TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN KINH TẾ & QUẢN LÝ --------------------------- CHU NGUYÊN THÀNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN THANH TRÌ ĐẾN NĂM 2020 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành Quản trị kinh doanh Người hướng dẫn khoa học: GS.TS ĐÕ VĂN PHỨC Hà nội – 2012LỜI CẢM ƠN Trong thời gian học tập và nghiên cứu, tôi đã nhận được sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của GS.TS Đỗ Văn Phức, các thầy cô giáo cùng lãnh đạo, bạn bè đồng nghiệp UBND huyện Thanh Trì Tôi xin chân thành cảm ơn GS.TS Đỗ Văn Phức, người đã hướng dẫn khoa học cho tôi. Xin cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Viện kinh tế và Quản lý Trường Đại học Bách khoa Hà Nội và các cán bộ trong ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì đã giúp đỡ chúng tôi hoàn thành luận văn này. Do hạn chế cả về trình độ lý luận, kinh nghiệm thực tế và thời gian nghiên cứu, luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi mong nhận được ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các thầy cô giáo, doanh nghiệp và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn ! Hà Nội, tháng 03 năm 2012 Học viên Chu Nguyên Thành1 MỤC LỤC BẢNG NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT...........................................................................3 DANH MỤC HÌNH..................................................................................................4 DANH MỤC BIỂU...................................................................................................5 DANH MỤC BẢNG..................................................................................................5 LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................7 CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ - Xà HỘI BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ, TÁC DỤNG CỦA CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ - Xà HỘI....................................................................................9 1.2 QUY TRÌNH HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ - Xà HỘI..............................................................................................................17 1.3 Phương pháp phân tích, dự báo các căn cứ cho hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội............................................................................................21 1.3.1 Phương pháp phân tích, dự báo nhu cầu cho hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.........................................................................................21 1.3.2 Phương pháp phân tích, dự báo nội lực cho cho hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.........................................................................................22 1.3.3 Phương pháp phân tích, dự báo nguồn lực từ bên ngoài có thể huy động được cho cho hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội..........................22 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH, DỰ BÁO CÁC CĂN CỨ CHO HOẠCH ĐỊNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - Xà HỘI CỦA HUYỆN THANH TRÌ GIAI ĐOẠN 2015 - 2020...............................................................................................................23 2.2. PHÂN TÍCH, DỰ BÁO NHU CẦU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - Xà HỘI CỦA HUYỆN THANH TRÌ GIAI ĐOẠN 2015 – 2020...............................................23 2.1.1. Phân tích tình hình phát triển kinh tế- xã hội huyện giai đoạn 2005 – 2010:..........23 2.1.2. Phân tích , dự báo tình hình phát triển kinh tế - xã hội huyện Thanh Trì đến năm 2015, 2020:.......................................................................................33 2.1.2.1. Tốc độ tăng trưởng và chuyển dich cơ cấu kinh tế:..........................33 2.1.2.2. Tình hình phát triển nông nghiệp:....................................................35 2.1.2.3. Tình hình phát triển TTCN và xây dựng:.........................................35 2.1.2.4. Tình hình phát triển ngành dịch vụ:.................................................362 2.2 Phân tích, dự báo nội lực cho phát triển kinh tế –xã hội của huyện Thanh Trì giai đoạn 2015 – 2020.........................................................................................37 2.2.1. Vị trí Địa Lý:..........................................................................................37 2.2.2. Môi trường kinh tế trên địa bàn huyện Thanh Trì...................................42 2.3 Phân tích, dự báo các nguồn lực thu hút được từ bên ngoài cho phát triển kinh tế –xã hội của hguyện Thanh Trì giai đoạn 2015 - 2020......................................44 2.3.1. Môi trường chính trị-kinh tế và pháp luật trong nước và thế giới...........44 2.3.1.1. Môi trường chính trị-kinh tế và pháp luật trong nước:.....................44 2.3.1.2. Bối cảnh thÕ giíi..............................................................................46 2.3.2. Môi trường khoa học công nghệ.............................................................50 2.2.3. Nguồn nhân lực:....................................................................................52 2.2.4. Nguồn lực tài chính:...............................................................................52 CHƯƠNG 3 HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ - Xà HỘI CỦA HUYỆN THANH TRÌ GIAI ĐOẠN 2015 - 2020.................................53 3.1 HOẠCH ĐỊNH MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ - Xà HỘI HUYÊN THANH TRÌ GIAI ĐOẠN 2015 - 2020....................................56 3.1.1. Mục tiêu tổng quát phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020..................56 3.1.2. Nhiệm vụ và các chỉ tiêu chủ yếu của mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015.......................................................................................56 3.1.3. Một số phương án về phát triển kinh tế - xã hội huyện trong những giai đoạn tới...........................................................................................................58 3.2. HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA HUYỆN THANH TRÌ GIAI ĐOẠN 2015 - 2020..............................................................63 3.3 HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN Xà HỘI CỦA HUYỆN THANH TRÌ GIAI ĐOẠN 2015 - 2020..............................................................74 3.4. HOẠCH ĐỊNH CÁC NGUỒN LỰC CHIẾN LƯỢC CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - Xà HỘI CỦA HUYỆN THANH TRÌ GIAI ĐOẠN 2015 - 2020....83 3.3.2. Đất đai...................................................................................................85 3.3.3. Vốn đầu tư.............................................................................................87 KẾT LUẬN.............................................................................................................91 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................923 BẢNG NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT UBND: Ủy ban nhân dân SXKD: Sản xuất kinh doanh DN: Doanh nghiệp HTX: Hợp tác xã KT-XH: Kinh tế-xã hội CNH-HĐH: Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa CN &XD: Công nghiêp và xây dựng TM&DV: Thương mại và dịch vụ NN: Nông nghiệp TTCN: Tiểu thủ công nghiệp4 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Quá trình quản trị chiến lược Hình 1.2: Mô hình 5 lực lượng của Michael Porter Hình 2.1: Cơ cấu GTSX trên địa bàn huyện năm 2006 và 2010 Hình 2.2: Cơ cấu nông, lâm nghiệp, thuỷ sản năm 2006 và 2010 Hình 3.1: Tốc độ tăng trưởng GTSX theo phương án 1 Hình 3.2: Cơ cấu GTSX năm 2006; Hình 3.3: Cơ cấu GTSX năm 2020 PA1 Hình 3.4: Tốc độ tăng trưởng GTSX theo phương án 2 Hình 3.5: Cơ cấu GTSX năm 2020 (PA2) Hình 3.6: Cơ cấu GTSX năm 2012; Hình 3.7: Cơ cấu GTSX năm 2020 PA25 DANH MỤC BIỂU Biểu 1 : Kế hoạch dự kiến cơ bản hoàn thành xây dựng Nông thôn mới tại các xã trên địa bàn huyện Thanh Trỡ giai đoạn 2011-2020 DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Ma trận SWOT Bảng 2.1 : Giá trị sản xuất và tăng trưởng GTSX trên địa bàn huyện Bảng 2.2: Cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn huyện giai đoạn 2006-2010 Bảng 2.3: Thu, chi ngân sách trên địa bàn huyện giai đoạn 2000 -2010 Bảng 2.4: Giá trị sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2006 – 2010 Bảng 2.5: Giá trị các sản phẩm chủ yếu của nông nghiệp, thủy sản Bảng 2.6: Giá trị các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản chủ yếu giai đoạn 2006-2010 Bảng 2.7: Giá trị sản xuất CN - TTCN, XD giai đoạn 2006-2010 Bảng 2.8: Sản lượng một số sản phẩm CN – TTCN chủ yếu giai đoạn 2006-2010 Bảng 2.9: Tình hình giáo dục và đào tạo của huyện giai đoạn 2006-2010 Bảng 2.10: Dự báo cơ cấu giá trị sản xuất các ngành đến năm 2015, 2020 Bảng 2.11. Dự báo giá trị sản xuất của huyện đến năm 2015 Bảng 2.12: Dự báo giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2015, 2020. Bảng 2.13 : Dự báo giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng năm 2015, 2020 Bảng 2.14: Dự báo giá trị sản xuất ngành dịch vụ năm 2015, 2020. Bảng 2.15: Tình hình đất đai của huyện 2010 Bảng 2.16: Dự báo nguồn nhân lực cho phát triển của huyện đến năm 2015: Bảng 2.17: Dự báo thu ngân sách trên địa bàn huyện giai đoạn 2011 – 2015: Bảng 3.1: Các chỉ tiêu phát triển kinh tế theo phương án 1 Bảng 3.2 : Các chỉ tiêu phát triển kinh tế theo phương án 2 Bảng 3.3. Cơ cấu giá trị sx CN – XD giai đoạn 2012-2020 Bảng 3.4: Dân số Thanh Trì trong những giai đoạn tới Bảng 3.5: Cơ cấu dân số của huyện Thanh Trì trong những năm tới6 Bảng 3.6: Tổng diện tích quy hoạch chung huyện Thanh Trì đến năm 2020 Bảng 3.7: Tổng nhu cầu đầu vốn tư theo ngành giai đoạn (2010 - 2015); (2016 - 2020) Bảng 3.8. Cơ cấu vốn theo ngành của huyện Thanh Trì đến năm 2020 Bảng 3.9. Cơ cấu vốn theo nguồn vốn huy động của huyện Thanh trì đến năm 20207 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội là một trong các công cụ và nội dung quan trọng của quản lý nhà nước các cấp ở cả phạm vi quốc gia, cũng như mỗi địa phương nước ta; là cơ sở quan trong cho việc chuẩn bị trước tất cả những gì cần thiết để chủ động, đúng hướng, với hiệu quả cao phát triển kinh tế - xã hội. Từ trước đến nay vì nhiều lý do ở Việt Nam ta còn quá nhiều điều không thống nhất trong cơ sở lý luận về chiến lược phát triển; chất lượng của các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội được hoạch định còn thấp. Thanh Trì là một huyện thuộc thành phố Hà Nội được thành lập ngày 06 tháng 10 năm 1954 và liên tục bị xếp vào một trong các huyện chậm phát triển của Thành phố Hà Nội bởi nhiều lý do, trong đó có yếu kém về quản lý chiến lược. Đảm bảo phù hợp với chuyên ngành cao học em theo học là QTKD, bổ ích cho công tác của b¶n th©n em. V× những lý do trên em đã chủ động đề xuất và được GVHD, Viện chuyên ngành chấp thuận cho làm luận văn thác sỹ với đề tài: Chiến lược phát triển kinh tếi huyện Thanh Trì đến năm 2020 . 2. Mục tiêu nghiên cứu - Kết quả hệ thống hóa và hoàn thiện cơ sở lý luận về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. - Kết quả phân tích, dự báo các căn cứ cho hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện Thanh Trì giai đoạn 2015 - 2020. - Kết quả hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội huyện Thanh Trì giai đoạn 2015 - 2020 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: lĩnh vực kinh tế - xã hội; - Phạm vi nghiên cứu: Huyện Thanh Trì. 4. Phương pháp nghiên cứu8 Luận văn sử dụng đồng bộ và linh hoạt các phương pháp và công cụ nghiên cứu khoa học xã hội truyền thống như: phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp mô hình hóa thông kê và phương pháp chuyên gia… 5. Bố cục đề tài Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Phụ lục, luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Chương 2: Phân tích, dự báo các căn cứ cho hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện Thanh Trì giai đoạn 2015- 2020. Chương 3: Hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện Thanh Trì giai đoạn 2015- 20209 CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ - Xà HỘI BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ, TÁC DỤNG CỦA CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ - Xà HỘI Phát triển kinh tế - xã hội luôn không thể thiếu chiến lược.Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội là một tập hợp các quyết định lớn về mục tiêu, về hoạt động động và các nguồn lực của một tổ chức có quy mô từ lớn trở lên. Phát triển kinh tế-xã hội được hiểu là quá trình đạt đến một nền kinh tế có chất lượng ngày càng cao từ trong nội bộ tổ chức và trang bị kỹ thuật, quản lý sản xuất kinh doanh, đồng thời gắn liền với sự tiến bộ XH và là cơ sở để tạo nên các thành tựu của sự tiến bộ XH, được phản ảnh bằng các chỉ tiêu phát triển kinh tế quốc dân. Phát triển KT-XH là một vấn đề phức tạp, đa dạng với thực chất là việc nâng cao chát lượng sống của cộng đồng và các giá trị XH khác. Nó được thể hiện trên hai mặt cơ bản là sự tăng trưởng về KT và nâng cao đời sống nhân dân, tiến bộ XH và bản sắc VH dân tộc. Hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội là quá trình nghiên cứu đưa ra triển vọng của trạng thái kinh tế - xã hội cụ thể trong tương lai gần hoặc xa. Kết quả của quá trình hoạch định chiến lược là chiến lược phát triển của tổ chức kinh tế - xã hội cụ thể nào đó. Hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội có 2 tác dụng quan trọng. Đó là 1) Có nhiều thời gian, trí tuệ, sáng suốt để tìm hiểu, so sánh, cân nhắc cho các quyết định lựa chọn trước tương đối chính xác về kinh tế - xã hội trong tương lai của chủ thể;10 2) Có các cơ sở, căn cứ cụ thể, chính xác hơn cho việc chuẩn bị trước tất cả những gì cần thiết để chủ động thực hiện thành công các mục tiêu, hoạt động kinh tế - xã hội trong tương lai. Đề tài này nghiêng nhiều về chiến lược kinh tế - xã hội. Hoạch định chiến lược kinh tế – xã hội là một công tác tiền kế hoạch, nó có ý nghĩa to lớn, có vai trò quyết định quan trọng cho việc định hướng cụ thể, cho việc xây dựng kế hoạch dài hạn, ngắn hạn cũng như việc xử lý các vấn đề kinh tế - xã hội trước mắt, khắc phục những khó khăn. Trong thực tiễn, đôi khi có sự đồng nhất "cương lĩnh" với "chiến lược". Cương lĩnh là đường lối chung của một Đảng cho cả một thời gian dài để thực hiện mục đích cuối cùng của một cuộc cách mạng tương ứng với các điều kiện của đất nước và thời đại. So với chiến lược, cương lĩnh là thuật ngữ có trước; giữa cương lĩnh và chiến lược có mối liên quan với nhau đó là: cương lĩnh có nghĩa rộng hơn chiến lược, có ý nghĩa định tính ít định lượng như chiến lược; thực hiện nội dung cương lĩnh sẽ có nhiều chiến lược mang tính chất thời gian. Ví dụ, cương lĩnh vạch cho thời gian khá dài: 30 năm, 50 năm hoặc ngắn hơn; có chiến lược mang tính lĩnh vực như chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa…; có chiến lược ngành như chiến lược phát triển ngành mía đường, chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô, v.v…. Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội là việc lựa chọn phương án hợp lý phát triển và tổ chức kinh tế - xã hội dài hạn trên không gian lãnh thổ nhất định. Kế hoạch dài hạn, ngắn hạn phát triển kinh tế - xã hội là đề án tổng thể về mục tiêu kinh tế - xã hội cùng các biện pháp, chính sách thực thi nhằm thực hiện chiến lược, quy hoạch kinh tế - xã hội trong từng thời gian nhất định, thường là 5 năm, 1 năm. Chương trình đồng bộ có mục tiêu là chương trình được vạch ra không phụ thuộc vào thời gian định kỳ của kế hoạch dài hạn, ngắn hạn để thực hiện một hoặc một số mục tiêu cụ thể nào đó hoặc mục tiêu cấp bách phát triển kinh tế - xã hội nhằm tạo ra một sự chuyển biến cục bộ; từ đó làm tiền đề cho phát triển chung.11 Sự phân biệt chiến lược với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội được thể hiện ở bảng tóm tắt sau: Chiến lược Quy hoạch Kế hoạch Đặc điểm tính chất - Là sự tiền định trạng thái tương lai của một nền kinh tế nói riêng, tổng thể kinh tế - xã hội nói chung và động lực cùng cơ chế chuyển hóa động lực đó đến sự vận động và chuyển hóa của toàn bộ hiện trạng kinh tế - xã hội thành trạng thái tương lai. - Phát triển và tổ chức không gian kinh tế - xã hội cho một thời kỳ dài hạn trên một lãnh thổ xác định. - Là các phương án, chương trình đầu tư phát triển trong một giai đoạn nhất định. Mục đích - Định hướng, quyết sách đối với những vấn đề trọng đại có tính chất toàn cục và lâu dài. - Triển khai các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở ngoài không gian thực địa. - Biến các ý tưởng, mô hình phát triển thành hiện thực. Cơ quan ban hành chủ yếu - Cơ quan Đảng và Nhà nước. - Nhà nước TW và địa phương. - các bộ ngành và địa phương. Thời gian triển khai - Từ 10, 15 – 20 năm. - Khoảng 5 năm. - Hàng năm, 3 – 5 năm. Mức độ bao quát - Quốc gia - Ngành, vùng - Chương trình, dự án. Mức độ - Định hướng. - Cụ thể. - Chi tiết12 chi tiết Sự cần thiết của chiến lược phát triển kinh tế- xã hội được quy định bởi: Thứ nhất, đặc điểm của phát triển kinh tế- xã hội: -Phát triển Kinh tế - XH là sự phát triển của nhiều phân hệ; có mối quan hệ chặt chẽ, đan xen dày đặc và rất phức tạp trong đó đặc biệt là các mối quan hệ cơ bản sau: Quan hệ giữa kinh tế với các lĩnh vực khác: văn hóa, giáo dục, y tế, an ninh quốc phòng…; Quan hệ giữa sản xuất với lực lượng sản xuất; Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với các yếu tố tạo ra tăng trưởng kinh tế; Quan hệ liên ngành giữa các ngành giữa các ngành kinh tế kỹ thuật; - Chu kỳ phát triển của các chủ thể và các mối quan hệ kinh tế - xã hội tương đối dài và không đồng nhau. -Tính giao động lớn của các yếu tố, các mặt, các quá trình trong phát triển kinh tế- xã hội (do vậy cần có định hướng, kiểm soát kiềm chế để đạt được mục tiêu); - Phát triển kinh tế - xã hội đòi hỏi phải đầu tư lớn và lâu dài, đòi hỏi sự đồng bộ liên ngành, liên vùng và phải có nhiều giải pháp đồng bộ. Thứ hai, yêu cầu của công tác quản lý: Phát triển kinh tế - xã hội một mặt đòi hỏi phải có sự quản lý, và mặt khác cần thiết phải có chiến lược nhằm đáp ứng các yêu cầu sau: - Có được tầm nhìn xa, bao quát rộng trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội; - Phải có những giải pháp lớn, mang tính toàn diện, đồng bộ và hợp lý cả về không gian và thời gian.13 Nhiệm vụ chiến lược kinh tế - xã hội là thể hiện cương lĩnh và đường lối của Đảng thông qua các biện pháp, chính sách lớn có tính chất phương hướng và lộ trình thực hiện. Các mục tiêu và nhiệm vụ có khi được thể hiện bằng các chỉ tiêu định lượng, chất lượng. Đối tượng và nội dung nghiên cứu chiến lược kinh tế - xã hội là tổng kết, đánh giá các vấn đề liên quan đến sự tiến bộ về kinh tế và xã hội, đến hoàn thiện các quan hệ sản xuất, đến sự phân bố và quy hoạch lại dân cư, đến sự phân công lại lao động xã hội, đào tạo đội ngũ lao động nắm được các kỹ năng, kỹ thuật mới, đến phát triển nông thôn - đô thị…. Chiến lược kinh tế - xã hội cần nghiên cứu những vấn đề đòi hỏi phải giải quyết trong thời gian dài như việc hình thành những ngành và phân ngành mới, xây dựng các ngành mà các kế hoạch hàng năm, năm năm không nghiên cứu được; xây dựng các tổ hợp sản xuất; hình thành các vùng, các đặc khu kinh tế- tổng hợp và chuyên môn hóa trên trên một địa bàn hành chính. Chiến lược kinh tế - xã hội còn dự kiến các các công trình lớn về điện, khai thác mỏ, thủy lợi,…. Chiến lược kinh tế - xã hội còn phải nghiên cứu các xu hướng biến đổi của thị trường trong và ngoài nước; các khả năng mở rộng quan hệ kinh tế, thay đổi cơ cấu xuất nhập khẩu, thực hiện chính sách "mở cửa có tổ chức" đảm bảo phát triển kinh tế cao, bền vững. Chiến lược kinh tế - xã hội cũng chú