, tiền đang chuyển; tài sản có thể chuyển21 đổi thành tiền là các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn (cổ phiếu, trái phiếu). Nợ dến hạn và quá hạn phải trả bao gồm nợ ngắn hạn, nợ dài hạn đến hạn phải trả, nợ khác kể cả những khoản trong thời hạn cam kết doanh nghiệp còn đƣợc nợ. Hệ số khả năng thanh toán nhanh đƣợc tính theo công thức: Hệ số khả năng thanh toán nhanh = Tài sản ngắn hạn - Tồn kho Nợ ngắn hạn Hệ số thanh toán nhanh đã loại trừ hàng tồn kho ra khỏi công thức tính toán. Công thức này đƣợc nhà đầu tƣ sử dụng khá phổ biến. Hàng tồn kho không đƣợc đƣa vào công thức tính hệ số thanh toán nhanh, vì nó khó có thể chuyển ra tiền mặt một cách dễ dàng, các chi phí trả trƣớc cũng không đƣợc đƣa vào với lý do tƣơng tự. Hệ số này nói lên tình trạng tài chính ngắn hạn của một doanh nghiệp có lành mạnh không. Về nguyên tắc, hệ số này càng cao thì khả năng thanh toán công nợ càng cao và ngƣợc lại. Hệ số này bằng 1 hoặc lớn hơn, cho thấy khả năng đáp ứng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn cao. Doanh nghiệp không gặp khó khăn nếu cần phải thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn. Trái lại, nếu hệ số thanh toán nhanh nhỏ hơn 1, doanh nghiệp sẽ không đủ khả năng thanh toán ngay lập tức toàn bộ khoản nợ ngắn hạn hay nói chính xác hơn, doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn nếu phải thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn. Phân tích sâu hơn, nếu hệ số thanh toán nhanh nhỏ hơn hệ số thanh toán hiện thời rất nhiều cho thấy, tài sản ngắn hạn phụ thuộc rất lớn vào hàng tồn kho. Trong trƣờng hợp này, tính thanh khoản của tài sản ngắn hạn là tƣơng đối thấp. Tất nhiên, với tỷ lệ nhỏ hơn 1, doanh nghiệp có thể không đạt đƣợc tình hình tài chính tốt nhƣng điều đó không có nghĩa là doanh nghiệp sẽ bị phá sản vì có nhiều cách để huy động thêm vốn cho việc trả nợ. Ở một khía cạnh khác, nếu hệ số này quá cao thì vốn bằng tiền quá nhiều, vòng quay vốn lƣu động thấp, hiệu quả sử dụng vốn cũng không cao. Khi sử dụng hệ số này cần lƣu ý một số điểm nhƣ sau: - Hệ số này vô hình trung đã không tính đến năng lực thanh toán "không dùng tiền" của doanh nghiệp trong việc trả các khoản nợ đến hạn. Tức là chƣa tính đến22 khả năng doanh nghiệp dùng một lƣợng hàng hóa mà thị trƣờng có nhu cầu cao có thể bán ngay đƣợc hoặc xuất đối lƣu và nhƣ vậy sẽ là phiến diện khi lƣợng tiền có thể ít, khoản đầu tƣ ngắn hạn của doanh nghiệp không có nhƣng lƣợng hàng hóa, thành phẩm tồn kho có thể bán ngay bất cứ lúc nào cũng đƣợc mà vội kết luận doanh nghiệp không đảm bảo đƣợc khả năng trả nợ ngắn hạn. - Có thể xảy ra trƣờng hợp nợ ngắn hạn lớn, nhƣng chƣa đến hạn trả mà buộc doanh nghiệp phải tính đến khả năng trả nợ ngay, trong khi nợ dài hạn và nợ khác phải trả hoặc quá hạn trả lại không tính đến. - Cần kết hợp với các hệ số thanh toán khác khi sử dụng hệ số này, đồng thời phải so sánh hệ số thanh toán nhanh của năm nay so với năm trƣớc để nhận diện xu hƣớng biến động, cũng nhƣ cần so sánh với hệ số của doanh nghiệp cùng ngành để đánh giá tƣơng quan cạnh tranh. * Hệ số khả năng thanh toán tức thời Hệ số khả năng thanh toán tức thời = Tiền và tương đương tiền Tổng số nợ ngắn hạn Chỉ tiêu này cho biết với lƣợng tiền và tƣơng đƣơng tiền hiện có, doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, đặc biệt là nợ ngắn hạn đến hạn hay không. Chỉ tiêu này cao, kéo dài chứng tỏ khả năng thanh toán tức thời tốt, nhƣng nếu chỉ tiêu này quá cao dẫn tới hiệu quả sử dụng vốn giảm (do lƣợng tiền và tƣơng đƣơng tiền quá cao). Nếu chỉ tiêu này thấp, kéo dài chứng tỏ doanh nghiệp không đủ khả năng thanh toán các khoản công nợ, có thể dẫn tới nguy cơ phá sản. b. Nhóm hệ số hiệu quả sử dụng tài sản * Hệ số vòng quay hàng tồn kho Hệ số này đo lƣờng mức doanh số bán liên quan đến mức độ tồn kho của các loại hàng hóa thành phẩm, nguyên vật liệu. Hệ số này đƣợc tính theo công thức: Số vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho bình quân23 Hệ số vòng quay hàng tồn kho thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho. Vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ. Hệ số vòng quay hàng tồn kho thƣờng đƣợc so sánh qua các năm để đánh giá năng lực quản trị hàng tồn kho là tốt hay xấu qua từng năm. Hệ số này lớn cho thấy tốc độ quay vòng của hàng hóa trong kho là nhanh và ngƣợc lại, nếu hệ số này nhỏ thì tốc độ quay vòng hàng tồn kho thấp. Cần lƣu ý, hàng tồn kho mang đậm tính chất ngành nghề kinh doanh nên không phải cứ mức tồn kho thấp là tốt, mức tồn kho cao là xấu. Hệ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều. Có nghĩa là doanh nghiệp sẽ ít rủi ro hơn nếu khoản mục hàng tồn kho trong báo cáo tài chính có giá trị giảm qua các năm. Tuy nhiên, hệ số này quá cao cũng không tốt, vì nhƣ vậy có nghĩa là lƣợng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trƣờng tăng đột ngột thì rất có khả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần. Hơn nữa, dự trữ nguyên liệu vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không đủ có thể khiến dây chuyền sản xuất bị ngƣng trệ. Vì vậy, hệ số vòng quay hàng tồn kho cần phải đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất và đáp ứng đƣợc nhu cầu khách hàng. * Hệ số vòng quay các khoản phải thu Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ biến đổi các khoản phải thu thành tiền mặt. Hệ số này là một thƣớc đo quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, đƣợc tính bằng cách lấy doanh thu trong kỳ chia cho số dƣ bình quân các khoản phải thu trong kỳ. Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu Bình quân các khoản phải thu Hệ số vòng quay các khoản phải thu càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi nợ của doanh nghiệp càng nhanh, khả năng chuyển đổi các khoản nợ phải thu sang tiền mặt cao, điều này giúp cho doanh nghiệp nâng cao luồng tiền mặt, tạo ra sự chủ động trong việc tài trợ nguồn vốn lƣu động trong sản xuất. Ngƣợc lại, nếu hệ số này càng24 thấp thì số tiền của doanh nghiệp bị chiếm dụng ngày càng nhiều, lƣợng tiền mặt sẽ ngày càng giảm, làm giảm sự chủ động của doanh nghiệp trong việc tài trợ nguồn vốn lƣu động trong sản xuất và có thể doanh nghiệp sẽ phải đi vay ngân hàng để tài trợ thêm cho nguồn vốn lƣu động này. Từ chỉ số vòng quay các khoản phải thu ta tính đƣợc hệ số ngày thu tiền bình quân bằng cách lấy số ngày trong kỳ chia cho vòng quay các khoản phải thu. Ngƣợc lại với chỉ số vòng quay các khoản phải thu, chỉ số ngày thu tiền bình quân càng nhỏ thì tốc độ thu hồi công nợ phải thu của doanh nghiệp càng nhanh. Trong mỗi ngành khác nhau thì chỉ số này cũng khác nhau và để đánh giá hiệu quả quản lý của doanh nghiệp, cần so sánh hệ số ngày thu tiền bình quân với số ngày thanh toán cho các khoản công nợ phải thu mà doanh nghiệp đó quy định. * Kỳ thu tiền bình quân Kỳ thu tiền bình quân = Phải thu khách hàng x 365 ngày Doanh thu bán chịì Kỳ thu tiền bình quân cho thấy khoảng thời gian trung bình cần thiết để một công ty thu hồi các khoản nợ từ khách hàng. Xem xét xu hƣớng của kỳ thu tiền bình quân qua các thời kỳ của một công ty là có hiệu quả nhất. Nếu vòng quay các khoản phải thu tăng từ năm này qua năm khác cho thấy khả năng yếu kém trong việc quản lý công nợ ở một công ty. * Hiệu quả sử dụng tài sản cố định (Vòng quay tài sản cố định) Hệ số này nói lên một đồng tài sản cố định tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này đƣợc tính nhƣ sau: Hiệu quả sử dụng =tài sản cố định = Doanh thu thuần Tài sản cố định bình quân Muốn đánh giá việc sử dụng tài sản dài hạn có hiệu quả không phải so sánh với các doanh nghiệp khác cùng nghành hoặc so sánh với các thời kỳ trƣớc. Tuy nhiên, khi phân tích hệ số này cần lƣu ý là trong tài sản dài hạn có tài sản cố định mà tài sản cố định phải đƣợc xác định theo giá trị còn lại tại thời điểm báo cáo.25 * Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn = Doanh thu thuần Tài sản ngắn hạn Chỉ tiêu này nhằm đo lƣờng hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. Nó cho biết với một đồng tài sản ngắn hạn doanh nghiệp bỏ ra trong một kỳ kinh doanh thì sẽ thu đƣợc về bao nhiêu đồng doanh thu. * Hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản (Vòng quay toàn bộ tài sản) Hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản đo lƣờng một đồng tài sản tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.Công thức tính hệ số này nhƣ sau: Số vòng quay toàn bộ tài sản = Doanh thu thuần Tổng tài sản bình quân Nếu nhƣ trong các thời kỳ, tổng mức tài sản của doanh nghiệp đều tƣơng đối ổn định, ít thay đổi thì tổng mức bình quân có thể dùng số bình quân của mức tổng tài sản đầu kỳ và cuối kỳ. Nếu tổng mức tài sản có sự thay đổi biến động lớn thì phải tính theo tài liệu tỷ mỉ hơn đồng thời khi tính mức quay vòng của tổng tài sản thì các trị số phân tử và mẫu số trong công thức phải lấy trong cùng một thời kỳ. Mức quay vòng của tổng tài sản là chỉ tiêu phản ánh hiệu suất sử dụng tổng hợp toàn bộ tài sản của doanh nghiệp, chỉ tiêu này càng cao càng tốt. Giá trị của chỉ tiêu càng cao chứng tỏ cùng một tài sản mà thu đƣợc mức lợi ích càng nhiều, do đó trình độ quản lý tài sản càng cao thì năng lực thanh toán và năng lực thu lợi của doanh nghiệp càng cao. Nếu ngƣợc lại, thì chứng tỏ các tài sản của doanh nghiệp chƣa đƣợc sử dụng có hiệu quả. c. Nhóm hệ số về cơ cấu tài chính * Hệ số nợ trên tổng tài sản Hệ số này là một hệ số quan trọng trong phân tích doanh nghiệp. Qua hệ số này ta biết khi doanh nghiệp phá sản thì tài sản có đủ để trả nợ hay không. Nó đƣợc tính toán theo công thức nhƣ sau: Hệ số nợ trên tổng tài sản = Tổng số nợ phải trả Tổng tài sản26 Doanh nghiệp có hệ số nợ trên tổng tài sản thấp thì mức độ an toàn tài chính cao, dễ vay mƣợn vốn từ ngân hàng hay chủ nợ khác, và ngƣợc lại. Tuy chủ nợ không thích doanh nghiệp có hệ số nợ cao nhƣng cổ đông thì lại muốn có hệ số cao, vì nhƣ vậy làm gia tăng lợi nhuận cho cổ đông. Tỷ số nợ phụ thuộc rất nhiều yếu tố nhƣ loại hình doanh nghiệp, qui mô doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động, mục đích vay. Tuy nhiên tỷ lệ này thông thƣờng ở mức 60/40 đƣợc cho là an toàn tài chính mà chủ nợ dễ chấp nhận. Nghĩa là doanh nghiệp có hệ số nợ là 60% (Tổng tài sản là 100 thì vốn vay là 60). * Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu: Hệ số nợ trên =vốn chủ sở hữu = Tổng số nợ phải trả Vốn chủ sở hữu Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu cho thấy tỷ trọng giữa nợ với vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Tỷ số này cho biết quan hệ giữa vốn huy động bằng đi vay và vốn chủ sở hữu. Tỷ số này nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp ít phụ thuộc vào hình thức huy động vốn bằng đi vay nợ, có thể hàm ý doanh nghiệp chịu rủi ro thấp. Tuy nhiên, nó cũng có thể chứng tỏ doanh nghiệp chƣa biết cách vay nợ để kinh doanh và khai thác lợi ích của hiệu quả tiết kiệm thuế. * Hệ số khả năng thanh toán lãi vay Lãi vay hàng năm là chi phí tài chính cố định. Khoản tiền mà doanh nghiệp dùng để trả lãi vay là thu nhập trƣớc thuế và lãi vay. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay cho biết công ty sẵn sàng trả lãi đến mức nào. Cụ thể hơn chúng ta muốn biết rằng liệu số vốn đi vay có thể đem lại khoản lợi nhuận bao nhiêu và đủ bù đắp lãi vay hay không. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay = Lãi trước thuế và lãi vay Lãi vay Lãi vay bao gồm tiền lãi phải trả cho các khoản vay ngắn hạn, vay dài hạn và tiền lãi của các hình thức vay mƣợn khác nhƣ trả lãi trái phiếu.27 Lãi vay đƣợc tính vào chi phí hợp lý, hợp lệ của doanh nghiệp nên tạo ra phần tiết kiệm thuế. Do vậy, doanh nghiệp có thể cân nhắc lựa chọn một mức sử dụng nợ hợp lý nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho chủ sở hữu. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay cho biết mức độ lợi nhuận đảm bảo khả năng trả lãi hàng năm nhƣ thế nào. Việc không trả đƣợc các khoản nợ sẽ thể hiện khả năng doanh nghiệp có nguy cơ bị phá sản. d. Nhóm hệ số về khả năng sinh lời Trong phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp, việc phân tích các chỉ số về khả năng sinh lời là một điều rất quan trọng. Thông qua việc phân tích các chỉ số về khả năng sinh lời có thể đánh giá đƣợc hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, phục vụ cho việc ra quyết định của nhà quản lý cũng nhƣ nhà đầu tƣ. * Tỷ suất doanh lợi (biên lợi nhuận) ROS = Lợi nhuận sau thuế x 100 % Doanh thu thuần Để xác định chỉ tiêu này tốt hay không tốt, ngoài việc so sánh nó với chỉ tiêu trong năm gốc và kế hoạch để có thể thấy rõ xu hƣớng phát triển của doanh nghiệp, nhà quản lý còn phải xem tính chất của ngành kinh doanh mà doanh nghiệp đang hoạt động. Chẳng hạn có những ngành mang tính chất sinh lợi cao nhƣ khai khoáng (thƣờng >20%), nhƣng cũng có ngành chỉ đạt 2 – 5% nhƣ ngành thƣơng mại. * Tỷ suất sinh lời của tài sản (Return on Assets - ROA) Công thức tính ROA nhƣ sau: ROA = Lợi nhuận sau thuế x 100 % Tổng tài sản bình quân ROA là một tỷ lệ tài chính cho thấy tỷ lệ phần trăm của lợi nhuận mà doanh nghiệp kiếm đƣợc trong mối quan hệ với các nguồn lực tổng thể của nó (tổng tài sản). Khả năng sinh lời trên tài sản là một tỷ lệ lợi nhuận quan trọng, nó cho thấy khả năng của doanh nghiệp để tạo ra lợi nhuận trƣớc đòn bẩy tài chính, chứ không phải bằng cách sử dụng đòn bẩy tài chính. Không giống nhƣ tỷ suất sinh lời khác, chẳng hạn nhƣ khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE), đo lƣờng ROA sẽ bao28 gồm tất cả các tài sản của doanh nghiệp - bao gồm cả những phát sinh từ các khoản nợ cũng nhƣ những phát sinh từ các khoản đóng góp của các nhà đầu tƣ. Vì vậy, ROA sẽ cho ta thấy sự hiệu quả của doanh nghiệp trong việc quản lý, sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận, nhƣng chỉ tiêu này thƣờng ít đƣợc các cổ đông quan tâm đến so với một số chỉ tiêu tài chính khác nhƣ ROE. * Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (Return on Equity - ROE) Khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) là số tiền lợi nhuận trở lại nhƣ một tỷ lệ vốn chủ sở hữu. Nó cho thấy có bao nhiêu lợi nhuận kiếm đƣợc của một doanh nghiệp so với tổng số vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đó. ROE là một trong những chỉ tiêu tài chính quan trọng nhất. Nó thƣờng đƣợc xem là tỷ lệ tối thƣợng có thể đƣợc lấy từ báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Nó là chỉ tiêu để đo lƣờng khả năng sinh lời của một doanh nghiệp đối với chủ đầu tƣ. Công thức: ROE = Lợi nhuận sau thuế x 100 % Vốn chủ sở hữu bình quân Một cách phổ biến để chia tách ROE thành ba thành phần quan trọng là công thức DuPont, còn đƣợc gọi là mô hình chiến lƣợc lợi nhuận. Tách ROE thành ba phần làm cho nó dễ dàng hơn để hiểu những thay đổi trong ROE theo thời gian. ROE (công thức DuPont) = (Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu) * (Doanh thu/Tổng tài sản) * (Tổng tài sản/vốn chủ sở hữu) BEP = EBIT Tổng tài sản Tỷ số này phản ánh khả năng sinh lợi trƣớc thuế và lãi của công ty, cho nên thƣờng đƣợc sử dụng để so sánh khả năng sinh lợi trong trƣờng hợp các công ty có thuế suất thuế thu nhập và mức độ sử dụng nợ rất khác nhau. e. Nhóm hệ số giá trị thị trường * Thu nhập trên mỗi cổ phần thường (EPS): Đây là phần lợi nhuận mà công ty phân bổ cho mỗi cổ phần thông thƣờng đang đƣợc lƣu hành trên thị trƣờng. EPS đƣợc sử dụng nhƣ một chỉ số thể hiện khả năng kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp, đƣợc tính bởi công thức:29 EPS = (Thu nhập ròng - cổ tức cổ phiếu ưu đãi) / lượng cổ phiếu bình quân đang lưu thông. Trong việc tính toán