ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- NGÔ THỊ THU HÀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THỦY SẢN MINH PHÚ LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Hà Nội - 2015ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- NGÔ THỊ THU HÀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THỦY SẢN MINH PHÚ Chuyên ngành: Tài chính- Ngân hàng Mã số: 60 34 02 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐINH THẾ HÙNG XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CHẤM LUẬN VĂN TS.ĐINH THẾ HÙNG PGS.TS PHÍ MẠNH HỒNG Hà Nội – 2015LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học, độc lập của tôi. Các kết quả nghiên cứu do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn. Tác giả Ngô Thị Thu HàLỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Tài chính – Ngân hàng, trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt quá trình tôi học tập tại trường. Đặc biệt tôi xin chân thành cám ơn TS.Đinh Thế Hùng đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn cho tôi hoàn thành luận văn. Tôi cũng xin chân thành cám ơn các anh chị đang công tác tại Công ty cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú đã hỗ trợ, góp ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành luận văn. Tác giả Ngô Thị Thu HàMỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ......................................................... i DANH MỤC BẢNG ................................................................................ ii DANH MỤC HÌNH ................................................................................ iii MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆUVÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCHTÀI CHÍNHDOANH NGHIỆP ............................................... 5 1.1.Tổng quan về tài chính doanh nghiệp ............................................. 5 1.1.1. Khái niệm về tài chính doanh nghiệp ..................................... 5 1.1.2. Nội dung tài chính doanh nghiệp ............................................ 6 1.1.3. Vai trò của tài chính doanh nghiệp ......................................... 8 1.2.Khái niệm, vai trò, ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp 10 1.2.1.Khái niệm về phân tích tài chính doanh nghiệp..................... 10 1.2.2.Vai trò và ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp ....... 11 1.3.Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp .................................. 12 1.3.1.Phân tích khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông qua báo cáo kết quả kinh doanh ........................................ 12 1.3.2.Phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp ............................. 13 1.3.3.Phân tích tình hình và khả năng thanh toán doanh nghiệp .... 19 1.3.4.Phân tích hiệu quả kinh doanh ............................................... 23 1.3.5.Phân tích các rủi ro tài chính .................................................. 27 1.4.Tổng quan tài liệu nghiên cứu....................................................... 30 CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP LUẬNVÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ................................................................................................................ 34 2.1.Thông tin sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp .......... 34 2.1.1.Hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp .............................. 342.1.2.Cơ sở dữ liệu khác ................................................................. 36 2.2.Phương pháp thu thập dữ liệu ....................................................... 36 2.2.1.Phương pháp tìm kiếm, nghiên cứu tài liệu ........................... 36 2.2.2.Phương pháp xử lý, thu thập số liệu về Công ty .................... 36 2.3.Phương pháp phân tích số liệu ...................................................... 37 2.3.1.Phương pháp so sánh ............................................................. 37 2.3.2.Phương pháp thống kê mô tả ................................................. 37 2.3.3.Phương pháp loại trừ .............................................................. 38 2.3.4.Phương pháp DUPONT ......................................................... 38 CHƢƠNG 3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÀI CHÍNHCỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THỦY SẢN MINH PHÚ ................. 39 3.1.Tổng quan về Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú ... 39 3.1.1.Quá trình hình thành và phát triển ......................................... 39 3.1.2.Hoạt động kinh doanh ............................................................ 41 3.1.3.Mô hình hoạt động Công ty CP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú ............................................................................................. 42 3.2. Phân tích thực trạng tài chính của Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú ..................................................................................... 50 3.2.1.Phân tích khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty thông qua báo cáo kết quả kinh doanh .................................................... 50 3.2.2.Phân tích cấu trúc tài chính của Công ty ............................... 54 3.2.3.Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của Công ty ....... 70 3.2.4.Phân tích hiệu quả kinh doanh của Công ty........................... 76 3.2.5.Phân tích rủi ro tài chính của Công ty ...................................... 84 3.3.Đánh giá về tình hình tài chính Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú ............................................................................................... 91 3.3.1.Kết quả đạt được: ................................................................... 913.3.2.Hạn chế: ................................................................................. 93 CHƢƠNG 4. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THỦY SẢN MINH PHÚ .................................................................. 95 4.1.Mục tiêu và định hướng trong chiến lược phát triển Công ty trong thời gian tới ................................................................................................. 95 4.2.Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính của Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú ............................................................ 96 4.2.1.Giải pháp tăng doanh thu cho Công ty .................................. 96 4.2.2.Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ............................ 100 4.2.3.Xây dựng kế hoạch huy động, sử dụng vốn hiệu quả .......... 104 4.2.4.Cơ cấu lại nguồn vốn Công ty theohướng sử dụng VCSH .. 106 4.2.5.Hoàn thiện công tác phân tích, quản lý tài chính doanh nghiệp ........................................................................................... 107 4.3.Một số kiến nghị ......................................................................... 108 4.3.1.Kiến nghị đối với Nhà nước ................................................. 108 4.3.2.Kiến nghị đối với Công ty .................................................... 109 KẾT LUẬN .......................................................................................... 110 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 112 PHỤ LỤCi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu Nguyên nghĩa CTCP Công ty cổ phần DOC Bộ Thương mại Hoa Kỳ HTK Hàng tồn kho SSA Liên minh tôm miền Nam TNHH Trách nhiệm hữu hạn TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên TSCĐ Tài sản cố định TSDH Tài sản dài hạn TSNH Tài sản ngắn hạn VCSH Vốn chủ sở hữu VNĐ Việt Nam Đồngii DANH MỤC BẢNG STT Bảng=Nội dung=Trang=1 Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú 51 2 Bảng 3.2 Cơ cấu tài sản của CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú 54 3 Bảng 3.3 Chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài sản của CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú 59 4 Bảng 3.4 Cơ cấu nguồn vốn của CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú 60 5 Bảng 3.5 Chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nguồn vốn của CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú 64 6 Bảng 3.6 Phân tích mối quan hệ tài sản và nguồn vốn của CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú 66 7 Bảng 3.7 Bảng phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh của CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú 67 8 Bảng 3.8 Các chỉ tiêu phản ánh tình hình thanh toán của CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú 70 9 Bảng 3.9 Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú 73 10 Bảng 3.10 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tổng tài sản của CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú 76 11 Bảng 3.11 Ảnh hưởng của các nhân tố đến tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản của CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú 77iii 12 Bảng 3.12 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh phú 78 13 Bảng 3.13 Vòng quay tiền của CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú 79 14 Bảng 3.14 Vòng quay hàng tồn kho CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú 80 15 Bảng 3.15 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn của CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh phú 82 16 Bảng 3.16 Hiệu suất sử dụng vốn của CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú 83 17 Bảng 3.17 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú 85 18 Bảng 3.18 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú 86 19 Bảng 3.19 Ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu trên doanh thu của CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú 87 20 Bảng 3.20 Ảnh hưởng đòn bẩy tài chính của CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú 90 DANH MỤC HÌNH STT Hình=Nội dung=Trang=1 Sơ đồ 3.1 Cơ cấu tổ chức CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú 431 MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Sau gần 30 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những bước phát triển đáng được ghi nhận.Những cải cách kinh tế mạnh mẽ của Nhà nước cùng với sự chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới đã mở ra cho các doanh nghiệp nhiều cơ hội kinh doanh nhưng đồng thời cũng phải đối mặt với không ít thách thức và cạnh tranh gay gắt.Tại bất kỳ một doanh nghiệp nào thì hoạt động sản xuất kinh doanh đều gắn liền một cách chặt chẽ với các hoạt động tài chính của doanh nghiệp đó. Hoạt động tài chính ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh từ khâu tạo lập vốn, sử dụng vốn đến khâu phân phối lợi nhuận thu được từ quá trình hoạt động kinh doanh. Nhiệm vụ của hoạt động tài chính là phải huy động đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời phải quản lý và sử dụng nguồn vốn đó có hiệu quả.Vì vậy để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp phải luôn tự đổi mới và có những chiến lược kinh doanh để phù hợp với những thay đổi trong nền kinh tế hiện tại.Nhưng để có một chiến lược kinh doanh mới, phù hợp thì trước tiên người lãnh đạo phải nắm rõ thực trạng của doanh nghiệp.Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp chính là một phương thức giúp nhà quản lý nhận thấy điểm mạnh, điểm yếu, từ đó đưa ra các giải pháp cũng như các định hướng phát triển cho doanh nghiệp trong tương lai. Từ sau đổi mới, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam tăng trưởng đều qua các năm và Công ty cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú cũng đóng góp một phần vào thị phần xuất khẩu thủy sản. Công ty cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, tiền thân là doanh nghiệp tư nhân cung ứng hàng xuất khẩu Minh Phú với số vốn điều lệ ban đầu là 120.000.000 đồng; ngành nghề kinh doanh chính là thu mua, chế biến thủy sản để cung ứng cho các đơn vị trong nước xuất khẩu. Trải qua 23 năm hình thành và phát triển, Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú đã chuyển mình2 từ mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn sang công ty cổ phần được niêm yết trên thị trường chứng khoán và giữ một vị trí vững chắc trong thị phần xuất khẩu thủy sản. Tuy nhiên, những năm gần đây do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, cũng như những bất ổn về chính trị tại một số khu vực cũng gây ảnh hưởng tới tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt đối với một Công ty cổ phần kinh doanh xuất khẩu thì các yếu tố tác động lại càng đa đạng.Ngoài ra, với mô hình công ty cổ phần thì tính minh bạch trong tài chính, hướng phát triển của doanh nghiệp cũng như lợi nhuận doanh nghiệp lại càng được nhiều đối tượng quan tâm. Nhận thức được tầm quan trọng của việc phân tích tài chính đối với việc phát triển của Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, tác giả đã chọn đề tài: “Phân tích tài chính Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú” cho luận văn của mìnhvới mong muốn được góp phần vào việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty trong thời gian tới. 2.Câu hỏi nghiên cứu Khi thực hiện nghiên cứu đề tài, tác giả đặt ra một số câu hỏi nghiên cứu, cụ thể như sau: - Khung lý luận chungnào được vận dụng trong phân tíchtài chính doanh nghiệp. - Thực trạng tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú trong giai đoạn 2012-2014 để thấy được xu hướng phát triển của công ty, những điểm mạnh, điểm yếu, những tồn tại và nguyên nhân cần khắc phục. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tài chính của Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú. 3.Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng trong đề tài là phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá và một số phương pháp nghiên cứu khác.Bên cạnh đó, tác giả thu thập sử dụng số liệu từ các báo cáo3 tài chính của Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú để từ đó phân tích tình hình tài chính cũng như đề suất những giải pháp nhằm nâng cao tài chính và hiệu quả quản lý công ty. 4.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1.Đối tượng nghiên cứu Thực trạng tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú thông qua các báo cáo tài chính. 4.2.Phạm vi nghiên cứu - Không gian nghiên cứu: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú và đề xuất một số giải pháp trong thời gian tới. - Thời gian nghiên cứu: Các báo cáo tài chính giai đoạn từ năm 2012 đến 2014. 5.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Mục đích nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phân tích tài chính trong công ty cổ phần. - Đánh giá thực trạng tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú. - Đềxuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính của công ty. 5.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú trong giai đoạn 2012-2014 đểthấy rõthực trạng tài chính của công ty, khả năng phát triển, những điểm mạnh, điểm yếu của công ty. Từ đó, tác giả đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.4 6.Bố cục của luận văn Tên luận văn : "Phân tích tài chínhCông ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú" Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo,phụ lục, luận văn bao gồm 4 chương như sau: Chương I: Tổng quan tài liệu và cơ sở lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp Chương II: Phương pháp và thiết kế nghiên cứu. Chương III: Phân tích thực trạng tài chính của Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú. Chương IV: Một số đề xuất và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính của Công ty Cổ Phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú.5 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆUVÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCHTÀI CHÍNHDOANH NGHIỆP 1.1. Tổng quan về tài chính doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm về tài chính doanh nghiệp Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế thực hiện các hoạt động sản xuất, cung ứng hàng hóa cho người tiêu dùng qua thị trường nhằm mục đích sinh lời. Quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng là quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào như nhà xưởng, thiết bị, nguyên vật liệu… và sức lao động để tạo ra yếu tố đầu ra là hàng hóa và tiêu thụ hàng hóa đó để thu lợi nhuận [13]. Trong nền kinh tế thị trường vốn tiền tệ là điều kiện tiên quyết đối với mỗi doanh nghiệp để hình thành nên tài sản ban đầu. Với từng loại hình pháp lý tổ chức, doanh nghiệp có phương thức thích hợp huy động lượng vốn tiền tệ ban đầu, từ đó doanh nghiệp đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, nguyên vật liệu…Kết thúc khâu sản xuất, doanh nghiệp thực hiện bán hàng và thu được tiền bán hàng. Với số tiền thu từ bán hàng, doanh nghiệp sử dụng để bù đắp các khoản chi phí vật chất đã tiêu hao, trả tiền công cho người lao động, các khoản chi phí khác, nộp thuế cho nhà nước và phần còn lại là lợi nhuận sau thuế, doanh nghiệp tiếp tục phân phối số lợi nhuận này. Như vậy, quá trình hoạt động của doanh nghiệp cũng là quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ hợp thành hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Tài chính doanh nghiệp được hiểu là những quan hệ giá trị giữa doanh nghiệp với các chủ thể trong nền kinh tế. Các quan hệ tài chính doanh nghiệp chủ yếu gồm [13]: - Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp và nhà nước: quan hệ này thể hiện chủ yếu ở chỗ doanh nghiệp thực hiện các nghĩa vụ tài chính với nhà nước6 như: nộp thuế,lệ phí vào ngân sách…Đối với doanh nghiệp còn thể hiện ở việc: Nhà nước đầu tư vốn ban đầu và vốn bổ sung cho doanh nghiệp bằng những cách khác nhau. - Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các chủ thể kinh tế và các tổ chức xã hội khác. - Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với người lao động trong doanh nghiệp: doanh nghiệp thanh tóan tiền lương, thực hiện thưởng phạt vật đối với người lao động trong quá trình tham gia vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp… - Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các chủ sở hữu của doanh nghiệp: đâì tư,rút vốn hay góp vốn của chủ sở hữu với doanh nghiệp và trong việc phân chia lợi nhuận sau thế của doanh nghiệp. - Quan hệ tài chính trong nội bộ doanh nghiệp: thanh toán giữa các bộ phận nội bộ doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh, trong việc hình thành và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp Từ các vấn đề nêu trên có thể rút ra một số điểm sau:[13] - Xét về hình thức, tài chính doanh nghiệp là quỹ tiền tệ trong quá trình tạo lập, phân phối, sử dụng và vận động gắn liền với hoạt động của doanh nghiệp. Xét về bản chất, tài chính doanh nghiệp là quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị nảy sinh gắn liền với việc tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệ của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. - Hoạt động tài chính là một hoạt động của doanh nghiệp nhằm đạt tới các mục tiêu của doanh nghiệp đề ra. Các hoạt động gắn liền với việc tạo lập, phân phối, sử dụng và vận động chuyển hóa của quy tiền tệ thuộc hoạt động tài chính của doanh nghiệp. 1.1.2. Nội dung tài chính doanh nghiệp Tài chính doanh nghiệp bao hàm các nội dung chủ yếu sau:7 1.1.2.1. Lựa chọn và quyết định đầu tư Triển vọng của một doanh nghiệp trong tương lai phụ thuộc rất lớn vào quyết định đầu tư dài hạn với quy mô lớn như quyết định đầu tư đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, sản xuất sản phẩm mới...Để đi đến quyết định đầu tư đòi hỏi doanh nghiệp phải xem xét cân nhắc trên nhiều mặt về kinh tế, kĩ thuật và tài chính. Trong đó về mặt tài chính phải xem xét dòng tiền ra và dòng tiền vào liên quan đến khoản đầu tư về mặt tài chính. Đó là quá trình hoạch định dự toán vốn đầu tư và đánh giá hiệu quả tài chính của việc đầu tư. 1.1.2.2. Xác định nhu cầu vốn và tổ chức huy động vốn đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu vốn cho hoạt động của doanh nghiệp. Tât cả các hoạt động của doanh nghiệp đều đòi hỏi phải có vốn. Tài chính doanh nghiệp phải xác định nhu cầu vốn cần thiết cho các hoạt động của doanh nghiệp ở trong kì (bao hàm vốn dài hạn và vốn ngắn hạn). Tiếp theo, phải tổ chức huy động các nguồn vốn đáp ứng kịp thời, đầy đủ và có lợi cho các hoạt động của doanh nghiệp. Để đi đến quyết định lựa chọn hình thức và phương pháp huy động thích hợp, cần xem xét cân nhắc trên nhiều mặt như: kết cấu nguồn vốn, những điểm lợi của từng hình thức huy động vốn, chi phí cho việc sử dụng mỗi nguồn vốn. 1.1.2.3. Sử dụng có hiệu quả số vốn hiện có, quản lý chặt chẽ các khoản phải thu, chi và đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp Tài chính doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp huy động tối đa số vốn hiện có doanh nghiệp vào hoạt động kinh doanh, giải phóng kịp thời số vốn ứ đọng, theo dõi chặt chẽ mọi khoản chi phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Thường xuyên tìm biện pháp thiết lập sự cân bằng giữa thu và chi bằng tiền, đảm bảo cho doanh nghiệp luôn có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn.8 1.1.2.4. Thực hiện phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp Thực hiện phân phối hợp lý lợi nhuận sau thuế cũng như trích lập và sử dụng tốt các quỹ của doanh nghiệp sẽ góp phần quan trọng vào việc phát triển của doanh nghiệp và cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động trong doanh nghiệp. 1.1.2.5. Kiểm soát thường xuyên tình hình hoạt động của doanh nghiệp Thông qua tình hình thu, chi tiền tệ hàng ngày, các báo cáo tài chính, tình hình thực hiện các chỉ tiêu tài chính cho phép kiểm soat được tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Mặt khác, cần định kì tiến hành phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp. Quá phân tích, cần đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn, những điểm mạnh, điểm yếu trong quản lý và dự báo trước tình hình tài chính của doanh nghiệp, từ đó giúp cho các nhà lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp kịp thời đưa ra các quyết định thích hợp điều chỉnh hoạt động kinh doanh và tài chính. 1.1.2.6. Thực hiện kế hoạch hóa tài chính Các hoạt động tài chính của doanh nghiệp cần được dự kiến trước thông qua việc lập kế hoạch tài chính. Có kế hoạch tài chính tốt thì doanh nghiệp mới có thể đưa ra các quyết định tài chính thích hợp nhằm đạt tới các mục tiêu của doanh nghiệp. Qúa trình thực hiện kế hoạch tài chính cũng là quá trình chủ động đưa ra giải pháp hữu hiệu khi thị trường biến động. 1.1.3. Vai trò của tài chính doanh nghiệp 1.1.3.1. Tài chính doanh nghiệp huy động vốn đảm bảo các hoạt động của doanh nghiệp diễn ra bình thường và liên tục [13] Vốn tiền tệ là tiền đề cho các hoạt động của doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp thường nảy sinh nhu cầu vốn ngắn hạn và dài hạn cho hoạt động kinh doanh thường xuyên cũng như cho đầu tư phát triển của doanh nghiệp. Việc thiếu vốn sẽ khiến cho các hoạt động của doanh9 nghiệp gặp khó khăn hoặc không triển khai được. Do vậy,việc đảm bảo cho các hoạt động của doanh nghiệp được tiến hành bình thường, liên tục phụ thuộc rất lớn vào việc tổ chức huy động vốn của tài chính doanh nghiệp. 1.1.3.2. Tài chính doanh nghiệp giữ vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp [13] - Việc đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn phụ thộc rất lớn vào việc đánh giá, lựa chọn đầu tư từ góc độ tài chính. - Việc huy động vốn kịp thời, đầy đủ giúp doanh nghiệp chớp được cơ hội kinh doanh. - Lựa chọn các hình thức và phương pháp huy động vốn thích hợp có thể giảm bớt chi phí sử dụng vốn góp phần rất lớn tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. - Sử dụng đòn bẩy kinh doanh và đặc biệt là sử dụng đòn bẩy tài chính hợp lý là yếu tố gia tăng đáng kể tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu. - Huy động vốn tối đa số vốn hiện có vào hoạt động kinh doanh có thể tránh được thiệt hại do ứ đọng vốn, tăng vòng quay tài sản, giảm được số vốn vay từ đó giảm được tiền trả lãi vay góp phần rất lớn tăng lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp. 1.1.3.3. Tài chính doanh nghiệp là công cụ rất hữu ích để kiểm soát tình hình kinh doanh của doanh nghiệp [13] Quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiep cũng là quá trình vận động, chuyển hóa hình thái của vốn tiền tệ. Thông qua tình hình thu, chi tiền tệ hàng ngày, tình hình thực hiện các chỉ tiêu tài chính và đặc biệt là các báo cáo tài chính, có thể kiểm soát kịp thời, tổng quát các mặt hoạt động của doanh nghiệp. Qua đó cần phát hiện nhanh chóng những tồn tại và những tiềm năng chưa được khai thác để đưa ra quyết định thích hợp điều chỉnh các hoạt động nhằm đạt tới các mục tiêu đề ra của doanh nghiệp.10 Trong nền kinh tế thị trường, vai trò của tài chính doanh nghiệp liên quan và ảnh hưởng tới tất cả các hoạt động của doanh nghiệp. Quy mô kinh doanh và nhu cầu vốn cho hoat động của doanh nghiệp ngày càng lớn. Mặt khác, thị trường tài chính càng phát triển nhanh chóng, các công cụ tài chính để huy động vốn càng phong phú và đa dạng. Chính vì vậy quyết định huy động vốn, quyết định đầu tư… ảnh hưởng ngày càng lớn dến tình hình và hiệu quả kinh doanh cuả doanh nghiệp. Các thông tin về tình hình tài chính là căn cứ quan trọng đối với các nhà quản lý doanh nghiệp để kiểm soát và chỉ đạo các hoạt động của doanh nghiệp. 