Luận văn ThS: Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001: 2008 tại Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Thành Nam

427 1

Miễn phí

Tải về máy để xem đầy đủ hơn, bản xem trước là bản PDF

Tags: #luận văn thạc sĩ#luận án#đồ án#tiểu luận

Mô tả chi tiết

1. Mở đầu

1.1 Lý do lựa chọn đề tài

Trong xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá việc nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thương hiệu của mình là một việc làm tất yếu của các doanh nghiệp Việt Nam đó là phương cách duy nhất đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của họ trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế trong nước và quốc tế. Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi lựa chọn đề tài: “Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001: 2008 tại Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Thành Nam”

1.2 Mục tiêu của đề tài 

Tổng hợp cơ sở lý luận quản lý chất lượng và hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001: 2008. 

Phân tích thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001: 2008 tại COTANA.

 

Đề xuất các giải pháp để hoàn thiện công tác áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001: 2008 tại COTANA. 

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Về lý luận: Nghiên cứu tài liệu liên quan đến lý luận về hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001: 2008.

Về thực tiễn: Phương pháp dùng phiếu hỏi và phỏng vấn về các yếu tố liên quan đến việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001: 2008 tại COTANA

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là cán bộ công nhân viên, đặc biệt là cán bộ quản lý hiện đang làm việc tại COTANA.

Phạm vi nghiên cứu của Luận văn là những vấn đề về cơ sở lý luận và phân tích thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001: 2008 tại COTANA từ đó đưa ra một số biện pháp hoàn thiện công tác này.

2. Nội dung

2.1 Cơ sở lý luận quản lý chất lượng và hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2008

Chất lượng

Quản lý chất lượng

Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001: 2008

2.2 Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2008 tại Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Thành Nam

 

Giới thiệu về công ty cổ phần đàu tư và xây dựng Thành Nam

 

Giới thiệu hệ thống QLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2008 tại COTANA

Phân tích việc áp dụng hệ thống QLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2008 tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Thành Nam

Những hạn chế và nguyên nhân trong việc ứng dụng ISO 9001: 2008 tại COTANA

2.3 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chất lượng theo ISO 9001: 2008 tại Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Thành Nam

Mục tiêu và định hướng phát triển của COTANA

Giải pháp hoàn thiện việc áp dụng hệ thống QLCL ISO 9001: 2008 tại COTAN

Các kiến nghị

3. Kết luận

Qua phân tích thực trạng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001 :2008 của Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng Thành Nam, luận văn đã xác định được những tồn tại trong hệ thống quản lý chất lượng của Thành Nam đó là cách xây dựng mục tiêu chưa hiệu quả, tính hiệu lực thấp; tính hiệu lực của hệ thống tài liệu chưa cao, quản lý các nguồn lực còn lỏng lẻo, nhất là nguồn lực tài chính; Số lượng công trình không đảm bảo tiến độ thi công vẫn duy trì ở mức cao từ 20% đến 25% và các khiếu nại về chất lượng công trình luôn chiếm tỷ lệ cao; Công tác theo dõi - đo lường - cải tiến hệ thống chưa được triển khai triệt để và chính là nguyên nhân của những tồn tại này. Để góp phần nâng cao hiệu quá khi áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9000 tại công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng Thành Nam, luận văn đã đề xuất các giải pháp: Cải tiến quy trình xây dựng và triển khai thực hiện mục tiêu; Hoàn thiện hệ thống tài liệu; Hoàn thiện nguồn nhân lực cho hệ thống quản lý; Xây dựng các chỉ tiêu theo dõi và đo lường các quá trình; Tổ chức áp dụng kỹ thuật thống kê và thành lập nhóm chất lượng. 

4. Tài liệu tham khảo

TS Tạ Thị Kiều An (2004), Quản lý chất lượng trong các tổ chức, Nhà xuất bản thống kê.

Bộ khoa học và công nghệ (2007), TCVN ISO 9000:2007. Hệ thống quản lý chất lượng - cơ sở và từ vựng, Hà Nội.

 

Bộ khoa học và công nghệ (2008), TCVN ISO 9001:2008 Hệ thống quản lý chất lượng - các yêu cầu, Hà Nội.

Bộ khoa học và công nghệ (2000), TCVN ISO 9004:2000 Hệ thống quản lý chất lượng - hướng dẫn chi tiêu, Hà Nội.

Bộ khoa học và công nghệ (2002), TCVN ISO 19011:2002 Hệ thống quản lý chất lựơng- hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lý chất lượng và hệ thống quản lý môi trường, Hà Nội.

