ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN THỊ HẢI QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ THỊ TRƢỜNG VIỄN THÔNG Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH HÀ NỘI - NĂM 2015ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN THỊ HẢI QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ THỊ TRƢỜNG VIỄN THÔNG Ở VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ MÃ SỐ: 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHÙNG MẠNH HÙNG XÁC NHẬN CỦA GVHD TS. PHÙNG MẠNH HÙNG XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ GS.TS. PHAN HUY ĐƢỜNG HÀ NỘI - NĂM 2015MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT ........................................................ i PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU,CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QLNN ĐỐI VỚI THỊ TRƢỜNG VIỄN THÔNG Ở VIỆT NAM ....................................................................................................... 5 1.1. Tình hình nghiên cứu ................................................................................. 5 1.2 Dự kiến những đóng góp mới của luận văn ................................................ 7 1.3. Một số vấn đề lí luận và thực tiền trong quản lí nhà nƣớc về thị trƣờng viễn thông ở việt nam ................................................................................................. 7 1.3.1. Khái niệm và đặc điểm dịch vụ viễn thông ............................................. 7 1.3.2. Vai trò của ngành viễn thông trong nền kinh tế hiện đại ...................... 13 1.4. Quản lí nhà nƣớc đối với thị trƣờng viễn thông....................................... 16 1.4.1. Đặc điểm thị trƣờng dịch vụ viễn thông ............................................... 16 1.4.2. Nội dung quản lý nhà nƣớc đối với thị trƣờng viễn thông Việt Nam ............ 18 1.5. quản lí thị trƣờng dịch vụ viễn thông ở một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho việt nam .................................................................. 26 1.5.1. Quản lý thị trƣờng viễn thông ở một số quốc gia Châu Á. ................... 26 1.5.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ..................................................... 33 Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................ 35 2.1. Phƣơng pháp luận ..................................................................................... 35 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể ............................................................... 35 2.2.1 Sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả ................................................... 35 2.2.2 sử dụng phƣơng pháp so sánh và phân tích tỷ lệ. .................................... 35 2.2.3. Sử dụng phƣơng pháp phân tích. ........................................................... 35 2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu. ............................................................ 36 2.4. Các bƣớc thực hiện và thu thập số liệu. .................................................... 36Chƣơng 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI THỊ TRƢỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM .......................................................... 38 3.1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƢỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM ................................................................................................................ 38 3.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI THỊ TRƢỜNG DỊCH VỤ VIỄN THÔNG NHỮNG NĂM QUA ........................................... 40 3.2.1. Thiết lập khuôn khổ pháp luật cho thị trƣờng dịch vụ viễn thông ........ 40 3.2.2. Tạo lập môi trƣờng thuận lợi cho sản xuất - kinh doanh ...................... 43 3.2.3. Đảm bảo kết cấu hạ tầng dịch vụ viễn thông ........................................ 46 3.2.4. Hỗ trợ phát triển .................................................................................... 47 3.2.5. Kiểm tra, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp ............................ 50 3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI THỊ TRƢỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM .......................................................... 52 3.3.1.Những khía cạnh tích cực. ..................................................................... 52 3.3.2. Những hạn chế và yếu kém ................................................................... 57 3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém trong quản lý nhà nƣớc đối với thị trƣờng viễn thông Việt Nam ................................................................ 67 CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI THỊ TRƢỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM ........... 71 4.1 Xây dựng chiến lƣợc và kế hoạch phát triển thị trƣờng ........................... 71 4.2. Tổ chức các hoạt động kinh tế ................................................................. 72 4.3. Tạo môi trƣờng thuận lợi để các thành phần kinh tế tự do hoạt động ..... 76 4.4. Điều tiết các quá trình phát triển thị trƣờng ............................................. 80 4.5. Thực hiện kiểm tra, kiểm soát các hoạt động thị trƣờng ......................... 82 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 85 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 87i DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 3G Công nghệ truyền thông thế hệ thứ ba 2 EU Liên minh Châu Âu 3 GDP Tổng sản phẩm quốc hội 4 IP Giao thức internet 5 QLNN Quản lý nhà nƣớc 6 USD Đô la Mỹ 7 VoIP Phƣơng thức truyền tải giọng nói qua giao thức internet 8 WTO Thƣơng mại thế giới1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trong những năm qua, ngành bƣu chính, viễn thông đã liên tục phát triển, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, ngành công nghệ cao đóng vai trò động lực cho việc thúc đẩy các ngành khác. Doanh thu của các doanh nghiệp viễn thông từ năm 2010 trở lại đây liên tục tăng cao, thậm chí các doanh nghiệp lớn nhƣ Tổng công ty viễn thông Quân đội Viettel, Tập đoàn VNPT đạt mức doanh thu năm sau cao gấp đôi so với năm trƣớc,đóng góp phần không nhỏ vào ngân sách nhà nƣớc. Việt Nam đang gia nhập vào quá trình toàn cầu hoá. Và viễn thông là yếu tố quan trọng góp phần mở rộng mạng lƣới liên kết giữa các quốc gia trên thế giới. Với đặc điểm là kết tinh tri thức cao của con ngƣời, công nghệ viễn thông biến đổi rất nhanh, các sản phẩm, dịch vụ mới xuất hiện thƣờng xuyên, liên tục. Chính sự đa dạng này đã tạo ra nhiều khó khăn cho quản lý nhà nƣớc (QLNN), đòi hỏi những ngƣời trong cơ quan quản lý phải có hiểu biết về chuyên ngành viễn thông và công nghệ thông tin. Quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam diễn ra muộn. Xét về hạ tầng kĩ thuật, nƣớc ta vẫn phát triển sau các nƣớc tiên tiến. Và thực tế Việt Nam đã trở thành bãi rác thải công nghệ của nhiều nƣớc. Phần lớn hạ tầng mạng viễn thông của Việt Nam đƣợc phát triển dựa trên công nghệ cũ. Vì vậy, các doanh nghiệp viễn thông gặp nhiều khó khăn khi muốn triển khai những dịch vụ gia tăng tiện ích cho khách hàng. Ngoài hạn chế đó, thị trƣờng dịch vụ viễn thông còn đang diễn ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh. Các doanh nghiệp đua nhau khuyến mãi, giảm giá, mà không quan tâm đến chất lƣợng hạ tầng mạng. Đó là một trong số những bất ổn của thị trƣờng dịch vụ. Trƣớc thực trạng trên, QLNN đối với thị trƣờng còn nhiều lúng túng. Các cơ quan quản lý đƣa ra những ý kiến trái ngƣợc nhau trong việc xác định xem doanh nghiệp có bán phá giá hay không, hay có hiện tƣợng ngăn chặn kết nối giữa các mạng2 không… Do kinh nghiệm quản lý một thị trƣờng phức tạp nhƣ viễn thông còn hạn chế, nên QLNN gặp phải rất nhiều khó khăn. Và với một thị trƣờng trong giai đoạn phát triển nhanh chóng nhƣ Việt Nam thì càng đòi hỏi phải có các giải pháp giúp cơ quan QLNN kiểm soát và thúc đẩy thị trƣờng phát triển tốt hơn. Kinh nghiệm kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam chƣa nhiều. Bên cạnh đó, cơ chế quản lý tập trung trsƣớc đây đã kìm hãm sự phát triển của tất cả các ngành kinh tế, trong đó có viễn thông. Nhờ quá trình Đổi mới hơn 20 năm qua, ngành đã có cơ hội để tiếp cận với khoa học công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, công nghệ của chúng ta vẫn đi sau các nƣớc. Các tập đoàn viễn thông lớn trên thế giới có tiềm lực về vốn, khoa học công nghệ, nguồn nhân lực trình độ cao. Vì vậy, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam thua kém các tập đoàn trên thế giới. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế bắt buộc nƣớc ta phải mở cửa nhiều thị trƣờng, trong đó có thị trƣờng dịch vụ viễn thông. Trong Hiệp định Thƣơng mại song phƣơng Việt Nam - Hoa Kỳ, hay trong các cam kết gia nhập Tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO), viễn thông luôn là lĩnh vực đƣợc đàm phán căng thẳng. Với quy luật thị trƣờng “Cá lớn nuốt cá bé” nhƣ hiện nay, thì các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam đang có nguy cơ thua ngay tại thị trƣờng trong nƣớc. Từ trƣớc đến nay, đã có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về thị trƣờng dịch vụ viễn thông Việt Nam. Tuy nhiên, phần lớn các bài viết đó chƣa nghiên cứu sâu khía cạnh QLNN. Những lý do trên là cơ sở để tôi lựa chọn đề tài “Quản lý nhà nƣớc đối với thị trƣờng dịch vụ viễn thông Việt Nam” làm Luận văn tốt nghiệp của mình. 2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU - Mục đích nghiên cứu: Đánh giá thực trạng quản lý của nhà nƣớc với thị trƣờng dịch vụ viễn thông những năm qua và đƣa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nƣớc với thị trƣờng dịch vụ viễn thông.3 - Nhiệm vụ nghiên cứu: + Hệ thống hoá các vấn đề lý luận về QLNN đối với thị trƣờng viễn thông. + Nghiên cứu thực trạng thị trƣờng dịch vụ viễn thông ở một số quốc gia trên thế giới, để từ đó rút ra bài học cho Việt Nam. + Phân tích, đánh giá những thành công và những vấn đề còn tồn tại của QLNN. + Tìm ra nguyên nhân của các vấn đề còn tồn tại đó. + Đề xuất các quan điểm định hƣớng, giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả QLNN đối với thị trƣờng này. 3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đối tƣợng nghiên cứu: Quản lý nhà nƣớc đối với thị trƣờng dịch vụ viễn thông Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu: Chỉ giới hạn các dịch vụ viễn thông trong đất liền hiện nay ở Việt Nam (không xét viễn thông hàng hải); Về thời gian: từ khi Pháp lệnh Bƣu chính - Viễn thông đƣợc ban hành (năm 2002) cho tới nay. 4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Luận văn sử dụng các phƣơng pháp luận: duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, kết hợp với phƣơng pháp nghiên cứu trừu tƣợng hoá khoa học nhằm khái quát hoá các nội dung, vấn đề cơ bản. Ngoài ra, còn có các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể khác: phân tích và tổng hợp, thống kê, xử lý số liệu, dự báo theo xu thế... đƣợc vận dụng linh hoạt cho phù hợp với định hƣớng nghiên cứ 5. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 4 chƣơng: - Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu,cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với thị trường dịch vụ viễn thông ở Việt nam4 - Chương 2. Phương pháp nghiên cứu - Chương 3. Thực trạng quản lý nhà nước về thị trường viễn thông ở Việt Nam. - Chương 4. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về thị trường viễn thông ở Việt Nam5 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU,CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QLNN ĐỐI VỚI THỊ TRƢỜNG VIỄN THÔNG Ở VIỆT NAM 1.1. Tình hình nghiên cứu Thị trƣờng dịch vụ viễn thông là một vấn đề đƣợc bàn thảo nhiều trên báo chí. Tuy nhiên chƣa có nhiều công trình nghiên cứu đầy đủ về QLNN đối với thị trƣờng này ở Việt Nam. Một số công trình nghiên cứu liên quan có thể kể ra ở đây là: - Vũ Đức Đam (1996), Phát triển viễn thông trong nền kinh tế hiện đại, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. - Phạm Thị Hƣơng Duyên (2000), Một số vấn đề về đầu tƣ phát triển ngành Bƣu chính - Viễn thông Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Trƣờng Đại học Ngoại thƣơng, Hà Nội. - Đỗ Doãn Quý (2004), Chính sách hội nhập quốc tế trong lĩnh vực Bƣu chính - Viễn thông của Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội. - Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (2005), Nghiên cứu về cạnh tranh ngành Viễn thông Việt Nam, báo cáo Nghiên cứu chính sách - VNCI. - Lê Bửu Trân (2005), Báo cáo Phát triển thị trƣờng dịch vụ viễn thông Việt Nam, TP. Hồ Chí Minh. - Lê Thanh Dũng (2005), Các dịch vụ viễn thông của Tổng công ty Bƣu chính Viễn thông Việt Nam, Nxb Bƣu điện, Hà Nội. - Nguyễn Thành Phúc (2006), Viễn thông và Internet Việt Nam hƣớng tới năm 2010, Báo Bƣu điện Việt Nam. - Phan Thị Minh Huệ (2007), Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tập đoàn Bƣu chính viễn thông Việt Nam khi gia nhập Tổ chức Thƣơng mại thế giới WTO, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trƣờng Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.6 - Trần Đăng Khoa (2009), Phát triển ngành viễn thông Việt Nam đến năm 2020, Luận án tiến sỹ kinh tế, Trƣờng Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. - Đoàn Phúc Thanh (2000), Nguyên lý quản lý kinh tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. - Lƣơng Xuân Quỳ (2006), Quản lý nhà nƣớc trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.… Cơ sở lý luận về vai trò quản lý kinh tế của nhà nƣớc đã đƣợc khá nhiều ngƣời nghiên cứu. Các công trình đã chỉ ra 3 nội dung của QLNN đối với một thị trƣờng: Tạo lập môi trƣờng pháp lý để điều tiết hoạt động của thị trƣờng; Xây dựng chiến lƣợc, quy hoạch phát triển thị trƣờng; Ban hành chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển. Các chức năng QLNN đƣợc xem xét trên 2 phƣơng diện. Với cách tiếp cận phƣơng hƣớng tác động quản lý, gồm các chức năng: Tạo môi trƣờngvà điều kiện cho hoạt động sản xuất - kinh doanh; Dẫn dắt và hỗ trợ những nỗ lực phát triển thông qua kế hoạch và các chính sách kinh tế; Hoạch định và thực hiện các chính sách xã hội; Quản lý và kiểm soát việc sử dụng tài sản quốc gia. Theo phƣơng diện giai đoạn tác động, QLNN có 6 chức năng: Xác định phƣơng hƣớng, mục tiêu, chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội; Lập chƣơng trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội;Xây dựng và thực hiện pháp luật về quản lý; Tổ chức các hệ thống kinh tế trong nƣớc hoạt động; Kiểm tra, kiểm soát nền kinh tế đảm bảo đúng định hƣớng phát triển; Điều chỉnh và tìm kiếm các biện pháp phát triển nền kinh tế,mở rộng và khai thông môi trƣờng kinh tế đối ngoại. Tuy nhiên việc xem xét nội dung QLNN trong lĩnh vực viễn thông thì chƣa đƣợc nhiều ngƣời quan tâm. Với một thị trƣờng đặc thù nhƣ viễn thông,vấn đề QLNN cần đƣợc nghiên cứu và làm rõ những đặc điểm riêng có.7 Phần lớn các đề tài trên tập trung vào yếu tố cung trên thị trƣờng, tức ngành viễn thông. Tình hình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp đƣợc phân tích ở nhiều khía cạnh. Nhiều giải pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các doanh nghiệp và ngành đã đƣợc đƣa ra. Một số vấn đề: cạnh tranh giữa các doanh nghiệp viễn thông, vốn đầu tƣ phát triển ngành,… đƣợc đề cập. Các đề tài đã gợi mở một số hƣớng phát triển của ngành, và hƣớng quản lý của nhà nƣớc trong bối cảnh hội nhập. Tuy nhiên, đa phần các nghiên cứu đó đều chƣa cụ thể, chƣa hoàn chỉnh. Mặt khác, chƣa tập trung vào vai trò QLNN - nhƣ một trong các yếu tố phát triển bền vững của thị trƣờng. 1.2 Dự kiến những đóng góp mới của luận văn - Đánh giá những thành công và hạn chế trong QLNN đối với thị trƣờng dịch vụ viễn thông những năm qua. Các công trình trƣớc đây cũng có nghiên cứu thực trạng QLNN, tuy nhiên ở dƣới một số khía cạnh khác nhau, chƣa toàn diện. Do vậy, luận văn này sẽ đánh giá thực trạng QLNN theo các tiêu chí chức năng quản lý kinh tế của nhà nƣớc. Đây là phƣơng pháp tiếp cận mới, phù hợp với xu thế hội nhập toàn cầu. - Đƣa ra một số giải pháp nhằm giải quyết những bất cập trong việc quản lý thị trƣờng viễn thông của nhà nƣớc. Những bất cập trên sẽ đƣợc luận văn giải quyết,dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn. 1.3. Một số vấn đề lí luận và thực tiền trong quản lí nhà nƣớc về thị trƣờng viễn thông ở việt nam 1.3.1. Khái niệm và đặc điểm dịch vụ viễn thông 1.3.1.1 Khái niệm và phân loại - Dịch vụ là một cụm từ không còn mới mẻ trên thế giới. Tuy nhiên, vẫn chƣa có một cách hiểu thống nhất về khái niệm này. Về cơ bản, chúng ta có thể hiểu, dịch vụ là những thứ tƣơng tự nhƣ hàng hoá, nhƣng là phi vật chất.8 Dịch vụ có các đặc tính sau: + Tính đồng thời: sản xuất và tiêu dùng dịch vụ xảy ra đồng thời; + Tính không thể tách rời: sản xuất và tiêu dùng dịch vụ không thể tách rời. Thiếu mặt này thì sẽ không có mặt kia; + Tính chất không đồng nhất: không có chất lƣợng đồng nhất; + Vô hình: không có hình hài rõ rệt. Không thể thấy trƣớc khi tiêu dùng; + Không lƣu trữ đƣợc: không lập kho để lƣu trữ nhƣ hàng hóa đƣợc. Theo Pháp lệnh Bƣu chính - Viễn thông của Việt Nam ban hành năm 2002, dịch vụ viễn thông được định nghĩa là dịch vụ truyền ký hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ viết, âm thanh, hình ảnh hoặc các dạng khác của thông tin giữa các điểm kết cuối của mạng viễn thông. Điểm kết cuối của mạng viễn thông là điểm đấu nối vật lý thuộc mạng viễn thông theo các tiêu chuẩn kỹ thuật để bảo đảm việc đấu nối thiết bị đầu cuối của ngƣời sử dụng dịch vụ vào mạng viễn thông. Viễn thông là một trong những lĩnh vực có công nghệ biến đổi nhanh nhất trên thế giới. Hiện nay, công nghệ viễn thông phát triển theo hƣớng hội tụ công nghệ viễn thông, vô tuyến, cùng với sự xuất hiện của các công nghệ đa phƣơng tiện. Vì vậy, cách phân loại dịch vụ viễn thông cần phải phù hợp với xu hƣớng trên. Trong quá trình đàm phán Hiệp định Thƣơng mại song phƣơng Việt Nam - Hoa Kỳ, chúng ta đã xác định một cách phân loại dịch vụ viễn thông phù hợp với lộ trình mở cửa của ngành viễn thông Việt Nam, và thuận lợi cho sự quản lý của nhà nƣớc. Cách phân loại dịch vụ viễn thông ở Việt Nam hiện nay đã đƣợc ghi trong Pháp lệnh Bƣu chính - Viễn thông năm 2002. Theo đó, dịch vụ viễn thông bao gồm: Dịch vụ cơ bản: là dịch vụ truyền đƣa tức thời dịch vụ viễn thông qua mạng viễn thông hoặc Internet mà không làm thay đổi loại hình hoặc nội dung thông tin;9 Dịch vụ giá trị gia tăng: là dịch vụ làm tăng thêm giá trị thông tin của ngƣời sử dụng dịch vụ bằng cách hoàn thiện loại hình, nội dung thông tin hoặc cung cấp khả năng lƣu trữ, khôi phục thông tin đó trên cơ sở sử dụng mạng viễn thông hoặc Internet; Dịch vụ kết nối Internet: là dịch vụ cung cấp cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet khả năng kết nối với nhau và với Internet quốc tế; Dịch vụ truy nhập Internet: là dịch vụ cung cấp cho ngƣời sử dụng khả năng truy nhập Internet; Dịch vụ ứng dụng Internet trong bưu chính, viễn thông: là dịch vụ sử dụng Internet để cung cấp dịch vụ bƣu chính, viễn thông cho ngƣời sử dụng. Danh mục cụ thể các dịch vụ viễn thông do Bộ Thông tin và Truyền thông - cơ quan QLNN về bƣu chính, viễn thông quy định và công bố. Đối với các dịch vụ viễn thông cơ bản và giá trị gia tăng, Bộ phân loại nhƣ sau: Các dịch vụ viễn thông cơ bản (bao gồm nhưng không giới hạn): Dịch vụ viễn thông trên mạng điện thoại công cộng/mạng số đa dịch vụ; dịch vụ viễn thông trên mạng thông tin di động mặt đất công cộng; dịch vụ viễn thông trên mạng thông tin di động vệ tinh công cộng; dịch vụ viễn thông trên mạng vô tuyến điện hàng hải công cộng; dịch vụ truyền số liệu công cộng; dịch vụ thuê kênh; dịch vụ telex và dịch vụ điện báo. Các dịch vụ giá trị gia tăng (bao gồm nhưng không giới hạn): Dịch vụ thƣ điện tử; dịch vụ hộp thƣ thoại; dịch vụ truy nhập dữ liệu và thông tin trên mạng; dịch vụ trao đổi dữ liệu điện tử trên mạng; dịch vụ fax gia tăng giá trị bao gồm lƣu trữ và gửi, lƣu trữ và truy nhập; dịch vụ chuyển đổi mã và giao thức; dịch vụ xử lý dữ liệu và thông tin trên mạng. 1.3.1.2. Những đặc điểm cơ bản của dịch vụ viễn thông - Tính phi vật chất: Dịch vụ viễn thông, cũng giống các dịch vụ khác, có tính phi vật chất. Để thực hiện đƣợc việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng,10 ngành viễn thông phải sử dụng các công cụ vật chất nhƣ: tổng đài, các thiết bị đầu cuối (điện thoại, máy fax…). Tuy nhiên, bản chất dịch vụ viễn thông thì không nhìn thấy đƣợc. Đó là sự truyền đi của các thông tin đƣợc mã hoá mà mắt ngƣời không thể nhìn thấy. Quá trình tiêu thụ dịch vụ viễn thông cũng gắn liền với quá trình sản xuất hoặc trùng với quá trình sản xuất. Ví dụ, khi hai ngƣời bắt đầu nói chuyện qua mạng điện thoại di động, thì cũng đồng thời với việc sản xuất ra dịch vụ viễn thông. Con ngƣời không nhìn thấy đƣợc thông tin đƣợc truyền đi trong quá trình đàm thoại. Và khi kết thúc đàm thoại, thì quá trình sản xuất ra dịch vụ viễn thông cũng chấm dứt. Thông tin không đƣợc tiếp tục truyền đi. - Vượt qua giới hạn về không gian và thời gian: Với công nghệ viễn thông hiện nay, con ngƣời đã phóng đƣợc những vệ tinh viễn thông lên các quỹ đạo quanh trái đất. Các vệ tinh này có thể hoạt động 24/24 giờ. Vì vậy, bất cứ lúc nào, vệ tinh viễn thông cũng liên kết với các mạng lƣới dƣới mặt đất, bao phủ toàn cầu, ở mọi địa hình cao thấp khác nhau. Nhƣ vậy, giới hạn về không gian và thời gian cũng bị vƣợt qua. - Có sự kết tinh tri thức cao của con người: Trong nền kinh tế hiện đại,ngành điện tử, viễn thông và công nghệ thông tin là biểu trƣng cho tri thức của loài ngƣời. Hầu hết các doanh nghiệp đều rất coi trọng nguồn nhân lực trình độ cao. Các tập đoàn kinh tế thƣờng đầu tƣ rất lớn vào khâu nghiên cứu và phát triển (R&D). Và những sản phẩm tri thức trong ngành viễn thông đều là kết quả của quá trình nghiên cứu, sáng tạo không ngừng của con ngƣời. Đội ngũ trí thức tạo ra những sản phẩm công nghệ mới, có giá trị cao. Do Luật Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đƣợc thực thi ở nhiều nƣớc phát triển nên khách hàng phải mua các tài sản tri thức, công nghệ viễn thông với giá rất cao. Trong khi đó, chủ doanh nghiệp chỉ phải trả cho đội ngũ kỹ sƣ của họ một khoản tiền nhỏ hơn nhiều lần doanh thu. Vì vậy, khoản lợi nhuận doanh11 nghiệp thu đƣợc khá lớn. Và kinh doanh công nghệ viễn thông là một lĩnh vực có khả năng sinh lợi cao. - Những tiến bộ công nghệ của ngành viễn thông diễn ra nhanh chóng: Sự phát triển của ngành viễn thông gắn liền với những tiến bộ khoa học – công nghệ. Nửa đầu thế kỷ XX, các dịch vụ viễn thông chỉ dừng lại ở việc truyền thông tin trong vùng phủ sóng hẹp, và hầu nhƣ chƣa có các dịch vụ giá trị gia tăng. Vào nửa sau thế kỷ XX, thế giới đƣợc chứng kiến cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại hƣớng tới nền kinh tế tri thức. Ngày nay, mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp đều quan tâm đầu tƣ phát triển nguồn tài sản quý nhất, đó là con ngƣời. Đội ngũ nhân lực trình độ cao không ngừng sáng tạo ra những phƣơng pháp, những thiết bị mới nhằm mở rộng vùng phủ sóng, cải thiện chất lƣợng tín hiệu, nâng cao tốc độ đƣờng truyền thông tin, đa dạng hoá các tiện ích cho ngƣời sử dụng... Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, tin học, điện tử và tự động hoá đã góp phần rút ngắn chu kỳ đời sống của sản phẩm nói chung, và trong ngành viễn thông thì những tiến bộ kỹ thuật xuất hiện trong khoảng thời gian ngắn hơn nữa. Mỗi tháng, các tập đoàn viễn thông lớn trên thế giới đều giới thiệu với thị trƣờng thêm nhiều sản phẩm mới: điện thoại, phần mềm tiện ích, thiết bị cải thiện tốc độ truyền tin, thiết bị bảo mật thông tin... Hiện nay, công nghệ thông tin và truyền thông tiếp tục phát triển theo hƣớng hội tụ. Trên thế giới, sự hội tụ (convergence) giữa viễn thông, máy tính (Internet) và phát thanh, truyền hình (broadcasting) đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng. Trong viễn thông còn xảy ra sự hội tụ giữa cố định và di động, giữa thoại và dữ liệu. Hội tụ nói chung bao gồm hội tụ về mạng lƣới hạ tầng (infrastructure) và hội tụ về dịch vụ (service). Trƣ ớc đây, các mạng lƣới khác nhau chuyên cung cấp các dịch vụ chuyên biệt khác nhau:mạng viễn thông cung cấp các dịch vụ viễn thông, mạng Internet cung cấp các dịch vụ liên quan đến kết nối các máy tính, mạng lƣới truyền dẫn phát12 sóng phát thanh truyền hình cung cấp các dịch vụ phát thanh truyền hình quảng bá.Bản thân mỗi dịch vụ này cũng có những đặc tính tƣơng đối khác nhau, ví dụ dịch vụ viễn thông mang tính tƣơng tác hai chiều, dịch vụ quảng bá mang tính chất một chiều. Tuy nhiên hiện nay, trên cùng một mạng có thể cung cấp các dịch vụ khác nhau 3 trong 1 và 4 trong 1 (triple play, quadruple play). Ví dụ điển hình là trên máy di động cầm tay có thể nhận đƣợc các chƣơng trình truyền hình, có thể nghe đài, có thể truy nhập Internet và nói chuyện điện thoại, ngƣợc lại trên mạng truyền hình cáp có thể cung cấp các dịch vụ viễn thông và Internet, còn trên mạng Internet có thể cung cấp dịch vụ phát thanh,truyền hình. Một thành tựu khác, công ty SK Telecom của Hàn Quốc đã giới thiệu với thị trƣờng chiếc điện thoại di động sử dụng công nghệ hiện đại CDMA với các tiện ích nhƣ: rút tiền mặt từ máy rút tiền tự động (ATM), thanh toán tiền mua hàng hoá dịch vụ, định vị theo hệ thống định vị toàn cầu,xem truyền hình, nghe đài phát thanh, truy nhập Internet, quay phim, chụp ảnh... Chính khả năng tích hợp những công nghệ hiện đại, mũi nhọn trong các sản phẩm, dịch vụ viễn thông đã tạo ra sự biến đổi công nghệ nhanh chóng của ngành. - Quá trình sản xuất kinh doanh viễn thông mang tính dây chuyền Đặc điểm của ngành viễn thông là quá trình sản xuất của nó đƣợc phân bố trên khắp lãnh thổ đất nƣớc, thậm chí ở tại nhiều quốc gia khác nhau chứ không kết thúc trong một doanh nghiệp, một công ty. Để cung cấp dịch vụ viễn thông cho khách hàng cần có sự phối hợp của nhiều đơn vị liên quan trong ngành viễn thông tham gia, mỗi đơn vị thực hiện một công việc nhất định trong quá trình truyền đƣa tin tức hoặc là giai đoạn đi, hoặc giai đoạn đến, giai đoạn quá giang. Từng cơ quan riêng biệt nói chung không thể tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh, cũng nhƣ hiệu quả có ích cho ngƣời sử dụng, nhƣng nó thực hiện những công việc cần thiết để xử lý lƣu lƣợng, phục vụ hệ thống13 chuyển mạch và đƣờng truyền dẫn, kết quả cuối cùng là đảm bảo hoàn thành dịch vụ - sản phẩm hoàn chỉnh. Do vậy để đảm bảo chất lƣợng tin tức truyền đƣa cần phải có quy định thống nhất về thể lệ thủ tục khai thác các dịch vụ viễn thông, quy trình khai thác, bảo dƣỡng thiết bị thông tin, chính sách đầu tƣ phát triển mạng một cách phù hợp, thống nhất về đào tạo cán bộ, cần có sự phối hợp chặt chẽ về kỹ thuật, nghiệp vụ, lao động trên phạm vi rộng lớn, trên quy mô cả nƣớc và mở rộng ra phạm vi thế giới. Đặc điểm này đòi hỏi sự thống nhất và tính kỷ luật cao trong việc đảm bảo kỹ thuật mạng lƣới, sự thống nhất về nghiệp vụ trong tổ chức khai thác; đòi hỏi phải có sự chỉ huy thống nhất từ một trung tâm và sự gắn bó giữa hoạt động viễn thông trong nƣớc và quốc tế. 1.3.2. Vai trò của ngành viễn thông trong nền kinh tế hiện đại * Đảm bảo kết cấu hạ tầng, tạo thuận lợi cho sự phát triển của các nghành kinh tế khác. Viễn thông là một nghành giữ vai trò kép. Thứ nhất, bản thân viễn thông là những sản phẩm dịch vụ thƣơng mại. Thứ hai,nó tạo môi trƣờng thuận lợi cho quá trình trao đổi của các sản phẩm dịch vụ khác. Khi hoạt động sản xuất phát triển, sự trao đổi thông tin cảng trở nên phố biến hơn. Sử dụng dịch vụ viễn thông, một chủ dopanh nghiệp tuy không trực tiếp có mặt ở các khâu sản xuất kinh doanh nhƣng vẫn có đủ thông tin cần thiế. Một doanh nghiệp vừa và nhỏ nhƣng thông qua thƣơng mại điện tử có thể giới thiệu sản phẩm tới khách hàng ở khắp nơi trên thế giới, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, sản xuất theo yêu cầu. Ngoài ra khách hàng không cần thiết phải đến trụ sở của doanh nghiệp nhƣng vẫn có đủ mọi thông tin cần thiết về sản phẩm họ muốn mua. Đặt hàng thông qua điện thoại hoặc internet….Tất cả các lĩnh vực kinh tế đều cần đảm bảo thông tin liên lạc. Vì vậy nghành viễn thông đƣợc coi là một kết cầu hạ tầng quan trọng.14 Trong nghành du lịch ngày nay việc đăng ký tour du lịch đặt vé máy bay khách sạn… hầu hết đƣợc thực hiện qua điện thoại và internet. Có rất nhiều du khách quốc tế đến các nƣớc khác để tham quan, nghỉ ngơi. Tuy nhiên trong thời gian ở nƣớc ngoài họ vẫn có nhu cầu liên lạc với ngƣời thân, bạn bè, đối tác…Vì vậy, dịch vụ viễn thông quốc tế tốt sẽ là điều kiện thuận lợi để thu hút khách du lịch quốc tế đến với mỗi quốc gia. Các công ty xuyên quốc gia (TNCs) thực hiện sản xuất kinh doanh trên phạm vi toàn cầu. Quá trình phân công lao động diễn ra ở rất nhiều quốc gia khác nhau để khai thác lợi thế so sánh. Vì vậy, việc kiểm soát thông tin và phối hợp đồng bộ hoạt động sản xuất kinh doanh rất quan trọng. Nếu kết cấu hạ tầng viễn thông của một quốc gia không thuận lợi ( chất lƣợng kém, cƣớc phí cao…) thì quốc gia đó khó có thể thu hút đƣợc nhiều dòng vốn đầu tƣ từ nƣớc ngoài. * Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế Năm 2008 giá trị sản phẩm toàn cầu đạt 46,77 tỷ USD. Trong đó doanh thu viễn thông toàn cầu đạt 1,7 nghìn tỷ USD, chiếm hơn 3,6% (38). Ở Việt Nam, doanh thu của nghành bƣu chính viễn thông năm 2012 đạt hơn 95 tỷ đồng tăng 44% so với năm 2014, và chiếm khoảng 6,4% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của quốc gia. Với xu hƣớng thƣơng mại điện tử phát triển nhƣ hiện nay thì chắc chắn nghành viễn thông sẽ tiếp tục tăng trƣởng với tốc độ cao và đóng góp lớn vào phát triển kinh tế. * Nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư Trƣớc đây, khi nghành công nghệ thông tin chƣa phát triển, trao đổi thông tin liên lạc còn lạc hậu, ngƣời dân không những mất thời gian đi lại, chi phí đi lại để truyền đạt một thông tin nào đó đến ngƣời thân hoặc công việc của họ. Từ khi nghành công nghệ thông tin phát triển, thông tin liên lạc ra đời nhất là sự ra đời của mạng di động (1993). Đời sống tinh thần của ngƣời dân15 đã đƣợc thỏa mãn phần nào, họ có thể chuyện trò với ngƣời thân khi đi xa, thông tin về công việc đƣợc nhanh chóng. Vì vậy, không những con ngƣời có thêm niềm vui để sống và làm việc mà công việc của họ cũng phát triển hơn nhờ sự kết nối liên lạc nhanh chóng. Hiện nay, tất cả các nhà mạng đã đƣa ứng dụng công nghệ thông tin, đặt các trạm phát sóng (BTS) đến tất cả các vùng sâu xa của đất nƣớc, vùng biển đảo đều đƣợc phủ sóng rộng khắp. Những cố gắng nỗ lực đó của nghành viễn thông đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao đời sống tình thần của bà con thôn bản, vùng hải đảo xa, tạo cơ hội tiếp cận thông tin xã hội cho nhân dân . * Tạo ra cách nghĩ và cách làm mới - Tiếp thị mới: Ngày nay internet trở thành công cụ hữu ích giúp các doanh nghiệp quảng bá sản phẩm. Gửi email giới thiệu công ty của mình tới các khách hàng tƣơng lai là một cách thức hay đƣợc áp dụng bới cách thức này có chi phí rất thấp. Email cũng là một phƣơng tiện duy trì mối liên lạc của doanh nghiệp với khách hàng. So với cách thức tiếp thị truyền thống là thuê nhân viên trực tiếp đến gặp khách hàng để quảng bá sản phẩm, thì việc ứng dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực tiếp thị vừa tiết kiệm chi phí về tài chính, về thời gian và về cơ hội đƣợc nhiều ngƣời biết đến trong một thời gian ngắn. - Bán hàng kiểu mới:Có rất nhiều điều làm nên sự thành công của một doanh nghiệp, nhƣng quan trọng nhất vẫn là doanh số bán hàng và lợi nhuận thu đƣợc. Chúng ta đã bỏ qua đƣợc sự nặng nề về một khởi đầu của công ty khi nghĩ đến vấn đề mặt bằng và diện tích phải rộng đẹp để khách hàng dễ nhìn, dễ thấy. Nhờ những ứng dụng của công nghệ thông tin, các doanh nghiệp có thể áp dụng bán hàng qua điện thoại: bằng tin nhắn quảng cáo, bằng các ứng dụng trên điện thoại để thỏa thuận giá, giới thiệu hàng hóa của mình…16 Những cơ hội quảng bá mới: Thông tin truyền thông với các công nghệ mới đang tạo ra những cơ hội mới để các doanh nghiệp tổ chức tiếp xúc với khách hàng, đồng thời cũng cần lắng nghe khách hàng nói về sản phẩm và doanh nghiệp của mình, tạo nên những cơ hội trao đổi, truyền đạt tạo lập ấn tƣợng với các hoạt động hƣớng về công chúng, nhằm tạo ra một hình ảnh đẹp, nổi bật và rộng khắp về bản thân tổ chức hoặc cá nhân với mong muốn thông qua những hình ảnh đó chúng sẽ trở nên gần gủi và giành nhiều thiện cảm quan tâm tới họ. Trong môi trƣờng cạnh tranh, hầu hết các đối thủ đều muốn có đƣợc vị trí tin cậy của mình trên thị trƣờng, nhằm nắm giữ thị phần, khách hàng lớn. Am hiểu các phƣơng tiện truyền thông là cơ sở để tạo nên hình ảnh tốt đẹp và kinh doanh thành công. Trƣớc đây, xã hội coi trọng hàng hóa vật chất, các sản phẩm công nghiệp. Còn ngày nay, những nghành nghề tạo ra nhiều giá trị gia tăng nhất là lĩnh vực dịch vụ. Ở những nƣớc phát triển, lao động trong nghành dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nền kinh tế. 1.4. Quản lí nhà nƣớc đối với thị trƣờng viễn thông 1.4.1. Đặc điểm thị trƣờng dịch vụ viễn thông - Khó có sự thoả thuận giá cả (cước phí) giữa bên mua và bên bán, cước phí thường do bên bán tự quyết định. Số lƣợng khách hàng trên thị trƣờng dịch vụ viễn thông rất lớn, trong khi số lƣợng các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thì hạn chế. Số lƣợng ngƣời trong mỗi doanh nghiệp cũng hạn chế. Do vậy, nếu các doanh nghiệp viễn thông cử nhân viên đi gặp và thoả thuận với từng khách hàng, thì sẽ tạo ra chi phí giao dịch rất lớn. Các dịch vụ viễn thông đƣợc cung cấp đồng loạt theo mạng lƣới. Nếu khách hàng đồng ý, thì sẽ tham gia sử dụng dịch vụ. Nếu không chấp nhận, họ có quyền không tham gia. Nhƣ vậy, quyền quyết định cuối cùng vẫn thuộc về phía ngƣời tiêu17 dùng. Và nếu giá cƣớc mà doanh nghiệp đƣa ra không hợp lý, thì họ cũng không thu hút đƣợc nhiều thuê bao. Thông thƣờng doanh nghiệp viễn thông chỉ áp dụng phƣơng án thoả thuận phƣơng án giá với những sản phẩm đặc thù, hoặc với những khách hàng là tổ chức tƣơng đối lớn. Đặc điểm này cũng có ở thị trƣờng điện, nƣớc,... - Các loại hình dịch vụ rất đa dạng. Dịch vụ viễn thông đƣợc chia ra thành các nhóm lớn. Và trong mỗi nhóm lớn đó còn có các nhóm nhỏ. Ví dụ, các dịch vụ giá trị gia tăng (bao gồm nhƣng không giới hạn): dịch vụ thƣ điện tử; dịch vụ hộp thƣ thoại; dịch vụ truy nhập dữ liệu và thông tin trên mạng; dịch vụ trao đổi dữ liệu điện tử trên mạng; dịch vụ fax gia tăng giá trị bao gồm lƣu trữ và gửi, lƣu trữ và truy nhập; dịch vụ chuyển đổi mã và giao thức; dịch vụ xử lý dữ liệu và thông tin trên mạng. - Tốc độ phát triển của thị trường rất nhanh. Viễn thông ngày nay đã trở nên thiết yếu. Đây là một trong nhiều lý do vì sao, trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu khủng hoảng, doanh thu viễn thông Việt nam vẫn tăng trƣởng vƣợt bậc. Nhìn vào doanh thu đạt đƣợc của ba nhà mạng lớn năm 2014 chúng ta thấy kinh doanh viễn thông phát triển với tốc độ nhanh ngay trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn do khủng hoảng toàn cầu. Thông tin đƣợc Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2015 do Bộ thông tin và Truyền thông tổ chức sáng 31/12/2014, theo đó: Tổng lợi nhuận của tập đoàn Bƣu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) trong năm 2014 đạt 6.310 tỷ đồng, đạt 103% kế hoạch và bằng 112% so với thực hiện năm 2013; Tổng doanh thu của VNPT năm 2014 đạt 101,055 tỷ đồng, đạt 104% kế hoạch, bằng 106% so với thực hiện năm 2013. Nộp ngân sách nhà nƣớc 5.850 tỷ đồng bằng 118% năm 2013; Tổng công ty viễn thông Mibiphone đạt doanh thu 36,605 tỷ đồng đạt 101,4% kê hoạch, tăng 5,2% so với năm 2013. Nộp ngân sách nhà nƣớc18 3,926 tỷ đồng; Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel năm 2014 đạt doanh thu 196,650 tỷ đồng tăng 20% so với năm 2013. Nhìn vào số liệu trên, chúng ta có thể khẳng định thị trƣờng viễn thông luôn là thị trƣờng tiên phong về tốc độ phát triển và đóng góp ngân sách nhà nƣớc. - Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp rất quyết liệt bằng nhiều phương thức. Đầu tiên phải nói đến là cuộc chiến về giá cả - yếu tố đƣợc khách hàng ở các nƣớc có thu nhập thấp rất quan tâm. Hầu hết các doanh nghiệp đều khuyến mãi cho khách hàng khi hoà mạng mới, và với cả những thuê bao đang hoạt động. Những đợt khuyến mãi (nhƣ ở Việt Nam) diễn ra thƣờng xuyên. Hiện thu nhập bình quân đầu ngƣời của Việt Nam còn thấp so với thế giới, nên tâm lý số đông vẫn thích những dịch vụ có giá cả phải chăng. Tuy nhiên, ở những nền kinh tế phát triển, thì chất lƣợng dịch vụ và sự đa dạng các tiện ích là yếu tố đƣợc ngƣời tiêu dùng chú ý đến nhiều hơn. Do vậy, các nhà cung cấp cần phải đầu tƣ nâng cấp mạng lƣới hiện đại, để đảm bảo cung cấp đƣợc nhiều loại hình, với chất lƣợng cao nhất. Nhƣ vậy mới có thể giữ đƣợc khách hàng trong cơ chế thị trƣờng cạnh tranh. - Mang tính toàn cầu. Viễn thông tạo nên mạng lƣới liên kết toàn cầu. Ở bất kỳ nơi đâu trên thế giới, con ngƣời đều có thể liên lạc đƣợc với nhau. Điều này tạo cơ hội cho quá trình sản xuất trên phạm vi toàn cầu. Từ một nơi, ngƣời đứng đầu doanh nghiệp có thể chỉ đạo quá trình sản xuất ở bất kỳ chi nhánh nào có kết nối mạng viễn thông. Một ví dụ điển hình khác là thị trƣờng tài chính. Đây là thị trƣờng hoạt động 24/24 giờ trên toàn thế giới, với giá trị giao dịch rất lớn mỗi ngày. 1.4.2. Nội dung quản lý nhà nước đối với thị trường viễn thông Việt Nam * Khái niệm quản lý nhà nước về kinh tế Là sự tác động có tổ chức và bằng pháp quyền của nhà nƣớc lên nền kinh tế quốc dân nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực kinh tế trong19 và ngoài nƣớc, các cơ hội có thể có, để đạt đƣợc các mục tiêu phát triển kinh tế đất nƣớc đã đặt ra. Từ khái niệm trên, có thể thấy: Thực chất của QLNN về kinh tế là việc tổ chức và sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực kinh tế trong và ngoài nƣớc, mà nhà nƣớc có khả năng tác động vì mục tiêu xây dựng và phát triển đất nƣớc. Trong đó, vấn đề con ngƣời, tổ chức và tạo động lực lớn nhất cho con ngƣời hoạt động trong xã hội là vấn đề có ý nghĩa then chốt. QLNN về kinh tế là một khoa học vì nó có đối tƣợng nghiên cứu riêng và có nhiệm vụ phải thực hiện riêng, đó là các quy luật và vấn đề mang tính quy luật của các mối quan hệ trực tiếp và gián tiếp giữa các chủ thể tham gia các hoạt động kinh tế của xã hội. QLNN về kinh tế còn là một nghệ thuật vì nó lệ thuộc không ít vào trình độ nghề nghiệp, nhân cách, ban lĩnh của đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế; phong cách làm việc, phƣơng pháp và hình thức tổ chức quản lý; khả năng thích nghi cao hay thấp… của bộ máy quản lý nhà nƣớc. Vai trò của quản lý nhà nước về kinh tế. Vai trò của QLNN về kinh tế thể hiện trƣớc hết và rõ nhất ở vai trò của Nhà nƣớc đối với nền kinh tế. Cụ thể là: - Đại diện cho nhân dân để quản lý nền kinh tế vì lợi ích của nhân dân và đất nƣớc: Nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa là ngƣời chủ sở hữu tài sản công, vừa là ngƣời đại diện cho lợi ích của nhân dân lao động, vì thế chức năng quản lý kinh tế là một tất yếu khách quan. Chỉ có sự quản lý kinh tế của Nhà nƣớc, nền kinh tế mới có thể phát triển bền vững, phát triển theo đúng xu thế và quy luật cạnh tranh của thị trƣờng. Tuy nhiên, vai trò của Nhà nƣớc có đƣợc phát huy hay không còn tùy thuộc vào kết quả đổi mới và cải cách về tổ chức bộ máy và công tác cán bộ, về cơ chế quản lý và phƣơng pháp điều hành. Nói20 tóm lại là tùy thuộc vào phẩm chất và năng lực cán bộ trong bộ máy quản lý kinh tế- xã hội các cấp. - Là nhạc trƣởng điều tiết, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc nhiều thành phần kinh tế tự do tiếp cận nhu cầu thị trƣờng để lựa chọn và quyết định chiến lƣợc kinh doanh của mình, bao gồm chiến lƣợc tài chính, nhân sự, kỹ thuật- công nghệ, liên doanh liên kết, tiêu thụ sản phẩm. Bằng các công cụ quản lý vĩ mô, mà trƣớc hết là conng cụ pháp luật. Nhà nƣớc tạo hành lang và điều hành hoạt động nhằm khuyến khích cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế. Mặt khác. Trong xu thế đa dạng hóa và đa phƣơng hóa các quan hệ hợp tác quốc tế, Nhà nƣớc giữ vai trò là ngƣời hƣớng dẫn cho các doanh nghiệp, địa phƣơng và nghành kinh tế hòa nhập vào thị trƣờng thế giới để vừa đảm bảo các bên đều có lợi, vừa giữ vững độc lập chủ quyền quốc gia. - Phát huy các mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trƣờng: Cơ chế thị trƣờng là cơ chế năng động, linh hoạt, vì thế nó thúc đẩy quá trình xã hội hóa lực lƣợng sản xuất, tăng năng suất lao động và tạo ra sự phong phú đa dạng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Bên cạnh đó, cơ chế thị trƣờng tiềm ẩn những khuyết tật vốn có của nó, nhƣ: độc quyền, vấn đề cung ứng hàng hóa công cộng, hiện tƣợng ngoại ứng: thông tin bất cân xứng, chu kỳ kinh doanh, thị trƣờng không hoàn thiện, phân hóa giàu nghèo. Nhà nƣớc có vai trò quyết định trong việc hạn chế đi đến xóa bỏ những khuyết tật trên đây thông qua quyền lực và lực lƣợng cơ sở vật chất to lớn của mình. Các chức năng cơ bản của quản lý nhà nước về kinh tế - Xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc bao gồm các mục tiêu, phƣơng hƣớng phát triển kinh tế - xã hội qua từng thời kỳ và những giải pháp cơ bản để thực hiện mục tiêu và phƣơng hƣớng đó.21 Muốn xây dựng chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội có cơ sở khoa học, nhất thiết phải tiến hành hoạt động dự báo. Đó là các dự báo về tài nguyên thiên nhiên, thị trƣờng, sự biến động của kinh tế thế giới, sự phát triển của khoa học- công nghệ. Trong đó dự báo về khoa học – công nghệ là quan trọng nhất bởi vì nó làm biến đổi sâu sắc các lĩnh vực của đời sống xã hội mà trƣớc hết là lĩnh vực kinh tế. Nội dung của chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội bao gồm: + Hệ thống quan điểm cơ bản của chiến lƣợc + Hệ thống mục tiêu chiến lƣợc: Kết quả mong đợi, cần có và có thế có của hệ thống kinh tế quốc dân khi kết thúc thời kỳ chiến lƣợc. Mục tiêu chiến lƣợc xác định cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân cũng nhƣ các phân hệ của nó. Các mục tiêu bộ phận gắn liền với việc giải quyết các vấn đề của kinh tế - xã hội nhƣ:tăng trƣởng kinh tế, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo,… Những mục tiêu này phải thể hiện một cách tập trung những biến đổi quan trọng nhất về chất của nền kinh tế- xã hội. + Những nhiệm vụ và giải pháp chiến lƣợc: là những công việc phải thực hiện trong suốt thời kỳ chiến lƣợc nhằm thực hiện các mục tiêu của chiến lƣợc. Từ chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội, Nhà nƣớc cụ thể hóa thành các kế hoạch phát triển, bao gồm kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Dù là loại hình kế hoạch nào cũng phải đƣợc xây dựng theo hƣớng lấy thị trƣờng làm đối tƣợng và căn cứ quan trọng; kết hợp kế hoạch hóa trực tiếp với kế hoạch hóa gián tiếp, tiến tới chủ yếu là kế hoạch hóa gián tiếp; phân định kế hoạch hóa vĩ mô và kế hoạch hóa vi mô. Đặc biệt cần đổit mới phƣơng pháp kế hoạch hóa các cấp theo hƣớng đơn giản, tiết kiệm và hiệu quả cao. - Tổ chức các hoạt động kinh tế. Tổ chức là một chức năng quan trọng của khoa học quản lý nói chung.Trong lĩnh vực kinh tế, đây không chỉ là việc thiết lập ra các cơ quan22 nhà nƣớc trong bộ máy quản lý nền kinh tế quốc dân, các đơn vị kinh tế trong hệ thống sản xuất, mà còn đảm bảo yếu tố con ngƣời cho các cơ quan, đơn vị thiết lập ra hoạt động có hiệu quả theo định hƣớng kế hoạch. Chức năng nàygồm 2 nội dung: Tổ chức bộ máy QLNN về kinh tế từ Trung ƣơng đến địa phƣơng; Tổ chức bộ máy sản xuất nền kinh tế quốc dân. Tổ chức bộ máy QLNN về kinh tế gồm các hoạt động sau: + Xây dựng và hoàn thiện thể chế hành chính - kinh tế. + Thiết lập cơ cấu tổ chức và cơ cấu vận hành của bộ máy QLNN về kinh tế các cấp. + Xây dựng đội ngũ công chức hành chính - kinh tế. Tổ chức bộ máy sản xuất kinh tế quốc dân hoạt động gồm các hoạt động sau: + Xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế. + Thiết lập hệ thống kinh tế bao gồm các đơn vị kinh tế theo ngành, theo thành phần kinh tế, theo vùng, theo loại hình sản xuất... + Đào tạo nhân lực cho các đơn vị, các ngành kinh tế. + Hình thành và hoàn thiện hệ thống chuẩn mực cho hoạt động kinh tế của các đơn vị và cá nhân. Nhằm thích ứng với cơ chế kinh tế mới, Nhà nƣớc phải xác định một cơ cấu kinh tế mới nhằm khai thác tốt nhất các nguồn lực cho phát triển kinh tế. Đó là việc hình thành các vùng kinh tế trọng điểm, các ngành kinh tế mũi nhọn để tạo ra lợi thế so sánh; xây dựng các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất để tranh thủ vốn và kỹ thuật công nghệ tiên tiến của thế giới phục vụ cho tăng trƣởng kinh tế. Ngoài ra, nhà nƣớc cần sắp xếp lại các đơn vị kinh tế cơ sở, trong đó quan trọng nhất là hệ thống doanh nghiệp nhà nƣớc nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, góp phần củng cố vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nƣớc trong nền kinh tế nhiều thành phần.23 Chức năng này nếu đƣợc thực hiện tốt sẽ huy động mọi nguồn lực, tạo ra sự thống nhất và sức mạnh tổng hợp của toàn nền kinh tế. - Tạo môi trường thuận lợi để các thành phần kinh tế tự do hoạt động. Cấu thành môi trƣờng mà nhà nƣớc tạo ra bao gồm môi trƣờng chính trị - xã hội, môi trƣờng kinh tế, môi trƣờng pháp luật, môi trƣờng giáo dục, y tế, môi sinh,… Ổn định chính trị là điều kiện tiên quyết để phát triển kinh tế. Một nhà nƣớc mạnh, thực thi hữu hiệu các chính sách phát triển kinh tế - xã hội đáp ứng đƣợc các yêu cầu chính đáng của nhân dân sẽ đem lại lòng tin và hấp dẫn các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Trong một xã hộ ổn định về chính trị, các nhà đầu tƣ đƣợc bảo đảm an toàn về đầu tƣ, sở hữu tài sản, sở hữu trí tuệ, do vậy họ sẵn sàng đầu tƣ nhiều hơn vào những dự án dài hạn khác. Mỗi quốc gia cần đa dạng hoá, đa phƣơng hoá các quan hệ kinh tế với nƣớc ngoài phải đi liền với giữ vững độc lập chủ quyền quốc gia. Mặt khác, bộ máy QLNN về kinh tế các cấp phải đủ mạnh, trong sạch và ổn định nhằm tạo sự an tâm cho các chủ thể kinh doanh - bao gồm cả đầu tƣ trong và ngoài nƣớc - bỏ vốn làm ăn lâu dài.Chính sách kinh tế phải tạo niềm tin cho nhân dân. Ai làm tốt, làm nhiều và đúng pháp luật thì có thu nhập cao. Đồng thời phải có biện pháp hữu hiệu trong việc chống độc quyền, chống tham nhũng và làm ăn phi pháp. Những hiện tƣợng tiêu cực nhƣ buôn lậu, trốn thuế, làm hàng giả, lợi dụng cơ chế “lỏng” của nhà nƣớc để vun vén cá nhân, đặc quyền đặc lợi phải đƣợc nghiêm trị đúng pháp luật. Thứ hai, ổn định kinh tế vĩ mô có ý nghĩa rất lớn đối với tăng trƣởng và phát triển kinh tế. Nó củng cố lòng tin của các chủ thể kinh tế vào tƣơng lai của nền kinh tế, tránh xảy ra những cuộc khủng hoảng. Để duy trì một nền kinh tế phát triển bền vững và tạo cơ sở cho ổn định chính trị - xã hội, Nhà nƣớc phải:24 - Duy trì cân đối giữa thu và chi ngân sách nhà nƣớc nhằm giữ lạm phát ở mức có thể kiểm soát đƣợc. - Duy trì sự cân đối trong cán cân thanh toán quốc tế bằng việc duy trì tỷ giá hối đoái hợp lý. - Duy trì sự cân đối giữa tích luỹ và đầu tƣ nhằm tránh lệ thuộc vào bên ngoài. - Đẩy lùi các hiện tƣợng tiêu cực nhƣ nạn quan liêu, buôn lậu và gian lận thƣơng mại... Thông qua việc hình thành đồng bộ hệ thống luật pháp, Nhà nƣớc tạo “hành lang” cho các hoạt động kinh doanh theo quy luật cạnh tranh, giải quyết tranh chấp và bảo đảm trật tự an toàn cho các hoạt động kinh tế. Nhà nƣớc có kế hoạch đầu tƣ ngân sách cho phát triển giáo dục để nâng cao dân trí, hình thành đội ngũ lao động có tay nghề cao, thích ứng với điều kiện kinh tế thị trƣờng hiện đại. Đặc biệt, sớm hình thành đội ngũ những nhà quản lý giỏi thuộc nhiều tầm cỡ, từ ngƣời chủ kinh tế hộ gia đình đến những ngƣời quản lý trong các doanh nghiệp lớn. Đồng thời, Nhà nƣớc quan tâm đến việc nâng cao thể lực cho ngƣời lao động, ngăn chặn những căn bệnh thế kỷ; kiên quyết bảo vệ môi trƣờng sinh thái, khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên…thông qua các chính sách và công cụ quản lý của Nhà nƣớc. - Điều tiết các quá trình phát triển kinh tế. Chức năng điều tiết của Nhà nƣớc bao gồm các hoạt động điều hành, điều khiển, phối hợp các hoạt động kinh tế trên tổng thể nền kinh tế quốc dân cũng nhƣ các lĩnh vực, các thành phần kinh tế. Thực hiện chức năng này, nhà nƣớc cần: + Tạo động lực cho bộ máy hoạt động theo định hƣớng kế hoạch. + Phối hợp hoạt động giữa các đơn vị trong hệ thống kinh tế quốc dân. + Xử lý những trục trặc phát sinh.25 + Tìm ra những giải pháp mới cho phát triển kinh tế. Nhà nƣớc sử dụng tổng hợp các biện pháp nhƣ chính sách đòn bẩy kinh tế, thực lực kinh tế nhà nƣớc, công cụ tài chính - tiền tệ, pháp luật kinh tế… để ổn định và phát triển thị trƣờng đúng hƣớng. Sử dụng tối đa nguồn nhân lực, kiềm chế lạm phát, cân bằng ngân sách nhà nƣớc, cân bằng cán cân thanh toán, thực hiện phân phối và phân phối lại thu nhập quốc dân… cũng thuộc chức năng điều tiết vĩ mô của Nhà nƣớc nhằm phát triển kinh tế một cách ổn định và bền vững. - Thực hiện kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh tế. Mục đích của kiểm tra, kiểm soát là để phát hiện và ngăn ngừa các vi phạm pháp luật, sai phạm chính sách trong quá trình hoạt động kinh tế của các ngành, các địa phƣơng và các đơn vị kinh tế. Từ đó thiết lập trật tự kỷ cƣơng bảo vệ lợi ích quốc gia và quyền lợi nhân dân lao động. Hoạt động kiểm tra kiểm sát đƣợc tiến hành bởi các cơ quan thanh tra, kiểm sát, công an, thuế vụ,…, đặc biệt là quyền làm chủ của nhân dân lao động mà trực tiếp là những ngƣời hoạt động trên lĩnh vực kinh tế. Trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, chức năng kiểm tra, kiểm soát hết sức quan trọng. Bởi vì, thông qua các hoạt động kiểm tra, kiểm soát, những khuyết tật của cơ chế thị trƣờng sẽ đƣợc hạn chế, tăng trƣởng kinh tế và công bằng xã hội sẽ đƣợc kết hợp ngay từ trong từng tế bào của nền kinh tế quốc dân - đó là các doanh nghiệp. * Nội dung quản lý nhà nước đối với thị trường dịch vụ viễn thông Ba nội dung của QLNN đối với thị trƣờng dịch vụ viễn thông là: - Tạo lập môi trƣờng pháp lý điều tiết hoạt động của thị trƣờng. - Xây dựng chiến lƣợc, quy hoạch phát triển thị trƣờng. - Ban hành chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp viễn thông phát triển. Các nội dung trên được thể hiện cụ thể ở một số vấn đề:26 - Mạng và dịch vụ viễn thông. - Các bên cung cấp và sử dụng dịch vụ. - Kết nối mạng viễn thông. - Đánh số viễn thông. - Giấy phép viễn thông. - Cung cấp dịch vụ viễn thông công ích và Quỹ dịch vụ viễn thông công ích. - Tiêu chuẩn, chất lƣợng viễn thông. - Giá cƣớc viễn thông. - Giải quyết tranh chấp 1.5. quản lí thị trƣờng dịch vụ viễn thông ở một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho việt nam 1.5.1. Quản lý thị trƣờng viễn thông ở một số quốc gia Châu Á. * Quản lý thị trường dịch vụ viễn thông ở Trung Quốc: Năm 1993 đánh dấu sự cải tổ mạnh mẽ trong lĩnh vực viễn thông của Trung Quốc. Chính phủ nƣớc này đã khởi xƣớng cải tổ với mục tiêu tạo ra sự cạnh tranh trên thị trƣờng - mà vào thời điểm đó vẫn chịu sự độc quyền của China Telecom. Bộ Công nghiệp và Thông tin, cơ quan quản lý viễn thông của Trung Quốc, đã chia China Telecom thành 6 mạng viễn thông độc lập là China Telecom, China Netcom, China Mobile, China Unicom, China Railcom và China Satcom. China Unicom là hãng tiên phong trong việc hợp tác cùng đối tác nƣớc ngoài, xây dựng các hệ thống mạng di động và cố định ngay từ năm 1994. Và hãng này đã gia rất nhiều dự án liên doanh khác nhau trong lĩnh vực viễn thông. Ngành công nghiệp viễn thông Trung Quốc có tính chất rất đặc thù, hoàn toàn khác biệt với những nƣớc khác. Ngay từ những ngày đầu (1994),27 nhà nƣớc đã giám sát và kiểm soát khu vực này rất chặt chẽ, không cho phép nƣớc ngoài đầu tƣ vào các dịch vụ cơ bản. Tuy nhiên, từ sau khi gia nhập WTO,ngành công nghiệp đƣợc bao bọc này cuối cùng cũng mở cửa để đón nhận sự cạnh tranh quốc tế. Ba xu hƣớng nổi trội, bao trùm khu vực viễn thông tại các thị trƣờng mới nổi bao gồm: việc tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước; nới lỏng bớt các quy định ràng buộc và sự toàn cầu hóa, do có sự can thiệp của dòng vốn nước ngoài (qua đường tư nhân hóa). Xu thế chung khó cƣỡng lại của thị trƣờng dịch vụ viễn thông các nƣớc này là dần dần chuyển biến từ một (hoặc một số) các tổng công ty nhà nƣớc thành một tổng công ty mẹ với nhiều công ty con thuộc sở hữu tƣ nhân, những tập đoàn đa quốc gia v.v... Viễn thông Trung Quốc đang phát triển theo một lộ trình rõ ràng: đi từ môi trƣờng hạn chế cạnh tranh sang cạnh tranh hiệu quả, với việc nhà nƣớc nới lỏng ảnh hƣởng trực tiếp, chiến lƣợc kinh doanh hƣớng tới thị trƣờng hơn và cả sự tham gia của nhiều nhà cung cấp dịch vụ mới. Lúc này, các mạng viễn thông lớn tại Trung Quốc cũng đang dần chuyển hƣớng, từ toàn lực xây dựng cơ sở hạ tầng mạng sang cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng mới. Sự chuyển hƣớng này cùng với việc hạ thấp giá thành thiết bị viễn thông đã mang lại sự cải thiện đáng kể cho môi trƣờng cạnh tranh của viễn thông Trung Quốc. * Quản lý thị trường dịch vụ viễn thông ở Ấn Độ: Nhu cầu phát triển lâu dài đối với những dịch vụ viễn thông cơ bản ở Ấn Độ là lớn nhất, tiếp đó sẽ là phát triển dịch vụ đƣờng dài trong nƣớc, đƣờng dài quốc tế và thông tin di động. Những điều kiện này đã tạo ra một cơ hội vô cùng lớn cho các nhà khai thác, cũng nhƣ các nhà sản xuất và thiết lập hạ tầng mạng.28 Trong năm 2003, một loạt hành động nhằm giải quyết những khúc mắc đã làm hạn chế đầu tƣ nƣớc ngoài vào lĩnh vực viễn thông đã đƣợc thực thi.Chính phủ đã quyết định áp dụng một cơ cấu cấp phép thống nhất, sau gần 2 năm triển khai, đã khiến cho ngành công nghiệp này vững tin rằng không còn tồn tại những thay đổi liên tục và sự không rõ ràng của các chính sách trƣớc đây. Trong năm qua, ở Ấn Độ, đã có rất nhiều công ty hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ đƣờng dài trong nƣớc và quốc tế đã chuyển sang mạng IP (giao thức Internet) để giảm chi phí. Một số công ty khác cũng đã chuyển sang mạng VoIP để cải thiện tình hình lƣu lƣợng thoại của mình. Và kết quả là mức giá cƣớc đƣờng dài trong nƣớc đã giảm xuống rõ rệt. Những khởi xƣớng từ phía chính phủ đã tạo ra những thay đổi trong việc hạ giảm cƣớc phí, cũng nhƣ mức thuế đánh vào các thiết bị cho máy cầm tay. Song song với những động thái này, sự khuyến khích các khách hàng đăng ký sử dụng thuê bao cũng mạnh hơn. Tất cả những điều kiện trên đã tạo đà phát triển ở tốc độ cao cho ngành công nghiệp di động Ấn Độ. Luật Hội tụ đã đƣợc nghị viện Ấn Độ thông qua. Đây là luật nhằm đƣa viễn thông, công nghệ thông tin và phát thanh truyền hình vào sự quản lý của một cơ quan quản lý duy nhất là Uỷ ban Thông tin Ấn Độ. Cơ quan này sẽ chịu trách nhiệm đối với việc quản lý tần số, cấp phép, xác định những điều kiện trong giấy phép, quyết định mức cƣớc phí và bảo đảm một môi trƣờng cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Trong khi đó các nhà hoạch định chính sách cũng đơn giản hóa nhiều thủ tục để quá trình phổ cập Internet tại Ấn Độ diễn ra nhanh hơn. Giá các thiết bị Internet di động và các công nghệ tƣơng tự đang giảm mạnh giúp phá vỡ rào cản và tạo ra các giá trị tăng trƣởng mạnh hơn dự kiến. Các lĩnh vực ứng dụng dành cho Wimax (công nghệ truy nhập băng rộng không dây) và 3G (3G - viết tắt của third generation technology, là công29 nghệ truyền thông thế hệ thứ ba, cho phép truyền cả dữ liệu thoại và dữ liệu ngoài thoại nhƣ: tải dữ liệu, gửi email, tin nhắn nhanh, hình ảnh...) vẫn tiếp tục rộng mở. Vẫn còn rất nhiều chỗ trống dành cho 2 công nghệ này tại những thị trƣờng băng hẹp nhƣ Ấn Độ và nhiều nƣớc châu Á khác. Nhờ các quy định thân thiện, băng tần dồi dào và nhiều thiết bị đầu cuối giá rẻ nên việc chuyển giao từ mạng di động thoại băng hẹp sang mạng dữ liệu băng rộng 3G tại Ấn Độ cũng không quá khó khăn với nƣớc này. * Quản lý thị trường dịch vụ viễn thông ở Hàn Quốc: Cũng giống nhiều nƣớc khác, Hàn Quốc duy trì tình trạng độc quyền nhà nƣớc trong giai đoạn mới hình thành ngành viễn thông. Công ty Korea Telecom đƣợc giao nhiệm vụ phát triển mạng lƣới đồng đều phủ khắp trên cả nƣớc. Cho tới ngày nay, để thiết lập một xã hội thông tin, quan điểm của Chính phủ Hàn Quốc vẫn là kết hợp hai yếu tố: chiều rộng và chiều sâu. Hiện số ngƣời dùng Internet tại Hàn Quốc đã lên tới gần 36 triệu trên tổng số 48,4 triệu dân, chiếm 74%. Sự thâm nhập mạnh mẽ của Internet băng thông rộng tác động lớn đến đời sống và suy nghĩ của mọi ngƣời. Với đặc thù cần dựa trên công nghệ hiện đại, vấn đề thu hút vốn đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng viễn thông đƣợc các nƣớc rất quan tâm. Ở Hàn Quốc, chính phủ đã ƣu tiên nguồn vốn nhà nƣớc đầu tƣ cho ngành này. Ban đầu, do nguồn lực trong nƣớc còn hạn chế, Hàn Quốc áp dụng phƣơng pháp huy động vốn từ khách hàng bằng cách thu phí lắp đặt cao, phát hành tín phiếu bắt buộc khi khách hàng lắp đặt mới. Hàn Quốc rất coi trọng hoạt động tiếp nhận chuyển giao công nghệ. Các công ty viễn thông trong nƣớc đƣợc khuyến khích liên doanh với các tập đoàn viễn thông lớn quốc tế để sản xuất thiết bị, và cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng. Một kinh nghiệm của Hàn Quốc chúng ta nên tìm hiểu thêm là sự bảo hộ của Chính phủ đối với lĩnh vực sản xuất tổng đài bằng cách không cho30 nhập khẩu thiết bị thành phẩm, chỉ cho phép đối tác nƣớc ngoài đƣa linh kiện và dây chuyền sản xuất vào sản xuất ở trong nƣớc thông qua các liên doanh để nắm bắt công nghệ và dây chuyền sản xuất. Quá trình chuyển đổi sở hữu các công ty viễn thông ở Hàn Quốc cũng đƣợc pháp luật cho phép. Tuy nhiên, hoạt động chuyển nhƣợng một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh phải đƣợc sự phê chuẩn của Bộ Thông tin và Truyền thông. Qua nghiên cứu phát triển viễn thông của một số nước trên thế giới như Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn cómột số điểm cần chú ý: - Sự độc quyền trong điều kiện mạng lưới viễn thông chưa phát triển Ban đầu khi mạng lƣới viễn thông còn lạc hậu, mật độ sử dụng điện thoại chƣa cao, nhiệm vụ phát triển mạng lƣới viễn thông đƣợc giao cho một công ty quốc doanh độc quyền thực hiện ở Hàn Quốc là Korea Telecom, ở Trung Quốc là China Telecom,… Việc cho phép một công ty quốc doanh độc quyền và phát triển mạng viễn thông quốc gia ở thời kỳ này đảm bảo đƣợc mục tiêu phát triển mạng lƣới đồng đều phủ khắp trên cả nƣớc, tránh việc phát triển không cân đối giữa các vùng, các lĩnh vực. Mặt khác, thông qua công ty quốc doanh này, Nhà nƣớc dễ dàng hơn trong việc điều tiết, kiểm soát và đầu tƣ đối với lĩnh vực quan trọng này. Sự độc quyền này chấm dứt khi mạng lƣới phát triển đạt mức độ phổ cập khá cao (đạt tỷ lệ khoảng 30 máy điện thoại/100 dân), nhu cầu sử dụng điện thoại của ngƣời dân cơ bản đƣợc đáp ứng. Ngày nay trƣớc nhu cầu vốn và công nghệ hiện đại, sức ép của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài với tiềm lực tài chính mạnh mẽ, các nƣớc đang phát triển khó có thể đi theo con đƣờng của các nƣớc phát triển đã làm vào những thập niên 70 và 80 của thế kỷ trƣớc. Các nƣớc sẽ phải xoá bỏ độc quyền từ từ, nhƣng cần thận trọng và chỉ nên làm ở lĩnh vực không có mạng lƣới.31 - Sự sáng tạo trong huy động vốn đầu tư cho viễn thông Khi mật độ điện thoại còn thấp (dƣới 10 máy/100 dân), nhu cầu điện thoại và các dịch vụ viễn thông cơ bản của xã hội chƣa đƣợc đáp ứng (cầu lớn hơn cung rất nhiều) thì phƣơng pháp huy động vốn hữu hiệu nhất là từ khách hàng nhƣ thu phí lắp đặt cao, phát hành tín phiếu bắt buộc khi khách hàng lắp đặt mới (Nhật, Hàn Quốc), phát hành trái phiếu rộng rãi với mức lãi suất phụ thuộc chủ yếu vào hiệu quả kinh doanh của ngành viễn thông .Với các phƣơng pháp huy động vốn kiểu này, Chính phủ cần có chính sách cƣơng quyết trƣớc phản ứng về phí lắp đặt cao và tín phiếu bắt buộc,… mang tính rất tự nhiên của khách hàng. Một nguồn vốn đầu tƣ lớn cần huy động nữa đó là từ ƣu tiên đầu tƣ của Chính phủ, tăng tỷ lệ đầu tƣ cho ngành viễn thông (Hàn Quốc, Trung Quốc). Ngoài ra, Chính phủ cũng có thể bảo lãnh để ngành Viễn thông vay vốn của Chính phủ các nƣớc và các tổ chức tài chính nƣớc ngoài cũng sẽ là một nguồn thu hút vốn đầu tƣ lớn mà ngành viễn thông cần áp dụng (Trung Quốc). Ngày nay, khi xã hội thông tin phát triển, các biện pháp cứng rắn dễ gặp sự phản kháng của khách hàng, Nhà nƣớc cần đề ra các biện pháp tăng tốc, huy động vốn từ khách hàng với tinh thần góp phần xây dựng mạng điện thoại là xây dựng một tài sản chung của quốc gia, nêu cao tinh thần dân tộc của ngƣời dân. - Đầu tư phát triển công nghệ Ở những nƣớc có xuất phát điểm thấp nhƣ Hàn Quốc, Trung Quốc, để phát triển nhanh mạng lƣới viễn thông cả về quy mô và công nghệ thì phải đầu tƣ thẳng vào công nghệ hiện đại, tiến hành mua thiết bị đi đôi với việc tiếp nhận chuyển giao công nghệ. Và việc đầu tƣ thiết bị trên mạng lƣới phải đƣợc tiến hành đồng bộ, tránh tình trạng các thiết bị không tƣơng thích và không có khả năng nâng cấp mở rộng. Biện pháp tốt nhất để tiếp nhận chuyển32 giao công nghệ là cho phép các công ty lớn trong nƣớc lập những liên doanh với các công ty công nghệ cao của nƣớc ngoài để sản xuất các thiết bị viễn thông nhƣ tổng đài, thiết bị truyền dẫn, thiết bị đầu cuối. Song song đó, Chính phủ cũng phải có chính sách đầu tƣ nghiên cứu khoa học công nghệ để tạo ra sức mạnh tổng hợp, tiến tới mục tiêu làm chủ kỹ thuật trên mạng lƣới và nội địa hoá các tổng đài viễn thông. - Quá trình tạo cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông ở các nước Kinh nghiệm ở các nƣớc cho thấy, quá trình tạo cạnh tranh phải đƣợc chuẩn bị bằng việc xây dựng đầy đủ các chính sách, quy định pháp luật về viễn thông cho phù hợp với quy định quốc tế (Trung Quốc). Đồng thời phải hỗ trợ các công ty trong nƣớc có một tiềm lực về thị trƣờng, công nghệ, tài chính đủ mạnh để có đủ sức cạnh tranh với các tập đoàn viễn thông hùng mạnh của nƣớc ngoài (Hàn Quốc, Trung Quốc). Quá trình này phải làm thật bài bản, chặt chẽ từng bƣớc một, không nên đốt cháy giai đoạn. Việc mở cửa thị trƣờng dịch vụ viễn thông phải đƣợc tiến hành thận trọng, bắt đầu từ các lĩnh vực nhƣ thiết bị đầu cuối, các dịch vụ giá trị gia tăng, sau đó đến lĩnh vực thông tin di động và điện thoại đƣờng dài quốc tế Mỹ, Hàn Quốc). Thời điểm mở cửa trong lĩnh vực điện thoại cố định cần phải đƣợc cân nhắc kỹ lƣỡng tuỳ thuộc hoàn cảnh thực tế của mỗi nƣớc. Ngoài ra, Nhà nƣớc cần có chính sách bảo hộ cho lĩnh vực sản xuất thiết bị viễn thông để thúc đẩy sản xuất trong nƣớc phát triển, nâng cao khả năng làm chủ công nghệ trên mạng lƣới của các công ty trong nƣớc (Hàn Quốc). Khi thúc đẩy tự do hoá, tạo cạnh tranh, Nhà nƣớc cần quan tâm quản lý chặt đến các công ty viễn thông lớn, nới lỏng quản lý đối với các công ty nhỏ, không có khả năng ảnh hƣởng đến mạng lƣới quốc gia. Chính sách này sẽ khuyến khích các công ty viễn thông nhỏ phát triển, nâng cao tính xã hội hoá của lĩnh vực viễn thông.33 1.5.