EPS, sẽ chính xác hơn nếu sử dụng lƣợng cổ phiếu lƣu hành bình quân trong kỳ để tính toán vì lƣợng cổ phiếu thƣờng xuyên thay đổi theo thời gian. Tuy nhiên trên thực tế ngƣời ta thƣờng hay đơn giản hoá việc tính toán bằng cách sử dụng số cổ phiếu đang lƣu hành vào thời điểm cuối kỳ. EPS thƣờng đƣợc coi là biến số quan trọng duy nhất trong việc tính toán giá cổ phiếu. Đây cũng chính là bộ phận chủ yếu cấu thành nên tỉ lệ P/E. * Hệ số P/E: P/E đƣợc tính bằng cách lấy giá thị trƣờng bình quân của cổ phiếu do doanh nghiệp phát hành trong một kỳ nhất định chia cho thu nhập bình quân trên một cổ phần mà doanh nghiệp phải trả cho nhà đầu tƣ trong kỳ đó. Hệ số giá trên thu nhập (P/E) là một trong những chỉ số phân tích quan trọng trong quyết định đầu tƣ chứng khoán của nhà đầu tƣ. Thu nhập từ cổ phiếu sẽ có ảnh hƣởng quyết định đến giá thị trƣờng của cổ phiếu đó. Hệ số P/E đo lƣờng mối quan hệ giữa giá thị trƣờng (Market Price - P) và thu nhập của mỗi cổ phiếu (Earning Per Share - EPS) và đƣợc tính nhƣ sau: P/E = P/EPS Trong đó giá thị trƣờng P của cổ phiếu là giá mà tại đó cổ phiếu đang đƣợc mua bán ở thời điểm hiện tại; thu nhập của mỗi cổ phiếu EPS là phần lợi nhuận ròng sau thuế mà công ty chia cho các cổ đông thƣờng trong năm tài chính gần nhất. P/E cho thấy giá cổ phiếu hiện tại cao hơn thu nhập từ cổ phiếu đó bao nhiêu lần, hay nhà đầu tƣ phải trả giá cho một đồng thu nhập bao nhiêu. Nếu hệ số P/E cao thì điều đó có nghĩa là ngƣời đầu tƣ dự kiến tốc độ tăng cổ tức cao trong tƣơng lai; cổ phiếu có rủi ro thấp nên ngƣời đầu tƣ thoả mãn với tỷ suất vốn hoá thị trƣờng thấp; dự đoán công ty có tốc độ tăng trƣởng trung bình và sẽ trả cổ tức cao. * Tỷ số M/B: - Tỷ số M/B giữa giá thị trƣờng (Market value) và giá trị sổ sách (Book value).30 M/B = Giá thị trường của cổ phiếu/Giá trị sổ sách của cổ phiếu - Ý nghĩa của giá trị sổ sách chính là số tiền thực sự đƣợc đƣa vào hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp và giá trị gia tăng cho nền kinh tế; ý nghĩa của giá thị trƣờng là mức độ kỳ vọng của công chúng vào khả năng tạo ra tiền trong tƣơng lai của doanh nghiệp; và tỷ số M/B thể hiện lợi nhuận mà một đồng tiền thực tạo sẽ phải gánh cho M/B đồng kỳ vọng. 1.3. Các yếu tố tác động đến tình hình tài chính Tài chính vững mạnh là yếu tố nền tảng quan trọng bảo đảm năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Có nguồn vốn chủ sở hữu lớn sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng thị phần, đầu tƣ vào các dự án lớn, có chính sách kinh doanh cạnh tranh, do đó có thể chiến thắng đối thủ có năng lực tài chính yếu hơn. Tuy nhiên năng lực tài chính không phải là tất cả sức mạnh trong cạnh tranh của các doanh nghiệp. Ngày nay các yếu tố phi tài chính đƣợc quan tâm nhƣ : người tiêu thụ, nhà cung cấp, sản phẩm và tác động của chính sách vĩ mô. * Người tiêu thụ: Khách hàng là một vấn đề vô cùng quan trọng và đƣợc các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm chú ý. Nếu nhƣ sản phẩm của doanh nghiệp cung cấp ra mà không có ngƣời hoặc là không đƣợc ngƣời tiêu dùng chấp nhận rộng rãi thì doanh nghiệp không thể phát triển đƣợc. Mật độ dân cƣ, mức độ thu nhập, tâm lý và sở thích tiêu dùng… của khách hàng ảnh hƣởng lớn tới sản lƣợng và giá cả sản phẩm cung ứng của doanh nghiệp, ảnh hƣởng tới sự cạnh tranh của doanh nghiệp vì vậy ảnh hƣởng tới hiệu quả của doanh nghiệp. * Nhà cung cấp: Các nguồn lực đầu vào của một doanh nghiệp đƣợc cung cấp chủ yếu bởi các doanh nghiệp khác, các đơn vị kinh doanh và các cá nhân. Việc đảm bảo chất lƣợng, số lƣợng cũng nhƣ giá cả các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp phụ thuộc vào tính chất của các yếu tố đó, phụ thuộc vào tính chất của ngƣời cung ứng và các hành vi của họ. Nếu các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp là không có sự thay thế và do các nhà độc quyền cung cấp thì việc đảm bảo yếu tố đầu vào của doanh nghiệp31 phụ thuộc vào các nhà cung ứng rất lớn, chi phí về các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp phụ thuộc vào các nhà cung ứng rất lớn, chi phí về các yếu tố đầu vào sẽ cao hơn bình thƣờng nên sẽ làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Còn nếu các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp là sẵn có và có thể chuyển đổi thì việc đảm bảo về số lƣợng, chất lƣợng cũng nhƣ hạ chi phí về các yếu tố đầu vào là dễ dàng và không bị phụ thuộc vào ngƣời cung ứng thì sẽ nâng cao đƣợc hiệu quả sản xuất kinh doanh. * Sản phẩm của công ty: Ngày nay chất lƣợng của sản phẩm trở thành một công cụ cạnh tranh quan trọng của các doanh nghiệp trên thị trƣờng, vì chất lƣợng của sản phẩm nó thoả mãn nhu cầu của khách hàng về sản phẩm, chất lƣợng sản phẩm càng cao sẽ đáp ứng đƣợc nhu cầu ngày càng tăng của ngƣời tiêu dùng tốt hơn. Chất lƣợng sản phẩm luôn luôn là yếu tố sống còn của mỗi doanh nghiệp, khi chất lƣợng sản phẩm không đáp ứng đƣợc những yêu cầu của khách hàng, lập tức khách hàng sẽ chuyển sang tiêu dùng các sản phẩm khác cùng loại. Chất lƣợng của sản phẩm góp phần tạo nên uy tín danh tiếng của doanh nghiệp trên thị trƣờng. * Tác động của chính sách vĩ mô Các chính sách vĩ mô là nhân tố kìm hãm hoặc khuyến khích sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp, do đó ảnh hƣởng trực tiếp tới các kết quả cũng nhƣ hiệu quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Tóm lại, hoạt động tài chính thực chất là các hoạt động có liên quan tới việc tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đạt đuợc mục đích đề ra. Mục đích của phân tích tài chính doanh nghiệp giúp ta đánh giá đƣợc tình hình tài chính của doanh nghiệp. Các báo cáo tài chính của doanh nghiệp đƣợc lập theo định kỳ, phản ánh một cách tổng hợp và toàn diện về tình hình tài sản, nguồn vốn, công nợ, kết quả kinh doanh,...., bằng các chỉ tiêu giá trị, nhằm mục đích thông tin về kết quả hoạt động và tình hình tài chính của doanh nghiệp cho các nhà quản lý doanh nghiệp, các nhà đầu tƣ,32 các cơ quan quản lý chức năng của nhà nƣớc, ... tùy theo mối quan hệ nhất định mỗi cá nhân hay tổ chức có đƣợc các thông tin thích hợp trong mối quan hệ với doanh nghiệp. Để phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp, ta sử dụng các công cụ tài chính và các chỉ số đánh giá hoạt động tài chính doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động tài chính thông qua các chỉ tiêu tài chính một cách thƣờng xuyên, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính của doanh nghiệp đồng thời đạt đƣợc mục tiêu đề ra.33 CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU Phƣơng pháp nghiên cứu có vai trò, ý nghĩa quan trọng quyết định đến kết quả và thành công của luận văn. Để thực hiện các nội dung và mục tiêu nghiên cứu của đề tài, tác giả sẽ sử dụng tổng hợp các phƣơng pháp và quy trình nghiên cứu sau đây: 2.1 Phƣơng pháp thu thập thông tin, dữ liệu Thu thập dữ liệu là một giai đoạn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với quá trình nghiên cứu đề tài. Tác giả chủ yếu thu thập thông tin, dữ liệu dựa trên nguồn thông tin thu thập đƣợc thông qua tìm kiếm từ internet, các sách báo, luận văn có liên quan đến doanh nghiệp, từ những nguồn tài liệu đã đƣợc nghiên cứu trƣớc đây. Để giải quyết các vấn đề đặt ra, luận văn đã sử dụng phƣơng pháp thu thập các số liệu về báo cáo kết quả hoạt động kinh, bảng cân đối kế toán của công ty cổ phần xây dựng Cotec trong giai đoạn từ 2012 đến 2014. 2.2 Phƣơng pháp tổng hợp và xử lý thông tin, dữ liệu Với những thông tin, dữ liệu thứ cấp đã thu thập đƣợc tác giả đã sàng lọc, lựa chọn những thông tin phù hợp, xác nhận lại thông tin chính xác, và thông qua những chỉ tiêu cụ thể để đánh giá chất lƣợng tín dụng, luận văn đã đi sâu phân tích các số liệu, đƣa ra các giải thích, cũng nhƣ đƣa ra những nguyên nhân của các chỉ tiêu ở từng thời kỳ khác nhau để có một cái nhìn tổng quát về hiệu quả hoạt động tài chính doanh nghiệp. Từ đó rút ra nhận xét và đƣa ra các giải pháp, kiến nghị phù hợp với thực tiễn công ty đang nghiên cứu. 2.2.1 Phương pháp so sánh Trong luận văn, phƣơng pháp so sánh đƣợc sử dụng chủ yếu để phân tích các chỉ số tài chính của doanh nghiệp. Khi so sánh thƣờng đối chiếu các chỉ tiêu hoạt động với nhau để biết đƣợc mức độ biến động của các đối tƣợng nghiên cứu, các chỉ tiêu so sánh phải thống nhất về nội dung và đơn vị tính. Cụ thể, trong luận văn tác giả đã xem xét chỉ tiêu đang phân tích bằng cách so sánh chúng với chỉ tiêu gốc, từ đó đƣa ra các nhận xét kết luận. Hai phƣơng pháp so sánh chủ yếu đƣợc sử dụng:34 * Phƣơng pháp so sánh bằng số tuyệt đối: đƣợc thể hiện cụ thể qua các con số. Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế. Dy = Y1 – Y0 Trong đó: Yo: chỉ tiêu năm trƣớc Y1: chỉ tiêu năm sau Dy: phân chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế Phƣơng pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm sau so với năm trƣớc của các chỉ tiêu, cho thấy sự biến động về mặt số lƣợng các chỉ tiêu qua các năm phân tích và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục - Phƣơng pháp so sánh bằng số tƣơng đối: đƣợc tính theo tỷ lệ %, là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Dy = (Y1-Y0)/Y0 x 100% Trong đó: Y0: Chỉ tiêu năm trƣớc. Y1: Chỉ tiêu năm sau. Dy: tốc độ tăng trƣởng của các chỉ tiêu kinh tế. Phƣơng pháp này dùng để làm rõ tình hình biến động của mức độ của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trƣởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trƣởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục. 2.2.2. Phương pháp thống kê mô tả Xuất phát từ mục đích nghiên cứu tác giả đã lựa chọn sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả cho luận văn của mình. Đƣợc mô tả cụ thể bằng các con số để trình bày các chỉ tiêu đã đƣa ra làm cơ sở để đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình huy động vốn, tình hình sử dụng vốn, các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tài chính của doanh nghiệp.35 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG COTEC 3.1. Khái quát về công ty cổ phần Cotec 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Công ty Cổ phần xây dựng Cotec (COTECCONS) tiền thân là bộ phận khối xây lắp thuộc Công ty Kỹ thuật xây dựng và Vật liệu xây dựng - Tổng Công ty Vật liệu xây dựng số 1 - Bộ Xây dựng. Ngày 22/07/2004 Bộ Trƣởng Bộ xây dựng đã ký quyết định số 1184/QĐ-BXD về việc phê duyệt phƣơng án cổ phần hóa Khối Xây lắp - Công ty Kỹ thuật Xây dựng và Vật liệu xây dựng thuộc Tổng Công ty Vật liệu xây dựng số 1. Ngày 30/07/2004 Bộ Trƣởng Bộ Xây dựng ký quyết định số 1242/QĐ-BXD về việc chuyển Khối Xây lắp - Công ty Kỹ thuật xây dựng và VLXD - Tổng Công ty Vật liệu xây dựng số 1 thành Công ty cổ phần. Công ty đã chính thức đi vào hoạt động theo hình thức Công ty cổ phần kể từ ngày 24/08/2004 theo giấy phép kinh doanh 4103002611 Do Sở Kế hoạch và Đầu tƣ Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 24/08/2004. Vốn điều lệnh ban đầu là 15,2 tỷ đồng. Tháng 10/2006: Tăng vốn điều lệ lần 1 lên 35 tỷ đồng bằng hình thức chia cổ phiếu thƣởng cho cổ đông hiện hữu tỷ lệ 1:1; chào bán cho CBCNV 4,6 tỷ đồng giá trị mệnh giá cổ phần. Ngày 20/01/2010 cổ phiếu của công ty đƣợc giao dịch trên sàn HOSE. Vốn điều lệ hiện tại thời điểm niêm yết của công ty là 184,5 tỷ đồng và tổng vốn chủ sở hữu tính đến ngày 30/09/2009 là 1.000 tỷ đồng. Năm 2011, công ty tăng vốn điều lệ lên 317,7 tỷ đồng. Năm 2012, mức vốn điều lệ của công ty là 422 tỷ đồng. Năm 2013 Công ty nâng tỷ lệ sở hữu cổ phần Coteccons tại Unicons lên 51%, hoạt động theo mô hình tập đoàn. 3.1.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty36 P. ĐẤU THẦU KIỂM SOÁT CP&HĐ PHÒNG QLKTTC PHÒNG XD &PTLLTC HC & ĐOÀN THỂ QUẢN LÝ TÀI SẢN PHÁP CHẾ & KSNB HỆ THỐNG CNTT CÔNG TRƢỜNG PHÒNG QTNNL PHÒNG TC - KT PHÒNG TỔNG HỢP PHÒNG THIẾT BỊ KHỐI KỸ THUẬT KHỐI XÂY LẮP KHỐI CƠ ĐIỆN KHỐI HẠ TẦNG TTQL THIẾT KẾ P. PHÁT TRIỂN KD P. ĐẤU THẦU CƠ ĐIỆN P. QLTC CƠ ĐIỆN ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT BAN TỔNG GIÁM ĐỐC BAN PHÁP CHẾ & KSNB BAN GS TÀI CHÍNH37 Đại hội Cổ đông: Là cơ quan cao nhất có quyền thông qua việc phê chuẩn những thay đổi, bổ sung các điều luật và kế hoạch kinh doanh hàng năm Công ty. Đại hội đồng Cổ đông bầu ra hội đồng Quản trị và Ban Kiểm soát để quản lý và giám sát các hoạt động kinh doanh của Công ty. Hội đồng quản trị Là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan tới mục đích và quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền đại hội đồng cổ đông quyết định. Hội đồng Quản trị chịu trách nhiệm triển khai thực hiện các Nghị quyết đƣợc Đại hội đồng cổ đông thông qua hàng năm. Hội đồng quản trị xây dựng định hƣớng, chính sách tồn tại và phát triển để thực hiện các quyết định của ĐHCĐ thông qua việc hoạch định chính sách, ra nghị quyết hành động cho từng thời điểm phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. Hội đồng quản trị công ty hiện có 7 ngƣời gồm 1 chủ tịch và 6 thành viên. Ban kiểm soát Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, thay mặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành của công ty, kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của công ty. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và bộ máy điều hành của Giám đốc. Ban kiểm soát công ty hiện tại có 3 ngƣời gồm 1 trƣởng ban và 2 thành viên. Ban Tổng Giám đốc: Gồm có 1 Tổng Giám đốc và 4 phó Tổng Giám đốc Tổng Giám đốc: Do Hội đồng quản trị bổ nhiệm và miễn nhiệm, là ngƣời điều hành và có quyết định cao nhất về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trƣớc Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ đƣợc giao. Tổng Giám đốc điều hành Công ty theo điều lệ Tổ chức và hoạt động đƣợc Đại hội đồng cổ đông thông qua và tuân thủ các qui định của pháp luật. Phó Tổng Giám đốc: Là ngƣời giúp việc cho Tổng Giám đốc và chịu trách nhiệm trƣớc Tổng Giám đốc về phần việc đƣợc phân công, chủ động giải quyết những công việc đã đƣợc Tổng Giám đốc ủy quyền và phân công theo đúng chế độ38 chính sách của Nhà nƣớc và điều lệ của công ty. Phó Tổng Giám đốc chịu trách nhiệm trƣớc Tổng Giám đốc, Hội đồng quản trị và Pháp luật về nhiệm vụ đƣợc phân công. Ban Pháp chế và Kiểm soát nội bộ Công tác pháp chế: tham mƣu, tƣ vấn cho Chủ tịch Hội đồng thành viên (HĐTV), các thành viên HĐTV và Tổng Giám đốc về những vấn đề pháp lý liên quan đến tổ chức, quản lý và hoạt động kinh doanh của COTECCONS. Công tác kiểm soát nội bộ: là bộ phậ n chƣ́c năng tham mƣu cho ban điều hành, hoạt động của phòng nhằm dự báo, phát hiện, ngăn ngƣ̀a và chống rủi ro gắn liền với tất cả các hoạ t độ ng của Công ty. Ban có các chƣ́c năng nhiệ m vụ chủ yếu sau đây : - Tham mƣu cho Ban điều hành về các vấn đề liên quan đến quản trị rủi ro trong việ c xây dƣ̣ ng, thƣ̣ c hiệ n các quy chế, quy trì nh của Công ty ; - Tham mƣu đề xuất các biệ n pháp quản trị rủi ro trong các hoạ t độ ng đầu tƣ tài chính, cho vay và thƣ̣ c hiệ n các nhiệ m vụ khác mà Công ty đƣợ c giao trong tƣ̀ng thời kỳ hoạt độ ng ; - Thƣ̣ c hiệ n công tác kiểm soát nộ i bộ của Công ty ; Ban Giám sát tài chính Hội đồng thành viên và Ban giám đốc phải ban hành bằng văn bản quy trình hoạt động trong lĩnh vực tài chính nhƣ: quy trình lập kế hoạch, ngân sách và dự báo; quy trình quản lý hiệu quả hoạt động; quy trình kế toán, lập báo cáo hợp nhất; quy trình quản lý rủi ro tài chính và các quy chế khác; ban hành cơ chế phân công nhiệm vụ, trách nhiệm của các phòng, ban; giữa các phòng ban với bộ phận kiểm soát nội bộ. Thƣờng xuyên rà soát và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp để kịp thời phát hiện và khắc phục tồn tại. Phòng quản