1.2. Khái niệm, vai trò, ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp 1.2.1. Khái niệm về phân tích tài chính doanh nghiệp Lưu Thị Hương (2005,trang 29) trong giáo trình tài chính doanh nghiệp có nêu “Phân tích tài chính là sử dụng một tập hợp các khái niệm, phương pháp và các công cụ cho phép xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác về quản lý nhằm đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp, đánh giá rủi ro, mức độ và chất lượng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó”. Ngô Thế Chi,Nguyễn Trọng Cơ (2009, trang 5)trong giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp có nêu “Phân tích tài chính doanh nghiệp là tổng thể các phương pháp sử dụng để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ và hiện tại. Từ đó dự đoán tình hình tài chính trong tương lai, qua đó giúp các đối tượng quan tâm đưa ra các quyết định kinh tế phù hợp với lợi ích của họ”. Vậy phân tích tài chính doanh nghiệp là việc nghiên cứu cho phép đánh giá được khái quát và toàn diện các mặt hoạt động của doanh nghiệp, thấy rõ được những điểm mạnh, điểm yếu, tiềm năng của doanh nghiệp và đề xuất11 các giải pháp có hiệu quả giúp doanh nghiệp ngày càng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. 1.2.2. Vai trò và ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp Hoạt động sản xuất kinh doanh có mối quan hệ trực tiếp với hoạt động tài chính của doanh nghiệp và có tác động qua lại lẫn nhau.Vì vậy, việc phân tích tình hình tài chính có ý nghĩa quan trọng không chỉ với bản thân doanh nghiệp mà còn là mối quan tâm của các đối tượng bên ngoài liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. 1.2.2.1. Phân tích tài chính cho nhà quản trị Nhà quản trị sử dụng phân tích tài chính nhằm đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, xác định điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp. Đó là cơ sở để định hướng các quyết định của Ban Tổng giám đốc, Giám đốc tài chính, dự báo tài chính, kế hoạch đầu tư, ngân quỹ và kiểm soát các hoạt động quản lý . 1.2.2.2. Phân tích tài chính cho nhà đầu tư Nhà đầu tư cần biết tình hình thu nhập của chủ sở hữu, lợi tức cổ phần và giá trị tăng thêm của vốn đầu tư. Họ quan tâm tới phân tích tài chính để nhận biết khả năng sinh lãi của doanh nghiệp. Đó là một trong những căn cứ giúp họ ra quyết định bỏ vốn vào doanh nghiệp hay không[11]. 1.2.2.3. Phân tích tài chính đối với người cho vay Người cho vay thông qua phân tích tài chính để nhận biết khả năng vay và trả nợ của khách hàng. Chẳng hạn, để quyết định cho vay, một trong những vấn đề mà người cho vay cần xem xét là doanh nghiệp thực sự có nhu cầu vay hay không, khả năng trả nợ của doanh nghiệp như thế nào [11]. 1.2.2.4. Phân tích tài chính đối với cơ quan nhà nước Thông qua việc phân tích tài chính của doanh nghiệp, cơ quan chức năng của nhà nước có thể nắm được tình hình hoạt động của doanh nghiệp, đưa ra12 các chính sách kinh tế phù hợp hay các quyết định đầu tư đối với các doanh nghiệp nhà nước [11]. Như vậy, mối quan tâm hàng đầu của các nhà phân tích tài chính là đánh giá khả năng xảy ra rủi ro phá sản tác động tới các doanh nghiệp mà biểu hiện của nó là khả năng thanh toán, khả năng cân đối vốn, khả năng hoạt động cũng như khả năng sinh lãi của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, các nhà phân tích tài chính tiếp tục nghiên cứu và đưa ra những dự đoán về kết quả hoạt động nói chung và mức doanh lợi nói riêng của doanh nghiệp trong tương lai [9].Nói cách khác, phân tích tài chính là cơ sở để dựbáo tài chính cho doanh nghiệp.Việc phân tích tài chính có thể được sử dụng vào những mục đích khác nhau như trong việc đưa các quyết định nội bộ cho doanh nghiệp, hay với mục đích nghiên cứu, thông tin hoặc theo vị trícủa nhà phân tích trong doanh nghiệp hoặc ngoài doanh nghiệp. 1.3. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp 1.3.1. Phân tích khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông qua báo cáo kết quả kinh doanh Báo cáo kết quả kinh doanh cho biết sự dịch chuyển của tiền trong quá trình sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp và cho phép dự tính khả năng hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai. Báo cáo kết quả kinh doanh cũng giúp nhà phân tích so sánh doanh thu với số tiền thực nhập quỹ khi bán hàng hóa, dịch vụ, so sánh tổng chi phí phát sinh với số tiền thực xuất quỹ để vận hành doanh nghiệp. Trên cơ sở doanh thu và chi phí, có thể xác định được kết quả sản xuất – kinh doanh lãi hay lỗ trong năm. Như vậy, báo cáo kết quả kinh doanh phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Nó cung cấp những thông tin tổng hợp về tình hình và kết quả sử dụng các tiềm năng về vốn, lao động, kỹ thuật và trình độ quản lý sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp [11].13 Mục tiêu cơ bản của phân tích khái quát kết quả hoạt động kinh doanh đối một doanh nghiệp là tìm hiểu nguồn gốc, thực trạng và xu hướng của thu nhập, chi phí, lợi nhuận của doanh nghiệp đó. Khi phân tích kết quả hoạt động kinh doanh thông qua báo cáo kết quả kinh doanh cần xem xét các vấn đề chủ yếu sau: - Sự biến động của từng chỉ tiêu giữa thực tế kỳ này với thực tế kỳ trước để thấy được thu nhập, chi phí, lợi nhuận của doanh nghiệp có phù hợp với đặc điểm, phương hướng kinh doanh hay không. Khi phân tích đặc biệt chú ý đến các chỉ tiêu doanh thu, giá vốn hàng bán, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng từ đó tìm ra nguyên nhân dẫn đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ. - Thu nhập, chi phí, lợi nhuận của doanh nghiệp có thực hay không và được tạo ra từ những nguồn nào, sự hình thành như vậy có phù hợp với chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay không. 1.3.2. Phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp Phân tích cấu trúc tài chính là việc phân tích khái quát tình hình huy động và sử dụng vốn của doanh nghiệp, phân tích mối quan hệ giữa tình hình huy động vốn và sử dụng vốn. Phân tích cấu trúc tài chính giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp nắm bắt được tình hình tài sản và các nguồn tài trợ tài sản, là căn cứ giúp các nhà quản lý đưa ra những chính sách huy động và sử dụng vốn cho doanh nghiệp có hiệu quả, tránh rủi ro. 1.3.2.1. Phân tích khái quát tình hình huy động và sử dụng vốn a. Phân tích cơ cấu và biến động của tài sản: Dựa vào số liệu trên bảng cân đối kế toán để so sánh số tổng cộng về tài sản giữa cuối kỳ và đầu kỳ hoặc các năm trước kể cả về số tuyệt đối và số tương đối nhằm xác định sự biến động về quy mô tài sản của doanh nghiệp qua các kỳ kinh doanh. Xem xét sự biến động về quy mô các chỉ tiêu chi tiết như vốn bằng tiền, đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng tồn14 kho… Qua đó nhằm đánh giá tình hình tài chính trong quá khứ, hiện tại để làm cơ sở dự đoán tiềm năng tài chính tương lai của doanh nghiệp [19] Ngoài việc so sánh tổng tài sản cuối kỳ so với đầu năm còn phải xem xét tỷ trọng tỷ trọng từng loại tài sản chiếm trong tổng tài sản và xu hướng biến động của việc phân bổ tài sản. Điều này được đánh giá trên tính chất kinh doanh và tình hình biến động của từng bộ phận. Bên cạnh đó, việc đánh giá cơ cấu tài sản của doanh nghiệp thông qua hệ số cơ cấu tài sản. Hệ số này phản ánh mức độ đầu tư vào các loại tài sản của doanh nghiệp. Hệ số này bao gồm: tỷ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn và tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn[13]. Tỷ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn Tổng tài sản Tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn===Tài sản dài hạn=Tổng tài sản==b. Phân tích cơ cấu và biến động của nguồn vốn: Phân tích cơ cấu nguồn vốn để đánh giá khả năng tự tài trợ về mặt tài chính cũng như mức độ tự chủ,chủ động trong kinh doanh và những khó khăn mà doanh nghiệp phải đương đầu [19]. Đối với nguồn hình thành tài sản cần xem xét tỷ trọng của từng loại chiếm trong tổng số cũng như xu hướng biến động của chúng.Nếu nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao trong tổng số thì doanh nghiệp có đủ khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập của doanh nghiệp đối với chủ nợ là cao.Ngược lại nếu công nợ phải trả chiếm chủ yếu trong tổng số nguồn vốn thì khả năng đảm bảo về mặt tài chính của doanh nghiệp sẽ thấp.15 Ngoài ra,phân tích cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp thông qua hệ số cơ cấu nguồn vốn. Hệ số cơ cấu nguồn vốn là một hệ số tài chính hết sức quan trọng đối với nhà quản lý doanh nghiệp, với các chủ nợ cũng như nhà đầu tư. Hệ số cơ cấu nguồn vốn được thể hiện chủ yếu qua: - Hệ số tài trợ: là chỉ tiêu phản ánh mức độ độc lập về tài chính hay khả năng tự đảm bảo về tài chính của doanh nghiệp. Hệ số này cho biết vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Hệ số này càng lớn chứng tỏ mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp càng cao và ngược lại [19]. Hệ số tài trợ===Vốn chủ sở hữu=Tổng nguồn vốn=J Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu: là chỉ tiêu cho biết mối quan hệ giữa tổng nợ và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Tỷ số này càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp ưu tiên huy động vốn thông qua kênh nợ phải trả hơn là sử dụng vốn chủ sở hữu là kênh nguồn vốn an toàn nhưng có chi phí vốn cao hơn và ngược lại [19]. Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu===Tổng nợ phải trả=Tổng vốn chủ sở hữu=J Hệ số nợ: là chỉ tiêu cho biết số nợ mà doanh nghiệp phải trả cho các doanh nghiệp hoặc cá nhân có liên quan đến hoạt động kinh doanh. Tỷ suất này thể hiện khả năng tự chủ về vốn của doanh nghiệp và tỷ suất này càng nhỏ càng cho thấy khả năng tự chủ về vốn của doanh nghiệp càng tốt [13]. Hệ số nợ===Nợ phải trả=Tổng nguồn vốn =1.3.2.2. Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn Mối quan hệgiữa tài sản và nguồn vốn thể hiện sự tương quan về giá trị tài sản và cơ cấu vốn của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh.16 Mối quan hệgiữatài sản và nguồn vốn giúp nhà phân tích phần nào nhận thức được sự hợp lý giữa nguồn vốn doanh nghiệp huy động và việc sử dụng nguồn vốn đó trong hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả hay không [19]. Mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn được thể hiện thông qua các chỉ tiêu sau: - Hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu: phản ánh mức độ đầu tư tài sản của doanh nghiệp bằng vốn chủ sở hữu. Hệ số này càng lớn hơn 1 thì mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp càng thấp vì tài sản của doanh nghiệp được tài trợ chỉ một phần bằng vốn chủ sở hữu [19]. Hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu===Tài sản=Vốn chủ sở hữu=J Hệ số tự tài trợ dài hạn: là chỉ tiêu phản ánh mức độ đầu tư vốn chủ sở hữu vào tài sản dài hạn của doanh nghiệp. Hệ số này càng cao càng chứng tỏ vốn chủ sở hữu đầu tư và tài sản dài hạn càng lớn. Điều này giúp doanh nghiệp tự đảm bảo về tài chính nhưng hiệu quả kinh doanh không cao vì vốn đầu tư ít được sử dụng vào kinh doanh quay vòng để sinh lời [19]. Hệ số tự tài trợ dài hạn===Vốn chủ sở hữu=Tài sản dài hạn=1.3.2.3. Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh Phân tích đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh là việc phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn, quan hệ giữa tài sản dài hạn và nguồn vốn thường xuyên, quan hệ giữa tài sản ngắn hạn và nguồn tạm thời của doanh nghiệp. Mối quan hệ này được thể hiện qua sơ đồ sau [13].17 Theo quan điểm nguồn tài trợ, nguồn vốn của doanh nghiệp được chia thành nguồn tài trợ ổn định hay nguồn tài trợ thường xuyên và nguồn tài trợ tạm thời. Nguồn tài tài trợ thường xuyên bao gồm vốn chủ sở hữu và nợ trung và dài hạn.Nguồn vốn này thường dùng để đầu tư vào các tài sản dài hạn như tài sản cố định, bất động sản, đầu tư tài chính dài hạn. Nguồn tài trợ tạm thời bao gồm các khoản nợ ngắn hạn, nguồn vốn này thường được dùng để đầu tư tài sản ngắn hạn hoặc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Như vậy việc phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh là việc xem xét mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp [19]. Tài sản ngắn hạn=H=Tài sản dài hạn===Nguồn tài trợ thường xuyên=H=Nguồn tài trợ tạm thời=Từ cân bằng tài chính trên ta có: Tài sản ngắn hạn=J=Nguồn tài trợ tạm thời===Nguồn tài trợ thường xuyên=J=Tài sản dài hạn=Vế trái của công thức trên là vốn hoạt động thuần. Vậy vốn hoạt động thuần được tính bằng công thức: [19] Vốn hoạt động thuần===Tài sản ngắn hạn=J=Nợ ngắn hạn=Tài sản ngắn hạn=Nợ ngắn hạn==Nguồn vốn tạm thời= Tài sản dài hạn=Nợ dài hạn==Vốn chủ sở hữu=Nguồn vốn thường xuyên=18 Hay: Vốn hoạt động thuần===Nguồn tài trợ thường xuyên=J=Tài sản=dài hạn=J Nhận xét: +. Nếu vốn hoạt động thuần < 0: Khi đó nguồn tài trợ thường xuyên không đủ tài trợ cho tài sản dài hạn. +. Nếu vốn hoạt động thuần > 0: Khi đó nguồn tài trợ thường xuyên không những được sử dụng tài trợ cho tài sản dài hạn mà còn một phần tài trợ cho tài sản ngắn hạn. +. Nếu vốn hoạt động thuần = 0: Khi đó nguồn tài trợ thường xuyên vừa đủ tài trợ cho tài sản dài hạn. Ngoài ra phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh qua một số chỉ tiêu sau: - Hệ số tài trợ thường xuyên: Chỉ số này cho biết nguồn tài trợ thường xuyên chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong tổng số nguồn tài trợ của doanh nghiệp. Hệ số này càng lớn cho biết tình hình tài chính của doanh nghiệp càng ổn định [19]. Hệ số tài trợ thường xuyên===Nguồn tài trợ thường xuyên=Tổng nguồn vốn=J Hệ số tài trợ tạm thời: Chỉ số này cho biết nguồn tài trợ tạm thời chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong tổng sổ nguồn tài trợ thường xuyên. Hệ số này càng nhỏ thì tính ổn định và cân bằng tài chính càng lớn và ngược lại [19]. Hệ số tài=trợ tạm thời===Nguồn tài trợ tạm thời==Tổng nguồn vốn==19 - Hệ số giữa nguồn tài trợ thường xuyên so với tài sản dài hạn: Chỉ số này cho biết doanh nghiệp có một đồng tài sản dài hạn thì có bao nhiêu đồng do nguồn vốn thường xuyên tài trợ. Chỉ tiêu này càng lớn hơn 1 thì tính ổn định về tài chính của doanh nghiệp càng cao và ngược lại [19]. Hệ số giữa nguồn tài trợ thường xuyên với tài sản dài hạn===Nguồn tài trợ thường xuyên=Tài sản dài hạn=J Hệ số nguồn tài trợ tạm thời so với tài sản ngắn hạn: Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp có 1 đồng tài sản ngắn hạn thì có bao nhiêu đồng do nguồn vốn tạm thời tài trợ. Chỉ tiêu càng lớn hơn 1 thì tính ổn định về tài chính của doanh nghiệp càng cao và ngược lại [19]. Hệ số giữa nguồn tài trợ tạm thời với tài=sản ngắn hạn===Nguồn tài trợ tạm thời=Tài sản ngắn hạn==1.3.3. Phân tích tình hình và khả năng thanh toán doanh nghiệp 1.3.3.1. Phân tích tình hình thanh toán của doanh nghiệp Phân tích tình hình thanh toán của doanh nghiệp là đánh giá sự biến động của các khoản phải thu và các khoản phải trả từ đó đánh giá được sự tự chủ về mặt tài chính, tính hợp lý trong việc áp dụng các chính sách tín dụng thương mại đối với bạn hàng và việc chấp hành kỷ luật thanh toán của doanh nghiệp. Đánh giá tình hình thanh toán của doanh nghiệp qua các chỉ tiêu sau: - Tỷ lệ các khoản phải thu so với phải trả: [19] Tỷ lệ giữa khoản phải thu so với các khoản phải trả = Tổng nợ phải thu Tổng nợ phải trả Các khoản phải thu thể hiện vốn bị chiếm dụng của doanh nghiệp,do vậy chỉ tiêu này phản ánh quy mô vốn bị chiếm dụng của doanh nghiệp trong tổng tài sản. Thông thường nếu chỉ tiêu này càng lớn thì doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn càng nhiều. Đó là dấu hiệu không tốt, nhưng để đánh giá được tính20 hợp lý của nó cần xem xét đến yếu tố đặc điểm sản xuất kinh doanh, chính sách tiêu thụ, chính sách thu hồi nợ hay doanh số bán chịu trong kỳ cũng như đặc thù của từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp. - Vòng quay các khoản phải thu: Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu thuần Khoản phải thu bình quân trong kỳ Chỉ tiêu số vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt và phụ thuộc vào chính sách bán chịu của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn lớn. [13] - Kỳ thu tiền trung bình: Kỳ thu tiền trung bình = Các khoản phải thu Doanh thu bình quân một ngày trong kỳ Là một hệ số hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nó phản ánh độ dài thời gian thu tiền bán hàng của doanh nghiệp bắt đầu tư lúc xuất hàng đi bán cho tới khi thu được tiền bán hàng. Kỳ thu tiền trung bình của doanh nghiệp chủ yếu phụ thuộc vào chính sách bán chịu và việc tổ chức thành toán của doanh nghiệp. Do vậy, khi xem xét kỳ thu tiền trung bình cần xem xét mối liên hệ với sự tăng trưởng của doanh thu. Khi kỳ thu tiền trung bình quá dài so với các doanh nghiệp trong ngành thì sẽ dẫn đến tình trạng nợ khó đòi.[13] - Vòng quay các khoản phải trả người bán: Số vòng quay các khoản phải trả người bán = Giá vốn hàng bán Số dư bq các khoản phải trả Chỉ số này cho biết mức độ hợp lý của số dư các khoản phải trả và hiệu quả của việc thanh toán nợ.Nếu số vòng quay càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp đã thanh toán tiền hàng kịp thời, ít đi chiếm dụng vốn và ngược lại. Tuy nhiên nếu số vòng quay các khoản phải trả người bán quá cao sẽ ảnh hưởng đến kết21 quả kinh doanh của doanh nghiệp do doanh nghiệp phải huy động mọi nguồn vốn để trả nợ [19]. - Kỳ trả tiền bình quân: Kỳ trả tiền bình quân = Thời gian của kỳ phân tích Số vòng quay các khoản phải trả người bán Chỉ tiêu này cho biết nếu thời gian thanh toán tiền hàng càng ngắn thì tốc độ thanh toán tiền hàng càng cao cho thấy khả năng tài chính của doanh nghệp dồi dào.Tuy nhiên nếu chỉ tiêu này quá cao sẽ dẫn tới doanh nghiệp đi chiếm dụng vốn nhiều, ảnh hưởng đến chất lượng tài chính cũng như uy tín của doanh nghiệp [19]. 1.3.3.2. Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp Khả năng thanh toán của doanh nghiệp thể hiện năng lực về tài chính mà doanh nghiệp có được để đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ cho các cá nhân, tổ chức có quan hệ cho doanh nghiệp vay hoặc nợ[13]. Năng lực tài chính của một doanh nghiệp tồn tại dưới dạng tiền tệ như tiền mặt, tiền gửi… hay các khoản phải thu, các tài sản có thể chuyển đổi thành tiền như hàng hóa, sản phẩm ... Các khoản nợ của doanh nghiệp có thể là các khoản vay ngân hàng, khoản nợ tiền hàng do xuất phát từ quan hệ mua bán các yếu tố đầu vào hoặc sản phẩm hàng hóa doanh nghiệp phải trả cho người bán hoặc người mua đặt trước, các khoản nợ phải trả như thuế, lương ... [13] Khả năng thanh toán của doanh nghiệp được thể hiện qua các chỉ số tài chính đặc trưng : - Khả năng thanh toán hiện thời (Khả năng thanh toán ngắn hạn) Khả năng thanh toán ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn22 Các khoản nợ ngắn hạn là những khoản nợ phải trả trong một khoản thời gian ngăn, thường là dưới một năm. Chỉ số phản ánh khả năng thanh toán ngắn hạn cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu tài sản có thể chuyển đổi để đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, nó đo lường khả năng trả nợ của doanh nghiệp [13]. Khi giá trị của tỷ số khả năng thanh toán ngắn hạn giảm, chứng tỏ khả năng trả nợ của doanh nghiệp giảm và cũng là dấu hiệu báo trước những khó khăn tài chính của doanh nghiệp. Khi giá trị tỷ số khả năng thanh toán ngắn hạn cao cho thấy doanh nghiệp có khả năng thanh toán cao. Tuy nhiên, nếu tỷ số này có giá trị quá cao là một biểu hiện không tốt do doanh nghiệp đã nắm giữ quá nhiều vào tài sản ngắn hạn như tiền mặt, khoản phải thu, hàng tồn kho... Do đó có thể làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. - Khả năng thanh toán nhanh Khả năng thanh toán nhanh = Tài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho Nợ ngắn hạn Chỉ số này cho biết khả năng có thể chuyển đổi nhanh các tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp thành tiền để đáp ứng những nhu cầu thanh toán cần thiết [13]. - Khả năng thanh toán tức thời Khả năng thanh toán tức thời = Tiền và các khoản tương đương tiền Nợ ngắn hạn Đây là một tiêu chuẩn khắt khe hơn đối với khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn của doanh nghiệp.Hệ số này phụ thuộc vào từng ngành nghề kinh doanh. Hệ số này nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp gặp khó khăn trong thanh toán các khoản nợ đến hạn ngay lập tức, nhưng hệ số này quá cao lại phản ánh một tình hình không tốt là vốn bằng tiền quá nhiều, bị ứ đọng, vòng quay vốn chậm làm giảm hiệu quả sử dụng vốn [13].23 - Khả năng thanh toán lãi vay Khả năng thanh toán lãi vay = Lợi nhuận trước lãi vay và thuế Số tiền lãi vay phải trả Hệ số này cho biết khả năng thanh toán lãi tiền vay của doanh nghiệp và cũng phản ánh mức độ rủi ro có thể gặp phải của các chủ nợ.Nó cho ta biết số vốn vay đã được sử dụng như thế nào, đem lại một khoản lợi nhuận bao nhiêu và có đủ để bù đắp lãi vay phải trả hay không.Lãi vay phải trả là một khoản chi phí cố định mà doanh nghiệp có nghĩa vụ phải trả đúng hạn cho chủ nợ. Nguồn để trả lãi vay là lợi nhuận gộp sau khi đã trừ đi chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.Chỉ tiêu này được các nhà cho vay quan tâm như chỉ tiêu về khả năng thanh toán vì nó phản ánh khả năng trả lãi vay bằngkết quả hoạt động kinh doanh [13]. 1.3.4. Phân tích hiệu quả kinh doanh 1.3.4.1. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tổng tài sản - Hiệu suất sử dụng tổng tài sản: Hiệu suất sử dụng tổng tài sản = Doanh thu thuần Tổng tài sản bình quân trong kỳ Trong đó: Tổng tài sản bình quân trong kỳ là bình quân số học của tổng tài sản có ở đầu kỳ và cuối kỳ [16]. Chỉ tiêu này cho biết mỗi đơn vị tài sản tạo ra được bao nhiêu đơn vị doanh thu thuần. Chỉ tiêu này càng lớn hiệu quả sử dụng tài sản càng cao - Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản: Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) = Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản bình quân Đây là chỉ tiêu được dùng để đánh giá khả năng sinh lợi của một đồng vốn đầu tư [10].24 Chỉ tiêu này phản ánh mỗi đơn vị tài sản tạo ra bao nhiêu đơn vị lợi nhuận sau thuế. Nó đo lường sức mạnh tạo thu nhập của tài sản [11]. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản chịu tác động bởi hai nhóm nhân tố là tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và tỷ suất doanh thu trên tài sản, phương pháp phân tích DUPONT cho ta thấy mối quan hệ này [13]: ROA = Lợi nhuận sau thuế===Lợi nhuận sau thuế=x=Doanh thu thuần====qổng tài sản bq=trong âỳ=Doanh thu thuần=qổng số=vốn kinh doanh==ROA = Hệ số lãi ròng x Vòng quay toàn bộ vốn Phân tích ROA cho phép ta xác định và đánh giá một cách chính xác nguồn gốc làm thay đổi lợi nhuận của doanh nghiệp [13]. 1.3.4.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn - Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn = Doanh thu thuần Tài sản ngắn hạn bq trong kỳ Trong đó: Tài sản ngắn hạn bình quân trong kỳ là bình quân số học của tài sản ngắn hạn ở đầu kỳ và cuối kỳ. Chỉ tiêu này cho biết mỗi đơn vị giá trị tài sản ngắn hạn sử dụng trong kỳ mang lại bao nhiêu đơn vị doanh thu thuần. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn càng cao[10]. - Tỷ suất sinh lời tài sản ngắn hạn. Tỷ suất sinh lời tài sản ngắn hạn = Lợi nhuận sau thuế Tài sản ngắn hạn bq trong kỳ25 Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của tài sản ngắn hạn. Nó cho biết mỗi đơn vị giá trị tài sản ngắn hạn trong kỳ đem lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận sau thuế [10]. - Vòng quay tiền: Vòng quay tiền = Doanh thu thuần Tiền và tài sản tương đương tiền Tỷ số này cho biết số vòng quay của tiền trong năm. Nó cho biết khi nắm giữ mỗi một đồng “tiền và tài sản tương đương tiền” thì sẽ tạo được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này được đưa ra nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất trong các tài sản trong việc tạo ra doanh thu [10]. - Số vòng quay hàng tồn kho: Số vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho bình quân trong kỳ Số vòng quay hàng tồn kho phản ánh số lần hàng tồn kho luân chuyển trong kỳ và phụ thuộc rất lớn vào đặc điểm ngành kinh doanh [13]. - Số ngày một vòng quay hàng tồn kho Số ngày một vòng quay hàng tồn kho = 360 Số vòng quay hàng tồn kho Chỉ tiêu này phản ánh số ngày bình quân để hàng tồn kho quay được một vòng. Chỉ tiêu này càng nhỏ thì vòng quay hàng tồn kho càng nhanh, càng tốt cho doanh nghiệp [13]. 