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI --------------------------------------- VŨ MẠNH TRIỀU MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN TCVN ISO 9001: 2008 TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG THÀNH NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH HÀ NỘI - 2013BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI --------------------------------------- VŨ MẠNH TRIỀU MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN TCVN ISO 9001: 2008 TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG THÀNH NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:TS. LÊ HIẾU HỌC HÀ NỘI - 2013i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Những nội dung trong luận văn này là do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Lê Hiếu Học. Mọi tham khảo dùng trong luận văn đều được trích dẫn nguồn gốc rõ ràng. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào. Hà nội, ngày 25 tháng12 năm 2013 Người thực hiện Vũ mạnh Triềuii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy cô, các anh chị, và các bạn. Tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu, Viện Đào tạo sau Đại học, Khoa Kinh tế và Quản lý cùng thầy cô giáo Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi. Đặc biệt, tôi xin trân trọng và cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo, TS. Lê Hiếu Học, đã hết lòng giúp đỡ, hướng dẫn, và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo, các phòng chức năng của Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng Thành Nam (COTANA GROUP) đã cung cấp tài liệu và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình làm việc, thu thập số liệu tại Công ty để tôi có thể hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã chia sẻ, động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp. Mặc dù tác giả đã có nhiều cố gắng, song bản luận văn khó tránh khỏi những hạn chế, khiếm khuyết nhất định. Kính mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp chân thành của các thầy giáo, cô giáo, các bạn bè, đồng nghiệp để bản luận văn hoàn thiện hơn nữa. Xin trân trọng cảm ơn! Hà nội, ngày 25 tháng12 năm 2013 Người thực hiện Vũ mạnh Triềuiii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................. ii MỤC LỤC ...................................................................................................................... iii DANH MỤC BẢNG ....................................................................................................... vi DANH MỤC SƠ ĐỒ..................................................................................................... viii DANH MỤC VIẾT TẮT ................................................................................................. ix PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 1. Lý do lựa chọn đề tài ................................................................................................. 1 2. Mục tiêu của đề tài .................................................................................................... 2 3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................... 2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 2 6. Kết cấu của luận văn ................................................................................................. 3 CHƯƠNG 1 ..................................................................................................................... 4 CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VÀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ISO 9001: 2008.................................................................................................. 4 1.1. Chất lượng .............................................................................................................. 4 1.1.1 Định nghĩa chất lượng ....................................................................................... 4 1.1.2 Tầm quan trọng của nâng cao chất lượng .......................................................... 4 1.2. Quản lý chất lượng ................................................................................................. 6 1.2.1. Định nghĩa về quản lý chất lượng ..................................................................... 6 1.2.2. Các giai đoạn phát triển của quản lý chất lượng ............................................... 6 1.2.3. Tầm quan trọng của quản lý chất lượng ............................................................ 8 1.3. Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001: 2008 ..................... 9 1.3.1. Giới thiệu về tổ chức ISO ................................................................................. 9 1.3.2. Giới thiệu về bộ tiêu chuẩn TCVN ISO 9000 ................................................. 10 1.3.3. Giới thiệu về bộ tiêu chuẩn TCVN ISO 9001: 2008 ....................................... 12 1.3.3.1 Bộ tiêu chuẩn ISO 9001: 2008 .................................................................. 12iv 1.3.3.2 Các yêu cầu của HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 ....................... 12 1.3.3.3 Các nguyên tắc QLCL của tiêu chuẩn ISO 9001: 2008 .............................. 15 1.3.4. Lợi ích của việc áp ứng bộ tiêu chuẩn ISO 9001: 2008 ................................... 16 1.3.5. Phương pháp đánh giá việc áp dụng HTQLCL theo TC TCVN ISO 9001:2008 ................................................................................................................................ 18 CHƯƠNG 2 ................................................................................................................... 22 THỰC TRẠNG ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ISO 9001: 2008 TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG THÀNH NAM ........................ 22 2.1. Giới thiệu về công ty cổ phần đàu tư và xây dựng Thành Nam ............................. 22 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ..................................................................... 22 2.1.2. Lĩnh vực kinh doanh ...................................................................................... 25 2.1.3. Cơ cấu tổ chức ............................................................................................. 267 2.1.4. Nhân sự và máy móc thiết bị của COTANA ................................................... 28 2.1.5 Kết quả kinh doanh giai đoạn 2010 - 2012 ...................................................... 30 2.2. Giới thiệu hệ thống QLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2008 tại COTANA ............ 31 2.2.1. Giới thiệu chung về hệ thống .......................................................................... 31 2.2.2. Sứ mệnh và chính sách chất lượng ................................................................. 32 2.2.3. Nội dung hệ thống quản lý chất lượng ............................................................ 33 2.2.4. Hoạt động duy trì và cải tiến hệ thống ............................................................ 38 2.3. Phân tích việc áp dụng hệ thống QLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2008 tại CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG THÀNH NAM ........................................ 44 2.3.1. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 44 2.3.2. Đánh giá về chính sách chất lượng ................................................................. 44 2.3.3. Đánh giá về mục tiêu chất lượng ................................................................... 46 2.3.4. Đánh giá về hệ thống tài liệu .......................................................................... 51 2.3.5. Đánh giá về quản lý các nguồn lực tài chính ................................................... 54v 2.3.6. Đánh giá về triển khai thi công và kiểm soát chất lượng công trình ................ 55 2.3.7. Đánh giá về quản lý hệ thống và các quá trình ................................................ 58 2.3.8. Đánh giá về công tác theo dõi, đo lường và cải tiến hệ thống ......................... 59 2.3.9. Đánh giá về trách nhiệm của lãnh đạo ............................................................ 61 2.4. Những hạn chế và nguyên nhân trong việc ứng dụng ISO 9001: 2008 tại COTANA .................................................................................................................................... 63 CHƯƠNG 3 ................................................................................................................... 72 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ISO 9001: 2008 TẠI COTANA GROUP ............................................................................... 72 3.1. Mục tiêu và định hướng phát triển của COTANA ................................................. 72 3.1.1 Mục tiêu và định hướng phát triển chung ........................................................ 72 3.1.2 Định hướng phát triển hệ thống quản lý chất lượng của công ty ...................... 74 3.2. Giải pháp hoàn thiện việc áp dụng hệ thống QLCL ISO 9001: 2008 tại COTANA75 3.2.1. Cải tiến qu y trình xây dựng và triển khai thực hiện mục tiêu ..................... 75 3.2.2. Hoàn th iện hệ thống tài liệu ......................................................................... 78 3.2.3. Hoàn th iện nguồn nh ân lực cho hệ thống quản lý ....................................... 81 3.2.4. Xây dựn g các chỉ tiêu theo dõi và đo lường các quá trình .......................... 82 3.2.5. Th ành lập nhóm chất lượng .......................................................................... 84 3.2.6. Đánh giá xếp hạng thứ tự ưu tiên cho các giải ph áp ................................... 85 3.3. Các kiến nghị ....................................................................................................... 89 3.3.1. Kiến nghị với nhà nước .................................................................................. 89 3.3.2. Kiến nghị với COTANA ................................................................................ 90 KẾT LUẬN CHUNG ..................................................................................................... 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 94 PHỤ LỤC....................................................................................................................... 95vi DANH MỤC BẢNG Số và tên bảng Trang Bảng 1.1 Xếp hạng mức độ áp dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn TCVN 9001:2008 19 Bảng 2.1 Danh sách những giải thưởng của COTANA 25 Bảng 2.2 Số lượng các loại công nhân kỹ thuật 29 Bảng 2.3 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh doanh năm 2010 đến 2012 30 Bản g 2.4 Tổng kết các khoá đào tạo về kỹ th uật thi công qua các năm 39 Bản g 2.5 Tổng kết hoạt động đào tạo về n hận thức và quản lý 42 Bản g 2.6 kết quả đánh giá về chính sách ch ất lượng 45 Bảng 2.7. Mục tiêu chất lượng và kết q uả thực hiện 47 Bản g 2.8 Bảng theo dõ i sửa đổi tài liệu 52 Bản g 2.9 Kết qu ả đ ánh giá về hệ thống tài liệu 53 Bản g 2.10 Kết quả đánh giá về qu ản lý các n guồ n lực 55 Bản g 2.11 Kết quả đánh giá về triển khai thi công và kiểm soát chất lượng công trình 55 Bản g 2.12 Kết quả về việc triển khai thi công và kiểm soát chất lượn g công trình 56 Bản g 2.13 Tổn g hợp kh iếu lại q ua các năm 57 Bản g 2.14 Theo dõi về tiến độ và chất lượn g vật tư cung ứng qua các năm 57 Bản g 2.15 Thống kê chất lượng thi công qua các năm 58 Bản g 2.16 Kết quả đánh giá về qu ản lý hệ thốn g và các quá trình 59 Bản g 2.17 Số điểm không phù hợp được phát hiện tron g đánh giá nội b ộ 60vii Bản g 2.18 Kết quả khảo sát về h oạt động phân tích, đo lườn g qu á trình- hệ thố ng 60 Bản g 2.19 Kết quả đánh giá về trách n hiệm lãn h đạo 61 Bảng 3.1 Các chỉ tiêu kinh tế giai đoạn 2013 – 2015 72 Bản g 3.2. Một số quá trình và mục tiêu tham khảo 83 Bản g 3.3 Tầm quan trọng của các giải ph áp 86 Bản g 3.4 Đánh giá tính khả thi của các biện p háp 87 Bản g 3.5. Xếp hạn g mức độ ưu tiên cho các giải ph áp 87viii DANH MỤC HÌNH VẼ Số và tên hình vẽ Trang Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của COTANA 27 Hình 2.2. P hân cấp hệ thố ng tài liệu 34 Hình 2.3. Cơ cấu tổ chức củ a công trường 36 Hình 3.1 Qu y trình xây dựng và triển khai mục tiêu 77ix DANH MỤC VIẾT TẮT STT KÝ HIỆU CHI TIẾT 1 BGĐ - Ban Giám đốc 2 AFTA -Khu vực mậu dịch tự do Asean 3 CBCNV - Cán bộ công nhân viên 4 CNTT - Công nghệ thông tin 5 COTANA/COTANA GROUP - Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Thành Nam 6 HTCL - Hệ thống chất lượng 7 HTQLCL - Hệ thống quản lý chất lượng 8 ISO - International Organization for Standardization 9 OPEC - Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ 10 BP - Bộ phận 11 QLCL - Quản lý chất lượng 12 TCVN - Tiêu chuẩn Việt Nam 13 TC/DN - Tổ chức/Doanh nghiệp 14 TQM - Total Quality Management (Quản lý chất lượng toàn diện) 15 QC -Quality control 16 QI -Quality Inspectionx 17 QA -Quanlity Assuarance 18 QM -Quanlity management 19 VN - Việt Nam 20 VP - Văn phòng 21 KT-DT -Kỹ thuật dự thầu 18 HC-NS - Hành chính nhân sự 19 KT-TC -Kỹ thuật thi công 20 ĐBCL -Đảm bảo chất lượng 21 QL-XL -Quản lý xây lắp 22 BP Bộ phận 23 HĐQT Hội đồng quản trị1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Là nước đi sau trong phát triển kinh tế,Việt Nam có nhiều thuận lợi trong việc thừa kế những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại cùng những kinh nghiệm quản lý kinh tế tiên tiến của các nước phát triển.Với chính sách mở cửa, Việt Nam đã ngày càng thu hút được nhiều các công ty, các tập đoàn kinh doanh đầu tư tham gia vào nền kinh tế. Điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận và phát huy các phương pháp quản lý chất lượng mới, hiện đại trong các doanh nghiệp ở Việt Nam. Với đường lối phát triển kinh tế đúng đắn của Đảng và Nhà nước đã tạo ra động lực cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia ngày càng nhiều vào phát triển nền kinh tế. Đặc biệt trong những năm gần đây,Nhà nước đã quan tâm nhiều hơn tới vấn đề chất lượng sản phẩm. Đồng thời các doanh nghiệp đã dần dần nhận thức được vai trò của việc nâng cao chất lượng sản phẩm và đổi mới tư duy trong phương pháp quản lý chất lượng. Hàng hoá của Việt Nam đang dần khẳng định thương hiệu của mình trên thị trường trong nước và quốc tế. Cùng với những thuận lợi trên đây, các doanh nghiệp Việt Nam còn gặp không ít những khó khăn thách thức trong quá trình hội nhập và khẳng định chất lượng sản phẩm Việt Nam. Cho tới nay, nước ta vẫn chưa có một chính sách quốc gia về chất lượng sản phẩm. Sự thiếu hụt các chính sách, các chiến lược dài hạn về chất lượng sản phẩm dẫn đến sự thiếu định hướng trong phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế nước ta. Thêm vào đó, việc gia nhập các tổ chức kinh tế thế giới AFTA, OPEC... và gần đây nhất là hiệp định thương mại Việt Mỹ sẽ tạo ra một sức ép rất lớn đối với các doanh nghiệp trong cạnh tranh trên thị trường. Điều đó buộc các doanh nghiệp Việt Nam muốn có chỗ đứng trên thị trường cần phải tăng cường đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ, lựa chon mô hình quản lý chất lượng phù hợp... nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh trên thị trường. Sự ra đời của hệ thống quản lý chất lượng mới như ISO 9000, TQM... vô hình chung đã trở thành thách thức thực sự đối với các sản phẩm của Việt Nam vì khi muốn thâm nhập vào thị trường, đặc biệt là thị trường các nước phát triển, đòi hỏi các sản phẩm phải có chứng nhận đã áp dụng một hệ thống quản lý chất2 lượng phù hợp,. Như vậy, trong xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá việc nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thương hiệu của mình là một việc làm tất yếu của các doanh nghiệp Việt Nam đó là phương cách duy nhất đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của họ trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế trong nước và quốc tế. Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi lựa chọn đề tài: “Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001: 2008 tại Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Thành Nam” 2. Mục tiêu của đề tài Trên cơ sở phân tích thực trạng việc ứng dụng hệ thống quản lý chất lượng tại COTANA, tác giả đề xuất các giải pháp để hoàn thiện công tác này ở COTANA. Mục tiêu cụ thể bao gồm: - Tổng hợp cơ sở lý luận quản lý chất lượng và hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001: 2008. - Phân tích thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001: 2008 tại COTANA. - Đề xuất các giải pháp để hoàn thiện công tác áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001: 2008 tại COTANA. 3. Phương pháp nghiên cứu Về lý luận: Nghiên cứu tài liệu liên quan đến lý luận về hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001: 2008. Về thực tiễn: Phương pháp dùng phiếu hỏi và phỏng vấn về các yếu tố liên quan đến việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001: 2008 tại COTANA. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là cán bộ công nhân viên, đặc biệt là cán bộ quản lý hiện đang làm việc tại COTANA. Phạm vi nghiên cứu của Luận văn là những vấn đề về cơ sở lý luận và phân tích thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001: 2008 tại COTANA từ đó đưa ra một số biện pháp hoàn thiện công tác này.3 6. Kết cấu của luận văn Để thực hiện được mục đích của Luận văn, ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo; phần nội dung chính của Luận văn được chia thành 03 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận quản lý chất lượng và hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2008 Chương 2: Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2008 tại Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Thành Nam Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chất lượng theo ISO 9001: 2008 tại Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Thành Nam.4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VÀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ISO 9001: 2008 1.1. Chất lượng 1.1.1 Định nghĩa chất lượng Chất lượng là một định nghĩa phức tạp mà con người thường hay gặp phải trong lĩnh vực hoạt động của mình. Có nhiều cách khác nhau để định nghĩa về chất lượng tu ỳ theo gốc độ của nhà quan sát, có quan điểm cho rằng: Sản phẩm được coi là chất lượng khi nó có tính năng vượt trội so với sản phẩm khác cùng loại hiện có trên thị trường. Có quan điểm lại cho rằng, sản phẩm đạt chất lượng khi nó đáp ứng được những nhu cầu hay mong muốn của khách hàng. Ngày nay, do xã hội phát triển nên nhu cầu về vật chất cũng như tinh thần của con người ngày càng đa dạng và phức tạp. Từ đó làm cho môi trường kinh doanh cạnh tranh gay gắt hơn và trong cuộc cạnh tranh này doanh nghiệp nào thoả mãn nhu cầu của khách hàng nhiều hơn thì doanh nghiệp đó chiếm được lòng tin của khách hàng nhiều hơn, khi đó sản phẩm của họ được xem là sản đạt chất lượng. Vậy, trong điều kiện kinh tế thị trường, doanh nghiệp phải bán cái thị trường cần thì ta nên quan niệm chất lượng ở góc độ của người tiêu dùng, của khách hàng “Chất lượng là mức độ của tập hợp các đặc tinh vốn có đáp ứng các yêu cầu” như TCVN ISO 9001:2008 đã định nghĩa. 1.1.2 Tầm quan trọng của nâng cao chất lượng Nâng cao chất lượng sản phẩm là biện pháp hữu ích nhất để doanh nghiệp có thể cạnh tranh thu hút khách hàng. Công việc này không những có vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp mà còn quan trọng đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Vai trò đó được thể hiện như sau.: - Nâng cao chất lượng sản phẩm, góp phần nâng cao uy tín của quốc gia, khẳng định thương hiệu Việt Nam trên trường quốc tế. Không những lợi ích kinh tế - văn hoá5 mà nó còn thúc đẩy nhanh tiến trình hội nhập, rút ngắn khoảng cách chêch lệch về phát triển kinh tế. - Đối với các doanh nghiệp, nó cho phép nâng cao u y tín, góp phần mở rộng thị trường trong nước, chiếm lĩnh thị trường thế giới, tăng thu nhập và tạo tích lu ỹ đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người lao động. - Đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao cho người tiêu dùng, tạo niềm tin đối với khách hàng, thoả mãn ngày càng tốt hơn yêu cầu của họ, tiến tới thay thế hàng ngoại bằng hàng nội. Trong môi trường kinh doanh ngày nay, nếu muốn giữ vững tỷ lệ chiếm lĩnh thị trường - chưa nói gì đến việc tăng tỷ lệ đó - cần thiết phải xây dựng được hệ thống bảo đảm chất lượng trong doanh nghiệp. Ngày nay, người tiêu dùng coi trọng giá trị của chất lượng hơn là lòng trung thành đối với nhà sản xuất trong nước, và giá cả chưa hẳn trong mọi trường hợp đã là nhân tố quyết định trong sự lựa chọn của người tiêu dùng. Chất lượng đã thay thế giá cả, và điều đó đúng với cả công nghiệp, dịch vụ và nhiều thị trường khác. Vì vậy, quản trị chất lượng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm trong doanh nghiệp. Nó quyết định sự sống còn của một doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Quản trị chất lượng được thể hiện trên toàn hệ thống bao gồm tất cả các khâu, các quá trình từ nghiên cứu thiết kế đến chế tạo, phân phối và tiêu dùng sản phẩm. Quản lý chất lượng là các hoạt động có phối hợp để định hướng và kiểm soát một tổ chức về chất lượng. Nó có ý nghĩa chiến lược và mang tính tác nghiệp. Nếu quản trị chất lượng tốt, nó sẽ mang lại hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh giảm đến mức thấp nhất các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất như chi phí sai hỏng bên trong, chi phí sai hỏng bên ngào, chi phí thẩm định và chi phí phòng ngừa... từ đó giảm được giá thành của một sản phẩm, thoả mãn tốt nhu cầu khách hàng. Phân tích chi phí chất lượng là một công cụ quản lý quan trọng cung cấp cho chúng ta một phương pháp đánh giá hiệu suất tổng hợp của quản lý chất lượng, một phương pháp để xác định các khu vực có trục trặc và các chỉ tiêu hành động. Quản trị chất lượng tốt sẽ bảo đảm tốt cho chu trình sản xuất được tiến hành liên tục và có hiệu quả cao - sản phẩm được tuân thủ theo chất lượng đã được thiết kế. Rõ ràng6 muốn sản xuất được một sản phẩm đáp ứng được yêu cầu khách hàng, thì cần phải xác định, theo dõi và kiểm soát các đầu vào của quy trình: Vật liệu, thủ tục, phương pháp thông tin, con người, kỹ năng, kiến thức, đào tạo, máy móc thiết bị... Như vậy, mỗi một nhiệm vụ trong toàn bộ máy tổ chức sản xuất được coi trọng và kiểm soát chặt chẽ. Quản trị chất lượng tốt, chất lượng sản phẩm được đảm bảo và nâng cao dẫn đến tính năng tác dụng, tiết kiệm nguồn tài nguyên tăng giá trị sản phẩm trên một đơn vị đầu vào. Nhờ đó tăng tích lu ỹ cho tái sản xuất mở rộng, tăng năng suất lao động và tăng thu nhập cho người lao động. Khi chất lượng được bảo đảm và nâng cao thì sản phẩm được tiêu thụ nhiều hơn, tạo điều kiện cho doanh ngiệp chiếm lĩnh được thị trường, tăng doanh thu và lợi nhuận, thu hồi vốn nhanh nhờ đó doanh nghiệp ngày càng đáp ứng vững, phát triển và mở rộng sản xuất, mang lại lợi ích cho mọi đối tượng trong nền kinh tế xã hội. 1.2. Quản lý chất lượng 1.2.1. Định nghĩa về quản lý chất lượng Từ khái niệm chất lượng ở trên, ta rút ra được nhận xét là chất lượng không tự sinh ra, không phải là một kết quả ngẫu nhiên, nó là kết quả của sự tác động của hàng loạt yếu tố có liên quan chặt chẽ với nhau. Muốn đạt được chất lượng mong muốn cần phải quản lý một cách khoa học, đúng đắn các yếu tố này. Hoạt động quản lý trong lĩnh vực chất lượng được gọi là quản lý chất lượng. 