Luận án tiến sĩ luật học bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong tố tụng dân sự
917 0
Tải về máy để xem đầy đủ hơn, bản xem trước là bản PDF
Tags: #luận án tiến sĩ#luận văn#đồ án#báo cáo thực tập
Mô tả chi tiết
Download "Luận án tiến sĩ luật học bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong tố tụng dân sự"
Kết cấu của Luận án Ngoài phần mở đầu, tổng quan về vấn đề nghiên cứu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Luận án trình bày với kết cầu gồm 3 chương: Chương 1. Những vấn đề lý luận về bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong tố tụng dân sự Chương 2. Thực trạng các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về bảo 7 đảm quyền tố tụng của đương sự trong tố tụng dân sự và thực tiễn thực hiện Chương 3. Yêu cầu và một số kiến nghị về bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong tố tụng dân sự
Nội dung
1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI ------- NGUYỄN THỊ THÚY HẰNG BẢO ĐẢM QUYỀN TỐ TỤNG CỦA ĐƯƠNG SỰ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI, NĂM 20192 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI ------- NGUYỄN THỊ THÚY HẰNG BẢO ĐẢM QUYỀN TỐ TỤNG CỦA ĐƯƠNG SỰ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ Chuyên ngành : Luật dân sự và Tố tụng dân sự Mã số : 9 38 01 03 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Trần Anh Tuấn 2. TS. Đinh Trung Tụng HÀ NỘI, NĂM 20193 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này được thực hiện bởi bản thân tác giả. Nếu có bất kỳ sự sao chép bất hợp pháp nào từ các công trình nghiên cứu khác, Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật. Tác giả luận án4 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Bộ luật Tố tụng dân sự: BLTTDS Tố tụng dân sự: TTDS Hội đồng xét xử: HĐXX Tòa án nhân dân tối cao: TANDTC Viện kiểm sát: VKS Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao: TPTANDTC1 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong xu thế phát triển và hội nhập quốc tế vấn đề bảo vệ quyền con người ngày càng được xem trọng. Vì vậy, trong hoạt động xét xử bảo đảm quyền tố tụng của đương sự là một tất yếu khách quan. Bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong tố tụng dân sự là cơ sở cho việc giải quyết vụ án chính xác, khách quan, mang lại niềm tin công lý cho người dân. Quan điểm cải cách tư pháp được Đảng ta ghi nhận trong Nghị quyết 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 đã chỉ rõ: “Hoàn thiện chế độ bảo hộ của Nhà nước đối với các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, chế độ trách nhiệm của cơ quan nhà nước, nhất là Tòa án trong việc bảo vệ các quyền đó; xử lý nghiêm minh mọi hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân”. Có thể nhận thấy rằng quan điểm của Đảng ta về cải cách tư pháp đặt ra yêu cầu phải cải cách mạnh mẽ các thủ tục tố tụng tư pháp theo hướng dân chủ, công khai, minh bạch, đảm bảo quyền tố tụng của đương sự, đảm bảo hiệu quả của thủ tục tư pháp dân sự đáp ứng yêu cầu về bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Hiến pháp năm 2013 – Đạo luật cơ bản của quốc gia đã cụ thể hóa vấn đề này tại khoản 3 Điều 102 và nêu rõ “Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”. Như vậy, vấn đề bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người và quyền công dân được đặt lên hàng đầu trong rất nhiều nhiệm vụ của Tòa án mà Hiến pháp đã liệt kê cho thấy sự tiến bộ về mặt lập pháp, vì bảo đảm quyền con người và quyền công dân là cội nguồn cho sự bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong tố tụng dân sự. Bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong tố tụng dân sự có ý nghĩa rất quan trọng. Bảo đảm quyền tố tụng của đương sự chính là bảo đảm cho các cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm hay tranh chấp trong các quan hệ dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động có thể bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trước Tòa án. Tuy nhiên, dưới góc độ lý luận chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện về bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong tố tụng dân sự để làm cơ sở cho việc đánh giá luật định. Mặt khác, một số quy định về bảo đảm quyền tố tụng của đương sự được quy định trong Bộ luật Tố tụng Dân sự (BLTTDS) năm 2015 chưa đầy đủ hoặc thiếu cụ thể, nên việc áp dụng các quy định này trong thực tiễn đã dẫn tới những vướng mắc, bất cập, chưa2 đáp ứng yêu cầu về tính hiệu quả của việc bảo đảm các quyền tố tụng. Chẳng hạn như BLTTDS năm 2015 quy định các quyền tố tụng của đương sự nhưng chưa quy định các nghĩa vụ đối ứng của đương sự đối lập hoặc quy định nhưng không có các biện pháp bảo đảm để các đương sự đối lập thực hiện đúng các nghĩa vụ tố tụng của họ. Vì vậy, ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện các quyền tố tụng của đương sự khác. Mặt khác, Tòa án và các chủ thể tiến hành tố tụng thuộc Tòa án có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm quyền tố tụng của đương sự, nhưng quy định của BLTTDS năm 2015 về trách nhiệm của Tòa án, nhiệm vụ, quyền hạn các chủ thể tiến hành tố tụng thuộc Tòa án chưa có sự gắn kết với việc bảo đảm quyền tố tụng của đương sự. Viện Kiểm sát (VKS) có chức năng kiểm sát các hoạt động tố tụng, qua đó bảo đảm cho các quyền tố tụng của đương sự được thực thi nhưng một số quy định của BLTTDS năm 2015 về nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Viện trưởng VKS, Kiểm sát viên chưa đáp ứng yêu cầu về bảo đảm quyền tố tụng của đương sự. Bên cạnh đó, pháp luật tố tụng dân sự (TTDS) cũng chưa quy định các chế tài phù hợp nhằm bảo đảm quyền tố tụng cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Nghiên cứu thực tiễn tố tụng tại Tòa án cho thấy tình trạng Tòa án chưa thực sự tôn trọng, áp đặt ý chí chủ quan, thậm chí vi phạm các quyền tố tụng của đương sự và chưa tạo điều kiện cho đương sự thực hiện quyền tố tụng của mình vẫn còn tồn tại dẫn tới các quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự không được bảo vệ. “Tỷ lệ các bản án bị hủy, sửa còn cao; vẫn còn các vụ án để quá thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật do lỗi chủ quan của Tòa án; chưa khắc phục triệt để việc án tuyên không rõ ràng”[67]. “Việc xử lý đơn khởi kiện còn chậm, vi phạm về thời hạn xử lý đơn theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự; một số trường hợp trả lại đơn khởi kiện nhưng không ghi rõ lý do của việc trả lại đơn và chưa đúng quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự; một số Tòa án chưa chú trọng xác minh, thu thập chứng cứ [68]. Việc nghiên cứu thực tiễn tố tụng cũng cho thấy, hiện tượng một số Tòa án chưa thực sự tôn trọng, tạo điều kiện cho người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự hỗ trợ cho đương sự thực hiện quyền tố tụng vẫn còn tồn tại, “môi trường hành nghề và cơ chế tố tụng tuy đã được cải thiện nhiều so với trước nhưng vẫn còn nhiều điều chưa thuận lợi cho luật sư phát huy vai trò trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng” [60]. Với những lý do đã phân tích ở trên, việc lựa chọn nghiên cứu đề tài “Bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong tố tụng dân sự” nhằm làm rõ các vấn đề lý luận, thực trạng pháp luật về bảo đảm quyền tố tụng của đương sự, luận giải những3 nguyên nhân dẫn đến tồn tại, hạn chế trong bảo đảm quyền tố tụng của đương sự, từ đó đề xuất những yêu cầu, kiến nghị nhằm bảo đảm tốt hơn quyền tố tụng của đương sự trong tố tụng dân sự ở Việt Nam là vấn đề có tính cấp thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. 2. Mục đích nghiên cứu Luận án hướng tới mục đích nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn đề lý luận về bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong TTDS. Kết quả nghiên cứu lý luận về bảo đảm quyền tố tụng của đương sự sẽ được sử dụng làm cơ sở cho việc đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong TTDS ở Việt Nam. Trên cơ sở tổng hợp kết quả nghiên cứu, luận án đề xuất một số yêu cầu, kiến nghị nhằm bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong tố tụng dân sự được thực thi trên thực tế. 3. Nhiệ m vụ nghiên cứu của Luận án Để đạt được mục đích trên, việc nghiên cứu đề tài cần phải thực hiện các nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu làm rõ khái niệm, đặc điểm về bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong tố TTDS. - Nghiên cứu làm rõ nội dung bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong TTDS. - Nghiên cứu và xác định các yếu tố chi phối việc bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong TTDS. - Phân tích, đối sánh với lý luận để đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam về bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong TTDS. - Nghiên cứu, đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong TTDS ở Việt Nam, xác định các vướng mắc, bất cập làm tiền đề cho việc đề xuất các kiến nghị. - Xác định rõ các yêu cầu đặt ra đối với việc bảo đảm quyền tố tụng của đương sự; đề xuất các kiến nghị hoàn thiện pháp luật, thực hiện pháp luật để bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong TTDS. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Luận án chủ yếu tập trung nghiên cứu các nội dung cơ bản, như sau: - Những vấn đề lý luận về bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong TTDS.4 - Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong TTDS. Để nghiên cứu thực trạng pháp luật Việt Nam về bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong TTDS, Luận án có tham khảo pháp luật của một số nước trên thế giới như Nga, Singapo, Canada, Pháp, Trung Quốc… nhưng tập trung nghiên cứu chủ yếu là pháp luật tố TTDS Việt Nam hiện hành về bảo đảm quyền tố tụng của đương sự. - Các yêu cầu đặt ra đối với việc bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong TTDS. 4.2. Phạm vi ng hiên cứu - Luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu là một số vấn đề lý luận và thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong vụ án dân sự trong quá trình tham gia tố tụng tại Tòa án theo thủ tục tố tụng thông thường mà không nghiên cứu về bảo đảm quyền của đương sự trong thi hành án dân sự. - Dưới góc độ nghiên cứu thì có nhiều biện pháp khác nhau để bảo đảm quyền tố tụng của đương sự như bảo đảm bằng biện pháp kinh tế (Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin trong hoạt động tố tụng, miễn giảm án phí cho người khởi kiện), biện pháp về cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước (quy hoạch hệ thống Tòa án theo bản đồ địa lý phù hợp với khu vực dân cư, cơ chế giám sát của cơ quan lập pháp đối với cơ quan tư pháp…), biện pháp về cơ chế phối hợp giữa Tòa án với các cơ quan nhà nước khác, biện pháp về nguồn lực con người, biện pháp pháp lý. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của luận án này, nghiên cứu sinh chỉ tập trung nghiên cứu về các biện pháp bảo đảm quyền tố tụng của đương sự về mặt pháp lý (bảo đảm bằng quy định của pháp luật) và việc thực hiện các quy định này trong thực tiễn tố tụng tại Tòa án. Trong các biện pháp bảo đảm quyền tố tụng của đương sự về mặt pháp lý, luận án cũng chỉ tập trung phân tích, luận giải về những vấn đề sau đây: + Việc ghi nhận quyền tố tụng của đương sự, xác lập nghĩa vụ đối ứng của đương sự khác. + Bảo đảm quyền tố tụng của đương sự thông qua quy định về người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; + Bảo đảm quyền tố tụng của đương sự thông qua việc quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Tòa án; + Bảo đảm quyền tố tụng của đương sự thông qua quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm kiểm sát của Viện kiểm sát; + Bảo đảm quyền tố tụng của đương sự thông qua các quy định về chế tài khi5 các chủ thể vi phạm quyền tố tụng của đương sự. - Luận án có phân tích về những thành công của pháp luật hiện hành về bảo đảm quyền tố tụng của đương sự nhưng chủ yếu tập trung nghiên cứu về những hạn chế của pháp luật hiện hành là nguyên nhân dẫn tới quyền tố tụng của đương sự không được bảo đảm thực hiện một cách có hiệu quả trên thực tế. - Luận án không đi sâu nghiên cứu thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong TTDS từ khi BLTTDS năm 2004 có hiệu lực mà chủ yếu tập trung nghiên cứu thực tiễn thực hiện các quy định của BLTTDS năm 2015 đến nay. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận đúng đắn, khoa học của chủ nghĩa Mac-Lê Nin và tử tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật và quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về cải cách tư pháp theo hướng bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu đề tài luận án còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành khác như phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, sử dụng kết quả thống kê của ngành Tòa án để minh họa, làm rõ vấn đề nghiên cứu trong luận án. Cụ thể: - Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh được sử dụng trong quá trình xây dựng khái niệm, đặc điểm bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong tố tụng dân sự. - Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, suy luận, sử dụng kết quả thống kê, dữ liệu của ngành Tòa án chủ yếu được sử dụng trong quá trình làm rõ những hạn chế, bất cập của pháp luật và tồn tại, vướng mắc trong thực hiện pháp luật về quyền và nghĩa tố tụng của đương sự, của người đại diện và người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự; những hạn chế của pháp luật trong các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Tòa án, Viện Kiểm sát cũng như những người tiến hành tố tụng thuộc hai cơ quan này, đặc biệt là trong việc đánh giá về các quy định về bảo đảm tính độc lập, khách quan của hoạt động tố tụng là nguyên nhân dẫn đến quyền tố tụng của đương sự chưa được bảo đảm thực thi trên thực tế. - Để bảo đảm cơ sở thực tiễn, tính cấp thiết của vấn đề khoa học cần giải quyết, đặc biệt để nâng cao tính thuyết phục của các giải pháp khoa học, phương pháp phân tích, tổng hợp, kết hợp lý luận và thực tiễn bảo đảm tính thuyết phục được sử dụng trong các luận điểm để luận giải đưa ra các định hướng các yêu cầu và các giải pháp nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong TTDS.6 6. Những đóng góp mới của luận án Thứ nhất, luận án xây dựng được vấn đề lý luận cơ bản về bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong TTDS như bản chất, cơ sở khoa học của việc xây dựng các quy định về bảo đảm quyền tố tụng của đương sự; xác định được nội dung của biện pháp pháp lý bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong TTDS và các yếu tố cơ bản chi phối thực hiện việc bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong TTDS. Thứ hai, luận án đã phân tích, đánh giá một cách toàn diện những hạn chế, bất cập trong quy định của pháp luật cũng như thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về bảo đảm quyền tố tụng của đương sự; xác định được nguyên nhân cơ bản dẫn đến quyền tố tụng của đương sự không được bảo đảm thực hiện là tiền đề cho việc đề xuất các giải pháp bảo đảm thực hiện quyền tố tụng của đương sự. Thứ ba, luận án xây dựng được hệ thống các yêu cầu, kiến nghị khoa học về bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong TTDS đáp ứng được xu hướng hội nhập quốc tế và đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước về cải cách tư pháp bảo đảm quyền con người trong hoạt động xét xử, bao gồm các kiến nghị hoàn thiện pháp luật và kiến nghị tổ chức thực hiện pháp luật. - Các kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật TTDS về bảo đảm quyền của đương sự trong TTDS, gồm: bổ sung quyền tố tụng của đương sự chưa được ghi nhận; sửa đổi, bổ sung quy định về nghĩa vụ đối ứng của đương sự gắn với bảo đảm quyền tố tụng của đương sự khác; hoàn thiện quy định của pháp luật về sự tham gia tố tụng dân sự của người đại điện và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp của đương sự; hoàn thiện quy định về trách nhiệm của Tòa án và nhiệm vụ, quyền hạn của các chủ thể tiến hành tố tụng thuộc Tòa án gắn liền với bảo đảm quyền tố tụng của đương sự; hoàn thiện các quy định của pháp luật về cơ chế kiểm sát việc bảo đảm quyền tố tụng của đương, đồng thời xây dựng chế tài xử lý các hành vi vi phạm quyền tố tụng của đương sự. - Các kiến nghị thực hiện pháp luật như: xây dựng các tiêu chí đánh giá Tòa án, đào tạo các chức danh tư pháp thống nhất… 7. Kết cấu của Luận á n Ngoài phần mở đầu, tổng quan về vấn đề nghiên cứu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Luận án trình bày với kết cầu gồm 3 chương: Chương 1. Những vấn đề lý luận về bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong tố tụng dân sự Chương 2. Thực trạng các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về bảo7 đảm quyền tố tụng của đương sự trong tố tụng dân sự và thực tiễn thực hiện Chương 3. Yêu cầu và một số kiến nghị về bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong tố tụng dân sự8 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NHỮNG VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1. Khái quát về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận án Qua khảo cứu các công trình nghiên cứu ở Việt Nam và ở nước ngoài có liên quan đến đề tài Luận án, cho thấy chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện các vấn đề lý luận và thực tiễn bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong TTDS ở Việt Nam, mà chỉ nghiên cứu dưới góc độ là bảo đảm các quyền tố tụng riêng rẽ (nhưng số lượng cũng rất hạn chế). Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu từ các công trình về bảo đảm quyền tố tụng cụ thể này sẽ là cơ sở để nghiên cứu sinh phân tích, luận giải những ưu điểm về hoạt động bảo đảm quyền tố tụng của đương sự theo góc nhìn so sánh và khoa học luật tố tụng. Những ưu điểm và kết quả nghiên cứu của các công trình có liên quan sẽ được Luận án tiếp tục kế thừa và phát triển. 2. Đánh giá sự liên quan của các công trình nghiên cứu đã công bố với đề tài “Bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong tố tụng dân sự” 2.1. Sự liên quan của các công trình nghiên cứu đã công bố với những vấn đề lý luận về bảo đảm quyền tố tụng của đương sự * Khái niệm quyền tố tụng của đương sự - Trong cuốn “Procedure, Participation, Rights” tác giả Robert G.Bone đã định nghĩa: “quyền tố tụng như là một quyền về bộ tiêu chuẩn tối thiểu của tố tụng để bảo đảm được tính chính xác cao nhất” [103, tr.1015, 1016]. -Trong luận văn thạc sĩ “Quyền tố tụng của đương sự và thực tiễn thực hiện”, tác giả Đỗ Thị Hà đã xây dựng khái niệm quyền tố tụng “là quyền năng được pháp luật tố tụng dân sự quy định cho đương sự khi tham gia quan hệ pháp luật dân sự tại Tòa án để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hay lợi ích công cộng, lợi ích Nhà nước. Các quyền năng này được đương sự sử dụng để bảo vệ các quyền năng dân sự tại Tòa án và được Tòa án bảo đảm thực hiện” [19, tr. 11]. Trong Giáo trình Luật Tố TTDS Việt Nam của Trường Đại học Luật Hà Nội, mặc dù không đưa ra một khái niệm độc lập về quyền tố tụng của đương sự nhưng Tiến sỹ Nguyễn Công Bình đã đưa ra một khái niệm khái quát về quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự, theo đó: “Quyền tố tụng dân sự là cách xử sự mà pháp luật quy định cho các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật tố tụng dân sự thực hiện. Tùy theo mục đích, tính chất tham gia quan hệ tố tụng của các chủ thể mà pháp luật tố tụng dân sự quy định cho các chủ thể các quyền tố tụng dân sự nhất định”; “Nghĩa vụ tố tụng là cách thức xử lý9 bắt buộc mà pháp luật TTDS quy định cho các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật TTDS” [31]. * Khái niệm bảo đảm quyền tố tụng của đương sự Trong các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận án, chưa có công trình nào xây dựng khái niệm bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong TTDS mà chỉ nêu ra các cách thức, biện pháp bảo đảm cho các quyền tố tụng của đương sự được thực hiện. - Trong Bộ bách khoa toàn thư Xô viết đã ghi nhận cách thức để bảo đảm quyền tố tụng nói chung: “Cơ quan lập pháp Liên Xô, nơi quy định quyền của các cá nhân và tổ chức, đặc biệt quan tâm tới việc tạo ra các điều kiện thuận lợi cho sự thừa nhận những quyền này bằng cách thiết lập một hệ thống bảo đảm thủ tục tố tụng lý” [108]. - Nghiên cứu dưới góc độ bảo đảm quyền con người trong TTDS, trong cuốn sách chuyên khảo “Cơ chế pháp lý bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án nhân dân”, TS. Nguyễn Thị Thu Hà, đã đề cập đến các biện pháp để quyền tố tụng của đương sự được thực hiện trên thực tế, theo đó thì pháp luật TTDS cần phải có những quy định bảo đảm các quyền tố tụng dân sự được thực hiện. Trước tiên pháp luật TTDS quy định cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng có trách nhiệm tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm cho các đương sự thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng, phải tạo điều kiện và không cản trở đương sự thực hiện các quyền tố tụng. Pháp luật tố tụng quy định các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện trách nhiệm phối hợp với Tòa án, Viện kiểm sát, đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đầy đủ, kịp thời, đúng thời hạn [42, tr. 31]. * Đặc điểm bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong tố tụng dân sự Trong các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận án, chưa có công trình nào nghiên cứu về bảo đảm quyền tố tụng của đương sự, nên đặc điểm bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong tố tụng dân sự chưa được công trình nào xây dựng. Hiện tại, chỉ có công trình của TS. Nguyễn Thị Thu Hà về “Cơ chế pháp lý bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án nhân dân”, đã nghiên cứu khá đầy đủ về đặc điểm bảo đảm quyền con người trong tố tụng [42]. Những đặc điểm được nghiên cứu trong công trình này là cơ sở quan trọng để nghiên cứu sinh tham khảo khi xây dựng các đặc điểm của bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong tố tụng dân sự.10 * Cở sở khoa học bảo đảm quyền tố tụng của đương sự Hầu hết các công trình nghiên cứu đều nghiên cứu bảo đảm quyền tố tụng dưới góc độ là một quyền tố tụng cụ thể nên các cơ sở khoa học được xây dựng phù hợp với bảo đảm các quyền tố tụng đó. Ví dụ, trong Luận án “Bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự Việt Nam” [30] của TS.Nguyễn Công Bình đã xây dựng cơ sở khoa học của bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân 1sự, bao gồm: cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn. Công trình “cơ chế pháp lý bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án nhân dân” [42] đã nghiên cứu khá đầy đủ các cơ sở khoa học khoa học bảo đảm quyền tố tụng của đương sự như: Xuất phát từ yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN; bảo đảm sự phù hợp với chuẩn mực quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia; bảo đảm thể chế hóa các quy định Hiến pháp về bảo đảm quyền con người, quyền cơ bản của công dân trong tố tụng dân sự; bảo đảm quyền bảo vệ và lợi ích hợp pháp của các đương sự trong tố tụng dân sự, xuất phát từ yêu cầu thực tiễn. Những kết quả nghiên cứu này sẽ được nghiên cứu sinh tham khảo để kế thừa và phát triển trong luận án của mình. * Nội dung bảo đảm bảo đảm quyền tố tụng của đương sự Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài đã nghiên cứu các khía cạnh khác nhau của nội dung bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong tố tụng dân sự: - Tham luận của Tòa phúc thẩm TANDTC tại Hà Nội về “Những điều kiện bảo đảm cho Thẩm phán, Hội Thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật – Thực trạng và một số đề xuất kiến nghị”, bài viết nêu rõ các vấn đề: Nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và tuân theo pháp luật cần được thực hiện trong cả quá trình nghiên cứu hồ sơ, thẩm vấn, tranh luận tại phiên tòa và việc ra bản án, quyết định. Đồng thời bài viết cũng nêu các khó khăn khi thực hiện chức năng xét xử độc lập như: Còn có nhân tố bên ngoài tác động đến hoạt động xét xử độc lập; Những mối quan hệ giữa Thẩm phán, Hội thẩm và lãnh đạo Tòa án làm chi phối hoạt động làm hạn chế hoặc mất đi tính độc lập trong xét xử [63]. Bảo đảm quyền của đương sự nhìn từ phía hỗ trợ của Thẩm phán, Luật sư, Tòa án, trong tác phẩm “Le Droit à la Défense et à des procédures légales équitables dans les Pays membres et les Pays candidats, tại trang 35 tác giả Jean Louis – Antoine Grégoire trích dẫn Điều 24 Hiến pháp của Tây Ban Nha “Thẩm phán và các Tòa án phải bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tập thể và không có bất kì11 trường hợp nào, họ có thể bỏ sót quyền bảo vệ”, tại trang 36 tác giả nhận định quyền bảo vệ được đề cập tại Điều 24 của Hiến pháp Tây Ban Nha phải được hiểu là “Quyền được xét xử công bằng, quyền được lắng nghe (mỗi người có liên quan trong vụ án phải được lắng nghe trong tiến trình của mỗi giai đoạn có thể ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ), được quyền tự bảo vệ hoặc thông qua luật sư, quyền khởi kiện miễn phí nếu họ không có điều kiện về tài chính và cuối cùng là sự công minh, chính trực trong tất cả các giai đoạn vụ án, nghiêm cấm áp dụng các phương tiện gây ra sự không công bằng cho các bên và thiếu sót quyền bảo vệ” [112]. Như vậy, công trình nghiên cứu này đã chỉ ra rằng quyền bảo vệ của đương sự bao gồm quyền được xét xử công bằng, quyền được Tòa án lắng nghe, quyền tự bảo vệ hoặc bảo vệ thông qua luật sư, quyền được xét xử một cách công minh, chính trực. Quan niệm này có sự khác biệt với cách tiếp cận trong nước khi nghiên cứu quyền tố tụng của đương sự dưới dạng là các quyền tố tụng cụ thể. Vấn đề bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong tố tụng dân sự không chỉ phụ thuộc vào việc pháp luật ghi nhận đầy đủ quyền và nghĩa vụ tố tụng của các đương sự mà còn phụ thuộc rất lớn vào các biện pháp bảo đảm khác như bảo đảm từ phía Tòa án, Viện Kiểm sát, chủ thể bổ trợ tư pháp và sự công minh, vô tư của Kiểm sát viên, Thẩm Phán, của Hội thẩm. Tuy nhiên, sự tham gia của các chủ thể ở mức độ nào là phù hợp và cần thiết lập những quy phạm pháp luật nào để điều chỉnh các mối quan hệ đó thì cần được phân tích làm rõ để có căn cứ áp dụng. Đặc biệt là mối quan hệ tương quan giữa các chủ thể đó trong quan hệ tố tụng. * Các yếu tố chi phối quyền bảo đảm quyền tố tụng của đương sự Trong cuốn sách chuyên khảo “Cơ chế pháp lý bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án nhân dân”[42], TS. Nguyễn Thị Thu Hà có nghiên cứu các yếu tố chi phối việc thực hiện cơ chế pháp lý bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án nhân dân. Theo đó, cuốn sách này đã đề cập tới các yếu tố chi phối quyền tố tụng của đương sự như: Các quy định của pháp luật TTDS về bảo đảm quyền con người, quyền công dân; Tổ chức và hoạt động của TAND; Cơ chế kiểm sát hoạt động giải quyết vụ án dân sự; Hoạt động bổ trợ tư pháp… 2.2. Sự liên quan các công trình đã công bố đến thực trạng pháp luật và thực tiễn bảo đảm quyền tố tụng của đương sự Một số công trình đã nghiên cứu thực trạng pháp luật và thực tiễn bảo đảm quyền tố tụng của đương sự với số liệu và các vụ án minh họa cụ thể và manh tính chất điển hình. Đồng thời, chỉ ra được những sai sót, xâm phạm quyền tố tụng của12 đương sự của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án. Tuy nhiên, hầu hết các công trình đều nghiên cứu thực trạng pháp luật và thực tiễn thực thi quyền tố tụng của đương sự trước khi BLTTDS năm 2015 có hiệu lực. Công trình “cơ chế pháp lý bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án nhân dân” [42] của TS. Nguyễn Thị Thu Hà được thực hiện sau khi BLTTDS năm 2015 có hiệu lực, nhưng công trình này chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng các bảo đảm về mặt pháp lý liên quan đến quyền con người trong tố tụng dân sự. Các biện pháp bảo đảm khác để nâng cao hiệu quả thực hiện quyền tố tụng thì công trình này chưa đề cập tới. 2.3. Sự liên quan các công trình đã công bố với kiến nghị bảo đảm quyền tố tụng của đương sự Có thể thấy, hầu hết các công trình nghiên cứu đều chỉ tập trung vào một khía cạnh nhỏ của bảo đảm quyền tố tụng. Cụ thể: - Tác giả Bùi Thị Huyền trong bài viết “Bảo đảm quyền tranh tụng của các đương sự tại phiên tòa sơ thẩm dân sự ở Việt Nam” [6] đã đề xuất các kiến nghị: Bổ sung nguyên tắc tranh tụng vào Chương II của BLTTDS. Cụ thể, trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, các đương sự có quyền biết và tranh tụng về những vấn đề mà đương sự khác khởi kiện, yêu cầu đối với mình và chứng cứ của vụ việc; Tòa án bảo đảm cho các đương sự thực hiện quyền tranh tụng trong tố tụng dân sự một cách bình đẳng, công khai và đúng pháp luật; Sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến thời điểm thực hiện quyền phản tố của bị đơn, quyền đưa ra yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; Bổ sung quy định về thời hạn cung cấp chứng cứ của đương sự. Về cơ bản, hầu hết các kiến nghị này đã được ghi nhận và bổ sung trong Bộ luật TTDS 2015. - Tác giả Nguyễn Thị Thu Hà trong cuốn “Quyền con người tiếp cận đa ngành và liên ngành luật học” [44] cho rằng “Cần bỏ quy định về sự tham gia của phiên tòa sơ thẩm dân sự của Viện Kiểm sát cũng như phải hạn chế quyền kháng nghị phúc thẩm của Viện Kiểm sát”. Trái với quan điểm này tác giả Đoàn Đức Lương trong bài viết “Nâng cao năng lực xét xử các vụ án dân sự của Tòa án trong quá trình cải cách tư pháp” [18] khẳng định: Việc nâng cao năng lực của Tòa án và kiểm sát hoạt động tư pháp có ý nghĩa hết sức quan trọng, nhằm bảo vệ kịp thời các quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể và tạo niềm tin của họ vào cơ quan pháp luật”. Cùng đề cập tới sự tham gia của Viện kiểm sát trong tố tụng nhưng hai tác đề xuất hai kiến nghị có phần khác biệt. Kiến nghị thứ nhất đi theo hướng hạn chế sự tham gia tố tụng của Viện Kiểm sát13 trong một số trường hợp, trong khi đó kiến nghị thứ hai lại đi theo hướng nâng cao năng lực của VKS trong kiểm sát hoạt động tư pháp. Do đó, luận án cần tiếp tục nghiên cứu về vấn đề này để tìm kiếm giải pháp hợp lý về sự tham gia của VKS nhằm bảo đảm tốt hơn quyền tố tụng của đương sự. - Dưới góc độ là quyền tố tụng tác giả Đỗ Thị Hà trong luận văn tốt nghiệp “Quyền tố tụng của đương sự và thực tiễn thực hiện” [19] đề xuất nhiều kiến nghị. Cụ thể, liên quan đến quyền cung cấp chứng cứ và chứng minh, quyền tranh tụng tác giả đề nghị bổ sung quy định về quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho nhau giữa các đương sự, quyền yêu cầu sự can thiệp của Tòa án buộc cơ quan tổ chức đang lưu giữ chứng cứ phải cung cấp. Liên quan đến quyền định đoạt tác giả đề xuất bổ sung quyền định giá lại tài sản, quy định về trả lại đơn khởi kiện... Tuy nhiên, các kiến nghị của công trình nghiên cứu này được đề xuất khi Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 đang có hiệu lực pháp luật. Vì vậy, trong luận án nghiên cứu sinh sẽ nghiên cứu các quyền tố tụng được quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự 2015. - Liên quan đến tiêu chí độc lập, khách quan trong xét xử, trong tham luận của Tòa phúc thẩm TANDTC tại Hà Nội về “Những điều kiện bảo đảm cho Thẩm phán, Hội Thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật – Thực trạng và một số đề xuất kiến nghị” [63], cũng đã đề xuất cần xây dựng quy chế quản lý, giám sát chung đối với Thẩm phán và Hội thẩm trong việc thực thi nhiệm vụ, nếu áp dụng không đúng các quy định của pháp luật cần phải có các biện pháp chế tài hành chính, xây dựng nguyên tắc miễn trừ hình sự đối với Thẩm phán. Độc lập, khách quan là một trong những tiêu chí góp phần bảo đảm quyền tố tụng của các đương sự. Do đó, luận án cần tham khảo khi đề xuất các giải pháp cụ thể. Như vậy, các công trình nghiên cứu về quyền tố tụng hoặc bảo đảm quyền tố tụng đều đưa ra những kiến nghị hoàn thiện pháp luật. Tuy nhiên, những kiến nghị này chỉ được áp dụng riêng lẻ đối với từng trường hợp cụ thể, hoặc là vẫn còn những mâu thuẫn trong những kiến nghị tổng quát hoặc những kiến nghị này đã được khắc phục trong Bộ luật TTDS năm 2015. Do đó, việc tiếp tục nghiên cứu và đưa ra những kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bảo đảm quyền tố tụng của đương sự là một trong những nhiệm vụ mà luận án cần phải giải quyết. 3. Những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu Việc khảo cứu các công trình đã được đề cập ở trên cho thấy chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện về bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong tố tụng dân sự. Vì vậy, Luận án cần phải nghiên cứu và làm rõ các vấn đề sau:14 3.1. Một số vấn đề lý luận về bảo đảm quyền tố tụng của đương sự * Khái niệm bảo đảm quyền tố tụng của đương sự Luận án xây dựng khái niệm bảo đảm quyền tố tụng của đương theo hướng bảo đảm các quyền tố tụng chung. Theo đó, bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong TTDS là tổng thể các biện pháp được pháp luật quy định nhằm bảo đảm thực thi có hiệu quả các quyền tố tụng của đương sự trên thực tế. * Đặc điểm bảo đảm quyền tố tụng của đương sự: Luận án phân tích, làm rõ các đặc điểm bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong tố tụng dân sự như: Tòa án là chủ thể có trách nhiệm chính trong việc bảo đảm quyền tố tụng của đương sự; Bảo đảm quyền tố tụng dân sự của đương sự được áp dụng cho tất cả các bên đương sự; Bảo đảm quyền tố tụng của đương sự là cơ sở cho việc bảo vệ quyền dân sự của chủ thể được pháp luật bảo hộ; Bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong tố tụng dân sự là một trong những nội dung của bảo đảm quyền con người trong hoạt động tư pháp; Bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong tố tụng dân sự được thực hiện bằng nhiều biện pháp phối hợp. * Cở sở khoa học bảo đảm quyền tố tụng của đương sự Luận án phân tích, luận giải làm rõ cơ sở khoa học của việc bảo đảm quyền tố tụng của đương sự theo hướng tập trung vào những cơ sở quan trọng xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn xét xử và những cơ sở mang tính chất định hướng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước như: Xuất phát từ yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN; Xuất phát từ yêu cầu thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng trong cải cách tư pháp; Bảo đảm sự phù hợp với chuẩn mực quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia. * Nội dung bảo đảm bảo đảm quyền tố tụng của đương sự Trong nội dung bảo đảm bảo đảm quyền tố tụng của đương sự, Luận án phân tích, làm rõ các biện pháp bảo đảm pháp lý để quyền tố tụng của đương sự được thực thi có hiệu quả trên thực tế. Trong nội dung bảo đảm quyền tố tụng của đương sự được đi sâu nghiên cứu bao gồm ghi nhận đầy đủ các quyền tố tụng cụ thể của mỗi đương sự đồng thời xác lập nghĩa vụ đối ứng của các đương sự khác; thiết lập cơ chế đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp của đương sự; quy định nhiệm vụ và trách nhiệm của Tòa án, Viện Kiểm sát và những người tiến hành tố tụng; thiết lập cơ chế kiểm sát việc bảo đảm quyền tố tụng của đương sự cũng như chế tài cần thiết xử lý các hành vi vi phạm quyền tố tụng của đương sự. * Các yếu tố chi phối quyền bảo đảm quyền tố tụng của đương sự15 Luận án nghiên cứu làm rõ những yếu tố nào chi phối trực tiếp đến việc bảo đảm quyền tố tụng của đương sự như sự hiểu biết của các đương sự sẽ quyết định việc họ vận dụng và thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng của mình như thế nào, vấn đề thực hiện nghĩa vụ của đương sự này sẽ ảnh hưởng đến việc thực hiện các quyền của đương sự khác; Sự hỗ trợ của các chủ thể trợ giúp pháp lý là cơ sở để đương sự chấp hành nghiêm chỉnh các quyền và nghĩa vụ tố tụng luật định; Phẩm chất, đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của các chủ thể tiến hành tố tụng thể hiện thông qua việc họ trung thực, khách quan, vô tư và độc lập trong việc tôn trọng và bảo đảm thực hiện các quyền tố tụng của đương sự đã được pháp luật quy định. 3.2. Thực trạng pháp luật về bảo đảm quyền tố tụng của đương sự Luận án sẽ không đi sâu phân tích các ưu điểm của pháp luật mà chỉ tập trung phân tích những bất cập, vướng mắc về thực trạng pháp luật trong các quy định về quyền và nghĩa vụ tố tụng của đương sự hoặc các quy định có liên quan làm cho quyền tố tụng của đương sự chưa được bảo đảm thực hiện. 3.3. Thực tiễn pháp luật về bảo đảm quyền tố tụng của đương sự Để làm rõ thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo đảm quyền tố tụng của đương sự, Luận án minh họa bằng các bản án, quyết định phúc thẩm, quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm, được thể hiện trong phần “nhận định của Tòa án hoặc phần quyết định” để chứng minh rằng: trong thực tiễn xét xử, quyền tố tụng của đương sự chưa đươc bảo đảm thực hiện, đồng thời, chỉ ra nguyên nhân của những bất cập đó, làm cơ sở cho việc đề xuất các kiến nghị, giải pháp cụ thể. 3.4. Yêu cầu và giải pháp nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền tố tụng của đương sự Trên cơ sở nghiên cứu Chương 1 lý luận về bảo đảm quyền tố tụng của đương sự và Chương 2 thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật để xác định nguyên nhân dẫn tới tình trạng quyền tố tụng của đương sự chưa được bảo đảm thực hiện, Luận án sẽ làm rõ các yêu cầu cần đặt ra để nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền tố tụng của đương sự, đề xuất các kiến nghị bảo đảm cho quyền tố tụng của đương sự được thực thi trên thực tế, bao gồm các kiến nghị về hoàn thiện pháp luật, kiến nghị về tổ chức thực hiện pháp luật. 4. Giả thuyết nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu Luận án được tiến hành nghiên cứu trên giả thuyết là các quy định về bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong TTDS chưa được xây dựng dựa trên một cơ sở lý16 luận vững chắc, có hệ thống nên còn có những hạn chế, bất cập và thực tiễn thực hiện các quyền tố tụng của đương sự trong TTDS ở Việt Nam còn có những tồn tại, hạn chế cần được khắc phục. Nhằm chứng minh giả thuyết khoa học trên, Luận án xác định các câu hỏi nghiên cứu cần phải thực hiện như sau: 1. Bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong tố tụng dân sự là gì? Đặc điểm của bảo đảm quyền tố tụng của đương sự như thế nào? 2. Dựa vào những cơ sở khoa học nào để xây dựng pháp luật về bảo đảm quyền của đương sự trong tố tụng dân sự? 3. Bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong TTDS gồm những nội dung cơ bản nào? 4. Những yếu tố nào chi phối việc bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong TTDS? 5. Các quyền tố tụng của đương sự được thực hiện trong thực tiễn tố tụng tại các Tòa án như thế nào? Những vướng mắc, bất cập nào nảy sinh trong thực tiễn thực hiện các quyền tố tụng của đương sự tại các Tòa án? Nguyên nhân của những vướng mắc, bất cập này là gì? 6. Những yêu cầu và kiến nghị nào có thể thiết lập để góp phần bảo đảm quyền tố tụng của đương sự? 5. Dự kiến kết quả nghiên cứu của luận án Luận án là công trình nghiên cứu toàn diện về bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong tố tụng dân sự. Đề tài nghiên cứu có những đóng góp mới như sau: Thứ nhất, luận án góp phần làm rõ thêm vấn đề lý luận về bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong tố tụng dân sự gồm: - Khái niệm “bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong TTDS”; - Phân tích và chứng minh những đặc điểm cơ bản về bảo đảm quyền tố tụng của đương sự; - Phân tích, làm rõ các nội dung bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong TTDS; - Làm rõ các yếu tố cơ bản chi phối vấn đề bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong TTDS. Thứ hai, luận án hệ thống hóa biện pháp bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong TTDS, bao gồm: Việc ghi nhận đầy đủ các quyền tố tụng cụ thể của mỗi đương sự, xác lập và bảo đảm thực hiện nghĩa vụ tương ứng của các đương sự khác; xác lập17 nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm cụ thể của Tòa án trong việc bảo đảm thực thi quyền tố tụng của đương sự; thiết lập cơ chế hỗ trợ, kiểm sát việc thực hiện quyền tố tụng của đương sự cũng như chế tài cần thiết nhằm ngăn chặn các hành vi vi phạm quyền tố tụng. Thứ ba, trên cơ sở phân tích những bất cập, hạn chế về thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện, Luận án làm rõ các yêu cầu cần đặt ra để nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền tố tụng của đương sự, từ đó đề xuất một số kiến nghị bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong TTDS.18 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN TỐ TỤNG CỦA ĐƯƠNG SỰ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ 1.1. Khái niệm và đặc điểm của bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong tố tụng dân sự 1.1.1. Khái niệm bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong tố tụng dân sự Quyền con người luôn được cộng đồng quốc tế và các quốc gia coi trọng và xem đó như là một thành tựu của nền văn minh trong thời đại ngày nay; là thước đo của sự tiến bộ xã hội, không phân biệt hệ tư tưởng, chế độ chính trị, bản sắc văn hóa, trình độ phát triển của các quốc gia [84, tr. 15]. “Quyền con người là điều kiện mà bản chất con người đòi hỏi để tồn tại một cách thích đáng” [113]. Do đó, quyền con người luôn được Nhà nước ta coi trọng và bảo đảm thực hiện. Với sự ghi nhận các quyền con người trong Hiến pháp, trong các Bộ luật và các văn bản quy phạm pháp luật, Nhà nước đã tạo hành lang pháp lý vững chắc để mọi người có thể thuận lợi trong việc tham gia thực hiện các quyền đó. Quyền con người, mà biểu hiện của nó ở cấp độ quốc gia là các quyền công dân. Quyền công dân cũng là quyền con người được áp dụng trong điều kiện, hoàn cảnh của một quốc gia, với công dân của một quốc gia, chứ không phải là một dạng thức khác biệt về bản chất với quyền con người [42, tr. 18]. Như vậy, quyền công dân chỉ là quyền con người được pháp luật các quốc gia ghi nhận và áp dụng cho công dân của nước mình. Các quốc gia khác nhau quy định quyền công dân cũng không giống nhau. Quyền công dân ở mỗi quốc gia tùy thuộc vào các quan hệ pháp luật mà họ tham gia để pháp luật ghi nhận các quyền pháp lý phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của mỗi quốc gia và với chuẩn mực quốc tế về quyền con người. Các quyền pháp lý của công dân được cụ thể hóa trong Hiến pháp, Bộ luật và các văn bản quy phạm pháp luật. Trong các quyền con người, các quyền về dân sự được xem là có tính chất nền tảng, cơ bản, thiết yếu nhất. Cũng như các quyền con người khác, các quyền về dân sự của các chủ thể được ghi nhận trong hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia và được bảo hộ chặt chẽ. Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị của Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc ngày 16/12/1996 đã bảo đảm rằng: bất cứ người bào bị xâm phạm các quyền và tự do được công nhận trong công ước này thì đều được bảo hộ pháp lý một cách hiệu quả [76, tr.14]. Theo tiến sĩ Trần Phương Thảo, quyền tìm đến Tòa án để nhờ Tòa án bảo vệ cũng là một quyền con người được ghi nhận tại Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền của Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc ngày19 19/12/1948 [76, tr.13]. Khi quyền và lợi ích dân sự của chủ thể được pháp luật quốc gia ghi nhận và bảo hộ bị xâm phạm thì pháp luật trao cho chủ thể có quyền, lợi ích dân sự các quyền tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Các quyền tố tụng này được thực hiện trong quá trình tố tụng dân sự trước Tòa án. Do vậy, cần phải xác định được thời điểm bắt đầu và kết thúc trình tự tố tụng để đương sự có thể thực hiện các quyền tố tụng được pháp luật trao cho. Nếu xét theo nghĩa rộng thì TTDS là trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc dân sự tại Tòa án và trình tự, thủ tục thi hành án dân sự. Còn xét theo nghĩa hẹp thì TTDS chỉ bao hàm trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc dân sự tại Tòa án. Kết quả nghiên cứu cho thấy xét về bản chất thì “tố tụng” được hiểu là việc kiện cáo trước Tòa án [46, tr.687] hay “tố tụng” là phương thức pháp lý do pháp luật thiết lập nhằm bảo đảm việc thi hành công lý đúng đắn [108]. Nhà nghiên cứu Nguyễn Huy Đẩu cho rằng “tố tụng” là một thuật ngữ có nguồn gốc từ tiếng Latinh (procedure), được hiểu là một đường lối phải tuân theo để đi tới chổ thắng kiện [36]. Trong một công trình nghiên cứu của mình tác giả Alexandre Ciaudo nhận định, “tố tụng có thể được định nghĩa như là một chuỗi liên kết những hành động hoặc các thủ tục nhằm đưa ra một quyết định, cũng như các quy định và các nguyên tắc chỉ đạo cho chuỗi liên kết này” [111, tr. 22]. Tố tụng có thể hiểu là quá trình kiện tụng tại Tòa án và được Tòa án chấp nhận giải quyết. TTDS là trình tự hoạt động do pháp luật quy định cho việc xem xét, giải quyết vụ án dân sự và thi hành án dân sự [83, tr.785]. Tuy nhiên, trình tự tố tụng trước Tòa án là việc thực hiện các hành vi của các chủ thể tố tụng, trong đó có đương sự thực hiện hành vi tố tụng trước Tòa án, từ khi bắt đầu có yêu cầu khởi kiện cho đến khi Tòa án ra phán quyết cuối cùng của vụ án [19, tr.7, 8]. Các đương sự tham gia vào quá trình tố tụng được pháp luật trao cho các quyền tố tụng nhất định để bảo vệ quyền, lợi ích dân sự của mình. Quyền tố tụng của đương sự là một khái niệm được các nhà khoa học nghiên cứu tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau. Theo tác giả Robert G.Bone “có thể xem quyền tố tụng thực sự là một quyền” và định nghĩa “quyền tố tụng như là một quyền về bộ tiêu chuẩn tối thiểu của tố tụng để bảo đảm được tính chính xác cao nhất” [103, tr.1015, 1016]. Tác giả Robert G.Bone cũng nhận xét: “Một điều khá phổ biến trong lĩnh vực tố tụng dân sự là việc phê bình các nguyên tắc tố tụng với lý do chúng tạo nên gánh nặng cho “quyền” tố tụng của một bên, hoặc bảo vệ cho sự cải cách vì mục tiêu thúc đẩy các quyền tố tụng. Với công trình nghiên cứu này tác Robert G.Bone cho rằng quyền tố tụng là một quyền và quyền tham gia phiên tòa, các quyền khác20 như quyền được nhận thông báo hợp lệ, quyền tranh tụng…phát sinh dựa trên cơ sở quyền tố tụng, việc xây dựng các quyền khác nhằm mục đích hỗ trợ, bảo đảm cho việc thực hiện quyền tố tụng của đương sự. Ở Việt Nam quyền tố tụng của đương sự cũng đã được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Theo tiến sĩ Nguyễn Công Bình thì “quyền tố tụng là cách xử sự mà pháp luật quy định cho các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật tố tụng dân sự thực hiện. Tùy theo mục đích, tính chất tham gia quan hệ tố tụng của các chủ thể mà pháp luật TTDS quy định cho các chủ thể các quyền tố tụng dân sự nhất định” [32, tr.35]. Tuy không đưa ra một định nghĩa cụ thể phân tách giữa quyền và nghĩa vụ TTDS nhưng nhà nghiên cứu này đã chỉ ra rằng, “việc pháp luật quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ tố tụng của đương sự là rất cần thiết, bảo đảm cho đương sự bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của mình trước Tòa án, bảo đảm việc giải quyết vụ việc dân sự được nhanh chóng và đúng đắn... Tòa án có trách nhiệm tạo điều kiện để các đương sự thực hiện được các quyền và nghĩa vụ tố tụng của họ” hay “các quyền, nghĩa vụ tố TTDS của đương sự thể hiện trong các lĩnh vực như sử dụng các biện pháp pháp lý để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp trước Tòa án; quyết định quyền, lợi ích của mình trong TTDS; khiếu nại, tố cáo các hành vi trái pháp luật của các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình tố tụng” [32, tr. 113, 114]. Các quyền tố tụng cơ bản được pháp luật trao cho đương sự để bảo vệ quyền, lợi ích dân sự của mình trong tố tụng bao gồm được quyết định về yêu cầu tố tụng trước Tòa án; được chứng minh, bảo vệ quyền lợi trước Tòa án; được tiếp cận chứng cứ, tài liệu; được tranh tụng; được xét xử bởi một Tòa án độc lập, khách quan trong một thời hạn hợp lý; được đề xuất với Tòa án áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp; được hòa giải với nhau về quyền, lợi ích tranh chấp; kháng cáo, khiếu nại, trong đó có khiếu nại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.v.v… Từ các quyền tố tụng cơ bản này, Nhà lập pháp sẽ cụ thể hóa thành các quyền tố tụng cụ thể như quyền khởi kiện, giữ nguyên, thay đổi, bổ sung hoặc rút yêu cầu; cung cấp chứng cứ, chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; tự bảo vệ hoặc nhờ người khác bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho mình; được biết, ghi chép và sao chụp các tài liệu, chứng cứ do các đương sự khác xuất trình hoặc do Tòa án thu thập; đề nghị Tòa án xác minh, thu thập chứng cứ của vụ án trong trường hợp tự mình không thể thực hiện được; đề nghị Tòa án triệu tập người làm chứng, trưng cầu giám định, định giá tài sản, quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; tự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án; tham gia hoà giải, tham gia phiên toà; nhận thông báo hợp lệ từ21 Tòa án.v.v... Các quyền tố tụng này của đương sự sẽ được bảo đảm thực hiện thông qua nghĩa vụ đối ứng của đương sự khác cũng như nhiệm vụ của Tòa án, Viện Kiểm sát. Khi nghiên cứu về vấn đề này, tác giả Đỗ Thị Hà đã đưa ra khái niệm quyền tố tụng của đương sự, theo đó quyền tố tụng của đương sự “là quyền năng được pháp luật tố tụng dân sự quy định cho đương sự khi tham gia quan hệ pháp luật tố tụng dân sự tại Tòa án để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hay lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước. Các quyền năng này được đương sự sử dụng để bảo vệ các quyền năng dân sự tại Tòa án và được Tòa án bảo đảm thực hiện” [19, tr. 11]. Theo hướng tiếp cận trên, quyền tố tụng dân sự của đương sự mang tính pháp lý “được ghi nhận trong luật”, thông qua việc ghi nhận các quyền tố tụng dân sự của đương sự, Nhà nước cung cấp những quyền năng, những chuẩn mực pháp lý để các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật TTDS thực