1.3.4.3. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn - Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn = Doanh thu thuần Tài sản dài hạn bq trong kỳ Trong đó: Tài sản dài hạn bình quân trong kỳ là bình quân số học của tài sản dài hạn có ở đầu kỳ và cuối kỳ.26 Chỉ tiêu này cho biết một đơn vị giá trị tài sản dài hạn trong kỳ tạo ra bao nhiêu đơn vị doanh thu. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn càng cao [10]. - Tỷ suất sinh lời tài sản dài hạn Tỷ suất sinh lời tài sản dài hạn = Lợi nhuận sau thuế Tài sản dài hạn bq trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lợi của tài sản dài hạn. Nó cho biết mỗi đơn vị giá trị tài sản dài hạn có trong kỳ đem lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận sau thuế [10]. 1.3.4.4. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn - Vòng quay vốn lưu động Vòng quay vốn lưu động = Doanh thu thuần Vốn lưu động bình quân Chỉ tiêu này dùng để đo lường hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Hệ số này lớn thể hiện hiệu quả sử dụng vốn lưu động cao vì hàng hóa tiêu thụ nhanh, vật tư tồn kho thấp...tiết kiệm chi phí, tăng doanh thu, nâng cao lợi nhuận. Ngược lại, nếu hệ số này thấp chứng tỏ tiêu thụ hàng hóa chậm, vật tư tồn kho nhiều hoặc tiền mặt tồn quỹ lớn, số lượng, khoản phải thu nhiều...[13] Kỳ luân chuyển vốn lưu động===36M=Số vòng quay vốn lưu động=J Hiệu suất sử dụng vốn cố định Là chỉ tiêu cho phép đánh giá mức độ sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp. Hiệu suất sử dụng vốn cố định lớn thể hiện doanh nghiệp sử dụng vốn cố định hiệu quả và ngược lại [13] Hiệu suất sử dụng vốn cố định===Doanh thu thuần=Vốn cố định bình quân=27 - Vòng quay toàn bộ vốn: Chỉ tiêu này phản ánh tổng quát hiệu suất sử dụng toàn bộ số vốn hiện có của doanh nghiệp[13] Vòng quay toàn bộ vốn===Doanh thu thuần=Vốn kinh doanh bình quân=1.3.5. Phân tích các rủi ro tài chính Phân tích rủi ro tài chính rủi ro tài chính của doanh nghiệp tập trung vào phân tích các chỉ tiêu tài chính sau: 1.3.5.1. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu hay hệ số lãi ròng (ROS) Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu = Lợi nhuận sau thuế trong kỳ Doanh thu thuần Hệ số này phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế và doanh thu thuần trong kỳ của doanh nghiệp. Nó thể hiện khi tạo ra một đồng doanh thu trong kỳ có thể thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế trong kỳ [19] 1.3.5.2. Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE) Đây là một chỉ tiêu mà các nhà đầu tư rất quan tâm. Hệ số này phản ánh mức lợi nhuận sau thuế thu được trên mỗi đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra trong kỳ [13] Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu====Lợi nhuận saì=thuế=Vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ==Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu chịu tác động bởi ba nhóm nhân tố hệ số lãi ròng, vòng quay toàn bộ vốn và mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính.28 Phương pháp phân tích DUPONT cho ta thấy mối quan hệ này [13] ROE = Lợi=nhuận sau thuế===Lợi nhuận sau thuế=x=Doanh thu thuần=x=Vốn kinh doanh bq==Vốn chủ sở hữu=Doanh thu thuần=Vốn kinh doanh bq=Vốn chủ sở hữu bq=================Hệ số lãi ròng=x=Vòng quay toàn bộ vốn=x=Mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính==1.3.5.3. Rủi ro tài chính thông qua đòn bẩy tài chính trong doanh nghiệp Đòn bẩy tài chính là thể hiện mức độ sử dụng vốn vay trong nguồn vốn của doanh nghiệp nhằm hy vọng gia tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu hay thu nhập trên mỗi cổ phần của Công ty [13]. Mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính doanh nghiệp được thể hiện ở hệ số nợ. Doanh nghiệp có hệ số nợ càng cao thể hiện doanh nghiệp có đòn bẩy tài chính ở mức độ cao và ngược lại. Doanh nghiệp sử dụng nợ vay một mặt nhằm bù đắp sự thiếu hụt vốn trong hoạt động kinh doanh một mặt khác hy vọng gia tăng được tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu. Bởi lẽ khi sử dụng vốn vay, doanh nghiệp phải trả tiền lãi vay, đây là khoản chi phí cố định tài chính, nếu doanh nghiệp tạo ra được khoản lợi nhuận trước lãi vay và thuế từ vốn vay lớn thì sau khi trả lãi tiền vay và nộp thuế thu nhập, phần lợi nhuận còn lại dôi ra là thuộc chủ sở hữu doanh nghiệp. [13] Tuy nhiên việc sử dụng đòn bẩy tài chính không phải lúc nào cũng mang lại kết quả tích cực cho chủ sở hữu doanh nghiệp nó cũng có thể gây ra tác động tiêu cực đối với doanh nghiệp khi doanh nghiệp sử dụng không có hiệu quả số vốn vay, nếu số lợi nhuận trước lãi vay và thuế được tạo ra từ sử dụng vốn vay nhỏ hơn số tiền lãi vay phải trả thì nó làm giảm sút nhanh hơn tỷ suất29 lợi nhuận vốn chủ sở hữu và nếu doanh nghiệp thua lỗ thì càng bị lỗ nặng nề hơn. [13] Để đánh giá việc sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp trong kỳ có phát huy tác dụng tích cực hay không ta xem xét công thức dưới đây:[13] Trong đó: ROE: Tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROAe : Tỉ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên tài sản ROAe = Lợi nhuận trước lãi vay và thuế==Tài sản hay vốn kinh doanh bình quân==a: Vốn vay E: Vốn chủ sở hữu Công thức trên cho thấy (1-t) là hằng số, do vậy tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu phụ thuộc vào tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA), lãi suất vay vốn và mức độ hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu. - Nếu i< ROAEthì doanh nghiệp càng sử dụng nhiều vốn vay càng gia tăng được tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu. Trong trường hợp này đòn bẩy tài chính khuyếch đại tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên cũng ẩn chứa rủi ro tài chính lớn đối với doanh nghiệp. - Nếu ROAE<i thì doanh nghiệp càng sử dụng nhiều vốn vay tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu càng bị sụt giảm so với không sử dụng vốn vay. Trong trường hợp này đòn bẩy tài chính khuyếch đại giảm tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu và rủi ro tài chính càng lớn hơn. - Nếu ROAE = i thì tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu trong tất cả các trường hợp: không sử dụng vốn vay, sử dụng nhiều vốn vay hay sử dụng ít vốn vay cũng sẽ đều bằng nhau và chỉ có sự khác biệt về mức độ rủi ro [13].30 1.4. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Đã có rất nhiều nghiên cứu, phân tích về tình hình tài chính của các công ty cổ phần, tuy nhiên mỗi một công trình nghiên cứu mang lại những giá trị riêng. Trong đó có thể kể đến một số công trình nghiên cứu sau: - Lê Thu Hương, 2012. Phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Hà. Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh Tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội. Luận văn đã xây dựng được cơ sở lý luận phân tích tài chính doanh nghiệp,làm rõ vai trò, tầm quan trọng của phân tích tài chính đối với doanh nghiệp. Từđóđưa ra nhữnggiảipháp giúp Công ty cổ phần BánhkẹoHải Hà thực hiện tốt hơn phân tích tài chính, hoàn thiện quy trình phân tíchtài chính của công ty nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên đề tài này mới chỉ so sánh sự biến động của các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính mà chưa đi sâu phân tích những chỉ tiêu đó. - Nguyễn Xuân Hoàng, 2012.Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại Tín Phát. Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội. Luận văn đã đi sâu vào phân tích thực trạng kết quả kinh doanh, tài sản, nguồn vốn, các chỉ số lưu chuyển tiền tệ của công ty. Từ đó tác giả đề xuất một số giải pháp hoàn thiện nâng cao năng lực tài chính của công ty. - Bùi Văn Lâm, 2011. Phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần VINACONEX 25. Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Đà Nẵng. Luận văn đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận về phân tích tình hình tài chính trong công ty cổ phần, đồng thời luận văn đưa ra những giải pháp hoàn thiện phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần VINACONEX25. Tuy nhiên, luận văn mới chỉ đưa ra sự biến động trong cơ cấu tài sản,nguồn vốn, khả năng sinh lời, thanh toán nhưng chưa đi sâu vào phân tích tính tự chủ về tài chính của công ty, sự cân bằng tài chính giữa tài sản với nguồn tài trợ tài sản.31 - Lê ThịKim Anh, 2012. Hoàn thiện phân tích tài chính tại Công ty TNHH Tâm Châu.Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội. Luận văn đã tập trung đánh giá thực trạng phân tích tài chính tại Công ty TNHH Tâm Châu, từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện phân tích tài chính, phục vụ nhu cầu quản lý tại công ty. Tuy nhiên đề tài này chưa tập trung phân tích về dòng tiền, khả năng quản lý nợ cũng như đánh giá được các rủi ro tài chính tiềm tàng. - Nguyễn Thị Duyên, 2013.Phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần Thương mại và Phân phối Zinnia. Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội. Luận văn đã hệ thống hóa lại hệ thống tài chính của công ty từđó thấy rõ được bức tranh toàn cảnh hoạt động tài chính của Công ty cổ phần Thương mại và Phân phối Zinna.Luận văn đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hệ thống phân tích tài chính tại công ty có hoạt động thương mại chủ yếu trong lĩnh vực mỹ phẩm và chăm sóc sức khỏe. Bên cạnh những luận văn, một số công trình nghiên cứu được đăng trên các tạp chí chuyên ngành như: Đoàn Ngọ c Phúc, 2014. Ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt độ ng sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệ p sau cổ phần hóa ở Việ t Nam.Tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, số 7, trang 219. Tác giả đã tiến hành nghiên cứu dựa trên nguồn dữ liệu của 217 doanh nghiệ p niêm yết trên 2 sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội trong giai đoạn 2007 – 2012. Trong nghiên cứu này, các biến độc lập đượ c tác giả sử dụ ng là nợ ngắn hạ n, nợ dài hạ n tổng nợ và biến phụ thuộ c đo lường hiệ u quả là ROA và ROE. Kết quả cho thấy nợ dài hạ n có tác độ ng tí ch cự c đến ROA và ROE trong khi ngợ ngắn hạ n và tổng nợ có tác độ ng tiêu cự c có ý nghĩa thống kê đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp sau cổ phần hóa đo bằng ROA và ROE.32 Nguyễn Thành Cường, 2008. Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp chế biến thủy sản Khánh Hòa.Tạp chí khoa học công nghệ thủy sản, số 3, trang 54. Tác giả đã nghiên cứu đã thu thập số liệu khảo sát thực tế của 22 doanh nghiệp chế biến thủy sản Khánh Hòa giai đoạn từ năm 2003 – 2007, sử dụng công cụ thống kê toán với sự hỗ trợ của phần mềm EXCEL và SPSS, tiến hành chạy và kiểm định mô hình hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính, từ đó đưa ra một số đề xuất nhằm góp phần tái cấu trúc tài chính cho các doanh nghiệp. Các nhân tố được tác giả xem xét là: quy mô doanh nghiệp, cấu trúc tài sản của doanh nghiệp, khả năng sinh lợi, lãi suất vay bình quân, cơ hội tăng trưởng. Đối với tác động của lãi suất vay tới cấu trúc tài chính các doanh nghiệp Thủy sản Khánh hòa, tác giả kết luận rằng chúng có mối quan hệ ngược chiều nhau. Tuy nhiên, kết luận này chỉ được nghiên cứu trong phạm vi các doanh nghiệp Thủy sản Khánh hòa. Nguyễn Văn Duy, Đào Trung Kiên, Nguyễn Thị Hằng, Đào Thị Hương, 2014. Ảnh hưởng của cấu trúc vốn, quy mô, tăng trưởng doanh thu tới hiệu quả hoạt động các công ty Thủy sản niêm yết trên Thị trường chứng khoán Việt Nam. Hội thảo Quốc tế cùng doanh nghiệp vượt qua thử thách – Quản lý đổi mới và sang tạo trong doanh nghiệp vừa và nhỏ (ICECH2014). Viện Kinh tế và Quản lý - Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, 12 tháng 9 năm 2014. Thông qua nghiên cứu này, các tác giả đã tìm ra ảnh hưởng của các yếu tố cấu trúc vốn, quy mô, tăng trưởng doanh thu tới hiệu quả hoạt động của các công ty thủy sản niêm yết trên Thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2008-2013 thông qua chỉ tiêu ROE. Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy dữ liệu bảng (Panel data) đã chỉ ra trong bốn yếu tố nghiên cứu thì chỉ có tỷ lệ nợ ngắn hạn có ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của các công ty, còn các nhân tố về tỷ lệ nợ dài hạn, quy mô và tăng trưởng công ty đều không có tác động33 lên ROE ở mức ý nghĩa thống kê 5%. Mô hình giải thích được 15.99% sự thay đổi của ROE qua tỷ lệ nợ ngắn hạn của các công ty. Các nghiên cứu trên đều đã đưa ra những vấn đề chung về thực trạng phân tích tài chính tại các loại hình công ty hiện nayvà đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống phân tích tài chính tại các công ty. Tuy nhiên, phần lớn các giải pháp được đề cập trong những công trình nghiên cứu trên chỉ phù hợp với từng đối tượng và phạm viđược đề cập tới trong các công trình nghiên cứu đó. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới diễn ra nhanh chóng, việc phân tích tài chính doanh nghiệp là vấn đề luôn thu hút được sự quan tâm của các nhà quản trị doanh nghiệp cũng như các nhà đầu tư. Nhận thấy từ năm 2010 đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập một cách đầy đủ, cụ thể việc phân tích tài chính tại Công ty cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú. Vì vậy, việc nghiên cứu phân tích tài chính tại công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú để đưa ra giải pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty là hết sức cần thiết, giúp Công ty có được một cách nhìn tổng thể về tình hình tài chính, nâng cao hiệu quả sản xuất của Công ty.34 CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP LUẬNVÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 2.1. Thông tin sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp 2.1.1. Hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp - Hệ thống các báo cáo tài chính được sử dụng trong doanh nghiệp: +.Bảng cấn đối kế toán:Là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và ngồn hình thành tài sản đó ở thời điểm nhất định. Thông qua bảng cân đối kế toán có thể nhận xét, đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp. +. Báo cáo kết quả kinh doanh: Báo cáo kết quả kinh doanh phản ánh tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm kết quả từ hoạt động kinh doanh chính và kết quả từ hoạt động tài chính và các hoạt động khác của doanh nghiệp. Thông qua báo cáo kết quả kinh doanh, nhà quản lý doanh nghiệp có thể phân tích, đánh giá tình hình hoạt động, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, so sánh với các kỳ trước để từ đó đưa ra các quyết định trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. +. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính thể hiện dòng tiền vào và dòng tiền ra của doanh nghiệp trong một thời gian nhất định. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cung cấp thông tin đánh giá các thay đổi trong cơ cấu tài chính, tài sản thuần cũng như khả năng chuyển đổi của tài sản thành tiền. Ngoài ra báo cáo lưu chuyển tiền tệ còn cho biết khả năng thanh toán, khả năng của doanh nghiệp trong việc tạo ra các luồng tiền trong quá trình hoạt động kinh doanh. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ làm tăng khả năng đánh giá khách quan tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và khả năng so sánh giữa các doanh nghiệp vì nó loại trừ được các ảnh hưởng của việc sử dụng các phương pháp kế toán khác nhau cho cùng giao dịch và hiện tượng.35 +. Thuyết minh báo cáo tài chính: Thuyết minh báo cáo tài chính được lập để giải thích và bổ sung thông tin về tình hình hoạt động sản xuất - kinh doanh, tình hình tài chính cũng như kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà các bảng báo cáo khác chưa trình bày rõ ràng và chi tiết. Qua đó, nhà đầu tư hiểu rõ và chính xác hơn về tình hình hoạt động thực tế của doanh nghiệp. - Vai trò của Báo cáo tài chính trong việc phân tích tài chính doanh nghiệp: +. Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp về tình hình tài sản, vốn chủsở hữu và công nợ cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh, tình hình lưuchuyển tiền tệ và khả năng sinh lời trong kỳ của doanh nghiệp, nó cungcấp các thông tin kinh tế - tài chínhcho người sử dụng thông tin kế toán trongviệc đánh giá, phân tích và dự đoán tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệpcũng như xuhướng vận động của doanh nghiệp để từ đó đưa ra các kết luận đúng đắn và có hiệuquả. +. Báo cáo tài chính cung cấp các chỉ tiêu, các số liệu đáng tin cậy để đưa ra các chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả trong quá trình sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp. +. Báo cáo tài chính là căn cứ quan trọng trong việc phân tích, nghiên cứu, pháthiện những rủi ro trong quá trình hoạt động kinh doanh, là căn cứ đề ra các quyết định về quảnlý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc đầu tư vào doanh nghiệp của chủ sởhữu, các nhà đầu tư, các chủ nợ hiện tại và tương lai của doanh nghiệp. +. Báo cáo tài chính là cơ sở để xây dựng các kế hoạch, tài chính của doanh nghiệp, là những căn cứ khoa học để đề ra hệ thống cácbiện phápxác thực nhằm tăng cường năng lực quản lý của doanh nghiệp, không ngừngnâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuậncho doanh nghiệp.36 2.1.2. Cơ sở dữ liệu khác Sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp còn phụ thuộc vào tác động của yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. - Các yếu tố bên trong:Các yếu tố bên trong là những yếu tố thuộc về tổ chức doanh nghiệp, trình độquản lý, ngành nghề, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh, quytrình công nghệ, năng lực, trình độ của lao động - Các yếu tố bên ngoài:Các yếu tố bên ngoài là những yếu tố nhưchế độ chínhtrị xã hội, tăng trưởng kinh tế của nền kinh tế; tiến bộ khoa học kỹ thuật; chính sách tàichính tiền tệ; chính sách thuế... 2.2. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu 2.2.1. Phương pháp tìm kiếm, nghiên cứutài liệu Để thực hiện đề tài nghiên cứu Phân tích tài chính tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, tác giả đã tìm hiểucác giáo trình, bài giảng, các tài liệu, sách chuyên ngành, các công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố để từ đó chọn lọc, tiếp thu và kế thừa những kiến thức đưa vào phần cơ sở lý luận Phân tích tài chính doanh nghiệp của luận văn. 2.2.2. Phương pháp xử lý, thu thập số liệu về Công ty - Tác giả đã thu thập các thông tin khái quát vềquá trình hình thành và phát triển Công ty, về cơ cấu bộ máy tổ chức, về tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty thông qua việc nghiên cứu các tài liệu về Công ty qua việc tìm hiểu các thông có liên quan đến Công ty trên Internet, các bài báo… cũng như tiếp xúc với một số cán bộ công nhân viên trong Công ty. - Sau khi thu thập đủ số liệu thực tế tại công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú tác giả tiến hành xử lý, phân loại số liệu để sử dụng một cách hợp lý. Tiếp đó tác giả tiến hành sắp xếp số liệu thực tế thu thập được của Công ty, tổng hợp thống kê đưa vào các bảng biểu để phục vụ công tác phân tích, nhận xét đánh giá tình hình tài chính tại công ty.37 2.3. Phƣơng pháp phân tích số liệu 2.3.1. Phương pháp so sánh Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích tài chính để xác định được mức độ biến động cũng như xu hướng của các chỉ tiêu phân tích. - Điều kiện so sánh các chỉ tiêu: +. Sử dụng phương pháp so sánh trong phân tích các chỉ số tài chính của doanh nghiệp với các chỉ số tham chiếu hay chỉ số gốc.Việc lựa chọn chỉ số tham chiếu để so sánh phụ thuộc vào mục đích việc phân tích.Chỉ số tham chiếu có thể là số liệu của các kỳ trước,mục tiêu dự kiến hay tỷ số trung bình ngành... +. Luận văn lấy các chỉ tiêu năm 2012 của Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú làm chỉ tiêu gốc để so sánh với các chỉ tiêu trong năm 2013, 2014 để thấy xu thế thay đổi về tình hình tài chính của doanh nghiệp. +. Luận văn so sánh số liệu thực tế với kế hoạch đặt ra của công ty để đánh giá mức độ hoàn thành các mục tiêu của doanh nghiệp. - Các dạng so sánh: +. So sánh bằng số tuyệt đối : Phản ánh tổng hợp số liệu, quy mô của các chỉ tiêu, thấy được sự biến động của chỉ tiêu phân tích : Y = Y1- Y0 +. So sánh bằng số tương đối: Phán ánh tốc độ phát triển, thấy được kỳ thực tế so với kỳ gốc chi tiêu tăng giảm bao nhiêu:Y = (Y1- Y0)*100%/ Y0 2.3.2. Phương pháp thống kê mô tả Phương pháp thống kê mô tả đươc sử dụng là số tuyệt đối, số tương đối, trung bình các chỉ tiêu phân tích. Từ những số liệu thu thập được, tác giả đã xử lý số liệu thu thập được bằng Excel để từ đó xây dựng tổng hợp những bảng biểu để phân tích các chỉ số tài chính.38 2.3.3. Phương pháp loại trừ Phương pháp này để xác định xu hướng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đối với chỉ tiêu phân tích, sử dụng phương pháp này để nghiên cứu ảnh hưởng của một nhân tố nào đó phải loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố khác. 2.3.4. Phương pháp DUPONT Phương pháp phân tích Dupont cho thấy mối quan hệ giữa các chỉ số tài chính. Sử dụng phương pháp DUPONT để chỉ thấy được sự tác động của các nhân tố đến tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu.39 CHƢƠNG 3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÀI CHÍNHCỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THỦY SẢN MINH PHÚ 3.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển - Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THỦY SẢN MINH PHÚ - Tên giao dịch quốc tế: MINH PHU SEAFOOD JOINT STOCK COMPANY - Tên giao dịch: Tập đoàn Thủy sản Minh Phú - Vốn điều lệ : 700,000,000,000 đồng - Vốn chủ sở hữu : 1,787,021,481,661 - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 6103000072 cấp ngày 12 tháng 5 năm 2016 tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Cà Mau. - Địa chỉ trụ sở chính: Khu công nghiệp Phường 8, Thành phố Cà Mau, Tỉnh Cà Mau - Số điện thoại : (84-780) 820 044 - Số fax : 078. 0366 8795 - Website : www.minhphu.com - Mã cổ phiếu : MPC Tiền thân của Công Ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú là Doanh nghiệp Tư nhân Minh Phú, được thành lập ngày 14 tháng 12 năm 1992. Sau 20 năm không ngừng phát triển, đến nay Minh Phú trở thành một Tập đoàn Thủy sản có kimngạch xuất khẩu thủy sản lớn nhất cả nước và có tầm cỡ trong khu vực và trên thế giới. Những dấu mốc phát triển của công ty: Giai đoạn 1: Từ năm 1992 đến năm 2011 là thời kỳ hình thành và tích lũy của doanh nghiệp. - Ngày 14/12/1992, doanh nghiệp tư nhân Xí nghiệp cung ứng hàng xuất khẩu Minh Phú được thành lập với số vốn điều lệ ban đầu là 120 triệu đồng,40 ngành nghề chính là chế biến tôm, cua, cá, mực để cung ứng hàng xuất khẩu cho các đơn vị trong tỉnh. - Ngày 1/7/1998, xí nghiệp được đổi tên thành Xí nghiệp chế biến thủy sản Minh Phú, đồng thời vốn điều lệ tăng lên 5 tỷ đồng. - Ngày 14/4/2000, xí nghiệp tiếp tục tăng vốn điêu lệ lên 43,7 tỷ đồng. - Ngày 10/8/2000, xí nghiệp tăng vốn điều lệ lên 79,6 tỷ đồng. Giai đoạn 2: Từ năm 2012 đến tháng 5/2006 đánh dấu việc chuyển đổi từ hình thức Công ty tư nhân sang Công ty TNHH và phát triển nhanh về quy mô của doanh nghiệp. - Ngày 21/10/2003, Công ty tiếp tục tăng vốn điều lệ lên 180 tỷ đồng, đồng thời bổ sung thêm chức năng kinh doanh bất động sản, dầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng, thi công, xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp. Giai đoạn 3: Từ tháng 5/2006 đến nay: Năm 2006 là năm đánh dấu mốc quan trọng trong giai đoạn phát triển mới của Minh Phú, để chuẩn bị cho giai đoạn phát triển mới này, tháng 7 năm 2006 Minh Phú đã chuyển đổi từ một mô hình công ty gia đình sang công ty cổ phần và đã niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Năm 2006 cũng đã đánh dấu sự khởi đầu mới trong việc khép kín sản xuất.Từ khâu sản xuất tôm giống, sản xuất chế phẩm sinh học, nuôi tôm thương phẩm và chế biến xuất khẩu.