trị nguồn nhân lực Phòng Quản trị nguồn nhân lực (QTNNL) là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mƣu và tác nghiệp trong các lĩnh vực: tổ chức nguồn nhân lực; phát triển nguồn nhân lực; nghiên cứu và áp dụng các cơ chế, chính sách, quy định liên quan39 đến nguồn nhân lực; công tác tiền lƣơng, chế độ đãi ngộ, thi đua, khen thƣởng, kỷ luật; công tác an toàn lao động và sức khỏe cho ngƣời lao động; công tác liên quan đến mối quan hệ giữa Công ty với các tổ chức đoàn thể và ngƣời lao động. Nhiệm vụ tổng quát của Phòng QTNNL nhƣ sau: - Tham mƣu cho Ban Tổng giám đốc Công ty về công tác tổ chức, nhân sự, tuyển dụng, đào tạo, thi đua, khen thƣởng, kỷ luật, bảo vệ nội bộ. - Theo dõi, quản lý, cập nhật và lƣu trữ hồ sơ cá nhân của ngƣời lao động trong Công ty. - Xây dựng kế hoạch lao động, định mức lao động, đơn giá tiền lƣơng. Chủ trì phối hợp với các phòng, ban trong việc xây dựng và thực hiện các chế độ liên quan đến tiền lƣơng, tiền thƣởng. - Thực hiện công tác an toàn lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và tham mƣu cho Ban Tổng giám đốc trong việc giải quyết các chế độ chính sách liên quan đến ngƣời lao động. Phòng Tài Chính kế toán: Tổ chức bộ máy kế toán để hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại Công ty theo phân cấp quản lý. Thu thập và xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tƣợng và nội dung công việc kế toán theo chuẩn mực và chế độ kế toán. Theo dõi doanh thu, chi phí và các nghĩa vụ thu nộp, thanh toán công nợ ; Quản lý tài sản và nguồn hình thành tài sản, kiểm tra việc sử dụng tài sản. Tham gia lựa chọn đối tác cung cấp hàng hóa và dịch vụ với vai trò thẩm định giá và năng lực tài chính. Phối hợp và hƣớng dẫn các bộ phận trong Công ty hoàn thiện hồ sơ, chứng từ và đẩy nhanh tiến độ tạm ứng, thanh quyết toán, phục vụ tốt công tác SXKD của các bộ phận. Lập báo cáo kế toán, thống kê, các báo biểu tài chính theo qui định. Quản lý kho, quỹ theo quy định.40 Phòng tổng hợp: gồm các công tác về hành chính đoàn thể, quản lý tài sản, pháp chế và kiểm soát nội bộ, hệ thống công nghệ thông tin, cụ thể nhƣ sau: Thƣ ký Hội đồng Quản trị và Ban Giám đốc Công ty. Thực hiện công tác cổ đông Công tác cán bộ, hoạch định nguồn nhân lực Công tác tuyển dụng, đào tạo và phát triển nhân sự Công tác lao động, tiền lƣơng, chế độ chính sách Công tác Hành chính Quản trị nhƣ: văn thƣ, lƣu trữ, an ninh, trật tự, vệ sinh, lễ tân, quản lý văn phòng,…. Quản lý về mặt hiện vật các trang thiết bị tài sản của Công ty. Đầu mối tiếp nhận, xử lý hoặc phối hợp xử lý, trả lời các đơn thƣ góp ý, phê bình, nhận xét, khiếu nại, tố cáo của cán bộ công nhân viên. Phối hợp với các tổ chức Đoàn thể trong Công ty để xây dựng các chế độ chính sách, tổ chức sự kiện trong Công ty Phòng thiết bị Chịu trách nhiệm kiểm tra, theo dõi, đôn đốc và tham mƣu giúp Giám đốc về lĩnh vực quản lý, sử dụng phƣơng tiện, máy móc, thiết bị, vật tƣ trong toàn Công ty. Chủ trì xây dựng định mức tiêu hao nhiên liệu của các phƣơng tiện thiết bị theo ca, Km… theo định kỳ hàng năm hoặc đột xuất. Phối hợp với các phòng ban trong việc xây dựng đơn giá cho thuê phƣơng tiện, thiết bị. Chủ trì trong việc xây dựng Kế hoạch bảo dƣỡng, sửa chữa các thiết bị và công tác bảo hiểm cho phƣơng tiện, thiết bị. Tham mƣu công tác điều động các phƣơng tiện, thiết bị, vật tƣ giữa các đơn vị trong công ty. Hƣớng dẫn và kiểm tra các đơn vị thành viên trong công tác quản lý vật tƣ thiết bị nhƣ lập báo cáo quyết toán ca máy, vật tƣ, nhiên liệu ..vv Tham mƣu công tác xây dựng Quy định các phƣơng pháp thử nghiệm và kiểm tra chất lƣợng. Kiểm nghiệm nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm.41 Phối hợp với các phòng nghiệp vụ tham mƣu cho Giám đốc về thanh lý tài sản cố định. Phòng phát triển kinh doanh Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, xác lập và thống nhất áp dụng các chỉ tiêu định mức kinh tế kỹ thuật của các loại hình sản xuất kinh doanh trong toàn Công ty; Thống nhất quản lý và cung ứng vật tƣ, thiết bị chính cho nhu cầu về hoạt động xây lắp, kinh doanh và dịch vụ của Công ty. Khối kỹ thuật Gồm phòng đấu thầu, phòng kiểm soát chi phí và hợp đồng, phòng quản lý kỹ thuật thi công, phòng xây dựng và phát triển lực lƣợng thi công. Tham mƣu cho Tổng Giám đốc trong chỉ đạo điều hành và tổ chức thực hiện các dự án đầu tƣ xây dựng thuộc mọi nguồn vốn đảm bảo đúng pháp luật và hiệu quả. Công tác soát xét, lập, trình duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công kiểm định chất lƣợng thi công, chất lƣợng công trình; Soát xét trình duyệt hồ sơ hoàn công công trình; Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao. Lập các dự án, phƣơng án đầu tƣ, dự toán liên quan đến mọi hoạt động đầu tƣ của Công ty tại mọi địa bàn; Định kỳ đánh giá hiệu quả hoạt động của từng dự án, báo cáo Ban Giám đốc và tìm kiếm, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả của các dự án đó. Cụ thể hoá các mục tiêu và chƣơng trình hành động thành các kế hoạch: Kế hoạch tài chính; kế hoạch nhân sự, nhân công; kế hoạch kho bãi;.... Khối cơ điện Gồm phòng đấu thầu cơ điện và phòng quản lý thi công cơ điện Khối xây lắp Là các đơn vị trực tiếp thi công các công trình của công ty. Quản lý các đội xây lắp là đội trƣởng thi công thực hiện công việc ngoài công trƣờng.42 3.1.3. Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty Xây dựng, lắp đặt, sửa chữa các công trình dân dụng, công trình công nghiệp, các công trình kỹ thuật hạ tầng khu đô thị và khu công nghiệp; các công trình giao thông và công trình thủy lợi. Tƣ vấn đầu tƣ, quản lý dự án các công trình dân dụng và công nghiệp, các công trình kỹ thuật hạ tầng khu đô thị và khu công nghiệp. Thiết kế tổng mặt bằng xây dựng công trình. Thiết kế công trình dân dụng và công nghiệp. Thiết kế nội ngoại thất công trình. Thiết kế cấp nhiệt, thông hơi, thông gió, điều hòa không khí công trình dân dụng và công nghiệp. Thiết kế phần cơ điện công trình. 3.2. Phân tích thực trạng tình hình tài chính tại công ty cổ phần xây dựng Cotec 3.2.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp 3.2.1.1. Biến động của tài sản, nguồn vốn Để đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty cổ phần xây dựng Cotec những năm gần đây, chúng ta nghiên cứu sơ bộ về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Coteccons thông qua bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong 03 năm liền kề, từ 2012 đến 2014. Ta lập biểu đồ phân tích về cơ cấu tài sản43 Bảng 3.1: Phân tích cơ cấu tài sản Đơn vị:VNĐ Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch 2013/2014 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) A. Tài sản ngắn hạn 3.046.715.665.716 82,82 3.995.926.433.261 87,78 3.635.696.412.928 74,76 -360.230.020.333 -9,01 I. Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền 681.485.846.811 18,52 618.518.444.081 13,59 469.023.469.430 9,64 -149.494.974.651 -24,17 1.Tiền 94.314.871.184 2,56 310.513.540.907 6,82 378.018.518.751 7,77 67.504.977.844 21,74 2.Các khoản tƣơng đƣơng tiền 587.170.975.627 15,96 308.004.903.174 6,77 91.004.950.679 1,87 -216.999.952.495 -70,45 III.Các khoản phải thu ngắn hạn 1.457.889.671.264 39,63 2.010.311.772.164 44,16 2.129.477.879.588 43,79 119.166.107.424 5,93 1.Phải thu khách hàng 1.447.503.573.573 39,35 2.076.043.856.872 45,6 2.154.169.888.369 44,3 78.126.031.497 3,76 2.Trả trƣớc cho ngƣời bán 29.139.666.769 0,79 39.275.161.905 0,86 102.790.951.780 2,11 63.515.789.875 161,72 5.Các khoản phải thu khác 37.490.403.403 1,02 46.459.843.005 1,02 67.015.983.369 1,38 20.556.140.364 44,24 6.Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi -56.243.972.481 -1,53 -151.467.089.618 -3,33 -194.498.943.930 -4 -43.031.854.312 -28,4144 IV.Hàng tồn kho 382.675.128.544 10,4 248.339.897.206 5,46 269.593.810.165 5,54 21.253.912.959 8,56 1.Hàng tồn kho 382.675.128.544 10,4 248.339.897.206 5,46 269.593.810.165 5,54 21.253.912.959 8,56 V.Tài sản ngắn hạn khác 9.325.599.097 0,25 63.256.319.810 1,39 138.521.253.745 2,85 75.264.933.935 118,98 1.Chi phí trả trƣớc ngắn hạn 154.489.771 0 122.305.125 0 440.701.321 0,01 318.396.196 260,33 2.Tài sản ngắn hạn khác 9.171.109.326 0,25 26.715.371.833 0,59 19.800.812.383 0,41 -6.914.559.450 -25,88 B.Tài sản dài hạn 632.121.721.529 17,18 556.333.955.189 12,22 1.227.365.452.521 25,24 671.031.497.332 120,62 II.Tài sản cố định 226.953.954.136 6,17 250.365.294.654 5,5 254.678.353.136 5,24 4.313.058.482 1,72 1.TSCĐ hữu hình 138.599.650.290 3,77 149.800.937.999 3,29 149.321.611.004 3,07 -479.326.995 -0,32 I.Các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn 177.066.322.916 4,81 104.524.316.290 2,3 781.240.497.580 16,06 676.716.181.290 647,42 Tổng cộng tài sản 3.678.837.387.245 100 4.552.260.388.450 100 4.863.061.865.449 100 310.801.476.999 6,83 (Nguồn: Trích bảng cân đối kế toán công ty cổ phần xây dựng Cotec)45 Từ bảng phân tích cho thấy: Năm 2012 tổng tài sản của doanh nghiệp là 3.678.837.387.245 đồng trong đó: TSNH là 3.046.715.665.716đồng chiếm tỷ trọng 82,82%, TSDH là 632.121.721.529 đồng chiếm 17,18% trong tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp. Năm 2013 tổng tài sản của doanh nghiệp là 4.552.260.388.450 đồng trong đó TSNH là 3.995.926.433.261 đồng chiếm 87,78%, TSDH là 556.333.955.189 đồng chiếm 12,22% tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp. Trong năm 2014, tổng tài sản đã tăng 310.801.476.999 so với năm 2013 với tỷ lệ tăng là 6,83% (TSNH giảm 360.230.020.333 đồng và TSDH tăng 671.031.497.332 đồng tƣơng ứng 120,62%); quy mô sản xuất của doanh nghiệp đã đƣợc mở rộng. Năm 2014 doanh nghiệp có xu hƣớng giảm tỷ trọng TSNH và tỷ trọng TSDH tăng mạnh. Đây là một doanh nghiệp thi công sự biến đống cơ cấu vốn của doanh nghiệp là phù hợp. Hình 3.1: Biểu đồ thể hiện sự biến động giữa TSNH và TSDH Ta cần đi xem xét sự biến động của từng loại tài sản cụ thể nhƣ sau: Tài sản cố định của doanh nghiệp năm 2012 là 226.953.954.136 đồng và tăng nhẹ vào năm 2013 và 2014 lần lƣợt là 250.365.294.654 đồng và 254.678.353.136 đồng. Tài sản cố định của doanh nghiệp gần nhƣ không có thay đổi qua các năm. Nguyên nhân do Ban giám đốc của doanh nghiệp hiện chƣa có nhu cầu đầu tƣ mới trang thiết bị thi công, ngoài ra doanh nghiệp cũng sử dụng thuê ngoài các thiết bị phục vụ nhu cầu thi công nhƣ máy xúc, xe cẩu,... 05001,0001,5002,0002,5003,0003,5004,000Tỷ VNDNăm2012Năm2013Năm2014Tài sản ngắn hạnTài sản dài hạn46 Các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn năm 2012 là 177.066.322.916 đồng, năm 2013 là 104.524.316.290, năm 2014 là 781.240.497.580 so với năm 2013 tăng 676.716.181.290 đồng với tỷ lệ tăng là 647,42%. Nguyên nhân do doanh nghiệp tăng các khoản tiền gửi dài hạn tại các ngân hàng thƣơng mại. TSNH của doanh nghiệp năm 2013 tăng so với năm 2012 lần lƣợt là: 3.046.715.665.716 đồng (chiếm tỷ trọng 82,82%); 3.995.926.433.261 đồng (chiếm tỷ trọng là 87,78 , năm 2014 TSNH giảm 360.230.020.333 đồng tƣơng ứng 9,01% Nhìn vào bảng phân tích cơ cấu tài sản ta thấy sự giảm đi là do: Trong cơ cấu TSNH thì năm 2012 hàng tồn kho đạt mức cao nhất 382.675.128.544 đồng và giảm vào năm 2013, tăng vào năm 2014. Năm 2014 hàng tồn kho chiếm tỷ trọng 5,54% tổng tài sản so với năm 2013 đã tăng 21.253.912.959 tƣơng ứng 8,56%. Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền từ năm 2012, năm 2013, năm 2014 giảm dần, lần lƣợt là 681.485.846.811đồng ( chiếm tỷ trọng 18,52% ), 618.518.444.081 đồng ( chiếm tỷ trọng 13,59 % ), 469.023.469.430 đồng ( chiếm tỷ trọng 9,64 % ). Nguyên nhân do doanh nghiệp giảm lƣợng tiền gửi ngắn hạn. Mặc dù tỷ trọng dao động qua các năm nhƣng nhìn chung còn chƣa hợp lý. Tài sản ngắn hạn còn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản. Nguyên nhân là do giá trị tiền mặt, phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho lớn. Công ty cần quản lý hiệu quả hơn các khoản mục này để việc sử dụng tài sản đạt hiệu quả cao nhất. Các khoản phải thu ngắn hạn năm 2012 là 1.457.889.671.264 đồng chiếm 39,63% tổng tài sản, tăng dần 2013 và 2014 lần lƣợt là 2.076.043.856.872 đồng chiếm 45,60% và 2.154.169.888.369 đồng chiếm 44,30% tổng tài sản. So với năm 2013 các khoản phải thu ngắn hạn của năm 2014 tăng 78.126.031.497 dồng tƣơng ứng với tỷ trọng 3,76%. Điều này chứng tỏ quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đƣợc mở rộng, các khoản phải thu cũng tăng lên tuy nhiên tỷ trọng của khoản phải thu ngắn hạn năm 2014 lại thấp hơn năm 2013, khả năng thu hồi các khoản phải thu năm 2014 tốt hơn năm 2013. Công ty tiến hành việc trích lập khoản dự phòng khó đòi tuy nhiên, việc trích lập khoản dự phòng phải thu khó đòi đƣợc47 coi nhƣ một khoản chi phí kinh doanh của doanh nghiệp đảm bảo cho doanh nghiệp phản ánh đúng giá trị của các khoản nợ phải thu hồi TSDH doanh nghiệp 2012 là 632.121.721.529 đồng chiếm tỷ trọng 17,18% tổng tài sản của doanh nghiệp sang năm 2013 giảm và tăng mạnh vào năm 2014 lần lƣợt là 556.333.955.189 đồng và 1.227.365.452.521 đồng. Điều này cho thấy doanh nghiệp hiện nay đang đầu tƣ mua sắm tài sản cố định phục vụ thi công và mở rộng đầu tƣ tài chính dài hạn. Nếu nhƣ Tài sản của doanh nghiệp phản ánh tiềm lực kinh tế của doanh nghiệp thì Nguồn vốn phản ánh nguồn tạo ra tài sản đó. Tiếp theo ta lập bảng đánh giá cơ cấu vốn để thấy đƣợc tình hình huy động, sử dụng vốn đáp ứng nhu cầu sản xuất thi công của doanh nghiệp.48 Bảng 3.2: Phân tích cơ cấu và biến động nguồn vốn Đơn vị: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch 2013/2014 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) A.Nợ phải trả 1.535.073.008.814 41,73 2.083.766.496.899 45,77 2.153.669.745.752 44,29 69.903.248.853 3,35 I.Nợ ngắn hạn 1.520.648.739.204 41,34 2.002.895.871.972 44 2.139.242.012.076 43,99 136.346.140.104 6,81 1.Phải trả ngƣời bán 575.290.157.020 15,64 1.013.608.167.423 22,27 975.592.525.919 20,06 -38.015.641.504 -3,75 2.Ngƣời mua trả tiền trƣớc 81.791.209.675 2,22 69.949.248.285 1,54 77.521.200.566 1,59 7.571.952.281 10,82 3.Thuế và các khoản phải nộp Nhà nƣớc 43.101.396.504 1,17 62.860.072.852 1,38 72.799.155.371 1,5 9.939.082.519 15,81 4. chi phí phải trả 628.009.600.025 17,07 616.929.305.538 13,55 767.998.460.368 15,79 151.069.154.830 24,49 5.Các khoản phải nộp ngắn hạn khác 70.589.115.787 1,92 91.772.615.151 2,02 125.410.598.469 2,58 33.637.983.318 36,65 6. Dự phòng phải trả ngắn hạn 6.439.049.691 0,18 75.027.233.127 1,65 61.946.118.798 1,27 -13.081.114.329 -17,44 7.Quỹ khen thƣởng phúc lợi 13.360.194.075 0,36 23.899.854.867 0,53 39.382.464.193 0,81 15.482.609.326 64,7849 8.Doanh thu chƣa thực hiện 48.849.374.729 1,33 102.068.016.427 2,24 18.591.488.392 0,38 -83.476.528.035 -81,79 II. Nợ dài hạn 14.424.269.610 0,39 80.870.624.927 1,78 14.427.733.676 0,3 -66.442.891.251 -82,16 B. Vốn chủ sở hữu 2.143.764.378.431 58,27 2.302.477.289.437 50,58 2.527.241.186.661 51,97 224.763.897.224 9,76 I.Vốn chủ sở hữu 2.143.764.378.431 58,27 2.302.477.289.437 50,58 2.527.241.186.661 51,97 224.763.897.224 9,76 1.Vốn cổ phần 422.000.000.000 11,47 422.000.000.000 9,27 422.000.000.000 8,68 0 0 2.Thặng dƣ vốn cổ phần 869.140.000.000 23,63 869.140.000.000 19,09 869.140.000.000 17,87 0 0 4.Quỹ đầu tƣ phát triển 381.467.132.588 10,37 477.945.559.819 10,5 592.749.932.204 12,19 114.804.372.385 24,02 5.Quỹ dự phòng tài chính 56.084.734.287 1,52 69.165.584.180 1,52 84.945.096.670 1,75 15.779.512.490 22,81 6.Lợi nhậu sau thuế chƣa phân phối 416.813.971.556 11,33 465.963.609.276 10,24 560.147.617.787 11,52 94.184.008.511 20,21 C. Lợi ích của các cổ đông thiểu số 0 0 166.016.602.114 3,65 182.150.933.036 3,75 16.134.330.922 9,72 Tổng cộng