hiện. Như vậy, quyền tố tụng của đương sự trong TTDS có nhiều cách tiếp cận khác nhau nhưng có thể được hiểu theo nghĩa chung nhất là khả năng, cách thức xử sự mà pháp luật TTDS quy định cho các đương sự được thực hiện khi tham gia tố tụng tại Tòa án. Trong TTDS thì đương sự là chủ thể trung tâm trong hoạt động tố tụng, tất cả các hoạt động tố tụng và các hành vi TTDS của các chủ thể đều xoay quanh đương sự [42, tr. 11]. Thông qua việc ghi nhận quyền tố tụng của đương sự trong TTDS, Nhà nước tạo cơ sở pháp lý cho các cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm hay tranh chấp trong các quan hệ dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động có thể bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trước Tòa án. Như vậy, xét về thực chất thì quyền tố tụng của đương sự là quyền mà pháp luật trao cho đương sự để bảo vệ các quyền dân sự của mình trước Tòa án khi các quyền dân sự này bị tranh chấp hay vi phạm. Quyền tố tụng có thể được thực hiện trong các giai đoạn tố tụng, với những mục đích cụ thể khác nhau nhưng suy cho cùng thì đều hướng tới việc bảo vệ quyền dân sự của chủ thể. Do vậy, nếu xét theo logic của vấn đề thì các quyền dân sự của chủ thể được Tòa án bảo vệ thông qua việc bảo đảm thực hiện trên thực tế các quyền tố tụng dân sự của đương sự đã được pháp luật trao cho. Việc ghi nhận các quyền tố tụng của đương sự sẽ đặt ra trách nhiệm cho cơ quan có thẩm quyền trong việc thụ lý, giải quyết tranh chấp khi các chủ thể muốn khôi phục quyền và lợi ích bị xâm phạm. Với việc sử dụng các quyền tố tụng được pháp luật quy định, đương sự có thể chủ động trong việc yêu cầu Tòa án thụ lý giải quyết tranh chấp nhằm bảo vệ các22 quyền về dân sự của mình. Trong luận án này, quyền tố tụng của đương sự được tiếp cận dưới góc độ là khả năng xử sự được pháp luật trao cho các chủ thể có quyền lợi bị xâm phạm hay tranh chấp trong quá trình tham gia tố tụng tại Tòa án từ khi bắt đầu có yêu cầu khởi kiện cho đến khi Tòa án ra phán quyết cuối cùng của vụ án để bảo vệ các quyền dân sự của mình. Xét về bản chất quyền tố tụng của đương sự trong TTDS chính là quyền con người, quyền công dân được pháp luật ghi nhận khi họ tham gia tố tụng tại Tòa để bảo vệ các quyền dân sự. Các quyền tố tụng của đương sự được Nhà nước thừa nhận, mang tính khách quan. Tùy theo hệ thống pháp luật của mỗi nước, để ghi nhận các quyền tố tụng của đương sự cho phù hợp điều kiện hoàn cảnh của nước đó. Việc ghi nhận quyền tố tụng của đương sự trong TTDS là một nỗ lực của các nhà lập pháp, nhưng không phải khi nào quyền được ghi nhận cũng đưa đương sự tới trạng thái được hưởng quyền. Giáo sư Saneh Chamarik Chủ tịch Ủy ban quyền con người quốc gia Thái Lan cho rằng: “Mọi quyền và tự do được ghi nhận trong Hiến pháp đều là vô nghĩa nếu người dân không có quyền lực thực thi chúng” [26, tr. 482]. Tiến sĩ Trần Phương Thảo cho rằng, một yếu tố rất quan trọng, thậm chí quan trọng hơn cả là pháp luật phải tạo ra được những thiết chế đặc biệt để thực hiện và bảo vệ quyền con người đã được pháp luật công nhận trong trường hợp chúng bị phủ nhận hoặc bị xâm phạm [76, tr. 13]. Để đạt được điều đó, nhà nước phải thiết lập các biện pháp bảo đảm để đương sự có thể thực hiện các quyền tố tụng dân sự đã được pháp luật ghi nhận. Về mặt thuật ngữ, theo Từ điển Tiếng Việt bảo đảm là “làm cho chắc chắn, thực hiện được, giữ gìn được hoặc có đầy đủ những gì cần thiết; bảo đảm là cam đoan chịu trách nhiệm về việc gì đó” [16, tr.79]. Bảo đảm nghĩa là làm cho một vấn đề nào đó có thể thực thi trên thực tế [40, tr. 17]. Có ý kiến cho rằng, trong khoa học pháp lý thuật ngữ bảo đảm được thực sử dụng khá rộng rãi. Bảo đảm thường đặt ra đối với việc xác lập hay thực hiện các quyền, nghĩa vụ của các chủ thể tham gia vào các quan hệ pháp luật cụ thể như quan hệ pháp luật dân sự, quan hệ pháp luật kinh doanh, thương mại…và được quy định trong nhiều văn bản pháp luật như Bộ luật dân sự, Luật thương mại. Theo các quy định này thì bảo đảm có thể do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định. Bảo đảm có tác dụng tạo ra sự tin tưởng lẫn nhau, giữa các bên, đặt trách nhiệm cho các bên trong việc xác lập, thực hiện các quan hệ pháp luật [30, tr.19]. Ý kiến khác lại cho rằng, bảo đảm là trách nhiệm của một chủ thể (cá nhân, tổ chức) phải làm cho quyền, lợi ích hợp pháp của chủ thể bên kia chắc chắn23 thực hiện, được giữ gìn, nếu xảy ra thiệt hại phải bồi thường [37, tr.27]. Như vậy, dưới góc độ thuật ngữ về mặt pháp lý, bảo đảm quyền tố tụng dân sự của đương sự là bằng những phương thức, biện pháp nào đó để quyền tố tụng dân sự của đương sự được chắc chắn thực hiện. Vấn đề bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong TTDS được tiếp cận nghiên cứu dưới nhiều góc độ với những quan điểm khác nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy có tới 05 quan điểm khác nhau về vấn đề này: Quan điểm thứ nhất, bảo đảm quyền tố tụng của đương sự được thực hiện thông qua việc quy định hợp lý, công khai, minh bạch thủ tục tố tụng. Quan điểm này được đề cập đến trong Bộ bách khoa toàn thư Xô Viết. Theo đó, “cơ quan lập pháp Liên Xô, nơi quy định quyền của các cá nhân và tổ chức, đặc biệt quan tâm tới việc tạo ra các điều kiện thuận lợi cho sự thừa nhận những quyền này bằng cách thiết lập một hệ thống bảo đảm thủ tục tố tụng. Hệ thống này là sự kết hợp của các nguyên tắc và thể chế dân chủ, các hình thức tố tụng, các quan hệ pháp luật với hệ thống còn lại của thủ tục tố tụng theo pháp luật Liên Xô. Bảo đảm thủ tục tố tụng được thiết kế để bảo đảm sự thật và lẽ phải được công nhận trong mọi vụ án hình sự cũng như dân sự (ở khía cạnh này, còn có thể gọi là bảo đảm công lý). Ngoài ra, có rất nhiều phương thức bảo hộ quyền và lợi ích pháp lý của công dân tham gia vào tố tụng – bị cáo, bị đơn, người bị hại, nguyên đơn dân sự,…Theo thủ tục tố tụng Liên Xô, sự bảo đảm quyền của các công dân nói trên đồng thời chính là sự bảo đảm thực thi công lý” [108]. Theo quan điểm này, để bảo quyền tố tụng của đương sự, điều cần thiết là phải xây dựng hệ thống thủ tục tố tụng khoa học, hợp lý tạo điều kiện thuận tiện cho đương sự thực hiện quyền tố tụng của họ. Đồng quan điểm này, tác giả V.S.Deshpande cũng nhấn mạnh, trước khi được thực thi, pháp luật chỉ là một tổ hợp các quy tắc thực hiện, nhưng khi các quy tắc đó cần phải áp dụng và thực thi trong thực tế thì chúng chỉ có thể được sử dụng thông qua các thủ tục tố tụng luật định [109, tr. 177, 209]. Thủ tục tố tụng có thể coi như đường ray pháp luật vạch sẵn, trên đường ray luật định ấy, hệ thống Tòa án vận hành chuyên chở các yêu cầu bảo vệ quyền con người của dân chúng [21, tr. 237]. Thủ tục tố tụng sẽ quyết định quy trình, hoạt động xét xử của Tòa án. Hoạt động xét xử của Tòa án chỉ bảo đảm công bằng, khách quan khi xây dựng hệ thống các thủ tục tố tụng chặt chẽ, đầy đủ và khi đó quyền tố tụng của đương sự được tôn trọng. Sự tồn tại và áp dụng đúng đắn các thủ tục tố tụng hữu hiệu cho phép chủ sở hữu hợp pháp thực thi chính đáng quyền của mình trong phạm vi pháp luật cho phép, qua đó hành vi sai trái bị hạn chế, người thiệt24 hại được bồi thường tương xứng, tránh tình trạng một người sẽ “đưa luật pháp về tay mình” [93] (tức là tự mình giải quyết bằng các phương thức cá nhân). Quan điểm thứ hai, bảo đảm quyền tố tụng của đương sự bằng việc pháp luật ghi nhận đầy đủ các quyền tố tụng của đương sự. Quan điểm này được đề cập tới trong cuốn “cơ chế pháp lý bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án nhân dân” của tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Hà. Theo tác giả, các quyền tố tụng của đương sự khi đã được pháp luật tố tụng ghi nhận tức là Nhà nước đã chính thức thừa nhận các chủ thể có những quyền tố tụng nhất định mà tất cả mọi người trong xã hội đều được tôn trọng [42, tr.46]. Như vậy, việc ghi nhận quyền tố tụng của đương sự là một trong những biện pháp để bảo đảm quyền tố tụng. Thông qua việc ghi nhận quyền tố tụng, đương sự sẽ có cơ sở pháp lý để yêu cầu các cá nhân, cơ quan hữu quan có trách nhiệm hỗ trợ hoặc phải thực hiện các nghĩa vụ tố tụng của họ, góp phần bảo đảm quyền tố tụng của đương sự. Quan điểm thứ ba, bảo đảm quyền tố tụng của đương sự bằng việc pháp luật quy định chế tài khi có hành vi vi phạm quyền tố tụng của đương sự. Đây là quan điểm được đề cập đến trong cuốn giáo trình Luật La Mã do hai giáo sư trường Đại học Tổng hợp Warszawa – Ba Lan biên soạn. Theo giáo sư Witold Wolodkiewicz & giáo sư Mario Zablocka, trong thời kỳ La Mã cổ đại loại tổ tụng cổ xưa nhất là legis action (tố tụng theo nghi thức), nếu một bên không thực hiện bất kỳ một nghi thức nào dù là nhỏ nhất, thì bên đó thua kiện [57, tr.230]. Legis action là loại tố tụng tại đến thế kỷ II TCN. Vào thời Luật XII bảng, loại tố tụng này là phương tiện duy nhất để bảo vệ quyền dân sự khi có tranh chấp. Loại tố tụng này rất trọng nghi thức, vì vậy, chỉ cần một trong các bên không thực hiện một nghi thức dù là nhỏ nhất thì phải thua kiện. Cho tới bây giờ, chế tài vẫn là một biện pháp hữu hiệu để bảo đảm cho quyền tố tụng của đương sự được thực thi trên thực tế. Quan điểm thứ tư, bảo đảm quyền tố tụng của đương sự thông qua việc quy định nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của chủ thể tố tụng. Mặc dù không trực tiếp nghiên cứu về bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong TTDS, nhưng khi phân tích về trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc dân sự trong luận án “bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự Việt Nam” Tiến sĩ Nguyễn Công Bình có nhận định: “Việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong TTDS được hay không phụ thuộc một phần lớn vào các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các cơ quan tiến hành TTDS, người tiến hành tố tụng dân sự và người tham gia tố tụng dân sự” [30, tr.48]. Tiếp đó, tại trang 49 của Luận án trên, tác giải tiếp tục khẳng25 định: “Đối với các vấn đề liên quan đến quyền hạn, nhiệm vụ và trách nhiệm tiến hành TTDS của những người tiến hành TTDS, người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, người đại diện của đương sự cần được pháp luật quy định hết sức đầy đủ và khoa học để thuận lợi trong việc thực hiện”. Đồng quan điểm này, cũng có ý kiến cho rằng, để quyền tố tụng của đương sự được thực hiện trên thực tế thì pháp luật TTDS cần phải có những quy định bảo đảm cho các quyền tố tụng dân sự được thực hiện. Trước tiên, pháp luật TTDS quy định cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng có trách nhiệm tôn trọng, bảo đảm cho các đương sự thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng, phải tạo điều kiện và không cản trở đương sự thực hiện các quyền tố tụng, phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật TTDS để giải quyết vụ án chính xác, đúng pháp luật, đảm bảo công bằng cho các bên đương sự. Pháp luật tố tụng quy định các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện trách nhiệm phối hợp với Tòa án, Viện kiểm sát, đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đầy đủ, kịp thời, đúng thời hạn [42, tr. 31]. Sự tham gia của các chủ thể tố tụng với những nhiệm vụ, quyền hạn khác nhau, nhưng đều hướng đến mục đích giải quyết vụ án được chính xác, khách quan. Vì vậy, việc bảo đảm quyền tố tụng của đương sự không thể thiếu vài trò của các chủ thể tố tụng. Quan điểm thứ năm, bảo đảm quyền tố tụng của đương sự thông qua các thiết chế giám sát (Quốc Hội, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam...). Đây là quan điểm mà tiến sĩ Trần Văn Trung đã đề cập đến trong bản nhận xét bảo vệ luận án cấp cơ sở của nghiên cứu sinh. Khi đề cập đến vấn đề giám sát quyền lực tư pháp, Madison có viết: “Trong việc tạo khuôn khổ cho một chính quyền do con người quản lý con người, điều khó khăn nhất là ở chỗ: chính quyền phải có khả năng kiểm soát những người quản lý; kế tiếp chính quyền phải có nghĩa vụ tự kiểm soát mình” [33, tr. 900-100]. Tòa án là cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện chức năng xét xử, quá trình đó được thực hiện bởi những người tiến hành tố tụng nên sự lạm dụng quyền lực rất dễ xảy ra. Mặt khác, việc giải quyết vụ án không chỉ liên quan đến đời sống vật chất, tinh thần của các đương sự tham gia tố tụng mà nó còn là niềm tin công lý của người dân vào cơ quan tư pháp. Vì vậy, khi Tòa án ban hành một phán quyết không chính xác không những gây thiệt hại cho bên có quyền mà còn làm đảo lộn trật tự xã hội. Sự vắng bóng cơ chế giám sát hoạt động của Tòa án có thể dẫn tới tình trạng cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng sử dụng quyền lực nhà nước để trục lợi riêng làm ảnh hưởng quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự. Vì vậy, để bảo đảm26 cho quyền tố tụng được thực thi hiệu quả thì việc đặt ra cơ chế giám sát các hoạt động tố tụng là rất cần thiết. Cơ chế giám sát các hoạt động tố tụng được thực hiện thông qua nhiều cách thức khác nhau. Giám sát của Quốc Hội, nghĩa là khi có căn cứ xác định quyết định của Hội đồng Thẩm phán TANDTC có vi phạm pháp luât nghiêm trọng hoặc phát hiện tình tiết quan trọng mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung quyết định mà Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, đương sự đã không thể biết được khi ra quyết định đó có thể xét lại thủ tục đặc biệt nếu có yêu cầu của Ủy ban thường vụ Quốc hội, kiến nghị của Ủy ban tư pháp của Quốc hội. Bên cạnh đó, việc giám sát còn thể hiện thông qua cơ chế giải quyết khiếu nại trong TTDS. Thông qua thủ tục khiếu nại đương sự có quyền yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng xem xét lại các quyết định, hành vi khi có căn cứ cho rằng các quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền tố tụng của đương sự. Quá trình giải quyết vụ án dân sự trải qua nhiều thủ tục tố tụng với sự tham gia của nhiều chủ thể tố tụng với các hoạt động tố tụng khác nhau. Do đó, những sai sót, vi phạm quyền tố tụng của đương sự là có thể xảy ra. Vì vậy, việc giám sát thông qua cơ chế giải quyết kịp thời các khiếu nại của đương sự một mặt sẽ ngăn chăn những hành vi vi phạm của các chủ thể hữu quan trong quá trình tố tụng, bảo đảm quyền tố tụng của đương sự. Mặt khác, sẽ sửa chữa những thiếu sót, sai lầm do hành vi vi phạm của cơ quan, người tiến hành tố tụng gây ra, góp phần khôi phục các quyền tố tụng của đương sự bị xâm phạm. Ngoài ra, cơ chế giám sát còn được thực hiện bởi các tổ chức chính trị - xã hội, chính trị xã hội – nghề nghiệp và các phương tiện truyền thông đại chúng, báo chí. Trong đó sự tham gia giám sát thực hiện pháp luật, kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc xây dựng và thực thi pháp luật của Hội Luật gia và Đoàn luật sư là hiệu quả nhất. Bởi thành viên của Hội Luật gia và Đoàn luật sư là những người am hiểu, có kinh nghiệm trong các lĩnh vực pháp luật nên kết quả giám sát, đánh giá của họ sẽ chính xác và có cơ sở. Phương thức giám sát, đánh giá quyền lực tư pháp thông qua phương tiện truyền thông, báo chí ngày càng được khẳng định vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Chính vì công khai là đặc tính cơ bản của hoạt động xét xử nên báo chí phương tiện truyền thông dễ dàng cung cấp các hoạt động tư pháp để người dân nắm bắt được phương tiện thông tin và có cơ sở để thực hiện thái độ và ý chí của họ đối với hoạt động tư pháp [54, tr. 122]. Công chúng có thể đánh giá sự minh bạch của cơ quan tiến27 hành tố tụng thông qua thủ tục xét xử tại Tòa hoặc khai thác các bản án được đăng công khai. Sự đánh giá của công chúng sẽ thể hiện qua việc đồng tình hay phản bác đối với các phán quyết của Tòa án. Dưới một góc độ nào đó sẽ tác động mạnh mẽ đến ý thức và hành vi của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng. Như vậy, giám sát cũng là một biện pháp quan trọng góp phần bảo đảm quyền tố tụng của đương sự được thực thi trên thực tế. Như vậy, trong các công trình nghiên cứu có nhiều quan điểm khác nhau về bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong TTDS. Tuy nhiên, các công trình trên đều xuất phát từ mục đích xây dựng các biện pháp bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong TTDS, sự khác nhau là do các góc độ nghiên cứu khác nhau. Qua tham khảo các công trình nghiên cứu trên và xuất phát từ bản chất của biện pháp bảo đảm, nghiên cứu sinh nhận thấy, quyền tố tụng của đương sự được bảo đảm thực hiện bằng tổng thể các biện pháp đã được đề cập ở trên. Tuy nhiên, bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong TTDS tập trung vào các nội dung sau đây: Một là, phải ghi nhận đầy đủ các quyền tố tụng cơ bản của đương sự đồng thời xác lập nghĩa vụ đối ứng của các đương sự khác. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng bảo đảm quyền tố tụng của đương sự là dựa trên các quyền tố tụng của đương sự đã được ghi nhận trong luật để xây dựng các biện pháp bảo đảm cho các quyền đó được thực hiện trên thực tế. Hai là, bảo đảm quyền tố tụng của các đương sự thông qua các chủ thể tố tụng: Thông qua sự tham gia tố tụng của người đại diện; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp của đương sự; thông qua việc quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Tòa án, Viện kiểm sát trong việc bảo đảm thực hiện quyền tố tụng của đương sự; thông qua nhiệm vụ, quyền hạn của các chủ thể tiến hành tố tụng mà chủ yếu là Thẩm phán, Hội thẩm và Thư ký Tòa án. Ba là, thiết lập cơ chế kiểm sát việc bảo đảm quyền tố tụng của đương sự; Bốn là, thiết lập chế tài cần thiết xử lý các hành vi vi phạm quyền tố tụng của đương sự. Bên cạnh việc ghi nhận, ban hành đầy đủ, minh bạch các biện pháp bảo đảm nói trên thì việc thực hiện nghiêm chỉnh các quy định đó trên thực tế cũng là yếu tố quan trọng, quyết định bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong tố tụng dân sự. Các biện pháp bảo đảm trên phải được thực hiện đồng thời thì việc bảo đảm quyền tố tụng của đương sự mới đạt hiệu quả cao. Như vậy, bảo đảm quyền tố tụng của đương sự là bảo đảm quyền luật định28 được pháp luật ghi nhận cho chủ thể có quyền lợi bị xâm phạm hay tranh chấp trong quá trình tham gia tố tụng tại Tòa án từ khi bắt đầu có yêu cầu khởi kiện cho đến khi Tòa án ra phán quyết cuối cùng của vụ án. Vì vậy, các quy định pháp luật TTDS, các hoạt động tố tụng của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, các đương sự đối lập và các tổ chức, cá nhân hữu quan đều tác động trực tiếp đến việc bảo đảm thực hiện quyền tố tụng của đương sự, đặc biệt là từ phía Tòa án và chính các đương sự. Bởi quyền tố tụng của đương sự được bảo đảm thực hiện hay không phụ thuộc chủ yếu vào hành vi của Tòa án và các đương sự đối lập. Trong quá trình tố tụng, có những trường hợp pháp luật quy định quyền của đương sự là trách nhiệm của Tòa án hoặc quyền của đương sự này đồng thời là nghĩa vụ của đương sự đối lập. Do đó, chỉ khi Tòa án thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ quyền, quyền hạn của mình và đương sự thực hiện đúng, triệt để nghĩa vụ tố tụng của họ thì quyền tố tụng của đương sự kia mới được bảo đảm thực hiện. Bảo đảm quyền tố tụng của đương sự chính là bảo đảm cho các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động khôi phục lại những giá trị vật chất, giá trị tinh thần đã bị các chủ thể khác xâm phạm, tạo sự cân bằng trong các mối quan hệ trong xã hội. Việc bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong tố tụng dân sự cũng chính là bảo đảm quyền con người, quyền công dân nói chung. Vì vậy, bảo đảm quyền tố tụng của đương sự được áp dụng bình đẳng cho tất cả các đương sự tham gia tố tụng không có sự phân biệt, đối xử vì bất cứ lý do gì như về dân tộc, giới tính hay biên giới quốc gia. Bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong TTDS là phương tiện để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, là cơ sở cho việc giải quyết vụ án chính xác, khách quan. Với những phân tích trên, việc bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong TTDS dưới góc độ pháp lý có thể tiếp cận theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong TTDS được hiểu là: tổng thể các biện pháp được pháp luật quy định nhằm bảo đảm thực thi có hiệu quả các quyền tố tụng của đương sự trên thực tế, bao gồm ghi nhận đầy đủ các quyền tố tụng cơ bản của đương sự đồng thời xác lập nghĩa vụ đối ứng của các đương sự khác; thiết lập cơ chế đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp của đương sự; quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Tòa án, Viện Kiểm sát và những người tiến hành tố tụng; thiết lập cơ chế kiểm sát việc bảo đảm quyền tố tụng của đương sự cũng như chế tài cần thiết xử lý các hành vi vi phạm quyền tố tụng của đương sự.29 Theo nghĩa hẹp, bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong TTDS được hiểu là: tổng thể các biện pháp được pháp luật quy định nhằm bảo đảm thực thi có hiệu quả các quyền tố tụng của đương sự trên thực tế, bao gồm thiết lập cơ chế đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp của đương sự; quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Tòa án, Viện Kiểm sát và những người tiến hành tố tụng; thiết lập cơ chế kiểm sát việc bảo đảm quyền tố tụng của đương sự cũng như chế tài cần thiết xử lý các hành vi vi phạm quyền tố tụng của đương sự. Như vậy, bảo đảm quyền tố tụng của đương sự có thể được tiếp cận với nhiều cách khác nhau và được thực hiện bằng nhiều biện pháp pháp lý khác nhau. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của luận án này, nội dung bảo đảm quyền tố tụng của đương sự được tiếp cận theo nghĩa rộng. Vì vậy, luận án sẽ tập trung nghiên cứu các nội dung: ghi nhận đầy đủ các quyền tố tụng cơ bản của mỗi đương sự đồng thời xác lập nghĩa vụ đối ứng của các đương sự khác; thiết lập cơ chế đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp của đương sự; quy định nhiệm vụ và trách nhiệm của Tòa án, Viện Kiểm sát và những người tiến hành tố tụng; thiết lập cơ chế kiểm sát việc bảo đảm quyền tố tụng của đương sự cũng như chế tài cần thiết xử lý các hành vi vi phạm quyền tố tụng của đương sự. 1.1.2. Đặc điểm bảo đảm quyền tố tụng dân sự của đương sự trong tố tụng dân sự 1.1.2.1. Tòa án là chủ thể có vai trò quan trong việc bảo đảm quyền tố tụng của đương sự Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự hầu hết các hoạt động tố tụng mang tính quyền lực nhà nước được thực hiện bởi Tòa án. Tòa án là chủ thể được nhà nước trao quyền giải quyết các tranh chấp, xung đột về lợi ích giữa các cá nhân, tổ chức với nhau. Các quyết định của Tòa án có giá trị bắt buộc đối với các chủ thể tham gia tố tụng. Do đó, Tòa án là chủ thể có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm quyền tố tụng của đương sự. Mức độ ảnh hưởng của Tòa án đối với việc bảo đảm quyền tố tụng của đương sự phụ thuộc vào mô hình tố tụng của mỗi nước. Theo nhận xét của tác giả Jack I.H. Jacob, trong hệ thống thẩm xét mà đặc trưng được áp dụng tại Pháp và các nước châu Âu lục địa thì vai trò của Tòa án là trung tâm của quá trình tố tụng. Trái lại, trong hệ thống tranh tụng áp dụng tại Anh Quốc, Hoa kỳ và một số nước khác thì vị trí trung tâm của tố tụng thuộc về chính các đương sự [98, tr.9]. Như vậy, đối với những nước theo mô hình tố tụng thẩm xét thì Tòa án vẫn đóng vai trò chi phối đối với các hoạt30 động tố tụng, nên có thể tác động mạnh mẽ đến việc bảo đảm quyền tố tụng của đương sự. Theo đánh giá của tác giả Tống Công Cường, mô hình tố tụng Việt Nam cơ bản áp dụng theo mô hình thẩm xét của những nước châu Âu lục địa. Tuy nhiên, vì mô hình tranh tụng triệt để như Anh, Hoa kỳ hay mô hình thẩm xét truyền thống của Pháp đều có những hạn chế nhất định nên xu hướng cải cách tại hầu hết các nước hiện nay là kết hợp những ưu điểm của hai mô hình trên [64, tr.47, 48]. Việc cải cách tư pháp của nước ta cũng theo xu hướng chung của thế giới, cụ thể nước ta đã áp dụng những hạt nhân hợp lý của mô hình tố tụng tranh tụng như áp dụng nguyên tắc tranh tụng trong xét xử. Tuy nhiên, mô hình tố tụng nước ta vẫn chịu ảnh hưởng bởi mô hình tố tụng thẩm xét. Vì vậy, “vai trò và trách nhiệm của đương sự còn phụ nhiều vào Tòa án. Tòa án là chủ thể quyết định về thủ tục, quyết định về giá trị cũng như mức độ đầy đủ của chứng cứ” [64, tr.146]. Điều này được thể hiện rất rõ trong quy định tại Điều khoản 1 Điều 96 BLTTDS Việt Nam: “Trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền và nghĩa vụ giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án. Trường hợp tài liệu, chứng cứ đã được giao nộp chưa bảo đảm đủ cơ sở để giải quyết vụ việc thì Thẩm phán yêu cầu đương sự giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ. Nếu đương sự không giao nộp hoặc giao nộp không đầy đủ tài liệu, chứng cứ do Tòa án yêu cầu mà không có lý do chính đáng thì Tòa án căn cứ vào tài liệu, chứng cứ mà đương sự đã giao nộp và Tòa án đã thu thập theo quy định tại Điều 97 của Bộ luật này để giải quyết vụ việc dân sự”. Như vậy, với sự tác động mạnh mẽ của cải cách tư pháp, áp dụng nguyên tắc tranh tụng trong xét xử, nên vai trò và quyền tự quyết của đương sự trong TTDS được nâng cao hơn so với trước đây. Tuy nhiên, Tòa án vẫn quyết định về thủ tục, mức độ đầy đủ của chứng cứ. Do vậy, việc bảo đảm quyền tố tụng của đương sự không thể thiếu vai trò của Tòa án. Có ý kiến nhận định rằng, quyền con người không tự thân nó có thể vận hành trong thực tiễn nếu không có sự tác động từ phía chủ thể công quyền với vai trò là người điều khiển sự vận động các quy tắc hướng xã hội có trật tự. Bất kỳ một quyền con người, quyền công dân cụ thể nào nếu không được quy định thêm vào đó các yếu tố bảo trợ cần thiết về mặt thủ tục thực hiện cũng như các thiết chế bảo đảm thực hiện sẽ không thể nào có sức sống thực tế [61, tr. 184]. Quyền tố tụng dân sự của đương sự cũng không phải là ngoại lệ và Tòa án là cơ quan đại diện cho công quyền điều khiển sự vận hành bảo đảm thực hiện quyền tố tụng của đương sự khi họ tham gia tại Tòa án. Vì vậy, quyền tố tụng của đương sự được bảo đảm thực hiện hay không phụ thuộc vào hành vi tố tụng của Tòa án. Theo quy định của BLTTDS Việt Nam thì phần lớn31 các quyền tố tụng của đương sự sẽ được bảo đảm thực hiện thông qua việc thực hiện các trách nhiệm tương ứng của Tòa án. Đối với các quyền tố tụng của đương sự như quyền đề nghị Tòa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ; đề nghị Tòa án yêu cầu đương sự khác xuất trình tài liệu, chứng cứ mà họ đang giữ; đề nghị Tòa án ra quyết định yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ đó; đề nghị Tòa án triệu tập người làm chứng, trưng cầu giám định, quyết định việc định giá tài sản; đề nghị Tòa án quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời chỉ được bảo đảm thực hiện được khi Tòa án thực hiện đúng nhiệm vụ, trách nhiệm của mình trong quá trình tố tụng. Bên cạnh đó, có những quyền tố tụng của đương sự phải thông qua Tòa án hoặc do Tòa án tác động mới thực hiện được như quyền đề xuất với Tòa án những vấn đề cần hỏi người khác; được đối chất với nhau hoặc với người làm chứng. Do đó, quyền tố tụng của đương sự chỉ được bảo đảm khi Tòa án thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Mặt khác, các quyền tố tụng cụ thể của đương sự muốn thực hiện được thì phải được sự đồng ý, chấp thuận của Tòa án thể hiện thông qua các văn bản hoặc hành vi tố tụng của Tòa án. Do đó, Tòa án là chủ thể có vai trò quan trong việc bảo đảm quyền tố tụng của đương sự. 1.1.2.2. Bảo đảm quyền tố tụng của đương sự được áp dụng cho tất cả các bên đương sự “Đương sự là chủ thể có lợi ích cần được giải quyết trong vụ án dân sự” [64, tr.148]. Khi tham gia tại tố tụng tại Tòa án các bên đương sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ pháp lý. Trong quá trình giải quyết vụ án Tòa án không được thiên lệch với bất cứ đương sự nào dù với bất cứ lý do gì. Điều này được ghi nhận trong Công ước quốc tế về quyền dân sự, chính trị năm 1966: “Mọi người đều bình đẳng trước các Tòa án và cơ quan tài phán. Mọi người đều có quyền được xét xử công bằng và công khai bởi một Tòa án có thẩm quyền, độc lập, không thiên vị và được lập ra trên cơ sở pháp luật để quyết định về lời buộc tội người đó trong các vụ án hình sự, hoặc để xác định quyền và nghĩa vụ của người đó trong các vụ kiện dân sự…”.