trọng bảo vệ và cải tạo môi trường sinh thái, tổ chức phát triển mạng lưới giao thông, năng lượng thống nhất trên một địa bàn hành chính; phát triển kết cấu hạ tầng theo yêu cầu của tăng trưởng, cơ cấu kinh tế sẽ hình thành nhằm phục vụ sản xuất và đời sống. Một trong các vấn đề quan trọng nhất của chiến lược kinh tế - xã hội là chiến lược quản lý nhằm phát huy cao khả năng sáng tạo và năng động của con người trong một nền kinh tế sản xuất hàng hóa ngày càng phát triển, của thời đại công nghiệp mới với các kỹ thuật mới. Về cơ bản, các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội bao gồm các bộ phận cấu thành sau: 1- Bối cảnh phát triển: Có thể bao gồm bối cảnh trong nước, bối cảnh ngoài nước. Qua đó rút ra những yếu tố thuận lợi, không thuận lợi. 2- Mục tiêu phát triển: Xác định các đích phải đạt tới.14 3- Những tư tưởng, quan điểm chỉ đạo có tầm chiến lược (những kế sách, mưu kế,..); 4- Giải pháp chiến lược; 5- Kế hoạch thực thi chiến lược (có thể là chương trình hành động). Trong thực tế, tùy thuộc vào nội dung, tính chất, phạm vi đề cập,.. mà các chiến lược có hình thức kết cấu khác nhau; phổ biến có các dạng sau: * Dạng 1: - Nhận định chiến lược về bối cảnh (những cơ hội, thách thức). - Mục tiêu, đường lối phát triển (đường lối chung, mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể). - Các quan điểm phát triển. - Các giải pháp. *Dạng 2: - Mục tiêu phát triển (mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể) - Quan điểm và nguyên tắc phát triển. - Phương pháp phát triển. - Các giải pháp. *Dạng 3: - Quan điểm và nguyên tắc phát triển. - Phương hướng phát triển. - Mục tiêu phát triển (mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể). - Các giải pháp. * Dạng 4: - Quan điểm và phương pháp phát triển. - Mục tiêu phát triển (mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể).15 - Các giải pháp. * Dạng 5: - Mục tiêu phát triển (mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể); - Các giải pháp. Ngoài ra còn nhiều dạng kết cấu chiến lược phát triển khác, với nội dung trong các chiến lược cũng được sắp xếp khác nhau. Trong chiến lược kinh tế - xã hội, thường xây dựng các chỉ tiêu về: - Tổng sản phẩm quốc nội-GDP (Gross Domeslic Product) được tính theo 3 phương pháp: phương pháp sản xuất, phương pháp phân phối và phương pháp sử dụng cuối cùng. Theo phương pháp sản xuất, Tổng sản phẩm quốc nội là tổng giá trị tăng thêm của tất cả các đơn vị thường trú và thuế nhập khẩu hàng hóa dịch vụ trong thời kỳ nhất định thường là 1 năm. - Tổng thu nhập quốc gia- GNI (Gross Natinnal Income): Tổng thu nhập quốc gia đánh giá kết quả sản xuất thuộc một quốc gia, không phân biệt sản xuất đó được thực hiện ở trong nước hay ở ngoài nước. (Giữa GDP và GNI có mối quan hệ sau: GNI = GDP Cộng: thu nhập nhân tố từ bên ngoài; Trừ: thu nhập nhân tố trả nước ngoài). Chỉ tiêu này nói lên giá trị mới sáng tạo, là phần mà người sản xuất có quyền thụ hưởng. Chỉ tiêu GNI/người thể hiện sức sản xuất của XH, thể hiện lượng của cải vật chất mà con người trong XH có thể sử dụng được. Trong GDP còn có chi phí để tái sản xuất, do vậy XH không được phép sử dụng toàn bộ GDP. Nói cách khác GDP lớn chưa hẳn là nước giàu, mà chỉ khi nào có GNI lớn thì quốc gia đó mới được gọi là giàu có. - Thu nhập quốc gia- NI (National Income): NI = GNI- KHTSCĐ; - Sản lượng một số sản phẩm chủ yếu của nền kinh tế: có thể tính chung cả nước hoặc đầu người. Tùy từng giai đoạn và vị trí của từng loại sản phẩm mà sản phẩm được chọn làm biểu trưng cho tiềm lực nền kinh tế. Tuy nhiên, một số sản16 phẩm luôn ở vị trí hàng đầu trong đánh giá tiềm lực của nền kinh tế như: vàng, bạc, đá quí, than đá, xi măng, gang, thép, kim loại màu, điện năng, dầu mỏ, hóa chất cơ bản, lương thực, thực phẩm…Một số sản phẩm tự sản, tự tiêu song luôn thể hiện được tiềm lực của nền kinh tế như: phát dẫn điện, xi măng, vật liệu xây dựng… - Tốc độ tăng trưởng: Được tính hàng năm hoặc bình quân năm của một thời kỳ nào đó (5-10 năm) của các chỉ tiêu GDP, GNI…theo tổng số và theo đầu người. - Tuổi thọ bình quân: nói lên sự tốt đẹp của XH trên các mặt sau: điều kiện sống của bà mẹ, điều kiện làm việc, thu nhập lao động, an toàn tính mạng… - Số calo cung cấp theo đầu người: phản ánh tổng hợp trình độ giải quyết vấn đề lương thực của quốc gia. Dinh dưỡng, học lao động tính toán nhu cầu calo tối thiểu cần cho một lao động là 2.100 Kcalo/ngày/người. Hạn chế của chỉ tiêu này là: phản ảnh không hoàn toàn chính xác về nhu cầu dinh dưỡng, khó khăn trong tính toán và không thể cào băng cho mọi dân tộc. - Mức độ đảm bảo y tế: được tính bằng số thầy thuốc hoặc giường bệnh/10 ngàn, 100 ngàn dân. - Sự chênh lệch giàu nghèo của cộng đồng dân cư: tiêu chí giàu nghèo tùy thuộc vào điều kiện kinh tế -xã hội của từng quốc gia và giai đoạn phát triển. Thực tế cho thấy nước càng giàu thì mức độ chênh lệch giữa giàu và nghèo càng lớn. - Tỷ lệ thất nghiệp; theo tính toán của các chuyên gia tỉ lệ thất nghiệp trên 5% là không thể chấp nhận được. - Cơ cấu kinh tế: Cơ cấu theo ngành kinh tế ( % GDP ngành/tổng GDP); theo thành phần kinh tế (% thành phần kinh tế/tổng GDP); theo vùng lãnh thổ( % vùng lãnh thổ/ tổng GDP) và cơ cấu phân theo khu vực thể chế kinh tế (gồm 6 khu vực thể hế: 1).Khu vực thể chế nhà nước: hoạt động quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng, bảo đảm XH, nghiên cứu phát triển, y tế, giáo dục – đào tạo, văn hóa, thể dục- thể thao, cơ quan Đảng, Đoàn thể.2). Khu vực thể chế tài chính gồm các đơn vị có chức năng kinh doanh tiền tệ, kho bạc, ngân hàng, bảo hiểm, sổ số…3). Khu vực thể chế phi tài chính: doanh nghiệp, cơ sở sản xuất thuộc các ngành công nghiện, xây dựng, nông lâm ngư nghiệp, dịch vụ…hoạt động theo nguyên tắc tự17 trang trải.4). Khu vực thể chế không vì lợi: hiệp hội, tổ chức từ thiện, tín ngưỡng…nguồn vốn hoạt động do quyên góp, đóng góp của các thành viên, tài trợ của nhà nước, tổ chức nước ngoài…5). Khu vực thể chế hộ gia đình.6). Khu vực thể chế nước ngoài: các đơn vị không thường trú tại việt Nam). Ngoài ra, có thể có thêm một số chỉ tiêu về công nghệ, như: Giá trị tài sản cố định (đặc biệt là giá trị máy móc thiết bị tính bình quân/lao động); Mức cung cấp năng lượng điện trên 1 đơn vị máy móc hoặc đầu lao động; Tỷ lệ lao động được trang bị cơ giới, tự động hóa, vi tính hóa; Số “Robol” trong nền kinh tế quốc dân…. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển đất nước, giúp cho các quốc gia và địa phương có cái nhìn toàn diện về tiền đồ đất nước, địa phương; là cơ sở cho việc việc xác định mô hình phát triển kinh tế (về chế độ kinh tế và định hướng phát triển nền kinh tế, chính sách đối với các thành phần kinh tế,…); cũng như để cac cấp chính quyền có được các quyết định đúng đắn về: quan hệ quốc tế; chuẩn bị các nguồn lực; đầu tư xây dựng cơ bản; phát triển khoa học, giáo dục;đồng thời là nền tảng, cơ sở quan trọng cho việc thực hiện kế hoạch hóa nền kinh tế. 1.2 QUY TRÌNH HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ - Xà HỘI Muốn có cơ sở, căn cứ để định hướng, chuẩn bị trước tất cả những gì cần thiết cho chủ động, với hiệu quả cao thực hiện quá trình phát triển kinh tế - xã hội phải đầu tư cho nghiên cứu hoạch định. Hoạch định phát triển kinh tế - xã hội ngoài việc phải xuất phát, phù hợp với các đặc điểm của nó, còn phải tuân theo một quy trình khoa học, phải dựa trên các căn cứ được dự báo có mức độ chính xác chấp nhận được. Hoạch định phát triển kinh tế - xã hội là quá trình nghiên cứu dự báo - xác định các phương án (kịch bản)– quyết định chọn trước một phương án mục tiêu, các hoạt động và các nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội của một chủ thể nào đó trong tương lai gần hoặc xa cụ thể. Theo GS,TS Đỗ Văn Phức [7, tr 92], quy trình hoạch định phát triển kinh tế - xã hội bao gồm các giai đoạn như : Phân tích, dự báo các căn cứ, kiểm định độ tin cậy của18 các căn cứ (tiền đề) trong tương lai - A; Xây dựng một số phương án (kịch bản) phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai - B; Cân nhắc, lựa chọn phương án (kịch bản) phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai - C. Hình 1 Chất lượng giai đoạn A và B quyết định chất lượng kế hoạch kinh tế - xã hội- giai đoạn C Giai đoạn A: Phân tích, dự báo các căn cứ; kiểm định mức độ tin dùng của các kết quả đó. Không có bột không gột nên hồ. Không có các căn cứ (nguyên liệu) là các kết quả dự báo về nhu cầu của thị trường, nhu cầu phát triển xã hội, về các nguồn đáp ứng khác (các đối thủ cạnh tranh) và về các nguồn nội lực của bản thân chủ thể và các nguồn lực có thể thu hút được từ bên ngoài cho phát triển kinh tế - xã hội trong cùng tương lai mới không thể xây dựng được các phương án (kịch bản) chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, có chăng chỉ là sự « bốc thuốc ». Tiếp theo cần kiểm định, đảm bảo mức độ tin dùng cao của các kết quả dự báo. Khó khăn trong việc đảm bảo độ chính xác cao của KÕt qu¶ dù b¸o nhu cÇu ph¸t triển KÕt qu¶ dù b¸o c¸c ®èi thñ c¹nh tranh KÕt qu¶ dù b¸o c¸c nguån lùc cho ph¸t triÓn Ph©n tÝch, dự báo c¸c c¨n cø cho hoạch định pt kinh tế - xã hội C¸c chØ tiªu cña môc tiªu kinh ph¸t triÓn C¸c lo¹i ho¹t ®éng kinh tÕ – x· héi C¸c nguån lùc cho ph¸t triÓn ktế-xhội Chiến lược ph¸t triÓn kinh tế - xã hội B A C Giai ®o¹n ph©n tÝch, dù b¸o c¸c c¨n cø nguyªn liÖu cho ho¹ch ®Þnh ph¸t triªn kinh tÕ - x· héi Giai ®o¹n x¸c ®Þnh c¸c phư¬ng ¸n (kÞch b¶n) chiến lược ph¸t triÓn kinh tÕ - x· héi Giai ®o¹n c©n nh¾c, lùa chän mét phư¬ng ¸n (kÞch b¶n) chiến lược ph¸t triÓn kinh tÕ - x· héi. A B C19 các căn cứ có rất nhiều. Không thể dự kiến đầy đủ, dự tính hoàn toàn chính xác những gì xảy ra trong tương lai. Các trường hợp: không lường tính, đòi hỏi lường định chính xác, chỉ lấy xu hướng trong quá khứ để suy ra xu hướng trong tương lai và không biết các căn cứ tương tác với nhau là những sai lầm nghiêm trọng. Giai đoạn B: Xác định các phương án (kịch bản) chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Một phương án (kịch bản) chiến lược phát triển kinh tế - xã hội có ba phần: phần mục tiêu chiến lược thể hiện bởi các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, phần chiến lược phát triển các loại hình hoạt động và phần các nguồn lực chiến lược dự định huy động, sử dụng. Ba phần độc lập tương đối nhưng quan hệ hữu cơ với nhau. Xác định phần này phải giả định, lường định hai phần còn lại. Mục tiêu chiến lược là những kết quả cụ thể chúng ta kỳ vọng đạt được trong tương lai thông qua một hoặc một số loại hình hoạt động cụ thể. Mục tiêu chiến lược được thể hiện bởi mục tiêu tổng quát và các chỉ tiêu định lượng cụ thể. Mục tiêu cuối cùng là chỉ tiêu thể hiện mức độ thỏa mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của cộng đồng. Mục tiêu trung gian là những chỉ tiêu thể hiện mức độ đạt được các kết quả của các giai đoạn, các mảng hoạt động của tổ chức kinh tế - xã hội. Các chỉ tiêu chủ yếu phát triển của tổ chức kinh tế - xã hội phải là 1. Thay đổi cơ cấu kinh tế 2. Tốc độ tăng trưởng GTGT 3. Chỉ số phát triển CPI xét tính đến GDP bình quân đầu người, chất lượng giáo dục và tuổi thọ bình quân Có một số phương pháp xác định chỉ tiêu mục tiêu chiến lược. Đó là: phương pháp định mức, phương pháp hệ số (lấy mức đạt của chỉ tiêu mục tiêu trong quá khứ xét thêm kết quả dự báo % tăng, giảm do tác động của các yếu tố phụ thuộc trong cùng tương lai của kế hoạch)...Theo chúng tôi trong kinh tế thị trường nhiều biến động nhanh và mạnh, khi khó có hệ thống định mức sát hợp phương pháp 2 là phương pháp được sử dụng phổ biến hơn. Ví dụ, giá năng lượng tăng 15% có thể làm20 giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế - 2,5%; kinh tế đang trên đà tăng trưởng quán tính tăng hàng năm có thể là + 1,5%...Xét gộp hai yếu tố này tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm -1%. GDP tăng, tốc độ tăng dân số chậm lại làm cho tốc độ tăng GDP bình quân đầu người, chất lượng cuộc sống được cải thiện hơn… Trong hoạch định tương lai bao giờ cũng phải tìm, hiểu, lựa chọn các loại hình hoạt động cụ thể. Quyết định chọn các hoạt động chiến lược là quyết định danh mục các hoạt động, quy mô (sản lượng) từng hoạt động, địa điểm và thời gian tiến hành hoạt động lớn, quan trọng…Mức độ đúng đắn của các quyết định lựa chọn hoạt động chiến lược của tổ chức phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng của các cơ sở, căn cứ cho các quyết định đó. Đó là, mức độ chính xác của mục tiêu của giai đoạn hoạch định được xác định, mức độ sát đúng của việc nắm bắt nhu cầu phát triển của tổ chức, mức độ sát đúng của việc nắm bắt toàn bộ các loại hình hoạt động có thể lựa chọn, mức độ sát đúng của việc nắm bắt toàn bộ các nguồn lực chién lược có thể huy động… Các nguồn lực chiến lược là những đảm bảo cụ thể cho hiện thực hóa các hoạt động chiến lược, mục tiêu chiến lược đã lựa chọn. Các nguồn lực chiến lược cho phát triển kinh tế - xã hội gồm có: phần thực tế tài nguyên thiên nhiên và phần đầu tư mới của con người. Trong quá trình hoạch định chiến lược phải xác định rõ, chính xác cả hai loại nguồn lực đó, đặc biệt những nguồn lực cần huy động thêm, toàn bộ các nguồn lực cần huy động đầu tư mới, cơ cấu tối ưu của chúng, nguồn của chúng, cơ cấu tối ưu các nguồn vốn…Thường người ta sử dụng các phương pháp định mức, tương tự, hệ số đề xác định các nguồn lực cho hiện thực hóa các hoạt động, mục tiêu của tổ chức. Mức độ đúng đắn của việc xác định các nguồn lực phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng của các cơ sở, căn cứ cho việc xác định đó. Đó là, mức độ chính xác của mục tiêu của giai đoạn hoạch định, chất lượng của hệ thống định mức chi phí, mức độ sát đúng của việc nắm bắt toàn bộ các nguồn lực có thể huy động… Theo trình bày ở trên chúng ta thấy 3 phần của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội có quan hệ hữu cơ với nhau. Xác định phần này phải căn cứ vào hai phần kia. Bộ 3 đó là một phương án chiến lược. Nên có 2 - 3 phương án chiến lược. Sau đó chọn một phương án chính thức và 1 – 2 phương án khác là phương án dự phòng. Như vậy, mức độ phức tạp bậc cao của hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội21 nằm ở chỗ: có được các căn cứ chất lượng cao và là căn cứ của nhau của 3 phần của chiến lược . Giai đoạn C: Cân nhắc, quyết định lựa chọn phương án (kịch bản) chiến lược phát triển kinh tế - xã hội . Lựa chọn phương án (kịch bản) chiến lược phát triển kinh tế - xã hội là so sánh, cân nhắc các phương án chiến lược đã được xây dựng ở giai đoạn B về các mặt vốn đầu tư, hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế – xã hội, về mặt môi trường cùng với sự thể hiện ngày một rõ hơn của các điều kiện, tiền đề đi đến chính thức quyết định chọn một phương án chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tối ưu nhất, sát hợp nhất, khả thi nhất... Trong trường hợp phải so sánh nhiều phương án người ta phải áp dụng vận trù học, các thuật toán và máy tính. Đôi khi việc phân tích và đánh giá các phương án cho thấy rằng, có hai hoặc nhiều phương án thích hợp và người quản lý có thể quyết định thực hiện một số phương án... 1.3 Phương pháp phân tích, dự báo các căn cứ cho hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 1.3.1 Phương pháp phân tích, dự báo nhu cầu cho hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Nhu cầu là những gì cần thiết cho sự tồn tại bình thường và phát triển của một trạng thái sinh học nào đó. Tổ chức kinh tế - xã hội là một trạng thái sinh học. Tổ chức kinh tế - xã hội có rất nhiều loại nhu cầu. Đó là những nhu cầu vật chất và những nhu cầu tinh thần (xã hội)…Cần phải thống kê đầy đủ, biết cách quy tụ, biết cách đo lường và biết cách đưa ra ý tưởng, chủ định đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu của tổ chức kinh tế - xã hội ở từng giai đoạn. Chủ trương đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu dưới mức cần thiết sẽ gây lãng phí các nguồn lực. Chủ định đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu trên mức cần thiết sẽ gây hoang mang, bất mãn. Như vậy, cần biết cách phân tích, dự báo nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội để có cơ sở, căn cứ cho hoạch định chiến lược phát triển ở từng giai đoạn.22 1.3.2 Phương pháp phân tích, dự báo nội lực cho cho hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội - Nguồn lực tự nhiên: hiện có và chắc chắn hoặc tương đối chắc chắn sẽ có cho phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2015-2020: các căn cứ, cách xác định; - Nguồn nhân lực: hiện có và chắc chắn hoặc tương đối chắc chắn sẽ có cho phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2015-2020: các căn cứ, cách xác định; - Khoa học công nghệ: hiện có và chắc chắn hoặc tương đối chắc chắn sẽ có cho phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2015-2020:các căn cứ, cách xác định; - Tài chính: hiện có và chắc chắn hoặc tương đối chắc chắn sẽ có cho phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2015-2020: các căn cứ, cách xác định;… 1.3.3 Phương pháp phân tích, dự báo nguồn lực từ bên ngoài có thể huy động được cho cho hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội - Nguồn nhân lực: hiện huy động được và chắc chắn hoặc tương đối chắc chắn sẽ huy động thêm được từ bên ngoài cho phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2015-2020: các căn cứ, cách xác định; - Khoa học công nghệ: hiện huy động được và chắc chắn hoặc tương đối chắc chắn sẽ huy động thêm được từ bên ngoài cho phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2015-2020: các căn cứ, cách xác định; - Tài chính: hiện huy động được và chắc chắn hoặc tương đối chắc chắn sẽ huy động thêm được từ bên ngoài cho phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2015-2020: các căn cứ, cách xác định;23 CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH, DỰ BÁO CÁC CĂN CỨ CHO HOẠCH ĐỊNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - Xà HỘI CỦA HUYỆN THANH TRÌ GIAI ĐOẠN 2015 - 2020 2.2. PHÂN TÍCH, DỰ BÁO NHU CẦU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - Xà HỘI CỦA HUYỆN THANH TRÌ GIAI ĐOẠN 2015 – 2020 2.1.1. Phân tích tình hình phát triển kinh tế- xã hội huyện giai đoạn 2005 – 2010: Năm 2004, thực hiện nghị định 132/CP của chính phủ, huyện Thanh Trì đã chuyển giao 9 xã về thành lập quận Hoàng Mai. Do đó, địa bàn Thanh Trì còn 15 xã, 1 thị trấn. 15 xã còn lại hầu hết thuộc địa bàn sản xuất nông nghiệp. Trong 5 năm năm qua, kinh tế của huyện đã tăng trưởng cao khá ổn định. