Download Luận văn ThS: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An



1. Mở đầu





1.1 Tính cấp thiết của đề tài





Trong thời gian qua huyện Diễn Châu đã và đang có nhiều cố gắng trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức (CB, CC), đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, cho đến nay về cơ cấu, số lượng, chất lượng cán bộ công chức của huyện chưa thật sự đáp ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của huyện nhà. Để đánh giá đúng thực trạng về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức thời gian qua ở huyện Diễn Châu, Tôi mạnh dạn chọn Đề tài: “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An” để làm nội dung nghiên cứu.





1.2 Tình hình nghiên cứu





Đây thật sự là cơ hội để tác giả tìm hiểu nghiên cứu, góp phần để nâng cao chất lượng nguồn lực nói chung và chất lượng cán bộ, công chức nói riêng để góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế.





1.3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu





Luận văn làm rõ thực trạng chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức của huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An đã đáp ứng được yêu cầu CNH- HĐH của địa phương chưa? Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức nhằm đáp ứng yêu cầu đó.





Nhiệm vụ nghiên cứu





Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao chất lượng cán bộ, công chức và công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 





Phân tích thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức đã đáp ứng được yêu cầu của CNH- HĐH tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.





 





Đề xuất một số phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An trong thời gian tới.





1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu





Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng Luận văn tập trung nghiên cứu là chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức nhằm đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.  





Không gian: Lấy huyện Diễn Châu và tham khảo một số địa phương khác để lấy tư liệu so sánh, đối chiếu





Thời gian: Từ năm 2010- Tháng 6/2014.





1.5 Phương pháp nghiên cứu đề tài





Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng các phương pháp phân tích - tổng hợp, so sánh, đối chiếu, thống kê, hệ thống hóa. 





1.6 Đóng góp của luận văn





Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng cán bộ công chức và về quá trình CNH-HĐH





Nêu thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ công chức.





 





Đánh giá thành công, hạn chế, nguyên nhân và rút ra bài học kinh nghiệm trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.





Đưa ra các giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ công chức nhằm đáp ứng yêu cầu đó trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.





2. Nội dung





2.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức





Một số khái niệm cơ bản





Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH





Kinh nghiệm nâng cao chất lượng cán bộ, công chức ở một số địa phương





Những bài học kinh nghiệm cho huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An





2.2 Thực trạng chất lượng cán bộ, công chức tại địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An





Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của huyện Diễn Châu





Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An





Đánh giá chung





2.3 Phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An





Phương hướng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa





 





Giải pháp  nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2020





3. Kết luận





Trong khuôn khổ của Luận văn, tác giả đã hệ thống hoá một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cán bộ, công chức, vấn đề CNH-HĐH; đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức và công nghiệp hóa, hiện đại hóa huyện Diễn Châu giai đoạn 2010 – Tháng 6/ 2014; qua đó rút ra những ưu điểm, những tồn tại, hạn chế. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số giải pháp về quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, thực hiện chính sách cán bộ, công chức…Mặc dù vậy, nâng cao chất lượng đội ngũ đáp ứng yêu cầu CNH- HĐH là một lĩn vực bao gồm nhiều nội dung và khá phức tạp. Vì vậy ở các nội dung nghiên cứu của tác giả tại công trình này vẫn còn một số vấn đề cần đầu tư, nghiên cứu sâu hơn ở các công trình sau như: Vấn đề sử dụng và đãi ngộ cán bộ, công chức, công tác điều động và luân chuyển cán bộ, công chức, công tác quy hoạch….và các nội dung liên quan đến quá trình CNH-HĐH của địa phương. 





4. Tài liệu tham khảo





Ban Chấp hành Trung ƣơng khóa VIII (1997), Nghị quyết số 03 – NQ/HNTW ngày 18/6/1997, Hội nghị lần thứ BCH TW Đảng khóa VIII về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước





Chính phủ (2010), Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2010 của chính phủ về quy định những người là công chức.





Cục Thống kê Nghệ An( 2013), Niêm giám thống kê Nghệ An năm 2013của, Nxb. Nghệ An.





Trần Kim Dung (2005), Giáo trình Quản trị nguồn nhân lực, Nxb Giáo dục, Hà Nội.





Đảng Cộng sản Việt Nam(1960), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội


Liên hệ Admin để có thêm trợ giúp

Về các lỗi download tài liệu, lỗi cài đặt source code

Phản ánh về các link lỗi để đội ngữ Admin chỉnh lại