nguồn vốn 3.678.837.387.245 100 4.552.260.388.450 100 4.863.061.865.449 100 310.801.476.999 6,83 (Nguồn: Báo cáo tài chính công ty cổ phần xây dựng Cotec từ năm 2012 đến năm 2014)50 Từ bảng 3.2 ta thấy: Quy mô về vốn của công ty tăng qua các năm. Trong cả 3 năm 2012; 2013 và 2014 vốn hoạt động chủ yếu của hoạt động thi công cân đối giữa vốn chủ sở hữu và vốn đi vay, vốn chiếm dụng, cụ thể tỷ trọng nợ phải trả tƣơng ứng trong 3 năm lần lƣợt là 41,73%; 45,77% và 44,29%. Trong đó phải trả ngƣời bán chiếm tỷ trọng lần lƣợt là 15,64%; 22,27% và 20,06%.Tỷ trọng vốn chủ sở hữu tƣơng ứng trong 3 năm lần lƣợt là 58,27%; 50,58%; 51,97%. Tỷ trọng nợ phải trả trên tổng nguồn vốn thấp cho thấy nguồn vốn sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu là vốn chủ sở hữu. Năm 2014 nợ phải trả của công ty là 2.153.669.745.752 đồng và năm 2012 nợ phải trả của doanh nghiệp là 1.535.073.008.814 đồng, năm 2014 tăng so với năm 2013 là 69.903.248.853 đồng với tỷ trọng 3,35%. Nợ phải trả năm 2013 so với năm 2012 tăng mạnh nguyên nhân là do doanh nghiệp hoạt động theo mô hình tập đoàn, doanh thu của năm 2013 là lớn nhất. Tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu trong 3 năm lần lƣợt là 0,72 ; 0,91 và 0,85. Hệ số nợ thấp chứng tỏ doanh nghiệp ít phụ thuộc vào huy động vốn bằng hình thức đi vay nợ, doanh nghiệp chịu rủi ro thấp, cũng có thể do doanh nghiệp chƣa biết cách vay nợ để kinh doanh khai thác lợi ích của hiệu quả tiết kiệm thuế. Hình 3.2: Biểu đồ thể hiện sự biến động Nợ phải trả và VCSH Qua bảng số liệu ta thấy đƣợc lợi nhuận chƣa phân phối của doanh nghiệp tăng dần trong 3 năm cụ thể năm 2012 là 416.813.971.556 đồng, năm 2013 là 465.963.609.276 đồng và năm 2014 là 560.147.617.787 đồng. Nguyên nhân lợi 0102030405060Năm 2012Năm 2013Năm 2014Nợ phải trảVốn chủ sở hữu51 nhuận tăng là do công ty hoạt động có hiệu quả tuy mở rộng hoạt động thi công nhƣng các khoản vay ngắn hạn tăng không đáng kể so với năm trƣớc và doanh nghiệp chủ động tài chính, thêm vào đó việc lãi suất cho vay giảm so với năm 2012 và 2014 cũng làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên 3.2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh Nhìn vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm từ 2012 đến 2014 cho thấy đƣợc tình hình kinh doanh cụ thể nhƣ sau:52 Phân tích doanh thu của công ty: Bảng 3.3: Bảng tổng hợp doanh thu Đơn vị: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch năm 2013/2012 Chênh lệch năm 2013/2014 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 4.477.276.306.689 6.189.651.406.151 7.633.621.860.050 1.712.375.099.462 38,25 1.443.970.453.899 23,33 Doanh thu từ hoạt động tài chính 86,142,722,673 118,290,538.249 118.764.053.874 32.147.815.576 37,32 473.515.625 0,40 Thu nhập khác 7.455.586.871 24.943.462,117 29,754,881,825 17,487,875,246 234.56 4,811,419,708 19.29 Tổng doanh thu 4.570.874.616.233 6.332.885.406.517 7.782.140.795.749 1.762.010.790.284 38,55 1.449.255.389.232 22,88 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ 2012 đến 2014 công ty cổ phần xây dựng Cotec)53 Doanh thu của doanh nghiệp từ năm 2012 đến 2014 đều tăng mạnh. Cụ thể doanh thu năm 2012 là 4.570.874.616.233 đồng thì sang năm 2013 tăng 1.762.010.790.284 đồng ứng với tỷ lệ tăng là 38,55%. Năm 2014 doanh thu của doanh nghiệp là 7.782.140.795.749 đồng tăng so với năm 2013 là 1.449.255.389.232 đồng tƣơng ứng với tỷ lệ 22,88%. Doanh thu của công ty chủ yếu đến từ hoạt động thi công cơ sở hạ tầng khu đô thị, khu công nghiệp, công trình giao thông. Năm 2013 và 2014 doanh nghiệp trúng thầu nhiều dự án thi công với số vốn đầu tƣ lớn, trọng điểm của thành phố nên việc thu hồi vốn rất tốt. Doanh thu của doanh nghiệp cao nhất vào thời điểm cuối năm khi các công trình đƣợc nghiệm thu đƣa vào sử dụng. Qua bảng số liệu ta thấy đƣợc doanh thu của công ty năm 2013 và 2014 là rất tốt. Đây là thành quả của Ban giám đốc và toàn thể cán bộ công nhân viên công ty trong cả năm. Công ty đã không ngừng đàm phán, mở rộng các mối quan hệ, tạo dựng uy tín,...Với tham vọng trở thành doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực thi công hạ tầng. Song song với đó, công ty cũng xem xét hợp tác với các đối tác nƣớc ngoài, các đơn vị có tiềm năng để thi công công trình cơ sở hạ tầng nhƣ đƣờng xá, cầu cống. Đây là lĩnh vực có nhu cầu rất lớn hiện nay trong xã hội . Doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp đến từ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Cụ thể: Năm 2012 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty là 4.477.276.306.689 đồng chiếm 97,95% tỷ trọng của tổng doanh thu, sang năm 2013 và 2014 tỷ trọng này lần lƣợt là 97,73% và 98,09% phần còn lại là doanh thu từ hoạt động tài chính và thu nhập khác chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng doanh thu. Phân tích chi phí công ty: Để có cái nhìn khái quát hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp ta lập bảng phân tích chi phí của doanh nghiệp để thấy đƣợc kết cấu chi phí của doanh nghiệp đã phù hợp chƣa.54 Bảng 3.4: Bảng tổng hợp chi phí Đơn vị: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch năm 2013/2012 Chênh lệch năm 2013/2014 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Giá vốn bán hàng và CCDV 4.153.964.436.643 5.725.278.429.936 7.077.701.608.676 1.571.313.993.293 37,83 1.352.423.178.740 23,62 Chi phí tài chính 218.398.481 956.344.811 372,976.263 737.946.330 337,89 -583.368.548 -61,00 Chi phí quản lý doanh nghiệp 122.250.135.432 216.761.609.146 214.752.054.120 94.511.473.714 77.31 -2.009.555.026 -0,93 Chi phí khác 8.175.206.737 15.759.859.703 8.175.206.737 7.584.652.966 92,78 Tổng chi phí 4.276.432.970.556 5.951.171.590.630 7.308.586.498.762 1.674.738.620.074 39,16 1.357.414.908.132 22,81 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ 2012 đến 2014 công ty cổ phần xây dựng Cotec)55 Tổng chi phí của doanh nghiệp liên tục gia tăng trong các năm lần lƣợt là: 4.276.432.970.556 đồng trong năm 2012 đến năm 2013 là 5.951.171.590.630 đồng và7.308.586.498.762 đồng năm 2014. Giá vốn hàng bán và cung cấp dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu chi phí của doanh nghiệp. Tỷ trọng của giá vốn hàng bán và cung cấp dịch vụ của năm 2012 là 97,14% , năm 2013 là 96,20% và năm 2014 là 96,84%. Tiếp đến là chi phi chí quản lý doanh nghiệp lần lƣợt là: 2,86%; 3,64% và 3,94%. Còn lại là chi phí tài chính chiếm một tỷ lệ không đáng kể trong kết cấu chi phí của doanh nghiệp. Qua bảng phân tích kết cấu chi phí của doanh nghiệp trong 3 năm không có sự biến động lớn về kết cấu chi phí. Đi sâu vào phân tích các khoản mục: Trong năm 2014 tổng doanh thu doanh nghiệp tăng 22,88% tuy nhiên giá vốn chỉ hàng bán và cung cấp dịch vụ tăng 23,62% tƣơng tự vào năm 2013 tỷ lệ này gia tăng này là 38,55% và 37,83%. Mặc dù chi phí kinh doanh của công ty qua 3 năm có gia tăng tuy nhiên mức tăng này nhỏ hơn so với tỷ lệ tăng doanh thu. Điều này phản ánh công ty đã có những chính sách tiết kiệm hợp lý nhƣ: khen thƣởng công nhân tiết kiệm nguyên vật liệu cho công ty, thực hiện tiết kiệm chống lãng phí trong thi công. Ngoài những yếu tố chủ quan còn một số nguyên nhân khác quan nhƣ: mặt bằng thi công thuận lợi, thời tiết đẹp,...giúp cho công việc thi công của doanh nghiệp đƣợc tiến hành thuận lợi ít bị đình trệ. Nhƣ vây có thể nói trong năm 2014 hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đã đƣợc mở rộng hơn so với 2013 và 2012. Tuy chi phí hoạt động của doanh nghiệp và chi phí tài chính giảm trong năm 2014 năm, chi phí khác lại tăng nên tổng chi phí năm 2014 tăng, nhƣng doanh thu của doanh nghiệp cũng đồng thế mạnh hiện có đồng thời áp dụng công nghệ hiện đại vào thi công, không ngừng thời gia tăng với tỷ lệ cao hơn. Doanh nghiệp nên phát huy những cải thiện để giảm chi phí, tăng doanh thu.56 Phân tích lợi nhuận của công ty: Bảng 3.5: Bảng tổng hợp lợi nhuận Đơn vị: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch năm 2013/2012 Chênh lệch năm 2013/2014 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Lợi nhuận gộp 323.311.870.046 464.372.676.215 555.920.251.374 141.060.806.169 43,63 91.547.575.159 19,71 Lợi nhuận thuần 286.986.058.806 366.858.250.129 459.559.274.865 79.872.191.323 27,83 92.701.024.736 25,27 Lợi nhuận khác 7.455.586.871 16.768.201.380 13.995.022.122 9.312.614.509 124,91 -2.773.179.258 -16,54 Lợi nhuận trƣớc thuế 312.831.672.007 393.151.115.840 464.287.418.714 80.319.443.833 25,67 71.136.130.874 18,09 Lợi nhuận sau thuế 231.283.060.924 279.877.662.378 357.465.707.491 48.594.601.454 21,01 77.588.045.113 27,72 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ 2012 đến 2014 công ty cổ phần Cotec)57 Qua bảng số liệu trên kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần xây dựng Cotex tăng mạnh vào năm 2013. Cụ thể: trong năm 2013 lợi nhuận trƣớc thuế tăng lên 25,67% so với năm 2012. Lợi nhuận sau thuế từ 231.283.060.924 đồng năm 2012 tăng lên 48.594.601.454 đồng năm 2013 tƣơng ứng với tỷ lệ tăng 21,01%. Lợi nhuận sau thuế năm 2014 là 357.465.707.491 đồng tăng so với năm 2013: 77.588.045.113 đồng ứng với tỷ lệ tăng 27,72%. Lợi nhuận gộp của công ty năm 2012 đến 2014 đều tăng với mức tỷ lệ tƣơng ứng: 43,63% và 19,71%. Để có đƣợc thành quả nhƣ trên là do doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp đều tăng trong 3 năm, bên cạnh đó mức tăng của giá vốn hàng bán lại thấp hơn so với mức tăng trƣởng của doanh thu. Lợi nhuận chủ yếu của doanh nghiệp đến từ hoạt động thi công, xây lắp, còn doanh thu từ các hoạt động khác nhƣ đầu tƣ tài chính,... tạo ra lợi nhuận rất thấp. Nhƣ vậy công ty nên cân nhắc đầu tƣ vào những lĩnh vực này có thể khiến công ty gặp nhiều khó khăn thách thức, việc đầu tƣ dàn trải cũng có thể khiến cho doanh nghiệp không tập trung vào thế mạnh vốn có của mình. 3.2.1.3. Phân tích biến động của dòng tiền Mục đích phân tích nhằm giúp các đối tƣợng quan tâm có cái nhìn sâu hơn về những dòng tiền của công ty, thấy đƣợc mức đóng góp của từng hoạt động trong việc tạo tiền của công ty và biết đƣợc nguyên nhân, tác động ảnh hƣởng đến tình hình tăng giảm vốn bằng tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền trong kỳ. Do công ty tiến hành lập Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ theo phƣơng pháp gián tiếp nên không thấy đƣợc trực tiếp dòng tiền thu, chi từ hoạt động kinh doanh. Theo đó, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh đƣợc xác định trên cơ sở lấy lợi nhuận kế toán trƣớc thuế và điều chỉnh các khoản thu, chi không bằng tiền, các thay đổi trong vốn lƣu động và các khoản tiền lƣu chuyển không phải từ hoạt động kinh doanh. Do vậy, mà ta có thể thấy đƣợc mối liên hệ giữa kết quả hoạt động kinh doanh với kết quả lƣu chuyển tiền từ hoạt động này.58 Bảng 3.5: Bảng phân tích sự biến động dòng tiền Đơn vị: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch năm 2013/2012 Chênh lệch năm 2014/2013 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Lƣu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 441.893.232.789 367.226.604.645 130.559.278.732 -74.666.628.144 -16,90 -236.667.325.913 -64,45 Lƣu chuyển tiền thuần tƣ hoạt động đầu tƣ -444.725.010.705 -336.001.839.568 -208.854.734.110 108.723.171.137 -24,45 127.147.105.458 -37,84 Lƣu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính 432.338.985.000 -84.248.389.800 -72.142.670.300 -516.587.374.800 -119,49 12.105.719.500 -14,37 Dòng tiền ròng của doanh nghiệp 429.507.207.084 -53.023.624.723 -150.438.125.678 -482.530.831.807 -112,35 -97.414.500.955 183,72 (Nguồn: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ từ 2012 đến 2014 công ty cổ phần Cotec59 Nhìn vào bảng phân tích ta thấy lƣu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tƣ, hoạt động tài chính từ năm 2012 đến năm 2014 có sự biến động lớn, cụ thể: Dòng tiền hoạt động kinh doanh năm 2012 là 441.893.232.789 đồng và mang dấu dƣơng, năm 2013 và 2014 dòng tiền hoạt động kinh doanh mang dấu dƣơng, tuy nhiên có giảm mạnh, năm 2014 so với năm 2013 giảm 74.666.628.144 đồng, tƣơng ứng tỷ lệ 64,45%, nguyên nhân do nguồn vốn còn ứ đọng trong một số dự án lớn chƣa hoàn thành. Điều đó báo hiệu doanh thu từ hoạt động sản xuất kinhh doanh sẽ tăng mạnh trong những năn tới. Lƣu chuyển thuần từ hoạt động kinh doanh dƣơng (thu>chi), nhờ công ty chú trọng đến quản lý rủi do tài chính và quản lý vốn lƣu động tốt, thể hiện Công ty làm ăn có hiệu quả, có khả năng trả ngay các khoản nợ đến hạn. Dòng tiền hoạt động đầu tƣ có sự biến động lớn qua các năm. Dòng tiền năm 2012 mang dấu âm và giá trị là 444.725.010.705đồng. Năm 2013 và năm 2014 lƣu chuyển thuần từ hoạt động đầu tƣ là 336.001.839.568 đồng và 208.854.734.110 đồng, mang dấu âm, quy mô sản xuất kinh doanh của Công lớn, dòng tiền đi ra khỏi công ty từ hoạt động đầu tƣ là rất lớn, giảm dần từ năm 2013 đến năm 2014. Dòng tiền hoạt động tài chính năm 2012 là 432.338.985.000 đồng mang giá trị dƣơng. Lƣu chuyển thuần từ hoạt động tài chính dƣơng thể hiện lƣợng vốn cung ứng từ bên ngoài tăng. Điều này thể hiện tiền tạo ra từ hoạt động tài chính là do sự tài trợ từ bên ngoài và Công ty có thể phải phụ thuộc vào các nguồn vốn từ bên ngoài. Năm 2013 và năm 2014 dòng tiền hoạt động tài chính mang giá trị âm, thể hiện Công ty không phụ thuộc vào các nguồn vốn từ bên ngoài. 3.2.2 Phân tích các nhóm hệ số 3.2.2.1 Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn60 Bảng 3.6: Bảng phân tích hệ số thanh toán ngăn hạn Đơn vị: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 1.Tài sản ngắn hạn 3.046.715.665.716 3.995.926.433.261 3.635.696.412.928 2.Nợ ngắn hạn 1.520.648.739.204 2.002.895.871.972 2.139.242.012.076 3.Hệ số khả năng TT ngắn hạn 2,003 1,995 1,669 (Nguồn: Báo cáo tài chính từ năm 2012 đến 2014) Trong 3 từ 2012 đến 2014, hệ số thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp giao động trong khoảng từ 2,003 đến 1,669. khả năng thanh toán nợ ngắn hạn năm 2013 là 1,995, năm 2014 giảm xuống là 1,669, nguyên nhân do tài sản ngắn hạn giảm mà nợ ngắn hạn tăng. Tuy nhiên tủ số này lớn hơn 1, cho thấy công ty có khả năng hoàn trả nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn hiện có, tình hình tài chính công ty an toàn, lành mạnh. Hình 3.3: Biểu đồ khả năng thanh toán ngắn hạn61 Hệ số thanh toán nhanh Bảng 3.7: Bảng phân tích khả năng thanh toán nhanh Đơn vị: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 1.TSNH – Hàng tồn kho 2.664.040.537.172 3.747.586.536.055 3.366.102.602.763 2.Nợ ngắn hạn 1.520.648.739.204 2.002.895.871.972 2.139.242.012.076 3.Hệ số khả năng TT nhanh 1,752 1,871 1,574 (Nguồn: Báo cáo tài chính từ năm 2012 đến 2014) Qua bảng số liệu ta thấy đƣợc hàng tồn kho chiếm một tỷ trung bình trong tỷ trọng tổng tài sản của doanh nghiệp cụ thể năm 2012 tỷ lệ này là: 10,40% giảm dần trong 2 năm tiếp theo lần lƣợt là: 5,46% và 5,54%. Trong năm 2013 khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp đã tốt hơn rất nhiều so với năm 2012 khi mà tỷ trọng hàng tồn kho của năm 2012 là khá cao. Nguyên nhân của việc tăng hệ số tăng hệ số thanh toán nhanh là do tỷ trọng hàng tồn kho giảm mạnh trong năm 2013, năm 2014, điều này chứng tỏ doanh nghiệp đã kiểm soát hàng tồn kho tốt hơn so với năm 2012. Năm 2014 hệ số khả năng thanh toán giảm nhanh, nguyên nhân do tài sản ngắn hạn giảm, hàng tồn kho tăng so với năm 2013, trong khi nợ ngắn hạn tăng. Tuy nhiên, hệ số này lớn hơn 1cho thấy doanh nghiệp có khả năng thanh toán nhanh tốt. Hình 3.4: Biểu đồ thể hiện khả năng thanh toán nhanh 1.4001.5001.6001.7001.8001.9000500,000,000,0001,000,000,000,0001,500,000,000,0002,000,000,000,0002,500,000,000,0003,000,000,000,0003,500,000,000,0004,000,000,000,000Năm 2012Năm 2013Năm 2014TSNH-Hàng tồn khoNợ ngắn hạnHệ số khả năng thanh toán nhanh62 3.2.2.2. Vòng quay hàng tồn kho Bảng 3.8: Bảng kỳ thu tiền bình quân Đơn vị: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 1.Doanh thu thuần 4.153.964.436.643 5.725.278.429.936 7,077.701.608.676 2.Hàng tồn kho đầu kỳ 365.171.565.093 382.675.128.544 248.339.897.206 3.Hàng tồn kho cuối kỳ 382.675.128.544 248.339.897.206 269.593.810.165 4.Hàng tồn kho bình quân 373.923.346.819 315.507.512.875 258.966.853.686 3.Vòng quay hàng tồn kho 11,11 18,15 27,33 (Nguồn: Báo cáo tài chính từ năm 2012 đến 2014) Qua bảng số liệu ta thấy đƣợc vòng quay hàng tồn kho của công ty tăng dần theo từng năm cụ thể nhƣ sau: năm 2012 là 11,11 vòng, năm 2013 là 18,15 vòng và năm 2014 là 27,33 vòng. Nguyên nhân là doanh thu của doanh nghiệp tăng tuy nhiên lƣợng hàng tồn kho bình quân lại giảm. Đây là một dấu hiệu tốt trong hoạt động sản xuất thi công của công ty. Với đặc thù ngành thi công, công ty nên chú ý nhập một số nguyên vật liệu giá cả biến động theo mùa vụ nhƣ: cát đá, xi măng,...