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm vượt kế hoạch là 2,1%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng: CN& XD – TM&DV – NN. Tính chung cho giai đoạn từ 2006 - 2010, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện đạt bình quân 17,15%. Ngành thương mại, dịch vụ (TM, DV) có tốc độ tăng trưởng cao nhất, với mức tăng trưởng bình quân đạt 22,4 % Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng (CN, TTCN, XD) cũng có mức tăng trưởng khá cao, với mức tăng trưởng bình quân đạt 20,2% . Ngành nông nghiệp có mức tăng trưởng bình quân thấp hơn so với các ngành khác, đạt bình quân 0,35%. Bảng 2.1 : Giá trị sản xuất và tăng trưởng GTSX trên địa bàn huyện Giá trị sản xuất (triệu đồng ) giá cố định năm 1994 Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 BQ(2006–2010) Tăng GTSX 667,435 789,996 906,550 1,042,530 1,209,335 17.15% NN 131,457 132,862 119,639 123,233 127,550 0.35% CN, TTCN– XD 427,438 511,352 612,614 712,884 834,075 20.2% TM, DV 108,540 145,820 174,297 206,413 247,710 22.4 % Nguồn: Phòng thống kê huyện Thanh Trì24 Cơ cấu kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của huyện giữa các ngành và trong nội bộ từng ngành còn chậm và có đột biến từ năm 2008-nay do Cum công nghiệp Ngọc Hồi đã đi vào hoạt động. Mạng lưới chợ các xã được đầu tư đồng bộ. Số lượng các doanh nghiệp và hộ kinh doanh tăng cao, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp rõ nét. Đóng góp của các ngành CN, TTCN, XD và DV vào sự phát triển chung trong kinh tế của huyện còn rất khiêm tốn, tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu kinh tế. Sự bất hợp lý cũng thể hiện trong nội bộ của kinh tế nông nghiệp với tỷ trọng ngành trồng trọt và dịch vụ nông nghiệp là 57,13%, chăn nuôi 29,75%, nông nghiệp 11,49%, và thuỷ sản 1,63%, chăn nuôi và kinh tế rừng chưa chiếm một tỷ lệ xứng đáng so với tiềm năng phát triển. Bảng 2.2: Cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn huyện giai đoạn 2006-2010 Đơn vị: % Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 GTSX 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 Nông nghiệp 22.44 18.73 17.30 17,18 15 CN, TTCN, XD 59.52 62.25 63 63.04 65.2 TM, DV 18.04 19.70 19.78 19.8 19.8 Nguồn: Phòng Thống kê huyện Thanh Trì Xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn theo hướng tăng tỷ trọng các ngành CN, TTCN, XD và DV, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, trong 5 năm qua (2006-2010), tỷ trọng tăng giá trị sản xuất của các ngành CN, TTCN, XD là tăng đáng kể, đạt 65,2%, bình quân mỗi năm tăng 20,2%. Ngành TM, DV có tỷ trọng giá trị sản xuất tăng đạt 6,70%, bình quân 22,4%/năm. Tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp thấp đạt 19.8%, bình quân tăng 0,03% mỗi năm. Trong giai đoạn 2006 – 2010 cơ cấu kinh tế huyện Thanh Trì đã chuyển dịch mạnh và đúng hướng thành Công nghiệp – Xây dựng – TMDV – NN đặc biệt là tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm dần, tăng tỷ trọng công nghiệp, thương mại và dịch25 vụ. Tỷ trọng ngành nông nghiệp năm 2006 là 22,44%, đến năm 2010 giảm xuống còn 15%. Tỷ trọng công nghiệp – XD năm 2006 là 59,2%, đến năm 2010 là 63.4%. Tỷ trọng TMDV năm 2006 là 18,4% đến năm 2010 tăng lên 19,8%. Hình 2.1: Cơ cấu GTSX trên địa bàn huyện năm 2006 và 2010 Nguồn: Phòng Thống kê huyện Thanh Trì – Hà Nội Các khoản thu, chi ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Thanh Trì giai đoạn 2006-2010 được thể hiện ở Bảng 2.4. Nhìn chung, thu ngân sách trên địa bàn huyện Thanh Trì đều tăng về số lượng và vượt mức thành phố giao. Mức trung bình thu ngân sách hàng năm trong giai đoạn (2006 – 2010) tăng 28,55% và tăng 12,55% so với kế hoạch. Thu ngân sách nhà nước của huyện Thanh Trì từ các nguồn: Thuế ngoài quốc doanh, thuế sử dụng nhà đất, phí, lệ phí, thuế chuyển quyền sủ dụng dất, thu khác và thu từ ngân sách nhà nước.Trong đó thu ngân sách từ thuế ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện đóng góp một phần không nhỏ ( lµ nguån thu ng©n s¸ch chÝnh cña huyÖn). Trong điều kiện thu trực tiếp vào ngân sách huyện còn hạn chế, các khoản chi chủ yếu cho giáo dục, y tế, văn hoá, chi cho quản lý hành chính được lấy từ ngân sách của huyện. Các khoản chi này chiếm tới trên 90% tổng chi ngân sách hàng năm của huyện. Phần thu ngân sách trên địa bàn chi cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng chiếm tỷ trọng nhỏ, phần lớn hỗ trợ chi cho các công trình cấp xã. Các khoản đầu tư lớn cho cơ sở hạ tầng chủ yếu từ nguồn vốn của Thành Phố và Trung ương.26 Bảng 2.3: Thu, chi ngân sách trên địa bàn huyện giai đoạn 2006 -2010 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 99,951 184,819 242,066 268,640 319,851 Thu nội địa 99,951 184,819 242,066 268,640 319,851 Thu ngoài quốc doanh 23,827 31,326 54,689 41,130 49,491 Tổng chi NS nhà nước 147,888 278,201 407,989 530,335 757,905 Nguồn: Phòng Thống kê huyện Thanh Trì –Hà Nội Nông nghiệp của Thanh Trì là nhóm ngành sử dụng nhiều đất đai và lao động, đồng thời có đóng góp hết sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội huyện Thanh Trì. Mặc dù gặp nhiều khó khăn do thiên tai, dịch bệnh và quá trình đô thị hóa đã làm giảm diện tích đất nông nghiệp (trong 5 năm đã thu hồi 121,5 ha), nhưng sản xuất nông nghiệp vẫn tiếp tục phát triển. Trong giai đoạn 2006 – 2010 giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân tăng 0,03% mỗi năm và tiếp tục phát triển theo hướng giảm tỷ trọng các ngành trồng trọt và tăng tỷ trọng các ngành chăn nuôi – thủy sản. Bảng 2.4: Giá trị sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2006 – 2010 Giá cố định 1994 Giá trị sản xuất ( triệu đồng ) Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 BQ 2006 -2010 Tổng GTSX 131,457 132,825 119,639 123,233 127,500 126,930 101,926 98,381 94,330 95,192 97,400 97,445 59,047 55,317 58,029 57,933 57,500 57,565 Nông nghiệp Trồng trọt Chăn nuôi 42,879 43,064 36,301 37,259 39,900 39,880 Thủy sản 29,531 34,444 25,309 28,041 30,100 29,485 Nguồn: Phòng Thống kê huyện Thanh Trì27 Giá trị ngành trồng trọt giảm mạnh từ năm 2007. Dịch bÖnh gia súc, gia cầm thiên tai rét đâm, rét hại, úng lụt thường xuyên xảy ra, riêng năm 2007 làm thiệt hại 1205 tấn cá, 392 tấn tôm thương phẩm bị chết do rét đậm, rét hại, hầu hết diện tích cây vụ đông bị mất trắng, diện tích thủy sản bị thiệt hại 75% do úng lụt. Sang đến năm 2008, ngập lụt chưa từng có trong lịch sử huyện Thanh Trì làm cho 851 ha nuôi trông thủy sản bị giảm 802 tấn, sản xuất nông nghiệp ước tính đạt 61,6 triệu đồng/ha, giảm 10,1 tr.đồng so với năm 2007. Tuy nhiên, năng suất trên 1 ha vẫn đạt hiệu suất cao: năm 2010 giá trị sản lượng trên 1ha đất nông nghiệp là 70,7 triệu đồng/ha/năm. Hình 2.2: Cơ cấu nông nghiệp, thuỷ sản năm 2006 và 2010 Trong những năm qua huyện đã hình thành vùng sản xuất lúa chất lượng cao tại các xã Tả Thanh Oai – Vĩnh Quỳnh; xây dựng các vùng sản xuất rau an toàn và cây dược liệu tại các xã vùng bãi: Yên Mỹ, Duyên Hà, Vạn Phúc. Nhờ kết hợp cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế trang trại có hiệu quả kinh tế cao như ở các xã: Tân Triều, Tứ Hiệp, tả Thanh Oai, Thanh Liệt. Toàn huyện có 156 trang trại, trong đó trang trại nuôi trồng thủy sản chiếm 15%. Kinh tế trang trại phát triển góp phần thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế cây trồng vật nuôi, tạo vùng sản xuất tập trung, tăng giá trị sản xuất trên 1 ha đất nông nghiệp. Các trang trại sản xuất đều có giá trị sản xuất đạt 100 triệu đồng/năm trở lên, đặc biệt có hộ thu nhập cao, thu hút được 3 – 15 lao động thường xuyên tham gia sản xuất.28 Bảng 2.5: Giá trị các sản phẩm chủ yếu của nông nghiệp, thủy sản Giá cố định năm 1994 Sản phẩm chủ yếu Đơn vị 2008 2009 2010 Sản lượng lương thực có hạt Tấn 16,885 16,794 17,000 - Thóc Tấn 15,026 15,068 15,100 - Ngô Tấn 1,859 1,726 1,900 Đậu tương Tấn 49.25 1.20 2.00 Lạc Tấn 30 30 30 Rau Tấn 28,288 29,000 30,000 Thịt hơi các loại Nghìn tấn 4.20 4.39 3.10 Sản lượng nuôi trồng thủy sản Tấn 2,746 3,066 3,100 - Tôm xú Tấn 13.20 13.30 16.80 - Cac loại cá Tấn 2,732.8 30,052.7 3,083,2 Nguồn: Phòng thống kê huyện Thanh Trì Ngành chăn nuôi của huyện phát triển tương đối ổn định. Công tác phòng chống dịch bệnh được quan tâm, tổ chức tiêm phòng cho gia súc, gia cầm theo đúng kế hoạch. Tổng đàn trâu bò năm 2006 là 1400 con, năm 2010 tăng lên 2050 con. Tổng đàn lợn trên 2 tháng tuổi năm 2006 là 26000 con, đến năm 2010 tăng lên 27000 con. Trong 5 năm từ 2006 -2010, tổng diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trông vật nuôi của huyện là 200 ha, trong đó chuyển đổi từ lúa 2 vụ sang nuôi trồng thủy sản, như nuôi cá có kinh tế cao (cá chép lai, trê lai, rô phi thuần) và nuôi tôm càng xanh được 152 ha; Đặc biệt, trên địa bàn huyện đã hình thành vùng nuôi trồng thủy sản tập trung tại xã đông Mỹ. Đến nay diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 900 ha, trong đó có diện tích nuôi tôm là 152 ha.29 Bảng 2.6: Giá trị các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản chủ yếu giai đoạn 2006-2010 Giá cố định năm 1994 Sản phẩm chủ yếu Đơn vị 2008 2009 2010 Sản lượng lương thực có hạt Tấn 16,885 16,794 17,000 - Thóc Tấn 15,026 15,068 15,100 - Ngô Tấn 1,859 1,726 1,900 Đậu tương Tấn 49.25 1.20 2.00 Lạc Tấn 30 30 30 Rau Tấn 28,288 29,000 30,000 Thịt hơi các loại Nghìn tấn 4.20 4.39 3.10 Sản lượng nuôi trồng thủy sản Tấn 2,746 3,066 3,100 - Tôm xú Tấn 13.20 13.30 16.80 - Cac loại cá Tấn 2,732.8 30,052.7 3,083,2 Nguồn: Phòng thống kê huyện Thanh Trì Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng ngày càng đóng vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế của huyện Thanh Trì, với giá trị sản xuất CN, và XD năm 2010 chiếm 65.2% tổng giá trị sản xuất trên địa bàn, và tốc độ tăng trưởng đạt 20.2%. Hoạt động CN, TTCN trên địa bàn huyện phát triển đã và đang từng bước thu hút lao động địa phương, tạo ra việc làm, tăng thu nhập, góp phần xoá đói giảm nghèo và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện theo hướng CNH-HĐH.30 Bảng 2.7: Giá trị sản xuất CN - TTCN, XD giai đoạn 2006-2010 Giá cố định năm 1994 Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng GTSX 427,438 511,351 612,614 712,884 835,418 CN - TTCN 3825,57 455,068 542,084 624,501 731,915 XD 44,913 56,283 70,530 88,383 103,503 Nguồn: Phòng thống kê huyện Thanh Trì Bảng trên cho thấy, GTSX công nghiệp và xây dựng trong những năm gần đây tăng khá mạnh, đặc biệt là công nghiệp. Bên cạnh cụm công nghiệp mang tính chất quy mô và hiện đại, các cơ sở công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp được thành lập đã thu hút hàng ngàn lao động. Năm 2006 toàn huyện có 1062 cơ sở sản xuất CN – TTCN, Năm 2007 toàn huyện có 112 doanh nghiệp công nghiệp, 1300 hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp, tạo ra GTSX cơ bản là 511.351 triệu đồng, tăng 19,6% so với năm 2006. Đến năm 2008 GTSX CN – TTCN – XD cơ bản đạt 542.084 triệu đồng, vượt xa kế hoạh đề ra. Đến năm 2010 toàn huyện có 234 doanh nghiệp, 1477 hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp, giá trị tăng trưởng bình quân của CN – TTCN – XD trên địa bàn huyện đạt 20,2%. Bảng 2.8: Sản lượng một số sản phẩm CN – TTCN chủ yếu giai đoạn 2006-2010 Chỉ tiêu Sản lượng một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu: Đơn vị 2008 2009 2010 - Thép xây dựng Nghìn tấn 19 17 1831 - Sợi xe các loại " 777 790 810 - Quần áo dệt kim 1000 cái 312 315 400 - Quần áo may sẵn 1000 cái 1,045 1,066 1,265 - Miến, bún khô Tấn 1,446 1,446 1,550 Nguồn: Phòng Thống kê huyện Thanh Trì Song song với việc phát triển của CN, TTCN là sự phát triển của các công trình xây dựng trên các lĩnh vực kinh tế - giao thông – đô thị, liên quan chặt chẽ và góp phần thúc đẩy kinh tế huyện Thanh Trì phát triển. Ngành thương mại dịch vụ của huyện cũng phát triển với các hình thức kinh doanh, các mặt hàng phong phú. Năm 2006 huyện có 167 doanh nghiệp hoạt động thương mại dịch vụ, 5.050 hộ kinh doanh, thu hút 9.678 lao động, giá trị sản xuất ước đạt 208.540 triệu đồng. Năm 2007 ước đạt 133,720 tăng 23,2% so với cùng kỳ. Năm 2008, thị trường giá cả trong nước không ổn định nên giá trị sản xuất thương mại dịch vụ của huyện chỉ đạt 174,297 triệu đồng giảm 3,7% so với năm 2007. Năm 2009, Thành phố có biện pháp kích cầu, đồng thời huyện tổ chức hội chợ làng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp lần thứ hai; phối hợp với các huyện ngoại thành, các làng nghề quận Hoàng Mai, Thường Tín, Phú Xuyên, Thanh Oai, Trung tâm khuyến nông Hà Nội để quảng bá, giới thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng. Một số chợ trên địa bàn huyện được xây dựng lại, bao gồm chợ các xã Đông Mỹ, Ngũ Hiệp, Tả Thanh Oai, Vĩnh Quỳnh. Năm 2009, giá trị thương mại của huyện đạt 207,413 triệu đồng, tăng 19% so với cùng kỳ. Giữa năm 2010, toàn huyện có 1002 doanh nghiệp và 5.630 hộ kinh doanh; trung tâm thương mại của huyện được hoàn thành và đưa vào sử dụng, xây dựng 6 chợ mới, tạo điều kiện cho các hộ kinh doanh phát triển…Tính chung, trong 5 năm 2006-2010 thương mại dịch vụ trên địa bàn huyện tăng bình quân 22,4% và là nhóm ngành có tốc độ tăng trưởng lớn nhất. Các hoạt động văn hóa- xã hội trên địa bàn huyện Thanh Trì liên tục phát triển toàn diện, cơ bản đã hoàn thành chỉ tiêu đề ra, đời sống tinh thần người dân được cải thiện rõ nét.32 Công tác giáo dục đào tạo ổn định và từng bước phát triển. Chất lượng dạy và học được nâng cao toàn diện. Có 27 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt kế hoạch. Đầu tư cho giáo dục trong 5 năm gần đây chiếm 32.51% tổng đầu tư ngân sách. Năm 2009, huyện hoàn thành phổ cập trình độ trung học tại 100% các xã, thị trấn. Ngành giáo dục huyện được Ủy ban nhân dân Thành phố tặng cờ thi đua xuất sắc liên tục dẫn đầu khối huyện. Năm 2006 – 2007, huyện có 19 giáo viên dậy giỏi cấp thành phố, 70 học sinh đoạt giải cấp thành phố, 4 học sinh đoạt giải cấp quốc gia, 9 trường được công nhận là tập thể xuất sắc cấp thành phố. Niên học 2007 – 2008 , có 20 giáo viên, 180 học sinh đạt giải cấp thành phố và quốc gia. 2009 – 2010, ngành đã triển khai 4 đề án nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, cơ sở vật chất của trường tiểu học và trung học cơ sở. Bảng 2.9: Tình hình giáo dục và đào tạo của huyện Chỉ tiêu Đơn vị 2008 2009 2010 - Tổng số học sinh đầu năm học Học sinh 29,294 33,871 34,208 + Mẫu giáo " 5,095 9,548 9,144 + Tiểu học " 11,845 11,749 12,303 + Trung học cơ sở " 10,974 9,274 9,428 + Trung học phổ thông " 1,380 3,300 3,333 - Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đi học mẫu giáo % 84.4 86.4 86.4 - Tỷ lệ học sinh đi học đúng độ tuổi: % + Tiểu học " 99.9 98.9 100.5 + Trung học cơ sở " 100 100 10033 + Trung học phổ thông " - Số xã/phường đạt phổ cập trung học cơ sở Xã 16 16 16 - Tỷ lệ xã/phường đạt phổ cập THCS % 100 100 100 Nguồn: Phòng thống kê huyện Thanh Trì Công tác y tế - dân số gia đình và trẻ em có nhiều chuyển biến tích cực. Huyện đầu tư 21,387 triệu đồng để nâng cấp y tế huyện và đến năm 2010 huyện đã đạt 15/15 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. Số lao động qua đào tạo của huyện đạt tỷ lệ 52%. Công tác văn hóa – thông tin – thể dục đạt thành tích tốt; công tác an ninh quốc phòng được củng cố, tăng cường. An ninh chính trị được giữ vững, giải quyết tốt an ninh nông thôn. 2.1.2. Phân tích , dự báo tình hình phát triển kinh tế - xã hội huyện Thanh Trì đến năm 2015, 2020: 2.1.2.1. Tốc độ tăng trưởng và chuyển dich cơ cấu kinh tế: Đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả: Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến năm 2015 theo hướng công nghiệp xây dựng – Thương mại dịch vụ - nông nghiệp. ( Trong đó giá trị sản xuất công nghiệp xây dựng chiếm 65%, thương mại dịch vụ chiếm 25%, Nông nghiệp chiếm 10%.) Tập trung đầu tư phát triển sản xuất, đầu tư có trọng điểm kết cấu hạ tầng tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển ngành nghề. Huy động mạnh các nguồn lực cho đầu tư phát triển. Chú trọng công tác đào tạo nghề, chuyển dịch một bộ phận lao động nông nghiệp nông thôn sang ngành công nghiệp và dịch vụ, mở rộng các ngành, làng nghề mới.34 Bảng 2.10: Dự báo cơ cấu giá trị sản xuất các ngành đến năm 2015, 2020 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2020 GTSX 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 Nông nghiệp 15,0 14,0 13,0 12,0 11,0 10,0 4,0 CN, TTCN, XD 65,2 63,5 63,8 64,2 64,5 65 69 TM, DV 19.8 20,2 20,5 22,0 24,0 25 27 Nguồn: Phòng Kinh Tế huyện Thanh Trì Theo bảng 2.10 ta thấy, theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Thanh Trì giá trị sản xuất nông nghiệp tăng mỗi năm 1%, đồng thời tỷ trọng trong cơ cấu phấn đấu giảm 1%. Đối với ngành công nghiệp, thương mại dịch vụ năm 2012, 2013 duy trì tốc độ tăng trưởng, năm 2014, 2015 có tốc độ tăng trưởng theo Nghị quyết đánh giá là những năm thuận lợi cho sự phát triển của Thanh Trì như: Tình hình phát triển chung của Thủ đô, một số cơ sở hạ tầng của huyện được hoàn thành như đường 70- Phan Trọng Tuệ, một số đường giao thông liên xã, mở rộng cụm khu công nghiệp Ngọc Hồi… Đây là những điều kiện thuận lợi cho kinh tế huyện phát triển. Bảng 2.11. Dự báo giá trị sản xuất của huyện đến năm 2015 Giá trị sản xuất (triệu đồng ) giá cố định năm 1994 Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2013 2014 2015 Tăng GTSX 1,042,530 1,209,335 1,417,000 1,827,700 2,138,500 2,405,600 NN 123,233 127,550 128,300 130,200 132,000 134,000 CN, TTCN– XD 712,884 834,075 980,400 1,313,200 1,543,100 1,687,600 TM, DV 206,413 247,710 308,300 384,300 463,400 584,000 Nguồn: Phòng thống kê huyện Thanh Trì35 Qua bảng 2.11 ta thấy, giai đoạn 2009 – 2010 tốc độ tăng trưởng bình quân của tổng giá trị sản xuất là 16 %, dự báo tố độ tăng trưởng những năm tiếp theo từ 16 – 18%. Từ đó ta tính được kết quả dự báo như trên. Về thu nhập bình quân đầu ngươì đến năm 2015 là 25 triệu đồng/ người/ tháng ( theo Nghị quyết Đại Hội Đảng bộ huyện) 2.1.2.2. Tình hình phát triển nông nghiệp: Thực hiện đề án phát triển kinh tế các xã, phát triển nông nghiệp theo hướng quy mô lớn gắn với đô thị sinh thái, sản xuất hàng hoá thành vùng tập trung có năng suất chất lượng hiệu quả cao, có khả năng cạnh tranh và đảm bảo tốt với môi trường. Phấn đấu giá trị sản xuất hàng năm tăng 1%, UBND huyện đã tiến hành quy hoạch xây dựng các vùng sản xuất tập trung để nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp được dự báo trong 5 năm tới như: Tại xã Đại áng, Vĩnh Quỳnh, Đông Mỹ và ba xã vùng bãi là những xã có diện tích sản xuất nông nghiệp ổn định. Bảng 2.12: Dự báo giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đến nă m 2015, 2020. Giá trị sản xuất ( triệu đồng ) Chỉ tiêu 2010 2011 2013 2015 2020 GTSX NN 127,5 128,8 131,3 134,000 140,820 Nguồn: Phòng Kinh tế huyện Thanh Trì 2.1.2.3. Tình hình phát triển TTCN và xây dựng: Với vị trí huyện trung tâm Thủ đô, trong những năm tới khi khu công nghiệp Ngọc Hồi mở rộng giai đoạn 2, đầu tư mở rộng làng nghề tại xã Tân Triều…, giá trị sản xuất công nghiệp xây dựng sẽ tăng từ 17% - 18%/năm. Đến năm 2015 sẽ là 1847,230 triệu đồng, năm 2020 là 4119,830 triệu đồng.36 Bảng 2.13 : Dự báo giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng năm 2015, 2020 Giá cố định năm 1994 Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2015 2020 Tổng GTSX 612,614 712,884 835,418 1847,230 4119,830 CN – TTCN 542,084 624,501 731,915 1618,400 3600,500 XD 70,530 88,383 103,503 288,830 519,330 Nguồn: Phòng kinh tế huyện Thanh Trì 2.1.2.4. Tình hình phát triển ngành dịch vụ: Dự báo trên địa bàn huyện sẽ quy hoạch và phát triển một số trung tâm thương mại lớn, hiện đại, các khu du lịch sinh thái dần được hình thành, các khu đô thị, khu công nghiệp sẽ là những điều kiện thuận lợi cho các ngành dịch vụ phát triển. Giá trị sản xuất ngành dịch vụ được dự báo có tốc độ tăng trưởng từ 18% - 20%/năm. Bảng 2.14: Dự báo giá trị sản xuất ngành dịch vụ năm 2015, 2020. Giá trị sản xuất ( triệu đồng ) Chỉ tiêu 2009 2012 2015 2020 GTSX DV 207,413 351,000 580,000 1250,000 \Nguồn: Phòng Kinh tế huyện Thanh Trì37 2.2 Phân tích, dự báo nội lực cho phát triển kinh tế –xã hội của huyện Thanh Trì giai đoạn 2015 – 2020 2.2.1. Vị trí Địa Lý: Huyện Thanh Trì nằm ven phía Nam và Đông Nam Hà Nội với diện tích tự nhiên là 6.292,7 ha , giáp các quận: Thanh Xuân (phía Tây Bắc), Hoàng Mai (phía Bắc), Hà Đông (phía Tây); và các huyện Gia Lâm (với Sông Hồng làm ranh giới tự nhiên) ở phía Đông, Thanh Oai và Thường Tín ở phía Nam. Là đầu mối giao thông quan trọng của Thủ đô, thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế - xã hội với các huyện, các tỉnh phía Nam. Huyện Thanh Trì nằm ở hữu ngạn sông Hồng, địa thế thấp dần về phía Đông Nam theo hướng dòng chảy của sông Hồng, trên địa bàn huyện có đoạn cuối của sông Tô Lịch chảy qua nối với sông Nhuệ ở phía Tây Nam. Địa hình của huyện Thanh Trì thấp với nhiều điểm trũng. Sông Hồng nhiều lần chuyển dòng để lại vết tích những điểm trũng này là các ao, hồ, đầm. Tên huyện Thanh Trì và tên cổ Thanh Đàm có nghĩa "ao xanh" và "đầm xanh" chính là dựa vào đặc điểm địa hình của huyện. Hành chính: Huyện Thanh Trì có một thị trấn Văn Điển và 15 xã : Thanh Liệt, Đông Mỹ, Yên Mỹ, Duyên Hà, Tam Hiệp, Tứ Hiệp, Ngũ Hiệp, Ngọc Hồi, Vĩnh Quỳnh, Tả Thanh Oai, Đại Áng, Vạn Phúc, Liên Ninh, Hữu Hòa, Tân Triều. Khí hậu: Thanh Trì nằm trong vùng khí hậu Bắc Bộ, mang những nét điển hình của khí hậu nhiệt đới gió mùa như: mùa hè nóng ẩm mưa nhiều, mùa đông lạnh, cuối đông ẩm ướt và mưa phùn.Thanh Trì có độ ẩm và lượng mưa khá lớn, trung bình 114 ngày mưa một năm. Một đặc điểm rõ nét của khí hậu Thanh Trì là sự thay đổi và khác biệt của hai mùa nóng, lạnh. Mùa nóng kéo dài từ tháng 5 tới tháng 9, kèm theo mưa nhiều, nhiệt độ trung bình 28,1 °C. Từ tháng 11 tới tháng 3 năm sau là khí hậu của mùa đông với nhiệt độ38 trung bình 18,6 °C. Cùng với hai thời kỳ chuyển tiếp vào tháng 4 và tháng 10, Thanh Trì có đủ bốn mùa xuân, hạ, thu và đông. Lượng mưa trung bình hàng năm 1.700 – 1.800 mm tập trung từ tháng 5 đến tháng 10 nên Thanh Trì thường ngập úng khi có mưa, báo lớn xảy ra. Điều kiện thủy văn: Theo số liệu khí tượng thuỷ văn , nhiệt độ không khí trung bình qua các năm là 23,3 độ C . Tài nguyên nước: Thanh Trì có hệ thống sông ngòi khá dày. Ngoài hệ thống sông Hồng chảy qua phía đông huyện trên một tuyến dài gần 16 km và các chi lưu của nó, đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp của các xã. Những thuận lợi về khí hậu, thuỷ văn, tài nguyên đất đã giúp cho sản xuất nông nghiệp của Thanh Trì phát triển với thế mạnh là nông nghiệp. Ngoài ra Thanh Trì còn có nhiều đầm, hồ, lớn nhất là đầm Linh Đường. Sông Tô Lịch chảy từ bắc đến nam, phía tây nam huyện còn có sông Nhuệ. Phía bắc có sông Kim Ngưu, sông Lừ, sông Sét chảy qua nên việc cung cấp nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp có nhiều thuận lợi Giao thông: Huyện Thanh Trì có lợi thế là nằm ở ngay những tuyến giao thông huyết mạch; đường thủy có sông Hồng, đường bộ có quốc lộ 1A, 1B, đường sắt Bắc Nam, do đó huyện có vị trí quan trọng cả về quân sự và kinh tế, tạo điều kiện phát triển ngành dịch vụ và thương mại. Về đất đai Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Thanh Trì là 6292.7138 ha, trong đó: 3462.9603 ha là đất nông nghiệp (chiếm 55.03%); 2798.4636ha là đất phi nông nghiệp (chiếm 44.47%); 31.29 ha đất chưa sử dụng (chiếm 0.49%). Tiềm năng đất đai của Thanh Trì là rất lớn, với diện tích đất chủ yếu phù hợp cho phát triển nông nghiệp, tầng đất dày canh tác tốt, chất lượng đất tốt.39 Bảng 2.15: Tình hình đất đai của Huyện năm 2010 Loại đất Số lượng (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 6292.7138 100 I. Đất nông nghiệp 3462.9603 55.03 A.