[116]. Đây là cơ sở pháp lý cao nhất về quyền bình đẳng được ghi nhận trong văn kiện quốc tế và là nền tảng để khẳng định khi tham gia tố tụng các bên đương sự đều được bảo đảm thực hiện quyền tố. Vì vậy, đương sự dù là nguyên đơn, bị đơn hay người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đều được pháp luật bảo vệ như nhau. Bởi mục đích của TTDS là tôn trọng sự thật khách quan, bảo đảm cho những giá trị công bằng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia tố tụng.32 Mặt khác, xuất phát từ bản chất của quan hệ dân sự là bình đẳng – thỏa thuận nên địa vị pháp lý của các đương sự là ngang nhau. Khi các bên cho rằng các . quyền dân sự của mình bị xâm phạm thì có thể khởi kiện ra Tòa án để khôi phục lại các quyền, lợi ích hợp pháp đó. Điều này chỉ có thể thực hiện được nếu các bên đương sự đều được bảo đảm để thực hiện quyền tố tụng. Ở Việt Nam, việc bảo đảm quyền tố tụng của đương sự được áp dụng cho tất cả các bên đương sự thể hiện thông qua nguyên tắc bình đẳng trong tố tụng dân sự được ghi nhận tại Điều 8 BLTTDS năm 2015, theo đó thì “trong tố tụng dân sự mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt dân tộc, giới tính, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần xã hội, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, địa vị xã hội. Mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân đều bình đẳng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng trước Tòa án”. Theo tác giả Phan Hữu Thư, nguyên tắc này khẳng định địa vị của mọi người, mọi cơ quan, tổ chức là như nhau, không ai, không cơ quan, tổ chức nào có quyền đứng trên pháp luật để được hưởng những ưu tiên, ưu đãi cũng như không ai bị phân biệt đối xử vì dân tộc, giới tính, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần xã hội, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, địa vị xã hội của mình [72, tr.23]. Vì vậy, có ý kiến cho rằng, “việc thực hiện đúng nguyên tắc này sẽ tạo điều kiện cho đương sự thực hiện được các quyền và nghĩa vụ tố tụng của mình đồng thời bảo đảm cho Tòa án xét xử công bằng, nghiêm minh, chính xác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự” [31, tr.31]. Ở phương diện thực tiễn, khi Tòa án thiên vị cho một bên đương sự thì phán quyết của Tòa án sẽ không chính xác, không phù hợp với luật pháp và thực tế khách quan, không bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự. Mục đích của việc xét xử là xác định được sự thật khách quan, làm sáng tỏ các mâu thuẫn, các vấn đề tranh chấp. Do đó, các bên đương sự được bảo đảm các điều kiện cần thiết để thực hiện dễ dàng và hiệu quả các quyền tố tụng luật định. Quyền tố tụng của đương sự được bảo đảm càng cao thì niềm tin của người dân về lẽ phải, sự công bằng trong hoạt động xét xử càng lớn. Chính vì vậy, vấn đề cơ bản nhất trong xét xử là bảo đảm quyền tố tụng cho các đương sự. Thực tiễn xã hội cho thấy các bên tranh chấp có thể vì quyền lợi của mình mà tác động về tinh thần hay vật chất để có được sự thiên vị từ phía cơ quan tiến hành tố tụng. Vì vậy, nguy cơ Tòa án bênh vực cho một trong các bên nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi liên quan là có thể xảy ra. Một khi quyền tố tụng của đương sự không được bảo đảm thực hiện như nhau thì những giá trị của hoạt động xét xử sẽ mất đi, niềm tin của công chúng vào cơ quan thực thi công lý sẽ bị sụp đổ. Vì vậy, quyền tố tụng của đương sự đã được luật pháp33 ghi nhận chỉ thực sự có ý nghĩa và được bảo đảm thực hiện nếu như Tòa án thực sự độc lập, khách quan, không thiên vị hay phân biệt đối xử giữa các bên đương sự. Ngoài ra, ngay cả trường hợp Tòa án thật sự vô tư, khách quan thì vẫn phải quan tâm và cẩn trọng trong việc tạo điều kiện cho tất cả các đương sự đều có cơ hội tốt nhất để có thể thực hiện được các quyền tố tụng mà pháp luật trao cho. Nếu tất cả các đương sự đều có cơ hội để thực hiện một cách tốt nhất các quyền tố tụng của mình sẽ giúp Tòa án có cái nhìn thấu đáo, toàn diện và sâu sắc hơn về vụ tranh chấp, từ đó có thể đưa ra được phán quyết phù hợp với sự thật khách quan và đúng pháp luật. 1.1.2.3. Bảo đảm quyền tố tụng của đương sự là cơ sở cho việc bảo vệ quyền dân sự của chủ thể được pháp luật bảo hộ Theo quan điểm của C.Mác thì “thủ tục tố tục chỉ là hình thức tồn tại của luật” và “tố tụng là hình thức bảo vệ pháp luật” [9]. Vì vậy, pháp luật TTDS là phương thức bảo đảm cho luật nội dung (Luật Dân sự, Luật Hôn nhân gia đình, Luật kinh doanh thương mại, Luật lao động…), bảo đảm cho các quyền dân sự được thực hiện. Trong đời sống hàng ngày các chủ thể tham gia xác lập các giao dịch dân sự để phục vụ cho lợi ích của mình. Nếu có tranh chấp, vi phạm họ có thể lựa chọn Tòa án giải quyết với mục đích là thông qua cơ quan tài phán nhà nước để khôi phục lại các quyền dân sự. Việc khôi phục các quyền dân sự đó có chính xác như bản chất của nó hay không phụ thuộc vào quyền tố tụng của đương sự có được bảo đảm thực hiện hay không. Vì vậy, trong quá trình giải quyết vụ án, Tòa án có trách nhiệm tạo mọi điều kiện cần thiết để đương sự thực hiện quyền tố tụng của mình. Để làm sáng tỏ các tình tiết, nhằm khôi phục chính xác các quyền dân sự bị xâm phạm, quá trình giải quyết vụ án dân sự phải diễn ra theo một quy trình chặt chẽ từ điểm khởi đầu đến kết thúc và hoạt động xét xử của Tòa án phải được tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục luật định. Bởi phán quyết của Tòa án buộc các chủ thể xâm phạm quyền dân sự phải chấm dứt hành vi vi phạm phải dựa trên sự minh bạch, khách quan. Tòa án phải khẳng định tính hợp pháp của hành vi pháp lý trong các phán quyết. Điều này phụ thuộc vào quyền tố tụng của đương sự có được vận hành hiệu quả hay không. Vì vậy, trong quá trình giải quyết vụ án đương sự được tự do thực hiện các quyền tố tụng trên cơ sở pháp luật tố tụng dân sự đã quy định và ngăn cấm bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào cản trở hay xâm phạm các quyền tố tụng đó. Như vậy, nếu như pháp luật nội dung xác định quyền, nghĩa vụ của cá nhân và đưa ra chuẩn mực quy định ràng buộc các mối quan hệ trong đời sống thường ngày thì pháp luật về tố tụng, thông qua các thủ tục tố tụng bảo vệ và quy định giá trị của34 luật nội dung hay nói cách khác chính luật tố tụng thổi sức sống vào cho luật nội dung, mang lại sự khắc phục, tính hiệu quả, đưa các quy định của pháp luật nội dung vào thực tế cuộc sống. Chính vì vậy, bảo đảm quyền tố tụng dân sự của đương sự là cơ sở cho việc bảo vệ quyền dân sự của chủ thể được pháp luật bảo hộ. 1.1.2.4. Bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong tố tụng dân sự được thực hiện bằng nhiều biện pháp phối hợp TTDS là sự tổng hợp các hoạt động của các chủ thể tố tụng trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự [64, tr. 13], các hoạt động tố tụng này được thực hiện bởi nhiều giai đoạn tố tụng với các trình tự, thủ tục khác nhau. Vì vậy, để quyền tố tụng của đương sự được bảo đảm thực hiện trên thực tế thì cần phối hợp thực hiện bằng nhiều biện pháp. Theo đó, pháp luật TTDS cần phải cụ thể hóa các quyền và nghĩa vụ tố tụng của đương sự trong từng trình tự tố tụng tương ứng làm căn cứ pháp lý để đương sự sử dụng trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Pháp luật không chỉ ghi nhận đầy đủ, rõ ràng các quyền tố tụng cụ thể mà còn phải ghi nhận và bảo đảm thực hiện nghĩa vụ tố tụng tương ứng của mỗi đương sự trong mối liên hệ với các quyền tố tụng tương ứng của đương sự khác. Bởi quyền của đương sự này được bảo đảm thông qua việc thực hiện nghĩa vụ của đương sự đối lập. Có những quyền tố tụng cụ thể mà chỉ khi đương sự đối lập thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của họ thì quyền tố tụng của đương sự này mới được bảo đảm thực hiện. Quyền tố tụng của đương sự còn được bảo đảm thông qua hành vi tố tụng của Tòa án. Để hành vi tố tụng của Tòa án hướng tới việc bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự thì có những trường hợp pháp luật tố tụng cần quy định theo hướng quyền của đương sự được thực thi thông qua nhiệm vụ, trách nhiệm đối ứng của Tòa án. Do đó, bên cạnh quy định quyền và nghĩa vụ tố tụng của đương sự thì pháp luật tố tụng dân sự cần cụ thể hóa trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng làm cơ sở pháp lý phát sinh trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng cho việc bảo đảm quyền tố tụng của đương sự, đồng thời là căn cứ pháp lý để xác định hành vi vi phạm quyền tố tụng của đương sự từ cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng. Bởi trong các quy định của pháp luật tố tụng, lĩnh vực mà các quyền con người có nguy cơ bị vi phạm hiều nhất thì việc quy định quyền tố tụng đi đôi với nghĩa vụ tố tụng của công dân và trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm cho công dân thực hiện các quyền tố tụng có ý nghĩa rất quan trọng [62, tr.22]. Việc bảo đảm quyền tố tụng của đương sự còn được thực hiện bởi cơ chế phối35 hợp của các chủ thể hữu quan như người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người đại diện của đương sự; các chủ thể lưu giữ chứng cứ, tài liệu, tổ chức định giá, giám định, các tổ chức tín dụng.v.v… Chỉ khi các chủ thể này hỗ trợ, phối hợp và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho đương sự trong quá trình tố tụng thì các quyền tố tụng của họ mới thực hiện một cách hiệu quả và lợi ích hợp pháp của họ mới được bảo vệ. Bên cạnh đó, việc thiết lập cơ chế kiểm sát là một trong những biện pháp pháp lý không thể thiếu để bảo đảm quyền tố tụng của đương sự. Ngoài các giải pháp trên, pháp luật TTDS cần xây dựng các chế tài để xử lý các hành vi vi phạm quyền tố tụng của đương sự nhằm bảo đảm các quyền tố tụng của đương sự được chắc chắn thực hiện trên thực tế. Bởi thực tế chứng minh rằng, pháp luật không chỉ đơn thuần là điều luật mà còn phải là áp dụng. Điều này có nghĩa rằng quyền và nghĩa vụ mà pháp luật quy định sẽ không có giá trị gì nếu chúng không được thực thi trọn vẹn, đặc biệt là trong trường hợp các quyền này bị vi phạm trên thực tế. Nói cách khác, một tuyên bố về quyền có thể không đưa ra được sự đảm bảo bền vững khi chúng bị vi phạm, bị đình chỉ hay tước đoạt [93]. 1.2. Cơ sở khoa học của việc xây dựng pháp luật về bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong tố tụng dân sự 1.2.1. Việc xây dựng pháp luật về bảo đảm quyền tố tụng của đương sự xuất phát từ yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự Theo Tiến sĩ Nguyễn Công Bình: “Quyền, lợi ích là cơ sở để con người tồn tại trong xã hội nên khi tham gia vào các quan hệ xã hội mỗi người đều quan tâm đến những quyền, lợi ích nhất định” [30, tr.41]. Tuy nhiên, nhiệm vụ của pháp luật là bảo hộ những quyền, lợi ích dân sự hợp pháp đã được ghi nhận, do vậy, cần thiết lập hệ thống các quyền tố tụng mà chủ thể có quyền lợi có thể sử dụng để bảo vệ quyền lợi của mình. Khi các chủ thể có quyền, lợi ích hợp pháp về dân sự bị vi phạm hay tranh chấp thì họ có quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ. Việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong quan hệ pháp luật nội dung phụ thuộc vào việc bảo đảm quyền tố tụng của đương sự. Bởi bảo đảm quyền tố tụng của đương sự được xem là một trong những phương thức để bảo đảm quyền dân sự. Có ý kiến cho rằng, “nhà lập pháp quy định quyền lợi của tư nhân cũng chưa đủ, cần phải cho họ phương tiện để bảo vệ quyền lợi này khi bị đe dọa, phương tiện ấy chính là quyền đi kiện đến Tòa án” [36, tr.35]. Ý kiến này đề cao phương thức cầu viện đến Tòa án với ưu thế đặc biệt là sử dụng quyền lực nhà nước để ra các phán quyết giải quyết vụ án dân sự dựa trên các quy định có sẵn trong hệ thống pháp luật nội dung, Tòa án sẽ nhận biết được36 sự đúng sai trong các hành vi của các chủ thể, từ đó Tòa án sẽ ra các phán quyết công minh, bảo đảm sự công bằng cho các bên trong vụ án dân sự [76, tr.51]. Chính vì thế, đi đôi với việc ghi nhận quyền, lợi ích tư của mỗi chủ thể, pháp luật phải ghi nhận quyền tố tụng của đương sự và bảo đảm cho các quyền tố tụng đó được thực thi trên thực tế để bảo đảm sự tôn trọng cần thiết đối với các quyền, lợi ích tư của các chủ thể mà pháp luật đã ghi nhận. Việc nhà nước thừa nhận các quyền, lợi ích của các chủ thể và bảo đảm sự bình đẳng, an toàn về mặt pháp lý trong các quan hệ pháp luật về dân sự, góp phần ổn định các quan hệ xã hội, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, trong đời sống xã hội, các quan hệ dân sự không phải lúc nào cũng tuân theo một trật tự nhất định, các tranh chấp, mâu thuẫn về quyền, lợi ích giữa các chủ thể có thể xảy ra. Khi phát sinh tranh chấp, đương sự có thể lựa chọn các phương thức khác nhau để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Thông thường, Tòa án là phương thức đương sự lựa chọn trong trường hợp việc thương lượng, hòa giải không thành. Tòa án sử dụng quyền lực nhà nước, với các biện pháp mang tính cưỡng chế để đưa các lợi ích tư trở về qũy đạo vốn có của nó, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự. Để đạt được điều đó pháp luật phải ghi nhận các quyền tố tụng của đương sự và tạo điều kiện thuận lợi để họ có thể thực hiện được những quyền tố tụng đó. Mặt khác, trong các phương thức bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp về dân sự của các chủ thể thì phương thức yêu cầu Tòa án bảo vệ là “công cụ hữu hiệu nhất trong toàn bộ các phương thức khác nhau mà xã hội và Nhà nước dùng để giải quyết các tranh chấp và mâu thuẫn lợi ích” [11, tr.390]. Tuy nhiên, xuất phát từ quan niệm “việc dân sự cốt ở đôi bên” nên Tòa án chỉ can thiệp, bảo vệ quyền, lợi ích cho các chủ thể khi họ có yêu cầu. Do đó, pháp luật phải ghi nhận các quyền tố tụng để các chủ thể có quyền, lợi ích hợp pháp sử dụng khi các quyền, lợi ích của họ bị xâm phạm hay có nguy cơ bị xâm phạm. Để xác định được sự thật khách quan của vụ án, cần phải làm rõ bản chất của các quan hệ pháp luật tranh chấp, nên quá trình giải quyết vụ án phải trải qua một quy trình tố tụng chặt chẽ với nhiều hoạt động tố tụng khác nhau và có sự tham gia của nhiều chủ thể nhằm làm sáng tỏ sự thật của vụ án, nhưng trên thực tế vẫn có tình trạng quyền tố tụng của các chủ thể bị xâm phạm. Để bảo vệ quyền, lợi ích hợp của các chủ thể thì, pháp luật chỉ ghi nhận các quyền tố tụng thôi chưa đủ mà phải bảo đảm cho các chủ thể có thể thực hiện được quyền tố tụng đó. Nhà nghiên cứu Nguyễn Huy Đẩu cho rằng, “một quyền lợi được pháp luật công nhận nhiều khi không đủ bảo đảm cho người có quyền hưởng dụng: quyền lợi có thể37 bị phủ nhận, bị xâm phạm” [36, tr.3]. Pháp luật TTDS được xây dựng trên nguyên tắc tôn trọng quyền định đoạt của đương sự, nên trong quá trình tham gia tố tụng tùy thuộc vào giai đoạn tố tụng, quan hệ pháp luật dân sự bị xâm phạm để các chủ thể có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng các quyền tố tụng đã được pháp luật ghi nhận để bảo vệ quyền, lợi của họ như quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, quyền, quyền thỏa thuận, quyền tham gia hòa giải, quyền khiếu nại…Với quan niệm “pháp luật TTDS quy định các phương thức bảo vệ các quyền dân sự của các chủ thể tại Tòa án để góp phần cho các quyền đó được thực hiện trên thực tế” [45, tr.22], thì “bản thân” các quyền tố tụng đó phải được tôn trọng, bảo đảm thực hiện. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là hoạt động luôn được Nhà nước ta quan tâm. “Quyền dân sự của con người được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Nhà nước với tư cách là cơ quan có chức năng quản lý, điều hành mọi hoạt động của đời sống xã hội ngoài việc quy định các quyền dân sự của các chủ thể thì toàn bộ tổ chức của bộ máy nhà nước phải được thiết kế nhằm bảo đảm thực hiện những nội dung của quyền dân sự” [44, tr.216]. Tòa án là cơ quan được thiết lập để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể và Nhà nước trao cho các chủ thể có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích dân sự của mình, đồng thời ghi nhận và cụ thể hóa các quyền tố tụng tiếp theo của đương sự cũng như những bảo đảm cần thiết để các chủ thể có thể thực hiện quyền tố tụng của họ. Như vậy, bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong tố tụng dân sự xuất phát và gắn liền với việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. 1.2.2. Việc xây dựng các quy định về bảo đảm quyền tố tụng của đương sự được dựa trên các các chuẩn mực quốc tế về quyền con người Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật và pháp luật là công cụ chủ yếu để Nhà nước quản lý và duy trì trật tự xã hội. Để bảo đảm trật tự xã hội được ổn định, bảo đảm các tranh chấp, mâu thuẫn dân sự được giải quyết nhanh chóng, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức thì Nhà nước phải ban hành một hệ thống pháp luật để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội trên cơ sở tôn trọng quyền của công dân [45, tr.22]. Tuy nhiên, trong xu thế phát triển chung của thế giới đòi hỏi giữa các Quốc gia phải có sự hội nhập không chỉ về mặt kinh tế, chính trị - xã hội mà cả về mặt pháp luật. Với thời đại toàn cầu hóa các hành vi xâm phạm quyền dân sự không chỉ giới hạn trong phạm vi lãnh thổ quốc gia mà có thể vượt qua biên giới lãnh thổ quốc gia khác, đòi hỏi giữa các nước phải có sự phối hợp để giữ gìn các38 quyền dân sự. Vì vậy, Việt Nam đã tham gia rất nhiều các công ước quốc tế về quyền con người. Trong lĩnh vực tố tụng dân sự có các Công ước như Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1996. Những tư tưởng về quyền con người trong tố tụng dân sự được thể hiện hiện trong Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948 được quy định tại Điều 7, Điều 8, Điều 10 của Công ước [115]. Theo đó, Điều 7 quy định: “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ bình đẳng không kỳ thị. Mọi người đều được bảo vệ chống lại mọi kỳ thị hay xúi giục kỳ thị trái với Tuyên Ngôn này”; Điều 8: “Ai cũng có quyền yêu cầu Tòa án quốc gia có thẩm quyền can thiệp chống lại những hành động vi phạm những quyền căn bản được hiến pháp và luật pháp thừa nhận” và Điều 10: “Ai cũng có quyền, trên căn bản hoàn toàn bình đẳng, được một Tòa án độc lập và vô tư xét xử một cách công khai và công bằng để phán xử về những quyền lợi và nghiã vụ của mình, hay về những tội trạng hình sự mà mình bị cáo buộc”. Trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1996 được quy định tại Điều 14: “Mọi người đều bình đẳng trước các Tòa án và cơ quan tài phán. Mọi người đều có quyền được xét xử công bằng và công khai bởi một Tòa án có thẩm quyền, độc lập, không thiên vị và được lập ra trên cơ sở pháp luật để quyết định về lời buộc tội người đó trong các vụ án hình sự, hoặc để xác định quyền và nghĩa vụ của người đó trong các vụ kiện dân sự. Báo chí và công chúng có thể không được phép tham dự toàn bộ hoặc một phần của phiên toà vì lý do đạo đức, trật tự công cộng hoặc an ninh quốc gia trong một xã hội dân chủ, hoặc vì lợi ích cuộc sống riêng tư của các bên tham gia tố tụng, hoặc trong chừng mực cần thiết, theo ý kiến của Tòa án, trong những hoàn cảnh đặc biệt mà việc xét xử công khai có thể làm phương hại đến lợi ích của công lý. Tuy nhiên mọi phán quyết trong vụ án hình sự hoặc vụ kiện dân sự phải được tuyên công khai, trừ trường hợp vì lợi ích của người chưa thành niên hay vụ việc liên quan đến những tranh chấp hôn nhân hoặc quyền giám hộ trẻ em” [116]. Các quy định về quyền con người được đề cập trong các Công ước nêu trên là cơ sở pháp lý quan trọng để Việt Nam nội luật hóa trong pháp luật TTDS. Theo đó, quyền tố tụng của đương sự được bảo đảm trên cơ sở: Các nguyên tắc TTDS; các quyền tố tụng của đương sự; xây dựng các cơ sở pháp lý và tạo điều kiện để đương sự thực hiện các quyền tố tụng đó. Việc hoàn thiện pháp luật tố tụng trong mối quan hệ với pháp luật quốc tế phải “chú trọng đến những đặc điểm riêng biệt về tâm lí, văn39 hóa, truyền thống dân tộc, điều kiện kinh tế xã hội nhằm bảo đảm thích ứng và phù hợp của pháp luật tố tụng dân sự với đời sống” [73, tr.428]. Mặt khác, các quy định về quyền con người trong Công ước nhân quyền châu Âu (ký ngày 4/11/1950 và có hiệu lực ngày 3/9/1953) cũng là các tiêu chuẩn cơ bản về bảo đảm quyền con người để pháp luật Việt Nam soi chiếu khi nghiên cứu về bảo đảm quyền tố tụng của đương sự. Tại Điều 6 Công ước nhân quyền châu Âu đề cập đến quyền được xét xử bởi một Tòa án độc lập, khách quan, trong một thời hạn hợp lý. Đây là một trong những quyền tố tụng quan trọng của đương sự mà pháp luật TTDS cần phải ghi nhận để bảo đảm quyền tố tụng của đương sự. 1.2.3. Việc xây dựng các quy định về bảo đảm quyền tố tụng của đương sự được xuất phát từ yêu cầu bảo đảm quyền con người trong hoạt động tư pháp Quyền con người trong TTDS là tổng hợp các quyền tố tụng của các chủ thể tham gia trong hoạt động TTDS với tư cách là con người được Nhà nước thừa nhận và bảo đảm bằng pháp luật tố tụng và pháp luật quốc tế. Quyền con người trong TTDS được thể hiện cụ thể trong các quyền và nghĩa vụ tố tụng của những tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng và những người khác [44, tr. 214]. Trong đó bao hàm các quyền tố tụng của đương sự. Tùy theo mỗi trình tự tố tụng pháp luật quy định đương sự có các quyền tố tụng khác nhau. Trình tự tố tụng sơ thẩm đương sự có các quyền như quyền khởi kiện, quyền phản tố, quyền hòa giải, quyền tham gia phiên tòa, quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời…; Trình tự tố tụng phúc thẩm, giám đốc, tái thẩm thì đương sự có các quyền tố tụng như quyền kháng cáo, quyền đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm.v.v… Pháp luật không chỉ ghi nhận các quyền tố tụng của đương sự mà còn bảo đảm thực hiện. Vì vậy, bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong TTDS là một trong những nội dung của bảo đảm quyền con người trong hoạt động tư pháp. Mặt khác, đương sự chịu sự phán quyết của Tòa án, phán quyết đó tác động trực tiếp quyền lợi của đương sự, nên đương sự và quyền tố tụng của đương sự là vấn đề chính được quan tâm. Để bảo đảm quyền con người trong TTDS, trong đó đương sự đóng vai trò trung tâm thì tất cả các chủ thể khác, trong đó Tòa án – với tư cách là cơ quan tư pháp duy trì và bảo vệ công lý có trách nhiệm tôn trọng và bảo đảm cho các quyền tố tụng đó được thực hiện. Vì vậy, Nhà nước cần quy định các quyền tố tụng cụ thể tạo hành lang pháp lý vững chắc làm cơ sở để đương sự thực hiện quyền khi có nhu cầu.40 Quyền con người đã được ghi nhận về mặt pháp lý nhưng chỉ khi được cụ thể hóa trong luật thì việc tuân thủ, thực hiện các quyền con người mới có giá trị bắt buộc đối với các chủ thể khác trong xã hội. Quyền con người của đương sự trong TTDS được thực hiện thông qua việc ghi nhận và thực hiện các quyền, nghĩa vụ của các chủ thể tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng khác. Xét về nguồn gốc thì bảo đảm thực hiện quyền tố tụng của đương sự xuất phát từ nội dung của việc bảo đảm quyền con người trong hoạt động tư pháp. 1.2.4. Việc xây dựng các quy định về bảo đảm quyền tố tụng của đương sự được dựa trên mối quan hệ giữa luật nội dung và luật tố tụng Khi nhận xét về mối quan hệ giữa luật nội dung và luật tố tụng, TS Trần anh Tuấn đã dẫn quan điểm học thuật của các tố tụng gia Pháp: “Khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa luật nội dung và luật tố tụng, giáo sư N.FRICERO cho rằng: “Mối liên hệ giữa quyền tố tụng và quyền lợi (quyền chủ quan) là không thể phủ nhận: quyền lợi (quyền chủ quan) là đối tượng của tố quyền, và học lý phân loại các tố quyền căn cứ vào đối tượng này: tố quyền động sản có đối tượng là một quyền lợi động sản, tố quyền bất động sản có đối tượng là một quyền lợi bất động sản, tố quyền đối nhân dung cho một quyền lợi đối nhân, và quyền lợi đối vật được sinh ra từ một hành vi pháp lý”. Như vậy, quyền lợi gắn liền với quan hệ pháp luật dân sự, hôn nhân gia đình, thương mại, lao động chính là đối tượng của quyền khởi kiện và là cơ sở của quyền này” [74]. Theo nhận định của tác giải Đỗ Thị Hà thì với góc độ nghiên cứu này, trước khi tham gia vào một quan hệ pháp luật TTDS cụ thể thì đương sự chính là chủ thể của quan hệ luật dân sự, hôn nhân gia đình, thương mại, lao động. Trong các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng này thì các chủ thể có các quyền dân sự nhất định và chỉ khi các quyền dân sự của chể thể bị xâm phạm thì các chủ thể mới có quyền tự bảo vệ hoặc yêu cầu Tòa án bảo vệ [19, tr.14]. Quyền lợi gắn liền với quan hệ pháp luật dân sự, hôn nhân gia đình, thương mại, lao động chính là đối tượng, là cơ sở của quyền tố tụng. Như vậy, các quyền tố tụng của đương sự bắt nguồn và xuất phát từ việc bảo vệ các quyền dân sự. Mặt khác, xuất phát từ Điều 11 Bộ Luật dân sự 2015 quy định: “Khi quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân bị xâm phạm thì chủ thể đó có quyền tự bảo vệ theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền: 1. Công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền dân sự của mình; 2. Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm; 3. Buộc xin lỗi, cải chính công khai; 4. Buộc thực hiện41 nghĩa vụ; 5. Buộc bồi thường thiệt hại; 6. Hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền; 7. Yêu cầu khác theo quy định của luật”. Như vậy, nếu các chủ thể của quan hệ pháp dân sự có quyền, lợi bị xâm phạm thì họ có thể yêu cầu yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền bảo vệ và Tòa án là một trong những cơ quan đó. Một khi các quyền dân sự bị xâm phạm và các đương sự yêu cầu Tòa án bảo vệ thì quá trình đó phải được tiến hành theo một trình tự, thủ tục luật định. Vì vậy, tùy thuộc vào quan hệ pháp luật bị tranh chấp và tùy thuộc vào từng giai đoạn tố tụng để pháp luật TTDS ghi nhận các quyền tố tụng cụ thể của đương sự. Các quyền tố tụng được ghi nhận trong luật theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho đương sự tham gia tố tụng nhằm bảo vệ các quyền về dân sự. Xét dưới góc độ lý luận, thì pháp luật TTDS có mối quan hệ mật thiết với pháp luật nội dung [43, tr.147]. Đồng quan điểm này tác giải Mai Văn Thắng nhận định: Pháp luật nội dung sẽ chỉ là những quy định trên giấy nếu chỉ có những quy định về quyền và nghĩa vụ của chủ thể mà không có quy trình, cơ chế để thực thi các quyền, nghĩa vụ ấy. Ngược lại, sẽ chẳng có một hình thức, thủ tục pháp lý nào có thể được triển khai nếu không có những quy định về nội dung của vấn đề cần thực hiện (thực hiện cái gì, ai thực hiện...). Những quy định của pháp luật nội dung có thể sẽ rất lý tưởng nhưng không có quy trình, cơ chế pháp lý chặt chẽ của pháp luật thủ tục thì sẽ dẫn đến việc áp dụng tùy tiện, lạm quyền, thiếu nhất quán… và đương nhiên, hệ qủa tất yếu là sẽ dẫn đến nguy cơ làm mất đi giá trị, ý nghĩa đích thực của pháp luật trong bảo đảm, bảo vệ sự công bằng và lẽ phải [120]. Vì vậy, trong mối tương quan này, để bảo vệ các quyền dân sự thì pháp luật phải hướng đến bảo đảm các quyền tố tụng, nói cách khác bảo đảm quyền tố tụng của đương sự chính là bảo đảm cho việc phục hồi các quyền dân sự trong trường hợp các quyền đó bị xâm phạm. 1.2.5. Việc xây dựng pháp luật về bảo đảm quyền tố tụng của đương sự xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn tố tụng dân sự tại Tòa án Sự phát triển của nền kinh tế thị trường đã cải thiện đáng kể đời sống vật chất của người dân. Tuy nhiên, mặt trái cơ chế này dẫn tới là những mâu thuẫn của người dân ngày một gia tăng và phức tạp. Khi phát sinh tranh chấp, các chủ thể thường lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp hữu hiệu và mang tính cưỡng chế mạnh mẽ nhất là Tòa án, với kỳ vọng về một phán quyết công bằng, chính xác. Kết quả giải quyết tranh chấp sẽ tác động trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Theo nhận định của TS. Nguyễn Thị Thu Hà thì: “Cần phải có cơ chế bảo đảm cho các đương sự thực hiện đúng và đầy đủ các quyền và nghĩa vụ tố tụng dân sự” [42, tr.42 43]. Điều đó chỉ đạt được nếu quyền tố tụng của đương sự tôn trọng, được bảo đảm thực hiện bởi chính các đương sự và các chủ thể hữu quan khác. Chính vì vậy đi đôi với việc ghi nhận các quyền, lợi ích tư của mỗi chủ thể thì pháp luật phải ghi nhận các quyền tố tụng của các chủ thể. Bên cạnh đó, trong quá trình giải quyết vụ án dân sự thì hầu hết các hoạt động tố tụng được thực hiện bởi Tòa án. Vì vậy, để bảo đảm quyền tố tụng của đương sự này thì Tòa án phải được trao cho các quyền hạn cần thiết để buộc đương sự khác phải thực hiện nghĩa vụ của họ. Mặt khác, nếu hoạt động của Tòa án không chuẩn mực thì có nguy cơ xâm phạm quyền tố tụng của đương sự. Vì Tòa án được nhà nước trao quyền để giải quyết các vụ việc dân sự nên những chủ thể này rất dễ và hoàn toàn có khả năng lạm dụng quyền lực trong khi giải quyết các vụ việc dân sự [44, tr.217]. Bởi hoạt động bảo đảm quyền tố tụng của đương sự được thực hiện bởi những chủ thể tiến hành tố tụng. Những con người được trao quyền nắm giữ quyền lực nhà nước không phải là thiên thần mà là những con người của xã hội mang trong mình cả những phẩm chất tốt đẹp và những hạn chế nhất định. Xét về bản chất thì con người, bên cạnh những đức tính sáng tạo, chăm chỉ, còn có cả tính lười nhác, tùy tiện, tham lam, thích quyền lực. Khi một người được giao quyền lực nhà nước nếu không có những động cơ khắc phục sự đam mê quyền lực của bản thân, không kiểm soát được hạn chế của mình thì hoạt động công quyền của anh ta sẽ kém hiệu quả [35, tr. 196]. Theo thống kê của Ủy ban Tư pháp trong năm 2017, ngành Tòa án đã xử lý 18 công chức trong đó buộc thôi việc hai, hạ bậc lương một, cảnh cáo sáu, khiển trách tám, xử lý hình sự một [20]. Vì vậy, cần có những biện pháp đủ mạnh để ngăn chặn, hạn chế tối đa sự lạm quyền và hành vi vi phạm quyền tố tụng của đương sự có thể phát sinh từ các chủ thể tiến hành tố tụng. Thực tiễn xét xử, cho thấy có một số Tòa án chưa chú trọng làm tốt công tác hòa giải trong quá trình giải quyết một số vụ án, nên tỷ lệ hòa giải thành thấp hơn nhiều so với bình quân chung của các Tòa án nhân dân. Đối với công tác xét xử phúc thẩm, có những vụ án thụ lý thụ lý từ trước 01/10/2016 mà đến tháng 1/2018 vẫn chưa được giải quyết xong [68]. Ngoài ra, trên thực tế vẫn còn xảy ra tình trạng người bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của đương sự xâm phạm quyền tố tụng của đương sự mà họ bảo vệ. Dẫn đến quyền được nhờ người khác bảo vệ không được thực thi hữu hiệu trên thực tế. “Trong gần 03 năm tính từ ngày 19/5/2015 đến ngày 28/02/2018, Liên đoàn luật sư Việt Nam nhận được 522 đơn thư có nội dung khiếu nại, tố cáo liên quan đến luật sư, người tập sự hành nghề luật sư. Phần lớn các đơn thư có nội dung khiếu nại, tố cáo luật sư vi43 phạm đạo đức, ứng xử nghề nghiệp” [60]. Bên cạnh đó, tình trạng các đương sự đối lập không thực hiện các nghĩa vụ đối ứng của họ đã ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện các quyền tố của đương sự khác. Trong những trường hợp này, nếu pháp luật TTDS không quy định trách nhiệm cụ thể của các chủ thể đó hoặc quy định nhưng thiếu vắng các biện pháp hỗ trợ, bảo đảm thực hiện quyền tố tụng thì công lý sẽ không được thực thi. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó, đặt ra vấn đề bảo đảm quyền tố tụng của đương sự không chỉ ghi nhận, bảo đảm cho đương sự thực hiện quyền tố tụng của họ mà còn phải thiết lập cơ chế kiểm sát để buộc các chủ thể tiến hành tố tụng và các chủ thể tham gia tố tụng khác phải tuân thủ và hỗ trợ làm cho đương sự vận hành có hiệu quả các quyền tố tụng đã được pháp luật ghi nhận. 1.3. Nội dung bảo đả m quyền tố tụng của đương sự trong tố tụng dân sự Nội dung bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong tố tụng dân sự được hiểu là hệ thống các biện pháp “để chắc chắn đương sự có đầy đủ cơ hội thực hiện được trên thực tế” quyền tố tụng mà pháp luật TTDS ghi nhận cho chủ thể có quyền lợi bị xâm phạm hay tranh chấp trong quá trình tham gia tố tụng tại Tòa án. Mặc dù bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong TTDS được thực hiện bởi tổng thể nhiều biện pháp khác nhau, nhưng khuôn khổ của luận án này, nghiên cứu sinh chỉ tập trung nghiên cứu biện pháp bảo đảm pháp lý (bảo đảm bằng các quy định của pháp luật) và thực tiễn thực hiện các biện pháp này. Trong biện pháp bảo đảm pháp lý, luận án chỉ tập trung nghiên cứu các biện pháp bảo đảm sau: Ghi nhận quyền tố tụng của đương sự, xác lập nghĩa vụ đối ứng của đương sự khác; bảo đảm thông qua quy định về người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; bảo đảm thông qua việc quy định nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Tòa án; bảo đảm thông qua quy định về trách nhiệm kiểm sát của Viện kiểm sát; bảo đảm thông qua quy định chế tài khi các chủ thể vi phạm quyền tố tụng của đương sự. 1.3.1. Ghi nhận đầy đủ các quyền tố tụng cơ bản của mỗi đương sự đồng thời xác lập và bảo đả m thực hiện nghĩa vụ tương ứng của các đương sự khác Theo nhận định của giáo sư Witold Wolodkiewicz & giáo sư Mario Zablocka thuộc Trường Đại học Tổng hợp Warszawa – Ba Lan, để bênh vực cho người bị hại thì phải cho họ quyền tố tụng [57, tr.230]. Đồng quan điểm này, giáo sư Savigny – một nhà luật học xuất chúng trong giới luật học Đức cũng đã kết luận, không phải cứ có một bộ luật là quyền, lợi của người dân sẽ được bảo đảm mà quan trọng là trong nội dung của bộ luật đó là gì [100, tr.354]. Kết hợp cả hai quan điểm này, nghiên cứu44 sinh cho rằng, để bảo đảm quyền tố tụng của đương sự thì trước tiên pháp luật TTDS phải quy định đầy đủ, hợp lý, minh bạch các quyền tố tụng của đương sự khi họ tham gia tố tụng. Việc quy định quyền tố tụng của các đương sự sẽ công cụ, phương tiện quan trọng để đương sự đòi hỏi công lý, đồng thời, sẽ tạo ra hành lang pháp lý vững chắc bảo đảm cho đương sự có khả năng bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Ở Việt Nam, tùy thuộc vào từng giai đoạn lịch sử khác nhau thì quyến tố tụng của đương sự cũng được ghi nhận khác nhau. Dưới triều Lê, Bộ Quốc triều Hình luật bước đầu ghi nhận một số quyền tố tụng của đương sự, tại Điều 672 Bộ Quốc triều Hình luật quy định: “Nếu xã quan xử đoán không hợp lẽ thì kêu đến quan huyện; quan huyện xử đoán không hợp lẽ thì kêu đến quan lộ; quan lộ xử đoán không hợp lẽ thì mới đến kinh tâu bầy” [86, tr.17]. Dưới thời kỳ Pháp thuộc, “thực dân Pháp phân chia nước ta thành 3 kỳ và áp dụng các bộ luật khác nhau đề giải quyết các cụ việc dân sự. Các Tòa án Pháp thì áp dụng Bộ luật Tố tụng dân sự của Pháp năm 1806; các Tòa án Việt Nam áp dụng Bộ Dân sự tố tụng Bắc Kỳ năm 1917, Bộ Hộ sự và Thương sự tố tụng Trung Kỳ năm 1942, Bộ Dân sự tố tụng Nam Kỳ năm 1910. Các văn bản pháp luật này quy định tương đối đầy đủ, cụ thể các quyền tố tụng của các đương sự như quyền khởi kiện, quyền tự mình tham gia tố tụng hoặc nhờ người khác tham gia tố tụng, quyền được đưa ra các chứng cứ, lý lẽ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, quyền kháng cáo” [44, tr.221]. Như vậy, thời kỳ này pháp luật đã ghi nhận một số quyền tố tụng của đương sự. Tuy nhiên, các quy định này không được áp dụng rộng rãi cho các chủ thể bởi pháp luật thời kỳ này chủ yếu bảo vệ quyền lợi cho thực dân, phong kiến. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1990, Nhà nước ta cũng ban hành một số văn bản pháp luật ghi nhận quyền tố tụng của đương sự. Cụ thể, tại Điều 26 Sắc lệnh số 51/SL ngày 17/4/1946 quy định các đương sự có quyền yêu cầu Tòa án thi hành phương sách cần thiết để chứng tỏ sự thật; Điều 67 Hiến pháp 1946 quy định đương sự có thể tự mình tham gia tố tụng hoặc nhờ luật sư hoặc người khác tham gia tố tụng. Đến ngày 20/12/1972 chính quyền ngụy Sài Gòn ở miền Nam ban hành Bộ luật Dân sự và Thương sự tố tụng, trong đó đã thừa nhận quyền tự bảo vệ của đương sự, quyền nhờ luật sư, tôn thuộc, ti thuộc, quyền xin thay đổi Thẩm phán, quyền đưa ra yêu cầu phản tố. Ở miền Bắc, nhiều văn bản pháp luật được ban hành như Thông tư 06/TT-TAND ngày 25/2/1974, Công văn số 69/NCPL hướng dẫn trình tự xét xử sơ thẩm, Thông tư số 691/QLTPK ngày 31/10/1983 Bộ Tư pháp hướng dẫn về công tác bào45 chữa. Các văn bản pháp luật này quy định về quyền và nghĩa vụ của đương sự, vị trí vai trò của của luật sư, quyền trao đổi chứng cứ, tranh luận tại phiên tòa [44, tr.221]. Thời kỳ này, pháp luật tố tụng đã bước đầu ghi nhận các quyền tố tụng cơ bản của đương sự. Tuy nhiên, các quy định này mới chỉ dừng lại ở các văn bản dưới luật nên hiệu quả thực thi không cao. Giai đoạn 1990 đến nay những quy định về quyền của đương sự tiếp tục được ghi nhận và nâng lên ở mức độ cao hơn. Cụ thể, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự quy định các quyền: quyền tự định (Điều 2), quyền bình đẳng về quyền và nghĩa vụ tố tụng (Điều 4), quyền đưa ra yêu cầu phản tố, quyền yêu cầu độc lập, quyền bình đẳng trong việc cung cấp chứng cứ chứng minh, quyền tham gia phiên tòa, quyền tham gia phiên hòa giải, quyền yêu cầu thay đổi Thẩm phán (Điều 20). Những quy định này tiếp tục được ghi nhận và bổ sung trong BLTTDS năm 2004 và hiện nay là BLTTDS 2015 với quan điểm chỉ đạo của BLTTDS là “công cụ pháp lý để cá nhân, tổ chức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình” [69, tr.3]. Về cơ bản quyền tố tụng của đương sự được ghi nhận tại điều 70 của BLTTDS 2015. Nghiên cứu BLTTDS cho thấy các quy định về quyền tố tụng của đương sự được ghi nhận khá đầy đủ, chi tiết, tạo điều kiện cho đương sự thực hiện quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp tại Tòa án. Dưới thời kỳ La mã, mặc dù việc bảo vệ quyền dân sự được thực hiện bằng ba loại tố tụng khác nhau: loại cổ xưa nhất là tố tụng theo nghi thức (lesgis actio), tố tụng công thức (formula), tố tụng theo lý trí suy xét (cognition extra ordinem), nhưng cả ba loại tố tụng đều bước đầu ghi nhận các quyền tố tụng của các chủ thể như quyền khởi kiện, quyền kháng cáo, quyền chỉ định quan tòa để xử kiện, quyền đưa ra các biện pháp bảo đảm với nguyên đơn sẽ ra trình diện, quyền bảo lãnh tố tụng…[57, tr.208-288]. Với bất kỳ một quốc gia nào và ở vào bất kỳ thời điểm nào, kể cả chế độ chính trị khác nhau, quyền tố tụng dân sự của đương sự cũng được ghi nhận và bảo vệ. Bởi nó là phương tiện để đạt được mục tiêu mà pháp luật nội dung đề ra. Việt Nam không phải là nước duy nhất ghi nhận cụ thể quyền tố tụng của đương sự tại một điều luật (Điều 70). Trong BLTTDS Nga, quyền tố tụng của đương sự được ghi nhận tại Điều 35. Ở Ucraina, quyền tố tụng của đương sự được ghi nhận tại Điều 27, Điều 31 BLTTDS năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2009. Ở Trung Quốc, quyền tố tụng của đương sự được ghi nhận tại Điều 49 BLTTDS năm 1991 sửa đổi, bổ sung 2012. Việc quy định đầy đủ quyền tố tụng của đương sự còn là căn cứ để đương sự và các chủ thể tham gia tố tụng khác kiểm tra, đối chiếu các hành vi của các46 cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hạn chế tối đa sự xâm phạm từ các chủ thể này. “Trong mối quan hệ với nhà nước, công dân vừa là chủ của nhà nước, vừa là đối tượng bị quản lý của nhà nước cho nên quyền và lợi ích của họ có nguy cơ bị xâm hại cao. Bởi vì các quyết định của cơ quan quản lý hành chính nhà nước, các phán quyết của cơ quan bảo vệ pháp luật đều trực tiếp tác động đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân” [55, tr. 124]. Theo đó, pháp luật TTDS phải ghi nhận các quyền tố tụng cơ bản và các quyền tố tụng cụ thể căn cứ vào từng giai đoạn tố tụng để đương sự có thể sử dụng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Các quyền tố tụng cơ bản được pháp luật trao cho đương sự để bảo vệ quyền, lợi ích dân sự của mình trong tố tụng bao gồm được quyết định về yêu cầu tố tụng trước Tòa án; được chứng minh, bảo vệ quyền lợi trước Tòa án; được tiếp cận chứng cứ, tài liệu; được tranh tụng; được xét xử bởi một Tòa án độc lập, khách quan trong một thời hạn hợp lý; được đề xuất với Tòa án áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp; được hòa giải với nhau về quyền, lợi ích tranh chấp; kháng cáo, khiếu nại, trong đó có khiếu nại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.v.v… Các quyền tố tụng cụ thể cần được ghi nhận như quyền khởi kiện, giữ nguyên, thay đổi, bổ sung hoặc rút yêu cầu; cung cấp chứng cứ, chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; được tự bảo vệ, nhờ người khác bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, đại diện cho mình trước Tòa án; được biết, ghi chép và sao chụp các tài liệu, chứng cứ do các đương sự khác xuất trình hoặc do Tòa án thu thập; quyền đưa ra lập luận về đánh giá chứng cứ và pháp luật áp dụng; yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, được Tòa án giải quyết yêu cầu theo đúng thời hạn luật định, đề nghị Tòa án xác minh, thu thập chứng cứ của vụ án trong trường hợp tự mình không thể thực hiện được; đề nghị Tòa án triệu tập người là m chứng, trưng cầu giám định, định giá tài sản, quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; tự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án; tham gia hoà giải, tham gia phiên toà; nhận thông báo hợp lệ từ Tòa án; quyền đề nghị cá nhân, cơ quan có thẩm quyền yêu cầu, kiến nghị, đề nghị xem xét lại quyết định của Hội đồng TPTANDTC; đưa ra câu hỏi hoặc đề xuất với Tòa án những vấn đề cần hỏi người khác; quyền đề nghị tạm ngừng phiên tòa; quyền đề nghị hoãn phiên tòa; được cấp trích lục bản án, quyết định của Tòa án; khiếu nại các văn bản tố tụng và hành vi tố tụng của Tòa án.v.v... Các quyền tố tụng này của đương sự sẽ được bảo đảm thực hiện thông qua nghĩa vụ đối ứng của đương sự khác cũng như nhiệm vụ của Tòa án, Viện Kiểm sát. Các quy định của pháp luật tố tụng về bảo đảm quyền của đương sự khi tham gia tố tụng càng47 hợp lý, càng cụ thể, rõ ràng và càng khoa học thì tính khả thi càng cao. khiếu nại các văn bản tố tụng và hành vi tố tụng của Tòa án. Trong bài viết “Rights and Duties” (quyền và nghĩa vụ) tác giả Arthur Corbin nhận định: “Quyền” tồn tại khi chủ sở hữu của nó được hỗ trợ bởi một xã hội chính quyền có tổ chức trong việc kiểm soát việc thực hiện của người kia. Người đầu tiên được gọi là có “quyền” đối với người thứ hai và người thứ hai có “nghĩa vụ” đối với người đầu tiên [94, tr. 2932]. Như vậy, có một số quyền tố tụng của đương sự này sẽ là nghĩa vụ đối ứng của đương sự khác. Vì vậy, để bảo đảm quyền tố tụng của đương sự, bên cạnh quy định đầy đủ các quyền tố tụng cơ bản của đương sự thì pháp luật tố tụng phải xác lập nghĩa vụ tố tụng đối ứng của đương sự khác. Bởi vì quyền của đương sự này chỉ có thể được bảo đảm thực hiện nếu các đương sự khác thực hiện nghiêm túc các nghĩa vụ tố tụng tương ứng của họ. Đối với các quyền tố tụng cụ thể như quyền nhận bản sao đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ; quyền đối chất; quyền tranh luận tại phiên tòa của đương sự chỉ được thực hiện hiệu quả khi đương sự phía đối lập thực hiện đúng nghĩa vụ tố tụng của họ. Như vậy, quyền của đương sự này chỉ được bảo đảm khi đương sự khác thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tố tụng của họ. Do đó, pháp luật TTDS không chỉ xác lập quyền của đương sự này mà còn xác định các nghĩa vụ tương ứng của đương sự khác trong mối liên hệ với việc thực hiện quyền tố tụng của mỗi đương sự. Vì vậy, bên cạnh bảo đảm thực hiện quyền thì cần phải có các biện pháp để đương sự phải thực hiện nghĩa vụ. Thông thường quyền liên quan trực tiếp đến lợi ích của các đương sự nên họ sẽ tự nguyện thực hiện nhưng về góc độ tâm lý và lợi ích thì đôi khi đương sự sẽ trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ của mình. Thực tế chứng minh rằng không phải khi nào quyền tố tụng của đương sự được pháp luật tố tụng ghi nhận sẽ được bảo đảm thực hiện trên thực tế. Vì có một số quyền tố tụng của đương sự này là nghĩa vụ đối ứng của đương sự khác và chỉ khi đương sự khác thực hiện nghĩa vụ tố tụng của họ thì quyền tố tụng của đương sự khác mới được bảo đảm. Vì vậy, tùy theo từng giai đoạn tố tụng pháp luật sẽ ghi nhận cho đương sự các quyền tố tụng cụ thể và xác lập nghĩa vụ tố tụng đối ứng của đương sự khác. Ở giai đoạn sơ thẩm, khi nguyên đơn khởi kiện thì nghĩa vụ đối ứng của đương sự khác là phải gửi văn bản trình bày ý kiến của mình đối yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Việc thực hiện nghĩa vụ đối ứng ở giai đoạn này giúp cho các đương sự hiểu rõ lập trường của nhau về yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, đây là cơ sở để các bên đương sự c huẩn bị cho việc thực hiện các quyền tố tụng như quyền tự thỏa thuận; quyền hòa giải; quyền rút, thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện. Việc gửi ý kiến48 phản hồi và các tài liệu chứng này không chỉ là nghĩa vụ đối ứng của người khởi kiện mà còn là nghĩa vụ của đương sự có yêu cầu phản tố và đương sự có yêu cầu độc lập. Ở giai đoạn phúc thẩm, nghĩa vụ của đương sự kháng cáo là gửi bản sao đơn kháng cáo và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho đương sự liên quan đến kháng cáo. Nghĩa vụ đối ứng của các đương sự không kháng cáo phải gửi văn bản phản hồi ý kiến kháng cáo đối với đương sự kháng cáo. Thông qua việc phản hồi ý kiến kháng cáo, đương sự kháng cáo hiểu được quan điểm, ý kiến của các đương sự khác để chuẩn bị cho việc thực hiện các quyền tố tụng tại phiên tòa phúc thẩm như quyền rút yêu cầu kháng cáo, quyền tranh tụng…. Ngoài ra, ở tất cả các giai đoạn xét xử, các bên đương sự phải thực hiện nghĩa vụ gửi tài liệu, chứng cứ cho đương sự khác. Việc các đương sự gửi tài liệu, chứng cứ cho nhau nhằm bảo đảm quyền được biết về tài tiệu, chứng cứ của nhau, bảo đảm cho các đương sự thực hiện hữu quyền tranh tụng trong TTDS. Khi tham gia tố tụng đương sự không chỉ thực hiện đầy đủ quyền tố tụng của mình mà phải có nghĩa vụ tôn trọng quyền của đương sự khác. “Nhà nước định ra các đạo luật nhằm xác định các quyền công dân và quyền con người, quyền đi đôi với nghĩa vụ và trách nhiệm” [12, tr.19]. 