Đây là một bước tiến quan trọng trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt và đòi hỏi khắt khe của thị trường. Hiện Tập đoàn Thủy sản Minh Phú có các công ty thành viên sau: - Công ty TNHH chế biến thủy sản Minh Quí - Công ty TNHH chế biến thủy sản Minh Phát - Công ty TNHH thủy hải sản Minh Phú – Kiên Giang - Công ty TNHH sản xuất giống thủy sản Minh Phú - Công ty TNHH chế biến thủy sản Minh Phú – Hậu Giang41 - Công ty TNHH MTV sản xuất chế phẩm sinh học Minh Phú - Công ty TNHH MTV nuôi tôm sinh thái Minh Phú - Mseafood Corporation - Công ty TNHH nuôi trồng thủy sản Minh Phú – Lộc An 3.1.2. Hoạt động kinh doanh a. Dịch vụ kinh doanh chính của Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú: - Chế biến, xuất khẩu hàng thủy sản - Nhập khẩu nguyên vật liệu, phụ liệu về chế biến hàng xuất khẩu - Nhập máy móc thiết bị phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu - Kinh doanh bất động sản, đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng, thi công xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp. - Nuôi trồng thủy sản, kinh doanh giống thủy sản, kinh doanh thức ăn thủy sản và đầu tư máy móc thiết bị, sản xuất chế phẩm sinh học phục vụ nuôi trồng thủy sản. - Kinh doanh tòa nhà cao ốc, văn phòng cho thuê. b. Sản phẩm chủ lực của Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú: - Tôm là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú gồm tôm sú và tôm chân trắng. - Sản xuất con giống, nuôi tôm thượng phẩm, chế biến và sản xuất tôm. c. Thị trường tiêu thụ : Hệ thống khách hàng của Công ty đều là các nhà phân phối thực phẩm lớn, trong đó Mỹ và Nhật Bản là hai thị trường xuất khẩu quan trọng. Doanh số từ thị trường Mỹ luôn chiếm ½ kim ngạch xuất khẩu của Công ty.Đặc biệt là thị trường Nhật Bản là thị trường tiêu thụ tôm sú lớn nhất của Công ty Minh Phú và luôn có những đòi hỏi cũng như yêu cầu khắt khe về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.42 Để đáp ứng được những yêu cầu và đòi hỏi từ phía nhà nhập khẩu, Công ty Minh Phú đã thành lập công ty con là Mseafood Corporation để cung cấp cho khách hàng theo giá DDP (Minh Phú sẽ phải ký quỹ cho Hải quan Mỹ nhằm đảm bảo rằng liên minh tôm miền Nam – SSA sẽ thu được tiền thuế từ Việt Nam, sau đó SSA yêu cầu Bộ Thương mại Hoa Kỳ - DOC xem xét lại mức thuế bán phá giá của Minh Phú. Đến một thời hạn đã định SSA sẽ hoàn lại khoản đặt cọc này cho Minh Phú).Như vậy các nhà nhập khẩu sẽ an tâm nhập hàng của Công ty Minh Phú do đã tránh được rủi ro nếu trong trường hợp thuế chống bán phá giá tăng. 3.1.3. Mô hình hoạt động Công ty CP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú được tóm tắt theo sơ đồ 3.1 như sau :43 Sơ đồ 3.1:Cơ cấu tổ chức CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (Nguồn: Phòng Tổ chức Công ty Thủy sản Minh Phú) P. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG P. KẾ HOẠCH P. KẾTOÁN=P. KINHDOANH P. KỸ THUẬT PHÒNG TỔ CHỨC44 Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình chức năng. Các Công ty thành viên, các phòng chức năng chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ Ban Giám đốc. Các Công ty thành viên là các đơn vị hạch toán độc lập với nhiệm vụ là thực hiện các đơn vị hạch toán độc lập với nhiệm vụ là thực hiện sản xuất kinh doanh do Tổng Công ty giao hàng tháng, chịu trách nhiệm về kế hoạch, về sản lượng sản xuất, chất lượng sản xuất. Chức năng và nhiệm vụ cụ thể: - Đại hội đồng cổ đông: Là cơquan có thẩmquyền cao nhất quyết định mọi vấn đề quan trọngcủa Công ty theo Luật Doanh nghiệp và Điều lệ Công ty. Đại hội đồng cổ đông là cơ quan thông qua chủ trương chínhsách đầu tư dài hạn trong việc phát triển Công ty,quyết định cơ cấu vốn, bầu ra cơ quan quản lý và điềuhành sản xuất kinh doanh của Công ty. - Hội đồng quản trị:Hội đồng Quản trị là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan tới mục đích và quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền Đại hội đồng cổ dông quyết định. Hội đồng quản trị xây dựng định hướng, chính sách tồn tại và phát triển để thực hiện các quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua việc hoạch định chính sách, ra nghị quyết hành động cho từng thời điểm phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty. Hội đồng quản trị gồm năm thành viên. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị tối đa là 5 năm và có thể được bầu lại tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông tiếp theo. Hội đồng quản trị có các trách nhiệm sau: +.Xác định các mục tiêu hoạt động trên cơ sở các mục tiêu chiến lược được Đại hội đồng cổ đông thông qua và quyết định kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh và ngân sách hàng năm. +. Quyết định cơ cấu tổ chức của Công Ty, bổ nhiệm và bãi nhiệm các cán bộ quản lý của Công ty theo đề nghị của Tổng Giám đốc.45 +. Bổ nhiệm và bãi nhiệm các cán bộ quản lý công ty theo đề nghị của Tổng giám đốc và quyết định mức lương của họ. +. Đề xuất mức cổ tức hàng năm và xác định mức cổ tức tạm thời, tổ chức việc chi trả cổ tức. - Ban kiểm soát: Ban Kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông của Công ty bầu. Hiện tại, Ban Kiểm soát gồm ba thành viên gồm một trưởng ban và hai thành viên. Nhiệm kỳ của Ban Kiểm soát không quá 5 năm. Thành viên Ban Kiểm soát có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Trách nhiệm chính của Ban Kiểm soát là kiểm tra tính hợp lý, tính hợp pháp của các hoạt động kinh doanh, xem xét những kết quả điều tra nội bộ và ý kiến phản hồi của ban quản lý và kiểm tra các báo cáo tài chính hàng năm, sáu tháng và hàng quý trước khi đệ trình Hội đồng quản trị Công ty. - Ban Tổng giám đốc:Ban Tổng Giám đốc Công ty bao gồm Tổng Giám đốc và các Phó Tổng Giám đốc đều do Hội đồng quản trị bổ nhiệm. Hiện tại, Công ty có Tổng Giám đốc kiêm chủ tịch Hội đồng quản trị và các phó tổng giám đốc quản lý và phụ trách các hoạt động khác nhau: Phó Tổng giám đốc phụ trách Hành Chính Nhân sự, Phó Tổng giám đốc phụ trách Kỹ thuật, Phó Tổng giám đốc phụ trách Kinh doanh, Phó Tổng giám đốc phụ trách Tài chính, Phó Tổng giám đốc phụ trách Kế hoạch - Thị trường và Phó Tổng giám đốc phụ trách Chất lượng. Trách nhiệm chính của Tổng Giám đốc và Phó TổngGiám đốc là: +. Thực hiện các nghị quyết của Hội đồng Quản trịvà Đại hội đồng cổ đông. +. Quyết định tất cả các vấn đề không cần phải cónghị quyết của Hội đồng Quản trị. +. Quyết định số lượng người laođộng, mức lương,trợ cấp, lợi ích, bổ nhiệm, miễn nhiệm và các điềukhoản khác liên quan đến hợp đồng lao độngcủa họ.46 +. Trình Hội đồng Quản trị phê chuẩn kếhoạchkinh doanh hàng năm và thực thi kế hoạch kinhdoanh hàng năm được Đại hội đồng cổ đông vàHội đồng Quản trị thông qua. Các Phòng ban: là những bộ phận trực tiếp điều hànhcông việc của Công ty theochức năng chuyên môn vànhận sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Tổng Giám đốc. Cácphòng ban của Công ty gồm: - Phòng kế hoạch: +. Theo dõi lịch trình của các hãng vận chuyểnQuốc tế để thuê vận chuyển +. Tham mưu cho Giám đốc về các cơ hội xúc tiếnthương mại, mở rộng thị trường +. Chịu trách nhiệm triển khai các kế hoạch sản xuấttheo hợp đồng hoặc kế hoạch. +. Cố vấn cho việc hoạch định chiến lược kinhdoanh, mục tiêu kinh doanh trong dài hạn và lộtrình thực hiện. - Phòng Kế toán: +. Phản ánh và kiểm tra tình hình vận động của cácloại tài sản, quá trình sử dụng vốn, tài sản và kếtquả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. +. Tham mưu cho Tổng giám đốc về việc điều hành,quản lý các hoạt động kinh tế, tính toán nguồnvốn cho các họat động kinh tế của đơn vị. +. Tham mưu về việc phân phối thunhập và tích luỹvốn theo điều lệ và chế độ nhà nước. +. Thông qua hoạt động nghiệp vụ kiểm tra việcthực hiện chế độ, chính sách quản lý kinh tế tàichính của đơn vị. - Phòng kinh doanh: +. Phụ trách quản lý hoạt động kinh doanh của công ty.47 +. Chịu trách nhiệm xây dựng phương án kinhdoanh có hiệu quả, các kế hoạch marketing, phốihợp với phòng Kế hoạch phát triển các phươngán mở rộng thị trường. +. Liên hệ và tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nướcngoài trong hoạt động xuất nhập khẩu, kinhdoanh hàng hoá của Công ty. Thực hiện côngtác chào hàng, tiếp nhận đơn đặt hàng và giaohàng, đồng thời có chức năng tìm hiểu, đánh giáthông tin thị trường, thông tin khách hàng, tiếpxúc khách hàng để nắm bắt kịp thời nhu cầu củakhách hàng. +. Hoàn thành các thủ tục hồ sơ (lập tờ khai hảiquan, vận đơn đường biển, chứng nhận xuất xứhàng hóa, chứng nhận chất lượng sản phẩm, hóađơn …) để khách hàng có thể nhận hàng đúngtheo hợp đồng đã ký kết. - Phòng kỹ thuật: +. Phụ trách tư vấn lãnh đạo về các thông số kỹ thuậtcủa các máy móc thiết bị; Bố trí, theo dõi lắp đặtcác hệ thống máy lạnh, nồi hơi, kho lạnh… +. Chịu trách nhiệm vận hành, bảo dưỡng, sửa chữacác máy móc thiết bị. +. Lên kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng định kì. Lậpkế hoạch thẩm định các máy móc có yêu cầunghiêm ngặt về an toàn lao động. - Phòng quản lý chất lượng: +. Phụ trách quản lý và cập nhật các hồ sơ, tài liệu vềHACCP, ISO, HALAL và các tiêu chuẩn khác.Kiểmtra, đôn đốc và duy trì các hệ thống quản lý chấtlượng Quốc tế. +. Chịu trách nhiệm hướng dẫn, vận hành hoạtđộng quản lý chất lượng theocác tiêu chuẩn quyđịnh được áp dụng trong Công ty. Nghiên cứu,cải tiến công nghệ chế biến. +. Phối hợp với phòng Kinh doanh, phòng Kĩ thuậtđể tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng đến chấtlượng sản phẩm khi có khiếu nại của khách hàng.48 +. Lấy mẫu và kết quả phân tích để đảm bảo vệ sinhan toàn thực phẩm cho phòng sản xuất, kiểmnghiệm vi sinh và kháng sinh, kiểm hàng trướckhi xuất. +. Kết hợp với các bộ phận có liên quan để tổ chứcđào tạo và đào tạo lại cho cán bộ công nhân viêncác quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm. - Phòng tổ chức: +. Phụ trách các vấn đề về xây dựng bộ máy tổchức, bố trí nhân sự của công ty đáp ứng với cácyêu cầu sản xuất kinh doanh trong từng thời kỳ. +. Tham vấn cho Tổng giám đốc trong việc thựchiện các chế độ chính sách, lao động, tiền lương,tiền thưởng cho người lao động. +. Chịu trách nhiệm tăng cường thực hiện nội quycông ty, các biện pháp nâng cao năng suất laođộng, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sảnxuất của Công ty. Tổ chức công tác kế toán: Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú đã và đang áp dụng nghiêm chỉnh chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành, cụ thể: - Chế độ kế toán: Công ty áp dụng chếđộ kế toán doanh nghiệp hiện hành theo Thông tư số 200/2014/ TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ tài chính về chế độ kế toán doanh nghiệp. Trong năm 2013- 2014, Công ty vẫn áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp theoQuyết định số 15/2006/QĐ-BTCngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính và Thông tư 202/2014 về hướng dẫn lập báo cáo tài chính hợp nhất. Hệ thống Báo cáo tài chính được sử dụng theo quy định bao gồm 4 biểu mẫu báo cáo sau: + Bảng cânđối kế toán (Mẫu số B01 - DN) + Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02 - DN) + Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03 - DN) + Bản thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09 - DN)49 - Kỳ kế toán: Kỳ kế toán là năm, bắt đầu từ 01/01 và kết thúc vào 31/12 hàng năm. - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Việt Nam Đồng - Hình thức kế toán áp dụng: Công ty sử dụng hình thức nhật ký chung. - Cở sở hợp nhất báo cáo:Báo cáo tài chính hợp nhất bao gồm báo cáo tài chính của Công ty và các công ty con vào ngày và cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12 hàng năm. Các công ty con được hợp nhất toàn bộ kể từ ngày mua, là ngày Tập đoàn thực sự nắm quyền kiểm soát công ty con, và tiếp tục được hợp nhất cho đến ngày Công ty thực sự chấm dứt quyền kiểm soát đối với công ty con. Báo cáo tài chính của các công ty mẹ và các công ty con sử dụng để hợp nhất được lập cho cùng một kỳ kế toán, và được áp dụng các chính sách kế toán một cách thống nhất. Số dư các tài khoản trên bảng cân đối kế toán giữa các đơn vị trong cùng Tập đoàn, các khoản thu nhập và chi phí, các giao dịch nội bộ, các khoản lãi hoặc lỗ nội bộ chưa thực hiện phát sinh từ các giao dịch này được loại trừ hoàn toàn. Lợi ích của các cổ đông thiểu số là phần lợi ích trong lãi, hoặc lỗ, và trong tài sản thuần của công ty con không được nắm giữ bởi Tập đoàn và được trình bày riêng biệt trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất và được trình bày riêng biệt với phần vốn chủ sở hữu của các cổ đông của công ty mẹ trong phần vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán hợp nhất. - Phương pháp tính thuế GTGT: Theo phương pháp khấu trừ. - Phương pháp khấu hao tài sản cố định: Theo phương pháp đường thẳng. - Nguyên tắc, phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho và hạch toán hàng tồn kho:Hàng tồn kho được ghi nhận theo giá thấp hơn giữa giá thành để đưa mỗi sản phẩm đến vị trí và điều kiện hiện tại và giá trị thuần có thể thực hiện được.Giá trị thuần có thể thực hiện được là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong điều kiện kinh doanh bình thường trừ chi phí ước tính để hoàn50 thành và chi phí bán hàng ước tính. Tập đoàn áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho. - Nguyên tắc ghi nhận doanh thu:Doanh thu được ghi nhận khi Tập đoàn có khả năng nhận được các lợi ích kinh tế có thể xác định được một cách chắc chắn. Doanh thu được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu được sau khi trừ đi các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại. - Các nghiệp vụ ngoại tệ:Các nghiệp vụ phát sinh bằng các đơn vị tiền tệ khác với đơn vị tiền tệ kế toán của Tập đoàn (VNĐ) được hạch toán theo tỷ giá giao dịch vào ngày phát sinh nghiệp vụ. Tại ngày kết thúc kỳ kế toán năm, các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được đánh giá lại theo tỷ giá mua vào của ngân hàng thương mại nơi Tập đoàn mở tài khoản tại thời điểm này. Tất cả các khoản chênh lệch tỷ giá thực tế phát sinh trong năm và chênh lệch do đánh giá lại số dư tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm được hạch toán vào kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất. 3.2. Phân tích thực trạng tài chính của Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú 3.2.1. Phân tích khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty thông qua báo cáo kết quả kinh doanh Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty được tổng hợp qua bảng sau:51 Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú Đơn vị tính: triệu đồng STT Chỉ tiêu 2014 2013 2012 So sánh 2013/2014 So sánh 2012/2013 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ % % 1 Tổng doanh thu 15,224,802 11,206,430 7,965,666 4,018,372 35.86 3,240,764 40.68 2 Các khoản giảm trừ doanh thu (130,061) (94,480) (29,164) (35,581) 37.66 (65,316) 223.96 3 Doanh thu thuần (10 = 01 + 02) 15,094,740 11,111,950 7,936,502 3,982,790 35.84 3,175,448 40.01 4 Giá vốn hàng bán (13,078,415) (9,955,628) (7,050,386) (3,122,787) 31.37 (2,905,242) 41.21 5 Lợi nhuận gộp (20 = 10 + 11) 2,016,324 1,156,321 886,115 860,003 74.37 270,206 30.49 6 Doanh thu hoạt động tài chính 146,635 113,758 62,860 32,877 28.9 50,898 80.97 7 Chi phí tài chính (257,698) (305,521) (419,351) 47,823 -15.65 113,830 (27.14) 8 Trong đó: Chi phí lãi vay (167,134) (249,916) (412,791) 82,782 -33.12 162,875 (39.46) 9 Chi phí bán hàng (694,714) (478,047) (403,716) (216,667) 45.32 (74,331) 18.41 10 Chi phí quản lý doanh nghiệp (157,837) (110,604) (89,631) (47,233) 42.7 (20,973) 23.4 11 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh 1,052,709 375,906 36,277 676,803 180.05 339,629 936.21 doanh (30 = 20 + 21 + 22 + 24 + 25) 12 Thu nhập khác 9,762 6,074 3,937 3,688 60.72 2,137 54.2852 13 Chi phí khác (14,934) (16,224) 5,763 1,290 -7.95 (21,987) (381.52) 14 Kết quả từ các hoạt động khác (5,171) (10,150) (1,823) 4,979 -49.05 (8,327) 456.77 (40 = 31 + 32) 15 Lợi nhuận trƣớc thuế (50 = 30 + 40) 1,047,538 365,755 34,451 681,783 186.4 331,304 961.67 16 Chi phí thuế thu nhập hiện hành (112,244) (55,439) (9,301) (56,805) 102.46 (46,138) 496.05 17 Chi phí thuế thu nhập hoãn lại (14,245) (16,481) (9,271) 2,236 -13.57 (7,210) 77.77 18 Lợi nhuận thuần 921,048 293,834 15,878 627,214 213.46 277,956 1750.57 (60 = 50 + 51 + 52) 19 Phân bổ cho: 20 Cổ đông thiểu số 165,971 23,696 (961) 142,275 600.42 24,657 (2565.76) 21 Chủ sở hữu của Công ty 755,076 270,138 16,839 484,938 179.51 253,299 1504.24 22 Lãi cơ bản trên cổ phiếu 10,930 3,882 241 7,048 181.56 3,641 1,511 (Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính năm 2012-2014 của CTCP Thủy sản Minh Phú) Qua bảng 3.1 ta thấy: Tổng doanh thu tăng lên qua các năm, cụ thể là năm 2014 tăng so với năm 2013 là 4.018.372 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 35,86%, năm 2013 tăng so với năm 2012 là 3.240.764 triệu đồng, tương đương 40,68%. Các khoản giảm trừ doanh thu tăng qua các năm từ 2012-2014. Năm 2012 các khoản giảm trừ doanh thu đạt 29.164 triệu đồng thì năm 2014 các khoản giảm trừ doanh thu tăng thêm 35.581 triệu đồng từ đó làm doanh thu thuần Công ty năm 2014 tăng 3.982.790 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng53 35,84%. Giá vốn hàng bán năm 2014 tăng 31,37% tương đương với số tuyệt đối 3.122.787 triệu đồng, lượng tăng này nhỏ hơn lượng tăng của doanh thu thuần nên lợi nhuận gộp của Công ty năm 2014 vẫn tăng lên 860.003 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng là 74,37%. Nguyên nhân khiến cho giá vốn hàng hóa tăng cao một phần là do những biến động của thị trường giá nguyên liệu đầu vào tăng cao, việc Nhà nước điều chỉnh tăng giá xăng dầu, điện nước trong năm tiền lương của cán bộ công nhân viên tăng, trong khi một số thị trường nhập khẩu chính của Công ty như Nhật Bản và EU hạn chế tiêu thụ mặt hàng tôm – mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Công ty do ảnh hưởng suy thoái của nên kinh tế làm đồng Yên Nhật và Euro mất giá mạnh.Tuy nhiện việc giá vốn hàng bán tăng nhanh là một hạn chế của Công ty trong khâu quản lý chi phí, giá thành. Do đó Công ty nên tìm hiểu biện pháp để tiết kiệm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm để từ đó giảm được giá vốn hàng bán nhằm nâng cao tính cạnh tranh mở rộng thị phần và tăng lợi nhuận. Doanh thu hoạt động tài chính tăng qua các năm, năm 2012 đạt 62.860 triệu động thì năm 2014 tăng 32.877 triệu đồng tương ứng tăng 28,9% so với năm 2013. Trong khi đó chi phí tài chính của Công ty giảm qua các năm, nă, 2012 đạt 419.351 triệu đồng thì đến năm 2014 có sự sụt giảm mạnh so với đầu năm cụ thể giảm 47.8 tỷ đồng tương đương 15,65%. Nguyên nhân chủ yếu khiến chi phí tài chính giảm là do khoản chi phí lãi vay của Công ty giảm mạnh 33,12% điều này cho thấy trong năm vừa qua, Công ty đã chủ động được nguồn vốn của mình, hạn chế dược rủi ro tín dụng khá tốt. So với năm 2013, năm 2014 chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 42,7%, chi phí bán hàng tăng 45,32% điều này cho thấy Công ty đã đầu tư cho bộ phận quản lý và bộ phận bán hàng, đặc biệt là tăng chi phí bán hàng thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm để đạt được mục tiêu doanh thu đề ra. Vậy ta có thể thấy rằng trong năm 2014 vừa qua tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty nhìn chung là hiệu quả, doanh thu thuần của Công ty tăng54 đáng kể (tăng 35,84%), nhưng bên cạnh đó thì các loại chi phí cũng không ngừng tăng đặc biệt là tăng trong chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng rất nhanh.Tốc độ tăng của doanh thu thuần thấp hơn tốc độ tăng của chi phí nhưng bù lại các khoản thu từ hoạt động tài chính của Công ty cũng như việc giảm chi phí vay tín dụng đã phần nào bù đắp được làm cho lợi nhuận của Công ty tăng lên mạnh mẽ. Có thể nói năm 2014, bằng sự nỗ lực của Công ty cũng như nắm bắt tốt thị trường, lợi nhuận thuần của Công ty đạt 921.048 triệu đồng tăng 627.213 triệu đồng tương ứng tăng 213,46% so với đầu năm và tiếp tục khẳng định vị thế là một trong những Công ty xuất khẩu tôm hàng đầu của Việt Nam. 3.2.2. Phân tích cấu trúc tài chính của Công ty 3.2.2.1. Phân tích khái quát tình hình huy động và sử dụng vốn của Công ty a. Phân tích cơ cấu và biến động của tài sản: Sự biến động tài sản của Công ty được thể hiện bằng những số liệu sau: Bảng 3.2: Cơ cấu tài sản của CTCPTập đoàn Thủy sản Minh Phú Đơn vị tính: triệu đồng STT CHỈ TIÊU 31/12/2014 31/12/2013 31/12/2012 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng % % % TÀI SẢN A Tài sản ngắn hạn 7,592,303 81.77 5,871,492 76.88 4,388,614 69.99 I Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền 82,925 1.09 2,000,246 34.07 1,298,619 29.59 1 Tiền 39,925 48.15 58,852 2.94 31,485 2.42 2 Các khoản tương đương tiền 43,000 51.85 1,941,393 97.06 1,267,133 97.58 II Các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn 1,702,410 22.42 150,798 2.57 128,384 2.93 1 Các khoản đầu tư ngắn hạn 1,710,788 100.49 159,502 105.77 138,167 107.62 2 Dự phòng giảm giá đầu tư tài chínhngắn hạn (8,378) -0.49 (8,704) -5.77 (9,782) -7.6255 III Các khoản phải thu 1,269,645 16.72 989,180 16.85 577,285 13.15 1 Phải thu khách hàng 1,157,189 91.14 918,956 92.9 534,722 92.63 2 Trả trước cho người bán 40,565 3.19 33,241 3.36 23,369 4.05 3 Các khoản phải thu khác 73,855 5.82 41,892 4.24 28,275 4.9 4 Dự phòng phải thu khó đòi (1,963) -0.15 (4,909) -0.5 (9,082) -1.57 IV Hàng tồn kho 4,451,447 58.63 2,464,315 41.97 2,228,389 50.78 1 Hàng tồn kho 4,484,572 100.74 2,491,281 101.09 2,301,566 103.28 2 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (33,124) -0.74 (73,176) -2.97 (73,176) -3.28 V Tài sản ngắn hạn khác 85,874 1.13 266,952 4.55 155,936 3.55 1 Chi phí trả trước ngắn hạn 2,495 2.91 1,059 0.4 1,495 0.96 2 Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 60,977 71.01 206,639 77.41 92,657 59.42 3 Thuế phải thu Ngân sách Nhà nước 17,173 20 4,372 1.64 8,942 5.73 4 Tài sản ngắn hạn khác 5,228 6.09 54,881 20.56 52,841 33.89 B Tài sản dài hạn 1,693,185 18.23 1,766,050 23.12 1,881,317 30.01 I Các khoản phải thu dài hạn 0 0 75,821 4.29 112,489 5.98 II Tài sản cố định 1,550,127 91.55 1,558,974 88.27 1,645,650 87.47 1 Tài sản cố định hữu hình 1,165,597 75.19 1,191,585 76.43 1,291,876 78.5 Nguyên giá 1,835,169 157.44 1,714,268 143.86 1,676,913 129.8 Giá trị hao mòn lũy kế (669,571) -57.44 (522,682) -43.86 (385,037) (30) 2 Tài sản cố định vô hình 134,504 8.68 136,657 8.77 99,024 6.02 Nguyên giá 144,429 107.38 143,799 105 104,256 105 Giá trị hao mòn lũy kế (9,925) -7.38 (7,141) -5.23 (5,232) -5.28 3 Xây dựng cơ bản dở dang 250,025 16.13 230,730 14.8 254,750 15.48 III Đầu tƣ tài chính dài hạn 13,080 0.77 9,180 0.52 9,068 0.48 1 Đầu tư vào công ty liên kết 6,080 46.48 2,180 23.75 2,180 24.04 2 Đầu tư dài hạn khác 7,000 53.52 7,000 76.25 7,000 77.19 3 Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn (111) -1.22 IV Tài sản dài hạn khác 119,424 7.05 108,431 6.14 114,108 6.07 1 Chi phí trả trước dài hạn 98,226 82.25 96,524 89.02 91,057 79.8 2 Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 21,198 17.75 11,906 10.98 6,319 5.54 V Lợi thế thƣơng mại 10,553 0.62 13,642 0.77 16,731 0.89 TỔNG TÀI SẢN 9,285,488 100 7,637,543 100 6,269,931 100 (Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính năm 2012-2014 của CTCP Thủy sản Minh Phú)56 Qua bảng 3.2 ta thấy, tổng tài sản của Công ty tăng đều qua các năm, cụ thể năm 2012 tổng tài sản đạt 6.269.931 triệu đồng. Năm 2013 đạt 7.637.543 triệu đồng thì đến năm 2014, tổng tài sản của Công ty đã tăng 1.647.945 triệu đồng với tỷ lệ tăng lên 21,58% so với 2013 điều này chứng tỏ có sự gia tăng về quy mô và hiệu quả sản xuất kinh doanh trong năm 2014 của công ty. Trong điều kiện nền kinh tế thế giới vẫn chưa thoát ra khỏi hoàn toàn cuộc khủng hoảng kinh tế để đạt được mục tiêu kinh doanh, Công ty đã có những định hướng sử dụng tài sản hiệu quả trước những biến động của nền kinh tế. Đi sâu vào nghiên cứu sự thay đổi của quy mô tài sản ta thấy cơ cấu tài sản có những sự biến động, cụ thể năm 2012 tài sản ngắn hạn của công ty là 4.388.614 triệu đồng chiếm 69,99%, cuối năm 2013 tài sản ngắn hạn của công ty là 5.871.492 triệu đồng với tỷ trọng 76,88% đến cuối năm 2014, tài sản ngắn hạn của công ty 7.592.303 triệu đồng chiếm 81,77% tổng tài sản và tăng lên so với năm 2013 với tỷ trọng là 4,89%. Mặt khác,tài sản dài hạn lại giảm dần cụ thể năm 2012 tài sản dài hạn của công ty là 1.881.317 triệu đồng chiếm 30,01%, năm 2013 tài sản dài hạn của công ty là 1.766.050 triệu đồng với tỷ trọng là 23,12% nhưng đến năm 2014, tài sản dài hạn của công ty giảm xuống 1.693.185 triệu đồng với tỷ trọng là 18,23%. Qua đó cho thấy sự thay đổi trong quy mô tài sản của công ty xuất phát từ sự thay đổi trong quy mô tài sản ngắn hạn. Để có một cái nhìn đầy đủ hơn về tình hình sử dụng tài sản của Công ty cũng như hiệu quả sử dụng tài sản, ta đi sâu vào phân tích cơ cấu tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn của Công ty. Tài sản ngắn hạn: - Tiền và các khoản tương đương tiền năm 2012 đạt 1.267.133 triệu đồng thì đến năm 2014 giảm mạnh.Cụ thể trong năm 2013 lượng tiền mặt của công ty là 58.852 triệu đồng chiếm 2,94% nhưng đến năm 2014 lượng tiền mặt của công ty giảm 18.926 triệu đồng