Đất sản xuất nông nghiệp 2587.9582 41.13 1.1. Đất trồng cây hàng năm 2577.8521 40.97 1.1.1. Đất chuyên trồng lúa 1929.0874 30.66 1.1.2 Đất chuyên trồng cây hàng năm khác 648.7647 10.31 1.2. Đất trồng cây lâu năm 10.1061 0.16 2. Đất nuôi trồng thủy sản 866.7428 13.77 3. Đất nông nghiệp khác 8.2592 0.13 II. Đất phi nông nghiệp 2798.4636 44.47 B. Đất ở 820.08 13.03 1.1 Đất ở nông thôn 786.9828 12.51 1.2 Đất ở đô thị 33.0972 0.53 C. Đất chuyên dùng 1337.3024 21.25 2.1 Đất trụ sở cơ quan 73.9414 1.17 2.2 Đất quốc phòng an ninh 85.8496 1.36 2.3 Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 289.6073 4.6 2.4 Đất có mục đích công cộng 887.9041 14.11 D. Đất tín ngưỡng 20.4537 0.33 4. Đất nghĩa trang, nghĩa địa 118.1265 1.88 5. Đất sông suối và mặt đất chuyên dùng 502.501 7.98 III. Đất chưa sử dụng 31.29 0.49 Nguồn: Phòng Thống kê huyện Thanh Trì - Tài liệu phục vụ Luận văn Đối với đất phi nông nghiệp Năm 2010, diện tích đất phi nông nghiệp là 2798.4636 ha (chiếm 44.47%40 tổng diện tích đất tự nhiên của toàn Huyện). Trong cơ cấu đất phi nông nghiệp, diện tích đất ở chiếm 13.03 %, đất chuyên dùng chiếm 21.25%, đất tôn giáo tín ngưỡng 0.32%, đất nghĩa trang nghĩa địa chiếm 0.32 %, đất sông suối và mặt nước chuyên dùng chiếm 7.98% Đất nông nghiệp Năm 2010, diện tích đất nông nghiệp là 3462.9603ha (chiếm 55.03% tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện). Trong cơ cấu đất nông nghiệp có đất sản xuất nông nghiệp là 2587.9582 ha chiếm 41.13% ( đất trồng cây hàng năm là 2577.8521 chiếm 40.97%; đất trồng cây lâu năm là 10.1061ha chiếm 0.16%). Đất nuôi trồng thủy sản là 866.7428 ha chiếm 13.77%. Đất nông nghiệp khác là 8.2592 ha chiếm 0,13% Đất chưa sử dụng Diện tích đất chưa sử dụng là 31.29ha chiếm 0,49 % Nguồn nhân lực: Dân số trung bình của Thanh Trì năm 2010 là 198,500 người, Số lao động được giải quyết việc làm mới trong năm 4,550. Tỷ lệ lao động được đào tạo so với tổng số lao động đạt 53%. Bảng 2.16: Dự báo nguồn nhân lực cho phát triển của huyện đến năm 2015: Chỉ tiêu Đơn vị 2011 2012 2013 2014 2015 Dân số Người 200,000 201,000 203,400 204,300 205,800 Số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động Người 94,150 94,600 95,000 95,300 95,550 Số lao động có việc làm trong năm Người 86,600 87,000 87,250 87,600 87,800 Nguồn: Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2010 – 201541 Theo đó tốc độ tăng dân số tự nhiên là từ 1,18 – 1,19%/năm, số người trong độ tuổi lao động hàng năm bình quân tăng 0,47%. Nguồn lực khoa học công nghệ: Năm 2010 trên địa bàn huyện có 1.236 doanh nghiệp đóng trên địa bàn. Trong đó theo khảo sát có 120 doanh nghiệp được cho là có công nghệ sản xuất tiên tiến còn lại là công nghệ trung bình và lạc hậu, đến năm 2011 là 125 doanh nghiệp. xu hướng này tiếp tục tăng, dự báo đến năm 2015 có 300/1700 doanh nghiệp. ( theo báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ huyện). Đặc biệt là việc đẩy mạnh nghiên cứu của các viện trên địa bàn huyện: Viện khoa học nông nghiệp, giống, cây trồng. Mở rộng các khu công nghiệp: Ngọc Hồi. Nguồn lực Tài chính: Thu ngân sách trên địa bàn tiếp tục tăng bình quân hàng năm 19%, do đó nguồn lực về tài chính phục vụ cho việc đầu tư phát triển kinh tế của huyện không ngừng tăng. Bảng 2.17: Dự báo thu ngân sách trên địa bàn huyện giai đoạn 2011 – 2015: Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 Thu ngân sách trên địa bàn 380,600 453,000 538,000 640,000 760,000 Nguồn: Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ Huyên Thanh Trì nhiệm kỳ 2010-2015 Các đặc điểm lịch sử, truyền thống tập quán dân cư: Thanh Trì từ xa xưa đã lấy nông nghiệp làm chủ yếu như nuôi trâu, nuôi bò, nuôi cá, nuôi lợn, trồng rau, hoa cây ăn quả. Ngày nay Thanh Trì hình thành vùng nuôi trồng thủy sản tập trung tại các xã Đông Mỹ, Tứ Hiệp, Tả42 Thanh Oai, Đại Áng, Thanh Liệt hàng năm cung cấp hàng nghìn tấn cá cho thành phố. Thanh Trì còn có nhiều làng nghề thủ công như ngành nghề gắn liền với chế biến nông sản, thực phẩm, chế biến mây tre đan tinh xảo dùng trong nước và xuất khẩu… Do từ xưa Thanh Trì đã gần kinh thành Thăng Long nên Trì có rất nhiều chợ búa thuận tiện cho việc buôn bán lưu thông hàng hóa như chợ Thọ Om, Chợ Đông phù,chợ Quang (chợ xã Thanh Liệt), Chợ Vĩnh Quỳnh, Chợ Đám… Cùng với truyền thống lao động sản xuất, huyện còn có nhiều đền chùa, đền miếu, có giá trị về kiến trúc nghệ thuật và cũng là những danh tích. Đình Vĩnh Ninh thờ nàng Tía, ở Thanh Liệt đình ngoài thờ Phạm Tu, đình trong thờ Chu Văn An. Đình Đông Phù và Việt Yên thờ Nguyễn Siêu. Đền tả Thanh Oai thờ Lê Đại Hành; Đình Quỳnh Đô thờ Tô Hiến Thành; Đình Triều Khúc thờ Phùng Hưng: Chùa Ninh Xá và chùa Tự Khoát …. 2.2.2. Môi trường kinh tế trên địa bàn huyện Thanh Trì C¬ cÊu kinh tÕ chuyÓn dÞch đúng hướng: Công nghiệp, Xây dựng - Thương mại dịch vụ - N«ng nghiÖp. Tèc ®é t¨ng trëng kinh tÕ b×nh qu©n hµng n¨m 17,1% (vît 2,1% so víi kÕ ho¹ch). Thu nhËp b×nh qu©n ®Çu ngêi n¨m 2005 ®¹t 5,5 triÖu ®ång, ®Õn n¨m 2010 íc ®¹t 13,3 triÖu ®ång (vît 4,3 triÖu ®ång so víi kÕ ho¹ch). Gi¸ trÞ s¶n xuÊt trªn 1 ha ®Êt n«ng nghiÖp ®¹t 70,7 triÖu ®ång (t¨ng 15,7 triệu đồng so víi n¨m 2005). Trên địa bàn huyện có 1.236 doanh nghiệp của Trung ương, Thành phố và ngoài quốc doanh hoạt động. C«ng nghiÖp - Tiểu thủ công nghiệp có bước ph¸t triÓn m¹nh, giá trị sản xuất tăng b×nh qu©n hµng n¨m ®¹t 20,2%, t¨ng 2,2% so víi kÕ ho¹ch. Hoµn thµnh x©y dùng và phát huy có hiệu quả Côm c«ng nghiÖp Ngäc Håi thu hút 34 doanh nghiÖp ®Çu t, ho¹t ®éng, tiÕp tôc më réng thªm kho¶ng 18,2 ha. Sè lîng c¸c hé s¶n xuÊt Công nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp t¨ng nhanh, toµn huyÖn cã 234 doanh nghiệp và 1.477 hé s¶n xuÊt TiÓu thñ c«ng nghiÖp (tăng 134 doanh nghiệp, 331 hộ sản xuất43 Công nghiệp, TiÓu thñ c«ng nghiÖp so với năm 2005). Nhìn chung, các doanh nghiệp đều chủ động đổi mới phương thức tổ chức sản xuất, đầu tư trang thiết bị đảm bảo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động. C¸c lµng nghÒ truyÒn thèng được quan tâm đầu tư phát triển gãp phÇn n©ng cao thu nhËp, gi¶i quyÕt viÖc lµm cho nh©n d©n. Hoµn thµnh x©y dùng c¬ së h¹ tÇng lµng nghÒ tËp trung T©n TriÒu, bíc ®Çu c¸c doanh nghiÖp, c¸c hé ®· æn ®Þnh s¶n xuÊt. HuyÖn ®ang tiÕp tôc triÓn khai ®Çu t x©y dùng c¸c lµng nghÒ xã H÷u Hoµ, Tam HiÖp, V¹n Phóc. X©y dùng th¬ng hiÖu sản phẩm truyền thống của x· Duyªn Hµ; th¬ng hiÖu m©y tre ®an của x· V¹n Phóc. Th¬ng m¹i dÞch vô ®îc khuyÕn khÝch ph¸t triÓn víi nhiÒu h×nh thøc, mức t¨ng b×nh qu©n hµng n¨m ®¹t 22,4%, vượt 3,4% so víi kÕ ho¹ch. Sè lîng c¸c doanh nghiÖp vµ c¸c hé kinh doanh dÞch vô t¨ng nhanh, toµn huyÖn cã 1.002 doanh nghiÖp vµ 5.630 hé (t¨ng 697 doanh nghiÖp vµ 2.322 hé so víi n¨m 2005). Trung t©m dÞch vô th¬ng m¹i đã hoàn thành, x©y dùng xong 6 chî míi, ®ang ®Çu t x©y dùng 4 chî phôc vô nhu cÇu giao lu, bu«n b¸n cña nh©n d©n. S¶n xuÊt n«ng nghiÖp phát triển theo híng t¨ng tû träng thuû s¶n. HuyÖn ®· tích cực, chủ động x©y dùng và triển khai các Ch¬ng tr×nh hµnh ®éng thùc hiÖn NghÞ quyÕt Trung ¬ng 7 vÒ “N«ng nghiÖp, n«ng d©n, n«ng th«n” theo híng thiÕt thùc, hiÖu qu¶ và đẩy mạnh xây dựng “Nông thôn mới”. TËp trung l·nh ®¹o, chuyÓn ®æi cơ cấu cây trồng vật nuôi đạt 200 ha, trong đó có 152 ha tõ trång lóa 2 vô bÊp bªnh sang nu«i trång thuû s¶n, trång hoa, c©y c¶nh, víi nhiÒu m« h×nh kinh tÕ trang tr¹i cã hiÖu qu¶ kinh tÕ cao. §µn gia sóc, gia cÇm cña huyÖn ph¸t triÓn æn ®Þnh, kịp thời xử lý các dịch bệnh ở gia súc, gia cầm kh«ng để dịch bÖnh bùng ph¸t trªn ®Þa bµn. §· hoµn thµnh ®Çu t xây dựng vµ c¶i t¹o kªnh m¬ng giai đoạn 1 lấy nước sông Hồng từ kªnh Hång V©n phôc vô tíi tiªu cho c¸c x· vïng träng ®iÓm s¶n xuÊt lóa. H×nh thµnh các vïng: Nu«i trång thuû sản tËp trung t¹i các x·: §«ng Mü, Tø HiÖp, T¶ Thanh Oai, §¹i ¸ng, Thanh LiÖt; S¶n xuÊt lóa chÊt lîng cao t¹i c¸c x·: T¶ Thanh Oai, VÜnh Quúnh; s¶n xuÊt rau an toµn vµ c©y dîc liÖu t¹i c¸c x·: Yªn Mü, Duyªn Hµ, V¹n Phóc. Toµn huyÖn cã 228 trang tr¹i, c¸c trang tr¹i ®Òu cã gi¸ trÞ s¶n xuÊt ®¹t trªn 100 triÖu ®ång/ha/n¨m.44 Ho¹t ®éng cña các Hîp t¸c x· ®· có chuyÓn biÕn tích cực, mét sè Hîp t¸c x· ho¹t ®éng cã hiÖu qu¶ tèt. HuyÖn ®· quan tâm hỗ trợ và chØ ®¹o tæ chøc thêng xuyªn công tác båi dìng, tËp huÊn n©ng cao tr×nh ®é nghiÖp vô và c«ng t¸c qu¶n lý c¸c Hîp t¸c x·, híng dÉn chuyÓn ®æi ho¹t ®éng theo LuËt Hîp t¸c x·, thµnh lËp míi 7 Hîp t¸c x·, trong ®ã cã 3 Hîp t¸c x· tiªu thô s¶n phÈm theo híng tËp trung t¹i c¸c x·: §«ng Mü, V¹n Phóc vµ Duyªn Hµ. 2.3 Phân tích, dự báo các nguồn lực thu hút được từ bên ngoài cho phát triển kinh tế –xã hội của hguyện Thanh Trì giai đoạn 2015 - 2020 2.3.1. Môi trường chính trị-kinh tế và pháp luật trong nước và thế giới 2.3.1.1. Môi trường chính trị-kinh tế và pháp luật trong nước: Tình hình trong nước đã, đang và sẽ có nhiều yếu tố và điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế: Sự ổn định chính trị- xã hội của đất nước, môi trường kinh tế vĩ mô ngày càng được hoàn thiện, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục tục được đổi mới, hoàn thiện và ngày càng vận hành đồng bộ có hiệu quả hơn. Nhiều cơ chế chính sách đã ban hành trong những năm qua sẽ phát huy tác dụng, tác động rất tích cực tới sự phát triển của các ngành, các thành phần kinh tế. Đặc biệt là việc triển khai thực hiện các Luật quan trọng, như: Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Chứng khoán, Luật Phòng chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm và chống lãng phí và việc cho phép đảng viên làm kinh tế tư nhân… sẽ góp phần tạo môi trường pháp lý thống nhất, ổn định, công bằng và minh bạch cho đầu tư kinh doanh. Bộ máy và chức năng nhiệm vụ của các bộ, ngành và các địa phương sẽ được điều chỉnh theo hướng hoàn thiện hơn, phù hợp hơn với yêu cầu của công cuộc đổi mới. Hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước ngày càng sâu rộng, đến nay nước ta được kết nạp vào Tổ chức thương mại thế giới (WTO), đã thiết lập quan hệ ngoại giao với với 168 quốc gia thuộc tất cả các châu lục, là thành viên của 63 tổ chức quốc tế và có quan hệ với 500 tổ chức phi Chính phủ, có quan hệ thương mại với 165 nước và vùng lãnh thổ. Nước ta có nhiều cơ hội hơn để đẩy mạnh hợp tác kinh tế quốc tế, khai thác tốt hơn lợi thế so sánh, tranh thủ nguồn lực bên ngoài để đầu tư phát triển…45 Thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010, chúng ta đã tranh thủ thời cơ, thuận lợi, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, đạt được những thành tựu to lớn và rất quan trọng: - Đất nước đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình. Năm 2010, GDP bình quân đầu người đạt 1.168 USD. - Nhiều mục tiêu chủ yếu của Chiến lược 2001 - 2010 đã được thực hiện, đạt bước phát triển mới cả về lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất. - Kinh tế tăng trưởng nhanh, đạt tốc độ bình quân 7,26%/năm. - Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục được hoàn thiện. - Các lĩnh vực văn hoá, xã hội đạt thành tựu quan trọng trên nhiều mặt. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt; dân chủ trong xã hội tiếp tục được mở rộng. - Chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được giữ vững. - Công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế được triển khai sâu rộng và hiệu quả, góp phần tạo môi trường hòa bình, ổn định và tăng thêm nguồn lực cho phát triển đất nước. - Diện mạo của đất nước có nhiều thay đổi. Thế và lực của nước ta vững mạnh thêm nhiều; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng lên, tạo ra những tiền đề quan trọng để đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hóa và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. b) Những hạn chế Những thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng: - Kinh tế, xã hội phát triển chưa bền vững. Chất lượng tăng trưởng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp, các cân đối kinh tế vĩ mô chưa vững chắc. - Công tác quy hoạch, kế hoạch và việc huy động, sử dụng các nguồn lực còn hạn chế, kém hiệu quả; quản lý doanh nghiệp nhà nước còn nhiều yếu kém. - Tăng trưởng kinh tế vẫn dựa nhiều vào các yếu tố phát triển theo chiều rộng, chậm chuyển sang phát triển theo chiều sâu. - Các lĩnh vực văn hoá, xã hội còn có một số mặt yếu kém chậm được khắc phục, nhất là về giáo dục, đào tạo và y tế; đạo đức, lối sống trong một bộ phận xã hội xuống cấp.46 - Môi trường ở nhiều nơi đang bị ô nhiễm nặng; tài nguyên, đất đai chưa được quản lý tốt, khai thác và sử dụng kém hiệu quả. - Thể chế kinh tế thị trường, chất lượng nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng vẫn là những điểm nghẽn cản trở sự phát triển. - Nền tảng để Việt Nam trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại chưa được hình thành đầy đủ. - Vẫn đang tiềm ẩn những yếu tố gây mất ổn định chính trị - xã hội và đe dọa chủ quyền quốc gia. 2.3.1.2. Bối cảnh thÕ giíi Đặc biệt, thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011 - 2020, bối cảnh quốc tế có những cơ hội và thách thức sau: Thứ nhất, trong thập niên tới, hòa bình, hợp tác và phát triển tiếp tục là xu thế lớn, nhưng xung đột sắc tộc, tôn giáo, tranh giành tài nguyên, lãnh thổ, nạn khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia có thể gia tăng cùng với những vấn đề toàn cầu khác như đói nghèo, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, các thảm họa thiên nhiên... buộc các quốc gia phải có chính sách đối phó và phối hợp hành động. Thứ hai, các nước ASEAN bước vào thời kỳ hợp tác mới theo Hiến chương ASEAN và xây dựng Cộng đồng dựa trên ba trụ cột: chính trị - an ninh, kinh tế, văn hoá - xã hội; hợp tác với các đối tác tiếp tục phát triển và đi vào chiều sâu. ASEAN đang ngày càng khẳng định vai trò trung tâm trong một cấu trúc khu vực đang định hình nhưng cũng đang phải đối phó với những thách thức mới. Thứ ba, khu vực châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục phát triển năng động và đang hình thành nhiều hình thức liên kết, hợp tác đa dạng hơn. Tuy vậy, vẫn tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định, nhất là tranh giành ảnh hưởng, tranh chấp chủ quyền biển, đảo, tài nguyên... Thứ tư, toàn cầu hóa kinh tế tiếp tục phát triển về quy mô, mức độ và hình thức biểu hiện với những tác động tích cực và tiêu cực, cơ hội và thách thức đan xen rất phức tạp:47 - Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn. - Quá trình quốc tế hoá sản xuất và phân công lao động diễn ra ngày càng sâu rộng. - Việc tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu đã trở thành yêu cầu đối với các nền kinh tế. - Sự tùy thuộc lẫn nhau, hội nhập, cạnh tranh và hợp tác giữa các nước ngày càng trở thành phổ biến. - Kinh tế tri thức phát triển mạnh, do đó con người và tri thức càng trở thành nhân tố quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia. Thứ năm, sau khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu, thế giới sẽ bước vào một giai đoạn phát triển mới: - Tương quan sức mạnh của các nền kinh tế và cục diện phát triển toàn cầu thay đổi với sự xuất hiện những liên kết mới. - Vị thế của châu Á trong nền kinh tế thế giới đang tăng lên. - Sự phát triển mạnh mẽ của một số nước khu vực trong điều kiện hội nhập Đông Á và việc thực hiện các hiệp định mậu dịch tự do ngày càng sâu rộng, mở ra thị trường rộng lớn nhưng cũng tạo ra sự cạnh tranh quyết liệt. - Quá trình tái cấu trúc các nền kinh tế và điều chỉnh các thể chế tài chính toàn cầu sẽ diễn ra mạnh mẽ, gắn với những bước tiến mới về khoa học, công nghệ và sử dụng tiết kiệm năng lượng, tài nguyên. Thứ sáu, khủng hoảng còn để lại hậu quả nặng nề, chủ nghĩa bảo hộ trỗi dậy trở thành rào cản lớn cho thương mại quốc tế. Kinh tế thế giới tuy bắt đầu phục hồi nhưng còn nhiều khó khăn, bất ổn; sự điều chỉnh chính sách của các nước, nhất là những nước lớn sẽ có tác động đến nước ta. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ trên thế giới có những bước tiến nhảy vọt. Với tốc độ phát triển như vũ bão hiện nay, khoa học và công nghệ trong thời gian tới chắc chắn sẽ có nhiều kỳ tích, đặc biệt trong những lĩnh vực: Điện tử, tin học, sinh học, vật liệu mới, năng lượng, nghiên cứu vũ trụ v.v… Những lĩnh vực này đã tác động trực tiếp vào các mặt của đời sống xã hội đối với từng quốc gia. Kinh tế tri thức, đó là nền kinh tế dựa trên nền khoa học công nghệ tiên tiến và mạng xa lộ thông tin hiện đại, có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, tốc độ tăng trưởng48 cao, cơ cấu chuyển dịch nhanh, không ngừng đổi mới. Song đây cũng là nền kinh tế mang nhiều tính rủi ro, luôn đặt ra nhiều thách thức mới đối với các quốc gia, đặc biệt đối với các nước chậm phát triển. Toàn cầu hoá kinh tế là một xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia. Đó là cơ hội lớn cho chúng ta thực hiện nhiệm vụ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, rút ngắn quá trình phát triển theo hướng đi tắt đón đầu. Mặt khác, chủ nghĩa tư bản hiện đại và các thế lực thù địch đang nắm ưu thế về vốn, công nghệ, thị trường, mưu toan lợi dụng xu thế này chi phối quá trình toàn cầu hoá kinh tế, phục vụ lợi ích kinh tế, chính trị của chủ nghĩa tư bản, tiến hành cuộc xâm lăng văn hoá và thông tin, đồng thời bóc lột công nhân, tài nguyên các nước kém phát triển, trong đó có nước ta. Bên cạnh những thành tựu đã giành được làm cho thế và lực của nước ta mạnh hơn nhiều so với trước đây, đất nước ta vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức. Bốn nguy cơ mà Đảng ta đã từng chỉ ra: Tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới; chệch hướng xã hội chủ nghĩa; nạn tham nhũng và tệ quan liêu; " diễn biến hoà bình" do các thế lực thù địch gây ra, đến nay vẫn còn tồn tại và diễn biến phức tạp, đan xen tác động lẫn nhau, không thể xem nhẹ nguy cơ nào. Tình trạng tham nhũng và sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên đang cản trở việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, gây bất bình và giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng. Đây là nguy cơ cần phải được khắc phục, nếu không sẽ khó thành công trong việc khắc phục những nguy cơ khác. Như vậy, những diễn biến mới của tình hình quốc tế, trong nước cho chúng ta thấy sự phức tạp của tình hình với những tác động nhiều mặt đến công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta. Trước cơ hội và thách thức, thời cơ và nguy cơ đan xen nhau, nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức, chúng ta một mặt cần tăng cường quốc phòng, an ninh; mặt khác phải tăng cường xây dựng Đảng, đổi mới và chỉnh đốn Đảng, đảm bảo Đảng luôn vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh, có hiệu lực, hiệu quả, phát triển kinh tế, không ngừng cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao cảnh giác cách mạng, đấu tranh làm thất bại chiến lược "diễn biến hoà bình" để bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam49 xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Tất cả tạo môi trường phát triển thuận lợi, những cơ hội và nguy cơ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Thanh Trì như sau: *Cơ hội - Chủ trương phát triển chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã được Đảng đề ra rất sớm, nhất quán từ trước đến nay, ngày càng được cụ thể hóa với mức độ cao hơn, tạo thuận lợi cho định hướng phát triển chung của thành phố Hà Nội, và do đó, của huyện Thanh Trì. - Hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước ngày càng sâu rộng sẽ tạo ra nhiều cơ hội để đẩy mạnh hợp tác kinh tế quốc tế, khai thác tốt hơn lợi thế so sánh, tranh thủ nguồn lực bên ngoài để đầu tư phát triển. *Nguy cơ - Trên phạm vi cả nước cũng như trên địa bàn huyện Thanh Trì việc cải cách hành chính còn chậm, thủ tục đầu tư còn phức tạp, tiếp cận đất đai và đền bù giải tỏa đất cho các dự án rất khó khăn, chi phí không chính thức còn nhiều. - Năng lực cán bộ công chức còn hạn chế, tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho các nhà đầu tư và các doanh nghiệp ở những cán bộ trực tiếp giải quyết các thủ tục hành chính còn phổ biến. - Việc chấp hành các quyết định, chỉ thị của cấp trên chưa nghiêm. Tất cả những việc trên đang là rào cản các nhà đầu tư vào Hà Nội và huyện Thanh Trì. Tóm lại, 5 năm tới, tình hình thế giới còn diễn biến phức tạp, tác động nhiều mặt, song kinh tế trong nước và Thủ đô tiếp tục phát triển nhanh, toàn diện, theo hướng bền vững, quan hệ đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế của Hà Nội sẽ tiếp tục được mở rộng, cùng với sự phát triển của kinh tế tri thức sẽ tạo ra nhiều thời cơ mới và thúc đẩy nhanh hơn tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của huyện. Tuy nhiên, các thế lực thù địch chưa từ bỏ âm mưu làm mất ổn định xã hội nước ta, tăng50 cường hoạt động ph¸ ho¹i, xuyên tạc đường lối đổi mới của Đảng, các vấn đề tư tưởng phức tạp nảy sinh, biến đổi khí hậu toàn cầu, thời tiết, dịch bệnh diễn biến phức tạp, ô nhiễm môi trường….là những vấn đề cần phải chủ động có giải pháp ứng phó kịp thời. 2.3.2. Môi trường khoa học công nghệ Thế giới đang bước sang một giai đoạn phát triển mới; các thành tựu khoa học và công nghệ ngày càng có ảnh hưởng sâu rộng tới mọi mặt của đời sống xã hội; năng lực khoa học và công nghệ được coi là thước đo quan trọng phản ánh sức mạnh của một quốc gia. Các nước đang có những bước tiến rất nhanh về công nghệ thông tin, điện tử, tự động hóa, sinh học, vật liệu mới… Do đó chất lượng sản phẩm của họ ngày càng tốt, giá cả càng hạ, công năng sử dụng ngày càng đa dạng. Trong khi đó, trình độ công nghệ của nước ta nói chung, của Hà Nội và huyện Thanh trì nói riêng, vẫn tụt hậu một khoảng cách khá xa so với nhiều nước. Thậm chí, cho đến nay Việt Nam vẫn chưa có tên trong bảng phân loại của báo cáo phát triển con người của UNDP về chỉ số thành tựu công nghệ. Theo công bố của Trung tâm Hỗ trợ kỹ thuật doanh nghiệp vừa và nhỏ (Cục Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ- Bộ Kế hoạch và Đầu tư), xét chung cả nước chỉ có 8% trong tổng số 10.994 doanh nghiệp (DN) sản xuất công nghiệp tự xác định công nghệ của mình là tiên tiến, trên 50% DN xác định công nghệ đang sử dụng là trung bình, 41,9% DN thừa nhận đang sử dụng công nghệ lạc hậu. Trong các cuộc họp giao ban của Bộ Công nghiệp, tình trạng máy móc công nghệ lạc hậu thường được đề cập như một nỗi lo khi Việt Nam gia nhập WTO. Dệt may được coi là ngành xuất khẩu chủ lực, nhưng hiện có đến 45% máy móc thiết bị cần phải đầu tư nâng cấp, 30-40% cần phải thay thế. Trong ngành cơ khí 90% thiết bị công nghệ không đồng bộ, lại có thâm niên sử dụng tới gần nửa thế kỷ. Mặc dù thiết bị và công nghệ ở nước ta rất lạc hậu, nhưng việc đổi mới rất khó khăn chậm chạp, chưa được quan tâm đúng mức. Văn phòng Chương trình kinh tế kỹ thuật về tự động hóa- Bộ Công nghiệp dẫn chứng: Công nghệ chế tạo khuôn mẫu không khó, song hàng chục năm qua ngành nhựa vẫn nhập khuôn mẫu khiến giá51 thành sản phẩm cao hơn khu vực 30%. Có nhiều nhân tố cản trở đến quá trình đổi mới công nghệ, nhưng hầu hết các doanh nghiệp cho rằng nhân tố tác động lớn nhất là thiếu vốn. Kim ngạch nhập khẩu máy móc thiết bị ở nước ta rất ít, chỉ chiếm khoảng 16% tổng kim nhập khẩu hàng năm, trong khi các nước đang phát triển là 30-40%. Trong số 8% DN tự tin về công nghệ như đã nói ở trên thì phần lớn trong số này là các DN có vốn đầu tư của nước ngoài. Cũng theo số liệu khảo sát của Trung tâm Hỗ trợ kỹ thuật doanh nghiệp vừa và nhỏ - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong số 32.225 DN đề cập tới khó khăn của mình trong sản xuất kinh doanh chỉ có 12,2% nhắc đến những khó khăn khi tiếp cận công nghê mới. Kế hoạch nhà nước hàng năm có rất nhiều chỉ tiêu cụ thể, nhưng chỉ tiêu đổi mới công nghệ bao nhiêu phần trăm thì chưa có. Thực trạng này cho thấy ở nước ta cả cấp vĩ mô và vi mô chưa quan tâm đến việc đổi mới công nghệ. Qua quan sát thực tế, trên địa bàn huyên Thanh Trì những điểm yếu của công nghệ Việt Nam nêu trên còn bộc lộ đậm nét hơn. Những cơ hội và nguy cơ về công nghệ vđối với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Thanh Trì như sau: *Cơ hội - Trong xu thế phát triển nhanh của công nghệ trên thế giới, các doanh nghiệp và ngành nghề trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Thanh Trì có điều kiện đi tắt đón đầu, thu hút được những công nghệ mới hiện đại vào phát triển kinh tế - xã hội. - Trong bối cảnh thiết bị và công nghệ trên phạm vi cả nước còn lạc hậu, chậm đổi mới, nếu được quan tâm và đầu tư đúng mức thì các ngành nghề mục tiêu dễ vượt qua các địa phương khác về trình độ thiết bị công nghệ để hạ giá thành, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm. *Nguy cơ - Quá trình đổi mới thiết bị công nghệ trên thế giới diễn ra quá nhanh, đòi hỏi vốn đầu tư và cơ sở khoa học –công nghệ tương thích, trong khi các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước ở huyện lại thiếu vốn, thiếu năng lực và cả thiếu sự52 quan tâm đổi mới, có nguy cơ làm cho thách thức công nghệ đó ngày càng nặng nề hơn, làm trì hoãn tiến trình tái cấu trúc kinh tế-công nghệ của huyện Thanh Trì. 2.2.3. Nguồn nhân lực: Trong những năm qua do tốc độ đô thị hoá nhanh, Thành phố Hà Nội nói chung, Thanh Trì nói riêng đã đón nhận một lượng lớn lao động của các tỉnh lân cận về làm việc trên địa bàn theo thống kê tỷ lệ này tăng theo hàng năm là 16%. Đây cũng là một lực lương lao động lớn góp phần sự phát triển kinh tế của huyện tại các đơn vị sản xuất kinh doanh, hộ gia đình kinh doanh. 2.2.4. Nguồn lực tài chính: Trong những năm qua đầu tư của các doanh nghiệp ngoài huyện chiếm 8% tổng mức vốn đầu tư cho phát triển kinh tế của huyện. Trong giai đoạn năm 2011 – 2015, thực hiện Nghị Quyết Đại hội Đảng bộ huyện, Thanh trì tiếp tục mở rông sản xuất cho các khu công nghiệp, khuyến khích các doanh nghiệp bên ngoài huyện, bao gồm cả doanh nghiệp nước ngoài dầu tư phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện. Đến năm 2015, ước tính có 12% tổng số vốn đầu tư cho phát triển kinh tế của Thanh Trì do doanh nghiệp ngoài địa bàn đầu tư vào phát triển kinh tế tại Thanh Trì. Chủ yếu vào các dự án cải tạo môi trường, các khu đô thị, đường giao thông.53 CHƯƠNG 3 HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ - Xà HỘI CỦA HUYỆN THANH TRÌ GIAI ĐOẠN 2015 - 2020 Trên cơ sở các căn cứ, định hướng phát triển kinh tế của huyện đã được Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ 22 đề ra, những nội dung dự báo đã đề cập tại chương 2, chúng ta lập ma trận SWOT tập hợp các cơ hội và nguy cơ nhằm định hướng, có tên chiến lược phát triển kinh tế - xã hội huyện Thanh Trì thời gian tới như sau: Phân tích SWOT Cơ hội (O) - Với vị trí địa lý là huyện trung tâm của thủ đô Hà Nội. - Quỹ đất của huyện được quy hoạch hầu hết là đất đô thị, khu công nghiệp. - Nguồn nhân lực khá dồi dào( phần lớn do tăng dân số cơ học) cho phép huyện Thanh Trì có thể đầu tư lâu dài vào đội ngũ này. - Thế mạnh của Thanh Trì là Thương mại dịch vụ, công nghiệp ; sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại ( theo chủ trương xây dựng nông thôn mới). Hạ tầng Nguy cơ (T) - Địa hình thấp. Hạ tầng giao thông chưa được đầu tư đồng bộ. - Cơ cấu lao động còn chưa hợp lý, tỷ trọng lao động chưa qua đào tạo còn cao. Chưa có ngành công nghiệp công nghệ cao, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ đang trong thời kỳ gặp khó khăn do suy thoái kinh tế. - Một số nơi Sản xuất nông nghiệp vẫn còn mang tính tự phát, tự túc; giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích canh tác thấp; phát triển tương ứng với tiềm năng - Cải cách hành chính còn chậm, thủ tục đầu tư còn phức tạp, năng lực cán bộ còn hạn54 xã hội đã và đang được đầu tư đồng bộ chế. Điểm mạnh (S) - Tiềm năng phát triển kinh tế nói chung còn khá dồi dào. - Theo quy hoạch chung Thanh Trì được quy hoạch là đô thi trung tâm. Được đầu tư xây dựng nông thôn mới. - Nguồn tài nguyên tương đối phong phú. - Nguồn lao động dồi dào Chiến lược S-O Sử dụng điểm mạnh để tận dung cơ hội - Tận dụng thế mạnh về quy hoạch được phê duyệt là huyện trung tâm của Thủ đô để phát triển kinh tế. Tranh thủ cơ hội thu hút nhiều dự án đầu tư để khai thác các thế mạnh sẵn có của huyện. Chiến lược S-T Sử dụng điểm mạnh để vượt qua mối đe dọa - Tận dụng thế mạnh về các nguồn tài nguyên tương đối dồi dào, đa dạng, diện tích tự nhiên và vị trí địa lý để vượt qua sự cạnh tranh của các đối thủ, sự lo ngại về chất lượng nhân lực, thủ tục hành chính và công tác cán bộ. Điểm yếu (W) - Chưa chú trọng công tác xúc tiến đầu tư. - Trình độ công nghệ tại cả khu vực quốc doanh và khu vực dân doanh còn thấp. - Sản xuất nông nghiệp còn, nhỏ nhẻ manh mún tại một số nơi. - Thu nhập bình quân Chiến lược W-O Tận dụng cơ hội để khắc phục điểm yếu - Tranh thủ mọi nguồn lực để đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, giao thông, kinh tế, đặc biệt là tiềm năng thế mạnh sẵn có kết hợp với các chương trình xây dựng nông thôn mới (hình thành các Chiến lược W-T Giảm thiểu các điểm yếu và tìm cách tránh mối đe dọa - Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới theo hướng chuyển dịch cơ cấu ngành nghề kinh tế với tốc độ hợp lý sẽ giúp cho nền kinh tế - xã hội trên địa bàn ổn định hơn.55 đầu người thấp, sức cạnh tranh còn thấp so một số địa phương khác. vùng sản xuất tập trung, xây dựng các mô hình phát triển kinh tế theo hướng ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất), các chương trình mục tiêu đối với các vùng còn khó khăn của Chính phủ để thực hiện công tác chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiệu quả nhất Trong 4 cặp chiến lược phối hợp nêu trên, cặp Chiến lược S-O: Sử dụng điểm mạnh để tận dung cơ hội là phù hợp với điều kiện của huyện Thanh Trì hơn cả. Chiến lược này phát huy được những lợi thế riêng có của huyện về diện tích tự nhiên, tiềm năng du lịch sinh thái, nông nghiệp sinh thái mà các địa bàn khác không có, đồng thời tranh thủ sự đầu tư của Thành phố và các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới để đầu tư tốt hơn hệ thống hạ tầng kinh tế kỹ thuật, hạ tầng giao thông của huyện Thanh Trì . Vì vậy, cặp chiến lược phối hợp S-O “Tranh thủ mọi nguồn lực để đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế, đặc biệt là tiềm năng, thế mạnh sẵn có kết hợp với các chương trình mục tiêu để thực hiện công tác chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiệu quả nhất” được chọn làm chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Thanh Trì từ nay đến năm 2020. Các phần nội dung của Chương 3 sau đây sẽ được định hướng theo chiến lược này. Tuy có những thuận lợi từ điều kiện địa lý-tự nhiên (quy hoạch chung của Thủ đô), cũng như môi trường vĩ mô, nhất là các chính sách mới của TW và Thành phố, nhưng cho đến nay hiện nay Thanh Trì vẫn là huyện chưa phát triển tương xứng với tiềm năng…Nguyên nhân chủ yếu là sự bất cập của các cơ sở hạ tầng, sự hạn chế của chất lượng lao động và năng lực lãnh đạo của cơ sở; sức hấp dẫn đầu tư vào phát triển kinh tế, xã hội còn chưa cao; khơi dậy sức mạnh tổng hợp, huy động và sử56 dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển và coi trọng chất lượng, hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển… 3.1 HOẠCH ĐỊNH MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ - Xà HỘI HUYÊN THANH TRÌ GIAI ĐOẠN 2015 - 2020 3.1.1. Mục tiêu tổng quát phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 Quán triệt phương châm: Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, phát triển văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội; xây dựng hạ tầng đô thị và “Nông thôn mới” là nhiệm vụ trọng tâm đột phá; bảo đảm an ninh quốc phòng là nhiệm vụ trọng yếu thường xuyên”, Huyện Thanh Trì cần chủ động, sáng tạo, phát huy vị thế mới là huyện trung tâm của Thành phố, với tiềm năng lợi thế của khu vực đô thị sinh thái phía Nam Thủ đô Hà Nội, tập trung phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao, bền vững theo định hướng: Dịch vụ - Công nghiệp – Nông nghiệp. Đến năm 2020, huyện cơ bản hoàn thành xây dựng nền tảng cơ sở vật chất quan trọng. Nhiều khu đô thị lớn, v¨n minh hiện đại được hình thành với nét đặc trưng của vùng sông hồ, các trục giao thông được xây dựng hoàn chỉnh đồng bộ tạo bộ mặt nông thôn mới văn minh, hiện đại. Xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc với các công trình tiêu biểu, ®ời sống văn hoá tinh thần được nâng cao. Quan tâm giải quyết triệt để các vấn đề về môi trường. Giáo dục đào tạo phát triển toàn diện, chất lượng nguồn nhân lực được nâng lên đáp ứng yêu cầu phát triển. An ninh chính trị đảm bảo vững chắc. Đời sống nhân dân được nâng cao, thu nhập bình quân đạt trên mức bình quân của ngoại thành Hà Nội. Hệ thống chính trị hoạt động hiệu quả. Quan hệ đối ngoại được mở rộng, giao lưu kinh tế, văn hoá xã hội được phát triển mạnh. Huyện Thanh Trì là một điểm đến hấp dẫn của khách du lịch. 3.1.2. Nhiệm vụ và các chỉ tiêu chủ yếu của mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015. Huy động, khai thác có hiệu quả tiềm năng, nguồn lực, đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Công nghiệp – Dịch vụ – Nông nghiệp. Phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch, dịch vụ. Tập trung xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật then chốt, hoàn thành cơ sở vật chất thiết yếu57 cho lĩnh vực văn hoá – xã hội, phát triển một số khu đô thị sinh thái văn minh, hiện đại. Tích cực cải thiện và từng bước nâng cao chất lượng môi trường. Đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hoá mới, chú trọng phát huy văn hoá truyền thống. Đổi mới và tạo bước phát triển mạnh giáo dục - đào tạo, đảm bảo đủ nguồn nhân lực với chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển, giải quyết tốt việc làm. Đảm bảo an sinh xã hội, không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Giữ vững ổn định chính trị, tăng cường quốc phòng, an ninh. Tiếp tục đổi mới và nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở. Tạo đồng thuận cao và huy động sức mạnh toàn dân để phấn đấu cơ bản hoàn thành xây dựng “Nông thôn mới” trên địa bàn huyện theo hướng đô thị. Nhiệm vụ trọng tâm: (1) Đẩy mạnh phát triển kinh tế theo chiều sâu, nâng cao chất lượng, hiệu quả, phát triển nhanh, bền vững. (2) Tập trung xây dựng hạ tầng đô thị và nông thôn mới theo hướng văn minh, hiện đại. Tăng cường công tác quản lý đô thị, phát triển các khu đô thị mới với chất lượng cao. (3) Tạo bước chuyển biến mạnh trong lĩnh vực văn hoá, giáo dục, xây dựng môi trường văn hoá, xây dựng Người Hà Nội thanh lịch, văn minh. (4) Giữ vững an ninh chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, giải quyết tốt các vấn đề dân sinh bức xúc. (5) Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, xây dựng chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng; hiệu quả điều hành của chính quyền và chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội và hội quần chúng. Các khâu đột phá: (1) Xây dựng hạ tầng đô thị và nông thôn mới. (2) Cải cách hành chính (trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính; nâng cao ý thức, trách nhiệm phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức).58 (3) Công tác cán bộ (trọng tâm là công tác quy hoạch, đào tạo, bố trí, điều động, luân chuyển, thu hút nhân tài và thực hiện tốt chính sách cán bộ). Một số chỉ chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2015: (1) Tỷ lệ số xã cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới 65% (10 xã ) . (2) Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân/năm: 16% – 17%. (3) Thu ngân sách bình quân hàng năm tăng 16%. (4) Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt 25 triệu đồng. (5) Giá trị sản xuất/ha đất nông nghiệp năm 2015 đạt 115 triệu đồng. (6) Xây dựng mới 20 - 23 trường đạt chuẩn quốc gia. (7) Tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2015: dưới 1%. (8) Số lao động được giải quyết việc làm mới hàng năm: 6.500 người. (9) Tỷ lệ rác thải được thu gom về nơi quy định của Thành phố đạt 95%. (10) 62% Làng, khu dân cư, đơn vị văn hoá, 89% hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá, 100% thôn có nhà văn hoá. (11) Số dân tập luyện thể dục thể thao thường xuyên là 40% và gia đình thể thao đạt 26%. (12) Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước đảm bảo hợp vệ sinh đạt 100%; trong đó 80% hộ dân được sử dụng nước sạch đô thị. (13) Giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 xuống dưới 4%. 