1.2.2. Các giai đoạn phát triển của quản lý chất lượng Quá trình hình thành và phát triển của quản lý chất lượng được chia thành năm giai đoạn như sau: Giai đoạn 1: Kiểm tra chất lượng (Quality Inspection – QI) Sản phẩm sản xuất ra trước khi đưa ra thị trường sẽ kiểm tra và loại bỏ các sản phẩm không đạt yêu cầu,các sản phẩm hư hỏng. Trong doanh nghiệp Việt Nam, hoạt động này được gọi là KCS (kiểm tra chất lượng sản phẩm). Như vậy, KCS chính là màn lọc ngăn không cho các sản phẩm xấu ra thị trường chứ không làm tăng chất lượng sản phẩm hay giảm số lượng các sản phẩm hư hỏng. Trong doanh nghiệp Việt Nam, hoạt động này được gọi là KCS (kiểm tra chất lượng sản7 phẩm).Thêm vào đó, công việc kiểm tra này phụ thuộc vào sự chủ quan của nhân viên KCS, tính chất của hàng hoá, và có nhiều sản phẩm trong lĩnh vực quân sự. Hơn nữa, nhân viên KCS chỉ làm công tác kiểm tra chất lượng mà không trực tiếp sản xuất nên chi phí cho một sản phẩm sẽ tăng cao, chính vì thế phương pháp đảm bảo chất lượng thông qua kiểm tra chất lượng sản phẩm không phù hợp. Giai đoạn 2: Kiểm soát chất lượng (Quanlity Control – QC) Để khắc phục những hạn chế của QI, các nhà quản lý đã chuyển sang phương pháp mới thông qua đi tìm các nguyên nhân của sai hỏng để kiểm soát chúng và đã đưa ra 5 yếu tố cần kiểm soát: con người, phương pháp, ngu yên vật liệu, thiết bị, thông tin sản xuất. Để quá trình kiểm soát chất lượng đạt được hiệu quả, Tiến sĩ W.E. Deming đã giới thiệu chu trình Deming, một công cụ quan trọng và cần thiết cho quá trình cải tiến liên tục. Chu trình Deming, một công cụ quan trọng và cần thiết cho quá trình cải tiến liên tục. Chu trình Deming gồm 4 bước: Plan (hoạch định) – Do (thực hiện) – Check (kiểm tra)- Action (điều chỉnh). Tuy nhiên việc kiểm soát chất lượng chỉ nhằm chủ yếu vào quá trình sản xuất thì chưa đủ bởi các quá trình trước sản xuất như mua nguyên vật liệu, quản lý kho, và các quá trình sau sản xuất như đóng gói, giao hàng,… cũng ảnh hưởng đến sự thoả mãn của khách hàng, từ đó khái niệm đảm bảo chất lượng ra đời. Giai đoạn 3: Đảm bảo chất lượng (Quality Assurance QA) Không dừng lại ở việc kiểm soát các yếu tố đầu vào và những sai sót trong quá trình sản xuất, các nhà quản lý ngày càng quan tâm nhiều hơn đến chất lượng của hệ thống sản xuất ra sản phẩm nhằm đạt được hai mục đích: - Đảm bảo chất lượng nội bộ trong tổ chức nhằm tạo lòng tin cho lãnh đạo và các thành viên trong doanh nghiệp. - Đảm bảo chất lượng với bên ngoài nhằm tạo lòng tin cho khách hàng và những người liên quan rằng yêu cầu chất lượng được thoả mãn. - Đảm bảo chất lượng là toàn bộ các hoạt động có kế hoạch và có hệ thống được tiến hành trong hệ thống chất lượng và chứng minh được là đủ sức cần thiết để tạo sự tin tưởng thoả đáng rằng tổ chức sẽ thoả mãn đầy đủ các yêu cầu chất lượng. Đảm bảo chất lượng là kết quả các hoạt động kiểm soát chất lượng.8 Để có một chuẩn mực chung cho hệ thống đảm bảo chất lượng, tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế ISO đã xây dựng và ban hành bộ tiêu chuẩn ISO 9000. Tiêu chuẩn này giúp cho các tổ chức có được một mô hình chung về đảm bảo chất lượng, đồng thời cũng là một chuẩn mực để khách hàng hay một tổ chức trung gian tiến hàng xem xét đánh giá. Giai đoạn 4: Quản lý chất lượng (Quality mangement – QM) Từ việc ngăn chặn những ngu yên nhân gây ra tình trạng kém chất lượng trong khâu đảm bảo chất lượng người ta dần hướng tới việc phát hiện và giảm thiểu các chi phí không chất lượng: chi phí sai hỏng, chi phí sửa chữa. Vậy, QM bao gồm cả kiểm tra, kiểm soát và đảm bảo chất lượng cộng thêm phần tính toán kinh tế và chi phí chất lượng và các mục tiêu về tài chính, những nội dung này được cụ thể trong các yêu cầu của tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008. Giai đoạn 5: Quản lý chất lượng toàn diện (Total Quality Management – TQM) Xu thế cạnh tranh toàn cầu đã làm chất lượng trở thành vấn đề sống còn của nhiều công ty, nhiều quốc gia trên thế giới, nó không chỉ là mỗi quan tâm của các nhà quản lý trong doanh nghiệp mà còn của cả những công nhân sản xuất, những người phục vụ cho công tác tài chính, kế toán. Chính vì vậy, để giải quyết vấn đề chất lượng cần có sự tham gia đóng góp của tất cả các thành viên trong tổ chức và phương thức quản lý chất lượng toàn diện (TQM) ra đời. TQM được định nghĩa là một phương pháp quản lý của một tổ chức, định hướng vào chất lượng, dựa trên sự tham gia của mọi thành viên và nhằm đem lại sự thành công dài hạn thông qua sự thoả mãn khách hàng, lợi ích của mọi thành viên của công ty và của xã hội. 1.2.3. Tầm quan trọng của quản lý chất lượng Việc áp dụng TCVN ISO 9000 và hoạt động quản lý trong các doanh nghiệp ngành xây dựng vừa là thách thức vừa là nhu cầu cấp thiết bởi: - Tạo được một chuẩn mực trong hoạt động, từ đó xác định rõ trách nhiệm, qu yền hạn của các bên tham gia vào quá trình xây dựng, cũng như tạo ra sự phối hợp cần thiết giữa các bên trong quá trình tạo sản phẩm. - Thiết lập các chuẩn mực để đánh giá chất lượng sản phẩm ở từng quá trình, từng giai đoạn thực hiện.9 - Thiết lập được hồ sơ chất lượng của công trình ở từng giai đoạn, là cơ sở để đánh giá chất lượng công trình cũng như xem xét các vấn đề có liên quan đến chất lượng công trình và đưa ra các biện pháp cải tiến chất lượng. - Đáp ứng một cách thoả đáng các yêu cầu pháp luật về quản lý ngành và các qu y chuẩn, tiêu chuẩn về quản lý chất lượng công trình. Ngày nay, tuy sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã đáp ứng sâu rộng trong ngành xây dựng nhưng những yêu cầu của hệ thống quản lý chất luợng theo ISO 9000 vẫn còn nguyên vẹn giá trị của nó trong công tác quản lý và điều của các doanh nghiệp trong ngành xây dựng. 1.3. Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001: 2008 1.3.1. Giới thiệu về tổ chức ISO Tổ chức Tiêu chuẩn hoá quốc tế (ISO – International Organization for Standardization) được thành lập từ năm 1947, có trụ sở đặt tại Geneva – Thuỵ Sĩ. Thành viên của ISO là các tổ chức tiêu chuẩn quốc gia của hơn 150 nước trên thế giới. Nhiệm vụ của ISO là thúc đẩy sự phát triển của vấn đề tiêu chuẩn hoá và những hoạt động có liên quan nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi hàng hoá, dịch vụ quốc tế, sự hợp tác phát triển trong các lĩnh vực trí tuệ, khoa học, kỹ thuật và mọi hoạt động kinh tế khác thông qua soạn thảo và ban hành các tiêu chuẩn cho sản phẩm, dịch vụ, hệ thống quản lý, thuật ngữ, phương pháp… Trong những năm 70, do có những nhận thức khác nhau về chất lượng nên Viện tiêu chuẩn Anh Quốc (một thành viên của tổ chức ISO) đã đề nghị thành lập một Ủy ban kỹ thuật để phát triển các tiêu chuẩn quốc tế về kỹ thuật và thực hành đảm bảo chất lượng trên toàn thế giới. Năm 1986, bản thảo đầu tiêu được xuất bản và công bố chính thức vào năm 1987 với tên gọi ISO 9000 gồm 5 tiêu chuẩn: - ISO 9000: là tiêu chuẩn chung về quản lý chất lượng giúp lựa chọn tiêu chuẩn. - ISO 9001: là tiêu chuẩn đảm vảo chất lượng trong toàn bộ chu trình sống của sản phẩm từ khâu nghiên cứu triển khai sản xuất lắp đặt và dịch vụ. - ISO 9002: là tiêu chuẩn đảm vảo chất lượng trong sản xuất lắp đặt và dịch vụ. - ISO 9003: là tiêu chuẩn về mô hình ĐBCL trong khâu thử nghiệm và kiểm tra.10 - ISO 9004: là những tiêu chuẩn thuần tuý về quản trị chất lượng không dùng để ký hợp đồng trong mối quan hệ mua bán mà do các công ty muốn quản lý chất lượng tốt thì tự nguyện nghiên cứu áp dụng. 1.3.2. Giới thiệu về bộ tiêu chuẩn TCVN ISO 9000 Đến 12/2012 bộ tiêu chuẩn TCVN ISO 9000 đã được soát xét 3 lần: - Lần thứ nhất vào năm1994: bộ tiêu chuẩn này bao gồm 24 tiêu chuẩn với mô hình đảm bảo chất lượng cơ bản (ISO 9001, ISO 9002 và ISO 9003) và một số tiêu chuẩn hướng dẫn. - Lần thứ hai vào năm 2000: bộ tiêu chuẩn ISO 9000: 2000 được hợp nhất và chuyển đổi còn lại 4 tiêu chuẩn: o ISO 9000:2000: Hệ thống quản lý chất lượng – cơ sở và từ vựng o ISO 9001:2000: Hệ thống quản lý chất lượng – các yêu cầu o ISO 9004:2000: Hệ thống quản lý chất lượng – hướng dẫn cải tiến o ISO 19011:2002: Hướng dẫn đánh giá các HTQLCL và/ hoặc hệ thống quản lý môi trường. Lần soát xét này đã tạo ra sự thay đổi về chất đối về chất đối với bộ tiêu chuẩn này, đó chính là sự thay đổi khái niện “Đảm bảo chất lượng” quản lý chất lượng với nguyên tắc tiếp cận theo quá trình nhằm đảm bảo kiểm soát chất lượng đầu ra với nguồn lực được sử dụng kinh tế nhất. Và khái niệm quản lý chất lượng không chỉ dành cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng hoá và dịch vụ, mà cho tất cả các tổ chức thuộc các ngành nghề khác nhau: Nhà trường, bệnh viện, viện nghiên cứu, các cơ quan hành chính sự nghiệp… Ngoài ra, khái niệm sản phẩm được mở rộng: kết quả của một quá trình hoạt động của con người. - Lần thứ ba năm 2005: lần sửa đổi này không đưa ra các yêu cầu mới so với phiên bản trước, mà chỉ làm sáng tỏ những yêu cầu hiện có của ISO 9001:2000 và đặc biệt nhấn mạnh rằng hiệu quả của tổ chức phải được được đo lường thông qua sự hài lòng của khách hàng và các bên liên quan. Bên cạnh đó, ISO 9004:2009, thay đổi đáng kể về cấu trúc và nội dung so với các phiên bản trước đó dựa trên kinh nghiệm tám năm thực hiện tiêu chuẩn trên toàn thế giới, đồng thời nó cũng giới11 thiệu những đổi mới nhằm nâng cao tính nhất quán với ISO 9001 và các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý khác. Các tiêu chuẩn của phiên bản lần 3 gồm: - ISO 9000:2005: Hệ thống quản lý chất lượng – Cơ sở và từ vựng - ISO 9001:2008: Hệ thống quản lý chất lượng – Các yêu cầu - ISO 9004:2009: Quản lý sự thành công bền vững của một tổ chức – Phương pháp tiếp cận quản lý chất lượng. - ISO 19011:2002: Hướng dẫn đánh giá các HTQLCL và/hoặc hệ thống quản lý môi trường. Như vậy sự ra đời của bộ tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000 đã đánh dấu một bước phát triển mới trong hoạt động quản lý chất lượng trên thế giới. Đây là bộ tiêu chuẩn về hệ thống đảm bảo chất lượng của một tổ chức, nó kế thừa khoa học quản lý chất lượng tiên tiến của Vương Quốc Anh trong công nghiệp quốc phòng. Song song với việc kiểm soát chất lượng sản phẩm người ta đặc biệt quan tâm đến “chất lượng của một tổ chức” và coi đó là cơ sở nền tảng của sự hình thành và đảm bảo chất lượng sản phẩm do tổ chức đó cung cấp. Với ý nghĩa như vậy, tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000 đã sớm được các quốc gia đón nhận và áp dụng, trước hết là các nước phát triển thuộc cộng đồng Châu Âu, sau đó là Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản và cho đến nay đã được phổ biến trên thế giới. Việt Nam biết đến ISO 9000 và đầu những năm 90, ban kỹ thuật TCVN/TC 176 “Quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng” thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng Việt Nam xem xét, chu yển ngữ và đề nghị Bộ khoa học Công nghệ và môi trường ban hành với tên gọi là TCVN ISO 9000. Hiện tại bộ tiêu chuẩn của Việt Nam gồm: - TCVN ISO 9000:2007: Hệ thống quản lý chất lượng – Cơ sở và từ vựng - TCVN ISO 9001:2008: Hệ thống quản lý chất lượng – Các yêu cầu - TCVN ISO 9004:2000: Hệ thống quản lý chất lượng – Hướng dẫn cải tiến - TCVN ISO 9011:2002: Hướng dẫn đánh giá các HTQLCL và/ hoặc hệ thống quản lý môi trường.12 1.3.3. Giới thiệu về bộ tiêu chuẩn TCVN ISO 9001: 2008 1.3.3.1 Bộ tiêu chuẩn ISO 9001: 2008 Hệ thống QLCL theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008, đưa ra các yêu cầu đối với hệ thống quản lý chất lượng cho một tổ chức với mong muốn: - Chứng minh khả năng của tổ chức trong việc cung cấp một cách ổn định các sản phẩm/ dịch vụ đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các yêu cầu chế định có liên quan. - Nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng nhờ việc áp dụng có hiệu lực thường xuyên cải tiến hệ thống. Khi áp dụng TCVN ISO 9001:2008, tổ chức có thể loại trừ các điều khoản không áp dụng đối với hoạt động sản xuất, cung cấp dịch vụ của mình liên quan đến nghĩa vụ thoả mãn khách hàng hay đáp ứng các yêu cầu chế định. Những ngoại lệ này được giới hạn trong phạm vi điều khoản 7 của tiêu chuẩn TCVN ISO 9001: 2008 và phải được tổ chức chứng minh rằng điều ngoại lệ này không liên quan đến chất lượng sản phẩm/ dịch vụ. 1.3.3.2 Các yêu cầu của HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 TCVN ISO 9001:2008 có 8 điều khoản trong đó 3 điều khoản giới thiệu về hệ thống quản lý chất lượng và 5 điều khoản nêu ra các yêu cầu mà hệ thống quản lý chất lượng của một tổ chức cần phải có, nội dung của từng điều khoản như sau: 1. Phạm vi: Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu về hệ thống quản lý chất lượng của một tổ chức bất kỳ, không phân biệt tổ chức đó thuộc loại hình nào, qu y mô ra sao và loại sản cung cấp là gì, với hai yêu cầu chính: - Đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các yêu cầu của chế định. - Cải tiến liên tục hệ thống và đảm bảo sự phù hợp với các yêu cầu của khách hàng và của chế định. Khi có yêu cầu nào đó của tiêu chuẩn này không thể áp dụng được do bản chất hoạt động của doanh nghiệp, có thể xem yêu cầu này như một ngoại lệ. 2. Tiêu chuẩn trích dẫn: TCVN ISO 9000:2007 hệ thống quản lý chất lượng – cơ sở và từ vựng. 3. Thuật ngữ và định nghĩa: Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa TCVN ISO 9000:2007.13 4. Hệ thống quản lý chất lượng: Tổ chức phải xây dựng, lập văn bản, thực hiện, duy trì hệ thống quản lý chất lượng và thường xu yên nâng cao hiệu lực của hệ thống. Tổ chức phải đảm bảo sẵn có các nguồn lực, tiến hành đo lường theo dõi và phẫn tích để đảm bảo các nguồn lực ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm phải được kiểm soát. Các nguồn lực của hệ thống quản lý phải gồm các văn bản công bố về cơ sở chất lượng và mục tiêu chất lượng, sổ tay chất lượng, các thủ tục,…và các tài liệu khách để kiểm soát tài liệu của hệ thống. Sổ tay chất lượng, các thủ tục,…và các tài liệu khách để kiểm soát tài liệu của hệ thống. Sổ tay chất lượng phải bao gồm cả nội dung chi tiết và lý giải về bất cứ ngoại lệ nào, phải mô tả về sự tương tác giữa các quá trình trong hệ thống quản lý chất lượng. Các tài liệu phải được kiểm soát chặt chẽ, thích hợp để tránh việc sử dụng nhầm những tài liệu lỗi thời. Các hồ sơ phải được thiết lập, duy trì để chứng tỏ tính hiệu lực của hệ thống, chúng phải được kiểm soát chặt chẽ từ việc nhận biết, bảo quản, sử dụng đến việc lưu trữ và huỷ bỏ. 5. Trách nhiệm lãnh đạo: Lãnh đạo cao nhất phải cam kết cung cấp bằng chứng về sự cam kết của mình đối với việc xây dựng, áp dụng và cải tiến thường xuyên hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng. Đảm bảo rằng các yêu cầu của khách hàng được xác định và đáp ứng. Phải đảm bảo rằng chính sách chất lượng phù hợp với mục đích của tổ chức, được truyền đạt và thấu hiểu trong tổ chức, được xem xét và cải tiến thường xuyên hiệu lực. Mục tiêu chất lượng được hoạch định phải đo lường được và nhất quán với có sở chất lượng, hệ thống quản lý chất lượng được hoạch định phải đảm bảo đáp ứng các yêu cầu chung của hệ thống và của mục tiêu chất lượng. Trách nhiệm, quyền hạn và các mối quan hệ phải được xác định thông báo trong tổ chức. Đại diện lãnh đạo phải đảm bảo rằng: các quá trình cần thiết của hệ thống quản lý chất lượng được thiết lập, thực hiện, duy trì. Lãnh đạo cao nhất phải định kỳ xem xét tính thích hợp, thoả đáng và tính hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng, đầu vào của việc xem xét thông tin bao gồm: kết quả của các cuộc đánh giá, hành động tiếp theo từ các cuộc đánh giá, hành động tiếp theo từ các cuộc xem xét của lãnh đạo lần trước, phải hồi của khách hàng, việc thực hiện các quá trình và sự phù hợp của các sản phẩm, tình trạng của các hành động khắc phục phòng14 ngừa… Đầu ra của việc xem xét phải tạo điều kiện nâng cao tính hiệu quả của hệ thống, cải tiến sản phẩm liên quan đến yêu cầu của khách hàng. 6. Nguồn lực: Tổ chức phải xác định và cung cấp các nguồn lực cần thiết để duy trình và nâng cao hiệu lực của hệ thống, sự thoã mãn khách hàng. Những công việc có ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm phải do những người có năng lực trên cơ sở được giáo dục, được đào tạo, có kỹ năng, kinh nghiệm thích hợp thực hiện, nhận thức được mối quan hệ, tầm quan trọng các hoạt động của mình thực hiện đối với vấn đề chất lượng. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng được tổ chức xác định, cung cấp và duy trì để phù hợp với các yêu cầu của sản phẩm. 7. Tạo sản phẩm: Hoạch định việc tạo sản phẩm phái nhất quán với các yêu cầu của các quá trình trong hệ thống quản lý chất lượng. Ngoài các yêu cầu do khách hàng đưa ra còn có các yêu cầu không được khách hàng công bố, các yêu cầu về chế định và pháp luật. Các yêu cầu được khách hàng nêu ra cần xem xét và làm rõ trước khi được chấp nhận. Hoạch định thiết kế và phát triển sản phẩm phải xác định được các giai đoạn thực hiện. Xem xét, kiểm tra, xác nhận giá trị sử dụng cho mỗi giai đoạn thiết kế và phát triển, trách nhiệm và qu yền hạn đối với hoạt động đầu vào liên quan tới các yêu cầu về sản phẩm phải được xác định rõ ràng và duy trì tính thoả đáng của chúng. Đầu ra của thiết kế và phát triển phải đáp ứng được các yêu cầu đầu vào, phải ở dạng sao cho có thể kiểm tra và phải được xác nhận, phê duyệt trước khi ban hành. Việc kiểm tra xác nhận phải được thực hiện theo bố trí đã được hoạch định, khi có thể tiến hành xác định giá trị sử dụng trước khi chuyển giao hoặc sử dụng sản phẩm, những thay đổi của thiết kế và phát triển phải được xem xét kiểm tra xác nhận, xác nhận lại giá trị sử dụng thích hợp và phê duyệt trước khi ban hành. Tổ chức đánh giá lựa chọn nhà cung ứng dựa trên kỹ năng có thể đáp ứng các yêu cầu, thông tin mua hàng phải đủ chi tiết miêu tả được sản phẩm cần mua. Phải tiến hành kiểm tra, xác nhận sản phẩm mua vào để đảm bảo đáp ứng được yêu cầu. Tổ chức phải thiết lập kế hoạch, tiến hành sản xuất và cung cấp dịch vụ trong điều kiện được kiểm soát, xác nhận giá trị sử dụng của các quá trình sản xuất, cung cấp dịch vụ và khả năng của các quá trình đạt được đạt kết quả đã hoạch định. Khi cần thiết phải nhận15 biết được sản phẩm, trạng thái của sản phẩm trong quá trình tạo sản phẩm, tài sản của khách hàng phải được nhận biết kiểm tra, xác nhận và bảo vệ, bất kỳ sự mất mát hư hỏng nào điều phải thông báo cho khách hàng biết ngay, tổ chức phải bảo toàn sự phù hợp của sản phẩm trong suốt quy trình nội bộ và giao hàng đến vị trí đã định. Các phương tiện theo dõi và đo lường cần đựơc kiểm tra, hiệu chuẩn lại khi cần thiết để đảm bảo tính chính xác của phép đo. 8. Đo lường và phân tích:Tổ chức phải hoạch định và triển khai quá trình theo dõi, đo lường, phân tích, cải tiến để đảm bảo sự phù hợp của sản phẩm, của hệ thống quản lý chất lượng. Theo dõi đo lường thông tin về sự chấp nhận của khách hàng, tiến hành đánh giá chất lượng nội bộ để đảm bảo tính phù hợp với các bố trí sắp xếp đã được hoạch định, các quá trình cần phải được theo dõi và đo lường để chứng tỏ khả năng các quá trình đạt được kết quả đã hoạch định, theo dõi và đo lường các đặc tính của sản phẩm để đảm bảo các yêu cầu của sản phẩm được đáp ứng. Tóm lại, tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008, đưa ra các yêu cầu đối với hệ thống quản lý chất lượng cho một tổ chức với mong muốn: - Chứng minh khả năng của tổ chức trong việc cung cấp một cách ổn định các sản phẩm/dịch vụ đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các yêu cầu chế định có liên quan. - Nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng nhờ việc áp dụng có hiệu lực thường xuyên cải tiến hệ thống. Khi áp dụng TCVN ISO 9001:2008, tổ chức có thể loại trừ các điều khoản không áp dụng đối với hoạt động sản xuất, cung cấp dịch vụ của mình liên quan đến nghĩa vụ thoả mãn khách hàng hay đáp ứng các yêu cầu chế định. Những ngoại lệ này được giới hạn trong phạm vi điều khoản 7 của tiêu chuẩn TCVN ISO 9001: 2008 và phải được tổ chức chứng minh rằng điều ngoại lệ này không liên quan đến chất lượng sản phẩm/ dịch vụ. 1.3.3.3 Các nguyên tắc QLCL của tiêu chuẩn ISO 9001: 2008 Tám nguyên tắc của quản lý chất lượng đã được xác định là cơ sở cho tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng:16 - Nguyên tắc 1 – Hướng vào khách hàng: Mọi tổ chức đều phụ thuộc vào khách hàng của mình vì thế cần hiểu các nhu cầu hiện tại và tương lai của khách hàng, cần đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và cố gắng vượt cao hơn sự mong đợi của họ. - Nguyên tắc 2 –Sự lãnh đạo: Người lãnh đạo thiết lập sự thống nhất giữa mục đích và phương hướng của tổ chức. Lãnh đạo cần tạo ra và duy trì môi trường nội bộ để có thể hoàn toàn lôi cuốn mọi người tham gia để đạt được các mục tiêu của tổ chức. - Nguyên tắc 3 – Sự tham gia của mọi người: Mọi người ở tất cả các cấp là yếu tố của một tổ chức và việc huy động họ tham gia đầy đủ sẽ giúp cho việc sự dụng được năng lực của họ vì lợi ích cho tổ chức. - Nguyên tắc 4 – Cách tiếp cận theo quá trình: Kế quả mong muốn sẽ đạt được một cách hiệu quả khi các nguồn lực và hoạt động có liên quan được quản lý như một quá trình. - Nguyên tắc 5 – Tiếp cận theo hệ thống đối với quản lý: Việc xác định, hiểu và quản lý các quá trình có liên quan lẫn nhau như như một hệ thống sẽ đem lại hiệu quả của tổ chức nhằm đạt được các mục tiêu đề ra. - Nguyên tắc 6- Cải tiến liên tục: Cải tiến liên tục các kế quả thực hiện phải là mục tiêu thường trực của tổ chức. - Nguyên tắc 7 – Quyết định dựa trên sự kiện: Mọi qu yết định có hiệu lực được dựa trên việc phân tích dự liệu và thông tin. - Nguyên tắc 8 – Quan hệ hợp tác cùng có lợi với nhà cung ứng: Tổ chức và người cung ứng phụ thuộc lẫn nhau và mối quan hệ cùng có lợi sẽ nâng cao năng lực của cả hai bên để tạo ra giá trị. 1.3.4. Lợi ích của việc áp ứng bộ tiêu chuẩn ISO 9001: 2008 Mục đích của tiêu chuẩn ISO 9001: 2008: - ISO 9001:2008 là một bộ tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng, nó không phải là tiêu chuẩn quy định kỹ thuật về sản phẩm.17 - ISO 9001:2008 nhấn mạnh vào tiêu chuẩn chất lượng trong toàn bộ chu trình sống của sản phẩm từ khâu nghiên cứu triển khai sản xuất lắp đặt và dịch vụ. - ISO 9001:2008 là bộ tiêu chuẩn có tính áp dụng rộng rãi. Kết quả: - Tạo nền móng cho sản phẩm có chất lượng: Một hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với ISO 9001:2008 sẽ giúp công ty quản lý chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh một cách có hệ thống và kế hoạch, giảm thiểu và loại trừ các chi phí phát sinh sau kiểm tra, chi phí bảo hành và làm lại. Cải tiến liên tục hệ thống chất lượng, như theo yêu cầu của tiêu chuẩn, sẽ dẫn đến cải tiến liên tục chất lượng sản phẩm. Như vậy hệ thống chất lượng cần thiết để cung cấp các sản phẩm có chất lượng. - Tạo năng suất và giảm giá thành: Thực hiện hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 giúp công ty tăng năng suất và giảm giá thành. Hệ thống chất lượng theo ISO 9000:2008 sẽ cung cấp các phương tiện giúp cho mọi người thực hiện công việc đúng ngay từ đầu và có sự kiểm soát chặt chẽ qua đó sẽ giảm khối lượng công việc làm lại và chi phí cho hành động khắc phục đối với sản phẩm sai hỏng vì thiếu kiểm soát và giảm được lãng phí về thời gian, nguyên vật liệu, nhân lực và tiền bạc. Đồng thời, nếu công ty có chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9001:2008 sẽ giúp giảm thiểu được chi phí kiểm tra, tiết kiệm được chi phí cho cả công ty và khách hàng. - Tăng tính cạnh tranh: Hệ thống chất lượng phù hợp theo tiêu chuẩn ISO ngày càng trở nên quan trọng, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Có được hệ thống chất lượng phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001:2008 sẽ đem đến cho doanh nghiệp lợi thế cạnh tranh, vì thông qua việc chứng nhận hệ thống chất lượng phù hợp với ISO 9001:2008 doanh nghiệp sẽ có bằng chứng đảm bảo khách hàng là các sản phẩm họ sản xuất phù hợp với chất lượng mà họ khẳng định. Trong thực tế, phong trào áp dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO được định hướng bởi chính người tiêu dùng, những người luôn mong muốn được đảm bảo rằng sản phẩm mà họ mua về có chất lượng đúng như chất lượng mà nhà sản xuất khẳng18 định. Một số hợp đồng mua hàng ghi rõ, sản phẩm mua phải kèm theo chứng nhận hệ thống chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9001:2008. Một số doanh nghiệp đã bỏ lỡ cơ hội kinh doanh chỉ vì họ thiếu giấy chứng nhận HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO . - Tăng uy tín của công ty về đảm bảo chất lượng: Áp dụng hệ thống chất lượng theo ISO 9001:2008 sẽ cung cấp bằng chứng khách quan để chứng minh chất lượng sản phẩm, dịch vụ của công ty và chứng minh cho khách hàng thấy rằng các hoạt động của công ty đều được kiểm soát. Hệ thống chất lượng còn cung cấp những dữ liệu để sử dụng cho việc xác định hiệu suất của các quá trình, các thông số về sản phẩm, dịch vụ nhầm không ngừng cải tiến hiệu quả hoạt động và nâng cao sự thỏa mãn khách hàng. - Đối với nhân viên trong doanh nghiệp : Nhờ việc tiêu chuẩn hoá các công cụ phân công trách nhiệm rõ ràng, các nhân viên trong doanh nghiệp của công ty hiểu rõ vai trò và mục tiêu, nhiệm vụ của mình. Nhờ hệ thống hồ sơ chất lượng và những hướng dẫn thực hành theo quy trình, quy phạm rõ ràng, mọi nhân viên đều có thế thực hiện tốt công việc mà không cần đến sự kiểm tra từ bên ngoài. Nhân viên mới có thể nhanh chóng hội nhập ngay vào những hoạt động của doanh nghiệp nhờ có những qu y trình và hướng dẫn công việc đã được thiết lập thành văn bản rõ ràng. Với một hệ thống thông tin thông suốt sẽ tạo ra bầu không khí thoải mái trong doanh nghiệp. Xây dựng một tác phong làm việc có trách nhiệm và hiệu quả trong toàn thể cán bộ công nhân viên. Đây có lẽ là một trong những lợi ích lớn nhất do ISO 9001:2008 mang lại. 1.3.5. Phương pháp đánh giá việc áp dụng HTQLCL theo TC TCVN ISO 9001:2008 Hệ thống quản lý chất lượng là một phần hệ thống quản lý của tổ chức, tập trung và việc đạt được kết quản có liên quan đến mục tiêu chất lượng, thoả mãn yêu cầu và mong đợi của các bên quan tâm một cách thích hợp. Các mục tiêu chất lượng bổ sung cho các mục tiêu của tổ chức, như những mục tiêu liên quan đến sự tăng trưởng, nguồn tài chính, lợi nhuận. Các phần khác nhau của hệ thống