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Hiện nay, nƣớc ta đang xây dựng nền kinh tế thị trƣờng xã hội chủ nghĩa. Điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn. Do vậy, QLNN về thị trƣờng dịch vụ viễn thông cần chú ý một số điểm sau: - Mô hình quản lý viễn thông nên là phân định, tách bạch chức năng xây dựng hoạch định chính sách (Policy Maker) với chức năng thực thi chính sách; điều tiết quản lý thị trƣờng (Regulator); còn doanh nghiệp viễn thông đóng vai trò vận hành mạng và cung cấp dịch vụ. Mô hình trên phù hợp với việc cung cấp dịch vụ viễn thông theo nhu cầu của thị trƣờng, thay vì dựa trên quyết định của cơ quan QLNN. Đồng thời mô hình này cũng phù hợp với yêu cầu của WTO trong đó yêu cầu cơ quan điều tiết tách khỏi đơn vị vận hành cung cấp dịch vụ, để đảm bảo minh bạch trong việc giải quyết các tranh chấp. - Về chức năng quản lý: Nhiệm vụ quản lý và thực thi pháp luật trong lĩnh vực viễn thông cần đƣợc quy định trong luật viễn thông hoặc các văn bản quản lý tƣơng đƣơng với mục tiêu là đảm bảo bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp, đảm bảo quyền lợi ngƣời sử dụng, đảm bảo sử dụng chung cơ sở hạ tầng thông tin, khai thác hiệu quả tài nguyên quốc gia (phổ tần số, kho số, tên miền). Ngoài ra, Nhà nƣớc nên giao cho Cơ quan quản lý viễn thông độc lập quản lý hoạt động cạnh tranh đặc thù trong viễn thông nhằm đảm bảo cho thị trƣờng dịch vụ viễn thông phát triển lành mạnh. - Nhà nƣớc cần kết hợp cả hệ thống doanh nghiệp nhà nƣớc và doanh nghiệp tƣ nhân để cung cấp dịch vụ cho toàn xã hội. Chúng ta không nên tƣ nhân hoá hoàn toàn, vì điều kiện pháp lý chƣa chặt chẽ và đủ mạnh. Tuy nhiên, cũng không đƣợc duy trì tình trạng độc quyền của các doanh nghiệp nhà nƣớc mà gây tổn hại cho nền kinh tế.34 - Về hạ tầng mạng viễn thông quốc gia: Xu hƣớng chung là Nhà nƣớc nên giao cho một cơ quan quản lý .Vì hạ tầng mạng là bộ phận nền tảng, liên quan đến an ninh - chính trị quốc gia. Và với điều kiện hạn chế về kinh tế - xã hội, luật pháp ở Việt Nam hiện nay thì vẫn chƣa nên tƣ nhân hoá quản lý và kinh doanh hạ tầng mạng quốc gia. Thay vào đó, Nhà nƣớc đóng vai trò làm trọng tài trong việc đảm bảo kết nối, sử dụng chung cơ sở hạ tầng, đảm bảo cạnh tranh bình đẳng giữa các nhà khai thác, đảm bảo quyền lợi khách hàng. - Do giới hạn bởi điều kiện công nghệ những năm trƣớc đây, một số nƣớc chƣa cho tự do hoá mạng điện thoại cố định. Tuy nhiên, khoa học kỹ thuật hiện nay đã cho ra đời mạng điện thoại cố định không dây, hoạt động thông qua các trạm phát sóng di động nên không cần kéo cáp. Vì vậy, điện thoại cũng không có dây lòng thòng và có thể di chuyển linh hoạt trong phạm vi gia đình, chỉ cần chỗ nào có sóng là điện thoại hoạt động đƣợc, phù hợp với những khách hàng ở vùng sâu, vùng xa. Do vậy, Nhà nƣớc nên cho tự do hoá phát triển loại hình này.35 Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phƣơng pháp luận Luận văn dựa trên nền tảng phƣơng pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lê nin nhƣ phƣơng pháp duy vật biện chứng và phƣơng pháp duy vật lịch sử để phân tích đánh giá hoạt động của thị trƣờng viên thông Việt Nam trong quá khứ và hiện tại. 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể Tác giả sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể nhƣ thống kê mô tả, tổng hợp, phân tích, so sánh, phân tích tỷ lệ nhằm đƣa ra các căn cứ, số liệu minh họa các luận điểm đồng thời góp phần dự đoán các giai đoạn tiếp theo. 2.2.1 Sử dụng phương pháp thống kê mô tả Tác giả đã sử dụng phƣơng pháp này để thu thập, phân tích, trình bày và giải thích về công tác quản lý nhà nƣớc về thị trƣờng viễn thông Viêt Nam từ khi hình thành đến nay. Ví dụ theo số liệu thống kê về tốc độ tăng trƣởng doanh thu của doanh nghiệp viễn thông tại mục 1.4.1 tác giả đã tổng hợp từ số liệu của cơ quan chuyên nghành là Bộ thông tin và Truyền thông để thống kê từ đó đánh giá đƣợc tốc độ tăng trƣởng doanh thu năm sau so với năm trƣớc. Theo đó, cũng sử dụng phƣơng pháp thông kê mô tả, tác giả thống kê báo cáo chất lƣợng dịch vụ mạng của các nhà mạng hàng năm để đánh giá chất lƣợng theo đúng tiêu chuẩn của Nhà nƣớc đa quy định trên từng tiêu chí. 2.2.2 sử dụng phương pháp so sánh và phân tích tỷ lệ. Tác giả sử dụng phƣơng pháp so sánh số liệu thống kê liên quan đến số liệu tăng trƣởng thuê bao và doanh thu của mạng, số liệu thống kê tỷ lệ đạt đƣợc trên tiêu chuẩn chất lƣợng dịch vụ để từ đó phân tích và so sánh đƣợc nhà mạng nào đang kinh doanh dịch vụ tốt nhất. Đƣa ra các đánh giá liên quan. 2.2.3. Sử dụng phương pháp phân tích. Tác giả sử dụng phƣơng pháp này nhằm phân tích thực trạng của công tác quản lý nhà nƣớc đối với thị trƣờng viễn thông. Phân tích những kết quả đạt đƣợc,36 những hạn chế yếu kém, tìm ra các nguyên nhân của những hạn chế yếu kém nhằm tìm ra các giải pháp cho công tác này trong giai đoạn tiếp theo. 2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu. - Địa điểm nghiên cứu: Thực hiện tại Bắc Giang. - Thời gian nghiên cứu: Thời gian thực hiện nghiên cứu từ năm 2012 đến 2014. 2.4. Các bƣớc thực hiện và thu thập số liệu. Tác giả thực hiện theo tuần tự các bƣớc nghiên cứu nhƣ sau: Bƣớc 1: Nghiên cứu tài liệu nhằm xác định khung lý thuyết, cơ sở lý luận công tác quản lý của nhà nƣớc về thị trƣờng viễn thông. Bƣớc này chủ yếu phục vụ cho công tác nghiên cứu tại chƣơng 1. Trong chƣơng này tác giả chủ yếu thu thập tài liệu trên các văn bản sau: Ban công tác về việc gia nhập WTO của Việt Nam (2006), Biểu cam kết cụ thể về dịch vụ. Bộ Bƣu chính - Viễn thông (2012), Chỉ thị số 07/CT-BBCVT ngày 7 tháng 7 năm 2012 Về định hướng Chiến lược phát triển Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam giai đoạn 20112- 2010 (gọi tắt là Chiến lược Cất cánh). Bộ Bƣu chính - Viễn thông (2005), Chỉ thị số 10/2005/CT-BBCVT ngày 30 tháng 09 năm 2005 Về việc đảm bảo và nâng cao chất lượng dịch vụ viễn thông. Bộ Bƣu chính - Viễn thông (2006), Thông tư số 05 /2006/TT-BBCVT ngày 06 tháng 11 năm 2006 Hướng dẫn thực hiện Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2015 Trong phần này tác giả chủ yếu sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả để liệt kê, trình bày những khái niệm cơ bản, những nội dung quan trọng trong chƣơng 1. Bƣớc 2: Thu thập tài liệu, số liệu phục vụ phân tích thực trạng quản lý Nhà nƣớc về thị trƣờng viễn thông Việt Nam. Bƣớc này chủ yếu phục vụ cho chƣơng 3. Trong bƣớc này tác giả thu thập số liệu thứ cấp dạng thô trên các báo cáo tổng kết, báo cáo của các cơ37 quan quản lý chuyên nghành nhƣ Sở thông tin và Truyền thông Tỉnh Bắc Giang, báo cáo thống kê của Bộ thông tin và Truyền thông. Các số liệu này đƣợc xử lý bằng phần mềm Exel. Sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả, tổng hợp, phân tích tỷ lệ để thu thập thông tin, phân tích số liệu về các hoạt động của thị trƣờng viễn thông từ đó đánh giá thực trạng, đánh giá kết quả đạt đƣợc, những hạn chế của công tác quản lý. Bƣớc 3: Trên cơ sở kết luận phân tích thực trạng quản lý, đề xuất một số định hƣớng và giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý của Nhà nƣớc về thị trƣờng viễn thông. Bƣớc này chủ yếu phục vụ cho chƣơng 4. Tác giả sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả, tổng hợp, phân tích để trình bày các nội dung.38 Chƣơng 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI THỊ TRƢỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM 3.1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƢỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM Giai đoạn 1986 - 1990: Tổng cục Bƣu điện là cơ quan QLNN về bƣu chính, viễn thông; đồng thời kiêm nhiệm chức năng sản xuất - kinh doanh. Tổng cục Bƣu điện đã chủ động áp dụng một số cơ chế làm thử nhƣ: hạch toán toàn phần và tự hoàn vốn, tự cân đối kế hoạch ngoại tệ, bắt đầu ứng dụng những công nghệ hiện đại theo hƣớng số hoá, tự động hoá... Giai đoạn 1990 - 1995: Ngành tiến hành đổi mới tổ chức, tách QLNN và sản xuất - kinh doanh, thành lập các đơn vị chuyên ngành. Ngày 26/10/1992, Chính phủ ra Nghị định số 03/CP về việc thành lập lại Tổng cục Bƣu điện là cơ quan trực thuộc Chính phủ, có chức năng QLNN về bƣu chính, viễn thông và tần số vô tuyến điện; đồng thời còn chủ quản các doanh nghiệp nhà nƣớc trong ngành Bƣu chính - Viễn thông. Ngành tiếp tục đầu tƣ mạng lƣới với tốc độ lớn trên diện rộng. Tháng 8/1993, tuyến cáp quang đƣờng trục Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh dung lƣợng 34Mb/s đầu tiên đƣợc đƣa vào sử dụng. Tháng 10 cùng năm, hệ thống viba số băng rộng dung lƣợng 140Mb/s đƣợc đƣa vào khai thác trên tuyến trục Bắc - Nam. Tháng 12/1993, mạng viễn thông liên tỉnh đƣợc số hoá toàn bộ 53/53 tỉnh, thành phố trong cả nƣớc. Để giải quyết khó khăn về vốn, ngành đã xin phép Chính phủ cho triển khai cơ chế tạo vốn thông qua việc nâng cao tỷ lệ khấu hao thiết bị, huy động vốn trong cán bộ công nhân viên, sử dụng một phần thu vƣợt kế hoạch, hỗ trợ của địa phƣơng. Ngành cũng đã bƣớc đầu hợp tác kinh doanh với các công ty nƣớc ngoài.Tuy nhiên trong giai đoạn này, chỉ tiêu phổ cập dịch vụ viễn39 thông còn thấp, các loại hình dịch vụ chƣa đa dạng, sự phân tách giữa chức năng QLNN và chức năng kinh doanh chƣa rõ ràng, trình độ công nghệ của ngành vẫn còn nhiều hạn chế so với thế giới. Và đặc điểm quan trọng của thời kỳ này là thị trƣờng dịch vụ viễn thông Việt Nam chủ yếu đƣợc thống trị bởi độc quyền nhà nƣớc. Giai đoạn 1995 - 2002: Giai đoạn này đƣợc đánh dấu bằng việc tách chức năng QLNN và chức năng kinh doanh trong ngành. Tổng cục Bƣu điện thực hiện chức năng QLNN, tập trung xây dựng cơ chế, chính sách và chiến lƣợc phát triển ngành. Ngày 19/4/1995, Tổng công ty Bƣu chính - Viễn thông đƣợc thành lập theo Quyết định số 249/TTg của Thủ tƣớng Chính phủ, hoạt động theo mô hình Tổng công ty 91 trực thuộc Chính phủ. Số lƣợng các nhà cung ứng dịch vụ viễn thông trên thị trƣờng gia tăng. Năm 1995, Tổng công ty Bƣu chính - Viễn thông hợp tác dƣới hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh với Công ty Comvik của Thuỵ Điển để thành lập Công ty thông tin di động VMS-MobiFone. Đến năm 1996 có thêm VinaPhone (công ty con 100% vốn của Tổng công ty Bƣu chính - Viễn thông). Năm 1998 thêm 2 công ty đƣợc nhà nƣớc cấp phép hoạt động là: Công ty điện tử - viễn thông quân đội Viettel; Công ty cổ phần dịch vụ Bƣu chính - Viễn thông Sàigòn (Saigonpostel). Tổng công ty Bƣu chính - Viễn thông đã chủ động vay vốn, đầu tƣ phát triển mạng lƣới (đặc biệt là ở các vùng nông thôn), phát triển các dịch vụ mới (điện thoại di động, Internet...). Trong giai đoạn này, Tổng công ty Bƣu chính - Viễn thông đã thực hiện 3 dự án sử dụng nguồn vay tín dụng từ nƣớc ngoài. Trong đó có một dự án trị giá 88 triệu USD vay của Nhật Bản để phát triển mạng lƣới viễn thông cho 10 tỉnh miền Trung; một dự án 10 triệu USD vay của Pháp để phát triển viễn thông các vùng nông thôn miền Bắc; và một dự án 50 triệu USD vay của Thuỵ Điển cho các vùng nông thôn phía Nam.40 Giai đoạn từ sau năm 2002: Đây là giai đoạn quan trọng, chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho hội nhập quốc tế của ngành viễn thông Việt Nam. QLNN với thị trƣờng đã có nhiều thay đổi, trƣớc hết thể hiện bằng sự sắp xếp lại các cơ quan để cho ra đời Bộ Bƣu chính viễn thông (năm 2002) và Bộ Thông tin và Truyền thông (năm 2007). Cùng với đó là Pháp lệnh Bƣu chính - Viễn thông (2002) và Dự thảo Luật Viễn thông chuẩn bị đƣợc Quốc hội thông qua trong năm 2009. Với nhiều đổi mới trong cơ chế quản lý, viễn thông Việt Nam đã đạt đƣợc nhiều thành tựu, và ngày càng trở thành một trong những động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội đất nƣớc phát triển. 3.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI THỊ TRƢỜNG DỊCH VỤ VIỄN THÔNG NHỮNG NĂM QUA 3.2.1. Thiết lập khuôn khổ pháp luật cho thị trường dịch vụ viễn thông Ngày 25/5/2002, Uỷ ban thƣờng vụ Quốc hội khoá X thông qua Pháp lệnh Bƣu chính - Viễn thông. Đây là văn bản pháp lý cao nhất cho đến nay điều chỉnh lĩnh vực viễn thông (dự kiến trong năm 2009, Quốc hội sẽ thông qua Luật Viễn thông). Pháp lệnh đã quy định hoạt động viễn thông, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động bƣu chính, viễn thông. Từ năm 2002, ngoài Pháp lệnh Bƣu chính - Viễn thông do Uỷ ban thƣờng vụ Quốc hội ban hành, Quốc hội đã ban hành một số Luật có liên quan đến hoạt động viễn thông nhƣ Luật Cạnh tranh, Luật Đầu tƣ, Luật Công nghệ thông tin, Luật Giao dịch điện tử, Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, Luật Chất lƣợng sản phẩm, hàng hóa, Luật Công nghệ cao, Luật Chuyển giao công nghệ… Chính phủ cũng đã ban hành một số văn bản để kịp thời quản lý hoạt động có liên quan đến lĩnh vực viễn thông (nhƣ Nghị định số 60/2004/NĐ51 CP về viễn thông, Nghị định số 24/2004/NĐ-CP về tần số vô tuyến điện,Nghị định 97/2008/NĐ-CP về việc quản lý, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet tại Việt Nam, Nghị định số 90/2008/NĐ-CP về chống thƣ41 rác, Nghị định số 03/2007/QĐ-BTTTT về việc ban hành Quy định quản lý thuê bao di động trả trƣớc)... Dƣới Chính phủ, các Bộ cũng có những Thông tƣ, Chỉ thị hƣớng dẫn chi tiết quá trình triển khai thực hiện, ví dụ: Thông tƣ số 110/2005/TT-BTC ngày ngày 08 tháng 12 năm 2005 của Bộ Tài chính về việc hƣớng dẫn chế độ hạch toán, thu nộp các khoản đóng góp cho Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam, Thông tƣ số 05 /2006/TT-BBCVT ngày 06 tháng 11 năm 2006 của Bộ Thông tin và Truyền thông Hƣớng dẫn thực hiện Chƣơng trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2010,... Những văn bản pháp lý trên đã cụ thể hoá những nội dung QLNN vào thị trƣờng. Ví dụ, Chỉ thị số 10/2005/CT-BBCVT của Bộ Bƣu chính - Viễn thông (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) ngày 30 tháng 09 năm 2005 về việc đảm bảo và nâng cao chất lƣợng dịch vụ viễn thông đã chỉ rõ trách nhiệm của từng đơn vị chức năng trong Bộ, và các Sở Bƣu chính - Viễn thông đối với việc quản lý kiểm soát chất lƣợng dịch vụ do các doanh nghiệp viễn thông cung cấp cho khách hàng. Cụ thể: - Vụ Khoa học - Công nghệ: + Nghiên cứu khung các dịch vụ viễn thông phải quản lý chất lƣợng. Rà soát, sửa đổi các tiêu chuẩn ngành về chất lƣợng dịch vụ, đảm bảo các chỉ tiêu chất lƣợng phù hợp. + Chủ trì tổ chức các cuộc họp chuyên đề về chất lƣợng dịch vụ với các doanh nghiệp và các tổ chức có liên quan để triển khai thống nhất và có hiệu quả trong toàn ngành. - Cục Quản lý chất lƣợng Bƣu chính - Viễn thông và Công nghệ thông tin: + Nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định về quản lý chất lƣợng dịch vụ viễn thông, đảm bảo việc thực thi quản lý chất lƣợng chặt chẽ hơn, cụ thể hơn.42 + Nghiên cứu xây dựng và triển khai Đề án giám sát chất lƣợng dịch vụ viễn thông. Có kế hoạch tăng cƣờng năng lực đo kiểm chất lƣợng dịch vụ. Tăng cƣờng phối hợp với doanh nghiệp về quy trình đo kiểm. + Thực hiện công bố báo cáo chất lƣợng dịch vụ của doanh nghiệp, kết quả kiểm tra, giám sát chất lƣợng dịch vụ do Cục tiến hành. + Thanh tra Cục Quản lý chất lƣợng Bƣu chính - Viễn thông và Công nghệ thông tin chủ trì xem xét quy trình xử lý vi phạm về chất lƣợng dịch vụ, triển khai xử lý vi phạm hành chính về chất lƣợng dịch vụ theo thẩm quyền. - Thanh tra Bộ Bƣu chính - Viễn thông: Phối hợp với Thanh tra Cục Quản lý chất lƣợng Bƣu chính - Viễn thông và Công nghệ thông tin rà soát, thống nhất quy trình xử lý vi phạm về chất lƣợng dịch vụ, thực hiện xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm về chất lƣợng dịch vụ, đặc biệt là các vi phạm nghiêm trọng và lặp lại. - Vụ Viễn thông: Nghiên cứu xây dựng quy định, chính sách về kết nối, thuê kênh kết nối giữa các doanh nghiệp nhằm bảo đảm chất lƣợng dịch vụ hoàn chỉnh cung cấp cho khách hàng. - Vụ Kế hoạch - Tài chính: + Xem xét, kiến nghị điều chỉnh cơ chế quản lý giá cƣớc dịch vụ cho thuê kênh, quy định về giá cƣớc kết nối giữa các doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nâng cao chất lƣợng dịch vụ. + Hoàn thiện bộ định mức, đơn giá đo kiểm chất lƣợng dịch vụ viễn thông nhằm tạo điều kiện cho việc triển khai công tác quản lý chất lƣợng. - Cục Tần số Vô tuyến điện: Hoàn thiện quy hoạch băng tần và phân bổ tần số vô tuyến điện hợp lý nhằm giảm thiểu can nhiễu. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát tần số và xử lý can nhiễu, nâng cao chất lƣợng thông tin vô tuyến điện.43 - Các Sở Bƣu chính - Viễn thông: + Chuẩn bị về tổ chức, có đầu mối giám sát về chất lƣợng dịch vụ viễn thông. Phát hiện và phản ảnh các vấn đề tồn tại về chất lƣợng trên địa bàn về Bộ Bƣu chính - Viễn thông để có kế hoạch, biện pháp xử lý. + Tham mƣu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố về việc quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhanh chóng triển khai mạng ngoại vi và ngầm hoá mạng cáp. Sự phân công rõ ràng chức năng, nhiệm vụ nhƣ trên đã buộc các doanh nghiệp viễn thông trên thị trƣờng phải chú ý hơn tới chất lƣợng dịch vụ cung cấp, đảm bảo tiêu chuẩn do Bộ đề ra. 3.2.2. Tạo lập môi trường thuận lợi cho sản xuất - kinh doanh Những văn bản pháp lý của Nhà nƣớc đã thúc đẩy cạnh tranh, khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp mới tham gia thị trƣờng. Đối với loại doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Pháp lệnh Bƣu chính - Viễn thông năm 2002 quy định mọi doanh nghiệp Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế, đƣợc thành lập theo quy định của Pháp luật đều đƣợc tham gia cung cấp dịch vụ viễn thông. Chính sách này đã góp phần phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế cho công cuộc phát triển ngành viễn thông Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng đƣợc tự chủ hơn trong việc quyết định giá cƣớc. Chính phủ chỉ quyết định những giá cƣớc có ảnh hƣởng lớn tới xã hội. Do vậy, giá cƣớc từng bƣớc giảm xuống bằng và thấp hơn mức bình quân của khu vực và thế giới trong khi hạ tầng kỹ thuật viễn thông và chất lƣợng dịch vụ viễn thông ngày càng đƣợc nâng cao. Về đảm bảo quyền sở hữu của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, Luật Đầu tƣ năm 2005 quy định:44 “Điều 6. Bảo đảm về vốn và tài sản 1. Vốn đầu tƣ và tài sản hợp pháp của nhà đầu tƣ không bị quốc hữu hóa, không bị tịch thu bằng biện pháp hành chính. 