tương đương với 32,16%. Các khoản tương57 đương tiền giảm mạnh là 1.898.393 triệu đồng tương đương với 97,79%. Nguyên nhân là do năm 2014, công ty phải đối mặt với việc thiếu nguồn cung nguyên liệu cho các nhà máy chế biến tôm xuất khẩu. Vì vậy công ty đã chuyển những lượng tiền và những khoản tương đương tiền cho để trả cho người bán. - Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn năm 2012 đạt 128.384 triệu đồng, năm 2013 đạt 150.798 triệu đồng chiếm 2,57% thì đến năm 2014 tăng 1.551.611 triệu đồng. Nguyên nhân là do công ty tăng lượng tiền gửi có kỳ hạn dưới một năm tại các tổ chức tín dụng và giảm các khoản hỗ trợ cho các hộ nuôi tôm vay. - Các khoản phải thu có sự biến động nhẹ, năm 2012 đạt 577.285 triệu đồng thì đến năm 2014 tăng 28,35% so với năm 2013. Nguyên nhân của việc tăng các khoản phải thu trong năm 2014 là do dự biến động và hạn chế nhập khẩu trên một số thị trường xuất khâu tôm chính của công ty nên hiện tượng khoản phải thu khách hàng tăng cao (tăng 38.232 triệu đồng tương ứng với 25,92%). Bên cạnh đó công ty phải trả cho người bán số tiền tăng 7.324 triệu đồng tương đương 22,03%. Mặt khác, các khoản phải thu khác năm 2014 cũng biến động khá mạnh so với năm 2013 (tăng 31.963 triệu đồng tương đương 76,3%). Hiện nay trước sự cạnh tranh gay gắt đến từ các doanh nghiệp cùng ngành trong nước cũng như phải cạnh tranh với các thị trường xuất khẩu cùng mặt hàng khác trên thế giới nên công ty đã tăng khả năng tín dụng cho khách hàng để thu hút thêm khách hàng tăng kết quả kinh doanh cho công ty. - Hàng tồn kho trong năm 2012 của công ty đạt 2.228.389 triệu đồng thì đến năm 2013 hàng tồn kho của công ty tăng lên đạt mức 2.464.315 triệu đồng chiếm tỷ trọng 41,97%. Năm 2014 hàng tồn kho của công ty tăng gần gấp đôi chiếm 58,63% tổng tài sản ngăn hạn và tăng so với năm 2013 là 16,66%. So với năm 2013 hàng tồn kho của công ty tăng 1.993.290 triệu đồng tương với 80,01%. Nguyên nhân là do trước tình hình nguồn cung hạn chế do58 dịch bệnh ở tôm chưa khống chế được giá nguyên vật liệu biến động mạnh và đang tăng lên đồng thời do ảnh hưởng của nền kinh tế làm giảm khả năng tiêu thụ hàng hóa. - Tài sản ngắn hạn khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng tài sản ngắn hạn của công ty, tuy nhiên lại có sự biến động lớn qua các năm. Cụ thể: chi phí phải trả trước ngắn hạn năm 2012 là 1.495 triệu đồng thì đến năm 2014 tăng 1.436 triệu đồng tương đương 135,62% so với năm 2013. Bên cạnh đó thuế giá trị gia tăng được khấu trừ năm 2012 đạt 92.657 triệu đồng thì đến năm 2014 giảm 145.662 triệu đồng tương ứng (-70,49%) so với năm 2013, ngược lại thuế phải thu ngân sách nhà nước năm 2012 đạt 52.841 triệu đồng thì năm 2014 tăng 12.800 triệu đồng tương đương 292,74%. Tài sản dài hạn: - Về các khoản phải thu dài hạn: Doanh thu chính của Công ty Thủy sản Minh Phú đến từ việc xuất khẩu mặt hàng tôm đông lạnh sang các thị trường tiềm năng như Mỹ, Nhật Bản, EU. Đặc biệt khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ các công ty thủy sản cùng ngành nói chung và Công ty Minh Phú nói riêng đều phải chịu mức thuế chống bán phá giá do Bộ Thương Mại Hoa Kỳ (DOC) áp dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu các mặt hàng thủy sản vào thị trường Mỹ. Chính vì những lý do đó, Công ty Minh Phú đã thành lập ra Công ty cổ phần Mseafood là môt công ty con của Minh Phú có nhiệm vụ nộp thuế chống bán phá giá theo quyết định thường niên của DOC. Hàng năm Mseafood phải tạm nộp thuế chống phá giá theo mức thuế xuất tạm tính do DOC quy định, sau đó thuế chống bán phá giá sẽ được quyết toán và thanh toán dựa theo mức thuế xuất được DOC quyết định hàng năm. Năm 2012, khoản phải thu dài hạn của Công ty 112.489 triệu đồng, năm 2014 khoản phải thu dài hạn của Công ty bằng không, giảm (75.821 triệu đồng tương ứng 100%) so với năm 2013 là do ban lãnh đạo Công ty đã ước tính đúng và đánh giálại dựa trên tình hình hiện tại của Công tyvề các khoản59 thuế chống bán phá giá tạm thời đã nộp được ghi nhận vào các khoản phải thu dài hạn với các khoản thuế chống bán phá giá trích trước cho từng thời kỳ. - Về tài sản cố định: Tài sản cố định của Công ty có sự thay đổi không đáng kể.Cụ thể năm 2012 TSCĐ là 1.645.650 triệu đồng, năm 2013 TSCĐ là 1.558.974 triệu đồng tương ứng 88,27% tổng TSDH thì đến năm 2014, TSCĐ của công ty đạt mức 1.550.127 triệu đồng, giảm 8.846 triệu đồng tương ứng với giảm 0,57% so với năm 2013. - Về đầu tư tài chính dài hạn: Năm 2012 đạt 9.068 triệu đồng. Năm 2014, ngoài việc duy trì những khoản mục đầu tư tài chính dài hạn hiện có, Công ty Minh Phú đã đầu tư thêm 3.9 tỷ đồng vào Công ty TNHH Dịch vụ Kỹ thuật nuôi trồng Thủy sản Minh Phú Aquamekong làm giá trị đầu tư dài hạn khác của Công ty tăng 42,48% so với năm 2013. Điều này chứng tỏ Công ty đang tìm cho mình những hướng đầu tư mới, đa dạng hóa làm tăng hiệu quả kinh doanh. - Về các tài sản dài hạn khác: Tài sản dài hạn khác của Công ty bao gồm chi phí trả trước dài hạn và tài sản thuế thu nhập hoãn lại. Khi so sánh với năm 2013, tài sản dài hạn khác của Công ty năm 2014 tăng 10.992 triệu đồng tương ứng với 10,14%. Phân tích cơ cấu tài sản của Công ty qua một số chỉ tiêu: Bảng 3.3: Chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài sản của CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú STT Chỉ tiêu Đơn vị 2014 2013 2012 tính 1 Tài sản ngắn hạn Triệu đồng 7,592,303 5,871,492 4,388,614 2 Tài sản dài hạn Triệu đồng 1,693,185 1,766,050 1,881,317 3 Tổng tài sản Triệu đồng 9,285,488 7,637,543 6,269,931 4 Tỷ suất đầu tƣ vào TSNH = (1)/(3) % 81.77 76.88 69.99 5 Tỷ suất đầu tƣ vào TSDH = (2)/(3) % 18.23 23.12 30.01 (Nguồn: Kết quả tính từ báo cáo tài chính năm 2012-2014 của CTCP Thủy sản Minh Phú)60 Qua bảng 3.3 ta thấy năm 2012 tỷ suất đầu tư vào TSNH là 69,99% còn tỷ suất đầu tư và TSDH là 30,01%. Đến năm 2013, tỷ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn là 76,88% , còn tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn là 23,12% nghĩa là trong 1 đồng tài sản thì tài sản ngắn hạn chiếm 0,7688 đồng, còn tài sản dài hạn chiếm 0,2312 đồng. Đến cuối năm 2014, tỷ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn là 81,77%, còn tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn là 18,23 % nghĩa là cứ 1 đồng tài sản thì tài sản ngắn hạn chiếm 0,8177 đồng, còn tài sản dài hạn chiếm 0,1823 đồng. Tỷ suất đầu tư vào tài sản của Công ty qua ba năm nhìnchung không có thay đổi nhiều. Bên cạnh đó ta thấy tỷ trọng đầu tư vào tài sản ngắn hạn cao hơn tỷ trọng đầu tư và tài sản dài hạn.Điều này cũng hợp lý vì Công ty là doanh nghiệp hoạt động dưới hình thức kinh doanh thương mại. b. Phân tích cơ cấu và biến động nguồn vốn của Công ty Bảng 3.4: Cơ cấu nguồn vốn của CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú Đơn vị tính: triệu đồng STT CHỈ TIÊU 31/12/2014 31/12/2013 31/12/2012 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng % % % NGUỒN VỐN A NỢ PHẢI TRẢ 7,010,269 75.5 5,616,869 73.54 4,889,148 77.98 I Nợ ngắn hạn 6,461,609 92.17 5,591,441 99.55 4,056,858 82.98 1 Vay ngắn hạn 5,929,425 91.76 4,715,626 84.34 3,449,058 85.02 2 Phải trả người bán 132,370 2.05 532,434 9.52 135,868 3.35 3 Người mua trả tiền trước 10,324 0.16 16,797 0.3 8,525 0.21 4 Thuế phải nộp Ngân sách Nhà nước 25,404 0.39 16,889 0.3 18,446 0.45 5 Phải trả người lao động 122,082 1.89 108,358 1.94 38,688 0.95 6 Chi phí phải trả 148,866 2.3 103,767 1.86 105,484 2.6 7 Các khoản phải trả khác 23,840 0.37 22,991 0.41 211,370 5.2161 8 Quỹ khen thưởng và phúc lợi 69,295 1.07 74,576 1.33 89,416 2.2 II Nợ dài hạn 548,660 7.83 25,428 0.45 832,289 17.02 1 Vay dài hạn 500,000 91.13 0 0 828,632 99.56 2 Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 45,606 8.31 22,068 86.79 0 3 Dự phòng trợ cấp thôi việc 3,054 0.56 3,359 13.21 3,656 0.44 B VỐN CHỦ SỞ HỮU 1,787,021 19.25 1,584,345 20.74 1,310,050 20.89 I Vốn chủ sở hữu 1,787,021 100 1,584,345 100 1,310,050 100 1 Vốn cổ phần 700,000 39.17 700,000 44.18 700,000 53.43 2 Thặng dư vốn cổ phần 177,876 9.95 177,876 11.23 177,876 13.58 3 Vốn khác 79,806 4.47 79,806 5.04 0 4 Cổ phiếu quỹ (80,162) -4.49 (18,537) -1.17 0 5 Chênh lệch tỷ giá hối đoái 98,893 5.53 93,674 5.91 88,506 6.76 6 Quỹ đầu tư phát triển 24,382 1.36 32,423 2.05 58,470 4.46 7 Quỹ dự phòng tài chính 22,755 1.27 13,769 0.87 13,769 1.05 8 Lợi nhuận chưa phân phối 763,467 42.72 505,332 31.9 271,426 20.72 II LỢI ÍCH CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ 488,198 27.32 436,327 27.54 70,732 5.4 TỔNG NGUỒN VỐN 9,285,488 100 7,637,543 100 6,269,931 100 (Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính năm 2012-2014 của CTCP Thủy sản Minh Phú) Bảng 3.4 cho ta thấy tổng nguồn vốn năm 2012 đạt 6.269.931 triệu đồng, thì đến cuối năm 2014 tổng nguồn vốn so với đầu năm 2014 tăng 1.647.945 triệu đồng với tỷ lệ tăng 21,58% tương ứng với mức tăng của tài sản. Công ty đã tăng quy mô nguồn vốn tài trợ để đáp ứng với việc mở rộnghoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2014. Qua đó cho ta thấy khả năng huy động vốn của Công ty là khá cao. Đi sâu phân tích ta thấy nguyên nhân nguồn vốn tăng chủ yếu là do nợ phải trả tăng.Cụ thể: Nợ phải trả năm 2012 đạt 4.889.148 triệu đồng thì đến năm 201362 là 5.616.869 triệu đồng, năm 2014 tăng lên 7.010.269 triệu đồng, mức tăng 2014 so với 2013 là 870.168 triệu đồng tương ứng với 24,81%. Bên cạnh đó, vốn chủ sở hữu năm 2012 đạt 1.310.050 triệu đồng, trong khi đó vốn chủ sở hữu năm 2013 tăng từ 1.584.345 triệu đồng lên 1.787.021 triệu đồng năm 2014, ứng với mức tăng là 202.675 triệu đồng tương ứng với 12,79%. Xem xét tỷ trọng từng nguồn vốn ta thấy tỷ trọng nợ phải trả trong nguồn vốn năm 2013 tăng 1,96% từ 73,54% lên 75,5% năm 2014 và tỷ trọng nguồn VCSH năm 2014 giảm 1,49% so với 2013. Tỷ trọng nợ phải trả vào đầu năm và cuối năm 2014 của Công ty đều ở mức cao (trên 90%) nhưng có xu hướng giảm vào cuối năm điều này cho thấy Công ty đang phải thu hút các nguồn vốn bên ngoài để đáp ứng và nguồn thu trong kinh doanh để đáp ứng nhu cầu kinh doanh của Công ty.Điều này giúp cho nguồn vốn của Công ty hoạt động hiệu quả và linh hoạt hơn nhưng bên cạnh đó cũng tiềm ẩn những rủi ro thanh khoản.Cụ thể ta thấy: - Nợ phải trả tại thời điểm cuối năm 2014 là7.010.269 triệu đồng trong đó nợ ngắn hạn là chủ yếu chiếm 92,17% với giá trị là 6.461.609 triệu đồng, nợ dài hạn năm 2014 chiếm 7,83% với giá trị là 548.660 triệu đồng. Trong nợ ngắn hạn thì vay ngắn hạn chiếm tỉ trọng lớn nhất.Đây là khoản mà Công ty đi huy động từ ngân hàng, các tổ chức tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, trong năm 2014 khoản phải trả người bán giảm từ 532,4tỷ xuống 132,3 tỷ. Điều này cho thấy Công ty dần tự chủ được trong nguồn nguyên liệu để đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định, chất lượng cung cấp cho các nhà máy chế biến tôm.Tuy nhiên Công ty cũng cần theo dõi các khoản phải trả người bán nhằm thanh toán nợ vay đúng hạn đảm bảo và nâng cao uy tín Công ty cũng như là tránh gây ra nợ xấu. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước năm 2014 tăng 8.514 triệu đồng tương ứng tỉ lệ tăng 50,41% do lợi nhuận thuần năm 2014 so với năm 201363 tăng từ 293.834 triệu đồng lên mức 921.048 triệu đồng. Chi phí phải trả tăng 45,01 tỷ từ 103,7 tỷ năm 2013 lên 148,8 tỷ năm 2014 tương ứng với tỷ lệ tăng 43,46%. Trong khi đó chi phí phải trả năm 2012 là 105.484 triệu đồng.Các khoản chi phí phải trả của Công ty bao gồm những khoản thuế chống bán phá giá trích trước cho từng thời kỳ từ năm 2008 đến năm 2014.Ngoài ra,chi phí phải trả còn bao gồm dịch vụ thuê ngoài, lương và thưởng phải trả cho đơn vị cung cấp, tư vấn tỷ lệ trích lập mức thuế chống bán phá giá cho Công ty. Năm 2012, nợ dài hạn của công ty là 832.289 triệu đồng, thì đến năm 2014, nợ dài hạn của Công ty tăng mạnh từ 25,4 tỷ đồng lên 548,6 tỷ đồng, nguồn tăng chủ yếu đến từ khoản nợ vay dài hạn.Nguyên nhân do năm 2014,Công ty huy động nguồn vốn đáp ứng nhu cầu kinh doanh bằng việc phát hành 500 trái phiếu doanh nghiệp dài hạn với mệnh giá 1 tỷ đồng và chịu lãi suất 9,65% trong năm đầu tiên. Điều này cho thấy nhu cầu tìm kiếm và sử dụng nguồn vốn dài hạn, ổn định trước những biến động thị trường của Công ty tăng cao nhằm đáp ứng những mục tiêu kinh doanh dài hạn và điều đó cũng phần nào tạo áp lực thanh khoản cho Công ty. - Vốn chủ sở hữu năm 2012 đạt 1.310.050 triệu đồng, cuối năm 2014 đạt 1.787.021 triệu đồng tăng 12,79% so với đầu năm 2014. Sự thay đổi về vốn chủ sở hữu năm 2014 là do lợi nhuận chưa phân phối tăng 258.135 triệu đồng, cuối năm so với đầu năm tăng với tỷ lệ 51,08% do năm 2014 lợi nhuận sau thuế của Công ty tăng cao nên Công ty đã tiếp tục sử dụng lợi nhuận sau thuế để đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Phân tích cơ cấu nguồn vốn của Công ty qua một số chỉ tiêu: Để đạt hiệu quả sử dụng vốn là cao nhất cũng như chi phí sử dụng vốn bình quân nhỏ nhất thì mục tiêu hàng đầu của mỗi doanh nghiệp là xây dựng cơ cấu nguồn vốn tối ưu.64 Bảng 3.5: Chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nguồn vốn của CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú STT Chỉ tiêu Đơn vị 2014 2013 2012 tính 1 Nợ phải trả Triệu đồng 7,010,269 5,616,869 4,889,148 2 Vốn chủ sở hữu Triệu đồng 1,787,021 1,584,345 1,310,050 3 Tổng nguồn vốn Triệu đồng 9,285,488 7,637,543 6,269,931 4 Hệ số nợ = (1)/(3) Lần 0.75 0.74 0.78 5 Hệ số tài trợ = (2)/(3) Lần 0.19 0.21 0.21 6 Hệ số nợ so với VCSH= (1)/(2) Lần 3.92 3.55 3.73 (Nguồn: Kết quả tính từ báo cáo tài chính năm 2012-2014 của CTCP Thủy sản Minh Phú) Qua bảng 3.5 ta thấy: - Hệ số nợ: Năm 2012, hệ số nợ của công ty đạt 0,78 lần nghĩa là cứ 1 đồng vốn thì có 0,78 đồng là vốn vay.Cuối năm 2013, hệ số nợ của công ty giảm ở mức 0,74lần nghĩa là cứ 1 đồng vốn thì có 0,74 đồng là vốn vay. Đến cuối năm 2014, hệ số nợ là 0,75 nghĩa là cứ 1 đồng vốn thì có 0,75 đồng là vốn vay. Hệ số nợ tăng 1,35% so với đầu năm 2014, nguyên nhân của hệ số nợ tăng lên là do tốc độ tăng của nợ phải trả cao hơn tốc độ tăng của tổng nguồn vốn. Nợ phải trả của Công ty tăng từ 5.616.869 triệu đồng lên 7.010.269 triệu đồng năm 2014 tương ứng với mức tăng 24,81%. Nợ phải trả của Công ty tăng cao do trong năm Công ty tăng cường sử dụng vốn vay để mở rộng quy mô kinh doanh do nguồn vốn chủ sở hữu không đáp ứng đủ. Vốn vay tăng lên chủ yếu là do nợ ngắn hạn tăng lên, mà trong đó chủ yếu là do khoản vay ngắn hạn tăng mạnh (năm 2014, vay và nợ ngắn hạn tăng 1.213.798 triệu đồng, tương ứng với mức tăng 35,74%). Trong khi đó, tốc độ tăng của tổng nguồn vốn chỉ ở mức 21,58%, số tuyệt đối là 1.647.945 triệu đồng. Hệ số nợ tăng lên đồng nghĩa với việc rủi ro tài chính65 của Công ty tăng lên, chứng tỏ Công ty đang tăng cường sử dụng đòn bẩy tài chính góp phần tăng cao lợi nhuận cũng như tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu. Việc sử dụng đòn bẩy tài chính luôn có mặt tiêu cực lẫn tích cực của nó. Thứ nhất, nếu doanh nghiệp quản lý và sử dụng vốn vay tốt, hay nói khác đi là sử dụng đòn bẩy tài chính có hiệu quả thì sẽ làm tăng vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên việc sử dụng đòn bẩy tài chính đồng nghĩa với việc làm tăng rủi ro tài chính của doanh nghiệp, nếu vay quá nhiều có thể dẫn đến mất khả năng thanh toán. Trên thực tế năm 2014, mặc dù Công ty đạt được kết quả doanh thu khá ấn tượng nhưng chi phí lãi vay vẫn còn khá cao trong bối cảnh nền kinh tế vẫn chưa thoát khỏi khủng hoảng vì vậy làm giảm sút lợi nhuận của Công ty đi khá nhiều. Do đó, trong năm tới, Công ty cần phải cân nhắc hơn nữa việc sử dụng vốn vay thế nào cho hiệu quả cũng như là cơ cấu vốn hợp lý để tạo hiệu quả cao nhất. - Hệ số tài trợ: Hệ số tài trợ cho ta biết mức độ tự chủ tài chính của Công ty trong năm như thế nào. Năm 2012, hệ số tài trợ của công ty ở mức 0,21 lần và không đổi trong năm 2013 nghĩa là trong 1 đồng vốn của Công ty thì có 0,21 đồng là vốn chủ sở hữu. Đến cuối năm 2014 hệ số tài trợ là 0,19 nghĩa là trong 1 đồng vốn của Công ty thì có 0,19 đồng là vốn chủ sở hữu. Hệ số này giảm 9,52% cho thấy mức độ tự chủ tài chính của doanh nghiệp trong năm 2014 giảm. Bên cạnh đó, khi xem xét cả đầu năm và cuối năm thì hệ số tài trợ ở mức thấp (nhỏ hơn 0,5).Qua đó ta thấy mức độ tự chủ tài chính của Công ty là thấp do đó rủi ro tài chính của Công ty cũng tăng lên. - Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu: Năm 2012 hệ số này đạt 3,37 lần. Đến năm 2013, hệ số này giảm xuống mức 3,55 lần. Đến năm 2014 hệ số này tăng lên 3,92 lần với mức tăng tương ứng 0,38 cho thấy Công ty tăng huy động vốn thông qua việc vay nợ. - Kết luận: Qua kết quả phân tích ở trên, ta thấy rằng năm 2014, Công ty có xu hướng tăng vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh chủ yếu bằng nguồn66 vốn đi vay. Việc sử dụng đòn bẩy tài chính cũng như nâng cao hệ số nợ luôn luôn tồn tại mặt tích cực và tiêu cực.Vi vậy, Công ty cần phải chú ý điều chỉnh cơ cấu vốn cho hợp lý. Đồng thời cần tạo niềm tin cho các nhà cho vay bằng kết quả kinh doanh để có thể tại điều kiện mở rộng vay vốn trong các kỳ tiếp theo.Công ty nên có chiến lược lâu dài với chính sách trả nợ, tránh rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán cũng như iêm ẩn rủi ro tài chính. 3.2.2.2. Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn của Công ty Mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn của Công ty được thể hiện qua bảng sau: Bảng 3.6: Phân tích mối quan hệ tài sản và nguồn vốn CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú Đơn vị tính: triệu đồng ` Chỉ tiêu Đơn vị 2014 2013 2012 tính 1 Nợ phải trả Triệu đồng 7,010,269 5,616,869 4,889,148 2 Vốn chủ sở hữu Triệu đồng 1,787,021 1,584,345 1,310,050 3 Tài sản dài hạn Triệu đồng 1,693,185 1,766,050 1,881,317 4 Tổng tài sản Triệu đồng 9,285,488 7,637,543 6,269,931 5 Hệ số tài sản so với VCSH = (4)/(2) Lần 5.20 4.82 4.79 6 Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn = (2)/(3) Lần 1.06 0.90 0.70 (Nguồn: Kết quả tính từ báo cáo tài chính năm 2012-2014 của CTCP Thủy sản Minh Phú)67 Qua bảng 3.6 ta thấy: - Hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu: Hệ số này thể hiện mối quan hệ giữa tài sản và vốn chủ sở hữu của Công ty, đánh giá khả năng tự tài trợ tài sản bằng vốn chủ sở hữu của Công ty. Nhận thấy hệ số này của Công ty Minh Phú có xu hướng tăng lên vào năm 2014. Cụ thể năm 2012 hệ số này là 4,79 lần, năm 2013 hệ số này là 4,82 lần thì đến năm 2014 hệ số này tăng 0.38 lần ở mức 5,02. Điều này cho thấy Công ty đang giảm việc sử dụng vốn chủ sở hữu để đầu tư tài sản cho Công ty mà thay vào đó là huy động và sử dụng nhiều từ nguồn vốn vay để tài trợ tài sản cho Công ty. - Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn: Qua bảng 3.6 ta thấy hệ số này của Công ty Minh Phú tăng đều qua các năm từ năm 2012 – 2014. Năm 2012 đạt 0,7 lần thì đến năm 2013 là 0,9 lần. Năm 2014 tăng lên 1,06 lần tương đương với mức tăng 0,16 lần so với năm 2013. Mặc dù tăng với số lượng không lớn nhưngqua đó cho thấy Công ty có khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính. Tuy nhiên việc sử dụng vốn chủ sở hữu đầu tư cho tài sản dài hạn lớn sẽ giảm hiệu quả kinh doanh do nguồn vốn đầu tư cho hoạt động kinh doanh không cao, vòng quay sử dụng vốn thấp. Qua đó chỉ tiêu này có xu hướng tăng lên cho thấy Công ty đang sử dụng vốn kinh doanh kém hiệu quả. 3.2.2.3. Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh Công ty Bảng 3.7: Bảng phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh của CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú Đơn vị tính: Triệu đồng STT Chỉ tiêu 2014 2013 2012 1 Nợ ngắn hạn 6,461,609 5,591,441 4,056,858 2 Nợ dài hạn 548,660 25,428 832,289 3 Vốn chủ sở hữu 1,787,021 1,584,345 1,310,050 4 Tài sản ngắn hạn 7,592,303 5,871,492 4,388,614 5 Tổng tài sản 9,285,488 7,637,543 6,269,93168 6 Tổng nguồn vốn 9,285,488 7,637,543 6,269,931 7 Tài sản dài hạn 1,693,185 1,766,050 1,881,317 8 Nguồn tài trợ thƣờng xuyên = (9)+(7) 2,823,879 2,046,101 2,213,073 9 Vốn hoạt động thuần = (4)-(1) 1,130,694 280,051 331,756 10 Nguồn tài trợ tạm thời = (5)-(8) 6,461,609 5,591,442 4,056,858 11 Hệ số tài trợ thƣờng xuyên = (8)/(6) 30.41 26.79 35.30 12 Hệ số tài trợ tạm thời = (10)/(6) 69.59 73.21 64.70 13 Hệ số VCSH/ Nguồn tài trợ thƣờng xuyên = (3)/(8) 63.28 77.43 59.20 14 Hệ số nguồn tài trợ thƣờng xuyên/TSDH = (8)/(7) 166.78 115.86 117.63 15 Hệ số nguồn tài trợ tạm thời/TSNH = (10)/(4) 85.11 95.23 92.44 (Nguồn: Kết quả tính từ báo cáo tài chính năm 2012-2014 của CTCP Thủy sản Minh Phú) Qua bảng 3.7 ta thấy: - Năm 2012 vốn hoạt động thuần của Công ty đạt 331.756 triệu đồng. Hai năm 2013-2014, vốn hoạt động thuần của Công ty đều dương, đặc biệt tăng mạnh từ 280.051 triệu đồng vào năm 2013 lên 1.130.694 triệu đồng vào năm 2014. Điều này cho thấy nguồn tài trợ thường xuyên của Công ty bao gồm các khoản nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu không những đủ tài trợ cho tài sản dài hạn mà còn tài trợ được phần lớn tài sản ngắn hạn, qua đó ta thấy Công ty đạt được cân bằng tài chính. - Hế số tài trợ thường xuyên: Qua bảng 3.7 ta thấy năm 2012 hệ số tài trợ thường xuyên đạt 35,30% thì đến năm 2013, tỷ trọng nguồn tài trợ thường xuyên trong tổng nguồn vốn chiếm 26,79%. Năm 2014 tỷ trọng này chiếm 30,41%. Khi nguồn tài trợ thường xuyên trong tổng nguồn vốn tăng đồng nghĩa với tỷ trọng nguồn tài trợ tạm thời giảm từ 73,21% năm 2013 xuống 63,28% năm 2014. Việc tỷ trọng nguồn vốn tạm thời của Công ty giảm nhưng vẫn ở mức cao thể hiện tính cân bằng và ổn định về mặt tài chính của Công ty vẫn ở mức thấp. Tuy nhiên năm 2014 tỷ trọng nguồn tài trợ tạm thời đã giảm69 xuống chứng tỏ Công ty đang hướng tới và lựa chọn một kết cấu tài trợ nguồn vốn ổn định, đáp ứng được nhu cầu hoạt động kinh doanh của Công ty. - Hệ số vốn chủ sở hữu trong nguồn tài trợ thường xuyên năm 2012 đạt 59,20%. Năm 2013 là 77,43%, tỷ lệ này chiếm tỷ trọng khá cao cho biết nguồn tài trợ thường xuyên chủ yếu được hình thành từ vốn chủ sở hữu, nợ dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ. Tỷ lệ này giảm nhẹ vào năm 2014 ở mức 63,28% chứng tỏ Công ty đang chuyển hướng tìm nguồn tài trợ bằng vốn vay. - Hệ số giữa nguồn tài trợ thường xuyên so với tài sản dài hạn của Công ty ở mức cao và có xu hướng tăng lên. Năm 2012 tỷ số này là 117,63%, đến năm 2013 là 115,86% đến năm 2014 là 166,78%. Nhận thấy tỷ số này của Công ty Minh Phú trong ba năm 2012-2014 đều lớn hơn 100% qua đó có thể thấy nguồn vốn chủ ở hữu đủ khả năng đáp ứng được nhu cầu đầu tư vào tài sản dài hạn. - Hệ số giữa nguồn tài trợ tạm thời so với tài sản ngắn hạn của Công ty ở mức thấp và có xu hướng giảm dần. Chỉ số này của Công ty Minh Phú trong ba năm 2012-2014 đều nhỏ hơn 100% cụ thể năm 2012 là 92,44%, năm 2013 là 95,23% thì đến năm 2014 là 85,11%. Điều này có nghĩa là trong năm 2012 cứ 100 đồng tài sản ngắn hạn thì có 92,44 đồng do nguồn tài trợ tạm thời tài trợ, năm 2013 cứ 100 đồng tài sản ngắn hạn thì có 95,23 đồng do nguồn tài trợ tạm thời tài trợ, năm 2014 giảm xuống còn 85,11 đồng. Qua đó cho thấy tính ổn định tài chính từ nguồn tài trợ tạm thời cho tài sản ngắn hạn của Công ty Minh Phú là chưa cao.70 3.2.3. Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của Công ty 3.2.3.1. Phân tích tình hình thanh toán của Công ty Bảng 3.8: Các chỉ tiêu phản ánh tình hình thanh toán của CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú STT Chỉ tiêu Đơn vị 2014 2013 2012 tính 1 Doanh thu thuần Triệu đồng 15,094,740 11,111,950 7,936,502 2 Khoản phải thu đầu kỳ Triệu đồng 989,180 577,285 472,712 3 Khoản phải thu cuối kỳ Triệu đồng 1,269,645 989,180 577,285 4 Nợ phải trả Triệu đồng 7,010,269 5,616,869 4,889,148 5 Tổng tài sản Triệu đồng 9,285,488 7,637,543 6,269,931 6 Khoản phải thu bình quân trong kỳ = [(2)+(3)]/2 Triệu đồng 1,129,413 783,233 524,999 7 Vòng quay các khoản phải thu = (1)/(4) Vòng 13.37 14.19 15.12 8 Tỷ lệ giữa khoản phải thu so với các khỏa nợ phải trả = (3)/(4) % 18.11 17.61 11.81 9 Doanh thu bình quân một ngày = (1)/365 Triệu đồng 41,355 30,444 21,744 10 Kỳ thu tiền trung bình = (3)/(9) Ngày 30.70 32.49 26.55 11 Phải trả người bán đầu kỳ Triệu đồng 532,434 135,868 313,623 12 Phải trả người bán cuối kỳ Triệu đồng 132,370 532,434 135,868 13 Phải trả bình quân trong kỳ = [(11)+(12)]/2 Triệu đồng 332,402 334,151 224,746 14 Giá vốn hàng bán Triệu đồng 13,078,415 9,955,628 7,050,386 15 Số vòng quay các khoản phải trả = (14)/(13) Vòng 39.35 29.79 31.37 16 Kỳ trả tiền bình quân = 365/(15) Ngày 9.28 12.25 11.64 (Nguồn: Kết quả tính từ báo cáo tài chính năm 2012-2014 của CTCP Thủy sản Minh Phú) - Qua bảng 3.8 ta thấy: tỷ lệ khoản phải thu so với khoản phải trả ở mức thấp, cụ thể năm 2012 ở mức 11,81%, năm 2013 ở mức 17,61% thì sang năm 2014 tăng nhẹ 0,5% ở mức 18,11% cho thấy số vốn của Công ty bị chiếm71 dụng ít hơn so với số vốn Công ty đi chiếm dụng. Tuy nhiên Công ty cũng cần có những biện pháp kiểm soát tỷ lệ này do nếu Công ty đi chiếm dụng vốn của các doanh nghiệp cũng như bạn hàng kinh doanh của Công ty càng nhiều, điều đó sẽ ảnh hưởng đến uy tín của Công ty đối với các nhà đầu tư, bạn hàng trên thị trường kinh doanh. - Bảng 3.8 cho ta thấy: số vòng quay các khoản phải thu năm 2012 là 15,12 vòng, năm 2013 là 14,19 vòng trong khi đó số vòng quay các khoản phải thu năm 2014 là 13,37 vòng. Như vậy, số vòng quay các khoản phải thu cuối năm 2014 giảm 0,82 vòng so với năm 2013, tương ứng giảm 5,8%.Vòng quay các khoản phải thu của Công ty giảm vào cuối năm 2014 vì vậy Công ty cần phải có các biện pháp đẩy mạnh tốc độ tăng vòng quay các khoản phải thu trong thời gian tới để tránh tình trạng bị các doanh nghiệp khác chiếm dụng ốn, nguồn vốn bị ứ đọng mất khả năng sinh lời của Công ty. - Kỳ thu tiền trung bình: Kỳ thu tiền trung bình là hệ số hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, phản ánh khả năng thu hồi vốn của doanh nghiệp từ lúc xuất giao hàng đến khi nhận được tiền bán hàng, chỉ tiêu này là chỉ tiêu nghịch đảo của chỉ tiêu vòng quay các khoản phải thu. Theo bảng 3.8 ta thấy kỳ thu tiền trung bình năm năm 2012 là 26,55 ngày, năm 2013 là 32,49 ngày thì đến năm 2014 kỳ thu tiền trung bình giảm 1,79 ngày tương ứng với mức 5,51% so với năm 2013. Nguyên nhân là do năm 2014 tốc độ gia tăng các khoản phải thu của Công ty ở mức 28,35% nhỏ hơn tốc độ gia tăng doanh thu bình quân một ngày trong năm 2014 ở mức 35,84%. Điều này thể hiện nỗ lực của Công ty trong việc giải quyết các khoản phải thu ngắn hạn. - Kỳ trả tiền bình quân: Kỳ trả tiền bình quân cho người bán của Công ty Minh Phú ở mức khá thấp, cụ thể năm 2012 là 11,64 ngày thì đến năm 2013 tăng lên là 12,25 ngày. Sang năm 2014 hệ số này giảm xuống còn 9,28 ngày. Nếu so sánh với kỳ thu tiển trung bình thì tỷ lệ này là khá thấp điều này cho72 thấy khả năng thanh toán tiền hàng của Công ty là khá tốt, tình hình tài chính của Công ty tương đối ổn định. - Số vòng quay các khoản phải trả của Công ty cao hơn nhiều so với số vòng quay các khoản phải thu cụ thể năm 2012 là 31,37 vòng, năm 2013 số vòng quay các khoản phải trả là 29,79 vòng thì đến năm 2014 là 39,35 vòng. Điều này cho thấy khả năng thanh toán của Công ty là khá tốt, Công ty có khả năng thanh toán tiền hàng kịp thời cho các bạn hàng có quan hệ kinh doanh với Công ty. 3.2.3.2. Phân tích khả năng thanh toán của Công ty Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là năng lực về tài chính mà doanh nghiệp có được để đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ cho các cá nhân, tổ chức có quan hệ cho doanh nghiệp vay hoặc nợ. Nếu một doanh nghiệp có khả năng tài chính tốt nghĩa là khả năng thanh toán của doanh nghiệp đó dồi dào,tỷ lệ nợ thấp. Tuy nhiên trên thực tế, nguồn vốn tự có của doanh nghiệp không đáp ứng đủ nhu cầu hoạt động kinh doanh. Vì vậy để mở rộng hoạt động kinh doanh ngoài nguồn vốn tự có, doanh nghiệp phải đi huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau như đi vay từ các tổ chức tín dụng, chiếm dụng vốn của các doanh nghiệp khác xuất phát từ quan hệ mua bán như khoản phải trả người bán, phải thu khách hàng… Để đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của Công ty Minh Phú qua bốn chỉ tiêu được tổng hợp qua bảng sau:73 Bảng 3.9: Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú STT Chỉ tiêu Đơn vị 2014 2013 2012 tính 1 Nợ ngắn hạn Triệu đồng 6,461,609 5,591,441 4,056,858 2 Tổng tài sản ngắn hạn Triệu đồng 7,592,303 5,871,492 4,388,614 3 Hàng tồn kho Triệu đồng 4,451,447 2,464,315 2,228,389 4 Tiền và các khoản tương đương tiền Triệu đồng 82,925 2,000,246 1,298,619 5 Lợi nhuận trước lãi vay và thuế Triệu đồng 1,214,672 615,671 447,242 6 Số tiền lãi vay phải trả Triệu đồng 167,134 249,916 412,791 7 Hệ số khả năng thanh toán hiện thời = (2)/(1) Lần 1.17 1.05 1.08 8 Hệ số khả năng thanh toán nhanh =((2)-(3))/(1) Lần 0.49 0.61 0.53 9 Hệ số khả năng thanh toán tức thời = (4)/(1) Lần 0.01 0.36 0.32 10 Hệ số khả năng thanh toán lãi vay =(5)/(6) Lần 7.27 2.46 1.08 (Nguồn: Kết quả tính từ báo cáo tài chính năm 2012-2014 của CTCP Thủy sản Minh Phú) - Hệ số khả năng thanh toán hiện thời: phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để trang trải các khoản nợ ngắn hạn, vì thế hệ số này cũng thể hiện mức độ đảm bảo thanh toán các khoản nợ đến hạn của công ty. Khi hệ số này thấp thể hiện khả năng trả nợ của doanh nghiệp là yếu và cũng là dấu hiệu của những khó khăn tiềm ẩn về tài chính mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong việc trả nợ. Hệ số này cao cho thấy doanh nghiệp có khả năng cao trong việc sẵn sàng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Qua bảng 3.9 ta thấy năm 2012 hệ số khả năng thanh toán hiện thời của công ty 1,08 lần tức là cứ 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 1,08 đồng tài sản ngắn han. Cuối năm 2013, hệ số khả năng thanh toán hiện thời của Công ty là 1,05 lần tức là cứ 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 1,05 đồng tài sản ngắn hạn, đến cuối năm 2014 hệ số này là 1,17 tức là cứ 1 đồng74 nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi 1,17 đồng tài sản ngắn hạn. Thông qua số liệu giai đoạn 2012-2014 của Công ty Minh Phú ta thấy hệ số khả năng thanh toán hiện thời ở cả hai năm đều lớn hơn 1 (tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ ngắn hạn) tức là một phần tài sản ngắn hạn được tài trợ bởi nguồn vốn dài hạn. Điều này cho thấy tình hình tài chính của Công ty rất ổn định, nằm trong tỷ lệ an toàn và có xu hướng tăng trong bối cảnh nền kinh tế trong nước và thế giới còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên hệ số này đã tính đến cả khoản mục hàng tồn kho và các khoản phải thu của Công ty vào khả năng thanh toán nợ ngắn hạn trong khi hàng tồn kho và khoản phải thu của doanh nghiệp là những khoản mục có tính thanh khoản thấp. Mặc dù Công ty có hệ số thanh toán hiện thời an toàn nhưng ta có thể thấy, kết cấu tài sản ngắn hạn năm 2014 của Công ty còn chưa hợp lý.Cuối năm 2014, tổng tài sản ngắn hạn của Công ty đạt 7,592 tỷ đồng thì tiền và các khoản tương đương tiền là 82,9 tỷ đồng chiếm 1,09% tổng tài sản ngắn hạn, các khoản phải thu là 1,296 tỷ đồng chiếm 16,72%, hàng tồn kho đạt 4,451 tỷ đồng chiếm 58,63%, tài sản ngắn hạn khác đạt 85,8 tỷ đồng chiếm 1,13%, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn đạt 1,702 tỷ đồng chiếm 22,42%. Như vậy cuối năm 2014, hàng tồn kho của Công ty đạt tỷ trọng cao nhất, Công ty đã để tỷ trọng hàng tồn kho khá lớn điều này sẽ gây rủi ro về khả năng thanh toán cho Công ty trong trường hợp Công ty không có chiến lược tiêu thụ sản phẩm. - Hệ số khả năng thanh toán nhanh: là chỉ tiêu đánh giá chặt chẽ hơn khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, được xác định bằng tài sản ngắn hạn trừ đi hàng tồn kho và chia cho số nợ ngắn hạn, ở đây hàng tồn kho được loại trừ ra khỏi khi tính hệ sô thanh toán và đã khắc phục được nhược điểm của hệ số khả năng thanh toán hiện thời. Bảng 3.9 cho ta thấy năm 2012 hệ số khả năng thanh toán nhanh đạt 0,53 lần có nghĩa là cứ 1 đồng vốn vay ngắn hạn thì có 0,53 đồng tài sản ngắn hạn75 có khả năng đảm bảo thanh toán ngay. Cuối năm 2013 hệ số khả năng thanh toán nhanh đạt 0,61 thì đến cuối năm 2014 hệ số này đạt 0,49.Qua số liệu ba năm 2012 - 2014 ta thấy khả năng thanh toán nhanh của Công ty rất thấp đều nhỏ hơn 1 (tài sản ngắn hạn nhỏ hơn nợ ngắn hạn), Công ty không thể thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn đến hạn và có xu hướng giảm dần. Tuy nhiên khi xem xét cơ cấu tài sản ngắn hạn của Công ty năm 2014 để đảm bảo khả năng thanh toán nhanh thì khoản phải thu chiếm tỷ trọng 16,72% trong đó phải thu khách hàng chiếm 91,14% các khoản phải thu. Trong trường hợp Công ty phải thanh toán những khoản nợ ngắn hạn mà các khoản phải thu khách hàng không thu hồi được hay chưa kịp thu hồi, Công ty sẽ gặp khó khăn trong vấn đề thanh khoản. - Hệ số khả năng thanh toán tức thời: Hệ số khả năng thanh toán tức thời của Công ty đạt 0,32 lần vào năm 2012, đạt 0,36 lần vào năm 2013 và đạt 0,01 lần vào năm 2014.Hệ số khả năng thanh toán tức thời của Công ty khá thấp (đều nhỏ hơn 1) điều này làm giảm niềm tin của khách hàng và các đối tác đặc biệt là những nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào cho Công ty. - Hệ số thanh toán lãi vay: là chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán lãi tiền vay của doanh nghiệp và cũng phản ánh mưc độ rủi ro mà các chủ nợ có thể gặp phải. Lãi tiền vay là khoản chi phí sử dụng vốn vay mà doanh nghiệp có nghĩa vụ trả đúng hạn cho các chủ nợ. Một doanh nghiệp vay nợ nhiều nhưng kinh doanh không tốt, mức sinh lời thấp hoặc bị thua lỗ thì khó có thể đảm bảo thanh toán lãi tiền vay đúng hạn. Qua bảng số liệu 3.9 ta thấy năm 2012 hệ số thanh toán lãi vay đạt 1,08 lần, năm 2013đạt 2,46 lần thì đến năm 2014 hệ số này tăng đột biến lên 7,27 lần. Nguyên nhân có sự tăng đột biến vào năm 2014 chủ yếu là do lợi nhuận trước lãi vay và thuế năm 2014 của Công ty tăng mạnh từ 615,6tỷ vào năm 2013 lên 1214,6 tỷ vào năm 2014, tăng 599 tỷ. Bên cạnh đó chi phí lãi vay trong năm 2014 của Công ty cũng giảm 82,7 tỷ dẫn tới khả năng thanh toán76 lãi vay của Công ty năm 2014 tăng 4,81 lần điều này cho thấy Công ty đã ước tính được lượng vốn cần thiết trong quá trình hoạt động kinh doanh. 3.2.4. Phân tích hiệu quả kinh doanh của Công ty 3.2.4.1. Phân tích hiệu quả sử dụng tổng tài sản của Công ty Bảng 3.10: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tổng tài sản của CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú STT Chỉ tiêu Đơn vị 2014 2013 2012 tính 1 Doanh thu thuần Triệu đồng 15,094,740 11,111,950 7,936,502 2 Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 921,048 293,834 15,878 3 Tổng tài sản bình quân Triệu đồng 8,461,516 6,953,737 6,297,699 4 Hiệu suất sử dụng tổng tài sản = (1)/(3) 1.78 1.6 1.26 5 Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) = (2)/(3) % 10.89 4.23 0.25 (Nguồn: Kết quả tính từ báo cáo tài chính năm 2012-2014 của CTCP Thủy sản Minh Phú) Qua bảng 3.10ta thấy, chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tổng tài sản đã tăng dần. Năm 2012 là 1,26 lần thì năm 2013 là 1,6. Đến năm 2014 hiệu suất sử dụng tổng tài sản là 1,78. Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản sử dụng trong kỳ tạo ra 1,26 đồng doanh thu vào năm 2012, 1,6đồng doanh thu vào năm 2013 và 1,78 đồng doanh thu vào năm 2014. Cùng với đó qua bảng 3.10 ta nhận thấy tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản cũng tăng mạnh trong năm 2014.Nếu trong năm 2014 chỉ tiêu ROA là 0,25%. Đến năm 2013 chỉ tiêu ROA tăng mạnh lên mức 4,23%, nghĩa là cứ 100 đồng vốn kinh doanh của doanh nghiệp có thì sẽ tạo ra 4,23 đồng lợi nhuận sau thuế vào năm 2013. Năm 2014, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản ROA là 10,89%, nghĩa là cứ 100 đồng vốn kinh doanh của doanh nghiệp có thì sẽ tạo77 ra 10,89 đồng lợi nhuận sau thuế. Như vậy, ROA năm 2014 tăng 157,45% so với năm 2013. Đây là một kết quả khả quan mà Công ty đạt được năm 2014, chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty được nâng lên rõ rệt. Phân tích DUPONT để thấy được mức ảnh hưởng của các nhân tố đến tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản: Bảng 3.11: Ảnh hƣởng của các nhân tố đến tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản của CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú STT Chỉ tiêu Đơn vị 2014 2013 2012 tính 1 Doanh thu thuần Triệu đồng 15,094,740 11,111,950 7,936,502 2 Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 921,048 293,834 15,878 3 Tổng số vốn kinh doanh Triệu đồng 8,461,516 6,953,737 6,297,699 4 Hệ số lãi ròng = (2)/(1) % 6.1 2.64 0.2 5 Vòng quay toàn bộ vốn = (1)/(3) 1.78 1.6 1.26 6 Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) = (4)x(5) % 10.86 4.22 0.25 (Nguồn: Kết quả tính từ báo cáo tài chính năm 2012-2014 của CTCP Thủy sản Minh Phú) - Qua bảng 3.11 ta thấy so sánh chỉ tiêu ROA năm 2012 với năm 2013 ta thấy ROA năm 2013 tăng so với năm 2012 nguyên nhân là do hệ số lãi ròng năm 2013 tăng từ 0,2% năm 2012 lên 2,64% năm 2013. Bên cạnh đó vòng quay toàn bộ vốn năm 2013 cũng tăng mạnh từ 1,26 năm 2012 lên 1,6 năm 2013. So sánh chỉ tiêu ROA năm 2013 so với năm 2014, ta thấy bình quân cứ 100 đồng vốn kinh doanh bỏ ra thì tạo ra được 10,86 đồng lợi nhuận sau thuế Tỷ suất sinh lời trên = +Ë VÕ O m L x 9 z Q J T X D \ W R j Q WÙ Q J W j L V§ Q (ROA) U z Q J EÝ YÕ Q78 từ hoạt động kinh doanh, với lượng tăng tuyệt đối 6,63 đồng là do ảnh hưởng bởi hai nhân tố: - Vòng quay toàn bộ vốn đạt 1,78 vòng có nghĩa bình quân cứ 1 đồng vốn kinhdoanh bỏ ra thì tạo được 1,78 đồng doanh thu thuần, tăng 0,18 đồng so với năm 2013. - Hệ số lãi ròng của Công ty cũng tăng từ 2,64% lên 6,1% vào năm 2014. Nguyên nhân gây ra sự biến động của hai nhân tố trên đó là trong năm 2014, lợi nhuận sau thuế của Công ty tăng 213,46%, vốn kinh doanh bình quân tăng 21,68% và doanh thu thuần tăng 35,84%. Vốn kinh doanh bỏ ra trong năm được sử dụng khá hợp lý nên đã tạo ra mức tăng lớn trong doanh thu thuần. 3.2.4.2. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của Công ty Bảng 3.12: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú STT Chỉ tiêu Đơn vị 2014 2013 2012 tính 1 Doanh thu thuần Triệu đồng 15,094,740 11,111,950 7,936,502 2 Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 921,048 293,834 15,878 3 TSNH bình quân trong kỳ Triệu đồng 6,731,898 5,130,053 4,328,943 4 Hiệu suất sử dụng TSNH = (1)/(3) 2.24 2.17 1.83 5 Hệ số sinh lời TSNH = (2)/(3) 0.14 0.06 0.0037 (Nguồn: Kết quả tính từ báo cáo tài chính năm 2012-2014 của CTCP Thủy sản Minh Phú) - Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng TSNH được sử dụng trong kỳ sẽ đem lại bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Trong ba năm qua, chỉ tiêu này có xu hướng tăng dần. Năm 2012 hiệu suất sử dụng TSNH đạt 1,83 thì năm 2013, nếu sử dụng một đồng TSNH đem lại 2,17đồng doanh thu thuần thì sang năm 2014 đem lại 2,2479 đồng. Nguyên nhân là do TSNH có xu hướng tăng qua ba năm với tốc độ tăng nhỏ hơn tốc độ tăng doanh thu. - Tỷ suất sinh lờitài sản ngắn hạn Qua bảng 3.12cho thấy, hệ số sinh lợi tài sản ngắn hạn cũng tăng dần đều qua ba năm 2012-2014. Điều này chứng tỏ một đồng tài sản ngắn hạn bình quân trong kỳ tạo ra nhiều lợi nhuận sau thuế hơn trước. Qua việc phân tích một số chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng TSNH tại Công ty Cổ phần Thủy sản Minh Phú trong hai năm cho thấy cả hai chỉ tiêu hiệu suất sử dụng TSNH và tỷ suất sinh lời TSNH đều có xu hướng tăng. Mặc dù vậy, Công ty vẫn chưa đạt được mục tiêu kế hoạch đề ra, điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng tổng tài sản ngắn hạn của Công ty vẫn chưa hiệu quả. Nguyên nhân là do quy mô tài sản ngắn hạn ngày càng tăng nhưng việc tăng TSNH chủ yếu là do các khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho tăng. - Vòng quay tiền Bảng 3.13: Vòng quay tiền của CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú STT Chỉ tiêu Đơn vị 2014 2013 2012 tính 1 Doanh thu thuần Triệu đồng 15,094,740 11,111,950 7,936,502 2 Tiền và các khoản tương đương tiền Triệu đồng 82,925 2,000,246 1,298,619 3 Vòng quay tiền = (1)/(2) 182.03 5.56 6.11 (Nguồn: Kết quả tính từ báo cáo tài chính năm 2012-2014 của CTCP Thủy sản Minh Phú) Nhìn vào bảng 3.13 ta thấyvòng quay tiền của Công ty là khá cao và chỉ tiêu này có xu hướng tăng mạnh trong năm 2014. Năm 2012 vòng quay tiền của công ty đạt 6,11 lần thì đến năm 2013 vòng quay tiền tại công ty đạt 5,56 lần. Sang đến năm 2014 vòng quay tiền của công ty tăng vọt đạt 182,03lần, tức là tăng 3173,9% so với năm 2013.80 Doanh thu năm 2014 tăng 35,84%, nhưng tiền và các khoản tương đương tiền giảm mạnh 95,85% điều này làm cho vòng quay tiền năm 2014 tăng. Như vậy, vòng quay tiền của Công ty tăng mạnh trong năm 2014 điều này chứng tỏ Công ty đang thực hiện chính sách sử dụng nhiều tiền mặt thay vì chính sách tín dụng thương mại. - Vòng quay hàng tồn kho Bảng 3.14: Vòng quay hàng tồn kho của CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú STT Chỉ tiêu Đơn vị 2014 2013 2012 tính 1 Giá vốn hàng bán Triệu đồng 13,078,415 9,955,628 7,050,386 2 Trị giá hàng tồn kho đầu kỳ Triệu đồng 2,464,315 2,228,389 2,408,809 3 Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ Triệu đồng 4,451,447 2,464,315 2,228,389 4 Trị giá HTK bình quân trong kỳ = (2)+(3)/2 Triệu đồng 3,457,881 2,346,352 2,318,599 5 Số vòng quay hàng tồn kho = (1) /(4) Lần 3.78 4.24 3.04 6 Số ngày một vòng quay HTK = 360/(5) Ngày 95.18 84.85 118.39 (Nguồn: Kết quả tính từ báo cáo tài chính năm 2012-2014 của CTCP Thủy sản Minh Phú) Qua bảng 3.14 ta thấy, nếu như năm 2012 vòn quay hàng tồn kho là 3,04 vòng tương ứng với kỳ luân chuyển hàng tồn kho là 118,39 ngày thì đến năm 2013số vòng quay hàng tồn kho tăng lên mức 4,24 vòng, tương ứng với đó là kỳ luân chuyển hàng tồn kho là 84,85 ngày. Đến năm 2014, số vòng quay hàng tồn kho lúc này là 3,78vòng, tương ứng với đó là kỳ luân chuyển là 95,18 ngày. Số vòng quay hàng tồn kho năm 2014 giảm 0,46vòng so với năm 2013 điều này cho thấy công tác quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp là chưa tốt. Nguyên nhân vòng quay hàng tồn kho giảm như vậy là do tốc độ81 tăng của giá vốn hàng bán là 31,37% chậm hơn tốc độ tăng của trị giá hàng tồn kho bình quân là 47,37%. Nguyên nhân là do giá trị hàng tồn kho tăng lên khá nhiều, đặc biệt là vào thời điểm cuối năm 2014, tăng 80,64% so với đầu năm.Lượng hàng tồn kho này tăng mạnh là do Công ty dự đoán được mức tiêu thụ sản phẩm trong năm tới cũng như đề phòng tình hình khan hiếm nguồn cung nguyên liệu do dịch bệnh tôm chết sớm chưa kiểm soát được hoàn toàn. Tuy nhiên vấn đề được đặt ra là lượng hàng tồn kho quá lớn sẽ tác động nhiều mặt đến công tác quản lý hàng tồn kho của công ty như chi phí lưu kho và chi phí bảo quản hàng hóa, chi phí bán hàng của Công ty tăng lên.Nếu không có các biện pháp cũng như chiến lược lâu dài sẽ gây nhiều thiệt hại cho Công ty.Bên cạnh đó, việc hàng tồn kho cuối năm quá nhiều sẽ dẫn đến việc ứ đọng vốn, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Như vậy, việc vòng quay hàng tồn kho giảm làm kỳ luân chuyển hàng tồn kho tăng được đánh giá là khiếm khuyết của Công ty trong công tác quản lý hàng tồn kho. Do vậy, trong năm tới, để nâng cao hơn nữa chất lượng quản lý hàng tồn kho, Công ty cần hoàn thiện các đơn hàng xuất khẩu đúng thời điểm cũng như thực hiện chiến lược mở rộng thị trường nhằm giảm các chi phí phát sinh liên quan đến hàng tồn kho như chi phí lưu kho, chi phí bảo quản, chi phí bán hàng, bên cạnh đó đó là nguồn vốn của Công ty không bị ứ đọng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho hoạt động kinh doanh mà không cần phải huy động nguồn vốn vay bên ngoài quá nhiều gây rủi ro mất khả năng thanh toán.82 3.2.4.3. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn của Công ty Bảng 3.15: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn của CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú STT Chỉ tiêu Đơn vị 2014 2013 2012 tính 1 Doanh thu thuần Triệu đồng 15,094,740 11,111,950 7,936,502 2 Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 921,048 293,834 15,878 3 TSDH bình quân trong kỳ Triệu đồng 1,729,618 1,823,684 1,968,756 4 Hiệu suất sử dụng TSDH = (1)/(3) 8.73 6.09 4.03 5 Tỷ suất sinh lời TSDH = (2)/(3) 0.53 0.16 0.01 (Nguồn: Kết quả tính từ báo cáo tài chính năm 2012-2014 của CTCP Thủy sản Minh Phú) - Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng TSDH được sử dụng thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần trong kỳ, qua bảng 3.15 ta thấy chỉ tiêu này có xu hướng tăng lên qua các năm. Cụ thể, năm 2012 đạt 4,03 lần. Năm 2014TSDH bình quân giảm 5,16% cùng với sự gia tăng doanh thu 35,84% đã làm cho hiệu suất sử dụng tài sản tăng lên từ 6,09 năm 2013 lên 8,73 năm 2014. Nguyên nhân là do tốc độ tăng lên của doanh thu năm 2014 cao hơn nhiều so với tốc độ giảm của TSDH bình quân trong kỳ. Điều này cho thấy một đồng TSDH được sử dụng thì tạo ra thêm 2,64đồng doanh thu thuần so với năm 2013. - Tỷ suấtsinh lời tài sản dài hạn Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng TSDH sử dụng bình quân trong kỳ thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Bảng 3.15 cho thấy chỉ tiêu hệ số sinh lợi TSDH có xu hướng tăng lên qua các năm. Năm 2012 tý suất sinh lời TSDH đạt 0,01 lần. Đến năm 2014 ta thấy một đồng TSDH được sử dụng83 trong năm 2014 tạo ra 0,53 đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 0,37 đồng so với năm 2013. Tóm lại qua việc phân tích bảng 3.15 cho thấy hiệu suất sử dụng TSDHvà tỷ suất sinh lời TSDH của Công ty tăng đáng kể trong năm 2014, đặc biệt tỷ suất sinh lời TSDH của Công ty tăng cao (năm 2014 tăng 231,25% so với năm 2013), qua đó thể hiện hiệu quả của công tác quản lý và sử dụng TSDH tăng lên. 3.2.4.4. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Bảng 3.16: Hiệu suất sử dụng vốn của CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú STT Chỉ tiêu Đơn vị 2014 2013 2012 tính 1 Doanh thu thuần Triệu đồng 15,094,740 11,111,950 7,936,502 2 Doanh thu hoạt động tài chính Triệu đồng 146,635 113,758 62,860 3 Vốn kinh doanh bình quân Triệu đồng 8,461,516 6,953,737 6,297,699 4 Vốn lưu động bình quân Triệu đồng 6,731,897 5,130,053 4,328,943 5 Vốn cố định bình quân Triệu đồng 1,729,618 1,823,683 1,968,756 6 Số vòng quay vốn lƣu động = (1)/(4) Vòng 2.24 2.17 1.83 7 Kỳ luân chuyển vốn lƣu động = 360/(6) Ngày 160.55 166.20 196.36 8 Hiệu suất sử dụng vốn cố định = (1)/(5) Lần 8.73 6.09 4.03 9 Vòng quay toàn bộ vốn = [(1)+(2)]/3 Vòng 1.80 1.61 1.27 (Nguồn: Kết quả tính từ báo cáo tài chính năm 2012- 2014 của CTCP Thủy sản Minh Phú) - Hiệu suất sử dụng vốn lưu động: Qua bảng 3.16, ta thấy vòng quay vốn lưu động của Công ty tăng lên. Năm 2012 thì số vòng quay vốn lưu động là84 1,83 vòng tương ứng với kỳ luân chuyển vốn lưu động là 196,36 ngày. Năm 2013 số vòng quay vốn lưu động là 2,17vòng, tương ứng với kỳ luân chuyển vốn lưu động là 166,20 ngày. Nghĩa là trong năm 2013 Công ty đầu tư 1 đồng vốn lưu động thì tạo ra được 2,17 đồng doanh thu. Năm 2014, số vòng quay vốn lưu động là 2,24vòng, tương ứng với kỳ luân chuyển vốn lưu động là 160,55 ngày. Như vậy, số vòng quay vốn lưu động năm 2014 đã tăng 0.08 vòng, tương ứng với mức tăng 3.52% so với năm 2013. Tốc độ quay vòng vốn lưu động tăng lên là kết quả khả quan của Công ty. - Hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn: Bảng 3.16 cho ta thấyvòng quay toàn bộ vốn tăng lên. Cụ thểvòng quay toàn bộ vốn năm 2012 đạt 1,27 vòng nghĩa là 1 đồng vốn sử dụng trong năm 2012 tạo ra được 1,27 đồng doanh thu.Bên cạnh đó vòng quay toàn bộ vốn năm 2014 tăng 0,19 vòng, tương ứng với mức tăng 11,58% so với năm 2013, nghĩa là 1 đồng vốn sử dụng trong năm 2014 tạo ra được nhiều hơn năm 2013 là 0,19 đồng doanh thu. Điều này là do tốc độ quay của vốn lưu động cũng như vốn cố định đều tăng khiến cho vòng quay toàn bộ vốn cũng tăng. - Kết luận: Qua việc phân tích bảng tổng hợp hiệu suất sử dụng vốn của Công ty, ta thấy hiệu quả sử dụng vốn của Công ty tăng khá ổn đinh ở tất cả các chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định, vốn lưu động cũng như toàn bộ vốn chứng tỏ hiệu suất hoạt động của Công ty là khá an toàn. 3.2.5. Phân tích rủi ro tài chính của Công ty 3.2.5.1. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu– ROS85 Bảng 3.17: Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu của CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (Nguồn: Kết quả tính từ báo cáo tài chính năm 2012-2014 của CTCP Thủy sản Minh Phú) Qua bảng 3.17 ta thấy: Năm 2012 ROS của công ty đạt 0,2% nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu thuần thì có 0,2 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2013, lợi nhuận sau thuế trên doanh thu là 2,64%, nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu thuần thì có 2,64 đồng là lợi nhuận sau thuế. Năm 2014, lợi nhuận sau thuế trên doanh thu là 6,1%, nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu thuần thì có 6,1 đồng là lợi nhuận sau thuế. Như vậy, năm 2014, hệ số lãi ròng đã tăng 3,46% so với năm 2013. Sở dĩ có việc tăng như vậy là do lợi nhuận sau thuế từ hoạt động kinh doanh tăng mạnh trong năm 2014. Cụ thể là lợi nhuận sau thuế từ hoạt động kinh doanh chính năm 2014 tăng 627.214 triệu đồng, tương ứng với mức tăng 213.46%; doanh thu thuần năm 2014 tăng 3.982.790 triệu đồng, tương ứng với mức tăng 35,84%. Chính vì thế nên tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần tăng mạnh. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế tăng mạnh điều này chứng tỏ hoạt động kinh doanh của Công ty khá tốt. 3.2.5.2. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu – ROE Tối đa hóa lợi nhuận luôn là mục tiêu hàng đầu của Công ty vì vậy chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu – ROE luôn là chỉ tiêu được các STT Chỉ tiêu Đơn vị 2014 2013 2012 tính 1 Doanh thu thuần Triệu đồng 15,094,740 11,111,950 7,936,502 2 Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 921,048 293,834 15,878 3 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (ROS) = (2)/(1) % 6.1 2.64 0.286 nhà quản trị Công ty quan tâm.ROE cho ta biết mức độ tạo ra lợi nhuận ròng cho Công ty. Bảng 3.18: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú STT Chỉ tiêu Đơn vị 2014 2013 2012 tính 1 Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 921,048 293,834 15,878 2 Vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ Triệu đồng 1,617,110 1,447,198 1,424,471 3 Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE) = (1)/(2) % 56.96 20.3 1.11 (Nguồn: Kết quả tính từ báo cáo tài chính năm 2012-2014 của CTCP Thủy sản Minh Phú) Qua bảng 3.18 ta thấy ROE của Công ty tăng mạnh trong năm 2014. Cụ thể: Năm 2012 ROE của công ty là 1,11% thì đến năm 2013, tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu ROE là 20,3%, nghĩa là trong 100 đồng vốn chủ sở hữu đầu tư vào hoạt động kinh doanh năm 2013 thì tạo ra 20,3 đồng lợi nhuận sau thuế từ hoạt động kinh doanh của Công ty. Năm 2014, tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu ROE là 56,96 %, nghĩa là trong 100 đồng vốn chủ sở hữu đầu tư vào hoạt động kinh doanh thì tạo ra 56,96 đồng lợi nhuận sau thuế từ hoạt động kinh doanh của Công ty. Như vậy, tỷ suât lợi nhuận sau thuế vốn chủ sở hữu năm 2014 tăng 36,66% tương đương với tỷ lệ 180,59 % so với năm 2013. Phân tích DUPONT để thấy được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu.87 ROE = Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận sau thuế x Doanh thu thuần x Vốn kinh doanh bq Vốn chủ sở hữu Doanh thu thuần Vốn kinh doanh bq Vốn chủ sở hữu bq = Hệ số lãi ròng x Vòng quay toàn bộ vốn x Mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính Bảng 3.19: Ảnh hƣởng của các nhân tố đến chỉ tiêu trên doanh thu của CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú STT Chỉ tiêu Đơn vị 2014 2013 2012 tính 1 Vốn kinh doanh bình quân Triệu đồng 8,461,516 6,953,737 6,297,699 2 Vốn chủ sở hữu bình quân Triệu đồng 1,617,109 1,447,198 1,424,471 3 Doanh thu thuần Triệu đồng 15,094,740 11,111,950 7,936,502 4 Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 921,048 293,834 15,878 5 Mức độ sử dụng đòn bảy tài chính = (1) / (2) 5.23 4.8 4.42 6 Vòng quay toàn bộ vốn = (3)/(1) 1.78 1.6 1.26 7 ROS = (4) / (3) % 6.10 2.64 0.2 8 ROE = (7) x (6) x (5) 56.8 20.3 1.1 (Nguồn: Kết quả tính từ báo cáo tài chính năm 2012-2014 của CTCP Thủy sản Minh Phú)88 Từ bảng 3.19, ta thấy các yếu tố tác động đến tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu ROE như sau: - So sánh năm 2012 với năm 2013 ta thấy: hệ số lãi ròng năm 2013 tăng từ 0,2% lên 2,64%. Nguyên nhân do trong năm 2013, doanh thu thuần của Công ty tăng từ 7,936 tỷ đồng năm 2012 lên 11,111 tỷ đồng năm 2013. Bên cạnh đó lợi nhuận sau thuế của Công ty tăng mạnh từ 15 tỷ đồng năm 2012 lên 293 tỷ đồng năm 2013. Vòng quay toàn bộ vốn năm 2012 đạt 1,26 vòng thì đến năm 2013 đạt 1,6 vòng. - So sánh năm 2013 với năm 2014 ta thấy hệ số lãi ròng năm 2014 tăng từ 2,64% lên 6,1%. Nguyên nhân do trong năm 2014, doanh thu thuần của Công ty tăng từ 11,111 tỷ đồng năm 2013 lên 15,094 tỷ đồng năm 2014. Bên cạnh đó lợi nhuận sau thuế của Công ty tăng mạnh từ 293 tỷ đồng lên 921 tỷ đồng năm 2014.Vòng quay toàn bộ vốn năm 2014 tăng từ 1,6 vòng lên 1,78 vòng so với năm 2013. Nguyên nhân do trong năm tốc độ tăng của doanh thu thuần là 38,84% lớn hơn tốc độ tăng của vốn kinh doanh bình quần ít hơn ở mức 21,68%. Qua đó thể hiện hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty tăng cao dẫn tới năm 2014, Công ty đạt được kết quả khá ấn tượng trong sản xuất kinh doanh. Trong năm 2014, Công ty đã tăng cường huy động nguồn vốn bên ngoài bằng việc phát hành 500 trái phiếu doanh nghiệp dài hạn có kỳ hạn 4 năm dẫn đến mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của Công ty tăng từ 4,8 lần lên 5,23 lần tương đương với mức tăng 8,95%. Qua bảng phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ROE của Công ty Minh Phú qua các năm từ 2012 đến 2014 ta thấy rằng các năm ROE tăng và tăng mạnh tron hai năm 2013 và 2014. Như vậy chỉ tiêu ROE của Công ty chủ yếu bị ảnh hưởng nhiều bởi hệ số lãi ròng và mức độ sử dụng đòn bảy tài chính.89 3.2.5.3. Phân tích rủi ro tài chính thông qua đòn bẩy tài chính của Công ty Để tìm hiểu kỹ hơn về mức độ ảnh hưởng đòn bẩy tài chính tới tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu ta phân tích ROE cụ thể như sau: Qua bảng 3.19 ta thấy cụ thể năm 2012: - Nếu không sử dụng đòn bẩy tài chính (nghĩa là mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính bằng 1) ROE0 = 0,2 × 1,26 × 1 - Nếu sử dụng đòn bẩy tài chính: ROE = 0,2 × 1,26 × 4,42 = 4,42 × ROE0 Việc sử dụng đòn bẩy tài chính trong năm 2012 đã giúp khuếch đại ROE của công ty lên 4,42 lần so với việc không sử dụng đòn bẩy tài chính. Qua bảng 3.19 ta thấy cụ thể năm 2013: - Nếu không sử dụng đòn bẩy tài chính (nghĩa là mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính bằng 1) ROE0 = 2,64 × 1,6 × 1 - Nếu sử dụng đòn bẩy tài chính: ROE = 2,64 × 1,6 × 4,8 = 4,8 × ROE0 Việc sử dụng đòn bẩy tài chính trong năm 2013 đã giúp khuếch đại ROE của công ty lên 4,8 lần so với việc không sử dụng đòn bẩy tài chính. Qua bảng 3.19 ta thấynăm 2014: - Nếu không sử dụng đòn bẩy tài chính (nghĩa là mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính bằng 1) ROE0 = 6,1 x 1,78 x 1 - Nếu sử dụng đòn bẩy tài chính: ROE = 6,1 x 1,78 x 5,23 = 5,23x ROE090 Trong năm 2014, việc sử dụng đòn bẩy tài chính cũng giúp khuếch đại ROE của Công ty lên 5,23 lần so với việc không sử dụng đòn bẩy tài chính. Mặt khác ta có: Trong đó: - ROAe: Tỷ suất lời của tài sản hay tỷ suất lợi nhuận trước lãi và thuế trên vốn kinh doanh - D: Vốn vay - E: Vốn chủ sở hữu - i: Lãi suất vay vốn - t: thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp Bảng 3.20: Ảnh hƣởng đòn bẩy tài chính của CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú STT Chỉ tiêu Đơn vị 2014 2013 2012 tính 1 Lãi tiền vay phải trả (I) Triệu đồng 167,134 249,916 412,791 2 Vốn vay (D) Triệu đồng 7,010,269 5,616,869 4,889,148 3 Lợi nhuận trước thuế và lãi vay Triệu đồng 1,214,672 615,671 447,242 4 Tài sản bình quân Triệu đồng 8,461,516 6,953,737 6,297,699 5 Lãi suất vốn vay (i) = (1)/(2) % 2.38 4.45 8.44 6 Tỷ suất lợi nhuận trƣớc lãi vay và thuế trên tài sản (ROAe)= (3)/(4) % 14.36 8.85 7.1 (Nguồn: Kết quả tính từ báo cáo tài chính năm 2012-2014 của CTCP Thủy sản Minh Phú) Qua bảng 3.20 ta nhận thấy năm 2012, i = 8,44% > ROAe (7,1%) nghĩa là công ty sử dụng nhiều vốn vay thì tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu càng )1()(txiROAEDROAROEEE91 giảm. Đòn bẩy tài chính khuyếch đại làm giảm tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu và rủi ro tài chính năm 2012 của công ty tăng cao. Năm 2013, i = 4,45% < ROAe (8,85%) nghĩa là Công ty sử dụng nhiều vốn vay và làm tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu. Đòn bẩy tài chính đã khuyếch đại tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu. Tương tự trong năm 2014 Công ty vẫn tiếp tục sử dụng đòn bẩy tài chính để làm tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu, cụ thể i = 2,38 % < ROAe (14,36%). Tuy nhiên việc sử dụng đòn bẩy tài chính tiềm ẩn nhiều rủi ro cho, Công ty cần có những biện pháp quản lý thích hợp. 3.3. Đánh giá về tình hình tài chính Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú 3.3.1. Kết quả đạt được: Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú được coi là doanh nghiệp hàng đầu của lĩnh vực chế biến tôm xuất khẩu của Việt Nam. Từ khi thành lập từ năm 1992 cho đến nay, quy mô Công ty tăng trưởng khá nhanh và luôn được đánh giá cao nhờ vào các yếu tố sau: - Công ty có đội ngũcán bộ quản lý có trình độ chuyên môn cao, đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm và lành nghề. Xác định con người là yếu tố quyết định đến sự phát triển của Công ty, trong nhiều năm qua Công ty đã tạo và duy trì được việc làm ổn định cho hàng nghìn laođộng. Đây là một trong những thế mạnh của Công ty với mục tiêu phát triển bền vững lâu dài. - Công ty có nguồn cung cấp nguyên liệu dồi dào và ổn định là do nguồn nguyên liệu chính của Công ty là ở Cà Mau. Đây là một trong những vùng cung cấp tôm súlớn nhất nhờ diện tích mặt nước và diệntích rừng ngập mặn lớn, có thuỷ triều nên nước ít bịô nhiễm. Bên cạnh đó Minh Phú chú trọng đầu tư phát triển các dự án nuôi tôm tại Công ty TNHH sản xuất giống thủy sản Minh Phú, Công ty TNHH Thủy hải sản Minh Phú - Kiên Giang, Công ty92 TNHH nuôi trồng thủy sản Minh Phú - Lộc An từ đó Công ty có thể chủ động hơn đối với nguồn tôm nguyên liệu đầu vào xuất khẩu. - Trong những năm gần đây, nền kinh tế thế giới vẫn còn diễn biến phức tạp, chưa thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế, bên cạnh đó là những chính sách của Nhà nước cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty. Nắm bắt được những khó khăn đó, ban lãnh đạo của Công ty bằng kinh nghiệm, lợi thế về thị trường,công nghệ có sẵn và có những chính sách, chiến lược thực hiện tốt kế hoạch sản xuất đề ra, chuẩn bị tốt nguồn nguyên liệu trong và ngoài nước cho sản xuất nên trong những năm gần đây lợi nhuận của Công ty không ngừng tăng lên. Năm 2014 lợi nhuận thuần của Công ty tăng 213,46% so với năm 2013, đây là một trong những thành công nổi bật của Minh Phú trong năm 2014. - Khả năng thanh toán của Công ty: Khả năng thanh toán ngắn hạn của Công ty Minh Phú giai đoạn 2013-2014 biến động ở mức 1,05 đến 1.07 đây là mức có thể chấp nhận được khi các tài ngắn hạn vẫn đủ đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Bên cạnh đó, mặc dù các chỉ tiêu thanh toán nhanh và thanh toán lãi vay của Công ty có nhiều biến động, tuy nhiên vẫn ở trong mức giới hạn cho phép nên Công ty Minh Phú vẫn đảm bảo được khả năng thanh toán cho các khoản vay khi đến hạn. - Tình hình hoạt động của Công ty: Vòng quay toàn bộ vốn của Công ty khá ổn định khi tăng từ 1,61năm 2013 lên 1,8 năm 2014. Các chỉ tiêu này đều lớn hơn 1 chứng tỏ việc sử dụng vốn của Công ty ngày càng hiệu quả hơn. - Khả năng sinh lời của Công ty: Năm 2014 là năm nền kinh tế vẫn còn nhiều biến động, tuy nhiên doanh thu của Công ty vẫn tăng khá cao, tăng 35,84% so với năm 2013, lợi nhuận sau thuế của Công ty cũng tăng mạnh ở mức 627 tỷ đồng. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu của Công ty tăng 3,46% so với năm 2013.93 Có thể nói trong năm 2014, năm bắt được thị trường trước bối cảnh thị trường các nước xuất khẩu tôm như Thái Lan, Trung Quốc chưa hồi phục.Bên cạnh đó một số thị trường nhập khẩu tôm chính của Công ty chưa thoát khỏi khủng hoảng, giá tôm nguyên liệu đầu vào tăng cao đã gây sức ép lớn trong việc kinh doanh của Công ty.Bằng sự nỗ lực và kinh nghiệm của mình, Công ty đã đạt được kết quả khả quan như trên.Tuy nhiên Công ty vẫn còn những hạn chế cần khắc phục để đạt được hiệu quả cao hơn. 3.3.2. Hạn chế: - Khả năng thanh toán của Công ty: Do hàng tồn kho của Công ty tương đối lớn vào năm 2014 nên ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nhanh của Công ty. Chỉ tiêu này biến động trong khoảng từ 0,49 đến 0,61. Chỉ tiêu này của Công ty đạt ở mức trung bình do các chỉ tiêu này trong giai đoạn 2013-2014 đều nhỏ hơn 1 sẽ khiến cho Công ty có thể gặp khó khăn đối với các khoản nợ khi đáo hạn. Lượng tiền mặt công ty nắm giữ tương đối nhỏ so với các khoản nợ của Công ty cho nên khả năng thanh toán tức thời của Công ty khá thấp. - Tình hình hoạt động của Công ty: Vòng quay các khoản phải thu giảm nhẹ trong năm 2014 từ 14,19% xuống 13,37%. Vòng quay khoản phải thu này tăng lên nguyên nhân là do các khoản phải thu tăng cao điều này ảnh hưởng rất lớn tới nguồn vốn của Công ty cũng như rủi ro không thu hồi được công nợ.Vòng quay hàng tồn kho biến động cùng với chu kỳ sản xuất của doanh nghiệp trong năm và ở mức cao vì đa phần lớn hơn 1. Vòng quay hàng tồn kho đang giảm dần cho thấy việc cân đối giữa sản xuất và tiêu thụ của Công ty đang kém dần. Hàng tồn kho càng cao chứng tỏ hoạt động bán hàng chưa hiệu quả, chi phí lưu kho của Công ty cao điều đó ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty. - Khả năng kiểm soát công nợ của Công ty Minh Phú không được cải thiện trong năm qua với kỳ thu tiền bình quân đã tăng từ 25,37 ngày năm 2013 lên94 26,94 ngày năm 2014. Việc này sẽ làm giảm khả năng quay vòng vốn của Công ty chậm hơn so với các doanh nghiệp khác. - Khả năng cân đối vốn của Công ty: Cơ cấu vốn của Công ty được giữ ở mức khá cao qua hai năm 2013, 2014. Chỉ tiêu nợ trên tổng nguồn vốn xoay quanh mức trên 70%/năm. Tuy nhiên các khoản nợ của công ty chủ yếu là nợ ngắn hạn, do đặc trưng của hoạt động kinh doanh cần nhiều vốn lưu động để duy trì hoạt động sản xuất trong khi việc bán hàng trả chậm khiến Công ty không thể thu hồi vốn nhanh. Nợ dài hạn tăng mạnh trong năm 2014 chứng tỏ Công ty đang có những chính sách tìm kiếm nguồn vốn dài hạn đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh của Công ty trong tương lai. Chỉ tiêu nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu có sự biến động tương đối lớn từ 354,52% lên đến 392,29%. Nguyên nhân do các khoản vay của Công ty tăng lên. Với tỷ lệ nợ ở mức cao có thể thấy Công ty đang sử dụng đòn bẩy tài chính để tài trợ cho các hoạt động của mình. - Do thị trường xuất khẩu chính của Công ty là thị trường Mỹ, chiếm hơn 40% sản lượng xuất khẩu của Công ty. Để xuất khẩu sang thị trường này, Công ty gặp phải rào cản thương mại là thuế chống bán phá giá và mức thuế này sẽ được điều chỉnh hàng năm. Bên cạnh đó là những rào cản kỹ thuật, vì vậy mọi sự biến động từ phía thị trường nhập khẩu ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của Công ty. - Doanh thu chính của Công ty đến từ hoạt động xuất khẩu hàng thủy sản, vì vậy kết quả kinh doanh của Công ty chịu khá nhiều biến động của tỷ giá. Đồng USD và JPY là hai đồng tiền chính Công ty nhận được từ các hợp đồng xuất khẩu, bên cạnh đó Công ty dùng đồng tiền USD để nhập khẩu nguyên liệu sản xuất. Do đó, sự biến động trong tỷ giá sẽ ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh, lợi nhuận của Công ty.95 CHƢƠNG 4. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THỦY SẢN MINH PHÚ 4.1. Mục tiêu và định hƣớng trong chiến lƣợc phát triển Công ty trong thời gian tới - Thứ nhất, duy trì các bạn hàng truyền thống hiện có, đẩy mạnh sản xuất những mặt hàng giá trị gia tăng như tôm sushi, tôm Tempura, tôm Ring… làm tăng khả năng cạnh tranh khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ, Nhật Bản, EU, Hàn Quốc. Tiếp tục mở rộng thị trường sang Nga, Trung Quốc đặc biệt Trung Quốc dự kiến sẽ trở thành một trong những thị trường trọng điểm trong thời gian tới của Công ty. - Thứ hai, đảm bảo nguồn cung đầu vào đầy đủ, triển khai mạnh mẽ chuỗi cung ứng tôm bền vững Công ty Minh Phúđủ cung ứng tôm chất lượng cao cho các nhà máy chế biến tôm xuất khẩu của Công ty. Thành lập chuỗi cung ứng cung cấp con giống, cung cấp thức ăn, cung cấp thuốc và chế phẩm vi sinh, cung cấp quy trình nuôi chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật nuôi và thu mua lại sản phẩm với giá cao hơn thị trường từ 10-20% để đảm bảo nguồn cung nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy chế biến xuất khẩu của Công ty. - Thứ ba, thành lập hệ thống phân phối ở thị trường Quốc tế cùng với các cửa hàng thực phẩm sạch, chuỗi nhà hàng thuỷ sản, chuỗi các nhà hàng thức ăn nhanh thuỷ sản ở thị trường nội địa cũng như trên quốc tế. Đa dạng hóa sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường truyền thống.Nâng cao công tác quản lý chất lượng sản phẩm, giám sát chặt chẽ từ khâu nguyên liệu đầu vào đến sản xuất ra thành phẩm xuất khẩu. - Thư tư, xây dựng kế hoạch sử dụng vốn cũng như phương án huy động vốn phù hợp với điều kiện thị trường tài chính, tiết kiệm chi phí quản lý kinh96 doanh, quản lý chặt chẽ chi phí sản xuất nhằm giảm giá thành, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận cho công ty. Quản lý dự trữ hàng tồn kho,theodõi sát sao các khoản phải thu, đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra thường xuyên, liên tục, giảm thiểu ứ đọng vốn trong hàng tồn kho, tránh thất thoát vốn do không thu hồi được nợ. - Thứ năm, nâng cao công tác quản trị doanh nghiệp, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đào tạo đội ngũquản lý có trình độ chuyên môn sâu, năng động, sáng tạo. Có các chính sách thu hút nguồn nhân lực giỏi, chính sách đãi ngộ tốt với cán bộ công nhân lao động của Công ty. 4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính của Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú 4.2.1. Giải pháp tăng doanh thu cho Công ty Đối với các doanh nghiệp, vấn đề tiêu thụ sản phẩm luôn được đặt lên hàng đầu, là mục tiêu quan trọng nhất mà các doanh nghiệp hướng tới và được các nhà quản trị doanh nghiệp đặc biệt quan tâm.Tiêu thụ sản phẩm là khâu quan trọng để doanh nghiệp thu hồi vốn trong quá trình tái sản xuất kinh doanh, tạo doanh thu và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Để làm được điều này, Công ty cần xây dựng các chính sách giá hợp lý, tổ chức tốt công tác nghiên cứu phát triển thị trường, tìm kiếm các thị trường tiêu thụ tiềm năng.Bên cạnh đó Công ty cần đẩy mạnh phát triển thương hiệu, mở rộng mạng lưới phân phối sản phẩm, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu để đáp ứng được yêu cầu khắt khe của nhà nhập khẩu. 4.2.1.1. Mở rộng, tìm kiếm thị trường mới cho Công ty Là một trong những doanh nghiệp chế biến tôm xuất khẩu lớn nhất Việt Nam hiện nay, với tốc độ tăng trưởng cao trong các năm qua, Minh Phú tiếp tục đặt ra mục tiêu tăng trưởng cao cho mình trong năm 2015 (tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bình quân khoảng 22,86%). Để đạt được mục tiêu đề ra, ngoài việc tiếp tục đa dạng hóa sản phẩm, Công ty cần xây dựng những chiến97 lược tăng thị phần ở những thị trường truyền thống là bạn hàng quen thuộc của Công ty như thị trường Mỹ, Nhật Bản, EU, Hàn Quốc. Năm 2015 Công ty có kế hoạch mở rộng thị trường xuất khẩu sang Nga và Trung Quốc, đặc biệt Trung Quốc dự kiến sẽ trở thành một trong những thị trường trọng điểm trong thời gian tới của Minh Phú. Để thực hiện được, Công ty cần thực hiện những biện pháp sau: - Tăng cường công tác đầu tư, khảo sát, điều ra nghiên cứu thị trường: Để có thể thâm nhập vào thị trường mới, trước tiên đòi hỏi Công ty phải tiến hành khảo sát, điều tra và nghiên cứu thị trường. Nắm rõ được những đặc tính, thị hiếu khách hàng ở thị trường đó cũng như những quy định về tiêu chuẩn chất lượng, chính sách, quy định của bạn hàng để mở rộng thị trường tiêu thụ. - Tăng cường các biện pháp quảng cáo, giới thiệu sản phẩm rộng rãi, sàng lọc, chọn lựa tiến tới hoàn thiện hệ thống nhà phân phối sản phẩm, Công ty nhập khẩu có đủ năng lực. - Có chính sách chăm sóc khách hàng, xử lý nhanh cũng như tiếp thu các ý kiến phản hồi của khách hàng. 4.2.1.2. Xây dựng chính sách giá phù hợp Giá cả luôn là yếu tố quan trọng trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, thuhút khách hàng, mở rộng thị trường, tăng khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị trường. Công ty phải luôn đề ra chính sách giá linh hoạt, phù hợp với từng thị trường tiêu thụ. Bên cạnh đó Công ty cũng cần có những chính sách ưu tiên về giá, điều kiện thanh toán cho những khách hàng truyền thống của Công ty, khách hàng nhập khẩu lớn nhằm duy trì cho Công ty những khách hàng có nhu cầu sản phẩm lớn, ổn định và lâu dài. Giá nguyên liệu đầu vào luôn chiếm khoảng 60-70% giá thành tôm xuất khẩu. Ngoài ra do đặc thù ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản là ngành phụ thuộc khá nhiều vào các điều kiện tự nhiên như thiên tai, dịch bệnh có thểbất98 ngờ xảy ra khiến cho rủi ro kinh doanh là khá lớn. Nguồn nguyên liệu đầu vào thường bị tình trạng tôm chết sớm hàng loạt do nguồn nước bị ô nhiễm, môi trường nuôi tôm thay đổi, con giống nhiễm bệnh... điều này sẽ ảnh hưởng tới nguồn thu mua của Công ty. Nguồn nguyên liệu đầu vào của Minh Phú xuất phát từ hai nguồn chính thứ nhất đó là từ việc thu mua của các ngư dân đánh bắt xa bờ, các hộ dân nuôi tôm ở địa phương và nguồn thứ hai là từ các dự án nuôi trồng của chính Công ty.Vì vậy Công ty cần có những chính sách lâu dài, đảm bảo nguồn cung nguyên liệu ổn định với chất lượng cao, Công ty cần thực hiện một số biện pháp sau: - Đầu tư, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, công nghệ để sản xuất ra tôm giống sạch bệnh từ đó giảm được giá thành nguyên liệu đầu vào. - Đầu tư xây dựng quy trình nuôi tôm chuẩn hạn chế dịch bệnh tôm thường gặp phải như hội chứng tôm chết sớm – EMS đảm bảo nuôi tôm thành công cao. - Ký hợp đồng với các nhà cung cấp, với các hộ nuôi tôm ngày từ đầu với khối lượng lớn nhằm giảm thiểu rủi ro. 4.2.1.3. Nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm của Công ty Chất lượng sản phẩm luôn là yếu tố quyết định đến sự phát triển bền vững của Công ty và luôn là mục tiêu hàng đầu trong chiến lược kinh doanh của Minh Phú. Trong xã hội phát triển, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp diễn ra ngày càng khốc liệt, để có thể duy trì được vị thế của mình trên thị trường cũng như mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh đòi hỏi doanh nghiệp không ngừng đổi mới nâng cao chất lượng sản phẩm từ đó mới mang lại lợi nhuận cho Công ty.Để đạt được mục tiêu trên, Công ty cần thực hiện những biện pháp sau: - Đầu tư nghiên cứu tuyển chọn giống tôm có khả năng tăng trưởng nhanh, tỷ lệ sống cao làm giảm giá thành tôm nuôi, tăng khả năng cạnh tranh99 trên thị trường trong cũng như ngoài nước, tiến tới chủ động được hoàn toàn nguồn tôm nguyên liệu có chất lượng cao. - Tiến hành giám sát, kiểm tra khâu nguyên liệu đầu vào. Do Việt Nam là nước xuất khẩu chủ yếu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản do tận dụng được điều kiện tự nhiên thuận lợi, giá nhân công rẻ dẫn tới giá thành sản xuất thường thấp hơn ở các nước nhập khẩu. Vì vậy các mặt hàng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam thường gặp phải các rào cản phi thương mại ở các nước nhập khẩu. Rào cản phi thương mại ở đây là các rào cản kỹ thuật như các chỉ tiêu kiểm tra dư lượng kháng sinh trong tôm, thức ăn cho tôm… Vì vậy Công ty cần có những biện pháp kiểm soát chất lượng thức ăn cho tôm, xây dựng quy trình nuôi tôm đảm bảo chất lượng như: bồi dưỡng,nâng cao trình độ đội ngũ lao động phòng thí nghiệm, phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm, thành lập trại sản xuất giống tôm chất lượng cao và sạch bệnh. Bên cạnh đó Công ty nên thành lập, cung cấp chuỗi cung ứng khép kín từ cung cấp con giống, cung cấp thức ăn, cung cấp thuốc, cung cấp quy trình nuôi chuẩn, hướng dẫn quy trình nuôi cho các hộ nuôi tôm ở địa phương. Các hộ nuôi tôm này sẽ ký hợp đồng với Minh Phú và cam kết bán lại tôm với chất lượng được đảm bảo. - Phòng giám sát chất lượng cần phải giám sát chặt chẽ khâu sản xuất để từ đó phát hiện ra các sản phẩm không đạt yêu cầu về chất lượng, kích thước, các tiêu chuẩn kỹ thuật từ đó đề ra các phương hướng giải quyết nhanh chóng nhằm khắc phục những yếu kém còn tồn tại. - Tăng cường công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi mang xuất khẩu cũng như tiêu thụ tại thị trường trong nước tránh tình trạng hàng bị trả lại do không đạt tiêu chuẩn cũng như quy cách, chất lượng sản phẩm như yêu cầu của nhà nhập khẩu. Việc kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ cũng là quy trình hết sức quan trọng và cần thiết bởi nó tạo niềm tin cho người tiêu dung trong và ngoài nước khi sử dụng sản phẩm của Công ty. Trong trường hợp hàng xuất khẩu của Công ty không đạt yêu cầu, bị100 khách hàng trả lại sẽ ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận cũng như làm giảm uy tín của Công ty trên thị trường. - Để có thể tồn tài và giữ vững vị thế của mình trên thị trường, Công ty cần không ngừng đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng thị hiếu của từng thị trường nhập khẩu cũng như thị trường trong nước như đẩy mạnh sản xuất những mặt hàng có giá trị gia tăng như tôm tẩm bột, tôm tẩm gia vị, tôm Nobashi, tôm Tempura. 4.2.