quản lý chất lượng được tích hợp với nhau và với hệ thống quản lý của tổ chức trở thành một hệ thống du y nhất sử dụng những nhân tố chung. Do vậy, việc đánh giá tình hình áp dụng hệ thống quản lý chất lượng cũng như là19 xem xét đánh giá sự nhuần nhu yễn của việc áp dụng các yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng và hệ thống quản lý của tổ chức. Hiện nay có rất nhiều phương pháp đánh giá dựa trên các chuẩn mực của hệ thống quản lý chất lượng và tuỳ theo mục đích đánh giá mà doanh nghiệp sẽ lựa chọn của mình một phương pháp phù hợp. Với mục đích đánh giá mức độ áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 tại Công ty cổ phần Đầu Tư và xây dựng Thành Nam, xác định những tồn tại trong hệ thống và ngu yên nhân của chúng từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng của Công ty, tác giả sử dụng phương pháp tự xem xét đánh giá theo hướng dẫn của TCVN ISO 9004:2000 phụ lục A (Hướng dẫn tự xem xét đánh giá). Theo phương pháp này việc đánh giá được thực hiện thông qua các câu hỏi và theo mức độ như sau: Bảng 1.1: Xếp hạng mức độ áp dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn TCVN 9001:2008 Mức độ nhuần nhuyễn Mức độ thực hiện Hướng dẫn 1 Không có cách tiếp cận chính thức Không có bằng chứng của việc tiếp cận có hệ thống, không có kết quả, kết quả nghèo nàn hoặc không thể dự đoán được. 2 Cách tiếp cận bị động Cách tiếp cận hệ thống dựa trên các vấn đề xảy ra hay khắc phục có dự liệu tối thiểu về các kết quả cải tiến. 3 Các tiếp cận hệ thống chính thức ổn định. Tiếp cận dựa trên quá trình có hệ thống, ở giai đoạn đầu của cải tiến có hệ thống, có các dữ liệu về sự phù hợp đối với các mục tiêu và tồn tại các xu hướng cải tiến. 4 Cải tiến liên tục được nhấn mạnh Quá trình cải tiến được sử dụng, kết quả tốt và du y trì được xu hướng cải tiến… 5 Hiệu năng hạng tốt nhất Quá trình cải tiến được hợp nhất mạnh mẽ, kết quả so sánh đối chứng là tốt nhất. Nguồn: Trích bảng A1 phụ lục A TCVN ISO 9004:20002021 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 Trong chương 1, tác giả đã trình bày khái quát lý thuyết về HTQLCL bao gồm các khái niệm về chất lượng, quản trị chất lượng, bộ tiêu chuẩn quản lý chất lượng TCVN ISO 9000 và ISO 9001: 2008. Những nội dung này sẽ làm cơ sở lý luận cho việc phân tích thực trạng về việc ứng dụng HTQLCL ISO 9001: 2008 tại COTANA GROUP và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác QLCL tại Công ty trong các chương tiếp theo.Page 22 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ISO 9001: 2008 TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG THÀNH NAM 2.1. Giới thiệu về công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Thành Nam 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Thành Nam được viết tắt là COTANA GROUP là một doanh nghiệp hoạt động theo các quy định hiện hành của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, được thành lập ngày 01/6/1993. Các cổ đông chính là các kỹ sư xây dựng và một số giảng viên của trường Đại Học Xây Dựng. Với kinh nghiệm và năng lực quản trị của đội ngũ điều hành, Công ty đã có sự tổ chức về con người và quản trị các công trình mà Công ty thi công bài bản ngay từ thời gian đầu. Trong 10 năm đầu hoạt động Công ty đạt trụ sở làm việc tại số 7 ngõ 109 Trường Trinh-Thanh Xuân-Hà Nội, sau đó do các công trình chính của Công ty là thi công cho Tập Đo àn Hud và nhu cầu mở rộng trụ sở, Công ty đã mua lại một phần đất và xây trụ sở mới tại CC5A, Bán đảo Linh Đàm, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội.Hiện trụ sở chính được đặt tại CC5A, Bán đảo Linh Đàm, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội. Người đại diện theo pháp luật hiện tại là ông Đào Ngọc Thanh-Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám Đốc là người đã gắn bó với Công ty ngày đầu thành lập, trước đây ông Thanh là giảng viên Đại Học Xây Dựng. Ông Thanh là người đã đóng góp công sức lớn để biến Thành Nam từ một công ty xây dựng nhỏ trở thành một Công ty mạnh cả về nguồn lực tài chính và quy mô và đang hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần tập đoàn. Công ty Thành Nam đã có 5 năm niêm yết trên thi trường chứng khoán Hà Nội, và là một trong những cổ phiếu có tính ổn định về giá trị. Sau hơn 20 năm hoạt động, hiện COTANA GROUP có một đội ngũ cán bộ, nhân viên có trình độ chuyên sâu cao và nhiều kinh nghiệm, bao gồm: Tiến sỹ, ThạcPage 23 sỹ, Kỹ sư, Kiến trúc sư, Cử nhân kinh tế và các công nhân lành nghề là lực lượng lao động thường xu yên của Công ty. Hiện tại, COTANA GROUP hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - con, trong đó COTANA GROUP đóng vai trò là Công ty mẹ bao gồm 06 Xí nghiệp trực thuộc; 01 Chi nhánh và 06 Công ty thành viên. Mục tiêu của Công ty là “Xây dựng COTANA GROUP trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh, hoạt động có hiệu quả, tăng trưởng bền vững của Việt Nam”. Khẩu hiệu của Công ty là “COTANA GROUP– Niềm tin cho ngôi nhà Việt” Với quy mô, năng lực và kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ công nhân viên của COTANA GROUP, Công ty đó đầu tư và thi công xây lắp nhiều công trình, hạng mục công trình trong nước cũng như liên doanh với nước ngoài. Trong đó có nhiều công trình lớn, đòi hỏi kỹ thuật, mỹ thuật cao, phức tạp thuộc nhiều chuyên ngành như: Các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông thuỷ lợi, khách sạn du lịch... Như công trình điển hình mà COTANA GROUP đã thực hiện và được sự đánh giá cao của khách hàng bao gồm: - Xây dựng các công trình dân dụng nhà cao tầng từ 9 đến 28 tầng trong các dự án Khu đô thị mới như Định Công, Mỹ Đình, Việt Hưng, Văn Quán, Đặng Xá ...với hệ thống xử lý móng phức tạp như cọc khoan nhồi, cọc ép,..., công trình có 1 đến 3 tầng hầm; - Xây dựng các nhà máy, các xưởng sản xuất >10.000 m2 trong các khu công nghiệp (Khu Công nghiệp Phố Nối - Hưng Yên, Khu Công nghiệp Hà Tây, Khu Công nghiệp Bắc Ninh) và các công trình công nghiệp khác; - Xây dựng hệ thống khách sạn (khách sạn Hoà Bình, khách sạn Bảo Đại, khách sạn Tam Đảo, các khách sạn tại Tuần Châu, khách sạn Kim Liên), văn phòng cho thuê, khu công cộng đạt tiêu chuẩn quốc tế; - Thiết kế trang trí nội thất, cung cấp các sản phẩm đồ gỗ chất lượng cao; - Lắp đặt hệ thống điện động lực - chiếu sáng - cấp điện dự phòng; - Lắp đặt hệ thống thông gió - điều hoà nhiệt độ: Điều hoà trung tâm - Điều hoà cục bộ; - Lắp đặt hệ thống cấp thoát nước, hệ thống xử lý nước sạch và nước thải; - Thi công hệ thống hạ tầng các Khu đô thị mới, khu công nghiệp;Page 24 - Thi công hệ thống các công trình giao thông như cầu, cầu hầm, đường, đường giao thông liên tỉnh, cầu - đường. Bên cạnh thi công xây lắp, COTANA GROUP cũng tham gia vào lĩnh vực hoạt động đầu tư thương mại, đầu tư xây dựng bao gồm: - Công ty đã đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở và các xưởng sản xuất của các Công ty thành viên trên khu đất 1,8 hecta tại cụm Công nghiệp Ngọc Liệp - Quốc Oai, Hà Tây. - COTANA GROUP cũng trực tiếp đầu tư và là ban quản lý dự án nhà máy kính tại Khu công nghiệp Tiên Sơn - Bắc Ninh cùng với các đối tác khác. - COTANA GROUP trực tiếp đầu tư dự án khu trung tâm thương mại và văn phòng cho thuê cao cấp VP5 – Khu đô thị mới Linh Đàm – Hoàng Mai – Hà Nội với tổng giá trị lên tới 700 tỷ đồng – cao 29 tầng. - COTANA GROUP trực tiếp đầu tư vào dự án nhà ở liền kề LK13, LK14, Lk15 – Khu đô thị mới Đông Sơn- Tỉnh Thanh Hóa với tổng giá trị là 170 tỷ đồng. - Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển đô thị Việt Hưng (VIHAJICO) hiện đang đầu tư dự án Khu Thương mại - Du lịch Văn Giang rộng gần 500 hecta. Mục đích đầu tư của dự án là xây dựng một khu đô thị hiện đại và lớn nhất khu vực miền Bắc. Dự án bao gồm hệ thống khu phố cổ, nhà cao tầng, khu biệt thự, khu văn phòng, hành chính, khách sạn, khu sân golf, khu công viên cây xanh, khu đường bộ... COTANA GROUP là một cổ đông sáng lập của VIHAJICO. - Bên cạnh đó COTANA GROUP cũng là một cổ đông sáng lập của Công ty Đầu tư và Thương mại Hà Nội (HANCO). Với 20 năm hoạt động, COTANA GROUP đã tham gia thực hiện và hoàn thành nhiều công trình có tên tuổi với quy mô lớn và đạt được sự phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Từ một đơn vị thiết kế và thi công nhà ở tư nhân đến COTANA GROUP đã thành công với nhiều công trình dân dụng và công nghiệp có tính mỹ – kỹ thuật cao, có giá trị xây dựng lớn với vai trò là nhà thầu chính. Không dừng loại ở hoạt động thi công, COTANA GROUP đã mở rộng hoạt động sang các lĩnh vực thiết kế, kinh doanh vật liệu xây dựng, kinh doanh địa ốc và tiến đến làm chủ đầu tưPage 25 của nhiều công trình nhằm tạo ra sản phầm với vòng tròn khép kín lấy xây dựng làm trung tâm. Trong những năm qua, Đảng bộ và Ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ công nhân viên của COTANA GROUP đã phấn đấu làm việc không ngừng. Công ty đó trở thành một trong những đơn vị vững mạnh hàng đầu trong ngành xây dựng Thành phố Hà Nội cũng như trong cả nước. Đến nay, bề dày thành tích đó và đang tiếp tục được khẳng định. Dưới đây là những giải thưởng mà COTANA đã đạt được trọng những năm qua: Bảng 2.1 Danh sách những giải thưởng của COTANA NĂM GIẢI THƯỞNG 2006 COTANA GROUP được bầu chọn là ”Doanh nghiệp đạt thương hiệu mạnh năm 2005” 2007 COTANA GROUP được bầu chọn là ”Doanh nghiệp đạt thương hiệu mạnh năm 2006” 2008 COTANA GROUP được bầu chọn là ”Doanh nghiệp đạt thương hiệu mạnh năm 2007” 2009 COTANA GROUP được bầu chọn là ”Doanh nghiệp đạt thương hiệu mạnh năm 2008” 2010 COTANA GROUP được bầu chọn là ”Doanh nghiệp đạt thương hiệu mạnh năm 2009” 2011 COTANA GROUP được bầu chọn là ”Doanh nghiệp đạt thương hiệu mạnh năm 2010” Với những nỗ lực không ngừng của lãnh đạo và nhân viên, COTANA GROUP luôn xứng danh là đối tác tốt đáng tin cậy của mọi khách hàng. 2.1.2. Lĩnh vực kinh doanh Các hoạt động kinh doanh của COTANA bao gồm:Page 26 - Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, công trình kỹ thuật cơ sở hạ tầng; - Lắp đặt điện nước, điện lạnh, trang trí nội ngoại thất công trình; - Xây lắp đường dây và trạm biến áp đến 35 KV; - Sản xuất và buôn bán: vật liệu xây dựng, máy móc, thiết bị xây dựng, tấm trần, vật liệu chống thấm, đồ gỗ gia dụng, hàng trang trí nội thất, hàng thủ công mỹ nghệ; - Môi giới và kinh doanh bất động sản; - Đại lý mua, đại lý bán và ký gửi hàng hóa; - Cho thuê máy móc, thiết bị xây dựng. 2.1.3. Cơ cấu tổ chức Hình 2.1: Nguồn cấp tổ chức nhân sự Công tyPage 27 a.Quy mô Công ty: COTANA GROUP là công ty hoạt động theo hình thức Công ty Mẹ - Con, tính đến thời điểm hiện nay Công ty có 07 Xí nghiệp trực thuộc, 01 Chi nhánh, 05 Công ty con và 08 Công ty thành viên là: Các xí nghiệp trực thuộc Công ty: - Xí nghiệp Xây Dựng số 2. - Xí nghiệp Xây Dựng số 5. - Xí nghiệp xây dựng số 7. - Xí nghiệp Xây Dựng số 6. - Xí nghiệp Xây Dựng số 8. - Xí nghiệp Xây Dựng số 9. - Xí nghiệp Xây Dựng số 10. - Xí nghiệp Quản lý và kinh doanh thiết bị thi công.Page 28 Chi nhánh: Chi nhánh COTANA GROUP tại thành phố Hồ Chí Minh. Các Công ty con: - Công ty Cổ phần Tư vấn Xây Dựng Nam Thành Đô. - Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư và thương mại Nam Thanh. - Công ty Cổ phần Cơ khí và Xây dựng Thành Nam. - Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Công nghệ - Công ty Cổ phần tru yền thông BRIQ - Công ty Cổ phần Xây dựng và Kỹ thuật Hạ Tầng Thành Nam. Các Công ty thành viên: - Công ty TNHH Kính Thành Nam. - Công ty Cổ phần Kiến trúc và Nội thất Thành Nam. - Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Bất động sản Thành Nam - Công ty Cổ phần Đầu tư Xuất nhập khẩu Thành Nam - Công ty phát triển công nghệ Thành Nam. - Công ty cổ phần COTABIG - Công ty cổ phần đầu tư và thương mại COTALAND - Công ty cổ phần kiến trúc cảnh quan COTANA GREEN Bên cạnh đó, Công ty cũng có một hệ thống các xưởng sản xuất trực thuộc, bao gồm: Xưởng Mộc: Chuyên sản xuất phần cấu kiện gỗ cho các dự án xây dựng và đặc biệt là gia công đồ gỗ nội thất cao cấp cho các công trình khách sạn theo tiêu chuẩn quốc tế; Xí nghiệp Điện - nước và điều hoà không khí: Chuyên gia công lắp đặt hệ thống điện - nước cho các dự án Xây dựng và lắp đặt hệ thống thông gió, điều hoà nhiệt độ cho mọi công trình; Xưởng kết cấu kim loại: Chuyên sản xuất và gia công kết cấu thép chịu lực, cốp pha và giàn giáo thép, sản xuất các sản phẩm nhôm kính, inox trong mọi lĩnh vực. 2.1.4. Nhân sự và máy móc thiết bị của COTANA a. Năng lực nhân sựPage 29 Trong những năm qua, COTANA GROUP đã thi rất nhiều công trình nhà cao tầng, các công trình nhà công nghiệp, công trình giao thông và thương hiệu COTANA GROUP đang là một thương hiệu có u y tín trong lĩnh vực xây dựng. Sự thành công của COTANA GROUP là một đóng góp không nhỏ của đội ngũ tiến bộ, kỹ sư, kiến trúc sư, cử nhân kinh tế có kiến thức chuyên sâu và giàu kinh nghiệm, đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề. Số lượng cán bộ kỹ thuật: 690 người. - Tiến sỹ, Thạc sỹ xây dựng : 91 người - Kỹ sư Xây dựng : 172 người - Kiến trúc sư : 18 người - Kỹ sư Thuỷ lợi : 27 người - Kỹ sư giao thông, Cầu đường : 103 người - Kỹ sư Cơ khí : 39 người - Kỹ sư Điện : 136 người - Kỹ sư nước : 29 người - Cử nhân Kinh tế, Tài chính : 37 người - Kỹ sư Trắc địa : 19 người - Trung cấp Trắc địa : 25 người Số lượng công nhân kỹ thuật được trình bày trong ảng dưới đây. Bảng 2.2 Số lượng các loại công nhân kỹ thuật STT LOẠI HÌNH SỐ LƯỢNG BẬC THỢ (BQ) DẠNG SỞ HỮU 1 Thợ nề 465 2 - 5/7 Sở hữu 2 Thợ sắt 282 2 - 5/7 Sở hữu 3 Thợ cốt pha 184 2 - 5/7 Sở hữu 4 Thợ bê tông 300 2 - 5/7 Sở hữu 5 Thợ mộc 111 2 - 5/7 Sở hữu 6 Thợ điện 67 3 - 5/7 Sở hữu 7 Thợ nước 55 3 - 5/7 Sở hữu 8 Thợ máy 70 3 - 5/7 Sở hữuPage 30 9 Thợ trắc đạc 40 3 - 5/7 Sở hữu Nguồn: Phòng tổ hành chính nhân sự Công ty b. Năng lực máy móc thiết bị Để đáp ứng các yêu cầu thi công các công trình với quy mô lớn, COTANA GROUP đã đầu tư hệ thống máy móc, thiết bị ngoại nhập khá hiện đại và đủ năng lực đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật đa dạng hiện nay như: - Máy móc vận chuyển, thiết bị nâng để thi công nhà cao tầng (bao gồm cần cẩu tháp, các loại vận thăng...); - Máy móc thi công hệ thống hạ tầng và công trình ngầm (máy đào, máy xúc , máy khoan cọc nhồi, máy đóng và ép cọc...); - Thiết bị thi công các hệ thống điện – nước và điều hoà thông gió; - Thiết bị thi công hệ thống nội thất và sản xuất đồ gỗ, thép, nhôm, kính, inox... 2.1.5 Kết quả kinh doanh giai đoạn 2010 - 2012 Trong thời gian qua, ngành xây dựng có những diễn biến bất lợi, đặc biệt là những biến động giá vật tư và những thay đổi quy định trong đầu tư xây dựng. Trong tình hình đó, COTANA GROUP vẫn đạt được những thành quả đáng khích lệ, tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân đều trong những năm trở lại đây. Bảng 2.3 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh doanh năm 2010 đến 2012 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Doanh thu ( triệu đồng). 222.626 321.030 338.681 % tăng doanh thu 44.2% 5.4% Tổng tài sản ( triệu đồng). 218.770 477.430 609.401 Lợi nhuận ( triệu đồng). 6.764 10.641 8.090 EPS (đồng/ cổ phiếu) 2.706 2.611 2.503 Nguồn: Báo cáo tài chính và báo cáo thường niên của công ty Thành Nam Năm 2011, với 321 tỷ đồng doanh thu, đạt 84% so với kế hoạch đề ra, nếu trừ phần doanh thu bất động sản của năm 2010 và chỉ so sánh phần doanh thu xâp lắp, năm 2011 doanh thu của COTANA GROUP tăng xấp xỉ 13% so với năm 2010.Page 31 Vượt qua cả sự tăng trưởng về doanh thu, tổng tài sản, lợi nhuận, thương hiệu COTANA GROUP được đánh giá cao trong thị trường xây dựng, số lượng công trình ngày càng nhiều mô ngày càng lớn, yêu cầu kỹ thuật mỹ thuật ngày càng cao, địa bàn hoạt động ngày càng rộng, trải dài từ Nam ra Bắc. 2.2. Giới thiệu hệ thống QLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2008 tại COTANA 2.2.1. Giới thiệu chung về hệ thống Năm 1997, nhằm tăng cường tiềm lực và nâng cao chất lượng, Ban Giám đốc cấp trưởng đã tham gia các khoá học về TCVN ISO 9000 và quản lý chất lượng toàn diện (TQM). Sau khoá học này, công tác triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng vào hoạt động thi công xây dựng được triển khai. Do tính chất của hoạt động thi công xây dựng nên quá trình triển khai áp dụng ISO gặp không ít khó khăn như sau: - Hoạt động ngành thi công xây dựng khá phức tạp: Mỗi loại công trình phải tuân theo những quy chuẩn kỹ thuật khác nhau, những yêu cầu khác nhau của từng chủ đầu tư. - Cường độ làm việc ở công trường rất cao, nhân sự để triển khai hệ thống còn hạn chế. - Các công trình thường ở xa, đây là trở ngại lớn cho công tác triển khai – Giám sát trong thời gian xây dựng hệ thống. Với sự quyết tâm cao của lãnh đạo và cố gắng của toàn thể CBCNV, đến tháng 8/2001 HTQLCL của COTANA GROUP được đánh giá và cấp chứng nhận theo TCVN ISO 9001:2000 bởi tổ chức QMS. Và từ 2001 đến 2012 COTANA GROUP đã trải qua: - 3 lần tái đánh giá chứng nhận cho hệ thống (năm 2004, 2007 và 2010) và 6 lần đánh giá giám sát của tổ chức chứng nhận. - Mở rộng phạm vi chứng nhận thi công xây dựng sang thi công điện nước và trang trí nội thất.Page 32 - Ngoài việc quan tâm đến chất lượng, hệ thống này còn quan tâm đến trách nhiệm đối với xã hội và công tác quản lý môi trường trong quá trình hoạt động. - Tháng 10/2012 vừa qua, COTANA GROUP đã được tổ chức chứng nhận QMS tái đánh giá và cấp giấy chứng nhận cho hệ thống quản lý chất luợng theo TCVN ISO 9001:2008 với phạm vi: - Về địa lý: Lô CC5A, Bán đảo Linh Đàm, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội và tất cả các công trình do COTANA GROUP thi công. - Về tổ chức: áp dụng cho tất cả các bộ phận phòng ban và khối công trường. - Về hoạt động: Hoạt động thi công và hoàn thiện các công trình xây dựng dân dụng. - Về sản phẩm: Cho tất cả các công trình do COTANA GROUP thi công - COTANA GROUP chỉ thực hiện hoạt động thi công theo thiết kế của khách hàng nên Công ty loại trừ và không áp dụng toàn bộ điều khoản 7.3 (Thiết kế và phát triển) của tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008. 2.2.2. Sứ mệnh và chính sách chất lượng a. Trách nhiệm với quyền lợi người lao động Công ty soạn thảo và ban hành các tài liệu liên quan đến trách nhiệm của CBCNV đối với công ty, triển khai các khoá huấn luyện, đào tạo định hướng, truyền đạt qua các phương tiện thông tin như mạng nội bộ, trang web, bản tin, hướng dẫn CBCNV thực hiện nghiêm túc các sứ mệnh và chính sách của công ty; chú trọng rèn luyện CBCNV tính trung thực, thanh liêm, tinh thần trách nhiệm, đạo đức và lương tâm nghề nghiệp. - Chính sách lương thưởng: Công ty có chính sách thưởng phạt thoả đáng, công bằng và phân minh để khuyến khích sự nỗ lực và gắn bó của CBCNV đối với Công ty cũng như xây dựng một môi trường làm việc trong sạch, lành mạnh.Page 33 - Chính sách đào tạo: Với mục tiêu đào tạo đội ngũ CBCNV lành nghề, giỏi quản lý, hằng năm Công ty đều trích ra một khoản kinh phí khá lớn cho công tác đào tạo, hỗ trợ cho CBCNV tham gia các khoá đào tạo về nghiệp vụ, ngoại ngữ trong nước và tham quan học hỏi công nghệ mới ở nước ngoài. Quan niệm người lao động vừa là mục tiêu phục vụ vừa là động lực cho sự phát triển, trong nhiều năm qua với những chính sách đúng đắn, COTANA GROUP đã giữ được và ngày càng thu hút thêm nhiều người tài đức, không có hiện tượng chảy chất xám. Văn hoá COTANA GROUP cùng hệ thống quản lý chất lượng càng ngày càng hoàn thiện hơn giúp cho những nhân viên mới nhanh chóng hoà nhập vào tổ chức. b. Chính sách đối với các đối tác kinh doanh và khách hàng Thành Nam luôn cố gắng tìm ra tiếng nói chung với các đối tác khách hàng với quan niệm rằng mọi vấn đề đều có thể giải quyết một cách thoả đáng trên tinh thần tôn trọng sự công bằng, bình đẳng, bảo đảm sự hài hoà về lợi ích của các bên. COTANA GROUP cũng xác định rằng chỉ có sự hợp tác đầy đủ thiện chí mới có thể mang lại kết quả tốt đẹp và giúp cho tất cả các bên cùng có sự hợp tác đầy thiện chí mới có thể mang lại kết quả tốt đẹp và giúp tất cả các bên cùng nhau phát triển chung của toàn xã hội. Đóng góp cho sự phát triển và tiến bộ. Sự phát triển và tiến bộ của từng doanh nghiệp là nền tảng cho sự nhau phát triển chung của toàn xã hội. Đóng góp cho sự phát triển này được xác định là một sứ mệnh quan trọng của Thành Nam. Cạnh tranh lành mạnh trong tinh thần hoà bình là cách nghĩ, cách làm xuyên suốt của Lãnh đạo và toàn thể CBCNV trong Công ty. 2.2.3. Nội dung hệ thống quản lý chất lượng Nhằm làm sáng tỏ và đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008, các yêu cầu của pháp luật đối với hoạt động thi công, các yêu cầu về mỹ thuật – kỹ thuật cũng như tiến độ và chi phí của từng công trình, công ty COTANA GROUP đã xác định và quản lý các quá trình có liên quan, cũng như sự tương tác của chúng trong suốt quá trình cung cấp sản phẩm kể từ khi nhận được yêu cầu củaPage 34 khách hàng đến khi công trình hoàn thành và bàn giao. Nội dung hệ thống quản lý chất lượng gồm: - Các phương pháp, chuẩn mực thực hiện để đảm bảo kết quả của từng quá trình. - Các biện pháp theo dõi - đo lường. - Các nguồn lực cần có của mỗi quá trình. - Trách nhiệm, quyền hạn của từng vị trí trong tổ chức đến quá trình cũng như mối quan hệ giữa các quá trình. Tất cả những nội dung này được cụ thể hoá qua hệ thống tài liệu đã được ban hành và áp dụng Thành Nam. Hệ thống tài liệu này được chia thành 4 cấp như sau Hình 2.2 Phân cấp hệ thống tài liệu: Nguồn Công ty Trong đó: Sổ tay chất lượng: là tài liệu giới thiệu về hệ thống quản lý chất lượng bao gồm: - Mô tả phạm vi áp dụng các ngoại lệ của hệ thống. - Mô tả cách đáp ứng các yêu cầu tiêu chuẩn và viện dẫn các tài liệu liên quan được thiết lập cho hệ thống. - Mô tả sự tương tác giữa các quá trình trong hệ thống - Tài liệu này được công bố rộng rãi trong nội bộ và bên ngoài. Các quy trình: Là tài liệu nêu lên các bước chun g để tiến hành các hoạt động và các quá trình có liên qu an đến nhiều vị trí cô ng việc hay nhiều bộ ph ận. Loại 1 2 3 4 Sổ tay chất lượng Các qu y trình Các tài liệu hướng dẫn tác nghiệp Các quy định, kế hoạch, mục tiêu, Các biểu mẫu, các loại hồ sơPage 35 tài liệu này thường kh ông nêu lên cách thức tiến hàn h công việc như thế nào mà chỉ nêu ra ai làm việc gì và thứ tự th ực hiện như thế nào nhằm giúp cho các th ành viên nắm rõ hoạt động của Côn g ty và cách thức phối h ợp với các thành viên tron g cùng bộ phận h ay các bộ phận khác n hư thế nào. Đây cùng là nh óm tài liệu giúp cho các cán bộ quản lý có cái nhìn tổng quát về hoạt độn g của từng bộ phận từ đó bố trí và ph ân bổ các ngu ồn lực một cách hợp lý - hiệu quả. Các qu y trình mô tả h oạt động của COTANA GROUP được p hân lo ại 6 nhóm qu y trình: Các quy trình kỹ thuật – dự thầ u: Với chức năng tiếp nh ận và giải qu yết tất cả các yêu cầu thi côn g (thư mời th ầu h oặc chỉ định thầu), các thành viên th uộc bộ phận này sẽ thu thập thôn g tin - khảo sát - đánh giá và lập dự toán th eo nội dung mời thầu. Nh ằm đảm bảo các yêu cầu về th i cô ng được xác định và đánh giá những th uận lợi và khó khăn trong thi công, công tác lập hồ sơ dự thầu phải tuân thủ q u y trìn h dự thầu đã ban hành. Trưởng bộ phận sẽ phân công và giám sát q uá trình thực hiện để hồ sơ tham gia dự th ầu được hoàn thành chính xác, đúng thời hạn. Mối liên kết g iữa lập h ồ sơ dự thầu - soạn thảo ký kết h ợp đồng và tổ chức th i công được mô tả rõ tro ng qu y trìn h liên thô ng đấu thầu - hợp đồng - thi công. Ngoài ra phò ng KT-DT còn chịu trách nhiệm thực h iện côn g tác chăm sóc khách hàng bao gồm: đánh giá sự hài lòng của khách hàng, hỗ trợ cho khách hàng các vấn đ ề về kỹ thuật, theo dõ i và hỗ trợ khối công trường giải q u yết các vấn đề kỹ th uật phát sinh trong q uá trình thi công. Để thực h iện tố t chức năng này, p hòng kinh tế thị trường phải phối h ợp với khối công trường và tuân thủ các yêu cầu của qu y trình chăm sóc khách hàn g. Cá c quy trình hợp đồ ng - vật tư: Phò ng quản lí xây lắp có 3 chức năng chính : một là, quản lý tất cả các h ợp đồng mu a bán của Côn g ty từ kh âu đàm ph án - soạn th ảo - triển kh ai thực hiện - đến kh i hoàn tất và than h lý hợp đồng; hai là, cun g ứng vật tư - máy mó c th iết bị cho hoạt độn g thi công xây dựn g; BaPage 36 là, kiểm soát khối lượng củ a thầu phụ. Tất cả các bước cô ng việc triển khai thực hiện 3 chức năng này được thốn g nh ất và gh i nhận mộ t cách rõ ràng trong qu y trình xem xét và ký kết hợp đồn g, qu y trình mu a vật tư - thiết bị và q u y trình đánh giá - kiểm soát và thanh to án cho thầu phụ. Quy trình thi công: Ngay sau kh i ký kết hợp đồng thi cô ng, Ban chỉ hu y công trình được thành lập để tổ chức bộ máy và đ iều hành hoạt đ ộng tại công trường. Bộ máy hoạt độ ng của côn g trườn g được tồ chức như hình 2.2: Hình 2 .3. Cơ cấu tổ chức của công trường Nguồ n: Sổ tay chất lượn g và hệ thốn g tài liệu nội bộ Côn g ty Ban chỉ hu y côn g trình sẽ chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt độn g tại công trường đ ể đảm b ảo côn g trình được hoàn thành theo đún g yêu cầu về chất lượng - khố i lượng - an to àn - tiến độ và chi phí. Quá trình th i côn g được ch ia làm 2 giai đoạn: Giai đoạ n 1 chuẩn bị thi cô ng: đ ể đ áp ứng n hững cam kết đã ký trong hợp đồng thi cô ng, ở giai đoạn này Ban chỉ hu y công trìn h phải hoàn thành các cô ng việc sau: Giám đốc dự án Chỉ huy trưởng Chỉ huy phó Thư ký công trường Bản vẽ Shopdrawing Giám sát Kế toán Kho Bảo vệ Quản lý an toàn Quản lýPage 37 - Tổ ch ức bộ máy hoạt độn g - Hồ sơ chất lượn g công trình được chủ đầu tư du yệt, gồm: Mục tiêu và kế hoạch chất lượng côn g trình, biện pháp th i côn g cho từng hạng mục, phương án kiểm soát chất lượn g công trìn h, kế hoạch thi cô ng chi tiết, kế h oạch cung ứng vật tư- th iết bị, phương án đảm bảo an toàn lao độn g- vệ sinh công ngh iệp. - Tiếp n hận mặt bằn g thi công, bố trí nơi làm việc, chu ẩn b ị các điều kiện cho công tác thi công cũng như hoạt động củ a công trường (đ iện, nước…). Giai đoạn 2 th i công - nghiệm thu và b àn giao: Ban chỉ hu y cô ng trình phối hợp với chủ đầu tư, đơn vị tư vấn giám sát để triển khai h oạt độ ng thi công, kiểm soát chất lượn g - khố i lượng - tiến độ th i công th eo các qu y trình đã ban h ành . Công tác ngh iệm thu và bàn giao cũng được triển khai theo đúng q u y định p háp luật hiện hành. Quy trình tổ chức hành chính: Tu y không trực tiếp tham gia tạo sản phẩm nhưng với chức n ăng cun g cấp n guồn nhân lực và thực hiện công tác hành chính , phòng tổ chức hành chính đ óng vai trò khá qu an trọn g trong tổ chức. Nhằm đáp ứng được cả về số lượng và chất lượng n guồ n nhân lực cho các hoạt động tro ng tổ chức, công tác tu yển d ụng - đào tạo được tổ ch ức theo qu y trình đào tạo tu yển d ụng. Quy trình kế toá n - tài chính: Mọi h oạt đ ộng thu chi, thanh toán tạm ứng được giải q u yết một cách minh b ạch, rõ ràng th eo đúng yêu cầu của chuẩn mực kế toán và được cụ thể hóa bằng các qu y trình đã phê du yệt và b an h ành. Đồ ng thời, thôn g qua qu y trình này Ban lãnh đạo Cô ng ty có thể kiểm soát h iệu q uả về mặt tài ch ính của quá trình h oạt độn g. Các quy trình về q uản lý hệ thố ng: Ngoài các qu y trình chu yên môn của từn g bộ phận , đ ể đảm bảo hoạt độn g của các bộ phận được liên kết với nh au chặt chẽ cần phải có những qu y trìn h quản lý chung. Ho ạt động du y trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng cũng được triển khai theo nội dun g củ a các qu y trình quản lý chung này.Page 38 Các tài liệu hướng d ẫn tác nghiệp (xem p hụ lụ c 1. Danh mục tài liệu nội bộ ): Các tài liệu này chỉ ra cách thực thực hiện từng côn g việc, là căn cứ để thực hiện công việc. Tù y theo nội dung côn g việc, tài liệu cấp 3 này có nh iều cách thế hiện kh ác nhau n hư hướng dẫn, quy định , kế hoạch. mụ c tiêu, sơ đồ, . . .Nhóm tài liệu này được so ạn thảo theo từng vị trí công việc, giúp cho mỗi th ành viên tro ng tổ chức hiểu rõ côn g việc củ a mình và là căn cứ để đ ánh giá kết qu ả th ực h iện côn g việc hay dùn g trong đào tạo hu ấn lu yện nh ân viên mới. Các biểu mẫu, các lo ại hồ sơ: Các biểu mẫu giúp cho các thành viên tron g tổ chức ghi nhận lại kết qu ả thực hiện côn g việc mộ t cách đầy đủ và nhất quán. Nhằm thốn g nh ất và ch uẩn hóa hoạt động kiểm tra - giám sát chất lượn g cô ng trình ,COTANA GROUP đã th iết lập và đưa vào áp dụn g các p hiếu kiểm tra kết quả công việc 1. Danh mụ c tài liệu nội bộ. o Hồ sơ là một loại tài liệu rất đặc biệt, nó cung cấp nh ững bằn g chứng khách qu an về nhữn g ho ạt động đã được thực hiện hay kết qu ả thực h iện côn g việc và không sửa được Hồ sơ giúp chúng ta đánh giá kết q uả th ực hiện côn g việc, ph ân tích hiệu quả của quá trình từ đó đưa ra các h ành độn g kh ắc phụ c - phòng ngừa hay cải tiến . Để đảm b ảo tính nhất quán và đồn g bộ việc lưu trữ hồ sơ tại tất cả các bộ p hận , công trường đều tu ân thủ th eo nội dung qu y trình kiểm soát hồ sơ đã ban hành. 2.2.4. Hoạt động duy trì và cải tiến hệ thống Trong 1 0 năm, kể từ khi nh ận được giấy ch ứng nhận , để hệ th ống quản lý chất lượng đã cù ng với h ệ thố ng qu ản lý và hỗ trợ cho h ệ thố ng qu ản lý đ ịnh hướng, đ iều hành và kiểm soát mọi ho ạt độ ng của do anh ngh iệp với mục tiêu chun g là thỏa mãn cao nhất các yêu cầu củ a khách hàng từ đó đem lại nhữn g lợi ích cho do an h ngh iệp , cộ ng đồng và xã hộ i. Bộ phận Đảm bảo ch ất lượng được th ành lập với chức năng kiểm soát việc áp dụng và tổ chức các h oạt đ ộng du y trì cải tiến hệ thống quản lý chất lượng. Nhiều ho ạt đ ộng du y trì và cải tiến hệPage 39 thống được triển khai tron g thời gian qua nhằm hướn g tới các cam kết trong chính sách chất lượng, cụ th ể: - Về cải tiến quá trình tác ngh iệp và hệ thống quản lý chất lượn g: o Tổ chức các kh óa đào tạo về k ỹ th uật thi cô ng, th am q uan học hỏi kinh nghiệm thi công ở các nước tiên tiến. o Hoạt độ ng đánh giá nộ i bộ được thực hiện đ ịnh kỳ, đảm bảo mỗi hoạt động được xem xét đánh giá ít nhất 1 lần/ n ăm nhằm đánh giá sự phù hợp và hiệu quả của từng hoạt độn g/ quá trình từ đó khắc phục những điểm kh ông phù hợp, tiềm kiếm các cơ hội cải tiến , nâng cao hiệu qu ả của hoạt độn g/ qu á trình . o Tổ ch ức triển khai áp d ụng h ệ thố ng qu ản chất lượng theo TCVN ISO 9000 cho các công ty th ành viên: - Triển khai xâ y dựn g hệ quản lý công việc h iệu quả thông qua xác đ ịnh KPIs (Key Perfmance In dicators) cho từng vị trí công việc. Bảng 2.4 Tổng kết các khoá đào tạo về kỹ thuật thi cô ng qua cá c nă m STT Thời gian thực hiện Nội dung Số thành viên tham gia 01 03 /2004 Cô ng tác bê tôn g và công tác xâ y- nộ i bộ Côn g t y thực hiện 48 02 08 /2004 Qu y trình th i cô ng móng- nội b ộ thực hiện 57 03 10 /2004 Huấn lu yện các côn g tác thi côn g ch o đội ngũ kỹ sư, giám sát mới d o n ội b ộ công ty thực hiện 28 04 07 /2005 Tổ chức lớp kiểm kh ai cô ng tác lý ch ất lượn g côn g trình cho kỹ sư/ giám sát các côn g trìn h do nội bộ Công ty thực hiện 68 05 07 /2006 Huấn lu yện công tác bê tông sàn- nội bộ thực hiện 76Page 40 06 04/07-07-07 Tập huấn kỹ th uật thi công nhà cao tần g Hàn Quố c – Công ty Posco Hàn Quố c 14 07 05 /2007 Xâ y dựng công trìn h ngầm đô thị – Viện Địa Kỹ thuật 06 08 0 9/09/2007 Tham gia học hỏi kinh n ghiệm tại Mala ysia- Thàn h Nam phối hợp với đố i tác tại Mala ysia 08 09 9 /09/2007 Huấn lu yện về thiết kế và lập khối lượn g- d o nội bộ thực hiện 96 10 16/09 /07 Huấn lu yện về thi công sắt, công tác coffa, biện pháp thi côn g topdown. 116 11 08 /2008 Huấn lu yện cô ng tác an toàn- sức khoẻ- vệ sin h côn g trưởn g- do nội b ộ thực hiện 49 12 04 /2009 Huấn lu yện về q uản lý chất lượn g công tác hoàn thiện cho cô ng trình xây dựng- d o nội bộ thực hiện 38 13 11 /2009 Huấn lu yện cô ng tác q uản lý và điều ph ố vật tư tại công trình- do nộ bộ th ực h iện 44 14 05 /2010 Tổ chức kho á họ c về quản lý dự án - h iệp h ội các kỹ sư xâ y dựng Hoa Kỳ 101 Nguồ n: Báo cáo thường niên củ a Công ty và thống kê tổ ng hợp của tác giả Các cuộc họp xem xét của lãnh đạo được tổ chức thường n iên nhằm đánh giá hiệu qu ả của h ệ thống Ngoài ra, Th ành Nam còn du y trì họ p giao ban hàng tuần để các b ộ phận, các côn g trình báo cáo - đánh giá kết quả làm việc tro ng tuần đồn g thời Lãn h đạo Công ty p hổ biến những d anh sách, mụ c tiêu h oạt động trong từng th ời điểm n gắn hạn đến mọi cấp tro ng tổ chức. Thực hiện phương châm tin học hóa tron g công tác quản lý; biên soạn và ứn g dụn g ph ần mềm quản lý trong côn g tác quản lý máy móc thiết b ị, quản lý khối lượng th ầu phụ.Page 41 Và nổ i b ật nh ất trong thời gian vừa qua, Bộ phận BĐCL đã thành lập tổ ERP và triển khai thành côn g việc ứng dụng hệ th ống h oạch định nguồ n lực do an h ngh iệp ERP - Enterp rise Resource Plan ning- với phân hệ quản lý vật tu và quản lý máy móc thiết bị. Son g song với việc vận hành hệ thố ng ERP, tháng 04 /201 0 Ban lãnh đạo đã triển khai chính sách kaizen tro ng toàn tổ chức, đặc biệt đối với khối công trườn g. - Về đảm bảo chất lượng côn g trình b ao gồm cả đảm bảo các yêu cầu k ỹ th uật, tiến độ, chi p hí và an toàn thi công. Cô ng tác h uấn lu yện an toàn thi công, thực hành sơ cấp cứu được tổ ch ức định kỳ ch o từng công trường. Thống nhất và áp đụn g các biểu mẫu kiểm tra đ ể kiểm soát chất lượn g thi côn g từng giai đoạn. Nghiên cứu áp dụng các b iện ph áp thi công mới, sử dụng các vật liệu mới trong th i cô ng. Năm 2006, Chương trình 5S đ ược triển khai và du y trì tro ng Côn g ty và các Công t y th ành viên. 06/2 008, Thành Nam đã đạt được sự thỏa thuận với Côn g ty cổ phần xây dựng VIHAJICO để ph át triển các dự án xây dựng hạ tầng, khẳn g địn h sự qu yết tâm của Thành Nam tron g việc đ ầu tư vào thị trường h ạ tầng và khu công nghiệp. Năm 2 009, hợp tác với Po sco mở ra hướng phát triển mới của Cô ng t y đối với các d ự án thiết kế th i cô ng (Design and Bu ng). Tron g năm này, Thàn h Nam đã hợp tác với n hiều đối tác nước ngoài để cải tiến côn g ngh ệ th i côn g nhà cao tầng: với đ ối tác Po sco trong công trìn h Kumho Asiana P laza, với Bou ygues Batimen t Intemational thi công toàn bộ phân bê tô ng cốt th ép của M&C Tower,. . Năm 201 0, việc ứng dụ ng ph ân hệ quản lý vật tư và q uản lý máy móc th iết bị th i côn g củ a h ệ thố ng ERP đã hỗ trợ rất hiệu quả trong hoạt độn g quản lý và cun g cấp vật tư, máy mó c th iết b ị phụ c vụ công tác thi công. - Về phát triển các n guồn lực (nhân sự, máy móc thiết bị, tài ch ính):Page 42 Các khóa huấn lu yện cho nhân viên mới về h ệ thốn g quản lý chất lượng được tổ chức định kỳ 2 lần/năm, các chương trình đào tạo về qu ản lý nhằm xây dựng đội ngũ nòng cốt cho sự p hát triển của Công ty cũng n hư các khó a đ ào tạo anh văn chu yên ngành xây dựng được du y trì thường xu yên (Bảng 2.5 Tổng kết hoạt đ ộng đào tạo về nhận thức và quản lý). Từ năm 2009, Thành Nam đã tổ ch ức nhiều hoạt động tập thể nh ằm tạo sự gắn kết giữa CBCNV hai khố i gian tiếp và trực tiếp, phát hành và du y trì bản tin nội bộ nh ằm cập nhật các hoạt động củ a Côn g ty đ ến các công trìn h ở xa, từ đó tạo lập các giá trị nhân văn trong tập th ể CBCNV và dần dần hoàn thiện văn hó a doanh nghiệp. Bảng 2.5 Tổng kết hoạt độ ng đào tạo về nhận thức và quản lý STT Thời gian thực hiện Nội dung Số TV tham gia 1. 05/2004 Đánh giá nội bộ – Trung tâm đo lường, ch ất lượn g KV3 03 2. 04/2005 Anh văn chu yên n gàn h xâ y dựn g – nộ i bộ th ực hiện 57 3. 03/2006 Huấn lu yện thực hàn h 5S- nội bộ công ty th ực hiện 40 4. 01/2007 Đánh giá chất lượn g nội bộ theo TCVN ISO 9001:20 00- Ban ISO của công ty 34 5. 03 /2007-09/2007 Giám đốc đ iều hàn h – CEO cho các cấp trưởng – Trườn g ĐH kinh tế qu ốc dân. 7 6. 09/2007 Xây dựng h ệ th ống quản lý kết qu ả công việc – Công ty BSI thực hiện 43 7. 03/2 007 và 07/2007 Đào tạo đ ịnh hướng CBCNV mới 85 8. 04/2007 Làm việc th eo nhóm Công ty TNHH Quản lý SQC Việt Nam (thuộ c 25Page 43 tập đoàn SQC Mala ysia) 9. 03/2 008 và 04/2008 Huấn lu yện tổn g quan và đánh giá nộ i bộ h ệ thống quản lý chất lượng 28 10. 07/2008 Hướng dẫn công tác quản lý kho – do nội bộ thực hiện 36 11. 03/2009 Thực hiện 5S- côn g ty BSI thực h iện 54 12. 20/0 3/2009 Giới th iệu hệ thống quản lý chất lượng phiên bản mới ISO 9001 :2008 cho nhân viên p hụ trách ISO của công trường, khối văn phòng và cả các côn g t y con – QMS thực hiện. 47 13. 11/2009 Đào tạo định hướng cho CBCNV tại TP.HCM – nội bộ thực hiện 88 14. 02 /2009-12/2009 Huấn lu yện về ERP ch o tổ triển khai - Đơn vị tư vấn 38 15. 06/2010 Đào tạo đ ịnh hướng cho CNBCNV mới 48 16. 07/2010 Tổ chức kho á học Team buid ing 42 Nguồ n: Báo cáo thường niên củ a Công ty v à thống kê tổ ng h ợp của tác giả Thực hiện các cam kết về trách nhiệm xã hội, người lao độn g và các đối tác: - Năm 2003, tích hợp các yêu cầu của hệ th ống quản lý về trách n hiệm xã hội TCVN SA 8000 vào hệ thốn g qu ản lý chất lượng. - Kể từ 2006 đến nay, du y trì cô ng tác kiểm toán và công bố tình h ình hoạt độn g theo định kỳ ra cô ng chún g nhằm đ ảm bảo sự minh bạch và công khai trong hoạt độn g. - Năm 2 009, tìm hiểu và đưa các yêu cầu của Hệ thố ng quản lý an toàn và sức khỏ e nghề ngh iệp OHSAS vào hoạt động quản lý th i côn g.Page 44 2.3. Phân tích việc áp dụng hệ thống QLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2008 tại CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG THÀNH NAM 2.3.1. Phương pháp nghiên cứu Để đánh giá thực một cách chính xác nhất việc áp dụng hệ thố ng QLCL th eo tiêu chuẩn TCVN 9 001 :2008 tại Cô ng t y, được sự phối hợp củ a phòng TCHC Côn g t y về phát hành phiếu điều tra và kết quả thu được như sau: Tổng số ph iếu phát hành 25 0, tổn g số phiếu thu về là 224 trong đó có 195 ph iếu hợp lệ với: - Khối văn phòng: 60 ph iếu h ợp lệ - Khối côn g trườn g: 135 ph iếu hợp lệ Đánh giá số lượn g phiếu phát hành: Tổng số cán bộ công nhân viên có hợp đồn g dài hạn tại Công t y là 690 người. Theo tác giả, với tỷ lệ ph iếu p hát hành là 250 ph iếu chiếm 36.2% số lao động có hợp đồn g dài hạn tại COT ANA GROUP là một sự cố gắng và hợp tác của ph òng TCHC Cô ng ty. Ph iếu đ iều tra được kết cấu gồm 2 phần. Phần thứ nh ất là thu thập nhữn g thông tin về n gười trả lời và phần th ứ 2 là thu thập những thôn g tin về việc triển khai ISO tại COTANA. Chi tiết phiếu điều tra được trình bày trong phụ lục 1. Mức đánh giá: 1 . Không thực hiện 2. Thực hiện mộ t cách bị động 3. Được thực hiện 4. Được th ực h iện và đ em lại kết q uả tốt 5. Thường xu yên cải tiến và đem lại kết qu ả tốt 2.3.2. Đánh giá về chính sách chất lượng Để hoàn thành sứ mệnh của Công ty, với sự đồng tâm nhất trí, Ban Tổng Giám Đốc cùng toàn thể CBCNV COTANA GROUP quyết tâm phấn đấu trở thành công ty hàng đầu trong ngành xây dựng bằng cách tìm hiểu thấu đáo và đáp ứng ngày càng cao các yêu cầu của khách hàng. Chính sách này bao gồm việc bảo đảm thực thi những cam kết sau đây: - Thường xu yên điều chỉnh các quá trình tác nghiệp để không ngừng nâng cao chất lượng công trình, chất lượng sản phẩm và dịch vụ, đồng thời cải tiến hệ thống quản lý chất lượng.Page 45 - Tận tâm tận lực hoàn thành công trình đúng hạn, an toàn và bảo hành công trình tận tình, chu đáo. - Liên tục đào tạo nguồn nhân lực, tăng cường đầu tư trang thiết bị, song song với việc nghiên cứu ứng dụng các phương thức quản lý hiệu quả, công nghệ sản xuất hiện đại và kỹ thuật thi công tiên tiến. Toàn thể các thành viên nhất quyết bảo vệ và không ngừng nâng cao u y tín của Công ty để danh tiếng của COTANA GROUP mãi mãi gắn liền với những công trình chất lượng cao. Bảng 2.6 Kết quả đánh giá về chính sách chất lượng Số TT Nộ i dung Bộ phận Mean 1 Những nhu cầu và mo ng đợi của khách hàng và các bên quan tâm đã được nêu rõ tron g CSCL Tổ ng CT 3.205 Văn phòng 3.304 Cô ng trườn g 2.983 2 Việc tru yền đ ạt và triển khai th ực hiện cam kết đã nêu tro ng CSCL Tổ ng CT 2.862 Văn phòng 3.23 Cô ng trườn g 2.033 Nộ i dung ch ính sách chất lượng đã nêu bật được mụ c đ ích và địn h hướng của tổ chức. Việc b ổ sung các cam kết của Công t y với cổ đôn g, người lao động, khách hàng và đối tác đã thể h iện rõ mong muốn cải tiến hệ th ống quản lý của Ban lãnh đạo nhằm hướn g tới việc cung cấp một sản phẩm ch ất lượng, tạo lập môi trườn g kinh do anh hoàn hảo và sự phát triển bền vững. 183/195 thành viên đánh giá cao về sự thống nhất tro ng định hướng ho ạt độ ng của tổ chức, từ đó tạo ra sự đồng tâm – nỗ lực cùn g với lãn h đạo đ ể thực th i các chính sách . Bằn g nhiều phương ph áp, Lãnh đạo Cô ng ty đã giải thích cho toàn thể CBCNV n hững cam kết của mình về chất lượng, về trách nh iệm xã hội với mong muố n mọ i thành viên trong tổ chức đ ều thấu hiểu và đồ ng tâm th ực h iện :Page 46 Vào những năm 200 4-2005 do đội n gũ CBCNV còn ít, việc tru yền đạt các chính sách n ày đ ược th ực h iện chủ yếu th ông q ua các cuộ c họ p giao ban hàng tuần giữa Ban lãnh đạo và các cấp Trưởng, các cuộc họp giữa Ban Lãnh đạo với toàn thể CBCNV của từng cô ng trường. Từ nhữn g năm 2006 trở lại đ ây, đ áp ứn g sự p hát triển củ a Công t y, đội ngũ CBCNV mới ngày càng nhiều nên ngoài việc tru yền đạt q ua các cu ộc họp, Côn g ty còn tổ chức lớp họ c đ ịnh hướng nhằm giới thiệu và giải thích các ch ính sách của Cô ng ty ch o nh ân viên mới. Kết qu ả kh ảo sát cho thấy việc tru yền đạt và triển khai các cam kết trong Chín h sách chất lượn g mới chỉ đạt ở mức độ trun g bình. Thể hiện ở giá trị mean dao động từ 2 ,862 đ ến 3,205. Hơn nữa việc tru yền đạt chính sách chất lượng đối với cán bộ văn phòn g được làm tốt hơn so với cán bộ ngoài công trườn g. Điều này cũ ng dễ hiểu vì môi trường làm việc có ảnh hưởng việc tu yên tru yền chính sách chất lượn g. Vì vậy công ty cần chú ý nh iều hơn đếnn việc nâng cao nhận thức của người lao độ ng tại cô ng trường về hoạt động này. 2.3.3. Đánh giá về mục tiêu chất lượng Mục tiêu : Trên cơ sở phân tích các lợi thế giữa COTANA GROUP và các Côn g ty cùng n gành kh ác, Hộ i đồng quản trị xác đ ịnh các mục tiêu cơ bản của giai đoạn 2006- 201 0 nh ư sau: Tiếp tục củn g cố năn g lực cạnh tranh và duy trì vị trí hàn g đầu trong lĩnh vực th i côn g xâ y d ựng theo hướn g nh ận thầu trọn gói cô ng trìn h có qu y mô lớn, yêu cầu k ỹ - mỹ th uật cao . Mở rộng sang một số lĩnh vực khác mà COTANA GROUP có lợi thế nhằm mang lại hiệu qu ả kinh tế cao hơn. Tro ng đó: - Ưu tiên 1: Đầu tư ph át triển địa ốc. - Ưu tiên 2: Đầu tư ph át triển tài chín h (trong lĩnh vực địa ốc). - Ưu tiên 3 : Ngh iên cứu và phát triển các sản ph ẩm, dịch vụ mới, hỗ trợ cho công tác thi công xây dựng.Page 47 Phát triển COTANA GROUP thành một tập đoàn kinh tế hàng đầu về xây dựng tại thành phố Hà Nộ i sau 2 015. Nhiệm vụ: Nhằm đạt được các mục tiêu chủ yếu trên , COTANA GROUP sẽ th ực h iện n hiệm vụ chiến lược củ a giai đo ạn này là " Niềm tin cho n gôi n hà Việt ": - Phát triển hệ thố ng qu ản lý theo mô hình tập đoàn. Kết h ợp mộ t cách hài hòa phương thức quản trị hiện đ ại với tru yền thố ng, hoàn thiện văn hóa do anh ngh iệp. - Kiện toàn bộ máy nhân sự, đặc b iệt là nhân sự cấp cao, thành lập b an cố vấn có trình độ chu yên môn và nhiều kinh n ghiệm trong các lĩnh vực đầu tư xây dựng, tài chính, ph áp lý, marketing. - Nâng cao trình độ, kỹ th uật thi công th eo hướng áp dụn g công nghệ tiên tiến . - Cải tiến các d ây chu yền sản xuất và n ghiên cứu, ph át triển các dịch vụ mới. - Đẩ y mạnh côn g tác đào tạo cấp qu ản lý trung gian , nân g cao n ăng lực quản lý doanh n ghiệp. - Cơ cấu lại các Công ty co n, cổ phần hó a các Cô ng ty đan g hoạt độ ng, thành lập thêm các Công ty hoạt động tron g các lĩnh vực có tiềm năng khác. - Thực th i các biện p háp đ ảm b ảo sự phát triển đồn g bộ, ổn đ ịnh của nguồn nhân lực, nguồn cung cấp ngu yên vật liệu và các nguồn lực khác. - Tích cực mở rộng hợp tác với các Côn g ty có n hiều kinh ngh iệm tro ng từng lĩnh vực nhằm triển khai các dự án đầu tư một cách h iệu quả. Với nh ững mục tiêu và nhiệm vụ chiến lược trong từng giai đoạn, Ban lãnh đạo đã xác định mục tiêu chất lượn g hàng năm ch o từn g bộ phận như bảng 2.4. Bả ng 2.7. Mục tiêu chất lượng và kết quả thực hiện Năm Nội dung các mục tiêu Bộ phận Kết quả thực tế ĐánhPage 48 chất lượng giá 2006 - Mở rộng p hạm vi chứng nhận sang lĩnh vực th i côn g điện – nước, tiếp tục triển khai xây dựng HTQLCL tại các Công t y thàn h viên. - Giảm 15% số lượng khiếu nại của khách hàng so với n ăm 2005. - 90% công trình đảm bảo tiến độ th i công - Chi phí công trình không vượt quá 10 % định mức ĐBCL Côn g trường KT-TC Côn g trườn g QL-XL Côn g trườn g KT-TC Chứng nhận vào tháng 9/20 04 Số lượn g kh iếu nại tăng 8 % 75% công trình đạt yêu cầu Có côn g trình vượt 13,5 % Đạt Kh ông Kh ông Kh ông 2007 - Giảm 10% số lượng khiếu nại của khách hàng so với n ăm 2006. - Tin học ho á trong công tác quản lý th ầu phụ và thiết bị thi côn g - Chi phí công trình không vượt quá 10% định mức - Tổ chức và du y trì khoá đào tạo n goại ngữ chu yên Côn g trườn g KT-TC ĐBCL Côn g trườn g QL-XL TC-NS Giảm 14% Ch ưa triển khai cho quản lý thiết bị Có côn g trình vượt 12,5 % 2 lớp Đạt Kh ông Kh ông ĐạtPage 49 ngành xây dựng 2008 - Triển khai 5S cho tất cả các công trường. - Tổ chức huấn lu yện về kỹ th uật và an to àn th i côn g cho nhân viên mới. - Giảm 20 % kh iếu n ại của khách hàn g so với 2007. - Đầu tư các th iết bị phục vụ th i côn g nh ằm giảm giá trị thuê n goài xuống 40% ĐBCL BP an toàn Côn g trườn g KT-TC Côn g trườn g Ban QLTB 80% cô ng trường th am gia 7 0% th am gia Giảm 35% Giá trị thuê ngoài giảm 45 % Kh ông Kh ông Đạt Đạt 2009 - Du y trì côn g tác 5S tại côn g trường, tiếp tục nghiên cứu ứng dụng tin học trong qu ản lý th i côn g. - 70% b an chỉ hu y các côn g trường tham gia lớp giám đốc dự án. - Đảm bảo 1 00% nhân viên mới tham gia lớp đào tạo định hướn g - Tổ chức các kho á học về công tác thi côn g nhà cao tầng, đ ảm bảo 70% kỹ sư th am gia BĐCL Côn g trườn g TCNS Côn g trườn g Côn g trườn g 100 % công trường th am gia 5 7% th am gia 8 5% th am gia Tổ chức 2 lớp, 83 % kỹ sư tham gia Đạt Kh ông Kh ông ĐạtPage 50 2010 - Xâ y dựn g hệ thống ERP - Đảm bảo hao phí vật tư – thiết b ị không vượt quá 10% định mức - Đảm bảo an toàn lao động cho tất cả các công trường (kh ông có tai nạn nghiêm trọ ng d ẫn đến thiệt hại về n gười và tài sản). ĐBCL công trường QL-XL BP an toàn Ch ưa triển khai Vượt 1 1,3% Kh ông có Kh ông Đạt 2011 - Hoàn thiện giải p háp cho Hệ thống ERP - Đảm bảo hao phí vật tư – thiết b ị không vượt quá 10% định mức - Chi phí quản lý/ do anh thu đạt mức dưới 4 % - Triển khai chương trình 5S tron g toàn công ty Đảm b ảo chất lượng cô ng trường KT-TC và cô ng trường Đảm b ảo chất lượng TCNS Triển khai ph ân hệ quản lý TB Đạt 8.3% Đạt 2.56% Đạt 7 5% đơn vị Đạt Đạt Đạt Kh ông 2012 - Triển kh ai ph ân hệ quản lý dự án của hệ thống ERP tại tất các cô ng trình xây dựn g - Du y trì hao ph í vật tư – thiết bị kh ông vượt 1 0% đ ịnh mức - Du y trì tỷ lệ chi ph í QLXL Côn g trườn g KT-TC và cô ng trường Ch ưa triển khai Đạt 9.5% Kh ông ĐạtPage 51 quản lý do anh nghiệp / doanh thu ở mức 4% Đạt 4.6% Kh ông Nguồ n: Báo cáo thường niên củ a Công ty q ua các năm 2.3.4. Đánh giá về hệ thống tài liệu Sau nhiều lần đánh giá nội bộ và đánh giá giám sát củ a tổ ch ức ch ứng nhận , h ệ thống tài liệu đã được sửa đổi rất nh iều nhằm đáp ứng sự phát triển của Cô ng ty cũ ng như đáp ứng n gày càng cao các yêu cầu củ a tiêu chuẩn: Về hình thức: - Nga y từ lần đ ầu soạn thảo, hình thức trình bày, mã số và nội dung của từn g nhóm tài liệu đã được thốn g nhất và chuẩn hóa theo qu y trình kiểm soát tài liệu. - Đến 08/20 04, tất cả các tài liệu được chu yển từ dạng văn xuôi san g lưu đồ giúp rú t ngắn số tran g củ a tài liệu và dễ đọc, thuận tiện cho công tác p hổ b iến. - Các tài liệu được chia theo n hóm côn g việc nên rất dễ dàng cho việc tru y tìm đặc b iệt, đến quý IV/2005 hệ thống tài liệu củ a Công ty được cập n hật lên mạng nộ i bộ và ghi thành đĩa CD phân phối đến từng công trường để thu ận lợi cho việc áp dụng. Về nộ i dung : - Qua n hiều lần sửa đổ i nội dun g tài liệu đã dần phù hợp với h oạt động thực tế và hỗ trợ cho việc kiểm soát công việc: 120/195 (62 %) ý kiến cho rằn g các tài liệu luôn đầy đủ, sẵn sàn g và ph ù hợp với h oạt độ ng thực tế, tro ng đó có 57 ý kiến nh ận xét rằng h ệ thốn g tài liệu đạt h iệu q uả. - Tu y nhiên, qua thực tế xem xét hệ th ống tài liệu , số lượng các qu y trình q uá nh iều và trùng lắp (các qu y trìn h tài ch ính, các qu y trìn h thi cô ng), sự liên kết giữa các tài liệu cấp 1,2,3 chưa cao . Cô ng tác cậ p nhật và quả n lý hệ thống tài liệu:Page 52 - Côn g tác cập nhật/ sửa đổi tài liệu nh ằm đáp ứng với ho ạt động thực tế ở khối văn p hòn g được thực hiện khá tố t: 43/6 0 (72%) thàn h viên khối văn p hòng nhận xét là kịp thời và đem lại kết qu ả tốt. Tu y nhiên, 6311 35 (47 %) th àn h viên khối công trườn g nhận xét việc cập n hật các tài liệu còn bị động. - Ở khố i côn g trường: Công tác cập nhật và q uản lý tài liệu còn chậm trễ, tìn h trạn g sử dụng tài liệu lỗi th ời vẫn còn tồ n tại. Bảng 2.8 Bả ng theo dõ i sửa đổi tài liệu STT Thời gian Tên tài liệu – mã số Nội du ng sửa đổi 1. 0 2/2004 HDCV- Co ppha HDCV- Cốt thép HDCV- Bê tông + Ban hành mới các hướng d ẫn công việc cô ng tác cốp ph a, cô ng tác th ép và công tác bê tông + Sửa đổi cơ cấu tổ ch ức tron g sổ tay CL. + Ban h ành qu y định trách nhiệm qu yền hạn và mô tả công việc của trưởn g/phó bộ phận 2. 0 6/2004 Hướng dẫn công việc và hướng dẫn kiểm tra cho hoạt động thi côn g điện nước và côn g tác hoàn th iện + Ban hành mới các tài liệu hướng d ẫn công việc và hướng dẫn kiểm tra cho hoạt độ ng thi công đ iện nước và công tác ho àn thiện + Ban hành mới mô tả công việc cho tất cả các vị trí 3. 1 /10/2004 Tất cả các tài liệu hiện hành . Chu yển từ d ạng văn xuôi thành qu y trình và đăn g tải trên website nộ i bộ 4. 