để không ảnh hƣởng đến công việc thi công của doanh nghiệp. Hình 3.5: Biểu đồ thể hiện vòng quay hàng tồn kho63 3.2.2.3. Hiệu quả sử dụng tài sản Kỳ thu tiền bình quân Bảng 3.9: Bảng kỳ thu tiền bình quân Đơn vị: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 1.Doanh thu thuần 4.477.276.306.689 6.189.651.406.151 7.633.621.860.050 2.Các khoản phải thu 1.457.889.671.264 2.010.311.772.164 2.129.477.879.588 3.Kỳ thu tiền bình quân 118,85 118,55 101,82 (Nguồn: Báo cáo tài chính từ năm 2012 đến 2014) Kỳ thu tiền bình quân năm 2014 là ngắn nhất so với các năm còn lại. Cụ thể năm 2012 công ty cần 118,85 ngày để thu hồi các khoản nợ, sang năm 2014 công ty chỉ cần 101,82 ngày. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp đƣợc khách hàng trả nợ ngày càng nhanh. Đối với công ty thi công xây dựng thì kỳ thu tiền bình quân nhƣ vậy là tƣơng đối tốt, chứng tỏ công ty ít bị chiếm dụng vốn. Hình 3.6: Biều đồ thể hiện kỳ thu tiền bình quân64 Hiệu quả sử dụng tài sản cố định Bảng 3.10: Hiệu quả sử dụng tài sản cố định Đơn vị: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 1.Doanh thu thuần 4.477.276.306.689 6.189.651.406.151 7.633.621.860.050 2.Tổng nguyên giá TSCĐ hiện có đầu kỳ 258.012.263.037 226.953.954.136 250.365.294.654 3.Tổng nguyên giá TSCĐ cuối kỳ 226.953.954.136 250.365.294.654 254.678.353.136 4.Nguyên giá bình quân TSCĐ 242.483.108.587 238.659.624.395 252.521.823.895 5. Hiệu quả sử dụng TSCĐ 18,46 25,94 30,23 (Nguồn: Báo cáo tài chính từ năm 2012 đến 2014) Qua số liệu tính toán trong 3 năm ta thấy đƣợc với 01 đồng tài sản cố định công ty tạo ra 18,46 đồng doanh thu trong năm 2012, năm 2013 và 2014 lần lƣợt là 25,94 đồng và 30,23 đồng.Số vòng quay tài sản cố định nói lên cƣờng độ sử dụng tài sản cố định. Số vòng quay tài sản cố định của công ty từ năm 2012 đến 2014 tăng lên. Điều này cho ta thấy công ty khai thác tài sản cố định hiệu quả. Nguyên nhân chủ yếu là do doanh thu của công ty năm 2013 và 2014 tăng vƣợt bậc so với năm 2012, tuy nhiên công ty vẫn chƣa chú trọng vào việc đầu tƣ tài sản cố định hiện có. Hiện nay, công ty vẫn chủ yếu thuê ngoài những vật tƣ lớn nhƣ: máy xúc, máy cẩu,...phục vụ thi công. Trong ngắn hạn, công ty vẫn đạt đƣợc lợi nhuận mong muốn, tuy nhiên trong dài hạn sẽ xảy ra một số rủi ro tài chính nhƣ: giá thuê máy tăng, giá xăng dầu tăng, ảnh hƣởng trực tiếp đến chi phí của doanh nghiệp. Công ty nên đầu tƣ một số tài sản cố định nhƣ: máy móc thiết bị phục vụ thi công,... Nhìn chung hiệu suất sử dụng TSCĐ của Công ty trong 3 năm nhìn chung khá tốt. Công ty cần có kế hoạch sử dụng TSCĐ hợp lý để duy trì và nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ .65 Hình 3.7:Biểu đồ thể hiện hiệu quả sử dụng tài sản cố định Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn Bảng 3.11: Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 1.Doanh thu thuần 4.477.276.306.689 6.189.651.406.151 7.633.621.860.050 2.Tổng nguyên giá TSNH hiện có đầu kỳ 1.786.937.269.122 3.046.715.665.716 3.995.926.433.261 3.Tổng nguyên giá TSNH cuối kỳ 3.046.715.665.716 3.995.926.433.261 3.635.696.412.928 4.Nguyên giá bình quân TSNH 2.416.826.467.419 3.521.321.049.489 3.815.811.423.095 5. Hiệu quả sử dụng TSNH 1,85 1,76 2.,00 (Nguồn: Báo cáo tài chính từ năm 2012 đến 2014) Từ bảng phân tích, hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn công ty đếnnăm 2014 tăng. Cụ thể năm 2012 là 1,85 sang năm 2013 và 2014 lần lƣợt là 1,76 và 2,00. Năm 2013, với một đồng tài sản ngắn hạn đƣợc đầu tƣ doanh nghiệp tạo ra 1,76 đồng doanh thu giảm 0,09 đồng so với năm 2012. Nguyên nhân là do tỷ lệ tăng của tài sản ngắn hạn lớn hơn so với tỷ lệ tăng của doanh thu. Nhƣng năm 2014, hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn tăng 0,24 đồng so với năm 2013.66 Hình 3.8: Biểu đồ thể hiện hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn Hiệu quả sử dụng tổng tài sản Bảng 3.12: Hiệu quả sử dụng tổng tài sản Đơn vị: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 1.Doanh thu thuần 4.477.276.306.689 6.189.651.406.151 7.633.621.860.050 2.Tổng nguyên giá TTS hiện có đầu kỳ 2.459.637.372.036 3.678.837.387.245 4.552.260.388.450 3.Tổng nguyên giá TTScuối kỳ 3.678.837.387.245 4.552.260.388.450 4.863.061.865.449 4.Nguyên giá bình quân TTS 3.069.237.379.641 4.115.548.887.848 4.707.661.126.950 5. Hiệu quả sử dụng TTS 1,46 1,50 1,62 (Nguồn: Báo cáo tài chính từ năm 2012 đến 2014) Mức quay vòng của tổng tài sản là chỉ tiêu phản ánh hiệu suất sử dụng tổng hợp toàn bộ tài sản của doanh nghiệp, chỉ tiêu này càng cao càng tốt..Năm 2012, hiệu quả sử dụng tổng tài sản là 1,46 tức là với mỗi đồng tài sản doanh nghiệp thu về 1,46 đồng doanh thu. Sang năm 2013 và 2014 lần lƣợt là 1,50 và 1,62. Điều này chứng tỏ hiệu suất sử dụng tài sản của doanh nghiệp đang có xu hƣớng tăng, sử67 dụng ngày càng hiệu quả. Hiệu quả sử dụng tài sản của Doanh nghiệp có xu hƣớng tăng nhƣng chƣa cao. Doanh nghiệp cần quản lý hiệu quả hơn tiền mặt, các khoản phải thu ngắn hạn và TSCĐ. Tuy nhiên, đây cũng là doanh nghiệp hoạt động hiệu quả nhất trong ngành với vòng quay tài sản đạt 1,62 vòng, gấp đôi so với mức trung bình ngành 0,7 vòng. 3.2.2.4. Nhóm hệ số đòn bẩy tài chính Thông qua việc phân tích các chỉ tiêu dƣới đây sẽ thấy đƣợc cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty có đảm bảo an toàn cho khả năng trả nợ và với tốc độ tăng giảm nợ qua các năm nhƣ vậy có ảnh hƣởng gì đến khả năng huy động vốn trong tƣơng lai của Công ty hay không. Bảng 3.13: Bảng hệ số nợ Đơn vị: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 1.Tổng nợ phải trả 1.535.073.008.814 2.083.766.496.899 2.153.669.745.752 2.Tổng tài sản 3.678.837.387.245 4.552.260.388.450 4.863.061.865.449 3.Vốn chủ sở hữu 2.143.764.378.431 2.302.477.289.437 2.527.241.186.661 4.Hệ số nợ trên tổng tài sản 0,42 0,46 0,44 5.Hệ số nợ trên vốn CSH 0,72 0,91 0,85 (Nguồn: Báo cáo tài chính từ năm 2012 đến 2014) Hệ số nợ trên tổng tài sản Chỉ số nợ của doanh nghiệp từ năm 2012 đến năm 2014 tƣơng đối thấp và biến động không đáng kể. Cụ thể trong năm 2012 chỉ số này 0,42 sang năm 2013 và 2014 đã tăng lên lần lƣợt là 0,46 và 0,44. Nguyên nhân là nợ phải trả và tổng tài sản đều tăng lên, tuy nhiên tỷ lệ tăng của tổng tài sản cao hơn tỷ lệ tăng nợ phải trả. Với chỉ số nợ thấp nhƣ thế này vừa có lợi nhƣng cũng vừa bất lợi cho Công ty: bất lợi vì chi phí vốn chủ sở hữu cao hơn chi phí nợ, chi phí trả lãi vay đối với những khoản nợ phải trả lãi sẽ tạo ra một khoản tiết kiệm nhờ thuế, đồng thời hệ số nợ cao thì khi có lãi sẽ phát huy tác dụng đòn bẩy tài chính tức là làm khuếch đại tỷ số lợi nhuận68 trên nguồn vốn chủ sở hữu. Do đó, lãnh đạo Công ty cần đƣa ra cơ cấu vốn hợp lý trong kế hoạch sản xuất kinh doanh. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu Tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu thể sức mạnh tài chính, cấu trúc tài chính của doanh nghiệp và làm thế nào doanh nghiệp có thể chi trả cho các hoạt động. Nó cho ta biết về tỉ lệ giữa 2 nguồn vốn cơ bản (nợ và vốn chủ sở hữu) mà doanh nghiệp sử dụng để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Hai nguồn vốn này có những đặc tính riêng biệt và mối quan hệ giữa chúng đƣợc sử dụng rộng rãi để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Năm 2012 hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu là 0,72 lần; năm 2013 hệ số nợ trên VCSH là 0,91 và năm 2014 hệ số này là 0,85 lần. Hệ số này từ năm 2012 đến năm 2014 tăng lên nhƣng vẫn nhỏ hơn 1. Điều này cho thấy Doanh nghiệp tự chủ về tài chính, ít rủi ro về tài chính. Điều này không những quan trọng đối với doanh nghiệp mà nó còn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tƣ, các nhà cung cấp, ngân hàng cho vay,… Nếu khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp lớn mạnh sẽ tạo niềm tin cho các đối tƣợng có liên quan, do đó tạo thuận lợi cho doanh nghiệp về nhiều mặt trong kinh doanh và tăng nguồn vốn kinh doanh cho doanh nghiệp. * So sánh nhóm chỉ tiêu đòn bẩy tài chính với nhóm ngành và các công ty trong ngành: Chỉ tiêu năm 2014 Cotec HBC Sông Đà 2 Trung bình ngành Hệ số nợ trên tổng tài sản 0,44 0,83 0,75 0,71 Hệ số nợ trên VCSH 0,85 48,2 30,1 24,6 (Nguồn: www.cophieu68.vn) Do đặc thù của ngành, các công ty xây dựng thông thƣờng sẽ sử dụng nợ vay để thực hiện dự án. Do đó, các công ty xây dựng thƣờng sẽ có 1 khoản nợ vay nhất định trong tổng tài sản. HBC và SD2 là 2 doanh nghiệp có giá trị nợ vay lớn trong các doanh nghiệp niêm yết. Tuy nhiên, khi xét về tỷ lệ đòn bẩy tài chính, LM8, SC5, và HBC có tỷ lệ sử dụng nợ cao nhất trong ngành. Tỷ lệ nợ cao sẽ có ảnh hƣởng rất lớn tới kết quả kinh doanh các công ty trong ngành. Do đó, điều tiết nợ69 vay hợp lý có ý nghĩa rất quan trọng đối với các công ty Xây dựng, vì với mức chi phí lãi vay thấp các doanh nghiệp có thể bỏ mức giá thầu hấp dẫn hơn so với đối thủ cạnh tranh. Hệ số nợ của cả 3 công ty năm 2014 rất tốt, trong một đồng vốn kinh doanh có từ 0,44 đến 0,75 đồng đƣợc hình thành từ nợ phải trả và thấp hơn hệ số trung bình ngành. Trong đó Cotec có hệ số rất thấp so với trung bình ngành. Điều này chứng tỏ các công ty có khả năng tự chủ tài chính với tỷ lệ nguồn vốn chủ sở hữu cao, đi vay ít và khả năng trả nợ cao. 3.2.2.5. Khả năng sinh lời Bảng 3.14: Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời Đơn vị: VNĐ Chỉ tiêu ĐVT 2012 2013 2014 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) % 5,06 4,42 4,59 Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) % 6,29 6,15 7,35 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) % 10,79 12,16 14,14 (Nguồn: Báo cáo tài chính từ năm 2012 đến 2014) Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) Hình 3.9: Biểu đồ thể hiện tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) 05101520Năm 2012Năm 2013Năm 2014%ROS70 Qua bảng số liệu cho ta thấy, vào năm 2012 tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) là lớn nhất 5,06%, nguyên nhân là do trong năm 2013 công ty đã đạt đƣợc mức lợi nhuận lớn với nhiều gói thầu lớn nhƣ: Nhà ga T2 Nội Bài, The waterfront Sài Gòn, Sơ giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh,... đây đều là những dự án có quy mô lớn, nguồn vốn đầu tƣ lớn, liên tục giúp cho doanh nghiệp nhanh chóng thu hồi vốn, và hoàn thành mức vƣợt mức chỉ tiêu sản xuất kinh doanh năm 2012. Sang năm 2013, tỷ số ROS này có giảm xuống, doanh thu công ty tăng mạnh nhƣng lợi nhuận thì tăng không cao. Nguyên nhân chi phí sản xuất tăng cao do giá thuê máy, nhân công thuê ngoài năm 2013 tăng cao hơn so với năm 2012. Tài sản dài hạn của công ty chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng tài sản, dẫn đến việc phải thuê ngoài nhiều máy móc thiết bị thi công. Khi giá thuê máy móc tăng sẽ khiến doanh nghiệp giảm lợi nhuận. Năm 2014, các công ty cùng ngành nhƣ Công ty Cổ phần Sông Đà 2 có ROS là 2%, Công ty CP xây dựng và kinh doanh địa ốc Hòa Bình ( HBC) có ROS là 3% và ROS trung bình ngành là 3%. (Nguồn: www.cophieu68.vn) Nhìn chung, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của Cotec là cao hơn một số công ty cùng ngành và giá trị trung bình ngành, do Công ty có quy mô hoạt động lớn nên lợi nhuận cao. Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) Hình 3.10: Biểu đồ thể hiện tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) 05101520Năm 2012Năm 2013Năm 2014%ROA71 Tuy nhiên, các công ty xây dựng thƣờng sẽ sử dụng lƣợng vốn vay rất lớn tài trợ cho hoạt động kinh doanh, do đó ROA sẽ thể hiện tốt hơn hiệu quả hoạt động của ngành so với chỉ số ROE.ROA của doanh nghiệp có xu hƣớng giảm nhẹ trong năm 2013. Cụ thể năm 2012, ROA của doanh nghiệp là: 46,29% sang năm 2013 đã giảm xuống là: 6,15%. Nguyên nhân là do tỷ lệ gia tăng của tài sản lớn hơn tỷ lệ gia tăng của lợi nhuận. Nhƣng đến năm 2014tỷ lệ ROA tăng là 7,35% điều đó đồng nghĩa với việc hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp tăng. So sánh với các công ty khác cùng ngành năm 2014, Sông Đà 2 có ROA là 1%, HBC có ROA là 1% và ROA trung bình ngành là 1% (Nguồn: www.cophieu68.vn) thì Công ty có tỷ suất lợi nhuận trên tài sản cao hơn rất nhiều. Cho thấy , doanh nghiệp sử dụng tài sản có hiệu quả. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) Hình 3.11: Biểu đồ thể hiện tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) Cũng nhƣ ROA và ROS có xu hƣớng tăng lên, ROE của doanh nghiệp cũng có xu hƣớng tăng lên vào năm 2013 và năm 2014. Cụ thể năm 2012 ROE của doanh nghiệp là 10,79%, năm 2013 là 12,16% và năm 2014 là 14,14%. Điều này cho thấy doanh nghiệp đang sử dụng có hiệu quả vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, ROE cao cũng đồng nghĩa với tỷ lệ nợ phải trả/ tổng nguồn vốn lớn. Công ty có khả năng sẽ gặp khó khăn khi nợ đến hạn.72 Năm 2014, Công ty CP xây dựng và kinh doanh địa ốc Hòa Bình có ROE đạt 7%, Sông Đà 2 là 2% và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu trung bình ngành là 5%. (Nguồn: www.cophieu68.vn). So sánh với các công ty trong ngành có thể thấy, Cotec dẫn đầu về hiệu quả hoạt động thông qua chỉ số ROE. Tỷ suất khả năng sinh lời cơ bản (BEP): Chỉ tiêu=Năm 2012=Năm 2013=Năm 2014=1.Thu nhập trƣớc lãi vay và thuế (EBIT)==313.275.689.574 ==393.151.115.840 ==464.287.418.714 =2.Tổng tài sản=3.678.837.387.24R=4.552.260.388.45M=4.863.061.865.44V=3.Tỷ suất khả năng sinh lời cơ bản (BEP)%==8,52===8,64===9,55==(Nguồn: Báo cáo tài chính từ năm 2012 đến 2014) Qua bảng phân tích trên, ta thấy tỷ suất khả năng sinh lời cở bản các năm đều dƣơng và có xu hƣớng tăng lên từ năm 2013 đến năm 2014, cụ thể năm 2012 là 8,52%, năm 2013 là 8,64%, năm 2014 là 9,55% điều này chứng tỏ doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, càng ngày tốt lên. 3.2.2.6. Phân tích Dupont Phƣơng pháp phân tích Dupont là phân tích tổng hợp tình hình tài chính của doanh nghiệp. Thông qua quan hệ của một số chỉ tiêu chủ yếu để phản ánh thành tích tài chính của doanh nghiệp một cách trực quan, rõ ràng. ROE đƣợc tính nhƣ sau: Trong đó : ROE: tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu73 Rd (Rd = D/A) : hệ số nợ Bảng 3.15: So sánh ROE và hệ số nợ Rd Chỉ tiêu ĐVT 2012 2013 2014 ROE % 10,79 12,16 14,14 Hệ số nợ % 42 46 44 (Nguồn: Báo cáo tài chính từ năm 2012 đến 2014) Năm 2013, Rd và ROE biến động cùng chiều tăng lên so với năm 2012. Khi Rd tăng từ 42% lên 46% thì ROE cũng tăng từ 10.79% lên 12,16%. Sang năm 2014 ROE tăng lên là 14,44% . Do doanh nghiệp tăng hiệu suất sử dụng tài sản, sử dụng tiết kiệm cơ cấu tổng tài sản, tăng doanh thu giảm chi phí. Tuy nhiên Rd lại giảm xuống còn là 44%. Nhƣ vậy có thể thấy một trong những nguyên nhân làm doanh nghiệp có ROE thấp là do hệ số nợ thấp, là do Công ty duy trì một tỷ trọng nợ thấp trong cơ cấu nguồn vốn. Tỷ số này cho ta thấy tình hình tài chính công ty an toàn, nhƣng đối với chủ sở hữu thì khả năng sinh lời thấp. Để tận dụng đƣợc nguồn vốn đi vay, tăng khả năng sinh lời, Doanh nghiệp nên đƣa kết cấu nợ/ tổng tài sản về khoảng 65% (mức độ an toàn trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp). 3.2.3. Các yếu tố tác động đến tình hình tài chính của công ty Cotec 3.2.3.1. Khách hàng Khách hàng là đối tƣợng mà doanh nghiệp phục vụ và là yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Bởi vì khách hàng tạo nên thị trƣờng, quy mô của khách hàng tạo nên quy mô thị trƣờng. Khách hàng chủ yếu của doanh nghiệp là các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, các doanh nghiệp lớn, Ban quản lý dự án hạ tầng nhƣ: tập đoàn VinGroup, tập đoàn kusto,…Đặc điểm của khách hàng đều có nguồn lực tài chính tốt, vốn đầu tƣ lớn. Hiện nay doanh nghiệp đang mở rộng thị trƣờng ra nƣớc ngoài, kết hợp với các đối tác nƣớc ngoài, các đơn vị lớn có tiềm năng để thi công công trình cơ sở hạ tầng nhƣ đƣờng sã, cầu cống...Đây là lĩnh vực có nhu cầu rất lớn trong xã hội hiện nay.74 3.2.3.2. Nhà cung cấp Thiết bị, vật tƣ, máy móc của công ty chủ yếu do những doanh nghiệp trong nƣớc sản xuất, bên cạnh đó một số vật tƣ đặc thù đƣợc mua từ những nhà nhập khẩu. Giá thiết bị, vật tƣ những năm gần đây có sự biến động lớn cộng với tỷ giá ngoại tệ liên tục tăng khiến cho chi phí sản xuất của công ty những năm gần đây tăng khá cao. Điều này thể hiện qua các chỉ số ROS và ROA của công ty những năm gần đây giảm mặc dù doanh thu tăng cao. Công ty nên mở rộng thêm một số nhà cung cấp mới có giá thành cạnh tranh hơn những nhà cung cấp cũ. Tăng thêm nhà cung cấp cũng giảm việc bị áp đặt giá, doanh nghiệp có thể chủ động thƣơng lƣợng về giá cả và hƣởng thêm một số ƣu đãi. 3.2.3.3. Tác động của chính sách vĩ mô Đặc thù của doanh nghiệp là thi công các công trình lớn nhà cao ốc, khu nghỉ dƣỡng, đƣờng quốc lộ... Nên những chính sách kinh tế của Nhà nƣớc ảnh hƣởng trực tiếp đến doanh thu, lợi nhuận doanh nghiệp. Năm 2014, nền kinh tế vẫn chƣa thoát khỏi giai đoạn trì trệ, thị trƣờng bất động sản chƣa phục hồi nên cũng ảnh hƣởng phần nào đến tiến độ thi công, lợi nhuận của doanh nghiệp. Hiện nay, Nhà nƣớc đƣa ra những chính sách kích thích nền kinh tế phát triển, mở rộng đầu tƣ phát triển cơ sở hại tầng. Đây là cơ hội tốt cho doanh nghiệp thi công các công trình lớn, tăng doanh thu. Tuy nhiên, do chính sách mở cửa nên Công ty phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt của các công ty xây dựng trong nƣớc, cá nhà thầu xây dựng nƣớc ngoài có thƣơng hiệu, kĩ thuật cao, tài chính mạnh. Tóm lại lĩnh vực lĩnh vực xây dựng cơ bản nói chung là một lĩnh vực không mới nhƣng đầy tiềm năng và thách thức. Chỉ cần một động thái từ cơ quan quản lý Nhà nƣớc sẽ gây tác động rất lớn tới các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực, ảnh hƣởng tới sự tăng trƣởng của ngành. Những doanh nghiệp không bắt kịp xu hƣớng của chính sách sẽ bị đào thải khỏi ngành. 3.3. Đánh giá tình hình tài chính công ty cổ phần xây dựng Cotec 3.3.1. Điểm mạnh Khả năng tự tài trợ của công ty ngày một nâng cao,phản ánh khả năng tự chủ trong hoạt động kinh doanh đƣợc nâng cao. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn75 vốn qua 3 năm từ năm 2012 đến năm 2014 đều chiếm hơn 50%. Điều này chứng tỏ Công ty chủ yếu sử dụng vốn chủ sở hữu cho hoạt động sản xuất kinh doanh, rất ít sử dụng vốn vay.Công ty hầu nhƣ không sử dụng nợ vay nên không phải chịu áp lực của sự thay đổi lãi suất. Yếu tố này vừa làm giảm bớt chi phí tài chính, đồng thời vừa tăng tính chủ động của công ty trong việc thực hiện các dự án để đảm bảo đúng tiến độ, không bị lệ thuộc vào tốc độ giải ngân của đối tác. - Về khả năng thanh toán: Hệ số khả năng thanh toán tổng quát và hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty đều khá cao, thể hiện khả năng tài chính của công ty là khá tốt, nhƣ vậy sẽ có khả năng giảm bớt rủi ro tài chính. Hệ số thanh toán bằng tiền tƣơng đối cao. Điều này do công ty có lƣợng tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền khá cao, giúp cho công ty có thể thanh toán nhanh các khoản nợ đến hạn. - Hiệu quả sử dụng tài sản: Vòng quay TSCĐ và TSLĐ đều lớn hơn 1 và tăng dần qua các năm. Điều này chứng tỏ hiệu suất sử dụng TSCĐ và TSLĐ ngày càng tăng lên. Hiệu suất sử dụng tài sản của Công ty trong 3 năm nhìn chung khá tốt. Công ty cần có kế hoạch sử dụng TSCĐ, TSLĐ hợp lý để duy trì và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản . - Về khả năng sinh lời: Các tỷ suất lợi nhuận ROS, ROA và ROE qua 3 năm của Công ty nhìn chung có sự biến động nhƣng vẫn đảm bảo đồng vốn kinh doanh đƣợc sinh lời, hiệu quả sử dụng vốn đƣợc nâng cao. Ngoài ra còn có những yếu tố khác ảnh hƣởng tích cực đến tình hình tài chính của công ty là: - Công ty có khả năng ký kết hợp đồng, điều này quyết định đến việc tạo ra doanh thu lợi nhuận của công ty. Công ty có ƣu thế nhất định là uy tín thƣơng hiệu mạnh, khả năng thi công các công trình hiện đại tiến độ nhanh, đảm bao an toàn lao động tốt. Đối tác của công ty đến 80% là76 công ty nƣớc ngoài, ban lãnh đạo công ty có mối quan hệ rộng, phần lớn khả năng giao tiếp tiếng Anh tốt, trong đó có cả ngƣời nƣớc ngoài. - Công ty có hệ thống máy móc thi công hiện đại, phƣơng pháp thi công tiên tiến, hình thức thanh toán kịp thời và mô hình tổ chức lao động ƣu việt nên tiến độ thi công nhanh, mang lại giá trị thặng dƣ cho chủ đầu tƣ. - Các phòng ban đƣợc bố trí hợp lý nâng cao hiệu quả công việc. - Bộ phận kế toán tuân thủ chặt chẽ chế độ kế toán ban hành và các sổ sách chứng từ đƣợc giữ gìn cẩn thận,dễ kiểm soát do đó tạo điều kiện thuận lợi trong việc theo dõi và quản lý tình hình tài chính tại đơn vị. - Có đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, nhiệt tình trong công việc và công tác đào tạo cán bộ quản lý, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ, công nhân viên trong tình hình mới luôn đƣợc chú trọng. - Đời sống của cán bộ, công nhân viên luôn đƣợc quan tâm và nâng cao, tạo điều kiện thuận lợi để yên tâm công tác, do đó tạo nên nội lực rất lớn trong quá trình phát triển của doanh nghiệp. 3.3.2. Điểm yếu - Cơ cấu tài sản chƣa thật hợp lý : Tỷ trọng tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản của Công ty tƣơng đối lớn. Công ty cần cân đối cơ cấu tài sản ngắn hạn và dài hạn trong tổng tài sản một cách hợp lý. - Nguồn vốn của Công ty chủ yếu xuất phát từ vốn chủ sở hữu đƣợc coi là nguồn vốn tƣơng đối an toàn, ổn định nhƣng chi phí sử dụng vốn cao do đó mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính thấp. Công ty cần phải có kế hoạch sử dụng hợp lý và tối ƣu nhất nguồn vốn này mang lại hiệu quả cho các chủ sở hữu. - Về khoản nợ phải trả: Tỷ lệ vay nợ thấp giảm rủi ro cho công ty nhƣng cũng hạn chế trong việc mở rộng hoạt động kinh doanh đặc biệt trong bối cảnh lãi suất thị trƣờng giảm. Chính sách đầu tƣ thận trọng của HHC là một trong những lý do khiến tốc độ phát triển hiện nay của Công ty chƣa cao.77 Tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn thấp, chính sách tài chính của Công ty khá thận trọng. Công ty cần xem xét lại vấn đề này vì chi phí sử dụng vốn vay thấp hơn chi phí sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu. Trong thời gian tới khi Công ty mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, lãnh đạo Công ty cần xem xét lại chính sách huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả. - Chi phí giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng lớn, Công ty cần có các chính sách chủ động về chi phí đầu vào để tăng doanh thu, lợi nhuận, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong thời gian tới. - Các khoản phải thu ngắn hạn có xu hƣớng tăng qua các năm với tỷ lệ tăng khá cao. Năm 2013, phải thu ngắn hạn tăng 4,53% so với năm trƣớc và năm 2014 tăng 5,93% so với năm 2013. Ngoài ra , Công ty còn gặp phải một số hạn chế khác trong quá trình đầu tƣ và thực hiện dự án, ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh của Công ty: Về dự án chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại 25 Trƣơng Định - Hà Nội, hiện nay Công ty vẫn đang trong giai đoạn chờ để xin chấp thuận chủ trƣơng của các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng cho khu đất dự án tại 25 Trƣơng Định. Tuy nhiên công việc này bị chậm trễ do Hà Nội hiện đang dừng cấp phép cho các dự án nhà thƣơng mại đến hết năm 2014. Do dự án 25 Trƣơng Định bị chậm tiến độ kéo theo tiến độ xây dựng nhà máy mới tại Khu công nghiệp Bắc Ninh cũng nhƣ các hạng mục đầu tƣ cho nhà máy mới cũng bị chậm lại. 3.3.3. Nguyên nhân Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn ra trong những năm gần đây đã dẫn tới đợt suy thoái kinh tế có quy mô lớn, ảnh hƣởng đến nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Hệ qủa của nó là việc Nhà nƣớc thắt chặt đầu tƣ công và xây dựng cơ bản khiến công ty gặp khó khăn trong công tác quản tìm kiếm hợp đồng xây dựng ảnh hƣởng đến kết quả kinh doanh.78 Sự biến động của thị trƣờng bất động sản trong mấy năm gần đây đang trầm lắng. ảnh hƣởng trực tiếp đến chủ đầu tƣ, có thể dẫn đến giảm số lƣợng và quy mô dự án, dẫn đến bất lợi cho công ty trong việc tìm kiếm và thực hiện dự án Sự cạnh tranh quyết liệt từ các đối thủ. Tại thị trƣờng phía Nam, cạnh tranh với công ty không chỉ các đối thủ nội địa nhƣ HBC, Cofico... mà còn có những nhà thầu nƣớc ngoài có tiềm lực tài chính mạnh, trình độ quản lý, kỹ thuật cao nhƣ: Kumho asiana, Hyun-dai,... Ở thị trƣờng phía Bắc Công ty phải cạnh tranh với các đối thủ mạnh nhƣ: Vinaconex, Sông Đà... Rủi ro dòng tiền tồn tại ở sự lệch pha giữa các dòng tiền vào và tiền ra của công ty tại những thời điểm khác nhau trong suốt thời gian thi công. Nhiều trƣờng hợp công ty phải ứng trƣớc tiền cho nhà cung cấp rồi mới nhận đƣợc tạm ứng của chủ đầu tƣ. Ngay cả trong trƣờng hợp đặc biệt nhƣ ở công trình Đảo Kim Cƣơng, công ty chỉ phải thanh toán cho nhà cung cấp sau khi nhận đƣợc tạm ứng của chủ đầu tƣ thì rủi ro dòng tiền cũng chỉ đƣợc hạn chế một phần chứ không thể hoàn toàn triệt tiêu đƣợc. Công ty vẫn phải ứng trƣớc vốn ban đầu để thanh toán tiền lƣơng và các chi phí quản lý, vận hành. Hơn nữa, trong thực tế, việc nghiệm thu, giải ngân của nhà đầu tƣ có thể chậm trễ, và chỉ đƣợc tạm ứng khoảng 85-90% chứ không phải toàn bộ nên vẫn có những thời điểm dòng tiền vào và dòng tiền ra mất cân xứng với. Công ty chƣa có bộ phận, phòng ban riêng để làm công tác phân tích tình hình tài chính của công ty, chƣa chú trọng đến phân tích các báo cáo tài chính, chƣa thấy rõ tầm quan trọng, vị trí của chúng trong hoạt động của doanh nghiệp. Phân tích tài chính hoàn toàn trong phạm vi nội bộ và mang tính chủ quan chƣa có sự liên hệ, so sánh với các doanh nghiệp trong và ngoài ngành, không xác định đƣợc tình hình thực tế tại công ty. Ngoài ra, công ty cũng chƣa đánh giá đƣợc đƣợc ảnh hƣởng của các nhân tố khách quan để sự thay đổi chi tiêu tài chính và độ lớn của các tỷ số tài chính của công ty nhƣ tình trạng lạm phát hay thiểu phát của nền kinh tế.79 CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN COTEC 4.1. Định hƣớng, mục tiêu phát triển của công ty trong thời gian tới. Công ty đang từng bƣớc trở thành doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực xây dựng, thi công hệ thống cơ sở hạ tầng, xây dựng thƣơng hiệu mạnh trong ngành xây dựng. Bên cạnh đó tiếp tục xây dựng và hoàn thiện chế độ trách nhiệm, ban hành cơ chế điều hành, cơ chế phân phối lợi ích và hoạt động của Công ty để nâng cao trách nhiệm, khuyến khích ngƣời lao động và cổ đông đóng góp xây dựng Công ty ngày càng phát triển. Kinh doanh đúng pháp luật, có hiệu quả, có uy tín, đảm bảo chất lƣợng sản phẩm, bảo toàn và phát triển vốn của các cổ đông đã đầu tƣ vào Công ty, hoàn thành các nhiệm vụ đã đƣợc Đại Hội đồng Cổ đông thông qua. Trong định hƣớng phát triển chung của công ty cổ phần xây dựng Cotec , đinh hƣớng, mục tiêu phát triển trong thời gian tới là: Tiếp tục phát triển thƣơng hiệu Coteccons, nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị trƣờng. Tổng thầu thi công những công trình có giá trị lớn tạo nguồn công việc lâu dài, đảm bảo sự tăng trƣởng ổn định cho Công ty. Xây dựng môi trƣờng làm việc chuyên nghiệp, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho CBNV nhằm khuyến khích sự nỗ lực gắn bó lâu dài của CBNV với Công ty. Tăng cƣờng công tác quản trị Doanh nghiệp và Quản lý rủi ro. Tối đa hóa lợi nhuận, mang lại lợi ích tốt nhất cho các cổ đông và đảm bảo đời sống cho CBNV trong Công ty. Phát triển Công ty song song với việc tích cực hƣởng ứng các hoạt động xã hội. * Chiến lƣợc phát triển trung và dài hạn: - Tái cấu trúc Coteccons và các Công ty liên kết thành một Tập đoàn xây dựng lớn.80 - Xác định xây lắp vẫn là lĩnh vực kinh doanh chính, chiếm tỷ trọng chủ yếu trong toàn bộ cơ cấu doanh thu và lợi nhuận của Công ty,. - Bên cạnh đầu tƣ vào lĩnh vực kinh doanh cốt lõi, Công ty cũng xem xét hợp tác với các đối tác nƣớc ngoài, các đơn vị lớn có tiềm năng để thi công công trình cơ sở hạ tầng nhƣ đƣờng sá, cầu cống. Đây là lĩnh vực có nhu cầu rất lớn hiện nay trong xã hội. - Hƣớng đến việc mở rộng thị trƣờng ra nƣớc ngoài, đây là định hƣớng lâu dài về địa bàn hoạt động của Công ty *Các giải pháp điều hành trọng tâm trong năm mới nhƣ: - Tăng tỷ trọng thực hiện các công trình tổng thầu, công trình thiết kế và thi công (design & build); - Đẩy mạnh hơn nữa phân khúc công trình nhà xƣởng có quy mô lớn; tăng cƣờng giải pháp kiểm soát tài chính và quản lý rủi ro; - Thành lập văn phòng đại diện tại Trung Quốc nhằm mục tiêu mua hàng tập trung từ nhà sản xuất; - Tiếp cận thi công các công trình cơ sở hạ tầng thông qua hình thức liên doanh liên kết; - Tìm kiếm cơ hội M&A các Công ty cùng lĩnh vực để tăng qui mô hoạt động cho Công ty. 4.2. Dự báo tình hình tài chính của công ty 4.2.1. Dự báo về doanh thu Công ty Cổ phần xây dựng Cotec là một trong những công ty xây dựng hàng đầu Việt Nam, đã và đang thực hiện nhiều dự án thi công lớn nhƣ : Trung tâm dữ liệu dự phòng ( Hose ), Nhà máy sợi Tainan Spinning Việt Nam, chung cƣ An Phú 2, Quốc Lộ 1 – Phủ Lý Hà Nam, Masteri Thảo Điền… Với tình hình tài chính ổn định và năng lực thi công của Công ty, ta có thể dự báo đƣợc doanh thu của Công ty trong năm tới khá tốt. Tuy nhiên ngành xây dựng Việt Nam nói chung và đối với Coteccons nói riêng còn gặp nhiều khó khăn về nhân lực, yếu tố chính trị xã hội, công nghệ… Hiện nay, COTECCONS đang tập trung vào việc xây dựng lực lƣợng,81 tăng cƣờng cải tiến để giảm số lƣợng công nhân trên công trƣờng, có nhƣ vậy mới tăng khả năng cạnh tranh trong nƣớc trƣớc khi đi ra nƣớc ngoài. Với khối lƣợng công việc nhƣ hiện nay Coteccons không lo lắng về nguồn công việc mà chỉ lo làm thế nào để vƣơn lên đƣợc, làm những công trình cao cấp hơn và lớn hơn. Với các yếu tố trên có thể dự kiến tổng doanh thu năm 2015 là 9.200 tỷ đồng và LNST thuộc cổ đông công ty mẹ 400 tỷ đồng, tăng 22,17% so với kết quả đạt đƣợc năm 2014. Tỷ lệ cổ tức dự kiến năm 2015 là 30%. Coteccons là doanh nghiệp xây dựng dân dựng có cơ bản tốt dựa trên uy tín, năng lực thi công đầu ngành; khả năng quản lý dòng tiền và công nợ rất hiệu quả mặc dù thi công xây dựng song song nhiều dự án với tổng giá trị gấp hàng chục lần quy mô vốn điều lệ và không có rủi ro tín dụng vì không sử dụng đòn bẩy tài