1.3.2. Thiết lập cơ chế hỗ trợ thực hiện quyền tố tụng của đương sự thông qua sự tha m gia tố tụng của người đại điện và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp của đương sự tại Tòa án 1.3.2.1. Thiết lập cơ chế hỗ trợ thực hiện quyền tố tụng của đương sự thông qua sự tham gia tố tụng của người đại điện “Bất cứ quyền công dân nào cũng phải là quyền thực tế, nếu không, nó sẽ trở nên không tưởng, vô nghĩa và bảo đảm pháp lý cho quyền công dân cũng phải mang tính hiện thực, nếu không, quyền đó chỉ dừng lại ở mức tuyên ngôn” [41, tr. 91]. Do vậy, pháp luật TTDS bên cạnh việc ghi nhận các quyền tố tụng cở bản của đương sự phải có cơ chế để các đương sự không có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng hoặc không có điều kiện trực tiếp tham gia tố tụng có thể thực hiện được các quyền tố tụng được pháp luật trao cho. Thực tiễn cho thấy trong các quan hệ pháp luật những người mất năng lực hành vi, hạn chế năng lực hành vi, người chưa thành niên hoặc người có khó khăn trong nhận thức điều khiển hành vi đều phải có người đại diện. Bên cạnh đó, có những trường hợp đương sự đau ốm, đi công tác hoặc vì một lý do chính đáng nào đó mà không thể tham gia tố tụng được cần có người đại diện thay họ để thực hiện các quyền và nghĩa vụ trước Tòa. Theo TS. Trần Anh Tuấn thì “Người đại diện của49 đương sự là người tham gia tố tụng thay mặt đương sự thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng của họ do được pháp luật quy định, được Tòa án chỉ định hoặc được ủy quyền tham gia tố tụng” [31, tr.18]. Theo một tác giả khác thì: “Người đại diện của đương sự là người nhân danh đương sự thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng của đương sự trong tố tụng dân sự” [80, tr.108]. Như vậy, sự tham gia của người đại diện góp phần bảo đảm quyền tố tụng của đương sự được thực thi hữu hiệu trên thực tế. Do đó, mới có quan điểm cho rằng sự tham gia của người đại diện như một phương tiện thực thi các quyền [121]. Người đại diện của đương sự trong TTDS bao gồm, người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo ủy quyền. Ở Việt Nam sau năm 1945, người đại diện được ghi nhận chính thức trong trong các Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự 1989, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế 1994, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động 1996, sau đó được tiếp tục ghi nhận trong BLTTDS năm 2004 và hiện nay là BLTTDS năm 2015. Trước đây trong Cổ luật Việt Nam, hành vi ủy quyền cho người khác thay mình đi kiện không được pháp luật chấp nhận. Ví dụ, pháp luật nhà Nguyễn quy định: “Nếu ai tự tiện mượn người đi kiện thay thì người mượn và người đi kiện thay phải chịu hình phạt như nhau, bị xử đánh 100 roi, xích sắt khóa lại bắt làm phu phục dịch một tháng” [24, tr.168]. Như vậy, Ở Việt Nam, tùy vào từng giai đoạn khác nhau trong lịch sử của đất nước, quan điểm lập pháp về sự tham gia của người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng có những thay đổi nhất định. Sự thay đổi này phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới và góp phần quan trọng trong việc bảo đảm quyền tố tụng của đương sự. Không chỉ pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, mà hầu hết pháp luật của các nước trên thế giới đều ghi nhận sự tham gia của người đại diện trong tố tụng dân sự. Ở Nga, sự tham gia của người đại diện theo quỷ quyền được quy định tại khoản 1 Điều 48 của Bộ luật tố tụng dân sự, theo đó: “Công dân tự mình hoặc thông qua người đại diện tham gia tố tụng. Việc tự mình tham gia tố tụng không cản trở sự tham gia tố tụng của người đại diện”, sự tham gia của đại diện theo pháp luật được quy định tại Điều 52 BLTTDS Liên bang Nga [130]. Ở Pháp, sự tham gia của người đại diện theo ủy quyền được quy định tại Điều 414 của NLTTDS Pháp: “Một bên đương sự chỉ có thể nhờ một trong những người thể nhân hoặc pháp nhân, có đủ tư cách theo quy định của pháp luật, để đại diện cho mình tại Tòa án” [118]. Tương tự pháp luật tố tụng Trung Quốc cũng quy định về người đại diện trong TTDS, theo đó: “Những đương sự, người đại diện theo luật định có thể ủy nhiệm một đến hai người làm đại50 diện tố tụng”, sự tham gia của người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo chỉ định được quy tại Điều 57 của Bộ luật [129]. Như vậy, đương sự có thể thông qua người đại diện của mình để bảo đảm các quyền tố tụng của họ được thực hiện nhằm bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của họ trước Tòa án. Người đại diện tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp cho người được đại diện như vai trò của một đương sự trong vụ án dân sự. Các quyết định của người đại diện ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người họ đại diện. Theo TS.Trần Phương Thảo thì “Người đại diện có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho đương sự và trong việc làm rõ sự thật khách quan của vụ việc dân sự” [72, tr.213, 214]. Đồng quan điểm này TS. Nguyễn Thị Thu Hà cũng cho rằng: “Người đại diện của đương sự là người thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng của đương sự nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trước Tòa án” [42, tr.114]. Trong cuốn: “Khái quát về luật tố tụng dân sự”, cố GS. Nguyễn Huy Đẩu cũng đề cập tới sự tham gia của người đại diện trong TTDS, theo đó thì đại diện pháp lý hay thụ ủy theo khế ước đều có danh nghĩa hành sử tố quyền [36, tr.52]. Như vậy, sự tham gia của người đại diện có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo đảm các quyền tố tụng của đương sự trong TTDS. Tuy nhiên, xét dưới góc độ bảo đảm quyền tố tụng của đương sự thì cần thấy rằng người đại diện của đương sự là chủ thể tham gia với mục đích chính là thay mặt đương sự thực hiện các quyền tố tụng của đương sự và thông qua đó có thể bảo vệ quyền, lợi ích của đương sự chứ không phải là chủ thể tham gia tố tụng cùng với đương sự để bảo vệ quyền, lợi ích hay hỗ trợ đương sự trước Tòa án. Do đó, pháp luật TTDS phải hỗ trợ, tạo mọi điều kiện để người đại diện thực hiện các quyền tố tụng của đương sự mà họ đại diện. Nếu pháp luật quy định người đại diện được phép tham gia tố tụng nhưng thiếu vắng các cơ chế bảo đảm để thực thi thì những quy định đó chỉ là “biểu ngữ im lặng trong luật” và xét đến cùng thì quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự không được bảo vệ. Vì vậy, để bảo đảm sự tham gia của người đại diện trong quá trình giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án thì pháp luật TTDS cần có những quy định tạo điều kiện cho người đại diện của đương sự tham gia tố tụng và có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ tố tụng giúp đương sự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp [42, tr.48]. Cụ thể, để tránh việc người đại diện của đương sự có thể thực hiện không tốt việc đại diện của mình, xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự mà họ đại diện thì pháp luật phải quy định đầy đủ phạm vi những người không được làm đại diện theo ủy quyền [31, tr.48]. Ngoài ra, đối với trường hợp đại51 diện theo pháp luật là pháp nhân, pháp luật cũng phải quy định rõ những pháp nhân nào mới được quyền đại diện cho các đương sự tham gia tố tụng, cần hạn chế những pháp nhân công quyền tham gia đại diện trong tố tụng để tránh các chủ thể này có thể tác động đến những người tiến hành tố tụng, ảnh hưởng đến quá trình giải quyết khách quan vụ án. Nếu pháp luật không xử lý được vấn đề này thì quyền tố tụng của một bên đương sự được thực hiện thông qua người đại diện vượt quá khuôn khổ của pháp luật sẽ dẫn tới hậu quả quyền tố tụng của đương sự khác trong vụ án không được bảo đảm thực hiện trên thực tế. Chỉ khi pháp luật TTDS quy định một cách chặt chẽ, đầy đủ về sự tham gia của người đại diện thì sự tham gia của họ mới phát huy hết vai trò thay mặt đương sự thực hiện các quyền tố tụng luật định. Bên cạnh đó, pháp luật TTDS cần đơn giản hóa về thủ tục ủy quyền tạo điều kiện thuận lợi cho người đại diện tham gia tố tụng. Việc đơn giản hóa về thủ tục ủy quyền đại diện sẽ tạo thuận lợi cho sự tham gia của người đại diện theo ủy quyền để họ có thể thực hiện các quyền tố tụng của đương sự mà họ đại diện. Ngoài ra, pháp luật TTDS cũng cần phải quy định rõ ràng, cụ thể và chi tiết về phạm vi thẩm quyền của người đại điện để bảo đảm các hoạt động tố tụng được thực hiện bởi người đại diện không vượt quá phạm vi các quyền tố tụng của đương sự được pháp luật quy định và theo ý chí của đương sự trong văn bản ủy quyền đồng thời phải quy định về trách nhiệm của người đại và chế tài mà họ phải gánh chịu do không thực hiện hết trách nhiệm của mình trong việc thực hiện các quyền tố tụng của đương sự, làm tổn hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự. Việc xác định rõ phạm vi ủy quyền có ý nghĩa rất quan trọng, tránh tình trạng khi người đại diện theo ủy quyền đưa ra các quyết định liên quan đến quyền tố tụng của đương sự nhưng mỗi Tòa án lại có một quan điểm khác nhau trong áp dụng, ảnh hưởng tới việc thực hiện quyền có người đại diện của đương sự. 1.3.2.2. Thiết lập cơ chế hỗ trợ thực hiện quyền tố tụng của đương sự thông qua sự tham gia tố tụng của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự Khi tham gia tố tụng không phải đương sự nào cũng hiểu biết pháp luật để thực hiện các quyền tố tụng. Vì các thủ tục tố tụng, các quy trình pháp lý tại tòa khá phức tạp. Do vậy, cần sự hỗ trợ pháp lý của những người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp để giúp đương sự thực hiện quá trình này. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là người được đương sự nhờ và được Tòa án chấp nhận để tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự [52, K1.Điều 63]. Sự tham gia của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự bảo52 đảm cho vụ án được diễn ra theo đúng trình tự, thủ tục luật định, bảo đảm cho quyền tố tụng của đương sự được “luật ghi nhận trở thành độc lập đối với bất kỳ quyền uy nào, kể cả các cơ quan, viên chức nhà nước cao nhất” [49, tr. 50]. Vì vậy, sự tham gia của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự được ghi nhận rất sớm trong lịch sử của nhân loại. “Trong Nhà nước Hy Lạp cổ lúc mà tổ chức Tòa án đã hình thành, nguyên cáo hoặc bị cáo được nhờ người thân của mình bào chữa trước Tòa án” [30, tr.55]. Ở Việt Nam, sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nghề luật sư được hoạt động qua Sắc lệnh số 46/SL ngày 10/10/1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhưng do hoàn cảnh thực tế lúc đó, vì nhiều nguyên nhân, trong đó quan trọng nhất là cần tậ p trung mọi nỗ lực vào công cuộc kháng chiến chống Pháp trở lại nên hầu như ở vùng giải phóng các hoạt động luật sư đều ngưng hoạt động. Tuy nhiên, vào cuối năm 1949, để bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo, chính quyền cách mạng đã thiết lập chế độ bào chữa viên tạm thời thay thế vai trò của luật sư. Cụ thể, ngày 18/6/1949 Sắc lệnh số 69/SL ra đời và ngày 22/12/1949 được thay thế bởi Sắc lệnh số 144/SL (sửa đổi Điều 1 Sắc lệnh số 69/SL) mở rộng quyền bào chữa cho các bị cáo trước các tòa án, quyền bào chữa của công dân không chỉ được thực hiện ở các vụ án hình sự mà còn ở vụ án dân sự, kinh tế [122]. Trước đó, dưới chế độ quân chủ phong kiến phương Đông, Việt Nam cũng như nhiều nước trong khu vực (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc…) đều không có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Bởi, theo quan niệm lúc đó những người hiểu biết luật lệ, có khả năng chỉ vẽ cho dân chúng cách thức thưa kiện đều bị liệt vào hạng người “xui nguyên giục bị”, bị “phân biệt đối xử”, giống như “bọn người xướng ca vô loại” và đều bị coi là kẻ xấu, bị cấm đi thi [122]. Ở các nước khác nhau, chủ thể được quyền thực hiện việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự cũng không giống nhau. Ở một số nước như Mỹ, Anh thì luật sư là chủ thể duy nhất được quyền thực hiện việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đương sự tại Tòa án, những nước này không sử dụng thuật ngữ “người bảo vệ quyền lợi” như ở Việt Nam, mà sử dụng thuật ngữ “bào chữa”. “Đối với khoa học pháp lý rất nhiều, trong đó các quốc gia có nền lập pháp tiên tiến và lâu đời như Anh, Mỹ, Pháp...khái niệm bào chữa được hiểu là việc luật sư dùng hiểu biết pháp luật, lý lẽ của mình để bảo vệ thân chủ, dù đó là vụ án hình sự hay vụ án dân sự” [23, tr.48]. Ở Việt Nam, pháp luật tố tụng dân sự quy định rất nhiều chủ thể khác nhau có thể tham gia bảo vệ quyền lợi cho đương sự như: Luật sư, trợ giúp viên pháp lý, đại diện của tổ chức đại diện tập thể lao động của người lao động trong vụ án lao động, công53 dân Việt Nam thỏa mãn các điều kiện luật định. Ở Nhật Bản, quy định về chủ thể được quyền thực hiện việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đương sự khá khắt khe, mặc dù pháp luật không quy định các bên đương sự phải mời luật sư, nhưng họ không cho phép được nhờ bất kỳ ai không phải là luật sư bào chữa cho họ, trừ những vụ việc tại tòa giản lược, về cơ bản, một bào chữa viên phải là một luật sư [23, tr.49]. Sự tham gia của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong TTDS. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vừa có vai trò tư vấn giúp đương sự hiểu và thực hiện tốt các quyền tố tụng của mình đồng thời hỗ trợ cho đương sự thực hiện những quyền tố tụng khác như quyền thu thập chứng cứ, chứng minh; quyền tranh trụng… Vì vậy, tác giả Hoàng Thu Yến mới nhận định, người bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của đương sự vừa giúp đỡ các đương sự nhận thức về mặt pháp lý các quyền lợi nghĩa vụ của họ, vừa trực tiếp tham gia tố tụng để bảo vệ quyền lợi của đương sự [23, tr.46]. Theo nhận định của Luật sư liên lạc Marisa Secco, luật sư là một phần không thể thiếu trong việc theo đuổi công lý. Họ là người bảo vệ, giải thích và áp dụng luật thông qua đó công lý đạt được [123]. TS. Nguyễn Công Bình trong luận án “bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự Việt Nam” cũng nhận định: “Thông qua sự hỗ trợ pháp lý của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình mà đương sự có thể nhận thức được đúng hơn các quyền và nghĩa vụ của họ theo quy định của pháp luật” [72, tr.122]. Khác với người đại diện do đương sự ủy quyền, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự tham gia tố tụng bằng chính các quyền và nghĩa vụ tố tụng của mình chứ không bằng quyền và nghĩa vụ tố tụng của đương sự [72, tr.195]. Vì vậy, để người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có thể phát huy hết vai trò của họ trong việc bảo đảm quyền tố tụng của đương sự thì pháp luật TTDS phải ghi nhận đầy đủ các quyền và nghĩa vụ tố tụng để họ có thể sử dụng trong quá trình tham gia bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho đương sự. Pháp luật TTDS phải trao cho người bảo vệ quyền, lợi ích hợp của đương sự các quyền tố tụng cơ bản giúp họ có thể hỗ trợ tốt nhất việc bảo vệ quyền tố tụng của đương sự như quyền tự mình yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng nếu đương sự không yêu cầu; khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan tiến hành tố tụng …Mặt khác, pháp luật TTDS phải có những quy định bảo đảm để người bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho đương sự có thể thực hiện tốt vai trò bảo vệ của mình. Đặc biệt, là những quy định bảo đảm để người bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp thuận lợi trong việc thu54 thập chứng cứ nhằm bảo đảm thực hiện quyền tranh tụng, quyền định đoạt của đương sự mà họ bảo vệ. Ngoài ra, pháp luật TTDS phải tạo điều kiện thuận lợi cho người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp tham gia trợ giúp đương sự thực hiện quyền tố tụng như đơn giản hóa và loại bỏ các thủ tục không hợp lý gây khó khăn cho người bảo vệ tham gia tố tụng. Bên cạnh đó, để tránh tình trạng người bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự mà họ bảo vệ thì pháp luật tố tụng phải dự liệu đầy đủ phạm vi những người không được làm người bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của đương sự trong cùng một vụ án. 1.3.3. Quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Tòa án trong việc bảo đảm thực hiện quyền tố tụng của đương sự “Bảo vệ công lý, quyền con người, quyền công dân là nhiệm vụ đặc trưng, cao nhất, tập trung nhất của cơ quan xét xử thực hiện quyền tư pháp. Tòa án phải là nơi mọi người, mọi công dân tìm đến lẽ phải, tìm đến sự thật; Tòa án nhân dân phải là người có nhiệm vụ bảo vệ công lý khi quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức bị xâm phạm” [85, tr.500]. Ý kiến này cho thấy, vai trò quan trọng của Tòa án trong việc bảo đảm công lý, bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong quá trình xét xử, đây cũng là cội nguồn cho việc bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong TTDS, đúng như câu nói “hoạt động xét xử là biểu tượng công lý trong tiềm thức của người dân”. Để Tòa án bảo đảm quyền tố tụng của đương sự thì trước hết phải xây dựng cơ sở pháp lý cho việc thúc đẩy và bảo đảm quyền tố tụng của đương sự, bằng cách quy định trách nhiệm Tòa án, cũng như quyền và nghĩa vụ các bên đương sự, làm căn cứ cho việc thực thi. Trong quá trình giải quyết vụ án tùy từng giai đoạn tố tụng, Tòa án chủ động hoặc theo yêu cầu của đương sự áp dụng hoặc tạo điều kiện cần thiết để đương sự thực hiện quyền tố tụng theo quy định của pháp luật. Chẳng hạn như khi đương sự khởi kiện thì Tòa án có trách nhiệm hướng dẫn cho đương sự làm đơn khởi kiện theo mẫu, thụ lý yêu cầu của đương sự, khi tham gia tố tụng Tòa án phải giải thích, phổ biến quyền và nghĩa vụ của họ trong mỗi giai đoạn tố tụng, triệu tập hợp lệ đương sự.v.v… Mức độ thực hiện trách nhiệm của Tòa án sẽ quyết định quyền tố tụng của đương sự có được bảo đảm thực hiện hay không. Vì vậy, Tòa án phải tôn trọng quyền tố tụng của các đương sự và có trách nhiệm tạo điều kiện cho các đương sự thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng dân sự, phải thực hiện đúng quy trình, thủ tục pháp luật quy định, có trách nhiệm áp dụng đúng đắn, chính xác các quy phạm pháp luật [42, tr.49, 50]. Tòa án là chủ thể trực tiếp tham gia vào quá trình giải quyết vụ án,55 nên không chỉ riêng pháp luật TTDS Việt Nam mà pháp luật của các nước đều quy định trách nhiệm của Tòa án trong TTDS. Điều 12 BLTTDS Nga quy định: “Tòa án điều khiển quá trình tố tụng một cách độc lập, khách quan, vô tư, giải thích cho những người tham gia tố tụng về quyền và nghĩa vụ của họ, báo trước về hậu quả pháp lý do thực hiện hoặc không thực hiện hành vi tố tụng, giúp đỡ những người tham gia tố tụng trong việc thực hiện quyền của mình, tạo mọi điều kiện để việc nghiên cứu chứng cư được toàn diện và đầy đủ, xác định sự thật của vụ án và áp dụng đúng đắn những quy định của pháp luật khi giải quyết vụ án” [129]. Điều 2 BLTTDS Nhật Bản quy định: “Tòa án phải nỗ lực tiến hành các thủ tục tố tụng nhanh chóng và công bằng”[131]. Theo quy định tại các Điều 7, 8, 12 BLTTDS Trung Hoa, Tòa án phải bảo đảm và tạo điều kiện thuận lợi cho đương sự thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng, đối xử với các đương sự bình đẳng [30, tr.60]. Như vậy, ở mỗi mức độ khác nhau, pháp luật tố tụng của các nước đều quy định trách nhiệm của Tòa án nhằm bảo đảm việc giải quyết vụ án được chính xác, khách quan, cũng là góp phần bảo đảm quyền tố tụng của đương sự. Thực tế chứng minh rằng, nếu pháp luật chỉ dừng lại ở việc ghi nhận quyền mà thiếu vắng các biện pháp hỗ trợ, bảo đảm thực hiện quyền thì công lý sẽ không được thực thi. Ở một mức độ cao hơn, nhiệm vụ của Tòa án phải làm cho nhân dân thấy rằng công lý được thi hành, đúng như câu ngạn ngữ rất phổ biến trong giới luật học thế giới “tư pháp không những phải thi hành công lý mà còn phải làm cho dân chúng thấy rằng công lý được thi hành”. Việc quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Tòa án phù hợp, cụ thể sẽ bảo đảm quyền tố tụng của đương sự được thực hiện. Vì vậy, ngoài các quy định cụ thể, trách nhiệm của Tòa án được cần được quy định ngay trong các nguyên tắc cơ bản mang tính định hướng của TTDS như đương sự có quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp và để quyền yêu cầu này của đương sự được thực thì pháp luật TTDS cần có quy định theo hướng Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng. Để đương sự có thể thực hiện được quyền cung cấp chứng cứ và chứng minh, pháp luật TTDS cần quy định Tòa án có trách nhiệm hỗ trợ đương sự trong việc thu thập chứng cứ. Tuy nhiên, sự hỗ trợ của Tòa án cho đương sự trong việc thu thập tài liệu, chứng cứ phải giới hạn trong một thời hạn hợp lý. Tương tự như thế đối với các quyền bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng; quyền bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự; quyền hòa giải trong tố tụng... sẽ được bảo đảm thực hiện thông qua các quy định của pháp luật ràng buộc56 trách nhiệm của Tòa án trong việc bảo đảm cho đương sự thực hiện các quyền đó. Một yêu cầu không thể thiếu khi đề cập đến trách nhiệm của Tòa án để bảo đảm quyền tố tụng của đương sự đó là sự độc lập, khách quan trong xét xử. Tòa án thực hiện quyền lực, chức năng, nhiệm vụ của mình thông qua hoạt động xét xử. Hoạt động xét xử đó được tiến hành bởi các chủ thể tiến hành tố tụng là Chánh án, Thẩm phán, Thư ký Tòa án, Hội thẩm nhân dân và Thẩm tra viên. Vì vậy, pháp luật tố tụng quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của những người tiến hành tố tụng phù hợp với chức năng của họ có ý nghĩa quyết định trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả của việc thực thi quyền tố tụng của đương sự. Đặc biệt là nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán, Hội thẩm và Thư ký Tòa án, đây là những chủ thể chi phối các hoạt động tố tụng và tác động trực tiếp tới việc thực thi quyền tố tụng của đương sự. Trong đó, Thẩm phán đóng vai trò đặc biệt quan trọng, bởi “xét cho cùng thì các chức năng xét xử của Tòa án cũng được thực hiện bởi cá nhân các Thẩm phán, cho dù là họ ngồi một mình hay trong hội đồng” [70, tr. 124]. Vì vậy, việc quy định hợp lý, cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của người tiến hành tố tụng để các chủ thể này phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hành vi và quyết định tố tụng của mình nhằm hạn chế được các hành vi lạm quyền, đồng thời bảo đảm cho đương sự thực hiện các quyền tố tụng của họ. Theo đó, pháp luật tố tụng dân sự phải quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán, Hội thẩm và Thư ký Tòa án phải gắn liền với việc thực hiện quyền tố tụng của đương sự. Chẳng hạn, ngoài những nhiệm vụ, quyền hạn đã được quy định, pháp luật TTDS cần phải quy định thêm về trách nhiệm của Thẩm phán, Hội thẩm và Thư ký Tòa án. Đối với Thẩm phán phải có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện quyền tranh tụng, đôn đốc, giám sát đương sự thực hiện quyền cung cấp, chuyển giao tài liệu, chứng cứ. Đối với Hội thẩm cần có quy định cụ thể về thời gian nghiên cứu hồ sơ vụ án để bảo đảm Hội thẩm đưa ra một phán quyết bảo đảm quyền, lợi ích của các đương sự. Đối với Thư ký phải có trách nhiệm hướng dẫn cho đương sự thực hiện các quyền tố tụng, đặc biệt là quyền sao chụp, chuyển bản sao tài liệu, chứng cứ cho đương sự khác. 1.3.4. Quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Viện kiểm sát trong việc bảo đảm thực hiện quyền tố tụng của đương sự Khi đề cập đến vấn đề sự lạm dụng quyền lực Madison có viết: “Trong việc tạo khuôn khổ cho một chính quyền do con người quản lý con người, điều khó khăn nhất là ở chổ: chính quyền phải có khả năng kiểm soát những người quản lý; kế tiếp chính quyền phải có nghĩa vụ tự kiểm soát mình” [34, tr. 900-100]. Tòa án là cơ quan57 tiến hành tố tụng thực hiện chức năng xét xử, quá trình đó được thực hiện bởi những người tiến hành tố tụng nếu các chủ thể này không có được sự cẩn trọng cần thiết, chủ quan, thiếu trách nhiệm, thiên vị do tình cảm, chịu sự tác động về lợi ích hay các mối quan hệ lệ thuộc thì việc vi phạm các quyền tố tụng rất dễ xảy ra. Vì vậy, sự tham gia của VKS trong tố tụng dân sự xem như là một trong những “kênh giám sát” để bảo đảm cho quyền tố tụng của đương sự được thực thi hiệu quả trên thực tế. Tuy nhiên, không phải nước nào cũng sử dụng cơ chế kiểm sát của Viện kiểm sát để bảo đảm quyền tố tụng của đương sự. Cụ thể, những nước theo hệ thống tranh tụng như Anh, Hoa Kỳ thì Viện công tố chỉ có chức năng buộc tội bị cáo trong vụ án hình sự mà không giữ vai trò quan trọng trong TTDS. Trong TTDS với quan niệm giải quyết các tranh chấp về lợi ích tư nên Viện công tố là đại diện của quyền lợi công không tham gia bất kỳ hoạt động tố tụng nào mà hoàn toàn do đương sự quyết định [99, tr.109]. Trái lại, pháp luật một số nước theo mô hình thẩm xét như Pháp, Nga, Trung Quốc quy định Viện Kiểm sát (Viện công tố) có quyền tham gia vào quá trình giải quyết vụ án dân sự. Tuy nhiên, mức độ tham gia, sự “can thiệp” của VKS vào quá trình giải quyết vụ án, quyết định những vẫn đề liên quan đến quyền tố tụng của đương sự ở các nước là không giống nhau. Ở Việt Nam, sự tham gia của Viện kiểm sát được xem là một trong những “kênh” để bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong TTDS và được quy định tại Điều 21 BLTTDS năm 2015. Theo TS. Khuất Văn Nguyên không chỉ ở Việt Nam mà các nước XHCN đều ghi nhận sự chức năng kiểm sát của VKS trong tố tụng dân sự “xuất phát từ quan điểm cho rằng bảo đảm pháp chế không chỉ là nhiệm vụ riêng của Tòa án mà cũng là nhiệm vụ tổng thể của các cơ quan nhà nước, nên trong hệ thống tố tụng dân sự các nước xã hội chủ nghĩa, Viện kiểm sát đã được quy định như một chế định cần thiết bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng dân sự. Chính vì thế mà pháp luật tố tụng dân sự nhiều nước xã hội chủ nghĩa, đều khẳng định bảo đảm quan trọng của việc tuân thủ nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa là chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự” [27, tr. 36]. Sự tham