3.1.3. Một số phương án về phát triển kinh tế - xã hội huyện trong những giai đoạn tới *Phương án 1: Tốc độ phát triển kinh tế - xã hội ở mức thấp. Phương án này có tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất trên địa bàn giai đoạn 2011-2012 là 16%/năm; giai đoạn 2012 - 2015 là 16%/năm và giai đoạn 2016 - 2020 là 16,25%/năm.59 Phương án này có mức tăng trưởng cao hơn hiện tại từ 1,31 - 1,48 lần, tính khả thi của phương án cao vì cân đối với các nguồn lực trong điều kiện cần tập trung ổn định tổ chức và xây dựng cơ sở vật chất cho huyện mới. Giá trị sản xuất bình quân đầu người đạt 4,342 triệu đồng vào năm 2010 và 18,110 triệu đồng vào năm 2020. Tính khả thi của phương án cao vì cân đối với các nguồn lực trong điều kiện cần tập trung ổn định tổ chức và xây dựng cơ sở vật chất cho huyện mới Hình 3.1: Tốc độ tăng trưởng GTSX theo phương án 1 161616,2515,8515,915,951616,0516,116,1516,216,252011-20122012-20152016-2020GTSX Bảng 3.1: Các chỉ tiêu phát triển kinh tế theo phương án 1 Chỉ tiêu theo các năm Tốc độ tăng trưởng bình quân(%) Chỉ tiêu 2012 2015 2020 2011 - 2012 2013 - 2015 2016 - 2020 1. GTSX (Triệu đồng) 1,618,585 2,553,131 4,628,474 16 16 16.26 -Dịch vụ 344,924 592,046 1,272,898 18 20 22 -CN, XD 1,147,517 1,852,051 3,241,089 17 17 15 -Nông nghiệp 126,144 109,034 114,485 -1 -5 160 2. Cơ cấu GTSX 100 100 100 - Dịch vụ 21.31 23.19 27.50 - CN, XD 70.90 72.54 70.03 - Nông nghiêp 7.79 4.27 2.47 Ngu n: UBND huy n Thanh trì & tác gi t tính Cơ cấu nông nghiệp có xu hướng giảm mạnh, cơ cấu CN –XD vẫn chiếm giá tỷ trọng cao trên 70% tổng giá trị sản xuất, đứng thứ hai là cơ cấu của ngành dịch vụ, ngành dự tính có tốc độ dịch chuyển cơ cấu nhiều nhất. Hình 3.2: Cơ cấu GTSX năm 2006; Hình 3.3: Cơ cấu GTSX năm 2020 PA1 70228CN, XDDÞch vôN«n g n g hi Öp6929,4538,05CN, XDDÞch vôN«n g n g hi Öp * Phương án 2: Tốc độ phát triển kinh tế - xã hội ở mức khá61 Theo phương án này mức tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế cao hơn phương án 1. Nó được xây dựng để phù hợp với các điều kiện khai thác nguồn lực ở trạng thái cao trong những năm 2011 - 2015. Vì vậy, các chỉ tiêu trong phương án, một mặt do các logic kinh tế chi phối, mặt khác cần sự tăng cường về các điều kiện thực hiện. Những điều kiện này đòi hỏi phải có những biện pháp đổi mới cơ chế quản lý, tăng cường nguồn lực về vốn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giải quyết tốt các vấn đề thị trường. Phương án này có tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất trên địa bàn giai đoạn 2011-2012 là 16.13 %/năm; giai đoạn 2011 - 2015 là 16.8 %/năm và giai đoạn 2016 - 2020 là 17,5 %/năm. Phương án này, là phương án hợp lý với xu hướng định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong những năm tới Hình 3.4: Tốc độ tăng trưởng GTSX theo phương án 2 16,1316,817,51515,51616,51717,52011-20122011-20152016-2020GTSX Bảng 3.2 : Các chỉ tiêu phát triển kinh tế theo phương án 2 Chỉ tiêu theo các năm Tốc độ tăng trưởng bình quân(%) Chỉ tiêu 2012 2015 2020 2011 - 2012 2013 - 2015 2016 - 2020 GTSX (Triệuđồng) 1,599,509 2,405,573 4,602,661 16.13 16.8 17.5 -Dịch vụ 351,748 583,902 1,255,389 21.00 22 2362 -CN, XD 1,117,660 1,687,667 3,206,567 17 17.50 18 -Nông nghiệp 130,101 134,004 140,704 1 1 1 2. Cơ cấu GTSX 100 100 100 - Dịch vụ 22 24 27 - CN, XD 70 70 69 - Nông nghiêp 8 6 4 Nguồn: UBND huyện Thanh trì & tác giả tự tính Hình 3.5: Cơ cấu GTSX năm 2020 (PA2) 33.535.6530.85CN, XDDÞch vôN«n g n gh iÖp Hình 3.6: Cơ cấu GTSX năm 2012; Hình 3.7: Cơ cấu GTSX năm 2020 PA263 So sánh giữa phương án 1 và phương án 2 ta thấy ; phương án 2 có tốc độ tăng trưởng khá hơn phương án 1, mặt khác sự dịch chuyển cơ cấu GTSX của phương án 2 hợp lý hơn. Thể hiện ở cơ cấu ngành nông nghiệp năm 2015 là 4.27% đến năm 2020 là 2.27% ở phương án 1 là khó thực hiện, bởi tuy diện tích đất nông nghiệp của huyện đang chuyển sang đất xây dựng và công nghiệp, nhưng năng suất trên mỗi ha đất nông nghiệp của huyện ngày càng tăng. Vì thế cơ cấu nông nghiệp của phương án 2 là hợp lý hơn. 3.2. HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA HUYỆN THANH TRÌ GIAI ĐOẠN 2015 - 2020 Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả: Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến năm 2015 theo hướng: Công nghiệp Xây dựng – Thương mại, dịch vụ – Nông nghiệp (trong đó giá trị sản xuất Công nghiệp Xây dựng chiếm 70%, Thương mại, dịch vụ chiếm 24%, Nông nghiệp chiếm 6%). Tập trung đầu tư phát triển sản xuất, đầu tư có trọng điểm kết cấu hạ tầng tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển ngành nghề. Huy động mạnh các nguồn lực cho đầu tư phát triển. Chú trọng công tác đào tạo nghề, chuyển dịch một bộ phận lao động nông nghiệp nông thôn sang ngành công nghiệp và dịch vụ thương mại, mở rộng các ngành nghề, làng nghề mới. Lĩnh vực công nghiệp: Triển khai thực hiện hoàn thành dự án mở rộng khu công nghiệp Ngọc Hồi giai đoạn II, đầu tư mở rộng dự án làng nghề Tân Triều, xây dựng các dự án làng nghề Hữu Hoà, Vạn Phúc, Duyên Hà, Tam Hiệp, đồng thời phát triển các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp quy mô nhỏ ở các xã gắn với xử lý tốt các vấn đề về ô nhiễm môi trường. Khuyến khích phát triển mạnh sản xuất công nghiệp gắn với nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm. Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Theo phương án 2, phấn đấu tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất giai đoạn 2011 - 2012 là 17%, trong đó công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp là 18,78% và 8% đối với xây dựng. Giai đoạn 2013 - 2015 là tốc độ tăng trưởng chung là 17.5%, trong đó của công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp là 17.44%, xây dựng là 13.06%. Đối với giai đoạn64 2016 - 2020 tốc độ tăng trưởng chung là 18,5%, trong đó của công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp là 17.5% của xây dựng là 22.23%. Bảng 3.3. Cơ cấu giá trị sx CN – XD giai đoạn 2012-2020 Đơn vị:% Chỉ tiêu 2012 2015 2020 GTSX CN,TTCN-XD 100 100 100 CN, TTCN 89.93 90.72 90 XD 10.07 9.28 10 Nguồn: Phòng Kinh Tế huyện Thanh Trì Theo phương án này cơ cấu của ngành công nghiệp vẫn luôn chiếm tỷ trọng cao ở mức trên 90% trong những giai đoạn sắp tới. Tập trung phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, quan tâm đầu tư phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề để thu hút các doanh nghiệp, các hộ vào đầu tư sản xuất, giải quyết lao động, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho nhân dân. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng 5 khu sản xuất làng nghề Tân Triều, làng nghề Hữu Hòa, Vạn Phúc, sản xuất làng nghề mới xã Tam Hiệp, Xã Đại Áng Lĩnh vực thương mại dịch vụ: Quy hoạch và khuyến khích phát triển một số trung tâm thương mại trên địa bàn huyện, chú trọng xây dựng hạ tầng gắn với phục vụ du lịch sinh thái. Phát triển dịch vụ kho bãi tại ga Việt Hưng, bến đò Vạn Phúc... phát triển thương mại dịch vụ tại các khu vực đầu mối giao thông, khu đô thị, khu công nghiệp, dịch vụ tư vấn pháp luật, tư vấn khoa học kỹ thuật... Tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế đầu tư dịch vụ kinh doanh tổng hợp tại các trục đường chính ( quốc lộ 1A, 70B, Phan Trọng Tuệ). Hoàn thành xây dựng mới hệ thống chợ nông thôn. Phấn đấu giá trị sản xuất Thương mại dịch vụ tăng từ 18% - 20%. Dịch vụ thương mại cần tập trung vào mở rộng giao lưu hàng hoá với 2 chức năng chính: khai thác thế mạnh về vai trò trung chuyển của chợ Trung tâm huyện và chợ đầu mối, khu giết mổ tập trung xã Vạn Phúc và các chợ ở các xã trong huyện; tạo điều kiện thuận lợi cho mở rộng giao lưu các sản phẩm trước hết là các nông sản của Thanh Trì ra các địa phương khác.65 Xây dựng chợ trung tâm huyện trong quần thể và tạo sự gắn kết với các cơ sở dịch vụ khác trong Trung tâm huyện, biến trung tâm huyện tại thành trung tâm thương mại đẩy mạnh giao lưu hàng hoá và điểm du lịch thu hút khách tham quan và mua bán hàng hoá. Trung tâm thương mại huyện khi xây dựng cần tính tới xu hướng chuyển đổi hoạt động kinh doanh thương mại và nhu cầu của khách hàng để thiết kế cho phù hợp. Bởi vì, thương mại trong thời đại công nghệ thông tin sẽ có nhiều hình thức giao dịch mới như mua, bán hàng qua mạng, các siêu thị, trung tâm thương mại vừa là nơi giao lưu hàng hoá nhưng cũng là điểm tham quan, vui chơi của những người du lịch có thú mua hàng... Vì vậy, trung tâm thương mại cần gắn với dịch vụ trở thành Trung tâm thương mại và dịch vụ. Xây dựng và mở rộng các chợ và trung tâm thương mại trên địa bàn các xã trong huyện. Những năm từ 2011 đến 2020, mở rộng các cơ sở dịch vụ thương mại ở các xã, xuống tận các xã hình thành các cơ sở kinh doanh thương mại nhỏ, phục vụ nhu cầu tại chỗ của nhân dân. Trong những năm tới cần đẩy mạnh hoạt động của các dịch vụ tài chính ngân hàng theo xu hướng của kinh tế thị trường để phục vụ cho các nhu cầu mở rộng sản xuất và nâng cao đời sống trong huyện, nhất là phục vụ cho nhu cầu xây dựng cơ bản của huyện. Dịch vụ ăn uống, dịch vụ bưu chính - viễn thông, dịch vụ y tế, dịch vụ văn hoá cũng cần được khuyến khích phát triển. Mở rộng các hoạt động dịch vụ y tế, dịch vụ văn hoá tư nhân bên cạnh các trung tâm y tế, văn hoá nhà nước. Dịch vụ y tế tư nhân cần được phát triển bên cạnh y tế Nhà nước ở ngay từng xã trong huyện. Tạo các điều kiện để mở các phòng khám chữa bệnh, phòng dược tư nhân ở các xã trong huyện. Đây là hướng chia sẻ trách nhiệm đối với nhà nước và thực hiện xã hội hoá y tế, văn hoá, giáo dục... cần được khuyến khích. Có các biện pháp quản lý chất lượng hoạt động của các loại hình dịch vụ tư nhân để vừa phát huy tính xă hội hoá của các hoạt động dịch vụ, vừa hạn chế những tác động tiêu cực của các loại hình này trong nền kinh tế thị trường. Việc tìm kiếm và mở rộng thị trường cần hướng tới cả hệ thống thị trường quốc tế, thị trường toàn quốc, thị trường nội thành và thị trường ngay trên địa bàn huyện.66 Tr¹ng tr¹i nu«i trồng thuû s¶n kÕt hîp du lÞch sinh th¸i t¹i x· §¹i Áng Lĩnh vực nông nghiệp và kinh tế nông thôn: Các xã, thị trấn triển khai thực hiện Đề án phát triển kinh tế, phát triển nông nghiệp theo hướng quy mô lớn gắn với đô thị sinh thái, sản xuất hàng hoá thành vùng tập trung, có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, có khả năng cạnh tranh và đảm bảo tốt với môi trường. Đẩy mạnh công tác chuyển đổi để khuyến khích phát triển sản xuất lớn trong nông nghiệp. Phát triển kinh tế trang trại gắn với các vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung chất lượng cao kết hợp với dịch vụ sinh thái tại các xã Đông Mỹ, Tứ Hiệp, Đại Áng, Tả Thanh Oai (mở rộng mô hình nuôi cá đặc sản), vùng sản xuất rau an toàn tại các xã: Yên Mỹ, Duyên Hà, Vạn Phúc; phát triển trồng cây dược liệu tại xã Vạn Phúc, Duyên Hà.67 Khu trång lóa cao s¶n tËp trung, ph¸t triÓn theo híng s¶n xuÊt hµng ho¸ t¹i §¹i Áng Tập trung phát triển các giống Lúa đặc sản có giá trị kinh tế cao, cây rau và chăn nuôi lợn, đại gia súc, sản xuất rau sạch cung cấp cho địa phương và khu vực thành thị; hình thành các cơ sở chế biến quy mô nhỏ, xây dựng các nhà máy, nhà xưởng ; khôi phục nghề truyền thống và phát triển các nghề thủ công trong huyện . Rà soát chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vận động nông dân chuyển đổi ruộng cấy lúa sang trang trại tổng hợp, trồng hoa, cây cảnh, cây ăn quả, cây dược liệu. Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, đảm bảo quy trình kỹ thuật và an toàn vệ sinh thực phẩm, nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Khuyến khích nông dân phát triển sản xuất sản phẩm nông nghiệp an toàn, chất lượng cao và xây dựng thương hiệu sản phẩm. Chỉ đạo, củng cố kiện toàn, tạo điều kiện hỗ trợ để các Hợp tác xã đổi mới mạnh mẽ và tăng cường hiệu quả hoạt động. Chủ động và chú trọng thực hiện các chính sách hỗ trợ cho nông nghiệp, phòng chống thiên tai, dịch bệnh. Hoàn thành đầu tư phát triển hạ tầng thuỷ lợi, giao thông nông thôn. Phấn đấu giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 1%. Hình thành vùng sản xuất rau an toàn tại các xã: Yên Mỹ, Duyên Hà; cây dược liệu tại xã Vạn Phúc, Duyên Hà. Vận động nông dân chuyển đổi ruộng cấy lúa sang trang trại tổng hợp trồng rau, trồng hoa, cây ăn quả, khuyến khích nông dân phát triển sản xuất nông nghiệp an toàn và vệ sinh thực phẩm, nâng cao68 hiệu quả sử dụng đất. Phát triển tập trung chăn nuôi theo hướng mô hình trang trại có xử lý môi trường, đưa chăn nuôi tập trung ra ngoài khu dân cư. Tăng cường các biện pháp phòng trừ dịch bệnh cho gia súc gia cầm, áp dụng các biện pháp kỹ thuật hiện đại để nâng cao chất lượng chăn nuôi, đáp ứng nhu cầu sử dụng thực phẩm cho huyện và cung cấp số lượng lớn thực phẩm cho thành phố. Phát triển các vùng nuôi trồng thủy sản kết hợp với du lịch sinh thái tại các xã Đông Mỹ, Tứ Hiệp, Đại Áng, Tả Thanh Oai, mở rộng vùng nuôi cá đặc sản. Huyện đẩy mạnh nôi trồng thủy sản, đặc biệt là đưa những giống cá mới có chất lượng cao như cá chình và cá vược vào nuôi trồng. Huyện từng bước đầu tư công trình thủy lợi, giao thông nông thôn, phòng chống thiên tai, dịch bệnh ảnh hưởng đến chất lượng, sản lượng thủy sản. Huyện hỗ trợ các tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động khuyến nông, khuyến công... Coi trọng việc tổ chức thu hút chuyển giao tri thức và chuyển giao công nghệ từ thành phố và Trung ương về cho địa phương. Chủ động tích cực trong quan hệ hợp tác với Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam, trực tiếp là Viện cây rau quả và Viện cây ăn quả để đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất thí điểm, sản xuất đại trà và sản xuất các sản phẩm nhân giống cung cấp cho các vùng khác trong cả nước. Những tiến bộ khoa học kỹ thuật cần đặc biệt được ưu tiên lựa chọn đầu tư trên địa bàn huyện là công nghệ sinh học nhằm vào việc sản xuất các nông sản phẩm sạch, có chất lượng cao, các sản phẩm nhân giống, đưa các giống cây trồng vật nuôi mới và công thức canh tác phù hợp có hiệu quả cho các vùng đất trũng. Đẩy nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất và bảo quản các sản phẩm chế biến thực phẩm của Thanh Trìđể có thể chuyên chở, vận chuyển sản phẩm đi tiêu thụ tại các thị trường khác. Đẩy mạnh việc ứng dụng các thành tựu mới về công nghệ thông tin để phát triển các hoạt động thương mại điện tử mở rộng thị trường và quảng bá sản phẩm. Chú trọng khai thác nguồn thu, tiết kiệm chi: Điều hành ngân sách linh hoạt, hiệu quả, ®óng luËt; bám sát mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm. Tích cực khai thác các nguồn thu và chương trình mục tiêu của Thành phố để đầu tư phát triển. Đẩy mạnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn để ưu tiên tập trung nguồn vốn cho đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá đầu tư ở các lĩnh vực69 và quan tâm nuôi dưỡng nguồn thu cho ngân sách. Tiết kiệm chi, sử dụng có hiệu quả nguồn ngân sách. Thực hiện các biện pháp phòng chống lạm phát, chống thất thu nợ đọng. Tiếp tục đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư và sản xuất kinh doanh: Quan tâm tạo điều kiện cho các loại hình kinh tế phát triển trong các ngành nghề, lĩnh vực theo đúng quy định của pháp luật đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Tiếp tục chỉ đạo việc rà soát, đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, liên thông trong giải quyết thủ tục về đầu tư xây dựng tại huyện và các xã, thị trấn để tạo môi trường thông thoáng về thủ tục hành chính, kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp và phối hợp chặt chẽ với các ngành của Thành phố để đẩy nhanh tiến độ các dự án, sớm đưa các công trình vào khai thác sử dụng. Chú trọng áp dụng các mô hình sản xuất kinh doanh mới, hỗ trợ, tạo mối quan hệ liên doanh, liên kết giữa các đơn vị sản xuất kinh doanh, các Hợp tác xã, hộ nông dân với các nhà khoa học, các viện nghiên cứu để đưa tiến bộ khoa học công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh tế. Quan tâm, có cơ chế hỗ trợ đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ kỹ thuật và ứng dụng giống cây con mới, tiến bộ. Trong nh÷ng n¨m qua cã nhiÒu khã kh¨n th¸ch thøc song ®îc sù quan t©m chØ ®¹o cña Thµnh uû - H§ND - UBND Thµnh phè, díi sù l·nh ®¹o cña HuyÖn uû, gi¸m s¸t cña H§ND, chØ ®¹o cña UBND huyÖn ®· t¹o sù nç lùc phÊn ®Êu cña c¸n bé, §¶ng viªn vµ c¸c tÇng líp nh©n d©n. Kinh tÕ huyÖn ph¸t triÓn æn ®Þnh, tèc ®é t¨ng trëng kh¸, c¬ së h¹ tÇng ®îc tËp trung ®Çu t x©y dùng, bé mÆt ®« thÞ vµ n«ng th«n huyÖn ®îc ®æi míi theo híng v¨n minh. C¬ cÊu kinh tÕ chuyÓn dÞch theo híng tiÕn bé, c¬ cÊu lao ®éng n«ng th«n ®· cã sù chuyÓn dÞch theo híng gi¶m dÇn tû träng lao ®éng n«ng nghiÖp. C«ng nghiÖp, TTCN, lµng nghÒ vµ dÞch vô ë khu vùc n«ng th«n tõng bíc ph¸t triÓn; s¶n xuÊt n«ng nghiÖp ®· gi¶m dÇn tû träng trång trät, t¨ng tû träng ch¨n nu«i ®Æc biÖt lµ ngµnh nu«i trång thuû s¶n, cung cÊp nh÷ng s¶n phÈm chÊt lîng cho néi thµnh. Thu nhËp vµ ®êi sèng cña ngêi d©n ngµy cµng ®îc c¶i thiÖn, c¬ së h¹ tÇng ®îc quan t©m ®Çu t. T×nh h×nh an ninh chÝnh trÞ, trËt tù an toµn x· héi ®îc gi÷ v÷ng ®· gãp phÇn quan träng trong sù nghiÖp ph¸t triÓn kinh tÕ - x· héi ë khu vùc n«ng th«n.70 * So víi yªu cÇu cña NghÞ quyÕt 26/T¦ vµ Bé tiªu chÝ quèc gia n«ng th«n míi ®· ®¹t chuÈn 05 tiªu chÝ : - An ninh trËt tù ®îc gi÷ v÷ng; - Gi¸o dôc; - Nhµ ë d©n c; - Bu ®iÖn; - HÖ thèng tæ chøc chÝnh trÞ x· héi v÷ng m¹nh. 05 tiªu chÝ ®· ®¹t ë møc cao, gÇn ®¹t møc chuÈn quy ®Þnh, ®ã lµ: - Quy ho¹ch; - Tû lÖ hé nghÌo; - HÖ thèng ®iÖn; - Y tÕ; - C¬ cÊu lao ®éng. Tuy nhiªn, vÉn cßn 9/19 tiªu chÝ cha ®¹t theo tiªu chuÈn cÇn ph¶i phÊn ®Êu trong thêi gian tíi bao gåm: - Giao th«ng n«ng th«n. - Thñy lîi. - Trêng häc. - C¬ së vËt chÊt v¨n hãa. - Chî n«ng th«n. - Thu nhËp b×nh qu©n ®Çu ngêi. - H×nh thøc tæ chøc s¶n xuÊt. - V¨n hãa. - M«i trêng. §Ó phÊn ®Êu x©y dùng n«ng th«n míi huyÖn Thanh Tr× rÊt cÇn sù chØ ®¹o quan t©m cña Thµnh phè, bªn c¹nh ®ã cÇn sù nç lùc cña §¶ng bé, chÝnh quyÒn, ®oµn thÓ vµ sù ®ång thuËn phÊn ®Êu cña c¸c tÇng líp nh©n d©n trong huyÖn, quyÕt t©m hoµn thµnh ch¬ng tr×nh x©y dùng n«ng th«n míi. BiÓu 1: KÕ ho¹ch dù kiÕn c¬ b¶n hoµn thµnh x©y dùng N«ng th«n míi t¹i c¸c x· trªn ®Þa bµn huyÖn Thanh Trì giai đoạn 2011-2020 N¨m hoµn thµnh TT C¸c x· N¨m 2011 N¨m 2012 N¨m 2013 N¨m 2014 N¨m 2015 N¨m 2016 N¨m 2017 1 §¹i ¸ng x 2 §«ng Mü x 3 Ngäc Håi x71 4 Tø HiÖp x 5 T©n TriÒu x 6 Ngò HiÖp x 7 Tam HiÖp x 8 Thanh LiÖt x 9 Liªn Ninh x 10 VÜnh Quúnh x 11 T¶ Thanh Oai x 12 H÷u Hßa x 13 Yªn Mü x 14 Duyªn Hµ x 15 V¹n Phóc x Mét sè gi¶i ph¸p: - Theo quy ho¹ch Hµ Néi më réng, huyÖn Thanh Tr× n»m ë trung t©m thµnh phè Hµ Néi, cã tèc ®é ®« thÞ ho¸ nhanh, do ®ã quy ho¹ch ph¶i ®i tríc mét bíc. PhÊn ®Êu ®Õn n¨m 2012 hoµn thµnh lËp quy ho¹ch x©y dùng tû lÖ 1/2000 cña 3 x· vïng b·i, bæ sung c¸c ®å ¸n quy ho¹ch x©y dùng ®iÓm d©n c n«ng th«n tû lÖ 1/2000 cña c¸c x· cßn l¹i cho phï hîp víi c¸c tiªu chÝ yªu cÇu vÒ quy ho¹ch phôc vô ph¸t triÓn s¶n xuÊt n«ng nghiÖp hµng hãa, c«ng nghiÖp, TTCN, dÞch vô vµ quy ho¹ch khu trung t©m x· tû lÖ 1/500 cña 12 x· thuéc ®Þa bµn huyÖn. - X©y dùng, hoµn thiÖn hÖ thèng c¬ së vËt chÊt v¨n ho¸ b»ng nhiÒu nguån vèn kh¸c nhau, nh»m ®¸p øng tèt h¬n c¸c nhu cÇu v¨n ho¸ thÓ thao ngµy cµng t¨ng72 cña nh©n d©n. PhÊn ®Êu mçi x· cã 1 nhµ v¨n ho¸, 1 khu thÓ thao; trong ®ã 80% nhµ v¨n ho¸, 100% khu thÓ thao x· vµ 100% sè th«n cã nhµ v¨n ho¸ th«n ®¹t chuÈn cña Bé V¨n hãa, ThÓ thao vµ Du lÞch. - X©y dùng míi trung t©m v¨n hãa thÓ thao cho 15 x·, 13 nhµ v¨n hãa th«n; c¶i t¹o n©ng cÊp 2 nhµ v¨n hãa th«n; bæ sung trang thiÕt bÞ cho 25 nhµ v¨n ho¸ ®· x©y dùng tríc n¨m 2008 vµ 31 nhµ v¨n hãa ®îc ®Çu t theo §Ò ¸n x©y nhµ v¨n hãa ®Ó ®¶m b¶o ®¹t chuÈn n«ng th«n míi; tu bæ, t«n t¹o 23 di tÝch lÞch sö ®· ®îc xÕp h¹ng. TËp trung ®Çu t ph¸t triÓn kinh tÕ, chuyÓn dÞch m¹nh c¬ cÊu kinh tÕ theo híng c«ng nghiÖp - TTCN, th¬ng m¹i - dÞch vô, N«ng nghiÖp; ®æi míi h×nh thøc tæ chøc s¶n xuÊt ®¸p øng yªu cÇu ph¸t triÓn s¶n xuÊt, n©ng cao thu nhËp cña ngêi lao ®éng. PhÊn ®Êu n©ng cao thu nhËp b×nh qu©n ®Çu ngêi c¸c x· n«ng th«n; gi¶m tû lÖ hé nghÌo theo chuÈn nghÌo míi ®Õn n¨m 2015 cßn díi 1%, gi¶m tû lÖ lao ®éng trong n«ng nghiÖp cßn díi 25% víi c¸c gi¶i ph¸p cô thÓ sau: - Quy ho¹ch c¸c vïng s¶n xuÊt n«ng nghiÖp; hç trî c«ng t¸c chuyÓn ®æi c¬ cÊu c©y trång vËt nu«i. T¨ng cêng chuyÓn giao tiÕn bé kü thuËt, h×nh thµnh c¸c vïng s¶n xuÊt hµng ho¸ cã chÊt lîng vµ hiÖu qu¶ kinh tÕ cao nh: hoa c©y c¶nh, c©y ¨n qu¶, ch¨n nu«i gia sóc, gia cÇm, thuû s¶n, vïng lóa chÊt lîng cao t¹i 4 x· phÝa T©y Nam cña huyÖn (T¶ Thanh Oai, H÷u Hoµ, VÜnh Quúnh, §¹i ¸ng) víi tæng diÖn tÝch 490 ha, vïng s¶n xuÊt rau an toµn t¹i 2 x· vïng b·i (Yªn Mü, Duyªn Hµ) víi tæng diÖn tÝch 110 ha; trong ®ã x©y dùng th¬ng hiÖu rau an toµn x· Duyªn Hµ cã g¾n m· v¹ch. Cã c¬ chÕ chÝnh s¸ch hç trî, thu hót doanh nghiÖp liªn kÕt s¶n xuÊt vµ tiªu thô n«ng s¶n. C¬ giíi ho¸ s¶n xuÊt n«ng nghiÖp; x©y dùng c¸c m« h×nh khuyÕn n«ng chuyÓn giao TBKT gióp n«ng d©n ph¸t triÓn s¶n xuÊt; ®Èy m¹nh ph¸t triÓn kinh tÕ trang tr¹i kÕt hîp víi dÞch vô sinh th¸i ®Ó t¨ng hiÖu qu¶ sö dông ®Êt t¨ng thu nhËp cho c¸c chñ trang tr¹i. Đẩy mạnh công tác quy hoạch và quản lý xây dựng theo quy hoạch, phát triển các khu đô thị. Xây dựng quy hoạch chi tiết khu trung tâm một số xã, thị trấn có tốc độ đô thị hoá cao. Rà soát quy hoạch và quản lý, khai thác có73 hiệu quả các hồ sinh thái, cây xanh, tăng diện tích mặt nước, cây xanh tại các xã, thị trấn. Quy hoạch và xây dựng một số công viên trên địa bàn huyện. Tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, ưu tiên triển khai các dự án trọng điểm, các dự án hạ tầng giao thông quan trọng bằng nguồn vốn ngân sách và huy động các doanh nghiệp tham gia. Chủ động phối hợp với các đơn vị được Thành phố giao triển khai các dự án xây dựng đường giao thông trên địa bàn huyện để sớm hoàn thiện các thủ tục đầu tư, triển khai thực hiện dự án. Hoàn thành cải tạo và xây dựng 11 trụ sở làm việc của các xã. Hoàn thành đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và một số công trình kiến trúc Khu tưởng niệm danh nhân Chu Văn An, cơ bản hoàn thành một số dự án giao thông quan trọng, các tuyến đường giao thông phục vụ phát triển kinh tế. Xúc tiến kêu gọi và thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế để đầu tư xây dựng trung tâm thương mại tại khu vực Cầu Bươu, trục đường Phan Trọng Tuệ, xây dựng phát triển một số khu đô thị sinh thái lớn: Phía Nam đường 70, khu vực trung tâm và hai bên đường Quốc lộ 1A ... Đẩy mạnh tiến độ các dự án thực hiện đầu tư và làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư, đảm bảo kịp thời hoàn thành các thủ tục đầu tư để đủ điều kiện ghi kế hoạch vốn hàng năm theo quy định. Đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch để đầu tư phát triển. Cần tập trung xây dựng hệ thống giao thông và thủy lợi đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của huyện Thanh Trì. Phấn đấu cứng hóa đường nội đồng đạt tỷ lệ 100%. Trong đó tập trung nguồn lực ưu tiên đầu tư đường nhựa, bê tông hóa đường trục liên xã trước, tiếp đến là đường thôn, ngõ xóm gắn với việc xây dựng hoàn chỉnh hệ thống rãnh nước để đảm bảo vệ sinh môi trường; Đảm bảo phủ sóng phát thanh đến 100% xã trong huyện. Phấn đấu đến năm 2020 hoàn thành cơ bản việc đầu tư, nâng cấp, cải tạo các trạm biến áp, đường dâu trung thế, hạ thế đảm bảo an toàn hành lang lưới điện để cung cấp đủ điện cho sinh hoạt và sản xuất. Tăng cường công tác quản lý đất đai, tài nguyên môi trường, trật tự xây dựng, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng đất đối với các dự án được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Triển khai thực hiện việc lập và quản lý hồ sơ địa chính bằng công nghệ thông tin. Đẩy mạnh công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng, thu hồi các dự án chậm triển khai thực hiện và xử lý có hiệu quả các khu74 vực đất đai không có khả năng canh tác. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các công trình xây dựng trên địa bàn, kịp thời phát hiện, xử lý các vi phạm về đất đai, vi phạm về trật tự xây dựng, kiên quyết xử lý triệt để các công trình xây dựng trái phép, không phép. Nâng cao trách nhiệm, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý đất đai, trật tự xây dựng của huyện và xã. Đẩy mạnh xã hội hoá công tác vệ sinh môi trường, tuyên truyền vận động nhằm tạo sự chuyển biến mạnh về nhận thức và ý thức bảo vệ môi trường. Cải thiện môi trường xã hội, giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội quan tâm. Tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm và tích cực phối hợp thực hiện việc di dời một số nhà máy gây ô nhiễm môi trường. Cải tạo lại hệ thống cấp nước sạch đô thị cho nhân dân để sử dụng nước sạch, ưu tiên đầu tư cho những xã nghèo, khó khăn, những nơi bức xúc về nước sạch. Xây dựng, hoàn chỉnh hệ thống cung cấp nước sạch phục vụ nhu cầu sản xuất của địa phương. Quan tâm đầu tư xây dựng các trạm xử lý nước thải tại khu cụm công nghiệp, làng nghề, các khu đô thị, khu dân cư. Triển khai các dự án cải tạo môi trường, kết hợp với giao thông hai bên bờ sông Nhuệ, sông Om. Tiếp tục thực hiện đề án xã hội hóa vệ sinh môi trường. Vận động nhân dân nâng cao nhận thức và cố ý thức bảo vệ môi trường, coi giữ gìn và bảo vệ môi trường là trách nhiệm của toàn xã hội; đảm bảo thu gom, vận chuyển, lượng rác tái sinh tại 100% các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Quan tâm đến việc cải tạo hệ thống cấp nước sạch cho dân, ưu tiên cho những xã nghèo, khó khăn, những nơi bức xúc về nước sạch; khuyến khích tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng trạm cấp nước sạch cho các cụm dân cư theo phương thức xã hội hóa đầu tư. 3.3 HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN Xà HỘI CỦA HUYỆN THANH TRÌ GIAI ĐOẠN 2015 - 2020 Đẩy mạnh thực hiện sâu rộng, có chất lượng và hiệu quả thiết thực phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, trong đó xây dựng gia đình văn hoá là hạt nhân; xây dựng nếp sống thanh lịch, văn minh trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong lĩnh vực văn hoá – xã hội trên địa bàn huyện. Khôi phục và phát triển văn hoá truyền thống, văn hoá dân gian, phục hồi các điệu múa cổ, các lễ hội truyền thống kết hợp với văn hoá hiện đại, đa dạng hoá các75 loại hình văn hoá văn nghệ; mở rộng và phát huy các hoạt động văn hoá văn nghệ quần chúng . Quan tâm công tác trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử văn hoá. Nâng cao chất lượng phong trào xây dựng gia đình văn hoá, làng, khu dân cư, đơn vị văn hoá. Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội. Tuyên truyền giáo dục công dân sống, làm việc theo hiến pháp và pháp luật, có lối sống, hành vi ứng xử văn hoá. Phát huy vai trò của gia đình, nhà trường trong giáo dục và xây dựng nhân cách người Hà Nội. Kế thừa phát huy giá trị đạo đức, văn hoá gia đình truyền thống của Thăng Long - Hà Nội, gắn với nếp sống công nghiệp, đô thị hiện đại. Các tổ chức trong hệ thống chính trị, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể xã hội thật sự là nòng cốt giáo dục mọi thành viên trước hết là cán bộ, đảng viên tự rèn luyện, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, lối sống trong sạch; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí, suy thoái đạo đức; chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, thực hiện nếp sống văn hoá và gia đình gương mẫu theo tiêu chí “Người Hà Nội thanh lịch, văn minh”. Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hệ thống thiết chế văn hoá. Xây dựng Trung tâm văn hoá xã, thị trấn. Đẩy mạnh xã hội hoá, đầu tư xây dựng, trùng tu, tôn tạo các công trình di tích lịch sử văn hoá, cơ sở vật chất các thôn, khu dân cư. Đẩy mạnh xã hội hoá, huy động các nguồn lực để đầu tư nâng cấp xây mới và sử dụng có hiệu quả các khu thể thao xã, thôn. 100% các xã có sân bóng đá và một khu tập luyện thể thao, mỗi trường Trung học cơ sở, Tiểu học có một nhà thể chất hoặc phòng tập đa năng. Phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm trong lĩnh vực văn hoá, thể thao. Phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng, tạo điều kiện và cơ hội để mọi người cùng tham gia tập luyện thể dục thể thao. Triển khai và thực hiện có hiệu quả Đề án phát triển thể thao thành tích cao huyện Thanh Trì giai đoạn 2010 – 2015, phấn đấu 40% số dân tập luyện thể dục thể thao thường xuyên và 26% gia đình thể thao. Tăng cường tổ chức các giải thể thao từ cấp huyện đến cơ sở và tham gia các giải thể thao cấp Thành phố đạt kết quả cao. Phát huy truyền thống hiếu học tạo bước chuyển biến mới trong giáo dục - đào tạo. Thực hiện phương châm ưu tiên hàng đầu cho phát triển giáo dục - đào tạo76 nhằm góp phần tích cực xây dựng thế hệ trẻ Thanh Trì phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp. Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học, chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, nâng cao chất lượng, tạo sự đổi mới căn bản trong phát triển giáo dục, đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục. Duy trì vững chắc phổ cập tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập Trung học cơ sở, phổ cập trình độ Trung học, 100% trẻ em 5 tuổi đến trường Mầm non. Phấn đấu các trường Trung học cơ sở có đủ điều kiện để học sinh được học 2 buổi/ ngày. Phối hợp đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường Đại học Chu Văn An và xây dựng mới trường Trung học phổ thông tại các xã Đại Áng, Đông Mỹ. Thực hiện ưu tiên hàng đầu cho giáo dục, đào tạo. Trển khai thực hiện tốt 3 đề án phát triển giáo dục nhằm tích cực xây dựng thế hệ trẻ Thanh Trì phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp. Đến năm 2015 có 25% trẻ trong độ tuổi nhà trẻ và 88% trẻ trong độ tuổi mẫu giáo ra lớp. Tạo bước chuyển quan trọng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi trong các trường tiểu học và trung học trên toàn huyện. Phấn đấu mỗi năm cấp tiểu học có từ 30 – 50 học sinh, cấp trung học cơ sở có từ 50 – 70 học sinh giỏi cấp thành phố. Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cấp cán bộ quản lý giáo dục đạt trên chuẩn cao, đảm bảo chất lượng, đủ số lượng, đồng bộ về cơ cấu. Đến năm 2015 có đến 98% cán bộ đạt chuẩn về mặt chính trị, kiến thức quản lý giáo dục, quản lý nhà nước, 55% giáo viên bậc mầm non, 98% giáo viên bậc tiểu học và 60% giáo viên trung học cơ sở đạt trên chuẩn; 85% giáo viên có trình độ tin học, 55% số cán bộ giáo viên là đảng viên. Duy trì vững chắc phổ cập bậc giáo dục tiểu học và trung học trên địa bàn huyện, chú trọng việc giáo dục truyền thống và giáo dục thực tiễn. Nâng cao chất lương, tạo sự đổi mới căn bản trong phát triển giáo dục đại trà, và giáo dục chất lượng cao. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục. Tập trung nguồn lực, từng bước hoàn thành mạng lưới trường lớp, đảm bảo hoàn thành toàn bộ cơ sở vật chất cho các trường học, đủ số phòng học và phòng chức năng đáp ứng nhu cầu phát triển của giáo dục; phấn đấu đến năm 2015, tất cả các trường tiểu học và trung học cơ sở được học 2 buổi/ngày, 50 trường đạt chuẩn quốc gia, các trường còn lại cơ bản đạt chuẩn quốc gia. Đẩy mạnh ứng dụng thông tin trong các trường học, từng bước đầu tư trang thiết bị hiện đại nhằm phục vụ cho công tác quản lý và giảng dạy nhằm đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục ở77 các cấp học, bậc học. Từng bước phát triển trung tâm dạy nghề huyện trở thành trường trung cấp nghề đào đảm bảo đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương. Tập trung phát triển đào tạo nghề, tiếp tục thực hiện Đề án đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm dạy nghề huyện. Đẩy mạnh liên kết giữa các Trung tâm Giáo dục thường xuyên, Trung tâm Dạy nghề của huyện với các trường Đại học, Cao đẳng, dạy nghề trên địa bàn Thành phố nhằm tăng tỷ lệ người lao động đã qua đào tạo và đảm bảo nguồn nhân lực cho địa phương. Đảm bảo toàn bộ cơ sở vật chất cho các trường học, đủ số phòng học các phòng học chức năng đáp ứng nhu cầu phát triển của giáo dục. Đầu tư, cải tạo nâng cấp và xây mới 15 trường mầm non tại 21 điểm trường, 14 trường tiểu học và 8 trường THCS theo hướng chuẩn quốc gia. Phấn đấu đến năm 2015, tất cả các trường tiểu học và THCS có đủ điều kiện để học sinh học 2 buổi/ngày, 50 trường đạt chuẩn quốc gia ( trong đó có 20 trường mầm non, 16 trường tiểu học và 14 THCS); các trường còn lại đạt chuẩn quốc gia về trang thiết bị và chất lượng giáo dục. Đến năm 2020, 100% các trường học ở cả 3 bậc học trên địa bàn huyện đều đạt chuẩn quốc gia.Phấn đấu mỗi xã có một nhà văn hóa, 1khu thể thao. Xây dựng mới 13 nhà văn hóa xã, 25 nhà văn hóa thôn, 17 khu thể thao xã. Cải tạo nâng cấp 1 nhà văn hóa xã, 7 nhà văn hóa thôn. Bố trí xây dựng hợp lý các chợ kết hợp với quy hoạch phát triển các trung tâm mua sắm, trung tâm thương mại để có kế hoạch phát triển lưới chợ phù hợp với quy hoạch của địa phương trong huyện. trong đó: Đầu tư xây dựng mới 21 chợ và cải tạo 6 chợ tại các xã trên địa bàn huyện với phương châm: Ngân sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng, kêu gọi xã hội hóa đầu tư phần nổi, tổ chức mô hình quản lý kinh daonh chợ phù hợp và đúng quy địnhc ủa pháp luật. Ưu tiên triển khai dự án xây dựng chợ tại các xã mà nhà nước thu hồi nhiều đất, mở rộng chợ cũ để tạo việc làm cho người lao động, các dự án chợ đã được phê duyệt, có đủ điều kiện thực hiện. Hàng năm tổ chức từ 20 – 25 gải thể thao cấp huyện và tham gia 20 giải thể thao cấp thành phố. Phấn đấu đến 2015 có 35% dân số luyện tập thể thao thường xuyên, 26 gia đình thể thao, 100% các xã có sân bóng đá và một nhà luyện tập thể78 thao, mỗi một trường trung học cơ sở có một nhà luyện tập thể chất, xây dựng phòng tập đa năng cho các trường tiểu học. Chú trọng công tác gải quyết việc làm cho người lao động, bình quân mỗi năm tạo việc làm cho 6000 lao động; đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lực lượng lao động, nhất là lao động trẻ ở những vùng bị thu hồi đất. Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực Duy trì nâng cao chuẩn quốc gia về y tế tại các xã trên địa bàn. Nâng cao chất lượng và hiệu quả các hoạt động phòng chữa bệnh, các dịch vụ về y tế, đặc biệt là các hoạt động y tế cơ sở để đáp ứng kịp thời công tác khám chữa bệnh cho người dân. Chủ động ngăn ngừa các dịch bệnh. Quản lý nhanh và dứt điểm các vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động và thực hiện đồng bộ các giải pháp về dân số kế hoạch hóa gia đình, giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trên địa bàn huyện. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác dân số - gia đình và trẻ em: Tiếp tục thực hiện tốt Quy chế về chính sách dân số - Kế hoạch hoá gia đình trên địa bàn huyện. Đổi mới công tác truyền thông và vận động thực hiện kế hoạch hoá gia đình, giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 còn dưới 4%. Thực hiện có hiệu quả các chương trình hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ, bình đẳng giới; đảm bảo các quyền của phụ nữ và trẻ em. Chú trọng chăm sóc sức khoẻ và dinh dưỡng cho trẻ em, giảm tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng xuống dưới 10%; làm tốt công tác phòng ngừa và kiên quyết xử lý các hành vi xâm hại trẻ em. Tăng cường công tác y tế và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân: Củng cố hệ thống y tế cơ sở, đa dạng hoá các hình thức chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, duy trì và nâng cao chuẩn quốc gia về y tế xã, thị trấn đảm bảo phục vụ thuận tiện, nhanh chóng với chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu của người dân về khám chữa bệnh, phòng bệnh và phòng dịch. Triển khai có hiệu quả công tác Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế tự nguyện trong nhân dân. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về y tế. Chủ động kịp thời trong ngăn ngừa, phát hiện và xử lý các dịch bệnh, thường xuyên kiểm tra và xử lý kiên quyết, triệt để các vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống79 dịch bệnh, không để xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm quy mô lớn trên địa bàn. Quan tâm, hỗ trợ phát triển hoạt động đông y. Thực hiện tốt các chế độ, chính sách đối với người có công, gia đình chính sách và các đối tượng xã hội. Đa dạng hoá các nguồn lực và phương thức giảm nghèo, gắn công tác giảm nghèo với phát triển nông nghiệp, nông thôn, giáo dục, dạy nghề và giải quyết việc làm, đảm bảo giảm nghèo bền vững. Thực hiện có hiệu quả các chính sách an sinh xã hội. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền giáo dục, quan tâm tạo việc làm cho các đối tượng sau cai nghiện, ngăn chặn và từng bước đẩy lùi các tệ nạn xã hội, tiếp tục xây dựng xã, thị trấn, cơ quan, trường học không có tệ nạn xã hội. Tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa Thanh Trì với các ngành của Thành phố và các quận, huyện, phối hợp chặt chẽ trong xây dựng và thực hiện các quy hoạch mạng lưới hạ tầng kỹ thuật, giao thông, thông tin, điện lực, cấp thoát nước, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội. Thực hiện hợp tác, giao lưu kinh tế, văn hoá giữa Thanh Trì với các địa phương trong phát triển kinh tế khu vực phía nam theo định hướng quy hoạch của Thành phố, khai thác tiềm năng du lịch, văn hoá nhất là tuyến Sông Hồng và giải quyết các vấn đề về môi trường, xử lí ô nhiễm nguồn nước các con sông... Nâng cao hiệu quả các hoạt động đối ngoại, thu hút đầu tư, hợp tác kinh tế trong và ngoài nước. Mở rộng tham quan, học tập các mô hình nông thôn mới, quản lí khu công nghiệp, khu chế xuất, cải cách hành chính, xử lí môi trường…. tại một số tỉnh, thành trong nước và một số nước tiên tiến. Nghiên cứu có chính sách phù hợp để hỗ trợ các doanh nghiệp của Huyện thâm nhập, giữ vững và phát triển thị trường xuất khẩu ở các nước. Gắn việc xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại với du lịch, văn hoá của Huyện. Mở rộng giao lưu hợp tác trong và ngoài nước về giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá, thể dục thể thao. Tranh thủ sự giúp đỡ, ủng hộ của các Sở, Ban, Ngành, đoàn thể Thành phố trong công tác đối ngoại trên tất cả các lĩnh vực. Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân huyện và cơ sở trong việc cụ thể hoá và triển khai thực hiện các chủ trương của cấp80 uỷ Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Nâng cao chất lượng các kỳ họp, các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện; tăng cường hoạt động giám sát và tiếp xúc cử tri với Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân huyện các cấp; thực hiện có hiệu quả quy chế phối hợp giữa Hội đồng nhân dân – Uỷ ban nhân dân và Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hoá – xã hội, an ninh - quốc phòng của trên địa bàn huyện. Nâng cao năng lực điều hành, của hệ thống chính quyền các cấp: Tập trung chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ để xây dựng cơ quan hành chính Nhà nước của huyện và cơ sở thật sự trong sạch, vững mạnh. Đổi mới công tác quản lý, điều hành với phương châm dân chủ, trách nhiệm, hiệu quả, vì dân. Đẩy mạnh công tác phòng chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm, đặc biệt trong công tác quản lý tài chính, đất đai và trật tự xây dựng. Xây dựng đơn vị, công sở văn hoá, đề cao kỷ luật, kỷ cương và nâng cao ý thức trách nhiệm phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là: cải cách, đơn giản hoá các thủ tục hành chính, nâng cao trách nhiệm và kỹ năng nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ công chức và từng bước hiện đại hóa nền hành chính. Triển khai thực hiện tốt cơ chế ‘‘Một cửa’’, ‘‘Một cửa liên thông’’ trong tiếp nhận và giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính. Tăng cường kiểm tra, giám sát định kỳ và đột xuất việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ hành chính tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Thực hiện chuẩn hoá, tối ưu hoá, công khai hoá các quy trình giải quyết các thủ tục hành chính. Tăng cường công tác quản lý tài chính công, thực hiện nghiêm Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, chú trọng bồi dưỡng nghiệp vụ tin học và ngoại ngữ. Coi trọng việc lựa chọn, xây dựng và chuẩn hoá đội ngũ cán bộ tiếp nhận hồ sơ tại bộ phận “một cửa” ở cấp huyện và cấp xã. Đảm bảo đủ nguồn tài chính và cán bộ để thực hiện được kế hoạch cải cách hành chính của Uỷ ban nhân dân huyện, Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn.81 Tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện làm việc đáp ứng nhu cầu quản lý Nhà nước theo hướng hiện đại. Tập trung triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chỉ đạo, điều hành của hệ thống hành chính Nhà nước huyện và các cơ sở. Đưa cổng giao tiếp điện tử của Huyện vào vận hành. Đổi mới nội dung, phương pháp, tổ chức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội, hội quần chúng thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, điện đại hoá đất nước, với phương châm hướng về cơ sở, tập trung vào các đơn vị có nhiều khó khăn. Đa dạng hoá các hình thức tập hợp quần chúng; nắm chắc tư tưởng của nhân dân, kịp thời tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền chăm lo giải quyết các vấn đề dân sinh, dân chủ. Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, truyền thống cách mạnh cho đoàn viên, hội viên; làm tốt công tác chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đoàn viên, hội viên và nhân dân. Nâng cao chất lượng các cuộc vận động, phong trào thi đua của các đoàn thể gắn với cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Bám sát nhiệm vụ chính trị tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở, huy động cả hệ thống chính trị tham gia xây dựng “Nông thôn mới” và tích cực tham gia giám sát cán bộ, công chức, đảng viên ở khu dân cư góp phần xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền thật sự trong sạch, hoàn thành thắng lợi các mục tiêu về kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của huyện. Xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới, thực hiện tốt khâu đột phá về công tác cán bộ, trọng tâm là: nâng cao chất lượng công tác đánh giá cán bộ; rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ nhiệm kỳ 2010 – 2015 và những năm tiếp theo. Đổi mới các chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ, đặc biệt là cán bộ xã, thị trấn theo hướng thiết thực, hiệu quả, từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn tới. Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ và các nguyên tắc, quy chế, quy trình về công tác cán bộ; trọng dụng những người có đức, có tài; thực hiện bổ nhiệm, điều động, luân chuyển cán bộ theo quy hoạch; đổi mới, trẻ hoá đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý trên cơ sở kết hợp các độ tuổi. Thực hiện tốt chính sách cán bộ. Triển khai thực hiện tích cực các giải pháp nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ,82 công chức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Xây dựng đội ngũ cán bộ đồng bộ, có cơ cấu hợp lý, chất lượng tốt, bảo đảm sự kế thừa, phát triển giữa ba thế hệ cán bộ. Chú ý đào tạo cán bộ nữ, cán bộ trẻ. Chủ động chuẩn bị đội ngũ lãnh đạo, trước hết là người đứng đầu cơ quan, đơn vị. Tăng cường chất lượng và hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát góp phần phát hiện và khắc phục được những khuyết điểm, thiếu sót từ khi mới phát sinh. Bên cạnh việc tiếp tục thực hiện kiểm tra tổ chức và cá nhân đảng viên có dấu hiệu vi phạm, phải chủ động giám sát, kiểm tra về phẩm chất đạo đức và kết quả thực hiện nhiệm vụ của tổ chức Đảng, cán bộ, đảng viên, về nhận thức và chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và chấp hành Điều lệ Đảng; coi trọng kiểm tra, phát hiện nhân tố tích cực. Đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí: chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục cán bộ, đảng viên và nhân dân thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khoá X), Luật Phòng, chống tham nhũng và Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, gắn với thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Kiện toàn tổ chức và hoạt động của bộ máy quản lý Nhà nước; chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ công chức từ huyện đến cơ sở có trình độ lý luận, chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết trách nhiệm, cần kiệm liêm chính, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Rà soát, hoàn thiện các quy định, công khai minh bạch thủ tục, thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở. Nâng cao chất lượng hoạt động của Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng huyện và cơ sở. Tiếp tục thực hiện tự chủ về tài chính và tổ chức thực hiện ở các đơn vị, quan tâm cải thiện đời sống cán bộ công chức. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và các hoạt động tư pháp để phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm các vụ việc tham nhũng, chú trọng xử lý vai trò trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị. Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của đảng viên, chi bộ để góp phần phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời hành vi tham nhũng, lãng phí. Nâng cao vai trò giám sát của Đảng, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, dư luận của quần chúng nhân dân để phát83 hiện, xử lý kịp thời hành vi tham nhũng. Đẩy mạnh công tác phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội, tham gia thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội, không để hình thành các ổ nhóm tội phạm, các tụ điểm phức tạp về tội phạm và tệ nạn xã hội. Tiếp tục triển khai và phấn đấu 100% xã, thị trấn đạt “An toàn về an ninh nông thôn”; huy động sức mạnh tổng hợp của các tầng lớp nhân dân trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”. Thường xuyên củng cố, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động lực lượng Công an huyện, Công an xã, bảo vệ dân phố, dân phòng đáp ứng tình hình và yêu cầu nhiệm vụ mới. Tăng cường xây dựng lực lượng vũ trang, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương, Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng - an ninh. Xây dựng lực lượng vũ trang huyện có bản lĩnh chính trị vững vàng, tinh thần cảnh giác cách mạng và trình độ sẵn sàng chiến đấu cao, chấp hành nghiêm kỷ luật, là lực lượng nòng cốt bảo vệ huyện. Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên đủ về số lượng, chất lượng, được trang bị và huấn luyện tốt, có sức chiến đấu cao, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong mọi tình huống. Đảm bảo thực hiện tốt công tác động viên, tuyển quân, các chế độ chính sách về quốc phòng và hậu phương quân đội. 3.4. HOẠCH ĐỊNH CÁC NGUỒN LỰC CHIẾN LƯỢC CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - Xà HỘI CỦA HUYỆN THANH TRÌ GIAI ĐOẠN 2015 - 2020 Phấn đấu đạt mục tiêu tốc độ gia tăng dân số tự nhiên là 1.19%/năm của huyện trong giai đoạn 2011 – 2012; đạt 1.18% giai đoạn 2013-2015; 1.16% giai đoạn 2016 – 2020; Tốc độ gia tăng lao động làm việc trong 3 giai tương ứng trên lần lượt là 0.45% , 0.45% , 0.46% . Tốc độ gia tăng người trong độ tuổi lao động là 0.47% , 0.48% và 0.50% với dân số trong độ tuổi lao động là 95,550 người; 96,696 người; và 99,349 người.84 Bảng 3.4: Dân số Thanh Trì trong những giai đoạn tới Chỉ tiêu Đơn vị 2011 - 2012 2013 - 2015 2016 – 2020 Tổng dân số người 201,000 205,784 213,069 - Số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động người 94,652 95,550 96,696 - Tổng số lao động có việc làm trong năm người 87,079 87,860 88,960 - Tỷ lệ lao động trong độ tuổi chưa có việc làm ở khu vực thị trấn/thị tứ % 8.50 8.20 7.90 Nguồn: UBND huyện Thanh Trì & tác giả tự tính Như vậy, giai đoạn tới dân số của huyện chủ yếu là dân số trẻ, trong độ tuổi lao động chiếm trên khoảng 45% - 47% và tỷ lệ nhân khẩu phụ thuộc còn cao (1.17) ; Phấn đấu tỷ lệ lao động qua đào tạo là 65- 70%, và tỷ lệ lao động nông nghiệp giảm xuống còn 25%. Bảng3.5: Cơ cấu lao động của huyện Thanh Trì trong những năm tới Đơn vị: % Chỉ tiêu 2011 -2012 2013 - 2015 2016 -2020 Tổng dân số 100 100 100 - Số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động 46 45 47 -Số người không trong độ tuổi lao động 54 55 53 Nguồn: Phòng Lao Động Thương Binh xã hội huyện Cần có cơ chế đặc thù về ưu tiên tuyển dụng và chế độ đãi ngộ thu hút đội ngũ cán bộ về công tác tác tại các xã, đặc biệt là trong lĩnh vực: Nông nghiệp, y tế, văn hóa; Có chính sách ưu đãi đối với cán bộ xã đi học nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn theo đúng chuyên ngành để phục vụ tại địa phương. Hỗ trợ việc học85 nghề và nâng cao trình độ nghề nghiệp đối với người lao động nghèo, lao động phải đào tạo lại do cơ sở xí nghiệp chuyển hướng sản xuất kinh doanh, nông dân bị mất đất do đô thị hoá. Khuyến khích phát triển hệ thống dạy nghề ở tất cả các thành phần kinh tế và các tổ chức xã hội. Khuyến khích và có hình thức hợp lý tranh thủ chất xám của đội ngũ trí thức, đặc biệt là nhà khoa học ở các trường đại học, các viện nghiên cứu. 3.3.2. Đất đai Trong giai đoạn tới huyện có xu hướng dành nhiều đất cho phát triển phát triển cơ sở hạ tầng cho đô thị. Diện tích đất cho các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng ngày càng tăng; Diện tích đất phục vụ cho nông nghiệp giảm mạnh chỉ còn chiếm 28.1%. Bảng3.6: Tổng diện tích quy hoạch chung huyện Thanh Trì đến năm 2020 Số TT Hạng mục đất đai Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Khu vực phát triển đô thị 2.870,00 45,6 I Đất dân dụng 1.762,81 28,0 1 Đất công trình công cộng thành phố, khu vực 21,67 2 Đất cây xanh, thành phố, khu vực 193,61 3 Đất giao thông 128,91 4 Đất khu ở 1.418,62 Công trình công cộng 58,09 Đất công cộng hỗn hợp 21,66 Đất trường trung học phổ thông 10,99 Đất cây xanh 312,60 Đất giao thông (đường, quảng trường) 158,68 Đất đơn vị ở 856,6086 II Đất dân dụng khác 197,36 3,1 1 Đất hỗn hợp, dịch vụ văn phòng, đào tạo, y tế 176,59 2 Đất di tích lịch sử văn hóa 20,77 III Đất ngoài dân dụng 646,72 10,3 1 Đất CN, kho tàng 214,01 2 Đất quốc phòng, an ninh 63,48 3 Đất công trình đầu mối HTKT và hành lang bảovệ 178,90 4 Đất sông mương thoát nước và hành lang bảo vệ 45,50 5 Đất cây xanh cách ly 127,00 6 Đất nghĩa trang 17,83 IV Đất dự trữ phát triển 263,11 4,2 Khu vực ngoài đô thị 3.422,73 54,4 I Khu vực điểm dân cư nông thôn 969,19 15,4 1 Đất công trình công cộng (gồm: TT hành chính, văn hóa, dịch vụ công cộng, TH, nhà trẻ…) 96,82 2 Đất cây xanh 29,03 3 Đất giao thông 74,37 4 Đất ở 677,62 5 Đất làng nghề, sản xuất TTCN, kho tàng 68,60 6 Đất công trình di tích lịch sử, tôn giáo tín ngưỡng 22,75 II Đất hỗn hợp, dịch vụ văn phòng, đào tạo, y tế 45,92 0,7 III Đất an ninh, quốc phòng 15,79 0,3 IV Mặt nước (sông, mương…) 472,48 7,5 V Đất nông nghiệp, cây xanh du lịch – sinh thái 1.769,44 28,187 VI Đất giao thông quốc gia, thành phố và khu vực 91,59 1,5 VII Đất nghĩa trang 58,32 0,9 Tổng diện tích đất toàn huyện 6.292,73 100 Nguồn: Phòng Tài Nguyên môi trường huyện Thanh Trì 3.3.3. Vốn đầu tư Để thực hiện được các nội dung chiến lược và đạt được mục tiêu phát triển của các ngành theo các phương án quy hoạch đã đặt ra, vấn đề đảm bảo đủ lượng vốn đầu tư là điều kiện cơ bản mang tính quyết định. Việc tính toán lượng vốn đầu tư được dựa vào khối lượng quy hoạch cụ thể của từng ngành và lĩnh vực và căn cứ vào định mức thực tế các công việc (có tính thêm lượng vốn cho các công việc phát sinh và dự trữ). Bảng 3.7: Tổng nhu cầu đầu vốn tư theo ngành trong những giai đoạn (2010 - 2015); (2016 - 2020) Giai đoạn 2010-2015 Giai đoạn 2016-2020 Trong đó Trong đó Các ngành, lĩnh vực Tổng nhu cầu vốn Tổng số Vốn NS Vốn khác Tổng số Vốn NS Vốn khác 1. CÁC NGÀNH KINH TẾ 1.1. Nông nghiệp, 67,640 61,640 42,640 + Khu công nghệ cao 11,740 11,740 11,740 + Hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng – vật nuôi 31,000 25,000 6000 + Khác 24,900 24,900 24,900 1.2. Công nghiệp, XD 391,500 195,750 58,725 137,02 195,750 58,725 137,0288 1.3. Dịch vụ 258,00 178,92 74,400 131,520 52,080 2. CÁC LĨNH VỰC VĂN HÓA – Xà HỘI VÀ CƠ SỞ HẠ TẦNG 2.1. Giáo dục, y tế, VH 875,578 653,933 571,207 69,724 238,523 4,320 14,400 + Giáo dục 580,000 406,000 406,000 174,000 + Y tế,mt 145,202 98,360 28,144 57,214 18,720 4,320 14,400 + Văn hoá, thể thao 150,376 149,573 137,063 12,510 45,803 2.2. Cơ sở hạ tầng 1,029,350 1,543,06 454,404 439,72 208,425 317,92 58,220 + Thuỷ lợi 214,673 150,271 124,505 25,766 64,393 53,359 11,043 + Giao thông 286,476 200,533 110,334 90,199 85,943 47,286 38,657 + Điện 303,370 303,370 303,37 + Khác 224,831 888,886 219,565 20,390 58,089 217,28 8,520 3. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ 2,622,068 1,979,37 1,201,37 777,99 642,698 380,97 261,72 Nguồn: UBND huyện Thanh Trì & tác giả tự tính Đa số nguồn vốn cần có để thực hiện các mục tiêu về kinh tế - xã hội của huyện trong giai đoạn tới là nguồn vốn do nhà nước cấp, số còn lại huyện sẽ huy động từ các nguồn khác như từ doanh nghiệp 9.43%; dân góp 10.53%; xã hội hóa 19.73%. Bảng 3.8. Cơ cấu vốn theo ngành của huyện Thanh Trì đến năm 2020 Lĩnh vực Tổng nhu cầu vốn ( Triệu đồng ) Cơ cấu (%) 1. CÁC NGÀNH KINH TẾ 1.1. Nông nghiệp, 67,640 2.58 + Khu công nghệ cao 11,740 0.4589 + Hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng – vật nuôi 31,000 1.18 + Khác 24,900 0.95 1.2. Công nghiệp, XD 391,500 14.93 1.3. Dịch vụ 258,000 9.84 2. CÁC LĨNH VỰC VĂN HÓA – Xà HỘI VÀ CƠ SỞ HẠ TẦNG 2.1. Giáo dục, y tế, VH 875,578 33.39 + Giáo dục 580,000 22.12 + Y tế,mt 145,202 5.53 + Văn hoá, thể thao 150,376 5.75 2.2. Cơ sở hạ tầng 1,029,350 39.25 + Thuỷ lợi 214,673 8.19 + Giao thông 286,476 10.93 + Điện 303,370 11.57 + Khác 224,831 8.57 3. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ 2,623,707 100 Nguồn: UBND huyện Thanh Trì & tác giả tự tính Theo dự tính để hoàn thành đề án cần phải huy động một nguồn vốn khá lớn, khoảng trên 2,623 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn ngân sách nhà nước là 1,582 tỷ đồng. Giai đoạn 2010 – 2015 tổng số vốn phải huy động là 1,981 tỷ đồng; nguồn vốn ngân sách nhà nước là 1,201,3 tỷ đồng. Bảng 3.9. Cơ cấu vốn theo nguồn vốn huy động của huyện Thanh trì đến năm 2020 Chỉ tiêu Vốn ( Triệu đồng) Cơ cấu ( % ) Ngân sách 1,582,349 60.31 Doanh nghiệp 247,024 9.4390 Dân góp 276,485 10.53 Xã hội hóa 517,850 19,73 Tổng 2,623,707 100 Nguồn: Phòng Tài Chính huyện Thực tế, hàng năm ngân sách thành phố chỉ có thể cân đối cho huyện 400 tỷ đồng, chủ yếu tập trung đầu tư cho giáo dục và một số công trình giao thông. Bình quân mỗi năm ngân sách huyện phải huy động thêm khoảng gần 400 tỷ đồng để đầu tư xây dựng nông thôn đổi mới. Như vậy cần có những giải pháp huy động vốn, thực hiện tốt cơ chế xã hội hóa đầu tư các chợ nông thôn, nước sạch, vệ sinh môi trường, thể dục thể thao; Đẩy mạnh triển khai tổ chức đấu giá QSD đất tại các khu đấu giá QSD đất; Đẩy nhanh tiến độ công tác chuẩn bị đầu tư một số dự án đấu giá QSD đất để tạo nguồn cho các năm tiếp theo; Rà soát tổng thể các ô đất chưa sử dụng trên địa bàn huyện để lựa chọn, xây dựng kế hoạch đấu giá phù hợp với tiến độ xây dựng đề án và nhu cầu vốn từng năm; Đẩy mạnh công tác xã hội hóa đầu tư, tích cực phối hợp với các cơ sở ngành thành phố hướng dẫn các nhà đầu tư triển khai một số dự án hạ tầng lớn theo hình thức BT, BOT và ...;Tăng cường công tác tuyên truyền vận động, khuyến khích cho các doanh nghiệp trên địa bàn huyện tham gia đóng góp hỗ trợ địa phương xây dựng hạ tầng bằng tiền, vật tư hoặc trực tiếp xây dựng các đoạn đường giao thông, đường làng, ngõ xóm, nhà văn hóa, xóa nhà dột nát...Đối với việc phát huy đóng góp của nhân dân cần có sự tham gia của các tổ chức đoàn thể địa phương, đa dạng hóa các giải pháp huy động nhằm đảm bảo tính công khai, minh bạch và khuyến khích được người dân tự giác, thi đua đóng góp bằng tiền, bằng ngày công, hiện vật....91 KẾT LUẬN Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội là công cụ quan trọng trong quản lý Nhà nước, có ý nghĩa lớn trong đời sống kinh tế - xã hội mỗi địa phương. Cũng như bất kỳ chiến lược kinh doanh nào, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của một địa phương chịu nhiều tác động 2 mặt của các nhân tố chủ quan và khách quan, tự nhiên, kinh tế-xã hội và chính trị vi mô và vĩ mô, trong nước và quốc tế, cũng như thường có sự điều chỉnh theo thời gian. Việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội có chất lượng cao, có cơ sở khoa học và hợp với thực tiễn, bối cảnh quốc tế, trong nước và địa phương sẽ mang lại cho chính quyền có được cái nhìn rõ nét hơn về định hướng phát triển và chọn được giải pháp phù hợp với mục chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương… Huyện Thanh Trì là địa phương có mức phát triển trung bình so với các địa phương của Thành phố Hà Nội cũ, nhưng đây là huyện có nhiều tiềm năng và đang từng bước phát triển. Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội huyện Thanh Trì cần tËn dông c¸c c¬ héi thị trường, phát huy lợi thế c¸c nguån lùc dåi dµo cña Thanh Tr× vÒ lao ®éng, ®Êt ®ai, quy hoạch… vµo viÖc ph¸t triÓn kinh tÕ x· héi cña huyÖn. ChiÕn lîc cũng cÇn phản ánh và bám sát phương hướng phát triển chung của Thành phố, phù hợp với điều kiện địa phương để phát huy tôt nhất những lợi thế so sánh của huyện Thanh Trì. Trong thời gian tới, bên cạnh những sản phẩm nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp truyền thống, Thanh Trì cần đẩy mạnh quá trình tái cấu trúc toàn diện nền kinh tế, chuyển mạnh gia tăng đầu tư phát triển những sản phẩm có hàm lượng chế biến và giá trị gia tăng cao, phát triển mạnh hơn khu vực dịch vụ; Đồng thời, cần áp dụng đồng bộ những giải pháp quản lý nhà nước cần thiết và có tính đột phá cao, tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư, nhất là cải cach hành chính, phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế-kỹ thuật, đào tạo nhân lực chất lượng cao, cũng như tăng cường công tác thông tin, quảng bá, xúc tiến đầu tư và thương mai…Xây dựng và triển khai tốt chiến lược như vậy sÏ góp phần đẩy nhanh tốc độ và nâng cao chất lượng phát triển KT-XH địa phương theo hướng bền vững…./.92 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. PGS.TS.Ngô Doãn Vịnh - "Nghiên cứu chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam- học hỏi và sáng tạo" - Nxb Chính trị Quốc gia năm 2003. 2. Nghị định Chính phủ số 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội có sửa đổi, bổ sung nội dung theo nghị định 04/2008/NĐ-CP ngày 11/1/2008 3. QĐ-Ttg, Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hà Nội đến năm 2020 (2009). 4. VK-TU, Văn kiện Đại Hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội các khóa X-XV 5. VK-HU, Văn kiện các kỳ họp UBND và Huyện ủy Thanh Trì những năm 2000-2011. 6. Niên giám Thống kê Thành phố Hà Nội năm 2006-2010. 7. Nguyễn Tấn Phước, Chiến lược và chính sách kinh doanh, Nhà xuất bản thống kê, 1996. 8. Nguyễn Hữu Lam, Quản trị chiến lược phát triển vị thế cạnh tranh, NXB Giáo dục, 1998. 9. Nguyễn Thành Độ, Ngô Kim Thanh, Chiến lược và chính sách kinh doanh, Giáo trình đào tạo sau đại học, 1999. 10. Lê Văn Tâm, Giáo trình quản trị chiến lược, NXB Thống kê, 2000. 11. Đỗ Văn Phức, Quản lý doanh nghiệp, NXB BKHN, 2010. 12. Nguyễn Văn Nghiến, Quản lý chiến lược, Đại học Bách Khoa Hà Nội, 2010. 13. Nguyễn Thị Liên Diệp, Phạm Văn Nam, Chiến lược và Chính sách kinh doanh, NXB Lao động - Xã hội, 2006. 14. Charrles W.L.Hill và Gareth R.Jones, Quản trị chiến lược; Nhà xuất bản Houghton Miflin Company, 1995. 15. Garr D.Smith, Danny Putti, Chiến lược và sách lược kinh doanh Nhà xuất bản chính trị quốc gia, 1996. 16. Fred R.David, Khái luận về quản trị chiến lược; Nhà xuất bản thống kê, 2000.93 17. Philip Kotler, Quản trị Marketing, Nhà xuất bản thống kê, 1997. 18. . www.chinhphu.vn ngày 06/01/2011. 19. Nguyễn Tấn Dũng - Nội dung chủ yếu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 -2020 và nhiệm vụ trọng tâm của năm 2011. Theo: www.chinhphu.vn ngày 03/01/2011. 20. Phát biểu của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại hội nghị Phát triển bền vững toàn quốc do Bộ Kế hoạch- Đầu tư tổ chức diễn ra tại Hà Nội ngày 6/1/2011. Theo VietNamNet ngày 7/1/2011 21. Phạm Xuân Nam (2007), Tạo lập một “tâm quyển” cho sự phát triển bền vững của đất nước. Tạp chí Cộng sản, số 17 (137). 22. Trần Đông - Việt Nam thiếu “cẩm nang” phát triển bền vững. Theo VietNamNet ngày 7/1/2011.
- Xem thêm -