2. Trƣờng hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và lợi ích quốc gia, Nhà nƣớc trong mua, trƣng dụng tài sản của nhà đầu tƣ thì nhà đầu tƣ đƣợc thanh toán hoặc bồi thƣờng theo giá thị trƣờng tại thời điểm công bố việc trƣng mua, trƣng dụng. Việc thanh toán hoặc bồi thƣờng phải bảo đảm lợi ích hợp pháp của nhà đầu tƣ và không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tƣ. 3. Đối với nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, việc thanh toán hoặc bồi thƣờng tài sản quy định tại khoản 2 Điều này đƣợc thực hiện bằng đồng tiền tự do chuyển đổi và đƣợc quyền chuyển ra nƣớc ngoài.” Nhƣ vậy, các khoản vốn và tài sản của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc pháp luật Việt Nam bảo hộ, tạo tâm lý giúp các nhà đầu tƣ, tập đoàn quốc tế an tâm hoạt động lâu dài tại Việt Nam. Pháp lệnh Bƣu chính - Viễn thông quy định các mạng của doanh nghiệp viễn thông có thể kết nối vào đƣờng trục viễn thông quốc gia. Doanh nghiệp viễn thông có quyền kết nối mạng viễn thông của mình với mạng hoặc dịch vụ viễn thông của doanh nghiệp khác, đồng thời có nghĩa vụ cho các doanh nghiệp viễn thông khác kết nối vào mạng hoặc dịch vụ viễn thông của mình với điều kiện công bằng và hợp lý trên cơ sở sử dụng hiệu quả tài nguyên thông tin, sử dụng chung vị trí kết nối và cơ sở hạ tầng kỹ thuật thông qua thoả thuận kết nối giữa các bên. Doanh nghiệp viễn thông nắm giữ các phƣơng tiện thiết yếu có vai trò quyết định trong việc kết nối và cung cấp dịch vụ viễn thông không đƣợc từ chối yêu cầu kết nối của các chủ mạng viễn thông dùng riêng và các doanh nghiệp viễn thông khác, đồng thời phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc đàm phán và thực hiện kết nối, nếu yêu cầu đƣa ra hợp lý và khả thi về kinh tế, kỹ thuật.45 Điều 42 Dự thảo Luật Viễn thông cũng khẳng định nguyên tắc kết nối viễn thông: Doanh nghiệp viễn thông có quyền kết nối mạng viễn thông của mình với mạng hoặc dịch vụ viễn thông của doanh nghiệp viễn thông khác,đồng thời có nghĩa vụ cho các doanh nghiệp viễn thông khác kết nối vàomạng hoặc dịch vụ viễn thông của mình dựa trên các nguyên tắc sau: 1. Công bằng, hợp lý, thông qua thƣơng lƣợng trên cơ sở thƣơng mại; 2. Sử dụng hiệu quả tài nguyên viễn thông và cơ sở hạ tầng viễn thông; 3. Bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật về kết nối viễn thông và sự an toàn,thống nhất của các mạng viễn thông; 4. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời sử dụng dịch vụ viễn thông.” Điều 43 Dự thảo Luật Viễn thông quy định nghĩa vụ kết nối các mạng viễn thông công cộng: 1. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng có nghĩa vụ: a) Cung cấp kết nối tại bất kỳ điểm nào trên mạng viễn thông khả thi về mặt kỹ thuật; b) Bảo đảm kết nối kịp thời, hợp lý, minh bạch; c) Không phân biệt đối xử về giá cƣớc, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật,chất lƣợng mạng và dịch vụ viễn thông. 2. Doanh nghiệp viễn thông nắm giữ các phƣơng tiện thiết yếu có nghĩa vụ: a) Tạo điều kiện thuận lợi cho việc đàm phán và thực hiện kết nối của các doanh nghiệp viễn thông khác; b) Xây dựng, đăng ký bản thoả thuận kết nối mẫu với các điều kiện hợp lý, minh bạch, không phân biệt đối xử với cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông và công bố công khai bản thoả thuận đó. 3. Giá cƣớc kết nối viễn thông đƣợc xây dựng trên cơ sở giá thành, phân tách hợp lý theo các bộ phận cấu thành mạng hoặc theo công đoạn dịch vụ, không phân biệt giữa các loại hình dịch vụ.46 4. Bộ Thông tin và Truyền thông quy định cụ thể trình tự, thủ tục đàm phán, ký kết, thực hiện thoả thuận, hợp đồng kết nối các mạng viễn thông công cộng; chủ trì hiệp thƣơng và giải quyết tranh chấp kết nối giữa các doanh nghiệp viễn thông.” Nhƣ vậy, nếu thực thực hiện tốt những quy định trên trong thực tế sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp viễn thông có thể tiếp cận thị trƣờng một cách bình đẳng. Tuy nhiên, hiện tại đƣờng trục viễn thông quốc gia vẫn đƣợc nhà nƣớc giao cho Tập đoàn Bƣu chính - Viễn thông quản lý. Điều này gây ra một số khó khăn cho các doanh nghiệp khác là đối thủ cạnh tranh của Tập đoàn Bƣu chính - Viễn thông. 3.2.3. Đảm bảo kết cấu hạ tầng dịch vụ viễn thông Sau những nỗ lực của Tập đoàn Bƣu chính - Viễn thông, cuối năm 2005, 100% số xã trong cả nƣớc đã đƣợc kết nối mạng điện thoại. Sự kết nối này tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khai thác khách hàng tiềm năng ở tất cả các vùng miền trên toàn quốc. Ngoài ra, sự hỗ trợ về kết cấu hạ tầng viễn thông của Nhà nƣớc đối với các doanh nghiệp còn thể hiện ở sự kiện đầu tƣ và phóng thành công vệ tinh viễn thông VINASAT-1. Dự án phóng vệ tinh viễn thông VINASAT-1 là dự án cấp quốc gia, đƣợc Chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm. Từ năm 1998. Chính phủ đã thông qua Báo cáo tiền khả thi Dự án phóng vệ tinh Việt Nam - VINASAT của Tổng cục Bƣu điện (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông). Năm 2002, Chính phủ đã thông qua các nội dung cơ bản của báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án VINASAT và đến năm 2005 đã ban hành quyết định về đầu tƣ dự án, giao Tập đoàn Bƣu chính - Viễn thông là chủ đầu tƣ và thực hiện. Sau khi đƣợc Chính phủ giao nhiệm vụ, Tập đoàn Bƣu chính - Viễn thông đã lựa chọn nhà sản xuất vệ tinh là Lockheed Martin và ArianeSpace là nhà thầu phụ phóng vệ tinh.47 Khi đã phóng thành công và đi vào khai thác, sẽ có hai loại dịch vụ cơ bản đƣợc VINASAT-1 cung cấp là cho thuê băng tần vệ tinh và các dịch vụ trọn gói nhƣ thuê kênh riêng, phát hình lƣu động, đào tạo từ xa, truyền hình DTH, truyền hình hội nghị, truyền dữ liệu ngân hàng, đƣờng truyền ISP, kênh thuê riêng cho điện thoại,… Ý tƣởng phóng vệ tinh viễn thông của riêng Việt Nam xuất phát từ việc các doanh nghiệp và tổ chức của Việt Nam đã và đang phải trả một khoản ngoại tệ lớn thuê vệ tinh của nƣớc ngoài. Nếu có vệ tinh riêng, theo tính toán Việt Nam sẽ tiết kiệm đƣợc nhiều chi phí, do giá thuê kênh thƣơng mại một kênh vệ tinh thƣờng cao hơn giá thành từ 1,8 đến 3 lần. Ngoài ra, việc sở hữu vệ tinh riêng giúp chúng ta có thêm tự chủ và có điều kiện nâng cao năng lực mạng lƣới và chất lƣợng các dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin và truyền thông. 3.2.4. Hỗ trợ phát triển Tổ chức các hội nghị, hội thảo hằng năm. Hằng năm, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức rất nhiều Hội nghị và hội thảo quốc tế thông tin và truyền thông tại Việt Nam. Đây là những cơ hội để các doanh nghiệp viễn thông trong nƣớc tiếp cận với các xu hƣớng công nghệ, kiến thức quản lý mới của các Tập đoàn, chuyên gia viễn thông quốc tế. Ví dụ, ngày 20/5/2009 đã diễn ra Hội nghị viễn thông quốc tế Việt Nam với chủ đề “Xây dựng một tƣơng lai di động và băng rộng bền vững cho Việt Nam”, hội nghị lần thứ hai này đã thu hút đƣợc sự tham gia của trên 150 đại biểu đến từ các Bộ, Ngành trung ƣơng, các doanh nghiệp viễn thông trong và ngoài nƣớc, các tổ chức quốc tế... Một loạt các nội dung quan trọng đã đƣợc đề cập tại Hội nghị nhƣ:các mục tiêu phát triển viễn thông Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 và kế hoạch triển khai của các doanh nghiệp; làm thế nào để Việt Nam có thể tối ƣu hoá mạng di động và thiết lập kết nối Internet khắp nơi trên toàn quốc. Đại48 diện các tập đoàn viễn thông lớn đã chia sẻ với các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam công thức triển khai 3G hiệu quả bao gồm 4 bƣớc cơ bản: Thứ nhất, “Chính xác ngay từ lần đầu tiên” (“First time right”): 3G là công nghệ mới đã đƣợc chờ đợi từ rất lâu. Chính vì vậy, việc làm hài lòng khách hàng ngay từ lần đầu tiên họ tiếp xúc với dịch vụ 3G là điều hết sức cần thiết. Thứ hai, “Hãy chọn dịch vụ đúng” (“Get your service right”): hiện nay,rất nhiều dịch vụ nội dung hấp dẫn đƣợc giới thiệu và đƣa vào sử dụng ở nhiều nƣớc nhƣng điều quan trọng nhất là phải biết đƣợc loại dịch vụ nào phù hợp với thị trƣờng nƣớc mình. Thứ ba, “Định hƣớng khách hàng” (“Customer Education”): các nhà cung cấp 3G cần trang bị cho khách hàng của mình kinh nghiệm sử dụng và tìm hiểu thói quen của khách hàng. Thứ tư, phụ thuộc vào các thiết bị đầu cuối phù hợp (“Customized handsets”). Vai trò của các thiết bị đầu cuối cũng không kém phần quan trọng trong việc giúp tận dụng tối đa lợi ích do 3G mang lại. Bên cạnh những chức năng đa phƣơng tiện và phong phú có thể hỗ trợ 3G tốt nhất thì một thiết bị di động với tính năng thân thiện với ngƣời sử dụng chắc chắn sẽ đƣợc lựa chọn nhiều hơn. Bên cạnh đó, Bộ cũng thƣờng tổ chức các buổi giao lƣu trực tuyến với ngƣời dân và doanh nghiệp. Qua đây, ngƣời dân có thể nêu những thắc mắc, hoặc trình bày những bức xúc về chất lƣợng, nội dung dịch vụ viễn thông. Các doanh nghiệp có thể biết đƣợc định hƣớng quản lý sự phát triển thị trƣờng của Bộ trong thời gian tới,... Và cuối cùng, các cơ quan QLNN sẽ nhận đƣợc nhiều ý kiến đóng góp, cải cách thủ tục hành chính giúp cho hoạt động QLNN có hiệu quả hơn, đồng thời có hƣớng giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phát triển tốt.49 Chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông công ích: Ngày 6/11/2006, Bộ Bƣu chính - Viễn thông đã ra thông tƣ số 05/2006/TT-BBCVT trong đó quy định các hình thức hỗ trợ doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông ở vùng công ích. Doanh nghiệp viễn thông tham gia cung cấp dịch vụ viễn thông công ích sẽ đƣợc Nhà nƣớc hỗ trợ đầu tƣ các dự án xây dựng mới, nâng cấp, mở rộng cơ sở hạ tầng mạng lƣới viễn thông, Internet hoặc các cơ sở vật chất khác phục vụ việc cung ứng dịch vụ viễn thông công ích. Cũng theo thông tƣ trên, các doanh nghiệp sẽ đƣợc hỗ trợ đầu tƣ phát triển mới các điểm truy nhập dịch vụ viễn thông công cộng tại các xã ngoài vùng đƣợc cung cấp dịch vụ viễn thông công ích, đƣợc hỗ trợ chi phí duy trì cung ứng các dịch vụ viễn thông bắt buộc trên toàn quốc. Các doanh nghiệp sẽ đƣợc hỗ trợ từ Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam dƣới hình thức cho vay vốn đầu tƣ hoặc hỗ trợ không hoàn lại. Ngoài ra các doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ viễn thông công ích có thể đƣợc hỗ trợ từ ngân sách địa phƣơng hoặc các nguồn vốn đầu tƣ khác của Chính Phủ. Nhƣ vậy doanh nghiệp nào tiên phong trong việc khai phá tiềm năng ở các vùng công ích sẽ nhận đƣợc rất nhiều hỗ trợ từ phía Nhà nƣớc, đồng thời tạo cơ hội chiếm lĩnh và khai thác thị trƣờng. Xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển thị trường: Xây dựng và ban hành chỉ thị về định hướng chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam giai đoạn 2011 đến 2020. Ngày 07/07/2007, Bộ Bƣu chính - Viễn thông đã chính thức ban hành Chỉ thị về định hƣớng chiến lƣợc phát triển Công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam giai đoạn 2012 - 2020 (gọi tắt là “Chiến lƣợc cất cánh”). Định hƣớng của Bộ Thông tin và Truyền thông là "Chiến lƣợc cất cánh" giai đoạn 2011 - 2020 sẽ bám sát hai phƣơng châm:50 + Lấy phát triển nguồn nhân lực Công nghệ thông tin và Truyền thông có trình độ và chất lƣợng cao làm khâu đột phá; + Lấy việc nhanh chóng làm chủ thị trƣờng trong nƣớc để từng bƣớc vững chắc mở rộng sang thị trƣờng khu vực và toàn cầu làm khâu quyết định. Dựa trên tình hình thực tiễn, "Chiến lƣợc cất cánh" cho giai đoạn 2011 - 2020 đƣợc hy vọng là sẽ góp phần "sớm đƣa nƣớc ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; tạo nền tảng để đến năm 2020 nƣớc ta cơ bản trở thành một nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nƣớc". 3.2.5. Kiểm tra, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp - Thực hiện kiểm tra, kiểm soát các hoạt động thị trường: Kiểm tra đột xuất chất lƣợng các dịch vụ viễn thông. Để kiểm soát chất lƣợng dịch vụ viễn thông của doanh nghiệp, Bộ Thông tin và Truyền thông thƣờng có những đợt kiểm tra đột xuất. Ví dụ, với mạng thông tin di động, có 9 chỉ tiêu chất lƣợng cần đánh giá là: Tỷ lệ cuộc gọi đƣợc thiết lập thành công; Tỷ lệ cuộc gọi bị rơi; Chất lƣợng thoại (điểm chất lƣợng thoại trung bình); Độ chính xác ghi cƣớc; Tỷ lệ cuộc gọi tính cƣớc, lập hoá đơn sai; Độ khả dụng của dịch vụ. Đồng thời, các mạng cần đảm bảo tỷ lệ khiếu nại của khách hàng về chất lƣợng dịch vụ; Hồi âm khiếu nại của khách hàng (tỷ lệ hồi âm khiếu nại cho khách hàng trong thời hạn 48 giờ kể từ thời điểm tiếp nhận khiếu nại) và chất lƣợng dịch vụ hỗ trợ khách hàng. Còn chất lƣợng ADSL đƣợc rà soát dựa trên 7 tiêu chí là: Tốc độ tải dữ liệu trung bình (nội mạng, ngoại mạng); Lƣu lƣợng sử dụng trung bình; Tỷ lệ dung lƣợng truy nhập bị tính cƣớc sai; Độ khả dụng của dịch vụ; Thời gian thiết lập dịch vụ; Thời gian khắc phục mất kết nối và khiếu nại của khách hàng về chất lƣợng dịch vụ.51 Các đợt kiểm tra này nhằm rà soát, chấn chỉnh lại tình hình hoạt động của nhà cung cấp hai dịch vụ này, trƣớc hàng loạt những phàn nàn của khách hàng về việc không đảm bảo chất lƣợng dịch vụ. Chiều 18/6/2014, Cục Quản lý chất lƣợng Bƣu chính - Viễn thông và Công nghệ thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông đã chính thức công bố kết quả đo kiểm chất lƣợng dịch vụ năm 2008 của 3 mạng di động lớn nhất Việt Nam là Viettel, MobiFone và VinaPhone. Theo kết quả đƣợc công bố, MobiFone tiếp tục là mạng di động dẫn đầu trên hầu hết các chỉ tiêu về chất lƣợng chủ chốt, Viettel xếp thứ hai và VinaPhone đứng cuối cùng. Về chỉ tiêu chất lượng thoại: MobiFone đạt 3,522 điểm, Viettel 3,517 điểm và VinaPhone là 3,383 điểm (điểm đạt chuẩn là >= 3 điểm). Mặc dù đứng chót nhóm đƣợc đo kiểm về chỉ tiêu chất lƣợng thoại nhƣng so với kết quả năm 2013, kết quả đo kiểm của VinaPhone năm 2014 vẫn khá hơn (kết quả đo kiểm năm 2013 tại Khánh Hòa là 3,054 điểm). Về chỉ tiêu tỷ lệ cuộc gọi bị rơi: MobiFone ít nhất với 0,29%, Viettel là 0,35%, VinaPhone là 0,5% (tỷ lệ đạt chuẩn là <= 3%). Đối với chỉ tiêu tỷ lệ cuộc gọi tới dịch vụ hỗ trợ khách hàng chiếm mạch thành công và nhận đƣợc tín hiệu trả lời của điện thoại viên trong 60 giây (gọi thành công đến trung tâm giải đáp khách hàng), MobiFone vƣợt xa 2 mạng còn lại với tỷ lệ cuộc gọi thành công là 98,82%, Viettel có tỷ lệ đo kiểm là 91,72% và VinaPhone chỉ đạt 85,88% (tỷ lệ đạt chuẩn là >= 80%). Trong số các chỉ tiêu đƣợc đo kiểm, chỉ tiêu khiếu nại của khách hàng về chất lượng dịch vụ trên toàn mạng là chỉ tiêu Viettel lại đoạt ngôi "quán quân" với chỉ số đƣợc đo kiểm là 0,015 (số lƣợng khiếu nại/100 khách hàng trong 3 tháng), số lƣợng khiếu nại của VinaPhone ít hơn với chỉ tiêu đƣợc đo kiểm là 0,011 và MobiFone là ít nhất với kết quả đo kiểm là 0,008. Đoạt ngôi "quán quân ngƣợc" ở chỉ tiêu này52 nhƣng chỉ tiêu của Viettel vẫn đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn chất lƣợng (<= 0,25). Tuy nhiên, ở chỉ tiêu tỷ lệ cuộc gọi đƣợc thiết lập thành công, kết quả đo kiểm có phần an ủi cho Viettel với tỷ lệ 98,61% (nhỉnh hơn chút đỉnh so với các mạng khác); VinaPhone là 98,25% và MobiFone là 98,17% (tỷ lệ đạt chuẩn là >= 92%). Trong lần đo kiểm chất lƣợng dịch vụ của năm 2008, Cục Quản lý chất lƣợng Bƣu chính - Viễn thông và Công nghệ thông tin tiến hành đo kiểm các chỉ tiêu chất lƣợng dịch vụ của 3 mạng di động lớn nhất Việt Nam trên cùng một địa bàn là Hà Nội và thời điểm đo cũng thực hiện sát nhau. Năm 2007 khi công bố kết quả đo kiểm chất lƣợng mạng di động, đã có những ý kiến về việc đo kiểm các mạng tại các tỉnh, thành phố khác nhau dẫn tới việc công bố kết quả có thể là chƣa công bằng. Vì vậy, năm 2008, Cục Quản lý chất lƣợng đã thực hiện việc đo kiểm cả 3 mạng trên cùng một địa bàn là thành phố Hà Nội để đo lƣờng chất lƣợng dịch vụ của các mạng di động trên địa bàn này. 3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI THỊ TRƢỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM 3.3.1.Những khía cạnh tích cực. - Tạo môi trường thuận lợi hơn trước để các thành phần kinh tế tự do hoạt động: + Mở rộng hơn sự tham gia của các thành phần kinh tế vào lĩnh vực viễn thông. Pháp lệnh Bƣu chính - Viễn thông năm 2002 khuyến khích sự tham gia của các thành phần kinh tế vào lĩnh vực viễn thông, mở rộng cạnh tranh hơn trƣớc. Theo Nghị định 109/1997/NĐ-CP ngày 12/11/1997 trƣớc đó, các thành phần kinh tế không đƣợc khuyến khích tham gia vào thị trƣờng dịch vụ viễn thông. Thông tƣ số 04/1998/TT-TCBĐ hƣớng dẫn thi hành Nghị định 109/1997/NĐ-CP quy định doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông bao gồm:53 - Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông cơ bản (gồm doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông cơ bản loại I và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông cơ bản loại II); - Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng. Trong đó: - Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông cơ bản loại I: là doanh nghiệp nhà nƣớc đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập và đƣợc Cơ quan QLNN về bƣu chính - viễn thông cấp phép thiết lập hệ thống đƣờng trục viễn thông quốc gia để cung cấp các dịch vụ viễn thông. - Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông cơ bản loại II: là doanh nghiệp nhà nƣớc hoặc công ty cổ phần mà nhà nƣớc chiếm cổ phần chi phối hoặc cổ phần đặc biệt, đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập và đƣợc Cơ quan QLNN về bƣu chính - viễn thông cấp phép thiết lập mạng viễn thông công cộng (trừ hệ thống đƣờng trục viễn thông quốc gia) để cung cấp các dịch vụ viễn thông. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng: là doanh nghiệp nhà nƣớc hoặc công ty cổ phần mà nhà nƣớc chiếm cổ phần chi phối hoặc cổ phần đặc biệt, đƣợc Cơ quan QLNN về bƣu chính - viễn thông cấp phép thiết lập mạng máy tính, hệ thống thiết bị điện tử, tin học để cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng qua mạng viễn thông công cộng.Theo những quy định trên, tất cả các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông đều phải là doanh nghiệp nhà nƣớc hoặc công ty cổ phần mà nhà nƣớc chiếm cổ phần chi phối hoặc cổ phần đặc biệt. Nhƣ vậy, nhà nƣớc vẫn muốn nắm quyền kiểm soát chặt chẽ ngành viễn thông. Và các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có rất ít cơ hội tham gia vào lĩnh vực này54 Pháp lệnh Bƣu chính - Viễn thông năm 2002 đã tạo ra sự thay đổi đáng kể trong việc khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển ngành viễn thông. Theo Pháp lệnh, doanh nghiệp viễn thông đƣợc chia thành hai loại là doanh nghiệp cung cấp hạ tầng mạng và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông. Trong đó: Doanh nghiệp cung cấp hạ tầng mạng phải là doanh nghiệp nhà nƣớc hoặc doanh nghiệp mà vốn góp của nhà nƣớc chiếm cổ phần chi phối hoặc cổ phần đặc biệt, đƣợc thành lập theo quy định của pháp luật để thiết lập hạ tầng mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông. Quy định này là phù hợp vì: Thứ nhất, việc xây dựng công trình, mạng lƣới của loại doanh nghiệp này có sử dụng chung nhiều kết cấu hạ tầng quốc gia với một số ngành khác nhƣ đất đai, đƣờng giao thông, các vị trí thuận lợi về địa lý tại các thành phố, khu vực trung tâm và có liên quan đến quốc phòng - an ninh của đất nƣớc. Thứ hai, nhà nƣớc cần phải duy trì một số lƣợng nhất định doanh nghiệp nhà nƣớc cung cấp hạ tầng mạng để đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ công ích theo yêu cầu của nhà nƣớc. Đối với loại doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Pháp lệnh quy định mọi doanh nghiệp Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế, đƣợc thành lập theo quy định của Pháp luật đều đƣợc tham gia cung cấp dịch vụ viễn thông. Chính sách này đã góp phần phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế cho công cuộc phát triển ngành viễn thông Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Trên thực tế, mặc dù cơ sở hạ tầng viễn thông Việt Nam trong thời gian qua đã phát triển rất nhanh, song quy mô và sự phát triển bền vững so với các nƣớc trong khu vực cũng nhƣ trên thế giới vẫn còn nhiều hạn chế, ngƣời dân ở vùng sâu, vùng xa vẫn chƣa đƣợc tiếp cận đầy đủ các dịch vụ viễn thông. Để phát triển mạng viễn thông rộng khắp cả nƣớc đáp ứng đƣợc yêu cầu của55 công cuộc đổi mới, công ghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, Việt Nam vẫn cần những nguồn đầu tƣ rất lớn để phát triển mạng viễn thông quốc gia và việc huy động, khuyến khích mọi nguồn lực tham gia phát triển hạ tầng viễn thông là rất cần thiết. Do đó quy định hạn chế sở hữu nhà nƣớc trong các doanh nghiệp thiết lập mạng viễn thông không còn phù hợp với thực tế cũng nhƣ thông lệ quốc tế và cam kết WTO của Việt Nam. + Mở rộng quyền tự chủ cho doanh nghiệp trong việc tự quyết định giá cước viễn thông. Pháp lệnh Bƣu chính - Viễn thông mở rộng quyền tự chủ cho các doanh nghiệp viễn thông trong việc tự quyết định cƣớc phí viễn thông. Trƣớc đó theo Nghị định 109/1997/NĐ-CP ngày 12/11/1997 của Chính phủ, doanh nghiệp viễn thông tự quyết định cƣớc phí các dịch vụ mà nhà nƣớc không quy định. Với những dịch vụ viễn thông mang tính xã hội – công ích cao, giá cƣớc của các doanh nghiệp viễn thông phải nằm trong khung giá cƣớc do nhà nƣớc quy định. Tuy nhiên trên thực tế, nhà nƣớc đã quy định khung giá cƣớc đối với hầu hết những loại hình dịch vụ chủ yếu của các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam.Pháp lệnh Bƣu chính - Viễn thông năm 2002 đã có thay đổi quan trọng.