1 0/2006 QT-ĐĐ thiết bị QT- b ao trì sửa + Điều chỉnh nộ i dung q u y trình đ iều động th iết b ị thi công, qu y trình bảo trìPage 53 chữa - sửa chữa thiết bị th i cô ng 5. 0 4/2007 QT- Th i công nghiệm thu bàn giao + Điều ch ỉnh cơ cấu tổ chức + Ban hành mới qu y trình thi công – nghiệm thu và bàn giao + Chu yển hướn g dẫn n ghiệm th u thành qu y trìn h n ghiệm thu côn g trìn h cho phù hợp với qu y đ ịnh của pháp luật về quản lý ch ất lượng công trình 6. 0 1/2008 QT- Kiểm so át tiến độ QT- Lập kế hoạch thi công + Ban hành mới qu y trìn h hoạt động công ty, qu y trình triển khai thi công. + Chỉnh sửa qu y trình kiểm soát tiến độ thi côn g, qu y trình chuẩn bị và lập kế hoạch thi công 7. 1 0/2009 Quản lý máy móc thiết bị + Xâ y dựng cẩm n ang cho côn g tác quản lý thiết bị 8. 1 1/2010 + Cập nhất các qu y ch ế tài ch ính + Điều ch ỉnh q u y trìn h cung ứng vật tư Nguồ n: Tổn g hợp kết quả đánh giá nội b ộ qu a các năm Bảng 2.9 Kết quả đánh giá về hệ thống tà i liệu Số TT Nộ i dung Bộ phận Mean 1 Tính đầy đủ, sẵn sàn g và phù hợp với hoạt động thực tế của hệ thống tài liệu Tổ ng CT 2.754 Văn phòng 3.533 Cô ng trườn g 2.407 2 Việc so ạn thảo /sửa đổ i/bổ sun g/cải tiến tài liệu Tổ ng CT 2.744 Văn phòng 3.383 Cô ng trườn g 2.459 Theo kết quả đ iều tra thì hệ thốn g tài liệu nói chung của công ty chưa đ ược thực hiện tốt. Đánh giá chung đều dưới trung bình. Hệ thống tài liệu của khốiPage 54 văn phòng đầy đủ, sẵn sàng và đ ược cập nh ật tốt hơn so với ở công trường. Côn g tác lưu trữ hồ sơ - tài liệu - bản vẽ tại các côn g trường chưa thống nh ất, còn lộn xộn khó tru y tìm, tìn h trạn g sử dụng tài liệu lỗi th ời, bản vẽ lỗ i thời vẫn còn tồ n tại ở mộ t vài công trường. 2.3.5. Đánh giá về quản lý các nguồn lực tài chính Để q uản lý và kiểm soát nguồn lực tài chính Ban lãnh đạo COTAN A GROUP đã triển khai thực hiện nh iều giải pháp bao gồm: - 08/2 003, h oàn thiện và ban hành áp dụn g qu y chế kiểm so át tài chính cho mọi hoạt độn g, đặc biệt là hoạt động thi công. - 12/2 006, n iêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hà Nộ i, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hu y độn g vốn. - Năm 2006 và 2007, nhiều hợp đồn g hợp tác chiến lược nhằm khai thác lợi thế về n guồn lực tài chính và côn g nghệ được ký kết với các đ ối: Tổn g công phát triển n hà và đô thị Hud; Công ty P &D Ko rea Co. Ltd ., Công t y Posco Co nstructio n Ltd. trong việc h ợp tác dự thầu công trìn h Asian a Plaza của Chủ đầu tư Ku mho ; Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển đô thị Việt Hưng (VIHAJICO) hiện đang đầu tư dự án Khu Thương mại - Du lịch Văn Giang rộng gần 500 hecta. Năm 2009, để tập trung n guồ n lực tài chính cho h oạt độ ng xây dựng,COTANA GROUP đã thực hiện th oái vốn các dự án bất độn g sản dài hạn (Thành Nam Tower) và đưa vào khai th ác các dự án địa ốc ngắn hạn . - Về hoạch địn h nhu cầu tài chín h ch o hoạt đ ộng kinh do anh : Kế h oạch tài chính củ a từng dự án được Ban chỉ hu y cô ng trình xác định ngay khi hợp đồn g thi công được ký kết. - Giám Đốc tài chính sẽ cân đối nhu cầu với nguồn thu để xác định phương án hu y động tài chính cho từng dự án. Tu y n hiên , trong những n ăm gần đây, tình hìn h lạm phát và khủ ng ho ảng kinh tế đã tác động xấu đ ến kh ả năng hu y độn g vốn cho các dự án.Page 55 - Về kiểm soát n guồn lực tài chín h: Chỉ tập trung ở phòn g kế toán- tài ch ính trong việc kiểm soát th u - chi n hằm đảm bảo các qu y đ ịnh của Cô ng ty chứ chưa đi sâu ph ân tích các ch i phí d o sai hỏng, do lãng phí nhân côn g, vật tư, cũn g như chưa thiết lập được định mức cho chi ph í quản lý do anh nghiệp, chi phí bán hàn g. Bảng 2.10 th ể hiện đánh giá củ a người lao động đối với việc qu ản lý tài chính Bảng 2.10 Kết quả đánh giá về quản lý các nguồn lực tài chính Số TT Nộ i dung Bộ phận Mean 1 Hoạt đ ộng kiểm soát ngu ồn lực tài ch ính (lập kế ho ạch thu – chi, cung cấp, đánh giá h iệu quả sử dụn g) ch o ho ạt động của côn g ty được thực hiện tốt Tổ ng CT 2.287 Văn phòng 2.567 Cô ng trườn g 2.163 2 Các hoạt độ ng th eo dõi và ph ân tích các ch i phí sai hỏn g, sự lãng phí tron g sử dụng vật tư – nhân công, tổn thất tài ch ính qua các khiếu nại khách hàn g được thực h iện tốt Tổ ng CT 2.005 Văn phòng 2.000 Cô ng trườn g 1.985 Kết quả đánh giá cho thấy người lao động cả văn phòng và công trường đều chưa đánh giá cao hoạt động này của doanh nghiệp. Các giá trị mean đều dưới mức trung bình là 3. Vì vậy lãnh đạo công ty cần phải chú ý đến hoạt động này nhiều hơn. Quản lý tài chính tốt sẽ giúp công ty tiết kiệm được chi phí, nâng cao được năng lực cạnh tranh của mình. 2.3.6. Đánh giá về triển khai thi công và kiểm soát chất lượng công trình Bản g 2.11 cho b iết ý kiến ph ản hồi của người lao động về hoạt động triển kh ai th i côn g và kiểm soát ch ất lượng côn g trình. Bảng 2.11 Kết quả đánh g iá về triển kha i thi cô ng và kiểm soá t chất lượng cô ng trìnhPage 56 Số TT Nộ i dung Bộ phận Mean 1 Tiếp nhận và xử lí các yêu cầu củ a kh ách hàng. Tổ ng CT 3.226 Văn phòng 2.750 Cô ng trườn g 3.437 2 Kiểm soát qu á trình mu a vật tư th iết b ị Tổ ng CT 3.133 Văn phòng 3.017 Cô ng trườn g 3.185 2 Triển kh ai thi công và kiểm soát ch ất lượn g công trìn h được th ực h iện Tổ ng CT 3.103 Văn phòng 3.250 Cô ng trườn g 3.037 Nhìn chung các hoạt động thuộc lĩnh vực này đều được đ ánh giá ở mức trên trun g bìn h. Giá trị mean dao động từ 3.01 đến 3 ,4. - Tiếp nhận và xử lí các vêu cầu của kh ách hàng được đánh giá ở mức cao nhất với giá trị trung bình của toàn công ty là 3,226. Các nhân viên đều đánh giá cao tín h chủ động tron g việc tiếp nh ận và giải qu yết các yêu cầu của khách hàng (th ư mời th ầu h ay chỉ đ ịnh thầu) của p hòng Thị trường, tu y nhiên một số vẫn cho rằng việc giải q u yết này ch ưa đem lại hiệu quả và đặc biệt là cho khối văn phòng. Việc tiếp nhận nhữn g thôn g tin và xử lý các yêu cầu của khách hàng tốt đã giúp cho việc du y trì được tỉ lệ trúng thầu cao (bảng 2.12 ) Bảng 2.12 Kết quả đánh g iá về triển kha i thi cô ng và kiểm soá t chất lượng cô ng trình Nội dung 2006 2 007 2008 2 009 2010 2011 2012 Số gói dự thầu 19 2 5 28 2 9 23 25 25 Số gói trúng thầu 17 2 2 15 2 5 20 20 23 Nguồ n: Tác giả thống kê từ hồ sơ chất lượng củ a công ty Việc chủ động tron g việc giải q u yết các khiếu nại của kh ách hàng cũng giúp tăng đ ược sự hài lòng của khách hàng đối với côn g ty. Bảng 2.13 trình b ày tổ ng h ợp các khiếu n ại tron g nh ững năm vừa qua.Page 57 Bảng 2.13. Tổng hợp cá c khiếu nạ i qua các năm Nộ i dun g 2006 2 007 2008 2 009 2010 2 011 2012 Tổng khiếu n ại 32 3 0 30 2 5 25 22 19 Về chất lượng 11 7 7 5 8 4 8 Về tiến độ 8 8 9 4 4 7 4 An toàn 7 1 2 7 7 5 4 5 Kh ác 6 3 7 7 10 7 2 Nguồn: Tác giả thống kê từ hồ sơ chất lượng của côn g ty Kiểm soát quá trìn h mu a vật tư thiết bị: Với chức năng cung cấp toàn bộ vật tư cho tất cả các công trìn h, để đảm bảo về tiến độ, số lượng và chất lượng vật tư, phòng Quản lí xâ y lắp đã tuân thủ nghiêm ngặt qu y trình mua h àng đã ban hành đồng thời phối hợp ch ặt chẽ với Ban chỉ hu y cô ng trình , phò ng Kinh tế thị trườn g để cập nh ật các yêu cầu về vật tư, về tiến độ th i công…Tình trạng cung ứn g vật tư có được cải thiện nhưng vẫn chưa đáp ứng được tiến độ thi công cho các công trình (Bản g 2.14). Đánh giá của người lao động ở hoạt độ ng này là đạt trung bình (3,1 ), tro ng kh i đ ó việc kiểm soát ở công trườn g lại tốt hơn ở văn phòng. Bảng 2.14. Theo dõi về tiến độ và chất lượng vật tư cung ứng qua các năm Nội dung 2006 2007 2 008 2009 2010 2 011 2012 Vật tư cung cấp đúng tiến độ 88 % 79% 8 5% 80 % 83% 7 8% 76% Chất lượn g vật tư 90 % 88% 9 3% 93 % 95% 8 9% 89% Nguồn: Tác giả thống kê từ hồ sơ chất lượng của Cô ng ty - Triển kh ai thi côn g và kiểm so át chất lượng công trình: Hoạt đ ộng triển khai th i côn g và k iểm so át ch ất lượn g cô ng trình được tuân thủ theo qu y trình triển kh ai thi côn g và các q u y trình thi công khác, ngoài ra các hướng dẫn cô ng việc, hướng dẫn kiểm tra n gày càng đ ược hoàn thiện và chuẩn hoá đã giúp cho người lao động thực hiện công việc một cách thành thạo , chu yên ngh iệp. Bảng 2.15 cho b iết thô ng skê về chất lượn g thi côn g tro ng những năm qua. Th eoPage 58 đánh giá của người lao động thì hoạt đ ộng này của cô ng t y chỉ đạt ở mức trung bình và cần phải hoàn th iện nhiều . Giá trị tru ng bình đối với văn phò ng là 3,2 cao hơn so với việc triển khai ở cô ng trường chỉ là 3.0 (bản g 2.11) Bảng 2.15. Thống kê chấ t lượng thi công qua các năm Nộ i dun g 2006 2007 2 008 2009 2010 2 011 2012 Số lần thi công không đạt yêu cầu 25 22 1 8 26 22 2 8 27 Tỷ lệ nghiệm th u nộ i bộ đạt yêu cầu 82 % 85% 8 7% 87% 85% 9 0% 85 % Số công trình đảm bảo tiến độ 83 % 75% 8 0% 80% 80% 7 8% 78% Sự cố về ATLĐ 02 0 0 1 01 02 0 01 Số lượng công trình thực hiện 15 19 1 5 30 32 3 0 32 Nguồ n: Tác giả thống kê từ hồ sơ chất lượng củ a công ty 2.3.7. Đánh giá về quản lý hệ thống và các quá trình Qu á trình xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn TCVN ISO 90 01-2008 chính là qu á trình xây dựn g và du y trì một h ệ th ống quản lý chất lượng dựa vào các q uá trình . Kết quả điều tra cho thấy côn g t y đã xây dựng và du y trì được việc vận hành rất tốt các qui trình làm việc. Giá trị trung bình đạt được ở côn g việc này là 3,8/5 . Thể hiện mọ i người đ ều đ ánh giá h oạt động này ở công ty là tốt. Và việc này đặc b iệt tốt đố i với kh ối công trường (4 ,4) trong khi đó giá trị trung bình ở văn phò ng cũng khá cao là 3,4 5. Việc cải tiến các qui trình th ì lại được đánh giá không cao lắm, ch ỉ hơn mức trun g bìn h mộ t chút (3.05). Điều đ áng ngạc n hiên là hoạt động cải tiến qui trình đối với khố i côn g trường (3,15 ) thì lại làm tố t hơn so với khố i văn phòng (2,82)Page 59 Bảng 2.16 Kết quả đánh g iá về quả n lý hệ thống và các quá trình Số TT Nộ i dung Bộ phận Mean 1 Các hoạt độ ng cần thiết được ch uẩn hoá thành các qu y trình làm việc, Các qu y trình đã b an hàn h đư ợc vận hành tốt tại Công ty Tổ ng cộng 3.830 Văn phòng 3.450 Cô ng trườn g 4.400 2 Hoạt đ ộng phân tích hiệu quả và cải tiến các quá trình đ ược triển khai tốt Tổ ng cộng 3.050 Văn phòng 2.820 Cô ng trườn g 3 .150 3 Triển kh ai thi công và kiểm soát ch ất lượn g công trìn h được th ực h iện Tổ ng CT 3.103 Văn phòng 3.250 Cô ng trườn g 3.037 Việc triển khai thi công và kiểm soát chất lượng công trình được thực hiện ở mức trên trung bình (3,103). Công viêc này được thực hiện tốt hơn đối với khối văn phòng (3,25) so với khối công trường (3,037). 2.3.8. Đánh giá về công tác theo dõi, đo lường và cải tiến hệ thống - Côn g tác đ ánh g iá nội b ộ: Hoạt độn g đánh giá nội bộ được du y trì 01 lần/năm và thường được tổ chức trước lần đánh giá giám sát h oặc tái đ ánh giá chứng nhận của tổ ch ức bên ngoài. Số điểm khôn g phù hợp qu a các lần đánh giá nội b ộ giảm dần ch o thấy mức độ tu ân th ủ các yêu cầu của h ệ thống được cải th iện, n hiều bộ phận áp dụng rất tốt n hư Ban quản lí tòa nhà, bộ phận Đảm bảo chất lượng (xem Bảng 2.17. Số đ iểm khôn g phù hợp được ph át hiện tại các phòng ban trong đánh giá nội bộ ). Năm 2009 và 2010 có sự gia tăng đột b iến về số lượng đ iểm khôn g phù hợp là do sự phát triển về tổ chức: thành lập mới phòng Đầu tư, phòn g Kinh doanh chứng kh oán và sự phát triển của bộ phận Đảm bảo ch ất lượng nhằm phục vụ cho hoạt đ ộng triển khai xây dựn g Hệ th ống ERP. Tu y n hiên. côn g tác đánh giá chỉ mới dừn g lại ở việc xem xét tình h ình thực hiện so với tài liệu đã b an hành chứ chưa đánh giá hiệu quả h ay xem xét xu hướng của các quá trình, hiệu quả sử dụ ng các nguồn lực, đồng thời việcPage 60 xem xét kết qu ả đánh giá nội bộ đ ể thực hiện các hoạt độn g cải tiến chưa được thực h iện. Bảng 2.17. Số điểm không phù hợp được phát hiện trong đánh giá nộ i bộ Phòng ban 2006 2007 2008 2009 2 010 2011 2 012 Ban lãn h đạo 03 02 03 0 2 02 0 1 02 Côn g trường 17 19 15 1 5 13 1 4 17 HC-NS 02 01 02 0 5 04 0 4 04 QLXL 02 02 03 0 8 06 0 5 05 Kế to án 04 03 03 0 2 02 0 1 02 Phòng KTTC 02 03 01 0 3 02 0 5 02 Ban quản lí tòa n hà 02 03 02 0 2 02 0 2 04 Ph òng ĐT 02 02 03 0 6 07 0 7 06 Phòng KD CK 03 07 Phòng đầu tư 05 Tổng cộng 38 36 34 4 8 48 3 9 47 Nguồ n: Tác giả thống kê từ hồ sơ chất lượng củ a Công ty - Theo dõi và đo lường quá trình - hệ thống:: Qu a nh iều n ăm áp dụng hệ thố ng quản lý ch ất lượng vào hoạt động thi cô ng, Thành Nam mới tập tru ng th eo dõ i và đo lường quá trình thi côn g (tiến độ công trình, tiến độ cung ứng vật tư, chất lượn g từng công tác th i côn g, . . . ) mà chưa q uan tâm đúng mức đến việc theo dõi và đ o lường sự biến động cũng n hư hiệu quả của các q uá trình khác (đào tạo- tu yển d ụng, quản lý kho,...). Đến năm 2009, kế h oạch theo dõ i và đo lường các qu á trình theo định kỳ hàng n ăm được lập nhưn g mang tính đố i phó với yêu cầu của tổ chức đánh giá bên ngoài và không được theo dõi thực h iện (Bảng 2 .l8) Bảng 2.18 Kết quả khả o sát về hoạt động phân tích, đo lường quá trình- hệ thống Nộ i dun g theo dõi và đ o lườn g Bị động Chủ động Chủ động và Th ường xu yên Tổng cộngPage 61 đem lại kết quả cải tiến và đem lại kết quả Sự th oả mãn KH 27% 5 6% 17% 100% Sự phù hợp HTQLCL 33% 6 7% 100% Các qu á trìn h trong hệ thốn g 33% 6 7% 100% Sự phù hợp của sản phẩm 6 3% 34% 100% Nguồ n: Tác giả thống kê từ hồ sơ chất lượng củ a Công ty Phân tích dữ liệu : Việc áp dụn g các kỹ thu ật thốn g kê còn ở mức đơn giản, chủ yếu là ghi nhận mà chưa đ i sâu vào việc phân tích xu hướng h ay ngu yên nh ân của nh ững tồ n tại để đề xu ất các b iện ph áp phòng ngừa hay cải tiến. Nội dun g phân tích dữ liệu chỉ mới tập trung vào sự th ỏa mãn của khách hàng và chất lượng công trình, 83 /195 thành viên nhận xét cò n bị động và các th ành viên còn lại ch o rằn g ho ạt động này ch ưa đ em lại hiệu quả - Hàn h động kh ắc p hục phò ng ngừa và cả i tiến: Việc thực hiện các hành động kh ắc phục - phòn g ngừa còn mang tính bị động và chưa ghi nhận hồ sơ một cách đầy đủ. Các ph ương p háp và côn g cụ cải tiến chưa được áp dụ ng hoặc áp dụng nhưn g chưa đ em lại hiệu quả. Cô ng tác tổ chức áp dụng 5S được triển khai và du y trì trong thời gian dài từ thán g 8/2007 đến nay n hưng vẫn chưa xây dựng được ý thức sẵn sàn g cho CBCNV mà nhất là đội ngũ CBCN V mới. 2.3.9. Đánh giá về trách nhiệm của lãnh đạo Bả ng 2.19 Kết quả đánh giá về trách nhiệm lãnh đạ o Số TT Nội dung Bộ phận Mean 1 Lãnh đạo hoạch đ ịnh, đ iều chỉnh và Tổ ng CT 3.260Page 62 tru yền đạt định hướng hoạt động của công ty Văn phòng 3.810 Côn g trườn g 2.110 2 Chiến lược và mụ c tiêu ho ạt đ ộn g nhằm đạt được sứ mệnh đã n êu được lãn h đạo cao nhất triển khai tốt Tổ ng CT 2.410 Văn phòng 2.720 Côn g trườn g 2.210 3 Đảm b ảo sẵn có các nguồn lực đ ể thực hiện các mụ c tiêu, chiến lược Tổ ng CT 2.637 Văn phòng 2.600 Côn g trườn g 2.650 4 Sự tham gia củ a lãnh đạo trong quá trình xây dựn g – du y trì và cải tiến HTQLCL được thực hiện một cách liên tục Tổ ng CT 2.820 Văn phòng 2.750 Côn g trườn g 3.490 Điều chỉnh các quá trình tác nghiệp để không ngừng nâng cao chất lượng công trình, chất lượng sản phẩm và dịch vụ, đồng thời cải tiến hệ thống quản lý chất lượng. Tuy nhiên đánh giá đối với hoạt động này là chưa cao và mới ở mức trung bình (3,26). Lãnh đạo thực hiện việc này đối với khối văn phòng tốt hơn (3,8) trong khi đó ở công trường thì dưới trung bình (2,11). Nhiều người cho rằng Ban lãnh đạo đã triển khai, tu y nhiên việc thực hiện khôn được thường xuyên, liên tục. Chiến lược và mục tiêu h oạt đ ộng nhằm đạt được sứ mệnh đã n êu được lãnh đạo cao nhất triển khai chưa được tốt và được đánh giá dưới mức trung bình (2,41 ). Nhiều người cho rằng việc kiểm soát tiến độ thi công là khó vì các nguyên nhân: Mối quan hệ với chủ đầu tư, nguồn vốn dự án…Làm cho một số Công trình của Công ty không đáp ứng được tiến độ. Đảm b ảo sẵn có các nguồn lực để thực hiện các mụ c tiêu, chiến lược được đánh giá tương đố i th ấp (2,637). Ban lãn h đạo cần qu an tâm đến h oạt động này nhiều hơn vì chỉ khi có đủ nguồn lực thì các mục tiêu mới có thể hoàn th ành đún g tiến độ được.Page 63 Sự th am gia của lãnh đạo tron g quá trình xây dựng – d u y trì và cải tiến HTQLCL cũn g chưa được đánh giá cao và mới chỉ ở mức dưới trun g bình (2,82). Nhiều người cho rằng b an lãnh đạo có th am gia vào q uá tình xây dựng, du y trì và cải tiến HTCL, tu y nh iên chưa th ường xu yên và chưa thực sự cam kết với h oạt đ ộng này. Kết quả điều tra cũng đ ồng th ời phản ánh n gu yện vọng của n gười lao độn g đối với lãnh đạo tro ng ho ạt độ ng này. Nếu lãnh đạo th am gia đều đ ặn và với mức cam kết cao , chắc ch ắn ho ạt độn g này sẽ tốt lên rất nh iều. 2.4. Những hạn chế và nguyên nhân trong việc ứng dụng ISO 9001: 2008 tại COTANA Nhằm làm rõ tình h ình áp dụng h ệ thốn g QLCL theo tiêu ch uẩn TCVN ISO 9001:200 8 qua tiếp xúc với lãnh đạo cô ng ty và khảo sát th ực tế, kết q uả th u được như sau: Về quả n lý hệ thống và cá c quá trình - Các hoạt độn g sau khi xem xét h ệ th ống của Ban lãnh đạo theo định kỳ chưa được thực hiện một cách hiệu qu ả. - Hoạt động triển kh ai và vận hành hệ thốn g chưa thật sự đồng bộ giữa 2 khối văn phòng và công trường. - Việc ph ân tích, đánh giá hiệu qu ả củ a tiếng qu á trình chưa được triển khai triệt đ ể nh ằm tạo cơ sở cho hoạt độn g cải tiến. Về n hân sự: Cùng với sự ph át triển của Côn g ty, nh u cầu về n guồn nhân lực ngày càng tăng. Trước khi ký kết các hợp đồn g thi côn g, Ban ch ỉ hu y cô ng trườn g đều lên kế ho ạch về nhu cầu nh ân sự và chu yển cho phòng hành chánh - tổ chức. Tu y nhiên nhu cầu nhân lực phụ c vụ thi công, nhân lực có trình độ cao cần được đào tạo chưa thực sự được Ban lãnh đạo quan tâm đúng mức. Về cơ sở hạ tầng - trang thiết bị thi cô ng: Cơ sở vật chất cho h oạt độ ng thi công được đầu tư một cách thích đáng và đem lại hiệu quả, các h oạt động b ảo hành - bảo trì được Ban qu ản lý thiết bị lập kế hoạch và tổ chức thực hiện. Ngoài ra, để tăn g cường hiệu qu ả tron g cô ng tác qu ản lý và điều động th iết bịPage 64 giữa các cô ng trường, p hần mềm quản lý th iết b ị thi công được nộ i bộ COTANA GROUP xâ y dựng và ứn g dụng từ 09/2007. Về việc du y trì và cả i tiến HTQLCL: Bên cạnh thực thi các qu y trìn h về lưu trữ tài liệu th eo tiêu ch uẩn chất lượng; hệ thống thông tin liên lạc, các phần mềm tác n ghiệp và quản trị cũng được Ban lãnh đạo Cô ng ty đầu tư và kh u yến kh ích sử dụn g. Đặc b iệt từ n ăm 2004 cho đ ến n ay, các phần mềm qu an lý được ứng dụng để kiểm so át hoạt động: phần mềm quản lý nhân sự, ph ần mềm qu ản lý thi công, . . . Về th ông tin : Hệ th ống b áo cáo về tình h ình hoạt động của từn g bộ ph ận cho Ban Lãnh đạo được thiết lập và tuân thủ . Tu y nhiên, hoạt động ph ân tích các th ông tin , dữ liệu nhằm phục vụ cho cải tiến còn hạn chế và mang tín h tự ph át, chưa được qu ản lý . Về quả n lý các ng uồn lực: - Các ý kiến khiếu nại của khách hàn g được giải qu yết chậm và bị độn g, các khiếu nại về ch ất lượng còn nhiều và chiếm t ỷ trong lớn tron g tổng số khiếu nại. - Tình trạng cung ứng vật tư trễ tiến đ ộ vẫn còn tồn tại. - Các h ành động khắc phục phòng ngừa trong h oạt động th i côn g chưa được triển khai triệt đ ể. - Thôn g tin từ hoạt động và các thôn g tin về th ị trườn g - khách hàng ch ưa được tập hợp và quản lý n hằm xây d ựng cơ sở dữ liệu ch o hoạt đ ộng cải tiến . Ho ạt đ ộng trao đ ổi thông tin cò n bị đ ộng. Về nguồn lực tài chính: - Về hoạch địn h nhu cầu tài chín h ch o hoạt đ ộng kinh do anh : Kế h oạch tài chính củ a từng dự án được Ban chỉ hu y cô ng trình xác định ngay khi hợp đồn g thi công được ký kết. - Giám Đốc tài chính sẽ cân đối nhu cầu với nguồn thu để xác định phương án hu y động tài chính cho từng dự án. Tu y n hiên , trong những n ăm gần đây,Page 65 tình hìn h lạm phát và khủ ng ho ảng kinh tế đã tác động xấu đ ến kh ả năng hu y độn g vốn cho các dự án. - Về kiểm soát n guồn lực tài chín h: Chỉ tập trung ở phòn g kế toán- tài ch ính trong việc kiểm soát th u - chi n hằm đảm bảo các qu y đ ịnh của Cô ng ty chứ chưa đi sâu ph ân tích các ch i phí d o sai hỏng, do lãng phí nhân côn g, vật tư, cũn g như chưa thiết lập được định mức cho chi ph í quản lý do anh nghiệp, chi phí b án hàn g và dò ng tiền. Nhìn chun g, hệ thống quản lý chất lượng đã hỗ trợ rất lớn cho Ban Giám Đốc Cô ng ty trong q uá trình điều hành - kiếm so át hoạt đ ộng của do anh ngh iệp đặc biệt là trong giai đoạn 200 6 đến nay, kh i COTANA GROUP có sự tăng trưởn g độ t biến về q u y mô và thị trường xây d ựng có những b iến động b ất lợi do cuộ c khủng hoảng kin h tế th ế giới đem lại. Mặc dù số lượng công trình thi công n gày càng nh iều, đặc biệt là nhiều công trình có q u y mô lớn và địa hình th i côn g phức tạp xa trun g tâm thành phố nhưn g công tác áp dụn g vẫn được d u y trì đều đ ặn. Tu y n hiên , hệ thốn g qu ản lý ch ất lượng của COTANA GROUP vẫn còn nh iều hạn chế và chưa triệt tiêu những chi phí ẩn ảnh hưởng đ ến h iệu quả của h ệ thống. Và đâ y cũng là lý do của việc triển kh ai ph ân hệ quản lý dự án tron g hệ thống ERP b ị kéo dài. Qua tìm h iểu thực tế, phân tích tìn h hình áp dụng hệ thốn g quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001: 20 08 và kết qu ả thu th ập ý kiến của các thàn h viên chủ chố t trong Công ty, cho thấy những tồn tại trong hệ thống quản lý chất lượng của COTANA GROUP là do những ngu yên nhân sau : - Cách xâ y dựn g mục tiêu chưa hiệu quả và tín h hiệu lực thấp - Kết quả thực hiện các mục tiêu khá thấp và việc triển khai các mục tiêu còn bị động là do : - Phương pháp xây dựng mục tiêu chưa hợp lý, chỉ có 1 ch iều từ Ban Lãnh đạo đến các phòng ban, dựa trên những mục tiêu và nh iệm vụ dài hạn của Côn g t y chứ chưa có sự th am gia từ các b ộ phận, nên mộ t vài mục tiêu đặt ra còn khá cao so với năng lực thực tế của các đơn vị.Page 66 - 47 % thành viên thuộc khố i cô ng trườn g đánh giá các mục tiêu triển khai đến các thành viên một cách b ị độn g. - Thiếu sự theo dõi, đánh giá và phân tích tro ng quá trình thực h iện mục tiêu. Mộ t số mục tiêu chất lượn g chưa n êu rõ các chỉ tiêu đánh giá và đo lường mức độ hoàn thành n ên dẫn đ ến việc đánh giá theo cảm tín h hoặc không đún g bản chất - Khi phân bổ các mục tiêu chất lượng cho các b ộ phận, khô ng có mức khen th ưởng, chế tài dẫn đến tình trạn g các bộ phận lập kế hoạch thực hiện một cách sơ sài để cho đúng qu y định hay đố i phó với công tác đánh giá nộ i bộ. - Tính h iệu lực của hệ thống tài liệu chưa cao: Những tồn tại tron g hệ thống tài liệu đã ảnh hưởng rất lớn tron g quá trình áp dụng và cải tiến hệ thống mà ngu yên nhân sâu xa gồm: - Nội du ng và hìn h thức: Công tác so ạn th ảo tài liệu ch ủ yếu do các thành viên bộ ph ận Đảm bảo chất lượng th ực h iện mà chưa có sự tham gia một cách tích cực của các p hòng b an ch u yên trách, đặc biệt là khối công trườn g. - Sự phối hợp giữa các b ộ phận ch ức năng tron g việc xây dựng các q u y định còn hạn chế. - Nhận thức của các thành viên tham gia về yêu cầu tiêu chuẩn chưa đầy đủ dẫn tới tình trạng soạn thảo tài liệu mộ t cách sơ sài, lấy lệ cho xon g. Cô ng tác quản lý và cập nhật: - Thiếu nhân sự phụ trách công tác cập nhật và quản lý tài liệu ở từng phòng ban, đặc biệt là ở công trường. - Côn g tác ban h àn h và theo dõ i tình hình áp dụng chưa được th ực hiện một trách triệt để. - Từ năm 2006 trở lại đâ y, có sự tăng trưởng độ t biến về số lượn g nh ân sự tại cả 2 khối công trường và văn phò ng, công tác đào tạo nh ận thức về h ệ th ốngPage 67 cho nh ân viên mới chưa được tổ chức kịp thời đã làm ảnh hưởn g đến mức độ tu ân thủ hệ thống. - Những tồn tại trong quản lý các nguồ n lực, đặt biệt là tài chín h: Các th ành viên khối côn g trường đánh giá thấp tính hiệu quả của công tác tu yển dụng - đ ào tạo là do : - Thiếu sự phối h ợp giữa các Ban quản lý công trường và phòng Hàn h ch ính nhân sự trong qu á trình lập kế hoạch nh ân sự và triển kh ai công tác tu yển dụn g hay đ iều đ ộng. - Hiện tại, phòng hành chính nhân sự ch ỉ tập trung khai thác tu yển dụn g thông qua sự giới thiệu củ a các thành viên cũ mà chưa chú trọng đ ến các phương pháp khác như thông q ua trun g tâm cung ứn g lao động hay sử dụng hình thức thuê ngoài tro ng một số công việc. - Cô ng tác đào tạo nội bộ cò n mang tính tự ph át, việc xác định n ội dung cân đào tạo chủ yếu dựa vào cảm tính h ay nhu cầu nhất thời ch ứ chưa hoạch định được nhu cầu nhân lực cho sự phát triển củ a Công ty. - Ch ưa triển kh ai được công tác đánh giá kết q uả các hoạt động đào tạo- tu yển dụng để đưa ra các biện pháp điều chỉnh nhằm nâng cao hiệu qu ả của hoạt độn g này. - Tính sẵn sàn g củ a thiết bị phụ c vụ cho hoạt đ ộng th i công chưa cao: Hiện tại, tất cả các thiết bị thi cô ng được giao cho Phòng kĩ th uật th i công. Tu y nhiên, trách nh iệm và sự phối hợp giữa Phòng kĩ thuật thi công và Ban chỉ hu y công trường chưa được đề cập tro ng nội dung qu y trình bảo trì - sửa chữa th iết bị thi công. Với sự phát triển mạnh mẽ của kho a họ c