gia của VKS trong tố tụng dân sự góp phần “bảo đảm mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan phải thực hiện đúng, nghiêm chỉnh pháp luật TTDS nói chung cũng như bảo đảm tính pháp chế bản án, quyết định của Tòa án nói riêng” [27, tr. 36]. Theo TS.Nguyễn Công Bình thì “qua hoạt động kiểm sát các hoạt động TTDS, VKS bảo đảm cho các hoạt động TTDS được thực hiện đúng pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của họ” [30, tr.55].58 Ngược lại với quan điểm trên, TS. Phạm Hữu Nghị cho rằng: “Viện kiểm sát nhân dân với tư cách công quyền không nên can thiệp trực tiếp vào việc giải quyết tranh chấp dân sự giữa các bên” [48, tr.41]. Đồng quan điểm này, TS. Nguyễn Thái Phúc cũng nhận định “khó có thể nói về vai trò độc lập của Tòa án khi mà hoạt động chức năng xét xử là đối tượng kiểm sát của Viện kiểm sát” [39, tr.48]. Như vậy, có những quan điểm khác biệt nhau về sự tham gia của Viện kiểm sát trong quá trình giải quyết vụ án dân sự nói chung, bảo đảm quyền tố tụng của đương sự nói riêng. Theo nghiên cứu sinh thì thông qua việc kiểm sát các hoạt động tố tụng, VKS bảo đảm quá trình giải quyết vụ án diễn ra theo đúng trình tự, thủ tục luật định và bảo đảm cho các quyền tố tụng của đương sự được thực thi trên thực tế. Đồng thời, thông qua hoạt động kiểm sát VKS có thể phát hiện sớm những sai phạm về tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án để có những kiến nghị hoặc kháng nghị kịp thời bảo đảm cho các quyền tố tụng của đương sự được thực thi. Bởi xét đến cùng thì việc kiểm sát chức năng xét xử của Tòa án và những người tham gia tố tụng là để bảo đảm Tòa án giải quyết vụ án dân sự khách quan, công bằng, chính xác, đúng pháp luật, cũng như để đương sự thực hiện đúng quy định của pháp luật [15, tr. 20]. Tuy nhiên, để VKS có thể thực hiện chức năng kiểm sát hiệu quả, góp phần bảo đảm quyền tố tụng của đương sự thì pháp luật TTDS phải quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của VKS trong việc bảo đảm quyền tố tụng của đương sự phù hợp với chức năng, vị trí, vai trò của VKS. Nhà lập pháp phải căn cứ vào tính chất của các giai đoạn của TTDS như sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm tái thẩm để ghi nhận quyền hạn và nhiệm vụ của VKS phù với hợp chức năng kiểm sát nhằm bảo đảm thực thi quyền tố tụng của đương sự tương ứng với mỗi giai đoạn tố tụng. Mặt khác, nhà lập pháp phải căn cứ vào mô hình tố tụng, căn cứ vào quan hệ pháp luật tranh chấp để quy định hợp lý nhiệm vụ, quyền hạn của VKS trong TTDS. Cụ thể, VKS có quyền kiểm sát hoạt động TTDS, nhưng phải bảo đảm quyền tự định đoạt của đương sự. Chẳng hạn như quy định quyền kháng nghị của VKS, phát biểu quan điểm của VKS về sự tuân thủ pháp luật của Tòa án là cần thiết để bảo đảm cho quyền tố tụng của đương sự được thực thi hoặc được khôi phục trong trường hợp có vi phạm. Tuy nhiên, cần quy định một cách giới hạn quyền phát biểu của Viện Kiểm sát về đường lối giải quyết vụ án dân sự trong trường hợp vụ án liên quan đến tài sản của Nhà nước, trật tự công để không làm tổn hại đến quyền tự định đoạt của đương sự. Có thể nhận thấy rằng việc xây dựng một cơ chế kiểm sát hợp lý giúp cho đương sự bảo đảm thực hiện có hiệu59 quả các quyền tố tụng cụ thể của mình, đồng thời hạn chế nguy cơ Tòa án, người tiến hành tố tụng thuộc Tòa án có thể vi phạm hay không bảo đảm thực hiện quyền tố tụng của đương sự. 1.3.5. Thiết lập chế tài cần thiết xử lý các hành vi vi phạm quyền tố tụng của đương sự Chế tài tiếp cận theo nghĩa hẹp thì đó là một bộ phận của quy phạm pháp luật nêu lên những biện pháp tác động mà Nhà nước dự kiến áp dụng đối với chủ thể không thực hiện đúng mệnh lệnh của Nhà nước đã nêu ra trong phần quy định của quy phạm pháp luật [56, tr.71]. Tiếp cận theo nghĩa rộng, chế tài là những hậu quả pháp lý bất lợi đối với bên vi phạm pháp luật [124]. Nghiên cứu sinh nghiên cứu tiếp cận nghiên cứu chế tài theo nghĩa rộng, dưới góc độ là một biện pháp pháp lý được thiết lập để xử lý các hành vi vi phạm quyền tố tụng nhằm bảo đảm cho quyền tố tụng của đương sự được thực thi trên thực tế. Theo đó, chế tài có thể được hiểu là các hậu quả pháp lý bất lợi áp dụng đối với các chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ quyền tố tụng của đương sự trong TTDS. Việc thiết lập chế tài để xử lý các hành vi vi phạm quyền tố tụng của đương sự là một trong những bảo đảm quan trọng, cần thiết để quyền tố tụng của đương sự được thực hiện trên thực tế. Chế tài là một biện pháp được áp dụng có tính truyền thống lâu đời trong lịch sử. Từ thời Luật La Mã việc bảo vệ quyền dân sự được thực hiện bằng ba loại tố tụng, tố tụng legis action (tố tụng nghi thức), formula (tố tụng công thức) và cognition (tố tụng đặc biệt). Để bảo đảm của bị đơn phải tham gia tố tụng, loại tố tụng formula đã áp dụng chế tài “nếu bị đơn không đến trình diện, nguyên đơn có quyền đòi quan chấp chính phạt tiền đối với bị đơn hoặc tịch thu tài sản của bị đơn” [57, tr.122]. Ở nước ta dưới thời triều Lê, biện pháp chế tài đã được áp dụng để xử lý các quan xét án, những người đi kiện và bị kiện. Điều 14 Chương Đoán ngục quy định: “Những quan xét án, dùng dằng để việc quá kỳ hạn không xét xử thì bị tội theo luật đã định…Luật định để việc quá kỳ hạn đến một tháng thì xử tội biếm, quá ba tháng thì xử tội bãi chức, quá năm tháng thì xử tội đồ” [88, tr.209]. Đối với người đi kiện và bị kiện thì: “Nếu bị cáo đã có trát đòi mà quá một tháng trốn tránh không đến hầu kiện để trả lời việc bị kiện thì quan cứ khép vào tội theo như đơn của nguyên cáo. Nếu bị cáo đến hầu kiện phân trần mà nguyên cáo lại trốn tránh quá hai mươi ngày không đến hầu kiện thì quan án khép y vào tội vu cáo và cho nã bắt để trị tội” [88, tr.209]. Cùng với thời gian, chế tài vẫn được sử dụng như một biện pháp hữu hiệu để60 bảo đảm cho các chủ thể tố tụng tuân thủ các quy định của pháp luật khi tham gia tố tụng nhằm góp phần bảo đảm quyền tố tụng của đương sự. Ở Việt Nam, chế tài cản trở đương sự thực hiện quyền tố tụng được quy định trong BLTTDS năm 2015 ở chương XL về xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng và chương XXIV Bộ luật hình sự năm 2015 về xử lý cản trở các hoạt động tư pháp. Theo giáo sư Micheal Browde, Trường Đại học New Mexico Mỹ, trong BLTTDS Mỹ có nhiều quy định về áp dụng những chế tài khác nhau của Tòa án khi giải quyết vụ kiện. Chẳng hạn Tòa án yêu cầu đương sự làm hay không làm một việc gì đó, nếu đương sự không thực hiện Tòa án sẽ áp dụng chế tài. Trong trường hợp Tòa án cho rằng đương sự không tôn trọng Tòa án thì và Tòa án có thể là áp dụng chế tài bắt giam…[29, tr.20]. BLTTDS Pháp có quy định, người nào lạm dụng quyền kiện tụng gây thiệt hại hoặc tìm cách kéo dài thời hạn giải quyết vụ án dân sự thì việc phạt tiền còn phải bồi thường thiệt hại cho người bị hại nếu có yêu cầu của họ [30, tr.58, 59]. Như vậy, việc áp dụng các chế tài sẽ tác động trực tiếp đến những chủ thể có hành vi vi phạm quyền tố tụng của đương sự, buộc các chủ thể phải thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ pháp lý để bảo đảm cho việc thực thi quyền tố tụng của đương sự. Việc phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm quyền tố tụng của đương sự sẽ có tác dụng ngăn ngừa, khắc phục những hậu quả do hành vi vi phạm quyền tố tụng của đương sự. Vì vậy, pháp luật TTDS cần phải quy định đầy đủ, rõ ràng, minh bạch các chế tài để xử lý đối với các chủ thể khi có hành vi vi phạm xảy ra. Các chế tài này không chỉ áp dụng cho các chủ thể tiến hành tố tụng, chủ thể tham gia tố tụng mà còn áp dụng cho các chủ thể lưu giữ các tài liệu, chứng cứ nhưng gây trở ngại cho đương sự trong việc thu thập, cung cấp chứng cứ. Các chế tài được áp dụng đối với các cá nhân, cơ quan, tổ chức xâm phạm quyền tố tụng của đương rất đa dạng, có thể là chế tài kỷ luật, chế tài hành chính, chế tài hình sự, chế tài dân sự. Tùy theo địa vị tố tụng của các chủ thể và tính chất, mức độ vi phạm để pháp luật tố tụng dân sự quy định các chế tài tương ứng. Đối với chủ thể vi phạm quyền tố tụng của đương sự mà không phải là cán bộ, công chức thì tùy theo mức độ vi phạm để có thể xử lý theo chế tài dân sự, chế tài hành chính, chế tài hình sự. Đối với chủ thể vi phạm là cán bộ, công chức thì ngoài các chế tài hành chính, chế tài dân sự, chế tài hình sự còn thể bị xử lý theo chế tài kỷ luật. Chế tài dân sự được đặt ta khi hành vi vi phạm quyền tố tụng của đương sự, dẫn đến hậu quả là gây ra các thiệt hại phát sinh thì phải đặt ra trách nhiệm bồi thường đối với các chủ thể có hành vi vi phạm. Nếu chủ thể vi phạm là Tòa án thì phải thực hiện trách nhiệm bồi thường theo Luật bồi thường Nhà nước, nếu chủ thể vi phạm là đương sự thì đặt ra trách nhiệm61 bồi thường dân sự. Việc quy định đầy đủ, cụ thể các chế tài cho từng trường hợp vi phạm thì việc xử lý các hành vi xâm phạm các quyền của đương sự mới chính xác, khách quan và có tính ngăn ngừa, qua đó bảo đảm được quyền tố tụng của đương sự. Việc các chủ thể hữu quan không tuân thủ các quy định của pháp luật, không hỗ trợ đương sự thực hiện quyền tố tụng của mình trong quá trình giải quyết vụ án sẽ gây khó khăn cho đương sự trong việc bảo vệ quyền, lợi ích dân sự của mình. Vì vậy, quy định đầy đủ, hợp lý các chế tài xử lý các hành vi xâm phạm quyền tố tụng trong pháp luật tố tụng dân sự sẽ răn đe, ngăn ngừa được các vi phạm quyền tố tụng, trang bị cho đương sự đầy đủ điều kiện để bảo đảm cho các quyền tố tụng của mình được thực thi trên thực tế. 1.4. Các yếu tố chi phối việc bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong tố tụng dân sự 1.4.1. Trình độ hiểu biết pháp luật và ý thức tuân thủ pháp luật tố tụng dân sự của đương sự Văn hóa quyền con người có được sức mạnh lớn nhất từ những mong muốn hiểu biết của mỗi cá nhân. Trách nhiệm bảo vệ quyền con người là thuộc về các nhà nước. Nhưng chính những hiểu biết, tôn trọng và mong muốn về quyền con người của mỗi cá nhân là điều mang lại kết cấu và sức bật hàng ngày cho quyền con người” [92, tr.12]. Trong TTDS trách nhiệm giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự thuộc về Tòa án nhưng chất lượng, hiệu quả xét xử đôi khi phụ thuộc vào trình độ hiểu biết pháp luật và ý thức tuân thủ pháp luật tố tụng dân sự của đương sự về quyền tố tụng của mình. Theo Tiến sĩ Bùi Quang Hiền thì “Việc hiểu và thực hiện pháp luật đối với những người tham gia tố tụng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng và cần thiết vì khi những người này hiểu và thực hiện đúng pháp luật tố tụng, họ sẽ bảo vệ tốt nhất các quyền và lợi ích hợp pháp của mình, cũng như các quyền và lợi ích hợp pháp của người khác và giúp cho cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng giải quyết vụ việc được nhanh chóng, kịp thời và đúng pháp luật” [5]. Vì vậy, để bảo đảm quyền tố tụng của đương sự điều cần thiết là đương sự phải hiểu biết về quyền tố tụng của mình được pháp luật trao cho và thực hiện các quyền đó trong giới hạn mà pháp luật cho phép. Song song với điều đó là ý thức chấp hành nghĩa vụ luật định của đương sự, bởi quyền của đương sự này là nghĩa vụ của đương sự khác và ngược lại. Ý thức chấp hành pháp luật kém sẽ gây khó khăn, trở ngại cho các đương sự khác thực hiện quyền tố tụng của họ và ảnh hưởng đến quá trình giải quyết vụ án.62 Có thể nhận thấy vì sự thiếu hiểu biết pháp luật mà đương sự không thực hiện đầy đủ các quyền tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc bị các chủ thể khác xâm phạm quyền tố tụng. Đôi khi chủ thể xâm phạm quyền tố tụng của đương sự chính là các chủ thể tiến hành tố tụng. Thực tiễn tố tụng tại Tòa án cho thấy nhiều trường hợp có tranh chấp nhưng đương sự không biết là mình có quyền khởi kiện ra Tòa án mà lại gửi đơn yêu cầu cơ quan, tổ chức khác giải quyêt, khi gửi đơn đến Tòa án thì đã hết thời hiệu khởi kiện; đương sự không biết mình có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà đất cung cấp giấy tờ, tài liệu dẫn tới bị động chờ Tòa án giải quyết, đương sự không hiểu biết pháp luật nên không yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, không yêu cầu Tòa án áp dụng ngay các biện pháp khẩn cấp tạm thời cần thiết, không khiếu nại khi không được cấp trích lục bản án, bản sao bản án, quyết định sơ thẩm.v.v…Thẩm phán Bùi Quang Hiền trong bài nghiên cứu của mình về quyền khởi kiện, quyền tự quyết và tự định đoạt của đương sự đã nhận định: “Do đương sự thiếu hiểu biết hoặc hiểu biết không đầy đủ các quy định của pháp luật nên họ đã không biết sử dụng hoặc sử dụng không hết quyền quyết định và quyền tự định đoạt trong tố tụng dân sự . Mặt khác, nhiều khi cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng chưa thực sự bảo đảm, tạo điều kiện, hướng dẫn hết quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự; còn sai sót trong việc trả lại đơn khởi kiện; không xem xét, giải quyết; xem xét giải quyết không hết các yêu cầu…; khi xem xét giải quyết các yêu cầu của đương sự thì gò bó, cưỡng ép…”[5]. Như vậy, thực tiễn xét xử cho thấy vẫn có tình trạng Thẩm phán không tôn trọng quyền tố tụng của đương sự, nhưng đương sự thiếu hiểu biết để bảo vệ quyền tố tụng của mình. Điều này đã được Shulamith Koenig khẳng định “có hàng triệu người sinh ra và mất đi mà không hề biết rằng họ là những chủ nhân của quyền con người, và do đó, không thể kêu gọi các Nhà nước của họ thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ. Đúng hơn là chúng ta muốn nói rằng lạm dụng sự không hiểu biết là một vi phạm quyền con người” [4, tr. 27]. Bên cạnh đó, ý thức tuân thủ pháp luật tố tụng dân sự của đương sự sẽ quyết định việc họ có thực hiện nghĩa vụ đối ứng của đương sự khác hay không. Có thể nói sự hiểu biết, nhận thức của đương sự về việc mình có quyền gì và thái độ hay ý thức thực hiện nghĩa vụ đối ứng của đương sự khác sẽ quyết định việc bảo đảm thực hiện quyền tố tụng của các đương sự trong TTDS. 1.4.2. Hoạt động bổ trợ tư pháp Trợ giúp pháp lý, Thừa phát lại, công chứng, giám định tư pháp, luật sư, đấu63 giá... là những lĩnh vực thuộc hoạt động bổ trợ tư pháp, nhằm hỗ trợ Tòa án thực hiện chức năng xét xử các vụ án dân sự. Hoạt động bổ trợ tư pháp có quan hệ và tác động trực tiếp đến chất lượng xét xử của Tòa án, là công cụ không thể thiếu để hỗ trợ người dân và các cơ quan tiến hành tố tụng trong một nền tư pháp dân chủ, pháp quyền [127]. Trong đó, để bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong tố tụng dân sự thì hoạt động trợ giúp pháp lý, Thừa phát lại, luật sư đóng vai trò quan trọng. Khi tham gia tố tụng đương sự đều mong muốn quyền và lợi ích hợp pháp của mình được bảo vệ và quyền tố tụng của mình phát huy hiệu quả nhất. Để làm được điều đó đương sự cần sự giúp đỡ, hỗ trợ về mặt pháp lý trước thời điểm nộp đơn khởi kiện và cả trong quá trình Tòa án giải quyết vụ án. Hoạt động trợ giúp pháp lý góp phần quan trọng trong việc tư vấn pháp luật và hỗ trợ người dân tham gia các hoạt động tố tụng tại Tòa án. Đặc biệt trong điều kiện nhận thức, khả năng hiểu biết pháp luật của người dân còn chưa cao thì hoạt động trợ giúp pháp lý chắc chắc sẽ giúp đương sự biết và thực hiện các quyền tố tụng của mình, hạn chế được hành vi vi phạm trong quá trình thực hiện quyền lực tư pháp. Việc trợ giúp pháp lý tạo điều kiện cho một số lượng lớn những người dân có quyền lợi tranh chấp hoặc bị vi phạm thuộc các trường hợp như: người có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo; trẻ em; người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ; người nhiễm HIV; người nhiễm chất độc da cam; người cao tuổi; người khuyết tật; nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình được quyền tiếp cận công lý. Các chủ thể này là những chủ thể yếu thế trong xã hội hoặc có điều kiện kinh tế khó khăn, vì vậy khả năng hiểu biết pháp luật rất hạn chế. Do đó, để bảo đảm các quyền tố tụng của họ khi tham gia tố tụng tại Tòa án thì rất cần sự hỗ trợ tư vấn pháp luật của đội ngũ trợ giúp viên pháp lý thuộc Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý. Bên cạnh đó, với sự trợ giúp pháp lý của đội ngũ luật sư có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đương sự khi họ tham gia tố tụng hoặc tham gia bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho đương sự cũng là một bảo đảm chắc chắn để quyền tố tụng của đương sự thực thi trên thực tế. Hoạt động Thừa phát lại đóng vai trọng trong việc tống đạt các văn bản tố tụng của các cơ quan tiến hành tố tụng, bao gồm: Giấy báo, giấy triệu tập, giấy mời, quyết định đưa vụ án ra xét xử, bản án của Tòa án trong trường hợp xử vắng mặt đương sự; các quyết định về thi hành án, giấy báo, giấy triệu tập của cơ quan thi hành án dân sự. Ngoài ra, Tòa án có thể thỏa thuận với Văn phòng Thừa phát lại để tống đạt các loại64 văn bản, giấy tờ khác. Việc tống đạt kịp thời các văn bản tố tụng của Tòa sẽ giúp các đương sự nhận được các thông tin cần thiết để thực hiện các quyền tố tụng luật định. Mặt khác, nếu phát huy hết hiệu quả chức năng của hoạt động Thừa phát lại, thì hoạt động này sẽ hỗ trợ tối đa cho việc bảo đảm các quyền tố tụng của đương sự. 1.4.3. Năng lực trình độ chuyên môn nghiệp vụ, bản lĩnh và đạo đức nghề nghiệp của người tiến hành tố tụng Năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của người tiến hành tố tụng quyết định chất lượng, hiệu quả của việc giải quyết vụ án. Việc giải quyết vụ án có chính xác, khách quan, đúng đắn hay không phụ vào năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, bản lĩnh và đạo đức nghề nghiệp của người Thẩm phán. Từ xưa, dưới thời vua Minh Mệnh yếu tố tài, đức đã được đặt lên hàng đầu, được ví như châu ngọc của núi sông, “trong nước có người hiền tài thì công trị bình được rực rỡ, cũng như núi sông có châu ngọc thì mới có ánh sáng” [53, tr.101]. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, câu nói này vẫn vẹn nguyên giá trị của nó, dù thời nào cũng vậy, đội ngũ thừa hành công vụ phải là những người có chuyên môn, nghiệp vụ (có tài) và liêm minh, chính trực (có đức) thì mới bảo vệ được quyền, lợi ích hợp cho người dân. TS. Nguyễn Thị Thu Hà cho rằng, “các quy định của pháp luật TTDS về bảo đảm quyền con người, quyền công dân có đầy đủ đến mấy nhưng bản thân những người cầm cân nẩy mực lại không khách quan, vô tư hoặc chuyên môn nghiệp vụ kém, không có đạo đức nghề nghiệp thì giải quyết vụ án dân sự chắc chắn sẽ không chính xác, không bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự” [42, tr.43]. Đây cũng là yêu cầu mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt ra đối với cán bộ tư pháp, “trong công tác xử án phải công bằng, liêm khiết, trong sạch. Như thế cũng chưa đủ. Không chỉ hạn chế hoạt động của mình trong khung Tòa án….Thêm nữa phải luôn luôn cố gắng học tập lý luận, học tập đường lối chính sách của Chính phủ…”, cần “phụng công, thủ pháp, chí công vô tư” [50, tr.154]. Điều đó càng khẳng định rằng năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp của các chủ thể tiến hành tố tụng là một trong những yếu tố đóng vai trò chi phối cho việc bảo đảm quyền tố tụng của đương sự. Tăng cường trách nhiệm và chuyên môn nghiệp vụ, bản lĩnh, đạo đức cho đội ngũ tư pháp cũng là một yêu cầu được đề cập đến trong Nghị quyết 49/NQ-TW ngày 2/6/2005 của Bộ chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020: “Xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp, bổ trợ tư pháp, nhất là cán bộ có chức danh tư pháp, theo hướng đề cao quyền hạn, trách nhiệm pháp lý, nâng cao và cụ thể hóa tiêu chuẩn chính trị, phẩm chất, đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm, kiến thức xã65 hội đối với từng loại cán bộ” [13]. Thực tế chứng minh rằng, các chủ thể tiến hành tố tụng muốn hoàn thành nhiệm vụ của mình thì phải có trình độ, chuyên môn nghiệp vụ và bản lĩnh để quyết định những vấn đề thuộc phạm vi mình phụ trách mà không cần phải tham khảo hay chịu sự chi phối của người khác. Vì vậy, các chủ thể tiến hành tố tụng phải không ngừng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế. Đi kèm với chuyên môn, bản lĩnh là đạo đức, lương tâm nghề nghiệp – đây là yếu tố chi phối sự độc lập, khách quan, minh bạch trong xét xử. Trong thực tiễn xét xử vụ án dân sự tình trạng sai phạm vẫn tồn tại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi ích của đương sự, gây hậu quả xấu cho xã hội, cho người dân mà nguyên nhân chính là do các chủ thể tiến hành tố tụng không giữ được phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp. Đúng như nhà triết học Hy Lạp Platông đã nói “công lý xuất phát từ sự hài hòa và nó hướng tới những người bình đẳng và nó hướng tới những người khác thông qua những hành vi nhân hậu và tử tế” [54, tr. 16]. Do đó, để các quyền tố tụng của đương sự được thực thi trong thực tế đòi hỏi các chủ thể tiến hành tố tụng phải là người có trình độ chuyên môn, độc lập, vô tư, tôn trọng sự thật khách quan và đạo đức nghề nghiệp.66 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Thông qua việc nghiên cứu một số vấn đề lý luận về bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong tố tụng dân sự, Chương 1 của Luận án đã đạt được một số kết quả sau đây: Trên cơ sở nghiên cứu một cách hệ thống quan điểm của các nhà nghiên cứu về bảo đảm quyền tố tụng của đương sự với các góc nhìn khác nhau, Luận án đã luận giải, làm rõ được khái niệm, đặc điểm của bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong tố tụng dân sự. Theo đó,bảo đảm quyền tố tụng dân sự của đương sự được áp dụng cho tất cả các bên đương sự và Tòa án là chủ thể có vai trò quan trong việc bảo đảm quyền tố tụng của đương sự, bảo đảm quyền tố tụng của đương sự là cơ sở cho việc bảo vệ quyền dân sự của chủ thể được pháp luật bảo hộ, đồng thời là một trong những nội dung của bảo đảm quyền con người trong hoạt động tư pháp, bảo đảm quyền tố tụng của đương sự được thực hiện hữu hiệu khi phối hợp bằng nhiều biện pháp. Luận án cũng đã luận giải được cơ sở khoa học của việc xây dựng các quy định về bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong tố tụng dân sự. Việc bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong tố tụng dân sự phải dựa trên các cơ sở lý luận và thực tiễn nhất định như xuất phát từ các yêu cầu như bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự; xuất phát từ các chuẩn mực quốc tế về quyền con người; xuất phát từ mối quan hệ giữa luật nội dung và luật hình thức và xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn tố tụng dân sự tại Tòa án. Ngoài ra, tại Chương này Luận án đã nghiên cứu, phân tích và chỉ ra được các nội dung cơ bản và các yếu tố chi phối về bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong tố tụng dân sự. Những kết quả nghiên cứu tại Chương 1 sẽ là cơ sở lý luận để tác giải soi chiếu vào thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện bảo đảm quyền tố tụng của đương sự tại Chương 2 và làm căn cứ đề xuất các kiến nghị về bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong tố tụng dân sự tại Chương 3 luận án.67 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN TỐ TỤNG CỦA ĐƯƠNG SỰ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN Các quy định về bảo đảm quyền tố tụng của đương sự được ghi nhận trong BLTTDS năm 2015 về là cơ sở pháp lý quan trọng để các quyền tố tụng của đương sự được thực hiện trên thực tế, đáp ứng đòi hỏi về bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong bối cảnh cải cách tư pháp và hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, việc nghiên cứu làm rõ những hạn chế, khiếm khuyết của pháp luật về bảo đảm quyền tố tụng của đương sự và những tồn tại, bất cập từ thực tiễn bảo đảm thực hiện các quyền này, từ đó tìm kiếm giải pháp nhằm năng cao hiệu quả bảo đảm quyền tố tụng, đáp ứng tốt hơn đòi hỏi hiện nay về bảo đảm quyền con người, quyền công dân là cần thiết. Với định hướng nghiên cứu này, Chương 2 của Luận án chủ yếu tập trung phân tích những hạn chế, khiếm khuyết của pháp luật (2.1) và tồn tại, bất cập, vướng mắc từ thực tiễn thực hiện các quy định về bảo đảm quyền tố tụng của đương sự tại các Tòa án ở Việt Nam (2.2). 