Điều 44 của Pháp lệnh quy định: “1. Thủ tƣớng Chính phủ quyết định giá cƣớc dịch vụ viễn thông quan trọng có tác động đến nhiều ngành và kinh tế - xã hội. 2. Cơ quan quản lý nhà nƣớc về bƣu chính - viễn thông quyết định giá cƣớc dịch vụ viễn thông công ích, giá cƣớc dịch vụ viễn thông của doanh nghiệp có thị phần khống chế (chiếm trên 30% thị phần một loại hình dịch vụ viễn thông) và giá cƣớc kết nối giữa các doanh nghiệp trên cơ sở giá thành dịch vụ, chính sách phát triển kinh tế - xã hội và mục tiêu phát triển viễn thông trong từng thời kỳ. 3. Doanh nghiệp viễn thông quyết định các mức giá cƣớc cụ thể đối với dịch vụ viễn thông, trừ giá cƣớc quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này”.56 Quy định trên góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp viễn thông (đặc biệt là các doanh nghiệp mới gia nhập thị trƣờng) cạnh tranh về phƣơng diện giá cả. Những doanh nghiệp cung ứng dịch vụ viễn thông với chất lƣợng tốt và giá cƣớc hợp lý sẽ có lợi thế trên thị trƣờng. Dự thảo Luật Viễn thông quy định: Nhà nƣớc tôn trọng quyền tự xác định giá và cạnh tranh về giá của các doanh nghiệp. Về quản lý giá cƣớc của Nhà nƣớc: Quản lý dựa trên nguyên tắc thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh, không phân biệt trong quản lý và quy định giá cƣớc viễn thông. - Tổ chức thi tuyển, bắt buộc các doanh nghiệp phải phát triển theo công nghệ hiện đại trên thế giới. 3G là công nghệ truyền thông thế hệ thứ ba, cho phép truyền cả dữ liệu thoại và dữ liệu ngoài thoại (tải dữ liệu, gửi email, tin nhắn nhanh, hình ảnh...). Việc tổ chức cấp phép 3G dƣới hình thức "Thi tuyển" (tiếng Anh là Beauty Contest) đã đƣợc Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu theo kinh nghiệm quốc tế, tham vấn các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc và đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ đồng ý cho phép triển khai thực hiện. Cuộc thi tuyển cấp giấy phép triển khai công nghệ không dây thế hệ thứ 3 (3G) đã đƣợc khởi xƣớng từ năm 2008. Bảy mạng di động tại Việt Nam đều có nhu cầu băng tần 3G rất lớn. Tuy nhiên, tài nguyên tần số chỉ đủ chia cho 4 mạng di động nên đợt Thi tuyển lần này nhằm lựa chọn ra 4 doanh nghiệp,thậm chí là Liên danh giữa các doanh nghiệp trong số 7 Doanh nghiệp thi tuyển để Bộ Thông tin và Truyền thông cấp Giấy phép và cấp tần số nhằm triển khai dịch vụ 3G tại Việt Nam. Việc tổ chức thi tuyển 3G lần này đƣợc Bộ Thông tin và Truyền thông chuẩn bị kỹ lƣỡng và tiến hành một cách công khai, minh bạch theo các quy định của pháp luật về viễn thông, thông lệ quốc tế và các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO. Ngày 18/2/2009, 7 doanh nghiệp thông tin di động Việt Nam đã nộp hồ sơ lên Bộ Thông tin và Truyền thông. Đã có 6 hồ sơ thi tuyển của mạng di57 động VinaPhone, MobiFone, Viettel, SFone, Gtel Mobile và liên danh giữa EVN Telecom (mạng di động E-Mobile) và HT Telecom (mạng di động Vietnam Mobile) đƣợc nộp. Những hồ sơ đƣợc lựa chọn cấp phép phải vƣợt qua hai vòng chấm và xét tuyển gắt gao của Hội đồng thi tuyển 3G Bộ Thông tin và Truyền thông. Qua vòng một, tiếp tục vào vòng hai, là vòng xét tuyển với dựa trên 5 tiêu chí cơ bản, trong đó có những tiêu chí quan trọng nhƣ vùng phủ sóng, thời gian triển khai nhanh; tiền đặt cọc đƣa ra là bao nhiêu, cam kết sử dụng chung hạ tầng của mạng 2G... của doanh nghiệp. Chiều ngày 2/4/2009, Bộ Thông tin và Truyền thông đã công bố Tổng Công ty Viễn thông Quân đội (Viettel), Tập đoàn Bƣu chính - Viễn thông Việt Nam (VNPT), Công ty Thông tin Di động (VMS), Liên danh Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực (EVN Telecom) và Công ty cổ phần Viễn thông Hà Nội (Hanoi Telecom) là 4 doanh nghiệp và liên danh trúng tuyển cấp phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ 3G. 3.3.2. Những hạn chế và yếu kém * Xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển thị trường chưa sát thực tiễn Ngày 07/07/2007, Bộ Bƣu chính - Viễn thông đã chính thức ban hành Chỉ thị về định hƣớng chiến lƣợc phát triển Công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 (gọi tắt là “Chiến lƣợc cất cánh”). Tuy nhiên,đây mới chỉ là chiến lƣợc cho ngành - phía các doanh nghiệp, còn chiến lƣợc cho thị trƣờng - theo hƣớng đảm bảo lợi ích cho cả doanh nghiệp và ngƣời tiêu dùng thì Nhà nƣớc chƣa có định hƣớng. Ngoài ra, những nội dung nêu ra trong Chỉ thị trên cũng rất chung chung, chủ yếu đề cập tới mục tiêu, nhƣng con đƣờng để đạt mục tiêu đó thì chƣa cụ thể. Và để phát triển đất nƣớc,chúng ta cần có tầm nhìn xa hơn nữa (đến 2025, 2050) chứ không chỉ là 2020.58 Nhƣ vậy, công tác xây dựng chiến lƣợc và kế hoạch phát triển thị trƣờng dịch vụ viễn thông ở Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế. * Tổ chức các hoạt động kinh tế chưa hiệu quả - Quy trình triển khai các dự án đầu tư của nhà nước cho ngành còn nhiều bất cập: Do thủ tục lập và phê duyệt một dự án của ngành viễn thông ở Việt Nam mất rất nhiều thời gian nên một số dự án đƣợc triển khai quá chậm. Một số dự án có chi phí hàng trăm triệu USD đƣợc hình thành từ mấy năm trƣớc nhƣng gần đây mới đƣợc triển khai. Và công nghệ của các dự án đó đã trở nên lạc hậu trong thời kỳ công nghệ viễn thông thay đổi nhanh chóng nhƣ hiện nay. Mặt khác, hiện tượng tiêu cực trong công tác đấu thầu mua sắm thiết bị viễn thông vẫn thường xảy ra. Năm 2004, kết quả thanh tra tại Tổng công ty Bƣu chính - Viễn thông đã nêu rõ nhiều vi phạm trong quá trình tổ chức đấu thầu. Ví dụ, dự án nâng cấp hệ thống chuyển mạch để có tính năng thông minh (IN) cho mạng VinaPhone với tổng vốn đầu tƣ 147,473 tỷ đồng đƣợc chia thành 5 gói thầu. Trong đó, gói thầu số 4 (mua thiết bị điều khiển và quản lý dịch vụ có giá 6,79 triệu USD) đƣợc thực hiện theo hình thức đấu thầu hạn chế giữa ba nhà thầu: Công ty Siemens, Công ty Ericsson, Công ty Alcatel. Sau khi chấm thầu, Tổ chuyên gia tƣ vấn và Tổng giám đốc Tổng công ty Bƣu chính - Viễn thông đã đề nghị Công ty Siemens trúng thầu. Tuy nhiên sau đó, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Bƣu chính - Viễn thông đã quyết định chọn Công ty Ericsson trúng thầu. Quyết định này là sai về trình tự, thủ tục của quy chế đấu thầu. Đấu thầu là một hoạt động mang lại hiệu quả kinh tế cho bên mời thầu. Bên mời thầu có thể tìm đƣợc hàng hoá có tiêu chuẩn chất lƣợng mong muốn, với giá cả hợp lý nhất. Do đó, những vi phạm trong quy trình tổ chức đấu thầu ở Tổng công ty Bƣu chính -59 Viễn thông đã làm giảm hiệu quả của nhiều dự án đầu tƣ cho ngành viễn thông Việt Nam. - Quản lý các dịch vụ gia tăng, đầu số tin nhắn rác trên nền di động còn lỏng lẻo Hiện nay, các nhà mạng đều kinh doanh dịch vụ gia tăng trên nền di động nhƣ: nhạc chuông, nhạc chờ, các tiện ích bằng tin báo nhƣ: xem thông tin bóng đá, dự báo thời tiết, quà tặng âm nhạc..., các dịch vụ này nhà mạng tự cung cấp cho khách hàng. Vì vậy, có thể quản lý đƣợc. Tuy nhiên, trong kinh doanh liên kết của các doanh nghiệp viễn thông với các công ty truyền thông chuyên cung cấp các dịch vụ giải trí trên nên di động qua hình thức gửi tin nhắn đến số điện thoại của khách hàng. Trong bối cảnh hiện nay, công nghệ thông tin bùng nổ và len lỏi đên khắp thôn xóm, vùng sâu xa ở nƣớc ta. Những thông tin không rõ ràng, không minh bạch của nhà mạng nhiều khi gây hiệu ứng không tốt, vì bản chất khách hàng không hiểu về dịch vụ, khách hàng có thể gửi đi một tin nhắn và sẽ bị tính cƣớc rất đắt cho dịch vụ mà khách hàng không biết sử dụng. Bên cạnh đó, tình trạng gửi tin nhắn quảng cáo chàn lan khiến khách hàng không hài lòng, và có rất nhiều các phản ánh lên Trung tâm chăm sóc khách hàng của các nhà mạng về tình trạng tin nhắn rác nhƣng vẫn không đƣợc xử lý triệt để. - Chưa tạo dựng được hạ tầng kỹ thuật hiện đại: hạ tầng mạng còn nghèo nàn, công nghệ hiện đại chƣa phát huy đƣợc đầy đủ tính năng. Nhìn chung, trình độ kỹ thuật của phần lớn ngành viễn thông Việt Nam hiện nay vẫn lạc hậu so với thế giới. Ví dụ, nhiều tổng đài của Tập đoàn Bƣu chính - Viễn thông ở các tỉnh vẫn là tổng đài Toll trung kế sử dụng công nghệ lạc hậu (TDM) mà chỉ vài năm nữa thế giới sẽ không còn sử dụng. Trong lĩnh vực Internet, một số nhà cung cấp nhƣ FPT, Viettel hiện vẫn sử dụng nhiều phƣơng tiện, thiết bị và công nghệ kém hiện đại (của Zyxel, Huawei), một số60 thiết bị tập trung thuê bao khu vực của Trung Quốc... Vì vậy, chất lƣợng các dịch vụ viễn thông của Việt Nam còn nhiều hạn chế. Ngoài ra, khi thị trƣờng dịch vụ viễn thông phát triển mạnh mẽ nhƣ hiện nay, với số lƣợng gia tăng các hệ thống thiết bị kỹ thuật, trạm phát sóng của các doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của ngƣời dùng, thì không gian để xây dựng, lắp đặt những hạ tầng thiết bị này bị thu hẹp, và một bài toán chống lãng phí trong đầu tƣ và quy hoạch cơ sở hạ tầng mới đƣợc tính đến. Chỉ trong một khu vực dân cƣ nhỏ đã có đến 5 trạm BTS của 5 nhà cung cấp dịch vụ mọc trên các nóc nhà; chỉ một đoạn đƣờng ngắn mà 4 doanh nghiệp đều phải cất công đào xới tới 4 lần để đặt cáp ngầm của riêng mình... là những ví dụ điển hình về sự lãng phí trong đầu tƣ hạ tầng và sự hỗn loạn trong việc quy hoạch hạ tầng viễn thông quốc gia, gây mất mỹ quan đô thị,lãng phí tiền của và mất an toàn, an ninh. * Chưa tạo môi trường thực sự thuận lợi để các thành phần kinh tế tự do hoạt động - Chưa tạo được môi trường cạnh tranh: + Nhà nƣớc quy định cơ chế cho thuê mạng đƣờng trục viễn thông quốc gia chƣa hợp lý: Hiện nay, hạ tầng mạng viễn thông quốc gia đƣợc nhà nƣớc giao hoàn toàn cho Tập đoàn Bƣu chính - Viễn thông quản lý. Đây là một trong những cản trở đối với sự phát triển của ngành viễn thông Việt Nam. Vì một mặt, Tập đoàn Bƣu chính - Viễn thông (gọi tắt là Tập đoàn) là doanh nghiệp quản lý mạng đƣờng trục, cho các doanh nghiệp viễn thông khác thuê lại. Mặt khác,Tập đoàn cũng là một nhà cung ứng dịch vụ viễn thông, tham gia cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Theo Pháp lệnh Bƣu chính - Viễn thông, các nhà cung ứng dịch vụ viễn thông khác sẽ tự thoả thuận việc thuê mạng đƣờng trục với Tập đoàn (Doanh nghiệp viễn thông có quyền kết nối mạng viễn61 thông của mình với mạng hoặc dịch vụ viễn thông của doanh nghiệp khác, đồng thời có nghĩa vụ cho các doanh nghiệp viễn thông khác kết nối vào mạng hoặc dịch vụ viễn thông của mình... thông qua thoả thuận kết nối giữa các bên. Doanh nghiệp viễn thông nắm giữ các phƣơng tiện thiết yếu có vai trò quyết định trong việc kết nối và cung cấp dịch vụ viễn thông không đƣợc từ chối yêu cầu kết nối của các chủ mạng viễn thông dùng riêng và các doanh nghiệp viễn thông khác, đồng thời phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc đàm phán và thực hiện kết nối, nếu yêu cầu đƣa ra hợp lý và khả thi về kinh tế, kỹ thuật). Không phản ánh đúng quan hệ cung - cầu: Trong cơ chế thị trƣờng, giá cả đƣợc hình thành trên cơ sở quan hệ giữa cung và cầu, bên bán và bên mua.Do phải bù giá chéo, cƣớc phí kết nối bị tính cao hơn mức cƣớc thông thƣờng, nên không phản ánh đƣợc đúng nhu cầu kết nối của doanh nghiệp,thậm chí cƣớc phí cao còn cản trở doanh nghiệp, đồng thời không phản ánh đúng mức khấu hao của hạ tầng mạng viễn thông quốc gia. - Chưa mở rộng cửa cho nhà đầu tư nước ngoài, thiếu các nhà đầu tư chiến lược trên thị trường. Xét tổng thể những cam kết mở cửa cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài trong lĩnh vực viễn thông, Việt Nam đã có một số nhân nhƣợng theo yêu cầu của các thành viên WTO trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ viễn thông không có hạ tầng mạng và trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ qua biên giới (dịch vụ viễn thông quốc tế) để đổi lấy việc bảo lƣu hạn chế “nƣớc ngoài phải liên doanh với đối tác Việt Nam đã đƣợc cấp phép và bảo lƣu hạn chế “mức vốn góp nƣớc ngoài tối đa là 49% trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ viễn thông cơ bản có hạ tầng mạng”. Những nhân nhƣợng về dịch vụ vệ tinh và dịch vụ cáp quang biển cung cấp qua biên giới chỉ cho phép phía nƣớc ngoài đƣợc phép62 sở hữu toàn phần dung lƣợng thuộc hệ thống truyền dẫn không nằm trên lãnh thổ Việt Nam. Việt Nam vẫn bảo lƣu đƣợc quyền kiểm soát Nhà nƣớc đối với hạ tầng mạng viễn thông trên lãnh thổ Việt Nam và qua đó giữ đƣợc quyền kiểm soát nhất định đối với thị trƣờng dịch vụ và an ninh thông tin. Việt Nam chƣa cho phép thành lập công ty 100% vốn nƣớc ngoài trong lĩnh vực viễn thông. Các công ty nƣớc ngoài vẫn phải hợp tác với các công ty trong nƣớc để cung cấp dịch vụ. Theo những cam kết trên, các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài chủ yếu vẫn bị hạn chế tỷ lệ vốn góp, và hình thức đầu tƣ (chủ yếu dƣới dạng Hợp đồng hợp tác kinh doanh và Liên doanh). Với những giới hạn đó, các tập đoàn viễn thông quốc tế lớn không thể phát huy hiệu quả ở thị trƣờng Việt Nam. Vì họ không đƣợc nắm quyền quản trị trực tiếp, mà phải thông qua đối tác Việt Nam. Và công nghệ họ mang vào Việt Nam cũng không thể hiện đại nhất, do giới hạn vốn góp. * Hoạt động điều tiết các quá trình phát triển thị trường còn kém - Chính sách phổ cập dịch vụ viễn thông công ích đến các vùng khó khăn trong cả nước còn nhiều vướng mắc: Ngày 8/11/2004 Thủ tƣớng Chính phủ đã ra Quyết định số 191/2004/QĐ- TTg về việc thành lập Quỹ dịch vụ viễn thông công ích nhằm mục đích hỗ trợ,thực hiện chính sách của nhà nƣớc về cung cấp các dịch vụ viễn thông công ích. Ngày 3/12/2007, Thủ tƣớng chính phủ ra Quyết định 186/2007/QĐ-TTg Về việc sửa đổi Quyết định số 191/2004/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam. Trong đó quy định: Tất cả các doanh nghiệp viễn thông hoạt động kinh doanh tại Việt Nam đều phải thực hiện nghĩa vụ cung cấp dịch vụ viễn thông công ích tại Việt Nam thông qua đóng góp tài chính cho Quỹ. Các khoản đóng góp của doanh63 nghiệp viễn thông cho Quỹ từ năm tài chính 2007 đƣợc tính theo doanh thu cung ứng dịch vụ cho khách hàng sử dụng (không tính doanh thu cƣớc kết nối), bao gồm: + Các dịch vụ viễn thông di động, mức đóng góp là 3% doanh thu; + Dịch vụ điện thoại đƣờng dài quốc tế, dịch vụ thuê kênh đƣờng dài quốc tế, mức đóng góp 2% doanh thu; + Dịch vụ điện thoại đƣờng dài trong nƣớc liên tỉnh, dịch vụ thuê kênh đƣờng dài trong nƣớc, mức đóng góp là 1% doanh thu. Tuy nhiên, có một vấn đề là nguồn thu của Quỹ do các doanh nghiệp viễn thông đóng góp, nhƣng theo Quyết định 191/2004/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ thì Quỹ là chủ đầu tƣ các dự án và có quyền tuyển chọn, thẩm định các dự án đó. Nhƣ vậy, không phải cứ doanh nghiệp viễn thông nào đóng góp nhiều hơn là đƣợc hƣởng lợi nhiều hơn. Đây là một mâu thuẫn dẫn đến khó cân bằng lợi ích giữa các doanh nghiệp viễn thông. Một vấn đề khác, theo các chuyên gia thì việc lắp điện thoại cố định cho vùng công ích có giá thành đắt hơn so với đầu tƣ một cột phát sóng dành cho dịch vụ điện thoại di động. Nhƣ vậy, nếu đầu tƣ xây dựng mạng lƣới điện thoại di động thì sẽ hiệu quả hơn. Tuy nhiên, vấn đề này cần đƣợc nghiên cứu thêm trƣớc khi Quỹ lựa chọn dự án đầu tƣ. Một vƣớng mắc nữa, là năng lực hoạt động của các Sở Thông tin và Truyền thông ở địa phƣơng. Nhìn qua cơ chế hoạt động của Quỹ, sẽ thấy việc chi của Quỹ dựa vào kết quả triển khai dịch vụ và cung cấp dịch vụ của các doanh nghiệp ở vùng công ích, sẽ quyết định doanh nghiệp đƣợc Quỹ hỗ trợ nhƣ thế nào. Nhƣng ai sẽ đóng vai trò thẩm định, giám sát, báo cáo các kết quả công việc mà doanh nghiệp làm đƣợc ở vùng công ích? Nếu là Quỹ, sợ rằng sẽ có những ý kiến cho rằng thiếu khách quan, càng thiếu khách quan hơn nếu do doanh nghiệp tự làm, rồi tự báo cáo. Vì thế64 trách nhiệm này sẽ thuộc về các Sở Thông tin và Truyền thông địa phƣơng. Trăn trở là ở chỗ, các Sở có đủ nhân lực, trình độ, và tài chính để hoàn thành nhiệm vụ này không? Trình độ và nhân lực của các Sở Thông tin và Truyền thông là một trong những trở ngại trong quá trình hoạt động của Quỹ viễn thông công ích. Trong khi đó, số ngƣời ở mỗi Sở lại quá ít. Việc nắm bắt tình hình và kiểm soát sự hoạt động của viễn thông công ích ở địa phƣơng chắc chắn sẽ rất phức tạp. Chƣa nói tới việc ở các vùng công ích miền núi, địa hình hiểm trở trải dài, dân thƣa, doanh nghiệp chƣa chắc mặn mà và việc triển khai viễn thông công ích sẽ vô cùng khó khăn. * Còn lỏng lẻo trong việc thực hiện kiểm tra, kiểm soát các hoạt động thị trường: - Chưa kiểm soát được tình trạng các doanh nghiệp chạy đua cạnh tranh bằng giảm giá cước dẫn đến giảm chất lượng dịch vụ: nghẽn mạng, nhiễu khi đàm thoại, chất lượng phục vụ kém… Trong những năm qua, đã nhiều lần các mạng điện thoại di động, mạng Internet ở Việt Nam bị nghẽn, tính nhầm giá cƣớc cho khách hàng... Nguyên nhân là do các doanh nghiệp viễn thông quá tập trung vào cuộc chạy đua giảm giá cƣớc mà không chú ý nâng cấp hạ tầng mạng để đáp ứng nhu cầu tăng lên nhanh chóng của khách hàng. Các doanh nghiệp sử dụng các chiêu thức khuyến mãi hấp dẫn, tuy nhiên, sự chuẩn bị về hạ tầng mạng chƣa tốt. Thứ nhất, thiết bị giành cho đƣờng truyền chƣa tốt, công nghệ cáp quang tốc độ cao đã đƣợc đƣa vào sử dụng, tuy nhiên doanh nghiệp chƣa đảm bảo đƣợc đúng chất lƣợng dịch vụ nhƣ đã cam kết: Đứt cáp thƣờng xuyên xảy ra, tốc độ cao không đƣợc duy trì lâu dài, chăm sóc khách hàng và sử lý sự cố không đảm bảo đúng cam kết. Thứ hai,liên tục thay đổi phƣơng án giá, chƣơng trình khuyến mãi, khiến cho khách hàng khó khăn nắm bắt thông tin về sản phẩm.65 - Chưa ngăn chặn được tin nhắn quảng cáo “rác ”. Với quy định hiện nay, tin nhắn rác đang có cơ hội đƣợc “hợp pháp hóa” và khách hàng vẫn mất tiền cho việc này. Cụ thể theo quy định của Nghị định số 90/2008/NĐ-CP ngày 13 tháng 08 năm 2008 của Chính phủ về chống thƣ rác, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ quảng cáo sẽ không đƣợc tiếp tục gửi tin nhắn rác đến thuê bao di động nếu thuê bao đó từ chối. Tuy nhiên, điều trớ trêu là trong thời gian qua, các doanh nghiệp lại áp dụng tiểu xảo móc túi khách hàng bằng cách gửi tin nhắn rác có tiêu đề quảng cáo đến các thuê bao di động. Vì bức xúc, các thuê bao sẽ gửi tin nhắn ngƣợc lại để từ chối; ngay lập tức các doanh nghiệp này đã trừ tiền trong tài khoản của các thuê bao. Theo thông tin từ Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam thì thời gian qua đã có rất nhiều thuê bao di động đã khiếu nại về việc bị một số doanh nghiệp móc túi kiểu này. Cụ thể với mỗi lần gửi tin nhắn từ chối quảng cáo, thuê bao đã bị móc túi 2.000đ/tin nhắn. Ngay sau sự việc này, Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông và Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam đã vào cuộc xử lý. Đã có nhà cung cấp dịch vụ Vietnam2you thừa nhận việc áp dụng tiểu xảo này và hứa sẽ hoàn trả số tiền thu bất hợp pháp. Cũng trong ngày 10/4/2009, các chuyên gia viễn thông tiếp tục cảnh báo những chiêu thức cài bẫy khách hàng mới. Cụ thể, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung sẽ gửi tin nhắn đến các thuê bao di động. Nếu biết cách và từ chối, khách hàng sẽ không mất tiền. Thực tế cho thấy các nhà thuê đầu số không dại gì để những tin nhắn nội dung không lành mạnh, quấy rối xuất phát từ số của tổng đài. Bằng cách sử dụng những sim cá nhân, các nhà thuê đầu số có thể gửi hàng loạt tin nhắn gợi ý khách hàng tham gia dịch vụ với nội dung tùy thích mà không bị phát hiện.66 Với tình trạng sim “siêu” khuyến mãi nhƣ hiện nay (tài khoản gấp ba lần tiền mua), một sim điện thoại có thể dùng trong một lần gửi đến hàng trăm thuê bao khác sau đó vứt sọt rác.Tuy nhiên chỉ cần bấm nút chấp nhận xem tin nhắn, lập tức sẽ bị trừ tiền vì coi nhƣ khách hàng đã nhận sử dụng và xem thông tin từ tin nhắn. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, nếu bị lợi dụng và lừa đảo, khách hàng cần có ý thức đấu tranh bằng cách liên hệ với các đƣờng dây nóng xử lý tin nhắn rác của doanh nghiệp viễn thông, hoặc tới website chống tin nhắn rác của Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam tại địa chỉ antispam.vncert.gov.vn. - Quản lý thuê bao di động trả trước còn lỏng lẻo. Với việc phát hành kho số phung phí, các doanh nghiệp phải đầu tƣ không nhỏ "nuôi" thuê bao ảo trên hệ thống. Theo điều tra của Bộ Thông tin và Truyền thông, số thuê bao ảo đang chiếm khoảng 30% tổng số thuê bao của các mạng thông tin di động. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng tốn không ít tiền của, công sức để tuyên truyền, quảng bá đầu số mới. Cuối cùng, hệ lụy to lớn là các doanh nghiệp đứng trƣớc nguy cơ cháy kho số. Cụ thể, con số truyền thống "09" của mạng di động gần nhƣ đã hết. Điều này buộc Bộ Thông tin và Truyền thông phải mở kho số, hoặc tăng dãy số từ 10 con số hiện nay lên 11 con số. Bộ Thông tin và Truyền thông đã cho doanh nghiệp tự do khuyến mại;chƣa quản lý chặt chẽ thuê bao trả trƣớc. Bên cạnh đó vì các mục tiêu cạnh tranh, các doanh nghiệp cũng phung phí kho số của mình. Theo các chuyên gia, quyết định này "sai lầm" ở chỗ: Các mạng di động bị phức tạp hoá khi phải quản lý và tuyên truyền cho đầu số mới; mặt khác Bộ và các doanh nghiệp cũng tự "hạn chế năng lực" kho số khi mỗi đầu số chỉ phát triển đƣợc 10 triệu số thuê bao.Nếu Bộ Thông tin và Truyền thông không "nuông chiều" các doanh nghiệp trong việc mở kho số thì thực chất các doanh nghiệp67 cũng chƣa bị nguy cơ cháy kho số. Những đợt khuyến mại ồ ạt với chiêu thức "tiền ít mua tài khoản nhiều" không chỉ gây rối thị trƣờng, mà còn tạo những cơn sốt ảo về phát triển số thuê bao. Với thị trƣờng di động Việt Nam, các doanh nghiệp viễn thông đều thừa nhận tác hại khôn lƣờng của việc thả nổi thị trƣờng di động trả trƣớc. Thứ nhất, việc xuất hiện bom tin nhắn spam đều xuất phát từ các thuê bao trả trƣớc, gây phiền toái không ít cho ngƣời tiêu dùng, với các loại tin nhƣ quảng cáo dầu gội đầu, khuyến mãi xà phòng Omo, hay tin đồn thất thiệt nhắn tin tặng tiền vào tài khoản... Điều tệ hại hơn là những tin nhắn nguy hại này lại thƣờng xuyên đƣợc gửi đến vào những giờ không ai muốn nhận: giờ nghỉ trƣa, lúc nửa đêm...Thứ hai, theo đánh giá từ phía các nhà cung cấp dịch vụ, việc thắt chặt quản lý thuê bao trả trƣớc sẽ góp phần tiết kiệm đƣợc kho tài nguyên số. Bởi vì, hiện nay, các thuê bao khóa hai chiều, ''thuê bao ảo'' đang chiếm tỷ lệ khá cao. Hiệu suất sử dụng kho số trả trƣớc bình quân mới chỉ chiếm khoảng 50% trong khi, dải số cho các mạng di động hiện nay đang không dồi dào. 3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém trong quản lý nhà nước đối với thị trường viễn thông Việt Nam Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật chung của nền kinh tế chưa phát triển. Đƣờng giao thông nhiều nơi còn khó khăn, chƣa đồng bộ. Dƣới lòng đất có rất nhiều đƣờng dây cáp của các ngành: viễn thông, điện lực, truyền hình cáp,nƣớc sạch, cống ngầm... khiến quá trình triển khai lắp đặt cáp viễn thông diễn ra tƣơng đối chậm và phức tạp. Còn trên mặt đất, các cột điện của ngành điện giờ cũng phục vụ giúp các doanh nghiệp viễn thông, truyền hình cáp. Thị trƣờng Việt Nam hiện nay có 10 doanh nghiệp hạ tầng viễn thông, hơn 40 doanh nghiệp truyền hình cáp, hơn 60 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ68 Internet, hơn 60 đài phát thanh - truyền hình, hàng trăm doanh nghiệp cung cấp hạ tầng viễn thông tự động, cung cấp nội dung thông tin, cạnh tranh thực hiện trên tất cả mọi loại hình dịch vụ viễn thông. Với số lƣợng doanh nghiệp lớn nhƣ vậy, tập trung chủ yếu ở các thành phố càng khiến các cột điện phải mang rất nhiều dây cáp, hệ thống đƣờng dây viễn thông trong các đô thị bùng nhùng, quá trình triển khai lắp đặt dịch vụ viễn thông gặp nhiều khó khăn. Một số gia đình, doanh nghiệp muốn lắp đặt dịch vụ Internet nhƣng bị doanh nghiệp từ chối vì lý do “hết cổng”, hoặc đƣờng dây chƣa kéo tới... Nhƣ vậy, vấn đề sử dụng chung hạ tầng mạng giữa các doanh nghiệp viễn thông, và giữa ngành viễn thông với các ngành khác cần phải đƣợc đặt ra để hệ thống kết cấu hạ tầng của nền kinh tế phát huy đƣợc hiệu quả. Thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam còn thấp. Năm 2009, ƣớc tính thu nhập bình quân đầu ngƣời của Việt Nam vào khoảng 1.074 USD/ngƣời, và Việt Nam vẫn chƣa thoát khỏi ngƣỡng nƣớc nghèo. Tháng 8/2009, Tổ chức Business Monitor International (BMI) đã công bố bảng xếp hạng môi trƣờng kinh doanh viễn thông ở châu Á, Việt Nam đứng thứ 18, xếp dƣới Sri Lanka, Thái Lan, Bangladesh, Pakistan, Lào và Campuchia. So với lần công bố trong quý I vừa qua, Việt Nam tụt 5 hạng. Các tiêu chuẩn đánh giá của BMI dựa trên rủi ro khi đầu tƣ cũng nhƣ khả năng thu hồi vốn, trong đó tiêu chuẩn đầu chiếm trọng số 30%. Tiêu chuẩn sau đƣợc đánh giá dựa trên các tiêu chí về chỉ số thu nhập bình quân trên mỗi ngƣời dùng, tốc độ tăng trƣởng của thị trƣờng dịch vụ viễn thông và môi trƣờng kinh doanh. Trong đó, Việt Nam không đƣợc đánh giá cao khi 90% là thuê bao trả trƣớc, với chỉ số doanh thu bình quân một thuê bao/tháng (ARPU) ở mức 6 USD/ngƣời, thuộc loại thấp.Các dịch vụ viễn thông đòi hỏi vốn đầu tƣ ban đầu lớn cho hệ thống mạng. Giá cƣớc dịch vụ viễn thông của Việt Nam tuy đã69 giảm xuống tƣơng đƣơng với các nƣớc trong khu vực, nhƣng do thu nhập bình quân của nƣớc ta thấp hơn các nƣớc khác nhiều, nên sức cầu đối với thị trƣờng còn hạn chế.Điều này khiến các doanh nghiệp vẫn còn tƣơng đối “e dè” khi đầu tƣ xây dựng hạ tầng, và triển khai những dịch vụ giá trị gia tăng đòi hỏi chi phí cao. Tư duy của những người hoạch định và điều hành thực hiện chính sách. Trƣớc bối cảnh toàn cầu hoá diễn ra nhanh chóng, chúng ta đang quá thận trọng trong quá trình hội nhập quốc tế. Hiện nay, hệ thống an ninh, quốc phòng và các cơ quan quan trọng của quốc gia đã có mạng viễn thông dùng riêng. Vì vậy, những diễn biến trên thị trƣờng dịch vụ viễn thông chƣa có ảnh hƣởng trực tiếp đến an ninh, quốc phòng. Các doanh nghiệp trong nƣớc hiện tại vẫn kêu gọi nhà nƣớc lùi lại lộ trình mở cửa. Tuy nhiên, mục đích chính của họ là muốn kiếm thêm lợi nhuận từ sự bảo hộ của nhà nƣớc. Mặt khác,nếu chúng ta bảo hộ cho ngành viễn thông quá lâu thì sức cạnh tranh của ngành sẽ giảm do không có động lực thúc đẩy cải tiến sản xuất - kinh doanh. Ngoài ra, quan niệm về vai trò của nhà nƣớc trong nền kinh tế thị trƣờng cũng cần đƣợc làm rõ. Hiện nay, nhiều cán bộ lãnh đạo vẫn chịu ảnh hƣởng của tƣ duy kinh tế cũ (cơ chế quản lý kinh tế tập trung đề cao vai trò của nhà nƣớc). Mặt khác, quy trình xây dựng và thực thi pháp luật của Việt Nam còn nhiều yếu kém. Vì vậy, nhà nƣớc vẫn quá tập trung vào việc điều tiết nền kinh tế bằng doanh nghiệp nhà nƣớc mà không coi trọng công cụ luật pháp và các công cụ kinh tế khác (tài chính, thuế...). Do đó, các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh chƣa thực sự đƣợc thuận lợi khi tham gia vào thị trƣờng dịch vụ viễn thông. Cũng xuất phát từ tƣ duy đó, việc cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nƣớc trong ngành viễn thông diễn ra quá chậm. Nhà nƣớc sợ sau khi cổ phần70 hoá, nhà nƣớc sẽ mất quyền kiểm soát và các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài sẽ thôn tính doanh nghiệp. Còn những ngƣời làm việc trong doanh nghiệp vẫn muốn có thu nhập ổn định từ sự "bao bọc" của nhà nƣớc. Hệ thống Luật pháp ở Việt Nam hiện còn chồng chéo gây khó khăn cho các doanh nghiệp. Ngoài Pháp lệnh Bƣu chính - Viễn thông năm 2002, Việt Nam đã có những luật khác điều chỉnh sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, nhƣ Luật Cạnh tranh, Luật Thƣơng mại. Tuy nhiên, những năm gần đây, các mạng điện thoại di động thƣờng xuyên có những khuyến mại lớn, gần nhƣ cho không, tặng 100% giá trị thẻ/sim, tuy nhiên chƣa có doanh nghiệp nào bị xử lý theo pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Điều đó chứng tỏ các văn bản luật chƣa phát huy hiệu quả trong thực tiễn. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật chƣa có sự thống nhất, gây khó khăn khi giải quyết các trƣờng hợp. Ngoài ra, năng lực của đội ngũ xây dựng và thực thi luật pháp ở Việt Nam còn nhiều hạn chế. Và đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến Nhà nƣớc vẫn chú trọng việc điều tiết nền kinh tế bằng cách sử dụng các doanh nghiệp nhà nƣớc, chứ không phải bằng công cụ luật pháp, chính sách. phòng và các cơ quan quan trọng của quốc gia đã có mạng viễn thông dùng riêng. Vì vậy, những diễn biến trên thị trƣờng dịch vụ viễn thông chƣa có ảnh hƣởng trực tiếp đến an ninh, quốc phòng. Các doanh nghiệp trong nƣớc hiện tại vẫn kêu gọi nhà nƣớc lùi lại lộ trình mở cửa. Tuy nhiên, mục đích chính của họ là muốn kiếm thêm lợi nhuận từ sự bảo hộ của nhà nƣớc. Mặt khác, nếu chúng ta bảo hộ cho ngành viễn thông quá lâu thì sức cạnh tranh của ngành sẽ giảm do không có động lực thúc đẩy cải tiến sản xuất - kinh doanh.71 CHƢƠNG 4 GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI THỊ TRƢỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM 4.1 Xây dựng chiến lƣợc và kế hoạch phát triển thị trƣờng - Cụ thể hoá Chỉ thị về định hướng chiến lược phát triển Công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam Chiến lƣợc phát triển thị trƣờng có vai trò rất quan trọng, theo Michael E. Porter chiến lƣợc là một trong bốn yếu tố quyết định đến khả năng cạnh tranh của một quốc gia. Việc xây dựng một chiến lƣợc thị trƣờng đúng đắn sẽ cung cấp cho Nhà nƣớc một tầm nhìn bao quát, lâu dài để phát triển thị trƣờng, hƣớng tới mục tiêu đã lựa chọn; tối ƣu hoá việc sử dụng các nguồn lực hiện có của thị trƣờng trong điều kiện thực tế; khắc phục những hạn chế của cơ chế thị trƣờng, định hƣớng mục tiêu, bảo đảm sự cân đối trong hệ thống kinh tế và các mục tiêu xã hội; cuối cùng là cung cấp một tầm nhìn và khuôn khổ tổng quát cho việc thiết lập các quan hệ hợp tác và hội nhập quốc tế một cách chủ động, hiệu quả. Nhƣ vậy, việc rà soát lại công tác xây dựng chiến lƣợc phát triển của các thị trƣờng là hết sức cần thiết trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay.Nhà nước cần: + Chỉ đạo Bộ Thông tin và Truyền thông lập cơ sở dữ liệu thông tin của ngành mình để việc theo dõi đánh giá, hoạch định chiến lƣợc, quản lý nền kinh tế đƣợc thuận tiện và chính xác. + Thống nhất và đƣa ra một quy trình xây dựng chiến lƣợc phát triển thị trƣờng để việc xây dựng chiến lƣợc phát triển đƣợc khoa học, thống nhất,tránh tình trạng mỗi nơi làm một kiểu. + Thành lập cơ quan chuyên trách để đƣa ra các dự báo thƣờng kỳ (quý,năm) cho thị trƣờng dịch vụ viễn thông của Việt Nam, đồng thời thu thập các số liệu dự báo trên thế giới.72 + Có các chƣơng trình (dự án) tiến hành phân tích các lợi thế cạnh tranh của ngành viễn thông để hƣớng dẫn các doanh nghiệp phát huy, tận dụng những lợi thế đó, nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam. Nhƣ vậy, các giải pháp xây dựng chiến lƣợc phát triển này sẽ giúp cho thị trƣờng dịch vụ viễn thông Việt Nam có đƣợc một chiến lƣợc phát triển đúng đắn hơn, phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế trong hoàn cảnh toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế và khu vực. Về phía các doanh nghiệp, một chiến lƣợc vĩ mô đúng đắn, chi tiết, cụ thể, rõ ràng sẽ giúp cho họ dễ dàng hơn trong việc hoạch định kế hoạch phát triển. - Xây dựng Chiến lược phát triển Công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam giai đoạn xa hơn (2025, 2050). Tƣơng lai viễn thông sẽ là một trong những ngành kinh tế then chốt của Việt Nam, nhất là khi toàn tế giới đang hƣớng đến nền kinh tế tri thức. Chúng ta xây dựng cơ sở hạ tầng cho viễn thông ngày hôm nay không chỉ phục vụ cho sự phát triển kinh tế trƣớc mắt, mà phải tính đến hiệu quả lâu dài. Cần tính đến xu hƣớng công nghệ thế giới 30, 50 năm sau, để những công nghệ viễn thông đầu tƣ hiện nay vẫn còn có ích ở thời điểm đó. Dựa trên những chiến lƣợc dài hạn nhƣ vậy, chúng ta sẽ lựa chọn đối tác chiến lƣợc, đầu tƣ cho nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng... đúng hƣớng, tránh gây lãng phí tiền của nhà nƣớc và nhân dân. 4.2. Tổ chức các hoạt động kinh tế - Phân cấp QLNN mạnh hơn. Hiện nay chƣa có sự phân cấp quản lý giữa Bộ ở cấp vĩ mô, và các Sở ở cấp địa phƣơng. Trong một số lĩnh vực đã xảy ra sự chồng chéo giữa các cơ quan QLNN (điện tử, Internet, sở hữu trí tuệ...), bộ máy ở tất cả các cấp mới đƣợc hình thành ở giai đoạn đầu, là những khó khăn và thách thức không dễ khắc phục trong một thời gian ngắn. Vì vậy, Bộ cần tiếp tục phân tách chức73 năng các cơ quan trong Bộ, các Sở và phòng/ban trong Sở để tạo đƣợc sự chuyên môn hoá và quản lý các lĩnh vực hiệu quả hơn. - Nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế phục vụ cho phát triển viễn thông. + Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về hội nhập trong toàn ngành. Xuất phát từ những tồn tại trong thực tế là nhận thức, tƣ tƣởng của cán bộ, công nhân viên chức toàn ngành Viễn thông về hội nhập quốc tế,về cạnh tranh, đặc biệt là cạnh tranh quốc tế nhìn chung còn yếu kém, tâm lý ỷ lại, dựa dẫm còn khá phổ biến, vẫn còn nặng về tƣ duy kinh doanh độc quyền, không quan tâm thích đáng tới khách hàng, phong cách quản lý còn mang nhiều tính quan liêu..., công tác tƣ tƣởng tuyên truyền cho toàn bộ cán bộ công nhân viên chức của ngành Viễn thông Việt Nam nhận thức một cách rõ ràng và đúng đắn về hội nhập quốc tế là hết sức cần thiết. Công tác nâng cao nhận thức về hội nhập trong toàn ngành Viễn thông trong thời gian trƣớc mắt cần tập trung vào việc tuyên truyền, phổ biến các cam kết, thỏa thuận về Viễn thông trong khuôn khổ Hiệp định Thƣơng mại song phƣơng Việt Nam - Hoa Kỳ, WTO. Cơ quan QLNN về lĩnh vực Bƣu chính - Viễn thông là Bộ Thông tin và Truyền thông cần tổ chức các cuộc hội thảo, các báo cáo trên diện rộng và chuyên sâu về những nội dung cơ bản của các hiệp định, những cơ hội và thách thức có liên quan đến lĩnh vực Viễn thông và công nghệ thông tin. Cử cán bộ tham gia các khóa đào tạo, hội nghị, hội thảo trong và ngoài nƣớc có nội dung tổng quát liên quan đến quá trình hội nhập quốc tế trong lĩnh vực Viễn thông. Bên cạnh việc tổ chức hội nghị, hội thảo, báo cáo chuyên đề, Bộ Thông tin và Truyền thông cần tổ chức thêm các nguồn thông tin mở rộng nhƣ soạn tài liệu phổ biến chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực Bƣu chính - Viễn thông, đăng tải nội dung cam kết, thỏa thuận trong các hiệp định đã ký về lộ trình mở cửa hội nhập trên báo cáo ngành và mạng74 thông tin nội bộ đi đôi với việc không ngừng nâng cao năng lực công tác của các cán bộ, nhất là đối với các cán bộ chủ chốt, nắm giữ những vị trí quan trọng trong ngành Viễn thông. Đây sẽ là lực lƣợng tiên phong trong quá trình thực hiện cải cách, mở cửa thị trƣờng Viễn thông trong nƣớc để hội nhập thành công vào nền kinh tế thế giới. + Tăng cƣờng, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế phục vụ cho phát triển Viễn thông. Tiếp tục mở rộng quan hệ quốc tế, tăng cƣờng các mối quan hệ quốc tế song phƣơng, mở rộng hợp tác đa phƣơng với các tổ chức quốc tế nhằm huy động mọi nguồn lực để phát triển. Thông qua các hoạt động hợp tác quốc tế thu hút đƣợc các nguồn lực tài chính, vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý đào tạo cán bộ… Đẩy mạnh hợp tác song phƣơng nhằm thu hút mạnh mẽ đƣợc các nguồn đầu tƣ tài chính, chuyển giao công nghệ hiện đại… đồng thời tìm kiếm thị trƣờng chuẩn bị cho các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam mở rộng hoạt động kinh doanh ra nƣớc ngoài khi mà thị trƣờng dịch vụ viễn thông tự do hoá, mở cửa cho nhiều công ty nƣớc ngoài vào khai thác. Tích cực tham gia các tổ chức về viễn thông quốc tế: Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU), Liên minh Viễn thông khu vực châu Á - Thái Bình Dƣơng (APT), các tổ chức vệ tinh Intelsat, Intersputnik… và các tổ chức phi Chính phủ khác về viễn thông và tần số vô tuyến điện tạo điều kiện pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp viễn thông của Việt Nam hoạt động trên trƣờng quốc tế, nâng cao vị trí của viễn thông Việt Nam.Tăng cƣờng và mở rộng quan hệ với các tổ chức tài chính quốc tế và khu vực nhƣ: Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB)... để huy động vốn phát triển mạng lƣới, dịch vụ tại các doanh nghiệp.75 - Phát triển thị trường vốn. Từ trƣớc đến nay, các kênh huy động vốn cho lĩnh vực viễn thông ở Việt Nam không đáp ứng đủ nhu cầu phát triển của ngành. Trong tƣơng lai, khi thị trƣờng dịch vụ viễn thông của Việt Nam hội nhập quốc tế thì ngành viễn thông sẽ có thể huy động thêm nhiều vốn từ nguồn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, cổ phần hoá doanh nghiệp... Tuy nhiên hiện tại, một trong những giải pháp cần đƣợc chú trọng là phát triển thị trƣờng vốn. Viễn thông là lĩnh vực đòi hỏi lƣợng vốn đầu tƣ lớn. Vì vậy, thị trƣờng vốn có thể cung cấp đủ lƣợng vốn cần thiết cho ngành. Mặt khác, khi doanh nghiệp viễn thông đi vay trên thị trƣờng vốn thì họ sẽ phải quan tâm đến việc hoàn trả cả gốc và lãi. Điều này sẽ tạo động lực thúc đẩy doanh nghiệp tìm ra phƣơng án sản xuất – kinh doanh có hiệu quả hơn. + Về vốn trong nƣớc: Cần đẩy mạnh đổi mới doanh nghiệp, điều chỉnh cơ cấu sản xuất, đầu tƣ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả để tăng nhanh khả năng tích lũy bằng nguồn vốn nội sinh, tái đầu tƣ phát triển. Tăng cƣờng thu hút vốn đầu tƣ của mọi thành phần kinh tế trong nƣớc;có giải pháp thích hợp để khuyến khích các ngành, địa phƣơng tham gia phát triển bƣu chính, viễn thông, tin học; xây dựng quỹ phổ cập dịch vụ phục vụ cho việc phổ cập dịch vụ bƣu chính, viễn thông và Internet, đặc biệt cho các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. + Về vốn ngoài nƣớc: Cần tranh thủ khai thác triệt để các nguồn vốn ngoài nƣớc; khuyến khích các hình thức đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, nhất là đầu tƣ vào công nghiệp bƣu chính, viễn thông, tin học, đầu tƣ kinh doanh dịch vụ, với các hình thức đầu tƣ phù hợp với lộ trình mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế của ngành. Dành một phần nguồn vốn ODA để phát triển bƣu chính,viễn thông, tin học nông thôn, vùng sâu, vùng xa.76 4.3. Tạo môi trƣờng thuận lợi để các thành phần kinh tế tự do hoạt động - Tạo dựng sự đồng bộ giữa các văn bản quy phạm pháp luật. Một vấn đề nổi cộm đƣợc dƣ luận quan tâm là việc xác định xem các doanh nghiệp viễn thông có bán phá giá hay không. Trên thực tế, chƣa doanh nghiệp viễn thông nào bị xử lý vì hành vi bán phá giá. Tuy nhiên, những chƣơng trình khuyến mãi nhân đôi, nhân 3 tài khoản và hạn sử dụng khiến không ít ngƣơời băn khoăn. Và các cơ quan QLNN đã có những cách giải thích trái ngƣợc nhau khi họ dựa vào những văn bản pháp lý khác nhau (Luật Thƣơng mại, Luật Cạnh tranh,...). Do đó, Nhà nƣớc cần rà soát lại hiệu quả của các văn bản luật trong thực tiễn, xem xét các điểm chƣa thống nhất để từ đó điều chỉnh lại cho phù hợp. - Nới lỏng hơn sự tham gia của các doanh nghiệp nước ngoài. Nhà nƣớc cần cho phép các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài nâng tỷ lệ vốn góp để thu hút vốn, công nghệ… hiện đại hoá kết cấu hạ tầng công nghệ của ngành. Theo cam kết của Việt Nam trong Hiệp định Thƣơng mại song phƣơng Việt Nam - Hoa Kỳ và khi gia nhập WTO, trong lĩnh vực dịch vụ viễn thông cơ bản, bên nƣớc ngoài chỉ đƣợc phép đầu tƣ dƣới hình thức liên doanh với nhà khai thác Việt Nam đã đƣợc cấp phép, vốn góp của phía nƣớc ngoài không đƣợc vƣợt quá 49% vốn pháp định của liên doanh. Còn đối với dịch vụ viễn thông không có hạ tầng mạng: trong 03 năm đầu sau khi gia nhập WTO, bên nƣớc ngoài chỉ đƣợc phép đầu tƣ dƣới hình thức liên doanh với nhà khai thác Việt Nam đã