kỹ thuật, việc nắm bắt thôn g tin kịp thời sẽ giúp do anh n ghiệp phản ứng kịp thời với nh ững thay đổi của thị trườn g và trở thành n guồn lực quan trọng củ a do anh n ghiệp. Việc tập hợp và quản lý thông tin đầy đủ giú p ch o doanh nghiệp có một cơ sở dữ liệu tin cậy nhằm dự báo chính xác xu hướn g củ a các hoạt độn g, đồng thời là cơ sở cho cải tiến quá trình, hệ thố ng. Qua xem xét q uá trìn h áp dụng hệ thống quản lý chấtPage 68 lượng, cho th ấy việc thu thập và quản lý thông tin còn hạn chế là do ch ưa đ ược qu y định rõ trách nhiệm thu thập, xử lý, ph ân tích và xử lý thông tin thành nguồn kiến thức. Qu a phân tích tình hình thực tế và các ý bến gó p ý củ a các thành viên, tiến độ thi công công trình bị chậm trễ so với kế ho ạch và du y trì ở t ỷ lệ cao là do mộ t số ngu yên nhân sau: Các nguyên nhâ n chủ quan Những tồn tại trong côn g tác quản lý nguồn lực đã ảnh hưởn g đến tiến độ th i côn g: - Nhân sự kh ông được đáp ứng kịp thời cả về số lượng và chất lượng. - Vật tư cung ứn g khô ng đún g tiến độ do thô ng tin giữa công trường và p hòng Quản lí xây lắp về tiến độ th i côn g kh ông thường xu yên , ngoài ra sự bị độn g về tài chín h cũng ảnh hưởn g đến tiến đ ộ mu a hàng. - Sự ph ân công trách nh iệm sửa chữa và sự ph ối hợp giữa Ban quản lý th iết bị th i côn g và cô ng trườn g trong côn g tác quản lý thiết b ị khôn g rõ ràng đã ảnh hưởng tới tiến độ thi công. - Côn g tác theo dõi và giám sát các nguồn lực thuê ngoài (thầu phụ) chưa đ ược thực hiện triệt đ ể. Công tác kiểm soát chất lượng côn g trình chưa hiệu qu ả, dẫn đến nh ững khiếu n ại của đơn vị Tư vấn giám sát và Chủ đầu tư đầu tư về chất lượng thi công: - Việc tuân thủ các yêu cầu về kiểm soát chất lượng cho từng côn g tác thi công đã nêu trong hệ thống tài liệu còn hạn ch ế. - Côn g tác giám sát chất lượn g thi công chưa đ ược triển khai triệt để, đồng thời lực lượng Giám sát tại các cô ng trường còn hạn chế. - Các hoạt động thực hành sau các khóa đ ào tạo về thi công chưa được tổ chức triển khai vào thực tế hoặc triển kh ai không triệt đ ể.Page 69 - Nhật ký th i cô ng chưa được ghi nhận mộ t cách đầy đủ để tạo thành cơ sở dữ liệu giúp Ban chỉ hu y cô ng trườn g xem xét và có nhữn g biện ph áp để kiểm soát chất lượng thi công một cách hiệu quả. Nguyên nhâ n khá ch quan Hiện nay các công trìn h thi côn g củ a COTANA GROUP chủ yếu là các công trình có qu y mô lớn, thời gian thi cô ng dài (ít n hất là 12 tháng) nên sự ảnh hưởng của th ời tiết đ ến tiến độ th i côn g thi điều không th ể trán h khỏ i mặc dù công tác đánh giá về địa hìn h, đặc đ iểm điều kiện tự n hiên tại đ ịa đ iểm thi cô ng và theo dõ i tình hình thời tiết được thực hiện thường xu yên. Sự thay đổi về yêu cầu th i côn g của Chủ đầu tư, nhất là các yêu cầu về vật liệu, cũ ng ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ thi côn g. Chủ đầu tư hay gặp khó khăn tro ng việc giải qu yết các thủ tụ c pháp lý, việc bàn giao mặt bằng hiện trường, xét d u yệt n hững chi phí phát sin h, xét du yệt thiết kế th i côn g. Những chậm trễ này có thể ảnh hưởng đ ến th ời hạn thi công và chi phí. Công trìn h xây dựng thường ch en vào những kh u dân cư đô thị, vì vậy tron g quá trìn h thi công khả năng ảnh hưởn g đến bên thứ 3 là rất lớn (gây ô nh iễm, bụi bặm, tiếng ồn, lú n, nứt, hư hỏng công trình lân cận...) có thể dẫn đến những đòi hỏi bồ i thường thiệt hại. Nếu không giải qu yết k ịp thời có thể ph át sinh tranh chấp dẫn đến kiện thưa. Theo luật Việt Nam, tron g trường hợp xảy ra tranh chấp thì cô ng trình xây dựng có thể bị đình chỉ thi công làm ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng và gây ra n hiều thiệt hại kinh doanh khác . Công tác theo dõi - đ o lườn g - cải tiến hệ thống chưa được triển khai triệt để: Một tron g tám ngu yên tắc của q uản lý chất lượng đó là cải tiến liên tục. Cải tiến liên tụ c nhằm đạt được sự hoàn thiện là mục tiêu chính củ a quản lý chất lượng toàn diện, đồn g thời cũ ng là cách để d oan h ngh iệp tăng kh ả năng cạnh tranh của mình. Và kết qu ả theo dõi - đ o lường các q uá trình tron g hệ thống, kết qu ả thực hiện mục tiêu chín h là cơ sở đ ể đưa ra các hành động cảiPage 70 tiến. Kết qu ả thu thập ý kiến của 1 95 thành viên cho thấy, hầu hết các yêu cầu của tiêu ch uẩn mới được đáp ứng ở mức độ 3 (Chủ động thực hiện), mộ t vài hoạt động đáp ứng ở mức độ 4 (chủ độn g thực hiện và đem lại kết quả tốt), các hoạt động cải tiến còn hạn ch ế. Sự bị độn g trong việc thực hiện các ho ạt động th eo dõi - đo lường quá trình và hệ th ống sẽ hạn chế các hoạt đ ộng cải tiến mà ngu yên nhân xâu xa củ a tình trạn g này: - Nhận thức về sự cải tiến thường xu yên củ a các thàn h viên trong tổ ch ức chưa đúng n ên các h ành động khắc phụ c - p hòn g ngừa được thực hiện một cách chung chung, các chương trình cải tiến, như thực hành áp dụng 5 S, không thực hiện triệt đ ể, đồng bộ và duy trì thường xu yên. - Lãnh đạo Côn g ty rất quan tâm đến việc d uy trì và cải tiến hệ th ống, tu y nh iên, nguồ n lực triển khai còn hạn chế nên chưa xây dựng đầy đ ủ các chỉ tiêu thốn g kê quan trọng, đ ặc biệt là các chỉ tiêu thống kê liên qu an đến sản phẩm khôn g phù hợp, chi phí khô ng p hù hợp ph át sinh tại các bộ phận . Nh ân viên chưa được hướn g dẫn, đào tạo cách sử dụng các công cụ thống kê. - Nhân viên có đề xu ất cải tiến, nhưng chưa p hân rõ ai là người xem xét, ai là n gười triển khai, đánh giá kết quả thực hiện, dần dần nhân viên không muố n đề xuất. Ngoài ra, còn có trường hợp nhân viên tự cải tiến công việc của mìn h, nhất là khối côn g trường nhưng không được ghi nhận , khu yến kh ích, động viên và hỗ trợ kịp thời.Page 71 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 Trong chương 2 , tác giả tiến hành thu thập và xử lý các d ữ liệu sơ cấp và thứ cấp dùng để ph ân tích việc áp d ụng hệ th ống quản lý chất lượng tiêu chuẩn ISO 9 001: 2 008. Trên cơ sở p hân tích này tác giả đã n hận d iện được những điểm mạnh và đ iểm yếu của hệ thống quản lý chất lượng tại COTANA. Trong chươn g 3 tác giả sẽ đề xuất các giải pháp để hoàn th iện việc áp d ụng h ệ thống quản lý chất lượng theo tiêu ch uẩn ISO 9 001 : 200 8 cho COTANA.Page 72 CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ISO 9001: 2008 TẠI COTANA GROUP 3.1. Mục tiêu và định hướng phát triển của COTANA 3.1.1 Mục tiêu và định hướng phát triển chung Trên ở sở kết quả thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ do HĐQT đã đặt ra trong giai đoạn 2010 – 2012 “Niềm tin cho ngôi nhà Việt” cùng với việc đánh giá tổng quan thị trường và vị trí của Thành Nam, HĐQT xác định các mục tiêu và nhiệm vụ cơ bản của giai đoạn 2013 -2015: Giai đoạn 2013- 2015: Với kết quả phân tích Công ty theo mô hình SWOT, Thành Nam đã thiết lập định hướng phát triển cho giai đoạn 2013 - 2015: Mục tiêu được đề ra bao gồm: - Giữ vững uy tín Công ty xứng tầm thương hiệu quốc gia. - Tốc độ tăng trưởng Công ty cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân ngành. - Mở rộng thị phần, trở thành một trong ba công ty xây dựng hàng đầu niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán, phát triển và chiếm lĩnh thị trường tiềm năng ở Miền Núi và miền Trung. - Đảm bảo mức cổ tức hợp lý. - Giữ vững các chỉ tiêu tài chính ổn định: - Biên lợi nhuận thuần: 6% - 8% - Lợi nhuận sau thuế/ vốn chủ sở hữu (ROE) : 18 % - 21% - Lợi nhuận sau thuế/ tổng tài sản (ROA): 6% - 7% - Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS): 7000 - 9000 đồng/ cổ phiếu.Page 73 Bảng 3.1 Các chỉ tiêu kinh tế giai đoạn 2013 – 2015 Chỉ tiêu 2 012 2013 % tăng so với 2012 2014 % tăng so với 2013 Năm 2015 % tăng so với 2014 Doanh th u (tỉ đồng) 338 4 12 21.8 4 35 5 .6 480 10.3 Lợi n huận sau thue (tỉ đồng) 8 1 2 5 0 21 75 25 19 Vốn điều lệ (tỉ đồng) 50 5 0 0 65 30 80 23 Cổ tức (%) 20 % 20% 0 20% 20% 0 Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2012- Bảng trên là cập nhật mới nhất những điều chỉnh của HĐQT công ty cho phù hợp với thị trường Bất Độn g Sản và xây dựng. Để đ ạt được các mụ c tiêu trên, cần thực nhiệm vụ cụ thể sau - Hoàn thiện mô hìn h tổ chức theo hướng hình thàn h tập đoàn kinh tế, ph át hu y tốt nh ất các n guồn lực và chu yên môn h óa cao. Nân g cao tính độc lập tụ chủ của các công ty thành viên tron g việc p hát triển hoạt động kinh doanh, mở rộng th ị trường, thiết lập các mối quan hệ hợp tác với các đối tác bên ngoài và tăng cường quan hệ h ợp tác với các thành viên tron g Cotan a theo phương thức đối tác chiến lược của nh au. Thành lập văn phò ng đại d iện COTANA khu vực miền tru ng tại Đà Nẵng nhằm quản g bá và xúc tiến hoạt động kinh doanh. - Qu yết tâm ứng dụn g thành công Hệ thống q uản trị nguồ n lực doanh nghiệp (EIU) để tăng năn g suất lao động, hiệu quả q uản lý và kiểm soát rủi ro . Đưa vào vận hành 4 phân hệ tài chính, mua hàng, tồn kho và quảnPage 74 trị dự án đồn g thời tiếp tục triển kh ai các p hân hệ còn lại của hệ th ống (quản trị nhân sự và phân tích kinh doanh). - Hoàn thiện hệ thốn g qu ản lý , triển khai Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe n ghề ngh iệp OHSAS 1 8001, Hệ thốn g quản lý môi trườn g 140 01 , du y trì và ph át triển chươn g trình 5S, áp dụn g những tiến bộ mới nhất tron g quản lý thi công xây dựng cũ ng như cô ng n ghệ tiên tiến nhất trong th i côn g. - Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, các qu y chế quản trị, thang bảng lương, q u y định - cô ng thức khen thưởng cho CBCNV và sớm đưa vào áp dụng trong quý 2/2014. - Đào tạo và bồ i dưỡng CBCNV về mọi mặt, b ao gồm kiến thức k ỷ năng, ta y nghề, th ái độ làm việc, áp d ụng văn hóa d oanh nghiệp 8T củ a CTG. Tổ chức nh iều chương trìn h đào tạo nộ i bộ ngắn hạn và kh u yến kh ích tạo điều b ện th uận lợi cho các an h ch ị em tham gia các chươn g trình đ ào tạo bên ngoài. Tổ chức công đoàn cần phát huy vai trò, trách n hiệm trong việc chăm lo đời sốn g tinh thần và vật ch ất của CBCNV. - Niềm tin cho n gôi nhà Việt, mỗi thành viên sẽ là sứ giả của CITANA tron g việc th ắt chặt các mối qu an hệ h ợp tác với tất cả các bên. Giữ vững u y tín, niềm tin đ ối với khách hàng, đối tác và nân g cao th ương hiệu Côn g ty. - Khai thác cơ hội tron g lĩnh vực đ ầu tư kinh doanh bất độ ng sản với việc góp vốn đầu tư ở mức phù hợp tại các d ự án khả thi để mở rộ ng qu an hệ hợp tác, hỗ trợ chủ đầu tư đồng th ời tạo lợi thế trong công tác thi công - lĩn h vực then chốt của COTANA. 3.1.2 Định hướng phát triển hệ thống quản lý chất lượng của công ty Nhằm hỗ trợ ch o việc th ực hiện các mục tiêu v à nhiệm vụ ch ung của Côn g ty và thực thi nhữn g cam kết về chất lượng với kh ách hàng, Ban lãnh đạoPage 75 đã xác định phát triển và hoàn thiện hệ th ống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001 :2008 theo hướn g tin học hóa hệ thốn g qu ản lý: - Ứ ng dụng sâu rộng hệ thốn g Công nghệ thông tin vào công tác quản lý th i côn g, đưa vào vận hành sớm nhất phân hệ quản lý dự án và các ph ân hệ thu ộc giai đoạn hai củ a h ệ th ống ERP (En terprise Reso urce Planning). - Du y trì và nâng cao chất lượng h ệ thống q uản lý theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001 : 200 8, triển khai áp dụn g quản lý mục tiêu ch o từng bộ ph ận phòng ban , ho àn th iện qu y chế tài chính , định mức ch i phí cho từng hoạt động nhằm hướng tới tối ưu hóa các chi phí chất lượng. - Du y trì các chương trình 5S, Kaizen từ văn phòn g đến công trường và cả các Công ty co n. - Tiếp tục triển khai xây dựn g hệ thống qu ản lý chất lượn g theo TCVN ISO 9001 :2008 cho các Côn g ty con . 3.2. Giải pháp hoàn thiện việc áp dụng hệ thống QLCL ISO 9001: 2008 tại COTANA Trên cơ sở phân tích ngu yên nh ân của những tồ n tại trong h ệ th ống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 90 01: 2 008 tại Công ty Thành Nam trong thời gian qu a và định hướng ph át hệ th ống qu ản lý chất lượng củ a Công ty tron g thời gian tới, tác giả đ ề nghị một số giải p háp n hằm hoàn thiện h ệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001 :2008 tại Công ty như sau: 3.2.1. Cải tiến quy trình xâ y dựng và triển k hai thực hiện mục tiêu Căn cứ của giả i phá p: Qua tìm h iểu thực tế, phân tích tìn h hình áp dụng hệ thốn g quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001: 20 08 và kết qu ả thu th ập ý kiến của các thành viên chủ chốt tro ng Côn g ty, cho thấy: Cách xây dựng mục tiêu ch ưa hiệu quả và tín h hiệu lực thấp; Kết qu ả th ực h iện các mụ c tiêu kh á thấp và việc triển khai các mục tiêu còn bị động; Phương pháp xây dựn g mụ c tiêu chưa hợp lý và ch ưa có qu y trìn h (trên thực tế chỉ có 1 chiều từ Ban Lãnh đạo đến các phòng ban, dựa trên những mục tiêu và nhiệm vụ dài hạn của Công ty ch ứ chưaPage 76 có sự tham gia từ các b ộ phận, nên một vài mục tiêu đặt ra cò n khá cao so với năng lực thực tế củ a các đơn vị). Các mục tiêu triển kh ai đến các thành viên một cách bị động. Th iếu sự th eo dõi, đ ánh giá và phân tích trong quá trình thực hiện mục tiêu. Một số mụ c tiêu chất lượng chưa nêu rõ các chỉ tiêu đ ánh giá và đo lường mức độ hoàn thành nên dẫn đến việc đ ánh giá theo cảm tính hoặc không đúng bản chất. Đây chín h là những cơ sở để tác giả đề xuất giải pháp này. Mục tiêu và nội dung của giả i pháp: Nhằm đảm b ảo các cam kết tron g ch ính sách chất lượng củ a Công ty được th ực th i đồng thời tăng cườn g tính hiệu lực và hiệu quả củ a các mục tiêu chất lượng, qu á trình xây dựng và triển khai thực h iện các mục tiêu được thực h iện theo qu y trình Hình 3 .1. Mục tiêu chất lượng cấp côn g ty được xác định hàng năm dựa vào nhiệm vụ từn g giai đ oạn và kết q uả họ at độn g thực tế. Từ mục tiêu chất lượng cấp Côn g ty, các b ộ phận sẽ xây dựng mụ c tiêu cho bộ ph ận mình và đưa vào kế hoạch thực hiện hàng th áng/quý của bộ p hận . Quá trìn h triển khai thực h iện mục tiêu phải tuân thủ theo chu trìn h với 4 bước như sau: P- Plan:. lập kế ho ạch và phương hướn g đạt được mục tiêu, b ao gồm: - Xây dựng kế hoạch hành động: xác định các cô ng việc cần thực hiện và nguồn lực để tiến hành nhằm đ ạt được mục tiêu đã nêu - Xác định các điểm kiểm soát: xác đ ịnh vị trí, cách th ực h iện tần số kiêm tra để đảm bảo kiểm soát được quá trìn h với chi phí hiệu quả nhất. D-Do: Thực hiện th eo kế hoạch đã lập: - Đào tạo huấn lu yện: giúp cho các thành viên có đủ nhận thức, kh ả năng tự đảm đươn g công việc của mình. - Thực hiện - tự kiểm soát kết quả - điều ch ỉnh cho đúng:Page 77 Hình 3.1 Quy trình xâ y dựng và triển khai mục tiêu Sứ mệnh – chính sách mục tiêu – nhiệm vụ trong dài hạn Kết quả Hoạt động thực tế Mục tiêu chất lượng Cấp công ty hàng năm Mục tiêu chất lượng cấp bộ phận hàng năm Mục tiêu tháng/quý Của bộ phận Kế hoạch tháng /quý của bộ phận Tổ chức thực hiện Đánh giá và điều chỉnhPage 78 C-check: Kiểm tra kết qu ả thực hiện để ph át hiện n hững sai lệch tron g qu á trình thực hiện đ ể có thể điều chỉnh kịp thời và ngăn ngừa sự sai lệch đó. A-Action: Hành độn g sửa chữa và loại bỏ các ngu yên n hân gây ra sai lệch. Ngoài việc tu ân thủ qu y trình trên Công ty cần xem xét đến việc xâ y dựng chính sách khen thưởng, chế tài gắn liền với việc thực hiện mục tiêu chất lượng hàng n ăm. Một tro ng những lý do dẫn đến khôn g đạt mụ c tiêu chất lượng đưa ra, đó là th iếu biện pháp thúc đẩy độn g viên, chế tài. Như h iện n ay, dù đạt mục tiêu h ay không đạt mục tiêu thì các quản trị v iên, n hân viên vẫn được hưởng đủ lương, sẽ kh ông tạo được động lực, sự cố gắn g để đạt mụ c tiêu đề ra. Vì vậ y công ty cần bổ sung chỉ tiêu hoàn thành mục tiêu chất lượn g vào hệ thống các chỉ tiêu đ ánh giá kết q uả công việc hàng tháng để xác đ ịnh ph ần lương mềm cho từng nh ân viên . Ngo ài ra, công ty cần đưa ra một chính sách khen thưởng theo định kỳ. Hàn g năm, công ty sẽ đưa ra một qu ỹ thưởng cho từng bộ phận. Tỉ lệ đạt mục tiêu chất lượng như thế nào thì các bộ phận sẽ n hận được mức thưởn g với tỉ lệ tương đươn g. Như vậy sẽ tạo được động lực thú c đẩy mọi thành viên cố gắn g đạt mục tiêu chất lượng, cũn g như sự gắn kết giữa các thành viên để hoàn thành mụ c tiêu củ a bộ phận đồn g thời tạo ra sự th ách thức cho thành viên tron g việc tìm ra các giải ph áp, biện pháp p hù hợp để đạt mụ c tiêu chất lượng. 3.2.2. Hoàn thiện hệ thống tà i liệu Cơ sở của giải p háp: Hệ thốn g tài liệu là tấm gươn g của h ệ thống q uản lý chất lượng, nhằm thông b áo các ý định và tạo ra sự nhất quán trong hành động. Số lượng tài liệu phụ th uộc vào qu y mô, loại hình tổ ch ức, sự phức tạp và tương tác các qu á trìn h, sự phức tạp của q uá trình tạo sản p hẩm, năng lực của n hân viên . .. Hệ thống tài liệu là cơ sở cho đ ảm b ảo và cải tiến chất lượng. Do vậy, n ội dung tài liệu phải phù hợp với hoạt độn g thực tế và tuân thủ n gu yên tắc "Viết ra nhữn g gì đ ang làm". Từ nội dung phân tích của chương 2 cho thấy tính hiệu lực của h ệ thốn g tài liệu chưa cao do vậy những tồn tại tron g hệ thống tài liệu đã ản h hưởng rất lớn trong quá trình áp dụn g và cải tiến hệ thống. Hơn nữa nội dung và hìn h thức và cách sắp xếp tài liệu củ a tài liệu còn hạn chế. Đó là doPage 79 côn g tác soạn thảo tài liệu chủ yếu d o các thành viên bộ phận Đảm bảo chất lượng thực hiện mà chưa có sự tham gia một cách tích cực củ a các phòn g ban chu yên trách, đặc biệt là khối côn g trường. Nội dung của giải p háp: Để giải qu yết triệt để nhữn g tồn tại tron g hệ thống tài liệu, bộ phận Đảm bảo chất lượng củ a Thành Nam phải đảm bảo ngu yên tắc sau tro ng qu á trình xây dựng hệ thống tài liệu: - Các thành viên trong tổ chức phải tham gia cô ng tác soạn th ảo và góp ý tài liệu. - Trưởng các b ộ ph ận, Ban chỉ hu y công trường p hải xem xét, hoàn th iện các tài liệu liên qu an đến hoạt độ ng của đơn vị - Tất cả các tài liệu sau khi ban hành phải được triển khai áp dụng vào h oạt động thực tế để đánh giá tính phù hợp và hiệu quả. - Các thành viên tham gia vào qu á trình soạn th ảo, xem xét tài liệu phải nắm rõ các yêu cầu của tiêu chuẩn và hoạt động của Công ty. Đề xuất mộ t số nội dung để hoàn th iện hệ thống tài liệu san: Về hình thức: Điều chỉnh cách cho ký hiệu tài liệu dựa trên góp ý của các thành viên . Ký hiệu tài liệu được qu y địn h lại như sau: XX-YY-ZZ tron g đó : - XX: Viết tắt của nhóm tài liệu, gồ m: Nhóm tài liệu Ký hiệu Nh óm tài liệu Ký hiệu Qu y trìn h QT Hướng dẫn HĐ Qu y định QĐ Biểu mẫu BM Bản vẽ BV Sổ tay ST - YY: Viết tắt của bộ phận soạn thảo tài liệu: Bộ phận Ký h iệu Nhóm tài liệu Ký h iệu Hành chính-Nhân sự HC Quản lý xây lắp VTPage 80 Tài chính – Kế to án TV Bộ phận an toàn AT Đầu tư KT Kỹ thuật thi công TB Cô ng trường TC Bộ phận ĐBCL CL Ban Giám đốc GĐ Cách ký hiệu tài liệu n hư trên sẽ giú p cho các phò ng b an và phòng đảm bảo chất lượng dễ dàng kiểm so át h ệ thố ng tài liệu. Đồn g thời cùng với d anh mục tài liệu, các thàn h viên tron g tổ chức sẽ d ễ dàng tra cứu tài liệu của từng phòng ban. - ZZ: là số thứ tự tài liệu có tron g nh óm của từng bộ phận . Về nội dung: - Rà soát và điều chỉn h mộ t số qu y trìn h để tránh trù ng lắp về nội dung h oặc kh ông cần thiết: Qu y định an toàn vệ sinh lao độn g và Qu y trình sức khỏe và an to àn; Qu y trình liên th ông đấu th ầu – kí hợp đồng - th i côn g và qu y trìn h triển khai th i công; Qu y trình kiểm soát tiến đ ộ thi cô ng và qu y trình kiểm so át phát sin h hợp đồng; các qu y trình kế toán tài chính . - Cùng với sự h oàn thiện về cơ cấu tổ chức và nhằm n âng cao vai trò q uản lý th iết bị thi côn g và kiểm soát an toàn thi công củ a Phòng kĩ thu ật th i công, b ộ ph ận an toàn lao động, các qu y định thuộc trách nhiệm của hai bộ p hận này nên được tách ra khỏi nh óm qu y trìn h thi công. Ngoài ra, nên tách cơ cấu tổ chức, chức năn g nh iệm vụ của từng b ộ phận, mô tả công việc ra khỏ i sổ tay chất lượng và lập thành một qu y địn h riên g để dễ dàng tra cứu và điều chỉnh. - Nên gộp chun g các hướng dẫn kiểm tra công việc (thực ch ất là các biểu mẫu kiểm tra và gh i nhận kết quả thực hiện cô ng việc) và hướng dẫn thực hiện công việc để tăng tín h logic cho tài liệu. - Cần b ổ sung nội dun g về trách n hiệm thu thập, ph ân tích và kiểm so át thô ng tin, các chỉ tiêu kiểm soát hiệu quả công việc vào hệ thốn g tài liệu . Về công tác cập nhật và q uản lý:Page 81 - Du y trì việc cập n hật h ệ thống tài liệu trên web site nội bộ của Công ty và đĩa CD để phân phố i cho tất cả các công trường vào đầu mỗi quý. Đồng thời thông b áo những thay đổi tro ng h ệ thống tài liệu tron g các buổ i họp giao ban đầu q uý. - Xây dựn g đội ngũ nhân viên phụ trách chất lượn g tro ng từng p hòng b an, công trườn g để cập nhật, quản lý tài liệu và kiểm soát tình hình áp dụng. - Phòng Đảm b ảo chất lượng cần lập kế ho ạch để hỗ trợ và giám sát tình hình áp dụng tài liệu ở từn g đơn vị đặc biệt là khối côn g trườn g. 3.2.3. Hoàn thiện nguồn nhân lực cho hệ thống quản lý Cơ sở của giải p háp: - Cùng với sự phát triển củ a Công t y, nhu cầu về nguồn nh ân lực ngày càng tăng. Trước khi ký kết các hợp đồng thi công, Ban chỉ hu y công trường đều lên kế hoạch về nhu cầu nh ân sự và chu yển cho phòn g hành chánh - tổ chức. Tu y nh iên n hu cầu nh ân lực phục vụ th i côn g, nhân lực có trình độ cao cần được đào tạo chưa thực sự được Ban lãnh đạo quan tâm đúng mức. - Hiện tại, phòng hành chính nhân sự chỉ tập trun g khai thác tu yển dụng th ông qua sự giới th iệu của các thành viên cũ mà chưa chú trọn g đến các phương pháp kh ác như thông qua trung tâm cu ng ứng lao động h ay sử dụng hình thức thuê ngoài tron g mộ t số cô ng việc. - Công tác đào tạo nội bộ còn mang tính tự phát, việc x ác định nội dung cân đào tạo chủ yếu dựa vào cảm tính hay nh u cầu nhất thời chứ chưa hoạch định được nhu cầu nh ân lực cho sự phát triển của Công ty. - Chưa triển khai được cô ng tác đ ánh giá kết q uả các hoạt động đào tạo- tu yển d ụng để đưa ra các biện pháp điều ch ỉnh nhằm nâng cao hiệu qu ả của hoạt độ ng này. Nội dung của giả i pháp: Hoàn thiện cơ cấu tổ chức cho phù hợp với tìn h hình thực tế và định hướng p hát triển của Công ty: - Bổ sung bộ ph ận an toàn, Phòng kĩ thuật thi cô ng vào sơ đồ tổ chức. Xác định rõ chức n ăng nhiệm vụ, qu y trình hoạt đ ộng của từng b an và mối quan hệ giữa Ban với các b ộ ph ận liên quan (Phòn g quản lí xây lắp, Ban chỉ hu y côn g trườn g).Page 82 - Hoàn thiện mô tả công việc cho từng chức danh dựa trên chúc năng nhiệm vụ của tùn g phòng b an và các chỉ tiêu đánh giá kết q uả th ực h iện công việc dựa trên các mụ c tiêu của đơn vị. - Thông qua cơ cấu tổ chức, xác định trách nh iệm về thu thập, xử lý và quản lý thông tin trong nội bộ, nhằm đảm bảo tính thông suố t, hiệu q uả và bảo mật. - Đối với Ban chỉ hu y cô ng trườn g: nâng cao vai trò của bộ phận Giám sát thàn h bộ phận QA, xây dựn g mô tả công việc cho các chức danh thuộ c kh ối côn g trường tron g đó nêu rõ các chỉ tiêu đán h giá kết qu ả thực hiện công việc. - Tổ chức các hoạt độ ng đánh giá hiệu qu ả công việc, làm cơ sở ch o các h oạt đ ộng đào tạo, tu yển dụn g, khen thưởn g, kỹ luật. Hoạ t động tuyển dụng - đào tạo nhân sự: - Cần triển trai cô ng tác đán h giá kết quả làm việc của nhân viên, từ đó xác định nhu cầu đào tạo hoặc tu yển dụn g hợp lý. - Kế ho ạch đào tạo cần được thông báo sớm hoặc đ ịnh kỳ hàng quý, để các thành viên khối công trường thu xếp thời gian tham gia. - Phòng Hàn h chính – nhân sự cần phối hợp với các bộ phận liên quan để theo dõ i - đánh giá việc triển khai các nội dung đã đ ào tạo vào thực tế. Qua phân tích kết quả khảo sát và ngu yên nhân củ a những tồn tại, một số nội dung sau cần được đào tạo và huấn lu yện cho các thành viên trong tổ chức, nội dung yêu cầu của tiêu chuẩn đặc biệt là n hận thức về mố i q uan hệ giữa chất lượng và ch i phí và nhận th ức về sự cải tiến thườn g xu yên của hệ thống, kỹ năn g áp dụng kỹ thuật thống kê để phân tích xu hướng - kết qu ả của hoạt động, k ỹ năng đán h giá nộ i bộ. 3.2.4. Xây dựng cá c chỉ tiêu theo dõi và đo lường cá c quá trình Cơ sở của giải pháp: Chỉ tiêu theo dõi và đo lường các quá trình là yếu tố cơ bản giúp cải tiến liên tục. Kết quả thu thập ý kiến củ a 195 thành viên cho thấy, hoạt động này ở công t y được thực h iện còn chưa tốt và bị động trong việc thực hiện các h oạt động theo dõ i - đo lường quá trình và hệ thống sẽ hạn chế các ho ạt động cải tiến. Nội dung của giả i pháp:Page 83 Một tro ng những cơ sở giúp tổ chức xác địn h và đề xuất cải tiến nhằm nâng cao năn g suất - hiệu qu ả của h oạt đ ộng đó là kết q uả th eo dõi - đo lường và phân tích xu hướng củ a các quá trình trong hệ thống. Vì vậy, côn g t y cần xây dựng đầy đủ các ch ỉ tiêu đ ánh giá cho từng qu á trình cũn g như chuẩn mực cụ thể cần đạt (giá trị tối th iểu cần đạt ch o mỗ i ch ỉ tiêu ). Tro ng đ ó, công ty cần bổ sung ch ỉ tiêu về chi p hi, n guồn lực sử dụng để từ đó có thể tính to án được hiệu qu ả của quá trình. Kế h oạch th eo dõi và đo lường các quá trình có thể được lập thành bảng n hư sau : Quá trình Mụ c tiêu Chỉ tiêu / yêu cầu Tần