Luận văn ThS: Quản lý nhà nước về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội từ thực tiễn thành phố Hà Nội
483 2
Tải về máy để xem đầy đủ hơn, bản xem trước là bản PDF
Tags: #luận văn#luận án#đồ án#tiểu luận
Mô tả chi tiết
1. Mở đầu
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời gian qua, quy hoạch và quản lý nhà nước về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nhất là thành phố Hà Nội đã đạt được một số kết qủa nhất định, xong vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém. Mặt khác, bối cảnh quốc tế và trong nước đang và sẽ có nhiều thay đổi, nhất là yêu cầu triển khai Luật Quy hoạch. Những điều đó đòi hỏi phải có những nghiên cứu về quy hoạch và quản lý nhà nước về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng để nâng cao chất lượng quy hoạch và hoàn thiện quản lý nhà nước về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội. Những điều trình bày trên là những lý do chính để tác giả chọn đề tài “Quản lý nhà nước về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội từ thực tiễn thành phố Hà Nội” làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành Quản lý kinh tế.
1.2 Tình hình nghiên cứu liên quan
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có những nghiên cứu về quản lý quy hoạch nhưng mới chỉ tập trung vào quản lý nhà nước về quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH vùng, chưa có nghiên cứu cụ thể về quản lý quy hoạch đối với quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH cấp tỉnh. Có thể nói, Luận văn này là nghiên cứu đầu tiên trong công tác quản lý quy hoạch cấp tỉnh nói chung, với thành phố Hà Nội nói riêng.
1.3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở tổng quan một số vấn đề lý luận, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về quy hoạch thành phố Hà Nội giai đoạn 2008 đến nay, từ đó đề xuất định hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về quy hoạch thành phố Hà Nội đến năm 2030.
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Quy hoạch và quản lý nhà nước về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cụ thể là quản lý nhà nước về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề quản lý nhà nước về quy hoạch thành phố Hà Nội giai đoạn hiện nay.
1.5 Phương pháp nghiên cứu đề tài
Phương pháp thu thập số liệu
Phương pháp so sánh, đối chiếu
Phương pháp kế thừa, nghiên cứu tài liệu
Phương pháp bảng biểu, sơ đồ
1.6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Luận văn là tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý nhà nước cũng như Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, các nhà khoa học trong lĩnh vực quản lý nhà nước về quy hoạch, nhất là đối với thành phố Hà Nội, đặc biệt trong bối cảnh chuẩn bị xây dựng quy hoạch thành phố Hà Nội cho giai đoạn 2021-2030 theo tinh thần Luật Quy hoạch.
2. Nội dung
2.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với quy hoạch tỉnh, thành phố
Quan niệm về quy hoạch và quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh, thành phố
Quan niệm về quản lý và quản lý nhà nước đối với quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH
Các nhân tố ảnh hưởng đến QLNN về quy hoạch tổng thể phát triển KTXH tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Vị trí, vai trò của Thủ đô Hà Nội đối với sự phát triển của đất nước
2.2 Thực trạng quản lý nhà nước về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội giai đoạn 2008 đến nay
Khái quát chung về thành phố Hà Nội
Thực trạng quản lý nhà nước đối với quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH thành phố Hà Nội
Đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu quy hoạch
Đánh giá mặt được, chưa được và nguyên nhân
2.3 Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2030
Bối cảnh trong nước, quốc tế tác động đến quản lý nhà nước về quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH thành phố Hà Nội trong thời gian tới
Định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Định hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH thành phố Hà Nội
Giải pháp hoàn thiện QLNN về QH tổng thể phát triển KTXH thành phố Hà Nội
3. Kết luận
Luận văn đã lãm rõ được 3 nội dung chính như sau: Phân tích cơ sở lý luận về quy hoạch và QH tổng thể phát triển KTXH tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; quản lý và QLNN về QH tổng thể phát triển KTXH tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và vị trí, vai trò của thành phố Hà Nội đối với sự phát triển của đất nước. Phân tích, đánh giá thực trạng QLNN đối với quy hoạch tổng thể phát triển KTXH thành phố Hà Nội thông qua việc giới thiệu khái quát về thành phố hà Nội; phân tích thực trạng QLNN về quy hoạch tổng thể phát triển KTXH thành phố Hà Nội giai đoạn 2008 đến nay (qua 3 khía cạnh: chủ thể quản lý, công cụ quản lý và đối tượng quản lý); đánh giá những mặt được, chưa được trên 3 khía cạnh đó và chỉ ra những nguyên nhân những nguyên nhân chủ yếu của những mặt được và những mặt hạn chế, yếu kém của QLNN về quy hoạch tổng thể phát triển KTXH thành phố Hà Nội giai đoạn 2008 đến nay;
4. Tài liệu tham khảo
Nguyễn Bá Ân (2012), Đề tài khoa học “Thực trạng và giải pháp đổi mới xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội (vùng tỉnh) đối với công tác kế hoạch ở địa phương”, Viện Chiến lược phát triển – Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố khóa XV tại Đại hội đai biểu lần thứ XVI Đảng bộ thành phố Hà Nội.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2013), Tài liệu phục vụ họp ban soạn thảo Luật quy hoạch, Hà Nội.
Mai Văn Bưu (2007), Giáo trình Quản lý kinh tế quốc dân, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội;
Lê Kim Chi (2013), Tập bài giảng Quy hoạch phát