Luận văn ThS: Quản lý nhà nước về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội từ thực tế vùng Đồng bằng sông Hồng

389 1

Miễn phí

Tải về máy để xem đầy đủ hơn, bản xem trước là bản PDF

Tags: #luận văn#luận án#đồ án#Đồ án tốt nghiệp

Mô tả chi tiết

1. Mở đầu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong thời gian qua, quản lý và quản lý nhà nước về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đã đạt được một số kết qủa nhất định nhưng còn nhiều hạn chế, yếu kém. Mặt khác, bối cảnh quốc tế và trong nước đang và sẽ có nhiều thay đổi, nhất là yêu cầu triển khai Luật Quy hoạch. Điều đó đòi hỏi phải có những nghiên cứu nâng cao chất lượng quy hoạch và quản lý nhà nước về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng nói chung và vùng Đồng bằng sông Hồng nói riêng. Từ những lý do nêu trên đã thôi thúc tác giả chọn vấn đề về “Quản lý nhà nước về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội từ thực tế vùng Đồng bằng sông Hồng” làm đề tài Luận văn Thạc sỹ, chuyên ngành Quản lý kinh tế.

1.2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Nhìn chung các nghiên cứu nói trên mới tập trung nghiên cứu quy hoạch phát triển, chính sách phát triển vùng, ít có các nghiên cứu đánh giá chung về quản lý phát triển vùng nói chung, nhất là quản lý nhà nước về quy hoạch tổng thể phát triển KTXH vùng ở Việt Nam nói riêng. Theo hiểu biết của tác giả luận văn thì hiện nay chưa có nghiên cứu nào về quản lý nhà nước đối với quy hoạch tổng thể phát triển 3 KTXH vùng ĐBSH.

1.3 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở tổng quan một số vấn đề lý luận, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng giai đoạn hiện nay từ đó đề xuất một số định hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng trong thời gian tới.

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Quy hoạch và quản lý nhà nước về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng, cụ thể là quản lý nhà nước về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng.

Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng giai đoạn hiện nay.

1.5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Phương pháp phân tích hệ thống

 Phương pháp thu thập số liệu

Phương pháp đối chiếu, so sánh, thống kê

Phương pháp tổng hợp, đánh giá

Phương pháp chuyên gia

1.6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

Nghiên cứu của tác giả luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý nhà nước, những người học tập, những nhà nghiên cứu trong lĩnh vực quản lý nhà nước về quy hoạch. Các giải pháp đưa ra vừa có tính thực tế, vừa có tính lâu dài giúp cho công tác quản lý nhà nước về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng hiệu quả hơn trong giai đoạn tới, đặc biệt trong bối cảnh Luật Quy hoạch mới được thông qua và có hiệu lực từ ngày 01/01/2019 và xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2021-2030.

2. Nội dung

2.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng

Quan niệm về vùng và quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH vùng

 

Quan niệm về quản lý và quản lý nhà nước đối với quy hoạch vùng

 

Nội dung quản lý nhà nước đối với quy hoạch tổng thể phát triển KTXH vùng

Nguyên tắc QLNN đối với QH tổng thể phát triển KTXH vùng

Các  nhân  tố ảnh hưởng đến QLNN về quy hoạch tổng  thể phát  triển KTXH vùng

Một số kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

2.2 Thực trạng quản lý nhà nước về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2006-2017

Khái quát về vùng Đồng bằng sông Hồng

Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về quy hoạch tổng thể phát triển KTXH vùng Đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2006 đến nay

Đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu quy hoạch

Đánh giá chung mặt được, chưa được và nguyên nhân

Những vấn đề đặt ra

2.3 Định hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng trong thời gian tới.

Bối cảnh tác động trong nước và quốc tế

Mục tiêu phát triển Vùng ĐBSH đến năm 2020

Định hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH vùng

Một số nhóm giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH vùng

3. Kết luận

Quản lý Nhà nước đối về quy hoạch phát triển vùng ĐBSH là một trong những vấn đề lý thú, nhưng cũng là vấn đề rộng lớn và phức tạp. Trong giới hạn phạm vi nghiên cứu của một Luận văn thạc sỹ không đặt ra và cũng không thể giải quyết thỏa đáng các vấn đề của Quản lý nhà nước về quy hoạch phát triển KTXH vùng ĐBSH. Vì vậy cần có những đề tài nghiên cứu tiếp theo, thậm chí cần có những đề tài ở cấp cao hơn. Ngoài ra, Đề tài kiến nghị nghiên cứu xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quy hoạch kết nối toàn quốc, trong đó bao gồm cả các thông tin về quản lý quy hoạch và gồm cả thông tin quốc tế về QH. Hơn nữa, tuy trong nước đã có một cơ sở đào tạo về quy hoạch (Khoa Quy hoạch phát triển – Học viện Chính sách và Phát triển) nhưng đến nay, Khoa đào tạo đó đã đổi tên thành Khoa Đầu tư và cũng không đào tạo về QH nữa. Tác giả Luận văn cũng kiến nghị xem xét phục hồi Khoa Quy hoạch hoặc đào tạo sau đại học chuyên ngành Quy hoạch phát triển.

4. Tài liệu tham khảo

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2015), Tài liệu tổng kết công tác quy hoạch phục vụ xây dựng Luật Quy hoạch.

Mai Văn Bưu (1999), Quản lý nhà nước về kinh tế (giáo trình sau đại học), Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

 

Chính phủ (2008), Nghị định số 04/2008/NĐ- CP ngày 11/01/2008 về việc sửa đỏi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển KT – XH.

Chính phủ (2006), Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển KT- XH.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 

Tài liệu liên quan

Bình luận