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động 4.2.2.1. Tăng cường quản lý các khoản phải thu Quản lý các khoản phải thu là một vấn đề hết sức cấp bách và cần thiết trong công tác quản lý tài chính doanh nghiệp và được các nhà quản trị doanh nghiệp đặc biệt quan tâm. Đối với Công ty Minh Phú, các khoản phải thu luôn chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng tài sản ngắn hạn và tăng đều qua các năm. Ngoài ra, những khoản phải thu tăng cao sẽ kéo theo những khoản chi phí phát sinh như chi phí quản lý nợ, chi phí thu hồi nợ, chi phí chi trả tiền lãi vay để đáp ứng nhu cầu vốn của Công ty khi mà vốn của Công ty đang bị khách hàng chiếm dụng. Bên cạnh đó, những khoản phải thu khách hàng của Công ty tăng cao sẽ dẫn tới Công ty lâm vào tình trạng tồn tại những khoản nợ khó đòi,xấu hơn sẽ rơi vào tình trạng mất vốn nếu khách hàng của Công ty không còn khả năng thanh toán. Vì vậy Công ty cần phải có các biện pháp quản lý nguồn vốn này: - Tăng cường hoạt động phân tích khách hàng: Cần nâng cao công tác thẩm định khách hàng, lựa chọn khách hàng tiền năng với khả năng thanh toán tốt đảm bảo việc thu hồi vốn cho Công ty. Công tác phân tích, lựa chọn khách hàng là khâu hết sức quan trọng, Công ty sẽ đề ra những chính sách tính dụng khác nhau áp dụng cho từng loại đối tượng khách hàng. Vì vậy, việc phân tích khách hàng, đánh giá khả năng thanh toán, tình trạng tài chính101 cũng như uy tín của khách hàng sẽ quyết định áp dụng chính sách tín dụng nào được áp dụng đối với từng đối tượng khách hàng cụ thể. - Cần phải bổ sung những điều khoản về thanh toán trong hợp đồng, gắn trách nhiệm thanh toán với việc ký kết hợp đồng. Yếu tố Công ty cần quan tâm khi ký kết hợp đồng là quy định thời hạn thanh toán và hạn mức chiết khấu thanh toán. Hạn mức chiết khấu thanh toán ở đây là phần giảm trừ một số tiền nhất định cho khách hàng khi khách hàng thanh toán trước thời hạn quy định trong hợp đồng. Tỷ lệ chiết khấu thanh toán cũng như thời hạn thanh toán sẽ phụ thuộc vào chính sách tín dụng tại từng thời điểm của Công ty. Việc áp dụng những chính sách thanh toán sẽ thúc đẩy khách hàng thanh toán nhanh, thu hút thêm khách hàng mới cho Công ty làm tăng doanh thu, giảm được các khoản chi phí quản lý, thu hồi nợ. Tuy nhiên, khi áp dụng các chính sách chiết khấu thanh toán dẫn tới số tiền thực thu của Công ty giảm xuống vì vậy Công ty cần cần nhắc và có những chính sách chiết khấu phù hợp, linh hoạt. - Theo dõi các khoản phải thu: Công ty cần phải mở sổ theo dõi chi tiết các khoản nợ phải thu, đồng thời tiến hành phân loại nợ, thường xuyên theo dõi, đánh giá tình hình các khoản nợ của khách hàng và có biện pháp xử lý kịp thời đối với từng loại nợ. Đặc biệt đối với những khoản nợ trong hạn và sắp đến hạn, Công ty cần phải theo dõi sát sao hơn, khi đến hạn thanh toán cần phải thông báo cho khách hàng và gửi những chứng từ cần thiết để khách hạn chuẩn bị các thủ tục thanh toán cho Công ty, đôn đốc khách hàng khi đến hạn thanh toán. - Đối với những khoản nợ quá hạn, Công ty cần phải có những chính sách, biện pháp thích hợp để thu hồi nợ. Tiến hành phân tích nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ quá hạn, xem xét gia hạn nợ hoặc có những biện pháp thu hồi nợ.102 - Đối với những khoản nợ khó đòi, Công ty cần trích lập dự phòng phải thu khó đòi với những tỷ lệ trích lập dự phòng khác nhau tùy thuộc vào từng loại nợ và thời gian quá hạn của các loại nợ đó. - Đưa ra những chính sách tín dụng phù hợp với khách hàng nhằm nâng cao tốc độ thu hồi nợ như chính sách bán chịu, chính sách chiết khấu, chính sách giảm giá hàng bán đối với những hợp đồng có giá trị cao, là khách hàng thường xuyên của Công ty, khách hàng thanh toán tiền hàng sớm. Bổ sung những điều khoản thanh toán chặt chẽ trong hợp đồng khi ký kết với khách hàng trong trường hợp thanh toán không đúng hạn như Công ty được thu lãi suất tương ứng với lãi suất quá hạn của Ngân hàng. Chính sách bán chịu nếu được Công ty sử dụng hợp lý cũng tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty đẩy nhanh khả năng tiêu thụ sản phẩm cũng như thu hồi các khoản nợ. Tuy nhiên để áp dụng chính sách bán chịu, Công ty cần phải xác định mục tiêu bán chịu là nhằm tăng doanh thu, giảm lượng hàng tồn kho, tạo uy tín về năng lực tài chính của Công ty đối với khách hàng cũng như đối thủ cạnh tranh. Bên cạnh đó là các điều khoản, điều kiện đi kèm trong chính sách bán chịu căn cứ vào mức giá, lãi suất nợ vay, lợi nhuận do chính sách bán chịu mang lại so với chi phí phát sinh khi áp dụng chính sách bán chịu. Song song với việc áp chính sách bán chịu cho khách hàng, công ty cần xây dựng chặt chẽ các chính sách thu hồi công nợ, hình thức chiết khấu giảm giá phù hợp, có phương án xử lý cụ thể đối với từng khoản bán chịu sao cho chi phí thu hồi nợ là thấp nhất đồng thời đảm bảo bù đắp được mọi rủi ro Công ty có thể gặp phải khi áp dụng việc bán chịu. Thời hạn áp dụng bán chịu cho khách hàng không quá lâu nhằm giúp Công ty thu hồi nguồn vốn bị chiếm dụng một cách nhanh nhất. Để có thể kiểm soát được chính soát bán chịu hiệu quả, Công ty cần xác định giới hạn bán chịu qua hệ số nợ phải thu theo công thức sau: Hệ số nợ phải thu===Nợ phải thu từ khách hàng=Doanh số hàng bán ra==103 - Phân tích, xác định các yếu tố quyết định tới chính sách tín dụng của Công ty: Trước tiên đó là tình trạng tài chính của Công ty, Công ty không thể cấp tín dụng cho khách hàng nếu như Công ty cũng đang trong tình trạnh thiếu vốn hay khi nợ phải thu của Công ty ở mức cao. Ngoài ra Công ty cũng cần phải phân tích, theo dõi, đánh giá chính sách tín dụng của các đối thủ cạnh tranh để đưa ra những chính sách ưu đãi hợp lý. Bên cạnh đó chính sách tín dụng còn phụ thuộc vào thị trường tiêu thụ của Công ty, chiến lược kinh doanh của Công ty tại thị trường đó, mục tiêu lợi nhuận. Kết luận: Tăng cường quản lý các khoản phải thunhằm thúc đẩy quá trình thanh toán nợ của khách hàng, giúp Công ty thu hồi vốn nhanh tránh để nguồn vốn bị khách hàng chiếm dụng tạo điều kiện nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty. 4.2.2.2. Quản lý hàng tồn kho Đối với một doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu thủy sản như Minh Phú thì đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào, chất lượng nguồn nguyên liệu luôn là yếu tố được đặt lên hàng đầu của doanh nghiệp. Nó quyết định doanh thu, lợi nhuận cũng như sự tồn tại phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy Công ty luôn phải dự trữ lượng hàng tồn kho hợp lý, nguồn cung ổn định để đảm bảo phát triển kinh doanh của Công ty. Tuy nhiên, công tác quản lý hàng tồn kho của Công ty vẫn chưa được quản lý chặt chẽ, chưa đem lại hiệu quả cao, số liệu cập nhật hàng tồn kho không kịp thời, thiếu chính xác. Do vậy Công ty cần có những biện pháp quản lý hàng tồn kho hiệu quả: - Có kế hoạch quản lý hàng tồn kho hiệu quả: Công ty phải tính toán, ước tính lượng hàng tồn kho dự trữ một cách hợp lý, giảm thiểu chi phí lưu kho,chi phí quản lý hàng tồn kho ở mức thấp nhất mà vẫn đảm bảo nguồn cung phục vụ các đơn hàng xuất khẩu cho khách hàng. Nếu Công ty duy trì lượng hàng tồn kho quá cao sẽ làm tăng chi phí, giảm lợi nhuận, ngược lại nếu lượng hàng tồn kho quá thấp, Công ty sẽ không có đủ sản phẩm đáp ứng104 nhu cầu khách hàng dẫn tới giảm uy tín của Công ty cũng như bỏ trống thị trường cho các đối thủ cạnh tranh. Công ty phải có bộ phận thường xuyên theo dõi những biến động của thị trường, điều chỉnh kịp thời việc thu mua nguyên liệu đầu vào cũng như công suất chế biến thành phẩm của các nhà máy chế biến trước sự biến động của thị trường, đảm bảo tốc độ luân chuyển vốn của Công ty. Vì vậy việc xây dựng một kế hoạch quản lý hàng tồn kho cụ thể mà vẫn đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng dựa trên cơ sở báo cáo chi tiết hàng tháng, hàng quý là hết sức cần thiết. - Phân loại, kiểm kê và kiểm tra chất lượng hàng tồn kho: Do đặc thù kinh doanh của Công ty là xuất khẩu các mặt hàng thủy sản đông lạnh vì vậy công tác kiểm tra chất lượng của sản phẩm luôn đóng vai trò quan trọng để đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của thị trường nhập khẩu. Do đó Công ty cần thường xuyên chú trọng vào công tác kiểm tra chất lượng hàng tồn kho, thường xuyên kiểm kê, phân loại hàng tồn kho, phát hiện lượng hàng tồn đọng để có những biện pháp xử lý kịp thời. Loại bỏ những nguồn nguyên liệu không đảm bảo chất lượng trong quá trình nhập nguyên liệu của Công ty. 4.2.3. Xây dựng kế hoạch huy động, sử dụng vốn hiệu quả Vốn kinh doanh luôn đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của Công ty. Công ty muốn hoạt động kinh doanh hiệu quả, mở rộng thị trường, tăng khả năng cạnh tranh thì không thể thiếu vốn. Do đó việc xây dựng kế hoạch huy động và sử dụng vốn hợp lý là một việc cần thiết, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh cũng như hiệu quả hoạt động sản xuất của Công ty. Thực tế trong năm 2014 Công ty phải huy động và sử dụng nguồn vốn đi vay khá lớn, nợ phải trả của Công ty chiếm 75,5% tổng cơ cấu nguồn vốn. Vì vậy để sử dụng nguồn vốn một cách hợp lý, antoàn, tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn đồng thời tối đa hóa giá trị doanh nghiệp, Công ty cần thực hiện những biện pháp sau:105 Thứ nhất: Xác định nhu cầu vốn cần thiết cho hoạt động kinh doanh của Công ty nhằm tránh tình trạng thiếu vốn làm cho hoạt động kinh doanh của Công ty bị ngưng trệ.Đồng thời dự đoán cụ thể nhu cầu vốn tối thiểu để tránh tình trạng thừa vốn gây ứ đọng, lãng phí.Bên cạnh đó Công ty cần phải xác định nhu cầu vốn lưu động do nguồn vốn này đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình tái sản xuất.Để thực hiện được việc này, Công ty cần phải theo dõi sát sao nhu cầu sử dụng vốn, thường xuyên điều chỉnh theo từng quý để đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn vốn huy động được. Xem xét mối quan hệ giữa vốn hoặc tài sản với doanh thu. Vốn bằng tiền, nhu cầu dự trữ hàng tồn kho, sản phẩm dở dang hay thành phẩm, các khoản nợ phải trả sẽ tăng tỷ lệ thuận với doanh thu tiêu thụ sảm phẩm và các khoản phải thu khách hàng.Từ đó dự toán nhu cầu vốn kinh doanh cho năm tới sẽ dựa trên tỷ lệ phần trăm các khoản mục ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu. Thứ hai: Trên cơ sở xây dựng nhu cầu vốn cần thiết, Công ty đưa ra các phương án huy động vốn, lựa chọn nguồn tài trợ phù hợp, dễ tiếp cận, xác định khả năng vốn hiện có, cơ cấu huy động vốn để tối thiểu hóa chi phí huy động vốn. Thực tế trong năm 2014 chi phí lãi vay của Công ty giảm, Công ty có xu hướng chuyển sang tìm kiếm các nguồn vốn vay trung và dài hạn có tính ổn định cao để đáp ứng những chiến lược phát triển kinh doanh lâu dài, bên cạnh đó là sự gia tăng trong khoản mục vốn đầu tư của chủ sở hữu. Điều này giúp cho Công ty có mức độ tự chủ tài chính cao, đồng thời giảm thiểu rủi ro từ lãi suất vay vốn khá cao. Công ty cần xem xét cân nhắc, tận dụng những ưu điểm của nguồn vốn chủ sở hữu đem lại như chủ động đáp ứng nhu cầu vốn khi cần thiết, tiết kiệm thời gian, chi phí huy động vốn thấp, tránh áp lực thanh khoản, nắm bắt kịp thời các cơ hội trong kinh doanh. Thứ ba: Sau khi huy động vốn, Công ty cần chủ động lập kế hoạch phân phối và sử dụng vốn huy động hợp lý, hiệu quả. Đối với tài sản ngắn hạn, Công ty cần phân tích thị trường, nghiên cứu nhu cầu của thị trường, cập nhật106 số liệu điều chỉnh hàng quý để dự tính hàng tồn kho về số lượng, thời gian lưu kho nhằm đẩy nhanh số vòng quay hàng tồn kho tránh tình trạng ứ đọng vốn, giảm thiểu rủi ro biến động tỷ giá. Đối với tài sản cố định, Công ty cũng cần có kế hoạch dầu tư hợp lý, sử dụng dây chuyền sản xuất hiện đại với năng suất cao nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất từ đó giảm giá thành sản phẩm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. 4.2.4. Cơ cấu lại nguồn vốn Công ty theohướng sử dụng VCSH Để có thể phát triển và mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh, cấu trúc nguồn vốn của Công ty đóng vai trò hết sức quan trọng.Nếu Công ty có tỷ lệ nợ phải trả ở mức cao, tức là Công ty đang phải sử dụng đòn bẩy tài chính để có thể làm tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE).Tuy nhiên việc sử dụng đòn bẩy tài chính trong kinh doanh quá mức sẽ dẫn tới rủi ro mất thanh khoản ở mức cao và Công ty sẽ mất khả năng tự chủ về tài chính.Ngược lại, nếu có một tỷ lệ vốn chủ lớn thì Công ty sẽ tự chủ về mặt tài chính nhưng không tận dụng được đòn bẩy tài chính để làm tăng được ROE. Thực tế cho thấy, hệ số nợ năm 2014 của Công ty khá cao ở mức 0.74 vào đầu năm và đến cuối năm là 0.75, điều này cho thấy Công ty đang sử dụng đòn bẩy tài chính ở mức cao. Tuy nhiên việc sử dụng đòn bẩy tài chính ở mức cao tiềm ẩn nhiều rủi ro tài chính cho Công ty, vì vậy trong tương lai Công ty nên cân đối hợp lý giữa việc sử dụng nợ bên ngoài với việc huy động sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu trước bối cảnh nền kinh tế Việt Nam khi mà lãi suất vay vốn luôn ở mức cao, không ổn định. Điều này sẽ giúp cho Công ty tự chủ về mặt tài chính, tạo uy tín với các bạn hàng kinh doanh, để thực hiện được điều này, Công ty cần thực hiện một số biện pháp sau: - Rà soát, xem xét lại những khoản vay không hợp lý, thanh toán hết các khoản nợ đến hạn.107 - Xây dựng kế hoạch đầu tư hợp lý, tránh lãng phí do đầu tư dàn trải không mang lại hiệu quả. Có kế hoạch cụ thể sử dụng hiệu quả tối đa nguồn vốn đi vay để phát triển hoạt động kinh doanh. - Trích lập tỷ lệ hợp lý lợi nhuận để lại để tái đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh. 4.2.5. Hoàn thiện công tác phân tích, quản lý tài chính doanh nghiệp Phân tích tài chính doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của mỗi doanh nghiệp, nó không những phản ánh tình hình sức khỏe của doanh nghiệp đó trong hiện tại và quá khứ mà còn dự báo xu hướng phát triển doanh nghiệp trong tương lai. Do đó việc phân tích tài chính sẽ thu hút sự quan tâm của nhiều đối tượng đặc biệt là các nhà quản trị doanh nghiệp. Để thực hiện được yêu cầu trên đòi hỏi Công ty không ngừng hoàn thiện quá trình phân tích tài chính: - Xác định rõ mục tiêu, phạm vi cần phân tích để từ đó thu thập số liệu liên quan một cách đầy đủ và có hệ thống, đảm bảo thông tin chính xác và kịp thời. Lập kế hoạch phân tích và tiến hành phân tích thông qua việc xây dựng, lựa chọn hệ thống các chỉ tiêu sao cho phù hợp với loại hình kinh doanh mà doanh nghiệp đang hoạt động. Để đáp ứng được yêu cầu này, Bộ phận kế toán tài chính của Công ty phải có trình độ chuyên môn cao, nắm vững chuyên môn nghiệp vụ cũng như các quy định trong chính sách chế độ quản lý tài chính của Nhà nước. - Hoàn thiện hệ thống quản lý, đầu tư nâng cấp phần mềm kế toán giúp cho bộ phận tài chính kế toán có thể quản lý được từ khâu thu mua nguyên liệu đầu vào, sản xuất, vận hành kho, bán hàng đến lập báo cáo tài chính từ đó làm tăng tính minh bạch và độ tin cậy của các báo cáo tài chính. - Các giải pháp hoàn thiện phải được tổ chức thực hiện một cách khoa học, đảm bảo tính phù hợp, thống nhất, khả thi và đem lại hiệu quả cho Công ty. Yêu cầu này nhằm đảm bảo sự thống nhất khi so sánh các chỉ tiêu giữa các kỳ108 phân tích, tạo một hệ thống phản ánh tình hình tài chính của Công ty một cách nhất quán. - Hoàn thiện các phương pháp đánh giá doanh nghiệp phải phù hợp với đặc điểm và tiêu chí hoạt động sản xuất của Công ty do mỗi doanh nghiệp đều có những đặc trưng riêng. Bên cạnh đó để công tác hoàn thiện phân tích tài chính được phát huy hết hiệu quả, Công ty cần đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho công tác quản trị tài chính, đội ngũ nhân viên phòng kế toán tài chính, nâng cao bồi dưỡng trình độ quản lý của các cấp lãnh đạo. - Công ty nên thành lập một bộ phận tài chính riêng biệt, đảm nhiệm việc phân tích và định hướng tài chính cho ban lãnh đạo Công ty. Hiện nay việc phân tích tài chính vẫn do nhân viên bộ phận kế toán tài chính đảm nhiệm không đem lại hiệu quả cao. Vì vậy Công ty nên xem xét việc tách hai bộ phận tài chính và bộ phận kế toán tạo hiệu quả cao trong công việc. 4.3. Một số kiến nghị 4.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nước Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của các doanh nghiệp nói chungvà của Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú nói riêng. Để đạt được mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh doanh, phát triển mở rộng thị trường thì bên cạnh nỗ lực của bản thân Công ty còn cần sự phối hợpcủa các cơ quan Nhà nước thông qua việc ban hành các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển ngành thủy sản. Tác giả xin đưa ra một số kiến nghị sau: - Chính phủ cần nghiên cứu chính sách ưu đãi về thuế đối với việc khai thác nuôi trông thủy sản để tăng sức cạnh tranh trên thị trường cho các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu mặt hàng thủy hải sản. Bên cạnh đó là những chính sách miễn thuế khuyến khích doanh nghiệp, tổ chức cá nhân nuôi trồng và đánh bắt thủy sản như miễn thuế môn bài, tiền thuế thuê đất, thuê mặt nước… - Chính phủ cần ban hành những chính sách hỗ trợ lãi suất tín dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng thủy sản. Hiện nay mặt bằng lãi suất tín109 dụng ở nước ta là khá cao, bên cạnh đó các doanh nghiệp rất khó có khả năng tiếp cận được với nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng. Vì vậy một chính sách hỗ trợ tín dụng hợp lý từ phía Nhà nước sẽ thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp. - Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước cần có những chính sách quản lý tốt thị trường ngoại hối, giữ ổn định tỷ giá, kiềm chế lạm phát để không gây biến động đột biến tới giá cả hàng hóa đầu vào, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu. 4.3.2. Kiến nghị đối với Công ty - Công ty cần phải nâng cao hệ thống kiểm soát chất lượng nguyên liệu đầu vào đảm bảo đáp ứng những quy định, rào cản kỹ thuật từ phía thị trường nhập khẩu. Bên cạnh đó, mở rộng quy trình nuôi tôm khép kín từ khâu tuyển chọn con giống, thức ăn, quy trình nuôi đảm bảo cung cấp tôm chất lượng cao xuất khẩu, đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các nhà máy chế biến tôm của Công ty. - Công ty cần phải thường xuyên nghiên cứu, cập nhật thông tin, các quy định, chính sách mới để đưa ra những chính sách phù hợp với hoạt động kinh doanh của Công ty. - Nâng cao, đầu tư hệ thống phần mềm quản lý tài chính chặt chẽ, cập nhật thông tin số liệu kinh doanh nhanh chóng, chính xác để các nhà quản trị Công ty nắm bắt thị trường kịp thời. - Công ty cần trích lập quỹ phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ đội ngũlao động. Có những chính sách đãi ngộ nâng cao đời sống cán bộ công nhân viện như: hỗ trợ tiền ăn trưa, ăn ca, hỗ trợ cán bộ công nhân viên trong việc mua nhà trả góp, xây dựng nhà tập thể cho cán bộ công nhân viên… Từ đó khuyến khích người laođộng yên tâm làm việc, phát huy hết năng suất lao động mang lại hiệu quả sản xuất cho Công ty.110 KẾT LUẬN Trong quá trình phát triển và hội nhập với nền kinh tế thế giới, các doanh nghiệp muốn nâng cao năng lực cạnh tranh, đứng vững trên thị trường trong nước và quốc tế đòi hỏi doanh nghiệp đó phải quan tâm đến công tác tài chính, thường xuyên phân tích, tổng hợp, đánh giá các chỉ tiêu tài chính, đưa ra các giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như dự báo tình hình tài chính của doanh nghiệp trong những khoảng thời gian nhất địnhlà việc làm hết sức quan trọng quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh. Qua thời gian nghiên cứu và tìm hiểu thực tiễn công tác phân tích tài chính tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, luận văn: “Phân tích tài chính Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú” đã được hoàn thành.Được sự chỉ bảo tận tình của Giảng viên hướng dẫn cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú luận văn đã hoàn thiện được nội dung và yêu cầu đặt ra: - Cơ sở lý luận cơ bản về phân tích tài chính doanh nghiệp. - Phân tích thực trạng tài chính của Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú thông qua các chỉ tiêu tài chính, tìm ra những nguyên nhân, hạn chế, ưu điểm trong công tác quản lý tài chính, quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện tài chính Công ty. - Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao tài chính của Công ty. Vấn đề phân tích đánh giá tài chính là một vấn đề khá phức tạp, hy vọng những giải pháp mà tác giả đưa ra trong luận văn đóng góp phần nào nâng cao hiệu quả tài chính của Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, giúp các nhà quản trị tài chính của Công ty có những biện pháp hữu hiệu nâng cao hoạt động kinh doanh của Công ty.111 Do còn nhiều hạn chế về thời gian cũng như trình độ nhận thức nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy tác giả rất mong nhận được sự đóng góp quý báu của các thầy cô giáo trong Khoa Tài chính – Ngân hàng, trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hội đồng bảo vệ luận văn, các nhà khoa học để đề tài này được hoàn thiện hơn.112 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Lê Thị Kim Anh, 2012.Hoàn thiện phân tích tài chính tại Công ty TNHH Tâm Châu. Luậnvăn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội. 2. Ngô Thế Chi, Nguyễn Trọng Cơ, 2009. Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính. 3. Công ty cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, 2013. Báo cáo thường niên năm 2013. 4. Công ty cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, 2014. Báo cáo thường niên năm 2014. 5. Nguyễn Thành Cường, 2008.Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp chế biến thủy sản Khánh Hòa. Tạp chí khoa học công nghệ thủy sản, số 3, trang 54. 6. Nguyễn Văn Duy, Đào Trung Kiên, Nguyễn Thị Hằng, Đào Thị Hương, 2014. Ảnh hưởng của cấu trúc vốn, quy mô, tăng trưởng doanh thu tới hiệu quả hoạt động các công ty Thủy sản niêm yết trên Thị trường chứng khoán Việt Nam. Hội thảo Quốc tế cùng doanh nghiệp vượt qua thử thách – Quản lý đổi mới và sáng tạo trong doanh nghiệp vừa và nhỏ (ICECH2014). Viện Kinh tế và Quản lý - Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, 12 tháng 9 năm 2014. 7. Nguyễn Thị Duyên, 2013.Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần thương mại và phân phối Zinnia. Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội. 8. Nguyễn Xuân Hoàng, 2012. Phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại Tín Phát. Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội.113 9. Lê Thu Hương,2012.Phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Hà. Luận văn Thạc sĩ,Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội. 10. Lưu Thị Hương, 2005.Thẩm định tài chính dự án.Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính. 11. Lưu Thị Hương, 2005.Tài chính doanh nghiệp.Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê. 12. Trần Thị Thu Hương, 2014. Hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty xăng dầu khu vực I. Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội. 13. Nguyễn Đình Kiệm, Bạch Đước Hiển, 2010.Giáo trình tài chính doanh nghiệp hiện đại. Hà Nội:Nhà xuất bản Tài chính. 14. Nguyên Văn Lang, 2013. Phân tích báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang. Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân. 15. Bùi Văn Lâm, 2011.Phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần VINACONEX 25. Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Đà Nẵng. 16. Nguyễn Thanh Liêm, 2007.Quản trị tài chính.Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê. 17. Đoàn Ngọ c Phúc, 2014. Ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt độ ng sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệ p sau cổ phần hóa ở Việ t Nam.Tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, số 7, trang 219. 18. Nguyễn Năng Phúc, 2011. Giáo trình phân tích báo cáo tài chính. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc Dân. 19. Nguyễn Ngọc Quang, 2013.Phân tích báo cáo tài chính. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính. 20. Nguyễn Hải Sản,2010.Quản trị tài chính doanh nghiệp.Hà Nội : Nhà xuất bản Thống kê.114 21. Định Trọng Thịnh, 2006.Giáo trình tài chính quốc tế. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính. Website 22. Bộ Tài Chính, 2006.Quyết định 15/2006/QĐ-BTC.Chế độ kế toán doanh nghiệp. <http://vbpq.mof.gov.vn/Home/DownloadFile?vbID=636>.[Ngày truy cập: 12 tháng 01 năm 2015]. 23. Bộ Tài Chính, 2014.Thông tư số 200/2014/TT-BTC. Về chế độ kế toán doanh nghiệp.<http://vbpq.mof.gov.vn/noi-dung-van-ban-10501>.[Ngày truy cập: 12 tháng 01 năm 2015]. 24. Bộ Tài Chính, 2014.Thông tư số 202/2014/TT-BTC. Về hướng dẫn phương pháp lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất . <http://vbpq.mof.gov.vn/noi-dung-van-ban-10593>.[Ngày truy cập: 10 tháng 01 năm 2015].PHỤ LỤC2345678910111213141516171819202122
- Xem thêm -