suất đánh giá Trách n hiệm Thực hiện Kiểm tra Một số quá trình và mục tiêu tham khảo đ ược trình bày tro ng bảng 3.2. Tuỳ vào mục tiêu từng năm và tình hình thực hiện của từng qu á trình mà trưởng đơn vị sẽ xác đ ịnh chỉ tiêu cụ thể cho từn g qu á trình . Định kỳ ít nh ất 1 năm/ lần , trước cuộ c họp xem xét lãnh đạo, hoặc sau khi công trình ho àn thàn h, Trưởng bộ phận, Ban chỉ hu y côn g trường ph ải tiến hành đánh giá kết quả th ực hiện củ a từng qu á trình. Việc theo dõi đo lường các quá trình có thể được thực hiện bằng cách áp dụng các kỹ thuật thốn g kê và xem xét đánh giá theo 5 mức độ như sau: - Rất kém, khô ng chấp nh ận (đ ạt dưới 40% yêu cầu ). - Chưa đạt, còn thiếu sót (đ ạt dưới 50 % yêu cầu). - Đạt yêu cầu, chấp nhận được (dưới 50 %). - Có hiệu quả (đ ạt dưới 90%). - Tối ưu (trên 90%). Bảng 3.2. Một số quá trình và mục tiêu tham khảo Tên quá trình Mục tiêu Tần suất đánh giá Kiểm soát tài liệu Đảm bảo đủ tài liệu, tránh n hầm lần, sẵn có , cập nhật kịp thời 1 lần/ năm Kiểm soát Đầ y đ ủ, dễ tru y cập 1 lần/ nămPage 84 hồ sơ Họp xem xét LĐ Đủ n ội dun g, đún g thời gian, kế luận thoả đán g và được triển khai đầy đ ủ 1 lần/ năm Đào tạo Nh ân viên đủ kiến th ức và kỹ n ăng thực hiện công việc Sau mỗi đợt Tu yển dụng Tu yển đúng n gười, đúng thời gian Sau mỗi đợt Bảo trì Tránh sự cố, th iết bị luôn sẵn sàng làm v iệc đ úng tính n ăng và công suất, ít ảnh hưởng sản xuất 2 lần/ năm Đấu thầu Đảm bảo doanh th u theo kế ho ạch, hồ sơ tham gia thầu đầy đủ , ch ính xác - đún g thời gian 4 lần/ năm Mua hàn g Đảm bảo chất lươn g phù hợp với giá cạn h tranh, đáp ứng tiến độ th i công 4 lần/ năm Tổ chức thi côn g Đảm bản an toàn, tiến độ , chất lượng với chi phí nằm trong định mức 2 lần/ năm Lưu kho và bảo quản Đảm bảo ch ất lượn g, ngăn nắp, không mất mát, dễ kiểm soát, chứng từ hợp lệ 2 lần/ năm Kiểm soát thiết bị đo Đảm b ảo thiết b ị đo chính xác, phù hợp 1 lần/ năm Đo lường thoả mãn KH Đánh giá đ ược mức độ tho ả mãn để kịp th ời đ iều chỉnh nâng cao sự tho ả mãn 2 lần/ năm Đánh giá nội bộ Phát h iện những đ iểm chưa phù hợp để khắc ph ục, và tìm kiếm cơ hội cải tiến hệ thống 1 lần/ năm Hành động khắc p hục Kh ông để tái xẩy ra sai lỗi 2 lần/năm 3.2.5. Thành lập nhóm chất lượng Để tập trun g vào việc tổ ng h ợp các góp ý từ CBCNV cũn g như tìm ngu yên nh ân và đưa ra các b iện p háp cải th iện tiến độ th i côn g, tiến độ cu ng ứn g vật tư, giảm sốPage 85 lượng khiếu nại của khách hàng về chất lượng cần thàn h lập nhó m ch ất lượn g. Đồng thời nhóm ch ất lượn g cũn g là độ i n gũ thực hiện côn g tác đ ánh giá, du y trì và triển khai các Kaizen. Nh óm chất lượn g thườn g từ bốn đến bảy thành viên thuộc các bộ phận khác nh au nhưng có liên qu an đến chất lượng thi công như: Phòng quản lí xây lắp, bộ phận Giám sát của côn g trường, Phòng kĩ thu ật thi cô ng, Bộ phận an toàn, Phòn g đầu tư, bộ phận Đảm b ảo chất lượng. Khi có vấn đề về ch ất lượn g sản, Ban lãnh đạo sẽ phân công nh óm này thảo luận và tìm ra các ngu yên n hân gây ra khu yết tật của sản phẩm, đề xuất biện pháp khắc phụ c nh ằm đ ảm bảo chất lượng côn g trình, tăng năng suất, giảm chi phí do làm lại. Để nhóm chất lượng hiệu quả, cần b ầu ra trưởng n hóm, người này sẽ chỉ hu y và động viên cả nhóm giải qu yết nh ững vấn đề ch ung có liên quan tới công việc, lập kế hoạch và đ iều khiển các cuộ c họp nhóm ch ất lượng. Nhóm chất lượn g cần phải được đào tạo về cách sử dụng các k ỹ thu ật và công cụ quản lý ch ất lượng như: Biểu đồ Pareto, Biểu đồ xươn g cá (b iểu đồ nhân quả), chu trình PDCA, lưu đồ , phương pháp độ ng não (Brain Storming). Việc đào tạo ban đầu sẽ mời giảng viên bên n goài về hướn g dẫn, hoặc người tron g nộ i bộ am hiểu về các công cụ này, các lần đạo tạo sau sẽ do nh ững nhóm chất lượng đào tạo lại ch o các thành viên mới tro ng nhóm. Để cho n hóm chất lượn g hiệu quả cần có sự cam kết hỗ trợ mạn h mẽ từ b an lãnh đạo ; cần đưa ra các mụ c tiêu hoạt đ ộng của nhóm rõ ràng; liên tục đào tạo cập n hật kiến thức qu ản trị ch ất lượn g; giao việc đún g người đúng nhiệm vụ; luôn luôn thúc đẩy và h ướng dẫn các nhóm. Cần tránh các lý do thường dẫn đến thất bại n hư thành viên nhóm chất lượng nhiệt tìn h nhưn g hiểu không đầy đủ về nhiệm vụ và thiếu k ỹ thuật thực hiện ; nhóm quá lớn h oặc quá nhỏ ; giao côn g việc kh ông phù hợp, q uá sức của nh óm. 3.2.6. Đánh giá xếp hạng thứ tự ưu tiên ch o cá c g iải pháp Để xác định thứ tụ ưu tiên cho 6 giải pháp trên, tác giả sử dụng 02 tiêu chí: - Tầm quan trọng của giải pháp: Dựa vào các ngu yên tắc trong quản lý chất lượng và mô hình tương tác giữa các quá trình tron g hệ thống, định hướn g phát triển của doanh ngh iệp cũng như định hướng ph át triển hệ thống q uản lý chất lượng tạiPage 86 côn g ty, căn cứ vào kết q uả ph iếu điều tra, điểm điều tra và phỏng vấn trực tiếp CBCNV Công ty tác giả xếp h ạng tầm quan trọng của 6 giải pháp theo 3 cấp độ như sau: (bảng 3.3). 1. Bình thường 2. Quan trọng 3. Rất quan trọng Bảng 3.3 Tầm quan trọng của các giả i pháp STT Giải phá p Tầm quan trọng Giả i thích 1. Cải th iện q u y trình xâ y dựng và thực hiện mục tiêu Quan trọng (2) Giải ph áp này nhằm nâng cao tính khả thi của việc thực hiện mục tiêu . 2. Hoàn th iện hệ thống tài liệu Bình thường (1) Tài liệu chỉ là tấm gương phản ánh hệ thống q uản lý ch ất lượn g chứ không đem lại giá trị gia tăng cho doanh n ghiệp. 3. Hoàn thiện n guồn nh ân lực cho hệ thống quản lý Rất qu an trọng (3) Đâ y là một trong 8 ngu yên tắc của quản lý ch ất lượn g: Sự tham gia của mọi người 4. Xây dựng các ch ỉ tiêu theo dõi và đo lườn g các quá trình Quan trọng (2) Đâ y là cơ sở để đánh giá hiệu quả của HTQLCL 5. Thành lập nhóm chất lượng Rất qu an trọng (3) Nh óm chất lượn g thay mặt ch o lãnh đạo Côn g ty thi hành các kế hoạch nhằm du y trì v à phát triển HTQLCL theo chính sách đã cam kết và mục tiêu- định hướng đã xác lập. - Tính khả thi của giải p háp : Căn cứ vào tình hình thực tế tại do anh ngh iệp gồm: Thực trạng đáp ứng các yêu cầu củ a tiêu chuẩn, mức độ phức tạp tro ng lĩnh vực thiPage 87 côn g xây dựng côn g trình, qu y mô về tổ ch ức, tác giả đánh giá tính kh ả thi củ a các giải pháp theo 3 mức độ sau (bảng 3 .4) 1. Khó 2. Trung bình 3. Dễ Bảng 3.4 Đánh giá tính khả thi của các biện pháp STT Giải p háp Tín h khả thi Giải thích 1. Cải tiến qu y trìn h xây dựng và thực hiện mục tiêu Trun g bìn h (2) Đò i hỏi sự qu yết tâm của lãnh đạo 2. Hoàn th iện hệ thống tài liệu Dễ (3 ) 3. Hoàn thiện n guồ n nh ân lực cho hệ thống quản lý. Khó (1 ) Do hiện nay số lượn g các trường đại học có ch u yên n gàn h QLCL tương đối ít. Đồng thời, để một nhân sự hiểu rõ và ứng dụng các yêu cầu của tiêu chuẩn vào thực tế thì cần một th ời gian dài. 4. Xây dựn g các chỉ tiêu theo dõ i và đ o lường các quá trình Trun g bìn h (2) Đò i hỏi sự tham gia của các thành viên trong tổ chức. 5. Thành lập nhóm chất lượng Dễ (3 ) Hìn h thành trên các nhân sự sẵn có ở từng bộ phận Kết hợp hai tiêu chí trên, tác gỉa xác đ ịnh mức độ ưu tiên cho các giải p háp như bản g 3.5 sau: Bảng 3.5. Xếp hạng mức độ ưu tiên cho cá c giả i pháp STT Giải p háp Tính khả thi x tính hiệu q uả Xếp hạn g ưu tiên 1. Cải tiến q u y trìn h xây dựn g và 2x2 =4 2Page 88 thực h iện mục tiêu 2. Hoàn thiện hệ thống tài liệu 1x3 =3 3 3. Hoàn thiện nguồn nhân lực cho hệ thống quản lý 3x1 =3 4 4. Xây dựng các chỉ tiêu theo dõi và đo lườn g các quá trình 2x2 =4 2 5. Thành lập nhóm ch ất lượng 3x3 =9 1 Giải pháp nào vừa quan trọng và khả thi cao thì sẽ được chọn để tiến hành trước, đối với các giải pháp có tích số (Khả thi x hiệu quả) bằng nhau thì sẽ lựa chọn giải pháp nào có tính khả tính khả thi cao sẽ được ưu tiên thực hiện trước. Theo bảng 3.5, tác giả đề nghị quá trình cải tiến hệ thống quản lý chất lượng tại Công ty sẽ chia thành 3 giai đoạn: + Giai đoạn 1 : Công ty sẽ thành lập Nhóm chất lượng + Giai đoạn 2 : Thực hiện song song hai giải pháp : - Cải tiến quy trình xây dựng và thực hiện mục tiêu - Xây dựng các chỉ tiêu theo dõi và đo lường các quá trình. Việc xác định các chỉ tiêu theo dõi và đo lường các quá trình trong hệ thống và triển khai theo dõi đánh giá theo định kỳ sẽ hỗ trợ cho hoạt động đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu, đồng thời cũng là cơ sở vững chắc cho lãnh đạo cấp trung gian đề xuất các mục tiêu cho đơn vị, ngược lại khi triển khai thực hiện mục tiêu theo chu trình PDCA sẽ giúp cho các cấp lãnh đạo xác định những quá trình nào cần phải theo dõi lường. + Giai đoạn 3 : Công ty triển khai công tác hoàn thiện hệ thống tài liệu, đây là một hoạt động tốn nhiều thời gian và đòi hỏi sự tham gia của mọi thành viên trong tổ chức. Trên cơ có kết quả của theo dõi đo lường quá trình, Nhóm chất lượng và bộ phận đảm bảo chất lượng sẽ xác định được những quá trình nào cần phải xây dựng tài liệu, cũng như những nội dung nào cần phải qu y định trong tài liệu để đảm bảo hiệu quả và tính thống nhất của hoạt động. + Giai đoạn 4: Thực hiện giải pháp còn lại: - Hoàn thiện nguồn nhân lực cho hệ thống quản lýPage 89 Thực chất, khi Công ty thành lập Nhóm chất lượng và triển khai các giải pháp trên sẽ đồng nghĩa với việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho hệ thống. Do vậy, ở giai đoạn này Công ty tập trung chuẩn hóa chất lượng đội ngũ và phát triển về chiều rộng của đội ngũ này thông qua các khóa đào tạo, các chương trình thi đua khen thưởng, . . . Tương tự công tác thống kê là một bước nâng cao của hoạt động theo dõi và đo lường các quá trình, do vậy Công ty cần lồng ghép việc áp dụng kỹ thuật thống kê vào công tác xây dựng các chỉ tiêu theo dõi và đo lường các quá trình. 3.3. Các kiến nghị 3.3.1. Kiến nghị với nhà nước Nhà nước cần có những chính sách và công cụ h ữu hiệu để kiêm soát thị trường giá vật liệu xây dựng. Năm 2 008 đến nay, giá cả trên thị trường vật liệu xâ y d ụng tăng cao trong sáu tháng đầu n ăm: Sắt thép tăng 90 % gạch tăng 300%... Chi phí xây dựng chịu nhiều ảnh hưởn g bởi sự biến động giá cả vật liệu xây dựn g như sắt thép , xi măn g... Khi giá cả vật liệu xâ y d ụng tăng đột b iến sẽ nhanh chóng tác động đến giá cả các yếu tố đ ầu vào của Công ty, đẩ y ch i phi lên cao đối với nhữn g hợp đồng thi công dài hạn đã ký, những dự án đầu tư đã triển kh ai đầu tư, điều này có thể gâ y ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty. Sự ch ậm trễ cung ứng vật tư do sự khan hiếm trên thị trường còn ảnh hưởn g ]ớn đến tiến độ th i côn g, tiến độ triển kh ai dự án, làm giảm hiệu quả kinh tế và có thể làm mất u y tín của Công ty đố i với khách hàn g. Các biện ph áp kiểm soát lãi suất, cần được cân nhắc và kịp thời nhằm tạo đ iều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam nói ch ung và Thành Nam nó i riêng. Tro ng giai đoạn 2009- 2012, tỉ lệ lạm phát của Việt Nam luôn ở mức cao, giá vật liệu xây dựng b iến đ ộng mạnh (quý 1/2012 tăng bình quân trên 2 5%), lãi suất ngân hàng tăng cao trên 20 %, điều này có ảnh hưởng kh á nh iều đến ho ạt động kin h doanh của Thàn h Nam vì tỉ lệ lạm ph át cao sẽ làm giá cả của các yếu tố đầu vào tăn g lên, b ao gồm cả nhân công lẫn vật tư, gián tiếp lẫn trực tiếp . Nhà nước cần sớm có những cơ chế và biện pháp để kiểm soát thị trườn g bất động sản tron g nước. Sự tăng trưởng quá nóng và tình trạng đón g băng trong một thời gian dài của thị trường bất động sản ảnh hưởng khôn g nhỏ đến hoạt độn g kin h doanh của ngành xây dựn g.Page 90 Các qu y chế về cấp ph ép xây dựng, kiểm so át ho ạt động đ ầu tư bất động sản và xây dựng của Nhà nước cần được minh bạch, rõ ràng, đồng b ộ và tránh chồn g chéo, nhằm tạo điều kiện thu ận lợi cho các do anh ngh iệp đ ầu tư và xây dựng tuân thủ ph áp luật và kinh doanh h iệu q uả. 3.3.2. Kiến nghị với COTANA - Nhanh chón g triển khai áp dụng hệ thốn g quản lý chất lượng th eo TCVN ISO 9000 và đánh giá chứng nh ận tại tất cả các Cô ng t y thành viên, Công ty con đồng thời tích hợp với hệ thốn g qu ản lý ch ất lượng của Công t y mẹ (COTANA) nhằm kh ai th ác nhữn g lợi th ế từ Côn g t y mẹ, sử dụng các nguồn lực chung một cách h iệu quả trong quá trình cun g cấp sản ph ẩm dịch vụ cho khách hàn g. - Có chín h sách khu yến khích, động viên đố i với nh ững nhân viên trực tiếp làm côn g tác chất lượng để thu hú t và giữ được n hững cán bộ có năn g lực. Phố i hợp chặt chẽ với phòng Đảm bảo chất lượng của Côn g ty mẹ tro ng suốt qu á trình xây dựng và d u y trì hệ thố ng nh ằm đảm bản sự thống nhất, đồng bộ trong toàn hệ thống.Page 91 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 Trên cơ sở phân tích thực trạng việc áp dụng HTQLCL ISO 9001: 2008 tại COTANA, đánh giá những mặt được cũng như những tồn tại, đồng thời kết hợp với những lý luận về quản trị chất lượng, Chương 3 đã trình bày những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác này cho COTANA, cụ thể đó là những giải pháp về:... Tất cả các giải pháp nêu ra với mục đích cuối cùng nhằm làm cho việc áp dựng HTQLCL ISO 9001: 2008 tại COTANA ngày càng hiệu quả hơn, đáp ứng được định hướng phát triển SXKD của đơn vị và làm tăng thêm giá trị doanh nghiệp.Page 92 KẾT LUẬN CHUNG Thế k ỷ XXI không chỉ được coi là thế k ỷ của điện tử tin học mà còn là một kỷ ngu yên mới về ch ất lượn g. Các phươn g thức cạnh tranh về số lượng và giá cả kh ông còn được co i là đ iều k iện tiên qu yết trong việc mua bán hàng h oá, sản ph ẩm, dịch vụ. Thay v ào đó là "chất lượn g" chất lượn g tu yệt h ảo, chất lượn g là ch ìa kho á củ a sự thàn h công tro ng kinh doanh trên thương trường. Vì vậy, cần co i ch ất lượng là phương thức cạnh tranh mới tạo cơ hội kinh doanh, giữ vững và chiếm lĩnh thị trườn g. Tu y n hiên, không phải bất cứ mộ t tổ chức, doanh nghiệp nào khi nó i đến chất lượng là có thế làm được n gay. Bởi lẽ từ nhận thức được đến thành côn g là cả mộ t nghệ thuật hành độn g ngh ệ thuật quản lý. Quản lý chất lượng khôn g chỉ d ừng lại ở quản lý nhân sự, quản lý tài chín h, quản lý các nguồ n lực trong toàn công ty mà nó còn là khoa học quản lý nắm bắt xu thế thị trường, ph ối hợp các đ ầu mối chỉ đ ạo, thực hiện trong toàn tổ chú c, d oan h nghiệp . Và sự phối h ợp nh ịp nhàng hoạt độn g củ a các nguồ n lực một cách kh oa học để đạt được hiệu quả kinh tế cao n hất. Ban lãnh đạo Cô ng ty Cổ phần đầu tư và xây dựng Thành Nam đã nhận thức đ iều này và q u yết tâm xây dựng - du y trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượn g của Côn g t y theo tiêu ch uẩn TCVN ISO 9 001: 2008 từ năm 2001 cho đ ến n ay. Tu y n hiên , tro ng qu á trình triển khai áp dụng, đến nay hệ th ống quản lý chất lượng của Thành Nam vẫn còn những điểm tồn tại. Qua ph ân tích thực trạng hệ th ống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9 001 :2008 củ a Côn g ty Cổ phần đầu tư và xây dựng Thành Nam, luận văn đã xác định được nhữn g tồn tại tro ng hệ thống quản lý ch ất lượng của Thành Nam đó là cách xây dựng mục tiêu ch ưa hiệu quả, tính h iệu lực thấp ; tính hiệu lực của h ệ thống tài liệu chưa cao, quản lý các nguồn lực còn lỏn g lẻo, nhất là nguồn lực tài chính; Số lượng côn g trình kh ông đảm b ảo tiến độ thi cô ng vẫn du y trì ở mức cao từ 20% đ ến 25% và các kh iếu n ại về chất lượng côn g trình luôn chiếm tỷ lệ cao; Công tác theo dõi - đ o lường - cải tiến hệ th ống chưa được triển khai triệt để và ch ính là n gu yên nh ân của nh ững tồn tại này.Page 93 Để gó p phần nâng cao hiệu quá khi áp dụn g hệ th ống quản lý chất lượng th eo tiêu chuẩn TCVN ISO 9000 tại côn g ty Cổ phần đầu tư và xây dựng Thành Nam, luận văn đã đề xuất các giải pháp: Cải tiến qu y trình xây dựng và triển khai th ực h iện mục tiêu; Hoàn thiện hệ thống tài liệu; Hoàn thiện nguồn nhân lực cho hệ thốn g quản lý; Xâ y dựn g các chỉ tiêu theo dõi và đo lường các q uá trình; Tổ ch ức áp dụn g kỹ thuật thống kê và thành lập nhóm chất lượn g. Với n hững giải ph áp này, bằng các ngu ồn lực hiện có, cộng với sự qu yết tâm đồng lòng củ a Ban lãnh đạo, ch ắc ch ắn công Cổ ph ần đ ầu tư và xây dựng Thành Nam sẽ thực h iện được, tạo nền tảng cho việc cải tiến liên tục và khô ng ngừng nâng cao hiệu quả củ a h ệ thố ng quản lý chất lượng của cô ng ty, góp phần đảm b ảo sự tồn tại và phát triển của công ty trong môi trường cạnh tranh.Page 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. TS Tạ Thị Kiều An (2004), Quản lý chất lượng trong các tổ chức, Nhà xuất bản thống kê. 2. Bộ khoa học và công nghệ (2007), TCVN ISO 9000:2007. Hệ thống quản lý chất lượng - cơ sở và t? vựng, Hà Nội. 3. Bộ khoa học và công nghệ (2008), TCVN ISO 9001:'2008 Hệ thống quản lý chất lượng - các yêu cầu, Hà Nội. 4. Bộ khoa học và công nghệ (2000), TCVN ISO 9004:2000 Hệ thống quản lý chất lượng - hướng dẫn chi tiêu, Hà Nội. 5. Bộ khoa học và công nghệ (2002), TCVN ISO 19011:2002 Hệ thống quản 1ý chất lựơng- hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lý chất lượng và hệ thống quản lý môi trường, Hà Nội. 6. Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng Thành Nam, Báo cáo thường niên năm 2009 và 2010, 2011, HN. 7. Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng Thành Nam, Sổ tay chất lượng hệ thống tài liệu nội bộ và hồ sơ chất lượng của Công ty, HN. 8. Th.S Nguyễn Chí Công (2007), Quản lý chất lượng trong xây dựng cơ bản, Nhà xuất bản Đà Nẵng. 9. MASAAKI IMAI (1992), Kaizen - chìa khoá của sự thành công về quản lý của Nhật Bản, Nhà xuất bản TPHCM. 10. GS.TS Nguyễn Quang Toàn (2001), ISO 9000 và TQM. Thiết lập hệ thống quản lý tập trung vào chất lương và hướng vào khách hàng, Nhà xuất bản đại học quốc gia TPHCM. 11. Trung tâm năng suất Việt Nam (2010), trang web, http://www. vpc.vnPage 95 PHỤ LỤC PHIẾU ĐIỀU TRA QUAN ĐIỂM CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP Kính chào các anh (chị)! Kính mong các anh/chị dành một ít thời gian để trả lời các câu hỏi sau đây. Xin lưu ý các anh/chị là không có câu trả lời nào đúng hay sai cả, mọi thông tin trả lời đều được giữ bí mật và chỉ phục vụ cho Luận văn tốt nghiệp. Anh chị hiện đang làm việc tại Văn Phòng Công Trường Đề nghị anh (chị) cho biết ý kiến của mình về những nội dung dưới đây bằng cách khoanh tròn vào ô thích hợp. Trong đó: 1: Rất kém/ không phù hợp/Khôn g thực hiện 2: Kém/ ít phù hợp/Thực hiện một cách bị động 3: Trung bình/ Được thực hiện 4: Tốt/ phù hợp cao/Được thực hiện và đem lại kết quả tốt 5: Rất tốt/ rất phù hợp/Thường xu yên cải tiến và đem lại kết quả tốt Nội dung Thang điểm Chính sách chất lượng 1 2 3 4 5 Những nhu cầu và mon g đợi của kh ách hàng và các bên quan tâm đã được nêu rõ trong CSCL Việc tru yền đạt và triển khai thực hiện cam kết đã n êu trong CSCL Hệ thống tài liệu 1 2 3 4 5 Tính đầy đủ, sẵn sàng và phù hợp với hoạt động thực tế của hệ thốn g tài liệu Việc soạn thảo/sửa đổi/b ổ sung/cải tiến tài liệu Quản lý các nguồn lực 1 2 3 4 5 Hoạt động kiểm so át n guồn lực tài chính (lậpPage 96 kế hoạch th u – chi, cun g cấp, đánh giá hiệu q uả sử dụng) cho hoạt động của công ty Các h oạt động theo dõ i và phân tích các ch i phí sai hỏn g, sự lãng phí tron g sử dụng vật tư – nhân công, tổn th ất tài chính qua các khiếu nại khách hàn g triển khai thi công và kiểm soát chất lượng công trình 1 2 3 4 5 Tiếp n hận và xử lí các vêu cầu của kh ách hàng. Kiểm soát quá trình mua vật tư thiết bị Triển khai thi cô ng và kiểm soát chất lượng côn g trình quản lý hệ thống và các quá trình 1 2 3 4 5 Các h oạt động cần th iết được chu ẩn hoá thàn h các qu y trình làm việc Các q u y trìn h đã ban hành đ ược vận hành tốt tại Côn g ty Hoạt động phân tích hiệu quả và cải tiến các quá trình Đánh giá về trách nhiệm của lãnh đạo 1 2 3 4 5 Lãnh đạo thực hiện việc hoạch định, điều chỉnh và tru yền đạt định hướn g ho ạt đ ộng của công ty Ch iến lược và mục tiêu hoạt động nh ằm đạt được sứ mệnh đã nêu đ ược lãnh đạo cao nhất triển k hai tốt? Đảm bảo sẵn có các nguồn lực đ ể thực hiện các mục tiêu , ch iến lược Sự tham gia củ a lãn h đạo tron g quá trìn h xây dựng – du y trì và cải tiến HTQLCL được thựcPage 97 hiện một cách liên tụ cPage 98 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ Đề tài: Một số giải pháp hoàn thiện HTQLCL theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 tại Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Thành Nam Tác giả luận văn: Vũ Mạnh Triều Khóa: 2011A Người hướng dẫn Khoa học: Tiến sỹ Lê Hiếu Học Nội dung tóm tắt: a) Lý do chọn đề tài Cho tới nay, nước ta vẫn chưa có một chính sách quốc gia về chất lượng sản phẩm. Sự thiếu hụt các chính sách, các chiến lược dài hạn về chất lượng sản phẩm dẫn đến sự thiếu định hướng trong phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế nước ta. Thêm vào đó, việc gia nhập các tổ chức kinh tế thế giới AFTA, OPEC... và gần đây nhất là hiệp định thương mại Việt Mỹ sẽ tạo ra một sức ép rất lớn đối với các doanh nghiệp trong cạnh tranh trên thị trường. Điều đó buộc các doanh nghiệp Việt Nam muốn có chỗ đứng trên thị trường cần phải tăng cường đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ, lựa chon mô hình quản lý chất lượng phù hợp... nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh trên thị trường. Sự ra đời của hệ thống quản lý chất lượng mới như ISO 9000, TQM... vô hình chung đã trở thành thách thức thực sự đối với các sản phẩm của Việt Nam vì khi muốn thâm nhập vào thị trường, đặc biệt là thị trường các nước phát triển, đòi hỏi các sản phẩm phải có chứng nhận đã áp dụng một hệ thống quản lý chất lượng phù hợp,. Như vậy, trong xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá việc nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thương hiệu của mình là một việc làm tất yếu của các doanh nghiệp Việt Nam đó là phương cách duy nhất đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của họ trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế trong nước và quốc tế. Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi lựa chọn đề tài: “Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001: 2008 tại Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Thành Nam”Page 99 b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở phân tích thực trạng việc ứng dụng hệ thống quản lý chất lượng tại COTANA, tác giả đề xuất các giải pháp để hoàn thiện công tác này ở COTANA. Mục tiêu cụ thể bao gồm: - Tổng hợp cơ sở lý luận về hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001: 2008. - Phân tích thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001: 2008 tại COTANA. - Đề xuất các giải pháp để hoàn thiện công tác áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001: 2008 tại COTANA. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là cán bộ công nhân viên, đặc biệt là cán bộ quản lý hiện đang làm việc tại COTANA. - Phạm vi nghiên cứu của Luận văn là những vấn đề về cơ sở lý luận và phân tích thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001: 2008 tại COTANA từ đó đưa ra một số biện pháp hoàn thiện công tác này. c) Các nội dung chính Để thực hiện được mục đích của Luận văn, ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo; phần nội dung chính của Luận văn được chia thành 03 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001: 2008. Trong chương này tác giả đã giới thiệu những khái niệm cơ bản, quá trình phát triển của quản lý chất lượng và hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001: 2008. Những lý thuyết này sẽ là nền tảng để tác giả sử dụng trong phân tích việc áp dụng hệ thống QLCL ISO9001: 2008 tại COTANA ở chương 2 Chương 2: Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001: 2008 tại COTANA GROUP. Sau khi giới thiệu về COTANA bao gồm có quá trình hình thành và phát triển, cũng như kết quả kinh doanh của COTANA trong nhữngPage 100 năm vừa qua, tác giả giành phần lớn thời gian để phânn tích việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2008 tại COTANA. Những ưu nhược điểm của hoạt động này cũng được tác giả tổng hợp. Đây sẽ là cơ sở của các giải pháp ở chương 3 của tác giả. Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001: 2008 tại COTANA GROUP. Sau khi trình bày về mục tiêu và chiến lược của COTANA trong những năm tới, tác giả đã trình bày được …giải pháp để hoàn thiện việc áp dụng ISO 9001: 2008 tại COTANA. d) Phương pháp nghiên cứu Về lý luận: Nghiên cứu tài liệu liên quan đến lý luận về hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001: 2008. Về thực tiễn: Phương pháp dùng phiếu hỏi và phỏng vấn về các yếu tố liên quan đến việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001: 2008 tại COTANA. e) Kết luận Một số giải pháp được nếu trong Luận văn sẽ góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng công tác QLCL tại COTANA. Tuy nhiên các giải pháp cho dù có tốt đến mấy cũng sẽ khó phát huy hết tác dụng của nó nếu không có được sự đồng thuận và cam kết mạnh mẽ từ các cấp quản lý cũng như cần có một sự thay đổi lớn trong tư duy của các nhà quản trị cấp cao, cấp trung.

- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Bình luận