chính. Triển vọng dài hạn của Coteccons khá khả quan đến từ nhu cầu xây dựng công nghiệp rất lớn nhờ các hiệp định FTAs chính thức có hiệu lực sẽ tạo ra làn sóng đầu tƣ nhà máy công nghiệp tại Việt Nam và các dự án ký mới trong năm 2015 ƣớc tính đạt giá trị cao nhất trong giai đoạn 2015-2018, vì vậy khi các dự án thi công trong năm 2015 hết hạn bảo hành sẽ giúp công ty hoàn nhập một lƣợng lớn các chi phí trích trƣớc (trung bình khoảng 5% giá trị hợp đồng) dƣới dạng thu nhập khác. Thách thức đối với Coteccons là số lƣợng hợp đồng xây dựng lớn kể từ năm 2016 đƣợc dự báo theo xu hƣớng giảm Năng lực thi công cơ sở hạ tầng giao thông của Coteccons còn rất nhiều hạn chế và nguồn lực thi công xây dựng chƣa theo kịp với tốc độ trúng thầu. Dự phóng năm 2016 Coteccons ghi nhận đạt doanh thu 15.179 tỷ đồng (+11% yoy) và LNST đạt 733,3 tỷ đồng (+10,1% yoy), tƣơng đƣơng với EPS đạt 14.888 đồng. Tại mức giá thị trƣờng 146.000 đồng, cổ phiếu CTD đƣợc giao dịch tại mức P/E forward 9,8 lần, khá hợp lý với một doanh nghiệp niêm yết đầu ngành Xây dựng với tiềm năng tăng trƣởng ổn định và sức khỏe tài chính tốt. Hiện nay, nguồn cung mới nhà ở chung cƣ tại hai thị trƣờng chủ lực là Hồ Chí Minh và Hà Nội trong năm 2016 đƣợc CBRE dự báo giảm so với năm 2015, đạt gần 20.000 căn (-20% ). Phần lớn doanh thu của Coteccons (khoảng 45%) đến từ mảng xây dựng nhà ở dân dụng nên sự suy giảm nguồn cung mới trong năm82 2016 - 2017 sẽ ảnh hƣởng tiêu cực đến tốc độ tăng trƣởng của công ty trong ngắn hạn. Các phân khúc còn lại (văn phòng, bán lẻ và nghỉ dƣỡng) đƣợc kỳ vọng không có nhiều đột biến. Các hiệp định về thƣơng mại TPP, EVFTA, VKFTA, cộng đồng kinh tế ASEAN đƣợc thông qua mang đến nhiều cơ hội cho ngành sản xuất, gia công tại Việt Nam vốn đã có lợi thế về chi phí nhân công thấp và môi trƣờng chính trị ổn định. Các nhà sản xuất công nghiệp lớn sẽ tiếp tục xu hƣớng đón đầu các FTAs bằng việc đầu tƣ xây dựng nhà máy tại Việt Nam, đồng thời các doanh nghiệp sản xuất FDI có sẵnn sẽ tiếp tục mở rộng sản xuất, qua đó thúc đẩy nhu cầu xây dựng công nghiệp. Vì vậy, triển vọng mảng xây dựng công nghiệp của Coteccons trong giai đoạn 2016-2018 đƣợc đánh giá rất khả quan. Hơn nữa năm 2016, Thông tƣ hƣớng dẫn hình thức đầu tƣ công tƣ PPP sẽ chính thức đƣợc ban hành, là cơ sở pháp lý quan trọng để nguồn vốn tƣ nhân tham gia vào các dự án BOT. Hiện tại, Coteccons đang thi công dự án BOT đƣờng tránh TP Phủ Lý (Hà Nam) với tổng mức đầu tƣ 2.046 tỷ đồng thông qua liên doanh FCC, tuy nhiên vẫn còn vƣớng khâu giải phóng mặt bằng nên tiến độ gặp nhiều khó khăn, ghi nhận chi phí xây sản xuất dở dang trong hàng tồn kho 2015 mới chỉ đạt 24,6 tỷ đồng. Qua đó, nhận định mảng xây dựng hạ tầng sẽ là động lực tăng trƣởng cho Coteccons trong dài hạn, thuộc giai đoạn 2018-2020. 4.2.2. Lập dự báo kết quả hoạt động kinh doanh Để lập báo cáo kết quả kinh doanh dự kiến ta sử dụng phƣơng pháp tỷ lệ phần trăm doanh số, phƣơng pháp này là một phƣơng pháp khá đơn giản. về cơ bản nó dựa trên giả thiết cho rằng tất cả các chi phí thành phần sẽ chiếm một tỷ lệ ổn định trong kinh doanh số bán trong tƣơng lai, không thay đổi tỷ lệ của chúng trong quá khứ. Các số liệu trong quá khứ đƣợc sử dụng là tỷ lệ trung bình trong những năm gần nhất. Bằng phƣơng pháp nay ta lập báo cáo kết quả kinh doanh dự kiến năm 2015 của Công ty CP xây dựng Cotec trên số liệu của năm 2013 và năm 2014 ta có đƣợc bảng sau :83 Bảng 4.1 : Dự báo doanh thu năm 2015 Chỉ tiêu Tỷ lệ tăng trƣởng năm 2013 (%) Tỷ lệ tăng trƣởng năm 2014 (%) Tỷ lệ tăng trƣởng bình quân (%) Tỷ lệ dự kiến (%) Doanh thu dự báo năm 2015 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 38,25 23,33 30,79 27 9.694.699.762.264 (Nguồn : Tác giả tổng hợp) Dựa vào bảng trên ta dự báo các khoản mục giá vốn hàng bán và cung cấp dịch vụ, chi phí quản lý doanh nghiệp, tiền, phải thu khách hàng, hàng tồn kho, phải trả ngƣời bán nhƣ sau : tính các khoản mục sau theo tỷ lệ phần trăm so với doanh thu và sau đó thực hiện hồi quy để có đƣợc kết quả dự báo năm 2015. Có một số khoản mục có quy mô quá nhỏ , không ảnh hƣởng trọng yếu tới các báo cáo tài chính , chúng ta có thể dự báo theo tỉ lệ phần trăm trên doanh thu hoặc bất kì một cách thức thuận tiện nào khác đều đƣợc. đối với công ty CP xây dựng Cotec, các khoản mục tài sản ngắn hạng khác và phải trả ngƣời lao động chiếm tỉ trọng không đáng kể trên tổng tài sản, tổng nguồn vốn của DN nên không cần thiết phải dự báo theo tỉ lệ phần trăm trên doanh thu. Ta có bảng dự báo sau : Bảng 4.2 : Xác định tỷ lệ phần trăm trên doanh thu và dự báo năm 2015 Tỷ lệ % trên doanh thu Tỷ lệ % trên doanh thu Tỷ lệ % trên DT dự báo Dự báo năm 2015 Giá vốn bán hàng và CCDV 92,50 92,72 93 8.983.351.711.239 Chi phí quản lý doanh nghiệp 3,50 3,47 3 337.147.774.446 Tiền 5,02 6,11 6 565.648.320.231 Phải thu khách hàng 33,54 34,80 34 3.343.431.938.564 Hàng tồn kho 4,01 4,36 4 413.935.826.586 Phải trả ngƣời bán 45,77 44,29 45 4.329.652.913.827 (Nguồn : Tác giả tổng hợp)84 Trên cơ sở doanh thu dự báo và các tỉ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu, tỉ lệ chi phí bán hàng và quản lí DN trên doanh thu dự báo chúng ta lập báo cáo kết quả kinh doanh dự báo (bảng 4.3) Bảng 4.3 : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh dự báo năm 2015 Mã Dự báo Năm 2015=CHỈ TIÊU=số= 1 2 4 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ=10=9.694.699.762.264 2. Giá vốn hàng bán=11=8.983.351.711.239 3. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch=vụ (20=10=-=11)=20=711.348.051.02R=4. Doanh thu hoạt động tài chính=21=174.504.595.721 5. Chi phí tài chính 22 387.787.990 6. Chi phí quản lý doanh nghiệp=25=337.147.774.446 10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh=30=548.317.008.309 {30 = 20 + (21 - 22) - (24 + 25)} 11. Thu nhập khác=31=29.084.099.287 12. Chi phí khác 32 19.389.399.525 13. Lợi nhuận khác (40 = 31 -=32)=40=9.694.699.76O=14. Tổng lợi nhuận kế toán trƣớc thuế (50 = 30 + 40)=50=558.011.784.07N=15. Chi phí thuế TNDN hiện hành=51=139.502.946.01U=16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại=52=1.521.752.84R=17. Lợi nhuận sau thuế thu doanh nghiệp =(60=50=-=51=-=52)=60=416.987.085.20U=(Nguồn : Tác giả tổng hợp)85 4.2.3. Lập bảng cân đối kế toán dự báo * Dự báo các mục có mức độthay đổi theo tỷ lệ % theo doanh thu Các khoản mục có mức độ thay đổi theo tỷ lệ phần trăm theo doanh thu bao gồm : Tiền, các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn, chi phí xây dựng dở dang, các khoản phải trả và các khoản nợ khác. Khoản mục=Tỷ lệ phần trăm theo DT(%F=2012 2013 2014 Tỷ lệ % trên DT dự báo Dự báo năm 2015 (VNĐ) Tiền=2,11=R=S=6 565.648.320.231 Đầu tƣ nắn hạn=11,5N=17=10=5 492.656.316.669 Phải thu khách hàng=32,3P=34=35=34 3.343.431.938.564 Hàng tồn kho =8,55=Q=Q=4 413.935.826.586 Chi phí XDCBDD 0,003 0,02 0,09 0,07 7.053.648.752 Phải trả ngƣời bán=12,8R=46=44 45 4.329.652.913.827 * Dự báo sự về hàng tồn kho Hàng tồn kho đƣợc tính bằng cách tính giá trị hàng tồn kho theo tỷ lệ phần trăm so với giá vốn hàng bán và tiến hành quy hồi để có đƣợc tỷ lệ cho năm 2015. 2012 2013 2014 Dự báo 2015 Hàng tồn kho 382.675.128.544 248.339.897.206,00 269.593.810.165 359.334.068.450 Giá vốn hàng bán 4.153.964.436.643 5.725.278.429.936 7.077.701.608.676 8.983.351.711.239 Tỷ lệ phần trăm so với giá vốn 0,09 0,04 0,04 0,04 Từ những phân tích trên ta có bảng cân đối kế toán dự báo năm 2015.86 Bảng 4.4 : Bảng cân đối kế toán dự báo năm 2015 Mã số Chỉ tiêu Dự báo năm 2015 TÀI SẢN= 100 A. TÀI SẢN NGẮN HẠN=4.927.296.148.40T=110 I. Tiền và các khoản tƣơng dƣơng tiền 565.648.320.231 120 II. Các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn 492.656.316.669 130 III. Các khoản phải thu ngăn hạn 3.343.431.938.564 140 IV. Hàng tồn kho 359.334.068.450 150 V.Tài sản ngắn hạn khác 166.225.504.494 200 B. TÀI SẢN DÀI HẠN=1.045.625.706.14Q=220 I. Tài sản cố định 257.734.493.374 240 II Bất động sản đầu tƣ 106.575.546.312 250 III. Các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn 624.992.398.064 260 IV. Tài sản dài hạn khác 56.323.268.394 270 TỔNG CỘNd=TÀI SẢN=5.972.921.854.55N===NGUỒN VỐN===30M=A. NỢ PHẢI TRẢ=3.358.981.233.92V=310 I. Nợ ngắn hạn 3.346.872.913.826 330 II. Nợ dài hạn 12.108.320.103 400 B. VỐN CHỦ SỞ HỮU=2.613.940.620.62O==Qua đó ta dự báo đƣợc hệ số khả năng sinh lời năm 2015 nhƣ sau: Chỉ tiêu ĐVT Dự báo năm 2015 Tỷ suất=lợi nhuận trên doanh thu (ROS)=% 4,30 Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA)=% 6,98 Tỷ suất lợi nhuận trên vố chủ sở hữu (ROE)=% 15,9587 Sang năm 2015, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và tỷ suất lợi nhuận trên tài sản đều giảm nhẹ so với năm 2014. Cụ thể, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2014 là 4,59%, năm 2015 là 4,3%, tỷ suất lợi nhuận trên tài sản năm 2014 là 7,35%, năm 2015 là 15,95%. Cho thấy, mức tăng của doanh thu và tài sản tăng mạnh hơn so với mức tăng lợi nhuận. Do năm 2015, Doanh nghiệp đang mở rộng đầu tƣ xây dựng nhiều dự án lớn, chi phí nhân công, vật liệu máy móc tăng. Tuy nhiên, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tăng lên, năm 2014 là 14,14%, năm 2015 là 15,95%. Chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn chủ sở hữu ngày càng có hiệu quả. Đây là một dấu hiệu tốt của doanh nghiệp. 4.3. Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần xây dựng Cotec Qua phân tích các chỉ tiêu tài chính của công ty cổ phần xây dựng Cotec, ta thấy đƣợc một số điểm mạnh và điểm yếu của công ty. Trong tình hình kinh tế hiện nay, tôi xin đƣa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và sử dụng nguồn vốn hiệu quả nhƣ sau : 4.3.1. Nâng cao khả năng thanh toán Nhu cầu tăng vốn và biện pháp tạo nguồn vốn là vấn đề quan trọng đối với bất cứ doanh nghiệp nào vì điều này ảnh hƣởng trực tiếp và quyết đến quy mô hoạt động,quá trình hoạt động và hiệu quả kinh doanh. Phân tích tình hình tài chính cho thấy cơ cấu vốn công ty chủ yêú là vốn chủ sở hữu. Một số giải pháp đề xuất để tăng cƣờng nguồn vốn cho công ty, sử dụng đòn bẩy tài chính. Thu hút các nhà đầu tƣ bằng cách phát triển mọi mặt, đổi mới phƣơng thức quản lí, sự tính nhiệm của nhà cung cấp nhƣ khách hàng , tạo uy tín cho công ty trên thị trƣờng. Gia tăng chiếm dụng vốn một cách hợp lý nhƣng vẫn đảm bảo đƣợc khả năng thanh toán bằng cách: Bộ phận mua hàng tích cực tìm kiếm và thỏa thuận với những khách hàng cung ứng để đƣợc hƣởng chính sách trả chậm. Để tận dụng tốt nguồn tài trợ này, công ty cần chú ý mua chịu của các nhà cung cấp lớn, tiềm lực tài chính mạnh vì họ mới đủ khả năng bán chịu với thời hạn dài cho các doanh nghiệp88 khác. Ngoài ra công ty cần tận dụng tối đa thời hạn thiếu chịu, nên để đến ngày hết hạn hóa đơn mới thanh toán. Công ty cũng nên tránh việc trì hoãn thanh toán các khoản tiền mua trả chậm vƣợt quá thời hạn phải trả, bởi vì việc đó có thể gây ra những tác động tiêu cực nhƣ làm tổn hại đến uy tín, vị thế và các mối quan hệ của công ty, hơn thế nữa công ty còn phải gánh chịu chi phí tín dụng rất cao, thậm chí còn cao hơn cả lãi suất vay ngắn hạn. Nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng: hiện nay doanh nghiệp vẫn khá hạn chế trong việc đi vay các tổ chức tín dụng, nguyên nhân do lạm phát tăng cao khiến cho lãi suất ngân hàng tăng. Bên cạnh đó tài sản cố định của công ty chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản, nguồn vốn hoạt động chủ yếu là vốn chiếm dụng. Điều này khiến cho việc tiếp cận các nguồn vốn từ tổ chức tín dụng của công ty còn khá khó khăn. Công ty lên giảm nợ ngắn hạn, thay bằng nguồn vốn chủ sở hữu. Để huy động đƣợc nguồn vốn tài trợ này nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của công ty, biện pháp quan trọng nhất là phải tính toán, lựa chọn, thiết lập đƣợc các phƣơng án kinh doanh cũng nhƣ phƣơng án đầu tƣ có tính khả thi cao. Đồng thời phải lựa chọn đƣợc cơ cấu nguồn vốn hợp lý sao cho công ty vừa đảm bảo đƣợc chi phí cộng thêm lãi suất ngân hàng mà vẫn có lãi Phát hành trái phiếu công ty đây là một hình thức huy động vốn khá hiệu quả, giá trị vốn huy động có thể rất lớn. Tuy nhiên nó đòi hỏi công ty phải có sự xem xét trƣớc khi ra quyết định. Cần phải đánh giá đƣợc uy tín của công ty mình đã đủ để tạo ra sức hấp dẫn cho ngƣời mua hay chƣa. Sau đó phải lựa chọn loại trái phiếu để phát hành, mệnh giá, thời gian đáo hạn, lãi suất... làm thế nào để có thể huy động đƣợc nhiều nhất với chi phí rẻ nhất. Kênh huy động vốn này cũng nên đƣợc công ty quan tâm trong thời gian tới Các khoản nợ ngắn hạn còn đƣợc gọi là các khoản nợ lƣu động, tức là các khoản nợ có thời hạn trong vòng một năm. Loại nợ này phải thanh toán bằng tiền mặt hoặc các tài sản lƣu động khác. Do đó, trong Bảng cân đối tài sản, các nhà quản lý luôn phải quan tâm đến mối quan hệ đối ứng của các khoản nợ ngắn hạn và tài89 sản ngắn hạn, phải dùng tài sản ngắn hạn để đối phó với các khoản nợ ngắn hạn. Trong đó, nên có một cơ chế quản lý tài sản lƣu động một cách hợp lý, nhƣ: + Đảm bảo một lƣợng tiền mặt nhất định để thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn gần đến hạn + Đối với hàng tồn kho có thể giảm bằng cách quản lý chặt chẽ việc nhập cung ứng nguyên vật liệu cho từng dự án, từng công trình + Dự trữ một lƣợng chứng khoán có tính thanh khoản cao: Trái phiếu chính phủ, Tín phiếu Kho Bạc Nhà nƣớc, các loại chứng khoán của các tổ chức nƣớc ngoài… để đảm bảo tính thanh khoản cao cho tài sản lƣu động 4.3.2. Nâng cao khả năng quản lý tài sản Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định: Tài sản cố định của công ty hiện nay chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng tài sản. Công ty chủ yếu sử dụng tài sản dài hạn thuê ngoài để thi công công trình. Điều này sẽ làm đòn bẩy kinh doanh cho doanh nghiệp, nhƣng trong dài hạn sẽ tiềm ẩn rủi ro về tài chính. Qua quá trình quan sát và nghiên cứu tác giả xin đề xuất một số biện pháp sau: Công ty cần có kế hoạch đầu tƣ mới và sử dụng tài sản cố định hợp lý, dựa vào nhu cầu, công dụng, tuổi thọ của tài sản nhằm tận dụng khai thác hết khả năng của các tài sản cố định. Với những tài sản hỏng không tiếp tục sử dụng đƣợc nữa, việc sửa chữa tốn kém, không hiệu quả hoặc tài sản còn sử dụng đƣợc nhƣng không có nhu cầu sử dụng trong thời gian dài thì nên tiến hành thanh lý, nhƣợng bán ngay nhằm thu hồi vốn cố định có hiệu quả Tăng cƣờng công tác quản lý và bảo dƣỡng số tài sản cố định hiện có ở công ty; áp dụng hình thức công nhân tự quản gắn với lợi ích và trách nhiệm của công nhân; thanh lý những tài sản không cần dùng, những tài sản đã quá cũ kỹ, lạc hậu và đầu tƣ mua mới những máy móc thiết bị cần thiết; áp dụng nhiều phƣơng pháp tính khấu hao cho các loại tài sản khác nhau sao cho mang lại hiệu quả lớn nhất90 Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn: Hàng tồn kho: là một bộ phận quan trọng trong tổng tài sản lƣu động. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp nào cũng có một lƣợng hàng hóa để dữ trữ bởi vì có những hàng hóa bán theo chu kỳ nhất định, nếu không dự trữ trƣớc sẽ ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh. Hàng tồn kho của công ty giảm qua 2 năm nhƣng vẫn chiếm tỷ trọng cao, tập trung chủ yếu vào sản phẩm dở dang và nguyên, vật liệu. Chính vì vậy các phân xƣởng sản xuất cần nắm rõ kế hoạch sản xuất trong từng giai đoạn để có kế hoạch dự trữ nguyên liệu, thành phẩm hợp lý. Đối với thủ kho phải thƣờng xuyên kiểm tra kho và số lƣợng, chất lƣợng thành phẩm, bảo quản từng lô hàng, tổ chức vệ sinh kho hàng, theo dõi tránh hao hụt, mất mát. . Đồng thời, thiết lập hệ thống quản lý hàng tồn kho hiệu quả bằng cách lựa chọn phƣơng pháp hạch toán hàng tồn kho phù hợp với đặc điểm kinh doanh và đặc điểm tài sản của mình. Làm đƣợc điều này sẽ đảm bảo cho các chỉ tiêu nhƣ giá thành, giá trị hàng tồn kho cuối kỳ... của công ty đƣợc phản ánh một cách sát thực nhất Quản lý khoản phải thu: Đây là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản của Công ty cổ phần xây dựng Cotec. Để làm đƣợc điều này, công ty cần phải có một đội ngũ làm công việc phân tích thị trƣờng, khai thác đƣợc những thông tin chính xác nhất về khách hàng (nhất là nguồn vốn của dự án), để từ đó có những chính sách thu nợ hợp lý, có lợi cho cả đôi bên. Đồng thời phải thƣờng xuyên kiểm tra, tiến hành rà soát, phân loại các khoản thu đến hạn, tới hạn và quá hạn, các khoản thu khó đòi, báo cáo công tác thu hồi nợ để có những biện pháp xử lý kịp thời. Công ty cũng cần phải gửi thƣ, điện thoại thƣờng xuyên để đốc thúc khách hàng thanh toán nợ cho công ty. Để giảm bớt lƣợng vốn bị chiếm dụng, gia tăng vòng quay khoản phải thu, công ty cần phải tiến hành các công việc sau: - Phòng kinh doanh: Lập bảng theo dõi và phân loại những khách hàng truyền thống về khả năng chi trả, đồng thời phải tìm hiểu khả năng của khách hàng mới để có chính sách bán hàng tín dụng phù hợp. - Phòng kế toán- tài vụ: Theo dõi chặt chẽ và lên kế hoạch thu hồi các khoản nợ đến hạn theo từng đối tƣợng và các khoản nợ cụ thể.91 - Doanh nghiệp cần quy định chi tiết về: Thời gian trả nợ, trả tiền chiết khấu khách hàng đƣợc hƣởng khi thanh toán nợ đúng hạn, tiền phạt khi khách hàng quá hạn mà không thanh toán. Tuy nhiên, trong kinh doanh nếu chính sách của công ty đƣa ra quá cứng nhắc, chặt chẽ sẽ làm ảnh hƣởng tới mối quan hệ với khách hàng đó. Do đó, công ty nên xem xét từng khách hàng cụ thể để có chính sách phù hợp 4.3.3. Nâng cao khả năng sinh lời Tăng doanh thu: Doanh thu của công ty chịu tác động của nhiều nhân tố nhƣ: khối lƣợng, chất lƣợng các công trình đƣợc nghiệm thu thanh toán…. Để tăng doanh thu, công ty cần thực hiện một số biện pháp sau: Một là, nâng cao chất lƣợng thi công các công trình, hoàn thành công trình đúng tiến độ qua đó tạo lập uy tín của doanh nghiệp. Giúp cho doanh nghiệp đấu thầu xây dựng đƣợc nhiều công trình. Hai là, mở rộng thị trƣờng ra các tỉnh thành miền Bắc. Hiện tại doanh nghiệp đã tạo dựng thƣơng hiệu tại Hà Nội. Tuy nhiên, công ty nên mở rộng thị trƣờng kinh doanh sang các tỉnh miền Bắc và nƣớc ngoài có thêm nguồn việc thi công xây lắp tăng doanh thu. Ba là, công ty nên đầu tƣ thêm vào một số ngành nghề trong đăng ký kinh doanh nhƣ: tƣ vấn đầu tƣ, tƣ vấn giám sát, sản xuất, kinh doanh và kinh doanh xuất nhập khẩu vật tƣ thiết bị, phụ tùng, máy móc,... tạo thêm doanh thu cho công ty. Giảm chi phí Chi phí cho hoạt động sản xuất - kinh doanh của công ty là các khoản chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất - kinh doanh, liên quan đến giá thành của sản phẩm. Quản lý chi phí hợp lý là giảm các chi phí một cách tối thiểu, từ đó làm giảm giá thành, tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất - kinh doanh của công ty. Để làm đƣợc điều này, công ty cần phải tập trung vào một số vấn đề sau: Quản lý giá vật tư đầu vào và định mức tiêu hao vật tư: Công ty cần phải quản lý chặt chẽ giá mua vật tƣ ở các khâu, theo dõi các đầy đủ, thƣờng xuyên các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến công tác thu mua, vận92 chuyển, xuất nhập kho vật tƣ. Tiến hành đánh giá, xem xét, so sánh giá mua cũng nhƣ chất lƣợng vật tƣ, nguyên liệu đầu vào giữa các đơn vị cung ứng để lựa chọn nhà cung cấp có giá cả hợp lý và chất lƣợng phù hợp nhất. Bên cạnh đó, công ty nên thƣờng xuyên duy trì mối quan hệ với các bạn hàng để đƣợc hƣởng các chính sách đãi ngộ trong công tác mua bán vật tƣ. Ngoài ra, khi đã có đầu vào ổn định, giá cả hợp lý rồi thì việc quản lý định mức tiêu hao cũng cần đƣợc công ty chú trọng quan tâm. Công ty phải xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các định mức kinh tế - kỹ thuật phù hợp với đặc điểm của từng chủng loại sản phẩm, từng công trình thi công, phù hợp với trình độ máy móc, trang thiết bị của công ty. Việc thực hiện các định mức đó phải đƣợc kiểm tra, giám sát và cuối kỳ đánh giá lại các định mức đó để từ đó không ngừng hoàn thiện hệ thống định mức tiêu hao vật tƣ trong công ty. Quản lý chặt chẽ tiền lương và các khoản có tính chất lương: Tiền lƣơng trong công ty phải đảm bảo phản ánh đƣợc giá cả của hàng hóa sức lao động. Quản lý tiền lƣơng là quản lý việc xây dựng các định mức lao động và đơn giá tiền lƣơng xem có hợp lý hay không, có phản ánh đúng công sức ngƣời lao động bỏ ra hay không, đồng thời có mang lại hiệu quả hoạt động sản xuất - kinh doanh của công ty hay không. Để làm đƣợc điều này, công ty cần phải xây dựng chính sách tiền lƣơng theo hƣớng tiền lƣơng, tiền thƣởng của ngƣời lao động phải gắn với hiệu quả sản xuất - kinh doanh của công ty và gắn với năng suất lao động và trách nhiệm vật chất của mỗi ngƣời. Có nhƣ thế mới góp phần vừa quản lý tốt chi phí sản xuất, vừa tạo điều kiện khuyến khích ngƣời lao động làm việc, nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh. Quản lý các khoản chi phí bằng tiền khác: Trong quá trình sản xuất - kinh doanh, công ty còn phát sinh nhiều khoản chi phí bằng tiền khác ngoài chi phí vật tƣ và chi phí nhân công, đó là các khoản chi phí cho việc quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi, chi phí tiếp khách... Đối với các khoản chi phí này, công ty cần đƣa ra các định mức chi hợp lý và xem xét tính hợp lệ của các khoản chi, xem nó có gắn với hiệu quả hoạt động sản xuất - kinh doanh của công ty93 mình hay không, để từ đó các bộ phận có liên quan có trách nhiệm cân nhắc các khoản chi thích hợp. Định kỳ, công ty nên tổ chức phân tích chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm nhằm phát hiện ra những khâu yếu kém trong quản lý chi phí, làm tang chi phí để từ đó có các biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời 4.3.4. Nâng cao trình độ cán bộ quản lý tài chính tại công ty Nâng cao năng lực và trình độ cho cán bộ quản lý nói chung và cán bộ tài chính nói riêng, cán bộ quản lý tài chính là ngƣời dựa trên cơ sở các báo cáo tài chính phải kiểm soát đƣợc ngân sách của doanh nghiệp, nắm rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp nhằm nhận diện những điểm mạnh, điểm yếu để điều chỉnh, hoạch định kế hoạch trong tƣơng lai. Để có đƣợc phân tích chuyên sâu cho từng hoạt động, từng khách hàng, từng chỉ tiêu cụ thể... thì điều kiện tiên quyết là ngƣời phân tích phải nắm đƣợc các thông tin chi tiết, cập nhật. Muốn vậy, các bộ phận cung cấp thông tin cần cung cấp đƣợc các thông tin chi tiết theo yêu cầu của cán bộ phân tích, cụ thể. + Thông tin kế toán: đứng trƣớc yêu cầu này, khi lập chứng từ và định khoản, nhân viên kế toán cần chi tiết nội dung doanh thu, khách hàng, công nợ, chi phí, nhân công, lãi suất ngân hàng,...Việc ghi chép của nhân viên kế toán phải thật chi tiết thì mới cung cấp đƣợc thông tin chi tiết cho cán bộ phân tích tài chính. Thông tin chi tiết, chính xác, cập nhật do kế toán cung cấp là một nhân tố quan trọng đảm bảo chất lƣợng của công tác báo cáo tài chính. + Cán bộ phân tích cần nhận đƣợc thông tin chi tiết từ các bộ phận bán hàng, mua hàng, thậm chí là bộ phận lắp đặt, bảo hành dịch vụ... vì những thông tin này không thể thiếu trong việc nhận định, đánh giá các tỷ số, chỉ tiêu. Vì nhiều thông tin thực tế không hoặc chƣa đƣợc thể hiện trong ghi chép của kế toán. + Cán bộ phân tích cũng cần tìm hiểu, tiếp cận đƣợc các thông tin tài chính của các doanh nghiệp cùng ngành. Tuy nhiên yêu cầu này ở Việt Nam giai đoạn hiện tại là điều hết sức khó khăn, vì các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực truyền hình trả tiền đều chƣa giao dịch trên sàn chứng khoán, hoặc không đƣợc công bố trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng.94 Để có thể nâng cao chất lƣợng của công tác phân tích tài chính thì việc chuyên môn hóa công tác phân tích tài chính là một việc làm hết sức cần thiết. Nếu cần công ty nên tách phòng tài chính và phòng kế toán thành 2 phòng riêng biệt. Phòng kế toán sẽ thực hiện các nghiệp vụ ghi chép phản ánh hàng ngày. Phòng tài chính sẽ đứng ra chuyên trách phân tích tài chính, dự đoán nhu cầu vốn, dòng tiền.... Hai bộ phận này sẽ kết hợp và bổ trơ thông tin cho nhau. Làm nhƣ vậy, công việc phân tích tài chính sẽ đƣợc chuyên sâu hơn, phân tích chi tiết và nhanh hơn so với để nhân viên kế toán kiêm nhiệm. Công ty cũng đặt ra các mục tiêu cụ thể cho việc phân tích tài chính, việc phân tích tài chính phải thực sự có ích cho công ty, chứ không nên phân tích chung chung, hoặc phân tích những chỉ tiêu không quan trọng. Báo cáo phân tích phải thực sự chi tiết, khẳng định đƣợc công ty đang lâm vào hoàn cảnh gì, hoạt động kinh doanh gì đang tăng trƣởng tốt, hoạt động gì đang xấu đi và công ty phải làm gì để khắc phục... 4.3. Một số kiến nghị nhằm thực hiện giải pháp trên 4.3.1. Đối với Nhà nước. Nhà nước phải không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật Trong đó luật kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng. Đồng thời, hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý của Nhà nƣớc đối với doanh nghiệp. Một hệ thống quy phạm pháp luật đầy đủ, chính xác, phù hợp sẽ tạo ra môi trƣờng kinh doanh tốt, an toàn, cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, thúc đẩy hiệu quả hoạt động sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp. Xây dựng và phát triển thị trường tài chính, thị trường chứng khoán: Các thị trƣờng này đóng vai trò là kênh thu hút và dẫn vốn quan trọng cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty cổ phần. Nhà nƣớc cần phải bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện hơn nữa các văn bản pháp quy có liên quan đến hoạt động của thị trƣờng tài chính, thị trƣờng chứng khoán. Có nhƣ vậy, các công ty cổ phần mới đa dạng hóa đƣợc các kênh huy động vốn nhằm cung cấp đủ vốn cho hoạt động sản xuất - kinh doanh của mình nhƣ phát hành cổ phiếu, phát hành trái phiếu, góp vốn liên doanh...95 Nhà nước cần phải thiết lập quan hệ sở hữu về vốn giữa Nhà nước và các công ty có vốn đầu tư của Nhà nước. Một tình trạng thấy đƣợc hiện nay là nhiều công ty cổ phần hóa từ doanh nghiệp Nhà nƣớc cho đến nay, vốn của Nhà nƣớc vẫn chiếm một phần lớn. Khi đó, Nhà nƣớc là ngƣời sở hữu về vốn và công ty chỉ có quyền sử dụng số vốn đó theo nguyên tắc bảo toàn và phát triển. Tuy nhiên, Nhà nƣớc lại can thiệp quá sâu vào cả quá trình quản lý, điều hành tại công ty bằng các quy định, văn bản. Điều này làm hạn chế tính chất chủ động, sáng tạo của công ty, từ đó hạn chế hiệu quả kinh doanh. Do đó, Nhà nƣớc cần phải xem vốn và tài sản của mình là vốn đầu tƣ vào công ty cổ phần, quản lý và hƣởng quyền lợi với tƣ cách là cổ đông, không nên can thiệp trực tiếp, can thiệp quá sâu vào quá trình quản lý. 4.3.2. Đối với Bộ Tài chính. Bộ tài chính cần có sự ổn định tƣơng đối trong việc ban hành các chính sách, chế độ về quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất - kinh doanh, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng cƣờng sức mạnh tài chính cho các doanh nghiệp. Để làm đƣợc điều này, Bộ tài chính cần phải có các quy định bắt buộc các doanh nghiệp phải lập báo cáo lƣu chuyển tiền tệ nhằm cung cấp thông tin về luồng tiền ra – vào doanh nghiệp trong kỳ, phản ánh trạng thái động của doanh nghiệp để có thể sớm bổ sung cho các báo cáo khác nhƣ bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh... Mặt khác, Bộ tài chính nên có quy định trong việc các doanh nghiệp đƣợc phép sử dụng linh hoạt nhiều phƣơng pháp khấu hao phù hợp với đặc điểm, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, Bộ cũng cần tiến tới việc yêu cầu tất cả các doanh nghiệp phải thực hiện công tác phân tích tài chính doanh nghiệp mình để tự đánh giá hiệu quả hoạt động đạt đƣợc, từ đó có những định hƣớng phù hợp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển.96 KẾT LUẬN Cũng nhƣ bất kỳ công ty nào, tình hình tài chính của công ty Cổ phần xây dựng Cotec là một trong những vấn đề đƣợc quan tâm hàng đầu của HĐQT, ban lãnh đạo của công ty. Tình hình tài chính, quy mô tài sản nguồn vốn hiệu quả quá trình sản xuất kinh doanh và khả năng sinh lời cũng nhƣ tình hình công nợ và khả năng thanh toán của công ty đã có sự tăng trƣởng song bên cạnh đó vẫn còn những vấn đề tồn đọng cần phải khắc phục để từng bƣớc đứng vững trên thị trƣờng vì vậy, em xin đƣa ra những ý kiến, đề xuất của mình hy vọng góp phần vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính của công ty Cổ phần xây dựng Cotec. Trong thời gian nghiên cứu vừa qua với sự giúp đỡ nhiệt tình của giáo viên hƣớng dẫn TS Nguyễn Thế Hùng và toàn thể anh chị em trong công ty Cổ phần xây dựng Cotec nói chung và nhân viên phòng Tài chính - kế toán nói riêng đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Do thời gian nghiên cứu ngắn, cũng nhƣ kiến thức bản thân còn hạn chế, nên em cũng chƣa thể có đƣợc những nhận xét sâu sắc, những đánh giá thực sự sắc sảo về vấn đề đã nêu ra trong luận văn và không tránh khỏi những thiếu sót. Vì thế em rất mong nhận đƣợc sự đánh giá góp ý và sửa chữa của thầy cô cùng toàn thể cán bộ nhân viên tại Công ty để giúp cho luận văn của em đƣợc hoàn thiện, mang tính thực tế và khả thi cao hơn. Xin chân thành cảm ơn./.97 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt : 1. Nguyễn Tấn Bình, 2009. Phân tích hoạt động doanh nghiệp – Phân tích kinh doanh – Phân tích báo cáo tài chính – Phân tích hiệu quả các dự án. Hà Nội: NXB Thống kê. 2. Công ty cổ phần xây dựng Cotec, 2012-2014. Báo cáo tài chính. Hà Nội. 3. Đặng Kim Cƣơng và Nguyễn Công Bình, 2008. Phân tích các báo cáo tài chính – Lý thuyết bài tập và bài giải. Hà Nội: NXB Giao thông vận tải. 4. Vũ Thị Bích Hà, 2012. Phân tích tài chính công ty cổ phần Kinh Đô. Luận văn Thạc sỹ Kinh doanh và quản lý. Trƣờng Đại học Kinh tế - ĐHQG Hà Nội. 5. Hồ Thị Higgins, 2008. Phân tích quản trị tài chính (Nguyễn Tấn Bình dịch). TP. Hồ Chí Minh: NXB ĐHQG. 6. Nguyễn Minh Kiều, 2010. Tài chính doanh nghiệp căn bản. Hà Nội: NXB Thống kê. 7. Mary Buffett và David Clark, 2010. Báo cáo tài chính dưới góc nhìn của Warren Bufeett. Hà Nội: NXB Trẻ. 8. Võ Văn Nhị, 2007. Báo cáo tài chính và báo cáo quản trị - Áp dụng cho doanh nghiệp Việt Nam. Hà Nội: NXB Giao thông vận tải. 9. Bùi Hữu Phƣớc, 2008. Toán tài chính – Hệ thống lý thuyết, bài tập, bài giải. Hà Nội: NXB Thống kê. 10. Ngô Thị Tân Thành, 2010. Phân tích tài chính công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ AIA. Luận văn Thạc sỹ Kinh doanh và quản lý. Trƣờng Đại học Kinh tế - ĐHQG Hà Nội. 11. Nguyễn Thị Thủy, 2013. Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần điện tử và truyền hình cáp Việt Nam. Luận văn Thạc sỹ ngành Tài chính - Ngân hàng. Trƣờng Đại học Kinh tế - ĐHQG Hà Nội 12. Khánh Vân, 2012. Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần PVI. Luận văn Thạc sỹ ngành Tài chính - Ngân hàng. Trƣờng Đại học Kinh tế - ĐHQG Hà Nội.98 Tiếng Anh : 13. Brealey, Myers, Allen, 2006. Principles of Corporate Finance. McGraw-Hill Irwin. 14. Brigham, Houston, 2004. Fundamentals of Financial Management. Harcourt College Publisher, 10th edition. 15. James M. Wahlen, Stephen P. Baginski, Mark Bradshaw, 2010. Financial reporting, Financial statement Analysis, and Valuation: A strategic Perspective. Cengage Learning. 16. Ross, Westerfield, Jaffe, 2005. Corporate Finance, 7th edition. McGraw-Hill Irwin. 17. Thomas Plenborg và Christian Petersen (2011), Financial Statement Analysis, NXB. Prentice Hall.
- Xem thêm -