đƣợc cấp phép, vốn góp tối đa là 51% vốn pháp định của liên doanh, 03 năm sau khi gia nhập bên nƣớc ngoài mới đƣợc phép tự do lựa chọn đối tác khi thành lập liên doanh và đƣợc phép nâng mức vốn góp lên mức 65%.Riêng đối với dịch vụ mạng riêng ảo (VPN) mà Mỹ có mối quan tâm đặc biệt, đƣợc thiết lập trên hạ tầng mạng do77 Việt Nam kiểm soát, Việt Nam có nhân nhƣợng hơn một chút: phía nƣớc ngoài đƣợc phép tham gia vốn tối đa ở mức 70% vốn pháp định. Và hiện vẫn chƣa có hình thức đầu tƣ 100% vốn nƣớc ngoài trong lĩnh vực viễn thông ở Việt Nam. Trên thực tế, cho đến nay, phần lớn các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài thâm nhập thị trƣờng dịch vụ viễn thông Việt Nam dƣới hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) và một số ít là liên doanh. Điểm hạn chế của loại hình BCC là phía nƣớc ngoài phải bỏ vốn xây dựng hạ tầng kỹ thuật nhƣng không đƣợc quyền khai thác trực tiếp, mà do đối tác trong nƣớc thực hiện rồi đôi bên chia lãi theo thỏa thuận. Nhƣ vậy, những kinh nghiệm về quản lý, điều hành kinh doanh của các đối tác có kinh nghiệm trên thế giới sẽ không đƣợc phát huy hiệu quả ở thị trƣờng Việt Nam. Mặt khác, nếu họ muốn mang tới Việt Nam những khoản vốn lớn, hay công nghệ hiện đại thì cũng bị giới hạn bởi tỷ lệ góp vốn theo quy định hiện nay. Do đó, chính sách phát triển viễn thông sắp tới của chính phủ Việt Nam cần “thông thoáng” hơn nữa cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, tạo điều kiện cho họ nâng cao tỷ lệ góp vốn, và đóng góp những kinh nghiệm quản trị kinh doanh, hạ tầng công nghệ hiện đại cho ngành viễn thông Việt Nam. - Có chính sách quản lý bình đẳng các nguồn tài nguyên viễn thông quốc gia như: phổ tần số vô tuyến điện, kho số, tên miền,… để tạo thị trường cạnh tranh lành mạnh. Thực trạng là việc phân bổ tài nguyên viễn thông từ trƣớc đến nay vẫn đƣợc thực hiện chủ yếu trên cơ sở cấp phép theo nguyên tắc “ai xin trƣớc cấp trƣớc”. Việc quản lý tài nguyên viễn thông theo nguyên tắc này không phù hợp với cơ chế thị trƣờng, đặc biệt là khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO. Nhà nƣớc cần quy định luật hóa chính sách quản lý tài nguyên viễn thông từ cơ chế cấp phát hành chính sang cơ chế kết hợp giữa cấp phát và quản lý theo cơ chế thị trƣờng, đƣợc thể hiện ở ba điểm chính sau:78 tắc tổ chức, cá nhân đăng ký trƣớc đƣợc xét cấp trƣớc, Nhà nƣớc cần quy định các tài nguyên viễn thông có giá trị thƣơng mại cao, tài nguyên viễn thông có nhu cầu đăng ký sử dụng vƣợt quá khả năng phân bổ sẽ đƣợc phân bổ theo phƣơng thức đấu giá, thi tuyển quyền sử dụng. + Hai là, quy định quyền đƣợc chuyển nhƣợng các tài nguyên viễn thông có đƣợc thông qua đấu giá; quyền đƣợc chuyển nhƣợng tên miền Internet. + Ba là, quy định các trƣờng hợp trích ngân sách nhà nƣớc để đền bù cho các tổ chức, cá nhân có tài nguyên viễn thông bị thu hồi để phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, để phát triển kinh tế, quốc phòng, an ninh và khi có điều chỉnh quy hoạch tài nguyên. Bên cạnh đó, quy hoạch tài nguyên viễn thông cần theo các hƣớng: + Quy hoạch tài nguyên viễn thông trên cơ sở bảo đảm đầu tƣ, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả. + Ƣu tiên quy hoạch và phân bổ tài nguyên cho công nghệ, dịch vụ mới nhƣ Internet thế hệ sau, thông tin di động thế hệ mới, truy nhập vô tuyến băng rộng v.v... + Nghiên cứu, thử nghiệm các hệ thống tài nguyên mới nhƣ IPv6, ENUM v.v... nhằm đáp ứng các yêu cầu phát triển nhanh của mạng lƣới và dịch vụ. + Từng bƣớc nghiên cứu, xem xét áp dụng các cơ chế giữ nguyên số thuê bao khi chuyển mạng (number portability), cơ chế chọn trƣớc nhà khai thác (carrier pre-selection) đƣờng dài trong nƣớc và quốc tế nhằm thúc đẩy cạnh tranh và tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời sử dụng dịch vụ.Những giải pháp trên sẽ góp phần tránh lãnh phí tài nguyên viễn thông, và tạo điều kiện giúp nhà nƣớc quản lý hiệu quả hơn.79 - Xây dựng cơ chế quản lý giá cước hợp lý. Cũng giống nhƣ những ngành kinh doanh hàng hoá thuần tuý, các lĩnh vực kinh doanh dịch vụ khác, đối với ngành viễn thông, giá cả là một trong những vấn đề cơ bản để thúc đẩy và tạo ra một môi trƣờng kinh doanh lành mạnh. Trong nền kinh tế thị trƣờng giá của một mặt hàng hay dịch vụ nào đó không phải do Nhà nƣớc quy định, quản lý, mà do chi phí, cung - cầu… trên thị trƣờng quyết định. Nhƣng đối với lĩnh vực viễn thông, trƣớc đây Nhà nƣớc xác định viễn thông là một ngành kinh tế kỹ thuật thuộc kết cấu hạ tầng của nền kinh tế.. Hầu hết mức cƣớc các dịch vụ đều thoát ly giá trị thực của nó, thậm chí còn để thực hiện việc bù lỗ cho những dịch vụ còn chƣa có lãi trong quá trình hoạt động của Tập đoàn. Nhƣng để thực hiện đƣợc chiến lƣợc tự do hoá và mở cửa thị trƣờng dịch vụ viễn thông, khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài nƣớc tham gia vào thì việc Nhà nƣớc còn can thiệp sâu vào hoạt động sản xuất kinh doanh trực tiếp của doanh nghiệp, thể hiện qua việc quy định những mức giá cụ thể không còn phù hợp nữa. Hệ thống giá này quá cứng nhắc, không khuyến khích đƣợc cạnh tranh, làm “xơ cứng” hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.Tuy nhiên đối với một số dịch vụ mang tính công ích và độc quyền thì . Nhà nƣớc vẫn đƣợc quy định mức cƣớc. Do vậy trong thời gian tới để đảm bảo thực hiện đƣợc chiến lƣợc thì định hƣớng giá cƣớc nên tập trung vào các vấn đề sau: - Nhà nƣớc quản lý chặt chẽ giá những sản phẩm, dịch vụ còn độc quyền hoặc mang tính xã hội và công ích cao. - Tuỳ thuộc vào chiến lƣợc tự do hoá và mở cửa thị trƣờng mà Nhà nƣớc sẽ phân cấp mạnh quyền quyết định giá cƣớc của dịch vụ có cạnh tranh cho các doanh nghiệp đặc biệt là các dịch vụ giá trị gia tăng. Các dịch vụ có cạnh tranh hạn chế, Bộ Thông tin và Truyền thông nên chuyển từ quy định giá80 cƣớc cụ thể sang quy định khung giá cƣớc làm nhƣ thế thì các doanh nghiệp sẽ chủ động hơn trong việc đƣa giá cƣớc cạnh tranh trong khung giá cƣớc mà Nhà nƣớc đã quy định. - Đảm bảo nguyên tắc xây dựng giá cƣớc xuất phát từ chi phí sản xuất khuyến khích cạnh tranh lành mạnh, tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động trong sản xuất kinh doanh. -Từng bƣớc điều chỉnh giá cƣớc kết nối và giá cƣớc thuê kênh giữa các doanh nghiệp trên cơ sở giá thành. Xác định rõ phần đóng góp cho việc cung cấp dịch vụ viễn thông công ích trong giá cƣớc kết nối. -Tôn trọng quyền tự định giá cƣớc của các doanh nghiệp viễn thông và Internet. Tránh can thiệp bằng biện pháp hành chính vào việc điều chỉnh giá cƣớc trên thị trƣờng đối với các dịch vụ đã thực sự có cạnh tranh. Nhà nƣớc chỉ quyết định giá cƣớc đối với các dịch vụ công ích, các dịch vụ khống chế thị trƣờng có ảnh hƣởng đến sự thâm nhập thị trƣờng của các doanh nghiệp khác. -Từng bƣớc đổi mới hệ thống lệ phí, phí cấp phép, sử dụng tài nguyên viễn thông và Internet (tần số, kho số, tên miền, địa chỉ Internet) theo nguyên tắc: đảm bảo sử dụng hiệu quả, tiết kiệm, tránh lãng phí tài nguyên, đồng thời không làm tăng quá mức chi phí sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. - Điều chỉnh quan hệ hợp lý giữa giá cƣớc viễn thông trong nƣớc và cƣớc đi quốc tế. Tránh tình trạng cƣớc viễn thông quốc tế thì quá đắt trong khi cƣớc viễn thông trong nƣớc quá rẻ hoặc ngƣợc lại.Ngoài ra các văn bản quản lý giá, cƣớc viễn thông phải đồng bộ và thống nhất, và phải kịp thời điều chỉnh khi có những vấn đề mới phát sinh. 4.4. Điều tiết các quá trình phát triển thị trƣờng - Đặt ra các tiêu chuẩn về công nghệ, chất lượng dịch vụ và khuyến khích kết hợp bắt buộc các doanh nghiệp viễn thông tiếp cận với công nghệ hiện đại.81 Trên thực tế, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có những quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật mà doanh nghiệp viễn thông buộc phải đáp ứng. Tuy nhiên,mặc dù có những doanh nghiệp không đảm bảo tiêu chuẩn chất lƣợng dịch vụ cung cấp, nhƣng sau các cuộc kiểm tra đó, hầu nhƣ chƣa doanh nghiệp nào bị xử phạt. Nhƣ vậy, việc thực thi pháp luật ở Việt Nam chƣa nghiêm minh, chƣa tạo đƣợc áp lực buộc các doanh nghiệp phải tuân theo Để ngành viễn thông phát triển hội nhập trong tình hình mới, các cơ quan QLNN cần quan tâm tới tiêu chuẩn chất lƣợng mạng lƣới và dịch vụ theo hƣớng: - Đẩy mạnh công tác xây dựng tiêu chuẩn trong lĩnh vực viễn thông và Internet phù hợp với pháp luật Việt Nam, thông lệ và quy định quốc tế. - Tăng cƣờng quản lý chất lƣợng mạng lƣới, dịch vụ viễn thông và Internet thông qua hình thức công bố chất lƣợng trên cơ sở các tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng hoặc do các doanh nghiệp viễn thông và Internet tự nguyện áp dụng. - Tăng cƣờng quản lý chất lƣợng thiết bị đầu cuối, thiết bị thông tin vô tuyến điện và các thiết bị khác có khả năng gây nhiễu cho thông tin vô tuyến điện thông qua các hình thức: công bố phù hợp tiêu chuẩn; chứng nhận hợp chuẩn; thừa nhận lẫn nhau (MRA), quản lý tƣơng thích điện từ trƣờng (EMC). - Phát huy hiệu quả của Quỹ dịch vụ viễn thông công ích. Sự ra đời của Quỹ dịch vụ viễn thông công ích là một đòi hỏi bắt buộc để Nhà nƣớc xây dựng hạ tầng viễn thông ở những vùng khó khăn. Tuy nhiên, số lƣợng và chất lƣợng đội ngũ cán bộ ở các Sở Thông tin và Truyền thông còn hạn chế, đặc biệt với những tỉnh rộng, địa hình khó khăn. Do đó, Bộ cần mở các lớp tập huấn nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ các Sở. Vì khi Quỹ dịch vụ viễn thông công ích triển khai ở các địa phƣơng thì phần lớn vẫn phải phối hợp chặt chẽ với cán bộ Sở, vì họ là những ngƣời hiểu tình hình địa phƣơng82 nhất. Một vấn đề nữa, hiện nay sự liên quan, phối hợp giữa cơ chế tài chính của các Sở Thông tin và Truyền thông và của Quỹ dịch vụ viễn thông công ích chƣa đầy đủ. Vì vậy, Bộ Thông tin và Truyền thông cần kết hợp với Bộ Tài chính ra văn bản hƣớng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Quỹ tại các địa phƣơng. 4.5. Thực hiện kiểm tra, kiểm soát các hoạt động thị trƣờng - Quản lý việc đăng ký thuê bao điện thoại di động trả trước: Ngày 24/06/2009 Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Thông tƣ số 22/2009/TT-BTTTT quy định về quản lý thuê bao di động trả trƣớc. Theo Thông tƣ quy định các chủ thuê bao điện thoại di động trả trƣớc phải trực tiếp đến đăng ký số thuê bao, chứng minh thƣ hoặc hộ chiếu đang còn thời hạn sử dụng tại các điểm giao dịch đƣợc ủy quyền. Đối với trẻ em dƣới 14 tuổi phải đƣợc bố mẹ hoặc ngƣời giám hộ theo quy định của pháp luật đứng bảo lãnh đăng ký. Ngoài ra, mỗi một cá nhân chỉ đƣợc sử dụng số chứng minh thƣ, hộ chiếu của mình để đăng ký tối đa 3 số điện thoại di động trả trƣớc của mỗi mạng thông tin di động (trừ trƣờng hợp cá nhân là ngƣời đứng tên đại diện cho cơ quan, tổ chức). Với 7 mạng di động đang hoạt động hiện nay, mỗi cá nhân có thể để đăng ký sở hữu tối đa 21 số di động trả trƣớc. Nhƣ vậy rất lãng phí kho số. Vì thực tế, nhu cầu của đa số ngƣời dân là chỉ cần 1 số để liên lạc. Sở dĩ mọi ngƣời mua thêm nhiều Sim khác là do chƣơng trình khuyến mại của các mạng di động đối với thuê bao mới hoà mạng khá hấp dẫn. Trƣớc thực trạng trên, Bộ Thông tin và Truyền thông nên quy định, mỗi cá nhân chỉ đƣợc dùng tối đa 3 số thuê bao di động trả trƣớc (dù trên thị trƣờng có 1 mạng, hay nhiều mạng, thì cũng chỉ đƣợc dùng 3 số). Ngoài ra, cần quy định thời gian sau khi bị khoá hai chiều 60 ngày thì Sim đó sẽ bị thu hồi. Vì những ngƣời có nhu cầu sử dụng điện thoại thực sự, chỉ cần dùng 1 số.83 Hiện nay, phần lớn những ngƣời dùng nhiều số là giới trẻ, hoặc những ngƣời có thu nhập thấp. Do Sim mới có giá rẻ và khuyến mãi tài khoản gấp đôi… nên họ mua về dùng hết, xong lại vứt đi mua Sim mới. Điều này gây ra một sự lãng phí cho kho tài nguyên số của quốc gia. Chiêu bài khuyến mãi trên của các doanh nghiệp viễn thông chỉ thu hút đƣợc lƣợng khách hàng tạm thời, không ổn định. Để thu hút nhiều thuê bao mới lâu dài, thì biện pháp giảm giá cƣớc, tăng chất lƣợng, nội dung sẽ hiệu quả hơn. Và khi đó, cả Nhà nƣớc và doanh nghiệp cùng có lợi. - Kiểm soát chặt chẽ nội dung dịch vụ của các doanh nghiệp viễn thông. Thời gian qua, các dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng cũng đã phát triển khá sôi động. Tuy nhiên, do giới hạn bởi điều kiện công nghệ nên hầu hết đó mới chỉ là các dịch vụ cung cấp nội dung đơn giản (tải hình ảnh, truyện cƣời, trò chơi điện tử...). Để thu hút khách hàng, các doanh nghiệp đã cài một số hình ảnh “mát mẻ” không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam. Ngoài ra, còn một số dịch vụ xem bói tên, bói tuổi... truyền bá tƣ tƣởng mê tín dị đoan vào trong cộng đồng dân chúng. Các cơ quan QLNN vẫn chƣa ngăn chặn đƣợc tình trạng này, và để các dịch vụ trên tồn tại một cách hợp pháp. Đây là một ẩn hoạ tiềm tàng, ảnh hƣởng lớn đến giới trẻ. Hiện nay, đối tƣợng sử dụng các dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng chủ yếu là các bạn trẻ, vì họ tiếp cận với công nghệ hiện đại thuận lợi hơn những ngƣời lớn tuổi. Với tâm lý tò mò, thì những nội dung không lành mạnh sẽ dần ngấm vào tƣ tƣởng, và khiến lối sống của thế hệ trẻ bị lệch lạc, ảnh hƣởng nghiêm trọng đến tƣơng lai của đất nƣớc. Do vậy, các cơ quan QLNN cần ra các quy định cấm doanh nghiệp viễn thông cung cấp các hình ảnh, âm thanh và nội dung không phù hợp với truyền thống, văn hoá của dân tộc. Và nếu phát hiện ra các trƣờng hợp có nội dung phản giáo dục thì cần xử lý nghiêm.84 - Quản lý tin nhắn quảng cáo “rác” ở mạng thông tin di động. Thỉnh thoảng, chúng ta lại nhận đƣợc tin nhắn quảng cáo tới máy điện thoại di động từ những số máy lạ. Các tin nhắn đó có thể tới bất kỳ lúc nào (sáng, trƣa, chiều, tối) và nhiều khi vào những lúc mà chúng ta không muốn nhận tin nhắn. Các tin nhắn đó gây không ít phiền phức cho các thuê bao, vì dù không muốn nhận, nó vẫn cứ đến. Khi ta gọi lại, hoặc nhắn tin lại thể hiện sự không đồng tình, thì phía bên kia không trả lời. Với sự dễ dàng trong việc mua Sim trả trƣớc, và với những chƣơng trình khuyến mại “nhân đôi, nhân ba” tài khoản hiện nay, số lƣợng tin “rác” không hề nhỏ. Cho đến hiện nay,các cơ quan QLNN vẫn chƣa có chế tài xử lý hiệu quả vấn nạn này.Do vậy, cần có quy định nếu trong 1 ngày mà cơ quan QLNN nhận đƣợc 5 phản ánh từ 5 thuê bao khác nhau, sau khi kiểm tra thấy đúng thì sẽ khoá số của thuê bao nhắn tin “rác” quảng cáo đó lại. Cùng với sự siết chặt quản lý thuê bao di động trả trƣớc, với biện pháp trên, chắc chắn lƣợng tin nhắn rác sẽ giảm đi đáng kể.85 KẾT LUẬN Quản lý nhà nƣớc trong bất cứ một lĩnh vực, nghành nghề nào đều rất quan trọng và đòi hỏi nhữngchính sách, cơ chế phù hợp. Thị trƣờng viễn thông là thị trƣờng có những đặc điểm khác biệt, khó nhận biết , vì vậy tính cạnh tranh của thị trƣờng cũng phức tạp. Để diều tiết và đƣa viễn thông Việt Nam phát triển bền vững, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nhà nƣớc đã có những chính sách kích thích thị trƣờng, đã có công tác kiểm tra, kiểm soát , thanh tra để nhận biết những mặt hạn chế nhằm điều chỉnh kịp thời những sai phạm của doanh nghiệp viễn thông. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập, cơ chế mở cửa cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài vào Việt Nam đã tạo ra một sân chơi mới cho thị trƣờng viễn thông. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đầu tƣ kinh doanh ra nƣớc ngoài nhƣ Tập đoàn viễn Thông Quân đội Viettel đã mở rộng kinh doanh sang: campuchia, Lào, Mozambich,Peru…, Thì vai trò quản lý của nhà nƣớc cần phải phát huy hơn nữa. Nhà nƣớc cần nhận biết rõ nhiệm vụ kinh doanh viễn thông gắn liền với nhiệm vụ bảo vệ Đất nƣớc, lợi nhuận của doanh nghiệp gắn liền với lợi ích cuả quốc gia tại thị trƣờng quốc tế. Đây là thị trƣờng mang lại lợi nhuận rất lớn cho nền kinh tế, đóng góp hàng nghìn tỷ vào quỹ quốc gia, tạo việc làm ổn định cho ngƣời lao động. Trên thực tế vai trò quản lý của nhà nƣớc đã có những tác động nhất định theo hƣớng tích cực lên thị trƣờng viễn thông trong nƣớc, nhƣng chƣa phát huy hết vai trò của mình trong việc quản lý một số hoạt động của doanh nghiệp nhằm bảo vệ quyền lợi ngƣời sử dụng: Quản lý giá cƣớc dịch vụ gia tăng, quản lý chất lƣợng dịch vụ, quản lý quyền lợi của ngƣời sử dụng dịch vụ. Do vậy, tiếp tục đổi mới và hoàn thiện công tác quản lý của Nhà nƣớc đối với thị trƣờng viễn thông là rất cần thiết và cần đổi mới kịp thời. Nhằm tạo dựng lòng tin cho khách hàng trong nƣớc, tạo dựng niềm tin bền vững của86 ngƣời sử dụng vào chính doanh nghiệp kinh doanh trong nƣớc. Điều đó sẽ giúp cho thị trƣờng phát triển ổn định, theo đúng định hƣớng của Bộ thông tin và truyền Thông về công tác điều tiết thị trƣờng Viễn thông và phát triển bền vững đến 2020, đồng thời tạo cơ hội cho nhiều doanh nghiệp viễn thông trong nƣớc có đủ năng lực, nguồn lực để vƣơn mình ra thị trƣờng quốc tế.87 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Dịu Anh, 2011. Viettel “xuất khẩu” dịch vụ VoIP sang Campuchia. Trang thông tin điện tử Thế giới di động, 15/8/211. 2. Ban công tác về việc gia nhập WTO của Việt Nam, 2006. Biểu cam kết cụ thể về dịch vụ. Hà Nội, tháng 3 năm 2006. 3. Bộ Bƣu chính - Viễn thông, 2012. Chỉ thị số 07/CT-BBCVT Về định hướng Chiến lược phát triển Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam giai đoạn 20112- 2010 (gọi tắt là Chiến lược Cất cánh). Hà Nội, tháng 7 năm 2012. 4. Bộ Bƣu chính - Viễn thông, 2005. Chỉ thị số 10/2005/CT-BBCVT Về việc đảm bảo và nâng cao chất lượng dịch vụ viễn thông. Hà Nội, tháng 9 năm 2012. 5. Bộ Bƣu chính - Viễn thông, 2006. Thông tư số 05 /2006/TT-BBCVT Hướng dẫn thực hiện Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2010. Hà Nội, tháng 11 năm 2006. 6. Bộ Công thƣơng, 2008. Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2007. Hà Nội, tháng 5 năm 2008. 7. Bộ Công thƣơng, 2009. Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2008. Hà Nội, tháng 5 năm 2009. 8. Bộ Tài chính, 2006. Thông tư số 67/2006/TT/BTC Hướng dẫn thực hiện chế độ quản lý tài chính của Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam. Hà Nội, tháng 7 năm 2006. 9. Bộ Tài chính, 2005. Thông tư số 110 /2005/TT-BTC Hướng dẫn chế độ hạch toán, thu nộp các khoản đóng góp cho Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam. Hà Nội, tháng 12 năm 2005. 10. Bộ Thông tin và Truyền thông, 2008. Quyết định số 1622 /QĐ-BTTTT Ban hành danh mục dịch vụ và doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp viễn thông chiếm thị phần khống chế. Hà Nội, tháng 10 năm 2008. 11. Bộ Thông tin và Truyền thông, 2007. Thông tư số 02/2007/TT-BTTTT ngày 13 tháng12 năm 2007 Hướng dẫn thực hiện quy định về quản lý giá cước dịch vụ bưu chính, viễn thông. Hà Nội, tháng 12 năm 2007.88 12. Bộ Thông tin và Truyền thông, 2008. Thông tư số 12/2008/TT-BTTTT Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 90/2008/NĐ-CP ngày 13 tháng 08 năm 2008 của Chính phủ về chống thư rác. Hà Nội, tháng 12 năm 2008. 13. Bộ Thông tin và Truyền thông, 2009. Thông tư số 22/2009/TTBTTTT Quy định về quản lý thuê bao di động trả trước. Hà Nội, tháng 6 năm 2009. 16. Huyền Chi, 2008. Công bố chất lƣợng của 3 “đại gia” di động Việt Nam”. Báo VietNamNet, 18/6/2008. 17. Linh Chi, 2006. Thẻ Netphone lậu chiếm 90% thị trƣờng nội địa. Báo VietNamNet, 18/8/2006. 14. Chính phủ nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2008. Nghị định số 121/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2008 Về hoạt động đầu tư trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông. Hà Nội, tháng 12 năm 2008. 15. Chính phủ nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, 2001. Hiệp định giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ về quan hệ thương mại. Hà Nội, tháng 3 năm 2001. 18. Chính phủ nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2008. Nghị định số 90/2008/NĐ-CP ngày 13 tháng 08 năm 2008 về chống thư rác. Hà Nội, tháng 8 năm 2008. 19. Bùi Xuân Chung, 2008. Giải pháp tài chính thực hiện xã hội hóa dịch vụ viễn thông công ích tại Việt Nam. Tạp chí Công nghệ thông tin & Truyền thông, 9/6/2008. 20. Bùi Xuân Chung, 2008. Xã hội hóa và quan hệ công tƣ trong phát triển dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam. Tạp chí Công nghệ thông tin & Truyền thông, 22/9/2008. 21. Lê Thanh Dũng, 2005. Các dịch vụ viễn thông của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Hà Nội: Nxb Bƣu điện.
- Xem thêm -