Download NCKH: Huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh Phú Thọ
1. Mở đầu
1.1 Lý do chọn đề tài
Huy động vốn là việc khai thác lượng tiền tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế thông qua các cá nhân, hộ gia đình, các tổ chức kinh tế xã hội hay các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước. Hiện nay tại Việt Nam, hoạt động huy động vốn tại ngân hàng vẫn còn tồn tại nhiều yếu kém như nguồn vốn huy động trung và dài hạn cho đầu tư còn thiếu, chủ yếu là vốn ngắn hạn dẫn tới cơ cấu vốn bất hợp lý tiểm ẩn những rủi ro kì hạn; công tác huy động vốn chưa thực sự thu hút được khách hàng, quy mô không ổn định trong khi vốn cho vay bị sử dụng lãng phí... Mặc dù thiếu vốn để đầu tư cho nền kinh tế nhưng thực tế lượng vốn trong nước (đặc biệt là nguồn vốn trong dân cư) và quốc tế là rất lớn mà các Ngân hàng vẫn chưa khai thác hiệu quả. Do đó, việc tăng cường huy động vốn với sự ổn định cao là yêu cầu ngày càng trở nên cấp thiết và quan trọng.
1.2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Nằm trong hệ thống Ngân hàng thương mại quốc doanh Việt Nam, Ngân hàng Công thương Việt Nam – Chi nhánh Phú Thọ đã và đang hoàn thiện nhằm phát huy hơn nữa thế mạnh của mình trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Nhưng bên cạnh những thành công, Ngân hàng vẫn gặp phải những khó khăn trong vấn đề huy động vốn như tốc độ tăng trưởng vốn còn thấp, chi phí huy động vốn cao, việc sử dụng nguồn vốn huy động chưa thực sự hiệu quả… Chính vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu và đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển hơn nữa hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Công thương Việt Nam – chi nhánh Phú Thọ sẽ có ý nghĩa rất to lớn về mặt lý luận lẫn thực tiễn
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
Phản ánh và đánh giá thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng Công thương Việt Nam – Chi nhánh Phú Thọ. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Huy động vốn tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công thương Việt Nam chi nhánh Phú Thọ
Phạm vi không gian: Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Phú Thọ
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Sau khi thu thập thông tin ta phải tập hợp, thống nhất toàn bộ nội dung, các nhận xét từ đó tìm ra mối liên hệ giữa các thông tin, bằng cách lập các biểu đồ cột, tròn, sử dụng phần mềm excel, word, máy tính… Các số liệu sau khi được xử lý, sắp xếp một cách hợp lý sẽ giúp cho việc phân tích được thuận lợi và đạt được kết quả cao nhất.
2. Nội dung
2.1 Cơ sở lý luận về hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại
- Tổng quan về Ngân hàng thương mại
- Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại
- Các nhân tố tác động đến hoạt động huy động vốn
2.2 Thực trạng huy động vốn tại ngân hàng tmcp công thương Việt Nam chi nhánh Phú Thọ
- Tổng quan về Ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh Phú Thọ
- Thực trạng về hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam- Chi nhánh Phú Thọ giai đoạn 2010-2012
- Đánh giá về hoạt động huy động vốn của Chi nhánh
2.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh Phú Thọ
- Định hướng hoạt động kinh doanh của ngân hàng
- Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn
- Một số kiến nghị
3. Kết luận
Đất nước ta đang trên đà đổi mới, đặc biệt là đổi mới kinh tế. Sau một thời gian thích nghi với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, sự phát triển kinh tế đưa đất nước đi lên đang đòi hỏi vấn đề cấp thiết về vốn để đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển kinh tế đảm bảo mục tiêu chiến lược kinh tế xã hội đến năm 2020 và cả sau này nữa. Vấn đề vốn đang là đòi hỏi cấp bách trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Xuất phát từ mục tiêu đó, yếu tố quyết định của ngân hàng là xây dựng chiến lược huy động vốn đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế đất nước. Mặt khác, ở Việt Nam thị trường chứng khoán chưa phát triển đủ mạnh do vậy lượng vốn huy động bằng con đường tài chính trực tiệp thông qua phát hành cổphiểu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác còn rất nhỏ so với nhu cầu của nền kinh tế
4. Tài liệu tham khảo
PGS.TS. Nguyễn Thị Mùi (2008), Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại – NXB Tài chính, Hà Nội
ThS. Ngô Minh Cách (2008), Giáo trình Marketing căn bản – NXB Tài chính, Hà Nội
PGS.TS. Nguyễn Văn Công (2010), Giáo trình phân tích báo cáo tài chính – NXB Giáo dục, Hà Nội