2.1. Thực trạng các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong TTDS Tại Mục này, kết quả nghiên cứu lý luận về bảo đảm quyền tố tụng của đương sự tại Chương 1 sẽ được sử dụng để đối chiếu, phân tích, đánh giá về tính hợp lý của các quy định tố tụng dân sự hiện hành về bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong tố tụng dân sự. Tuy nhiên, để thực hiện mục tiêu nghiên cứu của luận án, Mục này của luận án sẽ chủ yếu tập trung phân tích, xác định những tồn tại, hạn chế của pháp luật chưa đáp ứng yêu cầu bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong bối cảnh hiện nay. Cụ thể là luận án sẽ phân tích, luận giải để xác định những hạn chế, khiếm khuyết trong các quy định về cụ thể hóa các quyền tố tụng cơ bản của đương sự, về thiết lập nghĩa vụ tố tụng đối ứng của đương sự khác; về cơ chế bảo đảm quyền tố tụng đương sự thông qua người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Bên cạnh đó, luận án phân tích và xác định các hạn chế trong các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Tòa án, Viện kiểm sát cũng như các chế tài được thiết lập trong luật thực định còn chưa đáp ứng được yêu cầu về bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong bối cảnh cải cách tư pháp và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.68 2.1.1. Về ghi nhận quyền tố tụng cơ bản và thiết lập nghĩa vụ tố tụng đối ứng của đương sự 2.1.1.2. Về một số ưu điểm trong việc ghi nhận quyền tố tụng cơ bản và thiết lập nghĩa vụ tố tụng đối ứng của đương sự Như đã phân tích ở Chương 1, các quyền tố tụng cơ bản của đương sự bao gồm quyền quyết định về yêu cầu tố tụng trước Tòa án; được chứng minh, bảo vệ quyền lợi trước Tòa án; được tiếp cận chứng cứ, tài liệu; được tranh tụng; được xét xử bởi một Tòa án độc lập, khách quan trong một thời hạn hợp lý; được đề xuất với Tòa án áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp; được hòa giải với nhau về quyền, lợi ích tranh chấp; kháng cáo, khiếu nại, trong đó có khiếu nại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.v.v… Kết quả đối chiếu lý luận và luật thực định cho cho thấy, căn cứ vào tính chất, mục đích của từng giai đoạn tố tụng cũng như các hành vi tố tụng mà đương sự cần phải thực hiện để bảo vệ quyền, lợi ích dân sự, nhà lập pháp Việt Nam đã cụ thể hóa quyền tố tụng cơ bản này thành các quyền tố tụng cụ thể tại Điều 70 BLTTDS năm 2015. Cụ thể là quyền được quyết định về yêu cầu tố tụng trước Tòa án được cụ thể hóa thành quyền khởi kiện, giữ nguyên, thay đổi, bổ sung hoặc rút yêu cầu (Khoản 4). Quyền được chứng minh, bảo vệ quyền lợi trước Tòa án được cụ thể hóa thành quyền cung cấp chứng cứ, chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình (Khoản 5); tự bảo vệ hoặc nhờ người khác bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho mình (Khoản 13). Quyền được tiếp cận chứng cứ, tài liệu; được tranh tụng được cụ thể hóa thành các quyền tố tụng cụ thể như yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ (Khoản 6); được biết, ghi chép và sao chụp các tài liệu, chứng cứ do các đương sự khác xuất trình hoặc do Tòa án thu thập (Khoản 8); được nhận thông báo hợp lệ từ Tòa án (Khoản 12), quyền tham gia phiên toà (Khoản 15), đưa ra câu hỏi với người khác về vấn đề liên quan đến vụ án hoặc đề xuất với Tòa án những vấn đề cần hỏi người khác, được đối chất với nhau hoặc với người làm chứng (Khoản 19); tranh luận tại phiên tòa, đưa ra lập luận về đánh giá chứng cứ và pháp luật áp dụng (Khoản 20). Quyền được đề xuất với Tòa án áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp được cụ thể hóa thành các quyền tố tụng cụ thể như đề nghị Tòa án xác minh, thu thập chứng cứ của vụ án trong trường hợp tự mình không thể thực hiện được; đề nghị Tòa án triệu tập người là m chứng, trưng cầu giám định, định giá tài sản (Khoản 7), đề nghị Tòa án quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (Khoản 10). Quyền được hòa giải với nhau về quyền, lợi ích tranh chấp69 được cụ thể hóa thành quyền tự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, tham gia hoà giải (Khoản 11). Quyền được kháng cáo, khiếu nại, trong đó có khiếu nại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm được cụ thể hóa thành các quyền tố tụng cụ thể như quyền được cấp trích lục bản án, bản án, quyết định của Tòa án (Khoản 21); kháng cáo, khiếu nại bản án, quyết định của Tòa án (Khoản 22); đề nghị người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật (Khoản 23). Ngoài ra, quyền được quyết định về yêu cầu tố tụng trước Tòa án của đương sự còn được cụ thể hóa thành các quyền tố tụng cụ thể khác đối với mỗi đương sự như quyền thay đổi nội dung yêu cầu khởi kiện; rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn (Khoản 2 Điều 71); quyền đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, đưa ra yêu cầu độc lập đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan của bị đơn (Khoản 4, Khoản 5 Điều 72); quyền đưa ra yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (Khoản 1 Điều 73); quyền khởi kiện một vụ án dân sự khác nếu yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập không được Tòa án chấp nhận để giải quyết trong cùng vụ án (Khoản 6 Điều 72, Khoản 2 Điều 73). Việc nghiên cứu cũng cho thấy quyền được tranh tụng còn được cụ thể hóa thành các quyền tố tụng cụ thể khác đối với từng đương sự như quyền của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi liên quan trong việc chấp nhận hoặc bác bỏ một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của đương sự khác (Khoản 3 Điều 71, Khoản 3 Điều 72); quyền của bị đơn được Tòa án thông báo về việc bị khởi kiện (Khoản 2 Điều 72). Như vậy, với những quyền tố tụng đã được cụ thể hóa trong BLTTDS năm 2015 sẽ giúp cho đương sự có cơ sở pháp lý để thực hiện các quyền của mình trong quá trình tham gia tố tụng tại Tòa án. Bên cạnh việc ghi nhận các quyền tố tụng cụ thể, dựa trên lý luận về mối tương quan giữa quyền và nghĩa vụ tố tụng của đương sự, BLTTDS năm 2015 cũng đã thiết lập các nghĩa vụ đối ứng của các đương sự nhằm bảo đảm cho việc thực hiện quyền tố tụng của đương sự trong TTDS. Các nghĩa vụ đối ứng của đương sự đã được quy định tại Điều 70 BLTTDS năm 2015 bao gồm nghĩa vụ nộp tiền chi phí tố tụng theo quy định của pháp luật; Cung cấp đầy đủ, chính xác địa chỉ nơi cư trú, trụ sở của mình; phải thông báo kịp thời cho đương sự khác và Tòa án nếu có thay đổi địa chỉ nơi cư trú, trụ sở trong quá trình Tòa án giải quyết vụ án; có nghĩa vụ gửi cho đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của họ bản sao đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ; Phải có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án và chấp hành quyết định của Tòa án trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc; tôn trọng Tòa án, chấp hành nghiêm chỉnh nội quy phiên tòa; Chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định của Tòa án đã70 có hiệu lực pháp luật; Sử dụng quyền của đương sự một cách thiện chí, không được lạm dụng để gây cản trở hoạt động tố tụng của Tòa án, đương sự khác; trường hợp không thực hiện nghĩa vụ thì phải chịu hậu quả do Bộ luật này quy định.… Như vậy, BLTTDS năm 2015 đã bổ sung đầy đủ, chặt chẽ hơn một số quyền và nghĩa vụ tố tụng của đương sự như: “Sử dụng quyền của đương sự một cách thiện chí, không được lạm dụng để gây cản trở hoạt động tố tụng của Tòa án, đương sự khác; trường hợp không thực hiện nghĩa vụ thì phải chịu hậu quả do Bộ luật này quy định”. Quy định bổ sung này nhằm hạn chế tình trạng đương sự lạm quyền tố tụng ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền tố tụng của đương sự khác khi họ tham gia tố tụng. Bên cạnh đó, BLTTDS năm 2015 bổ sung các nghĩa vụ như: “Cung cấp đầy đủ, chính xác địa chỉ nơi cư trú, trụ sở của mình; trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc nếu có thay đổi địa chỉ nơi cư trú, trụ sở thì phải thông báo kịp thời cho đương sự khác và Tòa án”. Để bảo đảm quyền được tiếp cận chứng cứ, tài liệu, quyền được tranh tụng của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, Khoản 9 Điều 70 BLTTDS năm 2015 đã thiết lập nghĩa vụ tố tụng đối ứng của đương sự. Cụ thể, khoản 9 Điều 70 BLTTDS năm 2015 quy định đương sự: “Có nghĩa vụ gửi cho đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của họ bản sao đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ…”. Quy định này giúp đương sự được biết về yêu cầu và chứng cứ của đương sự phía đối lập để thực hiện hiệu quả quyền tranh tụng. Để bảo đảm quyền hòa giải, tranh tụng của các đương sự, Khoản 16 Điều 70 BLTTDS năm 2015 đã quy định mỗi đương sự có nghĩa vụ “Phải có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án”; để bảo đảm quyền đối chất của đương sự thì khi có đương sự yêu cầu đối chất hoặc hỏi các về vấn đề liên quan đến vụ án thì các đương sự đối lập phải có nghĩa vụ có mặt tham gia đối chất và trả lời các câu hỏi liên quan đến vụ án theo yêu cầu của đương sự đã đề xuất. 2.1.1.2. Về một số hạn chế trong việc ghi nhận quyền tố tụng và thiết lập nghĩa vụ tố tụng đối ứng của đương sự * Về một số hạn chế trong việc ghi nhận quyền tố tụng Như đã phân tích ở Chương 1, một trong những biện pháp để bảo đảm quyền tố tụng của đương sự là pháp luật TTDS phải ghi nhận đầy đủ, hợp lý các quyền tố tụng cơ bản của đương sự. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu luật thực định cho thấy một số quy định về quyền tố tụng của đương sự chưa được BLTTDS năm 2015 ghi nhận hoặc đã ghi nhận nhưng chưa thực sự khoa học và hợp lý.71 - Quy định quyền khiếu nại cụ thể của đương sự trong BLTTDS năm 2015 chưa thực sự hợp lý, chưa đáp ứng yêu cầu bảo đảm quyền khiếu nại của đương sự Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu các quyền tố tụng của đương sự cho thấy, có những quyền tố tụng cụ thể, đã được ghi nhận trong Điều 70 BLTTDS năm 2015 nhưng chưa đầy đủ nên không bảo đảm thực hiện các quyền tố tụng khác của đương sự, ví dụ như quyền khiếu nại. Quyền khiếu nại của đương sự là một trong những quyền tố tụng cơ bản mà đương sự có thể sử dụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Quyền khiếu nại là quyền tố tụng cơ bản của đương sự với cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng khi các chủ thể vi phạm quyền lợi hoặc vi phạm các quyền tố tụng của họ. Tuy nhiên, Khoản 22 Điều 70 BLTTDS năm 2015 chỉ quy định đương sự có quyền khiếu nại bản án, quyết định của Tòa án. Việc nghiên cứu luật thực định và thực tiễn tố tụng cho thấy, trong quá trình giải quyết vụ án thì ngoài bản án, quyết định, cơ quan tiến hành tố tụng hoặc chủ thể tiến hành tố tụng có thể ban hành nhiều loại văn bản tố tụng khác như thông báo, giấy báo, giấy triệu tập, giấy mời nhưng pháp luật hiện hành không quy định đương sự có quyền khiếu nại đối với thông báo như thông báo thụ lý vụ án, thông báo người kế thừa tố tụng khi đương sự chết. thông báo về định giá.v.v…đặc biệt là trong những trường hợp thông báo của Tòa án bỏ sót chủ thể được thông báo. Hạn chế này, một mặt dẫn tới không bảo đảm quyền khiếu nại của đương sự, mặt khác không bảo đảm quyền của đương sự được “Nhận thông báo hợp lệ để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình”. Ngoài ra, Điều 70 BLTTDS năm 2015 cũng không quy định về quyền khiếu nại của đương sự đối với hành vi TTDS của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng. Quyền này chỉ được đề cập tại điều khoản gần cuối BLTTDS năm 2015 là Điều 499. - BLTTDS năm 2015 thiếu vắng quy định về quyền của đương sự trong việc đề nghị cá nhân, cơ quan có thẩm quyền yêu cầu, kiến nghị, đề nghị xem xét lại quyết định của Hội đồng TPTANDTC Việc tiếp cận nghiên cứu các quy định của BLTTDS năm 2015 cũng cho thấy một vụ án dân sự ngoài giải quyết theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm còn có thể giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm và thủ tục đặc biệt xem xét lại quyết định của Hội đồng TPTANDTC. Tuy nhiên, tại khoản 23 Điều 70 BLTTDS năm 2015 chỉ quy định đương sự có quyền “đề nghị người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật” mà không đề cập đến quyền đề nghị của đương sự đối với thủ tục đặc biệt xem xét lại quyết định của Hội đồng TPTANDTC. Theo Điều 358 BLTTDS năm 2015 thì nếu có72 yêu cầu của Ủy ban thường vụ Quốc hội, kiến nghị của Ủy ban tư pháp của Quốc hội, kiến nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thì Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xem xét lại quyết định đó. Để những cá nhân, cơ quan nêu trên thực hiện trách nhiệm yêu cầu, kiến nghị, đề nghị xem xét lại quyết định của Hội đồng TPTANDTC thì cần phải quy định về quyền tố tụng của đương sự trong việc đề nghị cá nhân, cơ quan có thẩm quyền yêu cầu, kiến nghị, đề nghị xem xét lại quyết định của Hội đồng TPTANDTC. Việc ghi nhận quyền tố tụng này là cấn thiết vì đương sự là người trong cuộc và sự việc có liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích của họ, khi có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc phát hiện tình tiết mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì đương sự là người có khả năng phát hiện sớm nhất và cần được pháp luật trao cho quyền tố tụng để bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình, đó là đề nghị cá nhân, cơ quan có thẩm quyền yêu cầu, kiến nghị, đề nghị xem xét lại quyết định của Hội đồng TPTANDTC. - BLTTDS năm 2015 chưa quy định cụ thể về quyền được xét xử bởi một Tòa án độc lập, khách quan trong một thời hạn hợp lý Kết quả nghiên cứu lý luận tại Chương 1 cho thấy, theo các văn bản pháp lý quốc tế về quyền con người, trong đó có Điều 6 Công ước nhân quyền châu Âu (ký ngày 4/11/1950 và có hiệu lực ngày 3/9/1953) thì quyền được xét xử bởi một Tòa án độc lập, khách quan, trong một thời hạn hợp lý là một quyền tố tụng cơ bản của đương sự. Bên cạnh đó, Khoản 1 Điều 14 Công ước về các quyền dân sự, chính trị 1966 nêu ra 03 thuộc tính cần thiết của một cơ quan tư pháp, là có thẩm quyền, độc lập, không thiên vị và được lập ra trên cơ sở pháp luật. Quyền tố tụng cơ bản này sẽ được cụ thể hóa trong pháp luật quốc gia. Có thể nhận thấy pháp luật TTDS Việt Nam tuy đã ghi nhận về sự độc lập, bảo đảm sự vô tư, khách quan của Tòa án (Điều 12, Điều 16 BLTTDS năm 2015) và lần đầu tiên ghi nhận quy định về “Tòa án xét xử kịp thời trong thời hạn do Bộ luật này quy định” (Điều 15 BLTTDS năm 2015) nhưng chưa tiếp cận dưới góc độ quyền được xét xử bởi một Tòa án độc lập, khách quan với một thời hạn hợp lý là một quyền con người hay quyền tố tụng cơ bản gắn với yêu cầu về chất lượng và hiệu quả của hoạt động tố tụng tư pháp [74, tr.1-29-30]. Điều 12 và Điều 15 BLTTDS năm 2015 ghi nhận nguyên tắc “Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân xét xử vụ án dân sự, Thẩm phán giải quyết việc dân sự độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” và “Tòa án xét xử kịp thời” nhưng tại Điều 70 BLTTDS năm 2015 lại không có một điều khoản nào ghi nhận quyền của đương sự được xét xử bởi73 một Tòỉb độc lập, khách quỉb * trong một thời hạn hợp lý. Nhà lập pháp dường như chỉ ghi nhận nguyên tắc về cách hành xử củỉb = \b án mà chưỉb p trọng tới mối liên hệ gắn kết giữỉb G yền tố tụng này củỉb N sự với các quy định về nhiệm vụ, trách nhiệm đối ứng củỉb cơ quỉb tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng để bảo đảm quyền được xét xử bởi một Tòỉb độc lập, khách quỉb * với một thời hạn hợp lý củỉb đương sự. Việc không ghi nhận được xét xử bởi một Tòỉb án độc lập, khách quỉb * trong một thời hạn hợp lý là quyền tố tụng củỉb đương sự trong pháp luật có thể dẫn tới người tiến hành tố tụng không coi trọng hỉb không ý thức được trách nhiệm củỉb mình trong việc bảo đảm thực quyền tố tụng củỉb đương sự. Việc nghiên cứu kinh nghiệm lập pháp củỉb D ( về vấn đề này cho thấy, Điều L.781-1, Bộ luật tổ chức Tòỉb án Pháp quy định “Trong trường hợp Tòỉb $ hủ thời hạn hợp lý thì Nhà nước có thể bị truy cứu trách nhiệm vì sự vận hành không tốt củỉb cơ quỉb tư pháp” (Điều L.781-1, Bộ luật tổ chức Tòỉb D ( _ v E Y w * E S w y . - BLTTDS năm 2015 chưa có quy định về quyền yêu cầu áp dụng bS2ện pháp khẩn cấp tạm thờSb % ước khSb ; hởSb ; \bện Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo rỉb ( lực đòi hỏi các quốc giỉb và cộng đồng phải cải cách pháp luật TTDS củỉb mình theo hướng đảm bảo sự mềm dẻo, linh hoạt và hiệu quả phù hợp với tính chất củỉb từng loại trỉb chấp. Mặc dù, Khoản 10 Điều 70 BLTTDS năm 2015 quy định đương sự có quyền: “Đề nghị Tòỉb quyết định áp dụng, thỉb đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời” nhưng các quy định cụ thể củỉb BLTTDS năm 2015 về biện pháp khẩn cấp tạm thời chưỉb ( ứng yêu cầu bảo đảm quyền tố tụng này củỉb N sự, đặc biệt là trong các trỉb hấp thương mại hiện nỉb . Việc thỉb khảo pháp luật củỉb các nước này cho thấy, pháp luật TTDS củỉb nhiều nước trên thế giới mà điển hình là pháp luật TTDS củỉb Mỹ, Pháp và Trung Quốc thì đương sự có quyền yêu cầu Tòỉb dụng các biện pháp khẩn cấp trước khi khởi kiện hoặc trong quá trình Toà án giải quyết một vụ kiện chính hoặc có thể được áp dụng một cách hoàn toàn độc lập1. BLTTDS năm 2015 củỉb @ iệt Nỉb đã chọn giải pháp cho phép đương sự có quyền yêu cầu Toà án áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời cùng với việc nộp đơn khởi kiện vụ án hoặc trong quá trình giải quyết vụ án (Điều 111 BLTTDS) nhưng không cho phép yêu cầu áp dụng biện pháp này trước khi 1 Xem Điều 13, Chương II; Điều 4, chương IV Hiệp định thương mại Việt Nỉb – Hoỉb Kỳ ngày 13/7/2000; Jeỉb n Vincent et Serge Guinchỉb 3 * « Procédure cSb \ble DroSb Sb @ % @ et droSb communautaSb % @ », Nxb DALLOZ, 2006, tr. 314, 758, 768, 769 ; Điều 93 BLTTDS củỉb Cộng hòỉb 3 8 \b.74 khởi kiện hoặc độc lập với vụ kiện chính. Theo nghiên cứu của chúng tôi hạn chế này của pháp luật dẫn tới hạn chế hiệu quả thực hiện quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của đương sự trên thực tế. * Về một số hạn chế trong việc thiết lập nghĩa vụ tố tụng đối ứng của đương sự: Việc xác lập nghĩa vụ tố tụng đối ứng của đương sự khác là một trong những biện pháp hữu hiệu để bảo đảm quyền tố tụng của đương sự trong TTDS. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu luật thực định cho thấy vấn đề xác lập các nghĩa vụ tố tụng đối ứng của đương sự phía đối lập được quy định trong BLTTDS năm 2015 còn chưa đầy đủ, thiếu thống nhất nên chưa bảo đảm việc thực thi hữu hiệu quyền tố tụng của đương sự. - BLTTDS năm 2015 chưa quy định về nghĩa vụ của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên trong việc gửi cho nguyên đơn văn bản thể hiện quan điểm của mình đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn và tài liệu, chứng cứ kèm theo Để bảo đảm cho nguyên đơn thực hiện quyền tranh tụng, được biết chứng cứ, tài liệu của vụ án thì cần quy định nghĩa vụ của đương sự phía đối lập đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Tại điểm g Khoản 2 Điều 196 và Điều 199 BLTTDS năm 2015 quy định: bị đơn; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải có ý kiến bằng văn bản nộp cho Tòa án về yêu cầu khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo. Quyền tranh tụng, được biết chứng cứ, tài liệu của vụ án của nguyên đơn có thể được thực hiện một cách thuận lợi nếu bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan gửi cho nguyên đơn văn bản thể quan điểm của mình đối với vấn đề khởi kiện của người nguyên đơn. Việc ghi nhận và thực hiện nghĩa vụ này một cách nhanh chóng còn làm cho quyền được xét xử trong một thời hạn hợp lý của nguyên đơn có thể được thực hiện. Tuy nhiên, BLTTDS năm 2015 mới chỉ dừng lại ở việc quy định bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải có ý kiến bằng văn bản nộp cho Tòa án mà không quy định cụ thể về nghĩa vụ gửi cho nguyên đơn văn bản này và những tài liệu, chứng cứ kèm theo là chưa bảo đảm quyền tố tụng của nguyên đơn thông qua việc quy định nghĩa vụ đối ứng của đương sự khác trong việc phản hồi yêu cầu khởi kiện. Tham khảo kinh nghiệm lập pháp của Liên bang Nga cho thấy, pháp luật tố tụng Nga quy định bị đơn hoặc người đại diện của bị đơn phải phản hồi ý kiến trực tiếp với nguyên đơn về yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Cụ thể, tại khoản 2 Điều 149 BLTTDS Nga quy định: Bị đơn và đại diện của bị đơn chuyển cho nguyên đơn, đại diện của nguyên đơn và Tòa án ý kiến phản hồi văn bản đối với những yêu cầu của nguyên đơn [1]. “Điều này cũng phù hợp với pháp luật TTDS của một số nước quy định rằng sau khi bị đơn nhận được thông báo của Tòa án hoặc của nguyên đơn về vụ75 việc đang được Tòa án thụ lý giải quyết thì bị đơn phải tự mình hoặc thông qua luật sư làm một văn bản biện hộ. Văn bản phải trình bày quan điểm của bị đơn về yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn nêu rõ chấp nhận, bác bỏ một phần hay toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn” [Dẫn theo 64, tr.236]. Việc bị đơn gửi văn bản phản hồi ý kiến cho nguyên đơn đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, giúp cho nguyên đơn hiểu được quan điểm của bị đơn về vấn đề khởi kiện của họ, đồng thời trong văn bản phản hồi đó bị đơn trình bày ý kiến và các căn cứ, tài liệu kèm theo để minh chứng cho quan điểm đồng ý hay phản đối của mình. Xét một cách gián tiếp thì quy định về phản hồi việc khởi kiện này còn giúp cho nguyên đơn và bị đơn hiểu rõ về lập trường của nhau đề chuẩn bị phương án cho việc hòa giải. Do vậy, việc BLTTDS năm 2015 không quy định nghĩa vụ đối ứng của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong phản hồi việc khởi kiện còn chưa tạo điều kiện thuận lợi cho các bên thực hiện quyền thỏa thuận, quyền hòa giải của mình. - BLTTDS năm 2015 không quy định về nghĩa vụ gửi phản hồi kháng cáo và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho đương sự kháng cáo và coi việc phản hồi kháng cáo là một quyền tố tụng của đương sự thay vì là nghĩa vụ tố tụng của họ Kết quả nghiên cứu cho thấy Khoản 2 Điều 277 và Điều 281 BLTTDS năm 2015 quy định theo hướng đương sự có liên quan đến kháng cáo có quyền gửi văn bản nêu ý kiến của mình về nội dung kháng cáo cho Tòa án cấp phúc thẩm. Như vậy, có sự không thống nhất, thậm chí là mâu thuẫn về cách tiếp cận trong xây dựng các quy định về nghĩa vụ phản hồi việc thực hiện quyền khởi kiện và quyền kháng cáo của đương sự. Đối với quyền khởi kiện, việc đương sự phía đối lập nộp ý kiến bằng văn bản cho Tòa án, BLTTDS năm 2015 tiếp cận dưới góc độ là nghĩa vụ tố tụng và người vi phạm có thể phải chịu hậu quả pháp lý nếu không thực hiện nghĩa vụ (điểm h Khoản 2 Điều 196 BLTTDS năm 2015). Trong khi đó, đối với quyền kháng cáo thì việc các đương sự không kháng cáo nộp văn bản nêu ý kiến phản hồi việc kháng cáo lại được BLTTDS năm 2015 tiếp cận dưới góc độ là một quyền tố tụng. Nghiên cứu kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy đối với vấn đề trả lời bằng văn bản về ý kiến kháng cáo, pháp luật TTDS Trung Quốc tiếp cận dưới góc độ là nghĩa vụ và được quy định tại Điều 150 như sau: “Tòa án nhân dân đã xét xử sơ thẩm khi nhận được đơn chống án phải tống đạt bản sao cho các đương sự đối phương trong vòng 5 ngày, các đương sự đối phương phải đưa ra văn bản đối đáp trong vòng 15 ngày nhận bản sao...” [65, tr. 172].76 BLTTDS năm 2015 của Việt Nam không quy định về nghĩa vụ của đương sự có liên quan đến kháng cáo trong việc gửi cho đương sự kháng cáo văn bản thể hiện ý kiến của họ đối với kháng cáo và những tài liệu, chứng cứ kèm theo là chưa bảo đảm quyền tranh tụng, được biết chứng cứ, tài liệu của vụ án của đương sự kháng cáo thông qua quy định về nghĩa vụ đối ứng của đương sự khác trong việc phản hồi kháng cáo. Đặc thù của việc giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục phúc thẩm là không trải qua thủ tục hòa giải như giải quyết vụ án theo thủ tục sơ thẩm. Thông qua việc phản hồi kháng cáo thì quyền được biết chứng cứ, tài liệu của vụ án, quyền tranh tụng của đương sự kháng cáo sẽ được thực hiện. Ngoài ra, thông qua việc quy định nghĩa vụ của đương sự có liên quan đến kháng cáo gửi cho đương sự kháng cáo văn bản thể hiện ý kiến của họ đối với kháng cáo và những tài liệu, chứng cứ kèm theo có thể giúp cho đương sự kháng cáo có thể cân nhắc thêm trong việc quyết định thực hiện quyền rút kháng cáo. - Quy định của BLTTDS năm 2015 về nghĩa vụ trao đổi chứng cứ, tài liệu giữa các đương sự chưa bảo đảm quyền được tiếp cận chứng cứ, tài liệu của các đương sự Theo lý luận đã phân tích ở Chương 1, để bảo đảm quyền tranh tụng của đương sự này thì cần phải quy định và bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của đương sự đối lập. Đối với nghĩa vụ gửi tài liệu, chứng cứ của đương sự phía đối lập, Khoản 9 Điều 70 BLTTDS năm 2015 quy định đương sự “Có nghĩa vụ gửi cho đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của họ bản sao đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ, trừ tài liệu, chứng cứ mà đương sự khác đã có, tài liệu, chứng cứ quy định tại Khoản 2 Điều 109 của Bộ luật này”. Quy định này nhằm bảo đảm quyền của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan được biết về yêu cầu khởi kiện và chứng cứ của nguyên đơn để thực hiện hiệu quả quyền tranh tụng. Tuy nhiên, quy định này chỉ đề cập tới nghĩa vụ trao đổi đơn khởi kiện và chứng cứ, tài liệu của nguyên đơn mà chưa đề cập đến nghĩa vụ trao đổi văn bản bổ sung đơn khởi kiện và chứng cứ, tài liệu kèm theo trong trường hợp họ bổ sung yêu cầu khởi kiện. Điều 70 BLTTDS năm 2015 cũng chưa đề cập đến nghĩa vụ trao đổi yêu cầu và chứng cứ, tài liệu của bị đơn có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong vụ án. Hạn chế này của BLTTDS năm 2015 dẫn tới quyền của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan được biết về văn bản bổ sung đơn khởi kiện và chứng cứ, tài liệu kèm theo của nguyên đơn; quyền của nguyên đơn được biết về yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập và chứng cứ, tài liệu của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan chưa được bảo đảm thực hiện.
- Xem thêm -